Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 12 of 55 Previous  1 ... 7 ... 11, 12, 13 ... 33 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Mar 16, 2022 5:10 pm

Tù binh Nga nói gì về cuộc xâm lược Ukraine?

Mỹ Anh
16 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Một số tù binh Nga, trái sang: Chỉ huy phi đội, Thiếu tá Alexei Golovensky; Trung tá, phó chỉ huy Trung đoàn không quân số 47 Maksim Kryshtop; và hoa tiêu phi đội, Đại úy Alexei Kozlov – tại một cuộc họp báo; Kyiv ngày 11 Tháng Ba (ảnh: Pavlo Bahmut/Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)

Năm người lính Nga ngồi trong một tòa nhà bằng gạch. Tiếng một thẩm vấn viên Ukraine cất lên: “Nói đi, anh muốn gửi thông điệp gì cho những người lính của mình và cho những người Nga ở quê nhà?”…

“Họ đã lừa chúng tôi” – viên sĩ quan Nga trả lời – “Mọi thứ họ nói với chúng tôi đều giả dối. Những gì tôi cần nói với những người lính của tôi là hãy rời khỏi lãnh thổ Ukraine. Chúng tôi đều có gia đình và con cái…”. Khi được hỏi điều gì sẽ nói với chỉ huy của mình, một tù binh Nga nói với giọng giận dữ: “Họ là những kẻ dối trá”. Một cụm từ được nhiều tù binh Nga dùng: Oni obmanuli nas (Họ lừa chúng tôi). Các tù binh đều kể, các cấp chỉ huy đã nói với họ rằng họ sẽ được đón chào như những người “giải phóng”. Một số người lính khác được thông báo rằng họ được tập trung để chuẩn bị cho một cuộc tập trận. Hầu hết là lính nghĩa vụ sinh năm 2002 hoặc 2003, tức 19 và 20 tuổi.

DailyMail (14-3-2022) thuật: Một tù binh tên Sergey Galkin khóc nức nở trước ống kính máy quay và liên tục xin lỗi người Ukraine. Tuần trước, bảy sĩ quan trinh sát Nga đã bị bắt. Galkin, thành viên Lữ đoàn súng trường cơ giới số 15 của Nga, là một trong số đó. Trước máy quay, Galkin thuật rằng họ được yêu cầu đến Ukraine để chiếm Kyiv và bảo vệ người dân thoát khỏi bàn tay chủ nghĩa phát xít và chế độ chuyên chế. Galkin nói thêm: Putin hãy ngưng đưa quân đến Ukraine, và “với tướng lĩnh của các đơn vị quân đội Nga, tôi muốn nói một điều rằng họ đã hành động hèn nhát và phản bội chúng tôi”.

Tù binh Maksim Chernik thuộc Lữ đoàn súng trường cơ giới số 16 của Nga nói: “Tôi có cảm giác cực kỳ tồi tệ khi nhận ra mình mắc sai lầm. Một cách đơn giản, tất cả những điều này phải được điều chỉnh; quan hệ ngoại giao hai nước phải được cải thiện bằng cách nào đó. Việc này sẽ mất hơn một năm, có thể nhiều thập niên hoặc hàng thế kỷ”… Trong cuộc phỏng vấn CNN của ba tù binh Nga (CNN đăng ngày 16-3-2022), Maxim, một sĩ quan và phi công oanh tạc cơ nói rằng mình chỉ nhận được “lệnh chiến đấu bí mật” một ngày trước khi Putin tuyên bố về “hoạt động quân sự đặc biệt” đánh Ukraine.

Khi được hỏi họ nghĩ gì về tuyên bố của Putin rằng Ukraine được lãnh đạo bởi những người theo tân phát xít, Maxim nói: “Tôi nghĩ điều đó được nặn ra như một cái cớ… Chúng tôi không nhìn thấy bất kỳ người dân Ukraine nào theo chủ nghĩa phát xít…”. Một sĩ quan trinh sát tên Vladimir nói với nhóm phóng viên quốc tế: “Chính phủ của chúng tôi nói rằng chúng tôi cần giải phóng dân thường. Tôi muốn nói với các quân nhân Nga: Hãy bỏ vũ khí xuống và rời khỏi vị trí chiến đấu. Đừng đến đây. Ở đất nước này mọi người đều muốn hòa bình”. Vladimir thậm chí nói: “Tôi muốn nói với tổng tư lệnh của chúng tôi hãy ngưng khủng bố Ukraine bởi vì khi trở về, chúng tôi sẽ nổi dậy chống lại ông ta (Putin)”…

Xác lính Nga tại Sytniaky, Ukraine; ngày 5 Tháng Ba (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)

Hôm nay, 16 Tháng Ba, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Ukraine hiện giữ gần 1,000 tù binh Nga. Zelensky cho biết như vậy trong cuộc họp trực tuyến với công tố viên Karim Khan của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Con số tù binh Nga được Tổng thống Zelensky được đưa ra vào thời điểm xuất hiện đoạn phim quay cảnh sáu binh sĩ Nga gọi Tổng thống Vladimir Putin là “thằng khốn” và nói rằng họ không muốn tham chiến sau khi đầu hàng ở phía Nam Chernihiv. Nhóm này, được chỉ huy bởi thiếu tá Viktor Blyudin, là một toán trinh sát. Họ đầu hàng dân thường vào ngày 14 Tháng Ba sau khi biết một toán lính Nga gần đó đã thiệt mạng, theo đoạn video đăng trên trang Facebook tờ báo Sribnyanshchyna của Ukraine.

Trong video, có thể nghe binh sĩ Nga lặp đi lặp lại: “Putin là một thằng ngốc”. Một lính Nga nói: “Tôi thực sự yêu vợ tôi và tôi mong cô ấy sẽ tha thứ cho tôi. Một người khác, Anton Nikulkov, nói như thể nhắn với gia đình và các con của mình: “Đừng lo lắng, bố ổn, mọi thứ sẽ ổn”. Trong khi đó, tù binh Dmitry Kamyanikov bày tỏ sự hối hận: “Tôi thấy mình có tội. Tôi không muốn mang chiến tranh đến đây. Tôi thề là tôi chưa giết ai cả. Tôi cầu xin sự tha thứ của các bạn”.

Ngày 1 Tháng Ba, người đứng đầu cơ quan hành chính quân sự khu vực Đông Bắc Sumy của Ukraine, Dmytro Zhyvytskiy, cho biết trên Telegram rằng cuộc trao đổi tù binh đầu tiên giữa Nga và Ukraine đã được thực hiện ở Sumy. Sĩ quan Nga Yury Nikitin, sinh năm 1997, đến từ thành phố Omsk của Siberia, đã được trao trả để đổi năm binh sĩ Ukraine (Dmytro Kvitchenko, Valeriy Poznyak, Ihor Mokrenko, Andriy Frolkov và Oleh Solonar).

Tối hôm qua, 15 Tháng Ba, Kyiv cho biết Nga đã mất thêm một tướng, cùng với bảy thành viên lực lượng tinh nhuệ SWAT thuộc Sư đoàn Dzerzhinsky (đặt theo tên người sáng lập cảnh sát mật Liên Xô Felix Dzerzhinsky) vốn luôn nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Vladimir Putin. Một số tổn thất lớn của Nga tính đến thời điểm này:

Thiếu tướng Oleg Mityaev, 47 tuổi, Tư lệnh Sư đoàn súng trường cơ giới số 150, bị thiệt mạng khi giao tranh tại thành phố Mariupol. Đây là viên tướng thứ tư của Nga bỏ mạng ở chiến trường Ukraine.

Thiếu tướng Andrei Kolesnikov, Tư lệnh Quân đoàn liên hợp 29.

Thiếu tướng Vitaly Gerasimov, Phó tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 41, từng tham gia các chiến dịch ở Syria và Crimea.

Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky, Phó tư lệnh Quân đoàn vũ trang liên hợp số 41 bị lính bắn tỉa Ukraine giết.

Tướng Magomed Tushaev: Thủ lĩnh lực lượng đặc biệt Chechnya bị giết trong một cuộc phục kích gần Hostomel.

Đại tá Andrei Zakharov, bị giết trong một cuộc phục kích của quân Ukraine gần Kyiv.

Trung tá Dmitry Safronov, Chỉ huy trưởng một lữ đoàn biệt hải thiệt mạng sau khi lực lượng Ukraine tái chiếm Chernihiv.

Trung tá Denis Glebov, Chỉ huy trưởng một toán không quân bị giết ở Chernihiv.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 17, 2022 3:25 am

Vc bla bla bla bla sau đó bỏ phiếu trắng. Tướng vc thì khen Ông Putin nức nở, chả nói gì về mặt tiêu cực của ông ta, giết tất cả ~ người có thể là mối nguy cản đường ông ta đi...

https://youtu.be/KLX1HfHR80I

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 17, 2022 3:38 am


Một trong những người Putin muốn giết nhất

Lê Tây Sơn
16 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Ngành hỏa xa Ukraine đã nỗ lực ngày đêm để đưa hơn 2 triệu người tỵ nạn thoát khỏi thảm họa chiến tranh kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022 khi quân Nga bắt đầu xâm lược nước họ (Nicolas Economou/NurPhoto via Getty Images)

Oleksandr Kamyshin, 37 tuổi, Giám đốc hệ thống đường sắt thời chiến của Ukraine cho biết các nhân viên của ông đã giúp đưa hơn 2.5 triệu người đến nơi an toàn. Bây giờ ông có lẽ là một trong những người mà Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn… giết nhất.

Oleksandr Kamyshin thường thay đổi kế hoạch đi lại vào phút cuối, và luôn có vệ sĩ đi cùng những lúc ông phải đi nhanh qua những con phố yên tĩnh để vào ga xe lửa. “Đừng bao giờ ở một nơi quá lâu. Đừng bao giờ lập lại một thói quen để người Nga có thể phát hiện. Chúng tôi luôn di chuyển nhanh hơn những kẻ theo dõi mình!” – ông Giám đốc đường sắt nói với các phóng viên nước ngoài. Đường sắt là công ty có đông nhân viên nhất của Ukraine, với hơn 231,000 nhân viên trước chiến tranh và hoạt động trên 603,470 km vuông lãnh thổ (Ukraine là quốc gia rộng thứ hai châu Âu).

Để đưa 2.5 triệu người đến nơi an toàn, họ đã phải trả giá. 33 nhân viên đường sắt bị thiệt mạng kể từ ngày Nga xâm lược. Thời điểm xuất bến được thay đổi liên tục vì các cuộc tấn công của Nga. Kamyshin nói: “Họ tấn công các nhà ga và đường ray hàng ngày. Nhưng người dân chúng tôi vẫn can đảm trước tên lửa và đạn pháo để cứu đồng bào mình và duy trì hoạt động kinh tế” – ông nói. Kamyshin dành nhiều thời gian ngồi tại chiếc bàn dài cùng với các cố vấn thân cận để nghiên cứu bản đồ thực địa hệ thống đường sắt quốc gia và đề xuất phương án.

Giám đốc Hỏa xa Ukraine (Ukrzaliznytsia) Oleksandr Kamyshin (phải) và Chủ tịch Ban giám đốc điều hành Henri Poupart-Lafarge của tập đoàn Alstom Transport SA (Pháp) ký bản ghi nhớ hợp tác dưới sự chứng kiến của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Volodymyr Zelensky tại Dinh Mariinskyi, Kyiv, ngày 8 Tháng Hai 2022 (ảnh: Volodymyr Tarasov/ Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)

Lính bảo vệ cầm súng đứng ở lối vào. Có những cuộc điện thoại liên tục. Trả lời cuộc gọi của Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ba Lan, Kamyshin nói với nụ cười thân thiện: “Cảm ơn bạn đã hỗ trợ. Chúng tôi chỉ có một yêu cầu nữa. Hãy giúp chúng tôi xây dựng thương mại đường sắt hai chiều giữa Ukraine và Ba Lan”. Kamyshin muốn thành lập một liên doanh với Ba Lan để đưa hàng hóa xuất khẩu của Ukraine, chủ yếu là nông sản về phía Tây.

Từng là kế toán và doanh nhân, Kamyshin hiện là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Ukraine. Chỉ trong một tuần, ông đã chuyển từ người chịu trách nhiệm cải tổ ngành đường sắt thành giám đốc điều hành các hoạt động thời chiến của hỏa xa Ukraine. Ông khiêm tối nói: “Tất cả người dân Ukraine đều là doanh nhân, nông dân và làm các ngành nghề khác trước khi chiến tranh bắt đầu. Bây giờ tất cả đều tham gia chiến tranh vệ quốc như một tân binh!”.

Cuộc sống Kamyshin luôn bận rộn với các chuyến đi, dừng lại nơi này để nói chuyện với nhân viên địa phương, dừng tại nơi khác để gặp gỡ quan chức chính quyền và liên tục liên lạc điện thoại với các lãnh đạo cấp cao ở thủ đô Kyiv. Có lúc ông và cận vệ đi dọc theo đường ray trong bóng tối ở một vùng ngoại ô cho đến khi ánh đèn của đoàn tàu đến gần chiếu vào mặt họ và các tiếp viên vẫy tay chào. Mỗi đêm Kamyshin chỉ ngủ có vài giờ. “Chúng tôi sửa chữa các đường ray mỗi khi ngưng tiếng súng để giữ cho mạng lưới luôn hoạt động ở mức cao nhất. Không có lựa chọn nào khác” – ông nói. Trong ba tuần Nga xâm lược, ông chưa gặp vợ và hai con trai nhỏ lần nào.

Hệ thống đường sắt không chỉ đưa đón người tị nạn mà còn cung cấp hàng viện trợ cho các khu vực bị phong tỏa, vận chuyển quân lính và khí tài đến các thành phố tiền tuyến và tiếp tục xuất khẩu bất cứ thứ gì Ukraine có thể sản xuất được trong tình trạng chiến tranh. Cuộc phong tỏa của các tàu chiến Nga ngoài khơi đã làm tê liệt các cảng quan trọng ở phía Nam Ukraine, khiến Kamyshin gánh thêm trách nhiệm nặng nề trong kế hoạch lưu thông hàng hóa và ngoại thương của đất nước. Thay vì xuất khẩu qua các cảng biển phía Nam như Odessa hay Mariupol, bây giờ hàng hóa chuyển về phía Tây bằng xe lửa.

Các nhà máy quan trọng cũng được di dời. Cho đến nay chiến dịch tối cần thiết cho sự tồn tại kinh tế của đất nước đã khởi động khá suôn sẻ. Tuy nhiên, Oleksandr Kamyshin cho rằng phương Tây cần phải làm nhiều hơn thay vì chỉ cung cấp vũ khí và viện trợ nhân đạo. Ví dụ NATO hãy thực thi vùng cấm bay. Đó cũng là lời khẩn khoản được các quan chức chính phủ Ukraine lặp đi lặp lại mỗi khi có cơ hội, dù khả năng xảy ra là rất thấp.

Một trong những khó khăn là thông tin liên lạc, khi vùng phủ sóng của điện thoại di động bị che khuất hoặc hoàn toàn không có. Hệ thống internet vệ tinh Starlink do Elon Musk chỉ sử dụng trong những tình huống khẩn cấp vì quân Nga có thể dựa vào đó để xác định vị trí mục tiêu. Công việc không bao giờ kết thúc, Kamyshin kể. Khó có thể ngủ được, và không ai trong số viên chức điều hành hỏa xa được nhìn thấy gia đình của họ kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 Tháng Hai. Sáng hôm đó, Kamyshin chụp bức ảnh cuối cùng với hai đứa con của mình, một đứa vẫn đang ngủ. Gia đình Kamyshin đã đi tỵ nạn. Đôi mắt Kamyshin đỏ lên và giọng nói như nghẹn lại khi nhắc đến vợ con…

Tổng hợp từ CNN, BBC và Politico

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 17, 2022 3:46 am

Người Việt từ vùng chiến sự Ukraine gian nan di tản

2022.03.10 - RFA

Gia đình người Ukraine di tản sang biên giới nước Hungary -AFP

Cho đến ngày 10/3, Cơ quan chức năng Việt Nam cho truyền thông trong nước biết đã tổ chức hai chuyến bay chở tổng cộng gần 600 công dân Việt Nam di tản ra khỏi vùng chiến sự ở Ukraine về nước.

Truyền thông Nhà nước ca ngợi đó là những chuyến bay sơ tán nhân đạo, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, được tổ chức miễn phí để đón bà con trở về.

Thực tế ra sao?

Chia sẻ người trong cuộc

Ông Dũng, hiện đang tá túc tại một ngôi chùa ở Ba Lan, cho biết đã đăng ký cho cả gia đình năm người được về Việt Nam, nhưng chỉ có vợ và ba đứa con nhỏ được ưu tiên lên chuyến bay cất cánh hôm 9/3 về Việt Nam trước, còn thanh niên, đàn ông được thông báo phải chờ các chuyến bay sau.

Kể về hành trình chạy nạn sang Ba Lan, ông Dũng nói ban đầu có nghe thông tin rằng Sứ quán Việt Nam sẽ mở “hành lang xanh” cho người dân chạy sang Nga, nhưng ông không tin tưởng lắm. Cả gia đình sau đó tự lái xe ô tô từ thành phố Kharkiv (Ukraina), phải mất bốn ngày đêm mới qua được Ba Lan do tắc đường quá dài:

“Cũng có nghe nói nhưng thực ra là tâm lý của mọi người cũng không tin tưởng lắm, tại vì đi qua vùng chiến sự nó cũng không an toàn. Cho nên cũng ít người lựa chọn hành lang đấy. Nói chung là để qua cửa khẩu thì hầu như đến 98% là tự túc hết, không ai giúp đỡ cả.”

Ông này cũng chia sẻ thêm rằng vì chiến tranh mà tất cả tài sản, nhà cửa, cơ sở kinh doanh của cả gia đình ông gầy dựng bao nhiêu năm qua đều mất hết. Ông dự tính đưa cả gia đình về Việt Nam lánh nạn, nếu hoà bình trở lại, ông lại quay lại Ukraine làm việc:

“Cảm giác nói chung của tất cả người Việt Nam mình hiện tại, những người từ Ukraine là một cảm giác thất bại. Tại vì mất hết rồi. Không phải riêng tôi mà tất cả mọi người.

Thực ra là ở bên đấy (Ukraine - PV) bọn tôi vẫn còn nhà cửa. Nếu bom đạn có phá hủy thì thực ra vẫn là nhà của mình. Nếu nó bị phá hủy rồi thì thôi, chứ nó chưa phá hủy hay là hòa bình lại thì vẫn phải sang, bởi vì vẫn còn nhà còn cửa mà.

Mỗi người một suy nghĩ. Bọn tôi cũng đã ở bên Ukraine lâu rồi, thời gian làm việc nó không gò bó như Mỹ hay các nước Châu Âu. Cũng không có tư tưởng là sẽ sang bên đấy, sang bên đấy thì cũng mất thời gian để hòa nhập, cho nên là bọn tôi quyết định về.”

Cũng đang trong tình trạng chờ đợi được được về nước từ Ba Lan, chị Quyên cho RFA biết chị đăng ký về Việt Nam theo đường link hướng dẫn của Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cho cả gia đình. Đến ngày 9/3 thì hai ông bà gần 60 tuổi, cùng với em bé thì được cho về trước, vợ chồng chị ở lại chờ đợt sau.

Theo lời chị Quyên, cả nhà năm người, ba thế hệ dắt nhau ra ga chờ đợi để được lên tàu chở đến biên giới, mất ba ngày đêm mới qua được Ba Lan:

“Bọn tôi đi từ hôm mùng một. Bọn tôi đi tàu từ Odessa đến biên giới Ba Lan, nói chung đi sang cho đến được bên này là mất ba ngày ba đêm.

Bởi vì tôi cũng có ý định về lâu rồi. Bây giờ chạy như thế xong rồi cũng chỉ muốn về nhà thôi. Kiểu như sau cái cơn chạy loạn này mình rất là hoang mang cho nên bọn tôi chỉ muốn về nhà.”

Chuyến bay thứ nhất chở 287 công dân Việt Nam từ Romania đã về Nội Bài hôm 8/3, theo giờ Hà Nội. Chuyến bay thứ hai đưa khoảng 300 người cất cánh từ Warsaw (Ba Lan), đã đáp xuống sân bay Nội Bài vào sáng ngày 10/3.

Một toà nhà chung cư của người dân Ukraine ở Kharkiv bị đạn pháo của Nga phá huỷ. Hình chụp hôm 8/3/2022. AFP

3.500 người được sơ tán hay tự sơ tán?

Về công tác sơ tán công dân Việt Nam ra khỏi vùng giao chiến, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch trả lời Thông Tấn xã Việt Nam (TTXVN) rằng đã quyết liệt chỉ đạo và sơ tán được khoảng 3.500 công dân Việt Nam đến nơi an toàn. Ông Thạch nói:

“Ngày 1/3 vừa qua, Đại sứ quán đã quyết liệt yêu cầu Hội người Việt ở Kharkov đưa bà con sơ tán về phía Tây và tốt nhất là đi tàu do đi ô tô vừa không an toàn vừa có nguy cơ không mua được xăng, hỏng xe…

Tôi rất mừng là sau các nỗ lực quyết liệt đến giờ này những ai muốn sơ tán đã sơ tán hết. Bà con đã ra được nơi an toàn dù rất vất vả và cũng là thành công.”

Ông Đồng, một người Việt vừa mới chạy từ thành phố Kharkiv, Ukraine đến Đức và đang ở trong trại tị nạn nói với Đài Á châu Tự do rằng người Việt ở Ukraine tự lo tìm đường sơ tán, chứ chẳng có “nhà nước nào” sơ tán cho họ cả:

“Cái số lượng đó nghe buồn cười quá! Một người tôi dám chắc còn chưa được chứ đừng nói tới là 3.000 người. Ai sơ tán? Tự họ đi sơ tán chứ ai sơ tán họ!

Ở khu làng của tôi là khu Việt Nam, có hơn 1.000 người, thông tin gì, toàn lừa bà con chứ làm gì có thông tin gì chính xác đâu! Tất cả bọn tôi phải tự đùm bọc, tự san sẻ với nhau. Ai sang trước thì cung cấp thông tin cho người đến sau, còn ai đến sau thì học hỏi, tìm hiểu thông tin của người đi trước. Tự bà con giúp đỡ lẫn nhau thôi, tự các tình nguyện viên ở các nước người ta giúp đỡ thôi.

Nhà nước Việt Nam giúp cái gì, chả giúp được một cái gì cả!”

Ông Đồng cho biết thêm rằng theo ông quan sát thì hầu hết người Việt có giấy tờ hợp pháp, một khi đã ra khỏi Ukraine thì phần đông là muốn ở lại các nước Châu Âu khác như Ba Lan hay Đức. Những trường hợp muốn về Việt Nam là do không có giấy tờ hợp pháp khi ở Ukraine trước đây, hoặc họ đã có tài sản ở Việt Nam nên muốn quay về:

“Có những người hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và éo le, người ta không còn ai nữa hoặc giấy tờ người ta không hợp pháp thì người ta sẽ về nước, hoặc là những người có điều kiện kinh tế quá đầy đủ rồi thì người ta sẽ muốn về đất nước để nghỉ ngơi. Nhưng hiện tại con số đó không lớn.

Ngay cả những người già có tuổi cũng không muốn về Việt Nam nữa. Căn bản là người ta sống bên này bao nhiêu năm quen rồi. Đa phần là người ta chọn con đường đi nước thứ ba hết. Rất ít con số để trở về Việt Nam, cho đến thời điểm này số lượng người mà ở lại các nước thì nhiều hơn rất nhiều.”

Hồi cuối tháng hai, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ra công điện gửi các Bộ ngành yêu cầu thực hiện bảo hộ công dân, pháp nhân Việt Nam tại Ukraine.  Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trước khi Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine, số người Việt sinh sống, làm việc, học tập tại nước này gần 7.000 người.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 17, 2022 3:54 am

Hậu quả từ bệnh cuồng Nga của một số người Việt

Bình luận của Lê Đông Hải
2022.03.16 - RFA

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một họp báo ở điện Kremlin, Moscow hôm 18/2/2022 - AFP
Các “chuyên gia quân sự” ủng hộ Nga và Putin

Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraina đã sang tuần thứ ba liên tiếp nhưng dường như chiến sự vẫn chưa hề giảm bớt. Những tin tức về người chết, thương vong, các cơ sở bị tàn phá, vẫn liên tiếp xuất hiện trên truyền thông, khiến người ta không khỏi đau lòng.

Sự kiện Ukraina một lần nữa cho thấy sự chia rẽ trong dư luận Việt Nam. Rất đông người dân lên tiếng ủng hộ Ukraina, nhưng cũng có nhiều người, đặc biệt là những “chuyên gia quân sự” lại ủng hộ quyết liệt cho nước Nga và Tổng thống Putin. Trong số những người ủng hộ “vô điều kiện” đó, phải kể đến ba “chuyên gia quân sự” nổi đình nổi đám ở Việt Nam, đó là Thiếu tướng Lê Văn Cương, Đại tá Lê Thế Mẫu và Lê Ngọc Thống - một cựu sĩ quan Hải quân, một chuyên gia bình luận quân sự.

Tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Chiến lược Bộ Công An, là một người nhiệt thành ủng hộ nước Nga và ông Putin. Trong cuộc xâm lược này của Nga, không hiểu ông tướng này hiểu biết thế nào mà nhất định khăng khăng đây chỉ là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga chứ không phải xâm lược vì “ông Putin đã nói vậy” (1).

Lê Ngọc Thống thường xuyên xuất hiện trên YouTube để phân tích tình hình Nga - Ukraina. Ngoài ra ông ta còn có một trang blog cũng cập nhật tình hình thế giới (2). Ông ta cũng tích cực đưa các bài viết ngắn về quan điểm của mình trên FB cá nhân (3).

Bài viết mới nhất của ông ta trên FB cá nhân đã hớn hở và hồ hởi” khi tường thuật về việc Nga dùng tên lửa tấn công các tình nguyện viên đến tham chiến để bảo vệ Ukraina. Dường như ông ta rất khoái các cảnh giết chóc, nhưng miễn là Nga thắng là ông ta “mát lòng”.

Đại tá Lê Thế Mẫu - nguyên Trưởng Phòng thông tin KHQS, Viện Chiến lược Quốc phòng, thì còn kinh khủng hơn. Ông này mang danh đã từng làm việc tại Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc Phòng Việt Nam, thế nhưng tư duy lại mang đậm dấu ấn của một người “cuồng Nga” và “cuồng Putin”. Có nghĩa là bất kể như thế nào, trong mắt ông Lê Thế Mẫu, thì nước Nga và ông Putin luôn luôn đúng.

Nếu như ông Lê Văn Cương gần đây khi bị chỉ trích của nhiều người, đã ít xuất hiện trên báo chí truyền thông, ông Lê Ngọc Thống chỉ xuất hiện trên những tài khoản cá nhân của ông ở các mạng xã hội, thì ông Lê Thế Mẫu  vẫn “chễm chệ” trên báo chính thống.


Ai là “cường quyền”?

Trong bài trả lời phỏng vấn trên tờ Viettimes mới đây (4), ông Mẫu khiến nhiều người phải “bàng hoàng” khi một người có uy tín, trình độ, ảnh hưởng đến công chúng, nhưng lại bộc lộ một kiểu lập luận trí trá, đổi trắng thay đen.

Khi phóng viên hỏi về “học thuyết chính trị cường quyền” mà Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang có phát biểu ngày 2/3 trong cuộc họp lên án Nga tại Đại hội đồng LHQ thì ông Mẫu khẳng định: “…trong cuộc xung đột Nga-Ukraina hiện nay, chính Mỹ và NATO toan tính sử dụng sức mạnh quân sự để thực thi một học thuyết địa-chính trị đã hoàn toàn lỗi thời, còn Nga buộc phải đáp trả không chỉ để bảo đảm an ninh cho chính mình mà còn là để hóa giải hiểm họa một cuộc chiến tranh lớn giữa Nga và NATO ở châu Âu.” (5)

Khi nghe hay đọc toàn bài phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, chúng ta đều hiểu rõ Đại sứ đã ám chỉ đến hành động của nước Nga trong trường hợp này chính là “học thuyết chính trị cường quyền đã lỗi thời”, khi ông ta phát biểu: “Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này. Do đó, Việt Nam hết sức lo ngại về tình hình xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine, một quốc gia thành viên có chủ quyền của Liên Hợp Quốc.”

Ai cũng đều hiểu, việc Nga tấn công một quốc gia có chủ quyền như Ukraina là một hành động vi phạm nghiêm trọng đến Hiến chương LHQ, nhưng chỉ có ông Lê Thế Mẫu đã “đổi trắng thay đen” khi đổ lỗi đó cho Mỹ và NATO (6).

Singapore - một quốc gia nhỏ mà không nhỏ đã nêu rõ vấn đề này: “Singapore là một quốc gia ủng hộ nhất quán và trung thành đối với luật pháp quốc tế và các nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ). Chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải được tôn trọng. Singapore coi trọng bất kỳ hành vi vi phạm nào đối với những nguyên tắc cốt lõi này, vì chúng là nền tảng cho sự tồn tại của Singapore, một quốc gia nhỏ bé…Các biện pháp trừng phạt và hạn chế này nhằm hạn chế năng lực của Nga trong việc tiến hành chiến tranh chống lại Ukraine và làm suy yếu chủ quyền của nước này.” (7)

Giải thích rõ hơn về quan điểm chính thức của Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chỉ rõ: “Theo tôi, với nước Nga, một người bạn truyền thống, từng giúp đỡ nghĩa tình cho Việt Nam, chúng ta ủng hộ Nga là một cường quốc trên thế giới, ủng hộ bảo đảm an ninh của nước Nga trong nội địa và không bị uy hiếp ngoài biên giới, không đồng tình với các lệnh trừng phạt kinh tế, bao vây, cấm vận áp đặt lên nước Nga. Nhưng đồng thời cũng góp ý với bạn, trước hết không đồng tình khi chủ quyền, lãnh thổ các nước không được tôn trọng theo luật pháp quốc tế, bất luận là hình thức nào. Việc dùng chiến tranh hoặc sức mạnh để giải quyết tranh chấp là không thể chấp nhận, chúng ta cũng không đồng tình khi cuộc chiến này sẽ tạo ra các tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế. Với Ukraine, chúng ta ủng hộ người bạn của mình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ danh dự quốc gia. Chúng ta chân thành mong muốn Ukraine hòa bình, không bị áp đặt bởi chính trị cường quyền, không phải chịu đựng chính sách "ngoại giao pháo hạm" của nước lớn.” (Cool

Như vậy, với phát biểu của tướng Vịnh, đã chỉ rõ ai là “cường quyền” “vi phạm luật pháp quốc tế” ở đây, đó chính là Nga.

000_32677L6.jpg
Một khu dân cư bị tàn phá do chiến tranh ở Kyiv hôm 15/3/2022. AFP
Thế nào là “cường quyền”?

Để hiểu về “chính trị cường quyền”, chúng ta có thể tham khảo một nghiên cứu của hai tác giả PGS, TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và TS Ngô Chí Nguyện, Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Các tác giả này đã đưa ra phân tích khách quan về mối quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ: “Xuất phát từ sự chênh lệch vượt trội về tầm vóc và sức mạnh, các nước lớn thường mang tâm lý “đại quốc” và do đó thường có hành vi coi thường, lấn lướt và bắt nạt “tiểu quốc”. Ngược lại, các nước nhỏ thường phải kiềm chế, nhẫn nhịn, tôn trọng vị thế nước lớn, có khi, buộc phải “tuân theo” các nước lớn để được yên ổn. Sự bất đối xứng càng lớn cộng với sự gần gũi về mặt địa lý và những va chạm lịch sử sẽ càng làm gia tăng tâm lý và hành vi nước lớn - nước nhỏ. Trong mối quan hệ nước nhỏ với nước lớn, nước lớn thường làm chủ và có ảnh hưởng chi phối. Thông qua những đòn bẩy đa dạng, các nước lớn có thể ràng buộc, tác động tới việc định hình chính sách và hành vi, khiến các nước nhỏ hơn phải quan tâm tới lập trường, ý kiến và lợi ích của họ. Trong mối quan hệ lợi ích, các nước lớn thường bỏ qua hoặc xem nhẹ lợi ích của các nước nhỏ. Khi mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp xảy ra thì các nước lớn thường gây sức ép, buộc nước nhỏ phải thuận theo mình, bất chấp luật pháp quốc tế cũng như lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nước nhỏ…Dù lựa chọn nào thì trong quan hệ với nước lớn, “nhẫn nhịn”, “kiềm chế”, giữ được “hòa hiếu” là lựa chọn của hầu hết các nước nhỏ. Nhưng nhẫn nhịn và kiếm chế đến đâu là hợp lý, là giới hạn vừa đủ là vấn đề không dễ xác định trên thực tế, đặc biệt là khi nước lớn và nước nhỏ có mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích quốc gia cơ bản. Trong quan hệ với nước lớn, đôi khi chỉ một sự thiếu kiềm chế của nước nhỏ có thể dẫn tới những hệ quả tai hại. Tuy nhiên, bất cứ sự nhẫn nhịn hay nhượng bộ nào cũng đều có nguyên tắc và giới hạn nhất định. Trên thực tế, ranh giới giữa nhẫn nhịn, kiềm chế với nhịn nhục, cúi mình, cầu hòa, sợ hãi là rất mong manh và khó xác định. Nó phụ thuộc vào tầm nhìn, bản lĩnh, kinh nghiệm, sự nhạy cảm và nghệ thuật của người lãnh đạo. Hơn nữa, lịch sử đã chỉ ra rằng, đối mặt với tham vọng của nước lớn, các nước nhỏ nếu thiếu bản lĩnh, không giữ vững lập trường chiến lược, thậm chí nhịn nhục hay nhượng bộ một cách thiếu nguyên tắc sẽ khiến nước lớn tiếp tục lấn tới và nước nhỏ sẽ phải tiếp tục nhượng bộ, có nguy cơ bị nước lớn chèn ép…” (9)

Toan tính của Putin là gì?

PGS, TS Nguyễn Anh Tuấn, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ukraine kiêm nhiệm tại Moldova (2017 - 2020) đã đưa ra lý giải về toan tính của ông Putin như sau: “Tổng thống Nga V. Putin đã triển khai được năm bước đi lớn: 1- Gia tăng sự hiện diện quân sự tại Ukraine và gây ảnh hưởng lên các nước vùng Baltic; 2- Phô trương được sức mạnh quân sự cùng một lúc trên tất cả các mặt trận; 3- Cộng hưởng với Trung Quốc trong cuộc đua với Mỹ tiến tới vị trí trung tâm của vũ đài quốc tế; 4- Gửi tới Mỹ và NATO bản đề nghị an ninh gồm tám điểm với các điều kiện tiên quyết, trong đó nêu rõ những quan ngại về an ninh của Nga; 5- Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao con thoi để trao đổi với các nước. Những động thái này góp phần bảo vệ và củng cố thể chế của nước Nga, nhất là vị thế, uy tín của Tổng thống Nga V. Putin.” (10)

TS Phan Thị Thu Dung cũng chỉ rõ mục đích của ông Putin khi tiến hành tấn công Ukraina, đó là: “Mục tiêu sâu xa hơn của quyết định đó là đưa Ukraine trở lại phạm vi ảnh hưởng nhằm tạo sức mạnh đối trọng với NATO, tái thiết lập vùng đệm an ninh giữa Nga và phương Tây, như chiến lược trước đây Liên Xô từng theo đuổi, thiết kế lại bản đồ an ninh châu Âu và đưa Nga trở lại “bàn cờ” dành cho những siêu cường.” (11)

GS, TS Phạm Quang Minh còn đưa ra thêm một lý giải cho động cơ của ông Putin khi thực hiện hành động tấn công Ukraina: “Ngoài ra, còn một yếu tố liên quan đến cá nhân Tổng thống Putin mà tôi thấy người ta cũng ít nhiều nói đến.Tính đến nay đã là năm thứ 22 ông liên tục cầm quyền, lúc ở ghế tổng thống, lúc ở ghế thủ tướng. Chúng ta nhớ là khi chính thức cầm quyền năm 2000, ông ấy mới 48 tuổi, bây giờ đã trở thành một ông già 70 tuổi. Có lẽ, thời gian cũng không còn chờ đợi ông nhiều nữa và đây là lúc ông muốn để lại một dấu ấn, một di sản nào đó chăng?” (12)


Vì sao Việt Nam có nhiều người cuồng Nga?

Sự kiện Ukraina đã cho thấy một sự thật là có rất nhiều người Việt Nam “cuồng Nga”. Nhưng vì sao như vậy? Các nguyên nhân có thể là 1) Nhiều người đã từng học tập và làm việc ở Liên Xô nên có tình cảm sâu đậm với Liên Xô; 2) Tâm lý chịu ơn một cách mù quáng; 3) Sùng bái kẻ mạnh một cách mù quáng, cho dù kẻ mạnh đó là kẻ ác; 4) Luôn nuôi dưỡng sự căm thù Mỹ và Phương Tây.

Thạc sĩ Lê Duy Ninh - Một người đã từng học tập tại Nga, đã cho biết trên FB cá nhân của mình: “Bạn học thời CCCP (Liên Xô) của mình đăng status, trong đó có đoạn thể hiện sự phản đối với việc Putin phát động cuộc chiến tranh chống người hàng xóm, đồng thời cũng từng là người anh em Ucraina (Ukraine).

Một bạn (cũng từng học bên bển) ngay lập tức comment: mày là thằng ăn cháo đái bát, đồ phản bội! Mày phải nhớ là mày từng ăn cơm Nga, mặc áo Nga, thở khí trời Nga, học chữ của thầy Nga. Mày không ủng hộ Nga thì hãy im cái mồm thối mày lại và chấm dứt ngay các trò chọc ngoáy nhé !!!

Rồi bla, bla, bla với thứ ngôn từ rất chợ búa…!!!

Sai lầm Một: Bạn đã đồng nhất CCCP với nước Nga!?.

Xin Bạn nhớ cho: CCCP là Liên bang ngoài Nga còn 14 quốc gia, trong đó có Ukraina.

Vậy, một cách hiển nhiên và công bằng, trong những hạt cơm ta ăn, trong những tấm áo ta mặc, trong từng lít không khí ta thở, trong hàng triệu triệu con chữ mà ta thu nhận được… có cả công sức và tình yêu thương của nhân dân Uk mới phải chứ, sao Bạn chỉ ghi nhận cho người Nga !!!???.(xin nói rõ: mình học ở Leningrat-cố đô Nga, cùng ngôi trường nơi mà Putin và Metvedep cũng đã từng học!!!)

Sai lầm Hai: Bạn coi cá nhân Pu là nhân dân Nga!? (Thưa, Pu phát động cuộc chiến tranh này không hề thông qua QH và bất kỳ định chế dân chủ nào của nước Nga).

Quyết định tấn công Uk là của cá nhân ông ta-một người bị nhiều người gọi là kẻ độc tài của thế kỷ 21,  là Sa hoàng mới (và một số người thân cận), do vậy, nếu sai, thì ông ta phải hứng chịu sự chỉ trích, lên án và việc trả giá (bi tuyên tội phạm chiến tranh chẳng hạn)  phải thuộc về ông ấy chứ không thể là của nhân dân Nga.

Sai lầm Ba: Giả sử, nếu thật sự ta đã và chỉ từng ăn cơm Nga, mặc áo Nga, thở khí trời Nga, học chữ của thầy Nga; cũng vậy, giả sử có sai lầm và sai lầm này là của tuyệt đại đa số người Nga thì không có nghĩa chúng ta phải im lặng, phải không được quyền lên tiếng vì, và chỉ vì, đã lỡ mang ơn họ!.

Hình như tư duy lý tính của Bạn đang bị con tim tội nghiệp dẫn dắt hoặc chính nó đã hư hỏng do nhận thức sai lầm hoặc bị nhồi sọ.” (13)

Tâm sự của ông Lê Duy Ninh cũng chính là câu trả lời cho những người cuồng Nga này.

Tâm lý “Ghét Mỹ, cuồng Nga”

Những người ủng hộ Nga và ông Putin trong việc xâm lược Ukraina cũng thể hiện một điều  “thâm căn cố đế” trong tư duy của giới quân sự Việt Nam. Đó là họ luôn căm ghét Mỹ và phương Tây, và ủng hộ Nga và Trung Quốc. Chúng ta còn nhớ nhà thơ Việt Phương đã từng ghi nhận lại trong bài thơ của ông: “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ”. Người Việt Nam thấy trăng Trung Quốc tròn hơn nước Mỹ vì Trung Quốc là anh em còn Mỹ là kẻ thù.

Ngay mới đây, một bài viết đăng trên báo Quân đội nhân dân vẫn thể hiện quan điểm bênh Nga: “Nga chắc chắn là quốc gia không muốn gây xung đột với Ukraine. Bởi điều đó gây bất ổn cho chính nội tại nước Nga…Mỹ, với chiêu bài kích động xung đột leo thang, một mặt liên tục tố cáo Nga có thể xâm lược Ukraine “vào bất kể lúc nào”…Xét từ nhiều phương diện, dù xung đột Nga-Ukraine có leo thang thành chiến tranh hay không, thì Mỹ vẫn có thể “ngư ông đắc lợi”.” (14)

Thực tế đã chứng minh ngược lại với luận điểm này. Thế nhưng tâm lý “ghét Mỹ” ấy vẫn còn đang “ngự trị” trong giới quân sự Việt Nam khi các học thuyết quốc phòng của quân đội Việt Nam hiện nay vẫn coi Mỹ là “kẻ thù chính yếu”, trong khi Trung Quốc mới là kẻ thù nguy hiểm luôn rình rập biển đảo của Việt Nam, còn Mỹ đang cùng Việt Nam chống lại các hành động hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế trên Biển Đông.

Hậu quả

Chính phủ Việt Nam mặc dù tuyên bố trung lập, không thiên vị bên nào trong cuộc xung đột Nga - Ukraina (15), nhưng lại để cho “đám cuồng Nga” mặc sức kêu gào và cổ vũ cho một hành động vi phạm Hiến chương LHQ. Luận điệu cổ suý bạo lực chiến tranh bất hợp pháp này lại được một số báo chí chính thống đăng tải công khai, như trường hợp tờ Viettimes với bài phỏng vấn “chuyên gia” Lê Thế Mẫu. Điều này sẽ khiến Việt Nam gặp phải thế bất lợi một khi Trung Quốc tấn công các cứ điểm của Việt Nam trên Biển Đông. Một mặt, các kiểu thông tin “tung hoả mù” như của các chuyên gia Lê Văn Cương, Lê Ngọc Thống và Lê Thế Mẫu sẽ khiến dư luận Việt Nam ngộ nhận không biết đâu là đúng sai? Đâu là sức mạnh của lẽ phải và chính nghĩa? Mặt khác, dư luận quốc tế sẽ thờ ơ như đã từng làm khi Trung Quốc thực hiện thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Các chuyên gia và báo chí Việt Nam cần phải “nhìn từ góc độ lợi ích Việt Nam” khi bình luận về vấn đề này, như tướng Vịnh đã nhắc nhở.

_______________

Tham khảo:

1. https://baonghean.vn/tuong-cuong-nga-se-khong-sa-lay-o-ukraine-303077.html

2. https://ngocthongqb.blogspot.com

3. https://www.facebook.com/ngocthong.le.524

4. https://viettimes.vn/khung-hoang-ukraine-ben-nao-dang-theo-duoi-hoc-thuyet-loi-thoi-ve-chinh-tri-cuong-quyen-ly-giai-cua-dai-ta-le-the-mau-post155184.html

5. https://viettimes.vn/khung-hoang-ukraine-ben-nao-dang-theo-duoi-hoc-thuyet-loi-thoi-ve-chinh-tri-cuong-quyen-ly-giai-cua-dai-ta-le-the-mau-post155184.html

6. https://vov.vn/chinh-tri/toan-van-tuyen-bo-cua-viet-nam-tai-dai-hoi-dong-lhq-ve-tinh-hinh-ukraine-post927707.vov

7. https://www.mfa.gov.sg/Newsroom/Press-Statements-Transcripts-and-Photos/2022/03/20220305-sanctions

8. https://tuoitre.vn/xung-dot-nga-ukraine-khong-ben-nao-thang-20220304223912692.htm

9. https://hcma.vn/tintuc/Pages/dien-dan-chinh-tri-tu-tuong.aspx?CateID=201&ItemID=28399

10. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/825068/cang-thang-nga---ukraine--ban-chat%2C-nguyen-nhan-va-trien-vong.aspx

11. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/825105/mot-so-ly-giai-ve-cuoc-xung-dot-nga---ukraine-hien-nay-va-tinh-toan-chien-luoc-cua-cac-ben.aspx

12. https://cand.com.vn/Tro-chuyen-cuoi-thang/giao-su-tien-si-pham-quang-minh-tu-cuoc-chien-nay-the-gioi-thay-doi-nhu-the-nao--i646483/

13. https://www.facebook.com/profile.php?id=100027338550086

14. https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/ai-huong-loi-trong-cuoc-khung-hoang-nga-ukraine-685864

15. https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/luan-dieu-suy-dien-xuyen-tac-quan-diem-cua-viet-nam-ve-xung-dot-nga--ukraine-i646134/

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 17, 2022 1:54 pm

Chớp cú chót trước khi dân Nga chỉ còn có hàng (bình dân) nội địa để xài. Viễn cảnh: rất nhiều người dân Nga sẽ phải dùng phần lớn số tiền, lợi tức họ kiếm được để mua thực phẩm. Dân giàu, có $$$ muốn xài hàng ngoại, hàng sang, hàng hiệu nước ngoài sẽ phải tốn kém nhiều hơn, mua chợ đen v.v...

Đài vc:

https://youtu.be/alVAtBw3utk

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 18, 2022 3:40 am

Ukraine, Đóa Hoa Quỳ Bất Khuất

Nguyễn Thị Hải Hà
8 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

1/
Mấy hôm nay trên mạng người ta truyền nhau đoạn video, với câu chuyện giữa bà cụ người Ukraine và người lính Nga. Theo bản dịch của Alex Abramovich [1], bà cụ nói thế này:

“You’re occupiers. You are fascists. Why the fuck did you come here with your guns?”

“Chúng bây là kẻ chiếm đóng. Chúng bây là đồ phát-xít. Mắc giống gì mà chúng bây mang súng đến nơi này?”…

“Take these seeds and put them in your pocket so, at least, sunflowers will grow on your graves.”

“Cầm lấy nắm hạt này và bỏ vào túi cất đi, ít ra, hoa hướng dương sẽ mọc trên nấm mộ của chúng bây.”
 
Không biết họ nói với nhau bằng ngôn ngữ nào. Tiếng Ukraine hay Nga? Đa số người Ukraine ở thành phố lớn đều biết tiếng Nga. Tiếng Ukraine phổ biến hơn ở phía Tây và miền giữa của Ukraine. Cứ coi như người này hiểu người kia nói gì, tại sao bà cụ không sợ hãi anh lính Nga, kẻ xâm lăng súng đạn đầy người như thế kia? Họ không xem nhau như là thù địch à? Công nhận bà cụ là người can đảm, cùng lúc chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng, ít ra, anh lính Nga cũng là người lành tính. Phải chăng anh đến Ukraine không ôm mộng xâm lăng?

2/
Dư luận trên mạng nói rằng, lính Nga bị cấp lãnh đạo của họ dối gạt. Họ tưởng là họ được đưa sang Belarus để tập trận, chứ không biết bị đưa đi đánh chiếm Ukraine. Tại sao bà cụ đưa nắm hạt hoa hướng dương? Tại sao không là hạt hay hoa nào khác? Nói về những giọt máu đổ trên chiến trường, thường người ta nghĩ đến các hoa màu đỏ, như hồng, carnation, hoặc uất kim hương. Câu nói “hoa hướng dương sẽ mọc trên nấm mộ của mi” khiến tôi nghĩ đến những câu chuyện khác. Chẳng hạn như bài hát Bella Ciao; và vài câu thơ của một nhà thơ Việt nổi tiếng:

Lòng anh như đóa hướng dương.
Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời [2]

Bà cụ đưa nắm hạt hướng dương cho anh lính Nga, có lẽ vì cụ có sẵn trong túi. Ukraine có sản lượng dầu hướng dương nhiều nhất thế giới, hơn cả Nga. Đến Ukraine bạn sẽ gặp những cánh đồng hoa hướng dương nối tiếp chân trời. Gom một nửa cánh đồng hoa hướng dương đang mùa nở rộ và một nửa bầu trời xanh ngắt vào một khung ảnh, bạn sẽ nhìn thấy màu cờ của Ukraine. Tôi nhìn thấy màu cờ này lần đầu tiên trong một cuốn phim du lịch bằng ẩm thực của Anthony Bourdain. Ông Bourdain đứng giữa quảng trường Kyiv trong ngày lễ có diễn hành trọng đại. Bong bóng màu vàng và màu xanh được thả lên trời, trong khi dưới đất quân đội diễn hành mặc đồng phục trắng tinh.

3/ 
Tôi cũng nhìn thấy cánh đồng hoa hướng dương tít tắp chân trời trong phim Everything is Illuminated. Từ cái hộp nhựa đựng DVD, đến tấm ảnh của Elijah Wood diễn viên chính, đều lồng với hình ảnh cánh đồng hướng dương bất tận. Phim nói về một thanh niên Mỹ gốc Ukraine tên Jonathan Safran Foer, đi tìm dòng họ của mình dựa vào tấm ảnh của ông nội chụp với một cô gái trẻ tên Augustine ở Trachimbrod.

Khi Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái ở Ukraine, thị trấn Trachimbrod cũng bị xóa tên trên bản đồ. Hầu như không ai còn biết hay nhớ đến thị trấn này, ngoại trừ những người lớn tuổi như ông tài xế lái xe du lịch; người này cũng là ông nội của thông dịch viên Alex được Jonathan thuê để giúp anh trong chuyến đi. Ông nội của Alex đưa Jonathan đến một ngôi nhà nhỏ, trơ trọi giữa cánh đồng vàng bát ngát hướng dương. Căn nhà này chứa đầy tro tàn lịch sử của Trachimbrod. Chủ ngôi nhà là chị của Augustine, người may mắn thoát chết dưới họng súng lính Đức.

Hoa hướng dương có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Từ năm 3000 trước Công nguyên, hướng dương được người bản địa (Indians) trồng để làm thức ăn và thuốc. Thậm chí nó còn được dùng làm sơn để tô vẽ lên thân người. Trong những buổi lễ tôn giáo ở Peru xưa, người ta dâng lễ vật bằng hoa hướng dương. Những cái áo che ngực cũng được đúc thành khuôn hình hoa hướng dương bằng vàng. Người bản địa khi bị tuyệt chủng, những món ăn và phương thuốc bào chế từ hoa hướng dương cũng bị thất truyền. Đến cuối thế kỷ 19, di dân Nga mang hoa này trở lại Mỹ bằng dầu lấy từ hạt hướng dương.

4/ 
Hoa mang tên hướng dương, một phần vì tròn như Mặt trời và cánh hoa như những tia sáng phát ra. Khi hoa còn bé, chúng cần hơi ấm để phát triển, vì vậy hoa luôn hướng về phía Mặt trời. Khi trưởng thành, hoa quay về phía Đông, nơi Mặt trời lên, để nhận nguồn hơi ấm và ánh sáng. Ở Anh quốc, hướng dương tượng trưng sự nương tựa lẫn nhau giữa quốc vương và thần dân. Trong Công giáo, hướng dương tượng trưng cho lòng tin của giáo dân hướng về Giáo hội. Vào thế kỷ 17, chẳng mấy họa sĩ danh tiếng đưa hướng dương vào tranh vẽ. Vincent van Gogh là người biến hoa hướng dương trở nên chói ngời bằng những bức tranh bất tử của ông.

Người Ukraine yêu hoa và trồng hoa khắp nơi, trong vườn ngoài ngõ. Trong truyện cổ dân ca, người ta thờ hướng dương vì hoa này tượng trưng cho hơi ấm và ánh sáng Mặt trời. Ukraine trở thành quốc gia xuất khẩu hạt và dầu hướng dương nhiều nhất thế giới không phải nhờ những câu chuyện thần thoại dân gian của người theo đạo Pagan (Paganism) mà phần lớn nhờ Chính thống giáo. Vào mùa lễ Lent, giáo dân không được phép dùng bơ hay mỡ động vật để nấu ăn. Dầu hướng dương lúc ấy còn mới mẻ nên chưa bị ngăn cấm. Từ đó dầu hướng dương trở nên thịnh hành.

Vào thập niên 1800, hướng dương được trồng trên những cánh đồng rộng lớn khắp nơi Ukraine và một phần phía Tây của Nga. Hoa hướng dương sau đó trở thành quốc hoa của Ukraine. Bà cụ Ukraine khi đưa nắm hạt hướng dương cho anh lính Nga nói rằng để hoa mọc trên nấm mồ khi anh ngã xuống không chỉ vì bà có sẵn trong túi, mà bởi vì hướng dương là quốc hoa của Ukraine.

5/ 
Báo Washington Post đưa tin, năm 1996, Ukraine tự nguyện bãi bỏ kho vũ khí nguyên tử lớn hàng thứ ba thế giới. Kho vũ khí này Ukraine thừa hưởng từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Mùa Hè năm 1996, quan chức Ukraine trồng hoa hướng dương ở căn cứ quân sự Pervomaysk để đánh dấu ngày từ bỏ loại vũ khí nguy hiểm này. Hoa hướng dương, với người Ukraine, do vậy còn là biểu tượng của hòa bình.

Ukraine khởi nguồn từ sắc dân Cossack, du mục và thiện chiến, không phải là một dân tộc dễ bị khuất phục trước sức mạnh của quân xâm lăng. Nhiều năm Ukraine bị chia tam xẻ tứ, dưới ách cai trị của Ba Lan, Đức, và Liên Xô. Nhưng họ vẫn trỗi dậy. Cuối thập niên 1920 và đầu những năm 1930, Ukraine nằm trong chính sách kỹ nghệ hóa của Liên bang Sô Viết. Theo chính sách tập trung nông nghiệp của Stalin, nếu nông dân không nộp đủ lượng nông sản tính theo đầu người, họ sẽ không được cấp gạo và nhu yếu phẩm.

Thêm vào đó, họ bị ngăn không được phép rời chỗ ở và không được cấp thuốc men khi đau yếu. Chính sách này gây nên trận đói kinh hoàng gọi là Holodomor vào khoảng 1932-1933. Số người Ukraine chết đói lên đến hàng triệu. Từ năm 1945, Ukraine là thành viên Liên Xô. Ngày 26 tháng Tư 1986, nhà máy sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử ở Chernobyl bị nổ. Những người không rành thời sự (như tôi) nghĩ rằng Chernobyl là của Nga.

Thật ra, Chernobyl nằm trong lãnh thổ Ukraine. Ngày 21 Tháng Giêng 1990, ba trăm ngàn dân Ukraine nắm tay nhau làm thành chuỗi người, nối liền từ Kyiv đến Lviv, để đòi quyền độc lập. Ngày 16 Tháng Bảy 1990, Bản Tuyên ngôn chính quyền Ukraine được công bố và từ đó bắt đầu có xung đột với Liên Xô. Tháng Tám 1991, sau cuộc đảo chính hụt Mikhail Gorbachev, Ukraine tuyên bố độc lập. Ngày 24 Tháng Tám 1991, Quốc Hội Ukraine đưa ra Bộ Luật Quốc gia Độc lập.

6/
Trong một dịp thắp nhang tưởng niệm chiến sĩ trận vong ở một ngôi đền, nhà thơ Nhật Basho đã làm một bài haiku, nhìn cỏ xanh mùa Hè mà nghĩ đến những samurai đã ra người thiên cổ. Và tại Ukraine, bà cụ nhìn thấy máu xương sắp đổ trên quê hương đã nghĩ đến hoa hướng dương. Dù lời nói của bà ra chiều chửi mắng nhưng nó vẫn mang một hình ảnh đẹp. Một cái đẹp rất xung đột và đầy mâu thuẫn trong sự khắc nghiệt của chiến tranh. Tôi nhìn thấy cái đẹp này trong bài hát Bella Ciao, với những câu như thế này:

Và nếu tôi có chết làm một kháng chiến quân
Bella ciao, bella ciao, giã từ người xinh đẹp
Hãy chôn tôi trên ngọn núi kia
Dưới bóng của một đóa hoa

Để cho tất cả mọi người, những người đi ngang qua
Bella ciao, bella ciao, giã từ người xinh đẹp
Tất cả mọi người, những người đi ngang qua
Có thể nói rằng: Đóa hoa đẹp làm sao

Đây là đóa hoa / của một kháng chiến quân
Bella ciao, bella ciao, giã từ người xinh đẹp
Đây là đóa hoa / của một kháng chiến quân
Kẻ đã chết vì tự do [3]

Vâng. Những câu hát này không để ca tụng anh lính Nga trong cuộc đối thoại với bà cụ Ukraine. Nhưng từ cuộc xâm lăng của Putin, sẽ có những người Ukraine kháng chiến và những câu hát này dành cho họ. Người Nhật tin rằng linh hồn từ những ngôi mộ hoang sẽ mọc lên những đóa hoa khi họ siêu thoát. Dẫu sao, nơi thân xác của người ngã xuống khi chiến đấu cho quê hương dân tộc, hay của người phải bỏ xác nơi xứ người theo mệnh lệnh kẻ độc tài, đóa hoa nở trên nấm mộ sẽ là dấu hiệu của sự chấm dứt chiến tranh, hay niềm hy vọng hòa bình tái lập cho những người còn sống. Hoa hướng dương, với người Ukraine, là nguyện vọng hòa bình.
_________


Người Việt còn gọi hoa hướng dương là hoa quỳ. Nhà thơ Từ Thế Mộng có một bài thơ như sau:

Đơn giản vậy mà sao lòng anh lạ
Nghiêng theo em như thể đóa hoa quỳ
Ôi màu vàng đâu thể dễ phải đi
Màu vàng không phai
Mặt trời vẫn ướt
Nên phương em lẽo đẽo một phương quỳ [4]

Chữ quỳ làm tôi nghĩ đến chữ quì với ý nghĩa của qui hàng. Tuy vậy, chữ quỳ ở đây có nghĩa là hướng về. Tâm hồn nhà thơ hướng về người thiếu nữ đẹp, như đóa hoa hướng về mặt trời. Hoa thường được ví với người con gái mềm yếu mỏng manh, nhưng hoa quỳ thì không như thế. Nó giống như một phụ nữ vững chãi cứng cáp sẵn sàng bảo vệ người thân yêu. Hoa có thể mọc cao bốn mét. Người đứng đối diện với hoa sẽ thấy hoa to như cái mặt khổng lồ, nhìn xuống loài người. Bà cụ Ukraine, nếu là một loài hoa, bà sẽ là một đóa quỳ. Một đóa hoa quỳ bất khuất.

New Jersey

Ngày 8 Tháng Ba 2022
__________


[1] Nguồn: xem

[2] Nguyễn Bính.

[3] Bella Ciao. Italian traditional; Arranged by Marc Ribot & Tom Waits; Translated by Marc Ribot. Nguyễn Thị Hải Hà dịch từ bản tiếng Anh.

[4] Từ Thế Mộng, thơ đời thường – Diễn Đàn Forum (diendan.org)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 18, 2022 4:12 am

Tỵ nạn VN từ Ukraine sang Ba Lan, Hungary để đi Đức, Na Uy và về VN?

Nguyễn Giang

8 tháng 3 2022 -- BBC

Người Việt từ Ukraine vào Đức tỵ nạn

Con số người tỵ nạn chạy khỏi các vùng chiến sự của Ukraine vào EU và các nước phụ cận đã nhanh chóng vượt 1,5 triệu, theo Cao Ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) cuối tuần qua.

Người tị nạn đổ đến Đức

Dòng người tị nạn từ Ukraine qua các ngả kéo đến Đức, đặc biệt Berlin tăng nhanh đến chóng mặt. Con số người đã tới Đức được Bộ Nội vụ Đức ước đoán trên 60.000, theo nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin cho BBC News Tiếng Việt biết hôm 07/03/2022.

"Riêng hai ngày Thứ Bảy 6/3 và Chủ Nhật 7/3 vừa qua đã có thêm chừng 22.000 người tới Berlin. Nhiều người Việt Nam trong số đó bị kiệt sức sau một chặng đường dài. Có gia đình kể với chúng tôi rằng họ mất 4 ngày đi bằng xe hơi từ Kharkiw mới đến được biên giới Ba Lan với bao nguy hiểm dọc đường: hết xăng, xe hỏng, rét, đói, không có nước nóng...Đặc biệt đối với các cháu nhỏ. Nhiều người chỉ muốn tới nơi yêu thích là Đức."

Đường cao tốc từ Ba Lan sang Đức, tới Berlin cũng cũng bị tắc rất nhiều nơi.

Sau nhiều chục năm từ thời đón thuyền nhân tị nạn người Việt Nam, nay ở Đức tinh thần giúp đỡ đùm bọc người lánh nạn vẫn tốt nguyên vẹn, theo ông Lê Mạnh Hùng.

Berlin đang phải yêu cầu các tiểu bang khác chia sẻ gánh nặng. Xe bus đỗ ngay ga chính của thủ đô chở người tị nạn rải đi các nơi. Tất cả các tuyến tàu hỏa nhận chở người không cần vé đi khắp các tuyến đường. Các nhân viên bán vé thậm chí không cần nhìn hộ chiếu người tị nạn.

Các bang, thành phố lớn như Berlin, Hamburg, München đã báo động vì quá tải.

Nhà ga chính Berlin và trung tâm tiếp đón tị nạn đầy các tình nguyện viên đang nỗ lực giúp đỡ. Rất nhiều gia đình Việt Nam, các hội nhóm nhanh chóng hình thành, nhận người tị nạn về nhà giúp đỡ.

EU đã khẩn trương thống nhất đưa các qui định tiếp đón người tị nạn. Từng quốc gia sẽ phải thực tiễn hóa những qui định này cho phù hợp với quốc gia mình.

Những điều người Berlin muốn nhắn nhủ người Việt Nam từ Ukraine sang:

Tới Đức cần đi thẳng đến các trung tâm tiếp nhận người tị nạn "Ankunftszentrum"Có quốc tịch Ukraine hoặc giấy tờ chứng minh sống hợp pháp ở Ukraine thì hãy làm đơn xin qui chế "tị nạn chiến tranh"/"Kriegsflüchtlinge", không xin "tị nạn chính trị".Không có giấy tờ chứng minh được xuất xứ của mình thì không được nhận qui chế tị nạn chiến tranh, hãy nhờ các cá nhân, tổ chức thiện nguyện ở Đức giúp đỡ, cố vấn tại chỗ xem nên làm gì tiếp theo là tốt nhất.

Còn tại Ba Lan: Đại Sứ quán VN và chùa Việt giúp người tỵ nạn từ Ukraine

Một đại diện của Ban Hỗ Trợ Người Việt Nam từ Ukraine lánh nạn tại Ba Lan cho BBC biết hôm 06/03:

Tính đến ngày 6/03 đã có 500 người VN từ Ukraine tá túc ở chùa Nhân Hòa, gần thủ đô Warsaw

"Tính đến hôm nay có khoảng 500 người vào chùa Nhân Hòa, gần Warsaw. Chùa đang thuê thêm container và đã thuê toilet, nhà tắm ngoài chùa để phục vụ bà con. Người Việt ở Ukraine sang không chỉ đến chùa Nhân Hòa mà còn ở một số nơi khác như: chùa Thiên Phúc, các khu nhà ở WK, một số khu nhà ở Raszyn, nhà dân và khách sạn, nhiều nhất là ở khách sạn Sangater.

Chùa chỉ là nơi tá túc vài ngày rồi bà con chuyển đi nơi khác. Nhiều người muốn đi tiếp sang Đức, theo ông Võ Văn Long từ Ban Hỗ trợ.

Phương Tây tuyên chiến kinh tế 'đánh Nga', giá dầu lên 113 USD/thùng

Hôm 03/02, theo tin từ Ban Hỗ trợ, ĐSQ Việt Nam tại Ba Lan đã thuê hai xe ca đến biên giới ( mỗi xe đến một cửa khẩu khác nhau) tối hôm trước để đón khoảng 100 người Việt tị nạn từ Ukraina về Warszawa.

"Đại sứ Nguyễn Hùng và một số cán bộ ĐSQ đã lên biên giới đón bà con. Sáng hôm sau, ĐS Hùng cùng thầy trị sự Thích Trung Đạt và các Phật tử chùa Nhân Hòa đã có buổi gặp gỡ bà con tỵ nạn đang tạm trú tại đây", theo lời của ông Võ Văn Long.

Từ Hungary nhiều người cũng chọn đi tiếp sang phía Tây

Theo nhà báo Nguyễn Hoàng Linh cho BBC biết hôm 07/03 thì Hungary may chóng mở cửa đón nhận người tỵ nạn Ukraine.

"Chiến sự nổ ra vào rạng sáng 24/2, thì ngay gần 10h tối cùng ngày chính quyền Hungary đã ra nghị định đặc biệt có hiệu lực tức thời, cho phép nhập cảnh và xin tỵ nạn chiến tranh đối với người có quốc tịch Ukraine và người ngoại quốc cư trú hợp pháp tại Ukraine.

Điểm đặc biệt của Hungary là nước này có đông đảo kiều dân Hungary sống ở vùng Tây Ukraine, xưa từng thuộc Vương quốc Hungary. Do đó, người tỵ nạn gốc Hung chiếm tỷ lệ lớn trong số 180 ngàn người từ Ukraine đã sang Hung lánh nạn, tính đến thời điểm này."

"Về người Việt từ Ukraine qua lánh nạn, họ thường đi theo các gia đình hoặc nhóm bạn, chủ yếu từ Kyiv, nhưng cũng có từ các vùng khác như Odessa, hay Kharkiv... là nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt nhất, có cháu nhỏ mới 1 tuổi, hoặc phụ nữ có thai chuẩn bị sinh nở."

Người tỵ nạn Việt nhỏ tuổi trong thế kỷ 21: cháu bé một tháng tuổi từ Ukraine tới Hungary

Nụ cười sau chuyến đi vất vả sang tới Hungary

"Trong số đó, một tỷ lệ đáng kể có họ hàng, bạn bè thân thích tại Hungary, thì họ không nhập trại, mà về tá túc ở nơi quen biết. Điều này cũng đúng với người Việt lánh nạn chiến tranh qua ngả Hung: không ai ở các trại của Hung, mà đều được bà con Việt tiếp đón", ông Nguyễn Hoàng Linh nói.

Vẫn theo ông, con số người Việt sang Hungary chưa nhiều nhưng sẽ tăng:

"Tính đến nay, có khoản 500 người Việt đã sơ tán khỏi Ukraine qua ngả Hung, và con số này sẽ còn tăng nhiều trong những ngày tới, theo thông tin của các nhóm đang đi trên đường. Đa số ở lại 1-2 đêm, coi Hungary là nơi trung chuyển, để đi tiếp qua Đức và Tây Âu.

"ĐSQ Việt Nam phối hợp cùng các hội, đoàn và cá nhân Việt ở Hung đã thành lập Ban cứu trợ người Việt lánh nạn từ rất sớm, và hoạt động rất nhiệt tình, hiệu quả qua các group trên FB, Viber. Bản thân các nhân viên ĐSQ và Đại sứ cũng tham gia chương trình này.

"Đích thân Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo và các nhân viên Sứ quán cũng xuống vùng biên giới, cửa khẩu..., vừa chuyển hàng cứu trợ của cộng đồng Việt cho người tỵ nạn nói chung, vừa cùng các "đầu mối" của cộng đồng ở khu vực biên giới hỗ trợ bà con từ Ukraine qua", theo ông Nguyễn Hoàng Linh.

"Hoạt động của Ban được rất nhiều bà con trong cộng đồng tự nguyện tham gia, từ sáng sớm tới đêm khuya, bao gồm thu xếp chỗ ở, đảm bảo việc đưa đón, tiếp tế thực phẩm, đồ ăn cho người "tản cư".

"Ban cứu trợ có một danh sách các nhà, căn hộ được bà con cho mượn, và luôn cập nhật xem có bao nhiêu chỗ để thu xếp cho các đồng hương. Những ai muốn đi tiếp được đội ngũ tình nguyện viên chỉ dẫn và giúp đỡ mua vé ngay tại các ga trung tâm của Budapest.

Đặc biệt, công tác hỗ trợ công dân - trước nay chỉ được nghe trên đài, báo chứ ít ai hình dung ra và được chứng kiến - lần này được Đại Sứ quán thực hiện rất tốt, từ việc giúp đỡ bà con các thủ tục giấy tờ, lãnh sự khi nhập cảnh, quá cảnh... đến phối hợp với nhà chức trách Hungary, nhà báo từ Budapest cho BBC biết...

Ở lại, đi tiếp hay về Việt Nam?

Theo một Việt kiều tại Ba Lan nói với BBC thì có hai lý do để người tỵ nạn muốn đi tiếp sang Đức, Pháp, thậm chí Na Uy.

Một là vì con số người kéo đến các điểm tạm cư ngày một đông, sinh hoạt chật chội, khó khăn.

Hai là những ai có thân nhân, người quen tại các nước "EU cũ, như Đức" thì thường muốn đoàn tụ, chứ không ở lại Ba Lan.

Một chuyến xe do công ty EastHappyOst chở đoàn đầu tiên rời Warsaw sang Đức hôm 07/03.

Hôm 07/03, nhà hoạt động Phan Châu Thành, người rất tích cực tổ chức đón các nhóm đồng bào Việt từ Ukraine sang Ba Lan, trong các chuyến tới biên giới cứu trợ (không liên quan đến ĐSQ VN), đăng hình một chuyến xe do công ty EastHappyOst chở đoàn đầu tiên rời Warsaw sang Đức.

Có vẻ như người tỵ nạn cũng chia làm các giai tầng xã hội, có học thức, thu nhập rất khác nhau.

Tuy thế, các trang Facebook của cộng đồng VN tại Warsaw đã có thông báo tạm tuyển nhân công làm nail, nấu bếp, làm nghề may mặc nếu bà con Việt nào từ Ukraine sang muốn đi làm.

Có các tin nhắn của cộng đồng tại đây đề nghị người tạm cư chia sẻ việc nhà.

Đã có gia chủ phàn nàn về vụ đánh lộn của người trọ trong nhà của bà, làm "tan hoang căn bếp".

Còn tại Hungary, theo ông Nguyễn Hoàng Linh, nguyện vọng của nhiều người đã "an cư" và ổn định ở Ukraine là mau chóng được trở về nơi họ đã sinh sống bấy nay. Nhưng với nhiều bà con chỉ có giấy cư trú tạm thời, hoặc thậm chí không có giấy tờ tại Ukraine, thì đây là dịp "trời cho" để họ tìm đến "vùng đất mới".

Tuy nhiên, việc vào Đức, hoặc sang Anh Quốc có vẻ ngày một khó.

Ông Nguyễn Hoàng Linh nhận xét:

"Theo cập nhập mới nhất về thông tin, thì sau những chuyến đầu qua Đức "trót lọt", nước Đức đã hạn chế nhập cảnh, chỉ cho người có quốc tịch Ukraine, còn người Việt cần xin visa tại Hungary. Nếu vậy, trong thời gian tới, số người Việt ở lại Hung sẽ rất đông."

Vé tàu cao tốc ở Đức thuộc loại đặc biệt, có dòng chữ tiếng Anh 'help Ukraine'

Tình huống bị coi là "xấu nhất này" đang được các hội, đoàn và đội ngũ tình nguyện viên Việt ở Hungary bàn bạc, tìm cách khắc phục, và chuẩn bị cho những ngày tới được xem là rất vất vả và căng thẳng... Tới khi đó, có thể biết được hơn về số người muốn hồi hương.

Các chuyến bay của Nhà nước VN tổ chức từ Warsaw của Ba Lan, từ Bucharest (Romania) đã đưa một số người Việt về Việt Nam.

Nhưng con số này chiếm bao nhiêu phần trăm người đã sang Ba Lan, Romania, Hungary, Slovakia thì thật khó biết.

Một nguồn tin từ Warsaw nói con số đó "thực ra không nhiều", tuy có thể tăng nếu "bà con không đi tiếp được và cũng không biết làm gì ở nước vừa tới".

Trang VnExpress cập nhật số liệu từ Bộ ngoại giao Việt Nam cho biết, tính đến 18h00 (giờ VN) ngày 07/03, đã có 2.200 người Việt ở Ukraine di tản sang Ba Lan được cơ quan đại diện VN ở đây đón.

Trong khi đó, số người Việt di tản sang các nước khác, gồm: Romania 830 người, Hungary 310 người, Slovakia hơn người và Nga khoảng 20 người, vẫn theo tờ báo.

Các con số này chưa thấm vào đâu so với lượng người Ukraine vào EU, mà chỉ tới Ba Lan đã lên 1,1 triệu trong những ngày qua.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Mar 18, 2022 1:58 pm

Trở về Ukraine chiến đấu.

Cho đến thứ 2 vừa qua Ba Lan đếm được khoảng 186.000 người đi qua biên giới Ba Lan về hướng Ukraine, 83% ~ người đó là người Ukraine. Họ trở về để chiến đấu, cứu thương v.vv..

Cuối tuần này có thời gian hơn tôi sẽ lược, tóm tắt ~ tin, bình luận, đánh giá cuộc chiến, đánh giá 2 phía Nga- Ukraine mà tôi cho là đáng được đọc, biết tới trong cuộc chiến tranh này. ~ bài viết, bài báo tiếng việt đăng nhiều tin, ~ bình luận cũng đa dạng, chứa đựng nhiều thông tin vì phần đông ~ người viết bình luận tham khảo, lấy tin từ ~ bài báo v.v...

~ bình luận tôi sẽ đưa lên là của báo đức, có cái nhìn của ~ người đức, ký giả, bình luận gia chính trị, ~ chuyên gia trong quân đội, về chính trị học v.v..

https://www.n-tv.de/politik/Tausende-Ukrainer-kehren-in-ihre-Heimat-zurueck-article23195986.html?authId=1*ulwebd*_a*UG9ZSTlreW1OUEhQNTdza2N2X3Z2RUp2VUczNjU0dWRLLWFjN3JXdmEtSTZTNjVjdU5TR3FhRHVPdUVZZUtWQQ..

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 19, 2022 5:14 am


Nhiều người Việt ở Ukraine trắng tay vì chợ Barabasova bị thiêu rụi do hỏa tiễn của Nga

Tường Vy
18 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Ngôi chợ Barabasova – trung tâm thương mại lớn nhất của Kharkiv, có nhiều người Việt buôn bán nhất – trúng hỏa tiễn của Nga ngày 17 tháng Ba – Chụp màn hình video Min Mũm Mĩm

Ngôi chợ Barabasova – Trung tâm thương mại lớn nhất của Kharkiv đã bị bùng cháy dữ dội trong chiều 17 Tháng Ba, sau cuộc pháo kích dữ dội của quân đội Nga bằng hỏa tiễn Grad vào thành phố này.

Theo tin từ tờ Ukrayinska Pravda, ngọn lửa đã nhấn chìm khu chợ, gây ra cột khói đen lớn, lan tới cả khu dân cư. Theo tờ Kharkiv Today, tính đến sáng 18 TTháng Ba (giờ địa phương), ngọn lửa vẫn chưa tắt, dù khoảng 100 nhân viên cứu hỏa đã có mặt tại hiện trường.

Tờ báo còn cho biết diện tích khu vực bị cháy lên tới 7 ha, con số lớn nhất kể từ khi chiến sự bùng phát. Các kiosk bán hàng bốc cháy, trong khi hai khu dân cư cũng bị hư hại một phần.

Chợ Barabasova là một trong những địa điểm có nhiều người Việt làm ăn, sinh sống hàng đầu thành phố Kharkiv nói riêng và Ukraine nói chung.

Ngọn lửa bốc cao thiêu rụi mọi thứ, đốt luôn niềm hy vọng của nhiều người Việt khi muốn quay trở lại đây sau chiến tranh để làm lại từ đầu.

Nhiều người Việt dù đã về lại Việt Nam hay lánh nạn sang nước khác an toàn nhưng vẫn không khỏi xót xa bởi của cải, tài sản nhiều năm tích góp bị thiêu rụi hoàn toàn.

Trước khi quân Nga xâm lược Ukraine, lại đến thời điểm bà con nhập hàng nhiều nhất để chuẩn bị vào vụ bán. Chưa kịp bán hàng mới thì chiến tranh nổ ra.

Giữa cảnh đạn pháo ầm ầm, ông Hoàng Tuyển (ở TP Kharkiv, Ukraine) bỏ lại toàn bộ cơ ngơi, tài sản hơn 30 năm gây dựng di tản qua Ba Lan để đi chuyến bay hồi hương về Việt Nam. Hiện tại, ông đã về đến quê nhà Thanh Hóa an toàn nhưng nhìn thấy chợ Barabasova cháy rụi trên tivi ông vô cùng tiếc nuối. Ông có cửa hàng cho thuê và kinh doanh hàng giải khát ở chợ giờ cũng mất sạch khi chợ bùng cháy. Ông bồi hồi tiếc của:

“Toàn bộ dân Kharkiv đều buôn bán ở đó giờ mất hết, tôi cũng sống nhờ chợ. Cũng giống như mọi người, tôi mất hết nhà cửa, xe cộ, tiền đầu tư ngoài chợ, vốn dành cho kinh doanh đều mất hết. Trước khi đi di tản, hàng hóa của tôi ở chợ vẫn còn, dù không nhiều như người khác nhưng cũng là vốn liếng giờ cháy rụi”.

Nhiều người quen ông Tuyền buôn bán ở chợ giờ cũng ngơ ngác nhìn ngọn lửa trên mạng xã hội. Họ cũng vừa nhập số lượng lớn hàng hóa về để chuẩn bị bán vụ hè nhưng giờ chợ cháy, hàng cũng cháy theo, chẳng ai cứu được gì cả.

Gia đình bà Phạm Thị Thúy (51 tuổi, ở TP Kharkiv)chạy được tới Ba Lan, rồi sang Đức. Nằm trong trại tị nạn, hay tin khu chợ Barabasova bị cháy chỉ trong một đêm, bà Thúy bàng hoàng, khóc nấc giữa đêm.

“Nhìn cửa hàng cháy mà lòng đau như cắt, bao nhiêu công sức làm mà bây giờ trắng tay, không còn gì nữa rồi”, bà nói trong nghẹn ngào. Hai cửa hàng quần áo ở chợ Barabasova là công sức hai vợ chồng bà Thúy gây dựng hơn chục năm nay, cũng là nguồn sống duy nhất của vợ chồng bà và hai đứa con.

Bà kể từ ngày về chung một nhà ở Ukraine, vợ chồng bà làm quần quật, không dám nghỉ một ngày nào chỉ để mong có được một chỗ an cư lạc nghiệp nơi đất khách quê người. Đến năm 2013, gom góp được một số tiền, hai vợ chồng mua được một mảnh đất trong chợ Barabasova. Bà thuê thêm một mảnh kế bên để mở hai cửa hàng quần áo làm kế sinh nhai.

Từ khi quân Nga xâm lược, bom đạn dội vào Kharkiv, gia đình bà Thúy đã nấp suốt ở hầm trú ẩn, vừa lạnh vừa rét, bà Thúy không ít lần bị ốm. Thấy tình hình nguy hiểm, cả nhà quyết định lên đường đi về hướng Ba Lan vào ngày 5 Tháng Ba.

Quá hoảng sợ trước mưa bom của quân Nga, gia đình bà chỉ có đúng một bộ đồ trên người rồi dắt díu nhau chạy giặc, bỏ lại tài sản và toàn bộ hàng hóa ở chợ.

Nghĩ cho cùng, không bỏ cũng không được, mạng sống quý giá nhất. Bà Thúy chua xót nghĩ tới đống hàng hơn $40,000 giờ đã ra tro.

Đêm xuống, giữa trại tị nạn ở Đức, bà Thúy trằn trọc cả đêm không ngủ được, phần vì cái lạnh cắt da cắt thịt ngoài trời, phần vì hoang mang lo cho tương lai vô định.

Vợ chồng bà đã định trở về Việt Nam, nhưng nghĩ tới cảnh tay trắng khi về quê, không biết sẽ sống thế nào nên quyết định bám trụ. “Ban đầu lúc đi còn nghĩ sẽ có ngày quay lại Ukraine, nhưng giờ cháy hết rồi thì coi như không còn đường quay về nữa”. (Theo Thanh Niên. Nguồn video: Min Mũm Mĩm)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 19, 2022 10:41 am

Cháy chợ ở Kharkiv, tiểu thương VN tuyệt vọng 

https://youtu.be/fm5Kr8VzIsQ

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Mar 19, 2022 12:23 pm

Zelensky và nghệ thuật tuyệt đỉnh trong chiến tranh thông tin

Trong khi Nga vượt trội về sức mạnh quân sự, Ukraine đã xuất sắc chiến thắng cuộc chiến tranh thông tin…

Lương Thái Sỹ
17 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Tổng thống Volodymyr Zelensky trong buổi nói chuyện trực tuyến trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16 Tháng Ba 2022 (ảnh: J. Scott Applewhite/Pool via Xinhua)

Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến trước các nhà lập pháp Mỹ vào ngày 16 Tháng Ba, truyền hình phát sóng đoạn video ghi cảnh người chết trong một đợt nã pháo của Nga vào khu dân cư. Video này gây sốc đến mức một đài truyền hình cáp phải đưa ra lời xin lỗi vì “không cảnh báo người xem nội dung bạo lực”. Đoạn video – chiếu các xác chết bị đẩy xuống hố chôn tập thể và những đứa trẻ băng bó vết thương với đôi mắt thất thần nhìn từ giường bệnh – được sử dụng để chứng minh hậu quả tàn khốc của cuộc xâm lược.

Việc nhà lãnh đạo Ukraine xuất hiện trước Quốc hội Hoa Kỳ với diện mạo “mộc”, không cạo râu trong chiếc áo khoác quân đội là ví dụ mới nhất về cách ngôi sao truyền hình một thời đã giám sát cực kỳ tốt chiến dịch truyền thông của Ukraine, một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút sự ủng hộ toàn cầu cho cuộc chiến chống Putin. Bằng cách thể hiện sự tàn bạo và bối rối của quân đội Nga, khéo léo sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và thu hút cảm xúc của các nhà lãnh đạo nước ngoài để kêu gọi họ điều chỉnh chính sách, từ lưng chừng sang chọn phe rõ ràng, Zelensky đã chỉ huy cuộc chiến thông tin thành công chưa từng có. Kết quả là Ukraine nhận được nhiều khoản viện trợ vũ khí hơn của phương Tây và sự đồng tình ủng hộ các lệnh trừng phạt kinh tế chưa từng có nhắm vào Nga.

Đoạn video gây sốc trên trong buổi nói chuyện trực tuyến của Volodymyr Zelensky trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16 Tháng Ba 2022 (ảnh: J. Scott Applewhite-Pool/Getty Images)

Sean McFate, tác giả quyển The New Rules of War và là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định: “Chiến lược truyền thông của Ukraine nhấn mạnh sự thay đổi đang diễn ra trong các cuộc xung đột hiện đại, thay vì quá tập trung vào vũ khí chuyển sang tập trung vào các thông điệp bằng hình và truyền thông xã hội để thuyết phục dư luận. Nga có thể thắng về khí tài quân sự, nhưng Ukraine vẫn giữ ưu thế trong cuộc chiến thông tin.

Đây là chìa khóa để nhận được sự ủng hộ và thông cảm của Mỹ và phương Tây. Thực tế cho thấy Ukraine hiện là “bậc thầy” về nghệ thuật truyền thông và đã vượt xa Nga trong một lĩnh vực mà Moscow thường được xem là “lãnh đạo toàn cầu”. Không giống trước đây, khi Nga dùng chiến thuật bóp méo thông tin để gây ảnh hưởng đến các sự kiện toàn cầu, trong đó có cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các chuyên gia cho rằng nay Putin chỉ có thể tập trung tuyên truyền bên trong nội địa nước Nga để huy động sự ủng hộ trong nước, còn lèo lái dư luận bên ngoài đã thất bại hoàn toàn, trừ vài nước có bức màn sắt internet như Trung Quốc, Iran.

Sự hoan nghênh nhiệt liệt mà Zelensky nhận được từ các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ và quốc hội một số quốc gia khác đã chứng tỏ người đàn ông 44 tuổi, cựu diễn viên có bằng luật và có công ty giải trí riêng, đang trở thành nhà lãnh đạo thời chiến tầm cỡ được nhiều người phải khâm phục. Sau cuộc bầu cử năm 2019, Zelensky có vẻ đã tính toán đúng khi ông giao cho các cộng sự thuộc công ty sản xuất chương trình truyền hình của mình những nhiệm vụ quan trọng trong chính phủ. Các nhà hoạch định chính sách của các nước đồng minh từng cảnh báo đây “ý tưởng tồi”, nay đang chứng kiến cách dùng người của Zelensky đã được đền đáp.

Rất lâu trước khi Nga xâm lược, Zelensky đã vận dụng một chiến lược truyền thông bất thường: Không quan tâm đến những ngôn từ ngoại giao chuẩn mực, lịch lãm và bài bản khi ông thường xuyên gây khó chịu cho đồng minh phương Tây. Ví dụ, ông liên tục phản đối chính sách ngập ngừng của chính quyền Biden như không mạnh dạn trừng phạt đường ống Nord Stream 2 vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Đức.

Volodymyr Zelensky nói chuyện trực tuyến trước Quốc hội Đức ngày 17 Tháng Ba 2022 (ảnh: Hannibal Hanschke/Getty Images)

John Herbst, người từng là Đại sứ Mỹ tại Ukraine từ 2003-2006 và hiện đứng đầu Trung tâm Á-Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định: “Rõ ràng, trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, Zelensky vẫn có đủ can đảm để chỉ trích các lãnh đạo phương Tây, những người chỉ đưa cho ông nửa ổ bánh mì thay vì một ổ và nói: Thế là đủ!”. Giờ đây, chiến thuật thông tin của Zelensky đã được nâng lên tầm cao mới. Từ các video selfie phát biểu đơn giản vào đêm khuya tại văn phòng, ông đã chuyển sang mặc áo ấm đứng bên ngoài tòa nhà Phủ Tổng thống ở thủ đô Kyiv và tổ chức hội thảo truyền hình với nhiều lãnh đạo chính trị phương Tây.

Bắng cách này, Zelensky đã tạo ra một hiệu ứng toàn cầu mạnh mẽ đối với cuộc xâm lược. Tài khoản Twitter của ông đã có hơn 5.4 triệu người theo dõi. Tùy vào đối tượng nhắm đến mà ông phát đi lời kêu gọi cho phù hợp. Ví dụ, ông lặp lại những lời nói thời chiến của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill trong một bài phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Anh; nhắc đến các thành phố của Canada trong bài phát biểu trực tuyến trước các nhà lập pháp ở Ottawa; hay trích dẫn các cuộc tấn công ngày 11 Tháng Chín 2001 và bài phát biểu I Have a Dream của cố mục sư Martin Luther King Jr. trong bài phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Mỹ.

Kỹ năng giao tiếp độc đáo của Zelensky là ông biết điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sao cho tạo ra hiệu ứng tối đa. Những người nghe Zelensky phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh vào nửa đêm với các lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) vào tháng trước khẳng định chính ông đã truyền cảm hứng cho họ áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh hơn dự tính. “Khi Zelensky xúc động nói về các bà mẹ Ukraine đang nhìn con cái họ “hy sinh cho các giá trị châu Âu” một số lãnh đạo EU đã rơi nước mắt – một quan chức kể lại. Sau phát biểu của Zelensky, EU đã chấp thuận hợp tác với Mỹ để đóng băng dự trữ ngoại hối của Kremlin, một cú đánh mạnh vào nền kinh tế Nga.

Các video của Zelensy chủ yếu nâng cao tinh thần quân dân Ukraine trước cuộc tấn công của Nga và huy động sự ủng hộ của các đồng minh, cùng lúc, chúng cũng nhắm vào những người Nga bình thường với hy vọng họ đọc được trong những nền tảng chưa bị cấm như ứng dụng nhắn tin Telegram, để có thể có suy nghĩ khác về “chính nghĩa” của cuộc xâm lược. Nói bằng tiếng Nga với giọng hùng hồn lẫn giận dữ, ông bảo những người lính Nga rằng “nếu đầu hàng sẽ được đối xử tốt nhưng nếu tiếp tục chiến đấu, sẽ bị xét xử như tội phạm chiến tranh”.

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Zelensky cũng tuyệt vời. Phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, ông chuyển từ tiếng Ukraine sang tiếng Anh ở đoạn quan trọng nhất trong lời kêu gọi của mình. Kathleen Hall Jamieson, giáo sư trường Truyền thông Annenberg của Đại học Pennsylvania, gọi chiến lược truyền thông của Kyiv là “trực quan và đầy ấn tượng”, giúp nhiều người trên toàn thế giới biết chính xác hơn những gì đang diễn ra ở Ukraine. Phong trào ủng hộ Kyiv tràn ngập trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội bằng tiếng Anh với những biểu tượng mạnh.

Tổng thống Volodymyr Zelensky các thủ tướng CH Czech Petr Fiala, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki; Thủ tướng Slovenia Janez Jansa; Kyiv ngày 16 Tháng Ba 2022 (ảnh: Ukrainian Presidency/Handout/Anadolu Agency via Getty Images)

Đó là St. Javelin, hình ảnh một vị thánh nữ cầm tên lửa chống tăng. Rồi một con tem bưu chính có ảnh một người lính Ukraine giơ ngón tay giữa thách thức một chiến hạm Nga. Con tem này kỷ niệm vụ lực lượng biên phòng Ukraine trên Đảo Rắn ở Biển Đen đối đầu trực diện với những kẻ xâm lược. Truyền thông Nga đưa tin họ bị bắt làm tù nhân chứ không bị giết như thông tin ban đầu. Nhưng chỉ chừng đó cũng đủ gây xúc động.

Video các binh sĩ Nga xin tha thứ cho hành động xâm lược cũng gây hiệu ứng mạnh. Một quan chức cấp cao của NATO nhận định: “Chính phủ Ukraine thực sự xuất sắc trong cuộc chiến truyền thông và tâm lý chiến. Tôi hy vọng các nước phương Tây sẽ học hỏi từ họ”. Mỹ và phương Tây không thể chứng minh độc lập nhiều thông tin mà Kyiv đưa ra về tình hình chiến sự là đúng, kể cả số liệu thương vong của cả hai bên, nhưng nó vẫn đạt hiệu quả rất cao.

Trung tướng hưu Ben Hodges, cựu Tư lệnh lực lượng Mỹ ở châu Âu, bình luận: “Dù cách dẫn dắt của Ukraine về cuộc chiến vẫn chưa thể thuyết phục các nhà lãnh đạo NATO lập vùng cấm bay hoặc cung cấp máy bay chiến đấu cho họ thì nó vẫn hay hơn một triệu lần so với những câu chuyện cổ tích cũ kỹ mà bộ máy tuyên truyền của Putin đang sử dụng. Thành công của Kyiv trong tuyên truyền vượt xa hiệu suất chiến trường”.

Nhưng một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo: “Người Ukraine dạy cho chúng ta bài học về chiến tranh thông tin. Nhưng thành công của họ có thể khiến một số người nghĩ rằng mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp với quân đội Ukraine hơn thực tế. Hậu quả là sự giúp đỡ sẽ bị chậm lại. Cuối cùng, những gì đang xảy ra trên chiến trường mới là điều quan trọng nhất chứ không phải trên không gian ảo”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 12 of 55 Previous  1 ... 7 ... 11, 12, 13 ... 33 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum