Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Page 33 of 55 • Share
Page 33 of 55 • 1 ... 18 ... 32, 33, 34 ... 44 ... 55
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Thế giới lên án Nga bắn hỏa tiễn vào các thành phố Ukraine
Bình Phương
10 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Lính cứu hỏa Ukraine đang tìm người bị nạn trong một khu chung cư bị phá sập vì hỏa tiễn của Nga hôm thứ Hai 10 Tháng Mười tại Zaporizhia miền Nam Ukraine.Ảnh Jose Colon/Anadolu Agency via Getty Images
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tung ra hàng loạt cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa vào nhiều thành phố của Ukraine gây chết người, đánh sập nguồn điện và nước, phá hủy các tòa nhà trong hành động được cho là nhằm trả đũa cho một cuộc tấn công vào một cây cầu quan trọng nối Nga với bán đảo Crimea mà Nga chiếm được từ Ukraine năm 2014.
Hãng tin AP dẫn nguồn từ Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp của Ukraine cho biết có 14 người chết và gần 100 người bị thương trong các vụ tấn công vào giờ cao điểm buổi sáng thứ Hai 10 Tháng Mười bằng các loại hỏa tiễn mà Nga bắn từ trên không, trên biển và trên bộ nhằm vào ít nhất 14 thành phố từ Lviv ở phía tây đến Kharkiv ở phía đông. Nhiều địa điểm bị tấn công nằm rất xa chiến tuyến.
Tổng thống Putin nói các lực lượng của ông nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng và các căn cứ chỉ huy quân sự bằng “vũ khí chính xác” để trả đũa cái mà ông tuyên bố là hành động “khủng bố” của Kyiv – ám chỉ nỗ lực của Ukraine nhằm đẩy lùi cuộc xâm lược của Moscow, bao gồm cả cuộc tấn công hôm thứ Bảy vào một cây cầu quan trọng nối Nga và Bán đảo Crimea đã sáp nhập. Putin cáo buộc vụ tấn công cây cầu là do lực lượng đặc nhiệm Ukraine chủ mưu.
Mặc dù Nga cho biết hỏa tiễn của họ chỉ nhắm vào các căn cứ quân sự và năng lượng, nhưng thực tế các mục tiêu bị tấn công lại là các khu vực dân sự trong khi mọi người đang đi làm và đi học; một hỏa tiễn đánh trúng một sân chơi của trẻ em trong công viên Shevchenko, một cây cầu cho người đi bộ ở trung tâm thành phố Kyiv và một hỏa tiễn khác rơi vào một trường đại học. Trụ sở của tập đoàn Samsung tại Ukraine và Tổng lãnh sự quán Đức tại Lviv được biết cũng bị hư hại nặng trong các vụ tấn công.
Các cuộc tấn công đã khiến phần lớn Ukraine rơi vào cảnh mất điện vào đêm thứ Hai và gây ra tình trạng nghiêm trọng đến mức chính quyền Ukraine yêu cầu người dân tiết kiệm điện và tuyên bố ngừng xuất cảng điện sang châu Âu bắt đầu từ thứ Ba. Tình trạng mất điện cũng thường làm tắc nghẽn việc cung cấp nước do hệ thống nước phụ thuộc vào điện để chạy máy bơm và các thiết bị khác.
***
Putin tuyên bố sẽ có phản ứng “cứng rắn” và “tương xứng” nếu các cuộc tấn công của Ukraine tiếp tục đe dọa an ninh của Nga; ám chỉ cuộc phản công rất hiệu quả của quân Ukraine nhằm giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm ở miền Đông và miền Nam của đất nước.
Putin đang chịu áp lực lớn từ thành phần diều hâu trong chính trị Nga, thúc giục ông ta hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine và có phản ứng mạnh sau cuộc tấn công hôm thứ Bảy vào cầu Kerch – cây cầu được xây để củng cố việc sáp nhập Crimea năm 2014.
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang tiến tới mốc tám tháng và Kremlin đang quay cuồng vì những thất bại ê chề trên chiến trường. Những người theo dõi tin chiến sự cho rằng Putin có thể có những hành động táo bạo và hung hãn hơn khi ông ta liên tục tố cáo Ukraine là lực lượng khủng bố.
***
Trong khi đó Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã nhiều lần kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tuyên bố Nga là một quốc gia khủng bố vì các vụ tấn công dân thường và bị cáo buộc tội ác chiến tranh.
Andriy Yermak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, cho biết các cuộc tấn công không có “ý nghĩa quân sự thực tế” và mục tiêu của Nga là gây ra một “thảm họa nhân đạo”.
Người đứng đầu cơ quan thực thi pháp luật của Ukraine cho biết các cuộc tấn công hôm thứ Hai đã làm hư hại 70 cơ sở hạ tầng như hệ thống điện nước và giao thông, trong đó 29 điểm hư hại trầm trọng. Ông Zelenskyy cho biết, trong số 84 tên lửa hành trình và 24 máy bay không người lái mà Nga bắn vào đất nước ông, lực lượng Ukraine đã bắn hạ 56 tên lửa.
Trong một phát biểu video tối thứ Hai 10 Tháng Mười, ông Zelenskyy đề cập đến thời gian tấn công là giờ cao điểm sáng thứ Hai, khi mọi người bắt đầu đi là, đi học; ông nói rằng Nga “đã cố ý chọn thời điểm như vậy và các mục tiêu như vậy để gây ra thiệt hại lớn nhất”.
Để tránh thương vong vì các vụ tấn công tương lại, Ukraine đã ra lệnh đóng cửa hệ thống trường học, chuyển việc dạy học sang phương thức trực tuyến.
Các cuộc tấn công của Nga đã thay đổi rất ít hoặc không thay đổi được gì tình hình trên chiến trường, nơi Nga đã mất đất trong nhiều tuần, nhưng chúng khiến các khu vực lân cận trên khắp Ukraine bị tàn phá và đổ máu. Cuộc tấn công của Nga cũng kích thích lòng thù hận và quyết tâm của người Ukraine đẩy mạnh cuộc phản công giành lại lãnh thổ và kích thích các đồng minh của Kyiv gia tăng nỗ lực hỗ trợ người Ukraine chiến đấu.
***
Việc Nga nhắm mục tiêu vào các khu vực dân sự bị các nhà lãnh đạo trên khắp phương Tây lên án mạnh mẽ.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa giết chết dân thường “một lần nữa chứng tỏ sự tàn bạo hoàn toàn trong cuộc chiến bất hợp pháp của ông Putin đối với người dân Ukraine.” Ông Biden cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ “tiếp tục áp đặt những cái giá phải trả cho Nga vì hành động xâm lược của họ, buộc Putin và Nga phải chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh của họ, đồng thời cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các lực lượng Ukraine để bảo vệ đất nước và tự do.” Trong một cuộc điện thoại sau đó vào thứ Hai, Biden nói với Zelenskyy rằng Hoa Kỳ đã đồng ý với yêu cầu của ông về việc cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen nói bà bị sốc và kinh hoàng trước các cuộc tấn công ác liệt vào các thành phố của Ukraine. “Putin một lần nữa đã cho thế giới thấy nước Nga tượng trưng cho điều gì: sự tàn bạo và khủng bố”.
Tổng thống Pháp Emanuel Macron bày tỏ “quan ngại cực độ”. Ngoại trưởng Anh James Cleverly đã tweet rằng “Việc Nga bắn tên lửa vào các khu vực dân sự của Ukraine là không thể chấp nhận được.”
Ngay cả các quốc gia thường tránh chỉ trích Kremlin cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại, theo thông tin của The New York Times. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Tất cả các quốc gia xứng đáng được tôn trọng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Tại New Delhi, một quan chức cho biết, “Ấn Độ quan ngại sâu sắc về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine.”
Tuy vậy, giới quan sát cho biết các chính phủ phương Tây dường như vẫn chưa muốn cung cấp cho Ukraine những loại vũ khí tân tiến nhất mà nước này yêu cầu, có thể do lo ngại chiến tranh sẽ mở rộng và lôi kéo cả châu Âu vào cuộc binh lửa.
Trong một động thái đáng lo ngại, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố rằng ông ta và ông Putin đã đồng ý thành lập một “Liên minh quân sự khu vực” mà không cung cấp chi tiết.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
IRIS T SLM sẽ tới Ukraine trong nay mai, Đức giao. IRIS T SLM hiện đại modern tới nỗi ngay cả quân đội Đức còn chưa có.
https://www.n-tv.de/politik/Dieses-deutsche-Luftabwehrsystem-ist-bald-in-der-Ukraine-article23641656.html
https://www.n-tv.de/politik/Dieses-deutsche-Luftabwehrsystem-ist-bald-in-der-Ukraine-article23641656.html
Last edited by LDN on Tue Oct 11, 2022 5:55 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Last edited by LDN on Tue Oct 11, 2022 5:55 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Các báo đức đồng loạt đưa tin đa số nước trên thế giới lên án Nga sát nhập 4 khu vực của Ukraine trong cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội đồng LHQ, nói Nga bị cô lập. Chỉ có 4 nước chung quan điểm với Nga, ủng hộ Nga, đó là Bắc Hàn, Nicaragua, Belarus và Syrien.
VN đương nhiên làm theo ông cố nội Tàu Tàu bỏ phiếu trắng thì VN cũng dzị vả lại Nga khi xưa là bà cố nội của VN, VN 0 bao giờ chống công khai.
Việt Nam bỏ phiếu trắng vụ chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine
13.10.2022 - BBC
Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong việc lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine.
Theo đó, phiên bỏ phiếu mang tính áp đảo khi Nghị quyết được tới 143 quốc gia ủng hộ, trong khi 35 quốc gia - bao gồm cả Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan - bỏ phiếu trắng.
Giống Nga, bốn quốc gia đã phản đối là Belarus, Bắc Hàn, Syria và Nicaragua.
Việt Nam thực chất đã chọn phe khi bỏ phiếu ủng hộ Nga bất kể nước này xâm lược Ukraine?
Dù mang tính biểu tượng, nhưng đó là số phiếu chống Nga cao nhất kể từ cuộc xâm lược. Nhiều người Việt Nam bình luận, gọi đây là "chiến thắng của lương tri".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói ông rất biết ơn các nước đã ủng hộ.
"Thế giới đã có tiếng nói của họ - những nỗ lực thôn tính của [Nga] là vô giá trị và sẽ không bao giờ được các quốc gia tự do công nhận", ông tweet và nói thêm rằng Ukraine sẽ "lấy lại tất cả các vùng đất của mình".
Tuy nhiên, việc Việt Nam vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".
NGUỒN HÌNH ẢNH,OTHER
Chụp lại hình ảnh,
Danh sách đầy đủ kết quả biểu quyết của các nước trong lần bỏ phiếu thứ ba tại ĐHĐ LHQ về việc phản đối Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine. Trong đó, Trung Quốc và Việt nam bỏ phiếu trắng
Báo chí Việt Nam không nhắc tới 'lá phiếu trắng'
Về lá phiếu trắng mới nhất của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ, báo chí trong nước hầu hết tập trung đưa phát biểu của đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ, chứ không đề cập chuyện Việt Nam đã bỏ phiếu trắng.
Đơn cử, báo Tuổi Trẻ viết "Liên Hiệp Quốc lên án động thái sáp nhập bốn khu vực Ukraine của Nga", dù nhắc đến 35 quốc gia bỏ phiếu trắng và gọi tên Trung Quốc nhưng tờ Tuổi Trẻ không đề cập Việt Nam:
"Bốn quốc gia bỏ phiếu phản đối nghị quyết trên là Syria, Nicaragua, Triều Tiên và Belarus. 35 quốc gia khác bỏ phiếu trắng, trong đó có Trung Quốc, và những quốc gia còn lại không bỏ phiếu," trích Tuổi Trẻ.'
Tương tự, VnExpress cũng đưa tin kết quả bỏ phiếu lên án Nga sáp nhập bốn tỉnh Ukraine tại Đại hội đồng LHQ. Tuy nhiên, trang tin điện tử này cũng không để cập tới Việt Nam bỏ phiếu gì, dù nhắc tên Trung Quốc, Ấn Độ bỏ phiếu trắng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,UN
Chụp lại hình ảnh,
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ
Còn Thanh Niên thì đặt tít "Việt Nam kêu gọi chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình ở Ukraine". Bài viết trích lời đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu lại lập trường của Việt Nam "nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế."
Đồng thời, Việt Nam "không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế, và đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia."
Tuy nhiên, báo Thanh Niên cũng không đả động tới lá phiếu trắng của Việt Nam trong việc lên án Nga sáp nhập bất hợp pháp bốn khu vực ở Ukraine.
Facebook người tên Lưu Trọng Văn bình luận: "Tại sao lại giấu lá phiếu của VN coi đó như là bí mật trong khi cả thế giới đều biết VN bỏ phiếu trắng- tức không thể hiện rõ ràng chính kiến của mình. Giời! Sao khốn khổ thế? Dám bỏ phiếu trắng không cùng 143 nước khác lên án Putin cướp đất của người anh em Ukraine thì cũng phải dám đưa tin cho Dân mình biết chứ!"
Tuần trước, trong một buổi lễ lớn ở Điện Kremlin, Tổng thống Vladimir Putin đã ký các văn kiện biến các vùng Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson ở miền đông Ukraine trở thành một phần của Nga.
Các thỏa thuận đã được ký kết với các nhà lãnh đạo bốn khu vực do Moscow cài đặt, và được đưa ra sau các cuộc trưng cầu dân ý tự xưng ở các khu vực bị phương Tây tố cáo là "giả vờ".
Phản ứng của dư luận
Với diễn biến mới nhất, nhiều người chỉ ra cả bốn lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ, Việt Nam đều tình cờ biểu quyết "đồng điệu" với Trung Quốc.
Cụ thể, lần đầu tiên, ngày 1/3/2022, khi bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Lần thứ hai, ngày 24/3, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Lần thứ ba, ngày 7/4/2022, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Tới lần mới nhất đây, ngày 12/10 rạng sáng 13/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.
Trên trang Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam, nhiều người vào bình luận trước kết quả bỏ phiếu, thể hiện sự thất vọng, để lại lời xin lỗi về lá phiếu của Việt Nam. Nhiều người cho rằng Việt Nam "ngoài lề" trong khối ASEAN vì hầu hết các thành viên của khối này đều bỏ phiếu ủng hộ. Chỉ có Việt Nam, Lào, Thái Lan là bỏ phiếu trắng.
Nga-Ukraine: 'Phiếu của Việt Nam lộ quan điểm gần với Trung Quốc hơn Asean' Bill Hayton hỏi trong cuộc chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?
Số khác cho rằng, cách Việt Nam bỏ phiếu thể hiện nhất quán lập trường của Việt Nam đối với cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Theo đó, Việt Nam cân bằng được quan hệ với Nga vì Nga là đối tác an ninh quốc phòng cực kỳ quan trọng và khó có thể thay thế trong thời gian gần, chứ không phải chịu áp lực của Trung Quốc.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong 5 năm qua, Việt Nam là khách hàng quân sự lớn thứ năm của Nga. Những vũ khí này sẽ không hoạt động nếu không có hỗ trợ kỹ thuật và nguồn cung cấp phụ tùng thay thế từ Nga.
Thế nhưng, nhiều người cũng lên án cách bỏ phiếu của Việt Nam, nhất là khi nước này vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Facebook Kim Van Chinh viết: "Hệ lụy của việc này (lá phiếu trắng) về sau rất tại hại cho Việt Nam bất kể "mối lợi" của bỏ phiếu trẳng lớn đến mức nào. Đơn cử, các nước đang muốn cô lập Nga, buộc Nga chấm dứt chiến tranh xâm lược các nước làng giềng, họ sẽ coi VN là nước đồng lõa cấp 2 với Nga (cấp 1 là 4 nước bỏ phiếu chống), không còn coi trọng VN và "tốt" với Việt Nam như trước. Hoặc đến khi LHQ ra quyết định lên án Trung Quốc sử dụng trái phép Hoàng Sa, Trường sa và vùng biển chủ quyền Việt Nam thì làm sao Việt Nam vận động được họ bỏ phiếu theo ý chí của mình?"
Người này cũng đề cập việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và cho rằng, Nghị quyết trên là vấn đề thuộc về nhân quyền mà lương tri phải lên tiếng bảo vệ lẽ phải thì Việt Nam lại bỏ phiếu trắng.
Còn Facebook tên Hanh Nguyen nêu quan điểm:
"Phiếu trắng đâu phải một lần, đó là sự khẳng định lập trường của Việt nam đối với cuộc chiến Nga, Ukraine, cái gọi là "đứng về lẽ phải, công lý". Lẽ phải, công lý gì khi một kẻ mang bom, đại bác, tên lửa nện vào một nước được bầu cử tự do; Lẽ phải nào, Công lý nào khi thấy người già, trẻ con chết vì bom đạn, tên lửa; Lẽ phải nào, công lý nào khi nhìn thấy làng mạc, thị thành, trường học, bênh viện, đường sá, cơ sở hạ tầng bị bom đạn tên lửa tàn phá như thế?"
VN đương nhiên làm theo ông cố nội Tàu Tàu bỏ phiếu trắng thì VN cũng dzị vả lại Nga khi xưa là bà cố nội của VN, VN 0 bao giờ chống công khai.
Việt Nam bỏ phiếu trắng vụ chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine
13.10.2022 - BBC
Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong việc lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine.
Theo đó, phiên bỏ phiếu mang tính áp đảo khi Nghị quyết được tới 143 quốc gia ủng hộ, trong khi 35 quốc gia - bao gồm cả Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan - bỏ phiếu trắng.
Giống Nga, bốn quốc gia đã phản đối là Belarus, Bắc Hàn, Syria và Nicaragua.
Việt Nam thực chất đã chọn phe khi bỏ phiếu ủng hộ Nga bất kể nước này xâm lược Ukraine?
Dù mang tính biểu tượng, nhưng đó là số phiếu chống Nga cao nhất kể từ cuộc xâm lược. Nhiều người Việt Nam bình luận, gọi đây là "chiến thắng của lương tri".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói ông rất biết ơn các nước đã ủng hộ.
"Thế giới đã có tiếng nói của họ - những nỗ lực thôn tính của [Nga] là vô giá trị và sẽ không bao giờ được các quốc gia tự do công nhận", ông tweet và nói thêm rằng Ukraine sẽ "lấy lại tất cả các vùng đất của mình".
Tuy nhiên, việc Việt Nam vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".
NGUỒN HÌNH ẢNH,OTHER
Chụp lại hình ảnh,
Danh sách đầy đủ kết quả biểu quyết của các nước trong lần bỏ phiếu thứ ba tại ĐHĐ LHQ về việc phản đối Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine. Trong đó, Trung Quốc và Việt nam bỏ phiếu trắng
Báo chí Việt Nam không nhắc tới 'lá phiếu trắng'
Về lá phiếu trắng mới nhất của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ, báo chí trong nước hầu hết tập trung đưa phát biểu của đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ, chứ không đề cập chuyện Việt Nam đã bỏ phiếu trắng.
Đơn cử, báo Tuổi Trẻ viết "Liên Hiệp Quốc lên án động thái sáp nhập bốn khu vực Ukraine của Nga", dù nhắc đến 35 quốc gia bỏ phiếu trắng và gọi tên Trung Quốc nhưng tờ Tuổi Trẻ không đề cập Việt Nam:
"Bốn quốc gia bỏ phiếu phản đối nghị quyết trên là Syria, Nicaragua, Triều Tiên và Belarus. 35 quốc gia khác bỏ phiếu trắng, trong đó có Trung Quốc, và những quốc gia còn lại không bỏ phiếu," trích Tuổi Trẻ.'
Tương tự, VnExpress cũng đưa tin kết quả bỏ phiếu lên án Nga sáp nhập bốn tỉnh Ukraine tại Đại hội đồng LHQ. Tuy nhiên, trang tin điện tử này cũng không để cập tới Việt Nam bỏ phiếu gì, dù nhắc tên Trung Quốc, Ấn Độ bỏ phiếu trắng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,UN
Chụp lại hình ảnh,
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ
Còn Thanh Niên thì đặt tít "Việt Nam kêu gọi chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình ở Ukraine". Bài viết trích lời đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu lại lập trường của Việt Nam "nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế."
Đồng thời, Việt Nam "không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế, và đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia."
Tuy nhiên, báo Thanh Niên cũng không đả động tới lá phiếu trắng của Việt Nam trong việc lên án Nga sáp nhập bất hợp pháp bốn khu vực ở Ukraine.
Facebook người tên Lưu Trọng Văn bình luận: "Tại sao lại giấu lá phiếu của VN coi đó như là bí mật trong khi cả thế giới đều biết VN bỏ phiếu trắng- tức không thể hiện rõ ràng chính kiến của mình. Giời! Sao khốn khổ thế? Dám bỏ phiếu trắng không cùng 143 nước khác lên án Putin cướp đất của người anh em Ukraine thì cũng phải dám đưa tin cho Dân mình biết chứ!"
Tuần trước, trong một buổi lễ lớn ở Điện Kremlin, Tổng thống Vladimir Putin đã ký các văn kiện biến các vùng Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson ở miền đông Ukraine trở thành một phần của Nga.
Các thỏa thuận đã được ký kết với các nhà lãnh đạo bốn khu vực do Moscow cài đặt, và được đưa ra sau các cuộc trưng cầu dân ý tự xưng ở các khu vực bị phương Tây tố cáo là "giả vờ".
Phản ứng của dư luận
Với diễn biến mới nhất, nhiều người chỉ ra cả bốn lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ, Việt Nam đều tình cờ biểu quyết "đồng điệu" với Trung Quốc.
Cụ thể, lần đầu tiên, ngày 1/3/2022, khi bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Lần thứ hai, ngày 24/3, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Lần thứ ba, ngày 7/4/2022, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Tới lần mới nhất đây, ngày 12/10 rạng sáng 13/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.
Trên trang Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam, nhiều người vào bình luận trước kết quả bỏ phiếu, thể hiện sự thất vọng, để lại lời xin lỗi về lá phiếu của Việt Nam. Nhiều người cho rằng Việt Nam "ngoài lề" trong khối ASEAN vì hầu hết các thành viên của khối này đều bỏ phiếu ủng hộ. Chỉ có Việt Nam, Lào, Thái Lan là bỏ phiếu trắng.
Nga-Ukraine: 'Phiếu của Việt Nam lộ quan điểm gần với Trung Quốc hơn Asean' Bill Hayton hỏi trong cuộc chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?
Số khác cho rằng, cách Việt Nam bỏ phiếu thể hiện nhất quán lập trường của Việt Nam đối với cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Theo đó, Việt Nam cân bằng được quan hệ với Nga vì Nga là đối tác an ninh quốc phòng cực kỳ quan trọng và khó có thể thay thế trong thời gian gần, chứ không phải chịu áp lực của Trung Quốc.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong 5 năm qua, Việt Nam là khách hàng quân sự lớn thứ năm của Nga. Những vũ khí này sẽ không hoạt động nếu không có hỗ trợ kỹ thuật và nguồn cung cấp phụ tùng thay thế từ Nga.
Thế nhưng, nhiều người cũng lên án cách bỏ phiếu của Việt Nam, nhất là khi nước này vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Facebook Kim Van Chinh viết: "Hệ lụy của việc này (lá phiếu trắng) về sau rất tại hại cho Việt Nam bất kể "mối lợi" của bỏ phiếu trẳng lớn đến mức nào. Đơn cử, các nước đang muốn cô lập Nga, buộc Nga chấm dứt chiến tranh xâm lược các nước làng giềng, họ sẽ coi VN là nước đồng lõa cấp 2 với Nga (cấp 1 là 4 nước bỏ phiếu chống), không còn coi trọng VN và "tốt" với Việt Nam như trước. Hoặc đến khi LHQ ra quyết định lên án Trung Quốc sử dụng trái phép Hoàng Sa, Trường sa và vùng biển chủ quyền Việt Nam thì làm sao Việt Nam vận động được họ bỏ phiếu theo ý chí của mình?"
Người này cũng đề cập việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và cho rằng, Nghị quyết trên là vấn đề thuộc về nhân quyền mà lương tri phải lên tiếng bảo vệ lẽ phải thì Việt Nam lại bỏ phiếu trắng.
Còn Facebook tên Hanh Nguyen nêu quan điểm:
"Phiếu trắng đâu phải một lần, đó là sự khẳng định lập trường của Việt nam đối với cuộc chiến Nga, Ukraine, cái gọi là "đứng về lẽ phải, công lý". Lẽ phải, công lý gì khi một kẻ mang bom, đại bác, tên lửa nện vào một nước được bầu cử tự do; Lẽ phải nào, Công lý nào khi thấy người già, trẻ con chết vì bom đạn, tên lửa; Lẽ phải nào, công lý nào khi nhìn thấy làng mạc, thị thành, trường học, bênh viện, đường sá, cơ sở hạ tầng bị bom đạn tên lửa tàn phá như thế?"
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Hơn 50 nước phương tây cam kết cấp thêm vũ khí cho Ukraine.
https://www.voatiengviet.com/a/hon-50-nuoc-phuong-tay-cam-ket-cap-them-vo-khi-cho-ukraine/6787343.html
https://www.voatiengviet.com/a/hon-50-nuoc-phuong-tay-cam-ket-cap-them-vo-khi-cho-ukraine/6787343.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
NATO tăng cường phòng thủ tên lửa cho Ukraine sau các cuộc tấn công của Nga
13 tháng 10 2022
Yaroslav Lukov
BBC News
missle
NGUỒN HÌNH ẢNH,GENERAL STAFF OF UKRAINE'S ARMED FORCES
Chụp lại hình ảnh,
Quân đội Ukraine cho biết hệ thống phòng không đầu tiên trong số hệ thống phòng không mà Đức hứa hẹn đã được chuyển giao
Các đồng minh do NATO dẫn đầu tuyên bố đã chuyển giao các vũ khí phòng không tiên tiến cho Kyiv, sau một loạt các cuộc tấn công tên lửa của Nga.
Vũ khí mà Anh, Canada, Pháp và Hà Lan hứa hẹn bao gồm tên lửa và radar. Mỹ trước đó cũng đưa ra cam kết tương tự. Một hệ thống công nghệ cao của Đức đã có mặt ở Ukraine.
Cam kết được đưa ra khi các đồng minh của Ukraine từ 50 quốc gia gặp nhau tại trụ sở của NATO ở Brussels.
Vài giờ sau, pháo kích của Nga đã bắn vào thành phố Mykolaiv ở miền nam nước này vào sáng thứ Năm (13/10), các quan chức cho biết.
Thị trưởng thành phố Oleksandr Senkevich cho biết thành phố đã bị "pháo kích dữ dội" vào khoảng 01:00 giờ địa phương (23:00 GMT).
"Một tòa nhà dân cư năm tầng bị đánh trúng, hai tầng trên bị phá hủy hoàn toàn, phần còn lại - nằm dưới đống đổ nát. Lực lượng cứu hộ đang làm việc tại hiện trường", ông nói.
Đó là một tuần đặc biệt căng thẳng ở Ukraine.
Hôm thứ Hai và thứ Ba, nước này chứng kiến một số đợt oanh tạc dữ dội nhất của Nga trong nhiều tháng khi hơn 100 tên lửa được phóng đi, đánh trúng cơ sở hạ tầng năng lượng và các mục tiêu phi quân sự khác, bao gồm cả sân chơi cho trẻ em.
Ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong ngày đầu tiên của các cuộc pháo kích, bao gồm cả cuộc pháo kích vào trung tâm Kyiv.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các cuộc tấn công tên lửa là để trả đũa cho cuộc tấn công vào cây cầu quan trọng nối Nga và Crimea - bán đảo phía nam của Ukraine bị Moscow sáp nhập vào năm 2014.
Nga cáo buộc vụ nổ hôm thứ Bảy được tổ chức bởi cơ quan tình báo Ukraine - một tuyên bố bị Kyiv cho là vô giá trị.
Vương quốc Anh sẽ tặng các tên lửa phòng không, cũng như hàng trăm máy bay không người lái để hỗ trợ khả năng thu thập thông tin và hậu cần cho Ukraine.
Phát biểu sau cuộc họp tại Brussels hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết "chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng họ [người Ukraine] có những gì cần thiết để hoạt động hiệu quả".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Paris sẽ cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình France 2, ông không nói rõ hệ thống nào sẽ được gửi đi. Nhưng ông nói rằng chức năng chính sẽ là bảo vệ dân cư khỏi các máy bay không người lái.
Hà Lan cho biết họ sẽ cung cấp các tên lửa phòng không trị giá 15 triệu euro.
Canada cam kết cung cấp viện trợ quân sự trị giá hơn 47 triệu đô la Canada (31 triệu đô la Mỹ), bao gồm cả liên lạc vệ tinh.
Trong khi đó, quân đội Ukraine đã thông báo vào hôm thứ Tư rằng chiếc đầu tiên trong số một số "IRIS-T SLM tối tân đã được chuyển giao từ Đức cho Ukraine".
Họ nói rằng hệ thống phòng không sẽ giúp bảo vệ đất nước "chống lại khủng bố".
Tổng thống Zelensky, trong nhiều tháng, đã yêu cầu các đồng minh của Ukraine cung cấp hệ thống phòng không để tạo ra "lá chắn trên không" cho Ukraine.
Trong bài phát biểu trên video vào cuối ngày thứ Tư, nhà lãnh đạo Ukraine nói:
"Sự khủng bố của Nga ngày càng trở nên táo bạo và tàn ác hơn, thì thế giới càng thấy rõ rằng việc giúp Ukraine bảo vệ bầu trời là một trong những nhiệm vụ nhân đạo quan trọng nhất đối với châu Âu trong thời đại của chúng ta."
Nga đã nhiều lần cảnh báo các đồng minh của Ukraine không nên cung cấp vũ khí tối tân cho Kyiv, nhấn mạnh rằng điều này sẽ khiến họ tham gia vào cuộc chiến mà ông Putin phát động vào ngày 24/2.
Phương Tây cáo buộc Moscow đe dọa hạt nhân, sau hàng loạt thất bại của quân đội Nga trên chiến trường.
13 tháng 10 2022
Yaroslav Lukov
BBC News
missle
NGUỒN HÌNH ẢNH,GENERAL STAFF OF UKRAINE'S ARMED FORCES
Chụp lại hình ảnh,
Quân đội Ukraine cho biết hệ thống phòng không đầu tiên trong số hệ thống phòng không mà Đức hứa hẹn đã được chuyển giao
Các đồng minh do NATO dẫn đầu tuyên bố đã chuyển giao các vũ khí phòng không tiên tiến cho Kyiv, sau một loạt các cuộc tấn công tên lửa của Nga.
Vũ khí mà Anh, Canada, Pháp và Hà Lan hứa hẹn bao gồm tên lửa và radar. Mỹ trước đó cũng đưa ra cam kết tương tự. Một hệ thống công nghệ cao của Đức đã có mặt ở Ukraine.
Cam kết được đưa ra khi các đồng minh của Ukraine từ 50 quốc gia gặp nhau tại trụ sở của NATO ở Brussels.
Vài giờ sau, pháo kích của Nga đã bắn vào thành phố Mykolaiv ở miền nam nước này vào sáng thứ Năm (13/10), các quan chức cho biết.
Thị trưởng thành phố Oleksandr Senkevich cho biết thành phố đã bị "pháo kích dữ dội" vào khoảng 01:00 giờ địa phương (23:00 GMT).
"Một tòa nhà dân cư năm tầng bị đánh trúng, hai tầng trên bị phá hủy hoàn toàn, phần còn lại - nằm dưới đống đổ nát. Lực lượng cứu hộ đang làm việc tại hiện trường", ông nói.
Đó là một tuần đặc biệt căng thẳng ở Ukraine.
Hôm thứ Hai và thứ Ba, nước này chứng kiến một số đợt oanh tạc dữ dội nhất của Nga trong nhiều tháng khi hơn 100 tên lửa được phóng đi, đánh trúng cơ sở hạ tầng năng lượng và các mục tiêu phi quân sự khác, bao gồm cả sân chơi cho trẻ em.
Ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong ngày đầu tiên của các cuộc pháo kích, bao gồm cả cuộc pháo kích vào trung tâm Kyiv.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các cuộc tấn công tên lửa là để trả đũa cho cuộc tấn công vào cây cầu quan trọng nối Nga và Crimea - bán đảo phía nam của Ukraine bị Moscow sáp nhập vào năm 2014.
Nga cáo buộc vụ nổ hôm thứ Bảy được tổ chức bởi cơ quan tình báo Ukraine - một tuyên bố bị Kyiv cho là vô giá trị.
Vương quốc Anh sẽ tặng các tên lửa phòng không, cũng như hàng trăm máy bay không người lái để hỗ trợ khả năng thu thập thông tin và hậu cần cho Ukraine.
Phát biểu sau cuộc họp tại Brussels hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết "chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng họ [người Ukraine] có những gì cần thiết để hoạt động hiệu quả".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Paris sẽ cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình France 2, ông không nói rõ hệ thống nào sẽ được gửi đi. Nhưng ông nói rằng chức năng chính sẽ là bảo vệ dân cư khỏi các máy bay không người lái.
Hà Lan cho biết họ sẽ cung cấp các tên lửa phòng không trị giá 15 triệu euro.
Canada cam kết cung cấp viện trợ quân sự trị giá hơn 47 triệu đô la Canada (31 triệu đô la Mỹ), bao gồm cả liên lạc vệ tinh.
Trong khi đó, quân đội Ukraine đã thông báo vào hôm thứ Tư rằng chiếc đầu tiên trong số một số "IRIS-T SLM tối tân đã được chuyển giao từ Đức cho Ukraine".
Họ nói rằng hệ thống phòng không sẽ giúp bảo vệ đất nước "chống lại khủng bố".
Tổng thống Zelensky, trong nhiều tháng, đã yêu cầu các đồng minh của Ukraine cung cấp hệ thống phòng không để tạo ra "lá chắn trên không" cho Ukraine.
Trong bài phát biểu trên video vào cuối ngày thứ Tư, nhà lãnh đạo Ukraine nói:
"Sự khủng bố của Nga ngày càng trở nên táo bạo và tàn ác hơn, thì thế giới càng thấy rõ rằng việc giúp Ukraine bảo vệ bầu trời là một trong những nhiệm vụ nhân đạo quan trọng nhất đối với châu Âu trong thời đại của chúng ta."
Nga đã nhiều lần cảnh báo các đồng minh của Ukraine không nên cung cấp vũ khí tối tân cho Kyiv, nhấn mạnh rằng điều này sẽ khiến họ tham gia vào cuộc chiến mà ông Putin phát động vào ngày 24/2.
Phương Tây cáo buộc Moscow đe dọa hạt nhân, sau hàng loạt thất bại của quân đội Nga trên chiến trường.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Sư đoàn không cầm súng của Mykhailo Fedorov
Mỹ Anh
13 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Mykhailo Fedorov (ảnh: Anatolii Siryk/ Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)
Ngay từ những ngày đầu cuộc chiến Ukraine, vai trò của Mykhailo Fedorov, bộ trưởng trẻ nhất nội các Ukraine, đã thể hiện. Sau tám tháng chiến sự, Mykhailo Fedorov càng cho thấy năng lực xuất sắc của mình…
Mykhailo Fedorov đã “làm nên chuyện” (“make things happen”), tạp chí TIME đã viết như vậy khi chọn Fedorov là một trong 100 gương mặt lãnh đạo thế giới đang nổi bật (100 emerging world leaders) trong ấn bản Tháng Chín. Fedorov, 31 tuổi, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine, tỏ ra khiêm tốn về việc lọt vào danh sách TIME. “Tôi rất ngạc nhiên,” Mykhailo Fedorov nói trong một cuộc phỏng vấn với The Kyiv Independent.
Danh mục “đầu tư thời chiến” của Fedorov rất ấn tượng: Giúp đưa internet vệ tinh Starlink đến tuyến đầu Ukraine; gây áp lực buộc các công ty công nghệ toàn cầu ngừng hoạt động ở Nga; vận động hợp pháp hóa tiền điện tử để Ukraine có thể nhận đóng góp cho quân đội bằng tiền ảo. Không như các cơ quan chính phủ khác thường chìm trong lối làm việc quan liêu, Fedorov đã tổ chức Bộ Chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ hoạt động như một công ty khởi nghiệp, với sự có mặt của các công chức trẻ cùng những ý tưởng đầy tham vọng – với một số tham vọng đến mức khó khả thi – và sau đó tìm kiếm tài trợ để thực hiện.
Mykhailo Fedorov đưa ra chiến trường những kỹ thuật số hóa hiện đại giúp đánh bại quân Nga (ảnh: Kaniuka Ruslan/ Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)
Trước chiến tranh, ước mơ của Fedorov là biến Ukraine thành “quốc gia có những tiện ích xã hội tốt nhất thế giới” (“the most convenient state in the world”). Để làm được điều đó, Mykhailo Fedorov đã chuyển các dịch vụ chính phủ, chẳng hạn nộp thuế và trợ cấp thất nghiệp, hoạt động trên không gian mạng. Kết quả là sự ra đời ứng dụng Diia, hiện được hơn 18 triệu trong 41 triệu dân số Ukraine sử dụng. Fedorov cũng thúc đẩy hợp pháp hóa tiền điện tử ở Ukraine và giới thiệu một hệ thống thuế đặc biệt – Thành phố Diia (Diia City) – cho các công ty công nghệ và công ty khởi nghiệp.
Những đổi mới mà Mykhailo Fedorov thực hiện đã mang lại cho Ukraine lợi thế thực sự trước quân đội Nga vốn lạc hậu nghiêm trọng. Vào tháng thứ ba của cuộc chiến, khi người Ukraine bắt đầu sử dụng Starlink để liên lạc, nhiều binh sĩ Nga vẫn sử dụng hệ thống “điện thoại mã hóa” ERA. Hệ thống này không hoạt động ở hầu hết khu vực Ukraine và có thể dễ dàng bị tình báo Ukraine bẻ khóa. Thời điểm hiện tại, một trong những ưu tiên Fedorov là biến Ukraine thành trung tâm phát triển và sản xuất công nghệ quân sự.
Công nghệ cần thiết nhất cho chiến trường là internet và liên lạc di động, hình ảnh vệ tinh, máy bay do thám không người lái, hệ thống phân tích dữ liệu… Bộ của Fedorov đã giúp đưa một số công nghệ này ra chiến trường, đặc biệt việc đưa internet vệ tinh Starlink ra rộng khắp Ukraine (Kyiv đàm phán với SpaceX, chủ sở hữu Starlink, vào trước thời điểm xảy ra chiến tranh nhưng các vấn đề pháp lý và quan liêu đã cản trở quá trình). Hiện có khoảng 20,000 thiết bị đầu cuối Starlink ở Ukraine (vài trong số đó được Elon Musk tặng; phần còn lại do các nước EU và Mỹ mua tặng). Starlink cho phép truy cập internet ngay cả khi mất điện hoặc không có cơ sở hạ tầng internet.
Ngoài thiết bị đầu cuối Starlink, Fedorov còn giúp cung cấp máy bay không người lái cho quân đội. Mykhailo Fedorov đồng sáng lập dự án “Quân đoàn máy bay không người lái” (“Army of Drones”) với mục đích quyên tiền mua máy bay không người lái và đào tạo chuyên gia vận hành. Ba tháng qua, “Army of Drones” đã ký hợp đồng trị giá $51 triệu để mua 1,000 máy bay không người lái cho quân đội Ukraine. “Army of Drones” giúp tiến trình đưa máy bay không người lái ra chiến trường nhanh chóng, không cần phải lòng vòng qua bộ máy hành chính xét duyệt rườm rà.
Trước khi trở thành Bộ trưởng kỹ thuật số đầu tiên của Ukraine, Fedorov đứng đầu cơ quan quảng bá chiến dịch tranh cử của (Tổng thống) Volodymyr Zelensky năm 2019. Khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào Tháng Hai, Fedorov sử dụng kinh nghiệm kỹ thuật số của mình để tập hợp sự ủng hộ Ukraine ở nước ngoài; và thúc giục các công ty công nghệ toàn cầu, trong đó có Google, Netflix và Apple… tạm ngừng dịch vụ của họ ở Nga. Peter Singer, giáo sư tại Trung tâm về Tương lai Chiến tranh tại Đại học Bang Arizona, nói trong cuộc phỏng vấn The New York Times: “Không có người nổi tiếng nào, chứ đừng nói đến quốc gia, lại làm việc hiệu quả hơn Ukraine trong việc kêu gọi các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ cần hành xử đạo đức”. Tính đến Tháng Mười 2022, hàng trăm công ty công nghệ quốc tế không còn hoạt động ở Nga, trong đó có Samsung, Payoneer, Adobe, Sony, TikTok, Spotify…
Mục tiêu tiếp theo của Fedorov là khuyến khích các doanh nghiệp này giúp tái thiết Ukraine. Google, Amazon, Apple, Oracle và Microsoft đang giúp Ukraine bảo vệ dữ liệu, an ninh mạng và giáo dục trực tuyến. Fedorov cho biết, các dịch vụ fintech (công nghệ tài chính) như Revolut và PayPal, mà Fedorov từng cố đưa vào Ukraine, đã bắt đầu cung cấp một số dịch vụ thanh toán cho người Ukraine và hiện sẵn sàng mở rộng hoạt động. Tháng Mười, Quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật cho phép các chuyên gia công nghệ nước ngoài đăng ký kinh doanh và nộp thuế trực tuyến tại Ukraine. Hiện Mykhailo Fedorov muốn đưa kỹ thuật điều khiển bằng giọng nói (voice assistant) vào ứng dụng Diia để người khuyết tật và khiếm thị có thể dễ dàng truy cập. Để thực hiện điều này, Fedorov có kế hoạch hợp tác với Amazon, nơi nổi tiếng với kỹ thuật (voice assistant) Alexa.
Ngay trong thời chiến, Mykhailo Fedorov vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ thông tin cho Ukraine (ảnh: Volodymyr Tarasov/ Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)
Nhờ Mykhailo Fedorov, công nghệ thông tin (CNTT) là một trong số ít ngành vẫn đang phát triển và mang lại tiền cho ngân sách nhà nước Ukraine. Trong tám tháng chiến tranh, xuất khẩu CNTT đã tăng 16%, lên $287 triệu! Để khuyến khích nhiều người hơn làm việc trong CNTT, Fedorov gần đây đã khởi động dự án Thế hệ CNTT (IT Generation) với việc dạy miễn phí lập trình cơ bản cho 2,000 người Ukraine. Theo Fedorov, hơn 200,000 người Ukraine đã đăng ký tham gia chương trình và 90% ứng viên chưa bao giờ làm việc trong CNTT. Mykhailo Fedorov muốn nhận thêm ứng viên nhưng ngân sách giới hạn ở mức $1 triệu (do các nhà tài trợ người Ukraine lẫn quốc tế cấp, trong đó có Binance Charity, USAID và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc).
Như một tổng tư lệnh trên mặt trận không gian ảo, Fedorov còn kêu gọi người Ukraine đầu quân cho “Quân đoàn CNTT” (IT Army), gồm các tình nguyện viên tham gia chiến dịch tấn công các trang web Nga. Dưới sự hướng dẫn của IT Army, ngay cả người mù tịt về IT cũng có thể tham gia vào cuộc chiến kỹ thuật số này.
Và trong khi hỏa tiễn Nga tiếp tục phá hủy các thành phố Ukraine và tin tặc Nga cố gắng thâm nhập các hệ thống của chính phủ Kyiv, Fedorov tiếp tục lên kế hoạch kiến tạo một quốc gia kỹ thuật số hóa (digitalization) cho Ukraine, đặc biệt lĩnh vực quốc phòng. “Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể trở thành một trung tâm kỹ thuật quân sự. Chúng ta đang tạo ra nhiều sản phẩm tuyệt vời có thể chia sẻ với các quốc gia khác” – Mykhailo Fedorov nói với phóng viên The Kyiv Independent (trong số báo ngày 13 Tháng Mười 2022).
__________
Mykhailo Fedorov – Tổng tư lệnh mặt trận không gian ảo của Ukraine
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Cuộc chiến Ukraine: Nga dồn lực tiến công thành phố Bakhmut
15.10.2022
Jonathan Beale
Phóng viên BBC News tường thuật từ Bakhmut
Bakhmut nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga
Chụp lại hình ảnh,
Bakhmut nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga
Tại thành phố Bakhmut ở phía đông Ukraine, Nga tiếp tục giành được vị thế trong khi bị đẩy lùi tại hầu hết những nơi khác.
Gần tám tháng sau cuộc xâm lược, quân đội Nga đang gặp khó khăn khi các lực lượng Ukrane phản công và giành lại các vùng lãnh thổ ở phía đông và phía nam. Tuy nhiên, ở khu vực phía đông Donbas, thành phố chiến lược Bakhmut vẫn là mục tiêu của Nga và quân đội Nga đang có những tiến công tại đây.
Trong nhiều tuần nay, âm thanh của những trận pháo kích liên tục, cả ngày lẫn đêm vang lên khắp thành phố.
Phần lớn trong số 70.000 công dân của Bakhmut đã phải rời bỏ nhà cửa. Những người ở lại hầu hết là những người lớn tuổi. Họ đang sống mà không điện hoặc nước.
Một số người đang xếp hàng chờ đợt sơ tán mới nhất, các tình nguyện viên vẫn dũng cảm lái xe buýt ra vào thành phố.
Olena, gần 70 tuổi, là một trong số những người đang đợi để được sơ tán.
“Mọi người đang kiệt quệ,” bà nói, đúng lúc một trận pháo kích làm rung chuyển thành phố. Phản ứng của mọi người không giống nhau, bà Olena nói – một số người với lấy điếu thuốc hoặc một thứ gì đó để ăn, trong khi những người khác chỉ ngôi và khóc.
Cuộc sống đã trở nên quá khó khăn khi phải nấu ăn bằng bếp củi và xách từng xô nước.
"Tôi nguyền rủa kẻ đã bắt đầu cuộc chiến này. Tôi nguyền rủa hắn ta 100 lần", bà nói.
Chụp lại hình ảnh,
Bà Olena cho biết những người ở lại Bakhmut đang kiệt quệ
Khi lên xe buýt, bà Olena chắp tay tỏ lòng biết ơn vì cuối cùng cũng được sơ tán.
Ở Bakhmut, Nga đang cố gắng một cách tuyệt vọng để thay đổi tình thế về cuộc chiến này. Đó là một trong số ít những nơi mà quân đội Nga không phải rút lui. Các bước tiến của Nga ở đây rất chậm và tốn kém, nhưng quân đội của Putin đã và đang giành được vị thế vững chắc.
Đã có những lý giải về việc Nga tập trung chiếm Bakhmut. Vào đầu mùa hè, Nga đã chiếm các thành phố gần đó là Severodonetsk và Lysychansk.
Bakhmut dự kiến sẽ là thành phố tiếp theo, với kỳ vọng rằng quân đội Nga sau đó sẽ hành quân tới Kramatorsk và Sloviansk.
Nhưng đó là trước khi Ukraine tiến hành cuộc phản công bất ngờ ở phía đông và nam. Các lực lượng Nga đã bị đẩy lùi xa hơn về phía bắc. Các thành phố Kramatorsk và Sloviansk không còn nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga như hồi tháng Bảy.
Nga hầu như đã buộc phải thay đổi từ một quân đội tấn công sang một quân đội phòng thủ.
Đại tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh miền Đông Ukraine, vẫn nghi ngờ việc Nga có đủ quân số hoặc trang thiết bị để chiếm Bakhmut - mà theo ông hiện nay là ưu tiên hàng đầu của Nga. Ông cũng cho biết Nga đang cố gắng xây dựng các tuyến phòng thủ mới xa hơn về phía bắc, xung quanh các thị trấn Svatove và Kremenna - nơi các tuyến tiếp tế quan trọng hiện cũng đang bị đe dọa bởi quân đội Ukraine.
Chụp lại hình ảnh,
Đại tá Cherevatyi cho biết Nga đang mang những xe tăng hàng chục năm tuổi ra tiền tuyến
Đại tá Cherevatyi nói với BBC bây giờ phụ thuộc nhiều vào việc Nga có thể huy động thêm bao nhiêu quân và chất lượng của những quân nhân dự bị đó. "Cho đến nay, chúng tôi thấy rằng họ có chất lượng kém và không có đủ vũ khí."
Tôi gặp đại tá ở một bãi phế liệu của những xe tăng Nga đã bị phá hủy gần thành phố Lyman vừa được giải phóng. Đó là hình ảnh của quân đội Nga mà Ukraine muốn cho thế giới thấy - họ vẫn đang hạn chế quyền tiếp cận của các phóng viên muốn ra tiền tuyến.
Ông Cherevatyi tuyên bố gần đây Nga đã mang xe tăng T62 cũ, được chế tạo từ những năm 1960 ra tiền tuyến vì rất nhiều xe tăng hiện đại hơn của họ đã bị phá hủy.
Tháng trước, Tổng thống Putin ký sắc lệnh huy động 300.000 lính nghĩa vụ tham chiến và Nga hiện cho biết mục tiêu này sẽ được hoàn thành trong vòng hai tuần.
Tuy nhiên, những nỗ lực để chiếm thành phố Bahkmut đã được dẫn dắt bởi tổ chức quân sự tư nhân Wagner, theo tình báo quân sự Anh. Tổ chức đánh thuê này đã tham chiến tại Ukraine từ năm 2014, và tháng trước đã xuất hiện video về thủ lĩnh của Wagner tuyển mộ binh lính trong một nhà tù ở Nga.
"Hoặc là các công ty quân sự tư nhân và tù nhân, hoặc con cái của bạn - hãy tự quyết định", ông Cherevatyi nhắn với người Nga.
Chụp lại hình ảnh,
Những chiếc xe tăng Nga bị phá hủy
Quân đội Nga vẫn có thể chiếm được Bakhmut. Nhưng sau đó thì sao?
"Khi chúng tôi rút lui khỏi Lysychansk, chúng tôi đã làm quân địch kiệt quệ", Đại tá Cherevatyi nói.
Kỳ vọng của ông là Bakhmut cũng có thể làm được như vậy. Đối với việc gia tăng nhịp độ các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa của Nga, đại tá Ukraine cho rằng tác động duy nhất sẽ là tạo động lực cho Ukraine: "Chúng tôi đánh bại họ trên chiến trường, và lợi thế duy nhất mà họ còn lại là tên lửa."
15.10.2022
Jonathan Beale
Phóng viên BBC News tường thuật từ Bakhmut
Bakhmut nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga
Chụp lại hình ảnh,
Bakhmut nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga
Tại thành phố Bakhmut ở phía đông Ukraine, Nga tiếp tục giành được vị thế trong khi bị đẩy lùi tại hầu hết những nơi khác.
Gần tám tháng sau cuộc xâm lược, quân đội Nga đang gặp khó khăn khi các lực lượng Ukrane phản công và giành lại các vùng lãnh thổ ở phía đông và phía nam. Tuy nhiên, ở khu vực phía đông Donbas, thành phố chiến lược Bakhmut vẫn là mục tiêu của Nga và quân đội Nga đang có những tiến công tại đây.
Trong nhiều tuần nay, âm thanh của những trận pháo kích liên tục, cả ngày lẫn đêm vang lên khắp thành phố.
Phần lớn trong số 70.000 công dân của Bakhmut đã phải rời bỏ nhà cửa. Những người ở lại hầu hết là những người lớn tuổi. Họ đang sống mà không điện hoặc nước.
Một số người đang xếp hàng chờ đợt sơ tán mới nhất, các tình nguyện viên vẫn dũng cảm lái xe buýt ra vào thành phố.
Olena, gần 70 tuổi, là một trong số những người đang đợi để được sơ tán.
“Mọi người đang kiệt quệ,” bà nói, đúng lúc một trận pháo kích làm rung chuyển thành phố. Phản ứng của mọi người không giống nhau, bà Olena nói – một số người với lấy điếu thuốc hoặc một thứ gì đó để ăn, trong khi những người khác chỉ ngôi và khóc.
Cuộc sống đã trở nên quá khó khăn khi phải nấu ăn bằng bếp củi và xách từng xô nước.
"Tôi nguyền rủa kẻ đã bắt đầu cuộc chiến này. Tôi nguyền rủa hắn ta 100 lần", bà nói.
Chụp lại hình ảnh,
Bà Olena cho biết những người ở lại Bakhmut đang kiệt quệ
Khi lên xe buýt, bà Olena chắp tay tỏ lòng biết ơn vì cuối cùng cũng được sơ tán.
Ở Bakhmut, Nga đang cố gắng một cách tuyệt vọng để thay đổi tình thế về cuộc chiến này. Đó là một trong số ít những nơi mà quân đội Nga không phải rút lui. Các bước tiến của Nga ở đây rất chậm và tốn kém, nhưng quân đội của Putin đã và đang giành được vị thế vững chắc.
Đã có những lý giải về việc Nga tập trung chiếm Bakhmut. Vào đầu mùa hè, Nga đã chiếm các thành phố gần đó là Severodonetsk và Lysychansk.
Bakhmut dự kiến sẽ là thành phố tiếp theo, với kỳ vọng rằng quân đội Nga sau đó sẽ hành quân tới Kramatorsk và Sloviansk.
Nhưng đó là trước khi Ukraine tiến hành cuộc phản công bất ngờ ở phía đông và nam. Các lực lượng Nga đã bị đẩy lùi xa hơn về phía bắc. Các thành phố Kramatorsk và Sloviansk không còn nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga như hồi tháng Bảy.
Nga hầu như đã buộc phải thay đổi từ một quân đội tấn công sang một quân đội phòng thủ.
Đại tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh miền Đông Ukraine, vẫn nghi ngờ việc Nga có đủ quân số hoặc trang thiết bị để chiếm Bakhmut - mà theo ông hiện nay là ưu tiên hàng đầu của Nga. Ông cũng cho biết Nga đang cố gắng xây dựng các tuyến phòng thủ mới xa hơn về phía bắc, xung quanh các thị trấn Svatove và Kremenna - nơi các tuyến tiếp tế quan trọng hiện cũng đang bị đe dọa bởi quân đội Ukraine.
Chụp lại hình ảnh,
Đại tá Cherevatyi cho biết Nga đang mang những xe tăng hàng chục năm tuổi ra tiền tuyến
Đại tá Cherevatyi nói với BBC bây giờ phụ thuộc nhiều vào việc Nga có thể huy động thêm bao nhiêu quân và chất lượng của những quân nhân dự bị đó. "Cho đến nay, chúng tôi thấy rằng họ có chất lượng kém và không có đủ vũ khí."
Tôi gặp đại tá ở một bãi phế liệu của những xe tăng Nga đã bị phá hủy gần thành phố Lyman vừa được giải phóng. Đó là hình ảnh của quân đội Nga mà Ukraine muốn cho thế giới thấy - họ vẫn đang hạn chế quyền tiếp cận của các phóng viên muốn ra tiền tuyến.
Ông Cherevatyi tuyên bố gần đây Nga đã mang xe tăng T62 cũ, được chế tạo từ những năm 1960 ra tiền tuyến vì rất nhiều xe tăng hiện đại hơn của họ đã bị phá hủy.
Tháng trước, Tổng thống Putin ký sắc lệnh huy động 300.000 lính nghĩa vụ tham chiến và Nga hiện cho biết mục tiêu này sẽ được hoàn thành trong vòng hai tuần.
Tuy nhiên, những nỗ lực để chiếm thành phố Bahkmut đã được dẫn dắt bởi tổ chức quân sự tư nhân Wagner, theo tình báo quân sự Anh. Tổ chức đánh thuê này đã tham chiến tại Ukraine từ năm 2014, và tháng trước đã xuất hiện video về thủ lĩnh của Wagner tuyển mộ binh lính trong một nhà tù ở Nga.
"Hoặc là các công ty quân sự tư nhân và tù nhân, hoặc con cái của bạn - hãy tự quyết định", ông Cherevatyi nhắn với người Nga.
Chụp lại hình ảnh,
Những chiếc xe tăng Nga bị phá hủy
Quân đội Nga vẫn có thể chiếm được Bakhmut. Nhưng sau đó thì sao?
"Khi chúng tôi rút lui khỏi Lysychansk, chúng tôi đã làm quân địch kiệt quệ", Đại tá Cherevatyi nói.
Kỳ vọng của ông là Bakhmut cũng có thể làm được như vậy. Đối với việc gia tăng nhịp độ các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa của Nga, đại tá Ukraine cho rằng tác động duy nhất sẽ là tạo động lực cho Ukraine: "Chúng tôi đánh bại họ trên chiến trường, và lợi thế duy nhất mà họ còn lại là tên lửa."
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Tôi đọc báo đức, Ukraine dùng Starlink là ý kiến của Pentagon Ngũ Giác Đài. Phần lớn phí Starlink Ukraine dùng, tiện lợi, giúp nhiều cho quân đội Ukraine là do Mỹ trả! Có lẽ ông Musk muốn thêm $$$. Có điều ý kiến của ông ta Ukraine nên nhường đất cho Nga để có hòa bình khiến tôi . Người có $$$ suy nghĩ, phát biểu khiến cho người thường như tôi đôi khi : có dính dáng tới $$$?
Elon Musk và trò chơi của người dẫn đầu mạng vệ tinh không gian
Phạm Vũ
15 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ảnh: Joan Cros/NurPhoto via Getty Images
Cứ mỗi khi Oleksiy (từ chối cho biết họ của mình vì lý do an toàn), người hiện đang sử dụng quyền lực của Starlink – hệ thống liên lạc vệ tinh của SpaceX, và đồng đội của anh bắn trúng mục tiêu (Nga), họ lại có một người để cảm ơn: Elon Musk, tỷ phú giàu nhất thế giới và là ông chủ của SpaceX.
Khi lập kế hoạch phản công hoặc nã pháo vào đối thủ, Oleksiy gọi điện cho cấp chỉ huy để xin lệnh thông qua một máy thu vệ tinh Starlink hình chữ nhật, màu xám, giấu trong một hố cạn trong vườn của ngôi nhà bị bỏ hoang. Thiết bị này được nối với một máy phát điện chạy nửa ngày.
Sau khi đăng nhập vào hệ thống internet qua vệ tinh Starlink, Oleksiy biết chính quyền Tổng thống Biden sẽ gửi tên lửa tầm xa cho quân đội Ukraine. Anh lại nói: “Cảm ơn, Elon Musk.”
Không chỉ thế, các cuộc “livestream” của Tổng thống Zelenskyy khi đang ở vùng chiến sự, các cuộc họp ở mức tối quan trọng với quan chức lãnh đạo thế giới đều diễn ra nhờ dịch vụ internet Starlink của SpaceX.
Các tình nguyện viên ở Odesa, miền Nam Ukraine nhận được thiết bị vệ tinh internet Starlink, Odesa, miền Nam Ukraine. Ảnh: Nina Lyashonok / Ukrinform / Getty Images
Đó là chuyện của những tháng trước.
Có thể hành động kiêu hùng của tỷ phú Elon Musk từng làm nức lòng thế giới và những ai lên án cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin sẽ chấm dứt trong thời gian rất ngắn. Điều này đồng nghĩa với khoảng 20,000 vệ tinh Starlink của công ty SpaceX của Musk sẽ ngưng các dịch vụ internet miễn phí ở Ukraine, sau gần tám tháng hoạt động, từ Tháng Hai năm 2022, khi hệ thống mạng internet ở Ukraine bị phá huỷ vì cuộc chiến xâm lược của Putin. Nhờ Starlink, Ukraine đã có thể kết nối với các quốc gia, đưa hình ảnh của đất nước đang bị Putin tàn phá đến với thế giới ngay cả khi mất điện hoặc không có cơ sở hạ tầng internet.
Nhắc lại, ngày 26 Tháng Hai, trên Twitter, Musk loan báo với cả thế giới rằng “Dịch vụ Starlink đã được kích hoạt ở Ukraine. Các thiết bị đang trên đường tới.” Dòng tweet này xuất hiện sau lời kêu gọi cứng cỏi, mạnh mẽ của Mykhailo Fedorov – Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine, gửi cho Elon Musk: “@Elonmusk, trong khi ông đang nỗ lực chiếm đóng sao Hỏa thì Nga đang cố chiếm Ukraine!”.
Gần tám tháng sau, ngày 14 Tháng Mười, cũng trên Twitter, người (sắp thành?) ông chủ mới của Twitter đăng dòng tweet phản hồi cựu Đại sứ Ukraine ở Đức Andrij Melnyk và thông tín viên đặc nhiệm Jason Jay Smart rằng: “Chúng tôi (SpaceX) chỉ làm theo lời đề nghị của ông ta”.
Đề nghị đó chính là phản ứng của Andrij Melnyk – “F… off is my very diplomatic reply to. You @elonmusk” sau khi Elon lên Twitter kêu gọi Ukraine chấp thuận việc Nga sáp nhập Crimea và “chấp nhận Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine”. Ngoài lời kêu gọi, hôm 3 Tháng Mười, Elon đã đăng vài tweet với nội dung lấp lửng, kể cả những câu hỏi tu từ hàm ý về thương tổn của một cuộc chiến kéo dài, thậm chí sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân.
Để làm rõ hơn, Elon tweet lần nữa ngay sau đó, cho biết: “Một bài viết của Financial Times đã không chính xác khi nói rằng thiết bị cung cấp cho dịch vụ Starlink được (chính phủ) trả tiền, trong khi thực tế chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ. SpaceX đã tốn $80 triệu và con số sẽ vượt quá $100 triệu vào cuối năm nay cho việc cung cấp 20 ngàn vệ tinh Starlink ở Ukraine.”
Một hồ sơ CNN có được cho thấy, hồi Tháng Chín năm 2022, công ty SpaceX của Musk đã gửi thư đến Ngũ Giác Đài, nói rằng không thể tiếp tục làm “từ thiện” dịch vụ Starlink như những tháng vừa qua. Trong lá thư yêu cầu Pentagon phải trả toàn bộ chi phí mà chính phủ và quân đội Ukraine đã sử dụng dịch vụ Starlink, khoảng hơn $120 triệu. Theo tính toán của SpaceX, số tiền có thể tiến gần đến $400 triệu cho 12 tháng kế tiếp.
Trong một lá thư riêng do cố vấn của SpaceX gửi cho Pentagon mà CNN có được hôm 14 Tháng Mười, viết rằng, “SpaceX phải đối diện với nhiều quyết định vô cùng khó khăn. Tôi không nghĩ rằng họ có đủ khả năng tài chính để cung cấp thêm bất kỳ thiết bị nguồn hoặc dịch vụ nào theo yêu cầu của Tướng Zalunzhniy.”
Valerii Fedorovych Zaluzhnyi là tướng bốn sao của Ukraine, người giữ chức Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine kể từ ngày 27 Tháng Bảy năm 2021.
Trong một sự kiện của Tháng Bảy năm 2022, Giám đốc của SpaceX Gwynne Shotwell đã trả lời với CNBC rằng, “tôi không cho là chính phủ (Mỹ) đã trả bất kỳ khoản chi phí nào để (SpaceX) cung cấp thiết bị vệ tinh đến Ukraine”. Kể từ khi SpaceX mang dịch vụ internet đến Ukraine, công ty đã xem đây là một phần của nghĩa cử từ thiện.
Nhưng, chi tiết “không trả bất kỳ khoản chi phí nào” như Gwynne Shotwell nói lại không đúng với những gì ghi trong tài liệu mà chuyên mục The Technology 202 của The Washington Post có được.
Hôm Thứ Ba, 5 Tháng Tư năm 2022, Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) thông báo đã gửi 5,000 thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine thông qua công ty đối tác tư nhân là SpaceX. Trong đó, SpaceX quyên góp 3,367 thiết bị và 1,333 là con số do USAID trả chi phí. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ thực tế đã đang trả hàng triệu dollars cho một phần thiết bị quan trọng của vệ tinh Starlink và cả chi phí vận chuyển ($800 ngàn) đến Ukraine, trong đó có hơn $3 triệu tiền thuế trả cho SpaceX.
Vệ tinh không gian Starlink của Elon Musk không phải là nhà cung cấp vệ tinh thương mại đầu tiên được sử dụng trên chiến trường. Quân đội Hoa Kỳ đã hỗ trợ các mạng vệ tinh riêng trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất – một chiến thuật đã trở thành trụ cột đối với các khu vực đang xảy ra giao tranh trên toàn cầu, theo Politico. Starlink thuộc thế hệ vệ tinh quỹ đạo thấp. Do đó, nó có thể cung cấp internet đến bất kỳ đâu trên thế giới, từ những vùng xa xôi, hẻo lánh, cho đến những khu vực khó tiếp cận được với mạng internet hoặc mạng di động thông thường. Với ưu điểm này, Starlink là cứu cánh, là “lifeline” của Ukraine trong thời gian qua.
Giáo sư Todd E. Humphreys của Đại học Texas, người đã nghiên cứu về hoạt động của Starlink, từng tư vấn ý kiến cho SpaceX và quân đội Hoa Kỳ, cho biết công nghệ mã hóa của hệ thống đã chứng minh khả năng phục hồi nhanh chóng xảy ra các cuộc tấn công mạng. Giáo sư Humphreys cho rằng sự có mặt kịp thời của Starlink ở chiến trường Ukraine là một điều bất ngờ, vì “thông tin liên lạc dự phòng an toàn là huyết mạch của bất kỳ cuộc giao tranh quân sự nào của thời đại.”
Thiết bị Starlink được cài đặt ở Odesa, miền Nam Ukraine. Ảnh: Nina Lyashonok/Ukrinform/Nurvia Getty Images
Ukraine cần Starlink. Elon Musk hiểu rõ điều đó. Hoa Kỳ và thế giới ủng hộ Ukraine. Elon Musk cũng hiểu rất rõ và không nghi ngờ điều đó. Cho dù có “ngầm” kêu gọi người Ukraine hãy bỏ súng, thì tỷ phú giàu nhất thế giới vì lợi nhuận từ mặt đất lẫn không gian có lẽ khó mà rút về 20 ngàn vệ tinh Starlink ở Ukraine. Có chăng, chỉ là cần thêm khoản hỗ trợ từ Ngũ Giác Đài, bên cạnh số tiền đã nhận từ USAID.
Sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Mười, Elon Mush tweet ra: “Bố khỉ… mặc dù Starlink vẫn thua lỗ và các công ty khác đang thu được hàng tỷ dollars đóng thuế của người dân, chúng tôi sẽ tiếp tục tài trợ miễn phí cho chính phủ Ukraine “.
Trò chơi của người đi đầu luôn tốn nhiều giấy mực của báo chí.
Elon Musk và trò chơi của người dẫn đầu mạng vệ tinh không gian
Phạm Vũ
15 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ảnh: Joan Cros/NurPhoto via Getty Images
Cứ mỗi khi Oleksiy (từ chối cho biết họ của mình vì lý do an toàn), người hiện đang sử dụng quyền lực của Starlink – hệ thống liên lạc vệ tinh của SpaceX, và đồng đội của anh bắn trúng mục tiêu (Nga), họ lại có một người để cảm ơn: Elon Musk, tỷ phú giàu nhất thế giới và là ông chủ của SpaceX.
Khi lập kế hoạch phản công hoặc nã pháo vào đối thủ, Oleksiy gọi điện cho cấp chỉ huy để xin lệnh thông qua một máy thu vệ tinh Starlink hình chữ nhật, màu xám, giấu trong một hố cạn trong vườn của ngôi nhà bị bỏ hoang. Thiết bị này được nối với một máy phát điện chạy nửa ngày.
Sau khi đăng nhập vào hệ thống internet qua vệ tinh Starlink, Oleksiy biết chính quyền Tổng thống Biden sẽ gửi tên lửa tầm xa cho quân đội Ukraine. Anh lại nói: “Cảm ơn, Elon Musk.”
Không chỉ thế, các cuộc “livestream” của Tổng thống Zelenskyy khi đang ở vùng chiến sự, các cuộc họp ở mức tối quan trọng với quan chức lãnh đạo thế giới đều diễn ra nhờ dịch vụ internet Starlink của SpaceX.
Các tình nguyện viên ở Odesa, miền Nam Ukraine nhận được thiết bị vệ tinh internet Starlink, Odesa, miền Nam Ukraine. Ảnh: Nina Lyashonok / Ukrinform / Getty Images
Đó là chuyện của những tháng trước.
Có thể hành động kiêu hùng của tỷ phú Elon Musk từng làm nức lòng thế giới và những ai lên án cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin sẽ chấm dứt trong thời gian rất ngắn. Điều này đồng nghĩa với khoảng 20,000 vệ tinh Starlink của công ty SpaceX của Musk sẽ ngưng các dịch vụ internet miễn phí ở Ukraine, sau gần tám tháng hoạt động, từ Tháng Hai năm 2022, khi hệ thống mạng internet ở Ukraine bị phá huỷ vì cuộc chiến xâm lược của Putin. Nhờ Starlink, Ukraine đã có thể kết nối với các quốc gia, đưa hình ảnh của đất nước đang bị Putin tàn phá đến với thế giới ngay cả khi mất điện hoặc không có cơ sở hạ tầng internet.
Nhắc lại, ngày 26 Tháng Hai, trên Twitter, Musk loan báo với cả thế giới rằng “Dịch vụ Starlink đã được kích hoạt ở Ukraine. Các thiết bị đang trên đường tới.” Dòng tweet này xuất hiện sau lời kêu gọi cứng cỏi, mạnh mẽ của Mykhailo Fedorov – Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine, gửi cho Elon Musk: “@Elonmusk, trong khi ông đang nỗ lực chiếm đóng sao Hỏa thì Nga đang cố chiếm Ukraine!”.
Gần tám tháng sau, ngày 14 Tháng Mười, cũng trên Twitter, người (sắp thành?) ông chủ mới của Twitter đăng dòng tweet phản hồi cựu Đại sứ Ukraine ở Đức Andrij Melnyk và thông tín viên đặc nhiệm Jason Jay Smart rằng: “Chúng tôi (SpaceX) chỉ làm theo lời đề nghị của ông ta”.
Đề nghị đó chính là phản ứng của Andrij Melnyk – “F… off is my very diplomatic reply to. You @elonmusk” sau khi Elon lên Twitter kêu gọi Ukraine chấp thuận việc Nga sáp nhập Crimea và “chấp nhận Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine”. Ngoài lời kêu gọi, hôm 3 Tháng Mười, Elon đã đăng vài tweet với nội dung lấp lửng, kể cả những câu hỏi tu từ hàm ý về thương tổn của một cuộc chiến kéo dài, thậm chí sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân.
Để làm rõ hơn, Elon tweet lần nữa ngay sau đó, cho biết: “Một bài viết của Financial Times đã không chính xác khi nói rằng thiết bị cung cấp cho dịch vụ Starlink được (chính phủ) trả tiền, trong khi thực tế chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ. SpaceX đã tốn $80 triệu và con số sẽ vượt quá $100 triệu vào cuối năm nay cho việc cung cấp 20 ngàn vệ tinh Starlink ở Ukraine.”
Một hồ sơ CNN có được cho thấy, hồi Tháng Chín năm 2022, công ty SpaceX của Musk đã gửi thư đến Ngũ Giác Đài, nói rằng không thể tiếp tục làm “từ thiện” dịch vụ Starlink như những tháng vừa qua. Trong lá thư yêu cầu Pentagon phải trả toàn bộ chi phí mà chính phủ và quân đội Ukraine đã sử dụng dịch vụ Starlink, khoảng hơn $120 triệu. Theo tính toán của SpaceX, số tiền có thể tiến gần đến $400 triệu cho 12 tháng kế tiếp.
Trong một lá thư riêng do cố vấn của SpaceX gửi cho Pentagon mà CNN có được hôm 14 Tháng Mười, viết rằng, “SpaceX phải đối diện với nhiều quyết định vô cùng khó khăn. Tôi không nghĩ rằng họ có đủ khả năng tài chính để cung cấp thêm bất kỳ thiết bị nguồn hoặc dịch vụ nào theo yêu cầu của Tướng Zalunzhniy.”
Valerii Fedorovych Zaluzhnyi là tướng bốn sao của Ukraine, người giữ chức Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine kể từ ngày 27 Tháng Bảy năm 2021.
Trong một sự kiện của Tháng Bảy năm 2022, Giám đốc của SpaceX Gwynne Shotwell đã trả lời với CNBC rằng, “tôi không cho là chính phủ (Mỹ) đã trả bất kỳ khoản chi phí nào để (SpaceX) cung cấp thiết bị vệ tinh đến Ukraine”. Kể từ khi SpaceX mang dịch vụ internet đến Ukraine, công ty đã xem đây là một phần của nghĩa cử từ thiện.
Nhưng, chi tiết “không trả bất kỳ khoản chi phí nào” như Gwynne Shotwell nói lại không đúng với những gì ghi trong tài liệu mà chuyên mục The Technology 202 của The Washington Post có được.
Hôm Thứ Ba, 5 Tháng Tư năm 2022, Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) thông báo đã gửi 5,000 thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine thông qua công ty đối tác tư nhân là SpaceX. Trong đó, SpaceX quyên góp 3,367 thiết bị và 1,333 là con số do USAID trả chi phí. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ thực tế đã đang trả hàng triệu dollars cho một phần thiết bị quan trọng của vệ tinh Starlink và cả chi phí vận chuyển ($800 ngàn) đến Ukraine, trong đó có hơn $3 triệu tiền thuế trả cho SpaceX.
Vệ tinh không gian Starlink của Elon Musk không phải là nhà cung cấp vệ tinh thương mại đầu tiên được sử dụng trên chiến trường. Quân đội Hoa Kỳ đã hỗ trợ các mạng vệ tinh riêng trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất – một chiến thuật đã trở thành trụ cột đối với các khu vực đang xảy ra giao tranh trên toàn cầu, theo Politico. Starlink thuộc thế hệ vệ tinh quỹ đạo thấp. Do đó, nó có thể cung cấp internet đến bất kỳ đâu trên thế giới, từ những vùng xa xôi, hẻo lánh, cho đến những khu vực khó tiếp cận được với mạng internet hoặc mạng di động thông thường. Với ưu điểm này, Starlink là cứu cánh, là “lifeline” của Ukraine trong thời gian qua.
Giáo sư Todd E. Humphreys của Đại học Texas, người đã nghiên cứu về hoạt động của Starlink, từng tư vấn ý kiến cho SpaceX và quân đội Hoa Kỳ, cho biết công nghệ mã hóa của hệ thống đã chứng minh khả năng phục hồi nhanh chóng xảy ra các cuộc tấn công mạng. Giáo sư Humphreys cho rằng sự có mặt kịp thời của Starlink ở chiến trường Ukraine là một điều bất ngờ, vì “thông tin liên lạc dự phòng an toàn là huyết mạch của bất kỳ cuộc giao tranh quân sự nào của thời đại.”
Thiết bị Starlink được cài đặt ở Odesa, miền Nam Ukraine. Ảnh: Nina Lyashonok/Ukrinform/Nurvia Getty Images
Ukraine cần Starlink. Elon Musk hiểu rõ điều đó. Hoa Kỳ và thế giới ủng hộ Ukraine. Elon Musk cũng hiểu rất rõ và không nghi ngờ điều đó. Cho dù có “ngầm” kêu gọi người Ukraine hãy bỏ súng, thì tỷ phú giàu nhất thế giới vì lợi nhuận từ mặt đất lẫn không gian có lẽ khó mà rút về 20 ngàn vệ tinh Starlink ở Ukraine. Có chăng, chỉ là cần thêm khoản hỗ trợ từ Ngũ Giác Đài, bên cạnh số tiền đã nhận từ USAID.
Sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Mười, Elon Mush tweet ra: “Bố khỉ… mặc dù Starlink vẫn thua lỗ và các công ty khác đang thu được hàng tỷ dollars đóng thuế của người dân, chúng tôi sẽ tiếp tục tài trợ miễn phí cho chính phủ Ukraine “.
Trò chơi của người đi đầu luôn tốn nhiều giấy mực của báo chí.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nga: Chiến dịch bắt lính bừa bãi, từ siêu thị đến ga tàu điện
Việt Bình
16 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Thanh niên Nga bất đắc dĩ lên đường “tòng quân” – ảnh chụp một trung tâm tuyển quân ở Moscow ngày 6 Tháng Mười 2022 (Getty Images)
Không bao giờ người Nga có thể hình dung cảnh thế này: cảnh sát và quân đội ra đường càn quét và bắt thanh niên đi “nghĩa vụ quân sự”. “Láng cháng” ra đường thời điểm này là bị “hốt”.
The Washington Post ngày 16 Tháng Mười 2022 cho biết, mới đây, cảnh sát phối hợp với quân đội đã bất ngờ ập vào một trung tâm thương mại ở Moscow để bắt lính và họ thộp bất kỳ ai, từ một số nhạc công đang tập dượt, một nhân viên giao hàng đến cả một ông trung niên độ tuổi 50 đang say xỉn…
Chiến dịch bắt lính đang làm nhốn nháo nhiều thành phố, đặc biệt Moscow. Chính quyền vây bắt thanh niên ở đường phố hoặc bên ngoài ga tàu điện ngầm. Họ nấp trong hành lang các tòa nhà chung cư để bất ngờ nhào ra chìa trước mặt tờ lệnh triệu tập đi nghĩa vụ quân sự. Họ đột kích các văn phòng và ký túc xá. Họ ập vào quán cà phê và nhà hàng, chặn các lối ra. Hôm Thứ Năm, họ bất ngờ xuất hiện tại khu nhà ở của công ty MIPSTROY1 và “hốt” đi hơn 200 người. Vào Chủ Nhật, họ “chụp” được hàng chục người tại một trại tế bần dành cho dân vô gia cư.
Alexei, ở độ tuổi 30, lâu nay sống với con mèo; và, cho đến trước khi bị thộp, có cuộc sống nhàn hạ, thường la cà với bạn bè trong quán bar, cà phê và công viên, đi xem hòa nhạc và lên kế hoạch cho kỳ nghỉ tiếp theo ở châu Âu. Hôm Thứ Ba, khi Alexei ngồi trong văn phòng, hai cảnh sát và vài viên chức quân đội mặc thường phục bỗng xuất hiện, yêu cầu Alexei trình căn cước và sau đó ra lệnh anh ngoan ngoãn đi theo họ, “nếu không chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực”.
Hơn 200,000 thanh niên Nga đã bị bắt lính (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images)
Tại các thành phố lớn, đặc biệt Moscow và St. Petersburg, nơi kể từ đầu cuộc chiến cho đến gần đây, người ta chỉ thấy “không khí chiến tranh” với hình ảnh những cuộc xuống đường ủng hộ Putin. Bây giờ, tất cả nhốn nháo hơn chợ vỡ. Chính quyền các địa phương dựng chốt chặn tại biên giới. Hơn 300,000 người Nga và gia đình họ đã trốn khỏi đất nước kể từ khi Putin phát động chiến dịch tổng động viên. Chẳng ai muốn chết vì một cuộc chiến không phải để “bảo vệ tổ quốc”. Nhà hoạt động Grigory Sverdlin (rời nước Nga và hiện sống tạm tại Georgia), vừa thành lập tổ chức “Đi qua rừng” kêu gọi đàn ông trai tráng Nga tránh quân dịch. Grigory Sverdlin đã tư vấn cho 2,700 người trong 11 ngày và hướng dẫn 60 người lính cách thức đầu hàng ở Ukraine.
The Washington Post kể thêm về một trường hợp. Yevgeny, một thợ máy 24 tuổi, hiện trốn trong nhà một người bà con cách xa Moscow. Yevgeny phải xóa các tài khoản mạng xã hội và cắt liên lạc bạn bè. “Tôi không muốn giết người và tôi cũng không muốn bị giết, vì vậy tôi phải ẩn mình ở thời điểm này,” anh nói. “Nhưng ngay cả ở đây, tôi cũng không cảm thấy an toàn. Chúng tôi đang sống ở thời điểm mà hàng xóm của bạn có thể tố giác bạn. Họ có thể gọi cảnh sát và nói rằng có một chàng trai trẻ ở ngôi nhà này, trong khi anh ta nên chiến đấu tiêu diệt bọn phát xít ở Ukraine.”
Yevgeny không thể rời khỏi Nga vì không có hộ chiếu. Yevgeny kể thêm, “Tôi có vài người bạn từng ủng hộ cuộc chiến vì tin rằng bọn phát xít ở đó (Ukraine ) đang tàn sát người Ukraine nghèo khổ; và người dân Ukraine nên được giải phóng, v.v. Tuy nhiên, họ đang thay đổi cái nhìn về cuộc chiến. Họ bắt đầu đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin trên internet. Họ không muốn chết, đặc biệt khi không hiểu tại sao mình phải chết; chết gì cái gì?”
Ngày 14 Tháng Mười, Tổng thống Putin cho biết 222,000 trong “chỉ tiêu” 300,000 quân đã nhập ngũ và tiến trình tổng động viên sẽ hoàn thành trong hai tuần. Trong khi đó, những người thuộc phe diều hâu hiếu chiến cho rằng cần phải thực hiện tiếp đợt tuyển quân thứ hai. Trước nay, gánh nặng chiến tranh đổ lên đầu những “chiến sĩ” thuộc các nhóm dân thiểu số, ít học, đa phần sống tại những vùng quê hẻo lánh nghèo nàn. Bây giờ, thanh niên ở Moscow và St. Petersburg lâu nay yên ổn bắt đầu bị kêu gọi “xung phong” ra chiến trường. Lo ngại chiến dịch “vét lính” ở các đô thị tạo ra làn sóng chống đối mạnh mẽ hơn, ngày 14 Tháng Mười, Andrei Klishas, thành viên cấp cao thuộc đảng đương quyền Nước Nga Thống nhất của Putin, nói rằng việc bắt lính bừa bãi ở các thành phố là “bất hợp pháp”.
Không khí căng thẳng ở Moscow những ngày gần đây (Getty Images)
Không khí phản chiến dần dâng cao, đặc biệt khi người ta thấy nhiều người lính chỉ vừa được tuyển mộ trước đó vài tuần đã “vội vã” trở về trong chiến quan tài. Alexei Martynov, 29 tuổi, người đứng đầu một cơ quan nhà nước ở Moscow, được điều động vào ngày 23 Tháng Chín và bị giết vào ngày 10 Tháng Mười. Năm người lính từ vùng Nam Urals, được huy động vào ngày 26 và 29 Tháng Chín, đã thiệt mạng ở Ukraine vào đầu Tháng Mười, chính quyền ở Chelyabinsk cho biết. Một đồng hương của nhóm binh sĩ Chelyabinsk thoát chết đã gọi điện cho một người bạn. Theo bản ghi lại cuộc điện thoại đăng trên BBC tiếng Nga, người lính này nói rằng mình chưa từng được huấn luyện quân sự gì cả. Khi bỏ trốn chiến trường, anh ta thấy tử thi lính Nga khắp nơi.
Gần như mỗi ngày, vô số video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy cảnh lính nghĩa vụ tức giận vì không được cấp quân phục, vũ khí hoặc được huấn luyện… Aleksei Sachkov, một bác sĩ 45 tuổi ở Moscow, thoạt đầu được quân đội yêu cầu đến Voronezh (Nga, gần biên giới Ukraine) để điều trị cho các binh sĩ bị thương. Từ ngày 24 Tháng Chín, Aleksei Sachkov bỗng ngưng điện thoại cho vợ. Một tuần sau, người vợ của ông, từ một đường dây nóng quân đội, mới biết được rằng Aleksei Sachkov đã bị tống ra chiến trường, phục vụ trong một đơn vị xe tăng…
_______
Những cuộc chạy trốn khỏi lời dối trá của Putin
Việt Bình
16 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Thanh niên Nga bất đắc dĩ lên đường “tòng quân” – ảnh chụp một trung tâm tuyển quân ở Moscow ngày 6 Tháng Mười 2022 (Getty Images)
Không bao giờ người Nga có thể hình dung cảnh thế này: cảnh sát và quân đội ra đường càn quét và bắt thanh niên đi “nghĩa vụ quân sự”. “Láng cháng” ra đường thời điểm này là bị “hốt”.
The Washington Post ngày 16 Tháng Mười 2022 cho biết, mới đây, cảnh sát phối hợp với quân đội đã bất ngờ ập vào một trung tâm thương mại ở Moscow để bắt lính và họ thộp bất kỳ ai, từ một số nhạc công đang tập dượt, một nhân viên giao hàng đến cả một ông trung niên độ tuổi 50 đang say xỉn…
Chiến dịch bắt lính đang làm nhốn nháo nhiều thành phố, đặc biệt Moscow. Chính quyền vây bắt thanh niên ở đường phố hoặc bên ngoài ga tàu điện ngầm. Họ nấp trong hành lang các tòa nhà chung cư để bất ngờ nhào ra chìa trước mặt tờ lệnh triệu tập đi nghĩa vụ quân sự. Họ đột kích các văn phòng và ký túc xá. Họ ập vào quán cà phê và nhà hàng, chặn các lối ra. Hôm Thứ Năm, họ bất ngờ xuất hiện tại khu nhà ở của công ty MIPSTROY1 và “hốt” đi hơn 200 người. Vào Chủ Nhật, họ “chụp” được hàng chục người tại một trại tế bần dành cho dân vô gia cư.
Alexei, ở độ tuổi 30, lâu nay sống với con mèo; và, cho đến trước khi bị thộp, có cuộc sống nhàn hạ, thường la cà với bạn bè trong quán bar, cà phê và công viên, đi xem hòa nhạc và lên kế hoạch cho kỳ nghỉ tiếp theo ở châu Âu. Hôm Thứ Ba, khi Alexei ngồi trong văn phòng, hai cảnh sát và vài viên chức quân đội mặc thường phục bỗng xuất hiện, yêu cầu Alexei trình căn cước và sau đó ra lệnh anh ngoan ngoãn đi theo họ, “nếu không chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực”.
Hơn 200,000 thanh niên Nga đã bị bắt lính (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images)
Tại các thành phố lớn, đặc biệt Moscow và St. Petersburg, nơi kể từ đầu cuộc chiến cho đến gần đây, người ta chỉ thấy “không khí chiến tranh” với hình ảnh những cuộc xuống đường ủng hộ Putin. Bây giờ, tất cả nhốn nháo hơn chợ vỡ. Chính quyền các địa phương dựng chốt chặn tại biên giới. Hơn 300,000 người Nga và gia đình họ đã trốn khỏi đất nước kể từ khi Putin phát động chiến dịch tổng động viên. Chẳng ai muốn chết vì một cuộc chiến không phải để “bảo vệ tổ quốc”. Nhà hoạt động Grigory Sverdlin (rời nước Nga và hiện sống tạm tại Georgia), vừa thành lập tổ chức “Đi qua rừng” kêu gọi đàn ông trai tráng Nga tránh quân dịch. Grigory Sverdlin đã tư vấn cho 2,700 người trong 11 ngày và hướng dẫn 60 người lính cách thức đầu hàng ở Ukraine.
The Washington Post kể thêm về một trường hợp. Yevgeny, một thợ máy 24 tuổi, hiện trốn trong nhà một người bà con cách xa Moscow. Yevgeny phải xóa các tài khoản mạng xã hội và cắt liên lạc bạn bè. “Tôi không muốn giết người và tôi cũng không muốn bị giết, vì vậy tôi phải ẩn mình ở thời điểm này,” anh nói. “Nhưng ngay cả ở đây, tôi cũng không cảm thấy an toàn. Chúng tôi đang sống ở thời điểm mà hàng xóm của bạn có thể tố giác bạn. Họ có thể gọi cảnh sát và nói rằng có một chàng trai trẻ ở ngôi nhà này, trong khi anh ta nên chiến đấu tiêu diệt bọn phát xít ở Ukraine.”
Yevgeny không thể rời khỏi Nga vì không có hộ chiếu. Yevgeny kể thêm, “Tôi có vài người bạn từng ủng hộ cuộc chiến vì tin rằng bọn phát xít ở đó (Ukraine ) đang tàn sát người Ukraine nghèo khổ; và người dân Ukraine nên được giải phóng, v.v. Tuy nhiên, họ đang thay đổi cái nhìn về cuộc chiến. Họ bắt đầu đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin trên internet. Họ không muốn chết, đặc biệt khi không hiểu tại sao mình phải chết; chết gì cái gì?”
Ngày 14 Tháng Mười, Tổng thống Putin cho biết 222,000 trong “chỉ tiêu” 300,000 quân đã nhập ngũ và tiến trình tổng động viên sẽ hoàn thành trong hai tuần. Trong khi đó, những người thuộc phe diều hâu hiếu chiến cho rằng cần phải thực hiện tiếp đợt tuyển quân thứ hai. Trước nay, gánh nặng chiến tranh đổ lên đầu những “chiến sĩ” thuộc các nhóm dân thiểu số, ít học, đa phần sống tại những vùng quê hẻo lánh nghèo nàn. Bây giờ, thanh niên ở Moscow và St. Petersburg lâu nay yên ổn bắt đầu bị kêu gọi “xung phong” ra chiến trường. Lo ngại chiến dịch “vét lính” ở các đô thị tạo ra làn sóng chống đối mạnh mẽ hơn, ngày 14 Tháng Mười, Andrei Klishas, thành viên cấp cao thuộc đảng đương quyền Nước Nga Thống nhất của Putin, nói rằng việc bắt lính bừa bãi ở các thành phố là “bất hợp pháp”.
Không khí căng thẳng ở Moscow những ngày gần đây (Getty Images)
Không khí phản chiến dần dâng cao, đặc biệt khi người ta thấy nhiều người lính chỉ vừa được tuyển mộ trước đó vài tuần đã “vội vã” trở về trong chiến quan tài. Alexei Martynov, 29 tuổi, người đứng đầu một cơ quan nhà nước ở Moscow, được điều động vào ngày 23 Tháng Chín và bị giết vào ngày 10 Tháng Mười. Năm người lính từ vùng Nam Urals, được huy động vào ngày 26 và 29 Tháng Chín, đã thiệt mạng ở Ukraine vào đầu Tháng Mười, chính quyền ở Chelyabinsk cho biết. Một đồng hương của nhóm binh sĩ Chelyabinsk thoát chết đã gọi điện cho một người bạn. Theo bản ghi lại cuộc điện thoại đăng trên BBC tiếng Nga, người lính này nói rằng mình chưa từng được huấn luyện quân sự gì cả. Khi bỏ trốn chiến trường, anh ta thấy tử thi lính Nga khắp nơi.
Gần như mỗi ngày, vô số video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy cảnh lính nghĩa vụ tức giận vì không được cấp quân phục, vũ khí hoặc được huấn luyện… Aleksei Sachkov, một bác sĩ 45 tuổi ở Moscow, thoạt đầu được quân đội yêu cầu đến Voronezh (Nga, gần biên giới Ukraine) để điều trị cho các binh sĩ bị thương. Từ ngày 24 Tháng Chín, Aleksei Sachkov bỗng ngưng điện thoại cho vợ. Một tuần sau, người vợ của ông, từ một đường dây nóng quân đội, mới biết được rằng Aleksei Sachkov đã bị tống ra chiến trường, phục vụ trong một đơn vị xe tăng…
_______
Những cuộc chạy trốn khỏi lời dối trá của Putin
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Thị trưởng Kyiv Vitalii Klitschko: 'Nga tấn công bằng drone vũ trang'
Elsa Maishman
BBC News
17 tháng 10 2022, 12:49 +07
Cập nhật 3 giờ trước
Giới chức thủ đô Ukraine nói Nga dùng các loại drone vũ trang để tấn công Kyiv, gây ra các vụ cháy nổ và làm nhà dân ở khu trung tâm bị hư hại.
Kyiv
NGUỒN HÌNH ẢNH,KYIV CITY
Chụp lại hình ảnh,
Ukraine công bố hình họ gọi là 'drone tự sát' - kamikaze drone - loại tự nổ khi trúng mục tiêu, bay vào Kyiv
Viết trên mạng xã hội Telegram, thị trưởng Vitalii Klitschko của Kyiv nói có ít nhất bốn vụ nổ trong thành phố, trong khi người dân nói có 5-6 vụ.
Được gọi là 'kamikaze drone', các phương tiện bay, không người lái này sẽ phát nổ khi trúng mục tiêu.
Ông Klitschko nói chính quyền yêu cầu dân xuống hầm tránh bom, và đăng hình trên mạng xã hội một drone bị bắn hạ.
Trước đó, BBC đưa tin có ít nhất ba vụ nổ đã được nghe thấy ở thủ đô Kyiv của Ukraine, sau khi còi báo động vang lên.
Thị trưởng Vitalii Klitschko cho biết các tòa nhà dân cư ở khu trung tâm Shevchenkivskiy đã bị hư hại.
Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Zelensky, cho biết các cuộc tấn công do drone kamikaze gây ra.
Vụ tấn công xảy ra một tuần sau khi thủ đô Kyiv bị một số tên lửa của Nga bắn trúng vào giờ cao điểm, trong một cuộc tấn công quy mô toàn quốc khiến 19 người thiệt mạng.
Các vụ nổ hôm thứ Hai xảy ra vào khoảng 07:00 giờ địa phương (04:00 GMT), phóng viên BBC Paul Adams, người đang ở thành phố cho biết.
Kyiv
NGUỒN HÌNH ẢNH,TELEGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Bảo vệ Kyiv
Viết trên trang Telegram, ông Klitschko cho biết họ đang ở quận Shevchenkivskiy, nơi bị ảnh hưởng bởi một số cuộc tấn công vào tuần trước.
Ông cho biết lực lượng cứu hộ đã có mặt tại chỗ và yêu cầu người dân ở lại các nơi trú ẩn.
Ông Yermak nói trên Telegram rằng cuộc tấn công là từ drone kamikaze và Ukraine cần thêm hệ thống phòng không "càng sớm càng tốt".
Các drone, được cho là do Iran cung cấp cho Nga, có thể bay lơ lửng trong nhiều giờ trước khi lao vào mục tiêu và phát nổ.
Ukraine nói rằng Nga đã sử dụng chúng trước đây.
Iran phủ nhận cung cấp chúng cho Nga và Nga không bình luận gì.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các cuộc không kích tuần trước là để trả đũa vụ đánh bom cây cầu quan trọng nối Nga với Crimea mà ông đổ lỗi cho Ukraine.
Đây là lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến, trung tâm Kyiv là mục tiêu tấn công trực tiếp.
Đầu tuần này, ông Putin nói rằng không cần thiết phải tiến hành thêm các cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine.
Ông Putin nói, hầu hết các mục tiêu được chỉ định đều đã bị tấn công, đồng thời nói thêm rằng mục tiêu của ông không phải là phá hủy đất nước Ukraine.
Kyiv
NGUỒN HÌNH ẢNH,KYIV CITY-TELEGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Giới chức Ukrain đăng hình drone của Nga bị bắn hạ ở Kyiv
Smoke rises above Kyiv after a reported drone attack
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Khói bốc lên bầu trời Kyiv sau một vụ tấn công
Elsa Maishman
BBC News
17 tháng 10 2022, 12:49 +07
Cập nhật 3 giờ trước
Giới chức thủ đô Ukraine nói Nga dùng các loại drone vũ trang để tấn công Kyiv, gây ra các vụ cháy nổ và làm nhà dân ở khu trung tâm bị hư hại.
Kyiv
NGUỒN HÌNH ẢNH,KYIV CITY
Chụp lại hình ảnh,
Ukraine công bố hình họ gọi là 'drone tự sát' - kamikaze drone - loại tự nổ khi trúng mục tiêu, bay vào Kyiv
Viết trên mạng xã hội Telegram, thị trưởng Vitalii Klitschko của Kyiv nói có ít nhất bốn vụ nổ trong thành phố, trong khi người dân nói có 5-6 vụ.
Được gọi là 'kamikaze drone', các phương tiện bay, không người lái này sẽ phát nổ khi trúng mục tiêu.
Ông Klitschko nói chính quyền yêu cầu dân xuống hầm tránh bom, và đăng hình trên mạng xã hội một drone bị bắn hạ.
Trước đó, BBC đưa tin có ít nhất ba vụ nổ đã được nghe thấy ở thủ đô Kyiv của Ukraine, sau khi còi báo động vang lên.
Thị trưởng Vitalii Klitschko cho biết các tòa nhà dân cư ở khu trung tâm Shevchenkivskiy đã bị hư hại.
Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Zelensky, cho biết các cuộc tấn công do drone kamikaze gây ra.
Vụ tấn công xảy ra một tuần sau khi thủ đô Kyiv bị một số tên lửa của Nga bắn trúng vào giờ cao điểm, trong một cuộc tấn công quy mô toàn quốc khiến 19 người thiệt mạng.
Các vụ nổ hôm thứ Hai xảy ra vào khoảng 07:00 giờ địa phương (04:00 GMT), phóng viên BBC Paul Adams, người đang ở thành phố cho biết.
Kyiv
NGUỒN HÌNH ẢNH,TELEGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Bảo vệ Kyiv
Viết trên trang Telegram, ông Klitschko cho biết họ đang ở quận Shevchenkivskiy, nơi bị ảnh hưởng bởi một số cuộc tấn công vào tuần trước.
Ông cho biết lực lượng cứu hộ đã có mặt tại chỗ và yêu cầu người dân ở lại các nơi trú ẩn.
Ông Yermak nói trên Telegram rằng cuộc tấn công là từ drone kamikaze và Ukraine cần thêm hệ thống phòng không "càng sớm càng tốt".
Các drone, được cho là do Iran cung cấp cho Nga, có thể bay lơ lửng trong nhiều giờ trước khi lao vào mục tiêu và phát nổ.
Ukraine nói rằng Nga đã sử dụng chúng trước đây.
Iran phủ nhận cung cấp chúng cho Nga và Nga không bình luận gì.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các cuộc không kích tuần trước là để trả đũa vụ đánh bom cây cầu quan trọng nối Nga với Crimea mà ông đổ lỗi cho Ukraine.
Đây là lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến, trung tâm Kyiv là mục tiêu tấn công trực tiếp.
Đầu tuần này, ông Putin nói rằng không cần thiết phải tiến hành thêm các cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine.
Ông Putin nói, hầu hết các mục tiêu được chỉ định đều đã bị tấn công, đồng thời nói thêm rằng mục tiêu của ông không phải là phá hủy đất nước Ukraine.
Kyiv
NGUỒN HÌNH ẢNH,KYIV CITY-TELEGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Giới chức Ukrain đăng hình drone của Nga bị bắn hạ ở Kyiv
Smoke rises above Kyiv after a reported drone attack
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Khói bốc lên bầu trời Kyiv sau một vụ tấn công
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 33 of 55 • 1 ... 18 ... 32, 33, 34 ... 44 ... 55
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
Page 33 of 55
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum