Sách
Page 27 of 50 • Share
Page 27 of 50 • 1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 38 ... 50
Re: Sách
Tuấn Lalarme rated a book really liked it - goodreads
Dịch Hạch by Albert Camus
Dịch Hạch là quyển sách khiến tôi mất khá nhiều thời gian để đọc. Cách đây hai năm tôi có mua bản tiếng Pháp, nhưng đọc không nổi, những câu văn dài trong những khổ văn dài khiến cho việc tư duy bằng ngôn ngữ gốc trở nên vô cùng khó khăn. Nên tôi tìm đọc lại bằng bản tiếng Việt. Cũng không dễ đọc chút nào, mặc dù tôi là người rất thích lối viết câu phức, diễn giải 1 ý bằng những câu văn dài và ít xuống dòng. Vì nó cho tôi cảm giác giống như tôi đọc một dòng chảy của ý thức, nó khiến tôi cảm thấy cực kì thoải mái vì sự dung nhập giữa ý thức của tác giả và ý thức của chính mình.
Cuối cùng cũng đọc xong. Quả là sự thử thách, mặc dù Camus viết bằng lối viết khá đơn giản để kể một câu chuyện đơn giản không kém về nạn dịch hạch hoành hành tại thành phố Oran của đất nước Algieri. Camus đưa ta vào một câu chuyện mang đậm nét nhất chủ nghĩa hiện sinh mà triết thuyết của ông luôn hướng đến trong cả cuộc đời mình: Sự dấn thân. Sự dấn thân để làm những điều mà người ta thường phó mặc cho số phận, hay buông xuôi để cầu may. Với Camus thì cuộc sống không vận hành như vậy. Dịch hạch là biểu tượng của sự khó khăn, và những nhân vật trong tiểu thuyết, mà trung tâm là bác sĩ Rieux, người không chịu buông xuôi trước nạn dịch hạch đang tàn phá kinh hoàng thành phố nơi ông sống, là những biểu tượng của sự Dấn Thân. Họ không phó mặc cho số phận, họ muốn sống, nhưng không vì thế mà họ thờ ơ với những người bệnh đang chết dần từng ngày.
Tôi rất thích câu cuối cùng của tác phẩm: : "Vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên hàng chục năm trong đồ đạc, quần áo, nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng, trong khăn mùi xoa và các đống giấy mà..., và một ngày nào đó, để gây tai hoạ cho con người và dạy họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống trong hạnh phúc và phồn vinh".
Quả vậy, con người cần có những bài học để hiểu thế nào là hạnh phúc, cần có bài học để biết sống vì người khác, như nhân vật nhà báo Rambert ban đầu luôn muốn trốn khỏi thành phố nhưng sau đã chịu tình nguyện ở lại để giúp đỡ mọi người... cần có bài học để hiểu rằng, niềm tin của tôn giáo trong nhiều trường hợp không thể giúp ích gì... Cuộc sống là vậy, ta không thể biết được ta sẽ làm được gì nếu không chịu dấn thân, và ta cũng không thể biết được bản thân mình như thế nào nếu không bị rơi vào những hoàn cảnh hiểm nghèo.
Giọng văn của Camus thực chân thành, ông không phán xét kể cả người xấu và người tốt, ông chỉ có thái độ vị tha, thái độ thù ghét chiến tranh, và hơn hết thảy, thái độ sống không bao giờ buông tay trước mọi hoàn cảnh mà cuộc đời đưa lại.
Đây là quyển sách bạn cần đọc chậm, và thái độ đọc nghiêm túc, nếu không bạn sẽ thấy nó thật tẻ nhạt, và rất khó tập trung để kết thúc nó.
Dịch Hạch by Albert Camus
Dịch Hạch là quyển sách khiến tôi mất khá nhiều thời gian để đọc. Cách đây hai năm tôi có mua bản tiếng Pháp, nhưng đọc không nổi, những câu văn dài trong những khổ văn dài khiến cho việc tư duy bằng ngôn ngữ gốc trở nên vô cùng khó khăn. Nên tôi tìm đọc lại bằng bản tiếng Việt. Cũng không dễ đọc chút nào, mặc dù tôi là người rất thích lối viết câu phức, diễn giải 1 ý bằng những câu văn dài và ít xuống dòng. Vì nó cho tôi cảm giác giống như tôi đọc một dòng chảy của ý thức, nó khiến tôi cảm thấy cực kì thoải mái vì sự dung nhập giữa ý thức của tác giả và ý thức của chính mình.
Cuối cùng cũng đọc xong. Quả là sự thử thách, mặc dù Camus viết bằng lối viết khá đơn giản để kể một câu chuyện đơn giản không kém về nạn dịch hạch hoành hành tại thành phố Oran của đất nước Algieri. Camus đưa ta vào một câu chuyện mang đậm nét nhất chủ nghĩa hiện sinh mà triết thuyết của ông luôn hướng đến trong cả cuộc đời mình: Sự dấn thân. Sự dấn thân để làm những điều mà người ta thường phó mặc cho số phận, hay buông xuôi để cầu may. Với Camus thì cuộc sống không vận hành như vậy. Dịch hạch là biểu tượng của sự khó khăn, và những nhân vật trong tiểu thuyết, mà trung tâm là bác sĩ Rieux, người không chịu buông xuôi trước nạn dịch hạch đang tàn phá kinh hoàng thành phố nơi ông sống, là những biểu tượng của sự Dấn Thân. Họ không phó mặc cho số phận, họ muốn sống, nhưng không vì thế mà họ thờ ơ với những người bệnh đang chết dần từng ngày.
Tôi rất thích câu cuối cùng của tác phẩm: : "Vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên hàng chục năm trong đồ đạc, quần áo, nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng, trong khăn mùi xoa và các đống giấy mà..., và một ngày nào đó, để gây tai hoạ cho con người và dạy họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống trong hạnh phúc và phồn vinh".
Quả vậy, con người cần có những bài học để hiểu thế nào là hạnh phúc, cần có bài học để biết sống vì người khác, như nhân vật nhà báo Rambert ban đầu luôn muốn trốn khỏi thành phố nhưng sau đã chịu tình nguyện ở lại để giúp đỡ mọi người... cần có bài học để hiểu rằng, niềm tin của tôn giáo trong nhiều trường hợp không thể giúp ích gì... Cuộc sống là vậy, ta không thể biết được ta sẽ làm được gì nếu không chịu dấn thân, và ta cũng không thể biết được bản thân mình như thế nào nếu không bị rơi vào những hoàn cảnh hiểm nghèo.
Giọng văn của Camus thực chân thành, ông không phán xét kể cả người xấu và người tốt, ông chỉ có thái độ vị tha, thái độ thù ghét chiến tranh, và hơn hết thảy, thái độ sống không bao giờ buông tay trước mọi hoàn cảnh mà cuộc đời đưa lại.
Đây là quyển sách bạn cần đọc chậm, và thái độ đọc nghiêm túc, nếu không bạn sẽ thấy nó thật tẻ nhạt, và rất khó tập trung để kết thúc nó.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
review sách
Dịch Hạch - Albert Camus
Với những giá trị đầy nhân văn về con người giữa cơn bão dịch bệnh, tác phẩm Dịch Hạch mang lại danh tiếng vang dội cho tác giả Albert Camus với lượng tiêu thụ hơn một 161.000 bản trong hai năm đầu xuất bản. Quyển sách này xuất sắc đạt giải Nobel Văn Chương năm 1957. Khi thế giới vẫn đang điêu đứng vì đại dịch Covid-19, Dịch Hạch một lần nữa trở nên vô cùng hợp thời khi nó khai thác rất nhiều khía cạnh của dịch bệnh. Dịch Hạch, hay La Peste là một trong những tác phẩm kinh điển đáng đọc nhất của văn học nước Pháp.
“Dịch Hạch” là tên của một thiên ký sử về những sự cố lạ lùng xảy ra tại thành phố ven biển Oran. Chỉ bắt đầu bằng xác chết của mấy con chuột, nay ở đây đã phát triển một loại bệnh với tốc độ lây lan cực nhanh. Dịch hạch, hay “Cái Chết Đen” từng giết chết một phần ba dân số châu Âu chính thức xâm nhập Oran.
Cuộc Hành Trình
Dịch hạch đến không phải là vấn đề của riêng bác sĩ Rieux, mà là vấn đề nhức nhối chung của cả xã hội lúc ấy. Không đào quá sâu vào khía cạnh y học của căn bệnh, Albert chú trọng nhiều vào động thái ứng xử của những người dân. Một vòng tròn cảm xúc được ông mô tả kĩ càng, có chút ác nghiệt nhưng rất thật. Họ vô thức bước vào vòng xoáy tâm lí mà dịch hạch tạo ra, thờ ơ, chối bỏ, chấp nhận, bất lực và vô cảm.
Khi mới được chính phủ cảnh báo về dịch bệnh, mọi người đã từng tỏ vẻ cười cợt và mặc những mối hiểm nguy lây nhiễm, cuộc sống thả phanh cứ tiếp tục, cho đến khi thành phố bị cô lập.
Nỗi sợ hãi bắt đầu xâm chiến tế bào thần kinh con người. Dần dần họ hiểu ra sự quan trọng của căn bệnh và đành cam tâm an phận ở nhà. Kèm theo những hệ quả thiệt hại về kinh tế, Albert diễn tả cái gánh nặng đầy khắc nghiệt của người dân khi họ chẳng thể làm gì ngoài yên lặng chịu đựng tâm hồn mình dần khô cạn, dần dần bị những suy nghĩ u tối che lấp, dần tha hóa và tiêu tan trong nỗi buồn tẻ. Đến cuối cùng, người dân cũng không biết liệu họ có được giải thoát hoàn toàn khỏi cái xiềng xích ấy khi nó vẫn có thể quay lại một ngày nào đó.
Các Sắc Thái
Đồng hành cùng ghi chép chống dịch này là Bác sĩ Rieux. Đại diện cho những người hùng thầm lặng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, tận tâm và nhân ái. Thân là bác sĩ, dù gia đình ông không còn trọn vẹn giữa bão dịch, ông vẫn vững vàng đứng dậy, bình tâm chăm sóc cho bệnh nhân. Cũng có những người trông cậy vào tôn giáo khi đối mặt với dịch bệnh, cụ thể trong Dịch Hạch chính là nhân vật linh mục Paneloux. Ông đặt niềm tin tuyệt đối vào sự sắp xếp của Đấng Tạo Hóa, phó mặc mạng sống cho Ngài và sẵn sàng không sợ hãi mà tiếp sức giúp đỡ bác sĩ Rieux.
Bệnh dịch hạch đến khiến người trong thành phố rơi vào hoàn cảnh ăn không ngồi rồi, loanh quanh trong con phố cũ kĩ ủ ê, dẫn đến những hành động bất chính. Rambert và Cottard là hình ảnh của những kẻ ích kỉ và phản đối chính quyền vì lợi ích cá nhân. Rảnh rỗi hóa nông nỗi, họ từng lập kế hoạch trốn thoát khỏi thành phố Oran.
Đa số phản ứng của người dân khi có dịch được thể hiện qua nhân vật không quá nổi bật nhưng là mảnh ghép không thể thiếu, mẹ của bác sĩ Rieux. Bà từ đầu đến cuối vẫn luôn chấp hành luật lệ, ủng hộ sự cố gắng của các nhà chức trách và giới y bác sĩ dù không trực tiếp tham gia chống dịch.
Song song với việc tàn phá tâm hồn con người, dịch bệnh đương nhiên cũng làm sụp đổ một thành phố Oran. Độc giả chắc chắn sẽ bị choáng ngợp và lay động bởi những “tác phẩm” mà dịch hạch ra được Albert Camus mô tả cách chi tiết nhất và lạnh lùng nhất.
Nổi bật nhất có lẽ chính là sự chia ly. Không phải ngày một ngày hai, chia ly của Oran kéo dài đến chẳng biết bao giờ kết thúc. Nó chính là sự lưu đày trên diện rộng. Là cả Oran làm nô lệ cho cuộc phân ly dài hạn, là đau đớn len lỏi trong từng cái ngõ nhỏ, từng nơ-ron thần kinh, là những khoảng thời gian bị giày vò bởi kí ức, là những hàng hóa không cập bến, là hố sâu không theo leo lên được.
Đáng sợ nhất phải nhắc đến những khung cảnh khủng khiếp. Người dân chưa bao giờ một lần nghĩ đến Oran như một địa ngục. Nhưng dịch hạch lan rộng, và Oran trở thành địa ngục đúng nghĩa. Oran ơi! Oran ơi! Những tiếng kêu vang vọng cầu xin sự giúp đỡ nhưng vô vọng. Khủng khiếp đến mức xác người chết chất thành đống và buộc phải chôn cất tập thể. Sự lụi tàn của Oran, lụi tàn từ trong ra ngoài, với những vết tích chết chóc chẳng thể xóa bỏ.
Dịch Hạch chính là quyển sách của những cuộc chiến không hồi kết. Cuộc chiến giữa dịch hạch và y học, giữa công việc chế tạo vaccine và những biến thể mới. Cuộc chiến giữa sự sống và cái chết khi những bệnh nhân ra trận với hậu thuẫn là bác sĩ và kẻ địch là bệnh dịch hạch. Cuộc chiến của con người và chính họ, của cái tôi và cái suy xét, của sự tha hóa và sự chính trực khi cận kề cửa tử, khi mà những lớp mặt nạ giả tạo và lớp phòng vệ cuối cùng dần được buông bỏ. Cuộc chiến của Đế Quốc Đức và Pháp ẩn ngầm trong mạch truyện.
Tác giả Albert Camus trong quyển Dịch Hạch tuyệt đối ghi điểm với phong cách viết tuy có phần khô khan nhưng rất thẳng thắn. Dường như không bị đè nặng bởi những phân đoạn phân tích tư tưởng sống, Dịch Hạch là một tác phẩm rất sâu sắc, thuần khiết phản ánh tầm quan trọng của tình đoàn kết, tình yêu thương và sự sáng suốt…
Đọc Dịch Hạch giữa mùa Covid hoành hành, các độc giả hẳn sẽ rất nhập tâm và đồng cảm với từng câu văn, sẽ thấm thía quyển sách kinh điển này như một lời mời gọi bản thân cống hiến hết sức những gì có thể và quyết chiến cho đến cùng với cơn đại dịch.
Bà Gấu
Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức
Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé
Dịch Hạch - Albert Camus
Với những giá trị đầy nhân văn về con người giữa cơn bão dịch bệnh, tác phẩm Dịch Hạch mang lại danh tiếng vang dội cho tác giả Albert Camus với lượng tiêu thụ hơn một 161.000 bản trong hai năm đầu xuất bản. Quyển sách này xuất sắc đạt giải Nobel Văn Chương năm 1957. Khi thế giới vẫn đang điêu đứng vì đại dịch Covid-19, Dịch Hạch một lần nữa trở nên vô cùng hợp thời khi nó khai thác rất nhiều khía cạnh của dịch bệnh. Dịch Hạch, hay La Peste là một trong những tác phẩm kinh điển đáng đọc nhất của văn học nước Pháp.
“Dịch Hạch” là tên của một thiên ký sử về những sự cố lạ lùng xảy ra tại thành phố ven biển Oran. Chỉ bắt đầu bằng xác chết của mấy con chuột, nay ở đây đã phát triển một loại bệnh với tốc độ lây lan cực nhanh. Dịch hạch, hay “Cái Chết Đen” từng giết chết một phần ba dân số châu Âu chính thức xâm nhập Oran.
Cuộc Hành Trình
Dịch hạch đến không phải là vấn đề của riêng bác sĩ Rieux, mà là vấn đề nhức nhối chung của cả xã hội lúc ấy. Không đào quá sâu vào khía cạnh y học của căn bệnh, Albert chú trọng nhiều vào động thái ứng xử của những người dân. Một vòng tròn cảm xúc được ông mô tả kĩ càng, có chút ác nghiệt nhưng rất thật. Họ vô thức bước vào vòng xoáy tâm lí mà dịch hạch tạo ra, thờ ơ, chối bỏ, chấp nhận, bất lực và vô cảm.
Khi mới được chính phủ cảnh báo về dịch bệnh, mọi người đã từng tỏ vẻ cười cợt và mặc những mối hiểm nguy lây nhiễm, cuộc sống thả phanh cứ tiếp tục, cho đến khi thành phố bị cô lập.
Nỗi sợ hãi bắt đầu xâm chiến tế bào thần kinh con người. Dần dần họ hiểu ra sự quan trọng của căn bệnh và đành cam tâm an phận ở nhà. Kèm theo những hệ quả thiệt hại về kinh tế, Albert diễn tả cái gánh nặng đầy khắc nghiệt của người dân khi họ chẳng thể làm gì ngoài yên lặng chịu đựng tâm hồn mình dần khô cạn, dần dần bị những suy nghĩ u tối che lấp, dần tha hóa và tiêu tan trong nỗi buồn tẻ. Đến cuối cùng, người dân cũng không biết liệu họ có được giải thoát hoàn toàn khỏi cái xiềng xích ấy khi nó vẫn có thể quay lại một ngày nào đó.
Các Sắc Thái
Đồng hành cùng ghi chép chống dịch này là Bác sĩ Rieux. Đại diện cho những người hùng thầm lặng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, tận tâm và nhân ái. Thân là bác sĩ, dù gia đình ông không còn trọn vẹn giữa bão dịch, ông vẫn vững vàng đứng dậy, bình tâm chăm sóc cho bệnh nhân. Cũng có những người trông cậy vào tôn giáo khi đối mặt với dịch bệnh, cụ thể trong Dịch Hạch chính là nhân vật linh mục Paneloux. Ông đặt niềm tin tuyệt đối vào sự sắp xếp của Đấng Tạo Hóa, phó mặc mạng sống cho Ngài và sẵn sàng không sợ hãi mà tiếp sức giúp đỡ bác sĩ Rieux.
Bệnh dịch hạch đến khiến người trong thành phố rơi vào hoàn cảnh ăn không ngồi rồi, loanh quanh trong con phố cũ kĩ ủ ê, dẫn đến những hành động bất chính. Rambert và Cottard là hình ảnh của những kẻ ích kỉ và phản đối chính quyền vì lợi ích cá nhân. Rảnh rỗi hóa nông nỗi, họ từng lập kế hoạch trốn thoát khỏi thành phố Oran.
Đa số phản ứng của người dân khi có dịch được thể hiện qua nhân vật không quá nổi bật nhưng là mảnh ghép không thể thiếu, mẹ của bác sĩ Rieux. Bà từ đầu đến cuối vẫn luôn chấp hành luật lệ, ủng hộ sự cố gắng của các nhà chức trách và giới y bác sĩ dù không trực tiếp tham gia chống dịch.
Song song với việc tàn phá tâm hồn con người, dịch bệnh đương nhiên cũng làm sụp đổ một thành phố Oran. Độc giả chắc chắn sẽ bị choáng ngợp và lay động bởi những “tác phẩm” mà dịch hạch ra được Albert Camus mô tả cách chi tiết nhất và lạnh lùng nhất.
Nổi bật nhất có lẽ chính là sự chia ly. Không phải ngày một ngày hai, chia ly của Oran kéo dài đến chẳng biết bao giờ kết thúc. Nó chính là sự lưu đày trên diện rộng. Là cả Oran làm nô lệ cho cuộc phân ly dài hạn, là đau đớn len lỏi trong từng cái ngõ nhỏ, từng nơ-ron thần kinh, là những khoảng thời gian bị giày vò bởi kí ức, là những hàng hóa không cập bến, là hố sâu không theo leo lên được.
Đáng sợ nhất phải nhắc đến những khung cảnh khủng khiếp. Người dân chưa bao giờ một lần nghĩ đến Oran như một địa ngục. Nhưng dịch hạch lan rộng, và Oran trở thành địa ngục đúng nghĩa. Oran ơi! Oran ơi! Những tiếng kêu vang vọng cầu xin sự giúp đỡ nhưng vô vọng. Khủng khiếp đến mức xác người chết chất thành đống và buộc phải chôn cất tập thể. Sự lụi tàn của Oran, lụi tàn từ trong ra ngoài, với những vết tích chết chóc chẳng thể xóa bỏ.
Dịch Hạch chính là quyển sách của những cuộc chiến không hồi kết. Cuộc chiến giữa dịch hạch và y học, giữa công việc chế tạo vaccine và những biến thể mới. Cuộc chiến giữa sự sống và cái chết khi những bệnh nhân ra trận với hậu thuẫn là bác sĩ và kẻ địch là bệnh dịch hạch. Cuộc chiến của con người và chính họ, của cái tôi và cái suy xét, của sự tha hóa và sự chính trực khi cận kề cửa tử, khi mà những lớp mặt nạ giả tạo và lớp phòng vệ cuối cùng dần được buông bỏ. Cuộc chiến của Đế Quốc Đức và Pháp ẩn ngầm trong mạch truyện.
Tác giả Albert Camus trong quyển Dịch Hạch tuyệt đối ghi điểm với phong cách viết tuy có phần khô khan nhưng rất thẳng thắn. Dường như không bị đè nặng bởi những phân đoạn phân tích tư tưởng sống, Dịch Hạch là một tác phẩm rất sâu sắc, thuần khiết phản ánh tầm quan trọng của tình đoàn kết, tình yêu thương và sự sáng suốt…
Đọc Dịch Hạch giữa mùa Covid hoành hành, các độc giả hẳn sẽ rất nhập tâm và đồng cảm với từng câu văn, sẽ thấm thía quyển sách kinh điển này như một lời mời gọi bản thân cống hiến hết sức những gì có thể và quyết chiến cho đến cùng với cơn đại dịch.
Bà Gấu
Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức
Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Bookish
PHÍA SAU TRANG SÁCH Những điều chúng ta có thể học (và không nên học) từ “Dịch hạch” của Albert Camus
Từ Liesl Schillinger, về thảm họa, lây nhiễm và tình trạng con người.
By Mèo Heo
Liesl Schillinger
Thông thường, một câu hỏi như thế này thường mang tính lí thuyết: Chuyện sẽ ra sao nếu thị trấn của bạn, tiểu bang của bạn, đất nước của bạn, bị tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới, người dân bị ép ở yên trong nhà khi một căn bệnh truyền nhiễm đang lây lan, lây nhiễm cho hàng ngàn người và làm hàng ngàn người nữa phải cách ly? Bạn sẽ đối phó như thế nào nếu dịch bệnh phá vỡ nhịp sống thường nhật, trường học đóng cửa, bệnh viện dần trở nên quá tải và các cuộc tụ họp xã hội, các sự kiện thể thao, các buổi hòa nhạc, hội nghị, lễ hội và kế hoạch du lịch bị trì hoãn vô thời hạn?
Năm 1947, khi 34 tuổi, Albert Camus, nhà văn người Pháp gốc Algeria đã đưa ra câu trả lời đáng kinh ngạc và chi tiết cho câu hỏi trên trong cuốn tiểu thuyết Dịch hạch. Cuốn sách ghi chép lại sự xuất hiện đột ngột và ra đi chậm chạp của một trận bệnh dịch hạch giả tưởng tại thị trấn ven biển Oran của Algeria vào tháng Tư trong thập niên 1940 (năm cụ thể không rõ). Khi căn bệnh xâm nhập vào thị trấn, dịch bệnh kéo dài, làm đảo lộn cuộc sống và tâm trí người dân, cho đến tháng Hai năm sau, khi nó rời đi nhanh chóng và kỳ lạ như cách nó đến, “quay trở lại hang ổ tối tăm nơi mà nó đã lén lút xuất hiện”.
Dù bạn đã đọc Dịch hạch hay chưa, ngay lúc này ta cần đọc hoặc đọc lại cuốn sách trong thời điểm cả quốc gia và quốc tế căng thẳng, khi một căn bệnh mới mang tên COVID-19, gây ra bởi chủng mới của vi-rút corona, đang càn quét toàn cầu. Kể từ khi chủng mới của vi-rút corona xuất hiện vào cuối năm ngoái tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc (thành phố đã bị phong toả từ tháng Một), nó đã phát triển không ngừng, xâm chiếm hơn một trăm quốc gia, làm người dân và thị trường tài chính chao đảo, buộc các thành phố, khu vực, và cả nước Ý sống dưới sự cách ly. Tuần này, nơi làm việc, trường học và trường cao đẳng đã đóng cửa hoặc làm việc online ở nhiều thị trấn của Mỹ (bài viết gốc được đăng vào ngày 13.03.2020), các sự kiện bị hủy bỏ và du lịch không thiết yếu đã bị cấm. Dịch đã được nâng cấp thành đại dịch. Bạn có thể thấy mình có nhiều thời gian để đọc sách hơn bình thường. Tiểu thuyết của Camus có sự tương đồng và nhiều bài học để cung cấp trong thời buổi này.
Trước khi bạn cầm cuốn sách này lên, hãy yên tâm rằng dù dịch COVID-19 có thể đáng sợ, nhưng nó không tài nào có sức tàn phá như bệnh dịch hạch của Camus. Vào thế kỷ 14, bệnh dịch hạch, còn được gọi là “Cái Chết Đen” đã giết chết gần một phần ba dân số trên lục địa châu Âu. Khi nó hoành hành khắp London vào năm 1656 và 1657, nó đã giết chết gần một phần tư dân số. Trong trường hợp bạn chưa biết, bệnh dịch hạch vẫn còn tồn tại đến ngày nay, không chỉ ở châu Á và châu Phi, mà còn ở phía Tây Nam nước Mỹ. Nó được truyền bởi bọ chét từ loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh, gây sốt cao, nôn mửa và sưng đau, có tên là “sưng bạch hạch” (về sau gọi là “thể hạch”). Ngay cả khi được điều trị bằng kháng sinh, nó có tỷ lệ tử vong là 10%; và nếu không được điều trị, tỉ lệ lên tới 90%. Vi-rút corona lại không hề giống như thế.
Khi Camus viết cuốn tiểu thuyết này, không có dịch hạch ở Oran. Tuy nhiên, nó đã tàn phá thành phố này vào thế kỷ 16 và 17. (Từng có một đợt dịch bùng phát kéo dài một tháng tại Oran vào năm 2003.) Nhưng nếu Dịch hạch mô tả các triệu chứng và hậu quả của căn bệnh theo đúng nghĩa đen và phương diện lâm sàng, thì những con vi khuẩn soi dưới ống kính của tác giả không có quá nhiều yếu tố thuộc về mặt sinh lý, mà là phân tích dưới góc độ xã hội học và triết học. Mặc dù tiểu thuyết theo dõi sự tiến triển của một dịch bệnh cụ thể ở một thành phố, quốc gia và khung thời gian cụ thể, chủ đề thực sự của Camus lại vượt ngoài phạm vi thời gian và địa điểm.
Mục đích của ông là ẩn dụ: ông đang đề cập đến bất kì căn bệnh truyền nhiễm nào có thể thống trị bất kì xã hội nào, từ một căn bệnh như dịch tả, cúm Tây Ban Nha, AIDS, SARS, hoặc, vâng, COVID-19; đến một hệ tư tưởng mục ruỗng, như Chủ nghĩa Phát-xít, hay Chủ nghĩa Toàn trị, có thể đầu độc cả nhân loại. Camus đã nhìn thấy Đức Quốc Xã tràn vào Paris năm 1940 trong Thế chiến thứ hai. Cùng thời điểm ông đang viết Dịch hạch, ông là tổng biên tập tờ Combat, tạp chí ngầm của Kháng Chiến Pháp, những người đóng góp bài vở bao gồm André Malraux, Jean-Paul Sartre và Raymond Aron. Ông nhìn thấy mối liên hệ giữa nhiễm trùng thể chất và nhiễm trùng tâm lý, và cuốn sách của ông đã nối chúng lại với nhau.
*
Khi câu chuyện bắt đầu, những con chuột đang lảng vảng trong bóng tối của Oran, đầu tiên là từng-con-một, sau đó thành “từng bầy”, hết sức kì lạ, chúng lăn ra chết trên mặt đất hay trên các con đường. Người đầu tiên gặp phải hiện tượng này là bác sĩ địa phương tên Rieux, người đã báo với người gác cổng của mình, Michel, để giải quyết sự phiền nhiễu trên, và bất ngờ khi Michel tỏ ra “căm giận” thay vì ghê tởm. Michel tin chắc rằng lũ trẻ hư đốn đã vứt những con chuột chết trên hành lang nhà mình như một trò chơi khăm. Giống như Michel, hầu hết các công dân Oran đều lý giải sai những điềm báo sớm; họ đã bỏ lỡ ý nghĩa to lớn của chúng. Trong một thời gian, hành động duy nhất họ thực hiện là tố cáo bộ phận vệ sinh địa phương và phàn nàn về chính quyền. “Về phương diện này, cư dân của chúng ta cũng giống như mọi người khác, chỉ biết lo cho bản thân”, người kể chuyện phản ánh. “Họ là những người theo chủ nghĩa nhân văn: họ không tin vào bệnh dịch.” Camus cho thấy thật dễ dàng để nhầm lẫn dịch bệnh với một sự phiền toái.
Nhưng sau đó, Michel ngã bệnh và qua đời. Khi Rieux chăm sóc cho ông, ông đã nhận ra những dấu hiệu của bệnh dịch hạch, nhưng lúc đầu, ông tự thuyết phục mình rằng: “Không được phép làm mọi người sợ hãi, như thế sẽ chẳng được gì cả.” Các quan chức Oran đều đồng ý. Tỉnh trưởng (giống như thị trưởng hoặc thống đốc, ở thuộc địa Algeria) “tin chắc rằng đó là một báo động sai.” Một quan chức cấp thấp, Richard, khẳng định căn bệnh này không nên được xác định chính thức là bệnh dịch hạch, mà nên được gọi đơn thuần là “một loại sốt đặc biệt”. Nhưng khi tốc độ và số ca tử vong tăng lên, Rieux không chấp nhận cách nói giảm nói tránh đó và các nhà lãnh đạo thị trấn buộc phải hành động.
Camus đề xuất rằng, các nhà chức trách chỉ có trách nhiệm giảm thiểu mối đe dọa của dịch bệnh cho đến khi các dấu hiệu đã trở nên quá rõ ràng, rằng phản ứng chậm chạp còn nguy hiểm hơn là phản ứng thái quá. Ông viết, hầu hết mọi người đều có chung thiên hướng này – đó là điểm yếu của con người: “Mọi người đều biết rằng dịch hạch có cách tái xuất trên thế giới, nhưng bằng cách nào đó chúng ta thấy khó tin vào những thứ từ trên trời rơi xuống đầu mình.”
Chẳng mấy chốc, thành phố bị đóng cửa và áp đặt trạng thái cách ly, tách biệt những cư dân Oran với nhau và với thế giới bên ngoài. “Điều đầu tiên mà bệnh dịch hạch mang đến thị trấn của chúng tôi là lưu vong”, người kể chuyện viết. Một nhà báo tên Rambert, bị mắc kẹt ở Oran sau khi cánh cổng đóng lại, đã cầu xin Rieux cấp giấy chứng nhận sức khỏe để anh ta có thể trở lại với vợ mình ở Paris, nhưng Rieux không thể giúp anh ta. “Có hàng ngàn người như anh đang bị mắc kẹt trong thị trấn này,” ông nói. Giống như Rambert, người dân sớm cảm nhận được sự vô nghĩa của việc nhai đi nhai lại nỗi khổ sở của bản thân, bởi vì dịch hạch xóa đi “tính độc đáo trong cuộc sống mỗi người” ngay cả khi nó nâng cao nhận thức của mỗi người về sự yếu đuối và bất lực của mình để lên kế hoạch cho tương lai.
Thảm hoạ này là của chung cộng đồng: “Một cảm giác, bình thường vốn rất cá nhân, như nỗi đau của sự chia li với những người mình yêu thương đột nhiên trở thành cảm giác mà tất cả cùng chia sẻ,” Camus viết. Nỗi đau này, cùng với nỗi sợ hãi, trở thành “tai hoạ lớn nhất của thời kỳ lưu đày kéo dài.” Bất cứ ai gần đây đã phải hủy bỏ một chuyến công tác, một lớp học, một bữa tiệc, một bữa ăn tối, một kỳ nghỉ hoặc một cuộc hội ngộ với người thân, có thể cảm nhận sự hợp lí khi Camus nhấn mạnh về sự sụp đổ cảm xúc thời kỳ bệnh dịch: cảm giác của sự cô lập, sợ hãi và mất đi công việc. Chính điều này, “lịch sử của những gì mà nhà sử học bình thường đã ngó lơ”, là những điều cuốn tiểu thuyết của ông ghi lại, và cuốn tiểu thuyết vi-rút corona đang được ghi vào cuộc sống người công dân hiện tại.
Nếu bạn đã đọc Dịch hạch, bạn sẽ bị ám ảnh nhất với những dằn vặt về thể xác mà người kể chuyện của Camus, dù có vẻ vô tư, nhưng miêu tả vô cùng trực quan. Có thể bạn chú ý nhiều hơn đến bong bóng và các hố vôi hơn là bức tranh tường thuật về những người dân bình thường, bị mắc kẹt trong những vết sưng phồng do dịch bệnh, người đã chiến đấu với cảm giác bị cô lập bằng cách mặc quần áo, đi dạo một cách vô mục đích dọc theo đại lộ Oran, và tràn ra khỏi nhà hàng, sẵn sàng tránh xa nếu một đồng nghiệp ngã bệnh, bị cuốn vào “cơn khát khao điên cuồng về cuộc sống thịnh vượng giữa thảm hoạ”: sự an ủi của cộng đồng. Người dân thị trấn Oran không có sự trông cậy mà người dân ngày nay có được, ở bất cứ thị trấn nào: tìm kiếm cộng đồng trong thực tế ảo. Hiện tại, khi đại dịch đang xâm chiếm và tồn tại trong thời đại kĩ thuật số, người ta đã áp dụng một bộ lọc mới sống động cho cái nhìn sắc sảo của Camus về bối cảnh cảm xúc của sự lây lan.
Ngày nay, sự lưu đày và cô lập của dịch bệnh 2.0 đang có được các sắc thái riêng, đặc điểm riêng của chúng, tái tạo lại hình ảnh của Camus. Khi chúng ta đi bộ dọc theo những con phố, đi đến cửa hàng tạp hóa, chúng ta phản xạ theo thói quen phòng ngừa mà các phương tiện truyền thông xã hội khuyến cáo: rửa tay, nhún vai và cười toe toét thay cho bắt tay, thực hiện giãn cách xã hội. Chúng ta có thể thực hiện công việc của mình từ xa để tránh lây nhiễm cho người khác hoặc tránh bị nhiễm bệnh, chúng ta có thể tránh xa các bữa tiệc, buổi hòa nhạc và nhà hàng, đặt hàng các ứng dụng giao hàng. Nhưng trong bao lâu? Camus biết câu trả lời: chúng ta không thể biết.
Giống như những người đàn ông và phụ nữ sống trong thời kỳ gián đoạn gần một thế kỷ trước, những người mà Camus đã mô phỏng lại để minh họa cho chủ đề không thể tránh khỏi của mình, tất cả những gì chúng ta có thể biết là sự gián đoạn này sẽ không kéo dài mãi mãi. Nó sẽ đi, không thể giải thích được, khi nó đã vừa ý. Và một ngày, những thứ khác sẽ xuất hiện. Và khi đó, cuốn tiểu thuyết của ông đã cảnh báo từ lâu, và giờ đây cho chúng ta thấy rõ hơn, chúng ta phải cẩn thận để hiểu chính xác những điềm báo. “Có rất nhiều bệnh dịch cũng như chiến tranh trong lịch sử”, Camus viết, “Tuy nhiên, luôn luôn có những tai họa và cuộc chiến làm mọi người ngạc nhiên.”
Hết.
Chan Trang lược dịch.
Bài viết gốc được Liesl Schillinger thực hiện, đăng tại Literary Hub.
PHÍA SAU TRANG SÁCH Những điều chúng ta có thể học (và không nên học) từ “Dịch hạch” của Albert Camus
Từ Liesl Schillinger, về thảm họa, lây nhiễm và tình trạng con người.
By Mèo Heo
Liesl Schillinger
Thông thường, một câu hỏi như thế này thường mang tính lí thuyết: Chuyện sẽ ra sao nếu thị trấn của bạn, tiểu bang của bạn, đất nước của bạn, bị tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới, người dân bị ép ở yên trong nhà khi một căn bệnh truyền nhiễm đang lây lan, lây nhiễm cho hàng ngàn người và làm hàng ngàn người nữa phải cách ly? Bạn sẽ đối phó như thế nào nếu dịch bệnh phá vỡ nhịp sống thường nhật, trường học đóng cửa, bệnh viện dần trở nên quá tải và các cuộc tụ họp xã hội, các sự kiện thể thao, các buổi hòa nhạc, hội nghị, lễ hội và kế hoạch du lịch bị trì hoãn vô thời hạn?
Năm 1947, khi 34 tuổi, Albert Camus, nhà văn người Pháp gốc Algeria đã đưa ra câu trả lời đáng kinh ngạc và chi tiết cho câu hỏi trên trong cuốn tiểu thuyết Dịch hạch. Cuốn sách ghi chép lại sự xuất hiện đột ngột và ra đi chậm chạp của một trận bệnh dịch hạch giả tưởng tại thị trấn ven biển Oran của Algeria vào tháng Tư trong thập niên 1940 (năm cụ thể không rõ). Khi căn bệnh xâm nhập vào thị trấn, dịch bệnh kéo dài, làm đảo lộn cuộc sống và tâm trí người dân, cho đến tháng Hai năm sau, khi nó rời đi nhanh chóng và kỳ lạ như cách nó đến, “quay trở lại hang ổ tối tăm nơi mà nó đã lén lút xuất hiện”.
Dù bạn đã đọc Dịch hạch hay chưa, ngay lúc này ta cần đọc hoặc đọc lại cuốn sách trong thời điểm cả quốc gia và quốc tế căng thẳng, khi một căn bệnh mới mang tên COVID-19, gây ra bởi chủng mới của vi-rút corona, đang càn quét toàn cầu. Kể từ khi chủng mới của vi-rút corona xuất hiện vào cuối năm ngoái tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc (thành phố đã bị phong toả từ tháng Một), nó đã phát triển không ngừng, xâm chiếm hơn một trăm quốc gia, làm người dân và thị trường tài chính chao đảo, buộc các thành phố, khu vực, và cả nước Ý sống dưới sự cách ly. Tuần này, nơi làm việc, trường học và trường cao đẳng đã đóng cửa hoặc làm việc online ở nhiều thị trấn của Mỹ (bài viết gốc được đăng vào ngày 13.03.2020), các sự kiện bị hủy bỏ và du lịch không thiết yếu đã bị cấm. Dịch đã được nâng cấp thành đại dịch. Bạn có thể thấy mình có nhiều thời gian để đọc sách hơn bình thường. Tiểu thuyết của Camus có sự tương đồng và nhiều bài học để cung cấp trong thời buổi này.
Trước khi bạn cầm cuốn sách này lên, hãy yên tâm rằng dù dịch COVID-19 có thể đáng sợ, nhưng nó không tài nào có sức tàn phá như bệnh dịch hạch của Camus. Vào thế kỷ 14, bệnh dịch hạch, còn được gọi là “Cái Chết Đen” đã giết chết gần một phần ba dân số trên lục địa châu Âu. Khi nó hoành hành khắp London vào năm 1656 và 1657, nó đã giết chết gần một phần tư dân số. Trong trường hợp bạn chưa biết, bệnh dịch hạch vẫn còn tồn tại đến ngày nay, không chỉ ở châu Á và châu Phi, mà còn ở phía Tây Nam nước Mỹ. Nó được truyền bởi bọ chét từ loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh, gây sốt cao, nôn mửa và sưng đau, có tên là “sưng bạch hạch” (về sau gọi là “thể hạch”). Ngay cả khi được điều trị bằng kháng sinh, nó có tỷ lệ tử vong là 10%; và nếu không được điều trị, tỉ lệ lên tới 90%. Vi-rút corona lại không hề giống như thế.
Khi Camus viết cuốn tiểu thuyết này, không có dịch hạch ở Oran. Tuy nhiên, nó đã tàn phá thành phố này vào thế kỷ 16 và 17. (Từng có một đợt dịch bùng phát kéo dài một tháng tại Oran vào năm 2003.) Nhưng nếu Dịch hạch mô tả các triệu chứng và hậu quả của căn bệnh theo đúng nghĩa đen và phương diện lâm sàng, thì những con vi khuẩn soi dưới ống kính của tác giả không có quá nhiều yếu tố thuộc về mặt sinh lý, mà là phân tích dưới góc độ xã hội học và triết học. Mặc dù tiểu thuyết theo dõi sự tiến triển của một dịch bệnh cụ thể ở một thành phố, quốc gia và khung thời gian cụ thể, chủ đề thực sự của Camus lại vượt ngoài phạm vi thời gian và địa điểm.
Mục đích của ông là ẩn dụ: ông đang đề cập đến bất kì căn bệnh truyền nhiễm nào có thể thống trị bất kì xã hội nào, từ một căn bệnh như dịch tả, cúm Tây Ban Nha, AIDS, SARS, hoặc, vâng, COVID-19; đến một hệ tư tưởng mục ruỗng, như Chủ nghĩa Phát-xít, hay Chủ nghĩa Toàn trị, có thể đầu độc cả nhân loại. Camus đã nhìn thấy Đức Quốc Xã tràn vào Paris năm 1940 trong Thế chiến thứ hai. Cùng thời điểm ông đang viết Dịch hạch, ông là tổng biên tập tờ Combat, tạp chí ngầm của Kháng Chiến Pháp, những người đóng góp bài vở bao gồm André Malraux, Jean-Paul Sartre và Raymond Aron. Ông nhìn thấy mối liên hệ giữa nhiễm trùng thể chất và nhiễm trùng tâm lý, và cuốn sách của ông đã nối chúng lại với nhau.
*
Khi câu chuyện bắt đầu, những con chuột đang lảng vảng trong bóng tối của Oran, đầu tiên là từng-con-một, sau đó thành “từng bầy”, hết sức kì lạ, chúng lăn ra chết trên mặt đất hay trên các con đường. Người đầu tiên gặp phải hiện tượng này là bác sĩ địa phương tên Rieux, người đã báo với người gác cổng của mình, Michel, để giải quyết sự phiền nhiễu trên, và bất ngờ khi Michel tỏ ra “căm giận” thay vì ghê tởm. Michel tin chắc rằng lũ trẻ hư đốn đã vứt những con chuột chết trên hành lang nhà mình như một trò chơi khăm. Giống như Michel, hầu hết các công dân Oran đều lý giải sai những điềm báo sớm; họ đã bỏ lỡ ý nghĩa to lớn của chúng. Trong một thời gian, hành động duy nhất họ thực hiện là tố cáo bộ phận vệ sinh địa phương và phàn nàn về chính quyền. “Về phương diện này, cư dân của chúng ta cũng giống như mọi người khác, chỉ biết lo cho bản thân”, người kể chuyện phản ánh. “Họ là những người theo chủ nghĩa nhân văn: họ không tin vào bệnh dịch.” Camus cho thấy thật dễ dàng để nhầm lẫn dịch bệnh với một sự phiền toái.
Nhưng sau đó, Michel ngã bệnh và qua đời. Khi Rieux chăm sóc cho ông, ông đã nhận ra những dấu hiệu của bệnh dịch hạch, nhưng lúc đầu, ông tự thuyết phục mình rằng: “Không được phép làm mọi người sợ hãi, như thế sẽ chẳng được gì cả.” Các quan chức Oran đều đồng ý. Tỉnh trưởng (giống như thị trưởng hoặc thống đốc, ở thuộc địa Algeria) “tin chắc rằng đó là một báo động sai.” Một quan chức cấp thấp, Richard, khẳng định căn bệnh này không nên được xác định chính thức là bệnh dịch hạch, mà nên được gọi đơn thuần là “một loại sốt đặc biệt”. Nhưng khi tốc độ và số ca tử vong tăng lên, Rieux không chấp nhận cách nói giảm nói tránh đó và các nhà lãnh đạo thị trấn buộc phải hành động.
Camus đề xuất rằng, các nhà chức trách chỉ có trách nhiệm giảm thiểu mối đe dọa của dịch bệnh cho đến khi các dấu hiệu đã trở nên quá rõ ràng, rằng phản ứng chậm chạp còn nguy hiểm hơn là phản ứng thái quá. Ông viết, hầu hết mọi người đều có chung thiên hướng này – đó là điểm yếu của con người: “Mọi người đều biết rằng dịch hạch có cách tái xuất trên thế giới, nhưng bằng cách nào đó chúng ta thấy khó tin vào những thứ từ trên trời rơi xuống đầu mình.”
Chẳng mấy chốc, thành phố bị đóng cửa và áp đặt trạng thái cách ly, tách biệt những cư dân Oran với nhau và với thế giới bên ngoài. “Điều đầu tiên mà bệnh dịch hạch mang đến thị trấn của chúng tôi là lưu vong”, người kể chuyện viết. Một nhà báo tên Rambert, bị mắc kẹt ở Oran sau khi cánh cổng đóng lại, đã cầu xin Rieux cấp giấy chứng nhận sức khỏe để anh ta có thể trở lại với vợ mình ở Paris, nhưng Rieux không thể giúp anh ta. “Có hàng ngàn người như anh đang bị mắc kẹt trong thị trấn này,” ông nói. Giống như Rambert, người dân sớm cảm nhận được sự vô nghĩa của việc nhai đi nhai lại nỗi khổ sở của bản thân, bởi vì dịch hạch xóa đi “tính độc đáo trong cuộc sống mỗi người” ngay cả khi nó nâng cao nhận thức của mỗi người về sự yếu đuối và bất lực của mình để lên kế hoạch cho tương lai.
Thảm hoạ này là của chung cộng đồng: “Một cảm giác, bình thường vốn rất cá nhân, như nỗi đau của sự chia li với những người mình yêu thương đột nhiên trở thành cảm giác mà tất cả cùng chia sẻ,” Camus viết. Nỗi đau này, cùng với nỗi sợ hãi, trở thành “tai hoạ lớn nhất của thời kỳ lưu đày kéo dài.” Bất cứ ai gần đây đã phải hủy bỏ một chuyến công tác, một lớp học, một bữa tiệc, một bữa ăn tối, một kỳ nghỉ hoặc một cuộc hội ngộ với người thân, có thể cảm nhận sự hợp lí khi Camus nhấn mạnh về sự sụp đổ cảm xúc thời kỳ bệnh dịch: cảm giác của sự cô lập, sợ hãi và mất đi công việc. Chính điều này, “lịch sử của những gì mà nhà sử học bình thường đã ngó lơ”, là những điều cuốn tiểu thuyết của ông ghi lại, và cuốn tiểu thuyết vi-rút corona đang được ghi vào cuộc sống người công dân hiện tại.
Nếu bạn đã đọc Dịch hạch, bạn sẽ bị ám ảnh nhất với những dằn vặt về thể xác mà người kể chuyện của Camus, dù có vẻ vô tư, nhưng miêu tả vô cùng trực quan. Có thể bạn chú ý nhiều hơn đến bong bóng và các hố vôi hơn là bức tranh tường thuật về những người dân bình thường, bị mắc kẹt trong những vết sưng phồng do dịch bệnh, người đã chiến đấu với cảm giác bị cô lập bằng cách mặc quần áo, đi dạo một cách vô mục đích dọc theo đại lộ Oran, và tràn ra khỏi nhà hàng, sẵn sàng tránh xa nếu một đồng nghiệp ngã bệnh, bị cuốn vào “cơn khát khao điên cuồng về cuộc sống thịnh vượng giữa thảm hoạ”: sự an ủi của cộng đồng. Người dân thị trấn Oran không có sự trông cậy mà người dân ngày nay có được, ở bất cứ thị trấn nào: tìm kiếm cộng đồng trong thực tế ảo. Hiện tại, khi đại dịch đang xâm chiếm và tồn tại trong thời đại kĩ thuật số, người ta đã áp dụng một bộ lọc mới sống động cho cái nhìn sắc sảo của Camus về bối cảnh cảm xúc của sự lây lan.
Ngày nay, sự lưu đày và cô lập của dịch bệnh 2.0 đang có được các sắc thái riêng, đặc điểm riêng của chúng, tái tạo lại hình ảnh của Camus. Khi chúng ta đi bộ dọc theo những con phố, đi đến cửa hàng tạp hóa, chúng ta phản xạ theo thói quen phòng ngừa mà các phương tiện truyền thông xã hội khuyến cáo: rửa tay, nhún vai và cười toe toét thay cho bắt tay, thực hiện giãn cách xã hội. Chúng ta có thể thực hiện công việc của mình từ xa để tránh lây nhiễm cho người khác hoặc tránh bị nhiễm bệnh, chúng ta có thể tránh xa các bữa tiệc, buổi hòa nhạc và nhà hàng, đặt hàng các ứng dụng giao hàng. Nhưng trong bao lâu? Camus biết câu trả lời: chúng ta không thể biết.
Giống như những người đàn ông và phụ nữ sống trong thời kỳ gián đoạn gần một thế kỷ trước, những người mà Camus đã mô phỏng lại để minh họa cho chủ đề không thể tránh khỏi của mình, tất cả những gì chúng ta có thể biết là sự gián đoạn này sẽ không kéo dài mãi mãi. Nó sẽ đi, không thể giải thích được, khi nó đã vừa ý. Và một ngày, những thứ khác sẽ xuất hiện. Và khi đó, cuốn tiểu thuyết của ông đã cảnh báo từ lâu, và giờ đây cho chúng ta thấy rõ hơn, chúng ta phải cẩn thận để hiểu chính xác những điềm báo. “Có rất nhiều bệnh dịch cũng như chiến tranh trong lịch sử”, Camus viết, “Tuy nhiên, luôn luôn có những tai họa và cuộc chiến làm mọi người ngạc nhiên.”
Hết.
Chan Trang lược dịch.
Bài viết gốc được Liesl Schillinger thực hiện, đăng tại Literary Hub.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Dịch hạch của Albert Camus: Câu chuyện dành cho chúng ta và mọi thời đại
Bởi BTV2
Chủ nhân sáng tạo của tiểu thuyết Dịch hạch có thể đã ra đi mãi mãi, nhưng 60 năm sau cái chết của ông, với sự phát sinh của vô vàn những dịch bệnh thuộc kiểu này hay kiểu khác, hiện diện của cuốn sách này vẫn nghiễm nhiên hợp thời và bức thiết.
(Bài viết này được đăng trên Tạp chí The Guardian vào đầu năm 2015, khi đại dịch Ebola bùng phát nghiêm trọng ở Tây Phi. 5 năm sau, năm 2020, vừa đúng 60 năm sau tai nạn của Albert Camus, giữa khung cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Corona, chúng ta cùng đọc lại bài viết này để suy nghĩ về những gì Camus đã mô tả về con người trong những bối cảnh dịch bệnh).
Không nhiều nhà văn đặt để những tác phẩm của họ gần với cái chết như Albert Camus, một trong những nhà tiểu thuyết và tiểu luận vĩ đại nhất của thế kỉ 20, người đã phải chứng kiến sự kết thúc cuộc đời mình trong một tai nạn giao thông cách đây 50 năm trên tuyến đường Lyon-Paris Quốc lộ 6. Trong tất cả những tiểu thuyết mà Camus để lại cho hậu thế, không một cuốn nào miêu tả cuộc chiến đấu và cả cuộc chung sống giữa con người với cái chết một cách cặn kẽ và sinh động cùng một quy mô hoành tráng như trong La Peste, bản dịch tiếng Việt là Dịch hạch. Chúng ta hầu như đọc Dịch hạch khi còn là những thanh thiếu niên, và giờ có lẽ, tất cả ta đều nên đọc lại. Bởi một lần nữa: cuốn sách không chỉ bày biện ra tất cả những động thái ứng xử của loài người trước cái chết, mà ngay lúc này – cùng với những diễn biến của nạn dịch Ebola – tiểu thuyết của Camus đang thực sự trình hiện và đúng trên cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Dịch hạch của Camus là câu chuyện kể về một nhóm những người đàn ông tập trung lại để cùng nhau chống lại dịch bệnh. Trong kịch bản đó, chúng ta bắt gặp lòng can đảm, nỗi sợ hãi và cả những tính toán, đắn đo mà ta có thể đã đọc hoặc nghe trong tất cả những tin tức hàng ngày về nỗ lực của Tây Phi đang cố gắng ngăn chặn và chiến đấu với Ebola; thông qua những tự sự của Camus, chúng ta hoàn toàn có thể liên tưởng hình tượng bác sĩ Rieux với hàng trăm những bác sĩ người Cuba ngay lập tức đã lên đường tới vùng “Ground Zero” của dịch bệnh và những người như nữ y tá Schotland đang ngày đêm đấu tranh cho sự sống của chính mình tại bệnh viện Tự do Hoàng gia ở thủ đô London.
Tôi nghĩ Camus hoàn toàn có chủ đích trong việc gợi ra ở tác phẩm của mình những cách hiểu trên cả bề mặt câu chữ và những ngụ ngôn sau đó. Người ta vẫn thường đồng ý rằng, thứ dịch bệnh mà ông miêu tả là một ẩn dụ rõ ràng cho Đệ Tam Quốc xã. Dịch hạch được viết vào năm 1947, khi cả thế giới vẫn đang đắm chìm trong niềm sung sướng sau khi chiến tranh kết thúc và reo vang khẩu hiểu “Never again”, nhưng Camus vẫn không quên nâng cao cảnh giác với người đọc rằng: nạn dịch hạch tiếp theo “sẽ đánh thức đàn chuột của nó một lần nữa” để đổi lấy “sự đổ vỡ và tỉnh ngộ của con người”. Mặt khác, Camus cũng ý thức rất rõ những diễn biến nghiêm trọng của dịch tả châu Phi diễn ra ở vùng Oran, Algeria năm 1849 – bối cảnh khởi sự cuốn tiểu thuyết – và những nạn dịch khác trên chính ngôi làng Mondovi quê hương ông thuộc vùng nội địa Algeria.
Nhưng có những lí do khác khiến tất cả chúng ta nên đọc lại Dịch hạch, tốt nhất là trên bản gốc tiếng Pháp hoặc bản dịch tiếng Anh của Stuart Gilbert, bởi tự nó cũng xứng đáng được công nhận là một tác phẩm văn học. Như mọi tác phẩm có tính chất ngụ ngôn hay biểu tượng, Dịch hạch có thể phát biểu rất nhiều ý tưởng vượt ra ngoài những chủ ý ban đầu của chính nó, bao gồm cả những thứ dịch bệnh thuộc về khía cạnh đạo đức hay những ẩn dụ nằm phía sau cuộc đời của chính Camus. Nhà phê bình John Cruikshank còn cho rằng Dịch hạch phản ánh một cách siêu hình về tình trạng con người bị bỏ rơi ngay trên trái đất này. Những diễn giải sau Dịch hạch có thể dài vô tận tùy thuộc vào mỗi người đọc. Và nhân ngày kỉ niệm sự ra đi của Camus, chúng ta có thể đặt lại một vấn đề rằng: dịch hạch còn nói được với chúng ta điều gì nữa trong thời đại này.
Ngày nay, Dịch hạch có thể kể cho chúng ta nghe câu chuyện về bất cứ kiểu dịch bệnh nào, từ sự “quá liều”, thậm chí phá hoại của những kẻ theo chủ nghĩa vật chất cho đến tốc độ bành trướng chóng mặt của chủ nghĩa tư bản; và nó có thể trở thành hợp lý trong bất cứ một bài luận đương thời nào muốn phân tích lại nó. Tất cả bởi một lẽ: sự phi lý. Xã hội chúng ta đang sống đầy phi lý, và tiểu thuyết của Camus đã dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta tới sự phi lý trong sự tồn tại này. Tác phẩm của ông có thể mô tả rất thuyết phục cách mà dịch bệnh sinh nở trong một xã hội mà ở đó, người ta có thể phát trên loa phóng thanh và vẽ ra một khung cảnh cực kì thảm thương về những khu vực nghèo nàn, cằn cỗi, và rồi, hàng nghìn người tình nguyện sẽ lũ lượt tới đó, trên những chiếc thuyền chết chóc và vượt qua những sa mạc địa ngục, chỉ để đi theo tiếng hô hào và những lời hứa vô nghĩa; và cái xã hội đó thậm chí cũng đã phá hủy thứ hằng tố mà nhờ nó, Camus có thể đo được sự bất tử của con người: đó là tự nhiên.
Điểm cốt lõi chi phối tới những ý tưởng hiện sinh của Camus nằm ở những khác biệt giữa quyền lực, vẻ đẹp của tự nhiên và sự hoang phế của tình trạng con người. Ngay từ rất sớm, ông đã thể hiện tình yêu của mình tới biển cả và sa mạc, đồng thời ông nhận ra sự bất tử của con người nằm trong cái ánh sáng đến từ những thứ rộng lớn, kì vĩ và lãnh đạm như vậy.
Một ông trùm khác của chủ nghĩa phi lý thế kỉ 20, đó là Samuel Beckett, người sinh trước Camus 7 năm nhưng cùng tham gia cuộc kháng chiến của Pháp khi quân đội Đức chiếm đóng đất nước này. Trong vở kịch Happy Days (Những ngày tươi đẹp) của Beckett, nhân vật Winne đã chiêm nghiệm được một điều rằng: “Đôi khi, tất cả đã xong xuôi để hết một ngày, tất cả đều đã được hoàn thành, tất cả đều đã được nói, tất cả đều đã sẵn sàng để tới đêm, và ngày lại không kết thúc, còn lâu nữa mới kết thúc, và đêm lại chưa sẵn sàng, còn lâu nữa mới sẵn sàng.” Ở đây, cũng như trong vở Chờ đợi Godot, tồn tại của con người thực ra chẳng có mục đích gì cả.
Tuy nhiên, trong Dịch hạch, phi lý là cội nguồn của giá trị, những giá trị và thậm chí là hành động. Nhóm những người đàn ông xoay quanh tự sự của Camus, có cảm giác như, chính họ đại diện cho tất cả những phản ứng có thể của con người trước tai ương. Mỗi người trong số họ kể câu chuyện của chính mình, kể cả là bác sĩ Rieux – người kể chuyện giấu mặt – đang chiến đấu với dịch bệnh ngay trong chính công việc và những liều thuốc của mình, giống như cách mà Camus bằng chính sự lao động ngôn từ của mình đang cố gắng chống lại, trước hết là sự bất công, sau đó là chủ nghĩa phát xít.
Điểm khác biệt của Beckett nằm ở đây: như cái cách mà tay thám tử, kẻ săn đuổi Molloy của Beckets đã tường thuật: “Rồi tôi trở về nhà và viết. Bây giờ là nửa đêm. Mưa xối xả ngoài ô cửa sổ. Lúc đó không phải nửa đêm. Lúc đó không mưa.”, bản thân những lời tường thuật tự phủ định chính nó. Nhưng những nhân vật của Camus trong Dịch hạch thì làm công việc minh họa cho điều này, cho dù họ hiểu rõ sự bất lực của mình trước dịch bệnh, họ vẫn đương đầu trực diện với nó, và chính điều này tự nó đã là một giá trị. Khi Camus nhận giải thưởng Nobel văn chương vào năm 1957, ông đã có một bài diễn thuyết tuyệt vời đầy khích lệ để khẳng định rằng: đây vừa là danh dự vừa là trọng trách của nhà văn, rằng họ cần “làm được nhiều thêm nữa, hơn chỉ là viết.”
Camus không hề tách bạch sự trống rỗng nắm mạch nguồn trong Người xa lạ và những nỗ lực nhiệt thành trong Dịch hạch. Ông từng một lần viết về “rượu vang của phi lý cùng bánh mì của sự lãnh đạm sẽ luôn nuôi dưỡng cái vĩ đại (của con người)”. Những bất lực trước sự phi lý không phải lí do để ta không hành động; Camus, với tất cả những cảm thức sâu nhất về phi lý, luôn kêu gọi chúng ta phải hành động.
Nhưng trong tự nhiên, không tồn tại một lãnh địa luân lý cho con người. Khoảng cách giữa quyền lực và vẻ đẹp của tự nhiên hiện diện như mội nỗi giày vò khổ sở: trong tiểu thuyết quy mô lớn đầu tiên của Camus, La Mort Heureuse (tạm dịch: Cái chết hạnh phúc), nhân vật Mersault đã từng đắm chìm vào những suy tư về “vẻ đẹp phi nhân của một buổi sáng tháng Tư”. Còn đối với nhân vật phản anh hùng Meursault trong Người xa lạ, với cái tên chỉ nhiều hơn Mersault một kí tự và bước ra từ một kiệt tác phức tạp và nhiều tham vọng hơn sau đó: y là một kẻ với hàng tá những câu hỏi mà không có câu trả lời. Y suy ngẫm về việc mình đã giết một người Ả Rập trên bãi biển, rằng: “Tôi hiểu là mình vừa vĩnh viễn phá hủy đi sự hài hòa của ngày hôm nay.”
Nhưng tại sao Dịch hạch vẫn là tiếng nói bức thiết với chúng ta ở thời điểm này? Từ rất sớm, Camus đã viết trong một tiểu luận mang tên Sa mạc của mình về một thứ chủ nghĩa duy vật khó ưa. Đó như là sự tiên tri và cảnh báo cho chúng ta của hiện tại, giữa một thế giới gánh một thứ chủ nghĩa vật chất nặng nề và nguy hiểm như một dịch bệnh. Mọi thứ chúng ta đang làm trong guồng quay chóng mặt của một thời đại tư bản, cùng với sự tàn phá thiên nhiên, đang “phá hủy đi sự hài hòa của ngày hôm nay”.
Trong tác phẩm giả tưởng của Camus, tất cả những gì chúng ta nghe được dội về từ phía các nhà chức trách và bộ máy chính quyền trong suốt thời kì bệnh dịch tại Oran là: “Không có con chuột nào trong khu nhà này cả”, ông lão gác cổng cũng một mực khăng khăng điều đó trong khi những con chuột chết ngay quanh chân ông. Truyền thông, báo chí thì cố gắng trấn an dân chúng bằng những tin tức rằng dịch bệnh đã hoàn toàn được kiểm soát trong khi thực tế thì không hề như vậy.
Camus cung cấp cho chúng ta một cách để từ bỏ những chất vấn vô nghĩa lý trong tất cả chúng ta về chính bản thân mình, nhưng mặt khác, ông trao cho người đọc một con đường để dẫu có từ bỏ đặt câu hỏi, ta vẫn tiếp tục chiến đấu: vì vài thứ công lý, luân lý nhập nhằng, mù mờ, không rõ ràng mà ta chẳng thể nêu định nghĩa. Trong đoạn kết của Dịch hạch, bác sĩ Rieux, sau khi đón nhận tin vợ mình đã chết vì bệnh nặng tại một khu vực khác không hề liên can đến dịch bệnh, anh đứng ngắm nhìn khung cảnh những người trong gia đình và những người yêu của nhau sum họp tại nơi mà cánh cổng của Oran cuối cùng cũng đã được mở. Anh tự hỏi, sau quá nhiều những chịu đựng và đấu tranh vô nghĩa, ai còn có thể tìm thấy trong tâm trí mình sự yên bình hay cảm giác trọn vẹn khi mà những hi vọng đã không còn, rồi anh nhận ra rằng, có, điều đó có lẽ vẫn có thể, cho “những ai hiểu được rằng, nếu có một điều người ta luôn luôn mong ước và đôi khi đạt tới được, thì đó chính là tình yêu của con người.”
Đó là những người bằng lòng với những giới hạn của số phận và tình yêu nhỏ bé, khiêm nhường nhưng dữ dội của chính họ, đó là những người mà “nên dấn thân vào, nếu chỉ còn lúc này và một lần nữa, để đón lấy phần thưởng của mình”. Rieux chỉ vừa kịp nhận ra những điều này cách đó một vài dòng, ngay trước khi anh viết chúng xuống. Anh viết: “Nhưng đối với tất cả những ai muốn vượt lên trên con người để tìm kiếm một cái gì đó mà chính bản thân họ cũng không hình dung nổi, thì họ sẽ không thể có được câu trả lời”.
Không một câu trả lời. Thậm chí không một dòng mô tả nào gợi dẫn xem nó có thể là thứ gì. Nhưng những câu hỏi ủ ê và dằn vặt đòi hỏi chúng ta phải đi tìm và đưa ra một câu trả lời xem đó là gì, cho dù chúng ta đã sớm từ chối một định nghĩa cụ thể. Sự vô nghĩa, nhưng lại là thứ chắc chắn phải có mặt; có ý thức chính trị với một tấm bằng, nhưng lại hoàn toàn không thể có kiên nhẫn với cả hệ thống chính trị; luân lý, đạo đức tồn tại như là nghiễm nhiên, nhưng chẳng hề dễ dàng – và đối với mối nối kết quan trọng với cái kì vĩ, lớn lao của tự nhiên, thứ mà nhờ đó sự bất tử của con người có thể đong đếm được, thì chúng ta đang giết nó đi, từng ngày.
Đó là một vài thứ để chúng ta cùng suy nghĩ sâu hơn, khởi phát khi tôi lái xe vào ngày Chủ nhật cùng một chút lo âu trong cái ngày giỗ đặc biệt này của Camus, trên tuyến đường giờ là Quốc lộ 6 nối giữa Lyon và Paris, qua Villeblevin, nơi chiếc xe thể thao Facel Vega do người bạn của ông, Michel Gallimard điều khiển và khiến cả hai người đàn ông trên xe cùng tử nạn.
Theo KIỀU CHINH theo Ed Vulliamy, tạp chí The Guardian
Nguồn: http://vannghequandoi.com.vn/van-hoc-nuoc-ngoai/dich-hach-cua-albert-camus-cau-chuyen-danh-cho-chung-ta-va-moi-thoi-dai_10508.html
Bởi BTV2
Chủ nhân sáng tạo của tiểu thuyết Dịch hạch có thể đã ra đi mãi mãi, nhưng 60 năm sau cái chết của ông, với sự phát sinh của vô vàn những dịch bệnh thuộc kiểu này hay kiểu khác, hiện diện của cuốn sách này vẫn nghiễm nhiên hợp thời và bức thiết.
(Bài viết này được đăng trên Tạp chí The Guardian vào đầu năm 2015, khi đại dịch Ebola bùng phát nghiêm trọng ở Tây Phi. 5 năm sau, năm 2020, vừa đúng 60 năm sau tai nạn của Albert Camus, giữa khung cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Corona, chúng ta cùng đọc lại bài viết này để suy nghĩ về những gì Camus đã mô tả về con người trong những bối cảnh dịch bệnh).
Không nhiều nhà văn đặt để những tác phẩm của họ gần với cái chết như Albert Camus, một trong những nhà tiểu thuyết và tiểu luận vĩ đại nhất của thế kỉ 20, người đã phải chứng kiến sự kết thúc cuộc đời mình trong một tai nạn giao thông cách đây 50 năm trên tuyến đường Lyon-Paris Quốc lộ 6. Trong tất cả những tiểu thuyết mà Camus để lại cho hậu thế, không một cuốn nào miêu tả cuộc chiến đấu và cả cuộc chung sống giữa con người với cái chết một cách cặn kẽ và sinh động cùng một quy mô hoành tráng như trong La Peste, bản dịch tiếng Việt là Dịch hạch. Chúng ta hầu như đọc Dịch hạch khi còn là những thanh thiếu niên, và giờ có lẽ, tất cả ta đều nên đọc lại. Bởi một lần nữa: cuốn sách không chỉ bày biện ra tất cả những động thái ứng xử của loài người trước cái chết, mà ngay lúc này – cùng với những diễn biến của nạn dịch Ebola – tiểu thuyết của Camus đang thực sự trình hiện và đúng trên cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Dịch hạch của Camus là câu chuyện kể về một nhóm những người đàn ông tập trung lại để cùng nhau chống lại dịch bệnh. Trong kịch bản đó, chúng ta bắt gặp lòng can đảm, nỗi sợ hãi và cả những tính toán, đắn đo mà ta có thể đã đọc hoặc nghe trong tất cả những tin tức hàng ngày về nỗ lực của Tây Phi đang cố gắng ngăn chặn và chiến đấu với Ebola; thông qua những tự sự của Camus, chúng ta hoàn toàn có thể liên tưởng hình tượng bác sĩ Rieux với hàng trăm những bác sĩ người Cuba ngay lập tức đã lên đường tới vùng “Ground Zero” của dịch bệnh và những người như nữ y tá Schotland đang ngày đêm đấu tranh cho sự sống của chính mình tại bệnh viện Tự do Hoàng gia ở thủ đô London.
Tôi nghĩ Camus hoàn toàn có chủ đích trong việc gợi ra ở tác phẩm của mình những cách hiểu trên cả bề mặt câu chữ và những ngụ ngôn sau đó. Người ta vẫn thường đồng ý rằng, thứ dịch bệnh mà ông miêu tả là một ẩn dụ rõ ràng cho Đệ Tam Quốc xã. Dịch hạch được viết vào năm 1947, khi cả thế giới vẫn đang đắm chìm trong niềm sung sướng sau khi chiến tranh kết thúc và reo vang khẩu hiểu “Never again”, nhưng Camus vẫn không quên nâng cao cảnh giác với người đọc rằng: nạn dịch hạch tiếp theo “sẽ đánh thức đàn chuột của nó một lần nữa” để đổi lấy “sự đổ vỡ và tỉnh ngộ của con người”. Mặt khác, Camus cũng ý thức rất rõ những diễn biến nghiêm trọng của dịch tả châu Phi diễn ra ở vùng Oran, Algeria năm 1849 – bối cảnh khởi sự cuốn tiểu thuyết – và những nạn dịch khác trên chính ngôi làng Mondovi quê hương ông thuộc vùng nội địa Algeria.
Nhưng có những lí do khác khiến tất cả chúng ta nên đọc lại Dịch hạch, tốt nhất là trên bản gốc tiếng Pháp hoặc bản dịch tiếng Anh của Stuart Gilbert, bởi tự nó cũng xứng đáng được công nhận là một tác phẩm văn học. Như mọi tác phẩm có tính chất ngụ ngôn hay biểu tượng, Dịch hạch có thể phát biểu rất nhiều ý tưởng vượt ra ngoài những chủ ý ban đầu của chính nó, bao gồm cả những thứ dịch bệnh thuộc về khía cạnh đạo đức hay những ẩn dụ nằm phía sau cuộc đời của chính Camus. Nhà phê bình John Cruikshank còn cho rằng Dịch hạch phản ánh một cách siêu hình về tình trạng con người bị bỏ rơi ngay trên trái đất này. Những diễn giải sau Dịch hạch có thể dài vô tận tùy thuộc vào mỗi người đọc. Và nhân ngày kỉ niệm sự ra đi của Camus, chúng ta có thể đặt lại một vấn đề rằng: dịch hạch còn nói được với chúng ta điều gì nữa trong thời đại này.
Ngày nay, Dịch hạch có thể kể cho chúng ta nghe câu chuyện về bất cứ kiểu dịch bệnh nào, từ sự “quá liều”, thậm chí phá hoại của những kẻ theo chủ nghĩa vật chất cho đến tốc độ bành trướng chóng mặt của chủ nghĩa tư bản; và nó có thể trở thành hợp lý trong bất cứ một bài luận đương thời nào muốn phân tích lại nó. Tất cả bởi một lẽ: sự phi lý. Xã hội chúng ta đang sống đầy phi lý, và tiểu thuyết của Camus đã dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta tới sự phi lý trong sự tồn tại này. Tác phẩm của ông có thể mô tả rất thuyết phục cách mà dịch bệnh sinh nở trong một xã hội mà ở đó, người ta có thể phát trên loa phóng thanh và vẽ ra một khung cảnh cực kì thảm thương về những khu vực nghèo nàn, cằn cỗi, và rồi, hàng nghìn người tình nguyện sẽ lũ lượt tới đó, trên những chiếc thuyền chết chóc và vượt qua những sa mạc địa ngục, chỉ để đi theo tiếng hô hào và những lời hứa vô nghĩa; và cái xã hội đó thậm chí cũng đã phá hủy thứ hằng tố mà nhờ nó, Camus có thể đo được sự bất tử của con người: đó là tự nhiên.
Điểm cốt lõi chi phối tới những ý tưởng hiện sinh của Camus nằm ở những khác biệt giữa quyền lực, vẻ đẹp của tự nhiên và sự hoang phế của tình trạng con người. Ngay từ rất sớm, ông đã thể hiện tình yêu của mình tới biển cả và sa mạc, đồng thời ông nhận ra sự bất tử của con người nằm trong cái ánh sáng đến từ những thứ rộng lớn, kì vĩ và lãnh đạm như vậy.
Một ông trùm khác của chủ nghĩa phi lý thế kỉ 20, đó là Samuel Beckett, người sinh trước Camus 7 năm nhưng cùng tham gia cuộc kháng chiến của Pháp khi quân đội Đức chiếm đóng đất nước này. Trong vở kịch Happy Days (Những ngày tươi đẹp) của Beckett, nhân vật Winne đã chiêm nghiệm được một điều rằng: “Đôi khi, tất cả đã xong xuôi để hết một ngày, tất cả đều đã được hoàn thành, tất cả đều đã được nói, tất cả đều đã sẵn sàng để tới đêm, và ngày lại không kết thúc, còn lâu nữa mới kết thúc, và đêm lại chưa sẵn sàng, còn lâu nữa mới sẵn sàng.” Ở đây, cũng như trong vở Chờ đợi Godot, tồn tại của con người thực ra chẳng có mục đích gì cả.
Tuy nhiên, trong Dịch hạch, phi lý là cội nguồn của giá trị, những giá trị và thậm chí là hành động. Nhóm những người đàn ông xoay quanh tự sự của Camus, có cảm giác như, chính họ đại diện cho tất cả những phản ứng có thể của con người trước tai ương. Mỗi người trong số họ kể câu chuyện của chính mình, kể cả là bác sĩ Rieux – người kể chuyện giấu mặt – đang chiến đấu với dịch bệnh ngay trong chính công việc và những liều thuốc của mình, giống như cách mà Camus bằng chính sự lao động ngôn từ của mình đang cố gắng chống lại, trước hết là sự bất công, sau đó là chủ nghĩa phát xít.
Điểm khác biệt của Beckett nằm ở đây: như cái cách mà tay thám tử, kẻ săn đuổi Molloy của Beckets đã tường thuật: “Rồi tôi trở về nhà và viết. Bây giờ là nửa đêm. Mưa xối xả ngoài ô cửa sổ. Lúc đó không phải nửa đêm. Lúc đó không mưa.”, bản thân những lời tường thuật tự phủ định chính nó. Nhưng những nhân vật của Camus trong Dịch hạch thì làm công việc minh họa cho điều này, cho dù họ hiểu rõ sự bất lực của mình trước dịch bệnh, họ vẫn đương đầu trực diện với nó, và chính điều này tự nó đã là một giá trị. Khi Camus nhận giải thưởng Nobel văn chương vào năm 1957, ông đã có một bài diễn thuyết tuyệt vời đầy khích lệ để khẳng định rằng: đây vừa là danh dự vừa là trọng trách của nhà văn, rằng họ cần “làm được nhiều thêm nữa, hơn chỉ là viết.”
Camus không hề tách bạch sự trống rỗng nắm mạch nguồn trong Người xa lạ và những nỗ lực nhiệt thành trong Dịch hạch. Ông từng một lần viết về “rượu vang của phi lý cùng bánh mì của sự lãnh đạm sẽ luôn nuôi dưỡng cái vĩ đại (của con người)”. Những bất lực trước sự phi lý không phải lí do để ta không hành động; Camus, với tất cả những cảm thức sâu nhất về phi lý, luôn kêu gọi chúng ta phải hành động.
Nhưng trong tự nhiên, không tồn tại một lãnh địa luân lý cho con người. Khoảng cách giữa quyền lực và vẻ đẹp của tự nhiên hiện diện như mội nỗi giày vò khổ sở: trong tiểu thuyết quy mô lớn đầu tiên của Camus, La Mort Heureuse (tạm dịch: Cái chết hạnh phúc), nhân vật Mersault đã từng đắm chìm vào những suy tư về “vẻ đẹp phi nhân của một buổi sáng tháng Tư”. Còn đối với nhân vật phản anh hùng Meursault trong Người xa lạ, với cái tên chỉ nhiều hơn Mersault một kí tự và bước ra từ một kiệt tác phức tạp và nhiều tham vọng hơn sau đó: y là một kẻ với hàng tá những câu hỏi mà không có câu trả lời. Y suy ngẫm về việc mình đã giết một người Ả Rập trên bãi biển, rằng: “Tôi hiểu là mình vừa vĩnh viễn phá hủy đi sự hài hòa của ngày hôm nay.”
Nhưng tại sao Dịch hạch vẫn là tiếng nói bức thiết với chúng ta ở thời điểm này? Từ rất sớm, Camus đã viết trong một tiểu luận mang tên Sa mạc của mình về một thứ chủ nghĩa duy vật khó ưa. Đó như là sự tiên tri và cảnh báo cho chúng ta của hiện tại, giữa một thế giới gánh một thứ chủ nghĩa vật chất nặng nề và nguy hiểm như một dịch bệnh. Mọi thứ chúng ta đang làm trong guồng quay chóng mặt của một thời đại tư bản, cùng với sự tàn phá thiên nhiên, đang “phá hủy đi sự hài hòa của ngày hôm nay”.
Trong tác phẩm giả tưởng của Camus, tất cả những gì chúng ta nghe được dội về từ phía các nhà chức trách và bộ máy chính quyền trong suốt thời kì bệnh dịch tại Oran là: “Không có con chuột nào trong khu nhà này cả”, ông lão gác cổng cũng một mực khăng khăng điều đó trong khi những con chuột chết ngay quanh chân ông. Truyền thông, báo chí thì cố gắng trấn an dân chúng bằng những tin tức rằng dịch bệnh đã hoàn toàn được kiểm soát trong khi thực tế thì không hề như vậy.
Camus cung cấp cho chúng ta một cách để từ bỏ những chất vấn vô nghĩa lý trong tất cả chúng ta về chính bản thân mình, nhưng mặt khác, ông trao cho người đọc một con đường để dẫu có từ bỏ đặt câu hỏi, ta vẫn tiếp tục chiến đấu: vì vài thứ công lý, luân lý nhập nhằng, mù mờ, không rõ ràng mà ta chẳng thể nêu định nghĩa. Trong đoạn kết của Dịch hạch, bác sĩ Rieux, sau khi đón nhận tin vợ mình đã chết vì bệnh nặng tại một khu vực khác không hề liên can đến dịch bệnh, anh đứng ngắm nhìn khung cảnh những người trong gia đình và những người yêu của nhau sum họp tại nơi mà cánh cổng của Oran cuối cùng cũng đã được mở. Anh tự hỏi, sau quá nhiều những chịu đựng và đấu tranh vô nghĩa, ai còn có thể tìm thấy trong tâm trí mình sự yên bình hay cảm giác trọn vẹn khi mà những hi vọng đã không còn, rồi anh nhận ra rằng, có, điều đó có lẽ vẫn có thể, cho “những ai hiểu được rằng, nếu có một điều người ta luôn luôn mong ước và đôi khi đạt tới được, thì đó chính là tình yêu của con người.”
Đó là những người bằng lòng với những giới hạn của số phận và tình yêu nhỏ bé, khiêm nhường nhưng dữ dội của chính họ, đó là những người mà “nên dấn thân vào, nếu chỉ còn lúc này và một lần nữa, để đón lấy phần thưởng của mình”. Rieux chỉ vừa kịp nhận ra những điều này cách đó một vài dòng, ngay trước khi anh viết chúng xuống. Anh viết: “Nhưng đối với tất cả những ai muốn vượt lên trên con người để tìm kiếm một cái gì đó mà chính bản thân họ cũng không hình dung nổi, thì họ sẽ không thể có được câu trả lời”.
Không một câu trả lời. Thậm chí không một dòng mô tả nào gợi dẫn xem nó có thể là thứ gì. Nhưng những câu hỏi ủ ê và dằn vặt đòi hỏi chúng ta phải đi tìm và đưa ra một câu trả lời xem đó là gì, cho dù chúng ta đã sớm từ chối một định nghĩa cụ thể. Sự vô nghĩa, nhưng lại là thứ chắc chắn phải có mặt; có ý thức chính trị với một tấm bằng, nhưng lại hoàn toàn không thể có kiên nhẫn với cả hệ thống chính trị; luân lý, đạo đức tồn tại như là nghiễm nhiên, nhưng chẳng hề dễ dàng – và đối với mối nối kết quan trọng với cái kì vĩ, lớn lao của tự nhiên, thứ mà nhờ đó sự bất tử của con người có thể đong đếm được, thì chúng ta đang giết nó đi, từng ngày.
Đó là một vài thứ để chúng ta cùng suy nghĩ sâu hơn, khởi phát khi tôi lái xe vào ngày Chủ nhật cùng một chút lo âu trong cái ngày giỗ đặc biệt này của Camus, trên tuyến đường giờ là Quốc lộ 6 nối giữa Lyon và Paris, qua Villeblevin, nơi chiếc xe thể thao Facel Vega do người bạn của ông, Michel Gallimard điều khiển và khiến cả hai người đàn ông trên xe cùng tử nạn.
Theo KIỀU CHINH theo Ed Vulliamy, tạp chí The Guardian
Nguồn: http://vannghequandoi.com.vn/van-hoc-nuoc-ngoai/dich-hach-cua-albert-camus-cau-chuyen-danh-cho-chung-ta-va-moi-thoi-dai_10508.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Con người đã phản kháng và chiến thắng đại dịch như thế nào?
Trong tiểu thuyết "Dịch hạch" của Albert Camus, con người đã đấu tranh và dịch bệnh cuối cùng cũng kết thúc trong thành phố.
Phong Linh - zingnews
Dịch hạch được xuất bản năm 1947, là một trong những cuốn tiểu thuyết phi lý nổi tiếng nhất của Camus. Cuốn sách với nhiều tầng nghĩa ẩn dụ sâu sắc cho đến hôm nay vẫn mang đậm giá trị thời đại, tìm kiếm bản chất thật sự của con người trong quá trình hiện hữu.
Dịch hạch lấy bối cảnh chính là thành phố Oran, một thành phố biển xấu xí của Pháp nằm ở phía bắc Algerie, bắt đầu vào ngày 16/4 trong một năm của thập niên 1940. Ngày hôm ấy, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải xác một con chuột chết. Buổi chiều, trên đường về, ông lại nhìn thấy con chuột khác cũng đang giãy chết. Ban đầu mọi người tưởng đó là trò đùa hư của lũ trẻ, nhưng số chuột chết ngày càng nhiều, những bệnh nhân mắc bệnh bắt đầu được đưa vào bệnh viện. Khi con người kịp có ý thức thì bệnh dịch hạch đã tràn lan khắp thành phố.
BẢN CHẤT NGƯỜI TRONG SỰ TÀN SÁT CỦA DỊCH BỆNH
Trước cảnh dịch bệnh đang tàn phá cả một thành phố, trong không gian bi đát, đen tối ấy, nổi lên một số nhân vật: Bác sĩ Bernard Rieux, Jean Tarrou, Raymond Rambert, Cha Paneloux, Joseph Grand, và Cottard. Họ là đại diện cho mỗi loại người trong xã hội, thể hiện thái độ khác nhau khi đối diện với dịch bệnh nguy hiểm. Họ có thể là những người sợ hãi, trốn tránh, nương nhờ vào tôn giáo, vào sự giải cứu của thánh thần, hay là những kẻ nhân dịch bệnh mà tìm cách chuộc lợi cho bản thân.
Camus đã khắc họa đầy đủ những gương mặt của thời đại, giữa cuộc truy sát của bệnh tật và cái chết, mọi vỏ bọc che đậy thường ngày đều được cởi bỏ. Ấy là lúc bản chất bộc lộ sáng rõ nhất.
Bức tranh thành phố Oran náo động, chen lấn nhau, tìm cách thoát khỏi thành phố vì dịch, hay những người ở lại dần trở nên lãnh cảm trước những cảnh đốt xác người chết, có thể làm người đọc sửng sốt, vì đến tận hôm nay, cảnh tượng ấy vẫn sống động như đang hiện diện trước mắt.
Trong không khí ấy, bác sĩ Rieux được xây dựng là nhân vật trung tâm, ngay từ đầu, ông không tham gia vào những trận tranh cãi, ông cố gắng làm tốt công việc duy nhất mà nghề nghiệp của ông yêu cầu, cứu người. Camus không tôn vinh ông, không biết ông trở thành một vị thánh đủ sức xoay chuyển tình thế, nhưng Camus đặt vào nhân vật của mình sự hy vọng mà ông đã luôn tạo dựng trong mỗi tác phẩm của mình.
Hình ảnh trong vở kịch chuyển thể từ tiểu thuyết Dịch hạch.
Đi từ thất vọng, hư vô, phi lý, Albert Camus đã không xây dựng một nhân sinh quan có tính cách tàn phá hay tiêu cực mà trái lại đã đi tới chỗ ca ngợi tình yêu thương, coi đó là những điểm tựa quý giá của cuộc sống trần gian. Albert Camus đã trở về với triết lý nhân bản, lấy con người làm trọng tâm của mọi sự vật và hoạt động trần gian.
PHẢN KHÁNG ĐỂ TỒN TẠI
Bernard Rieux chính là nhân vật biểu tượng, thể hiện cho triết lý lấy con người là trung tâm của Camus. Rieux nỗ lực hết sức mình, bằng nghề nghiệp của mình để đấu tranh với hoàn cảnh dịch bệnh. Trước những nỗ lực thực tế của Rieux, những người từng hoài nghi, từng tìm các cách thức khác lý tưởng hơn, đều dần đồng lòng cùng với Rieux để chống dịch, giúp đỡ những người bệnh. Ngay cả cha Paneloux, luôn mang trong mình một đức tin mạnh mẽ vào sự cứu giúp của Chúa, cũng gia nhập vào đội tình nguyện thành phố, phổ biến kiến thức cho người dân, đồng thời hỗ trợ phát hiện bệnh nhân kịp thời để chữa trị.
Với Camus, con người giữa trần gian này là thứ vô cùng tàn bạo nhưng cũng vô cùng yêu thương. Abert Camus từng tuyên bố: "Tôi có một lòng yêu người và vật rất mạnh và tôi yêu những kẻ sống hôm nay với tôi trên mảnh đất này”. Các nhân vật của Camus vì thế trong sự sa đọa, trong đau đớn ngộ nhận, hoang mang và phi lý, luôn luôn phản kháng. Phản kháng để tồn tại.
Trong tiểu thuyết Dịch hạch của Camus, con người đã đấu tranh và dịch bệnh cuối cùng đã kết thúc trong thành phố. Thế nhưng, quá trình phát triển của con người không dừng lại ở đó, và song hành cùng diễn tiến ấy chính là sự tồn tại của vi trùng, như lời bác sĩ Bernard Rieux đã nói trong đoạn cuối cuốn tiểu thuyết:
"Vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên hàng chục năm trong đồ đạc, quần áo, nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng, trong khăn mùi xoa và các đống giấy mà..., và một ngày nào đó, để gây tai hoạ cho con người và dạy họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống trong hạnh phúc và phồn vinh".
Đến hôm nay, khi loài người đang tiếp tục phải đối mặt với dịch bệnh, Dịch hạch vẫn mang đậm hơi thở thời đại. Vi trùng sẽ vẫn tồn tại, sẽ tỉnh giấc bất kỳ lúc nào, nhưng con người cũng chưa bao giờ đầu hàng, vẫn đang tiếp tục chiến đấu. Và kết quả của Dịch hạch không chỉ thể hiện niềm hy vọng, tin tưởng của tác giả đối với loài người, nó còn là hồi chuông đánh thức tính đấu tranh, dấn thân của con người.
Trong tiểu thuyết "Dịch hạch" của Albert Camus, con người đã đấu tranh và dịch bệnh cuối cùng cũng kết thúc trong thành phố.
Phong Linh - zingnews
Dịch hạch được xuất bản năm 1947, là một trong những cuốn tiểu thuyết phi lý nổi tiếng nhất của Camus. Cuốn sách với nhiều tầng nghĩa ẩn dụ sâu sắc cho đến hôm nay vẫn mang đậm giá trị thời đại, tìm kiếm bản chất thật sự của con người trong quá trình hiện hữu.
Dịch hạch lấy bối cảnh chính là thành phố Oran, một thành phố biển xấu xí của Pháp nằm ở phía bắc Algerie, bắt đầu vào ngày 16/4 trong một năm của thập niên 1940. Ngày hôm ấy, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải xác một con chuột chết. Buổi chiều, trên đường về, ông lại nhìn thấy con chuột khác cũng đang giãy chết. Ban đầu mọi người tưởng đó là trò đùa hư của lũ trẻ, nhưng số chuột chết ngày càng nhiều, những bệnh nhân mắc bệnh bắt đầu được đưa vào bệnh viện. Khi con người kịp có ý thức thì bệnh dịch hạch đã tràn lan khắp thành phố.
BẢN CHẤT NGƯỜI TRONG SỰ TÀN SÁT CỦA DỊCH BỆNH
Trước cảnh dịch bệnh đang tàn phá cả một thành phố, trong không gian bi đát, đen tối ấy, nổi lên một số nhân vật: Bác sĩ Bernard Rieux, Jean Tarrou, Raymond Rambert, Cha Paneloux, Joseph Grand, và Cottard. Họ là đại diện cho mỗi loại người trong xã hội, thể hiện thái độ khác nhau khi đối diện với dịch bệnh nguy hiểm. Họ có thể là những người sợ hãi, trốn tránh, nương nhờ vào tôn giáo, vào sự giải cứu của thánh thần, hay là những kẻ nhân dịch bệnh mà tìm cách chuộc lợi cho bản thân.
Camus đã khắc họa đầy đủ những gương mặt của thời đại, giữa cuộc truy sát của bệnh tật và cái chết, mọi vỏ bọc che đậy thường ngày đều được cởi bỏ. Ấy là lúc bản chất bộc lộ sáng rõ nhất.
Bức tranh thành phố Oran náo động, chen lấn nhau, tìm cách thoát khỏi thành phố vì dịch, hay những người ở lại dần trở nên lãnh cảm trước những cảnh đốt xác người chết, có thể làm người đọc sửng sốt, vì đến tận hôm nay, cảnh tượng ấy vẫn sống động như đang hiện diện trước mắt.
Trong không khí ấy, bác sĩ Rieux được xây dựng là nhân vật trung tâm, ngay từ đầu, ông không tham gia vào những trận tranh cãi, ông cố gắng làm tốt công việc duy nhất mà nghề nghiệp của ông yêu cầu, cứu người. Camus không tôn vinh ông, không biết ông trở thành một vị thánh đủ sức xoay chuyển tình thế, nhưng Camus đặt vào nhân vật của mình sự hy vọng mà ông đã luôn tạo dựng trong mỗi tác phẩm của mình.
Hình ảnh trong vở kịch chuyển thể từ tiểu thuyết Dịch hạch.
Đi từ thất vọng, hư vô, phi lý, Albert Camus đã không xây dựng một nhân sinh quan có tính cách tàn phá hay tiêu cực mà trái lại đã đi tới chỗ ca ngợi tình yêu thương, coi đó là những điểm tựa quý giá của cuộc sống trần gian. Albert Camus đã trở về với triết lý nhân bản, lấy con người làm trọng tâm của mọi sự vật và hoạt động trần gian.
PHẢN KHÁNG ĐỂ TỒN TẠI
Bernard Rieux chính là nhân vật biểu tượng, thể hiện cho triết lý lấy con người là trung tâm của Camus. Rieux nỗ lực hết sức mình, bằng nghề nghiệp của mình để đấu tranh với hoàn cảnh dịch bệnh. Trước những nỗ lực thực tế của Rieux, những người từng hoài nghi, từng tìm các cách thức khác lý tưởng hơn, đều dần đồng lòng cùng với Rieux để chống dịch, giúp đỡ những người bệnh. Ngay cả cha Paneloux, luôn mang trong mình một đức tin mạnh mẽ vào sự cứu giúp của Chúa, cũng gia nhập vào đội tình nguyện thành phố, phổ biến kiến thức cho người dân, đồng thời hỗ trợ phát hiện bệnh nhân kịp thời để chữa trị.
Với Camus, con người giữa trần gian này là thứ vô cùng tàn bạo nhưng cũng vô cùng yêu thương. Abert Camus từng tuyên bố: "Tôi có một lòng yêu người và vật rất mạnh và tôi yêu những kẻ sống hôm nay với tôi trên mảnh đất này”. Các nhân vật của Camus vì thế trong sự sa đọa, trong đau đớn ngộ nhận, hoang mang và phi lý, luôn luôn phản kháng. Phản kháng để tồn tại.
Trong tiểu thuyết Dịch hạch của Camus, con người đã đấu tranh và dịch bệnh cuối cùng đã kết thúc trong thành phố. Thế nhưng, quá trình phát triển của con người không dừng lại ở đó, và song hành cùng diễn tiến ấy chính là sự tồn tại của vi trùng, như lời bác sĩ Bernard Rieux đã nói trong đoạn cuối cuốn tiểu thuyết:
"Vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên hàng chục năm trong đồ đạc, quần áo, nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng, trong khăn mùi xoa và các đống giấy mà..., và một ngày nào đó, để gây tai hoạ cho con người và dạy họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống trong hạnh phúc và phồn vinh".
Đến hôm nay, khi loài người đang tiếp tục phải đối mặt với dịch bệnh, Dịch hạch vẫn mang đậm hơi thở thời đại. Vi trùng sẽ vẫn tồn tại, sẽ tỉnh giấc bất kỳ lúc nào, nhưng con người cũng chưa bao giờ đầu hàng, vẫn đang tiếp tục chiến đấu. Và kết quả của Dịch hạch không chỉ thể hiện niềm hy vọng, tin tưởng của tác giả đối với loài người, nó còn là hồi chuông đánh thức tính đấu tranh, dấn thân của con người.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
ATP Book
Review sách Dịch hạch Albert Camus – Câu chuyện dành cho chúng ta và mọi thời đại .
Chủ nhân sáng tác của tiểu thuyết Dịch hạch Albert Camus có thể đã ra đi bao giờ cũng, tuy nhiên 60 năm sau cái chết của ông, với sự phát sinh của vô vàn các bệnh thuộc kiểu này hay kiểu khác, hiện diện của cuốn sách này vẫn nghiễm nhiên hợp thời & bức thiết. Bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều nội dung chi tiết nhất về tác phẩm, cùng tham khảo bài viết nhé!
Trong số những tác phẩm của ông, cuốn tiểu thuyết “Dịch hạch Albert Camus” (La Peste) được nhận xét cao hơn cả. Nội dung tác phẩm là nạn dịch hạch & cuộc chiến đấu âm thầm, cực kỳ gian khổ để dập tắt nạn dịch, cứu sống thành phố Orăng trên bờ biển Angiêri. Thành phố đang sống thanh bình thì bỗng những con chuột lăn ra chết ở khắp nơi. Rồi đến một người, hai người, hàng chục, hàng trăm người bị chết. Orăng trở thành một địa ngục khủng khiếp, quằn quại trong rủi ro bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở châu Âu, châu Á, châu Phi.
Thông tin tác giả
Anbe Camuy (bút danh: Albert Camus – 1913 – 1960) là một trong những tên tuổi nổi bật trên văn đàn Pháp trong những thập kỷ giữa và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm của Camuy – tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, tùy bút & tiểu luận – gây nên những cuộc thảo luận sôi nổi ở Pháp và nhiều nước trên thế giới.
Camuy được giải thưởng Noben về văn học năm 1957 vì sáng tác văn học của ông đã “đưa ra ánh sáng những yếu tố đặt ra cho lương tâm thế giới con người ở thời đại chúng ta”.
Nội dung sách Dịch hạch Albert Camus
Trước hết phải khẳng định, Dịch hạch Albert Camus là một cuốn sách rất khó đọc, mặc dù câu chuyện mà tác giả Albert Camus truyền tải khá dễ dàng, lối văn cũng khá nhẹ nhàng. Việc này cũng dễ hiểu vì “Dịch Hạch” là tác phẩm đạt giải Nobel văn học năm 1957. thông thường thì mình thấy, những tác phẩm văn học xuất sắc giành giải Nobel mãi mãi là những tác phẩm ẩn chứa những giá trị “lớp tầng” về thời đại. Hoặc nếu không, văn phong của tác phẩm ấy cũng phải hệ thống hoá, trở thành một trường phái văn học kiệt xuất của tác giả. Quả thực, “Dịch Hạch” đã hội tụ cả hai yếu tố ấy. Vì vậy, cuốn sách khá nặng về suy tưởng & những liên lạc thời đại. Cũng do đó, nếu chỉ xác định đọc cuốn sách như một cách thư giãn bình thường thì chúng ta có thể sẽ phải bỏ qua kha khá những giá trị mà tác giả đã gửi gắm.
Bản chất người trong sự tàn sát của dịch bệnh
Trước cảnh dịch bệnh đang tàn phá cả một thành phố, trong không gian bi đát, đen tối ấy, nổi lên một vài nhân vật: Bác sĩ Bernard Rieux, Jean Tarrou, Raymond Rambert, Cha Paneloux, Joseph Grand, & Cottard. Họ là đại diện cho mỗi loại người trong xã hội, thể hiện thái độ khác nhau khi đối diện với dịch bệnh không an toàn. Họ có thể là những người sợ hãi, trốn hạn chế, nương nhờ vào tôn giáo, vào sự giải cứu của thánh thần, hay là những kẻ nhân dịch bệnh mà tìm cách chuộc lợi cho bản thân.
Camus đã khắc họa đa dạng những gương mặt của thời đại, giữa cuộc truy sát của bệnh tật & cái chết, mọi vỏ bọc che đậy thường ngày đều được cởi bỏ. Ấy là lúc bản chất bộc lộ sáng rõ nhất.
Bức tranh thành phố Oran náo động, chen lấn nhau, tìm cách thoát khỏi thành phố vì dịch, hay những người ở lại dần trở nên lãnh cảm trước những cảnh đốt xác người chết, có thể làm người đọc sửng sốt, vì đến tận hôm nay, cảnh tượng ấy vẫn sống động như đang hiện diện trước mắt.
Diễn biến bối cảnh
Bối cảnh của “Dịch hạch Albert Camus” là thành phố biển Oran. Sáng ngày 16 /4 của một năm trong thập niên 1940, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải một xác con chuột chết; ngay chiều hôm đấy đi về thì gặp một con chuột khác cũng đang giãy chết. Lúc đầu người ta tưởng đó là trò nghịch ngợm của bọn trẻ, thế nhưng số lượng chuột chết mỗi ngày cứ tăng dần, dân cư thành phố lo sợ. Các bệnh nhân trước tiên được đưa vào bệnh viện rồi xuất hiện những người chết trước tiên. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan tràn. Qua nhiều cuộc tranh luận, cuối cùng chính quyền công nhận thành phố bị dịch hạch và quyết định đóng cửa thành phố để bệnh khỏi lây lan, gây nên nhiều đảo lộn đời sống với nhiều gia đình ly tán. Song dân chúng Oran cũng dần quen với thảm họa sau những hốt hoảng trước tiên. Nhịp sống dần trở lại bình thường mặc những cảnh chết chóc, đốt xác chết, chôn người chết xảy ra hết sức phổ biến & ghê rợn.
Bác sĩ Rieux là nhân vật trung tâm của “Dịch hạch”. Ông cùng với bạn bè & đồng nghiệp lao vào cuộc tranh đấu đấu với bệnh dịch để cứu thành phố Oran. Rieux có suy xét dễ dàng, nhất định nhưng mà quyết liệt: “nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch”, “sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó…”. Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, như nhà báo Rambert hay linh mục Paneloux. Bản thân Rieux, chính trong thời gian dịch hạch vợ ông ốm đau phải đi điều dưỡng và khi bà chết Rieux cũng không được gặp.
Trong đại dịch thế giới do virus corona gây ra, một lần nữa tiểu thuyết “Dịch hạch” lại mang tới những cảnh báo sâu sắc. Đối phó với Covid-19, độc giả không khó để thấy rằng nhà văn Albert Camus đã dùng sự quan sát & sự tưởng tượng của mình mà miêu tả nên một không gian đầy bất trắc luôn đe dọa con người.
Phản kháng để tồn tại
Bernard Rieux chính là nhân vật biểu tượng, thể hiện cho triết lý lấy con người là trung tâm của Camus. Rieux nỗ lực hết sức mình, bằng nghề nghiệp của mình để tranh đấu với hoàn cảnh dịch bệnh. Trước những nỗ lực thực tế của Rieux, những người từng hoài nghi, từng tìm các cách thức khác lý tưởng hơn, đều dần đồng lòng cùng với Rieux để chống dịch, giúp đỡ những người bệnh. Ngay cả cha Paneloux, luôn mang trong mình một đức tin mạnh mẽ vào sự cứu giúp của Chúa, cũng gia nhập vào đội tình nguyện thành phố, phổ biến kiến thức cho người dân, cùng lúc đó hỗ trợ phát hiện người mắc bệnh đúng lúc để chữa trị.
Với Camus, con người giữa trần gian này là thứ vô cùng tàn bạo nhưng cũng vô cùng yêu thương. Abert Camus từng tuyên bố: “Tôi có một lòng yêu người và vật rất mạnh và tôi yêu những kẻ sống hôm nay với tôi trên mảnh đất này”. Các nhân vật của Camus vì thế trong sự sa đọa, trong đớn đau ngộ nhận, hoang mang và phi lý, luôn luôn phản kháng. Phản kháng để hiện hữu.
Ý nghĩa cuốn sách
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 kéo dài, có lẽ Dịch Hạch là một trong những cuốn sách được nhắc đến nhiều nhất bởi tác phẩm tạo sự thấu hiểu không tưởng với những chuyển động của xã hội hiện nay.
Dịch Hạch bắt đầu bằng cái chết của những con chuột tại thành phố biển Oran xinh đẹp. Từ động vật rồi đến người, cái chết nối gót dịch bệnh bao trùm khắp nơi. Chính quyền thành phố buộc phải phong tỏa toàn Oran để tránh dịch bệnh lây lan ra bên ngoài. Dịch bệnh đến nhanh và đột ngột đến phi lí, khi nó rút đi cũng thế. Không ai biết nguồn cơn như nào, tuy vậy ta biết được rằng qua cơn bệnh khủng khiếp bao trùm cả Oran, có những thứ vốn mờ nhạt đã lộ diện và những điều tưởng chẳng thay đổi đã đổi thay. Dịch Hạch là một sự thử thách – thử thách với khát khao giữa người với người, khát khao sống và buộc mọi người phải đoàn kết để chống lại dịch bệnh. Họ phải dấn thân để giành lại sự sống & tồn tại.
Dịch hạch Albert Camus là một cuốn tiểu thuyết biểu tượng. Thông qua hình tượng nhân vật, hành vi & quan trọng là tâm tư cùng ngôn ngữ của họ, người đọc đơn giản cảm nhận chiều sâu tác phẩm và ý định tác giả là phủ định chiến tranh và bạo lực, khẳng định ý chí chiến đấu chống tai họa đe dọa đời sống con người. Tác giả xây dựng một loạt nhân vật tích cực tuy đường đi nước bước có khác nhau mặc dù vậy cuối cùng đều tự nguyện xông vào trận tuyến chiến đấu chống dịch hạch, đem đến cuộc sống yên lành cho con người, trả lại hòa bình cho xã hội.
Tạm kết
Dịch hạch Albert Camus mang đậm hơi thở thời đại. Vi trùng sẽ vẫn hiện hữu, sẽ tỉnh giấc bất kỳ lúc nào, tuy vậy con người cũng không bao giờ đầu hàng, vẫn đang tiếp tục chiến đấu. Và kết quả của Dịch hạch không chỉ thể hiện niềm hy vọng, tín nhiệm của tác giả đối với thế giới con người, nó còn là hồi chuông đánh thức tính đấu tranh, dấn thân của con người.
Review sách Dịch hạch Albert Camus – Câu chuyện dành cho chúng ta và mọi thời đại .
Chủ nhân sáng tác của tiểu thuyết Dịch hạch Albert Camus có thể đã ra đi bao giờ cũng, tuy nhiên 60 năm sau cái chết của ông, với sự phát sinh của vô vàn các bệnh thuộc kiểu này hay kiểu khác, hiện diện của cuốn sách này vẫn nghiễm nhiên hợp thời & bức thiết. Bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều nội dung chi tiết nhất về tác phẩm, cùng tham khảo bài viết nhé!
Trong số những tác phẩm của ông, cuốn tiểu thuyết “Dịch hạch Albert Camus” (La Peste) được nhận xét cao hơn cả. Nội dung tác phẩm là nạn dịch hạch & cuộc chiến đấu âm thầm, cực kỳ gian khổ để dập tắt nạn dịch, cứu sống thành phố Orăng trên bờ biển Angiêri. Thành phố đang sống thanh bình thì bỗng những con chuột lăn ra chết ở khắp nơi. Rồi đến một người, hai người, hàng chục, hàng trăm người bị chết. Orăng trở thành một địa ngục khủng khiếp, quằn quại trong rủi ro bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở châu Âu, châu Á, châu Phi.
Thông tin tác giả
Anbe Camuy (bút danh: Albert Camus – 1913 – 1960) là một trong những tên tuổi nổi bật trên văn đàn Pháp trong những thập kỷ giữa và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm của Camuy – tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, tùy bút & tiểu luận – gây nên những cuộc thảo luận sôi nổi ở Pháp và nhiều nước trên thế giới.
Camuy được giải thưởng Noben về văn học năm 1957 vì sáng tác văn học của ông đã “đưa ra ánh sáng những yếu tố đặt ra cho lương tâm thế giới con người ở thời đại chúng ta”.
Nội dung sách Dịch hạch Albert Camus
Trước hết phải khẳng định, Dịch hạch Albert Camus là một cuốn sách rất khó đọc, mặc dù câu chuyện mà tác giả Albert Camus truyền tải khá dễ dàng, lối văn cũng khá nhẹ nhàng. Việc này cũng dễ hiểu vì “Dịch Hạch” là tác phẩm đạt giải Nobel văn học năm 1957. thông thường thì mình thấy, những tác phẩm văn học xuất sắc giành giải Nobel mãi mãi là những tác phẩm ẩn chứa những giá trị “lớp tầng” về thời đại. Hoặc nếu không, văn phong của tác phẩm ấy cũng phải hệ thống hoá, trở thành một trường phái văn học kiệt xuất của tác giả. Quả thực, “Dịch Hạch” đã hội tụ cả hai yếu tố ấy. Vì vậy, cuốn sách khá nặng về suy tưởng & những liên lạc thời đại. Cũng do đó, nếu chỉ xác định đọc cuốn sách như một cách thư giãn bình thường thì chúng ta có thể sẽ phải bỏ qua kha khá những giá trị mà tác giả đã gửi gắm.
Bản chất người trong sự tàn sát của dịch bệnh
Trước cảnh dịch bệnh đang tàn phá cả một thành phố, trong không gian bi đát, đen tối ấy, nổi lên một vài nhân vật: Bác sĩ Bernard Rieux, Jean Tarrou, Raymond Rambert, Cha Paneloux, Joseph Grand, & Cottard. Họ là đại diện cho mỗi loại người trong xã hội, thể hiện thái độ khác nhau khi đối diện với dịch bệnh không an toàn. Họ có thể là những người sợ hãi, trốn hạn chế, nương nhờ vào tôn giáo, vào sự giải cứu của thánh thần, hay là những kẻ nhân dịch bệnh mà tìm cách chuộc lợi cho bản thân.
Camus đã khắc họa đa dạng những gương mặt của thời đại, giữa cuộc truy sát của bệnh tật & cái chết, mọi vỏ bọc che đậy thường ngày đều được cởi bỏ. Ấy là lúc bản chất bộc lộ sáng rõ nhất.
Bức tranh thành phố Oran náo động, chen lấn nhau, tìm cách thoát khỏi thành phố vì dịch, hay những người ở lại dần trở nên lãnh cảm trước những cảnh đốt xác người chết, có thể làm người đọc sửng sốt, vì đến tận hôm nay, cảnh tượng ấy vẫn sống động như đang hiện diện trước mắt.
Diễn biến bối cảnh
Bối cảnh của “Dịch hạch Albert Camus” là thành phố biển Oran. Sáng ngày 16 /4 của một năm trong thập niên 1940, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải một xác con chuột chết; ngay chiều hôm đấy đi về thì gặp một con chuột khác cũng đang giãy chết. Lúc đầu người ta tưởng đó là trò nghịch ngợm của bọn trẻ, thế nhưng số lượng chuột chết mỗi ngày cứ tăng dần, dân cư thành phố lo sợ. Các bệnh nhân trước tiên được đưa vào bệnh viện rồi xuất hiện những người chết trước tiên. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan tràn. Qua nhiều cuộc tranh luận, cuối cùng chính quyền công nhận thành phố bị dịch hạch và quyết định đóng cửa thành phố để bệnh khỏi lây lan, gây nên nhiều đảo lộn đời sống với nhiều gia đình ly tán. Song dân chúng Oran cũng dần quen với thảm họa sau những hốt hoảng trước tiên. Nhịp sống dần trở lại bình thường mặc những cảnh chết chóc, đốt xác chết, chôn người chết xảy ra hết sức phổ biến & ghê rợn.
Bác sĩ Rieux là nhân vật trung tâm của “Dịch hạch”. Ông cùng với bạn bè & đồng nghiệp lao vào cuộc tranh đấu đấu với bệnh dịch để cứu thành phố Oran. Rieux có suy xét dễ dàng, nhất định nhưng mà quyết liệt: “nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch”, “sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó…”. Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, như nhà báo Rambert hay linh mục Paneloux. Bản thân Rieux, chính trong thời gian dịch hạch vợ ông ốm đau phải đi điều dưỡng và khi bà chết Rieux cũng không được gặp.
Trong đại dịch thế giới do virus corona gây ra, một lần nữa tiểu thuyết “Dịch hạch” lại mang tới những cảnh báo sâu sắc. Đối phó với Covid-19, độc giả không khó để thấy rằng nhà văn Albert Camus đã dùng sự quan sát & sự tưởng tượng của mình mà miêu tả nên một không gian đầy bất trắc luôn đe dọa con người.
Phản kháng để tồn tại
Bernard Rieux chính là nhân vật biểu tượng, thể hiện cho triết lý lấy con người là trung tâm của Camus. Rieux nỗ lực hết sức mình, bằng nghề nghiệp của mình để tranh đấu với hoàn cảnh dịch bệnh. Trước những nỗ lực thực tế của Rieux, những người từng hoài nghi, từng tìm các cách thức khác lý tưởng hơn, đều dần đồng lòng cùng với Rieux để chống dịch, giúp đỡ những người bệnh. Ngay cả cha Paneloux, luôn mang trong mình một đức tin mạnh mẽ vào sự cứu giúp của Chúa, cũng gia nhập vào đội tình nguyện thành phố, phổ biến kiến thức cho người dân, cùng lúc đó hỗ trợ phát hiện người mắc bệnh đúng lúc để chữa trị.
Với Camus, con người giữa trần gian này là thứ vô cùng tàn bạo nhưng cũng vô cùng yêu thương. Abert Camus từng tuyên bố: “Tôi có một lòng yêu người và vật rất mạnh và tôi yêu những kẻ sống hôm nay với tôi trên mảnh đất này”. Các nhân vật của Camus vì thế trong sự sa đọa, trong đớn đau ngộ nhận, hoang mang và phi lý, luôn luôn phản kháng. Phản kháng để hiện hữu.
Ý nghĩa cuốn sách
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 kéo dài, có lẽ Dịch Hạch là một trong những cuốn sách được nhắc đến nhiều nhất bởi tác phẩm tạo sự thấu hiểu không tưởng với những chuyển động của xã hội hiện nay.
Dịch Hạch bắt đầu bằng cái chết của những con chuột tại thành phố biển Oran xinh đẹp. Từ động vật rồi đến người, cái chết nối gót dịch bệnh bao trùm khắp nơi. Chính quyền thành phố buộc phải phong tỏa toàn Oran để tránh dịch bệnh lây lan ra bên ngoài. Dịch bệnh đến nhanh và đột ngột đến phi lí, khi nó rút đi cũng thế. Không ai biết nguồn cơn như nào, tuy vậy ta biết được rằng qua cơn bệnh khủng khiếp bao trùm cả Oran, có những thứ vốn mờ nhạt đã lộ diện và những điều tưởng chẳng thay đổi đã đổi thay. Dịch Hạch là một sự thử thách – thử thách với khát khao giữa người với người, khát khao sống và buộc mọi người phải đoàn kết để chống lại dịch bệnh. Họ phải dấn thân để giành lại sự sống & tồn tại.
Dịch hạch Albert Camus là một cuốn tiểu thuyết biểu tượng. Thông qua hình tượng nhân vật, hành vi & quan trọng là tâm tư cùng ngôn ngữ của họ, người đọc đơn giản cảm nhận chiều sâu tác phẩm và ý định tác giả là phủ định chiến tranh và bạo lực, khẳng định ý chí chiến đấu chống tai họa đe dọa đời sống con người. Tác giả xây dựng một loạt nhân vật tích cực tuy đường đi nước bước có khác nhau mặc dù vậy cuối cùng đều tự nguyện xông vào trận tuyến chiến đấu chống dịch hạch, đem đến cuộc sống yên lành cho con người, trả lại hòa bình cho xã hội.
Tạm kết
Dịch hạch Albert Camus mang đậm hơi thở thời đại. Vi trùng sẽ vẫn hiện hữu, sẽ tỉnh giấc bất kỳ lúc nào, tuy vậy con người cũng không bao giờ đầu hàng, vẫn đang tiếp tục chiến đấu. Và kết quả của Dịch hạch không chỉ thể hiện niềm hy vọng, tín nhiệm của tác giả đối với thế giới con người, nó còn là hồi chuông đánh thức tính đấu tranh, dấn thân của con người.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
VĂN NHÂN BLOG
POSTED BY NHAN NGUYEN
DỊCH HẠCH – ALBERT CAMUS - Review
Đọc lần 1 là chẵn 2 năm trước, nhưng chỉ hiểu được tinh thần chung chứ từng câu chữ, từng đoạn đối đáp của các nhân vật mình vẫn chưa thật sự cảm nhận ý tưởng Camus diễn đạt. Nhân dịp đợt covid-19 này lại lôi ra đọc lại, cùng với những hiện tượng xã hội đã-đang xảy ra chân thật ở khắp nơi, mới thấy thấm thía thế nào. Tối qua đọc tới đoạn Taru gặp Riơ đề nghị thành lập các tổ chức tự nguyện hỗ trợ bác sĩ chống dịch hạch, thật sự cảm động và nể phục những con người mang tính biểu tượng đó.
Xã hội hiện nay cũng đang có những con người như vậy, không hào quang sáng chói mà là những anh hùng thầm lặng.
Tác phẩm thực sự là một tác phẩm kinh điển vô cùng đáng đọc, và cả để suy ngẫm về nhân sinh. Là một tác phẩm tiêu biểu thấm đượm tinh thần triết học hiện sinh đề cao vai trò và giá trị con người. Dẫu biết rằng cuộc chiến chống lại cái chết chỉ vẫn chỉ là thất bại chung cuộc, nhưng tình yêu thương đồng loại, tinh thần đấu tranh vượt lên để hoàn thiện mỗi cá nhân thật là một lý tưởng đáng khâm phục và ngưỡng mộ.
Anbe Camuy (Albert Camus – 1913 – 1960) là một trong những tên tuổi nổi bật trên văn đàn Pháp trong những thập kỷ giữa và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm của Camuy – tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, tùy bút và tiểu luận – gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi ở Pháp và nhiều nước trên thế giới.
Camuy được giải thưởng Noben về văn học năm 1957 vì sáng tác văn học của ông đã “đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta”.
Trong số những tác phẩm của ông, cuốn tiểu thuyết “Dịch Hạch” (La Peste) được đánh giá cao hơn cả. Nội dung tác phẩm là nạn dịch hạch và cuộc chiến đấu thầm lặng, cực kỳ gian khổ để dập tắt nạn dịch, cứu sống thành phố Orăng trên bờ biển Angiêri. Thành phố đang sống thanh bình thì bỗng những con chuột lăn ra chết ở khắp nơi. Rồi đến một người, hai người, hàng chục, hàng trăm người bị chết. Orăng biến thành một địa ngục khủng khiếp, quằn quại trong nguy cơ bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở châu Âu, châu Á, châu Phi.
“Dịch Hạch” là một cuốn tiểu thuyết biểu tượng. Thông qua hình tượng nhân vật, hành vi và nhất là tâm tư cùng ngôn ngữ của họ, người đọc dễ dàng cảm nhận chiều sâu tác phẩm và ý định tác giả là phủ định chiến tranh và bạo lực, khẳng định ý chí chiến đấu chống tai họa đe dọa cuộc sống con người. Tác giả xây dựng một loạt nhân vật tích cực tuy đường đi nước bước có khác nhau nhưng cuối cùng đều tự nguyện xông vào trận tuyến chiến đấu chống dịch hạch, đem lại cuộc sống yên lành cho con người, trả lại hòa bình cho xã hội.
Trong lúc một số người cho là làm gì cũng vô ích, chỉ nên quỳ gối cầu xin Thượng đế, thì Riơ, Taru và bè bạn đều khẳng định là phải chiến đấu bằng cách này hay cách khác, chứ không quỳ gối: “Toàn bộ vấn đề là ra sức ngăn cản không để người ta chết và vĩnh viễn xa nhau. Muốn vậy, chỉ có một cách duy nhất là chống lại dịch hạch”.
Tinh thần cảnh giác toát ra từ tác phẩm cũng đầy ý nghĩa. Giữa tiếng nói cười hân hoan, rộn ràng của những người thoát dịch bênh, bác sĩ Riơ vẫn nghĩ đám người đang hò reo đó không biết rằng “vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên hàng chục năm trong đồ đạc, áo quần, chăn chiếu…; nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng… và một ngày nào đó, để gây tai họa và dạy cho họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống trong hạnh phúc và phồn vinh.
POSTED BY NHAN NGUYEN
DỊCH HẠCH – ALBERT CAMUS - Review
Đọc lần 1 là chẵn 2 năm trước, nhưng chỉ hiểu được tinh thần chung chứ từng câu chữ, từng đoạn đối đáp của các nhân vật mình vẫn chưa thật sự cảm nhận ý tưởng Camus diễn đạt. Nhân dịp đợt covid-19 này lại lôi ra đọc lại, cùng với những hiện tượng xã hội đã-đang xảy ra chân thật ở khắp nơi, mới thấy thấm thía thế nào. Tối qua đọc tới đoạn Taru gặp Riơ đề nghị thành lập các tổ chức tự nguyện hỗ trợ bác sĩ chống dịch hạch, thật sự cảm động và nể phục những con người mang tính biểu tượng đó.
Xã hội hiện nay cũng đang có những con người như vậy, không hào quang sáng chói mà là những anh hùng thầm lặng.
Tác phẩm thực sự là một tác phẩm kinh điển vô cùng đáng đọc, và cả để suy ngẫm về nhân sinh. Là một tác phẩm tiêu biểu thấm đượm tinh thần triết học hiện sinh đề cao vai trò và giá trị con người. Dẫu biết rằng cuộc chiến chống lại cái chết chỉ vẫn chỉ là thất bại chung cuộc, nhưng tình yêu thương đồng loại, tinh thần đấu tranh vượt lên để hoàn thiện mỗi cá nhân thật là một lý tưởng đáng khâm phục và ngưỡng mộ.
Anbe Camuy (Albert Camus – 1913 – 1960) là một trong những tên tuổi nổi bật trên văn đàn Pháp trong những thập kỷ giữa và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm của Camuy – tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, tùy bút và tiểu luận – gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi ở Pháp và nhiều nước trên thế giới.
Camuy được giải thưởng Noben về văn học năm 1957 vì sáng tác văn học của ông đã “đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta”.
Trong số những tác phẩm của ông, cuốn tiểu thuyết “Dịch Hạch” (La Peste) được đánh giá cao hơn cả. Nội dung tác phẩm là nạn dịch hạch và cuộc chiến đấu thầm lặng, cực kỳ gian khổ để dập tắt nạn dịch, cứu sống thành phố Orăng trên bờ biển Angiêri. Thành phố đang sống thanh bình thì bỗng những con chuột lăn ra chết ở khắp nơi. Rồi đến một người, hai người, hàng chục, hàng trăm người bị chết. Orăng biến thành một địa ngục khủng khiếp, quằn quại trong nguy cơ bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở châu Âu, châu Á, châu Phi.
“Dịch Hạch” là một cuốn tiểu thuyết biểu tượng. Thông qua hình tượng nhân vật, hành vi và nhất là tâm tư cùng ngôn ngữ của họ, người đọc dễ dàng cảm nhận chiều sâu tác phẩm và ý định tác giả là phủ định chiến tranh và bạo lực, khẳng định ý chí chiến đấu chống tai họa đe dọa cuộc sống con người. Tác giả xây dựng một loạt nhân vật tích cực tuy đường đi nước bước có khác nhau nhưng cuối cùng đều tự nguyện xông vào trận tuyến chiến đấu chống dịch hạch, đem lại cuộc sống yên lành cho con người, trả lại hòa bình cho xã hội.
Trong lúc một số người cho là làm gì cũng vô ích, chỉ nên quỳ gối cầu xin Thượng đế, thì Riơ, Taru và bè bạn đều khẳng định là phải chiến đấu bằng cách này hay cách khác, chứ không quỳ gối: “Toàn bộ vấn đề là ra sức ngăn cản không để người ta chết và vĩnh viễn xa nhau. Muốn vậy, chỉ có một cách duy nhất là chống lại dịch hạch”.
Tinh thần cảnh giác toát ra từ tác phẩm cũng đầy ý nghĩa. Giữa tiếng nói cười hân hoan, rộn ràng của những người thoát dịch bênh, bác sĩ Riơ vẫn nghĩ đám người đang hò reo đó không biết rằng “vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên hàng chục năm trong đồ đạc, áo quần, chăn chiếu…; nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng… và một ngày nào đó, để gây tai họa và dạy cho họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống trong hạnh phúc và phồn vinh.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
"DỊCH HẠCH" - Albert Camus - LỜI TIÊN TRI VỀ ĐẠI DỊCH TỪ HƠN 60 NĂM TRƯỚC
Sâu Sách - spiderum
Chúng ta đang sống trong những tháng ngày phải đương đầu với đại dịch thế kỷ mang tên "Covid-19". Tình cờ, mình tìm đọc được một cuốn sách có cảm hứng rất tương đồng với không khí mà chúng ta đang trải qua, kể về câu chuyện của một thành phố cũng đang phải đương đầu với một đại dịch hoành hành. Cuốn sách mang tên “Dịch Hạch" của tác giả Albert Camus, do Nhã Nam phát hành, xuất bản bởi nhà xuất bản Dân Trí.
Trước hết phải khẳng định, đây là một cuốn sách rất khó đọc, mặc dù câu chuyện mà tác giả Albert Camus truyền tải khá đơn giản, lối văn cũng khá nhẹ nhàng. Điều này cũng dễ hiểu vì “Dịch Hạch" là tác phẩm đạt giải Nobel văn học năm 1957. Thường thì mình thấy, những tác phẩm văn học xuất sắc giành giải Nobel luôn luôn là những tác phẩm ẩn chứa những giá trị "lớp tầng" về thời đại. Hoặc nếu không, văn phong của tác phẩm ấy cũng phải hệ thống hoá, trở thành một trường phái văn học kiệt xuất của tác giả. Quả thực, “Dịch Hạch" đã hội tụ cả hai yếu tố ấy. Vì vậy, cuốn sách khá nặng về suy tưởng và những liên hệ thời đại. Cũng vì thế, nếu chỉ xác định đọc cuốn sách như một cách giải trí thông thường thì chúng ta có thể sẽ phải bỏ qua kha khá những giá trị mà tác giả đã gửi gắm.
Bên cạnh đó, một lí do cũng khiến cuốn sách rất khó đọc là bởi bản dịch của tác phẩm. Bản dịch phổ biến nhất hiện nay là bản dịch của dịch giả Võ Văn Dung. Đây là một bản dịch được dịch từ năm 1968. Vì vậy, xuyên suốt 400 trang của cuốn sách gần như sử dụng hoàn toàn những từ ngữ cũ, những phương ngữ của thời đại trước khiến cuốn sách khá khó tiếp cận với những độc giả bây giờ. Ví dụ như: “bệnh nhân" được dịch là “bịnh nhơn", “công an" được dịch là “cò bót"... Hơn nữa, không phải từ ngữ cũ nào cũng có chú thích cụ thể nên người đọc sẽ khá khó khăn để theo dõi.
Mình cũng đã gặp phải một sự cố "dở khóc dở cười" khi đọc cuốn sách này vì một từ cổ, cụ thể là từ “viếng". Thường thì chúng ta dùng từ “viếng" để nói về việc ghé qua bày tỏ lòng thương tiếc, thành kính với các linh cữu đã mất. Nhưng ngày xưa, người ta cũng dùng từ “viếng" với nghĩa là “ghé thăm". Trong truyện có một vài phân đoạn các nhân vật có nói là qua viếng người này, người kia. Mình giật mình vì thắc mắc, rõ ràng các nhân vật ấy trang trước vẫn còn sống mà sao trang này đã mất rồi? Chẳng lẽ bệnh dịch hạch lây lan đến mức độ kinh hoàng đến thế sao? Hoá ra... chỉ là cách mà họ nói là sẽ ghé thăm nhau mà thôi.
Được biết, khi xuất bản phiên bản sách này, Nhã Nam cũng đã cố gắng liên hệ với dịch giả nhưng không thành công nên cuốn sách vẫn chưa có những sự tinh chỉnh cần thiết, trước khi đến với các độc giả hiện đại. Tuy nhiên nếu nhìn ở một góc độ khác, bản dịch này lại là một bản dịch cực kì có giá trị với những ai học ngành "Ngôn Ngữ Học" hoặc thích nghiên cứu về dịch thuật. Vì những ngôn từ trong bản dịch này giúp ta hiểu rất rõ văn phong và văn hoá của thời đại trước.
Về nội dung, “Dịch Hạch" là câu chuyện về thành phố Oran, Algerie (thời bấy giờ vẫn còn là thuộc địa của Pháp) phải đóng cửa, tự cách ly với thế giới bên ngoài vì căn bệnh dịch hạch quái ác xuất phát từ loài chuột. Giữa bầu không khí bi thảm ấy, bất chấp hiểm hoạ bị lây nhiễm, những con người bình dị và thầm lặng, vẫn sẵn sàng xông vào trận tuyến chống lại dịch hạch. Nổi bật nhất là hình ảnh của bác sĩ Rieux. Ngay từ đầu, ông không tham gia vào những trận tranh cãi của người dân hay chính phủ trước những khó khăn mà bệnh dịch mang lại. Và ngay cả trong những ngày thành phố Oran trở thành "địa ngục" tăm tối nhất vì bệnh dịch, Rieux vẫn luôn cố gắng cứu người.
Nói đến đây, phải nhắc đến hai chủ nghĩa mà nhà văn Albert Camus rất hay sử dụng trong các tác phẩm của mình. Những tác phẩm tiền nhiệm của ông thường mang nặng chủ nghĩa "phi lý". Đó là chủ nghĩa cho rằng cuộc sống thực tại thật vô nghĩa lý. Ông cho rằng “tuyệt vọng là thực tại sâu xa nhất của con người". Và vì thế Camus luôn đặt nhân vật của mình vào một sự phi lý, đẩy họ đến bi kịch. Dường như, đứng giữa cuộc sống ấy, cái chết lại là một hạnh phúc êm ái và nhẹ nhàng. Vì trong khoảnh khắc đó, những con người bị giam cầm trong ngục tù "phi lý" mới nhận ra sự hiện hữu của bản thân mình.
Đến với “Dịch Hạch", sự "phi lý" ấy vẫn phần nào được thể hiện qua những trang viết, nhưng dường như ngòi bút của Albert Camus đã được nâng tầm thêm một bước nữa bởi chủ nghĩa "hiện sinh". Những nhân vật trong "Dịch Hạch" vẫn căm phẫn trước cuộc sống "phi lý". Họ mải mê đi tìm hạnh phúc, nhưng họ còn mong muốn rằng, bất cứ ai cũng sẽ được "liên hoan" trong hạnh phúc. Họ không thể cảm thấy sung sướng khi xung quanh, nhân loại còn phải đau khổ. Và rõ ràng, nhân vật bác sĩ Rieux đã trở thành một nhân vật trung tâm xuất sắc, thể hiện rất rõ chủ nghĩa "hiện sinh" mà tác giả gửi gắm. Rieux biết rằng cuộc sống thật vô nghĩa lý nhưng ông không hề phó mặc cho số phận. Hơn ai hết, ông muốn sống, nhưng không vì thế mà ông thờ ơ với những người bệnh đang chết dần từng ngày.
Ngoài những ý nghĩa về tư tưởng triết học nhân sinh, “dịch hạch" cũng mang ý nghĩa ẩn dụ về thời đại. Cơn dịch hoành hành thành phố Oran chính là ẩn dụ về gông xích mà Đức Quốc Xã đang áp đặt lên Pháp lúc bây giờ. Và vì thế, cuộc đấu tranh chống lại bệnh dịch tượng trưng cho cuộc đấu tranh để giải thoát tất cả áp bức. Thế nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua ý nghĩa ẩn dụ chính trị này để theo dõi câu chuyện được nhẹ nhõm hơn.
Tóm lại, “Dịch Hạch" là một cuốn sách xuất sắc về tư tưởng và những ý nghĩa thời đại mà vẫn còn đúng đến tận ngày hôm nay. Chúng ta luôn phải có ý thức chủ động để đối phó với những thảm hoạ cộng đồng. Chúng ta phải sống bằng niềm tin, bằng niềm hi vọng không bao giờ được khuất phục. Có như thế, chúng ta mới có thể chiến thắng được bệnh dịch.
Có lẽ, mình sẽ không khuyên các bạn lựa chọn ngay cuốn sách này nếu ta chỉ muốn có một cuốn sách đọc để giải trí. Hãy lựa chọn cuốn sách nếu chúng ta đã sẵn sàng với một tâm thế nghiêm túc để theo dõi. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ thấy “Dịch Hạch” tuyệt vời đến nhường nào.
Sâu Sách - spiderum
Chúng ta đang sống trong những tháng ngày phải đương đầu với đại dịch thế kỷ mang tên "Covid-19". Tình cờ, mình tìm đọc được một cuốn sách có cảm hứng rất tương đồng với không khí mà chúng ta đang trải qua, kể về câu chuyện của một thành phố cũng đang phải đương đầu với một đại dịch hoành hành. Cuốn sách mang tên “Dịch Hạch" của tác giả Albert Camus, do Nhã Nam phát hành, xuất bản bởi nhà xuất bản Dân Trí.
Trước hết phải khẳng định, đây là một cuốn sách rất khó đọc, mặc dù câu chuyện mà tác giả Albert Camus truyền tải khá đơn giản, lối văn cũng khá nhẹ nhàng. Điều này cũng dễ hiểu vì “Dịch Hạch" là tác phẩm đạt giải Nobel văn học năm 1957. Thường thì mình thấy, những tác phẩm văn học xuất sắc giành giải Nobel luôn luôn là những tác phẩm ẩn chứa những giá trị "lớp tầng" về thời đại. Hoặc nếu không, văn phong của tác phẩm ấy cũng phải hệ thống hoá, trở thành một trường phái văn học kiệt xuất của tác giả. Quả thực, “Dịch Hạch" đã hội tụ cả hai yếu tố ấy. Vì vậy, cuốn sách khá nặng về suy tưởng và những liên hệ thời đại. Cũng vì thế, nếu chỉ xác định đọc cuốn sách như một cách giải trí thông thường thì chúng ta có thể sẽ phải bỏ qua kha khá những giá trị mà tác giả đã gửi gắm.
Bên cạnh đó, một lí do cũng khiến cuốn sách rất khó đọc là bởi bản dịch của tác phẩm. Bản dịch phổ biến nhất hiện nay là bản dịch của dịch giả Võ Văn Dung. Đây là một bản dịch được dịch từ năm 1968. Vì vậy, xuyên suốt 400 trang của cuốn sách gần như sử dụng hoàn toàn những từ ngữ cũ, những phương ngữ của thời đại trước khiến cuốn sách khá khó tiếp cận với những độc giả bây giờ. Ví dụ như: “bệnh nhân" được dịch là “bịnh nhơn", “công an" được dịch là “cò bót"... Hơn nữa, không phải từ ngữ cũ nào cũng có chú thích cụ thể nên người đọc sẽ khá khó khăn để theo dõi.
Mình cũng đã gặp phải một sự cố "dở khóc dở cười" khi đọc cuốn sách này vì một từ cổ, cụ thể là từ “viếng". Thường thì chúng ta dùng từ “viếng" để nói về việc ghé qua bày tỏ lòng thương tiếc, thành kính với các linh cữu đã mất. Nhưng ngày xưa, người ta cũng dùng từ “viếng" với nghĩa là “ghé thăm". Trong truyện có một vài phân đoạn các nhân vật có nói là qua viếng người này, người kia. Mình giật mình vì thắc mắc, rõ ràng các nhân vật ấy trang trước vẫn còn sống mà sao trang này đã mất rồi? Chẳng lẽ bệnh dịch hạch lây lan đến mức độ kinh hoàng đến thế sao? Hoá ra... chỉ là cách mà họ nói là sẽ ghé thăm nhau mà thôi.
Được biết, khi xuất bản phiên bản sách này, Nhã Nam cũng đã cố gắng liên hệ với dịch giả nhưng không thành công nên cuốn sách vẫn chưa có những sự tinh chỉnh cần thiết, trước khi đến với các độc giả hiện đại. Tuy nhiên nếu nhìn ở một góc độ khác, bản dịch này lại là một bản dịch cực kì có giá trị với những ai học ngành "Ngôn Ngữ Học" hoặc thích nghiên cứu về dịch thuật. Vì những ngôn từ trong bản dịch này giúp ta hiểu rất rõ văn phong và văn hoá của thời đại trước.
Về nội dung, “Dịch Hạch" là câu chuyện về thành phố Oran, Algerie (thời bấy giờ vẫn còn là thuộc địa của Pháp) phải đóng cửa, tự cách ly với thế giới bên ngoài vì căn bệnh dịch hạch quái ác xuất phát từ loài chuột. Giữa bầu không khí bi thảm ấy, bất chấp hiểm hoạ bị lây nhiễm, những con người bình dị và thầm lặng, vẫn sẵn sàng xông vào trận tuyến chống lại dịch hạch. Nổi bật nhất là hình ảnh của bác sĩ Rieux. Ngay từ đầu, ông không tham gia vào những trận tranh cãi của người dân hay chính phủ trước những khó khăn mà bệnh dịch mang lại. Và ngay cả trong những ngày thành phố Oran trở thành "địa ngục" tăm tối nhất vì bệnh dịch, Rieux vẫn luôn cố gắng cứu người.
Nói đến đây, phải nhắc đến hai chủ nghĩa mà nhà văn Albert Camus rất hay sử dụng trong các tác phẩm của mình. Những tác phẩm tiền nhiệm của ông thường mang nặng chủ nghĩa "phi lý". Đó là chủ nghĩa cho rằng cuộc sống thực tại thật vô nghĩa lý. Ông cho rằng “tuyệt vọng là thực tại sâu xa nhất của con người". Và vì thế Camus luôn đặt nhân vật của mình vào một sự phi lý, đẩy họ đến bi kịch. Dường như, đứng giữa cuộc sống ấy, cái chết lại là một hạnh phúc êm ái và nhẹ nhàng. Vì trong khoảnh khắc đó, những con người bị giam cầm trong ngục tù "phi lý" mới nhận ra sự hiện hữu của bản thân mình.
Đến với “Dịch Hạch", sự "phi lý" ấy vẫn phần nào được thể hiện qua những trang viết, nhưng dường như ngòi bút của Albert Camus đã được nâng tầm thêm một bước nữa bởi chủ nghĩa "hiện sinh". Những nhân vật trong "Dịch Hạch" vẫn căm phẫn trước cuộc sống "phi lý". Họ mải mê đi tìm hạnh phúc, nhưng họ còn mong muốn rằng, bất cứ ai cũng sẽ được "liên hoan" trong hạnh phúc. Họ không thể cảm thấy sung sướng khi xung quanh, nhân loại còn phải đau khổ. Và rõ ràng, nhân vật bác sĩ Rieux đã trở thành một nhân vật trung tâm xuất sắc, thể hiện rất rõ chủ nghĩa "hiện sinh" mà tác giả gửi gắm. Rieux biết rằng cuộc sống thật vô nghĩa lý nhưng ông không hề phó mặc cho số phận. Hơn ai hết, ông muốn sống, nhưng không vì thế mà ông thờ ơ với những người bệnh đang chết dần từng ngày.
Ngoài những ý nghĩa về tư tưởng triết học nhân sinh, “dịch hạch" cũng mang ý nghĩa ẩn dụ về thời đại. Cơn dịch hoành hành thành phố Oran chính là ẩn dụ về gông xích mà Đức Quốc Xã đang áp đặt lên Pháp lúc bây giờ. Và vì thế, cuộc đấu tranh chống lại bệnh dịch tượng trưng cho cuộc đấu tranh để giải thoát tất cả áp bức. Thế nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua ý nghĩa ẩn dụ chính trị này để theo dõi câu chuyện được nhẹ nhõm hơn.
Tóm lại, “Dịch Hạch" là một cuốn sách xuất sắc về tư tưởng và những ý nghĩa thời đại mà vẫn còn đúng đến tận ngày hôm nay. Chúng ta luôn phải có ý thức chủ động để đối phó với những thảm hoạ cộng đồng. Chúng ta phải sống bằng niềm tin, bằng niềm hi vọng không bao giờ được khuất phục. Có như thế, chúng ta mới có thể chiến thắng được bệnh dịch.
Có lẽ, mình sẽ không khuyên các bạn lựa chọn ngay cuốn sách này nếu ta chỉ muốn có một cuốn sách đọc để giải trí. Hãy lựa chọn cuốn sách nếu chúng ta đã sẵn sàng với một tâm thế nghiêm túc để theo dõi. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ thấy “Dịch Hạch” tuyệt vời đến nhường nào.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Phạm Nữ Hoài Giang
Albert Camus: Từ sự phi lí đến tình yêu tột bậc với cuộc sống
Albert Camus (1913 - 1960) là một đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỉ XX. Ông là một nhà văn, nhà viết kịch, thủ môn bóng đá người Pháp. Năm 1957, Camus được trao giải Nobel văn học bởi ông đã "đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta".
Sự phi lí là một định nghĩa, một diễn giải xuyên suốt các tác phẩm và những tập tiểu luận của Camus. Với ông, phi lí là một lằn ranh, một khoảng trống giữa khát vọng của con người với cuộc sống mà không ai có thể vượt qua; nhưng sự phi lí ấy không đi kèm tuyệt vọng (dù có vẻ như là vậy), mà ngược lại, chúng ta chấp nhận sống với sự phi lí và đi tới một tự do ở hiện tại (không bàn đến tương lai), để thấy mình rõ hơn trong một sự sáng suốt không thể chối bỏ. Mình xin trích lại mấy câu trong tập Mùa Hè Sa Mạc của Camus như sau: “Cõi đời thật là đẹp, và ngoài cõi đời ra, không còn đâu miền cứu rỗi.” hay “Nếu tôi nhất mực từ khước mọi tiếng ‘mai sau’ của cõi thế, ấy cũng chính là để đừng từ bỏ cái hiện tại phong phú của tôi.”
Đọc Albert Camus, ta không có cảm giác như đang đi vào mê cung mà gặp gỡ cái phi lí trước mắt như Kafka (Tại sao một sáng tỉnh dậy bỗng nhiên lại biến thành một con bọ? Lâu đài là gì, ở đâu mà mãi mãi chẳng thể đến được? Tại sao tôi lại bị kết tội khi không ai có thể cho tôi biết tội của tôi là gì?). Cái phi lí của Camus tập trung nhiều hơn vào mâu thuẫn giữa bản thể con người cá nhân với thế giới xung quanh. Sau đây là một số tác phẩm của Albert Camus đã được xuất bản tại Việt Nam, mọi người có thể tìm đọc và có thêm góc nhìn về tư tưởng của ông.
Dịch Hạch: Câu chuyện kinh hoàng về dịch bệnh hay sự cố gắng phi thường của con người
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 kéo dài, có lẽ Dịch Hạch là một trong những cuốn sách được nhắc đến nhiều nhất bởi tác phẩm tạo sự đồng cảm không tưởng với những chuyển động của xã hội hiện nay.
Dịch Hạch bắt đầu bằng cái chết của những con chuột tại thành phố biển Oran xinh đẹp. Từ động vật rồi đến người, cái chết nối gót dịch bệnh bao trùm khắp nơi. Chính quyền thành phố buộc phải phong tỏa toàn Oran để tránh dịch bệnh lây lan ra bên ngoài. Dịch bệnh đến nhanh và đột ngột đến phi lí, khi nó rút đi cũng vậy. Không ai biết nguồn cơn ra sao, nhưng ta biết được rằng qua cơn bệnh kinh khủng bao trùm cả Oran, có những thứ vốn mờ nhạt đã lộ diện và những điều tưởng chẳng thay đổi đã đổi thay. Dịch Hạch là một sự thử thách - thử thách với khát khao giữa người với người, khát khao sống và buộc mọi người phải đoàn kết để chống lại dịch bệnh. Họ phải dấn thân để giành lại sự sống và tồn tại.
Đây là một tác phẩm hay (bỏ qua vấn đề bản dịch cũ nên thế hệ sau đọc có thể sẽ không hợp, trong đó có mình).
Thần Thoại Sisyphe: Khi anh hùng của sự phi lí chịu lưu đày nhưng không tuyệt vọng
Có lẽ mọi người đều đã từng nghe đến tên Sisyphe trong thần thoại Hy Lạp. Thần Thoại Sisyphe là tập tiểu luận nổi tiếng của Camus, viết về Sisyphe hàng ngày phải lăn tảng đá lên đỉnh núi và rồi nhìn nó lăn xuống như một sự trừng phạt của thần linh. Hình phạt này lặp đi lặp lại hàng ngày và vì thế, Sisyphe cũng phải lăn tảng đá lên đỉnh núi hàng ngày. Sự trừng phạt của thần linh không đặt ở hình phạt nhọc nhằn này, mà qua đó họ muốn Sisyphe tuyệt vọng. Sisyphe coi thường thần linh, căm ghét cái chết và mang khát khao tột bậc với cuộc sống. Với Camus, mỗi chúng ta đều như một Sisyphe trong thế gian đầy rẫy phi lí này vậy.
Người Xa Lạ: Thoát li khỏi thế giới để rồi mở lòng với thế gian tươi đẹp
Người xa lạ là truyện dài kể về Meursault, ba mươi hai tuổi, đối diện cái chết của mẹ mình theo một cách dửng dưng không tưởng: “Mẹ đã chết hôm nay. Hay là hôm qua nhỉ, tôi không rõ.”
Chúng ta khó mà hiểu được Meursault cũng như anh chẳng thể hiểu được mọi người xung quanh qua nhiều lần đã bày tỏ. Hành động và suy nghĩ của anh không đi theo chuyển động của xã hội: Anh chẳng hề cảm thấy có lỗi vì đã để mẹ ở lại trại tế bần - bởi “như vậy là tốt nhất cho cả hai”. Anh tự hỏi chết năm ba mươi hai tuổi với năm sáu mươi tuổi có gì khác nhau? Anh trả lời Marie khi được hỏi anh yêu em chứ: Chắc chắn là không. Nhưng nếu em muốn thì được thôi, chúng ta sẽ cưới. Anh trả lời cho câu hỏi tại sao mình lại giết người rằng: Vụ sát hại xảy ra là một tai nạn và tôi thấy buồn nhiều hơn là có lỗi…
Những câu trả lời của Meursault dù thành thật, nhưng nghe thật là phi lí, Sự khác biệt này khiến anh từng bước bị đẩy ra rìa, trở thành một kẻ xa lạ với thế gian nơi anh hiện hữu, để rồi khi đối mặt với án tử phía trước, Meursault đã rõ ràng được cái nỗi sáng suốt tuyệt vọng của con người phi lí:
“Đứng trước một đêm thâu đầy sao trời và điềm báo này, lần đầu tiên tôi mở lòng mình ra với nỗi dửng dưng êm dịu của thế gian. Tôi nhận ra nó quá tương đồng, quá thân thiết với mình, tôi đã cảm thấy quá hạnh phúc và vẫn còn hạnh phúc…”
Tự thân Người Xa Lạ đã nói lên những gì chúng ta sẽ thấy ở tác phẩm này: Một kẻ xa lạ đối diện với thế giới. Nhưng đối diện như thế nào? Với tuyệt vọng khổ đau? Với cô đơn lạc lõng? Với sự phản tư mạnh mẽ vượt qua tất thảy? Người xa lạ (hay kẻ phi lí) của Albert Camus không tuyệt vọng mà ngược lại, khao khát sống và khao khát thực tại. Đây là một tác phẩm hay và thú vị, nó nêu ra vấn đề mâu thuẫn giữa con người với thế giới song con người không thể tách rời khỏi thế giới, và chúng ta chẳng thể làm gì khác ngoài chấp nhận một đời sống phi lí, nhưng chấp nhận đời sống phi lí không phải để mở cửa cho những cảm xúc như tuyệt vọng khổ đau, mà để tiến tới thứ tự do mà ta “có thể”.
Nhiều nhận xét cho rằng Meursault là một kẻ vô cảm, máu lạnh. Song có rất nhiều chi tiết mà mình nghĩ đã bác bỏ điều ấy, ví dụ: Anh từng bày tỏ tôi chỉ muốn gặp mẹ khi đến đám tang bà. Anh gọi bà bằng cái tên đầy thơ ngây mềm mại “maman”. Anh đứng trước tòa và lần đầu tiên muốn bật khóc vì nghĩ tất cả mọi người đều ghét mình.
Người Xa Lạ là một trong những cuốn sách mà mỗi lần đọc lại, mình lại hiểu thêm một điều mới, cũng như có cảm giác tiếp cận gần hơn với tư tưởng của Camus.
Mùa Hè Sa Mạc: Lang thang suy ngẫm trong mùa hè và thu đầy một tình yêu cuộc sống
Mùa Hè Sa Mạc là tổng hợp những ghi chép của Camus khi đang lang thang đâu đó giữa mùa hè đầy nắng. Djémila đầy gió, Alger mở rộng hình hài dưới trời xanh, hay những hồi tưởng tại giáo đường tại Florence. Đa số các ghi chép là suy ngẫm khi quan sát thiên nhiên và con người tại những nơi ông đã đặt chân đến. Ông đặt họ vào những số phận rồi ông lại liên kết chúng với cuộc sống ngoài kia. Những bước chân của Camus là cuộc hành hương đầy suy tư nhưng vẫn ngập tràn sự hưởng thụ.
“Chỉ khi nào tôi ly khai với linh hồn vạn vật thì khi đó tôi mới kinh hãi trước cái chết. Chỉ khi nào tôi quan cố tới số phận con người, mà không nhìn ngắm bầu trời trường tại. Tạo nên những cái chết có ý thức là tiết giảm khoảng cách ngăn chia ly con người và vạn vật.”
Camus cũng đặc biệt quan tâm đến thân phận người và từ chối mọi tuyệt vọng:
“Đừng quá lắng tai nghe những kẻ kêu gào là thế giới đi đến tận diệt. Những nền văn minh không chết một cách quá dễ dàng như vậy, và dẫu cho thế giới này phải nhào đổ, thì cũng nhào đổ sau bao nhiêu thế giới khác. Quả thật chúng ta đang sống trong một thời đại bi tráng. Nhưng quá nhiều kẻ lẫn lộn bi tráng với sự tuyệt vọng.”
Xuyên suốt, tư tưởng của Camus về thân phận người và cuộc đời phi lí luôn bám chặt lấy mọi quan sát của ông: “Chúng ta không vượt nổi thân phận mình, nhưng chúng ta dần dà hiểu biết nó rõ hơn.” Và sau khi hiểu rõ hơn, liệu ta sẽ thấy rõ mình trong một sự sáng suốt hơn?
Mùa Hè Sa Mạc là một cuốn sách tuy khó đọc bởi có nhiều suy tư chồng chéo nhau và bản dịch cũng nhiều từ lạ (với mình), song vẫn không hề khiến mình giảm đi sự yêu thích. Bởi tình yêu cuộc đời được Camus truyền tải qua tác phẩm này như ánh nắng mùa hè vậy: Trực tiếp, rực rỡ và dồi dào...
Albert Camus: Từ sự phi lí đến tình yêu tột bậc với cuộc sống
Albert Camus (1913 - 1960) là một đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỉ XX. Ông là một nhà văn, nhà viết kịch, thủ môn bóng đá người Pháp. Năm 1957, Camus được trao giải Nobel văn học bởi ông đã "đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta".
Sự phi lí là một định nghĩa, một diễn giải xuyên suốt các tác phẩm và những tập tiểu luận của Camus. Với ông, phi lí là một lằn ranh, một khoảng trống giữa khát vọng của con người với cuộc sống mà không ai có thể vượt qua; nhưng sự phi lí ấy không đi kèm tuyệt vọng (dù có vẻ như là vậy), mà ngược lại, chúng ta chấp nhận sống với sự phi lí và đi tới một tự do ở hiện tại (không bàn đến tương lai), để thấy mình rõ hơn trong một sự sáng suốt không thể chối bỏ. Mình xin trích lại mấy câu trong tập Mùa Hè Sa Mạc của Camus như sau: “Cõi đời thật là đẹp, và ngoài cõi đời ra, không còn đâu miền cứu rỗi.” hay “Nếu tôi nhất mực từ khước mọi tiếng ‘mai sau’ của cõi thế, ấy cũng chính là để đừng từ bỏ cái hiện tại phong phú của tôi.”
Đọc Albert Camus, ta không có cảm giác như đang đi vào mê cung mà gặp gỡ cái phi lí trước mắt như Kafka (Tại sao một sáng tỉnh dậy bỗng nhiên lại biến thành một con bọ? Lâu đài là gì, ở đâu mà mãi mãi chẳng thể đến được? Tại sao tôi lại bị kết tội khi không ai có thể cho tôi biết tội của tôi là gì?). Cái phi lí của Camus tập trung nhiều hơn vào mâu thuẫn giữa bản thể con người cá nhân với thế giới xung quanh. Sau đây là một số tác phẩm của Albert Camus đã được xuất bản tại Việt Nam, mọi người có thể tìm đọc và có thêm góc nhìn về tư tưởng của ông.
Dịch Hạch: Câu chuyện kinh hoàng về dịch bệnh hay sự cố gắng phi thường của con người
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 kéo dài, có lẽ Dịch Hạch là một trong những cuốn sách được nhắc đến nhiều nhất bởi tác phẩm tạo sự đồng cảm không tưởng với những chuyển động của xã hội hiện nay.
Dịch Hạch bắt đầu bằng cái chết của những con chuột tại thành phố biển Oran xinh đẹp. Từ động vật rồi đến người, cái chết nối gót dịch bệnh bao trùm khắp nơi. Chính quyền thành phố buộc phải phong tỏa toàn Oran để tránh dịch bệnh lây lan ra bên ngoài. Dịch bệnh đến nhanh và đột ngột đến phi lí, khi nó rút đi cũng vậy. Không ai biết nguồn cơn ra sao, nhưng ta biết được rằng qua cơn bệnh kinh khủng bao trùm cả Oran, có những thứ vốn mờ nhạt đã lộ diện và những điều tưởng chẳng thay đổi đã đổi thay. Dịch Hạch là một sự thử thách - thử thách với khát khao giữa người với người, khát khao sống và buộc mọi người phải đoàn kết để chống lại dịch bệnh. Họ phải dấn thân để giành lại sự sống và tồn tại.
Đây là một tác phẩm hay (bỏ qua vấn đề bản dịch cũ nên thế hệ sau đọc có thể sẽ không hợp, trong đó có mình).
Thần Thoại Sisyphe: Khi anh hùng của sự phi lí chịu lưu đày nhưng không tuyệt vọng
Có lẽ mọi người đều đã từng nghe đến tên Sisyphe trong thần thoại Hy Lạp. Thần Thoại Sisyphe là tập tiểu luận nổi tiếng của Camus, viết về Sisyphe hàng ngày phải lăn tảng đá lên đỉnh núi và rồi nhìn nó lăn xuống như một sự trừng phạt của thần linh. Hình phạt này lặp đi lặp lại hàng ngày và vì thế, Sisyphe cũng phải lăn tảng đá lên đỉnh núi hàng ngày. Sự trừng phạt của thần linh không đặt ở hình phạt nhọc nhằn này, mà qua đó họ muốn Sisyphe tuyệt vọng. Sisyphe coi thường thần linh, căm ghét cái chết và mang khát khao tột bậc với cuộc sống. Với Camus, mỗi chúng ta đều như một Sisyphe trong thế gian đầy rẫy phi lí này vậy.
Người Xa Lạ: Thoát li khỏi thế giới để rồi mở lòng với thế gian tươi đẹp
Người xa lạ là truyện dài kể về Meursault, ba mươi hai tuổi, đối diện cái chết của mẹ mình theo một cách dửng dưng không tưởng: “Mẹ đã chết hôm nay. Hay là hôm qua nhỉ, tôi không rõ.”
Chúng ta khó mà hiểu được Meursault cũng như anh chẳng thể hiểu được mọi người xung quanh qua nhiều lần đã bày tỏ. Hành động và suy nghĩ của anh không đi theo chuyển động của xã hội: Anh chẳng hề cảm thấy có lỗi vì đã để mẹ ở lại trại tế bần - bởi “như vậy là tốt nhất cho cả hai”. Anh tự hỏi chết năm ba mươi hai tuổi với năm sáu mươi tuổi có gì khác nhau? Anh trả lời Marie khi được hỏi anh yêu em chứ: Chắc chắn là không. Nhưng nếu em muốn thì được thôi, chúng ta sẽ cưới. Anh trả lời cho câu hỏi tại sao mình lại giết người rằng: Vụ sát hại xảy ra là một tai nạn và tôi thấy buồn nhiều hơn là có lỗi…
Những câu trả lời của Meursault dù thành thật, nhưng nghe thật là phi lí, Sự khác biệt này khiến anh từng bước bị đẩy ra rìa, trở thành một kẻ xa lạ với thế gian nơi anh hiện hữu, để rồi khi đối mặt với án tử phía trước, Meursault đã rõ ràng được cái nỗi sáng suốt tuyệt vọng của con người phi lí:
“Đứng trước một đêm thâu đầy sao trời và điềm báo này, lần đầu tiên tôi mở lòng mình ra với nỗi dửng dưng êm dịu của thế gian. Tôi nhận ra nó quá tương đồng, quá thân thiết với mình, tôi đã cảm thấy quá hạnh phúc và vẫn còn hạnh phúc…”
Tự thân Người Xa Lạ đã nói lên những gì chúng ta sẽ thấy ở tác phẩm này: Một kẻ xa lạ đối diện với thế giới. Nhưng đối diện như thế nào? Với tuyệt vọng khổ đau? Với cô đơn lạc lõng? Với sự phản tư mạnh mẽ vượt qua tất thảy? Người xa lạ (hay kẻ phi lí) của Albert Camus không tuyệt vọng mà ngược lại, khao khát sống và khao khát thực tại. Đây là một tác phẩm hay và thú vị, nó nêu ra vấn đề mâu thuẫn giữa con người với thế giới song con người không thể tách rời khỏi thế giới, và chúng ta chẳng thể làm gì khác ngoài chấp nhận một đời sống phi lí, nhưng chấp nhận đời sống phi lí không phải để mở cửa cho những cảm xúc như tuyệt vọng khổ đau, mà để tiến tới thứ tự do mà ta “có thể”.
Nhiều nhận xét cho rằng Meursault là một kẻ vô cảm, máu lạnh. Song có rất nhiều chi tiết mà mình nghĩ đã bác bỏ điều ấy, ví dụ: Anh từng bày tỏ tôi chỉ muốn gặp mẹ khi đến đám tang bà. Anh gọi bà bằng cái tên đầy thơ ngây mềm mại “maman”. Anh đứng trước tòa và lần đầu tiên muốn bật khóc vì nghĩ tất cả mọi người đều ghét mình.
Người Xa Lạ là một trong những cuốn sách mà mỗi lần đọc lại, mình lại hiểu thêm một điều mới, cũng như có cảm giác tiếp cận gần hơn với tư tưởng của Camus.
Mùa Hè Sa Mạc: Lang thang suy ngẫm trong mùa hè và thu đầy một tình yêu cuộc sống
Mùa Hè Sa Mạc là tổng hợp những ghi chép của Camus khi đang lang thang đâu đó giữa mùa hè đầy nắng. Djémila đầy gió, Alger mở rộng hình hài dưới trời xanh, hay những hồi tưởng tại giáo đường tại Florence. Đa số các ghi chép là suy ngẫm khi quan sát thiên nhiên và con người tại những nơi ông đã đặt chân đến. Ông đặt họ vào những số phận rồi ông lại liên kết chúng với cuộc sống ngoài kia. Những bước chân của Camus là cuộc hành hương đầy suy tư nhưng vẫn ngập tràn sự hưởng thụ.
“Chỉ khi nào tôi ly khai với linh hồn vạn vật thì khi đó tôi mới kinh hãi trước cái chết. Chỉ khi nào tôi quan cố tới số phận con người, mà không nhìn ngắm bầu trời trường tại. Tạo nên những cái chết có ý thức là tiết giảm khoảng cách ngăn chia ly con người và vạn vật.”
Camus cũng đặc biệt quan tâm đến thân phận người và từ chối mọi tuyệt vọng:
“Đừng quá lắng tai nghe những kẻ kêu gào là thế giới đi đến tận diệt. Những nền văn minh không chết một cách quá dễ dàng như vậy, và dẫu cho thế giới này phải nhào đổ, thì cũng nhào đổ sau bao nhiêu thế giới khác. Quả thật chúng ta đang sống trong một thời đại bi tráng. Nhưng quá nhiều kẻ lẫn lộn bi tráng với sự tuyệt vọng.”
Xuyên suốt, tư tưởng của Camus về thân phận người và cuộc đời phi lí luôn bám chặt lấy mọi quan sát của ông: “Chúng ta không vượt nổi thân phận mình, nhưng chúng ta dần dà hiểu biết nó rõ hơn.” Và sau khi hiểu rõ hơn, liệu ta sẽ thấy rõ mình trong một sự sáng suốt hơn?
Mùa Hè Sa Mạc là một cuốn sách tuy khó đọc bởi có nhiều suy tư chồng chéo nhau và bản dịch cũng nhiều từ lạ (với mình), song vẫn không hề khiến mình giảm đi sự yêu thích. Bởi tình yêu cuộc đời được Camus truyền tải qua tác phẩm này như ánh nắng mùa hè vậy: Trực tiếp, rực rỡ và dồi dào...
Last edited by LDN on Sun Dec 11, 2022 8:35 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tạp chí điện tử Hải quan Online
“Dịch hạch” với những lời cảnh báo sâu sắc
(HQ Online) - Lịch sử văn học thế giới từng có nhiều tác phẩm viết về dịch bệnh, như “Wolf Hall” của Hilary Mantel, “A Journal of the plague year” của Daniel Defoe, hoặc “Life affer life” của Kate Atkinson. Thế nhưng, lừng lẫy nhất vẫn là “Dịch hạch” (có bản in đầu tiên bằng tiếng Pháp là “La peste” của Albert Camus.
Nhà văn Albert Camus sinh ngày 7/11/1913 và mất ngày 4/1/1960. Thời trai trẻ, Albert Camus từng là một cầu thủ bóng đá, khoác áo đội tuyển quốc gia Algeria. Năm 1957, Albert Camus được trao giải thưởng Nobel văn học. Tiểu thuyết “Dịch hạch” được Albert Camus viết vào năm 1946.
Tiểu thuyết “Dịch hạch” của Albert Camus xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1989, qua bản dịch của Nguyễn Trọng Định. “Dịch hạch” kể về một nhóm những người đàn ông tập trung lại để cùng nhau chống lại dịch bệnh. Trong tiểu thuyết, độc giả bắt gặp lòng can đảm, nỗi sợ hãi và cả những tính toán, đắn đo mà ta có thể đã đọc hoặc nghe trong tất cả những tin tức hàng ngày.
Bối cảnh của “Dịch hạch” là thành phố biển Oran. Sáng ngày 16 /4 của một năm trong thập niên 1940, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải một xác con chuột chết; ngay chiều hôm đó đi về thì gặp một con chuột khác cũng đang giãy chết. Lúc đầu người ta tưởng đó là trò nghịch ngợm của bọn trẻ, nhưng số lượng chuột chết mỗi ngày cứ tăng dần, dân cư thành phố lo sợ. Các bệnh nhân đầu tiên được đưa vào bệnh viện rồi xuất hiện những người chết đầu tiên. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan tràn. Qua nhiều cuộc tranh cãi, cuối cùng chính quyền công nhận thành phố bị dịch hạch và quyết định đóng cửa thành phố để bệnh khỏi lây lan, gây nên nhiều xáo trộn cuộc sống với nhiều gia đình ly tán. Song dân chúng Oran cũng dần quen với thảm họa sau những hốt hoảng đầu tiên. Nhịp sống dần trở lại bình thường mặc những cảnh chết chóc, đốt xác chết, chôn người chết diễn ra hết sức phổ biến và ghê rợn.
Bác sĩ Rieux là nhân vật trung tâm của “Dịch hạch”. Ông cùng với bạn bè và đồng nghiệp lao vào cuộc chiến đấu với bệnh dịch để cứu thành phố Oran. Rieux có suy nghĩ đơn giản, rõ ràng nhưng quyết liệt: "nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch", "sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó...". Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, như nhà báo Rambert hay linh mục Paneloux. Bản thân Rieux, chính trong thời gian dịch hạch vợ ông ốm đau phải đi điều dưỡng và khi bà chết Rieux cũng không được gặp.
Trong đại dịch toàn cầu do virus corona gây ra, một lần nữa tiểu thuyết “Dịch hạch” lại mang lại những cảnh báo sâu sắc. Đối phó với Covid-19, bạn đọc không khó để thấy rằng nhà văn Albert Camus đã dùng sự quan sát và sự tưởng tượng của mình mà mô tả nên một không gian đầy bất trắc luôn đe dọa con người.
Các nhà phê bình phương Tây đánh giá: Ngày nay, “Dịch hạch” có thể kể cho chúng ta nghe câu chuyện về bất cứ kiểu dịch bệnh nào, từ sự “quá liều”, thậm chí phá hoại của những kẻ theo chủ nghĩa vật chất cho đến tốc độ bành trướng chóng mặt của chủ nghĩa tư bản. Và “Dịch hạch” có thể trở thành hợp lý trong bất cứ một bài luận đương thời nào muốn phân tích lại nó. Tất cả bởi một lẽ: sự phi lý. Xã hội chúng ta đang sống đầy phi lý, và tiểu thuyết của Albert Camus đã dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta tới sự phi lý trong sự tồn tại này. Tác phẩm của Albert Camus có thể mô tả rất thuyết phục cách mà dịch bệnh sinh nở trong một xã hội mà ở đó, người ta có thể phát trên loa phóng thanh và vẽ ra một khung cảnh cực kì thảm thương về những khu vực nghèo nàn, cằn cỗi, và rồi, hàng nghìn người tình nguyện sẽ lũ lượt tới đó, trên những chiếc thuyền chết chóc và vượt qua những sa mạc địa ngục, chỉ để đi theo tiếng hô hào và những lời hứa vô nghĩa. Và cái xã hội đó thậm chí cũng đã phá hủy thứ hằng tố mà nhờ nó, Albert Camus có thể đo được sự bất tử của con người: đó là tự nhiên! Khi ruồng rẫy tự nhiên, khi tàn phá tự nhiên thì con người phải trả giá cho sự tham lam và sự ích kỷ!
Sinh thời, Albert Camus viết văn song song với nghiên cứu triết học. Khi tiểu thuyết “Dịch hạch” được chào đón nhiệt liệt khắp nơi, Albert Camus cũng không che giấu những băn khoăn cá nhân: “Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt. Luôn luôn có lúc con người mệt mỏi bởi công việc, sự cống hiến cho bổn phận, và tất cả những gì anh ta muốn là gương mặt mình yêu, sự ấm áp và điều kỳ diệu của một trái tim yêu thương. Chúng ta phải làm thế nào để không lãng phí thời gian? Rất đơn giản, bằng cách lúc nào cũng ý thức về điều đó. Những điều có thể làm để lãng phí: Chờ đợi cả ngày bồn chồn trên ghế trong phòng đợi của nha sĩ, đứng trên ban công cả chiều chủ nhật, nghe bài giảng bằng ngôn ngữ mình không hiểu, đi bằng đường tàu xa nhất và ít thuận tiện nhất, và dĩ nhiên đứng cả buổi xếp hàng trước quầy vé rạp hát và rồi không mua vé… Và cứ như vậy, chúng ta đánh mất cuộc sống mình theo cách nhàm chán nhất và tẻ nhạt nhất!”.
GIA QUAN
“Dịch hạch” với những lời cảnh báo sâu sắc
(HQ Online) - Lịch sử văn học thế giới từng có nhiều tác phẩm viết về dịch bệnh, như “Wolf Hall” của Hilary Mantel, “A Journal of the plague year” của Daniel Defoe, hoặc “Life affer life” của Kate Atkinson. Thế nhưng, lừng lẫy nhất vẫn là “Dịch hạch” (có bản in đầu tiên bằng tiếng Pháp là “La peste” của Albert Camus.
Nhà văn Albert Camus sinh ngày 7/11/1913 và mất ngày 4/1/1960. Thời trai trẻ, Albert Camus từng là một cầu thủ bóng đá, khoác áo đội tuyển quốc gia Algeria. Năm 1957, Albert Camus được trao giải thưởng Nobel văn học. Tiểu thuyết “Dịch hạch” được Albert Camus viết vào năm 1946.
Tiểu thuyết “Dịch hạch” của Albert Camus xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1989, qua bản dịch của Nguyễn Trọng Định. “Dịch hạch” kể về một nhóm những người đàn ông tập trung lại để cùng nhau chống lại dịch bệnh. Trong tiểu thuyết, độc giả bắt gặp lòng can đảm, nỗi sợ hãi và cả những tính toán, đắn đo mà ta có thể đã đọc hoặc nghe trong tất cả những tin tức hàng ngày.
Bối cảnh của “Dịch hạch” là thành phố biển Oran. Sáng ngày 16 /4 của một năm trong thập niên 1940, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải một xác con chuột chết; ngay chiều hôm đó đi về thì gặp một con chuột khác cũng đang giãy chết. Lúc đầu người ta tưởng đó là trò nghịch ngợm của bọn trẻ, nhưng số lượng chuột chết mỗi ngày cứ tăng dần, dân cư thành phố lo sợ. Các bệnh nhân đầu tiên được đưa vào bệnh viện rồi xuất hiện những người chết đầu tiên. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan tràn. Qua nhiều cuộc tranh cãi, cuối cùng chính quyền công nhận thành phố bị dịch hạch và quyết định đóng cửa thành phố để bệnh khỏi lây lan, gây nên nhiều xáo trộn cuộc sống với nhiều gia đình ly tán. Song dân chúng Oran cũng dần quen với thảm họa sau những hốt hoảng đầu tiên. Nhịp sống dần trở lại bình thường mặc những cảnh chết chóc, đốt xác chết, chôn người chết diễn ra hết sức phổ biến và ghê rợn.
Bác sĩ Rieux là nhân vật trung tâm của “Dịch hạch”. Ông cùng với bạn bè và đồng nghiệp lao vào cuộc chiến đấu với bệnh dịch để cứu thành phố Oran. Rieux có suy nghĩ đơn giản, rõ ràng nhưng quyết liệt: "nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch", "sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó...". Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, như nhà báo Rambert hay linh mục Paneloux. Bản thân Rieux, chính trong thời gian dịch hạch vợ ông ốm đau phải đi điều dưỡng và khi bà chết Rieux cũng không được gặp.
Trong đại dịch toàn cầu do virus corona gây ra, một lần nữa tiểu thuyết “Dịch hạch” lại mang lại những cảnh báo sâu sắc. Đối phó với Covid-19, bạn đọc không khó để thấy rằng nhà văn Albert Camus đã dùng sự quan sát và sự tưởng tượng của mình mà mô tả nên một không gian đầy bất trắc luôn đe dọa con người.
Các nhà phê bình phương Tây đánh giá: Ngày nay, “Dịch hạch” có thể kể cho chúng ta nghe câu chuyện về bất cứ kiểu dịch bệnh nào, từ sự “quá liều”, thậm chí phá hoại của những kẻ theo chủ nghĩa vật chất cho đến tốc độ bành trướng chóng mặt của chủ nghĩa tư bản. Và “Dịch hạch” có thể trở thành hợp lý trong bất cứ một bài luận đương thời nào muốn phân tích lại nó. Tất cả bởi một lẽ: sự phi lý. Xã hội chúng ta đang sống đầy phi lý, và tiểu thuyết của Albert Camus đã dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta tới sự phi lý trong sự tồn tại này. Tác phẩm của Albert Camus có thể mô tả rất thuyết phục cách mà dịch bệnh sinh nở trong một xã hội mà ở đó, người ta có thể phát trên loa phóng thanh và vẽ ra một khung cảnh cực kì thảm thương về những khu vực nghèo nàn, cằn cỗi, và rồi, hàng nghìn người tình nguyện sẽ lũ lượt tới đó, trên những chiếc thuyền chết chóc và vượt qua những sa mạc địa ngục, chỉ để đi theo tiếng hô hào và những lời hứa vô nghĩa. Và cái xã hội đó thậm chí cũng đã phá hủy thứ hằng tố mà nhờ nó, Albert Camus có thể đo được sự bất tử của con người: đó là tự nhiên! Khi ruồng rẫy tự nhiên, khi tàn phá tự nhiên thì con người phải trả giá cho sự tham lam và sự ích kỷ!
Sinh thời, Albert Camus viết văn song song với nghiên cứu triết học. Khi tiểu thuyết “Dịch hạch” được chào đón nhiệt liệt khắp nơi, Albert Camus cũng không che giấu những băn khoăn cá nhân: “Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt. Luôn luôn có lúc con người mệt mỏi bởi công việc, sự cống hiến cho bổn phận, và tất cả những gì anh ta muốn là gương mặt mình yêu, sự ấm áp và điều kỳ diệu của một trái tim yêu thương. Chúng ta phải làm thế nào để không lãng phí thời gian? Rất đơn giản, bằng cách lúc nào cũng ý thức về điều đó. Những điều có thể làm để lãng phí: Chờ đợi cả ngày bồn chồn trên ghế trong phòng đợi của nha sĩ, đứng trên ban công cả chiều chủ nhật, nghe bài giảng bằng ngôn ngữ mình không hiểu, đi bằng đường tàu xa nhất và ít thuận tiện nhất, và dĩ nhiên đứng cả buổi xếp hàng trước quầy vé rạp hát và rồi không mua vé… Và cứ như vậy, chúng ta đánh mất cuộc sống mình theo cách nhàm chán nhất và tẻ nhạt nhất!”.
GIA QUAN
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Thư viện tri thức
[List sách hay] Những cuốn sách hay của Kazuo Ishiguro mà bạn nên đọc
Kazuo Ishiguro sinh ra ở Nagasaki, Nhật Bản và chuyển đến Anh cùng gia đình vào năm 1960 khi mới 5 tuổi. Ông tốt nghiệp với bằng cử nhân tại Đại học Kent vào năm 1978, tốt nghiệp với bằng thạc sĩ tại Đại học East Anglia vào năm 1980.
Ông là một trong những tác giả hư cấu nổi tiếng nhất của nền văn học Anh, đã nhận được bốn đề cử giải Man Booker Prize và giành được giải thưởng năm 1989 cho cuốn tiểu thuyết The Remains of the Day. Và gần đây nhất, là giải Nobel Văn học năm 2017.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Kazuo Ishiguro đã xuất bản bảy cuốn tiểu thuyết và một tuyển tập truyện ngắn, trong đó người đọc Việt Nam đã biết đến ông qua một số cuốn sách sau:
Người khổng lồ ngủ quên
Cuốn tiểu thuyết dựa trên bối cảnh cửa nước Anh thời xa xưa, ở trong một ngôi làng, có một cặp vợ chồng già sống lặng lẽ trong làn sương mù đặc biệt của đất nước. Ngày tháng trôi qua, cuộc đời lặng lẽ không có một chút biến động.
Cho đến một ngày nọ, hai vợ chồng đã quyết định đi tìm người con trai trong nhiều năm không gặp. Họ không ngờ rằng, chờ đợi bản thân mình là một cuộc phiêu lưu vô cùng kỳ lạ, với những con người xa lạ, đưa họ trở lại ký ức từ lâu đã bị chôn vùi trong lãng quên
“Người khổng lồ ngủ quên” là một câu chuyện đượm chất u sầu, dịu dàng và sâu sắc như chính sự lãng quên. Cuốn sách là một sự chờ đợi bởi sau 10 năm vắng bóng sau cuốn “Never Let Me Go” (Mãi đừng xa tôi – 2005), tác giả mới cho xuất bản cuốn tiểu thuyết mới
Mãi đừng xa tôi
Kathy, Ruth và Tommy đều cùng học trong một ngôi trường vô cùng đặc biệt. Tất cả đều có cùng một số phận đã được xác định trước đó. Họ chấp nhận số phận, nhưng cũng mong muốn trì hoãn số phận đó đến với mình. Cuốn sách Mãi đừng xa tôi dựa vào bối cảnh của một thế giới giả tưởng , về khát vọng của tình yêu, hạnh phúc, khiến người đọc suy nghĩ về giá trị của cuộc sống.
Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông
Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện về những người đứng trên tầng cao của một khách sạn sang trọng ở Hollywood hay trong một căn hộ nghèo ở London. Họ là những người biết mơ mộng, có thể là một ngôi sao nổi tiếng, có thể là một nghệ sĩ nghèo. Mỗi người hộ đều đang nhìn lại tình yêu, ước mơ, quá khứ và hiện tại của bản thân mình
Tất cả dường như là một giấc mơ trong thời khắc đêm buông.“Dạ khúc” là tập truyện ngắn đầu tiên của Ishiguro được xuất bản một cách rộng rãi. Với phong cách nhẹ nhàng, tinh tế, lắng đọng. Năm câu chuyện đều mang cùng một nội dung, về cuộc đấu tranh của mỗi người trong việc giữ gìn sự lãng mạn, ngay cả khi bản thân mình đã già đi, các mối quan hệ đã biến mất, sự sôi nổi cũng lụi dần.
[List sách hay] Những cuốn sách hay của Kazuo Ishiguro mà bạn nên đọc
Kazuo Ishiguro sinh ra ở Nagasaki, Nhật Bản và chuyển đến Anh cùng gia đình vào năm 1960 khi mới 5 tuổi. Ông tốt nghiệp với bằng cử nhân tại Đại học Kent vào năm 1978, tốt nghiệp với bằng thạc sĩ tại Đại học East Anglia vào năm 1980.
Ông là một trong những tác giả hư cấu nổi tiếng nhất của nền văn học Anh, đã nhận được bốn đề cử giải Man Booker Prize và giành được giải thưởng năm 1989 cho cuốn tiểu thuyết The Remains of the Day. Và gần đây nhất, là giải Nobel Văn học năm 2017.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Kazuo Ishiguro đã xuất bản bảy cuốn tiểu thuyết và một tuyển tập truyện ngắn, trong đó người đọc Việt Nam đã biết đến ông qua một số cuốn sách sau:
Người khổng lồ ngủ quên
Cuốn tiểu thuyết dựa trên bối cảnh cửa nước Anh thời xa xưa, ở trong một ngôi làng, có một cặp vợ chồng già sống lặng lẽ trong làn sương mù đặc biệt của đất nước. Ngày tháng trôi qua, cuộc đời lặng lẽ không có một chút biến động.
Cho đến một ngày nọ, hai vợ chồng đã quyết định đi tìm người con trai trong nhiều năm không gặp. Họ không ngờ rằng, chờ đợi bản thân mình là một cuộc phiêu lưu vô cùng kỳ lạ, với những con người xa lạ, đưa họ trở lại ký ức từ lâu đã bị chôn vùi trong lãng quên
“Người khổng lồ ngủ quên” là một câu chuyện đượm chất u sầu, dịu dàng và sâu sắc như chính sự lãng quên. Cuốn sách là một sự chờ đợi bởi sau 10 năm vắng bóng sau cuốn “Never Let Me Go” (Mãi đừng xa tôi – 2005), tác giả mới cho xuất bản cuốn tiểu thuyết mới
Mãi đừng xa tôi
Kathy, Ruth và Tommy đều cùng học trong một ngôi trường vô cùng đặc biệt. Tất cả đều có cùng một số phận đã được xác định trước đó. Họ chấp nhận số phận, nhưng cũng mong muốn trì hoãn số phận đó đến với mình. Cuốn sách Mãi đừng xa tôi dựa vào bối cảnh của một thế giới giả tưởng , về khát vọng của tình yêu, hạnh phúc, khiến người đọc suy nghĩ về giá trị của cuộc sống.
Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông
Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện về những người đứng trên tầng cao của một khách sạn sang trọng ở Hollywood hay trong một căn hộ nghèo ở London. Họ là những người biết mơ mộng, có thể là một ngôi sao nổi tiếng, có thể là một nghệ sĩ nghèo. Mỗi người hộ đều đang nhìn lại tình yêu, ước mơ, quá khứ và hiện tại của bản thân mình
Tất cả dường như là một giấc mơ trong thời khắc đêm buông.“Dạ khúc” là tập truyện ngắn đầu tiên của Ishiguro được xuất bản một cách rộng rãi. Với phong cách nhẹ nhàng, tinh tế, lắng đọng. Năm câu chuyện đều mang cùng một nội dung, về cuộc đấu tranh của mỗi người trong việc giữ gìn sự lãng mạn, ngay cả khi bản thân mình đã già đi, các mối quan hệ đã biến mất, sự sôi nổi cũng lụi dần.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
tramdoc.vn
Mãi đừng xa tôi và bi kịch của những đứa trẻ sinh ra để chết
Bạn sẽ không khóc, không tức giận hay phẫn nộ khi đọc “Mãi đừng xa tôi”. Bạn chỉ buồn, buồn một nỗi buồn trùng điệp và ám ảnh mãi về sau về số phận và giá trị thực sự của con người nơi thế giới giả tưởng mà như là hiện thực kia. Kazuo Ishiguro đã vượt lên trên những giả lập thông thường để viết lên một tác phẩm xứng tầm Nobel với những triết lý nhân sinh sâu sắc.
Khi khoa học công nghệ đã vươn lên một tầm cao mới, không có căn bệnh nào là không thể chữa và những luân lý đạo đức dần được dẹp bỏ, những đứa trẻ nhân bản vô tính ra đời như một phương thuốc toàn năng mang đến cho loài người một cuộc sống lâu dài hơn. Ung thư, tai nạn, chấn thương… tất cả mọi rắc rối ấy giờ chẳng còn là vấn đề nữa, chỉ cần một đứa trẻ vô tính và những cơ quan nội tạng, bộ phận thích hợp để cấy và ghép, khâu và vá… Sự “thượng đẳng” của con người vẫn được duy trì, còn những “sinh vật vô tính” kia, chúng là gì? Là một giống người “hạ đẳng” hơn, hay thậm chí không phải là người, chỉ là những sinh vật “sinh ra để chết”?
Không phải một thế giới nhân bản vô tính quy củ và nề nếp đến mức đáng sợ như “Thế giới mới tươi đẹp” của Aldous Huxley, Kazuo Ishiguro kể về một thế giới giả tưởng với sự nhân bản vô tính có vẻ nhẹ nhàng và bình thản hơn rất nhiều trong cuốn tiểu thuyết “Mãi đừng xa tôi” (Tựa gốc: "Never let me go"). Những cô, cậu bé sinh ra trong ống nghiệm, không có mẹ cha, không thể sinh đẻ nhưng vẫn được học tập trong một môi trường tử tế tại Hailsham, được đọc viết, được vẽ tranh, làm thơ, được kết bạn, yêu đương như những học sinh bình thường khác. Với góc nhìn từ ngôi thứ nhất, đời sống sinh hoạt hằng ngày, những xúc cảm cá nhân của những học sinh đặc biệt được khắc họa rõ nét và người đọc khó lòng nhận ra có gì khác biệt giữa những học sinh Hailsham và ngay cả chính chúng ta. Có chăng, ta chỉ tưởng như đó là một ngôi trường nội trú dành cho học sinh đặc biệt, mồ côi hay có hoàn cảnh khó khăn nào đó. Học sinh Hailsham. cả về mặt thể chất lẫn tinh thần - họ giống y như chúng ta.
Nhưng không, giống như cơn sóng ngầm dưới đáy sông, cái bi kịch mà những đứa trẻ nhân bản phải trải qua là một thứ bi kịch cuộn trào ẩn dưới mặt nước bình lặng. Chúng được sinh ra để chết, sinh ra chỉ để trao đi những phần quý giá trong cơ thể mình nhằm níu kéo sự sống cho những người khác - những con người thực sự. Chúng là những con cừu sinh ra chỉ chực chờ ngày vào lò mổ, không có việc làm, không có tương lai, không có những dự định cá nhân nào khác.
Không ai trong các em sẽ sang Mỹ cả, không ai trong các em sẽ thành ngôi sao màn bạc cả. Và không ai trong các em sẽ làm việc trong siêu thị như cô nghe một số em dự định hôm nọ. Cuộc đời các em đã được định sẵn cho các em rồi. Các em sẽ thành người lớn, thế rồi trước khi các em già đi, thậm chí trước khi các em đến tuổi trung niên, các em sẽ bắt đầu hiến những cơ quan nội tạng trọng yếu của các em. Mỗi người trong các em đều được tạo ra để làm việc đó. Các em không giống những diễn viên mà các em xem trong băng video, thậm chí các em cũng không giống như cô. Các em được mang đến thế giới này với một mục đích, và tương lai của các em, tất cả các em, đã được định đoạt.
Và bi kịch là ở chỗ, dù cho có một thể chất và trí tuệ không có gì khác biệt với người bình thường, những học sinh nhân bản lại gần như chấp nhận số phận đó. Việc được sinh ra, lớn lớn và hiến tạng rồi chết đi ở lứa tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất cũng vì thế mà trở thành lẽ dĩ nhiên, không ai thắc mắc hay phản đối, không ai muốn đứng lên, không ai cần trăn trở. Họ chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ cuộc đời - những con tốt thí không bao giờ có khả năng phong Hậu.
Có chăng, những con tốt thí học tại Hailsham như Kath, Tommy và Ruth chỉ là những con tốt may mắn hơn. May mắn hơn bởi thay vì phải chịu đựng những sự khắc nghiệt bạo tàn dành cho người nhân bản ngoài kia, họ được sống và lớn lên tại Hailsham - nơi coi họ như những con người bình thường. Dù chẳng có cha mẹ hay người thân, họ vẫn khao khát đi tìm “nguyên mẫu” của chính mình, vẫn luôn trăn trở mình là ai, vẫn khát khao được sống và được yêu. Cái sự vùng vẫy và chống đối của Kath, Tommy và Ruth có thể chỉ như muối bỏ biển, nhưng trong sâu thẳm họ vẫn không ngừng vùng vẫy, không ngừng ngụp lặn giữa đại dương tàn độc, những mong được một lần vươn lên mặt biển để hít hà thứ không khí trong lành thực sự, để được sống như một con người. Dù đó không phải là cả cuộc đời, dù cho đó chỉ là một năm, ba năm được hoãn cái số mệnh trớ trêu lúc nào cũng treo trên đầu họ thì họ vẫn chiến đấu, vẫn bền bỉ theo đuổi, vẫn không thôi hy vọng.
Thú vị lắm. Nhưng hồi đó tôi cũng chẳng đọc được tâm tư người khác hơn gì bây giờ. Tôi khóc vì một lý do khác. Khi tôi quan sát em múa lần đó, tôi thấy một điều khác. Tôi thấy một thế giới mới đang đến nhanh chóng. Khoa học hơn, hiệu quả hơn, thì đúng. Nhiều cách chữa hơn cho những căn bệnh trước kia. Hay lắm. Nhưng là một thế giới nghiệt ngã, độc ác. Còn đây tôi thấy một cô bé, mắt nhắm tịt, ghì chặt vào ngực mình cái thế giới tử tế và nhân hậu trước kia, cái thế giới mà trong thâm tâm cô biết rằng không thể còn lại nữa, cho nên cô ghì chặt nó vào lòng, cầu xin đừng bao giờ để cô xa nó…
Ngòi bút của Kazuo Ishiguro tưởng như bình lặng nhưng thật sự lại cứa sâu. Những nhân vật tưởng như chấp nhận thực ra lại khát khao trì hoãn. Cuốn sách không chỉ là những day dứt về một kiếp sống, mà còn là day dứt về những ký ức không thể nào níu lại.
Anh cứ nghĩ mãi về một dòng sông ở nơi nào đó, nước chảy rất xiết. Rồi có hai người đang ở dưới nước, cố ôm chặt nhau, ôm riết nhau hết sức bình sinh, nhưng rốt cuộc cũng không giữ nổi. Dòng nước quá mạnh. Họ đành rời nhau ra, trôi mỗi người một ngả. Anh nghĩ về chúng mình như vậy đó. Thật đáng tiếc, Kath ạ, bởi chúng mình đã yêu nhau suốt đời. Nhưng rốt cuộc chúng mình cũng không thể ở bên nhau mãi mãi.
Cứ thế, tác giả vẽ nên bức tranh đa sắc về những số phận trớ trêu. Trong trang sách cuối cùng, người ta thấy Kath đứng giữa vùng đồng cỏ mênh mông hoang hoải, nơi chẳng có gì ngoài hàng rào dây kẽm gai và vài ba ngọn cây vương đầy rác rưởi. Chẳng có gì còn lại nữa. Ruth đã xong hẳn, Tommy rồi cũng ra đi, Hailsham thì đã đóng cửa. Những thứ giăng mắc kia phải chăng chính là những gì Kath đã đánh mất? Tuy chẳng còn lại gì, nhưng những kỷ niệm thì sẽ chẳng bao giờ mất đi. Nước mắt cô rơi, nhưng cô không khóc, từ đầu đến cuối chỉ là một sự tĩnh lặng đầy trớ trêu.
Bạn cũng sẽ không khóc, không tức giận hay phẫn nộ khi đọc “Mãi đừng xa tôi”. Bạn chỉ buồn, buồn một nỗi buồn trùng điệp và ám ảnh mãi về sau về số phận và giá trị thực sự của con người nơi thế giới giả tưởng mà như là hiện thực kia. Kazuo Ishiguro đã vượt lên trên những giả lập thông thường để viết lên một tác phẩm xứng tầm Nobel với những triết lý nhân sinh sâu sắc, mà như ông nói:
“Đây là một tin kỳ diệu và bất ngờ dành cho tôi. Nó đến vào thời điểm khi thế giới này đang dần trở nên bất ổn. Tôi hy vọng niềm vinh dự lớn lao dành cho tối sẽ góp phần nhỏ bé mang lại những thiện chí và bình an cho thế giới.”
Phanh.
Mãi đừng xa tôi và bi kịch của những đứa trẻ sinh ra để chết
Bạn sẽ không khóc, không tức giận hay phẫn nộ khi đọc “Mãi đừng xa tôi”. Bạn chỉ buồn, buồn một nỗi buồn trùng điệp và ám ảnh mãi về sau về số phận và giá trị thực sự của con người nơi thế giới giả tưởng mà như là hiện thực kia. Kazuo Ishiguro đã vượt lên trên những giả lập thông thường để viết lên một tác phẩm xứng tầm Nobel với những triết lý nhân sinh sâu sắc.
Khi khoa học công nghệ đã vươn lên một tầm cao mới, không có căn bệnh nào là không thể chữa và những luân lý đạo đức dần được dẹp bỏ, những đứa trẻ nhân bản vô tính ra đời như một phương thuốc toàn năng mang đến cho loài người một cuộc sống lâu dài hơn. Ung thư, tai nạn, chấn thương… tất cả mọi rắc rối ấy giờ chẳng còn là vấn đề nữa, chỉ cần một đứa trẻ vô tính và những cơ quan nội tạng, bộ phận thích hợp để cấy và ghép, khâu và vá… Sự “thượng đẳng” của con người vẫn được duy trì, còn những “sinh vật vô tính” kia, chúng là gì? Là một giống người “hạ đẳng” hơn, hay thậm chí không phải là người, chỉ là những sinh vật “sinh ra để chết”?
Không phải một thế giới nhân bản vô tính quy củ và nề nếp đến mức đáng sợ như “Thế giới mới tươi đẹp” của Aldous Huxley, Kazuo Ishiguro kể về một thế giới giả tưởng với sự nhân bản vô tính có vẻ nhẹ nhàng và bình thản hơn rất nhiều trong cuốn tiểu thuyết “Mãi đừng xa tôi” (Tựa gốc: "Never let me go"). Những cô, cậu bé sinh ra trong ống nghiệm, không có mẹ cha, không thể sinh đẻ nhưng vẫn được học tập trong một môi trường tử tế tại Hailsham, được đọc viết, được vẽ tranh, làm thơ, được kết bạn, yêu đương như những học sinh bình thường khác. Với góc nhìn từ ngôi thứ nhất, đời sống sinh hoạt hằng ngày, những xúc cảm cá nhân của những học sinh đặc biệt được khắc họa rõ nét và người đọc khó lòng nhận ra có gì khác biệt giữa những học sinh Hailsham và ngay cả chính chúng ta. Có chăng, ta chỉ tưởng như đó là một ngôi trường nội trú dành cho học sinh đặc biệt, mồ côi hay có hoàn cảnh khó khăn nào đó. Học sinh Hailsham. cả về mặt thể chất lẫn tinh thần - họ giống y như chúng ta.
Nhưng không, giống như cơn sóng ngầm dưới đáy sông, cái bi kịch mà những đứa trẻ nhân bản phải trải qua là một thứ bi kịch cuộn trào ẩn dưới mặt nước bình lặng. Chúng được sinh ra để chết, sinh ra chỉ để trao đi những phần quý giá trong cơ thể mình nhằm níu kéo sự sống cho những người khác - những con người thực sự. Chúng là những con cừu sinh ra chỉ chực chờ ngày vào lò mổ, không có việc làm, không có tương lai, không có những dự định cá nhân nào khác.
Không ai trong các em sẽ sang Mỹ cả, không ai trong các em sẽ thành ngôi sao màn bạc cả. Và không ai trong các em sẽ làm việc trong siêu thị như cô nghe một số em dự định hôm nọ. Cuộc đời các em đã được định sẵn cho các em rồi. Các em sẽ thành người lớn, thế rồi trước khi các em già đi, thậm chí trước khi các em đến tuổi trung niên, các em sẽ bắt đầu hiến những cơ quan nội tạng trọng yếu của các em. Mỗi người trong các em đều được tạo ra để làm việc đó. Các em không giống những diễn viên mà các em xem trong băng video, thậm chí các em cũng không giống như cô. Các em được mang đến thế giới này với một mục đích, và tương lai của các em, tất cả các em, đã được định đoạt.
Và bi kịch là ở chỗ, dù cho có một thể chất và trí tuệ không có gì khác biệt với người bình thường, những học sinh nhân bản lại gần như chấp nhận số phận đó. Việc được sinh ra, lớn lớn và hiến tạng rồi chết đi ở lứa tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất cũng vì thế mà trở thành lẽ dĩ nhiên, không ai thắc mắc hay phản đối, không ai muốn đứng lên, không ai cần trăn trở. Họ chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ cuộc đời - những con tốt thí không bao giờ có khả năng phong Hậu.
Có chăng, những con tốt thí học tại Hailsham như Kath, Tommy và Ruth chỉ là những con tốt may mắn hơn. May mắn hơn bởi thay vì phải chịu đựng những sự khắc nghiệt bạo tàn dành cho người nhân bản ngoài kia, họ được sống và lớn lên tại Hailsham - nơi coi họ như những con người bình thường. Dù chẳng có cha mẹ hay người thân, họ vẫn khao khát đi tìm “nguyên mẫu” của chính mình, vẫn luôn trăn trở mình là ai, vẫn khát khao được sống và được yêu. Cái sự vùng vẫy và chống đối của Kath, Tommy và Ruth có thể chỉ như muối bỏ biển, nhưng trong sâu thẳm họ vẫn không ngừng vùng vẫy, không ngừng ngụp lặn giữa đại dương tàn độc, những mong được một lần vươn lên mặt biển để hít hà thứ không khí trong lành thực sự, để được sống như một con người. Dù đó không phải là cả cuộc đời, dù cho đó chỉ là một năm, ba năm được hoãn cái số mệnh trớ trêu lúc nào cũng treo trên đầu họ thì họ vẫn chiến đấu, vẫn bền bỉ theo đuổi, vẫn không thôi hy vọng.
Thú vị lắm. Nhưng hồi đó tôi cũng chẳng đọc được tâm tư người khác hơn gì bây giờ. Tôi khóc vì một lý do khác. Khi tôi quan sát em múa lần đó, tôi thấy một điều khác. Tôi thấy một thế giới mới đang đến nhanh chóng. Khoa học hơn, hiệu quả hơn, thì đúng. Nhiều cách chữa hơn cho những căn bệnh trước kia. Hay lắm. Nhưng là một thế giới nghiệt ngã, độc ác. Còn đây tôi thấy một cô bé, mắt nhắm tịt, ghì chặt vào ngực mình cái thế giới tử tế và nhân hậu trước kia, cái thế giới mà trong thâm tâm cô biết rằng không thể còn lại nữa, cho nên cô ghì chặt nó vào lòng, cầu xin đừng bao giờ để cô xa nó…
Ngòi bút của Kazuo Ishiguro tưởng như bình lặng nhưng thật sự lại cứa sâu. Những nhân vật tưởng như chấp nhận thực ra lại khát khao trì hoãn. Cuốn sách không chỉ là những day dứt về một kiếp sống, mà còn là day dứt về những ký ức không thể nào níu lại.
Anh cứ nghĩ mãi về một dòng sông ở nơi nào đó, nước chảy rất xiết. Rồi có hai người đang ở dưới nước, cố ôm chặt nhau, ôm riết nhau hết sức bình sinh, nhưng rốt cuộc cũng không giữ nổi. Dòng nước quá mạnh. Họ đành rời nhau ra, trôi mỗi người một ngả. Anh nghĩ về chúng mình như vậy đó. Thật đáng tiếc, Kath ạ, bởi chúng mình đã yêu nhau suốt đời. Nhưng rốt cuộc chúng mình cũng không thể ở bên nhau mãi mãi.
Cứ thế, tác giả vẽ nên bức tranh đa sắc về những số phận trớ trêu. Trong trang sách cuối cùng, người ta thấy Kath đứng giữa vùng đồng cỏ mênh mông hoang hoải, nơi chẳng có gì ngoài hàng rào dây kẽm gai và vài ba ngọn cây vương đầy rác rưởi. Chẳng có gì còn lại nữa. Ruth đã xong hẳn, Tommy rồi cũng ra đi, Hailsham thì đã đóng cửa. Những thứ giăng mắc kia phải chăng chính là những gì Kath đã đánh mất? Tuy chẳng còn lại gì, nhưng những kỷ niệm thì sẽ chẳng bao giờ mất đi. Nước mắt cô rơi, nhưng cô không khóc, từ đầu đến cuối chỉ là một sự tĩnh lặng đầy trớ trêu.
Bạn cũng sẽ không khóc, không tức giận hay phẫn nộ khi đọc “Mãi đừng xa tôi”. Bạn chỉ buồn, buồn một nỗi buồn trùng điệp và ám ảnh mãi về sau về số phận và giá trị thực sự của con người nơi thế giới giả tưởng mà như là hiện thực kia. Kazuo Ishiguro đã vượt lên trên những giả lập thông thường để viết lên một tác phẩm xứng tầm Nobel với những triết lý nhân sinh sâu sắc, mà như ông nói:
“Đây là một tin kỳ diệu và bất ngờ dành cho tôi. Nó đến vào thời điểm khi thế giới này đang dần trở nên bất ổn. Tôi hy vọng niềm vinh dự lớn lao dành cho tối sẽ góp phần nhỏ bé mang lại những thiện chí và bình an cho thế giới.”
Phanh.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Thanh Dung
Thanh Dung@Viện Sách - Bookademy
Ybox
[Bookademy] Review Sách "Mãi Đừng Xa Tôi" - Kazuo Ishiguro: Tiếng Kêu Đau Đớn Đến Xé Lòng Về Tình Yêu Và Hạnh Phúc
Một con heo từ bé đã được chăm nuôi vỗ béo để đến ngày lấy thịt, một con cừu ngày ngày được nuôi dưỡng đến ngày tỉa lông đến khi không còn giá trị thì đem xẻ thịt, một chú ngỗng sẽ được nhồi nhét cho ăn để có bộ gan lớn nhất rồi đem giết thịt; vậy nếu là một con người thì sẽ thế nào? Sẽ là một hành vi vô nhân tính trong thế giới này nếu có những người nhân bản được chăm sóc đặc biệt để đến lúc lấy nội tạng. Nhưng nếu trong một thế giới giả tưởng, khi đột phá về y học xảy ra, khi bác sĩ có thể chữa được những bệnh mà trước đây không có cách chữa và con người có thể sống vượt qua 100 năm, khi những trường học dành cho người nhân bản được mở ra nhằm mục đích “nuôi lấy nội tạng” để cứu rỗi mạng sống của những người được cho là phiên bản gốc. Sẽ ra sao nếu có chuyện đó xảy ra?
Mãi đừng xa tôi là một cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ hai mươi. “Giả tưởng”, nhưng câu chuyện vẫn thật đến nhói lòng bởi tác giả tưởng tượng rất tinh tế khi tạo dựng từng chi tiết, khi miêu tả từng cảm xúc của nhân vật. Câu chuyện kể về Hailsham, một ngôi trường nội trú chuyên nuôi dạy những đứa trẻ vốn là bản sao vô tính để phục vụ cho mục đích y học. Số phận những đứa trẻ này đã được định đoạt: khi đến tuổi trưởng thành, họ chỉ có mội một nhiệm vụ là hiến nội tạng cho những người bị bệnh cho đến khi nào chết thì thôi. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn.
Kathy, Ruth, Tommy, ba con người, ba tính cách, cùng lớn lên trong ngôi trường nội trú, Kathy điềm tĩnh và dễ chịu, nhân hậu và dường như chưa khi nào hết bình thản trước mọi việc, thậm chí nếu việc đó có làm cô đau khổ thế nào chăng nữa. Sự tốt bụng của cô khiến người ta ấm lòng nhưng lại khiến cô dường như luôn chậm chân hơn người khác. Tommy khờ khạo, dễ nổi nóng nhưng lại rất mực chân thành Tommy phải nói thật là trẻ con, cả ở tuổi mười ba hay mười tám. Hay thậm chí sau đó, phần tính cách này dù có bớt đi ít nhiều, cũng vẫn còn. Anh giống như một đứa trẻ bị bạn bè bỏ rơi trong các trò chơi, hơi ngây ngô. Nhưng trong anh cũng có nhiều ước mơ, nhiều khao khát về sự sống theo đúng nghĩa con người như bất cứ một người hiến nào khác.. Ruth bốc đồng và khao khát muốn khẳng định Ruth là một cô gái cá tính. Cô thông minh, luôn coi mình là chủ xị của cả nhóm, có cái vẻ gì đó hơi ích kỷ, tự mãn, thích ra vẻ, rất sắc sảo và đầy tính chiếm hữu. . Bọn họ là những người bạn thân, rồi sau này là những người tình. Tình cảm họ dành cho nhau, những suy nghĩ, những lời động viên và những hành động họ làm không hề khác biệt với những cặp đôi bình thường khác. họ đã từng là bạn, từng trêu chọc cười đùa, từng cãi vã giận hờn, và đã từng có một tình yêu đẹp. Nhưng cuộc sống của họ quá đỗi ngắn ngủi, khi đang ở độ tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất của họ thì từng người lần lượt ra đi. Họ luôn cho rằng, việc họ làm là chuyện đương nhiên, họ sinh ra là để hiến tạng để chết cho người khác được sống. Họ không thể có con, không thể có việc làm, không thể làm việc trong những văn phòng lộng lẫy, không thể ước mơ trở thành ca sĩ hay làm trong siêu thị, không thể ra nước ngoài, không thể sống đến tuổi trung niên. “Không ai trong các em sẽ sang Mỹ cả, không ai trong các em sẽ thành ngôi sao màn bạc cả. Và không ai trong các em sẽ làm việc trong siêu thị như cô nghe một số em dự định hôm nọ. Cuộc đời các em đã được định sẵn cho các em rồi. Các em sẽ thành người lớn, thế rồi trước khi các em già đi, thậm chí trước khi các em đến tuổi trung niên, các em sẽ bắt đầu hiến những cơ quan nội tạng trọng yếu của các em. Mỗi người trong các em đều được tạo ra để làm việc đó. Các em không giống những diễn viên mà các em xem trong băng video, thậm chí các em cũng không giống như cô. Các em được mang đến thế giới này với một mục đích, và tương lai của các em, tất cả các em, đã được định đoạt Cho nên các em đừng nói những chuyện kiểu đó nữa. Chẳng bao lâu nữa các em sẽ rời khỏi Hailsham, và cái ngày các em chuẩn bị hiến tạng lần đầu, ngày đó không còn xa lắm nữa. Các em cần phải nhớ điều đó. Nếu các em muốn sống cho ra sống, các em phải biết mình là ai và cái gì đang ở phía trước các em, mỗi đứa các em.”.
Câu chuyện mở đầu với lời kể của Kathy - một trong ba nhân vật chính của truyện. Phần đầu câu chuyện, qua dòng hồi tưởng của Kathy cuộc sống trong trường học nội trú Hailsham được hé mở. Như bao đứa trẻ khác, họ đều được học tập và chăm sóc một cách đảm bảm. Những đứa trẻ hồn nhiên cười đùa, tán chuyện, vẽ tranh, đá banh, hàng tuần đều được khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo không có thương tổn cơ thể và nội tạng bên trong. Kathy và Tommy bắt đầu trò chuyện với nhau sau khi có một hiểu nhẩm nhỏ. Một Tommy cục mịch, hay cáu gắt, và được mọi người đặt cho biệt danh là “tên ngốc” đã không may vả vào mặt Kathy vì chiếc áo len cổ lọ cậu thích nhất sau khi mua được trong hội chợ đã bị vấy bẩn. Kể từ đó Tommy, kẻ được coi là ngớ ngẩn không ai muốn lại gần đã có được một người bạn đầu tiên
Cuộc sống của họ ngày qua ngày, quanh bốn bức tường, họ không được phép ra khỏi khuân viên trường học cho đến khi trưởng thành mà cho dù đã rời hỏi trường họ vẫn phải chịu sự giám sát. Nếu như muốn ra ngoài thì kết cục sẽ cực kỳ bi thảm với họ. Đã có một cậu bé vì cãi nhau với bạn của mình mà chạy ra ngoài hàng rào, hai ngày sau người ta tìm thấy cậu ấy trong rừng, bị trói vào một cái cây với chân và tay bị cắt rời. Chết. Còn có một cô bé trèo ra ngoài hàng rào ngay gần cổng trường và khi muốn trở vào cô ấy không được phép, và cô ấy đã chết đói ở đó, ngay cạnh chiếc cổng. Không được phép ra ngoài, điều họ mong chờ nhất trong năm đó chính là ngày hội trao đổi tai Hailsham. Mỗi năm bốn lần Xuân – Hạ - Thu – Đông họ lại có một cuộc kiểu như là triển lãm đồng thời bán tất cả những gì chúng tôi đã làm được trong ba tháng kể từ lần Trao đổi trước. Tranh vẽ, đồ gốm; đủ thứ “tượng điêu khắc” mà họ làm từ bất cứ thứ gì đang là mốt – có thể là những vỏ hộp đập bẹp, hay những nắp chai nhồi vào hộp các-tông. Cứ mỗi thứ góp vào, họ lại được trả những đồng Tiền Trao đổi – các giám thị là người quyết định cái kiệt tác của ta trị giá bao nhiêu –, thế rồi vào ngày Trao đổi họ mang các đồng tiền đó đi xem các thứ trưng bày và “mua” những gì họ thích. Quy tắc là ta chỉ có thể mua những gì do các học sinh cùng niên khóa với mình làm ra. Ngày Trao đổi đối với họ đối với họ có ý nghĩa lớn lao, bỏi họ có thể hoàn thành bộ sưu tập mà họ yêu thích bấy lâu, họ có thể mua được những thứ ở bên ngoài: quần áo, đồ chơi, hay cái áo cổ lọ mà Tommy đã mua. Có lẽ đây là niềm vui duy nhất của họ khi sống trong ngôi trường này
Thời gian trôi đi, họ không còn là những cô bé, cậu bé vô tư hay nổi nóng như trước nữa, họ dần trưởng thành, yêu đương. Ruth và Tommy đến với nhau, tình cảm của Kathy dành cho Tommy đành giấu kín, họ chuyển đến sống trong Nhà Tranh - phần sót lại của một nông trại từng ăn nên làm ra nhiều năm về trước, có một ngôi nhà ở cũ, xung quanh là kho thóc, nhà phụ, chuồng trại. Ở đây họ bắt đầu cuộc sống mới, trải nghiệm nhiều điều mới lạ mà họ chưa bao giờ được làm trước kia, họ cùng nhau xem phim, ăn uống, vui đùa. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu như không có người nhìn thấy nguyên mẫu của Ruth và họ được biết về tin đồn chuyện được hoãn. Nếu Ruth và Tommy yêu nhau, thực sự yêu, yêu thực tình, và nếu các họ có thể chứng tỏ điều ấy ra, thì những người điều hành Hailsham sẽ giải quyết cho hai người. Họ sẽ giải quyết sao cho Ruth và Tommy có thể sống với nhau vài năm trước khi bắt đầu hiến tạng. Chỉ có Ruth tin vào điều đó, và rồi cả ba không thể nói chuyện được với nhau nữa. Kathy quyết định chuyển đi làm người chăm sóc cho những bệnh nhân hiến tạng. Họ không nhận tin tức của nhau cho đến khi Kathy gặp Ruth chuẩn bị trong lần hiến tạng thứ hai. Và cũng sau lần hiến tạng này Ruth đã ra đi mãi mãi.
Tommy và Kathy, theo nguyện vọng cuối cùng của Ruth, cũng đến với nhau trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như một sự bù đắp gấp gáp cho tình yêu cả đời của họ. Họ yêu nhau, hiểu nhau và thực lòng trân trọng nhau. Nhưng để làm gì chứ, khi họ biết chắc rằng rồi mình sẽ bị chia lìa mãi mãi, không cách gì ngăn cản được. Họ đã thử “xin hoãn” lại "nhiệm vụ" của mình. Ba năm thôi. Không. Hai năm. Một năm cũng được, nhưng vô vọng.
“Anh cứ nghĩ mãi về một dòng sông ở nơi nào đó, nước chảy rất xiết. Rồi có hai người đang ở dưới nước, cố ôm chặt nhau, ôm riết nhau hết sức bình sinh, nhưng rốt cuộc cũng không giữ nổi. Dòng nước quá mạnh. Họ đành rời nhau ra, trôi mỗi người một ngả. Anh nghĩ về chúng mình như vậy đó. Thật đáng tiếc, Kath ạ, bởi chúng mình đã yêu nhau suốt đời. Nhưng rốt cuộc chúng mình cũng không thể ở bên nhau mãi mãi.”
Lần hiến thứ tư đã được triệu tập. Và rồi, không thoát khỏi vòng xoáy ấy, Tommy cũng mãi mãi ra đi.
Với công việc là người chăm sóc cho bản sao hiến tạng cho đến khi cũng trở thành người hiến, Kathy đã đối mặt với cái chết của Tommy và Ruth. Cô đã biết trước rằng, với những đứa trẻ được nhân bản vô tính như mình, thì điều đó là không thể thay đổi. Chúng không có cha mẹ, không bao giờ có thể sinh con, và không bao giờ được sống đúng nghĩa như một con người. Nhưng chúng vẫn có những khát vọng về một tương lai không-bao-giờ-tới. Vẫn có nỗi háo hức muốn tìm một nguyên mẫu mà từ đó mình được tạo ra, như những đứa trẻ bị bỏ rơi khao khát tìm được bố mẹ ruột. Chúng chấp nhận số phận của mình như một lẽ đương nhiên, vì chúng được đào tạo để không chống đối lại điều đó dù chỉ là trong tâm tưởng. Nhưng những ý nghĩ nhen nhóm về một cuộc sống hạnh phúc bên cạnh người yêu – dù chỉ là rất ngắn ngủi vẫn không bao giờ tắt. Một ý nguyện muốn trì hoãn số phận vẫn không bao giờ lụi.
Từng mảnh ghép nhỏ bé và không mấy đặc biệt, vậy mà khi hoàn thành bức ghép lớn lại có giá trị sâu sắc đến thế. Đúng như lời tóm tắt truyện, “một tiếng kêu xé lòng về tình yêu và hạnh phúc” của những “con người” mà ngay khi chưa có mặt trên đời đã được sắp xếp trước cái chết. Giống như những giọt nước mắt giấu giếm của các giám thị khi chứng kiến lũ trẻ của mình biết mơ ước, biết khát khao.
Thật ngỡ ngàng và chua xót!
Khoa học tạo ra những bản sao vô tính. Chúng là những con người, có trái tim, có khối óc, có tâm hồn, nhưng quyền sống - quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc đã bị tước đoạt một cách hiển nhiên, lạnh lùng và bình thản. Cho dù chúng hoàn toàn đầy đủ tư cách để được làm một con người thật sự, nhưng chúng đã được lập trình để không có quyền làm mẹ, được tồn tại mà thiếu đi quyền sống, và được yêu nhưng thiếu đi quyền được gắn bó cuộc đời bên nhau.
“Khi tôi quan sát em múa lần đó, tôi thấy một điều khác. Tôi thấy một thế giới mới đang đến nhanh chóng. Khoa học hơn, hiệu quả hơn, thì đúng. Nhiều cách chữa hơn cho những căn bệnh trước kia. Hay lắm. Nhưng là một thế giới nghiệt ngã, độc ác. Còn đây tôi thấy một cô bé, mắt nhắm tịt, ghì chặt vào ngực mình cái thế giới tử tế và nhân hậu trước kia, cái thế giới mà trong thâm tâm cô biết rằng khôngthể còn lại nữa, cho nên cô ghì chặt nó vào lòng, cầu xin nó đừng bao giờ để cô xa nó. Thật ra đó không phải là em, không phải là điều em đang làm, tôi biết. Nhưng tôi nhìn thấy em và cảnh đó khiến tôi đau lòng. Tôi chẳng bao giờ quên được.”
Kết chuyện, Kathy đứng trên một cánh đồng bao la trơ trụi khi giờ đây Hailsham đã bị giải tán. Không còn một chút dấu vết gì của ao vịt, về những phòng học thân thuộc cũng như bóng dáng các cô giám thị nữa. Chỉ còn lại cái “tuổi thơ vui vẻ và nhiều kỷ niệm như bao đứa trẻ khác” mà cô trưởng giám thị Emily đã dành cả cuộc đời để cố gắng giành giật và trao tặng như một nỗ lực duy nhất có thể làm cho các học sinh thân yêu của mình.
Rồi đây có lẽ Kathy cũng sẽ nhận được giấy triệu tập hiến lần đầu tiên. Cô và tất cả những đứa trẻ như cô không bao giờ có tương lai, còn những ước mơ thì đều bị bóp chết một cách nghiệt ngã ngay từ khi chúng chưa kịp hình thành. Nhưng tất cả những gì cô đã trải qua trong quá khứ, Hailsham, Nhà Tranh, Tommy, Ruth… đều là những ký ức mà không ai có thể đánh cắp được. Không bao giờ!
Với giọng điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị Người của chính mình.
Kết
“Mãi đừng xa tôi” không ồn ào, không mãnh liệt, chỉ là các mảnh ký ức rời rạc của Kathy được sắp xếp lại, nhưng thủ pháp mà Kazuo Ishiguro đã sử dụng lại là một phương pháp cô đọng hết sức hiệu quả cho tác phẩm. Gấp cuốn sách lại thì đó đã là một giọt café sánh đặc, thơm, ngon, nhiều cay đắng và không thể nào quên.
Khoa học phát triển. Con người ta có thể nghĩ ra trăm phương nghìn kế để lôi kéo sự sống. Nhưng có phải tàn nhẫn quá không khi họ quyết định nghịch chuyển vòng xoáy sinh tử của đời mình bằng cách chà đạp lên sự sống của người khác? Bóp nát giấc mơ của người khác. Và ngoảnh mặt làm ngơ trước sự cầu xin của họ trên đường đi tới vực thẳm số phận?
Đôi điều về tác giả
Kazuo Ishiguro (sinh năm 1954) là nhà văn Anh gốc Nhật. Theo gia đình sang Anh từ năm 1960, ông tốt nghiệp trường Đại học Kent năm 1978 và nhận bằng Thạc sĩ khóa sáng tác văn chương của trường Đại học East Anglia năm 1980. Tác phẩm đầu tay của ông “A Pale View of Hills” đoạt giải thưởng Winifred Holtby của Hiệp hội Văn học Hoàng gia Anh. Ngoài ra, ông còn giành nhiều giải thưởng khác như giải Whitbread cho cuốn “An Artist of the Floating World”, giải Booker cho cuốn “The Remains of the Day”, đặc biệt là giải Nobel Văn học 2017 với lời nhận định “người, bằng những tiểu thuyết đầy cảm xúc, đã phát hiện ra những vực thẳm phía dưới xúc cảm bay bổng kết nối chúng ta với thế giới.”
Tác giả: Thanh Dung - Bookademy
-----
Họ chấp nhận số phận của mình, như bao người khác đã từng như vậy
Mình cũng đoán trước được là mình sẽ thích cuốn sách này. Một cuốn sách dystopia nhưng không gợi lên vibe của một thế giới phản địa đàng chỉn chu. Cách viết khác hẳn, mang hơi hướng hoài niệm hơn là kiểu nổi loạn trong xã hội dystopia, vì vậy nếu bạn mong một cuốn sách dystopia có nhiều hành động thì tất nhiên, cuốn sách này không dành cho bạn. ⠀
⠀
Cả câu chuyện chỉ đơn thuần là nhân vật chính Kathy kể lại những kỉ niệm của cô với hai người bạn là Tommy và Ruth ở một ngôi trường nội trú đặc biệt Hailsham. Các học sinh của trường sống tách biệt và họ được đưa đến đây giáo dục để sau này thực hiện việc gì đó – việc gì đó chính là yếu tố tạo nên cái “chất” dystopia của truyện, và cũng phải đến giữa truyện ta mới biết yếu tố dystopia đó là gì. ⠀
⠀
Câu chuyện tràn đầy hoài niệm, hồi ức của một quá khứ có vẻ như rất tươi đẹp. Nhìn lại những kí ức này, Kathy kể bằng giọng văn buồn man mác, báo trước cho mình thấy rằng sẽ chẳng có kết thúc tốt đẹp nào. Cả truyện ta sẽ không thấy Kathy chủ động làm gì cả, chỉ có một phần cuối cùng rất nhỏ ở cuối truyện là các nhân vật chính sẽ đứng lên bắt đầu làm gì đó để chống lại xã hội dystopia này, cho dù dễ dàng nhận thấy nỗ lực đó yếu ớt đến nhường nào.⠀
⠀
Nổi bật nhất trong cả truyện là sự bất lực. Mọi sự cố gắng của nhân vật đều không đi đến đâu. Ngay khi có một tia hi vọng le lói thì cũng dễ bị dập tắt. Đơn giản là số phận các nhân vật là như vậy rồi, họ không thể làm gì hơn thế nữa. Họ chấp nhận số phận của mình, như bao người khác đã từng như vậy.
~
Một cuốn sách khiến loài người phải sợ hãi chính mình
Trong cuộc đời, chắc hẳn không hiếm khi ta cảm thấy bản thân mình thiếu hạnh phúc. Chẳng hạn như khi ta mong muốn bất cứ điều gì đó ngoài tầm với, ngoài khả năng của ta. Thế nhưng, điều bất toàn nhất và cũng hoàn hảo nhất trong đời người phải chăng là cái chết? Nó khiến ta sợ hãi khi nghĩ đến, nhưng cũng là động lực để ta sống những ngày ý nghĩa nhất đối với bản thân mình. Bởi nó vô định, ta chẳng biết bao giờ cái chết ấy sẽ thực sự đến.
Vậy sẽ ra sao nếu ta được sinh ra để chết đi? Khi ta biết trước kết cục đời mình sẽ chẳng đi đến đâu xa, ngoài cái chết? Sẽ ra sao nếu ta được sinh ra với thân thể, trí tuệ, tâm hồn của một con người thực thụ, nhưng những ngày ta sống không thế được gọi là “đời người” ?
Đó chính là câu hỏi mà nhà văn Kazuo đặt ra trong cuốn tiểu thuyết của mình, với một câu chuyện viễn tưởng nhưng gần gũi đến mức khiến ta phải rùng mình. Ông viết về cuộc sống, tình bạn, tình yêu, nỗi cô đơn, những khát vọng của những “nhân bản vô tính” của chính loài người chúng ta, trong đó, nhân vật chính tên Kathie, cùng những người bạn của cô, được nuôi dưỡng ở những nơi biệt lập, phục vụ cho mục đích y học vào một ngày không xa.
Năm 1996, loài người nhân bản vô tính cừu Doolly. Kể từ đó đến nay, rất nhiều loài vật khác cũng đã được nhân bản thành công. Còn với loài người thì sao? Điều ấy chắc hẳn không nằm ngoài khả năng của một nền khoa học đang phát triển không ngừng. Và ta biết đấy, có những căn bệnh chỉ có thể được chưa bằng cách thay tạng, mà còn thân thể của ai phù hợp với ta hơn chính ta nữa? Vì lí do này, nhiều người nghĩ đến việc nhân bản vô tính. Thế nhưng, chúng ta vẫn không thể làm điều đó, dù với những mục đích cao cả như nghiên cứu y học, cứu sống loài người. Bởi, nếu có một thân thể sống động nào đấy, cũng mang trí tuệ, tâm hồn với những vui buồn, cô đơn, khát vọng như ta, thì vì sao ta được sống, còn họ thì không? Đọc tác phẩm, ta sẽ không thể không thấy nhói lòng bởi một số chi tiết như khi những đứa trẻ nhân bản bị cấm hút thuốc lá để duy trì sức khỏe, cơ thể tốt nhất; hay khi Kathie và những người bạn được bước ra thế giới thực bên ngoài, chính mắt bắt gặp người nguyên bản của mình từ đằng xa. Đó là những người mà một ngày, khi họ ngã bệnh, những nhân bản vô tính sẽ hiến thân để cứu sống họ.
Những vấn đề nhà văn đặt ra khiến mỗi chúng ta đều phải rùng mình, sợ hãi chính mình. Liệu rằng, còn có một giá trị đích thực nào đó của thế giới mà ta đang sống, vượt lên trên cả giá trị “người”? Con người chúng ta, đâu phải là tất cả, là thượng đẳng, duy nhất như ta vẫn tưởng. Liệu có ngày nào đó, loài người chúng ta dám bất chấp mọi thứ để “con người” được tồn tại nhiều hơn hay không? Vì vậy, tác phẩm cũng đồng thời như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với loài người, rằng dù khoa học, kĩ thuật có phát triển hiện đại đến đâu đi nữa, đừng bao giờ đi ngược lại với những giá trị nhân bản mà ta gìn giữ bấy lâu nay.
Cuối cùng, những người bạn thân, và người yêu muộn màng của nhân vật “tôi” – Kathie đều phải ra đi. Họ buộc phải chấp nhận định mệnh đã được vạch ra từ trước, bất khả thay đổi. Họ được sinh ra để chết đi. Họ sống để chờ đợi cái chết, để “nguyên bản” ngoài kia của họ được tiếp tục cuộc đời. Riêng mình Kathie còn lại chơi vơi nơi cõi người vốn dĩ không dành cho những kẻ như cô. Thế nhưng, Kathie vẫn muốn những người thân yêu ấy mãi mãi không rời xa mình, trong những ngày ngắn ngủi còn lại mà cô được “sống”, bằng cách giữ họ còn trong một góc ký ức tươi đẹp nhất, ở nơi họ được nuôi lớn, với cả mâu thuẫn và hàn gắn, ghét bỏ và yêu thương.
Dẫu cái kết vừa đẹp đẽ vừa đau đớn, riêng với bản thân mình, cuốn tiểu thuyết như một lời van thống thiết:
“Mãi đừng xa tôi” – Hãy mãi đừng rời xa phần Người nơi sâu thẳm nhất trái tim này.
~
Mãi đừng xa tôi và khi con người “tự” trao cuộc sống của mình cho đồng loại
Liệu rằng có sự khác biệt giữa những con người bình thường và những con người nhân bản với tính hay không? Câu chuyện mở ra dưới lời kể, thông qua những mảng kí ức rời rạc của Kathy khi cô lái xe và tưởng tượng ra là mình đang bắt gặp lại ngôi trường cụ Hailsham sẽ cho bạn một câu trả lời chẳng có gì là khác biệt. Những học sinh nhân bản vô tính của trường nội trú Hailsham vẫn được học tập, được vẽ tranh, được kết bạn và được tham gia vào các cuộc trao đổi vật phẩm tự mình làm ra cho nhau. Về mặt bản chất con người, những học sinh ở đây vẫn yêu đương tôi làm tình với nhau dù không có khả năng sinh đẻ, nghi ngờ nhau rồi lại tin lời nhau, tức giận rồi lại hối lỗi, kể cả những trò nghịch dại, những lời che dấu nhau vẫn hiện hữu. Chân thành có, ích kỉ cũng có và những khát khao mang tính nhân bản của con người luôn luôn thường trực trong mỗi học sinh ở đây dù chỉ lóe lên chập chờm trong những suy nghĩ, hành động của họ nhưng chúng ta vẫn có thể nắm bắt được. Câu chuyện cứ thế, diễn ra trong bình lặng với một giọng điệu kể nhẹ nhàng, giống như một mặt biển phẳng lặng, nhưng như những cơn sóng ngầm dưới đấy đại dương, chính cái khoảnh khắc Kathy, Ruth, Tonny và những học sinh nhân bản với tính “tự” trao cuộc sống của mình cho những con người bình thường thì mọi chuyện mới vỡ lẽ ra : Số phận của họ đã được định đoạt, giống hoàn toàn những lời mà cô giáo đã nói với họ khi học chỉ là những đứa trẻ còn chưa hiểu hết tất thẩy và còn vơi đầy những mộng tưởng về tương lai: “ Không ai trong các em sẽ sang Mỹ cả, không ai trong các em sẽ thành ngôi sao màng bạc cả, và không ai trong các em sẽ làm việc trong siêu thị như cô nghe một số em dự định hôm nọ,… các em không giống những diễn viên mà các em xem trong băng video, thậm chí các em cũng không giống như cô. Các em được mang đến thế giới này với một mục đích, và tương lai của các em, tất cả các em đã được định đoạt”. Thì ra sự khác biệt mà ta luôn tìm đó là: Họ, những con người nhân bản vô tính, không có số mệnh nào khác là phải trao đi những phần cơ thể của mình cho những con người bình thường cần ghép tạng, không phải chỉ 1 lần, 2 lần, mà là cho đến khi xong hẳn.
Con người thì ai mà chẳng muốn sống, còn hỏi thì sao? Những giống người nhân bản, được xem là “hạ đẳng” hơn, được tạo ra chỉ nhằm mục đích níu kéo cuộc sống của con người chúng ta. Đến khi thực hiện nhiệm vụ hiến của mình, cái khát khao yêu và được yêu càng mãnh liệt hơn, Kathy, Tommy, Ruth hay những ai đang yêu đều tin vào tin đồn: Nếu 2 người yêu nhau thì họ có thể hoãn số mệnh đó, dù chỉ 3 năm hay ít hơn, nhưng sự thật vẫn là sự thật, không có gì được gọi là “hoãn” cả, họ vẫn phải thực hiện số phận đã được định đoạt từ trước, tất cả chỉ là sự khướt từ đầy đau đớn.
Câu chuyện sẽ không chỉ đem đến một thế giới giả tưởng của riêng tác giả về tương lai, nơi có những ngôi trường chỉ nhằm mục đích nuôi dưỡng những con người nhân bản chỉ để lấy tạng, một thế giới khoa học hơn, hiệu quả hơn nhưng đầy nghiệt ngã, độc ác, mà còn khắc họa nên một nổi buồn bao trùm thời đại mà chúng ta đang sống, nó thật sự đang diễn ra: Vẫn còn những vụ buôn bán người trái phép, các cuộc ghép rạng được thực hiện “trong bóng tối”, và liệu rằng những sự thật này là “tự nguyện” giống như những con người nhân bản đó, chấp nhận số phận không thể tránh khỏi của mình?
Nếu bạn đọc xong cuốn sách, bạn đứng trước một cách đồng mênh mông hoang hoải, nơi chẳng có gì ngoài vài ba ngọn cây vươn đầy rác rưởi, bạn nghĩ về những kí ức của Kathy, bạn nghĩ vè giá trị người của mình, có lẽ bạn cũng sẽ giống như Kathy, một ảo tưởng sẽ hiện lên trước mắt: “Một hình bóng nhỏ xíu sẽ hiện ra trên đường chân trời phía đầu kia cánh đồng, rồi dần dần lớn lên cho đến khi tôi thấy rõ ấy là Tommy, và anh ấy vẫy tay, thậm chí còn gọi tôi” hoặc bạn sẽ thấy chính bạn hay một ai khác mà bạn đã mất đi?
Thanh Dung@Viện Sách - Bookademy
Ybox
[Bookademy] Review Sách "Mãi Đừng Xa Tôi" - Kazuo Ishiguro: Tiếng Kêu Đau Đớn Đến Xé Lòng Về Tình Yêu Và Hạnh Phúc
Một con heo từ bé đã được chăm nuôi vỗ béo để đến ngày lấy thịt, một con cừu ngày ngày được nuôi dưỡng đến ngày tỉa lông đến khi không còn giá trị thì đem xẻ thịt, một chú ngỗng sẽ được nhồi nhét cho ăn để có bộ gan lớn nhất rồi đem giết thịt; vậy nếu là một con người thì sẽ thế nào? Sẽ là một hành vi vô nhân tính trong thế giới này nếu có những người nhân bản được chăm sóc đặc biệt để đến lúc lấy nội tạng. Nhưng nếu trong một thế giới giả tưởng, khi đột phá về y học xảy ra, khi bác sĩ có thể chữa được những bệnh mà trước đây không có cách chữa và con người có thể sống vượt qua 100 năm, khi những trường học dành cho người nhân bản được mở ra nhằm mục đích “nuôi lấy nội tạng” để cứu rỗi mạng sống của những người được cho là phiên bản gốc. Sẽ ra sao nếu có chuyện đó xảy ra?
Mãi đừng xa tôi là một cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ hai mươi. “Giả tưởng”, nhưng câu chuyện vẫn thật đến nhói lòng bởi tác giả tưởng tượng rất tinh tế khi tạo dựng từng chi tiết, khi miêu tả từng cảm xúc của nhân vật. Câu chuyện kể về Hailsham, một ngôi trường nội trú chuyên nuôi dạy những đứa trẻ vốn là bản sao vô tính để phục vụ cho mục đích y học. Số phận những đứa trẻ này đã được định đoạt: khi đến tuổi trưởng thành, họ chỉ có mội một nhiệm vụ là hiến nội tạng cho những người bị bệnh cho đến khi nào chết thì thôi. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn.
Kathy, Ruth, Tommy, ba con người, ba tính cách, cùng lớn lên trong ngôi trường nội trú, Kathy điềm tĩnh và dễ chịu, nhân hậu và dường như chưa khi nào hết bình thản trước mọi việc, thậm chí nếu việc đó có làm cô đau khổ thế nào chăng nữa. Sự tốt bụng của cô khiến người ta ấm lòng nhưng lại khiến cô dường như luôn chậm chân hơn người khác. Tommy khờ khạo, dễ nổi nóng nhưng lại rất mực chân thành Tommy phải nói thật là trẻ con, cả ở tuổi mười ba hay mười tám. Hay thậm chí sau đó, phần tính cách này dù có bớt đi ít nhiều, cũng vẫn còn. Anh giống như một đứa trẻ bị bạn bè bỏ rơi trong các trò chơi, hơi ngây ngô. Nhưng trong anh cũng có nhiều ước mơ, nhiều khao khát về sự sống theo đúng nghĩa con người như bất cứ một người hiến nào khác.. Ruth bốc đồng và khao khát muốn khẳng định Ruth là một cô gái cá tính. Cô thông minh, luôn coi mình là chủ xị của cả nhóm, có cái vẻ gì đó hơi ích kỷ, tự mãn, thích ra vẻ, rất sắc sảo và đầy tính chiếm hữu. . Bọn họ là những người bạn thân, rồi sau này là những người tình. Tình cảm họ dành cho nhau, những suy nghĩ, những lời động viên và những hành động họ làm không hề khác biệt với những cặp đôi bình thường khác. họ đã từng là bạn, từng trêu chọc cười đùa, từng cãi vã giận hờn, và đã từng có một tình yêu đẹp. Nhưng cuộc sống của họ quá đỗi ngắn ngủi, khi đang ở độ tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất của họ thì từng người lần lượt ra đi. Họ luôn cho rằng, việc họ làm là chuyện đương nhiên, họ sinh ra là để hiến tạng để chết cho người khác được sống. Họ không thể có con, không thể có việc làm, không thể làm việc trong những văn phòng lộng lẫy, không thể ước mơ trở thành ca sĩ hay làm trong siêu thị, không thể ra nước ngoài, không thể sống đến tuổi trung niên. “Không ai trong các em sẽ sang Mỹ cả, không ai trong các em sẽ thành ngôi sao màn bạc cả. Và không ai trong các em sẽ làm việc trong siêu thị như cô nghe một số em dự định hôm nọ. Cuộc đời các em đã được định sẵn cho các em rồi. Các em sẽ thành người lớn, thế rồi trước khi các em già đi, thậm chí trước khi các em đến tuổi trung niên, các em sẽ bắt đầu hiến những cơ quan nội tạng trọng yếu của các em. Mỗi người trong các em đều được tạo ra để làm việc đó. Các em không giống những diễn viên mà các em xem trong băng video, thậm chí các em cũng không giống như cô. Các em được mang đến thế giới này với một mục đích, và tương lai của các em, tất cả các em, đã được định đoạt Cho nên các em đừng nói những chuyện kiểu đó nữa. Chẳng bao lâu nữa các em sẽ rời khỏi Hailsham, và cái ngày các em chuẩn bị hiến tạng lần đầu, ngày đó không còn xa lắm nữa. Các em cần phải nhớ điều đó. Nếu các em muốn sống cho ra sống, các em phải biết mình là ai và cái gì đang ở phía trước các em, mỗi đứa các em.”.
Câu chuyện mở đầu với lời kể của Kathy - một trong ba nhân vật chính của truyện. Phần đầu câu chuyện, qua dòng hồi tưởng của Kathy cuộc sống trong trường học nội trú Hailsham được hé mở. Như bao đứa trẻ khác, họ đều được học tập và chăm sóc một cách đảm bảm. Những đứa trẻ hồn nhiên cười đùa, tán chuyện, vẽ tranh, đá banh, hàng tuần đều được khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo không có thương tổn cơ thể và nội tạng bên trong. Kathy và Tommy bắt đầu trò chuyện với nhau sau khi có một hiểu nhẩm nhỏ. Một Tommy cục mịch, hay cáu gắt, và được mọi người đặt cho biệt danh là “tên ngốc” đã không may vả vào mặt Kathy vì chiếc áo len cổ lọ cậu thích nhất sau khi mua được trong hội chợ đã bị vấy bẩn. Kể từ đó Tommy, kẻ được coi là ngớ ngẩn không ai muốn lại gần đã có được một người bạn đầu tiên
Cuộc sống của họ ngày qua ngày, quanh bốn bức tường, họ không được phép ra khỏi khuân viên trường học cho đến khi trưởng thành mà cho dù đã rời hỏi trường họ vẫn phải chịu sự giám sát. Nếu như muốn ra ngoài thì kết cục sẽ cực kỳ bi thảm với họ. Đã có một cậu bé vì cãi nhau với bạn của mình mà chạy ra ngoài hàng rào, hai ngày sau người ta tìm thấy cậu ấy trong rừng, bị trói vào một cái cây với chân và tay bị cắt rời. Chết. Còn có một cô bé trèo ra ngoài hàng rào ngay gần cổng trường và khi muốn trở vào cô ấy không được phép, và cô ấy đã chết đói ở đó, ngay cạnh chiếc cổng. Không được phép ra ngoài, điều họ mong chờ nhất trong năm đó chính là ngày hội trao đổi tai Hailsham. Mỗi năm bốn lần Xuân – Hạ - Thu – Đông họ lại có một cuộc kiểu như là triển lãm đồng thời bán tất cả những gì chúng tôi đã làm được trong ba tháng kể từ lần Trao đổi trước. Tranh vẽ, đồ gốm; đủ thứ “tượng điêu khắc” mà họ làm từ bất cứ thứ gì đang là mốt – có thể là những vỏ hộp đập bẹp, hay những nắp chai nhồi vào hộp các-tông. Cứ mỗi thứ góp vào, họ lại được trả những đồng Tiền Trao đổi – các giám thị là người quyết định cái kiệt tác của ta trị giá bao nhiêu –, thế rồi vào ngày Trao đổi họ mang các đồng tiền đó đi xem các thứ trưng bày và “mua” những gì họ thích. Quy tắc là ta chỉ có thể mua những gì do các học sinh cùng niên khóa với mình làm ra. Ngày Trao đổi đối với họ đối với họ có ý nghĩa lớn lao, bỏi họ có thể hoàn thành bộ sưu tập mà họ yêu thích bấy lâu, họ có thể mua được những thứ ở bên ngoài: quần áo, đồ chơi, hay cái áo cổ lọ mà Tommy đã mua. Có lẽ đây là niềm vui duy nhất của họ khi sống trong ngôi trường này
Thời gian trôi đi, họ không còn là những cô bé, cậu bé vô tư hay nổi nóng như trước nữa, họ dần trưởng thành, yêu đương. Ruth và Tommy đến với nhau, tình cảm của Kathy dành cho Tommy đành giấu kín, họ chuyển đến sống trong Nhà Tranh - phần sót lại của một nông trại từng ăn nên làm ra nhiều năm về trước, có một ngôi nhà ở cũ, xung quanh là kho thóc, nhà phụ, chuồng trại. Ở đây họ bắt đầu cuộc sống mới, trải nghiệm nhiều điều mới lạ mà họ chưa bao giờ được làm trước kia, họ cùng nhau xem phim, ăn uống, vui đùa. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu như không có người nhìn thấy nguyên mẫu của Ruth và họ được biết về tin đồn chuyện được hoãn. Nếu Ruth và Tommy yêu nhau, thực sự yêu, yêu thực tình, và nếu các họ có thể chứng tỏ điều ấy ra, thì những người điều hành Hailsham sẽ giải quyết cho hai người. Họ sẽ giải quyết sao cho Ruth và Tommy có thể sống với nhau vài năm trước khi bắt đầu hiến tạng. Chỉ có Ruth tin vào điều đó, và rồi cả ba không thể nói chuyện được với nhau nữa. Kathy quyết định chuyển đi làm người chăm sóc cho những bệnh nhân hiến tạng. Họ không nhận tin tức của nhau cho đến khi Kathy gặp Ruth chuẩn bị trong lần hiến tạng thứ hai. Và cũng sau lần hiến tạng này Ruth đã ra đi mãi mãi.
Tommy và Kathy, theo nguyện vọng cuối cùng của Ruth, cũng đến với nhau trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như một sự bù đắp gấp gáp cho tình yêu cả đời của họ. Họ yêu nhau, hiểu nhau và thực lòng trân trọng nhau. Nhưng để làm gì chứ, khi họ biết chắc rằng rồi mình sẽ bị chia lìa mãi mãi, không cách gì ngăn cản được. Họ đã thử “xin hoãn” lại "nhiệm vụ" của mình. Ba năm thôi. Không. Hai năm. Một năm cũng được, nhưng vô vọng.
“Anh cứ nghĩ mãi về một dòng sông ở nơi nào đó, nước chảy rất xiết. Rồi có hai người đang ở dưới nước, cố ôm chặt nhau, ôm riết nhau hết sức bình sinh, nhưng rốt cuộc cũng không giữ nổi. Dòng nước quá mạnh. Họ đành rời nhau ra, trôi mỗi người một ngả. Anh nghĩ về chúng mình như vậy đó. Thật đáng tiếc, Kath ạ, bởi chúng mình đã yêu nhau suốt đời. Nhưng rốt cuộc chúng mình cũng không thể ở bên nhau mãi mãi.”
Lần hiến thứ tư đã được triệu tập. Và rồi, không thoát khỏi vòng xoáy ấy, Tommy cũng mãi mãi ra đi.
Với công việc là người chăm sóc cho bản sao hiến tạng cho đến khi cũng trở thành người hiến, Kathy đã đối mặt với cái chết của Tommy và Ruth. Cô đã biết trước rằng, với những đứa trẻ được nhân bản vô tính như mình, thì điều đó là không thể thay đổi. Chúng không có cha mẹ, không bao giờ có thể sinh con, và không bao giờ được sống đúng nghĩa như một con người. Nhưng chúng vẫn có những khát vọng về một tương lai không-bao-giờ-tới. Vẫn có nỗi háo hức muốn tìm một nguyên mẫu mà từ đó mình được tạo ra, như những đứa trẻ bị bỏ rơi khao khát tìm được bố mẹ ruột. Chúng chấp nhận số phận của mình như một lẽ đương nhiên, vì chúng được đào tạo để không chống đối lại điều đó dù chỉ là trong tâm tưởng. Nhưng những ý nghĩ nhen nhóm về một cuộc sống hạnh phúc bên cạnh người yêu – dù chỉ là rất ngắn ngủi vẫn không bao giờ tắt. Một ý nguyện muốn trì hoãn số phận vẫn không bao giờ lụi.
Từng mảnh ghép nhỏ bé và không mấy đặc biệt, vậy mà khi hoàn thành bức ghép lớn lại có giá trị sâu sắc đến thế. Đúng như lời tóm tắt truyện, “một tiếng kêu xé lòng về tình yêu và hạnh phúc” của những “con người” mà ngay khi chưa có mặt trên đời đã được sắp xếp trước cái chết. Giống như những giọt nước mắt giấu giếm của các giám thị khi chứng kiến lũ trẻ của mình biết mơ ước, biết khát khao.
Thật ngỡ ngàng và chua xót!
Khoa học tạo ra những bản sao vô tính. Chúng là những con người, có trái tim, có khối óc, có tâm hồn, nhưng quyền sống - quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc đã bị tước đoạt một cách hiển nhiên, lạnh lùng và bình thản. Cho dù chúng hoàn toàn đầy đủ tư cách để được làm một con người thật sự, nhưng chúng đã được lập trình để không có quyền làm mẹ, được tồn tại mà thiếu đi quyền sống, và được yêu nhưng thiếu đi quyền được gắn bó cuộc đời bên nhau.
“Khi tôi quan sát em múa lần đó, tôi thấy một điều khác. Tôi thấy một thế giới mới đang đến nhanh chóng. Khoa học hơn, hiệu quả hơn, thì đúng. Nhiều cách chữa hơn cho những căn bệnh trước kia. Hay lắm. Nhưng là một thế giới nghiệt ngã, độc ác. Còn đây tôi thấy một cô bé, mắt nhắm tịt, ghì chặt vào ngực mình cái thế giới tử tế và nhân hậu trước kia, cái thế giới mà trong thâm tâm cô biết rằng khôngthể còn lại nữa, cho nên cô ghì chặt nó vào lòng, cầu xin nó đừng bao giờ để cô xa nó. Thật ra đó không phải là em, không phải là điều em đang làm, tôi biết. Nhưng tôi nhìn thấy em và cảnh đó khiến tôi đau lòng. Tôi chẳng bao giờ quên được.”
Kết chuyện, Kathy đứng trên một cánh đồng bao la trơ trụi khi giờ đây Hailsham đã bị giải tán. Không còn một chút dấu vết gì của ao vịt, về những phòng học thân thuộc cũng như bóng dáng các cô giám thị nữa. Chỉ còn lại cái “tuổi thơ vui vẻ và nhiều kỷ niệm như bao đứa trẻ khác” mà cô trưởng giám thị Emily đã dành cả cuộc đời để cố gắng giành giật và trao tặng như một nỗ lực duy nhất có thể làm cho các học sinh thân yêu của mình.
Rồi đây có lẽ Kathy cũng sẽ nhận được giấy triệu tập hiến lần đầu tiên. Cô và tất cả những đứa trẻ như cô không bao giờ có tương lai, còn những ước mơ thì đều bị bóp chết một cách nghiệt ngã ngay từ khi chúng chưa kịp hình thành. Nhưng tất cả những gì cô đã trải qua trong quá khứ, Hailsham, Nhà Tranh, Tommy, Ruth… đều là những ký ức mà không ai có thể đánh cắp được. Không bao giờ!
Với giọng điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị Người của chính mình.
Kết
“Mãi đừng xa tôi” không ồn ào, không mãnh liệt, chỉ là các mảnh ký ức rời rạc của Kathy được sắp xếp lại, nhưng thủ pháp mà Kazuo Ishiguro đã sử dụng lại là một phương pháp cô đọng hết sức hiệu quả cho tác phẩm. Gấp cuốn sách lại thì đó đã là một giọt café sánh đặc, thơm, ngon, nhiều cay đắng và không thể nào quên.
Khoa học phát triển. Con người ta có thể nghĩ ra trăm phương nghìn kế để lôi kéo sự sống. Nhưng có phải tàn nhẫn quá không khi họ quyết định nghịch chuyển vòng xoáy sinh tử của đời mình bằng cách chà đạp lên sự sống của người khác? Bóp nát giấc mơ của người khác. Và ngoảnh mặt làm ngơ trước sự cầu xin của họ trên đường đi tới vực thẳm số phận?
Đôi điều về tác giả
Kazuo Ishiguro (sinh năm 1954) là nhà văn Anh gốc Nhật. Theo gia đình sang Anh từ năm 1960, ông tốt nghiệp trường Đại học Kent năm 1978 và nhận bằng Thạc sĩ khóa sáng tác văn chương của trường Đại học East Anglia năm 1980. Tác phẩm đầu tay của ông “A Pale View of Hills” đoạt giải thưởng Winifred Holtby của Hiệp hội Văn học Hoàng gia Anh. Ngoài ra, ông còn giành nhiều giải thưởng khác như giải Whitbread cho cuốn “An Artist of the Floating World”, giải Booker cho cuốn “The Remains of the Day”, đặc biệt là giải Nobel Văn học 2017 với lời nhận định “người, bằng những tiểu thuyết đầy cảm xúc, đã phát hiện ra những vực thẳm phía dưới xúc cảm bay bổng kết nối chúng ta với thế giới.”
Tác giả: Thanh Dung - Bookademy
-----
Họ chấp nhận số phận của mình, như bao người khác đã từng như vậy
Mình cũng đoán trước được là mình sẽ thích cuốn sách này. Một cuốn sách dystopia nhưng không gợi lên vibe của một thế giới phản địa đàng chỉn chu. Cách viết khác hẳn, mang hơi hướng hoài niệm hơn là kiểu nổi loạn trong xã hội dystopia, vì vậy nếu bạn mong một cuốn sách dystopia có nhiều hành động thì tất nhiên, cuốn sách này không dành cho bạn. ⠀
⠀
Cả câu chuyện chỉ đơn thuần là nhân vật chính Kathy kể lại những kỉ niệm của cô với hai người bạn là Tommy và Ruth ở một ngôi trường nội trú đặc biệt Hailsham. Các học sinh của trường sống tách biệt và họ được đưa đến đây giáo dục để sau này thực hiện việc gì đó – việc gì đó chính là yếu tố tạo nên cái “chất” dystopia của truyện, và cũng phải đến giữa truyện ta mới biết yếu tố dystopia đó là gì. ⠀
⠀
Câu chuyện tràn đầy hoài niệm, hồi ức của một quá khứ có vẻ như rất tươi đẹp. Nhìn lại những kí ức này, Kathy kể bằng giọng văn buồn man mác, báo trước cho mình thấy rằng sẽ chẳng có kết thúc tốt đẹp nào. Cả truyện ta sẽ không thấy Kathy chủ động làm gì cả, chỉ có một phần cuối cùng rất nhỏ ở cuối truyện là các nhân vật chính sẽ đứng lên bắt đầu làm gì đó để chống lại xã hội dystopia này, cho dù dễ dàng nhận thấy nỗ lực đó yếu ớt đến nhường nào.⠀
⠀
Nổi bật nhất trong cả truyện là sự bất lực. Mọi sự cố gắng của nhân vật đều không đi đến đâu. Ngay khi có một tia hi vọng le lói thì cũng dễ bị dập tắt. Đơn giản là số phận các nhân vật là như vậy rồi, họ không thể làm gì hơn thế nữa. Họ chấp nhận số phận của mình, như bao người khác đã từng như vậy.
~
Một cuốn sách khiến loài người phải sợ hãi chính mình
Trong cuộc đời, chắc hẳn không hiếm khi ta cảm thấy bản thân mình thiếu hạnh phúc. Chẳng hạn như khi ta mong muốn bất cứ điều gì đó ngoài tầm với, ngoài khả năng của ta. Thế nhưng, điều bất toàn nhất và cũng hoàn hảo nhất trong đời người phải chăng là cái chết? Nó khiến ta sợ hãi khi nghĩ đến, nhưng cũng là động lực để ta sống những ngày ý nghĩa nhất đối với bản thân mình. Bởi nó vô định, ta chẳng biết bao giờ cái chết ấy sẽ thực sự đến.
Vậy sẽ ra sao nếu ta được sinh ra để chết đi? Khi ta biết trước kết cục đời mình sẽ chẳng đi đến đâu xa, ngoài cái chết? Sẽ ra sao nếu ta được sinh ra với thân thể, trí tuệ, tâm hồn của một con người thực thụ, nhưng những ngày ta sống không thế được gọi là “đời người” ?
Đó chính là câu hỏi mà nhà văn Kazuo đặt ra trong cuốn tiểu thuyết của mình, với một câu chuyện viễn tưởng nhưng gần gũi đến mức khiến ta phải rùng mình. Ông viết về cuộc sống, tình bạn, tình yêu, nỗi cô đơn, những khát vọng của những “nhân bản vô tính” của chính loài người chúng ta, trong đó, nhân vật chính tên Kathie, cùng những người bạn của cô, được nuôi dưỡng ở những nơi biệt lập, phục vụ cho mục đích y học vào một ngày không xa.
Năm 1996, loài người nhân bản vô tính cừu Doolly. Kể từ đó đến nay, rất nhiều loài vật khác cũng đã được nhân bản thành công. Còn với loài người thì sao? Điều ấy chắc hẳn không nằm ngoài khả năng của một nền khoa học đang phát triển không ngừng. Và ta biết đấy, có những căn bệnh chỉ có thể được chưa bằng cách thay tạng, mà còn thân thể của ai phù hợp với ta hơn chính ta nữa? Vì lí do này, nhiều người nghĩ đến việc nhân bản vô tính. Thế nhưng, chúng ta vẫn không thể làm điều đó, dù với những mục đích cao cả như nghiên cứu y học, cứu sống loài người. Bởi, nếu có một thân thể sống động nào đấy, cũng mang trí tuệ, tâm hồn với những vui buồn, cô đơn, khát vọng như ta, thì vì sao ta được sống, còn họ thì không? Đọc tác phẩm, ta sẽ không thể không thấy nhói lòng bởi một số chi tiết như khi những đứa trẻ nhân bản bị cấm hút thuốc lá để duy trì sức khỏe, cơ thể tốt nhất; hay khi Kathie và những người bạn được bước ra thế giới thực bên ngoài, chính mắt bắt gặp người nguyên bản của mình từ đằng xa. Đó là những người mà một ngày, khi họ ngã bệnh, những nhân bản vô tính sẽ hiến thân để cứu sống họ.
Những vấn đề nhà văn đặt ra khiến mỗi chúng ta đều phải rùng mình, sợ hãi chính mình. Liệu rằng, còn có một giá trị đích thực nào đó của thế giới mà ta đang sống, vượt lên trên cả giá trị “người”? Con người chúng ta, đâu phải là tất cả, là thượng đẳng, duy nhất như ta vẫn tưởng. Liệu có ngày nào đó, loài người chúng ta dám bất chấp mọi thứ để “con người” được tồn tại nhiều hơn hay không? Vì vậy, tác phẩm cũng đồng thời như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với loài người, rằng dù khoa học, kĩ thuật có phát triển hiện đại đến đâu đi nữa, đừng bao giờ đi ngược lại với những giá trị nhân bản mà ta gìn giữ bấy lâu nay.
Cuối cùng, những người bạn thân, và người yêu muộn màng của nhân vật “tôi” – Kathie đều phải ra đi. Họ buộc phải chấp nhận định mệnh đã được vạch ra từ trước, bất khả thay đổi. Họ được sinh ra để chết đi. Họ sống để chờ đợi cái chết, để “nguyên bản” ngoài kia của họ được tiếp tục cuộc đời. Riêng mình Kathie còn lại chơi vơi nơi cõi người vốn dĩ không dành cho những kẻ như cô. Thế nhưng, Kathie vẫn muốn những người thân yêu ấy mãi mãi không rời xa mình, trong những ngày ngắn ngủi còn lại mà cô được “sống”, bằng cách giữ họ còn trong một góc ký ức tươi đẹp nhất, ở nơi họ được nuôi lớn, với cả mâu thuẫn và hàn gắn, ghét bỏ và yêu thương.
Dẫu cái kết vừa đẹp đẽ vừa đau đớn, riêng với bản thân mình, cuốn tiểu thuyết như một lời van thống thiết:
“Mãi đừng xa tôi” – Hãy mãi đừng rời xa phần Người nơi sâu thẳm nhất trái tim này.
~
Mãi đừng xa tôi và khi con người “tự” trao cuộc sống của mình cho đồng loại
Liệu rằng có sự khác biệt giữa những con người bình thường và những con người nhân bản với tính hay không? Câu chuyện mở ra dưới lời kể, thông qua những mảng kí ức rời rạc của Kathy khi cô lái xe và tưởng tượng ra là mình đang bắt gặp lại ngôi trường cụ Hailsham sẽ cho bạn một câu trả lời chẳng có gì là khác biệt. Những học sinh nhân bản vô tính của trường nội trú Hailsham vẫn được học tập, được vẽ tranh, được kết bạn và được tham gia vào các cuộc trao đổi vật phẩm tự mình làm ra cho nhau. Về mặt bản chất con người, những học sinh ở đây vẫn yêu đương tôi làm tình với nhau dù không có khả năng sinh đẻ, nghi ngờ nhau rồi lại tin lời nhau, tức giận rồi lại hối lỗi, kể cả những trò nghịch dại, những lời che dấu nhau vẫn hiện hữu. Chân thành có, ích kỉ cũng có và những khát khao mang tính nhân bản của con người luôn luôn thường trực trong mỗi học sinh ở đây dù chỉ lóe lên chập chờm trong những suy nghĩ, hành động của họ nhưng chúng ta vẫn có thể nắm bắt được. Câu chuyện cứ thế, diễn ra trong bình lặng với một giọng điệu kể nhẹ nhàng, giống như một mặt biển phẳng lặng, nhưng như những cơn sóng ngầm dưới đấy đại dương, chính cái khoảnh khắc Kathy, Ruth, Tonny và những học sinh nhân bản với tính “tự” trao cuộc sống của mình cho những con người bình thường thì mọi chuyện mới vỡ lẽ ra : Số phận của họ đã được định đoạt, giống hoàn toàn những lời mà cô giáo đã nói với họ khi học chỉ là những đứa trẻ còn chưa hiểu hết tất thẩy và còn vơi đầy những mộng tưởng về tương lai: “ Không ai trong các em sẽ sang Mỹ cả, không ai trong các em sẽ thành ngôi sao màng bạc cả, và không ai trong các em sẽ làm việc trong siêu thị như cô nghe một số em dự định hôm nọ,… các em không giống những diễn viên mà các em xem trong băng video, thậm chí các em cũng không giống như cô. Các em được mang đến thế giới này với một mục đích, và tương lai của các em, tất cả các em đã được định đoạt”. Thì ra sự khác biệt mà ta luôn tìm đó là: Họ, những con người nhân bản vô tính, không có số mệnh nào khác là phải trao đi những phần cơ thể của mình cho những con người bình thường cần ghép tạng, không phải chỉ 1 lần, 2 lần, mà là cho đến khi xong hẳn.
Con người thì ai mà chẳng muốn sống, còn hỏi thì sao? Những giống người nhân bản, được xem là “hạ đẳng” hơn, được tạo ra chỉ nhằm mục đích níu kéo cuộc sống của con người chúng ta. Đến khi thực hiện nhiệm vụ hiến của mình, cái khát khao yêu và được yêu càng mãnh liệt hơn, Kathy, Tommy, Ruth hay những ai đang yêu đều tin vào tin đồn: Nếu 2 người yêu nhau thì họ có thể hoãn số mệnh đó, dù chỉ 3 năm hay ít hơn, nhưng sự thật vẫn là sự thật, không có gì được gọi là “hoãn” cả, họ vẫn phải thực hiện số phận đã được định đoạt từ trước, tất cả chỉ là sự khướt từ đầy đau đớn.
Câu chuyện sẽ không chỉ đem đến một thế giới giả tưởng của riêng tác giả về tương lai, nơi có những ngôi trường chỉ nhằm mục đích nuôi dưỡng những con người nhân bản chỉ để lấy tạng, một thế giới khoa học hơn, hiệu quả hơn nhưng đầy nghiệt ngã, độc ác, mà còn khắc họa nên một nổi buồn bao trùm thời đại mà chúng ta đang sống, nó thật sự đang diễn ra: Vẫn còn những vụ buôn bán người trái phép, các cuộc ghép rạng được thực hiện “trong bóng tối”, và liệu rằng những sự thật này là “tự nguyện” giống như những con người nhân bản đó, chấp nhận số phận không thể tránh khỏi của mình?
Nếu bạn đọc xong cuốn sách, bạn đứng trước một cách đồng mênh mông hoang hoải, nơi chẳng có gì ngoài vài ba ngọn cây vươn đầy rác rưởi, bạn nghĩ về những kí ức của Kathy, bạn nghĩ vè giá trị người của mình, có lẽ bạn cũng sẽ giống như Kathy, một ảo tưởng sẽ hiện lên trước mắt: “Một hình bóng nhỏ xíu sẽ hiện ra trên đường chân trời phía đầu kia cánh đồng, rồi dần dần lớn lên cho đến khi tôi thấy rõ ấy là Tommy, và anh ấy vẫy tay, thậm chí còn gọi tôi” hoặc bạn sẽ thấy chính bạn hay một ai khác mà bạn đã mất đi?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Mãi đừng xa tôi - Lời cảnh báo khẩn thiết về giá trị người -
Chế Diễm Trâm
Vannghedanang
Mãi đừng xa tôi (nguyên tác bằng tiếng Anh: Never let me go, Trần Tiễn Cao Đăng chuyển ngữ) là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Anh gốc Nhật Bản Kazuo Ishiguro. Tác phẩm được sáng tác năm 2005, được tạp chí Time Magazine xếp vào danh sách 100 cuốn tiểu thuyết Anh hay nhất từ năm 1923 đến năm 2005, đưa Ishiguro đến vinh quang giải Nobel Văn chương năm 2017.
Tạp chí Time đã nhận định bảo chứng cho cuốn tiểu thuyết này như sau: “vừa hấp dẫn vừa xúc động lòng người... một tiểu thuyết kỳ tài, với sự căng thẳng thắt gút và với nỗi đớn đau chôn chặt”. Lời nhận định nửa kín nửa mở ấy trên bìa gấp cuốn sách gây tò mò cho bạn đọc đến mức không thể không xông pha vào ma trận ngôn từ đầy ẩn ý và biểu tượng của tác phẩm.
Mãi đừng xa tôi thuộc thể loại tiểu thuyết khoa học giả tưởng về một giải pháp khoa học nhân danh vì con người, phục vụ con người nhưng rất phản nhân văn, đang bị loài người tẩy chay, lên án - phương pháp nhân bản vô tính.
Năm 1996, cừu nhân bản vô tính Dolly ra đời. Đây là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính. Với sự hiện diện của cừu Dolly, giới khoa học đã dự báo: “Về mặt lý thuyết, sinh sản vô tính người hoàn toàn có thể thực hiện được khi bản đồ gene người được công bố năm 2000”. Tuy nhiên, từ quan sát cừu Dolly, giới khoa học nhìn ra nhiều cảnh báo. Đó là nó có dấu hiệu bị lão hóa khi mới một tuổi, bị viêm khớp lúc năm tuổi và chết lúc sáu tuổi - một nửa của tuổi thọ trung bình của loài cừu. Cừu Dolly đã nhận “cái chết êm ái” (một mũi tiêm) để thoát khỏi bệnh viêm phổi hành hạ.
Vì những lẽ trên, những dự báo khoa học cho thấy nhân bản vô tính người sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề đạo đức như tỉ lệ rủi ro rất lớn (tỉ lệ tế bào sống sót rất thấp, trong khi tế bào trứng để nhân bản là nguồn tài nguyên không dễ có), dễ sẩy thai (do nhau thai quá khổ, máu lưu thông khó, vì vậy bào thai khó phát triển), sức khỏe kém, v.v...
Điều mà những nhà nhân văn học lo ngại nếu như nhân bản vô tính con người được tiến hành thì vấn đề không chỉ là những kết quả y khoa nói trên có thể tạo ra những cá thể người khiếm khuyết mà quan trọng là, con người đã bị đối xử như vật liệu thô, cung ứng các nội tạng để thay thế cho các nội tạng bị bệnh, bị phá hủy. Và như thế, đó là vấn đề thuộc về đạo đức. Tiến sĩ Robert Lanza (Mỹ) đã nói về cơn ác mộng nhân bản người: “Rất nhiều người coi việc nhân bản vô tính là một việc làm rất đáng ghê tởm, không tự nhiên và đáng lo ngại”.
Trên tinh thần cảnh báo về một tương lai đen tối của giá-trị-người, nhà văn Kazuo Ishiguro đã nghiền ngẫm viễn cảnh thê thảm của những cá thể người nhân bản vô tính nhằm mục đích hiến tạng. Tiểu thuyết khoa học giả tưởng cho phép nhà văn phát huy tối đa trí tưởng tượng về thế giới tâm hồn nhạy cảm của những con người được sinh ra bất bình thường nên cũng không được đối xử là con người. Bi kịch ở chỗ là họ có đầy đủ bản tính người, tâm hồn người với tất cả buồn đau, sợ hãi, cảm xúc tình bạn tình yêu, ham muốn khát khao... nhưng lại bị đối xử là “giống gì khác chứ không hẳn là người”!
Tác phẩm lấy bối cảnh nước Anh năm 1990. Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa ba người bạn: Kathy (người kể chuyện), Tommy và Ruth. Truyện mở ra từ những dòng hồi ức của Kath hồi thiếu thời trong trường nội trú Hailsham. Đó là ngôi trường đặc biệt, dành để nuôi dạy những đứa trẻ được nhân bản vô tính với mục đích cho những lần hiến tạng cho con người khi họ trưởng thành. Giờ đây, khi Ruth không còn trên cõi đời, Tommy “đã xong hẳn” sau lần hiến thứ tư, Kath đã ba mươi mốt tuổi, làm nghề chăm sóc hơn mười một năm, “nhận ra mình đang đi trên một con đường chưa bao giờ đến”, cô cảm thấy cô đơn và bất an biết bao!
Tác phẩm gồm 23 chương chia thành ba phần: phần thứ nhất 9 chương, phần thứ hai 8 chương, phần cuối 6 chương. Phần thứ nhất tại trường nội trú Hailsham với những thắc mắc, những câu hỏi không bao giờ được giải đáp, chính là để chuẩn bị cho những ưu tư, day dứt về giá-trị-người của thế giới những con người có mặt trên đời không ngoài gì khác chỉ là để hiến tạng! Phần hai là giai đoạn họ rời trường năm mười sáu tuổi, đến Nhà Tranh để chuẩn bị tâm thế hiến tạng. Phần cuối, ngắn nhất, vì đó là quãng thời gian đi đến kết cục rất nhanh khi Ruth và Tommy là người hiến tạng, Kath là người chăm sóc. Kath làm công việc này “rất cừ” - những người hiến được Kath chăm sóc hồi phục nhanh đến độ ngoạn mục và giữ được sự “bình thản”, không “bị kích động” - nên cô được “quyền chọn người chăm sóc”. Cô trở thành người chăm sóc Ruth sau khi Ruth trải qua lần hiến tạng thứ nhất “diễn ra hoàn toàn không suôn sẻ”. Sau khi Ruth “xong hẳn” sau lần hiến tạng thứ hai, Kath trở thành người chăm sóc Tommy sau khi anh đã qua hai lần hiến.
Những ngày tháng tại Hailsham, những cô cậu nhỏ chỉ có bạn bè và giáo viên, giám thị trong một khuôn viên rộng được bao bọc bởi hàng rào thành một thế giới cách biệt. Họ được học hành, chơi thể thao, phát huy “khả năng sáng tạo” nghệ thuật như làm thơ, vẽ tranh,... Họ còn được tự do yêu nhau, khá tự do quan hệ tình dục mà sau này Kath mới nhận ra tất cả chỉ để họ phát triển thành những con người thật sự - “những kẻ phức tạp tinh tế”. Mỗi năm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông - họ lại có một cuộc kiểu như triển lãm, là dịp “bán” đi tất cả những gì họ đã làm được trong ba tháng kể từ lần trao đổi trước. Đồng thời đó là dịp họ làm đầy lên bộ sưu tập của mình khi đem những “đồng tiền” “bán” được hàng để “mua” lại những thứ mình thích, như tranh vẽ, đồ gốm, tượng, kể cả những bài thơ...
Vậy phải chăng Hailsham khá êm đềm và đầy mơ mộng là nơi chuẩn bị để có được những bộ phận nội tạng tốt nhất? Điều đáng nói là, cuộc chuẩn bị âm thầm đó bị che đậy bởi “luật không bàn về sự hiến tạng”. Các bạn trẻ được giáo dục là họ không thể có con, họ phải tránh bị bệnh về tình dục, nhưng vì sao lại thế thì họ không được nói cho biết. Họ có ước mơ, khát vọng nhưng lại không được giáo dục ước mơ, khát vọng. Chẳng hạn, Kathy có niềm ước mơ làm mẹ qua hành động cô ôm chiếc gối ru khẽ đứa con đầu lòng tưởng tượng theo điệu nhạc bài hát [giả tưởng] Mãi đừng xa mẹ. Cảnh tượng ấy bị Madame - một giám thị chỉ xuất hiện khi Hailsham tổ chức các cuộc triển lãm, và sau khi Madame rời trường thì một vài bức tranh vẽ của học sinh lại biến mất, bắt gặp nhưng rồi cũng bị chìm đi, không một ai nhắc nhỏm.
Họ bị che giấu sự thật. Chính vì vậy, giáo viên trường nội trú Hailsham phần lớn là né tránh sự thật về số phận các cô cậu học trò nhỏ. Chỉ riêng cô Lucy - người có “phong cách mạnh mẽ” - thì cứ “run bần bật” giận dữ mỗi khi muốn tiết lộ bí mật cho học sinh của mình nhưng lại không thể làm trái quy chế nhà trường. Vì thế, trường nội trú Hailsham tưởng chừng đâu là tháng ngày êm đềm nhất thì hóa ra lại là chuỗi ngày mù mờ nhất, thường trực một dấu hỏi âm thầm to tướng về tương lai.
Sau trường Hailsham, họ được phân ra, chuyển đến một số nơi “có mối liên hệ rất mong manh với Hailsham” như Lâu đài Trắng xứ Wales, Nông trại Liễu ở Dorset... Riêng bộ ba Kathy, Tommy và Ruth đến Nhà Tranh. Một câu hỏi lớn ám ảnh trong giai đoạn này chính là nguyên mẫu của họ, “ai cũng băn khoăn về chuyện ai là nguyên mẫu của mình”. Một chuyến đi của họ đến Norfork để đi tìm nguyên mẫu của Ruth với hy vọng mơ hồ của Ruth rằng cô sẽ thực hiện được giấc mơ “sẽ có một cuộc sống giống y như nguyên mẫu” của mình trong một văn phòng sáng choang.
Còn Kath, vẫn băn khoăn về nguyên mẫu của cô ấy, bởi vì ngay từ thời còn ở Hailsham, Kath thường tìm xem tạp chí sex, có những khát khao tình dục với những người tình một đêm, thậm chí “muốn làm chuyện đó với bất cứ ai”. Giả thiết mà Ruth đưa ra cho Kath không phải không có căn cứ: “Chúng ta được lấy mẫu từ những thứ rác rưởi. Nghiện ngập, đĩ điếm, rượu chè, lang thang đầu đường xó chợ. Có khi còn bị kết án không chừng, đó là chưa kể còn bị tâm thần. Chúng ta từ đó mà ra đấy.”
Phần thứ ba có hai sự kiện lớn với ba nhân vật. Đó là lần cả ba đi xem chiếc tàu đắm trên đầm lầy và chuyến đi của Kath với Tommy đi tìm Madame với hy vọng Tommy sẽ được hoãn lần hiến tạng thứ tư bởi một lời đồn: những cặp đôi yêu nhau thật sự sẽ được tạm hoãn vài ba năm, có khi hoãn vĩnh viễn.
Hình ảnh “con thuyền vẫn bị mắc cạn trên đầm lầy dưới ánh mặt trời nhợt nhạt”, “thấy rõ lớp sơn của nó đã nứt nẻ, bộ khung gỗ của buồng lái nhỏ sắp sụp đến nơi. Đã có thời nó được sơn màu thiên thanh, nhưng bây giờ trông nó hầu như trắng phớ dưới bầu trời” thật bi thương và ám ảnh! Câu hỏi tại sao chiếc thuyền chết dần tồn tại trên bãi lầy mà câu trả lời là câu chuyện của ba người về những người đã “xong hẳn” sau lần hiến thứ hai, thứ ba.. cùng kết cục của Ruth sau đó ít lâu, “dứt hẳn” sau lần hiến tạng thứ hai của cô ấy.
Khi Tommy nhận được thông báo cho lần hiến tạng thứ tư thì trong anh dấy lên một khát khao mãnh liệt là được hoãn. Anh đã chuẩn bị khá kỹ cho chuyến đi đến gặp Madame - người mà anh và Kath tin rằng có thể giúp cho những cặp đôi yêu nhau có thể “tạm hoãn” hiến tạng. Không những thế, Tommy còn cẩn trọng chuẩn bị những bức vẽ về những “con vật tưởng tượng”, những “sinh vật hoang đường” để chứng minh rằng “mình là người đặc biệt”. Thương thay, tại đó, họ gặp lại cô Emily - cô giáo cũ của Hailsham - để nghe nhiều sự thật tê tái mà trước đây họ còn hồ nghi. Các tác phẩm nghệ thuật của học sinh Hailsham biến mất một cách bí ẩn chính là vì “chúng tôi lấy tác phẩm của các em đi vì chúng tôi nghĩ chúng sẽ phát lộ tâm hồn của các em. Hoặc nói chính xác hơn, chúng tôi làm vậy để chứng minh rằng các em cũng có tâm hồn”, “chúng tôi chứng tỏ cho thế giới thấy, nếu các học sinh được nuôi dạy trong môi trường nhân đạo, có văn hóa thì lớn lên chúng có thể trở nên nhạy cảm và thông minh như bất cứ người thường nào”.
Nhưng dẫu có chứng minh được điều đó thì cô Emily và Madame Marie-Claude, cả cô Lucy vẫn không thể “chở che”, không thể “phản đối toàn bộ cung cách tiến hành chương trình hiến tạng”. Số phận học sinh Hailsham tuy về điều kiện vật chất hơn hẳn những trung tâm khác, vẫn “bị đối xử tàn tệ”: “Dù người ta áy náy đến thế nào về sự hiện hữu của các em, mối quan tâm lớn nhất của người ta vẫn là con cái họ, vợ chồng họ, cha mẹ họ, bạn bè họ đừng chết vì ung thư, vì bệnh ở thần kinh vận động, vì bệnh tim. Thành thử suốt một thời gian dài các em cứ bị giữ trong bóng tối, và người ta cố hết sức để đừng nghĩ tới các em. Mà dù có nghĩ đi nữa, người ta cũng cố tự thuyết phục mình rằng các em không thực sự giống chúng tôi. Rằng các em thấp kém hơn con người, nên điều đó chẳng hệ trọng gì”.
Đó là những sự thực trần trụi làm Tommy đau đớn, tuyệt vọng thét lên “hoảng loạn”, “cuồng nộ” khi anh đề nghị Kath dừng xe, và “anh cần ra ngoài một chút” trên đường về lại trung tâm Kingsfield. Tommy cũng vứt những bức tranh anh đã từng chăm chút vẽ ra ngoài khung cửa xe vì giờ đây chúng chẳng có chút ý nghĩa gì nữa cả.
Riêng Kathy, cô đã lý giải những giọt nước mắt của Madame lúc cô còn là học sinh nội trú của Hailsham khi cô ghì chặt một chiếc gối, mắt nhắm lại và múa theo bài hát Mãi đừng xa mẹ. Nhắm mắt, nhưng cô vẫn có cảm giác có ai đang quan sát mình. Khi mở mắt ra, cô kịp thoáng thấy Madame mắt đẫm lệ nhưng đã nhanh chóng biến mất. Giờ đây, Kath được nghe lời giải thích từ Madame: “Tôi khóc vì một lý do hoàn toàn khác [...] tôi thấy một thế giới mới đang đến nhanh chóng. Khoa học hơn, hiệu quả hơn, thì đúng. Nhiều cách chữa hơn cho những căn bệnh trước kia. Hay lắm. Nhưng là một thế giới nghiệt ngã, độc ác. Còn đây tôi thấy một cô bé, mắt nhắm tịt, ghì chặt vào ngực mình cái thế giới tử tế và nhân hậu [...] cảnh đó khiến tôi đau lòng”.
Trên đường cùng Tommy trở về, Kath “chỉ chọn đi những con đường tối nhất” mà cô biết, “cảm thấy dường như những con đường phụ tối tăm kia của đất nước này chỉ tồn tại cho những kẻ như chúng tôi, trong khi các xa lộ lớn đèn điện sáng trưng với những bảng quảng cáo đồ sộ và những quán cà phê thượng hạng thì dành cho tất cả những người khác”. Kath ôm lấy Tommy đang vùng vẫy la thét “cho tới khi anh không la hét nữa. Rồi tôi nhận ra anh cũng đã choàng tay ôm lấy tôi. Và chúng tôi cứ đứng như thế, trên đỉnh cánh đồng kia, lâu tưởng đến hàng thế kỷ, không nói gì hết, chỉ ôm nhau, trong khi gió cứ quật tơi bời vào chúng tôi, giật đùng đùng quần áo chúng tôi, và trong một khoảnh khắc, có cảm giác như chúng tôi ôm nhau như thế bởi đó là cách duy nhất để chúng tôi không bị gió cuốn phăng vào đêm tối”. Tác phẩm là tiếng kêu thống thiết về sự bất công của loài người ích kỷ khi tạo ra những nhân bản người với thế giới tâm hồn người hết sức tinh tế, với “cái ngã nội tại” của từng người nhưng lại bị đối xử chỉ là nguồn cung cấp nội tạng để thay thế.
Tommy sau khi nhận chân sự thật, anh đã “chấp nhận sự thật” trong “trống rỗng”, đến với lần hiến thứ tư trước khi “tắt nghỉ” vĩnh viễn sau khi đã từ chối Kath là người tiếp tục chăm sóc. Có lẽ, Tommy không muốn Kath chứng kiến giây phút mình “xong hẳn”. Kath “đã mất Ruth”, “rồi mất Tommy”, cô hoàn toàn đơn độc và hoang mang. Giờ đây, Hailsham cũng đã đóng cửa, Kath đang trong những ngày tháng cuối cùng của mười hai năm dài dặc trong vai trò người chăm sóc. Cô lái xe từ nơi này đến nơi khác, “lái đến nơi tôi phải đến, dù đó là nơi nào đi nữa”. Kết thúc truyện đã “làm rung lên những chiếc chuông báo động ở xa xăm” cho những giải pháp khoa học phi nhân văn của nhân loại.
Cuốn tiểu thuyết chọn thủ pháp dòng ý thức - một thủ pháp nghệ thuật của văn học thế kỷ XX - để câu chuyện được hồi kể qua nhân vật Kathy. Truyện mở đầu khi Kathy ở tuổi ba mươi mốt, đã làm người chăm sóc hơn mười một năm và kết thúc cũng tại thời điểm ấy. Dòng hồi tưởng đan cài tiềm thức mơ hồ của Kath cho phép đồng hiện hiện tại và quá khứ, thực tại và những giấc mơ, những hình ảnh bất chợt bắt lấy và những liên tưởng không đầu không cuối. Những độc thoại dày đặc đan xen với những đối thoại đậm tính phán đoán mơ hồ là kỹ thuật để nhà văn bóc tách qua từng chương truyện, phần truyện, mang tới một tình huống nhận thức về một vấn đề khoa học giả tưởng cho độc giả. Hai mươi ba chương sách giải mã quá trình Kath và Tommy đi tìm tình yêu đích thực cũng là đi tìm câu trả lời cho những bí ẩn day dứt suốt cuộc đời ngắn ngủi của họ: ta là ai, tại sao ta tồn tại trên cuộc đời này, tương lai của ta ra sao? Bởi vậy, tạp chí Entertainment Weekly đã nhận định về cuốn tiểu thuyết như sau: “Gây bứt rứt đến cùng cực, tiết chế đến độ hoàn hảo... Sức mạnh không cưỡng nổi của cuốn sách này là nhờ năng lực vô song của Ishiguro trong việc phô bày phần cốt lõi tăm tối của nó một cách cẩn thận, từng tí một”.
Liên quan đến những liên tưởng nội tâm, Kazuo Ishiguro đã phác họa nhiều hình ảnh biểu tượng, trong đó có một biểu tượng trở đi trở lại ám ảnh nội tâm nhân vật và người đọc: cái hàng rào kẽm gai! Kathy hồi nhớ tiết dạy tiếng Anh của cô Lucy tại Hailsham, học sinh đang làm thơ bỗng dưng lại chuyển sang những hàng rào điện trong các trại tù binh hồi Thế chiến II. Trong khi quan sát học sinh của mình giả vờ chạm tay vào hàng rào điện, cô Lucy bỗng nói: “Cũng chẳng khác gì hàng rào ở Hailsham không cắm điện. Đôi khi các em vẫn gặp những tai nạn khủng khiếp”. Lần cả ba cùng nhau đi tìm cái thuyền mắc cạn trên đầm lầy, phải chui qua một hàng rào kẽm gai, Kath nhận ra “Ruth trông thật sự lo lắng”. Đó là lần cuối cùng Ruth ra khỏi trung tâm Dover trước khi tiến hành cuộc hiến tạng thứ hai, cũng là lần “xong hẳn” của cô. Còn Kath, khi còn lại một mình trên cõi đời, “thấy mình đang đứng trước nhiều hecta đất cày. Có một hàng rào ngăn không cho tôi bước vào cánh đồng, gồm hai hàng dây kẽm gai [...]. Và dọc hàng rào, đặc biệt là dọc hàng kẽm gai bên dưới có đủ thứ rác rưởi mắc vào chằng chịt”. Đó là lằn ranh giữa số phận họ - những người nhân bản có mặt trên đời chỉ để phục vụ cho việc hiến tạng, thực chất là để thay thế khi ai đó cần đến - với thế giới loài người vô cảm, lạnh lùng, độc ác. Họ bị “lừa gạt”, bị bưng bít sự thật, bị phân biệt đối xử chẳng khác gì “những thứ rác rưởi” bên trong hàng rào kẽm gai. Cuối cùng, họ sẽ tan loãng âm thầm, không một dư thanh bên trong khuôn viên bị bao bọc bởi những hàng rào điện vô hình.
Văn chương sẽ không chút giá trị nếu không vì con người. Văn học có và cần có chức năng cảnh báo loài người. Tác phẩm của những nhà văn luôn day dứt, băn khoăn về con người sẽ biết cất lên những lời dự báo tiên cảm cho nhân loại. Có lẽ đó cũng là tiêu chí cho giải Nobel Văn học. Tác phẩm Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia Márquez - Nhà văn đoạt giải Nobel năm 1982) là một tiểu thuyết hiện thực huyền ảo về một dòng họ sống khuất nẻo trong một thung lũng, loạn luân chung chạ. Đứa cháu cuối cùng của dòng họ có đuôi lợn, báo hiệu sự tuyệt diệt của cả dòng họ qua một trăm năm. Dường như ngoài những vấn đề thuộc xã hội châu Mỹ Latinh, nhà văn muốn cảnh báo: trong xã hội hiện đại, nếu các quốc gia, dân tộc cứ đóng cửa, bế quan tỏa cảng thì sẽ không khác gì những quái thai của thời đại.
Mãi đừng xa tôi (Kazuo Ishiguro) dựng lên một thế giới nhân vật giả tưởng đan cài nhiều nhân vật “thật tưởng” để gióng lên tiếng chuông khẩn thiết cứu lấy giá trị người khi sinh sản vô tính phi tự nhiên đã dấy lên nhiều tranh cãi về đạo đức, thậm chí nhiều người còn cho là thảm họa. Kazuo Ishiguro bằng trực giác đã tiên cảm viễn cảnh đen tối của những cá thể người nhân bản khi họ có một thế giới nhân cách, tâm hồn như những con người bình thường nhưng lại bị đối xử không phải là người. Từ đó, nhà văn là người tiên liệu sự phi nhân đạo của mặt trái của thành tựu công nghệ sinh học nhân bản vô tính. Sâu thẳm hơn, tác phẩm đánh động mỗi bạn đọc trách nhiệm nhận thức lại về tình yêu, tình bạn, tình người, buộc người đọc suy tư không dứt về giá trị con người của chính mình trong mối liên hệ với xã hội.
Hội đồng trao giải Nobel đã nhận định về Kazuo Ishiguro: “Bằng những cảm xúc dạt dào, văn chương của Kazuo Ishiguro đánh thức góc sâu thẳm, huyền bí trong chúng ta về mối liên hệ với thế giới”(1). Phải chăng, đến nay, giải pháp nhân bản vô tính để cấy ghép nội tạng chưa trở thành hiện thực có phần đóng góp không nhỏ của Mãi đừng xa tôi của nhà văn - nhà tiên tri Kazuo Ishiguro?
Chế Diễm Trâm
Vannghedanang
Mãi đừng xa tôi (nguyên tác bằng tiếng Anh: Never let me go, Trần Tiễn Cao Đăng chuyển ngữ) là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Anh gốc Nhật Bản Kazuo Ishiguro. Tác phẩm được sáng tác năm 2005, được tạp chí Time Magazine xếp vào danh sách 100 cuốn tiểu thuyết Anh hay nhất từ năm 1923 đến năm 2005, đưa Ishiguro đến vinh quang giải Nobel Văn chương năm 2017.
Tạp chí Time đã nhận định bảo chứng cho cuốn tiểu thuyết này như sau: “vừa hấp dẫn vừa xúc động lòng người... một tiểu thuyết kỳ tài, với sự căng thẳng thắt gút và với nỗi đớn đau chôn chặt”. Lời nhận định nửa kín nửa mở ấy trên bìa gấp cuốn sách gây tò mò cho bạn đọc đến mức không thể không xông pha vào ma trận ngôn từ đầy ẩn ý và biểu tượng của tác phẩm.
Mãi đừng xa tôi thuộc thể loại tiểu thuyết khoa học giả tưởng về một giải pháp khoa học nhân danh vì con người, phục vụ con người nhưng rất phản nhân văn, đang bị loài người tẩy chay, lên án - phương pháp nhân bản vô tính.
Năm 1996, cừu nhân bản vô tính Dolly ra đời. Đây là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính. Với sự hiện diện của cừu Dolly, giới khoa học đã dự báo: “Về mặt lý thuyết, sinh sản vô tính người hoàn toàn có thể thực hiện được khi bản đồ gene người được công bố năm 2000”. Tuy nhiên, từ quan sát cừu Dolly, giới khoa học nhìn ra nhiều cảnh báo. Đó là nó có dấu hiệu bị lão hóa khi mới một tuổi, bị viêm khớp lúc năm tuổi và chết lúc sáu tuổi - một nửa của tuổi thọ trung bình của loài cừu. Cừu Dolly đã nhận “cái chết êm ái” (một mũi tiêm) để thoát khỏi bệnh viêm phổi hành hạ.
Vì những lẽ trên, những dự báo khoa học cho thấy nhân bản vô tính người sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề đạo đức như tỉ lệ rủi ro rất lớn (tỉ lệ tế bào sống sót rất thấp, trong khi tế bào trứng để nhân bản là nguồn tài nguyên không dễ có), dễ sẩy thai (do nhau thai quá khổ, máu lưu thông khó, vì vậy bào thai khó phát triển), sức khỏe kém, v.v...
Điều mà những nhà nhân văn học lo ngại nếu như nhân bản vô tính con người được tiến hành thì vấn đề không chỉ là những kết quả y khoa nói trên có thể tạo ra những cá thể người khiếm khuyết mà quan trọng là, con người đã bị đối xử như vật liệu thô, cung ứng các nội tạng để thay thế cho các nội tạng bị bệnh, bị phá hủy. Và như thế, đó là vấn đề thuộc về đạo đức. Tiến sĩ Robert Lanza (Mỹ) đã nói về cơn ác mộng nhân bản người: “Rất nhiều người coi việc nhân bản vô tính là một việc làm rất đáng ghê tởm, không tự nhiên và đáng lo ngại”.
Trên tinh thần cảnh báo về một tương lai đen tối của giá-trị-người, nhà văn Kazuo Ishiguro đã nghiền ngẫm viễn cảnh thê thảm của những cá thể người nhân bản vô tính nhằm mục đích hiến tạng. Tiểu thuyết khoa học giả tưởng cho phép nhà văn phát huy tối đa trí tưởng tượng về thế giới tâm hồn nhạy cảm của những con người được sinh ra bất bình thường nên cũng không được đối xử là con người. Bi kịch ở chỗ là họ có đầy đủ bản tính người, tâm hồn người với tất cả buồn đau, sợ hãi, cảm xúc tình bạn tình yêu, ham muốn khát khao... nhưng lại bị đối xử là “giống gì khác chứ không hẳn là người”!
Tác phẩm lấy bối cảnh nước Anh năm 1990. Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa ba người bạn: Kathy (người kể chuyện), Tommy và Ruth. Truyện mở ra từ những dòng hồi ức của Kath hồi thiếu thời trong trường nội trú Hailsham. Đó là ngôi trường đặc biệt, dành để nuôi dạy những đứa trẻ được nhân bản vô tính với mục đích cho những lần hiến tạng cho con người khi họ trưởng thành. Giờ đây, khi Ruth không còn trên cõi đời, Tommy “đã xong hẳn” sau lần hiến thứ tư, Kath đã ba mươi mốt tuổi, làm nghề chăm sóc hơn mười một năm, “nhận ra mình đang đi trên một con đường chưa bao giờ đến”, cô cảm thấy cô đơn và bất an biết bao!
Tác phẩm gồm 23 chương chia thành ba phần: phần thứ nhất 9 chương, phần thứ hai 8 chương, phần cuối 6 chương. Phần thứ nhất tại trường nội trú Hailsham với những thắc mắc, những câu hỏi không bao giờ được giải đáp, chính là để chuẩn bị cho những ưu tư, day dứt về giá-trị-người của thế giới những con người có mặt trên đời không ngoài gì khác chỉ là để hiến tạng! Phần hai là giai đoạn họ rời trường năm mười sáu tuổi, đến Nhà Tranh để chuẩn bị tâm thế hiến tạng. Phần cuối, ngắn nhất, vì đó là quãng thời gian đi đến kết cục rất nhanh khi Ruth và Tommy là người hiến tạng, Kath là người chăm sóc. Kath làm công việc này “rất cừ” - những người hiến được Kath chăm sóc hồi phục nhanh đến độ ngoạn mục và giữ được sự “bình thản”, không “bị kích động” - nên cô được “quyền chọn người chăm sóc”. Cô trở thành người chăm sóc Ruth sau khi Ruth trải qua lần hiến tạng thứ nhất “diễn ra hoàn toàn không suôn sẻ”. Sau khi Ruth “xong hẳn” sau lần hiến tạng thứ hai, Kath trở thành người chăm sóc Tommy sau khi anh đã qua hai lần hiến.
Những ngày tháng tại Hailsham, những cô cậu nhỏ chỉ có bạn bè và giáo viên, giám thị trong một khuôn viên rộng được bao bọc bởi hàng rào thành một thế giới cách biệt. Họ được học hành, chơi thể thao, phát huy “khả năng sáng tạo” nghệ thuật như làm thơ, vẽ tranh,... Họ còn được tự do yêu nhau, khá tự do quan hệ tình dục mà sau này Kath mới nhận ra tất cả chỉ để họ phát triển thành những con người thật sự - “những kẻ phức tạp tinh tế”. Mỗi năm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông - họ lại có một cuộc kiểu như triển lãm, là dịp “bán” đi tất cả những gì họ đã làm được trong ba tháng kể từ lần trao đổi trước. Đồng thời đó là dịp họ làm đầy lên bộ sưu tập của mình khi đem những “đồng tiền” “bán” được hàng để “mua” lại những thứ mình thích, như tranh vẽ, đồ gốm, tượng, kể cả những bài thơ...
Vậy phải chăng Hailsham khá êm đềm và đầy mơ mộng là nơi chuẩn bị để có được những bộ phận nội tạng tốt nhất? Điều đáng nói là, cuộc chuẩn bị âm thầm đó bị che đậy bởi “luật không bàn về sự hiến tạng”. Các bạn trẻ được giáo dục là họ không thể có con, họ phải tránh bị bệnh về tình dục, nhưng vì sao lại thế thì họ không được nói cho biết. Họ có ước mơ, khát vọng nhưng lại không được giáo dục ước mơ, khát vọng. Chẳng hạn, Kathy có niềm ước mơ làm mẹ qua hành động cô ôm chiếc gối ru khẽ đứa con đầu lòng tưởng tượng theo điệu nhạc bài hát [giả tưởng] Mãi đừng xa mẹ. Cảnh tượng ấy bị Madame - một giám thị chỉ xuất hiện khi Hailsham tổ chức các cuộc triển lãm, và sau khi Madame rời trường thì một vài bức tranh vẽ của học sinh lại biến mất, bắt gặp nhưng rồi cũng bị chìm đi, không một ai nhắc nhỏm.
Họ bị che giấu sự thật. Chính vì vậy, giáo viên trường nội trú Hailsham phần lớn là né tránh sự thật về số phận các cô cậu học trò nhỏ. Chỉ riêng cô Lucy - người có “phong cách mạnh mẽ” - thì cứ “run bần bật” giận dữ mỗi khi muốn tiết lộ bí mật cho học sinh của mình nhưng lại không thể làm trái quy chế nhà trường. Vì thế, trường nội trú Hailsham tưởng chừng đâu là tháng ngày êm đềm nhất thì hóa ra lại là chuỗi ngày mù mờ nhất, thường trực một dấu hỏi âm thầm to tướng về tương lai.
Sau trường Hailsham, họ được phân ra, chuyển đến một số nơi “có mối liên hệ rất mong manh với Hailsham” như Lâu đài Trắng xứ Wales, Nông trại Liễu ở Dorset... Riêng bộ ba Kathy, Tommy và Ruth đến Nhà Tranh. Một câu hỏi lớn ám ảnh trong giai đoạn này chính là nguyên mẫu của họ, “ai cũng băn khoăn về chuyện ai là nguyên mẫu của mình”. Một chuyến đi của họ đến Norfork để đi tìm nguyên mẫu của Ruth với hy vọng mơ hồ của Ruth rằng cô sẽ thực hiện được giấc mơ “sẽ có một cuộc sống giống y như nguyên mẫu” của mình trong một văn phòng sáng choang.
Còn Kath, vẫn băn khoăn về nguyên mẫu của cô ấy, bởi vì ngay từ thời còn ở Hailsham, Kath thường tìm xem tạp chí sex, có những khát khao tình dục với những người tình một đêm, thậm chí “muốn làm chuyện đó với bất cứ ai”. Giả thiết mà Ruth đưa ra cho Kath không phải không có căn cứ: “Chúng ta được lấy mẫu từ những thứ rác rưởi. Nghiện ngập, đĩ điếm, rượu chè, lang thang đầu đường xó chợ. Có khi còn bị kết án không chừng, đó là chưa kể còn bị tâm thần. Chúng ta từ đó mà ra đấy.”
Phần thứ ba có hai sự kiện lớn với ba nhân vật. Đó là lần cả ba đi xem chiếc tàu đắm trên đầm lầy và chuyến đi của Kath với Tommy đi tìm Madame với hy vọng Tommy sẽ được hoãn lần hiến tạng thứ tư bởi một lời đồn: những cặp đôi yêu nhau thật sự sẽ được tạm hoãn vài ba năm, có khi hoãn vĩnh viễn.
Hình ảnh “con thuyền vẫn bị mắc cạn trên đầm lầy dưới ánh mặt trời nhợt nhạt”, “thấy rõ lớp sơn của nó đã nứt nẻ, bộ khung gỗ của buồng lái nhỏ sắp sụp đến nơi. Đã có thời nó được sơn màu thiên thanh, nhưng bây giờ trông nó hầu như trắng phớ dưới bầu trời” thật bi thương và ám ảnh! Câu hỏi tại sao chiếc thuyền chết dần tồn tại trên bãi lầy mà câu trả lời là câu chuyện của ba người về những người đã “xong hẳn” sau lần hiến thứ hai, thứ ba.. cùng kết cục của Ruth sau đó ít lâu, “dứt hẳn” sau lần hiến tạng thứ hai của cô ấy.
Khi Tommy nhận được thông báo cho lần hiến tạng thứ tư thì trong anh dấy lên một khát khao mãnh liệt là được hoãn. Anh đã chuẩn bị khá kỹ cho chuyến đi đến gặp Madame - người mà anh và Kath tin rằng có thể giúp cho những cặp đôi yêu nhau có thể “tạm hoãn” hiến tạng. Không những thế, Tommy còn cẩn trọng chuẩn bị những bức vẽ về những “con vật tưởng tượng”, những “sinh vật hoang đường” để chứng minh rằng “mình là người đặc biệt”. Thương thay, tại đó, họ gặp lại cô Emily - cô giáo cũ của Hailsham - để nghe nhiều sự thật tê tái mà trước đây họ còn hồ nghi. Các tác phẩm nghệ thuật của học sinh Hailsham biến mất một cách bí ẩn chính là vì “chúng tôi lấy tác phẩm của các em đi vì chúng tôi nghĩ chúng sẽ phát lộ tâm hồn của các em. Hoặc nói chính xác hơn, chúng tôi làm vậy để chứng minh rằng các em cũng có tâm hồn”, “chúng tôi chứng tỏ cho thế giới thấy, nếu các học sinh được nuôi dạy trong môi trường nhân đạo, có văn hóa thì lớn lên chúng có thể trở nên nhạy cảm và thông minh như bất cứ người thường nào”.
Nhưng dẫu có chứng minh được điều đó thì cô Emily và Madame Marie-Claude, cả cô Lucy vẫn không thể “chở che”, không thể “phản đối toàn bộ cung cách tiến hành chương trình hiến tạng”. Số phận học sinh Hailsham tuy về điều kiện vật chất hơn hẳn những trung tâm khác, vẫn “bị đối xử tàn tệ”: “Dù người ta áy náy đến thế nào về sự hiện hữu của các em, mối quan tâm lớn nhất của người ta vẫn là con cái họ, vợ chồng họ, cha mẹ họ, bạn bè họ đừng chết vì ung thư, vì bệnh ở thần kinh vận động, vì bệnh tim. Thành thử suốt một thời gian dài các em cứ bị giữ trong bóng tối, và người ta cố hết sức để đừng nghĩ tới các em. Mà dù có nghĩ đi nữa, người ta cũng cố tự thuyết phục mình rằng các em không thực sự giống chúng tôi. Rằng các em thấp kém hơn con người, nên điều đó chẳng hệ trọng gì”.
Đó là những sự thực trần trụi làm Tommy đau đớn, tuyệt vọng thét lên “hoảng loạn”, “cuồng nộ” khi anh đề nghị Kath dừng xe, và “anh cần ra ngoài một chút” trên đường về lại trung tâm Kingsfield. Tommy cũng vứt những bức tranh anh đã từng chăm chút vẽ ra ngoài khung cửa xe vì giờ đây chúng chẳng có chút ý nghĩa gì nữa cả.
Riêng Kathy, cô đã lý giải những giọt nước mắt của Madame lúc cô còn là học sinh nội trú của Hailsham khi cô ghì chặt một chiếc gối, mắt nhắm lại và múa theo bài hát Mãi đừng xa mẹ. Nhắm mắt, nhưng cô vẫn có cảm giác có ai đang quan sát mình. Khi mở mắt ra, cô kịp thoáng thấy Madame mắt đẫm lệ nhưng đã nhanh chóng biến mất. Giờ đây, Kath được nghe lời giải thích từ Madame: “Tôi khóc vì một lý do hoàn toàn khác [...] tôi thấy một thế giới mới đang đến nhanh chóng. Khoa học hơn, hiệu quả hơn, thì đúng. Nhiều cách chữa hơn cho những căn bệnh trước kia. Hay lắm. Nhưng là một thế giới nghiệt ngã, độc ác. Còn đây tôi thấy một cô bé, mắt nhắm tịt, ghì chặt vào ngực mình cái thế giới tử tế và nhân hậu [...] cảnh đó khiến tôi đau lòng”.
Trên đường cùng Tommy trở về, Kath “chỉ chọn đi những con đường tối nhất” mà cô biết, “cảm thấy dường như những con đường phụ tối tăm kia của đất nước này chỉ tồn tại cho những kẻ như chúng tôi, trong khi các xa lộ lớn đèn điện sáng trưng với những bảng quảng cáo đồ sộ và những quán cà phê thượng hạng thì dành cho tất cả những người khác”. Kath ôm lấy Tommy đang vùng vẫy la thét “cho tới khi anh không la hét nữa. Rồi tôi nhận ra anh cũng đã choàng tay ôm lấy tôi. Và chúng tôi cứ đứng như thế, trên đỉnh cánh đồng kia, lâu tưởng đến hàng thế kỷ, không nói gì hết, chỉ ôm nhau, trong khi gió cứ quật tơi bời vào chúng tôi, giật đùng đùng quần áo chúng tôi, và trong một khoảnh khắc, có cảm giác như chúng tôi ôm nhau như thế bởi đó là cách duy nhất để chúng tôi không bị gió cuốn phăng vào đêm tối”. Tác phẩm là tiếng kêu thống thiết về sự bất công của loài người ích kỷ khi tạo ra những nhân bản người với thế giới tâm hồn người hết sức tinh tế, với “cái ngã nội tại” của từng người nhưng lại bị đối xử chỉ là nguồn cung cấp nội tạng để thay thế.
Tommy sau khi nhận chân sự thật, anh đã “chấp nhận sự thật” trong “trống rỗng”, đến với lần hiến thứ tư trước khi “tắt nghỉ” vĩnh viễn sau khi đã từ chối Kath là người tiếp tục chăm sóc. Có lẽ, Tommy không muốn Kath chứng kiến giây phút mình “xong hẳn”. Kath “đã mất Ruth”, “rồi mất Tommy”, cô hoàn toàn đơn độc và hoang mang. Giờ đây, Hailsham cũng đã đóng cửa, Kath đang trong những ngày tháng cuối cùng của mười hai năm dài dặc trong vai trò người chăm sóc. Cô lái xe từ nơi này đến nơi khác, “lái đến nơi tôi phải đến, dù đó là nơi nào đi nữa”. Kết thúc truyện đã “làm rung lên những chiếc chuông báo động ở xa xăm” cho những giải pháp khoa học phi nhân văn của nhân loại.
Cuốn tiểu thuyết chọn thủ pháp dòng ý thức - một thủ pháp nghệ thuật của văn học thế kỷ XX - để câu chuyện được hồi kể qua nhân vật Kathy. Truyện mở đầu khi Kathy ở tuổi ba mươi mốt, đã làm người chăm sóc hơn mười một năm và kết thúc cũng tại thời điểm ấy. Dòng hồi tưởng đan cài tiềm thức mơ hồ của Kath cho phép đồng hiện hiện tại và quá khứ, thực tại và những giấc mơ, những hình ảnh bất chợt bắt lấy và những liên tưởng không đầu không cuối. Những độc thoại dày đặc đan xen với những đối thoại đậm tính phán đoán mơ hồ là kỹ thuật để nhà văn bóc tách qua từng chương truyện, phần truyện, mang tới một tình huống nhận thức về một vấn đề khoa học giả tưởng cho độc giả. Hai mươi ba chương sách giải mã quá trình Kath và Tommy đi tìm tình yêu đích thực cũng là đi tìm câu trả lời cho những bí ẩn day dứt suốt cuộc đời ngắn ngủi của họ: ta là ai, tại sao ta tồn tại trên cuộc đời này, tương lai của ta ra sao? Bởi vậy, tạp chí Entertainment Weekly đã nhận định về cuốn tiểu thuyết như sau: “Gây bứt rứt đến cùng cực, tiết chế đến độ hoàn hảo... Sức mạnh không cưỡng nổi của cuốn sách này là nhờ năng lực vô song của Ishiguro trong việc phô bày phần cốt lõi tăm tối của nó một cách cẩn thận, từng tí một”.
Liên quan đến những liên tưởng nội tâm, Kazuo Ishiguro đã phác họa nhiều hình ảnh biểu tượng, trong đó có một biểu tượng trở đi trở lại ám ảnh nội tâm nhân vật và người đọc: cái hàng rào kẽm gai! Kathy hồi nhớ tiết dạy tiếng Anh của cô Lucy tại Hailsham, học sinh đang làm thơ bỗng dưng lại chuyển sang những hàng rào điện trong các trại tù binh hồi Thế chiến II. Trong khi quan sát học sinh của mình giả vờ chạm tay vào hàng rào điện, cô Lucy bỗng nói: “Cũng chẳng khác gì hàng rào ở Hailsham không cắm điện. Đôi khi các em vẫn gặp những tai nạn khủng khiếp”. Lần cả ba cùng nhau đi tìm cái thuyền mắc cạn trên đầm lầy, phải chui qua một hàng rào kẽm gai, Kath nhận ra “Ruth trông thật sự lo lắng”. Đó là lần cuối cùng Ruth ra khỏi trung tâm Dover trước khi tiến hành cuộc hiến tạng thứ hai, cũng là lần “xong hẳn” của cô. Còn Kath, khi còn lại một mình trên cõi đời, “thấy mình đang đứng trước nhiều hecta đất cày. Có một hàng rào ngăn không cho tôi bước vào cánh đồng, gồm hai hàng dây kẽm gai [...]. Và dọc hàng rào, đặc biệt là dọc hàng kẽm gai bên dưới có đủ thứ rác rưởi mắc vào chằng chịt”. Đó là lằn ranh giữa số phận họ - những người nhân bản có mặt trên đời chỉ để phục vụ cho việc hiến tạng, thực chất là để thay thế khi ai đó cần đến - với thế giới loài người vô cảm, lạnh lùng, độc ác. Họ bị “lừa gạt”, bị bưng bít sự thật, bị phân biệt đối xử chẳng khác gì “những thứ rác rưởi” bên trong hàng rào kẽm gai. Cuối cùng, họ sẽ tan loãng âm thầm, không một dư thanh bên trong khuôn viên bị bao bọc bởi những hàng rào điện vô hình.
Văn chương sẽ không chút giá trị nếu không vì con người. Văn học có và cần có chức năng cảnh báo loài người. Tác phẩm của những nhà văn luôn day dứt, băn khoăn về con người sẽ biết cất lên những lời dự báo tiên cảm cho nhân loại. Có lẽ đó cũng là tiêu chí cho giải Nobel Văn học. Tác phẩm Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia Márquez - Nhà văn đoạt giải Nobel năm 1982) là một tiểu thuyết hiện thực huyền ảo về một dòng họ sống khuất nẻo trong một thung lũng, loạn luân chung chạ. Đứa cháu cuối cùng của dòng họ có đuôi lợn, báo hiệu sự tuyệt diệt của cả dòng họ qua một trăm năm. Dường như ngoài những vấn đề thuộc xã hội châu Mỹ Latinh, nhà văn muốn cảnh báo: trong xã hội hiện đại, nếu các quốc gia, dân tộc cứ đóng cửa, bế quan tỏa cảng thì sẽ không khác gì những quái thai của thời đại.
Mãi đừng xa tôi (Kazuo Ishiguro) dựng lên một thế giới nhân vật giả tưởng đan cài nhiều nhân vật “thật tưởng” để gióng lên tiếng chuông khẩn thiết cứu lấy giá trị người khi sinh sản vô tính phi tự nhiên đã dấy lên nhiều tranh cãi về đạo đức, thậm chí nhiều người còn cho là thảm họa. Kazuo Ishiguro bằng trực giác đã tiên cảm viễn cảnh đen tối của những cá thể người nhân bản khi họ có một thế giới nhân cách, tâm hồn như những con người bình thường nhưng lại bị đối xử không phải là người. Từ đó, nhà văn là người tiên liệu sự phi nhân đạo của mặt trái của thành tựu công nghệ sinh học nhân bản vô tính. Sâu thẳm hơn, tác phẩm đánh động mỗi bạn đọc trách nhiệm nhận thức lại về tình yêu, tình bạn, tình người, buộc người đọc suy tư không dứt về giá trị con người của chính mình trong mối liên hệ với xã hội.
Hội đồng trao giải Nobel đã nhận định về Kazuo Ishiguro: “Bằng những cảm xúc dạt dào, văn chương của Kazuo Ishiguro đánh thức góc sâu thẳm, huyền bí trong chúng ta về mối liên hệ với thế giới”(1). Phải chăng, đến nay, giải pháp nhân bản vô tính để cấy ghép nội tạng chưa trở thành hiện thực có phần đóng góp không nhỏ của Mãi đừng xa tôi của nhà văn - nhà tiên tri Kazuo Ishiguro?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
[Review Sách] Mãi đừng xa tôi - Kazuo Ishiguro
Hoang_Nam - Nguyenphuhoang Nam - spiderum
Đây là cuốn sách đầu tiên tôi đọc trong Tết Tân Sửu. Phải nói thật, những cuốn từng đạt giải Nobel văn chương thường đem lại cho tôi cảm nhận: Ở nửa đầu thì tự hỏi tại sao sách lại được giải? và ở nửa cuối thì phải thừa nhận sách hoàn toàn xứng đáng với giải thưởng danh giá ấy.
Nếu chỉ nhìn qua bìa trước của cuốn sách và đọc phần tóm tắt nội dung ở bìa sau, thì có thể hầu hết chúng ta đều cho rằng đây là tiểu thuyết kể về mối tình tay ba giữa các nhân vật Kathy, Ruth và Tommy. Sau ý nghĩ vừa rồi, thì dành thời gian đọc hơn bốn trăm trang sách dường như không đáng. Tuy nhiên, nếu thực sự đọc sách, bạn sẽ nhận ra Mãi đừng xa tôi đề cập đến một thông điệp lớn lao hơn nhiều so với tình yêu đôi lứa.
Vì ba nhân vật chính không phải con người bình thường, mà họ là những học sinh của trường nội trú Hailsham- ngôi trường dành cho những sản phẩm nhân bản vô tính được sinh ra với mục đích duy nhất là hiến nội tạng cho người bệnh để kéo dài tuổi thọ.
Không gian, thời gian trong sách là giả tưởng. Nhưng tôi tin nguồn cảm hứng cho tác giả chính là ý tưởng từng được bắt gặp đâu đó trong đời thực. Đời thực ở đây chính là thời đại này, thời đại mà con người đã có những tiến bộ khoa học vượt bậc và đang có giấc mơ mang tính vĩ cuồng lớn hơn tất cả những thời đại trước gộp lại.
Phần thứ nhất
Trong trường nội trú Hailsham, học sinh được chăm sóc, dạy bảo và nuôi dưỡng bởi các giám thị. Điều này tạo nên cảm nhận khá nhẹ nhàng khi bắt đầu vào chuyện.
Những cô bé, cậu bé háo hức đến với thế giới, vô tư hồn nhiên cùng những tác phẩm được chọn trưng bày ở Phòng Tranh, hội chợ Trao Đổi Hàng Hóa dần hiện lên thông qua hồi ức của Kathy.
Cô lái xe trên một con đường màu xám, dưới nền trời màu xám đôi lúc có thêm mưa tuyết. Cảnh vật hai bên đường không màu. Trong xe, cô bật băng nhạc chứa giai điệu tái hiện lại quá khứ về Hailsham trong bài hát ưa thích “Mãi đừng xa tôi”.
Ở Hailsham- điều đó có ý nghĩa đặc biệt với bản thân cô và những người biết đến sự hiện diện của cô.
Toàn bộ ký ức Kathy nằm ở đây: phản ứng tức giận ngây ngô của Tommy, sự chủ động của Ruth, những trò hề của Clara. Đó còn là nơi thế giới giao tiếp với họ thông qua loạt tên của các giám thị như cô Emlily, Lucy và quý bà bí ẩn được gọi là Madame.
Ngôi trường có vẻ bình thường mang lại cho họ cảm giác được là người bình thường: yêu ghét, buồn vui, sự háo hức, những giờ học, việc đọc sách, chơi thể thao, chuyện tình yêu. Chỉ trừ mơ ước.
Ở Hailsham là đặc ân và cũng là hình phạt cho tất cả, bởi mái ấm ấy bảo vệ sinh mệnh nhân bản vô tính song cũng chính nó là nơi khẳng định số phận đã được định đoạt của họ.
“Nếu không ai khác chịu nói với các em, cô sẽ nói. Cô nghĩ rằng, vấn đề ở chỗ người ta có nói với các em, song cũng bằng như chẳng nói gì. Người ta có nói với các em, nhưng chẳng ai trong các em thực sự hiểu, và cô dám nói rằng một vài người còn rất mừng có thể mặc cho mọi chuyện diễn ra như thế. Nhưng cô thì không.
Nếu các em muốn sống cho ra sống, thì các em cần phải biết, biết đến nơi đến chốn. Không ai trong các em sẽ sang Mỹ cả, không ai trong các em sẽ thành ngôi sao màn bạc cả. Và không ai trong các em sẽ làm việc trong siêu thị như cô nghe một số em dự định hôm nọ. Cuộc đời các em đã được định sẵn cho các em rồi. Các em sẽ thành người lớn, thế rồi trước khi các em già đi, thậm chí trước khi các em đến tuổi trung niên, các em sẽ bắt đầu hiến những cơ quan nội tạng trọng yếu của các em. Mỗi người trong các em đều được tạo ra để làm việc đó.”
Giám thị Lucy đã nói trong một cơn bộc phát cảm xúc. Hành động mà mãi đến về sau cả ba nhân vật chính mới nhận ra nó mang ý nghĩa trọng đại. Tiết lộ trước một kết cục chẳng mấy tốt đẹp cho các tâm hồn non nớt quả là nhiệm vụ đầy khó khăn.
Tommy, Kathy và Ruth đón nhận tin tức trọng đại theo các cách khác nhau. Dù vậy, không ai trong số họ thực sự hiểu hay cảm nhận được thông điệp mà cô Lucy đang nói đến. Bởi, giám thị Lucy đã rời khỏi trường Hailsham ít lâu sau đó. Dường như cô nói điều cần nói và lương tâm cô đã giải phóng cô khỏi Hailsham.
Thế nhưng, Hailsham trong lòng Kathy là nơi duy nhất giống với nhà, cũng là nơi duy nhất được tất cả các học sinh coi là nhà. Họ không có cha mẹ, các giám thị nuôi nấng và trông ngóng sự trưởng thành của đám trẻ. Duy nhất giám thị Lucy không thể chịu đựng nổi tương lai u ám đó. Hành động tưởng chừng tàn nhẫn của cô đã thể hiện một điều: Cô thực sự coi học sinh ở Hailsham là con người.
Phần thứ hai
Trong vai trò người chăm sóc, Kathy phải thường xuyên lái xe một mình. Cô làm công việc ấy đã hơn mười năm. Cho đến lúc cô không làm công việc chăm sóc thì sẽ nhận được giấy báo trở thành người hiến tạng.
Một tờ thông báo lạnh lùng là cách con người ta tước đoạt sinh mệnh trẻ trung để kéo dài thêm thời gian cho sinh mệnh già cỗi.
Kathy không nghĩ quá nhiều đến bản thân, mà thường nghĩ về Ruth và Tommy. Họ là thành viên trong gia đình, là người bạn thân, là người chứng kiến, là người chăm sóc và cuối cùng cũng trở thành người hiến tạng.
Kathy và Tommy có sự đồng điệu về tâm hồn. Thế nhưng về sau thì Tommy và Ruth trở thành một cặp. Họ không thực sự hạnh phúc, song ai muốn hạnh phúc và hiểu thế nào về hạnh phúc khi bản thân họ tồn tại một cách chông chênh bên rìa cuộc sống.
Ruth là đạo diễn cho nỗi bất hạnh của cả ba. Cô gái đáng thương mơ về việc trở thành một nhân viên trong văn phòng có cửa kính trong suốt. Cô gái đã trót ước mơ. Mà ước mơ là quyền xa xỉ của con người. Nhưng đến tận thời điểm họ rời Hailsham đến Nhà Tranh, đã bao giờ họ biết đích xác điều gì sẽ đến? Đó vẫn là chàng trai, cô gái trẻ sống đời bình thường đang được vay mượn từ lòng tốt của người khác mà, lại thêm lần nữa, mãi về sau họ mới biết.
Thời gian trong Mãi đừng xa tôi giống một khối rubik được xoay chuyển tùy theo dòng hồi tưởng của Kathy. Trớ trêu, nó đã xoay về một khoảnh khắc hạnh phúc nhất và cũng là đau khổ nhất trong ký ức cô khi tất cả thử đi tìm nguyên mẫu của Ruth tại bờ biển ở Norfolk. Đây là sự thật mà ai cũng trốn tránh nhưng Ruth lại buộc họ đối mặt:
“Điều đó chúng ta ai cũng biết. Chúng ta được lấy mẫu từ những thứ rác rưởi. Nghiện ngập, đĩ điếm, rượu chè, lang thang đầu đường xó chợ. Có khi còn là tù nhân thọ án không chừng, miễn là không phải giống tâm thần. Chúng ta từ đó mà ra đấy. Chuyện đó chúng ta ai cũng biết, vậy sao không nói ra?”
Đến đây người đọc có thể hiểu tại sao Ruth tạo ra bi kịch, vì chính cuộc đời cô cùng những người bạn xung quanh cũng là một bi kịch. Họ vẫn phải diễn cho đến lúc được phép hạ màn. Dù phần hạ màn sẽ chẳng hề dễ chịu khi bị biến thành loạt túi da đựng nội tạng cho xã hội với tên gọi văn vẻ “nguyên liệu y học”.
Phần kết thúc
Ruth xong ở lần hiến tạng thứ hai. Còn Tommy là ở lần hiến tạng thứ tư.
“Xong” tức là không thể tiếp tục sống. Họ sinh ra chỉ để đến lúc “xong” như vậy.
Kathy đã trở thành người chăm sóc cho Ruth rồi Ruth đã trả lại Tommy cho Kathy. Kèm theo lời xin lỗi vì đã cố tình ngăn cách hai người trong quá khứ, cô còn tặng họ một mảnh giấy có ghi địa chỉ của Madame. Có giai thoại kể rằng, nếu cặp đôi chứng tỏ được cho Madame họ thực sự yêu nhau thì sẽ được sống bên nhau trong ba năm trước khi hiến tạng.
Mang kiếp sống nhân bản, không có quyền ước mơ nhưng Kathy, Ruth và Tommy vẫn cố vươn đến nó bằng hy vọng. Hy vọng được ước mơ và may mắn khi ước mơ ấy trở thành đời thực.
Sau khi Ruth xong, Kathy và Tommy đã cùng tìm đến địa chỉ của Madame để rồi gặp lại cả giám thi Emily. Cái mãi về sau trong cuộc đời họ rốt cuộc cũng đã tới.
Cả hai biết sự thật về ngôi trường Hailsham, về những nỗ lực của các giám thị nơi đây để họ có được ít nhất là kí ức tuổi thơ, sự giáo dục và quan trọng hơn, được đối xử gần giống con người và có cơ hội chứng minh bản thân cũng có tâm hồn như con người.
Thế rồi, nỗ lực ấy sau cùng đã sụp đổ. Bởi đó không phải thứ nhân loại mong muốn. Nhân loại thích nghĩ đến gia súc như là nguồn cung cấp thịt còn sản phẩm nhân bản vô tính là nguồn cung cấp nội tạng. Con người trong thế giới giả tưởng ấy không cần những sản phẩm nhân bản vô tính xuất sắc, mà cần một giống loài sinh ra để cho nội tạng. Sự thật trần trụi về nhân tính dần được phô bày qua giọng kể đều đều của giám thị Emily già cỗi:
“Sau chiến tranh, hồi đầu thập niên năm mươi, khi những đột phá lớn trong trong khoa học cứ theo nhau diễn ra nhanh đến thế, người ta chẳng có thì giờ đâu để xem xét kỹ, để đặt những câu hỏi hợp tình, hợp lý. Đột nhiên tất cả những khả năng mới mẻ kia bày ra trước mắt chúng ta, bao nhiêu là cách mới để chữa trị bao nhiêu căn bệnh trước kia không chữa được. Đó là điều mà thế giới chú ý hơn hết, mong muốn hơn hết”.
“Dù người ta áy náy đến thế nào về sự hiện hữu của các em, mối quan tâm lớn nhất của người ta vẫn là con cái họ, vợ chồng họ, cha mẹ họ, bạn bè họ đừng chết vì ung thư, vì bệnh ở thần kinh vận động, vì bệnh tim. Thành thử suốt một thời gian dài các em cứ bị giữ trong bóng tối, và người ta cố hết sức để đừng nghĩ tới các em. Mà dù có nghĩ đi nữa, người ta cũng cố tự thuyết phục mình rằng các em không thực sự giống chúng tôi. Rằng các em thấp kém hơn con người, nên điều đó chẳng hệ trọng gì”.
Đó là bản chất con người: Sẵn sàng tàn nhẫn khi có lý do (còn lý do thì họ có thể tự nghĩ ra để được phép tàn nhẫn).
Kathy và Tommy ra về, trái với hình dung ban đầu về sự sụp đổ, hai sinh mệnh bé nhỏ còn sót lại của Hailsham đã bình tĩnh chuẩn bị cho cái “xong” của chính mình.
Ruth xong đầu tiên.
Tommy xong tiếp theo.
Cuối cùng, Kathy cũng sẽ xong.
Từ “xong” thật đơn giản khi người ta chỉ biết quan tâm đến bản thân.
Càng văn minh, người ta càng ích kỷ thì phải? Ý tôi là trong không gian giả tưởng của tiểu thuyết. Còn trong đời thực thì bạn thử tự mình quan sát xem?
Suy nghĩ đọng lại
Cuốn sách đầu năm này khiến tôi có rất nhiều thứ để ngẫm nghĩ. Chắc sẽ cần thêm thời gian, nên tôi cho rằng dòng suy nghĩ này sẽ đọng lại. Có vài câu hỏi tôi chưa đủ sáng suốt để giải đáp.
Ví dụ như: Tiết lộ trước cho người khác số phận nghiệt ngã của họ là điều nên làm hay không nên làm? Những thành tựu vẻ vang con người đạt được là để đền đáp tự nhiên hay để phục vụ bản thân? Bao nhiêu đứa trẻ thực sự có kí ức tuổi thơ? Bao nhiêu người lớn sống mà không có hy vọng hay ước mơ? Vì sinh tồn, bao nhiêu người sẵn lòng chà đạp sự sống?
Có thể bạn sẽ thấy những thứ tôi thắc mắc giới hạn trong phạm vi không gian giả tưởng của tiểu thuyết. Thế nhưng, nếu quen biết tôi, bạn sẽ thấy tôi không phải là người ưa thích các giới hạn- đặc biệt là trong khi suy ngẫm.
Khi đọc một cuốn sách như Mãi đừng xa tôi, thì người đọc không thể buông nó xuống mà lòng nhẹ tênh được.
“ Tôi khóc vì một lý do hoàn toàn khác. Khi tôi quan sát em múa lần đó, tôi thấy một điều khác. Tôi thấy một thế giới mới đang đến nhanh chóng. Khoa học hơn, hiệu quả hơn, thì đúng. Nhiều cách chữa hơn cho những căn bệnh trước kia. Hay lắm. Nhưng là một thế giới nghiệt ngã, độc ác. Còn đây tôi thấy một cô bé, mắt nhắm tịt, ghì chặt vào ngực mình cái thế giới tử tế và nhân hậu trước kia, cái thế giới mà trong thâm tâm cô biết rằng không thể còn lại nữa, cho nên cô ghì chặt nó vào lòng, cầu xin nó đừng bao giờ để cô xa nó.”
Tâm sự của Madame đã kết thúc hành trình tìm kiếm hy vọng của Kathy và Tommy- đại diện cho toàn bộ học sinh ở Hailsham, cũng là đại diện cho chút hy vọng sót lại nơi thân phận kém may mắn. Ở Hailsham họ từng được coi là người- niềm an ủi duy nhất nơi cuối con đường đầy mỏi mệt của kiếp sinh ra mang thân người nhưng không được làm người.
Từng tình tiết trong tác phẩm đều được bố trí cẩn thận theo một mạch tư duy sắc sảo của tác giả. Kèm theo đó là công phụ góp nhặt và gây dựng từng con chữ đủ lạnh lẽo để diễn tả sự vô tình của nhân thế.
Điều này ẩn dưới nhiều lớp nghĩa như muốn nhắc người đọc nhớ rằng: con người không chỉ đơn thuần là xương thịt, mà còn có linh hồn.
Sách của tác giả Kazuo Ishiguro, đạt giải Nobel văn chương năm 2017.
Hoang_Nam - Nguyenphuhoang Nam - spiderum
Đây là cuốn sách đầu tiên tôi đọc trong Tết Tân Sửu. Phải nói thật, những cuốn từng đạt giải Nobel văn chương thường đem lại cho tôi cảm nhận: Ở nửa đầu thì tự hỏi tại sao sách lại được giải? và ở nửa cuối thì phải thừa nhận sách hoàn toàn xứng đáng với giải thưởng danh giá ấy.
Nếu chỉ nhìn qua bìa trước của cuốn sách và đọc phần tóm tắt nội dung ở bìa sau, thì có thể hầu hết chúng ta đều cho rằng đây là tiểu thuyết kể về mối tình tay ba giữa các nhân vật Kathy, Ruth và Tommy. Sau ý nghĩ vừa rồi, thì dành thời gian đọc hơn bốn trăm trang sách dường như không đáng. Tuy nhiên, nếu thực sự đọc sách, bạn sẽ nhận ra Mãi đừng xa tôi đề cập đến một thông điệp lớn lao hơn nhiều so với tình yêu đôi lứa.
Vì ba nhân vật chính không phải con người bình thường, mà họ là những học sinh của trường nội trú Hailsham- ngôi trường dành cho những sản phẩm nhân bản vô tính được sinh ra với mục đích duy nhất là hiến nội tạng cho người bệnh để kéo dài tuổi thọ.
Không gian, thời gian trong sách là giả tưởng. Nhưng tôi tin nguồn cảm hứng cho tác giả chính là ý tưởng từng được bắt gặp đâu đó trong đời thực. Đời thực ở đây chính là thời đại này, thời đại mà con người đã có những tiến bộ khoa học vượt bậc và đang có giấc mơ mang tính vĩ cuồng lớn hơn tất cả những thời đại trước gộp lại.
Phần thứ nhất
Trong trường nội trú Hailsham, học sinh được chăm sóc, dạy bảo và nuôi dưỡng bởi các giám thị. Điều này tạo nên cảm nhận khá nhẹ nhàng khi bắt đầu vào chuyện.
Những cô bé, cậu bé háo hức đến với thế giới, vô tư hồn nhiên cùng những tác phẩm được chọn trưng bày ở Phòng Tranh, hội chợ Trao Đổi Hàng Hóa dần hiện lên thông qua hồi ức của Kathy.
Cô lái xe trên một con đường màu xám, dưới nền trời màu xám đôi lúc có thêm mưa tuyết. Cảnh vật hai bên đường không màu. Trong xe, cô bật băng nhạc chứa giai điệu tái hiện lại quá khứ về Hailsham trong bài hát ưa thích “Mãi đừng xa tôi”.
Ở Hailsham- điều đó có ý nghĩa đặc biệt với bản thân cô và những người biết đến sự hiện diện của cô.
Toàn bộ ký ức Kathy nằm ở đây: phản ứng tức giận ngây ngô của Tommy, sự chủ động của Ruth, những trò hề của Clara. Đó còn là nơi thế giới giao tiếp với họ thông qua loạt tên của các giám thị như cô Emlily, Lucy và quý bà bí ẩn được gọi là Madame.
Ngôi trường có vẻ bình thường mang lại cho họ cảm giác được là người bình thường: yêu ghét, buồn vui, sự háo hức, những giờ học, việc đọc sách, chơi thể thao, chuyện tình yêu. Chỉ trừ mơ ước.
Ở Hailsham là đặc ân và cũng là hình phạt cho tất cả, bởi mái ấm ấy bảo vệ sinh mệnh nhân bản vô tính song cũng chính nó là nơi khẳng định số phận đã được định đoạt của họ.
“Nếu không ai khác chịu nói với các em, cô sẽ nói. Cô nghĩ rằng, vấn đề ở chỗ người ta có nói với các em, song cũng bằng như chẳng nói gì. Người ta có nói với các em, nhưng chẳng ai trong các em thực sự hiểu, và cô dám nói rằng một vài người còn rất mừng có thể mặc cho mọi chuyện diễn ra như thế. Nhưng cô thì không.
Nếu các em muốn sống cho ra sống, thì các em cần phải biết, biết đến nơi đến chốn. Không ai trong các em sẽ sang Mỹ cả, không ai trong các em sẽ thành ngôi sao màn bạc cả. Và không ai trong các em sẽ làm việc trong siêu thị như cô nghe một số em dự định hôm nọ. Cuộc đời các em đã được định sẵn cho các em rồi. Các em sẽ thành người lớn, thế rồi trước khi các em già đi, thậm chí trước khi các em đến tuổi trung niên, các em sẽ bắt đầu hiến những cơ quan nội tạng trọng yếu của các em. Mỗi người trong các em đều được tạo ra để làm việc đó.”
Giám thị Lucy đã nói trong một cơn bộc phát cảm xúc. Hành động mà mãi đến về sau cả ba nhân vật chính mới nhận ra nó mang ý nghĩa trọng đại. Tiết lộ trước một kết cục chẳng mấy tốt đẹp cho các tâm hồn non nớt quả là nhiệm vụ đầy khó khăn.
Tommy, Kathy và Ruth đón nhận tin tức trọng đại theo các cách khác nhau. Dù vậy, không ai trong số họ thực sự hiểu hay cảm nhận được thông điệp mà cô Lucy đang nói đến. Bởi, giám thị Lucy đã rời khỏi trường Hailsham ít lâu sau đó. Dường như cô nói điều cần nói và lương tâm cô đã giải phóng cô khỏi Hailsham.
Thế nhưng, Hailsham trong lòng Kathy là nơi duy nhất giống với nhà, cũng là nơi duy nhất được tất cả các học sinh coi là nhà. Họ không có cha mẹ, các giám thị nuôi nấng và trông ngóng sự trưởng thành của đám trẻ. Duy nhất giám thị Lucy không thể chịu đựng nổi tương lai u ám đó. Hành động tưởng chừng tàn nhẫn của cô đã thể hiện một điều: Cô thực sự coi học sinh ở Hailsham là con người.
Phần thứ hai
Trong vai trò người chăm sóc, Kathy phải thường xuyên lái xe một mình. Cô làm công việc ấy đã hơn mười năm. Cho đến lúc cô không làm công việc chăm sóc thì sẽ nhận được giấy báo trở thành người hiến tạng.
Một tờ thông báo lạnh lùng là cách con người ta tước đoạt sinh mệnh trẻ trung để kéo dài thêm thời gian cho sinh mệnh già cỗi.
Kathy không nghĩ quá nhiều đến bản thân, mà thường nghĩ về Ruth và Tommy. Họ là thành viên trong gia đình, là người bạn thân, là người chứng kiến, là người chăm sóc và cuối cùng cũng trở thành người hiến tạng.
Kathy và Tommy có sự đồng điệu về tâm hồn. Thế nhưng về sau thì Tommy và Ruth trở thành một cặp. Họ không thực sự hạnh phúc, song ai muốn hạnh phúc và hiểu thế nào về hạnh phúc khi bản thân họ tồn tại một cách chông chênh bên rìa cuộc sống.
Ruth là đạo diễn cho nỗi bất hạnh của cả ba. Cô gái đáng thương mơ về việc trở thành một nhân viên trong văn phòng có cửa kính trong suốt. Cô gái đã trót ước mơ. Mà ước mơ là quyền xa xỉ của con người. Nhưng đến tận thời điểm họ rời Hailsham đến Nhà Tranh, đã bao giờ họ biết đích xác điều gì sẽ đến? Đó vẫn là chàng trai, cô gái trẻ sống đời bình thường đang được vay mượn từ lòng tốt của người khác mà, lại thêm lần nữa, mãi về sau họ mới biết.
Thời gian trong Mãi đừng xa tôi giống một khối rubik được xoay chuyển tùy theo dòng hồi tưởng của Kathy. Trớ trêu, nó đã xoay về một khoảnh khắc hạnh phúc nhất và cũng là đau khổ nhất trong ký ức cô khi tất cả thử đi tìm nguyên mẫu của Ruth tại bờ biển ở Norfolk. Đây là sự thật mà ai cũng trốn tránh nhưng Ruth lại buộc họ đối mặt:
“Điều đó chúng ta ai cũng biết. Chúng ta được lấy mẫu từ những thứ rác rưởi. Nghiện ngập, đĩ điếm, rượu chè, lang thang đầu đường xó chợ. Có khi còn là tù nhân thọ án không chừng, miễn là không phải giống tâm thần. Chúng ta từ đó mà ra đấy. Chuyện đó chúng ta ai cũng biết, vậy sao không nói ra?”
Đến đây người đọc có thể hiểu tại sao Ruth tạo ra bi kịch, vì chính cuộc đời cô cùng những người bạn xung quanh cũng là một bi kịch. Họ vẫn phải diễn cho đến lúc được phép hạ màn. Dù phần hạ màn sẽ chẳng hề dễ chịu khi bị biến thành loạt túi da đựng nội tạng cho xã hội với tên gọi văn vẻ “nguyên liệu y học”.
Phần kết thúc
Ruth xong ở lần hiến tạng thứ hai. Còn Tommy là ở lần hiến tạng thứ tư.
“Xong” tức là không thể tiếp tục sống. Họ sinh ra chỉ để đến lúc “xong” như vậy.
Kathy đã trở thành người chăm sóc cho Ruth rồi Ruth đã trả lại Tommy cho Kathy. Kèm theo lời xin lỗi vì đã cố tình ngăn cách hai người trong quá khứ, cô còn tặng họ một mảnh giấy có ghi địa chỉ của Madame. Có giai thoại kể rằng, nếu cặp đôi chứng tỏ được cho Madame họ thực sự yêu nhau thì sẽ được sống bên nhau trong ba năm trước khi hiến tạng.
Mang kiếp sống nhân bản, không có quyền ước mơ nhưng Kathy, Ruth và Tommy vẫn cố vươn đến nó bằng hy vọng. Hy vọng được ước mơ và may mắn khi ước mơ ấy trở thành đời thực.
Sau khi Ruth xong, Kathy và Tommy đã cùng tìm đến địa chỉ của Madame để rồi gặp lại cả giám thi Emily. Cái mãi về sau trong cuộc đời họ rốt cuộc cũng đã tới.
Cả hai biết sự thật về ngôi trường Hailsham, về những nỗ lực của các giám thị nơi đây để họ có được ít nhất là kí ức tuổi thơ, sự giáo dục và quan trọng hơn, được đối xử gần giống con người và có cơ hội chứng minh bản thân cũng có tâm hồn như con người.
Thế rồi, nỗ lực ấy sau cùng đã sụp đổ. Bởi đó không phải thứ nhân loại mong muốn. Nhân loại thích nghĩ đến gia súc như là nguồn cung cấp thịt còn sản phẩm nhân bản vô tính là nguồn cung cấp nội tạng. Con người trong thế giới giả tưởng ấy không cần những sản phẩm nhân bản vô tính xuất sắc, mà cần một giống loài sinh ra để cho nội tạng. Sự thật trần trụi về nhân tính dần được phô bày qua giọng kể đều đều của giám thị Emily già cỗi:
“Sau chiến tranh, hồi đầu thập niên năm mươi, khi những đột phá lớn trong trong khoa học cứ theo nhau diễn ra nhanh đến thế, người ta chẳng có thì giờ đâu để xem xét kỹ, để đặt những câu hỏi hợp tình, hợp lý. Đột nhiên tất cả những khả năng mới mẻ kia bày ra trước mắt chúng ta, bao nhiêu là cách mới để chữa trị bao nhiêu căn bệnh trước kia không chữa được. Đó là điều mà thế giới chú ý hơn hết, mong muốn hơn hết”.
“Dù người ta áy náy đến thế nào về sự hiện hữu của các em, mối quan tâm lớn nhất của người ta vẫn là con cái họ, vợ chồng họ, cha mẹ họ, bạn bè họ đừng chết vì ung thư, vì bệnh ở thần kinh vận động, vì bệnh tim. Thành thử suốt một thời gian dài các em cứ bị giữ trong bóng tối, và người ta cố hết sức để đừng nghĩ tới các em. Mà dù có nghĩ đi nữa, người ta cũng cố tự thuyết phục mình rằng các em không thực sự giống chúng tôi. Rằng các em thấp kém hơn con người, nên điều đó chẳng hệ trọng gì”.
Đó là bản chất con người: Sẵn sàng tàn nhẫn khi có lý do (còn lý do thì họ có thể tự nghĩ ra để được phép tàn nhẫn).
Kathy và Tommy ra về, trái với hình dung ban đầu về sự sụp đổ, hai sinh mệnh bé nhỏ còn sót lại của Hailsham đã bình tĩnh chuẩn bị cho cái “xong” của chính mình.
Ruth xong đầu tiên.
Tommy xong tiếp theo.
Cuối cùng, Kathy cũng sẽ xong.
Từ “xong” thật đơn giản khi người ta chỉ biết quan tâm đến bản thân.
Càng văn minh, người ta càng ích kỷ thì phải? Ý tôi là trong không gian giả tưởng của tiểu thuyết. Còn trong đời thực thì bạn thử tự mình quan sát xem?
Suy nghĩ đọng lại
Cuốn sách đầu năm này khiến tôi có rất nhiều thứ để ngẫm nghĩ. Chắc sẽ cần thêm thời gian, nên tôi cho rằng dòng suy nghĩ này sẽ đọng lại. Có vài câu hỏi tôi chưa đủ sáng suốt để giải đáp.
Ví dụ như: Tiết lộ trước cho người khác số phận nghiệt ngã của họ là điều nên làm hay không nên làm? Những thành tựu vẻ vang con người đạt được là để đền đáp tự nhiên hay để phục vụ bản thân? Bao nhiêu đứa trẻ thực sự có kí ức tuổi thơ? Bao nhiêu người lớn sống mà không có hy vọng hay ước mơ? Vì sinh tồn, bao nhiêu người sẵn lòng chà đạp sự sống?
Có thể bạn sẽ thấy những thứ tôi thắc mắc giới hạn trong phạm vi không gian giả tưởng của tiểu thuyết. Thế nhưng, nếu quen biết tôi, bạn sẽ thấy tôi không phải là người ưa thích các giới hạn- đặc biệt là trong khi suy ngẫm.
Khi đọc một cuốn sách như Mãi đừng xa tôi, thì người đọc không thể buông nó xuống mà lòng nhẹ tênh được.
“ Tôi khóc vì một lý do hoàn toàn khác. Khi tôi quan sát em múa lần đó, tôi thấy một điều khác. Tôi thấy một thế giới mới đang đến nhanh chóng. Khoa học hơn, hiệu quả hơn, thì đúng. Nhiều cách chữa hơn cho những căn bệnh trước kia. Hay lắm. Nhưng là một thế giới nghiệt ngã, độc ác. Còn đây tôi thấy một cô bé, mắt nhắm tịt, ghì chặt vào ngực mình cái thế giới tử tế và nhân hậu trước kia, cái thế giới mà trong thâm tâm cô biết rằng không thể còn lại nữa, cho nên cô ghì chặt nó vào lòng, cầu xin nó đừng bao giờ để cô xa nó.”
Tâm sự của Madame đã kết thúc hành trình tìm kiếm hy vọng của Kathy và Tommy- đại diện cho toàn bộ học sinh ở Hailsham, cũng là đại diện cho chút hy vọng sót lại nơi thân phận kém may mắn. Ở Hailsham họ từng được coi là người- niềm an ủi duy nhất nơi cuối con đường đầy mỏi mệt của kiếp sinh ra mang thân người nhưng không được làm người.
Từng tình tiết trong tác phẩm đều được bố trí cẩn thận theo một mạch tư duy sắc sảo của tác giả. Kèm theo đó là công phụ góp nhặt và gây dựng từng con chữ đủ lạnh lẽo để diễn tả sự vô tình của nhân thế.
Điều này ẩn dưới nhiều lớp nghĩa như muốn nhắc người đọc nhớ rằng: con người không chỉ đơn thuần là xương thịt, mà còn có linh hồn.
Sách của tác giả Kazuo Ishiguro, đạt giải Nobel văn chương năm 2017.
Last edited by LDN on Sun Dec 11, 2022 9:13 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
MÃI ĐỪNG XA TÔI - BY KAZOU ISHIGURO
Dịch giả: Trần Tiễn Cao Đăng
Namthihouse
Mãi Đừng Xa Tôi là câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20. Kathy, Ruth và Tommy xuất thân từ một ngôi trường đặc biệt: trường nội trí Hailsham. Những con người ở đó đều có chung một số phận được định đoạt. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn. Với giọng điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị Người của chính mình. Câu chuyện khép lại trong một kết thúc không thể nào khác được càng khiến cho ta hiểu thêm về giá trị nhân văn, nhân đạo, giá trị của con người. Tác phẩm rất xứng đáng là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923. Một cuốn , giả tưởng mà tất cả chúng ta nên đọc qua ít nhất một lần.
Dịch giả: Trần Tiễn Cao Đăng
Namthihouse
Mãi Đừng Xa Tôi là câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20. Kathy, Ruth và Tommy xuất thân từ một ngôi trường đặc biệt: trường nội trí Hailsham. Những con người ở đó đều có chung một số phận được định đoạt. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn. Với giọng điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị Người của chính mình. Câu chuyện khép lại trong một kết thúc không thể nào khác được càng khiến cho ta hiểu thêm về giá trị nhân văn, nhân đạo, giá trị của con người. Tác phẩm rất xứng đáng là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923. Một cuốn , giả tưởng mà tất cả chúng ta nên đọc qua ít nhất một lần.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Mãi Đừng Xa Tôi by Kazuo Ishiguro
Goodreads
[Spoiler Alert- bài review có tiết lộ rất nặng nội dung cuốn sách, nên cân nhắc trước khi đọc]
***
Thú thực mình biết đến đến Kazuo Ishiguro chỉ vì tò mò xem nếu năm nay lại không phải Haruki Murakami được giải Nobel về Văn học nữa, thì ai mới là người được Viện Hàn lâm Thuỵ Điển trao cho vị trí vinh dự ấy. Và sau đó, 'Mãi đừng xa tôi' là cuốn sách đầu tiên mình tìm đọc của nhà văn người Anh gốc Nhật này.
'Mãi đừng xa tôi' là một cuốn sách không quá dày, với tổng độ dài 434 trang, chia làm 23 chương. Là một tiểu thuyết giả tưởng lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỉ 20, nó diễn tả thế giới với một nền y học rất phát triển, khi mà con người có thể tạo ra người nhân tạo để thay thế nội tạng; từ đó, những bệnh hiểm nghèo như ung thư không còn là mối đe doạ với loài người. Nhưng khi ấy, liệu người ta có hoài nghi về tính nhân văn của hệ thống người nhân tạo này, nếu những người nhân tạo đó cũng có cảm xúc như con người? Hay người ta sẽ tin vào nó vì lợi ích của bệnh nhân, mà có thể là gia đình hoặc họ hàng của họ?
Toàn bộ câu chuyện được kể qua góc nhìn của người nhân tạo Kathy. Cô cùng với Ruth và Tommy là 3 nhân vật chính, xuất thân từ trường Hailsham-trường dành cho những người nhân tạo. Ở những chương đầu, cách kể chuyện xen lẫn giữa thực tại và quá khứ dễ làm người ta ngủ quên trong lúc đọc sách. Nhưng kể từ những chương giữa, mọi thứ diễn ra ở trường Hailsham càng lúc càng khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt và muốn lật tiếp những trang tiếp theo khi mà những cô giám thị ở đây luôn dạy bọn trẻ con một cách đầy nhân văn; nhưng mặt khác, lại không tiết lộ những chuyện như hiến tạng và hệ thống người nhân tạo cho chúng. Tất cả những thông tin mà Kathy và những người bạn của mình biết được là từ việc đoán già đoán non và truyền tai nhau. Tác giả đã xây dựng Kathy với tính cách chín chắn, mạnh mẽ, nhưng lại rất nhạy cảm khi cần. Những cuộc trò chuyện, những lần cãi vã hay tâm sự của Kathy với Ruth và Tommy đều “giống, không giống bên ngoài cũng giống bên trong” với những chuyện mà ai trong số chúng ta cũng đã từng trải qua thời học trò. Và, qua cách mà Ruthy cảm nhận nó, Kazuo Ishiguro khiến chúng ta nhiều lần suy ngẫm lại về tình bạn, tình yêu.
Mình thực sự rất muốn tìm một đoạn trích để dẫn đến phần kết của review. Nhưng thật sự những câu chữ trong cuốn sách này đều như những mảnh ghép được gắn kết chặt chẽ trong một bức khảm lớn, mà khi ta đem soi từng mảnh một thì tự dưng lại đâm ra chẳng có giá trị gì. Nói chung là sách hay, đọc xong thì ám ảnh. Không phải ám ảnh như sợ ma, mà là sợ một thứ, rất giống con người, từ cảm xúc đến hành động, nhưng không phải con người.
Có lẽ là hơi lí tính, nhưng sau khi lật qua trang cuối và gấp lại, mình hoàn toàn không cảm thấy phẫn nộ hay này nọ về việc loài người đối xử với người nhân tạo như người ta hay review trên mạng. Cơ bản vì, nếu y học đã phát triển đến thế thì sao các nhà khoa học không tạo ra các bộ phận nhân tạo mà ghép bụp vào phát cho xong? Còn phải bày trò tạo ra người nhân tạo rồi nuôi lớn tốn bao nhiêu thời gian và $$$ rồi mới xài được. (Dốt thế chứ lại.) Cái mà mình thấy thú vị nhất là về những câu chuyện xung quanh và cảm xúc của Kath, Ruth, và Tommy, được nhìn thấy một phần của chính mình trong họ, để thấy tác giả đã xây dựng tâm lí nhân vật thực sự xuất sắc. (Thậm chí qua đó mình còn có thể thêm về bản ngã của chính mình.) Vì thế những ai đã đọc bài review này và bị spoil cho gần hết (mình xin lỗi) thì cũng cứ hãy đọc thử truyện một lần, bạn sẽ thấy được nhiều điều hơn là cốt truyện chính.
Tóm tắt: Chúc mừng Kazuo Ishiguro nhận được giải Nobel Văn học năm nay. Mình vẫn thích Haruki Murakami hơn
Goodreads
[Spoiler Alert- bài review có tiết lộ rất nặng nội dung cuốn sách, nên cân nhắc trước khi đọc]
***
Thú thực mình biết đến đến Kazuo Ishiguro chỉ vì tò mò xem nếu năm nay lại không phải Haruki Murakami được giải Nobel về Văn học nữa, thì ai mới là người được Viện Hàn lâm Thuỵ Điển trao cho vị trí vinh dự ấy. Và sau đó, 'Mãi đừng xa tôi' là cuốn sách đầu tiên mình tìm đọc của nhà văn người Anh gốc Nhật này.
'Mãi đừng xa tôi' là một cuốn sách không quá dày, với tổng độ dài 434 trang, chia làm 23 chương. Là một tiểu thuyết giả tưởng lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỉ 20, nó diễn tả thế giới với một nền y học rất phát triển, khi mà con người có thể tạo ra người nhân tạo để thay thế nội tạng; từ đó, những bệnh hiểm nghèo như ung thư không còn là mối đe doạ với loài người. Nhưng khi ấy, liệu người ta có hoài nghi về tính nhân văn của hệ thống người nhân tạo này, nếu những người nhân tạo đó cũng có cảm xúc như con người? Hay người ta sẽ tin vào nó vì lợi ích của bệnh nhân, mà có thể là gia đình hoặc họ hàng của họ?
Toàn bộ câu chuyện được kể qua góc nhìn của người nhân tạo Kathy. Cô cùng với Ruth và Tommy là 3 nhân vật chính, xuất thân từ trường Hailsham-trường dành cho những người nhân tạo. Ở những chương đầu, cách kể chuyện xen lẫn giữa thực tại và quá khứ dễ làm người ta ngủ quên trong lúc đọc sách. Nhưng kể từ những chương giữa, mọi thứ diễn ra ở trường Hailsham càng lúc càng khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt và muốn lật tiếp những trang tiếp theo khi mà những cô giám thị ở đây luôn dạy bọn trẻ con một cách đầy nhân văn; nhưng mặt khác, lại không tiết lộ những chuyện như hiến tạng và hệ thống người nhân tạo cho chúng. Tất cả những thông tin mà Kathy và những người bạn của mình biết được là từ việc đoán già đoán non và truyền tai nhau. Tác giả đã xây dựng Kathy với tính cách chín chắn, mạnh mẽ, nhưng lại rất nhạy cảm khi cần. Những cuộc trò chuyện, những lần cãi vã hay tâm sự của Kathy với Ruth và Tommy đều “giống, không giống bên ngoài cũng giống bên trong” với những chuyện mà ai trong số chúng ta cũng đã từng trải qua thời học trò. Và, qua cách mà Ruthy cảm nhận nó, Kazuo Ishiguro khiến chúng ta nhiều lần suy ngẫm lại về tình bạn, tình yêu.
Mình thực sự rất muốn tìm một đoạn trích để dẫn đến phần kết của review. Nhưng thật sự những câu chữ trong cuốn sách này đều như những mảnh ghép được gắn kết chặt chẽ trong một bức khảm lớn, mà khi ta đem soi từng mảnh một thì tự dưng lại đâm ra chẳng có giá trị gì. Nói chung là sách hay, đọc xong thì ám ảnh. Không phải ám ảnh như sợ ma, mà là sợ một thứ, rất giống con người, từ cảm xúc đến hành động, nhưng không phải con người.
Có lẽ là hơi lí tính, nhưng sau khi lật qua trang cuối và gấp lại, mình hoàn toàn không cảm thấy phẫn nộ hay này nọ về việc loài người đối xử với người nhân tạo như người ta hay review trên mạng. Cơ bản vì, nếu y học đã phát triển đến thế thì sao các nhà khoa học không tạo ra các bộ phận nhân tạo mà ghép bụp vào phát cho xong? Còn phải bày trò tạo ra người nhân tạo rồi nuôi lớn tốn bao nhiêu thời gian và $$$ rồi mới xài được. (Dốt thế chứ lại.) Cái mà mình thấy thú vị nhất là về những câu chuyện xung quanh và cảm xúc của Kath, Ruth, và Tommy, được nhìn thấy một phần của chính mình trong họ, để thấy tác giả đã xây dựng tâm lí nhân vật thực sự xuất sắc. (Thậm chí qua đó mình còn có thể thêm về bản ngã của chính mình.) Vì thế những ai đã đọc bài review này và bị spoil cho gần hết (mình xin lỗi) thì cũng cứ hãy đọc thử truyện một lần, bạn sẽ thấy được nhiều điều hơn là cốt truyện chính.
Tóm tắt: Chúc mừng Kazuo Ishiguro nhận được giải Nobel Văn học năm nay. Mình vẫn thích Haruki Murakami hơn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Khai tâm
Mãi đừng xa tôi - Kazuo Ishiguro
Câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20.
Câu chuyện xoay quanh ngôi trường Hailsham. Trường Hailsham là một trường nội trú kỳ lạ nơi nuôi dạy những đứa trẻ vốn là bản sao vô tính. Số phận những đứa trẻ này đã được định đoạt: khi đến tuổi trưởng thành, họ sẽ hiến nội tạng cho những người bị bệnh; họ sẽ làm việc đó đến khi kiệt sức mà chết. Xã hội nhắm mắt làm ngơ, coi như không biết đến sự tồn tại của ngôi trường này.
"Tôi tên là Kathy H. Tôi ba mươi mốt tuổi, đã làm người chăm sóc được hơn mười một năm nay. Nói vậy nghe cũng đã đủ lâu rồi, tôi biết, nhưng thật ra người ta còn muốn tôi làm thêm tám tháng nữa, cho đến cuối năm nay. Chừng đó thì hầu như đúng mười hai năm cả thảy. Giờ thì tôi biết tôi là người chăm sóc lâu đến vậy chẳng nhất thiết bởi vì người ta cho rằng tôi làm việc ấy rất cừ. Có một số người chăm sóc thực sự giỏi nhưng nghe nói chỉ làm được hai, ba năm là người ta bảo phải thôi. Tôi lại còn biết ít nhất một người chăm sóc khác đã làm việc này suốt mười bốn năm trời dẫu hoàn toàn chẳng được tích sự gì. Thế nên, tôi không có ý khoe khoang. Nhưng tôi biết rõ ràng người ta hài lòng về công việc tôi làm, mà nói chung bản thân tôi cũng hài lòng. Những người hiến mà tôi chăm sóc luôn luôn có tình trạng khả quan hơn nhiều so với người ta tưởng. Họ thường phục hồi nhanh đến độ ngoạn mục, và ít ai trong số họ được phân loại là "bị kích động" ngay cả cho đến trước lần hiến thứ tư. Phải có thể giờ thì tôi đang thực sự khoe khoang đây. Nhưng làm tốt công việc của mình, nhất là giữ cho những người hiến mà mình chăm sóc luôn luôn "bình thản", điều đó có ý nghĩa với tôi lắm. Tôi đã dần dần phát triển được một thứ bản năng đối với những người hiến. Tôi biết khi nào cần ở bên họ và an ủi họ, khi nào cần để họ một mình. khi nào cần lắng nghe bất cứ điều gì họ muốn nói, còn khi nào chỉ cần nhún vai bảo họ ngủ một giấc cho quên chuyện đó đi.
Dù thế nào đi nữa, tôi không đòi hỏi gì nhiều cho bản thân. Tôi biết có những người chăm sóc hiện vẫn đang làm việc, họ cũng giỏi như tôi nhưng chẳng được đối xử tốt dù chỉ bằng một nửa tôi. Nếu bạn là một trong số họ, tôi có thể hiểu bạn hẳn sẽ phẫn uất lắm khi nhìn nào phòng khách kiêm phòng ngủ của tôi, nào xe hơi của tôi, và trên hết là cái kiểu tôi được tự do chọn lựa người mình chăm sóc. Tôi lại là học sinh của Hailsham, nội chuyện đó đôi khi cũng đủ khiến người ta nổi giận. Người ta bảo Kathy H. muốn chọn ai để chăm sóc thì chọn, mà chị ta thì luôn luôn chọn những người mình thích: những kẻ từ Hailsham ra, hoặc một trong những người từ các nơi danh giá khác. Thảo nào chị ta có thành tích cao đến vậy. Tôi nghe người ta nói thế nhiều rồi, thành thử chắc bạn còn được nghe nhiều hơn thế nữa, mà có lẽ trong đó cũng có phần đúng. Nhưng tôi không phải kẻ đầu tiên được quyền chọn người để chăm sóc, mà chắc hẳn cũng chẳng phải kẻ cuối cùng. Dù có thế nào, tôi vẫn chăm sóc chu đáo những người hiến dù họ được nuôi dạy ở nơi đâu. Trước khi tôi ngưng lời, hãy nhớ rằng tôi đã làm việc này mười hai năm, mà chỉ trong sáu năm gần đây người ta mới cho tôi cái quyền chọn người để chăm sóc..."
Báo chí giới thiệu
Thế giới những “phó bản” người
Tác giả không đưa ra bất cứ một thông tin tiết lộ nào về sự phi thực của tác phẩm, thậm chí còn là một dòng khẳng định ngay sau đề từ:
Nước Anh, cuối thập niên 1990, kèm theo đó là một lối hành văn đầy tiết chế. Thế nhưng người đọc có thể nhận biết một không khí khác lạ nào đấy đang bao trùm lên những nhân vật chính, bối cảnh, đời sống sinh hoạt của họ... Một không khí gợi nhớ Jane Eyre, Đồi gió hú của chị em nhà Bronte xưa, trên gam màu chủ đạo lạnh lẽo, âm u, điểm lên vài hình bóng câm lặng, những ngày dài lê thê không thấy bóng dáng mặt trời và gió phương bắc hú dài qua những mỏm đá xanh, lạnh sắc địa y...
Đấy là một ngôi trường đặc biệt, với sự hiện diện của tôi, Ruth, Tommy và những... cái bóng khác. Trên đầu họ là những giám thị khắc nghiệt, quái đản, bao quanh họ là những bức tường cùng rừng cây âm u huyền bí, nơi bảng lảng một hồn ma con gái... Vẫn có những lúc họ được ra ngoài những bức tường ấy, một chuyến đi chơi, một buổi dã ngoại, nhưng dường như họ chẳng bao giờ nghĩ đến một cuộc đào thoát.
Họ được xuất hiện trong cuộc đời, ăn học, lớn lên, để cuối cùng phục vụ cho một mục đích phi lý mặc nhiên. Đấy là ngôi trường nội trú của những đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính. Và những "phó bản" người này được nuôi lớn, chờ đến ngày hiến tạng. Họ sống, kết bạn, yêu thương, bình thường như mỗi con người, và lặng lẽ chờ đến ngày bị cắt đi từng phần thân thể. Cắt một lần, hai lần, nếu chưa chết thì cắt đến ba lần cho tới ngày gục hẳn! Và nơi cuộc sống ngoài kia là những chính bản của họ.
Kazuo Ishiguro, tác giả, dường như hoàn toàn biến mất trên những trang viết. Ông để cho cái phi lý ấy trôi an nhiên, đối mặt với người đọc. Ông tạo ra một thế giới đầy quái gở rồi để cho những nhân vật tiến bước trong cái logic dễ sợ đó. Và độc giả phải đi tiếp cuộc đi nhức nhối của mình cho đến dòng cuối cùng.
Nước Anh của thập niên cuối cùng thế kỷ XX, nơi chú cừu Dolly nhân bản đầu tiên ra đời. Một bước tiến quá đà của khoa học kỹ thuật. Có thể liên tưởng đến anh hề Charlot xưa trong Thời đại tân kỳ, khi con người bị cưỡng đoạt bởi máy móc, nhân tính hoàn toàn biến mất dưới một sức mạnh quái gở vô hình. Mãi đừng xa tôi là một phiên bản đau lòng mới, cảnh báo cho một thế giới viễn tưởng.
Nguyễn Danh Lam
Theo báo Thanh niên
Mãi đừng xa tôi - Kazuo Ishiguro
Câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20.
Câu chuyện xoay quanh ngôi trường Hailsham. Trường Hailsham là một trường nội trú kỳ lạ nơi nuôi dạy những đứa trẻ vốn là bản sao vô tính. Số phận những đứa trẻ này đã được định đoạt: khi đến tuổi trưởng thành, họ sẽ hiến nội tạng cho những người bị bệnh; họ sẽ làm việc đó đến khi kiệt sức mà chết. Xã hội nhắm mắt làm ngơ, coi như không biết đến sự tồn tại của ngôi trường này.
"Tôi tên là Kathy H. Tôi ba mươi mốt tuổi, đã làm người chăm sóc được hơn mười một năm nay. Nói vậy nghe cũng đã đủ lâu rồi, tôi biết, nhưng thật ra người ta còn muốn tôi làm thêm tám tháng nữa, cho đến cuối năm nay. Chừng đó thì hầu như đúng mười hai năm cả thảy. Giờ thì tôi biết tôi là người chăm sóc lâu đến vậy chẳng nhất thiết bởi vì người ta cho rằng tôi làm việc ấy rất cừ. Có một số người chăm sóc thực sự giỏi nhưng nghe nói chỉ làm được hai, ba năm là người ta bảo phải thôi. Tôi lại còn biết ít nhất một người chăm sóc khác đã làm việc này suốt mười bốn năm trời dẫu hoàn toàn chẳng được tích sự gì. Thế nên, tôi không có ý khoe khoang. Nhưng tôi biết rõ ràng người ta hài lòng về công việc tôi làm, mà nói chung bản thân tôi cũng hài lòng. Những người hiến mà tôi chăm sóc luôn luôn có tình trạng khả quan hơn nhiều so với người ta tưởng. Họ thường phục hồi nhanh đến độ ngoạn mục, và ít ai trong số họ được phân loại là "bị kích động" ngay cả cho đến trước lần hiến thứ tư. Phải có thể giờ thì tôi đang thực sự khoe khoang đây. Nhưng làm tốt công việc của mình, nhất là giữ cho những người hiến mà mình chăm sóc luôn luôn "bình thản", điều đó có ý nghĩa với tôi lắm. Tôi đã dần dần phát triển được một thứ bản năng đối với những người hiến. Tôi biết khi nào cần ở bên họ và an ủi họ, khi nào cần để họ một mình. khi nào cần lắng nghe bất cứ điều gì họ muốn nói, còn khi nào chỉ cần nhún vai bảo họ ngủ một giấc cho quên chuyện đó đi.
Dù thế nào đi nữa, tôi không đòi hỏi gì nhiều cho bản thân. Tôi biết có những người chăm sóc hiện vẫn đang làm việc, họ cũng giỏi như tôi nhưng chẳng được đối xử tốt dù chỉ bằng một nửa tôi. Nếu bạn là một trong số họ, tôi có thể hiểu bạn hẳn sẽ phẫn uất lắm khi nhìn nào phòng khách kiêm phòng ngủ của tôi, nào xe hơi của tôi, và trên hết là cái kiểu tôi được tự do chọn lựa người mình chăm sóc. Tôi lại là học sinh của Hailsham, nội chuyện đó đôi khi cũng đủ khiến người ta nổi giận. Người ta bảo Kathy H. muốn chọn ai để chăm sóc thì chọn, mà chị ta thì luôn luôn chọn những người mình thích: những kẻ từ Hailsham ra, hoặc một trong những người từ các nơi danh giá khác. Thảo nào chị ta có thành tích cao đến vậy. Tôi nghe người ta nói thế nhiều rồi, thành thử chắc bạn còn được nghe nhiều hơn thế nữa, mà có lẽ trong đó cũng có phần đúng. Nhưng tôi không phải kẻ đầu tiên được quyền chọn người để chăm sóc, mà chắc hẳn cũng chẳng phải kẻ cuối cùng. Dù có thế nào, tôi vẫn chăm sóc chu đáo những người hiến dù họ được nuôi dạy ở nơi đâu. Trước khi tôi ngưng lời, hãy nhớ rằng tôi đã làm việc này mười hai năm, mà chỉ trong sáu năm gần đây người ta mới cho tôi cái quyền chọn người để chăm sóc..."
Báo chí giới thiệu
Thế giới những “phó bản” người
Tác giả không đưa ra bất cứ một thông tin tiết lộ nào về sự phi thực của tác phẩm, thậm chí còn là một dòng khẳng định ngay sau đề từ:
Nước Anh, cuối thập niên 1990, kèm theo đó là một lối hành văn đầy tiết chế. Thế nhưng người đọc có thể nhận biết một không khí khác lạ nào đấy đang bao trùm lên những nhân vật chính, bối cảnh, đời sống sinh hoạt của họ... Một không khí gợi nhớ Jane Eyre, Đồi gió hú của chị em nhà Bronte xưa, trên gam màu chủ đạo lạnh lẽo, âm u, điểm lên vài hình bóng câm lặng, những ngày dài lê thê không thấy bóng dáng mặt trời và gió phương bắc hú dài qua những mỏm đá xanh, lạnh sắc địa y...
Đấy là một ngôi trường đặc biệt, với sự hiện diện của tôi, Ruth, Tommy và những... cái bóng khác. Trên đầu họ là những giám thị khắc nghiệt, quái đản, bao quanh họ là những bức tường cùng rừng cây âm u huyền bí, nơi bảng lảng một hồn ma con gái... Vẫn có những lúc họ được ra ngoài những bức tường ấy, một chuyến đi chơi, một buổi dã ngoại, nhưng dường như họ chẳng bao giờ nghĩ đến một cuộc đào thoát.
Họ được xuất hiện trong cuộc đời, ăn học, lớn lên, để cuối cùng phục vụ cho một mục đích phi lý mặc nhiên. Đấy là ngôi trường nội trú của những đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính. Và những "phó bản" người này được nuôi lớn, chờ đến ngày hiến tạng. Họ sống, kết bạn, yêu thương, bình thường như mỗi con người, và lặng lẽ chờ đến ngày bị cắt đi từng phần thân thể. Cắt một lần, hai lần, nếu chưa chết thì cắt đến ba lần cho tới ngày gục hẳn! Và nơi cuộc sống ngoài kia là những chính bản của họ.
Kazuo Ishiguro, tác giả, dường như hoàn toàn biến mất trên những trang viết. Ông để cho cái phi lý ấy trôi an nhiên, đối mặt với người đọc. Ông tạo ra một thế giới đầy quái gở rồi để cho những nhân vật tiến bước trong cái logic dễ sợ đó. Và độc giả phải đi tiếp cuộc đi nhức nhối của mình cho đến dòng cuối cùng.
Nước Anh của thập niên cuối cùng thế kỷ XX, nơi chú cừu Dolly nhân bản đầu tiên ra đời. Một bước tiến quá đà của khoa học kỹ thuật. Có thể liên tưởng đến anh hề Charlot xưa trong Thời đại tân kỳ, khi con người bị cưỡng đoạt bởi máy móc, nhân tính hoàn toàn biến mất dưới một sức mạnh quái gở vô hình. Mãi đừng xa tôi là một phiên bản đau lòng mới, cảnh báo cho một thế giới viễn tưởng.
Nguyễn Danh Lam
Theo báo Thanh niên
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Newshop
TOP 7 Tiểu Thuyết Trinh Thám Nhật Bản Hay Nhất Mọi Thời Đại
Tiểu thuyết trinh thám và truyện về giới tội phạm xuất hiện vào giữa thế kỷ 19, khi cha đẻ của thể loại này là Edgar Allan Poe giới thiệu thám tử hư cấu đầu tiên - Auguste C. Dupin. Phát triển đến ngày nay, tiểu thuyết trinh thám mỗi quốc gia đều mang những nét riêng của mình, đặc biệt là trinh thám Nhật Bản.
1. THÚ TỘI
Cảnh sát nhận định đây là vụ tai nạn nhưng Moriguchi biết ai đã sát hại con gái mình - kẻ ở ngay trong lớp học do mình chủ nhiệm. Moriguchi bắt đầu kế hoạch báo thù của riêng cô...
"Một câu chuyện trinh thám Nhật Bản tâm lý kinh dị, ớn lạnh, thuyết phục, gây bất ngờ không chỉ một lần...Day dứt, tàn nhẫn và choáng váng."
- WALL STREET JOURNAL
"Cuốn sách đáng đọc này vừa tăm tối, gây xáo động và biết đánh lừa độc giả, với giọng văn sắc bén, dồn dập, mỗi chương đều đưa người đọc tới tận cùng căng thẳng."
- TORONTO STAR
2. BÍ MẬT CỦA NAOKO
“Nỗi buồn không phải là những thứ chỉ nhìn thấy bằng mắt”, nhận định ấy có lẽ không thể đúng hơn với trường hợp của Hirasuke trong tác phẩm “Bí mật của Naoko” của nhà văn trinh thám Nhật Bản Higashino Keigo.
Hirasuke đang tận hưởng cuộc sống bình yên hạnh phúc bên người vợ hiền thảo và cô con gái nhỏ Monami thì bỗng một ngày, thảm kịch ập đến: vợ Hirasuke mất trong một tai nạn, cô con gái may mắn sống sót nhưng phải sống cuộc sống không còn là của mình.
Chừng ấy nỗi đau vẫn là chưa đủ với một người đàn ông vốn chỉ quen với công việc trong nhà máy sản xuất linh kiện xe hơi và những trận bóng, quen với việc được chăm sóc bởi người vợ đảm đang, khéo léo, quen với căn nhà nhỏ ấm cúng với ba thành viên khi gã phát hiện ra trong hình hài của cô con gái đang tồn tại cùng gã là Naoko, người vợ mà cả cuộc đời này gã chưa và sẽ không bao giờ ngừng yêu. Nắm giữ bí mật ấy cho riêng mình, cho Naoko và cho con gái, Hirasuke bắt đầu lại một cuộc sống mới: cuộc sống “gà trống nuôi con” bên cạnh người vợ chỉ hiện hữu qua lời nói, hành động nhưng bằng cả tâm hồn.
Không dừng lại ở một cốt truyện giản dị nhưng bi thảm như thế, “Bí mật của Naoko” dẫn dắt người đọc đến với nhiều hơn những mảnh vỡ bi kịch khác, của những gia đình khác, và trong những góc khuất khác trong Hirasuke, Naoko và cả Monami, cô bé chỉ thoáng xuất hiện trong những dòng ký ức ấm áp.
Hirasuke, người đàn ông bình lặng bỗng chốc trở thành nhân vật quan trọng trong những cuộc dấn thân để tìm hiểu và khám phá những điều mà trước đó, gã chẳng mảy may quan tâm. Đó là những uẩn khúc éo le trong gia đình người lái xe gây tai nạn xấu số, là bí mật của những người cùng hội người nhà nạn nhân trong vụ tai nạn; đó còn là những ham muốn bản năng của chính Hirasuke khi trở nên cô độc và khao khát yêu thương hơn bao giờ hết… Sống cùng nỗi đau, Hirasuke dần dần biết cách nhìn nhận và nắm lấy niềm vui, dù vô cùng bé nhỏ; biết cách mở lòng để cảm thông và chia sẻ với nhiều người; biết cách sống nhân hậu và vị tha hơn…
Khai thác triệt để diễn biến tâm lý các nhân vật qua những đoạn độc thoại và hội thoại gần gũi đời thường, khắc họa tính cách và phong cách Nhật Bản qua từng chi tiết nhỏ nhất với một nhịp điệu chậm buồn, “Bí mật của Naoko” dường như dành không gian để độc giả cảm và ngẫm nhiều hơn.
Rốt cuộc, “Bí mật của Naoko” hay bí mật về Naoko là hiện tượng nhập hồn huyền bí người ta vẫn nói đến mà không thể lý giải, là sự tưởng tượng, ngộ nhận của những người còn sống khi người thân mất đi, hay đó là một dàn xếp có chủ đích của Monami, cô bé con chỉ sắp sửa lên lớp Sáu nhưng đã có suy nghĩ của một người trưởng thành, thì đó cũng không phải điều duy nhất độc giả quan tâm dọc suốt câu chuyện.
Lớn lao hơn, có sức lay động mạnh mẽ hơn, đó có lẽ là cách người ta chấp nhận nỗi đau, đối mặt với nó và tiếp tục sống như thể chưa bao giờ trải qua đau đớn.
3. PHÍA SAU NGHI CAN X (TÁI BẢN 2019)
Khi nhấn chuông cửa nhà nghi can chính của một vụ án mới, điều tra viên Kusanagi không biết rằng anh sắp phải đương đầu với một thiên tài ẩn dật. Kusanagi càng không thể ngờ rằng, chỉ một câu nói vô thưởng vô phạt của anh đã kéo người bạn thân, Manabu Yukawa, một phó giáo sư vật lý tài năng, vào vụ án. Và điều làm sững sờ nhất, đó là vụ án kia chẳng qua cũng chỉ như một bài toán cấp ba đơn giản, tuy nhiên ấn số X khi được phơi bày ra lại không đem đến hạnh phúc cho bất cứ ai…
Với một giọng văn tỉnh táo và dung dị, Higashino Keigo đã đem đến cho độc giả hơn cả một cuốn tiểu thuyết trinh thám Nhật Bản. Mô tả tội ác không phải điều hấp dẫn nhất ở đây, mà còn là những giằng xé nội tâm thầm kín, những nhân vật bình dị, và sự quan tâm sâu sa tới con người. Tác phẩm đã đem lại cho Higashino Keigo Giải Naoki lần thứ 134, một giải thưởng văn học lâu đời sánh ngang giải Akutagawa tại Nhật.
4. TÊN CỦA TRÒ CHƠI LÀ BẮT CÓC
“Tên của trò chơi là bắt cóc” – Tuyệt phẩm đến từ cây bút trinh thám Nhật Bản quyền năng nhất xứ sở Mặt trời mọc - HIGASHINO KEIGO
“Tôi nghĩ từ khi sinh ra tôi đã được định sẵn làm kẻ xấu rồi.” – Sakuma khẽ rít một hơi thuốc.
“Trên đời làm gì có chuyện dễ ăn như thế? “ – Juri cười nhạt – “Một con quái vật vốn không được sinh ra , nó là được tạo thành.”
Sakuma Shunsuke là một kẻ hiếu thắng, không biết từ đâu cũng chẳng biết do ai ảnh hưởng, từ nhỏ đến lớn, từ chuyện học hành, thi cử đến tình yêu, sự nghiệp, Sakuma luôn coi mọi thứ xung quanh là trò chơi thắng thua. Mặc kệ chuyện có khiến người khác tổn thương hay không, càng chẳng hề quan tâm đến hậu quả hay trách nhiệm gì gì đó, tất cả những gì Sakuma cần là chiến thắng, hết. Có lẽ cũng chính vì thế mà anh ta chưa từng thua cuộc, dù là trước bất kỳ ai.
Thế mà, trong một dự án quảng cáo mà Sakuma dồn mọi tâm huyết, anh ta lại bị một kẻ tên Katsuragi Katsutoshi chê bai kém cỏi, sau đó thẳng tay sa thải?!
5. GOTH - NHỮNG KẺ HẮC ÁM (TÁI BẢN 2019)
Một cuốn sổ ghi chép quá trình giết người. Chiếc tủ lạnh chứa đầy bàn tay. Lũ chó bị bắt cóc. Vụ treo cổ kỳ quái. Đứa trẻ bị chôn sống. Cuốn băng thu âm giọng nói của người chết…
Hai học sinh cấp ba cùng nhau điều tra những vụ án kỳ lạ ở địa phương. Nhưng thay vì cố gắng ngăn chặn tội ác, nỗi ám ảnh với cái chết và sự giết chóc đã dẫn dắt chúng tiến vào bóng tối điên cuồng, nơi những cơn ác mộng trở thành sự thực.
Không chỉ là một cuốn tiểu thuyết kinh dị rùng rợn, GOTH còn ẩn chứa nỗi buồn và những chiêm nghiệm về cuộc sống, về bản chất con người và sự giác ngộ. Tác phẩm đã mang về cho Otsuichi giải thưởng Honkaku Mystery, được chuyển thể thành manga và phim điện ảnh.
6. ĐẢO QUỶ
•Tác phẩm truyện dài được đánh giá là hay nhất của “Ông tổ trinh thám Nhật Bản” Edogawa Ranpo, lần đầu tiên được dịch và xuất bản tại Việt Nam.
•Đã được chuyển thể thành rất nhiều phiên bản truyện tranh, kịch sân khấu, CD Drama…
•Phiên bản tiếng Việt đầy đủ nhất, không cắt gọt, kèm thêm nhiều phụ lục để giải thích rõ hơn cả về bối cảnh thời đại lẫn ý nghĩa của câu chuyện.
•Minh họa bìa sách đến từ đại thần Togai Jun của Guilt|Pleasure.
Những tưởng từ đây sẽ được nắm tay người thương chìm trong chốn phù vân màu hồng mãi mãi, thì oan nghiệt bỗng chốc đổ ập lên đầu Minoura khiến cậu trở tay chẳng kịp: Vợ chưa cưới bị sát hại một cách oan khuất và bí ẩn, tháng ngày bằng lặng phút chốc vụt xa đến không ngờ.
Minoura chính thức dấn bước trên hành trình đi tìm công lý cho người dấu yêu, mà đâu ngờ cái giá đánh đổi lại quá lớn, và tất thảy chỉ là mở đầu cho một âm mưu tàn độc vượt quá sức tưởng tượng. Từng sự kiện kinh hoàng nối tiếp dập dồn, những nhân vật dị hình dị dạng ám ảnh tựa bóng ma, người bạn cũ bấy lâu thầm ôm mối tương tư khác lạ… Mọi thứ xoáy tròn thành cơn lốc vằn vện trên nền không khí ngột ngạt, đen tối, bủa vây cắn nuốt cả kiếp người.
Nhân gian đâu là ta, đâu là quỷ, phút chốc đã chẳng thể phân.
Giật mình nhìn lại, quỷ đã ở ngay sát bên ta rồi.
7. NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT
Bạn có biết, trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ không bao giờ được giải phóng? Đó là một người trưởng thành luôn thấy mình thiệt thòi, cô đơn bởi tuổi thơ không trọn vẹn tình yêu thương của cả cha và mẹ, không có bạn bè chơi cùng. Đó là một người lớn không tự tin, luôn cô đơn vì từ bé đến lớn luôn bị mẹ so sánh và đối xử phân biệt với chị/em của mình. Đó là những nhân cách khác trong con người chúng ta, một góc tối trong tâm hồn được hình thành bởi những ẩn ức tuổi thơ, ám ảnh cuộc đời mà chính ta không vượt qua được. Đó cũng chính là một trong những tâm lý tội phạm dẫn đến các hành vi phạm tội.
Nổi tiếng là nữ hoàng của dòng văn học khai thác góc khuất của tâm lý con người, nữ nhà văn Kanae Minato đã rất thành công khi miêu tả, khắc hoạ diễn biến tâm lý nhân vật trong cuốn sách này. Độc giả dễ dàng bị cuốn đi theo cảm xúc của nhân vật, cùng rơi vào những góc tối của tâm hồn, cùng khám phá và nhận ra những góc tối đó, cùng trải qua hoặc sẽ cố vượt thoát hoặc sẽ bị chìm vào.
Sách văn học trinh thám Nhật Bản: NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT đậm chất tâm lý tội phạm, từ việc khai thác ẩn ức tuổi thơ, chứng ám thị đến các triệu chứng hoang tưởng của con người, NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT phản ánh góc khuất tâm hồn những con người cô đơn ngay trong gia đình mình, giữa xã hội này. Ngoài ra, còn là một lời khẳng định: Tuổi thơ của con người vô cùng quan trọng, đó là giai đoạn có khả năng ghi nhớ tốt nhất, tiếp nhận nhanh và ngấm lâu nhất để đi đến những ký ức bền vững mà sẽ trở thành tiềm thức, hình thành nhân cách con người. Rằng môi trường giáo dục con người quan trọng nhất là gia đình. Từ đó dẫn đến các hành vi trong đời sống, nhân cách và cả hình thành con người trưởng thành về sau sẽ như thế nào.
TOP 7 Tiểu Thuyết Trinh Thám Nhật Bản Hay Nhất Mọi Thời Đại
Tiểu thuyết trinh thám và truyện về giới tội phạm xuất hiện vào giữa thế kỷ 19, khi cha đẻ của thể loại này là Edgar Allan Poe giới thiệu thám tử hư cấu đầu tiên - Auguste C. Dupin. Phát triển đến ngày nay, tiểu thuyết trinh thám mỗi quốc gia đều mang những nét riêng của mình, đặc biệt là trinh thám Nhật Bản.
1. THÚ TỘI
Cảnh sát nhận định đây là vụ tai nạn nhưng Moriguchi biết ai đã sát hại con gái mình - kẻ ở ngay trong lớp học do mình chủ nhiệm. Moriguchi bắt đầu kế hoạch báo thù của riêng cô...
"Một câu chuyện trinh thám Nhật Bản tâm lý kinh dị, ớn lạnh, thuyết phục, gây bất ngờ không chỉ một lần...Day dứt, tàn nhẫn và choáng váng."
- WALL STREET JOURNAL
"Cuốn sách đáng đọc này vừa tăm tối, gây xáo động và biết đánh lừa độc giả, với giọng văn sắc bén, dồn dập, mỗi chương đều đưa người đọc tới tận cùng căng thẳng."
- TORONTO STAR
2. BÍ MẬT CỦA NAOKO
“Nỗi buồn không phải là những thứ chỉ nhìn thấy bằng mắt”, nhận định ấy có lẽ không thể đúng hơn với trường hợp của Hirasuke trong tác phẩm “Bí mật của Naoko” của nhà văn trinh thám Nhật Bản Higashino Keigo.
Hirasuke đang tận hưởng cuộc sống bình yên hạnh phúc bên người vợ hiền thảo và cô con gái nhỏ Monami thì bỗng một ngày, thảm kịch ập đến: vợ Hirasuke mất trong một tai nạn, cô con gái may mắn sống sót nhưng phải sống cuộc sống không còn là của mình.
Chừng ấy nỗi đau vẫn là chưa đủ với một người đàn ông vốn chỉ quen với công việc trong nhà máy sản xuất linh kiện xe hơi và những trận bóng, quen với việc được chăm sóc bởi người vợ đảm đang, khéo léo, quen với căn nhà nhỏ ấm cúng với ba thành viên khi gã phát hiện ra trong hình hài của cô con gái đang tồn tại cùng gã là Naoko, người vợ mà cả cuộc đời này gã chưa và sẽ không bao giờ ngừng yêu. Nắm giữ bí mật ấy cho riêng mình, cho Naoko và cho con gái, Hirasuke bắt đầu lại một cuộc sống mới: cuộc sống “gà trống nuôi con” bên cạnh người vợ chỉ hiện hữu qua lời nói, hành động nhưng bằng cả tâm hồn.
Không dừng lại ở một cốt truyện giản dị nhưng bi thảm như thế, “Bí mật của Naoko” dẫn dắt người đọc đến với nhiều hơn những mảnh vỡ bi kịch khác, của những gia đình khác, và trong những góc khuất khác trong Hirasuke, Naoko và cả Monami, cô bé chỉ thoáng xuất hiện trong những dòng ký ức ấm áp.
Hirasuke, người đàn ông bình lặng bỗng chốc trở thành nhân vật quan trọng trong những cuộc dấn thân để tìm hiểu và khám phá những điều mà trước đó, gã chẳng mảy may quan tâm. Đó là những uẩn khúc éo le trong gia đình người lái xe gây tai nạn xấu số, là bí mật của những người cùng hội người nhà nạn nhân trong vụ tai nạn; đó còn là những ham muốn bản năng của chính Hirasuke khi trở nên cô độc và khao khát yêu thương hơn bao giờ hết… Sống cùng nỗi đau, Hirasuke dần dần biết cách nhìn nhận và nắm lấy niềm vui, dù vô cùng bé nhỏ; biết cách mở lòng để cảm thông và chia sẻ với nhiều người; biết cách sống nhân hậu và vị tha hơn…
Khai thác triệt để diễn biến tâm lý các nhân vật qua những đoạn độc thoại và hội thoại gần gũi đời thường, khắc họa tính cách và phong cách Nhật Bản qua từng chi tiết nhỏ nhất với một nhịp điệu chậm buồn, “Bí mật của Naoko” dường như dành không gian để độc giả cảm và ngẫm nhiều hơn.
Rốt cuộc, “Bí mật của Naoko” hay bí mật về Naoko là hiện tượng nhập hồn huyền bí người ta vẫn nói đến mà không thể lý giải, là sự tưởng tượng, ngộ nhận của những người còn sống khi người thân mất đi, hay đó là một dàn xếp có chủ đích của Monami, cô bé con chỉ sắp sửa lên lớp Sáu nhưng đã có suy nghĩ của một người trưởng thành, thì đó cũng không phải điều duy nhất độc giả quan tâm dọc suốt câu chuyện.
Lớn lao hơn, có sức lay động mạnh mẽ hơn, đó có lẽ là cách người ta chấp nhận nỗi đau, đối mặt với nó và tiếp tục sống như thể chưa bao giờ trải qua đau đớn.
3. PHÍA SAU NGHI CAN X (TÁI BẢN 2019)
Khi nhấn chuông cửa nhà nghi can chính của một vụ án mới, điều tra viên Kusanagi không biết rằng anh sắp phải đương đầu với một thiên tài ẩn dật. Kusanagi càng không thể ngờ rằng, chỉ một câu nói vô thưởng vô phạt của anh đã kéo người bạn thân, Manabu Yukawa, một phó giáo sư vật lý tài năng, vào vụ án. Và điều làm sững sờ nhất, đó là vụ án kia chẳng qua cũng chỉ như một bài toán cấp ba đơn giản, tuy nhiên ấn số X khi được phơi bày ra lại không đem đến hạnh phúc cho bất cứ ai…
Với một giọng văn tỉnh táo và dung dị, Higashino Keigo đã đem đến cho độc giả hơn cả một cuốn tiểu thuyết trinh thám Nhật Bản. Mô tả tội ác không phải điều hấp dẫn nhất ở đây, mà còn là những giằng xé nội tâm thầm kín, những nhân vật bình dị, và sự quan tâm sâu sa tới con người. Tác phẩm đã đem lại cho Higashino Keigo Giải Naoki lần thứ 134, một giải thưởng văn học lâu đời sánh ngang giải Akutagawa tại Nhật.
4. TÊN CỦA TRÒ CHƠI LÀ BẮT CÓC
“Tên của trò chơi là bắt cóc” – Tuyệt phẩm đến từ cây bút trinh thám Nhật Bản quyền năng nhất xứ sở Mặt trời mọc - HIGASHINO KEIGO
“Tôi nghĩ từ khi sinh ra tôi đã được định sẵn làm kẻ xấu rồi.” – Sakuma khẽ rít một hơi thuốc.
“Trên đời làm gì có chuyện dễ ăn như thế? “ – Juri cười nhạt – “Một con quái vật vốn không được sinh ra , nó là được tạo thành.”
Sakuma Shunsuke là một kẻ hiếu thắng, không biết từ đâu cũng chẳng biết do ai ảnh hưởng, từ nhỏ đến lớn, từ chuyện học hành, thi cử đến tình yêu, sự nghiệp, Sakuma luôn coi mọi thứ xung quanh là trò chơi thắng thua. Mặc kệ chuyện có khiến người khác tổn thương hay không, càng chẳng hề quan tâm đến hậu quả hay trách nhiệm gì gì đó, tất cả những gì Sakuma cần là chiến thắng, hết. Có lẽ cũng chính vì thế mà anh ta chưa từng thua cuộc, dù là trước bất kỳ ai.
Thế mà, trong một dự án quảng cáo mà Sakuma dồn mọi tâm huyết, anh ta lại bị một kẻ tên Katsuragi Katsutoshi chê bai kém cỏi, sau đó thẳng tay sa thải?!
5. GOTH - NHỮNG KẺ HẮC ÁM (TÁI BẢN 2019)
Một cuốn sổ ghi chép quá trình giết người. Chiếc tủ lạnh chứa đầy bàn tay. Lũ chó bị bắt cóc. Vụ treo cổ kỳ quái. Đứa trẻ bị chôn sống. Cuốn băng thu âm giọng nói của người chết…
Hai học sinh cấp ba cùng nhau điều tra những vụ án kỳ lạ ở địa phương. Nhưng thay vì cố gắng ngăn chặn tội ác, nỗi ám ảnh với cái chết và sự giết chóc đã dẫn dắt chúng tiến vào bóng tối điên cuồng, nơi những cơn ác mộng trở thành sự thực.
Không chỉ là một cuốn tiểu thuyết kinh dị rùng rợn, GOTH còn ẩn chứa nỗi buồn và những chiêm nghiệm về cuộc sống, về bản chất con người và sự giác ngộ. Tác phẩm đã mang về cho Otsuichi giải thưởng Honkaku Mystery, được chuyển thể thành manga và phim điện ảnh.
6. ĐẢO QUỶ
•Tác phẩm truyện dài được đánh giá là hay nhất của “Ông tổ trinh thám Nhật Bản” Edogawa Ranpo, lần đầu tiên được dịch và xuất bản tại Việt Nam.
•Đã được chuyển thể thành rất nhiều phiên bản truyện tranh, kịch sân khấu, CD Drama…
•Phiên bản tiếng Việt đầy đủ nhất, không cắt gọt, kèm thêm nhiều phụ lục để giải thích rõ hơn cả về bối cảnh thời đại lẫn ý nghĩa của câu chuyện.
•Minh họa bìa sách đến từ đại thần Togai Jun của Guilt|Pleasure.
Những tưởng từ đây sẽ được nắm tay người thương chìm trong chốn phù vân màu hồng mãi mãi, thì oan nghiệt bỗng chốc đổ ập lên đầu Minoura khiến cậu trở tay chẳng kịp: Vợ chưa cưới bị sát hại một cách oan khuất và bí ẩn, tháng ngày bằng lặng phút chốc vụt xa đến không ngờ.
Minoura chính thức dấn bước trên hành trình đi tìm công lý cho người dấu yêu, mà đâu ngờ cái giá đánh đổi lại quá lớn, và tất thảy chỉ là mở đầu cho một âm mưu tàn độc vượt quá sức tưởng tượng. Từng sự kiện kinh hoàng nối tiếp dập dồn, những nhân vật dị hình dị dạng ám ảnh tựa bóng ma, người bạn cũ bấy lâu thầm ôm mối tương tư khác lạ… Mọi thứ xoáy tròn thành cơn lốc vằn vện trên nền không khí ngột ngạt, đen tối, bủa vây cắn nuốt cả kiếp người.
Nhân gian đâu là ta, đâu là quỷ, phút chốc đã chẳng thể phân.
Giật mình nhìn lại, quỷ đã ở ngay sát bên ta rồi.
7. NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT
Bạn có biết, trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ không bao giờ được giải phóng? Đó là một người trưởng thành luôn thấy mình thiệt thòi, cô đơn bởi tuổi thơ không trọn vẹn tình yêu thương của cả cha và mẹ, không có bạn bè chơi cùng. Đó là một người lớn không tự tin, luôn cô đơn vì từ bé đến lớn luôn bị mẹ so sánh và đối xử phân biệt với chị/em của mình. Đó là những nhân cách khác trong con người chúng ta, một góc tối trong tâm hồn được hình thành bởi những ẩn ức tuổi thơ, ám ảnh cuộc đời mà chính ta không vượt qua được. Đó cũng chính là một trong những tâm lý tội phạm dẫn đến các hành vi phạm tội.
Nổi tiếng là nữ hoàng của dòng văn học khai thác góc khuất của tâm lý con người, nữ nhà văn Kanae Minato đã rất thành công khi miêu tả, khắc hoạ diễn biến tâm lý nhân vật trong cuốn sách này. Độc giả dễ dàng bị cuốn đi theo cảm xúc của nhân vật, cùng rơi vào những góc tối của tâm hồn, cùng khám phá và nhận ra những góc tối đó, cùng trải qua hoặc sẽ cố vượt thoát hoặc sẽ bị chìm vào.
Sách văn học trinh thám Nhật Bản: NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT đậm chất tâm lý tội phạm, từ việc khai thác ẩn ức tuổi thơ, chứng ám thị đến các triệu chứng hoang tưởng của con người, NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT phản ánh góc khuất tâm hồn những con người cô đơn ngay trong gia đình mình, giữa xã hội này. Ngoài ra, còn là một lời khẳng định: Tuổi thơ của con người vô cùng quan trọng, đó là giai đoạn có khả năng ghi nhớ tốt nhất, tiếp nhận nhanh và ngấm lâu nhất để đi đến những ký ức bền vững mà sẽ trở thành tiềm thức, hình thành nhân cách con người. Rằng môi trường giáo dục con người quan trọng nhất là gia đình. Từ đó dẫn đến các hành vi trong đời sống, nhân cách và cả hình thành con người trưởng thành về sau sẽ như thế nào.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 27 of 50 • 1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 38 ... 50
Page 27 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum