Sách
Page 7 of 50 • Share
Page 7 of 50 • 1 ... 6, 7, 8 ... 28 ... 50
Re: Sách
M.Duras và "Người tình": Từ huyền thoại đến sự thật
Rfi
Căn nhà của bà Marguerite Duras tại Sa Đéc AFP /C. Boisvieux
Minh Anh
Hè 03 tháng Sáu năm 1929, trên chuyến phà băng qua một nhánh sông Mêkông để đi về Sài Gòn, một nữ sinh trung học người Pháp tình cờ làm quen với một chàng công tử người Việt gốc Hoa, sống tại Sa Đéc. Người sau đó đã trở thành tình nhân của cô.
Mối quan hệ tình cảm này đã ghi lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn thiếu nữ và sau này trở thành nguồn cảm hứng cho ba tác phẩm văn học, làm nên tên tuổi nữ sĩ Pháp Marguerite Duras. Trong đó, tác phẩm “L’amant” (Người tình) đã đoạt giải Goncourt năm 1984, giải thưởng văn học danh giá của Pháp. Tác phẩm được đạo diễn Jean-Jacques Annaud chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1990.
Trong loạt bài mùa hè có tiêu đề « Những nhà văn Viễn Đông » của nhật báo Le Monde số ra trung tuần tháng Tám này, Bruno Philips, tác giả bài viết « ‘Marguerite Duras ở Sa Đéc’ : Những mối quan hệ nguy hiểm » đã có dịp quay lại vùng đất Nam Bộ năm xưa, tìm kiếm những vết tích còn đọng lại như để hiểu rõ thực tại trong toàn bộ không gian hư ảo của Duras. Cái « thực tại » mà Duras suốt cả cuộc đời mình luôn tìm cách chối bỏ. Và cả nghiền ngẫm nữa.
« Tôi phải nói gì với bạn đây, khi ấy tôi mười lăm tuổi rưỡi. Đó là chuyến phà băng qua sông Mêkông », câu mở đầu nổi tiếng của tác phẩm. Chính trên chuyến phà đó, mọi chuyện đã bắt đầu.
Con phà năm xưa giờ không còn nữa. Thấp thoáng xa xa là hình bóng cây cầu hiện đại, được khánh thành vào năm 2000, bắc qua một nhánh sông Mêkông mà người dân bản xứ gọi là « Cửu Long » tức chín con rồng. Dấu ấn còn lại của con phà năm xưa giờ chỉ là chiếc cầu kè bê-tông vẫn còn nằm trơ ra phía sông. Tuy cảnh vật có thay đổi chút với thời gian, nhưng không gian của Duras như vẫn còn đọng lại đó : cũng dòng sông nặng trĩu phù sa, cuồn cuộn chảy xiết, lu mờ dưới làn mưa không ngớt.
Đông Dương: điểm xuất phát cho sự nghiệp của Marguerite Duras
Phông cảnh nền đó đã được Jean-Jacques Anneaud tái hiện một cách trung thành trong bộ phim cùng tên, chuyển thể từ tác phẩm « Người tình » của Marguerite Duras. Người xem tại Việt Nam chắc cũng không khỏi ngỡ ngàng trước ống kính tài tình của đạo diễn, đưa một góc sông nước Hậu Giang hiện đại ngày nay trở lại với không gian Đông Dương những thập niên 20 của thế kỷ trước: một miền đất đậm chất Nam Bộ mộc mạc, giản dị của một thời còn là thuộc địa.
Đây cũng chính là điểm xuất phát cho sự nghiệp văn chương của nữ sĩ Pháp Duras. Vùng đất Nam Bộ đó như là một phần xương thịt trong con người bà. Khi trả lời phỏng vấn nữ phóng viên người Ý, Leopoldina Pallota della Torre, Duras thổ lộ “Đôi khi tôi cũng nghĩ rằng sự nghiệp viết lách của tôi bắt đầu từ đó, giữa những cánh đồng, những khu rừng, và trong sự hiu quạnh. Có một đứa trẻ da trắng, gầy còm và lạc lõng mà người đó chính là tôi, giống người Việt hơn là Pháp, lúc nào cũng chân đất, không biết giờ giấc, không biết cách sống, thích ngắm chiều hoàng hôn trải dài trên sông, với khuôn mặt bị rám nắng”.
Trở lại với chuyến phà nối đôi bờ một nhánh sông Mêkông, nơi diễn ra buổi đầu gặp gỡ của đôi tình nhân. Có thể nói buổi gặp định mệnh đó chính là cột mốc quan trọng cho cả cuộc đời nữ sĩ. Nó ám ảnh, đeo đuổi dai dẳng trong tâm hồn Duras, đến nỗi mà trong vòng bốn thập niên liên tiếp bà có đến những ba phiên bản khác nhau cho cuộc phiêu lưu tình cảm đó: Un barrage contre le Pacifique (tạm dịch là Đập chắn Thái Bình Dương – 1950), L’Amant (Người tình – 1984, giải Goncourt cùng năm), cho đến L’Amant de la Chine du Nord (Người tình Hoa Bắc - 1991).
Nhân vật nam chính trên chuyến phà được bà tái hiện dưới ba nhân dạng khác nhau : Ông « Jo » da trắng trong tác phẩm đầu cho đến « công tử người Hoa », tình nhân không tên trong tác phẩm “Người tình”. Riêng đến tác phẩm thứ ba “Người tình Hoa Bắc”, nhân vật huyền thoại lại được phác họa dưới một góc cạnh rất là điện ảnh. Cũng chính là anh chàng đó, nhưng lại điển trai hơn và cao to hơn so với nhân vật chính trong L’Amant : một kẻ nghiện ngập, nhu nhược và biếng nhác. Và đây cũng chính là con người thật ở ngoài đời.
Theo nhà báo Laure Adler, người viết tiểu sử Marguerite Duras, nhân vật “công tử người Hoa” ngoài đời thật sự ra không mấy điển trai như nhân vật Léo trong tác phẩm thứ ba hay như trên phim. Anh ta thật sự rất giàu và rất lịch lãm, nhưng gương mặt xấu xí, bị hủy hoại vì căn bệnh đậu mùa. Thực tế này quả thật quá khác xa với những gì độc giả tưởng tượng, hay chí ít ra như những gì ta đã xem qua trong phim của Jean Jacques Annaud: một anh chàng cao to, gương mặt điển trai, lịch lãm với những cảnh ái ân nồng cháy, khát vọng nhục dục lồng trong một không gian lãng mạn đầy huyễn hoặc. Đây cũng chính là điểm bất đồng giữa nữ sĩ với đạo diễn. Annaud thì nghĩ đến việc khai thác câu chuyện tình giữa một cô gái Pháp mới lớn đầy khêu gợi với người tình gốc Hoa điển trai, trên một phông nền thuộc địa lãng mạn.
Marguerites Duras : “Người tình”, tiểu thuyết ba xu rẻ tiền !
Nhưng đối với Marguerite Duras, cả « Người tình » lẫn hai tác phẩm còn lại là những quyển tự truyện về chính cuộc đời bà, về tuổi thơ và tuổi trẻ của bà tại cựu thuộc địa Đông Dương, nơi bà được sinh ra và lớn lên, dù rằng cho đến lúc gần cuối đời bà cũng không bao giờ chịu nhìn nhận. Bà nhắc đi nhắc lại là « Người tình » chỉ là một câu chuyện giả tưởng. Cuộc phiêu lưu tình ái đó không bao giờ tồn tại. Sự phủ nhận của nữ sĩ mãnh liệt đến mức bà chối bỏ cả tuyệt tác của mình một năm sau khi xuất bản. Duras nói rằng: “ Người tình, chỉ là một quyển tiểu thuyết ba xu, rẻ tiền. Tôi viết nó trong một lúc say xỉn mà thôi”. Bởi vì Duras nghĩ rằng “chuyện đời bà chẳng có gì đáng để mà kể”.
Chính vì vậy, trong suốt tác phẩm « Người tình », các nhân vật chính là những kẻ vô danh, không tên gọi, được hiện ra dưới những cách gọi « cô gái » và « công tử người Hoa ». Trên chuyến phà ngày ấy, đưa « cô bé » đi về Sài Gòn, còn có « anh chàng người Hoa ». « Cô bé » đó không ai khác chính là nữ sĩ, khi ấy cũng vừa được 15 tuổi. Còn « chàng công tử người Hoa », ngoài đời tên thật là Huỳnh Thủy Lê, lúc ấy được 27 tuổi, là con trai của một điền chủ gốc Hoa sống tại Sa Đéc. Vào thời điểm đó, Marguerite Duras vừa đi thăm mẹ ở Sa Đéc về.
Ta không khỏi tự hỏi vì sao Marguerite Duras lại có những thái độ tiêu cực đối với đứa con đẻ tinh thần của mình đến như vậy. Bà đã mất tổng cộng bốn thập niên để mà thêu dệt nên ba tuyệt tác, trong đó tác phẩm « Người tình » đã đoạt giải Goncourt năm 1984, một giải thưởng văn học cao quý của Pháp, đưa tên tuổi của bà ra toàn thế giới. Tác phẩm « Người tình » đã được dịch ra 35 thứ tiếng và hơn 2,5 triệu bản đã được bán chạy.
Marguerite Duras: hiện thân của sự nổi loạn
Theo Bruno Philips, có lẽ chính vì tuổi thơ buồn tủi, đầy khó khăn, cô độc và thiếu vắng tình thương của gia đình đã dẫn nữ sĩ có những hành động « chối bỏ » kỳ quặc như thế. Sinh ngày 04/04/1914, tại Gia Định (tên cũ của Sài Gòn), Marguerite Donnadieu, tên thật của nữ sĩ, là đứa con gái duy nhất trong một gia đình có ba anh em. Thế nhưng, nữ sĩ lại sớm chịu cảnh mồ côi cha khi vừa được bốn tuổi. Mẹ bà một giáo viên tiểu học, trải qua nhiều nhiệm sở Hà Nội, Phnom Penh, Vĩnh Long rồi sau này là hiệu trưởng một trường nữ sinh tại Sa Đéc (giờ là trường Trưng Vương). Tuổi thơ của nữ sĩ hầu như trải qua tại Đông Dương, nhưng giữa sự hung bạo của người anh cả, sự lạnh lùng và những cơn điên loạn của bà mẹ bởi nỗi ám ảnh thiếu thốn tiền nong.
Chính vì vậy, Duras cũng có lần nhìn nhận rằng lúc ban đầu khi bà đến với “chàng công tử” triệu phú người Hoa đó cũng chỉ vì tiền. Trong tác phẩm “Người tình”, Duras có nói rằng bà không bao giờ kể cho mẹ bà biết mối quan hệ vụng trộm này. Nữ sĩ nhận thức được rằng, đấy sẽ là một điều sỉ nhục cho gia đình, cho mẹ bà. Nhưng với bản năng của người mẹ, nên có lẽ mẫu thân nữ sĩ cũng có những nghi ngờ.
Đôi lúc bà vừa đánh đập cô con gái vừa gào thét « con gái bà là một con điếm, bà sẽ vứt cô ra ngoài, bà ước gì thấy cô chết bờ chết bụi và không ai muốn thấy cô nữa, cô ấy đã bị ô uế thanh danh, thà làm con chó còn hơn ». Trên thực tế, chưa bao giờ Duras được hưởng chút tình thương yêu của mẹ. Mọi tình thương và kỳ vọng mẹ bà đều dành trọn cho người anh cả, một kẻ hư hỏng, thô bạo, bê tha cờ bạc rượu chè, nghiện ngập, suốt ngày chỉ biết hành hung hai đứa em của mình.
Marguerite Duras : viết sách là để giải bày những điều thầm kín
Cuộc đời của Marguerite hầu như tan vỡ, sống không chủ đích. Cuộc phiêu lưu tình ái đó cũng phản ảnh phần nào tâm trạng nổi loạn của bà như để bù đắp lại khoảng trống tình thương trong tâm hồn. Tuy nhiên, cho dù cuộc tình đó nó có thật hay không, điều đó đối với nữ sĩ cũng không có chút tầm quan trọng nào. Nó chỉ là một công cụ để Duras có dịp khuất lấp sự thiếu thốn về tinh thần và vật chất.
Ngay từ đầu tiểu thuyết « Người tình », Duras đã viết rằng : « Sử dụng chuyện viết lách không chỉ nhằm tái hiện sự việc dưới dạng huyền thoại mà còn là cách để tiếp cận với nhiều điều khác nữa, vẫn còn ẩn náu trong sâu thẳm tâm hồn mù quáng […] ». Đúng như là lời giải thích của nhà văn Laure Adler, người viết tiểu sử về Marguerite Duras, tham vọng của tác phẩm thể hiện « ao ước được giải bày hơn là để mà tự kể về mình ».
Về phần nhân vật « người tình », các nhân chứng hiếm hoi mà Bruno Philips, phóng viên báo Le Monde may mắn gặp được tại Sa Đéc cho biết sau khi chia tay với người bạn tình Pháp, Huỳnh Thủy Lê phải nghe lời cha lấy một cô gái rất xinh đẹp, con của một điền chủ giàu có khác tại Tiền Giang, nhằm cứu rỗi kinh tế gia đình do làm ăn thất bại. “Người tình gốc Hoa” của bà sau khi đám cưới còn sống chung lén lút với người em vợ.
Sau thống nhất, Huỳnh Thủy Lê đã cùng gia đình di tản sang Mỹ. Vốn là người rất trọng truyền thống, trước khi mất ông có tâm nguyện muốn được chôn cất tại quê nhà Sa Đéc. Một người cháu của Huỳnh Thủy Lê buồn tủi cho tác giả Bruno Philips biết, các hậu thế trực tiếp của Huỳnh Thủy Lê hiện đều có cuộc sống giàu sang đây đó tại Mỹ hay Pháp, nhưng để ông mồ côi mả quạnh tại Sa Đéc, do vài đứa cháu nghèo khổ còn sót lại trông coi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
BÔNG TRÀM
Đọc “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh và đôi điều suy nghĩ -
Thành Nam
Hẵn trong chúng ta, những người học hết bậc trung học, ai cũng có đọc qua tác phẩm “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh. Đại khái nội dung truyện:
Loan, con của ông bà Hai ở phố Mới và Thân con ông bà phán Lợi ở ấp Thái Hà (Hà Nội). Gia đình nghèo nhưng ông bà Hai cố gắng nuôi Loan ăn học đến hết bậc cao đẳng, còn Thân tuy con nhà giàu có quyền thế nhưng học vấn kém. Hai bên đã giao ước cho đôi trai gái lớn lên kết duyên chồng vợ. Ông bà Hai có mượn tiền gia đình ông bà phán Lợi nên quyết tâm gả Loan cho Thân để một phần giảm căng thẳng về mặt nợ nần. Loan không thuận lấy Thân trái lại âm thầm thương Dũng một bạn trai học thức, nghèo, dường như có đầu óc hướng theo đường lối cách mạng(?). “Áo mặc sao qua khỏi đầu?”, dù cự tuyệt, sau rồi Loan cam chịu về làm vợ Thân. Va chạm giữa hai luồng tư tưởng cũ/ mới: bên nhà Thân thì bảo thủ phong kiến; cá nhân Loan theo trường phái tân học tiến bộ nên không khí gia đình luôn bất hòa rạn nứt, mâu thuẫn xảy ra thường xuyên… Gay gắt nhất kể từ khi đứa con trai của Loan sinh ra không lâu bị bệnh chết do gia đình chồng không cho mang thằng bé vào bệnh viện chữa trị mà dùng bùa chú của các thầy lang. Lúc sinh con do cơ thể không còn cho phép Loan bị “triệt sản”, để có cháu nối tông môn, gia đình chồng bắt Loan đứng ra cưới Tuất một cô gái trẻ gần nhà làm vợ lẽ cho Thân. Tuất sinh được đứa con trai, lại tỏ ra “kẻ trên”, gia đình chồng ngày càng khinh miệt Loan xem nàng như một loại nô dịch không công, một “chiếc máy đẻ” vô cảm “trục trặc” không còn tác dụng... Quá ư cay nghiệt, mang trong lòng nỗi ức ách, Loan không thiết chiều lụy cái đại gia đình chồng hà khắc bất công, nhiều phen nàng muốn bức phá bỏ nhà chồng ra đi. Nhưng phận “chim lồng cá chậu” không dễ, dùng dằng mãi... Rồi một đêm, ngẫu nhiên định mệnh đến với nàng, kết thúc cuộc tình éo le đeo mang không duyên nợ bằng một vụ án mạng để Loan có cơ hội đoạn tuyệt với gia đình chồng…
* * *
Đọan Tuyệt là cuốn tiểu thuyết luận đề chủ đích chính của tác giả là muốn nêu lên tư tưởng giải phóng phụ nữ, xóa bỏ tư tưởng bất công về về giới tính đã ăn sâu gốc rễ trong xa hội ta hằng nghìn năm ảnh hưởng bởi triết lý Khổng Mạnh. (Có thể ảnh hưởng từ ngàn năm giai đoạn “phụ hệ” trong gia đình nhất thiết phải cói con trai làm trụ cột khác với thời kỳ “mẫu hệ”?).
Đứng về khía cạnh đạo đức, luật pháp… nhiều vấn đề đặt ra từ khi cuốn sách xuất bản đến nay hơn 70 năm, nhiều bình luận khen chê phê phán. Ý nghĩa quan trọng mà ta thấy cần ghi nhận là tác giả nêu bậc được hiện tượng xấu cần phải “tiểu trừ” như một loại giặc là quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Tư tưởng ấy đã trở thành loại phong kiến rắc rối đã hằng nghìn năm và hiện nay còn vương vấn như một linh hồn chưa tan biến hẵn vào mây khói thiên thu…
Loan đơn thân độc mã đấu tranh xóa bỏ quan điểm xem con trai là trọng con gái như không.
Những đoạn văn tác giả nêu lên bản chất thời phong kiến xem thường nữ quyền cần đấu tranh phá bỏ trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh:
Loan nói:
- Nếu đứa con em đẻ ra là con gái thì em cũng sẽ cho nó đi học, nhưng em sẽ hết sức làm thế nào cho nó khỏi gặp cảnh ngộ như em. - (chương 10)
Thân bước vào buồng nhìn quanh quẩn rồi hỏi Loan:
- Con trai hay con gái thế mợ?
Loan quay lại chồng đứng lặng ở đầu giường ngong ngóng đợi câu trả lời. Nàng nhếch miệng mỉm cười đáp:
- Con gái.
Thân vẻ mặt lạnh lùng ngồi xuống ghế…(Chương 12)
Thấy hai thiếu nữ suýt bị xe cán phải, quay lại nhìn, rồi vô cớ cất tiếng cười khúc khích với nhau…(Chương 18)
Từ ngày cuốn tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh ra đời đến nay biết bao nhiêu sự đổi thay về mặt tư tưởng trong quan điểm “trọng nam khinh nữ”. Tâm huyết của của Nhất Linh là phải thay đổi quan điểm xem nhẹ nữ quyền. Và quan điểm ấy đã nở rộ trong xã hội, len lỏi tận vào các sân khấu kịch nghệ, cải lương… vạch trần số phận hẩm hiu, thực trạng đau buồn của phụ nữ bị xã hội bạc đãi, họ sinh ra đời là một sự không may mắn, “đầu thai” lên để mục đích làm nô lệ kể cả “nô lệ tình dục”. Xã hội có thay đổi lớn về nhân sinh quan khi nhìn về thân phận phụ nữ, nghĩa là mơ ước của nhiều người nói chung và tác giả nói riêng có hiệu quả. Thực tế cho đến nay tư tưởng phong kiến ấy chưa thể phôi pha hoàn toàn mặc dù xã hội ta đã thay đổi nhiều về quan điểm xem thường phụ nữ. Tư tưởng “phân biệt đối xử” xưa vẫn để lại hậu quả cho đến nay khiến cán cân phái tính lệch xệ về một phía để các nhà quản lý dân số hiện tại cũng phải “la làng” báo động.
* * *
Tôi không rành lắm câu nói của ai, thời nào: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (sanh một người con trai kể như có, sanh mười đứa con gái kể như không).
Ai cũng hiểu từ ngày khai sinh lập địa, lúc trái đất có loài người, thiếu phụ nữ là thiếu đi một nửa. Những người đàn ông cô độc rất khó khăn khi phải tự sống, tự an ủi, tự đè nén cảm xúc lòng mình. Có khi nhờ phụ nữ mà “bầy người nguyên thủy” đàn ông được cảm hóa, biết suy tư để dừng lại những cuộc chém giết tương tàn, bớt đập đầu nhau bằng những cành cây hay rìu đá.
Phụ nữ có thể tạo ra chiến tranh, phụ nữ có thể lập lại hòa bình, họ toát lên vẻ đẹp thánh thiện cho trái đất thêm muôn màu sặc sỡ và nhiều hương vị… Nữ anh hùng thời nào ở đâu cũng có, họ biết điều binh khiển tướng tạo nên những chiến công lừng lẫy làm điếm nhục đối phương là phái mạnh.
Việt Nam trải qua bao thời kỳ chống kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc đã xuất hiện nhiều nữ anh hùng tên tuổi lẫn vô danh. Trong phát triển và xây dựng đất nước, ta lại có nhiều gương phụ nữ tốt nổi cộm.
Nhìn ra thế giới bao la ta biết có những nữ hoàng, nữ thủ tướng, nữ tổng thống, nữ cố vấn tham mưu cho các nam nguyên thủ quyết định nhiều chính sách lớn cho đất nước họ.
Một thực tế không kém phũ phàng đã xuất hiện nhiều nơi trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại qua nhiều quốc gia, là ý thức hệ xem nhẹ nữ quyền.
Chúng ta đã từng nghe bà cố, bà nội, bà ngoại, má… mình kể về “thân phận làm dâu” thời phong kiến xa xưa. Và vài chục năm trước đây thôi nhiều sản phụ trong vùng rất sợ sanh bé gái. Có người “giết con trong trứng” khi phát hiện đó là thai nữ, có người quăng hài nhi nữ vào sọt rác lúc vừa sanh! Nhiều đàn ông xem phụ nữ như “chiếc máy đẻ” vô hồn, là công cụ phục vụ nhu cầu tình dục.
Đến cả bây giờ, một số nước còn bắt phụ nữ khi ra đường không được nhìn đàn ông, không được cho đàn ông nhìn mình, người ta cắt đứt nguồn gợi cảm vô biên mà tạo hóa ban cho phụ nữ, bắt phụ nữ làm vợ lẻ đời thứ mấy, ngăn cấm mọi khả năng vươn tới con người hoàn thiện, khâm liệm cả tuổi thanh xuân đầy mộng mơ ở phụ nữ! Có nơi bắt phụ nữ “cưới chồng” và giao nộp “của hồi môn” nếu không, khi về làm vợ sẽ bị trừng phạt!...
Biết bao thứ mà người ta đã đối xử không đẹp, tàn nhẫn, thiếu công bằng với phụ nữ từ quan điểm “trọng nam”.
Trong các nhà hàng ở Việt Nam chương trình văn nghệ giúp vui ở các lễ gả, cưới có ta thường nghe ca sĩ hát câu “sanh con đầu lòng một bé trai thật là ngoan…”, ta vỗ tay tán thưởng một cách vô tâm, thiếu ý thức! (Tại sao phải là bé trai mà không phải bé gái hay trai, gái gì cũng được?).
Bây giờ phải thẳng thắn nhìn nhận một thực tế: Phụ nữ đang khan hiếm dần và từ từ sẽ có giá trị hơn mọi loại vàng trên mặt đất!
Những nơi trước đây xem thường phụ nữ, từng hủy diệt những sinh linh nữ, quăng liệng các hài nhi nữ… giờ hơi rối khi điểm lại thấy thưa thớt phụ nữ đến lạnh lùng cả gối chăn, cán cân phái tính lệch tuột do nam thừa, nữ thiếu. Xứ sở thiếu quá nhiều cô dâu, những nhan sắc làm lộng lẫy thêm cho bầu trời cao sang của họ. Họ chạy đi tìm phụ nữ khắp chân trời, góc biển… không còn chê khen màu da chủng tộc! Và phụ nữ một số nước đang phát triển, một số nước nghèo phải chịu ảnh hưởng vòng xoáy ấy. Dù rất yêu quê cha đất mẹ… cũng vỗ cánh bay đi, có khi không vì tình yêu mà cần những người đàn ông nhiều tiền khát phụ nữ!
Chúng ta đã đau lòng khi biết được ngay chính quê hương mình ngày càng vắng đi những người đẹp. “Làng phụ nữ”, “đảo phụ nữ” do hậu quả từ chiến tranh, từ những trận cuồng phong nhận chìm hết đàn ông xuống đáy biển… hằn sâu nơi ký ức mình những phiên khúc buồn. Chúng ta cũng sẽ rùng mình không khi nghĩ đến rồi một ngày kia có nhiều “làng đàn ông”, nhiều “đảo đàn ông” như sỏi đá mọc ra để trả giá cho triết lý xem nhẹ nữ quyền?
Ở thành phố Hồ Chí Minh có một bà mẹ vì tha thiết có một cô “công chúa” thách thức cả mạng sống của mình: hai lần sanh trước mổ bắt hai đứa con trai, bác sĩ khuyên không nên sanh nữa nhưng vì muốn được một con gái nên bà chấp nhận mổ sanh lần thứ ba mất sáu lít máu! (Báo Tuổi Trẻ 26-06-2008). Đọc bài báo ta thấy xúc động đến nghẹn ngào, ước mơ có con gái trở thành khốc liệt với bà ấy và biết đâu cũng còn với rất nhiều người trong xã hội?
Ở Ấn Độ có bang nọ ứng cử viên tranh cử vào các chức vụ bang gặp nhiều cử tri nam giơ cao biểu ngữ: “Hãy kiếm vợ cho tôi để lấy phiếu”! (Báo Tuổi Trẻ 25-09-2009).
Nếu khoa học không dự phần vào việc quyết định phái tính thì chuyện sinh trai hay gái là một xác suất ngẫu nhiên, công bằng không chọn lựa ở tạo hóa. Có thể cũng vì câu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” mà giờ đây con trai, đàn ông từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… phải vất vả đi tìm một nửa cho mình ở các nước khác?
Nhiều tác giả có uy tín cho rằng nếu chúng ta không sớm thức tỉnh thì cán cân phái tính sẽ càng lệch thêm. Tới lúc nào đó con trai xứ ta cũng chạy đi tìm vợ nhưng không còn chỗ nào thừa phụ nữ nữa! Trên mạng Yahoo gần đây cũng báo động đến năm 2020 sẽ có hàng triệu nam giới VN có thể không lấy được vợ!
Tổng cục Dân số và Kế Hoạch hóa gia đình VN năm 2011 đã báo tỷ số từ 111 (cá biệt có nơi 130) nam/ 100 nữ lứa tuổi từ 0 đến 4 ở xứ ta và tỷ lệ đang trên đà tăng!
Trong gia đình, ngoài xã hội nếu ta không can đảm thừa nhận phụ nữ đang có giá hơn thì ít ra cũng nên xem họ bình đẳng. Việc bạo hành, chà đạp nữ quyền là đi ngược đạo lý làm người.
Vùng tôi ở, câu “sanh một người con trai xem như có, mười đứa con gái kể như không” trong thực tế không tồn tại. Mà ngược lại người ta hay khôi hài bằng một câu mang tính văn học dân gian khác: “Sanh con gái vàng đeo tới háng/ Sanh con trai mang bằng khoán đi cầm”! Giống như câu khẩu hiệu của Hàn Quốc: “Một người con gái tốt bằng mười người con trai”.
Nói như thế ta cũng không nên cực đoan quay lại chà đạp “nam quyền” phát sinh quan điểm mới mang tính trả thù, để vài chục, một trăm năm sau chịu một hậu quả đau thương đảo ngược không kém phần gay gắt khốc liệt hơn nữa!
Ở Cần Thơ năm kia có một bé trai mới sanh còn mang dây rốn bị bỏ trong thùng mốp thả trôi trên sông Cái Răng, may mắn được một người gặp cứu sống tới nay và một bé trai khác tương tự ở Hậu Giang bị bỏ trong thùng rác cũng có người phát hiện cứu nhưng sau đó có lẽ bị nhiễm trùng chết. Quá thương tâm!
Khi ta sinh ra một con người thì dù là trai hay gái đều thiêng liêng cao quí, đều may mắn như nhau cả. Ta phải trân trọng, cưu mang, ôm ấp chúng vào lòng bằng một thái độ thương yêu bình đẳng. Phân biệt giới tính chỉ tồn tại nơi những con người và xã hội thiếu văn minh, không nhân bản…
* * *
Đã 77 năm từ lúc đứa con tinh thần đặt tên “Đoạn Tuyệt” được Nhất Linh “khai hoa nở nhụy” và 50 năm kể từ ngày ông mất đi giá trị cuốn sách vẫn còn. Đoạn Tuyệt vẫn còn như một tuyên ngôn và Loan đại diện cho trường phái tiến bộ đấu tranh kêu gọi bình đẳng giới, kêu gọi mọi người tẩy chay tư tưởng phong kiến sai lầm. “Nhất nam viết hữu…” mang tính ích kỷ cá nhân vặt vãnh của giai cấp đàn ông thời xa xưa xem nhẹ nữ quyền, họ đặt ra triết lý ấy để làm lợi cho phái mạnh của mình!
Đọc “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh và đôi điều suy nghĩ -
Thành Nam
Hẵn trong chúng ta, những người học hết bậc trung học, ai cũng có đọc qua tác phẩm “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh. Đại khái nội dung truyện:
Loan, con của ông bà Hai ở phố Mới và Thân con ông bà phán Lợi ở ấp Thái Hà (Hà Nội). Gia đình nghèo nhưng ông bà Hai cố gắng nuôi Loan ăn học đến hết bậc cao đẳng, còn Thân tuy con nhà giàu có quyền thế nhưng học vấn kém. Hai bên đã giao ước cho đôi trai gái lớn lên kết duyên chồng vợ. Ông bà Hai có mượn tiền gia đình ông bà phán Lợi nên quyết tâm gả Loan cho Thân để một phần giảm căng thẳng về mặt nợ nần. Loan không thuận lấy Thân trái lại âm thầm thương Dũng một bạn trai học thức, nghèo, dường như có đầu óc hướng theo đường lối cách mạng(?). “Áo mặc sao qua khỏi đầu?”, dù cự tuyệt, sau rồi Loan cam chịu về làm vợ Thân. Va chạm giữa hai luồng tư tưởng cũ/ mới: bên nhà Thân thì bảo thủ phong kiến; cá nhân Loan theo trường phái tân học tiến bộ nên không khí gia đình luôn bất hòa rạn nứt, mâu thuẫn xảy ra thường xuyên… Gay gắt nhất kể từ khi đứa con trai của Loan sinh ra không lâu bị bệnh chết do gia đình chồng không cho mang thằng bé vào bệnh viện chữa trị mà dùng bùa chú của các thầy lang. Lúc sinh con do cơ thể không còn cho phép Loan bị “triệt sản”, để có cháu nối tông môn, gia đình chồng bắt Loan đứng ra cưới Tuất một cô gái trẻ gần nhà làm vợ lẽ cho Thân. Tuất sinh được đứa con trai, lại tỏ ra “kẻ trên”, gia đình chồng ngày càng khinh miệt Loan xem nàng như một loại nô dịch không công, một “chiếc máy đẻ” vô cảm “trục trặc” không còn tác dụng... Quá ư cay nghiệt, mang trong lòng nỗi ức ách, Loan không thiết chiều lụy cái đại gia đình chồng hà khắc bất công, nhiều phen nàng muốn bức phá bỏ nhà chồng ra đi. Nhưng phận “chim lồng cá chậu” không dễ, dùng dằng mãi... Rồi một đêm, ngẫu nhiên định mệnh đến với nàng, kết thúc cuộc tình éo le đeo mang không duyên nợ bằng một vụ án mạng để Loan có cơ hội đoạn tuyệt với gia đình chồng…
* * *
Đọan Tuyệt là cuốn tiểu thuyết luận đề chủ đích chính của tác giả là muốn nêu lên tư tưởng giải phóng phụ nữ, xóa bỏ tư tưởng bất công về về giới tính đã ăn sâu gốc rễ trong xa hội ta hằng nghìn năm ảnh hưởng bởi triết lý Khổng Mạnh. (Có thể ảnh hưởng từ ngàn năm giai đoạn “phụ hệ” trong gia đình nhất thiết phải cói con trai làm trụ cột khác với thời kỳ “mẫu hệ”?).
Đứng về khía cạnh đạo đức, luật pháp… nhiều vấn đề đặt ra từ khi cuốn sách xuất bản đến nay hơn 70 năm, nhiều bình luận khen chê phê phán. Ý nghĩa quan trọng mà ta thấy cần ghi nhận là tác giả nêu bậc được hiện tượng xấu cần phải “tiểu trừ” như một loại giặc là quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Tư tưởng ấy đã trở thành loại phong kiến rắc rối đã hằng nghìn năm và hiện nay còn vương vấn như một linh hồn chưa tan biến hẵn vào mây khói thiên thu…
Loan đơn thân độc mã đấu tranh xóa bỏ quan điểm xem con trai là trọng con gái như không.
Những đoạn văn tác giả nêu lên bản chất thời phong kiến xem thường nữ quyền cần đấu tranh phá bỏ trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh:
Loan nói:
- Nếu đứa con em đẻ ra là con gái thì em cũng sẽ cho nó đi học, nhưng em sẽ hết sức làm thế nào cho nó khỏi gặp cảnh ngộ như em. - (chương 10)
Thân bước vào buồng nhìn quanh quẩn rồi hỏi Loan:
- Con trai hay con gái thế mợ?
Loan quay lại chồng đứng lặng ở đầu giường ngong ngóng đợi câu trả lời. Nàng nhếch miệng mỉm cười đáp:
- Con gái.
Thân vẻ mặt lạnh lùng ngồi xuống ghế…(Chương 12)
Thấy hai thiếu nữ suýt bị xe cán phải, quay lại nhìn, rồi vô cớ cất tiếng cười khúc khích với nhau…(Chương 18)
Từ ngày cuốn tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh ra đời đến nay biết bao nhiêu sự đổi thay về mặt tư tưởng trong quan điểm “trọng nam khinh nữ”. Tâm huyết của của Nhất Linh là phải thay đổi quan điểm xem nhẹ nữ quyền. Và quan điểm ấy đã nở rộ trong xã hội, len lỏi tận vào các sân khấu kịch nghệ, cải lương… vạch trần số phận hẩm hiu, thực trạng đau buồn của phụ nữ bị xã hội bạc đãi, họ sinh ra đời là một sự không may mắn, “đầu thai” lên để mục đích làm nô lệ kể cả “nô lệ tình dục”. Xã hội có thay đổi lớn về nhân sinh quan khi nhìn về thân phận phụ nữ, nghĩa là mơ ước của nhiều người nói chung và tác giả nói riêng có hiệu quả. Thực tế cho đến nay tư tưởng phong kiến ấy chưa thể phôi pha hoàn toàn mặc dù xã hội ta đã thay đổi nhiều về quan điểm xem thường phụ nữ. Tư tưởng “phân biệt đối xử” xưa vẫn để lại hậu quả cho đến nay khiến cán cân phái tính lệch xệ về một phía để các nhà quản lý dân số hiện tại cũng phải “la làng” báo động.
* * *
Tôi không rành lắm câu nói của ai, thời nào: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (sanh một người con trai kể như có, sanh mười đứa con gái kể như không).
Ai cũng hiểu từ ngày khai sinh lập địa, lúc trái đất có loài người, thiếu phụ nữ là thiếu đi một nửa. Những người đàn ông cô độc rất khó khăn khi phải tự sống, tự an ủi, tự đè nén cảm xúc lòng mình. Có khi nhờ phụ nữ mà “bầy người nguyên thủy” đàn ông được cảm hóa, biết suy tư để dừng lại những cuộc chém giết tương tàn, bớt đập đầu nhau bằng những cành cây hay rìu đá.
Phụ nữ có thể tạo ra chiến tranh, phụ nữ có thể lập lại hòa bình, họ toát lên vẻ đẹp thánh thiện cho trái đất thêm muôn màu sặc sỡ và nhiều hương vị… Nữ anh hùng thời nào ở đâu cũng có, họ biết điều binh khiển tướng tạo nên những chiến công lừng lẫy làm điếm nhục đối phương là phái mạnh.
Việt Nam trải qua bao thời kỳ chống kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc đã xuất hiện nhiều nữ anh hùng tên tuổi lẫn vô danh. Trong phát triển và xây dựng đất nước, ta lại có nhiều gương phụ nữ tốt nổi cộm.
Nhìn ra thế giới bao la ta biết có những nữ hoàng, nữ thủ tướng, nữ tổng thống, nữ cố vấn tham mưu cho các nam nguyên thủ quyết định nhiều chính sách lớn cho đất nước họ.
Một thực tế không kém phũ phàng đã xuất hiện nhiều nơi trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại qua nhiều quốc gia, là ý thức hệ xem nhẹ nữ quyền.
Chúng ta đã từng nghe bà cố, bà nội, bà ngoại, má… mình kể về “thân phận làm dâu” thời phong kiến xa xưa. Và vài chục năm trước đây thôi nhiều sản phụ trong vùng rất sợ sanh bé gái. Có người “giết con trong trứng” khi phát hiện đó là thai nữ, có người quăng hài nhi nữ vào sọt rác lúc vừa sanh! Nhiều đàn ông xem phụ nữ như “chiếc máy đẻ” vô hồn, là công cụ phục vụ nhu cầu tình dục.
Đến cả bây giờ, một số nước còn bắt phụ nữ khi ra đường không được nhìn đàn ông, không được cho đàn ông nhìn mình, người ta cắt đứt nguồn gợi cảm vô biên mà tạo hóa ban cho phụ nữ, bắt phụ nữ làm vợ lẻ đời thứ mấy, ngăn cấm mọi khả năng vươn tới con người hoàn thiện, khâm liệm cả tuổi thanh xuân đầy mộng mơ ở phụ nữ! Có nơi bắt phụ nữ “cưới chồng” và giao nộp “của hồi môn” nếu không, khi về làm vợ sẽ bị trừng phạt!...
Biết bao thứ mà người ta đã đối xử không đẹp, tàn nhẫn, thiếu công bằng với phụ nữ từ quan điểm “trọng nam”.
Trong các nhà hàng ở Việt Nam chương trình văn nghệ giúp vui ở các lễ gả, cưới có ta thường nghe ca sĩ hát câu “sanh con đầu lòng một bé trai thật là ngoan…”, ta vỗ tay tán thưởng một cách vô tâm, thiếu ý thức! (Tại sao phải là bé trai mà không phải bé gái hay trai, gái gì cũng được?).
Bây giờ phải thẳng thắn nhìn nhận một thực tế: Phụ nữ đang khan hiếm dần và từ từ sẽ có giá trị hơn mọi loại vàng trên mặt đất!
Những nơi trước đây xem thường phụ nữ, từng hủy diệt những sinh linh nữ, quăng liệng các hài nhi nữ… giờ hơi rối khi điểm lại thấy thưa thớt phụ nữ đến lạnh lùng cả gối chăn, cán cân phái tính lệch tuột do nam thừa, nữ thiếu. Xứ sở thiếu quá nhiều cô dâu, những nhan sắc làm lộng lẫy thêm cho bầu trời cao sang của họ. Họ chạy đi tìm phụ nữ khắp chân trời, góc biển… không còn chê khen màu da chủng tộc! Và phụ nữ một số nước đang phát triển, một số nước nghèo phải chịu ảnh hưởng vòng xoáy ấy. Dù rất yêu quê cha đất mẹ… cũng vỗ cánh bay đi, có khi không vì tình yêu mà cần những người đàn ông nhiều tiền khát phụ nữ!
Chúng ta đã đau lòng khi biết được ngay chính quê hương mình ngày càng vắng đi những người đẹp. “Làng phụ nữ”, “đảo phụ nữ” do hậu quả từ chiến tranh, từ những trận cuồng phong nhận chìm hết đàn ông xuống đáy biển… hằn sâu nơi ký ức mình những phiên khúc buồn. Chúng ta cũng sẽ rùng mình không khi nghĩ đến rồi một ngày kia có nhiều “làng đàn ông”, nhiều “đảo đàn ông” như sỏi đá mọc ra để trả giá cho triết lý xem nhẹ nữ quyền?
Ở thành phố Hồ Chí Minh có một bà mẹ vì tha thiết có một cô “công chúa” thách thức cả mạng sống của mình: hai lần sanh trước mổ bắt hai đứa con trai, bác sĩ khuyên không nên sanh nữa nhưng vì muốn được một con gái nên bà chấp nhận mổ sanh lần thứ ba mất sáu lít máu! (Báo Tuổi Trẻ 26-06-2008). Đọc bài báo ta thấy xúc động đến nghẹn ngào, ước mơ có con gái trở thành khốc liệt với bà ấy và biết đâu cũng còn với rất nhiều người trong xã hội?
Ở Ấn Độ có bang nọ ứng cử viên tranh cử vào các chức vụ bang gặp nhiều cử tri nam giơ cao biểu ngữ: “Hãy kiếm vợ cho tôi để lấy phiếu”! (Báo Tuổi Trẻ 25-09-2009).
Nếu khoa học không dự phần vào việc quyết định phái tính thì chuyện sinh trai hay gái là một xác suất ngẫu nhiên, công bằng không chọn lựa ở tạo hóa. Có thể cũng vì câu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” mà giờ đây con trai, đàn ông từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… phải vất vả đi tìm một nửa cho mình ở các nước khác?
Nhiều tác giả có uy tín cho rằng nếu chúng ta không sớm thức tỉnh thì cán cân phái tính sẽ càng lệch thêm. Tới lúc nào đó con trai xứ ta cũng chạy đi tìm vợ nhưng không còn chỗ nào thừa phụ nữ nữa! Trên mạng Yahoo gần đây cũng báo động đến năm 2020 sẽ có hàng triệu nam giới VN có thể không lấy được vợ!
Tổng cục Dân số và Kế Hoạch hóa gia đình VN năm 2011 đã báo tỷ số từ 111 (cá biệt có nơi 130) nam/ 100 nữ lứa tuổi từ 0 đến 4 ở xứ ta và tỷ lệ đang trên đà tăng!
Trong gia đình, ngoài xã hội nếu ta không can đảm thừa nhận phụ nữ đang có giá hơn thì ít ra cũng nên xem họ bình đẳng. Việc bạo hành, chà đạp nữ quyền là đi ngược đạo lý làm người.
Vùng tôi ở, câu “sanh một người con trai xem như có, mười đứa con gái kể như không” trong thực tế không tồn tại. Mà ngược lại người ta hay khôi hài bằng một câu mang tính văn học dân gian khác: “Sanh con gái vàng đeo tới háng/ Sanh con trai mang bằng khoán đi cầm”! Giống như câu khẩu hiệu của Hàn Quốc: “Một người con gái tốt bằng mười người con trai”.
Nói như thế ta cũng không nên cực đoan quay lại chà đạp “nam quyền” phát sinh quan điểm mới mang tính trả thù, để vài chục, một trăm năm sau chịu một hậu quả đau thương đảo ngược không kém phần gay gắt khốc liệt hơn nữa!
Ở Cần Thơ năm kia có một bé trai mới sanh còn mang dây rốn bị bỏ trong thùng mốp thả trôi trên sông Cái Răng, may mắn được một người gặp cứu sống tới nay và một bé trai khác tương tự ở Hậu Giang bị bỏ trong thùng rác cũng có người phát hiện cứu nhưng sau đó có lẽ bị nhiễm trùng chết. Quá thương tâm!
Khi ta sinh ra một con người thì dù là trai hay gái đều thiêng liêng cao quí, đều may mắn như nhau cả. Ta phải trân trọng, cưu mang, ôm ấp chúng vào lòng bằng một thái độ thương yêu bình đẳng. Phân biệt giới tính chỉ tồn tại nơi những con người và xã hội thiếu văn minh, không nhân bản…
* * *
Đã 77 năm từ lúc đứa con tinh thần đặt tên “Đoạn Tuyệt” được Nhất Linh “khai hoa nở nhụy” và 50 năm kể từ ngày ông mất đi giá trị cuốn sách vẫn còn. Đoạn Tuyệt vẫn còn như một tuyên ngôn và Loan đại diện cho trường phái tiến bộ đấu tranh kêu gọi bình đẳng giới, kêu gọi mọi người tẩy chay tư tưởng phong kiến sai lầm. “Nhất nam viết hữu…” mang tính ích kỷ cá nhân vặt vãnh của giai cấp đàn ông thời xa xưa xem nhẹ nữ quyền, họ đặt ra triết lý ấy để làm lợi cho phái mạnh của mình!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
THAM LUẬN: VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM ĐOẠN TUYỆT CỦA NHẤT LINH
Huythanhts
VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM "ĐOẠN TUYỆT " CỦA NHẤT LINH
HUY THANH
1-VÀI NÉT VẾ TÁC GIẢ:
NHẤT LINH ( 1905-1963 ) tên thật là Nguyễn Tường Tam,nguyên gốc người Hội An tỉnh Quảng Nam Ông sinh ngày 25/07/1906 tại huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đậu bằng Thành Chung sau đó làm việc tại Sở Tài Chánh Hà Nội. Năm 1925 ông theo học Cao Đẳng Mỹ Thuật rồi chuyẻn sang học ngành Y Khoa. Năm 1927 ông sang Pháp du học, Năm 1930 đậu bằng Cử Nhân Khoa Học sau đó về nước. Năm 1032 lập tờ báo PHONG HÓA. Năm 1933 thành lập nhóm " Tự Lực Văn Đoàn " gồm nhửng cây bút nồng cốt như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Tú Mỡ, Thế Lữ v..v..Năm1935 chủ trương tờ báo NGÀY NAY. Tứ năm 1938 đến năm 1963 song song với hoạt động văn học nghệ thuật như viết tiểu thuyết, vẽ tranh, ông còn tham gia hoạt động Chính Trị, Năm 1953 ông vào Nam cư ngụ tại Đà Lat Năm 1958 ông chủ trương báo Văn Hoá Ngày Nay tại miền Nam.
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông là: Nho Phon, Người quay Tơ ( 1926 ), Anh phải sống ( viết với Khái Hưng 1933 ), Gánh hàng Hoa ( viết với Khái Hưng 1934 ), Đời mưa gíó ( Viết với Khái Hưng 1934 ), Nắng Thu ( 1934 ) Đoạn Tuyệt (1935 ) Lạnh Lùng (1935 ) Hai buổi chiều vàng ( 1937 ), Thế rồi một buổi chiều ( 1937 ) Đôi bạn ( 1937 ), Bướm trắng ( 1939 )
Năm 1963, Ông tham gia lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm tại miến Nam nhưng bất thành. Ông bị bắt, trước ngày bị đưa ra Toà xử vào ngày 7/7/1963 ông uống thuốc độc quyên sinh.
2-NÔI DUNG TÓM TẮT TÁC PHẨM ĐOẠN TUYỆT:
Nhân vật chính trong tác phẩm Đọan Tuyệt là Loan, một cô gái theo Tây học Loan học đến năm thứ tư Ban Cao Đẳng Tiểu Học tiếp thu được tư tưởng mới, không phục tùng những hủ tục ràng buộc người con gái trong "tam tòng tứ đức" của Khổng Tử . Loan và Dũng yêu nhau vì ý hợp tâm đầu .Dũng yêu Loan, nhưng vì hoàn cảnh nên chưa lấy Loan làm vợ được. Loan bị cha mẹ ép gả cho Thân,là một thanh niên con nhà giầu, thất học, hủ hoá, tầm thường Mẹ Thân là bà Phán Lợi, một người giầu có nhưng rất quan niệm cổ hủ kiểu gia trưởng, bà quan niệm gia đình là "Chồng Chúa vợ Tôi ".
Khi về nhà chồng ,Loan cố gắng nhịn nhục, thích nghi với cuộc sống, quan điểm cổ hủ của bên nhà chồng. Sau khi đúa con đầu lòng bị bệnh chết. Loan không còn khả năng sinh sản nữa. Bà Phán Lợi với mê tín dị đoan cho là Loan làm xui xẻo giòng họ bà. Với quan niệm cổ hủ cần con nối dõi tông đường nên bà ép buộc Loan phải chấp nhận cho chồng lấy vợ lẽ. Loan phải ép lòng để cho Thân lấy vợ bé là Tuất, một cô gái nhà quê thất học. Loan cam tâm sống tủi nhục trong sự khinh rẻ của mẹ chồng và cả của người vợ lẽ của chồng cô.
Một hôm, trong cuộc cãi vã vì bị chồng đối xử tê bạc bởi chuyện không ra gì, Thân với quan niệm " chồng Chúa vợ Tôi " hùng hổ đánh Loan. Thân hung hăng chụp cái lọ đồng tiến lại định đập trên đầu Loan. Ý thức tự vệ đã khiến Loan vớ lấy con dao rọc sách chống đỡ. Sức yếu, Loan té ngã xuống giường, Thân lỡ trớn ngã theo bị con dao đâm trúng ngực, sau đó chết Loan bị bắt giam vì tội " giết chồng ". Loan bị bắt giam sau đó bị đưa ra Toà , bà Phán Lợi mong Loan bị xử nặng tội để trả thù cho cái chết của con.
Trước Toà Án, vị luật sư bào chửa cho Loan với quan niệm của một người Tây học đã hết lòng bào chửa cho cô bằng những lý luận sắc bén, thuyết phục .Sau cùng Tòa án phải tha bổng Loan vì không " cố ý " giết chồng, mà ngộ sát vì lý do " tự vệ ".
Sau đó , Loan trở lại nhà cha mẹ ruột thì mẹ Loan chết, Loan phải bán ngôi nhà cha mẹ để lại để trả nợ cho bà Phán Lợi, chính vì món nợ nầy mà trước đây ba mẹ Loan mới ép cô lấy Thân để trừ nợ Từ đó, Loan sống trong cô độc nghĩ rằng Dũng đã quên mình. Phần Dũng trên bước đường bôn ba, anh không thể nào quên được Loan, được tin thảm cảnh xãy ra cho Loan, Dũng vô cùng hối hận vì nghĩ rằng cuộc đời Loan đau khổ la do mình gây ra nên anh viết một bức thư nhờ bà giáo Thảo mang đến cho Loan đề nghị nối lại duyên tình.
3- NHẬN ĐỊNH CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM:.
Cuốn tiểu thuyết Đọan Tuyệt của Nhát Linh ra đời vào năm 1935 , thời điểm mà nền văn học Việt Nam đang chuyển mình sang một hướng mới theo quan điểm dân chủ tự do của Tây Phương .Cùng với sự tiến bộ của những tiện nghi cuộc sống trong xã hội , nền in ấn tiến bộ của phương Tây là những nhịp cầu nối tư tưởng tiến bộ ấy đến với quần chúng nhân dân. Trước hết bằng chuyển hướng tư tưởng qua tác phẩm văn học, rồi sau đó tư tưỡng biến thành hành động hiện thực cải tạo xã hội .
Đoạn Tuyệt là một cuốn tiểu thuyết Luận Đề Xã Hội, thời điểm xãy ra cốt truyện là bước vào đầu thế kỷ XX, khi mà cuộc đấu tranh tư tưỡng mới và tư tưởng cũ trong xã hội Việt Nam đã đến hồi quyết liệt một mất một còn. Nhất Linh cùng với nhóm Tự Lực Văn Đoàn gồm những nguời viết trẻ có tâm huyết muốn cải cách xã hội như Thạch Lam, Hoàng Đạo,, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Khái Hưng đã khẳng định lập truờng là đứng vào Nhóm tư tưởng mới để chống đối, đả phá Nhóm tư tưởng cũ, vốn đã làm cho văn học Việt Nam bị đắm chìm trong vòng lẩn quẩn không lối thoát của tư tưỡng Khổng Mạnh.
Theo quan điểm tác giả thì: “ Viết luận đề tiểu thuyết, nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu một lý thuyết, để tán dương tuyên truyền một cái gì tác giả cho là tốt đẹp, để đả đảo một cái gì tác giả cho là xấu xa.." Những nhà phê bình văn học xưa nay vẫn coi cuốn tiểu thuyết "Đoạn tuyệt "của Nhất Linh là một cuốn tiểu thuyết luận đề về sự xung đột giữa cái mới và cái cũ. Nhân vật Loan tượng trưng cho phái mới, đã chống đối kịch liệt với Thân cùng bà Phán Lợi, mẹ chồng là người đại diện phái cũ .
Ta hãy phân tích từng vai trò, đặc điểm tâm lý, cách ứng xử, đối đáp của một số nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết nầy:
4- NHÂN VẬT CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA HỌ TRONG TÁC PHẨM " ĐOẠN TUYỆT ":
4.1- NHÂN VẬT LOAN:
Đây là nhân vật chính diện trong quyển tiểu thuyết, cô là người con gái có học thức, có ý chí mạnh mẽ, là người chiến sĩ đấu tranh kiên cường cho cái mới vừa nẩy mầm trước cái cũ vừa tàn lụi .Tuy nhiên trước nghịch cảnh gia đìn , cô phải chấp nhận lấy chồng, một người chồng cô không yêu, không hợp. không cùng trình độ học thức. Nhưng vì chữ hiếu cô đã ép mình bỏ đi cái " tôi " của mình để nén lòng, nhịn nhục, để sống yên thân, yên phận vói nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ. Có thể nói nhịp cầu duy nhất để Loan chịu lép vế an phận trong gia đình bên chồng là đứa con của cô, tuy nó mong manh nhưng tràn đầy sức mạnh, đó là tình mẫu tử, là sợi dây thiệng liệng mà người mẹ nào cũng không thể bức được nó. Trong Loan, lúc nào cũng có sự phản kháng ngấm ngầm trong giòng máu Tây Học của cô với những sự đối kháng quyết liệt quan điểm cổ hủ, lỗi thời cũ, Chính nó đã đưa người phụ nữ trở thành ngu dốt trong xã hội, chấp nhận số phận người khác đặt để dù là đặt để trong đớn đau tuyệt vọng. Cái vòng kim cô đó luôn luôn được bao bọc bởi những mỹ từ đạo đức, chính nó đả đẩy đưa số phận người phụ nữ như một trò chơi bi thảm của cái gọi là số mệnh, đã làm chết oan những cuộc đời khao khát sống, và sống thực cho mình.
Ta hãy đọc đoạn Loan đối đáp với mẹ mình là Bà Hai khi bà ép Loan lấy Thân để trừ món nợ:
" Loan :ngững đầu lên nhìn thẳng rồi thong thả đáp:
- Vâng thì xin mẹ để tùy con, và nhân thể mẹ để tuỳ con định có nên lấy chồng hay không lấy chồng. Con đã nhiều lần thưa với mẹ rằng con không thể...
Bà Hai giận dữ:
-À, cô không thể...cô phải biết cô lớn rồi, cô phải biết nghĩ chớ
Loan vẫn ung dung
-Thưa mẹ, chính vậy, chính vì con khôn lớn con biết nghĩ nên mới thưa cùng mẹ rằng con không thể về lam dâu nhà ấy
Bà Hai nói:
- Dễ thường cô nghĩ chuyện chơi sao?
Loan đáp:
-Không, con không cho là chuyện chơi. Con cho là một chuyện rất quan hệ trong đời con, mà chỉ quan hệ đến đời con mà thôi " Loan nhấn mạnh: '" chỉ quan hệ đến đời con mà thôi " là một câu trả lời đanh thép, một lời đòi hỏi tự do cho số phận của mình trong thời đại mới mà cha mẹ cũng không có quyền " đặt đâu con ngồi đấy: " Ta hãy xem Loan đã trình bày ý kiến với cha về cuộc hôn nhân của mình:
-Thưa thầy con không hỗn. Không bao giờ con dám vô lễ với mẹ con. Nhưng ít ra mẹ con phải đề con nói chuyện phân bày phải trái về một việc quan hệ đến đời con
. Ta hãy xem những lời đối đáp của Loan với bà Phán Lợi khi thảm cảnh gia đình đã đến hồi cao trào:
- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi
Hay:
-Bà cũng la người, tôi cũng là ngưới, không ai hơn kém ai .Bà đánh tôi, tôi không .." Khi con thú đã bị rượt đuổi đến đường cùng không lối thoát thì mặc dù biết mình yếu sức nó cũng quay lại cắn kẻ thù trước cái chết sắp đến. Ở đây, những lời phản kháng của Loan nói với bà Phán Lợi khi bà nghĩ mình là mẹ chồng có quyền đánh đập con dâu chính là hành động của con thú bị đẩy vào đường cùng. Đó là lời cảnh báo cái củ đã không còn nữa và cái mới phải được vươn lên .Một thứ bom tấn đánh vào thành trì cổ hủ, rêu phong, mục nát của tư tưỡng phong kiến cũ đã chà đạp lên danh dự người phụ nữ, đã ném người phụ nữ xuống vực thẳm, trói họ bằng thứ xiềng xích vô luân được khoác dưới lớp áo luân lý, mị dân .
Tuy phản kháng những cái cũ hủ lậu, lổi thời một cách quyết liệt nhưng Loan cũng không hẳn quá khích bài xích tuyệt đối những cái củ không hủ lậu mà cô cũng có nhửng nhân nhượng, Biểu hiện là khi mới lấy Thân , cô đã có đề nghị cùng chồng ra Hà Nội ở riêng, buôn bán , để tránh sự xung khắc với bà Phán Lợi nhưng không được.Sau đó khi vế nhà chồng, cô đã hết lòng nhẩn nhục để yên phận làm mẹ, làm dâu bất đắc dỉ ,Ta hãy đọc một đoạn văn viết về tâm tư của Loan trong những nổi nhẩn nhục ấy
: "
Lấy gia đình chồng làm gia đình mình ,coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ biết đâu lại không tìm thấy hạnh phúc ở chỗ đó " Nhưng " cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng ", sau cùng thì "tức nước phải vỡ bờ". Thảm cảnh đã xảy ra sau khi con cô bị chết vì bệnh, một chứng bệnh mà lẻ ra đứa bé không đáng chết nếu được các bác sĩ Tây Y chăm sóc thay vì chữa trị bằng thầy ngải, thầy bùa, uống tàn nhang nước thải theo ý bà Phán Lợi.
Tuy sống trong gia đình chồng, nhưng Loan lúc nào cũng có những sự phẩn nộ thầm kín, khinh rẻ những thói phong kiến, trong gia đình chồng. Ta hãy đọc một đoạn những suy nghĩ của Loan trong ngày đám cưới Thân lấy vợ lẽ là Tuất để thấy sự khinh bỉ những hủ tục của cô:
"Loan cúi mặt không dám nhìn cái cảnh Tuất cúi rạp trên chiếu lễ tổ tiên vá lễ ông Phán, bà Phán. Vì cảnh đó làm Loan nhớ mấy năm trước hồi nàng bước chân vè nhà chồng, Nàng thấy nàng hồi đó cũng như Tuất bây giờ, địa vị nàng và Tuất tuy có hơi khác, nhưng cũng là những con người bị người ta mua về, hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con Sen hầu hạ không công. Khi Loan được người ta cưới về làm vợ một cách chánh thức những lể nghi đó không có cái vẻ giả dối bằng bây giờ khi người ta đem nó ra che đậy, và hơn nữa để công nhận một sự hoang dâm."
" Ở đây ta lại thấy Loan là người chiến sĩ cô đơn, cô tả xung hữu đột để chiến đấu với số phận, ngoài "kẻ thù " là chồng và gia đình bên chồng ,cô còn phải đấu tranh với những quan niệm cổ hủ của chính gia đình cô, chính cha mẹ ruột của mình nặng hủ tục "Trọng nam khinh nữ ". Đó là một sai lầm của Khổng Tử, sai lầm nầy có thể cố ý hay vô tình phục vụ cho chế độ phong kiến, khi mà tinh thần Hán tộc cần những tay kiếm tay cung để xâm lăng và chống đở khi bị xăm lăng trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Ta hãy xem Loan đã trút nỗi lòng của mình trong một bức thư viết cho người bạn là bà giáo Thảo như sau:
" Em sinh ra là gái để bố mẹ em ân hận bấy lâu nay , em không nở trái lời lần cuối cùng nầy để thầy mẹ em suốt đời phải phiền muộn. Từ nay trở đi em sẽ lấy nụ cười che lấp sự ủ rủ trong lòng" .
4..2- NHÂN VẬT DŨNG: Dũng cũng là một nhân vật chính diện trong Đoạn Tuyệt, nhưng vai trò của anh dường như mờ nhạt trong những nghịch cảnh mà Loan gặp phải. Anh chỉ xuất hiện màn đầu rồi màn cuối của cuộc đời Loan để có môt kết cục khá có hậu, dù cái có hậu đó còn lửng lơ trong sự suy nghĩ của người đọc. Dũng trong Đoạn Tuyệt từ vai chính đã trở thành vai phụ. Dũng yêu Loan bằng một tình yêu trong sáng, cao cả, lồng trong một tình yêu lý tưởng rộng lớn hơn. Đó là lý tưởng phải làm gì cho dân tộc, cho những người dân đen thoát ách lầm than nô lệ của chế độ phong kiến. Dũng đã bôn ba những nẻo giang hồ để tìm ra một hướng đi dấn thân cho thích hợp với những hoài bảo của mình. Anh đã vì lý tưởng mà quên tình nhà.
Ta hãy đọc tâm sự của Dũng để hiểu thêm vì sao anh đã đặt tình nước trước tình nhà:
" Tiếng người gọi nhau dưới đồng đưa lên khiến Dũng nghĩ đến cái đời của dân quê, cái đời lạnh lẻo, vô vị kéo dài đã mấy nghìn năm. Đã mấy ngàn năm họ sống bám lấy mảnh đất già cổi ,Xưa thế nào giờ vẩn thế , vui ít khổ nhiều, bao giờ cũng thảm đạm như buổi chiều đông nầy , không hề khao khát cảnh đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay "
Ta hãy đọc tiếp đoạn Dũng nghĩ về đất nước
:" Chiều hôm ấy Dũng thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiện cho đất nước ấy không phải là của bậc vua chúa danh nhân , chính là đám dân hèn không tên tuổi Dân là nước, yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân "
.
Hay những đọan Dũng tự nhắn nhủ với mình:
" Tôi vẫn thường mong ước dân quê đở phải chịu hà hiếp, bức bách. Ta phải tin rắng sự ao ước ấy có thể thành sự thật và làm cho dân quê cũng ao ước mong một cách tha thiết như ta " Trên bước đường đi thực hiện lý tưởng, Dũng đã say mê những bối cảnh quanh mình mà quên mất Loan, người tình của mình bên kia bờ quá khứ, ta hãy đọc những gì mà Dũng suy nghĩ:
Quanh năm xuôi ngược, dừng chân lại ít ngày ở đồn điền một người bạn thân, ngồi nhàn nhã uống cốc rượu tiển năm trong một toà nhà gạch sang trọng, Dũng vẫn cảm thấy mình là một người dân và càng cảm thấy cái thú man mác được hoà hợp với đám dân không tên tuổi. Nhưng trong cái thú hoà hợp đó có lẫn chút rạo rực, nao nức vì chưa được thỏa nguyện về hiện tình cuả dân quê, nên khoa khát, mà sự khao khát không diễn được nên lời ấy, nó bắt Dũng tin ở sự thay đổi, tin ở công Dũng làm trong bấy lâu, và có lẽ làm mãi, chưa biết bao giờ ngừng "
Một buổi chiều cuối năm, một buổi chiều êm như giác mộng, mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên đợi gió. Dũng và Độ hai người thẫn thờ không nói, ngã đầu vào lưng ghế nhả khói thuốc từ từ tản ra ngoài nhà rồi tan vào khoãng không.
Trong " Đoạn Tuyệt " theo tôi nghĩ dường như Nhất Linh có phần nào để nhân vật Dũng đi xa cốt truyện, xa cái tiểu ngã mà chỉ chú tâm cái đại ngã. Nếu xét trên bình diện tình cảm lãng mạn thời đó dù biện minh cách nào đi nữa Dũng vẫn là người có lỗi sơ sót, thờ ơ với người tình. Nhưng may thay, Dũng đã thấy khuyết điểm và chuộc lỗi bằng cách quay lại âm thầm theo dõi phiên Toà xử Loan, rồi sau đó khi biết Loan được trắng án Dũng mới nghĩ đến sự kết hợp tình xưa để cả hai làm lại cuộc đời. Anh đã viết thơ tâm sự cho bà gíáo Thảo:
" Hai người cùng đau đớn như nhau tại sao lại không về với nhau để cùng chung sống một cuộc đời mà giúp nhau quên cái quá khứ nặng nê kia đi " . .
4.3- NHÂN VẬT LUẬT SƯ:
Trong Đọan Tuyệt nhân vật Luật Sư chỉ xuất hiện ngắn trong phiên Toà xử Loan, ông xuất hiện trong cao trào tác phẩm như một tuyên ngôn thế hệ. Vai trò của ông không phải là người biện hộ mà chính là người kết án, kết án một thế hệ lổi lầm từ ngàn xưa đã làm cho biết bao cuộc đời người con gái sống chết trong oan trái chỉ vì nô lệ cho những chữ "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử " " tam tòng tứ đức". Ta hãy nghe lời Luật Sư giải phóng cuộc đời nô lệ đó cho những thế hệ sau bằng những lời đanh thép:
" Giữ lấy gia đình, Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với lại giữ nô lệ. Cái chế độ nô lệ đã bỏ từ lâu rồi mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ. Ấy mà có ai ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình Việt Nam Sau khi biện hộ chứng mình rằng Loan không cố ý giết chồng, mà ngộ sát vì tự vệ, và dẫn chứng có rất nhiều trường hợp những cô gái như Loan đã uống thuốc độc để giải thoát cho mình. ông kết luận:
"Thị Loan chỉ có một tội là cắp sách đi học, để tâm trí thành một người mới còn về chung sống với người cũ. Nhưng tội ấy Thị Loan đã chuộc lại bằng bao nhiêu năm đau khổ. "
Và sau cùng đây là tuyên ngôn cuối cùng:
- Tha cho Thị Loan tức là các ngài làm một việc công bằng , tức là tỏ ra rằng chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chổ cho một gia đình khác hợp với cái đời bây giờ, hợp với quan niệm của những người có học mới
4.4-NHÂN VẬT THÂN:
Thân là một nhân vật phản diện chỉ có vai trò phụ. Thân đại diện cho một lớp thanh niên ngu dốt, hủ hoá, an phận, không có đầu óc tự lập. Một thứ công tử vườn kiêu căng chấp nhận số phận ngu hiếu, ngu trung cuả thời phong kiến.
Khi Loan ngõ ý bàn với Thân ra Hà Nột lập tiệm buôn bán, tự lập sinh nhai với mục đích chính là rời xa cái ngục tù cổ hủ bên gia đình bà Phán Lợi. Tự ái vặt của một kẻ ít học với quan niệm gia trưởng chồng Chúa vợ Tôi, hắn đã hét lên:
" Mợ không phải nói nhiều, tôi lấy mợ về để không phải mợ dạy khôn tôi, việc của tôi để tôi lo. Thân danh tôi như thế nào mà làm anh bán phiếu, mợ coi thế là tiện lắm hả "
Cái chết của Thân chính là ngòi nổ cho thảm cảnh gia đình Loan bộc phát, là cao trào của cốt truyện, là một thắt gút chặt cuối cùng trong cái xâu chuỗi của tất cả những sự kiện. Cái thắt gút ấy không thể tháo gỡ một cách bình thường, nhân nhượng, mà chỉ phải cắt bỏ, và tác giả Nhất Linh đã cắt bỏ bằng một phiên Toà thật kỳ diệu. Kẻ đầu cáo lại trở thành bị cáo. Một thế cờ lật ngược theo xu hướng tất yếu của đời sống.
4.5- NHÂN VẬT BÀ PHÁN LỢI:
Nhân vật bà Phán Lợi là nhân vật phản diện chính trong tiểu thuyết : Đoạn Tuyệt " của Nhất Linh, đây là người chủ yếu khuynh đảo, gây những sóng gió cho cuộc đời của Loan với tư cách mẹ chồng. Người đàn bà đẩy đà nầy nặng tinh thần phong kiến cổ hủ, mê tín dị đoan, độc tài cai trị gia đình với tinh thần " gia trưởng " trầm trọng. Ngay cả chồng là ông Phán Lợi , và đứa con cưng là cậu ấm Thân, cà hai đều phải phục tùng riu ríu dưới lệnh của bà .Khi cưới Loan về làm dâu, với cái nhìn phong kiến " trọng nam khinh nữ ", bà quan niêm làm dâu chính là làm con sen, con ở, làm cái máy đẻ cho giòng họ. Là người đàn bà coi trọng tiền của, bà coi Loan như một món hàng mua về để sử dụng, đã bỏ tiền ra ( để trừ món nợ ba ngàn của mẹ Loan ) thì phải sử dụng cho đáng nên bắt Loan làm đủ mọi chuyện như kẻ tôi đòi.
Bà đã nhiều lần sử dụng đòn roi, đánh đập Loan khi làm không vừa ý bà, tạo cho Thân ( chồng Loan ) bắt chước mẹ đánh đập vợ một khi có cảnh xung khắc, cãi vã trong gia đình. Về điểm nầy, ta có thể nói rằng cái chết của Thân cũng một phần nào nhiễm tính hung hăng của mẹ, nếu hôm đó Thân không cầm chíếc bình sấn tới đánh Loan khiến cô phải chụp con dao để tự vệ thì đâu có thảm cảnh xảy ra. Lại nữa, khi con Loan bệnh, bà không cho đi bác sĩ mà cho trị kiểu mê tín dị đoan bằng bùa phép, uống tàn nhang nước thải đến khi đưa cháu bé vào bệnh viện thì đã muộn, lại còn trút lỗi cho các bác sĩ. Nhà văn Nhất Linh đã rất hay khi dùng ngòi bút để vẽ lên một người đàn bà đẩy đà, ngu dốt, tham tiền của, độc tài, cai trị gia đình theo lối gia trưởng, phong kiến lạc hậu, thù ghét người con dâu có cái kiến thức Tây học một cách "thâm căn cú đế "
Đó cũng là cái hận thù của lề lối sống cũ, cái nhìn cũ đầy hủ tục phong kiến đối cái mới, cái nhìn mới, đang giải thoát cho bao tầng lớp phụ nữ không còn làm nô lệ cho thành kiến, định kiến, cho sự chà đạp nhân phẩm con người từ nghìn xưa.
.
Cái chết của Thân, là cái chết từ lỗi lầm của thời phong kiến, đó là cái chết cũa quan niệm cũ, cái nhân sinh quan nặng nề ấu trĩ của Khỗng Tử, Mạnh Tử. Đó là cái dẫy chết, và sẽ chết của tinh thần cũ, một tinh thần coi người phụ nữ như con vật không hơn không kém, chà đạp nhân phẩm người phụ nữ dưới chiêu bài đạo đức " tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tữ tòng tử ".. Quan niệm "Trọng nam khinh nử " theo hệ thống triết lý Khỗng Mạnh chính là một sai lầm, một hạt sạn lớn trong lý thuyết đạo đức của họ, nhằm phục đích phục vụ cho chiến tranh thời Xuân Thu Chiến Quốc, tạo thêm nhiều tay cung, tay kiếm cho cuộc tranh bá đồ vương giửa các nước đi xăm lăng và bị xăm lăng
Cái thua của bà Phán Lợi trước Toà Án khi khởi tố Loan về tội giết người ( và hơn nửa là giết chồng ), muốn Loan phải bị tội thật năng nhưng Loan lại được tha bổng, trắng án, vô tội, chính là điềm báo hiệu cho thấy thời suy vong của quan niệm luân lý phong kiến đang đến, nó đang từng hồi dẫy chết trước sức mạnh như vũ bão của những quan niệm luân lý mới, " mọi người đều bình đẳng ", nhân quyền của phụ nữ phải được tôn trọng.
Phiên Toà xử Loan là chính phiên Toà của lương tâm, những ngưổi tham dự phiên Tòa, chiến thắng, chính là những người của lương tâm, Họ từ đạo lý mới bước ra như một Spartacus giải phóng những người nô lệ từ thời La Mã. Họ đã thấy cái gót chân của Achille hay nhúm tóc của Samson thời Khổng Mạnh để mà đánh thẳng vào, hạ gục kẻ thù.
.5- KẾT LUẬN
Nhận định chung theo tôi Đoạn Tuyệt là một quyển Tiểu Thuyết hay, hay trọn nghĩa về văn phong cũng như những tình tiết cốt truyện. Với " Đoạn Tuyệt " từ đầu đến cuối tác giả đã khéo dàn dựng một cách rất logic sự kiện, đưa người đọc không phải bỏ trang nào Không phải tò mò cốt truyện rồi sẽ ra sao, mà tò mò vì muốn biết lý luận, tranh cải giữa hai bên cái mới và cái cũ thế nào, giữa cái bộc phát mới còn non yếu và cái cũ đã gìà cỗi và ai thắng ai?. Phần cốt truyện, chúng ta cũng đả rõ. Tôi muốn lấy phần Kết Luận của Entry (mở đầu) nầy để nói vài điều về Kết Cấu cuốn tiểu thuyết của Nhất Linh.
Thông thường ,cuốn tiểu thuyết như một con người có phần hồn và xác. Hồn chính là tư tưỡng, phân tách tâm lý, diễn đạt nội tâm của nhân vật.Xác là cách hành văn, cách bố cục, cách xâu lại những sự kiên không làm cho độc giả hụt hẩng, bở ngớ..
Sau cùng có một phần hổn hợp giữa xác và hồn, đó là kết luận. Kết luận một tác phẩm chính là Kết Cấu Toàn Diện hai phần văn chương và lý luận vào một chủ thể tuyệt đối của truyện. Trong " Đoan Tuyệt " của nhà văn Nhất Linh, phần cuối truyện tác giả mới tạo những điều kiện để Loan và Dũng có cơ hội đến với nhau trong tình yêu dù muộn màng. Loan bắt đầu một đời sống theo ý mình sau bao nhiêu năm bị dập vùi trong những hủ tục phong kiến. Sự kết thúc một cách có hậu, xóa đi cái cũ mở ra cái mới theo đúng sự chờ mong của người đọc. Một cách kết cấu làm sáng tỏ sự thắng thế của chân lý thời đại, đó là cách kết cấu thật nhân bản, không cải lương, không gò ép.
Thường trong tác phẩm nào cuả văn học cũng có một nội dung nghệ thuật chính là Kết Cấu cốt truyện. Nó như những toa xe của con tầu được kết nối để về đến ga một cách bình yên cho hành khách khi đọc Kết cấu chiính là sự tương quan giữa các yếu tố nội dung, hình thức trong tác phẩm. Nội dung tác phẩm gồm những hoàn cảnh sự kiện, hành động tư tưởng nhân vật. Thường khi sáng tác một tác phẩm văn học, tác giả có nhiều cách chọn lưa kết cấu cho tác phẩm của mình như kết cấu đa tuyến, kết cấu đơn tuyến, kết cấu tâm lý , kết cấu luận đề, kết cấu đa nguyên, kết cấu hồi tuyến. Dựa theo chủ đề tác phẩm mình viết, mà tác giả chọn loại kết cấu nào cho phù hợp với tiểu thuyết của mình, cho công chúng dễ hiểu.
Trong " Đoạn tuyệt " ta thấy Nhất Linh đã sử dụng loại Kết Cấu Luận Đề. Luận Đề đây chính là sự đấu tranh một mất một còn giữa "cái mới" và "cái cũ," "cái mới "đấu tranh chống "cái cũ "phong kiến lạc hậu ,lỗi thời để “Đoạn Tuyệt ” với quá khứ, giải phóng người phụ nữ sau mấy ngàn năm mang chiếc ách nặng nề trong mớ luân lý " tạp nham" của "Cửa Khổng Sân Trình". Cái chết của Thân chính là cái chết của cái cũ, của thời đại cũ, sự thất bại của bà Phán Lợi trong phiên Toà xử Loan là sự hấp hối dẫy chết của những hủ tục phong kiến sắp đến ngày tàn lụi "Đoạn Tuyệt " không có nghĩa là chỉ giải thoát cho Loan, cho Dũng ra khỏi cuộc đời tối tăm của quá khứ, mà còn là cho tất cả chúng ta, của những người yêu quê hương một cách đích thực ngày nay.
Nhất Linh là một nhà văn mà tôi ngưỡng mộ từ khi học Văn bậc Trung Học,Thư viện cá nhân của tôi dành một chỗ rộng cho những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn. Những loại sách của Nhất Linh viết ,ông không dùng một văn phong nhất định mà uyển chuyển theo từng chủ đề cá biệt, nó biến thể một cách tuyệt vời từ "Đoạn Tuyệt" qua " Lạnh Lùng " , từ " Gánh Háng Hoa " đến " Anh phải Sống " từ " Hai buổi chiều vàng " đến " Bướm Trắng "
Về tư tưởng cũng vậy, cũng đồng thời cùng một chủ đề " Cái Mới " và " Cái Cũ " nhưng ông đã viết hai khuynh hướng khác nhau.như "Đoạn Tuyệt " và "Nửa Chừng Xuân" hay " Lạnh Lùng " Trong " Đoạn Tuyệt " sự đấu tranh giữa "cái mới " là Loan, Dũng, Luật sư với cái cũ hủ lậu là Bà Phán Lợi, Thân là đâu tranh không khoan nhượng, một mất một còn, còn trong " Nữa Chừng Xuân " sự đấu tranh giửa Mai và Lộc với bà Án là cuộc đấu tranh nữa vời. Một kết cục không có hậu, một cách kết cấu đa nguyên.
HUY THANH
Huythanhts
VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM "ĐOẠN TUYỆT " CỦA NHẤT LINH
HUY THANH
1-VÀI NÉT VẾ TÁC GIẢ:
NHẤT LINH ( 1905-1963 ) tên thật là Nguyễn Tường Tam,nguyên gốc người Hội An tỉnh Quảng Nam Ông sinh ngày 25/07/1906 tại huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đậu bằng Thành Chung sau đó làm việc tại Sở Tài Chánh Hà Nội. Năm 1925 ông theo học Cao Đẳng Mỹ Thuật rồi chuyẻn sang học ngành Y Khoa. Năm 1927 ông sang Pháp du học, Năm 1930 đậu bằng Cử Nhân Khoa Học sau đó về nước. Năm 1032 lập tờ báo PHONG HÓA. Năm 1933 thành lập nhóm " Tự Lực Văn Đoàn " gồm nhửng cây bút nồng cốt như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Tú Mỡ, Thế Lữ v..v..Năm1935 chủ trương tờ báo NGÀY NAY. Tứ năm 1938 đến năm 1963 song song với hoạt động văn học nghệ thuật như viết tiểu thuyết, vẽ tranh, ông còn tham gia hoạt động Chính Trị, Năm 1953 ông vào Nam cư ngụ tại Đà Lat Năm 1958 ông chủ trương báo Văn Hoá Ngày Nay tại miền Nam.
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông là: Nho Phon, Người quay Tơ ( 1926 ), Anh phải sống ( viết với Khái Hưng 1933 ), Gánh hàng Hoa ( viết với Khái Hưng 1934 ), Đời mưa gíó ( Viết với Khái Hưng 1934 ), Nắng Thu ( 1934 ) Đoạn Tuyệt (1935 ) Lạnh Lùng (1935 ) Hai buổi chiều vàng ( 1937 ), Thế rồi một buổi chiều ( 1937 ) Đôi bạn ( 1937 ), Bướm trắng ( 1939 )
Năm 1963, Ông tham gia lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm tại miến Nam nhưng bất thành. Ông bị bắt, trước ngày bị đưa ra Toà xử vào ngày 7/7/1963 ông uống thuốc độc quyên sinh.
2-NÔI DUNG TÓM TẮT TÁC PHẨM ĐOẠN TUYỆT:
Nhân vật chính trong tác phẩm Đọan Tuyệt là Loan, một cô gái theo Tây học Loan học đến năm thứ tư Ban Cao Đẳng Tiểu Học tiếp thu được tư tưởng mới, không phục tùng những hủ tục ràng buộc người con gái trong "tam tòng tứ đức" của Khổng Tử . Loan và Dũng yêu nhau vì ý hợp tâm đầu .Dũng yêu Loan, nhưng vì hoàn cảnh nên chưa lấy Loan làm vợ được. Loan bị cha mẹ ép gả cho Thân,là một thanh niên con nhà giầu, thất học, hủ hoá, tầm thường Mẹ Thân là bà Phán Lợi, một người giầu có nhưng rất quan niệm cổ hủ kiểu gia trưởng, bà quan niệm gia đình là "Chồng Chúa vợ Tôi ".
Khi về nhà chồng ,Loan cố gắng nhịn nhục, thích nghi với cuộc sống, quan điểm cổ hủ của bên nhà chồng. Sau khi đúa con đầu lòng bị bệnh chết. Loan không còn khả năng sinh sản nữa. Bà Phán Lợi với mê tín dị đoan cho là Loan làm xui xẻo giòng họ bà. Với quan niệm cổ hủ cần con nối dõi tông đường nên bà ép buộc Loan phải chấp nhận cho chồng lấy vợ lẽ. Loan phải ép lòng để cho Thân lấy vợ bé là Tuất, một cô gái nhà quê thất học. Loan cam tâm sống tủi nhục trong sự khinh rẻ của mẹ chồng và cả của người vợ lẽ của chồng cô.
Một hôm, trong cuộc cãi vã vì bị chồng đối xử tê bạc bởi chuyện không ra gì, Thân với quan niệm " chồng Chúa vợ Tôi " hùng hổ đánh Loan. Thân hung hăng chụp cái lọ đồng tiến lại định đập trên đầu Loan. Ý thức tự vệ đã khiến Loan vớ lấy con dao rọc sách chống đỡ. Sức yếu, Loan té ngã xuống giường, Thân lỡ trớn ngã theo bị con dao đâm trúng ngực, sau đó chết Loan bị bắt giam vì tội " giết chồng ". Loan bị bắt giam sau đó bị đưa ra Toà , bà Phán Lợi mong Loan bị xử nặng tội để trả thù cho cái chết của con.
Trước Toà Án, vị luật sư bào chửa cho Loan với quan niệm của một người Tây học đã hết lòng bào chửa cho cô bằng những lý luận sắc bén, thuyết phục .Sau cùng Tòa án phải tha bổng Loan vì không " cố ý " giết chồng, mà ngộ sát vì lý do " tự vệ ".
Sau đó , Loan trở lại nhà cha mẹ ruột thì mẹ Loan chết, Loan phải bán ngôi nhà cha mẹ để lại để trả nợ cho bà Phán Lợi, chính vì món nợ nầy mà trước đây ba mẹ Loan mới ép cô lấy Thân để trừ nợ Từ đó, Loan sống trong cô độc nghĩ rằng Dũng đã quên mình. Phần Dũng trên bước đường bôn ba, anh không thể nào quên được Loan, được tin thảm cảnh xãy ra cho Loan, Dũng vô cùng hối hận vì nghĩ rằng cuộc đời Loan đau khổ la do mình gây ra nên anh viết một bức thư nhờ bà giáo Thảo mang đến cho Loan đề nghị nối lại duyên tình.
3- NHẬN ĐỊNH CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM:.
Cuốn tiểu thuyết Đọan Tuyệt của Nhát Linh ra đời vào năm 1935 , thời điểm mà nền văn học Việt Nam đang chuyển mình sang một hướng mới theo quan điểm dân chủ tự do của Tây Phương .Cùng với sự tiến bộ của những tiện nghi cuộc sống trong xã hội , nền in ấn tiến bộ của phương Tây là những nhịp cầu nối tư tưởng tiến bộ ấy đến với quần chúng nhân dân. Trước hết bằng chuyển hướng tư tưởng qua tác phẩm văn học, rồi sau đó tư tưỡng biến thành hành động hiện thực cải tạo xã hội .
Đoạn Tuyệt là một cuốn tiểu thuyết Luận Đề Xã Hội, thời điểm xãy ra cốt truyện là bước vào đầu thế kỷ XX, khi mà cuộc đấu tranh tư tưỡng mới và tư tưởng cũ trong xã hội Việt Nam đã đến hồi quyết liệt một mất một còn. Nhất Linh cùng với nhóm Tự Lực Văn Đoàn gồm những nguời viết trẻ có tâm huyết muốn cải cách xã hội như Thạch Lam, Hoàng Đạo,, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Khái Hưng đã khẳng định lập truờng là đứng vào Nhóm tư tưởng mới để chống đối, đả phá Nhóm tư tưởng cũ, vốn đã làm cho văn học Việt Nam bị đắm chìm trong vòng lẩn quẩn không lối thoát của tư tưỡng Khổng Mạnh.
Theo quan điểm tác giả thì: “ Viết luận đề tiểu thuyết, nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu một lý thuyết, để tán dương tuyên truyền một cái gì tác giả cho là tốt đẹp, để đả đảo một cái gì tác giả cho là xấu xa.." Những nhà phê bình văn học xưa nay vẫn coi cuốn tiểu thuyết "Đoạn tuyệt "của Nhất Linh là một cuốn tiểu thuyết luận đề về sự xung đột giữa cái mới và cái cũ. Nhân vật Loan tượng trưng cho phái mới, đã chống đối kịch liệt với Thân cùng bà Phán Lợi, mẹ chồng là người đại diện phái cũ .
Ta hãy phân tích từng vai trò, đặc điểm tâm lý, cách ứng xử, đối đáp của một số nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết nầy:
4- NHÂN VẬT CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA HỌ TRONG TÁC PHẨM " ĐOẠN TUYỆT ":
4.1- NHÂN VẬT LOAN:
Đây là nhân vật chính diện trong quyển tiểu thuyết, cô là người con gái có học thức, có ý chí mạnh mẽ, là người chiến sĩ đấu tranh kiên cường cho cái mới vừa nẩy mầm trước cái cũ vừa tàn lụi .Tuy nhiên trước nghịch cảnh gia đìn , cô phải chấp nhận lấy chồng, một người chồng cô không yêu, không hợp. không cùng trình độ học thức. Nhưng vì chữ hiếu cô đã ép mình bỏ đi cái " tôi " của mình để nén lòng, nhịn nhục, để sống yên thân, yên phận vói nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ. Có thể nói nhịp cầu duy nhất để Loan chịu lép vế an phận trong gia đình bên chồng là đứa con của cô, tuy nó mong manh nhưng tràn đầy sức mạnh, đó là tình mẫu tử, là sợi dây thiệng liệng mà người mẹ nào cũng không thể bức được nó. Trong Loan, lúc nào cũng có sự phản kháng ngấm ngầm trong giòng máu Tây Học của cô với những sự đối kháng quyết liệt quan điểm cổ hủ, lỗi thời cũ, Chính nó đã đưa người phụ nữ trở thành ngu dốt trong xã hội, chấp nhận số phận người khác đặt để dù là đặt để trong đớn đau tuyệt vọng. Cái vòng kim cô đó luôn luôn được bao bọc bởi những mỹ từ đạo đức, chính nó đả đẩy đưa số phận người phụ nữ như một trò chơi bi thảm của cái gọi là số mệnh, đã làm chết oan những cuộc đời khao khát sống, và sống thực cho mình.
Ta hãy đọc đoạn Loan đối đáp với mẹ mình là Bà Hai khi bà ép Loan lấy Thân để trừ món nợ:
" Loan :ngững đầu lên nhìn thẳng rồi thong thả đáp:
- Vâng thì xin mẹ để tùy con, và nhân thể mẹ để tuỳ con định có nên lấy chồng hay không lấy chồng. Con đã nhiều lần thưa với mẹ rằng con không thể...
Bà Hai giận dữ:
-À, cô không thể...cô phải biết cô lớn rồi, cô phải biết nghĩ chớ
Loan vẫn ung dung
-Thưa mẹ, chính vậy, chính vì con khôn lớn con biết nghĩ nên mới thưa cùng mẹ rằng con không thể về lam dâu nhà ấy
Bà Hai nói:
- Dễ thường cô nghĩ chuyện chơi sao?
Loan đáp:
-Không, con không cho là chuyện chơi. Con cho là một chuyện rất quan hệ trong đời con, mà chỉ quan hệ đến đời con mà thôi " Loan nhấn mạnh: '" chỉ quan hệ đến đời con mà thôi " là một câu trả lời đanh thép, một lời đòi hỏi tự do cho số phận của mình trong thời đại mới mà cha mẹ cũng không có quyền " đặt đâu con ngồi đấy: " Ta hãy xem Loan đã trình bày ý kiến với cha về cuộc hôn nhân của mình:
-Thưa thầy con không hỗn. Không bao giờ con dám vô lễ với mẹ con. Nhưng ít ra mẹ con phải đề con nói chuyện phân bày phải trái về một việc quan hệ đến đời con
. Ta hãy xem những lời đối đáp của Loan với bà Phán Lợi khi thảm cảnh gia đình đã đến hồi cao trào:
- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi
Hay:
-Bà cũng la người, tôi cũng là ngưới, không ai hơn kém ai .Bà đánh tôi, tôi không .." Khi con thú đã bị rượt đuổi đến đường cùng không lối thoát thì mặc dù biết mình yếu sức nó cũng quay lại cắn kẻ thù trước cái chết sắp đến. Ở đây, những lời phản kháng của Loan nói với bà Phán Lợi khi bà nghĩ mình là mẹ chồng có quyền đánh đập con dâu chính là hành động của con thú bị đẩy vào đường cùng. Đó là lời cảnh báo cái củ đã không còn nữa và cái mới phải được vươn lên .Một thứ bom tấn đánh vào thành trì cổ hủ, rêu phong, mục nát của tư tưỡng phong kiến cũ đã chà đạp lên danh dự người phụ nữ, đã ném người phụ nữ xuống vực thẳm, trói họ bằng thứ xiềng xích vô luân được khoác dưới lớp áo luân lý, mị dân .
Tuy phản kháng những cái cũ hủ lậu, lổi thời một cách quyết liệt nhưng Loan cũng không hẳn quá khích bài xích tuyệt đối những cái củ không hủ lậu mà cô cũng có nhửng nhân nhượng, Biểu hiện là khi mới lấy Thân , cô đã có đề nghị cùng chồng ra Hà Nội ở riêng, buôn bán , để tránh sự xung khắc với bà Phán Lợi nhưng không được.Sau đó khi vế nhà chồng, cô đã hết lòng nhẩn nhục để yên phận làm mẹ, làm dâu bất đắc dỉ ,Ta hãy đọc một đoạn văn viết về tâm tư của Loan trong những nổi nhẩn nhục ấy
: "
Lấy gia đình chồng làm gia đình mình ,coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ biết đâu lại không tìm thấy hạnh phúc ở chỗ đó " Nhưng " cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng ", sau cùng thì "tức nước phải vỡ bờ". Thảm cảnh đã xảy ra sau khi con cô bị chết vì bệnh, một chứng bệnh mà lẻ ra đứa bé không đáng chết nếu được các bác sĩ Tây Y chăm sóc thay vì chữa trị bằng thầy ngải, thầy bùa, uống tàn nhang nước thải theo ý bà Phán Lợi.
Tuy sống trong gia đình chồng, nhưng Loan lúc nào cũng có những sự phẩn nộ thầm kín, khinh rẻ những thói phong kiến, trong gia đình chồng. Ta hãy đọc một đoạn những suy nghĩ của Loan trong ngày đám cưới Thân lấy vợ lẽ là Tuất để thấy sự khinh bỉ những hủ tục của cô:
"Loan cúi mặt không dám nhìn cái cảnh Tuất cúi rạp trên chiếu lễ tổ tiên vá lễ ông Phán, bà Phán. Vì cảnh đó làm Loan nhớ mấy năm trước hồi nàng bước chân vè nhà chồng, Nàng thấy nàng hồi đó cũng như Tuất bây giờ, địa vị nàng và Tuất tuy có hơi khác, nhưng cũng là những con người bị người ta mua về, hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con Sen hầu hạ không công. Khi Loan được người ta cưới về làm vợ một cách chánh thức những lể nghi đó không có cái vẻ giả dối bằng bây giờ khi người ta đem nó ra che đậy, và hơn nữa để công nhận một sự hoang dâm."
" Ở đây ta lại thấy Loan là người chiến sĩ cô đơn, cô tả xung hữu đột để chiến đấu với số phận, ngoài "kẻ thù " là chồng và gia đình bên chồng ,cô còn phải đấu tranh với những quan niệm cổ hủ của chính gia đình cô, chính cha mẹ ruột của mình nặng hủ tục "Trọng nam khinh nữ ". Đó là một sai lầm của Khổng Tử, sai lầm nầy có thể cố ý hay vô tình phục vụ cho chế độ phong kiến, khi mà tinh thần Hán tộc cần những tay kiếm tay cung để xâm lăng và chống đở khi bị xăm lăng trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Ta hãy xem Loan đã trút nỗi lòng của mình trong một bức thư viết cho người bạn là bà giáo Thảo như sau:
" Em sinh ra là gái để bố mẹ em ân hận bấy lâu nay , em không nở trái lời lần cuối cùng nầy để thầy mẹ em suốt đời phải phiền muộn. Từ nay trở đi em sẽ lấy nụ cười che lấp sự ủ rủ trong lòng" .
4..2- NHÂN VẬT DŨNG: Dũng cũng là một nhân vật chính diện trong Đoạn Tuyệt, nhưng vai trò của anh dường như mờ nhạt trong những nghịch cảnh mà Loan gặp phải. Anh chỉ xuất hiện màn đầu rồi màn cuối của cuộc đời Loan để có môt kết cục khá có hậu, dù cái có hậu đó còn lửng lơ trong sự suy nghĩ của người đọc. Dũng trong Đoạn Tuyệt từ vai chính đã trở thành vai phụ. Dũng yêu Loan bằng một tình yêu trong sáng, cao cả, lồng trong một tình yêu lý tưởng rộng lớn hơn. Đó là lý tưởng phải làm gì cho dân tộc, cho những người dân đen thoát ách lầm than nô lệ của chế độ phong kiến. Dũng đã bôn ba những nẻo giang hồ để tìm ra một hướng đi dấn thân cho thích hợp với những hoài bảo của mình. Anh đã vì lý tưởng mà quên tình nhà.
Ta hãy đọc tâm sự của Dũng để hiểu thêm vì sao anh đã đặt tình nước trước tình nhà:
" Tiếng người gọi nhau dưới đồng đưa lên khiến Dũng nghĩ đến cái đời của dân quê, cái đời lạnh lẻo, vô vị kéo dài đã mấy nghìn năm. Đã mấy ngàn năm họ sống bám lấy mảnh đất già cổi ,Xưa thế nào giờ vẩn thế , vui ít khổ nhiều, bao giờ cũng thảm đạm như buổi chiều đông nầy , không hề khao khát cảnh đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay "
Ta hãy đọc tiếp đoạn Dũng nghĩ về đất nước
:" Chiều hôm ấy Dũng thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiện cho đất nước ấy không phải là của bậc vua chúa danh nhân , chính là đám dân hèn không tên tuổi Dân là nước, yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân "
.
Hay những đọan Dũng tự nhắn nhủ với mình:
" Tôi vẫn thường mong ước dân quê đở phải chịu hà hiếp, bức bách. Ta phải tin rắng sự ao ước ấy có thể thành sự thật và làm cho dân quê cũng ao ước mong một cách tha thiết như ta " Trên bước đường đi thực hiện lý tưởng, Dũng đã say mê những bối cảnh quanh mình mà quên mất Loan, người tình của mình bên kia bờ quá khứ, ta hãy đọc những gì mà Dũng suy nghĩ:
Quanh năm xuôi ngược, dừng chân lại ít ngày ở đồn điền một người bạn thân, ngồi nhàn nhã uống cốc rượu tiển năm trong một toà nhà gạch sang trọng, Dũng vẫn cảm thấy mình là một người dân và càng cảm thấy cái thú man mác được hoà hợp với đám dân không tên tuổi. Nhưng trong cái thú hoà hợp đó có lẫn chút rạo rực, nao nức vì chưa được thỏa nguyện về hiện tình cuả dân quê, nên khoa khát, mà sự khao khát không diễn được nên lời ấy, nó bắt Dũng tin ở sự thay đổi, tin ở công Dũng làm trong bấy lâu, và có lẽ làm mãi, chưa biết bao giờ ngừng "
Một buổi chiều cuối năm, một buổi chiều êm như giác mộng, mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên đợi gió. Dũng và Độ hai người thẫn thờ không nói, ngã đầu vào lưng ghế nhả khói thuốc từ từ tản ra ngoài nhà rồi tan vào khoãng không.
Trong " Đoạn Tuyệt " theo tôi nghĩ dường như Nhất Linh có phần nào để nhân vật Dũng đi xa cốt truyện, xa cái tiểu ngã mà chỉ chú tâm cái đại ngã. Nếu xét trên bình diện tình cảm lãng mạn thời đó dù biện minh cách nào đi nữa Dũng vẫn là người có lỗi sơ sót, thờ ơ với người tình. Nhưng may thay, Dũng đã thấy khuyết điểm và chuộc lỗi bằng cách quay lại âm thầm theo dõi phiên Toà xử Loan, rồi sau đó khi biết Loan được trắng án Dũng mới nghĩ đến sự kết hợp tình xưa để cả hai làm lại cuộc đời. Anh đã viết thơ tâm sự cho bà gíáo Thảo:
" Hai người cùng đau đớn như nhau tại sao lại không về với nhau để cùng chung sống một cuộc đời mà giúp nhau quên cái quá khứ nặng nê kia đi " . .
4.3- NHÂN VẬT LUẬT SƯ:
Trong Đọan Tuyệt nhân vật Luật Sư chỉ xuất hiện ngắn trong phiên Toà xử Loan, ông xuất hiện trong cao trào tác phẩm như một tuyên ngôn thế hệ. Vai trò của ông không phải là người biện hộ mà chính là người kết án, kết án một thế hệ lổi lầm từ ngàn xưa đã làm cho biết bao cuộc đời người con gái sống chết trong oan trái chỉ vì nô lệ cho những chữ "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử " " tam tòng tứ đức". Ta hãy nghe lời Luật Sư giải phóng cuộc đời nô lệ đó cho những thế hệ sau bằng những lời đanh thép:
" Giữ lấy gia đình, Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với lại giữ nô lệ. Cái chế độ nô lệ đã bỏ từ lâu rồi mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ. Ấy mà có ai ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình Việt Nam Sau khi biện hộ chứng mình rằng Loan không cố ý giết chồng, mà ngộ sát vì tự vệ, và dẫn chứng có rất nhiều trường hợp những cô gái như Loan đã uống thuốc độc để giải thoát cho mình. ông kết luận:
"Thị Loan chỉ có một tội là cắp sách đi học, để tâm trí thành một người mới còn về chung sống với người cũ. Nhưng tội ấy Thị Loan đã chuộc lại bằng bao nhiêu năm đau khổ. "
Và sau cùng đây là tuyên ngôn cuối cùng:
- Tha cho Thị Loan tức là các ngài làm một việc công bằng , tức là tỏ ra rằng chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chổ cho một gia đình khác hợp với cái đời bây giờ, hợp với quan niệm của những người có học mới
4.4-NHÂN VẬT THÂN:
Thân là một nhân vật phản diện chỉ có vai trò phụ. Thân đại diện cho một lớp thanh niên ngu dốt, hủ hoá, an phận, không có đầu óc tự lập. Một thứ công tử vườn kiêu căng chấp nhận số phận ngu hiếu, ngu trung cuả thời phong kiến.
Khi Loan ngõ ý bàn với Thân ra Hà Nột lập tiệm buôn bán, tự lập sinh nhai với mục đích chính là rời xa cái ngục tù cổ hủ bên gia đình bà Phán Lợi. Tự ái vặt của một kẻ ít học với quan niệm gia trưởng chồng Chúa vợ Tôi, hắn đã hét lên:
" Mợ không phải nói nhiều, tôi lấy mợ về để không phải mợ dạy khôn tôi, việc của tôi để tôi lo. Thân danh tôi như thế nào mà làm anh bán phiếu, mợ coi thế là tiện lắm hả "
Cái chết của Thân chính là ngòi nổ cho thảm cảnh gia đình Loan bộc phát, là cao trào của cốt truyện, là một thắt gút chặt cuối cùng trong cái xâu chuỗi của tất cả những sự kiện. Cái thắt gút ấy không thể tháo gỡ một cách bình thường, nhân nhượng, mà chỉ phải cắt bỏ, và tác giả Nhất Linh đã cắt bỏ bằng một phiên Toà thật kỳ diệu. Kẻ đầu cáo lại trở thành bị cáo. Một thế cờ lật ngược theo xu hướng tất yếu của đời sống.
4.5- NHÂN VẬT BÀ PHÁN LỢI:
Nhân vật bà Phán Lợi là nhân vật phản diện chính trong tiểu thuyết : Đoạn Tuyệt " của Nhất Linh, đây là người chủ yếu khuynh đảo, gây những sóng gió cho cuộc đời của Loan với tư cách mẹ chồng. Người đàn bà đẩy đà nầy nặng tinh thần phong kiến cổ hủ, mê tín dị đoan, độc tài cai trị gia đình với tinh thần " gia trưởng " trầm trọng. Ngay cả chồng là ông Phán Lợi , và đứa con cưng là cậu ấm Thân, cà hai đều phải phục tùng riu ríu dưới lệnh của bà .Khi cưới Loan về làm dâu, với cái nhìn phong kiến " trọng nam khinh nữ ", bà quan niêm làm dâu chính là làm con sen, con ở, làm cái máy đẻ cho giòng họ. Là người đàn bà coi trọng tiền của, bà coi Loan như một món hàng mua về để sử dụng, đã bỏ tiền ra ( để trừ món nợ ba ngàn của mẹ Loan ) thì phải sử dụng cho đáng nên bắt Loan làm đủ mọi chuyện như kẻ tôi đòi.
Bà đã nhiều lần sử dụng đòn roi, đánh đập Loan khi làm không vừa ý bà, tạo cho Thân ( chồng Loan ) bắt chước mẹ đánh đập vợ một khi có cảnh xung khắc, cãi vã trong gia đình. Về điểm nầy, ta có thể nói rằng cái chết của Thân cũng một phần nào nhiễm tính hung hăng của mẹ, nếu hôm đó Thân không cầm chíếc bình sấn tới đánh Loan khiến cô phải chụp con dao để tự vệ thì đâu có thảm cảnh xảy ra. Lại nữa, khi con Loan bệnh, bà không cho đi bác sĩ mà cho trị kiểu mê tín dị đoan bằng bùa phép, uống tàn nhang nước thải đến khi đưa cháu bé vào bệnh viện thì đã muộn, lại còn trút lỗi cho các bác sĩ. Nhà văn Nhất Linh đã rất hay khi dùng ngòi bút để vẽ lên một người đàn bà đẩy đà, ngu dốt, tham tiền của, độc tài, cai trị gia đình theo lối gia trưởng, phong kiến lạc hậu, thù ghét người con dâu có cái kiến thức Tây học một cách "thâm căn cú đế "
Đó cũng là cái hận thù của lề lối sống cũ, cái nhìn cũ đầy hủ tục phong kiến đối cái mới, cái nhìn mới, đang giải thoát cho bao tầng lớp phụ nữ không còn làm nô lệ cho thành kiến, định kiến, cho sự chà đạp nhân phẩm con người từ nghìn xưa.
.
Cái chết của Thân, là cái chết từ lỗi lầm của thời phong kiến, đó là cái chết cũa quan niệm cũ, cái nhân sinh quan nặng nề ấu trĩ của Khỗng Tử, Mạnh Tử. Đó là cái dẫy chết, và sẽ chết của tinh thần cũ, một tinh thần coi người phụ nữ như con vật không hơn không kém, chà đạp nhân phẩm người phụ nữ dưới chiêu bài đạo đức " tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tữ tòng tử ".. Quan niệm "Trọng nam khinh nử " theo hệ thống triết lý Khỗng Mạnh chính là một sai lầm, một hạt sạn lớn trong lý thuyết đạo đức của họ, nhằm phục đích phục vụ cho chiến tranh thời Xuân Thu Chiến Quốc, tạo thêm nhiều tay cung, tay kiếm cho cuộc tranh bá đồ vương giửa các nước đi xăm lăng và bị xăm lăng
Cái thua của bà Phán Lợi trước Toà Án khi khởi tố Loan về tội giết người ( và hơn nửa là giết chồng ), muốn Loan phải bị tội thật năng nhưng Loan lại được tha bổng, trắng án, vô tội, chính là điềm báo hiệu cho thấy thời suy vong của quan niệm luân lý phong kiến đang đến, nó đang từng hồi dẫy chết trước sức mạnh như vũ bão của những quan niệm luân lý mới, " mọi người đều bình đẳng ", nhân quyền của phụ nữ phải được tôn trọng.
Phiên Toà xử Loan là chính phiên Toà của lương tâm, những ngưổi tham dự phiên Tòa, chiến thắng, chính là những người của lương tâm, Họ từ đạo lý mới bước ra như một Spartacus giải phóng những người nô lệ từ thời La Mã. Họ đã thấy cái gót chân của Achille hay nhúm tóc của Samson thời Khổng Mạnh để mà đánh thẳng vào, hạ gục kẻ thù.
.5- KẾT LUẬN
Nhận định chung theo tôi Đoạn Tuyệt là một quyển Tiểu Thuyết hay, hay trọn nghĩa về văn phong cũng như những tình tiết cốt truyện. Với " Đoạn Tuyệt " từ đầu đến cuối tác giả đã khéo dàn dựng một cách rất logic sự kiện, đưa người đọc không phải bỏ trang nào Không phải tò mò cốt truyện rồi sẽ ra sao, mà tò mò vì muốn biết lý luận, tranh cải giữa hai bên cái mới và cái cũ thế nào, giữa cái bộc phát mới còn non yếu và cái cũ đã gìà cỗi và ai thắng ai?. Phần cốt truyện, chúng ta cũng đả rõ. Tôi muốn lấy phần Kết Luận của Entry (mở đầu) nầy để nói vài điều về Kết Cấu cuốn tiểu thuyết của Nhất Linh.
Thông thường ,cuốn tiểu thuyết như một con người có phần hồn và xác. Hồn chính là tư tưỡng, phân tách tâm lý, diễn đạt nội tâm của nhân vật.Xác là cách hành văn, cách bố cục, cách xâu lại những sự kiên không làm cho độc giả hụt hẩng, bở ngớ..
Sau cùng có một phần hổn hợp giữa xác và hồn, đó là kết luận. Kết luận một tác phẩm chính là Kết Cấu Toàn Diện hai phần văn chương và lý luận vào một chủ thể tuyệt đối của truyện. Trong " Đoan Tuyệt " của nhà văn Nhất Linh, phần cuối truyện tác giả mới tạo những điều kiện để Loan và Dũng có cơ hội đến với nhau trong tình yêu dù muộn màng. Loan bắt đầu một đời sống theo ý mình sau bao nhiêu năm bị dập vùi trong những hủ tục phong kiến. Sự kết thúc một cách có hậu, xóa đi cái cũ mở ra cái mới theo đúng sự chờ mong của người đọc. Một cách kết cấu làm sáng tỏ sự thắng thế của chân lý thời đại, đó là cách kết cấu thật nhân bản, không cải lương, không gò ép.
Thường trong tác phẩm nào cuả văn học cũng có một nội dung nghệ thuật chính là Kết Cấu cốt truyện. Nó như những toa xe của con tầu được kết nối để về đến ga một cách bình yên cho hành khách khi đọc Kết cấu chiính là sự tương quan giữa các yếu tố nội dung, hình thức trong tác phẩm. Nội dung tác phẩm gồm những hoàn cảnh sự kiện, hành động tư tưởng nhân vật. Thường khi sáng tác một tác phẩm văn học, tác giả có nhiều cách chọn lưa kết cấu cho tác phẩm của mình như kết cấu đa tuyến, kết cấu đơn tuyến, kết cấu tâm lý , kết cấu luận đề, kết cấu đa nguyên, kết cấu hồi tuyến. Dựa theo chủ đề tác phẩm mình viết, mà tác giả chọn loại kết cấu nào cho phù hợp với tiểu thuyết của mình, cho công chúng dễ hiểu.
Trong " Đoạn tuyệt " ta thấy Nhất Linh đã sử dụng loại Kết Cấu Luận Đề. Luận Đề đây chính là sự đấu tranh một mất một còn giữa "cái mới" và "cái cũ," "cái mới "đấu tranh chống "cái cũ "phong kiến lạc hậu ,lỗi thời để “Đoạn Tuyệt ” với quá khứ, giải phóng người phụ nữ sau mấy ngàn năm mang chiếc ách nặng nề trong mớ luân lý " tạp nham" của "Cửa Khổng Sân Trình". Cái chết của Thân chính là cái chết của cái cũ, của thời đại cũ, sự thất bại của bà Phán Lợi trong phiên Toà xử Loan là sự hấp hối dẫy chết của những hủ tục phong kiến sắp đến ngày tàn lụi "Đoạn Tuyệt " không có nghĩa là chỉ giải thoát cho Loan, cho Dũng ra khỏi cuộc đời tối tăm của quá khứ, mà còn là cho tất cả chúng ta, của những người yêu quê hương một cách đích thực ngày nay.
Nhất Linh là một nhà văn mà tôi ngưỡng mộ từ khi học Văn bậc Trung Học,Thư viện cá nhân của tôi dành một chỗ rộng cho những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn. Những loại sách của Nhất Linh viết ,ông không dùng một văn phong nhất định mà uyển chuyển theo từng chủ đề cá biệt, nó biến thể một cách tuyệt vời từ "Đoạn Tuyệt" qua " Lạnh Lùng " , từ " Gánh Háng Hoa " đến " Anh phải Sống " từ " Hai buổi chiều vàng " đến " Bướm Trắng "
Về tư tưởng cũng vậy, cũng đồng thời cùng một chủ đề " Cái Mới " và " Cái Cũ " nhưng ông đã viết hai khuynh hướng khác nhau.như "Đoạn Tuyệt " và "Nửa Chừng Xuân" hay " Lạnh Lùng " Trong " Đoạn Tuyệt " sự đấu tranh giữa "cái mới " là Loan, Dũng, Luật sư với cái cũ hủ lậu là Bà Phán Lợi, Thân là đâu tranh không khoan nhượng, một mất một còn, còn trong " Nữa Chừng Xuân " sự đấu tranh giửa Mai và Lộc với bà Án là cuộc đấu tranh nữa vời. Một kết cục không có hậu, một cách kết cấu đa nguyên.
HUY THANH
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Phân tích nhân vật Mai của ông này đọc rùng mình. Nếu cô ta bình thường nếu 0 nói là tầm thường như ông ta suy diễn thì cô ta lấy ông bác sĩ hay họa sĩ chứ ở vậy khi nửa chừng xuân làm gì. Ý ông Khái Hưng là chống chuyện vợ bé vợ lẽ nên cô Mai mới như thế, như vậy. Ông này chắc 0 hiểu ý chính của truyện
Phân tích nhân vật Lộc thì ok, đúng. Ông Lộc thì có tầm thường, 0 hiểu rõ con người cô Mai nên mới nghi ngờ v.v...hồi xưa đọc thì thấy cái kết buồn, 0 có hậu, nhưng giờ nghĩ lại ông Lộc như thế và bà mẹ như vậy, oh je
Bà án thì từ đầu đã xem thường cô Mai, sau này thì muốn có cháu nên mới xuống nước. Còn nói gì bà ta xem thường bla bla, bà ta chỉ công nhận cô Mai là vợ lẽ thôi, trước sau đều như vậy. Có lẽ vì vậy mà cô Mai 0 muốn trở lại
DinhHoangThien
MẤY Ý NGHĨ VỀ TIỂU THUYẾT" NỬA CHỪNG XUÂN"(Tiểu luận phê bình)
( NỬA CHỪNG XUÂN- KHÁI HƯNG - Nhà xuất bản Đời Nay , Hà Nội 1934 )
Cuộc vui đến nửa chừng mà bị kết thúc thì nó thực không hay cho những người tham dự.Rượu,bia...chưa được uống hả hê,chưa đi đến bến bờ của trận say túy lúy,món ngon vừa khai vị chưa đủ lượng để làm đã cơn thèm,cơn đói người ta đã phải đứng lên. Câu chuyện mới chỉ vừa thả lời mở nút ... bản nhạc vừa qua đi khúc dạo đầu ... tất cả đều dừng lại lỡ dở ... Bỏ dở ở nửa chừng cũng có lúc nó gây cho người ta nỗi nhớ , sự thèm thuồng được mang theo để hẹn ngày trở lại , nó làm sống trong cảm quan của người tham dự một sự sống của sự cảm nhận . Nhưng nó cũng gây tức tối cho không ít người , những người không chịu được cái dở dang đã ăn là phải no , đã uống là phải say , đã tranh luận , đã chuyện trò là phải đi tới hồi kết .
Nửa chừng xuân của Khái Hưng ở đây miêu tả cuộc tình – cuộc sống như vợ chồng – của Mai và Lộc đành bỏ dở nửa chừng . Một cô gái , không biết học hành đến đâu , nghề ngỗng là gì , mồ côi mẹ , rồi mới vừa mồ côi cha , một cụ Tú dậy học , ở cái tuổi mười chín , gặp gỡ một người “ anh “ ngày xưa , rồi được anh yêu và cô cũng đem lòng yêu anh ta , hai cô cậu về ở với nhau như vợ chồng được gần một năm cho tới ngày Lộc về nói thật với mẹ mình là bà Án thì bị tan vỡ do bà Án không đồng ý , không cho Lộc lấy Mai làm chính thất . Do Mai cự tuyệt không lấy lẽ Lộc như gợi ý của bà Án và vì lòng tự ái , tự trọng cao nên Mai đã cùng Huy là em trai mình bỏ nhà , căn nhà mà Lộc đã thuê để họ cùng ở ở phố Yên Phụ bên hồ Trúc Bạch , ra đi bơ vơ trong lúc đang bụng mang dạ chửa và việc học hành của em cũng chỉ còn một tháng nữa là kết thúc . Ở cái tuổi mười chín , đôi mươi Mai sinh con , rồi sống vậy bên người em trai – Nửa chừng xuân – không chồng trong khi đang lơ lửng trong tuổi xuân . Một cô gái vừa lớn lên , mới vừa được hưởng cái êm diệu của ái tình , mới vừa cảm nhận được cái mùi đời , cái vị ngon ngọt của tình ái đã phải chia lìa nó mà sống dang dở với “ giá vẫn trong sương vẫn trắng “ thì thật là tội nghiệp . Nhưng duyên cớ bởi vì đâu ? Cái gì đáng bị lên án , cái gì đã chà đạp lên hạnh phúc lứa đôi, cái gì đã chia rẽ đôi uyên ương này phải mỗi người một ngả .
Ông Khái Hưng cho rằng Lộc là con người đã nhiễm những tư tưởng tự do của Âu Tây , đã được tiếp nhận một nên học vấn Âu Tây , nơi mà tự do cá nhân được tôn trọng và chắc là Mai cũng vậy vì có hôm cả Mai , cả Lộc và Huy cùng ngồi say sưa dưới chân đồi hát bài hát tiếng Pháp ( Huy và Lộc hát ) . Tuy nhiên cả Lộc cả Huy và Mai cùng chưa từng qua Pháp , chưa biết được cặn kẽ cái tự do cá nhân ở Pháp , ở Âu Tây nó như thế nào , nó ra răng , chưa biết được cái “ luồng gió lãng mạn cuối mùa “ thổi qua ta có lành , có tốt để khỏi phải cạo gió hay không . Tuổi trẻ thích cái mới , thích khám phá cái lạ , nhưng nếu biết đứng trên những giá trị truyền thống , biết lấy các giá trị truyền thống làm kim chỉ nam , làm trục cho các dao động kiểu như dao động hình sin quanh trục của nó thì cái mới , cái lạ được tiếp thu và hấp thụ tốt . Ở Pháp cũng như ở Tây Âu tự do cá nhân được đề cao , nhưng ở đó cũng là nơi của pháp trị . Trẻ em phương Tây được giáo dục tốt và việc chấp hành pháp luật và tôn trọng sự chỉ bảo của phụ huynh cũng được bọn trẻ chấp hành nghiêm túc . Đến 18 tuổi thanh niên châu Âu không bị ràng buộc bởi bố mẹ và gia đình cũng như người bảo mẫu (Betreuer ) hay gì khác . Họ phải tự chịu trách nhiệm về các hành vi của mình , tuy thế , trước đó họ đã được giáo dục về tự lập , về sự cần thiết phải chấp hành các quy định của pháp luật .v.v. Không có chuyện những người đi xe đạp lại tung tăng ra đường lớn khi đã có một lối nhỏ ghi là lối dành cho xe đạp , .không có việc phải xây gờ phân làn vì chỉ cần dùng bảng hiệu là đủ . Con người phải biết kỷ luật trước khi được tự do quyết định các hành vi của mình . Nếu ở một xã hội như xã hội An nam ngày đó phần lớn người ta chưa được đào tạo về dân chủ và tự do, 95% dân số còn chưa biết đọc , biết viết mà ta đón ngay cái tự do Âu Tây thì sẽ gây ra một cái “ chao “ trong xã hội ta . Mai và Lộc rõ ràng là chưa được chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc sống theo luồng gió mới . Họ chưa xứng đáng là những người đi tiên phong đấu tranh và làm mẫu mực cho tự do hôn nhân và chế độ một vợ một chồng.
Rõ ràng cái cách Mai về sống chung với Lộc như vợ chồng ở xã hội ta giờ này,năm tháng của thế kỷ 21 này còn có thể chấp nhận được(chứ hay ho và đoan chính thì vẫn phải còn cân nhắc)chứ vào cái thời điểm năm 1933,1934,khi mà hệ tư tưởng phong kiến đã bao đời ăn sâu vào nếp sống của từng cá nhân và gia đình Việt nam thì đó là một sự tác loạn.Độc giả có thể thông cảm cho Mai khi cô lấy việc thực hiện lời mong ước của người cha là cụ Tú Lãm nuôi em là Huy đang theo học năm thứ ba trường Bưởi thành tài và trở thành người hữu ích.Nếu sự hy sinh này(sự hy sinh của Mai) vì sự thành đạt của người em trở thành mục tiêu chủ đạo xuyên suốt mọi hành động của Mai thì cái việc Mai phải dở dang nửa chừng xuân sẽ làm ta động lòng thương xót cô và cô sẽ được nhìn nhận là một người hoàn toàn.Nhưng không phải như vậy,lòng tự ái, tự trọng cúa Mai,sự hờn ghen trong ái tình của Mai vẫn cao hơn khi mang cân nó với những thành quả trong học tập sắp được gặt hái của Huy.Mai tỏ ra là một đứa con gái nhà quê nông nổi,không có tính kiên trì,khôn khéo mặc dù cô đã nhận được sự giáo dục dạy giỗ của người cha từ nhỏ cho tới tuổi trưởng thành(khi cô lên 18 thì cha cô mới mất).Bổn phận cô là phải lấy lòng bà Án(dù cho cô có cái quyền được tự do kết hôn như bây giờ-khi đó thì cô chưa có,cô cùng với mọi người đang phải đấu tranh để có,thì việc kính trọng một người mẹ của người yêu trong buổi đầu gặp gỡ phải được đặt lên hàng đầu)thế mà chỉ vài câu đối đáp cô đã xem như nguyện vọng của mình không được xem xét và cô hỗn láo với bà Án kiểu cá mè một lứa với bà Án ngay.Biết đâu khi bà Án nói:”tôi biết rồi,cô không yêu con tôi,cô chỉ thích làm bà tham,rồi nay mai làm bà huyện...”là chỉ muốn chọc tức Mai để xem con người cô khi tức lên thì sẽ hành xử, nói năng như thế nào.Một người có giáo dục trong khi tức giận người ta cũng không thể văng ra những câu, những từ hỗn xược.Cụm từ của Mai:”còn kém bà Án một tí” với cái cách Mai mĩm cười,rồi cái thách thức của cô:”anh xe đó bà lớn truyền cho gọi đội xếp”...không chỉ nói lên rằng Mai chảnh,mà,cùng với những cái kiểu cười “khanh khách” của Mai khi Lộc thì lo lắng nói về cái hoàn cảnh cụ thể của họ mà Mai cứ vô tư làm cho độc giã không rõ rằng Mai theo đuổi cái gì,cái gì là quan trọng đối với Mai.Thời của Mai việc chữa trước khi cưới hay việc có chửa mà không có cưới xin là cả một việc quan trọng ấy thế mà Mai lại không cho là thế,không biết ông đồ bố cô đã dạy cho cô những gì.Cô để danh dự của bố mẹ cô ở dưới,cô đứng lên trên những lề thói của xóm làng,xã hội vì”một tính tình cao thượng,những hành vi quân tử”của Lộc mà độc giả không được nhìn thấy ở chỗ nào.Cô đã vì Lộc mà” hy sinh hết trinh tiết cùng danh dự,hy sinh cả cái đới thanh niên”nếu chỉ cốt để có tiền cho em ăn học thành tài,hay nếu thấy ở Lộc một tình yêu đắm say mảnh liệt vượt ra ngoài lề thói của gia đình,một tình yêu mà cái lửa đắm say và nhiệt thành của nó có thể gắn kết họ không thể gì chia tách được.một tình yêu không có khe hở cho ai chen vào hòng ngăn cách lứa đôi...nhưng không chỉ một màn cảnh dàn dựng không lấy gì làm khôn khéo mà Lộc đã mắc bẫy để cho tình yêu rơi tuột.Thử hỏi thứ tình yêu mà Lộc dành cho Mai như vậy có mạnh không?Cậu ta không hề ray rứt khi về cưới và sống chung với vợ mới;,mặc dù đầy tớ trong nhà có rất nhiều kẻ là tay chân của Lộc,mà cái sự kiện bà Án cho một người đưa thư đóng giã như đày tớ của tình nhân khác của Mai mà Lộc đã nghe ba bốn năm lượt lại không vỡ lở? Nếu tình yêu của Lộc dành cho Mai có sức mạnh thì làm sao Lộc không truy tìm sự thật.Sau những phút giây hồ đồ thi con người thường tĩnh tâm lại để suy xét.Phải chăng các tình tiết này,các sự việc này nó phải xảy ra để phục vụ ý đồ của tác giả,chứ không thải theo lô gichs cuộc sống..Sự phát giác của Huy về việc Lộc đã nói dối trong cái việc đưa tới nhà một bà mượn ở đâu đó nói là mẹ Lộc,để hỏi Mai cho Lộc cũng không làm cho Mai thấy lo lắng chứng tỏ Mai bất chấp tất cả,chỉ cho ái tình là trên hết,nhưng chính Mai cũng lại cũng xem ái tình nhỏ hơn lòng tự ái,tự trọng.Cô đã từng nói với Lộc khi Lộc bảo cô: “Sao em nhẫn tâm bằng lòng để anh lừa dối?”.Cô đã trả lời:”Không,anh không hề lừa dối em gì hết.Em được anh yêu như thế là đủ lắm rồi.Em có cần gì bà cụ đến hỏi em cho anh làm vợ là mẹ anh hay không phải là mẹ anh.”Ta có thể thấy ở đây có yếu tố nổi loạn của lớp trẻ,xem ý kiến của cha mẹ và gia đình không là một cái gì hết. Ở thời đại ngày nay thanh niên choai choai cũng có xu hướng xem thường các lời khuyên ngăn của bố mẹ , đi tụ tập đám đông để “ tự khẳng định mình “ , rồi lao vào các cuộc đua xe như thác loạn , rồi đưa nhau đi nạo thai , phá thai bừa bãi , thực tế là không muốn đẩy xã hội tiến lên , mà bằng lối sống đấy bộ phận thanh niên này muốn loài người quay lại kiếp sống bầy, sống đàn như nguyên thủy .
Việc Mai biết không phải mẹ Lộc đến hỏi Mai cho Lộc mà Lộc đã phải đi mượn một người khác cũng có nghĩa cô biết mẹ Lộc không đồng ý cho Lộc yêu cô, lấy cô . Như vậy cô đã được chuẩn bị về mặt tâm lý để đón nhận thử thách này . Tình yêu lớn phải qua thử thách mới đo được cái mức độ nó lớn đến đâu . Sự kiên trì thuyết phục và sự bày tỏ thể hiện mình xứng đáng làm con dâu , xứng đáng với tình yêu của con trai bà Án “ cổ hủ “ trong các lễ nghi phong kiến của Mai là không đủ để người đọc thấy cái tính sắt đá vô cảm của những bà nhà giàu có quyền , có thế .Người đọc không thấy ghét bà Án , không thấy phẫn nộ gì về bà cả , bởi một bà mẹ làm mấy cái việc ấy vì con mình , muốn tìm cho con mình một chỗ môn đăng hộ đối , một gia đình bố mẹ vợ tốt cho việc tiến thân của con thì cũng hiểu được thôi , có gì là kì quái đâu . Bà Án không bắt Mai hay khuyên Mai phải uống thuốc trừ bỏ cái thai nhi , ngược lại bà còn chỉ cho Mai một con đường , một lối thoát đấy là lấy lẽ Lộc . Ở thời đại nam nữ bình quyền , chế độ một vợ một chồng như ngày nay ở ta , hay ở xã hội nam nữ bình đẳng như ở Tây Âu thì điều đó nghe thật không thể chấp nhận được . Thật ra ở châu Âu việc yêu nhau rồi có thai , có chửa ra sau đó không yêu nữa cũng chẳng sao . Hai người phải cùng có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa con thôi . Đồng ý cho Mai lấy lẽ Lộc là bà Án đã tránh cho Mai cái tiếng chửa hoang là tránh một sự nhục nhã xấu xa cho cả gia đình và dòng họ của Mai . Đã có thời con gái chửa hoang phải đưa đi cho voi dày , đưa đi đóng bè thả sông , cái tiếng chửa hoang thời của Mai là rất ghê gớm . Ở cái thời ấy ai công nhận , ai bảo Mai là vợ của Lộc ? Việc họ nói họ là vợ chồng nó “ tân tiến “ vượt thời đại họ đến cả một thế kỷ . Ngay cả ở ngày nay việc xem xem Mai và Lộc như vậy có phải là vợ chồng hay không cũng còn phải bàn cãi nhiều . Việc bà Án bảo Mai khi đi thì qua nhà bà bà sẽ chi cho Mai khoản tiền để cô trang trải cho thấy bà cũng không phải cạn tàu ráo máng . Bà không mắc vào những tội ác . Mai không đến , cũng không chia sẻ gì với Lộc mà đùng đùng bỏ nhà ra đi là thể hiện thái độ bất cần , khiến cho người đọc cũng có tính tự ái cao cũng đồng tình , nhưng nó lại làm cho phần lớn người ta thấy rằng cô không phải là “ người yếu “ , cô chưa năn nỉ hết điều , cô chưa chịu đấm ăn xôi mà xôi lại ẩm . Nếu cô chịu đấm ăn xôi , chịu nhục van xin , năn nỉ bà Án chấp nhận mình nhiều nhiều nữa thì cô cũng không bị độc giả xem thường bởi cô làm vậy là vì tình yêu , vì sự thành đạt của em cô và như vậy tính hy sinh ở cô mới được phơi bày . Ở đời người ta hay thương người yếu . Mai chưa thể hiện hết cái yếu mềm , mà ngược lại còn có phần cứng cỏi . Có thể vì cái cứng cỏi , bất cần này mà có người sẽ cho cô là “ đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm “ đáng kiếp cái là con gái mà không biết tự giữ mình .
Câu chuyện đáng lẽ phải làm cho độc giả thương Mai , yêu quý Mai và ghét bà Án , căm thù bà Án thì nó đã không làm được . Bà Án ở đoạn đầu hay đoạn cuối xuất hiện với lời lẽ , cử chỉ chấp nhận được . Lời xin lỗi Mai của bà nếu có không thật lòng thì nó cũng đúng lễ nghĩa . Ta cho rằng nếu đứa con dâu bà chọn cho Lộc mà sinh cho bà được những đứa cháu khỏe mạnh thông minh thì chắc chẳng bao giờ bà “ hối hận “ mà hạ cố đến nhà Mai , nhưng như vậy là bà cũng biết mình , biết cái thế của mình , lúc nào phải nhún nhường , lúc nào thì kênh kiệu . Bà cũng như các bà ,các cô con ông cháu cha , vợ ông này bà kia ở thời đại chúng ta thôi . Nhiều bà vợ các ông cốp ở thời xã hội chủ nghĩa này có khi còn quá quắt hơn bà Án .
Không hy vọng được gì ở cái ông tham Lộc , một anh chàng chỉ thấy có nhiều nước mắt . Lộc được học cái nền học vấn Âu Tây , nhưng cũng là Âu Tây nửa vời . Trong truyện Lộc hiện ra như những cậu ấm thời nay , thuê nhà riêng với gái , ra ngoài vòng kìm tỏa của cha mẹ . Cậu quan hệ với người ta để con người ta có bầu rồi vin vào một cái cớ chắc cô ấy trốn nhà đi với người đã kí tên Ng.. Y để về với gia đình sống êm đềm bên một cô gái khác không bị dằn vặt , không ngẫm nghĩ suy xét . Một “ quan tham “ như vậy thì độc giả mong đợi được gì cho sự đấu tranh đòi tự do yêu đương , đòi chế độ một vợ một chồng .
Ở trong truyện tác giả không đề cao chữ “tiết hạnh khả phong “-cái cụm từ mà Tự Lực Văn Đoàn luôn đả phá,nhưng có vẻ như tác giả lại ca ngợi các việc thủ tiết của Mai,cho Mai như vậy là cao cả.Thật vô nghĩa cái việc Mai giữ “giá vẫn trong, gương vẫn sáng”-Để làm gì?Một người vợ ở tuổi như Mai mà không may chồng chết,thủ tiết với chồng,không tục huyền nữa thì nhà văn đã phá,nhưng Mai thủ tiết với một cái anh chàng vô tích sự,không bảo vệ, không làm gì cho người yêu trong lúc cuộc sống có những điều người đàn ông cần phải thể hiện,cần phải có để người đời có thể cho rằng tự do yêu đương là đúng,rằng không cần bố mẹ phải sắp đặt tình yêu cho con cái,rằng tự do yêu đương có thể giúp giới trẻ có đủ nghị lực vượt qua sóng gió của cuộc đời.Một cái anh chàng không đủ sáng suốt để nhận biết người yêu của mình có chung thủy với mình không,một anh chàng sẵn sàng vin vào sự biện hộ rằng người khác có lỗi để yên tâm nằm trọn lên bụng con gái con quan Tuần để sản sinh trong ba năm tới hai đứa con...mà Mai lại phải thủ tiết.”Thưa ông bây giờ thì có lẽ tôi không yêu chồng tôi,mà cũng không muốn trông thấy mặt nữa,nhưng tôi nói tôi trót yêu một người thì tôi cho rằng cái đời tôi như thế là hết dù tôi chỉ mới tới nửa chừng xuân”.Sao mà cô Mai lại có thể nghĩ dại dột như vậy?Ai bảo Lộc là chồng của Mai-chắc chỉ có Mai thôi.Một cô gái đã qua hơi đàn ông,đã biết mùi đời mà lại cam tâm kìm hãm cái sự sướng nghe nó trái với sự thực cuộc sống,bỡi thông thường theo như ca dao nói:”chồng chết chưa được một tang/Mép l...mấp máy như mang cá mè” cơ mà.Ông Khái Hưng muốn xây dựng Mai như một viên ngọc quý,yêu Lộc hết lòng,đoan chính hết mực...nhưng như vậy là ông xui dại phụ nữ.Mai có thể cứ ưng lấy, kết thân,hẹn hò với ông Doktor Minh,lên giường với Minh để hưởng hết cái hạnh phúc,lạc thú của sự đụng chạm nam nữ cho nó khỏi mất thăng bằng,cho nó cũng bình đẳng như khi Lộc thỏa mãn tình dục cùng vợ,nhưng trong tâm tư Mai thì Lộc lúc nào cũng được Mai nhớ,Mai chỉ thủ tiết với Lộc trong đầu có thể sẽ hay hơn,cho phụ nữ một hướng dễ chịu hơn.Nguyễn Du thông qua nhân vật Kim Trọng cũng đã cho rằng:”Xưa nay trong đạo đàn bà/Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường/Có khi biến,có khi thường/Có quyền nào chỉ một đừng chắp kinh/Như nàng lấy hiếu làm trinh...”Sự thủ tiết của Mai và sự dễ dãi đền ơn Lộc bằng cả cái trinh tiết của mình mâu thuẩn nhau.Một đường thì cấp tiến tự do yêu đương,một đường thì cổ hủ theo nho giáo.Đoạn đối đáp,đúng hơn là đoạn van xin của Mai:”Bẩm bà lớn, người vợ chưa cưới...” ta thấy Mai đã lý sự thấu tình đạt lý . Tuy nhiên đây vẫn là việc mà người ta cho rằng cô cứ tự do hành động , tự do yêu đương rồi chửa ... đưa người ta vào sự đã rồi , bắt người ta chấp nhận . Cô còn bảo cô không thể lấy lẽ , đó là vô nhân đạo , câu nói dù đúng nhưng như vậy là phê phán bà Án . Mai đúng khi nói với bà Án rằng Lộc đã đưa đến một người nói là mẹ mình và xin hỏi cô cho Lộc .Điều này sai là do phía con bà , gia đình bà phải có trách nhiệm trong cái việc lừa gạt người ta , tuy bà Án không biết , không nghe câu Mai nói với Lộc có đúng là mẹ anh hay không phải mẹ anh cũng không quan trọng cô chỉ biết cô yêu Lộc . Đáng lẽ tác giả nên để cho Mai còn nấn ná ở lại , kêu xin van nài thì tốt hơn . Việc Mai lùng đùng cương quyết ra đi ngay sau buổi gặp đầu tiên , ngay sau việc cầu khẩn van xin không thành khiến cho bà Án dù có về suy ngẫm lại cũng đành gác lại mà thực hiện công việc của mình , vì nhân gian có câu “ gái đĩ già mồm , kẻ trộm lắm gan “ , bà sẽ cho rằng Mai chỉ kêu thế thôi , bản chất của đứa gái hư là kêu xin ... chứ hoàn cảnh thực ra không phải thế . Cô ta lo liệu được . Cô ta đã chuẩn bị bước này rồi . Đứa nào hư hỏng mà chả kêu hòng gặp người non gan , dễ có lòng thương thì chộp , không thì cũng chẳng sao . Mai bỏ đi ngay làm bà Án có thể nghĩ đối với loại gái này phải cương quyết , phải “ già “ như vậy mới khỏi sa vào “ khổ nhục kế “ của nó . Mai đi và ta thấy bước đời tiếp theo của Mai cũng không đến nỗi lắm , chính điều này không góp phần tố cáo tính vô nhân đạo của bà Án và Lộc , đại diện cho chế độ đại gia đình .
Đoạn kết của “ Nửa chừng xuân “ có thể là một quan niệm khác về tình yêu của Khái Hưng . Câu “ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở “ như được mượn ý để hai con người đã từng yêu nhau say đắm , đã từng đi tới cái tận cùng , cái “ vật chất “ của tình yêu giờ lại để lại nửa chừng để cho dư vị nó ngon mãi , để cho ký ức về nhau đậm một màu hồng tình ái khi mà những khúc mắc hiểu nhau đã được giải tỏa , những tình cảm dành cho nhau trong sáng trắng ngần được gột bỏ lớp bọc “ nông nổi “ hiểu nhầm hay bị lừa dối . Vàng mười đã đẹp , giờ lại lóng lánh đẹp hơn và gìn giữ trong lòng nhau , nâng niu trong lòng nhau cái còn lại đó . Ở phương trời kia , ở chốn thị thành kia có một người sống với gia đình cho trọng đạo làm con , tròn chữ hiếu , trọn đạo vợ chồng với một người phụ nữ con quan , nhưng tâm hồn chàng , trái tim chàng luôn gừi về một nơi có người phụ nữ buổi đầu đi vào lòng chàng , làm ngất ngây và đắm say chàng, không hề và không có lúc nào phản bội chàng cùng với kết quả của những ngày ân ái cũ là đứa con trai cũng sẽ mang họ chàng , làm cho mẹ chàng không héo hắt tuổi già như một món quà của lòng vị tha gởi tặng lòng sám hối để người sám hối nhận biết và nhân bản hơn trong đối nhân xử thế ở đời . Mai không về bên Lộc sẽ giữ được sự trân trọng nể vì không chỉ của bà Án mà còn cả của người vợ Lộc . Đây mới là sự hy sinh của Mai , sự hy sinh tự nguyện không bị ép buộc mà không vì một đòi hỏi gì , sự hy sinh chỉ để cho đời thêm ý nghĩa nhân văn và trật tự không bị đảo lộn , sự hy sinh để giữ trọn tình yêu cho một người để người đó có tình yêu mà tôn thờ , mà làm động lực cho các hoạt động trong cuộc sống . Đó chính là thứ tình yêu – yêu trong linh hồn , yêu trong lý tưởng - . Từ đây đành “ nửa chừng xuân “ – Lộc có tình yêu của Mai nhưng không được mang tình yêu ấy ra dùng . Vì nếu dùng , nếu vật chất hóa tình yêu này bằng tình dục như ngày xưa ... nó sẽ làm một người đau khổ - vợ Lộc – và làm cho một người như cảm thấy có tội lỗi vì mình phá hạnh phúc của người ta đó là Mai , một người có thể sẽ không thấm thía về tội lỗi của mình , có thể cũng sẽ dần dà xem thường Mai – đó là bà Án .
Và ở một làng ven đồi nọ có một người phụ nữ thanh thản với một gia đình có em , đứa em mà người chị cũng đã theo lời dạy của cha nuôi cho ăn học thành tài , có con , kết quả của tình yêu đầu mùa không gò ép và hơn thế nữa không hề bị cô đơn vì trong cuộc đời hình bóng người xưa lại trở về đẹp đẽ .Nàng cũng có tình yêu của Lộc.Nàng không phải vợ Lộc nhưng cũng không muốn mang tình yêu của mình ra chung đụng với ai bỡi như vậy người nàng yêu sẽ không còn cái để tôn thờ.Hai cái tình yêu của hai người đành giữ lại ở trong lòng,mặc có lúc nó cồn cào,có lúc nó khát khao được làm” đã đời” nhau được làm hả cơn khát cháy bỏng của nhau...mà đành phải kìm nén để” tu hành”cho trọn kiếp, cho đắc đạo,cái đạo của thời không được tự do hôn nhân.
Đ.H.T
Phân tích nhân vật Lộc thì ok, đúng. Ông Lộc thì có tầm thường, 0 hiểu rõ con người cô Mai nên mới nghi ngờ v.v...hồi xưa đọc thì thấy cái kết buồn, 0 có hậu, nhưng giờ nghĩ lại ông Lộc như thế và bà mẹ như vậy, oh je
Bà án thì từ đầu đã xem thường cô Mai, sau này thì muốn có cháu nên mới xuống nước. Còn nói gì bà ta xem thường bla bla, bà ta chỉ công nhận cô Mai là vợ lẽ thôi, trước sau đều như vậy. Có lẽ vì vậy mà cô Mai 0 muốn trở lại
DinhHoangThien
MẤY Ý NGHĨ VỀ TIỂU THUYẾT" NỬA CHỪNG XUÂN"(Tiểu luận phê bình)
( NỬA CHỪNG XUÂN- KHÁI HƯNG - Nhà xuất bản Đời Nay , Hà Nội 1934 )
Cuộc vui đến nửa chừng mà bị kết thúc thì nó thực không hay cho những người tham dự.Rượu,bia...chưa được uống hả hê,chưa đi đến bến bờ của trận say túy lúy,món ngon vừa khai vị chưa đủ lượng để làm đã cơn thèm,cơn đói người ta đã phải đứng lên. Câu chuyện mới chỉ vừa thả lời mở nút ... bản nhạc vừa qua đi khúc dạo đầu ... tất cả đều dừng lại lỡ dở ... Bỏ dở ở nửa chừng cũng có lúc nó gây cho người ta nỗi nhớ , sự thèm thuồng được mang theo để hẹn ngày trở lại , nó làm sống trong cảm quan của người tham dự một sự sống của sự cảm nhận . Nhưng nó cũng gây tức tối cho không ít người , những người không chịu được cái dở dang đã ăn là phải no , đã uống là phải say , đã tranh luận , đã chuyện trò là phải đi tới hồi kết .
Nửa chừng xuân của Khái Hưng ở đây miêu tả cuộc tình – cuộc sống như vợ chồng – của Mai và Lộc đành bỏ dở nửa chừng . Một cô gái , không biết học hành đến đâu , nghề ngỗng là gì , mồ côi mẹ , rồi mới vừa mồ côi cha , một cụ Tú dậy học , ở cái tuổi mười chín , gặp gỡ một người “ anh “ ngày xưa , rồi được anh yêu và cô cũng đem lòng yêu anh ta , hai cô cậu về ở với nhau như vợ chồng được gần một năm cho tới ngày Lộc về nói thật với mẹ mình là bà Án thì bị tan vỡ do bà Án không đồng ý , không cho Lộc lấy Mai làm chính thất . Do Mai cự tuyệt không lấy lẽ Lộc như gợi ý của bà Án và vì lòng tự ái , tự trọng cao nên Mai đã cùng Huy là em trai mình bỏ nhà , căn nhà mà Lộc đã thuê để họ cùng ở ở phố Yên Phụ bên hồ Trúc Bạch , ra đi bơ vơ trong lúc đang bụng mang dạ chửa và việc học hành của em cũng chỉ còn một tháng nữa là kết thúc . Ở cái tuổi mười chín , đôi mươi Mai sinh con , rồi sống vậy bên người em trai – Nửa chừng xuân – không chồng trong khi đang lơ lửng trong tuổi xuân . Một cô gái vừa lớn lên , mới vừa được hưởng cái êm diệu của ái tình , mới vừa cảm nhận được cái mùi đời , cái vị ngon ngọt của tình ái đã phải chia lìa nó mà sống dang dở với “ giá vẫn trong sương vẫn trắng “ thì thật là tội nghiệp . Nhưng duyên cớ bởi vì đâu ? Cái gì đáng bị lên án , cái gì đã chà đạp lên hạnh phúc lứa đôi, cái gì đã chia rẽ đôi uyên ương này phải mỗi người một ngả .
Ông Khái Hưng cho rằng Lộc là con người đã nhiễm những tư tưởng tự do của Âu Tây , đã được tiếp nhận một nên học vấn Âu Tây , nơi mà tự do cá nhân được tôn trọng và chắc là Mai cũng vậy vì có hôm cả Mai , cả Lộc và Huy cùng ngồi say sưa dưới chân đồi hát bài hát tiếng Pháp ( Huy và Lộc hát ) . Tuy nhiên cả Lộc cả Huy và Mai cùng chưa từng qua Pháp , chưa biết được cặn kẽ cái tự do cá nhân ở Pháp , ở Âu Tây nó như thế nào , nó ra răng , chưa biết được cái “ luồng gió lãng mạn cuối mùa “ thổi qua ta có lành , có tốt để khỏi phải cạo gió hay không . Tuổi trẻ thích cái mới , thích khám phá cái lạ , nhưng nếu biết đứng trên những giá trị truyền thống , biết lấy các giá trị truyền thống làm kim chỉ nam , làm trục cho các dao động kiểu như dao động hình sin quanh trục của nó thì cái mới , cái lạ được tiếp thu và hấp thụ tốt . Ở Pháp cũng như ở Tây Âu tự do cá nhân được đề cao , nhưng ở đó cũng là nơi của pháp trị . Trẻ em phương Tây được giáo dục tốt và việc chấp hành pháp luật và tôn trọng sự chỉ bảo của phụ huynh cũng được bọn trẻ chấp hành nghiêm túc . Đến 18 tuổi thanh niên châu Âu không bị ràng buộc bởi bố mẹ và gia đình cũng như người bảo mẫu (Betreuer ) hay gì khác . Họ phải tự chịu trách nhiệm về các hành vi của mình , tuy thế , trước đó họ đã được giáo dục về tự lập , về sự cần thiết phải chấp hành các quy định của pháp luật .v.v. Không có chuyện những người đi xe đạp lại tung tăng ra đường lớn khi đã có một lối nhỏ ghi là lối dành cho xe đạp , .không có việc phải xây gờ phân làn vì chỉ cần dùng bảng hiệu là đủ . Con người phải biết kỷ luật trước khi được tự do quyết định các hành vi của mình . Nếu ở một xã hội như xã hội An nam ngày đó phần lớn người ta chưa được đào tạo về dân chủ và tự do, 95% dân số còn chưa biết đọc , biết viết mà ta đón ngay cái tự do Âu Tây thì sẽ gây ra một cái “ chao “ trong xã hội ta . Mai và Lộc rõ ràng là chưa được chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc sống theo luồng gió mới . Họ chưa xứng đáng là những người đi tiên phong đấu tranh và làm mẫu mực cho tự do hôn nhân và chế độ một vợ một chồng.
Rõ ràng cái cách Mai về sống chung với Lộc như vợ chồng ở xã hội ta giờ này,năm tháng của thế kỷ 21 này còn có thể chấp nhận được(chứ hay ho và đoan chính thì vẫn phải còn cân nhắc)chứ vào cái thời điểm năm 1933,1934,khi mà hệ tư tưởng phong kiến đã bao đời ăn sâu vào nếp sống của từng cá nhân và gia đình Việt nam thì đó là một sự tác loạn.Độc giả có thể thông cảm cho Mai khi cô lấy việc thực hiện lời mong ước của người cha là cụ Tú Lãm nuôi em là Huy đang theo học năm thứ ba trường Bưởi thành tài và trở thành người hữu ích.Nếu sự hy sinh này(sự hy sinh của Mai) vì sự thành đạt của người em trở thành mục tiêu chủ đạo xuyên suốt mọi hành động của Mai thì cái việc Mai phải dở dang nửa chừng xuân sẽ làm ta động lòng thương xót cô và cô sẽ được nhìn nhận là một người hoàn toàn.Nhưng không phải như vậy,lòng tự ái, tự trọng cúa Mai,sự hờn ghen trong ái tình của Mai vẫn cao hơn khi mang cân nó với những thành quả trong học tập sắp được gặt hái của Huy.Mai tỏ ra là một đứa con gái nhà quê nông nổi,không có tính kiên trì,khôn khéo mặc dù cô đã nhận được sự giáo dục dạy giỗ của người cha từ nhỏ cho tới tuổi trưởng thành(khi cô lên 18 thì cha cô mới mất).Bổn phận cô là phải lấy lòng bà Án(dù cho cô có cái quyền được tự do kết hôn như bây giờ-khi đó thì cô chưa có,cô cùng với mọi người đang phải đấu tranh để có,thì việc kính trọng một người mẹ của người yêu trong buổi đầu gặp gỡ phải được đặt lên hàng đầu)thế mà chỉ vài câu đối đáp cô đã xem như nguyện vọng của mình không được xem xét và cô hỗn láo với bà Án kiểu cá mè một lứa với bà Án ngay.Biết đâu khi bà Án nói:”tôi biết rồi,cô không yêu con tôi,cô chỉ thích làm bà tham,rồi nay mai làm bà huyện...”là chỉ muốn chọc tức Mai để xem con người cô khi tức lên thì sẽ hành xử, nói năng như thế nào.Một người có giáo dục trong khi tức giận người ta cũng không thể văng ra những câu, những từ hỗn xược.Cụm từ của Mai:”còn kém bà Án một tí” với cái cách Mai mĩm cười,rồi cái thách thức của cô:”anh xe đó bà lớn truyền cho gọi đội xếp”...không chỉ nói lên rằng Mai chảnh,mà,cùng với những cái kiểu cười “khanh khách” của Mai khi Lộc thì lo lắng nói về cái hoàn cảnh cụ thể của họ mà Mai cứ vô tư làm cho độc giã không rõ rằng Mai theo đuổi cái gì,cái gì là quan trọng đối với Mai.Thời của Mai việc chữa trước khi cưới hay việc có chửa mà không có cưới xin là cả một việc quan trọng ấy thế mà Mai lại không cho là thế,không biết ông đồ bố cô đã dạy cho cô những gì.Cô để danh dự của bố mẹ cô ở dưới,cô đứng lên trên những lề thói của xóm làng,xã hội vì”một tính tình cao thượng,những hành vi quân tử”của Lộc mà độc giả không được nhìn thấy ở chỗ nào.Cô đã vì Lộc mà” hy sinh hết trinh tiết cùng danh dự,hy sinh cả cái đới thanh niên”nếu chỉ cốt để có tiền cho em ăn học thành tài,hay nếu thấy ở Lộc một tình yêu đắm say mảnh liệt vượt ra ngoài lề thói của gia đình,một tình yêu mà cái lửa đắm say và nhiệt thành của nó có thể gắn kết họ không thể gì chia tách được.một tình yêu không có khe hở cho ai chen vào hòng ngăn cách lứa đôi...nhưng không chỉ một màn cảnh dàn dựng không lấy gì làm khôn khéo mà Lộc đã mắc bẫy để cho tình yêu rơi tuột.Thử hỏi thứ tình yêu mà Lộc dành cho Mai như vậy có mạnh không?Cậu ta không hề ray rứt khi về cưới và sống chung với vợ mới;,mặc dù đầy tớ trong nhà có rất nhiều kẻ là tay chân của Lộc,mà cái sự kiện bà Án cho một người đưa thư đóng giã như đày tớ của tình nhân khác của Mai mà Lộc đã nghe ba bốn năm lượt lại không vỡ lở? Nếu tình yêu của Lộc dành cho Mai có sức mạnh thì làm sao Lộc không truy tìm sự thật.Sau những phút giây hồ đồ thi con người thường tĩnh tâm lại để suy xét.Phải chăng các tình tiết này,các sự việc này nó phải xảy ra để phục vụ ý đồ của tác giả,chứ không thải theo lô gichs cuộc sống..Sự phát giác của Huy về việc Lộc đã nói dối trong cái việc đưa tới nhà một bà mượn ở đâu đó nói là mẹ Lộc,để hỏi Mai cho Lộc cũng không làm cho Mai thấy lo lắng chứng tỏ Mai bất chấp tất cả,chỉ cho ái tình là trên hết,nhưng chính Mai cũng lại cũng xem ái tình nhỏ hơn lòng tự ái,tự trọng.Cô đã từng nói với Lộc khi Lộc bảo cô: “Sao em nhẫn tâm bằng lòng để anh lừa dối?”.Cô đã trả lời:”Không,anh không hề lừa dối em gì hết.Em được anh yêu như thế là đủ lắm rồi.Em có cần gì bà cụ đến hỏi em cho anh làm vợ là mẹ anh hay không phải là mẹ anh.”Ta có thể thấy ở đây có yếu tố nổi loạn của lớp trẻ,xem ý kiến của cha mẹ và gia đình không là một cái gì hết. Ở thời đại ngày nay thanh niên choai choai cũng có xu hướng xem thường các lời khuyên ngăn của bố mẹ , đi tụ tập đám đông để “ tự khẳng định mình “ , rồi lao vào các cuộc đua xe như thác loạn , rồi đưa nhau đi nạo thai , phá thai bừa bãi , thực tế là không muốn đẩy xã hội tiến lên , mà bằng lối sống đấy bộ phận thanh niên này muốn loài người quay lại kiếp sống bầy, sống đàn như nguyên thủy .
Việc Mai biết không phải mẹ Lộc đến hỏi Mai cho Lộc mà Lộc đã phải đi mượn một người khác cũng có nghĩa cô biết mẹ Lộc không đồng ý cho Lộc yêu cô, lấy cô . Như vậy cô đã được chuẩn bị về mặt tâm lý để đón nhận thử thách này . Tình yêu lớn phải qua thử thách mới đo được cái mức độ nó lớn đến đâu . Sự kiên trì thuyết phục và sự bày tỏ thể hiện mình xứng đáng làm con dâu , xứng đáng với tình yêu của con trai bà Án “ cổ hủ “ trong các lễ nghi phong kiến của Mai là không đủ để người đọc thấy cái tính sắt đá vô cảm của những bà nhà giàu có quyền , có thế .Người đọc không thấy ghét bà Án , không thấy phẫn nộ gì về bà cả , bởi một bà mẹ làm mấy cái việc ấy vì con mình , muốn tìm cho con mình một chỗ môn đăng hộ đối , một gia đình bố mẹ vợ tốt cho việc tiến thân của con thì cũng hiểu được thôi , có gì là kì quái đâu . Bà Án không bắt Mai hay khuyên Mai phải uống thuốc trừ bỏ cái thai nhi , ngược lại bà còn chỉ cho Mai một con đường , một lối thoát đấy là lấy lẽ Lộc . Ở thời đại nam nữ bình quyền , chế độ một vợ một chồng như ngày nay ở ta , hay ở xã hội nam nữ bình đẳng như ở Tây Âu thì điều đó nghe thật không thể chấp nhận được . Thật ra ở châu Âu việc yêu nhau rồi có thai , có chửa ra sau đó không yêu nữa cũng chẳng sao . Hai người phải cùng có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa con thôi . Đồng ý cho Mai lấy lẽ Lộc là bà Án đã tránh cho Mai cái tiếng chửa hoang là tránh một sự nhục nhã xấu xa cho cả gia đình và dòng họ của Mai . Đã có thời con gái chửa hoang phải đưa đi cho voi dày , đưa đi đóng bè thả sông , cái tiếng chửa hoang thời của Mai là rất ghê gớm . Ở cái thời ấy ai công nhận , ai bảo Mai là vợ của Lộc ? Việc họ nói họ là vợ chồng nó “ tân tiến “ vượt thời đại họ đến cả một thế kỷ . Ngay cả ở ngày nay việc xem xem Mai và Lộc như vậy có phải là vợ chồng hay không cũng còn phải bàn cãi nhiều . Việc bà Án bảo Mai khi đi thì qua nhà bà bà sẽ chi cho Mai khoản tiền để cô trang trải cho thấy bà cũng không phải cạn tàu ráo máng . Bà không mắc vào những tội ác . Mai không đến , cũng không chia sẻ gì với Lộc mà đùng đùng bỏ nhà ra đi là thể hiện thái độ bất cần , khiến cho người đọc cũng có tính tự ái cao cũng đồng tình , nhưng nó lại làm cho phần lớn người ta thấy rằng cô không phải là “ người yếu “ , cô chưa năn nỉ hết điều , cô chưa chịu đấm ăn xôi mà xôi lại ẩm . Nếu cô chịu đấm ăn xôi , chịu nhục van xin , năn nỉ bà Án chấp nhận mình nhiều nhiều nữa thì cô cũng không bị độc giả xem thường bởi cô làm vậy là vì tình yêu , vì sự thành đạt của em cô và như vậy tính hy sinh ở cô mới được phơi bày . Ở đời người ta hay thương người yếu . Mai chưa thể hiện hết cái yếu mềm , mà ngược lại còn có phần cứng cỏi . Có thể vì cái cứng cỏi , bất cần này mà có người sẽ cho cô là “ đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm “ đáng kiếp cái là con gái mà không biết tự giữ mình .
Câu chuyện đáng lẽ phải làm cho độc giả thương Mai , yêu quý Mai và ghét bà Án , căm thù bà Án thì nó đã không làm được . Bà Án ở đoạn đầu hay đoạn cuối xuất hiện với lời lẽ , cử chỉ chấp nhận được . Lời xin lỗi Mai của bà nếu có không thật lòng thì nó cũng đúng lễ nghĩa . Ta cho rằng nếu đứa con dâu bà chọn cho Lộc mà sinh cho bà được những đứa cháu khỏe mạnh thông minh thì chắc chẳng bao giờ bà “ hối hận “ mà hạ cố đến nhà Mai , nhưng như vậy là bà cũng biết mình , biết cái thế của mình , lúc nào phải nhún nhường , lúc nào thì kênh kiệu . Bà cũng như các bà ,các cô con ông cháu cha , vợ ông này bà kia ở thời đại chúng ta thôi . Nhiều bà vợ các ông cốp ở thời xã hội chủ nghĩa này có khi còn quá quắt hơn bà Án .
Không hy vọng được gì ở cái ông tham Lộc , một anh chàng chỉ thấy có nhiều nước mắt . Lộc được học cái nền học vấn Âu Tây , nhưng cũng là Âu Tây nửa vời . Trong truyện Lộc hiện ra như những cậu ấm thời nay , thuê nhà riêng với gái , ra ngoài vòng kìm tỏa của cha mẹ . Cậu quan hệ với người ta để con người ta có bầu rồi vin vào một cái cớ chắc cô ấy trốn nhà đi với người đã kí tên Ng.. Y để về với gia đình sống êm đềm bên một cô gái khác không bị dằn vặt , không ngẫm nghĩ suy xét . Một “ quan tham “ như vậy thì độc giả mong đợi được gì cho sự đấu tranh đòi tự do yêu đương , đòi chế độ một vợ một chồng .
Ở trong truyện tác giả không đề cao chữ “tiết hạnh khả phong “-cái cụm từ mà Tự Lực Văn Đoàn luôn đả phá,nhưng có vẻ như tác giả lại ca ngợi các việc thủ tiết của Mai,cho Mai như vậy là cao cả.Thật vô nghĩa cái việc Mai giữ “giá vẫn trong, gương vẫn sáng”-Để làm gì?Một người vợ ở tuổi như Mai mà không may chồng chết,thủ tiết với chồng,không tục huyền nữa thì nhà văn đã phá,nhưng Mai thủ tiết với một cái anh chàng vô tích sự,không bảo vệ, không làm gì cho người yêu trong lúc cuộc sống có những điều người đàn ông cần phải thể hiện,cần phải có để người đời có thể cho rằng tự do yêu đương là đúng,rằng không cần bố mẹ phải sắp đặt tình yêu cho con cái,rằng tự do yêu đương có thể giúp giới trẻ có đủ nghị lực vượt qua sóng gió của cuộc đời.Một cái anh chàng không đủ sáng suốt để nhận biết người yêu của mình có chung thủy với mình không,một anh chàng sẵn sàng vin vào sự biện hộ rằng người khác có lỗi để yên tâm nằm trọn lên bụng con gái con quan Tuần để sản sinh trong ba năm tới hai đứa con...mà Mai lại phải thủ tiết.”Thưa ông bây giờ thì có lẽ tôi không yêu chồng tôi,mà cũng không muốn trông thấy mặt nữa,nhưng tôi nói tôi trót yêu một người thì tôi cho rằng cái đời tôi như thế là hết dù tôi chỉ mới tới nửa chừng xuân”.Sao mà cô Mai lại có thể nghĩ dại dột như vậy?Ai bảo Lộc là chồng của Mai-chắc chỉ có Mai thôi.Một cô gái đã qua hơi đàn ông,đã biết mùi đời mà lại cam tâm kìm hãm cái sự sướng nghe nó trái với sự thực cuộc sống,bỡi thông thường theo như ca dao nói:”chồng chết chưa được một tang/Mép l...mấp máy như mang cá mè” cơ mà.Ông Khái Hưng muốn xây dựng Mai như một viên ngọc quý,yêu Lộc hết lòng,đoan chính hết mực...nhưng như vậy là ông xui dại phụ nữ.Mai có thể cứ ưng lấy, kết thân,hẹn hò với ông Doktor Minh,lên giường với Minh để hưởng hết cái hạnh phúc,lạc thú của sự đụng chạm nam nữ cho nó khỏi mất thăng bằng,cho nó cũng bình đẳng như khi Lộc thỏa mãn tình dục cùng vợ,nhưng trong tâm tư Mai thì Lộc lúc nào cũng được Mai nhớ,Mai chỉ thủ tiết với Lộc trong đầu có thể sẽ hay hơn,cho phụ nữ một hướng dễ chịu hơn.Nguyễn Du thông qua nhân vật Kim Trọng cũng đã cho rằng:”Xưa nay trong đạo đàn bà/Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường/Có khi biến,có khi thường/Có quyền nào chỉ một đừng chắp kinh/Như nàng lấy hiếu làm trinh...”Sự thủ tiết của Mai và sự dễ dãi đền ơn Lộc bằng cả cái trinh tiết của mình mâu thuẩn nhau.Một đường thì cấp tiến tự do yêu đương,một đường thì cổ hủ theo nho giáo.Đoạn đối đáp,đúng hơn là đoạn van xin của Mai:”Bẩm bà lớn, người vợ chưa cưới...” ta thấy Mai đã lý sự thấu tình đạt lý . Tuy nhiên đây vẫn là việc mà người ta cho rằng cô cứ tự do hành động , tự do yêu đương rồi chửa ... đưa người ta vào sự đã rồi , bắt người ta chấp nhận . Cô còn bảo cô không thể lấy lẽ , đó là vô nhân đạo , câu nói dù đúng nhưng như vậy là phê phán bà Án . Mai đúng khi nói với bà Án rằng Lộc đã đưa đến một người nói là mẹ mình và xin hỏi cô cho Lộc .Điều này sai là do phía con bà , gia đình bà phải có trách nhiệm trong cái việc lừa gạt người ta , tuy bà Án không biết , không nghe câu Mai nói với Lộc có đúng là mẹ anh hay không phải mẹ anh cũng không quan trọng cô chỉ biết cô yêu Lộc . Đáng lẽ tác giả nên để cho Mai còn nấn ná ở lại , kêu xin van nài thì tốt hơn . Việc Mai lùng đùng cương quyết ra đi ngay sau buổi gặp đầu tiên , ngay sau việc cầu khẩn van xin không thành khiến cho bà Án dù có về suy ngẫm lại cũng đành gác lại mà thực hiện công việc của mình , vì nhân gian có câu “ gái đĩ già mồm , kẻ trộm lắm gan “ , bà sẽ cho rằng Mai chỉ kêu thế thôi , bản chất của đứa gái hư là kêu xin ... chứ hoàn cảnh thực ra không phải thế . Cô ta lo liệu được . Cô ta đã chuẩn bị bước này rồi . Đứa nào hư hỏng mà chả kêu hòng gặp người non gan , dễ có lòng thương thì chộp , không thì cũng chẳng sao . Mai bỏ đi ngay làm bà Án có thể nghĩ đối với loại gái này phải cương quyết , phải “ già “ như vậy mới khỏi sa vào “ khổ nhục kế “ của nó . Mai đi và ta thấy bước đời tiếp theo của Mai cũng không đến nỗi lắm , chính điều này không góp phần tố cáo tính vô nhân đạo của bà Án và Lộc , đại diện cho chế độ đại gia đình .
Đoạn kết của “ Nửa chừng xuân “ có thể là một quan niệm khác về tình yêu của Khái Hưng . Câu “ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở “ như được mượn ý để hai con người đã từng yêu nhau say đắm , đã từng đi tới cái tận cùng , cái “ vật chất “ của tình yêu giờ lại để lại nửa chừng để cho dư vị nó ngon mãi , để cho ký ức về nhau đậm một màu hồng tình ái khi mà những khúc mắc hiểu nhau đã được giải tỏa , những tình cảm dành cho nhau trong sáng trắng ngần được gột bỏ lớp bọc “ nông nổi “ hiểu nhầm hay bị lừa dối . Vàng mười đã đẹp , giờ lại lóng lánh đẹp hơn và gìn giữ trong lòng nhau , nâng niu trong lòng nhau cái còn lại đó . Ở phương trời kia , ở chốn thị thành kia có một người sống với gia đình cho trọng đạo làm con , tròn chữ hiếu , trọn đạo vợ chồng với một người phụ nữ con quan , nhưng tâm hồn chàng , trái tim chàng luôn gừi về một nơi có người phụ nữ buổi đầu đi vào lòng chàng , làm ngất ngây và đắm say chàng, không hề và không có lúc nào phản bội chàng cùng với kết quả của những ngày ân ái cũ là đứa con trai cũng sẽ mang họ chàng , làm cho mẹ chàng không héo hắt tuổi già như một món quà của lòng vị tha gởi tặng lòng sám hối để người sám hối nhận biết và nhân bản hơn trong đối nhân xử thế ở đời . Mai không về bên Lộc sẽ giữ được sự trân trọng nể vì không chỉ của bà Án mà còn cả của người vợ Lộc . Đây mới là sự hy sinh của Mai , sự hy sinh tự nguyện không bị ép buộc mà không vì một đòi hỏi gì , sự hy sinh chỉ để cho đời thêm ý nghĩa nhân văn và trật tự không bị đảo lộn , sự hy sinh để giữ trọn tình yêu cho một người để người đó có tình yêu mà tôn thờ , mà làm động lực cho các hoạt động trong cuộc sống . Đó chính là thứ tình yêu – yêu trong linh hồn , yêu trong lý tưởng - . Từ đây đành “ nửa chừng xuân “ – Lộc có tình yêu của Mai nhưng không được mang tình yêu ấy ra dùng . Vì nếu dùng , nếu vật chất hóa tình yêu này bằng tình dục như ngày xưa ... nó sẽ làm một người đau khổ - vợ Lộc – và làm cho một người như cảm thấy có tội lỗi vì mình phá hạnh phúc của người ta đó là Mai , một người có thể sẽ không thấm thía về tội lỗi của mình , có thể cũng sẽ dần dà xem thường Mai – đó là bà Án .
Và ở một làng ven đồi nọ có một người phụ nữ thanh thản với một gia đình có em , đứa em mà người chị cũng đã theo lời dạy của cha nuôi cho ăn học thành tài , có con , kết quả của tình yêu đầu mùa không gò ép và hơn thế nữa không hề bị cô đơn vì trong cuộc đời hình bóng người xưa lại trở về đẹp đẽ .Nàng cũng có tình yêu của Lộc.Nàng không phải vợ Lộc nhưng cũng không muốn mang tình yêu của mình ra chung đụng với ai bỡi như vậy người nàng yêu sẽ không còn cái để tôn thờ.Hai cái tình yêu của hai người đành giữ lại ở trong lòng,mặc có lúc nó cồn cào,có lúc nó khát khao được làm” đã đời” nhau được làm hả cơn khát cháy bỏng của nhau...mà đành phải kìm nén để” tu hành”cho trọn kiếp, cho đắc đạo,cái đạo của thời không được tự do hôn nhân.
Đ.H.T
Last edited by LDN on Sun Jun 26, 2022 2:57 pm; edited 6 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Bác sĩ Lê Trung Ngân
Tình yêu cá nhân trong hai tiểu thuyết Nửa Chừng Xuân và Đoạn Tuyệt của Tự Lực Văn Đoàn.
***
Tình yêu là một loại tình cảm rất đặc biệt và khá phức tạp của cuộc sống con người. Nó luôn là đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà văn nhà thơ. Tuy nhiên, khuôn mặt của tình yêu tùy vào quan điểm thẩm mĩ, văn hóa, xã hội của từng thời kì, của từng tác giả mà hiện ra cũng rất khác nhau.
Với Tự Lực Văn Đoàn, họ đã đặt ra một vấn đề rất mới mẻ trong tình yêu nam nữ, đó là vấn đề đấu tranh cho luyến ái và hôn nhân tự do, họ có thể hi sinh hạnh phúc cá nhân chỉ cần người mình yêu được hạnh phúc vui vẻ.
Đến với tiểu thuyết Nửa Chừng Xuân, ta thấy được cái mãnh liệt của tình yêu, những cơn đau quặn lòng khi trắc trở và cả cái ấm áp ngọt ngào khi sống trong một tình yêu cao thượng.
Mai và Lộc đã yêu nhau, yêu say đắm và không hề nghĩ ngợi. Thế nhưng, bà Án – đại diện cho nền tư tưởng cũ – đã ra sức ngăn cấm tình yêu đó. Quá yêu Mai, Lộc đã bất chấp sự cấm đoán của mẹ và vụng trộm cưới Mai. Đó là một hành động rất liều lĩnh, Lộc đã dám cãi lại mẹ, cãi lại cái nền tư tưởng cũ mà sống vì tình yêu, sống để mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình.
Thế nhưng, đó cũng chỉ là hành động “lén lút” chống lại nền tư tưởng cũ, Lộc vẫn chưa đủ can đảm để bảo vệ tình yêu của mình trước xã hội luôn muốn bóp chết mọi quyền tự do, luôn muốn kìm hãm con người phát triển. Rồi bà Án đã khôn khéo trói Mai vào sự hi sinh cho Lộc, buộc Mai phải xa người mình yêu. Sau đó, Mai bươn chải mưu sinh và từ chối hai mối tình, một của bác sĩ và một của họa sĩ. Sao đang lúc khó khăn, không có ai nương tựa mà Mai lại từ chối hai cuộc tình như thế? Lộc, chính vì Lộc. Tuy xa nhau nhưng lúc nào Mai cũng nghĩ về Lộc, nghĩ về mối tình ngày xưa của mình, nghĩ về một tình yêu lí tưởng. Chính Mai cũng đã từng nói với bà Án: “con yêu ai thì con chỉ muốn người ấy là người yêu hoàn toàn mà thôi”.
Còn Lộc, Lộc lúc nào cũng nhớ về Mai và càng thương Mai hơn khi biết được sự hi sinh của Mai trong những năm tháng đã qua. Hai người yêu thương nhau, đã sống với nhau những ngày hạnh phúc nhưng giông bão cuộc đời đã nổi lên làm Mai và Lộc phải xa cách. Thế nhưng, tình yêu đó vẫn không hề ngụi lạnh, nó vẫn ấm áp, cháy rạo rực trong lòng mỗi người và càng ngày càng thêm thắm đượm. Mai đã nói với Lộc: “em ở xa anh, nhưng tâm trí hai ta lúc nào cũng yêu nhau thì trọn đời hai ta lúc nào cũng gần nhau”. Đó đúng là một suy nghĩ mới mẻ minh chứng cho một tình yêu cao thượng, vượt khỏi ái tình tầm thường đề yêu nhau trong tinh thần cao cả. Đó là một tình yêu có hi sinh nhưng không hề tiếc nuối, hi sinh để có một tình yêu lí tưởng. Dù xã hội có cấm đoán tình yêu tự do, cấm đoán việc tự do hôn nhân thì họ yêu nhau trong tư tưởng, trong tinh thần thì làm sao có thế lực nào cấm đoán được? Đó chính là một cách đấu tranh cho tình yêu tự do mà tiểu thuyết Đoạn Tuyệt cũng đã đề cập đến.
Đã hơn tám năm, Dũng luôn mang trong tim hình bóng Loan mà không hề thổ lộ. Vì nghĩ đến hạnh phúc của Loan , Dũng đã chuyển từ tình yêu sang tình bạn để Loan khỏi bận lòng. Dũng đã tự nhủ: “yêu Loan mà không lấy được Loan thì thà rằng xa hẳn Loan ra, vì xa tức là gần Loan mãi mãi, yêu Loan hơn và yêu không bao giờ hết”. Qua lời nhắn nhủ đó, ta thấy được cái cao cả trong tâm hồn của Dũng, Dũng có thể hi sinh tình yêu của mình chỉ để người mình yêu được hạnh phúc là đủ.
Thế nhưng, chính Loan mới là người đau khổ nhất, Loan cũng yêu Dũng nhưng không dám nói trực tiếp rồi vì chữ hiếu Loan phải lấy chồng, lấy một người không thương yêu, không tình cảm và chính cuộc hôn nhân đó đã làm cho cuộc đời Loan thay đổi, thay đổi một cách đầy đau xót. Loan vốn là một người có học, thông minh, giàu nghị lực và có nhiều cách nghĩ mới về cuộc sống, Loan muốn được tự do trong mọi chuyện nhưng vì chữ hiếu Loan đã hi sinh hạnh phúc cá nhân, hi sinh cả tình yêu đầu đời chưa kịp ngỏ. Tưởng thế là mối tình đầu đã chấm dứt, nhưng không, Loan vẫn yêu và càng ngày tình yêu đó càng mãnh liệt, nặng sâu hơn. Có lần Loan đã tâm sự với Thảo: “vì Thân nào có phải là chồng em, đối với mọi người em là vợ Thân… Nhưng đối riêng với em, với chị, thì trước sau em chỉ là vợ Dũng, người vợ trong tinh thần của Dũng”. Phải, tuy nghe lời cha mẹ về làm vợ Thân nhưng Loan không hề có tình cảm với Thân và càng ngày như càng xa cách. Lúc nào Loan cũng nghĩ về Dũng, về những hành động, cử chỉ của Dũng và những tháng ngày hai đứa còn gần gũi bên nhau – dù chỉ xem nhau như là đôi bạn.
Xã hội khắc khe đã làm Loan gặp nhiều đau khổ, dù bề ngoài Loan có vẻ phục tùng cái xã hội ấy, nhưng trong tâm trí Loan đã có sự giằng xé muốn thoát li khỏi nó, thoát khỏi sự tù túng hướng đến chân trời tự do bao la tươi đẹp. Chính cái chết không ngờ của Thân là cơ hội cho Loan nói lời “Đoạn Tuyệt” với cái xã hội cũ, cái xã hội đã kìm hãm Loan trong suốt mấy năm dài. Còn Dũng, Dũng lúc nào cũng nghĩ đến Loan, dõi theo bước chân Loan trên mọi nẻo đường, lo lắng tột cùng khi Loan gặp chuyện, hạnh phúc vỡ hòa khi mọi chuyện bình an. Sau bao cách trở, cuối cùng Dũng đã tỏ rõ tấm lòng mình qua một bức thư gửi cho người chị mà qua bức thư đó Loan cảm nhận được sự chân thành từ Dũng, Loan ngất ngây trong hạnh phúc và sung sướng khi tình yêu thuở ban đầu vẫn đang rực cháy.
Tóm lại, vấn đề tình yêu nam nữ trong Tự Lực Văn Đoàn là một vấn đề khá mới mẻ, họ muốn vươn đến một tình yêu tự do và cao cả, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để cho người yêu được hạnh phúc. Dù tình yêu đó có bị ngăn cấm, không đến được với nhau nhưng nếu là một tình yêu thật sự thì nó mãi là tình yêu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
tramdoc.vn
Cuốn theo chiều gió - Kiệt tác văn học phản ánh hay sản phẩm văn hóa cổ xúy phân biệt chủng tộc?Cuốn theo chiều gió - Kiệt tác văn học phản ánh hay sản phẩm văn hóa cổ xúy phân biệt chủng tộc?
Liệu "Cuốn Theo Chiều Gió" có thực sự đồng lòng với tư tưởng của chế độ nô lệ cũ hay tác phẩm chỉ đơn giản là muốn phơi bày ra tội ác sắc tộc, phân biệt giai cấp dưới lá cờ Confederate năm xưa?
Gone With The Wind – (tiếng Việt : Cuốn Theo Chiều Gió) – là một tác phẩm văn học kinh điển của nữ tác giả Margaret Mitchell xuất bản năm 1936. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O’Hara - tiểu thư của một tay chủ đồn điền khá giả - và những vật lộn, đấu tranh sinh tồn của cô trong thời Nội Chiến Mỹ, kéo theo sau đó là thời kỳ Tái Thiết - một giai đoạn khôi phục lại những hậu quả nặng nề của chiến tranh, miền Nam phải tái hòa nhập lại với Hợp chủng quốc.
Scarlett là một tiểu thư miền Nam, một phần nào đó như tên gọi của tác phẩm, nàng buộc phải chạy theo số phận cùng với những biến cố lịch sử, kéo theo mối tình phù phiếm với Ashley và Rhett Butler bí ẩn. Mọi vật cản và đổ vỡ đã thay đổi nàng từ một tiểu thư kiêu kỳ bé nhỏ, ưa phụ thuộc vào cha, trở thành một người phụ nữ độc lập, tháo vát và kiên cường sống sót qua gió bão của chiến tranh.
Tuy khắc hoạ thành công mối tình lãng mạn thời Nội Chiến Mỹ, “Cuốn Theo Chiều Gió” vẫn gặp phải những xung đột liên quan đến lịch sử của riêng nó. Điển hình như những chỉ trích liên quan đến cách tác phẩm minh hoạ về văn hoá của những vùng đất thuộc Liên minh miền Nam thời đó - vốn là phe thua cuộc, bại trận dưới tay những thủ lĩnh phương Bắc, và hơn hết, nó gắn liền với chủ nghĩa da trắng cực đoan cũng như quá khứ sở hữu nô lệ là người da đen. Thế nhưng, không phải ngẫu nhiên mà câu chuyện này lại trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển, và bản phim điện ảnh của nó cũng không phải ngoại lệ.
Liệu "Cuốn Theo Chiều Gió" có thực sự đồng lòng với tư tưởng của chế độ nô lệ cũ hay tác phẩm chỉ đơn giản là muốn phơi bày ra tội ác sắc tộc, phân biệt giai cấp dưới lá cờ Confederate năm xưa?
Tư liệu bộ phim Cuốn theo chiều gió
Những chỉ trích chung quanh tác phẩm.
‘Cuốn Theo Chiều Gió’ đã để lại rất nhiều giá trị lớn trong văn học kinh điển, phản ánh mọi mặt về giai đoạn lịch sử đen tối của nước Mỹ và ảnh hưởng chân thực của nó cho đến ngày nay. Điển hình như nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ, quá khứ thu nạp nô lệ từ những người da đen đến từ Hiệp minh Miền Nam.
Ngày nay, lá cờ của Quân đội Bắc Virginia - một trong những lực lượng trực thuộc Liên minh Miền Nam năm xưa- vẫn còn được trưng ra và bay phấp phới ở những vùng đất phía Nam của Hoa Kỳ. Không quá khó hiểu khi người ta vẫn dành một sự thương cảm nhẹ nhàng cho phe thua cuộc thời nội chiến. Bộ phim “Cuốn Theo Chiều Gió” được chuyển thể dựa trên tác phẩm của Mitchell đã thắng Tám giải thưởng lớn của Academy Awards, trong đó có giải Best Picture vào năm 1939, và vẫn nắm giữ box-office của thị trường khu vực Bắc Mỹ với 1,6 tỷ đô la lượng vé được bán ra cho đến ngày nay. Giống như tác phẩm, bộ phim tạo được sự đồng cảm cho phe miền Nam, chính điều này đã khiến cho Lou Lumenick của tờ New York Post đặt vấn đề:
Nếu như lá cờ của Liên bang miền Nam cuối cùng cũng đã bị ném vào viện triển lãm với biểu tượng của phân biệt chủng tộc, vậy thì bộ phim đáng mến đã tâng bốc hình ảnh của lá cờ đó thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Khán giả đón xem bộ phim Cuốn theo chiều gió
Phiên bản điện ảnh của bộ phim cũng đã từng bị lên án vì những hình ảnh, tình tiết, lời thoại mang tính phân biệt chủng tộc. Điều này phần nào được khai sáng trong cuốn biography của tác giả Jill Watt về Hattie McDaniel – nữ diễn viên da màu thủ vai cô hầu Mammy trong phim. Cuốn sách đã hé lộ một chút về giai đoạn làm phim, nhà sản xuất David O.Selznick đã thờ ơ với những lời khuyên buông bỏ sự phân biệt trong tác phẩm. Những người cố vấn cho ông, hầu hết họ là những người có chuyên môn trong xã hội học và đều là những người da màu.
Thế nhưng, lẫn tác phẩm văn học và phiên bản điện ảnh của nó đều có những giá trị nhất định, cho phép chúng ta nhìn vào góc nhìn của “The Lost Cause” ( Giáo phái chính nghĩa bị thất lạc) đến từ bên miền Nam thua cuộc, và sự ảnh hưởng của nó đến sự nổi loạn âm thầm trong các vùng đã từng đứng dưới lá cờ Confederate năm xưa. Tác phẩm đem lại nhiều lý thuyết mâu thuẫn như lá cờ, có một số muốn bác bỏ nó vì tội ác đến người da đen, tuy nhiên, một số người lại cho rằng đó là một di sản văn hóa.
Có một số các tình tiết trong tác phẩm, như khoảnh khắc miêu tả sự thất vọng của người miền Nam khi vùng đất của họ bị chiếm lấy bởi những người ‘Yankee”, rồi một miền Nam mới được cất lên, càng khiến cho họ thêm căm hận và tủi hờn, Scarlett đã phải thích nghi với sự thay đổi đó, cô đã xuống tay bắn chết cả một tên lính phương Bắc,và hơn hết, mối tình của cô với Rhett Butler cũng rất lãng mạn - tất cả những sự kiện kể trên rất dễ khiến khán giả định hình rằng, câu chuyện đang khơi gợi sự thương cảm dành cho Hiệp minh miền Nam, và cổ súy cho ảnh hưởng của nó đến lịch sử cũng như xã hội Mỹ ngày nay.
Và cách Mitchell thể hiện về người da màu trong tác phẩm, thực tế, không hề gây tác động xấu đến hình ảnh của bà, một nữ tác giả người da trắng. Bà đã từng phản ứng khá gay gắt trước lời chỉ trích rằng:
Tôi sẽ không để bất cứ một nhóm người da đen hung dữ nào làm ảnh hưởng đến tình thương của mình dành cho những người thân yêu của tôi, những người da màu giống như họ.
Nhà sản xuất huyền thoại David O.Selznick cũng đã tiết lộ hài hước rằng:
Khi sản xuất bộ phim này, dĩ nhiên chúng tôi phải lường trước được rằng, nếu trái với lương tâm, thì chắc chắn sẽ có một anh bạn da màu bất mãn nào đó nhảy ra từ góc phòng và xử đẹp chúng tôi.
Có thể nói rằng, O.Selznick đã từ chối tiếp nhận ý kiến cố vấn trước đó, là vì ông, cũng giống như Mitchell, muốn lột tả chân thực về vùng đất Atlanta, Georgia thời đó.
Nếu thử soi kĩ ở một góc độ khác, tác phẩm thực ra lại phản ánh những ảnh hưởng xấu xí của văn hóa mà Hiệp minh miền Nam áp đặt lên những con người sống trong vùng : Sự thụ động trong việc tự chủ, do quá lệ thuộc vào chu cấp từ nô lệ là những người da đen, rập khuôn trong tư tưởng tôn giáo, chủ nghĩa da trắng và phân biệt giai cấp. Tất cả những điều này được thể hiện qua hành trình của Scarlett, từ một tiểu thư miền Nam tìm mọi cách để sống sót trong chiến tranh, dần bứt ra khỏi những tư tưởng lệ thuộc ở Atlanta, Georgia - một trong những tiểu bang theo chính phủ miền Nam- vùng đất mà cô lớn lên.
Qua góc nhìn của Scarlett về cuộc sống và chiến tranh, ta có thể thấy miền Nam nước Mỹ thời đó là một vùng nặng tư tưởng tôn giáo, áp đặt lên cả đàn ông lẫn phụ nữ. Những người đàn ông si mê chiến trận, nhưng không có khả năng dự trù về sự thành bại, chỉ biết tin tưởng vào những chiến lược mà phe họ vạch ra. Khi Rhett Butler phân tích khả năng chiến thắng của miền Bắc, hầu như không một nhân vật người miền Nam nào tin vào những lí lẽ vô cùng thực tế đó, ngoại trừ Scarlett, khi nàng nghe anh ta lý giải những điểm yếu của phe miền Nam lúc cả hai ở tiệc nướng của gia đình Wilkes. Những người nô lệ da đen đã chực chờ cơ hội để nổi dậy cùng với "Yankees"( từ lóng chỉ người lính phương Bắc), và cầu mong họ giải phóng khỏi sự kìm kẹp của chính phủ miền Nam.
Và đó cũng giải thích lý do tại sao mà những người bạn của cô – những người miền Nam- lại phủ nhận về sự sai trái, sùng tín mà phe này đã định hình họ, họ dường như không thể nhận ra được sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp, chủ nghĩa da trắng đang lên ngôi ở vùng đất lịch thiệp này.
Trong suốt quá trình đấu tranh sinh tồn, Scarlett dần lột ra khỏi sự đóng khung mà miền Nam dành tặng cho mình, cho những người đàn ông sùng đạo, bị lý tưởng hóa đến mức điên rồ và những người phụ nữ nhợt nhạt đầy cam chịu. Cô sẵn sàng lao vào những thực thi cần thiết vì cái ăn, cái mặc, thay vì ngồi chờ người khác dâng tận miệng như những người miền Nam khác, bởi vốn dĩ họ đã quá quen với sự phục vụ của nô lệ. Qua đây Mitchell cho thấy tác phẩm không chỉ về nạn phân biệt chủng tộc, mà còn là giai cấp. Sự rời đi khỏi giàu sang, đi xa ra khỏi khuôn phép có thể khiến con người làm bất kì điều gì để đứng vững trong một giai đoạn khó khăn.
“Khi Scarlett thả cái rổ nặng xuống khỏi cánh tay của mình, nàng cũng đã phần nào thả trôi tâm trí mình, cuộc đời mình. Không còn cách nào để quay đầu lại và nàng phải tiến bước về phía trước. Suốt năm mươi năm qua, nỗi cay đắng của những người phụ nữ trải dài khắp miền Nam, những người luôn nhìn về phía sau, về những quãng thời gian chết chóc, những người chồng đã mất vì chiến tranh, lục lọi mớ ký ức vô dụng đầy tổn thương và cũ kỹ, gánh theo đói nghèo với lòng kiêu hãnh cay đắng bởi họ mang theo đống hoài niệm đó. Nhưng với Scarlett, nàng không bao giờ để mình nhìn lại vào bất cứ một giây phút nào” - Margaret Mitchell, trích “Cuốn Theo Chiều Gió”.
Mọi biến cố xảy ra với Scarlett trong tác phẩm, ít nhiều đều liên quan đến sự tách ra khỏi nền văn minh cũ, đến với sự khắc nghiệt nhưng can tâm của một miền Nam mới ( The New South), bao gồm cả mối tình đó ; lòng chung thủy của nàng dành cho Ashley Phù Phiếm - người đàn ông tượng trưng cho sự lịch thiệp nhưng giả tạo của Liên minh miền Nam. Hay Rhett Butler - bí ẩn và mới mẻ, chàng như một cơn gió bão thổi mất đi những gì còn lại của miền Nam cũ, cuốn trôi Scarlett về theo với mình, từ từ đưa nàng đến với một thời kỳ mới sau chiến tranh. Ban đầu, Rhett khiến Scarlett quay cuồng, và có phần chán ghét, dè chừng và chóng mặt, nhưng đến gần cuối tác phẩm, nàng mới bắt đầu nhận ra được tình yêu hà khắc của cơn bão đó, nhận thấy được bộ mặt thật nhu nhược của Ashley và sự chiều chuộng, vỗ béo độc hại của miền Nam cũ. Cuối cùng, nàng quyết tâm vực dậy tinh thần của mình, cam kết sẽ bằng mọi cách tìm lại tình yêu đích thực. Là cơn bão tố đó : Rhett Butler.
Nói một cách khác, ngắn gọn hơn, “Cuốn Theo Chiều Gió” không hề khiến cho người ta rủ lòng thương đến Liên minh miền Nam, mà là với những con người được dung dưỡng và lớn lên ở vùng đất đó.
Vậy “Cuốn Theo Chiều Gió” còn chừa lại gì cho phe Ly khai miền Nam?
Không gì cả - theo như tên gọi của tác phẩm thì là vậy. Xuyên suốt chiều dài của câu chuyện, chúng ta chứng kiến đống tàn dư của văn minh miền Nam cũ dần bị cuốn đi - thông qua sự bức phá của nhân vật Scarlett O’Hara - từ chế độ nô lệ khắc nghiệt với người da đen, cho đến tôn giáo cực đoan, phân biệt giai cấp hay sự nhu nhược và thiếu tự chủ của con người thuộc vùng đất này đều biến mất không chừa lại gì. Chỉ còn lại Scarlett, tính cách kiên cường của nàng, bất chấp sống sót trong một nền văn minh sau thời kỳ Tái thiết. Tác phẩm đã nhấn mạnh ý nghĩa đó trong chính cái tên của mình, việc “Cuốn Theo Chiều Gió” bị chỉ trích dĩ nhiên không khiến Margaret Michelle dễ chịu gì, nhưng dù sao, bà cũng đã rất thành công trong việc khắc họa nền văn minh của phe Ly khai trong bối cảnh thời Nội chiến, khiến người ta phẫn nộ, giận dữ với những tội ác mà phe này đã để lại cho hiện thực nước Mỹ ngày nay.
Và cũng chính sự giận dữ đó, đã đẩy người ta ra xa với quá khứ chiến tranh xa xôi, mang theo sự đồng lòng, quyết chí hướng về tương lai, thay vì ủ rũ và cay đắng nhìn về đống tàn dư đã bị cuốn đi. Vì suy cho cùng : Ngày mai luôn là một ngày mới
Điền Nguyên
Cuốn theo chiều gió - Kiệt tác văn học phản ánh hay sản phẩm văn hóa cổ xúy phân biệt chủng tộc?Cuốn theo chiều gió - Kiệt tác văn học phản ánh hay sản phẩm văn hóa cổ xúy phân biệt chủng tộc?
Liệu "Cuốn Theo Chiều Gió" có thực sự đồng lòng với tư tưởng của chế độ nô lệ cũ hay tác phẩm chỉ đơn giản là muốn phơi bày ra tội ác sắc tộc, phân biệt giai cấp dưới lá cờ Confederate năm xưa?
Gone With The Wind – (tiếng Việt : Cuốn Theo Chiều Gió) – là một tác phẩm văn học kinh điển của nữ tác giả Margaret Mitchell xuất bản năm 1936. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O’Hara - tiểu thư của một tay chủ đồn điền khá giả - và những vật lộn, đấu tranh sinh tồn của cô trong thời Nội Chiến Mỹ, kéo theo sau đó là thời kỳ Tái Thiết - một giai đoạn khôi phục lại những hậu quả nặng nề của chiến tranh, miền Nam phải tái hòa nhập lại với Hợp chủng quốc.
Scarlett là một tiểu thư miền Nam, một phần nào đó như tên gọi của tác phẩm, nàng buộc phải chạy theo số phận cùng với những biến cố lịch sử, kéo theo mối tình phù phiếm với Ashley và Rhett Butler bí ẩn. Mọi vật cản và đổ vỡ đã thay đổi nàng từ một tiểu thư kiêu kỳ bé nhỏ, ưa phụ thuộc vào cha, trở thành một người phụ nữ độc lập, tháo vát và kiên cường sống sót qua gió bão của chiến tranh.
Tuy khắc hoạ thành công mối tình lãng mạn thời Nội Chiến Mỹ, “Cuốn Theo Chiều Gió” vẫn gặp phải những xung đột liên quan đến lịch sử của riêng nó. Điển hình như những chỉ trích liên quan đến cách tác phẩm minh hoạ về văn hoá của những vùng đất thuộc Liên minh miền Nam thời đó - vốn là phe thua cuộc, bại trận dưới tay những thủ lĩnh phương Bắc, và hơn hết, nó gắn liền với chủ nghĩa da trắng cực đoan cũng như quá khứ sở hữu nô lệ là người da đen. Thế nhưng, không phải ngẫu nhiên mà câu chuyện này lại trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển, và bản phim điện ảnh của nó cũng không phải ngoại lệ.
Liệu "Cuốn Theo Chiều Gió" có thực sự đồng lòng với tư tưởng của chế độ nô lệ cũ hay tác phẩm chỉ đơn giản là muốn phơi bày ra tội ác sắc tộc, phân biệt giai cấp dưới lá cờ Confederate năm xưa?
Tư liệu bộ phim Cuốn theo chiều gió
Những chỉ trích chung quanh tác phẩm.
‘Cuốn Theo Chiều Gió’ đã để lại rất nhiều giá trị lớn trong văn học kinh điển, phản ánh mọi mặt về giai đoạn lịch sử đen tối của nước Mỹ và ảnh hưởng chân thực của nó cho đến ngày nay. Điển hình như nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ, quá khứ thu nạp nô lệ từ những người da đen đến từ Hiệp minh Miền Nam.
Ngày nay, lá cờ của Quân đội Bắc Virginia - một trong những lực lượng trực thuộc Liên minh Miền Nam năm xưa- vẫn còn được trưng ra và bay phấp phới ở những vùng đất phía Nam của Hoa Kỳ. Không quá khó hiểu khi người ta vẫn dành một sự thương cảm nhẹ nhàng cho phe thua cuộc thời nội chiến. Bộ phim “Cuốn Theo Chiều Gió” được chuyển thể dựa trên tác phẩm của Mitchell đã thắng Tám giải thưởng lớn của Academy Awards, trong đó có giải Best Picture vào năm 1939, và vẫn nắm giữ box-office của thị trường khu vực Bắc Mỹ với 1,6 tỷ đô la lượng vé được bán ra cho đến ngày nay. Giống như tác phẩm, bộ phim tạo được sự đồng cảm cho phe miền Nam, chính điều này đã khiến cho Lou Lumenick của tờ New York Post đặt vấn đề:
Nếu như lá cờ của Liên bang miền Nam cuối cùng cũng đã bị ném vào viện triển lãm với biểu tượng của phân biệt chủng tộc, vậy thì bộ phim đáng mến đã tâng bốc hình ảnh của lá cờ đó thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Khán giả đón xem bộ phim Cuốn theo chiều gió
Phiên bản điện ảnh của bộ phim cũng đã từng bị lên án vì những hình ảnh, tình tiết, lời thoại mang tính phân biệt chủng tộc. Điều này phần nào được khai sáng trong cuốn biography của tác giả Jill Watt về Hattie McDaniel – nữ diễn viên da màu thủ vai cô hầu Mammy trong phim. Cuốn sách đã hé lộ một chút về giai đoạn làm phim, nhà sản xuất David O.Selznick đã thờ ơ với những lời khuyên buông bỏ sự phân biệt trong tác phẩm. Những người cố vấn cho ông, hầu hết họ là những người có chuyên môn trong xã hội học và đều là những người da màu.
Thế nhưng, lẫn tác phẩm văn học và phiên bản điện ảnh của nó đều có những giá trị nhất định, cho phép chúng ta nhìn vào góc nhìn của “The Lost Cause” ( Giáo phái chính nghĩa bị thất lạc) đến từ bên miền Nam thua cuộc, và sự ảnh hưởng của nó đến sự nổi loạn âm thầm trong các vùng đã từng đứng dưới lá cờ Confederate năm xưa. Tác phẩm đem lại nhiều lý thuyết mâu thuẫn như lá cờ, có một số muốn bác bỏ nó vì tội ác đến người da đen, tuy nhiên, một số người lại cho rằng đó là một di sản văn hóa.
Có một số các tình tiết trong tác phẩm, như khoảnh khắc miêu tả sự thất vọng của người miền Nam khi vùng đất của họ bị chiếm lấy bởi những người ‘Yankee”, rồi một miền Nam mới được cất lên, càng khiến cho họ thêm căm hận và tủi hờn, Scarlett đã phải thích nghi với sự thay đổi đó, cô đã xuống tay bắn chết cả một tên lính phương Bắc,và hơn hết, mối tình của cô với Rhett Butler cũng rất lãng mạn - tất cả những sự kiện kể trên rất dễ khiến khán giả định hình rằng, câu chuyện đang khơi gợi sự thương cảm dành cho Hiệp minh miền Nam, và cổ súy cho ảnh hưởng của nó đến lịch sử cũng như xã hội Mỹ ngày nay.
Và cách Mitchell thể hiện về người da màu trong tác phẩm, thực tế, không hề gây tác động xấu đến hình ảnh của bà, một nữ tác giả người da trắng. Bà đã từng phản ứng khá gay gắt trước lời chỉ trích rằng:
Tôi sẽ không để bất cứ một nhóm người da đen hung dữ nào làm ảnh hưởng đến tình thương của mình dành cho những người thân yêu của tôi, những người da màu giống như họ.
Nhà sản xuất huyền thoại David O.Selznick cũng đã tiết lộ hài hước rằng:
Khi sản xuất bộ phim này, dĩ nhiên chúng tôi phải lường trước được rằng, nếu trái với lương tâm, thì chắc chắn sẽ có một anh bạn da màu bất mãn nào đó nhảy ra từ góc phòng và xử đẹp chúng tôi.
Có thể nói rằng, O.Selznick đã từ chối tiếp nhận ý kiến cố vấn trước đó, là vì ông, cũng giống như Mitchell, muốn lột tả chân thực về vùng đất Atlanta, Georgia thời đó.
Nếu thử soi kĩ ở một góc độ khác, tác phẩm thực ra lại phản ánh những ảnh hưởng xấu xí của văn hóa mà Hiệp minh miền Nam áp đặt lên những con người sống trong vùng : Sự thụ động trong việc tự chủ, do quá lệ thuộc vào chu cấp từ nô lệ là những người da đen, rập khuôn trong tư tưởng tôn giáo, chủ nghĩa da trắng và phân biệt giai cấp. Tất cả những điều này được thể hiện qua hành trình của Scarlett, từ một tiểu thư miền Nam tìm mọi cách để sống sót trong chiến tranh, dần bứt ra khỏi những tư tưởng lệ thuộc ở Atlanta, Georgia - một trong những tiểu bang theo chính phủ miền Nam- vùng đất mà cô lớn lên.
Qua góc nhìn của Scarlett về cuộc sống và chiến tranh, ta có thể thấy miền Nam nước Mỹ thời đó là một vùng nặng tư tưởng tôn giáo, áp đặt lên cả đàn ông lẫn phụ nữ. Những người đàn ông si mê chiến trận, nhưng không có khả năng dự trù về sự thành bại, chỉ biết tin tưởng vào những chiến lược mà phe họ vạch ra. Khi Rhett Butler phân tích khả năng chiến thắng của miền Bắc, hầu như không một nhân vật người miền Nam nào tin vào những lí lẽ vô cùng thực tế đó, ngoại trừ Scarlett, khi nàng nghe anh ta lý giải những điểm yếu của phe miền Nam lúc cả hai ở tiệc nướng của gia đình Wilkes. Những người nô lệ da đen đã chực chờ cơ hội để nổi dậy cùng với "Yankees"( từ lóng chỉ người lính phương Bắc), và cầu mong họ giải phóng khỏi sự kìm kẹp của chính phủ miền Nam.
Và đó cũng giải thích lý do tại sao mà những người bạn của cô – những người miền Nam- lại phủ nhận về sự sai trái, sùng tín mà phe này đã định hình họ, họ dường như không thể nhận ra được sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp, chủ nghĩa da trắng đang lên ngôi ở vùng đất lịch thiệp này.
Trong suốt quá trình đấu tranh sinh tồn, Scarlett dần lột ra khỏi sự đóng khung mà miền Nam dành tặng cho mình, cho những người đàn ông sùng đạo, bị lý tưởng hóa đến mức điên rồ và những người phụ nữ nhợt nhạt đầy cam chịu. Cô sẵn sàng lao vào những thực thi cần thiết vì cái ăn, cái mặc, thay vì ngồi chờ người khác dâng tận miệng như những người miền Nam khác, bởi vốn dĩ họ đã quá quen với sự phục vụ của nô lệ. Qua đây Mitchell cho thấy tác phẩm không chỉ về nạn phân biệt chủng tộc, mà còn là giai cấp. Sự rời đi khỏi giàu sang, đi xa ra khỏi khuôn phép có thể khiến con người làm bất kì điều gì để đứng vững trong một giai đoạn khó khăn.
“Khi Scarlett thả cái rổ nặng xuống khỏi cánh tay của mình, nàng cũng đã phần nào thả trôi tâm trí mình, cuộc đời mình. Không còn cách nào để quay đầu lại và nàng phải tiến bước về phía trước. Suốt năm mươi năm qua, nỗi cay đắng của những người phụ nữ trải dài khắp miền Nam, những người luôn nhìn về phía sau, về những quãng thời gian chết chóc, những người chồng đã mất vì chiến tranh, lục lọi mớ ký ức vô dụng đầy tổn thương và cũ kỹ, gánh theo đói nghèo với lòng kiêu hãnh cay đắng bởi họ mang theo đống hoài niệm đó. Nhưng với Scarlett, nàng không bao giờ để mình nhìn lại vào bất cứ một giây phút nào” - Margaret Mitchell, trích “Cuốn Theo Chiều Gió”.
Mọi biến cố xảy ra với Scarlett trong tác phẩm, ít nhiều đều liên quan đến sự tách ra khỏi nền văn minh cũ, đến với sự khắc nghiệt nhưng can tâm của một miền Nam mới ( The New South), bao gồm cả mối tình đó ; lòng chung thủy của nàng dành cho Ashley Phù Phiếm - người đàn ông tượng trưng cho sự lịch thiệp nhưng giả tạo của Liên minh miền Nam. Hay Rhett Butler - bí ẩn và mới mẻ, chàng như một cơn gió bão thổi mất đi những gì còn lại của miền Nam cũ, cuốn trôi Scarlett về theo với mình, từ từ đưa nàng đến với một thời kỳ mới sau chiến tranh. Ban đầu, Rhett khiến Scarlett quay cuồng, và có phần chán ghét, dè chừng và chóng mặt, nhưng đến gần cuối tác phẩm, nàng mới bắt đầu nhận ra được tình yêu hà khắc của cơn bão đó, nhận thấy được bộ mặt thật nhu nhược của Ashley và sự chiều chuộng, vỗ béo độc hại của miền Nam cũ. Cuối cùng, nàng quyết tâm vực dậy tinh thần của mình, cam kết sẽ bằng mọi cách tìm lại tình yêu đích thực. Là cơn bão tố đó : Rhett Butler.
Nói một cách khác, ngắn gọn hơn, “Cuốn Theo Chiều Gió” không hề khiến cho người ta rủ lòng thương đến Liên minh miền Nam, mà là với những con người được dung dưỡng và lớn lên ở vùng đất đó.
Vậy “Cuốn Theo Chiều Gió” còn chừa lại gì cho phe Ly khai miền Nam?
Không gì cả - theo như tên gọi của tác phẩm thì là vậy. Xuyên suốt chiều dài của câu chuyện, chúng ta chứng kiến đống tàn dư của văn minh miền Nam cũ dần bị cuốn đi - thông qua sự bức phá của nhân vật Scarlett O’Hara - từ chế độ nô lệ khắc nghiệt với người da đen, cho đến tôn giáo cực đoan, phân biệt giai cấp hay sự nhu nhược và thiếu tự chủ của con người thuộc vùng đất này đều biến mất không chừa lại gì. Chỉ còn lại Scarlett, tính cách kiên cường của nàng, bất chấp sống sót trong một nền văn minh sau thời kỳ Tái thiết. Tác phẩm đã nhấn mạnh ý nghĩa đó trong chính cái tên của mình, việc “Cuốn Theo Chiều Gió” bị chỉ trích dĩ nhiên không khiến Margaret Michelle dễ chịu gì, nhưng dù sao, bà cũng đã rất thành công trong việc khắc họa nền văn minh của phe Ly khai trong bối cảnh thời Nội chiến, khiến người ta phẫn nộ, giận dữ với những tội ác mà phe này đã để lại cho hiện thực nước Mỹ ngày nay.
Và cũng chính sự giận dữ đó, đã đẩy người ta ra xa với quá khứ chiến tranh xa xôi, mang theo sự đồng lòng, quyết chí hướng về tương lai, thay vì ủ rũ và cay đắng nhìn về đống tàn dư đã bị cuốn đi. Vì suy cho cùng : Ngày mai luôn là một ngày mới
Điền Nguyên
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review sách: Cuốn theo chiều gió - Margaret Mitchell
REVIEW SÁCH
Trong nền văn học của thế giới có vô vàn những cuốn sách và tác phẩm kinh điển đã đi vào lòng của biết bao thế hệ bạn đọc, trong số đó chúng ta không thể không nhắc tới cuốn tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng Cuốn theo chiều gió của nữ nhà văn người Mỹ Margaret Mitchell. Cuốn sách đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đã được chuyển thể thành một bộ phim bất hủ đến tận bây giờ.
Hôm nay, hãy cùng chúng tôi review cuốn sách “Cuốn theo chiều gió” nổi tiếng này qua bài viết sau đây.
Tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” được tác giả Margaret Mitchell ra mắt lần đầu vào năm 1936, cuốn sách được lấy bối cảnh tại Georgia và Atlanta, khi đó đang trong giai đoạn bùng nổ của các cuộc nội chiến căng go giữa phía Bắc và miền Nam nước Mỹ và đang trong quá trình thiết lập lại tái cơ cấu đất nước.
Nội dung cuốn tiểu thuyết nói về nữ nhân vật chính xinh đẹp có tên Scarlett O'Hara, cô được sinh ra và lớn lên trong một gia đình quyền lực và vô cùng giàu có, thế nhưng cô không hề tỏ vẻ ra mình là một cô nàng tiểu thư đài cát. Mà ngược lại, cô lại là một cô gái có tính cách mạnh mẽ và có phần hơi nổi loạn, cô cũng đã phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan để có thể tiếp tục tồn tại và sống sót qua các cuộc nội chiến xảy ra ở vùng đất của mình.
Tác giả đã thành công trong việc xây dựng nên một cô gái Scarlett đầy cá tính và gai góc, cô có một tính cách khác biệt hoàn toàn với những cô gái trong thời kỳ đó, tựa như một cây xương rồng không bao giờ chịu khuất phục và cuốn theo chiều gió trước số phận.
Vượt qua mọi định kiến và rào cản của xã hội trong thời điểm đó, Scarlett vẫn sống đúng với con người thật của mình, không giả tạo và rất thẳng thắn trong mọi vấn đề, dù cho đôi khi có những hiểu lầm và sự ganh ghét đến với cô.
Thế nhưng trong chuyện tình yêu của mình, cô lại gặp nhiều trắc trở và có cả sự hận thù bên trong. Có rất nhiều gã đàn ông trong vùng đã theo đuổi và say mê Scarlett, thế nhưng cô chỉ phải lòng với duy nhất một người đàn ông có tên Ashley. Tuy nhiên, dù cho cô đem lòng yêu thương hết lòng nhưng đáp lại Ashley lại quyết định đi kết hôn với một người con gái khác có tên là Melina.
Chính điều này đã tác động và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời Scarlett từ đó trở về sau, vì đem lòng thù hận và cơn tức giận của mình, cô đã buông xuôi đồng ý cưới một người đàn ông mà mình không có tình cảm để nhằm trả thù cho tình cảm của mình đối với Ashley. Kể từ đó trở đi, cô phải sống một cuộc sống mà cô buộc phải giả tạo, để che đi những tổn thương, nỗi niềm thầm kín bên trong tâm hồn của cô mà không được sống thật với con người của mình.
Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, cô đã quay trở lại vùng đất giàu có Tara của mình, nhưng bây giờ, nơi đây chỉ còn lại một đống hoang tàn đầy chết chóc còn sót lại sau chiến tranh. Giờ đây cô không còn là một cô tiểu thư đài cát như ngày nào nữa, buộc lòng cô phải mạnh mẽ và đối diện với những khó khăn của thực tại, và hơn hết, điều cô cần ngay lúc này là sự sẻ chia, sự giúp đỡ.
Lúc này, cô liền chọn cách đi vào những mối quan hệ, cặp kè với rất nhiều người đàn ông để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình, cũng như có thể tìm được sự giúp đỡ, cứu lấy hoàn cảnh khó khăn cho gia đình mình và những người dân trong vùng Tara của mình. Trong các mối quan hệ với rất nhiều người đàn ông đó, Scarlett đã biết đến Rhett Butler, đây cùng là người đàn ông đã và đang rất say mê cô nàng. Trong khi Rhett Butler hết lòng đem tình cảm chân thành của mình dành cho cô, thì chính cô lại phớt lờ, chối bỏ tình yêu đó. Có lẽ trong trái tim của cô vẫn còn vết thương khó xóa nhòa về cuộc tình tay ba với Ashley và Melanie khi xưa, chính mối tình tan vỡ này đã khiến cho Scarlett trở thành một cô nàng nổi loạn, muốn làm quen với thật nhiều đàn ông để đổi lấy những mưu cầu vụ lợi của cá nhân.
Chỉ đến khi Rhett chấp nhận từ bỏ cô do đã hết sự kiên nhẫn và chờ đợi tình cảm chân thành từ phía Scarlett, thì đến lúc cuối cùng này, cô mới nhận ra tình yêu thật lòng của mình dành cho anh, nhưng rất tiếc là đã quá muộn màng rồi.
Dù cho Rhett Butler luôn yêu thương, quan tâm và che chở cô thật lòng từ tận trái tim của anh, nhưng có lẽ, trong tâm trí của Scarlett, hình bóng của Ashley vẫn còn quá lớn, cộng với tính cách đầy nổi loạn và đầy lòng kiêu hãnh của cô, đã khiến cho Rhett Butler quyết định dừng lại cuộc tình này, dù cho anh vẫn cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Sau này, khi đã nhận ra tình cảm đích thực của mình, cô luôn mang trong mình nỗi ân hận này đến mãi về sau.
Đến khi Melanie đột ngột qua đời, cô lại thêm hối hận hơn nữa vì đến giờ này cô mới muộn màng nhận ra, hóa ra suốt bao lâu nay, tình cảm cô dành cho Ashley không phải là tình yêu, mà chỉ là một kiểu tình cảm mơ hồ, ảo tưởng từ phía cô mà thôi.
Ở phần kết của cuốn sách Cuốn theo chiều gió, là hình ảnh Scarlett đứng trước vùng đất Tara đầy nắng, như là một cái kết mở để thấy rằng, cuộc sống vẫn đang còn rộng mở đối với cô. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, đến giờ phút này, cô mới nhận ra người yêu thương cô thật lòng chỉ có Rhett Butler, dù có hơi muộn màng như cô vẫn sẽ tiếp tục mạnh mẽ vẫn Không giống với những câu chuyện tình truyền thống thường có phần kết rõ ràng viên mãn để đi tới một cuộc sống tương sáng hơn.
Với nội dung lôi cuốn và thu hút, cuốn sách Cuốn theo chiều gió của nữ nhà văn Margaret Mitchell đã đem đến cho chúng ta hình ảnh của một cô nàng Scarlett xinh đẹp đầy mạnh mẽ và bản lĩnh trong cuộc sống và trong tình yêu. Giúp cho người đọc có thêm động lực và nguồn cổ vũ sức mạnh để dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, trắc trở để có được một hạnh phúc đúng nghĩa.
REVIEW SÁCH
Trong nền văn học của thế giới có vô vàn những cuốn sách và tác phẩm kinh điển đã đi vào lòng của biết bao thế hệ bạn đọc, trong số đó chúng ta không thể không nhắc tới cuốn tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng Cuốn theo chiều gió của nữ nhà văn người Mỹ Margaret Mitchell. Cuốn sách đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đã được chuyển thể thành một bộ phim bất hủ đến tận bây giờ.
Hôm nay, hãy cùng chúng tôi review cuốn sách “Cuốn theo chiều gió” nổi tiếng này qua bài viết sau đây.
Tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” được tác giả Margaret Mitchell ra mắt lần đầu vào năm 1936, cuốn sách được lấy bối cảnh tại Georgia và Atlanta, khi đó đang trong giai đoạn bùng nổ của các cuộc nội chiến căng go giữa phía Bắc và miền Nam nước Mỹ và đang trong quá trình thiết lập lại tái cơ cấu đất nước.
Nội dung cuốn tiểu thuyết nói về nữ nhân vật chính xinh đẹp có tên Scarlett O'Hara, cô được sinh ra và lớn lên trong một gia đình quyền lực và vô cùng giàu có, thế nhưng cô không hề tỏ vẻ ra mình là một cô nàng tiểu thư đài cát. Mà ngược lại, cô lại là một cô gái có tính cách mạnh mẽ và có phần hơi nổi loạn, cô cũng đã phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan để có thể tiếp tục tồn tại và sống sót qua các cuộc nội chiến xảy ra ở vùng đất của mình.
Tác giả đã thành công trong việc xây dựng nên một cô gái Scarlett đầy cá tính và gai góc, cô có một tính cách khác biệt hoàn toàn với những cô gái trong thời kỳ đó, tựa như một cây xương rồng không bao giờ chịu khuất phục và cuốn theo chiều gió trước số phận.
Vượt qua mọi định kiến và rào cản của xã hội trong thời điểm đó, Scarlett vẫn sống đúng với con người thật của mình, không giả tạo và rất thẳng thắn trong mọi vấn đề, dù cho đôi khi có những hiểu lầm và sự ganh ghét đến với cô.
Thế nhưng trong chuyện tình yêu của mình, cô lại gặp nhiều trắc trở và có cả sự hận thù bên trong. Có rất nhiều gã đàn ông trong vùng đã theo đuổi và say mê Scarlett, thế nhưng cô chỉ phải lòng với duy nhất một người đàn ông có tên Ashley. Tuy nhiên, dù cho cô đem lòng yêu thương hết lòng nhưng đáp lại Ashley lại quyết định đi kết hôn với một người con gái khác có tên là Melina.
Chính điều này đã tác động và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời Scarlett từ đó trở về sau, vì đem lòng thù hận và cơn tức giận của mình, cô đã buông xuôi đồng ý cưới một người đàn ông mà mình không có tình cảm để nhằm trả thù cho tình cảm của mình đối với Ashley. Kể từ đó trở đi, cô phải sống một cuộc sống mà cô buộc phải giả tạo, để che đi những tổn thương, nỗi niềm thầm kín bên trong tâm hồn của cô mà không được sống thật với con người của mình.
Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, cô đã quay trở lại vùng đất giàu có Tara của mình, nhưng bây giờ, nơi đây chỉ còn lại một đống hoang tàn đầy chết chóc còn sót lại sau chiến tranh. Giờ đây cô không còn là một cô tiểu thư đài cát như ngày nào nữa, buộc lòng cô phải mạnh mẽ và đối diện với những khó khăn của thực tại, và hơn hết, điều cô cần ngay lúc này là sự sẻ chia, sự giúp đỡ.
Lúc này, cô liền chọn cách đi vào những mối quan hệ, cặp kè với rất nhiều người đàn ông để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình, cũng như có thể tìm được sự giúp đỡ, cứu lấy hoàn cảnh khó khăn cho gia đình mình và những người dân trong vùng Tara của mình. Trong các mối quan hệ với rất nhiều người đàn ông đó, Scarlett đã biết đến Rhett Butler, đây cùng là người đàn ông đã và đang rất say mê cô nàng. Trong khi Rhett Butler hết lòng đem tình cảm chân thành của mình dành cho cô, thì chính cô lại phớt lờ, chối bỏ tình yêu đó. Có lẽ trong trái tim của cô vẫn còn vết thương khó xóa nhòa về cuộc tình tay ba với Ashley và Melanie khi xưa, chính mối tình tan vỡ này đã khiến cho Scarlett trở thành một cô nàng nổi loạn, muốn làm quen với thật nhiều đàn ông để đổi lấy những mưu cầu vụ lợi của cá nhân.
Chỉ đến khi Rhett chấp nhận từ bỏ cô do đã hết sự kiên nhẫn và chờ đợi tình cảm chân thành từ phía Scarlett, thì đến lúc cuối cùng này, cô mới nhận ra tình yêu thật lòng của mình dành cho anh, nhưng rất tiếc là đã quá muộn màng rồi.
Dù cho Rhett Butler luôn yêu thương, quan tâm và che chở cô thật lòng từ tận trái tim của anh, nhưng có lẽ, trong tâm trí của Scarlett, hình bóng của Ashley vẫn còn quá lớn, cộng với tính cách đầy nổi loạn và đầy lòng kiêu hãnh của cô, đã khiến cho Rhett Butler quyết định dừng lại cuộc tình này, dù cho anh vẫn cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Sau này, khi đã nhận ra tình cảm đích thực của mình, cô luôn mang trong mình nỗi ân hận này đến mãi về sau.
Đến khi Melanie đột ngột qua đời, cô lại thêm hối hận hơn nữa vì đến giờ này cô mới muộn màng nhận ra, hóa ra suốt bao lâu nay, tình cảm cô dành cho Ashley không phải là tình yêu, mà chỉ là một kiểu tình cảm mơ hồ, ảo tưởng từ phía cô mà thôi.
Ở phần kết của cuốn sách Cuốn theo chiều gió, là hình ảnh Scarlett đứng trước vùng đất Tara đầy nắng, như là một cái kết mở để thấy rằng, cuộc sống vẫn đang còn rộng mở đối với cô. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, đến giờ phút này, cô mới nhận ra người yêu thương cô thật lòng chỉ có Rhett Butler, dù có hơi muộn màng như cô vẫn sẽ tiếp tục mạnh mẽ vẫn Không giống với những câu chuyện tình truyền thống thường có phần kết rõ ràng viên mãn để đi tới một cuộc sống tương sáng hơn.
Với nội dung lôi cuốn và thu hút, cuốn sách Cuốn theo chiều gió của nữ nhà văn Margaret Mitchell đã đem đến cho chúng ta hình ảnh của một cô nàng Scarlett xinh đẹp đầy mạnh mẽ và bản lĩnh trong cuộc sống và trong tình yêu. Giúp cho người đọc có thêm động lực và nguồn cổ vũ sức mạnh để dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, trắc trở để có được một hạnh phúc đúng nghĩa.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
review sách
Cuốn Theo Chiều Gió – Một Góc Nhìn Nhân Văn Thật Khác
Cuốn theo chiều gió là tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ được xuất bản lần đầu năm 1963. Câu chuyện kể về cuộc đời Scarlett O’Hara, một nữ quý tộc miền Nam Hoa Kỳ đang vật lộn tìm cách sống sót qua cơn bão nội chiến và thời kỳ tái thiết đất nước. Nàng mạnh mẽ chiến đấu với cuộc đời để rồi sau cùng mới nhận ra bản thân đã bỏ lỡ rất nhiều cái gọi là…tình yêu, lí tưởng sống.
Magaret Mitchell đã dùng ngòi bút lột tả chân thực những suy nghiệm sâu sắc về số phận con người nói chung, số phận của những con người miền Nam nước Mỹ trong thời kì bất ổn của đất nước. Trong đó có bài học về lí tưởng sống, tình yêu thương con người, sức mạnh vượt qua khổ đau, bất hạnh và tình yêu nam nữ. Tất cả đều vô cùng chân thực, sống động và đầy tính nhân văn.
Số phận con người là sợi dây khó điều khiển nhất.
Scarlett là nguồn cảm hứng bất tận cho sự độc lập, mạnh mẽ, kiên cường. Nàng giống nhiều người con gái cùng thời khác có những trăn trở và ham muốn rất trần tục: thích những bộ trang phục đẹp, những đêm hè vũ hội đầy màu sắc, những cái liếc nhìn thèm muốn của cánh mày râu… Những trói buộc giáo điều, luân lý thông thường khó khiến Scarlett khuất phục, nàng vẫn vô cùng nổi bật và rực rỡ.
Nàng kiên quyết với tình cảm của mình và khát khao mãnh liệt có được hạnh phúc. Ashley, người đàn ông khiến trái tim của nàng điên đảo thậm chí ra những quyết định ích kỷ, tàn nhẫn. Nàng chấp nhận lấy một người đàn ông mình không có tình cảm để trả thù Ashley kết hôn với Melina. Điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc đời nàng. Những định kiến tưởng chừng khiến nàng không thể thở nổi, ép nàng phải giả tạo che đi mong muốn thật sự của mình.
Thời kì đất nước hỗn loạn, nội chiến liên miên làm cho cuộc sống người dân bất ổn và nghèo đói. Scarlett ngoài hai mươi tuổi phải đối mặt với nguy cơ chết đói, nông trại gia đình tiêu điều, cướp bóc hoành hành…vô vàn khó khăn. Khi mà sự tuyệt vọng dâng tràn thì sức sống trỗi dậy mãnh liệt, nàng nhận ra sống sót mới là điều quan trọng, sẵn sàng găm viên đạn vào đầu kẻ muốn tước đi mạng sống của mình hoặc đe dọa đến sự an nguy của gia đình. Scarlett thoát khỏi vỏ bọc tiểu thư trở thành người phụ nữ làm chủ gia đình, quán xuyến mọi thứ và làm việc không ngừng để tìm kiếm sự an toàn, ổn định cuộc sống.
Vòng xoáy tiền bạc và danh vọng bám riết lấy Scarrlett, một người phụ nữ mạnh mẽ bỏ quên tình yêu, mơ hồ về nó. Kiếm tiền là điều Scarlett yêu thích vì nó cho nàng sự an toàn và niềm kiêu hãnh của chính mình trong đó. Nhưng những niềm vui hư ảo đó đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời sẽ dừng lại, mọi thứ khi đó là bong bóng, không còn quay đầu lại được nữa. Đó là điều tiếc nuối thứ nhất của Scarlett.
Tình yêu mà Scarlett luôn theo đuổi với Ashley là điều nuối tiếc thứ hai. Nó mơ hồ như một ý niệm nàng tưởng tượng ra. Nàng thậm chí tin tưởng vào nó, chạy theo nó và chưa một lần soi xét, ngẫm nghĩ lại mong muốn thực sự của mình. Đến tận cuối cùng sai lầm mới rõ nét trong lòng nàng, nàng mải mê theo đuổi những thứ hư vô và không thể nhận ra tấm chân tình của Rhett Butler cũng như của chính nàng dành cho người đàn ông ấy.
Rhett Butler – Con người thành công của trò chơi số phận.
Rhett biết bản thân muốn gì và cần làm gì. Một người đàn ông tai tiếng, bị người đời đánh giá không ra gì, Rhett không coi trọng cái mọi người nghĩ về mình. Rhett sống đúng với bản thân mình mong muốn, sống đường hoàng và tất nhiên sẽ chẳng cần biết mọi người có chấp nhận cách sống đó không.
Rhett đủ thông minh để mọi người cần đến mình, mặc dù trong lòng họ luôn ghét anh. Đối với Rhett điều đó không đáng bận tâm, điều anh bận tâm là những gì mọi người không ngờ tới. Bài toán thời cuộc Rhett sắc sảo nhìn rõ và kiếm được bộn tiền nhờ lợi dụng sự lũng loạn. Mọi người đang khốn đốn thì anh đứng trên tất cả.
Thông minh, thành đạt và tưởng chừng hời hợt với tình cảm lại là kẻ chân thành nhất. Vì sự thông minh lõi đời của mình, anh nhận ra con người thật của Scarlett và đem lòng yêu nàng say đắm. Hai kẻ giống nhau sẽ vô cùng hiểu nhau, đặc biệt là Rhett với Scarlett.
Tình yêu của Rhett với Scarlett sâu sắc bất diệt. Rhett âm thầm khiến Scarlett trở thành vợ mình, đó là điều người con gái phương Nam chưa bao giờ ngờ tới. Từng bước từng bước bằng sự thấu hiểu và tình yêu của mình tiếp cận nàng, yêu chiều nàng hết mức. Anh dùng tất cả những gì mình có để dành cho vợ mình. Nhưng trớ trêu thay, Scarlett bỏ lỡ điều đó mà chạy theo danh vọng, tiền bạc.
Tình yêu vĩ đại, ám ảnh và chân thực nhất. Nỗi đau lớn nhất cuộc đời anh là không có được tình yêu của Scarlett. Tình yêu không thể có từ một phía, một người yêu nhiều sẽ luôn mong muốn đối phương cũng như vậy. Quyết định rời bỏ Scarlett có lẽ là kết quả của sự tuyệt vọng cùng cực. Và cái chết cả đứa con gái hai người chính là nhát dao sắc bén chấm dứt mọi thứ.
Đối với Rhett số phận cũng là bài toán nghiệt ngã, nhưng anh hiểu và làm chủ nó rất tốt. Ngay cả với tình yêu của mình anh cũng dám đối mặt, hết mình vì nó mặc dù không có kết quả tốt đẹp.
“Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới”
“Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới” là câu nói kinh điển của Scarlett mỗi khi gặp khó khăn. Đây cũng là câu nói cuối cùng khép lại cuốn sách với hình ảnh một nàng Scarlett đầy cương nghị đứng trước bậc thềm Tara đầy nắng. Nàng nhìn thấy tương lai rõ ràng hơn, có lẽ những phù phiếm trước kia đã tan thành bọt biển trong lòng nàng. Với tinh thần mạnh mẽ, cứng cỏi của mình nàng sẽ tìm được bến đỗ hạnh phúc. Tình yêu của hai con người vẫn còn đó, nó có sức mạnh vượt qua mọi khúc mắc, ngăn trở.
Bà Gấu
Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức
Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé
Cuốn Theo Chiều Gió – Một Góc Nhìn Nhân Văn Thật Khác
Cuốn theo chiều gió là tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ được xuất bản lần đầu năm 1963. Câu chuyện kể về cuộc đời Scarlett O’Hara, một nữ quý tộc miền Nam Hoa Kỳ đang vật lộn tìm cách sống sót qua cơn bão nội chiến và thời kỳ tái thiết đất nước. Nàng mạnh mẽ chiến đấu với cuộc đời để rồi sau cùng mới nhận ra bản thân đã bỏ lỡ rất nhiều cái gọi là…tình yêu, lí tưởng sống.
Magaret Mitchell đã dùng ngòi bút lột tả chân thực những suy nghiệm sâu sắc về số phận con người nói chung, số phận của những con người miền Nam nước Mỹ trong thời kì bất ổn của đất nước. Trong đó có bài học về lí tưởng sống, tình yêu thương con người, sức mạnh vượt qua khổ đau, bất hạnh và tình yêu nam nữ. Tất cả đều vô cùng chân thực, sống động và đầy tính nhân văn.
Số phận con người là sợi dây khó điều khiển nhất.
Scarlett là nguồn cảm hứng bất tận cho sự độc lập, mạnh mẽ, kiên cường. Nàng giống nhiều người con gái cùng thời khác có những trăn trở và ham muốn rất trần tục: thích những bộ trang phục đẹp, những đêm hè vũ hội đầy màu sắc, những cái liếc nhìn thèm muốn của cánh mày râu… Những trói buộc giáo điều, luân lý thông thường khó khiến Scarlett khuất phục, nàng vẫn vô cùng nổi bật và rực rỡ.
Nàng kiên quyết với tình cảm của mình và khát khao mãnh liệt có được hạnh phúc. Ashley, người đàn ông khiến trái tim của nàng điên đảo thậm chí ra những quyết định ích kỷ, tàn nhẫn. Nàng chấp nhận lấy một người đàn ông mình không có tình cảm để trả thù Ashley kết hôn với Melina. Điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc đời nàng. Những định kiến tưởng chừng khiến nàng không thể thở nổi, ép nàng phải giả tạo che đi mong muốn thật sự của mình.
Thời kì đất nước hỗn loạn, nội chiến liên miên làm cho cuộc sống người dân bất ổn và nghèo đói. Scarlett ngoài hai mươi tuổi phải đối mặt với nguy cơ chết đói, nông trại gia đình tiêu điều, cướp bóc hoành hành…vô vàn khó khăn. Khi mà sự tuyệt vọng dâng tràn thì sức sống trỗi dậy mãnh liệt, nàng nhận ra sống sót mới là điều quan trọng, sẵn sàng găm viên đạn vào đầu kẻ muốn tước đi mạng sống của mình hoặc đe dọa đến sự an nguy của gia đình. Scarlett thoát khỏi vỏ bọc tiểu thư trở thành người phụ nữ làm chủ gia đình, quán xuyến mọi thứ và làm việc không ngừng để tìm kiếm sự an toàn, ổn định cuộc sống.
Vòng xoáy tiền bạc và danh vọng bám riết lấy Scarrlett, một người phụ nữ mạnh mẽ bỏ quên tình yêu, mơ hồ về nó. Kiếm tiền là điều Scarlett yêu thích vì nó cho nàng sự an toàn và niềm kiêu hãnh của chính mình trong đó. Nhưng những niềm vui hư ảo đó đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời sẽ dừng lại, mọi thứ khi đó là bong bóng, không còn quay đầu lại được nữa. Đó là điều tiếc nuối thứ nhất của Scarlett.
Tình yêu mà Scarlett luôn theo đuổi với Ashley là điều nuối tiếc thứ hai. Nó mơ hồ như một ý niệm nàng tưởng tượng ra. Nàng thậm chí tin tưởng vào nó, chạy theo nó và chưa một lần soi xét, ngẫm nghĩ lại mong muốn thực sự của mình. Đến tận cuối cùng sai lầm mới rõ nét trong lòng nàng, nàng mải mê theo đuổi những thứ hư vô và không thể nhận ra tấm chân tình của Rhett Butler cũng như của chính nàng dành cho người đàn ông ấy.
Rhett Butler – Con người thành công của trò chơi số phận.
Rhett biết bản thân muốn gì và cần làm gì. Một người đàn ông tai tiếng, bị người đời đánh giá không ra gì, Rhett không coi trọng cái mọi người nghĩ về mình. Rhett sống đúng với bản thân mình mong muốn, sống đường hoàng và tất nhiên sẽ chẳng cần biết mọi người có chấp nhận cách sống đó không.
Rhett đủ thông minh để mọi người cần đến mình, mặc dù trong lòng họ luôn ghét anh. Đối với Rhett điều đó không đáng bận tâm, điều anh bận tâm là những gì mọi người không ngờ tới. Bài toán thời cuộc Rhett sắc sảo nhìn rõ và kiếm được bộn tiền nhờ lợi dụng sự lũng loạn. Mọi người đang khốn đốn thì anh đứng trên tất cả.
Thông minh, thành đạt và tưởng chừng hời hợt với tình cảm lại là kẻ chân thành nhất. Vì sự thông minh lõi đời của mình, anh nhận ra con người thật của Scarlett và đem lòng yêu nàng say đắm. Hai kẻ giống nhau sẽ vô cùng hiểu nhau, đặc biệt là Rhett với Scarlett.
Tình yêu của Rhett với Scarlett sâu sắc bất diệt. Rhett âm thầm khiến Scarlett trở thành vợ mình, đó là điều người con gái phương Nam chưa bao giờ ngờ tới. Từng bước từng bước bằng sự thấu hiểu và tình yêu của mình tiếp cận nàng, yêu chiều nàng hết mức. Anh dùng tất cả những gì mình có để dành cho vợ mình. Nhưng trớ trêu thay, Scarlett bỏ lỡ điều đó mà chạy theo danh vọng, tiền bạc.
Tình yêu vĩ đại, ám ảnh và chân thực nhất. Nỗi đau lớn nhất cuộc đời anh là không có được tình yêu của Scarlett. Tình yêu không thể có từ một phía, một người yêu nhiều sẽ luôn mong muốn đối phương cũng như vậy. Quyết định rời bỏ Scarlett có lẽ là kết quả của sự tuyệt vọng cùng cực. Và cái chết cả đứa con gái hai người chính là nhát dao sắc bén chấm dứt mọi thứ.
Đối với Rhett số phận cũng là bài toán nghiệt ngã, nhưng anh hiểu và làm chủ nó rất tốt. Ngay cả với tình yêu của mình anh cũng dám đối mặt, hết mình vì nó mặc dù không có kết quả tốt đẹp.
“Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới”
“Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới” là câu nói kinh điển của Scarlett mỗi khi gặp khó khăn. Đây cũng là câu nói cuối cùng khép lại cuốn sách với hình ảnh một nàng Scarlett đầy cương nghị đứng trước bậc thềm Tara đầy nắng. Nàng nhìn thấy tương lai rõ ràng hơn, có lẽ những phù phiếm trước kia đã tan thành bọt biển trong lòng nàng. Với tinh thần mạnh mẽ, cứng cỏi của mình nàng sẽ tìm được bến đỗ hạnh phúc. Tình yêu của hai con người vẫn còn đó, nó có sức mạnh vượt qua mọi khúc mắc, ngăn trở.
Bà Gấu
Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức
Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Redsvn.net
Cuốn theo chiều gió – từ văn học tới điện ảnh
Tiểu thuyết “Cuốn Theo Chiều Gió” (Gone with the Wind) của nhà văn nữ người Mỹ Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 – 16/8/1949) được coi là một trong các tác phẩm danh tiếng nhất của mọi thời đại, được xuất bản năm 1936. Trong vòng 6 tháng, 1 triệu ấn bản đã được bán hết với sức mua là 50,000 cuốn mỗi ngày.
Cuốn theo chiều gió – từ văn học tới điện ảnh
Đây cũng là tác phẩm có số lượng cao nhất trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, đã vượt qua kỷ lục 12 triệu cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến trên 40 quốc gia. Riêng bản tiếng Anh, tác phẩm này đã được bán ra với trên 200,000 cuốn mỗi năm và còn là một trong các tiểu thuyết bán chạy nhất cho tới ngày nay.
Cuốn phim phỏng tác theo tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió được trình chiếu vào năm 1939, với nữ tài tử Vivien Leigh đóng vai Scarlett O’ Hara còn thủ vai Rhett Butler là nam tài tử Clark Gable. Đây là một bộ phim xuất sắc trong lịch sử Điện Ảnh của Hollywood và đã nhận được 8 phần thưởng điện ảnh cao quý (Academy Awards).
1/ Cuộc đời lúc ban đầu.
Margaret M. Mitchell chào đời tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, vào ngày 8 tháng 11 năm 1900. Cô bé này được gia đình gọi bằng tên Peggy, đã lớn lên trong khung cảnh miền Nam Hoa Kỳ, đã sống với các bà con bên mẹ là những cựu chiến binh trong cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (1861-65) và là những người dân của Phe Miền Nam thất trận. Vì vậy cô Peggy đã được nghe kể lại rất nhiều câu chuyện liên quan tới cuộc chiến tranh và các hậu quả.
Sau khi tốt nghiệp từ trường Washington Seminary (bây giờ là trường Westminster), cô Margaret đã theo học Đại Học Smith (Smith College) nhưng sau kỳ thi cuối cùng năm 1918, cô đã rút lui, không theo đuổi con đường học vấn. Do bà mẹ qua đời vì bệnh cúm, cô Margaret phải trở về Atlanta để lo công việc gia đình. Sau đó không lâu, cô tham gia vào ban biên tập của tờ nhật báo Atlanta (the Atlanta Journal) và thường viết bài cho ấn bản ngày Chủ Nhật.
Vào năm 1922, cô Margaret Mitchell kết hôn với ông Red Upshaw nhưng không lâu sau đó, hai người đã ly dị nhau vì cô khám phá ra ông chồng là người làm và nấu rượu lậu. Rồi cô lập gia đình với người bạn phù rể của chồng trước, là ông John Marsh vào ngày 4 tháng 7 năm 1925. Có câu chuyện kể rằng trước kia, cả hai anh Red Upshaw và John Marsh đều theo đuổi cô Margaret trong khoảng hai năm 1921 và 1922 nhưng anh Upshaw cầu hôn trước.
2/ Viết Tác Phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió”.
Khi phải nằm nhà để điều trị vì bị gẫy mắt cá chân, cô Margaret đã được ông chồng John Marsh mượn từ thư viện rất nhiều cuốn sách lịch sử. Sau một thời gian, ông John bảo vợ: “Peggy, nếu em muốn một tác phẩm khác nữa, tại sao em không tự viết ra một cuốn”. Do vậy, Margaret đã dùng các kiến thức của mình về cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ cộng với những hoàn cảnh trắc trở trong cuộc đời của mình để viết nên một tiểu thuyết chứa đựng bên trong rất nhiều tình tiết và rồi tác giả đánh máy cuốn truyện bằng một máy chữ cũ Remington. Lúc đầu, Margaret đã gọi nhân vật nữ anh hùng của mình là “Pansy O’ Hara và đồn điền Tara được gọi là “Fontenoy Hall”, còn về tên gọi của cuốn truyện, Margaret phân vân trước hai tên sau: “Mang Gánh Nặng” (Tote your Heavy Load) và “Ngày Mai là một Ngày Khác” (Tomorrow is Another Day).
Khởi đầu, Margaret viết truyện để làm vui cho chính mình dưới sự giúp đỡ của chồng và cô đã không nói cho các bạn biết rằng mình đã viết văn. Cô đã dấu kín các bản thảo trong các bao thư lớn, để dưới gầm giường hay trong phòng kho nhỏ. Margaret đã viết không theo thứ tự, bắt đầu bằng chương cuối cùng và đôi khi nhẩy cách từ chương này qua chương khác. Chồng của cô thường đọc các bản thảo để giúp cô duy trì sự liên tục trong cuốn truyện.
Vào năm 1929, khi vết thương tại mắt cá chân đã lành thì phần lớn cuốn truyện đã được viết xong và cô Margaret cũng cảm thấy không còn phấn khởi để ra thư viện tìm kiếm thêm các tài liệu. Margaret Mitchell đã sinh sống như một phụ nữ viết báo bình thường và khiêm tốn, tại thành phố Atlanta cho đến khi một buổi gặp gỡ định mệnh tới với cô vào năm 1935.
Vào thời gian này, một nhân viên của nhà xuất bản MacMillan tên là Howard Latham đã tới Atlanta để tìm kiếm các nhà văn mới của miền Nam Hoa Kỳ. Một người bạn trước kia làm việc với ông Lantham đã yêu cầu cô Margaret Mitchell đưa ông ta đi vòng quanh thành phố và ông Howard Latham thấy cô Margaret rất vui vẻ, hấp dẫn trong cách nói chuyện, nên đã hỏi xem cô Margaret đã từng viết một cuốn tiểu thuyết bao giờ chưa.
Margaret Mitchell rất ngần ngại vì trước kia, một người bạn đã chế riễu cô, nhân câu chuyện thường ngày:”Hãy tưởng tượng xem, một người cù lần như Peggy mà dám viết văn” và cô chưa từng nuôi mộng đưa bản thảo cho một nhà xuất bản. Ông Latham đã cầu khẩn: “Nếu cô đã viết ra một cuốn truyện rồi, làm ơn cho tôi coi cuốn đó trước các người khác”.
Cô Margaret trở về nhà, rất lo lắng khi lục tìm các bao thư lớn chứa đựng bản thảo mà cô đã xếp vào một xó. Cô tới khách sạn Georgian Terrace vào lúc ông Latham đang chuẩn bị rời Atlanta và cô đã nói với ông ta: “Xin hãy giữ lấy thứ này trước khi tôi đổi ý”. Ông Latham bèn mua một va li khác để chứa đựng khối lượng bản thảo lớn hơn con người nhỏ bé của tác giả. Khi trở về nhà, cô Margaret đã gửi một điện tín tới ông Latham: “Tôi đã đổi ý định. Xin hãy gửi lại cho tôi các bản thảo”.
Nhưng, tất cả đã muộn. Ông Latham đã đọc rất nhiều trang viết và đã nhận ra rằng mình đang có trong tay một cuốn truyện rất hấp dẫn. Vì thế đáng lẽ trả lại bản thảo, ông Latham đã cho cô Margaret biết mình nghĩ thế nào về cuốn truyện và tin rằng sau khi xuất bản, cuốn tiểu thuyết này sẽ thành công. Ông Latham cũng gửi gấp tới cô Margaret một tấm ngân phiếu để yêu cầu cô viết xong cuốn tiểu thuyết và nhà văn nữ Margaret Mitchell đã hoàn thành chương một, cuối cùng, vào tháng 3 năm 1936. Tên của cuốn tiểu thuyết bắt nguồn từ bài thơ “Cynara” của Ernest Dowson, với dòng đầu của đoạn thứ ba như sau: “Non sum qualis eram bonae sub regno Cynarae” = “Anh đã quên mất nhiều rồi, Cynara! Cuốn theo chiều gió”. (I have forgot much, Cynara! Gone with the wind). Dòng chữ “cuốn theo chiều gió” cũng xuất hiện khi thành phố Atlanta bị quân đội Miền Bắc bắn phá, nàng Scarlett đã phải bỏ chạy về đồn điền Tara của gia đình và nàng tự hỏi: “Tara còn đứng vững không? Hay là Tara đã bị “cuốn theo chiều gió”, cơn gió mạnh thổi qua Georgia?”. Cuốn tiểu thuyết “Cuốn Theo Chiều Gió” được in xong vào ngày 30 tháng 6 năm 1936.
3/ Nhà Văn Nữ Margaret Mitchell qua đời.
Vào tháng 8 năm 1949, Margaret Mitchell cùng với chồng băng qua con đường Peachtree, gần góc đường thứ 13 (13th Street) thì một xe taxi chạy quá tốc độ đã đâm vào nhà văn này. Năm ngày sau, Margaret Mitchell qua đời tại bệnh viện Grady vì các vết thương. Người tài xế xe taxi bị kết tội lái xe khi say rượu, nên đã gây ra tai nạn chết người và đã bị phạt phải làm lao động nặng trong 40 năm. Việc kết tội này cũng gây nên cuộc tranh luận bởi vì các người chứng kiến cho rằng cô Margaret đã bước xuống đường mà không nhìn hai phía và các bạn của cô cũng xác nhận rằng đây là khuyết điểm thường xuyên của cô.
Nhà văn nữ Margaret Mitchell qua đời năm 48 tuổi, được chôn cất tại nghĩa trang Oakland thuộc thành phố Atlanta.
Trong nhiều thập niên, người ta thường tin rằng Margaret Mitchell chỉ viết một cuốn truyện. Thực ra, Margaret có một người đã từng theo đuổi cô tên là Henry Love Angel. Người con trai của ông Angel này vào năm 1990 đã khám phá thấy trong số các bức thư mà cô Margaret gửi trong thập niên 1920 cho ông Angel, có bản thảo của một cuốn tiểu thuyết ngắn (novella) có tên là Lost Laysen, kể về một chuyện tình tại miền Nam Thái Bình Dương. Bản thảo này được chuyển tới Viện Bảo Tàng “Road to Tara” tại Atlanta và nơi này đã xác nhận cuốn truyện kể trên là thực sự của tác giả Margaret Mitchell. Một ấn bản đặc biệt của cuốn Lost Laysen đã được Debra Free biên tập và xuất bản vào năm 1996 do nhà in Scribner của nhà phát hành Simon & Schuster.
Cuốn truyện “Cuốn Theo Chiều Gió” đã được nhà sản xuất David O. Selznick chọn để quay thành phim, lần trình chiếu đầu tiên là vào ngày 15 tháng 12 năm 1939.
Ngày nay, căn nhà mà cô Margaret Mitchell đã sinh sống và viết ra bản thảo được gọi là “The Margaret Mitchell House”, tọa lạc tại trung tâm thành phố Atlanta , đây là nơi du lịch chính. Một Viện Bảo Tàng dành cho việc lưu trữ cuốn sách và các y phục, các vật dụng liên quan tới cuốn phim, được gọi là “Scarlet On Square” hiện đặt tại Marietta, Georgia. Ngoài ra còn có Viện Bảo Tàng “The Road to Tara” ở trung tâm thành phố Jonesboro.
4/ Cốt truyện của Tác Phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió”.
Scarlett O’ Hara là một hoa khôi của địa phương Georgia nên được nhiều chàng trai theo đuổi. Cô thường hay tham dự vào các buổi dạ tiệc, dạ vũ hay các lần họp bạn nấu ăn ngoài trời. Một hôm, Scarlett bị xúc động mạnh khi Ashley Wilkes, chàng thanh niên con ông chủ đồn điền bên cạnh, báo tin cho nàng biết rằng chàng đã hứa hôn với Melanie Hamilton, một cô em họ của Scarlett.
Khi không thể thuyết phục Ashley đổi ý, Scarlett bèn tán tỉnh Charles Hamilton và chàng trai này rất ngạc nhiên vì vẫn tưởng rằng người đẹp này sẽ không bao giờ chú ý đến mình. Trong khi các chương trình của Scarlett còn dang dở thì cuộc Nội Chiến tràn lan tới, các chàng thanh niên phải tham gia vào quân đội và Charles bị tử trận. Vì vậy Scarlett đã trải qua nhiều năm tại Atlanta, sống một cuộc đời buông thả, mặc cho các bạn gái cùng giai cấp chê trách.
Cuộc đời của Scarlett lại trở nên phức tạp khi xuất hiện Rhett Butler, một tên cướp biển trước kia và hiện nay là một kẻ cơ hội, nên không được chấp nhận tại thị xã sinh quán là Savannah. Rhett đã khiến cho Scarlett yêu thương mình nhưng tính bộc trực và những nhận xét ngay thẳng của chàng này đã làm cho Scarlett tức giận nhiều lần.
Trong khi thành phố Atlanta bị quân đội Miền Bắc bao vây, Scarlett bỏ chạy về đồn điền Tara của mình cùng với người bà con Melanie và cháu bé mới sinh tên là Beau. Tại nơi này, nàng Scarlett học cách sống còn trong các hoàn cảnh cực khổ trên cánh đồng và có khi cầm súng bắn các người lính Miền Bắc (Yankee soldiers) để bảo vệ ngôi nhà.
Khi chiến tranh chấm dứt, Scarlett lại phải đương đầu với các hoàn cảnh khó khăn khác. Chính quyền địa phương đã tăng thuế và các kẻ bất lương đang tìm cách cướp đi đồn điền Tara của nàng. Scarlett bèn trở về Atlanta, cố gắng gặp lại Rhett để lừa dối chàng này là mình sẽ kết hôn với chàng, với chủ đích mượn số tiền 300 mỹ kim để trả thuế. Khi cách thức kể trên không thành công, Scarlett đã ăn cắp tiền của Frank Kennedy, hôn phu của người em và món tiền này là để dành cho đám cưới. Vì muốn cứu lại đồn điền Tara, Scarlett đã phản bội người em, lập gia đình với Frank, trả phần thuế còn thiếu và tận tụy giúp cho cơ sở thương mại của Frank được phát đạt.
Sau khi tìm cách hối lộ để ra khỏi nhà tù vì cách làm ăn phi pháp trước kia, Rhett đã cho Scarlett một số tiền lớn để mua một nhà máy xẻ gỗ và nàng trở nên một nữ thương gia khôn khéo.
Một hôm, một tên da đen được giải phóng và một tên đồng lõa da trắng đã tấn công Scarlett trên đường về. Vì vậy bọn Ku Klux Klan đã báo thù cho nàng và trong trận đụng độ, Frank bị chết. Tới lúc này, Rhett cầu hôn với Scarlett và cô nàng nhận lời. Sau lần trăng mật dài và xa hoa tại New Orleans, Scarlett và Rhett trở lại Atlanta , họ sống trong một ngôi nhà lớn và giao tiếp với các người giàu sang. Trong cuộc hôn nhân gây chấn động này, Scarlett thường hay mơ tưởng hão huyền Rhett là Ashley. Nàng có thai lần thứ hai với Rhett và sinh ra bé gái Bonnie Blue Rhett.
Tình cảm của Scarlett với Rhett đã không thể cứu vãn được khi Bonnie, đứa con chung lên 4 tuổi, đã bị tử thương vì ngã ngựa. Hai người đã chia tay nhau. Khi Melanie qua đời, Scarlett hầu như sống cô đơn, không bạn bè, nhiều buồn phiền, nàng trở về đồn điền Tara để lấy lại sức sống bên bà già nuôi và cũng là người nô lệ khi trước, tên là Mammy. Đã quá muộn khi Scarlett khám phá ra rằng Rhett là người đàn ông duy nhất mà nàng yêu thương.
5/ Ý nghĩa của Tác Phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió”.
Tác phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió” của Margaret Mitchell kể lại câu chuyện của một phụ nữ đẹp, có tính tình nổi loạn, thuộc miền Georgia, tên là Scarlett O’ Hara. Nàng đã làm việc vất vả với các bạn bè, gia đình và các người yêu trong hoàn cảnh trước và sau cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ và trong thời kỳ Tái Kiến Thiết. Đây cũng là chuyện tình nẩy nở giữa nàng Scarlett và chàng Rhett Butler.
Tác phẩm này cũng mang hàm ý bênh vực các lý tưởng của Phe Miền Nam trong cuộc Nội Chiến và cũng là cách tiểu thuyết hóa nền Văn Hóa của Miền Nam trước chiến tranh. Cuốn truyện cũng chứa đựng rất nhiều sự kiện lịch sử, đã mô tả rõ ràng các ngày sụp đổ của thành phố Atlanta vào năm 1864 và sự tàn phá của chiến tranh. Các nguồn tài liệu của Margaret Mitchell đã mang các tính cách đặc sắc của các nhà sử học và các nhà văn Miền Nam, và cũng vì các mô tả cuộc Nội Chiến, các cảnh tàn phá do chiến tranh gây nên mà tác phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió” đã đoạt Giải Thưởng Pulitzer vào ngày 3 tháng 5 năm 1937.
Trong khi Margaret Mitchell đã từng nói rằng các nhân vật trong truyện không được viết dựa vào những người thật ở ngoài đời, nhưng các nhà khảo cứu đã tìm thấy nhiều điểm tương tự giữa một số nhân vật và các người quen của tác giả. Rhett Butler được diễn tả căn cứ vào người chồng đầu tiên Red Upshaw, người mà nàng Margaret đã kết hôn vào năm 1922 rồi sau đó ly dị vì khám phá ra chàng đã từng là kẻ nấu và buôn rượu lậu. Và cũng có người tin rằng Rhett Butler còn là hình ảnh của Sir Godfrey Barnsley của thành phố Adamsville, thuộc tiểu bang Georgia.
Nhân vật Scarlett O’ Hara có thể là hình ảnh của bà Martha Bulloch Roosevelt, bà mẹ của Tổng Thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt. Nhà sử học David McCullough, người chuyên viết tiểu sử của Tổng Thống Roosevelt, đã tìm thấy các tài liệu cho biết Margaret Mitchell khi làm phóng viên cho tờ nhật báo Atlantic (the Atlantic Journal), đã phỏng vấn bà Evelyn King Williams, ở tuổi 87, đây là một trong các người bạn thân nhất và cũng là cô phù dâu của bà Martha Roosevelt. Nhờ cuộc phỏng vấn này, Margaret Mitchell đã thấy rõ vẻ đẹp bên ngoài, sự duyên dáng và trí thông minh của bà Martha rồi dùng các chi tiết này mà áp dụng vào việc mô tả cô nàng Scarlett O’ Hara.
Cuốn Theo Chiều Gió là một chuyện tình, là nỗi suy tư về các đổi thay đã thổi qua Miền Nam Hoa Kỳ trong thập niên 1860. Cuốn truyện bắt đầu vào năm 1861 trước khi xẩy ra cuộc Nội Chiến và chấm dứt vào năm 1871 khi các người Dân Chủ (the Democrats) nắm quyền kiểm soát miền Georgia. Trong các năm chiến tranh này, Miền Nam đã thay đổi hoàn toàn và cuốn tiểu thuyết của Margaret Mitchell đã minh họa sự tranh đấu của người dân Miền Nam trong các nghịch cảnh.
Cuốn truyện mở đầu với miền Georgia, một địa phương còn các tập quán, các niềm kiêu hãnh về những tác phong mã thượng, rồi chiến tranh lan tràn tới Atlanta đã gây nên cảnh đổ vỡ trong các cấu trúc quyền lực và các tập quán truyền thống. Miền Nam đã thua trận, các người nô lệ da đen được giải phóng, lối sống của Miền Nam này khác trước, đã có các xung đột nội bộ: người da trắng sợ người da đen, dân miền Nam ghét dân miền Bắc vừa thống trị, vừa lợi dụng, giới thượng lưu cũ căm thù các kẻ mới giàu. Ashley là nhân vật tượng trưng cho Miền Nam cũ, hoài cổ nhưng bất lực trước các đổi thay, chàng yếu đi và tàn dần. Rhett là kẻ thực tế, cơ hội, đã phát triển do đứng cả hai chân: vừa theo phe Miền Nam, vừa theo phe Miền Bắc và đôi khi còn bênh vực các kẻ Miền Bắc (Yankees).
Tác phẩm còn mô tả Scarlett đã vượt qua được các nghịch cảnh bằng sức mạnh của ý muốn. Nàng là một nữ anh hùng, không cần giúp đỡ của người khác, đã trông cậy vào chính mình và sống còn sau trận Nội Chiến và thời kỳ Tái Xây Dựng. Nàng đã khôi phục được đồn điền Tara, chăm sóc các người bà con và các bạn bè và đôi khi tác giả còn cho rằng muốn vượt qua các nghịch cảnh, cần tới sự xảo quyệt. Và có lẽ nhờ đặc tính này mà Scarlett là một nữ thương gia tàn nhẫn, một người vợ áp chế chỉ vì muốn thành công.
Đất đai cũng là một chủ đề của tác giả. Scarlett O’ Hara đã thương nhớ đồn điền Tara, nàng đã yếu đi và trở nên bệnh hoạn khi phải sống xa miền đất yêu dấu, bởi vì, khi nằm trên mặt đất của đồn điền Twelve Oaks bên cạnh, nàng đã cảm thấy đất đai thì :”mềm và dễ chịu như chiếc gối”. Nàng Scarlett đã đánh giá cao miền đất quê hương hơn là tình yêu và Ashley đã phải nói rằng Scarlett yêu mến đồn điền Tara hơn là yêu chàng.
Tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió còn mô tả các phụ nữ có đầy đủ trí thông minh và lòng cam đảm dù cho ở vào thời đại đó, đã không có sự bình đẳng giữa hai giới tính. Scarlett thì khôn khéo, đã điều kiển các người đàn ông dễ dàng, đã điều hành xưởng xẻ gỗ một cách thành công và khiến cho người chồng trở thành kém khả năng. Melanie, mặc dù là một nhân vật phai mờ trong truyện, đã có đặc tính mạnh mẽ nhất, nàng khiến cho Scarlett có đủ sức mạnh để bảo vệ Ashley trước thế giới mà chàng phải đối phó và nàng cũng phục hồi được xã hội Atlanta. Hai nhân vật nữ khác có đủ trí óc sáng suốt và sức mạnh tinh thần là bà cô già Fontaine và Ellen.
Tật xấu uống rượu cũng là một đề tài trong tác phẩm, với các nhân vật như Gerald, Scarlett và Rhett… Họ đã dùng rượu để quên đi các căng thẳng tinh thần, và sau rượu là các tai họa. Gerald chết cũng vì rượu. Scarlett tiếp tục uống rượu tại đồn điền Tara khi nàng cảm thấy rắc rối, buồn phiền và Rhett đã uống thật say khi đứa con Bonnie qua đời.
Nạn mãi dâm cũng được đề cập trong cuốn truyện. Scarlett nhìn thấy cô gái điếm đầu tiên tại Atlanta: Belle Watling. Belle là một hình ảnh khác và quá đáng của Scarlett: cả hai cùng quên đi các điều lệ của xã hội, đều tìm cách quyến rũ đàn ông, đổi trác dục tính lấy tiền bạc và nếu Scarlett tượng trưng cho một loại gái mãi dâm hạng sang thì Belle thuộc loại thấp hèn của xã hội, và tác giả Margaret Mitchell đã mô tả Belle còn là con người đại lượng, có tình nhân đạo và nếu xét về phương diện đạo đức, nàng Belle này còn cao cả hơn cô Scarlett tàn nhẫn.
Ngoài ra, tác giả Margaret Mitchell còn mô tả thành phố Atlanta đã bị quân lính Miền Bắc đốt cháy ra sao, xây dựng lại ra sao và nơi này tượng trưng cho cách thích nghi nhanh chóng của Miền Nam. Sau chiến tranh, Atlanta trở nên một thành phố mới với các đặc tính giàu có lòe loẹt ở một phía và cảnh nghèo khó dơ bẩn ở phía kia.
6/ Thực hiện cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió.
Vào tháng 5 năm 1936, nhà biên tập truyện phim Kay Brown đã đọc ấn bản trước khi phổ biến của tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió, đã khuyên nhà đạo diễn David O. Selznick mua bản quyền để chuyển tác phẩm này thành phim ảnh. Một tháng sau khi cuốn truyện được phát hành, đạo diễn Selznick đã trả $50,000 mỹ kim cho tác giả, đây là một kỷ lục vào thời kỳ đó. Tiếp theo là công cuộc tìm kiếm một nữ tài tử để đóng vai nàng Scarlett O’ Hara. Vivien Leigh là một trong hai tài tử vào chung kết, người kia là Paulette Goddard. Nữ tài tử trẻ đẹp người Anh là Vivien Leigh đã được chọn mặc dù còn rất nhiều tài năng xuất sắc khác như Katherine Hepburn, Norma Shearer, Bette Davis, Babara Stanwyck, Joan Crowford, Lana Turner, Susan Hayward, Carole Lombard, Paulette Goddard, Irene Dunne, Merle Oberon, Ida Lupino, Joan Fontaine, Loretta Young, Miriam Hopkins, Jean Arthur, Joan Bennet, Frances Dee và Lucille Ball.
Đối với vai Rhett Butler, Clark Gable là nam tài tử ưa thích cả đối với quần chúng lẫn đạo diễn Selznick. Các vai chính khác do Leslie Howard (Ashley Wilkes), Olivia de Havilland (Melanie Hamilton) và Hattie McDaniel (Mammy). Ngoài ra còn có 25 tài tử phụ quan trọng khác như: Thomas Mitchell, Barbara O’Neil, Evelyn Keys… Các giám đốc thực hiện gồm: Victor Fleming, George Cukor, Sam Wood, William Cameron Menzies và Sidney Franklin.
Công cuộc thu hình bắt đầu vào ngày 26/01/1939 và chấm dứt vào ngày 11/ 11/1939, phần lớn thực hiện tại phim trường của hãng Selznick International Pictures với một số cảnh thu tại Hạt Los Angeles hay Hạt Ventura, trong tiểu bang California. Phí tổn kỷ lục để thực hiện cuốn phim vào thời kỳ đó là 3.9 triệu mỹ kim, chỉ đứng sau Phim Ben-Hur quay vào năm 1925. Trong thời gian thu hình, nữ tài tử Vivien Leigh đã làm việc 125 ngày và lãnh $25,000 mỹ kim, còn nam tài tử danh tiếng Clark Gable lãnh hơn $120,000 mỹ kim là tiền trả công cho 71 ngày làm việc.
Buổi trình chiếu đầu tiên của cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió là ngày 15 tháng 12 năm 1939 tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia.
Sau đây là các phần thưởng Academy do cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió mang lại:
– Phần Thưởng Academy Danh Dự (Honorary Academy Award) vì thực hiện xuất sắc trong công việc dùng phim màu (for Outstanding Achievement in the Use of Color, 1939): William Cameron Menzies.
– Phần Thưởng Academy vì Hình Ảnh đẹp nhất (Best Picture, 1939): Đạo Diễn David O. Selznick.
– Phần Thưởng Academy dành cho Nữ Tài Tử hạng nhất (Best Actress, 1939): Vivien Leigh.
– Phần Thưởng Academy dành cho Nữ Tài Tử phụ hạng nhất (Best Supporting Actress, 1939): Hattie McDaniel. Đây là tài tử Mỹ da đen đầu tiên lãnh giải Oscar.
– Phần Thưởng Academy dành cho Giám Đốc hạng nhất (Best Director, 1939): Victor Fleming.
– Phần Thưởng Academy dành cho viết kịch bản phim hạng nhất (Best Writing-Screenplay, 1939): Sidney Howard.
– Phần Thưởng Academy dành cho Chỉ Đạo Nghệ Thuật hạng nhất (Best Art Direction, 1939): Lyle R. Wheeler.
– Phần Thưởng Academy dành cho Kỹ Thuật Phim Màu (Best Cinematography – Color, 1939): Ernest Haller và Ray Rennahan.
– Phần Thưởng Academy dành cho Biên Tập Phim hạng nhất (Best Film Editing, 1939): Hal C. Kern và James E. Newcom.
– Phần Thưởng Thực Hiện Kỹ Thuật (Technical Achievement Award): Don Musgrave.
Ngoài ra còn có phần Xướng Danh (Nominated):
– Diễn Viên hạng nhất: Clark Gable
– Nữ Diễn Viên hạng nhất trong vai phụ: Olivia de Havilland
– Các Tác Dụng hạng nhất (Best Effects, Special Effects): Fred Albin (âm thanh), Jack Cosgrove (nhiếp ảnh) và Arthur Johns (âm thanh).
– Âm Nhạc hạng nhất (Best Music, Original Score): Max Steiner.
– Âm Thanh và Thu Âm hạng nhất (Best Sound, Recording): Thomas T. Moulton.
Vào năm 1998, Viện Phim Ảnh Hoa Kỳ (the American Film Institute) đã xếp cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió vào hạng 4 trong danh sách 100 Bộ Phim Hay Nhất (100 Greatest Movies), được tuyển chọn để lưu trữ do Cơ Quan Quốc Gia Tồn Trữ Phim (the U.S. National Film Registry) và được hoàn toàn phục hồi theo kỹ thuật số (complete digital restoration).
7/ Sơ lược về Cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ.
Cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ là một xung đột quân sự, từ năm 1861 tới năm 1865, giữa phe Liên Hiệp Miền Bắc (the Union) và phe Liên Bang Miền Nam (the Confederacy). Cuộc chiến tranh này bắt đầu vào ngày 12 tháng 4 năm 1861 khi Tướng Miền Nam P.G.T. Beauregard hạ lệnh bắn phá Đồn Sumter tại Hải Cảng Charleston thuộc tiểu bang South Carolina, và kết thúc vào ngày 26 tháng 5 năm 1865 khi lực lượng quân sự cuối cùng của Liên Bang Miền Nam đầu hàng.
Tổn thất của cuộc Nội Chiến này là 620,000 sinh mạng, phe Miền Bắc thiệt hại 360,000 quân, phe Miền Nam mất 260,000 lính, hơn một nửa số người chết là do bệnh tật, vào khoảng một phần ba binh lính Miền Nam chết trong trận mạc, trong khi tỉ lệ tử thương của binh lính Miền Bắc là một phần sáu. Cuộc Nội chiến này đã tàn phá hơn 5 tỉ mỹ kim (trị giá thời bấy giờ), đã giải phóng hơn 4 triệu người nô lệ da đen và các vết thương do chiến tranh gây nên cần tới 125 năm mới hàn gắn được.
Cả hai phe Miền Nam và Miền Bắc của Hoa Kỳ đều phải chịu các thiệt hại kinh tế khổng lồ, nhưng Miền Nam lãnh các thiệt hại trực tiếp, rất nặng nề, và cảnh tàn phá đã kéo dài từ Thung Lũng Shenandoah ở phía bắc, tới tiểu bang Georgia ở phía nam, từ tiểu bang South Carolina ở phía đông tới tiểu bang Tennessee ở phía tây. Cuộc chiến này được coi thuộc loại chiến tranh tân tiến bởi vì cảnh hoang tàn rộng lớn. Đây cũng là cuộc chiến tranh toàn diện (total war) trong đó cả hai bên đều dùng tới mọi nguồn tài nguyên vào công việc chiến tranh và cuộc Nội Chiến đã kết thúc do sự thất bại hoàn toàn và sự đầu hàng không điều kiện của một bên.
Trong khắp Miền Nam, các thành phố, nông trại, kỹ nghệ, thương mại, con người nam, nữ và trẻ em đều bị thiệt hại, tất cả lối sống của miền này bị tiêu diệt. Sau đó, sự cay đắng giữa người dân hai miền còn tiếp tục qua nhiều thế hệ và Miền Nam đã không có được tiếng nói về chính trị, xã hội, văn hóa… Các lý tưởng truyền thống của Miền Nam đã không gây được ảnh hưởng quan trọng tới các chính sách của chính quyền trung ương trong khi đó, các lý tưởng thuộc về đạo Tin Lành của phe Miền Bắc (the Yankee Protestant ideals) đã trở thành các tiêu chuẩn cho xứ sở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những lý tưởng này đã nhấn mạnh vào cách làm việc chăm chỉ, tôn trọng giáo dục và tự do kinh tế… tất cả đã góp công vào việc làm phát triển Hoa Kỳ thành một thế lực kỹ nghệ mới và hùng mạnh.
S.T
Cuốn theo chiều gió – từ văn học tới điện ảnh
Tiểu thuyết “Cuốn Theo Chiều Gió” (Gone with the Wind) của nhà văn nữ người Mỹ Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 – 16/8/1949) được coi là một trong các tác phẩm danh tiếng nhất của mọi thời đại, được xuất bản năm 1936. Trong vòng 6 tháng, 1 triệu ấn bản đã được bán hết với sức mua là 50,000 cuốn mỗi ngày.
Cuốn theo chiều gió – từ văn học tới điện ảnh
Đây cũng là tác phẩm có số lượng cao nhất trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, đã vượt qua kỷ lục 12 triệu cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến trên 40 quốc gia. Riêng bản tiếng Anh, tác phẩm này đã được bán ra với trên 200,000 cuốn mỗi năm và còn là một trong các tiểu thuyết bán chạy nhất cho tới ngày nay.
Cuốn phim phỏng tác theo tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió được trình chiếu vào năm 1939, với nữ tài tử Vivien Leigh đóng vai Scarlett O’ Hara còn thủ vai Rhett Butler là nam tài tử Clark Gable. Đây là một bộ phim xuất sắc trong lịch sử Điện Ảnh của Hollywood và đã nhận được 8 phần thưởng điện ảnh cao quý (Academy Awards).
1/ Cuộc đời lúc ban đầu.
Margaret M. Mitchell chào đời tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, vào ngày 8 tháng 11 năm 1900. Cô bé này được gia đình gọi bằng tên Peggy, đã lớn lên trong khung cảnh miền Nam Hoa Kỳ, đã sống với các bà con bên mẹ là những cựu chiến binh trong cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (1861-65) và là những người dân của Phe Miền Nam thất trận. Vì vậy cô Peggy đã được nghe kể lại rất nhiều câu chuyện liên quan tới cuộc chiến tranh và các hậu quả.
Sau khi tốt nghiệp từ trường Washington Seminary (bây giờ là trường Westminster), cô Margaret đã theo học Đại Học Smith (Smith College) nhưng sau kỳ thi cuối cùng năm 1918, cô đã rút lui, không theo đuổi con đường học vấn. Do bà mẹ qua đời vì bệnh cúm, cô Margaret phải trở về Atlanta để lo công việc gia đình. Sau đó không lâu, cô tham gia vào ban biên tập của tờ nhật báo Atlanta (the Atlanta Journal) và thường viết bài cho ấn bản ngày Chủ Nhật.
Vào năm 1922, cô Margaret Mitchell kết hôn với ông Red Upshaw nhưng không lâu sau đó, hai người đã ly dị nhau vì cô khám phá ra ông chồng là người làm và nấu rượu lậu. Rồi cô lập gia đình với người bạn phù rể của chồng trước, là ông John Marsh vào ngày 4 tháng 7 năm 1925. Có câu chuyện kể rằng trước kia, cả hai anh Red Upshaw và John Marsh đều theo đuổi cô Margaret trong khoảng hai năm 1921 và 1922 nhưng anh Upshaw cầu hôn trước.
2/ Viết Tác Phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió”.
Khi phải nằm nhà để điều trị vì bị gẫy mắt cá chân, cô Margaret đã được ông chồng John Marsh mượn từ thư viện rất nhiều cuốn sách lịch sử. Sau một thời gian, ông John bảo vợ: “Peggy, nếu em muốn một tác phẩm khác nữa, tại sao em không tự viết ra một cuốn”. Do vậy, Margaret đã dùng các kiến thức của mình về cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ cộng với những hoàn cảnh trắc trở trong cuộc đời của mình để viết nên một tiểu thuyết chứa đựng bên trong rất nhiều tình tiết và rồi tác giả đánh máy cuốn truyện bằng một máy chữ cũ Remington. Lúc đầu, Margaret đã gọi nhân vật nữ anh hùng của mình là “Pansy O’ Hara và đồn điền Tara được gọi là “Fontenoy Hall”, còn về tên gọi của cuốn truyện, Margaret phân vân trước hai tên sau: “Mang Gánh Nặng” (Tote your Heavy Load) và “Ngày Mai là một Ngày Khác” (Tomorrow is Another Day).
Khởi đầu, Margaret viết truyện để làm vui cho chính mình dưới sự giúp đỡ của chồng và cô đã không nói cho các bạn biết rằng mình đã viết văn. Cô đã dấu kín các bản thảo trong các bao thư lớn, để dưới gầm giường hay trong phòng kho nhỏ. Margaret đã viết không theo thứ tự, bắt đầu bằng chương cuối cùng và đôi khi nhẩy cách từ chương này qua chương khác. Chồng của cô thường đọc các bản thảo để giúp cô duy trì sự liên tục trong cuốn truyện.
Vào năm 1929, khi vết thương tại mắt cá chân đã lành thì phần lớn cuốn truyện đã được viết xong và cô Margaret cũng cảm thấy không còn phấn khởi để ra thư viện tìm kiếm thêm các tài liệu. Margaret Mitchell đã sinh sống như một phụ nữ viết báo bình thường và khiêm tốn, tại thành phố Atlanta cho đến khi một buổi gặp gỡ định mệnh tới với cô vào năm 1935.
Vào thời gian này, một nhân viên của nhà xuất bản MacMillan tên là Howard Latham đã tới Atlanta để tìm kiếm các nhà văn mới của miền Nam Hoa Kỳ. Một người bạn trước kia làm việc với ông Lantham đã yêu cầu cô Margaret Mitchell đưa ông ta đi vòng quanh thành phố và ông Howard Latham thấy cô Margaret rất vui vẻ, hấp dẫn trong cách nói chuyện, nên đã hỏi xem cô Margaret đã từng viết một cuốn tiểu thuyết bao giờ chưa.
Margaret Mitchell rất ngần ngại vì trước kia, một người bạn đã chế riễu cô, nhân câu chuyện thường ngày:”Hãy tưởng tượng xem, một người cù lần như Peggy mà dám viết văn” và cô chưa từng nuôi mộng đưa bản thảo cho một nhà xuất bản. Ông Latham đã cầu khẩn: “Nếu cô đã viết ra một cuốn truyện rồi, làm ơn cho tôi coi cuốn đó trước các người khác”.
Cô Margaret trở về nhà, rất lo lắng khi lục tìm các bao thư lớn chứa đựng bản thảo mà cô đã xếp vào một xó. Cô tới khách sạn Georgian Terrace vào lúc ông Latham đang chuẩn bị rời Atlanta và cô đã nói với ông ta: “Xin hãy giữ lấy thứ này trước khi tôi đổi ý”. Ông Latham bèn mua một va li khác để chứa đựng khối lượng bản thảo lớn hơn con người nhỏ bé của tác giả. Khi trở về nhà, cô Margaret đã gửi một điện tín tới ông Latham: “Tôi đã đổi ý định. Xin hãy gửi lại cho tôi các bản thảo”.
Nhưng, tất cả đã muộn. Ông Latham đã đọc rất nhiều trang viết và đã nhận ra rằng mình đang có trong tay một cuốn truyện rất hấp dẫn. Vì thế đáng lẽ trả lại bản thảo, ông Latham đã cho cô Margaret biết mình nghĩ thế nào về cuốn truyện và tin rằng sau khi xuất bản, cuốn tiểu thuyết này sẽ thành công. Ông Latham cũng gửi gấp tới cô Margaret một tấm ngân phiếu để yêu cầu cô viết xong cuốn tiểu thuyết và nhà văn nữ Margaret Mitchell đã hoàn thành chương một, cuối cùng, vào tháng 3 năm 1936. Tên của cuốn tiểu thuyết bắt nguồn từ bài thơ “Cynara” của Ernest Dowson, với dòng đầu của đoạn thứ ba như sau: “Non sum qualis eram bonae sub regno Cynarae” = “Anh đã quên mất nhiều rồi, Cynara! Cuốn theo chiều gió”. (I have forgot much, Cynara! Gone with the wind). Dòng chữ “cuốn theo chiều gió” cũng xuất hiện khi thành phố Atlanta bị quân đội Miền Bắc bắn phá, nàng Scarlett đã phải bỏ chạy về đồn điền Tara của gia đình và nàng tự hỏi: “Tara còn đứng vững không? Hay là Tara đã bị “cuốn theo chiều gió”, cơn gió mạnh thổi qua Georgia?”. Cuốn tiểu thuyết “Cuốn Theo Chiều Gió” được in xong vào ngày 30 tháng 6 năm 1936.
3/ Nhà Văn Nữ Margaret Mitchell qua đời.
Vào tháng 8 năm 1949, Margaret Mitchell cùng với chồng băng qua con đường Peachtree, gần góc đường thứ 13 (13th Street) thì một xe taxi chạy quá tốc độ đã đâm vào nhà văn này. Năm ngày sau, Margaret Mitchell qua đời tại bệnh viện Grady vì các vết thương. Người tài xế xe taxi bị kết tội lái xe khi say rượu, nên đã gây ra tai nạn chết người và đã bị phạt phải làm lao động nặng trong 40 năm. Việc kết tội này cũng gây nên cuộc tranh luận bởi vì các người chứng kiến cho rằng cô Margaret đã bước xuống đường mà không nhìn hai phía và các bạn của cô cũng xác nhận rằng đây là khuyết điểm thường xuyên của cô.
Nhà văn nữ Margaret Mitchell qua đời năm 48 tuổi, được chôn cất tại nghĩa trang Oakland thuộc thành phố Atlanta.
Trong nhiều thập niên, người ta thường tin rằng Margaret Mitchell chỉ viết một cuốn truyện. Thực ra, Margaret có một người đã từng theo đuổi cô tên là Henry Love Angel. Người con trai của ông Angel này vào năm 1990 đã khám phá thấy trong số các bức thư mà cô Margaret gửi trong thập niên 1920 cho ông Angel, có bản thảo của một cuốn tiểu thuyết ngắn (novella) có tên là Lost Laysen, kể về một chuyện tình tại miền Nam Thái Bình Dương. Bản thảo này được chuyển tới Viện Bảo Tàng “Road to Tara” tại Atlanta và nơi này đã xác nhận cuốn truyện kể trên là thực sự của tác giả Margaret Mitchell. Một ấn bản đặc biệt của cuốn Lost Laysen đã được Debra Free biên tập và xuất bản vào năm 1996 do nhà in Scribner của nhà phát hành Simon & Schuster.
Cuốn truyện “Cuốn Theo Chiều Gió” đã được nhà sản xuất David O. Selznick chọn để quay thành phim, lần trình chiếu đầu tiên là vào ngày 15 tháng 12 năm 1939.
Ngày nay, căn nhà mà cô Margaret Mitchell đã sinh sống và viết ra bản thảo được gọi là “The Margaret Mitchell House”, tọa lạc tại trung tâm thành phố Atlanta , đây là nơi du lịch chính. Một Viện Bảo Tàng dành cho việc lưu trữ cuốn sách và các y phục, các vật dụng liên quan tới cuốn phim, được gọi là “Scarlet On Square” hiện đặt tại Marietta, Georgia. Ngoài ra còn có Viện Bảo Tàng “The Road to Tara” ở trung tâm thành phố Jonesboro.
4/ Cốt truyện của Tác Phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió”.
Scarlett O’ Hara là một hoa khôi của địa phương Georgia nên được nhiều chàng trai theo đuổi. Cô thường hay tham dự vào các buổi dạ tiệc, dạ vũ hay các lần họp bạn nấu ăn ngoài trời. Một hôm, Scarlett bị xúc động mạnh khi Ashley Wilkes, chàng thanh niên con ông chủ đồn điền bên cạnh, báo tin cho nàng biết rằng chàng đã hứa hôn với Melanie Hamilton, một cô em họ của Scarlett.
Khi không thể thuyết phục Ashley đổi ý, Scarlett bèn tán tỉnh Charles Hamilton và chàng trai này rất ngạc nhiên vì vẫn tưởng rằng người đẹp này sẽ không bao giờ chú ý đến mình. Trong khi các chương trình của Scarlett còn dang dở thì cuộc Nội Chiến tràn lan tới, các chàng thanh niên phải tham gia vào quân đội và Charles bị tử trận. Vì vậy Scarlett đã trải qua nhiều năm tại Atlanta, sống một cuộc đời buông thả, mặc cho các bạn gái cùng giai cấp chê trách.
Cuộc đời của Scarlett lại trở nên phức tạp khi xuất hiện Rhett Butler, một tên cướp biển trước kia và hiện nay là một kẻ cơ hội, nên không được chấp nhận tại thị xã sinh quán là Savannah. Rhett đã khiến cho Scarlett yêu thương mình nhưng tính bộc trực và những nhận xét ngay thẳng của chàng này đã làm cho Scarlett tức giận nhiều lần.
Trong khi thành phố Atlanta bị quân đội Miền Bắc bao vây, Scarlett bỏ chạy về đồn điền Tara của mình cùng với người bà con Melanie và cháu bé mới sinh tên là Beau. Tại nơi này, nàng Scarlett học cách sống còn trong các hoàn cảnh cực khổ trên cánh đồng và có khi cầm súng bắn các người lính Miền Bắc (Yankee soldiers) để bảo vệ ngôi nhà.
Khi chiến tranh chấm dứt, Scarlett lại phải đương đầu với các hoàn cảnh khó khăn khác. Chính quyền địa phương đã tăng thuế và các kẻ bất lương đang tìm cách cướp đi đồn điền Tara của nàng. Scarlett bèn trở về Atlanta, cố gắng gặp lại Rhett để lừa dối chàng này là mình sẽ kết hôn với chàng, với chủ đích mượn số tiền 300 mỹ kim để trả thuế. Khi cách thức kể trên không thành công, Scarlett đã ăn cắp tiền của Frank Kennedy, hôn phu của người em và món tiền này là để dành cho đám cưới. Vì muốn cứu lại đồn điền Tara, Scarlett đã phản bội người em, lập gia đình với Frank, trả phần thuế còn thiếu và tận tụy giúp cho cơ sở thương mại của Frank được phát đạt.
Sau khi tìm cách hối lộ để ra khỏi nhà tù vì cách làm ăn phi pháp trước kia, Rhett đã cho Scarlett một số tiền lớn để mua một nhà máy xẻ gỗ và nàng trở nên một nữ thương gia khôn khéo.
Một hôm, một tên da đen được giải phóng và một tên đồng lõa da trắng đã tấn công Scarlett trên đường về. Vì vậy bọn Ku Klux Klan đã báo thù cho nàng và trong trận đụng độ, Frank bị chết. Tới lúc này, Rhett cầu hôn với Scarlett và cô nàng nhận lời. Sau lần trăng mật dài và xa hoa tại New Orleans, Scarlett và Rhett trở lại Atlanta , họ sống trong một ngôi nhà lớn và giao tiếp với các người giàu sang. Trong cuộc hôn nhân gây chấn động này, Scarlett thường hay mơ tưởng hão huyền Rhett là Ashley. Nàng có thai lần thứ hai với Rhett và sinh ra bé gái Bonnie Blue Rhett.
Tình cảm của Scarlett với Rhett đã không thể cứu vãn được khi Bonnie, đứa con chung lên 4 tuổi, đã bị tử thương vì ngã ngựa. Hai người đã chia tay nhau. Khi Melanie qua đời, Scarlett hầu như sống cô đơn, không bạn bè, nhiều buồn phiền, nàng trở về đồn điền Tara để lấy lại sức sống bên bà già nuôi và cũng là người nô lệ khi trước, tên là Mammy. Đã quá muộn khi Scarlett khám phá ra rằng Rhett là người đàn ông duy nhất mà nàng yêu thương.
5/ Ý nghĩa của Tác Phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió”.
Tác phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió” của Margaret Mitchell kể lại câu chuyện của một phụ nữ đẹp, có tính tình nổi loạn, thuộc miền Georgia, tên là Scarlett O’ Hara. Nàng đã làm việc vất vả với các bạn bè, gia đình và các người yêu trong hoàn cảnh trước và sau cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ và trong thời kỳ Tái Kiến Thiết. Đây cũng là chuyện tình nẩy nở giữa nàng Scarlett và chàng Rhett Butler.
Tác phẩm này cũng mang hàm ý bênh vực các lý tưởng của Phe Miền Nam trong cuộc Nội Chiến và cũng là cách tiểu thuyết hóa nền Văn Hóa của Miền Nam trước chiến tranh. Cuốn truyện cũng chứa đựng rất nhiều sự kiện lịch sử, đã mô tả rõ ràng các ngày sụp đổ của thành phố Atlanta vào năm 1864 và sự tàn phá của chiến tranh. Các nguồn tài liệu của Margaret Mitchell đã mang các tính cách đặc sắc của các nhà sử học và các nhà văn Miền Nam, và cũng vì các mô tả cuộc Nội Chiến, các cảnh tàn phá do chiến tranh gây nên mà tác phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió” đã đoạt Giải Thưởng Pulitzer vào ngày 3 tháng 5 năm 1937.
Trong khi Margaret Mitchell đã từng nói rằng các nhân vật trong truyện không được viết dựa vào những người thật ở ngoài đời, nhưng các nhà khảo cứu đã tìm thấy nhiều điểm tương tự giữa một số nhân vật và các người quen của tác giả. Rhett Butler được diễn tả căn cứ vào người chồng đầu tiên Red Upshaw, người mà nàng Margaret đã kết hôn vào năm 1922 rồi sau đó ly dị vì khám phá ra chàng đã từng là kẻ nấu và buôn rượu lậu. Và cũng có người tin rằng Rhett Butler còn là hình ảnh của Sir Godfrey Barnsley của thành phố Adamsville, thuộc tiểu bang Georgia.
Nhân vật Scarlett O’ Hara có thể là hình ảnh của bà Martha Bulloch Roosevelt, bà mẹ của Tổng Thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt. Nhà sử học David McCullough, người chuyên viết tiểu sử của Tổng Thống Roosevelt, đã tìm thấy các tài liệu cho biết Margaret Mitchell khi làm phóng viên cho tờ nhật báo Atlantic (the Atlantic Journal), đã phỏng vấn bà Evelyn King Williams, ở tuổi 87, đây là một trong các người bạn thân nhất và cũng là cô phù dâu của bà Martha Roosevelt. Nhờ cuộc phỏng vấn này, Margaret Mitchell đã thấy rõ vẻ đẹp bên ngoài, sự duyên dáng và trí thông minh của bà Martha rồi dùng các chi tiết này mà áp dụng vào việc mô tả cô nàng Scarlett O’ Hara.
Cuốn Theo Chiều Gió là một chuyện tình, là nỗi suy tư về các đổi thay đã thổi qua Miền Nam Hoa Kỳ trong thập niên 1860. Cuốn truyện bắt đầu vào năm 1861 trước khi xẩy ra cuộc Nội Chiến và chấm dứt vào năm 1871 khi các người Dân Chủ (the Democrats) nắm quyền kiểm soát miền Georgia. Trong các năm chiến tranh này, Miền Nam đã thay đổi hoàn toàn và cuốn tiểu thuyết của Margaret Mitchell đã minh họa sự tranh đấu của người dân Miền Nam trong các nghịch cảnh.
Cuốn truyện mở đầu với miền Georgia, một địa phương còn các tập quán, các niềm kiêu hãnh về những tác phong mã thượng, rồi chiến tranh lan tràn tới Atlanta đã gây nên cảnh đổ vỡ trong các cấu trúc quyền lực và các tập quán truyền thống. Miền Nam đã thua trận, các người nô lệ da đen được giải phóng, lối sống của Miền Nam này khác trước, đã có các xung đột nội bộ: người da trắng sợ người da đen, dân miền Nam ghét dân miền Bắc vừa thống trị, vừa lợi dụng, giới thượng lưu cũ căm thù các kẻ mới giàu. Ashley là nhân vật tượng trưng cho Miền Nam cũ, hoài cổ nhưng bất lực trước các đổi thay, chàng yếu đi và tàn dần. Rhett là kẻ thực tế, cơ hội, đã phát triển do đứng cả hai chân: vừa theo phe Miền Nam, vừa theo phe Miền Bắc và đôi khi còn bênh vực các kẻ Miền Bắc (Yankees).
Tác phẩm còn mô tả Scarlett đã vượt qua được các nghịch cảnh bằng sức mạnh của ý muốn. Nàng là một nữ anh hùng, không cần giúp đỡ của người khác, đã trông cậy vào chính mình và sống còn sau trận Nội Chiến và thời kỳ Tái Xây Dựng. Nàng đã khôi phục được đồn điền Tara, chăm sóc các người bà con và các bạn bè và đôi khi tác giả còn cho rằng muốn vượt qua các nghịch cảnh, cần tới sự xảo quyệt. Và có lẽ nhờ đặc tính này mà Scarlett là một nữ thương gia tàn nhẫn, một người vợ áp chế chỉ vì muốn thành công.
Đất đai cũng là một chủ đề của tác giả. Scarlett O’ Hara đã thương nhớ đồn điền Tara, nàng đã yếu đi và trở nên bệnh hoạn khi phải sống xa miền đất yêu dấu, bởi vì, khi nằm trên mặt đất của đồn điền Twelve Oaks bên cạnh, nàng đã cảm thấy đất đai thì :”mềm và dễ chịu như chiếc gối”. Nàng Scarlett đã đánh giá cao miền đất quê hương hơn là tình yêu và Ashley đã phải nói rằng Scarlett yêu mến đồn điền Tara hơn là yêu chàng.
Tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió còn mô tả các phụ nữ có đầy đủ trí thông minh và lòng cam đảm dù cho ở vào thời đại đó, đã không có sự bình đẳng giữa hai giới tính. Scarlett thì khôn khéo, đã điều kiển các người đàn ông dễ dàng, đã điều hành xưởng xẻ gỗ một cách thành công và khiến cho người chồng trở thành kém khả năng. Melanie, mặc dù là một nhân vật phai mờ trong truyện, đã có đặc tính mạnh mẽ nhất, nàng khiến cho Scarlett có đủ sức mạnh để bảo vệ Ashley trước thế giới mà chàng phải đối phó và nàng cũng phục hồi được xã hội Atlanta. Hai nhân vật nữ khác có đủ trí óc sáng suốt và sức mạnh tinh thần là bà cô già Fontaine và Ellen.
Tật xấu uống rượu cũng là một đề tài trong tác phẩm, với các nhân vật như Gerald, Scarlett và Rhett… Họ đã dùng rượu để quên đi các căng thẳng tinh thần, và sau rượu là các tai họa. Gerald chết cũng vì rượu. Scarlett tiếp tục uống rượu tại đồn điền Tara khi nàng cảm thấy rắc rối, buồn phiền và Rhett đã uống thật say khi đứa con Bonnie qua đời.
Nạn mãi dâm cũng được đề cập trong cuốn truyện. Scarlett nhìn thấy cô gái điếm đầu tiên tại Atlanta: Belle Watling. Belle là một hình ảnh khác và quá đáng của Scarlett: cả hai cùng quên đi các điều lệ của xã hội, đều tìm cách quyến rũ đàn ông, đổi trác dục tính lấy tiền bạc và nếu Scarlett tượng trưng cho một loại gái mãi dâm hạng sang thì Belle thuộc loại thấp hèn của xã hội, và tác giả Margaret Mitchell đã mô tả Belle còn là con người đại lượng, có tình nhân đạo và nếu xét về phương diện đạo đức, nàng Belle này còn cao cả hơn cô Scarlett tàn nhẫn.
Ngoài ra, tác giả Margaret Mitchell còn mô tả thành phố Atlanta đã bị quân lính Miền Bắc đốt cháy ra sao, xây dựng lại ra sao và nơi này tượng trưng cho cách thích nghi nhanh chóng của Miền Nam. Sau chiến tranh, Atlanta trở nên một thành phố mới với các đặc tính giàu có lòe loẹt ở một phía và cảnh nghèo khó dơ bẩn ở phía kia.
6/ Thực hiện cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió.
Vào tháng 5 năm 1936, nhà biên tập truyện phim Kay Brown đã đọc ấn bản trước khi phổ biến của tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió, đã khuyên nhà đạo diễn David O. Selznick mua bản quyền để chuyển tác phẩm này thành phim ảnh. Một tháng sau khi cuốn truyện được phát hành, đạo diễn Selznick đã trả $50,000 mỹ kim cho tác giả, đây là một kỷ lục vào thời kỳ đó. Tiếp theo là công cuộc tìm kiếm một nữ tài tử để đóng vai nàng Scarlett O’ Hara. Vivien Leigh là một trong hai tài tử vào chung kết, người kia là Paulette Goddard. Nữ tài tử trẻ đẹp người Anh là Vivien Leigh đã được chọn mặc dù còn rất nhiều tài năng xuất sắc khác như Katherine Hepburn, Norma Shearer, Bette Davis, Babara Stanwyck, Joan Crowford, Lana Turner, Susan Hayward, Carole Lombard, Paulette Goddard, Irene Dunne, Merle Oberon, Ida Lupino, Joan Fontaine, Loretta Young, Miriam Hopkins, Jean Arthur, Joan Bennet, Frances Dee và Lucille Ball.
Đối với vai Rhett Butler, Clark Gable là nam tài tử ưa thích cả đối với quần chúng lẫn đạo diễn Selznick. Các vai chính khác do Leslie Howard (Ashley Wilkes), Olivia de Havilland (Melanie Hamilton) và Hattie McDaniel (Mammy). Ngoài ra còn có 25 tài tử phụ quan trọng khác như: Thomas Mitchell, Barbara O’Neil, Evelyn Keys… Các giám đốc thực hiện gồm: Victor Fleming, George Cukor, Sam Wood, William Cameron Menzies và Sidney Franklin.
Công cuộc thu hình bắt đầu vào ngày 26/01/1939 và chấm dứt vào ngày 11/ 11/1939, phần lớn thực hiện tại phim trường của hãng Selznick International Pictures với một số cảnh thu tại Hạt Los Angeles hay Hạt Ventura, trong tiểu bang California. Phí tổn kỷ lục để thực hiện cuốn phim vào thời kỳ đó là 3.9 triệu mỹ kim, chỉ đứng sau Phim Ben-Hur quay vào năm 1925. Trong thời gian thu hình, nữ tài tử Vivien Leigh đã làm việc 125 ngày và lãnh $25,000 mỹ kim, còn nam tài tử danh tiếng Clark Gable lãnh hơn $120,000 mỹ kim là tiền trả công cho 71 ngày làm việc.
Buổi trình chiếu đầu tiên của cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió là ngày 15 tháng 12 năm 1939 tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia.
Sau đây là các phần thưởng Academy do cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió mang lại:
– Phần Thưởng Academy Danh Dự (Honorary Academy Award) vì thực hiện xuất sắc trong công việc dùng phim màu (for Outstanding Achievement in the Use of Color, 1939): William Cameron Menzies.
– Phần Thưởng Academy vì Hình Ảnh đẹp nhất (Best Picture, 1939): Đạo Diễn David O. Selznick.
– Phần Thưởng Academy dành cho Nữ Tài Tử hạng nhất (Best Actress, 1939): Vivien Leigh.
– Phần Thưởng Academy dành cho Nữ Tài Tử phụ hạng nhất (Best Supporting Actress, 1939): Hattie McDaniel. Đây là tài tử Mỹ da đen đầu tiên lãnh giải Oscar.
– Phần Thưởng Academy dành cho Giám Đốc hạng nhất (Best Director, 1939): Victor Fleming.
– Phần Thưởng Academy dành cho viết kịch bản phim hạng nhất (Best Writing-Screenplay, 1939): Sidney Howard.
– Phần Thưởng Academy dành cho Chỉ Đạo Nghệ Thuật hạng nhất (Best Art Direction, 1939): Lyle R. Wheeler.
– Phần Thưởng Academy dành cho Kỹ Thuật Phim Màu (Best Cinematography – Color, 1939): Ernest Haller và Ray Rennahan.
– Phần Thưởng Academy dành cho Biên Tập Phim hạng nhất (Best Film Editing, 1939): Hal C. Kern và James E. Newcom.
– Phần Thưởng Thực Hiện Kỹ Thuật (Technical Achievement Award): Don Musgrave.
Ngoài ra còn có phần Xướng Danh (Nominated):
– Diễn Viên hạng nhất: Clark Gable
– Nữ Diễn Viên hạng nhất trong vai phụ: Olivia de Havilland
– Các Tác Dụng hạng nhất (Best Effects, Special Effects): Fred Albin (âm thanh), Jack Cosgrove (nhiếp ảnh) và Arthur Johns (âm thanh).
– Âm Nhạc hạng nhất (Best Music, Original Score): Max Steiner.
– Âm Thanh và Thu Âm hạng nhất (Best Sound, Recording): Thomas T. Moulton.
Vào năm 1998, Viện Phim Ảnh Hoa Kỳ (the American Film Institute) đã xếp cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió vào hạng 4 trong danh sách 100 Bộ Phim Hay Nhất (100 Greatest Movies), được tuyển chọn để lưu trữ do Cơ Quan Quốc Gia Tồn Trữ Phim (the U.S. National Film Registry) và được hoàn toàn phục hồi theo kỹ thuật số (complete digital restoration).
7/ Sơ lược về Cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ.
Cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ là một xung đột quân sự, từ năm 1861 tới năm 1865, giữa phe Liên Hiệp Miền Bắc (the Union) và phe Liên Bang Miền Nam (the Confederacy). Cuộc chiến tranh này bắt đầu vào ngày 12 tháng 4 năm 1861 khi Tướng Miền Nam P.G.T. Beauregard hạ lệnh bắn phá Đồn Sumter tại Hải Cảng Charleston thuộc tiểu bang South Carolina, và kết thúc vào ngày 26 tháng 5 năm 1865 khi lực lượng quân sự cuối cùng của Liên Bang Miền Nam đầu hàng.
Tổn thất của cuộc Nội Chiến này là 620,000 sinh mạng, phe Miền Bắc thiệt hại 360,000 quân, phe Miền Nam mất 260,000 lính, hơn một nửa số người chết là do bệnh tật, vào khoảng một phần ba binh lính Miền Nam chết trong trận mạc, trong khi tỉ lệ tử thương của binh lính Miền Bắc là một phần sáu. Cuộc Nội chiến này đã tàn phá hơn 5 tỉ mỹ kim (trị giá thời bấy giờ), đã giải phóng hơn 4 triệu người nô lệ da đen và các vết thương do chiến tranh gây nên cần tới 125 năm mới hàn gắn được.
Cả hai phe Miền Nam và Miền Bắc của Hoa Kỳ đều phải chịu các thiệt hại kinh tế khổng lồ, nhưng Miền Nam lãnh các thiệt hại trực tiếp, rất nặng nề, và cảnh tàn phá đã kéo dài từ Thung Lũng Shenandoah ở phía bắc, tới tiểu bang Georgia ở phía nam, từ tiểu bang South Carolina ở phía đông tới tiểu bang Tennessee ở phía tây. Cuộc chiến này được coi thuộc loại chiến tranh tân tiến bởi vì cảnh hoang tàn rộng lớn. Đây cũng là cuộc chiến tranh toàn diện (total war) trong đó cả hai bên đều dùng tới mọi nguồn tài nguyên vào công việc chiến tranh và cuộc Nội Chiến đã kết thúc do sự thất bại hoàn toàn và sự đầu hàng không điều kiện của một bên.
Trong khắp Miền Nam, các thành phố, nông trại, kỹ nghệ, thương mại, con người nam, nữ và trẻ em đều bị thiệt hại, tất cả lối sống của miền này bị tiêu diệt. Sau đó, sự cay đắng giữa người dân hai miền còn tiếp tục qua nhiều thế hệ và Miền Nam đã không có được tiếng nói về chính trị, xã hội, văn hóa… Các lý tưởng truyền thống của Miền Nam đã không gây được ảnh hưởng quan trọng tới các chính sách của chính quyền trung ương trong khi đó, các lý tưởng thuộc về đạo Tin Lành của phe Miền Bắc (the Yankee Protestant ideals) đã trở thành các tiêu chuẩn cho xứ sở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những lý tưởng này đã nhấn mạnh vào cách làm việc chăm chỉ, tôn trọng giáo dục và tự do kinh tế… tất cả đã góp công vào việc làm phát triển Hoa Kỳ thành một thế lực kỹ nghệ mới và hùng mạnh.
S.T
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Viễn Đông Newspaper
Ngọn lửa hận thù ‘Cuốn Theo Chiều Gió'
Bài VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG
Theo dòng thời gian, từ trước công nguyên cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã từng xảy ra nội chiến, những cuộc nội chiến đó trong quá khứ thường được nhắc đến trong những bài học lịch sử.
Lịch sử nước ta thời Đại Việt cũng trải qua vài giai đoạn như nội chiến Nam Bắc triều (1533-1677) giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1775) giữa chúa Trịnh ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong). Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn (1771-1785 và 1787-1802). Nguyễn Huệ (1753-1792) đánh Nam dẹp Bắc, lên ngôi Quang Trung Đại Đế nhưng chết khi còn trẻ, nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), tiến hành cuộc chiến, thống nhất sơn hà, năm 1802, lên ngôi Gia Long Hoàng Đế, quốc hiệu Việt Nam, chấm dứt cuộc nội chiến tranh kéo dài gần 270 năm.
Nội chiến Hoa Kỳ (American Civil War 1861-1865), còn gọi là cuộc chiến tranh Bắc-Nam giữa chính phủ liên bang miền Bắc (Union) sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1860 và liên bang phía Nam (Confederate States of America) với 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Cuộc chiến khốc liệt đẫm máu kéo dài 4 năm, bắt đầu vào ngày 12 tháng 4, 1861 và chấm dứt ngày 9 tháng 4, 1865, chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Vị tướng tư lệnh miền Bắc Tướng George B. McClellan ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với vị tướng tư lệnh miền Nam Tướng Robert E. Lee.
Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng R. Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Tướng Ulysses S. Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà xây dựng lại nông trại. Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.
Cuộc gặp gỡ của họ tại Appomattox, tiểu bang Virginia là khoảnh khắc tuyệt vời nhất của lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh Tướng R. Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Khi Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào. Hình ảnh đó lưu lại ngày nay với tượng đài thể hiện sự trân trọng sau cuộc chiến.
Với người đã hy sinh trên chiến trận, nghĩa trang quốc gia Arlington, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam. Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận.
Năm 1900, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các tử sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.
Trước khi chết, TT Lincoln đã nói, “Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống.”
(Cũng thời điểm tháng Tư kết thúc cuộc chiến tại Việt Nam, nhiều người cho rằng, nếu khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam mà học được bài học lịch sử nầy của Hoa Kỳ, xóa bỏ hận thù, sử dụng nhân tài và chất xám, cùng nhau chung tay xây dựng đất nước, bảo vệ giang sơn, chống quân xâm lược Trung Cộng thì ngày nay Việt Nam không bị lệ thuộc hoàn toàn dưới ách thống trị dã man của Trung Cộng).
70 năm sau, cuộc nội chiến Hoa Kỳ được phác họa qua tác phẩm Gone with the Wind (Cuốn Theo Chiều Gió) của nhà văn Margaret Mitchell (1900-1949), ấn hành vào tháng 7 năm 1936, dày hơn 1,000 trang. Tác phẩm dựa vào bối cảnh và lịch sử cuộc chiến, tác giả dày công sưu tầm tài liệu, ròng rã trong 10 năm để hoàn thành. Không phải là tác phẩm lịch sử mà viết theo cách kể chuyện tự sự, tuy có hư cấu nhưng theo dòng sử liệu trong bối cảnh xã hội như chứng nhân của giai đoạn đương thời. Với các mối tình xảy ra chung quanh vài nhân vật ngang trái, éo le, cuồng nhiệt và hờ hững… lôi cuốn người đọc… Tác phẩm Gone with the Wind vừa ra mắt đã thành công, trong vòng 6 tháng, hơn 1 triệu ấn bản đã được bán hết với sức mua là 50,000 cuốn mỗi ngày vào thời điểm đó, ngoài sự tưởng tượng của tác giả và nhà xuất bản. Tác phẩm đoạt Giải Thưởng Pulitzer năm 1937 vì vậy giới đện ảnh Hollywood quan tâm và sách được nhà sản xuất phim David O. Selznick mua lại với giá $50,000 để được dựng thành phim cùng tên.
Đây cũng là tác phẩm kinh điển của văn học Hoa Kỳ có số lượng cao nhất trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, của mọi thời đại đã vượt qua kỷ lục 12 triệu cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến trên 40 quốc gia.
Margaret M. Mitchell sinh tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, sau bậc trung học, theo học tại Smith College nhưng năm 1918, không theo đuổi con đường học vấn, trở về Atlanta để lo công việc gia đình bà mẹ qua đời vì bệnh cúm. Sau đó không lâu, cô tham gia vào ban biên tập của tờ nhật báo Atlanta Journal, viết bài cho ấn bản ngày Chủ Nhật.
Trong tai nạn bị gãy mắt cá chân, Margaret ở nhà điều trị, thời gia nầy cô tìm lại tài liệu về cuộc Nội Chiến Nam Bắc xảy ra trên quê hương.
Năm 1929, khi vết thương đã lành và cuốn truyện đã được viết xong nhưng trước đó các truyện ngắn của cô không được quan tâm nên cũng nghĩ quyển sách nầy cũng mang số phận như vậy.
Năm 1935, ông Howard Latham, phó giám đốc của nhà xuất bản MacMillan tới Atlanta để tìm kiếm các nhà văn mới của miền Nam Hoa Kỳ. Cơ hội cho Margaret Mitchell gặp ông Howard Latham để trao bản thảo Gone with the Wind. NXB MacMillan đã edit trong 6 tháng, tác phẩm được in xong vào ngày 30 tháng 6 năm 1936.
Với sự thành công của tác phẩm đầu tay của nhà văn Margarett Mitchell, danh vọng nổi tiếng nhưng bà vẫn tiếp tục sống trong ngôi nhà tại Atlanta, tiếp tục một cuộc sống giản dị. Năm 49 tuổi, trong khi cùng chồng băng qua đường phố ở Atlanta, bị một chiếc xe tải đâm phải. Năm ngày sau bà qua đời, Margarett Mitchell vĩnh biệt cõi trần giữa muôn vàn thương tiếc của mọi người.
Phim Gone with the Wind phỏng theo tiểu thuyết của Margaret Mitchell, phim được sản xuất bởi David O.Selznick, đạo diễn Victor Fleming và kịch bản gốc Sidney Howard. Phim được quay ở miền Nam nước Mỹ (Atlanta, tiểu bang Georgia) trong thời gian xảy ra nội chiến.
Các diễn viên chính bao gồm: Clark Gable (vai Rhett Butler), Vivien Leigh (Scarlett O'Hara), Leslie Howard (Ashley Wilkes), Thomas Mitchell (Gerald O'Hara), Barbara O'Neil (Ellen O'Hara), Evelyn Keyes (Suellen O'Hara), Ann Rutherford (Carreen O'Hara), Olivia de Havilland (Ilanie Hamilton), Hattie McDaniel (Mammy, vú nuôi da đen)…
Phim dài 220 phút (thông thường chỉ 110 phút) được ra mắt tại Atlanta ngày 15 tháng 12, 1939, khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ.
Năm 1940, giải Oscar lần thứ 12 (đầu tiên năm 1929) và cũng là lần đầu phim Gone with the Wind được 8 giải Oscar và phim màu đầu tiên.
Phim được bình chọn là một trong vài bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại kể từ khi được phát hành về doanh thu và rộng rãi khắp nơi trên thế giới.
Đây là tác phẩm kinh điển của nền văn học và điện ảnh Hoa Kỳ, phim dàn dựng rất công phu của điện ảnh Hollywood được hàng tỷ người trên thế giới đọc và xem từ trước đến nay.
Nhờ đó, mọi người mới hiểu được góc cạnh của cuộc nội chiến Nam-Bắc của Hoa Kỳ. Tình người với nhau để hàn gắn vết thương sau chiến tranh.
Atlanta trước đây là thị trấn nông nghiệp trở thành trung tâm lịch sử với nhiều bảo tàng, trong đó có ngôi nhà của Margaret Mitchell và phim Gone with the Wind… Ngôi nhà thời thơ ấu của MS Martin Luther King (1929-1968) ở Atlanta cùng các tòa nhà lân cận được công bố là di tích lịch sử Quốc Gia Martin Luther King, Jr.
Ở Việt Nam tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió được Vũ Kim Thư dịch từ đầu thập niên 50 (nay được tái bản nhiều lần và bản dịch của Dương Tường năm 2002). Phim Cuốn Theo Chiều Gió chiếu tại Sài Gòn và các thành phố lớn. Có lẽ cảm hứng từ cuốn phim, nhạc phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Anh Việt Thu sáng tác năm 1970.
*
Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trong cuộc nội chiến Bắc-Nam. Câu chuyện trải dài mối tình của nàng Scarlett với những nhân tình với “hỉ, nộ, ái, ố” say đắm, yêu thương, dang dở, hững hờ và phản bội.
Tiểu thư Scarlett tuổi trăng tròn, con gái cưng của chủ đồn điền Tara, tuy không sắc sảo nhưng trông quyến rũ, dễ thương. Hình ảnh mà Nguyên Sa tơ tưởng “Em gầy như liễu trong thơ cổ, Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường”. Tương lai đang đón chào nhưng cuộc nội chiến xảy ra, Scarlett bị loạn lạc trong cơn lốc rồi lận đận trong tình trường như lời thơ Hữu Loan “Lấy chồng thời chiến binh. Mấy người đi trở lại”… và nếu có trở về thì duyên phận trớ trêu! Scarlett bao năm theo đuổi cuộc tình để rồi cuối cùng bẽ bàng trước câu nói “My dear, I don’t give a damn,” (Cưng ơi, tôi cóc cần)!. Bạn bè với nhau mà chửi thề chữ a damn cũng nộ khí xung thiên xuống gì là tình nhân. Đau lòng cho cô tiểu thư con nhà khue các đã cuốn theo chiều gió!
Với tác phẩm dày cả nghìn trang, khó tóm tắt ngắn gọn nên dựa theo Kiwipedia tóm lược Cuốn Theo Chiều Gió theo dòng thời gian:
Tác phẩm mở đầu vào tháng 4 năm 1861 với nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara đang ở đồn điền Tara nhà mình ở quận hạt Clayton, Georgia cùng với hai anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu Ashley Wilkes nhưng chàng chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Ilanie Hamilton ở Atlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett, tuy Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Ilanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.
Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Ilanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kỵ binh của tiểu bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì bệnh đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton).
Góa phụ Scarlett lúc nào cũng mặc đồ tang, sống thầm lặng, nàng cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Ilanie và bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.
Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, giờ đây là thuyền trưởng vượt phong tỏa, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời nàng khiêu vũ, mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vụ để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ.
Kể từ đó mối qua hệ giữa Scarlett và Rhett với nhau. Rhett bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng. Thất bại của quân đội liên bang miền Nam trong trận Gettysburg trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội liên bang ngày càng nhiều. Giáng Sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Ilanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hy vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò nàng chăm sóc Ilanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.
Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp, quân đội liên bang miền Bắc đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Ilanie không thể đi cùng mọi người vì Ilanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Ilanie. Sau khi Ilanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và anh đã lấy cắp của quân đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Anh chở Ilanie và con nàng là Prissy cùng Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân đội liên bang. Trước khi đi, anh hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.
Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân của Tara. Với bản tính kiên cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực dậy đồn điền Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Ilanie vẫn còn phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Ilanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett chôn tên lính ngay tại Tara.
Chiến tranh gần kết thúc và đồn điền Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội liên bang miền Bắc đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về liên bang miền Bắc. Những người lính bại trận trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại Tara và giúp đỡ Scarlett vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.
Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được vì còn là tù binh của liên bang miền Bắc. Rồi một ngày, chàng bất ngờ xuất hiện tại Tara. Cả Scarlett và Ilanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will ngăn Scarlett lại khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.
Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận đồn điền Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee (người Anh gọi liên minh miền Nam) tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee cặn bã Jonas Wilkerson và vợ hắn. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để anh biết là nàng đang cố tán tỉnh anh vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của anh thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền.
Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, chủ cửa hàng và có khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền giúp Ashley Wilkes.
Scarlett điều hành xưởng cưa thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên xuất hiện nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Ilanie kiên quyết đồng ý nên Ashley đành chiều theo ý vợ.
Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan (KKK) phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, gái mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối qua hệ của Rhett và người dân thành phố dần dần được phục hồi. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.
Scarlett lấy Rhett. Anh chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối qua hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và trong một buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống đốc tiểu bang thuộc đảng Cộng Hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối qua hệ với hai người, ngoại trừ Ilanie.
Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett một đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia Victoria. Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ liên bang Bonnie Blue Flag. Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ liên tục với nàng về mối qua hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Anh muốn con gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.
Tại Georgia, Rhett cùng với những bạn bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa anh và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là anh muốn gây dựng tương lai và thanh danh cho con gái Bonnie, mà giờ đây Rhett nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.
Ilanie tổ chức bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Ilanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Ilanie bắt gặp. Rhett biết được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Ilanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh vực Scarlett. Ilanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Ilanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.
Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẫn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn. Anh bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với anh và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, anh giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sẩy thai.
Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Ilanie tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Bonnie được Rhett cưng chiều, cô bé rất thích cưỡi ngựa. Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lý nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Ilanie mới giúp anh vượt qua cú sốc đó.
Ilanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do sức khỏe quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh, Ilanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối cùng, Ilanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn. Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Ilanie quan trọng với mình và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tưởng tượng ra, chỉ là ảo huyền.
Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett nhưng giờ đây anh lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Anh lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua anh dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ anh nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.
Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ tình yêu với Rhett nhưng chàng lại phán “My dear, I don’t give a damn,” (Cưng ơi, tôi cóc cần), bạn bè khi giận nhau mà chửi thề dùng damn dễ gây ấu đả huống chi nói với nhân tình!
Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục.
Tác phẩm kết thúc với hình ảnh Scarlett trải qua bão táp nên cương nghị đứng trước đồn điền Tara ngập nắng với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: “Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới” (After all, tomorrow is another day!). Ban đầu nhà văn muốn dùng câu nầy làm tựa đề nhưng nhà xuất bản chọn tên tác phẩm rất hay.
*
Ngày nay nước Mỹ có 700 sắc tộc sinh sống với 5 nhóm là Dân Bản Địa (Native American), Người Mỹ gốc Châu Âu (European American), Người Mỹ gốc Phi (African American), Người Mỹ gốc Latinh (Hispanic American) và người Mỹ gốc Châu Á (Asian American) vì vậy gọi là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đề cập đến cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War, 1861–1865) trong nhiệm kỳ Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-1865). Thời điếm lập quốc, lịch sử Hoa Kỳ đề cao vị Tổng Thống: George Washington (1789 đến 1797), John Adams (1735–1826) và Thomas Jefferson (1743–1826). TT George Washington được người dân Mỹ gọi là “cha già dân tộc” (sau nầy CSVN gọi HCM bắt chước tên gọi như vậy nên người Việt tị nạn CS dị ứng với tên gọi nầy), TT Thomas Jefferson có công lao lưu lại hậu thế với Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 4 tháng 7, 1776 và là người sáng lập ra đảng Dân Chủ.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập, HCM tuyên bố: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Câu nói nầy quen quen vì trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ nêu rõ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền & Dân Quyền của Cách Mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948
Điều 1: “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái”.
Điều 7: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này”.
Thế nhưng các nước Cộng Sản và độc tài đã vi phạm trầm trọng Tuyên Ngốn Quốc Tế Nhân Quyền nầy, trong đó có 5 nước trong thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc thì Nga và Trung Quốc đã không tuân thủ còn cố tình xâm nhập vào các nước khác như Hoa Kỳ hiện nay để gây cơn lốc “kỳ thị chủng tộc”.
Hoa Kỳ trong thời điểm đối phó với đại dịch Virus Tàu Cộng lại xảy ra hai cái chết của hai người đàn ông da màu (gốc Phi) George Floyd ngày 25 tháng 5 tại Minneapolis, tiểu bang Minnesota và Rayshard Brooks ngày 14/6 vừa qua tại Atlanta, nơi chốn của tác giả Cuốn Theo Chiều Gió.
Đây là đất nước thượng tôn pháp luật, kẻ thi hành pháp luật vi phạm sẽ bị tòa án xét xử công khai tội trạng nhưng vì động cơ chính trị trong thuyết âm mưu đã “mượn gió bẻ măng,” đổ dầu vào lửa để lấy lý do kỳ thị chủng tộc gây cơn bão táp trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Đây cũng là cơ hội cho một số cơ quan truyền thông khai thác tận gốc rễ trên chính trường Hoa Kỳ mà thời gian qua xảy ra hằng ngày.
Cơn lốc còn xoáy trong giai đoạn bầu cử, sẽ hạ hồi phân giải nhưng những giá trị truyền thống của lịch sử đã và đang bị triệt hạ tưởng chừng những Vệ Binh Đỏ của Mao & Giang Thanh trong thời kỳ “Cách Mạng Văn Hóa” vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1966, nay lại xảy ra trên mảnh đất tự do!
Ngày 9 tháng 6, HBO Max thông báo ngưng chiếu phim Gone with the Wind trên băng tần của họ. May mà di sản tác giả và tác phẩm của Cuốn Theo Chiều Gió không bị thiêu đốt như sau tháng 4/1975 tại Sài Gòn.
Bàn chuyện chính trị ở Hoa Kỳ rất phức tạp, phe nầy phe nọ, kẻ bênh vực, người chống đối “miệng lưỡi thế gian, trăm đường lắt léo” khó phân biệt và phức tạp vì vậy tôi không đề cập. Đôi khi “chuyện làng mang vào nhà” vợ chồng, bạn bè thân tín tranh cãi, bất đồng quan điểm dẫn đến bất hòa thì chuyện xảy ra trên chính trường Hoa Kỳ như lằn ranh của hai bờ chiến tuyến.
Trở lại tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió, nhà văn Margaret M. Mitchell rất tinh tế khi dẫn dắt qua từng mẩu chuyện, chẳng có gì đào sâu nạn kỳ thị chủng tộc nhưng sự tị hiềm nên “bé xé ra to”.
Thiện tai!
(Little Saigon 7/7/2020. Viết trong cơn đại dịch)
Ngọn lửa hận thù ‘Cuốn Theo Chiều Gió'
Bài VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG
Theo dòng thời gian, từ trước công nguyên cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã từng xảy ra nội chiến, những cuộc nội chiến đó trong quá khứ thường được nhắc đến trong những bài học lịch sử.
Lịch sử nước ta thời Đại Việt cũng trải qua vài giai đoạn như nội chiến Nam Bắc triều (1533-1677) giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1775) giữa chúa Trịnh ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong). Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn (1771-1785 và 1787-1802). Nguyễn Huệ (1753-1792) đánh Nam dẹp Bắc, lên ngôi Quang Trung Đại Đế nhưng chết khi còn trẻ, nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), tiến hành cuộc chiến, thống nhất sơn hà, năm 1802, lên ngôi Gia Long Hoàng Đế, quốc hiệu Việt Nam, chấm dứt cuộc nội chiến tranh kéo dài gần 270 năm.
Nội chiến Hoa Kỳ (American Civil War 1861-1865), còn gọi là cuộc chiến tranh Bắc-Nam giữa chính phủ liên bang miền Bắc (Union) sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1860 và liên bang phía Nam (Confederate States of America) với 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Cuộc chiến khốc liệt đẫm máu kéo dài 4 năm, bắt đầu vào ngày 12 tháng 4, 1861 và chấm dứt ngày 9 tháng 4, 1865, chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Vị tướng tư lệnh miền Bắc Tướng George B. McClellan ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với vị tướng tư lệnh miền Nam Tướng Robert E. Lee.
Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng R. Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Tướng Ulysses S. Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà xây dựng lại nông trại. Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.
Cuộc gặp gỡ của họ tại Appomattox, tiểu bang Virginia là khoảnh khắc tuyệt vời nhất của lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh Tướng R. Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Khi Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào. Hình ảnh đó lưu lại ngày nay với tượng đài thể hiện sự trân trọng sau cuộc chiến.
Với người đã hy sinh trên chiến trận, nghĩa trang quốc gia Arlington, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam. Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận.
Năm 1900, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các tử sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.
Trước khi chết, TT Lincoln đã nói, “Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống.”
(Cũng thời điểm tháng Tư kết thúc cuộc chiến tại Việt Nam, nhiều người cho rằng, nếu khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam mà học được bài học lịch sử nầy của Hoa Kỳ, xóa bỏ hận thù, sử dụng nhân tài và chất xám, cùng nhau chung tay xây dựng đất nước, bảo vệ giang sơn, chống quân xâm lược Trung Cộng thì ngày nay Việt Nam không bị lệ thuộc hoàn toàn dưới ách thống trị dã man của Trung Cộng).
70 năm sau, cuộc nội chiến Hoa Kỳ được phác họa qua tác phẩm Gone with the Wind (Cuốn Theo Chiều Gió) của nhà văn Margaret Mitchell (1900-1949), ấn hành vào tháng 7 năm 1936, dày hơn 1,000 trang. Tác phẩm dựa vào bối cảnh và lịch sử cuộc chiến, tác giả dày công sưu tầm tài liệu, ròng rã trong 10 năm để hoàn thành. Không phải là tác phẩm lịch sử mà viết theo cách kể chuyện tự sự, tuy có hư cấu nhưng theo dòng sử liệu trong bối cảnh xã hội như chứng nhân của giai đoạn đương thời. Với các mối tình xảy ra chung quanh vài nhân vật ngang trái, éo le, cuồng nhiệt và hờ hững… lôi cuốn người đọc… Tác phẩm Gone with the Wind vừa ra mắt đã thành công, trong vòng 6 tháng, hơn 1 triệu ấn bản đã được bán hết với sức mua là 50,000 cuốn mỗi ngày vào thời điểm đó, ngoài sự tưởng tượng của tác giả và nhà xuất bản. Tác phẩm đoạt Giải Thưởng Pulitzer năm 1937 vì vậy giới đện ảnh Hollywood quan tâm và sách được nhà sản xuất phim David O. Selznick mua lại với giá $50,000 để được dựng thành phim cùng tên.
Đây cũng là tác phẩm kinh điển của văn học Hoa Kỳ có số lượng cao nhất trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, của mọi thời đại đã vượt qua kỷ lục 12 triệu cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến trên 40 quốc gia.
Margaret M. Mitchell sinh tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, sau bậc trung học, theo học tại Smith College nhưng năm 1918, không theo đuổi con đường học vấn, trở về Atlanta để lo công việc gia đình bà mẹ qua đời vì bệnh cúm. Sau đó không lâu, cô tham gia vào ban biên tập của tờ nhật báo Atlanta Journal, viết bài cho ấn bản ngày Chủ Nhật.
Trong tai nạn bị gãy mắt cá chân, Margaret ở nhà điều trị, thời gia nầy cô tìm lại tài liệu về cuộc Nội Chiến Nam Bắc xảy ra trên quê hương.
Năm 1929, khi vết thương đã lành và cuốn truyện đã được viết xong nhưng trước đó các truyện ngắn của cô không được quan tâm nên cũng nghĩ quyển sách nầy cũng mang số phận như vậy.
Năm 1935, ông Howard Latham, phó giám đốc của nhà xuất bản MacMillan tới Atlanta để tìm kiếm các nhà văn mới của miền Nam Hoa Kỳ. Cơ hội cho Margaret Mitchell gặp ông Howard Latham để trao bản thảo Gone with the Wind. NXB MacMillan đã edit trong 6 tháng, tác phẩm được in xong vào ngày 30 tháng 6 năm 1936.
Với sự thành công của tác phẩm đầu tay của nhà văn Margarett Mitchell, danh vọng nổi tiếng nhưng bà vẫn tiếp tục sống trong ngôi nhà tại Atlanta, tiếp tục một cuộc sống giản dị. Năm 49 tuổi, trong khi cùng chồng băng qua đường phố ở Atlanta, bị một chiếc xe tải đâm phải. Năm ngày sau bà qua đời, Margarett Mitchell vĩnh biệt cõi trần giữa muôn vàn thương tiếc của mọi người.
Phim Gone with the Wind phỏng theo tiểu thuyết của Margaret Mitchell, phim được sản xuất bởi David O.Selznick, đạo diễn Victor Fleming và kịch bản gốc Sidney Howard. Phim được quay ở miền Nam nước Mỹ (Atlanta, tiểu bang Georgia) trong thời gian xảy ra nội chiến.
Các diễn viên chính bao gồm: Clark Gable (vai Rhett Butler), Vivien Leigh (Scarlett O'Hara), Leslie Howard (Ashley Wilkes), Thomas Mitchell (Gerald O'Hara), Barbara O'Neil (Ellen O'Hara), Evelyn Keyes (Suellen O'Hara), Ann Rutherford (Carreen O'Hara), Olivia de Havilland (Ilanie Hamilton), Hattie McDaniel (Mammy, vú nuôi da đen)…
Phim dài 220 phút (thông thường chỉ 110 phút) được ra mắt tại Atlanta ngày 15 tháng 12, 1939, khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ.
Năm 1940, giải Oscar lần thứ 12 (đầu tiên năm 1929) và cũng là lần đầu phim Gone with the Wind được 8 giải Oscar và phim màu đầu tiên.
Phim được bình chọn là một trong vài bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại kể từ khi được phát hành về doanh thu và rộng rãi khắp nơi trên thế giới.
Đây là tác phẩm kinh điển của nền văn học và điện ảnh Hoa Kỳ, phim dàn dựng rất công phu của điện ảnh Hollywood được hàng tỷ người trên thế giới đọc và xem từ trước đến nay.
Nhờ đó, mọi người mới hiểu được góc cạnh của cuộc nội chiến Nam-Bắc của Hoa Kỳ. Tình người với nhau để hàn gắn vết thương sau chiến tranh.
Atlanta trước đây là thị trấn nông nghiệp trở thành trung tâm lịch sử với nhiều bảo tàng, trong đó có ngôi nhà của Margaret Mitchell và phim Gone with the Wind… Ngôi nhà thời thơ ấu của MS Martin Luther King (1929-1968) ở Atlanta cùng các tòa nhà lân cận được công bố là di tích lịch sử Quốc Gia Martin Luther King, Jr.
Ở Việt Nam tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió được Vũ Kim Thư dịch từ đầu thập niên 50 (nay được tái bản nhiều lần và bản dịch của Dương Tường năm 2002). Phim Cuốn Theo Chiều Gió chiếu tại Sài Gòn và các thành phố lớn. Có lẽ cảm hứng từ cuốn phim, nhạc phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Anh Việt Thu sáng tác năm 1970.
*
Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trong cuộc nội chiến Bắc-Nam. Câu chuyện trải dài mối tình của nàng Scarlett với những nhân tình với “hỉ, nộ, ái, ố” say đắm, yêu thương, dang dở, hững hờ và phản bội.
Tiểu thư Scarlett tuổi trăng tròn, con gái cưng của chủ đồn điền Tara, tuy không sắc sảo nhưng trông quyến rũ, dễ thương. Hình ảnh mà Nguyên Sa tơ tưởng “Em gầy như liễu trong thơ cổ, Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường”. Tương lai đang đón chào nhưng cuộc nội chiến xảy ra, Scarlett bị loạn lạc trong cơn lốc rồi lận đận trong tình trường như lời thơ Hữu Loan “Lấy chồng thời chiến binh. Mấy người đi trở lại”… và nếu có trở về thì duyên phận trớ trêu! Scarlett bao năm theo đuổi cuộc tình để rồi cuối cùng bẽ bàng trước câu nói “My dear, I don’t give a damn,” (Cưng ơi, tôi cóc cần)!. Bạn bè với nhau mà chửi thề chữ a damn cũng nộ khí xung thiên xuống gì là tình nhân. Đau lòng cho cô tiểu thư con nhà khue các đã cuốn theo chiều gió!
Với tác phẩm dày cả nghìn trang, khó tóm tắt ngắn gọn nên dựa theo Kiwipedia tóm lược Cuốn Theo Chiều Gió theo dòng thời gian:
Tác phẩm mở đầu vào tháng 4 năm 1861 với nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara đang ở đồn điền Tara nhà mình ở quận hạt Clayton, Georgia cùng với hai anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu Ashley Wilkes nhưng chàng chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Ilanie Hamilton ở Atlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett, tuy Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Ilanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.
Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Ilanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kỵ binh của tiểu bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì bệnh đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton).
Góa phụ Scarlett lúc nào cũng mặc đồ tang, sống thầm lặng, nàng cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Ilanie và bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.
Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, giờ đây là thuyền trưởng vượt phong tỏa, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời nàng khiêu vũ, mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vụ để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ.
Kể từ đó mối qua hệ giữa Scarlett và Rhett với nhau. Rhett bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng. Thất bại của quân đội liên bang miền Nam trong trận Gettysburg trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội liên bang ngày càng nhiều. Giáng Sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Ilanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hy vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò nàng chăm sóc Ilanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.
Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp, quân đội liên bang miền Bắc đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Ilanie không thể đi cùng mọi người vì Ilanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Ilanie. Sau khi Ilanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và anh đã lấy cắp của quân đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Anh chở Ilanie và con nàng là Prissy cùng Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân đội liên bang. Trước khi đi, anh hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.
Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân của Tara. Với bản tính kiên cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực dậy đồn điền Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Ilanie vẫn còn phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Ilanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett chôn tên lính ngay tại Tara.
Chiến tranh gần kết thúc và đồn điền Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội liên bang miền Bắc đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về liên bang miền Bắc. Những người lính bại trận trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại Tara và giúp đỡ Scarlett vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.
Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được vì còn là tù binh của liên bang miền Bắc. Rồi một ngày, chàng bất ngờ xuất hiện tại Tara. Cả Scarlett và Ilanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will ngăn Scarlett lại khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.
Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận đồn điền Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee (người Anh gọi liên minh miền Nam) tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee cặn bã Jonas Wilkerson và vợ hắn. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để anh biết là nàng đang cố tán tỉnh anh vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của anh thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền.
Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, chủ cửa hàng và có khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền giúp Ashley Wilkes.
Scarlett điều hành xưởng cưa thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên xuất hiện nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Ilanie kiên quyết đồng ý nên Ashley đành chiều theo ý vợ.
Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan (KKK) phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, gái mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối qua hệ của Rhett và người dân thành phố dần dần được phục hồi. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.
Scarlett lấy Rhett. Anh chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối qua hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và trong một buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống đốc tiểu bang thuộc đảng Cộng Hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối qua hệ với hai người, ngoại trừ Ilanie.
Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett một đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia Victoria. Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ liên bang Bonnie Blue Flag. Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ liên tục với nàng về mối qua hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Anh muốn con gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.
Tại Georgia, Rhett cùng với những bạn bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa anh và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là anh muốn gây dựng tương lai và thanh danh cho con gái Bonnie, mà giờ đây Rhett nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.
Ilanie tổ chức bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Ilanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Ilanie bắt gặp. Rhett biết được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Ilanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh vực Scarlett. Ilanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Ilanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.
Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẫn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn. Anh bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với anh và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, anh giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sẩy thai.
Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Ilanie tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Bonnie được Rhett cưng chiều, cô bé rất thích cưỡi ngựa. Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lý nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Ilanie mới giúp anh vượt qua cú sốc đó.
Ilanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do sức khỏe quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh, Ilanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối cùng, Ilanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn. Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Ilanie quan trọng với mình và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tưởng tượng ra, chỉ là ảo huyền.
Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett nhưng giờ đây anh lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Anh lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua anh dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ anh nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.
Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ tình yêu với Rhett nhưng chàng lại phán “My dear, I don’t give a damn,” (Cưng ơi, tôi cóc cần), bạn bè khi giận nhau mà chửi thề dùng damn dễ gây ấu đả huống chi nói với nhân tình!
Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục.
Tác phẩm kết thúc với hình ảnh Scarlett trải qua bão táp nên cương nghị đứng trước đồn điền Tara ngập nắng với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: “Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới” (After all, tomorrow is another day!). Ban đầu nhà văn muốn dùng câu nầy làm tựa đề nhưng nhà xuất bản chọn tên tác phẩm rất hay.
*
Ngày nay nước Mỹ có 700 sắc tộc sinh sống với 5 nhóm là Dân Bản Địa (Native American), Người Mỹ gốc Châu Âu (European American), Người Mỹ gốc Phi (African American), Người Mỹ gốc Latinh (Hispanic American) và người Mỹ gốc Châu Á (Asian American) vì vậy gọi là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đề cập đến cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War, 1861–1865) trong nhiệm kỳ Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-1865). Thời điếm lập quốc, lịch sử Hoa Kỳ đề cao vị Tổng Thống: George Washington (1789 đến 1797), John Adams (1735–1826) và Thomas Jefferson (1743–1826). TT George Washington được người dân Mỹ gọi là “cha già dân tộc” (sau nầy CSVN gọi HCM bắt chước tên gọi như vậy nên người Việt tị nạn CS dị ứng với tên gọi nầy), TT Thomas Jefferson có công lao lưu lại hậu thế với Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 4 tháng 7, 1776 và là người sáng lập ra đảng Dân Chủ.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập, HCM tuyên bố: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Câu nói nầy quen quen vì trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ nêu rõ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền & Dân Quyền của Cách Mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948
Điều 1: “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái”.
Điều 7: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này”.
Thế nhưng các nước Cộng Sản và độc tài đã vi phạm trầm trọng Tuyên Ngốn Quốc Tế Nhân Quyền nầy, trong đó có 5 nước trong thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc thì Nga và Trung Quốc đã không tuân thủ còn cố tình xâm nhập vào các nước khác như Hoa Kỳ hiện nay để gây cơn lốc “kỳ thị chủng tộc”.
Hoa Kỳ trong thời điểm đối phó với đại dịch Virus Tàu Cộng lại xảy ra hai cái chết của hai người đàn ông da màu (gốc Phi) George Floyd ngày 25 tháng 5 tại Minneapolis, tiểu bang Minnesota và Rayshard Brooks ngày 14/6 vừa qua tại Atlanta, nơi chốn của tác giả Cuốn Theo Chiều Gió.
Đây là đất nước thượng tôn pháp luật, kẻ thi hành pháp luật vi phạm sẽ bị tòa án xét xử công khai tội trạng nhưng vì động cơ chính trị trong thuyết âm mưu đã “mượn gió bẻ măng,” đổ dầu vào lửa để lấy lý do kỳ thị chủng tộc gây cơn bão táp trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Đây cũng là cơ hội cho một số cơ quan truyền thông khai thác tận gốc rễ trên chính trường Hoa Kỳ mà thời gian qua xảy ra hằng ngày.
Cơn lốc còn xoáy trong giai đoạn bầu cử, sẽ hạ hồi phân giải nhưng những giá trị truyền thống của lịch sử đã và đang bị triệt hạ tưởng chừng những Vệ Binh Đỏ của Mao & Giang Thanh trong thời kỳ “Cách Mạng Văn Hóa” vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1966, nay lại xảy ra trên mảnh đất tự do!
Ngày 9 tháng 6, HBO Max thông báo ngưng chiếu phim Gone with the Wind trên băng tần của họ. May mà di sản tác giả và tác phẩm của Cuốn Theo Chiều Gió không bị thiêu đốt như sau tháng 4/1975 tại Sài Gòn.
Bàn chuyện chính trị ở Hoa Kỳ rất phức tạp, phe nầy phe nọ, kẻ bênh vực, người chống đối “miệng lưỡi thế gian, trăm đường lắt léo” khó phân biệt và phức tạp vì vậy tôi không đề cập. Đôi khi “chuyện làng mang vào nhà” vợ chồng, bạn bè thân tín tranh cãi, bất đồng quan điểm dẫn đến bất hòa thì chuyện xảy ra trên chính trường Hoa Kỳ như lằn ranh của hai bờ chiến tuyến.
Trở lại tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió, nhà văn Margaret M. Mitchell rất tinh tế khi dẫn dắt qua từng mẩu chuyện, chẳng có gì đào sâu nạn kỳ thị chủng tộc nhưng sự tị hiềm nên “bé xé ra to”.
Thiện tai!
(Little Saigon 7/7/2020. Viết trong cơn đại dịch)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Thu Thảo
10 Điều Mọi Người Thường Hiểu Sai Về Mọt Sách!
Ybox
"Mọt sách" là một cụm từ được nhiều người sử dụng phổ biến để chỉ những người chăm học và hay đọc sách. Vậy nhưng, có nhiều thứ mọi người thường hiểu nhầm, hiểu sai về những người được gọi là "mọt sách".
"Mọt sách" là phải đầu to mắt cận.
Từ trước đến nay, mọi người vẫn thường hình dung "mọt sách" là phải đầu to, mắt cận. Nghĩa là phải nhìn sao cho hiền hiền, học thức và đặc biệt là phải đeo một cái kính dày bằng đít chai. Dĩ nhiên, theo suy luận chung là đọc nhiều sách thì mắt sẽ cận, điều này đúng với số đông chứ không đúng với tất cả mọi người.
Bởi lẽ "đầu to, mắt cận" thuộc về diện mạo, và diện mạo của mỗi người là khác nhau. Có người có khuôn mặt phúc hậu, có người lại có khuôn mặt dạn dày sương gió... Và đặc biệt, không phải những ai đọc nhiều sách thì mắt đều cận. Bởi lẽ cận thị là một tật khúc xạ của mắt, nguyên nhân do đọc sách, làm việc với laptop không đúng cách... Có rất nhiều "mọt sách" giữ gìn tốt đôi mắt của mình, nên vẫn không phải đeo kính. Bởi vậy, "mọt sách" là phải đầu to mắt cận là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
"Mọt sách" là những người suốt ngày chỉ biết học và học.
Nhắc đến "mọt sách", chúng ta thường nghĩ "mọt sách" là những người suốt ngày chỉ biết học và học, những "con nhà người ta" học giỏi trong "truyền thuyết". Điều này cũng không hoàn toàn đúng, bởi lẽ "mọt sách" đâu có nghĩa chỉ đọc sách giáo khoa và phải học giỏi. "Mọt sách" ám chỉ những người yêu sách và có sở thích, thói quen đọc sách. Sách ở đây bao gồm rất nhiều thể loại, có thể là sách kỹ năng, kinh doanh, tự lực (self-help), có thể là tiểu thuyết, truyện dài, có thể là tản văn, tùy bút, hồi ký, có thể là sách triết học, khoa học, lịch sử, văn hóa... Nếu sử dụng từ "học" theo nghĩa hẹp, nghĩa là học hành ở trường lớp, thì đọc những cuốn sách đa thể loại như bên trên không thể gọi là "học" được. Và bởi vậy, những "mọt sách" không nhất thiết phải học giỏi dù họ có thể có một độ am hiểu nhất định trong những lĩnh vực mà mình quan tâm.
"Mọt sách" không bao giờ nói bậy.
Một suy nghĩ khác chúng ta thường gán cho "mọt sách", đó là "mọt sách" không bao giờ nói bậy. Suy nghĩ này hình thành do hai sai lầm kể trên, đó là "mọt sách" thường ngoan ngoan hiền hiền và học giỏi nên họ sẽ không bao giờ nói bậy. Sự thực thì, nói bậy không xấu như mọi người nghĩ. Bởi lẽ đó là khẩu ngữ đời thường, dù nói bậy liên tục khi mở miệng thì rất phản cảm nhưng thỉnh thoảng dùng những từ nói bậy để bộc lộ cảm xúc thì cũng là một cách giải tỏa căng thẳng đã được khoa học chứng minh. Nhiều nhà văn còn đưa những từ ngữ bậy bạ vào trong tác phẩm của mình, đó chính là J. D. Salinger với The Catcher in the Rye. Tương tự như vậy, những "mọt sách" họ cũng là con người sống cùng trong đời sống của chúng ta, họ cũng có nhu cầu và thói quen nói bậy. Bởi vậy, nếu một ngày nào đó bạn thấy một "mọt sách" nói bậy thì cũng đừng quá đỗi ngạc nhiên hay chỉ trích họ là vô văn hóa, không đáng mặt "mọt sách" nhé.
"Mọt sách" là những đứa hướng nội, ít nói
Nhìn chung thì đa số "mọt sách" là những đứa hướng nội, ít nói, nhưng đó không phải là tất cả. Theo tâm lý học, những người hướng nội (introvert) là những người có xu hướng "nạp năng lượng" bằng những hoạt động nội tâm, khi ở một mình như suy nghĩ, đọc sách, viết, âm nhạc, mày mò, chơi game... Chính vì những lẽ đó, đa số những người hướng nội đều thích đọc sách và ngược lại, đa số những "mọt sách" đều hướng nội. Tuy nhiên, cũng có những người hướng ngoại (extrovert) thích đọc sách.
Dù có xu hướng "nạp năng lượng" thông qua những hoạt động ngoài trời, xã hội, cộng đồng như giao lưu, giao tiếp, tiệc tùng, thể thao... thì họ cũng có thể có thói quen và sở thích đọc sách. Khác với những người hướng nội, đọc sách là sở thích, đa số những người hướng ngoại thực dụng hơn, họ đọc sách với một mục đích nào đó, ví dụ như tìm hiểu một người nổi tiếng, đọc một cuốn sách nổi tiếng đang được truyền thông nhắc đến, đọc để có được kiến thức, hiểu biết cho công việc, lĩnh vực mình quan tâm... Những người hướng ngoại có thể không thích nằm ở nhà đọc sách như những người hướng nội nhưng điều đó không có nghĩa họ dành ít thời gian cho việc đọc sách hơn những người hướng nội. Họ thường đọc sách tại những quán cafe, trên nhà ga hoặc xe bus, tàu điện, khi đi máy bay, khi đi du lịch, picnic hoặc khi tham gia các hoạt động ngoại khóa. Với đặc điểm tính cách thích giao lưu, giao tiếp, những "mọt sách" hướng ngoại chắc chắn sẽ không ít nói mà ngược lại, không ngừng kể, chia sẻ, thuyết giảng về những gì học đọc được.
"Mọt sách" chỉ thích đọc sách, không thích bất cứ thứ gì khác
"Mọt sách" là phải thích sách và "mọt sách" chỉ thích sách, không thích bất cứ thứ gì khác", là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và có thể nói là sai lầm nhất trong 10 điều mọi người thường hiểu sai về "mọt sách". Bởi lẽ, "mọt sách" cũng là con người với những tính cách, sở thích đa dạng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường sống xung quanh. Việc "mọt sách" thích đọc sách, thậm chí là yêu đọc sách, là điều hoàn toàn đúng nhưng nếu như chỉ thích đọc sách, không thích bất cứ thứ gì khác là điều hoàn toàn sai lầm. Một "mọt sách" có thể vừa là "mọt sách" vừa là "mọt phim", thậm chí là "mọt game" và mọt đủ thứ. Nhiều "mọt sách" lại thích kinh doanh, như Bill Gates chẳng hạn, trong khi đó Clint Dempsey vừa yêu bóng đá vừa yêu đọc sách. Những "mọt sách" có thể còn có nhiều đam mê khác bên cạnh việc đọc sách, ví dụ như hội họa, âm nhạc, kinh doanh, chế tạo, khiêu vũ... hay đơn giản hơn, họ cũng thích những gì mà tất cả mọi người đều thích, đó là tình yêu. Bởi vậy, rõ ràng suy nghĩ "mọt sách" chỉ thích sách, không thích bất cứ thứ gì khác" là hoàn toàn sai lầm.
"Mọt sách" là cái gì cũng biết, có thể tính một phép toán vô cùng phức tạp trong nháy mắt
Cũng bởi "mọt sách" là những người đọc nhiều, hiểu rộng, lại thường bị hiểu lầm là những người cần cù, học giỏi, thông minh nên mọi người thường cho rằng "mọt sách" là cái gì cũng biết, có thể tính một phép toán vô cùng phức tạp trong nháy mắt. Điều này là không đúng. Có những "mọt sách" rất thông minh và do đọc nhiều, nhớ nhiều nên kiến thức, tầm hiểu biết rất rộng. Tuy nhiên cũng có những "mọt sách" đọc đơn thuần là để giải trí, hoặc đọc quá nhiều mà quên cũng quá nhiều.
Hơn nữa, kiến thức vô cùng rộng, tựa như một đại dương bao la trong khi kiến thức, tầm hiểu biết của một con người là có giới hạn, tựa như giọt nước giữa đại dương ấy. Arthur Conan Doyle - tác giả của Sherlock Holmes từng trả lời rằng ông không biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời (và ông cũng nói rằng mình không cần biết điều đó vì nó không ảnh hưởng đến đời sống và sáng tác của ông). Tương tự như kiến thức, công việc tính toán nằm trong sự phát triển của não trái - vùng não dành cho tính toán, logic, ngôn ngữ, lập trình... Không phải "mọt sách" nào cũng thiên về não trái và giỏi những môn học tự nhiên như toán, lý, hóa. Bởi vậy, bắt những "mọt sách" ấy tính một phép toán đơn giản còn khó chứ đừng nói rằng một phép toán vô cùng phức tạp trong nháy mắt. Có lẽ việc tính một phép toán vô cùng phức tạp trong nháy mắt là khả năng của "con nhà người ta", của những thần đồng toán học, không phải của "mọt sách".
"Mọt sách" toàn là học sinh, sinh viên
Cũng bắt nguồn từ suy nghĩ rằng "mọt sách" là phải học giỏi, đầu to mắt cận nên đa số mọi người cho rằng "mọt sách" toàn là học sinh, sinh viên. Điều này cũng hoàn toàn sai, bởi lẽ "mọt sách" có thể là bất cứ người trong độ tuổi nào đó, từ một cậu bé vừa mới biết đọc chữ đến một cụ già ngoài 70. Như đã nói ở trên, "mọt sách" là những người yêu đọc sách, với đủ thể loại sách khác nhau. Bởi vậy, những "mọt sách" cũng có thể ở bất cứ độ tuổi nào chứ không riêng gì học sinh, sinh viên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, "mọt sách" ở độ tuổi học sinh có xu hướng đọc tiểu thuyết tình cảm, phiêu lưu, kinh dị, khoa học viễn tưởng; "mọt sách" ở độ tuổi sinh viên có xu hướng đọc sách kinh doanh, tự lực (self-help), tiểu thuyết trinh thám, tình cảm... Những "mọt sách" ở độ tuổi trung niên thường đọc những cuốn sách về kinh doanh, chuyên môn, gia đình, sách về doanh nhân, hồi ký... Còn những "mọt sách" đã có tuổi, rơi vào khoảng 60, 70 tuổi thường đọc sách về lịch sử, văn hóa, sức khỏe. Có lẽ suy nghĩ sai lầm rằng "mọt sách" toàn là học sinh, sinh viên sinh ra là bởi cụm từ "mọt sách" thường được chúng ta sử dụng khi còn là học sinh, sinh viên.
"Mọt sách" giữ gìn sách hơn cả mạng sống của mình
Giữ gìn sách tất nhiên là một đức tính tốt của "mọt sách". Có nhiều "mọt sách" giữ gìn sách vô cùng cẩn thận với nhiều quy tắc chặt chẽ, nghiêm ngặt để giữ sách như mới, ví dụ như khi ngừng đọc phải dùng đánh dấu sách (bookmark) thay vì gấp trang hay úp sách xuống, đọc không được giở sách quá 90 độ, không được để gãy gáy, quăn mép, không được để sách bám bụi, hoen ố... Tuy nhiên, nói "mọt sách" giữ gìn sách hơn cả mạng sống mình là không hoàn toàn đúng và chỉ là một cách nói quá lên mà thôi. Bởi lẽ, cũng còn có nhiều "mọt sách" không bảo quản, giữ gìn sách quá khó tính như vậy.
Họ cho rằng thứ quý giá của sách là ở kiến thức bên trong, không phải hình thức bên ngoài. Lại có nhiều "mọt sách" có sở thích đọc và sưu tầm sách cũ, bởi vậy họ sẽ để cho sách càng "cũ" càng tốt. Ngay cả những "mọt sách" có tính giữ gìn, bảo quản sách vô cùng cẩn thận, cũng đôi khi không may họ làm cho cuốn sách của mình hư hỏng. Dù rất tiếc nuối nhưng việc gì xảy ra cũng đã xảy ra rồi, chỉ còn biết chấp nhận mà thôi. Hay cũng có trường hợp "mọt sách" cho bạn bè mượn sách và bạn bè làm hư hỏng, hay thậm chí làm mất cuốn sách họ rất quý hay những cuốn sách hiếm, dù rất tiếc và rất buồn, họ cũng sẽ bỏ qua cho bạn bè bởi đâu thể vì một cuốn sách mà làm mất đi thứ quý giá như tình bạn được, đúng không?
"Mọt sách" chỉ kết bạn với những "mọt sách" khác
Đúng là những người có cùng sở thích thường chơi chung với nhau, và với việc phát triển của mạng xã hội và internet như bây giờ, có nhiều hội nhóm, cộng đồng, diễn đàn của những người có sở thích khác nhau như game, thể thao, vẽ vời, đánh đàn... đã được thành lập và thu hút nhiều người tham gia. "Mọt sách" cũng vậy, cũng thường tham gia và kết bạn với những người cùng chung sở thích nhưng "mọt sách" chỉ kết bạn với những "mọt sách" khác là điều không đúng. Bởi lẽ dù rằng bạn bè là có thể chọn lựa, nhưng tình bạn là một thứ tình cảm hồn nhiên, trong sáng, không vụ lợi. Đặc biệt, những người đọc sách lại càng hiểu và trân trọng điều này hơn. Những "mọt sách" đâu thể không chơi với đứa bạn chơi cùng 12 năm từ nhỏ chỉ vì đứa bạn đó không có thói quen đọc sách. Thực tế rằng việc kết bạn mới cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, không chỉ cùng chung sở thích không thôi. Một tình bạn mới có thể nảy sinh khi hai người đi cùng trên chuyến tàu, học cùng một lớp đại học, làm cùng một cơ quan, hay "khó tính" hơn là nảy sinh khi hai người cùng nhau vượt qua khó khăn trong chuyện gì đó (công việc, cuộc đua, chiến tranh...). Một "mọt sách" khi ra chiến trường đâu thể không kết bạn với những đồng đội vào sinh ra tử, chia sẻ từ bát cơm đến miếng lương khô với nhau, ở bên nhau trong cơn đau ốm, bị thương...chỉ bởi vì người đồng đội đó không thích đọc sách? Bởi vậy, suy nghĩ "mọt sách" chỉ kết bạn với những "mọt sách" khác là hết sức sai lầm.
"Mọt sách" luôn ôm khư khư một quyển sách bên người
Và suy nghĩ sai lầm cuối cùng trong 10 điều mọi người thường hiểu sai về "mọt sách" đó chính là "mọt sách" luôn ôm khư khư một quyển sách bên người. Điều này có thể đúng vào ngày xưa, nhưng không còn đúng cho tới thời điểm hiện tại. Bởi lẽ ở thời đại công nghệ số này, việc đọc sách điện tử (ebook) đã quá đỗi phát triển. Những "mọt sách" có thể đọc sách điện tử trên các thiết bị chuyên biệt cho đọc sách như Kindle, Ebook Reader...hay thậm chí là ngay trên những chiếc smart phone, máy tính bảng của mình.
Các hệ điều hành như iOS, Android hay Window Phone, Blackberry OS10... hiện nay đều có phần mềm để đọc những file sách điện tử. Nhiều tác phẩm văn học mới khi ra mắt cũng ra mắt dưới dạng sách điện tử và đem về doanh thu lớn hơn sách giấy trong khi tiết kiệm chi phí hơn. Những đầu sách cũ, kinh điển cũng đều đã số hóa và có mặt trong những thư viện sách điện tử. Bởi vậy, nếu thấy một người nào đó đang "cắm mặt" vào smart phone hay máy tính bảng thì đừng vội nghĩ họ là những người sống ảo, đang lướt Facebook mà rất có thể đó là một "mọt sách" đang đọc một đầu sách điện tử kinh điển
Trên là 10 điều mọi người thường hiểu sai về "mọt sách". Đọc sách là một thói quen bổ ích và là một đức tính quý giá, đừng vì những thành kiến sai lầm của mọi người xung quanh ngăn cản bạn đến với con đường của tri thức.
Theo Anh Đinh
Nguồn: http://toplist.vn
10 Điều Mọi Người Thường Hiểu Sai Về Mọt Sách!
Ybox
"Mọt sách" là một cụm từ được nhiều người sử dụng phổ biến để chỉ những người chăm học và hay đọc sách. Vậy nhưng, có nhiều thứ mọi người thường hiểu nhầm, hiểu sai về những người được gọi là "mọt sách".
"Mọt sách" là phải đầu to mắt cận.
Từ trước đến nay, mọi người vẫn thường hình dung "mọt sách" là phải đầu to, mắt cận. Nghĩa là phải nhìn sao cho hiền hiền, học thức và đặc biệt là phải đeo một cái kính dày bằng đít chai. Dĩ nhiên, theo suy luận chung là đọc nhiều sách thì mắt sẽ cận, điều này đúng với số đông chứ không đúng với tất cả mọi người.
Bởi lẽ "đầu to, mắt cận" thuộc về diện mạo, và diện mạo của mỗi người là khác nhau. Có người có khuôn mặt phúc hậu, có người lại có khuôn mặt dạn dày sương gió... Và đặc biệt, không phải những ai đọc nhiều sách thì mắt đều cận. Bởi lẽ cận thị là một tật khúc xạ của mắt, nguyên nhân do đọc sách, làm việc với laptop không đúng cách... Có rất nhiều "mọt sách" giữ gìn tốt đôi mắt của mình, nên vẫn không phải đeo kính. Bởi vậy, "mọt sách" là phải đầu to mắt cận là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
"Mọt sách" là những người suốt ngày chỉ biết học và học.
Nhắc đến "mọt sách", chúng ta thường nghĩ "mọt sách" là những người suốt ngày chỉ biết học và học, những "con nhà người ta" học giỏi trong "truyền thuyết". Điều này cũng không hoàn toàn đúng, bởi lẽ "mọt sách" đâu có nghĩa chỉ đọc sách giáo khoa và phải học giỏi. "Mọt sách" ám chỉ những người yêu sách và có sở thích, thói quen đọc sách. Sách ở đây bao gồm rất nhiều thể loại, có thể là sách kỹ năng, kinh doanh, tự lực (self-help), có thể là tiểu thuyết, truyện dài, có thể là tản văn, tùy bút, hồi ký, có thể là sách triết học, khoa học, lịch sử, văn hóa... Nếu sử dụng từ "học" theo nghĩa hẹp, nghĩa là học hành ở trường lớp, thì đọc những cuốn sách đa thể loại như bên trên không thể gọi là "học" được. Và bởi vậy, những "mọt sách" không nhất thiết phải học giỏi dù họ có thể có một độ am hiểu nhất định trong những lĩnh vực mà mình quan tâm.
"Mọt sách" không bao giờ nói bậy.
Một suy nghĩ khác chúng ta thường gán cho "mọt sách", đó là "mọt sách" không bao giờ nói bậy. Suy nghĩ này hình thành do hai sai lầm kể trên, đó là "mọt sách" thường ngoan ngoan hiền hiền và học giỏi nên họ sẽ không bao giờ nói bậy. Sự thực thì, nói bậy không xấu như mọi người nghĩ. Bởi lẽ đó là khẩu ngữ đời thường, dù nói bậy liên tục khi mở miệng thì rất phản cảm nhưng thỉnh thoảng dùng những từ nói bậy để bộc lộ cảm xúc thì cũng là một cách giải tỏa căng thẳng đã được khoa học chứng minh. Nhiều nhà văn còn đưa những từ ngữ bậy bạ vào trong tác phẩm của mình, đó chính là J. D. Salinger với The Catcher in the Rye. Tương tự như vậy, những "mọt sách" họ cũng là con người sống cùng trong đời sống của chúng ta, họ cũng có nhu cầu và thói quen nói bậy. Bởi vậy, nếu một ngày nào đó bạn thấy một "mọt sách" nói bậy thì cũng đừng quá đỗi ngạc nhiên hay chỉ trích họ là vô văn hóa, không đáng mặt "mọt sách" nhé.
"Mọt sách" là những đứa hướng nội, ít nói
Nhìn chung thì đa số "mọt sách" là những đứa hướng nội, ít nói, nhưng đó không phải là tất cả. Theo tâm lý học, những người hướng nội (introvert) là những người có xu hướng "nạp năng lượng" bằng những hoạt động nội tâm, khi ở một mình như suy nghĩ, đọc sách, viết, âm nhạc, mày mò, chơi game... Chính vì những lẽ đó, đa số những người hướng nội đều thích đọc sách và ngược lại, đa số những "mọt sách" đều hướng nội. Tuy nhiên, cũng có những người hướng ngoại (extrovert) thích đọc sách.
Dù có xu hướng "nạp năng lượng" thông qua những hoạt động ngoài trời, xã hội, cộng đồng như giao lưu, giao tiếp, tiệc tùng, thể thao... thì họ cũng có thể có thói quen và sở thích đọc sách. Khác với những người hướng nội, đọc sách là sở thích, đa số những người hướng ngoại thực dụng hơn, họ đọc sách với một mục đích nào đó, ví dụ như tìm hiểu một người nổi tiếng, đọc một cuốn sách nổi tiếng đang được truyền thông nhắc đến, đọc để có được kiến thức, hiểu biết cho công việc, lĩnh vực mình quan tâm... Những người hướng ngoại có thể không thích nằm ở nhà đọc sách như những người hướng nội nhưng điều đó không có nghĩa họ dành ít thời gian cho việc đọc sách hơn những người hướng nội. Họ thường đọc sách tại những quán cafe, trên nhà ga hoặc xe bus, tàu điện, khi đi máy bay, khi đi du lịch, picnic hoặc khi tham gia các hoạt động ngoại khóa. Với đặc điểm tính cách thích giao lưu, giao tiếp, những "mọt sách" hướng ngoại chắc chắn sẽ không ít nói mà ngược lại, không ngừng kể, chia sẻ, thuyết giảng về những gì học đọc được.
"Mọt sách" chỉ thích đọc sách, không thích bất cứ thứ gì khác
"Mọt sách" là phải thích sách và "mọt sách" chỉ thích sách, không thích bất cứ thứ gì khác", là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và có thể nói là sai lầm nhất trong 10 điều mọi người thường hiểu sai về "mọt sách". Bởi lẽ, "mọt sách" cũng là con người với những tính cách, sở thích đa dạng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường sống xung quanh. Việc "mọt sách" thích đọc sách, thậm chí là yêu đọc sách, là điều hoàn toàn đúng nhưng nếu như chỉ thích đọc sách, không thích bất cứ thứ gì khác là điều hoàn toàn sai lầm. Một "mọt sách" có thể vừa là "mọt sách" vừa là "mọt phim", thậm chí là "mọt game" và mọt đủ thứ. Nhiều "mọt sách" lại thích kinh doanh, như Bill Gates chẳng hạn, trong khi đó Clint Dempsey vừa yêu bóng đá vừa yêu đọc sách. Những "mọt sách" có thể còn có nhiều đam mê khác bên cạnh việc đọc sách, ví dụ như hội họa, âm nhạc, kinh doanh, chế tạo, khiêu vũ... hay đơn giản hơn, họ cũng thích những gì mà tất cả mọi người đều thích, đó là tình yêu. Bởi vậy, rõ ràng suy nghĩ "mọt sách" chỉ thích sách, không thích bất cứ thứ gì khác" là hoàn toàn sai lầm.
"Mọt sách" là cái gì cũng biết, có thể tính một phép toán vô cùng phức tạp trong nháy mắt
Cũng bởi "mọt sách" là những người đọc nhiều, hiểu rộng, lại thường bị hiểu lầm là những người cần cù, học giỏi, thông minh nên mọi người thường cho rằng "mọt sách" là cái gì cũng biết, có thể tính một phép toán vô cùng phức tạp trong nháy mắt. Điều này là không đúng. Có những "mọt sách" rất thông minh và do đọc nhiều, nhớ nhiều nên kiến thức, tầm hiểu biết rất rộng. Tuy nhiên cũng có những "mọt sách" đọc đơn thuần là để giải trí, hoặc đọc quá nhiều mà quên cũng quá nhiều.
Hơn nữa, kiến thức vô cùng rộng, tựa như một đại dương bao la trong khi kiến thức, tầm hiểu biết của một con người là có giới hạn, tựa như giọt nước giữa đại dương ấy. Arthur Conan Doyle - tác giả của Sherlock Holmes từng trả lời rằng ông không biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời (và ông cũng nói rằng mình không cần biết điều đó vì nó không ảnh hưởng đến đời sống và sáng tác của ông). Tương tự như kiến thức, công việc tính toán nằm trong sự phát triển của não trái - vùng não dành cho tính toán, logic, ngôn ngữ, lập trình... Không phải "mọt sách" nào cũng thiên về não trái và giỏi những môn học tự nhiên như toán, lý, hóa. Bởi vậy, bắt những "mọt sách" ấy tính một phép toán đơn giản còn khó chứ đừng nói rằng một phép toán vô cùng phức tạp trong nháy mắt. Có lẽ việc tính một phép toán vô cùng phức tạp trong nháy mắt là khả năng của "con nhà người ta", của những thần đồng toán học, không phải của "mọt sách".
"Mọt sách" toàn là học sinh, sinh viên
Cũng bắt nguồn từ suy nghĩ rằng "mọt sách" là phải học giỏi, đầu to mắt cận nên đa số mọi người cho rằng "mọt sách" toàn là học sinh, sinh viên. Điều này cũng hoàn toàn sai, bởi lẽ "mọt sách" có thể là bất cứ người trong độ tuổi nào đó, từ một cậu bé vừa mới biết đọc chữ đến một cụ già ngoài 70. Như đã nói ở trên, "mọt sách" là những người yêu đọc sách, với đủ thể loại sách khác nhau. Bởi vậy, những "mọt sách" cũng có thể ở bất cứ độ tuổi nào chứ không riêng gì học sinh, sinh viên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, "mọt sách" ở độ tuổi học sinh có xu hướng đọc tiểu thuyết tình cảm, phiêu lưu, kinh dị, khoa học viễn tưởng; "mọt sách" ở độ tuổi sinh viên có xu hướng đọc sách kinh doanh, tự lực (self-help), tiểu thuyết trinh thám, tình cảm... Những "mọt sách" ở độ tuổi trung niên thường đọc những cuốn sách về kinh doanh, chuyên môn, gia đình, sách về doanh nhân, hồi ký... Còn những "mọt sách" đã có tuổi, rơi vào khoảng 60, 70 tuổi thường đọc sách về lịch sử, văn hóa, sức khỏe. Có lẽ suy nghĩ sai lầm rằng "mọt sách" toàn là học sinh, sinh viên sinh ra là bởi cụm từ "mọt sách" thường được chúng ta sử dụng khi còn là học sinh, sinh viên.
"Mọt sách" giữ gìn sách hơn cả mạng sống của mình
Giữ gìn sách tất nhiên là một đức tính tốt của "mọt sách". Có nhiều "mọt sách" giữ gìn sách vô cùng cẩn thận với nhiều quy tắc chặt chẽ, nghiêm ngặt để giữ sách như mới, ví dụ như khi ngừng đọc phải dùng đánh dấu sách (bookmark) thay vì gấp trang hay úp sách xuống, đọc không được giở sách quá 90 độ, không được để gãy gáy, quăn mép, không được để sách bám bụi, hoen ố... Tuy nhiên, nói "mọt sách" giữ gìn sách hơn cả mạng sống mình là không hoàn toàn đúng và chỉ là một cách nói quá lên mà thôi. Bởi lẽ, cũng còn có nhiều "mọt sách" không bảo quản, giữ gìn sách quá khó tính như vậy.
Họ cho rằng thứ quý giá của sách là ở kiến thức bên trong, không phải hình thức bên ngoài. Lại có nhiều "mọt sách" có sở thích đọc và sưu tầm sách cũ, bởi vậy họ sẽ để cho sách càng "cũ" càng tốt. Ngay cả những "mọt sách" có tính giữ gìn, bảo quản sách vô cùng cẩn thận, cũng đôi khi không may họ làm cho cuốn sách của mình hư hỏng. Dù rất tiếc nuối nhưng việc gì xảy ra cũng đã xảy ra rồi, chỉ còn biết chấp nhận mà thôi. Hay cũng có trường hợp "mọt sách" cho bạn bè mượn sách và bạn bè làm hư hỏng, hay thậm chí làm mất cuốn sách họ rất quý hay những cuốn sách hiếm, dù rất tiếc và rất buồn, họ cũng sẽ bỏ qua cho bạn bè bởi đâu thể vì một cuốn sách mà làm mất đi thứ quý giá như tình bạn được, đúng không?
"Mọt sách" chỉ kết bạn với những "mọt sách" khác
Đúng là những người có cùng sở thích thường chơi chung với nhau, và với việc phát triển của mạng xã hội và internet như bây giờ, có nhiều hội nhóm, cộng đồng, diễn đàn của những người có sở thích khác nhau như game, thể thao, vẽ vời, đánh đàn... đã được thành lập và thu hút nhiều người tham gia. "Mọt sách" cũng vậy, cũng thường tham gia và kết bạn với những người cùng chung sở thích nhưng "mọt sách" chỉ kết bạn với những "mọt sách" khác là điều không đúng. Bởi lẽ dù rằng bạn bè là có thể chọn lựa, nhưng tình bạn là một thứ tình cảm hồn nhiên, trong sáng, không vụ lợi. Đặc biệt, những người đọc sách lại càng hiểu và trân trọng điều này hơn. Những "mọt sách" đâu thể không chơi với đứa bạn chơi cùng 12 năm từ nhỏ chỉ vì đứa bạn đó không có thói quen đọc sách. Thực tế rằng việc kết bạn mới cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, không chỉ cùng chung sở thích không thôi. Một tình bạn mới có thể nảy sinh khi hai người đi cùng trên chuyến tàu, học cùng một lớp đại học, làm cùng một cơ quan, hay "khó tính" hơn là nảy sinh khi hai người cùng nhau vượt qua khó khăn trong chuyện gì đó (công việc, cuộc đua, chiến tranh...). Một "mọt sách" khi ra chiến trường đâu thể không kết bạn với những đồng đội vào sinh ra tử, chia sẻ từ bát cơm đến miếng lương khô với nhau, ở bên nhau trong cơn đau ốm, bị thương...chỉ bởi vì người đồng đội đó không thích đọc sách? Bởi vậy, suy nghĩ "mọt sách" chỉ kết bạn với những "mọt sách" khác là hết sức sai lầm.
"Mọt sách" luôn ôm khư khư một quyển sách bên người
Và suy nghĩ sai lầm cuối cùng trong 10 điều mọi người thường hiểu sai về "mọt sách" đó chính là "mọt sách" luôn ôm khư khư một quyển sách bên người. Điều này có thể đúng vào ngày xưa, nhưng không còn đúng cho tới thời điểm hiện tại. Bởi lẽ ở thời đại công nghệ số này, việc đọc sách điện tử (ebook) đã quá đỗi phát triển. Những "mọt sách" có thể đọc sách điện tử trên các thiết bị chuyên biệt cho đọc sách như Kindle, Ebook Reader...hay thậm chí là ngay trên những chiếc smart phone, máy tính bảng của mình.
Các hệ điều hành như iOS, Android hay Window Phone, Blackberry OS10... hiện nay đều có phần mềm để đọc những file sách điện tử. Nhiều tác phẩm văn học mới khi ra mắt cũng ra mắt dưới dạng sách điện tử và đem về doanh thu lớn hơn sách giấy trong khi tiết kiệm chi phí hơn. Những đầu sách cũ, kinh điển cũng đều đã số hóa và có mặt trong những thư viện sách điện tử. Bởi vậy, nếu thấy một người nào đó đang "cắm mặt" vào smart phone hay máy tính bảng thì đừng vội nghĩ họ là những người sống ảo, đang lướt Facebook mà rất có thể đó là một "mọt sách" đang đọc một đầu sách điện tử kinh điển
Trên là 10 điều mọi người thường hiểu sai về "mọt sách". Đọc sách là một thói quen bổ ích và là một đức tính quý giá, đừng vì những thành kiến sai lầm của mọi người xung quanh ngăn cản bạn đến với con đường của tri thức.
Theo Anh Đinh
Nguồn: http://toplist.vn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez – Sự kết hợp giữa sáng tạo và song chiếu huyền thoại
Reviewsach
Trăm năm cô đơn, cuốn tiểu thuyết đã góp phần mang đến giải Nobel Văn học danh giá vào năm 1982 cho nhà văn người Colombia: Gabriel Garcia Marquez. Cả câu chuyện là nỗi cô đơn vô tận kéo dài suốt trăm năm của một dòng họ mang nặng mặc cảm cùng những lỗi lầm thời tiên tổ về lời nguyền dành cho những cuộc hôn nhân cận huyết: đứa trẻ sinh ra sẽ mang đuôi lợn trên hòn đảo Macondo.
Sách - Cuốn Tiểu Thuyết Xuất Sắc Và Ảnh Hưởng: Trăm Năm Cô Đơn [Nhã Nam]
Từ cốt truyện chính như vậy, G. Marquez đã xây dựng lên cả một làng Macondo rộng lớn với khoảng 60 nhân vật cùng một hệ thống quan hệ chằng chịt giữa họ trong cây gia phả của dòng họ Buendya. Với sự kết hợp giữa sáng tạo và song chiếu huyền thoại đầy độc đáo, mỗi mẫu hình ấy xuất hiện ở Trăm năm cô đơn từ con người cho đến không gian, bối cảnh đều mang đậm tính huyền thoại cùng tầng sâu ẩn dụ. Để từ mỗi hình ảnh đó, giải mã yếu tố huyền thoại, độc giả như thấy được, không chỉ là cách tân, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết mà còn là cách nhìn nhận con người hết sức hiện sinh của tác giả Gabriel Garcia Marquez.
Song chiếu huyền thoại trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Trước hết, Trăm năm cô đơn là một sự song chiếu huyền thoại: song chiếu cuộc sống ở làng Macondo với cuộc sống đời thực, song chiếu với những sự kiện lịch sử từng xảy ra ở Colombia và Mỹ Latinh với những sự kiện diễn ra trong tiến trình 100 năm của gia tộc Buendya, song chiếu những nguyên mẫu con người có ngoài đời thực với sự hư cấu của con người tiểu thuyết và song chiếu giữa những con người trong gia tộc Buendya với nhau.
Cái có thực trong thời gian ra đời Trăm năm cô đơn vào 1928, khu vực Mỹ La Tinh vốn là một khu vực cổ hủ, lạ hậu. Nhưng khi song chiếu lên làng Macondo, sự cổ hủ, lạc hậu ấy đã được phóng đại, huyền thoại hóa trở nên hư ảo. Những vật dụng hết sức thường nhật và được phổ biến trên thế giới như nam châm, kính lúp, la bàn, nước đá (thời kì đầu), máy hát, xe lửa (thời kì sau)…, được người digan hay đám tư bản mang tới làng Macondo lại trở thành những thứ phù phép, phép màu đối với dân làng ở đây.
Những sự kiện lịch sử, chính trị từng xảy ra ở mảnh đất Gabriel Garcia Marquez sinh sống được tác giả tái hiện trong tác phẩm chân thực tới từng chi tiết. Công cuộc vượt núi băng rừng khai khẩn làng Macondo của cụ tổ gia tộc Buendya; cuộc nội chiến khốc liệt, triền miên giữa hai phe phái: một bên là phái Bảo hoàng, một bên là những người thuộc phái Tự do. Và cuộc chiến tranh này được phản ảnh gần như trong suốt cuộc đời đại tá Aureliano.
Nhưng ngay chính trong những sự kiện bám sát theo tiến trình phát triển của lịch sử đó cũng ẩn chứa những yếu tố huyền thoại được song chiếu vào tác phẩm. Hành trình vượt núi băng rừng, rồi lại vượt rừng băng núi từ làng Macondo về đời thực của cụ tổ Buendya là câu chuyện như lạc vào một mê cung với những yếu tó hoang đường, hư ảo. Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của đại tá Aureliano khiến ông trở thành huyền thoại, là một trở ngại cho nhà cầm quyền nhưng trong suốt quá trình hoạt động, những trận chiến nổ ra do ông đứng đầu gần như lại chỉ có bại mà không có thắng. Để đến cuối cùng là thất bại hoàn toàn về mặt tinh thần của đại tá Aureliano khi ông chính thức thu mình lại trong cõi cô đơn nơi xưởng kim hoàn chế tác những con cá vàng của ông.
Và hơn cả, sự song chiếu huyền thoại trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn còn là sự song chiếu của chính các huyền thoại trong câu chuyện với nhau. Huyền thoại về gia tộc Buendya, mở đầu bằng sự loạn luân với kết cục đẻ ra đưa con có chiếc đuôi lợn; kết thúc cũng bằng sự loạn luân với đứa con của Aureliano Babilonia và Amaranta Ucsula mang chiếc đuôi lợn.
Trong bóng hình của những người con, người cháu, những người sống ở hiện tại luôn mang hình dáng của người đi trước, người đã khuất qua cách đặt tên bằng những cái tên đã trở thành luật bất thành văn của gia tộc Buendya: Accadio, Aureliano cho con trai và Ucsula, Amaranta, Remediot cho con gái. Cách đặt tên như vậy làm nên tính tuần hoàn, một thứ thời gian lịch sử xoay vòng trong đời sống của gia tộc Buendya. Qua những cái tên ấy là những mảng ký ức đầy cô đơn suốt hơn 100 năm của cả một gia tộc. Mà ký ức ấy, những gì đã chìm vào dĩ vãng, các cái chết lại luôn chẳng ngủ yên, chúng sống trong những cái tên và hiện hữu ngay trong cuộc sống thực: Sự xuất hiện của bóng ma Prudenxio Aghila, Menkyadet, Hose Acadio Buendya…
Ngoài ra, sự song chiếu còn được thể hiện từ những hình tượng có thực ngoài đời được nhà văn tưởng tượng, đắp nên nó màu sắc huyền thoại đến mức tưởng như vô lý. Như trường hợp của Remediot – Người đẹp. Trong nguyên mẫu đời thực, Remediot không đẹp và cũng chỉ mang thân phận của một người hầu, sự mất tích của cô ta không ai biết là do đâu rồi cuối cùng cô ta đi đâu. Nhưng đến Trăm năm cô đơn, tác giả đã khoác lên nhân vật Remediot – Người đẹp một thân phận mới, nhan sắc mới cùng một sự biến mất đầy huyền ảo.
Bởi thế, với sự song chiếu huyền thoại, Gabriel Garcia Marquez trên nền những sự kiện lịch sử có thật, những con người có thật; ông đã đan cài chúng với những sự kiện, chi tiết hư cấu và tạo nên sử tính cho tiểu thuyết.
Sự sáng tạo huyền thoại của Gabriel Garcia Marquez
Trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, mỗi số phận trong dòng họ Buendya nói riêng, mỗi số phận và cả ngôi làng Macondo nói chung, bên cạnh việc là sự song chiếu huyền thoại, còn là những sáng tạo huyền thoại đặc sắc của tác giả.
Ở mẫu đề huyền thoại thông thường: sống – chết – phục sinh, Trăm năm cô đơn là mối tương quan phức tạp giữa cuộc sống và cái chết, giữa ký ức và sự lãng quên, giữa người sống và người chết, không gian và thời gian. Giữa ký ức của những người còn sống, người chết luôn luôn hiện diện, nói chuyện và sinh hoạt với người sống như chưa từng có cách biệt âm dương: sự đeo bám của bóng ma Prudenxio Aghila đến tận giây phút cuối đời của Hose Acadio Buendya, sự gặp gỡ giữa Menkyadet với những hậu duệ của gia tộc Buendya trong căn phòng của cụ hay sự trở lại của bóng ma Hose Acadio Buendya giữa cuộc sống hiện thực.
Tất cả làm nên tính đối trọng giữa một bên người chết được tái sinh trong hiện thực khi người sống vẫn luôn cần và nhớ đến họ. Nhưng bản thân những người đang sống lại hoàn toàn mất liên hệ với nhau. Hose Acadio bỏ đi với đoàn người digan biệt tăm biệt tích không một thông tin báo về, rồi anh đột ngột trở lại. Sau khi tự tay mình bắn chết chồng là Hose Acadio, Rebeca tự nhốt mình trong nhà, không bước chân ra ngoài, không tiếp xúc với xã hội; đến nỗi người ta lãng quên bà và tưởng bà đã chết dù Rebeca vẫn sống trong cộng đồng làng Macondo hay cách đại tá Aureliano nhốt mình trong xưởng kim hoàn, Hose Acadio Segundo nhốt mình trong căn phòng của Menkyadet giải mã bức mật thư chính như người sống đã chấp nhận bước chân vào căn phòng chết của gia tộc Buendya.
Reviewsach
Trăm năm cô đơn, cuốn tiểu thuyết đã góp phần mang đến giải Nobel Văn học danh giá vào năm 1982 cho nhà văn người Colombia: Gabriel Garcia Marquez. Cả câu chuyện là nỗi cô đơn vô tận kéo dài suốt trăm năm của một dòng họ mang nặng mặc cảm cùng những lỗi lầm thời tiên tổ về lời nguyền dành cho những cuộc hôn nhân cận huyết: đứa trẻ sinh ra sẽ mang đuôi lợn trên hòn đảo Macondo.
Sách - Cuốn Tiểu Thuyết Xuất Sắc Và Ảnh Hưởng: Trăm Năm Cô Đơn [Nhã Nam]
Từ cốt truyện chính như vậy, G. Marquez đã xây dựng lên cả một làng Macondo rộng lớn với khoảng 60 nhân vật cùng một hệ thống quan hệ chằng chịt giữa họ trong cây gia phả của dòng họ Buendya. Với sự kết hợp giữa sáng tạo và song chiếu huyền thoại đầy độc đáo, mỗi mẫu hình ấy xuất hiện ở Trăm năm cô đơn từ con người cho đến không gian, bối cảnh đều mang đậm tính huyền thoại cùng tầng sâu ẩn dụ. Để từ mỗi hình ảnh đó, giải mã yếu tố huyền thoại, độc giả như thấy được, không chỉ là cách tân, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết mà còn là cách nhìn nhận con người hết sức hiện sinh của tác giả Gabriel Garcia Marquez.
Song chiếu huyền thoại trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Trước hết, Trăm năm cô đơn là một sự song chiếu huyền thoại: song chiếu cuộc sống ở làng Macondo với cuộc sống đời thực, song chiếu với những sự kiện lịch sử từng xảy ra ở Colombia và Mỹ Latinh với những sự kiện diễn ra trong tiến trình 100 năm của gia tộc Buendya, song chiếu những nguyên mẫu con người có ngoài đời thực với sự hư cấu của con người tiểu thuyết và song chiếu giữa những con người trong gia tộc Buendya với nhau.
Cái có thực trong thời gian ra đời Trăm năm cô đơn vào 1928, khu vực Mỹ La Tinh vốn là một khu vực cổ hủ, lạ hậu. Nhưng khi song chiếu lên làng Macondo, sự cổ hủ, lạc hậu ấy đã được phóng đại, huyền thoại hóa trở nên hư ảo. Những vật dụng hết sức thường nhật và được phổ biến trên thế giới như nam châm, kính lúp, la bàn, nước đá (thời kì đầu), máy hát, xe lửa (thời kì sau)…, được người digan hay đám tư bản mang tới làng Macondo lại trở thành những thứ phù phép, phép màu đối với dân làng ở đây.
Những sự kiện lịch sử, chính trị từng xảy ra ở mảnh đất Gabriel Garcia Marquez sinh sống được tác giả tái hiện trong tác phẩm chân thực tới từng chi tiết. Công cuộc vượt núi băng rừng khai khẩn làng Macondo của cụ tổ gia tộc Buendya; cuộc nội chiến khốc liệt, triền miên giữa hai phe phái: một bên là phái Bảo hoàng, một bên là những người thuộc phái Tự do. Và cuộc chiến tranh này được phản ảnh gần như trong suốt cuộc đời đại tá Aureliano.
Nhưng ngay chính trong những sự kiện bám sát theo tiến trình phát triển của lịch sử đó cũng ẩn chứa những yếu tố huyền thoại được song chiếu vào tác phẩm. Hành trình vượt núi băng rừng, rồi lại vượt rừng băng núi từ làng Macondo về đời thực của cụ tổ Buendya là câu chuyện như lạc vào một mê cung với những yếu tó hoang đường, hư ảo. Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của đại tá Aureliano khiến ông trở thành huyền thoại, là một trở ngại cho nhà cầm quyền nhưng trong suốt quá trình hoạt động, những trận chiến nổ ra do ông đứng đầu gần như lại chỉ có bại mà không có thắng. Để đến cuối cùng là thất bại hoàn toàn về mặt tinh thần của đại tá Aureliano khi ông chính thức thu mình lại trong cõi cô đơn nơi xưởng kim hoàn chế tác những con cá vàng của ông.
Và hơn cả, sự song chiếu huyền thoại trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn còn là sự song chiếu của chính các huyền thoại trong câu chuyện với nhau. Huyền thoại về gia tộc Buendya, mở đầu bằng sự loạn luân với kết cục đẻ ra đưa con có chiếc đuôi lợn; kết thúc cũng bằng sự loạn luân với đứa con của Aureliano Babilonia và Amaranta Ucsula mang chiếc đuôi lợn.
Trong bóng hình của những người con, người cháu, những người sống ở hiện tại luôn mang hình dáng của người đi trước, người đã khuất qua cách đặt tên bằng những cái tên đã trở thành luật bất thành văn của gia tộc Buendya: Accadio, Aureliano cho con trai và Ucsula, Amaranta, Remediot cho con gái. Cách đặt tên như vậy làm nên tính tuần hoàn, một thứ thời gian lịch sử xoay vòng trong đời sống của gia tộc Buendya. Qua những cái tên ấy là những mảng ký ức đầy cô đơn suốt hơn 100 năm của cả một gia tộc. Mà ký ức ấy, những gì đã chìm vào dĩ vãng, các cái chết lại luôn chẳng ngủ yên, chúng sống trong những cái tên và hiện hữu ngay trong cuộc sống thực: Sự xuất hiện của bóng ma Prudenxio Aghila, Menkyadet, Hose Acadio Buendya…
Ngoài ra, sự song chiếu còn được thể hiện từ những hình tượng có thực ngoài đời được nhà văn tưởng tượng, đắp nên nó màu sắc huyền thoại đến mức tưởng như vô lý. Như trường hợp của Remediot – Người đẹp. Trong nguyên mẫu đời thực, Remediot không đẹp và cũng chỉ mang thân phận của một người hầu, sự mất tích của cô ta không ai biết là do đâu rồi cuối cùng cô ta đi đâu. Nhưng đến Trăm năm cô đơn, tác giả đã khoác lên nhân vật Remediot – Người đẹp một thân phận mới, nhan sắc mới cùng một sự biến mất đầy huyền ảo.
Bởi thế, với sự song chiếu huyền thoại, Gabriel Garcia Marquez trên nền những sự kiện lịch sử có thật, những con người có thật; ông đã đan cài chúng với những sự kiện, chi tiết hư cấu và tạo nên sử tính cho tiểu thuyết.
Sự sáng tạo huyền thoại của Gabriel Garcia Marquez
Trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, mỗi số phận trong dòng họ Buendya nói riêng, mỗi số phận và cả ngôi làng Macondo nói chung, bên cạnh việc là sự song chiếu huyền thoại, còn là những sáng tạo huyền thoại đặc sắc của tác giả.
Ở mẫu đề huyền thoại thông thường: sống – chết – phục sinh, Trăm năm cô đơn là mối tương quan phức tạp giữa cuộc sống và cái chết, giữa ký ức và sự lãng quên, giữa người sống và người chết, không gian và thời gian. Giữa ký ức của những người còn sống, người chết luôn luôn hiện diện, nói chuyện và sinh hoạt với người sống như chưa từng có cách biệt âm dương: sự đeo bám của bóng ma Prudenxio Aghila đến tận giây phút cuối đời của Hose Acadio Buendya, sự gặp gỡ giữa Menkyadet với những hậu duệ của gia tộc Buendya trong căn phòng của cụ hay sự trở lại của bóng ma Hose Acadio Buendya giữa cuộc sống hiện thực.
Tất cả làm nên tính đối trọng giữa một bên người chết được tái sinh trong hiện thực khi người sống vẫn luôn cần và nhớ đến họ. Nhưng bản thân những người đang sống lại hoàn toàn mất liên hệ với nhau. Hose Acadio bỏ đi với đoàn người digan biệt tăm biệt tích không một thông tin báo về, rồi anh đột ngột trở lại. Sau khi tự tay mình bắn chết chồng là Hose Acadio, Rebeca tự nhốt mình trong nhà, không bước chân ra ngoài, không tiếp xúc với xã hội; đến nỗi người ta lãng quên bà và tưởng bà đã chết dù Rebeca vẫn sống trong cộng đồng làng Macondo hay cách đại tá Aureliano nhốt mình trong xưởng kim hoàn, Hose Acadio Segundo nhốt mình trong căn phòng của Menkyadet giải mã bức mật thư chính như người sống đã chấp nhận bước chân vào căn phòng chết của gia tộc Buendya.
Như đã nói, mỗi cá nhân trong gia tộc Buendya đã là một sáng tạo huyền thoại: Rebeca đến gia tộc Buendya với chứng thèm ăn đất cùng một ký ức mất mát về cha mẹ ruột; Remediot – Người đẹp sống giữa cuộc đời nhưng bản thân cô như một thực thể vượt ngoài tồn tại thông thường, đến cách cô đi cũng đầy huyền ảo; mối dây liên hệ đầy oan nghiệt giữa Amaranta và Rebeca cùng nỗi đau Amaranta gây ra bởi thói ích kỷ khiến đến cuồi đời, bà nhận nhiệm vụ đưa thư cho những người ở dưới suối vàng.
Và từng cá nhân ấy, ngoài là sự song chiếu giữa các đời trước ở trong sự tồn tại của đời sau còn là sự tái tạo các vai diễn trong những Aureliano, Hose Acadio, Ucsula, Amaranta, Remediot… Để cuối cùng, mối dây liên hệ giữa khởi đầu, kết thúc ấy cô đọng lại trong sự lụi tàn của gia tộc Buendya với đứa trẻ cuối cùng được sinh ra có cái đuôi lợn, với những sự thật được phơi bày trong cuốn biên niên suốt một trăm năm của cả gia tộc đã được Menkyadet tiên tri trong cuốn văn tự bằng tiếng Phạn và người cuối cùng đọc nó là Aureliano Babilonia.
Đồng thời với đó, mỗi cá nhân và thậm chí cả làng Macondo đã là một sự tồn tại đầy tính huyền thoại. Macondo, một ngôi làng như tách biệt hoàn toàn với cuộc sống, với hiện thực xã hội bên ngoài. Cả ngôi làng đã từng mắc chứng mất ngủ – dần lãng quên mọi thứ, và rồi đến cuối cùng là mất đi những ký ức lịch sử. Petra Cotet với sự liên hệ giữa đời sống tình dục ảnh hưởng đến sự sinh sôi nảy nở bất thường của gia súc. Hiện tượng mỗi lần xuất hiện đều mang theo những con bướm vàng của Maurixio Balilonia cùng cái chết của anh… Tất cả những sáng tạo ấy của Gabriel Garcia Marquez đã làm nên một làng Macondo độc nhất với những con người, những hiện tượng đầy ly kỳ, huyền ảo.
Qua sự kết hợp sáng tạo và song chiếu huyền thoại trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Garbriel Garcia Marquez, tác giả đã xây dựng lên cả một thế giới với sự đồ sộ về nhân vật với sự trải rộng không gian, thời gian trong suốt một trăm năm. Mà qua những hiện thực được huyền thoại hóa, G.Marquez tái hiện lên bóng dáng cả một gia tộc với một trăm năm nhưng bóng dáng ai cũng thấm mẫu màu cô đơn. Một gia tộc chìm trong tội loạn luân, giết người, những bóng dáng dẫu cuồng hoan trong dục vọng xác thịt hay tự nhốt mình trong những căn phòng chết, đều bị bùa vây bởi sự cô đơn không lối thoát.
Và chính trong hiện thực đó, chủ nghĩa hiện sinh hiện lên hết sức rõ rệt. Con người cô đơn, mất phương hướng trước cuộc sống mỗi ngày một trở nên vô nghĩa, phi lý. Và sự tàn lụi của làng Macondo, của gia tộc Buendya như sự chấm dứt của những tháng ngày cô đơn, lối sống vị kỷ cùng sự vẫy vùng thoát khỏi bóng đen đơn côi của mỗi con người Acadio, Aureliano, Ucsula, Amaranta, Remediot…
Từ Trăm năm cô đơn đến văn chương hiện đại và hậu hiện đại
Huyền thoại hóa ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong văn chương hiện đại và hậu hiện đại. Có nhiều cách thể hiện huyền thoại trong tác phẩm: nhà văn có thể song chiếu huyền thoại, sáng tạo huyền thoại hoặc là sự kết hợp của cả song chiếu với sáng tạo huyền thoại trong một tác phẩm. Mà ở cách thức này, Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez như một tác phẩm tiên phong. Làng Macondo có thể bị xóa sổ, gia tộc Buendya có thể bị diệt vong nhưng Trăm năm cô đơn với sự thể hiện huyền thoại của G.Marquez sẽ còn mãi với dòng chảy văn chương thế giới.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
MUCMOCMEO
\BOOK REVIEW/: TRĂM NĂM CÔ ĐƠN (ONE HUNDRED YEARS OF SOLITUDE) – GARBRIEL GARCÍA MÁRQUEZ
Tháng Tư 1, 2019
Mình đã bị thu hút ngay lập tức khi nghe tới cái tên “Trăm năm cô đơn”. Đây là tác phẩm siêu kinh điển của nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marque, người đã đạt giải Nobel Văn Học năm 1982.
So với những ý nghĩ “khó nuốt” và “không thể thẩm thấu” của mình về các tác phẩm kinh điển thế giới trước đây, thì “Trăm năm cô đơn” lại dễ đọc và dễ hiểu hơn cả. Cuốn sách dày cộp hơn 500 trang giấy kể về dòng họ nhà Buendía với thế hệ đầu tiên là José Arcadio Buendía và Úrsula. Hai người này tuy là họ hàng nhưng vì tình yêu mà đến với nhau bất chấp sự phản đối của gia đình và khả năng sẽ đẻ ra những đứa con có đuôi lợn. Để trốn chạy khỏi sự giày vò đó, hai người cùng một số bạn bè khác đã “dứt áo ra đi” tìm kiếm một vùng đất khác để lập ra ngôi làng mang tên Macondo. Ở đây họ có 2 đứa con trai lần lượt là José Acardio, Aureliano Buendía và 1 đứa con gái Amaranta (thuộc thế hệ thứ 2). Bi kịch bắt đầu khi mà cả José Acardio và Aureliano Buendía “chung đụng” và có con cùng với một người đàn bà, Amaranta sau này lại có tình cảm với chính đứa cháu trai của mình. Và hàng loạt các mối quan hệ cùng huyết thống khác vẫn tiếp diễn vào các thế hệ sau của dòng họ Buendía. Ngoài cái tội “loạn luân”, Buendía còn là dòng họ của những con người cô đơn. Họ cô đơn ở trong chính ngôi nhà rộng rãi đầy ắp thành viên đó, họ cô đơn bên cạnh cả những người vợ/người chồng hay nhân tình, thậm chí trong giấc mơ, họ vẫn chìm sâu vào nỗi cô đơn. Cái sự cô đơn kéo dài cả trăm năm với 7 thế hệ nhà Buendía rồi sau đó là sự kết thúc của cả dòng họ. Người đầu tiên bị trói dưới gốc cây còn người cuối cùng bị kiến cắn chết.
Ở “Trăm năm cô đơn”, tác giả đã khéo léo lồng ghép hiện thực xã hội thời bấy giờ của Colombia cũng như các vấn đề mang tầm cỡ vĩ mô của nhân loại. Đi từ thời còn “ăn lông ở lỗ” chính là việc José Arcadio Buendía lập làng Macondo và dạy dân làng trồng lúa, bẫy chim,…Sau đó là tiếp cận và sáng chế ra các loại máy móc, thiết bị mới như việc người digan đến và mang các sáng chế mới nhất của khoa học-kỹ thuật. Khi làng Macondo đến thời kỳ thịnh vượng thì bắt đầu có quan chức về cai quản và chiến tranh xảy ra giữa hai đảng Tự Do và Bảo Hoàng. Rồi sau khi công ty chuối xuất hiện và đàn áp phong trào nổi dậy đòi quyền lợi của công nhân, làng Macondo trở nên tiều tụy, xơ xác và bị cuốn sạch bởi trận cuồng phong.
Khi đọc “Trăm năm cô đơn”, bạn sẽ có cảm giác hư hư thực thực y như chính dân làng Macondo. Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người con gái bay lên trời rồi biến mất, cơn mưa hoa trong một đám tang, chàng trai với đàn bướm vàng xung quanh,…Những tình tiết hư cấu được Gabriel miêu tả rất tự nhiên, trơn tru, mạch lạc khiến người đọc như đang trôi bồng bềnh trong thế giới tưởng tượng của riêng ông vậy. Đây chính là thủ pháp “hiện thực huyền ảo” được ông vận dụng trong cuốn sách, đan xen giữa thực tế và hư cấu. Nhưng không vì thế mà làm mất đi cái hay và ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, ngược lại càng làm nổi bật ẩn ý của tác giả. Rằng bản chất con người quá ích kỷ, vì sự ích kỷ cá nhân mà gây tổn hại đến những người khác. Như dòng họ Buendía có những con người đứng lên đấu tranh giành quyền lợi cho dân chúng để rồi khi có chức quyền, lại lạm dụng chính những chức trách ấy để bắt bớ người dân. Một số khác chỉ biết ăn chơi, nhảy múa, tiệc tùng suốt ngày đêm tới mức “tán gia bại sản” và “điên rồ” nhất là, các thế hệ của dòng họ này đều nhầm tưởng mối quan hệ cận huyết chính là tình yêu mãnh liệt. Vậy mà sau bao thế hệ, bất cứ ai thuộc dòng họ vẫn gánh chịu những nỗi cô đơn, vẫn quanh quẩn trong ngôi làng Macondo ấy và lặp lại cái vòng tuần hoàn của những bi kịch. Họ đều cảm nhận được những nỗi bất hạnh đó nhưng lại không sao tìm cách thoát ra được, thậm chí còn không nhận ra rằng mình đang bất hạnh, đang cô đơn, đang bị lãng quên.
Thực sự thì mình chưa từng đọc một tác phẩm nào vừa “kỳ quái”, vừa hư cấu cũng vừa rất thực lại mang ý nghĩa sâu xa tầm cỡ nhân loại như “Trăm năm cô đơn”. Đọc xong cảm thấy bản thân tầm thường quá khi mà người ta viết ra những tác phẩm kinh điển như này còn đầu óc mình lúc nào cũng chỉ có mấy thứ linh tinh, nhỏ nhặt T_T
Ngoài việc sử dụng bút pháp nghệ thuật độc đáo, Gabriel còn xây dựng một cốt truyện tinh tế, hệ thống nhân vật đồ sộ, lối viết gần gũi, dễ hiểu. Tuy miêu tả tới cả 7 thế hệ và có khá nhiều tuyến nhân vật nhưng Gabriel đã sắp xếp các chi tiết về cuộc đời của các nhân vật một cách rất thông minh và rõ ràng giúp người đọc vẫn nắm được mạch câu chuyện cho dù có rất nhiều tình tiết và tình huống xảy ra đồng thời. Tất nhiên là khi đọc thì nhiều lúc mình cũng cảm thấy rối rắm vì tác giả đặt tên nhân vật khá giống nhau. Con cái, cháu chắt, chút chít hầu như lấy tên của các cụ và đổi mỗi họ, quẩn quanh chỉ có vài ba cái tên lặp đi lặp lại. Thành ra mỗi lần xuất hiện nhân vật mới, mình cứ phải kè kè cái sơ đồ phả hệ để xem xem rốt cục là con của ai với ai :v.
Chung quy lại, dù có rắc rối tới mấy thì “Trăm năm cô đơn” cũng là tác phẩm quá xuất sắc. Có tính nghệ thuật, nội dung có chiều sâu, cốt truyện độc đáo, phản ánh được nhiều khía cạnh xã hội, chính trị. Sau khi đọc xong cuốn sách này và thẩm thấu được ít nhiều, mình đã tự tin vào việc nghiên cứu những cuốn đạt giải nobel văn học trong thời gian tới
Phần bìa sách của Huy Hoàng Book được minh họa với hình vẽ đen trắng của người đầu tiên trong dòng họ – José Arcadio Buendía – bị trói ở gốc cây. Font chữ sử dụng rất hài hòa với hình minh họa, nhìn tổng thể khá là đẹp.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
VIỆT BÁO
Trong Mùa Dịch Covid-19 Đọc Lại Trăm Năm Cô Đơn
10/04/2020
Vương Trùng Dương
Thuở còn đi học, lũ nam sinh chúng tôi thuộc loại thứ ba trong “nhất quỷ nhì ma” rất chăm học nên cuối tuần được vinh dự ‘cấm túc’ trong lớp ở nhà trường, không được viết văn mà viết vài trăm lần “Từ nay về sau em không dám phá phách trong lớp học”. Vài trang đầu tôi viết nghiêm chỉnh đúng câu, lặp đi lặp lại mãi cũng chán nên những trang sau với óc sáng tạo viết xen kẽ câu có chữ dám, câu không, bạn bè cũng toa rập như vậy. Khi thầy cô phát hiện, cuối tuần sau rủ nhau đến trường… Thời gian qua đi, những ngày xưa thân ái đó nay còn đâu!
Nay, giữa mùa dịch Covid-19 từ Trung Cộng lây lan sang xứ tạm dung Hoa Kỳ, bạn già cà-phê-cà-pháo không còn gặp nhau tán gẫu, đấu láo, ngoan ngoãn tự nguyện cấm túc. Đọc hết các tác phẩm của bạn văn gởi tặng. Xem TV mãi toàn tin chết chóc. Tờ báo đã hoàn tất nhưng tạm ngưng phát hành, không biết làm gì cho khuây khỏa nên viết.
Trong nỗi cô đơn, đọc lại Trăm Năm Cô Đơn bởi tựa đề hay quá, thích nghi với hiện tại. Chỉ vài tuần cô đơn cảm thấy chán ơi là chán, thử tưởng tượng cả thế kỷ mà đời người có mấy ai đại thọ được như vậy.
Trăm Năm Cô Đơn (One Hundred Years of Solitude - Cent Ans de Solitude) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn người Colombia Gabriel Garcia Marquez (1928-2014). Tác phẩm dày bảy trăm trang do nhà xuất bản Sudamericana ấn hành lần đầu bằng tiếng Tây Ban Nha Trăm “Cien años de Soledad” vào năm 1967 tại Buenos Aires.
G.G Marquez đã ấn hành các tuyển tập (thời điểm trước năm 1975):
Con Mắt Củả Con Chó Xanh (Eyes of a Blue Dog) năm 1947
Trận Bão Lá (Leaf Storm) năm 1955
Không Ai Viết Thư Cho Ông Đại Tá (No One Writes to the Colonel) năm 1961
Đám Táng của Bà Má Lớn (Big Mama's Funeral) năm 1962
Một Người Rất Già Với Các Cánh Lớn (A Very Old Man with Enormous Wings) năm 1968
Tiểu thuyết Vào Giờ Độc Ác (In Evil Hour) năm 1962…
Tên tuổi của ông không được nổi tiếng cho đến năm 1967 với kiệt tác Trăm Năm Cô Đơn (One Hundred Years of Solitude) ra đời.
Tác phẩm nầy đã được dịch ra gần bốn mươi thứ tiếng trên thế giới đánh giá tài hoa của nhà văn theo phong trào hiện thực huyền diệu (magical realism movement). Năm 1972, G.G Marquez lãnh giải thưởng Romulo Gallegos. Giải thưởng Romulo Gallegos ra đời năm 1967, mang tên của nhà văn Venezuela Romulo Gallegos, người từng làm tổng thống nước này trong năm 1948, và được chính phủ Venezuela xét tặng hai lần mỗi năm dành cho các tác phẩm viết bằng tiếng Tây Ban Nha.
Trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam có nhiều bài viết trên vài tạp chí về G.G Marquez nhưng chưa ấn hành tác phẩm nầy. Năm 1982 tác phẩm Trăm Năm Cô Đơn của G.G Marquez đươc Giải Thưởng Nobel Văn Chương Năm 1982, ở trong nước vẫn mù tịt.
Tháng Tư năm 2014, G.G Marquez qua đời, tưởng nhớ nhà văn, Công Tử Hà Đông (Hoàng Hải Thủy) đề cập đến chuyện dịch sách.
“Lần thứ nhất tôi cầm quyển “One Hundred Years of Solitude” của Gabriel Garcia Marquez, lần thứ nhất tôi biết tên ông. Truyện tiếng Anh, khoảng 800 trang chữ nhỏ. Nếu dịch trọn truyện bản chữ Việt phải ít nhất là 2000 trang. Nhà văn viết “One Hundred Years of Solitude” bằng tiếng Espagnole: Spanish – Tây Ban Nha, Y Pha Nho – tác phẩm được dịch sang tiếng Anh...
Lẽ ra phải chọn “Trăm Năm Cô Đơn,” cái tên Việt tuyệt đúng với tên Anh, tôi ngớ ngẩn chọn “Trăm Năm Hiu Quạnh”. Ngớ ngẩn hết nước nói. Cảnh hiu quạnh, người cô đơn. Thay vì nói “Trăm Năm Cô Đơn” hay hơn, đúng hơn, Trùng Dương không nói, nàng để tôi chọn “Trăm Năm Hiu Quạnh”…
Trước khi dịch, tôi để hai đêm đọc “One Hundred Years..” Tôi mê mẩn vì truyện. Những lời văn Anh bay như Thơ, đẹp như Hoa, mịn như Lụa. Nghe tôi ca tụng, có người bảo: “Đọc nguyên bản tiếng Ét-ba-nhon còn hay, còn mê hơn nhiều.” Tôi mê mải dịch. Tôi dịch xong trong khoảng 60 ngày. Việc dịch “One Hundred...” làm tôi có cảm giác trong hai tháng tôi già đi mười tuổi. Nguyễn Đức Nhuận cho xếp chữ, làm thành bản in mẫu như quyển sách, khoảng 800 trang. Đưa đi Sở Phối Hợp Nghệ Thuật Bộ Thông Tin xin kiểm duyệt. Sách kiểm duyệt về, tôi xem thấy bị cắt khoảng 60 trang – toàn những đoạn tả Tình Dục tuyệt tuyệt – tôi nghĩ: “Truyện 800 trang, bị cắt 60 trang, như mất một ngón tay. Được”…
Khoảng mười tháng sau Nguyễn Đức Nhuận (phụ trách nhà in Nhân Chủ của báo Sóng Thần) có giấy in thì Sở Phối Hợp Nghệ Thuật có lệnh mới: “Sách đã kiểm duyệt quá sáu tháng chưa in phải kiểm duyệt lại”. Lần thứ hai “Trăm Năm” đến Bộ Thông Tin chịu kiểm duyệt, rồi Nhuận bảo tôi:
“Trăm năm bị cấm, không cho xuất bản.”
Tôi hỏi tại sao, Nhuận nói:
“Hoàng Đức Nhã không cho xuất bản vì tác giả thân bọn cộng sản, chống chiến tranh Việt Nam, chống Mỹ, là bạn thân của Fidel Castro.”
“Trăm Năm Hiu Quạnh” bị chết khi chưa được chào đời. Tôi tiếc công tôi dịch. Nếu “Trăm Năm...” được in ngay sau lần kiểm duyệt đầu tiên.. Hay biết bao nhiêu.
… Tháng Tư 2014, Gabriel Garcia Marquez giã từ trần thế. Tôi viết bài này. Tôi ngậm ngùi tiếc “Trăm Năm Hiu Quạnh” không được chào đời ở Sài Gòn những năm đầu 1970; tôi tiếc công tôi dịch”.
Marquez ca tụng và bênh vực Fidel Castro, tán thành cả việc nhà độc tài nầy Castro xử tử, giam tù chung thân những văn nghệ sĩ Cuba đòi tự do, nhân quyền. Thái độ khuynh tả của Marquez không thể chấp nhận vào thời điểm đó ở miền Nam VN. Tuy tác phẩm Trăm Năm Cô Đơn vào lúc đó được đánh giá là là cuốn sách hay nhất trong năm và được giới phê bình văn học đánh giá là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong thập niên 1960. Marquez cũng bị Mỹ cấm nhập cư (cho đến năm 1995).
*
Cuộc đời nhà văn G.G Marquez trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm từ quê nhà đến khi xa xứ.
Garcia Marquez sinh ngày 6/3/1928 trong một gia đình nghèo, tại thị xã Aracataca trong tỉnh Magdalena, nước Colombia, Nam Mỹ. Đất nước nầy bị bất ổn trong cuộc tranh giành quyền lực nội bộ với nhau.
Garcia Marquez theo học ngành Luật Khoa và Báo Chí tại đại học Quốc Gia của thành phố Bogota và đại học Cartagena.
Khi còn đi học, năm 1948, ông bắt đầu vào nghề báo, thông tín viên nước ngoài cho tờ El Espectador, hầu hết các bài phóng sự ở thành phố Cartagena, Barranquilla và Bogota. Trong phóng sự điều tra của Maequez đăng lên báo, Tướng Gustavo Rojas Pinilla, nhà độc tài Colombia, ra lệnh bắt nên phải trốn sang châu Âu. Năm 1955 ông làm đặc phái viên cho tờ El Espectador ở Thụy Sĩ, khi đến Paris, tờ báo bị đình bản, không trở về nước, ở lại Paris ông làm đủ nghề để mưu sinh, kẻ cả nghề bán rượu lậu.
Năm 1960, Marquez đến Havana, Cuba làm phóng viên cho hãng thông tấn nhà nước Prensa Latina và trở thành bạn của Fidel Castro. Marquez có tham vọng viết văn nhưng ở đất nước không phải là môi trường sáng tác nên sang Mexico.
Gacia Marquez qua đời vì bị bệnh sưng phổi ở tuổi 87 vào ngày 17 tháng 4 năm 2014, tại thành phố Mexico, để lại một người vợ và 2 con trai.
G.G Marquez bắt đầu viết Trăm Năm Cô Đơn vào đầu năm 1965. Trước đó, ông chỉ là nhà báo, ấn hành số tác phẩm ít được quan tâm. Tháng 1 năm 1965, khi đang lái xe từ Thành phố Mexico tới khu nghỉ mát Acapulco, Marquez bỗng dừng xe và nói với vợ, bà Mercedes Barcha: “Anh đã tìm được giọng điệu rồi! Anh sẽ kể lại câu chuyện này với gương mặt khô cứng như gỗ của bà ngoại khi kể cho anh nghe những câu chuyện lạ, bắt đầu từ cái buổi chiều nọ khi đứa bé được bố đưa đi xem nước đá”.
Marquez gom được 5,000 USD tiết kiệm và bạn bè giúp đỡ để đưa cho vợ lo chi tiêu trong gia đình, còn ông đóng cửa viết trong 18 tháng. Khi cuốn sách hoàn thành cũng là lúc vợ ông cho biết gia đình đã nợ lên tới 10,000 USD. Để có tiền gửi bản thảo Marquez phải bán nốt một số vật dụng trong nhà để lo chi phí ấn hành...
Tác phẩm Trăm Năm Cô Đơn là chuyện kể tưởng tượng, hư cấu về dòng họ và ngôi làng họ sống ở Macondo, Columbia trải qua bảy đời, một trăm năm trong bối cảnh lịch sử của xứ sở nầy.
Câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn như Nghìn Lẽ Một Đêm (Alf Laylah wa - Laylah). Từng câu chuyện dân gian Ả Rập của nàng Sheherazade vừa huyền bí, thần thoại, cổ tích mang tính nhân bản. Ý nghĩa của từng câu chuyện có sự liên kết với nhau rất hấp dẫn
Tác phẩm Les Mille et Une Nuits của học giả pháp Antoine Galland (1646 - 1715) xuất bản từ 1704 đến 1717. Năm 1840, E.W. Lane và Richard Burton
dịch sang tiếng Anh The thousand and One Nights
Vua Ba Tư Chahrizar bị vợ phản bội nên oán ghét phụ nữ, mỗi đêm chọn một thiếu nữ làm vợ để rồi cho lính giết vào sáng hôm sau. Nàng Schéhérazade, con một quan đại thần, tự nguyện làm vợ vua. Mỗi đêm, nàng kể cho vua nghe một câu chuyện ly kỳ hấp dẫn, sao cho đến khi trời sáng chuyện vẫn còn dang dở, khiến vua phải hoãn việc giết nàng để đêm hôm sau còn được nghe nàng kể nốt đoạn tiếp. Cứ thế, chuyện đêm trước dính với chuyện đêm sau... Sau 1.001 đêm, vua được nàng cảm hóa, bỏ ý định giết phụ nữ, cưới nàng làm vợ.
Trở lại với tác phẩm Trăm Năm Cô Đơn, cũng như Kim Dung chỉ dựa vào vài nhân vật có trong bối cảnh lịch sử để tạo dựng tiểu thuyết kiếm hiệp, Marquez dựa trên ký ức bản thân về ngôi làng thời niên thiếu và vài nhân vật trong dòng tộc để tạo dựng thành tác phẩm. Các nhân vật của Kim Dung dễ nhớ và trở thành bút hiệu như Hư Trúc (Nguyên Sa), Kha Trấn Ác (Chu Tử), Kiều Phong (Lê Tất Điều), Hoàng Dược Sư (Đông Duy), Lão Ngoan Đồng (An Chi)… và tôi.
Trong tác phẩm Trăm Năm Cô Đơn với sáu mươi tên vật chính và phụ dài thòng, khó nhớ, tác giả lần lượt kể qua dòng họ với bảy thế hệ. Khó tóm lược tác phẩm nầy vì trải qua nhiều thời kỳ, thế hệ tiếp nối thế hệ khác qua từng nhân vật với 20 chương. Sơ lược qua các nhân vật trong bối cảnh tác phẩm:
Thế hệ thứ nhất
Macondo nằm sau rặng núi xa lạ xã hội bên ngoại. José Arcadio Buendía, cụ tổ của dòng họ Buendia, cùng vợ là Úrsula Iguarán sáng lập ra làng Macondo - tương tự như bộ tộc - đã sống và chứng kiến nhiều thế hệ con cháu sinh ra, lớn lên và chết đi. Vượt xa cả tuổi 100, cụ Úrsula Iguarán chết sau cơn lụt kéo dài, khi Macondo đang bước vào thời kỳ suy tàn.
Thế hệ thứ hai
José Arcadio, con cả của hai cụ, sinh ra trên đường khi mọi người đi lập làng Macondo. Sau khi đã 65 lần đi vòng quanh thế giới, José trở về Macondo với cơ thể đầy hình xăm. José cưới em nuôi là Rebecca rồi khi về già chết bí ẩn. José Arcadio là ân nhân cứu Đại Tá Aureliano Buendía khi bị đưa về Macondo để hành hình. Aureliano Buendía là nhân vật chính trong hai phần ba tác phẩm.
Aureliano Buendía ảnh hưởng từ cha, phát động 32 cuộc chiến tranh, trở thành tư lệnh các lực lượng vũ trang vùng duyên hải, chiến đấu cho phái tự do. Aureliano trở thành một kẻ độc tài, kiêu ngạo, hiếu chiến nhưng rồi khi thất sủng quay về xưởng kim hoàn, tiếp tục ngồi sản xuất những con cá vàng cho đến khi chết già.
Trong thời gian 32 cuộc chiến, Đại Tá Aureliano Buendía đã có 17 người con trai với 17 phụ nữ khác nhau mà với mỗi người chỉ trải qua một đêm. Đó là theo một tập quán, những bà mẹ gửi con gái mình đến ngủ với những chiến binh dũng cảm nhất như một biện pháp cải tạo giống nòi.
Remedios Moscote, vợ Buendía, con dâu chăm sóc cụ José Arcadio Buendía và nhận con của Aureliano Buendía và Pilar Ternera làm con đầu lòng của mình. Remedios chết không lâu sau khi cưới trong lúc đang mang thai; do uống phải ly cà phê có độc vốn được Amaranta pha để đầu độc Rebecca.
Rebecca, đứa trẻ mồ côi tới trở thành con nuôi của José Arcadio Buendía và Úrsula Iguarán, Rebecca lớn lên cùng Amaranta, tranh giành tình yêu của Amaranta với Pietro Crespi. Khi đám cưới sắp được tổ chức thì José Arcadio trở về và Rebecca trở thành vợ của José Arcadio. Sau cái chết của chồng, Rebecca tự giam hãm mình trong căn nhà gần nghĩa địa của hai vợ chồng cho tới khi chết vì tuổi già.
Thế hệ thứ ba
Arcadio là con trai của José Arcadio và Pilar Ternera nhưng không bao giờ biết thân thế của mình. Sau khi José Arcadio bỏ đi, Pilar Ternera sinh Arcadio rồi mang đến trả cho gia đình Buendía. Khi chiến tranh nổ ra, trước lúc đi, Aureliano Buendía đã để lại tại làng Macondo cho Arcadio. Arcadio trở thành kẻ độc tài hống hách, quản lý Macondo với một chế độ hà khắc. Arcadio lấy Santa Sofía de la Piedad và hai người có tất cả ba đứa con. Khi quân chính phủ về làng, Arcadio bị đem ra xử bắn.
Con trai của Pilar Ternera và Đại Tá Aureliano Buendía là Aureliano José lớn nên, được nuôi dạy bởi Amaranta và cậu ta đã có tình cảm với chính người cô ruột của mình. Sau một thời gian tham gia chiến tranh, Aureliano José trở lại Macondo và bị một sĩ quan bảo hoàng bắn chết trước cửa rạp hát trong một lần đi xem kịch.
Thế hệ thứ tư
Remedios là con gái của Arcadio và Santa Sofía de la Piedad. Nguyện vọng của Arcadio trước khi bị tử hình là con gái mình mang tên Úrsula. Thừa hưởng sắc đẹp của người mẹ, Remedios lợi dụng nhan sắc chết người, nhiều chàng trai si mê đã chết oan uổng vì cô.
José Arcadio Segundo và Aureliano Segundo là con song sinh của Arcadio và Santa Sofía de la Piedad. Khi hai anh em chết cùng lúc. Khi chôn, người ta đã lầm lẫn, chộn quan tài người này vào huyệt người kia.
Thế hệ thứ năm
Renata Remedios (Meme), con gái của Aureliano Segundo và Fernanda del Carpio. Sau một thời gian đi học xa, Meme trở về vào thời kỳ thịnh vượng nhất của Macondo. Meme hòa mình với cuộc sống và say mê Mauricio Babilonia, anh chàng học nghề cơ khí ở công ty. Tuy bị cha ngăn cản, hai người vẫn tiếp tục quan hệ cho tới khi Mauricio Babilonia bị bắn trong lúc trèo vào nhà tắm để gặp Meme. Bị mẹ đưa đến một tu viện, Meme chết sau khi sinh một đứa con trai.
José Arcadio, con trai của Aureliano Segundo và Fernanda del Carpio. Được nuôi lớn với ước vọng của cụ Úrsula Iguarán gia đình gửi sang Ý học. Sau thời gian sống nghèo khó ở Ý, José Arcadio trở về Macondo khi cả cha và mẹ đã chết, căn nhà chỉ còn Aureliano Babilonia sống. Tình cờ may mắn tìm lại được số vàng do những người lính gửi trong thời gian chiến tranh, José Arcadio tận hưởng một cuộc sống xa hoa. Cuối cùng, José Arcadio bị nhóm trẻ vẫn giao du cùng giết chết để chiếm số vàng.
Cô Amaranta Úrsula là con thứ ba của Aureliano Segundo và Fernanda del Carpio. Cô lớn lên cùng Aureliano Babilonia nhưng cả hai không biết mối quan hệ của họ với nhau. Khi sang Bỉ học, Amaranta kết hôn với Gastón. Sau khi Gastón trở lại châu Âu, Amaranta ở lại sống cùng Aureliano Babilonia. Thời kỳ này Macondo đã suy tàn. Do không biết mối quan hệ của mình, cô và Aureliano Babilonia yêu nhau và sinh một đứa con trai. Amaranta chết vì mất máu sau khi sinh.
Thế hệ thứ sáu
Aureliano Babilonia, con trai của Meme và Mauricio Babilonia. Mauricio Babilonia bị bắn khi treo vào nhà tắm tìm Meme. Còn Meme sau đó bị dẫn tới một tu viện và ở đó sinh hạ Aureliano Babilonia. Aureliano Babilonia được gửi về Macondo, lớn lên nhưng không biết gốc gác của mình. Sau cái chết của Fernanda del Carpio, rồi José Arcadio, Aureliano Babilonia sống một mình tới khi Amaranta và Gastón trở về. Vì không biết Amaranta chính là dì ruột của mình, hai người yêu nhau. Sau khi Amaranta chết khi sinh hạ, Aureliano Babilonia đọc được những bí mật ghi trên tấm da thuộc và biết được gốc gác của mình. Đó cũng là khi cơn lốc nhấn chìm toàn bộ làng Macondo.
Thế hệ thứ bảy
Aureliano là người cuối cùng của dòng họ, con trai của Amaranta và Aureliano Babilonia. Aureliano là đửa trẻ duy nhất được sinh ra bởi tình yêu trong suốt 100 năm của dòng họ Buendía. Amaranta Úrsula chết ngay sau khi sinh Aureliano. Aureliano Babilonia đau khổ bỏ quên Aureliano, rồi mải miết đọc các chữ ghi lại trên tấm da thuộc. Aureliano bị bỏ quên và bị kiến cắn cho đến chết.
Theo nhận xét của Phạm Văn Tuấn về Marquez thì giá trị của tác phẩm này không chỉ nằm trong cách dùng thể văn mới mẻ, hiện thực và ma thuật mà còn hàm chứa vẻ đẹp của ngôn ngữ Tây Ban Nha. Thể văn cô đọng, hoàn cảnh phức tạp của cốt truyện đã làm cho nhiều người phải nhớ tới đại văn hào William Faulkner của Hoa Kỳ.
Theo nhà văn Mario Vargas Llosa, Trăm Năm Năm Cô Đơn là tác phẩm nới rộng và phóng đại thứ thế giới đã được dựng nên bởi các cuốn truyện trước kia của tác giả” bởi vì qua tác phẩm này, Garcia Marquez đã pha trộn nhiều yếu tố của các câu chuyện viết ra vào thời trước, kể cả các câu chuyện ngụ ngôn trong Thánh Kinh, các kinh nghiệm cá nhân và các yếu tố của loại truyện giả tưởng của các nhà văn viết tiểu thuyết người Hoa Kỳ.
Cũng như Kim Dung, bối cảnh câu chuyện tuy hư nhưng tưởng chừng thật. Các nước Nam Mỹ vào thời điểm đó dưới thời kiểm soát của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, hầu hết cuộc sống xa thị thành như bộ lạc. Vì vậy, Marquez xây dựng cốt truyện lẫn lộn giữa ảo và thực. Lối hành văn giản dị dẫn dắt câu chuyện sinh động. Tác giả nói về thân phận con người, tranh giành, cấu xé nhau cả quyền lực và dục vọng… cuối cùng đối diện với cô đơn. Ảo ảnh cuộc đời là vậy.
Chủ thuyết hiện thực huyền ảo được dàn trải qua tác phẩm với ngôn ngữ diễn đạt cho kiếp người cõi ô trọc nầy cuối cùng rồi trở về cát bụi trong cô đơn.
*
Nghe ca khúc Cô Đơn của Nguyễn Ánh 9 “Đã quen cô đơn rồi. Quen sống thế này thôi… Đã quen cô đơn rồi. Quen chỉ mỗi mình thôi” viết Trăm Năm Cô Đơn, hợp tình hợp lý.
Buổi tối, ngồi trong phòng với cái PC, bên ngoài trời mưa. Hiền thế thấy chồng vừa suy tư vừa gõ… Hỏi: Làm gì siêng vậy?. Đáp: Bị cấm túc nên siêng năng. Là nữ sinh, cô giáo mà không biết cấm túc là gì, thảo nào thuở đi học, cuối tuần bị cấm túc, chẳng có bóng hồng nào. Quá cô đơn. Hết ý!
Little Saigon, April 9/2020
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
1967 - 100 năm cô đơn xuất bản lần đầu tiên
Nguồn: “One Hundred Years of Solitude” is published, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này 1967, Cien años de soledad (Trăm năm cô đơn) của Gabriel Garcia Márquez đã được xuất bản lần đầu tiên. Thường được coi là một tác phẩm tiêu biểu của văn học Mỹ Latinh, cuốn sách đã đưa Márquez trở thành ứng viên hàng đầu cho Giải Nobel Văn học, mà sau này ông đã được trao tặng vào năm 1982.
Trăm năm cô đơn viết về bảy thế hệ nhà Buendía, những người sáng lập hư cấu của thị trấn hư cấu Macondo ở Colombia, quê hương của Márquez. Trong phần lớn tiểu thuyết, thị trấn và dòng họ này gần như hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài, thế nhưng những công nghệ mới, những biến động chính trị, và các công ty nước ngoài (Công ty American Fruit trong cuốn sách rõ ràng đang ám chỉ đến Tập đoàn United Fruit ngoài đời thực) đã chen vào cuộc sống của họ và định hình nên cốt truyện.
Một số sự kiện trong tiểu thuyết, chẳng hạn như Cuộc chiến Ngàn ngày, đã thực sự xảy ra, trong khi những sự kiện khác, chẳng hạn như vụ thảm sát công nhân đình công, lấy cảm hứng từ những khoảnh khắc có thật trong lịch sử Colombia. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm nổi bật của cuốn sách là chủ nghĩa hiện thực huyền diệu của Marquez. Những điều kỳ lạ xảy ra rất thường xuyên, nhưng lại được tác giả cũng như các nhân vật của ông xem là hoàn toàn bình thường. Một trong những thành viên của nhà Buendías đã hóa điên, và những năm cuối đời đã bị gia đình mình trói vào một cái cây. Một người khác có đến tận 17 đứa con trai ngoài giá thú, và trên trán đứa nào cũng có dấu tích vĩnh viễn của Ngày Lễ Tro mà không thể giải thích được. Một người khác lại bay lên trời ngay khi đang gấp quần áo. Xu hướng coi những sự kiện này là vụn vặt, bình thường của Marquez chính là dấu hiệu của chủ nghĩa hiện thực huyền diệu, một phong cách kể chuyện kỳ ảo rất phổ biến trong lứa tác giả Mỹ Latinh cùng thế hệ với ông.
Trăm năm cô đơn đã đạt được thành công ngay lập tức và về lâu dài. Nhiều nhà phê bình đã nhìn thấy sự xuất hiện của một phong cách Mỹ Latinh đặc trưng trong thuyết định mệnh (fatalism) và quan điểm lịch sử quay vòng của Marquez. Tác phẩm của ông được so sánh với tác phẩm của William Faulkner và Vladimir Nabokov, trong khi nhà thơ người Chile Pablo Neruda gọi nó là “khải huyền vĩ đại nhất của ngôn ngữ Tây Ban Nha kể từ thời Don Quijote.” Khi nhận giải Nobel, Marquez đã giải thích một cách hùng hồn về ý nghĩa của chủ nghĩa hiện thực huyền diệu đối với cá nhân ông: “Tôi dám nghĩ rằng chính thứ hiện thực xa vời này, chứ không chỉ riêng cách diễn đạt văn học của nó, mới đáng được Viện Hàn lâm Thụy Điển chú ý đến. Một hiện thực không nằm trên trang giấy, mà là một hiện thực sống trong chúng ta … đầy đau thương và đẹp đẽ, mà Colombia luôn biến đổi và hoài cổ này chỉ là một đại diện khác mà thôi.”
Nguồn: “One Hundred Years of Solitude” is published, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này 1967, Cien años de soledad (Trăm năm cô đơn) của Gabriel Garcia Márquez đã được xuất bản lần đầu tiên. Thường được coi là một tác phẩm tiêu biểu của văn học Mỹ Latinh, cuốn sách đã đưa Márquez trở thành ứng viên hàng đầu cho Giải Nobel Văn học, mà sau này ông đã được trao tặng vào năm 1982.
Trăm năm cô đơn viết về bảy thế hệ nhà Buendía, những người sáng lập hư cấu của thị trấn hư cấu Macondo ở Colombia, quê hương của Márquez. Trong phần lớn tiểu thuyết, thị trấn và dòng họ này gần như hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài, thế nhưng những công nghệ mới, những biến động chính trị, và các công ty nước ngoài (Công ty American Fruit trong cuốn sách rõ ràng đang ám chỉ đến Tập đoàn United Fruit ngoài đời thực) đã chen vào cuộc sống của họ và định hình nên cốt truyện.
Một số sự kiện trong tiểu thuyết, chẳng hạn như Cuộc chiến Ngàn ngày, đã thực sự xảy ra, trong khi những sự kiện khác, chẳng hạn như vụ thảm sát công nhân đình công, lấy cảm hứng từ những khoảnh khắc có thật trong lịch sử Colombia. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm nổi bật của cuốn sách là chủ nghĩa hiện thực huyền diệu của Marquez. Những điều kỳ lạ xảy ra rất thường xuyên, nhưng lại được tác giả cũng như các nhân vật của ông xem là hoàn toàn bình thường. Một trong những thành viên của nhà Buendías đã hóa điên, và những năm cuối đời đã bị gia đình mình trói vào một cái cây. Một người khác có đến tận 17 đứa con trai ngoài giá thú, và trên trán đứa nào cũng có dấu tích vĩnh viễn của Ngày Lễ Tro mà không thể giải thích được. Một người khác lại bay lên trời ngay khi đang gấp quần áo. Xu hướng coi những sự kiện này là vụn vặt, bình thường của Marquez chính là dấu hiệu của chủ nghĩa hiện thực huyền diệu, một phong cách kể chuyện kỳ ảo rất phổ biến trong lứa tác giả Mỹ Latinh cùng thế hệ với ông.
Trăm năm cô đơn đã đạt được thành công ngay lập tức và về lâu dài. Nhiều nhà phê bình đã nhìn thấy sự xuất hiện của một phong cách Mỹ Latinh đặc trưng trong thuyết định mệnh (fatalism) và quan điểm lịch sử quay vòng của Marquez. Tác phẩm của ông được so sánh với tác phẩm của William Faulkner và Vladimir Nabokov, trong khi nhà thơ người Chile Pablo Neruda gọi nó là “khải huyền vĩ đại nhất của ngôn ngữ Tây Ban Nha kể từ thời Don Quijote.” Khi nhận giải Nobel, Marquez đã giải thích một cách hùng hồn về ý nghĩa của chủ nghĩa hiện thực huyền diệu đối với cá nhân ông: “Tôi dám nghĩ rằng chính thứ hiện thực xa vời này, chứ không chỉ riêng cách diễn đạt văn học của nó, mới đáng được Viện Hàn lâm Thụy Điển chú ý đến. Một hiện thực không nằm trên trang giấy, mà là một hiện thực sống trong chúng ta … đầy đau thương và đẹp đẽ, mà Colombia luôn biến đổi và hoài cổ này chỉ là một đại diện khác mà thôi.”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Trăm năm cô đơn: Thiên tiểu thuyết bất hủ của nhân loại
Thanh Thảo - Revelogue
Trăm năm cô đơn là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn người Columbia Gabriel Garcia Márquez. Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1967 bằng tiếng Tây Ban Nha và trong vòng ba năm đã bán được hơn nửa triệu bản.
Bìa sách Trăm năm cô đơn
Được đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thập niên sáu mươi, Trăm năm cô đơn đã vinh dự mang về cho tác giả giải thưởng Nobel văn học danh giá lúc bấy giờ vào năm 1982.
Mục lục ẩn
1 Gabriel Garcia Márquez cha đẻ của trường phái hiện thực huyền ảo
2 Trăm năm cô đơn và câu chuyện thấm đẫm nỗi bất hạnh của con người
3 Thiên tiểu thuyết phản ảnh thực tế ngổn ngang về các vấn đề nhức nhối của thời đại
4 Tầm ảnh hưởng to lớn của Trăm năm cô đơn một tác phẩm huyền thoại
Gabriel Garcia Márquez cha đẻ của trường phái hiện thực huyền ảo
Gabriel Garcia Márquez được xem là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỉ XX với các tác phẩm Trăm năm cô đơn, Ngài đại tá chờ thư,… Ông sinh tại Columbia vào ngày 6 tháng 3 năm 1927, trưởng thành trong một gia đình trung lưu có đến mười một người con mà ông là con cả.
Bấy giờ bối cảnh lịch sử của Mỹ Latinh vô cùng đặc biệt. Đó là thời kỳ của chính trị bất ổn kéo dài, các cuộc bạo loạn xảy ra thường xuyên, tình hình đất nước và các mối quan hệ quốc tế phức tạp.
Chân dung tác giả Gabriel Garcia Marquez
Với ảnh hưởng từ những tháng ngày tuổi thơ chứa đựng cả đắng cay lẫn ngọt ngào cùng các tác động ngoại cảnh tất cả đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ bất tận cho Gabriel Garcia Márquez.
“Cuối cùng, văn chương chính là nghề mộc. Chúng ta đang làm việc với hiện thực, một vật liệu cứng rắn như gỗ.”
Con đường văn chương của ông gắn liền với hiện thực khắc nghiệt, đầy thăng trầm và thử thách. Các sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng đều được nhà văn lồng ghép đưa vào các tác phẩm.
Chinh phục độc giả nhờ lối kể chuyện xuất chúng, giọng văn độc đáo, lối viết hiện thực cộng thêm một chút huyền bí, ông mê hoặc cả thế giới trong những câu chuyện thực ảo lẫn lộn, không thể phân biệt.
Thiên tiểu thuyết Trăm năm cô đơn
Gabriel Garcia Márquez tạo ra thế giới ảo dựa trên những sự kiện có thật để trào phúng thêm cái hiện thực lũng loạn thời bấy giờ khi mà những chuẩn mực đạo đức trớ trêu thay lại trở thành cái cớ cho vô vàn tội ác. Điển hình phải nhắc đến tác phẩm nổi bật nhất của ông là Trăm năm cô đơn.
Trăm năm cô đơn và câu chuyện thấm đẫm nỗi bất hạnh của con người
Quyển sách được ấp ủ khi Gabriel Garcia Márquez mười bảy tuổi nhưng đành bỏ dở vì tuổi đời còn quá trẻ. Sau đó ông không ngừng rèn luyện, thử thách ngòi bút bằng việc sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết khác để tìm ra được giọng văn riêng biệt độc nhất của mình trong tác phẩm kinh điển Trăm năm cô đơn.
Năm 1965, ông tiếp tục câu chuyện dang dở và hoàn thành trong mười tám tháng hoàn toàn ngăn cách với bên ngoài.
Tác phẩm kinh điển Trăm năm cô đơn
Trăm năm cô đơn là tác phẩm gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới, sức ảnh hưởng của quyển tiểu thuyết bất chấp dòng chảy của thời gian vẫn kéo dài đến tận ngày nay. Nội dung xoay quanh bảy thế hệ nhà Buendía và ngôi làng tưởng tượng Maconđô.
Maconđô là sản phẩm hư cấu nghệ thuật tuyệt vời mà ở đó người ta chứng kiến một hành trình ra đời, phát triển hưng thịnh rồi suy tàn của một “mô hình xã hội thu nhỏ”. Những cuộc đời đầy ngang trái phải sống lay lắt trong nỗi nhớ và nỗi ám ảnh khôn nguôi về tội loạn luân.
Thế hệ đầu tiên là José Arcadio Buendía và Úrsula Iguarán, cả hai dẫu là họ hàng nhưng vẫn kiên quyết đến với nhau dưới danh nghĩa của tình yêu. Họ mặc cho những rủi ro có thể sinh ra “một đứa con đuôi lợn”, bất chấp sự phản đối của cha mẹ để rồi cuối cùng phải dứt áo ra đi, trốn chạy khỏi sự dày vò.
Một ấn bản khác của Trăm năm cô đơn
Trên đường cặp đôi gặp một vài người bạn, vì chung hoàn cảnh bế tắc họ quyết định đồng hành cùng đôi vợ chồng, từ ấy chuyến phiêu lưu bất hạnh về vùng đất mới chính thức bắt đầu.
Tại làng, họ có hai đứa con trai lần lượt là José Acardio, Aureliano Buendía và một cô con gái Amaranta. Bi kịch thực sự bắt đầu khi cả hai người con trai “chung đụng” và có con với cùng một người đàn bà, cô con gái út lại có tình cảm với chính đứa cháu trai của mình.
Bức tranh tương lai u ám dường như đã được nhìn thấy kể từ cái ngày José và Úrsula không thể ngăn cản những đứa con đi theo vết xe đổ của họ. Dù cho may mắn sinh ra “những đứa con không có đuôi lợn” nhưng mặt khác, sự giày xéo trong các mối quan hệ đã đẩy họ vào hố sâu của sự cô độc.
“Bọn trẻ nhà này cứ như những thằng đần, lúc nào cũng thẫn thờ”, Úrsula nói.
Dòng họ nhà Buendía là dòng họ của những kiếp người cô đơn, họ cô đơn trong chính căn nhà của mình, bên cạnh những người vợ, người chồng hay nhân tình, thậm chí trong cõi vô thức nỗi ám ảnh ấy vẫn luôn bủa vây.
Tác phẩm xuất sắc giành được Nobel Văn học 1982
Thế hệ nối tiếp thế hệ, vẫn quanh quẩn trong cái vòng tròn nhỏ hẹp, phức tạp để rồi sau trăm năm dài đằng đẵng, mọi chuyện kết thúc với người đầu tiên của cây dòng họ phát điên, bị trói dưới tán cây dẻ mà chết còn người cuối cùng vừa mới sinh đã bị đàn kiến ăn thịt.
Ngôi làng Maconđô trải qua muôn trùng sóng gió, không thể cưỡng lại những thứ mới lạ bên ngoài, không thể chiến thắng trận chiến với đảng Bảo Hoàng, những truyền thống dần bị quên lãng rồi sau cùng bị trận cuồng phong quét sạch chẳng còn lại gì, biến mất khỏi thế gian như chưa từng tồn tại.
Thiên tiểu thuyết phản ảnh thực tế ngổn ngang về các vấn đề nhức nhối của thời đại
Một diễn biến trong câu chuyện: Sự kiện nổi dậy của công nhân công ty trồng chuối gần làng được xem là ẩn dụ cho một cuộc thảm sát hoàn toàn có thật ở Colombia – sự kiện đau thương nhất trong lịch sử đất nước này.
Thông qua lời kể của mẹ và ông ngoại mặc dù không trực tiếp chứng kiến nhưng sự kiện trên đã nghiễm nhiên trở thành một “bóng ma ám ảnh” không thể xóa nhòa trong tâm hồn Márquez, ông miêu tả đầy đủ sự kiện bằng nhiều hình thức khác nhau không chỉ một mà trong nhiều tác phẩm khác của mình.
Phiên bản tiếng anh của Trăm năm cô đơn
Cùng với việc dũng cảm vạch trần các khía cạnh lồi lõm của thời cuộc ta còn thấy được xuyên suốt tác phẩm những vấn đề nhân văn không hề bị bỏ qua. Ta bắt gặp rất nhiều những vấn đề nhức nhối được Gabriel Garcia Márquez khéo léo lồng ghép qua các hình ảnh, sự việc.
Ví như sự lãng quên cội nguồn truyền thống qua việc ẩn dụ hình ảnh ngôi làng Maconđô bị người Di-gan đồng hóa. Họ hứng thú với những phát minh hiện đại, kì quái rồi chằng biết từ lúc nào ngôi làng đã không còn như thuở trước nữa.
“Chỉ trong chốc lát, người Di-gan làm cho làng thay đổi. Những người dân Macônđô bỗng chốc cũng bị lạc đường ở ngay chính quê hương mình,…”
Nói về biến đổi tiêu cực của con người trước hoàn cảnh, ta thấy rõ qua nhân vật José Arcadio Buendía – một trong những người đầu tiên lập làng. Thuở đầu, không có gì để nghi ngờ rằng ông là một nhà lãnh đạo thông minh, một trưởng làng khôn ngoan.
Ông chỉ dạy cho dân làng cách trồng lúa, bẫy chim và giúp họ dựng nên những ngôi nhà thật vững chãi. José Arcadio Buendía đã tạo nên khung cảnh bức tranh ngôi làng dạo đầu vô cùng tốt đẹp, bình yên.
Trăm năm cô đơn là định mệnh của con người
Thế nhưng sau đó, người đứng đầu thông minh ấy lại đắm chìm, say mê vô độ với những thứ đồ “ma quái” do người Di-gan mang lại, José Arcadio Buendía mải mê nghiên cứu tìm tòi trong phòng thí nghiệm thực hiện các nghiên cứu khoa học, không quan tâm đến cả thế giới.
Dân làng đều nói rằng kể từ khi có sự xuất hiện của Melquíades – một nhà thông thái có khả năng tiên tri, thường lẫn trong đám Di-gan, ghé thăm làng vào tháng tám mỗi năm – người ta không còn thấy hình bóng người đi đầu lúc trước nữa.
Hay nghịch lý rằng dù những đứa con của dòng họ nhà Buendía sinh ra đều đầy đủ trí tuệ và sức khỏe cần thiết nhưng đến tuổi trưởng thành lại khốn cùng, khánh kiệt.
Chúng lao đầu vào hai thứ bản năng nhất của con người: ăn uống phè phỡn cho tới chết hoặc chơi bời phóng tục trong nhục dục để phạm tội loạn luân, chết trong cô độc.
Tất cả bọn họ đại diện cho việc đánh mất đi bản chất tốt đẹp vốn có của loài người, họ đều thiếu trái tim yêu thương sôi nổi. Thông điệp thật sự mà Gabriel Garcia Márquez muốn gửi đến người đọc là tình yêu sẽ giải thoát ta khỏi nỗi cô đơn, hãy sống đúng bản chất của mình, vượt mọi định kiến và thành kiến, hòa đồng với gia đình, xã hội.
Tầm ảnh hưởng to lớn của Trăm năm cô đơn một tác phẩm huyền thoại
Tác phẩm được xuất bản lần đầu bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 1967. Đến năm 1970, truyện đã được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản, chưa kể hai lần in ở Cuba một trăm nghìn bản. Đến nay, tác phẩm đã được dịch ra 37 thứ tiếng và bán được hơn 30 triệu bản trên toàn thế giới
“Ở Mỹ Latin, ai ai cũng đọc tác phẩm này, từ các giáo sư cho đến dân lao động và cả gái điếm – The Sydney Morning Herald”
Trăm năm cô đơn dẫu cho là một tiểu thuyết kinh điển nhưng cũng không thể phủ nhận đây là một tác phẩm không dễ đọc cũng không dễ dàng tìm hiểu với những ai muốn khám phá tầng ý nghĩa ẩn sau câu chữ.
Tác phẩm sắp được chuyển thể thành phim
Nay có tin mừng rằng Netflix đã mua được bản quyền chuyển thể tác phẩm thành phim từ gia đình của Márquez đã thắp lên không ít kỳ vọng của độc giả trên toàn thế giới.
Một bộ phim chuyển thể chất lượng sẽ phần nào giúp những người yêu thích quyển sách nhưng chẳng thể ghi nhớ nổi hơn sáu mươi nhân vật trong truyện cảm thấy “dễ thở” hơn.
Trăm năm cô đơn là sản phẩm tinh thần vô giá với sức ảnh hưởng thách thức cả dòng chảy thời đại. Đây là một quyển tiểu thuyết đáng đọc, đọc để suy ngẫm, đọc để có cơ hội trải nghiệm một bức tranh về cuộc đời huyền ảo muôn màu muôn vẻ, từ đó biết đâu lại tìm ra được điều gì cho bản thân.
Thanh Thảo
Mình là Thảo, một cô gái mình đầy khiếm khuyết nhưng vẫn luôn nỗ lực từng ngày để trở nên tốt hơn. Mình muốn trưởng thành xinh đẹp như một bông hoa, không vì ai mà nở rộ rồi úa tàn, chỉ vì bản thân mà rạng rỡ khoe sắc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Trăm năm cô đơn- Đọc để thấu hiểu và ngẫm nghĩ
Sachxuanendoc
Những thông tin cơ bản
Trăm năm cô đơn là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn người Colombia Gabriel Garcia Marquez. Tác phẩm được nhà xuất bản Sudamericana xuất bản lần đầu bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 1967 tại Buenos Aires (Argentina). Đến năm 1970, truyện đã được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản, chưa kể hai lần in ở Cuba là một trăm nghìn bản. Khi đó còn có 17 hợp đồng xin phép tác giả được dịch tác phẩm này ra các thứ tiếng khác. Cho đến nay, tác phẩm đã chuyển dịch qua hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới trong đó có Việt Nam, được tặng giải Chianchiano của Ý, được Pháp công nhận là cuốn sách hay nhất trong năm và được giới phê bình văn học Mỹ đánh giá là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong thập niên 1960. Đây được coi là một kiệt tác của Gabriel Garcia Marquez, cùng với những tác phẩm Ngài đại tá chờ thư (El coronel no tiene quien le escriba, 1959), Mùa thu của ngài trưởng lão (El otoño del patriarca, 1975), Trăm năm cô đơn đã mang đến cho tác giả vinh dự đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1982
Điều gì khiến “Trăm năm cô đơn” – một tiểu thuyết theo chủ nghĩa “hiện thực huyền ảo”, dày tới hơn 600 trang, chỉ kể về câu chuyện loạn luân của một dòng họ ở một ngôi làng “huyền thoại”, giành được giải thưởng Nobel Văn học? Phải chăng tác phẩm đã đạt tới hai tiêu chí cơ bản của giải thưởng. Đó là bút pháp độc đáo, mới mẻ và ý nghĩa nhân văn của thông điệp tác phẩm gửi tới người đọc.
“Trăm năm cô đơn” được đánh giá là sản phẩm tuyệt vời của hư cấu nghệ thuật. Với bút pháp “hiện thực huyền ảo”, Márquez đã dựng nên một ngôi làng có tên gọi Macondo. Đó là ngôi làng không một người dân nào sống quá ba mươi tuổi và chưa có nghĩa địa, đã từng xảy ra những chuyện hoang đường như cơn mưa hoa trong một đám tang, những con người được hoài thai bởi bướm và bọ cạp, những người có đuôi, có người bay lên trời không trở lại… ở ngôi làng đó, những người con trai và con gái cùng huyết thống đã yêu nhau, lấy nhau, sinh ra những đứa con dị tật có đuôi như lợn hoặc như khỉ!
Nỗi ám ảnh về tội loạn luân đã đẩy những con người nơi đây chìm sâu vào nỗi cô đơn. Họ cô đơn trong ngôi nhà của mình. Cô đơn giữa những người thân thuộc. Cô đơn trên chiếc giường của mình, trong giấc mơ của mình… Cuối cùng, sau một trăm năm sống trong cô đơn, làng Macondo bị một cơn cuồng phong cuốn mất khỏi thế giới. Rõ ràng là, về phương diện xã hội, Márquez muốn viện dẫn một vấn đề có tính quy luật. Đó là, nếu anh đơn lẻ trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và con người, anh sẽ thất bại. Nếu anh khép mình, đóng kín, quay lưng lại với thế giới, đi ngược lại những quy luật vốn có, anh sẽ bị hủy diệt. Tương tự như thế, đất nước Colombia cùng với lục địa Mỹ Latinh nếu đóng cửa, tuyệt giao với thế giới bên ngoài, sẽ vĩnh viễn bị giam cầm trong lạc hậu, đói nghèo.
Còn về thông điệp, Márquez muốn nhắn nhủ một điều giản dị, nhưng sâu đậm tính nhân văn: Mọi người hãy sống đúng bản chất người – tổng hòa các mối quan hệ xã hội của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân tự hòa đồng với gia đình, xã hội.
Tóm tắt truyện
José Arcadio Buendía là người đầu tiên trong cây dòng họ này, một người đàn ông khỏe mạnh và quan tâm tới các giả thuyết về triết học. Cha mẹ José đã ngăn cản ông và Úrsula Iguarán lấy nhau do hai dòng họ của hai người đã có mối quan hệ thâm giao lâu đời, cháu chắt họ lấy nhau và đã từng có trường hợp đẻ ra một người có đuôi lợn. Tuy nhiên, với tình yêu sâu nặng, hai người vẫn nhất quyết lấy nhau, nhưng Úrsula Iguarán vẫn sợ sự đe dọa trên nên khi đi ngủ bao giờ cô cũng mặc quần trinh tiết do mẹ may cho, nó có một hệ thống dây da chằng chéo và khóa sắt to sụ. Sự việc cứ kéo dài như vậy hơn một năm và dân làng đồn ầm lên rằng José là kẻ bất lực. Trong một cuộc chọi gà, một người bạn thân do cay cú khi bị thua nên đã chọc tức José. José trong cơn bực tức đã giết người này. Hôm đó về nhà, anh nhất định bắt vợ bỏ chiếc quần trinh tiết đó đi và tuyên bố “dù có đẻ ra kỳ đà thì chúng mình sẽ nuôi kỳ đà”. Mặc dù đã toại nguyện trong cuộc sống gia đình nhưng José lúc nào cũng dằn vặt vì đã giết oan người bạn đó. Anh đã cùng vợ bỏ làng đi đến một vùng đất khác để tìm kiếm lại sự thanh thản cho mình. Sau này, khi sinh ra những đứa con, sau mỗi lần đẻ, Úrsula đều phải xem con cặn kẽ xem chúng có mang bộ phận nào của loài vật không và luôn nhắc nhở con cháu phải tỉnh táo để nhận họ hàng, nghiêm cấm những mối quan hệ loạn luân.
Toàn bộ những sự kiện trong truyện Trăm năm cô đơn diễn ra tại một ngôi làng không có thực tên là Macondo. Ngôi làng được Jose Acardio Buendia sáng lập, ông là một tộc trưởng kiên quyết và cứng rắn nhưng sau này bị cuốn hút mạnh mẽ bởi những điều kỳ diệu mà những tiến bộ khoa học của thế giới đem lại, những điều kỳ diệu này tới làng Macondo bởi một nhóm người Di-gan du mục do một người đàn ông già tên Melquides dẫn đầu. Khi ngôi làng phát triển, chính quyền cử đến đây một viên quan để nắm quyền cai trị ngôi làng và lôi kéo ngôi làng vào vòng xoáy chính trị nhưng rồi quyền lực của ngôi làng lại trở về tay Jose Acardio Buendia.
Cuộc nội chiến nổ ra, làng Macondo sớm đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến khi gửi đến cuộc chiến một đội quân do Đại tá Aureliano Buendia, con trai của Jose Acardio Buendia, lãnh đạo để chống lại quân đội Bảo hoàng. Trong khi ông Đại tá đi chiến đấu, Jose Acardio Buendia trở thành một người điên và bị trói vào một cái cây. Arcadio, đứa cháu ngoài giá thú của ông ta, nắm quyền lãnh đạo ngôi làng và sớm trở thành một tên độc tài khát máu. Quân đội bảo hoàng bao vây ngôi làng và Arcadio bị xử bắn.
Cuộc chiến tiếp tục, Đại tá Aureliano đã nhiều lần thoát chết, trở thành một con người vinh quang. Cho đến một ngày, quá mệt mỏi vì một cuộc chiến vô nghĩa, ông ta dàn xếp cho một thoả thuận hòa bình mà rồi cuối cùng cũng đến vào cuối cuốn tiểu thuyết. Sau khi hòa ước được ký kết, Aureliano tự tử nhưng không chết. Ngôi làng phát triển, trở nên lộn xộn và thành trung tâm các hoạt động của hàng ngàn người nước ngoài. Những người nước ngoài đến và bắt đầu triển khai một dự án trồng chuối gần ngôi làng. Nhờ đó, ngôi làng trở nên thịnh vượng cho đến một ngày cuộc bãi công của công nhân nổ ra. Quân đội chính phủ được gọi đến và những người công nhân biểu tình bị bắn chết rồi ném xác xuống biển. Khi đó, Úrsula, bà vợ goá già cả của Jose Acardio Buendia đã nói “thời gian là một vòng tròn”.
Sau cuộc thảm sát công nhân trồng chuối, ngôi làng chìm trong một trận mưa dữ dội kéo dài liên tục năm năm trời. Úrsula nói rằng bà sẽ chờ đợi đến khi cơn mưa chấm dứt để chết. Một trong những thành viên cuối cùng của dòng dõi Buendia tên là Aureliano Babilona, thuộc thế hệ thứ 6, sinh ra trong thời gian này. Cuối cùng thì cơn mưa dai dẳng cũng chấm dứt, Úrsula chết, Mancondo chỉ còn là một ngôi làng tan hoang.
Aureliano Babilonia không được học hành, sống cô đơn trong ngôi nhà đổ nát của dòng họ Buendia. Anh ta tự mình tìm cách đọc những văn bản được viết trên những tấm giấy da dê của ông lão Melquiades, khi đó đã chết và trở thành một hồn ma làm bạn với Aureliano Babilonia. Anh ta trưởng thành mà chỉ có một công việc duy nhất là nghiên cứu những văn bản đó cho đến khi Aureliano Babilonia gặp và yêu người chủ hợp pháp cuối cùng của ngôi nhà, Amaranta Ursula, cũng chính là người dì ruột của mình. Aureliano không biết điều này cho đến khi Amaranta Ursula chết khi sinh ra một đứa con có đuôi lợn. Trong khi đau khổ vì cái chết của người tình và đứa con vừa được sinh ra (đứa bé, giọt máu cuối cùng của dòng họ Buendia đã bị một đàn kiến ăn thịt), Aureliano Buendia cuối cùng cũng có thể hiểu được những điều được viết bằng chữ Phạn trong những mảnh giấy da dê của Melquiades. Những văn bản ấy kể lại chi tiết lịch sử dòng họ Buendia, ngay cả những sự việc xảy ra sau khi những tài liệu đó được viết ra. Khi anh ta đọc xong, cả ngôi làng bị phá hủy bởi một trận cuồng phong và bị xóa sạch khỏi thế giới này.
Những trích đoạn hay từ truyện
“Không ai xứng đáng với những giọt nước mắt của bạn, nhưng nếu có người xứng đáng, anh ta sẽ không làm bạn khóc”.
“Con người không chết khi nên chết mà khi có thể chết”.
“Hãy luôn nhớ rằng điều quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân tốt đẹp không phải là hạnh phúc mà là sự ổn định”.
“Không phải người ta ngừng theo đuổi giấc mơ vì mình già đi, người ta già đi vì ngừng theo đuổi giấc mơ”.
“Nếu Chúa không nghỉ vào Chủ Nhật, Người đã có đủ thời gian để hoàn thiện thế giới rồi”.
“Trí nhớ của trái tim xóa đi những điều xấu và phóng đại những điều tốt đẹp”.
“Cuối cùng văn chương cũng chính là nghề mộc. Anh đều làm việc với hiện thực, một vật liệu cũng cứng như gỗ”.
“Không, không giàu có. Tôi là người nghèo có tiền, hoàn toàn không giống nhau”.
“Vấn đề của hôn nhân là nó kết thúc vào mỗi đêm sau khi làm tình, và phải xây dựng lại nó mỗi buổi sớm trước khi ăn sáng”.
“Văn chương hư cấu được phát minh vào ngày Jonas về nhà và nói với vợ mình muộn ba ngày vì bị cá voi nuốt”.
“Những điều có ý nghĩa trong cuộc sống không phải là điều gì xảy đến với bạn mà là bạn nhớ gì và bạn nhớ nó như thế nào”.
“Hãy hưởng thụ cuộc đời. Nó không phải là buổi diễn tập.”
“Nước mắt là những ngôn từ trái tim, không thể diễn tả”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
'Trăm năm cô đơn' và những ám ảnh lịch sử
22/09/2019 - phunuonline
PNO - Sinh thời, Márquez luôn từ chối bản quyền chuyển thể Trăm năm cô đơn thành điện ảnh, mặc dù Hollywood đề nghị rất nhiều lần.
Gabriel García Márquez là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Ông sinh ra và trưởng thành ở giai đoạn lịch sử nóng bỏng, căng thẳng nhất của Colombia. Những ám ảnh lịch sử về một đất nước bị chia rẽ sâu sắc, đầy bạo lực đã hằn in vào tâm trí của nhà văn.
Điều gì khuất lấp sau vẻ kỳ bí, hoang đường?
Trăm năm cô đơn được viết chính thức trong hai năm nhưng theo lời nhà văn thì nó đã được “hoài thai” gần hai mươi năm và những sáng tác đầu tay của ông chính là “bản thảo” của tác phẩm kinh điển này. Trăm năm cô đơn ngay từ khi ra đời đã trở thành một hiện tượng vang dội trên văn đàn thế giới và khởi đầu cho sự trỗi dậy của cả nền văn học Mỹ Latin.
Bức tượng bằng đồng toàn thân của nhà văn Gabriel García Márquez được đặt tại thủ đô La Habana
Xuất sắc, hỗn độn, với tầm ảnh hưởng lớn… Một thiên tiểu thuyết vĩ đại và đầy tính nhạc - The Times
Ở Mỹ Latin, ai ai cũng đọc tác phẩm này, từ các giáo sư cho đến dân lao động và cả gái điếm - The Sydney Morning Herald
G.G Márquez đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của dòng văn học hiện thực huyền ảo để không chỉ xây dựng nên ngôi làng Macondo huyền thoại cùng bi kịch của dòng họ Buendía mà còn từ những góc độ khác nhau, phản ánh hiện thực xã hội và diễn biến lịch sử của Colombia cũng như toàn bộ Mỹ Latin. Nếu G.G.Márquez từng phát biểu: “Trên thực tế mỗi người chỉ viết một cuốn sách…” thì Trăm năm cô đơn xứng đáng là cuốn sách của đời ông.
Tuy nhiên, Trăm năm cô đơn trở thành một tác phẩm không dễ đọc, cũng không dễ hiểu với những ai muốn khám phá tầng ý nghĩa ẩn chứa đằng sau câu chữ.
Biên niên sử của ngôi làng Macondo trở thành “mô hình thu nhỏ” của quá trình hình thành đất nước Colombia qua các thời kỳ, phản ánh thực tế xã hội ngổn ngang nhiều vấn đề chính trị, bạo lực.
G.G.Márquez là con người “hành động”, ông trưởng thành từ những nếm trải cay đắng lẫn ngọt ngào của cuộc sống sôi động bên ngoài. Mặt khác, con đường văn chương của G.G Márquez không phải được ấp ủ từ trong kho tàng sách vở như những nhà văn khác mà chính là con đường đời cùng với những lăn lộn, thăng trầm và thử thách.
Sinh ra đầu thế kỷ XX, G.G.Márquez trải qua thời kỳ hỗn loạn chính trị kéo dài cho đến khi ông viết Trăm năm cô đơn. Chính sự bất ổn chính trị, các cuộc bạo loạn thường xuyên diễn ra đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong ý thức của nhà văn yêu nước. Là người dám sống cho điều mình tin tưởng, biết chiến đấu đến cùng cho lý tưởng đã chọn, G.G.Márquez đã từ bỏ ngành luật ở trường đại học Bogotá để quyết tâm trở thành nhà văn đồng thời là nhà hoạt động chính trị tích cực.
Ngoài việc nghiền ngẫm những trang văn của Ernest Hemingway, James Joyce, William Faulkner, G.G.Márquez còn đọc thêm về chủ nghĩa Marx. Từ những bài báo đến các tác phẩm lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông đều lưu dấu nhiều sự kiện lớn trong lịch sử quốc gia. Qua đó, nhà văn muốn lột tả hết mọi góc cạnh của xã hội ông đang sống. G.G.Márquez được vinh danh trên văn đàn thế giới không chỉ vì nghệ thuật viết văn độc đáo, mới mẻ mà còn ở nội dung mang đậm tính nhân bản và đề cập đến nhiều vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại.
Theo Wikipedia thì Márquez đã viết Trăm năm cô đơn ở tuổi 38, sau một thời gian dài bế tắc không viết được gì do sợ thất bại như những tác phẩm trước. Một hôm, đang đi nghỉ mát cùng vợ, ông nói với vợ là đã tìm ra giọng điệu để kể cuốn tiểu thuyết mới. Rồi ông về nhà, đưa cho bà vợ 5.000 usd gom góp tiết kiệm lẫn vay mượn bạn bè để lo chi tiêu gia đình, còn mình thì bắt đầu đóng cửa và ngồi viết suốt hai năm liền.
Cuốn tiểu thuyết xuất bản vào năm 1967, lúc Márquez vừa tròn 40 tuổi và lập tức gây chấn động văn đàn, mang lại cho ông giải Nobel văn chương năm 1982. Ông nói, tất cả là nhờ những ký ức sống với ông bà ngoại từ thời ấu thơ. Trong các tác phẩm của mình, G.G.Márquez chủ yếu sử dụng những tư liệu lịch sử được rút ra từ ký ức thời thơ ấu qua câu chuyện kể của ông ngoại, cùng những biến động tàn khốc mà ông đã trải qua cùng lịch sử đất nước.
Điều đáng khâm phục ở G.G.Márquez là ông đã dũng cảm đưa những sự kiện bị chối bỏ, cố tình bị quên lãng trong lịch sử vào tác phẩm để vạch rõ âm mưu chính trị. Trong số đó có cuộc thảm sát công nhân đồn điền chuối năm 1928 tại Ciénaga - một sự kiện đau thương nhất trong lịch sử Colombia. Mặc dù không chứng kiến trực tiếp nhưng qua lời kể của mẹ và ông ngoại - đại tá Nicolás Márquez, cuộc thảm sát công nhân của công ty Liên hiệp hoa quả Hoa Kỳ đã ăn sâu vào tiềm thức của G.G.Márquez từ nhỏ. Nó đã trở thành “bóng ma ám ảnh” nhà văn, ông miêu tả đầy đủ sự kiện đau lòng này không chỉ một mà trong nhiều tiểu thuyết của mình.
Sức sống mãnh liệt và bền bỉ
Trong Trăm năm cô đơn, các cuộc chiến tranh liên miên được phản ánh trong sự nghiệp chinh chiến của đại tá Aureliano. Mặc dù, G.G.Márquez đã tiểu thuyết hóa tất cả sự kiện này trong tác phẩm nhưng ở góc độ lịch sử nhà văn vẫn giữ nguyên những biến cố đau thương và đẫm máu của dân tộc. Đặc biệt, nhân vật đại tá Aureliano có nhiều điểm giống nhân vật lịch sử Rafael Uribe (lãnh đạo đảng Tự do mà ông ngoại của nhà văn - đại tá Nicolas Ricardo Márquez Mejia đã từng chiến đấu dưới quyền trong cuộc chiến tranh 1.000 ngày).
Dưới góc nhìn không chỉ của một nhà văn mà còn của một nhà hoạt động chính trị tích cực, G.G.Márquez đã chỉ rõ bản chất thực sự của các đảng phái, tình trạng bạo loạn của đất nước qua nhiều chi tiết trong tác phẩm. Dù Trăm năm cô đơn đan xen nhiều yếu tố huyền diệu, siêu nhiên nhưng cốt lõi của nó vẫn gắn liền với lịch sử Colombia và Mỹ Latin.
Trăm năm cô đơn còn giễu nhại sự lố bịch của nhà thờ Thiên chúa giáo với những trò lừa bịp mị dân nhằm thay đổi tư tưởng lối sống của người dân Macondo. Sự hiện diện của tôn giáo do Tây Ban Nha truyền bá vào Colombia được tượng trưng bởi nhân vật cha Nicanor. Ngay khi quan thanh tra Mocoste đặt chính quyền ở Macondo thì lập tức cha Nicanor cũng đến và cắm cây thập tự xuống mảnh đất này. Ở ngôi làng vốn yên bình từ đây đã bắt đầu những biến cố lớn để rồi bị hủy diệt một trăm năm sau.
Trăm năm cô đơn đến nay vẫn được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của thế kỷ XX, đã được dịch ra 37 thứ tiếng và bán được hơn 30 triệu bản trên toàn thế giới, đoạt giải Nobel văn học năm 1982. dù đã được xuất bản lần đầu cách đây hơn 50 năm nhưng độc giả yêu mến cuốn sách chưa một lần được theo dõi nó qua màn ảnh. Sinh thời, Márquez luôn từ chối bản quyền chuyển thể Trăm năm cô đơn thành điện ảnh, mặc dù Hollywood đề nghị rất nhiều lần. Duy nhất một lần ông bán bản quyền cuốn tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả cho Hollywood và hậu quả là phim thất bại vì không thể chuyển tải được nội dung truyện.
Giờ đây, những người hâm mộ Trăm năm cô đơn đã có thể chờ đợi niềm vui khi Netflix sẽ chuyển thể tác phẩm này thành phim trong năm 2020. Gia đình nhà văn García Márquez cho rằng, sự phát triển và thành công của nhiều bộ phim phiên bản giới hạn (limited series) đã khiến họ thay đổi quyết định.
Không ai xứng đáng với nước mắt của bạn, nhưng nếu có người xứng đáng, anh ta sẽ không làm bạn khóc.
Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân tốt không phải là hạnh phúc mà là sự ổn định.
Không phải là mọi người ngừng theo đuổi ước mơ bởi vì họ già đi, mà là mọi người già đi bởi vì họ ngừng theo đuổi ước mơ.
Trí nhớ của trái tim loại bỏ những điều xấu và phóng đại những điều tốt đẹp.
(Trích tác phẩm Trăm năm cô đơn)
Hà Lam
22/09/2019 - phunuonline
PNO - Sinh thời, Márquez luôn từ chối bản quyền chuyển thể Trăm năm cô đơn thành điện ảnh, mặc dù Hollywood đề nghị rất nhiều lần.
Gabriel García Márquez là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Ông sinh ra và trưởng thành ở giai đoạn lịch sử nóng bỏng, căng thẳng nhất của Colombia. Những ám ảnh lịch sử về một đất nước bị chia rẽ sâu sắc, đầy bạo lực đã hằn in vào tâm trí của nhà văn.
Điều gì khuất lấp sau vẻ kỳ bí, hoang đường?
Trăm năm cô đơn được viết chính thức trong hai năm nhưng theo lời nhà văn thì nó đã được “hoài thai” gần hai mươi năm và những sáng tác đầu tay của ông chính là “bản thảo” của tác phẩm kinh điển này. Trăm năm cô đơn ngay từ khi ra đời đã trở thành một hiện tượng vang dội trên văn đàn thế giới và khởi đầu cho sự trỗi dậy của cả nền văn học Mỹ Latin.
Bức tượng bằng đồng toàn thân của nhà văn Gabriel García Márquez được đặt tại thủ đô La Habana
Xuất sắc, hỗn độn, với tầm ảnh hưởng lớn… Một thiên tiểu thuyết vĩ đại và đầy tính nhạc - The Times
Ở Mỹ Latin, ai ai cũng đọc tác phẩm này, từ các giáo sư cho đến dân lao động và cả gái điếm - The Sydney Morning Herald
G.G Márquez đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của dòng văn học hiện thực huyền ảo để không chỉ xây dựng nên ngôi làng Macondo huyền thoại cùng bi kịch của dòng họ Buendía mà còn từ những góc độ khác nhau, phản ánh hiện thực xã hội và diễn biến lịch sử của Colombia cũng như toàn bộ Mỹ Latin. Nếu G.G.Márquez từng phát biểu: “Trên thực tế mỗi người chỉ viết một cuốn sách…” thì Trăm năm cô đơn xứng đáng là cuốn sách của đời ông.
Tuy nhiên, Trăm năm cô đơn trở thành một tác phẩm không dễ đọc, cũng không dễ hiểu với những ai muốn khám phá tầng ý nghĩa ẩn chứa đằng sau câu chữ.
Biên niên sử của ngôi làng Macondo trở thành “mô hình thu nhỏ” của quá trình hình thành đất nước Colombia qua các thời kỳ, phản ánh thực tế xã hội ngổn ngang nhiều vấn đề chính trị, bạo lực.
G.G.Márquez là con người “hành động”, ông trưởng thành từ những nếm trải cay đắng lẫn ngọt ngào của cuộc sống sôi động bên ngoài. Mặt khác, con đường văn chương của G.G Márquez không phải được ấp ủ từ trong kho tàng sách vở như những nhà văn khác mà chính là con đường đời cùng với những lăn lộn, thăng trầm và thử thách.
Sinh ra đầu thế kỷ XX, G.G.Márquez trải qua thời kỳ hỗn loạn chính trị kéo dài cho đến khi ông viết Trăm năm cô đơn. Chính sự bất ổn chính trị, các cuộc bạo loạn thường xuyên diễn ra đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong ý thức của nhà văn yêu nước. Là người dám sống cho điều mình tin tưởng, biết chiến đấu đến cùng cho lý tưởng đã chọn, G.G.Márquez đã từ bỏ ngành luật ở trường đại học Bogotá để quyết tâm trở thành nhà văn đồng thời là nhà hoạt động chính trị tích cực.
Ngoài việc nghiền ngẫm những trang văn của Ernest Hemingway, James Joyce, William Faulkner, G.G.Márquez còn đọc thêm về chủ nghĩa Marx. Từ những bài báo đến các tác phẩm lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông đều lưu dấu nhiều sự kiện lớn trong lịch sử quốc gia. Qua đó, nhà văn muốn lột tả hết mọi góc cạnh của xã hội ông đang sống. G.G.Márquez được vinh danh trên văn đàn thế giới không chỉ vì nghệ thuật viết văn độc đáo, mới mẻ mà còn ở nội dung mang đậm tính nhân bản và đề cập đến nhiều vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại.
Theo Wikipedia thì Márquez đã viết Trăm năm cô đơn ở tuổi 38, sau một thời gian dài bế tắc không viết được gì do sợ thất bại như những tác phẩm trước. Một hôm, đang đi nghỉ mát cùng vợ, ông nói với vợ là đã tìm ra giọng điệu để kể cuốn tiểu thuyết mới. Rồi ông về nhà, đưa cho bà vợ 5.000 usd gom góp tiết kiệm lẫn vay mượn bạn bè để lo chi tiêu gia đình, còn mình thì bắt đầu đóng cửa và ngồi viết suốt hai năm liền.
Cuốn tiểu thuyết xuất bản vào năm 1967, lúc Márquez vừa tròn 40 tuổi và lập tức gây chấn động văn đàn, mang lại cho ông giải Nobel văn chương năm 1982. Ông nói, tất cả là nhờ những ký ức sống với ông bà ngoại từ thời ấu thơ. Trong các tác phẩm của mình, G.G.Márquez chủ yếu sử dụng những tư liệu lịch sử được rút ra từ ký ức thời thơ ấu qua câu chuyện kể của ông ngoại, cùng những biến động tàn khốc mà ông đã trải qua cùng lịch sử đất nước.
Điều đáng khâm phục ở G.G.Márquez là ông đã dũng cảm đưa những sự kiện bị chối bỏ, cố tình bị quên lãng trong lịch sử vào tác phẩm để vạch rõ âm mưu chính trị. Trong số đó có cuộc thảm sát công nhân đồn điền chuối năm 1928 tại Ciénaga - một sự kiện đau thương nhất trong lịch sử Colombia. Mặc dù không chứng kiến trực tiếp nhưng qua lời kể của mẹ và ông ngoại - đại tá Nicolás Márquez, cuộc thảm sát công nhân của công ty Liên hiệp hoa quả Hoa Kỳ đã ăn sâu vào tiềm thức của G.G.Márquez từ nhỏ. Nó đã trở thành “bóng ma ám ảnh” nhà văn, ông miêu tả đầy đủ sự kiện đau lòng này không chỉ một mà trong nhiều tiểu thuyết của mình.
Sức sống mãnh liệt và bền bỉ
Trong Trăm năm cô đơn, các cuộc chiến tranh liên miên được phản ánh trong sự nghiệp chinh chiến của đại tá Aureliano. Mặc dù, G.G.Márquez đã tiểu thuyết hóa tất cả sự kiện này trong tác phẩm nhưng ở góc độ lịch sử nhà văn vẫn giữ nguyên những biến cố đau thương và đẫm máu của dân tộc. Đặc biệt, nhân vật đại tá Aureliano có nhiều điểm giống nhân vật lịch sử Rafael Uribe (lãnh đạo đảng Tự do mà ông ngoại của nhà văn - đại tá Nicolas Ricardo Márquez Mejia đã từng chiến đấu dưới quyền trong cuộc chiến tranh 1.000 ngày).
Dưới góc nhìn không chỉ của một nhà văn mà còn của một nhà hoạt động chính trị tích cực, G.G.Márquez đã chỉ rõ bản chất thực sự của các đảng phái, tình trạng bạo loạn của đất nước qua nhiều chi tiết trong tác phẩm. Dù Trăm năm cô đơn đan xen nhiều yếu tố huyền diệu, siêu nhiên nhưng cốt lõi của nó vẫn gắn liền với lịch sử Colombia và Mỹ Latin.
Trăm năm cô đơn còn giễu nhại sự lố bịch của nhà thờ Thiên chúa giáo với những trò lừa bịp mị dân nhằm thay đổi tư tưởng lối sống của người dân Macondo. Sự hiện diện của tôn giáo do Tây Ban Nha truyền bá vào Colombia được tượng trưng bởi nhân vật cha Nicanor. Ngay khi quan thanh tra Mocoste đặt chính quyền ở Macondo thì lập tức cha Nicanor cũng đến và cắm cây thập tự xuống mảnh đất này. Ở ngôi làng vốn yên bình từ đây đã bắt đầu những biến cố lớn để rồi bị hủy diệt một trăm năm sau.
Trăm năm cô đơn đến nay vẫn được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của thế kỷ XX, đã được dịch ra 37 thứ tiếng và bán được hơn 30 triệu bản trên toàn thế giới, đoạt giải Nobel văn học năm 1982. dù đã được xuất bản lần đầu cách đây hơn 50 năm nhưng độc giả yêu mến cuốn sách chưa một lần được theo dõi nó qua màn ảnh. Sinh thời, Márquez luôn từ chối bản quyền chuyển thể Trăm năm cô đơn thành điện ảnh, mặc dù Hollywood đề nghị rất nhiều lần. Duy nhất một lần ông bán bản quyền cuốn tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả cho Hollywood và hậu quả là phim thất bại vì không thể chuyển tải được nội dung truyện.
Giờ đây, những người hâm mộ Trăm năm cô đơn đã có thể chờ đợi niềm vui khi Netflix sẽ chuyển thể tác phẩm này thành phim trong năm 2020. Gia đình nhà văn García Márquez cho rằng, sự phát triển và thành công của nhiều bộ phim phiên bản giới hạn (limited series) đã khiến họ thay đổi quyết định.
Không ai xứng đáng với nước mắt của bạn, nhưng nếu có người xứng đáng, anh ta sẽ không làm bạn khóc.
Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân tốt không phải là hạnh phúc mà là sự ổn định.
Không phải là mọi người ngừng theo đuổi ước mơ bởi vì họ già đi, mà là mọi người già đi bởi vì họ ngừng theo đuổi ước mơ.
Trí nhớ của trái tim loại bỏ những điều xấu và phóng đại những điều tốt đẹp.
(Trích tác phẩm Trăm năm cô đơn)
Hà Lam
Last edited by LDN on Sun Jul 17, 2022 12:39 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
'Trăm năm cô đơn' định hình văn học thế giới
plo-vn
Theo khảo sát của tạp chí văn học Wasafiri (Anh), tiểu thuyết "Trăm năm cô đơn" của Gabriel García Márquez là tác phẩm có sức định hình nền văn học thế giới nhất trong khoảng 25 năm qua. Cuộc bình chọn do nhiều nhà văn quốc tế thực hiện.
Các nhà văn như: Indra Sinha, Blake Morrison, Amit Chaudhuri và 22 tên tuổi khác được ban biên tập tạp chí Wasafiri mời tham gia vào cuộc bầu chọn các tên sách mà họ đánh giá có sức ảnh hưởng to lớn lên văn đàn thế giới trong một phần thư thế kỷ qua. Cuộc khảo sát được phát động nhân chào mừng 25 năm ngày tạp chí Wasafiri thành lập. Mỗi tác giả được bình chọn 1 lá phiếu.
Cuốn "Trăm năm cô đơn" đã góp phần định hình nền văn học thế giới trong vòng 25 năm qua.
Có 3 trong số 25 lá phiếu dành cho tác phẩm Trăm năm cô đơn. Theo những người bình chọn, tiểu thuyết là cuốn sách đầy kinh ngạc, đã giúp cho độc giả phương Tây biết đến những tác giả không phải đến từ phương Tây. Tác phẩm còn giúp độc giả phương Tây mở rộng và tiếp cận với những tầm nhìn khác.
Hồi ký của tổng thống Mỹ Barack Obama, Dreams from my father cũng hiện diện trong danh sách. Nhà văn Marina Warner, người chọn cuốn hồi ký của Obama nhận xét, cuốn sách "có sức ảnh hưởng sâu sắc về mặt lịch sử và còn là một tác phẩm văn học với văn phong đẹp, sâu sắc và chân thật".
Nhà văn Sinha chọn cuốn Lolita của Vladimir Nabokov vì văn phong và kỹ thuật viết lách bậc thày.
Susheila Nasta, biên tập viên của tờ Wasafiri phát biểu, năm 1984 khi tờ tạp chí này ra đời, giải Nobel dành cho văn học vẫn chưa "ghé mắt" tới những nhà văn Châu Phi, Trung Quốc và vùng Caribbe. "Gần đây chúng ta đã có Nadine Gordimer, Wole Soyinka và vài người nữa. Đã có một sự thay đổi hết sức lớn lao nhưng vẫn còn nhiều điều phải tiếp tục", bà nói.
Dưới đây là danh sách bình chọn của tap chí Wasafiri (xếp theo tên nhà văn bình chọn):
1. Aminatta Forna chọn cuốn The Famished Road của Ben Okri.
2. Amit Chaudhuri chọn cuốn Collected Poems của Elizabeth Bishop.
3. Bernardine Evaristo chọn cuốn Staying Power: The History of Black People in Britain của Peter Fryer.
4. Beverley Naidoo chọn cuốn Roll of Thunder, Hear My Cry của Mildred D Taylor
5. Blake Morrison chọn cuốn The Stories of Raymond Carver của Raymond Carver.
6. Brian Chikwava chọn cuốn The Savage Detectives của Roberto Bolaño
7. Chika Unigwe chọn cuốn One Hundred Years of Solitude của Gabriel García Márquez.
8. Daljit Nagra chọn cuốn North của Seamus Heaney.
9. David Dabydeen chọn cuốn A House for Mr Biswas của VS Naipaul.
10. Elaine Feinstein chọn cuốn Birthday Letters của Ted Hughes.
11. Fred D'Aguiar chọn cuốn Palace of the Peacock của Wilson Harris.
12. Hirsh Sawhney chọn cuốn River of Fire của Quarratulain Hyder.
13. Indra Sinha chọn cuốn Lolita của Vladimir Nabokov.
14. John Haynes: Philosophical Investigations by Ludwig Wittgenstein
15. Lesley Lokko chọn cuốn Midnight's Children của Salman Rushdie.
16. Maggie Gee chọn cuốn Disgrace của JM Coetzee.
17. Marina Warner chọn cuốn Dreams from My Father của Barack Obama.
18. Maya Jaggi chọn cuốn The English Patient của Michael Ondaatje.
19. Michael Horovitz chọn cuốn Collected Poems của Allen Ginsberg.
20. Minoli Salgado chọn cuốn Anil's Ghost của Michael Ondaatje
21. Nii Parkes chọn cuốn One Hundred Years of Solitude của Gabriel García Márquez.
22. Roger Robinson chọn cuốn Sula của Toni Morrison.
23. Sujata Bhatt chọn cuốn One Hundred Years of Solitude của Gabriel García Márquez
24. Sukhdev Sandhu chọn cuốn The Private Life of Chairman Mao của Dr Li Zhisui
25. Tabish Khair chọn cuốn The Satanic Verses của Salman Rushdie.
Theo Chi Mai - Nguồn: Guardian (Evan)
plo-vn
Theo khảo sát của tạp chí văn học Wasafiri (Anh), tiểu thuyết "Trăm năm cô đơn" của Gabriel García Márquez là tác phẩm có sức định hình nền văn học thế giới nhất trong khoảng 25 năm qua. Cuộc bình chọn do nhiều nhà văn quốc tế thực hiện.
Các nhà văn như: Indra Sinha, Blake Morrison, Amit Chaudhuri và 22 tên tuổi khác được ban biên tập tạp chí Wasafiri mời tham gia vào cuộc bầu chọn các tên sách mà họ đánh giá có sức ảnh hưởng to lớn lên văn đàn thế giới trong một phần thư thế kỷ qua. Cuộc khảo sát được phát động nhân chào mừng 25 năm ngày tạp chí Wasafiri thành lập. Mỗi tác giả được bình chọn 1 lá phiếu.
Cuốn "Trăm năm cô đơn" đã góp phần định hình nền văn học thế giới trong vòng 25 năm qua.
Có 3 trong số 25 lá phiếu dành cho tác phẩm Trăm năm cô đơn. Theo những người bình chọn, tiểu thuyết là cuốn sách đầy kinh ngạc, đã giúp cho độc giả phương Tây biết đến những tác giả không phải đến từ phương Tây. Tác phẩm còn giúp độc giả phương Tây mở rộng và tiếp cận với những tầm nhìn khác.
Hồi ký của tổng thống Mỹ Barack Obama, Dreams from my father cũng hiện diện trong danh sách. Nhà văn Marina Warner, người chọn cuốn hồi ký của Obama nhận xét, cuốn sách "có sức ảnh hưởng sâu sắc về mặt lịch sử và còn là một tác phẩm văn học với văn phong đẹp, sâu sắc và chân thật".
Nhà văn Sinha chọn cuốn Lolita của Vladimir Nabokov vì văn phong và kỹ thuật viết lách bậc thày.
Susheila Nasta, biên tập viên của tờ Wasafiri phát biểu, năm 1984 khi tờ tạp chí này ra đời, giải Nobel dành cho văn học vẫn chưa "ghé mắt" tới những nhà văn Châu Phi, Trung Quốc và vùng Caribbe. "Gần đây chúng ta đã có Nadine Gordimer, Wole Soyinka và vài người nữa. Đã có một sự thay đổi hết sức lớn lao nhưng vẫn còn nhiều điều phải tiếp tục", bà nói.
Dưới đây là danh sách bình chọn của tap chí Wasafiri (xếp theo tên nhà văn bình chọn):
1. Aminatta Forna chọn cuốn The Famished Road của Ben Okri.
2. Amit Chaudhuri chọn cuốn Collected Poems của Elizabeth Bishop.
3. Bernardine Evaristo chọn cuốn Staying Power: The History of Black People in Britain của Peter Fryer.
4. Beverley Naidoo chọn cuốn Roll of Thunder, Hear My Cry của Mildred D Taylor
5. Blake Morrison chọn cuốn The Stories of Raymond Carver của Raymond Carver.
6. Brian Chikwava chọn cuốn The Savage Detectives của Roberto Bolaño
7. Chika Unigwe chọn cuốn One Hundred Years of Solitude của Gabriel García Márquez.
8. Daljit Nagra chọn cuốn North của Seamus Heaney.
9. David Dabydeen chọn cuốn A House for Mr Biswas của VS Naipaul.
10. Elaine Feinstein chọn cuốn Birthday Letters của Ted Hughes.
11. Fred D'Aguiar chọn cuốn Palace of the Peacock của Wilson Harris.
12. Hirsh Sawhney chọn cuốn River of Fire của Quarratulain Hyder.
13. Indra Sinha chọn cuốn Lolita của Vladimir Nabokov.
14. John Haynes: Philosophical Investigations by Ludwig Wittgenstein
15. Lesley Lokko chọn cuốn Midnight's Children của Salman Rushdie.
16. Maggie Gee chọn cuốn Disgrace của JM Coetzee.
17. Marina Warner chọn cuốn Dreams from My Father của Barack Obama.
18. Maya Jaggi chọn cuốn The English Patient của Michael Ondaatje.
19. Michael Horovitz chọn cuốn Collected Poems của Allen Ginsberg.
20. Minoli Salgado chọn cuốn Anil's Ghost của Michael Ondaatje
21. Nii Parkes chọn cuốn One Hundred Years of Solitude của Gabriel García Márquez.
22. Roger Robinson chọn cuốn Sula của Toni Morrison.
23. Sujata Bhatt chọn cuốn One Hundred Years of Solitude của Gabriel García Márquez
24. Sukhdev Sandhu chọn cuốn The Private Life of Chairman Mao của Dr Li Zhisui
25. Tabish Khair chọn cuốn The Satanic Verses của Salman Rushdie.
Theo Chi Mai - Nguồn: Guardian (Evan)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 7 of 50 • 1 ... 6, 7, 8 ... 28 ... 50
Page 7 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum