Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 29 of 38 • Share
Page 29 of 38 • 1 ... 16 ... 28, 29, 30 ... 33 ... 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Vắng khách quốc tế, khách sạn khu trung tâm treo bảng bán
An Vui
27 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Du khách quốc tế đi City Tour Sài Gòn đang đi ngang đường Bùi Thị Xuân quận 1 ngày 13 Tháng Mười Một 2022 – Ảnh: An Vui
Tình cảnh khách sạn rao bán hàng loạt hồi đại dịch nay có vẻ tái diễn ở Sài Gòn.
Khảo sát của Thanh Niên ngày 27 Tháng Hai 2023 cho thấy: Trên các sàn giao dịch bất động sản trực tuyến, hàng loạt khách sạn trên những tuyến đường đông đúc du khách ngoại quốc ở quận 1 như Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Bùi Thị Xuân, Thái Văn Lung, Đề Thám, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thái Học, Thủ Khoa Huân…. đang rao bán.
Trên đường phố, nhiều khách sạn treo bảng rao bán, như căn mặt tiền 7 lầu rao bán 130 tỷ đồng ($5.4 triệu) trên đường Đỗ Quang Đẩu, một trong bốn đường chính của khu phố Tây (bao gồm Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão). Trên đường Lê Thị Riêng, quận 1, khách sạn hạng trung 10 lầu rao bán 315 tỷ đồng ($13.2 triệu); một khách sạn 50 phòng góc Lý Tự Trọng – Lê Anh Xuân rao bán 420 tỷ đồng ($17.2 triệu).
Một số khách sạn khác đang thay đổi chức năng thành văn phòng cho thuê, như khách sạn 4 sao Lavender ngay góc Lý Tự Trọng và Trương Định. Từ một chốn lưu trú nổi tiếng, vì cách chợ Bến Thành không xa, đến phố Tây và trung tâm quận 1 rất gần, khách sạn nay ế khách buộc phải gỡ bảng, sửa chữa thành văn phòng cho thuê. Các khách sạn khác trên trục đường Lê Lai, đối diện công viên 23 Tháng Chín và gần nhà ga Metro cũng gỡ bỏ bảng hiệu, đang sửa chữa thành văn phòng…
Thanh Niên còn phỏng vấn vài ông chủ như ông Nguyễn Thành Tân, sở hữu một khách sạn mini có hơn 10 phòng ở phố Tây Bùi Viện (quận 1). Năm 2018 khi ông mua căn nhà một trệt một lầu có 4 phòng ở phố Tây Bùi Viện (quận 1), khách thuê không ngớt, nên năm 2019 ông xây dựng lại thành khách sạn mini. Ai dè đại dịch ập tới, ông phải đóng cửa đến năm 2022. Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế, ông hy vọng sẽ lấy lại vốn nhanh nhưng tình hình du khách không như mong đợi, ông phải rao bán khách sạn nhưng đến nay vẫn chưa ai hỏi mua.
Khách sạn Lavender 4 sao ở Lý Tự Trọng, góc Trương Định, quận 1, Sài Gòn giờ đang phải thay đổi diện mạo để thành văn phòng cho thuê – Ảnh: Thanh Niên
Than thở với Thanh Niên, ông nói: “Từ cuối năm ngoái đến nay, tình trạng rao bán khách sạn có thể nói là tăng đột biến, với nhiều lý do, nhưng chắc chắn có nguyên nhân du khách quốc tế quá ít”.
Một ông chủ khác có nhà hàng-khách sạn đang kinh doanh là Nguyễn Thái Nguyên nhận định hiện tại công suất phòng chỉ đạt 40%, cuối tuần vọt lên nhưng không cứu được các ngày trong tuần.
Ông Trương Đức Hải, kinh doanh du thuyền Saigon Princess và Cantho Princess, nhận xét: Qua Tết nguyên đán kéo dài đến Tháng Năm, thông thường là mùa cao điểm khách quốc tế. Tuy nhiên, năm nay, vào Tháng Hai đã vắng dù du lịch Việt Nam mở cửa đã một năm. Do số khách quốc tế ít, ông Hải chuyển hướng quảng bá cho nhóm khách trong nước và khách lẻ quốc tế, chấp nhận mất 70% số khách quốc tế đi tour.
Theo khảo sát của Savills (công ty bất động sản của Anh), năm 2022, công suất phòng khách sạn tại Sài Gòn đạt 45%, tăng 20 điểm phần trăm so với 2021, nhưng thấp hơn 23 điểm phần trăm so với năm 2019. Riêng quý 4/2022, công suất phòng chỉ đạt 62%.
Năm 2022, Việt Nam đón 3.6 triệu khách quốc tế, trong khi mục tiêu là 5 triệu khách, thấp hơn 59% so với năm 2019. Thế mà không hiểu căn cứ vào đâu, ngành du lịch lại đặt mục tiêu năm nay phải đón 8 triệu khách quốc tế?
Cũng trên Thanh Niên ngày 16 Tháng Hai 2023 đã đề cập sau khi thất bại với mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế năm 2022, ngay từ đầu năm 2023, ngành du lịch đã dồn dập thực hiện nhiều chương trình nhằm đạt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế, với kỳ vọng du khách Trung Quốc sẽ quay trở lại đông. Thế nhưng, trong danh sách 20 quốc gia mà chính quyền Trung Quốc cho phép tổ chức tour outbound, không có tên Việt Nam. Trong khi đó, chỉ trong dịp Tết nguyên đán 2023, Thái Lan đã đón 1.38 triệu khách Trung Quốc!
Đồ họa của Thanh Niên so sánh lượng khách quốc tế đến Việt Nam và đến 6 nước Đông Nam Á
Năm 2022, Thái Lan đặt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế nhưng thực tế đạt 11.8 triệu khách. Năm nay, Thái Lan đặt mục tiêu đón tới 25 triệu khách quốc tế, gấp hơn ba lần mục tiêu của Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 nhưng lại có tỷ lệ phục hồi ngành du lịch thấp nhất so với các nước trong khu vực. Theo trang VisaGuide.World, tỷ lệ phục hồi du lịch của Việt Nam hiện chỉ đạt 18.1%, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia hay Campuchia đều đạt tỷ lệ từ 26 – 31%.
Bình luận dưới bài viết, bạn đọc cho rằng lý do du khách quốc tế đến Việt Nam ít vì: Thủ tục visa phiền phức; không đa dạng tour du lịch; giá vé bay đến Việt Nam thường đắt hơn so với các nước trong khu vực; nạn lừa đảo chặt chém/chèo kéo bán hàng rong (không mua sẽ bị chửi, mua thì sợ lừa); nhà vệ sinh công cộng nhiều nơi vừa thiếu vừa rất bẩn; giá tour du lịch cao hơn với các nước trong khu vực. Bạn đọc thuong cao minh buồn bã: “Hôm trước mình có đọc bài báo nói có du khách quốc tế đi Thái Lan đến lần thứ 8 vẫn quay lại, thế mới thấy Thái Lan họ làm du lịch quá tốt. Việt Nam mình đẹp không thua Thái Lan nhưng rõ ràng cách làm du lịch là thua rồi”.
Nói chi xa, ngay cả dân Sài Gòn khi được nghỉ ngơi vài ngày cũng thích sang Bangkok hơn là ra Hà Nội, vì đồ ăn thức uống ngon và rẻ hơn, lại có nhiều chỗ chơi, nhiều thứ để mua sắm và hàng hóa chất lượng hơn, trong khi Hà Nội toàn bán hàng Trung Quốc.
An Vui
27 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Du khách quốc tế đi City Tour Sài Gòn đang đi ngang đường Bùi Thị Xuân quận 1 ngày 13 Tháng Mười Một 2022 – Ảnh: An Vui
Tình cảnh khách sạn rao bán hàng loạt hồi đại dịch nay có vẻ tái diễn ở Sài Gòn.
Khảo sát của Thanh Niên ngày 27 Tháng Hai 2023 cho thấy: Trên các sàn giao dịch bất động sản trực tuyến, hàng loạt khách sạn trên những tuyến đường đông đúc du khách ngoại quốc ở quận 1 như Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Bùi Thị Xuân, Thái Văn Lung, Đề Thám, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thái Học, Thủ Khoa Huân…. đang rao bán.
Trên đường phố, nhiều khách sạn treo bảng rao bán, như căn mặt tiền 7 lầu rao bán 130 tỷ đồng ($5.4 triệu) trên đường Đỗ Quang Đẩu, một trong bốn đường chính của khu phố Tây (bao gồm Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão). Trên đường Lê Thị Riêng, quận 1, khách sạn hạng trung 10 lầu rao bán 315 tỷ đồng ($13.2 triệu); một khách sạn 50 phòng góc Lý Tự Trọng – Lê Anh Xuân rao bán 420 tỷ đồng ($17.2 triệu).
Một số khách sạn khác đang thay đổi chức năng thành văn phòng cho thuê, như khách sạn 4 sao Lavender ngay góc Lý Tự Trọng và Trương Định. Từ một chốn lưu trú nổi tiếng, vì cách chợ Bến Thành không xa, đến phố Tây và trung tâm quận 1 rất gần, khách sạn nay ế khách buộc phải gỡ bảng, sửa chữa thành văn phòng cho thuê. Các khách sạn khác trên trục đường Lê Lai, đối diện công viên 23 Tháng Chín và gần nhà ga Metro cũng gỡ bỏ bảng hiệu, đang sửa chữa thành văn phòng…
Thanh Niên còn phỏng vấn vài ông chủ như ông Nguyễn Thành Tân, sở hữu một khách sạn mini có hơn 10 phòng ở phố Tây Bùi Viện (quận 1). Năm 2018 khi ông mua căn nhà một trệt một lầu có 4 phòng ở phố Tây Bùi Viện (quận 1), khách thuê không ngớt, nên năm 2019 ông xây dựng lại thành khách sạn mini. Ai dè đại dịch ập tới, ông phải đóng cửa đến năm 2022. Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế, ông hy vọng sẽ lấy lại vốn nhanh nhưng tình hình du khách không như mong đợi, ông phải rao bán khách sạn nhưng đến nay vẫn chưa ai hỏi mua.
Khách sạn Lavender 4 sao ở Lý Tự Trọng, góc Trương Định, quận 1, Sài Gòn giờ đang phải thay đổi diện mạo để thành văn phòng cho thuê – Ảnh: Thanh Niên
Than thở với Thanh Niên, ông nói: “Từ cuối năm ngoái đến nay, tình trạng rao bán khách sạn có thể nói là tăng đột biến, với nhiều lý do, nhưng chắc chắn có nguyên nhân du khách quốc tế quá ít”.
Một ông chủ khác có nhà hàng-khách sạn đang kinh doanh là Nguyễn Thái Nguyên nhận định hiện tại công suất phòng chỉ đạt 40%, cuối tuần vọt lên nhưng không cứu được các ngày trong tuần.
Ông Trương Đức Hải, kinh doanh du thuyền Saigon Princess và Cantho Princess, nhận xét: Qua Tết nguyên đán kéo dài đến Tháng Năm, thông thường là mùa cao điểm khách quốc tế. Tuy nhiên, năm nay, vào Tháng Hai đã vắng dù du lịch Việt Nam mở cửa đã một năm. Do số khách quốc tế ít, ông Hải chuyển hướng quảng bá cho nhóm khách trong nước và khách lẻ quốc tế, chấp nhận mất 70% số khách quốc tế đi tour.
Theo khảo sát của Savills (công ty bất động sản của Anh), năm 2022, công suất phòng khách sạn tại Sài Gòn đạt 45%, tăng 20 điểm phần trăm so với 2021, nhưng thấp hơn 23 điểm phần trăm so với năm 2019. Riêng quý 4/2022, công suất phòng chỉ đạt 62%.
Năm 2022, Việt Nam đón 3.6 triệu khách quốc tế, trong khi mục tiêu là 5 triệu khách, thấp hơn 59% so với năm 2019. Thế mà không hiểu căn cứ vào đâu, ngành du lịch lại đặt mục tiêu năm nay phải đón 8 triệu khách quốc tế?
Cũng trên Thanh Niên ngày 16 Tháng Hai 2023 đã đề cập sau khi thất bại với mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế năm 2022, ngay từ đầu năm 2023, ngành du lịch đã dồn dập thực hiện nhiều chương trình nhằm đạt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế, với kỳ vọng du khách Trung Quốc sẽ quay trở lại đông. Thế nhưng, trong danh sách 20 quốc gia mà chính quyền Trung Quốc cho phép tổ chức tour outbound, không có tên Việt Nam. Trong khi đó, chỉ trong dịp Tết nguyên đán 2023, Thái Lan đã đón 1.38 triệu khách Trung Quốc!
Đồ họa của Thanh Niên so sánh lượng khách quốc tế đến Việt Nam và đến 6 nước Đông Nam Á
Năm 2022, Thái Lan đặt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế nhưng thực tế đạt 11.8 triệu khách. Năm nay, Thái Lan đặt mục tiêu đón tới 25 triệu khách quốc tế, gấp hơn ba lần mục tiêu của Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 nhưng lại có tỷ lệ phục hồi ngành du lịch thấp nhất so với các nước trong khu vực. Theo trang VisaGuide.World, tỷ lệ phục hồi du lịch của Việt Nam hiện chỉ đạt 18.1%, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia hay Campuchia đều đạt tỷ lệ từ 26 – 31%.
Bình luận dưới bài viết, bạn đọc cho rằng lý do du khách quốc tế đến Việt Nam ít vì: Thủ tục visa phiền phức; không đa dạng tour du lịch; giá vé bay đến Việt Nam thường đắt hơn so với các nước trong khu vực; nạn lừa đảo chặt chém/chèo kéo bán hàng rong (không mua sẽ bị chửi, mua thì sợ lừa); nhà vệ sinh công cộng nhiều nơi vừa thiếu vừa rất bẩn; giá tour du lịch cao hơn với các nước trong khu vực. Bạn đọc thuong cao minh buồn bã: “Hôm trước mình có đọc bài báo nói có du khách quốc tế đi Thái Lan đến lần thứ 8 vẫn quay lại, thế mới thấy Thái Lan họ làm du lịch quá tốt. Việt Nam mình đẹp không thua Thái Lan nhưng rõ ràng cách làm du lịch là thua rồi”.
Nói chi xa, ngay cả dân Sài Gòn khi được nghỉ ngơi vài ngày cũng thích sang Bangkok hơn là ra Hà Nội, vì đồ ăn thức uống ngon và rẻ hơn, lại có nhiều chỗ chơi, nhiều thứ để mua sắm và hàng hóa chất lượng hơn, trong khi Hà Nội toàn bán hàng Trung Quốc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Chiếc thòng lọng mang số 331
Hiếu Chân
27 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Điều 331 bộ luật Hình sự (BLHS) như một chiếc thòng lọng tròng vào cổ nhân dân, sẵn sàng bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng của lương tri trước những vấn nạn của xã hội.
Bà Nguyễn Phương Hằng, CEO công ty Đại Nam ở tỉnh Bình Dương, bị bắt giam hồi Tháng Ba năm ngoái vì can tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, quy định tại Điều 331 bộ luật Hình sự.”
Điều 331 BLHS 2015, tiền thân là điều 258 đầy tai tiếng trong BLHS 1999, viết như sau:
Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Hành vi phạm tội của bà Hằng, theo kết luận điều tra của Công an TPHCM, là trong các buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội (livestream) kể từ Tháng Ba năm 2021, bà đã nói nhiều điều xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng uy tín và xâm phạm đời tư nghệ sĩ hài Hoài Linh, các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thủy Tiên, cầu thủ bóng đá Công Vinh, nhà báo Hàn Ni và nhà báo Nguyễn Đức Hiển. Những buổi livestream của bà Hằng thu hút hàng triệu lượt người xem, trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt ngày 24 tháng Ba năm ngoái theo điều 331 BLHS. Ảnh từ mạng xã hội
Đến nay vụ án bà Hằng đã có kết luận điều tra nhưng chưa đưa ra tòa xét xử. Cùng bị truy tố với bà Hằng có một số nhân viên của bà ở Công ty Đại Nam; mới vừa bị bắt có ông tiến sĩ luật Đặng Anh Quân, giảng viên Đại học Luật TP HCM, người xuất hiện bên bà Hằng trong nhiều buổi livestream của bà.
Câu chuyện bà Hằng trở nên nóng sau khi công an bắt bà Đặng Thị Hàn Ni, tức nhà báo Hàn Ni của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 24 Tháng Hai 2023 vừa qua.
Bà Hàn Ni là một trong chín “nạn nhân” đã tố cáo bà Hằng “xâm phạm đời tư” trong các buổi livestream kể trên. Oái ăm là ở chỗ, bà Hàn Ni cũng bị cáo buộc vi phạm điều 331 BLHS như bà Phương Hằng, bị bà Hằng và chồng bà ta là ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò vôi) tố cáo bà đăng nhiều đoạn video trên kênh YouTube những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của gia đình ông bà Dũng-Hằng, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam (Bình Dương) và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.
Cùng bị bắt với bà Hàn Ni – mà ngoài nghề viết báo còn là một luật sư – còn có luật sư Trần Văn Sĩ, cựu chủ nhiệm Đoàn luật sư Vĩnh Long bị bắt hôm 26 Tháng Hai và ông Sĩ cũng bị cáo buộc vi phạm điều 331 bộ luật Hình sự. Được biết, ông Sĩ là chủ kênh YouTube mang tên ông, có 124,000 người ghi danh theo dõi, trong đó có một số video bình luận vụ bà Nguyễn Phương Hằng từ trước khi bà này bị bắt.
Rốt cuộc người bị hại và người gây hại cứ lộn tùng phèo trong cái mũ to rộng là điều 331 bộ luật Hình sự; ai cũng là nạn nhân và thủ phạm. Tuy vậy, theo dõi sự việc từ đầu, chúng ta vẫn có thể nhìn ra một số hiện tượng mà truyền thông của nhà nước không trình bày hết được.
Nhà báo Đặng Thị Hàn Ni (áo đỏ bên trái) và luật sư Đặng Anh Quân (áo trắng) bị bắt hôm 24 tháng Hai 2023 cũng theo điều 331 BLHS. Ảnh Thanh Tuyền/Thanh Niên.
1.
Đầu tiên như một số bình luận viên trên mạng đã chỉ ra, việc cáo buộc những người này vi phạm điều 331 BLHS là việc làm khiên cưỡng.
Điều 331 BLHS là một điều luật hết sức mơ hồ, xưa nay được sử dụng làm công cụ để trấn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền, nói lên tiếng nói của lương tâm trước những bất công đầy rẫy của xã hội. Nhưng tại sao bây giờ nhà cầm quyền lại sử dụng điều luật vi hiến, bất nhân đó cho những người không có dấu hiệu phản đối đảng và chính quyền cộng sản?
Dù thu hút được đám đông và tạo thành một hiện tượng xã hội, hành vi của những người này, cả bà Hằng và bà Hàn Ni, nói cho cùng cũng chỉ là một vụ cãi vã to tiếng, hai bên đều lôi kéo những người cộng sự và khán giả, lôi cả một số luật sư vào cuộc để “cố vấn pháp lý”. Hai bên, nhất là bà Hằng, đã dùng những ngôn từ kích động để bôi nhọ, mạt sát những người thuộc phe đối phương, nặng nề đến mức cả hai bên đều có đơn tố giác tới cơ quan công an, buộc tội phía bên kia.
Luật sư Trần Văn Sĩ bị bắt theo điều 331 BLHS vì hành vi lên mạng phản đối cách hành xử chậm chạp khó hiểu của công an trong các vụ án bà Phương Hẳng và Tịnh thất Bồng Lai. Ảnh FB Trần Văn Sĩ
Dù vậy, cuộc cãi vã to tiếng và kéo dài chỉ là một vụ xung đột dân sự, và đã có những điều luật quy định việc xử lý các hành vi như vậy. Nếu phạm tội xúc phạm người khác thì đã có tội “Làm nhục người khác” quy định tại điều 155 BLHS với mức hình phạt lên tới 05 năm tù giam; nếu tố cáo vô căn cứ, đã có tội “Vu khống” theo điều 156, với mức hình phạt lên tới 07 năm tù giam… Vụ án bà Phương Hằng và bà Hàn Ni có thể xem xét theo các điều luật này, không cần phải viện đến điều 331 mơ hồ và nặng tính chất chính trị.
Suy cho cùng, Việt Nam không phải là quốc gia có tự do dân chủ để người dân có thể lợi dụng để phạm pháp như cáo buộc của cơ quan điều tra. Vậy tại sao chính quyền cộng sản lại áp dụng điều 331 BLHS, thực chất của các vụ án này là cái gì?
2.
Bà Phương Hằng làm livestream từ Tháng Ba 2021 cho đến khi bị bắt vào Tháng Ba 2022, kéo dài suốt một năm trời, “xâm phạm lợi ích” của hàng chục cá nhân và tổ chức, kể cả hệ thống báo chí quốc doanh của nhà nước, nhưng các cơ quan chính quyền hầu như đều im lặng, không có biện pháp nhắc nhở hay chấn chỉnh những phát ngôn quá khích của bà ta. Dư luận đã có lúc đồn rằng, bà Hằng có người chống lưng, được cơ quan tuyên giáo của đảng CSVN bí mật sử dụng các buổi livestream của bà Hằng để tấn công một số người, một số hành vi mà đảng chưa kiểm soát được.
Cú ngã của bà Hằng đẩy bà vào vòng lao lý là khi bà “thừa thắng xông lên”, buông lời miệt thị không có căn cứ chống lại ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch thành Hồ, trong cú livestream sau cùng, chỉ hai ngày trước khi bà bị bắt.
Bà Hàn Ni có thời là nhà báo danh nổi như cồn nhờ vụ viết bài bảo vệ quán phở – cà phê Xin Chào trước cổng trụ sở Công an huyện Bình Chánh, Sài Gòn, lúc đó đang bị ông trưởng công an huyện buộc phải dẹp tiệm để người nhà của ông ta mở quán kinh doanh. Sau loạt bài của bà Hàn Ni, ông trưởng công an bị kỷ luật theo lệnh của ông Đinh La Thăng, lúc đó là Bí thư Thành ủy TPHCM – người được biết đã ủng hộ bà Hàn Ni của báo đảng Sài Gòn Giải Phóng. Truyền thông quốc doanh ca ngợi quyết định “hợp lòng dân” của ông Bí thư Thăng, và tán dương nhà báo Hàn Ni là “bông hồng thép”, là “hiệp sĩ công luận” v.v… Thế rồi Đinh La Thăng vào tù đếm kiến, không còn ai nhắc tới “người dũng cảm đi tìm công lý” năm xưa nữa.
Giá như bà Hàn Ni chỉ làm YouTube cãi nhau với bà Phương Hằng thì chắc sẽ không có cảnh bị còng tay hôm nay. Nhưng do bức xúc trước sự im lặng khó hiểu của chính quyền sau các buổi livestream của bà Hằng, do đơn thưa của mình bị ngâm tôm và quá trình điều tra xử lý vụ bà Hằng quá chậm chạp, bà Hàn Ni và ông Sĩ đã đôi lần lên mạng phản đối cách xử lý sự việc của cơ quan điều tra, đặt nghi vấn về “tính trong sáng” của các viên chức thực thi pháp luật. Và thế là bà bị phản pháo mà đơn thưa của vợ chồng ông Dũng Lò Vôi nộp lên trước đây cả năm trời chỉ là cái cớ.
Nhà cầm quyền phải dùng điều 331 BLHS vì thực chất các vụ bà Phương Hằng, bà Hàn Ni là hành vi phản kháng trên mạng xã hội, “xâm phạm lợi ích” của [một vài quan chức] Nhà nước; còn chuyện cãi nhau, phỉ báng nhau, thưa kiện nhau của hai người đàn bà chỉ là một cái cớ hợp lý để che mắt dư luận.
3.
Hồi đầu năm ngoái, chúng tôi đã phân tích hiện tượng Tịnh thất Bồng Lai, còn gọi là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, bị nhà nước khủng bố, cáo buộc nhiều tội nghe rất khiếp như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, loạn luân, nhưng rồi bị truy tố và xử án tù rất nặng theo điều 331 BLHS khi chính quyền nhìn thấy ở đây một mầm mống của xã hội dân sự trong hoạt động thiện nguyện về giáo dục nên quyết ra tay bóp chết ngay trong trứng nước dù không có bằng chứng nào về tội danh của họ.
Cụ ông Lê Tùng Vân, 91 tuổi, chủ Tịnh thất Bồng Lai, đã gần đất xa trời vẫn bị kết án theo điều luật 331 BLHS.
Bây giờ, trong năm luật sư biện hộ cho các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai thì có ba người có nguy cơ bị bắt và truy tố theo điều 331 BLHS. Theo một thông tin được chia sẻ rộng rãi trên mạng Facebook từ giữa Tháng Hai thì “Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an phát hiện một số cá nhân trong đó có ông Đặng Đình Mạnh (Ls. Manh Dang), bà Ngô Thị Hoàng Anh (Ls. Anh Ngo) và ông Đào Kim Lân (Ls. La Kim) đã có hành vi phát tán lên không gian mạng qua đoạn video, clip, hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu tội phạm “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.”
Nếu thông tin này là thực thì ba luật sư Đình Mạnh, Hoàng Anh và Kim Lân sẽ khó tránh được chiếc thòng lọng mang số 331 trong những ngày sắp tới. Và nếu những luật sư này – những người am hiểu luật pháp và thường sử dụng mạng xã hội để phổ biến những kiến thức sơ đẳng về pháp luật, thông tin về các vụ án mà họ tham gia bào chữa – bị trừng phạt bởi một đạo luật mơ hồ vì hành xử chức nghiệp của họ thì hầu như không ai trong xã hội có thể tránh được một kết cục tương tự, nếu như còn chút lương tri, còn biết phẫn nộ và lên tiếng nói.
4.
Những trường hợp trên cho thấy điều 331 BLHS là một thứ công cụ đàn áp rất hữu hiệu của nhà cầm quyền cộng sản đối với mọi hành vi phản kháng cả ở ngoài đời lẫn trên mạng truyền thông. Nội dung hết sức mơ hồ và “xảo quyệt” (lợi dụng các quyền tự do) của nó cho phép đảng Cộng sản cầm quyền, thông qua guồng máy công an trị, có thể bắt giam và kết án nặng nề bất kỳ ai không tuân phục sự cai trị của họ.
Trong một xã hội toàn trị như Việt Nam, khi đảng cầm quyền khống chế toàn bộ mạng lưới truyền thông báo chí thì người dân chỉ còn có mạng xã hội (Facebook, YouTube, Instagram) để thâu nhận thông tin và bày tỏ ý kiến cảm xúc trước những vấn đề của xã hội. Sự thể hiện đó là quyền tự do ngôn luận thiêng liêng của mỗi người.
Ba trong năm luật sư biện hộ cho các thành viên Tịnh thất Bồng Lai (LS Ngô thị Hoàng Anh, LS Đặng Đình Mạnh và LS Đào Kim Lân) cũng bị cáo buộc vi phạm điều 331 BLHS theo thông tin lan tràn trên mạng xã hội. Ảnh FB Phương Ngô.
Do đặc thù nghề nghiệp, các nhà báo, luật sư là những người có tiếng nói được theo dõi nhiều nhất trên mạng xã hội; bởi vì họ là người có kiến thức về pháp luật, từng trải những cảnh đời oan khuất và có kỹ năng viết lách, diễn đạt lôi cuốn. Nếu làm đúng chức trách một cách lương thiện thì luật sư, nhà báo có vai trò quan trọng trong công cuộc khai dân trí, cổ xúy tự do và dân chủ, góp phần đưa xã hội tiến tới một xã hội pháp quyền, trong đó pháp luật được tôn trọng và người dân được đối xử bình đẳng.
Nhưng đó cũng là những thứ mà nhà nước toàn trị lo sợ nhất, vì dân trí xói mòn quyền lực độc tôn của đảng. Đặt ra một đạo luật mơ hồ và phi lý như điều 331 BLHS là cách thâm độc để bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng dù nhỏ, như vụ án bà Hằng, bà Hàn Ni chứng tỏ, bảo vệ đảng cầm quyền. Trớ trêu là ở chỗ người dân không có tự do dân chủ để lợi dụng như điều 331 vu khống họ, mà ngược lại họ bị nhà cầm quyền lợi dụng một điều luật mơ hồ do đảng đặt ra để đàn áp. Nhìn từ khía cạnh nào thì điều 331 BLHS cũng giống như một thứ thòng lọng, một lưỡi dao treo trên đầu trên cổ người dân, sẵn sàng siết cổ bịt miệng khi có dấu hiệu bất tuân, phản kháng. Nó làm, cho xã hội tê liệt; công dân bị biến thành thần dân chỉ biết ngoan ngoãn và im lặng làm việc, đóng thuế mà không dám lên tiếng vì quyền lợi chính đáng của mình.
Tệ hại hơn nữa, điều 331 BLHS tạo ra tâm lý sợ hãi bao trùm xã hội, khiến cho người dân ngoảnh mặt che mắt trước những vấn đề chung, “không nghe, không thấy, không biết” vì các ý kiến, quan điểm của họ có thể không vừa lòng kẻ cầm quyền, có khi chuốc lấy tai họa! Nền tảng đạo đức, văn hiến của đất nước bị sụp đổ vô phương cứu vãn khi người dân không còn dám lên tiếng để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Điều 331 BLHS là một trong ba điều luật mà mới đây nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước và hải ngoại đã đề nghị hủy bỏ, cùng với điều 109, 117 của BLHS 2015 – những điều luật từng bị Liên Hiệp Quốc cho là có nội dung mơ hồ. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là nhà cầm quyền cộng sản sẽ không bao giờ bãi bỏ chúng, vì đó là những công cụ hiệu quả nhất để bịt miệng một dân tộc giàu truyền thống đấu tranh.
Hiếu Chân
27 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Điều 331 bộ luật Hình sự (BLHS) như một chiếc thòng lọng tròng vào cổ nhân dân, sẵn sàng bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng của lương tri trước những vấn nạn của xã hội.
Bà Nguyễn Phương Hằng, CEO công ty Đại Nam ở tỉnh Bình Dương, bị bắt giam hồi Tháng Ba năm ngoái vì can tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, quy định tại Điều 331 bộ luật Hình sự.”
Điều 331 BLHS 2015, tiền thân là điều 258 đầy tai tiếng trong BLHS 1999, viết như sau:
Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Hành vi phạm tội của bà Hằng, theo kết luận điều tra của Công an TPHCM, là trong các buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội (livestream) kể từ Tháng Ba năm 2021, bà đã nói nhiều điều xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng uy tín và xâm phạm đời tư nghệ sĩ hài Hoài Linh, các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thủy Tiên, cầu thủ bóng đá Công Vinh, nhà báo Hàn Ni và nhà báo Nguyễn Đức Hiển. Những buổi livestream của bà Hằng thu hút hàng triệu lượt người xem, trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt ngày 24 tháng Ba năm ngoái theo điều 331 BLHS. Ảnh từ mạng xã hội
Đến nay vụ án bà Hằng đã có kết luận điều tra nhưng chưa đưa ra tòa xét xử. Cùng bị truy tố với bà Hằng có một số nhân viên của bà ở Công ty Đại Nam; mới vừa bị bắt có ông tiến sĩ luật Đặng Anh Quân, giảng viên Đại học Luật TP HCM, người xuất hiện bên bà Hằng trong nhiều buổi livestream của bà.
Câu chuyện bà Hằng trở nên nóng sau khi công an bắt bà Đặng Thị Hàn Ni, tức nhà báo Hàn Ni của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 24 Tháng Hai 2023 vừa qua.
Bà Hàn Ni là một trong chín “nạn nhân” đã tố cáo bà Hằng “xâm phạm đời tư” trong các buổi livestream kể trên. Oái ăm là ở chỗ, bà Hàn Ni cũng bị cáo buộc vi phạm điều 331 BLHS như bà Phương Hằng, bị bà Hằng và chồng bà ta là ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò vôi) tố cáo bà đăng nhiều đoạn video trên kênh YouTube những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của gia đình ông bà Dũng-Hằng, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam (Bình Dương) và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.
Cùng bị bắt với bà Hàn Ni – mà ngoài nghề viết báo còn là một luật sư – còn có luật sư Trần Văn Sĩ, cựu chủ nhiệm Đoàn luật sư Vĩnh Long bị bắt hôm 26 Tháng Hai và ông Sĩ cũng bị cáo buộc vi phạm điều 331 bộ luật Hình sự. Được biết, ông Sĩ là chủ kênh YouTube mang tên ông, có 124,000 người ghi danh theo dõi, trong đó có một số video bình luận vụ bà Nguyễn Phương Hằng từ trước khi bà này bị bắt.
Rốt cuộc người bị hại và người gây hại cứ lộn tùng phèo trong cái mũ to rộng là điều 331 bộ luật Hình sự; ai cũng là nạn nhân và thủ phạm. Tuy vậy, theo dõi sự việc từ đầu, chúng ta vẫn có thể nhìn ra một số hiện tượng mà truyền thông của nhà nước không trình bày hết được.
Nhà báo Đặng Thị Hàn Ni (áo đỏ bên trái) và luật sư Đặng Anh Quân (áo trắng) bị bắt hôm 24 tháng Hai 2023 cũng theo điều 331 BLHS. Ảnh Thanh Tuyền/Thanh Niên.
1.
Đầu tiên như một số bình luận viên trên mạng đã chỉ ra, việc cáo buộc những người này vi phạm điều 331 BLHS là việc làm khiên cưỡng.
Điều 331 BLHS là một điều luật hết sức mơ hồ, xưa nay được sử dụng làm công cụ để trấn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền, nói lên tiếng nói của lương tâm trước những bất công đầy rẫy của xã hội. Nhưng tại sao bây giờ nhà cầm quyền lại sử dụng điều luật vi hiến, bất nhân đó cho những người không có dấu hiệu phản đối đảng và chính quyền cộng sản?
Dù thu hút được đám đông và tạo thành một hiện tượng xã hội, hành vi của những người này, cả bà Hằng và bà Hàn Ni, nói cho cùng cũng chỉ là một vụ cãi vã to tiếng, hai bên đều lôi kéo những người cộng sự và khán giả, lôi cả một số luật sư vào cuộc để “cố vấn pháp lý”. Hai bên, nhất là bà Hằng, đã dùng những ngôn từ kích động để bôi nhọ, mạt sát những người thuộc phe đối phương, nặng nề đến mức cả hai bên đều có đơn tố giác tới cơ quan công an, buộc tội phía bên kia.
Luật sư Trần Văn Sĩ bị bắt theo điều 331 BLHS vì hành vi lên mạng phản đối cách hành xử chậm chạp khó hiểu của công an trong các vụ án bà Phương Hẳng và Tịnh thất Bồng Lai. Ảnh FB Trần Văn Sĩ
Dù vậy, cuộc cãi vã to tiếng và kéo dài chỉ là một vụ xung đột dân sự, và đã có những điều luật quy định việc xử lý các hành vi như vậy. Nếu phạm tội xúc phạm người khác thì đã có tội “Làm nhục người khác” quy định tại điều 155 BLHS với mức hình phạt lên tới 05 năm tù giam; nếu tố cáo vô căn cứ, đã có tội “Vu khống” theo điều 156, với mức hình phạt lên tới 07 năm tù giam… Vụ án bà Phương Hằng và bà Hàn Ni có thể xem xét theo các điều luật này, không cần phải viện đến điều 331 mơ hồ và nặng tính chất chính trị.
Suy cho cùng, Việt Nam không phải là quốc gia có tự do dân chủ để người dân có thể lợi dụng để phạm pháp như cáo buộc của cơ quan điều tra. Vậy tại sao chính quyền cộng sản lại áp dụng điều 331 BLHS, thực chất của các vụ án này là cái gì?
2.
Bà Phương Hằng làm livestream từ Tháng Ba 2021 cho đến khi bị bắt vào Tháng Ba 2022, kéo dài suốt một năm trời, “xâm phạm lợi ích” của hàng chục cá nhân và tổ chức, kể cả hệ thống báo chí quốc doanh của nhà nước, nhưng các cơ quan chính quyền hầu như đều im lặng, không có biện pháp nhắc nhở hay chấn chỉnh những phát ngôn quá khích của bà ta. Dư luận đã có lúc đồn rằng, bà Hằng có người chống lưng, được cơ quan tuyên giáo của đảng CSVN bí mật sử dụng các buổi livestream của bà Hằng để tấn công một số người, một số hành vi mà đảng chưa kiểm soát được.
Cú ngã của bà Hằng đẩy bà vào vòng lao lý là khi bà “thừa thắng xông lên”, buông lời miệt thị không có căn cứ chống lại ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch thành Hồ, trong cú livestream sau cùng, chỉ hai ngày trước khi bà bị bắt.
Bà Hàn Ni có thời là nhà báo danh nổi như cồn nhờ vụ viết bài bảo vệ quán phở – cà phê Xin Chào trước cổng trụ sở Công an huyện Bình Chánh, Sài Gòn, lúc đó đang bị ông trưởng công an huyện buộc phải dẹp tiệm để người nhà của ông ta mở quán kinh doanh. Sau loạt bài của bà Hàn Ni, ông trưởng công an bị kỷ luật theo lệnh của ông Đinh La Thăng, lúc đó là Bí thư Thành ủy TPHCM – người được biết đã ủng hộ bà Hàn Ni của báo đảng Sài Gòn Giải Phóng. Truyền thông quốc doanh ca ngợi quyết định “hợp lòng dân” của ông Bí thư Thăng, và tán dương nhà báo Hàn Ni là “bông hồng thép”, là “hiệp sĩ công luận” v.v… Thế rồi Đinh La Thăng vào tù đếm kiến, không còn ai nhắc tới “người dũng cảm đi tìm công lý” năm xưa nữa.
Giá như bà Hàn Ni chỉ làm YouTube cãi nhau với bà Phương Hằng thì chắc sẽ không có cảnh bị còng tay hôm nay. Nhưng do bức xúc trước sự im lặng khó hiểu của chính quyền sau các buổi livestream của bà Hằng, do đơn thưa của mình bị ngâm tôm và quá trình điều tra xử lý vụ bà Hằng quá chậm chạp, bà Hàn Ni và ông Sĩ đã đôi lần lên mạng phản đối cách xử lý sự việc của cơ quan điều tra, đặt nghi vấn về “tính trong sáng” của các viên chức thực thi pháp luật. Và thế là bà bị phản pháo mà đơn thưa của vợ chồng ông Dũng Lò Vôi nộp lên trước đây cả năm trời chỉ là cái cớ.
Nhà cầm quyền phải dùng điều 331 BLHS vì thực chất các vụ bà Phương Hằng, bà Hàn Ni là hành vi phản kháng trên mạng xã hội, “xâm phạm lợi ích” của [một vài quan chức] Nhà nước; còn chuyện cãi nhau, phỉ báng nhau, thưa kiện nhau của hai người đàn bà chỉ là một cái cớ hợp lý để che mắt dư luận.
3.
Hồi đầu năm ngoái, chúng tôi đã phân tích hiện tượng Tịnh thất Bồng Lai, còn gọi là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, bị nhà nước khủng bố, cáo buộc nhiều tội nghe rất khiếp như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, loạn luân, nhưng rồi bị truy tố và xử án tù rất nặng theo điều 331 BLHS khi chính quyền nhìn thấy ở đây một mầm mống của xã hội dân sự trong hoạt động thiện nguyện về giáo dục nên quyết ra tay bóp chết ngay trong trứng nước dù không có bằng chứng nào về tội danh của họ.
Cụ ông Lê Tùng Vân, 91 tuổi, chủ Tịnh thất Bồng Lai, đã gần đất xa trời vẫn bị kết án theo điều luật 331 BLHS.
Bây giờ, trong năm luật sư biện hộ cho các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai thì có ba người có nguy cơ bị bắt và truy tố theo điều 331 BLHS. Theo một thông tin được chia sẻ rộng rãi trên mạng Facebook từ giữa Tháng Hai thì “Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an phát hiện một số cá nhân trong đó có ông Đặng Đình Mạnh (Ls. Manh Dang), bà Ngô Thị Hoàng Anh (Ls. Anh Ngo) và ông Đào Kim Lân (Ls. La Kim) đã có hành vi phát tán lên không gian mạng qua đoạn video, clip, hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu tội phạm “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.”
Nếu thông tin này là thực thì ba luật sư Đình Mạnh, Hoàng Anh và Kim Lân sẽ khó tránh được chiếc thòng lọng mang số 331 trong những ngày sắp tới. Và nếu những luật sư này – những người am hiểu luật pháp và thường sử dụng mạng xã hội để phổ biến những kiến thức sơ đẳng về pháp luật, thông tin về các vụ án mà họ tham gia bào chữa – bị trừng phạt bởi một đạo luật mơ hồ vì hành xử chức nghiệp của họ thì hầu như không ai trong xã hội có thể tránh được một kết cục tương tự, nếu như còn chút lương tri, còn biết phẫn nộ và lên tiếng nói.
4.
Những trường hợp trên cho thấy điều 331 BLHS là một thứ công cụ đàn áp rất hữu hiệu của nhà cầm quyền cộng sản đối với mọi hành vi phản kháng cả ở ngoài đời lẫn trên mạng truyền thông. Nội dung hết sức mơ hồ và “xảo quyệt” (lợi dụng các quyền tự do) của nó cho phép đảng Cộng sản cầm quyền, thông qua guồng máy công an trị, có thể bắt giam và kết án nặng nề bất kỳ ai không tuân phục sự cai trị của họ.
Trong một xã hội toàn trị như Việt Nam, khi đảng cầm quyền khống chế toàn bộ mạng lưới truyền thông báo chí thì người dân chỉ còn có mạng xã hội (Facebook, YouTube, Instagram) để thâu nhận thông tin và bày tỏ ý kiến cảm xúc trước những vấn đề của xã hội. Sự thể hiện đó là quyền tự do ngôn luận thiêng liêng của mỗi người.
Ba trong năm luật sư biện hộ cho các thành viên Tịnh thất Bồng Lai (LS Ngô thị Hoàng Anh, LS Đặng Đình Mạnh và LS Đào Kim Lân) cũng bị cáo buộc vi phạm điều 331 BLHS theo thông tin lan tràn trên mạng xã hội. Ảnh FB Phương Ngô.
Do đặc thù nghề nghiệp, các nhà báo, luật sư là những người có tiếng nói được theo dõi nhiều nhất trên mạng xã hội; bởi vì họ là người có kiến thức về pháp luật, từng trải những cảnh đời oan khuất và có kỹ năng viết lách, diễn đạt lôi cuốn. Nếu làm đúng chức trách một cách lương thiện thì luật sư, nhà báo có vai trò quan trọng trong công cuộc khai dân trí, cổ xúy tự do và dân chủ, góp phần đưa xã hội tiến tới một xã hội pháp quyền, trong đó pháp luật được tôn trọng và người dân được đối xử bình đẳng.
Nhưng đó cũng là những thứ mà nhà nước toàn trị lo sợ nhất, vì dân trí xói mòn quyền lực độc tôn của đảng. Đặt ra một đạo luật mơ hồ và phi lý như điều 331 BLHS là cách thâm độc để bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng dù nhỏ, như vụ án bà Hằng, bà Hàn Ni chứng tỏ, bảo vệ đảng cầm quyền. Trớ trêu là ở chỗ người dân không có tự do dân chủ để lợi dụng như điều 331 vu khống họ, mà ngược lại họ bị nhà cầm quyền lợi dụng một điều luật mơ hồ do đảng đặt ra để đàn áp. Nhìn từ khía cạnh nào thì điều 331 BLHS cũng giống như một thứ thòng lọng, một lưỡi dao treo trên đầu trên cổ người dân, sẵn sàng siết cổ bịt miệng khi có dấu hiệu bất tuân, phản kháng. Nó làm, cho xã hội tê liệt; công dân bị biến thành thần dân chỉ biết ngoan ngoãn và im lặng làm việc, đóng thuế mà không dám lên tiếng vì quyền lợi chính đáng của mình.
Tệ hại hơn nữa, điều 331 BLHS tạo ra tâm lý sợ hãi bao trùm xã hội, khiến cho người dân ngoảnh mặt che mắt trước những vấn đề chung, “không nghe, không thấy, không biết” vì các ý kiến, quan điểm của họ có thể không vừa lòng kẻ cầm quyền, có khi chuốc lấy tai họa! Nền tảng đạo đức, văn hiến của đất nước bị sụp đổ vô phương cứu vãn khi người dân không còn dám lên tiếng để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Điều 331 BLHS là một trong ba điều luật mà mới đây nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước và hải ngoại đã đề nghị hủy bỏ, cùng với điều 109, 117 của BLHS 2015 – những điều luật từng bị Liên Hiệp Quốc cho là có nội dung mơ hồ. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là nhà cầm quyền cộng sản sẽ không bao giờ bãi bỏ chúng, vì đó là những công cụ hiệu quả nhất để bịt miệng một dân tộc giàu truyền thống đấu tranh.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Xu hướng sống độc thân của giới trẻ Việt vì lương thấp, không đủ chi tiêu
An Vui
28 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Nữ giới sợ lập gia đình vì bị áp lực phải chăm sóc con cái và dọn dẹp nhà cửa nhiều hơn nam giới – Ảnh biếm họa không rõ nguồn
Giới trẻ Việt đang có xu hướng chọn sống độc thân, hơn 30 tuổi vẫn ở nhà cùng cha mẹ, không dám lập gia đình riêng.
Dân Trí ngày 27 Tháng Hai 2023 nêu vấn đề “lương chỉ 5 triệu đồng, đi làm hay “ở nhà mẹ nuôi”?” đề cập đến tình trạng nhiều bạn trẻ đi làm không đủ sống, phải thay đổi công việc ở nhiều nơi mà vẫn không khá hơn, quyết định ở nhà mẹ nuôi một thời gian để chờ cơ hội.
Tại thành phố có mức sinh hoạt đắt đỏ nhất, nhiều bạn trẻ học xong đại học đi làm chỉ nhận được mức lương chưa đến 10 triệu đồng/tháng (dưới $420).
Theo báo cáo về thị trường lao động năm 2022 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2023 tại thành phố của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố (Falmi), hơn 50% nhu cầu tuyển dụng lao động mới trong năm 2022 của các công ty chỉ có mức lương từ 5-10 triệu đồng/tháng ($210-$420), với các vị trí như nhân viên giới thiệu dịch vụ, tư vấn tuyển sinh, quản lý lớp học, tư vấn giáo dục, công nhân may, chăm sóc khách hàng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kho…
Thậm chí, hơn 6% chỗ cần tuyển dụng chỉ có mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng (dưới $210) như phục vụ, tạp vụ, bảo vệ, nhân viên bán thời gian, nhân viên bán hàng siêu thị, phụ bếp, phụ xe, cộng tác viên nhập liệu…
Ngay cả những ngành nghề đòi hỏi chất xám cao cũng có mức lương vô cùng bèo bọt. Cuối Tháng Mười Hai 2022, trong buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội về thu nhập của nhân viên y tế, Trưởng trạm y tế thị trấn Hóc Môn Trương Thị Ánh Mai cho hay, thu nhập cao nhất tại đây là 6.6 triệu đồng ($277), thấp nhất là 4.2 triệu đồng ($176) trong khi phải kiêm nhiệm đủ thứ việc.
Theo báo cáo của Công đoàn Y tế về tình hình hơn 9,000 viên chức y tế thôi việc – từ đầu năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022 – cho thấy, mức lương của bác sĩ được tuyển dụng vào đơn vị công lập chưa đến 5 triệu đồng ($210). Hay báo cáo của Sở giáo dục và đào tạo chỉ ra mức lương khó tin của giáo viên tiếng Anh mới ra trường, chỉ khoảng… 3 triệu đồng ($126)!
Lao Động ngày 28 Tháng Hai 2023 thẳng thừng hơn: Lương không đủ sống, người trẻ không dám lập gia đình, nên cuộc sống của vài người trẻ dù có làm quần quật cả tháng thì lương cũng không được 10 triệu (dưới $420), chi tiêu bản thân còn không đủ, sao dám lo cho ai?
Nam giới sợ lập gia đình vì phải đối mặt với áp lực tài chính và mặc định của xã hội là trụ cột gia đình – Ảnh: Brightside
Câu chuyện thứ nhất của Ánh, nữ nhân viên văn phòng 25 tuổi ở tỉnh Thanh Hóa, lương 7 triệu đồng ($294) một tháng, trả tiền nhà trọ và tiền sinh hoạt đã hết sạch, nên phát sinh vấn đề gì như máy tính bị hư, người bị bệnh…. là cô phải vay tiền cha mẹ hay bạn để trả vì không có khoản dự phòng. Vì thu nhập chưa bảo đảm mức sống, mỗi lần về quê thấy người lớn nói ra nói vào chuyện nên lấy chồng, cô chỉ cười hoặc né tránh sang chuyện khác. Theo Ánh, một cuộc hôn nhân mà tài chính của hai vợ chồng bấp bênh, không ổn định sẽ dễ gây ra cãi vã, tranh chấp, vì cô từng chứng kiến rất nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ vì tiền.
Câu chuyện thứ hai của Đạt, nhân viên văn phòng 26 tuổi ở Hà Nội, luôn cảm thấy mình kém cỏi vì thu nhập chỉ 7.6 triệu đồng/tháng ($319). Đạt trải lòng: “Ở Hà Nội, dù hai vợ chồng cùng đi làm lương 10 triệu một tháng cũng không đủ. Nếu có nhà riêng hoặc ở nhà cha mẹ thì không sao. Nhưng nếu vẫn thuê phòng trọ tháng hết 5 triệu đồng, tiền điện nước khoảng 1 triệu đồng, ăn uống, xăng xe nữa thì chắc chắn không đủ”.
Với thu nhập hiện tại, chưa đủ lo cho mình và cha mẹ, Đạt không dám nghĩ tới chuyện có vợ, rồi có con.
Trước đó, Lao Động ngày 7 Tháng Năm 2022 dẫn báo cáo của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết: Tiền lương ảnh hưởng khá nhiều tới quyết định lập gia đình của công nhân, vì có tới 54.6% trong tổng số 269 người lao động tham gia khảo sát thừa nhận tiền lương và thu nhập hiện tại thấp nên chưa dám lập gia đình.
Bên cạnh lý do tài chính eo hẹp nên phải lựa chọn sống độc thân của nhiều người, cũng có số người trẻ tài giỏi, kiếm ra tiền, nhưng chủ động lựa chọn sống độc thân.
Vnexpress ngày 2 Tháng Ba 2022 dẫn nghiên cứu của tổ chức quốc tế Euromonitor (London, Anh), cho biết hiện có hơn 300 triệu người sống một mình trên toàn cầu, tăng khoảng 80% so với 15 năm trước. Tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản thậm chí còn phát sinh khái niệm “nền kinh tế độc thân”, nơi hàng hóa, dịch vụ được thiết kế riêng để phục vụ các kiểu gia đình một người. Không ngoại lệ, tại Việt Nam, tỷ lệ người sống độc thân đang có xu hướng tăng nhanh, từ 6.23% năm 2004 tăng lên 10.1% vào năm 2019, theo Tổng cục thống kê.
Thạc sĩ Võ Minh Thành, giảng viên khoa Tâm lý ĐH Sư phạm thành phố chia sẻ: “Sống độc thân đã trở thành xu hướng mới, đại diện cho sự độc lập về kinh tế và tinh thần của một số người trẻ”. Một nghiên cứu thực hiện năm 2012 bởi các nhà tâm lý học ĐH San Diego và được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ công bố, những người sinh ra trong thập niên 80 và 90 thường tự cho mình là trung tâm hơn so với thế hệ trước. Họ trân trọng chủ nghĩa cá nhân, biểu hiện lớn nhất là khát vọng sống cho mình. Nếu hôn nhân không thể cải thiện chất lượng cuộc sống, hoặc ảnh hưởng đến giá trị bản thân, họ sẽ chọn sống độc thân. Theo ông Thành, ngoài lý do theo đuổi chủ nghĩa cá nhân, việc chưa tìm thấy đối tượng phù hợp, sợ trẻ con hay bị ám ảnh về hôn nhân không hạnh phúc cũng khiến nhiều người chọn sống độc thân.
Theo thạc sĩ Võ Minh Thành, cuộc đời có hôn nhân không phải đã là thành công và độc thân không phải là thất bại. Nếu hiện tại, những người độc thân đang hạnh phúc với sự lựa chọn của họ thì nên trân trọng, nhưng nếu nhìn vào sự phát triển lâu dài của xã hội chắc chắn sẽ có những hệ lụy.
An Vui
28 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Nữ giới sợ lập gia đình vì bị áp lực phải chăm sóc con cái và dọn dẹp nhà cửa nhiều hơn nam giới – Ảnh biếm họa không rõ nguồn
Giới trẻ Việt đang có xu hướng chọn sống độc thân, hơn 30 tuổi vẫn ở nhà cùng cha mẹ, không dám lập gia đình riêng.
Dân Trí ngày 27 Tháng Hai 2023 nêu vấn đề “lương chỉ 5 triệu đồng, đi làm hay “ở nhà mẹ nuôi”?” đề cập đến tình trạng nhiều bạn trẻ đi làm không đủ sống, phải thay đổi công việc ở nhiều nơi mà vẫn không khá hơn, quyết định ở nhà mẹ nuôi một thời gian để chờ cơ hội.
Tại thành phố có mức sinh hoạt đắt đỏ nhất, nhiều bạn trẻ học xong đại học đi làm chỉ nhận được mức lương chưa đến 10 triệu đồng/tháng (dưới $420).
Theo báo cáo về thị trường lao động năm 2022 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2023 tại thành phố của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố (Falmi), hơn 50% nhu cầu tuyển dụng lao động mới trong năm 2022 của các công ty chỉ có mức lương từ 5-10 triệu đồng/tháng ($210-$420), với các vị trí như nhân viên giới thiệu dịch vụ, tư vấn tuyển sinh, quản lý lớp học, tư vấn giáo dục, công nhân may, chăm sóc khách hàng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kho…
Thậm chí, hơn 6% chỗ cần tuyển dụng chỉ có mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng (dưới $210) như phục vụ, tạp vụ, bảo vệ, nhân viên bán thời gian, nhân viên bán hàng siêu thị, phụ bếp, phụ xe, cộng tác viên nhập liệu…
Ngay cả những ngành nghề đòi hỏi chất xám cao cũng có mức lương vô cùng bèo bọt. Cuối Tháng Mười Hai 2022, trong buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội về thu nhập của nhân viên y tế, Trưởng trạm y tế thị trấn Hóc Môn Trương Thị Ánh Mai cho hay, thu nhập cao nhất tại đây là 6.6 triệu đồng ($277), thấp nhất là 4.2 triệu đồng ($176) trong khi phải kiêm nhiệm đủ thứ việc.
Theo báo cáo của Công đoàn Y tế về tình hình hơn 9,000 viên chức y tế thôi việc – từ đầu năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022 – cho thấy, mức lương của bác sĩ được tuyển dụng vào đơn vị công lập chưa đến 5 triệu đồng ($210). Hay báo cáo của Sở giáo dục và đào tạo chỉ ra mức lương khó tin của giáo viên tiếng Anh mới ra trường, chỉ khoảng… 3 triệu đồng ($126)!
Lao Động ngày 28 Tháng Hai 2023 thẳng thừng hơn: Lương không đủ sống, người trẻ không dám lập gia đình, nên cuộc sống của vài người trẻ dù có làm quần quật cả tháng thì lương cũng không được 10 triệu (dưới $420), chi tiêu bản thân còn không đủ, sao dám lo cho ai?
Nam giới sợ lập gia đình vì phải đối mặt với áp lực tài chính và mặc định của xã hội là trụ cột gia đình – Ảnh: Brightside
Câu chuyện thứ nhất của Ánh, nữ nhân viên văn phòng 25 tuổi ở tỉnh Thanh Hóa, lương 7 triệu đồng ($294) một tháng, trả tiền nhà trọ và tiền sinh hoạt đã hết sạch, nên phát sinh vấn đề gì như máy tính bị hư, người bị bệnh…. là cô phải vay tiền cha mẹ hay bạn để trả vì không có khoản dự phòng. Vì thu nhập chưa bảo đảm mức sống, mỗi lần về quê thấy người lớn nói ra nói vào chuyện nên lấy chồng, cô chỉ cười hoặc né tránh sang chuyện khác. Theo Ánh, một cuộc hôn nhân mà tài chính của hai vợ chồng bấp bênh, không ổn định sẽ dễ gây ra cãi vã, tranh chấp, vì cô từng chứng kiến rất nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ vì tiền.
Câu chuyện thứ hai của Đạt, nhân viên văn phòng 26 tuổi ở Hà Nội, luôn cảm thấy mình kém cỏi vì thu nhập chỉ 7.6 triệu đồng/tháng ($319). Đạt trải lòng: “Ở Hà Nội, dù hai vợ chồng cùng đi làm lương 10 triệu một tháng cũng không đủ. Nếu có nhà riêng hoặc ở nhà cha mẹ thì không sao. Nhưng nếu vẫn thuê phòng trọ tháng hết 5 triệu đồng, tiền điện nước khoảng 1 triệu đồng, ăn uống, xăng xe nữa thì chắc chắn không đủ”.
Với thu nhập hiện tại, chưa đủ lo cho mình và cha mẹ, Đạt không dám nghĩ tới chuyện có vợ, rồi có con.
Trước đó, Lao Động ngày 7 Tháng Năm 2022 dẫn báo cáo của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết: Tiền lương ảnh hưởng khá nhiều tới quyết định lập gia đình của công nhân, vì có tới 54.6% trong tổng số 269 người lao động tham gia khảo sát thừa nhận tiền lương và thu nhập hiện tại thấp nên chưa dám lập gia đình.
Bên cạnh lý do tài chính eo hẹp nên phải lựa chọn sống độc thân của nhiều người, cũng có số người trẻ tài giỏi, kiếm ra tiền, nhưng chủ động lựa chọn sống độc thân.
Vnexpress ngày 2 Tháng Ba 2022 dẫn nghiên cứu của tổ chức quốc tế Euromonitor (London, Anh), cho biết hiện có hơn 300 triệu người sống một mình trên toàn cầu, tăng khoảng 80% so với 15 năm trước. Tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản thậm chí còn phát sinh khái niệm “nền kinh tế độc thân”, nơi hàng hóa, dịch vụ được thiết kế riêng để phục vụ các kiểu gia đình một người. Không ngoại lệ, tại Việt Nam, tỷ lệ người sống độc thân đang có xu hướng tăng nhanh, từ 6.23% năm 2004 tăng lên 10.1% vào năm 2019, theo Tổng cục thống kê.
Thạc sĩ Võ Minh Thành, giảng viên khoa Tâm lý ĐH Sư phạm thành phố chia sẻ: “Sống độc thân đã trở thành xu hướng mới, đại diện cho sự độc lập về kinh tế và tinh thần của một số người trẻ”. Một nghiên cứu thực hiện năm 2012 bởi các nhà tâm lý học ĐH San Diego và được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ công bố, những người sinh ra trong thập niên 80 và 90 thường tự cho mình là trung tâm hơn so với thế hệ trước. Họ trân trọng chủ nghĩa cá nhân, biểu hiện lớn nhất là khát vọng sống cho mình. Nếu hôn nhân không thể cải thiện chất lượng cuộc sống, hoặc ảnh hưởng đến giá trị bản thân, họ sẽ chọn sống độc thân. Theo ông Thành, ngoài lý do theo đuổi chủ nghĩa cá nhân, việc chưa tìm thấy đối tượng phù hợp, sợ trẻ con hay bị ám ảnh về hôn nhân không hạnh phúc cũng khiến nhiều người chọn sống độc thân.
Theo thạc sĩ Võ Minh Thành, cuộc đời có hôn nhân không phải đã là thành công và độc thân không phải là thất bại. Nếu hiện tại, những người độc thân đang hạnh phúc với sự lựa chọn của họ thì nên trân trọng, nhưng nếu nhìn vào sự phát triển lâu dài của xã hội chắc chắn sẽ có những hệ lụy.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Công nhân lãnh tiền thất nghiệp, cũng bị đánh thuế 10%
Quốc Thành
1 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Chuyện ít ai tưởng tượng ra nổi, vậy mà cũng có được trong xã hội Việt Nam lúc này. Trên Facebook và các diễn đàn nội bộ của công nhân công ty PouYuen Việt Nam đang rộ lên những lời bất bình và tố cáo chuyện họ phải đóng thuế thu nhập cá nhân 10% khi lãnh trợ cấp thôi việc.
Do khó khăn không tìm được đơn hàng, Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam ở quận Bình Tân, Sài Gòn, mới đây đành chấm dứt hợp đồng lao động với khoảng hơn 2,300 người. Thấy tình cảnh công nhân quá khó khăn nên công ty này yểm trợ 0.8 tháng lương cho mỗi năm làm việc, mức cao nhất nhận 379 triệu đồng, thấp nhất 12 triệu đồng. Ai nấy đều vui mừng khi nghe tin. Ấy vậy đến lúc nhận tiền, Cục thuế TP.HCM xuất hiện, tuyên bố theo luật thì công nhân phải bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trên tổng tiền hỗ trợ.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế giải thích việc thu thuế theo quy định trên, là do người lao động nghỉ việc, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Như vậy, với mức chi trả cho người lao động cứ mỗi năm là 0.8 tháng tiền lương. Nhưng nếu tiền bồi thường, dù có được cho nhiều hơn từ quyết định riêng của công ty cho nghỉ việc, nếu cao hơn mức quy định đó, công nhân sẽ bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân.
Cách giải thích trơ trẽn này của ông Dũng, dù viện đủ điều luật, hoàn toàn không diễn tả hết nổi khốn khổ của người lao động mất việc làm, nay trông mong số tiền bồi thường đó để về quê làm lại cuộc đời mới. Xoa dịu dư luận, ông Dũng nói “Nếu số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa, công nhân sẽ được hoàn trả sau này”. Nhưng người Việt Nam ai cũng biết, chuyện hoàn thuế, chưa bao giờ có thật.
Báo Dân Trí dẫn tâm sự của Anh Tuấn, là một trong số hơn 2,300 công nhân công ty TNHH PouYuen Việt Nam bị chấm dứt hợp đồng trong Tháng Ba sắp tới. Theo thông báo của công ty, tổng số tiền trợ cấp thôi việc cho 23 năm thâm niên của anh Tuấn là hơn 226 triệu đồng. Tuy nhiên, Tuấn bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của khoản tiền trợ cấp cao hơn so với quy định, tính ra hơn 17 triệu đồng, nên khoản thực nhận chỉ còn hơn 209 triệu đồng.
Tương tự, chị H. có thâm niên 18 năm làm việc tại công ty PouYuen Việt Nam. Tổng số tiền trợ cấp thôi việc của chị H. là hơn 161 triệu đồng. Sau khi bị trừ 10% thuế TNCN của khoản tiền trợ cấp cao hơn so với quy định, số tiền trợ cấp thôi việc thực tế của chị H. là gần 148 triệu đồng.
Nhiều công nhân vui mừng vì có tiền hỗ trợ trang trải cuộc sống trong thời gian họ tìm công việc mới. Tuy nhiên, nhiều người cũng chạnh lòng vì đây là khoản tiền hỗ trợ mất việc mà cũng bị tính thuế đến 10%. Đời công nhân Việt Nam được coi là thuộc hàng nghèo khó nhất Việt Nam, làm chỉ đủ ăn, không có dư. Nay số tiền được coi là cơm áo và vốn liếng làm ăn cuối đời của họ, cũng bị tước đi do “luật”.
Trước đó, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam đã có văn bản gửi cơ quan chức năng về việc thực hiện thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với 2,358 công nhân do gặp khó khăn về đơn hàng. Công ty này nói rõ rằng để ghi nhận sự cống hiến của người lao động, công ty chi trả cho toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại công ty (bao gồm cả những năm người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp), cứ mỗi năm là 0.8 tháng tiền lương. Nhiều người bình luận, hóa ra, chủ người nước ngoài còn biết thương dân Việt hơn cả nhà cầm quyền, vốn vẫn cao giọng nói mình là chính quyền của giai cấp công-nông.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu, việc đánh thuế thu nhập cá nhân trên các khoản hỗ trợ gây phản ứng dư luận.
Năm 2020, trong đợt cắt giảm lao động của PouYuen Việt Nam vì dịch covid, tiền trợ cấp mất việc cao hơn so với quy định cũng bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10% như trên. Năm 2022, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét việc không thu thuế thu nhập cá nhân 10% này.
Trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị, một luật sư ở Sài Gòn cho rằng, khoản tiền công nhân được nhận từ Công ty TNHH PouYuen Việt Nam là khoản tiền hỗ trợ của doanh nghiệp giúp công nhân đi tìm việc làm mới, trang trải lúc khó khăn, chứ không phải là khoản tiền thưởng hay thu nhập tăng thêm nào khác. Vì vậy, có thể xem xét đây là trường hợp đặc biệt, để không thu thuế, từ đó hỗ trợ công nhân, vì đánh thuế cũng phải bảo đảm tính nhân văn.
Quốc Thành
1 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Chuyện ít ai tưởng tượng ra nổi, vậy mà cũng có được trong xã hội Việt Nam lúc này. Trên Facebook và các diễn đàn nội bộ của công nhân công ty PouYuen Việt Nam đang rộ lên những lời bất bình và tố cáo chuyện họ phải đóng thuế thu nhập cá nhân 10% khi lãnh trợ cấp thôi việc.
Do khó khăn không tìm được đơn hàng, Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam ở quận Bình Tân, Sài Gòn, mới đây đành chấm dứt hợp đồng lao động với khoảng hơn 2,300 người. Thấy tình cảnh công nhân quá khó khăn nên công ty này yểm trợ 0.8 tháng lương cho mỗi năm làm việc, mức cao nhất nhận 379 triệu đồng, thấp nhất 12 triệu đồng. Ai nấy đều vui mừng khi nghe tin. Ấy vậy đến lúc nhận tiền, Cục thuế TP.HCM xuất hiện, tuyên bố theo luật thì công nhân phải bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trên tổng tiền hỗ trợ.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế giải thích việc thu thuế theo quy định trên, là do người lao động nghỉ việc, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Như vậy, với mức chi trả cho người lao động cứ mỗi năm là 0.8 tháng tiền lương. Nhưng nếu tiền bồi thường, dù có được cho nhiều hơn từ quyết định riêng của công ty cho nghỉ việc, nếu cao hơn mức quy định đó, công nhân sẽ bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân.
Cách giải thích trơ trẽn này của ông Dũng, dù viện đủ điều luật, hoàn toàn không diễn tả hết nổi khốn khổ của người lao động mất việc làm, nay trông mong số tiền bồi thường đó để về quê làm lại cuộc đời mới. Xoa dịu dư luận, ông Dũng nói “Nếu số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa, công nhân sẽ được hoàn trả sau này”. Nhưng người Việt Nam ai cũng biết, chuyện hoàn thuế, chưa bao giờ có thật.
Báo Dân Trí dẫn tâm sự của Anh Tuấn, là một trong số hơn 2,300 công nhân công ty TNHH PouYuen Việt Nam bị chấm dứt hợp đồng trong Tháng Ba sắp tới. Theo thông báo của công ty, tổng số tiền trợ cấp thôi việc cho 23 năm thâm niên của anh Tuấn là hơn 226 triệu đồng. Tuy nhiên, Tuấn bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của khoản tiền trợ cấp cao hơn so với quy định, tính ra hơn 17 triệu đồng, nên khoản thực nhận chỉ còn hơn 209 triệu đồng.
Tương tự, chị H. có thâm niên 18 năm làm việc tại công ty PouYuen Việt Nam. Tổng số tiền trợ cấp thôi việc của chị H. là hơn 161 triệu đồng. Sau khi bị trừ 10% thuế TNCN của khoản tiền trợ cấp cao hơn so với quy định, số tiền trợ cấp thôi việc thực tế của chị H. là gần 148 triệu đồng.
Nhiều công nhân vui mừng vì có tiền hỗ trợ trang trải cuộc sống trong thời gian họ tìm công việc mới. Tuy nhiên, nhiều người cũng chạnh lòng vì đây là khoản tiền hỗ trợ mất việc mà cũng bị tính thuế đến 10%. Đời công nhân Việt Nam được coi là thuộc hàng nghèo khó nhất Việt Nam, làm chỉ đủ ăn, không có dư. Nay số tiền được coi là cơm áo và vốn liếng làm ăn cuối đời của họ, cũng bị tước đi do “luật”.
Trước đó, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam đã có văn bản gửi cơ quan chức năng về việc thực hiện thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với 2,358 công nhân do gặp khó khăn về đơn hàng. Công ty này nói rõ rằng để ghi nhận sự cống hiến của người lao động, công ty chi trả cho toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại công ty (bao gồm cả những năm người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp), cứ mỗi năm là 0.8 tháng tiền lương. Nhiều người bình luận, hóa ra, chủ người nước ngoài còn biết thương dân Việt hơn cả nhà cầm quyền, vốn vẫn cao giọng nói mình là chính quyền của giai cấp công-nông.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu, việc đánh thuế thu nhập cá nhân trên các khoản hỗ trợ gây phản ứng dư luận.
Năm 2020, trong đợt cắt giảm lao động của PouYuen Việt Nam vì dịch covid, tiền trợ cấp mất việc cao hơn so với quy định cũng bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10% như trên. Năm 2022, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét việc không thu thuế thu nhập cá nhân 10% này.
Trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị, một luật sư ở Sài Gòn cho rằng, khoản tiền công nhân được nhận từ Công ty TNHH PouYuen Việt Nam là khoản tiền hỗ trợ của doanh nghiệp giúp công nhân đi tìm việc làm mới, trang trải lúc khó khăn, chứ không phải là khoản tiền thưởng hay thu nhập tăng thêm nào khác. Vì vậy, có thể xem xét đây là trường hợp đặc biệt, để không thu thuế, từ đó hỗ trợ công nhân, vì đánh thuế cũng phải bảo đảm tính nhân văn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tiểu thương chợ An Đông: ‘Cả tuần không bán được một cái áo’
Lê Thiệt
2 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Loạt sạp hàng tại An Đông Plaza đóng cửa im lìm, tiểu thương treo biển cho thuê nhiều tháng liền không thấy ai gọi – Ảnh: Quang Ninh/Dân Trí
Ngôi chợ thời trang lớn nhất Sài Gòn hiện đang lâm vào tình trạng ế ẩm, khiến nhiều tiểu thương thở dài ngao ngán.
Một chủ sạp thời trang tại An Đông Plaza (tên gọi mới của chợ An Đông) nói với phóng viên báo Dân Trí: “Thường thì ra Giêng hay ế ẩm nhưng thế này thì ế quá rồi, cả tuần không bán nổi cái áo. Tiền vốn chắc phải lỗ một nửa, giờ tôi phải ôm hàng tìm cách bán cho hết”.
Bà chủ sạp quần áo Thanh Hải ở tầng 3 nói như muốn khóc: “Chắc phải sang bớt một trong ba sạp ở chợ này. Còn nếu gồng không nổi nữa thì… bỏ nghề”.
Bà nói vậy thôi chứ bà biết bây giờ có cho người ta cũng không lấy, nên nếu tình trạng này kéo dài, “không gồng nổi nữa thì tôi bỏ nghề”, bà nói trong ánh mắt đượm buồn.
Đó chẳng phải lời than mới, trước đó có người từng có 15 sạp quần áo, phải bỏ bớt 10 sạp rồi mà vẫn lao đao. Nhiều sạp treo bảng cho thuê cả tháng mà chẳng thấy ai gọi hỏi thăm, chứ đừng nói chi một tiếng trả giá.
Nhiều tiểu thương thấy cảnh ế ẩm, ngồi chơi cờ, nghịch điện thoại – Ảnh: Quang Ninh/Dân Trí
Chung quanh bà chủ sạp Thanh Hải đâu cũng thế, không khí chìm lắng dù đang là buổi sáng chứa chan ánh nắng, nhiều sạp cố gắng trình bày hàng hóa cho bắt mắt, nhưng rồi cũng chỉ để tự ngắm với nhau, chứ hiếm hoi lắm mới có người tạt ngang qua hỏi mua. Nhân viên chẳng biết làm gì hơn ngoài chuyện ngồi dán mắt vào điện thoại xem mạng xã hội có “trend” gì hôm nay, hoặc tụm lại chơi ca rô, cờ cá ngựa.
Tại khu vực tầng trệt, khung cảnh hàng chục sạp hàng nối tiếp nhau trả mặt bằng khiến lối đi vào các sạp bên trong ảm đạm, tối tăm.
Theo thống kê của tiểu thương, sức bán của chợ An Động hiện này chỉ còn khoảng 40% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Chị Lý Cẩm Nhung (51 tuổi, tiểu thương sạp giày dép lại An Đông Plaza) nhớ lại không khí buôn bán ngày xưa có chút ngậm ngùi: “Ngày trước khách đến tấp nập lắm, kể cả ngày thường. Mãi đến tối mịt chúng tôi mới được đóng cửa sạp. Giờ thì buổi trưa đã đóng rồi, chứ ở lại cũng chỉ ngồi ‘ngáp ruồi’ thôi chứ đâu có khách”.
Tiểu thương ngậm ngùi, cười trừ khi được hỏi sẽ gồng gánh công việc kinh doanh thế nào – Ảnh: Quang Ninh/Dân Trí
Ngoài chuyện phải đương đầu với tình hình buôn bán ế ẩm, tiểu thương tại An Đông Plaza hiện còn phải đối mặt với những thay đổi về hợp đồng thuê sạp trong thời gian tới.
Theo chị Lý Cẩm Nhung, công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông đã gửi thông báo cho các tiểu thương sắp hết hạn thuê sạp vào ngày 21 Tháng Tư.
Nội dung là về việc không sang nhượng thời gian dài như trước đây là 5 năm (60 tháng), mà chuyển qua cho thuê từng tháng với kỳ hạn kéo dài sáu tháng. Nghĩa là, tiểu thương không được thuê thời hạn 5 năm với số tiền 1.9 tỷ đồng như trước đây, mà chuyển sang thuê từng tháng một với giá thuê hơn 41 triệu đồng, đặt cọc hai tháng.
Không những vậy, trước tình hình buôn bán ế ẩm, đơn vị còn thông báo sẽ tăng giá thuê sạp lên 25%, tăng thêm 6-10 triệu đồng/tháng so với giá thuê cũ.
Trước những thông tin về việc thay đổi hợp đồng thuê, nhiều tiểu thương rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” – Ảnh: Quang Ninh/Dân Trí
Ngay sau đó, ngày 24 Tháng Tư, hơn 290 thương nhân đã cùng ký tên, viết đơn kiến nghị yêu cầu Ban quản lý phản hồi thỏa đáng trước những quyết định gây khó khăn cho tiểu thương.
Tiểu thương ở đây đã nhiều lần đối thoại với Ban quản lý, nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất chung. Thậm chí, trước đó An Đông Plaza đã từng có ý định tăng giá thuê sạp, nhưng do tiểu thương biểu tình nên đã giữ nguyên giá cũ. Ban quản lý tại An Đông Plaza thông báo sẽ có câu trả lời cho đơn kiến nghị của các tiểu thương, chậm nhất là vào 10 Tháng Ba. Chưa biết tình hình tại đây ra sao, nhưng bà con tiểu thương như đang ngồi trên lửa, vì vốn liếng của họ bị chôn vào hàng hóa, bán không được mà nếu còn bị tăng giá thuê sạp, có lẽ họ sẽ bị phá sản hàng loạt.
Lê Thiệt
2 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Loạt sạp hàng tại An Đông Plaza đóng cửa im lìm, tiểu thương treo biển cho thuê nhiều tháng liền không thấy ai gọi – Ảnh: Quang Ninh/Dân Trí
Ngôi chợ thời trang lớn nhất Sài Gòn hiện đang lâm vào tình trạng ế ẩm, khiến nhiều tiểu thương thở dài ngao ngán.
Một chủ sạp thời trang tại An Đông Plaza (tên gọi mới của chợ An Đông) nói với phóng viên báo Dân Trí: “Thường thì ra Giêng hay ế ẩm nhưng thế này thì ế quá rồi, cả tuần không bán nổi cái áo. Tiền vốn chắc phải lỗ một nửa, giờ tôi phải ôm hàng tìm cách bán cho hết”.
Bà chủ sạp quần áo Thanh Hải ở tầng 3 nói như muốn khóc: “Chắc phải sang bớt một trong ba sạp ở chợ này. Còn nếu gồng không nổi nữa thì… bỏ nghề”.
Bà nói vậy thôi chứ bà biết bây giờ có cho người ta cũng không lấy, nên nếu tình trạng này kéo dài, “không gồng nổi nữa thì tôi bỏ nghề”, bà nói trong ánh mắt đượm buồn.
Đó chẳng phải lời than mới, trước đó có người từng có 15 sạp quần áo, phải bỏ bớt 10 sạp rồi mà vẫn lao đao. Nhiều sạp treo bảng cho thuê cả tháng mà chẳng thấy ai gọi hỏi thăm, chứ đừng nói chi một tiếng trả giá.
Nhiều tiểu thương thấy cảnh ế ẩm, ngồi chơi cờ, nghịch điện thoại – Ảnh: Quang Ninh/Dân Trí
Chung quanh bà chủ sạp Thanh Hải đâu cũng thế, không khí chìm lắng dù đang là buổi sáng chứa chan ánh nắng, nhiều sạp cố gắng trình bày hàng hóa cho bắt mắt, nhưng rồi cũng chỉ để tự ngắm với nhau, chứ hiếm hoi lắm mới có người tạt ngang qua hỏi mua. Nhân viên chẳng biết làm gì hơn ngoài chuyện ngồi dán mắt vào điện thoại xem mạng xã hội có “trend” gì hôm nay, hoặc tụm lại chơi ca rô, cờ cá ngựa.
Tại khu vực tầng trệt, khung cảnh hàng chục sạp hàng nối tiếp nhau trả mặt bằng khiến lối đi vào các sạp bên trong ảm đạm, tối tăm.
Theo thống kê của tiểu thương, sức bán của chợ An Động hiện này chỉ còn khoảng 40% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Chị Lý Cẩm Nhung (51 tuổi, tiểu thương sạp giày dép lại An Đông Plaza) nhớ lại không khí buôn bán ngày xưa có chút ngậm ngùi: “Ngày trước khách đến tấp nập lắm, kể cả ngày thường. Mãi đến tối mịt chúng tôi mới được đóng cửa sạp. Giờ thì buổi trưa đã đóng rồi, chứ ở lại cũng chỉ ngồi ‘ngáp ruồi’ thôi chứ đâu có khách”.
Tiểu thương ngậm ngùi, cười trừ khi được hỏi sẽ gồng gánh công việc kinh doanh thế nào – Ảnh: Quang Ninh/Dân Trí
Ngoài chuyện phải đương đầu với tình hình buôn bán ế ẩm, tiểu thương tại An Đông Plaza hiện còn phải đối mặt với những thay đổi về hợp đồng thuê sạp trong thời gian tới.
Theo chị Lý Cẩm Nhung, công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông đã gửi thông báo cho các tiểu thương sắp hết hạn thuê sạp vào ngày 21 Tháng Tư.
Nội dung là về việc không sang nhượng thời gian dài như trước đây là 5 năm (60 tháng), mà chuyển qua cho thuê từng tháng với kỳ hạn kéo dài sáu tháng. Nghĩa là, tiểu thương không được thuê thời hạn 5 năm với số tiền 1.9 tỷ đồng như trước đây, mà chuyển sang thuê từng tháng một với giá thuê hơn 41 triệu đồng, đặt cọc hai tháng.
Không những vậy, trước tình hình buôn bán ế ẩm, đơn vị còn thông báo sẽ tăng giá thuê sạp lên 25%, tăng thêm 6-10 triệu đồng/tháng so với giá thuê cũ.
Trước những thông tin về việc thay đổi hợp đồng thuê, nhiều tiểu thương rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” – Ảnh: Quang Ninh/Dân Trí
Ngay sau đó, ngày 24 Tháng Tư, hơn 290 thương nhân đã cùng ký tên, viết đơn kiến nghị yêu cầu Ban quản lý phản hồi thỏa đáng trước những quyết định gây khó khăn cho tiểu thương.
Tiểu thương ở đây đã nhiều lần đối thoại với Ban quản lý, nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất chung. Thậm chí, trước đó An Đông Plaza đã từng có ý định tăng giá thuê sạp, nhưng do tiểu thương biểu tình nên đã giữ nguyên giá cũ. Ban quản lý tại An Đông Plaza thông báo sẽ có câu trả lời cho đơn kiến nghị của các tiểu thương, chậm nhất là vào 10 Tháng Ba. Chưa biết tình hình tại đây ra sao, nhưng bà con tiểu thương như đang ngồi trên lửa, vì vốn liếng của họ bị chôn vào hàng hóa, bán không được mà nếu còn bị tăng giá thuê sạp, có lẽ họ sẽ bị phá sản hàng loạt.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Việt Nam đang cố thay thế chuỗi cung ứng Trung Quốc, nhưng khó thành công (Anjani Trivedi/Bloomberg)
Nền tảng của một xưởng thế giới mới? Photographer: Maika Elan/Bloomberg
Tóm tắt: Các nhà máy tại Việt Nam được cho là sẽ cứu toàn cầu hóa. Có vẻ như điều đó không xảy ra.
Đã có quá nhiều hy vọng về việc các chuỗi cung ứng lớn của Việt Nam sẽ thay thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc và cứu toàn cầu hóa.
Trong vài năm qua, các nhà phân tích và chuyên gia tư vấn đã háo hức cân nhắc xem liệu quốc gia Đông Nam Á này có cạnh tranh được với năng lực sản xuất và xuất khẩu của nước láng giềng phía bắc hay không. Việt Nam được coi là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, gần đây, sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là phiên bản 2.0 của nền công nghiệp thế giới đã giảm mạnh. Các tin tức về Việt Nam không phải là tín hiệu tốt cho các công ty đang tìm cách mở rộng hoạt động hiện tại hoặc thiết lập các hoạt động mới ở đó. Sản xuất công nghiệp đã giảm mạnh trong tháng 1, cũng như số lượng người làm việc trong lĩnh vực này. Hoạt động sản xuất đang bị thu hẹp. Trong khi đó, người Việt Nam đang chuyển sang làm việc ngoài giờ và làm thêm khi số lượng việc làm của giới văn phòng giảm xuống. Tiền lương tiếp tục duy trì ở mức thấp và lạm phát đang tăng nhanh. Như đổ thêm dầu vào lửa, một trong những nhà sản xuất giày lớn nhất cho Nike và Adidas, Tập đoàn Pou Chen của Đài Loan, đang lên kế hoạch cắt giảm 6.000 việc làm tại nhà máy của tập đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hàng loạt các vấn đề nhức nhối trong nước cũng đang khiến việc kinh doanh tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Một chiến dịch chống tham nhũng dẫn đến sự từ chức đột ngột của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khiến các nhà đầu tư lo sợ. Việt Nam được cho là ổn định, và sự thay đổi lãnh đạo này đã làm nổi bật cảm giác chính trị đầy biến động của thị trường mới nổi đan xen với các quyết định và quy trình kinh doanh như xin giấy phép kinh doanh, phê duyệt, giấy phép dự án và các khoản trợ cấp. Điều đó gây khó khăn cho các công ty nước ngoài khi các giám đốc điều hành của họ có thể không được ủng hộ trong bối cảnh các quan chức nắm quyền thay đổi liên tục. Việc này làm trì hoãn các khoản đầu tư. Trong khi đó, mảng kinh doanh bất động sản của Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ ngày càng trầm trọng với việc các tập đoàn bất động sản trì hoãn việc trả nợ. Đối với các nhà sản xuất tiềm năng, việc thiết lập nhà máy với sự trợ giúp của nguồn tài trợ trong nước – như trường hợp ở Trung Quốc – có thể là một thách thức vì nó đòi hỏi phải đầu tư liên tục nhiều hơn cho vốn lưu động và tài trợ thương mại. Giống như phần còn lại của thế giới, lao động tại Việt Nam đang trở thành một vấn đề nhức nhối. Sau ít nhất 28 cuộc đình công trong năm 2022, vào tháng 1, 600 công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phản đối khoản tiền thưởng cuối năm ít ỏi của công ty Nhật Bản Toyo Precision Co. tại cơ sở sản xuất linh kiện máy may, theo báo chí địa phương.
Đối với các công ty toàn cầu, những thách thức này tạo ra nhiều phức tạp hơn trong chuỗi cung ứng ngay khi họ quay trở lại thị trường sau hai năm đấu tranh để giải quyết các vấn đề và sự gián đoạn sản xuất. Sau những gián đoạn sản xuất do Covid gây ra, các công ty có thể không còn đủ kiên nhẫn để giải quyết thêm các vấn đề mới.
Sự hấp dẫn của việc chuyển các nhà máy sang Việt Nam phần lớn là do chi phí lao động rẻ. Triển vọng về mức lương rẻ hơn – so với các trung tâm sản xuất khác – trong lịch sử đã củng cố sự chuyển đổi công nghệ sang các khu vực của châu Á (ví dụ như sản xuất chip và điện tử). Việc tính toán đó không còn đơn giản nữa: nhiều ý kiến ủng hộ xung quanh việc di chuyển chuỗi cung ứng giả định rằng, chỉ vì có hàng triệu người trong độ tuổi lao động ở một quốc gia nên họ bằng lòng với mức lương thấp. Giả định này đã bỏ qua xu hướng của họ đối với lĩnh vực dịch vụ hoặc áp lực lạm phát đang chèn ép nhân viên (cũng như họ đang làm tổn thương các công ty) khiến những công việc này trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, Ấn Độ và Indonesia đang nổi lên như những lựa chọn thay thế. Càng ngày, các công ty càng cần nhiều nhân viên lành nghề hơn khi số hóa và tự động hóa tăng lên.
Ngay cả với sự cường điệu xung quanh tiềm năng đi lên của Việt Nam như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, quốc gia này vẫn phải vật lộn để rũ bỏ nhãn mác là quốc gia gồm các dây chuyền lắp ráp – thay vì là một trung tâm sản xuất. Hàng tháng, cả nước Việt Nam xuất ra hơn 400 triệu bao thuốc lá, hơn 300 triệu bộ quần áo may sẵn, 17,2 triệu điện thoại di động và hàng triệu mét vuông vải polyester. Thiết bị và máy móc quy mô công nghiệp, hoặc các cấu thành của chúng, vẫn chưa phải là trụ cột của các sản phẩm được sản xuất tại đây. Trong khi đó, các nhà sản xuất vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc để có các bộ phận và linh kiện này, và việc vươn lên trong chuỗi giá trị là không hề dễ dàng.
Chẳng hạn, hãng điện tử Nhật Bản Kyocera Corp. đang mở rộng sản xuất một số linh kiện tại nhà máy mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, công ty đã lưu ý vào tháng 3 năm ngoái rằng họ sẽ chỉ sản xuất thêm các sản phẩm gốm được sử dụng trong thiết bị điện tử để cách nhiệt và điện trở tại cơ sở này. “Các gói kích thước nhỏ tiên tiến cho các thiết bị tinh thể được chế tạo theo một cách rất phức tạp” và công ty sẽ tiếp tục sản xuất những thứ này “tại Nhật Bản trong một thời gian”.
Chắc chắn, cơ sở hạ tầng của Việt Nam — từ cảng đến đường cao tốc và nguồn điện — được phát triển tốt xung quanh các khu công nghiệp và khu kinh tế, nơi tập trung hầu hết các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chỉ có 20% đường sá được trải nhựa và năng lực hậu cần không theo kịp hoạt động thương mại.
Với một trong những điểm sáng nhất có vẻ như nằm ngoài cuộc đua, quốc gia nào sẽ là điểm đến tiếp theo cho toàn cầu hóa? Thứ nhất, công xưởng của thế giới sẽ không sớm bị gạt sang một bên. Các công ty Trung Quốc đang xuất khẩu hiệu quả các chuỗi cung ứng và cơ sở vật chất của họ sang châu Âu và Mexico nhằm thúc đẩy xu hướng cận biên.
Trong khi đó, không rõ có bao nhiêu nhu cầu thực sự đối với một chuỗi cung ứng hoàn toàn mới ngoài Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát của Teikoku Databank vào cuối tháng 12, trong khi 30% các nhà sản xuất Nhật Bản sử dụng hàng nhập khẩu, gần 50% nhà sản xuất không mang linh kiện vào. Trong khi đó, những công ty phụ thuộc vào hàng nhập khẩu hiện đang tránh xa do đồng yên yếu khiến việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ. Ở Ấn Độ, các công ty nhập khẩu thiết bị điện tử và các thiết bị khác từ Trung Quốc, lắp ráp chúng và tạo ra giá trị gia tăng kinh tế bằng cách đưa vào một số bộ phận như tụ điện. Hoa Kỳ đã bắt đầu bùng nổ xây dựng các nhà máy của riêng mình, dựa vào các đối tác thương mại thân thiện khác.
Thực tế là các công ty công nghiệp sẽ quản lý để tìm nguồn các bộ phận và linh kiện họ cần — một số từ Trung Quốc, một số khác từ Nhật Bản và Đông Nam Á, và nhiều hơn nữa từ Mexico. Mối quan hệ thương mại sẽ chiếm ưu thế và các vấn đề về lao động sẽ gia tăng khi số lượng công nhân sản xuất lành nghề cạn kiệt. Các doanh nghiệp sẽ buộc phải tách rời có chọn lọc và một số lĩnh vực nhất định sẽ gặp khó khăn hơn những lĩnh vực khác. Giá trị kinh tế của công nghệ càng cao thì càng khó dựa vào các quốc gia khác để có được nó. Sẽ không có một công xưởng mới nào trên thế giới thay thế được Trung Quốc. Một mô hình toàn cầu hóa mới sẽ xuất hiện, và chỉ có vậy thôi.
Anjani Trivedi
Nguồn: https://www.bloomberg.com/opinion/articles/2023-02-28/china-supply-chains-replacing-them-is-hard-just-look-at-vietnam
Cù Tuấn dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid02frYqPYnooYE2Y13Y9u1RyydxhJxcJ9HJS5G9G64hHop4o5g3ojuNzZss1
Nền tảng của một xưởng thế giới mới? Photographer: Maika Elan/Bloomberg
Tóm tắt: Các nhà máy tại Việt Nam được cho là sẽ cứu toàn cầu hóa. Có vẻ như điều đó không xảy ra.
Đã có quá nhiều hy vọng về việc các chuỗi cung ứng lớn của Việt Nam sẽ thay thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc và cứu toàn cầu hóa.
Trong vài năm qua, các nhà phân tích và chuyên gia tư vấn đã háo hức cân nhắc xem liệu quốc gia Đông Nam Á này có cạnh tranh được với năng lực sản xuất và xuất khẩu của nước láng giềng phía bắc hay không. Việt Nam được coi là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, gần đây, sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là phiên bản 2.0 của nền công nghiệp thế giới đã giảm mạnh. Các tin tức về Việt Nam không phải là tín hiệu tốt cho các công ty đang tìm cách mở rộng hoạt động hiện tại hoặc thiết lập các hoạt động mới ở đó. Sản xuất công nghiệp đã giảm mạnh trong tháng 1, cũng như số lượng người làm việc trong lĩnh vực này. Hoạt động sản xuất đang bị thu hẹp. Trong khi đó, người Việt Nam đang chuyển sang làm việc ngoài giờ và làm thêm khi số lượng việc làm của giới văn phòng giảm xuống. Tiền lương tiếp tục duy trì ở mức thấp và lạm phát đang tăng nhanh. Như đổ thêm dầu vào lửa, một trong những nhà sản xuất giày lớn nhất cho Nike và Adidas, Tập đoàn Pou Chen của Đài Loan, đang lên kế hoạch cắt giảm 6.000 việc làm tại nhà máy của tập đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hàng loạt các vấn đề nhức nhối trong nước cũng đang khiến việc kinh doanh tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Một chiến dịch chống tham nhũng dẫn đến sự từ chức đột ngột của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khiến các nhà đầu tư lo sợ. Việt Nam được cho là ổn định, và sự thay đổi lãnh đạo này đã làm nổi bật cảm giác chính trị đầy biến động của thị trường mới nổi đan xen với các quyết định và quy trình kinh doanh như xin giấy phép kinh doanh, phê duyệt, giấy phép dự án và các khoản trợ cấp. Điều đó gây khó khăn cho các công ty nước ngoài khi các giám đốc điều hành của họ có thể không được ủng hộ trong bối cảnh các quan chức nắm quyền thay đổi liên tục. Việc này làm trì hoãn các khoản đầu tư. Trong khi đó, mảng kinh doanh bất động sản của Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ ngày càng trầm trọng với việc các tập đoàn bất động sản trì hoãn việc trả nợ. Đối với các nhà sản xuất tiềm năng, việc thiết lập nhà máy với sự trợ giúp của nguồn tài trợ trong nước – như trường hợp ở Trung Quốc – có thể là một thách thức vì nó đòi hỏi phải đầu tư liên tục nhiều hơn cho vốn lưu động và tài trợ thương mại. Giống như phần còn lại của thế giới, lao động tại Việt Nam đang trở thành một vấn đề nhức nhối. Sau ít nhất 28 cuộc đình công trong năm 2022, vào tháng 1, 600 công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phản đối khoản tiền thưởng cuối năm ít ỏi của công ty Nhật Bản Toyo Precision Co. tại cơ sở sản xuất linh kiện máy may, theo báo chí địa phương.
Đối với các công ty toàn cầu, những thách thức này tạo ra nhiều phức tạp hơn trong chuỗi cung ứng ngay khi họ quay trở lại thị trường sau hai năm đấu tranh để giải quyết các vấn đề và sự gián đoạn sản xuất. Sau những gián đoạn sản xuất do Covid gây ra, các công ty có thể không còn đủ kiên nhẫn để giải quyết thêm các vấn đề mới.
Sự hấp dẫn của việc chuyển các nhà máy sang Việt Nam phần lớn là do chi phí lao động rẻ. Triển vọng về mức lương rẻ hơn – so với các trung tâm sản xuất khác – trong lịch sử đã củng cố sự chuyển đổi công nghệ sang các khu vực của châu Á (ví dụ như sản xuất chip và điện tử). Việc tính toán đó không còn đơn giản nữa: nhiều ý kiến ủng hộ xung quanh việc di chuyển chuỗi cung ứng giả định rằng, chỉ vì có hàng triệu người trong độ tuổi lao động ở một quốc gia nên họ bằng lòng với mức lương thấp. Giả định này đã bỏ qua xu hướng của họ đối với lĩnh vực dịch vụ hoặc áp lực lạm phát đang chèn ép nhân viên (cũng như họ đang làm tổn thương các công ty) khiến những công việc này trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, Ấn Độ và Indonesia đang nổi lên như những lựa chọn thay thế. Càng ngày, các công ty càng cần nhiều nhân viên lành nghề hơn khi số hóa và tự động hóa tăng lên.
Ngay cả với sự cường điệu xung quanh tiềm năng đi lên của Việt Nam như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, quốc gia này vẫn phải vật lộn để rũ bỏ nhãn mác là quốc gia gồm các dây chuyền lắp ráp – thay vì là một trung tâm sản xuất. Hàng tháng, cả nước Việt Nam xuất ra hơn 400 triệu bao thuốc lá, hơn 300 triệu bộ quần áo may sẵn, 17,2 triệu điện thoại di động và hàng triệu mét vuông vải polyester. Thiết bị và máy móc quy mô công nghiệp, hoặc các cấu thành của chúng, vẫn chưa phải là trụ cột của các sản phẩm được sản xuất tại đây. Trong khi đó, các nhà sản xuất vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc để có các bộ phận và linh kiện này, và việc vươn lên trong chuỗi giá trị là không hề dễ dàng.
Chẳng hạn, hãng điện tử Nhật Bản Kyocera Corp. đang mở rộng sản xuất một số linh kiện tại nhà máy mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, công ty đã lưu ý vào tháng 3 năm ngoái rằng họ sẽ chỉ sản xuất thêm các sản phẩm gốm được sử dụng trong thiết bị điện tử để cách nhiệt và điện trở tại cơ sở này. “Các gói kích thước nhỏ tiên tiến cho các thiết bị tinh thể được chế tạo theo một cách rất phức tạp” và công ty sẽ tiếp tục sản xuất những thứ này “tại Nhật Bản trong một thời gian”.
Chắc chắn, cơ sở hạ tầng của Việt Nam — từ cảng đến đường cao tốc và nguồn điện — được phát triển tốt xung quanh các khu công nghiệp và khu kinh tế, nơi tập trung hầu hết các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chỉ có 20% đường sá được trải nhựa và năng lực hậu cần không theo kịp hoạt động thương mại.
Với một trong những điểm sáng nhất có vẻ như nằm ngoài cuộc đua, quốc gia nào sẽ là điểm đến tiếp theo cho toàn cầu hóa? Thứ nhất, công xưởng của thế giới sẽ không sớm bị gạt sang một bên. Các công ty Trung Quốc đang xuất khẩu hiệu quả các chuỗi cung ứng và cơ sở vật chất của họ sang châu Âu và Mexico nhằm thúc đẩy xu hướng cận biên.
Trong khi đó, không rõ có bao nhiêu nhu cầu thực sự đối với một chuỗi cung ứng hoàn toàn mới ngoài Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát của Teikoku Databank vào cuối tháng 12, trong khi 30% các nhà sản xuất Nhật Bản sử dụng hàng nhập khẩu, gần 50% nhà sản xuất không mang linh kiện vào. Trong khi đó, những công ty phụ thuộc vào hàng nhập khẩu hiện đang tránh xa do đồng yên yếu khiến việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ. Ở Ấn Độ, các công ty nhập khẩu thiết bị điện tử và các thiết bị khác từ Trung Quốc, lắp ráp chúng và tạo ra giá trị gia tăng kinh tế bằng cách đưa vào một số bộ phận như tụ điện. Hoa Kỳ đã bắt đầu bùng nổ xây dựng các nhà máy của riêng mình, dựa vào các đối tác thương mại thân thiện khác.
Thực tế là các công ty công nghiệp sẽ quản lý để tìm nguồn các bộ phận và linh kiện họ cần — một số từ Trung Quốc, một số khác từ Nhật Bản và Đông Nam Á, và nhiều hơn nữa từ Mexico. Mối quan hệ thương mại sẽ chiếm ưu thế và các vấn đề về lao động sẽ gia tăng khi số lượng công nhân sản xuất lành nghề cạn kiệt. Các doanh nghiệp sẽ buộc phải tách rời có chọn lọc và một số lĩnh vực nhất định sẽ gặp khó khăn hơn những lĩnh vực khác. Giá trị kinh tế của công nghệ càng cao thì càng khó dựa vào các quốc gia khác để có được nó. Sẽ không có một công xưởng mới nào trên thế giới thay thế được Trung Quốc. Một mô hình toàn cầu hóa mới sẽ xuất hiện, và chỉ có vậy thôi.
Anjani Trivedi
Nguồn: https://www.bloomberg.com/opinion/articles/2023-02-28/china-supply-chains-replacing-them-is-hard-just-look-at-vietnam
Cù Tuấn dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid02frYqPYnooYE2Y13Y9u1RyydxhJxcJ9HJS5G9G64hHop4o5g3ojuNzZss1
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Vấn Đề Hôm Nay
Đừng sợ ‘Đầy tớ của dân’
Mai Vũ Phạm
2 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Lực lượng công an có xứng danh là “đầy tớ của dân”? Ảnh: Minh Hoang/Getty Images
Trong tuần vừa qua, dư luận trong nước bàn tán về việc một tài khoản Facebook, anh Ngô Văn H, cho biết bị mất xe, theo định vị tìm tới tận nơi, nhưng công an tỉnh Bình Dương không giải quyết. Anh H cho biết đã tìm thấy chiếc xe của mình bị đánh cắp và một chiếc xe Honda SH sát bên để trong một phòng trọ khóa ngoài ở đường Bình Hòa 03. Chiếc Honda SH được xác định là của một người dân ở phường Vĩnh Phú đã bị kẻ gian đánh cắp trước đó.
Anh H. kể, khi tới công an phường Vĩnh Phú, một người mặc đồ dân phòng nói “mai giờ hành chính quay lại.” Vì thế, chủ nhân của hai chiếc xe bị đánh cắp phải nằm ngoài phòng trọ để canh tài sản. Ngay sau bài viết được chia sẻ nhanh chóng trên Facebook, nhiều tờ báo Việt Nam đã đồng loạt đưa tin về sự việc, dấy lên câu hỏi trách nhiệm của công an tỉnh Bình Dương ở đâu. Hiện tại, công an tỉnh Bình Dương đã lên tiếng và cam kết sẽ xử lý đúng đắn.
Ảnh: Facebook Tôi Là Người Bình Dương
“Thượng bất chính, hạ tất loạn”
Theo Điều 8 Thông tư 126/2020/TT-BCA, các cơ quan công an “khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm (kể cả khi tự phát hiện dấu hiệu của tội phạm), nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình, thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định, các cơ quan điều tra có trách nhiệm chuyển ngay đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Quy định trách nhiệm của lực lượng công an rõ ràng là có. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực thi điều lệ lại là vấn đề khác. Việc tắc trách, đùn đẩy trách nhiệm không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Đây vốn dĩ là căn bệnh thể chế thâm niên không có thuốc chữa. Khi mọi quyền lực tập trung dưới sự lãnh đạo ‘độc quyền’ của đảng, không bị thách thức bởi một tổ chức chính trị đối lập, thì hệ quả hiển nhiên là lạm quyền, tắc trách, và tham nhũng. Khi cấp trên “ăn của dân không chừa bất kỳ thứ gì” thì cấp dưới “noi gương” là chuyện rất đỗi bình thường.
Theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2019, khoảng 65% người dân Việt Nam đã hối lộ, hoặc tặng quà hoặc “làm một điều ơn” để hối lộ nhân viên tư pháp, công an, quan chức chính phủ trong suốt một năm. Báo cáo mới nhất năm 2022 của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia về tình hình Việt Nam cũng cho biết các nhóm tội phạm có tổ chức thường mua chuộc công an địa phương để họ không phản hồi trong các tình huống cụ thể, bao gồm các trường hợp khi người dân kêu cứu.
Thực ra, người Việt không cần phải nhờ đến báo cáo của các cơ quan độc lập nước ngoài để biết và hiểu rõ thực trạng tham nhũng và tắc trách của lực lượng công an. Trong cơ chế hiện tại, người Việt không được phép giám sát lực lượng công an. Mặc dù công an Việt Nam cũng đưa ra các số liệu như “thành phố ghi nhận xảy ra 4.266 vụ phạm tội về trật tự xã hội (so với năm 2021 tăng 295 vụ, tương ứng 7,43%)”, nhưng người dân khó có thể xác nhận được tính trung thực và nguyên vẹn của các con số này. Không một trang web nào của lực lượng công an Việt Nam chi tiết số liệu tội phạm, hoặc tình hình an ninh.
Tại mọi thành phố ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, công dân có thể gọi điện thoại, hoặc đăng nhập vào các trang web của các sở cảnh sát thành phố để biết các số liệu quan trọng về lực lượng cảnh sát. Ví dụ, người dân Mỹ có thể biết về tổng số vụ cướp, tham nhũng, hối lộ trong tháng/năm là bao nhiêu, hoặc thông tin về các vụ án đang xử lý. Nhìn chung, minh bạch thông tin và bảo đảm trách nhiệm là hai nguyên tắc cơ bản của lực lượng cảnh sát ở các nước dân chủ văn minh. Hai nguyên tắc này gần như không tồn tại ở các nhà nước độc tài toàn trị.
Thêm nữa, pháp luật là công cụ của nhà cầm quyền Việt Nam để duy trì quyền lực cũng như trục lợi và tham nhũng. Từ đó, luật pháp Việt Nam không nghiêm minh, dẫn đến việc coi thường pháp luật trong mọi tầng lớp. Hệ quả là cán bộ viên chức tắc trách, vòi vĩnh, và tham nhũng. Tương tự, nhiều người dân không tìm đến công an để trình báo án vì mất niềm tin vào công an – vốn là đại diện của pháp luật.
Lực lượng công an là “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam? Ảnh: luatvietnam.vn
Trách nhiệm cao nhất của lực lượng công an Việt Nam?
Luật Công an Việt Nam quy định 21 trách nhiệm của lực lượng công an. Tuy nhiên, trong thực tế, trách nhiệm duy nhất mà lực lượng này phải nhớ không phải là bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhưng là bảo vệ sự tồn vong của chế độ. Chính cơ quan truyền thông của Bộ Công an Việt Nam đã có bài viết khoe khoang về nhiệm vụ này: “Xứng danh “thanh bảo kiếm” sắc bén, “lá chắn thép” vững chắc của Đảng, Nhà nước, và Nhân dân.” Nhân dân luôn được xếp sau cùng!
Thực tế xã hội phản ánh điều này. Vô số trường hợp người dân bị mất tài sản, hoặc bị trộm cắp, đã chọn im lặng, thay vì báo với công an khu vực. Nguyên nhân của hầu hết trường hợp là vì người dân biết rằng báo công an là vô ích, mất thời gian.
Người viết đã chứng kiến một người quen bị mất chiếc xe máy và thấy rõ mặt kẻ cắp chiếc xe, liền tới công an phường để báo. Người trực lúc đó không hỏi thông tin của người báo mất xe, cũng không mặn mà với thông tin về kẻ cắp chiếc xe, và chỉ nói “sẽ xử lý.” Tới giờ, sau hơn mười năm, chiếc xe bị đánh cắp vẫn biệt tích.
Do chức năng hàng đầu của lực lượng công an là “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nên bắt bớ, tống giam, và tấn công những ai dám bày tỏ thái độ “không thích chế độ” là mục tiêu đầu tiên. Việc công an khu vực trốn dưới danh nghĩa ‘côn đồ’ để quấy rối và đánh đập các nhà hoạt động xảy ra thường xuyên. Bởi thế, nhiều người gọi chế độ hiện tại là “công an trị” vì sự hiện diện của công an ở khắp nơi để trừng trị bất kỳ ai dám không thích đảng.
Trung Tướng Trần Độ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng kiêm phó Chủ tịch quốc hội, là người đã từng hy sinh cả cuộc đời cho Đảng Cộng sản. Nhưng chỉ vì dám viết ra các khiếm khuyết của ĐCSVN trong tập Nhật Ký Rồng Rắn, Trần Độ bị công an quản thúc nghiêm ngặt cho đến khi qua đời. Lực lượng công an có mặt dày đặc trong đám tang của ông, kiểm soát từng người đến tham dự, thậm chí từng dòng chữ trên những vòng hoa phúng điếu. Bản gốc Nhật Ký Rồng Rắn của TrungTướng Trần Độ đã bị công an tịch thu, nhưng bản thảo đã được thân hữu lưu trữ và phổ biến.
Trần Độ nhấn mạnh trong Nhật Ký Rồng Rắn: “Công an ngày càng nhiều và ngày càng có nhiều nét của một hình ảnh khủng bố, là hình ảnh doạ trẻ con được “Ấy chết, chú Công an kia kìa!.”
Đúng như Trần Độ mô tả, hình ảnh lực lượng công an Việt Nam trong tâm trí của đại đa số người Việt là một bóng ma đáng sợ. Có mặt khắp nơi để giám sát mọi hoạt động của người dân.
“Dân chi công bộc”
Căn bệnh ‘sợ quan’ hơn hai ngàn năm tuổi của dân tộc Việt Nam đã được học giả ưu tú Phạm Quỳnh (1892-1945) phân tích rất rõ trên tạp chí Nam Phong vào đầu năm 1926. Đã gần 100 năm, nhưng những gì cụ Phạm Quỳnh viết vẫn còn nguyên tính thời sự:
“Một cái thiên kiến rất trái ngược với đời nay, và hiện còn phổ thông trong dân gian lắm, là cái thiên kiến coi quan là “dân chi phụ mẫu”, sợ quan như sợ cha mẹ, sợ thánh thần. Bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế nên quan mới có kẻ tác ác tác hại được đến thế… Ấy cái thiên kiến ấy là một thiên kiến phải mau mau mà trừ khử đi cho hết.”
Đúng như cụ Phạm Quỳnh nhấn mạnh, phải dứt khoát trừ khử căn bệnh ‘sợ quan’ vì như ông Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Cán bộ là đầy tớ của dân”. Mặc dù thể chế hiện tại đẻ ra căn bệnh tắc trách, người Việt vẫn cần đảm nhận vai trò của những người chủ đất nước: đừng đưa hối lộ, đừng luồn cúi, nhưng hãy mạnh dạn yêu cầu công an và viên chức nhà nước làm đúng trách nhiệm. Khi cấp dưới từ chối làm đúng chức trách, hãy báo lên cấp trên và nhờ mạng xã hội giúp lan tin. Chỉ có như thế, căn bệnh “sợ quan” mới phần nào thuyên giảm.
Đừng sợ ‘Đầy tớ của dân’
Mai Vũ Phạm
2 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Lực lượng công an có xứng danh là “đầy tớ của dân”? Ảnh: Minh Hoang/Getty Images
Trong tuần vừa qua, dư luận trong nước bàn tán về việc một tài khoản Facebook, anh Ngô Văn H, cho biết bị mất xe, theo định vị tìm tới tận nơi, nhưng công an tỉnh Bình Dương không giải quyết. Anh H cho biết đã tìm thấy chiếc xe của mình bị đánh cắp và một chiếc xe Honda SH sát bên để trong một phòng trọ khóa ngoài ở đường Bình Hòa 03. Chiếc Honda SH được xác định là của một người dân ở phường Vĩnh Phú đã bị kẻ gian đánh cắp trước đó.
Anh H. kể, khi tới công an phường Vĩnh Phú, một người mặc đồ dân phòng nói “mai giờ hành chính quay lại.” Vì thế, chủ nhân của hai chiếc xe bị đánh cắp phải nằm ngoài phòng trọ để canh tài sản. Ngay sau bài viết được chia sẻ nhanh chóng trên Facebook, nhiều tờ báo Việt Nam đã đồng loạt đưa tin về sự việc, dấy lên câu hỏi trách nhiệm của công an tỉnh Bình Dương ở đâu. Hiện tại, công an tỉnh Bình Dương đã lên tiếng và cam kết sẽ xử lý đúng đắn.
Ảnh: Facebook Tôi Là Người Bình Dương
“Thượng bất chính, hạ tất loạn”
Theo Điều 8 Thông tư 126/2020/TT-BCA, các cơ quan công an “khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm (kể cả khi tự phát hiện dấu hiệu của tội phạm), nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình, thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định, các cơ quan điều tra có trách nhiệm chuyển ngay đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Quy định trách nhiệm của lực lượng công an rõ ràng là có. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực thi điều lệ lại là vấn đề khác. Việc tắc trách, đùn đẩy trách nhiệm không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Đây vốn dĩ là căn bệnh thể chế thâm niên không có thuốc chữa. Khi mọi quyền lực tập trung dưới sự lãnh đạo ‘độc quyền’ của đảng, không bị thách thức bởi một tổ chức chính trị đối lập, thì hệ quả hiển nhiên là lạm quyền, tắc trách, và tham nhũng. Khi cấp trên “ăn của dân không chừa bất kỳ thứ gì” thì cấp dưới “noi gương” là chuyện rất đỗi bình thường.
Theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2019, khoảng 65% người dân Việt Nam đã hối lộ, hoặc tặng quà hoặc “làm một điều ơn” để hối lộ nhân viên tư pháp, công an, quan chức chính phủ trong suốt một năm. Báo cáo mới nhất năm 2022 của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia về tình hình Việt Nam cũng cho biết các nhóm tội phạm có tổ chức thường mua chuộc công an địa phương để họ không phản hồi trong các tình huống cụ thể, bao gồm các trường hợp khi người dân kêu cứu.
Thực ra, người Việt không cần phải nhờ đến báo cáo của các cơ quan độc lập nước ngoài để biết và hiểu rõ thực trạng tham nhũng và tắc trách của lực lượng công an. Trong cơ chế hiện tại, người Việt không được phép giám sát lực lượng công an. Mặc dù công an Việt Nam cũng đưa ra các số liệu như “thành phố ghi nhận xảy ra 4.266 vụ phạm tội về trật tự xã hội (so với năm 2021 tăng 295 vụ, tương ứng 7,43%)”, nhưng người dân khó có thể xác nhận được tính trung thực và nguyên vẹn của các con số này. Không một trang web nào của lực lượng công an Việt Nam chi tiết số liệu tội phạm, hoặc tình hình an ninh.
Tại mọi thành phố ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, công dân có thể gọi điện thoại, hoặc đăng nhập vào các trang web của các sở cảnh sát thành phố để biết các số liệu quan trọng về lực lượng cảnh sát. Ví dụ, người dân Mỹ có thể biết về tổng số vụ cướp, tham nhũng, hối lộ trong tháng/năm là bao nhiêu, hoặc thông tin về các vụ án đang xử lý. Nhìn chung, minh bạch thông tin và bảo đảm trách nhiệm là hai nguyên tắc cơ bản của lực lượng cảnh sát ở các nước dân chủ văn minh. Hai nguyên tắc này gần như không tồn tại ở các nhà nước độc tài toàn trị.
Thêm nữa, pháp luật là công cụ của nhà cầm quyền Việt Nam để duy trì quyền lực cũng như trục lợi và tham nhũng. Từ đó, luật pháp Việt Nam không nghiêm minh, dẫn đến việc coi thường pháp luật trong mọi tầng lớp. Hệ quả là cán bộ viên chức tắc trách, vòi vĩnh, và tham nhũng. Tương tự, nhiều người dân không tìm đến công an để trình báo án vì mất niềm tin vào công an – vốn là đại diện của pháp luật.
Lực lượng công an là “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam? Ảnh: luatvietnam.vn
Trách nhiệm cao nhất của lực lượng công an Việt Nam?
Luật Công an Việt Nam quy định 21 trách nhiệm của lực lượng công an. Tuy nhiên, trong thực tế, trách nhiệm duy nhất mà lực lượng này phải nhớ không phải là bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhưng là bảo vệ sự tồn vong của chế độ. Chính cơ quan truyền thông của Bộ Công an Việt Nam đã có bài viết khoe khoang về nhiệm vụ này: “Xứng danh “thanh bảo kiếm” sắc bén, “lá chắn thép” vững chắc của Đảng, Nhà nước, và Nhân dân.” Nhân dân luôn được xếp sau cùng!
Thực tế xã hội phản ánh điều này. Vô số trường hợp người dân bị mất tài sản, hoặc bị trộm cắp, đã chọn im lặng, thay vì báo với công an khu vực. Nguyên nhân của hầu hết trường hợp là vì người dân biết rằng báo công an là vô ích, mất thời gian.
Người viết đã chứng kiến một người quen bị mất chiếc xe máy và thấy rõ mặt kẻ cắp chiếc xe, liền tới công an phường để báo. Người trực lúc đó không hỏi thông tin của người báo mất xe, cũng không mặn mà với thông tin về kẻ cắp chiếc xe, và chỉ nói “sẽ xử lý.” Tới giờ, sau hơn mười năm, chiếc xe bị đánh cắp vẫn biệt tích.
Do chức năng hàng đầu của lực lượng công an là “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nên bắt bớ, tống giam, và tấn công những ai dám bày tỏ thái độ “không thích chế độ” là mục tiêu đầu tiên. Việc công an khu vực trốn dưới danh nghĩa ‘côn đồ’ để quấy rối và đánh đập các nhà hoạt động xảy ra thường xuyên. Bởi thế, nhiều người gọi chế độ hiện tại là “công an trị” vì sự hiện diện của công an ở khắp nơi để trừng trị bất kỳ ai dám không thích đảng.
Trung Tướng Trần Độ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng kiêm phó Chủ tịch quốc hội, là người đã từng hy sinh cả cuộc đời cho Đảng Cộng sản. Nhưng chỉ vì dám viết ra các khiếm khuyết của ĐCSVN trong tập Nhật Ký Rồng Rắn, Trần Độ bị công an quản thúc nghiêm ngặt cho đến khi qua đời. Lực lượng công an có mặt dày đặc trong đám tang của ông, kiểm soát từng người đến tham dự, thậm chí từng dòng chữ trên những vòng hoa phúng điếu. Bản gốc Nhật Ký Rồng Rắn của TrungTướng Trần Độ đã bị công an tịch thu, nhưng bản thảo đã được thân hữu lưu trữ và phổ biến.
Trần Độ nhấn mạnh trong Nhật Ký Rồng Rắn: “Công an ngày càng nhiều và ngày càng có nhiều nét của một hình ảnh khủng bố, là hình ảnh doạ trẻ con được “Ấy chết, chú Công an kia kìa!.”
Đúng như Trần Độ mô tả, hình ảnh lực lượng công an Việt Nam trong tâm trí của đại đa số người Việt là một bóng ma đáng sợ. Có mặt khắp nơi để giám sát mọi hoạt động của người dân.
“Dân chi công bộc”
Căn bệnh ‘sợ quan’ hơn hai ngàn năm tuổi của dân tộc Việt Nam đã được học giả ưu tú Phạm Quỳnh (1892-1945) phân tích rất rõ trên tạp chí Nam Phong vào đầu năm 1926. Đã gần 100 năm, nhưng những gì cụ Phạm Quỳnh viết vẫn còn nguyên tính thời sự:
“Một cái thiên kiến rất trái ngược với đời nay, và hiện còn phổ thông trong dân gian lắm, là cái thiên kiến coi quan là “dân chi phụ mẫu”, sợ quan như sợ cha mẹ, sợ thánh thần. Bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế nên quan mới có kẻ tác ác tác hại được đến thế… Ấy cái thiên kiến ấy là một thiên kiến phải mau mau mà trừ khử đi cho hết.”
Đúng như cụ Phạm Quỳnh nhấn mạnh, phải dứt khoát trừ khử căn bệnh ‘sợ quan’ vì như ông Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Cán bộ là đầy tớ của dân”. Mặc dù thể chế hiện tại đẻ ra căn bệnh tắc trách, người Việt vẫn cần đảm nhận vai trò của những người chủ đất nước: đừng đưa hối lộ, đừng luồn cúi, nhưng hãy mạnh dạn yêu cầu công an và viên chức nhà nước làm đúng trách nhiệm. Khi cấp dưới từ chối làm đúng chức trách, hãy báo lên cấp trên và nhờ mạng xã hội giúp lan tin. Chỉ có như thế, căn bệnh “sợ quan” mới phần nào thuyên giảm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Học sinh Việt Nam hoang mang vì áp lực học tập
An Vui
4 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Status của admin group “Hội anti áp lực học tập từ gia đình” – Ảnh chụp màn hình
Học nhiều quá, từ sáng ⁶sớm đến nửa đêm, nhiều học sinh Việt Nam tham gia vào các group “Áp lực học tập”, “Hội anti áp lực học tập từ gia đình”… để tâm sự, chia sẻ về những áp lực mà bản thân đang phải gánh chịu.
Video của Dân Việt ngày 4 Tháng Ba 2023 đã đề cập đến hiện tượng này với lời mở đầu là tiếng than của một học sinh trên group cộng đồng “Áp lực học tập”: “Tôi mệt mỏi quá rồi, tôi chỉ muốn được giải thoát, có cách nào nhẹ nhàng không mọi người ơi?”. Điều đáng lo là không chỉ một em học sinh có câu hỏi đó, có em viết: “Có cách nào mà chết không đau chứ em áp lực lắm rồi ah”; em khác thì “dường như tôi muốn đi với ông bà nội, lúc đó đầu óc tôi sẽ được thoải mái, nhưng tôi lại sợ đau, phải làm sao?”…
Dân Việt cho biết, thành viên của những nhóm trên đều là học sinh, tuổi từ 12 – 17 tuổi, đang gánh chịu nhiều áp lực về học tập và gia đình. Trung bình một ngày mỗi nhóm có vài chục bài viết với rất nhiều bình luận, có bình luận tỏ ra thông cảm vì cùng hoàn cảnh, cũng có bình luận an ủi, động viên, khích lệ, nhưng đáng sợ hơn, có bình luận kiểu thách thức: “Muốn làm gì thì làm ngay đi, lên FB làm gì, phèn!”.
Một nữ sinh trường trung học phổ thông ở Sài Gòn chia sẻ với phóng viên: “Em phải học từ 5 giờ sáng đến 12 giờ đêm, đầu đau như búa bổ, tụt huyết áp, khó thở. Thế nhưng bố mẹ cứ so sánh em với bạn em, bảo em sao học mãi không bằng nó. Làm sao để bố mẹ hiểu em không muốn học nữa, em mệt mỏi lắm rồi ạ?”.
Một nam sinh ở Kiên Giang cho biết đang học lớp 7 nhưng chương trình học quá nặng, phải học thêm đủ thứ từ sáng đến tối, em căng thẳng và áp lực với việc học và chỉ mong được giải tỏa tâm trạng, được ba mẹ lắng nghe…
Tiếng than một học sinh trong group “Áp lực học tập” – Ảnh cắt từ video của Dân Việt
Dân Việt dẫn lời ông Mai Việt Đức – Chuyên viên tâm lý ở Trung tâm Tâm lý 247 (Hà Nội) cho biết trong ba năm trở lại đây tiếp gần 800 học sinh có sức khỏe tâm thần bị sa sút vì áp lực học tập. Các em có chung nỗi lo lắng về tương lai, áp lực về kỳ vọng của gia đình quá lớn, cộng thêm áp lực ganh đua với bạn bè để có thành tích cao hơn, với quan niệm “Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li”… Chuyên viên này cũng cho rằng tính cách, nhận thức và hành vi của các em cũng góp phần làm sức khỏe tâm thần của các em suy giảm.
Khi bị căng thẳng vì áp lực học tập, học sinh thường tìm đến mạng xã hội để chia sẻ, với mong muốn được động viên, khích lệ, thế nhưng có khi chỉ nhận về những lời chế giễu, thậm chí có video hướng dẫn những hành vi cực đoan, hậu quả là tâm lý các em càng khủng hoảng, suy sụp, từ đó dẫn đến suy nghĩ muốn tìm cách giải thoát. Nhẹ thì các em phá phách cãi lời cha mẹ, nặng hơn thì các em rủ rê nhau sử dụng chất kích thích, nặng hơn nữa sẽ tự làm đau mình, gây tổn hại tới bản thân mà đỉnh điểm là tự sát.
Tạp chí Tâm Lý Học ngày 2 Tháng Hai 2023 cũng đề cập “Thực trạng áp lực học tập hiện nay và những hậu quả khôn lường”, trong đó nêu rõ nguyên nhân: “Với nền giáo dục đặt nặng thành tích và điểm số, không ít học sinh – sinh viên phải đối mặt với áp lực học tập và căng thẳng. Về lâu dài, tình trạng này khiến trẻ mất đi niềm vui, sự hào hứng khi học tập và có nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý, thể chất”.
Cũng tạp chí này cho biết, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên Việt Nam phải đối mặt với áp lực học tập, phổ biến ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên đại học không ngủ đủ 8 tiếng/ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp. Ngoài điểm số, nhiều bậc phụ huynh còn áp đặt con cái phát triển năng khiếu và tham gia các phong trào thi đua, khiến học sinh phải học liên tục, không được ngủ nghỉ đầy đủ.
Dưới bài viết này, nhiều học sinh đã để lại bình luận. Học sinh Mai Linh viết: “8 điểm có phải là điểm kém không mọi người, cố gắng lắm rồi chỉ được từng đó thôi nhưng lúc nào ba mẹ cũng bảo là phải đạt điểm 9, 10, nhìn con người ta mà học”. Học sinh Việt An trả lời:
“Sao giống tôi thế, mệt mỏi thật sự. Nhiều khi ước được như bạn thân của tôi, nhà nghèo nhưng được bố mẹ quan tâm. Còn bố mẹ mình chỉ mua điện thoại, iPad mới nhất cho rồi bảo học giỏi đi cái gì cũng có”.
Beo Map tiếp lời: “Tôi chỉ muốn ở trường thôi, đi học có bạn bè còn vui vẻ, về nhà là hỏi hôm nay được mấy điểm, tao cấm mày bùng học đấy mà nào có bùng học lần nào”. Tuấn Minh buồn bã: “Tôi thi đậu hay đạt được gì thì cũng không được gì ngoài việc bố mẹ bảo phải cố gắng hơn nữa”.
Một lời than của một học sinh khác, chứng tỏ sự suy sụp tinh thần – Ảnh cắt từ video của Dân Việt
Bạn Anh Tuan đúc kết: “Bây giờ ai cũng cần thành tích, thầy cô muốn đạt được thành tích cũng cần đến thành tích của học sinh, bố mẹ muốn nở mày nở mặt cũng cần thành tích của con… áp lực quá nhiều”.
Vào group “Áp lực học tập” và group “Hội anti áp lực học tập từ gia đình”, đọc vài status của các em học sinh mới thấy quá thương tụi nhỏ. Tâm lý chán chường, muốn giải thoát là có thật ở nhiều học sinh đang phải học “vì mặt mũi của người lớn”: Bố mẹ muốn con học giỏi để có thành tích đem khoe với đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè; thầy cô và nhà trường cũng cần thành tích từ học sinh để không bị tụt điểm thi đua. Một thế hệ học cho ai đó chứ không phải cho mình, thật quá đáng thương.
Và, xin trích một trong những status đáng buồn nhất, từ nick Tứ Ka, admin của một group học sinh, viết ngày 1 Tháng Tư 2022, nhân cái chết (tự tử từ tầng 28 chung cư cao cấp ở Hà Nội) của một nam sinh 16 tuổi trường chuyên: “Một ngày cá tháng tư đen, ảm đạm và đau lòng.
Cá tháng tư là ngày người ta đùa nhau cho vui bằng những tin tức giả. Nhưng năm nay là một tin tức thật, bàng hoàng đến nhói lòng. Ad không đăng lại clip/hình ảnh đau lòng ấy, nó thật sự ám ảnh. Tầng 28 là độ cao hơn 80m chứ ít đâu, còn gì là thân thể.
Áp lực lớn đến cỡ nào, buồn nản đến cỡ nào, bí bách ngột ngạt đến cỡ nào mới khiến một thiếu niên 16 tuổi dám (can đảm) nhảy xuống dưới. Thật sự phải dùng từ can đảm, bởi không dễ như nhảy xuống hồ bơi đâu.
Không phải là xúc động nhất thời sau 1 trận cãi vã, mà chắc chắn là một quá trình dài của áp lực, căng thẳng mệt mỏi thể lý lẫn tinh thần. Cộng với sự cô đơn thì trầm cảm là điều không tránh khỏi. Và khi ấy, những suy nghĩ tiêu cực sẽ tràn tới triền miên…
Cha mẹ luôn yêu thương và quan tâm con mình (chắc chắn rồi, dĩ nhiên cũng có một vài ngoại lệ). Nhưng yêu thương và quan tâm không đúng cách không những không đem lại cuộc sống hạnh phúc đích thực mà có thể mang tới nỗi bất hạnh cho con và có khi cho chính cha mẹ nữa. Cầu mong em an nghỉ !”
Chợt hình dung tâm trạng của bố mẹ nam sinh ấy khi phải đứng ra chôn cất con trai mình, thật rùng mình.
An Vui
4 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Status của admin group “Hội anti áp lực học tập từ gia đình” – Ảnh chụp màn hình
Học nhiều quá, từ sáng ⁶sớm đến nửa đêm, nhiều học sinh Việt Nam tham gia vào các group “Áp lực học tập”, “Hội anti áp lực học tập từ gia đình”… để tâm sự, chia sẻ về những áp lực mà bản thân đang phải gánh chịu.
Video của Dân Việt ngày 4 Tháng Ba 2023 đã đề cập đến hiện tượng này với lời mở đầu là tiếng than của một học sinh trên group cộng đồng “Áp lực học tập”: “Tôi mệt mỏi quá rồi, tôi chỉ muốn được giải thoát, có cách nào nhẹ nhàng không mọi người ơi?”. Điều đáng lo là không chỉ một em học sinh có câu hỏi đó, có em viết: “Có cách nào mà chết không đau chứ em áp lực lắm rồi ah”; em khác thì “dường như tôi muốn đi với ông bà nội, lúc đó đầu óc tôi sẽ được thoải mái, nhưng tôi lại sợ đau, phải làm sao?”…
Dân Việt cho biết, thành viên của những nhóm trên đều là học sinh, tuổi từ 12 – 17 tuổi, đang gánh chịu nhiều áp lực về học tập và gia đình. Trung bình một ngày mỗi nhóm có vài chục bài viết với rất nhiều bình luận, có bình luận tỏ ra thông cảm vì cùng hoàn cảnh, cũng có bình luận an ủi, động viên, khích lệ, nhưng đáng sợ hơn, có bình luận kiểu thách thức: “Muốn làm gì thì làm ngay đi, lên FB làm gì, phèn!”.
Một nữ sinh trường trung học phổ thông ở Sài Gòn chia sẻ với phóng viên: “Em phải học từ 5 giờ sáng đến 12 giờ đêm, đầu đau như búa bổ, tụt huyết áp, khó thở. Thế nhưng bố mẹ cứ so sánh em với bạn em, bảo em sao học mãi không bằng nó. Làm sao để bố mẹ hiểu em không muốn học nữa, em mệt mỏi lắm rồi ạ?”.
Một nam sinh ở Kiên Giang cho biết đang học lớp 7 nhưng chương trình học quá nặng, phải học thêm đủ thứ từ sáng đến tối, em căng thẳng và áp lực với việc học và chỉ mong được giải tỏa tâm trạng, được ba mẹ lắng nghe…
Tiếng than một học sinh trong group “Áp lực học tập” – Ảnh cắt từ video của Dân Việt
Dân Việt dẫn lời ông Mai Việt Đức – Chuyên viên tâm lý ở Trung tâm Tâm lý 247 (Hà Nội) cho biết trong ba năm trở lại đây tiếp gần 800 học sinh có sức khỏe tâm thần bị sa sút vì áp lực học tập. Các em có chung nỗi lo lắng về tương lai, áp lực về kỳ vọng của gia đình quá lớn, cộng thêm áp lực ganh đua với bạn bè để có thành tích cao hơn, với quan niệm “Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li”… Chuyên viên này cũng cho rằng tính cách, nhận thức và hành vi của các em cũng góp phần làm sức khỏe tâm thần của các em suy giảm.
Khi bị căng thẳng vì áp lực học tập, học sinh thường tìm đến mạng xã hội để chia sẻ, với mong muốn được động viên, khích lệ, thế nhưng có khi chỉ nhận về những lời chế giễu, thậm chí có video hướng dẫn những hành vi cực đoan, hậu quả là tâm lý các em càng khủng hoảng, suy sụp, từ đó dẫn đến suy nghĩ muốn tìm cách giải thoát. Nhẹ thì các em phá phách cãi lời cha mẹ, nặng hơn thì các em rủ rê nhau sử dụng chất kích thích, nặng hơn nữa sẽ tự làm đau mình, gây tổn hại tới bản thân mà đỉnh điểm là tự sát.
Tạp chí Tâm Lý Học ngày 2 Tháng Hai 2023 cũng đề cập “Thực trạng áp lực học tập hiện nay và những hậu quả khôn lường”, trong đó nêu rõ nguyên nhân: “Với nền giáo dục đặt nặng thành tích và điểm số, không ít học sinh – sinh viên phải đối mặt với áp lực học tập và căng thẳng. Về lâu dài, tình trạng này khiến trẻ mất đi niềm vui, sự hào hứng khi học tập và có nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý, thể chất”.
Cũng tạp chí này cho biết, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên Việt Nam phải đối mặt với áp lực học tập, phổ biến ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên đại học không ngủ đủ 8 tiếng/ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp. Ngoài điểm số, nhiều bậc phụ huynh còn áp đặt con cái phát triển năng khiếu và tham gia các phong trào thi đua, khiến học sinh phải học liên tục, không được ngủ nghỉ đầy đủ.
Dưới bài viết này, nhiều học sinh đã để lại bình luận. Học sinh Mai Linh viết: “8 điểm có phải là điểm kém không mọi người, cố gắng lắm rồi chỉ được từng đó thôi nhưng lúc nào ba mẹ cũng bảo là phải đạt điểm 9, 10, nhìn con người ta mà học”. Học sinh Việt An trả lời:
“Sao giống tôi thế, mệt mỏi thật sự. Nhiều khi ước được như bạn thân của tôi, nhà nghèo nhưng được bố mẹ quan tâm. Còn bố mẹ mình chỉ mua điện thoại, iPad mới nhất cho rồi bảo học giỏi đi cái gì cũng có”.
Beo Map tiếp lời: “Tôi chỉ muốn ở trường thôi, đi học có bạn bè còn vui vẻ, về nhà là hỏi hôm nay được mấy điểm, tao cấm mày bùng học đấy mà nào có bùng học lần nào”. Tuấn Minh buồn bã: “Tôi thi đậu hay đạt được gì thì cũng không được gì ngoài việc bố mẹ bảo phải cố gắng hơn nữa”.
Một lời than của một học sinh khác, chứng tỏ sự suy sụp tinh thần – Ảnh cắt từ video của Dân Việt
Bạn Anh Tuan đúc kết: “Bây giờ ai cũng cần thành tích, thầy cô muốn đạt được thành tích cũng cần đến thành tích của học sinh, bố mẹ muốn nở mày nở mặt cũng cần thành tích của con… áp lực quá nhiều”.
Vào group “Áp lực học tập” và group “Hội anti áp lực học tập từ gia đình”, đọc vài status của các em học sinh mới thấy quá thương tụi nhỏ. Tâm lý chán chường, muốn giải thoát là có thật ở nhiều học sinh đang phải học “vì mặt mũi của người lớn”: Bố mẹ muốn con học giỏi để có thành tích đem khoe với đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè; thầy cô và nhà trường cũng cần thành tích từ học sinh để không bị tụt điểm thi đua. Một thế hệ học cho ai đó chứ không phải cho mình, thật quá đáng thương.
Và, xin trích một trong những status đáng buồn nhất, từ nick Tứ Ka, admin của một group học sinh, viết ngày 1 Tháng Tư 2022, nhân cái chết (tự tử từ tầng 28 chung cư cao cấp ở Hà Nội) của một nam sinh 16 tuổi trường chuyên: “Một ngày cá tháng tư đen, ảm đạm và đau lòng.
Cá tháng tư là ngày người ta đùa nhau cho vui bằng những tin tức giả. Nhưng năm nay là một tin tức thật, bàng hoàng đến nhói lòng. Ad không đăng lại clip/hình ảnh đau lòng ấy, nó thật sự ám ảnh. Tầng 28 là độ cao hơn 80m chứ ít đâu, còn gì là thân thể.
Áp lực lớn đến cỡ nào, buồn nản đến cỡ nào, bí bách ngột ngạt đến cỡ nào mới khiến một thiếu niên 16 tuổi dám (can đảm) nhảy xuống dưới. Thật sự phải dùng từ can đảm, bởi không dễ như nhảy xuống hồ bơi đâu.
Không phải là xúc động nhất thời sau 1 trận cãi vã, mà chắc chắn là một quá trình dài của áp lực, căng thẳng mệt mỏi thể lý lẫn tinh thần. Cộng với sự cô đơn thì trầm cảm là điều không tránh khỏi. Và khi ấy, những suy nghĩ tiêu cực sẽ tràn tới triền miên…
Cha mẹ luôn yêu thương và quan tâm con mình (chắc chắn rồi, dĩ nhiên cũng có một vài ngoại lệ). Nhưng yêu thương và quan tâm không đúng cách không những không đem lại cuộc sống hạnh phúc đích thực mà có thể mang tới nỗi bất hạnh cho con và có khi cho chính cha mẹ nữa. Cầu mong em an nghỉ !”
Chợt hình dung tâm trạng của bố mẹ nam sinh ấy khi phải đứng ra chôn cất con trai mình, thật rùng mình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Bệnh nhân khốn khổ vì bệnh viện thiếu vật tư y tế và hư máy chụp chiếu
An Vui
4 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Từ ngày 1 Tháng Ba 2023, bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) chỉ ưu tiên mổ cấp cứu, hạn chế các ca mổ theo lịch khiến nhiều người bệnh ở tỉnh phải ngậm ngùi quay về – Ảnh: VietnamNet
Từ Hà Nội đến Sài Gòn, bệnh nhân đến chữa trị tại các bệnh viện công đang khốn khổ vì lịch mổ bị dời, máy chụp chiếu bị hư.
Ngày 3 Tháng Ba 2023, trong phiên họp thường kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu để giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, bảo đảm yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân.
Trong khi chờ đợi có sự thay đổi, loạt bài về sự khốn khổ của bệnh nhân đang chữa trị tại các bệnh viện công ngày 4 Tháng Ba 2023 của Tuổi Trẻ khắc họa rõ nét tình trạng tồi tệ của ngành y tế Việt Nam.
Tại bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), tình trạng người nhà bệnh nhân phải ra ngoài tìm mua từng cái kim luồn đưa vào cho bác sĩ chuẩn bị ca phẫu thuật đã kéo dài vài tháng nay. Bà H. đang nuôi chồng bị ung thư dạ dày tại đây nói với phóng viên phải xuống cổng bệnh viện nhận phần cơm từ thiện để bớt được đồng nào hay đồng đó, dành tiền đi mua kim luồn đưa cho bác sĩ sắp phẫu thuật cho chồng.
Hai mẹ con bà L. từ Lào Cai xuống Hà Nội để làm các xét nghiệm sau khi bệnh viện tỉnh nghi bà mẹ bị ung thư phổi, than thở: Tôi mất 4 ngày để chờ chụp chiếu, lấy mẫu xét nghiệm, phải trả tiền trọ 150,000đồng/đêm, tưởng chỉ một ngày là xong mà lâu tốn kém quá.
Tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), hàng ngàn bệnh nhân đến khám mỗi ngày nhưng chỉ còn một máy chụp cộng hưởng từ còn hoạt động, hoạt động đến 20-21 giờ đêm cũng chỉ chụp được tối đa 180 bệnh nhân/ngày. Ông K. (56 tuổi) ngán ngẩm cho hay ông đang điều trị tắc nghẽn phổi, bác sĩ thông báo 13h30 xuống chụp mà ngồi chờ đến 16 giờ vẫn chưa được gọi tên.
Bệnh nhân và người nhà đứng xếp hàng chật kín trước khu D bệnh viện Chợ Rẫy để chờ lên xe đến bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế (quận Tân Phú) chụp MRI, CT-Scan… vào sáng 3 Tháng Ba – Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), những bệnh nhân đã được lên lịch mổ giờ tiếp tục phải chờ, vì ngày 1 Tháng Ba bệnh viện thông báo ngưng mổ theo lịch mà chỉ mổ cấp cứu. Khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình của bệnh viện này trước đó mỗi ngày mổ 40-45 bệnh nhân, nay chỉ mổ được 20 ca. Ông Hòa đưa mẹ từ Hải Phòng đến bệnh viện than bác sĩ hẹn mổ cho mẹ ông ngày 27 Tháng Hai, sau đó dời lại 3 Tháng Ba mà quá trưa ngày 3 Tháng Ba vẫn chưa được gọi tên.
Bệnh viện công ở Sài Gòn cũng rơi vào thảm cảnh tương tự, khiến các bệnh nhân phải chạy từ nơi này sang nơi kia chụp chiếu, mất thời gian, tốn tiền thuê nhà trọ, ăn uống, đã bệnh càng bệnh thêm. Đêm 2 Tháng Ba và ngày 3 Tháng Ba, bệnh nhân có chỉ định CT Scan, MRI ở bệnh viện Chợ Rẫy phải chen chúc chờ đợi xe của công ty bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế (quận Tân Phú) đến đón đến bệnh viện này chụp chiếu, khi có phim lại quay trở về Chợ Rẫy xếp hàng chờ bác sĩ đọc kết quả và chỉ định chữa tiếp.
Đêm ngày 2 Tháng Ba, vợ chồng ông L.V.Q. (53 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) kể với phóng viên sẽ phải tìm nhà trọ ngủ tạm để sáng sớm qua bệnh viện để bác sĩ đọc kết quả. Hơn hai tuần nay, cẳng chân của ông Q. bị teo tóp, từ 5:30 sáng 2 Tháng Ba, hai vợ chồng ông có mặt tại bệnh viện Chợ Rẫy thì số thứ tự ông bốc được đã trên 800. Chờ mãi mới được khám, rồi sau đó phải chờ lên xe đến bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế chụp chiếu. Có bảo hiểm y tế thì bệnh nhân chụp chiếu tại bệnh viện này vẫn được chi trả như tại bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng nếu không có phải trả giá dịch vụ cao hơn. Thật là khổ.
VietnamNet ngày 4 Tháng Ba 2023 cũng tường thuật tình cảnh khốn khổ của bệnh nhân tại Hà Nội. Hai tuần trước, con trai ông Phương (quận Hà Đông, Hà Nội) bị gãy tay, khi vào bệnh viện đa khoa Hà Đông cấp cứu, bệnh viện không có bột để bó tay cho bé, gia đình phải chạy đi mua bột ở chính quầy thuốc của bệnh viện để bác sĩ thực hiện!
Trước tết, một thanh niên tên N.M.T, 18 tuổi, quê Cẩm Thủy, Thanh Hóa, bị tai nạn giao thông, đã mổ lần 1 ở bệnh viện Việt Đức. Chiều 3 Tháng Ba, đến tái khám ở khoa Phẫu thuật thần kinh 1 của bệnh viện Việt Đức, anh N.M.T. hy vọng được mổ luôn lần 2, tuy nhiên bác sĩ khuyên anh nên về nhà chờ điện thoại vì “không biết đến khi nào mới mổ được”. Rất nhiều bệnh nhân chờ mổ phải quay về nhà như anh T. vì bệnh viện Việt Đức đang phải chia bệnh nhân làm ba nhóm: Nhóm một là bệnh nhân cấp cứu không thể trì hoãn phẫu thuật; nhóm hai là bệnh nhân nặng cần mổ càng sớm càng tốt; nhóm ba là bệnh nhân có thể trì hoãn được, bác sĩ kê đơn thuốc uống, chờ ngày được mổ.
Vợ chồng ông L.V.Q. (53 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) rời khỏi nhà lúc 2:30 ngày 2 Tháng Ba, đến bệnh viện Chợ Rẫy lúc 5:30 nhưng đến nửa đêm vẫn chưa xong vì bác sĩ hẹn ông Q. có mặt tại bệnh viện Chợ Rẫy lúc 8 giờ ngày 3 Tháng Ba để đọc kết quả – Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại bệnh viện Bạch Mai, việc thiếu máy CT Scan, MRI khiến nhiều bệnh nhân phải hẹn 4-5 ngày mới được chụp, hoặc được chuyển đến nơi khác, khiến một bác sĩ không muốn nêu tên chua xót cho rằng họ đang “tay không bắt giặc”. Vị bác sĩ này than: “Một chẩn đoán không có xét nghiệm thì độ chính xác sẽ thấp đi. Bác sĩ phải tự bơi, thay vì có xét nghiệm hay các biện pháp cận lâm sàng khác hỗ trợ thì nay phải “tay không bắt giặc”. Thuốc cũng vậy, không có thuốc tốt thì thay bằng thuốc khác, hiệu quả thấp đi. Hiểu nôm na là “không có gạo thì đành đào củ chuối ăn”.
Một cơ chế quái quỷ, khiến cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều khổ.
Bàn về vấn đề này hôm 3 Tháng Ba, bạn đọc Chóe ta thán: “Hết vật tư thuốc men chữa bệnh mà chờ ba bộ nghiên cứu thống nhất bệnh viện mới có vật tư thì xong phim rồi!”. Bạn đọc Tuấn Trần kể câu chuyện của gia đình với sự bức bối: “Bệnh nhân nhồi máu cơ tim vào khoa can thiệp tim mạch bệnh viện Nhân dân 115 (Sài Gòn) cấp cứu, thân nhân bệnh nhân phải ký cam kết tự chịu chi phí xét nghiệm mẫu máu. Hoặc tự đem mẫu máu, đóng phí gửi bệnh viện tư nhân định lượng men tim để bác sĩ có căn cứ kết luận, chỉ định can thiệp mạch vành hay không. Lý do được giải thích: Bệnh viện hết hóa chất xét nghiệm”.
Bạn đọc Vinh đặt ra nhiều câu hỏi: “Tại sao các bệnh viện tư nhân vẫn hoạt động bình thường mà bệnh viện công hàng đầu lại bế tắc như vậy? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho người dân khi vì chờ đợi mà lỡ mất cơ hội chữa bệnh? Ai thấu cho sự đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bệnh khi bệnh viện phải dùng loại dao mổ “rạch 3 lần mới đứt”? Người bình thường xoay vòng vòng như vậy đã mệt nói gì người bệnh, lắm điều trần ai, lắm nỗi đoạn trường ai thấu đây?”.
Cuối cùng, bạn đọc Thiên đặt vấn đề: “Nếu thông tư đưa ra không phù hợp với thực tế, gây khó khăn thì tổ chức phê duyệt thông tư phải nhanh chóng tìm hiểu có nên tiếp tục hay bỏ. Không nên lấy sinh mạng của người bệnh đi chờ đợi thông tư!”.
Sự phẫn nộ của bạn đọc là đúng, nhưng “sinh mạng của người bệnh” dường như chỉ là cái bóng vô hình trong sự vô cảm của quan chức Việt Nam.
An Vui
4 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Từ ngày 1 Tháng Ba 2023, bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) chỉ ưu tiên mổ cấp cứu, hạn chế các ca mổ theo lịch khiến nhiều người bệnh ở tỉnh phải ngậm ngùi quay về – Ảnh: VietnamNet
Từ Hà Nội đến Sài Gòn, bệnh nhân đến chữa trị tại các bệnh viện công đang khốn khổ vì lịch mổ bị dời, máy chụp chiếu bị hư.
Ngày 3 Tháng Ba 2023, trong phiên họp thường kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu để giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, bảo đảm yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân.
Trong khi chờ đợi có sự thay đổi, loạt bài về sự khốn khổ của bệnh nhân đang chữa trị tại các bệnh viện công ngày 4 Tháng Ba 2023 của Tuổi Trẻ khắc họa rõ nét tình trạng tồi tệ của ngành y tế Việt Nam.
Tại bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), tình trạng người nhà bệnh nhân phải ra ngoài tìm mua từng cái kim luồn đưa vào cho bác sĩ chuẩn bị ca phẫu thuật đã kéo dài vài tháng nay. Bà H. đang nuôi chồng bị ung thư dạ dày tại đây nói với phóng viên phải xuống cổng bệnh viện nhận phần cơm từ thiện để bớt được đồng nào hay đồng đó, dành tiền đi mua kim luồn đưa cho bác sĩ sắp phẫu thuật cho chồng.
Hai mẹ con bà L. từ Lào Cai xuống Hà Nội để làm các xét nghiệm sau khi bệnh viện tỉnh nghi bà mẹ bị ung thư phổi, than thở: Tôi mất 4 ngày để chờ chụp chiếu, lấy mẫu xét nghiệm, phải trả tiền trọ 150,000đồng/đêm, tưởng chỉ một ngày là xong mà lâu tốn kém quá.
Tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), hàng ngàn bệnh nhân đến khám mỗi ngày nhưng chỉ còn một máy chụp cộng hưởng từ còn hoạt động, hoạt động đến 20-21 giờ đêm cũng chỉ chụp được tối đa 180 bệnh nhân/ngày. Ông K. (56 tuổi) ngán ngẩm cho hay ông đang điều trị tắc nghẽn phổi, bác sĩ thông báo 13h30 xuống chụp mà ngồi chờ đến 16 giờ vẫn chưa được gọi tên.
Bệnh nhân và người nhà đứng xếp hàng chật kín trước khu D bệnh viện Chợ Rẫy để chờ lên xe đến bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế (quận Tân Phú) chụp MRI, CT-Scan… vào sáng 3 Tháng Ba – Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), những bệnh nhân đã được lên lịch mổ giờ tiếp tục phải chờ, vì ngày 1 Tháng Ba bệnh viện thông báo ngưng mổ theo lịch mà chỉ mổ cấp cứu. Khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình của bệnh viện này trước đó mỗi ngày mổ 40-45 bệnh nhân, nay chỉ mổ được 20 ca. Ông Hòa đưa mẹ từ Hải Phòng đến bệnh viện than bác sĩ hẹn mổ cho mẹ ông ngày 27 Tháng Hai, sau đó dời lại 3 Tháng Ba mà quá trưa ngày 3 Tháng Ba vẫn chưa được gọi tên.
Bệnh viện công ở Sài Gòn cũng rơi vào thảm cảnh tương tự, khiến các bệnh nhân phải chạy từ nơi này sang nơi kia chụp chiếu, mất thời gian, tốn tiền thuê nhà trọ, ăn uống, đã bệnh càng bệnh thêm. Đêm 2 Tháng Ba và ngày 3 Tháng Ba, bệnh nhân có chỉ định CT Scan, MRI ở bệnh viện Chợ Rẫy phải chen chúc chờ đợi xe của công ty bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế (quận Tân Phú) đến đón đến bệnh viện này chụp chiếu, khi có phim lại quay trở về Chợ Rẫy xếp hàng chờ bác sĩ đọc kết quả và chỉ định chữa tiếp.
Đêm ngày 2 Tháng Ba, vợ chồng ông L.V.Q. (53 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) kể với phóng viên sẽ phải tìm nhà trọ ngủ tạm để sáng sớm qua bệnh viện để bác sĩ đọc kết quả. Hơn hai tuần nay, cẳng chân của ông Q. bị teo tóp, từ 5:30 sáng 2 Tháng Ba, hai vợ chồng ông có mặt tại bệnh viện Chợ Rẫy thì số thứ tự ông bốc được đã trên 800. Chờ mãi mới được khám, rồi sau đó phải chờ lên xe đến bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế chụp chiếu. Có bảo hiểm y tế thì bệnh nhân chụp chiếu tại bệnh viện này vẫn được chi trả như tại bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng nếu không có phải trả giá dịch vụ cao hơn. Thật là khổ.
VietnamNet ngày 4 Tháng Ba 2023 cũng tường thuật tình cảnh khốn khổ của bệnh nhân tại Hà Nội. Hai tuần trước, con trai ông Phương (quận Hà Đông, Hà Nội) bị gãy tay, khi vào bệnh viện đa khoa Hà Đông cấp cứu, bệnh viện không có bột để bó tay cho bé, gia đình phải chạy đi mua bột ở chính quầy thuốc của bệnh viện để bác sĩ thực hiện!
Trước tết, một thanh niên tên N.M.T, 18 tuổi, quê Cẩm Thủy, Thanh Hóa, bị tai nạn giao thông, đã mổ lần 1 ở bệnh viện Việt Đức. Chiều 3 Tháng Ba, đến tái khám ở khoa Phẫu thuật thần kinh 1 của bệnh viện Việt Đức, anh N.M.T. hy vọng được mổ luôn lần 2, tuy nhiên bác sĩ khuyên anh nên về nhà chờ điện thoại vì “không biết đến khi nào mới mổ được”. Rất nhiều bệnh nhân chờ mổ phải quay về nhà như anh T. vì bệnh viện Việt Đức đang phải chia bệnh nhân làm ba nhóm: Nhóm một là bệnh nhân cấp cứu không thể trì hoãn phẫu thuật; nhóm hai là bệnh nhân nặng cần mổ càng sớm càng tốt; nhóm ba là bệnh nhân có thể trì hoãn được, bác sĩ kê đơn thuốc uống, chờ ngày được mổ.
Vợ chồng ông L.V.Q. (53 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) rời khỏi nhà lúc 2:30 ngày 2 Tháng Ba, đến bệnh viện Chợ Rẫy lúc 5:30 nhưng đến nửa đêm vẫn chưa xong vì bác sĩ hẹn ông Q. có mặt tại bệnh viện Chợ Rẫy lúc 8 giờ ngày 3 Tháng Ba để đọc kết quả – Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại bệnh viện Bạch Mai, việc thiếu máy CT Scan, MRI khiến nhiều bệnh nhân phải hẹn 4-5 ngày mới được chụp, hoặc được chuyển đến nơi khác, khiến một bác sĩ không muốn nêu tên chua xót cho rằng họ đang “tay không bắt giặc”. Vị bác sĩ này than: “Một chẩn đoán không có xét nghiệm thì độ chính xác sẽ thấp đi. Bác sĩ phải tự bơi, thay vì có xét nghiệm hay các biện pháp cận lâm sàng khác hỗ trợ thì nay phải “tay không bắt giặc”. Thuốc cũng vậy, không có thuốc tốt thì thay bằng thuốc khác, hiệu quả thấp đi. Hiểu nôm na là “không có gạo thì đành đào củ chuối ăn”.
Một cơ chế quái quỷ, khiến cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều khổ.
Bàn về vấn đề này hôm 3 Tháng Ba, bạn đọc Chóe ta thán: “Hết vật tư thuốc men chữa bệnh mà chờ ba bộ nghiên cứu thống nhất bệnh viện mới có vật tư thì xong phim rồi!”. Bạn đọc Tuấn Trần kể câu chuyện của gia đình với sự bức bối: “Bệnh nhân nhồi máu cơ tim vào khoa can thiệp tim mạch bệnh viện Nhân dân 115 (Sài Gòn) cấp cứu, thân nhân bệnh nhân phải ký cam kết tự chịu chi phí xét nghiệm mẫu máu. Hoặc tự đem mẫu máu, đóng phí gửi bệnh viện tư nhân định lượng men tim để bác sĩ có căn cứ kết luận, chỉ định can thiệp mạch vành hay không. Lý do được giải thích: Bệnh viện hết hóa chất xét nghiệm”.
Bạn đọc Vinh đặt ra nhiều câu hỏi: “Tại sao các bệnh viện tư nhân vẫn hoạt động bình thường mà bệnh viện công hàng đầu lại bế tắc như vậy? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho người dân khi vì chờ đợi mà lỡ mất cơ hội chữa bệnh? Ai thấu cho sự đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bệnh khi bệnh viện phải dùng loại dao mổ “rạch 3 lần mới đứt”? Người bình thường xoay vòng vòng như vậy đã mệt nói gì người bệnh, lắm điều trần ai, lắm nỗi đoạn trường ai thấu đây?”.
Cuối cùng, bạn đọc Thiên đặt vấn đề: “Nếu thông tư đưa ra không phù hợp với thực tế, gây khó khăn thì tổ chức phê duyệt thông tư phải nhanh chóng tìm hiểu có nên tiếp tục hay bỏ. Không nên lấy sinh mạng của người bệnh đi chờ đợi thông tư!”.
Sự phẫn nộ của bạn đọc là đúng, nhưng “sinh mạng của người bệnh” dường như chỉ là cái bóng vô hình trong sự vô cảm của quan chức Việt Nam.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Cách nhà giàu Việt khoe của trong đám cưới
An Vui
4 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Quà tặng hai vợ chồng của cha mẹ chú rể trong đám cưới tổ chức ở Bình Dương ngày 25 Tháng Hai 2023 – Ảnh cắt từ clip đám cưới
Truyền thông trong nước có thêm chữ mới là “siêu đám cưới” và có thêm bảng xếp hạng các siêu đám cưới của năm.
Ngôi Sao ngày 18 Tháng Giêng 2023 đã xếp hạng bốn “siêu đám cưới” trong năm 2022. Xếp hạng nhất là đám cưới ái nữ tập đoàn Phú Cường ở Kiên Giang, tổ chức ngày 3 Tháng Mười Hai 2022 trên khoảng sân rộng 10,000 m2 (107,639 square feet) lớn hơn sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), trang trí 35 tấn hoa tươi, 5 tấn rưỡi hoa lụa được cài cắm bởi 500 nhân viên trong suốt 15 ngày, có bắn cả pháo hoa trong bữa tiệc. Tiến trình lên ý tưởng và thi công nơi tổ chức tiệc mất 9 tháng, với 1,600 khách mời. Tổng chi phí tổ chức tiệc trị giá hàng chục tỷ đồng (không nêu con số chính xác).
Xếp thứ hai là “siêu đám cưới” ở Quảng Ngãi tổ chức ngày 26-27 Tháng Tư 2022 của ái nữ và ái nam hai gia đình giàu có ở địa phương, riêng chi phí décor tiệc cưới đã tốn 2 tỷ đồng ($84,299), với 100 nhân sự làm việc luân phiên cả ngày lẫn đêm chuẩn bị trên nhà xưởng của gia đình với diện tích 1,500 m2 (16,146 square feet).
Xếp thứ ba là “siêu đám cưới” ở Ninh Bình tổ chức tại khách sạn 5 sao với 400 khách mời ngày 19 Tháng Hai 2022, cô dâu từng đạt danh hiệu Hoa khôi Hoa Lư 2019, lọt vào bán kết Hoa hậu Việt Nam 2020, diện váy cưới trị giá 500 triệu đồng ($21,074).
Xếp thứ 4 là “siêu đám cưới” ở Hà Nội tổ chức ngày 12 Tháng Ba 2022 của một CEO công ty bất động sản, với 300 khách mời, thi công trang trí tiệc cưới mất 4 ngày, cô dâu diện váy cưới trị giá hàng tỷ đồng. Thực đơn đãi khách gồm nhiều món sơn hào hải vị như súp bào ngư, salad cá hồi, sườn cừu, tôm hùm, hàu Canada…
Của hồi môn của ái nữ Bình Dương trong đám cưới tổ chức ngày 25 Tháng Hai 2023 – Ảnh cắt từ clip đám cưới
Không kém cạnh về tiền so với các “siêu đám cưới” kể trên, đám cưới nhà giàu Việt tổ chức ở Bình Dương mới đây cũng có kiểu khoe của mình.
Dân Trí ngày 26 Tháng Hai và 1 Tháng Ba 2023 có hai bài về một đám cưới trị giá trăm tỷ đồng tổ chức ngày 25 Tháng Hai 2023 ở Bình Dương. Bài thứ nhất nói về màn trao quà cưới “khủng” của cha mẹ chú rể và cha mẹ cô dâu. Quý phụ huynh mỗi bên đều có công ty riêng, cha mẹ cô dâu ở huyện Bàu Bàng và cha mẹ chú rể ở thị xã Bến Cát.
Theo Dân Trí, tại lễ thành hôn của con gái, người cha đã tặng con gái 30 nền đất đã tách sổ đứng tên con tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; hai căn nhà tại TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, người cha còn tặng con gái 30 cây vàng, một chiếc xe hơi hiệu BMW, một xe tải trợ giúp công việc, 50% cổ phần tại công ty cùng nhiều hột xoàn và những đồ dùng có giá trị khác. Đáp lễ nhà gái, cha mẹ chú rể cũng tặng hai vợ chồng 200 cây vàng để làm vốn.
Điều hay nhất là trong tiệc cưới có sự tham dự của công nhân thuộc hai công ty (nhà cô dâu và nhà chú rể). Không chỉ được đãi ăn ngon, công nhân tham dự tiệc cưới cũng như các khách mời còn được bốc thăm trúng thưởng xe gắn máy và các chỉ vàng 9999. Ai trúng thưởng xe gắn máy sẽ được lựa chọn màu xe hợp với bản mệnh của mình.
Hàng chục xe gắn máy làm quà tặng may mắn cho khách tham dự tiệc cưới ở Bình Dương tổ chức ngày 25 Tháng Hai 2023 – Ảnh cắt từ clip đám cưới
Đọc bình luận của bạn đọc Dân Trí dưới hai bài viết thấy mắc cười. Đa số đều gièm pha nhà giàu khoe của và nếu đã khoe thì nên mua xe hơi làm quà tặng cho bõ. Có bạn bình “Thế này chỉ ăn, ngủ xong lại đi chơi chứ cần gì phải làm gì. Làm trò lố quá”.
Có bạn cà khịa “Sao phải khoe như vậy, liệu ở được với nhau lâu không?”. Có bạn lại so sánh: “Xem clip này xong càng thán phục anh Phạm Nhật Vượng hơn vì chẳng khi nào thấy anh ấy khoe của” (!)
Mùa cưới chưa bắt đầu, vì thế từ đây đến cuối năm, dân Việt sẽ còn chứng kiến không ít đám cưới nhà giàu khoe của khác, thật ra cũng là trò vui mà.
An Vui
4 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Quà tặng hai vợ chồng của cha mẹ chú rể trong đám cưới tổ chức ở Bình Dương ngày 25 Tháng Hai 2023 – Ảnh cắt từ clip đám cưới
Truyền thông trong nước có thêm chữ mới là “siêu đám cưới” và có thêm bảng xếp hạng các siêu đám cưới của năm.
Ngôi Sao ngày 18 Tháng Giêng 2023 đã xếp hạng bốn “siêu đám cưới” trong năm 2022. Xếp hạng nhất là đám cưới ái nữ tập đoàn Phú Cường ở Kiên Giang, tổ chức ngày 3 Tháng Mười Hai 2022 trên khoảng sân rộng 10,000 m2 (107,639 square feet) lớn hơn sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), trang trí 35 tấn hoa tươi, 5 tấn rưỡi hoa lụa được cài cắm bởi 500 nhân viên trong suốt 15 ngày, có bắn cả pháo hoa trong bữa tiệc. Tiến trình lên ý tưởng và thi công nơi tổ chức tiệc mất 9 tháng, với 1,600 khách mời. Tổng chi phí tổ chức tiệc trị giá hàng chục tỷ đồng (không nêu con số chính xác).
Xếp thứ hai là “siêu đám cưới” ở Quảng Ngãi tổ chức ngày 26-27 Tháng Tư 2022 của ái nữ và ái nam hai gia đình giàu có ở địa phương, riêng chi phí décor tiệc cưới đã tốn 2 tỷ đồng ($84,299), với 100 nhân sự làm việc luân phiên cả ngày lẫn đêm chuẩn bị trên nhà xưởng của gia đình với diện tích 1,500 m2 (16,146 square feet).
Xếp thứ ba là “siêu đám cưới” ở Ninh Bình tổ chức tại khách sạn 5 sao với 400 khách mời ngày 19 Tháng Hai 2022, cô dâu từng đạt danh hiệu Hoa khôi Hoa Lư 2019, lọt vào bán kết Hoa hậu Việt Nam 2020, diện váy cưới trị giá 500 triệu đồng ($21,074).
Xếp thứ 4 là “siêu đám cưới” ở Hà Nội tổ chức ngày 12 Tháng Ba 2022 của một CEO công ty bất động sản, với 300 khách mời, thi công trang trí tiệc cưới mất 4 ngày, cô dâu diện váy cưới trị giá hàng tỷ đồng. Thực đơn đãi khách gồm nhiều món sơn hào hải vị như súp bào ngư, salad cá hồi, sườn cừu, tôm hùm, hàu Canada…
Của hồi môn của ái nữ Bình Dương trong đám cưới tổ chức ngày 25 Tháng Hai 2023 – Ảnh cắt từ clip đám cưới
Không kém cạnh về tiền so với các “siêu đám cưới” kể trên, đám cưới nhà giàu Việt tổ chức ở Bình Dương mới đây cũng có kiểu khoe của mình.
Dân Trí ngày 26 Tháng Hai và 1 Tháng Ba 2023 có hai bài về một đám cưới trị giá trăm tỷ đồng tổ chức ngày 25 Tháng Hai 2023 ở Bình Dương. Bài thứ nhất nói về màn trao quà cưới “khủng” của cha mẹ chú rể và cha mẹ cô dâu. Quý phụ huynh mỗi bên đều có công ty riêng, cha mẹ cô dâu ở huyện Bàu Bàng và cha mẹ chú rể ở thị xã Bến Cát.
Theo Dân Trí, tại lễ thành hôn của con gái, người cha đã tặng con gái 30 nền đất đã tách sổ đứng tên con tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; hai căn nhà tại TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, người cha còn tặng con gái 30 cây vàng, một chiếc xe hơi hiệu BMW, một xe tải trợ giúp công việc, 50% cổ phần tại công ty cùng nhiều hột xoàn và những đồ dùng có giá trị khác. Đáp lễ nhà gái, cha mẹ chú rể cũng tặng hai vợ chồng 200 cây vàng để làm vốn.
Điều hay nhất là trong tiệc cưới có sự tham dự của công nhân thuộc hai công ty (nhà cô dâu và nhà chú rể). Không chỉ được đãi ăn ngon, công nhân tham dự tiệc cưới cũng như các khách mời còn được bốc thăm trúng thưởng xe gắn máy và các chỉ vàng 9999. Ai trúng thưởng xe gắn máy sẽ được lựa chọn màu xe hợp với bản mệnh của mình.
Hàng chục xe gắn máy làm quà tặng may mắn cho khách tham dự tiệc cưới ở Bình Dương tổ chức ngày 25 Tháng Hai 2023 – Ảnh cắt từ clip đám cưới
Đọc bình luận của bạn đọc Dân Trí dưới hai bài viết thấy mắc cười. Đa số đều gièm pha nhà giàu khoe của và nếu đã khoe thì nên mua xe hơi làm quà tặng cho bõ. Có bạn bình “Thế này chỉ ăn, ngủ xong lại đi chơi chứ cần gì phải làm gì. Làm trò lố quá”.
Có bạn cà khịa “Sao phải khoe như vậy, liệu ở được với nhau lâu không?”. Có bạn lại so sánh: “Xem clip này xong càng thán phục anh Phạm Nhật Vượng hơn vì chẳng khi nào thấy anh ấy khoe của” (!)
Mùa cưới chưa bắt đầu, vì thế từ đây đến cuối năm, dân Việt sẽ còn chứng kiến không ít đám cưới nhà giàu khoe của khác, thật ra cũng là trò vui mà.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 29 of 38 • 1 ... 16 ... 28, 29, 30 ... 33 ... 38
Similar topics
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
Page 29 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum