Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Page 11 of 55 • Share
Page 11 of 55 • 1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 33 ... 55
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Người tị nạn Ukraine vật vã giữa bão tuyết ở biên giới Moldova & Rumaenien
https://youtu.be/ylIXB07p_04
https://youtu.be/ylIXB07p_04
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine: Không đầu hàng, một thị trưởng bị quân Nga bắt
12 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Hàng ngàn người dân thành phố cảng Melitopol biểu tình phản đối việc quân Nga bắt thị trưởng của họ (Twitter)
Hàng ngàn người đã biểu tình ở thành phố cảng Melitopol phía Nam Ukraine sau khi có tin lực lượng Nga bắt cóc thị trưởng và dẫn đi với chiếc mũ trùm kín đầu. Đám đông lớn đã tụ tập vào ngày thứ Bảy, 12 Tháng Ba để phản đối việc quân đội Nga bắt cóc ông Ivan Fedorov, thị trưởng thành phố, một người gốc Nga.
Kirill Timoshenko, Phó văn phòng Tổng thống Ukraine, đã đăng một đoạn video lên tài khoản Telegram cá nhân cho biết “Ngày 11 Tháng Ba, một nhóm lính Nga đã đưa Fedorov đi qua một quảng trường thành phố. Đầu ông bị trùm kín. Ngay sau đó, đoạn phim quay cảnh trên đã lan truyền trên mạng xã hội”. Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, chứng thực tuyên bố của Timoshenko và nhấn mạnh với hãng tin Interfax Ukraine: “Ông Fedorov từ chối hợp tác với lực lượng Nga đang chiếm đóng thành phố nên đã bị 10 lính Nga bắt đi. Họ trùm một chiếc túi nhựa lên đầu ông. Kẻ thù tạm giam Fedorov tại trung tâm xử lý khủng hoảng thành phố, nơi thị trưởng sử dụng để hỗ trợ cuộc sống của người dân thành phố”.
Trong khi đó, Nga cáo buộc Fedorov “hoạt động khủng bố”. Đối với Putin, tất cả những người trong chính phủ Ukraine đều là khủng bố và phát xít. Văn phòng công tố của Cộng hòa Nhân dân Luhansk, một khu vực nổi dậy được Moscow hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine tố cáo Fedorov đã tài trợ cho lực lượng dân quân chủ nghĩa dân tộc để “gây tội ác chống thường dân Donbas” nhưng không đưa ra bằng chứng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong một cuộc họp báo vào ngày thứ Bảy ở Kyiv: “Việc giam giữ thị trưởng Melitopol là tội ác chống nền dân chủ. Các lực lượng xâm lược đang chuyển sang giai đoạn khủng bố mới. Họ không hế xấu hổ khi xem đoạn video bắt cóc này”. Zelensky cho biết ông đã nêu số phận của Fedorov trong các cuộc gọi điện tới Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong đó kêu gọi hai nhà lãnh đạo tương đối hoà hoãn với Nga này áp lực Putin trả tự do cho thị trưởng. Tổng thống Ukraine cho biết khoảng 2,000 người đã biểu tình bên ngoài tòa thị chính Melitopol do quân Nga chiếm đóng.
Những sĩ quan Không quân Nga bị bắt trong một cuộc họp báo tại Kyiv ngày 11 Tháng Ba 2022 – trái sang: Thiếu tá Aleksei Golovenskiy; Đại tá Maxim Krishtop; Đại úy Aleksei Kozlov (ảnh: Maxym Marusenko/NurPhoto via Getty Images)
Trong giá buốt, họ hô vang “Hãy mang thị trưởng về! Tự do cho thị trưởng!”. Vụ bắt cóc Fedorov là hành động mới nhất trên khắp đất nước Ukraine chống lại các thị trưởng không chịu hợp tác với lực lượng Nga đang chiếm giữ thành phố và thị trấn của họ. Melitopol, với dân số khoảng 150,000 người, đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga được hai tuần. Bất chấp việc Nga chiếm đóng thành phố, Fedorov dù có dòng máu Nga đã khuyến khích biểu tình chống lại lực lượng chiếm đóng.
Melitopol, một thành phố nói tiếng Nga cách bán đảo Crimea khoảng 145 dặm về phía Đông Bắc nhanh chóng bị chiếm khi Nga tràn quân vào Ukraine, nhưng Fedorov vẫn tuyên bố thách thức: “Chúng tôi không hợp tác với người Nga dưới bất kỳ hình thức nào!”. Khi người dân xuống đường vào cuối tuần trước với cờ xanh vàng của Ukraine, Fedorov khuyến họ hãy tiếp tục biểu tình. “Đoàn kết cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua tất cả” – ông viết trong một bài đăng trên Facebook.
Hiện chính phủ Ukraine đang tìm biết nơi viên thị trưởng đang bị giam giữ. Nhà ngoại giao Ukraine Olexander Scherba viết trên Twitter: “Fedorov vẫn còn sống. Họ dùng tra tấn để buộc ông phải cộng tác”. Zelensky bày tỏ sự biết ơn người dân Melitopol về cách họ phản ứng trước tin bắt cóc thị trưởng của họ. “Rõ ràng, cuộc chiến không được lòng cả người Nga. Moscow có nghe thấy không? Nếu có 2,000 người Nga phản đối sự chiếm đóng ở Melitopol, thì có bao nhiêu người Nga ở Moscow phản đối chiến tranh?” – ông đặt câu hỏi.
Ngày 12 Tháng Ba quân Nga đã tiến vào vùng ngoại ô phía đông Mariupol, cảng chiến lược trên bờ biển Nam Ukraine. Một số thành phố trên khắp đất nước, từ thủ đô Kyiv đến Mykolaiv (một thành phố quan trọng khác trên Biển Đen), tiếp tục hứng chịu các đợt bắn phá ác liệt. Các quan chức Ukraine cáo buộc Nga tấn công một bệnh viện ở Mykolaiv và một nhà thờ Hồi giáo ở Mariupol. Trong khi đó, theo Liên Hiệp Quốc, thảm họa nhân đạo đang gia tăng, với gần 2.6 triệu người Ukraine chạy khỏi đất nước kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.
Ba Lan, nơi có 1.5 triệu người tị nạn từ Ukraine, cảnh báo đã vượt quá khả năng tiếp nhận người tị nạn. Đức đề nghị các quốc gia “tăng cường” giúp đỡ dòng người tị nạn Ukraine. Ngày thứ Bảy, Tổng thống Zelensky tuyên bố bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào với Nga và Putin chỉ có thể bắt đầu bằng một thỏa thuận ngừng bắn. Phát biểu với các phóng viên tại Kyiv, ông cho biết sẵn sàng đàm phán với Putin và đã thảo luận về khả năng này tại Jerusalem với Thủ tướng Israel Naftali Bennett đóng vai chủ nhà.
“Nhưng đàm phán vì hòa bình không thể bắt đầu cho đến khi hai bên đồng ý ngừng bắn – ông nói – Các nhà ngoại giao của chúng tôi đang làm việc và họ đã thảo luận một số nội dung trong chương trình đàm phán có thể có giữa chúng tôi và Liên bang Nga. Tôi muốn điều này trở thành hiện thực, kết thúc chiến tranh, tiến tới hòa bình. Tuy nhiên, 100% phải có ngừng bắn trước”. Theo Zelensky khoảng 1,300 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng trước, có khoảng 500 đến 600 quân Nga đã đầu hàng dù ông không đưa ra chứng cứ.
12 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Hàng ngàn người dân thành phố cảng Melitopol biểu tình phản đối việc quân Nga bắt thị trưởng của họ (Twitter)
Hàng ngàn người đã biểu tình ở thành phố cảng Melitopol phía Nam Ukraine sau khi có tin lực lượng Nga bắt cóc thị trưởng và dẫn đi với chiếc mũ trùm kín đầu. Đám đông lớn đã tụ tập vào ngày thứ Bảy, 12 Tháng Ba để phản đối việc quân đội Nga bắt cóc ông Ivan Fedorov, thị trưởng thành phố, một người gốc Nga.
Kirill Timoshenko, Phó văn phòng Tổng thống Ukraine, đã đăng một đoạn video lên tài khoản Telegram cá nhân cho biết “Ngày 11 Tháng Ba, một nhóm lính Nga đã đưa Fedorov đi qua một quảng trường thành phố. Đầu ông bị trùm kín. Ngay sau đó, đoạn phim quay cảnh trên đã lan truyền trên mạng xã hội”. Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, chứng thực tuyên bố của Timoshenko và nhấn mạnh với hãng tin Interfax Ukraine: “Ông Fedorov từ chối hợp tác với lực lượng Nga đang chiếm đóng thành phố nên đã bị 10 lính Nga bắt đi. Họ trùm một chiếc túi nhựa lên đầu ông. Kẻ thù tạm giam Fedorov tại trung tâm xử lý khủng hoảng thành phố, nơi thị trưởng sử dụng để hỗ trợ cuộc sống của người dân thành phố”.
Trong khi đó, Nga cáo buộc Fedorov “hoạt động khủng bố”. Đối với Putin, tất cả những người trong chính phủ Ukraine đều là khủng bố và phát xít. Văn phòng công tố của Cộng hòa Nhân dân Luhansk, một khu vực nổi dậy được Moscow hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine tố cáo Fedorov đã tài trợ cho lực lượng dân quân chủ nghĩa dân tộc để “gây tội ác chống thường dân Donbas” nhưng không đưa ra bằng chứng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong một cuộc họp báo vào ngày thứ Bảy ở Kyiv: “Việc giam giữ thị trưởng Melitopol là tội ác chống nền dân chủ. Các lực lượng xâm lược đang chuyển sang giai đoạn khủng bố mới. Họ không hế xấu hổ khi xem đoạn video bắt cóc này”. Zelensky cho biết ông đã nêu số phận của Fedorov trong các cuộc gọi điện tới Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong đó kêu gọi hai nhà lãnh đạo tương đối hoà hoãn với Nga này áp lực Putin trả tự do cho thị trưởng. Tổng thống Ukraine cho biết khoảng 2,000 người đã biểu tình bên ngoài tòa thị chính Melitopol do quân Nga chiếm đóng.
Những sĩ quan Không quân Nga bị bắt trong một cuộc họp báo tại Kyiv ngày 11 Tháng Ba 2022 – trái sang: Thiếu tá Aleksei Golovenskiy; Đại tá Maxim Krishtop; Đại úy Aleksei Kozlov (ảnh: Maxym Marusenko/NurPhoto via Getty Images)
Trong giá buốt, họ hô vang “Hãy mang thị trưởng về! Tự do cho thị trưởng!”. Vụ bắt cóc Fedorov là hành động mới nhất trên khắp đất nước Ukraine chống lại các thị trưởng không chịu hợp tác với lực lượng Nga đang chiếm giữ thành phố và thị trấn của họ. Melitopol, với dân số khoảng 150,000 người, đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga được hai tuần. Bất chấp việc Nga chiếm đóng thành phố, Fedorov dù có dòng máu Nga đã khuyến khích biểu tình chống lại lực lượng chiếm đóng.
Melitopol, một thành phố nói tiếng Nga cách bán đảo Crimea khoảng 145 dặm về phía Đông Bắc nhanh chóng bị chiếm khi Nga tràn quân vào Ukraine, nhưng Fedorov vẫn tuyên bố thách thức: “Chúng tôi không hợp tác với người Nga dưới bất kỳ hình thức nào!”. Khi người dân xuống đường vào cuối tuần trước với cờ xanh vàng của Ukraine, Fedorov khuyến họ hãy tiếp tục biểu tình. “Đoàn kết cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua tất cả” – ông viết trong một bài đăng trên Facebook.
Hiện chính phủ Ukraine đang tìm biết nơi viên thị trưởng đang bị giam giữ. Nhà ngoại giao Ukraine Olexander Scherba viết trên Twitter: “Fedorov vẫn còn sống. Họ dùng tra tấn để buộc ông phải cộng tác”. Zelensky bày tỏ sự biết ơn người dân Melitopol về cách họ phản ứng trước tin bắt cóc thị trưởng của họ. “Rõ ràng, cuộc chiến không được lòng cả người Nga. Moscow có nghe thấy không? Nếu có 2,000 người Nga phản đối sự chiếm đóng ở Melitopol, thì có bao nhiêu người Nga ở Moscow phản đối chiến tranh?” – ông đặt câu hỏi.
Ngày 12 Tháng Ba quân Nga đã tiến vào vùng ngoại ô phía đông Mariupol, cảng chiến lược trên bờ biển Nam Ukraine. Một số thành phố trên khắp đất nước, từ thủ đô Kyiv đến Mykolaiv (một thành phố quan trọng khác trên Biển Đen), tiếp tục hứng chịu các đợt bắn phá ác liệt. Các quan chức Ukraine cáo buộc Nga tấn công một bệnh viện ở Mykolaiv và một nhà thờ Hồi giáo ở Mariupol. Trong khi đó, theo Liên Hiệp Quốc, thảm họa nhân đạo đang gia tăng, với gần 2.6 triệu người Ukraine chạy khỏi đất nước kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.
Ba Lan, nơi có 1.5 triệu người tị nạn từ Ukraine, cảnh báo đã vượt quá khả năng tiếp nhận người tị nạn. Đức đề nghị các quốc gia “tăng cường” giúp đỡ dòng người tị nạn Ukraine. Ngày thứ Bảy, Tổng thống Zelensky tuyên bố bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào với Nga và Putin chỉ có thể bắt đầu bằng một thỏa thuận ngừng bắn. Phát biểu với các phóng viên tại Kyiv, ông cho biết sẵn sàng đàm phán với Putin và đã thảo luận về khả năng này tại Jerusalem với Thủ tướng Israel Naftali Bennett đóng vai chủ nhà.
“Nhưng đàm phán vì hòa bình không thể bắt đầu cho đến khi hai bên đồng ý ngừng bắn – ông nói – Các nhà ngoại giao của chúng tôi đang làm việc và họ đã thảo luận một số nội dung trong chương trình đàm phán có thể có giữa chúng tôi và Liên bang Nga. Tôi muốn điều này trở thành hiện thực, kết thúc chiến tranh, tiến tới hòa bình. Tuy nhiên, 100% phải có ngừng bắn trước”. Theo Zelensky khoảng 1,300 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng trước, có khoảng 500 đến 600 quân Nga đã đầu hàng dù ông không đưa ra chứng cứ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Tại sao Putin không thể nhấn nút?
Mặc Lâm
13 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Khi nói đến Putin, hàng trăm câu chuyện phía sau nâng ông ta lên tầm của người hùng nước Nga. Những gì Putin làm khiến người dân Nga hừng hực tin rằng chính Putin chứ không ai khác sẽ là người cứu rỗi dân tộc Nga sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Putin làm cho người Nga tin rằng sức mạnh của quân đội Nga được Putin vực dậy sẽ san phẳng mọi ý đồ của phương Tây khi muốn làm nhục Nga bằng kinh tế, quân sự lẫn chính trị. Người Nga đã tin và còn tin như thế, ít nhất là ngay khi cuộc chiến với Ukraine mở màn với tuyên bố hùng hồn của Putin: Chỉ trong 72 giờ quân đội Nga sẽ vào Kyiv và người dân Ukraine sẽ choàng vòng hoa cho quân “giải phóng”.
Nhưng điều đó không xảy ra. Đội quân được xem là hùng mạnh nhất thế giới đã bị chặn đứng bởi người dân và quân đội Ukraine. Vũ khi thô sơ, thiếu thốn nhưng sức mạnh của lòng yêu nước Ukraine đã buộc quân Nga phải dừng lại và co cụm trong tư thế phòng thủ và… chạy trốn, vốn không phải là tính cách của một quân đội hiện đại. Hàng trăm chiếc xe tăng già nua gục ngã làm nghẹt cả một vùng hành quân. Hàng ngàn xe chuyên dụng nối đuôi nhau lăn lóc bên vệ đường, chúng không bị bắn cháy mà vì lốp xe bị nổ, xăng cạn kiệt còn binh lính lang thang lếch thếch tìm nhà dân xin thực phẩm… Hình ảnh của đạo quân viễn chinh tụt xuống tận đáy của nhục nhã lẫn bi thảm… Hình ảnh mà Putin không muốn cho thế giới trông thấy, nhất là người Nga vì nếu họ nhìn những mảnh vụn hình ảnh được chấp lại thì xem như Putin rơi mặt nạ, chiếc mặt nạ mà ông ta đã dày công thêu dệt từ bao nhiêu năm qua.
Ít nhất là thêu dệt cho đội quân hiện đại của Nga qua các lần trình diễn vũ khí trước mặt thế giới.
Là nước bán vũ khí hạng nhì thế giới không ai có thể tin rằng quân đội Nga lại bi thảm đến thế. Tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự đã giải mã những gì mà Putin che đậy nay đã lộ ra sau cuộc chiến Ukraine: Quân đội Nga không mạnh như thế giới nghĩ. Cái sức mạnh của Nga chẳng qua là những kịch bản tuyệt hảo làm mờ mắt thế giới nhằm mục đích bán vũ khí và thực chất những vũ khí gọi là hiện đại vẫn chưa bao giờ xuất kho thay vào đó là những loại vũ khí được đánh bóng, sơn sửa lại rồi bán ra mà không cần chứng minh hiệu quả công phá của nó.
Tướng Valery Gerasimov (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (ảnh: Alexei NikolskyTASS via Getty Images)
Trong lần giới thiệu vũ khí tại Hội chợ thế giới năm 2018 Nga đã chào hàng những loại vũ khí được xem là hiện đại nhất trong đó gồm: 295 mẫu vũ khí và thiết bị quân sự hàng đầu của Bộ Quốc phòng Nga được trưng bày trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự quốc tế Army 2018. Xe trượt tuyết quân sự TTM 1901-40 và A1, cùng với mẫu xe địa hình ATV AM1/ Siêu xe bọc thép chiến đấu Boomerang phiên bản BMP có khối lượng lên đến 25 tấn/ Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ ba T-14 Armata/ Xe chiến đấu bộ binh Armata T-15/ Xe chiến đấu hộ vệ xe tăng BMPT-72 còn được biết đến với cái tên “Kẻ huỷ diệt 2”/ Pháo chống tăng tự hành 2S25M “Sprut-SDM1”…
bộ binh Armata T-15/ Xe chiến đấu hộ vệ xe tăng BMPT-72 còn được biết đến với cái tên “Kẻ huỷ diệt 2”/ Pháo chống tăng tự hành 2S25M “Sprut-SDM1”…
Bốn năm sau, những loại vũ khí ấy không có bất cứ thứ nào xuất hiện trong cuộc chiến với Ukraine ngay cả khi thế giới cho rằng nếu tiếp tục xử dụng vũ khí thô sơ có từ thời Thế chiến thứ II thì Putin sẽ vỡ trận. Carlo Masala, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Bundeswehr ở Munich, nói: “Tất cả các thiết bị công nghệ cao mà người Nga đã khoe ra trên các phương tiện truyền thông kể từ năm 2008 đều không được nhìn thấy ở Ukraine”.
Năm 2008, nước Nga đã tiến hành các cuộc cải cách quân sự quy mô. Các lực lượng vũ trang được hiện đại hóa, và các trang thiết bị cũ của Liên Xô được thay thế bằng những kỹ thuật mới nhưng sự thật về những cải cách này được chứng minh một sự thật khác mà dân Nga chưa bao giờ được truyền thông Nga bật mí: Tham nhũng.
Theo xếp hạng của Transparency International, tham nhũng tại nước Nga đứng hàng 154 trong 175 quốc gia mà kẻ “đầu tàu” vấn nạn này là Putin, kẻ kêu gọi cho nước Nga mạnh trở lại!
Putin có số tài sản ước tính được cho là 36 tỷ euro. Con số thật sự có thể lớn hơn rất nhiều. So sánh với tất cả các lãnh đạo thế giới kể cả Tập Cận Bình, Putin vẫn là “lãnh đạo” về tài sản tham nhũng không có đối thủ. Tài sản của Putin được các tài phiệt Nga chia phần từ những thương vụ mua bán dầu và vũ khí. Hai nguồn lợi lớn nhất nước Nga được Putin khéo léo sắp xếp cho tay chân và ông ta nắm phần lợi lớn nhất trong các tập đoàn nhà nước Nga.
Tuy kêu gọi cải cách quốc phòng nhưng trong thâm tâm ông ta và các tướng lãnh dưới quyền đều tin rằng không nước nào dám gây chiến với Nga nên thay vì tiền bỏ vào quân đội sao không bỏ thằng vào túi mình? Nhưng ác nỗi, lần này chính nước Nga gây chiến và xâm lược nước khác nên bộ sậu của Putin bị rơi mặt nạ, tất cả hiện ra một bức tranh “ông vua ở truồng” mà vai chính là “đại đế” Putin.
Xấu hổ quá, Putin chơi bài liều như Chí Phèo tự rạch mặt mình rồi kêu cả làng Vũ Đại ra mà chửi, Putin không chửi, Putin hăm dọa: vũ khí hạt nhân. Hơn 10 ngày nay cả phương Tây đều chùn lại. Mỹ không cho Ba Lan mang Mig sang Đức vì sợ Putin làm liều. NATO không dám đưa tay kéo Ukraine vào Liên Minh. Vùng cấm bay bị khước từ và Putin tiếp tục rung đùi thích thú.
Những gì còn lại của một cỗ đại bác; Sytniaky, Ukraine, ngày 5 Tháng Ba (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)
Nhưng Putin quên rằng Mỹ, và có lẽ cả NATO đều luôn theo dõi nguồn thông tin về vũ khí bí mật của Nga. Nếu bây giờ chưa công bố thì ngày nào đó khi chiến sự vỡ ra, Putin và nước Nga sẽ ngỡ ngàng cho cái trò “lừa đảo” của phương Tây, bởi, những nguyên tắc chế tạo, bảo hành, phát triển vũ khí hạt nhân của Nga đều nằm trong tay của Mỹ.
Putin không nên quên rằng Mỹ là nước đầu tiên có bom nguyên tử và cũng là nước có lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Vì lớn nên Mỹ phải bảo vệ nó bằng mọi cách nếu không kẻ nào đó như bọn khủng bố chẳng hạn muốn phá hoại kho vũ khí này có phải là Mỹ ôm hận không?
Vũ khí hạt nhân vì sức phá hoại và kỹ thuật cao nên việc quản lý, bảo dưỡng chúng là một môn khoa học. Chúng đòi hỏi tiền bạc và kỹ thuật tân tiến chứ không phải cứ cất giấu một nơi khi cần mang ra bấm nút là được. Do cất giấu trong một thời gian dài, chúng cần được theo dõi và gìn giữ trong tình trạng tốt nhất để không bị hư hại hay trục trặc kỹ thuật. Bởi vì, trong quá trình lưu trữ, các chất phóng xạ có thể bị phân rã và bị bẻ gãy liên kết, làm chất nổ bị phân hủy gây ra sự suy giảm về khả năng công phá.
Bên cạnh đó, sự không tương thích giữa các chất hóa học và vật liệu chế tạo cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ ăn mòn hóa học khiến cho các chỉ số kỹ thuật của đầu đạn bị ảnh hưởng theo thời gian, ngoài ra nếu không được bảo quản, bảo dưỡng đúng quy trình khi đưa vào sử dụng, đầu đạn hạt nhân sẽ không nổ và không phát huy được khả năng hủy diệt của nó.
Những sĩ quan Không quân Nga bị bắt trong một cuộc họp báo tại Kyiv ngày 11 Tháng Ba 2022 – trái sang: Thiếu tá Aleksei Golovenskiy; Đại tá Maxim Krishtop; Đại úy Aleksei Kozlov (ảnh: Maxym Marusenko/NurPhoto via Getty Images)
Hơn nữa đầu đạn hạt nhân chứa một số lượng lớn vật liệu và thành phần hóa học cực kỳ nhạy cảm với môi trường và có tính phóng xạ cao. Do đó, môi trường lưu trữ, bảo quản yêu cầu phải rất nghiêm ngặt. Các hệ thống vũ khí phóng và đầu đạn hạt nhân phải được lưu trữ một cách có hệ thống để dễ kiểm tra và bảo trì, thiết lập một hệ thống kiểm tra và bảo vệ an ninh hoàn chỉnh; các nhân viên bảo quản phải tuân thủ các quy tắc, quy định nghiêm ngặt, thường xuyên kiểm tra tiêu chuẩn, bảo vệ hiệu quả.
Tất cả yêu cầu nghiêm ngặt này đều được thông qua bởi… tham nhũng và vì vậy nó không bao giờ được tuân thủ theo những bước như đã được quy định. Một công việc đơn giản nhất trong việc bảo trì vật tư quân dụng là các lốp xe cũng bị ăn chặn đến nỗi hàng trăm chiếc xe nằm ụ trên đường vì vỡ lốp tại Ukraine. Theo Telenko, chuyên gia về xe tải quân sự ở Mỹ cho biết “xe tải quân sự thường không phải di chuyển liên tục mà phải nằm đợi trong kho chờ triển khai.
Cho nên, những chiếc xe này phải được cho chạy bảo trì và chăm sóc thường xuyên để tránh hư hỏng. “Nếu bánh xe tải quân sự nằm yên trong nhiều tháng, vành bánh sẽ trở nên giòn”, Telenko nói. Chúng có thể rách toạc ngay cả khi chạy một khoảng cách ngắn. Đây chính là chuyện đang xảy ra với nhiều phương tiện bị hư hỏng của Nga. Vỏ xe là loại rẻ tiền và dễ bảo quản nhất nhưng Bộ Quốc phòng Nga không làm thì liệu bảo trì kho vũ khí hạt nhân muôn phần rắc rối và tốn kém hơn có được làm hay không? Từ suy luận này liệu phương Tây có thật sự lo lắng Putin sẽ kích hoạt hệ thống vũ khí hạt nhân hay chỉ là trò hù dọa?
Xác lính Nga tại Sytniaky, phía Tây Kyiv; ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)
Tổng thống Eisenhower là người đầu tiên nghĩ ra chiếc vali hạt nhân. So với Mỹ, Nga bắt đầu có vali hạt nhân chậm hơn tới 20 năm. Vali hạt nhân của Nga có tên là Cheget, là một phần trong hệ thống tự động hóa điều khiển các lực lượng hạt nhân, được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1983.
Về cơ bản, tại Mỹ, quyền kích hoạt cuộc tấn công hoàn toàn thuộc về tổng thống. Về lý thuyết, tổng thống là người kích hoạt nhưng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ trực tiếp thực hiện. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể bất tuân nếu nghi ngờ động cơ của tổng thống.
Trong khi đó thì Nga có tới ba chiếc vali hạt nhân Cheget, do Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng quân đội quản lý. Theo tờ Dailymail, chiếc vali hạt nhân Cheget luôn theo sát Tổng thống Putin chỉ là một trong ba vali hạt nhân. Bên cạnh ông chủ Điện Kremlin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu và người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Valeriy Gerasimov.
Trong lúc quân đội Nga đang bị Tổng thống Putin lên án, tám tướng lãnh bị thay thế vì ba tướng đã bị quân Ukraine loại khỏi cuộc chiến, liệu Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu hay Tổng tham mưu trưởng Valeriy Gerasimov có dám làm Lê Lai cứu Putin hay không tùy thuộc vào lương tri của họ. Con người, nhất là những kẻ trên chóp đỉnh quyền lực luôn sợ hãi khi quyết định có tính lịch sử của mình. Putin điên và dở hơi nhưng dưới trướng của ông ta có thể là những người còn chút lương tâm, không đành lòng vì quyết định của mình mà cả quốc gia bị hủy diệt.
Nguồn tham khảo:
https://warontherocks.com/2022/03/maintaining-americas-nuclear-deterrent/
https://www.ucsusa.org/nuclear-weapons/solutions
https://warontherocks.com/2020/06/revelations-about-russias-nuclear-deterrence-policy/
https://en.wikipedia.org/wiki/Russia_and_weapons_of_mass_destruction#:~:text=Russia’s%20predecessor%20state%2C%20the%20Soviet,treaty%20with%20the%20United%20States.
http://hvlq.vn/tin-tuc/tin-quoc-te/cong-tac-quan-ly-bao-quan-bao-duong-tieu-huy-vu-khi-hat-nhan
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Cận chiến “tay đôi” trong đô thị
Mạnh Kim
14 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Sẽ có nhiều xe tăng Nga nữa trở thành sắt vụn như thế này; Irpin, ngày 11 Tháng Ba (ảnh: Laurent Van der Stockt pour Le Monde/Getty Images)
“Plan A” – tiến vào Kyiv như trở bàn tay với sứ mạng “giải phóng” và được người dân Ukraine đón chào – đã phá sản. Bây giờ là “Plan B”: Cận chiến trong đô thị. Với hỏa lực dồn dập của Nga, Kyiv sẽ thất thủ bất kỳ lúc nào nhưng điều đó không có nghĩa quân Nga có thể giương cờ chiến thắng.
Tháng Chín 1942, trong trận chiến lịch sử Stalingrad, trung sĩ Nga Yakov Pavlov cùng trung đội mình cố thủ trong một tòa nhà bốn tầng được xây dựng vuông góc với bờ kè sông Volga hướng ra một quảng trường lớn – sau này được giới quân sử gọi là “Nhà Pavlov – Дом Павлова”. Tòa nhà có tầm nhìn từ ba phía. Lính của Pavlov đặt dây thép gai, mìn sát thương và mìn chống tăng xung quanh. Họ khoét lỗ tường ăn thông và gác sẵn khẩu súng máy trong các góc tòa nhà, đồng thời đào rãnh nối liền với các vị trí của Liên Xô bên ngoài bờ sông Volga.
Tiếp liệu được đưa đến qua chiến hào hoặc bằng thuyền. Ngày này qua ngày kia, quân Đức tấn công liên tục, có khi nhiều lần trong một ngày. Mỗi khi bộ binh hoặc xe tăng Đức băng qua quảng trường và áp sát ngôi nhà, các họng súng máy của trung đội Pavlov lại khạc đạn… Chỉ bằng cách ấy, Yakov Pavlov cầm cự được 58 ngày, cho đến khi được Hồng quân giải cứu. Vasily Chuikov, tướng chỉ huy của lực lượng Liên Xô tại Stalingrad, sau này nói đùa rằng khi cố đánh chiếm Nhà Pavlov, quân Đức thiệt mạng còn nhiều hơn cả chiến dịch chiếm thành Paris. Sau chiến tranh, Pavlov được phong Anh hùng; và “Nhà Pavlov” trở thành di tích lịch sử chiến tranh…
80 năm sau, quân Nga đang đối mặt những “Yakov Pavlov” và những “ngôi nhà Pavlov” tương tự. Với bất kỳ quân đội nào, urban warfare – đánh nhau trong đô thị, theo chiến tranh qui ước (không dùng vũ khí hóa học hoặc bất cứ vũ khí bất qui ước nào) – luôn là ác mộng. Một quân đội thiện chiến như Mỹ với hỗ trợ của nhiều vũ khí robot tự hành lẫn xe tăng đạn pháo hiện đại mà khi cận chiến tay đôi tại Iraq cũng chật vật. Trong cuộc giằng co kéo dài hơn chín tháng, từ năm 2016 đến năm 2017, Mỹ cùng quân đồng minh chỉ khống chế được “thành” Mosul sau khi thiệt mạng tổng cộng hơn 1,200 quân; 5,000 người bị thương; chưa kể 11,000 thường dân và 5,000 chiến binh Nhà nước Hồi giáo thiệt mạng.
Một tòa nhà tại quận Obolon bị quân Nga đánh phá; Kyiv ngày 14 Tháng Ba (ảnh: Mykhaylo Palinchak/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Kyiv có diện tích 323.9 dặm vuông (khoảng 838.8 km vuông) – so với 69.5 dặm vuông của Mosul. Quân Nga sẽ mất bao nhiêu thời gian để hạ gục hoàn toàn Kyiv, nơi người dân đang biến thành phố họ như một pháo đài? “Vào được” bên trong không có nghĩa là chiếm được thành. Vấn đề tiếp vận – từ súng ống đạn dược đến thực phẩm – sẽ được thực hiện như thế nào, trong khi quân Nga tiếp tục lúng túng và bộc lộ vô số điểm yếu trong tiếp vận quân sự.
Năm 1994, quân Nga từng nếm mùi chiến tranh đô thị khi xâm lược Grozny (Chechnya). Bằng chiến thuật sử dụng từng nhóm nhỏ, chỉ trang bị AK-47, lựu đạn, súng phóng lựu RPG-7 hoặc RPG-18, các tay súng ly khai Chechnya đã giao chiến với xe bọc thép của Nga từ tầng hầm hoặc tầng trên các tòa nhà. Khi quân Nga lọt vào bẫy, các toán phục kích cứ nhắm vào chiếc đầu và chiếc cuối mà nhả đạn; sau đó biến mất như những bóng ma rồi lại thình lình xuất hiện hai bên sườn để khạc tiếp vào hàng ngũ rối loạn của địch.
Dân Kyiv đang trong tư thế chiến đấu; Kyiv ngày 14 Tháng Ba (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)
Từ ngày 1 Tháng Một đến ngày 3 Tháng Một 1995, Lữ đoàn súng trường cơ giới số 131 của Nga đã mất 102 trong 120 xe bọc thép và 25 xe tăng. Trong 31 xe tăng T-80BV được đưa vào Grozny cùng với Tiểu đoàn xe tăng 3, Trung đoàn xe tăng 6, chỉ có một xe tăng sống sót nguyên vẹn! Kết quả, các tay súng ly khai Chechnya đã giết khoảng 2,000 binh sĩ Nga trong giai đoạn đầu của trận giao chiến kéo dài hai tháng. Cần biết trong 20 năm vật lộn ở Afghanistan, quân đội Mỹ thiệt mạng chỉ hơn 2,400 lính.
Trong bài viết trên military.com ngày 8 Tháng Ba 2022, tác giả Gary Anderson thuật rằng, từ năm 1994, Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu nghiên cứu kỹ chiến thuật tác chiến trong môi trường đô thị. Năm 1998, Tướng Tư lệnh Charles Krulak yêu cầu thành lập “Cơ sở thí nghiệm Chiến đấu của Thủy quân lục chiến (Marine Corps Warfighting Lab) với việc thực hiện loạt tập trận thử nghiệm chiến tranh đô thị trong dự án gọi là “Chiến binh Đô thị” (Urban Warrior).
Những kết quả ban đầu cực kỳ thảm hại. Trong một cuộc thử nghiệm ở Oakland, California, lực lượng màu xanh lam (đại diện cho Mỹ) đã bị tổn thất đến 75%. Sáu năm sau, quân đội Mỹ có dịp thử nghiệm trong lò lửa thật: Fallujah, Iraq. Chiến dịch Fallujah khó khăn đến mức Mỹ và đồng minh phải đánh hai lần. Lần thứ nhất kéo dài gần một tháng (4 Tháng Tư đến 1 Tháng Năm 2004); lần thứ nhì kéo dài hơn một tháng rưỡi (7 Tháng Mười Một đến 23 Tháng Mười Hai 2004). Trận Fallujah thứ nhì được xem trận đẫm máu và khốc liệt nhất đối với lịch sử quân đội Mỹ kể từ cuộc giao tranh tại Huế-Việt Nam năm 1968.
Nhắc đến Tết 1968 cũng gợi nhớ cuộc đọ súng trong môi trường đô thị đầy khốc liệt và đẫm máu. Khi cuộc giao tranh kết thúc, phe Bắc Việt thiệt mạng khoảng 60,000 quân (trong số 80,000 quân tham chiến) và Mỹ lẫn lính VNCH thiệt mạng 12,727 người. Thất bại của chiến dịch Mậu Thân là thất bại cay đắng không chỉ bởi khả năng giao chiến trong môi trường đô thị mà còn xuất phát từ sự lượng định sai của Lê Duẩn cùng bộ máy chiến tranh của ông ta – hệt như Putin ngày nay: Không có sự nổi dậy hưởng ứng nào của người dân dành cho những người “giải phóng”.
Chia tay con, bố ra tiền tuyến; Bucha, gần Kyiv, ngày 13 Tháng Ba (ảnh: Emin Sansar/Anadolu Agency via Getty Images)
Đến nay, sau 18 ngày kéo quân vào Ukraine (kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022), khoảng 1,300 lính Ukraine đã thiệt mạng – theo Tổng thống Volodymyr Zelensky. Phần Nga, Bộ Quốc phòng nước này nói rằng họ mất 498 lính; trong khi đó, Ukraine cho biết số lính Nga bỏ mạng tại chiến trường Ukraine là khoảng 12,000. CBS News (ngày 10 Tháng Ba) dẫn lại từ một viên chức Mỹ ước tính số lính Nga tử trận là từ 5,000-6,000; và quân đội Ukraine thiệt mạng từ 2,000-4,000. Ở thời điểm này, khó có thể kiểm chứng con số chính xác tổn thất của hai bên nhưng có một thứ rất khó “đếm” nhưng vẫn “đo lường” được: Tinh thần chiến đấu.
Kyiv đang có nhiều “ngôi nhà Pavlov” cũng như nhiều tay súng thậm chí gan lỳ hơn Yakov Pavlov. Càng oanh kích dữ dội vào các mục tiêu dân sự như trường học và bệnh viện càng khiến người dân phẫn nộ dẫn đến cầm súng một mất một còn. Năm 2011, ba nhà nghiên cứu Mỹ đã kết luận sau khi nghiên cứu dữ liệu về chiến dịch ném bom của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam:
Những khu vực dân cư bị thả nhiều bom nhất (vào năm 1969) là những nơi có nhiều khả năng Việt Cộng sau đó nổi dậy kiểm soát nhất. Giáo sư Thomas Pepinsky thuộc Đại học Cornell nhận định rằng việc tấn công thường dân (như cách Nga đang thực hiện) là một chiến lược tồi. Nhà sử học Richard Overy cũng đưa ra kết luận tương tự: Việc nhắm mục tiêu thường dân tại các thành phố châu Âu trong Thế chiến thứ hai là một thất bại quân sự, khi tỉ lệ người dân châu Âu sau đó cầm súng sống mái với quân Đức tăng đáng kể…
Tổng thống Volodymyr Zelensky thăm thương binh; Kyiv ngày 13 Tháng Ba (ảnh: Ukrainian Presidency/Anadolu Agency via Getty Images)
Cuộc thăm dò của Info Sapiens (được thực hiện cho British Research Agency ORB International) vào ngày 3 và 4 Tháng Ba 2022 cho thấy có đến 78% nam giới và 59% phụ nữ Ukraine sẵn sàng cầm súng kháng chiến nếu xảy ra cuộc chiếm đóng lâu dài. Binh đoàn người nước ngoài, khoảng 16,000 người, cũng đang được điểm danh ở Ukraine. Tất cả đều là cựu binh trong đó có những tay súng từng lăn lộn ở Iraq và Afghanistan và có nhiều kinh nghiệm trong cận chiến đô thị. Họ đều là chí nguyện quân. Nga cũng đang tuyển lính Syria cho chiến trường Ukraine. Theo nguồn từ Deir Ezzor (Syria, dẫn lại từ Wall Street Journal 6 Tháng Ba), Nga đang “ra giá” $200-300 cho những người “tình nguyện” sang Ukraine làm “vệ binh” trong sáu tháng…
Bẫy xe tăng (“tank trap”) thời Thế chiến thứ hai trong Viện bảo tăng Kyiv được mang ra làm chướng ngại vật tại một góc Kyiv (ảnh: Emin Sansar/Anadolu Agency via Getty Images)
Với người Ukraine, họ đang chuẩn bị tất cả những gì có thể. Một phóng sự ảnh của Washington Post vào hôm nay (14 Tháng Ba) cho thấy người dân Kyiv không chỉ đang chặn hàng rào khắp các ngã đường mà còn chèn bao cát bịt kín những tượng đài ở thủ đô vì sợ bị bom đạn làm hỏng. Họ bọc chằng chịt đệm xốp những di tích ngoài trời và gỡ những bức tranh trong viện bảo tàng cất vào hầm…
Với người Nga, họ có “Plan C”? Và nó là gì? Vũ khí hóa học? Khó có thể biết những ngày, thậm chí những giờ sắp tới, chuyện gì xảy ra. Dù kết quả ra sao, châu Âu nói riêng, thế giới nói chung, sau cuộc chiến của Putin, sẽ không còn là thế giới như trước đó. Putin cũng chẳng còn là một Putin trước đó.
Nguồn tham khảo:
–Urban combat veterans share lessons for Ukraine fight
–Russia Recruiting Syrians for Urban Combat in Ukraine, U.S. Officials Say
–Defending the city: an overview of defensive tactics from the modern history of urban warfare
–Russia Doesn’t Train Troops for Urban Warfare. It’s About to Learn the Consequences in Ukraine
–Urban warfare ‘nightmare’ looms if Russia enters Ukraine cities
–‘Street Fight’: Russia’s Block-by-Block Warfare in Ukraine
–Russian Urban Warfare and the Assault on Kyiv
–The Tet Offensive
–Up to 6,000 Russians may have been killed in Ukraine so far, U.S. official estimates
–Putin’s bombs aren’t weakening Ukraine’s resolve to fight
Mạnh Kim
14 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Sẽ có nhiều xe tăng Nga nữa trở thành sắt vụn như thế này; Irpin, ngày 11 Tháng Ba (ảnh: Laurent Van der Stockt pour Le Monde/Getty Images)
“Plan A” – tiến vào Kyiv như trở bàn tay với sứ mạng “giải phóng” và được người dân Ukraine đón chào – đã phá sản. Bây giờ là “Plan B”: Cận chiến trong đô thị. Với hỏa lực dồn dập của Nga, Kyiv sẽ thất thủ bất kỳ lúc nào nhưng điều đó không có nghĩa quân Nga có thể giương cờ chiến thắng.
Tháng Chín 1942, trong trận chiến lịch sử Stalingrad, trung sĩ Nga Yakov Pavlov cùng trung đội mình cố thủ trong một tòa nhà bốn tầng được xây dựng vuông góc với bờ kè sông Volga hướng ra một quảng trường lớn – sau này được giới quân sử gọi là “Nhà Pavlov – Дом Павлова”. Tòa nhà có tầm nhìn từ ba phía. Lính của Pavlov đặt dây thép gai, mìn sát thương và mìn chống tăng xung quanh. Họ khoét lỗ tường ăn thông và gác sẵn khẩu súng máy trong các góc tòa nhà, đồng thời đào rãnh nối liền với các vị trí của Liên Xô bên ngoài bờ sông Volga.
Tiếp liệu được đưa đến qua chiến hào hoặc bằng thuyền. Ngày này qua ngày kia, quân Đức tấn công liên tục, có khi nhiều lần trong một ngày. Mỗi khi bộ binh hoặc xe tăng Đức băng qua quảng trường và áp sát ngôi nhà, các họng súng máy của trung đội Pavlov lại khạc đạn… Chỉ bằng cách ấy, Yakov Pavlov cầm cự được 58 ngày, cho đến khi được Hồng quân giải cứu. Vasily Chuikov, tướng chỉ huy của lực lượng Liên Xô tại Stalingrad, sau này nói đùa rằng khi cố đánh chiếm Nhà Pavlov, quân Đức thiệt mạng còn nhiều hơn cả chiến dịch chiếm thành Paris. Sau chiến tranh, Pavlov được phong Anh hùng; và “Nhà Pavlov” trở thành di tích lịch sử chiến tranh…
80 năm sau, quân Nga đang đối mặt những “Yakov Pavlov” và những “ngôi nhà Pavlov” tương tự. Với bất kỳ quân đội nào, urban warfare – đánh nhau trong đô thị, theo chiến tranh qui ước (không dùng vũ khí hóa học hoặc bất cứ vũ khí bất qui ước nào) – luôn là ác mộng. Một quân đội thiện chiến như Mỹ với hỗ trợ của nhiều vũ khí robot tự hành lẫn xe tăng đạn pháo hiện đại mà khi cận chiến tay đôi tại Iraq cũng chật vật. Trong cuộc giằng co kéo dài hơn chín tháng, từ năm 2016 đến năm 2017, Mỹ cùng quân đồng minh chỉ khống chế được “thành” Mosul sau khi thiệt mạng tổng cộng hơn 1,200 quân; 5,000 người bị thương; chưa kể 11,000 thường dân và 5,000 chiến binh Nhà nước Hồi giáo thiệt mạng.
Một tòa nhà tại quận Obolon bị quân Nga đánh phá; Kyiv ngày 14 Tháng Ba (ảnh: Mykhaylo Palinchak/SOPA Images/LightRocket via Getty Images
Kyiv có diện tích 323.9 dặm vuông (khoảng 838.8 km vuông) – so với 69.5 dặm vuông của Mosul. Quân Nga sẽ mất bao nhiêu thời gian để hạ gục hoàn toàn Kyiv, nơi người dân đang biến thành phố họ như một pháo đài? “Vào được” bên trong không có nghĩa là chiếm được thành. Vấn đề tiếp vận – từ súng ống đạn dược đến thực phẩm – sẽ được thực hiện như thế nào, trong khi quân Nga tiếp tục lúng túng và bộc lộ vô số điểm yếu trong tiếp vận quân sự.
Năm 1994, quân Nga từng nếm mùi chiến tranh đô thị khi xâm lược Grozny (Chechnya). Bằng chiến thuật sử dụng từng nhóm nhỏ, chỉ trang bị AK-47, lựu đạn, súng phóng lựu RPG-7 hoặc RPG-18, các tay súng ly khai Chechnya đã giao chiến với xe bọc thép của Nga từ tầng hầm hoặc tầng trên các tòa nhà. Khi quân Nga lọt vào bẫy, các toán phục kích cứ nhắm vào chiếc đầu và chiếc cuối mà nhả đạn; sau đó biến mất như những bóng ma rồi lại thình lình xuất hiện hai bên sườn để khạc tiếp vào hàng ngũ rối loạn của địch.
Dân Kyiv đang trong tư thế chiến đấu; Kyiv ngày 14 Tháng Ba (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)
Từ ngày 1 Tháng Một đến ngày 3 Tháng Một 1995, Lữ đoàn súng trường cơ giới số 131 của Nga đã mất 102 trong 120 xe bọc thép và 25 xe tăng. Trong 31 xe tăng T-80BV được đưa vào Grozny cùng với Tiểu đoàn xe tăng 3, Trung đoàn xe tăng 6, chỉ có một xe tăng sống sót nguyên vẹn! Kết quả, các tay súng ly khai Chechnya đã giết khoảng 2,000 binh sĩ Nga trong giai đoạn đầu của trận giao chiến kéo dài hai tháng. Cần biết trong 20 năm vật lộn ở Afghanistan, quân đội Mỹ thiệt mạng chỉ hơn 2,400 lính.
Trong bài viết trên military.com ngày 8 Tháng Ba 2022, tác giả Gary Anderson thuật rằng, từ năm 1994, Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu nghiên cứu kỹ chiến thuật tác chiến trong môi trường đô thị. Năm 1998, Tướng Tư lệnh Charles Krulak yêu cầu thành lập “Cơ sở thí nghiệm Chiến đấu của Thủy quân lục chiến (Marine Corps Warfighting Lab) với việc thực hiện loạt tập trận thử nghiệm chiến tranh đô thị trong dự án gọi là “Chiến binh Đô thị” (Urban Warrior).
Những kết quả ban đầu cực kỳ thảm hại. Trong một cuộc thử nghiệm ở Oakland, California, lực lượng màu xanh lam (đại diện cho Mỹ) đã bị tổn thất đến 75%. Sáu năm sau, quân đội Mỹ có dịp thử nghiệm trong lò lửa thật: Fallujah, Iraq. Chiến dịch Fallujah khó khăn đến mức Mỹ và đồng minh phải đánh hai lần. Lần thứ nhất kéo dài gần một tháng (4 Tháng Tư đến 1 Tháng Năm 2004); lần thứ nhì kéo dài hơn một tháng rưỡi (7 Tháng Mười Một đến 23 Tháng Mười Hai 2004). Trận Fallujah thứ nhì được xem trận đẫm máu và khốc liệt nhất đối với lịch sử quân đội Mỹ kể từ cuộc giao tranh tại Huế-Việt Nam năm 1968.
Nhắc đến Tết 1968 cũng gợi nhớ cuộc đọ súng trong môi trường đô thị đầy khốc liệt và đẫm máu. Khi cuộc giao tranh kết thúc, phe Bắc Việt thiệt mạng khoảng 60,000 quân (trong số 80,000 quân tham chiến) và Mỹ lẫn lính VNCH thiệt mạng 12,727 người. Thất bại của chiến dịch Mậu Thân là thất bại cay đắng không chỉ bởi khả năng giao chiến trong môi trường đô thị mà còn xuất phát từ sự lượng định sai của Lê Duẩn cùng bộ máy chiến tranh của ông ta – hệt như Putin ngày nay: Không có sự nổi dậy hưởng ứng nào của người dân dành cho những người “giải phóng”.
Chia tay con, bố ra tiền tuyến; Bucha, gần Kyiv, ngày 13 Tháng Ba (ảnh: Emin Sansar/Anadolu Agency via Getty Images)
Đến nay, sau 18 ngày kéo quân vào Ukraine (kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022), khoảng 1,300 lính Ukraine đã thiệt mạng – theo Tổng thống Volodymyr Zelensky. Phần Nga, Bộ Quốc phòng nước này nói rằng họ mất 498 lính; trong khi đó, Ukraine cho biết số lính Nga bỏ mạng tại chiến trường Ukraine là khoảng 12,000. CBS News (ngày 10 Tháng Ba) dẫn lại từ một viên chức Mỹ ước tính số lính Nga tử trận là từ 5,000-6,000; và quân đội Ukraine thiệt mạng từ 2,000-4,000. Ở thời điểm này, khó có thể kiểm chứng con số chính xác tổn thất của hai bên nhưng có một thứ rất khó “đếm” nhưng vẫn “đo lường” được: Tinh thần chiến đấu.
Kyiv đang có nhiều “ngôi nhà Pavlov” cũng như nhiều tay súng thậm chí gan lỳ hơn Yakov Pavlov. Càng oanh kích dữ dội vào các mục tiêu dân sự như trường học và bệnh viện càng khiến người dân phẫn nộ dẫn đến cầm súng một mất một còn. Năm 2011, ba nhà nghiên cứu Mỹ đã kết luận sau khi nghiên cứu dữ liệu về chiến dịch ném bom của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam:
Những khu vực dân cư bị thả nhiều bom nhất (vào năm 1969) là những nơi có nhiều khả năng Việt Cộng sau đó nổi dậy kiểm soát nhất. Giáo sư Thomas Pepinsky thuộc Đại học Cornell nhận định rằng việc tấn công thường dân (như cách Nga đang thực hiện) là một chiến lược tồi. Nhà sử học Richard Overy cũng đưa ra kết luận tương tự: Việc nhắm mục tiêu thường dân tại các thành phố châu Âu trong Thế chiến thứ hai là một thất bại quân sự, khi tỉ lệ người dân châu Âu sau đó cầm súng sống mái với quân Đức tăng đáng kể…
Tổng thống Volodymyr Zelensky thăm thương binh; Kyiv ngày 13 Tháng Ba (ảnh: Ukrainian Presidency/Anadolu Agency via Getty Images)
Cuộc thăm dò của Info Sapiens (được thực hiện cho British Research Agency ORB International) vào ngày 3 và 4 Tháng Ba 2022 cho thấy có đến 78% nam giới và 59% phụ nữ Ukraine sẵn sàng cầm súng kháng chiến nếu xảy ra cuộc chiếm đóng lâu dài. Binh đoàn người nước ngoài, khoảng 16,000 người, cũng đang được điểm danh ở Ukraine. Tất cả đều là cựu binh trong đó có những tay súng từng lăn lộn ở Iraq và Afghanistan và có nhiều kinh nghiệm trong cận chiến đô thị. Họ đều là chí nguyện quân. Nga cũng đang tuyển lính Syria cho chiến trường Ukraine. Theo nguồn từ Deir Ezzor (Syria, dẫn lại từ Wall Street Journal 6 Tháng Ba), Nga đang “ra giá” $200-300 cho những người “tình nguyện” sang Ukraine làm “vệ binh” trong sáu tháng…
Bẫy xe tăng (“tank trap”) thời Thế chiến thứ hai trong Viện bảo tăng Kyiv được mang ra làm chướng ngại vật tại một góc Kyiv (ảnh: Emin Sansar/Anadolu Agency via Getty Images)
Với người Ukraine, họ đang chuẩn bị tất cả những gì có thể. Một phóng sự ảnh của Washington Post vào hôm nay (14 Tháng Ba) cho thấy người dân Kyiv không chỉ đang chặn hàng rào khắp các ngã đường mà còn chèn bao cát bịt kín những tượng đài ở thủ đô vì sợ bị bom đạn làm hỏng. Họ bọc chằng chịt đệm xốp những di tích ngoài trời và gỡ những bức tranh trong viện bảo tàng cất vào hầm…
Với người Nga, họ có “Plan C”? Và nó là gì? Vũ khí hóa học? Khó có thể biết những ngày, thậm chí những giờ sắp tới, chuyện gì xảy ra. Dù kết quả ra sao, châu Âu nói riêng, thế giới nói chung, sau cuộc chiến của Putin, sẽ không còn là thế giới như trước đó. Putin cũng chẳng còn là một Putin trước đó.
Nguồn tham khảo:
–Urban combat veterans share lessons for Ukraine fight
–Russia Recruiting Syrians for Urban Combat in Ukraine, U.S. Officials Say
–Defending the city: an overview of defensive tactics from the modern history of urban warfare
–Russia Doesn’t Train Troops for Urban Warfare. It’s About to Learn the Consequences in Ukraine
–Urban warfare ‘nightmare’ looms if Russia enters Ukraine cities
–‘Street Fight’: Russia’s Block-by-Block Warfare in Ukraine
–Russian Urban Warfare and the Assault on Kyiv
–The Tet Offensive
–Up to 6,000 Russians may have been killed in Ukraine so far, U.S. official estimates
–Putin’s bombs aren’t weakening Ukraine’s resolve to fight
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Binh đoàn nước ngoài hỗ trợ Ukraine: Súng đã lên đạn
Mỹ Anh
13 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Một toán chí nguyện quân đến Medyka, Ba Lan, ngày 11 Tháng Ba, chuẩn bị vào Ukraine để chiến đấu chống quân xâm lược Nga (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Hàng ngàn người Ukraine từ nước ngoài đã trở về để cùng sát cánh Kyiv chiến đấu chống quân Nga. Cùng với họ là hàng ngàn tay súng nước ngoài… Tuần trước, Irakli Okruashvili, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Georgia, thậm chí cũng có mặt. Ba ngày sau khi đặt chân đến Ukraine, Irakli Okruashvili cùng nhóm cựu binh đặc nhiệm Georgia đã có cuộc đụng độ với quân Nga ở Bắc Kyiv…
Tại một ga đường sắt biên giới Ba Lan, những chiến binh nước ngoài đang chuẩn bị vào Ukraine. Họ thuộc nhiều quốc tịch. Theo giới chức Ukraine, ít nhất 16,000 người nước ngoài đã đăng ký đứng trong hàng ngũ Quân đoàn Quốc tế Phòng thủ Lãnh thổ (International Legion of Territorial Defense) theo hiệu triệu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Để đến Ukraine, họ được yêu cầu cung cấp hộ chiếu cũng như tài liệu xác nhận kinh nghiệm chiến đấu, trình cho tùy viên quốc phòng tại các đại sứ quán nước ngoài của Ukraine. Họ cũng phải điền vào tờ đơn tự nguyện cam kết không chịu bất kỳ áp lực nào. Sau đó, họ sẽ nhận được hướng dẫn về cách đến Ukraine và liên hệ với ai. Họ được khuyên nên mặc quân phục để khi đến biên giới Ba Lan-Ukraine dễ dàng được nhận ra và được tiếp đón – tờ Foreign Policy cho biết.
Trong các cuộc phỏng vấn, họ đều có cùng mục đích: Bảo vệ thế giới dân chủ và chống lại cuộc chiến tàn bạo của Putin. Một số chính phủ phương Tây và những nước thuộc khối Liên Xô cũ đã tích cực ủng hộ hoặc khuyến khích công dân họ tham gia cuộc chiến. Các nhà lập pháp Latvia nhất trí bỏ phiếu ủng hộ công dân mình tham chiến, trong khi Đan Mạch nói rằng việc các cá nhân quyết định tham chiến là không phạm pháp.
Chỉ vài ngày trước, Ugo còn ngồi trong lớp học ở miền Bắc nước Pháp để ôn kỳ thi cuối. Bây giờ, Ugo chuẩn bị đến Ukraine – tương tự đồng hương Mathieu Dos Santos, một nhân viên kinh doanh bất động sản. Ugo, từng phục vụ trong Quân đội Pháp, thậm chí tạo ra một nhóm Facebook, hiện có hơn 7,000 thành viên, để kêu gọi những người khác (dẫn lại từ New York Times). Đại sứ quán Ukraine tại Pháp cũng liên tục kêu gọi tình nguyện viên nước ngoài…
Ba ngày sau khi đặt chân đến Ukraine, Irakli Okruashvili (cựu Bộ trưởng Quốc phòng Georgia) cùng nhóm cựu binh đặc nhiệm Georgia đã có cuộc đụng độ với quân Nga ở phía Bắc Kyiv. Okruashvili kể (dẫn lại từ Wall Street Journal), với khẩu Barrett M99 nòng 50 ly do Mỹ cung cấp, đơn vị Georgia đã vô hiệu hóa hai phương tiện vũ trang của Nga trước khi vấp phải sự đáp trả liên tục từ các khẩu pháo 152 mm của địch quân. Cuộc giao tranh tóe lửa chỉ kết thúc và quân Nga chỉ “im lặng” sau khi bị máy bay Ukraine dội bom.
Mike và Alex từ Anh, từng phục vụ tại chiến trường Afghanistan, chuẩn bị được đưa đến Lviv-Ukraine (ảnh: Omar Marques/Getty Images)
Kyiv cho biết 20,000 người nước ngoài đã gia nhập Quân đoàn Quốc tế. Trang web lập riêng cho lực lượng này đã có gần 13 triệu lượt truy cập trong 24 giờ đầu tiên. Đến nay, hàng ngũ chí nguyện quân quốc tế đã có những người từ Belarus, Bỉ, Đức, Thụy Điển, Mỹ, Pháp và hàng chục quốc gia khác…
Sáng Thứ Năm se lạnh, Povilas Limontas đứng bên ngoài cổng Đại sứ quán Ukraine ở Vilnius (thủ đô Lithuania). Nửa giờ sau, nhân viên pha chế 24 tuổi, một cựu binh, được cấp mã QR và được hướng dẫn đến biên giới Ba Lan để được đón nhận vào binh đoàn chí nguyện quân… Một người lái xe 48 tuổi nói với Politico rằng anh ta muốn chiến đấu cùng người Ukraine vì cảm kích sự can đảm của người dân nước này chứ “không có bất kỳ thù hận nào với người Nga”. “Tôi đến đó để bảo vệ con người và vì tôi có một đứa con 8 tuổi” – anh nói…
Luis Castaño, một thợ sửa chữa 46 tuổi làm việc tại Lãnh sự quán Ukraine ở Barcelona nói với tờ El País rằng mình phải đi vì đó là tiếng gọi của lương tri và “bạn phải giúp đỡ những người đang cần mình”. Và khi chuẩn bị lên máy bay cho chặng đầu tiên hành trình tới Ukraine, Hector, một cựu Thủy quân lục chiến Mỹ từng phục vụ tại Iraq, nói với New York Times: “Lệnh trừng phạt có thể có hiệu quả nhưng không thể đạt được hiệu quả ngay bây giờ, trong khi tôi muốn giúp ngay bây giờ”. Theo Time, Đại sứ quán Ukraine tại Na Uy ước tính rằng 300 người Na Uy đã tình nguyện chiến đấu.
Không chỉ chí nguyện quân, nhiều người từ nhiều nước cũng đến Ukraine để hỗ trợ y tế và các công tác nhân đạo. Khi Bộ Y tế Litva kêu gọi, 360 người đã nộp đơn đăng ký chỉ trong vài ngày, tương tự nhiều nơi khác. Rokas Tamosauskas, bác sĩ gây mê người Lithuania làm việc cho Bệnh viện Đại học Cambridge ở Vương quốc Anh, đã lên chuyến tàu đến sân bay vào Thứ Sáu tuần trước. Với Rokas Tamosauskas, “tôi ý thức sâu sắc rằng không chỉ Ukraine đang bị tấn công. Lithuania cũng đang bị tấn công. Châu Âu đang bị tấn công”… Và với Povilas Limontas, đây là cuộc chiến “phải đánh thắng một lần, vì nếu không, kẻ thù sẽ đánh hết lần này đến lần khác. Và sau đó, ai sẽ là người tiếp theo?”…
Kremlin dĩ nhiên đang “điên” về việc này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga nói rằng họ sẽ coi những chiến binh nước ngoài là lính đánh thuê và nếu bị bắt, họ sẽ không “được hưởng quy chế tù binh chiến tranh” theo Công ước Geneva.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Javelin – xịt đâu trúng đó!
Quốc Thành
5 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Javelin – bách phát bách trúng (ảnh: Scott Barbour/Getty Images)
Trong chuyến công du Washington Tháng Mười Hai 2021, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cầm theo một danh sách dài, liệt kê những món “đồ chơi” xin được viện trợ cho quân đội Ukraine. Súng hỏa tiễn Javelin là một trong số đó. Javelin trông thô kệch nhưng người ta không cần một thứ hàng nóng nhìn “bắt mắt” để khử xe tăng đối phương. Nói về vũ khí chống tăng hiện nay, Javelin gần như không có đối thủ và mức độ lợi hại của nó đã được chứng nghiệm thực chiến trên nhiều chiến trường suốt hai thập niên qua…
Như nhiều “đồ chơi” khác của quân đội Mỹ, Javelin không phải là khẩu súng thông thường. Nó là một hệ thống. Bộ phận điều khiển tổng quát của nó – gọi là Command Launch Unit (CLU) – có cảm biến hồng ngoại tinh vi với nhiều chế độ ngắm, trong đó có zoom quang học 4x; chế độ ngắm nhiệt ánh sáng xanh 4x và zoom tầm nhìn hẹp 12x. CLU đóng vai trò như một thiết bị quét dò tìm mục tiêu. CLU, khi được trang bị đạn – tức hỏa tiễn, nặng 50 pound. Khi bắn, người sử dụng có thể đứng-ngồi ở gần như bất kỳ tư thế nào, kể cả ngồi phệt dưới đất, để ngắm, nhấn nút, rồi tiếp tục lấy điện thoại ra chơi game! Nói như thế không phải quá lời, vì Javelin là vũ khí “fire-and-forget”, tức người bắn không cần nán lại để quan sát dẫn đường như một số vũ khí dẫn đường bằng laser khác.
Sau khi phóng, hỏa tiễn Javelin phóng về phía trước theo chiều ngang trong một giây trước khi động cơ của nó khai hỏa và bắn nó lên không trung ở độ cao khoảng 150 mét. Thiết bị tìm kiếm hồng ngoại sẽ điều chỉnh đường bay hướng về mục tiêu và lao xuống gần như thẳng đứng từ trên không để cắm vào vị trí trước đó được “khóa” bằng hồng ngoại. Không có cách gì để chạy thoát một khi mục tiêu đã bị khóa. Vì nó chỉ mất vài giây để bay đến mục tiêu. Javelin sẽ tấn công lớp giáp trên cùng của xe bọc thép, thường mỏng hơn nhiều so với giáp phía trước hoặc bên hông. Đầu đạn 127 mm của Javelin có sức xuyên thủng 600 đến 800 mm “áo giáp” loại siêu cứng (Rolled Hardened Armor-RHA). Với xe tăng được phủ bằng giáp chống nổ (explosive-reactive armor-ERA), Javelin vẫn có thể xuyên thủng bằng cách sử dụng điện tích phía trước đầu đạn để “cạy” ERA.
Javelin trong cuộc diễu hành quân đội dịp lễ Quốc khánh Ukraine, Tháng Tám 2018 (ảnh: STR/NurPhoto via Getty Images)
Vài năm gần đây, Nga đã nghiên cứu kỹ để đối phó Javelin. Thế hệ xe tăng mới nhất của Nga có hệ thống Relikt và Mechanit với hai lớp phủ ERA được thiết kế để đánh bại các đầu đạn tích điện song song. Hệ thống Shtora và Afganit mới còn có thể phóng ra lựu đạn đa quang phổ (multi-spectral grenade) và pháo sáng để che xe tăng khuất khỏi tia dò tìm hồng ngoại. Tuy nhiên, Javelin cũng được nâng cấp nhiều. Thiết bị cảm biến hồng ngoại mới nhất của Javelin hiện nay có khả năng nhìn xuyên qua mây mù và phân biệt được pháo sáng.
Ukraine cầm cự được nhiều ngày qua một phần nhờ hàng nóng loại xịn. Vô số video và thậm chí livestream cho thấy xác xe tăng Nga cháy đen cháy đỏ, cũng như xác chiến đấu cơ Nga. Một video lan rộng trên Twitter chiếu cảnh máy bay không người lái (drone) Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ xịt trúng mục tiêu, với “chú thích”: “Thế là Sa hoàng (tsar) biết được một ngôi sao (star) mới – Bayraktar”. Ukraine nhận những “ngôi sao” mới này từ năm 2019. TB2 có thể bay 24 tiếng, ở độ cao 25,000 feet (7,620 m). Phi công điều khiển có thể cách xa nó 185 dặm. Điều “đáng buồn” là cho đến giờ hệ thống phòng không Nga vẫn không thể phát hiện TB2.
Một chuyến hàng vũ khí Mỹ tại Phi trường Boryspil gần Kyiv, ngày 25 Tháng Một 2022 (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Không chỉ TB2 của Thổ, Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây loan báo sẽ giao sớm 1,000 vũ khí chống tăng Panzerfaust và 500 “con” Stinger. Ba Lan cũng cung cấp hệ thống phòng không Piorun (có thể bắn máy bay ở độ cao 13,000 feet – hơn 3,900 m). Tổng cộng khoảng 22 quốc gia đang cung cấp vũ khí cho Kyiv. Và Ukraine cũng không “phụ lòng”. Tính đến ngày 4 Tháng Ba, Ukraine cho biết họ tiêu diệt ít nhất 200 xe tăng và khoảng 30 chiến đấu cơ…
Phần mình, tính từ ngày 22 Tháng Một 2022 đến nay, Mỹ đã giao Ukraine gần 1,000 tấn hàng nóng, từ hỏa tiễn chống tăng, hỏa tiễn phá boongke, súng phóng lựu đạn đến đạn dược các kiểu. Tháng trước, Washington đã chuẩn y $350 triệu viện trợ quân sự cho Ukraine, nâng tổng viện trợ trong năm 2021 lên $1 tỉ. Nếu tính từ năm 2014 đến nay thì viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraine đã lên đến hơn $3 tỉ. Mức độ và tốc độ “tiếp lửa” của Mỹ phải nói là kinh khủng. Có lúc, mỗi ngày có đến 17 chuyến bay chở vũ khí Mỹ đến biên giới Ukraine.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Pháo đài Kyiv
Lê Tây Sơn
9 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Kyiv đang biến thành pháo đài (ảnh: Emin Sansar/Anadolu Agency via Getty Images)
Trước cuộc tấn công không ngừng của quân xâm lược Nga với các loại vũ khí và chiến thuật “không có vùng cấm”; từ cài cắm tình báo, biệt kích, lính đánh thuê, tấn công mạng, cơ sở hạ tầng điện nước đến vũ khí hủy diệt hạng nặng, người dân Kyiv vẫn đứng vững. Họ biến thành phố thành một pháo đài…
Chỉ hai tuần trước, người dân thủ đô Ukraine vẫn sinh hoạt mua sắm bình thường tại các cửa hàng, học sinh đi học, công nhân viên đi làm. Nhưng cuộc xâm lược của Nga đã làm thay đổi tất cả. Giờ họ phải chiến đấu vì mạng sống, vì sự tồn tại của thành phố và đất nước mình theo đúng nghĩa đen với những phương tiện cực kỳ thiếu thốn và gian khổ. Nhiều dân thường đã trở thành lính tình nguyện, giúp xây dựng hệ thống phòng thủ với độ chính xác của một đội quân chính qui; và họ đã làm được, thậm chí làm rất tốt trong các công sự chiến đấu chờ quân thù.
Các chiến hào chạy sâu vào rừng cây ven đường cao tốc dẫn đến Kyiv từ phía Nam. Các vị trí dự phòng cũng được củng cố để sẵn sàng cho bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo. Các rào chắn chống tăng bằng kim loại khổng lồ được gọi là “nhím” (để chỉ các gai nhọn tua tủa) được đặt cách nhau đều đặn dọc những con đường quân xâm lược có thể đi qua. Các chốt chặn tạm bằng bao cát và khối bê tông khổng lồ án ngữ mọi lối ra vào thành phố.
Dàn giao hưởng Kyiv biểu diễn tại Quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kyiv, nơi “vẫn đang vọng lại từng hồi tiếng còi báo động các cuộc tấn công mới của quân Nga” – tác giả ảnh ghi chú thích (ảnh: Emin Sansar/Anadolu Agency via Getty Images) – Kyiv, Ukraine, ngày 9 Tháng Ba 2022
Khi các lực lượng Nga tiếp cận một số vùng ngoại ô, quyết tâm của người dân được thể hiện rất rõ với tinh thần vững vàng. Người dân nháy đèn chúc chiến thắng khi thấy xe quân đội mình chạy qua. Quốc kỳ Ukraine màu xanh vàng có thể được nhìn thấy khắp nơi. Tại một trạm kiểm soát trên đường tới Kyiv vào ngày 8 Tháng Ba, nhóm tình nguyện phát hoa kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Nhiều tình nguyện viên không mặc đủ ấm trước thời tiết lạnh giá. Họ khoác trang phục dân sự, với áo khoác lớn và quần bó sát, khác xa đồng phục quân đội. Màu quần chủ yếu là xanh lá cây, đen hoặc họa tiết rằn ri thường mặc đi săn. Chỉ một số tình nguyện viên được trang bị súng trường tự động và dao lớn.
Theo tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraine, đã có gần 40,000 tình nguyện viên tham gia Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ trong hai ngày đầu tiên sau khi cuộc xâm lược bắt đầu. Chỉ riêng tại Kyiv, 18,000 người đã cầm vũ khí. Ai không thể tham gia lực lượng (rất nhiều người đăng ký đến mức Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ phải từ chối) thì giúp theo những cách khác. Họ chế bom xăng, may lưới ngụy trang làm chướng ngại vật, phân phát đồ ăn, nước uống nóng và thuốc lá tại các chốt gác. Họ tích cực quyên góp tiền cho quân đội, xây dựng thêm các chốt chặn và thậm chí sơn lên các biển báo giao thông nhằm đánh lạc hướng bọn xâm lược.
Hiến máu; Kyiv, Ukraine, ngày 9 Tháng Ba 2022 (ảnh: Wolfgang Schwan/Anadolu Agency via Getty Images)
Một dự án khác mà tình nguyện viên đang thực hiện là khuyến khích đội tự vệ kết thân với người dân địa phương, điều thường không phổ biến ở một thành phố lớn trước chiến tranh. “Nếu mọi thứ bị chặn, không còn kết nối internet, không gọi điện thoại được, bạn sẽ không cảm thấy đơn độc nếu ở cùng người dân địa phương. Họ sẽ giúp bạn” – một tình nguyện viên nói. Càng gần trung tâm thành phố, hàng phòng thủ càng mạnh. Xe tăng và bệ phóng vũ khí đặt dọc theo các trục đường chính của thành phố. Quảng trường Maidan nổi tiếng của Kyiv, nằm ở trung tâm thủ đô, nay trở thành pháo đài.
Các công viên của thủ đô biến thành bãi tập trung phương tiện quân sự. Các khu mua sắm gồm nhiều cửa hàng, quán cà phê và nhà hàng sang trọng được bảo vệ bởi tường rào bao cát và tảng bê tông. Những biển báo điện tử thường hiển thị thông tin giao thông và quảng cáo thương mại chuyển sang dòng chữ kêu gọi “NATO hãy đóng cửa bầu trời!” và “Vinh quang cho Ukraine!”. Một biển báo gửi thông điệp cho quân đội Nga: “Những người lính Nga, hãy dừng lại! Làm thế nào bạn có thể nhìn vào mắt con mình. Hãy về nhà như một con người đích thực”.
Gần trụ sở cảnh sát Kyiv, tám người đàn ông, có hai cảnh sát và sáu Vệ binh Quốc gia, phụ trách một trạm kiểm soát khám xét những phương tiện đi qua. Một người dân cho biết mỗi ngày ông chỉ có bốn giờ để ngủ và hai giờ chăm sóc bản thân như tắm, cạo râu, thay quần áo hoặc nhắn tin nhanh cho gia đình. Ở một góc phố, một cửa hàng nhỏ vẫn mở cửa dù mọi cơ sở kinh doanh khác gần đó đã đóng. Chủ cửa hàng cho biết bà cung cấp cà phê và thuốc lá cho những người bảo vệ con đường trước cửa hàng. Hầu hết cư dân Kyiv ở nhà, họ không dám mạo hiểm đến trung tâm thành phố.
Lê Tây Sơn
9 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Kyiv đang biến thành pháo đài (ảnh: Emin Sansar/Anadolu Agency via Getty Images)
Trước cuộc tấn công không ngừng của quân xâm lược Nga với các loại vũ khí và chiến thuật “không có vùng cấm”; từ cài cắm tình báo, biệt kích, lính đánh thuê, tấn công mạng, cơ sở hạ tầng điện nước đến vũ khí hủy diệt hạng nặng, người dân Kyiv vẫn đứng vững. Họ biến thành phố thành một pháo đài…
Chỉ hai tuần trước, người dân thủ đô Ukraine vẫn sinh hoạt mua sắm bình thường tại các cửa hàng, học sinh đi học, công nhân viên đi làm. Nhưng cuộc xâm lược của Nga đã làm thay đổi tất cả. Giờ họ phải chiến đấu vì mạng sống, vì sự tồn tại của thành phố và đất nước mình theo đúng nghĩa đen với những phương tiện cực kỳ thiếu thốn và gian khổ. Nhiều dân thường đã trở thành lính tình nguyện, giúp xây dựng hệ thống phòng thủ với độ chính xác của một đội quân chính qui; và họ đã làm được, thậm chí làm rất tốt trong các công sự chiến đấu chờ quân thù.
Các chiến hào chạy sâu vào rừng cây ven đường cao tốc dẫn đến Kyiv từ phía Nam. Các vị trí dự phòng cũng được củng cố để sẵn sàng cho bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo. Các rào chắn chống tăng bằng kim loại khổng lồ được gọi là “nhím” (để chỉ các gai nhọn tua tủa) được đặt cách nhau đều đặn dọc những con đường quân xâm lược có thể đi qua. Các chốt chặn tạm bằng bao cát và khối bê tông khổng lồ án ngữ mọi lối ra vào thành phố.
Dàn giao hưởng Kyiv biểu diễn tại Quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kyiv, nơi “vẫn đang vọng lại từng hồi tiếng còi báo động các cuộc tấn công mới của quân Nga” – tác giả ảnh ghi chú thích (ảnh: Emin Sansar/Anadolu Agency via Getty Images) – Kyiv, Ukraine, ngày 9 Tháng Ba 2022
Khi các lực lượng Nga tiếp cận một số vùng ngoại ô, quyết tâm của người dân được thể hiện rất rõ với tinh thần vững vàng. Người dân nháy đèn chúc chiến thắng khi thấy xe quân đội mình chạy qua. Quốc kỳ Ukraine màu xanh vàng có thể được nhìn thấy khắp nơi. Tại một trạm kiểm soát trên đường tới Kyiv vào ngày 8 Tháng Ba, nhóm tình nguyện phát hoa kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Nhiều tình nguyện viên không mặc đủ ấm trước thời tiết lạnh giá. Họ khoác trang phục dân sự, với áo khoác lớn và quần bó sát, khác xa đồng phục quân đội. Màu quần chủ yếu là xanh lá cây, đen hoặc họa tiết rằn ri thường mặc đi săn. Chỉ một số tình nguyện viên được trang bị súng trường tự động và dao lớn.
Theo tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraine, đã có gần 40,000 tình nguyện viên tham gia Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ trong hai ngày đầu tiên sau khi cuộc xâm lược bắt đầu. Chỉ riêng tại Kyiv, 18,000 người đã cầm vũ khí. Ai không thể tham gia lực lượng (rất nhiều người đăng ký đến mức Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ phải từ chối) thì giúp theo những cách khác. Họ chế bom xăng, may lưới ngụy trang làm chướng ngại vật, phân phát đồ ăn, nước uống nóng và thuốc lá tại các chốt gác. Họ tích cực quyên góp tiền cho quân đội, xây dựng thêm các chốt chặn và thậm chí sơn lên các biển báo giao thông nhằm đánh lạc hướng bọn xâm lược.
Hiến máu; Kyiv, Ukraine, ngày 9 Tháng Ba 2022 (ảnh: Wolfgang Schwan/Anadolu Agency via Getty Images)
Một dự án khác mà tình nguyện viên đang thực hiện là khuyến khích đội tự vệ kết thân với người dân địa phương, điều thường không phổ biến ở một thành phố lớn trước chiến tranh. “Nếu mọi thứ bị chặn, không còn kết nối internet, không gọi điện thoại được, bạn sẽ không cảm thấy đơn độc nếu ở cùng người dân địa phương. Họ sẽ giúp bạn” – một tình nguyện viên nói. Càng gần trung tâm thành phố, hàng phòng thủ càng mạnh. Xe tăng và bệ phóng vũ khí đặt dọc theo các trục đường chính của thành phố. Quảng trường Maidan nổi tiếng của Kyiv, nằm ở trung tâm thủ đô, nay trở thành pháo đài.
Các công viên của thủ đô biến thành bãi tập trung phương tiện quân sự. Các khu mua sắm gồm nhiều cửa hàng, quán cà phê và nhà hàng sang trọng được bảo vệ bởi tường rào bao cát và tảng bê tông. Những biển báo điện tử thường hiển thị thông tin giao thông và quảng cáo thương mại chuyển sang dòng chữ kêu gọi “NATO hãy đóng cửa bầu trời!” và “Vinh quang cho Ukraine!”. Một biển báo gửi thông điệp cho quân đội Nga: “Những người lính Nga, hãy dừng lại! Làm thế nào bạn có thể nhìn vào mắt con mình. Hãy về nhà như một con người đích thực”.
Gần trụ sở cảnh sát Kyiv, tám người đàn ông, có hai cảnh sát và sáu Vệ binh Quốc gia, phụ trách một trạm kiểm soát khám xét những phương tiện đi qua. Một người dân cho biết mỗi ngày ông chỉ có bốn giờ để ngủ và hai giờ chăm sóc bản thân như tắm, cạo râu, thay quần áo hoặc nhắn tin nhanh cho gia đình. Ở một góc phố, một cửa hàng nhỏ vẫn mở cửa dù mọi cơ sở kinh doanh khác gần đó đã đóng. Chủ cửa hàng cho biết bà cung cấp cà phê và thuốc lá cho những người bảo vệ con đường trước cửa hàng. Hầu hết cư dân Kyiv ở nhà, họ không dám mạo hiểm đến trung tâm thành phố.
Last edited by LDN on Wed Mar 16, 2022 5:40 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Chiến tranh Ukraine: 'Chúng tôi ở Ba Lan đang cố giúp bà con VN tỵ nạn'
Ngô Văn TưởngGửi cho BBC từ Warsaw, Ba Lan
3 tháng 3 2022
Gia đình bạn tôi: chồng cô Mirosia Keryk tình nguyện trở về Ukraine để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, để lại vợ và con gái nhỏ tại thủ đô Ba Lan
Ngày thứ 8 sau khi bùng nổ chiến tranh tại Ukraine đã có 600 nghìn người tị nạn qua biên giới sang Ba Lan lánh nạn.
Trong số đó tuyệt đại đa số là người dân Ukraine, còn lại phải có vài nghìn người thuộc các sắc dân khác, cư trú, làm việc hoặc học tập tại Ukraine nay bỏ đi tránh bom đạn. Và trong số đó hiện tại có dưới 300 người Việt đã qua biên giới. Tuy vậy tất cả các con số đó thay đổi từng giờ và sẽ còn tăng lên.
Đối với nhiều người Việt Nam sinh sống tại Ba Lan, người Ukraine lâu nay là nhân viên, người giúp việc nhà hay đơn thuần là những người hàng xóm, láng giềng, cùng là sắc dân nhập cư có nhiều điểm tương đồng, có những lo lắng suy tư giống nhau.
Đã từ hơn chục năm nay số lượng người Ukraina sang Ba Lan sinh sống và làm việc ngày càng nhiều. Họ đã có mặt trong khắp các ngành nghề và các cơ quan hành chính, truyền thông Ba Lan, trong bệnh viện và trường học.
Nhiều người trong số họ làm việc tại quán ăn, cửa hàng và trung tâm kho tàng, hậu cần của các hang kinh doanh Việt Nam. Nhiều người làm việc trong các gia đình Việt Nam hoặc gốc Việt lâu năm với tư cách giúp việc, trông trẻ và gần như đã trở thành viên của các gia đình đó. Có thể nói đại đa số người Việt Nam sinh sống tại Ba Lan có quan hệ với người Ukraine, con cái của họ cùng đi học với nhau tại trường Ba Lan.
Riêng với tôi nhiều người Ukraine còn là bạn bè thân tình, quen biết nhau qua nhiều hội thảo, diễn đàn về người nước ngoài, về hội nhập. Và ngay cả là trong quá trình thiết lập các bộ luật về người nước ngoài của chính phủ mà chúng tôi là những nhà tư vấn, góp ý thiết thực nhất. Maria Jakubowicz, Mirosia Keryk, Mariana Kril là những người bạn của tôi như vậy.
Ngày thứ 3 sau khi chiến sự nổ ra, chồng cô Mirosia Keryk tình nguyện trở về Ukraine để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, để lại vợ và con gái nhỏ tại thủ đô Ba Lan.
Chiến tranh gây bàng hoàng, và xáo trộn
Trước khi nước Nga của Vladimir Putin tiến hành xâm lược Ukraine, trong những câu chuyện gần gũi giữa người Việt và người Ukraine vấn đề chiến tranh giữa hai nước này được bàn tới, nhưng ít ai nghĩ chiến tranh sẽ nổ ra.
Facebook Phan Châu Thành: Xe tải chuyển hàng cứu trợ ra biên giới
Mọi người cho rằng những xung đột nhỏ lẻ tại biên giới hai nước, nhất là tại các vùng ly khai phía Đông Ukraine có thể diễn ra, gây ra những xáo trộn và khó khăn nhất định cho nhà nước dân chủ Ukraina non trẻ.
Thế nhưng khi chiến tranh nổ ra đột ngột, trên toàn biên giới Nga- Ukraine, Ukraine- Belarus tất cả không khỏi bất ngờ và bàng hoàng. Đối với nhiều người Việt Nam tại Ba Lan, chiến sự trở thành quá gần, cụ thể và nó gợi lại khung cảnh chiến tranh biên giới Việt- Trung năm 1979.
Ngay từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, người Việt Nam tại thủ đô Warsaw đã bàn tới việc giúp đỡ đất nước Ukraine và người dân Ukraine.
Địa chỉ được chọn một cách nhanh chóng để tập trung, điều hành và phân phối quà tặng là anh Phan Châu Thành và trụ sở công ty của anh- một địa chỉ giúp đỡ nhân đạo, thiện nguyện từ lâu năm của cộng đồng, mà một đặc thù là không phụ thuộc vào các tổ chức cộng đồng vốn dĩ không độc lập.
Một loạt các cá nhân đưa ra các ý kiến và sẵn sàng giúp đỡ chỗ ăn, chỗ ở và tài chính cho những người lánh nạn Việt Nam từ Ukraine.
Hiện khoảng trên 200 người Việt Nam đã được đón về Warsaw và vùng phụ cận, một số về Katowice, được các gia đình người Việt đón về tạm cư. Một số muốn đi tiếp sang Đức hoặc nước khác, nhưng còn cần giấy tờ, vì khác với người Ukraine, đồng bào VN hoặc không có giấy tờ gì, hoặc chỉ có hộ chiếu VN, giấy tờ do Ukraine cấp, không thể tự đi sang nước thứ ba xin tỵ nạn.
Câu hỏi của Tom Tom trên Facebook Uwaga: "Em chào mn em chạy nạn từ ukraina qua balan, cầm cả cục tiền u mà ko biết đổi qua tiền usd,eu,hoạc tiền balan như thế nào?'
Một lời nhắn xin liên lạc từ Ukraine
Các gia đình sang được cửa khẩu, gồm nhiều trẻ em, phụ nữ đã được chúng tôi cử xe đón sẵn ở biên giới. Được biết Đại sứ quán Việt Nam ở Ukraine cũng can thiệp giúp đưa chừng 50 người đi từ Lviv, rồi bên phía Ba Lan cũng có xe của Đại sứ quán VN tại Warsaw đón về ngôi chùa ở gần Warsaw. Hoạt động này chưa thành chiến dịch, có vẻ mới để yên lòng dư luận.
Từ Katowice, Krakow cũng có thiện nguyện viên, còn con số thiện nguyện viên người Việt ở Warsaw là khoảng 30 người.
Họ được các nhân viên công ty là người Ba Lan, Ukraine góp tay giúp.
Một số bạn Việt Nam đang tham gia vào các hội cứu trợ của Ba Lan để giúp tất cả những ai sang Ba Lan, thuộc mọi sắc dân, châu Phi, châu Á, Ukraine.
Thực ra, những người nói có thể đón người vào ở hiện chỉ có 40 người, người đóng góp tiền thì nhiều hơn.
Cỗ máy vận hành sự giúp đỡ đã xuất phát và phạm vi của nó lớn lên từng giờ. Không ai có thể ngờ rằng nhu cầu giúp đỡ người lánh nạn Ukraina và người Việt Nam lại tăng nhanh như vậy.
Đặc biệt, một chỉ huy đơn vị quân đội Ukraine yêu cầu cộng đồng giúp đỡ trang thiết bị không phải vũ khí cho đơn vị của mình. Tất cả, loại trừ vũ khí. Hôm nay 03/03 sẽ có chuyến chuyên chở đầu tiên mà cộng đồng Việt Nam gom góp được như đồ hộp, quần áo, thuốc đánh răng, bếp điện, cho người lính Ukraine.
Qua trang web của BBC News Tiếng Việt, tôi muốn cộng đồng người Việt ở trên thế giới nếu được thì chung tay trợ giúp, nhất là khi chúng tôi thấy số người láng nạn sang Ba Lan ngày càng đông, khả năng của chúng tôi cũng có hạn về con số người tham gia, về tài lực.
Nhiều chiếc xe chạy ra biên giới đón bà con Việt nay thiếu cả xăng, và cùng thời gian, anh chị em chúng tôi vẫn cần lo công việc làm ăn, và việc kinh doanh sau dịch Covid vẫn còn rất khó khăn.
Nhưng xét cho cùng "Lá lành đùm lá rách" là tinh thần mà nhóm chúng tôi đang động viên nhau giữa thời khủng hoảng này.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Ngô Văn Tưởng, cựu sinh viên ở Szczecin, hiện sống tại Warsaw, Ba Lan. Tác giả giới thiệu Quỹ từ thiện Fundacja Palacyk PL 67 1140 1010 0000 3432 5600 1001được đăng ký với Bộ Văn hóa Ba Lan để bà con chú ý.Địa chỉ nhóm Uwaga -Người Việt ở Ba Lan tại đây trên Facebook.BBC không chịu trách nhiệm về các trang bên ngoài.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Hôm nay, 17.03.2022 đọc bài báo dưới đây nên chỉnh lại chuyện này. Các nguyên thủ đi xe lửa tới Ukraine gặp TT Selenskyj 0 có Mandat, ủy nhiệm chính thức của EU cộng đồng chung Âu Châu.
https://www.n-tv.de/politik/Eine-Zugfahrt-veraendert-die-Machtverhaeltnisse-der-EU-article23200607.html
https://youtu.be/RNgI0IXj5VA
https://www.n-tv.de/politik/Eine-Zugfahrt-veraendert-die-Machtverhaeltnisse-der-EU-article23200607.html
https://youtu.be/RNgI0IXj5VA
Last edited by LDN on Thu Mar 17, 2022 7:22 am; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Chiến thuật đánh Nga của Ukraine như thế nào?
Làm thế nào người Ukraine đối mặt với hỏa lực mạnh hơn vẫn có thể cản bước quân Nga trong tuần thứ ba của cuộc chiến?
Lê Tây Sơn
15 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Lực lượng dân quân phòng vệ cấp tốc học sử dụng vũ khí; Kyiv, Ukraine, ngày 9 Tháng Ba (ảnh: Andriy Dubchak/dia images via Getty Images)
Thi thể của các binh sĩ Nga nằm rải rác trong đống đổ nát của các xe quân sự bị cháy và các tòa nhà bị nã pháo. Cách đó 20 mét, đứng sau những chiếc xe tải chở nhiên liệu, những người tình nguyện Ukraine quan sát, hướng về một chiếc máy trộn xi măng ở xa khoảng 500 mét. Xa nữa là lực lượng Nga ở ngoài rìa thị trấn Bucha gần đó. Chiến tuyến ở thị trấn Irpin (ngoại vi phía Tây Bắc thủ đô) vẫn đứng vững và không dịch chuyển trong hơn hai tuần qua, bất chấp ưu thế quân sự của Nga.
Chỉ chừng đó thôi cũng đã là chiến thắng đối với viên chỉ huy Casper (tên giả) và các chiến binh giữ trạm kiểm soát của ông. “Người Nga đang cố gắng tiến lên phía trước. Nhưng họ không ngờ chúng tôi đang đợi họ!”. Khi quân Nga giành quyền kiểm soát một sân bay quân sự ở thị trấn Hostomel, cách Irpin vài dặm về phía Bắc trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, nhiều nhà quan sát quân sự bị “hố nặng” khi tin chắc quân Nga sẽ tiếp quản Kyiv nhanh chóng. Nhưng hơn hai tuần sau, lực lượng xâm lược hầu như giậm chân tại chỗ. Các phóng viên nước ngoài, trong đó có tờ The Washington Post khi đến tác nghiệp tại hai điểm nóng chiến tuyến đã hiểu biết thêm rất nhiều về chiến lược, chiến thuật và khả năng của các lực lượng Ukraine bảo vệ Kyiv cũng như tính toán sai lầm của Putin trước sức kháng cự của đối phương.
Nếu Putin quan niệm “có Kyiv là có tất cả” thì cư dân Kyiv cũng hiểu “mất Kyiv là mất tất cả, không chỉ mất bản sắc dân tộc mà cả mất tự do dân chủ”. Mỹ và 20 quốc gia khác, chủ yếu thuộc NATO và Liên minh châu Âu (EU), đã gửi cho Ukraine nhiều vũ khí và trang thiết bị quan trọng. Không rõ có bao nhiêu loại vũ khí bổ sung đã đến tay các lực lượng bảo vệ Kyiv để họ điều chỉnh chiến thuật trên thực địa. Rob Lee, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và chuyên gia về chính sách quốc phòng của Nga nhận định: “Người Nga hầu như không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh không đi theo quy luật với chiến thuật độc đáo. Vì vậy họ không biết phải đối phó với một kiểu chiến tranh du kích này”.
Chướng ngại vật được dựng tại Đài Độc lập, Kyiv; ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Aytac Unal/Anadolu Agency via Getty Images)
Hầu hết giới phân tích quân sự phương Tây đều dự đoán quân Nga đang bao vây Kyiv khi được hỗ trợ mạnh mẽ bằng không kích và pháo, tên lửa sẽ vào được thủ đô. Giáo khoa quân sự chứng minh dự đoán này là khả thi. Nhưng ở Kyiv thì không đơn giản như thế. Đối với Ukraine, cuộc chiến này là cuộc chiến tiêu hao. Càng làm chậm, làm hao mòn quân đội Nga, đẩy chúng vào thế bế tắc và hoang mang ở vòng ngoài Kyiv càng tốt. Áp lực sẽ đè nặng lên Tổng thống Nga Putin khi ông ta không thể có chiến thắng nhanh, dù đã điều chỉnh thêm một thời gian.
Ngoài chiến trường, Nga đang thấm đòn vì các lệnh trừng phạt quốc tế. Các nỗ lực ngoại giao cũng dồn dập để Putin nhượng bộ. Trên các mặt trận, lực lượng Nga phải đối mặt với nhiều vũ khí hạng nặng mới chuyển đến của phương Tây và sự phẫn nộ toàn cầu trước cảnh quân Nga giết hại dân thường, ném bom các khu dân cư và bệnh viện. Trong các cuộc phỏng vấn, binh sĩ Ukraine cho biết họ tận dụng những sai sót của người Nga, với chiến lược dễ đoán, hiểu biết kém về địa hình và thiếu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài. Trên mạng xã hội và báo đài đầy dẫy tin binh sĩ Nga hết thức ăn, nước uống và nhiên liệu cho xe cộ. Một số đầu hàng chỉ vì… bị lạc hoặc mất tinh thần. Các đoàn xe quân sự của Nga thường xuyên khựng lại do hỏng máy hoặc do bị tấn công bất ngờ.
Trên khắp Ukraine, các lực lượng Ukraine đã rút lui về bảo vệ các thành phố, tránh giao chiến với Nga ở các vùng nông thôn và trong không gian mở. Dù quân Nga giành được quyền kiểm soát một số thành phố phía Nam như Kherson và Melitopol, nhưng vẫn không thể tiếp quản Mariupol bị bao vây gần đó cũng như các điểm nóng chiến sự Kharkiv, Chernihiv và Sumy. Đó cũng là trường hợp của thành phố Mykolaiv phía Nam Ukraine, nơi mà trong hơn một tuần nay, Ukraine đã đẩy lùi thành công cuộc tiến công lớn của Nga để mở đường đến cảng chiến lược Odessa.
Cho đến nay, dân quân Ukraine đã làm thất bại nỗ lực bao vây và chiếm giữ thủ đô bất chấp việc Nga đã sử dụng sân bay ở Hostomel làm cầu nối trên không cho nhiều xe tăng, xe bọc thép và các loại vũ khí khác đổ về. Ukraine đã bắn hạ một số máy bay trực thăng của Nga và cầm chân một binh đoàn thiết giáp chủ lực tiến vào thủ đô. Trong khi đó, hệ thống phòng không vững chắc đã được huy động để chống lại các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa. Vấn đề lớn nhất của Nga là không tìm được cách đánh phù hợp với chiến thuật của Ukraine…
Cách nội đô Kyiv khoảng 40 dặm, quân Nga cố gắng tiến vào Kyiv từ phía Đông Bắc. Một đoàn xe tăng di chuyển xuống đường cao tốc chính về phía thị trấn Brovary, nhưng khi chúng đi qua một cụm dân cư, lực lượng Ukraine đã nhìn thấy cơ hội. Họ tấn công đoàn xe bằng đạn pháo, tên lửa chống tăng, phá hủy hoặc làm hỏng một số xe tăng và xe bọc thép chở quân. Video được quân đội Ukraine đăng trên mạng xã hội cho thấy các binh sĩ Nga bỏ chạy vào rừng và một chiếc xe tăng từ từ… bốc cháy. Những người lính Nga tháo chạy khỏi đoàn xe đã trốn trong các ngôi làng gần đó và bắn bất cứ ai khả nghi.
Dân quân sát cánh cùng quân đội; Kyiv (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)
Xe tăng và các phương tiện quân sự Nga bò chậm như rùa trên đường cao tốc đã trở thành mục tiêu dễ dàng. Một quả đạn pháo có thể hạ gục nhiều phương tiện nằm quá sát nhau. Du kích Ukraine di chuyển song song trong rừng để tìm cơ hội đánh úp. Các nhà phân tích cho biết, điều đáng ngạc nhiên là quân Nga sử dụng cả một số xe tăng cũ không được trang bị tốt, gồm cả T-72, một loại xe tăng thời Liên Xô được có mặt cách đây hơn 50 năm. Có lẽ vì quá coi thường đối phương.
Ẩn mình trong các khu rừng ở rìa phía Tây Bắc Kyiv, các khẩu đội pháo binh của Ukraine đã tấn công các vị trí của Nga bên trong Irpin và Bucha. Cây cầu Irpin bị quân đội Ukraine phá hủy. Con đường từ cây cầu này vào trung tâm thủ đô cứ 100 mét lại có rào chắn bê tông, bồn đựng dầu, lốp xe và bao cát. Ở phía bên kia của cây cầu, tại lối vào trung tâm Irpin, các nhóm vũ trang tình nguyện đào chiến hào trên một ngọn đồi có vị trí thuận lợi nhìn thấy lực lượng Nga nếu chúng đi vào. Ở phía trước ngọn đồi, các chiến binh Ukraine ngụy trang núp sau những tán cây. Số khác ở bên trong các tòa nhà nhìn ra con đường mà người Nga phải đi qua để vào Kyiv.
Biệt kích Nga tấn công các đồn của Ukraine. Sau đó, quân Ukraine tấn công họ, và chúng bỏ chạy. Cứ thế! Người Nga không thông thạo địa lý Irpin. Xe tăng và xe bọc thép thường mắc kẹt trong những con phố nhỏ để bị hứng đạn. Rõ ràng, Nga rất mất phương hướng. Kiến thức về địa hình đô thị là tài sản chính cho lực lượng bảo vệ Kyiv. Tất cả, mọi viên đá, mọi cây cối đều có thể “hỗ trợ” người dân. Quân Nga cũng không có đủ lương thực, thực phẩm, nước uống. Một số cư dân than phiền binh lính Nga cướp phá nhà cửa và cửa hàng. Họ không có nhiều xăng. Họ sẽ mệt mỏi. Trong một số trường hợp, chính người dân đã cung cấp tin tình báo để giúp đánh đuổi quân Nga ở những khu vực vẫn còn sóng điện thoại di động.
Mục tiêu của Ukraine là bảo vệ các lãnh thổ không phải tấn công người Nga. Chiến thuật như vậy là thông minh. Quân đội Ukraine không thể cạnh tranh nổi sức mạnh vũ khí của Nga và cần phải bảo tồn kho vũ khí nhỏ hơn nhiều thay vì lãng phí.
Làm thế nào người Ukraine đối mặt với hỏa lực mạnh hơn vẫn có thể cản bước quân Nga trong tuần thứ ba của cuộc chiến?
Lê Tây Sơn
15 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Lực lượng dân quân phòng vệ cấp tốc học sử dụng vũ khí; Kyiv, Ukraine, ngày 9 Tháng Ba (ảnh: Andriy Dubchak/dia images via Getty Images)
Thi thể của các binh sĩ Nga nằm rải rác trong đống đổ nát của các xe quân sự bị cháy và các tòa nhà bị nã pháo. Cách đó 20 mét, đứng sau những chiếc xe tải chở nhiên liệu, những người tình nguyện Ukraine quan sát, hướng về một chiếc máy trộn xi măng ở xa khoảng 500 mét. Xa nữa là lực lượng Nga ở ngoài rìa thị trấn Bucha gần đó. Chiến tuyến ở thị trấn Irpin (ngoại vi phía Tây Bắc thủ đô) vẫn đứng vững và không dịch chuyển trong hơn hai tuần qua, bất chấp ưu thế quân sự của Nga.
Chỉ chừng đó thôi cũng đã là chiến thắng đối với viên chỉ huy Casper (tên giả) và các chiến binh giữ trạm kiểm soát của ông. “Người Nga đang cố gắng tiến lên phía trước. Nhưng họ không ngờ chúng tôi đang đợi họ!”. Khi quân Nga giành quyền kiểm soát một sân bay quân sự ở thị trấn Hostomel, cách Irpin vài dặm về phía Bắc trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, nhiều nhà quan sát quân sự bị “hố nặng” khi tin chắc quân Nga sẽ tiếp quản Kyiv nhanh chóng. Nhưng hơn hai tuần sau, lực lượng xâm lược hầu như giậm chân tại chỗ. Các phóng viên nước ngoài, trong đó có tờ The Washington Post khi đến tác nghiệp tại hai điểm nóng chiến tuyến đã hiểu biết thêm rất nhiều về chiến lược, chiến thuật và khả năng của các lực lượng Ukraine bảo vệ Kyiv cũng như tính toán sai lầm của Putin trước sức kháng cự của đối phương.
Nếu Putin quan niệm “có Kyiv là có tất cả” thì cư dân Kyiv cũng hiểu “mất Kyiv là mất tất cả, không chỉ mất bản sắc dân tộc mà cả mất tự do dân chủ”. Mỹ và 20 quốc gia khác, chủ yếu thuộc NATO và Liên minh châu Âu (EU), đã gửi cho Ukraine nhiều vũ khí và trang thiết bị quan trọng. Không rõ có bao nhiêu loại vũ khí bổ sung đã đến tay các lực lượng bảo vệ Kyiv để họ điều chỉnh chiến thuật trên thực địa. Rob Lee, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và chuyên gia về chính sách quốc phòng của Nga nhận định: “Người Nga hầu như không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh không đi theo quy luật với chiến thuật độc đáo. Vì vậy họ không biết phải đối phó với một kiểu chiến tranh du kích này”.
Chướng ngại vật được dựng tại Đài Độc lập, Kyiv; ngày 3 Tháng Ba (ảnh: Aytac Unal/Anadolu Agency via Getty Images)
Hầu hết giới phân tích quân sự phương Tây đều dự đoán quân Nga đang bao vây Kyiv khi được hỗ trợ mạnh mẽ bằng không kích và pháo, tên lửa sẽ vào được thủ đô. Giáo khoa quân sự chứng minh dự đoán này là khả thi. Nhưng ở Kyiv thì không đơn giản như thế. Đối với Ukraine, cuộc chiến này là cuộc chiến tiêu hao. Càng làm chậm, làm hao mòn quân đội Nga, đẩy chúng vào thế bế tắc và hoang mang ở vòng ngoài Kyiv càng tốt. Áp lực sẽ đè nặng lên Tổng thống Nga Putin khi ông ta không thể có chiến thắng nhanh, dù đã điều chỉnh thêm một thời gian.
Ngoài chiến trường, Nga đang thấm đòn vì các lệnh trừng phạt quốc tế. Các nỗ lực ngoại giao cũng dồn dập để Putin nhượng bộ. Trên các mặt trận, lực lượng Nga phải đối mặt với nhiều vũ khí hạng nặng mới chuyển đến của phương Tây và sự phẫn nộ toàn cầu trước cảnh quân Nga giết hại dân thường, ném bom các khu dân cư và bệnh viện. Trong các cuộc phỏng vấn, binh sĩ Ukraine cho biết họ tận dụng những sai sót của người Nga, với chiến lược dễ đoán, hiểu biết kém về địa hình và thiếu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài. Trên mạng xã hội và báo đài đầy dẫy tin binh sĩ Nga hết thức ăn, nước uống và nhiên liệu cho xe cộ. Một số đầu hàng chỉ vì… bị lạc hoặc mất tinh thần. Các đoàn xe quân sự của Nga thường xuyên khựng lại do hỏng máy hoặc do bị tấn công bất ngờ.
Trên khắp Ukraine, các lực lượng Ukraine đã rút lui về bảo vệ các thành phố, tránh giao chiến với Nga ở các vùng nông thôn và trong không gian mở. Dù quân Nga giành được quyền kiểm soát một số thành phố phía Nam như Kherson và Melitopol, nhưng vẫn không thể tiếp quản Mariupol bị bao vây gần đó cũng như các điểm nóng chiến sự Kharkiv, Chernihiv và Sumy. Đó cũng là trường hợp của thành phố Mykolaiv phía Nam Ukraine, nơi mà trong hơn một tuần nay, Ukraine đã đẩy lùi thành công cuộc tiến công lớn của Nga để mở đường đến cảng chiến lược Odessa.
Cho đến nay, dân quân Ukraine đã làm thất bại nỗ lực bao vây và chiếm giữ thủ đô bất chấp việc Nga đã sử dụng sân bay ở Hostomel làm cầu nối trên không cho nhiều xe tăng, xe bọc thép và các loại vũ khí khác đổ về. Ukraine đã bắn hạ một số máy bay trực thăng của Nga và cầm chân một binh đoàn thiết giáp chủ lực tiến vào thủ đô. Trong khi đó, hệ thống phòng không vững chắc đã được huy động để chống lại các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa. Vấn đề lớn nhất của Nga là không tìm được cách đánh phù hợp với chiến thuật của Ukraine…
Cách nội đô Kyiv khoảng 40 dặm, quân Nga cố gắng tiến vào Kyiv từ phía Đông Bắc. Một đoàn xe tăng di chuyển xuống đường cao tốc chính về phía thị trấn Brovary, nhưng khi chúng đi qua một cụm dân cư, lực lượng Ukraine đã nhìn thấy cơ hội. Họ tấn công đoàn xe bằng đạn pháo, tên lửa chống tăng, phá hủy hoặc làm hỏng một số xe tăng và xe bọc thép chở quân. Video được quân đội Ukraine đăng trên mạng xã hội cho thấy các binh sĩ Nga bỏ chạy vào rừng và một chiếc xe tăng từ từ… bốc cháy. Những người lính Nga tháo chạy khỏi đoàn xe đã trốn trong các ngôi làng gần đó và bắn bất cứ ai khả nghi.
Dân quân sát cánh cùng quân đội; Kyiv (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)
Xe tăng và các phương tiện quân sự Nga bò chậm như rùa trên đường cao tốc đã trở thành mục tiêu dễ dàng. Một quả đạn pháo có thể hạ gục nhiều phương tiện nằm quá sát nhau. Du kích Ukraine di chuyển song song trong rừng để tìm cơ hội đánh úp. Các nhà phân tích cho biết, điều đáng ngạc nhiên là quân Nga sử dụng cả một số xe tăng cũ không được trang bị tốt, gồm cả T-72, một loại xe tăng thời Liên Xô được có mặt cách đây hơn 50 năm. Có lẽ vì quá coi thường đối phương.
Ẩn mình trong các khu rừng ở rìa phía Tây Bắc Kyiv, các khẩu đội pháo binh của Ukraine đã tấn công các vị trí của Nga bên trong Irpin và Bucha. Cây cầu Irpin bị quân đội Ukraine phá hủy. Con đường từ cây cầu này vào trung tâm thủ đô cứ 100 mét lại có rào chắn bê tông, bồn đựng dầu, lốp xe và bao cát. Ở phía bên kia của cây cầu, tại lối vào trung tâm Irpin, các nhóm vũ trang tình nguyện đào chiến hào trên một ngọn đồi có vị trí thuận lợi nhìn thấy lực lượng Nga nếu chúng đi vào. Ở phía trước ngọn đồi, các chiến binh Ukraine ngụy trang núp sau những tán cây. Số khác ở bên trong các tòa nhà nhìn ra con đường mà người Nga phải đi qua để vào Kyiv.
Biệt kích Nga tấn công các đồn của Ukraine. Sau đó, quân Ukraine tấn công họ, và chúng bỏ chạy. Cứ thế! Người Nga không thông thạo địa lý Irpin. Xe tăng và xe bọc thép thường mắc kẹt trong những con phố nhỏ để bị hứng đạn. Rõ ràng, Nga rất mất phương hướng. Kiến thức về địa hình đô thị là tài sản chính cho lực lượng bảo vệ Kyiv. Tất cả, mọi viên đá, mọi cây cối đều có thể “hỗ trợ” người dân. Quân Nga cũng không có đủ lương thực, thực phẩm, nước uống. Một số cư dân than phiền binh lính Nga cướp phá nhà cửa và cửa hàng. Họ không có nhiều xăng. Họ sẽ mệt mỏi. Trong một số trường hợp, chính người dân đã cung cấp tin tình báo để giúp đánh đuổi quân Nga ở những khu vực vẫn còn sóng điện thoại di động.
Mục tiêu của Ukraine là bảo vệ các lãnh thổ không phải tấn công người Nga. Chiến thuật như vậy là thông minh. Quân đội Ukraine không thể cạnh tranh nổi sức mạnh vũ khí của Nga và cần phải bảo tồn kho vũ khí nhỏ hơn nhiều thay vì lãng phí.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 11 of 55 • 1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 33 ... 55
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
Page 11 of 55
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum