Sách
Page 8 of 50 • Share
Page 8 of 50 • 1 ... 5 ... 7, 8, 9 ... 29 ... 50
Re: Sách
[Bookademy] Review Sách “Trăm Năm Cô Đơn – One Hundred Years Of Solitude”: Giấc Mơ Đâu Chỉ Có Tình Yêu!
Ybox
Đó không chỉ là bi kịch nhiều thế hệ của một gia tộc, không chỉ là sử thi về một thời đại mộng mị tiếc nuối đến vô cùng. Và chắc chắn, đó không chỉ là những rối ren luấn quẩn trong vòng vây của hỏa ngục loạn luân. Đó là một bức tranh đa sắc, rực rỡ đỏ đam mê, tối đen tuyệt vọng, vàng óng ả những thời khắc huy hoàng, khi tím ngát cả một trời thương nhớ,…. đôi lúc, cũng phảng phất nét xanh ngời của những tia hy vọng. Và nàng thơ bất diệt đã dẫn lối cho thiên truyện nghiệt ngã bất tử như một chương thần thoại vô thường ấy, đâu đó có mầm sống tình yêu.
Là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Gabriel Garcia Marquez, văn sĩ người Colombia, cho đến nay, Trăm năm cô đơn (One hundred years of Solitude) đã được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới và được đánh giá là một trong những quyển tiểu thuyết kinh điển của chủ nghĩa vị nhân sinh. Tác phẩm còn dành được giải thưởng Chianchiano của Ý, được Pháp công nhận là cuốn sách hay nhất trong năm phát hành và được giới phê bình văn học Mỹ đánh giá là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong thập niên 1960.
Khởi đầu từ điểm dừng cho những kẻ trốn chạy số phận
Câu chuyện bắt đầu và kết thúc xoay quanh lịch sử kể về thảm cảnh của một dòng họ và ngôi làng Macondo trải qua sóng gió biến chuyển trong hơn một trăm năm, đó chính là gia tộc Buendia bao gồm 7 thế hệ với: “Người đầu tiên trong dòng bị trói vào gốc cây và người cuối cùng của dòng họ bị kiến ăn khi vừa được sinh ra.” Một vòng tròn, một hố đen của những kết nối và những mộng mị, những số phận được dệt nên bởi bàn tay tạo hóa và đi đến cuối đường vẫn không thể bứt ra khỏi những gì mà định mệnh đã an bài.
Khởi nguồn là Jose Arcadio Buendia, người đầu tiên trong cây dòng họ, một người đàn ông khỏe mạnh, quan tâm tới các giả thuyết về triết học. Cha mẹ Jose đã ngăn cản cuộc hôn nhân giữa ông và Ursula Iguaran do hai bên dòng họ đã có mối quan hệ huyết thống thâm giao lâu đời, cháu chắt họ đã từng có người lấy nhau và sinh ra một người con có chiếc đuôi lợn. Song, với tình yêu sâu nặng, hai người vẫn nhất quyết nên duyên vợ chồng và về chung một nhà, nhưng do e sợ câu chuyện “đứa con có đuôi lợn” nên khi đi ngủ bao giờ Ursula cũng mặc chiếc quần trinh tiết do mẹ may cho và một mực chống cự mọi “đòi hỏi” của chồng. Sự việc cứ kéo dài như vậy hơn một năm sau và dân trong làng đồn đại rằng Jose là người chồng bất lực. Bất ngờ trong một cuộc chọi gà, một người bạn thân do cay cú khi bị thua nên đã đem lời đồn trên ra trêu ghẹo, chọc tức Jose, trong cơn bực tức quẫn trí, Jose đã lỡ tay giết người bạn này. Rồi hôm đó về nhà, Jose bắt vợ bỏ chiếc quần trinh tiết đi và tuyên bố "dù có đẻ ra kỳ đà thì sẽ nuôi kỳ đà".
Dằn vặt vì đã giết oan người bạn trong một phút nông nổi, Jose bị ám ảnh và lúc nào cũng có cảm giác oan hồn của người bạn xấu số luôn bám theo mình trong ngôi nhà. Không thể chịu nổi áp lực, anh đã cùng vợ bỏ làng để đi đến một vùng đất khác hòng tìm kiếm sự thanh thản. Còn người vợ Ursula, mãi cho đến về sau, mỗi lần có mang và hạ sinh những đứa con, lần nào cô cũng phải xem xét thân hình của con thật kỹ lưỡng, cặn kẽ để đảm bảo rằng chúng không có bộ phận nào của loài vật và Ursula luôn nhắc nhở con cháu phải tỉnh táo để nhận diện họ hàng người thân, nghiêm cấm những mối quan hệ loạn luân. Ngôi làng mới được Jose Acardio Buendia sáng lập chính là làng Macodon, do chính ông làm tộc trưởng. Mặc dù là một nhà lãnh đạo kiên quyết và cứng rắn nhưng sau này, Jose bị cuốn hút mạnh mẽ bởi những điều kỳ diệu, những phép màu từ các kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học của thế giới bên ngoài. Và những điều kỳ diệu đó được mang tới làng Macondo bởi một nhóm người Di-gan du mục, dẫn đầu bởi một người đàn ông già với tên gọi Melquides. Tiêu biểu phải kể đến thuật luyện kim, biến kim loại thành vàng đã khiến cho Jose trở nên ám ảnh và đam mê lao vào không lối thoát.
Khi làng Macodon ngày càng phát triển và trở nên trù phú sầm uất, chính quyền cử đến đây một viên quan để nắm quyền cai trị ngôi làng và lôi kéo ngôi làng vào vòng xoáy chính trị nhưng rồi quyền lực của ngôi làng lại trở về với người sáng lập nên nó, Jose Acardio Buendia. Cho đến một ngày cuộc nội chiến nổ ra, làng Macondo đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến khi đóng góp một đội quân do Đại tá Aureliano Buendia, con trai của Jose Acardio Buendia, lãnh đạo để chống lại quân đội của Bảo hoàng. Trong khi Đại tá đi chiến đấu, Jose Acardio Buendia hóa điên và đắm chìm trong những cơn mê và bị trói vào một gốc cây trong sân nhà. Arcadio, đứa cháu ngoài giá thú của Jose dần thao túng quyền lực, lên nắm quyền lãnh đạo ngôi làng và trở thành một tên độc tài khát máu cho đến khi Quân đội bảo hoàng bao vây làng Macodon và y bị đem ra xử bắn. Cuộc chiến vẫn tiếp tục, Đại tá Aureliano sau nhiều lần thoát chết, trở thành một con người vinh quang và nổi tiếng. Cho đến một ngày, quá mệt mỏi và nhận ra đây chỉ là một cuộc chiến vô nghĩa, đại tướng chấp nhận dàn xếp một thoả thuận hòa bình mà rồi sau khi hòa ước được ký kết, Aureliano tự tử nhưng không chết.
Sau cơn mưa trời lại sáng, làng Macodon tiếp tục phát triển, trở thành trung tâm cho các hoạt động giao thương và giải trí của hàng ngàn người nước ngoài. Trong đó, có một công ty quốc tế tìm đến và bắt đầu triển khai một dự án trồng chuối ở gần ngôi làng. Nhờ đó, ngôi làng lại trở nên thịnh vượng cho đến một ngày cuộc bãi công, biểu tình của công nhân diễn ra như một cuộc cách mạng. Quân đội chính phủ được gọi đến và những người công nhân biểu tình bị bắn chết, chất xác lên các toa tàu rồi ném xuống biển nhưng những bọc rác. Khi đó, Ursula, bà vợ goá già cả của Jose Acardio Buendia với những dự cảm và linh cảm về tương lai của dòng tộc đã tuyên bố "thời gian là một vòng tròn". Sau cuộc thảm sát công nhân trồng chuối, ngôi làng chìm trong một trận mưa dữ dội kéo dài liên tục năm năm trời. Ursula, lúc này đã quá già, sống đủ lâu để nhìn thấu hành trình của dòng tộc, bà nói rằng sẽ chờ đợi đến khi cơn mưa chấm dứt để chết. Lúc này, một trong những thành viên cuối cùng của dòng dõi Buendia tên là Aureliano Babilona, thuộc thế hệ thứ 6, được sinh ra và bắt đầu số phận của mình. Cuối cùng thì cơn mưa dai dẳng cũng chấm dứt, và Ursula chết thật, Mancondo chỉ còn là một ngôi làng tan hoang.
Aureliano Babilonia không được học hành, sống cô đơn trong ngôi nhà đổ nát của dòng họ Buendia. Anh ta tự mình tìm cách đọc những văn bản được viết trên những tấm giấy da dê của ông lão Melquides, khi đó đã chết và trở thành một hồn ma làm bạn với Aureliano Babilonia. Anh ta trưởng thành mà chỉ có một công việc duy nhất là nghiên cứu những văn bản đó cho đến khi Aureliano Babilonia gặp và yêu người chủ hợp pháp cuối cùng của ngôi nhà, Amaranta Ursula, cũng chính là người dì ruột của mình. Cả hai đều không hề hay biết về mối quan hệ ruột thịt của mình cho đến khi Amaranta Ursula chết sau sinh ra một đứa con có đuôi lợn. Trong thời khắc đau khổ vì cái chết của người tình và đứa con vừa được sinh ra - giọt máu cuối cùng của dòng họ Buendia cũng đã bị một đàn kiến ăn thịt, Aureliano Buendia cuối cùng cũng có thể hiểu được những điều được viết bằng chữ Phạn trong những mảnh giấy da dê của Melquides. Những văn bản ấy kể lại chi tiết lịch sử dòng họ Buendia, ngay cả những sự việc xảy ra sau khi những tài liệu đó được viết ra và ngay khi anh ta đọc xong, cả ngôi làng bị phá hủy bởi một trận cuồng phong và mọi dấu vết về gia tộc Buendia đều bị xóa sạch khỏi thế giới này,…
Cô đơn, tội lỗi và nhan sắc tử thần
“Con người không chết khi nên chết mà khi có thể chết”.
Trăm năm cô đơn là một tác phẩm độc đáo, phản ánh phong phú và đa dạng mọi mặt của cuộc sống, lối tư duy của các dân tộc ở Mỹ Latinh với sự kết hợp giữa yếu tố thần thoại thổ dân da đỏ và trí tuệ của văn minh hiện đại, sự pha trộn giữa những thước phim hiện thực và hoang tưởng đã tạo ra chủ nghĩa hiện thực huyền ảo tiêu biểu cho đặc thù của văn học Mỹ Latin thời bấy giờ. Cốt truyện đan xen phức tạp giữa quá khứ và hiện tại, đối lúc lồng ghép nhiều sự kiện mang tính nhân quả và hệ quả chồng chéo lên nhau tạo nên một sự kích thích, buộc người đọc phải tập trung và nắm liền mạch truyện thì mới có thể thấu hiểu và ghi nhớ được các dòng sự kiện xoau quanh hệ thống chuỗi nhân vật dày đặc. Thông điệp của tác phẩm cũng được dàn trải trên phạm vi rộng với mức độ bao phủ hầu hết các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, địa lý, khoa học… Bên cạnh đó, nổi bật lên chính là những bài học xoay quanh trục con người. Hãy sống đúng bản chất của mình, hãy trâ trọng giá trị gia đình, công hiến cho xã hội. Và cuối cùng, tình yêu chính là liều thuốc cứu rỗi để thoát khỏi nỗi ám ảnh cô đơn.
Đúng như Gabriel Garcia Marquez “Trí nhớ của trái tim xóa đi những điều xấu và phóng đại những điều tốt đẹp”. Bàn về tình yêu trước cái đẹp, tuy không là phần cốt truyện chính yếu nhưng những nét riêng nổi bật của nhân vật đã làm nên thành công và dấu ấn “bi hài kịch” cho tác phẩm, phải kế đến:
Remediot - Người đẹp mang trong người uy quyền của thần chết đã được chứng minh bằng bốn trường hợp không gì bác bỏ được. Mặc dù một số người hay tán gẫu thường nói cho sướng miệng rằng nếu được ngủ một đêm với người đàn bà quyến rũ như vậy thì có chết cũng đành nhưng thực ra chẳng anh nào cố sức để làm việc đó cả. Có lẽ chỉ cần một thứ tình cảm nguyên thuỷ và giản dị như tình yêu là đủ để không chỉ chinh phục nàng mà còn để tránh mọi nguy hiểm, nhưng đó chính là điều duy nhất không ai nghĩ tới.
Quả thực, Remediot - Người đẹp rất đặc biệt và cũng rất đáng thương khi sinh ra trong gia tộc Buendia nhưng trái tim lại thuộc về một cõi khác, không vướng bận bụi trần và nét đẹp tử thần thì đeo bám như một lời nguyền không sao tránh khỏi. Trong khoảng thời gian hiện hữu của mình, người đẹp tưởng chừng như chỉ ở trọ “cõi tạm” trần gian:
một mình bơi trong sa mạc cô đơn, chẳng có cây thánh giá trên vai, chìm đắm trong những giấc mơ tươi đẹp, trong những buổi tắm triền miên, trong những bữa ăn không giờ giấc, trong chuỗi lặng im sâu thẳm không hồi tưởng, cho đến một buổi chiều tháng ba, vẫy tay vĩnh biệt thế gian giữa những luồng sáng và biến mất ở trên tầng cao thượng không.
Thế nhưng, chỉ những giây phút ít ỏi ấy thôi cũng đủ để thấy và cảm rằng, cái đẹp đi kèm sự nguy hiểm của Remodiot chính là ngọn đèn soi rọi những góc khuất đen tối của những người đàn ông xung quanh cô. Còn gì nguy hiểm hơn một cô gái đẹp ngây thơ không ý thức được vẻ đẹp của chính mình. Vẻ đẹp của cô gái không được bảo vệ bởi bất kỳ ai mà ngược lại, chính vì sự hờ hững mà những kẻ ham muốn đã tự chon vùi sinh mệnh trước khi kịp chiếm đoạt. Phải chăng, vẻ đẹp là nguồn cơn tội lỗi hay chính cảm giác tội lỗi mới khiến sức mạnh đen tối của cái đẹp nhân lên gấp bội phần?
Khi kết thúc chính là khúc mở đầu…
Sẽ là một sự khập khiễng song cũng có đôi chút tương đồng khi so sánh Gabriel Garcia Marquez – chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Ayn Rand - chủ nghĩa vị nhân sinh. Nếu như trong “Suối nguồn”, Ayn Rand biến hóa mọi thức từ tầm thường và dung tục đều trở nên trong sáng, lý tưởng và đáng ngưỡng vọng thì như hai mặt đối lập, thế giới của Marquez tưởng chừng là một màu đen tối đến vi diệu. Theo như những lời bình của người dịch truyện, Gabriel Garcia Marquez đã từng tuyên bố rằng ông dành cả đời để sáng tác về nỗi cô đơn, và thông qua nó, nhằm kêu gọi mọi người đoàn kết lại để đấu tranh, để "... sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận của mình, ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này...".
Không thể phủ nhận, Gabriel Garcia Marquez đã thành công với sứ mệnh người kể câu chuyện “Trăm năm cô đơn”. Bằng ngòi bút sinh động, ông đã lột tả chân thật và rất “đời” từng khung cảnh, từng nét mặt, lời tiên đoán, dự cảm về tương lai và cả những lý thuyết về “vòng tròn thời gian”, về nghiệp chướng nhân quả “cái đuôi lợn” ngay từ khi bắt đầu và vào lúc khép lại câu chuyện. Tác phẩm không lướt qua tâm trí nhẹ nhàng mà thay vào đó lại đè nặng, khiến ta phải suy tư, ngẫm và nghĩ về những gì mình vừa “mơ thấy”. Mỗi một góc nhìn đều không có đúng sai khi mà chính người kể chuyện cũng đã đặt mình ở vào vị trí của một “kẻ ngoài cuộc”, như một người qua đường chỉ đơn giả là đi thuật lại những trang sử thi đã từng được nghe đến. Và độc giả, những người song hành ngẫu nhiên, vô tình đã nghe bằng đôi tai và nhìn xuyên qua đôi mắt của tác giả, tưởng chừng như chính mình cũng đang chứng kiến câu chuyện ấy ngay thời khắc hiện tại.
Có lẽ, tác phẩm này nên được khuyến cáo đọc hai lần trong hai thời điểm khác nhau của đời người, một lần nên đọc khi tuổi đời hãy còn trẻ và một lần nên đọc khi ta đã đủ độ chin với tuổi đời. Vì người trẻ hãy còn máu lửa nên sẽ hiểu theo một cách rất riêng, rất khác về đam mê, tham, vọng, khát vọng và thậm chí là cả dục vọng. Nhưng khi đã qua thuở thanh xuân và đứng giữa con dốc cheo leo lưng chừng nửa cuộc đời, ta sẽ thấy khác khi đọc lại, đó là những đớn đau, tổn thương, nuối tiếc, vương vấn muộn màng và cả nỗi sợ phải chia lìa. Chắc là vì khi ấy, những chiêm nghiệm hạnh phúc, cảm nhận ý nghĩa gia đình, những triết lý cuộc đời sẽ vẹn tròn, sấu sắc và phong phú dư vị thêm hơn.
Kết lại, cho những ai chưa, đang đọc và đã được trải qua giấc mộng “Trăm năm cô đơn”, hãy dành ra một chút yên bình và tĩnh lặng, ngẫm lại những giây phút “một mình” để tự mình tìm ra chân lý và hướng đi vươn đến giấc mơ của cuộc đời đang sống để dù là đương lúc son trẻ hay đã ngả bước tuổi già thì ta cũng không phải hối tiếc, vì như Garcia Marquez đã viết:
“Không phải người ta ngừng theo đuổi giấc mơ vì mình già đi, người ta già đi vì ngừng theo đuổi giấc mơ”.
Tác giả: Kim Thơ - Bookademy
Ybox
Đó không chỉ là bi kịch nhiều thế hệ của một gia tộc, không chỉ là sử thi về một thời đại mộng mị tiếc nuối đến vô cùng. Và chắc chắn, đó không chỉ là những rối ren luấn quẩn trong vòng vây của hỏa ngục loạn luân. Đó là một bức tranh đa sắc, rực rỡ đỏ đam mê, tối đen tuyệt vọng, vàng óng ả những thời khắc huy hoàng, khi tím ngát cả một trời thương nhớ,…. đôi lúc, cũng phảng phất nét xanh ngời của những tia hy vọng. Và nàng thơ bất diệt đã dẫn lối cho thiên truyện nghiệt ngã bất tử như một chương thần thoại vô thường ấy, đâu đó có mầm sống tình yêu.
Là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Gabriel Garcia Marquez, văn sĩ người Colombia, cho đến nay, Trăm năm cô đơn (One hundred years of Solitude) đã được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới và được đánh giá là một trong những quyển tiểu thuyết kinh điển của chủ nghĩa vị nhân sinh. Tác phẩm còn dành được giải thưởng Chianchiano của Ý, được Pháp công nhận là cuốn sách hay nhất trong năm phát hành và được giới phê bình văn học Mỹ đánh giá là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong thập niên 1960.
Khởi đầu từ điểm dừng cho những kẻ trốn chạy số phận
Câu chuyện bắt đầu và kết thúc xoay quanh lịch sử kể về thảm cảnh của một dòng họ và ngôi làng Macondo trải qua sóng gió biến chuyển trong hơn một trăm năm, đó chính là gia tộc Buendia bao gồm 7 thế hệ với: “Người đầu tiên trong dòng bị trói vào gốc cây và người cuối cùng của dòng họ bị kiến ăn khi vừa được sinh ra.” Một vòng tròn, một hố đen của những kết nối và những mộng mị, những số phận được dệt nên bởi bàn tay tạo hóa và đi đến cuối đường vẫn không thể bứt ra khỏi những gì mà định mệnh đã an bài.
Khởi nguồn là Jose Arcadio Buendia, người đầu tiên trong cây dòng họ, một người đàn ông khỏe mạnh, quan tâm tới các giả thuyết về triết học. Cha mẹ Jose đã ngăn cản cuộc hôn nhân giữa ông và Ursula Iguaran do hai bên dòng họ đã có mối quan hệ huyết thống thâm giao lâu đời, cháu chắt họ đã từng có người lấy nhau và sinh ra một người con có chiếc đuôi lợn. Song, với tình yêu sâu nặng, hai người vẫn nhất quyết nên duyên vợ chồng và về chung một nhà, nhưng do e sợ câu chuyện “đứa con có đuôi lợn” nên khi đi ngủ bao giờ Ursula cũng mặc chiếc quần trinh tiết do mẹ may cho và một mực chống cự mọi “đòi hỏi” của chồng. Sự việc cứ kéo dài như vậy hơn một năm sau và dân trong làng đồn đại rằng Jose là người chồng bất lực. Bất ngờ trong một cuộc chọi gà, một người bạn thân do cay cú khi bị thua nên đã đem lời đồn trên ra trêu ghẹo, chọc tức Jose, trong cơn bực tức quẫn trí, Jose đã lỡ tay giết người bạn này. Rồi hôm đó về nhà, Jose bắt vợ bỏ chiếc quần trinh tiết đi và tuyên bố "dù có đẻ ra kỳ đà thì sẽ nuôi kỳ đà".
Dằn vặt vì đã giết oan người bạn trong một phút nông nổi, Jose bị ám ảnh và lúc nào cũng có cảm giác oan hồn của người bạn xấu số luôn bám theo mình trong ngôi nhà. Không thể chịu nổi áp lực, anh đã cùng vợ bỏ làng để đi đến một vùng đất khác hòng tìm kiếm sự thanh thản. Còn người vợ Ursula, mãi cho đến về sau, mỗi lần có mang và hạ sinh những đứa con, lần nào cô cũng phải xem xét thân hình của con thật kỹ lưỡng, cặn kẽ để đảm bảo rằng chúng không có bộ phận nào của loài vật và Ursula luôn nhắc nhở con cháu phải tỉnh táo để nhận diện họ hàng người thân, nghiêm cấm những mối quan hệ loạn luân. Ngôi làng mới được Jose Acardio Buendia sáng lập chính là làng Macodon, do chính ông làm tộc trưởng. Mặc dù là một nhà lãnh đạo kiên quyết và cứng rắn nhưng sau này, Jose bị cuốn hút mạnh mẽ bởi những điều kỳ diệu, những phép màu từ các kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học của thế giới bên ngoài. Và những điều kỳ diệu đó được mang tới làng Macondo bởi một nhóm người Di-gan du mục, dẫn đầu bởi một người đàn ông già với tên gọi Melquides. Tiêu biểu phải kể đến thuật luyện kim, biến kim loại thành vàng đã khiến cho Jose trở nên ám ảnh và đam mê lao vào không lối thoát.
Khi làng Macodon ngày càng phát triển và trở nên trù phú sầm uất, chính quyền cử đến đây một viên quan để nắm quyền cai trị ngôi làng và lôi kéo ngôi làng vào vòng xoáy chính trị nhưng rồi quyền lực của ngôi làng lại trở về với người sáng lập nên nó, Jose Acardio Buendia. Cho đến một ngày cuộc nội chiến nổ ra, làng Macondo đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến khi đóng góp một đội quân do Đại tá Aureliano Buendia, con trai của Jose Acardio Buendia, lãnh đạo để chống lại quân đội của Bảo hoàng. Trong khi Đại tá đi chiến đấu, Jose Acardio Buendia hóa điên và đắm chìm trong những cơn mê và bị trói vào một gốc cây trong sân nhà. Arcadio, đứa cháu ngoài giá thú của Jose dần thao túng quyền lực, lên nắm quyền lãnh đạo ngôi làng và trở thành một tên độc tài khát máu cho đến khi Quân đội bảo hoàng bao vây làng Macodon và y bị đem ra xử bắn. Cuộc chiến vẫn tiếp tục, Đại tá Aureliano sau nhiều lần thoát chết, trở thành một con người vinh quang và nổi tiếng. Cho đến một ngày, quá mệt mỏi và nhận ra đây chỉ là một cuộc chiến vô nghĩa, đại tướng chấp nhận dàn xếp một thoả thuận hòa bình mà rồi sau khi hòa ước được ký kết, Aureliano tự tử nhưng không chết.
Sau cơn mưa trời lại sáng, làng Macodon tiếp tục phát triển, trở thành trung tâm cho các hoạt động giao thương và giải trí của hàng ngàn người nước ngoài. Trong đó, có một công ty quốc tế tìm đến và bắt đầu triển khai một dự án trồng chuối ở gần ngôi làng. Nhờ đó, ngôi làng lại trở nên thịnh vượng cho đến một ngày cuộc bãi công, biểu tình của công nhân diễn ra như một cuộc cách mạng. Quân đội chính phủ được gọi đến và những người công nhân biểu tình bị bắn chết, chất xác lên các toa tàu rồi ném xuống biển nhưng những bọc rác. Khi đó, Ursula, bà vợ goá già cả của Jose Acardio Buendia với những dự cảm và linh cảm về tương lai của dòng tộc đã tuyên bố "thời gian là một vòng tròn". Sau cuộc thảm sát công nhân trồng chuối, ngôi làng chìm trong một trận mưa dữ dội kéo dài liên tục năm năm trời. Ursula, lúc này đã quá già, sống đủ lâu để nhìn thấu hành trình của dòng tộc, bà nói rằng sẽ chờ đợi đến khi cơn mưa chấm dứt để chết. Lúc này, một trong những thành viên cuối cùng của dòng dõi Buendia tên là Aureliano Babilona, thuộc thế hệ thứ 6, được sinh ra và bắt đầu số phận của mình. Cuối cùng thì cơn mưa dai dẳng cũng chấm dứt, và Ursula chết thật, Mancondo chỉ còn là một ngôi làng tan hoang.
Aureliano Babilonia không được học hành, sống cô đơn trong ngôi nhà đổ nát của dòng họ Buendia. Anh ta tự mình tìm cách đọc những văn bản được viết trên những tấm giấy da dê của ông lão Melquides, khi đó đã chết và trở thành một hồn ma làm bạn với Aureliano Babilonia. Anh ta trưởng thành mà chỉ có một công việc duy nhất là nghiên cứu những văn bản đó cho đến khi Aureliano Babilonia gặp và yêu người chủ hợp pháp cuối cùng của ngôi nhà, Amaranta Ursula, cũng chính là người dì ruột của mình. Cả hai đều không hề hay biết về mối quan hệ ruột thịt của mình cho đến khi Amaranta Ursula chết sau sinh ra một đứa con có đuôi lợn. Trong thời khắc đau khổ vì cái chết của người tình và đứa con vừa được sinh ra - giọt máu cuối cùng của dòng họ Buendia cũng đã bị một đàn kiến ăn thịt, Aureliano Buendia cuối cùng cũng có thể hiểu được những điều được viết bằng chữ Phạn trong những mảnh giấy da dê của Melquides. Những văn bản ấy kể lại chi tiết lịch sử dòng họ Buendia, ngay cả những sự việc xảy ra sau khi những tài liệu đó được viết ra và ngay khi anh ta đọc xong, cả ngôi làng bị phá hủy bởi một trận cuồng phong và mọi dấu vết về gia tộc Buendia đều bị xóa sạch khỏi thế giới này,…
Cô đơn, tội lỗi và nhan sắc tử thần
“Con người không chết khi nên chết mà khi có thể chết”.
Trăm năm cô đơn là một tác phẩm độc đáo, phản ánh phong phú và đa dạng mọi mặt của cuộc sống, lối tư duy của các dân tộc ở Mỹ Latinh với sự kết hợp giữa yếu tố thần thoại thổ dân da đỏ và trí tuệ của văn minh hiện đại, sự pha trộn giữa những thước phim hiện thực và hoang tưởng đã tạo ra chủ nghĩa hiện thực huyền ảo tiêu biểu cho đặc thù của văn học Mỹ Latin thời bấy giờ. Cốt truyện đan xen phức tạp giữa quá khứ và hiện tại, đối lúc lồng ghép nhiều sự kiện mang tính nhân quả và hệ quả chồng chéo lên nhau tạo nên một sự kích thích, buộc người đọc phải tập trung và nắm liền mạch truyện thì mới có thể thấu hiểu và ghi nhớ được các dòng sự kiện xoau quanh hệ thống chuỗi nhân vật dày đặc. Thông điệp của tác phẩm cũng được dàn trải trên phạm vi rộng với mức độ bao phủ hầu hết các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, địa lý, khoa học… Bên cạnh đó, nổi bật lên chính là những bài học xoay quanh trục con người. Hãy sống đúng bản chất của mình, hãy trâ trọng giá trị gia đình, công hiến cho xã hội. Và cuối cùng, tình yêu chính là liều thuốc cứu rỗi để thoát khỏi nỗi ám ảnh cô đơn.
Đúng như Gabriel Garcia Marquez “Trí nhớ của trái tim xóa đi những điều xấu và phóng đại những điều tốt đẹp”. Bàn về tình yêu trước cái đẹp, tuy không là phần cốt truyện chính yếu nhưng những nét riêng nổi bật của nhân vật đã làm nên thành công và dấu ấn “bi hài kịch” cho tác phẩm, phải kế đến:
Remediot - Người đẹp mang trong người uy quyền của thần chết đã được chứng minh bằng bốn trường hợp không gì bác bỏ được. Mặc dù một số người hay tán gẫu thường nói cho sướng miệng rằng nếu được ngủ một đêm với người đàn bà quyến rũ như vậy thì có chết cũng đành nhưng thực ra chẳng anh nào cố sức để làm việc đó cả. Có lẽ chỉ cần một thứ tình cảm nguyên thuỷ và giản dị như tình yêu là đủ để không chỉ chinh phục nàng mà còn để tránh mọi nguy hiểm, nhưng đó chính là điều duy nhất không ai nghĩ tới.
Quả thực, Remediot - Người đẹp rất đặc biệt và cũng rất đáng thương khi sinh ra trong gia tộc Buendia nhưng trái tim lại thuộc về một cõi khác, không vướng bận bụi trần và nét đẹp tử thần thì đeo bám như một lời nguyền không sao tránh khỏi. Trong khoảng thời gian hiện hữu của mình, người đẹp tưởng chừng như chỉ ở trọ “cõi tạm” trần gian:
một mình bơi trong sa mạc cô đơn, chẳng có cây thánh giá trên vai, chìm đắm trong những giấc mơ tươi đẹp, trong những buổi tắm triền miên, trong những bữa ăn không giờ giấc, trong chuỗi lặng im sâu thẳm không hồi tưởng, cho đến một buổi chiều tháng ba, vẫy tay vĩnh biệt thế gian giữa những luồng sáng và biến mất ở trên tầng cao thượng không.
Thế nhưng, chỉ những giây phút ít ỏi ấy thôi cũng đủ để thấy và cảm rằng, cái đẹp đi kèm sự nguy hiểm của Remodiot chính là ngọn đèn soi rọi những góc khuất đen tối của những người đàn ông xung quanh cô. Còn gì nguy hiểm hơn một cô gái đẹp ngây thơ không ý thức được vẻ đẹp của chính mình. Vẻ đẹp của cô gái không được bảo vệ bởi bất kỳ ai mà ngược lại, chính vì sự hờ hững mà những kẻ ham muốn đã tự chon vùi sinh mệnh trước khi kịp chiếm đoạt. Phải chăng, vẻ đẹp là nguồn cơn tội lỗi hay chính cảm giác tội lỗi mới khiến sức mạnh đen tối của cái đẹp nhân lên gấp bội phần?
Khi kết thúc chính là khúc mở đầu…
Sẽ là một sự khập khiễng song cũng có đôi chút tương đồng khi so sánh Gabriel Garcia Marquez – chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Ayn Rand - chủ nghĩa vị nhân sinh. Nếu như trong “Suối nguồn”, Ayn Rand biến hóa mọi thức từ tầm thường và dung tục đều trở nên trong sáng, lý tưởng và đáng ngưỡng vọng thì như hai mặt đối lập, thế giới của Marquez tưởng chừng là một màu đen tối đến vi diệu. Theo như những lời bình của người dịch truyện, Gabriel Garcia Marquez đã từng tuyên bố rằng ông dành cả đời để sáng tác về nỗi cô đơn, và thông qua nó, nhằm kêu gọi mọi người đoàn kết lại để đấu tranh, để "... sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận của mình, ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này...".
Không thể phủ nhận, Gabriel Garcia Marquez đã thành công với sứ mệnh người kể câu chuyện “Trăm năm cô đơn”. Bằng ngòi bút sinh động, ông đã lột tả chân thật và rất “đời” từng khung cảnh, từng nét mặt, lời tiên đoán, dự cảm về tương lai và cả những lý thuyết về “vòng tròn thời gian”, về nghiệp chướng nhân quả “cái đuôi lợn” ngay từ khi bắt đầu và vào lúc khép lại câu chuyện. Tác phẩm không lướt qua tâm trí nhẹ nhàng mà thay vào đó lại đè nặng, khiến ta phải suy tư, ngẫm và nghĩ về những gì mình vừa “mơ thấy”. Mỗi một góc nhìn đều không có đúng sai khi mà chính người kể chuyện cũng đã đặt mình ở vào vị trí của một “kẻ ngoài cuộc”, như một người qua đường chỉ đơn giả là đi thuật lại những trang sử thi đã từng được nghe đến. Và độc giả, những người song hành ngẫu nhiên, vô tình đã nghe bằng đôi tai và nhìn xuyên qua đôi mắt của tác giả, tưởng chừng như chính mình cũng đang chứng kiến câu chuyện ấy ngay thời khắc hiện tại.
Có lẽ, tác phẩm này nên được khuyến cáo đọc hai lần trong hai thời điểm khác nhau của đời người, một lần nên đọc khi tuổi đời hãy còn trẻ và một lần nên đọc khi ta đã đủ độ chin với tuổi đời. Vì người trẻ hãy còn máu lửa nên sẽ hiểu theo một cách rất riêng, rất khác về đam mê, tham, vọng, khát vọng và thậm chí là cả dục vọng. Nhưng khi đã qua thuở thanh xuân và đứng giữa con dốc cheo leo lưng chừng nửa cuộc đời, ta sẽ thấy khác khi đọc lại, đó là những đớn đau, tổn thương, nuối tiếc, vương vấn muộn màng và cả nỗi sợ phải chia lìa. Chắc là vì khi ấy, những chiêm nghiệm hạnh phúc, cảm nhận ý nghĩa gia đình, những triết lý cuộc đời sẽ vẹn tròn, sấu sắc và phong phú dư vị thêm hơn.
Kết lại, cho những ai chưa, đang đọc và đã được trải qua giấc mộng “Trăm năm cô đơn”, hãy dành ra một chút yên bình và tĩnh lặng, ngẫm lại những giây phút “một mình” để tự mình tìm ra chân lý và hướng đi vươn đến giấc mơ của cuộc đời đang sống để dù là đương lúc son trẻ hay đã ngả bước tuổi già thì ta cũng không phải hối tiếc, vì như Garcia Marquez đã viết:
“Không phải người ta ngừng theo đuổi giấc mơ vì mình già đi, người ta già đi vì ngừng theo đuổi giấc mơ”.
Tác giả: Kim Thơ - Bookademy
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Bài này đọc thấy quen quen, nhưng kệ cứ để đây
Yếu tố huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez
06/04/2021 - baovannghe
Là sự kết hợp giữa sáng tạo và song chiếu huyền thoại độc đáo, mỗi mẫu hình trong tác phẩm Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia đều mang tính ẩn dụ sâu sắc. Qua việc giải mã yếu tố huyền thoại, chúng ta sẽ thấy cách tân, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết cùng cách nhìn nhận con người hết sức hiện sinh của tác giả Gabriel Garcia Marquez.
Song chiếu huyền thoại ở Trăm năm cô đơn
Trước hết, Trăm năm cô đơn là tiểu thuyết được tạo dựng nên từ sự song chiếu huyền thoại giữa cuộc sống trên trang sách với cuộc sống hiện thực.
Cuộc sống cổ hủ, lạc hậu tại khu vực Mĩ La Tinh vào những năm 20 của thế kỉ XX hiện lên hư ảo qua ngôi làng Macondo bằng bút bút pháp phóng đại, huyền thoại hóa. Với con người nơi đây, các vật dụng phổ biến trên thế giới như nam châm, kính lúp, la bàn, nước đá (thời kì đầu), máy hát, xe lửa (thời kì sau) đều trở thành biểu tượng của sự phù phép, phép màu.
Những sự kiện lịch sử, chính trị từng xảy ra ở mảnh đất G. Marquez sinh sống được được tái hiện chân thực trên trang sách, xuyên suốt cuộc đời đại tá Aureliano. Công cuộc vượt núi băng rừng khai khẩn làng Macondo của cụ tổ gia tộc Buendya hay cuộc nội chiến khốc liệt, triền miên giữa hai phe phái: Bảo hoàng và Tự do.
Và ngay trong các sự kiện chân thực cũng ẩn chứa yếu tố huyền thoại. Hành trình vượt núi băng rừng, rồi lại vượt rừng băng núi từ làng Macondo về đời thực của cụ tổ Buendya là câu chuyện như lạc vào một mê cung với những yếu tố hoang đường, hư ảo. Cuộc đời đại tá Aureliano hoạt động cách mạng sôi nổi khiến ông trở thành một huyền thoại sống trong cộng đồng dù rằng mọi trận chiến ông đứng đầu, gần như chỉ bại không thắng. Để rồi cuối cùng bản thân ông thất bại hoàn toàn về mặt tinh thần, ông chính thức thu mình lại trong cõi cô đơn nơi xưởng kim hoàn cá nhân, chế tác những con cá vàng.
Rõ ràng hơn cả là sự song chiếu của chính các huyền thoại với nhau trong câu chuyện Trăm năm cô đơn. Huyền thoại về gia tộc Buendya, mở đầu bằng câu chuyện loạn luân và kết cục đẻ ra đứa con mang chiếc đuôi lợn; gia tộc đó kết thúc cũng bằng kết quả sự loạn luân của Aureliano Babilonia và Amaranta Ucsula: đứa con hai người đẻ ra cũng mang đuôi lợn. Thế hệ con cháu, thậm chí cả người sống ở hiện tại luôn mang dáng hình người đi trước, người đã khuất qua cách đặt tên như một luật bất thành văn của gia tộc Buendya: Accadio, Aureliano cho con trai và Ucsula, Amaranta, Remediot cho con gái. Cách đặt tên như vậy làm nên tính tuần hoàn, thứ thời gian lịch sử xoay vòng, mảng kí ức đầy cô đơn suốt hơn 100 năm trong đời sống cả một gia tộc. Kí ức chưa khi nào chìm vào dĩ vãng. Cái chết luôn chẳng ngủ yên. Chúng sống trong những cái tên và hiện hữu ngay trong cuộc đời thực: Sự xuất hiện của bóng ma Prudenxio Aghila, Menkyadet, Hose Acadio Buendya...
Ngoài ra, sự song chiếu còn được thể hiện từ những hình tượng có thực được nhà văn tưởng tượng, đắp thêm màu sắc huyền thoại đến mức vô lí. Như trường hợp của Remediot – Người đẹp. Trong nguyên mẫu đời thực, Remediot không đẹp và cũng chỉ mang thân phận của một người hầu, sự mất tích của cô không ai biết là do đâu, cuối cùng cô đã đi đâu. Nhưng đến Trăm năm cô đơn, tác giả đã khoác lên nhân vật Remediot – Người đẹp một thân phận mới, nhan sắc mới cùng một sự biến mất đầy huyền ảo.
Trên nền những sự kiện lịch sử, con người có thật, bằng sự song chiếu huyền thoại cùng bút pháp hư cấu, Gabriel Garcia Marquez đã tạo lên chất sử thi huyền ảo cho thiên tiểu thuyết hiện đại Trăm năm cô đơn.
Trăm năm cô đơn và sáng tạo huyền thoại độc đáo của G. Marquez
Bên cạnh sự song chiếu, Trăm năm cô đơn còn là sáng tạo huyền thoại độc đáo của riêng Gabriel Garcia Marquez thông qua mỗi mẫu đề, mỗi hình tượng sự vật, sự việc, mỗi số phận con người.
Với mẫu đề huyền thoại thông thường: sống – chết – phục sinh, Trăm năm cô đơn là mối tương quan phức tạp giữa cuộc sống và cái chết, kí ức và sự lãng quên, người ở lại và người đã khuất, không gian và thời gian. Giữa kí ức của những người còn sống, người chết luôn được nhớ đến, tái sinh, hiện diện, nói chuyện và sinh hoạt như chưa từng cách biệt âm dương.
Tuy nhiên, khi người sống luôn có mối liên hệ mật thiết với người đã khuất thì bản thân những người đang sống lại hoàn toàn mất liên hệ với nhau. Hose Acadio bỏ đi với đoàn người digan biệt tăm biệt tích không một thông tin báo về rồi đột ngột trở lại. Sau khi tự tay mình bắn chết chồng là Hose Acadio, Rebeca tự nhốt mình trong nhà, không bước chân ra ngoài, không tiếp xúc với xã hội. Đến nỗi người ta lãng quên và tưởng bà đã chết dù Rebeca vẫn sống trong cộng đồng làng Macondo. Hay việc đại tá Aureliano nhốt mình trong xưởng kim hoàn, Hose Acadio Segundo nhốt mình trong căn phòng của Menkyadet giải mã bức mật thư như một cách thức người sống chấp nhận bước chân vào căn phòng chết của gia tộc Buendya.
Như đã nói, mỗi cá nhân trong gia tộc Buendya đã là một sáng tạo huyền thoại: Rebeca đến gia tộc Buendya với chứng thèm ăn đất cùng một kí ức mất mát về cha mẹ ruột; Remediot – Người đẹp sống giữa cuộc đời nhưng bản thân cô như một thực thể vượt ngoài tồn tại thông thường; mối dây liên hệ đầy oan nghiệt giữa Amaranta và Rebeca cùng nỗi đau Amaranta gây ra bởi thói ích kỉ khiến cho đến cuối đời, bà phải nhận nhiệm vụ đưa thư cho những người ở dưới suối vàng.
Từng cá nhân ấy, ngoài là sự song chiếu giữa đời trước trong sự tồn tại của đời sau còn là sự tái tạo các vai diễn trong những Aureliano, Hose Acadio, Ucsula, Amaranta, Remediot... Để cuối cùng, mối dây liên hệ giữa khởi đầu, kết thúc thắt lại ở sự lụi tàn của gia tộc Buendya với đứa trẻ cuối cùng sinh ra mang theo cái đuôi lợn, với sự thật được phơi bày trong cuốn biên niên 100 năm của cả gia tộc đã được Menkyadet tiên tri trong cuốn văn tự bằng tiếng Phạn mà người cuối cùng đọc nó là Aureliano Babilonia.
Mỗi cá nhân và cả ngôi làng Macondo đã là một sự tồn tại đầy tính tạo tác huyền thoại. Macondo là một ngôi làng như tách biệt hoàn toàn với cuộc sống, với hiện thực xã hội. Cả ngôi làng đã từng mắc chứng mất ngủ, dần lãng quên mọi thứ, cuối cùng là mất đi kí ức lịch sử. Cô nàng Petra Cotet và mối liên hệ giữa đời sống tình dục ảnh hưởng đến sự sinh sôi nảy nở bất thường của gia súc. Hiện tượng mỗi lần Maurixio Balilonia xuất hiện đều mang theo những con bướm vàng cùng cái chết sau này của anh... Tất cả những sáng tạo ấy đã làm nên một làng Macondo độc nhất với những con người, những hiện tượng đầy li kkì, huyền ảo.
Ánh nhìn hiện sinh của G. Marquez
Qua sự kết hợp sáng tạo cùng song chiếu huyền thoại trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, Gabriel Garcia Marquez đã xây dựng lên cả một thế giới đồ sộ ở cả hệ thống nhân vật lẫn sự trải rộng về mặt không gian, thời gian suốt 100 năm. Và từ những hiện thực được huyền thoại hóa, tác giả đã tái hiện lên bóng dáng cả một gia tộc, rộng hơn là cả một cộng đồng suốt 100 năm nhưng bóng dáng ai cũng thấm đẫm sự cô đơn, buồn bã. Nỗi cô đơn không lỗi thoát của tội loạn luân, giết người, sự cuồng hoan dục vọng xác thịt để rồi cuối cùng tự nhốt mình vào căn phòng chết.
Chính trong hiện thực ấy, chủ nghĩa hiện sinh của G. Marquez hiện lên hết sức rõ rệt. Con người cô đơn, mất phương hướng trước cuộc sống mỗi ngày thêm vô nghĩa, phi lí. Ngôi làng Macondo tàn lụi, gia tộc Buendya diệt vong như sự chấm dứt của những tháng ngày cô đơn, lối sống vị kỉ cùng sự vẫy vùng thoát khỏi bóng đen đơn côi của mỗi con người Acadio, Aureliano, Ucsula, Amaranta, Remediot...
Huyền thoại hóa ngày càng trở thành yếu tố quan trọng ở văn chương hiện đại, hậu hiện đại. Có nhiều cách thể hiện huyền thoại trong tác phẩm. việc kết hợp song chiếu với sáng tạo huyền thoại là một trong số các cách đó. Có thể nói, Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez như một tác phẩm tiên phong, tiêu biểu cho cách thức này. Làng Macondo có thể bị xóa sổ, gia tộc Buendya có thể bị diệt vong nhưng huyền thoại trong Trăm năm cô đơn sẽ còn mãi cùng dòng chảy văn chương thế giới.
Mọt Mọt
Nguồn VNQĐ
Yếu tố huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez
06/04/2021 - baovannghe
Là sự kết hợp giữa sáng tạo và song chiếu huyền thoại độc đáo, mỗi mẫu hình trong tác phẩm Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia đều mang tính ẩn dụ sâu sắc. Qua việc giải mã yếu tố huyền thoại, chúng ta sẽ thấy cách tân, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết cùng cách nhìn nhận con người hết sức hiện sinh của tác giả Gabriel Garcia Marquez.
Song chiếu huyền thoại ở Trăm năm cô đơn
Trước hết, Trăm năm cô đơn là tiểu thuyết được tạo dựng nên từ sự song chiếu huyền thoại giữa cuộc sống trên trang sách với cuộc sống hiện thực.
Cuộc sống cổ hủ, lạc hậu tại khu vực Mĩ La Tinh vào những năm 20 của thế kỉ XX hiện lên hư ảo qua ngôi làng Macondo bằng bút bút pháp phóng đại, huyền thoại hóa. Với con người nơi đây, các vật dụng phổ biến trên thế giới như nam châm, kính lúp, la bàn, nước đá (thời kì đầu), máy hát, xe lửa (thời kì sau) đều trở thành biểu tượng của sự phù phép, phép màu.
Những sự kiện lịch sử, chính trị từng xảy ra ở mảnh đất G. Marquez sinh sống được được tái hiện chân thực trên trang sách, xuyên suốt cuộc đời đại tá Aureliano. Công cuộc vượt núi băng rừng khai khẩn làng Macondo của cụ tổ gia tộc Buendya hay cuộc nội chiến khốc liệt, triền miên giữa hai phe phái: Bảo hoàng và Tự do.
Và ngay trong các sự kiện chân thực cũng ẩn chứa yếu tố huyền thoại. Hành trình vượt núi băng rừng, rồi lại vượt rừng băng núi từ làng Macondo về đời thực của cụ tổ Buendya là câu chuyện như lạc vào một mê cung với những yếu tố hoang đường, hư ảo. Cuộc đời đại tá Aureliano hoạt động cách mạng sôi nổi khiến ông trở thành một huyền thoại sống trong cộng đồng dù rằng mọi trận chiến ông đứng đầu, gần như chỉ bại không thắng. Để rồi cuối cùng bản thân ông thất bại hoàn toàn về mặt tinh thần, ông chính thức thu mình lại trong cõi cô đơn nơi xưởng kim hoàn cá nhân, chế tác những con cá vàng.
Rõ ràng hơn cả là sự song chiếu của chính các huyền thoại với nhau trong câu chuyện Trăm năm cô đơn. Huyền thoại về gia tộc Buendya, mở đầu bằng câu chuyện loạn luân và kết cục đẻ ra đứa con mang chiếc đuôi lợn; gia tộc đó kết thúc cũng bằng kết quả sự loạn luân của Aureliano Babilonia và Amaranta Ucsula: đứa con hai người đẻ ra cũng mang đuôi lợn. Thế hệ con cháu, thậm chí cả người sống ở hiện tại luôn mang dáng hình người đi trước, người đã khuất qua cách đặt tên như một luật bất thành văn của gia tộc Buendya: Accadio, Aureliano cho con trai và Ucsula, Amaranta, Remediot cho con gái. Cách đặt tên như vậy làm nên tính tuần hoàn, thứ thời gian lịch sử xoay vòng, mảng kí ức đầy cô đơn suốt hơn 100 năm trong đời sống cả một gia tộc. Kí ức chưa khi nào chìm vào dĩ vãng. Cái chết luôn chẳng ngủ yên. Chúng sống trong những cái tên và hiện hữu ngay trong cuộc đời thực: Sự xuất hiện của bóng ma Prudenxio Aghila, Menkyadet, Hose Acadio Buendya...
Ngoài ra, sự song chiếu còn được thể hiện từ những hình tượng có thực được nhà văn tưởng tượng, đắp thêm màu sắc huyền thoại đến mức vô lí. Như trường hợp của Remediot – Người đẹp. Trong nguyên mẫu đời thực, Remediot không đẹp và cũng chỉ mang thân phận của một người hầu, sự mất tích của cô không ai biết là do đâu, cuối cùng cô đã đi đâu. Nhưng đến Trăm năm cô đơn, tác giả đã khoác lên nhân vật Remediot – Người đẹp một thân phận mới, nhan sắc mới cùng một sự biến mất đầy huyền ảo.
Trên nền những sự kiện lịch sử, con người có thật, bằng sự song chiếu huyền thoại cùng bút pháp hư cấu, Gabriel Garcia Marquez đã tạo lên chất sử thi huyền ảo cho thiên tiểu thuyết hiện đại Trăm năm cô đơn.
Trăm năm cô đơn và sáng tạo huyền thoại độc đáo của G. Marquez
Bên cạnh sự song chiếu, Trăm năm cô đơn còn là sáng tạo huyền thoại độc đáo của riêng Gabriel Garcia Marquez thông qua mỗi mẫu đề, mỗi hình tượng sự vật, sự việc, mỗi số phận con người.
Với mẫu đề huyền thoại thông thường: sống – chết – phục sinh, Trăm năm cô đơn là mối tương quan phức tạp giữa cuộc sống và cái chết, kí ức và sự lãng quên, người ở lại và người đã khuất, không gian và thời gian. Giữa kí ức của những người còn sống, người chết luôn được nhớ đến, tái sinh, hiện diện, nói chuyện và sinh hoạt như chưa từng cách biệt âm dương.
Tuy nhiên, khi người sống luôn có mối liên hệ mật thiết với người đã khuất thì bản thân những người đang sống lại hoàn toàn mất liên hệ với nhau. Hose Acadio bỏ đi với đoàn người digan biệt tăm biệt tích không một thông tin báo về rồi đột ngột trở lại. Sau khi tự tay mình bắn chết chồng là Hose Acadio, Rebeca tự nhốt mình trong nhà, không bước chân ra ngoài, không tiếp xúc với xã hội. Đến nỗi người ta lãng quên và tưởng bà đã chết dù Rebeca vẫn sống trong cộng đồng làng Macondo. Hay việc đại tá Aureliano nhốt mình trong xưởng kim hoàn, Hose Acadio Segundo nhốt mình trong căn phòng của Menkyadet giải mã bức mật thư như một cách thức người sống chấp nhận bước chân vào căn phòng chết của gia tộc Buendya.
Như đã nói, mỗi cá nhân trong gia tộc Buendya đã là một sáng tạo huyền thoại: Rebeca đến gia tộc Buendya với chứng thèm ăn đất cùng một kí ức mất mát về cha mẹ ruột; Remediot – Người đẹp sống giữa cuộc đời nhưng bản thân cô như một thực thể vượt ngoài tồn tại thông thường; mối dây liên hệ đầy oan nghiệt giữa Amaranta và Rebeca cùng nỗi đau Amaranta gây ra bởi thói ích kỉ khiến cho đến cuối đời, bà phải nhận nhiệm vụ đưa thư cho những người ở dưới suối vàng.
Từng cá nhân ấy, ngoài là sự song chiếu giữa đời trước trong sự tồn tại của đời sau còn là sự tái tạo các vai diễn trong những Aureliano, Hose Acadio, Ucsula, Amaranta, Remediot... Để cuối cùng, mối dây liên hệ giữa khởi đầu, kết thúc thắt lại ở sự lụi tàn của gia tộc Buendya với đứa trẻ cuối cùng sinh ra mang theo cái đuôi lợn, với sự thật được phơi bày trong cuốn biên niên 100 năm của cả gia tộc đã được Menkyadet tiên tri trong cuốn văn tự bằng tiếng Phạn mà người cuối cùng đọc nó là Aureliano Babilonia.
Mỗi cá nhân và cả ngôi làng Macondo đã là một sự tồn tại đầy tính tạo tác huyền thoại. Macondo là một ngôi làng như tách biệt hoàn toàn với cuộc sống, với hiện thực xã hội. Cả ngôi làng đã từng mắc chứng mất ngủ, dần lãng quên mọi thứ, cuối cùng là mất đi kí ức lịch sử. Cô nàng Petra Cotet và mối liên hệ giữa đời sống tình dục ảnh hưởng đến sự sinh sôi nảy nở bất thường của gia súc. Hiện tượng mỗi lần Maurixio Balilonia xuất hiện đều mang theo những con bướm vàng cùng cái chết sau này của anh... Tất cả những sáng tạo ấy đã làm nên một làng Macondo độc nhất với những con người, những hiện tượng đầy li kkì, huyền ảo.
Ánh nhìn hiện sinh của G. Marquez
Qua sự kết hợp sáng tạo cùng song chiếu huyền thoại trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, Gabriel Garcia Marquez đã xây dựng lên cả một thế giới đồ sộ ở cả hệ thống nhân vật lẫn sự trải rộng về mặt không gian, thời gian suốt 100 năm. Và từ những hiện thực được huyền thoại hóa, tác giả đã tái hiện lên bóng dáng cả một gia tộc, rộng hơn là cả một cộng đồng suốt 100 năm nhưng bóng dáng ai cũng thấm đẫm sự cô đơn, buồn bã. Nỗi cô đơn không lỗi thoát của tội loạn luân, giết người, sự cuồng hoan dục vọng xác thịt để rồi cuối cùng tự nhốt mình vào căn phòng chết.
Chính trong hiện thực ấy, chủ nghĩa hiện sinh của G. Marquez hiện lên hết sức rõ rệt. Con người cô đơn, mất phương hướng trước cuộc sống mỗi ngày thêm vô nghĩa, phi lí. Ngôi làng Macondo tàn lụi, gia tộc Buendya diệt vong như sự chấm dứt của những tháng ngày cô đơn, lối sống vị kỉ cùng sự vẫy vùng thoát khỏi bóng đen đơn côi của mỗi con người Acadio, Aureliano, Ucsula, Amaranta, Remediot...
Huyền thoại hóa ngày càng trở thành yếu tố quan trọng ở văn chương hiện đại, hậu hiện đại. Có nhiều cách thể hiện huyền thoại trong tác phẩm. việc kết hợp song chiếu với sáng tạo huyền thoại là một trong số các cách đó. Có thể nói, Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez như một tác phẩm tiên phong, tiêu biểu cho cách thức này. Làng Macondo có thể bị xóa sổ, gia tộc Buendya có thể bị diệt vong nhưng huyền thoại trong Trăm năm cô đơn sẽ còn mãi cùng dòng chảy văn chương thế giới.
Mọt Mọt
Nguồn VNQĐ
Last edited by LDN on Tue Jul 19, 2022 5:02 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tiêu sơn tráng sĩ mein Favorit.
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mỹ nhân
Tiêu Sơn tráng sĩ và những cách tân trong nội dung, nghệ thuật của Khái Hưng
Reviewsach
Trong mười tôn chỉ hoạt động của Tự lực văn đoàn có nêu lên tinh thần: “Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính chất An Nam” (Điều 4). Tinh thần này xuyên suốt và thể hiện gần như hầu khắp các tác phẩm của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng cũng không nằm ngoài tinh thần chung. Để rồi, Tiêu Sơn tráng sĩ, viết về chủ đề lịch sử nhưng những cách tân cả trên khía cạnh nội dung lẫn nghệ thuật đã câu chuyện vượt thoát cấu trúc của tiểu thuyết chương hồi mà tiến tới tiểu thuyết hiện đại.
Tiêu Sơn tráng sĩ và nghệ thuật miêu tả thời gian của Khái Hưng
Hàng nghìn năm, nền văn học nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học cổ Trung Hoa: thơ ca nhận sự tác động của thơ Đường luật còn tiểu thuyết chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết chương hồi. Phải đến những năm đầu thế kỉ XX, nhất là giai đoạn 1932-1945, văn học nước ta mới vận động, chuyển mình một cách mau lẹ, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ. Hiện đại hóa văn học ở đây chỉ tính chất một nền văn học đã thoát khỏi hệ hình thi pháp văn học cũ để tiến vào nền văn học hiện đại, một nền văn học có thể tiến kịp và gia nhập vào nền văn học thế giới.
Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, được chắp bút từ một trong những chủ soái của phong trào hiện đại hóa văn chương, Tiêu Sơn tráng sĩ vừa kế thừa tinh hoa nền văn học cũ, vừa học hỏi, tiếp thu thành tựu văn chương thế giới mà từ đó, trở thành cuốn tiểu thuyết hết sức hiện đại.
Và tính hiện đại đó thể hiện ngay ở cách Khái Hưng đặt tên từng hồi trong Tiêu Sơn tráng sĩ. Nếu tiểu thuyết cổ điển, tên hồi được đặt theo lối hai câu văn biền ngẫu đứng đối xứng nhau như: “Trương Thiên Sư cầu yên ôn dịch/ Hồng Thái úy lỡ sổng yêu ma” (Thủy hử truyện) nhằm tổng kết, khái quát, tóm tắt một cách ngắn gọn nhất, cho người đọc một cách nhìn khái quát nhất về nội dung chương truyện. Thì mỗi hồi ở Tiêu Sơn tráng sĩ đều có tựa đề ngắn gọn, thậm chí có những hồi tựa đề cô đọng chỉ có một chữ như hồi 18 “Sấm”.
Bằng cách đặt tên như vậy, Khái Hưng đã khắc phục được triệt để hạn chế của lối đặt tên cũ khi giải phóng tư tưởng người đọc khỏi sự định hướng từ tác giả. Đồng thời, đưa độc giả trở thành người đồng sáng tạo trong sự hứng thú, tò mò cùng trường tưởng tượng được kích thích, mở rộng tới nhiều chiều kích. Có thể nói, biểu hiện nhỏ nhất về mặt hình thức như vậy ở cuốn tiểu thuyết dài nhất trong sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng cũng đã thể hiện tính nghiêm cẩn của ông trên chặng đường đổi mới văn chương Việt Nam đương thời.
Từ biểu hiện trên khía cạnh đặt tên chương và sắp xếp cấu trúc tác phẩm, tính hiện đại của Tiêu Sơn tráng sĩ tiếp tục được thể hiện mạnh mẽ ở cách Khái Hưng tái hiện dòng chảy thời gian, kết cấu không gian trên từng trang viết.
Nếu tiểu thuyết cổ điển, đặc biệt tiểu thuyết chương hồi, câu chuyện luôn đi theo trục thời gian tuyến tính, sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách tuần tự, không hề có sự đột phá, xáo trộn về mặt không gian cũng như thời gian; thì Tiêu Sơn tráng sĩ, kết cấu câu chuyện không còn tuân theo quy luật tuyến tính đó nữa mà trở nên đầy linh hoạt, biến hóa. Nhiều hồi Khái Hưng đã đưa hành động, kết quả lên trước để dẫn dắt câu chuyện sau đó, dòng thời gian mới từ từ quay ngược trở về giải quyết nguyên nhân, hoàn cảnh, kế hoạch.
Như hồi 30 được kết thúc bằng lời thề trước vong hồn Trương Đăng Thụ của Phạm Thái, nhưng hồi 31, không gian lại đột ngột chuyển tiếp sang cuộc du ngoạn chùa non nước của mẹ con Trương Quỳnh Như và phải tới hồi 32 tác giả mới giải thích mối quan hệ giữa hai người Trương Đăng Thụ – Trương Quỳnh Như. Từ đấy, lý giải nguyên nhân hành động của Phạm Thái ở hồi 30 kia. Hay hồi 28, tác giả nói đến Cái cũi người, sang hồi 27 nói về Nguyễn công tử rồi đến hồi 28 ông mới quay ngược trở lại giải thích Tướng ấy là ai?, trong cái cũi người, là Phạm Thái hay kẻ nào khác và Nguyễn công tử thực chất là người như thế nào.
Tất cả, những tưởng có thể không ăn nhập với phần truyện trước đấy nhưng càng đọc, càng bị cuốn vào mạch truyện, ta càng thấy tất cả đều liên kết cực kỳ chặt chẽ. Và trọn vẹn, đều là các mảnh ghép bức tranh toàn cảnh về Tiêu Sơn tráng sĩ, về người tráng sĩ Phạm Thái giữa buổi loạn lạc.
Tiêu Sơn tráng sĩ và nghệ thuật miêu tả của Khái Hưng
Là một trong những cây bút nổi bật của văn chương Tự lực văn đoàn, nghệ thuật miêu tả của Khái Hưng, có thể nói đã đạt đến trình độ sắc sảo. Miêu tả ở tác phẩm của ông nói chung, Tiêu Sơn tráng sĩ nói riêng không cốt tả sao cho nhiều, cho đủ đầy mà là sự tỉ mỉ, chắt lọc lấy những gì tinh tế nhất trong cảnh và người. Bút pháp mang hơi hướng nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” hay nghệ thuật vẽ tranh truyền thần, song ngôn từ của Khái Hưng, đã đưa câu văn vượt thoát sự quy phạm của văn học mà hướng tới những gì hiện đại nhất.
Sự hiện đại đó được thể hiện trước hết ở cách miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên, cảnh vật hiện lên trong văn Khái Hưng đẹp một cách bình dị. Từ cảnh âm u ở hồi 18: “Song song đi hàng đôi và bước một trên con đường đất đầy cỏ xanh ướt, bốn con ngựa thỉnh thoảng gặp vũng nước đọng ngầm dưới cỏ sau trận mưa tối hôm trước, làm cho nước vọt tung tóe lên. Mưa bay đã tạnh hẳn. Nhưng tiết trời mỗi lúc một thêm giá, nhất là gió bấc thổi lại càng mạnh khiến ai nấy chân tay lạnh buốt”; đến cảnh thơ mộng, trữ tình ở hồi 31: “Trong dòng sông Phong Doanh, chiếc thuyền xuôi rất mau, nhẹ nhàng như bay trên mặt nước. Trời vừa rạng đông. Một buổi sớm thu mát mẻ, êm đềm, dễ gợi cảm hứng […] Từ dưới mặt sông ngước nhìn lên, quả núi Dục Thúy tròn trĩnh, xinh xắn như hòn non bộ lớn đặt trong một bể cạnh dài”; hay cảnh vườn nhà Kiến Xuyên hầu: “Sau dẫy loan xây theo hình chữ thọ triện, những bông hoa phù dung kép và đơn về chiều đã ngả màu thắm lại, từ màu hồng phớt cho đến màu đỏ xẫm […] Dưới dàn thiên lý lá xanh già rủ qua những mắt cáo của phên nứa, mấy hàng chậu sứ men lam và hàng thống Bát Tràng màu đen, đặt trên những bộ đôn cùng một kiểu” đều cho thấy sự nhạy cảm trong miêu tả của Khái Hưng trước thiên nhiên, rộng hơn, là cả hồn thiêng đất Việt.
Câu văn Khái Hưng thật sự xa rời cách miêu tả ước lệ, sùng cổ trong văn học cổ nhưng vẫn đạt đến độ tinh gọn, như điều thứ 6 tôn chỉ hành động Tự lực văn đoàn đã chỉ ra: “Ca tụng những nết hay, vẻ đẹp của nước mà có tính chất bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính chất trưởng giả quý phái.”
Bên cạnh việc nắm bắt và miêu tả được cái thần của cảnh vật, Khái Hưng còn thật sự tinh tế trong việc khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật. Đó là những tình cảm thoáng qua nhưng nhanh chóng bị tư tưởng phục quốc; đền nợ nước, trả thù nhà; phản Tây Sơn, phục Lê của Quang Ngọc và Nhị Nương đè nén xuống. Hay những rung động mong manh nhất của chàng trai trẻ mới hai mươi tuổi Phạm Thái trước một người con gái thông minh, tài trí, thấu hiểu, sắc nước hương trời như Trương Quỳnh Như: “Phạm Thái ngắm cử chỉ Quỳnh Như càng khâm phục lắm. Chàng nghĩ thầm “Người này mưu cơ có lẽ chẳng kém Nhị Nương mà về nhan sắc lại có phần hơn” […] “Tại sao một tuyệt thế giai nhân như kia lại không ở trong đảng Tiêu Sơn?”… Và tình cảm của đôi trai gái ấy đã chuyển từ lòng mến mộ sang tình yêu một cách thật tự nhiên, như một điều tất yếu. Khi Phạm Thái “bắt đầu thoái chí, hơi chán nản thời thế”, chàng đã tìm về với người con gái chàng nể phục. Đặc biệt, đoạn tình cảm đó càng được đẩy đến cao trao, khi chàng trai trẻ phải đứng trước, đối diện với bia mộ người anh yêu, khi cả hai đã sinh ly tử biệt:
“Trời đã gần tối mịt. Đường làng vắng ngắt kẻ vãng lai. Bỗng một kỵ sĩ phi ngựa đến, ghì cương ở bên cây liễu cạnh mồ rồi ngảy vội xuống, nằm vật ra đất khóc thảm thiết.
Người ấy là Phạm Thái, cựu quân sư của Nguyễn Đoàn, phó đảng trưởng kiêm chức quân sư của đảng Tiêu Sơn. Người ấy đã bao phen xông pha trong rừng gươm dáo, nay chỉ còn là một kẻ tầm thường không còn chút nghị lực để phấn đấu.
Vì người ấy yêu”
Phân tích sự biến chuyển tâm lí của Phạm Thái giai đoạn này, chính Khái Hưng đã có một lời nhận định hay có thể coi là một lời tổng kết rằng: “Cái tuổi ngoài hai mươi, hăng hái thì hăng hái thực. Nhưng đến lúc đã nguội lạnh thì nguội lạnh hơn tro tàn. Lúc bấy giờ họ sẽ đem chữ nghĩa yếm thế vẩn vơ ra mà che đậy một tâm hồn hèn yếu”. Và đúng như những lời của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nhận định về cách miêu tả tâm lý con người, nhất là người thanh niên trong Tiêu Sơn tráng sĩ; Khái Hưng thật sự đã thủ được: “[…] cái đặc sắc mà người ta thấy trong các văn phẩm của Khái Hưng là sự xét nhận rất đúng về tâm hồn nam nữ thanh niên Việt Nam. Người ta có thể gọi ông là “nhà văn của thanh niên”. Ông rất am hiểu tính tình con người ta trong tuổi trẻ…”
Có lẽ, chính sự sâu sắc, nhạy cảm, tinh tế trong cái nhìn con người, cuộc đời mà bút phát miêu tả của Khái Hưng đã tạo nên cả sắc màu lãng mạn bàng bạc bao trùm tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ. Chất lãng mạn bao trùm lên từng nước chạy của con ngựa người chí sĩ cưỡi, len lỏi vào tình huynh đệ đồng cam cộng khổ, và bảo bọc ngay chính lí trưởng người yêu nước. Và đó cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, lãng mạn nhưng không cầu kỳ như tiểu thuyết tài tử – giai nhân trong quá khứ mà bình dị, gần gũi, thân thuộc nhưng vẫn hết sức hiện đại ở thi pháp tự sự.
Tiêu Sơn tráng sĩ và cách tân về nội dung thể hiện
Ngoài thể hiện ở mặt nghệ thuật, tính hiện đại của tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ còn biểu hiện trên khía cạnh nội dung Khái Hưng khắc họa trong từng con chữ.
Thực tình, tiêu đề tác phẩm – Tiêu Sơn tráng sĩ cùng chủ đề câu chuyện đã phần nào, dễ làm độc giả lầm tưởng đây là cuốn sách kiếm hiệp lịch sử. Khi tác giả kể lại câu chuyện những tráng sĩ Tiêu Sơn chủ trương theo đuổi mục tiêu khôi phục lại nhà Lê đã suy tàn. Mục tiêu đó là biểu hiện của sự ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho giáo: tư tưởng trung quân đến mù quáng.
Tuy nhiên, càng đi sâu vào nội dung tác phẩm, mới càng thấy Khái Hưng kể chuyện xưa mà như nói đến chuyện nay. Những người thanh niên trong đảng Tiêu Sơn như Quang Ngọc, Phạm Thái, Nhị Nương tựa sự xây dựng cá tính đầy ngụ ý cho những người thanh niên đương thời, sống trong xã hội Thực dân nửa phong kiến của một thời buổi “ối a ba phèng” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) đang “hành động”, mò mẫn tới vô vọng, bất lực giữa dòng đời để kiếm tìm lẽ sống, “để vượt ra ngoài sự buồn nản bao phủ dày đặc quanh mình”. Tư tưởng đấy, lần nữa được Khái Hưng khẳng định rõ nét hồi cuối của cuốn truyện, ở đoạn đối thoại giữa Nhị Nương và Quang Ngọc:
“- Chúng ta chờ đợi dịp để hành động. Hành động là phận sự của chúng ta. Không hành động, thì đời chúng ta không còn ý nghĩa gì nữa phải không hiền hữu?
Nhị Nương mỉm cười:
– Thưa hiền hữu phải lắm!
Quang Ngọc như mê man nói luôn:
– Hành động? Hành động?”
Nhưng cũng có những con người không thể vượt qua khó khăn, đau khổ của cuộc đời như Phạm Thái. Phạm Thái, một con người từng chọc trời khuấy nước, từng là đối tượng truy bắt hàng đầu của quan phủ cuối cùng chỉ còn là anh chàng câu cá, uống rượu, mất hết ý chí lẫn lẽ sống, sống trên đời chỉ như gá víu tạm bợ: “Ha ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu”, “Ha ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mĩ nhân”.
Viết về những tráng sĩ Tiêu Sơn, viết về câu chuyện, một đoạn lịch sử, Khái Hưng đã gián tiếp khắc họa lên xã hội, mục đích, lí tưởng của một bộ phận thanh niên đương thời; bồng bột, khao khát rất nhiều mà cuối cùng, thứ nhận về chỉ là sự trống rỗng đến vô tận như vậy đó. Và đấy, cũng là ánh nhìn đầy hiện đại của Khái Hưng về con người và cuộc đời. Khi ông đã nhìn nhận, thể hiện lên trang văn những cái “tôi” cá nhân riêng biệt cùng những con người, khát khao kiếm tìm “chỗ đứng”, khẳng định “cái tôi” ấy như thế nào.
Ở bài viết về Tự lực văn đoàn trong cuốn Văn học Việt Nam 1900-1945, Giáo sư Phan Cự Đệ có viết: “Các nhân vật chính diện được lí tưởng hóa trong văn học lãng mạn suy cho đến cùng chỉ là những mảng tính cách của nhà văn”. Và những nhân vật được Khái Hưng lí tưởng hóa trong tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ cũng chính là hiện thực hóa một phần lí tưởng, con người tác giả; một lí tưởng yêu nước mơ hồ nhưng đầy bế tắc.
Mọt Mọt
Mình là một con mọt, thích gặm xenlulozo (của sách) và yêu sự tĩnh lặng về đêm. Mình còn là một fan của rock band Laruku và mê đắm đường bass của bassist Tetsu nữa. Nếu bạn cũng là fan của Laruku, thì chúng ta làm quen nhé (fb và insta của mình ở dưới). ^^
Mọt là tác giả của nhiều tác phẩm đánh giá văn học Nhật Bản, đặc biệt là cảm nhận những cuốn sách cực hay của Higashino Keigo.
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mỹ nhân
Tiêu Sơn tráng sĩ và những cách tân trong nội dung, nghệ thuật của Khái Hưng
Reviewsach
Trong mười tôn chỉ hoạt động của Tự lực văn đoàn có nêu lên tinh thần: “Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính chất An Nam” (Điều 4). Tinh thần này xuyên suốt và thể hiện gần như hầu khắp các tác phẩm của Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng cũng không nằm ngoài tinh thần chung. Để rồi, Tiêu Sơn tráng sĩ, viết về chủ đề lịch sử nhưng những cách tân cả trên khía cạnh nội dung lẫn nghệ thuật đã câu chuyện vượt thoát cấu trúc của tiểu thuyết chương hồi mà tiến tới tiểu thuyết hiện đại.
Tiêu Sơn tráng sĩ và nghệ thuật miêu tả thời gian của Khái Hưng
Hàng nghìn năm, nền văn học nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học cổ Trung Hoa: thơ ca nhận sự tác động của thơ Đường luật còn tiểu thuyết chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết chương hồi. Phải đến những năm đầu thế kỉ XX, nhất là giai đoạn 1932-1945, văn học nước ta mới vận động, chuyển mình một cách mau lẹ, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ. Hiện đại hóa văn học ở đây chỉ tính chất một nền văn học đã thoát khỏi hệ hình thi pháp văn học cũ để tiến vào nền văn học hiện đại, một nền văn học có thể tiến kịp và gia nhập vào nền văn học thế giới.
Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, được chắp bút từ một trong những chủ soái của phong trào hiện đại hóa văn chương, Tiêu Sơn tráng sĩ vừa kế thừa tinh hoa nền văn học cũ, vừa học hỏi, tiếp thu thành tựu văn chương thế giới mà từ đó, trở thành cuốn tiểu thuyết hết sức hiện đại.
Và tính hiện đại đó thể hiện ngay ở cách Khái Hưng đặt tên từng hồi trong Tiêu Sơn tráng sĩ. Nếu tiểu thuyết cổ điển, tên hồi được đặt theo lối hai câu văn biền ngẫu đứng đối xứng nhau như: “Trương Thiên Sư cầu yên ôn dịch/ Hồng Thái úy lỡ sổng yêu ma” (Thủy hử truyện) nhằm tổng kết, khái quát, tóm tắt một cách ngắn gọn nhất, cho người đọc một cách nhìn khái quát nhất về nội dung chương truyện. Thì mỗi hồi ở Tiêu Sơn tráng sĩ đều có tựa đề ngắn gọn, thậm chí có những hồi tựa đề cô đọng chỉ có một chữ như hồi 18 “Sấm”.
Bằng cách đặt tên như vậy, Khái Hưng đã khắc phục được triệt để hạn chế của lối đặt tên cũ khi giải phóng tư tưởng người đọc khỏi sự định hướng từ tác giả. Đồng thời, đưa độc giả trở thành người đồng sáng tạo trong sự hứng thú, tò mò cùng trường tưởng tượng được kích thích, mở rộng tới nhiều chiều kích. Có thể nói, biểu hiện nhỏ nhất về mặt hình thức như vậy ở cuốn tiểu thuyết dài nhất trong sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng cũng đã thể hiện tính nghiêm cẩn của ông trên chặng đường đổi mới văn chương Việt Nam đương thời.
Từ biểu hiện trên khía cạnh đặt tên chương và sắp xếp cấu trúc tác phẩm, tính hiện đại của Tiêu Sơn tráng sĩ tiếp tục được thể hiện mạnh mẽ ở cách Khái Hưng tái hiện dòng chảy thời gian, kết cấu không gian trên từng trang viết.
Nếu tiểu thuyết cổ điển, đặc biệt tiểu thuyết chương hồi, câu chuyện luôn đi theo trục thời gian tuyến tính, sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách tuần tự, không hề có sự đột phá, xáo trộn về mặt không gian cũng như thời gian; thì Tiêu Sơn tráng sĩ, kết cấu câu chuyện không còn tuân theo quy luật tuyến tính đó nữa mà trở nên đầy linh hoạt, biến hóa. Nhiều hồi Khái Hưng đã đưa hành động, kết quả lên trước để dẫn dắt câu chuyện sau đó, dòng thời gian mới từ từ quay ngược trở về giải quyết nguyên nhân, hoàn cảnh, kế hoạch.
Như hồi 30 được kết thúc bằng lời thề trước vong hồn Trương Đăng Thụ của Phạm Thái, nhưng hồi 31, không gian lại đột ngột chuyển tiếp sang cuộc du ngoạn chùa non nước của mẹ con Trương Quỳnh Như và phải tới hồi 32 tác giả mới giải thích mối quan hệ giữa hai người Trương Đăng Thụ – Trương Quỳnh Như. Từ đấy, lý giải nguyên nhân hành động của Phạm Thái ở hồi 30 kia. Hay hồi 28, tác giả nói đến Cái cũi người, sang hồi 27 nói về Nguyễn công tử rồi đến hồi 28 ông mới quay ngược trở lại giải thích Tướng ấy là ai?, trong cái cũi người, là Phạm Thái hay kẻ nào khác và Nguyễn công tử thực chất là người như thế nào.
Tất cả, những tưởng có thể không ăn nhập với phần truyện trước đấy nhưng càng đọc, càng bị cuốn vào mạch truyện, ta càng thấy tất cả đều liên kết cực kỳ chặt chẽ. Và trọn vẹn, đều là các mảnh ghép bức tranh toàn cảnh về Tiêu Sơn tráng sĩ, về người tráng sĩ Phạm Thái giữa buổi loạn lạc.
Tiêu Sơn tráng sĩ và nghệ thuật miêu tả của Khái Hưng
Là một trong những cây bút nổi bật của văn chương Tự lực văn đoàn, nghệ thuật miêu tả của Khái Hưng, có thể nói đã đạt đến trình độ sắc sảo. Miêu tả ở tác phẩm của ông nói chung, Tiêu Sơn tráng sĩ nói riêng không cốt tả sao cho nhiều, cho đủ đầy mà là sự tỉ mỉ, chắt lọc lấy những gì tinh tế nhất trong cảnh và người. Bút pháp mang hơi hướng nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” hay nghệ thuật vẽ tranh truyền thần, song ngôn từ của Khái Hưng, đã đưa câu văn vượt thoát sự quy phạm của văn học mà hướng tới những gì hiện đại nhất.
Sự hiện đại đó được thể hiện trước hết ở cách miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên, cảnh vật hiện lên trong văn Khái Hưng đẹp một cách bình dị. Từ cảnh âm u ở hồi 18: “Song song đi hàng đôi và bước một trên con đường đất đầy cỏ xanh ướt, bốn con ngựa thỉnh thoảng gặp vũng nước đọng ngầm dưới cỏ sau trận mưa tối hôm trước, làm cho nước vọt tung tóe lên. Mưa bay đã tạnh hẳn. Nhưng tiết trời mỗi lúc một thêm giá, nhất là gió bấc thổi lại càng mạnh khiến ai nấy chân tay lạnh buốt”; đến cảnh thơ mộng, trữ tình ở hồi 31: “Trong dòng sông Phong Doanh, chiếc thuyền xuôi rất mau, nhẹ nhàng như bay trên mặt nước. Trời vừa rạng đông. Một buổi sớm thu mát mẻ, êm đềm, dễ gợi cảm hứng […] Từ dưới mặt sông ngước nhìn lên, quả núi Dục Thúy tròn trĩnh, xinh xắn như hòn non bộ lớn đặt trong một bể cạnh dài”; hay cảnh vườn nhà Kiến Xuyên hầu: “Sau dẫy loan xây theo hình chữ thọ triện, những bông hoa phù dung kép và đơn về chiều đã ngả màu thắm lại, từ màu hồng phớt cho đến màu đỏ xẫm […] Dưới dàn thiên lý lá xanh già rủ qua những mắt cáo của phên nứa, mấy hàng chậu sứ men lam và hàng thống Bát Tràng màu đen, đặt trên những bộ đôn cùng một kiểu” đều cho thấy sự nhạy cảm trong miêu tả của Khái Hưng trước thiên nhiên, rộng hơn, là cả hồn thiêng đất Việt.
Câu văn Khái Hưng thật sự xa rời cách miêu tả ước lệ, sùng cổ trong văn học cổ nhưng vẫn đạt đến độ tinh gọn, như điều thứ 6 tôn chỉ hành động Tự lực văn đoàn đã chỉ ra: “Ca tụng những nết hay, vẻ đẹp của nước mà có tính chất bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính chất trưởng giả quý phái.”
Bên cạnh việc nắm bắt và miêu tả được cái thần của cảnh vật, Khái Hưng còn thật sự tinh tế trong việc khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật. Đó là những tình cảm thoáng qua nhưng nhanh chóng bị tư tưởng phục quốc; đền nợ nước, trả thù nhà; phản Tây Sơn, phục Lê của Quang Ngọc và Nhị Nương đè nén xuống. Hay những rung động mong manh nhất của chàng trai trẻ mới hai mươi tuổi Phạm Thái trước một người con gái thông minh, tài trí, thấu hiểu, sắc nước hương trời như Trương Quỳnh Như: “Phạm Thái ngắm cử chỉ Quỳnh Như càng khâm phục lắm. Chàng nghĩ thầm “Người này mưu cơ có lẽ chẳng kém Nhị Nương mà về nhan sắc lại có phần hơn” […] “Tại sao một tuyệt thế giai nhân như kia lại không ở trong đảng Tiêu Sơn?”… Và tình cảm của đôi trai gái ấy đã chuyển từ lòng mến mộ sang tình yêu một cách thật tự nhiên, như một điều tất yếu. Khi Phạm Thái “bắt đầu thoái chí, hơi chán nản thời thế”, chàng đã tìm về với người con gái chàng nể phục. Đặc biệt, đoạn tình cảm đó càng được đẩy đến cao trao, khi chàng trai trẻ phải đứng trước, đối diện với bia mộ người anh yêu, khi cả hai đã sinh ly tử biệt:
“Trời đã gần tối mịt. Đường làng vắng ngắt kẻ vãng lai. Bỗng một kỵ sĩ phi ngựa đến, ghì cương ở bên cây liễu cạnh mồ rồi ngảy vội xuống, nằm vật ra đất khóc thảm thiết.
Người ấy là Phạm Thái, cựu quân sư của Nguyễn Đoàn, phó đảng trưởng kiêm chức quân sư của đảng Tiêu Sơn. Người ấy đã bao phen xông pha trong rừng gươm dáo, nay chỉ còn là một kẻ tầm thường không còn chút nghị lực để phấn đấu.
Vì người ấy yêu”
Phân tích sự biến chuyển tâm lí của Phạm Thái giai đoạn này, chính Khái Hưng đã có một lời nhận định hay có thể coi là một lời tổng kết rằng: “Cái tuổi ngoài hai mươi, hăng hái thì hăng hái thực. Nhưng đến lúc đã nguội lạnh thì nguội lạnh hơn tro tàn. Lúc bấy giờ họ sẽ đem chữ nghĩa yếm thế vẩn vơ ra mà che đậy một tâm hồn hèn yếu”. Và đúng như những lời của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nhận định về cách miêu tả tâm lý con người, nhất là người thanh niên trong Tiêu Sơn tráng sĩ; Khái Hưng thật sự đã thủ được: “[…] cái đặc sắc mà người ta thấy trong các văn phẩm của Khái Hưng là sự xét nhận rất đúng về tâm hồn nam nữ thanh niên Việt Nam. Người ta có thể gọi ông là “nhà văn của thanh niên”. Ông rất am hiểu tính tình con người ta trong tuổi trẻ…”
Có lẽ, chính sự sâu sắc, nhạy cảm, tinh tế trong cái nhìn con người, cuộc đời mà bút phát miêu tả của Khái Hưng đã tạo nên cả sắc màu lãng mạn bàng bạc bao trùm tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ. Chất lãng mạn bao trùm lên từng nước chạy của con ngựa người chí sĩ cưỡi, len lỏi vào tình huynh đệ đồng cam cộng khổ, và bảo bọc ngay chính lí trưởng người yêu nước. Và đó cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, lãng mạn nhưng không cầu kỳ như tiểu thuyết tài tử – giai nhân trong quá khứ mà bình dị, gần gũi, thân thuộc nhưng vẫn hết sức hiện đại ở thi pháp tự sự.
Tiêu Sơn tráng sĩ và cách tân về nội dung thể hiện
Ngoài thể hiện ở mặt nghệ thuật, tính hiện đại của tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ còn biểu hiện trên khía cạnh nội dung Khái Hưng khắc họa trong từng con chữ.
Thực tình, tiêu đề tác phẩm – Tiêu Sơn tráng sĩ cùng chủ đề câu chuyện đã phần nào, dễ làm độc giả lầm tưởng đây là cuốn sách kiếm hiệp lịch sử. Khi tác giả kể lại câu chuyện những tráng sĩ Tiêu Sơn chủ trương theo đuổi mục tiêu khôi phục lại nhà Lê đã suy tàn. Mục tiêu đó là biểu hiện của sự ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho giáo: tư tưởng trung quân đến mù quáng.
Tuy nhiên, càng đi sâu vào nội dung tác phẩm, mới càng thấy Khái Hưng kể chuyện xưa mà như nói đến chuyện nay. Những người thanh niên trong đảng Tiêu Sơn như Quang Ngọc, Phạm Thái, Nhị Nương tựa sự xây dựng cá tính đầy ngụ ý cho những người thanh niên đương thời, sống trong xã hội Thực dân nửa phong kiến của một thời buổi “ối a ba phèng” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) đang “hành động”, mò mẫn tới vô vọng, bất lực giữa dòng đời để kiếm tìm lẽ sống, “để vượt ra ngoài sự buồn nản bao phủ dày đặc quanh mình”. Tư tưởng đấy, lần nữa được Khái Hưng khẳng định rõ nét hồi cuối của cuốn truyện, ở đoạn đối thoại giữa Nhị Nương và Quang Ngọc:
“- Chúng ta chờ đợi dịp để hành động. Hành động là phận sự của chúng ta. Không hành động, thì đời chúng ta không còn ý nghĩa gì nữa phải không hiền hữu?
Nhị Nương mỉm cười:
– Thưa hiền hữu phải lắm!
Quang Ngọc như mê man nói luôn:
– Hành động? Hành động?”
Nhưng cũng có những con người không thể vượt qua khó khăn, đau khổ của cuộc đời như Phạm Thái. Phạm Thái, một con người từng chọc trời khuấy nước, từng là đối tượng truy bắt hàng đầu của quan phủ cuối cùng chỉ còn là anh chàng câu cá, uống rượu, mất hết ý chí lẫn lẽ sống, sống trên đời chỉ như gá víu tạm bợ: “Ha ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu”, “Ha ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mĩ nhân”.
Viết về những tráng sĩ Tiêu Sơn, viết về câu chuyện, một đoạn lịch sử, Khái Hưng đã gián tiếp khắc họa lên xã hội, mục đích, lí tưởng của một bộ phận thanh niên đương thời; bồng bột, khao khát rất nhiều mà cuối cùng, thứ nhận về chỉ là sự trống rỗng đến vô tận như vậy đó. Và đấy, cũng là ánh nhìn đầy hiện đại của Khái Hưng về con người và cuộc đời. Khi ông đã nhìn nhận, thể hiện lên trang văn những cái “tôi” cá nhân riêng biệt cùng những con người, khát khao kiếm tìm “chỗ đứng”, khẳng định “cái tôi” ấy như thế nào.
Ở bài viết về Tự lực văn đoàn trong cuốn Văn học Việt Nam 1900-1945, Giáo sư Phan Cự Đệ có viết: “Các nhân vật chính diện được lí tưởng hóa trong văn học lãng mạn suy cho đến cùng chỉ là những mảng tính cách của nhà văn”. Và những nhân vật được Khái Hưng lí tưởng hóa trong tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ cũng chính là hiện thực hóa một phần lí tưởng, con người tác giả; một lí tưởng yêu nước mơ hồ nhưng đầy bế tắc.
Mọt Mọt
Mình là một con mọt, thích gặm xenlulozo (của sách) và yêu sự tĩnh lặng về đêm. Mình còn là một fan của rock band Laruku và mê đắm đường bass của bassist Tetsu nữa. Nếu bạn cũng là fan của Laruku, thì chúng ta làm quen nhé (fb và insta của mình ở dưới). ^^
Mọt là tác giả của nhiều tác phẩm đánh giá văn học Nhật Bản, đặc biệt là cảm nhận những cuốn sách cực hay của Higashino Keigo.
Last edited by LDN on Tue Jul 19, 2022 5:11 pm; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Quansachmuathu
Ấn phẩm "Tiêu sơn tráng sĩ" của tác giả Khái Hưng, sách do nhà xuất bản Văn Nghệ tái bản năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sách nguyên bìa gáy, dày 419 trang, lõi sách chắc chắn, chữ in rõ, mực không nhoè.
Tiêu Sơn Tráng Sĩ là tác phẩm dài nhất của Khái Hưng, trên bốn trăm trang và cũng là tác phẩm công phu nhất của ông, nó đã làm sống lại một giai đoạn lịch sử cách đây hai trăm năm, thời Lê mạt Nguyễn sơ, dưới triều Cảnh Thịnh năm thứ năm (1797), tức Nguyễn quang Toản lên ngôi 1792. Tiểu thuyết dã sử dựa theo sử viết thành truyện đã có cách đây hàng nghìn năm tại Trung hoa như Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc . . .Mặc dù chịu ảnh hưởng hoàn toàn của văn học Trung Hoa, trong nền văn học Hán Nôm Việt Nam, chúng ta không thấy thể loại này, có chăng trong nền văn học mới gần đây như Nguyễn Quỳnh với Chuông Nhà Hồ, Đội Cấn Khởi Nghĩa. Tiêu Sơn Tráng Sĩ được coi như truyện dã sử nổi tiếng nhất của nền văn học nước nhà.
Đây cũng là một trong những tác phẩm thành công nhất của Khái Hưng, nó đã diễn lại bằng những hình ảnh hào hùng về tổ chức và hoạt động của đảng Tiêu Sơn phò Lê, chống lại triều đình Tây Sơn với những tráng sĩ gan dạ, anh hùng như Phạm Thái, Nhị Nương. Tác phẩm ra đời trong lúc tình hình quốc tế đang có bíến chuyển, nước Pháp bại trận đầu hàng. Tiêu Sơn Tráng Sĩ với trên bốn trăm trang giấy là nơi mà tác giả gửi gấm tâm tình của ông, Khái Hưng ca ngợi những chiến sĩ gan dạ, sả thân vì đại nghĩa vì sự nghiệp cách mạng để khơi dậy trong tâm hồn giới thanh niên một tinh thần hy sinh, ái quốc.
Ấn phẩm "Tiêu sơn tráng sĩ" của tác giả Khái Hưng, sách do nhà xuất bản Văn Nghệ tái bản năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sách nguyên bìa gáy, dày 419 trang, lõi sách chắc chắn, chữ in rõ, mực không nhoè.
Tiêu Sơn Tráng Sĩ là tác phẩm dài nhất của Khái Hưng, trên bốn trăm trang và cũng là tác phẩm công phu nhất của ông, nó đã làm sống lại một giai đoạn lịch sử cách đây hai trăm năm, thời Lê mạt Nguyễn sơ, dưới triều Cảnh Thịnh năm thứ năm (1797), tức Nguyễn quang Toản lên ngôi 1792. Tiểu thuyết dã sử dựa theo sử viết thành truyện đã có cách đây hàng nghìn năm tại Trung hoa như Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc . . .Mặc dù chịu ảnh hưởng hoàn toàn của văn học Trung Hoa, trong nền văn học Hán Nôm Việt Nam, chúng ta không thấy thể loại này, có chăng trong nền văn học mới gần đây như Nguyễn Quỳnh với Chuông Nhà Hồ, Đội Cấn Khởi Nghĩa. Tiêu Sơn Tráng Sĩ được coi như truyện dã sử nổi tiếng nhất của nền văn học nước nhà.
Đây cũng là một trong những tác phẩm thành công nhất của Khái Hưng, nó đã diễn lại bằng những hình ảnh hào hùng về tổ chức và hoạt động của đảng Tiêu Sơn phò Lê, chống lại triều đình Tây Sơn với những tráng sĩ gan dạ, anh hùng như Phạm Thái, Nhị Nương. Tác phẩm ra đời trong lúc tình hình quốc tế đang có bíến chuyển, nước Pháp bại trận đầu hàng. Tiêu Sơn Tráng Sĩ với trên bốn trăm trang giấy là nơi mà tác giả gửi gấm tâm tình của ông, Khái Hưng ca ngợi những chiến sĩ gan dạ, sả thân vì đại nghĩa vì sự nghiệp cách mạng để khơi dậy trong tâm hồn giới thanh niên một tinh thần hy sinh, ái quốc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
MAI ANH TUẤN
PHẠM THÁI, TIÊU SƠN TRÁNG SĨ
Trên Phong Hóa số 129 ra ngày 21 tháng 12 năm 1934, văn sĩ Khái Hưng, bấy giờ vừa xấp xỉ tứ tuần, bắt đầu cho đăng Tiêu Sơn tráng sĩ, một tiểu thuyết dài kì bậc nhất trong sự nghiệp văn chương dằng dặc của ông, và phải đến hơn hai năm sau, ngày 24 tháng 4 năm 1936, mới kết thúc, cũng trên tờ báo danh tiếng ấy, số 184. Tiêu Sơn tráng sĩ mang đậm chất hồi cố, lùi về quá khứ hơn một trăm năm trước, thời Tây Sơn đánh bật nhà Lê, để bày biện một câu chuyện đậm màu lịch sử, liên quan đến danh sĩ Phạm Thái và nhiều thân danh khác từng bị cuốn theo cơn gió bụi thời đại.
1.Không phải ngẫu nhiên mà Khái Hưng chọn Phạm Thái làm nguyên mẫu. Phạm Thái (1777-1813) quê làng Yên Thị, nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội, con của võ tướng Trạch Trung Hầu Phạm Đạt. Tuổi đôi mươi, Phạm Thái nối chí cha chống lại Tây Sơn, kết giao với những người đồng chí hướng, khi bị truy nã thì cắt tóc, giả làm nhà sư vào tu ở chùa Tiêu Sơn (cổ tự nổi tiếng thuộc trấn Kinh Bắc xưa), đặt đạo hiệu là Phổ Chiếu thiền sư. Đi tu được mấy năm, ông được bạn là Thanh Xuyên hầu Trương Đăng Thụ, bấy giờ làm quan ở trấn Lạng Sơn, vời lên tính việc phù Lê. Nhưng sự chưa đâu vào đâu thì Trương Đăng Thụ ốm chết, Phạm Thái hay tin liền vội vã về quê bạn ở làng Thanh Nê, Kiến Xương (Thái Bình) để điếu tang, rồi được gia chủ mến tài lưu lại trong nhà. Định mệnh run rủi, Phạm Thái gặp gỡ, xướng họa thơ văn rồi nảy lòng si tình Trương Quỳnh Như, em gái Trương Đăng Thụ. Cuộc tình không thuận, mẹ Quỳnh Như nhất quyết muốn gả nàng cho gia đình giàu có Trịnh Nhị, khiến nàng phẫn uất tự vẫn. Đại nghiệp chưa thành, tình duyên đau khổ, Phạm Thái chẳng màng thế sự, trổ hết tài hoa làm thơ và lang bạt, rồi ốm đau tử tận ở Thanh Hóa lúc mới 36 tuổi.
Dù quãng thời gian tại thế ngắn ngủi, dù vấp phải nhiều sóng gió có khi được hậu thế hình dung như những bi kịch, nhưng cuộc đời, hành trạng văn chương của Phạm Thái là một mẫu hình quá hấp dẫn và luôn gây ngạc nhiên cho đến hôm nay. Nay đây mai đó trong những khoảng cách địa lí xa xôi, khi lên Lạng Sơn, khi quay về Kinh Bắc, lúc xuống trấn Sơn Nam hạ, dấu chân chàng tuổi trẻ hiện hình những chông gai của lớp người mong muốn phục dựng nhà Lê, đồng thời, cũng thể hiện tư chất nghệ sĩ thích thú tiêu dao sơn thủy, muốn đo trời đất giang sơn bằng tráng chí bốn phương của mình. Rượu, thơ, người đẹp, bôn tẩu giang hồ và từ bỏ trần gian nơi đất khách quê người, chừng ấy chất liệu tiểu sử trên nền thời cuộc đảo điên sơn hà, một thời cuộc chỉ chớp mắt là biến thiên dâu bể, hẳn đủ để Phạm Thái khía vào ngòi bút Khái Hưng những tưởng tượng và cảm hứng lớn, vừa chân thực vừa thêu dệt, trong tinh thần nhìn lại không những Phạm Thái mà còn cả thế hệ trí thức thời cuối Lê đầu Nguyễn. Lựa chọn và ứng xử của họ, quả thật, không giản đơn theo chủ ý cá nhân mà thường xuyên chịu tác động bởi thời cuộc biến thiên, bởi một phép thử quá mới mẻ và cực kì khó khăn mang tên Tây Sơn.
2. Do đó, trong cách xử lí và cũng là quan điểm của hậu thế Khái Hưng, thì vấn đề của Phạm Thái có nguồn cơn và là Tây Sơn. Khi Khái Hưng tìm về Phạm Thái và cuộc bạo động của đảng phái Tiêu Sơn, trước hay sau, ông cũng phải thể hiện thái độ đối kháng của những tôi trung nhà Lê trước triều Tây Sơn vừa dựng. Xuyên suốt tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ, Khái Hưng đã giữ nguyên giọng điệu, ngôn từ đầy phẫn hận của nhân vật khi nhắc đến Tây Sơn: “ngu độn, bạo ngược, chẳng hiểu lẽ mệnh trời”; “lũ thoán nghịch, bọn giặc dị chủng”; “chẳng nghĩ tới nghĩa vua tôi”,… Cách chêm xen bình phẩm về Tây Sơn của Khái Hưng, xét cho cùng, như một nối dài những phán xét của nhà Nguyễn về “ngụy triều” và so với thực tế nhận thức đầu thế XX, chúng chưa bị coi là trái chiều. Không phải Khái Hưng hạ thấp, bài xích Tây Sơn mà bởi văn chương hoài Lê cất giấu nỗi niềm “nhớ nước đau lòng” khó bộc bạch hết. Không phải Khái Hưng xem thường những kẻ xu nịnh, cơ hội vuốt ve triều mới mà bởi lịch sử đã từng ghi lại tình trạng ba phe bảy mối trong lúc giang sơn vừa đổi chủ.
Như thế, với tư cách tiểu thuyết gia, Khái Hưng nhận thấy tâm thế hoài Lê, mối thâm thù Tây Sơn đã làm thế hệ trí thức cuối XVIII đầu XIX phải loay hoay, lúng túng, thậm chí, rất đau đớn trong sự lựa chọn dứt khoát của mình. Bất tuân, chống lại Tây Sơn đồng nghĩa với hành động “cứu quốc” nên Phạm Thái, đảng Tiêu Sơn và rất nhiều trai tài gái giỏi đã nhất tề đứng dậy, bỏ bút nghiên theo việc đao cung. Nhưng họ, dưới góc nhìn của Khái Hưng, cũng không khác các anh hùng thời Tam Quốc mưu phục nhà Hán, chỉ có lòng nghĩa hiệp, ý chí mà thiếu thủ lĩnh, nhân tài vật lực cần thiết. Tây Sơn đã là một thực tế, một tồn tại lớn, trái ngược hoàn toàn với những tâm hồn giàu cảm xúc nuối tiếc vương triều cũ. “Vận mệnh nhà Lê ta đã hết”, lời trăn trối mà Khái Hưng gán cho Lê Chiêu Thống, là đáp trả chua xót cho giấc mộng phục hưng. Dĩ nhiên, đặt trong điều kiện bất khả thay đổi ấy, Phạm Thái đã có một chiến thắng lớn của quan điểm sống mà Khái Hưng rất tích cực mô tả: sống tận cùng với từng khoảnh khắc hiện tại, ở đây và ngay lúc này, còn cái chết hay được thua trên đời đều vô nghĩa. Đó là cảm thức sống đặc trưng của con người hiểu thấu lẽ thịnh suy, biến dịch. Tây Sơn thuộc về lịch sử, Phạm Thái thuộc về văn chương. Và cả hai đều tồn tại trong thế soi chiếu vào nhau bất chấp nhiều định kiến và nhầm lẫn.
Phạm Thái độc đáo nhưng không hoàn toàn khác biệt với nhiều chứng nhân lịch sử cùng thời, từ Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Nguyễn Du, Nguyễn Đề cho đến Nguyễn Huy Lượng, Phan Huy Ích,…, những người mà nhìn chung, đều có khá nhiều mâu thuẫn trong cung cách tạo dựng cuộc đời cá nhân. Chỉ có điều, Phạm Thái chết trẻ, và Phạm Thái không tham chính chốn quan trường. Trải nghiệm sống của ông gần như thuộc về lớp trí thức ngoài lề, tuy tài năng và có tráng chí, nhưng chưa kịp/không thể thi thố nơi triều đình. Nhưng Phạm Thái, nếu nhìn vào chữ nghĩa tài hoa, cá tính của ông, có lẽ, luôn gây thiện cảm cho đời sau bởi ông đã chẳng giấu mình quá kĩ. Sự khéo léo để che đậy hoặc ít ra, để đóng vai diễn theo thời, với ông, gần như không có. Cho nên, ông chẳng tha thiết lắm với nhân gian, sẵn sàng nhẹ gánh “chết về tiên bụt cho xong kiếp”.
3. Phạm Thái trong mắt Trần Khái Hưng cũng là kiểu nhân vật ẩn chứa mâu thuẫn. Trong khi hết mình, dốc sức vì anh em đồng chí của đảng Tiêu Sơn để mưu cầu việc lớn thì Phạm Thái cũng tự nhận mình yêu mến chốn cửa Phật và sẵn tâm chân tu cho đúng dáng vẻ thiền sư. Trong khi không từ nan bất cứ việc gì để phò tá vương triều Lê đã hưu tàn, cũng không ngần ngại ra tay hành xử như giặc cỏ với kẻ bất trung thì Phạm Thái cũng muốn thả lỏng tâm tư trước cảnh trí thiên nhiên, trước rượu ngon và vui thú thi văn. Phạm Thái trong vai tráng sĩ thì “chỉ biết một việc là hành động, hành động cho tới giờ cuối cùng”, khinh thường bậc ẩn sĩ ích kỉ, ham sống nhưng trong vai thi nhân tiếu ngạo giang hồ thì “không một ngọn núi đá nào ở hai bên vệ sông mà chàng không trèo, không một cái động nào mà chàng không vào xem”. Có lẽ, Khái Hưng muốn nhân vật Phạm Thái hấp dẫn trong hình ảnh của kẻ làm chủ, kẻ tham dự, tạo lập cuộc chơi, số phận đa chiều kích của mình. Phàm đã là cuộc chơi, kết cục đúng sai, thành bại không quyết định mà các cảm giác, trải nghiệm thấm thía mới là đích đến quan trọng. Vẻ lấp lánh, huyền ảo của con người cá nhân phiêu lưu nơi Phạm Thái, rõ ràng, phù hợp và thỏa mãn ít nhiều với tâm thế của độc giả văn chương hiện đại hơn là trùng khít với độ chân xác lịch sử. Đúng hơn, Khái Hưng muốn tái dựng Phạm Thái theo chiều hướng “đa ngã” để bày tỏ thiện cảm, lòng yêu mến những thân danh lãng mạn, tài hoa lạc thời thay vì quở trách, thất vọng trước người ôm mộng lớn mà chung cục bất thành.
Rút cuộc thì Khái Hưng, cũng như độc giả bấy giờ, hoàn toàn thể tất cho một Phạm Thái bi quan, yếm thế trong quá khứ, và ủng hộ một Phạm Thái hư cấu dám tuyên ngôn rằng “chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu; chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mĩ nhân”. Đúc kết, chiêm nghiệm thú vị này cho phép Khái Hưng chia sẻ với văn chương lãng mạn đương thời về mức độ bay bổng, về cái đẹp và giá trị của mỗi cuộc dấn thân, bất kể nó trọn vẹn hoàn hảo hay dở dang, khiếm khuyết. Hơn nữa, đặt trong bối cảnh xã hội và thế hệ của Khái Hưng, sau cơn địa chấn khởi nghĩa Yên Bái, Phạm Thái của Tiêu Sơn tráng sĩ hẳn có thể xem là bóng hình tráng chí “không thành công, thôi thì thành nhân” mà trai nước Nam bấy giờ chưa nguôi cảm phục, còn nhiệt huyết nhưng tổ chức lỏng lẻo của đảng Tiêu Sơn hẳn là một phóng chiếu đến những trí thức trẻ đi làm cách mạng, xem thường hiểm nguy, sẵn sàng tuẫn tiết vì Tổ quốc mà thế hệ Khái Hưng từng tỏ lòng cảm kích.
Chỉ riêng ái tình của Phạm Thái, câu chuyện mà giờ đây hoàn toàn có thể xây dựng thành một bộ phim lãng mạn và bi kịch giống nhiều phim Hàn, thì Khái Hưng, vốn xuất thân Hán học, tỏ ra không vừa ý. Theo ông, “ái tình sẽ chiếm lấy cả tâm hồn ta, không nhường cho việc lớn ta đang theo đuổi một chỗ cỏn con”. Răn dạy như thế thì Phạm Thái, nếu có sống dậy, chắc gì đã dám yêu đương hết mình!
PHẠM THÁI, TIÊU SƠN TRÁNG SĨ
Trên Phong Hóa số 129 ra ngày 21 tháng 12 năm 1934, văn sĩ Khái Hưng, bấy giờ vừa xấp xỉ tứ tuần, bắt đầu cho đăng Tiêu Sơn tráng sĩ, một tiểu thuyết dài kì bậc nhất trong sự nghiệp văn chương dằng dặc của ông, và phải đến hơn hai năm sau, ngày 24 tháng 4 năm 1936, mới kết thúc, cũng trên tờ báo danh tiếng ấy, số 184. Tiêu Sơn tráng sĩ mang đậm chất hồi cố, lùi về quá khứ hơn một trăm năm trước, thời Tây Sơn đánh bật nhà Lê, để bày biện một câu chuyện đậm màu lịch sử, liên quan đến danh sĩ Phạm Thái và nhiều thân danh khác từng bị cuốn theo cơn gió bụi thời đại.
1.Không phải ngẫu nhiên mà Khái Hưng chọn Phạm Thái làm nguyên mẫu. Phạm Thái (1777-1813) quê làng Yên Thị, nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội, con của võ tướng Trạch Trung Hầu Phạm Đạt. Tuổi đôi mươi, Phạm Thái nối chí cha chống lại Tây Sơn, kết giao với những người đồng chí hướng, khi bị truy nã thì cắt tóc, giả làm nhà sư vào tu ở chùa Tiêu Sơn (cổ tự nổi tiếng thuộc trấn Kinh Bắc xưa), đặt đạo hiệu là Phổ Chiếu thiền sư. Đi tu được mấy năm, ông được bạn là Thanh Xuyên hầu Trương Đăng Thụ, bấy giờ làm quan ở trấn Lạng Sơn, vời lên tính việc phù Lê. Nhưng sự chưa đâu vào đâu thì Trương Đăng Thụ ốm chết, Phạm Thái hay tin liền vội vã về quê bạn ở làng Thanh Nê, Kiến Xương (Thái Bình) để điếu tang, rồi được gia chủ mến tài lưu lại trong nhà. Định mệnh run rủi, Phạm Thái gặp gỡ, xướng họa thơ văn rồi nảy lòng si tình Trương Quỳnh Như, em gái Trương Đăng Thụ. Cuộc tình không thuận, mẹ Quỳnh Như nhất quyết muốn gả nàng cho gia đình giàu có Trịnh Nhị, khiến nàng phẫn uất tự vẫn. Đại nghiệp chưa thành, tình duyên đau khổ, Phạm Thái chẳng màng thế sự, trổ hết tài hoa làm thơ và lang bạt, rồi ốm đau tử tận ở Thanh Hóa lúc mới 36 tuổi.
Dù quãng thời gian tại thế ngắn ngủi, dù vấp phải nhiều sóng gió có khi được hậu thế hình dung như những bi kịch, nhưng cuộc đời, hành trạng văn chương của Phạm Thái là một mẫu hình quá hấp dẫn và luôn gây ngạc nhiên cho đến hôm nay. Nay đây mai đó trong những khoảng cách địa lí xa xôi, khi lên Lạng Sơn, khi quay về Kinh Bắc, lúc xuống trấn Sơn Nam hạ, dấu chân chàng tuổi trẻ hiện hình những chông gai của lớp người mong muốn phục dựng nhà Lê, đồng thời, cũng thể hiện tư chất nghệ sĩ thích thú tiêu dao sơn thủy, muốn đo trời đất giang sơn bằng tráng chí bốn phương của mình. Rượu, thơ, người đẹp, bôn tẩu giang hồ và từ bỏ trần gian nơi đất khách quê người, chừng ấy chất liệu tiểu sử trên nền thời cuộc đảo điên sơn hà, một thời cuộc chỉ chớp mắt là biến thiên dâu bể, hẳn đủ để Phạm Thái khía vào ngòi bút Khái Hưng những tưởng tượng và cảm hứng lớn, vừa chân thực vừa thêu dệt, trong tinh thần nhìn lại không những Phạm Thái mà còn cả thế hệ trí thức thời cuối Lê đầu Nguyễn. Lựa chọn và ứng xử của họ, quả thật, không giản đơn theo chủ ý cá nhân mà thường xuyên chịu tác động bởi thời cuộc biến thiên, bởi một phép thử quá mới mẻ và cực kì khó khăn mang tên Tây Sơn.
2. Do đó, trong cách xử lí và cũng là quan điểm của hậu thế Khái Hưng, thì vấn đề của Phạm Thái có nguồn cơn và là Tây Sơn. Khi Khái Hưng tìm về Phạm Thái và cuộc bạo động của đảng phái Tiêu Sơn, trước hay sau, ông cũng phải thể hiện thái độ đối kháng của những tôi trung nhà Lê trước triều Tây Sơn vừa dựng. Xuyên suốt tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ, Khái Hưng đã giữ nguyên giọng điệu, ngôn từ đầy phẫn hận của nhân vật khi nhắc đến Tây Sơn: “ngu độn, bạo ngược, chẳng hiểu lẽ mệnh trời”; “lũ thoán nghịch, bọn giặc dị chủng”; “chẳng nghĩ tới nghĩa vua tôi”,… Cách chêm xen bình phẩm về Tây Sơn của Khái Hưng, xét cho cùng, như một nối dài những phán xét của nhà Nguyễn về “ngụy triều” và so với thực tế nhận thức đầu thế XX, chúng chưa bị coi là trái chiều. Không phải Khái Hưng hạ thấp, bài xích Tây Sơn mà bởi văn chương hoài Lê cất giấu nỗi niềm “nhớ nước đau lòng” khó bộc bạch hết. Không phải Khái Hưng xem thường những kẻ xu nịnh, cơ hội vuốt ve triều mới mà bởi lịch sử đã từng ghi lại tình trạng ba phe bảy mối trong lúc giang sơn vừa đổi chủ.
Như thế, với tư cách tiểu thuyết gia, Khái Hưng nhận thấy tâm thế hoài Lê, mối thâm thù Tây Sơn đã làm thế hệ trí thức cuối XVIII đầu XIX phải loay hoay, lúng túng, thậm chí, rất đau đớn trong sự lựa chọn dứt khoát của mình. Bất tuân, chống lại Tây Sơn đồng nghĩa với hành động “cứu quốc” nên Phạm Thái, đảng Tiêu Sơn và rất nhiều trai tài gái giỏi đã nhất tề đứng dậy, bỏ bút nghiên theo việc đao cung. Nhưng họ, dưới góc nhìn của Khái Hưng, cũng không khác các anh hùng thời Tam Quốc mưu phục nhà Hán, chỉ có lòng nghĩa hiệp, ý chí mà thiếu thủ lĩnh, nhân tài vật lực cần thiết. Tây Sơn đã là một thực tế, một tồn tại lớn, trái ngược hoàn toàn với những tâm hồn giàu cảm xúc nuối tiếc vương triều cũ. “Vận mệnh nhà Lê ta đã hết”, lời trăn trối mà Khái Hưng gán cho Lê Chiêu Thống, là đáp trả chua xót cho giấc mộng phục hưng. Dĩ nhiên, đặt trong điều kiện bất khả thay đổi ấy, Phạm Thái đã có một chiến thắng lớn của quan điểm sống mà Khái Hưng rất tích cực mô tả: sống tận cùng với từng khoảnh khắc hiện tại, ở đây và ngay lúc này, còn cái chết hay được thua trên đời đều vô nghĩa. Đó là cảm thức sống đặc trưng của con người hiểu thấu lẽ thịnh suy, biến dịch. Tây Sơn thuộc về lịch sử, Phạm Thái thuộc về văn chương. Và cả hai đều tồn tại trong thế soi chiếu vào nhau bất chấp nhiều định kiến và nhầm lẫn.
Phạm Thái độc đáo nhưng không hoàn toàn khác biệt với nhiều chứng nhân lịch sử cùng thời, từ Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Nguyễn Du, Nguyễn Đề cho đến Nguyễn Huy Lượng, Phan Huy Ích,…, những người mà nhìn chung, đều có khá nhiều mâu thuẫn trong cung cách tạo dựng cuộc đời cá nhân. Chỉ có điều, Phạm Thái chết trẻ, và Phạm Thái không tham chính chốn quan trường. Trải nghiệm sống của ông gần như thuộc về lớp trí thức ngoài lề, tuy tài năng và có tráng chí, nhưng chưa kịp/không thể thi thố nơi triều đình. Nhưng Phạm Thái, nếu nhìn vào chữ nghĩa tài hoa, cá tính của ông, có lẽ, luôn gây thiện cảm cho đời sau bởi ông đã chẳng giấu mình quá kĩ. Sự khéo léo để che đậy hoặc ít ra, để đóng vai diễn theo thời, với ông, gần như không có. Cho nên, ông chẳng tha thiết lắm với nhân gian, sẵn sàng nhẹ gánh “chết về tiên bụt cho xong kiếp”.
3. Phạm Thái trong mắt Trần Khái Hưng cũng là kiểu nhân vật ẩn chứa mâu thuẫn. Trong khi hết mình, dốc sức vì anh em đồng chí của đảng Tiêu Sơn để mưu cầu việc lớn thì Phạm Thái cũng tự nhận mình yêu mến chốn cửa Phật và sẵn tâm chân tu cho đúng dáng vẻ thiền sư. Trong khi không từ nan bất cứ việc gì để phò tá vương triều Lê đã hưu tàn, cũng không ngần ngại ra tay hành xử như giặc cỏ với kẻ bất trung thì Phạm Thái cũng muốn thả lỏng tâm tư trước cảnh trí thiên nhiên, trước rượu ngon và vui thú thi văn. Phạm Thái trong vai tráng sĩ thì “chỉ biết một việc là hành động, hành động cho tới giờ cuối cùng”, khinh thường bậc ẩn sĩ ích kỉ, ham sống nhưng trong vai thi nhân tiếu ngạo giang hồ thì “không một ngọn núi đá nào ở hai bên vệ sông mà chàng không trèo, không một cái động nào mà chàng không vào xem”. Có lẽ, Khái Hưng muốn nhân vật Phạm Thái hấp dẫn trong hình ảnh của kẻ làm chủ, kẻ tham dự, tạo lập cuộc chơi, số phận đa chiều kích của mình. Phàm đã là cuộc chơi, kết cục đúng sai, thành bại không quyết định mà các cảm giác, trải nghiệm thấm thía mới là đích đến quan trọng. Vẻ lấp lánh, huyền ảo của con người cá nhân phiêu lưu nơi Phạm Thái, rõ ràng, phù hợp và thỏa mãn ít nhiều với tâm thế của độc giả văn chương hiện đại hơn là trùng khít với độ chân xác lịch sử. Đúng hơn, Khái Hưng muốn tái dựng Phạm Thái theo chiều hướng “đa ngã” để bày tỏ thiện cảm, lòng yêu mến những thân danh lãng mạn, tài hoa lạc thời thay vì quở trách, thất vọng trước người ôm mộng lớn mà chung cục bất thành.
Rút cuộc thì Khái Hưng, cũng như độc giả bấy giờ, hoàn toàn thể tất cho một Phạm Thái bi quan, yếm thế trong quá khứ, và ủng hộ một Phạm Thái hư cấu dám tuyên ngôn rằng “chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu; chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mĩ nhân”. Đúc kết, chiêm nghiệm thú vị này cho phép Khái Hưng chia sẻ với văn chương lãng mạn đương thời về mức độ bay bổng, về cái đẹp và giá trị của mỗi cuộc dấn thân, bất kể nó trọn vẹn hoàn hảo hay dở dang, khiếm khuyết. Hơn nữa, đặt trong bối cảnh xã hội và thế hệ của Khái Hưng, sau cơn địa chấn khởi nghĩa Yên Bái, Phạm Thái của Tiêu Sơn tráng sĩ hẳn có thể xem là bóng hình tráng chí “không thành công, thôi thì thành nhân” mà trai nước Nam bấy giờ chưa nguôi cảm phục, còn nhiệt huyết nhưng tổ chức lỏng lẻo của đảng Tiêu Sơn hẳn là một phóng chiếu đến những trí thức trẻ đi làm cách mạng, xem thường hiểm nguy, sẵn sàng tuẫn tiết vì Tổ quốc mà thế hệ Khái Hưng từng tỏ lòng cảm kích.
Chỉ riêng ái tình của Phạm Thái, câu chuyện mà giờ đây hoàn toàn có thể xây dựng thành một bộ phim lãng mạn và bi kịch giống nhiều phim Hàn, thì Khái Hưng, vốn xuất thân Hán học, tỏ ra không vừa ý. Theo ông, “ái tình sẽ chiếm lấy cả tâm hồn ta, không nhường cho việc lớn ta đang theo đuổi một chỗ cỏn con”. Răn dạy như thế thì Phạm Thái, nếu có sống dậy, chắc gì đã dám yêu đương hết mình!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Nhà văn Khái Hưng: 1 trong ~ nhà văn VN tôi yêu thích nhất
Ông bị việt minh giết thì ai cũng nói, có điều giết như thế nào thì nhiều tin khác nhau, cách giết bất nhất bài này viết lộn tên Nam ra Biên và có lỗi chính tả, tôi sửa lại.
ANLE20'S BLOG
Câu chuyện văn chương : CÁI CHẾT CỦA KHÁI HƯNG
NHẬT THỊNH
Nói tới Khái Hưng không ai không liên tưởng đến một nhà văn đã tự tạo cho mình một chỗ đứng vững chãi trong làng văn làng báo, nhưng ít ai muốn nhắc đến khía cạnh này, đương nhiên các nhà ngự sử văn đàn đã thừa nhận. Người ta muốn đề cập tới cái chết của Khái Hưng, nó không giống cái chết của mọi nhà văn khác. Hiện nó còn nằm trong nghi vấn mà là một đau thương lớn lao cho những ai biết tới và là sự ưu tư cho những người làm công tác văn học.
Theo Thế Phong trong tập “Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam–- Nhà Văn Tiền Chiến 1930 – 1945”, Khái Hưng bị Việt cộng bắt ngày 27.12.1946, đưa đi an trí ở Lạc Quần – Chiné, Phủ Lý – và bị thủ tiêu năm 1947. Nguyễn Thạch Kiên trong “Về Những Kỷ Niệm Quê Hương”, phác giác sau ngày 19.12.1946 chiến cuộc xảy ra tại Hà Nội, Khái Hưng lợi dụng khi quân đội Pháp ngưng chiến 24 giờ cho dân chúng được tự do đi lại tìm thân nhân, đã rời bỏ Hà Nội tìm đường về Nam Định mong gặp lại gia đình, đã bị Việt cộng bắt giam tại Lạc Quần, từ đó không còn ai thấy nữa. Nguyễn Thạch Kiên còn cho biết Nguyễn Cống kể cho nghe là bà vợ của Khái Hưng vẫn không tin chồng mình bị giết, bởi Khái Hưng từng dạy học cùng Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long, và quen biết Trần Huy Liệu, khi tuyên thệ gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Bến Thóc, Nam Định. Nguyễn Cống tiết lộ thêm, sau ngày Việt Minh cộng sản tiếp quản Hà Nội năm 1954, Phạm Hoàng Ái – em vợ của Nhất Linh – cho biết vợ của Khái Hưng đã gặp một trong những người em kết nghĩa của Khái Hưng và đem chuyện chồng mình ra hỏi. Người đó lạnh lùng trả lời:
– Chị còn nhắc đến tên Việt gian đó làm chi. Sông biển đã là mồ chôn từ lâu bọn đó rồi.
Nghe tin đó bà khóc ngất, té xỉu và qua đời. Tô Văn thuật lại vụ Khái Hưng bị Việt Minh thủ tiêu chi tiết hơn. Khi đó ông bỏ Hà Nội tản cư về quê vợ ở Nam Định dù đã có nhiều người can ngăn. Khái Hưng nghĩ Việt Minh cộng sản không thể ác tâm tiêu diệt những thành phần cách mạng đối lập với họ, hơn nữa Khái Hưng không muốn sống ở Hà Nội để chịu sự nô lệ của 80 năm qua. Khái Hưng về đây có mấy ngày đã xảy ra sự cố.
Một buổi chiều nọ Khái Hưng sang làng Cổ Lễ thăm một người bạn, bỗng có hai người lạ mặt tiến đến gặp Khái Hưng, cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định ngỏ ý mời Khái Hưng tới trụ sở để bàn tính công chuyện. Khái Hưng đòi xem công lệnh và giấy mời thì họ dí súng vào ngực Khái Hưng, trói lại, bịt mắt dẫn đi. Họ dắt Khái Hưng tới bến đò Yên Lãng, dùng dao găm đâm lia lịa vào gáy. Khi Khái Hưng ngã xuống họ còn bồi thêm mấy nhát nữa cho tới chết. Đâm xong họ khiêng xác Khái Hưng đem xuống thuyền, buộc thêm đá tảng vào, và chèo thuyền ra giữa sông quăng xuống.
Ngoài Khái Hưng ra, Việt Minh cộng sản còn nhẫn tâm thanh toán nhiều nhà trí thức tên tuổi như Tạ Thu Thâu, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật…Trên báo “Phổ Thông” số 19 phát hành ngày 1.10.1959, Kim Tưởng cho hay Việt Minh cộng sản bắt Khái Hưng tại quê ngoại là làng Lịch Diệp, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, thủ tiêu bằng một loạt súng lục trên bến Cựa Gà và xô xác xuống sông.
Khái Hưng tên thật Trần Khánh Giư sinh năm 1896, quê quán làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình quan lại. Thân sinh là Tuần phủ Trần Mỹ có tới năm bà vợ bởi thế gia đình rất đông con cái, rể của Tổng đốc Lê Văn Đính. Khái Hưng con của bà cả, anh cùng cha khác mẹ của Trần Tiêu – tác giả những tập “Con Trâu”, “Chồng Con”, “Truyện Quê”, “Sau Lũy Tre” – sinh ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Hảo, tỉnh Hải Dương.
Thuở nhỏ theo Nho học bởi thế Khái Hưng khá tinh thông Hán học, đã dịch sang Việt ngữ bài “Dưới trăng uống rượu một mình” của Lý Bạch. Sau theo học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, ra trường Khái Hưng không xin đi làm quan như đa số các bạn đồng học thời bấy giờ, trái lại, lại đi dạy học ở trường Thăng Long. Tại đây Khái Hưng gặp Nhất Linh (1905 – 1963) và viết cho tờ “Phong Hóa” của Phạm Hữu Ninh, ký bút hiệu Bán Than. Ngoài ra Khái Hưng còn cộng tác với tờ “Văn Học Tạp Chí”
Năm 1932, Phạm Hữu Ninh nhượng lại tờ Phong Hóa cho Nhất Linh điều khiển, Khái Hưng cộng tác đắc lực để xây dựng tờ “Phong Hóa”, đả kích phong kiến, cổ động Tây hóa cho kịp sự tiến hóa của nhân loại. Năm 1933 cùng Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết “Hồn Bướm Mơ Tiên” là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng và cũng là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Được đánh giá là một ngòi bút nòng cốt của Tự Lực Văn Đoàn, hai tờ báo “Phong Hóa” và “Ngày Nay”. Năm 1935 cộng tác với Nhất Linh trong tờ “Ngày Nay”.
Năm 1939, ảnh hưởng của những chuyển biến thời cuộc, Nhật Bản sửa soạn đặt chân vào bán đảo Đông Dương, nhóm Tự Lực Văn Đoàn nghiêng về hoạt động chính trị. Đảng Đại Việt Dân Chính thành lập, Nhất Linh làm Tổng thư ký, Khái Hưng cùng các đồng chí trong đảng ráo riết hoạt động.
Năm sau Khái Hưng cùng Hoàng Đạo – tên thật Nguyễn Tường Long (1906 – 1943) em ruột của Nhất Linh, tốt nghiệp Luật khoa nhưng không đi làm tri huyện, ngược lại, vào làm tham tá lục sự để có thời gian làm báo, sau tham gia cách mạng với anh (1941 – 1945) và qua đời tại Trung Hoa, bí mật xuất ngoại để bắt liên lạc với các đảng cách mạng hải ngoại.
Năm 1941, Khái Hưng trở về nước bị chính quyền bảo hộ Pháp bắt giam tại Hà Nội, phát vãng lên châu Lạng Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình và nhốt tại lao xá Vụ Bản, trong đó có 70 đảng viên Đảng Đại Việt Dân Chính.
Năm 1943, Khái Hưng bị giải về quản thúc tại Hà Nội. Trong thời gian bị giam cầm Khái Hưng sáng tác được một số tác phẩm nhưng không thấy xuất bản và không ai rõ số phận những bản thảo đó ra sao. Khi được thả ra các đảng viên có Khái Hưng, Hoàng Đạo và họa sĩ Nguyễn Gia Trí tiếp tục tranh đấu.
Ngày 5.5.1945, Khái Hưng cùng Nguyễn Tường Bách cho xuất bản tờ “Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới”, để làm hậu thuẫn cho Nhất Linh khi đó đang cùng Nguyễn Hải Thần hoạt động chính trị tại Liễu Châu, Trung Hoa, trở về nước. Khái Hưng phụ trách mục“Tiếng Vang” và cho in truyện dài “Xiềng Xích” đề cập tới đời sống cùng khổ trong chốn lao tù và những ngón đòn tra tấn dã man của người Pháp mà Khái Hưng từng là nạn nhân trong những tháng năm tù đầy tại đây.
Ngày 19.8.1945 Việt cộng đảo chính nắm chính quyền, báo “Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới” đóng cửa, các đảng đối lập bị đàn áp, khủng bố. Tới tháng 9.1945, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng cho xuất bản tờ “Việt Nam” và “Chính Nghĩa” nhằm mục đích đả kích Việt cộng. Khái Hưng trực tiếp công kích chế độ mới này và vạch trần những kế sách xảo quyệt của Việt Minh cộng sản. Không bao lâu sau tiếng nói này đã bị dập tắt.
Nhận định về sự nghiệp văn chương của Khái Hưng, ngoại trừ Việt Minh cộng sản – tiêu biểu Nguyễn Hoành Khung – đã lên án Khái Hưng là “nhà văn phản cách mạng, chống lại nhân dân và tổ quốc”, phê bình độc một thứ giáo điều khuôn mòn “nhân sinh quan tiêu cực”, “cá nhân chủ nghĩa ích kỷ”, “bộc lộ sự bế tắc khủng hoảng tư tưởng”…nhưng vẫn phải thừa nhận rằng những tiểu thuyết của Khái Hưng đều đượm tính cảnh giác tư tưởng là một thái độ văn hóa.
Khái Hưng viết nhiều truyện ngắn “Anh Phải Sống” 1934 viết chung cùng Nhất Linh, “Tiếng Suối Reo” 1935, “Dọc Đường Gió Bụi” 1936, “Đợi Chờ” 1940, “Đội Mũ Lệch” 1941. Viết truyện dài bao gồm nhiều khuynh hướng, lý tưởng: “Hồn Bướm Mơ Tiên” 1933, “Trống Mái” 1936, phong tục tập quán: “Nửa Chừng Xuân” 1934, “Gia Đình” 1936, “Thoát Ly” 1938, “Thừa Tự” 1940, phân tích tâm lý: “Hạnh” 1940, “Đẹp” 1941, “Băn Khoăn” 1941, lịch sử: “Tiêu Sơn Tráng Sĩ” 1937…
Tương tự Nhất Linh, nghệ thuật viết của Khái Hưng tập trung trong 35 tác phẩm, chuyển biến từ loại lý tưởng – trong “Hồn Bướm Mơ Tiên” muốn cho ái tình thắng tôn giáo nhưng lại muốn Lan có tư tưởng cao thượng – tới loại truyện phân tách tâm lý, mổ xẻ hình tượng con người bằng một kỹ thuật trưởng thành, đi sâu vào thực tế và khai thác những tiểu thuyết tả thực và phong tục. Tình tiết sắp đặt mới mẻ, không sử dụng khung cảnh lãng mạn cầu kỳ, cốt truyện khúc mắc hấp dẫn để truyền cảm, tư tưởng thái độ đan chen trong “Đợi Chơ”, buồn man mác trong “Tương Tri”, tưởng chừng trong cơn ác mộng đã gặp thiên thần…
Khái Hưng viết một số tiểu thuyết mổ xẻ khá sắc sảo, sinh động phê phán sinh hoạt, phong tục lỗi thời của đại gia đình phong kiến. Trong “Gia Đình” Khái Hưng dựng lên hình ảnh một cặp vợ chồng nông dân trẻ tuổi, đầy lòng từ thiện, lấy việc chăm lo cải thiện đời sống tá điền làm sự nghiệp và lẽ sống đời người.
Trong cuốn tiểu thuyết “Đẹp” Khái Hưng trình bầy cuộc đời nghệ sĩ. Họa sĩ Nam bạn học của Biên. Biên kết hôn sớm có con gái đầu lòng tên Lan. Trước kia Nam đến chơi, Lan còn bé hay theo chú đi chơi. Bẵng đi sáu năm Nam rẽ vào Quảng Yên thăm Biên thấy không ngờ vợ chồng bạn mình đã thay đổi khác xưa, trông già hẳn dù mới 36 tuổi. Lan “má đỏ hây hây, cái ngực nở nang như chứa đầy sinh lực”, hiện học năm thứ ba trường Đồng Khánh nghỉ hè về chơi được một tháng. Thấy Nam, Lan không dám vồ vập như xưa, và Nam chỉ khẽ ngả đầu đáp lễ như đối với một người đàn bà chưa từng quen biết.
Khái Hưng đã theo đúng giác quan, phản ảnh trung trực tâm lý một thanh niên độc thân đứng trước một thiếu nữ còn trẻ có nhan sắc, cho dù trước kia cô đã đóng vai chú cháu cũng không muốn ràng buộc vào lễ phép, tin rằng còn được tự nhiên chiếm cứ về sau.
Đây cuộc đối thoại của họ xem ra thật tế nhị, dí dỏm. Lan biết Nam không là chú thật của mình, đã chuyển biến từ chú sang ông, Khái Hưng đã làm được công việc đó, phô diễn đúng được tâm lý của con người, diễn đạt thay thế cho người trong cuộc:
-Chú có họ với thầy cháu không nhỉ?
Nam lắc đầu mỉm cười, cho nàng là quá thật thà:
-Cháu cứ tưởng thế nào cũng hơi có họ một tí, nên chúng cháu mới gọi ông là chú.
-Thế này này: chả ngày xưa tôi là bạn của thầy…
Lan mỉm cười ngắt lời:
-Vậy ra, ông cũng học một lớp với thầy đấy.
Vai trò Nam, Khái Hưng diễn tả thật chính xác. Một thanh niên trọng tuổi nên luôn mặc cảm, luôn phải xưng tuổi với một thiếu nữ trẻ hơn mình kèm theo những câu nhũn nhặn, có ý thiệt về phần mình để nghe người khác tâng bốc mình: “Năm nay tôi băm hai…giá quá rồi”. Phải nói rằng Khái Hưng đã kinh qua nhiều thế hệ, từ thế hệ Nam đến thế hệ Lan, mói có thể có giọng văn kinh nghiệm, tả tình lịch duyệt. Nhìn rộng ra người ta thấy Khái Hưng không vẽ dư một nhân vật nào, từ một ngôn ngữ, một tư tưởng, một thái độ, hành động…nhất nhất khít khao tựa những con ốc trong một guờng máy, không thừa thiếu.
Câu chuyện không chất chứa nhiều khúc mắc, bình thường, đơn giản nhưng Khái Hưng diễn đạt thật hấp dẫn, say mê, đọc mới thấy bị cuốn hút ngay từ một chi tiết nhỏ, đó là một điều không dễ một ai đã đạt tới. Tương tự trong tác phẩm “Premier amour” (Mối tình đầu) của Torguenieff, câu chuyện chỉ xoay quanh có hai nhân vật là Zassekine, một thiếu nữ xinh đẹp được đủ mọi loại người yêu, kết cục chỉ yêu Pretovitch mới có mười sáu tuổi, nhưng không lấy được nhau và nàng chết khi đi lấy chồng, vậy mà tác phẩm đã vô cùng lịch lãm.
Vũ Ngọc Phan phải chăng bởi vậy đã coi Khái Hưng tưởng chừng Anatole France, Hofmann, Edgar Poe, chủ trương thuyết hoài nghi và Thế Phong khi đi vào thế giới tiểu thuyết của Khái Hưng, đã vội liên tưởng tới những Constantin Virgil Gheorghiu, Ehrenbourg dù rằng góc cạnh nhìn của mỗi người có sắc thái riêng, không chung cùng một điểm.
Khái Hưng nhận xét tâm lý phụ nữ phải nói là tài tình, không những vậy Khái Hưng còn chú tâm tới việc đổi thay những hủ tục trong gia đình, mổ xẻ, phê phán, bởi vậy những tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng có một tầm vóc lớn rộng và cuốn hút được số lớn phụ nữ. Đây là những phác giác để những người thuộc phe bảo thủ thấy được sự thật, bởi muốn đất nước vững mạnh không thể để mục ruỗng gia đình.
Trước sự xâm nhập của văn hóa Tây phương, gia đình và xã hội không thể có sự thiết lập một bên. Không những Khái Hưng chỉ sâu sắc khi phân tích tâm lý người phụ nữ, mà Khái Hưng còn hiểu biết nhiều về tâm hồn các thanh niên nam nữ. Khái Hưng đã sống qua nhiều thế hệ, thật đúng một kỹ sư tâm hồn, có giọng văn kinh nghiệm, tả tình lịch duyệt.
Bởi vậy những truyện nhi đồng của Khái Hưng, đại loại “Ông Đồ Bể”, “Cóc Tía”, “Quyển Sách Ước”, “Cây Tre Trăm Đốt”, “Để Của Bí Mật”, “Cắm Trại”, “Bông Cúc Đen”, “Thầy Đội Nhất”, “Cái Ấm Đất”, “Thế Giới Tí Hon”, “Lưu Bình Dương Lễ”…cũng rất đặc biệt.
Khái Hưng không bộc lộ tư tưởng cách mạng trong các tác phẩm như nhà văn Nhất Linh. Trong khi chính quyền bảo hộ hống hách, bọn thư lại chà đạp, a tòng, Nhất Linh đả kích hiện tượng đó một cách mạnh mẽ trong “Đôi Bạn”. Khái Hưng ngược lại đi vào chiều sâu của con người hơn. Đó bởi mỗi người quan niệm một khác. Nhất Linh nuôi chí anh hùng tạo thời thế. Khái Hưng mượn thời thế thay đổi mình.“Tiêu Sơn Tráng Sĩ” in báo năm 1934, xuất bản năm 1940, Khái Hưng mô tả đám thanh niên quí tộc đời Lê mạt chống nhà Tây Sơn, biểu tượng ý chí nuôi dưỡng cách mạng, nhưng thiếu thái độ, ý chí của “Đôi Bạn”.
“Thanh Đức” 1943, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn miêu tả cuộc sống ích kỷ, vô luân của đám thanh niên tư sản đã bế tắc, chỉ còn biết lao theo thú vui vật chất, lấy đó làm lẽ sống.
Khái Hưng thấm nhuần tư tưởng Tây phương, mượn hình thức tiểu thuyết Âu châu để tạo cho một thế hệ tiểu thuyết mới ra đời, biểu hiện rõ rệt trong lối hành văn. Người ta không tìm thấy nơi Khái Hưng lối văn dài dòng, khúc trắc, lôi thôi, tối nghĩa…kiểu thời kỳ phôi thai những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Tương Phố…Thoạt đầu người ta thấy bút pháp Khái Hưng bay bướm, dài dòng, sau đổi lại Khái Hưng dùng ngòi bút thật bình dị, sáng sủa, thích hợp với những tư tưởng chín chắn.
Chưa thể ai biết con đường đi của Khái Hưng tiến hóa ra sao, thì rất tiếc Khái Hưng đã bị thảm sát nhưng xét cho cùng, người ta thấy tiểu thuyết phong tục vẫn là loại nổi bật của Khái Hưng. Nó đượm màu sắc xã hội nhưng thiên về mặt lý tưởng, có thi vị riêng. Khái Hưng chết đi nhưng đã lưu lại nhiều trang viết chứng tỏ một sự lịch lãm sâu sắc, nắm vững nghệ thuật viết tiểu thuyết trong lịch sử văn chương nước ta vào giai đoạn đầu.
@Vannghesy.net
Ông bị việt minh giết thì ai cũng nói, có điều giết như thế nào thì nhiều tin khác nhau, cách giết bất nhất bài này viết lộn tên Nam ra Biên và có lỗi chính tả, tôi sửa lại.
ANLE20'S BLOG
Câu chuyện văn chương : CÁI CHẾT CỦA KHÁI HƯNG
NHẬT THỊNH
Nói tới Khái Hưng không ai không liên tưởng đến một nhà văn đã tự tạo cho mình một chỗ đứng vững chãi trong làng văn làng báo, nhưng ít ai muốn nhắc đến khía cạnh này, đương nhiên các nhà ngự sử văn đàn đã thừa nhận. Người ta muốn đề cập tới cái chết của Khái Hưng, nó không giống cái chết của mọi nhà văn khác. Hiện nó còn nằm trong nghi vấn mà là một đau thương lớn lao cho những ai biết tới và là sự ưu tư cho những người làm công tác văn học.
Theo Thế Phong trong tập “Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam–- Nhà Văn Tiền Chiến 1930 – 1945”, Khái Hưng bị Việt cộng bắt ngày 27.12.1946, đưa đi an trí ở Lạc Quần – Chiné, Phủ Lý – và bị thủ tiêu năm 1947. Nguyễn Thạch Kiên trong “Về Những Kỷ Niệm Quê Hương”, phác giác sau ngày 19.12.1946 chiến cuộc xảy ra tại Hà Nội, Khái Hưng lợi dụng khi quân đội Pháp ngưng chiến 24 giờ cho dân chúng được tự do đi lại tìm thân nhân, đã rời bỏ Hà Nội tìm đường về Nam Định mong gặp lại gia đình, đã bị Việt cộng bắt giam tại Lạc Quần, từ đó không còn ai thấy nữa. Nguyễn Thạch Kiên còn cho biết Nguyễn Cống kể cho nghe là bà vợ của Khái Hưng vẫn không tin chồng mình bị giết, bởi Khái Hưng từng dạy học cùng Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long, và quen biết Trần Huy Liệu, khi tuyên thệ gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Bến Thóc, Nam Định. Nguyễn Cống tiết lộ thêm, sau ngày Việt Minh cộng sản tiếp quản Hà Nội năm 1954, Phạm Hoàng Ái – em vợ của Nhất Linh – cho biết vợ của Khái Hưng đã gặp một trong những người em kết nghĩa của Khái Hưng và đem chuyện chồng mình ra hỏi. Người đó lạnh lùng trả lời:
– Chị còn nhắc đến tên Việt gian đó làm chi. Sông biển đã là mồ chôn từ lâu bọn đó rồi.
Nghe tin đó bà khóc ngất, té xỉu và qua đời. Tô Văn thuật lại vụ Khái Hưng bị Việt Minh thủ tiêu chi tiết hơn. Khi đó ông bỏ Hà Nội tản cư về quê vợ ở Nam Định dù đã có nhiều người can ngăn. Khái Hưng nghĩ Việt Minh cộng sản không thể ác tâm tiêu diệt những thành phần cách mạng đối lập với họ, hơn nữa Khái Hưng không muốn sống ở Hà Nội để chịu sự nô lệ của 80 năm qua. Khái Hưng về đây có mấy ngày đã xảy ra sự cố.
Một buổi chiều nọ Khái Hưng sang làng Cổ Lễ thăm một người bạn, bỗng có hai người lạ mặt tiến đến gặp Khái Hưng, cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định ngỏ ý mời Khái Hưng tới trụ sở để bàn tính công chuyện. Khái Hưng đòi xem công lệnh và giấy mời thì họ dí súng vào ngực Khái Hưng, trói lại, bịt mắt dẫn đi. Họ dắt Khái Hưng tới bến đò Yên Lãng, dùng dao găm đâm lia lịa vào gáy. Khi Khái Hưng ngã xuống họ còn bồi thêm mấy nhát nữa cho tới chết. Đâm xong họ khiêng xác Khái Hưng đem xuống thuyền, buộc thêm đá tảng vào, và chèo thuyền ra giữa sông quăng xuống.
Ngoài Khái Hưng ra, Việt Minh cộng sản còn nhẫn tâm thanh toán nhiều nhà trí thức tên tuổi như Tạ Thu Thâu, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật…Trên báo “Phổ Thông” số 19 phát hành ngày 1.10.1959, Kim Tưởng cho hay Việt Minh cộng sản bắt Khái Hưng tại quê ngoại là làng Lịch Diệp, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, thủ tiêu bằng một loạt súng lục trên bến Cựa Gà và xô xác xuống sông.
Khái Hưng tên thật Trần Khánh Giư sinh năm 1896, quê quán làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình quan lại. Thân sinh là Tuần phủ Trần Mỹ có tới năm bà vợ bởi thế gia đình rất đông con cái, rể của Tổng đốc Lê Văn Đính. Khái Hưng con của bà cả, anh cùng cha khác mẹ của Trần Tiêu – tác giả những tập “Con Trâu”, “Chồng Con”, “Truyện Quê”, “Sau Lũy Tre” – sinh ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Hảo, tỉnh Hải Dương.
Thuở nhỏ theo Nho học bởi thế Khái Hưng khá tinh thông Hán học, đã dịch sang Việt ngữ bài “Dưới trăng uống rượu một mình” của Lý Bạch. Sau theo học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, ra trường Khái Hưng không xin đi làm quan như đa số các bạn đồng học thời bấy giờ, trái lại, lại đi dạy học ở trường Thăng Long. Tại đây Khái Hưng gặp Nhất Linh (1905 – 1963) và viết cho tờ “Phong Hóa” của Phạm Hữu Ninh, ký bút hiệu Bán Than. Ngoài ra Khái Hưng còn cộng tác với tờ “Văn Học Tạp Chí”
Năm 1932, Phạm Hữu Ninh nhượng lại tờ Phong Hóa cho Nhất Linh điều khiển, Khái Hưng cộng tác đắc lực để xây dựng tờ “Phong Hóa”, đả kích phong kiến, cổ động Tây hóa cho kịp sự tiến hóa của nhân loại. Năm 1933 cùng Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết “Hồn Bướm Mơ Tiên” là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng và cũng là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Được đánh giá là một ngòi bút nòng cốt của Tự Lực Văn Đoàn, hai tờ báo “Phong Hóa” và “Ngày Nay”. Năm 1935 cộng tác với Nhất Linh trong tờ “Ngày Nay”.
Năm 1939, ảnh hưởng của những chuyển biến thời cuộc, Nhật Bản sửa soạn đặt chân vào bán đảo Đông Dương, nhóm Tự Lực Văn Đoàn nghiêng về hoạt động chính trị. Đảng Đại Việt Dân Chính thành lập, Nhất Linh làm Tổng thư ký, Khái Hưng cùng các đồng chí trong đảng ráo riết hoạt động.
Năm sau Khái Hưng cùng Hoàng Đạo – tên thật Nguyễn Tường Long (1906 – 1943) em ruột của Nhất Linh, tốt nghiệp Luật khoa nhưng không đi làm tri huyện, ngược lại, vào làm tham tá lục sự để có thời gian làm báo, sau tham gia cách mạng với anh (1941 – 1945) và qua đời tại Trung Hoa, bí mật xuất ngoại để bắt liên lạc với các đảng cách mạng hải ngoại.
Năm 1941, Khái Hưng trở về nước bị chính quyền bảo hộ Pháp bắt giam tại Hà Nội, phát vãng lên châu Lạng Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình và nhốt tại lao xá Vụ Bản, trong đó có 70 đảng viên Đảng Đại Việt Dân Chính.
Năm 1943, Khái Hưng bị giải về quản thúc tại Hà Nội. Trong thời gian bị giam cầm Khái Hưng sáng tác được một số tác phẩm nhưng không thấy xuất bản và không ai rõ số phận những bản thảo đó ra sao. Khi được thả ra các đảng viên có Khái Hưng, Hoàng Đạo và họa sĩ Nguyễn Gia Trí tiếp tục tranh đấu.
Ngày 5.5.1945, Khái Hưng cùng Nguyễn Tường Bách cho xuất bản tờ “Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới”, để làm hậu thuẫn cho Nhất Linh khi đó đang cùng Nguyễn Hải Thần hoạt động chính trị tại Liễu Châu, Trung Hoa, trở về nước. Khái Hưng phụ trách mục“Tiếng Vang” và cho in truyện dài “Xiềng Xích” đề cập tới đời sống cùng khổ trong chốn lao tù và những ngón đòn tra tấn dã man của người Pháp mà Khái Hưng từng là nạn nhân trong những tháng năm tù đầy tại đây.
Ngày 19.8.1945 Việt cộng đảo chính nắm chính quyền, báo “Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới” đóng cửa, các đảng đối lập bị đàn áp, khủng bố. Tới tháng 9.1945, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng cho xuất bản tờ “Việt Nam” và “Chính Nghĩa” nhằm mục đích đả kích Việt cộng. Khái Hưng trực tiếp công kích chế độ mới này và vạch trần những kế sách xảo quyệt của Việt Minh cộng sản. Không bao lâu sau tiếng nói này đã bị dập tắt.
Nhận định về sự nghiệp văn chương của Khái Hưng, ngoại trừ Việt Minh cộng sản – tiêu biểu Nguyễn Hoành Khung – đã lên án Khái Hưng là “nhà văn phản cách mạng, chống lại nhân dân và tổ quốc”, phê bình độc một thứ giáo điều khuôn mòn “nhân sinh quan tiêu cực”, “cá nhân chủ nghĩa ích kỷ”, “bộc lộ sự bế tắc khủng hoảng tư tưởng”…nhưng vẫn phải thừa nhận rằng những tiểu thuyết của Khái Hưng đều đượm tính cảnh giác tư tưởng là một thái độ văn hóa.
Khái Hưng viết nhiều truyện ngắn “Anh Phải Sống” 1934 viết chung cùng Nhất Linh, “Tiếng Suối Reo” 1935, “Dọc Đường Gió Bụi” 1936, “Đợi Chờ” 1940, “Đội Mũ Lệch” 1941. Viết truyện dài bao gồm nhiều khuynh hướng, lý tưởng: “Hồn Bướm Mơ Tiên” 1933, “Trống Mái” 1936, phong tục tập quán: “Nửa Chừng Xuân” 1934, “Gia Đình” 1936, “Thoát Ly” 1938, “Thừa Tự” 1940, phân tích tâm lý: “Hạnh” 1940, “Đẹp” 1941, “Băn Khoăn” 1941, lịch sử: “Tiêu Sơn Tráng Sĩ” 1937…
Tương tự Nhất Linh, nghệ thuật viết của Khái Hưng tập trung trong 35 tác phẩm, chuyển biến từ loại lý tưởng – trong “Hồn Bướm Mơ Tiên” muốn cho ái tình thắng tôn giáo nhưng lại muốn Lan có tư tưởng cao thượng – tới loại truyện phân tách tâm lý, mổ xẻ hình tượng con người bằng một kỹ thuật trưởng thành, đi sâu vào thực tế và khai thác những tiểu thuyết tả thực và phong tục. Tình tiết sắp đặt mới mẻ, không sử dụng khung cảnh lãng mạn cầu kỳ, cốt truyện khúc mắc hấp dẫn để truyền cảm, tư tưởng thái độ đan chen trong “Đợi Chơ”, buồn man mác trong “Tương Tri”, tưởng chừng trong cơn ác mộng đã gặp thiên thần…
Khái Hưng viết một số tiểu thuyết mổ xẻ khá sắc sảo, sinh động phê phán sinh hoạt, phong tục lỗi thời của đại gia đình phong kiến. Trong “Gia Đình” Khái Hưng dựng lên hình ảnh một cặp vợ chồng nông dân trẻ tuổi, đầy lòng từ thiện, lấy việc chăm lo cải thiện đời sống tá điền làm sự nghiệp và lẽ sống đời người.
Trong cuốn tiểu thuyết “Đẹp” Khái Hưng trình bầy cuộc đời nghệ sĩ. Họa sĩ Nam bạn học của Biên. Biên kết hôn sớm có con gái đầu lòng tên Lan. Trước kia Nam đến chơi, Lan còn bé hay theo chú đi chơi. Bẵng đi sáu năm Nam rẽ vào Quảng Yên thăm Biên thấy không ngờ vợ chồng bạn mình đã thay đổi khác xưa, trông già hẳn dù mới 36 tuổi. Lan “má đỏ hây hây, cái ngực nở nang như chứa đầy sinh lực”, hiện học năm thứ ba trường Đồng Khánh nghỉ hè về chơi được một tháng. Thấy Nam, Lan không dám vồ vập như xưa, và Nam chỉ khẽ ngả đầu đáp lễ như đối với một người đàn bà chưa từng quen biết.
Khái Hưng đã theo đúng giác quan, phản ảnh trung trực tâm lý một thanh niên độc thân đứng trước một thiếu nữ còn trẻ có nhan sắc, cho dù trước kia cô đã đóng vai chú cháu cũng không muốn ràng buộc vào lễ phép, tin rằng còn được tự nhiên chiếm cứ về sau.
Đây cuộc đối thoại của họ xem ra thật tế nhị, dí dỏm. Lan biết Nam không là chú thật của mình, đã chuyển biến từ chú sang ông, Khái Hưng đã làm được công việc đó, phô diễn đúng được tâm lý của con người, diễn đạt thay thế cho người trong cuộc:
-Chú có họ với thầy cháu không nhỉ?
Nam lắc đầu mỉm cười, cho nàng là quá thật thà:
-Cháu cứ tưởng thế nào cũng hơi có họ một tí, nên chúng cháu mới gọi ông là chú.
-Thế này này: chả ngày xưa tôi là bạn của thầy…
Lan mỉm cười ngắt lời:
-Vậy ra, ông cũng học một lớp với thầy đấy.
Vai trò Nam, Khái Hưng diễn tả thật chính xác. Một thanh niên trọng tuổi nên luôn mặc cảm, luôn phải xưng tuổi với một thiếu nữ trẻ hơn mình kèm theo những câu nhũn nhặn, có ý thiệt về phần mình để nghe người khác tâng bốc mình: “Năm nay tôi băm hai…giá quá rồi”. Phải nói rằng Khái Hưng đã kinh qua nhiều thế hệ, từ thế hệ Nam đến thế hệ Lan, mói có thể có giọng văn kinh nghiệm, tả tình lịch duyệt. Nhìn rộng ra người ta thấy Khái Hưng không vẽ dư một nhân vật nào, từ một ngôn ngữ, một tư tưởng, một thái độ, hành động…nhất nhất khít khao tựa những con ốc trong một guờng máy, không thừa thiếu.
Câu chuyện không chất chứa nhiều khúc mắc, bình thường, đơn giản nhưng Khái Hưng diễn đạt thật hấp dẫn, say mê, đọc mới thấy bị cuốn hút ngay từ một chi tiết nhỏ, đó là một điều không dễ một ai đã đạt tới. Tương tự trong tác phẩm “Premier amour” (Mối tình đầu) của Torguenieff, câu chuyện chỉ xoay quanh có hai nhân vật là Zassekine, một thiếu nữ xinh đẹp được đủ mọi loại người yêu, kết cục chỉ yêu Pretovitch mới có mười sáu tuổi, nhưng không lấy được nhau và nàng chết khi đi lấy chồng, vậy mà tác phẩm đã vô cùng lịch lãm.
Vũ Ngọc Phan phải chăng bởi vậy đã coi Khái Hưng tưởng chừng Anatole France, Hofmann, Edgar Poe, chủ trương thuyết hoài nghi và Thế Phong khi đi vào thế giới tiểu thuyết của Khái Hưng, đã vội liên tưởng tới những Constantin Virgil Gheorghiu, Ehrenbourg dù rằng góc cạnh nhìn của mỗi người có sắc thái riêng, không chung cùng một điểm.
Khái Hưng nhận xét tâm lý phụ nữ phải nói là tài tình, không những vậy Khái Hưng còn chú tâm tới việc đổi thay những hủ tục trong gia đình, mổ xẻ, phê phán, bởi vậy những tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng có một tầm vóc lớn rộng và cuốn hút được số lớn phụ nữ. Đây là những phác giác để những người thuộc phe bảo thủ thấy được sự thật, bởi muốn đất nước vững mạnh không thể để mục ruỗng gia đình.
Trước sự xâm nhập của văn hóa Tây phương, gia đình và xã hội không thể có sự thiết lập một bên. Không những Khái Hưng chỉ sâu sắc khi phân tích tâm lý người phụ nữ, mà Khái Hưng còn hiểu biết nhiều về tâm hồn các thanh niên nam nữ. Khái Hưng đã sống qua nhiều thế hệ, thật đúng một kỹ sư tâm hồn, có giọng văn kinh nghiệm, tả tình lịch duyệt.
Bởi vậy những truyện nhi đồng của Khái Hưng, đại loại “Ông Đồ Bể”, “Cóc Tía”, “Quyển Sách Ước”, “Cây Tre Trăm Đốt”, “Để Của Bí Mật”, “Cắm Trại”, “Bông Cúc Đen”, “Thầy Đội Nhất”, “Cái Ấm Đất”, “Thế Giới Tí Hon”, “Lưu Bình Dương Lễ”…cũng rất đặc biệt.
Khái Hưng không bộc lộ tư tưởng cách mạng trong các tác phẩm như nhà văn Nhất Linh. Trong khi chính quyền bảo hộ hống hách, bọn thư lại chà đạp, a tòng, Nhất Linh đả kích hiện tượng đó một cách mạnh mẽ trong “Đôi Bạn”. Khái Hưng ngược lại đi vào chiều sâu của con người hơn. Đó bởi mỗi người quan niệm một khác. Nhất Linh nuôi chí anh hùng tạo thời thế. Khái Hưng mượn thời thế thay đổi mình.“Tiêu Sơn Tráng Sĩ” in báo năm 1934, xuất bản năm 1940, Khái Hưng mô tả đám thanh niên quí tộc đời Lê mạt chống nhà Tây Sơn, biểu tượng ý chí nuôi dưỡng cách mạng, nhưng thiếu thái độ, ý chí của “Đôi Bạn”.
“Thanh Đức” 1943, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn miêu tả cuộc sống ích kỷ, vô luân của đám thanh niên tư sản đã bế tắc, chỉ còn biết lao theo thú vui vật chất, lấy đó làm lẽ sống.
Khái Hưng thấm nhuần tư tưởng Tây phương, mượn hình thức tiểu thuyết Âu châu để tạo cho một thế hệ tiểu thuyết mới ra đời, biểu hiện rõ rệt trong lối hành văn. Người ta không tìm thấy nơi Khái Hưng lối văn dài dòng, khúc trắc, lôi thôi, tối nghĩa…kiểu thời kỳ phôi thai những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Tương Phố…Thoạt đầu người ta thấy bút pháp Khái Hưng bay bướm, dài dòng, sau đổi lại Khái Hưng dùng ngòi bút thật bình dị, sáng sủa, thích hợp với những tư tưởng chín chắn.
Chưa thể ai biết con đường đi của Khái Hưng tiến hóa ra sao, thì rất tiếc Khái Hưng đã bị thảm sát nhưng xét cho cùng, người ta thấy tiểu thuyết phong tục vẫn là loại nổi bật của Khái Hưng. Nó đượm màu sắc xã hội nhưng thiên về mặt lý tưởng, có thi vị riêng. Khái Hưng chết đi nhưng đã lưu lại nhiều trang viết chứng tỏ một sự lịch lãm sâu sắc, nắm vững nghệ thuật viết tiểu thuyết trong lịch sử văn chương nước ta vào giai đoạn đầu.
@Vannghesy.net
Last edited by LDN on Sun Jul 24, 2022 4:36 pm; edited 4 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Khái Hưng, những ngày tháng cuối
Thụy Khuê
những tác phẩm sau cùng
Phần I: Khái Hưng những ngày tháng cuối
Trong bao năm, tôi đã cố gắng tìm một tài liệu đáng tin cậy viết về cái chết của Khái Hưng. Bởi vì tôi chắc chắn rằng không dân tộc nào chịu để cho nhà văn vào bậc lớn nhất của mình, chìm trong cái chết vô danh, vô cớ.
Tôi đã đọc khá nhiều bài viết "mô tả" việc sát hại Khái Hưng, nhưng chưa tìm thấy điều gì tin được. Có người đưa ra tới bốn thoại khác nhau, nhưng cũng không có gì khả tín.
Hai văn bản mà tôi dùng ở đây đều đáng tin cậy: thứ nhất, bài của Trần Khánh Triệu, con nuôi Khái Hưng, con ruột Nhất Linh, viết về những ngày trước khi Khái Hưng bị đưa đi mất tích. Thứ hai, bài của Mai Chi Mai Ngọc Liệu, người đã ở trại Lạc Quần trong thời gian Khái Hưng được giải đến, trước khi đưa đi chỗ khác.
Trần Khánh Triệu (năm 1947, 15 tuổi) đã viết ba bài về Khái Hưng:
- Ba tôi (ít kỷ niệm với Khái Hưng), viết sớm nhất, in năm 1954[1]. Chưa tìm lại được.
- Ba tôi, in trên báo Văn, năm 1964[2], hiện là tài liệu chính, viết rất nhanh trong hai ngày, nhưng đầy đủ và chính xác.
- Bài Papa tòa báo, in trên Thế Kỷ 21, năm 1997[3], có những thông tin về gia đình Khái Hưng.
Mai Ngọc Liệu tức Mai Chi, chủ trương Hồn Công Giáo, tờ báo đối lập cùng thời với tờ Việt Nam, năm 1945-46. Tài liệu của Mai Ngọc Liệu, có nhiều chi tiết xác định những điều ông viết về Khái Hưng là đúng, được đăng lần đầu dưới tên Đợi tết trong tù, trên nhật báo Dân Chủ số 925 ra ngày 9-2-1964, tại Sài Gòn. Tạp chí Văn số 22, (15-11-64), số tưởng niệm Khái Hưng, trích in lại, dưới tên Khái Hưng trong tù, tài liệu của Mai Chi, và toàn bài Đợi tết trong tù, được Nguyễn Thạch Kiên in lại trong cuốn Khái Hưng, Kỷ vật đầu tay và cuối cùng, tập 2.
Chúng tôi sẽ dùng hai tài liệu này để thử tìm lại hành trình của Khái Hưng kể từ ngày 18-12-1946, khi ông rời Hà Nội về Nam Định.
Đoạn đường cuối của một văn hào
Trần Khánh Triệu kể lại trong bài Ba tôi như sau:
Ngày 17-12-46, gia đình đang sửa soạn ăn cơm trưa, thì súng nổ, một lát sau, Tây vào nhà:
"Một thằng Tây cao lớn xông vào nòng súng còn tỏa khói khét lẹt chĩa vào người chúng tôi ra hiệu bảo đi theo hắn. Tới sân mới biết ba tôi cùng mấy đồng chí khác ở toà báo cũng đã bị bắt. Một thằng dáng chừng là cấp chỉ huy, súng lục lăm lăm vặn hỏi ba tôi mỗi lúc một dữ, mặt hắn hầm hầm trái ngược hẳn với thái độ bình tĩnh từ tốn của ba tôi (về sau được biết vì nhà tôi có máy in nên hắn nằng nặc cho rằng máy in chỉ để in báo cho Việt minh, cho tự vệ - khi được biết thêm ba tôi là Việt quốc chống Việt minh, thì hắn càng tức giận thêm vì lại cho rằng Việt quốc thù ghét chúng hơn cả Việt minh nữa.
Thế là cả nhà tôi bị bắt cho đến sáng ngày 18-12 mới được ủy ban liên kiểm Việt-Pháp can thiệp thả ra. Ngay chiều hôm đó chúng tôi lên tầu thuỷ tản cư về Nam Định, hí hửng, tin tưởng thoát khỏi tay những thằng Tây ghê gớm kia để rồi sau đó lại rơi vào một cạm bẫy khác nguy hiểm, tàn ác hơn nhiều..."[4]
Để độc giả không quen với địa hình tỉnh Nam Định dễ theo dõi hành trình của Khái Hưng, chúng tôi xin vắn tắt:
Phiá nam thành Nam Định có hai huyện Trực Ninh và Xuân Trường, cách nhau con sông Ninh Cơ. Quê bà Khái Hưng ở làng Dịch Diệp, thuộc huyện Trực Ninh, tả ngạn sông Ninh Cơ. Lạc Quần, nơi giam Khái Hưng, ở hữu ngạn sông Ninh Cơ, thuộc huyện Xuân Trường. Bến đò Cựa gà (có thể là nơi Khái Hưng bị xử tử) ở làng Ngọc Cục, hữu ngạn sông Ninh Cơ về phiá bắc, gần làng Hành Thiện, về phiá Thái Bình.
Trần Khánh Triệu viết tiếp:
"Làng Dịch Diệp quê me tôi thuộc huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Tản cư về yên ổn trong hai ngày đến ngày thứ ba bỗng có hai tên Công an trên huyện về, rất lịch sự mời ba tôi lên trên đó gặp Ủy Ban Hành Kháng [Hành chính Kháng chiến] có chuyện cần. Có lẽ cho rằng đương lúc chiến tranh vừa bùng nổ, kẻ thù chính là Pháp, không thể có chuyện bắt bớ những phần tử đảng phái quốc gia khác được, ba tôi bình tĩnh dặn lại mẹ tôi:
- Chắc cấp dưới họ không biết rõ. Để tôi lên huyện xem sao?
Nói xong ba tôi lại chỉ vào cái ve áo có huy hiệu của hội Liên Hiệp (do Trần Huy Liệu tặng cách đó mấy tháng trước để tỏ tình đoàn kết) tiếp:
- Đoàn kết đánh tây, mình vừa thoát chết khỏi tay thằng tây chẳng lẽ mình là Việt gian sao?
Thế rồi ba tôi ra đi. Thân hình gầy trong bộ y phục xám ba tôi đi giữa hai người Công an lực lưỡng khuất dần sau lũy tre làng.
Mấy ngày sau chẳng có tin tức gì, dọ hỏi mới biết ba tôi đã bị giam rồi, mẹ tôi lo sợ vội cho tôi đi cùng một người nhà đem quần áo, thuốc men lên thăm. Vừa đi được nửa đường gặp một đám người đi ngược chiều, anh người nhà tôi la lên:
- Kìa ông Tú.
Thì ra ba tôi cùng một số tội nhân khác đang lếch thếch đi từ huyện Trực Ninh về phiá Cổ Lễ. Vài tên Công an cầm súng áp giải. Tôi nhảy xuống xe chạy tới gần. Thực không thể ngờ được ... ba tôi trông tiều tụy hẳn đi. Mắt thâm quầng, quần áo xốc xếch, cái khăn quàng cổ nay đã trở thành tay nải con con cầm tay. Tôi hỏi dồn:
- Họ đưa ba đi đâu?
- Đi Lạc Quần (Lạc Quần thời tây là một đại lý đồn binh cách Trực Ninh khoảng 10 cây).
Đoạn ba tôi nhỏ hẳn giọng tiếp:
- Thôi con về đi. Đừng nghĩ đến ba nữa. Từ nay mẹ con hãy cuốc đất trồng khoai mà sống vậy.
Đương ngơ ngác không hiểu sao ba tôi lại nói những lời ngao ngán như vậy thì mấy tên Công an đã dục lên đường cắt ngang hẳn câu chuyện.
Rồi từ đó cứ cách vài ngày chúng tôi lại lên Lạc Quần mong gặp được ba tôi nhưng lần nào cũng đều thất vọng. Người nhà những người đương bị giam không một ai được phép vào thăm".[5]
Đến trại Lạc Quần
Mai Ngọc Liệu thuật: Hai tuần trước khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, ông tản cư về quê ở làng Cổ Lễ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngay khi bộ đội đột kích quân đội Pháp ở Thủ đô, Tổng bộ Việt Minh đã ra lệnh bao vây các lực lượng thực dân và bắt giữ các phần tử chống Cộng. Chín ngày sau, trung ương gửi lệnh không được bắn giết bừa bãi, phải lập hồ sơ tội trạng để đưa ra toà án, nên những người bị bắt được giải lên trại Lạc Quần (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), bên bờ sông Ninh Cơ, cách chợ Lạc Quần chừng 200 thước.
Mai Ngọc Liệu viết:
"Chỉ bốn ngày sau khi ba chúng tôi -Lụy, Thành, Văn- bị di chuyển về trại Lạc Quần, và trong khi anh em chính trị phạm đang bàn tán về chuyện Tết... thì một buổi chiều, mọi người được tin lát nữa sẽ có hai ông bạn mới, hình như công an quận Trực Ninh bắt rồi đưa lên giam giữ tại đây (...)
Một người chừng trên bốn chục tuổi có vẻ hào hoa phong nhã nhưng hơi gầy yếu. Âu phục chỉnh tề: Complet và cà vạt, mũ "phớt", ngoài khoác pardessus de ville[6] tay xách một cặp da cũ đựng quần áo và đồ dùng vặt.
Người thứ hai trẻ hơn cũng mặc âu phục nhưng đơn giản: quần đen, sơ mi và áo len nâu dài tay với một bọc vải gói ghém quần áo và vật dụng.
Trong gian phòng ẩm thấp và thiếu ánh sáng tất cả chúng tôi cùng đứng lên chào đón hai bạn mới. Bỗng anh Văn[7] trố mắt nhìn kỹ hai người rồi thốt lên:
- Tưởng ai xa lạ... hoá ra anh em nhà cả!
Rồi anh ghé tai Lụy nói thầm:
- Anh Khái Hưng đấy; chắc anh đã đọc những tác phẩm của anh ấy rồi. Còn anh giáo Dưỡng vẫn thường đi hoạt động với chúng ta."[8]
Sau đó, Mai Ngọc Liệu nói thêm về trại Lạc Quần và những thành phần bị giam tại đây:
"Hồi ấy Lạc Quần là một chiến khu quan trọng của miền Nam Trung châu Bắc Việt (thuộc Liên khu 3). Trại "lính khố xanh" cũ lúc đó đã biến thành Bộ Tư lệnh của đại tá Việt Minh Hà Kế Tấn. Công an tỉnh Nam Định đặt trại giam gần sát đó để có thể nhờ bộ đội can thiệp tức khắc nếu có xẩy ra những trường hợp bất ngờ (các chính trị phạm nổi loạn hoặc các nhóm quốc gia đánh úp để giải phóng đảng viên). Anh em chúng tôi thuộc nhiều đoàn thể khác nhau: Việt Quốc, Việt Cách, Duy dân, Dân tộc, Công giáo, v.v... không thiếu một đảng phái chống Cộng nào. Đến trung tuần tháng Chạp âm lịch tổng số lên gần 50 người[9]
Về đời sống của Khái Hưng trong trại Lạc Quần, Mai Ngọc Liệu viết:
"Đời sống ở đây tương đối dễ chịu vì lúc đó Việt Minh còn bận tổ chức kháng chiến chống Pháp, chưa nghĩ tới việc hành hạ chúng tôi. Ngoài điểm ăn ngủ kham khổ, chúng tôi không hề bị gông cùm xiếng xích, và cũng không phải làm gì cực nhọc (...) Tuy nhiên không phải là không có những cuộc tra tấn (...) Và mỗi buổi sáng chúng tôi lại thay phiên đấm bóp và săn sóc những nạn nhân đêm trước.
Bởi vậy, ngay buổi sáng ngày thứ nhì, anh Khái Hưng đã nhìn thấy rõ "nếp sống và thủ tục trai giam". Và cũng từ buổi đó, chẳng bao giờ chúng tôi được nghe anh nói một mảy may gì liên quan tới chính trị hay là tình thế. Mặc dầu trông đợi phiên mình, thế nhưng trong suốt thời gian (vào khoảng 15-20 ngày) chung sống với chúng tôi, anh chẳng bị bọn chúng gọi lên chịu trận một lần nào cả. Trái lại, có một số công an viên, kể cả đồn trưởng Thịnh tỏ ra rất hâm mộ và kính nể anh.
Có lẽ không gì khổ tâm hơn cho một nhà văn khi phải sống trong cảnh hoàn toàn không giấy bút và không sách vở. Lúc ra đi, bọn Công an không cho anh mang theo một chút gì để đọc và viết. Tới đây, anh đành bó tay, và luôn ngỏ ý thèm đọc, bất cứ sách gì. Một hôm nhìn thấy một tập sách cũ trong phòng một công an viên, anh nhờ Lụy tìm cách mượn giùm nhưng đây là một quyển sách đạo mà chủ nhân là một tên khét tiếng hách dịch, bởi vậy hai người đành bỏ rơi việc đó. Rồi bỗng nhiên hai ngày sau một công an viên khác -anh Thân- vì cảm mến Khái Hưng đã mang tặng anh một tập giấy trắng với một cây bút chì trong lúc chúng tôi đang ngồi quây lại để anh xem tướng cho từng người. Anh Khái Hưng xem tướng rất giỏi -cả tướng tay lẫn tướng mặt. (...)
đưa đi Chi-nê nhưng không biết có thật không. Thôi sống chết có số cả!
Rồi ba tôi hạ thấp hẳn giọng xuống:
- Mấy hôm trước chúng nó có hỏi thằng Triệu có phải là con anh Nhất Linh không? Tôi có nhận nhưng nói nó làm con nuôi từ hồi còn bé nên nó không biết anh Tam là ai cả. Mợ phải cẩn thận mới được, tôi đi kỳ này không biết sống chết thế nào, đành nhờ Trời Phật cả.
Dặn dò được có bấy nhiêu lời tên Công an đã hối thúc lên đường. Khi ra tới cửa hắn còn quay lại leo lẻo nói với me tôi: "Ông không sao cả, bà cứ yên tâm, đã có tôi."
"Cứ yên tâm đã có tôi"... nhưng từ buổi trưa ấy ba tôi biệt vô âm tín luôn. "Cứ yên tâm, đã có tôi "... nhưng bao nhiêu lá thư, lá đơn, mẹ tôi gửi lên Ủy ban tỉnh, lên Liên Khu III, cho người đi dò hỏi tận Chi-nê, Đầm Đùn cũng chỉ là công dã tràng!"[13]
Văn bản của Trần Khánh Triệu và Mai Ngọc Liệu, có vài chỗ không ăn khớp nhau, có thể vì trí nhớ qua thời gian có chút sai lạc: thí dụ Mai Ngọc Liệu kể khi Khái Hưng đến Lạc Quần, ông vẫn còn giữ được cái cặp da cũ đựng quần áo và đồ dùng, tối ông ngủ gối đầu lên cặp da và lấy áo măng-tô đắp chăn. Trong khi Trần Khánh Triệu, khi gặp cha trên đường đến Lạc Quần, không nói đến cái cặp này mà lại bảo cha dùng khăn quàng cổ làm tay nải gói quần áo.
Nhưng sự khác biệt lớn nhất là thời gian không ăn khớp:
- Mai Ngọc Liệu nói trước Tết, có "tên Thoại (công an xung phong) tới báo cho Khái Hưng biết rằng có lệnh mời anh lên "Trung ương" vì cấp tỉnh không có quyền thẩm vấn và xét xử anh".
- Trần Khánh Triệu viết: "Qua tết (tết năm Hợi 1947) [nhằm ngày 22-1-1947] độ hơn tháng, vào một buổi trưa trong lúc không ngờ nhất ba tôi được một tên Công an dẫn về nhà. Hỏi ra mới biết vì Pháp mở cuộc tấn công lớn giải vây cho bọn chúng ở nhà Máy sợi, nhà Băng Nam Định nên Ủy ban quyết định đưa một số tội nhân đi nơi khác."
Và chắc hai người đều viết đúng cả.
Như vậy, ta có thể suy ra: trước tết mấy ngày Khái Hưng được dẫn lên "Trung ương" và sau tết độ một tháng ông được dẫn về nhà. Vậy trong một tháng Khái Hưng ở đâu?
Nhờ câu này của Trần Khánh Triệu: "vì Pháp mở cuộc tấn công lớn giải vây cho bọn chúng ở nhà Máy sợi, nhà Băng Nam Định nên Ủy ban quyết định đưa một số tội nhân đi nơi khác" ta có thể hiểu là Khái Hưng bị giam ở Nam Định.
Rồi trong bài Papa nhà báo, in trên Thế Kỷ 21, ông viết câu này: "Một công an mang phù hiệu "Công an Thành Nam Định" hẳn hoi đi kèm", càng nhấn mạnh thêm việc ông bị giam ở thành Nam Định.
Tóm lại, ta có thể đoán gần như chắc rằng: sau Lạc Quần, Khái Hưng được đưa lên "Trung ương" ở Nam Định để thẩm vấn. Và chắc Khái Hưng được lệnh không nói đến những ngày chót ông bị giam ở đâu, nên Khái Hưng chỉ vắn tắt nói với vợ như sau:
"Bị bắt lên Trực Ninh tôi bị hỏi cung liên tiếp nhưng cũng may nó không tra tấn gì. Chuyển sang Lạc Quần vì chỗ giam đông quá, thức ăn bẩn thỉu nên cái bệnh kiết hồi nào lại tái phát. Chúng nó kết tội tôi đủ thứ. Hôm nay nó bảo đưa đi Chi-nê nhưng không biết có thật không."
Câu này cho phép ta đoán thêm rằng:
Ông bị bắt đưa lên Trực Ninh, bị hỏi cung nhưng không tra tấn. Chuyển sang Lạc Quần, vì thức ăn bẩn thỉu nên bệnh kiết lỵ tái phát. Ở Lạc Quần theo lời Mai Ngọc Liệu, ông không bị thẩm vấn. Nhưng sau đó: "Chúng nó kết tội tôi đủ thứ tội", câu này chắc ý ông muốn chỉ "trung ương" Nam Định, và tại nơi này, ông đã bị tra khảo, nên Trần Khánh Triệu viết: "Hồi này trông ba tôi tiều tụy hẳn, bộ dạ xám phai bạc màu, đôi mắt gần như dại đi, giọng nói yếu ớt gần như thều thào". Khi Khái Hưng nói với vợ con: Hôm nay nó bảo đưa đi Chi-nê nhưng không biết có thật không, là ông đã biết rõ số phận mình. Thêm nữa, người công an đi kèm tỏ ý cho gia đình tự do nói chuyện với nhau có lẽ là "ân huệ" chót dành cho người tử tù.
Tình cờ đọc được bài Những cái chết tức tưởi của nhà văn, chuyện bây giờ mới kể (kỳ 3)[14] của Thái Doãn Hiểu, trên Internet, tôi thấy những lời trong bài này có thể tin được vì người kể chuyện và người viết lại, đều không có ý phô trương điều mình biết. Thái Doãn Hiểu viết:
Để bắt chước lối kể truyện Tầu, tôi nói với Khái Hưng như vầy...như vầy... Khái Hưng nghe xong mừng quá, nhảy lại ôm tôi khen: "Diệu kế! Diệu kế!" Rồi thoát đi ngay.
Hai ngày sau, vào lối mười giờ, Khái Hưng lại nhà tôi với vẻ hân hoan, nói:
- Tôi vừa gặp cụ Hồ, rồi đi ngay lại đây cho anh hay. Tôi đã viết bài y theo như anh đã vạch. Đại khái tôi nói: Sở dĩ bấy lâu nay chúng tôi kịch liệt công kích chánh phủ và đảng là chánh phủ và đảng đi đường lối thân Pháp, bắt tay với Pháp mà làm mất quyền lợi của nhân dân. Nay, sau việc xung đột ở Hải Phòng, việc chuẩn bị đánh nhau ở Hà Nội, chúng tôi thấy rằng bây giờ chính phủ đi với dân tộc mà chống Pháp. Như vậy, sự đối lập của chúng tôi là thừa. Chúng tôi tuyên bố chấm dứt sự đối lập, đình bản báo chí, đem toàn lực đứng sau chánh phủ để ủng hộ chánh phủ chống Pháp.
Tôi hỏi Khái Hưng:
- Rồi sao nữa?
- Cụ Hồ đòi tôi đến hỏi tại sao tôi viết bài như vậy? Tôi đáp: "Bởi chúng tôi hết tiền để cho ra tờ Việt Nam". Cụ Hồ nói: "Bài tuyên bố đó rất phương hại cho đường lối của chánh phủ. Chánh phủ đi cái chánh sách đứng thẳng với Pháp để điều đình mà mình được nhiều quyền lợi. Lại tuyên bố như vậy là gài chánh phủ vào đường chiến tranh với Pháp. Tôi yêu cầu VNQDĐ tiếp tục đường lối đối lập, chống chánh phủ để cho Pháp thấy rằng ý của chánh phủ là muốn bắt tay với Pháp. Nếu hết tiền ra báo, chánh phủ sẽ cấp đỡ cho.
Tôi hỏi:
- Anh trả lời ra làm sao?"[16]
Hồ Hữu Tường tiếp tục "ba hoa" thêm một đoạn nữa, ông đưa vào miệng Khái Hưng và cụ Hồ những lời ngớ ngẩn .... rồi ông kết luận, bằng một câu không có vẻ gì là đùa cợt cả:
"Bài tuyên bố của Khái Hưng viết đã gài cho Việt Minh đánh nhau với Pháp một phần nào. Họ đã trả thù bằng cách giết Khái Hưng" (chúng tôi in đậm)[17]
Bài viết của Hồ Hữu Tường, chỉ là một một bài văn hoạt kê, trong mục Mõ Làng Văn, nhưng sợ người đọc không tin nên ông đã mào đầu bằng những lời "trịnh trọng": "Viết để thú tội với lịch sử rằng tôi gánh trách nhiệm rất lớn đối với cái chết của Khái Hưng. Bởi tôi đã xúi Khái Hưng "móc giò" Hồ Chí Minh một cái khá đau". Ông tự cho mình vai trò "lịch sử", coi mình là Khổng Minh, xem Khái Hưng như đứa nhỏ đến vấn kế và ông có cớ chế giễu cụ Hồ. Nhưng được ban biên tập báo Văn coi là đúng đắn, thậm chí còn chú thích cả về việc Hồ Hữu Tường "cho biết" báo Việt Nam lúc đó chỉ còn có "chín chục" người mua!
Về việc đình bản, báo Việt Nam có thuê đăng "lời kính cáo" trên báo Vì Nước (2-12- 46) như sau:
“Kính cáo độc giả. Vì chưa đủ điều kiện mới thuận tiện về phương diện ấn loát, báo Việt Nam phải tạm ngừng xuất bản ít lâu. Vậy xin có lời thanh minh mong các độc giả thể tình cho". Báo Việt Nam.
Việc đình bản báo Việt Nam, được trình bày cặn kẽ trong bài xã luận tựa đề: Quân dân nhất trí đăng trên báo Chính Nghiã số 27 (9-12-46), chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần dưới. Không có câu nào "móc giò" ai cả.
Câu chuyện của Hồ Hữu Tường chỉ là phóng bút, dựa vào chuyện báo Việt Nam đình bản, để tạo một chuyện tiếu lâm. Nhưng những gì ông viết ra không thể "cứu vãn" được; bởi vì người ta tin và chép lại, tạo ảnh hưởng không tốt đến tận bây giờ: Trong một bài báo mới đây viết về Khái Hưng, người ta vẫn còn trích lời của Hồ Hữu Tường, để đổ tội cho Khái Hưng đã "gây ra" chiến tranh Pháp-Việt!
Hoạt động báo chí của Khái Hưng 1945-1946
Sau khi đi tù Vụ Bản năm 1942, trở lại Hà Nội đầu năm 1943, Khái Hưng bị quản thúc nên không thể làm báo như trước, nhưng có lẽ trong thời kỳ này, ông đã dịch Liễu trai chí dị, và viết truyện cho nhi đồng.
Đến khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3- 45, hoạt động báo chí dần dần sống lại, trong số đó có tờ Bình Minh, cơ quan của Đại Việt Tân Thanh Niên, do Nguyễn Giang (con Nguyễn Văn Vĩnh) làm chủ nhiệm, Khái Hưng làm chủ bút, số 1 ra ngày 20-3-45, đăng những thông tin của báo Domei (Nhật)[18].
Tháng 5-45, Tự Lực văn đoàn ra tờ Ngày Nay kỷ nguyên mới, số 1 (5-5-45) Giám đốc Nguyễn Tường Bách và trị sự: Nguyễn Trọng Trạc. Khái Hưng rút khỏi tờ Bình Minh, Phan Huy Đán (bác sĩ Phan Quang Đán) sẽ thay thế làm chủ bút.
Hơn ba tháng sau:
Ngày 19-8-45, Việt Minh lên nắm chính quyền.
Nhóm Tự Lực ngừng hoạt động trong hai tháng.
được không? Không ai trả lời, nhưng một nhân viên công an đứng gần cụ bỏ ra ngoài, rồi mấy phút sau viên chỉ huy toán công an bước vào. Hắn là một thanh nhiên tuổi trạc 30, thân hình rắn chắc khoẻ mạnh, nét mặt sáng sủa thuộc thành phần có học. Hắn nói với vị khách lạ:
- Thưa thày Phan Khôi. Con là học trò của thày. Xin thày bỏ tay xuống. Nhưng sao thày lại ở trong tòa báo này.
Tôi ngạc nhiên một cách thích thú khi biết vị khách lạ là cụ Phan Khôi (...) Cụ Phan Khôi từ từ buông tay xuống rồi đáp:
- Tôi mới ở Trung Bộ ra Hà Nội và hôm nay đến thăm ông Khái Hưng, bạn của tôi. Chẳng may tôi bị đau bụng diarrhée, nên ông bạn tôi mời ở lại. Ở đây có nhà xí tốt.
Câu đáp khiến người nghe có thể cười, nhưng lúc đó trước mũi súng chẳng ai cười, ngoại trừ ông Khái Hưng. Ông mỉm cười nhẹ nhàng, gật đầu xác nhận lời nói của cụ Phan Khôi, rồi yêu cầu viên chỉ huy công an cho mọi người bỏ tay xuống với lý do không ai có vũ khí. Nhưng viên chỉ huy này chỉ đồng ý để thêm bà Khái Hưng được buông tay mà thôi. Ông Khái Hưng nhìn sang bà vợ ra hiệu chấp nhận điều đó và bà Khái Hưng bỏ tay xuống (...).
Tất cả nhân viên tòa báo Việt Nam bị bắt giữ ngày hôm đó được đưa lên hai chiếc xe loại vận tải kín bưng chờ sẵn ở phiá cổng sau tòa báo (...)
Ngày hôm sau, tất cả phải trả lời thẩm vấn, rồi trở về phòng giam thêm một đêm nữa trừ cụ Phan Khôi và những người làm trong nhà chữ, đã được về. Khoảng 2, 3 giờ chiều hôm sau thì tất cả được lên xe chở về tòa soạn.
Ông Khái Hưng đẩy cánh cổng mở rộng và tất cả chúng tôi đi thẳng vào nhà chữ. Một cảnh tượng đồ đạc bề bộn ngổn ngang phơi bầy trước mắt chúng tôi. Các hộp chữ bị kéo đổ tung toé. Giấy báo bị rỡ tung. Các ngăn kéo đều bị rút ra khỏi bàn. Nhiều chiếc ghế bị đạp đổ hoặc xô nghiêng. Có những bộ phận máy in bị gỡ xuống sàn nhà"[24].
Huy Quang viết rất rõ: số người bị bắt khoảng 20, một nửa là thợ nhà in và một nửa nhân viên tòa báo. Những người thợ sắp chữ được tha trước, cùng với Phan Khôi. Sau đó cụ Phan được nguời em họ Phan Bôi, là Thứ trưởng Nội vụ, đưa lên Việt Bắc. Những người làm việc trong tòa báo cũng được tha về. Theo sự mô tả của Huy Quang, việc "tấn công" tòa báo, cơ quan "đầu não" của Quốc Dân Đảng, không có gì "sắt máu" như các vụ Ôn Như Hầu khác. Mặc dù đã xẩy ra đêm 12-7-46, đúng là đêm Võ Nguyên Giáp phát động chiến dịch.
Khái Hưng là trường hợp đặc biệt chăng? hay Võ Nguyên Giáp không "dám" bắt Phan Khôi và Khái Hưng, hai cây đại thụ của văn học?
Dù sao chăng nữa điều này càng khiến chúng ta nghĩ đến cái chết của Khái Hưng sau đó: có rất ít khả năng do các nhà chính trị hay quân sự gây ra, mà có thể chỉ là "thành tích" của đồng nghiệp nhà văn.
Báo Chính Nghiã nghỉ ba tuần sau vụ toà soạn bị "tấn công"
Báo Chính Nghiã ra tới số 8 (8-7-46), thì bốn ngày sau, toà báo bị bao vây (12-7-46).
Việc công an xung phong bao vây tòa soạn Việt Nam, Trần Khánh Triệu chỉ viết vắn tắt:
"Hội nghị Đà Lạt tan vỡ, "Cậu Hàng Bè" [Nhất Linh] từ chức bộ trưởng rồi sang Tàu lần nữa. Các trụ sở Việt Quốc lần lượt bị tảo thanh. Công an xung phong đột nhập tòa báo lục soát, bắt bớ. Các đảng viên cao cấp như bác Hể, bác Đoá, Trí, Dị... bị đem đi biệt tích. Tờ Việt Nam đình bản... Toà báo ngoài Papa, chỉ còn lèo tèo vài đồng chí lai vãng: anh Bảng, Kính, anh Cống, bác Thắng..."[25]
Trần Khánh Triệu không có mặt ở nhà hôm tòa báo bị bao vây đêm 12-7-46, vì vậy Huy Quang Vũ Đức Vinh không nói đến người con trai nuôi của Khái Hưng trong bài viết. Việc các Các đảng viên cao cấp như bác Hể [Phạm Văn Hể], bác Đoá [Nguyễn Đình Đoá], Trí [Vũ Đình Trí tức nhà thơ Vũ Hoằng], Dị... bị đem đi biệt tích, là chuyện có thật, nhưng có lẽ họ không bị bắt ở toà báo mà ở chỗ khác.
Sau đó Chính Nghiã nghỉ ba tuần, đến ngày 29-7- 46 mới ra số 9, vẫn giữ nguyên đường lối cũ. Báo Việt Nam chắc cũng bị ngưng một thời gian, chúng tôi không có đầy đủ báo Việt Nam sau số 112 (31-3-46) nên không biết rõ việc này.
"Chuyện lẩn thẩn" trong tờ Việt nam ký tên Chàng lẩn thẩn- sau này khi chiến tranh bùng nổ anh bị bắt ở Bắc-ninh)"[27]
Trần Khánh Triệu đã vô tình cho ta biết gốc gác Chàng lẩn thẩn: "anh Bảng (người phụ trách mục "Chuyện lẩn thẩn" trong tờ Việt nam ký tên Chàng lẩn thẩn- sau này khi chiến tranh bùng nổ anh bị bắt ở Bắc-ninh".
Vậy sự che đậy của Khái Hưng cũng vô ích, Chàng lẩn thẩn vẫn bị nhân diện và bị bắt, có thể cùng lúc với Khái Hưng.
Theo lời Nguyễn Thạch Kiên, trong toà soạn, lúc đó còn có: Hồ Lễ, Vũ Đình Trí (tức Vũ Hoằng tác giả tập thơ Hoàng Diệu, in năm 1943), Phù Bình Thảo (Nguyễn Văn Bảng), Đỗ Tốn, Trình Quốc Cang, Nhượng Tống, v.v... [28]
Vậy Chàng lẩn thẩn tên thật là anh Bảng, tức Nguyễn Văn Bảng. Và Nguyễn Văn Bảng còn có bút hiệu khác là Phù Bình Thảo, người viết tùy bút và làm những bài thơ ái quốc trên báo Chính Nghiã, và là bạn đồng hành của Đỗ Tốn trong chuyến sang Tàu, bởi vì Phù Bình Thảo có làm bài thơ Bằng hữu ca tặng Đỗ Tốn, nhắc lại những ngày cùng nhau phiêu bạt.
Chàng lẩn thẩn (Nguyễn Văn Bảng) còn là người cộng sự tin cẩn nhất của Khái Hưng, như lời Khánh Triệu:
"Dù trong một thời gian tình hình gay go đến như vậy ba tôi vẫn cùng anh Bảng say sưa hoạch định tương lai cho tờ báo. Hai người mướn một toà nhà ở phố Thái phiên (Chợ Hôm), mời cụ Phan Khôi, ông Tô Ngọc Vân lại bàn soạn. Qua câu chuyện của các người lớn đó (lẽ tất nhiên tôi chỉ được nghe lỏm) thì tờ báo sẽ ra mắt độc giả vào khoảng tháng Giêng, 1947. Tiếc thay dự định ấy chẳng bao giờ thành được" [29].
Tờ báo được Khái Hưng và Chàng lẩn thẩn, một nhân tài mới ngoài hai mươi tuổi, "say sưa hoạch định" là tờ Thời Phong, thuần túy văn nghệ, sẽ ra đời sau khi hai tờ báo đấu tranh Việt Nam và Chính Nghiã đóng cửa.
Tóm lại, Thời Phong đã được lên kế hoạch từ tháng 7-46, khi Phan Khôi ra Hà Nội ở nhà Khái Hưng, trước khi ông bị bắt ngày 12-7-46, tại toà soạn và bị dẫn độ lên Việt Bắc.
Truyện ngắn: Người anh hùng, Nhung, Lời nguyền, Bóng giai nhân, Khói hương, Quan Công sứ, Hổ, và Tiếng người xa[39].
Thụy Khuê
những tác phẩm sau cùng
Phần I: Khái Hưng những ngày tháng cuối
Trong bao năm, tôi đã cố gắng tìm một tài liệu đáng tin cậy viết về cái chết của Khái Hưng. Bởi vì tôi chắc chắn rằng không dân tộc nào chịu để cho nhà văn vào bậc lớn nhất của mình, chìm trong cái chết vô danh, vô cớ.
Tôi đã đọc khá nhiều bài viết "mô tả" việc sát hại Khái Hưng, nhưng chưa tìm thấy điều gì tin được. Có người đưa ra tới bốn thoại khác nhau, nhưng cũng không có gì khả tín.
Hai văn bản mà tôi dùng ở đây đều đáng tin cậy: thứ nhất, bài của Trần Khánh Triệu, con nuôi Khái Hưng, con ruột Nhất Linh, viết về những ngày trước khi Khái Hưng bị đưa đi mất tích. Thứ hai, bài của Mai Chi Mai Ngọc Liệu, người đã ở trại Lạc Quần trong thời gian Khái Hưng được giải đến, trước khi đưa đi chỗ khác.
Trần Khánh Triệu (năm 1947, 15 tuổi) đã viết ba bài về Khái Hưng:
- Ba tôi (ít kỷ niệm với Khái Hưng), viết sớm nhất, in năm 1954[1]. Chưa tìm lại được.
- Ba tôi, in trên báo Văn, năm 1964[2], hiện là tài liệu chính, viết rất nhanh trong hai ngày, nhưng đầy đủ và chính xác.
- Bài Papa tòa báo, in trên Thế Kỷ 21, năm 1997[3], có những thông tin về gia đình Khái Hưng.
Mai Ngọc Liệu tức Mai Chi, chủ trương Hồn Công Giáo, tờ báo đối lập cùng thời với tờ Việt Nam, năm 1945-46. Tài liệu của Mai Ngọc Liệu, có nhiều chi tiết xác định những điều ông viết về Khái Hưng là đúng, được đăng lần đầu dưới tên Đợi tết trong tù, trên nhật báo Dân Chủ số 925 ra ngày 9-2-1964, tại Sài Gòn. Tạp chí Văn số 22, (15-11-64), số tưởng niệm Khái Hưng, trích in lại, dưới tên Khái Hưng trong tù, tài liệu của Mai Chi, và toàn bài Đợi tết trong tù, được Nguyễn Thạch Kiên in lại trong cuốn Khái Hưng, Kỷ vật đầu tay và cuối cùng, tập 2.
Chúng tôi sẽ dùng hai tài liệu này để thử tìm lại hành trình của Khái Hưng kể từ ngày 18-12-1946, khi ông rời Hà Nội về Nam Định.
Đoạn đường cuối của một văn hào
Trần Khánh Triệu kể lại trong bài Ba tôi như sau:
Ngày 17-12-46, gia đình đang sửa soạn ăn cơm trưa, thì súng nổ, một lát sau, Tây vào nhà:
"Một thằng Tây cao lớn xông vào nòng súng còn tỏa khói khét lẹt chĩa vào người chúng tôi ra hiệu bảo đi theo hắn. Tới sân mới biết ba tôi cùng mấy đồng chí khác ở toà báo cũng đã bị bắt. Một thằng dáng chừng là cấp chỉ huy, súng lục lăm lăm vặn hỏi ba tôi mỗi lúc một dữ, mặt hắn hầm hầm trái ngược hẳn với thái độ bình tĩnh từ tốn của ba tôi (về sau được biết vì nhà tôi có máy in nên hắn nằng nặc cho rằng máy in chỉ để in báo cho Việt minh, cho tự vệ - khi được biết thêm ba tôi là Việt quốc chống Việt minh, thì hắn càng tức giận thêm vì lại cho rằng Việt quốc thù ghét chúng hơn cả Việt minh nữa.
Thế là cả nhà tôi bị bắt cho đến sáng ngày 18-12 mới được ủy ban liên kiểm Việt-Pháp can thiệp thả ra. Ngay chiều hôm đó chúng tôi lên tầu thuỷ tản cư về Nam Định, hí hửng, tin tưởng thoát khỏi tay những thằng Tây ghê gớm kia để rồi sau đó lại rơi vào một cạm bẫy khác nguy hiểm, tàn ác hơn nhiều..."[4]
Để độc giả không quen với địa hình tỉnh Nam Định dễ theo dõi hành trình của Khái Hưng, chúng tôi xin vắn tắt:
Phiá nam thành Nam Định có hai huyện Trực Ninh và Xuân Trường, cách nhau con sông Ninh Cơ. Quê bà Khái Hưng ở làng Dịch Diệp, thuộc huyện Trực Ninh, tả ngạn sông Ninh Cơ. Lạc Quần, nơi giam Khái Hưng, ở hữu ngạn sông Ninh Cơ, thuộc huyện Xuân Trường. Bến đò Cựa gà (có thể là nơi Khái Hưng bị xử tử) ở làng Ngọc Cục, hữu ngạn sông Ninh Cơ về phiá bắc, gần làng Hành Thiện, về phiá Thái Bình.
Trần Khánh Triệu viết tiếp:
"Làng Dịch Diệp quê me tôi thuộc huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Tản cư về yên ổn trong hai ngày đến ngày thứ ba bỗng có hai tên Công an trên huyện về, rất lịch sự mời ba tôi lên trên đó gặp Ủy Ban Hành Kháng [Hành chính Kháng chiến] có chuyện cần. Có lẽ cho rằng đương lúc chiến tranh vừa bùng nổ, kẻ thù chính là Pháp, không thể có chuyện bắt bớ những phần tử đảng phái quốc gia khác được, ba tôi bình tĩnh dặn lại mẹ tôi:
- Chắc cấp dưới họ không biết rõ. Để tôi lên huyện xem sao?
Nói xong ba tôi lại chỉ vào cái ve áo có huy hiệu của hội Liên Hiệp (do Trần Huy Liệu tặng cách đó mấy tháng trước để tỏ tình đoàn kết) tiếp:
- Đoàn kết đánh tây, mình vừa thoát chết khỏi tay thằng tây chẳng lẽ mình là Việt gian sao?
Thế rồi ba tôi ra đi. Thân hình gầy trong bộ y phục xám ba tôi đi giữa hai người Công an lực lưỡng khuất dần sau lũy tre làng.
Mấy ngày sau chẳng có tin tức gì, dọ hỏi mới biết ba tôi đã bị giam rồi, mẹ tôi lo sợ vội cho tôi đi cùng một người nhà đem quần áo, thuốc men lên thăm. Vừa đi được nửa đường gặp một đám người đi ngược chiều, anh người nhà tôi la lên:
- Kìa ông Tú.
Thì ra ba tôi cùng một số tội nhân khác đang lếch thếch đi từ huyện Trực Ninh về phiá Cổ Lễ. Vài tên Công an cầm súng áp giải. Tôi nhảy xuống xe chạy tới gần. Thực không thể ngờ được ... ba tôi trông tiều tụy hẳn đi. Mắt thâm quầng, quần áo xốc xếch, cái khăn quàng cổ nay đã trở thành tay nải con con cầm tay. Tôi hỏi dồn:
- Họ đưa ba đi đâu?
- Đi Lạc Quần (Lạc Quần thời tây là một đại lý đồn binh cách Trực Ninh khoảng 10 cây).
Đoạn ba tôi nhỏ hẳn giọng tiếp:
- Thôi con về đi. Đừng nghĩ đến ba nữa. Từ nay mẹ con hãy cuốc đất trồng khoai mà sống vậy.
Đương ngơ ngác không hiểu sao ba tôi lại nói những lời ngao ngán như vậy thì mấy tên Công an đã dục lên đường cắt ngang hẳn câu chuyện.
Rồi từ đó cứ cách vài ngày chúng tôi lại lên Lạc Quần mong gặp được ba tôi nhưng lần nào cũng đều thất vọng. Người nhà những người đương bị giam không một ai được phép vào thăm".[5]
Đến trại Lạc Quần
Mai Ngọc Liệu thuật: Hai tuần trước khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, ông tản cư về quê ở làng Cổ Lễ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngay khi bộ đội đột kích quân đội Pháp ở Thủ đô, Tổng bộ Việt Minh đã ra lệnh bao vây các lực lượng thực dân và bắt giữ các phần tử chống Cộng. Chín ngày sau, trung ương gửi lệnh không được bắn giết bừa bãi, phải lập hồ sơ tội trạng để đưa ra toà án, nên những người bị bắt được giải lên trại Lạc Quần (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), bên bờ sông Ninh Cơ, cách chợ Lạc Quần chừng 200 thước.
Mai Ngọc Liệu viết:
"Chỉ bốn ngày sau khi ba chúng tôi -Lụy, Thành, Văn- bị di chuyển về trại Lạc Quần, và trong khi anh em chính trị phạm đang bàn tán về chuyện Tết... thì một buổi chiều, mọi người được tin lát nữa sẽ có hai ông bạn mới, hình như công an quận Trực Ninh bắt rồi đưa lên giam giữ tại đây (...)
Một người chừng trên bốn chục tuổi có vẻ hào hoa phong nhã nhưng hơi gầy yếu. Âu phục chỉnh tề: Complet và cà vạt, mũ "phớt", ngoài khoác pardessus de ville[6] tay xách một cặp da cũ đựng quần áo và đồ dùng vặt.
Người thứ hai trẻ hơn cũng mặc âu phục nhưng đơn giản: quần đen, sơ mi và áo len nâu dài tay với một bọc vải gói ghém quần áo và vật dụng.
Trong gian phòng ẩm thấp và thiếu ánh sáng tất cả chúng tôi cùng đứng lên chào đón hai bạn mới. Bỗng anh Văn[7] trố mắt nhìn kỹ hai người rồi thốt lên:
- Tưởng ai xa lạ... hoá ra anh em nhà cả!
Rồi anh ghé tai Lụy nói thầm:
- Anh Khái Hưng đấy; chắc anh đã đọc những tác phẩm của anh ấy rồi. Còn anh giáo Dưỡng vẫn thường đi hoạt động với chúng ta."[8]
Sau đó, Mai Ngọc Liệu nói thêm về trại Lạc Quần và những thành phần bị giam tại đây:
"Hồi ấy Lạc Quần là một chiến khu quan trọng của miền Nam Trung châu Bắc Việt (thuộc Liên khu 3). Trại "lính khố xanh" cũ lúc đó đã biến thành Bộ Tư lệnh của đại tá Việt Minh Hà Kế Tấn. Công an tỉnh Nam Định đặt trại giam gần sát đó để có thể nhờ bộ đội can thiệp tức khắc nếu có xẩy ra những trường hợp bất ngờ (các chính trị phạm nổi loạn hoặc các nhóm quốc gia đánh úp để giải phóng đảng viên). Anh em chúng tôi thuộc nhiều đoàn thể khác nhau: Việt Quốc, Việt Cách, Duy dân, Dân tộc, Công giáo, v.v... không thiếu một đảng phái chống Cộng nào. Đến trung tuần tháng Chạp âm lịch tổng số lên gần 50 người[9]
Về đời sống của Khái Hưng trong trại Lạc Quần, Mai Ngọc Liệu viết:
"Đời sống ở đây tương đối dễ chịu vì lúc đó Việt Minh còn bận tổ chức kháng chiến chống Pháp, chưa nghĩ tới việc hành hạ chúng tôi. Ngoài điểm ăn ngủ kham khổ, chúng tôi không hề bị gông cùm xiếng xích, và cũng không phải làm gì cực nhọc (...) Tuy nhiên không phải là không có những cuộc tra tấn (...) Và mỗi buổi sáng chúng tôi lại thay phiên đấm bóp và săn sóc những nạn nhân đêm trước.
Bởi vậy, ngay buổi sáng ngày thứ nhì, anh Khái Hưng đã nhìn thấy rõ "nếp sống và thủ tục trai giam". Và cũng từ buổi đó, chẳng bao giờ chúng tôi được nghe anh nói một mảy may gì liên quan tới chính trị hay là tình thế. Mặc dầu trông đợi phiên mình, thế nhưng trong suốt thời gian (vào khoảng 15-20 ngày) chung sống với chúng tôi, anh chẳng bị bọn chúng gọi lên chịu trận một lần nào cả. Trái lại, có một số công an viên, kể cả đồn trưởng Thịnh tỏ ra rất hâm mộ và kính nể anh.
Có lẽ không gì khổ tâm hơn cho một nhà văn khi phải sống trong cảnh hoàn toàn không giấy bút và không sách vở. Lúc ra đi, bọn Công an không cho anh mang theo một chút gì để đọc và viết. Tới đây, anh đành bó tay, và luôn ngỏ ý thèm đọc, bất cứ sách gì. Một hôm nhìn thấy một tập sách cũ trong phòng một công an viên, anh nhờ Lụy tìm cách mượn giùm nhưng đây là một quyển sách đạo mà chủ nhân là một tên khét tiếng hách dịch, bởi vậy hai người đành bỏ rơi việc đó. Rồi bỗng nhiên hai ngày sau một công an viên khác -anh Thân- vì cảm mến Khái Hưng đã mang tặng anh một tập giấy trắng với một cây bút chì trong lúc chúng tôi đang ngồi quây lại để anh xem tướng cho từng người. Anh Khái Hưng xem tướng rất giỏi -cả tướng tay lẫn tướng mặt. (...)
đưa đi Chi-nê nhưng không biết có thật không. Thôi sống chết có số cả!
Rồi ba tôi hạ thấp hẳn giọng xuống:
- Mấy hôm trước chúng nó có hỏi thằng Triệu có phải là con anh Nhất Linh không? Tôi có nhận nhưng nói nó làm con nuôi từ hồi còn bé nên nó không biết anh Tam là ai cả. Mợ phải cẩn thận mới được, tôi đi kỳ này không biết sống chết thế nào, đành nhờ Trời Phật cả.
Dặn dò được có bấy nhiêu lời tên Công an đã hối thúc lên đường. Khi ra tới cửa hắn còn quay lại leo lẻo nói với me tôi: "Ông không sao cả, bà cứ yên tâm, đã có tôi."
"Cứ yên tâm đã có tôi"... nhưng từ buổi trưa ấy ba tôi biệt vô âm tín luôn. "Cứ yên tâm, đã có tôi "... nhưng bao nhiêu lá thư, lá đơn, mẹ tôi gửi lên Ủy ban tỉnh, lên Liên Khu III, cho người đi dò hỏi tận Chi-nê, Đầm Đùn cũng chỉ là công dã tràng!"[13]
Văn bản của Trần Khánh Triệu và Mai Ngọc Liệu, có vài chỗ không ăn khớp nhau, có thể vì trí nhớ qua thời gian có chút sai lạc: thí dụ Mai Ngọc Liệu kể khi Khái Hưng đến Lạc Quần, ông vẫn còn giữ được cái cặp da cũ đựng quần áo và đồ dùng, tối ông ngủ gối đầu lên cặp da và lấy áo măng-tô đắp chăn. Trong khi Trần Khánh Triệu, khi gặp cha trên đường đến Lạc Quần, không nói đến cái cặp này mà lại bảo cha dùng khăn quàng cổ làm tay nải gói quần áo.
Nhưng sự khác biệt lớn nhất là thời gian không ăn khớp:
- Mai Ngọc Liệu nói trước Tết, có "tên Thoại (công an xung phong) tới báo cho Khái Hưng biết rằng có lệnh mời anh lên "Trung ương" vì cấp tỉnh không có quyền thẩm vấn và xét xử anh".
- Trần Khánh Triệu viết: "Qua tết (tết năm Hợi 1947) [nhằm ngày 22-1-1947] độ hơn tháng, vào một buổi trưa trong lúc không ngờ nhất ba tôi được một tên Công an dẫn về nhà. Hỏi ra mới biết vì Pháp mở cuộc tấn công lớn giải vây cho bọn chúng ở nhà Máy sợi, nhà Băng Nam Định nên Ủy ban quyết định đưa một số tội nhân đi nơi khác."
Và chắc hai người đều viết đúng cả.
Như vậy, ta có thể suy ra: trước tết mấy ngày Khái Hưng được dẫn lên "Trung ương" và sau tết độ một tháng ông được dẫn về nhà. Vậy trong một tháng Khái Hưng ở đâu?
Nhờ câu này của Trần Khánh Triệu: "vì Pháp mở cuộc tấn công lớn giải vây cho bọn chúng ở nhà Máy sợi, nhà Băng Nam Định nên Ủy ban quyết định đưa một số tội nhân đi nơi khác" ta có thể hiểu là Khái Hưng bị giam ở Nam Định.
Rồi trong bài Papa nhà báo, in trên Thế Kỷ 21, ông viết câu này: "Một công an mang phù hiệu "Công an Thành Nam Định" hẳn hoi đi kèm", càng nhấn mạnh thêm việc ông bị giam ở thành Nam Định.
Tóm lại, ta có thể đoán gần như chắc rằng: sau Lạc Quần, Khái Hưng được đưa lên "Trung ương" ở Nam Định để thẩm vấn. Và chắc Khái Hưng được lệnh không nói đến những ngày chót ông bị giam ở đâu, nên Khái Hưng chỉ vắn tắt nói với vợ như sau:
"Bị bắt lên Trực Ninh tôi bị hỏi cung liên tiếp nhưng cũng may nó không tra tấn gì. Chuyển sang Lạc Quần vì chỗ giam đông quá, thức ăn bẩn thỉu nên cái bệnh kiết hồi nào lại tái phát. Chúng nó kết tội tôi đủ thứ. Hôm nay nó bảo đưa đi Chi-nê nhưng không biết có thật không."
Câu này cho phép ta đoán thêm rằng:
Ông bị bắt đưa lên Trực Ninh, bị hỏi cung nhưng không tra tấn. Chuyển sang Lạc Quần, vì thức ăn bẩn thỉu nên bệnh kiết lỵ tái phát. Ở Lạc Quần theo lời Mai Ngọc Liệu, ông không bị thẩm vấn. Nhưng sau đó: "Chúng nó kết tội tôi đủ thứ tội", câu này chắc ý ông muốn chỉ "trung ương" Nam Định, và tại nơi này, ông đã bị tra khảo, nên Trần Khánh Triệu viết: "Hồi này trông ba tôi tiều tụy hẳn, bộ dạ xám phai bạc màu, đôi mắt gần như dại đi, giọng nói yếu ớt gần như thều thào". Khi Khái Hưng nói với vợ con: Hôm nay nó bảo đưa đi Chi-nê nhưng không biết có thật không, là ông đã biết rõ số phận mình. Thêm nữa, người công an đi kèm tỏ ý cho gia đình tự do nói chuyện với nhau có lẽ là "ân huệ" chót dành cho người tử tù.
Tình cờ đọc được bài Những cái chết tức tưởi của nhà văn, chuyện bây giờ mới kể (kỳ 3)[14] của Thái Doãn Hiểu, trên Internet, tôi thấy những lời trong bài này có thể tin được vì người kể chuyện và người viết lại, đều không có ý phô trương điều mình biết. Thái Doãn Hiểu viết:
Để bắt chước lối kể truyện Tầu, tôi nói với Khái Hưng như vầy...như vầy... Khái Hưng nghe xong mừng quá, nhảy lại ôm tôi khen: "Diệu kế! Diệu kế!" Rồi thoát đi ngay.
Hai ngày sau, vào lối mười giờ, Khái Hưng lại nhà tôi với vẻ hân hoan, nói:
- Tôi vừa gặp cụ Hồ, rồi đi ngay lại đây cho anh hay. Tôi đã viết bài y theo như anh đã vạch. Đại khái tôi nói: Sở dĩ bấy lâu nay chúng tôi kịch liệt công kích chánh phủ và đảng là chánh phủ và đảng đi đường lối thân Pháp, bắt tay với Pháp mà làm mất quyền lợi của nhân dân. Nay, sau việc xung đột ở Hải Phòng, việc chuẩn bị đánh nhau ở Hà Nội, chúng tôi thấy rằng bây giờ chính phủ đi với dân tộc mà chống Pháp. Như vậy, sự đối lập của chúng tôi là thừa. Chúng tôi tuyên bố chấm dứt sự đối lập, đình bản báo chí, đem toàn lực đứng sau chánh phủ để ủng hộ chánh phủ chống Pháp.
Tôi hỏi Khái Hưng:
- Rồi sao nữa?
- Cụ Hồ đòi tôi đến hỏi tại sao tôi viết bài như vậy? Tôi đáp: "Bởi chúng tôi hết tiền để cho ra tờ Việt Nam". Cụ Hồ nói: "Bài tuyên bố đó rất phương hại cho đường lối của chánh phủ. Chánh phủ đi cái chánh sách đứng thẳng với Pháp để điều đình mà mình được nhiều quyền lợi. Lại tuyên bố như vậy là gài chánh phủ vào đường chiến tranh với Pháp. Tôi yêu cầu VNQDĐ tiếp tục đường lối đối lập, chống chánh phủ để cho Pháp thấy rằng ý của chánh phủ là muốn bắt tay với Pháp. Nếu hết tiền ra báo, chánh phủ sẽ cấp đỡ cho.
Tôi hỏi:
- Anh trả lời ra làm sao?"[16]
Hồ Hữu Tường tiếp tục "ba hoa" thêm một đoạn nữa, ông đưa vào miệng Khái Hưng và cụ Hồ những lời ngớ ngẩn .... rồi ông kết luận, bằng một câu không có vẻ gì là đùa cợt cả:
"Bài tuyên bố của Khái Hưng viết đã gài cho Việt Minh đánh nhau với Pháp một phần nào. Họ đã trả thù bằng cách giết Khái Hưng" (chúng tôi in đậm)[17]
Bài viết của Hồ Hữu Tường, chỉ là một một bài văn hoạt kê, trong mục Mõ Làng Văn, nhưng sợ người đọc không tin nên ông đã mào đầu bằng những lời "trịnh trọng": "Viết để thú tội với lịch sử rằng tôi gánh trách nhiệm rất lớn đối với cái chết của Khái Hưng. Bởi tôi đã xúi Khái Hưng "móc giò" Hồ Chí Minh một cái khá đau". Ông tự cho mình vai trò "lịch sử", coi mình là Khổng Minh, xem Khái Hưng như đứa nhỏ đến vấn kế và ông có cớ chế giễu cụ Hồ. Nhưng được ban biên tập báo Văn coi là đúng đắn, thậm chí còn chú thích cả về việc Hồ Hữu Tường "cho biết" báo Việt Nam lúc đó chỉ còn có "chín chục" người mua!
Về việc đình bản, báo Việt Nam có thuê đăng "lời kính cáo" trên báo Vì Nước (2-12- 46) như sau:
“Kính cáo độc giả. Vì chưa đủ điều kiện mới thuận tiện về phương diện ấn loát, báo Việt Nam phải tạm ngừng xuất bản ít lâu. Vậy xin có lời thanh minh mong các độc giả thể tình cho". Báo Việt Nam.
Việc đình bản báo Việt Nam, được trình bày cặn kẽ trong bài xã luận tựa đề: Quân dân nhất trí đăng trên báo Chính Nghiã số 27 (9-12-46), chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần dưới. Không có câu nào "móc giò" ai cả.
Câu chuyện của Hồ Hữu Tường chỉ là phóng bút, dựa vào chuyện báo Việt Nam đình bản, để tạo một chuyện tiếu lâm. Nhưng những gì ông viết ra không thể "cứu vãn" được; bởi vì người ta tin và chép lại, tạo ảnh hưởng không tốt đến tận bây giờ: Trong một bài báo mới đây viết về Khái Hưng, người ta vẫn còn trích lời của Hồ Hữu Tường, để đổ tội cho Khái Hưng đã "gây ra" chiến tranh Pháp-Việt!
Hoạt động báo chí của Khái Hưng 1945-1946
Sau khi đi tù Vụ Bản năm 1942, trở lại Hà Nội đầu năm 1943, Khái Hưng bị quản thúc nên không thể làm báo như trước, nhưng có lẽ trong thời kỳ này, ông đã dịch Liễu trai chí dị, và viết truyện cho nhi đồng.
Đến khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3- 45, hoạt động báo chí dần dần sống lại, trong số đó có tờ Bình Minh, cơ quan của Đại Việt Tân Thanh Niên, do Nguyễn Giang (con Nguyễn Văn Vĩnh) làm chủ nhiệm, Khái Hưng làm chủ bút, số 1 ra ngày 20-3-45, đăng những thông tin của báo Domei (Nhật)[18].
Tháng 5-45, Tự Lực văn đoàn ra tờ Ngày Nay kỷ nguyên mới, số 1 (5-5-45) Giám đốc Nguyễn Tường Bách và trị sự: Nguyễn Trọng Trạc. Khái Hưng rút khỏi tờ Bình Minh, Phan Huy Đán (bác sĩ Phan Quang Đán) sẽ thay thế làm chủ bút.
Hơn ba tháng sau:
Ngày 19-8-45, Việt Minh lên nắm chính quyền.
Nhóm Tự Lực ngừng hoạt động trong hai tháng.
được không? Không ai trả lời, nhưng một nhân viên công an đứng gần cụ bỏ ra ngoài, rồi mấy phút sau viên chỉ huy toán công an bước vào. Hắn là một thanh nhiên tuổi trạc 30, thân hình rắn chắc khoẻ mạnh, nét mặt sáng sủa thuộc thành phần có học. Hắn nói với vị khách lạ:
- Thưa thày Phan Khôi. Con là học trò của thày. Xin thày bỏ tay xuống. Nhưng sao thày lại ở trong tòa báo này.
Tôi ngạc nhiên một cách thích thú khi biết vị khách lạ là cụ Phan Khôi (...) Cụ Phan Khôi từ từ buông tay xuống rồi đáp:
- Tôi mới ở Trung Bộ ra Hà Nội và hôm nay đến thăm ông Khái Hưng, bạn của tôi. Chẳng may tôi bị đau bụng diarrhée, nên ông bạn tôi mời ở lại. Ở đây có nhà xí tốt.
Câu đáp khiến người nghe có thể cười, nhưng lúc đó trước mũi súng chẳng ai cười, ngoại trừ ông Khái Hưng. Ông mỉm cười nhẹ nhàng, gật đầu xác nhận lời nói của cụ Phan Khôi, rồi yêu cầu viên chỉ huy công an cho mọi người bỏ tay xuống với lý do không ai có vũ khí. Nhưng viên chỉ huy này chỉ đồng ý để thêm bà Khái Hưng được buông tay mà thôi. Ông Khái Hưng nhìn sang bà vợ ra hiệu chấp nhận điều đó và bà Khái Hưng bỏ tay xuống (...).
Tất cả nhân viên tòa báo Việt Nam bị bắt giữ ngày hôm đó được đưa lên hai chiếc xe loại vận tải kín bưng chờ sẵn ở phiá cổng sau tòa báo (...)
Ngày hôm sau, tất cả phải trả lời thẩm vấn, rồi trở về phòng giam thêm một đêm nữa trừ cụ Phan Khôi và những người làm trong nhà chữ, đã được về. Khoảng 2, 3 giờ chiều hôm sau thì tất cả được lên xe chở về tòa soạn.
Ông Khái Hưng đẩy cánh cổng mở rộng và tất cả chúng tôi đi thẳng vào nhà chữ. Một cảnh tượng đồ đạc bề bộn ngổn ngang phơi bầy trước mắt chúng tôi. Các hộp chữ bị kéo đổ tung toé. Giấy báo bị rỡ tung. Các ngăn kéo đều bị rút ra khỏi bàn. Nhiều chiếc ghế bị đạp đổ hoặc xô nghiêng. Có những bộ phận máy in bị gỡ xuống sàn nhà"[24].
Huy Quang viết rất rõ: số người bị bắt khoảng 20, một nửa là thợ nhà in và một nửa nhân viên tòa báo. Những người thợ sắp chữ được tha trước, cùng với Phan Khôi. Sau đó cụ Phan được nguời em họ Phan Bôi, là Thứ trưởng Nội vụ, đưa lên Việt Bắc. Những người làm việc trong tòa báo cũng được tha về. Theo sự mô tả của Huy Quang, việc "tấn công" tòa báo, cơ quan "đầu não" của Quốc Dân Đảng, không có gì "sắt máu" như các vụ Ôn Như Hầu khác. Mặc dù đã xẩy ra đêm 12-7-46, đúng là đêm Võ Nguyên Giáp phát động chiến dịch.
Khái Hưng là trường hợp đặc biệt chăng? hay Võ Nguyên Giáp không "dám" bắt Phan Khôi và Khái Hưng, hai cây đại thụ của văn học?
Dù sao chăng nữa điều này càng khiến chúng ta nghĩ đến cái chết của Khái Hưng sau đó: có rất ít khả năng do các nhà chính trị hay quân sự gây ra, mà có thể chỉ là "thành tích" của đồng nghiệp nhà văn.
Báo Chính Nghiã nghỉ ba tuần sau vụ toà soạn bị "tấn công"
Báo Chính Nghiã ra tới số 8 (8-7-46), thì bốn ngày sau, toà báo bị bao vây (12-7-46).
Việc công an xung phong bao vây tòa soạn Việt Nam, Trần Khánh Triệu chỉ viết vắn tắt:
"Hội nghị Đà Lạt tan vỡ, "Cậu Hàng Bè" [Nhất Linh] từ chức bộ trưởng rồi sang Tàu lần nữa. Các trụ sở Việt Quốc lần lượt bị tảo thanh. Công an xung phong đột nhập tòa báo lục soát, bắt bớ. Các đảng viên cao cấp như bác Hể, bác Đoá, Trí, Dị... bị đem đi biệt tích. Tờ Việt Nam đình bản... Toà báo ngoài Papa, chỉ còn lèo tèo vài đồng chí lai vãng: anh Bảng, Kính, anh Cống, bác Thắng..."[25]
Trần Khánh Triệu không có mặt ở nhà hôm tòa báo bị bao vây đêm 12-7-46, vì vậy Huy Quang Vũ Đức Vinh không nói đến người con trai nuôi của Khái Hưng trong bài viết. Việc các Các đảng viên cao cấp như bác Hể [Phạm Văn Hể], bác Đoá [Nguyễn Đình Đoá], Trí [Vũ Đình Trí tức nhà thơ Vũ Hoằng], Dị... bị đem đi biệt tích, là chuyện có thật, nhưng có lẽ họ không bị bắt ở toà báo mà ở chỗ khác.
Sau đó Chính Nghiã nghỉ ba tuần, đến ngày 29-7- 46 mới ra số 9, vẫn giữ nguyên đường lối cũ. Báo Việt Nam chắc cũng bị ngưng một thời gian, chúng tôi không có đầy đủ báo Việt Nam sau số 112 (31-3-46) nên không biết rõ việc này.
"Chuyện lẩn thẩn" trong tờ Việt nam ký tên Chàng lẩn thẩn- sau này khi chiến tranh bùng nổ anh bị bắt ở Bắc-ninh)"[27]
Trần Khánh Triệu đã vô tình cho ta biết gốc gác Chàng lẩn thẩn: "anh Bảng (người phụ trách mục "Chuyện lẩn thẩn" trong tờ Việt nam ký tên Chàng lẩn thẩn- sau này khi chiến tranh bùng nổ anh bị bắt ở Bắc-ninh".
Vậy sự che đậy của Khái Hưng cũng vô ích, Chàng lẩn thẩn vẫn bị nhân diện và bị bắt, có thể cùng lúc với Khái Hưng.
Theo lời Nguyễn Thạch Kiên, trong toà soạn, lúc đó còn có: Hồ Lễ, Vũ Đình Trí (tức Vũ Hoằng tác giả tập thơ Hoàng Diệu, in năm 1943), Phù Bình Thảo (Nguyễn Văn Bảng), Đỗ Tốn, Trình Quốc Cang, Nhượng Tống, v.v... [28]
Vậy Chàng lẩn thẩn tên thật là anh Bảng, tức Nguyễn Văn Bảng. Và Nguyễn Văn Bảng còn có bút hiệu khác là Phù Bình Thảo, người viết tùy bút và làm những bài thơ ái quốc trên báo Chính Nghiã, và là bạn đồng hành của Đỗ Tốn trong chuyến sang Tàu, bởi vì Phù Bình Thảo có làm bài thơ Bằng hữu ca tặng Đỗ Tốn, nhắc lại những ngày cùng nhau phiêu bạt.
Chàng lẩn thẩn (Nguyễn Văn Bảng) còn là người cộng sự tin cẩn nhất của Khái Hưng, như lời Khánh Triệu:
"Dù trong một thời gian tình hình gay go đến như vậy ba tôi vẫn cùng anh Bảng say sưa hoạch định tương lai cho tờ báo. Hai người mướn một toà nhà ở phố Thái phiên (Chợ Hôm), mời cụ Phan Khôi, ông Tô Ngọc Vân lại bàn soạn. Qua câu chuyện của các người lớn đó (lẽ tất nhiên tôi chỉ được nghe lỏm) thì tờ báo sẽ ra mắt độc giả vào khoảng tháng Giêng, 1947. Tiếc thay dự định ấy chẳng bao giờ thành được" [29].
Tờ báo được Khái Hưng và Chàng lẩn thẩn, một nhân tài mới ngoài hai mươi tuổi, "say sưa hoạch định" là tờ Thời Phong, thuần túy văn nghệ, sẽ ra đời sau khi hai tờ báo đấu tranh Việt Nam và Chính Nghiã đóng cửa.
Tóm lại, Thời Phong đã được lên kế hoạch từ tháng 7-46, khi Phan Khôi ra Hà Nội ở nhà Khái Hưng, trước khi ông bị bắt ngày 12-7-46, tại toà soạn và bị dẫn độ lên Việt Bắc.
Truyện ngắn: Người anh hùng, Nhung, Lời nguyền, Bóng giai nhân, Khói hương, Quan Công sứ, Hổ, và Tiếng người xa[39].
Last edited by LDN on Sun Jul 31, 2022 4:37 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Trung thành với nghệ thuật của mình, Khái Hưng, trong chín truyện ngắn sau cùng: Tây xông nhà, Người anh hùng, Nhung, Lời nguyền, Bóng giai nhân, Khói hương, Quan Công sứ, Hổ và Tiếng người xa, vẫn giữ nguyên phong độ ngày trước. Tây xông nhà, viết về thời kỳ 1930, cách mạng Nguyễn Thái Học. Tám truyện ngắn sau viết về thời kỳ Vụ Bản. Khái Hưng luôn luôn ghi lại dấu ấn những nơi mình đã sống, những hoàn cảnh mình đã trải qua. Vụ Bản là nơi ông để lại dấu ấn sau cùng, qua những chân dung nhân vật, người Việt, người Mường, người Pháp, những cảnh núi đồi hùng vĩ bí mật, không khí liêu trai, và lối sống, tín ngưỡng Mường. Ngòi bút đoản thiên của ông, từ tác phẩm đầu tiên, năm 1932, đã mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam, bây giờ ông đi đoạn hậu, trong giai đoạn khó khăn, mà sáng tác thuần tuý đã bị bỏ rơi để nhường chỗ cho tuyên truyền phi nghệ thuật. Ông còn muốn tạo ngọn gió mới Thời phong, khi Tự Lực văn đoàn đã tan rã.
Những truyện ngắn cuối cùng của ông, một số rất nhẹ nhàng, viết tự nhiên như ăn và thở, như Bóng giai nhân, người đẹp ở sàn lim số 18 đã làm "rung động" bao nhiêu "anh em cách mạng" Hoả lò: "Sàn lim mười tám" là một người bé nhỏ, xinh xắn; đôi mắt sáng với cặp môi tươi trong khuôn mặt trái soan, nước da nhỏ mịn tuy rám nắng..." Nhưng không phải vì sắc đẹp của nàng mà "anh em" chạy quanh sàn lim mười tám, mà vì đôi hàng "tiểu sử": nàng đã từng trốn thoát, những ba lần, lần nào cũng can trường tiếp tục, thay hình đổi dạng, khi là nữ sinh, khi giả trai, khi nhuộm răng cánh kiến... Giai nhân chỉ ở lại sàn lim có một đêm, sáng sau nàng bị cùm tay dẫn đi nơi khác, nhưng bóng nàng đã thoáng qua nơi giam cầm như chút ánh nắng tươi hé ra giữa khoảng trời mây đen đặc". Khái Hưng chính là ánh nắng ấy, trong đêm đen trời Việt.
Quan công sứ, một hình ảnh đặc biệt của Vụ Bản: là một Cụ lớn tây lai có cái thú kiểm duyệt thư tù, đọc xong ghi vào chữ "lu"[đã duyệt], dưới ký tên và chức vụ "Công sứ nước Pháp tại Hoà Bình", đôi khi kèm theo một lời bình rất hóm. Tù nhân quen được đọc những lời phê hóm hỉnh của công sứ, khi ông ta bị đổi đi chỗ khác, người tù như thiếu vắng một người bạn, một nguồn vui. Con ma thuốc phiện trong truyện Khói hương là một thứ ma hoạt kê, thần kỳ, liêu trai kiểu Mường, lạ lùng, hài hước và thâm thúy. Tiếng người xa truyện người vợ, chồng làm cách mệnh phải trốn đi xa, một hôm nàng nghe đài Cựu Kim Sơn, giờ phát thanh tiếng Việt, thấy giọng chàng. Nàng bán tất cả nữ trang, mua cái máy bắt sóng, để nghe tiếng nói mà nàng chắc chắn của chồng. Nàng sống một đời khác, từ đó, không cô đơn, cô độc.
Tây xông nhà là một tự truyện, viết về một kỷ niệm lạ lùng của tác giả: ông được Tây đến "xông nhà" tối mùng một Tết Canh Ngọ, tức là tối 30-1-1930. Mà như ta đã biết, Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định Tổng khởi nghiã ngày 10-2-1930. Người Tây ấy là một người Áo, can án tử hình trốn sang Pháp, đăng lính Lê dương. Rồi hắn sang ta, làm quan Đại, tức Quan Đại Lý Ninh Giang, tiếng Pháp là Monsieur le Délégué, đích thực hắn là Xếp Pô-Lít, nhưng ai vô phúc không biết, gọi thẳng chức thật của hắn thì phải biết. Hắn đến nhà Khái Hưng truy lùng tên C. trưởng ban ám sát của cái đảng mà chủ nhà "rất quen thuộc". Chỉ với cốt truyện nhẹ nhàng như thế, nhưng Khái Hưng đã tạo nên bầu không khi nghẹt thở, khi một người dân, dù là con quan tổng đốc, dù không thiếu lời lẽ cứng cỏi để ứng đáp với Tây, vẫn bị một kẻ cựu sát nhân, cùng quê với Hitler, đến khám nhà, không trát tòa. Ở đây Khái Hưng dùng thứ ngôn ngữ nhiều tầng mà ông sở trường, để tố cáo tội ác: chỉ một chữ Áo đủ gây cảm giác Hitler, hai chữ quan Đại, đủ tỏ mật độ giao lưu giữa thực dân và phong kiến. Nếu ở Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng dùng thứ ngôn ngữ tẩm văn hoá thì ở Tây xông nhà, ông dùng thứ ngôn ngữ ẩn ngụ tội ác và độc tài.
Những truyện ngắn cuối cùng của ông, một số rất nhẹ nhàng, viết tự nhiên như ăn và thở, như Bóng giai nhân, người đẹp ở sàn lim số 18 đã làm "rung động" bao nhiêu "anh em cách mạng" Hoả lò: "Sàn lim mười tám" là một người bé nhỏ, xinh xắn; đôi mắt sáng với cặp môi tươi trong khuôn mặt trái soan, nước da nhỏ mịn tuy rám nắng..." Nhưng không phải vì sắc đẹp của nàng mà "anh em" chạy quanh sàn lim mười tám, mà vì đôi hàng "tiểu sử": nàng đã từng trốn thoát, những ba lần, lần nào cũng can trường tiếp tục, thay hình đổi dạng, khi là nữ sinh, khi giả trai, khi nhuộm răng cánh kiến... Giai nhân chỉ ở lại sàn lim có một đêm, sáng sau nàng bị cùm tay dẫn đi nơi khác, nhưng bóng nàng đã thoáng qua nơi giam cầm như chút ánh nắng tươi hé ra giữa khoảng trời mây đen đặc". Khái Hưng chính là ánh nắng ấy, trong đêm đen trời Việt.
Quan công sứ, một hình ảnh đặc biệt của Vụ Bản: là một Cụ lớn tây lai có cái thú kiểm duyệt thư tù, đọc xong ghi vào chữ "lu"[đã duyệt], dưới ký tên và chức vụ "Công sứ nước Pháp tại Hoà Bình", đôi khi kèm theo một lời bình rất hóm. Tù nhân quen được đọc những lời phê hóm hỉnh của công sứ, khi ông ta bị đổi đi chỗ khác, người tù như thiếu vắng một người bạn, một nguồn vui. Con ma thuốc phiện trong truyện Khói hương là một thứ ma hoạt kê, thần kỳ, liêu trai kiểu Mường, lạ lùng, hài hước và thâm thúy. Tiếng người xa truyện người vợ, chồng làm cách mệnh phải trốn đi xa, một hôm nàng nghe đài Cựu Kim Sơn, giờ phát thanh tiếng Việt, thấy giọng chàng. Nàng bán tất cả nữ trang, mua cái máy bắt sóng, để nghe tiếng nói mà nàng chắc chắn của chồng. Nàng sống một đời khác, từ đó, không cô đơn, cô độc.
Tây xông nhà là một tự truyện, viết về một kỷ niệm lạ lùng của tác giả: ông được Tây đến "xông nhà" tối mùng một Tết Canh Ngọ, tức là tối 30-1-1930. Mà như ta đã biết, Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định Tổng khởi nghiã ngày 10-2-1930. Người Tây ấy là một người Áo, can án tử hình trốn sang Pháp, đăng lính Lê dương. Rồi hắn sang ta, làm quan Đại, tức Quan Đại Lý Ninh Giang, tiếng Pháp là Monsieur le Délégué, đích thực hắn là Xếp Pô-Lít, nhưng ai vô phúc không biết, gọi thẳng chức thật của hắn thì phải biết. Hắn đến nhà Khái Hưng truy lùng tên C. trưởng ban ám sát của cái đảng mà chủ nhà "rất quen thuộc". Chỉ với cốt truyện nhẹ nhàng như thế, nhưng Khái Hưng đã tạo nên bầu không khi nghẹt thở, khi một người dân, dù là con quan tổng đốc, dù không thiếu lời lẽ cứng cỏi để ứng đáp với Tây, vẫn bị một kẻ cựu sát nhân, cùng quê với Hitler, đến khám nhà, không trát tòa. Ở đây Khái Hưng dùng thứ ngôn ngữ nhiều tầng mà ông sở trường, để tố cáo tội ác: chỉ một chữ Áo đủ gây cảm giác Hitler, hai chữ quan Đại, đủ tỏ mật độ giao lưu giữa thực dân và phong kiến. Nếu ở Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng dùng thứ ngôn ngữ tẩm văn hoá thì ở Tây xông nhà, ông dùng thứ ngôn ngữ ẩn ngụ tội ác và độc tài.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Lời nguyền là một kiệt tác, kết hợp ba yếu tố: thực dân, phong kiến, liêu trai, trong một lời nguyền thuần Việt. Đầu tiên hết, Khái Hưng vào truyện bằng sự ngạo nghễ, ngự trị trên đỉnh đồi:
"Đồ sộ, chót vót trên đỉnh đồi cao, đồn Vụ Bản hách dịch nhìn xuống con đường đá nối Nho Quan với Hoà Bình. Trên một quả đồi đối diện và thấp hơn, khu trại giam chính trị phạm náu mình trong hàng dậu đầy nứa nhọn và hai hàng cọc chăng giây thép gai."
Rồi: "Xa xa về phiá tây nam, dẫy núi Hoành Sơn sừng sững như một bức thành kiên cố đứng ngăn. Buổi sáng nó chìm biến vào trong sương dầy trắng đục, buổi chiều nó lờ mờ trong sương lam bốc lên như khói. Buổi trưa nó lấp lánh ném ánh bạc của những cây ngân diệp mọc bên sườn".
Hai khung cảnh sừng sững đối đầu: Một bên là đồi Vụ Bản ngạo nghễ châm đầy cọc nứa và dây thép gai. Một bên là dãy Hoành Sơn, huyền ảo, bí mật, ngăn chặn. Tất cả nằm trong không gian Mường, u uất, thần bí, liên hệ tới một lời nguyền.
Bây giờ đến con người: Đồn Vụ Bản được "kiến thiết theo chương trình thống trị", có một vị quản đồn là ông Tăng trấn giữ. Ông quản Tăng ăn như Tây, ở như Tây, tay cẩm roi da quay tít như Tây, có chó Tây kếch sù hầu cận. Lên phố ông mặc trào phục với hàng huy chương rực rỡ trên ngực. Ông quản trở thành quan Quản, rồi chẳng bao lâu, Cụ Lớn. Cụ Lớn hét ra lửa, thủa mới về nhậm chức mới hơn hai tháng đã cưới cô nàng hầu người Kinh con một thương gia giầu có trên phố chợ, rồi sáu tháng sau, kén luôn một lúc hai cô nàng hầu người Mường.
Bỗng một hôm, có một cụ già và một thiếu phụ quê mùa, hỏi đường qua sông, lên đồn, xin gặp ông quản. Bị lính chặn lại, hạch hỏi: bà con thế nào với quan. Ông cụ lúng túng, người đàn bà đỡ lời:
"Thưa ông cụ... sinh ra quan. Còn tôi là vợ... quan".
Đúng lúc ấy, cụ lớn đứng trong sân ngó ra, thấy hai cha con người nhà quê, cụ lớn quát:
- Đuổi cổ chúng nó ra!
Người lính không dám phân trần. Người cha, người vợ, chỉ kịp kêu lên hai tiếng: Tăng! Anh Tăng! Thì bị đẩy ra ngoài, cổng đóng sập lại.
Ông già lỡ khoe với người lái đò đưa mình qua sông là bố thằng Tăng, ông không thể trở lại đường cũ, ông chọn lối khác với một lời nguyền...
"Từ đó lời nguyền vẫn thiêng. Những người cha, người vợ lên đây thăm con, thăm chồng, khi trở về đều ốm nặng rồi chết".
Chưa có lời nguyền nào độc địa như thế. Bởi đây không chỉ là lời nguyền của người cha mất con, mà của cả một dân tộc bị mất linh hồn. Cái chết trầm mình của ông già với lời thề độc bên sông, có nghiã là từ nay đứa nào có con theo Tây, thì sẽ chết như thế, và từ trước đến nay, Khái Hưng cũng chưa viết truyện ngắn nào đạt độ kinh hoàng và bi đát đến thế.
C.t.
"Đồ sộ, chót vót trên đỉnh đồi cao, đồn Vụ Bản hách dịch nhìn xuống con đường đá nối Nho Quan với Hoà Bình. Trên một quả đồi đối diện và thấp hơn, khu trại giam chính trị phạm náu mình trong hàng dậu đầy nứa nhọn và hai hàng cọc chăng giây thép gai."
Rồi: "Xa xa về phiá tây nam, dẫy núi Hoành Sơn sừng sững như một bức thành kiên cố đứng ngăn. Buổi sáng nó chìm biến vào trong sương dầy trắng đục, buổi chiều nó lờ mờ trong sương lam bốc lên như khói. Buổi trưa nó lấp lánh ném ánh bạc của những cây ngân diệp mọc bên sườn".
Hai khung cảnh sừng sững đối đầu: Một bên là đồi Vụ Bản ngạo nghễ châm đầy cọc nứa và dây thép gai. Một bên là dãy Hoành Sơn, huyền ảo, bí mật, ngăn chặn. Tất cả nằm trong không gian Mường, u uất, thần bí, liên hệ tới một lời nguyền.
Bây giờ đến con người: Đồn Vụ Bản được "kiến thiết theo chương trình thống trị", có một vị quản đồn là ông Tăng trấn giữ. Ông quản Tăng ăn như Tây, ở như Tây, tay cẩm roi da quay tít như Tây, có chó Tây kếch sù hầu cận. Lên phố ông mặc trào phục với hàng huy chương rực rỡ trên ngực. Ông quản trở thành quan Quản, rồi chẳng bao lâu, Cụ Lớn. Cụ Lớn hét ra lửa, thủa mới về nhậm chức mới hơn hai tháng đã cưới cô nàng hầu người Kinh con một thương gia giầu có trên phố chợ, rồi sáu tháng sau, kén luôn một lúc hai cô nàng hầu người Mường.
Bỗng một hôm, có một cụ già và một thiếu phụ quê mùa, hỏi đường qua sông, lên đồn, xin gặp ông quản. Bị lính chặn lại, hạch hỏi: bà con thế nào với quan. Ông cụ lúng túng, người đàn bà đỡ lời:
"Thưa ông cụ... sinh ra quan. Còn tôi là vợ... quan".
Đúng lúc ấy, cụ lớn đứng trong sân ngó ra, thấy hai cha con người nhà quê, cụ lớn quát:
- Đuổi cổ chúng nó ra!
Người lính không dám phân trần. Người cha, người vợ, chỉ kịp kêu lên hai tiếng: Tăng! Anh Tăng! Thì bị đẩy ra ngoài, cổng đóng sập lại.
Ông già lỡ khoe với người lái đò đưa mình qua sông là bố thằng Tăng, ông không thể trở lại đường cũ, ông chọn lối khác với một lời nguyền...
"Từ đó lời nguyền vẫn thiêng. Những người cha, người vợ lên đây thăm con, thăm chồng, khi trở về đều ốm nặng rồi chết".
Chưa có lời nguyền nào độc địa như thế. Bởi đây không chỉ là lời nguyền của người cha mất con, mà của cả một dân tộc bị mất linh hồn. Cái chết trầm mình của ông già với lời thề độc bên sông, có nghiã là từ nay đứa nào có con theo Tây, thì sẽ chết như thế, và từ trước đến nay, Khái Hưng cũng chưa viết truyện ngắn nào đạt độ kinh hoàng và bi đát đến thế.
C.t.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Cái chết của Khái Hưng
Nam Kỳ lục tỉnh
“Phải giết chứ! Nó là đại phản động! Nó là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng”
Trong một số trước đây chúng tôi đã đăng tin đồn rằng ông Trần Khánh Giư, biệt hiệu Khái Hưng hình như đã bị Việt Minh xử tử ở vùng xuôi ngay từ khi khởi đầu cuộc tác chiến. Tuy nhiên vẫn chỉ là một tin đồn, và cái chết của nhà văn Khái Hưng vẫn còn là một dấu hỏi.
Chúng tôi vừa gặp một người tản cư ở vùng xuôi mới tới Hà Thành. Người ấy có thuật lại như sau này:
“Nhà văn Khái Hưng! Tôi biết lắm và tôi chắc chắn rằng ông ấy đã bị Việt Minh xử tử rồi. Lúc khởi cuộc chiến tranh ông ấy chạy về quê vợ ở Nam Trực hay Nghĩa Hưng, thuộc tỉnh Nam Định. Ông ấy bị bắt ngay và bị giam với bạn tôi, ông Lưu Ngọc Văn, dạy học và tác giả một cuốn sách cho trẻ em do “Đời Nay” xuất bản. Hai người bị giam cùng nhiều người khác ở Lạc Quần (Nam Định), là nơi tập trung một số lớn các người bị tình nghi về chính trị và bị bắt ở vùng xuôi.
Vì hồi đó tôi vận động cho một người bà con cũng bị giam ở Lạc Quần nên có liên lạc với bọn công an Việt Minh phụ trách về công việc trong toàn tỉnh Nam Định.
Một buổi tối kia vào khoảng đầu tháng Chạp ta, em ruột viên công an trưởng Nam Định có tới nhà tôi, kể chuyện với tôi:
- Hôm qua, tôi phải vất vả suốt đêm.
- Vì công tác gì vậy?
- Tôi cùng mấy anh em công an phải đưa tên Khái Hưng xuống tận Văn Lý, xử bắn y ở đấy.
- Khái Hưng! Theo tôi chỉ là một nhà văn. Ông ta có tội gì mà phải đến nỗi bị xử tử?
Người em ruột viên công an trưởng dõng dạc nói: “Phải giết chứ! Nó là đại phản động! Nó là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Để cho sống thế nào được?”
Người ấy lại nói tiếp: “Tôi chắc ông Khái Hưng bị giết rồi, vì người em viên công an trưởng Nam Định nói với tôi không phải với một giọng đùa. Không những thế, ít ngày sau, bạn tôi, ông Lưu Ngọc Văn bị đưa đi giam ở Đầm Đùn, cách Nho Quan 7 cây số, trên đường đi Chi Nê thế mà không thấy có ông Khái Hưng”.
Cách đó ít lâu đến ông Văn cũng bị chúng giết chết vì tội phản động: chúng không bắn, có lẽ sợ mang tiếng, mà đẩy tường cho đổ vào người và chôn sống”.
Báo Ngày Mới
24-1-1948
Nam Kỳ lục tỉnh
“Phải giết chứ! Nó là đại phản động! Nó là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng”
Trong một số trước đây chúng tôi đã đăng tin đồn rằng ông Trần Khánh Giư, biệt hiệu Khái Hưng hình như đã bị Việt Minh xử tử ở vùng xuôi ngay từ khi khởi đầu cuộc tác chiến. Tuy nhiên vẫn chỉ là một tin đồn, và cái chết của nhà văn Khái Hưng vẫn còn là một dấu hỏi.
Chúng tôi vừa gặp một người tản cư ở vùng xuôi mới tới Hà Thành. Người ấy có thuật lại như sau này:
“Nhà văn Khái Hưng! Tôi biết lắm và tôi chắc chắn rằng ông ấy đã bị Việt Minh xử tử rồi. Lúc khởi cuộc chiến tranh ông ấy chạy về quê vợ ở Nam Trực hay Nghĩa Hưng, thuộc tỉnh Nam Định. Ông ấy bị bắt ngay và bị giam với bạn tôi, ông Lưu Ngọc Văn, dạy học và tác giả một cuốn sách cho trẻ em do “Đời Nay” xuất bản. Hai người bị giam cùng nhiều người khác ở Lạc Quần (Nam Định), là nơi tập trung một số lớn các người bị tình nghi về chính trị và bị bắt ở vùng xuôi.
Vì hồi đó tôi vận động cho một người bà con cũng bị giam ở Lạc Quần nên có liên lạc với bọn công an Việt Minh phụ trách về công việc trong toàn tỉnh Nam Định.
Một buổi tối kia vào khoảng đầu tháng Chạp ta, em ruột viên công an trưởng Nam Định có tới nhà tôi, kể chuyện với tôi:
- Hôm qua, tôi phải vất vả suốt đêm.
- Vì công tác gì vậy?
- Tôi cùng mấy anh em công an phải đưa tên Khái Hưng xuống tận Văn Lý, xử bắn y ở đấy.
- Khái Hưng! Theo tôi chỉ là một nhà văn. Ông ta có tội gì mà phải đến nỗi bị xử tử?
Người em ruột viên công an trưởng dõng dạc nói: “Phải giết chứ! Nó là đại phản động! Nó là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Để cho sống thế nào được?”
Người ấy lại nói tiếp: “Tôi chắc ông Khái Hưng bị giết rồi, vì người em viên công an trưởng Nam Định nói với tôi không phải với một giọng đùa. Không những thế, ít ngày sau, bạn tôi, ông Lưu Ngọc Văn bị đưa đi giam ở Đầm Đùn, cách Nho Quan 7 cây số, trên đường đi Chi Nê thế mà không thấy có ông Khái Hưng”.
Cách đó ít lâu đến ông Văn cũng bị chúng giết chết vì tội phản động: chúng không bắn, có lẽ sợ mang tiếng, mà đẩy tường cho đổ vào người và chôn sống”.
Báo Ngày Mới
24-1-1948
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Khái Hưng và vị trí của Khái Hưng trong tổ chức văn học Tự lực văn đoàn
VNkienthuc
1 Tổ chức văn học Tự lực văn đoàn
1.1 Khái quát về tổ chức văn học Tự lực văn đoàn
Tự lực văn đoàn chính thức thành lập vào tháng 3/ 1933, tính từ tuyên bố trên báo Phong hóa số 87. Đây là một tổ chức văn học có tôn chỉ riêng và có đội ngũ gồm nhiều nhà văn tài năng đã góp phần xây dựng văn học nước nhà. Thực chất, hoạt động báo chí của họ đã tiến hành sớm hơn từ khi báo Phong hóa ra đời năm 1932 (do Trần Khánh Giư làm chủ bút, Phạm Hữu Ninh làm quản lí). Tự lực văn đoàn gồm tám thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ (Nguyễn Thế Lữ), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Trần Tiêu và Xuân Diệu, còn được gọi là “bát tú” (Trong bếp núc của Tự lực văn đoàn). Đội ngũ của Tự lực văn đoàn khá đều tay và sung sức. Mỗi thành viên lại có một phong cách sáng tác, một hương vị riêng đều rất xuất sắc, nhưng chủ lực vẫn là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo, trung tâm hoạt động của văn đoàn.
Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn gồm 10 điều:
Điều 1. Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi: mục đích để làm giàu thêm văn sản trong nước.
Điều 2: Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho người và cho xã hội ngày một hay hơn lên.
Điều 3: Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và cổ động cho những người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
Điều 4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu , ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam.
Điều 5: Lúc nào cũng mới mẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
Điều 6: Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước nhà mà có tính cách bình dân khiến cho người khác đem long yêu nước một cách bình dân . Không có tình cách trưởng giả quý phái.
Điều 7: Trọng tự do cá nhân.
Điều 8: Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa.
Điều 9. Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam.
Điều 10: Theo một trong chín điểm này cũng được miễn là đừng trái ngược với những điều khác.
Mặc dù tiêu chỉ của Tự lực văn đoàn đưa ra chưa thật kín kẽ, vẫn còn có những chỗ chưa thực hợp lí như điều 2, 3, 6 trùng lặp và điều 10 không quan trọng nhưng có những điểm rất tiến bộ, đáng quan tâm như chú trọng ý thức làm giàu cho văn chương nước nhà (điều 1), ca tụng những nét hay và vẻ đẹp của nước (điều 6), dùng lối văn có tính cách An Nam (điều 4)và đặc biệt là tôn trọng tự do cá nhân (điều 7). Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn nhìn chung là tiến bộ khi nói đến tình cảm dân tộc trong văn chương, ý thức về tự do các nhân và sự quan tâm đến vấn đề bình dân. Tuy nhiên các điều trong tôn chỉ còn bộc lộ tính nửa vời, không sát thực tế. Ví như, tôn chỉ nói đến dân tộc nhưng chỉ chú ý nhiều đến văn sản nước nhà, đến tình cách An Nam trong văn chương mà chưa khai thác sâu vào thực trạng của đất nước dưới chế độ thực dân phong kiến, tình hình đấu tranh của quần chúng…. Tôn chỉ đề cao tự do cá nhân nhưng chưa đề cập đến tự do trong bối cảnh chung của đất nước, cộng đồng.
Tự lực văn đoàn ra đời trong bối cảnh đất nước những năm 30 thế kỉ XX với nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh như phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, khởi nghĩa Yên Thế. Các phong trào đấu tranh thất bại, cuộc đấu tranh của dân tộc rơi vào tình thế khó khăn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lí chung của xã hội. Thời điểm đó cũng có nhiều văn đoàn, nhóm phái văn chương như Xuân Thu nhã tập, nhóm Tao Đàn, nhóm thơ Bình Định, trường thơ Bạch Nga, nhóm thơ Dạ Đài…Tuy nhiên, vị trí của Tự lực văn đoàn trong lòng độc giả vẫn chiếm tầm ảnh hưởng không nhỏ. Có được thành tựu ấy không phải là điều ngẫu nhiên mà có căn nguyên sâu xa từ hoàn cảnh xã hội, nhu cầu đổi mới sinh hoạt văn nghệ của xã hội và sự hiện diện của tầng lớp công chúng mới ở thành thị. Tự lực văn đoàn ra đời từ nhiều yếu tố rất phức tạp của hoàn cảnh và tâm thế xã hội: chính sách đô hộ của thực dân Pháp; tiến trình cải cách, cách tân xã hội; cuộc sống và tâm lý của công chúng đô thị; giao lưu văn hoá; sự thức tỉnh của ý thức cá nhân; ý hướng, khát vọng, tài năng, nỗ lực của cả một thế hệ nhà văn mới. Nhà cầm quyền Pháp đã đưa Bảo Đại hồi loan và tiến hành một số cải cách trong chính sách cai trị. Có thể nói, đây là hình thức đầu tiên của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam, là hình thức dùng người Việt trị người Việt. Bọn chúng đã tuyên truyền rùm beng gây hẳn một phong trào cởi mở giả tạo, muốn làm cho người ta tin vào vai trò khai hoá của Pháp để đưa Việt Nam đến một tương lai tốt đẹp. Dưới sự đạo diễn của Pháp, ngay sau khi về nước, Bảo Đại đã đưa ra một loạt chính sách: canh cải hành chính, sửa đổi đường lối giáo dục, có nhiều ý kiến, dự định cải cách, canh tân. Bảo Đại đã cải tổ lại nội các, các quan già bị bãi bỏ, thay vào đấy là các thượng thư còn rất trẻ. Là một ông vua Tây học, ông bãi bỏ các hủ tục, nghi lễ phiền phức mà nam triều đã khuôn mình từ trước. Chính Bảo Đại còn xé rào cưới cho bằng được một người vợ là con gái thứ dân và khác đạo với hoàng gia. Bảo Đại bỏ chế độ đa thê, thực thi chế độ một vợ một chồng. Những điều này có sự ảnh hưởng, mối liên hệ rất lớn đến mục tiêu của Tự lực văn đoàn đó là cổ vũ cho một lối sống mới, cải cách xã hội đem đến cho xã hội một không khí vui vẻ, trẻ trung.
Dưới chế độ thuộc địa Pháp, ở nước ta một hệ thống đô thị hiện đại, với tầng lớp thị dân có sinh hoạt vật chất, tinh thần, lối sống khác hẳn cư dân các đô thị thời phong kiến. Trong đó có tầng lớp phú hào tân đạt, những doanh thương, nghiệp chủ, có thể gọi là tầng lớp tư sản bản xứ trở nên giàu có, sống đời trưởng giả: có xe hơi, biệt thự, nhà lầu, đồn điền, nhà cho thuê...yêu chuộng nếp sống theo khuôn mẫu người Tây. Bên cạnh đó là tầng lớp trung lưu đông đảo: công chức bảo hộ, tiểu thương, tiểu chủ, thị dân…có việc làm tương đối ổn định, có cửa tiệm, gánh hàng, có việc làm để kiếm tiền, sống dễ dàng hơn dân quê chân lấm tay bùn. Họ yêu mến nếp sống thị thành mà họ cho là tự do hơn, dân chủ hơn, tiện nghi hơn, văn minh hơn. Hàng năm các trường Pháp Việt cao cấp, trung cấp lần lượt cho ra đời đông đảo hạng trí thức mới. Họ không còn là những ông đồ nửa Nho nửa Tây như giai đoạn trước nữa, mà là những trí thức tân học trẻ trung không hề biết, hoặc biết rất ít Hán học. Họ thạo Pháp văn, có thể tiếp xúc, thâm nhiễm tri thức, tư tưởng, văn hoá phương Tây từ học đường, sách báo. Một số người được qua Pháp du học, trực tiếp hít thở không khí xã hội Tây, hấp thụ tư tưởng tự do, dân chủ và nếp sống văn hoá phương Tây. Lớp trí thức mới này, phần nào thấy được nỗi nhục của thân phận người dân mất nước. Một số lên tiếng đòi tự do chính trị, nghề nghiệp. Mặt khác, họ cũng phản tỉnh, thấy xứ mình, dân mình chìm đắm trong đói nghèo, tăm tối, trong hủ tục lạc hậu, cần phải cải cách, canh tân, thấy đạo Tống Nho trong thực tế đã đưa xã hội ta vào vòng ngưng trệ, tù hãm. Vì thế, họ dứt khoát từ bỏ cuộc đời cũ biến cải và thay đổi hoàn cảnh. Họ khao khát sống tươi trẻ, tự do với thời hiện đại Chính tầng lớp thị dân mới này là công chúng của nền văn học mới, là độc giả đón nhận nồng nhiệt văn chương lãng mạn và Tự lực văn đoàn. Họ cũng là thánh địa, là miền đất hứa mà nhiều tác giả muốn khám phá, phát biểu, và qua đó bộc lộ quan điểm sáng tác của mình. Các nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam đều là những nhà trí thức Tây học có tư tưởng cấp tiến , đầu óc dân chủ và mong muốn xây dựng cho văn chương nước nhà một nền văn chương có bản sắc dân tộc. Trong Tự lực văn đoàn cũng có hai thành viên là hai nhà thơ chủ chốt của phong trào Thơ mới là Xuân Diệu và Thế Lữ. Họ cũng là những người nghệ sĩ kiểu mới có tình cảm dân tộc, đề cao bình đẳng, dân chủ, chuộng tự do cá nhân. Tự lực văn đoàn và Thơ mới như hai bó hoa đẹp của văn chương khi bước vào thời hiện đại. Những trang văn của Tự lực văn đoàn cũng như áng thơ của phong trào Thơ mới đã đáp ứng được một phần yêu cầu và mong ước của độc giả. Tự lực văn đoàn sớm gây được uy tín và dần chiếm lĩnh văn đàn nhờ những cây bút sắc sảo tài năng và khả năng tổ chức văn học rất hiệu quả. Quan niệm nghệ thuật mà họ theo đuổi là quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
Đánh giá về Tự lực văn đoàn có nhiều ý kiến khác nhau, khen có, chê có. Song, khách quan, công bằng mà nói : “Tự lực văn đoàn có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự mở đầu cho một giai đoạn và khi một giai đoạn mới được mở ra thì lại có nhiều hướng phát triển. Tự lực văn đoàn có công gợi mở, khai phá còn văn xuôi về sau phát triển nhiều màu vẻ” (Tô Hoài) (2, 414). Nhà văn Bùi Hiển cũng nhận xét về nhân vật trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn với những ấn tượng đẹp: “Đó là những nhân vật có tính phản kháng. Họ dám chống lại lễ giáo, đạo đức của đại gia đình phong kiến. Họ khinh bỉ cả nguồn gốc quyền quý và lối sống bóc lột của gia đình mình như Dũng trong Đoạn tuyệt và Đôi bạn. Mặt biểu hiện thứ hai là họ có tình yêu và tình bạn khá trong sáng và đẹp đẽ. Tất nhiên đây là thời kì đầu. Phần hạn chế rõ rệt nhất ở Nhất Linh và Khái Hưng là sự cách biệt giữa họ với những người lao động” (2, 20). Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét : “Họ đã cho chúng tôi thấy văn chương là việc đúng đắn, sang trọng, gợi cho nhiều người ước muốn lấy nó làm lý tưởng cho đời mình. Nhìn lại trong thời đó, văn chương của Tự lực văn đoàn không giúp ích gì vào việc thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng của tuổi trẻ chúng tôi, trái lại là khác. Nhưng không phải vì vậy mà bỏ qua những đóng góp đáng kể của họ trong văn học nước nhà, nhất là về ngôn ngữ nghệ thuật” (2, 20). Tế Hanh cũng chỉ ra những hạn chế của Tự lực văn đoàn bên cạnh những ưu điểm đã được nhận xét: “Ngày nay, công tâm mà nói, văn xuôi Tự lực văn đoàn không còn lại được như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Tự lực văn đoàn có xu hướng đơn giản về tâm lí hay nói đúng hơn là họ chỉ miêu tả quen thuộc một số trạng thái tâm lí, nhất là trong quan hệ yêu đương nam nữ” (2, 20).
Vũ Tú Nam, nhà văn thuộc thế hệ những người viết văn trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám, am hiểu khá sâu sắc về Tự lực văn đoàn. Khoảng cách thời gian tạo cho ông cái nhìn khách quan hơn về văn đoàn này: “Tự lực văn đoàn có đóng góp tích cực ở nội dung chống phong kiến , đấu tranh tự do, chống phát xít. Nghệ thuật có những cái mới, sách báo in đẹp, tổ chức giỏi. Ngày nay đọc lại Tự lực văn đoàn, ngay với Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, những tác phẩm tiến bộ và tiêu biểu của hai ông chúng ta cám ơn những bước khám phá cho văn xuôi ta những năm ba mươi, nhưng rõ rang đọc Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố vào hơn” (2, 21). Nguyên Ngọc, nhà văn trưởng thành trong Cách mạng chống Pháp cũng có nhận định riêng: “Tôi nghĩ đóng góp của Tự lực văn đoàn đã định hình cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Từ đầu thế kỉ, văn xuôi của ta phát triển theo một hướng mới. Đầu tiên là các nhà nho ảnh hưởng Tây học như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học. Rồi đến Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách là một bước phát triển quan trọng. Phải đến Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết mới thật sự có hình thức hiện đại của nó. Và từ đấy cho đến nay tiểu thuyết đã phát triển trên nửa thế kỉ với nhiều đổi thay nhưng chưa thoát khỏi mô hình tiểu thuyết do Tự lực văn đoàn tạo ra”. (Tự lực văn đoàn định hình cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại). Huy Cận, cộng tác viên thân cận nhất của Tự lực văn đoàn, đã có nhận xét chung thỏa đáng về Tự lực văn đoàn: “Có thể nói Tự lực văn đoàn đóng góp vào văn học sử Việt Nam. Họ có hoài bão về văn hóa dân tộc. Họ có điều kiện để đi vào chuyện văn chương. Đáng phê phán nhất ở Tự lực văn đoàn cũng như Khái Hưng, Nhất Linh là chặng cuối đời. Nhưng cũng đừng vì lăng kính đó mà đánh giá sai họ. Lúc đầu họ có lòng yêu nước thật sự nhưng chọn nhầm đường và cuối cùng là phản động. Các nhà văn trên rơi vào chủ nghĩa cải lương tư sản. Tôi không chịu được lòng thương dân của những ông chủ đồn điền. Tự lực văn đoàn đã có đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết , vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói của câu văn của dân tộc với lối văn rất trong sáng và rất Việt Nam” (2, 418).
Trong tiến trình văn học Việt Nam thời kì hiện đại , Tự lực văn đoàn hơn lúc nào hết so với các giai đoạn trước đây được đánh giá công bằng và đúng đắn với tinh thần tôn trọng một phần di sản văn chương của văn học dân tộc trong thời kì hiện đại. Cho dù vẫn còn những hạn chế song không thể phủ nhận được vai trò của Tự lực văn đoàn và thành tựu trên con đường văn chương mà tám thành viên của văn đoàn đã tạo dựng trong suốt chặng đường từ 1932 đến năm 1942.
1.2 Chủ đề chính trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Chủ đề chính trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói chung đó là chủ đề về dân tộc và chống lễ giáo phong kiến
1.2.1 Xu hướng dân tộc trong văn chương Tự lực văn đoàn
Trong tôn chỉ của Tự lực văn đoàn có những điều đáng ghi nhận trong nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa và văn học nước nhà như điều 1, 4, 6 và điều 9. Cho dù những tôn chỉ của văn đoàn không trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ đấu tranh chính trị của dân tộc nhưng nó vẫn có ý nghĩa xã hội đáng trân trọng.
Tự lực văn đoàn có ý thức xây dựng nền văn học mang bản chất dân tộc. Cái khó khăn của họ là những ngăn cách về giai cấp nên khó phát hiện cái đẹp trong cuộc đời những người lao động vất vả ở thành thị, nông thôn góp phần tạo nên cốt cách cơ bản của hồn dân tộc. Nhưng tính văn nghệ dân tộc như cánh hoa xòe rộng có vẻ đẹp hương thơm, hình dáng, màu sắc và Tự lực văn đoàn đã biết khai thác chỗ mạnh của mình. Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã nhận xét: “Điều tôi muốn lưu ý là phải tìm ở họ cái gì của Việt Nam. Tác phẩm của Tự lực văn đoàn có ý thức khai thác cảnh vật, con người Việt Nam . Cốt truyện, con người đều gắn với những chuyện xảy ra trong cuộc sống. Những nhân vật phụ nữ của Khái Hưng như Mai (trong Nửa chừng xuân), Liên (trong Gánh hàng hoa) và Liên (trong Đoạn tuyệt) đều là những cô gái Việt Nam nết na, thuần hậu. Thiên nhiên trong nhiều tác phẩm của Tự lực văn đoàn rất đẹp, đó là thiên nhiên nhiều miền quê Việt Nam, đặc biệt là của vùng trung du”. Thơ mới cũng tôn vinh dân tộc trong thơ ca, tình yêu quê hương, dân tộc qua những trang thơ đầy tình cảm với dân tộc, với một thiên nhiên đẹp nhiều màu vẻ và sử dụng ngôn ngữ dân tộc chọn lọc, gợi cảm.
Nhân vật trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn là những hình tượng nhân vật mang tính biểu tượng mơ hồ của lòng yêu nước, những suy nghĩ chín chắn của người trí thức trước thời cuộc. Dũng (trong Đoạn tuyệt) là nhân vật nuôi chí hướng theo đuổi mộng ước xa xôi. Trong tư tưởng của nhân vật này có lúc đã day dứt về tình cảnh đất nước và nhân dân. Khái niệm về đất nước mà tác giả thể hiện qua nhân vật còn mơ hồ, nhất là đất nước nô lệ và ý thức về dân vì không tìm thấy hướng giải thoát: “Chiều hôm ấy, Dũng như cảm thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiện cho đất nước ấy không phải là những bực vua chúa danh nhân, chính là đám dân hèn không tên không tuổi. Dân là nước. Yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân”. Nhà phê bình văn học Đỗ Đức Dục cho rằng: “Chỉ cần một chút trung thực lịch sử cũng có thể nhận thấy rằng những hình tượng nhân vật như Dũng trong Đoạn tuyệt, như khách chinh phu hay cái ẩn dụ con hổ nhớ rừng nổi tiếng của Thế Lữ đã thật sự tác động đến tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam những năm ba mươi…” (2, 564).
Cốt truyện trong tiểu thuyết và truyện của Tự lực văn đoàn không vay mượn, mô phỏng những cốt truyện của Tây, Tàu như trong giai đoạn trước mà là truyện quen thuộc của người Việt Nam. Có thể tìm thấy bao cốt truyện mang đặc tính quen thuộc của dân tộc, có khi ở thôn quê, có khi ở chốn thành thị, chuyện người nghèo khổ, chuyện người giàu có nhưng suy cho cùng cũng là cuộc sống và con người Việt Nam. Ví như truyện của Thạch Lam ta thường bắt gặp cảnh làng quê, phố huyện dân dã, quen thuộc với những người lao động nghèo khổ.
Một trong những điểm quan trọng thể hiện tính dân tộc trong tác phẩm của Tự văn đoàn đó là thái độ đối với chính quyền thực dân phong kiến. Tự lực văn đoàn tiền hành hoạt động của mình trên nhiều bình diện, sáng tác văn chương, hoạt động báo chí và xuất bản. Nhạy cảm nhất với thời cuộc là hoạt động báo chí. Hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay gây ấn tượng trong bạn đọc, được nhiều người quan tâm: Phong hóa và Ngày nay không được chính quyền thực dân ưa chuộng mà luôn ở thế tờ báo phải ứng xử khôn khéo đối phó với những bất trắc dễ nảy sinh và chính quyền thực dân cũng luôn theo dõi để răn đe trừng phạt. Văn đoàn chủ yếu sử dụng yếu tố trào phúng châm biếm để phê phán những hiện tượng chướng tai gai mắt trong đời sống chính trị. Do vậy, tờ Phong hóa đã bị đình bản mà theo Tú Mỡ là do việc châm chọc vào chuyện Bảo Đại sang Pháp xin thêm quyền hạn cho Nam triều. Trong mục Trước vành móng ngựa Hoàng Đạo đã mô tả các nhân vật tai to mặt lớn trong đám thực dân phong kiến đi ngược với ý dân với một nghệ thuật độc đáo biến cái tòa án Pháp thành một cái sân khấu trò hề tàn nhẫn, khiến người đọc phải cười ra nước mắt. Hội họa cũng góp một phần quan trọng giúp cho hai tờ báo kí gửi và bộc lộ quan điển chính trị - xã hội rất sâu sắc qua cách thể hiện trào phúng châm biếm sinh động. Tuy nhiên, Tự lực văn đoàn không dám trực diện tấn công vào chế độ thực dân Pháp mà chủ yếu nhằm vào những hoạt động cụ thể của việc quản lí nhà nước và đặc biệt là phê phán bọn quan lại phong kiến.
1.2.2 Xu hướng giải phóng cá nhân và cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến
Dưới chế độ thực dân phong kiến, mỗi người dân Việt Nam đều không có điều kiện phát triển quyền tự do chính đáng của mình. Rất nhiều quyền lợi cá nhân bị tước bỏ. Quyền con người bị hạn chế đến mức tối thiểu. Sống trong gia đình phải phụ thuộc vào cha mẹ, không có quyền tự do hôn nhân, ngoài xã hội không có điều kiện thực hiện quyền tự do công dân. Sự giải phóng cá nhân đã trở thành niềm khao khát và chưa bao giờ vấn đề quyền tự do lại trở nên bức thiết hơn thế. Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới cùng chung tiếng nói đấu tranh đòi quyền tự do cá nhân. Hai tác phẩm Nửa chừng xuân của Khái Hưng và Đoạn tuyệt của Nhất Linh là hai mũi nhọn tấn công mạnh mẽ và có hiệu quả vào dinh lũy của đại gia đình phong kiến. Nửa chừng xuân miêu tả trực tiếp hai thế hệ đối chọi nhau. Một bên là bà Án, loại hình nhân vật phổ biến trong nhiều tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, người giữ quyền uy trong gia đình, ích kỉ, tàn ác, sẵn sang chà đạp lên quyền sống và nhân cách của người khác. Một bên là Mai, người con gái có bản lĩnh trọng nhân cách, không chịu lùi một bước trước sức tiến công của thế lực phong kiến. Mai và Lộc yêu nhau nhưng không được bà Án – mẹ Lộc chấp nhận. Bà tìm cách xua đuổi Mai, chia rẽ Lộc và Mai khiến người con gái bụng mang dạ chửa ấy phải trải qua nhiều cảnh đời khổ cực, nhưng rồi cuối cùng Mai là người thắng thế. Người vợ do bà Án cưới cho Lộc không có con, bà Án đành phải tìm đến Mai, van nài để đón hai mẹ con về nhưng với thân phận làm lẽ. Mai khước từ và phê phán chế độ đa thê, giữ vững vị thế của người phụ nữ có phẩm chất. Thực ra Mai không chỉ phải chịu đựng những cảnh bất công và đau khổ trong chuyện gia đình riêng. Mai còn bị những thế lực cường hào lý dịch áp bức như Hàn Thanh o ép đòi lấy Mai làm lẽ. Cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến thể hiện rõ nét qua những trang viết, những chương độc thoại trực tiếp giữa các nhân vật đối lập. Nhân vật Huy, em trai Mai, đã nói thẳng thắn với bà Án: “Thưa cụ, cụ tức là cái biểu hiện, tức là một người đại diện cho cái nền luân lý cũ. Mà tâm lý chúng cháu thì đã trót nhiễm cái tư tưởng mới. Hiểu nhau khó lắm thưa cụ. Cụ với bọn hậu sinh như chúng cháu như hai con song cùng một nguồn, cùng chày ra bể nhưng mỗi đàng chảy theo một phía dốc bên sườn núi gặp nhau sao được”. Tác phẩm Nửa chừng xuân, mặc dù còn nhiều hạn chế song đây vẫn là tác phẩm có nhiều giá trị, tiến công vào đạo đức bảo thủ của đại gia đình phong kiến, tạo sự đồng tình đông đảo từ phía bạn đọc.
Trong Đoạn tuyệt, Nhất Linh đã sáng tạo nên bức tranh , một cảnh ngộ gia đình với những xung đột nặng nề, quyết liệt giữa cái cũ và cái mỡi. Không “nửa chừng” như Nửa chừng xuân, câu chuyện trong Đoạn tuyệt đúng như tên gọi của nó được giải quyết triệt để không thỏa hiệp nửa vời. Loan, người con gái tân học làm dâu nhà bà Phán, Loan phải chịu đựng cuộc sống nhọc nhằn, nhục nhã. Bị hành hạ về cuộc sống vật chất và tinh thần., Loan là nạn nhân cô đơn trong căn nhà xa lạ này. Người mẹ chồng độc ác thường lôi kéo những đứa con gái thành một phe cánh chống lại con dâu. Nhưng ở đây còn có thêm một lực lượng nữa là Thân, chồng của Loan. Loan trong tình trạng thân cô, thế cô không biết bấu víu vào đâu. Bị hành hạ, đày đọa, Loan phải tự bảo vệ mình nhất là khi bị xúc phạm đến danh dự và phẩm giá con người. Loan nói với mẹ chồng thẳng thắn và kiên quyết: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi. Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai”. Tác giả đã nhắc đến quyền con người, một vấn đề rất nhạy cảm lúc bấy giờ. Con người bị xúc phạm như một con vật, con người phải phản kháng. Tình thế bị đẩy đến chân tường, xung đột phải giả quyết, cái thiện, cái tốt bị chà đạp phải lên tiếng và có sự ủng hộ của cộng đồng. Nhất Linh đã đưa vấn đề vượt ra khỏi phạm vi gia đình, thành vấn đề của công luận. Tác giả đã sử dụng một tình huống ngẫu nhiên dẫn đến cái chết của Thân, người đã ngã vào đúng chiếc dao rọc giấy mà Loan dung để bảo vệ mình. Loan bị quy tội và đây là một dịp bày tỏ hoàn cảnh trước công luận. Chế độ đại gia đình phong kiến đã đẩy bao người vào hoàn cảnh đau khổ. Loan đã được bênh vực ở toàn án qua lời biện hộ hùng hồn, thuyết phục của trạng sư. Đó cũng là điều tác giả muốn gửi gắm, là tiếng nói lương tri, tiếng nói của công lý: “Giữ lấy gia đình. Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với giữ sự nô lệ. Cái chế độ nô lệ đã từ bỏ từ lâu, mỗi lần ta nghĩ đến còn rung mình ghê sợ! Ấy thế mà ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình An Nam”. Tự lực văn đoàn đã dùng nghệ thuật của mình để kiên quyết bênh vực cái mới và công luận xã hội cũng đã đổi khác. Tự lực văn đoàn đã thành công trong trách nhiệm xã hội nặng nề và phức tạp này.
Nhà văn Nguyên Ngọc đã nêu nhận xét: “Điều quan trọng nữa mà Tự lực văn đoàn mang lại là sự khám phá, khẳng định cá nhân trong xã hội. Quyền sống của cá nhân trong nền đạo đức cũ không được thừa nhận. Đánh giá về Tự lực văn đoàn, tôi nghĩ rằng phái chú ý đến nhiều mặt. Lâu nay hướng phân tích văn xuôi Tự lực văn đoàn thường chú ý về mặt chính trị và phân tích trong sự liên hệ, so sánh với cách mạng. Cần phải mở rộng them nhiều mặt tư tưởng và văn hóa khác của Tự lực văn đoàn. Tự lực văn đoàn là biểu hiện sự thúc đẩy của xã hội ta về sự nhận thức thế giới cá nhân”.
1.3 Những hoạt động chủ yếu của Tự lực văn đoàn
Tự lực văn đoàn là tổ chức văn chương gồm tám thành viên, bên cạnh hoạt động chính là sáng tác văn chương,văn đoàn còn đảm nhiệm nhiều hoạt động hỗ trợ khác đó là hoạt động tổ chức văn đoàn, xuất bản, báo chí và tổ chức Giải thưởng Tự lực văn đoàn. Ở lĩnh vực nào cũng đạt được hiệu quả.
Hoạt động tổ chức văn đoàn gồm hoạt động kết nạp, phân công và bồi dưỡng đoàn viên. Tự lực văn đoàn ban đầu chỉ có sáu thành viên là Long, Lân, Giư, Tú Mỡ, Thế Lữ và Tam là giám đốc. Sau đó kết nạp thêm Trần Tiêu và Xuân Diệu là cuối cùng. Ngoài ra còn có các cộng tác viên không ở trong tòa soạn và trong Tự lực văn đoàn: Cù Huy Cận (bút danh Huy Cận, Thơ mới), Trần Tán Cửu (Trọng Lang, phóng sự), Đoàn Phú Tứ (thơ và kịch), Đỗ Đức Thu (thơ, tiểu thuyết), Thanh Tịnh (tiểu thuyết), Tô Hoài (truyện ngắn), Nguyên Hồng (tiểu thuyết), Phạm Cao Củng (Phạm Thị Cả Mốc, thơ khôi hài), Bùi Hiển (truyện ngắn), Vi Huyền Đắc (kịch), Nguyễn Lan Hòa (Huyền Hà, truyện dịch), Lê Thạch Kỳ (Chàng thứ 13, khoa học)… Các họa sĩ: Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Nguyễn Cát Tường, Tô Ngọc Vân, Trần Bình Lộc, Trần Quang Trân, Lưu Văn Sìu, Lê Minh Đức, Nhất Sách. Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học họp những người đồng chí trong văn giới, người trong đoàn đối với nhau cốt có mối liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi tôn chỉ, hết sức giúp đỡ nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong công cuộc có tính cách văn chương. Khác với những người hoạt động văn học trước, họ là một nhóm có tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ, nhưng đều có tài, cùng chí hướng, say mê sự nghiệp văn chương. Những người trong nhóm Tự lực thường xuyên làm việc cùng nhau, họ bàn bạc, thảo luận, gợi ý, đặt chương trình cho nhau trong sáng tác. Họ sang với nhau như một nhà, cùng làm, cùng vui.
Về báo chí, người có công mở đầu cho hoạt động báo chí là Nhất Linh. Sau khi thất bại trong việc mở báo Tiếng cười, Nhất Linh đã mua lại tờ báo Phong hóa của Nguyễn Hữu Mai, Phạm Hữu Ninh đang “sống dở chết dở”, tái sinh và tổ chức lại hoàn toàn tờ báo và ra đời khoảng đầu tháng 7 – 1932. Tôn chỉ của Phong hóa đổi mới là: Hăng hái theo con đường mới, tìm lý tưởng mới. Không chịu khuất phục thành kiến, không làm nô lệ ai, không xu phụng một quyền thế nào. Lấy lương tri mà xét đoán, theo lẽ phải mà hành động. Lấy thành thực làm căn bản. Lấy trào phúng làm phương pháp, tiếng cười làm vũ khí. Mục đích tôn chỉ của báo chí Tự lực văn đoàn cũng chính là tôn chỉ của Tự lực văn đoàn mà báo chí có nhiệm vụ thực hiện. “Phong hóa của Nguyễn Tường Tam là báo trào phúng. Đó là loại trước nay chưa từng có. Có những mục viết bằng mẩu ngắn, gọn, vui. Có nhiều bức họa châm biếm khôi hài. Có thơ trào phúng, đả kích của Tú Mỡ. Có tiểu thuyết lãng mạn của Khái Hưng. Có thơ mới của Thế Lữ. Đọc Phong hóa để được vui, được cười, được giải trí, không mỏi mệt cho nên người ta thích” (Tú Mỡ). Trước hết, Phong hóa trông khác với những số báo đã ra: kiểu thiết kế mới bao gồm hình tiêu đề, biếm họa, giải đố ô chữ, quảng cáo, minh họa nằm trong bài viết và phông chữ độc đáo. Thứ hai nữa, tờ báo có văn phong khác lạ. Ngòi bút hài hước và châm biếm của Phong hóa không tha ai cả. Phong hóa chọc quê tất cả mọi người, từ các trí thức đi trước như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh và Tản Đà tới những nét trong xã hội Việt Nam mà báo thấy là lạc hậu và cổ lỗ. Dưới ngòi bút của họ, cả một xã hội gồm những ông tai to mặt lớn trong giới quan trường, học thuật, báo chí, văn chương, uy thế đến như Toàn quyền Brévié, Thống sứ Châtel, Khâm sứ Graffeuil, Hoàng đế Bảo Đại, Thượng thư Phạm Quỳnh, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu, Đốc lý Virgitti, cho đến cả những nhân vật hủ lậu ở nông thôn mà biểu tượng là Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh... đều bị đem ra chế giễu, bị ngòi bút châm chọc của họ làm cho điêu đứng. Bằng tiếng cười của mình, Tự lực văn đoàn đã khéo léo hạ bệ các thần tượng phong kiến và thực dân, đưa chúng xuống đứng cùng hàng với đám chúng sinh khổ ải. Độc giả vui mừng với giọng văn mới mẻ và thiết kế hấp dẫn của báo. Chỉ trong vài tháng, số người đọc tăng gấp ba. Một năm sau, lượng lưu hành vượt quá 8.500 một tuần và Phong hóa trở thành một trong những báo được lưu hành rộng rãi nhất Bắc Kỳ. Sau sự thành công của Phong hóa, Tự Lực văn đoàn cho ra mắt một tờ báo mới mang tên Ngày nay vào tháng Một năm 1935. Báo này là một trong những diễn đàn sớm nhất của nhiếp ảnh ở Việt Nam nhưng dự án tỏ ra quá tân tiến vào thời điểm đó khi mà in ảnh khá tốn kém. Ngày nay đã đóng cửa sau 13 số. Khi Phong hóa bị kiểm duyệt và đóng cửa vào năm 1936, Tự Lực văn đoàn vực dậy Ngày nay và biến báo này thành tổ chức vận động cải cách chính trị và xã hội. Tờ báo cũng đánh dấu sự thay đổi của nhóm từ chế nhạo xã hội để mong mang lại cải cách sang mạnh mẽ đòi cải cách. Điều quan trọng nhất là Tự Lực văn đoàn dùng các tờ báo của nhóm để thúc đẩy chương trình cải cách toàn diện và động chạm tới nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Họ nhìn tới các xã hội phương Tây để tìm mô hình và vay mượn một cách có lựa chọn và có chủ định từ văn hóa phương Tây để đưa ra viễn kiến về một xã hội Việt Nam mà một ngày kia sẽ được các nền văn minh hiện đại xem là ngang hàng. Chương trình cải cách bao gồm nhiều vấn đề trong đó có quan hệ giữa thành thị và nông thôn, nghệ thuật, trang phục quốc gia, chính trị quốc tế và quốc nội, vấn đề liên quan tới phụ nữ, xuất bản, thời trang và kiến trúc. Trong thời kì Mặt trận Dân chủ, tờ báo Ngày nay đã có những bài viết bàn về quyền tự do báo chí và đề cao xu hướng dân chủ của Hoàng Đạo và một số tác giả khác. Tờ Phong hóa, Ngày nay ủng hộ các khuynh hướng văn chương có xu hướng cách tân rõ rệt, nhất là phong trào Thơ mới. Báo Ngày nay số1 ra vào ngày 30-1-1935 và tới ngày 7-9-1944, ra số 224 thì bị chính quyền thực dân rút giấy phép, đóng cửa hẳn. Tờ Phong hóa ra tới số 190, ngày 5-6-1936 thì đổi tên thành Ngày nay nhưng cũng vẫn do nhóm Tự lực văn đoàn đảm trách. Các tờ Phong hóa, Ngày nay đã có đóng góp cho sự phát triển chung của Tự lực văn đoàn và phong trào văn học. Nhìn chung Tự lực văn đoàn đã sử dụng có hiệu quả hoạt động báo chí qua hai tờ báo Phong hóa, Ngày nay để phục vụ cho văn đoàn.
yêu Ngọc nhưng nàng say đạo Phật hơn, và muốn tránh khỏi sự cám dỗ, nàng định trốn lên thượng du, tìm một chùa khác để tu cho xa hẳn Ngọc. Nhưng chàng thanh niên này khuyên nàng không nên đi và thề rằng không dám sàm sỡ, chỉ những ngày nghỉ chàng sẽ lên thăm Lan và “chân thành thờ cái linh hồn dịu dàng của Lan ở trong tâm trí”. Chàng lại ngỏ với người yêu mình rằng “suốt đời chàng sẽ không lấy ai, chỉ sống trong cái thế giới mộng ảo của ái tình lí tưởng”. Thà một gái như Lan nhiễm đạo Phật từ lâu nên có tư tưởng thoát tục đã đành; còn Ngọc, một sinh viên trường Cao đẳng, một người Tây học lại quyết chí theo đuổi chú tiểu Lan kể cũng là điều lạ. Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân là những cuốn tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết mà tác giả dựng lên những cái cao quá, người ở thế gian này không thể nào có được. Nửa chừng xuân còn có khuynh hướng về phong tục nữa: vai bà Án cho người ta thấy uy quyền của người mẹ trong gia đình Việt Nam quý phái và cả những cái hay cái dở của cái quyền hành ghê gớm ấy. Trống mái cũng là tiểu thuyết lí tưởng như hai tác phẩm trên nhưng cái lí tưởng ở đây là lí tưởng về thân hình đẹp theo quan niệm mĩ thuật của một hạng gái mới Việt Nam mà Hiền là người tiêu biểu. Hiền là một cô gái thuộc hạng phong lưu, ưa thích thể thao và có tư tưởng mới, có quan niệm mới về cái đẹp của thân thể. Nàng say mê Vọi, một chàng trai đánh cá có bắp thịt rắn chắc và một bộ ngực nở nang. Nhưng nàng say mê mà không yêu. Chỉ say mê mà không yêu là một diều khó, vì bước đầu của tình yêu là sự say mê cái đẹp hình thức hoặc cái đẹp tinh thần. Vậy mà Hiền chỉ thích Vọi như thích một pho tượng, như cái thích của một nhà mĩ thuật. Đây là một sự rất hiếm, không thiết thực. Tiểu thuyết Tiêu sơn tráng sĩ: yêu nhau trong sự nghiệp cách mạng giữa Trần Quang Ngọc và Nhị Nương, giữa Phạm Thái và Quỳnh Như. Ngoại lệ có hai cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng: Đẹp (1940): ái tình nghệ sĩ giữa họa sĩ Nam và Lan và Băn khoăn (1942): hai cha con ông Thanh Đức, một nhà kinh doanh cự phú, và Cảnh, sinh viên trường Luật, cùng yêu một cô gái sắc đẹp lộng lẫy. Cha muốn cưới vợ bé, con muốn chinh phục. Cô gái thì yêu cả hai người, người cha vì tiền bạc, người con vì trẻ trung. Hai cuốn này xa rời hoàn toàn quan niệm yêu nhau trong linh hồn, thờ nhau trong lý tưởng của Hồn bướm mơ tiên, của Nửa chừng xuân.
Tiểu thuyết về gia đình có ba tác phẩm quan trọng: Gia đình (1935): chuyện kể cuộc đời ba cô con gái của một gia đình quyền quý ông bà án Báo. Hai cô con đầu lấy tri huyện, sống cuộc sống chán nản trong nghề làm quan. Chỉ có cô út Bảo, lấy Hạc, sinh viên trường thuốc, bỏ học đi làm đồn điền, sống hạnh phúc, đơn giản với ý nguyện làm cho người khác hạnh phúc. Gia đình là bản cáo trạng kết án lễ giáo phong kiến về nhiều phương diện: chế độ quan trường, thói háo danh, ma chay, khao vọng, giỗ chạp... Những vấn đề này đã được Khái Hưng bộc lộ qua nhiều bài báo rất sắc sảo trước đó. Thừa tự (1936): vạch ra bề trái của một gia đình quý phái, xào xáo nhau vì chuyện ăn thừa tự gia tài. Với tác phẩm Thừa tự tác giả phản ánh mâu thuẫn của hai thế hệ mới cũ, giữa vợ kế và con chồng xoay quanh vấn đề thừa tự. Đây là tiểu thuyết phong tục có giá trị của Khái Hưng và cũng rất hiếm vào lúc này. Thoát ly (1936): tiểu thuyết có tính cách luận đề. Thoát ly là lối chọn cái chết của Hồng để phản kháng ngục thất gia đình. Thoát ly tiếp tục phê phán chế độ đa thê, quan hệ dì ghẻ con chồng, khẳng định hôn nhân tự do một vợ một chồng.
Hạnh là một tiểu thuyết ngắn của Khái Hưng, một tâm lý tiểu thuyết, nói lên tầm quan trọng của việc giáo dục đến trẻ con. Đây là một tiểu thuyết có tính giáo dục rõ rệt. Trong tiểu thuyết Hạnh, cái tính tình nhút nhát và mặc cảm bị bỏ rơi của nhân vật Hạnh được Khái Hưng miêu tả rất đúng và tuyệt hay. Hạnh là một người nhút nhát do hoàn cảnh gia đình và giáo dục tạo nên. Nhưng một biến cố đã làm xáo trộn tâm hồn chàng. Chàng ngã xe đạp và được ông bà chủ đồn điền Lâm hảo tâm đem về nhà cứu chữa. Được sống một buổi lạc vào cái sinh hoạt đầy đủ lịch sự, ấm cúng, trường giả của chủ ấp, sự chăm sóc của bà chủ và cô em đã khiến Hạnh xiết bao cảm động, sung sướng. Tâm chí chàng mê man bao nhiêu cảm giác, ám ảnh, bâng khuâng trước những lời nói, cử chỉ... của họ. Từ Hồn bướm mơ tiên cho đến Hạnh, tập gần đây nhất của ông thì ở Khái Hưng đã thấy sự chuyển biến từ việc chú trọng vào lý tưởng, rồi dần lưu tâm đến thực tế, viết những cuốn tiểu thuyết phong tục, tả thực, lấy sự chân xác làm điều cốt yếu. Và, cuối cùng, Khái Hưng có khuynh hướng về tiểu thuyết tâm lí mà Hạnh là một minh chứng. Nhưng cho dù ở tiểu thuyết tâm lí, tiểu thuyết phong tục hay tiểu thuyết tâm lí, cái đặc sắc mà người ta thấy trong các văn phẩm của Khái Hưng là sự nhận xét rất đúng về tâm hồn nam nữ thanh niên Việt Nam. Chính vì vậy, Khái Hưng còn được mệnh danh là “nhà văn của thanh niên”. Bây giờ người ta vẫn chưa thể đoán trước được bước đường tiến hóa trong tiểu thuyết Khái Hưng, nhưng đến nay người ta vẫn đánh giá tiểu thuyết phong tục của ông ở vị trí cao hơn.
Qua các tiểu thuyết trên, cũng như toàn bộ các tập truyện ngắn, kịch của Khái Hưng, nhiều nhà phê bình văn học đồng ý những điểm chung sau: Bố cục giản dị, khéo léo; Tình tiết thưa ít, không có những ngoắt ngoéo ly kỳ; Không đưa đến có hậu như chuyện nôm xưa; Không tả cảnh rườm rà, không bàn luận lôi thôi, lời văn giản dị, nhanh nhẹn, duyên dáng, hồn nhiên; Khuynh hướng hài hước đối với nhân tình thế thái, những lố bịch xã hội, phong tục; Lòng thương rộng rãi đến những khốn khổ và khuyết điểm của con người. Đây chính là những điểm phân biệt ông với các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn.
2.3 Vị trí của Khái Hưng trong tổ chức văn học Tự lực văn đoàn và trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Khái Hưng là cây bút có nhiều đóng góp quan trọng cho tổ chức văn học Tự lực văn đoàn nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
Tự lực văn đoàn là cái vườn ươm nuôi dưỡng mọi tài năng của văn đoàn Tự lực. Tham gia Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã được Nhất Linh và những người Tự lực góp ý khuyến khích, cổ vũ, ông đã chuyển biến cùng các bạn trong văn đoàn. Và cũng chính nhà văn đã góp phần rất lớn làm rạng rỡ cho văn đoàn, làm cho người ta yêu mến, tin ông và văn đoàn của ông. Tổ chức văn học Tự lực văn đoàn có quan hệ và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách sáng tác và sự nghiệp văn chương của Khái Hưng và ngược lại trong tổ chức Tự lực văn đoàn, Khái Hưng có vai trò quan trọng không thể phủ nhận.
Trước hết, với vai trò là người sáng lập, Khái Hưng cùng Nhất Linh đã trở thành những người sáng lập, và Khái Hưng là một trong những biên tập viên đầu tiên của báo Phong hóa. Ông là thủ lĩnh nhóm Tự lực văn đoàn, cùng với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam đã biến Tự lực văn đoàn trở thành tổ chức văn học có tiếng tăm và uy tín nhất lúc bấy giờ. Ông cũng là cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn và tờ báo Ngày nay với tư tưởng khá tiến bộ.
Khái Hưng có đóng góp về nghệ thuật viết tiểu thuyết. So với những tiểu thuyết được viết ra trong khoảng năm sáu năm về trước, nghệ thuật tiểu thuyết trong Nửa chừng xuân của Khái Hưng đã có những bước tiến vượt bậc. Tác phẩm có kết cấu chặt, tổ chức cốt truyện có nhiều tình huống éo le, giàu kịch tính, được sắp xếp chặt chẽ, hợp lí. Các chương xen kẽ nhau theo trình tự không gian và thời gian hợp lí không liên kết theo kiểu chương hồi. Đọc Nửa chừng xuân, cảm tưởng rõ rệt nhất là tác phẩm này khắc phục được những hạn chế của lối viết truyện theo kiểu cổ còn ảnh hưởng nặng trong tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Thuật, Bửu Đỉnh, Hồ Biểu Chánh và phần nào ở Hoàng Ngọc Phách. Nửa chừng xuân là tiểu thuyết của thời kì hiện đại, nằm trong quỹ đạo văn chương hiện đại. Tuy đã được viết ra gần nửa thế kỉ, nhưng ngày nay đọc lại Nửa chừng xuân, chúng ra không cảm thấy khoảng cách xa về văn chương mặc dù không tránh khỏi nhiều lúc văn chương còn bộc lộ sự điển tô chăm chút theo kiểu làm văn và mang ít nhiều tính chất khuôn sáo đài các. Trong nhiều trường hợp khác, Khái Hưng miêu tả cảnh vật gần gũi, tạo được không khí chân thực của đời sống với ngôn ngữ giản dị, cảm động.
Về những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết và ngôn ngữ văn học trong những tác phẩm của Khái Hưng thì đương thời, các nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại, Trương Chính, Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan... đã đánh giá cao nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật kết cấu và sử dụng ngôn ngữ của ông. Trần Thanh Mại nhận xét: "Khái Hưng là một nhà văn sĩ mở đầu cho một kỷ nguyên văn nghệ mới (...), biểu thị theo phương pháp quan sát và suy diễn của khoa học, nhờ một lối văn giản dị, trong sáng, một ngọn bút thanh đạm, dịu dàng”. Vũ Ngọc Phan tôn vinh Khái Hưng là nhà tiểu thuyết có biệt tài... Các nhà nghiên cứu ở miền Nam trước năm 1975, cũng đề cao nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng. Chẳng hạn, nhà văn học sử Phạm Thế Ngũ đánh giá: “Về kỹ thuật, những tiểu thuyết trên của Khái Hưng đều được bố cục giản dị nhưng khéo léo. Tình tiết thưa ít (… ) động tác ngắn gọn, câu truyện không có những ngoắt ngoéo ly kỳ, những giải kết đột ngột, tính chất gay cấn của những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chẳng hạn (...). Từ Trống mái trở đi, tác giả hầu như khinh hẳn câu truyện, hướng ngòi bút vào phân tích tâm lý, tô vẽ những màu nhân vật đặc thù....” Thế Phong khen ngợi: “Từ tiểu thuyết lý tưởng như Hồn bướm mơ tiên hay Nửa chừng xuân bắt nguồn rất nhanh đến loại truyện phân tách tâm lý, mổ xẻ tinh vi hình tượng con người, sống trong cùng một thời gian, không gian với tác giả, khiến người đi sau xếp ông vào loại bất tử”. Nguyễn Văn Xung khẳng định: "Người ta có thể nói Khái Hưng là ngòi bút chắc chắn, điêu luyện nhất trong các nhà văn hiện đại. Cách viết trong sáng đến bình dị của Khái Hưng là đức tính cao nhất mà kĩ thuật hành văn có thể đạt đến...". Giáo sư Hà Minh Đức đánh giá: “Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng đã góp phần mở đường cho khuynh hướng hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam (...). Khái Hưng có sở trường miêu tả những khung cảnh sinh hoạt gia đình với nhiều màu sắc chân thực gợi cảm. Ông xây dựng được nhiều tính cách nhân vật nữ có bản sắc, giàu nữ tính và có chiều sâu nội tâm. Nhân vật nữ của Khái Hưng mang ít nhiều màu sắc truyền thống. Những cốt truyện không vay mượn, xa lạ, phong cảnh thiên nhiên mang nhiều cảnh sắc của thiên nhiên và làng quê Việt Nam và những nét tâm lý quen thuộc gần gũi với truyền thống...” Khái Hưng đã tỏ ra sắc sảo trong tâm lí đối thoại của nhân vật. Trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân, khi bà Án quyết định sẽ lấy vợ cho Lộc và cho phép Mai được làm lẽ, Mai vừa căm giận, vừa đau khổ. Mai ở vào hoàn cảnh thật khó khăn, vửa phải giữ thể diện và bản lĩnh cứng rắn, lại vừa đau khổ van nài sự thương cảm của người có quyền thế. Khái Hưng đã miêu tả Mai xúc động và ngập ngừng nói : “Bẩm bà lớn… người vợ chưa cưới của anh Lộc con, nếu chẳng lấy anh con thì cũng lấy được người khác. Còn con thì trinh tiết… tính mệnh cả một đời con, con đã gửi vào anh con, con không thể lấy ai được nữa. Không phải con sợ mất, sợ thiệt một sự gì cho con, nhưng xa anh Lộc thì con không thể sống được nữa. Mà con chắc anh con cũng yêu con như con yêu anh con. Và lại bà lớn đã biết đâu người vợ chưa cưới của anh con yêu anh con, nhất là anh con thì thực không yêu người ta một chút nào vì nếu anh con yêu người ta thì đã chả yêu con. Vậy nếu bà lớn cho phép chúng con lấy nhau, bà lớn sẽ gây hạnh phúc cho cả ba người, cho anh con, cho con và cho cả con quan tuần nào đó. Trái lại nếu bà lớn không cho phép con thì không biết ba cuộc đời ấy sau này sẽ ra sao. Nhất là con, không biết sẽ sa vào cái hang vực sâu thẳm nào ? Vì con xin thú thực với bà lớn, con không thể nào yêu chung người khác được. Thà con chết còn hơn đi lấy lẽ.
VNkienthuc
1 Tổ chức văn học Tự lực văn đoàn
1.1 Khái quát về tổ chức văn học Tự lực văn đoàn
Tự lực văn đoàn chính thức thành lập vào tháng 3/ 1933, tính từ tuyên bố trên báo Phong hóa số 87. Đây là một tổ chức văn học có tôn chỉ riêng và có đội ngũ gồm nhiều nhà văn tài năng đã góp phần xây dựng văn học nước nhà. Thực chất, hoạt động báo chí của họ đã tiến hành sớm hơn từ khi báo Phong hóa ra đời năm 1932 (do Trần Khánh Giư làm chủ bút, Phạm Hữu Ninh làm quản lí). Tự lực văn đoàn gồm tám thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ (Nguyễn Thế Lữ), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Trần Tiêu và Xuân Diệu, còn được gọi là “bát tú” (Trong bếp núc của Tự lực văn đoàn). Đội ngũ của Tự lực văn đoàn khá đều tay và sung sức. Mỗi thành viên lại có một phong cách sáng tác, một hương vị riêng đều rất xuất sắc, nhưng chủ lực vẫn là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo, trung tâm hoạt động của văn đoàn.
Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn gồm 10 điều:
Điều 1. Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi: mục đích để làm giàu thêm văn sản trong nước.
Điều 2: Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho người và cho xã hội ngày một hay hơn lên.
Điều 3: Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và cổ động cho những người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
Điều 4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu , ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam.
Điều 5: Lúc nào cũng mới mẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
Điều 6: Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước nhà mà có tính cách bình dân khiến cho người khác đem long yêu nước một cách bình dân . Không có tình cách trưởng giả quý phái.
Điều 7: Trọng tự do cá nhân.
Điều 8: Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa.
Điều 9. Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam.
Điều 10: Theo một trong chín điểm này cũng được miễn là đừng trái ngược với những điều khác.
Mặc dù tiêu chỉ của Tự lực văn đoàn đưa ra chưa thật kín kẽ, vẫn còn có những chỗ chưa thực hợp lí như điều 2, 3, 6 trùng lặp và điều 10 không quan trọng nhưng có những điểm rất tiến bộ, đáng quan tâm như chú trọng ý thức làm giàu cho văn chương nước nhà (điều 1), ca tụng những nét hay và vẻ đẹp của nước (điều 6), dùng lối văn có tính cách An Nam (điều 4)và đặc biệt là tôn trọng tự do cá nhân (điều 7). Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn nhìn chung là tiến bộ khi nói đến tình cảm dân tộc trong văn chương, ý thức về tự do các nhân và sự quan tâm đến vấn đề bình dân. Tuy nhiên các điều trong tôn chỉ còn bộc lộ tính nửa vời, không sát thực tế. Ví như, tôn chỉ nói đến dân tộc nhưng chỉ chú ý nhiều đến văn sản nước nhà, đến tình cách An Nam trong văn chương mà chưa khai thác sâu vào thực trạng của đất nước dưới chế độ thực dân phong kiến, tình hình đấu tranh của quần chúng…. Tôn chỉ đề cao tự do cá nhân nhưng chưa đề cập đến tự do trong bối cảnh chung của đất nước, cộng đồng.
Tự lực văn đoàn ra đời trong bối cảnh đất nước những năm 30 thế kỉ XX với nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh như phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, khởi nghĩa Yên Thế. Các phong trào đấu tranh thất bại, cuộc đấu tranh của dân tộc rơi vào tình thế khó khăn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lí chung của xã hội. Thời điểm đó cũng có nhiều văn đoàn, nhóm phái văn chương như Xuân Thu nhã tập, nhóm Tao Đàn, nhóm thơ Bình Định, trường thơ Bạch Nga, nhóm thơ Dạ Đài…Tuy nhiên, vị trí của Tự lực văn đoàn trong lòng độc giả vẫn chiếm tầm ảnh hưởng không nhỏ. Có được thành tựu ấy không phải là điều ngẫu nhiên mà có căn nguyên sâu xa từ hoàn cảnh xã hội, nhu cầu đổi mới sinh hoạt văn nghệ của xã hội và sự hiện diện của tầng lớp công chúng mới ở thành thị. Tự lực văn đoàn ra đời từ nhiều yếu tố rất phức tạp của hoàn cảnh và tâm thế xã hội: chính sách đô hộ của thực dân Pháp; tiến trình cải cách, cách tân xã hội; cuộc sống và tâm lý của công chúng đô thị; giao lưu văn hoá; sự thức tỉnh của ý thức cá nhân; ý hướng, khát vọng, tài năng, nỗ lực của cả một thế hệ nhà văn mới. Nhà cầm quyền Pháp đã đưa Bảo Đại hồi loan và tiến hành một số cải cách trong chính sách cai trị. Có thể nói, đây là hình thức đầu tiên của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam, là hình thức dùng người Việt trị người Việt. Bọn chúng đã tuyên truyền rùm beng gây hẳn một phong trào cởi mở giả tạo, muốn làm cho người ta tin vào vai trò khai hoá của Pháp để đưa Việt Nam đến một tương lai tốt đẹp. Dưới sự đạo diễn của Pháp, ngay sau khi về nước, Bảo Đại đã đưa ra một loạt chính sách: canh cải hành chính, sửa đổi đường lối giáo dục, có nhiều ý kiến, dự định cải cách, canh tân. Bảo Đại đã cải tổ lại nội các, các quan già bị bãi bỏ, thay vào đấy là các thượng thư còn rất trẻ. Là một ông vua Tây học, ông bãi bỏ các hủ tục, nghi lễ phiền phức mà nam triều đã khuôn mình từ trước. Chính Bảo Đại còn xé rào cưới cho bằng được một người vợ là con gái thứ dân và khác đạo với hoàng gia. Bảo Đại bỏ chế độ đa thê, thực thi chế độ một vợ một chồng. Những điều này có sự ảnh hưởng, mối liên hệ rất lớn đến mục tiêu của Tự lực văn đoàn đó là cổ vũ cho một lối sống mới, cải cách xã hội đem đến cho xã hội một không khí vui vẻ, trẻ trung.
Dưới chế độ thuộc địa Pháp, ở nước ta một hệ thống đô thị hiện đại, với tầng lớp thị dân có sinh hoạt vật chất, tinh thần, lối sống khác hẳn cư dân các đô thị thời phong kiến. Trong đó có tầng lớp phú hào tân đạt, những doanh thương, nghiệp chủ, có thể gọi là tầng lớp tư sản bản xứ trở nên giàu có, sống đời trưởng giả: có xe hơi, biệt thự, nhà lầu, đồn điền, nhà cho thuê...yêu chuộng nếp sống theo khuôn mẫu người Tây. Bên cạnh đó là tầng lớp trung lưu đông đảo: công chức bảo hộ, tiểu thương, tiểu chủ, thị dân…có việc làm tương đối ổn định, có cửa tiệm, gánh hàng, có việc làm để kiếm tiền, sống dễ dàng hơn dân quê chân lấm tay bùn. Họ yêu mến nếp sống thị thành mà họ cho là tự do hơn, dân chủ hơn, tiện nghi hơn, văn minh hơn. Hàng năm các trường Pháp Việt cao cấp, trung cấp lần lượt cho ra đời đông đảo hạng trí thức mới. Họ không còn là những ông đồ nửa Nho nửa Tây như giai đoạn trước nữa, mà là những trí thức tân học trẻ trung không hề biết, hoặc biết rất ít Hán học. Họ thạo Pháp văn, có thể tiếp xúc, thâm nhiễm tri thức, tư tưởng, văn hoá phương Tây từ học đường, sách báo. Một số người được qua Pháp du học, trực tiếp hít thở không khí xã hội Tây, hấp thụ tư tưởng tự do, dân chủ và nếp sống văn hoá phương Tây. Lớp trí thức mới này, phần nào thấy được nỗi nhục của thân phận người dân mất nước. Một số lên tiếng đòi tự do chính trị, nghề nghiệp. Mặt khác, họ cũng phản tỉnh, thấy xứ mình, dân mình chìm đắm trong đói nghèo, tăm tối, trong hủ tục lạc hậu, cần phải cải cách, canh tân, thấy đạo Tống Nho trong thực tế đã đưa xã hội ta vào vòng ngưng trệ, tù hãm. Vì thế, họ dứt khoát từ bỏ cuộc đời cũ biến cải và thay đổi hoàn cảnh. Họ khao khát sống tươi trẻ, tự do với thời hiện đại Chính tầng lớp thị dân mới này là công chúng của nền văn học mới, là độc giả đón nhận nồng nhiệt văn chương lãng mạn và Tự lực văn đoàn. Họ cũng là thánh địa, là miền đất hứa mà nhiều tác giả muốn khám phá, phát biểu, và qua đó bộc lộ quan điểm sáng tác của mình. Các nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam đều là những nhà trí thức Tây học có tư tưởng cấp tiến , đầu óc dân chủ và mong muốn xây dựng cho văn chương nước nhà một nền văn chương có bản sắc dân tộc. Trong Tự lực văn đoàn cũng có hai thành viên là hai nhà thơ chủ chốt của phong trào Thơ mới là Xuân Diệu và Thế Lữ. Họ cũng là những người nghệ sĩ kiểu mới có tình cảm dân tộc, đề cao bình đẳng, dân chủ, chuộng tự do cá nhân. Tự lực văn đoàn và Thơ mới như hai bó hoa đẹp của văn chương khi bước vào thời hiện đại. Những trang văn của Tự lực văn đoàn cũng như áng thơ của phong trào Thơ mới đã đáp ứng được một phần yêu cầu và mong ước của độc giả. Tự lực văn đoàn sớm gây được uy tín và dần chiếm lĩnh văn đàn nhờ những cây bút sắc sảo tài năng và khả năng tổ chức văn học rất hiệu quả. Quan niệm nghệ thuật mà họ theo đuổi là quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
Đánh giá về Tự lực văn đoàn có nhiều ý kiến khác nhau, khen có, chê có. Song, khách quan, công bằng mà nói : “Tự lực văn đoàn có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự mở đầu cho một giai đoạn và khi một giai đoạn mới được mở ra thì lại có nhiều hướng phát triển. Tự lực văn đoàn có công gợi mở, khai phá còn văn xuôi về sau phát triển nhiều màu vẻ” (Tô Hoài) (2, 414). Nhà văn Bùi Hiển cũng nhận xét về nhân vật trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn với những ấn tượng đẹp: “Đó là những nhân vật có tính phản kháng. Họ dám chống lại lễ giáo, đạo đức của đại gia đình phong kiến. Họ khinh bỉ cả nguồn gốc quyền quý và lối sống bóc lột của gia đình mình như Dũng trong Đoạn tuyệt và Đôi bạn. Mặt biểu hiện thứ hai là họ có tình yêu và tình bạn khá trong sáng và đẹp đẽ. Tất nhiên đây là thời kì đầu. Phần hạn chế rõ rệt nhất ở Nhất Linh và Khái Hưng là sự cách biệt giữa họ với những người lao động” (2, 20). Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét : “Họ đã cho chúng tôi thấy văn chương là việc đúng đắn, sang trọng, gợi cho nhiều người ước muốn lấy nó làm lý tưởng cho đời mình. Nhìn lại trong thời đó, văn chương của Tự lực văn đoàn không giúp ích gì vào việc thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng của tuổi trẻ chúng tôi, trái lại là khác. Nhưng không phải vì vậy mà bỏ qua những đóng góp đáng kể của họ trong văn học nước nhà, nhất là về ngôn ngữ nghệ thuật” (2, 20). Tế Hanh cũng chỉ ra những hạn chế của Tự lực văn đoàn bên cạnh những ưu điểm đã được nhận xét: “Ngày nay, công tâm mà nói, văn xuôi Tự lực văn đoàn không còn lại được như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Tự lực văn đoàn có xu hướng đơn giản về tâm lí hay nói đúng hơn là họ chỉ miêu tả quen thuộc một số trạng thái tâm lí, nhất là trong quan hệ yêu đương nam nữ” (2, 20).
Vũ Tú Nam, nhà văn thuộc thế hệ những người viết văn trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám, am hiểu khá sâu sắc về Tự lực văn đoàn. Khoảng cách thời gian tạo cho ông cái nhìn khách quan hơn về văn đoàn này: “Tự lực văn đoàn có đóng góp tích cực ở nội dung chống phong kiến , đấu tranh tự do, chống phát xít. Nghệ thuật có những cái mới, sách báo in đẹp, tổ chức giỏi. Ngày nay đọc lại Tự lực văn đoàn, ngay với Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, những tác phẩm tiến bộ và tiêu biểu của hai ông chúng ta cám ơn những bước khám phá cho văn xuôi ta những năm ba mươi, nhưng rõ rang đọc Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố vào hơn” (2, 21). Nguyên Ngọc, nhà văn trưởng thành trong Cách mạng chống Pháp cũng có nhận định riêng: “Tôi nghĩ đóng góp của Tự lực văn đoàn đã định hình cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Từ đầu thế kỉ, văn xuôi của ta phát triển theo một hướng mới. Đầu tiên là các nhà nho ảnh hưởng Tây học như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học. Rồi đến Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách là một bước phát triển quan trọng. Phải đến Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết mới thật sự có hình thức hiện đại của nó. Và từ đấy cho đến nay tiểu thuyết đã phát triển trên nửa thế kỉ với nhiều đổi thay nhưng chưa thoát khỏi mô hình tiểu thuyết do Tự lực văn đoàn tạo ra”. (Tự lực văn đoàn định hình cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại). Huy Cận, cộng tác viên thân cận nhất của Tự lực văn đoàn, đã có nhận xét chung thỏa đáng về Tự lực văn đoàn: “Có thể nói Tự lực văn đoàn đóng góp vào văn học sử Việt Nam. Họ có hoài bão về văn hóa dân tộc. Họ có điều kiện để đi vào chuyện văn chương. Đáng phê phán nhất ở Tự lực văn đoàn cũng như Khái Hưng, Nhất Linh là chặng cuối đời. Nhưng cũng đừng vì lăng kính đó mà đánh giá sai họ. Lúc đầu họ có lòng yêu nước thật sự nhưng chọn nhầm đường và cuối cùng là phản động. Các nhà văn trên rơi vào chủ nghĩa cải lương tư sản. Tôi không chịu được lòng thương dân của những ông chủ đồn điền. Tự lực văn đoàn đã có đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết , vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói của câu văn của dân tộc với lối văn rất trong sáng và rất Việt Nam” (2, 418).
Trong tiến trình văn học Việt Nam thời kì hiện đại , Tự lực văn đoàn hơn lúc nào hết so với các giai đoạn trước đây được đánh giá công bằng và đúng đắn với tinh thần tôn trọng một phần di sản văn chương của văn học dân tộc trong thời kì hiện đại. Cho dù vẫn còn những hạn chế song không thể phủ nhận được vai trò của Tự lực văn đoàn và thành tựu trên con đường văn chương mà tám thành viên của văn đoàn đã tạo dựng trong suốt chặng đường từ 1932 đến năm 1942.
1.2 Chủ đề chính trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Chủ đề chính trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói chung đó là chủ đề về dân tộc và chống lễ giáo phong kiến
1.2.1 Xu hướng dân tộc trong văn chương Tự lực văn đoàn
Trong tôn chỉ của Tự lực văn đoàn có những điều đáng ghi nhận trong nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa và văn học nước nhà như điều 1, 4, 6 và điều 9. Cho dù những tôn chỉ của văn đoàn không trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ đấu tranh chính trị của dân tộc nhưng nó vẫn có ý nghĩa xã hội đáng trân trọng.
Tự lực văn đoàn có ý thức xây dựng nền văn học mang bản chất dân tộc. Cái khó khăn của họ là những ngăn cách về giai cấp nên khó phát hiện cái đẹp trong cuộc đời những người lao động vất vả ở thành thị, nông thôn góp phần tạo nên cốt cách cơ bản của hồn dân tộc. Nhưng tính văn nghệ dân tộc như cánh hoa xòe rộng có vẻ đẹp hương thơm, hình dáng, màu sắc và Tự lực văn đoàn đã biết khai thác chỗ mạnh của mình. Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã nhận xét: “Điều tôi muốn lưu ý là phải tìm ở họ cái gì của Việt Nam. Tác phẩm của Tự lực văn đoàn có ý thức khai thác cảnh vật, con người Việt Nam . Cốt truyện, con người đều gắn với những chuyện xảy ra trong cuộc sống. Những nhân vật phụ nữ của Khái Hưng như Mai (trong Nửa chừng xuân), Liên (trong Gánh hàng hoa) và Liên (trong Đoạn tuyệt) đều là những cô gái Việt Nam nết na, thuần hậu. Thiên nhiên trong nhiều tác phẩm của Tự lực văn đoàn rất đẹp, đó là thiên nhiên nhiều miền quê Việt Nam, đặc biệt là của vùng trung du”. Thơ mới cũng tôn vinh dân tộc trong thơ ca, tình yêu quê hương, dân tộc qua những trang thơ đầy tình cảm với dân tộc, với một thiên nhiên đẹp nhiều màu vẻ và sử dụng ngôn ngữ dân tộc chọn lọc, gợi cảm.
Nhân vật trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn là những hình tượng nhân vật mang tính biểu tượng mơ hồ của lòng yêu nước, những suy nghĩ chín chắn của người trí thức trước thời cuộc. Dũng (trong Đoạn tuyệt) là nhân vật nuôi chí hướng theo đuổi mộng ước xa xôi. Trong tư tưởng của nhân vật này có lúc đã day dứt về tình cảnh đất nước và nhân dân. Khái niệm về đất nước mà tác giả thể hiện qua nhân vật còn mơ hồ, nhất là đất nước nô lệ và ý thức về dân vì không tìm thấy hướng giải thoát: “Chiều hôm ấy, Dũng như cảm thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiện cho đất nước ấy không phải là những bực vua chúa danh nhân, chính là đám dân hèn không tên không tuổi. Dân là nước. Yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân”. Nhà phê bình văn học Đỗ Đức Dục cho rằng: “Chỉ cần một chút trung thực lịch sử cũng có thể nhận thấy rằng những hình tượng nhân vật như Dũng trong Đoạn tuyệt, như khách chinh phu hay cái ẩn dụ con hổ nhớ rừng nổi tiếng của Thế Lữ đã thật sự tác động đến tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam những năm ba mươi…” (2, 564).
Cốt truyện trong tiểu thuyết và truyện của Tự lực văn đoàn không vay mượn, mô phỏng những cốt truyện của Tây, Tàu như trong giai đoạn trước mà là truyện quen thuộc của người Việt Nam. Có thể tìm thấy bao cốt truyện mang đặc tính quen thuộc của dân tộc, có khi ở thôn quê, có khi ở chốn thành thị, chuyện người nghèo khổ, chuyện người giàu có nhưng suy cho cùng cũng là cuộc sống và con người Việt Nam. Ví như truyện của Thạch Lam ta thường bắt gặp cảnh làng quê, phố huyện dân dã, quen thuộc với những người lao động nghèo khổ.
Một trong những điểm quan trọng thể hiện tính dân tộc trong tác phẩm của Tự văn đoàn đó là thái độ đối với chính quyền thực dân phong kiến. Tự lực văn đoàn tiền hành hoạt động của mình trên nhiều bình diện, sáng tác văn chương, hoạt động báo chí và xuất bản. Nhạy cảm nhất với thời cuộc là hoạt động báo chí. Hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay gây ấn tượng trong bạn đọc, được nhiều người quan tâm: Phong hóa và Ngày nay không được chính quyền thực dân ưa chuộng mà luôn ở thế tờ báo phải ứng xử khôn khéo đối phó với những bất trắc dễ nảy sinh và chính quyền thực dân cũng luôn theo dõi để răn đe trừng phạt. Văn đoàn chủ yếu sử dụng yếu tố trào phúng châm biếm để phê phán những hiện tượng chướng tai gai mắt trong đời sống chính trị. Do vậy, tờ Phong hóa đã bị đình bản mà theo Tú Mỡ là do việc châm chọc vào chuyện Bảo Đại sang Pháp xin thêm quyền hạn cho Nam triều. Trong mục Trước vành móng ngựa Hoàng Đạo đã mô tả các nhân vật tai to mặt lớn trong đám thực dân phong kiến đi ngược với ý dân với một nghệ thuật độc đáo biến cái tòa án Pháp thành một cái sân khấu trò hề tàn nhẫn, khiến người đọc phải cười ra nước mắt. Hội họa cũng góp một phần quan trọng giúp cho hai tờ báo kí gửi và bộc lộ quan điển chính trị - xã hội rất sâu sắc qua cách thể hiện trào phúng châm biếm sinh động. Tuy nhiên, Tự lực văn đoàn không dám trực diện tấn công vào chế độ thực dân Pháp mà chủ yếu nhằm vào những hoạt động cụ thể của việc quản lí nhà nước và đặc biệt là phê phán bọn quan lại phong kiến.
1.2.2 Xu hướng giải phóng cá nhân và cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến
Dưới chế độ thực dân phong kiến, mỗi người dân Việt Nam đều không có điều kiện phát triển quyền tự do chính đáng của mình. Rất nhiều quyền lợi cá nhân bị tước bỏ. Quyền con người bị hạn chế đến mức tối thiểu. Sống trong gia đình phải phụ thuộc vào cha mẹ, không có quyền tự do hôn nhân, ngoài xã hội không có điều kiện thực hiện quyền tự do công dân. Sự giải phóng cá nhân đã trở thành niềm khao khát và chưa bao giờ vấn đề quyền tự do lại trở nên bức thiết hơn thế. Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới cùng chung tiếng nói đấu tranh đòi quyền tự do cá nhân. Hai tác phẩm Nửa chừng xuân của Khái Hưng và Đoạn tuyệt của Nhất Linh là hai mũi nhọn tấn công mạnh mẽ và có hiệu quả vào dinh lũy của đại gia đình phong kiến. Nửa chừng xuân miêu tả trực tiếp hai thế hệ đối chọi nhau. Một bên là bà Án, loại hình nhân vật phổ biến trong nhiều tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, người giữ quyền uy trong gia đình, ích kỉ, tàn ác, sẵn sang chà đạp lên quyền sống và nhân cách của người khác. Một bên là Mai, người con gái có bản lĩnh trọng nhân cách, không chịu lùi một bước trước sức tiến công của thế lực phong kiến. Mai và Lộc yêu nhau nhưng không được bà Án – mẹ Lộc chấp nhận. Bà tìm cách xua đuổi Mai, chia rẽ Lộc và Mai khiến người con gái bụng mang dạ chửa ấy phải trải qua nhiều cảnh đời khổ cực, nhưng rồi cuối cùng Mai là người thắng thế. Người vợ do bà Án cưới cho Lộc không có con, bà Án đành phải tìm đến Mai, van nài để đón hai mẹ con về nhưng với thân phận làm lẽ. Mai khước từ và phê phán chế độ đa thê, giữ vững vị thế của người phụ nữ có phẩm chất. Thực ra Mai không chỉ phải chịu đựng những cảnh bất công và đau khổ trong chuyện gia đình riêng. Mai còn bị những thế lực cường hào lý dịch áp bức như Hàn Thanh o ép đòi lấy Mai làm lẽ. Cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến thể hiện rõ nét qua những trang viết, những chương độc thoại trực tiếp giữa các nhân vật đối lập. Nhân vật Huy, em trai Mai, đã nói thẳng thắn với bà Án: “Thưa cụ, cụ tức là cái biểu hiện, tức là một người đại diện cho cái nền luân lý cũ. Mà tâm lý chúng cháu thì đã trót nhiễm cái tư tưởng mới. Hiểu nhau khó lắm thưa cụ. Cụ với bọn hậu sinh như chúng cháu như hai con song cùng một nguồn, cùng chày ra bể nhưng mỗi đàng chảy theo một phía dốc bên sườn núi gặp nhau sao được”. Tác phẩm Nửa chừng xuân, mặc dù còn nhiều hạn chế song đây vẫn là tác phẩm có nhiều giá trị, tiến công vào đạo đức bảo thủ của đại gia đình phong kiến, tạo sự đồng tình đông đảo từ phía bạn đọc.
Trong Đoạn tuyệt, Nhất Linh đã sáng tạo nên bức tranh , một cảnh ngộ gia đình với những xung đột nặng nề, quyết liệt giữa cái cũ và cái mỡi. Không “nửa chừng” như Nửa chừng xuân, câu chuyện trong Đoạn tuyệt đúng như tên gọi của nó được giải quyết triệt để không thỏa hiệp nửa vời. Loan, người con gái tân học làm dâu nhà bà Phán, Loan phải chịu đựng cuộc sống nhọc nhằn, nhục nhã. Bị hành hạ về cuộc sống vật chất và tinh thần., Loan là nạn nhân cô đơn trong căn nhà xa lạ này. Người mẹ chồng độc ác thường lôi kéo những đứa con gái thành một phe cánh chống lại con dâu. Nhưng ở đây còn có thêm một lực lượng nữa là Thân, chồng của Loan. Loan trong tình trạng thân cô, thế cô không biết bấu víu vào đâu. Bị hành hạ, đày đọa, Loan phải tự bảo vệ mình nhất là khi bị xúc phạm đến danh dự và phẩm giá con người. Loan nói với mẹ chồng thẳng thắn và kiên quyết: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi. Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai”. Tác giả đã nhắc đến quyền con người, một vấn đề rất nhạy cảm lúc bấy giờ. Con người bị xúc phạm như một con vật, con người phải phản kháng. Tình thế bị đẩy đến chân tường, xung đột phải giả quyết, cái thiện, cái tốt bị chà đạp phải lên tiếng và có sự ủng hộ của cộng đồng. Nhất Linh đã đưa vấn đề vượt ra khỏi phạm vi gia đình, thành vấn đề của công luận. Tác giả đã sử dụng một tình huống ngẫu nhiên dẫn đến cái chết của Thân, người đã ngã vào đúng chiếc dao rọc giấy mà Loan dung để bảo vệ mình. Loan bị quy tội và đây là một dịp bày tỏ hoàn cảnh trước công luận. Chế độ đại gia đình phong kiến đã đẩy bao người vào hoàn cảnh đau khổ. Loan đã được bênh vực ở toàn án qua lời biện hộ hùng hồn, thuyết phục của trạng sư. Đó cũng là điều tác giả muốn gửi gắm, là tiếng nói lương tri, tiếng nói của công lý: “Giữ lấy gia đình. Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với giữ sự nô lệ. Cái chế độ nô lệ đã từ bỏ từ lâu, mỗi lần ta nghĩ đến còn rung mình ghê sợ! Ấy thế mà ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình An Nam”. Tự lực văn đoàn đã dùng nghệ thuật của mình để kiên quyết bênh vực cái mới và công luận xã hội cũng đã đổi khác. Tự lực văn đoàn đã thành công trong trách nhiệm xã hội nặng nề và phức tạp này.
Nhà văn Nguyên Ngọc đã nêu nhận xét: “Điều quan trọng nữa mà Tự lực văn đoàn mang lại là sự khám phá, khẳng định cá nhân trong xã hội. Quyền sống của cá nhân trong nền đạo đức cũ không được thừa nhận. Đánh giá về Tự lực văn đoàn, tôi nghĩ rằng phái chú ý đến nhiều mặt. Lâu nay hướng phân tích văn xuôi Tự lực văn đoàn thường chú ý về mặt chính trị và phân tích trong sự liên hệ, so sánh với cách mạng. Cần phải mở rộng them nhiều mặt tư tưởng và văn hóa khác của Tự lực văn đoàn. Tự lực văn đoàn là biểu hiện sự thúc đẩy của xã hội ta về sự nhận thức thế giới cá nhân”.
1.3 Những hoạt động chủ yếu của Tự lực văn đoàn
Tự lực văn đoàn là tổ chức văn chương gồm tám thành viên, bên cạnh hoạt động chính là sáng tác văn chương,văn đoàn còn đảm nhiệm nhiều hoạt động hỗ trợ khác đó là hoạt động tổ chức văn đoàn, xuất bản, báo chí và tổ chức Giải thưởng Tự lực văn đoàn. Ở lĩnh vực nào cũng đạt được hiệu quả.
Hoạt động tổ chức văn đoàn gồm hoạt động kết nạp, phân công và bồi dưỡng đoàn viên. Tự lực văn đoàn ban đầu chỉ có sáu thành viên là Long, Lân, Giư, Tú Mỡ, Thế Lữ và Tam là giám đốc. Sau đó kết nạp thêm Trần Tiêu và Xuân Diệu là cuối cùng. Ngoài ra còn có các cộng tác viên không ở trong tòa soạn và trong Tự lực văn đoàn: Cù Huy Cận (bút danh Huy Cận, Thơ mới), Trần Tán Cửu (Trọng Lang, phóng sự), Đoàn Phú Tứ (thơ và kịch), Đỗ Đức Thu (thơ, tiểu thuyết), Thanh Tịnh (tiểu thuyết), Tô Hoài (truyện ngắn), Nguyên Hồng (tiểu thuyết), Phạm Cao Củng (Phạm Thị Cả Mốc, thơ khôi hài), Bùi Hiển (truyện ngắn), Vi Huyền Đắc (kịch), Nguyễn Lan Hòa (Huyền Hà, truyện dịch), Lê Thạch Kỳ (Chàng thứ 13, khoa học)… Các họa sĩ: Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Nguyễn Cát Tường, Tô Ngọc Vân, Trần Bình Lộc, Trần Quang Trân, Lưu Văn Sìu, Lê Minh Đức, Nhất Sách. Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học họp những người đồng chí trong văn giới, người trong đoàn đối với nhau cốt có mối liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi tôn chỉ, hết sức giúp đỡ nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong công cuộc có tính cách văn chương. Khác với những người hoạt động văn học trước, họ là một nhóm có tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ, nhưng đều có tài, cùng chí hướng, say mê sự nghiệp văn chương. Những người trong nhóm Tự lực thường xuyên làm việc cùng nhau, họ bàn bạc, thảo luận, gợi ý, đặt chương trình cho nhau trong sáng tác. Họ sang với nhau như một nhà, cùng làm, cùng vui.
Về báo chí, người có công mở đầu cho hoạt động báo chí là Nhất Linh. Sau khi thất bại trong việc mở báo Tiếng cười, Nhất Linh đã mua lại tờ báo Phong hóa của Nguyễn Hữu Mai, Phạm Hữu Ninh đang “sống dở chết dở”, tái sinh và tổ chức lại hoàn toàn tờ báo và ra đời khoảng đầu tháng 7 – 1932. Tôn chỉ của Phong hóa đổi mới là: Hăng hái theo con đường mới, tìm lý tưởng mới. Không chịu khuất phục thành kiến, không làm nô lệ ai, không xu phụng một quyền thế nào. Lấy lương tri mà xét đoán, theo lẽ phải mà hành động. Lấy thành thực làm căn bản. Lấy trào phúng làm phương pháp, tiếng cười làm vũ khí. Mục đích tôn chỉ của báo chí Tự lực văn đoàn cũng chính là tôn chỉ của Tự lực văn đoàn mà báo chí có nhiệm vụ thực hiện. “Phong hóa của Nguyễn Tường Tam là báo trào phúng. Đó là loại trước nay chưa từng có. Có những mục viết bằng mẩu ngắn, gọn, vui. Có nhiều bức họa châm biếm khôi hài. Có thơ trào phúng, đả kích của Tú Mỡ. Có tiểu thuyết lãng mạn của Khái Hưng. Có thơ mới của Thế Lữ. Đọc Phong hóa để được vui, được cười, được giải trí, không mỏi mệt cho nên người ta thích” (Tú Mỡ). Trước hết, Phong hóa trông khác với những số báo đã ra: kiểu thiết kế mới bao gồm hình tiêu đề, biếm họa, giải đố ô chữ, quảng cáo, minh họa nằm trong bài viết và phông chữ độc đáo. Thứ hai nữa, tờ báo có văn phong khác lạ. Ngòi bút hài hước và châm biếm của Phong hóa không tha ai cả. Phong hóa chọc quê tất cả mọi người, từ các trí thức đi trước như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh và Tản Đà tới những nét trong xã hội Việt Nam mà báo thấy là lạc hậu và cổ lỗ. Dưới ngòi bút của họ, cả một xã hội gồm những ông tai to mặt lớn trong giới quan trường, học thuật, báo chí, văn chương, uy thế đến như Toàn quyền Brévié, Thống sứ Châtel, Khâm sứ Graffeuil, Hoàng đế Bảo Đại, Thượng thư Phạm Quỳnh, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu, Đốc lý Virgitti, cho đến cả những nhân vật hủ lậu ở nông thôn mà biểu tượng là Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh... đều bị đem ra chế giễu, bị ngòi bút châm chọc của họ làm cho điêu đứng. Bằng tiếng cười của mình, Tự lực văn đoàn đã khéo léo hạ bệ các thần tượng phong kiến và thực dân, đưa chúng xuống đứng cùng hàng với đám chúng sinh khổ ải. Độc giả vui mừng với giọng văn mới mẻ và thiết kế hấp dẫn của báo. Chỉ trong vài tháng, số người đọc tăng gấp ba. Một năm sau, lượng lưu hành vượt quá 8.500 một tuần và Phong hóa trở thành một trong những báo được lưu hành rộng rãi nhất Bắc Kỳ. Sau sự thành công của Phong hóa, Tự Lực văn đoàn cho ra mắt một tờ báo mới mang tên Ngày nay vào tháng Một năm 1935. Báo này là một trong những diễn đàn sớm nhất của nhiếp ảnh ở Việt Nam nhưng dự án tỏ ra quá tân tiến vào thời điểm đó khi mà in ảnh khá tốn kém. Ngày nay đã đóng cửa sau 13 số. Khi Phong hóa bị kiểm duyệt và đóng cửa vào năm 1936, Tự Lực văn đoàn vực dậy Ngày nay và biến báo này thành tổ chức vận động cải cách chính trị và xã hội. Tờ báo cũng đánh dấu sự thay đổi của nhóm từ chế nhạo xã hội để mong mang lại cải cách sang mạnh mẽ đòi cải cách. Điều quan trọng nhất là Tự Lực văn đoàn dùng các tờ báo của nhóm để thúc đẩy chương trình cải cách toàn diện và động chạm tới nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Họ nhìn tới các xã hội phương Tây để tìm mô hình và vay mượn một cách có lựa chọn và có chủ định từ văn hóa phương Tây để đưa ra viễn kiến về một xã hội Việt Nam mà một ngày kia sẽ được các nền văn minh hiện đại xem là ngang hàng. Chương trình cải cách bao gồm nhiều vấn đề trong đó có quan hệ giữa thành thị và nông thôn, nghệ thuật, trang phục quốc gia, chính trị quốc tế và quốc nội, vấn đề liên quan tới phụ nữ, xuất bản, thời trang và kiến trúc. Trong thời kì Mặt trận Dân chủ, tờ báo Ngày nay đã có những bài viết bàn về quyền tự do báo chí và đề cao xu hướng dân chủ của Hoàng Đạo và một số tác giả khác. Tờ Phong hóa, Ngày nay ủng hộ các khuynh hướng văn chương có xu hướng cách tân rõ rệt, nhất là phong trào Thơ mới. Báo Ngày nay số1 ra vào ngày 30-1-1935 và tới ngày 7-9-1944, ra số 224 thì bị chính quyền thực dân rút giấy phép, đóng cửa hẳn. Tờ Phong hóa ra tới số 190, ngày 5-6-1936 thì đổi tên thành Ngày nay nhưng cũng vẫn do nhóm Tự lực văn đoàn đảm trách. Các tờ Phong hóa, Ngày nay đã có đóng góp cho sự phát triển chung của Tự lực văn đoàn và phong trào văn học. Nhìn chung Tự lực văn đoàn đã sử dụng có hiệu quả hoạt động báo chí qua hai tờ báo Phong hóa, Ngày nay để phục vụ cho văn đoàn.
yêu Ngọc nhưng nàng say đạo Phật hơn, và muốn tránh khỏi sự cám dỗ, nàng định trốn lên thượng du, tìm một chùa khác để tu cho xa hẳn Ngọc. Nhưng chàng thanh niên này khuyên nàng không nên đi và thề rằng không dám sàm sỡ, chỉ những ngày nghỉ chàng sẽ lên thăm Lan và “chân thành thờ cái linh hồn dịu dàng của Lan ở trong tâm trí”. Chàng lại ngỏ với người yêu mình rằng “suốt đời chàng sẽ không lấy ai, chỉ sống trong cái thế giới mộng ảo của ái tình lí tưởng”. Thà một gái như Lan nhiễm đạo Phật từ lâu nên có tư tưởng thoát tục đã đành; còn Ngọc, một sinh viên trường Cao đẳng, một người Tây học lại quyết chí theo đuổi chú tiểu Lan kể cũng là điều lạ. Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân là những cuốn tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết mà tác giả dựng lên những cái cao quá, người ở thế gian này không thể nào có được. Nửa chừng xuân còn có khuynh hướng về phong tục nữa: vai bà Án cho người ta thấy uy quyền của người mẹ trong gia đình Việt Nam quý phái và cả những cái hay cái dở của cái quyền hành ghê gớm ấy. Trống mái cũng là tiểu thuyết lí tưởng như hai tác phẩm trên nhưng cái lí tưởng ở đây là lí tưởng về thân hình đẹp theo quan niệm mĩ thuật của một hạng gái mới Việt Nam mà Hiền là người tiêu biểu. Hiền là một cô gái thuộc hạng phong lưu, ưa thích thể thao và có tư tưởng mới, có quan niệm mới về cái đẹp của thân thể. Nàng say mê Vọi, một chàng trai đánh cá có bắp thịt rắn chắc và một bộ ngực nở nang. Nhưng nàng say mê mà không yêu. Chỉ say mê mà không yêu là một diều khó, vì bước đầu của tình yêu là sự say mê cái đẹp hình thức hoặc cái đẹp tinh thần. Vậy mà Hiền chỉ thích Vọi như thích một pho tượng, như cái thích của một nhà mĩ thuật. Đây là một sự rất hiếm, không thiết thực. Tiểu thuyết Tiêu sơn tráng sĩ: yêu nhau trong sự nghiệp cách mạng giữa Trần Quang Ngọc và Nhị Nương, giữa Phạm Thái và Quỳnh Như. Ngoại lệ có hai cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng: Đẹp (1940): ái tình nghệ sĩ giữa họa sĩ Nam và Lan và Băn khoăn (1942): hai cha con ông Thanh Đức, một nhà kinh doanh cự phú, và Cảnh, sinh viên trường Luật, cùng yêu một cô gái sắc đẹp lộng lẫy. Cha muốn cưới vợ bé, con muốn chinh phục. Cô gái thì yêu cả hai người, người cha vì tiền bạc, người con vì trẻ trung. Hai cuốn này xa rời hoàn toàn quan niệm yêu nhau trong linh hồn, thờ nhau trong lý tưởng của Hồn bướm mơ tiên, của Nửa chừng xuân.
Tiểu thuyết về gia đình có ba tác phẩm quan trọng: Gia đình (1935): chuyện kể cuộc đời ba cô con gái của một gia đình quyền quý ông bà án Báo. Hai cô con đầu lấy tri huyện, sống cuộc sống chán nản trong nghề làm quan. Chỉ có cô út Bảo, lấy Hạc, sinh viên trường thuốc, bỏ học đi làm đồn điền, sống hạnh phúc, đơn giản với ý nguyện làm cho người khác hạnh phúc. Gia đình là bản cáo trạng kết án lễ giáo phong kiến về nhiều phương diện: chế độ quan trường, thói háo danh, ma chay, khao vọng, giỗ chạp... Những vấn đề này đã được Khái Hưng bộc lộ qua nhiều bài báo rất sắc sảo trước đó. Thừa tự (1936): vạch ra bề trái của một gia đình quý phái, xào xáo nhau vì chuyện ăn thừa tự gia tài. Với tác phẩm Thừa tự tác giả phản ánh mâu thuẫn của hai thế hệ mới cũ, giữa vợ kế và con chồng xoay quanh vấn đề thừa tự. Đây là tiểu thuyết phong tục có giá trị của Khái Hưng và cũng rất hiếm vào lúc này. Thoát ly (1936): tiểu thuyết có tính cách luận đề. Thoát ly là lối chọn cái chết của Hồng để phản kháng ngục thất gia đình. Thoát ly tiếp tục phê phán chế độ đa thê, quan hệ dì ghẻ con chồng, khẳng định hôn nhân tự do một vợ một chồng.
Hạnh là một tiểu thuyết ngắn của Khái Hưng, một tâm lý tiểu thuyết, nói lên tầm quan trọng của việc giáo dục đến trẻ con. Đây là một tiểu thuyết có tính giáo dục rõ rệt. Trong tiểu thuyết Hạnh, cái tính tình nhút nhát và mặc cảm bị bỏ rơi của nhân vật Hạnh được Khái Hưng miêu tả rất đúng và tuyệt hay. Hạnh là một người nhút nhát do hoàn cảnh gia đình và giáo dục tạo nên. Nhưng một biến cố đã làm xáo trộn tâm hồn chàng. Chàng ngã xe đạp và được ông bà chủ đồn điền Lâm hảo tâm đem về nhà cứu chữa. Được sống một buổi lạc vào cái sinh hoạt đầy đủ lịch sự, ấm cúng, trường giả của chủ ấp, sự chăm sóc của bà chủ và cô em đã khiến Hạnh xiết bao cảm động, sung sướng. Tâm chí chàng mê man bao nhiêu cảm giác, ám ảnh, bâng khuâng trước những lời nói, cử chỉ... của họ. Từ Hồn bướm mơ tiên cho đến Hạnh, tập gần đây nhất của ông thì ở Khái Hưng đã thấy sự chuyển biến từ việc chú trọng vào lý tưởng, rồi dần lưu tâm đến thực tế, viết những cuốn tiểu thuyết phong tục, tả thực, lấy sự chân xác làm điều cốt yếu. Và, cuối cùng, Khái Hưng có khuynh hướng về tiểu thuyết tâm lí mà Hạnh là một minh chứng. Nhưng cho dù ở tiểu thuyết tâm lí, tiểu thuyết phong tục hay tiểu thuyết tâm lí, cái đặc sắc mà người ta thấy trong các văn phẩm của Khái Hưng là sự nhận xét rất đúng về tâm hồn nam nữ thanh niên Việt Nam. Chính vì vậy, Khái Hưng còn được mệnh danh là “nhà văn của thanh niên”. Bây giờ người ta vẫn chưa thể đoán trước được bước đường tiến hóa trong tiểu thuyết Khái Hưng, nhưng đến nay người ta vẫn đánh giá tiểu thuyết phong tục của ông ở vị trí cao hơn.
Qua các tiểu thuyết trên, cũng như toàn bộ các tập truyện ngắn, kịch của Khái Hưng, nhiều nhà phê bình văn học đồng ý những điểm chung sau: Bố cục giản dị, khéo léo; Tình tiết thưa ít, không có những ngoắt ngoéo ly kỳ; Không đưa đến có hậu như chuyện nôm xưa; Không tả cảnh rườm rà, không bàn luận lôi thôi, lời văn giản dị, nhanh nhẹn, duyên dáng, hồn nhiên; Khuynh hướng hài hước đối với nhân tình thế thái, những lố bịch xã hội, phong tục; Lòng thương rộng rãi đến những khốn khổ và khuyết điểm của con người. Đây chính là những điểm phân biệt ông với các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn.
2.3 Vị trí của Khái Hưng trong tổ chức văn học Tự lực văn đoàn và trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Khái Hưng là cây bút có nhiều đóng góp quan trọng cho tổ chức văn học Tự lực văn đoàn nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
Tự lực văn đoàn là cái vườn ươm nuôi dưỡng mọi tài năng của văn đoàn Tự lực. Tham gia Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã được Nhất Linh và những người Tự lực góp ý khuyến khích, cổ vũ, ông đã chuyển biến cùng các bạn trong văn đoàn. Và cũng chính nhà văn đã góp phần rất lớn làm rạng rỡ cho văn đoàn, làm cho người ta yêu mến, tin ông và văn đoàn của ông. Tổ chức văn học Tự lực văn đoàn có quan hệ và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách sáng tác và sự nghiệp văn chương của Khái Hưng và ngược lại trong tổ chức Tự lực văn đoàn, Khái Hưng có vai trò quan trọng không thể phủ nhận.
Trước hết, với vai trò là người sáng lập, Khái Hưng cùng Nhất Linh đã trở thành những người sáng lập, và Khái Hưng là một trong những biên tập viên đầu tiên của báo Phong hóa. Ông là thủ lĩnh nhóm Tự lực văn đoàn, cùng với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam đã biến Tự lực văn đoàn trở thành tổ chức văn học có tiếng tăm và uy tín nhất lúc bấy giờ. Ông cũng là cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn và tờ báo Ngày nay với tư tưởng khá tiến bộ.
Khái Hưng có đóng góp về nghệ thuật viết tiểu thuyết. So với những tiểu thuyết được viết ra trong khoảng năm sáu năm về trước, nghệ thuật tiểu thuyết trong Nửa chừng xuân của Khái Hưng đã có những bước tiến vượt bậc. Tác phẩm có kết cấu chặt, tổ chức cốt truyện có nhiều tình huống éo le, giàu kịch tính, được sắp xếp chặt chẽ, hợp lí. Các chương xen kẽ nhau theo trình tự không gian và thời gian hợp lí không liên kết theo kiểu chương hồi. Đọc Nửa chừng xuân, cảm tưởng rõ rệt nhất là tác phẩm này khắc phục được những hạn chế của lối viết truyện theo kiểu cổ còn ảnh hưởng nặng trong tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Thuật, Bửu Đỉnh, Hồ Biểu Chánh và phần nào ở Hoàng Ngọc Phách. Nửa chừng xuân là tiểu thuyết của thời kì hiện đại, nằm trong quỹ đạo văn chương hiện đại. Tuy đã được viết ra gần nửa thế kỉ, nhưng ngày nay đọc lại Nửa chừng xuân, chúng ra không cảm thấy khoảng cách xa về văn chương mặc dù không tránh khỏi nhiều lúc văn chương còn bộc lộ sự điển tô chăm chút theo kiểu làm văn và mang ít nhiều tính chất khuôn sáo đài các. Trong nhiều trường hợp khác, Khái Hưng miêu tả cảnh vật gần gũi, tạo được không khí chân thực của đời sống với ngôn ngữ giản dị, cảm động.
Về những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết và ngôn ngữ văn học trong những tác phẩm của Khái Hưng thì đương thời, các nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại, Trương Chính, Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan... đã đánh giá cao nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật kết cấu và sử dụng ngôn ngữ của ông. Trần Thanh Mại nhận xét: "Khái Hưng là một nhà văn sĩ mở đầu cho một kỷ nguyên văn nghệ mới (...), biểu thị theo phương pháp quan sát và suy diễn của khoa học, nhờ một lối văn giản dị, trong sáng, một ngọn bút thanh đạm, dịu dàng”. Vũ Ngọc Phan tôn vinh Khái Hưng là nhà tiểu thuyết có biệt tài... Các nhà nghiên cứu ở miền Nam trước năm 1975, cũng đề cao nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng. Chẳng hạn, nhà văn học sử Phạm Thế Ngũ đánh giá: “Về kỹ thuật, những tiểu thuyết trên của Khái Hưng đều được bố cục giản dị nhưng khéo léo. Tình tiết thưa ít (… ) động tác ngắn gọn, câu truyện không có những ngoắt ngoéo ly kỳ, những giải kết đột ngột, tính chất gay cấn của những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chẳng hạn (...). Từ Trống mái trở đi, tác giả hầu như khinh hẳn câu truyện, hướng ngòi bút vào phân tích tâm lý, tô vẽ những màu nhân vật đặc thù....” Thế Phong khen ngợi: “Từ tiểu thuyết lý tưởng như Hồn bướm mơ tiên hay Nửa chừng xuân bắt nguồn rất nhanh đến loại truyện phân tách tâm lý, mổ xẻ tinh vi hình tượng con người, sống trong cùng một thời gian, không gian với tác giả, khiến người đi sau xếp ông vào loại bất tử”. Nguyễn Văn Xung khẳng định: "Người ta có thể nói Khái Hưng là ngòi bút chắc chắn, điêu luyện nhất trong các nhà văn hiện đại. Cách viết trong sáng đến bình dị của Khái Hưng là đức tính cao nhất mà kĩ thuật hành văn có thể đạt đến...". Giáo sư Hà Minh Đức đánh giá: “Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng đã góp phần mở đường cho khuynh hướng hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam (...). Khái Hưng có sở trường miêu tả những khung cảnh sinh hoạt gia đình với nhiều màu sắc chân thực gợi cảm. Ông xây dựng được nhiều tính cách nhân vật nữ có bản sắc, giàu nữ tính và có chiều sâu nội tâm. Nhân vật nữ của Khái Hưng mang ít nhiều màu sắc truyền thống. Những cốt truyện không vay mượn, xa lạ, phong cảnh thiên nhiên mang nhiều cảnh sắc của thiên nhiên và làng quê Việt Nam và những nét tâm lý quen thuộc gần gũi với truyền thống...” Khái Hưng đã tỏ ra sắc sảo trong tâm lí đối thoại của nhân vật. Trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân, khi bà Án quyết định sẽ lấy vợ cho Lộc và cho phép Mai được làm lẽ, Mai vừa căm giận, vừa đau khổ. Mai ở vào hoàn cảnh thật khó khăn, vửa phải giữ thể diện và bản lĩnh cứng rắn, lại vừa đau khổ van nài sự thương cảm của người có quyền thế. Khái Hưng đã miêu tả Mai xúc động và ngập ngừng nói : “Bẩm bà lớn… người vợ chưa cưới của anh Lộc con, nếu chẳng lấy anh con thì cũng lấy được người khác. Còn con thì trinh tiết… tính mệnh cả một đời con, con đã gửi vào anh con, con không thể lấy ai được nữa. Không phải con sợ mất, sợ thiệt một sự gì cho con, nhưng xa anh Lộc thì con không thể sống được nữa. Mà con chắc anh con cũng yêu con như con yêu anh con. Và lại bà lớn đã biết đâu người vợ chưa cưới của anh con yêu anh con, nhất là anh con thì thực không yêu người ta một chút nào vì nếu anh con yêu người ta thì đã chả yêu con. Vậy nếu bà lớn cho phép chúng con lấy nhau, bà lớn sẽ gây hạnh phúc cho cả ba người, cho anh con, cho con và cho cả con quan tuần nào đó. Trái lại nếu bà lớn không cho phép con thì không biết ba cuộc đời ấy sau này sẽ ra sao. Nhất là con, không biết sẽ sa vào cái hang vực sâu thẳm nào ? Vì con xin thú thực với bà lớn, con không thể nào yêu chung người khác được. Thà con chết còn hơn đi lấy lẽ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Lương tâm con không cho con làm những điều vô nhân đạo như thế”. Những lời nói chân thành của Mai không làm lay chuyển được lòng dạ sắt đá của bà Án. Đoạn văn trên cũng góp phần nói lên sự gần gũi của ngôn ngữ các nhân vật với ngôn ngữ cuộc sống hôm nay. Trong những cuốn tiểu thuyết sau này của Khái Hưng, tác giả cũng có đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật tiểu thuyết.
Khái Hưng đã góp phần làm phong phú các tiểu loại tiểu thuyết. Theo Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học, tiểu thuyết của Khái Hưng có các ý hướng: ý hướng thơ, ý hướng tranh đấu, ý hướng lịch sử, ý hướng tâm lý. Có người lại cho rằng tác giả viết các loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lý. Có thể nói, với Khái Hưng tiểu thuyết đã có nhiều hình thức: tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lý...Về ngôn ngữ, tiểu thuyết của Khái Hưng đã góp phần quan trọng vào việc mở đường và khẳng định một lối văn mới có tính cách An Nam: giản dị, dễ hiểu, trong sáng, mềm mại, hiện đại. Khái Hưng cũng như các nhà văn trong Tự lực văn đoàn là những trí thức Tây học, am hiểu văn chương Pháp, có đầu óc khoa học nên cách viết văn của họ thay đổi hẳn. Ông đã có quan niệm mới về cú pháp. Trong cái chủ trương chung của văn đoàn dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, có sức phổ cập trong tầng lớp trung lưu đông đảo, nhà văn thường viết những câu đơn, những câu bao gồm một mệnh đề chính và vài ba mệnh đề phụ, theo kiến trúc câu văn Pháp, nhưng vẫn giữ được lối suy nghĩ và cách diễn đạt Việt Nam. Từ loại câu cơ sở này, tác giả tạo thành những câu mở rộng, câu cảm thán, nghi vấn, phủ định.... Ngay từ Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân, thì so với những tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Thuật, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, ngôn ngữ trong các tác phẩm này đã có những tiến bộ vượt bực. Văn của tác giả đã sáng sủa, thanh thoát, nhẹ nhàng, ngôn từ chọn lọc, đối thoại linh động. Năng lực diễn tả của nó hơn hẳn những câu văn biền ngẫu, nhất là những đoạn tả cảnh. Như: “Gió thổi dữ. Các tà áo Lan bay phất phới, mà trái tim kia như chịu sức mạnh của gió, cũng phập phồng trong ngực, như là sắp nhấp nhô tựa sóng. " Hoặc: "Mặt trời đã xế về tây Luồng gió lạnh thổi, Lan rùng mình ngơ ngác nhìn quanh như sợ có người đứng nghe trộm được những ý nghĩ bất chính của mình. Lan cố không tư tướng nữa muốn theo gương sư cụ ngồi tĩnh tọa để tìm chân lý” (trích Hồn bướm mơ tiên). Những câu văn không còn lổn nhổn sáo ngữ, chữ nho, điển tích, điển cố, từ cổ, đăng đối nặng nề, lê thê, những câu văn khúc triết, đơn giản, dễ hiểu như thế vừa có khả năng diễn tả cụ thể trạng thái khác nhau của sự vật, vừa đi sâu được vào biến thái tinh vi của tâm hồn con người, gây được ấn tượng mạnh mẽ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Điều đó chứng tỏ tiếng Việt với ngòi bút của Khái Hưng đã rất thuần thục, nhuần nhuyễn. Nó đã thực sự trong sáng, hiện đại. Nếu đặt văn của Khái Hưng bên cạnh một số tác giả liền ngay trước đó, thì ta dễ dàng thấy đây là một bước nhảy vọt. Một cuộc "cách mạng” thật sự. Chẳng hạn trong Thề non nước văn của Tản Đà còn rất cổ, đầy sáo ngữ: "Nhạn én đổi thay, tháng ngày thấm thoát, kể từ độ đề tranh sơn thuỷ, tới nay gần đã ba đông”,” lận đận chân mây, bể trần chìm nổi thân thế dẫu mỗi người một khác, mà nghĩ cũng như nhau" (4, 91). Văn của Hoàng Ngọc Phách trong Tố Tâm cũng còn những câu biền ngẫu, những sáo ngữ: “Rồi đây Cảnh hồng bay bổng, tin nhạn vắng tanh là cuộc đời bắt buộc, chứ em còn sống ở cõi trần này còn tưởng đến anh xin anh đừng nghĩ gì mà khổ tâm em lắm đó... Giấy ngắn tình dài khôn tả xiết, gửi mấy lời kính lại tình quân, xin tình quân soi xét cho người bạc mệnh" (4, 111). Chính vì thế mà Nhất Linh, vị chủ tướng của Tự lực văn đoàn đã nhiệt liệt đón nhận lối viết của Khái Hưng vì nó "có hai đặc sắc khác những lối viết truyện xưa nay, tác giả không tả cảnh rườm rà, không bàn luận lôi thôi... vì hai lẽ đó nên truyện Hồn bướm mơ tiên có vẻ hoạt động… xem ham mê từ đầu chí cuối”. Những đổi mới của Khái Hưng trong nghệ thuật ngôn ngữ không chỉ ở từng chữ, từng câu được lựa chọn và đặt đúng chỗ, phát huy đúng tính chất, hiệu quả diễn đạt của nó mà còn thể hiện ở những đổi mới của kiểu trần thuật của diễn ngôn tự sự, của lời kể.
Như vậy, Khái Hưng đã có những cách tân đáng kể trong nghệ thuật tiểu thuyết và ngôn ngữ văn chương. Ông đã xây dựng những cốt truyện theo lối mới: đa tuyến, mở, không có hậu và cốt truyện chú trọng tâm lý, cốt truyện tâm lý nới lỏng, cốt truyện đung hợp âu á. Nhà văn đã đặt trọng tâm sáng tạo vào việc xây dụng nhân vật đi sâu miêu tả đời sống tâm lý với những khám phá, phát hiện sâu sắc, những phương thức biểu hiện mới mẻ, tinh tế. Ông cũng có đóng góp không nhỏ trong xây dụng một lối văn An Nam, giản dị, dễ hiểu, trong sáng, mềm mại, giàu màu sắc, âm hưởng... và diễn ngôn tự sự mới, không đơn điệu, giàu sức diễn tả cuộc sống và tâm hồn con người.
Khái Hưng cũng khá thành công trong xây dựng nhân vật. Tiểu thuyết của ông để lại nhiều hình tượng hấp dẫn và có sức sống. Cách xây dựng nhân vật của ông có những sáng tạo, mới mẻ, độc đáo, thể hiện một lối tư duy mới, khác biệt rõ rệt với nhân vật trong văn học thời trung đại. Nó không phải được miêu tả bằng những nét ước lệ, tượng trưng, bằng điển cố, điển tích, bằng khuôn mẫu, không chỉ chấm phá để cốt làm nổi thần thái nhân vật. Nó không độc phân thành tuyến rõ rệt: phản diện, chính diện. Những nhân vật chính diện thì tài sắc. Gái thì “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Trai thì phong lưu anh tuấn hơn người, cầm kỳ thi họa, học vấn trác tuyệt, nếu phải ra trận thì bách chiến, bách thắng, sức dư muôn ngươi... là những trung thần thì ra tay lương đống, hay là những vị vua lúc đầu có thể sai sót nhưng kết thúc bao giờ cũng anh minh, sáng suốt. Hoặc là những nhân vật phản diện: gian ác, háo sắc, nham hiểm hại người, thông đồng với giặc, mưu lợi cầu vinh... Nhân vật trong tiểu thuyết của Khái Hưng đã được xây dựng theo một kiểu tư duy nghệ thuật mới, thể hiện một cách cảm nhận mới và một lối diễn đạt mới. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò mở đường và cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng và những người Tự lực.
Khái Hưng đã góp phần làm phong phú các tiểu loại tiểu thuyết. Theo Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học, tiểu thuyết của Khái Hưng có các ý hướng: ý hướng thơ, ý hướng tranh đấu, ý hướng lịch sử, ý hướng tâm lý. Có người lại cho rằng tác giả viết các loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lý. Có thể nói, với Khái Hưng tiểu thuyết đã có nhiều hình thức: tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lý...Về ngôn ngữ, tiểu thuyết của Khái Hưng đã góp phần quan trọng vào việc mở đường và khẳng định một lối văn mới có tính cách An Nam: giản dị, dễ hiểu, trong sáng, mềm mại, hiện đại. Khái Hưng cũng như các nhà văn trong Tự lực văn đoàn là những trí thức Tây học, am hiểu văn chương Pháp, có đầu óc khoa học nên cách viết văn của họ thay đổi hẳn. Ông đã có quan niệm mới về cú pháp. Trong cái chủ trương chung của văn đoàn dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, có sức phổ cập trong tầng lớp trung lưu đông đảo, nhà văn thường viết những câu đơn, những câu bao gồm một mệnh đề chính và vài ba mệnh đề phụ, theo kiến trúc câu văn Pháp, nhưng vẫn giữ được lối suy nghĩ và cách diễn đạt Việt Nam. Từ loại câu cơ sở này, tác giả tạo thành những câu mở rộng, câu cảm thán, nghi vấn, phủ định.... Ngay từ Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân, thì so với những tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Thuật, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, ngôn ngữ trong các tác phẩm này đã có những tiến bộ vượt bực. Văn của tác giả đã sáng sủa, thanh thoát, nhẹ nhàng, ngôn từ chọn lọc, đối thoại linh động. Năng lực diễn tả của nó hơn hẳn những câu văn biền ngẫu, nhất là những đoạn tả cảnh. Như: “Gió thổi dữ. Các tà áo Lan bay phất phới, mà trái tim kia như chịu sức mạnh của gió, cũng phập phồng trong ngực, như là sắp nhấp nhô tựa sóng. " Hoặc: "Mặt trời đã xế về tây Luồng gió lạnh thổi, Lan rùng mình ngơ ngác nhìn quanh như sợ có người đứng nghe trộm được những ý nghĩ bất chính của mình. Lan cố không tư tướng nữa muốn theo gương sư cụ ngồi tĩnh tọa để tìm chân lý” (trích Hồn bướm mơ tiên). Những câu văn không còn lổn nhổn sáo ngữ, chữ nho, điển tích, điển cố, từ cổ, đăng đối nặng nề, lê thê, những câu văn khúc triết, đơn giản, dễ hiểu như thế vừa có khả năng diễn tả cụ thể trạng thái khác nhau của sự vật, vừa đi sâu được vào biến thái tinh vi của tâm hồn con người, gây được ấn tượng mạnh mẽ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Điều đó chứng tỏ tiếng Việt với ngòi bút của Khái Hưng đã rất thuần thục, nhuần nhuyễn. Nó đã thực sự trong sáng, hiện đại. Nếu đặt văn của Khái Hưng bên cạnh một số tác giả liền ngay trước đó, thì ta dễ dàng thấy đây là một bước nhảy vọt. Một cuộc "cách mạng” thật sự. Chẳng hạn trong Thề non nước văn của Tản Đà còn rất cổ, đầy sáo ngữ: "Nhạn én đổi thay, tháng ngày thấm thoát, kể từ độ đề tranh sơn thuỷ, tới nay gần đã ba đông”,” lận đận chân mây, bể trần chìm nổi thân thế dẫu mỗi người một khác, mà nghĩ cũng như nhau" (4, 91). Văn của Hoàng Ngọc Phách trong Tố Tâm cũng còn những câu biền ngẫu, những sáo ngữ: “Rồi đây Cảnh hồng bay bổng, tin nhạn vắng tanh là cuộc đời bắt buộc, chứ em còn sống ở cõi trần này còn tưởng đến anh xin anh đừng nghĩ gì mà khổ tâm em lắm đó... Giấy ngắn tình dài khôn tả xiết, gửi mấy lời kính lại tình quân, xin tình quân soi xét cho người bạc mệnh" (4, 111). Chính vì thế mà Nhất Linh, vị chủ tướng của Tự lực văn đoàn đã nhiệt liệt đón nhận lối viết của Khái Hưng vì nó "có hai đặc sắc khác những lối viết truyện xưa nay, tác giả không tả cảnh rườm rà, không bàn luận lôi thôi... vì hai lẽ đó nên truyện Hồn bướm mơ tiên có vẻ hoạt động… xem ham mê từ đầu chí cuối”. Những đổi mới của Khái Hưng trong nghệ thuật ngôn ngữ không chỉ ở từng chữ, từng câu được lựa chọn và đặt đúng chỗ, phát huy đúng tính chất, hiệu quả diễn đạt của nó mà còn thể hiện ở những đổi mới của kiểu trần thuật của diễn ngôn tự sự, của lời kể.
Như vậy, Khái Hưng đã có những cách tân đáng kể trong nghệ thuật tiểu thuyết và ngôn ngữ văn chương. Ông đã xây dựng những cốt truyện theo lối mới: đa tuyến, mở, không có hậu và cốt truyện chú trọng tâm lý, cốt truyện tâm lý nới lỏng, cốt truyện đung hợp âu á. Nhà văn đã đặt trọng tâm sáng tạo vào việc xây dụng nhân vật đi sâu miêu tả đời sống tâm lý với những khám phá, phát hiện sâu sắc, những phương thức biểu hiện mới mẻ, tinh tế. Ông cũng có đóng góp không nhỏ trong xây dụng một lối văn An Nam, giản dị, dễ hiểu, trong sáng, mềm mại, giàu màu sắc, âm hưởng... và diễn ngôn tự sự mới, không đơn điệu, giàu sức diễn tả cuộc sống và tâm hồn con người.
Khái Hưng cũng khá thành công trong xây dựng nhân vật. Tiểu thuyết của ông để lại nhiều hình tượng hấp dẫn và có sức sống. Cách xây dựng nhân vật của ông có những sáng tạo, mới mẻ, độc đáo, thể hiện một lối tư duy mới, khác biệt rõ rệt với nhân vật trong văn học thời trung đại. Nó không phải được miêu tả bằng những nét ước lệ, tượng trưng, bằng điển cố, điển tích, bằng khuôn mẫu, không chỉ chấm phá để cốt làm nổi thần thái nhân vật. Nó không độc phân thành tuyến rõ rệt: phản diện, chính diện. Những nhân vật chính diện thì tài sắc. Gái thì “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Trai thì phong lưu anh tuấn hơn người, cầm kỳ thi họa, học vấn trác tuyệt, nếu phải ra trận thì bách chiến, bách thắng, sức dư muôn ngươi... là những trung thần thì ra tay lương đống, hay là những vị vua lúc đầu có thể sai sót nhưng kết thúc bao giờ cũng anh minh, sáng suốt. Hoặc là những nhân vật phản diện: gian ác, háo sắc, nham hiểm hại người, thông đồng với giặc, mưu lợi cầu vinh... Nhân vật trong tiểu thuyết của Khái Hưng đã được xây dựng theo một kiểu tư duy nghệ thuật mới, thể hiện một cách cảm nhận mới và một lối diễn đạt mới. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò mở đường và cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết của Khái Hưng và những người Tự lực.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tự Lực Văn Đoàn, hay sống bằng ngòi bút trong kỳ loạn lạc
Thứ sáu, 27 Tháng 5 2022. Viết bởi Linh Phạm. Ảnh bìa: Phan Nhi - saigonneer
Hồi mới bập bẹ vào nghề viết, tôi tự thấy vốn liếng quốc ngữ của mình còn nhiều khiếm khuyết. Vốn từ tiếng Anh tôi chủ yếu đến từ sách vở, nên để tự trau dồi tiếng Việt, tôi nghĩ cứ phải bắt đầu từ một cuốn sách bất kỳ. Mắt tôi dừng ở quyển Hà Nội Băm Sáu Phố Phường của Thạch Lam. Cuốn này đã ở trên giá sách nhà tôi lâu lắm rồi, hôm nay mới là lần đầu tiên tôi được lướt trên những câu chữ trong đấy.
Còn chưa vào đến câu nào của Thạch Lam, mới đọc lời tựa sách của Khái Hưng thôi, mà nước mắt tôi đã lã chã rơi. Một phần vì giọng văn hay quá, lối viết gãy gọn, gần gũi, mà lại rất đỗi thâm thúy. Phần khác tôi bị xúc động vì họ, những người tôi coi là đồng nghiệp, đã vạch ra một đường hướng văn chương mà tôi có thể theo đuổi suốt cuộc đời.
Logo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Thạch Lam và Khái Hưng thuộc Tự Lực Văn Đoàn, một nhóm các cây viết từ thời Pháp thuộc, được thành lập với mục đích “làm giầu thêm văn sản trong nước.” Từ chỗ mê lời văn của các anh, tôi bị cuốn vào câu chuyện của Tự Lực. Một câu chuyện không chỉ về việc viết văn, làm báo, mà còn về vận mệnh của cả một đất nước. Một câu chuyện mà những bi thương trong đó vẫn còn văng vẳng tới tận bây giờ.
“Câu chuyện về Tự Lực Văn Đoàn là cả một cái mâu thuẫn lớn của xã hội Việt Nam,” bác Nguyễn Đình Huynh nói. Nghiên cứu về nhóm Tự Lực đã hơn nửa thế kỷ, bác nhận thấy một kết nối khó tả với ba người đồng hương trong nhóm Tự Lực — ba anh em ruột — Thạch Lam, Hoàng Đạo, và Nhất Linh.
“Khoảng năm 1925,” bác Huynh kể, “văn học Việt Nam bắt đầu chuyển từ bút lông qua bút sắt. Vì hồi đó, tất cả văn bản chính quyền Pháp chuyển đổi bỏ chữ Nho sang chữ Quốc ngữ, nên phong trào văn xuôi cũng chuyển từ Hán Nôm sang Quốc ngữ.”
Chữ Quốc ngữ đã xuất hiện từ thế kỷ 17, nhưng phải đến thời của Tự Lực mới có người viết văn bằng Quốc ngữ. “Ngoài nhóm Tự Lực ra thì cũng có các nhóm văn học khác dùng chữ Quốc ngữ sáng tác. Nhưng các nhóm kia chỉ làm cá thể mà không liên kết. Còn nhóm này là nhóm bảy người, bảy ông xuất sắc nhất của tất cả các môn phái văn học. Ông Nhất Linh sắp đặt, ông này viết tiểu luận, ông này viết văn, ông kia làm thơ… Trong nhóm đủ hết để khi ra một tờ báo thì các ông thống trị hết.”
Văn chương của Tự Lực đến với độc giả trước hết là qua tờ báo Phong Hóa, tuyển tập trào phúng đầu tiên của Việt Nam. Cầm trên tay một số báo, độc giả đọc hết chương tiểu thuyết của Nhất Linh, rồi sang tiểu luận xã hội của Hoàng Đạo, tò mò với phóng sự cuộc sống ban đêm của Thạch Lam, cười với thơ trào phúng của Tú Mỡ, phê phán những sai trái lố bịch của các báo khác cùng Khái Hưng, rợn tóc gáy với truyện kinh dị của Thế Lữ, và ngâm những vần thơ lãng mạn của Xuân Diệu. Và đúng với cái danh trào phúng, mục “Vui cười” là phần có đông người viết nhất, không chỉ cả tòa soạn cùng chung tay mà còn tiếp nhận thêm đóng góp của quần chúng.
C.t.
Thứ sáu, 27 Tháng 5 2022. Viết bởi Linh Phạm. Ảnh bìa: Phan Nhi - saigonneer
Hồi mới bập bẹ vào nghề viết, tôi tự thấy vốn liếng quốc ngữ của mình còn nhiều khiếm khuyết. Vốn từ tiếng Anh tôi chủ yếu đến từ sách vở, nên để tự trau dồi tiếng Việt, tôi nghĩ cứ phải bắt đầu từ một cuốn sách bất kỳ. Mắt tôi dừng ở quyển Hà Nội Băm Sáu Phố Phường của Thạch Lam. Cuốn này đã ở trên giá sách nhà tôi lâu lắm rồi, hôm nay mới là lần đầu tiên tôi được lướt trên những câu chữ trong đấy.
Còn chưa vào đến câu nào của Thạch Lam, mới đọc lời tựa sách của Khái Hưng thôi, mà nước mắt tôi đã lã chã rơi. Một phần vì giọng văn hay quá, lối viết gãy gọn, gần gũi, mà lại rất đỗi thâm thúy. Phần khác tôi bị xúc động vì họ, những người tôi coi là đồng nghiệp, đã vạch ra một đường hướng văn chương mà tôi có thể theo đuổi suốt cuộc đời.
Logo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Thạch Lam và Khái Hưng thuộc Tự Lực Văn Đoàn, một nhóm các cây viết từ thời Pháp thuộc, được thành lập với mục đích “làm giầu thêm văn sản trong nước.” Từ chỗ mê lời văn của các anh, tôi bị cuốn vào câu chuyện của Tự Lực. Một câu chuyện không chỉ về việc viết văn, làm báo, mà còn về vận mệnh của cả một đất nước. Một câu chuyện mà những bi thương trong đó vẫn còn văng vẳng tới tận bây giờ.
“Câu chuyện về Tự Lực Văn Đoàn là cả một cái mâu thuẫn lớn của xã hội Việt Nam,” bác Nguyễn Đình Huynh nói. Nghiên cứu về nhóm Tự Lực đã hơn nửa thế kỷ, bác nhận thấy một kết nối khó tả với ba người đồng hương trong nhóm Tự Lực — ba anh em ruột — Thạch Lam, Hoàng Đạo, và Nhất Linh.
“Khoảng năm 1925,” bác Huynh kể, “văn học Việt Nam bắt đầu chuyển từ bút lông qua bút sắt. Vì hồi đó, tất cả văn bản chính quyền Pháp chuyển đổi bỏ chữ Nho sang chữ Quốc ngữ, nên phong trào văn xuôi cũng chuyển từ Hán Nôm sang Quốc ngữ.”
Chữ Quốc ngữ đã xuất hiện từ thế kỷ 17, nhưng phải đến thời của Tự Lực mới có người viết văn bằng Quốc ngữ. “Ngoài nhóm Tự Lực ra thì cũng có các nhóm văn học khác dùng chữ Quốc ngữ sáng tác. Nhưng các nhóm kia chỉ làm cá thể mà không liên kết. Còn nhóm này là nhóm bảy người, bảy ông xuất sắc nhất của tất cả các môn phái văn học. Ông Nhất Linh sắp đặt, ông này viết tiểu luận, ông này viết văn, ông kia làm thơ… Trong nhóm đủ hết để khi ra một tờ báo thì các ông thống trị hết.”
Văn chương của Tự Lực đến với độc giả trước hết là qua tờ báo Phong Hóa, tuyển tập trào phúng đầu tiên của Việt Nam. Cầm trên tay một số báo, độc giả đọc hết chương tiểu thuyết của Nhất Linh, rồi sang tiểu luận xã hội của Hoàng Đạo, tò mò với phóng sự cuộc sống ban đêm của Thạch Lam, cười với thơ trào phúng của Tú Mỡ, phê phán những sai trái lố bịch của các báo khác cùng Khái Hưng, rợn tóc gáy với truyện kinh dị của Thế Lữ, và ngâm những vần thơ lãng mạn của Xuân Diệu. Và đúng với cái danh trào phúng, mục “Vui cười” là phần có đông người viết nhất, không chỉ cả tòa soạn cùng chung tay mà còn tiếp nhận thêm đóng góp của quần chúng.
C.t.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Sẽ để ý, coi có dịch ra tiếng đức 0.
Trò chuyện cùng tác giả Mỹ gốc Việt với một tiểu thuyết về Hai Bà Trưng
Ian Bùi
14 tháng 8, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Giáo sư Phong Nguyen với tiểu thuyết về Hai Bà Trưng (ảnh: Facebook nhân vật)
LTS:
Tác phẩm The Bronze Drum (Trống Đồng – một tiểu thuyết về Hai Bà Trưng) của giáo sư văn học (người Mỹ gốc Việt) Phong Nguyen mới ra mắt ngày 9 Tháng Tám 2022 nhưng đã được giới phê bình văn học Mỹ khen ngợi hết lời và được giới trẻ Mỹ mê văn chương đón nhận nồng nhiệt. Trong bài giới thiệu 12 tác phẩm cần đọc để “bạn đi hết mùa hè” năm nay, The Washington Post ngày 12 Tháng Tám 2022 đã đưa The Bronze Drum vào danh sách này.
Cùng với Viet Thanh Nguyen và Ocean Vuong, Phong Nguyen là thế hệ nhà văn Mỹ gốc Việt đang nổi trội trong văn giới Mỹ và khẳng định vị trí như những người giúp đưa văn hóa Việt đi vào dòng chính với sự thể hiện bằng Anh ngữ chứ không phải tiếng Việt. Nhiều năm qua, giáo sư Phong Nguyen – sinh năm 1978 – đã được nhiều tờ báo và chuyên san văn chương Mỹ phỏng vấn và nhắc đến, từ Vox Magazine đến Writer’s Digest. Những tác phẩm của ông, đặc biệt quyển mới nhất The Bronze Drum, đã được giới thiệu trên hàng loạt tờ báo và chuyên san văn học (NPR, Publishers Weekly, Library Journal, Historical Novel Society, St. Louis Post-Dispatch…).
__________
Saigon Nhỏ đã tìm đến giáo sư Phong Nguyen và thực hiện một bài phỏng vấn độc quyền. Anh Ian Bùi, cộng tác viên thân tín của Saigon Nhỏ, đã thực hiện các buổi nói chuyện qua điện thoại và email (bằng tiếng Anh, vì giáo sư Phong Nguyen không nói được tiếng Việt), và ghi chép lại dưới đây…
__________
Anh có thể nào kể sơ về mình? Gia đình anh sang Mỹ khi nào? Ông bà anh gốc gác ra sao?
Ba tôi tên Nguyễn Vũ Hiển (?). Ông sang Mỹ du học năm 1962 trong chương trình AID. Năm đó có cả thảy năm sinh viên Việt Nam, ba tôi được ghi danh vào Đại học Montana State University. Sau khi tốt nghiệp, ông lấy bằng PhD ngành Hóa tại Đại học University of Wisconsin, nơi ông gặp mẹ tôi là Emily. Sau khi lập gia đình, hai người di cư sang Canada một thời gian. Khi đợt người Việt di tản đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ năm 1975, ba mẹ tôi quay trở về Mỹ thông qua đạo luật dành cho người tị nạn Đông Dương “Indochina Migration and Regugee Assistance Act.”
Bà Nội của tôi, Nguyễn Thị Hoa (?) bị giết khi máy bay Pháp oanh tạc làng Hải Hậu (gần Nam Định), lúc ấy bà tôi mới 27 tuổi. Ông Nội của tôi, Nguyễn Đình Hách (?), trôi dạt khắp nơi và cuối cùng định cư tại Nha Trang, nơi ba tôi ra đời. Ông tôi từng làm Kỹ sư Cầu cống cho chính quyền VNCH. Nhưng đến năm 1972 thì ông tôi dọn qua California và mất ở Mỹ không lâu sau đó.
Hồi nhỏ anh có nhiều bạn gốc Việt không? Bằng cách nào mà anh có thể giữ được các truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam?
Hồi tôi lớn lên ở New Jersey, trong xóm có một gia đình thuyền nhân tị nạn, nhưng họ không nói được tiếng Anh, và mấy đứa trẻ cũng hơi nhỏ hơn mấy anh em tôi nên tụi tôi không chơi thân lắm. Tuy nhiên, ba tôi có nhiều bà con và bạn bè người Việt ở Montreal và nhiều nơi khác (nhưng nhiều nhất ở Montreal). Con cái của họ không những nói được tiếng Anh, tiếng Việt mà còn thêm tiếng Pháp nữa – tôi còn nhớ hồi đó mình rất ganh tị vì chúng nói được tới ba thứ tiếng. Nhưng nhờ đó mỗi khi đi nghỉ hè tôi có dịp chơi với những đứa đó, mặc dù chúng không ở cùng một thành phố.
Thật tình mà nói, mối liên hệ gần gũi nhất tôi có với lịch sử và văn hóa Việt Nam đến từ những món ăn ba mẹ tôi nấu (mẹ tôi cũng biết nấu một số món Việt), và những câu chuyện cổ tích ba tôi hay kể. Nhưng ba tôi không cố tình truyền đạt những giá trị văn hóa ấy cho chúng tôi. Thậm chí, phần lớn những câu chuyện ông hay kể là truyện Tàu như Tây Du Ký hay Tam Quốc Chí. Nhưng tôi nhớ ông cũng kể chuyện Âu-Mỹ như “Puss in the Boots” hay truyện ngụ ngôn của LaFontaine.
Năm 19 tuổi, tôi đọc được một tác giả Mỹ viết trong sách rằng người Việt ai cũng thuộc lòng Truyện Kiều; tôi cho là họ nói dóc. Nhưng khi tôi hỏi ba tôi có thật vậy không, ông không trả lời thẳng mà đọc trơn tru nguyên phần mở đầu câu truyện thơ bất hủ ấy. Từ khi còn bé đến lúc ấy, tôi chưa bao giờ thấy hoặc nghĩ rằng ba tôi quan tâm đến thơ văn.
Các tác phẩm của giáo sư Phong Nguyen
Vì sao anh trở thành nhà văn? Có ai trong gia đình đã khuyến khích anh chọn con đường này?
Tôi bắt đầu viết từ hồi còn rất nhỏ. Tôi không bao giờ nghĩ đến nó như một kỹ năng hay cái nghề, đối với tôi nó chỉ là một thói quen. Hồi học cấp hai tôi hay nghĩ ra chuyện để viết, bắt đầu với những câu truyện giả tưởng [fantasy]. Lên trung học tôi viết những mẩu truyện thuộc loại phi lý [absurd]. Lên đại học tôi chuyển sang viết tiểu thuyết hư cấu thực tế [realistic fiction] v.v. Ông Ngoại tôi, Benjamin David Saunders, từng là giáo sư Ngữ văn Anh văn tại Đại học University of Wisconsin ở Whitewater. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến việc tôi chọn con đường văn học như một cái nghề.
Đối với nhà văn, nhất là một nhà văn “thiểu số”, thì anh thấy điều gì là khó nhất? Anh có lời khuyên nào cho những nhà văn gốc Việt thuộc thế hệ trẻ sau này không?
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt khuyên các nhà văn trẻ thuộc thành phần bị “thiểu số hóa” [minoritized] hãy “viết như bạn thuộc đa số.” Có nhiều cách để các nhà văn trẻ bị “thiểu số hóa” được yêu cầu “dịch” những kinh nghiệm bản thân sang một dạng thức khác để đa số quần chúng có thể cảm nhận được. Nhưng Nguyễn Thanh Việt khuyên ta đừng nên “dịch” những kinh nghiệm của mình, mà hãy viết như thể độc giả có cùng hoàn cảnh như mình. Tôi nghĩ đây là một lời khuyên hữu ích, vì nó giúp ta tránh lối viết chìu theo thị hiếu dẫn đến sự kém cỏi trong sáng tác.
Tôi cũng muốn đưa ra thêm một lời khuyên của mình đến các nhà văn gốc Việt trẻ ở hải ngoại, đó là: Hãy viết về những gì bạn thấy quan trọng đối với chính mình. Đừng để bất cứ ai định hướng ta. Các nhà văn thuộc thành phần bị “thiểu số hóa” thường phải chịu áp lực viết về mình. Nếu bạn cảm thấy thoải mái làm chuyện ấy thì cứ tự nhiên; nhược bằng bạn không thích thì chớ nên tự ép viết truyện về đời mình. Hãy theo đuổi bất cứ đề tài nào mình ưng ý, cho dù có thể nó không được đa số ưa thích hoặc chấp nhận.
Năm 2007 là lần đầu anh về Việt Nam. Anh thấy Việt Nam ra sao, và từ đó đến nay anh có trở lại lần nào nữa không?
Năm 2007 tôi đi cùng ba tôi. Đấy là lần đầu tiên ông trở về Việt Nam kể từ khi đi du học 1962. Thành thử chuyến đi phần lớn là cho ông gặp gỡ bà con họ hàng và thăm viếng những nơi ông từng lớn lên mà gần nửa thế kỷ mới quay lại (đặc biệt là Nha Trang và Hạ Long). Hy vọng sẽ không ai phiền lòng nếu tôi thú nhận nơi tôi thích nhất là Hà Nội. Điều gây ấn tượng nhất là các món ăn vô cùng ngon miệng; sự ngạc nhiên khi thấy trẻ em ra ngoài đường chơi vào buổi tối (mà không sợ bị tấn công ẩu như ở Mỹ), bảo tàng viện; múa rối nước; cà phê sữa đá; xe cộ như mắc cửi… và thiên hạ nắm tay đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm.
Từ đó tới nay tôi chưa trở lại Việt Nam (phần vì vé mắc, phần vì nếu không có ba tôi đi cùng tôi không có ai làm thông dịch). Nhưng tôi hy vọng sẽ có dịp quay lại khi mấy đứa con tôi đủ lớn.
Khi viết quyển “Bronze Drum”, anh thâu lượm được những bài học nào anh cho là quan trọng nhất?
Bài học lớn nhất đối với tôi khi viết quyển “Bronze Drum” là lịch sử thật ra phức tạp hơn, thú vị hơn, và tầm cỡ hơn câu chuyện đơn giản mà phương Tây thường tóm gọn là cuộc hành trình hiện đại hóa không ngừng của loài người. Thí dụ như, nhiều người Mỹ tin rằng họ đi đầu trong phong trào nữ quyền. Nhưng sự thật Hoa Kỳ là một trong số rất ít các nước tiên tiến vẫn chưa có người phụ nữ lãnh đạo. Trong khi đó ở Việt Nam tự ngàn xưa phụ nữ đã nắm quyền lực bằng những phương thức hoàn toàn khác và theo một phương hướng hoàn toàn khác với những gì ta được dạy ở đây, rằng mọi tiến bộ đương nhiên đến từ phương Tây.
Anh có những dự án văn chương nào trong tương lai?
Tôi dự tính sẽ viết một quyển tiểu thuyết về gia đình mình (có thể là hư cấu hoặc không, hoặc cả hai), với trọng tâm là gia đình ba tôi (như chuyện bà Nội bị Tây giết và chuyện ba tôi qua Mỹ). Về chuyện một đứa trẻ lai, nửa Việt nửa Mỹ, lớn lên ở New Jersey trong thập niên 1980-1990. Dự án này chỉ mới sơ khởi nên tôi vẫn còn đang trong giai đoạn tìm tòi, tra cứu. Tuy nhiên đây sẽ là quyển sách “tự truyện” đầu tiên của mình.
Ian Bùi thực hiện
The Bronze Drum được bày bán tại nhà sách The Stand, New York City (Twitter davidbakerpoet)
____________________
Giáo sư Phong Nguyen (Facebook nhân vật)
Sinh năm 1978, Phong Nguyen hiện là giáo sư Đại học Missouri. Ông tốt nghiệp:
-PhD 2007, University of Wisconsin-Milwaukee
-MA 2002, Emerson College
-BA 2001, Providence College
Một số tác phẩm của ông:
-The Bronze Drum (Grand Central Publishing, 2022)
-Roundabout: An Improvisational Fiction (Moon City Press, 2020)
–The Adventures of Joe Harper (Outpost19, 2016) – tác phẩm giành giải Prairie Heritage Book Award;
–Pages from the Textbook of Alternate History (C&R Press, 2019)
–Memory Sickness and Other Stories (Elixir Press, 2011) – tác phẩm giành giải Elixir Press Fiction Prize
______________________
Bài phỏng vấn bằng tiếng Anh
Could you tell us a little but about your background, how did your parents come to America? What about your grandparents?
My father, Hien Vu Nguyen, came to the United States on scholarship in 1962 with a program called AID. He and five other Vietnamese students were enrolled in American universities all over the country; my father wound up at Montana State University, then pursued his PhD in Chemistry at University of Wisconsin, where he met my mother Emily. They married, moved to Canada for a few years, then moved back to the United States during the post-1975 wave of Vietnamese immigration due to the “Indochina Migration and Refugee Assistance Act.”
My grandmother, Vu Thi Hoa, was killed in a French air strike on the small town of Hai Hau (outside of Nam Dinh) at the age of 27. My grandfather, Nguyen Dinh Hach, moved around a lot but settled eventually in Nha Trang, where my father Hien grew up. Hach was a Civil Engineer working for the government in South Vietnam, but he eventually moved to California in 1972, though he died shortly after coming to the United States.
Growing up, did you have many Vietnamese friends? What were some of the things that kept you connected to Vietnamese history and culture?
The only other Vietnamese family in the New Jersey town that I grew up in had been so-called “boat people” who were recent refugees, and they spoke no English, and they were a few years younger than me and my brothers, so we didn’t spend a lot of time with them. However, my father had family and friends from Montreal (and other places, but mostly Montreal) whose children spoke not only Vietnamese and English but French as well. I remember feeling jealous of their trilingual upbringing. So we would see our Vietnamese-Canadian and Vietnamese-American friends on vacations, but they did not grow up in the same town.
The main connection I had to Vietnamese history and culture was through the food my parents would cook (my mother learned to make a variety of Vietnamese dishes as well), and the stories my father would tell when we were young. He didn’t deliberately impart Vietnamese culture to us; in fact, many of the stories he would tell were Chinese (from Journey to the West and The Three Kingdoms) or European (I remember him telling the Puss in Boots story and the Fables of Fontaine, for example). When I was maybe 19 years old, I read an American book that claimed that all Vietnamese people had memorized The Tale of Kieu, and I scoffed at that; but when I asked my father whether this was true, he answered by reciting the entire first section of the epic poem. He had never before given any indication that he cared about poetry!
How did you become interested in writing? Was there anyone in your family who was a role model or who encouraged you down this path?
As far back as I can remember, I was always writing. I didn’t view it as a skill or a profession, it was simply a habit I had. I made up stories, starting with fantasy stories when I was in middle school, to absurd stories when I was in high school, to realistic fiction when I was in college, etc. My maternal grandfather, Benjamin David Saunders, was an English professor at the University of Wisconsin in Whitewater, and he was a big influence on my choice to pursue literature and writing as a vocation.
What is the most difficult thing about being a writer, especially as a “minority”? What advices do you have for the younger generation of Vietnamese writers abroad?
Viet Thanh Nguyen advises young minoritized writers to “write as though you are the majority.” There are subtle ways in which young minoritized writers are asked to “translate” their experiences so that the majority will understand them, but Viet suggests that we stop “translating” our experiences and write as though our readers are from our same background. I think this is a useful way to approach writing because it prevents you from pandering, which leads to weaker writing.
I would add to this my own advice for a younger generation of Vietnamese diasporic writers: tell the stories that matter to you. Don’t let others dictate your writing agenda. There is a lot of pressure on minoritized writers to tell personal stories. If that appeals to you, great; if not, don’t force yourself to write autobiographically. Follow your curiosity wherever it leads you, even if the subject that appeals to you is not popular or sanctioned by others.
How did you find Vietnam when you first visited in 2007? Have you been back since?
I spent about a month in Vietnam with my father in 2007. It was his first time back to the country since 1962, so much of the experience had to do with reconnecting with long-lost family members and seeing the fond places he remembered from almost fifty years before (especially Nha Trang and Ha Long Bay). I hope I don’t upset anyone when I say that my favorite part of the trip was in Hanoi.
The things I remember best are how delectable the food was, how surprised I was to see children playing in the playground late at night (without being worried about random crime, as we would be if it were in the U.S.), the museums, the water puppetry, the ca phe sua da, the chaos of the moped traffic, and people holding hands while walking around Hoan Kiem Lake. I have not been back since (the plane tickets are expensive and if my father is not with me, I would need a translator and guide), but my hope is to travel to Vietnam again soon with my own grown-up children.
What were some of the most significant lessons, about Vietnam or otherwise, that you learned from writing “The Bronze Drum”?
The most significant lesson I learned from writing The Bronze Drum was that history is far greater, more interesting, and more complex than the tidy Western narrative of progress toward modernity. For example, Americans like to believe that we invented women’s rights when in fact we are one of the only modern countries in the world that has not yet head a female head of state. In ancient Vietnam, clearly women were empowered in a completely different way, with a completely different historical trajectory from what we have come to know through this tidy narrative in which all progress comes from within the West.
What are your future plans literary wise?
Next, I plan to write a book (either nonfiction or fiction or both) about my family history, focusing on my father’s family (the tragedy of his mother’s death during the French air strike as well as his story of immigration to the United States) as well as my own story of growing up half-Vietnamese in New Jersey in the 1980s and 1990s. It’s still the early stages of this project, so I am still in the process of discovery, but it will be the first book I write that is autobiographical.
Trò chuyện cùng tác giả Mỹ gốc Việt với một tiểu thuyết về Hai Bà Trưng
Ian Bùi
14 tháng 8, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Giáo sư Phong Nguyen với tiểu thuyết về Hai Bà Trưng (ảnh: Facebook nhân vật)
LTS:
Tác phẩm The Bronze Drum (Trống Đồng – một tiểu thuyết về Hai Bà Trưng) của giáo sư văn học (người Mỹ gốc Việt) Phong Nguyen mới ra mắt ngày 9 Tháng Tám 2022 nhưng đã được giới phê bình văn học Mỹ khen ngợi hết lời và được giới trẻ Mỹ mê văn chương đón nhận nồng nhiệt. Trong bài giới thiệu 12 tác phẩm cần đọc để “bạn đi hết mùa hè” năm nay, The Washington Post ngày 12 Tháng Tám 2022 đã đưa The Bronze Drum vào danh sách này.
Cùng với Viet Thanh Nguyen và Ocean Vuong, Phong Nguyen là thế hệ nhà văn Mỹ gốc Việt đang nổi trội trong văn giới Mỹ và khẳng định vị trí như những người giúp đưa văn hóa Việt đi vào dòng chính với sự thể hiện bằng Anh ngữ chứ không phải tiếng Việt. Nhiều năm qua, giáo sư Phong Nguyen – sinh năm 1978 – đã được nhiều tờ báo và chuyên san văn chương Mỹ phỏng vấn và nhắc đến, từ Vox Magazine đến Writer’s Digest. Những tác phẩm của ông, đặc biệt quyển mới nhất The Bronze Drum, đã được giới thiệu trên hàng loạt tờ báo và chuyên san văn học (NPR, Publishers Weekly, Library Journal, Historical Novel Society, St. Louis Post-Dispatch…).
__________
Saigon Nhỏ đã tìm đến giáo sư Phong Nguyen và thực hiện một bài phỏng vấn độc quyền. Anh Ian Bùi, cộng tác viên thân tín của Saigon Nhỏ, đã thực hiện các buổi nói chuyện qua điện thoại và email (bằng tiếng Anh, vì giáo sư Phong Nguyen không nói được tiếng Việt), và ghi chép lại dưới đây…
__________
Anh có thể nào kể sơ về mình? Gia đình anh sang Mỹ khi nào? Ông bà anh gốc gác ra sao?
Ba tôi tên Nguyễn Vũ Hiển (?). Ông sang Mỹ du học năm 1962 trong chương trình AID. Năm đó có cả thảy năm sinh viên Việt Nam, ba tôi được ghi danh vào Đại học Montana State University. Sau khi tốt nghiệp, ông lấy bằng PhD ngành Hóa tại Đại học University of Wisconsin, nơi ông gặp mẹ tôi là Emily. Sau khi lập gia đình, hai người di cư sang Canada một thời gian. Khi đợt người Việt di tản đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ năm 1975, ba mẹ tôi quay trở về Mỹ thông qua đạo luật dành cho người tị nạn Đông Dương “Indochina Migration and Regugee Assistance Act.”
Bà Nội của tôi, Nguyễn Thị Hoa (?) bị giết khi máy bay Pháp oanh tạc làng Hải Hậu (gần Nam Định), lúc ấy bà tôi mới 27 tuổi. Ông Nội của tôi, Nguyễn Đình Hách (?), trôi dạt khắp nơi và cuối cùng định cư tại Nha Trang, nơi ba tôi ra đời. Ông tôi từng làm Kỹ sư Cầu cống cho chính quyền VNCH. Nhưng đến năm 1972 thì ông tôi dọn qua California và mất ở Mỹ không lâu sau đó.
Hồi nhỏ anh có nhiều bạn gốc Việt không? Bằng cách nào mà anh có thể giữ được các truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam?
Hồi tôi lớn lên ở New Jersey, trong xóm có một gia đình thuyền nhân tị nạn, nhưng họ không nói được tiếng Anh, và mấy đứa trẻ cũng hơi nhỏ hơn mấy anh em tôi nên tụi tôi không chơi thân lắm. Tuy nhiên, ba tôi có nhiều bà con và bạn bè người Việt ở Montreal và nhiều nơi khác (nhưng nhiều nhất ở Montreal). Con cái của họ không những nói được tiếng Anh, tiếng Việt mà còn thêm tiếng Pháp nữa – tôi còn nhớ hồi đó mình rất ganh tị vì chúng nói được tới ba thứ tiếng. Nhưng nhờ đó mỗi khi đi nghỉ hè tôi có dịp chơi với những đứa đó, mặc dù chúng không ở cùng một thành phố.
Thật tình mà nói, mối liên hệ gần gũi nhất tôi có với lịch sử và văn hóa Việt Nam đến từ những món ăn ba mẹ tôi nấu (mẹ tôi cũng biết nấu một số món Việt), và những câu chuyện cổ tích ba tôi hay kể. Nhưng ba tôi không cố tình truyền đạt những giá trị văn hóa ấy cho chúng tôi. Thậm chí, phần lớn những câu chuyện ông hay kể là truyện Tàu như Tây Du Ký hay Tam Quốc Chí. Nhưng tôi nhớ ông cũng kể chuyện Âu-Mỹ như “Puss in the Boots” hay truyện ngụ ngôn của LaFontaine.
Năm 19 tuổi, tôi đọc được một tác giả Mỹ viết trong sách rằng người Việt ai cũng thuộc lòng Truyện Kiều; tôi cho là họ nói dóc. Nhưng khi tôi hỏi ba tôi có thật vậy không, ông không trả lời thẳng mà đọc trơn tru nguyên phần mở đầu câu truyện thơ bất hủ ấy. Từ khi còn bé đến lúc ấy, tôi chưa bao giờ thấy hoặc nghĩ rằng ba tôi quan tâm đến thơ văn.
Các tác phẩm của giáo sư Phong Nguyen
Vì sao anh trở thành nhà văn? Có ai trong gia đình đã khuyến khích anh chọn con đường này?
Tôi bắt đầu viết từ hồi còn rất nhỏ. Tôi không bao giờ nghĩ đến nó như một kỹ năng hay cái nghề, đối với tôi nó chỉ là một thói quen. Hồi học cấp hai tôi hay nghĩ ra chuyện để viết, bắt đầu với những câu truyện giả tưởng [fantasy]. Lên trung học tôi viết những mẩu truyện thuộc loại phi lý [absurd]. Lên đại học tôi chuyển sang viết tiểu thuyết hư cấu thực tế [realistic fiction] v.v. Ông Ngoại tôi, Benjamin David Saunders, từng là giáo sư Ngữ văn Anh văn tại Đại học University of Wisconsin ở Whitewater. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến việc tôi chọn con đường văn học như một cái nghề.
Đối với nhà văn, nhất là một nhà văn “thiểu số”, thì anh thấy điều gì là khó nhất? Anh có lời khuyên nào cho những nhà văn gốc Việt thuộc thế hệ trẻ sau này không?
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt khuyên các nhà văn trẻ thuộc thành phần bị “thiểu số hóa” [minoritized] hãy “viết như bạn thuộc đa số.” Có nhiều cách để các nhà văn trẻ bị “thiểu số hóa” được yêu cầu “dịch” những kinh nghiệm bản thân sang một dạng thức khác để đa số quần chúng có thể cảm nhận được. Nhưng Nguyễn Thanh Việt khuyên ta đừng nên “dịch” những kinh nghiệm của mình, mà hãy viết như thể độc giả có cùng hoàn cảnh như mình. Tôi nghĩ đây là một lời khuyên hữu ích, vì nó giúp ta tránh lối viết chìu theo thị hiếu dẫn đến sự kém cỏi trong sáng tác.
Tôi cũng muốn đưa ra thêm một lời khuyên của mình đến các nhà văn gốc Việt trẻ ở hải ngoại, đó là: Hãy viết về những gì bạn thấy quan trọng đối với chính mình. Đừng để bất cứ ai định hướng ta. Các nhà văn thuộc thành phần bị “thiểu số hóa” thường phải chịu áp lực viết về mình. Nếu bạn cảm thấy thoải mái làm chuyện ấy thì cứ tự nhiên; nhược bằng bạn không thích thì chớ nên tự ép viết truyện về đời mình. Hãy theo đuổi bất cứ đề tài nào mình ưng ý, cho dù có thể nó không được đa số ưa thích hoặc chấp nhận.
Năm 2007 là lần đầu anh về Việt Nam. Anh thấy Việt Nam ra sao, và từ đó đến nay anh có trở lại lần nào nữa không?
Năm 2007 tôi đi cùng ba tôi. Đấy là lần đầu tiên ông trở về Việt Nam kể từ khi đi du học 1962. Thành thử chuyến đi phần lớn là cho ông gặp gỡ bà con họ hàng và thăm viếng những nơi ông từng lớn lên mà gần nửa thế kỷ mới quay lại (đặc biệt là Nha Trang và Hạ Long). Hy vọng sẽ không ai phiền lòng nếu tôi thú nhận nơi tôi thích nhất là Hà Nội. Điều gây ấn tượng nhất là các món ăn vô cùng ngon miệng; sự ngạc nhiên khi thấy trẻ em ra ngoài đường chơi vào buổi tối (mà không sợ bị tấn công ẩu như ở Mỹ), bảo tàng viện; múa rối nước; cà phê sữa đá; xe cộ như mắc cửi… và thiên hạ nắm tay đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm.
Từ đó tới nay tôi chưa trở lại Việt Nam (phần vì vé mắc, phần vì nếu không có ba tôi đi cùng tôi không có ai làm thông dịch). Nhưng tôi hy vọng sẽ có dịp quay lại khi mấy đứa con tôi đủ lớn.
Khi viết quyển “Bronze Drum”, anh thâu lượm được những bài học nào anh cho là quan trọng nhất?
Bài học lớn nhất đối với tôi khi viết quyển “Bronze Drum” là lịch sử thật ra phức tạp hơn, thú vị hơn, và tầm cỡ hơn câu chuyện đơn giản mà phương Tây thường tóm gọn là cuộc hành trình hiện đại hóa không ngừng của loài người. Thí dụ như, nhiều người Mỹ tin rằng họ đi đầu trong phong trào nữ quyền. Nhưng sự thật Hoa Kỳ là một trong số rất ít các nước tiên tiến vẫn chưa có người phụ nữ lãnh đạo. Trong khi đó ở Việt Nam tự ngàn xưa phụ nữ đã nắm quyền lực bằng những phương thức hoàn toàn khác và theo một phương hướng hoàn toàn khác với những gì ta được dạy ở đây, rằng mọi tiến bộ đương nhiên đến từ phương Tây.
Anh có những dự án văn chương nào trong tương lai?
Tôi dự tính sẽ viết một quyển tiểu thuyết về gia đình mình (có thể là hư cấu hoặc không, hoặc cả hai), với trọng tâm là gia đình ba tôi (như chuyện bà Nội bị Tây giết và chuyện ba tôi qua Mỹ). Về chuyện một đứa trẻ lai, nửa Việt nửa Mỹ, lớn lên ở New Jersey trong thập niên 1980-1990. Dự án này chỉ mới sơ khởi nên tôi vẫn còn đang trong giai đoạn tìm tòi, tra cứu. Tuy nhiên đây sẽ là quyển sách “tự truyện” đầu tiên của mình.
Ian Bùi thực hiện
The Bronze Drum được bày bán tại nhà sách The Stand, New York City (Twitter davidbakerpoet)
____________________
Giáo sư Phong Nguyen (Facebook nhân vật)
Sinh năm 1978, Phong Nguyen hiện là giáo sư Đại học Missouri. Ông tốt nghiệp:
-PhD 2007, University of Wisconsin-Milwaukee
-MA 2002, Emerson College
-BA 2001, Providence College
Một số tác phẩm của ông:
-The Bronze Drum (Grand Central Publishing, 2022)
-Roundabout: An Improvisational Fiction (Moon City Press, 2020)
–The Adventures of Joe Harper (Outpost19, 2016) – tác phẩm giành giải Prairie Heritage Book Award;
–Pages from the Textbook of Alternate History (C&R Press, 2019)
–Memory Sickness and Other Stories (Elixir Press, 2011) – tác phẩm giành giải Elixir Press Fiction Prize
______________________
Bài phỏng vấn bằng tiếng Anh
Could you tell us a little but about your background, how did your parents come to America? What about your grandparents?
My father, Hien Vu Nguyen, came to the United States on scholarship in 1962 with a program called AID. He and five other Vietnamese students were enrolled in American universities all over the country; my father wound up at Montana State University, then pursued his PhD in Chemistry at University of Wisconsin, where he met my mother Emily. They married, moved to Canada for a few years, then moved back to the United States during the post-1975 wave of Vietnamese immigration due to the “Indochina Migration and Refugee Assistance Act.”
My grandmother, Vu Thi Hoa, was killed in a French air strike on the small town of Hai Hau (outside of Nam Dinh) at the age of 27. My grandfather, Nguyen Dinh Hach, moved around a lot but settled eventually in Nha Trang, where my father Hien grew up. Hach was a Civil Engineer working for the government in South Vietnam, but he eventually moved to California in 1972, though he died shortly after coming to the United States.
Growing up, did you have many Vietnamese friends? What were some of the things that kept you connected to Vietnamese history and culture?
The only other Vietnamese family in the New Jersey town that I grew up in had been so-called “boat people” who were recent refugees, and they spoke no English, and they were a few years younger than me and my brothers, so we didn’t spend a lot of time with them. However, my father had family and friends from Montreal (and other places, but mostly Montreal) whose children spoke not only Vietnamese and English but French as well. I remember feeling jealous of their trilingual upbringing. So we would see our Vietnamese-Canadian and Vietnamese-American friends on vacations, but they did not grow up in the same town.
The main connection I had to Vietnamese history and culture was through the food my parents would cook (my mother learned to make a variety of Vietnamese dishes as well), and the stories my father would tell when we were young. He didn’t deliberately impart Vietnamese culture to us; in fact, many of the stories he would tell were Chinese (from Journey to the West and The Three Kingdoms) or European (I remember him telling the Puss in Boots story and the Fables of Fontaine, for example). When I was maybe 19 years old, I read an American book that claimed that all Vietnamese people had memorized The Tale of Kieu, and I scoffed at that; but when I asked my father whether this was true, he answered by reciting the entire first section of the epic poem. He had never before given any indication that he cared about poetry!
How did you become interested in writing? Was there anyone in your family who was a role model or who encouraged you down this path?
As far back as I can remember, I was always writing. I didn’t view it as a skill or a profession, it was simply a habit I had. I made up stories, starting with fantasy stories when I was in middle school, to absurd stories when I was in high school, to realistic fiction when I was in college, etc. My maternal grandfather, Benjamin David Saunders, was an English professor at the University of Wisconsin in Whitewater, and he was a big influence on my choice to pursue literature and writing as a vocation.
What is the most difficult thing about being a writer, especially as a “minority”? What advices do you have for the younger generation of Vietnamese writers abroad?
Viet Thanh Nguyen advises young minoritized writers to “write as though you are the majority.” There are subtle ways in which young minoritized writers are asked to “translate” their experiences so that the majority will understand them, but Viet suggests that we stop “translating” our experiences and write as though our readers are from our same background. I think this is a useful way to approach writing because it prevents you from pandering, which leads to weaker writing.
I would add to this my own advice for a younger generation of Vietnamese diasporic writers: tell the stories that matter to you. Don’t let others dictate your writing agenda. There is a lot of pressure on minoritized writers to tell personal stories. If that appeals to you, great; if not, don’t force yourself to write autobiographically. Follow your curiosity wherever it leads you, even if the subject that appeals to you is not popular or sanctioned by others.
How did you find Vietnam when you first visited in 2007? Have you been back since?
I spent about a month in Vietnam with my father in 2007. It was his first time back to the country since 1962, so much of the experience had to do with reconnecting with long-lost family members and seeing the fond places he remembered from almost fifty years before (especially Nha Trang and Ha Long Bay). I hope I don’t upset anyone when I say that my favorite part of the trip was in Hanoi.
The things I remember best are how delectable the food was, how surprised I was to see children playing in the playground late at night (without being worried about random crime, as we would be if it were in the U.S.), the museums, the water puppetry, the ca phe sua da, the chaos of the moped traffic, and people holding hands while walking around Hoan Kiem Lake. I have not been back since (the plane tickets are expensive and if my father is not with me, I would need a translator and guide), but my hope is to travel to Vietnam again soon with my own grown-up children.
What were some of the most significant lessons, about Vietnam or otherwise, that you learned from writing “The Bronze Drum”?
The most significant lesson I learned from writing The Bronze Drum was that history is far greater, more interesting, and more complex than the tidy Western narrative of progress toward modernity. For example, Americans like to believe that we invented women’s rights when in fact we are one of the only modern countries in the world that has not yet head a female head of state. In ancient Vietnam, clearly women were empowered in a completely different way, with a completely different historical trajectory from what we have come to know through this tidy narrative in which all progress comes from within the West.
What are your future plans literary wise?
Next, I plan to write a book (either nonfiction or fiction or both) about my family history, focusing on my father’s family (the tragedy of his mother’s death during the French air strike as well as his story of immigration to the United States) as well as my own story of growing up half-Vietnamese in New Jersey in the 1980s and 1990s. It’s still the early stages of this project, so I am still in the process of discovery, but it will be the first book I write that is autobiographical.
Last edited by LDN on Sun Aug 14, 2022 11:39 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Nói về sách thì phải nói về Hoàng Tử bé của Antoine de Saint-Exupery, 0 thể thiếu.
https://www.nhomcho.com/t24424-hoang-tu-be-uoc
https://www.nhomcho.com/t24424-hoang-tu-be-uoc
Last edited by LDN on Sun Nov 13, 2022 5:25 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Bí mật phía sau “bestseller” – Mánh khóe của nghề buôn sách
Lê Tây Sơn
9 tháng 9, 2022 - Sài Gòn nhỏ
(Ảnh: Jeff Greenberg/Education Images/Universal Images Group via Getty Images)
Khi nào một cuốn sách nằm trịnh trọng trên quầy sách bán chạy nhất (bestseller) của cửa hàng sách, không nhất thiết là cuốn sách bán được nhiều nhất.
Một bí mật không phải ai cũng biết
Bảng xếp hạng sách bán chạy của chuỗi cửa hàng sách WH Smith không chỉ dựa trên số lượng bản in đã được bán. Các tác giả và nhà xuất bản đều muốn bán đủ số sách để có thể lọt vào danh sách bestseller. Nhưng một cuốn sách trên quầy “bestseller” có thực sự là một cuốn sách bán được nhiều nhất không? Không hẳn thế, nếu một nhà xuất bản dùng tiền để mua một chỗ trên các kệ sách đang bán chạy nhất (bestselling shelve) hoặc cửa hàng căn cứ vào “dự đoán” để quảng cáo cho cuốn sách.
Sách là ngành kinh doanh lớn tại Vương quốc Anh, và 2021 là một năm bùng nổ. Với nhiều người mua và đọc sách hơn trong thời đại dịch, doanh số bán sách đã đạt kỷ lục £1.8 tỷ. Chương trình phát thanh Front Row đã phát hiện ra các nhà xuất bản thường trả tiền cho những người bán sách để có vị trí tốt trong cửa hàng của họ và trong một số trường hợp được đưa vào trong danh sách bán chạy nhất của cửa hàng. WH Smith có các quầy sách “New and Bestselling” (mới và đang bán chạy nhất) phục vụ cho nhà xuất bản nào có nhu cầu.
Một nhà xuất bản đã chia sẻ một đường dẫn email với Front Row kể chi tiết các cuộc đàm phán của họ với chuỗi cửa hàng này về một cuốn sách mới. Trong email, WH Smith ra giá £2,000 để đổi lấy một vị trí trong bảng xếp hạng (thường là viễn tưởng) “sách bán chạy nhất” và “cuốn sách của tuần” (the book of the week) miễn là doanh số bán dự báo ở mức chấp nhận được.
BBC cho biết, WH Smith thừa nhận bảng xếp hạng sách của họ không chỉ dựa trên số lượng bản đã được bán ra. “Bảng xếp hạng của chúng tôi kết hợp sách đang bán chạy nhất và sách… dự đoán sẽ bán chạy nhất để đảm bảo khả năng tiếp cận của khách hàng” – công ty cho biết trong một tuyên bố và nhấn mạnh: “Các nhà xuất bản không thể mua một vị trí cụ thể trong bảng xếp hạng sách của chúng tôi tại mọi cửa hàng, mà còn tuỳ vào vị trí của mỗi cửa hàng, ở High Street, ở Travel hay cửa hàng trực tuyến, nơi điều kiện thị trường và sở thích của người mua khác nhau”.
Hình minh hoạ: pexels-kévin-et-laurianne-langlais
Độc giả ngỡ ngàng
Tác giả DV Bishop, người có cuốn tiểu thuyết đầu tay City of Vengeance được xuất bản trong thời gian bị lockdown vì Covid-19, nói: “Trước khi bắt đầu viết, tôi chỉ biết rất ít về cách thức hoạt động của thế giới xuất bản. Là một người đọc, nếu bước vào một cửa hàng và nhìn thấy danh sách ‘sách bán chạy nhất’, tôi sẽ tin đó là dựa trên doanh số bán ra. Bây giờ tôi khi đã là một tác giả và nhà xuất bản, tôi phát hiện rất nhiều thứ bí ẩn trong thế giới sách mà bạn không thể biết nếu là người ngoại cuộc. Sách được quảng bá là bestseller chưa hẳn đã là bestseller!”.
Nhưng trả tiền cho sự nổi trội trong một cửa hàng hoặc một vị trí trên bảng xếp hạng không hề là bí mật đối với ngành xuất bản. Email của nhà xuất bản mà Front Row có được cho thấy WH Smith ấn định mức chiết khấu 60% trên giá bán lẻ đề xuất và “phí” 45 xu cho mỗi cuốn sách được bán ra, kéo phần chia cho nhà xuất bản của một cuốn sách có giá bán £10 xuống còn dưới £4. Đổi lại, WH Smith chấp nhận “ôm” từ 2,000 đến 3,000 bản để bán dần.
Mark Stay, một nhà xuất bản kỳ cựu có 25 năm kinh nghiệm trong ngành nay chuyển sang viết sách và hiện phụ trách kênh posdcast “The Bestseller Experiment” nói với Front Row: “Thỏa thuận như thế là khá tiêu chuẩn đối với một chuỗi cửa hàng sách lớn như WH Smith. Một số ít siêu thị cũng có thoả thuận tương tự. Đây là cách nhà xuất bản quyết định hy sinh trước lợi nhuận kỳ vọng để cuốn sách có một vị trí nổi bật trong cửa hàng hay có được một vị trí trên bảng xếp hạng bestseller. Mức chiết khấu đó còn cho phép WH Smith bán sách giảm giá trong những chương trình khuyến mãi của mình để có thể cạnh tranh với Amazon thường giảm giá khá sâu”.
Không phải ai cũng có chính sách bán chỗ
Các cửa hàng sách độc lập không tính phí các nhà xuất bản để đưa sách lên kệ sách “đáng quan tâm” hay vào bảng xếp hạng của cửa hàng. James Daunt, Giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng sách Waterstones, cho biết chuỗi của ông đã ngừng làm như thế khi ông tiếp quản vào năm 2011, dù bị thất thu £27 triệu.
Ông giải thích: “Là một nhà bán lẻ, tất nhiên tôi rất thích số tiền được nhà xuất bản trả. Nhưng hậu quả không hề nhỏ đối với các hiệu sách. Vì vậy, chúng tôi đã hoàn toàn ngừng làm việc đó ở Waterstones. Nhưng doanh thu lại khả quan hơn. Thực tế, kể từ khi có quyết định mới, hoạt động kinh doanh đã hoàn toàn thay đổi, khởi sắc hơn do lấy lại được lòng tin của khách hàng”.
Hình minh hoạ: pexels-furkanfdemir
Ông phủ nhận Waterstones đang đòi các nhà xuất bản phải chiết khấu lớn hơn và nhấn mạnh: “Công ty chủ yếu thu lại số tiền “bán chỗ” bằng cách cung cấp nhiều sách hơn mà độc giả thực sự muốn mua. Trước đây, chúng tôi phải trả lại một lượng khổng lồ sách ‘mua chỗ’ nhưng không bán được cho các nhà xuất bản, nay số sách trả lại ít hơn nhiều. £27 triệu mất đi do huỷ bỏ chính sách bán chỗ được thu lại rất nhanh chóng nhờ bán được nhiều sách hơn”.
Trong khi đó, hầu hết các siêu thị không có danh sách “sách bán chạy nhất”, dù một số tính phí các nhà xuất bản bán sách trong cửa hàng của họ với số tiền chênh lệch tùy vị trí sách được đặt trong siêu thị.
Tesco từ chối bình luận về vấn đề này trong khi siêu thị Waitrose khẳng định: “Luôn làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp để chọn những cuốn sách thu hút khách hàng và thường xuyên bổ sung sách hay, mới”.
Siêu thị Asda nói mức phí các nhà xuất bản trả cho công ty được quyết định bởi nhiều yếu tố nhưng không có yếu tố chọn chỗ trang trọng nhất trên kệ.
Siêu thị Sainsbury’s giải thích: “Các nhà xuất bản giới thiệu sách cho cửa hàng và phần còn lại là quyết định của chúng tôi. Đây là thực tế phổ biến trong toàn ngành”. Không bị xem là bất hợp pháp việc các cửa hàng sách hay siêu thị thương lượng mua chỗ.
Cat Mitchell, một giảng viên về xuất bản tại Đại học Derby từng làm việc cho một nhà xuất bản lớn của Vương quốc Anh, cho biết ban đầu bà rất ngạc nhiên khi biết cách hoạt động của ngành này và khá sốc nhưng bà tin rằng hệ thống sẽ tự điều chỉnh khi cả nhà xuất bản và cửa hàng đều thấy không thể mua doanh số bán sách bằng cách mua chỗ.
“Cả nhà bán lẻ và nhà xuất bản đều không muốn rơi vào một tình huống có nguy cơ chịu nhiều rủi ro. Không có nhà bán lẻ nào muốn lãng phí không gian trên kệ… cho một cuốn sách sẽ không bán được nhiều và không kiếm ra tiền. Rõ ràng, doanh số dự đoán không phải bao giờ cũng là doanh số thật” – bà nói.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Thú đọc sách
GS Nguyễn Kiến Thiết
11 tháng 9, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trên đời, mọi việc đều có cái duyên. Chẳng hạn, duyên về đạo, duyên vợ chồng, duyên bạn bè, duyên mua được quyển sách hay, cũng như duyên đọc sách. Trong bài nầy, người viết mời bạn đọc thưởng thức một món ăn tinh thần, một thú vui tao nhã: Thú Đọc Sách.
Ảnh: Unsplash
Phòng sách cây rơm
Hồi nhỏ tôi rất mê đọc sách – nói đúng hơn là một con “mọt sách”. Do một cái duyên đưa đẩy, tôi đọc quyển sách đầu đời là Quốc Văn Giáo Khoa Thư từ lúc học lớp Ba trường làng do Ba tôi mở lớp dạy. Chính quyển sách nầy đã làm nẩy nở và hun đúc biết bao tình cảm trong sáng trong lòng tôi như “mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Đó là những bài học giáo dục về đạo đức luân lý, về tình cảm gia đình, công cha nghĩa mẹ, về ơn thầy nghĩa bạn, và rộng hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.
Đó là thứ tình-nghĩa-giáo-khoa-thư thấm vào tim vào máu mà tôi không thể nào diễn tả hết ý nghĩa thiêng liêng của nó. Những bài học giản dị, dễ đọc, dễ nhớ và rất đáng nhớ trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư mãi mãi là kim chỉ nam cho thế hệ chúng tôi noi theo trong cách xử sự ở đời. Cao hơn một bậc, tôi “làm quen” với truyện Tàu, tức các tiểu thuyết chương hồi của văn học Trung Hoa được dịch sang chữ Quốc ngữ bằng văn xuôi mà có lần một nhà văn miền Bắc đã nhắc tới: “Đi tiên phong phong trào dịch truyện Tàu phải nói tới mấy ông Nam Kỳ. Sách của nhà Tín Đức Thư Xã…” (Tô Ngọc, Chọn Lọc số 51).
Theo nhà văn Sơn Nam thì người dịch truyện Tàu đầu tiên là Canavaggio, nhưng cụ Vương Hồng Sển cho là Lương Khắc Ninh dịch bộ Tam Quốc Chí đầu tiên đăng trên Nông Cổ Mín Đàm năm 1904. Từ 1907 trở đi có những nhà dịch truyện Tàu khác như Trần Phong Sắc, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn An Khương, Nguyễn Liên Phong v.v…, mặc dầu câu văn hơi dài và luộm thuộm, nhưng rõ nghĩa. Nhà Tín Đức Thư Xã ở đường Tạ Thu Thâu Sài Gòn in truyện Tàu nhiều nhứt. Mỗi bộ truyện Tàu thời bấy giờ được in thành 40-50 quyển, mỗi quyển cỡ 50 trang, giá bán 40 xu mỗi quyển (bằng nửa giạ lúa).
Các bộ truyện Tàu tôi được đọc do ông Tám – em ông Nội tôi mướn ở các tiệm cho thuê sách ở Sài Gòn đem về cho Ba tôi mượn đọc. Ban đầu chỉ “làm quen”, đọc cho biết vì tò mò, đúng hơn là vì “đói” sách. Dần dần tôi đâm ra mê và ghiền truyện Tàu lúc nào không hay. Bộ truyện Tàu đầu tiên tôi đọc là Tam Quốc Chí, bản in của nhà Tín Đức Thư Xã. Sau đó là các bộ truyện khác như Đông Châu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Phong Thần, Thuyết Đường, Tây Du Ký và Thủy Hử v.v…
Ảnh: Facebook Sách Xưa
Hầu hết truyện Tàu thời ấy “in bằng giấy báo, bìa in giấy màu, tựa in cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ”. Vì nhà không có phòng sách, tôi phải ra vườn mía để đọc truyện Tàu, như tôi đã viết trong cuốn sách về Ca dao miền Nam (1972): “Có lần vì quá mê truyện, tôi đã trốn ra ngoài đám mía sau vườn, ngồi đọc từ sáng đến chiều bỏ cả cơm nước”. Nhưng cái “phòng sách” lý tưởng để tôi luyện truyện là cây rơm nơi nhà ông bà Nội tôi. Trước khi “trồng” cây rơm, chú tôi đã làm một cái khung bằng tre và gỗ tạp tạo thành chỗ vừa đủ cho hai người nằm ngủ trưa, có trải chiếc đệm hẳn hoi, rồi chất rơm lên thành đống.
Cây rơm nầy cao nghều nghệu như một cái dù khổng lồ che mưa nắng. Từ khi có phòng-sách-cây-rơm, tôi thường “đóng đô” ở đây, khi ngồi lúc nằm để “luyện” truyện. Những buổi trưa hè nóng bức, tôi chỉ mặc quần xà lỏn, mình trần trùng trục ngồi mải mê đọc truyện hầu như quên cả thế giới bên ngoài. Đọc tới đoạn nào hay tôi khoái trá cười khanh khách một mình. Có khi mệt quá nhằm lúc hiu hiu gió thổi, tôi lăn đùng ra ngủ một giấc thật sâu. Ôi còn cái thú nào hơn là thú đọc truyện Tàu trong cái “phòng sách” nhà quê không giống ai ấy!
Ba tôi, ngoài việc dạy chữ, đã rèn luyện cho tôi thói quen đọc truyện Tàu. Ba tôi cũng đã đem “Lời bàn” của Mao Tôn Cương hoặc thay thế họ Mao phân tích những điều tôi chưa thấu suốt. Tất cả tấm gương trung hiếu tiết nghĩa, những điều thường thức về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, về tam cang ngũ thường, về thuật dùng binh, dùng người đều nằm trong truyện Tàu. Ôi! Cái thú đọc rồi mê truyện Tàu nó làm cho con người ta quên ăn mất ngủ, bỏ cả cơm nước. Nó có ma lực quyến rũ người ta đọc hết “hồi” nầy sang “hồi” khác, hết cuốn nầy sang cuốn khác.
Phong trào “Nói truyện”, “Nói thơ” do các “tài tử” miệt vườn khởi xướng từ đó ra đời được người dân hưởng ứng nồng nhiệt. Một người “nói truyện” – tức cầm cuốn truyện Tàu mà “đọc” cho mấy mươi người nghe không biết chán, bằng cách ngân giọng “ê… a” nhừa nhựa giống như tụng kinh; thỉnh thoảng lên bổng xuống trầm để “nhập vai” các câu thoại của nhân vật trong truyện. Thời ấy, cứ vài ba buổi tối hằng tuần, tôi đều “đọc truyện” cho ông bà Nội tôi nghe vì chưa đủ trình độ “nói truyện”.
Sau nầy lớn lên tôi mới biết bậc tiền bối mê truyện Tàu thứ dữ là cụ Vương Hồng Sển. Chính họ Vương đã bỏ nhiều thời gian và công sức để viết thành quyển Thú Xem Truyện Tàu rất lý thú dành cho những người “đồng điệu”. Trong quyển sách về Ca dao miền Nam do tôi sưu tầm biên soạn có nhiều bài hò, câu hát được “sính” dùng điển tích truyện Tàu (Trương Lương, Anh Bố, Hàn Tín, Tiêu Hà / Bốn ông giúp Hớn nên nhà / Văn hay võ giỏi em đà hiểu chưa?).
Một trang trong ‘Quốc Văn Giáo Khoa Thư’ (ảnh: Facebook Sách Xưa)
Thú đọc sách ở Trung học và Đại học
Bốn năm trung học, tôi theo học tại trường Tam Cần thuộc quận lỵ Trà Ôn. Tam Cần là tên một tỉnh có mặt trên bản đồ miền Nam trong một thời gian khá ngắn ngủi. Vì trường cách xa nhà hơn 20 cây số nên ba năm đầu bậc trung học, Ba Má tôi phải xin cho tôi được trọ học tại nhà một người cô họ cách xa trường độ 7 cây số. Cái điệp khúc cỡi chiếc-xe-đạp-đòn-dông-cà-tàng-trần-trụi trên con đường đất đá gồ ghề từ thời học lớp Nhứt được lặp lại.
Nhưng lần nầy vất vả hơn vì phải “đèo” thêm cái trọng lượng hơn 40 ký lô của đứa em họ. Mùa nắng đạp xe đi học rõ ràng là “tung trời xanh én nô đùa reo mừng”. Nhưng mùa mưa đối với tôi là cả một cực hình! Trên đường đi học với biết bao gian khó, đôi khi hiểm nguy vì đường bị mấy người anh em bên kia đắp mô gài mìn. Nhưng tôi vẫn không sờn lòng nản chí bởi thấm nhuần những lời dạy trong sách giáo khoa thư: “Trai thời đọc sách ngâm thơ / Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa”. Và cái điệp khúc luyện-truyện-luyện-văn được lặp lại tại vườn cam, đám mía quanh nhà cô tôi. Thỉnh thoảng vài cơn gió nhẹ thoảng qua mơn man từng cánh hoa ngọn cỏ trông thật êm đềm thơ mộng biết bao! Khi nào cần giải quyết cái “đệ tứ khoái” thì khỏi phải đi xa.
Năm lên lớp Đệ Tứ, tôi trọ học tại nhà vợ chồng người chị họ, chỉ cần đi bộ nửa cây số để đến trường. Bấy giờ nhà anh chị chưa có điện, nên thắp đèn dầu. Mỗi tối trước 9 giờ phải tắt đèn để anh chị đi ngủ sớm và tiết kiệm tiền mua dầu. Tôi cần thức khuya để đọc sách, “gạo bài” nên phải xin phép nương nhờ ánh đèn điện ở hành lang nhà thờ công giáo Trà Ôn. Tôi không ngại khó ngại khổ, bởi vì tôi tâm niệm câu châm ngôn vừa học: “Cảnh khổ là nấc thang cho bậc anh tài, là kho tàng cho người khôn khéo, nhưng là vực thẳm cho kẻ yếu hèn”. Có chí thì nên. Cuối năm học, tôi được lãnh phần thưởng hạng Nhì gồm nhiều sách vở tôi yêu thích, tha hồ đọc. Kỳ thi Trung Học Đệ I Cấp năm ấy, tôi là một trong năm bạn cùng lớp trúng tuyển.
Lúc bấy giờ, chiến tranh Quốc-Cộng ngày một leo thang. Quê tôi là vùng “xôi đậu”. Phần đông thanh niên trai tráng trong làng và một số bạn cùng trường chia làm hai chiến tuyến, người ở bên nầy, kẻ ở bên kia, hy sinh tánh mạng để bảo vệ màu cờ sắc áo trong cuộc chiến tranh dai dẳng, huynh đệ tương tàn. Máu của những người anh em bên nầy bên kia đã đổ trên ruộng đồng sông nước. Được sự đồng ý và khích lệ của đấng sanh thành, tôi một mình một thân lên Sài Gòn để tìm phương sanh kế hầu theo đuổi việc học.
Với mảnh bằng Trung Học Đệ I Cấp khiêm tốn, dấn thân nơi phồn hoa đô hội, tôi phải nỗ lực và kiên trì lắm mới tự bơi trong dòng đời còn lắm phong ba cũng như trong biển học minh mông. Cũng nhờ sự tốt bụng cưu mang của người anh họ, tôi mới tạm yên thân để “dùi mài kinh sử”. Bù lại, tôi tự nguyện phụ giúp anh chị một số việc vặt vãnh và làm “gia sư” để dạy mấy đứa cháu.
Lúc bấy giờ, nhà người anh họ ở Cư xá Đô Thành chưa có đồng hồ nước nên hằng đêm, từ 12 giờ khuya tôi phải đến phông-tên nước công cộng dùng vòi cao su “câu” nước miễn phí cho chảy đầy các lu, thùng phuy trong nhà. Trong thời gian chờ đợi, tôi ngồi cạnh cột đèn đường lấy sách vở ra luyện chữ luyện văn. Mọi người giờ nầy đã say giấc. Tôi phải thức vì… nước. Trong khoảng không gian tương đối vắng lặng, tức cảnh sanh tình, bất giác tôi ngâm nho nhỏ mấy câu thơ vừa sáng tác nhại theo ý thơ của một chí sĩ yêu nước: “Vì nước nên ta phải thức hoài…”.
Nhờ chí công học tập trong cảnh khổ với tinh thần lạc quan hướng về tương lai tươi sáng, nên hình như tôi “có duyên” với việc học hành thi cử, có thể nói là “thi đâu đậu đó”, khác với nhà thơ Tú Xương “thi không ăn ớt thế mà cay!”. Những năm tháng theo học Sư Phạm rồi Đại học Văn Khoa Sài Gòn, tôi đã biến thành con mọt sách nhưng không phải thứ dữ như cụ Vương Hồng Sển.
Như đã thưa ở trên, tôi đọc sách tại các “phòng sách lưu động” thiếu mọi tiện nghi. Nhưng tôi rất lấy làm vui và vô cùng thích thú vì được đi học, được đọc sách. So với việc học/đọc sách gian nan của học trò ngày xưa, tôi cũng được an ủi và cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều. Chẳng hạn, trong Gia Huấn Ca, cụ Nguyễn Trãi đã nêu những tấm gương hiếu học, như: Tô Tần phải lấy “dùi đâm vế kẻo khi buồn ngủ”, Tôn Sinh phải treo tóc trên giường “để cho dễ thức học hành canh khuya”, Tôn Khang nhờ ánh “đèn hoe bóng tuyết” mà phải “chịu rét đêm đông”, Trác Dận lấy “Túi bao đom đóm bạn cùng thư trai” v.v…
Bấy giờ tôi được hưởng tương đối đầy đủ tiện nghi tại các thư viện lớn của thủ đô Sài Gòn. Tôi thường mài quần ở Thư viện thành phố, rồi Thư viện các trường Đại học Văn Khoa và Sư Phạm Sài Gòn. Nhưng nhờ một cơ duyên đưa đẩy tôi đến một chỗ lý tưởng để đọc sách: Đó là chùa Xá Lợi ở đường Bà Huyện Thanh Quan. Dĩ nhiên phải được sự cho phép của vị sư đại diện Hòa thượng trụ trì. Sách đọc ở đây hoặc mượn ở Thư viện, hoặc do tôi nhịn ăn sáng để mua. Nơi đây thanh tịnh tôn nghiêm khác hẳn cái nóng bức trên căn gác mái tôn những trưa hè oi ả nơi tôi trọ học ở xóm lao động ồn ào. Mỗi lần trước khi “luyện chữ”, tôi đều đến chánh điện để đảnh lễ Phật và lâm râm khấn nguyện. Thú thật tôi cũng đa sầu đa cảm, con tim cũng rạo rực thao thức ở tuổi hoa niên; cho nên mỗi lần nhìn những tà “áo trắng điểm tô đời nữ sinh” Gia Long cạnh chùa, bất giác tôi ước mơ ngày nào đó sẽ chiếm được trái tim một bóng hồng “trong đám xuân xanh ấy”.
Thứ tình cảm lãng mạn thuần khiết tuổi học trò lúc đó như gió thoảng chiều hôm, cơn mưa buổi sớm rồi cũng chợt đến chợt đi như hoa nở rồi tàn, trăng tròn lại khuyết. Nhưng chính nó đã điểm tô hương vị của cuộc đời! Tôi xin được nói lên lời cám ơn sâu xa đến sư trụ trì chùa Xá Lợi đã dành cho tôi một khoảng không gian yên tĩnh để “tu học” cũng như tạo cái duyên để tôi gần với đạo Phật.
Ảnh: Unsplash
Thú đọc sách của người dân miền Nam
Mải mê vòng vo tam quốc, bây giờ xin bàn về thú đọc sách của người dân miền Nam – cụ thể là người Sài Gòn. Trước 1975 ở Sài Gòn, xuất hiện nhiều nhà xuất bản sách báo. Các hiệu sách lớn nổi tiếng như Khai Trí, Sống Mới, Lửa Thiêng, Xuân Thu, Lá Bối… với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú. Lại thêm nhiều tiệm cho mướn sách mọc lên khiến các tay “lái sách” làm ăn khấm khá. Sách báo tràn đầy từ các cửa hiệu đến ngoài vỉa hè, tô điểm cho thủ đô Sài Gòn nét đẹp văn hóa của một “thành phố ham đọc”.
Ở các tiệm sách lớn, thường có đội quân thiếu nhi ưa “coi cọp” sách hằng giờ. Rồi đến độc giả sinh viên, các cụ già cũng chăm chăm chú chú lật từng trang sách và chọn mua cuốn nào ưng ý. Đó đây ở các góc phố Sài Gòn, giới xích lô, xe ôm ngồi dán mắt vào sách báo trong lúc chờ khách. Nhưng giới “độc thư” thứ thiệt là nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu phê bình văn học, nói chung là những người nặng tình với sách. Mỗi lần đến hiệu sách, thế nào họ cũng “đãi” vài cuốn ưng ý. Thú đọc sách và phong cách đọc của họ không hoàn toàn giống nhau tùy môi trường, hoàn cảnh sống, địa vị xã hội và nghề nghiệp. Có người đọc đủ loại sách, đọc ngấu nghiến như bị “đói” lâu ngày.
Cụ Vương Hồng Sển có lúc đọc sách như “tầm ăn lá dâu, ăn để mà ăn, ăn thật nhiều, thật no…” hoặc đọc “ngấu nghiến còn hơn bồ câu ra ràng nuốt mồi không kịp đút, y như chó gặm xương, như mèo mới sanh được mẹ nhường mồi dạy ăn…”. Thuở nhỏ tôi cũng đọc sách ngấu nghiến, nhét cho cái đầu như con bò ăn cỏ “ngốn” cho mau hết vì “đói” sách, lại phải trả sách mượn đúng kỳ hạn. Nhiều người chọn sách mình yêu thích, có giá trị nhứt rồi đọc chậm rãi, uống từng lời từng chữ, từ trang đầu tới trang cuối. Họ sợ vội vội vàng vàng, “đọc nhảy mất hết cơ duyên” và “Đọc vội thì đọc văn chết văn, đọc thơ chết thơ” (Võ Phiến).
Thú đọc sách của tôi chắc “không giống ai” vì có lúc chỉ mặc quần xà lỏn ở cái phòng-sách-cây-rơm như tôi đã kể. Có nhà văn chỉ mặc quần Tây dài bạc màu, mình trần trùng trục ngồi viết feuilleton hoặc đọc sách tại tòa báo (Sơn Nam). Trên Thời Báo số ra ngày 21 Tháng Tư 2006, Đoàn Dự đã viết về “Ông Già Nam Bộ”: “Ông Năm (tức Sơn Nam) ở trần ốm nhom ốm nhách, đang ngả mình nằm trên bộ ngựa cũ kỹ trước hiên của nhà anh bạn vong niên, đọc báo”
Cụ Vương Hồng Sển có thói quen nằm võng đọc sách. Nếu Diderot từng “mê sách như mê gái, si tình với sách” thì họ Vương còn mê sách hơn mê cả vợ và bạn khiến “hai phen bị giựt vợ, bị cắm sừng mà không tởn”. “Ông già kỳ cục” nầy cũng có thói quen, sở thích kỳ cục. Khi đọc sách hay, ông đọc quên ăn quên ngủ, quên cả phận sự buồng the. Gặp sách hay, giá nào ông cũng mua cho bằng được, đôi khi mua “đúp” cho mỗi đầu sách. Ông mê sách đến mức “mê từ loại giấy, giấy mịn cũng thương, giấy thô cũng thích, mê cái bìa đóng khéo, mê chữ in không mệt con mắt” (Thú Chơi Sách).
Sách có chữ ký (Kính tặng, Thân tặng, Quý tặng) và triện son của tác giả gọi là để “thêm duyên”, ông càng cưng càng quý, coi như bảo vật. Có người đã so sánh: Đọc sách như thưởng hoa, ngắm trăng, như đi bộ, đi ăn, như uống rượu, đọc thơ, như tán gái v.v… (Lê Minh Quốc). Đối với tôi, sách đọc thấy khoái là sách hợp “gu”, sách của tác giả đồng điệu, đồng thanh đồng khí với mình. Tại các thư viện, giới độc thư thường ăn mặc tương đối chỉnh tề, thái độ nghiêm túc cầu toàn, ghi chép cẩn thận những điều tâm đắc. Đó là nơi đi-về của các học giả, nhà văn, nhà giáo, nhà báo…, nói chung là những người làm văn hóa.
Kết
Thú Đọc Sách là một thú vui tao nhã lại thanh cao. Đến với sách, ta như được mở ra “chân trời mới” (Maxime Gorki). Đến với sách, ta như được “trò chuyện với những bộ óc vĩ đại nhứt của những thế kỷ đã trôi qua” (René Descartes). Đến với sách là phải trung thành với sách, tạo thành thói quen đọc sách và đọc suốt đời bằng cả trái tim. Đến với sách là tiếp cận với một thứ “tôn giáo”, một nét đẹp văn hóa, coi phòng sách như một ngôi đền, một nhà văn hóa: Mất đền là mất đạo; mất văn hóa là mất nước.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, đọc sách đến độ chín, ắt có ngày “đắc đạo”. Sách mở rộng kiến văn. Sách đào tạo nhân tài. Sách rèn nhân cách. Sách luyện tánh tình. Sách tạo công danh. Sách nên sự nghiệp. Sách là bạn cố tri. Sách người tình lý tưởng. Ôi! Sách là chân lý. Sách là hết ý!
Trong thời đại tin học toàn cầu, với sự phát triển các hình thức xuất bản điện tử (sách đọc, sách nói), nhưng sách in có giá trị, hợp với thị hiếu người đọc, vẫn bán chạy. Riêng người viết vẫn cảm thấy thích thú hơn khi đọc sách in để ngửi “mùi mực giấy” và “say sưa với cảm giác sờ chạm vào cuốn sách” (TS Charles Van Doren).
GS Nguyễn Kiến Thiết
11 tháng 9, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trên đời, mọi việc đều có cái duyên. Chẳng hạn, duyên về đạo, duyên vợ chồng, duyên bạn bè, duyên mua được quyển sách hay, cũng như duyên đọc sách. Trong bài nầy, người viết mời bạn đọc thưởng thức một món ăn tinh thần, một thú vui tao nhã: Thú Đọc Sách.
Ảnh: Unsplash
Phòng sách cây rơm
Hồi nhỏ tôi rất mê đọc sách – nói đúng hơn là một con “mọt sách”. Do một cái duyên đưa đẩy, tôi đọc quyển sách đầu đời là Quốc Văn Giáo Khoa Thư từ lúc học lớp Ba trường làng do Ba tôi mở lớp dạy. Chính quyển sách nầy đã làm nẩy nở và hun đúc biết bao tình cảm trong sáng trong lòng tôi như “mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Đó là những bài học giáo dục về đạo đức luân lý, về tình cảm gia đình, công cha nghĩa mẹ, về ơn thầy nghĩa bạn, và rộng hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.
Đó là thứ tình-nghĩa-giáo-khoa-thư thấm vào tim vào máu mà tôi không thể nào diễn tả hết ý nghĩa thiêng liêng của nó. Những bài học giản dị, dễ đọc, dễ nhớ và rất đáng nhớ trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư mãi mãi là kim chỉ nam cho thế hệ chúng tôi noi theo trong cách xử sự ở đời. Cao hơn một bậc, tôi “làm quen” với truyện Tàu, tức các tiểu thuyết chương hồi của văn học Trung Hoa được dịch sang chữ Quốc ngữ bằng văn xuôi mà có lần một nhà văn miền Bắc đã nhắc tới: “Đi tiên phong phong trào dịch truyện Tàu phải nói tới mấy ông Nam Kỳ. Sách của nhà Tín Đức Thư Xã…” (Tô Ngọc, Chọn Lọc số 51).
Theo nhà văn Sơn Nam thì người dịch truyện Tàu đầu tiên là Canavaggio, nhưng cụ Vương Hồng Sển cho là Lương Khắc Ninh dịch bộ Tam Quốc Chí đầu tiên đăng trên Nông Cổ Mín Đàm năm 1904. Từ 1907 trở đi có những nhà dịch truyện Tàu khác như Trần Phong Sắc, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn An Khương, Nguyễn Liên Phong v.v…, mặc dầu câu văn hơi dài và luộm thuộm, nhưng rõ nghĩa. Nhà Tín Đức Thư Xã ở đường Tạ Thu Thâu Sài Gòn in truyện Tàu nhiều nhứt. Mỗi bộ truyện Tàu thời bấy giờ được in thành 40-50 quyển, mỗi quyển cỡ 50 trang, giá bán 40 xu mỗi quyển (bằng nửa giạ lúa).
Các bộ truyện Tàu tôi được đọc do ông Tám – em ông Nội tôi mướn ở các tiệm cho thuê sách ở Sài Gòn đem về cho Ba tôi mượn đọc. Ban đầu chỉ “làm quen”, đọc cho biết vì tò mò, đúng hơn là vì “đói” sách. Dần dần tôi đâm ra mê và ghiền truyện Tàu lúc nào không hay. Bộ truyện Tàu đầu tiên tôi đọc là Tam Quốc Chí, bản in của nhà Tín Đức Thư Xã. Sau đó là các bộ truyện khác như Đông Châu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Phong Thần, Thuyết Đường, Tây Du Ký và Thủy Hử v.v…
Ảnh: Facebook Sách Xưa
Hầu hết truyện Tàu thời ấy “in bằng giấy báo, bìa in giấy màu, tựa in cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ”. Vì nhà không có phòng sách, tôi phải ra vườn mía để đọc truyện Tàu, như tôi đã viết trong cuốn sách về Ca dao miền Nam (1972): “Có lần vì quá mê truyện, tôi đã trốn ra ngoài đám mía sau vườn, ngồi đọc từ sáng đến chiều bỏ cả cơm nước”. Nhưng cái “phòng sách” lý tưởng để tôi luyện truyện là cây rơm nơi nhà ông bà Nội tôi. Trước khi “trồng” cây rơm, chú tôi đã làm một cái khung bằng tre và gỗ tạp tạo thành chỗ vừa đủ cho hai người nằm ngủ trưa, có trải chiếc đệm hẳn hoi, rồi chất rơm lên thành đống.
Cây rơm nầy cao nghều nghệu như một cái dù khổng lồ che mưa nắng. Từ khi có phòng-sách-cây-rơm, tôi thường “đóng đô” ở đây, khi ngồi lúc nằm để “luyện” truyện. Những buổi trưa hè nóng bức, tôi chỉ mặc quần xà lỏn, mình trần trùng trục ngồi mải mê đọc truyện hầu như quên cả thế giới bên ngoài. Đọc tới đoạn nào hay tôi khoái trá cười khanh khách một mình. Có khi mệt quá nhằm lúc hiu hiu gió thổi, tôi lăn đùng ra ngủ một giấc thật sâu. Ôi còn cái thú nào hơn là thú đọc truyện Tàu trong cái “phòng sách” nhà quê không giống ai ấy!
Ba tôi, ngoài việc dạy chữ, đã rèn luyện cho tôi thói quen đọc truyện Tàu. Ba tôi cũng đã đem “Lời bàn” của Mao Tôn Cương hoặc thay thế họ Mao phân tích những điều tôi chưa thấu suốt. Tất cả tấm gương trung hiếu tiết nghĩa, những điều thường thức về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, về tam cang ngũ thường, về thuật dùng binh, dùng người đều nằm trong truyện Tàu. Ôi! Cái thú đọc rồi mê truyện Tàu nó làm cho con người ta quên ăn mất ngủ, bỏ cả cơm nước. Nó có ma lực quyến rũ người ta đọc hết “hồi” nầy sang “hồi” khác, hết cuốn nầy sang cuốn khác.
Phong trào “Nói truyện”, “Nói thơ” do các “tài tử” miệt vườn khởi xướng từ đó ra đời được người dân hưởng ứng nồng nhiệt. Một người “nói truyện” – tức cầm cuốn truyện Tàu mà “đọc” cho mấy mươi người nghe không biết chán, bằng cách ngân giọng “ê… a” nhừa nhựa giống như tụng kinh; thỉnh thoảng lên bổng xuống trầm để “nhập vai” các câu thoại của nhân vật trong truyện. Thời ấy, cứ vài ba buổi tối hằng tuần, tôi đều “đọc truyện” cho ông bà Nội tôi nghe vì chưa đủ trình độ “nói truyện”.
Sau nầy lớn lên tôi mới biết bậc tiền bối mê truyện Tàu thứ dữ là cụ Vương Hồng Sển. Chính họ Vương đã bỏ nhiều thời gian và công sức để viết thành quyển Thú Xem Truyện Tàu rất lý thú dành cho những người “đồng điệu”. Trong quyển sách về Ca dao miền Nam do tôi sưu tầm biên soạn có nhiều bài hò, câu hát được “sính” dùng điển tích truyện Tàu (Trương Lương, Anh Bố, Hàn Tín, Tiêu Hà / Bốn ông giúp Hớn nên nhà / Văn hay võ giỏi em đà hiểu chưa?).
Một trang trong ‘Quốc Văn Giáo Khoa Thư’ (ảnh: Facebook Sách Xưa)
Thú đọc sách ở Trung học và Đại học
Bốn năm trung học, tôi theo học tại trường Tam Cần thuộc quận lỵ Trà Ôn. Tam Cần là tên một tỉnh có mặt trên bản đồ miền Nam trong một thời gian khá ngắn ngủi. Vì trường cách xa nhà hơn 20 cây số nên ba năm đầu bậc trung học, Ba Má tôi phải xin cho tôi được trọ học tại nhà một người cô họ cách xa trường độ 7 cây số. Cái điệp khúc cỡi chiếc-xe-đạp-đòn-dông-cà-tàng-trần-trụi trên con đường đất đá gồ ghề từ thời học lớp Nhứt được lặp lại.
Nhưng lần nầy vất vả hơn vì phải “đèo” thêm cái trọng lượng hơn 40 ký lô của đứa em họ. Mùa nắng đạp xe đi học rõ ràng là “tung trời xanh én nô đùa reo mừng”. Nhưng mùa mưa đối với tôi là cả một cực hình! Trên đường đi học với biết bao gian khó, đôi khi hiểm nguy vì đường bị mấy người anh em bên kia đắp mô gài mìn. Nhưng tôi vẫn không sờn lòng nản chí bởi thấm nhuần những lời dạy trong sách giáo khoa thư: “Trai thời đọc sách ngâm thơ / Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa”. Và cái điệp khúc luyện-truyện-luyện-văn được lặp lại tại vườn cam, đám mía quanh nhà cô tôi. Thỉnh thoảng vài cơn gió nhẹ thoảng qua mơn man từng cánh hoa ngọn cỏ trông thật êm đềm thơ mộng biết bao! Khi nào cần giải quyết cái “đệ tứ khoái” thì khỏi phải đi xa.
Năm lên lớp Đệ Tứ, tôi trọ học tại nhà vợ chồng người chị họ, chỉ cần đi bộ nửa cây số để đến trường. Bấy giờ nhà anh chị chưa có điện, nên thắp đèn dầu. Mỗi tối trước 9 giờ phải tắt đèn để anh chị đi ngủ sớm và tiết kiệm tiền mua dầu. Tôi cần thức khuya để đọc sách, “gạo bài” nên phải xin phép nương nhờ ánh đèn điện ở hành lang nhà thờ công giáo Trà Ôn. Tôi không ngại khó ngại khổ, bởi vì tôi tâm niệm câu châm ngôn vừa học: “Cảnh khổ là nấc thang cho bậc anh tài, là kho tàng cho người khôn khéo, nhưng là vực thẳm cho kẻ yếu hèn”. Có chí thì nên. Cuối năm học, tôi được lãnh phần thưởng hạng Nhì gồm nhiều sách vở tôi yêu thích, tha hồ đọc. Kỳ thi Trung Học Đệ I Cấp năm ấy, tôi là một trong năm bạn cùng lớp trúng tuyển.
Lúc bấy giờ, chiến tranh Quốc-Cộng ngày một leo thang. Quê tôi là vùng “xôi đậu”. Phần đông thanh niên trai tráng trong làng và một số bạn cùng trường chia làm hai chiến tuyến, người ở bên nầy, kẻ ở bên kia, hy sinh tánh mạng để bảo vệ màu cờ sắc áo trong cuộc chiến tranh dai dẳng, huynh đệ tương tàn. Máu của những người anh em bên nầy bên kia đã đổ trên ruộng đồng sông nước. Được sự đồng ý và khích lệ của đấng sanh thành, tôi một mình một thân lên Sài Gòn để tìm phương sanh kế hầu theo đuổi việc học.
Với mảnh bằng Trung Học Đệ I Cấp khiêm tốn, dấn thân nơi phồn hoa đô hội, tôi phải nỗ lực và kiên trì lắm mới tự bơi trong dòng đời còn lắm phong ba cũng như trong biển học minh mông. Cũng nhờ sự tốt bụng cưu mang của người anh họ, tôi mới tạm yên thân để “dùi mài kinh sử”. Bù lại, tôi tự nguyện phụ giúp anh chị một số việc vặt vãnh và làm “gia sư” để dạy mấy đứa cháu.
Lúc bấy giờ, nhà người anh họ ở Cư xá Đô Thành chưa có đồng hồ nước nên hằng đêm, từ 12 giờ khuya tôi phải đến phông-tên nước công cộng dùng vòi cao su “câu” nước miễn phí cho chảy đầy các lu, thùng phuy trong nhà. Trong thời gian chờ đợi, tôi ngồi cạnh cột đèn đường lấy sách vở ra luyện chữ luyện văn. Mọi người giờ nầy đã say giấc. Tôi phải thức vì… nước. Trong khoảng không gian tương đối vắng lặng, tức cảnh sanh tình, bất giác tôi ngâm nho nhỏ mấy câu thơ vừa sáng tác nhại theo ý thơ của một chí sĩ yêu nước: “Vì nước nên ta phải thức hoài…”.
Nhờ chí công học tập trong cảnh khổ với tinh thần lạc quan hướng về tương lai tươi sáng, nên hình như tôi “có duyên” với việc học hành thi cử, có thể nói là “thi đâu đậu đó”, khác với nhà thơ Tú Xương “thi không ăn ớt thế mà cay!”. Những năm tháng theo học Sư Phạm rồi Đại học Văn Khoa Sài Gòn, tôi đã biến thành con mọt sách nhưng không phải thứ dữ như cụ Vương Hồng Sển.
Như đã thưa ở trên, tôi đọc sách tại các “phòng sách lưu động” thiếu mọi tiện nghi. Nhưng tôi rất lấy làm vui và vô cùng thích thú vì được đi học, được đọc sách. So với việc học/đọc sách gian nan của học trò ngày xưa, tôi cũng được an ủi và cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều. Chẳng hạn, trong Gia Huấn Ca, cụ Nguyễn Trãi đã nêu những tấm gương hiếu học, như: Tô Tần phải lấy “dùi đâm vế kẻo khi buồn ngủ”, Tôn Sinh phải treo tóc trên giường “để cho dễ thức học hành canh khuya”, Tôn Khang nhờ ánh “đèn hoe bóng tuyết” mà phải “chịu rét đêm đông”, Trác Dận lấy “Túi bao đom đóm bạn cùng thư trai” v.v…
Bấy giờ tôi được hưởng tương đối đầy đủ tiện nghi tại các thư viện lớn của thủ đô Sài Gòn. Tôi thường mài quần ở Thư viện thành phố, rồi Thư viện các trường Đại học Văn Khoa và Sư Phạm Sài Gòn. Nhưng nhờ một cơ duyên đưa đẩy tôi đến một chỗ lý tưởng để đọc sách: Đó là chùa Xá Lợi ở đường Bà Huyện Thanh Quan. Dĩ nhiên phải được sự cho phép của vị sư đại diện Hòa thượng trụ trì. Sách đọc ở đây hoặc mượn ở Thư viện, hoặc do tôi nhịn ăn sáng để mua. Nơi đây thanh tịnh tôn nghiêm khác hẳn cái nóng bức trên căn gác mái tôn những trưa hè oi ả nơi tôi trọ học ở xóm lao động ồn ào. Mỗi lần trước khi “luyện chữ”, tôi đều đến chánh điện để đảnh lễ Phật và lâm râm khấn nguyện. Thú thật tôi cũng đa sầu đa cảm, con tim cũng rạo rực thao thức ở tuổi hoa niên; cho nên mỗi lần nhìn những tà “áo trắng điểm tô đời nữ sinh” Gia Long cạnh chùa, bất giác tôi ước mơ ngày nào đó sẽ chiếm được trái tim một bóng hồng “trong đám xuân xanh ấy”.
Thứ tình cảm lãng mạn thuần khiết tuổi học trò lúc đó như gió thoảng chiều hôm, cơn mưa buổi sớm rồi cũng chợt đến chợt đi như hoa nở rồi tàn, trăng tròn lại khuyết. Nhưng chính nó đã điểm tô hương vị của cuộc đời! Tôi xin được nói lên lời cám ơn sâu xa đến sư trụ trì chùa Xá Lợi đã dành cho tôi một khoảng không gian yên tĩnh để “tu học” cũng như tạo cái duyên để tôi gần với đạo Phật.
Ảnh: Unsplash
Thú đọc sách của người dân miền Nam
Mải mê vòng vo tam quốc, bây giờ xin bàn về thú đọc sách của người dân miền Nam – cụ thể là người Sài Gòn. Trước 1975 ở Sài Gòn, xuất hiện nhiều nhà xuất bản sách báo. Các hiệu sách lớn nổi tiếng như Khai Trí, Sống Mới, Lửa Thiêng, Xuân Thu, Lá Bối… với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú. Lại thêm nhiều tiệm cho mướn sách mọc lên khiến các tay “lái sách” làm ăn khấm khá. Sách báo tràn đầy từ các cửa hiệu đến ngoài vỉa hè, tô điểm cho thủ đô Sài Gòn nét đẹp văn hóa của một “thành phố ham đọc”.
Ở các tiệm sách lớn, thường có đội quân thiếu nhi ưa “coi cọp” sách hằng giờ. Rồi đến độc giả sinh viên, các cụ già cũng chăm chăm chú chú lật từng trang sách và chọn mua cuốn nào ưng ý. Đó đây ở các góc phố Sài Gòn, giới xích lô, xe ôm ngồi dán mắt vào sách báo trong lúc chờ khách. Nhưng giới “độc thư” thứ thiệt là nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu phê bình văn học, nói chung là những người nặng tình với sách. Mỗi lần đến hiệu sách, thế nào họ cũng “đãi” vài cuốn ưng ý. Thú đọc sách và phong cách đọc của họ không hoàn toàn giống nhau tùy môi trường, hoàn cảnh sống, địa vị xã hội và nghề nghiệp. Có người đọc đủ loại sách, đọc ngấu nghiến như bị “đói” lâu ngày.
Cụ Vương Hồng Sển có lúc đọc sách như “tầm ăn lá dâu, ăn để mà ăn, ăn thật nhiều, thật no…” hoặc đọc “ngấu nghiến còn hơn bồ câu ra ràng nuốt mồi không kịp đút, y như chó gặm xương, như mèo mới sanh được mẹ nhường mồi dạy ăn…”. Thuở nhỏ tôi cũng đọc sách ngấu nghiến, nhét cho cái đầu như con bò ăn cỏ “ngốn” cho mau hết vì “đói” sách, lại phải trả sách mượn đúng kỳ hạn. Nhiều người chọn sách mình yêu thích, có giá trị nhứt rồi đọc chậm rãi, uống từng lời từng chữ, từ trang đầu tới trang cuối. Họ sợ vội vội vàng vàng, “đọc nhảy mất hết cơ duyên” và “Đọc vội thì đọc văn chết văn, đọc thơ chết thơ” (Võ Phiến).
Thú đọc sách của tôi chắc “không giống ai” vì có lúc chỉ mặc quần xà lỏn ở cái phòng-sách-cây-rơm như tôi đã kể. Có nhà văn chỉ mặc quần Tây dài bạc màu, mình trần trùng trục ngồi viết feuilleton hoặc đọc sách tại tòa báo (Sơn Nam). Trên Thời Báo số ra ngày 21 Tháng Tư 2006, Đoàn Dự đã viết về “Ông Già Nam Bộ”: “Ông Năm (tức Sơn Nam) ở trần ốm nhom ốm nhách, đang ngả mình nằm trên bộ ngựa cũ kỹ trước hiên của nhà anh bạn vong niên, đọc báo”
Cụ Vương Hồng Sển có thói quen nằm võng đọc sách. Nếu Diderot từng “mê sách như mê gái, si tình với sách” thì họ Vương còn mê sách hơn mê cả vợ và bạn khiến “hai phen bị giựt vợ, bị cắm sừng mà không tởn”. “Ông già kỳ cục” nầy cũng có thói quen, sở thích kỳ cục. Khi đọc sách hay, ông đọc quên ăn quên ngủ, quên cả phận sự buồng the. Gặp sách hay, giá nào ông cũng mua cho bằng được, đôi khi mua “đúp” cho mỗi đầu sách. Ông mê sách đến mức “mê từ loại giấy, giấy mịn cũng thương, giấy thô cũng thích, mê cái bìa đóng khéo, mê chữ in không mệt con mắt” (Thú Chơi Sách).
Sách có chữ ký (Kính tặng, Thân tặng, Quý tặng) và triện son của tác giả gọi là để “thêm duyên”, ông càng cưng càng quý, coi như bảo vật. Có người đã so sánh: Đọc sách như thưởng hoa, ngắm trăng, như đi bộ, đi ăn, như uống rượu, đọc thơ, như tán gái v.v… (Lê Minh Quốc). Đối với tôi, sách đọc thấy khoái là sách hợp “gu”, sách của tác giả đồng điệu, đồng thanh đồng khí với mình. Tại các thư viện, giới độc thư thường ăn mặc tương đối chỉnh tề, thái độ nghiêm túc cầu toàn, ghi chép cẩn thận những điều tâm đắc. Đó là nơi đi-về của các học giả, nhà văn, nhà giáo, nhà báo…, nói chung là những người làm văn hóa.
Kết
Thú Đọc Sách là một thú vui tao nhã lại thanh cao. Đến với sách, ta như được mở ra “chân trời mới” (Maxime Gorki). Đến với sách, ta như được “trò chuyện với những bộ óc vĩ đại nhứt của những thế kỷ đã trôi qua” (René Descartes). Đến với sách là phải trung thành với sách, tạo thành thói quen đọc sách và đọc suốt đời bằng cả trái tim. Đến với sách là tiếp cận với một thứ “tôn giáo”, một nét đẹp văn hóa, coi phòng sách như một ngôi đền, một nhà văn hóa: Mất đền là mất đạo; mất văn hóa là mất nước.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, đọc sách đến độ chín, ắt có ngày “đắc đạo”. Sách mở rộng kiến văn. Sách đào tạo nhân tài. Sách rèn nhân cách. Sách luyện tánh tình. Sách tạo công danh. Sách nên sự nghiệp. Sách là bạn cố tri. Sách người tình lý tưởng. Ôi! Sách là chân lý. Sách là hết ý!
Trong thời đại tin học toàn cầu, với sự phát triển các hình thức xuất bản điện tử (sách đọc, sách nói), nhưng sách in có giá trị, hợp với thị hiếu người đọc, vẫn bán chạy. Riêng người viết vẫn cảm thấy thích thú hơn khi đọc sách in để ngửi “mùi mực giấy” và “say sưa với cảm giác sờ chạm vào cuốn sách” (TS Charles Van Doren).
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
'Thằng gù nhà thờ Đức bà Paris': Một mối tình ám ảnh đến đau đớn
vietnamnet
Trái tim đôi khi vì yêu, vì hận mà mù quáng vô cùng... Và đó cũng là mối tinh si đầy thống khố của thằng gù Quasimodo trong tuyệt phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris" của Victor Hugo.
Giữa một không gian nhà thờ uy nghiêm và sừng sững, giữa một Paris lãng mạn, cổ kính, trầm lắng và đắm say, đã diễn ra một câu chuyện nghiệt ngã giữa những con người, khi mà ranh giới giữa tình yêu và sự thù hận chỉ là một sợi tơ rất mỏng manh.
Họ có quyền lựa chọn, nhưng lại không thể lựa chọn được điều gì là đúng, điều gì là sai, bởi lý trí không đủ mạnh để tỉnh táo quyết định. Chỉ có trái tim - trái tim đôi khi vì yêu, vì hận mà mù quáng vô cùng.
Quasimodo là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại, trơ lỳ, tưởng như trái tim đã bị đánh cắp, tưởng rằng không còn điều gì có thể lay động nổi trái tim ấy nữa.
Vậy mà thằng gù xấu xa đó đã biết yêu, yêu một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Hắn yêu nàng Esmerald, trong khi nàng lại sợ sệt cái hình dạng xấu xí của hắn. Nàng thiếu nữ Bohemien xinh đẹp ấy đã đem lòng yêu một con người khác.
Mối tình ấy là một mối tình câm lặng, tuyệt vọng. Nhưng chính mối tình ấy là sự cứu rỗi vô cùng với tâm hồn Quasimodo, để hắn biết yêu, biết khóc, biết hận thù, và đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người.
Tình yêu chính là nguyên nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm. Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu của mình. Và đó là con đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm. Khi hắn đã dám giết chết người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để giải thoát cho nàng Esmerald, và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của mình.
Tác phẩm của Victor Hugo kết thúc, cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải thoát – giải thoát bằng những cái chết đau đớn, để những con đường Pari còn vương mãi những tiếng khóc, những tiếng oán hờn, và những cơn gió buồn đến xác xơ lòng người.
Tuyệt phẩm 'Nhà thờ Đức Bà Paris' của Victor Hugo
Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Notre-Dame de Paris, 1831) là tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo.
Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô Paris (Pháp). Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ.
Victor Hugo (26.2.1802 tại Besançon – 22.5.1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Thành công vang dội của hai tác phẩm 'Nhà thờ Đức Bà Paris' và 'Những người khốn khổ' đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng.
Victor Hugo muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt.
Tính cách của các nhân vật trong tuyệt phẩm được khắc họa đậm nét. Mối tình đau khổ dẫn đến ghen tuông của Đức cha Frollo biến ông thành kẻ ích kỷ, độc ác. Viên đại úy Phoebus với nét hào hoa, đỏm dáng nhưng tâm hồn vô cùng hời hợt. Người đẹp Digan Esméralda trong trắng, ngây thơ và có số phận bất hạnh.
Còn Quasimodo, một tên gù mồ côi giữ nhiệm vụ kéo chuông tại Nhà thờ Đức Bà Paris, là một tâm hồn đầy thống khổ với nỗi cô đơn và tình yêu, sự hy sinh cao cả dành cho người con gái mà mình tôn thờ.
Theo Một Thế Giới
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
"Thằng gù nhà thờ Đức Bà": Tiếng vọng của tình yêu cao cả
Dung Nhi - dantri
(Dân trí) - Ra mắt vào năm 1831 với nguyên văn tên tiếng Pháp là Notre-Dame de Paris, cuốn tiểu thuyết "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" đã nhanh chóng tạo nên tiếng vang và trở thành một kiệt tác xuất sắc, bất hủ.
Tầm ảnh hưởng của Thằng gù nhà thờ Đức Bà không chỉ nằm ở phạm vi văn học mà tác phẩm của đại văn hào Victor Hugo đã được chuyển thể sang sân khấu opera, ballet, kịch nói, nhạc kịch và hơn 15 phiên bản điện ảnh, từ truyền hình cho tới hoạt hình.
Nói như thế để thấy rõ rằng, Thằng gù nhà thờ Đức Bà sớm đã trở thành một câu chuyện, một hiện tượng quá đỗi phổ biến với nhiều thế hệ độc giả và khán giả.
Và dường như đã có cả một thời kỳ liên miên các nhà sản xuất phim cũng như các kịch gia sân khấu chẳng thể cưỡng lại được tiếng gọi từ Thằng gù nhà thờ Đức Bà và tất cả phải khẩn trương bắt tay vào nhào nặn nên một phiên bản mới, dưới khung nền tiểu thuyết kinh điển.
Hiện tại, có lẽ Thằng gù nhà thờ Đức Bà đã hiện hình dưới quá nhiều phiên bản khác nhau và mọi người cuối cùng đã có thể cho kiệt tác này được "nghỉ ngơi" đôi chút. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chúng ta cùng ngồi lại và đưa ra những nghiền ngẫm bất tận về thiên tiểu thuyết xuất sắc của Victor Hugo.
Đã có vô số những phiên bản phim khác nhau của Thằng gù nhà thờ Đức Bà.
Có một điều khá thú vị là theo nhan đề đầu tiên mà Victor Hugo lựa chọn cho đứa con tinh thần gan ruột thì dường như, chính nhà thờ Đức Bà và thủ đô Paris hoa lệ, nước Pháp mới thực sự là những nhân vật chính của tác phẩm.
Thực vậy, nhà thờ Đức Bà như một chứng nhân lịch sử bất biến, là nơi đã xảy ra một cuộc hoán đổi ngoạn mục giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp xã hội khác nhau, một phó giám mục Claude Frollo cao sang quyền lực và một tên gù xấu xí bị cả xã hội cự tuyệt, Quasimodo.
Đồng thời, nơi đây cũng ghi dấu và làm chứng cho tình yêu cao thượng nhưng nghiệt ngã giữa Quasimodo và Esméralda, cô gái xinh đẹp kiếm sống bằng việc biểu diễn các vũ đạo trước quảng trường của nhà thờ Đức Bà.
Bi kịch ở chỗ, sự xuất hiện của Esméralda đã kéo theo tình yêu của ba người đàn ông mà cả ba đều sai trái, vô hậu.
Người đầu tiên, đại úy Phoebus, là người mà nàng Esméralda dâng trọn trái tim. Trớ trêu thay anh chàng lại là kẻ trăng hoa, lừa dối, sớm đã có vị hôn thê và chỉ xem Esméralda như một mối tình qua đường.
Tiếp đến là tình yêu đầy cấm kị của phó giám mục Claude Frollo với Esméralda. Vốn được xem là kẻ khổ hạnh cao thượng nhưng Frollo lại không cưỡng nổi vẻ đẹp của Esméralda. Và trong con người Frollo dần ngập tràn một thứ tình cảm chiếm hữu, ích kỷ đến bệnh hoạn.
Người cuối cùng là Quasimodo, một kẻ dị dạng không ai dám đến gần, một chàng trai tật nguyền, bị tổn thương và bị cả xã hội khinh thường. Thế nhưng, chính Esméralda đã làm thức tỉnh trái tim hoen rỉ của Quasimodo và gieo vào lòng anh một tình yêu mãnh liệt, cao thượng và chẳng cần hồi đáp.
Tình yêu của Quasimodo đẹp đẽ và cao thượng đến khó tin.
Khi nút thắt cao trào được đẩy lên đến đỉnh điểm, các nhân vật trong Thằng gù nhà thờ Đức Bà đã xô tụ lại với nhau, trong cái hỗn loạn của những âm mưu ghen tuông, mù quáng đến tuyệt vọng.
Từng nhân vật bị nhấn chìm trong các trang sách cao trào nghẹt thở để rồi bất ngờ, tình yêu vùng lên trên tất thảy như một tiếng thét gào giữa cơn bi kịch tăm tối.
Và đến khi tất cả được giải thoát, bằng sự hy sinh, thậm chí là cả cái chết, thì khúc ca cuối cùng của Thằng gù nhà thờ Đức Bà đã âm trầm vang lên. Thông qua những câu chữ sau chót ấy, ta lại thấy dư vị đắng cay man mác dâng trào của một tình yêu cao thượng, đẹp đẽ đến vô ngần.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Revelogue
Thằng gù nhà thờ Đức Bà: Bi kịch giữa tình yêu và thù hận
Thanh Thảo
Tiểu thuyết kinh điển từ lâu đã trở thành chỗ dựa tinh thần không thể thiếu trong lòng những người đam mê đọc sách. Người ta yêu thích các quyển tiểu thuyết để qua đó rút ra được những triết lý sâu xa về hiện thực cuộc sống và Thằng gù nhà thờ Đức Bà là một trong số đó.
ảnh đại diện sách Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Thiên tiểu thuyết lãng mạn Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà Paris hay còn gọi là Thằng gù nhà thờ Đức Bà là một trong những quyển tiểu thuyết nổi bật nhất của nhà văn Victor Hugo. Tác phẩm được ví như tượng đài to lớn của dòng sách tiểu thuyết lãng mạn.
Mục lục
1 Victor Hugo đại văn hào của kinh đô ánh sáng thế giới
2 Thằng gù nhà thờ Đức Bà cùng tấn bi kịch về mối tình đầy đau đớn và trái ngang
3 Hơn cả một tình yêu đầy dằn vặt, day dứt Thằng gù nhà thờ Đức Bà còn là bức tranh chân thực phản ánh những góc khuất u tối lúc bấy giờ
4 Hình ảnh tráng lệ, sừng sững của ngôi nhà thờ cổ cùng thủ pháp tương phản đặc trưng của Victor Hugo
5 Sức ảnh hưởng sâu sắc của áng văn tiêu biểu cho một thời đại
Victor Hugo đại văn hào của kinh đô ánh sáng thế giới
Victor Hugo sinh ngày 26 tháng 2 năm 1802 tại Pháp trong một gia đình có ba anh em. Cuộc đời của ông bao trùm gần như toàn bộ thế kỉ, từ năm 1802 đến 1885 và gắn kết chặt chẽ với những thăng trầm của thời cuộc.
Từ nhỏ, ông đã không được nhận nhiều tình thương từ cha. Sau đó, ông lại phải trải qua một cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc và hứng chịu nỗi đau mất con. Với tâm hồn vốn đã chịu nhiều tổn thương thì tình hình đất nước rối ren lúc bấy giờ lại càng khiến những suy tư về thời đại của nhà văn càng thêm to lớn.
Nỗi phiền muộn, bi thương trong Victor Hugo sớm không còn là những canh cánh trong đời sống riêng mà tự thuở nào đã rộng mở theo chiều sâu biến thành nỗi đau của toàn nhân loại.
“Tôi đã cúi xuống đáy xã hội quan sát và đó là tất cả việc làm của tôi. Tôi muốn tiêu diệt định mệnh tàn ác đè nặng lên nhân loại. Tôi bẻ gãy ách nô lệ. Tôi săn đuổi sự nghèo đói, tôi đẩy lùi sự dốt nát, tôi làm nhẹ bớt bệnh tật. Tôi chiếu sáng cõi tối tăm. Tôi không nhìn thấy sự thù hằn.”
Lòng nhân hậu với trái tim đa cảm của ông rung động trước những kiếp người lao động khốn khổ, trước những cuộc đời bị tước đoạt nhân quyền. Ông nhận thức trách nhiệm của mình đối với xã hội có mối liên hệ chặt chẽ trước những biến động của đất nước.
Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Khi bi kịch tình yêu vùng vẫy trong Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Ở một giai đoạn lịch sử như thế kỉ XIX khi mà cao trào của Chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi, khó mà tìm được nhà văn nào khác ở Pháp dám lên tiếng phản ánh hiện thực xã hội trần trụi như thế. Cũng chính về điểm này đã biến Victor Hugo được ví như một khuôn mặt vĩ đại của thế kỉ, một “cây cổ thụ mênh mông”.
Thằng gù nhà thờ Đức Bà cùng tấn bi kịch về mối tình đầy đau đớn và trái ngang
Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà ra đời vào năm 1831. Đây là giai đoạn mà sự tài hoa trong sáng tác của Victor Hugo được xem là chạm đến đỉnh cao, ông dùng ngòi bút phục vụ đấu tranh, cổ vũ nhân dân, dùng những con chữ của mình hóa thành thứ vũ khí sắc sảo tố cáo tội ác bất công.
Nguồn cảm hứng để ông tạo nên Thằng gù nhà thờ Đức Bà là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất nước Pháp: nhà thờ Đức Bà. Qua đó ông muốn lưu giữ hình ảnh ngôi nhà thờ cổ kính, sừng sững, uy nghiêm vượt lên trên tất cả biến cố, sống mãi với thời gian.
Nguồn cảm hứng chính của Victor Hugo để sáng tác nên Thằng gù Nhà thờ Đức Bà
Thiên tiểu thuyết xuất bản được chia làm mười một quyển. Câu chuyện xoay quanh mối tình đầy bất hạnh, nghiệt ngã giữa Quasimodo và Esméralda. Lấy bối cảnh nước Pháp thời Trung cổ, ông đưa chúng ta đến với một hình ảnh nước Pháp đầy tăm tối với những kẻ lang thang, ăn mày, trộm cắp.
Esméralda là một cô nàng xinh đẹp hành nghề múa rong trước quảng trường của nhà thờ Đức Bà. Cô xuất hiện kéo theo tình yêu của ba người đàn ông, cả ba đều là những mối tình đầy sai trái.
Người đầu tiên đại úy Phoebus, là người mà nàng Esméralda dâng trọn trái tim. Trớ trêu thay anh chàng lại là kẻ trăng hoa, lừa dối, sớm đã có vị hôn thê và chỉ xem nàng như một phương tiện thỏa mãn nhục dục.
Phiên bản tiếng anh của The Hunchback of Notre-Dame
Ba mối tình đầy ngang trái lần lượt xuất hiện trong Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Tiếp theo ta kể đến tình yêu đầy cấm kị của phó giám mục Claude Frollo với Esméralda. Từ lâu, ông được xem là biểu tượng của sự khổ hạnh gần như tuyệt đối, là người nhận được nhiều sự tín nhiệm trong nhà thờ.
Thế nhưng, ông không cưỡng lại được sự cám dỗ của Esméralda. Tình yêu mà phó giám mục dành cho nàng là tình yêu đầy tính chiếm hữu, ích kỷ, là thứ tình cảm bệnh hoạn, biến chất mà nơi đó bóng tối đã ngấu nghiến, đè nát sự thánh thiện.
Người cuối cùng cũng là người đặc biệt nhất. Nhân vật chính Quasimodo dưới ngòi bút của Victor Hugo hiện lên với một hình nhân dị dạng, một con quái vật thật sự với vẻ ngoài không một ai dám đến gần, là chàng trai tật nguyền, méo mó, thảm hại, bị xã hội khinh thường.
Ảnh sách The Hunchback of Notre-Dame
Những giọt nước mắt của Esméralda đã làm Quasimodo rung động
Tưởng như mọi cảm xúc đã trơ lì nhưng những giọt nước mắt thương cảm cùng sự tốt bụng của Esméralda tựa như một luồng sáng ấm áp xuyên thủng trái tim quanh năm u tối của chàng gù.
Sự tử tế ấy đánh thức tình cảm ngủ yên trong tâm hồn của Quasimodo khiến cậu bất chấp tất cả để bảo vệ người con gái mình tôn thờ. Tình yêu của chàng gù là tình yêu trong câm lặng và tuyệt vọng, cậu ý thức được vẻ ngoài của mình nên chỉ âm thầm từ xa dành cho cô những điều tốt đẹp nhất trong thế giới nhỏ bé của cậu.
Những tình tiết đầy éo le đan xen vào nhau trong câu chuyện, ranh giới giữa yêu thương và thù hận chỉ là sợi chỉ nhỏ mỏng manh. Bi kịch diễn ra khi tình cảm của phó giám ngục Claude Frollo trở nên mất kiểm soát, khi không có được trái tim của Esméralda ông sẵn sàng hủy hoại cô để cũng không một ai có được.
Ấn phẩm khác của Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Quyển sách là câu chuyện về mối tình câm nín đầy đau đớn của Quasimodo
Cao trào nút thắt được đẩy lên đỉnh điểm khi chính Quasimodo quyết định giết chết người đã cưu mang mình thuở nhỏ – phó giám mục, để giải thoát cho người mình yêu. Đó là cảnh tượng chứa rất nhiều ý nghĩa.
Hành động ấy thể hiện sự vùng lên vì tình yêu, sự phản kháng chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người.
Tình yêu của Quasimodo dành cho Esméralda mãnh liệt bao nhiêu thì tình yêu của nàng dành cho đại úy Phoebus tha thiết bấy nhiêu, nàng cố chấp dâng trọn tình cảm đến nỗi phải đánh đổi bằng cả tính mạng.
Tiểu thuyết The Hunchback of Notre-Dame
Một tình yêu đầy ám ảnh được khắc họa rõ nét bằng ngòi bút của Victor Hugo
Quasimodo sau đó quay trở về căn hầm nơi Esméralda chết rồi tự tử. Sau này người ta phát hiện trong căn hầm có hai bộ xương ôm chặt lấy nhau, họ định tách ra thì phần xương có hình hài không bình thường tan thành tro bụi.
Thằng gù nhà thờ Đức Bà kết thúc cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải thoát bằng những cái chết đau đớn, để lại những nỗi oán hờn, những nỗi buồn xác xơ lòng người.
Hơn cả một tình yêu đầy dằn vặt, day dứt Thằng gù nhà thờ Đức Bà còn là bức tranh chân thực phản ánh những góc khuất u tối lúc bấy giờ
Thời đại mà Victor Hugo được sinh ra chứa quá nhiều biến động, bức tranh chân thực ông vẽ ra đều dựa trên những mặt trái trong xã hội ấy. Một xã hội nơi mà vô vàn nghịch lý được giấu dưới lớp vẻ ngoài hào nhoáng.
Nghịch lý rằng những người đáng lẽ ra được hưởng hạnh phúc lại phải kết thúc trong bi thương; những người không xứng đáng lại sống an nhàn, vui vẻ. Hình ảnh tương phản giữa số phận của đại úy Phoebus và chàng trai Quasimodo đã thể hiện rõ rệt điều đó.
Một chàng trai với trái tim nhân hậu dưới lớp vỏ xù xì, vừa chịu đựng thuở thơ ấu bất hạnh vừa không thể chạm đến tình yêu, cuối cùng lại tự kết thúc cuộc đời của chính mình. Thế mà, một gã trăng hoa dưới vẻ bề ngoài đạo mạo lại chiếm trọn tình yêu chân thành của Esméralda.
Hay phải nhắc đến hình tượng nhân vật phó giám mục Claude Frollo, một người uyên thông, sống trong u uẩn hà khắc lại bị nàng Esméralda chinh phục để rồi dần mất đi bản chất ban đầu, trở thành một con quỷ đội lốt tu hành. Victor Hugo đã kín đáo gửi đến cho các đức giáo hoàng, các linh mục trong nhà thờ kia một nụ cười đầy mỉa mai, châm biếm.
Hình ảnh tráng lệ, sừng sững của ngôi nhà thờ cổ cùng thủ pháp tương phản đặc trưng của Victor Hugo
Xuyên suốt tác phẩm, nhà thờ Đức Bà được xem là khung cảnh trọng tâm nhất nơi chứng kiến gần như toàn bộ những cao trào bi kịch xảy ra. Những miêu tả tỉ mỉ đầy ấn tượng được khắc họa rõ nét dưới ngòi bút của Victor Hugo.
Từng chi tiết từ bức tượng con thú trang trí bên ngoài gờ mái đến đường lên gác chuông tối om và nguy hiểm, mọi ngóc ngách đều được đại văn hào khám phá và thuật lại một cách sống động, làm cho công trình kiến trúc kì vĩ ấy như hiện lên trước mắt người đọc.
Trong các tác phẩm tiểu thuyết của mình, Victor Hugo thường sử dụng nghệ thuật tương phản như là một đặc trưng, ở đây cũng không ngoại lệ. Sự tương phản nhằm làm nổi bật sự cao cả cùng nhân phẩm tuyệt vời bị che lấp, ẩn náu trong bản thân những con người bị xã hội bất công tước đoạt nhân quyền làm cho họ tha hóa, trở nên xấu xí thô kệch…
Đại văn hào vô cùng uyên bác, tài tình trong việc sử dụng ngôn từ, chất liệu văn học dân gian và chủ nghĩa lãng mạn cùng những tình huống bi – hài đan chéo nhau tạo nên sức hút độc đáo đến không ngờ.
Sức ảnh hưởng sâu sắc của áng văn tiêu biểu cho một thời đại
Dẫu cho đã hơn một thế kỉ trôi qua nhưng sức hút của thiên tiểu thuyết vẫn không hề suy giảm. Đến nay đã có hơn mười bộ phim lẻ chuyển thể từ thiên tiểu thuyết, bốn bộ phim truyền hình cùng nhiều vở kịch, sân khấu, âm nhạc thậm chí là những vở ba lê.
Tiêu biểu phải kể đến là bộ phim chuyển thể của hãng hoạt hình Walt Disney công chiếu năm 1996. Điểm khác biệt khiến công chúng hạnh phúc hơn chính là kết thúc bộ phim với cái kết có hậu dành cho hai nhân vật chính.
Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Victor Hugo
Phiên bản hoạt hình của The Hunchback of Notre Dame (1996)
Sau cùng phải nói rằng Thằng gù nhà thờ Đức Bà là một kiệt tác văn chương, chứa đựng tư tưởng đầy tính nhân văn của một con người vĩ đại. Giá trị của thiên truyện từ lâu đã vượt xa khỏi thời đại nó được sinh ra trở nên bất hủ đối với nhân loại.
Đây là tác phẩm đáng để thưởng thức, để suy ngẫm với thông điệp là dù cho hoàn cảnh có tăm tối thế nào thì cũng không thể ngăn cản được cái đẹp hiện hữu, vươn lên, mặc cho sau cùng có phải tuyệt diệt đi nữa. Bức tranh về một nước Pháp thời Trung cổ u tối cùng những bài học ý nghĩa sâu xa mà Victor Hugo gửi gắm chắc chắn sẽ không khiến chúng ta hối hận.
Mình là Thảo, một cô gái mình đầy khiếm khuyết nhưng vẫn luôn nỗ lực từng ngày để trở nên tốt hơn. Mình muốn trưởng thành xinh đẹp như một bông hoa, không vì ai mà nở rộ rồi úa tàn, chỉ vì bản thân mà rạng rỡ khoe sắc.
Thằng gù nhà thờ Đức Bà: Bi kịch giữa tình yêu và thù hận
Thanh Thảo
Tiểu thuyết kinh điển từ lâu đã trở thành chỗ dựa tinh thần không thể thiếu trong lòng những người đam mê đọc sách. Người ta yêu thích các quyển tiểu thuyết để qua đó rút ra được những triết lý sâu xa về hiện thực cuộc sống và Thằng gù nhà thờ Đức Bà là một trong số đó.
ảnh đại diện sách Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Thiên tiểu thuyết lãng mạn Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà Paris hay còn gọi là Thằng gù nhà thờ Đức Bà là một trong những quyển tiểu thuyết nổi bật nhất của nhà văn Victor Hugo. Tác phẩm được ví như tượng đài to lớn của dòng sách tiểu thuyết lãng mạn.
Mục lục
1 Victor Hugo đại văn hào của kinh đô ánh sáng thế giới
2 Thằng gù nhà thờ Đức Bà cùng tấn bi kịch về mối tình đầy đau đớn và trái ngang
3 Hơn cả một tình yêu đầy dằn vặt, day dứt Thằng gù nhà thờ Đức Bà còn là bức tranh chân thực phản ánh những góc khuất u tối lúc bấy giờ
4 Hình ảnh tráng lệ, sừng sững của ngôi nhà thờ cổ cùng thủ pháp tương phản đặc trưng của Victor Hugo
5 Sức ảnh hưởng sâu sắc của áng văn tiêu biểu cho một thời đại
Victor Hugo đại văn hào của kinh đô ánh sáng thế giới
Victor Hugo sinh ngày 26 tháng 2 năm 1802 tại Pháp trong một gia đình có ba anh em. Cuộc đời của ông bao trùm gần như toàn bộ thế kỉ, từ năm 1802 đến 1885 và gắn kết chặt chẽ với những thăng trầm của thời cuộc.
Từ nhỏ, ông đã không được nhận nhiều tình thương từ cha. Sau đó, ông lại phải trải qua một cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc và hứng chịu nỗi đau mất con. Với tâm hồn vốn đã chịu nhiều tổn thương thì tình hình đất nước rối ren lúc bấy giờ lại càng khiến những suy tư về thời đại của nhà văn càng thêm to lớn.
Nỗi phiền muộn, bi thương trong Victor Hugo sớm không còn là những canh cánh trong đời sống riêng mà tự thuở nào đã rộng mở theo chiều sâu biến thành nỗi đau của toàn nhân loại.
“Tôi đã cúi xuống đáy xã hội quan sát và đó là tất cả việc làm của tôi. Tôi muốn tiêu diệt định mệnh tàn ác đè nặng lên nhân loại. Tôi bẻ gãy ách nô lệ. Tôi săn đuổi sự nghèo đói, tôi đẩy lùi sự dốt nát, tôi làm nhẹ bớt bệnh tật. Tôi chiếu sáng cõi tối tăm. Tôi không nhìn thấy sự thù hằn.”
Lòng nhân hậu với trái tim đa cảm của ông rung động trước những kiếp người lao động khốn khổ, trước những cuộc đời bị tước đoạt nhân quyền. Ông nhận thức trách nhiệm của mình đối với xã hội có mối liên hệ chặt chẽ trước những biến động của đất nước.
Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Khi bi kịch tình yêu vùng vẫy trong Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Ở một giai đoạn lịch sử như thế kỉ XIX khi mà cao trào của Chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi, khó mà tìm được nhà văn nào khác ở Pháp dám lên tiếng phản ánh hiện thực xã hội trần trụi như thế. Cũng chính về điểm này đã biến Victor Hugo được ví như một khuôn mặt vĩ đại của thế kỉ, một “cây cổ thụ mênh mông”.
Thằng gù nhà thờ Đức Bà cùng tấn bi kịch về mối tình đầy đau đớn và trái ngang
Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà ra đời vào năm 1831. Đây là giai đoạn mà sự tài hoa trong sáng tác của Victor Hugo được xem là chạm đến đỉnh cao, ông dùng ngòi bút phục vụ đấu tranh, cổ vũ nhân dân, dùng những con chữ của mình hóa thành thứ vũ khí sắc sảo tố cáo tội ác bất công.
Nguồn cảm hứng để ông tạo nên Thằng gù nhà thờ Đức Bà là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất nước Pháp: nhà thờ Đức Bà. Qua đó ông muốn lưu giữ hình ảnh ngôi nhà thờ cổ kính, sừng sững, uy nghiêm vượt lên trên tất cả biến cố, sống mãi với thời gian.
Nguồn cảm hứng chính của Victor Hugo để sáng tác nên Thằng gù Nhà thờ Đức Bà
Thiên tiểu thuyết xuất bản được chia làm mười một quyển. Câu chuyện xoay quanh mối tình đầy bất hạnh, nghiệt ngã giữa Quasimodo và Esméralda. Lấy bối cảnh nước Pháp thời Trung cổ, ông đưa chúng ta đến với một hình ảnh nước Pháp đầy tăm tối với những kẻ lang thang, ăn mày, trộm cắp.
Esméralda là một cô nàng xinh đẹp hành nghề múa rong trước quảng trường của nhà thờ Đức Bà. Cô xuất hiện kéo theo tình yêu của ba người đàn ông, cả ba đều là những mối tình đầy sai trái.
Người đầu tiên đại úy Phoebus, là người mà nàng Esméralda dâng trọn trái tim. Trớ trêu thay anh chàng lại là kẻ trăng hoa, lừa dối, sớm đã có vị hôn thê và chỉ xem nàng như một phương tiện thỏa mãn nhục dục.
Phiên bản tiếng anh của The Hunchback of Notre-Dame
Ba mối tình đầy ngang trái lần lượt xuất hiện trong Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Tiếp theo ta kể đến tình yêu đầy cấm kị của phó giám mục Claude Frollo với Esméralda. Từ lâu, ông được xem là biểu tượng của sự khổ hạnh gần như tuyệt đối, là người nhận được nhiều sự tín nhiệm trong nhà thờ.
Thế nhưng, ông không cưỡng lại được sự cám dỗ của Esméralda. Tình yêu mà phó giám mục dành cho nàng là tình yêu đầy tính chiếm hữu, ích kỷ, là thứ tình cảm bệnh hoạn, biến chất mà nơi đó bóng tối đã ngấu nghiến, đè nát sự thánh thiện.
Người cuối cùng cũng là người đặc biệt nhất. Nhân vật chính Quasimodo dưới ngòi bút của Victor Hugo hiện lên với một hình nhân dị dạng, một con quái vật thật sự với vẻ ngoài không một ai dám đến gần, là chàng trai tật nguyền, méo mó, thảm hại, bị xã hội khinh thường.
Ảnh sách The Hunchback of Notre-Dame
Những giọt nước mắt của Esméralda đã làm Quasimodo rung động
Tưởng như mọi cảm xúc đã trơ lì nhưng những giọt nước mắt thương cảm cùng sự tốt bụng của Esméralda tựa như một luồng sáng ấm áp xuyên thủng trái tim quanh năm u tối của chàng gù.
Sự tử tế ấy đánh thức tình cảm ngủ yên trong tâm hồn của Quasimodo khiến cậu bất chấp tất cả để bảo vệ người con gái mình tôn thờ. Tình yêu của chàng gù là tình yêu trong câm lặng và tuyệt vọng, cậu ý thức được vẻ ngoài của mình nên chỉ âm thầm từ xa dành cho cô những điều tốt đẹp nhất trong thế giới nhỏ bé của cậu.
Những tình tiết đầy éo le đan xen vào nhau trong câu chuyện, ranh giới giữa yêu thương và thù hận chỉ là sợi chỉ nhỏ mỏng manh. Bi kịch diễn ra khi tình cảm của phó giám ngục Claude Frollo trở nên mất kiểm soát, khi không có được trái tim của Esméralda ông sẵn sàng hủy hoại cô để cũng không một ai có được.
Ấn phẩm khác của Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Quyển sách là câu chuyện về mối tình câm nín đầy đau đớn của Quasimodo
Cao trào nút thắt được đẩy lên đỉnh điểm khi chính Quasimodo quyết định giết chết người đã cưu mang mình thuở nhỏ – phó giám mục, để giải thoát cho người mình yêu. Đó là cảnh tượng chứa rất nhiều ý nghĩa.
Hành động ấy thể hiện sự vùng lên vì tình yêu, sự phản kháng chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người.
Tình yêu của Quasimodo dành cho Esméralda mãnh liệt bao nhiêu thì tình yêu của nàng dành cho đại úy Phoebus tha thiết bấy nhiêu, nàng cố chấp dâng trọn tình cảm đến nỗi phải đánh đổi bằng cả tính mạng.
Tiểu thuyết The Hunchback of Notre-Dame
Một tình yêu đầy ám ảnh được khắc họa rõ nét bằng ngòi bút của Victor Hugo
Quasimodo sau đó quay trở về căn hầm nơi Esméralda chết rồi tự tử. Sau này người ta phát hiện trong căn hầm có hai bộ xương ôm chặt lấy nhau, họ định tách ra thì phần xương có hình hài không bình thường tan thành tro bụi.
Thằng gù nhà thờ Đức Bà kết thúc cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải thoát bằng những cái chết đau đớn, để lại những nỗi oán hờn, những nỗi buồn xác xơ lòng người.
Hơn cả một tình yêu đầy dằn vặt, day dứt Thằng gù nhà thờ Đức Bà còn là bức tranh chân thực phản ánh những góc khuất u tối lúc bấy giờ
Thời đại mà Victor Hugo được sinh ra chứa quá nhiều biến động, bức tranh chân thực ông vẽ ra đều dựa trên những mặt trái trong xã hội ấy. Một xã hội nơi mà vô vàn nghịch lý được giấu dưới lớp vẻ ngoài hào nhoáng.
Nghịch lý rằng những người đáng lẽ ra được hưởng hạnh phúc lại phải kết thúc trong bi thương; những người không xứng đáng lại sống an nhàn, vui vẻ. Hình ảnh tương phản giữa số phận của đại úy Phoebus và chàng trai Quasimodo đã thể hiện rõ rệt điều đó.
Một chàng trai với trái tim nhân hậu dưới lớp vỏ xù xì, vừa chịu đựng thuở thơ ấu bất hạnh vừa không thể chạm đến tình yêu, cuối cùng lại tự kết thúc cuộc đời của chính mình. Thế mà, một gã trăng hoa dưới vẻ bề ngoài đạo mạo lại chiếm trọn tình yêu chân thành của Esméralda.
Hay phải nhắc đến hình tượng nhân vật phó giám mục Claude Frollo, một người uyên thông, sống trong u uẩn hà khắc lại bị nàng Esméralda chinh phục để rồi dần mất đi bản chất ban đầu, trở thành một con quỷ đội lốt tu hành. Victor Hugo đã kín đáo gửi đến cho các đức giáo hoàng, các linh mục trong nhà thờ kia một nụ cười đầy mỉa mai, châm biếm.
Hình ảnh tráng lệ, sừng sững của ngôi nhà thờ cổ cùng thủ pháp tương phản đặc trưng của Victor Hugo
Xuyên suốt tác phẩm, nhà thờ Đức Bà được xem là khung cảnh trọng tâm nhất nơi chứng kiến gần như toàn bộ những cao trào bi kịch xảy ra. Những miêu tả tỉ mỉ đầy ấn tượng được khắc họa rõ nét dưới ngòi bút của Victor Hugo.
Từng chi tiết từ bức tượng con thú trang trí bên ngoài gờ mái đến đường lên gác chuông tối om và nguy hiểm, mọi ngóc ngách đều được đại văn hào khám phá và thuật lại một cách sống động, làm cho công trình kiến trúc kì vĩ ấy như hiện lên trước mắt người đọc.
Trong các tác phẩm tiểu thuyết của mình, Victor Hugo thường sử dụng nghệ thuật tương phản như là một đặc trưng, ở đây cũng không ngoại lệ. Sự tương phản nhằm làm nổi bật sự cao cả cùng nhân phẩm tuyệt vời bị che lấp, ẩn náu trong bản thân những con người bị xã hội bất công tước đoạt nhân quyền làm cho họ tha hóa, trở nên xấu xí thô kệch…
Đại văn hào vô cùng uyên bác, tài tình trong việc sử dụng ngôn từ, chất liệu văn học dân gian và chủ nghĩa lãng mạn cùng những tình huống bi – hài đan chéo nhau tạo nên sức hút độc đáo đến không ngờ.
Sức ảnh hưởng sâu sắc của áng văn tiêu biểu cho một thời đại
Dẫu cho đã hơn một thế kỉ trôi qua nhưng sức hút của thiên tiểu thuyết vẫn không hề suy giảm. Đến nay đã có hơn mười bộ phim lẻ chuyển thể từ thiên tiểu thuyết, bốn bộ phim truyền hình cùng nhiều vở kịch, sân khấu, âm nhạc thậm chí là những vở ba lê.
Tiêu biểu phải kể đến là bộ phim chuyển thể của hãng hoạt hình Walt Disney công chiếu năm 1996. Điểm khác biệt khiến công chúng hạnh phúc hơn chính là kết thúc bộ phim với cái kết có hậu dành cho hai nhân vật chính.
Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Victor Hugo
Phiên bản hoạt hình của The Hunchback of Notre Dame (1996)
Sau cùng phải nói rằng Thằng gù nhà thờ Đức Bà là một kiệt tác văn chương, chứa đựng tư tưởng đầy tính nhân văn của một con người vĩ đại. Giá trị của thiên truyện từ lâu đã vượt xa khỏi thời đại nó được sinh ra trở nên bất hủ đối với nhân loại.
Đây là tác phẩm đáng để thưởng thức, để suy ngẫm với thông điệp là dù cho hoàn cảnh có tăm tối thế nào thì cũng không thể ngăn cản được cái đẹp hiện hữu, vươn lên, mặc cho sau cùng có phải tuyệt diệt đi nữa. Bức tranh về một nước Pháp thời Trung cổ u tối cùng những bài học ý nghĩa sâu xa mà Victor Hugo gửi gắm chắc chắn sẽ không khiến chúng ta hối hận.
Mình là Thảo, một cô gái mình đầy khiếm khuyết nhưng vẫn luôn nỗ lực từng ngày để trở nên tốt hơn. Mình muốn trưởng thành xinh đẹp như một bông hoa, không vì ai mà nở rộ rồi úa tàn, chỉ vì bản thân mà rạng rỡ khoe sắc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 8 of 50 • 1 ... 5 ... 7, 8, 9 ... 29 ... 50
Page 8 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum