Sách
Page 47 of 50 • Share
Page 47 of 50 • 1 ... 25 ... 46, 47, 48, 49, 50
Re: Sách
Chí Blog
Review sách Bão – Le Clezio: vượt qua sự tàn phá
Tôi thích nhà văn Le Clezio đoạt giải Nobel 2008 này, bởi những điều ông viết trong truyện Bão, viết về nỗi đau của con người, điều quan trọng ở đây là cách ông nêu lên những nỗi đau để rồi sau đó mang các nhân vật vượt lên chứ không bị nhấn chìm trong đó, giống như chuyến xe vượt đường hầm, cuối đường là ánh sáng.
Chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa người đàn ông gần 60 tên là Philip và cô bé June chỉ mới 13 tuổi. Viết theo lối tự sự của 2 nhân vật, họ kể về đời mình, về những gì trải qua, về những nhận định trong cuộc sống, và về cuộc gặp gỡ giữa họ – người này trong mắt người kia. Philip tìm lại hòn đảo ở tận cùng thế giới, nơi mà cách đó 30 năm từng xẩy ra một việc khiến ông không bao giờ quên, một người yêu dấu đã bước vào giữa lòng biển cả, việc đó còn hơn là một hành động tự tử, nó giống như người ta đi tìm chốn bình yên không còn tồn tại trong thế giới loài người, sự bình yên ấy giờ chỉ còn tồn tại trong thiên nhiên – nơi không con người. Giả như con người có thể thở dưới nước và ăn tảo biển, thì có lẽ tôi cũng muốn làm một con cá bơi ra đại dương để tránh mọi ưu phiền.
Philip từng bị kết tội vì đã đứng nhìn một tội ác diễn ra mà không ngăn chặn, trước mặt bồi thẩm đoàn, ông không biện hộ gì khi người ta kết án ông về sự vô cảm, sự vô cảm là một hành động đồng lõa với tội ác, chúng ta đều biết thế, và ông cũng biết thế. Nhưng … cái đáng nói ở đây là có những điều còn khủng khiếp hơn vẫn diễn ra và được cho phép, đó có thể là những cuộc chiến, là những màn tra tấn đầy máu me, là cái chết dành cho kẻ thù. Ông – kẻ đứng nhìn, 4 kẻ thủ ác, cô gái nạn nhân của họ, tất cả đều đã “chết” và trơ ra trước khi cái tội ác được phán xữ ở tòa diễn ra, tâm hồn họ “chết” bởi những tội ác được con người cho phép, bởi sự thờ ơ, của lòng tham, bởi sự vô trách nhiệm, bởi sự ích kỷ đang diễn ra trong xã hội loài người. Một tội ác không là sự biện minh cho một tội ác, nhưng chúng kết nối nhau, chúng sinh sôi và nẩy nở, chúng ta cần nhớ rõ điều đó.
Cô gái đi vào lòng biển cả ấy, cô từng có những ước mơ đẹp đẽ và trong sáng, cô từng tin vào con người, nhưng những điều cô tìm được chỉ là sự phản bội, những điều thật kinh tởm, chúng đưa cô trôi dạt khắp nơi, cho đến khi cô gặp Philip, cô tưởng sẽ bắt gặp điều mà cô hằng mong ước, nhưng sau đó cô nhận ra quá khứ của Philip, và cô không còn niềm tin để bắt đầu một cuộc đời mới, dù Philip yêu cô và dịu dàng với cô. Có đôi khi người ta bắt gặp cái hạnh phúc mà họ từng mong đợi, nhưng họ đã đánh mất niềm tin rằng nó sẽ đơn hoa kết trái. Sau sự ra đi đó, Philip cũng thả trôi chính ông, ông từng nghiện rượu, quan hệ với gái mại dâm, từng bị bệnh tình dục, sau 30 năm, ông tìm lại nơi cô gái ra đi, ông cảm thấy mỏi mệt bởi cái quá khứ bị hủy hoại và những tháng năm trôi dạt không bên bờ nên muốn tìm nơi kết thúc nó. Khi tâm hồn chết, nó không chết hẳn đâu, khi cảm xúc trơ ra, nó cũng không thật sự trơ, cái chết và sự trơ đó hiện hữu trong từng giây phút chỉ là do nỗi đau đang gặm nhấm.
Cô bé June là đứa trẻ không cha, cô gần như bị cái xã hội được gọi là văn minh và đạo mạo đó từ bỏ, họ từ bỏ cô bằng những lời gièm pha và chế giễu, bằng trái tim lạnh lùng không biết cảm thông của họ. Cô chỉ tìm được tình yêu từ mẹ và những người đàn bà của biển, họ là những người lặn xuống đáy biển để mò tìm bào ngư, biển cho họ sự sống, và thi thoảng mang đi một vài người. Một đứa trẻ bị ruồng bỏ sẽ học được bài học mà đa số những con người có cuộc đời may mắn đã không học được, đó là sự thật về con người. Trong nỗi đau, cô bé nhìn thấu được trái tim con người, nơi nào có tình yêu và nơi nào chỉ có sự băng giá.
Sự gặp gỡ giữa Philip và cô bé June như là một định mệnh, cái định mệnh giải đáp cho những cơn ác mộng huyền hoặc của đời sống, họ tìm thấy nhau, họ trở thành bạn; khi đi dạo trên bãi biển, họ cùng chơi trò tìm kiếm những vật xinh đẹp, có thể đó là một vỏ ốc, một hòn sỏi, người này tìm một thứ và người kia phải tìm thứ giống vậy, đôi khi người thắng chỉ bởi một hòn sỏi lạ lùng nào đó. Tình cảm giữa họ ngày một sâu nặng hơn, với Philip thì ông khó lòng để có thể yêu một cô bé con, ông không muốn hủy hoại đời cô, còn cô bé thì dần yêu ông. June là hiện thân cho cái điều tốt đẹp chưa bị hủy hoại mà Philip mong nhìn thấy. Philip là một người đàn ông tốt, một người chân thật không giả dối mà cô bé luôn mơ ước để có thể làm cha, hoặc một người để yêu.
Nhưng mối quan hệ đó đã kết thúc vì nó phải như thế, Philip nhận ra rằng ông phải sống với cái nỗi đau đó như sự trả giá, nó khác với quá khứ ở chỗ giờ đây ông không còn bị nỗi đau ấy điều khiển, vì ông nhận thức được chúng. Còn với cô bé June, sau khi chứng kiến một sự việc, cô đã thất vọng, cô tìm vào lòng biển cả, cô muốn biển đưa cô vào sự ôm ấp của nó mãi mãi, nhưng biển cả đã từ chối cô, không phải vì cô không xứng đáng với biển, mà vì cô cần phải sống, sống vì mẹ, sống vì bản thân, còn những điều tối tăm tồn tại trong xã hội loài người ấy thì mặc kệ nó, vì giờ đây cô hiểu nó nên cô sẽ biết cách tìm hạnh phúc cho mình, nó sẽ không thể hủy hoại cô như cách nó từng hủy hoại biết bao con người.
……….
Viết về một tác phẩm của những nhà văn lớn là một việc rất khó khăn, vì tôi thấy mình quá nhỏ bé, thôi thì hiểu được bao nhiêu thì hiểu, rồi sẽ có ngày ta sẽ “lớn” lên để có thể hiểu được nhiều hơn.
Review sách Bão – Le Clezio: vượt qua sự tàn phá
Tôi thích nhà văn Le Clezio đoạt giải Nobel 2008 này, bởi những điều ông viết trong truyện Bão, viết về nỗi đau của con người, điều quan trọng ở đây là cách ông nêu lên những nỗi đau để rồi sau đó mang các nhân vật vượt lên chứ không bị nhấn chìm trong đó, giống như chuyến xe vượt đường hầm, cuối đường là ánh sáng.
Chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa người đàn ông gần 60 tên là Philip và cô bé June chỉ mới 13 tuổi. Viết theo lối tự sự của 2 nhân vật, họ kể về đời mình, về những gì trải qua, về những nhận định trong cuộc sống, và về cuộc gặp gỡ giữa họ – người này trong mắt người kia. Philip tìm lại hòn đảo ở tận cùng thế giới, nơi mà cách đó 30 năm từng xẩy ra một việc khiến ông không bao giờ quên, một người yêu dấu đã bước vào giữa lòng biển cả, việc đó còn hơn là một hành động tự tử, nó giống như người ta đi tìm chốn bình yên không còn tồn tại trong thế giới loài người, sự bình yên ấy giờ chỉ còn tồn tại trong thiên nhiên – nơi không con người. Giả như con người có thể thở dưới nước và ăn tảo biển, thì có lẽ tôi cũng muốn làm một con cá bơi ra đại dương để tránh mọi ưu phiền.
Philip từng bị kết tội vì đã đứng nhìn một tội ác diễn ra mà không ngăn chặn, trước mặt bồi thẩm đoàn, ông không biện hộ gì khi người ta kết án ông về sự vô cảm, sự vô cảm là một hành động đồng lõa với tội ác, chúng ta đều biết thế, và ông cũng biết thế. Nhưng … cái đáng nói ở đây là có những điều còn khủng khiếp hơn vẫn diễn ra và được cho phép, đó có thể là những cuộc chiến, là những màn tra tấn đầy máu me, là cái chết dành cho kẻ thù. Ông – kẻ đứng nhìn, 4 kẻ thủ ác, cô gái nạn nhân của họ, tất cả đều đã “chết” và trơ ra trước khi cái tội ác được phán xữ ở tòa diễn ra, tâm hồn họ “chết” bởi những tội ác được con người cho phép, bởi sự thờ ơ, của lòng tham, bởi sự vô trách nhiệm, bởi sự ích kỷ đang diễn ra trong xã hội loài người. Một tội ác không là sự biện minh cho một tội ác, nhưng chúng kết nối nhau, chúng sinh sôi và nẩy nở, chúng ta cần nhớ rõ điều đó.
Cô gái đi vào lòng biển cả ấy, cô từng có những ước mơ đẹp đẽ và trong sáng, cô từng tin vào con người, nhưng những điều cô tìm được chỉ là sự phản bội, những điều thật kinh tởm, chúng đưa cô trôi dạt khắp nơi, cho đến khi cô gặp Philip, cô tưởng sẽ bắt gặp điều mà cô hằng mong ước, nhưng sau đó cô nhận ra quá khứ của Philip, và cô không còn niềm tin để bắt đầu một cuộc đời mới, dù Philip yêu cô và dịu dàng với cô. Có đôi khi người ta bắt gặp cái hạnh phúc mà họ từng mong đợi, nhưng họ đã đánh mất niềm tin rằng nó sẽ đơn hoa kết trái. Sau sự ra đi đó, Philip cũng thả trôi chính ông, ông từng nghiện rượu, quan hệ với gái mại dâm, từng bị bệnh tình dục, sau 30 năm, ông tìm lại nơi cô gái ra đi, ông cảm thấy mỏi mệt bởi cái quá khứ bị hủy hoại và những tháng năm trôi dạt không bên bờ nên muốn tìm nơi kết thúc nó. Khi tâm hồn chết, nó không chết hẳn đâu, khi cảm xúc trơ ra, nó cũng không thật sự trơ, cái chết và sự trơ đó hiện hữu trong từng giây phút chỉ là do nỗi đau đang gặm nhấm.
Cô bé June là đứa trẻ không cha, cô gần như bị cái xã hội được gọi là văn minh và đạo mạo đó từ bỏ, họ từ bỏ cô bằng những lời gièm pha và chế giễu, bằng trái tim lạnh lùng không biết cảm thông của họ. Cô chỉ tìm được tình yêu từ mẹ và những người đàn bà của biển, họ là những người lặn xuống đáy biển để mò tìm bào ngư, biển cho họ sự sống, và thi thoảng mang đi một vài người. Một đứa trẻ bị ruồng bỏ sẽ học được bài học mà đa số những con người có cuộc đời may mắn đã không học được, đó là sự thật về con người. Trong nỗi đau, cô bé nhìn thấu được trái tim con người, nơi nào có tình yêu và nơi nào chỉ có sự băng giá.
Sự gặp gỡ giữa Philip và cô bé June như là một định mệnh, cái định mệnh giải đáp cho những cơn ác mộng huyền hoặc của đời sống, họ tìm thấy nhau, họ trở thành bạn; khi đi dạo trên bãi biển, họ cùng chơi trò tìm kiếm những vật xinh đẹp, có thể đó là một vỏ ốc, một hòn sỏi, người này tìm một thứ và người kia phải tìm thứ giống vậy, đôi khi người thắng chỉ bởi một hòn sỏi lạ lùng nào đó. Tình cảm giữa họ ngày một sâu nặng hơn, với Philip thì ông khó lòng để có thể yêu một cô bé con, ông không muốn hủy hoại đời cô, còn cô bé thì dần yêu ông. June là hiện thân cho cái điều tốt đẹp chưa bị hủy hoại mà Philip mong nhìn thấy. Philip là một người đàn ông tốt, một người chân thật không giả dối mà cô bé luôn mơ ước để có thể làm cha, hoặc một người để yêu.
Nhưng mối quan hệ đó đã kết thúc vì nó phải như thế, Philip nhận ra rằng ông phải sống với cái nỗi đau đó như sự trả giá, nó khác với quá khứ ở chỗ giờ đây ông không còn bị nỗi đau ấy điều khiển, vì ông nhận thức được chúng. Còn với cô bé June, sau khi chứng kiến một sự việc, cô đã thất vọng, cô tìm vào lòng biển cả, cô muốn biển đưa cô vào sự ôm ấp của nó mãi mãi, nhưng biển cả đã từ chối cô, không phải vì cô không xứng đáng với biển, mà vì cô cần phải sống, sống vì mẹ, sống vì bản thân, còn những điều tối tăm tồn tại trong xã hội loài người ấy thì mặc kệ nó, vì giờ đây cô hiểu nó nên cô sẽ biết cách tìm hạnh phúc cho mình, nó sẽ không thể hủy hoại cô như cách nó từng hủy hoại biết bao con người.
……….
Viết về một tác phẩm của những nhà văn lớn là một việc rất khó khăn, vì tôi thấy mình quá nhỏ bé, thôi thì hiểu được bao nhiêu thì hiểu, rồi sẽ có ngày ta sẽ “lớn” lên để có thể hiểu được nhiều hơn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
review sách
Người chưa bao giờ thấy biển – Le Clézio: Trên bến bờ những thế giới vô biên
“Trên bến bờ những thế giới vô biên
là một hội lớn của bầy con trẻ”
(Rabindranath Tagore)
Có thể dùng câu thơ ấy để nói về thế giới mở ra trong tập truyện ngắn “Người chưa bao giờ thấy biển” của nhà văn Pháp Le Clézio. Viết về trẻ em, ông dường như không đơn thuần nhắm đến việc thoả mãn hoài niệm tuổi thơ như đa phần các nhà văn khác. Cái ông tìm kiếm sâu thẳm hơn, căn cốt hơn: đó là tái khám phá thế giới cũ kĩ của con người, thông qua một thế giới khác mà hầu hết họ đã có và đã quên: thế giới nguyên vẹn và vô biên của “bầy con trẻ”.
Cuốn sách bao gồm năm câu chuyện riêng biệt của năm đứa trẻ khác nhau: một Mondo lang thang với những người em đã gặp và những gì em đã trải qua khi dừng chân ở một thành phố nọ trong “Mondo”, một Petite Croix mù lòa nhưng ngày ngày ngồi trên đất rắn để cảm nhận, theo cách của riêng mình, màu xanh của bầu trời trong “Người trời”, một chuyến thám hiểm kì diệu của Jon lên ngọn núi Reydarbamur và cuộc gặp gỡ với đứa trẻ bí ẩn nhưng tràn đầy linh thánh trong “Núi chúa ngự”, giấc mơ được đến với vùng đất thần tiên Hazaran của Alia và những người cùng khổ trong “Hazaran”, và cuối cùng, một vụ mất tích, hay nói đúng hơn là đào tẩu của Daniel trong “Người chưa bao giờ thấy biển” để sống cuộc đời hòa với biển mà em hằng mong muốn.
review sach nguoi chua bao gio thay bien
Từ đôi mắt của trẻ em …
Người đọc biết được rất ít về những đứa trẻ trên của Le Clézio. Cha mẹ chúng là ai? Đâu là quá khứ của chúng? Và tương lai của chúng? Tất cả dường như đã được bỏ qua một cách tự nhiên. Chúng đơn giản SỐNG trong hiện tại. Sự sống của chúng tràn ngập khắp các khoảnh khắc của cái “ở đây” và “ngay lúc này” đến mức những thông tin khác bên lề cái hiện tại ấy, dù có được nhắc đến hay không, cũng không đáng bận tâm. Làm được điều này, Le Clézio đã giúp độc giả của mình bước được bước đầu tiên vào thế giới của “bầy con trẻ”: trong khi người lớn lấp đầy thế giới của họ bằng những nghĩ suy và dục vọng – đầy đến mức dường như không còn chỗ cho chính sự sống nữa, thì ở thế giới của trẻ em, sự sống vô tư tràn vào như một thứ mật nguyên chất lấp lánh sắc màu, hương thơm và dễ làm say lòng người.
Không khó để nhận ra nhà văn đã dành một dung lượng rất đáng kể trong cuốn truyện mỏng của mình cho thiên nhiên, đúng hơn là mối giao cảm huyền nhiệm giữa thiên nhiên và những tâm hồn con trẻ – cả hai đều là sự sống ở dạng thuần khiết nhất của nó. Thiên nhiên lắng vào giấc ngủ trong lành của Mondo: “Đám muỗi vằn nhảy múa quanh má cậu, đàn kiến đen khám phá quần áo và đôi tay cậu. Tóc cậu khẽ phơ phất trong làn gió ban chiều. […] Cậu […] chu du trong ánh sáng ấm áp của ngôi nhà, trong mùi thơm của lá cây thắng, trong sự ẩm ướt bốc lên từ đất. […] Và cách đó một quãng ở đầu kia vườn, […] con cào cào vẫn không chán kéo cưa để trò chuyện với cậu, để gọi cậu…” Đối với một cô bé mù như Petite Croix, thiên nhiên không phải là những gì em nhìn thấy bằng con mắt bên ngoài mà là “con mắt bên trong”, với một sự pha trộn giữa những cảm nhận tinh tế nhất với những tưởng tượng phi thường nhất: ánh sáng khi thì phát ra những tiếng động “chchch và dtdtdt”, với làn da “mềm mại và rung rinh lay động, cọ tấm lưng và cái bụng mênh mông vào lòng bàn tay mở rộng” của em, lúc lại trở thành một “bầy ngựa […] đông đúc và hiền dịu […] đến từ đỉnh trời, nhảy từ ngọn núi này sang ngọn núi khác, qua những thành phố lớn, qua những con sông, không hề gây ồn ào, chỉ có tiếng sột soạt mịn như nhung của lớp long tuyết.” Thiên nhiên ấy lấp lánh sự tuôn trào và biến ảo vô hình của sự sống, ban tặng cho các em những hồng ân tinh khiết nhất của chiếc chén đời. Và các em, chỉ các em, mới có thể thu chúng lại trong tầm mắt của mình để chuyển hóa thành những mảnh linh hồn, khám phá ở đó những cái đẹp bị giấu kín mà người lớn, với tâm hồn và óc ngạc nhiên bị mài nhẵn, đã chẳng thể lưu lại được.
Nếu phải đặt tên cho cảm tình mênh mông của các em đối với muôn vật, muôn loài, cái tên ấy chỉ có thể là Tình yêu Sự sống. Trong “Mondo”, tình tri kỉ khăng khít giữa Mondo và Thị Chín – người đàn bà Việt Nam già nua, bé nhỏ sống trong Ngôi Nhà Ánh Vàng đến từ đâu, nếu không phải là từ những trái tim luôn biết mở ra để sống và để yêu thương? ““Lẽ ra cháu không nên vào vườn của bà – Mondo nói – nhưng tại cửa mở mà cháu thì lại hơi mệt”. “Cháu vào là đúng – Thị Chín nhỏ nhẹ nói – cháu thấy đấy, bà đã để ngỏ cửa cho cháu”. […] Mondo […] nhấm nháp món bánh hạnh nhân vừa ngắm các ô cửa sổ lớn, nơi ánh sáng ùa vào. “Ðẹp tuyệt – Nó trầm trồ – Cái gì làm tất cả vàng óng thế kia nhỉ?” “Ðó là ánh mặt trời” – Thị Chín giải thích. “Hẳn là bà phải giàu lắm?” Thị Chín cười: “Thứ vàng ấy chẳng thuộc về ai hết”. Họ ngắm nhìn ánh sáng lung linh huyền diệu tựa hồ trong một giấc mơ.”
Những đứa trẻ của Le Clézio đều yêu những cái đẹp vô tư. Và mơ những giấc mơ đẹp. Lòng nhân hậu của các em không có giới hạn, nó bao dung tất cả, chan hòa trong cả những sự vật vô tri. Như cách Mondo kể chuyện cho tảng bê tông em hay ngồi để giải khuây, “bởi lẽ nó hẳn là buồn bã do quanh năm ngày tháng cứ phải nằm ỳ ra đó, không thể nhúc nhích đi đâu được”, hay cách em “đọc” các chữ cái trong tên mình: “Có một ngọn núi, mặt trăng, một người chào mảnh trăng lưỡi liềm và lại trăng nữa”, hay cách Petite Croix hằng ca bài hát “Hãy mang ta theo… Hãy mang ta theo…” cho những con ong, con rắn, những tia nắng và những làn gió … Bởi vì tâm hồn các em nguyên vẹn, thế giới trong mắt các em cũng trọn vẹn và chỉ là cùng một khối với tâm hồn ấy – một thế giới đại đồng theo nghĩa hoàn toàn và sơ nguyên nhất của từ này.
Đó cũng là thế giới chắp cánh cho những cuộc phiêu lưu không hồi kết, vừa để khám phá những vẻ đẹp ẩn mật của Tạo hóa, vừa để truy tầm và khẳng định bản ngã của chính các em. Mondo đã từng đi đến khắp các vùng đất và gặp đủ người thuộc các chủng tộc khác nhau. Dù chỉ ngồi một chỗ trong vỏn vẹn một ngày, Petite Croix cũng đã trải qua một cuộc thám hiểm vô tận trong tâm thức. Jon thì đã trở thành một nhà thám hiểm thực sự khi cậu một mình chinh phục đỉnh Reydarbamur. Alia luôn khát khao được giải thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn, tù túng để đến được bầy chim mang đến xứ sở Hazaran cổ tích. Còn Daniel, có lẽ không một cuộc phiêu lưu nào trong cuốn sách này có thể mang tính nổi loạn hơn cuộc phiêu lưu của em: em đã bỏ lại tất cả, nhà trường, gia đình cùng mọi lề lối của cuộc đời để đi theo tiếng gọi và vẻ đẹp của biển cả, không phải thứ biển cả thứ cấp tồn tại thông qua chuyện tắm, chuyện đi săn ngầm, những bãi biển và những cơn cảm nắng của con người, mà là biển cả, tự do, tự nó và hoang dại như chính tâm hồn của Daniel.
Đó là những đứa trẻ giàu có, vì chúng sống nhiều và yêu nhiều, vì chúng vui nhiều và mơ nhiều. Và vì chúng tự do. Daniel tự do, Mondo tự do vì chúng dám thoát khỏi tất cả những định danh mà xã hội gán cho mình. Nếu thế giới của người lớn là thế giới nằm trong vòng thường nhật, thế giới của trẻ em xuất hiện để nằm bên ngoài cái vòng thường nhật ấy: nó là cuộc chơi của riêng sự sống , mà sự sống vốn dĩ chẳng tồn tại một bến bờ nào, và không có một tên gọi nào. Không phải tự nhiên mà nhiều tôn giáo thừa nhận sự gần gũi giữa trẻ em với Đấng sáng tạo, với cội nguồn của sự sống. “Núi chúa ngự” đã khắc họa cuộc đối thoại giữa con người và Chúa trời như là cuộc hội thoại bình đẳng giữa hai đứa trẻ, cùng san sẻ với nhau một tấm lòng thơ. Trong “Hazaran”, cảnh cuối cùng dường như là một ẩn dụ cho chuyến hành hương của loài người từ khổ đau về miền đất hứa, mà lũ trẻ chính là những kẻ được nhận ơn phước, loan báo tin mừng và cuối cùng “nắm tay đàn bà và đàn ông […], tiến lên trong nước sông giá lạnh”. Chúng như những thiên thần dẫn lối con người về với cội nguồn của cái đẹp và sự sống.
Và về với cội nguồn của chính mình.
Đến thế giới mà người lớn dần quên lãng
Le Clézio từng tâm sự: “Thực chất, tôi viết để thử nhận biết tôi là ai”. Vậy ông là ai, người lớn là ai? Họ có còn là họ không khi cứ dần dần nhìn thế giới theo thói quen chứ không phải là cái nó đang là? Có còn là họ không khi đánh mất dần những giấc mộng phiêu lưu và ràng buộc đời mình vào những cái khuôn đúc sẵn?
Khi đứa trẻ trong họ đã ra đi, họ còn lại điều gì?
Nhưng chúng ta đều biết, đứa trẻ ấy không ra đi. Nó chỉ trưởng thành. Và trưởng thành là một bi kịch. Năm câu chuyện của “Người chưa bao giờ thấy biển”, hầu hết đều kết thúc bằng những dấu hiệu của bi kịch. Mondo vẫn tự do nhưng những người yêu quý em mãi mãi không còn nhìn thấy em nữa. Sự toàn vẹn của tuổi thơ đã mất để thay vào đó là những chênh vênh, mất mát của đời thường: “ít lâu sau, Gitan cũng bị cảnh sát bắt giữ […]. Giordan Người câu cá bẻ gãy cần câu của mình trên đê chắn sóng và ông chẳng bao giờ đến được Erythrea cũng như bất kỳ miền đất nào khác. Lão Dadi rốt cuộc đã thoát khỏi bệnh viện, nhưng không bao giờ tìm lại được những con bồ câu của mình nữa […]. Ông họa sĩ nghiệp dư cũng không thành công trong việc vẽ bầu trời […]. Về phần ông già có khuôn mặt người Ấn, ông vẫn cặm cụi san cát ngoài bãi biển, không hành hương về dòng sông Hằng thiêng liêng. Ở đầu dây buộc, bị cột vào cái vòng han gỉ trên kè, con tàu Oxyton đơn côi lắc lư trên mặt nước của cảng, giữa lớp dầu loang, chẳng có ai đến ngồi ở đuôi tàu để hát cho nó nghe một giai điệu.”. “Người trời” kết thúc bằng cảnh Petite Croix sợ hãi trốn chạy khỏi những ảo ảnh của chính mình về chiến tranh, về một thế giới trên bờ hủy diệt. “Lửa và cái chết hiện diện khắp mọi nơi […]. Petite Croix nghe tiếng sấm chuyển ầm ầm, những tiếng nổ bùng lên, tiếng kêu la của lũ trẻ, tiếng tru của lũ chó sắp chết. Gió xoáy tít và đó không còn là một điệu nhảy nữa mà là cuộc đua của một con ngựa điên.” Sau cuộc chạm mặt với vô biên trong “Núi chúa ngự”, cái Jon còn lại chỉ là nỗi cô đơn khi buộc phải quay trở về nếp sống bình lặng và cũ kĩ hằng ngày: “Nó chẳng hề suy nghĩ, chỉ cảm thấy trống rỗng, nỗi cô đơn vô bờ, trong lúc đạp xe dọc theo con đường. Khi về tới trang trại, Jon dựng chiếc xe đạp vào tường và bước thật khẽ khàng để bố mẹ nó còn đang ngủ khỏi thức giấc.” Những đứa trẻ ở lại kí túc xá trong “Người chưa bao giờ thấy biển” thì chỉ biết ngưỡng vọng cuộc sống tự do của thằng Daniel “Sindbad” trong khi vẫn theo quán tính, sửa soạn cho cuộc đời khuôn phép của mình, còn tất cả người lớn thì đã quên hẳn Daniel đi… Thậm chí, ở “Hazaran”, chuyến hành hương của đoàn người về miền đất hứa cũng không tránh khỏi một tương lai mờ mịt, khi “bờ bên kia” trước mắt họ vẫn còn là một “dải sẫm tối”, “nơi chẳng một tia sáng nào lấp lánh”.
Trong tập truyện này đã thấp thoáng một thế giới mất đi tấm lòng con trẻ, nơi những ước mơ thành dang dở, sự sống đích thực bị lãng quên, con người mất đi mối giao cảm thuần khiết với Hóa công để trở nên lo toan và vụ lợi. Tệ hơn, ta thấy họ trở thành kẻ thù của sự sống. Nhà trường và cảnh sát trở thành những thế lực cưỡng đoạt sự tự do của những đứa trẻ như Daniel và Mondo. Cuộc đời của Alia và những người như em đã bị định đoạt một cách thản nhiên bởi những người xa lạ – “đám sinh viên và những người mặc đồ xám”. Trong “Người trời”, Chúa – một đứa trẻ, đã phải bỏ lên đỉnh cao trơ trọi chỉ vì không chịu nổi các đô thị của loài người. Đỉnh cao của tội ác mà người lớn gây ra với sự sống, với những đứa trẻ chính là chiến tranh, mà qua “con mắt bên trong” của Petite Croix, nó hiện lên như một người khổng lồ tà ác, sẵn sàng quét sạch thế giới trong ánh nhìn thiêu đốt. Tất cả những người lớn ấy đều đã tự giết đi đứa trẻ bên trong mình trước đi tước đoạt đi thế giới trẻ thơ bên ngoài: dòng mật sự sống đã bị lấy đi, “những thế giới vô biên” khép lại để chỉ còn một hoang mạc cằn cỗi.
Nhưng Le Clézio chưa bao giờ là một con người bi quan. Ông thấy con người làm nghèo nàn cuộc sống, cưỡng đoạt và hủy diệt cuộc sống để rồi cuối cùng “không hiểu” được cuộc sống và phải hy sinh bản thân cho một thứ trật tự nhân tạo, vô hồn. Nhưng ông cũng để những đứa trẻ của mình kéo những con người ấy về lại với sự sống kì diệu và bao la, để nhớ lại rằng sâu thẳm bên trong họ vẫn là đứa trẻ biết nhân hậu, biết ước mơ và biết ngạc nhiên trong từng cú cựa mình của đời sống: “Mondo không hỏi họ những điều quá hóc búa, mà là những điều người ta đã lãng quên, không nghĩ về chúng từ nhiều năm, chẳng hạn như những cái chai tại sao lại có màu xanh hay tại sao lại có những ngôi sao băng. […] Cả những câu hỏi cũng vậy[…] Mondo biết đặt những câu hỏi đúng lúc cần, khi người ta không ngờ. Người ta ngừng lại vài giây, thôi không nghĩ về họ và công việc của họ, họ ngẫm nghĩ và mắt họ trở nên thoáng bối rối, bởi họ nhớ ngày xưa đã từng hỏi điều đó.” Mondo tựa như hiện thân của một “đứa trẻ vĩnh hằng” mà câu cuối cùng “MÃI MÃI LẮM LẮM” của em như một lời nhắn gửi cho chúng ta, rằng sự sống luôn luôn mới và đứa trẻ luôn luôn mới. Trưởng thành là điều không thể tránh khỏi. Nhưng một người lớn xuất hiện không đồng nghĩa với một đứa trẻ phải biến mất. Nhìn sự sống bằng cái nhìn đơn thuần của một “đứa trẻ bên trong”, con người sẽ thấy “thế giới” đơn giản là “thế giới” và “ta” đơn giản là “ta”. “Ta” là thế giới và thế giới sẽ là vô tận…
Để rồi, khép những trang sách vừa thơ ngây vừa uyên áo, vừa chân thực vừa diệu kì ấy lại, biết đâu họ lại sẵn sàng để mở hội thêm một lần nữa với vô biên của chính mình.
Bà Gấu
Người chưa bao giờ thấy biển – Le Clézio: Trên bến bờ những thế giới vô biên
“Trên bến bờ những thế giới vô biên
là một hội lớn của bầy con trẻ”
(Rabindranath Tagore)
Có thể dùng câu thơ ấy để nói về thế giới mở ra trong tập truyện ngắn “Người chưa bao giờ thấy biển” của nhà văn Pháp Le Clézio. Viết về trẻ em, ông dường như không đơn thuần nhắm đến việc thoả mãn hoài niệm tuổi thơ như đa phần các nhà văn khác. Cái ông tìm kiếm sâu thẳm hơn, căn cốt hơn: đó là tái khám phá thế giới cũ kĩ của con người, thông qua một thế giới khác mà hầu hết họ đã có và đã quên: thế giới nguyên vẹn và vô biên của “bầy con trẻ”.
Cuốn sách bao gồm năm câu chuyện riêng biệt của năm đứa trẻ khác nhau: một Mondo lang thang với những người em đã gặp và những gì em đã trải qua khi dừng chân ở một thành phố nọ trong “Mondo”, một Petite Croix mù lòa nhưng ngày ngày ngồi trên đất rắn để cảm nhận, theo cách của riêng mình, màu xanh của bầu trời trong “Người trời”, một chuyến thám hiểm kì diệu của Jon lên ngọn núi Reydarbamur và cuộc gặp gỡ với đứa trẻ bí ẩn nhưng tràn đầy linh thánh trong “Núi chúa ngự”, giấc mơ được đến với vùng đất thần tiên Hazaran của Alia và những người cùng khổ trong “Hazaran”, và cuối cùng, một vụ mất tích, hay nói đúng hơn là đào tẩu của Daniel trong “Người chưa bao giờ thấy biển” để sống cuộc đời hòa với biển mà em hằng mong muốn.
review sach nguoi chua bao gio thay bien
Từ đôi mắt của trẻ em …
Người đọc biết được rất ít về những đứa trẻ trên của Le Clézio. Cha mẹ chúng là ai? Đâu là quá khứ của chúng? Và tương lai của chúng? Tất cả dường như đã được bỏ qua một cách tự nhiên. Chúng đơn giản SỐNG trong hiện tại. Sự sống của chúng tràn ngập khắp các khoảnh khắc của cái “ở đây” và “ngay lúc này” đến mức những thông tin khác bên lề cái hiện tại ấy, dù có được nhắc đến hay không, cũng không đáng bận tâm. Làm được điều này, Le Clézio đã giúp độc giả của mình bước được bước đầu tiên vào thế giới của “bầy con trẻ”: trong khi người lớn lấp đầy thế giới của họ bằng những nghĩ suy và dục vọng – đầy đến mức dường như không còn chỗ cho chính sự sống nữa, thì ở thế giới của trẻ em, sự sống vô tư tràn vào như một thứ mật nguyên chất lấp lánh sắc màu, hương thơm và dễ làm say lòng người.
Không khó để nhận ra nhà văn đã dành một dung lượng rất đáng kể trong cuốn truyện mỏng của mình cho thiên nhiên, đúng hơn là mối giao cảm huyền nhiệm giữa thiên nhiên và những tâm hồn con trẻ – cả hai đều là sự sống ở dạng thuần khiết nhất của nó. Thiên nhiên lắng vào giấc ngủ trong lành của Mondo: “Đám muỗi vằn nhảy múa quanh má cậu, đàn kiến đen khám phá quần áo và đôi tay cậu. Tóc cậu khẽ phơ phất trong làn gió ban chiều. […] Cậu […] chu du trong ánh sáng ấm áp của ngôi nhà, trong mùi thơm của lá cây thắng, trong sự ẩm ướt bốc lên từ đất. […] Và cách đó một quãng ở đầu kia vườn, […] con cào cào vẫn không chán kéo cưa để trò chuyện với cậu, để gọi cậu…” Đối với một cô bé mù như Petite Croix, thiên nhiên không phải là những gì em nhìn thấy bằng con mắt bên ngoài mà là “con mắt bên trong”, với một sự pha trộn giữa những cảm nhận tinh tế nhất với những tưởng tượng phi thường nhất: ánh sáng khi thì phát ra những tiếng động “chchch và dtdtdt”, với làn da “mềm mại và rung rinh lay động, cọ tấm lưng và cái bụng mênh mông vào lòng bàn tay mở rộng” của em, lúc lại trở thành một “bầy ngựa […] đông đúc và hiền dịu […] đến từ đỉnh trời, nhảy từ ngọn núi này sang ngọn núi khác, qua những thành phố lớn, qua những con sông, không hề gây ồn ào, chỉ có tiếng sột soạt mịn như nhung của lớp long tuyết.” Thiên nhiên ấy lấp lánh sự tuôn trào và biến ảo vô hình của sự sống, ban tặng cho các em những hồng ân tinh khiết nhất của chiếc chén đời. Và các em, chỉ các em, mới có thể thu chúng lại trong tầm mắt của mình để chuyển hóa thành những mảnh linh hồn, khám phá ở đó những cái đẹp bị giấu kín mà người lớn, với tâm hồn và óc ngạc nhiên bị mài nhẵn, đã chẳng thể lưu lại được.
Nếu phải đặt tên cho cảm tình mênh mông của các em đối với muôn vật, muôn loài, cái tên ấy chỉ có thể là Tình yêu Sự sống. Trong “Mondo”, tình tri kỉ khăng khít giữa Mondo và Thị Chín – người đàn bà Việt Nam già nua, bé nhỏ sống trong Ngôi Nhà Ánh Vàng đến từ đâu, nếu không phải là từ những trái tim luôn biết mở ra để sống và để yêu thương? ““Lẽ ra cháu không nên vào vườn của bà – Mondo nói – nhưng tại cửa mở mà cháu thì lại hơi mệt”. “Cháu vào là đúng – Thị Chín nhỏ nhẹ nói – cháu thấy đấy, bà đã để ngỏ cửa cho cháu”. […] Mondo […] nhấm nháp món bánh hạnh nhân vừa ngắm các ô cửa sổ lớn, nơi ánh sáng ùa vào. “Ðẹp tuyệt – Nó trầm trồ – Cái gì làm tất cả vàng óng thế kia nhỉ?” “Ðó là ánh mặt trời” – Thị Chín giải thích. “Hẳn là bà phải giàu lắm?” Thị Chín cười: “Thứ vàng ấy chẳng thuộc về ai hết”. Họ ngắm nhìn ánh sáng lung linh huyền diệu tựa hồ trong một giấc mơ.”
Những đứa trẻ của Le Clézio đều yêu những cái đẹp vô tư. Và mơ những giấc mơ đẹp. Lòng nhân hậu của các em không có giới hạn, nó bao dung tất cả, chan hòa trong cả những sự vật vô tri. Như cách Mondo kể chuyện cho tảng bê tông em hay ngồi để giải khuây, “bởi lẽ nó hẳn là buồn bã do quanh năm ngày tháng cứ phải nằm ỳ ra đó, không thể nhúc nhích đi đâu được”, hay cách em “đọc” các chữ cái trong tên mình: “Có một ngọn núi, mặt trăng, một người chào mảnh trăng lưỡi liềm và lại trăng nữa”, hay cách Petite Croix hằng ca bài hát “Hãy mang ta theo… Hãy mang ta theo…” cho những con ong, con rắn, những tia nắng và những làn gió … Bởi vì tâm hồn các em nguyên vẹn, thế giới trong mắt các em cũng trọn vẹn và chỉ là cùng một khối với tâm hồn ấy – một thế giới đại đồng theo nghĩa hoàn toàn và sơ nguyên nhất của từ này.
Đó cũng là thế giới chắp cánh cho những cuộc phiêu lưu không hồi kết, vừa để khám phá những vẻ đẹp ẩn mật của Tạo hóa, vừa để truy tầm và khẳng định bản ngã của chính các em. Mondo đã từng đi đến khắp các vùng đất và gặp đủ người thuộc các chủng tộc khác nhau. Dù chỉ ngồi một chỗ trong vỏn vẹn một ngày, Petite Croix cũng đã trải qua một cuộc thám hiểm vô tận trong tâm thức. Jon thì đã trở thành một nhà thám hiểm thực sự khi cậu một mình chinh phục đỉnh Reydarbamur. Alia luôn khát khao được giải thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn, tù túng để đến được bầy chim mang đến xứ sở Hazaran cổ tích. Còn Daniel, có lẽ không một cuộc phiêu lưu nào trong cuốn sách này có thể mang tính nổi loạn hơn cuộc phiêu lưu của em: em đã bỏ lại tất cả, nhà trường, gia đình cùng mọi lề lối của cuộc đời để đi theo tiếng gọi và vẻ đẹp của biển cả, không phải thứ biển cả thứ cấp tồn tại thông qua chuyện tắm, chuyện đi săn ngầm, những bãi biển và những cơn cảm nắng của con người, mà là biển cả, tự do, tự nó và hoang dại như chính tâm hồn của Daniel.
Đó là những đứa trẻ giàu có, vì chúng sống nhiều và yêu nhiều, vì chúng vui nhiều và mơ nhiều. Và vì chúng tự do. Daniel tự do, Mondo tự do vì chúng dám thoát khỏi tất cả những định danh mà xã hội gán cho mình. Nếu thế giới của người lớn là thế giới nằm trong vòng thường nhật, thế giới của trẻ em xuất hiện để nằm bên ngoài cái vòng thường nhật ấy: nó là cuộc chơi của riêng sự sống , mà sự sống vốn dĩ chẳng tồn tại một bến bờ nào, và không có một tên gọi nào. Không phải tự nhiên mà nhiều tôn giáo thừa nhận sự gần gũi giữa trẻ em với Đấng sáng tạo, với cội nguồn của sự sống. “Núi chúa ngự” đã khắc họa cuộc đối thoại giữa con người và Chúa trời như là cuộc hội thoại bình đẳng giữa hai đứa trẻ, cùng san sẻ với nhau một tấm lòng thơ. Trong “Hazaran”, cảnh cuối cùng dường như là một ẩn dụ cho chuyến hành hương của loài người từ khổ đau về miền đất hứa, mà lũ trẻ chính là những kẻ được nhận ơn phước, loan báo tin mừng và cuối cùng “nắm tay đàn bà và đàn ông […], tiến lên trong nước sông giá lạnh”. Chúng như những thiên thần dẫn lối con người về với cội nguồn của cái đẹp và sự sống.
Và về với cội nguồn của chính mình.
Đến thế giới mà người lớn dần quên lãng
Le Clézio từng tâm sự: “Thực chất, tôi viết để thử nhận biết tôi là ai”. Vậy ông là ai, người lớn là ai? Họ có còn là họ không khi cứ dần dần nhìn thế giới theo thói quen chứ không phải là cái nó đang là? Có còn là họ không khi đánh mất dần những giấc mộng phiêu lưu và ràng buộc đời mình vào những cái khuôn đúc sẵn?
Khi đứa trẻ trong họ đã ra đi, họ còn lại điều gì?
Nhưng chúng ta đều biết, đứa trẻ ấy không ra đi. Nó chỉ trưởng thành. Và trưởng thành là một bi kịch. Năm câu chuyện của “Người chưa bao giờ thấy biển”, hầu hết đều kết thúc bằng những dấu hiệu của bi kịch. Mondo vẫn tự do nhưng những người yêu quý em mãi mãi không còn nhìn thấy em nữa. Sự toàn vẹn của tuổi thơ đã mất để thay vào đó là những chênh vênh, mất mát của đời thường: “ít lâu sau, Gitan cũng bị cảnh sát bắt giữ […]. Giordan Người câu cá bẻ gãy cần câu của mình trên đê chắn sóng và ông chẳng bao giờ đến được Erythrea cũng như bất kỳ miền đất nào khác. Lão Dadi rốt cuộc đã thoát khỏi bệnh viện, nhưng không bao giờ tìm lại được những con bồ câu của mình nữa […]. Ông họa sĩ nghiệp dư cũng không thành công trong việc vẽ bầu trời […]. Về phần ông già có khuôn mặt người Ấn, ông vẫn cặm cụi san cát ngoài bãi biển, không hành hương về dòng sông Hằng thiêng liêng. Ở đầu dây buộc, bị cột vào cái vòng han gỉ trên kè, con tàu Oxyton đơn côi lắc lư trên mặt nước của cảng, giữa lớp dầu loang, chẳng có ai đến ngồi ở đuôi tàu để hát cho nó nghe một giai điệu.”. “Người trời” kết thúc bằng cảnh Petite Croix sợ hãi trốn chạy khỏi những ảo ảnh của chính mình về chiến tranh, về một thế giới trên bờ hủy diệt. “Lửa và cái chết hiện diện khắp mọi nơi […]. Petite Croix nghe tiếng sấm chuyển ầm ầm, những tiếng nổ bùng lên, tiếng kêu la của lũ trẻ, tiếng tru của lũ chó sắp chết. Gió xoáy tít và đó không còn là một điệu nhảy nữa mà là cuộc đua của một con ngựa điên.” Sau cuộc chạm mặt với vô biên trong “Núi chúa ngự”, cái Jon còn lại chỉ là nỗi cô đơn khi buộc phải quay trở về nếp sống bình lặng và cũ kĩ hằng ngày: “Nó chẳng hề suy nghĩ, chỉ cảm thấy trống rỗng, nỗi cô đơn vô bờ, trong lúc đạp xe dọc theo con đường. Khi về tới trang trại, Jon dựng chiếc xe đạp vào tường và bước thật khẽ khàng để bố mẹ nó còn đang ngủ khỏi thức giấc.” Những đứa trẻ ở lại kí túc xá trong “Người chưa bao giờ thấy biển” thì chỉ biết ngưỡng vọng cuộc sống tự do của thằng Daniel “Sindbad” trong khi vẫn theo quán tính, sửa soạn cho cuộc đời khuôn phép của mình, còn tất cả người lớn thì đã quên hẳn Daniel đi… Thậm chí, ở “Hazaran”, chuyến hành hương của đoàn người về miền đất hứa cũng không tránh khỏi một tương lai mờ mịt, khi “bờ bên kia” trước mắt họ vẫn còn là một “dải sẫm tối”, “nơi chẳng một tia sáng nào lấp lánh”.
Trong tập truyện này đã thấp thoáng một thế giới mất đi tấm lòng con trẻ, nơi những ước mơ thành dang dở, sự sống đích thực bị lãng quên, con người mất đi mối giao cảm thuần khiết với Hóa công để trở nên lo toan và vụ lợi. Tệ hơn, ta thấy họ trở thành kẻ thù của sự sống. Nhà trường và cảnh sát trở thành những thế lực cưỡng đoạt sự tự do của những đứa trẻ như Daniel và Mondo. Cuộc đời của Alia và những người như em đã bị định đoạt một cách thản nhiên bởi những người xa lạ – “đám sinh viên và những người mặc đồ xám”. Trong “Người trời”, Chúa – một đứa trẻ, đã phải bỏ lên đỉnh cao trơ trọi chỉ vì không chịu nổi các đô thị của loài người. Đỉnh cao của tội ác mà người lớn gây ra với sự sống, với những đứa trẻ chính là chiến tranh, mà qua “con mắt bên trong” của Petite Croix, nó hiện lên như một người khổng lồ tà ác, sẵn sàng quét sạch thế giới trong ánh nhìn thiêu đốt. Tất cả những người lớn ấy đều đã tự giết đi đứa trẻ bên trong mình trước đi tước đoạt đi thế giới trẻ thơ bên ngoài: dòng mật sự sống đã bị lấy đi, “những thế giới vô biên” khép lại để chỉ còn một hoang mạc cằn cỗi.
Nhưng Le Clézio chưa bao giờ là một con người bi quan. Ông thấy con người làm nghèo nàn cuộc sống, cưỡng đoạt và hủy diệt cuộc sống để rồi cuối cùng “không hiểu” được cuộc sống và phải hy sinh bản thân cho một thứ trật tự nhân tạo, vô hồn. Nhưng ông cũng để những đứa trẻ của mình kéo những con người ấy về lại với sự sống kì diệu và bao la, để nhớ lại rằng sâu thẳm bên trong họ vẫn là đứa trẻ biết nhân hậu, biết ước mơ và biết ngạc nhiên trong từng cú cựa mình của đời sống: “Mondo không hỏi họ những điều quá hóc búa, mà là những điều người ta đã lãng quên, không nghĩ về chúng từ nhiều năm, chẳng hạn như những cái chai tại sao lại có màu xanh hay tại sao lại có những ngôi sao băng. […] Cả những câu hỏi cũng vậy[…] Mondo biết đặt những câu hỏi đúng lúc cần, khi người ta không ngờ. Người ta ngừng lại vài giây, thôi không nghĩ về họ và công việc của họ, họ ngẫm nghĩ và mắt họ trở nên thoáng bối rối, bởi họ nhớ ngày xưa đã từng hỏi điều đó.” Mondo tựa như hiện thân của một “đứa trẻ vĩnh hằng” mà câu cuối cùng “MÃI MÃI LẮM LẮM” của em như một lời nhắn gửi cho chúng ta, rằng sự sống luôn luôn mới và đứa trẻ luôn luôn mới. Trưởng thành là điều không thể tránh khỏi. Nhưng một người lớn xuất hiện không đồng nghĩa với một đứa trẻ phải biến mất. Nhìn sự sống bằng cái nhìn đơn thuần của một “đứa trẻ bên trong”, con người sẽ thấy “thế giới” đơn giản là “thế giới” và “ta” đơn giản là “ta”. “Ta” là thế giới và thế giới sẽ là vô tận…
Để rồi, khép những trang sách vừa thơ ngây vừa uyên áo, vừa chân thực vừa diệu kì ấy lại, biết đâu họ lại sẵn sàng để mở hội thêm một lần nữa với vô biên của chính mình.
Bà Gấu
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Sách Nhã Nam
Đọc thử: Bitna dưới bầu trời Seoul – J.M.G.Le Clézio
Rời tỉnh lẻ lên Seoul học đại học, với bản tính mơ mộng và niềm đam mê quan sát cuộc sống quanh mình, Bitna không hề biết rằng chở đợi cô là một vai trò vô cùng đặc biệt: nàng Scheherazade của Hàn Quốc. Bằng những câu chuyện vừa nên thơ vừa tàn nhẫn của mình, Bitna đưa Salome – một phụ nữ mắc căn bệnh quái ác – ra với thế giới bên ngoài, xoa dịu nỗi đau trong có và níu giữ cô lại với cuộc sống. Và rồi điều gì xảy ra khi người kể chuyện lại chính là nhân vật của câu chuyện?
Với lối kể chuyện duyên dáng của “nhà văn du mục”, Le Clezio đưa người đọc làm một chuyển dạo chơi dưới bầu trời Seoul, bước đi giữa ranh giới của cái thực và cái ảo, quá khứ và hiện tại, khiến ta say mê nhưng không khỏi trăn trở dù đã đến chặng cuối.
Đọc tiếp trong trang original
Đọc thử: Bitna dưới bầu trời Seoul – J.M.G.Le Clézio
Rời tỉnh lẻ lên Seoul học đại học, với bản tính mơ mộng và niềm đam mê quan sát cuộc sống quanh mình, Bitna không hề biết rằng chở đợi cô là một vai trò vô cùng đặc biệt: nàng Scheherazade của Hàn Quốc. Bằng những câu chuyện vừa nên thơ vừa tàn nhẫn của mình, Bitna đưa Salome – một phụ nữ mắc căn bệnh quái ác – ra với thế giới bên ngoài, xoa dịu nỗi đau trong có và níu giữ cô lại với cuộc sống. Và rồi điều gì xảy ra khi người kể chuyện lại chính là nhân vật của câu chuyện?
Với lối kể chuyện duyên dáng của “nhà văn du mục”, Le Clezio đưa người đọc làm một chuyển dạo chơi dưới bầu trời Seoul, bước đi giữa ranh giới của cái thực và cái ảo, quá khứ và hiện tại, khiến ta say mê nhưng không khỏi trăn trở dù đã đến chặng cuối.
Đọc tiếp trong trang original
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
ChúngTa.com
Ao làng và Nobel Văn học
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Ông (bà) ấy là ai? Ông (bà) ấy đã đến Việt Nam hay chưa? Có cuốn nào của ông (bà) ấy đã được dịch sang tiếng Việt? Người trong giới viết lách và độc giả quan tâm thời sự văn chương ở Việt Nam vẫn thường hỏi nhau như vậy mỗi lần viện hàn lâm Thuỵ Điển công bố một tên tuổi đoạt giải Nobel Văn học.
Nếu tác giả Nobel Văn học năm đó từng được dịch ra tiếng Việt, chúng ta sẽ hoan hỉ nói với nhau rằng, tác phẩm, tiểu sử của ông ta từng “được phát hiện” ở Việt Nam. Và dĩ nhiên, chúng ta sẽ dành cho dịch giả, con người vốn âm thầm đứng sau mỗi tác phẩm kia một sự kính trọng đặc biệt – kính trọng vì ông ta, hẳn không phải là rủi may, đã phát hiện ra những tác phẩm giá trị và đưa đến với xứ sở “hẻo lánh” này ngay từ khi nó còn chưa được thiên hạ đóng chuẩn vàng ròng (cứ mặc định rằng, Nobel là một giải thưởng có giá trị đóng chuẩn sự nghiệp văn chương cho những tên tuổi lớn).
Và phía sau sự kính trọng dành cho dịch giả, chúng ta sẽ tiếp tục đặt ra câu hỏi, như vậy thì khi dịch sang tiếng Việt, nó được đón nhận như thế nào? Có gì đặc biệt so với các cuốn sách làng nhàng khác?
Đã có những tác giả Nobel văn học xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm. Le Clézio (Nobel 2008) là một ví dụ. Từ 11 năm trước khi Clézio nhận Nobel Văn học, dịch giả Huỳnh Phan Anh đã dịch sang tiếng Việt tiểu thuyết Désert(Sa mạc, NXB Hội Nhà Văn, 1997). Sa mạc là cuốn sách quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp của nhà văn này, nhưng khi ra mắt tại Việt Nam, tầm vóc của nó chỉ được ghi nhận bằng… truyền miệng qua những nhóm đọc sách tinh ý. J.M Coetzee, nhà văn Nam Phi đoạt Nobel Văn học 2003 nhưng trước đó một năm, cuốn tiểu thuyết Disgrace, bản dịch tiếng Việt là Ruồng bỏ (Thanh Vân dịch, NXB Phụ Nữ, 2002) đã được giới thiệu tại Việt Nam và không tạo ra nhiều dư luận như sau khi tác giả của nó được xướng danh tại giải Nobel. Năm nay, nhà văn Peru Mario Vargas Llosa được gọi tên ở Nobel Văn học 2010 cũng vậy. Những người đọc sách Việt Nam có thể hân hoan vì từ năm 1986, tác phẩm quan trọng của ông này là La tía Julia y el escribidor (Dì Hulia và nhà văn quèn – Vũ Việt dịch, NXB Tác Phẩm Mới) đã được xuất bản tại Việt Nam. Nhưng, cũng phải nói với nhau rằng, tại Việt Nam, số phận của tác phẩm Mario Vargas Llosa có vẻ hẩm hiu hơn so với các tiểu thuyết của Gabriel Garcia Márquez. Cùng là tầm vóc đại thụ của văn chương Mỹ Latinh, nhưng Márquez may mắn hơn, được Nobel gọi tên từ 1982 và, trời sinh cho Márquez một ông Nguyễn Trung Đức – dịch giả tiếng Việt giỏi, dấn thân!
Tác phẩm của nhà văn Peru Mario Vargas Llosa – Nobel 2010, từng được dịch ở Việt Nam năm 1986 Ảnh: T.L
Như vậy, hiểu biết về các tác giả lớn với người đọc văn chương thế giới bằng tiếng Việt chủ yếu trông chờ vào khả năng thẩm định giới thiệu của những dịch giả thính nhạy và giới phê bình, truyền thông tinh ý. Song, điều này cũng “hên xui”. Vì có khi quan điểm dịch thuật của tác giả lại không ăn khớp với quan điểm kiểm duyệt của hệ thống xuất bản, để hoang phí nhiều bản dịch tốt của những tác phẩm, tác giả tầm vóc trên thế giới mà lẽ ra độc giả đã được biết đến.
Ngoài ra, với những tác phẩm giá trị được giới thiệu sớm tại Việt Nam, thì tình trạng thụ động, bệnh thiếu thông tin và chứng “ăn theo” thông tin có sẵn bên ngoài của giới truyền thông, phê bình cũng góp phần làm cho nhiều tác phẩm giá trị khi đến Việt Nam chịu số phận hẩm hiu. Và dù rất ngưỡng mộ các dịch giả, vẫn phải nói rằng, việc chọn lọc và dịch thuật trước đây vẫn diễn ra theo kiểu ngắn hạn, thiếu sự dấn thân khám phá có tính hệ thống để giúp người đọc dễ dàng nhận diện chân dung của từng tác giả, sự nghiệp văn chương một cách rõ ràng. Điều này cũng dễ hiểu, vì nhiều dịch giả hiện nay thiếu vắng khả năng phê bình tác phẩm và có độ xác tín cao vào chính tác phẩm mà mình chọn lựa dịch thuật.
Gần đây, một số dịch giả trẻ đã nhận ra điều này, việc lập dự án, chọn lựa và dịch thuật trọn bộ tác phẩm của từng tác giả lớn đang được tiến hành. Việc mua tác quyền trọn bộ và sớm cung cấp cho độc giả những tác phẩm quan trọng đang là “sự kiện” văn chương thế giới đã được một số nhà xuất bản, công ty sách tư nhân trong nước tiến hành. Và nhờ thế, Orhan Pamuk, Le Clézio, Salman Rushdie, Haruki Murakami, Paul Auster… và sắp tới là Umberto Eco, Phillip Roth hay Mario Vargas Llosa… sẽ đến với độc giả tiếng Việt một cách hệ thống cùng với những thông tin hiểu biết “bền vững” hơn.
Và chúng ta lại sẽ đặt câu hỏi: Tác phẩm của ông (bà) ấy đã đến Việt Nam chưa? Chưa. Cho đến nay, mỗi kỳ thế giới rộn ràng với giải Nobel Văn học, câu hỏi quen thuộc này vẫn lởn vởn trong giới quan tâm tại Việt Nam ở một nền văn học còn “hẻo lánh”, mức độ hội nhập chưa cao, rào cản văn hoá, ngôn ngữ và cơ chế xuất bản còn quá lớn.
Rất nhiều tác giả quan trọng đối với thế giới hãy còn xa lạ với Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm hàng đầu thế giới đang “đầu hàng” trên con đường nhọc nhằn đến với vài ngàn độc giả tiếng Việt. Đó là nguyên nhân chính sinh ra một chứng bệnh nguy hiểm: “Giải thưởng thế giới, Nobel văn chương đâu phải là cái đinh gì ghê gớm lắm. Nền văn học của ta mới rực rỡ hoành tráng biết bao!”
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị
Ao làng và Nobel Văn học
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Ông (bà) ấy là ai? Ông (bà) ấy đã đến Việt Nam hay chưa? Có cuốn nào của ông (bà) ấy đã được dịch sang tiếng Việt? Người trong giới viết lách và độc giả quan tâm thời sự văn chương ở Việt Nam vẫn thường hỏi nhau như vậy mỗi lần viện hàn lâm Thuỵ Điển công bố một tên tuổi đoạt giải Nobel Văn học.
Nếu tác giả Nobel Văn học năm đó từng được dịch ra tiếng Việt, chúng ta sẽ hoan hỉ nói với nhau rằng, tác phẩm, tiểu sử của ông ta từng “được phát hiện” ở Việt Nam. Và dĩ nhiên, chúng ta sẽ dành cho dịch giả, con người vốn âm thầm đứng sau mỗi tác phẩm kia một sự kính trọng đặc biệt – kính trọng vì ông ta, hẳn không phải là rủi may, đã phát hiện ra những tác phẩm giá trị và đưa đến với xứ sở “hẻo lánh” này ngay từ khi nó còn chưa được thiên hạ đóng chuẩn vàng ròng (cứ mặc định rằng, Nobel là một giải thưởng có giá trị đóng chuẩn sự nghiệp văn chương cho những tên tuổi lớn).
Và phía sau sự kính trọng dành cho dịch giả, chúng ta sẽ tiếp tục đặt ra câu hỏi, như vậy thì khi dịch sang tiếng Việt, nó được đón nhận như thế nào? Có gì đặc biệt so với các cuốn sách làng nhàng khác?
Đã có những tác giả Nobel văn học xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm. Le Clézio (Nobel 2008) là một ví dụ. Từ 11 năm trước khi Clézio nhận Nobel Văn học, dịch giả Huỳnh Phan Anh đã dịch sang tiếng Việt tiểu thuyết Désert(Sa mạc, NXB Hội Nhà Văn, 1997). Sa mạc là cuốn sách quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp của nhà văn này, nhưng khi ra mắt tại Việt Nam, tầm vóc của nó chỉ được ghi nhận bằng… truyền miệng qua những nhóm đọc sách tinh ý. J.M Coetzee, nhà văn Nam Phi đoạt Nobel Văn học 2003 nhưng trước đó một năm, cuốn tiểu thuyết Disgrace, bản dịch tiếng Việt là Ruồng bỏ (Thanh Vân dịch, NXB Phụ Nữ, 2002) đã được giới thiệu tại Việt Nam và không tạo ra nhiều dư luận như sau khi tác giả của nó được xướng danh tại giải Nobel. Năm nay, nhà văn Peru Mario Vargas Llosa được gọi tên ở Nobel Văn học 2010 cũng vậy. Những người đọc sách Việt Nam có thể hân hoan vì từ năm 1986, tác phẩm quan trọng của ông này là La tía Julia y el escribidor (Dì Hulia và nhà văn quèn – Vũ Việt dịch, NXB Tác Phẩm Mới) đã được xuất bản tại Việt Nam. Nhưng, cũng phải nói với nhau rằng, tại Việt Nam, số phận của tác phẩm Mario Vargas Llosa có vẻ hẩm hiu hơn so với các tiểu thuyết của Gabriel Garcia Márquez. Cùng là tầm vóc đại thụ của văn chương Mỹ Latinh, nhưng Márquez may mắn hơn, được Nobel gọi tên từ 1982 và, trời sinh cho Márquez một ông Nguyễn Trung Đức – dịch giả tiếng Việt giỏi, dấn thân!
Tác phẩm của nhà văn Peru Mario Vargas Llosa – Nobel 2010, từng được dịch ở Việt Nam năm 1986 Ảnh: T.L
Như vậy, hiểu biết về các tác giả lớn với người đọc văn chương thế giới bằng tiếng Việt chủ yếu trông chờ vào khả năng thẩm định giới thiệu của những dịch giả thính nhạy và giới phê bình, truyền thông tinh ý. Song, điều này cũng “hên xui”. Vì có khi quan điểm dịch thuật của tác giả lại không ăn khớp với quan điểm kiểm duyệt của hệ thống xuất bản, để hoang phí nhiều bản dịch tốt của những tác phẩm, tác giả tầm vóc trên thế giới mà lẽ ra độc giả đã được biết đến.
Ngoài ra, với những tác phẩm giá trị được giới thiệu sớm tại Việt Nam, thì tình trạng thụ động, bệnh thiếu thông tin và chứng “ăn theo” thông tin có sẵn bên ngoài của giới truyền thông, phê bình cũng góp phần làm cho nhiều tác phẩm giá trị khi đến Việt Nam chịu số phận hẩm hiu. Và dù rất ngưỡng mộ các dịch giả, vẫn phải nói rằng, việc chọn lọc và dịch thuật trước đây vẫn diễn ra theo kiểu ngắn hạn, thiếu sự dấn thân khám phá có tính hệ thống để giúp người đọc dễ dàng nhận diện chân dung của từng tác giả, sự nghiệp văn chương một cách rõ ràng. Điều này cũng dễ hiểu, vì nhiều dịch giả hiện nay thiếu vắng khả năng phê bình tác phẩm và có độ xác tín cao vào chính tác phẩm mà mình chọn lựa dịch thuật.
Gần đây, một số dịch giả trẻ đã nhận ra điều này, việc lập dự án, chọn lựa và dịch thuật trọn bộ tác phẩm của từng tác giả lớn đang được tiến hành. Việc mua tác quyền trọn bộ và sớm cung cấp cho độc giả những tác phẩm quan trọng đang là “sự kiện” văn chương thế giới đã được một số nhà xuất bản, công ty sách tư nhân trong nước tiến hành. Và nhờ thế, Orhan Pamuk, Le Clézio, Salman Rushdie, Haruki Murakami, Paul Auster… và sắp tới là Umberto Eco, Phillip Roth hay Mario Vargas Llosa… sẽ đến với độc giả tiếng Việt một cách hệ thống cùng với những thông tin hiểu biết “bền vững” hơn.
Và chúng ta lại sẽ đặt câu hỏi: Tác phẩm của ông (bà) ấy đã đến Việt Nam chưa? Chưa. Cho đến nay, mỗi kỳ thế giới rộn ràng với giải Nobel Văn học, câu hỏi quen thuộc này vẫn lởn vởn trong giới quan tâm tại Việt Nam ở một nền văn học còn “hẻo lánh”, mức độ hội nhập chưa cao, rào cản văn hoá, ngôn ngữ và cơ chế xuất bản còn quá lớn.
Rất nhiều tác giả quan trọng đối với thế giới hãy còn xa lạ với Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm hàng đầu thế giới đang “đầu hàng” trên con đường nhọc nhằn đến với vài ngàn độc giả tiếng Việt. Đó là nguyên nhân chính sinh ra một chứng bệnh nguy hiểm: “Giải thưởng thế giới, Nobel văn chương đâu phải là cái đinh gì ghê gớm lắm. Nền văn học của ta mới rực rỡ hoành tráng biết bao!”
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tienve.org
JEAN-MARIE GUSTAVE LE CLÉZIO sinh năm 1940 ở Nice, bắt đầu nổi tiếng từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên, Le Procès-verbal, đoạt giải thưởng Théophraste Renaudot 1963. Từ ấy đến nay — hơn 40 năm trôi qua một sự nghiệp văn chương đa dạng, phong phú và độc đáo, có thể chỉ căn cứ là nhà văn đầu tiên nhận giải thưởng Paul Morand cho toàn bộ tác phẩm (1980)? — ông đã xuất bản trên dưới 40 cuốn sách: tiểu thuyết, tiểu luận, truyện ngắn, hai bản dịch thần thoại thổ dân châu Mỹ, và vô số những bài viết, bài tựa và nhiều đóng góp cho những tác phẩm tập thể. Từ thời trẻ, mới nổi tiếng, Le Clézio đã được biết đến như một nhà văn “ẩn dật”: ông sống ở Nice (tôi còn nhớ một tấm ảnh chụp ông bước đi trên một bến cảng, người cao lêu nghêu, nổi bật trên một cái nền sông nước và thuyền bè đăng trên báo Le Figaro Littéraire hơn một phần tư thế kỷ trước) và rất ít khi đến Paris, rất ít khi thích ngồi xuống cho ai phỏng vấn. Nhưng “ẩn dật” chỉ là một thái độ: thật sự, ông là một người bước đi. “... Đối với tôi, là dân ở đảo, một người ở bên bờ biển nhìn những chuyến tàu chở hàng đi qua, gót chân mài trên những bến cảng, như một người bước đi dọc theo một đại lộ nhưng là người không thể thuộc về một khu phố hay một thành phố nào, mà là thuộc về mọi khu phố và mọi thành phố, ngôn ngữ Pháp là quê hương duy nhất của tôi, là nơi duy nhất tôi sống.” (trả lời Catherine Argand, 1994). Chúng ta sẽ không ngạc nhiên: Le procès-verbal thai nghén ở Anh, L’extase matérielle lên men ở Bangkok, và nhiều tác phẩm khác nẩy sinh từ những chuyến đi, sống và viết: Mexique, Panama, quần đảo Maurice và Rodrigues... Từ một nhà văn trẻ, mà những cuốn sách viết rất đẹp làm người đọc liên tưởng đến những nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết Mới, nhạc pop, nhiều nét Lautréamont, Artaud, nhất là Michaux, cái nhìn theo tinh thần Blake — cả Keats, Auden, Salinger mà ông đọc đi đọc lại nhiều lần — đến nay Le Clézio đã vạch con đường riêng của mình, và năm 1994, ông được chọn là nhà văn viết tiếng Pháp lớn nhất còn sống...
(Hoàng Ngọc Biên giới thiệu)
Jean-Marie Gustave Le Clézio đoạt giải Nobel Văn Chương năm 2008
JEAN-MARIE GUSTAVE LE CLÉZIO sinh năm 1940 ở Nice, bắt đầu nổi tiếng từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên, Le Procès-verbal, đoạt giải thưởng Théophraste Renaudot 1963. Từ ấy đến nay — hơn 40 năm trôi qua một sự nghiệp văn chương đa dạng, phong phú và độc đáo, có thể chỉ căn cứ là nhà văn đầu tiên nhận giải thưởng Paul Morand cho toàn bộ tác phẩm (1980)? — ông đã xuất bản trên dưới 40 cuốn sách: tiểu thuyết, tiểu luận, truyện ngắn, hai bản dịch thần thoại thổ dân châu Mỹ, và vô số những bài viết, bài tựa và nhiều đóng góp cho những tác phẩm tập thể. Từ thời trẻ, mới nổi tiếng, Le Clézio đã được biết đến như một nhà văn “ẩn dật”: ông sống ở Nice (tôi còn nhớ một tấm ảnh chụp ông bước đi trên một bến cảng, người cao lêu nghêu, nổi bật trên một cái nền sông nước và thuyền bè đăng trên báo Le Figaro Littéraire hơn một phần tư thế kỷ trước) và rất ít khi đến Paris, rất ít khi thích ngồi xuống cho ai phỏng vấn. Nhưng “ẩn dật” chỉ là một thái độ: thật sự, ông là một người bước đi. “... Đối với tôi, là dân ở đảo, một người ở bên bờ biển nhìn những chuyến tàu chở hàng đi qua, gót chân mài trên những bến cảng, như một người bước đi dọc theo một đại lộ nhưng là người không thể thuộc về một khu phố hay một thành phố nào, mà là thuộc về mọi khu phố và mọi thành phố, ngôn ngữ Pháp là quê hương duy nhất của tôi, là nơi duy nhất tôi sống.” (trả lời Catherine Argand, 1994). Chúng ta sẽ không ngạc nhiên: Le procès-verbal thai nghén ở Anh, L’extase matérielle lên men ở Bangkok, và nhiều tác phẩm khác nẩy sinh từ những chuyến đi, sống và viết: Mexique, Panama, quần đảo Maurice và Rodrigues... Từ một nhà văn trẻ, mà những cuốn sách viết rất đẹp làm người đọc liên tưởng đến những nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết Mới, nhạc pop, nhiều nét Lautréamont, Artaud, nhất là Michaux, cái nhìn theo tinh thần Blake — cả Keats, Auden, Salinger mà ông đọc đi đọc lại nhiều lần — đến nay Le Clézio đã vạch con đường riêng của mình, và năm 1994, ông được chọn là nhà văn viết tiếng Pháp lớn nhất còn sống...
(Hoàng Ngọc Biên giới thiệu)
Jean-Marie Gustave Le Clézio đoạt giải Nobel Văn Chương năm 2008
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tapchsonghuong
Giải Nobel văn học 2008: J. M. Le Clézio - nhà văn du mục
TRẦN HUYỀN SÂM
1. Nobel là một giải thưởng danh giá nhất, nhưng cũng chứa đựng nhiều nghịch lý nhất trong tất cả các giải thưởng. Riêng giải Nobel văn học, bao giờ cũng gây tranh cãi thú vị. Bởi vì, Hội đồng Viện Hàn Lâm Thụy Điển phải trung thành với lời di chúc của Alffred Nobel: trao tặng giải thưởng cho người sáng tạo ra tác phẩm văn học xuất sắc nhất, có khả năng định hướng lý tưởng cho nhân loại.
Chính cái tiêu chí mơ hồ này đã gây ra nhiều mâu thuẫn gay gắt, thậm chí đối đầu trong các thành viên Hội đồng xét duyệt và giới phê bình văn học. Vì vậy, mùa giải Nobel hàng năm, bao giờ cũng trở nên căng thẳng, hồi hộp, nó là trung tâm chú ý của các luồng dư luận báo chí và công chúng bạn đọc. Năm 2004, một thành viên đã xin ra khỏi Hội đồng xét duyệt vì bất bình với giải văn học người Áo E. Jelinek; còn công chúng thì phẫn nộ và cho rằng: đó là một nhà văn đàng điếm và khiêu dâm.
Nobel văn học năm 2008 thuộc về nhà văn người Pháp: Jean - Marie Gustave Le Clézio - người được mệnh danh là nhà văn du mục, và từng được tạp chí Lire bình chọn là nhà văn đương đại lớn nhất nước Pháp. Với giải thưởng này, J.M.Le Clézio đã “đánh bại” hai nhà tiểu thuyết nổi tiếng: Umberto Eco và Milan Kundera. Và như vậy, cho đến nay, Pháp vẫn là nước đứng đầu thế giới về giải Nobel văn học. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã dành những lời cao quí nhất, để tôn vinh cho văn hào Le Clézio: “Giải thưởng này đã làm vinh hiển cho nước Pháp, cho ngôn ngữ Pháp và những người nói tiếng Pháp... Le Clézio là một công dân của thế giới, đứa con của mọi châu lục và các nền văn hóa. Ông ấy là hiện thân cho sự hào quang của nước Pháp”(1).
2. Điều gì khiến cho J.M.Le Clézio đoạt gải thưởng Nobel cao quí này? Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã khẳng định: J.M.Le Clézio là tác giả của những khởi điểm mới, của cuộc phiêu lưu thi vị và là người khám phá ra một nhân loại ẩn chìm và đang bị thống ngự của nền văn minh. Le Clézio là hiện thân cho tinh thần nhân đạo, nỗi đau và sự sáng tạo vô biên của con người. Tác phẩm của ông là sự mời gọi, sự dẫn dụ người đọc chìm đắm vào thế giới tự nhiên hoang dã, huyền bí và tinh khiết. Nơi đó, con người sẽ “kìm nén” được sự nghiệt ngã, sự tàn khốc, sự dối trá của xã hội hậu hiện đại. Các nhân vật của ông là những người “khuân vác một giá trị đạo đức của cuộc sống”, và chính họ, khuyến khích sự tôn trọng mọi người, và tôn trọng chính mình.
Hai vấn đề mà Le Clézio đặt ra, đã bộc lộ tư tưởng sáng tác của ông: “Giá như, người da trắng không làm khổ người da đen, thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn không?”; và “Người viết tiểu thuyết bao giờ cũng đặt ra những câu hỏi lớn về thế giới hiện nay”. Nhìn chung, tác phẩm của Le - Clézio đều hướng đến thiên nhiên, thế giới trẻ em và sự bất hạnh của người da màu.
3. Gia đình và cuộc đời của Le Clézio là một huyền thoại đầy thú vị và bí ẩn. Đó là “một tấm bản đồ không dễ vẽ”. Jean Marie Gustave Le Clézio là sự hòa hợp của hai dòng máu: Cha là một bác sĩ người Anh, mẹ là người Pháp, nhưng gốc gác tổ tiên của họ lại ở L’ile Maurice (một hòn đảo chứa đựng nhiều huyền thoại, nhiều bài ca thổ dân). Nice, một thành phố biển xinh đẹp thuộc miền nước Pháp, đó là nơi chốn chào đời của Le Clézio (vào ngày 13-2-1940). Tuổi thơ của Clézio chìm trong tiếng sóng hoang dại của miền biển Địa Trung Hải. Đó là cội nguồn nuôi dưỡng một tâm hồn luôn khát khao sáng tạo, khát khao du ngoạn, dấn thân và thử thách. Đồng nghĩa với danh hiệu nhà văn, Le Clézio là một nhà du mục (nomade...). Tác phẩm và cuộc đời của ông là một bộ sưu tập sinh động nhất về dấu ấn của các nền văn minh hoang dại: từ châu Phi đến châu Mỹ, từ đất nước Ấn Độ đến Thái Lan.
Lên 8, Le Clézio theo cha đến , một vùng đất của châu Phi nóng nực và hoang sơ. Và sau đó là những cuộc du ngoạn khắp nơi trên các châu lục. Năm 1967, Le Clézio đến Thái Lan, với tư cách là nhân viên hợp tác. Tại đây, ông đã bị trục xuất về nước vì đã tố cáo nạn mại dâm trẻ em. Những năm tiếp theo, ông làm việc tại Viện nghiên cứu Châu Mỹ la tinh (L’Institut d’Amérique Latine). Chính vùng đất châu Mỹ này đã giúp ông hiểu sâu sắc về văn hóa thổ dân, hình thành những quan điểm về văn hóa, triết học và đạo đức. Ông có xu hướng xa rời vật chất của xã hội văn minh, chìm đắm trong thiên nhiên và sáng tạo nghệ thuật.
Le Clézio trải qua nghiên cứu văn học ở nhiều trường đại học. Từ 1957 đến 1961 là sinh viên Anh ngữ của Đại học Bristol và Londres (Luân Đôn); năm 1963 nhận bằng cử nhân văn học tại trường đại học Nice (Institut d’Etudes littéraires); và kết thúc khóa Cao học tại đại học Provence vào năm 1964. Ông hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1983 ở đại học Berpignan với đề tài về lịch sử cổ điển của . Ông cũng đã từng giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới: Bankok, , Boston, Austin và Albuquerque.
Le Clézio không có “một ngôi nhà cụ thể”. Nhưng đảo Maurice, thành phố Nice, bang New Mexico là những nơi chốn ông gắn bó sâu sắc nhất. Ông sử dụng hai ngôn ngữ: Anh và Pháp. Cũng chính sự phức tạp về cội nguồn, về đời sống của văn hào này, mà sau khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển công bố giải thưởng Nobel, công chúng châu Âu đã đặt ra câu hỏi: Le Clézio là nhà văn thuộc về đất nước nào? Mục báo Calou, l’ivre de de lecture băn khoăn: Est-il francais, britannique, mauricien? (Ông ta là người Pháp, người Anh quốc, hay người Mô-rít ta-ni?)(2). Số khác khẳng định rằng, Le Clézio chỉ là một nhà văn viết tiếng Pháp, chứ không phải là nhà văn đích thực người Pháp. Còn với Le Clézio, trong một lần trao đổi với Catherine Argand, vào năm 1994, ông tự nhận là: “Tôi là một người dân đảo Bretagne ... Người mà không thể thuộc về một quận, một thành phố nào cụ thể. Nhưng ngôn ngữ Pháp chính là đất nước của tôi, nơi cư ngụ của tôi. (Dẫn theo Fredrik Westerlund)(3). Dù thuộc về miền nào, dân tộc nào, Le Clezio là hiện thân của tinh thần khiêm ái, sáng tạo và tiến bộ của loài người. Đó là ý nghĩa đích thực mà người đọc chờ đợi ở nhà văn vừa đoạt giải Nobel này.
4. Văn hào Le Clézio sáng tác khi còn rất trẻ - lúc lên bảy, và hơn bốn mươi năm miệt mài cầm bút, ông đã đạt được một văn nghiệp đáng khâm phục: hơn 40 tác phẩm, đủ các thể loại, và gần mười giải thưởng văn học danh giá. Trong đó, tiểu thuyết là thể loại làm nên phong cách nghệ thuật và mang lại niềm vinh quang tột đỉnh cho cuộc đời sáng tạo của ông.
Viết, với ông là một yêu cầu của cuộc sống, một sự thôi thúc nội tâm. Viết, như một niềm vui sống và như một nỗi đau cần phải được đền bù. Viết, là dấn thân để mạo hiểm kiếm tìm điều đã mất và điều chưa biết đến. Với tiểu thuyết đầu tay Le Procès - verbal (Tạm dịch Biên bản), Le Clézio đoạt giải thưởng Renaudot vào năm 1963, và trở nên nổi tiếng lúc mới là 23 tuổi. Tác phẩm này cũng đã lọt vào danh sách tranh giải Goncourt. Cùng với các cuộc du ngoạn trên khắp châu lục, các tác phẩm của ông lần lượt ra đời: La Fièvre (1965), La Guerre (1970), Les Géants (1973), Voyages de l’autre côté (1976), L’inconnu sur la terre (1978), Désert (1980), Trois villes saintes (1980), Balaabilou (1985), Enfances (1997), Gens des nuages (1997), Révolutions (2003), L’Africain (2004) vv... Trong số đó, phải kể đến cuốn tiểu thuyết Désert (Sa mạc), 1980. Tác phẩm đoạt giải Paul Morand của Viện Hàn Lâm Pháp (1981) và được đánh giá là đỉnh cao trong sáng tác của ông: “Tác phẩm chứa đựng những hình ảnh tráng lệ về nền văn hóa đã biến mất trên sa mạc Bắc Phi”.
Ngoài thiên nhiên, du ngoạn, ký ức tuổi thơ, Nỗi đau (La Douleur) và Cái đói (La Faim) của loài người, là hai chủ đề nhức nhối trong tác phẩm của Le Clézio: La Fìevre, La ronde et autre faits diver, Moloch, Le passeu... Và gần đây nhất, tác phẩm Ritournelle de la faim (Sự lặp lại của cái đói, 2008), đã bộc tư tưởng nhân đạo sâu sắc của văn hào Le Clézio.
Sáng tác vào một thời điểm mà phong trào Tiểu thuyết mới ở Pháp đang nở rộ (Nouveau roman, 1965), Le Clézio nổi bật lên như một phong cách dị biệt, “trượt” ra ngoài lề của các “phong cách có tính thời thượng”. Theo Fredrik Westerlund, Le Clézio là một sự giao động giữa phong cách tiểu thuyết mới của Gobbe Grille và phong cách huyền ảo truyền thống, giữa trí tuệ của Blake và của Lautréamont. Ông đã vượt lên khái niệm “hư cấu siêu hình” (Métaphysique-fiction), bởi ông thiên về một lối viết thô mộc và tự nhiên.
Nói chung, giới phê bình Pháp đều cho rằng, J.M. Le Clézio viết theo phong cách hư cấu giả tưởng, huyền ảo và thuần phác, nhưng “ẩn chứa những cơn lũ bên trong”.
Tác phẩm của Le Clézio là một bản nhạc thiên nhiên đầy quyến rũ. Rời xa thế giới vật chất - phù hoa, hư ảo, ngôn ngữ của ông giản dị và hồn nhiên như trong thế giới của một câu chuyện cổ tích. Nó mời gọi người đọc chìm đắm trong sự yên tĩnh, sự mơ mộng và thi vị, trong sự trầm ngâm đắm say. Văn chương của ông, vì thế là một thứ văn chương thoát ra và tìm kiếm lại một kho tàng ẩn dấu của thời gian đã mất, đã vụn tan giữa sa mạc vô biên.
Jean Marie Gustave Le Clézio là sự kết tinh của tinh thần sáng tạo nghệ thuật, của nỗi đau kiếm tìm các giá trị của con người. Tác phẩm của ông là niềm suy tư day dứt của con người đang sống trong xã hội văn minh hậu hiện đại.
Không phải ngay từ bây giờ, khi J.M. Le Clézio đoạt giải Nobel, báo giới và các nhà phê bình mới ca ngợi ông. Vào năm 1994, độc giả Pháp đã bình chọn ông là nhà văn đương đại lớn nhất nước Pháp. Hiện nay, tác phẩm của ông cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới.
Và ở Việt , tôi tin rằng, J.M. Le Clézio sẽ được chúng ta yêu mến, bởi phong cách nghệ thuật thuần phác và tư tưởng nhân đạo của ông phù hợp với tinh thần của người Việt (4).
T.H.S
(nguồn: TCSH số 237 - 11 - 2008)
Giải Nobel văn học 2008: J. M. Le Clézio - nhà văn du mục
TRẦN HUYỀN SÂM
1. Nobel là một giải thưởng danh giá nhất, nhưng cũng chứa đựng nhiều nghịch lý nhất trong tất cả các giải thưởng. Riêng giải Nobel văn học, bao giờ cũng gây tranh cãi thú vị. Bởi vì, Hội đồng Viện Hàn Lâm Thụy Điển phải trung thành với lời di chúc của Alffred Nobel: trao tặng giải thưởng cho người sáng tạo ra tác phẩm văn học xuất sắc nhất, có khả năng định hướng lý tưởng cho nhân loại.
Chính cái tiêu chí mơ hồ này đã gây ra nhiều mâu thuẫn gay gắt, thậm chí đối đầu trong các thành viên Hội đồng xét duyệt và giới phê bình văn học. Vì vậy, mùa giải Nobel hàng năm, bao giờ cũng trở nên căng thẳng, hồi hộp, nó là trung tâm chú ý của các luồng dư luận báo chí và công chúng bạn đọc. Năm 2004, một thành viên đã xin ra khỏi Hội đồng xét duyệt vì bất bình với giải văn học người Áo E. Jelinek; còn công chúng thì phẫn nộ và cho rằng: đó là một nhà văn đàng điếm và khiêu dâm.
Nobel văn học năm 2008 thuộc về nhà văn người Pháp: Jean - Marie Gustave Le Clézio - người được mệnh danh là nhà văn du mục, và từng được tạp chí Lire bình chọn là nhà văn đương đại lớn nhất nước Pháp. Với giải thưởng này, J.M.Le Clézio đã “đánh bại” hai nhà tiểu thuyết nổi tiếng: Umberto Eco và Milan Kundera. Và như vậy, cho đến nay, Pháp vẫn là nước đứng đầu thế giới về giải Nobel văn học. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã dành những lời cao quí nhất, để tôn vinh cho văn hào Le Clézio: “Giải thưởng này đã làm vinh hiển cho nước Pháp, cho ngôn ngữ Pháp và những người nói tiếng Pháp... Le Clézio là một công dân của thế giới, đứa con của mọi châu lục và các nền văn hóa. Ông ấy là hiện thân cho sự hào quang của nước Pháp”(1).
2. Điều gì khiến cho J.M.Le Clézio đoạt gải thưởng Nobel cao quí này? Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã khẳng định: J.M.Le Clézio là tác giả của những khởi điểm mới, của cuộc phiêu lưu thi vị và là người khám phá ra một nhân loại ẩn chìm và đang bị thống ngự của nền văn minh. Le Clézio là hiện thân cho tinh thần nhân đạo, nỗi đau và sự sáng tạo vô biên của con người. Tác phẩm của ông là sự mời gọi, sự dẫn dụ người đọc chìm đắm vào thế giới tự nhiên hoang dã, huyền bí và tinh khiết. Nơi đó, con người sẽ “kìm nén” được sự nghiệt ngã, sự tàn khốc, sự dối trá của xã hội hậu hiện đại. Các nhân vật của ông là những người “khuân vác một giá trị đạo đức của cuộc sống”, và chính họ, khuyến khích sự tôn trọng mọi người, và tôn trọng chính mình.
Hai vấn đề mà Le Clézio đặt ra, đã bộc lộ tư tưởng sáng tác của ông: “Giá như, người da trắng không làm khổ người da đen, thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn không?”; và “Người viết tiểu thuyết bao giờ cũng đặt ra những câu hỏi lớn về thế giới hiện nay”. Nhìn chung, tác phẩm của Le - Clézio đều hướng đến thiên nhiên, thế giới trẻ em và sự bất hạnh của người da màu.
3. Gia đình và cuộc đời của Le Clézio là một huyền thoại đầy thú vị và bí ẩn. Đó là “một tấm bản đồ không dễ vẽ”. Jean Marie Gustave Le Clézio là sự hòa hợp của hai dòng máu: Cha là một bác sĩ người Anh, mẹ là người Pháp, nhưng gốc gác tổ tiên của họ lại ở L’ile Maurice (một hòn đảo chứa đựng nhiều huyền thoại, nhiều bài ca thổ dân). Nice, một thành phố biển xinh đẹp thuộc miền nước Pháp, đó là nơi chốn chào đời của Le Clézio (vào ngày 13-2-1940). Tuổi thơ của Clézio chìm trong tiếng sóng hoang dại của miền biển Địa Trung Hải. Đó là cội nguồn nuôi dưỡng một tâm hồn luôn khát khao sáng tạo, khát khao du ngoạn, dấn thân và thử thách. Đồng nghĩa với danh hiệu nhà văn, Le Clézio là một nhà du mục (nomade...). Tác phẩm và cuộc đời của ông là một bộ sưu tập sinh động nhất về dấu ấn của các nền văn minh hoang dại: từ châu Phi đến châu Mỹ, từ đất nước Ấn Độ đến Thái Lan.
Lên 8, Le Clézio theo cha đến , một vùng đất của châu Phi nóng nực và hoang sơ. Và sau đó là những cuộc du ngoạn khắp nơi trên các châu lục. Năm 1967, Le Clézio đến Thái Lan, với tư cách là nhân viên hợp tác. Tại đây, ông đã bị trục xuất về nước vì đã tố cáo nạn mại dâm trẻ em. Những năm tiếp theo, ông làm việc tại Viện nghiên cứu Châu Mỹ la tinh (L’Institut d’Amérique Latine). Chính vùng đất châu Mỹ này đã giúp ông hiểu sâu sắc về văn hóa thổ dân, hình thành những quan điểm về văn hóa, triết học và đạo đức. Ông có xu hướng xa rời vật chất của xã hội văn minh, chìm đắm trong thiên nhiên và sáng tạo nghệ thuật.
Le Clézio trải qua nghiên cứu văn học ở nhiều trường đại học. Từ 1957 đến 1961 là sinh viên Anh ngữ của Đại học Bristol và Londres (Luân Đôn); năm 1963 nhận bằng cử nhân văn học tại trường đại học Nice (Institut d’Etudes littéraires); và kết thúc khóa Cao học tại đại học Provence vào năm 1964. Ông hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1983 ở đại học Berpignan với đề tài về lịch sử cổ điển của . Ông cũng đã từng giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới: Bankok, , Boston, Austin và Albuquerque.
Le Clézio không có “một ngôi nhà cụ thể”. Nhưng đảo Maurice, thành phố Nice, bang New Mexico là những nơi chốn ông gắn bó sâu sắc nhất. Ông sử dụng hai ngôn ngữ: Anh và Pháp. Cũng chính sự phức tạp về cội nguồn, về đời sống của văn hào này, mà sau khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển công bố giải thưởng Nobel, công chúng châu Âu đã đặt ra câu hỏi: Le Clézio là nhà văn thuộc về đất nước nào? Mục báo Calou, l’ivre de de lecture băn khoăn: Est-il francais, britannique, mauricien? (Ông ta là người Pháp, người Anh quốc, hay người Mô-rít ta-ni?)(2). Số khác khẳng định rằng, Le Clézio chỉ là một nhà văn viết tiếng Pháp, chứ không phải là nhà văn đích thực người Pháp. Còn với Le Clézio, trong một lần trao đổi với Catherine Argand, vào năm 1994, ông tự nhận là: “Tôi là một người dân đảo Bretagne ... Người mà không thể thuộc về một quận, một thành phố nào cụ thể. Nhưng ngôn ngữ Pháp chính là đất nước của tôi, nơi cư ngụ của tôi. (Dẫn theo Fredrik Westerlund)(3). Dù thuộc về miền nào, dân tộc nào, Le Clezio là hiện thân của tinh thần khiêm ái, sáng tạo và tiến bộ của loài người. Đó là ý nghĩa đích thực mà người đọc chờ đợi ở nhà văn vừa đoạt giải Nobel này.
4. Văn hào Le Clézio sáng tác khi còn rất trẻ - lúc lên bảy, và hơn bốn mươi năm miệt mài cầm bút, ông đã đạt được một văn nghiệp đáng khâm phục: hơn 40 tác phẩm, đủ các thể loại, và gần mười giải thưởng văn học danh giá. Trong đó, tiểu thuyết là thể loại làm nên phong cách nghệ thuật và mang lại niềm vinh quang tột đỉnh cho cuộc đời sáng tạo của ông.
Viết, với ông là một yêu cầu của cuộc sống, một sự thôi thúc nội tâm. Viết, như một niềm vui sống và như một nỗi đau cần phải được đền bù. Viết, là dấn thân để mạo hiểm kiếm tìm điều đã mất và điều chưa biết đến. Với tiểu thuyết đầu tay Le Procès - verbal (Tạm dịch Biên bản), Le Clézio đoạt giải thưởng Renaudot vào năm 1963, và trở nên nổi tiếng lúc mới là 23 tuổi. Tác phẩm này cũng đã lọt vào danh sách tranh giải Goncourt. Cùng với các cuộc du ngoạn trên khắp châu lục, các tác phẩm của ông lần lượt ra đời: La Fièvre (1965), La Guerre (1970), Les Géants (1973), Voyages de l’autre côté (1976), L’inconnu sur la terre (1978), Désert (1980), Trois villes saintes (1980), Balaabilou (1985), Enfances (1997), Gens des nuages (1997), Révolutions (2003), L’Africain (2004) vv... Trong số đó, phải kể đến cuốn tiểu thuyết Désert (Sa mạc), 1980. Tác phẩm đoạt giải Paul Morand của Viện Hàn Lâm Pháp (1981) và được đánh giá là đỉnh cao trong sáng tác của ông: “Tác phẩm chứa đựng những hình ảnh tráng lệ về nền văn hóa đã biến mất trên sa mạc Bắc Phi”.
Ngoài thiên nhiên, du ngoạn, ký ức tuổi thơ, Nỗi đau (La Douleur) và Cái đói (La Faim) của loài người, là hai chủ đề nhức nhối trong tác phẩm của Le Clézio: La Fìevre, La ronde et autre faits diver, Moloch, Le passeu... Và gần đây nhất, tác phẩm Ritournelle de la faim (Sự lặp lại của cái đói, 2008), đã bộc tư tưởng nhân đạo sâu sắc của văn hào Le Clézio.
Sáng tác vào một thời điểm mà phong trào Tiểu thuyết mới ở Pháp đang nở rộ (Nouveau roman, 1965), Le Clézio nổi bật lên như một phong cách dị biệt, “trượt” ra ngoài lề của các “phong cách có tính thời thượng”. Theo Fredrik Westerlund, Le Clézio là một sự giao động giữa phong cách tiểu thuyết mới của Gobbe Grille và phong cách huyền ảo truyền thống, giữa trí tuệ của Blake và của Lautréamont. Ông đã vượt lên khái niệm “hư cấu siêu hình” (Métaphysique-fiction), bởi ông thiên về một lối viết thô mộc và tự nhiên.
Nói chung, giới phê bình Pháp đều cho rằng, J.M. Le Clézio viết theo phong cách hư cấu giả tưởng, huyền ảo và thuần phác, nhưng “ẩn chứa những cơn lũ bên trong”.
Tác phẩm của Le Clézio là một bản nhạc thiên nhiên đầy quyến rũ. Rời xa thế giới vật chất - phù hoa, hư ảo, ngôn ngữ của ông giản dị và hồn nhiên như trong thế giới của một câu chuyện cổ tích. Nó mời gọi người đọc chìm đắm trong sự yên tĩnh, sự mơ mộng và thi vị, trong sự trầm ngâm đắm say. Văn chương của ông, vì thế là một thứ văn chương thoát ra và tìm kiếm lại một kho tàng ẩn dấu của thời gian đã mất, đã vụn tan giữa sa mạc vô biên.
Jean Marie Gustave Le Clézio là sự kết tinh của tinh thần sáng tạo nghệ thuật, của nỗi đau kiếm tìm các giá trị của con người. Tác phẩm của ông là niềm suy tư day dứt của con người đang sống trong xã hội văn minh hậu hiện đại.
Không phải ngay từ bây giờ, khi J.M. Le Clézio đoạt giải Nobel, báo giới và các nhà phê bình mới ca ngợi ông. Vào năm 1994, độc giả Pháp đã bình chọn ông là nhà văn đương đại lớn nhất nước Pháp. Hiện nay, tác phẩm của ông cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới.
Và ở Việt , tôi tin rằng, J.M. Le Clézio sẽ được chúng ta yêu mến, bởi phong cách nghệ thuật thuần phác và tư tưởng nhân đạo của ông phù hợp với tinh thần của người Việt (4).
T.H.S
(nguồn: TCSH số 237 - 11 - 2008)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Đọc “Cô gái chơi dương cầm”: Trước tiên sẽ… “sốc”!
Hải Hoàng - a.family
Lần đầu đọc “Cô gái chơi duơng cầm”, tôi chỉ thấy một cảm giác… “sốc”...
Cô gái chơi dương cầm - Tác giả: Elfriede Jelinek
Dịch giả: Ngọc Cầm Dương
... Lần thứ hai, bớt lạ lẫm hơn một chút, nhưng vẫn cơ hồ khó nắm bắt. Lần thứ ba, thấy đầu óc mình trống rỗng, và lần thứ tư, bắt đầu như người mộng du bị cuốn vào cái dòng chảy cuồn cuộn của ngôn từ. Từ ấy, một thế giới mới bắt đầu được mở ra…
Và “Cô gái chơi dương cầm” chắc chắn sẽ là một cuốn sách bạn phải đọc nhiều lần để thực sự nhập tâm vào thế giới ấy, thế giới của Bach, Beethoven, Mozart, Schubert…, của âm thanh và cuồng nộ, của kìm kẹp và cất cánh, của mô phạm và phá cách, của những đam mê ngấm ngầm và khao khát bệnh hoạn… Tất cả cùng hòa quyện trong một tác phẩm từng gây tranh cãi trong nhiều năm liền trước khi nó đạt giải Nobel văn chương vào năm 2004.
Chuyện kể về cô giáo dạy nhạc Erika, một cô gái đã đánh mất cả tuổi thanh xuân của mình trong vòng kìm kẹp của bà mẹ - người luôn coi cô như món tài sản lớn nhất cuộc đời mình. Với bà mẹ, Erika thuộc về sở hữu của riêng mình. Cô không được quyền yêu một người đàn ông nào, không được quyền ăn mặc đẹp. Sự “cai trị” của bà mẹ áp đặt lên cô con gái nhiều đến mức, cô tiếp tục mua những chiếc váy đẹp và hợp mốt, nhưng chỉ để hằng đêm thức dậy ngắm chúng trong gương, còn ban ngày, cô vẫn đi làm bằng những bộ trang phục cũ kỹ, lỗi thời. Và để ngăn những khao khát yêu đương của trái tim cô con gái, bà mẹ thậm chí còn kiểm soát cả bàn tay cô mỗi đêm đi ngủ, để đảm bảo rằng nó luôn được đặt lên trên tấm chăn chứ không phải đang làm nhiệm vụ tự xoa dịu cơ thể nàng Erika đang hừng hực yêu đương bên dưới lớp váy ngủ.
Nếu như sự hà khắc của bà mẹ khiến người đọc tin rằng sẽ được chứng kiến một cuộc chống trả quyết liệt để tìm lại tự do thì họ đã nhầm. Erika không chống trả quyết liệt mà lặng lẽ, âm thầm, như một ngọn lửa nhỏ âm ỉ cháy bên dưới lớp than hồng. Chẳng ai ngờ dưới lớp vỏ bọc của một cô giáo dạy nhạc đoan chính, nàng Erika lại âm thầm đi theo dõi những cặp đôi làm tình, thích chiêm ngưỡng cảnh đàn bà khỏa thân trong những tụ điểm sex hay nghĩ ra những kiểu tình dục bạo lực với một cậu học trò kém mình 12 tuổi. Còn những khi quá tức giận hay bất lực, cô lại lựa chọn cách giải tỏa bằng hành xác, như tự cắt tay hay lấy ghim kẹp lên da thịt mình…
“Cô gái chơi dương cầm” đã phơi bày cả một thế giới nội tâm đầy phức tạp của người phụ nữ bị kìm kẹp trong những khuôn mẫu lễ giáo, một sự phơi bày quá đỗi trần trụi và có phần “thô lậu” với những độc giả thích tìm kiếm một thế giới văn chương bình lặng, nhẹ nhàng, với phép ẩn dụ và những lời bay bổng có cánh.
Truyện đã được chuyển thể thành phim
“Cô gái chơi dương cầm” không thuộc về thế giới đó. Ở đây chỉ đơn giản là cuộc sống thật, với những khao khát rất thật, cả những yếu tố tâm sinh lý cũng được thể hiện một cách đầy bản năng và sống động, cho dù nó bị đánh giá là đã động chạm đến những điều “cấm kỵ” trong đời sống văn hóa nước Áo.
“Cô gái chơi dương cầm”, bằng thứ ngôn ngữ chảy cuồn cuộn, gối đầu lên nhau đầy gấp gáp, như thôi thúc người đọc đi khám phá đến tận cùng thế giới nội tâm của con người, để thấy đuợc cái xu hướng đi tìm lại bản ngã vẫn luôn vùng lên trong những con người bị kìm kẹp tự do. Sự kìm kẹp lúc ấy chỉ góp phần như một nhân tố kích thích để cái vùng lên được mạnh mẽ.
Và đời sống tinh thần của con người quả là một thế giới nhiều phức tạp và bí ẩn. Những khao khát sẽ không bao giờ có điểm dừng. Sau lớp vỏ bọc này có thể chỉ là một lớp vỏ bọc khác. Không thứ gì có thể cản được những bản năng tự nhiên của con người.
Có gì trong "Cuộc phiêu lưu kì thú của cô gái năng động"?
Phía sau một cô gái
Phơi bày cái bất hợp lý của những khuôn sáo trong xã hội và uy quyền ngự trị chúng, “Cô gái chơi dương cầm” cũng là tác phẩm tiêu biểu đại diện cho chủ đề xuyên suốt mà nhà văn Elfriede Jelinek theo đuổi: tính dục nữ và sự xung đột của phái tính. Nó có thể sẽ khiến bạn “sốc” một chút, khó hiểu một chút, trống rỗng một chút, băn khoăn một chút, nhưng chắc chắn, đây là một tác phẩm nên đọc trong cái dòng chảy văn chương vàng thau lẫn lộn của đời sống hiện đại.
Hải Hoàng - a.family
Lần đầu đọc “Cô gái chơi duơng cầm”, tôi chỉ thấy một cảm giác… “sốc”...
Cô gái chơi dương cầm - Tác giả: Elfriede Jelinek
Dịch giả: Ngọc Cầm Dương
... Lần thứ hai, bớt lạ lẫm hơn một chút, nhưng vẫn cơ hồ khó nắm bắt. Lần thứ ba, thấy đầu óc mình trống rỗng, và lần thứ tư, bắt đầu như người mộng du bị cuốn vào cái dòng chảy cuồn cuộn của ngôn từ. Từ ấy, một thế giới mới bắt đầu được mở ra…
Và “Cô gái chơi dương cầm” chắc chắn sẽ là một cuốn sách bạn phải đọc nhiều lần để thực sự nhập tâm vào thế giới ấy, thế giới của Bach, Beethoven, Mozart, Schubert…, của âm thanh và cuồng nộ, của kìm kẹp và cất cánh, của mô phạm và phá cách, của những đam mê ngấm ngầm và khao khát bệnh hoạn… Tất cả cùng hòa quyện trong một tác phẩm từng gây tranh cãi trong nhiều năm liền trước khi nó đạt giải Nobel văn chương vào năm 2004.
Chuyện kể về cô giáo dạy nhạc Erika, một cô gái đã đánh mất cả tuổi thanh xuân của mình trong vòng kìm kẹp của bà mẹ - người luôn coi cô như món tài sản lớn nhất cuộc đời mình. Với bà mẹ, Erika thuộc về sở hữu của riêng mình. Cô không được quyền yêu một người đàn ông nào, không được quyền ăn mặc đẹp. Sự “cai trị” của bà mẹ áp đặt lên cô con gái nhiều đến mức, cô tiếp tục mua những chiếc váy đẹp và hợp mốt, nhưng chỉ để hằng đêm thức dậy ngắm chúng trong gương, còn ban ngày, cô vẫn đi làm bằng những bộ trang phục cũ kỹ, lỗi thời. Và để ngăn những khao khát yêu đương của trái tim cô con gái, bà mẹ thậm chí còn kiểm soát cả bàn tay cô mỗi đêm đi ngủ, để đảm bảo rằng nó luôn được đặt lên trên tấm chăn chứ không phải đang làm nhiệm vụ tự xoa dịu cơ thể nàng Erika đang hừng hực yêu đương bên dưới lớp váy ngủ.
Nếu như sự hà khắc của bà mẹ khiến người đọc tin rằng sẽ được chứng kiến một cuộc chống trả quyết liệt để tìm lại tự do thì họ đã nhầm. Erika không chống trả quyết liệt mà lặng lẽ, âm thầm, như một ngọn lửa nhỏ âm ỉ cháy bên dưới lớp than hồng. Chẳng ai ngờ dưới lớp vỏ bọc của một cô giáo dạy nhạc đoan chính, nàng Erika lại âm thầm đi theo dõi những cặp đôi làm tình, thích chiêm ngưỡng cảnh đàn bà khỏa thân trong những tụ điểm sex hay nghĩ ra những kiểu tình dục bạo lực với một cậu học trò kém mình 12 tuổi. Còn những khi quá tức giận hay bất lực, cô lại lựa chọn cách giải tỏa bằng hành xác, như tự cắt tay hay lấy ghim kẹp lên da thịt mình…
“Cô gái chơi dương cầm” đã phơi bày cả một thế giới nội tâm đầy phức tạp của người phụ nữ bị kìm kẹp trong những khuôn mẫu lễ giáo, một sự phơi bày quá đỗi trần trụi và có phần “thô lậu” với những độc giả thích tìm kiếm một thế giới văn chương bình lặng, nhẹ nhàng, với phép ẩn dụ và những lời bay bổng có cánh.
Truyện đã được chuyển thể thành phim
“Cô gái chơi dương cầm” không thuộc về thế giới đó. Ở đây chỉ đơn giản là cuộc sống thật, với những khao khát rất thật, cả những yếu tố tâm sinh lý cũng được thể hiện một cách đầy bản năng và sống động, cho dù nó bị đánh giá là đã động chạm đến những điều “cấm kỵ” trong đời sống văn hóa nước Áo.
“Cô gái chơi dương cầm”, bằng thứ ngôn ngữ chảy cuồn cuộn, gối đầu lên nhau đầy gấp gáp, như thôi thúc người đọc đi khám phá đến tận cùng thế giới nội tâm của con người, để thấy đuợc cái xu hướng đi tìm lại bản ngã vẫn luôn vùng lên trong những con người bị kìm kẹp tự do. Sự kìm kẹp lúc ấy chỉ góp phần như một nhân tố kích thích để cái vùng lên được mạnh mẽ.
Và đời sống tinh thần của con người quả là một thế giới nhiều phức tạp và bí ẩn. Những khao khát sẽ không bao giờ có điểm dừng. Sau lớp vỏ bọc này có thể chỉ là một lớp vỏ bọc khác. Không thứ gì có thể cản được những bản năng tự nhiên của con người.
Có gì trong "Cuộc phiêu lưu kì thú của cô gái năng động"?
Phía sau một cô gái
Phơi bày cái bất hợp lý của những khuôn sáo trong xã hội và uy quyền ngự trị chúng, “Cô gái chơi dương cầm” cũng là tác phẩm tiêu biểu đại diện cho chủ đề xuyên suốt mà nhà văn Elfriede Jelinek theo đuổi: tính dục nữ và sự xung đột của phái tính. Nó có thể sẽ khiến bạn “sốc” một chút, khó hiểu một chút, trống rỗng một chút, băn khoăn một chút, nhưng chắc chắn, đây là một tác phẩm nên đọc trong cái dòng chảy văn chương vàng thau lẫn lộn của đời sống hiện đại.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Cô gái chơi dương cầm – vẻ đẹp của thứ âm nhạc mâu thuẫn
Cô gái chơi dương cầm (The piano teacher), một tiêu đề sách giản dị, không hoa mỹ như thế trước nhất cho ta biết ngay thông tin rằng: nữ nhân vật chính là một cô giáo dạy dương cầm. Chỉ đơn giản là thế. Tiêu đề trực diện, đi thẳng vào vấn đề cũng giống như cách mà Elfriede Jelinek – nhà văn đoạt giải Nobel 2004 đã viết đoạn mở đầu cho câu chuyện này: “Cô giáo dạy dương cầm Erika Kohut ùa vào như một cơn lốc trong căn hộ nàng vẫn sống cùng mẹ. Bà mẹ thích gọi Erika là cơn lốc bé vì nàng thường đi lại quá nhanh. Nàng đang cố thoát khỏi mẹ. Erika đang ở cuối độ tuổi 30.” Và có thể nói, đoạn mở đầu ấy như một bản tóm tắt ngắn gọn mà chính xác cả tinh thần chung của tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi này.
Như đúng cái tên của nó, âm nhạc là một thành tố quan trọng không thể thiếu. Tác giả dành rất nhiều dung lượng để viết lại những suy nghĩ của Erika về âm nhạc, về những nhạc sĩ thiên tài cô ngưỡng mộ, về những bản giao hưởng kinh điển… Đôi lúc những diễn giải chi li về âm nhạc khiến ta dường như dần lạc đi khỏi mạch chính của câu chuyện khi mới bắt đầu đọc. Tuy nhiên, càng về sau, chính việc thuật lại kĩ lưỡng những suy nghĩ này lại giúp ta cảm nhận được sâu sắc nỗi cô đơn của Erika. Erika đã luôn sống dưới sự quản thúc chặt chẽ của mẹ ở cùng một căn hộ suốt quãng thời gian dài tuổi trẻ của mình. Mẹ cô cho rằng cô là một thiên tài âm nhạc và bà muốn hướng cô trở thành một người như thế. Với bà, tình yêu hay đàn ông sẽ là liều thuốc độc giết chết sự tập trung mà con gái bà cần có để hướng đến tương lai rực rỡ phía trước. Và như thế, Erika đã gần bước sang tuổi 40 mà vẫn chưa một lần biết tình yêu thật sự là gì. Cuộc sống hoàn toàn chỉ có âm nhạc. Âm nhạc tràn ngập khắp các ngóc ngách suy nghĩ của cô. Cô yêu âm nhạc nhưng đồng thời cũng căm thù nó bởi nó chính là nguyên nhân của nỗi cô đơn, của sự tù túng mà cô mãi không thoát ra được. Những năm tháng đơn độc đã làm nảy sinh trong cô khao khát muốn chạm vào Klemmer-người tình đồng thời cũng là cậu học trò nhỏ của mình theo một cách mãnh liệt nhất. Cô muốn cậu phải hành hạ cô, sỉ nhục cô, làm cô đau đớn không ngừng trong lúc hai người làm tình, cuốn vào trò chơi giữa kẻ bạo dâm và người khổ dâm cùng cô. Dường như khi đã quá cô đơn, chỉ có sự đau đớn cật lực về mặt thể xác mới khiến người ta cảm nhận được sự tồn tại của mình. Erika đã luôn tự làm mình đau và đồng thời tạo cơ hội cho người khác làm mình đau. Có lẽ với cô, đó là cách duy nhất khiến cô vừa nổi loạn, thoát khỏi vòng vây của mẹ đồng thời không quá xa rời bà, vẫn yêu thương bà bằng tình yêu mang đầy sự mâu thuẫn của mình.
the-piano-teacher
Hình ảnh phim The Piano Teacher chuyển thể từ sách
“Điều kiện căn bản của tình yêu là người ta cảm thấy được coi trọng, vì một ai đó đặt chúng ta lên hàng đầu.”
Sau tất cả những việc điên rồ, nổi loạn, những hành động quái dị, đến cuối cùng Erika thật sự vẫn chỉ mong một điều giản dị như thế.
Những suy nghĩ của Erika về âm nhạc tràn ngập khắp trong truyện không phải là thứ âm nhạc duy nhất, bản thân tác phẩm này cũng đã là một thứ âm nhạc. Cô gái chơi dương cầm tựa như một bản giao hưởng miên man bất tận với những câu văn dài, với lối viết theo dòng ý thức không câu nệ việc thay đổi chủ đề, thời gian, không gian một cách đột ngột. Tất cả sẽ đôi lúc khiến ta như bị lạc trong mê cung những suy nghĩ của nhân vật nhưng đồng thời bằng giọng văn tỉnh táo, tác giả vẫn giữ cho người đọc một không gian nhất định để nhìn nhận những diễn biến trong truyện dưới góc nhìn khách quan. Chính những điều đó khiến tác phẩm này mang vẻ đẹp của sự mâu thuẫn cũng giống như chính con người Erika: vừa muốn được tự do đồng thời vừa muốn bị lệ thuộc. Chắc chắn, sự mâu thuẫn này sẽ cuốn hút độc giả khi đã cùng hòa nhịp vào thứ âm nhạc văn chương của Cô gái chơi dương cầm.
Cô gái chơi dương cầm (The piano teacher), một tiêu đề sách giản dị, không hoa mỹ như thế trước nhất cho ta biết ngay thông tin rằng: nữ nhân vật chính là một cô giáo dạy dương cầm. Chỉ đơn giản là thế. Tiêu đề trực diện, đi thẳng vào vấn đề cũng giống như cách mà Elfriede Jelinek – nhà văn đoạt giải Nobel 2004 đã viết đoạn mở đầu cho câu chuyện này: “Cô giáo dạy dương cầm Erika Kohut ùa vào như một cơn lốc trong căn hộ nàng vẫn sống cùng mẹ. Bà mẹ thích gọi Erika là cơn lốc bé vì nàng thường đi lại quá nhanh. Nàng đang cố thoát khỏi mẹ. Erika đang ở cuối độ tuổi 30.” Và có thể nói, đoạn mở đầu ấy như một bản tóm tắt ngắn gọn mà chính xác cả tinh thần chung của tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi này.
Như đúng cái tên của nó, âm nhạc là một thành tố quan trọng không thể thiếu. Tác giả dành rất nhiều dung lượng để viết lại những suy nghĩ của Erika về âm nhạc, về những nhạc sĩ thiên tài cô ngưỡng mộ, về những bản giao hưởng kinh điển… Đôi lúc những diễn giải chi li về âm nhạc khiến ta dường như dần lạc đi khỏi mạch chính của câu chuyện khi mới bắt đầu đọc. Tuy nhiên, càng về sau, chính việc thuật lại kĩ lưỡng những suy nghĩ này lại giúp ta cảm nhận được sâu sắc nỗi cô đơn của Erika. Erika đã luôn sống dưới sự quản thúc chặt chẽ của mẹ ở cùng một căn hộ suốt quãng thời gian dài tuổi trẻ của mình. Mẹ cô cho rằng cô là một thiên tài âm nhạc và bà muốn hướng cô trở thành một người như thế. Với bà, tình yêu hay đàn ông sẽ là liều thuốc độc giết chết sự tập trung mà con gái bà cần có để hướng đến tương lai rực rỡ phía trước. Và như thế, Erika đã gần bước sang tuổi 40 mà vẫn chưa một lần biết tình yêu thật sự là gì. Cuộc sống hoàn toàn chỉ có âm nhạc. Âm nhạc tràn ngập khắp các ngóc ngách suy nghĩ của cô. Cô yêu âm nhạc nhưng đồng thời cũng căm thù nó bởi nó chính là nguyên nhân của nỗi cô đơn, của sự tù túng mà cô mãi không thoát ra được. Những năm tháng đơn độc đã làm nảy sinh trong cô khao khát muốn chạm vào Klemmer-người tình đồng thời cũng là cậu học trò nhỏ của mình theo một cách mãnh liệt nhất. Cô muốn cậu phải hành hạ cô, sỉ nhục cô, làm cô đau đớn không ngừng trong lúc hai người làm tình, cuốn vào trò chơi giữa kẻ bạo dâm và người khổ dâm cùng cô. Dường như khi đã quá cô đơn, chỉ có sự đau đớn cật lực về mặt thể xác mới khiến người ta cảm nhận được sự tồn tại của mình. Erika đã luôn tự làm mình đau và đồng thời tạo cơ hội cho người khác làm mình đau. Có lẽ với cô, đó là cách duy nhất khiến cô vừa nổi loạn, thoát khỏi vòng vây của mẹ đồng thời không quá xa rời bà, vẫn yêu thương bà bằng tình yêu mang đầy sự mâu thuẫn của mình.
the-piano-teacher
Hình ảnh phim The Piano Teacher chuyển thể từ sách
“Điều kiện căn bản của tình yêu là người ta cảm thấy được coi trọng, vì một ai đó đặt chúng ta lên hàng đầu.”
Sau tất cả những việc điên rồ, nổi loạn, những hành động quái dị, đến cuối cùng Erika thật sự vẫn chỉ mong một điều giản dị như thế.
Những suy nghĩ của Erika về âm nhạc tràn ngập khắp trong truyện không phải là thứ âm nhạc duy nhất, bản thân tác phẩm này cũng đã là một thứ âm nhạc. Cô gái chơi dương cầm tựa như một bản giao hưởng miên man bất tận với những câu văn dài, với lối viết theo dòng ý thức không câu nệ việc thay đổi chủ đề, thời gian, không gian một cách đột ngột. Tất cả sẽ đôi lúc khiến ta như bị lạc trong mê cung những suy nghĩ của nhân vật nhưng đồng thời bằng giọng văn tỉnh táo, tác giả vẫn giữ cho người đọc một không gian nhất định để nhìn nhận những diễn biến trong truyện dưới góc nhìn khách quan. Chính những điều đó khiến tác phẩm này mang vẻ đẹp của sự mâu thuẫn cũng giống như chính con người Erika: vừa muốn được tự do đồng thời vừa muốn bị lệ thuộc. Chắc chắn, sự mâu thuẫn này sẽ cuốn hút độc giả khi đã cùng hòa nhịp vào thứ âm nhạc văn chương của Cô gái chơi dương cầm.
Last edited by LDN on Mon Mar 06, 2023 6:56 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Giới thiệu Cô gái chơi dương cầm (nguyên bản tiếng Đức:
Die Klavierspielerin, có nghĩa là nữ dương cầm thủ) là một tiểu thuyết của nữ văn sĩ người Áo Elfriede Jelinek. Tác phẩm được xuất bản năm 1983 và được đông đảo người đọc đón nhận. Đạo diễn người Áo Michael Haneke đã chuyển thể tiểu thuyết này thành phim cùng tên rất nổi tiếng và đã đoạt 3 giải thưởng trong Liên hoan phim Cannes năm 2001. Tên tác phẩm khi được chuyển sang tiếng Anh là "The Piano Teacher", nghĩa là "Cô giáo dạy dương cầm". Năm 2004, Elfriede Jelinek đã được trao giải Nobel Văn học. Mẹ của Jelinek là một bà mẹ hết sức nghiêm khắc và muốn bà trở thành thần đồng âm nhạc nên đã tạo nhiều áp lực cho Jelinek. Các tác phẩm của bà thường diễn tả sự tưởng chừng như không thể vượt qua nổi của phụ nữ trong việc tự tìm kiếm bản thân mình một cách toàn diện và phải sống giả tạo trong thế giới của mình. Trong cuốn tiểu thuyết này, nhân vật chính là một cô giáo dạy dương cầm có tên là Erika Kohut. Truyện xoay quanh mối quan hệ bất thường giữa cô giáo và mẹ già độc đoán và mối quan hệ của cô với cậu học trò Walter Klemmer. (wikipedia) Nhận xét Tác giả đã tập trung làm nổi bật sự chật vật của nhân vật nữ trong quá trình tìm kiếm bản thân, phải sống giả tạo vì cư xử theo những hình mẫu khuôn rập. Qua đó, người đọc được bắt gặp những thế giới nội tâm, thế giới tràn đầy sức sống kì lạ, mới mẻ. Như nhiều tác phẩm khác của Elfriede Jelinek, tiểu thuyết này cũng đã nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau và khá gay gắt, nhưng cuối cùng, Viện Hàn lâm Thụy Điển vẫn quyết định trao giải Nobel cho bà kèm theo lời nhận xét:"Những dòng chảy âm thanh và phản âm thanh đầy kịch tính có trong tiểu thuyết và kịch của Elfriede Jelinek, những tác phẩm với sức mạnh ngôn ngữ phi thường đã phơi bày cái bất hợp lý của những khuôn sáo trong xã hội và uy quyền ngự trị chúng."
Nminhngoc1012 - diendanlequydon
Die Klavierspielerin, có nghĩa là nữ dương cầm thủ) là một tiểu thuyết của nữ văn sĩ người Áo Elfriede Jelinek. Tác phẩm được xuất bản năm 1983 và được đông đảo người đọc đón nhận. Đạo diễn người Áo Michael Haneke đã chuyển thể tiểu thuyết này thành phim cùng tên rất nổi tiếng và đã đoạt 3 giải thưởng trong Liên hoan phim Cannes năm 2001. Tên tác phẩm khi được chuyển sang tiếng Anh là "The Piano Teacher", nghĩa là "Cô giáo dạy dương cầm". Năm 2004, Elfriede Jelinek đã được trao giải Nobel Văn học. Mẹ của Jelinek là một bà mẹ hết sức nghiêm khắc và muốn bà trở thành thần đồng âm nhạc nên đã tạo nhiều áp lực cho Jelinek. Các tác phẩm của bà thường diễn tả sự tưởng chừng như không thể vượt qua nổi của phụ nữ trong việc tự tìm kiếm bản thân mình một cách toàn diện và phải sống giả tạo trong thế giới của mình. Trong cuốn tiểu thuyết này, nhân vật chính là một cô giáo dạy dương cầm có tên là Erika Kohut. Truyện xoay quanh mối quan hệ bất thường giữa cô giáo và mẹ già độc đoán và mối quan hệ của cô với cậu học trò Walter Klemmer. (wikipedia) Nhận xét Tác giả đã tập trung làm nổi bật sự chật vật của nhân vật nữ trong quá trình tìm kiếm bản thân, phải sống giả tạo vì cư xử theo những hình mẫu khuôn rập. Qua đó, người đọc được bắt gặp những thế giới nội tâm, thế giới tràn đầy sức sống kì lạ, mới mẻ. Như nhiều tác phẩm khác của Elfriede Jelinek, tiểu thuyết này cũng đã nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau và khá gay gắt, nhưng cuối cùng, Viện Hàn lâm Thụy Điển vẫn quyết định trao giải Nobel cho bà kèm theo lời nhận xét:"Những dòng chảy âm thanh và phản âm thanh đầy kịch tính có trong tiểu thuyết và kịch của Elfriede Jelinek, những tác phẩm với sức mạnh ngôn ngữ phi thường đã phơi bày cái bất hợp lý của những khuôn sáo trong xã hội và uy quyền ngự trị chúng."
Nminhngoc1012 - diendanlequydon
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tiểu thuyết 'Cô gái chơi dương cầm' tái xuất
VNExpress
Ấn bản tiếng Việt mới tiểu thuyết 'Cô gái chơi dương cầm' của nhà văn đoạt giải Nobel Elfiede Jelinek vừa ra mắt độc giả. Trong lần tái xuất này, cuốn sách được chỉnh sửa và hoàn thiện hơn so vơi bản dịch cách đây khoảng 4 năm.
> Elfriede Jelinek và những trang viết táo bạo trong 'Greed'
Thất Sơn
Cô gái chơi dương cầm được Alphabooks xuất bản năm 2006 qua bản dịch của Ngọc Cầm Dương, nhưng ấn bản này không còn xuất hiện trên thị trường sách gần 2 năm nay. Trong ấn bản mới ra mắt, BachvietBooks đã sử dụng bản dịch Cô gái chơi dương cầm do Ngọc Cầm Dương có sửa chữa khoảng 30 trang đầu tiên và một số lỗi hệ thống bị chỉnh sửa hàng loạt bằng máy so với bản in năm 2006.
co-gai-choi-duong-cam-1348825659_480x0.j
Ấn bản tiếng Việt mới của cuốn tiểu thuyết "Cô gái chơi dương cầm'.
Cô gái chơi dương cầm (nguyên bản tiếng Đức: Die Klavierspielerin) là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của của nữ văn sĩ người Áo Elfiede Jelinek. Tác phẩm xuất bản năm 1983 và được đông đảo người đọc đón nhận. Trong cuốn tiểu thuyết này, Jelinek bóc trần những gì được coi là cấm kỵ trong cuộc sống gia đình người Áo.
Cuốn tiểu thuyết bày ra một liên hệ rất không bình thường giữa cô giáo và bà mẹ già độc đoán. Erika là cô giáo dương cầm tài giỏi bậc nhất tại nhạc viện Vienna. Nhưng sự nghiêm trang và đứng đắn của Erika có thể chỉ là vẻ giả tạo bên ngoài. Một khi đã bước ra khỏi căn phòng dạy nhạc, người phụ nữ này lại lén lút đến xem phim tại một cửa hàng phim khiêu dâm, rình mò những đôi trai gái làm tình và luôn giấu sẵn một lưỡi dao cạo trong người để cắt xẻo da thịt của chính mình.
Mối quan hệ của Erika và những người xung quanh lại càng bất thường hơn. Người phụ nữ ngoài 30 này vẫn bị bà mẹ độc đoán kiểm soát mọi lúc mọi nơi. Đối với học trò, Erika lại tỏ ra rất lạnh nhạt và nghiêm khắc. Cô sợ mất đi vị trí độc tôn của mình nên tìm cách trù dập những sinh viên tài năng nhất.
Nhưng có một chàng sinh viên đã lọt vào mắt xanh của Erika. Cậu là Walter, một sinh viên chuyên ngành kỹ sư rất điển trai với ngón đàn điêu luyện. Thấy Erika lạnh nhạt, Walter lại càng muốn chiếm lấy tình cảm của cô. Cậu học trò Klemmer cũng là một con người có cuộc sống bị kìm hãm. Họ đến với nhau theo cách tự hành hạ, tự làm đau đớn bản thân và làm cho người khác đau.
Elfriede Jelinek sinh ngày 20/10/1946 tại Mürzzuschlag thuộc Miền Hạ Áo. Từ 1966 đến nay, địa chỉ chỗ ở của bà tại thủ đô Vienna không thay đổi. Chính vì thế, bà luôn coi mình là dân Vienna "chính hiệu". Cha bà là người Do Thái gốc Czech, mẹ bà lại là một tín đồ rất ngoan đạo của Thiên Chúa giáo. Thuở nhỏ bà học ba-lê. Từ năm 6 tuổi, bà học dương cầm theo yêu cầu của mẹ.
Đạo diễn người Áo Michael Haneke đã chuyển thể tiểu thuyết này thành phim cùng tên rất nổi tiếng và đã đoạt 3 giải thưởng trong Liên hoan phim Cannes năm 2001. Năm 2004, Elfriede Jelinek được trao giải Nobel Văn học.
VNExpress
Ấn bản tiếng Việt mới tiểu thuyết 'Cô gái chơi dương cầm' của nhà văn đoạt giải Nobel Elfiede Jelinek vừa ra mắt độc giả. Trong lần tái xuất này, cuốn sách được chỉnh sửa và hoàn thiện hơn so vơi bản dịch cách đây khoảng 4 năm.
> Elfriede Jelinek và những trang viết táo bạo trong 'Greed'
Thất Sơn
Cô gái chơi dương cầm được Alphabooks xuất bản năm 2006 qua bản dịch của Ngọc Cầm Dương, nhưng ấn bản này không còn xuất hiện trên thị trường sách gần 2 năm nay. Trong ấn bản mới ra mắt, BachvietBooks đã sử dụng bản dịch Cô gái chơi dương cầm do Ngọc Cầm Dương có sửa chữa khoảng 30 trang đầu tiên và một số lỗi hệ thống bị chỉnh sửa hàng loạt bằng máy so với bản in năm 2006.
co-gai-choi-duong-cam-1348825659_480x0.j
Ấn bản tiếng Việt mới của cuốn tiểu thuyết "Cô gái chơi dương cầm'.
Cô gái chơi dương cầm (nguyên bản tiếng Đức: Die Klavierspielerin) là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của của nữ văn sĩ người Áo Elfiede Jelinek. Tác phẩm xuất bản năm 1983 và được đông đảo người đọc đón nhận. Trong cuốn tiểu thuyết này, Jelinek bóc trần những gì được coi là cấm kỵ trong cuộc sống gia đình người Áo.
Cuốn tiểu thuyết bày ra một liên hệ rất không bình thường giữa cô giáo và bà mẹ già độc đoán. Erika là cô giáo dương cầm tài giỏi bậc nhất tại nhạc viện Vienna. Nhưng sự nghiêm trang và đứng đắn của Erika có thể chỉ là vẻ giả tạo bên ngoài. Một khi đã bước ra khỏi căn phòng dạy nhạc, người phụ nữ này lại lén lút đến xem phim tại một cửa hàng phim khiêu dâm, rình mò những đôi trai gái làm tình và luôn giấu sẵn một lưỡi dao cạo trong người để cắt xẻo da thịt của chính mình.
Mối quan hệ của Erika và những người xung quanh lại càng bất thường hơn. Người phụ nữ ngoài 30 này vẫn bị bà mẹ độc đoán kiểm soát mọi lúc mọi nơi. Đối với học trò, Erika lại tỏ ra rất lạnh nhạt và nghiêm khắc. Cô sợ mất đi vị trí độc tôn của mình nên tìm cách trù dập những sinh viên tài năng nhất.
Nhưng có một chàng sinh viên đã lọt vào mắt xanh của Erika. Cậu là Walter, một sinh viên chuyên ngành kỹ sư rất điển trai với ngón đàn điêu luyện. Thấy Erika lạnh nhạt, Walter lại càng muốn chiếm lấy tình cảm của cô. Cậu học trò Klemmer cũng là một con người có cuộc sống bị kìm hãm. Họ đến với nhau theo cách tự hành hạ, tự làm đau đớn bản thân và làm cho người khác đau.
Elfriede Jelinek sinh ngày 20/10/1946 tại Mürzzuschlag thuộc Miền Hạ Áo. Từ 1966 đến nay, địa chỉ chỗ ở của bà tại thủ đô Vienna không thay đổi. Chính vì thế, bà luôn coi mình là dân Vienna "chính hiệu". Cha bà là người Do Thái gốc Czech, mẹ bà lại là một tín đồ rất ngoan đạo của Thiên Chúa giáo. Thuở nhỏ bà học ba-lê. Từ năm 6 tuổi, bà học dương cầm theo yêu cầu của mẹ.
Đạo diễn người Áo Michael Haneke đã chuyển thể tiểu thuyết này thành phim cùng tên rất nổi tiếng và đã đoạt 3 giải thưởng trong Liên hoan phim Cannes năm 2001. Năm 2004, Elfriede Jelinek được trao giải Nobel Văn học.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Sách của nhà văn Nobel 2019 khó đọc, bán 200 bản ở VN
Zingnews
Dịch giả nói tác phẩm của Peter Handke khó đọc, trong khi đại diện đơn vị phát hành cho biết số sách bán ra chưa quá 200 bản.Y NguyênThứ bảy, 12/10/2019 07:09 (GMT+7)A A
Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố chủ nhân giải thưởng Nobel Văn học 2019 thuộc về nhà văn Áo Peter Handke. Nhà văn, nhà viết kịch, dịch giả người Áo có sự nghiệp đồ sộ, với nhiều tác phẩm ở các thể loại khác nhau. Tuy vậy ở Việt Nam mới có một tác phẩm của ông được xuất bản. Sách Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình do Ngụy Hữu Tâm chuyển ngữ, nhà xuất bản Đà Nẵng và Domino Books phát hành giữa năm 2019.
"PETER HANDKE ĐOẠT NOBEL LÀ ĐƯƠNG NHIÊN"
Vốn là người làm về vật lý, sống ở Đức nhiều năm, lại cùng thế hệ với nhà văn Peter Handke nên dịch giả Ngụy Hữu Tâm tìm được nhiều đồng cảm trong tác phẩm của tác giả vừa đoạt giải Nobel. Dịch giả Hữu Tâm cho biết Peter Handke hơn ông một tuổi, nên có những tương đồng trong trải nghiệm về chiến tranh, hậu chiến, thời kỳ cách mạng kỹ thuật thay đổi lớn lao thế giới.
Dịch giả Ngụy Hữu Tâm (phải) và bìa sách do ông chuyển ngữ.
Sach cua Peter Handke o VN anh 1
Dịch giả Ngụy Hữu Tâm (phải) và bìa sách do ông chuyển ngữ.
Là người lớn lên ở Đức, dịch giả Ngụy Hữu Tâm từ lâu đã yêu thích các tác phẩm của Peter Handke. “Tôi yêu thích tác phẩm của ông, lại biết tiếng Việt nên muốn chuyển tải ý nghĩ, thông điệp của ông tới bạn đọc Việt”, dịch giả Ngụy Hữu Tâm nói.
Về giải Nobel cho Peter Handke, dịch giả Ngụy Hữu Tâm nói: “Ông ấy đoạt Nobel là tất yếu. Tôi không lạ khi Peter Handke được giải, mà chỉ bất ngờ chút vì ông được hơi sớm, vào năm nay. Cuộc ganh đua cho giải Nobel chắc chắn có nhiều người sáng giá; nhưng người xứng đáng đã được tôn vinh”.
Ở châu Âu nói chung và cộng đồng Đức ngữ nói riêng, Peter Handke rất nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sau Thế chiến thứ hai. Ông viết nhiều, tác phẩm phong phú, nhưng tới nay dịch giả Ngụy Hữu tâm mới dịch một cuốn. “Truyện ấy hay, nhưng hơi khó đọc. Sách ra được vài tháng nay, chắc khó bán. Tôi buồn vì người đọc không nhiều”, dịch giả chia sẻ.
Dịch giả Ngụy Hữu Tâm cũng tỏ ra tiếc nuối khi ở ta văn học Pháp, Nga, Anh, Trung Quốc phổ biến. Trong khi đó văn học Đức ngữ chưa được biết đến nhiều, Peter Handke là một điển hình.
HY VỌNG SAU NOBEL NHIỀU BẠN ĐỌC TIẾP CẬN TÁC PHẨM
Đại diện nhà sách Domino Books, đơn vị phát hành Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình - cho biết sức bán tác phẩm không tốt. “Tác phẩm này khó đọc, tác giả chưa được nổi tiếng ở Việt Nam. Cuốn này chúng tôi vẫn gửi ở các nhà sách, nhưng lượng tiêu thụ báo về không khả quan. Đến nay đã tiêu thụ được khoảng 100-200 bản”, đại diện công ty phát hành nói.
Trước khi đầu tư làm Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình, công ty sách đã lường trước đây sẽ là một tác phẩm không dễ phát hành. “Chúng tôi quen dịch giả, được dịch giả giới thiệu tác phẩm. Với bản dịch hấp dẫn, dù xác định sẽ là một cuốn sách không dễ đọc, nhưng nó có nhiều điểm thú vị, đặc biệt nên chúng tôi vẫn quyết định làm”, vị đại diện nói.
Sach cua Peter Handke o VN anh 2
Nhà văn Peter Handke. Ảnh: Reuters
Sau khi tác giả Peter Handke đoạt giải Nobel, chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng, giúp tác phẩm bán được nhiều hơn. Nhưng đó không phải là kỳ vọng của những người làm sách. “Tôi mong rằng sau Nobel, một tác phẩm đặc sắc như thế sẽ đến với nhiều bạn đọc hơn. Thông qua vị trí Nobel, người ta sẽ vượt qua những ngần ngại ban đầu để cố gắng tiếp cận tác phẩm của ông ấy. Có thể mất thời gian, nhưng chắc chắn sẽ không thất vọng khi đọc”, đại diện công ty sách nói.
Hiện đơn vị này đang trong quá trình làm việc với bản dịch khác của Peter Handke. Dự kiến tác phẩm in vào cuối năm nay.
Trong một đêm tối trời tôi rời khỏi căn nhà tịch mịch của mình kể về một dược sĩ sống ở Taxham với sở thích nghiên cứu các loại nấm, sống tách biệt với vợ con trong chính ngôi nhà nhỏ của mình. "Họ sống tách biệt, mỗi người có khu vực riêng của mình; khi sang khu vực kia phải gõ cửa; ngay cả ở những không gian chung, chẳng hạn như lối vào, hầm, vườn vẫn có những vách ngăn hữu hình và vô hình, và ở những nơi mà điều đó khó thực hiện - chẳng hạn như trong bếp - họ sống lệch pha".
Trong một đêm tối trời, dược sĩ có cuộc gặp gỡ tình cờ tại quán rượu với một cựu vô địch Thế vận hội và một nhà thơ nổi tiếng trước đây. Ba người họ dấn thân vào một hành trình xuyên châu Âu để đến Alps. Dược sĩ bị mất tiếng nói bởi cú ra đòn từ một người phụ nữ lạ mặt - người mà Ngài tài xế-câm lặng tìm kiếm mãi hoài sau đó. Và để kết thúc cho hành trình bí ẩn của các nhân vật, Handke đã thực hiện như nhân vật dược sĩ của mình – bằng cách “Cứ để nó treo lơ lửng như vậy!”, mà chẳng tuân theo những quy tắc thời gian và không gian nào cả.
Nhà văn Trần Nhương từng đánh giá về văn phong tiểu thuyết: Peter Handke viết văn như kiểu nhảy xuống một dòng sông, bơi cùng nhân vật một quãng, sau đó một mình lặng lẽ lên bờ, còn nhân vật của mình lên bờ như thế nào thì bỏ ngỏ/ lửng.
Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên nói cuốn tiểu thuyết nhuốm một sắc thái lạnh lùng, phỏng chiếu một châu Âu già nua, đánh mất cảm giác sống. Tác phẩm từng mang về cho Peter Handke giải thưởng Franz Kafka.
Zingnews
Dịch giả nói tác phẩm của Peter Handke khó đọc, trong khi đại diện đơn vị phát hành cho biết số sách bán ra chưa quá 200 bản.Y NguyênThứ bảy, 12/10/2019 07:09 (GMT+7)A A
Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố chủ nhân giải thưởng Nobel Văn học 2019 thuộc về nhà văn Áo Peter Handke. Nhà văn, nhà viết kịch, dịch giả người Áo có sự nghiệp đồ sộ, với nhiều tác phẩm ở các thể loại khác nhau. Tuy vậy ở Việt Nam mới có một tác phẩm của ông được xuất bản. Sách Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình do Ngụy Hữu Tâm chuyển ngữ, nhà xuất bản Đà Nẵng và Domino Books phát hành giữa năm 2019.
"PETER HANDKE ĐOẠT NOBEL LÀ ĐƯƠNG NHIÊN"
Vốn là người làm về vật lý, sống ở Đức nhiều năm, lại cùng thế hệ với nhà văn Peter Handke nên dịch giả Ngụy Hữu Tâm tìm được nhiều đồng cảm trong tác phẩm của tác giả vừa đoạt giải Nobel. Dịch giả Hữu Tâm cho biết Peter Handke hơn ông một tuổi, nên có những tương đồng trong trải nghiệm về chiến tranh, hậu chiến, thời kỳ cách mạng kỹ thuật thay đổi lớn lao thế giới.
Dịch giả Ngụy Hữu Tâm (phải) và bìa sách do ông chuyển ngữ.
Sach cua Peter Handke o VN anh 1
Dịch giả Ngụy Hữu Tâm (phải) và bìa sách do ông chuyển ngữ.
Là người lớn lên ở Đức, dịch giả Ngụy Hữu Tâm từ lâu đã yêu thích các tác phẩm của Peter Handke. “Tôi yêu thích tác phẩm của ông, lại biết tiếng Việt nên muốn chuyển tải ý nghĩ, thông điệp của ông tới bạn đọc Việt”, dịch giả Ngụy Hữu Tâm nói.
Về giải Nobel cho Peter Handke, dịch giả Ngụy Hữu Tâm nói: “Ông ấy đoạt Nobel là tất yếu. Tôi không lạ khi Peter Handke được giải, mà chỉ bất ngờ chút vì ông được hơi sớm, vào năm nay. Cuộc ganh đua cho giải Nobel chắc chắn có nhiều người sáng giá; nhưng người xứng đáng đã được tôn vinh”.
Ở châu Âu nói chung và cộng đồng Đức ngữ nói riêng, Peter Handke rất nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sau Thế chiến thứ hai. Ông viết nhiều, tác phẩm phong phú, nhưng tới nay dịch giả Ngụy Hữu tâm mới dịch một cuốn. “Truyện ấy hay, nhưng hơi khó đọc. Sách ra được vài tháng nay, chắc khó bán. Tôi buồn vì người đọc không nhiều”, dịch giả chia sẻ.
Dịch giả Ngụy Hữu Tâm cũng tỏ ra tiếc nuối khi ở ta văn học Pháp, Nga, Anh, Trung Quốc phổ biến. Trong khi đó văn học Đức ngữ chưa được biết đến nhiều, Peter Handke là một điển hình.
HY VỌNG SAU NOBEL NHIỀU BẠN ĐỌC TIẾP CẬN TÁC PHẨM
Đại diện nhà sách Domino Books, đơn vị phát hành Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình - cho biết sức bán tác phẩm không tốt. “Tác phẩm này khó đọc, tác giả chưa được nổi tiếng ở Việt Nam. Cuốn này chúng tôi vẫn gửi ở các nhà sách, nhưng lượng tiêu thụ báo về không khả quan. Đến nay đã tiêu thụ được khoảng 100-200 bản”, đại diện công ty phát hành nói.
Trước khi đầu tư làm Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình, công ty sách đã lường trước đây sẽ là một tác phẩm không dễ phát hành. “Chúng tôi quen dịch giả, được dịch giả giới thiệu tác phẩm. Với bản dịch hấp dẫn, dù xác định sẽ là một cuốn sách không dễ đọc, nhưng nó có nhiều điểm thú vị, đặc biệt nên chúng tôi vẫn quyết định làm”, vị đại diện nói.
Sach cua Peter Handke o VN anh 2
Nhà văn Peter Handke. Ảnh: Reuters
Sau khi tác giả Peter Handke đoạt giải Nobel, chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng, giúp tác phẩm bán được nhiều hơn. Nhưng đó không phải là kỳ vọng của những người làm sách. “Tôi mong rằng sau Nobel, một tác phẩm đặc sắc như thế sẽ đến với nhiều bạn đọc hơn. Thông qua vị trí Nobel, người ta sẽ vượt qua những ngần ngại ban đầu để cố gắng tiếp cận tác phẩm của ông ấy. Có thể mất thời gian, nhưng chắc chắn sẽ không thất vọng khi đọc”, đại diện công ty sách nói.
Hiện đơn vị này đang trong quá trình làm việc với bản dịch khác của Peter Handke. Dự kiến tác phẩm in vào cuối năm nay.
Trong một đêm tối trời tôi rời khỏi căn nhà tịch mịch của mình kể về một dược sĩ sống ở Taxham với sở thích nghiên cứu các loại nấm, sống tách biệt với vợ con trong chính ngôi nhà nhỏ của mình. "Họ sống tách biệt, mỗi người có khu vực riêng của mình; khi sang khu vực kia phải gõ cửa; ngay cả ở những không gian chung, chẳng hạn như lối vào, hầm, vườn vẫn có những vách ngăn hữu hình và vô hình, và ở những nơi mà điều đó khó thực hiện - chẳng hạn như trong bếp - họ sống lệch pha".
Trong một đêm tối trời, dược sĩ có cuộc gặp gỡ tình cờ tại quán rượu với một cựu vô địch Thế vận hội và một nhà thơ nổi tiếng trước đây. Ba người họ dấn thân vào một hành trình xuyên châu Âu để đến Alps. Dược sĩ bị mất tiếng nói bởi cú ra đòn từ một người phụ nữ lạ mặt - người mà Ngài tài xế-câm lặng tìm kiếm mãi hoài sau đó. Và để kết thúc cho hành trình bí ẩn của các nhân vật, Handke đã thực hiện như nhân vật dược sĩ của mình – bằng cách “Cứ để nó treo lơ lửng như vậy!”, mà chẳng tuân theo những quy tắc thời gian và không gian nào cả.
Nhà văn Trần Nhương từng đánh giá về văn phong tiểu thuyết: Peter Handke viết văn như kiểu nhảy xuống một dòng sông, bơi cùng nhân vật một quãng, sau đó một mình lặng lẽ lên bờ, còn nhân vật của mình lên bờ như thế nào thì bỏ ngỏ/ lửng.
Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên nói cuốn tiểu thuyết nhuốm một sắc thái lạnh lùng, phỏng chiếu một châu Âu già nua, đánh mất cảm giác sống. Tác phẩm từng mang về cho Peter Handke giải thưởng Franz Kafka.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Publikumsbeschimpfung nôm na là chửi thính giả
Chủ nhân Nobel 2019: Ít biết ở VN, lão luyện văn đàn thế giới
Nhà văn, nhà viết kịch Peter Handke vừa được giải Nobel Văn học 2019 có sự nghiệp đồ sộ, nhưng tại Việt Nam, mới chỉ có một tác phẩm của ông được xuất bản.Y Nguyên
Peter Handke vừa được tôn vinh tại giải thưởng Nobel Văn học 2019 vì một sự nghiệp mang tầm ảnh hưởng với ngôn ngữ trong sáng đã dò xét biên giới và đặc tính trải nghiệm nhân sinh.
Có thể nhiều bạn đọc Việt chưa quen tên Peter Handke khi chỉ có một tác phẩm của ông mới được xuất bản: Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình (Ngụy Hữu Tâm dịch). Tuy vậy, với văn chương thế giới, ông là một cây bút lão luyện, có tầm ảnh hưởng, từng được vinh danh tại nhiều giải thưởng danh giá.
Su nghiep Peter Handke
Nhà văn Peter Handke. Ảnh: Georg Hochmuth/ Getty Images
Peter Handke sinh năm 1942 tại ngôi làng Griffen, nằm ở vùng Karnten miền Nam nước Áo. Cha ông là một người lính Đức và mãi đến tuổi trưởng thành Peter mới được gặp cha mình. Sau một thời gian sống cùng mẹ ở Berlin, khi ấy chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, gia đình ông trở về định cư ở Griffen. Từ năm 1961, ông học luật tại Đại học Graz nhưng ngừng học vài năm sau đó, khi cuốn tiểu thuyết đầu tay Die Hornissen xuất bản (1966). Đây là một tác phẩm hư cấu kép, một tiểu thuyết trong tiểu thuyết.
Vở kịch Publikumsbeschimpfung ***được dàn dựng năm 1969 giúp Peter Handke đặt dấu ấn của mình. Hơn 20 năm sau, Peter cho ra mắt số lượng lớn các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Ông tự khẳng định mình là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất châu Âu sau Thế chiến thứ hai.
Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau, từ tiểu thuyết, tiểu luận, kịch bản, dịch thuật… Từ những năm 1990, ông sống ở Chaville, phía tây nam Paris.
Tác phẩm của Peter đầy khao khát khám phá và những khám phá ấy trở nên sống động khi được ông chuyển tải bằng văn phong, ngôn ngữ sáng tạo, cách diễn đạt văn chương mới. Ông đã tuyên bố: "Khả năng tiếp nhận là tất cả mọi thứ". Với mục tiêu này, ông để ý kỹ càng đến ngay cả những chi tiết nhỏ nhất trong trải nghiệm hàng ngày với tâm thế ý vị sâu sắc. Do đó, tác phẩm của ông được đặc trưng bởi một tinh thần phiêu lưu mạnh mẽ, nhưng cũng có khuynh hướng hoài niệm, điều này xuất hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980, trong vở kịch Uber die Dorfer 1981 (Về làng, 2015) và đặc biệt trong tiểu thuyết Die Wiederholung, 1986 (Lặp lại, 1988), nơi nhân vật chính Georg Kobal trở về nguồn gốc Xla-vơ (Slavonic) của Handke bên phía đằng ngoại.
Bìa sách Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà của mình.
Handke đã nói rằng, "những tác phẩm kinh điển đã cứu tôi". Điều này thể hiện trong những ghi chép của ông, trong cuốn sách gần đây Vor der Baumschattenwand nachts: Zeichen und Anflüge von der Perodesie (Trước bức tường bóng cây vào ban đêm: Các dấu hiệu và cách tiếp cận từ ngoại vi) 2007-2015. Tầm quan trọng của các tác phẩm kinh điển cũng được thể hiện rõ trong các bản dịch của ông từ tiếng Hy Lạp cổ đại, các tác phẩm của Aeschylus, Euripides, Sophocles. Ông cũng đã dịch một loạt các tác phẩm từ tiếng Pháp và tiếng Anh, các sáng tác của Emanuel Bove, René Char, Marguerite Duras, Julien Green, Patrick Modiano, Francis Prid và Shakespeare.
Đồng thời Handke vẫn là một nhà văn vô cùng hiện đại và một trong những khía cạnh thể hiện điều này là sự tương đồng của ông với Franz Kafka. Có cùng một bối cảnh xuất thân, Handke đã phải nổi loạn chống lại truyền thống gia đình của mình. Handke chọn theo đằng ngoại, di sản truyền thống Xla-vơ, một lý do quan trọng cho vọng tưởng chống chủ nghĩa dân tộc về nguồn gốc Balkan của ông. Dù đôi khi ông gây ra tranh cãi, Handke cũng không thể được coi là một nhà văn hành động theo nghĩa của Sartre, và ông không đưa ra cho chúng ta một ý đồ chính trị nào.
Trước khi đoạt giải Nobel Văn học 2019, Peter Handke là chủ nhân của nhiều giải thưởng văn học danh giá như: Georg Buchner (1973), Vilenika International Literary (1987), Brothers Karie Award (2000), America Award (2002), Grober Literaturpreis der Bayerischen Akademie der Schonen Kunste (2008), Franz Kafka (2009), Mulheimer Dramatikerpreis (2012), International Ibsen Award (2014), Nestroy-Theaterpreis (2018)...
Chủ nhân Nobel 2019: Ít biết ở VN, lão luyện văn đàn thế giới
Nhà văn, nhà viết kịch Peter Handke vừa được giải Nobel Văn học 2019 có sự nghiệp đồ sộ, nhưng tại Việt Nam, mới chỉ có một tác phẩm của ông được xuất bản.Y Nguyên
Peter Handke vừa được tôn vinh tại giải thưởng Nobel Văn học 2019 vì một sự nghiệp mang tầm ảnh hưởng với ngôn ngữ trong sáng đã dò xét biên giới và đặc tính trải nghiệm nhân sinh.
Có thể nhiều bạn đọc Việt chưa quen tên Peter Handke khi chỉ có một tác phẩm của ông mới được xuất bản: Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình (Ngụy Hữu Tâm dịch). Tuy vậy, với văn chương thế giới, ông là một cây bút lão luyện, có tầm ảnh hưởng, từng được vinh danh tại nhiều giải thưởng danh giá.
Su nghiep Peter Handke
Nhà văn Peter Handke. Ảnh: Georg Hochmuth/ Getty Images
Peter Handke sinh năm 1942 tại ngôi làng Griffen, nằm ở vùng Karnten miền Nam nước Áo. Cha ông là một người lính Đức và mãi đến tuổi trưởng thành Peter mới được gặp cha mình. Sau một thời gian sống cùng mẹ ở Berlin, khi ấy chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, gia đình ông trở về định cư ở Griffen. Từ năm 1961, ông học luật tại Đại học Graz nhưng ngừng học vài năm sau đó, khi cuốn tiểu thuyết đầu tay Die Hornissen xuất bản (1966). Đây là một tác phẩm hư cấu kép, một tiểu thuyết trong tiểu thuyết.
Vở kịch Publikumsbeschimpfung ***được dàn dựng năm 1969 giúp Peter Handke đặt dấu ấn của mình. Hơn 20 năm sau, Peter cho ra mắt số lượng lớn các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Ông tự khẳng định mình là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất châu Âu sau Thế chiến thứ hai.
Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau, từ tiểu thuyết, tiểu luận, kịch bản, dịch thuật… Từ những năm 1990, ông sống ở Chaville, phía tây nam Paris.
Tác phẩm của Peter đầy khao khát khám phá và những khám phá ấy trở nên sống động khi được ông chuyển tải bằng văn phong, ngôn ngữ sáng tạo, cách diễn đạt văn chương mới. Ông đã tuyên bố: "Khả năng tiếp nhận là tất cả mọi thứ". Với mục tiêu này, ông để ý kỹ càng đến ngay cả những chi tiết nhỏ nhất trong trải nghiệm hàng ngày với tâm thế ý vị sâu sắc. Do đó, tác phẩm của ông được đặc trưng bởi một tinh thần phiêu lưu mạnh mẽ, nhưng cũng có khuynh hướng hoài niệm, điều này xuất hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980, trong vở kịch Uber die Dorfer 1981 (Về làng, 2015) và đặc biệt trong tiểu thuyết Die Wiederholung, 1986 (Lặp lại, 1988), nơi nhân vật chính Georg Kobal trở về nguồn gốc Xla-vơ (Slavonic) của Handke bên phía đằng ngoại.
Bìa sách Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà của mình.
Handke đã nói rằng, "những tác phẩm kinh điển đã cứu tôi". Điều này thể hiện trong những ghi chép của ông, trong cuốn sách gần đây Vor der Baumschattenwand nachts: Zeichen und Anflüge von der Perodesie (Trước bức tường bóng cây vào ban đêm: Các dấu hiệu và cách tiếp cận từ ngoại vi) 2007-2015. Tầm quan trọng của các tác phẩm kinh điển cũng được thể hiện rõ trong các bản dịch của ông từ tiếng Hy Lạp cổ đại, các tác phẩm của Aeschylus, Euripides, Sophocles. Ông cũng đã dịch một loạt các tác phẩm từ tiếng Pháp và tiếng Anh, các sáng tác của Emanuel Bove, René Char, Marguerite Duras, Julien Green, Patrick Modiano, Francis Prid và Shakespeare.
Đồng thời Handke vẫn là một nhà văn vô cùng hiện đại và một trong những khía cạnh thể hiện điều này là sự tương đồng của ông với Franz Kafka. Có cùng một bối cảnh xuất thân, Handke đã phải nổi loạn chống lại truyền thống gia đình của mình. Handke chọn theo đằng ngoại, di sản truyền thống Xla-vơ, một lý do quan trọng cho vọng tưởng chống chủ nghĩa dân tộc về nguồn gốc Balkan của ông. Dù đôi khi ông gây ra tranh cãi, Handke cũng không thể được coi là một nhà văn hành động theo nghĩa của Sartre, và ông không đưa ra cho chúng ta một ý đồ chính trị nào.
Trước khi đoạt giải Nobel Văn học 2019, Peter Handke là chủ nhân của nhiều giải thưởng văn học danh giá như: Georg Buchner (1973), Vilenika International Literary (1987), Brothers Karie Award (2000), America Award (2002), Grober Literaturpreis der Bayerischen Akademie der Schonen Kunste (2008), Franz Kafka (2009), Mulheimer Dramatikerpreis (2012), International Ibsen Award (2014), Nestroy-Theaterpreis (2018)...
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Giữa tịch mịch đêm tối, tôi là ai?
Zingnews
“Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình” là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Peter Handke, chủ nhân giải Nobel năm 2019, được xuất bản tại Việt Nam.Thủy Nguyệt
Cuốn tiểu thuyết bắt đầu từ địa danh Taxham, một địa điểm được miêu tả là thành lập sau chiến tranh, hoàn toàn chưa bao giờ là một địa điểm du lịch. Đây là không phải là một quận của thành phố, cũng chẳng phải là huyện ngoại thành, không phải là đất nông nghiệp, trái ngược với tất cả các địa điểm ở cùng này, hoàn toàn không có khách thăm viếng, dù ở gần hay xa.
Những hình ảnh biểu tượng của sự cô độc
Ở Taxham có một chủ nhà thuốc, cũng có lối sống như mảnh đất nơi ông ta đang sống, hoàn toàn tách biệt với mọi thứ xung quanh. Ngay trong căn nhà với vợ và con, cũng là những khoảng không gian riêng được phân chia rõ ràng.
Thế giới duy nhất mà ông chủ nhà thuốc có liên kết là thế giới với loài nấm. Ông dành phần lớn thời gian sống của mình để đắm chìm trong việc nghiên cứu các loài nấm, không chút cân nhắc, không chút sợ hãi kể cả đối với các loài nấm “bốc mùi hôi thối ghê gớm”.
Trong mot dem toi troi toi ra khoi ngoi nha tich mich cua minh anh 1
Bìa sách Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình, bản chuyển ngữ tiếng Việt của dịch giả Ngụy Hữu Tâm, xuất bản năm 2019.
Cuộc sống của ông giống như những con đường không đầu không cuối ở nơi Taxham, cho đến một đêm tối trời, trong cuộc gặp gỡ với hai vị khách lạ, một cựu vô địch Thế vận hội và một thi sĩ từng nổi tiếng, ba người đã cùng lên chiếc xe của ông chủ nhà thuốc và bước vào cuộc hành trình xuyên châu Âu đến Alps.
Tiểu thuyết không có cốt truyện, nếu chúng ta cố gắng kết nối các chi tiết liên quan với nhau, thì cuốn tiểu thuyết trông lại càng rời rạc. Đọc Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình, chỉ có thể để ý đến những hình ảnh biểu tượng, lấy chúng là liên kết soi sáng.
Hình ảnh mảnh đất Taxham, căn nhà, hiệu thuốc, đến chiếc xe của ông chủ hiệu thuốc Taxham, tất cả đều là sự hiện hữu để tô đậm dấu vết mất liên kết trong đời sống của người chủ hiệu thuốc.
Mảnh đất tách biệt, căn nhà tịch mịch, hiệu thuốc cô độc. Chừng ấy đã đủ bủa vây một con người trong không gian bên rìa. Ông chủ hiệu thuốc, người ta vẫn quen gọi ông như thế, không cần đến một cái tên. Ông có thể là bất kỳ ai trong hình dung của người viết, lẫn lộn trong đám đông, mất danh tính và cô độc.
Lối viết của Handke trong tiểu thuyết Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình ít nhiều ảnh hưởng bởi những sáng tác của Frank Kafka. Khi tạo dựng không khí tịch mịch cho cuốn tiểu thuyết của mình, với những nhân vật không tên, ông đã xóa đi những định danh cơ bản để kết nối con người với xã hội, vũ trụ mà họ sinh sống. Đẩy họ vào vùng không gian của chính bản thân mình.
Câu hỏi hiện sinh xuyên suốt: Tôi là ai?
Hành trình từ châu Âu đến Alps là hành trình đầy bí ẩn của ba nhân vật. Họ đến Alps để làm gì? Để tìm kiếm điều gì? Hay hành trình ấy cũng tịch mịch như chính căn nhà của ông chủ hiệu thuốc ở Taxham, như chiếc xe của ông, và như những con đường hầm tắm tối, cứng ngắc, chẳng nhìn thấy bất kỳ chuyển động thời gian không gian nào mà họ đã đi xuyên qua trong đường hầm.
Trong mot dem toi troi toi ra khoi ngoi nha tich mich cua minh anh 2
Chân dung tác giả Peter Handke.
Những diễn tiến của câu chuyện đi từ sự phi lý này đến sự phi lý khác, để sau cùng còn lại là một cuộc chơi ngôn ngữ kỳ lạ của tác giả. Khi Handke phá bỏ toàn bộ ranh giới của không gian, thời gian, âm thanh, chuyển động, cuốn tiểu thuyết của ông còn lại dày đặc là những ngôn ngữ của biểu hiện. Trong cuộc chơi này, cùng với điểm mấu chốt quan trọng, là sự mất tiếng nói của ông chủ hiệu thuốc Taxham, tác giả đã đẩy những nhân vật của mình vào vùng tối của cô độc, khao khát đi tìm danh tính về sự tồn tại của mình, nhưng sau cuộc hành trình, đi từ địa danh này đến địa danh khác, mọi sự vẫn là một vòng tịch mịch đầy siêu thực.
Ông chủ hiệu thuốc đã đánh mất tiếng nói của mình, ông rút lui bản thân ông vào sâu trong thân xác, trong thế giới của riêng bản thân ông. Ngay tiếng nói mất đi rồi, khả năng cất lời để nói cho người khác biết ông là ai cũng biến mất. Đó là sự cô độc tận cùng của một bản thể hay đó cũng chính là hành động của một kẻ ái kỷ, chỉ có thể trông thế giới trong bản thân mình. Như trích đoạn dưới đây trong tiểu thuyết:
“Và khi có một ngọn gió đêm như thế thì cũng là lúc để ông một lần nữa suy nghĩ kỹ hơn, rằng với ông là đúng lắm rồi, khi bị đánh bại để im lặng. Rất tốt khi ông chẳng còn nói được nữa. Ông không bao giờ phải mở miệng ra nữa. Tự do muôn năm! Hơn thế nữa: Hãy gương mẫu! Lập một đảng, hay thậm chí cả một tôn giáo: Đảng của những kẻ câm, tôn giáo về sự câm lặng? Không, hãy cô độc ở cái việc này. Câm lặng, tự do, và cuối cùng, như thế mới đúng, cô độc”.
Đọc đến đây, có khi nào độc giả chợt nghĩ đến những nhân vật bị đặt vào những cảnh huống phi lý oái oăm của cuộc đời trong các tác phẩm của Franz Kafka, hay Albert Camus, họ đã vùng vẫy, trong bầu không khí tăm tối của đời sống, để rồi tự tìm được câu trả lời cho chính những truy vấn của mình, ở nơi bản thân mình. Và rồi, ông chủ hiệu thuốc ở Taxham, đã tìm được vương quốc câm lặng của mình, tự do và cô độc.
Hành trình phi lý bên ngoài, của chuyến xe với ba người đàn ông, thực ra lại là một hành trình đi sâu vào bản thể để tự vấn một câu hỏi hiện sinh muôn đời: Tôi là ai?
Với lối viết phi lý đặc sắc, phá bỏ đi tuyến tính của câu chuyện, trộn lẫn những vùng không gian hiện thực ảo giác bằng hệ thống ngôn ngữ sắc bén, độc đáo, Handke đã tạo nên một bức tranh đời sống tâm thần sinh động của một con người. Đời sống ấy như một mê lộ cô độc giữa những suy tưởng, câm lặng, mênh mang, tựa như những dòng chữ Handke đã viết trong tiểu thuyết: “Và nếu đủ lâu nó sẽ gây cảm tưởng, xe họ hoàn toàn chẳng chạy nữa, họ sẽ không ra khỏi đây được, đúng thế, thậm chí họ bị rứt ra khỏi không gian, nhiều nhất cũng chỉ có vẻ như bị lắc chút đỉnh, rồi đến ngay cái kết, cái kết gì? – Cái kết thôi".
Peter Handke là nhà văn, nhà soạn kịch, dịch giả người Áo. Ông là chủ nhân giải Nobel Văn học 2019. Trước đó, ông cũng đã dành nhiều giải thưởng văn học danh giá như: Georg Buchner (1973), Vilenika International Literary (1987), Brothers Karie Award (2000), America Award (2002), Grober Literaturpreis der Bayerischen Akademie der Schonen Kunste (2008), Franz Kafka (2009), Mulheimer Dramatikerpreis (2012), International Ibsen Award (2014), Nestroy-Theaterpreis (2018)...
Zingnews
“Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình” là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Peter Handke, chủ nhân giải Nobel năm 2019, được xuất bản tại Việt Nam.Thủy Nguyệt
Cuốn tiểu thuyết bắt đầu từ địa danh Taxham, một địa điểm được miêu tả là thành lập sau chiến tranh, hoàn toàn chưa bao giờ là một địa điểm du lịch. Đây là không phải là một quận của thành phố, cũng chẳng phải là huyện ngoại thành, không phải là đất nông nghiệp, trái ngược với tất cả các địa điểm ở cùng này, hoàn toàn không có khách thăm viếng, dù ở gần hay xa.
Những hình ảnh biểu tượng của sự cô độc
Ở Taxham có một chủ nhà thuốc, cũng có lối sống như mảnh đất nơi ông ta đang sống, hoàn toàn tách biệt với mọi thứ xung quanh. Ngay trong căn nhà với vợ và con, cũng là những khoảng không gian riêng được phân chia rõ ràng.
Thế giới duy nhất mà ông chủ nhà thuốc có liên kết là thế giới với loài nấm. Ông dành phần lớn thời gian sống của mình để đắm chìm trong việc nghiên cứu các loài nấm, không chút cân nhắc, không chút sợ hãi kể cả đối với các loài nấm “bốc mùi hôi thối ghê gớm”.
Trong mot dem toi troi toi ra khoi ngoi nha tich mich cua minh anh 1
Bìa sách Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình, bản chuyển ngữ tiếng Việt của dịch giả Ngụy Hữu Tâm, xuất bản năm 2019.
Cuộc sống của ông giống như những con đường không đầu không cuối ở nơi Taxham, cho đến một đêm tối trời, trong cuộc gặp gỡ với hai vị khách lạ, một cựu vô địch Thế vận hội và một thi sĩ từng nổi tiếng, ba người đã cùng lên chiếc xe của ông chủ nhà thuốc và bước vào cuộc hành trình xuyên châu Âu đến Alps.
Tiểu thuyết không có cốt truyện, nếu chúng ta cố gắng kết nối các chi tiết liên quan với nhau, thì cuốn tiểu thuyết trông lại càng rời rạc. Đọc Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình, chỉ có thể để ý đến những hình ảnh biểu tượng, lấy chúng là liên kết soi sáng.
Hình ảnh mảnh đất Taxham, căn nhà, hiệu thuốc, đến chiếc xe của ông chủ hiệu thuốc Taxham, tất cả đều là sự hiện hữu để tô đậm dấu vết mất liên kết trong đời sống của người chủ hiệu thuốc.
Mảnh đất tách biệt, căn nhà tịch mịch, hiệu thuốc cô độc. Chừng ấy đã đủ bủa vây một con người trong không gian bên rìa. Ông chủ hiệu thuốc, người ta vẫn quen gọi ông như thế, không cần đến một cái tên. Ông có thể là bất kỳ ai trong hình dung của người viết, lẫn lộn trong đám đông, mất danh tính và cô độc.
Lối viết của Handke trong tiểu thuyết Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình ít nhiều ảnh hưởng bởi những sáng tác của Frank Kafka. Khi tạo dựng không khí tịch mịch cho cuốn tiểu thuyết của mình, với những nhân vật không tên, ông đã xóa đi những định danh cơ bản để kết nối con người với xã hội, vũ trụ mà họ sinh sống. Đẩy họ vào vùng không gian của chính bản thân mình.
Câu hỏi hiện sinh xuyên suốt: Tôi là ai?
Hành trình từ châu Âu đến Alps là hành trình đầy bí ẩn của ba nhân vật. Họ đến Alps để làm gì? Để tìm kiếm điều gì? Hay hành trình ấy cũng tịch mịch như chính căn nhà của ông chủ hiệu thuốc ở Taxham, như chiếc xe của ông, và như những con đường hầm tắm tối, cứng ngắc, chẳng nhìn thấy bất kỳ chuyển động thời gian không gian nào mà họ đã đi xuyên qua trong đường hầm.
Trong mot dem toi troi toi ra khoi ngoi nha tich mich cua minh anh 2
Chân dung tác giả Peter Handke.
Những diễn tiến của câu chuyện đi từ sự phi lý này đến sự phi lý khác, để sau cùng còn lại là một cuộc chơi ngôn ngữ kỳ lạ của tác giả. Khi Handke phá bỏ toàn bộ ranh giới của không gian, thời gian, âm thanh, chuyển động, cuốn tiểu thuyết của ông còn lại dày đặc là những ngôn ngữ của biểu hiện. Trong cuộc chơi này, cùng với điểm mấu chốt quan trọng, là sự mất tiếng nói của ông chủ hiệu thuốc Taxham, tác giả đã đẩy những nhân vật của mình vào vùng tối của cô độc, khao khát đi tìm danh tính về sự tồn tại của mình, nhưng sau cuộc hành trình, đi từ địa danh này đến địa danh khác, mọi sự vẫn là một vòng tịch mịch đầy siêu thực.
Ông chủ hiệu thuốc đã đánh mất tiếng nói của mình, ông rút lui bản thân ông vào sâu trong thân xác, trong thế giới của riêng bản thân ông. Ngay tiếng nói mất đi rồi, khả năng cất lời để nói cho người khác biết ông là ai cũng biến mất. Đó là sự cô độc tận cùng của một bản thể hay đó cũng chính là hành động của một kẻ ái kỷ, chỉ có thể trông thế giới trong bản thân mình. Như trích đoạn dưới đây trong tiểu thuyết:
“Và khi có một ngọn gió đêm như thế thì cũng là lúc để ông một lần nữa suy nghĩ kỹ hơn, rằng với ông là đúng lắm rồi, khi bị đánh bại để im lặng. Rất tốt khi ông chẳng còn nói được nữa. Ông không bao giờ phải mở miệng ra nữa. Tự do muôn năm! Hơn thế nữa: Hãy gương mẫu! Lập một đảng, hay thậm chí cả một tôn giáo: Đảng của những kẻ câm, tôn giáo về sự câm lặng? Không, hãy cô độc ở cái việc này. Câm lặng, tự do, và cuối cùng, như thế mới đúng, cô độc”.
Đọc đến đây, có khi nào độc giả chợt nghĩ đến những nhân vật bị đặt vào những cảnh huống phi lý oái oăm của cuộc đời trong các tác phẩm của Franz Kafka, hay Albert Camus, họ đã vùng vẫy, trong bầu không khí tăm tối của đời sống, để rồi tự tìm được câu trả lời cho chính những truy vấn của mình, ở nơi bản thân mình. Và rồi, ông chủ hiệu thuốc ở Taxham, đã tìm được vương quốc câm lặng của mình, tự do và cô độc.
Hành trình phi lý bên ngoài, của chuyến xe với ba người đàn ông, thực ra lại là một hành trình đi sâu vào bản thể để tự vấn một câu hỏi hiện sinh muôn đời: Tôi là ai?
Với lối viết phi lý đặc sắc, phá bỏ đi tuyến tính của câu chuyện, trộn lẫn những vùng không gian hiện thực ảo giác bằng hệ thống ngôn ngữ sắc bén, độc đáo, Handke đã tạo nên một bức tranh đời sống tâm thần sinh động của một con người. Đời sống ấy như một mê lộ cô độc giữa những suy tưởng, câm lặng, mênh mang, tựa như những dòng chữ Handke đã viết trong tiểu thuyết: “Và nếu đủ lâu nó sẽ gây cảm tưởng, xe họ hoàn toàn chẳng chạy nữa, họ sẽ không ra khỏi đây được, đúng thế, thậm chí họ bị rứt ra khỏi không gian, nhiều nhất cũng chỉ có vẻ như bị lắc chút đỉnh, rồi đến ngay cái kết, cái kết gì? – Cái kết thôi".
Peter Handke là nhà văn, nhà soạn kịch, dịch giả người Áo. Ông là chủ nhân giải Nobel Văn học 2019. Trước đó, ông cũng đã dành nhiều giải thưởng văn học danh giá như: Georg Buchner (1973), Vilenika International Literary (1987), Brothers Karie Award (2000), America Award (2002), Grober Literaturpreis der Bayerischen Akademie der Schonen Kunste (2008), Franz Kafka (2009), Mulheimer Dramatikerpreis (2012), International Ibsen Award (2014), Nestroy-Theaterpreis (2018)...
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
REVIEW SÁCH “NƯỚC MỸ (KẺ MẤT TÍCH)” – Franz Kafka
Hồi đó đọc xong ‘Nước Mỹ kẻ mất tích‘ thì nổi máu điên vì mình không biết cuối cùng số phận của con người tội lỗi và khốn khổ ấy(nhân vật chính) sẽ có kết cục như thế nào. Cuộc hành trình đầy những biến cố và dở khóc dở cười của ông chỉ dừng lại dang dở và mình luôn tò mò liệu rằng ông ta có được nghề nghiệp, sự tự do, nơi nương tựa, và liệu ông có tìm được quê hương, cha mẹ (theo lời bạt thì là có).
Mặc dù tác phẩm được cho là nếu ông Max Brod mà không làm trái di nguyện thì chúng tôi (độc giả) không thể biết đến thiên tài văn chương-Franz Kafka aka “thần tượng của những thần tượng” nhưng mình vẫn lấy làm tiếc. Lúc đó mình luôn muốn hỏi ‘Tại sao tác giả đã muốn thiêu hủy, ông bạn thân lại không làm theo di nguyện?’, ‘Tại sao đã không hoàn thiện mà nhà xuất bản lại đi xuất bản?’, ‘Tại sao ông chỉ đưa ra những câu hỏi, chứ không phải giải quyết?’ (xong còn thề không bao giờ đọc tác phẩm của ông, trẩu thiệt)
Liên hệ với thực tại, không phải tất cả vấn đề trong cuộc sống chúng ta đều có thể tìm ra câu trả lời, đúng chứ? Đôi lúc chúng ta sẽ bi quan và nghĩ rằng: “đây chính là kết thúc sao?” nhưng cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Đôi lúc chúng ta buộc phải đưa ra lựa chọn, mỗi sự lựa chọn lại dẫn đến một biến số khác và chúng ta lại tự hỏi “liệu đây có phải là câu trả lời đúng?”.
Chúng ta luôn lo lắng về tương lai, về những điều chưa xảy ra, sau tất cả tôi chỉ mong rằng mình có đủ dũng cảm, đủ sáng suốt.
Review của độc giả Huyen Le – Nhã Nam reading club
Hồi đó đọc xong ‘Nước Mỹ kẻ mất tích‘ thì nổi máu điên vì mình không biết cuối cùng số phận của con người tội lỗi và khốn khổ ấy(nhân vật chính) sẽ có kết cục như thế nào. Cuộc hành trình đầy những biến cố và dở khóc dở cười của ông chỉ dừng lại dang dở và mình luôn tò mò liệu rằng ông ta có được nghề nghiệp, sự tự do, nơi nương tựa, và liệu ông có tìm được quê hương, cha mẹ (theo lời bạt thì là có).
Mặc dù tác phẩm được cho là nếu ông Max Brod mà không làm trái di nguyện thì chúng tôi (độc giả) không thể biết đến thiên tài văn chương-Franz Kafka aka “thần tượng của những thần tượng” nhưng mình vẫn lấy làm tiếc. Lúc đó mình luôn muốn hỏi ‘Tại sao tác giả đã muốn thiêu hủy, ông bạn thân lại không làm theo di nguyện?’, ‘Tại sao đã không hoàn thiện mà nhà xuất bản lại đi xuất bản?’, ‘Tại sao ông chỉ đưa ra những câu hỏi, chứ không phải giải quyết?’ (xong còn thề không bao giờ đọc tác phẩm của ông, trẩu thiệt)
Liên hệ với thực tại, không phải tất cả vấn đề trong cuộc sống chúng ta đều có thể tìm ra câu trả lời, đúng chứ? Đôi lúc chúng ta sẽ bi quan và nghĩ rằng: “đây chính là kết thúc sao?” nhưng cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Đôi lúc chúng ta buộc phải đưa ra lựa chọn, mỗi sự lựa chọn lại dẫn đến một biến số khác và chúng ta lại tự hỏi “liệu đây có phải là câu trả lời đúng?”.
Chúng ta luôn lo lắng về tương lai, về những điều chưa xảy ra, sau tất cả tôi chỉ mong rằng mình có đủ dũng cảm, đủ sáng suốt.
Review của độc giả Huyen Le – Nhã Nam reading club
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
review sách
Franz Kafka – Nhà văn của những kiếp đời bé mọn
Được coi là một trong những nhà văn tiên phong cho sự cách tân của văn học thời hiện đại và hậu hiện đại, văn chương Franz Kafka bên cạnh những đột phá mạnh mẽ về mặt thi pháp, nghệ thuật; các tác phẩm của ông còn đặc biệt gần gũi mà hướng tới những vấn đề mang tính nhân sinh, phổ quát. Có thể nói chăng, Kafka là một nhà văn hiện đại của những kiếp đời bé mọn.
Franz Kafka – cuộc đời và tiểu sử
Franz Kafka sinh năm 1883 trong gia đình một người Do Thái tại Praha, khi ấy là một phần của đế quốc Áo – Hung. Từ lúc nhỏ, Kafka là một cậu bé rụt rè và nhút nhát. Theo nguyện vọng của người cha – Hermann Kafka cùng gia đình, ông đã thi và đi học chuyên ngành Luật tại Đại học Karl ở Praha, hứa hẹn tương lai sẽ trở thành một luật sư danh tiếng. Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1906, cậu bé Kafka – khi này đã trở thành chàng thanh niên Franz Kafka vào làm việc trong ngành bảo hiểm hơn 10 năm.
Mặc dù đi theo nguyện vọng gia đình trong việc chọn nghề và suốt quá trình làm việc, Kafka luôn tận tâm với công việc nhưng niềm đam mê văn chương luôn thôi thúc ông viết. Kafka bắt đầu dành quỹ thời gian rảnh rỗi ít ỏi của mình cho việc viết văn và ông luôn cảm thấy hối tiếc vì đã dành nhiều thời gian cho “công việc hàng ngày”.
Ông bắt đầu có những truyện ngắn được đăng báo nhưng khi còn đương thời, văn chương của Kafka không được đông đảo công chúng bạn đọc công nhận và ông không thể xuất bản được một cuốn tiểu thuyết vào thời điểm đó.
Kafka mất năm 1924, sau bảy năm ông phát hiện mình mắc bệnh lao – một trong tứ chứng nan y bấy giờ – vào năm 1917. Trước khi qua đời, ông đã giao toàn bộ bản thảo của mình cho người bạn thân là Max Brod và dặn Max Brod hãy tiêu hủy chúng. Nhưng Max Brod đã không làm vậy. Một thời gian sau khi Kafka mất, chính Max Brod là người đã giúp ông đưa những tác phẩm này đến với công chúng. Vụ án, Lâu đài, Kẻ mất tích,… cùng các tác phẩm nổi tiếng khác của Kafka lần lượt được xuất bản.
Tiểu thuyết Vụ án Franz Kafka
Đọc thêm Hóa Thân – Một áng văn siêu thực ẩn chứa nhiều tầng nghĩa
Franz Kafka – Ám ảnh về mặc cảm nỗi đau
Theo dịch giả Đinh Bá Anh, người đã dịch cuốn sách: Thư gửi bố của Kafka đã nói trong sự kiện mở đầu Festival Kafka ở Hà Nội, Kafka là một người luôn mang một mặc cảm tội lỗi rất lớn với gia đình. Trong tương quan với người cha, người đàn ông trụ cột trong gia đình, thì ông luôn cảm thấy mình không làm được như vậy. Cảm giác thua thiệt tạo nên mặc cảm tội lỗi và với Kafka, “viết văn là viết văn trong ý thức về tội lỗi”.
Bởi thế, kiểu nhân vật mang mặc cảm tội lỗi thường xuyên trở đi trở lại trong văn chương của Kafka. Từ những lá Thư gửi bố tới những cuốn tiểu thuyết như Vụ án, Lâu đài; từ truyện vừa Hóa thân đến những truyện cực ngắn như Trước cổng pháp luật, Người canh gác; độc giả đều sẽ dễ dàng bắt gặp những nhân vật luôn lo âu rằng bản thân mắc lỗi, bản thân phạm phải tội lỗi nào đó.
Gregor Samsa (nhân vật chính trong truyện vừa Hóa thân) khi thức dậy và thấy mình biến thành con bọ, điều đầu tiên anh ta ý thức không phải việc tại sao bản thân lại biến thành bọ mà ý thức đầu tiên của anh ta là ý thức tội lỗi của một nhân viên không thể đi làm. Hay nhân vật tôi trong Người canh gác: “Tôi chạy qua người canh gác thứ nhất. Thế rồi sợ hãi, tôi chạy ngược trở lại và nói với người canh gác: “Tôi đã chạy qua đây lúc ông đang nhìn đi chỗ khác”. Người canh gác nhìn chằm chằm về phía trước chẳng nói năng gì. “Tôi nghĩ đúng ra mình không nên làm như vậy”. Tôi thưa. Người canh gác vẫn không nói gì hết. “Ông im lặng nghĩa là tôi được phép đi qua phải vậy không?”
Cùng mặc cảm tội lỗi, những mặc cảm về nỗi đau cũng là tầng sâu ẩn ức trong văn chương của Kafka. Bản thân Kafka đã mang quá nhiều đau thương: nỗi đau bệnh tật, mối quan hệ với người cha có phần nghiêm khắc và tàn nhẫn, thân phận người Do Thái,… Mặc cảm tội lỗi kéo dài dẫn đến những nỗi đau về mặt tinh thần tạo nên cảm giác hổ thẹn rợn ngợp.
Không chỉ vậy, thời đại Kafka sống là một thời đại đầy biến động; bản thân ông đã làm việc trong ngành luật, bảo hiểm hơn 10 năm, tiếp xúc với đủ mọi tầng lớp nên càng thêm hiểu thấu nỗi đau xã hội. Những trang nhật kí của Kafka tràn ngập những dòng viết về thân thể và bệnh tật. Những tác phẩm của ông tràn ngập hình ảnh kiếp người bé mọn, cô đơn, lạc lõng trong chuyến hành trình bất định của cuộc đời: một anh chàng tên K tìm đường vào “lâu đài” trong vô vọng; bác nông dân đến trước cửa pháp luật và đã chết ngay trước cửa pháp luật.
Trang văn của Kafka không cốt dùng sự trúc trắc trong ngôn ngữ để thu hút độc giả mà ông đã dùng chính những trải nghiệm về tâm hồn, thể xác của ông trong những mối tương quan đa chiều khác nhau của cuộc sống đương thời để tái hiện lên bức tranh một xã hội với tất cả bất ổn và sự bất công đè nén lên các kiếp người bé mọn.
Sách Hóa Thân review bởi reviewsach.net
Ảnh: blue_dragonfly611
Văn chương Kafka trong tương quan các môn khoa học liên ngành
Nghiên cứu về Kafka từ lâu đã không còn gói gọn trong việc vận dụng lí thuyết văn chương mà đã mở rộng ra những phân môn liên ngành khác, đặc biệt là tâm lí học và triết học. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu còn hướng Kafka đến lĩnh vực chính trị và tôn giáo.
Xét về khía cạnh tâm lí, nhiều nghiên cứu văn chương cùng nhà tâm lí học đã vận dụng lí thuyết phân tâm học để phân tích tiểu sử của Kafka cùng sự ảnh hưởng của tuổi thơ đến văn chương của ông; biểu tượng giấc mơ trong tác phẩm của Kafka hay sự thể hiện “cái tôi” và “cái siêu tôi” của Kafka ở tác phẩm. Phân tâm học đã tạo điều kiện, môi trường để đi sâu vào những ẩn ức về tuổi thơ, nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần.
Như qua các tác phẩm của Kafka, đặc biệt là cuốn Thư gửi bố, hiện lên mối quan hệ giữa cha – con sâu sắc. Và soi chiếu dưới góc nhìn tâm lí, dưới ánh sáng phân tâm học, Thạc sĩ tâm lí học lâm sàng Phạm Lê Hoàng Minh đã nói rằng Thư gửi bố, không đơn giản là sự “đổ tội” của một người con đối với người cha độc đoán mà cao cả hơn là sự chuộc tội, cứu rỗi dành cho chính hai cha con. Cũng bởi thế, không nên áp đặt phức cảm Ơ-đíp lên mối quan hệ cha – con Kafka để nghiên cứu bởi đó là một sự khiên cưỡng khi đến cuối cùng, Kafka luôn giữ sự tôn trọng, tình thương của mình dành cho cha.
Bên cạnh tâm lí học, các tác phẩm cùng chính bản thân Kafka cũng được soi chiếu dưới góc độ triết học, đặc biệt là triết học hiện sinh. Triết học hiện sinh, chủ nghĩa hiện sinh có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người — không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động.
Trong chủ nghĩa hiện sinh, xuất phát điểm của cá nhân được đặc tả bởi cái từng được gọi là “thái độ hiện sinh”, hay một tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Và theo dõi các tác phẩm của Kafka, không ai không dễ dàng nhận ra, một thế giới “vô nghĩa và phi lí” mà tác giả tạo dựng: người biến thành bọ, lâu đài càng đi càng trở nên xa vời, “cửa pháp luật”… Có thể nói chăng, chân lí của chủ nghĩa hiện sinh đậm đặc trong văn chương của Kafka.
Ngoài ra, các nhà triết học đã mở rộng cấp độ so sánh, liên hệ giữa trường hợp của Kafka đến với những lí thuyết triết học khác, không chỉ gói gọn trong chủ nghĩa hiện sinh. Như PGS.TS Verita Sriratana đến từ Đại học Chulalongkorn, Thái Lan đã nhìn nhận Kafka dưới triết lí triết học của ba triết gia đương đại tiêu biểu cho: Gunther Ander, Vaclav Havel, Donna Haraway trong tọa đàm “Triết học trong nghệ thuật của Franz Kafka”.
Và càng mở rộng nghiên cứu về Kafka và văn chương của ông trên nhiều chiều kích, càng mở ra những cái nhìn mới mẻ hơn về các tác phẩm vốn tưởng rất quen thuộc với độc giả.
Đọc thêm: Lâu đài – Văn học phản ánh số phận con người
Vụ án – những sáng tạo huyền thoại của Franz Kafka
Hành trình, dấu ấn của văn chương Franz Kafka trong văn học Việt Nam
Tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu từng nhận định: Kafka đến với Việt Nam muộn hơn James Joyce, Marcel Proust nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà văn Việt Nam hơn hai nhà văn trên. Và dấu ấn của Kafka thể hiện đậm nét ở trong hầu khắp loại hình văn học: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
Độc giả dễ dàng tìm thấy được sự tha hóa của con người được thể hiện trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, thơ của Văn Cao, thơ của Hoàng Huynh, tác phẩm của Tạ Duy Anh, Bùi Hoàng Vị, Phạm Thị Hoài, Bùi Ngọc Tấn; một thế giới vô nghĩa và phi lí trong văn chương của Tô Hải Vân…
Lí giải tại sao Kafka lại có thể được đón nhận và tạo được sức ảnh hưởng ở Việt Nam như thế, trước hết, có lẽ các tác phẩm của Kafka khá dễ đọc. Dễ đọc ở đây không phải là sự dễ dãi trong nội dung hay câu chữ mà là việc Kafka không cốt lấy sự trúc trắc trong ngôn từ, ngữ pháp để tạo nên điểm đặc sắc của tác phẩm. Mà những sáng tác của ông cuốn hút bởi tầng sâu ý nghĩa ẩn giấu dưới những ngôn từ đầy giản dị. Thêm vào đó, những gì ông truyền tải, nội dung trong các tác phẩm của ông thật sự phù hợp với bối cảnh xã hội, con người Việt Nam đương đại nói riêng, phù hợp với tâm lí con người nói chung. Chẳng vậy mà, nhà văn Phạm Thị Hoài đã nói rằng Kafka là nhà văn của Việt Nam.
Franz Kafka mất vào năm 1924, tức cách nay đã 134 năm nhưng đến ngày nay, sáng tác của ông vẫn mang tính nhân văn, tính thời sự sâu sắc. Và có lẽ, thời gian có qua đi, lớp bụi thời gian phủ mờ trên trang sách nhưng những triết lí, những số phận và thế giới văn chương mà Franz Kafka đã xây dựng sẽ còn mãi trường tồn.
Mọt Mọt
Mình là một con mọt, thích gặm xenlulozo (của sách) và yêu sự tĩnh lặng về đêm. Mình còn là một fan của rock band Laruku và mê đắm đường bass của bassist Tetsu nữa. Nếu bạn cũng là fan của Laruku, thì chúng ta làm quen nhé (fb và insta của mình ở dưới). ^^
Mọt là tác giả của nhiều tác phẩm đánh giá văn học Nhật Bản, đặc biệt là cảm nhận những cuốn sách cực hay của Higashino Keigo.
Franz Kafka – Nhà văn của những kiếp đời bé mọn
Được coi là một trong những nhà văn tiên phong cho sự cách tân của văn học thời hiện đại và hậu hiện đại, văn chương Franz Kafka bên cạnh những đột phá mạnh mẽ về mặt thi pháp, nghệ thuật; các tác phẩm của ông còn đặc biệt gần gũi mà hướng tới những vấn đề mang tính nhân sinh, phổ quát. Có thể nói chăng, Kafka là một nhà văn hiện đại của những kiếp đời bé mọn.
Franz Kafka – cuộc đời và tiểu sử
Franz Kafka sinh năm 1883 trong gia đình một người Do Thái tại Praha, khi ấy là một phần của đế quốc Áo – Hung. Từ lúc nhỏ, Kafka là một cậu bé rụt rè và nhút nhát. Theo nguyện vọng của người cha – Hermann Kafka cùng gia đình, ông đã thi và đi học chuyên ngành Luật tại Đại học Karl ở Praha, hứa hẹn tương lai sẽ trở thành một luật sư danh tiếng. Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1906, cậu bé Kafka – khi này đã trở thành chàng thanh niên Franz Kafka vào làm việc trong ngành bảo hiểm hơn 10 năm.
Mặc dù đi theo nguyện vọng gia đình trong việc chọn nghề và suốt quá trình làm việc, Kafka luôn tận tâm với công việc nhưng niềm đam mê văn chương luôn thôi thúc ông viết. Kafka bắt đầu dành quỹ thời gian rảnh rỗi ít ỏi của mình cho việc viết văn và ông luôn cảm thấy hối tiếc vì đã dành nhiều thời gian cho “công việc hàng ngày”.
Ông bắt đầu có những truyện ngắn được đăng báo nhưng khi còn đương thời, văn chương của Kafka không được đông đảo công chúng bạn đọc công nhận và ông không thể xuất bản được một cuốn tiểu thuyết vào thời điểm đó.
Kafka mất năm 1924, sau bảy năm ông phát hiện mình mắc bệnh lao – một trong tứ chứng nan y bấy giờ – vào năm 1917. Trước khi qua đời, ông đã giao toàn bộ bản thảo của mình cho người bạn thân là Max Brod và dặn Max Brod hãy tiêu hủy chúng. Nhưng Max Brod đã không làm vậy. Một thời gian sau khi Kafka mất, chính Max Brod là người đã giúp ông đưa những tác phẩm này đến với công chúng. Vụ án, Lâu đài, Kẻ mất tích,… cùng các tác phẩm nổi tiếng khác của Kafka lần lượt được xuất bản.
Tiểu thuyết Vụ án Franz Kafka
Đọc thêm Hóa Thân – Một áng văn siêu thực ẩn chứa nhiều tầng nghĩa
Franz Kafka – Ám ảnh về mặc cảm nỗi đau
Theo dịch giả Đinh Bá Anh, người đã dịch cuốn sách: Thư gửi bố của Kafka đã nói trong sự kiện mở đầu Festival Kafka ở Hà Nội, Kafka là một người luôn mang một mặc cảm tội lỗi rất lớn với gia đình. Trong tương quan với người cha, người đàn ông trụ cột trong gia đình, thì ông luôn cảm thấy mình không làm được như vậy. Cảm giác thua thiệt tạo nên mặc cảm tội lỗi và với Kafka, “viết văn là viết văn trong ý thức về tội lỗi”.
Bởi thế, kiểu nhân vật mang mặc cảm tội lỗi thường xuyên trở đi trở lại trong văn chương của Kafka. Từ những lá Thư gửi bố tới những cuốn tiểu thuyết như Vụ án, Lâu đài; từ truyện vừa Hóa thân đến những truyện cực ngắn như Trước cổng pháp luật, Người canh gác; độc giả đều sẽ dễ dàng bắt gặp những nhân vật luôn lo âu rằng bản thân mắc lỗi, bản thân phạm phải tội lỗi nào đó.
Gregor Samsa (nhân vật chính trong truyện vừa Hóa thân) khi thức dậy và thấy mình biến thành con bọ, điều đầu tiên anh ta ý thức không phải việc tại sao bản thân lại biến thành bọ mà ý thức đầu tiên của anh ta là ý thức tội lỗi của một nhân viên không thể đi làm. Hay nhân vật tôi trong Người canh gác: “Tôi chạy qua người canh gác thứ nhất. Thế rồi sợ hãi, tôi chạy ngược trở lại và nói với người canh gác: “Tôi đã chạy qua đây lúc ông đang nhìn đi chỗ khác”. Người canh gác nhìn chằm chằm về phía trước chẳng nói năng gì. “Tôi nghĩ đúng ra mình không nên làm như vậy”. Tôi thưa. Người canh gác vẫn không nói gì hết. “Ông im lặng nghĩa là tôi được phép đi qua phải vậy không?”
Cùng mặc cảm tội lỗi, những mặc cảm về nỗi đau cũng là tầng sâu ẩn ức trong văn chương của Kafka. Bản thân Kafka đã mang quá nhiều đau thương: nỗi đau bệnh tật, mối quan hệ với người cha có phần nghiêm khắc và tàn nhẫn, thân phận người Do Thái,… Mặc cảm tội lỗi kéo dài dẫn đến những nỗi đau về mặt tinh thần tạo nên cảm giác hổ thẹn rợn ngợp.
Không chỉ vậy, thời đại Kafka sống là một thời đại đầy biến động; bản thân ông đã làm việc trong ngành luật, bảo hiểm hơn 10 năm, tiếp xúc với đủ mọi tầng lớp nên càng thêm hiểu thấu nỗi đau xã hội. Những trang nhật kí của Kafka tràn ngập những dòng viết về thân thể và bệnh tật. Những tác phẩm của ông tràn ngập hình ảnh kiếp người bé mọn, cô đơn, lạc lõng trong chuyến hành trình bất định của cuộc đời: một anh chàng tên K tìm đường vào “lâu đài” trong vô vọng; bác nông dân đến trước cửa pháp luật và đã chết ngay trước cửa pháp luật.
Trang văn của Kafka không cốt dùng sự trúc trắc trong ngôn ngữ để thu hút độc giả mà ông đã dùng chính những trải nghiệm về tâm hồn, thể xác của ông trong những mối tương quan đa chiều khác nhau của cuộc sống đương thời để tái hiện lên bức tranh một xã hội với tất cả bất ổn và sự bất công đè nén lên các kiếp người bé mọn.
Sách Hóa Thân review bởi reviewsach.net
Ảnh: blue_dragonfly611
Văn chương Kafka trong tương quan các môn khoa học liên ngành
Nghiên cứu về Kafka từ lâu đã không còn gói gọn trong việc vận dụng lí thuyết văn chương mà đã mở rộng ra những phân môn liên ngành khác, đặc biệt là tâm lí học và triết học. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu còn hướng Kafka đến lĩnh vực chính trị và tôn giáo.
Xét về khía cạnh tâm lí, nhiều nghiên cứu văn chương cùng nhà tâm lí học đã vận dụng lí thuyết phân tâm học để phân tích tiểu sử của Kafka cùng sự ảnh hưởng của tuổi thơ đến văn chương của ông; biểu tượng giấc mơ trong tác phẩm của Kafka hay sự thể hiện “cái tôi” và “cái siêu tôi” của Kafka ở tác phẩm. Phân tâm học đã tạo điều kiện, môi trường để đi sâu vào những ẩn ức về tuổi thơ, nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần.
Như qua các tác phẩm của Kafka, đặc biệt là cuốn Thư gửi bố, hiện lên mối quan hệ giữa cha – con sâu sắc. Và soi chiếu dưới góc nhìn tâm lí, dưới ánh sáng phân tâm học, Thạc sĩ tâm lí học lâm sàng Phạm Lê Hoàng Minh đã nói rằng Thư gửi bố, không đơn giản là sự “đổ tội” của một người con đối với người cha độc đoán mà cao cả hơn là sự chuộc tội, cứu rỗi dành cho chính hai cha con. Cũng bởi thế, không nên áp đặt phức cảm Ơ-đíp lên mối quan hệ cha – con Kafka để nghiên cứu bởi đó là một sự khiên cưỡng khi đến cuối cùng, Kafka luôn giữ sự tôn trọng, tình thương của mình dành cho cha.
Bên cạnh tâm lí học, các tác phẩm cùng chính bản thân Kafka cũng được soi chiếu dưới góc độ triết học, đặc biệt là triết học hiện sinh. Triết học hiện sinh, chủ nghĩa hiện sinh có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người — không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động.
Trong chủ nghĩa hiện sinh, xuất phát điểm của cá nhân được đặc tả bởi cái từng được gọi là “thái độ hiện sinh”, hay một tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Và theo dõi các tác phẩm của Kafka, không ai không dễ dàng nhận ra, một thế giới “vô nghĩa và phi lí” mà tác giả tạo dựng: người biến thành bọ, lâu đài càng đi càng trở nên xa vời, “cửa pháp luật”… Có thể nói chăng, chân lí của chủ nghĩa hiện sinh đậm đặc trong văn chương của Kafka.
Ngoài ra, các nhà triết học đã mở rộng cấp độ so sánh, liên hệ giữa trường hợp của Kafka đến với những lí thuyết triết học khác, không chỉ gói gọn trong chủ nghĩa hiện sinh. Như PGS.TS Verita Sriratana đến từ Đại học Chulalongkorn, Thái Lan đã nhìn nhận Kafka dưới triết lí triết học của ba triết gia đương đại tiêu biểu cho: Gunther Ander, Vaclav Havel, Donna Haraway trong tọa đàm “Triết học trong nghệ thuật của Franz Kafka”.
Và càng mở rộng nghiên cứu về Kafka và văn chương của ông trên nhiều chiều kích, càng mở ra những cái nhìn mới mẻ hơn về các tác phẩm vốn tưởng rất quen thuộc với độc giả.
Đọc thêm: Lâu đài – Văn học phản ánh số phận con người
Vụ án – những sáng tạo huyền thoại của Franz Kafka
Hành trình, dấu ấn của văn chương Franz Kafka trong văn học Việt Nam
Tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu từng nhận định: Kafka đến với Việt Nam muộn hơn James Joyce, Marcel Proust nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà văn Việt Nam hơn hai nhà văn trên. Và dấu ấn của Kafka thể hiện đậm nét ở trong hầu khắp loại hình văn học: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
Độc giả dễ dàng tìm thấy được sự tha hóa của con người được thể hiện trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, thơ của Văn Cao, thơ của Hoàng Huynh, tác phẩm của Tạ Duy Anh, Bùi Hoàng Vị, Phạm Thị Hoài, Bùi Ngọc Tấn; một thế giới vô nghĩa và phi lí trong văn chương của Tô Hải Vân…
Lí giải tại sao Kafka lại có thể được đón nhận và tạo được sức ảnh hưởng ở Việt Nam như thế, trước hết, có lẽ các tác phẩm của Kafka khá dễ đọc. Dễ đọc ở đây không phải là sự dễ dãi trong nội dung hay câu chữ mà là việc Kafka không cốt lấy sự trúc trắc trong ngôn từ, ngữ pháp để tạo nên điểm đặc sắc của tác phẩm. Mà những sáng tác của ông cuốn hút bởi tầng sâu ý nghĩa ẩn giấu dưới những ngôn từ đầy giản dị. Thêm vào đó, những gì ông truyền tải, nội dung trong các tác phẩm của ông thật sự phù hợp với bối cảnh xã hội, con người Việt Nam đương đại nói riêng, phù hợp với tâm lí con người nói chung. Chẳng vậy mà, nhà văn Phạm Thị Hoài đã nói rằng Kafka là nhà văn của Việt Nam.
Franz Kafka mất vào năm 1924, tức cách nay đã 134 năm nhưng đến ngày nay, sáng tác của ông vẫn mang tính nhân văn, tính thời sự sâu sắc. Và có lẽ, thời gian có qua đi, lớp bụi thời gian phủ mờ trên trang sách nhưng những triết lí, những số phận và thế giới văn chương mà Franz Kafka đã xây dựng sẽ còn mãi trường tồn.
Mọt Mọt
Mình là một con mọt, thích gặm xenlulozo (của sách) và yêu sự tĩnh lặng về đêm. Mình còn là một fan của rock band Laruku và mê đắm đường bass của bassist Tetsu nữa. Nếu bạn cũng là fan của Laruku, thì chúng ta làm quen nhé (fb và insta của mình ở dưới). ^^
Mọt là tác giả của nhiều tác phẩm đánh giá văn học Nhật Bản, đặc biệt là cảm nhận những cuốn sách cực hay của Higashino Keigo.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Hóa Thân - Franz Kafka
Ireviewsach
Hóa Thân của Kafka thật ngắn, gói gọn 126 trang, nhưng áng văn siêu thực của ông đã trở thành một di sản vượt thời gian. Khi chạm đến, ta mải miết đắm chìm đến mặt chữ cuối cùng để chứng kiến toàn bộ những bi kịch, xung đột và mâu thuẫn.
Nếu phải dùng 4 từ để mô tả về hành trình Hóa Thân, đó sẽ là: Đau đớn, không lối thoát, chấp nhận và giải thoát.
Phi lý đến đau đớn
Hóa Thân hiện hữu đến thế giới quan của chúng ta bằng cách đặt góc nhìn vào một sinh vật bị hắt hủi nhiều nhất của thế giới hiện đại - gián. Không phải gián thường, mà hòa trộn giữa người và gián, tiếng nói người bên trong, lớp da cứng cáp quái gở xù xì bọc bên ngoài. Nhân vật chính của chúng ta, người từng sống cả đời trong vai một người con thảo, một người anh hiền, một công dân lao động mải miết quên thân, nay lại tỉnh thức trong lốt của một loài bọ gớm ghiếc – lối mở chuyện bàng hoàng, sửng sốt cứ tiếp diễn liên tục.
Như được dự đoán trước, bi kịch bắt đầu.
Khó tưởng tượng, một ngày bạn rời chiếc giường êm, dưới mái nhà quen thuộc, mọi thứ dường như vẫn vậy, chỉ bạn thay đổi, bạn vận một hình hài quái gở, và cam phận với sự biến đổi đó cả đời. Người bình thường hẳn nhiên lo sốt vó và tìm mọi phương án thoát khỏi sự kiện kinh hoàng này. Vậy mà ở Gregor Samsa - nhân vật chính, anh chỉ dành chút ít thời gian để thích nghi, anh dối bản thân rằng đây chỉ là một trận ốm thường để dành thời gian còn lại suy nghĩ về gánh nặng tài chính mình sẽ giáng lên gia đình. Trách nhiệm buộc anh vực dậy, gắng gượng tới chỗ làm. Rồi không lường trước, anh làm cả gia đình nháo nhào tá hỏa trước nhân dạng mới.
Đứng trước nguy cơ mất việc đã đủ khổ, gia đình anh, đặc biệt là cô em gái anh yêu thương nhất, đều đi từ sợ hãi, tuyệt vọng đến quyết định hắt hủi, vứt bỏ người thân - người từng cống hiến cả cuộc đời và tuổi trẻ để kiếm tiền vì họ. Vỏn vẹn chưa đến 10 nhân vật xuất hiện trong Hóa Thân, mỗi nhân vật là cả một đại diện nhức nhối của một xã hội rối loạn, lấp đầy bởi lòng tham. Riêng nam chính, từ một quá khứ đầy mạnh mẽ mãnh liệt, cuối cùng mục ruỗng trong nỗi hấp hối vô danh – không ai muốn nhớ tới anh như một con người. Trước cõi đời phù phiếm, sự ra đi của anh như một tiếng khóc lặng, nửa đau đớn, nửa chơi vơi.
Hóa Thân của Kafka thật ngắn, gói gọn 126 trang, nhưng áng văn siêu thực của ông đã trở thành thành một di sản vượt thời gian. Khi chạm đến, ta mải miết đắm chìm đến mặt chữ cuối cùng để chứng kiến toàn bộ những bi kịch, xung đột và mâu thuẫn.
Nếu phải dùng 4 từ để mô tả về hành trình Hóa Thân, đó sẽ là: Đau đớn, không lối thoát, chấp nhận và giải thoát.
Thay đổi nhân dạng, và nhiều hơn thế
Gregor từ lâu đã mất kết nối với chính khát vọng và tiếng nói bên trong anh. Hình hài con gián vô tình là phương tiện để độc giả thêm xác nhận về điều đó. Xuyên suốt diễn biến câu chuyện, chính anh lại không phát hiện sự thật này. Gregor dành cả tuổi trẻ chạy theo công việc chào hàng mình không thích, đến bến tàu rất sớm, vật vờ thiếu ngủ tại những nơi chật chội lạnh lẽo, ăn món ăn nhạt nhẽo cầm chừng.
Mình chọn chi cái nghề quá đỗi nhọc nhằn này! Chạy rông hết ngày này sang ngày khác. Một công việc thật còn khó chịu hơn cả nghề bán buôn ở cửa hàng và bực mình nhất đời là cứ phải liên tục di chuyển, cứ phải lo lắng chuyện đổi tàu, chuyển ga, ăn uống thất thường, gặp đâu ngủ đấy, lúc nào cũng phải làm quen với những kẻ tình tờ gặp gỡ để rồi không bao giờ thấy mặt lần thứ hai, không bao giờ trở thành bạn hữu thân tình. Quỷ bắt cái nghề này đi!
Đã bao lâu rồi anh chưa dành thời gian cho mình? Lần cuối cùng anh bình yên ngắm nhìn căn phòng ấm cúng bố trí bởi các vật dụng quen thuộc – một không gian thinh lặng anh muốn ấp ôm và tận hưởng, là khi nào? Đã bao lâu rồi anh chưa nghĩ tới chuyện tình cảm lứa đôi, thưởng thức món mình thích, làm công việc mình đam mê. Không có khái niệm “mong ước cá nhân”, anh đã vì gia đình mà hy sinh mọi thứ. Mọi thúc đẩy hiện hữu trong Gregor là lao lực kiếm tiền nuôi gia đình, giúp người cha quên đi công cuộc làm ăn thất bại nhiều năm trước và đưa em gái vào học ở nhạc viện. Sự đủ đầy vật chất gia đình mới là mong ước của anh. Và cứ thế, anh mất đi khả năng lắng nghe tiếng nói bên trong.
Đồng tiền nghĩa vụ trở thành dây sắt trói chặt Gregor. Tiền anh kiếm được giúp anh mua nhà, đảm bảo gia đình có một nơi trú thân êm ấm. Khoản anh tích góp cũng sẽ đảm bảo một vị trí trong Học viện cho cô em gái bé bỏng đam mê đánh đàn dương cầm. Trật tự xã hội lúc bấy giờ đã đẩy anh vào một lựa chọn duy nhất là bán sức khỏe và thanh xuân.
Khi biến thành gián, anh vô vọng tìm đến những kết nối cuối cùng của mình với thực tại nơi người thân. Đắng ngắt, bạc bẽo! Họ trở mặt, họ hắt hủi, xua đuổi anh như một giống loài mang dịch bệnh, những liên kết cuối cùng đứt gãy... Nếu như ngay từ đầu Gregor kết nối được với bản thân, anh sẽ lý trí hơn trong việc tìm được tự do của riêng mình và trốn chạy, thay vì lìa xa cõi trần, không còn gì, dù chỉ là một chút xót thương cuối cùng.
Điều gì đau đớn hơn cảm giác bị chính người thân chối bỏ?
Như chưa đủ trong thảm cảnh của một con bọ, người chủ tại chỗ làm đích thân đến “hỏi tội” anh vì sự vắng mặt vô phép trong ngày làm việc. Chưa thấu đạt sự tình, lão ra sức lăng mạ và mặc định sự bê trễ trong công việc hôm nay là do thói lười biếng. Lão chủ là đại diện điển hình của một xã hội vô tâm, coi khinh sức khỏe và nỗ lực cống hiến con người, người ta không quan tâm năng lượng thể chất và tinh thần anh ra sao, chỉ cần anh kiếm được nhiều khách, anh buộc phải làm việc. Đãi ngộ nhân viên không tốt, vậy mà chỉ cần một sơ suất công việc, anh bị trực tiếp kiểm điểm ngay lập tức. Sự khoan dung và chối bỏ từ xã hội là thứ đầu tiên khiến anh mất giá trị.
Thứ hai, điều cuối cùng, cũng là điều tồi tệ nhất – sự phủ nhận từ gia đình.
Thời điểm 5 năm trước, để giúp người cha vượt qua phi vụ làm ăn thất bại, Gregor đã một mình tìm đến công việc chào hàng đầy những khổ cực không tên. Anh thức khuya dậy sớm, ngủ tại những khách sạn hạng bét, đối mặt với đồng nghiệp và những khách hàng khó chịu, đổ nước mắt, dốc sức mình kiếm cho gia đình thật nhiều tiền. Tài chính đảm bảo thì có thể mua nhà, tận hưởng những bữa ăn ngon, thậm chí thuê người hầu về phụ giúp. Cả gia đình anh hoan hỉ vì một người con thảo biết kiếm tiền, biết lấp đầy hạnh phúc vật chất xa xỉ cho gia đình. Nhưng dần dần, những đóng góp mặc nhiên biến thành nghĩa vụ. Anh! con trai cả! anh phải kiếm tiền! - đó là làm tròn trọng trách người làm con. Chua xót, mấy ai nhận ra, ngày đầu biến thành gián, điều gia đình quan tâm đầu tiên không phải tình trạng sức khỏe của Gregor, mà sợ anh lỡ chuyến tàu đầu tiên đi chào hàng.
Chứng kiến nhân dạng kỳ lạ của Gregor, cả gia đình hoảng hốt và ghê sợ. Người cha 5 lần 7 lượt suýt làm hại anh vì những tưởng sự biến đổi về ngoại hình đồng nghĩa với sự suy đồi trong nhân cách. Với cô em gái mà anh hết mực yêu thương, ban đầu chịu khó chăm sóc anh một cách dè chừng, sau đó sự quan tâm dần biến mất, thay thế bằng thờ ơ, lãnh đạm. Gregor mất đi vị thế chính trong nhà là một công cụ kiếm tiền hạng nhất cho gia đình, vì thế mọi người bắt đầu khinh mạt anh, đối xử với anh như một gánh nặng. Sau cuối, anh hóa thành một chiếc bóng vô hình, một thực thể vô thừa nhận:
Thoạt tiên, anh ngỡ rằng chính nỗi chán nản về tình trạng bẩn thỉu của căn phòng đã làm anh không ăn nổi, nhưng sau đó anh dần quen với những thay đổi trong phòng mình. Trong gia đình, đã hình thành cái thói quen tống bừa vào phòng anh những đồ đạc không có chỗ chứa, và đến này những món ấy đã chất chồng, bởi vì phải dọn trống một căn phòng trong nhà để cho ba người lạ thuê
Sự chối bỏ này tưởng như chỉ dừng lại ở đây. Đêm định mệnh bắt đầu từ ngày gia đình anh ăn tối chung với 3 kẻ thuê trọ có vẻ ngoài lịch sự gọn gàng nhưng trong lòng ích kỷ đầy toan tính. Khi tiếng đàn của cô em gái cất lên, sau tháng ngày bị đày đọa trong u hoài đơn độc, những xúc cảm nhân tính của anh được đánh thức bởi âm nhạc, tiếng đàn gợi về tình cảm lớn lao mà anh dành cho cô em gái bé bỏng. Gregor không kìm được lòng và lao ra ngoài. Và chính vì cớ này mà 3 kẻ thuê trọ một mực đòi kiện cả gia đình, không trả tiền thuê trọ. Ngọn lửa xung đột bùng lên, cả gia đình anh phỉ báng, mắng nhiếc anh là một sinh vật tai ương đáng khinh bỉ, và rằng anh là kẻ phá hoại mọi thứ, họ đẩy anh vào đường cùng không lối thoát. Sau tất cả cống hiến, anh nhận lại cái nhìn thù hận của những người máu mủ.
Đầu truyện khi ý thức về nhân dạng còn rõ rệt, giọng nói Gregor-gián lẫn chút gì đó sót lại của con người. Sau cùng khi sự từ chối bản dạng tới từ nhận thức cá nhân và cái nhìn của người thân ngày một lớn, anh hoàn toàn mất tiếng người. Bi kịch đẩy anh đến tự vẫn. Anh chọn cách ra đi, trút hơi thở cuối cùng nơi góc phòng quen thuộc.
Trong trạng thái suy tư bình an và lơ đãng ấy, anh nằm liệt một chỗ mãi đến lúc chuông đồng hồ trên tháp gõ ba giờ sáng. Ý thức của anh lại một lần nữa tiếp nhận ánh hừng đông đầu tiên dần trải rộng ở thế giới bên ngoài khung cửa sổ. Rồi đầu anh tự động gục xuống sàn nhà và hơi thở mong manh cuối cùng của sự sống thoát khỏi hai lỗ mũi anh.
Ngay cả trong xã hội hiện đại, sự chối bỏ từ cộng đồng cũng không thể đau đớn bằng sự ghẻ lạnh từ người thân. Lấy ví dụ điển hình như cộng đồng người đồng tính. Nhiều người trẻ đã thu hết can đảm để bộc bạch về giới tính của mình cho người thân, chỉ để sau đó nhận lại sự hắt hủi và xua đuổi đến lạnh người. Giống như Gregor, sự thiếu hiểu biết của gia đình cùng lòng ích kỷ nhỏ nhen đưa họ tới một kết luận nghịch lý: con cái của họ, nếu khác biệt thì đều là tội đồ, là một mầm mống bất hạnh, là tai ương và dấu chấm hết cho thứ gọi là bộ mặt danh giá của gia đình. Bị phủ nhận hoàn toàn bởi gia đình, nơi họ từng tin rằng có thể tìm được một sự bảo bọc vững vàng nhất, người trẻ đầy tổn thương, không thể gào khóc thành tiếng, đều tìm đến một lối thoát đầy cám dỗ nhất – cái chết. Hay chính xác hơn, sự giải thoát.
Hình tượng con gián và sự giải thoát?
Gián, cùng với chuột là một hình tượng ẩn dụ ám chỉ tầng lớp tận cùng xã hội, bị hắt hủi và kinh sợ bởi tất cả mọi người. Chúng đáng sợ vì ngoại hình và mùi hôi phần 5, thì đáng sợ vì sức tàn phá đến đời sống con người phần 10. Gregor biến thành gián là một phép ẩn dụ về cái nhìn của xã hội đương thời, và là tấm gương phản chiếu tâm địa ích kỷ của gia đình anh và của xã hội.
Gregor hết lòng vì gia đình. Mù quáng đến tội nghiệp, vẫn cảm thông kể cả khi gia đình đối xử với anh như một đám rẻ cũ nát vô giá trị. Hiểu được gánh nặng mình gây ra, anh tìm về căn phòng cũ tự trút hơi thở cuối cùng. Cô đơn, lạnh giá, nhưng đầy dễ chịu. Bậu cửa sổ câm lặng được soi rọi bởi ánh mai bình minh, mang hình hài của một sự khởi đầu. Đau đớn đã dứt. Ra đi, song lại là giải thoát.
Toàn bộ không gian của câu chuyện diễn ra trong một ngôi nhà, từ ấm cúng, nhỏ gọn biến thành một không gian chật hẹp, tù túng, nhen nhóm bởi sự ích kỷ, cố chấp. Sự dịch chuyển không chỉ từ không khí trong ngôi nhà, mà còn cả cách tư duy của những cá thể đang ẩn trú trong đó.
Có ai đó nói rằng, Hóa Thân đang âm thầm kể lại câu chuyện của một người đàn ông bị bệnh, trở thành gánh nặng cho gia đình, cuối cùng tìm đến sự giải thoát vĩnh cửu. Đây là một giả thiết hợp lý đến đau đớn. Thực ra, Gregor có thể là bất kỳ ai trong chúng ta, hết lòng vì người chúng ta thương yêu, nhưng rồi một ngày bị ghẻ lạnh vì đánh mất giá trị của mình.
Trách nhiệm với cộng đồng dẫu quan trọng, nhưng đôi khi cần cho mình nhiều hơn những khoảng lặng để lắng nghe tiếng lòng, để cần mẫn săn sóc cơ thể và tâm trí. Sau cùng, chỗ dựa tốt nhất vẫn là bản thân mình, vì nó sẽ không bao giờ rời bỏ ta. Mọi chuyện lẽ ra sẽ khác nếu Gregor lo cho bản thân mình, trốn chạy ra ngoài, bỏ mặc thế gian tàn nhẫn.
Tóm lại, Hóa Thân là một câu chuyện đáng đọc và chiêm nghiệm. Kafa đã cho thấy, 1 ý tưởng hay không cần đến hàng triệu câu từ để bộc bạch. Cách kể chuyện của Kafka lôi cuốn, sử dụng rất nhiều câu ghép khiến cho câu văn mang nhiều mạch suy nghĩ chồng chéo, đúng với tâm lý đầy ngổn ngang của “chú gián Gregor”.
Review chi tiết bởi: Hà Phát - Bookademy
~
Hồng Hồng
HOÁ THÂN của Franz Kafka – Khi mất đi giá trị, con người không còn là người?
Như tựa đề, “Hoá thân” nói về anh chàng Gregor Samsa, người làm công việc chào hàng, bỗng sau một giấc ngủ hoá thành loài bọ*. (*Theo wiki thì chữ gốc trong tiếng Đức có nghĩa chỉ chung cho loài vật giống như bọ, có thể bọ cánh cứng, có thể gián, tác giả chưa từng nhắc cụ thể là loài nào.) Trước đó, trong mắt các thành viên khác trong nhà, Gregor là trụ cột, là người cung cấp cho họ cuộc sống xa hoa, nhàn nhã; trong mắt ông chủ, Gregor là máy kiếm tiền, và anh không được phép lười biếng dù khi ngã bệnh. Ngày Gregor biến thành bọ, cả nhà kể cả người quản lý của anh đến tận cửa phòng anh, buông lời trách móc vì anh dám có một ngày lười biếng. Họ tỏ thái độ thất vọng, cáu gắt vì nghĩ cái cỗ máy làm việc của họ bỗng dưng dở chứng đau xoàng, chứ nào hay biết nó đã có một sự thay đổi mà chính nó cũng không tưởng tượng nổi. Điều đáng nói ở đây là Gregor sau khi hoá thân, dù với sự ngỡ ngàng trước những thay đổi của cơ thể, nhưng đầu óc anh vẫn còn suy nghĩ tới chuyến tàu hàng, số tiền cho cô em gái vào nhạc viện và tỉ ti các thứ trách nhiệm khác mà mọi người đổ nó cho anh như một lẽ đương nhiên. Bằng hết nổ lực của mình, cuối cùng Gregor cũng mở được cánh cửa phòng ngủ với thân hình của một con bọ, lưng cứng, bụng phân thành đốt, chân nhỏ lêu khêu, hai cái râu trên đầu. Không ngoài dự liệu, cả nhà ai nấy đều hốt hoảng bởi sự khủng khiếp trước mắt họ, bà mẹ té xỉu, ông bố kinh hoàng, tay quản lý chạy trối chết… Và đây là lần đầu Gregor bị người cha của mình xua đuổi, doạ nạt.
Từ hôm ấy, Gregor bị nhốt trong căn phòng khoá kín, ngoài cô em gái lương thiện giúp anh đưa đồ ăn thì mọi người đều tỏ ra kinh tởm trước hình thù ấy. Gregor thay đổi, trong nhà cũng thay đổi. Ba, mẹ và em gái anh không còn ăn không ngồi rồi nữa mà bắt đầu làm việc, dù trước đó cái tình trạng mà họ tỏ ra là “tôi chẳng thể làm bất cứ công việc gì cả”, thoạt nhìn thì đây là dấu hiệu tốt sau tai hoạ của gia đình họ. Em gái và mẹ của Gregor muốn giúp anh thoải mái hơn trong thú tiêu khiển, ờm, chính là tiêu khiển bằng cái trò thả mình trên trần nhà xuống và bò khắp phòng, bằng cách khuân hết đồ đạt ra ngoài. Nhưng so với trò tiêu khiển tự nghĩ ấy, Gregor lại muốn được nhìn thấy những vật dụng chứng minh mình đã từng là người hơn, nên anh đã cố ngăn cản việc làm của cô em và mẹ, kết quả lại doạ cho bà mẹ té xỉu trong lần thứ hai thấy hình hài của anh. Rồi đây cũng là lần thứ hai Gregor bị hành hung, một quả táo ném trúng thân người, và lõm xuống, nằm yên đấy hằng tháng trời rồi thối rữa đi.
Nhà Gregor chừa một phòng cho thuê, khách thuê là ba người đàn ông hay soi mói và cáu gắt. Từ lần thứ hai bị đánh, cả nhà kể cả cô em đều tỏ ra thờ ơ với anh, cho rằng quan tâm anh chỉ là một nghĩa vụ. Họ cung kính với những người khách thuê như ông hoàng trước mặt anh, đãi khách món ngon, còn của anh là bất cứ thứ gì họ tiện chân đá vào. Họ tuân lệnh mang đàn vào giải khuây cho khách, chỉ có mỗi Gregor biết thưởng thức tiếng vĩ cầm của cô em gái, còn đâu đều mang tâm trạng chán chường với nó. Gregor bị tiếng đàn thu hút trường mình ra khỏi căn phòng kín đã phủ đầy bụi bẩn, đồ đạc, rác thải, của mình để đến với căn phòng có buổi hoà nhạc tuyệt vời. Thấy mọi người không mảy may chú ý buổi biểu diễn, Gregor bỗng nảy ra ý muốn nhốt cô em và tiếng đàn lại cho riêng mình, với điều kiện cô em tự nguyện. Bởi vì thân hình quá mức gây chú ý của Gregor mà ba vị khách dễ dàng phát hiện sự có mặt của anh trong phòng, họ không kinh hoảng, mà trái lại còn thích thú, vì đó là cái cớ để họ khỏi phải trả tiền nhà.
Lần thứ ba Gregor đối mặt với mọi người cũng là lần khiến anh tuyệt vọng nhất. Cô em gái luôn chăm sóc anh không những thờ ơ mà còn muốn tống khứ anh đi, vu cho anh cái tội muốn độc chiếm căn nhà, giết hết cha mẹ, rằng anh không phải Gregor mà chỉ là con quái vật khủng khiếp, lẽ ra từ đầu họ nên tống anh ra ngoài để giữ lại phần ký ức tốt đẹp của Gregor, hơn là giữ một con quái vật trong nhà. Gregor tổn thương bởi lời nói ấy, anh vào phòng với thân thể cồng kềnh đầy những vết thương, trái táo đã phân hủy vẫn còn vướng trên lưng, vết thương đã nhiễm trùng, và sáng hôm sau anh được phát hiện chết trong căn phòng riêng bẩn thỉu của anh. Ba người khách bị đuổi đi, cả nhà sau trận thương tâm lại bắt đầu cuộc sống mới có ý nghĩa hơn.
____________
Ở đầu đề mình đã nói “Hoá thân” là tác phẩm viết về con người không còn là người khi mất đi giá trị. Giá trị của Gregor là kiếm tiền, giá trị của anh đối với chủ hay gia đình đều là cái máy kiếm tiền. Trong tác phẩm không nhắc đến chi tiết anh tự nhìn nhận giá trị của mình, mà giá trị của anh được “định giá” bởi người khác. Thế thì khi hoá thành bọ, cái giá trị ấy của anh tự nhiên cũng biến mất. Nói theo tưởng tượng cảm tính một chút thì có khi hình tượng con bọ của anh nào có phải là bọ, có thể anh vì một lý do nào đó mà mất đi sức lao động, nằm bẹp trong căn phòng, rồi thế là người khác tự nghĩ anh thành bọ, không có giá trị thì một con vật vô dụng, ghê tởm, bẩn thỉu cũng đáng để gán ghép cho anh. Nhìn theo hướng nghệ thuật, chi tiết Gregor quên cả đau đớn trườn tới căn phòng em gái biểu diễn vĩ cầm, cái ý nghĩ của Gregor ập tới: “Anh có phải là một con vật không, khi âm nhạc vẫn còn tác động đến anh mạnh mẽ dường ây?” Thế mới có chuyện để bàn, giá trị là cái gì mà họ phải gồng lên để đối diện với cuộc sống, kể cả những giây phút thư thả, họ cũng chẳng thể thẩm thấu âm nhạc, sống thua cả một con vật thì làm người có gì hay?
Phong cách của Kafka trong hầu hết các tác phẩm là tạo mê cung, hoá thần thoại, “Hoá thân” tạo ra hai cái hộp, một hộp ảo là giá trị của Gregor; một hộp thực thể là căn phòng của Gregor, nơi anh hoá thân và chết đi. Khi cái hộp ảo mất đi, cái hộp thực thể biến thành nhà tù giam cầm thể xác và tinh thần anh, gợi anh nhớ tới giá trị mà người ta gán cho mình, để rồi tự dằn vặt bản thân mà chết.
Bên cạnh các chi tiết nghệ thuật tận đẩu đâu thì cái nội dung mà đọc vào ai cũng thấy là tình cảm giữa người với người. Đầu tiên là Gregor và em gái, đoạn đầu cả hai trông thật đồng điệu, cô em nhận việc chăm sóc Gregor vào mình, Gregor tự tìm chỗ ẩn nấp tránh doạ sợ người em. Nhưng sau đó bởi cái giá trị kiếm tiền của cô được kích hoạt, mà giá trị của Gregor đã trở về số không, khoảng cách giá trị tạo nên khoảng cách giữa con người, đúng hơn là giữa người và con vật có tính người, cho nên cô em mới dần bỏ mặc và muốn tống khứ anh. Còn người bố, cái người được miêu tả trước đó chỉ làm ông già suy yếu, thì khi Gregor hoá thân, cái dây lao động của ông bỗng căng như dây đàn, kể cả đi ngủ cũng phải ngủ gật trên sô pha, bộ quần áo lao động bám miết trên người thay cho cái ngủ vô dụng treo trên giá. Nhân vật này khiến mình bỗng nhớ đến ông cố Hồng trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, giá như khi ấy bác Phụng cũng hứng lên viết cho ông ta một cái nút biến cố thì hẳn ổng cũng y đúc hình tượng cha của Gregor. Khi mà người và người không đến với nhau bằng tình cảm thì thang đo độ ân cần chính là giá trị mà bạn có, dù là ở thời điểm viết tác phẩm hay hiện tại thì điều này cũng là chân lý.
Đọc truyện này làm mình nhớ đến loài gián, cái loài mình ghét cay ghét đắng, những đoạn Gregor bị đánh và xua đuổi, rồi mấy đoạn diễn tả cảnh bị thương, đau đớn khiến mình thương loài gián kinh khủng, nhưng méo có vụ vì một tác phẩm mà mình không giết gián nữa đâu, khi đang viết bài này mình đã xịt cho một con ngửa bụng vì dám bay vào phòng doạ mình. Thương cảm là thương cảm, còn giống loài ấy là phải diệt, nhé! À, một điểm cộng nữa cho “Hoá thân” là bản dịch Đức Tài rất ok, tuy là truyện Tây nhưng người dịch diễn đạt rất tốt, khi đọc không có giác đuôi lộn lên đầu như những truyện Tây khác mình từng đọc. Tóm lại là dịch tốt, nội dung sâu sắc, tác giả thiên tài thuộc hàng kinh điển, thì nào còn cái cớ gì mà bỏ qua nó phải không?
Pam Conley
~
Ẩn danh
Một chút thông tin về tác giả
Franz là con cả sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, sau ông còn có thêm hai người em trai và ba người em gái nhưng em trai của ông đã chết yểu khi Franz lên bảy, vậy nên tất cả mọi kỳ vọng của gia đình đều dồn hết lên người con trai duy nhất trong nhà là ông.
Hầu hết khoảng thời gian một ngày cha mẹ của Franz đều dùng cho việc kinh doanh buôn bán nên không mấy khi ở nhà, điều này khiến cho tuổi thơ của ông có phần cô đơn khi chỉ được dạy dỗ bởi những người hầu.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Người tác giả truyền cảm hứng
Franz Kafka là một nhân tài mà thế giới dù ở hiện tại hay tương lai đều mãi mãi biết ơn, ông chính là người kiến tạo nên mê cung của cuộc đời và cũng là người đi tìm hạnh phúc trong thế giới rộng lớn ấy, hơn tất cả, Franz là một nhà văn vĩ đại đáng được biết đến và vinh danh.
Những tác phẩm của Franz Kafka có tầm ảnh hưởng lớn lao đến nhân loại, không chỉ dừng lại ở giới phê bình văn học và độc giả mà còn rộng ra tới nghệ thuật thị giác, âm nhạc và văn hóa đại chúng.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Một tác giả tài năng
Bằng những đóng góp lớn lao cho nền văn học thế giới, ông đã trở thành một hiện tượng văn học của thế kỷ XX và được vinh danh như một thiên tài thực thụ, mặc dù chỉ sống đến tuổi tứ tuần nhưng những gì mà Franz đã đóng góp có thể xem là một khối kho báu khổng lồ.
Ông đã để lại cho giới văn học nói riêng và thế giới nói chung một trường phái nghệ thuật đặc biệt, đến tận bây giờ vẫn chưa có nhà văn nào có thể viết theo trường phái của Franz một cách trọn vẹn nhất. Rất nhiều cuộc triển lãm và lễ hội đã được tổ chức nhằm tưởng niệm và vinh danh ông.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Phí lý nhưng lý tưởng trong tác phẩm
Trong thế giới văn chương của Franz luôn mang một sắc màu ảm đạm của những điều phi lý đến nực cười đã đẩy con người ra khỏi xã hội, để họ điên cuồng tìm kiếm vị trí của chính mình trong thế giới đang sống, một vị trí mông lung và vô định như chính cái kiếp người họ đang mang.
Với tâm hồn nhạy cảm, Franz đã nhìn thấu được sự khốn cùng của con người dưới lớp màn của hiện thực, thấy được sự lạc lõng cùng chênh vênh của họ khi đứng giữa xã hội đang dần mục đi bởi những điều phi lý, chính điều đó đã kiến tạo nên một thế giới hoàn mỹ trong văn chương của ông.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Ao ước về một hiện thực tốt hơn?
Những tác phẩm của Franz là một cái nhìn bế tắc về thực tại, về những kiếp người quẩn quanh trong lo sợ bị tha hóa khi sống dưới một thời đại mà bao mối hiểm họa đang rình rập chỉ chực chờ xóa đi vết lương tri của loài người.
Mê cung trong tác phẩm của Franz còn là những ước muốn chạm mãi không tới của nhân vật, là sự lầm than của kiếp người bị phủ mờ đôi mắt bởi quyền lực của kẻ nắm quyền, đó là cầu nối nhịp nhàng cho những yếu tố hư ảo và thực tại, bản thể và tha nhân, ý thức và vô thức.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Các sáng tác của Kafka không phải là thứ văn sinh ra để đọc vội, đọc chớp nhoáng
Để hiểu hơn về tác phẩm của nhà văn KafKa, trước tiên tôi muốn giới thiệu qua về chủ nghĩa hiện sinh và dòng văn học phi lý.
Sơ lược về chủ nghĩa hiện sinh: Sở dĩ có tên gọi chủ nghĩa hiện sinh là vì chủ nghĩa này nhấn mạnh rằng đời sống nhân loại chỉ có thể hiểu được thông qua sự hiện sinh của cá nhân, tức là thông qua kinh nghiệm riêng biệt của anh ta về cuộc đời. Người ta sống, chứ không phải tồn tại, trong mỗi phút giây, và kinh nghiệm về cuộc sống của mỗi người luôn có tính chất độc đáo, khác biệt hoàn toàn với kinh nghiệm của mọi người, và chỉ có thể được hiểu đúng thông qua sự dấn thân của anh ta vào cuộc sống. [1]
Sơ lược về văn học phi lý: Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ “loại hình văn học phi lý có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lý tính, trái với năng lực nhận thức của con người” .... “khi nói đến văn học phi lý thì chúng ta phải hiểu rằng đó là văn học con đẻ của thế kỷ XX, hay nói đúng hơn là kết quả của cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỷ XX” [2]
Có muôn vàn cánh cửa để bắt đầu tiếp cận tác phẩm của nhà văn Franz Kafka, tác phẩm của ông giống như một mê cung khiến người đọc lỡ bước chân vào sẽ bị dẫn đi muôn vàn lối đi với muôn vàn ngã rẽ. Trong phạm vi bài review ngắn này, tôi chỉ xin đánh giá theo ý kiến cá nhân của mình về chương một trong tác phẩm Hóa Thân của ông.
Câu chuyện của hóa thân bắt đầu bằng một sự tỉnh giấc: “Một sáng tỉnh giấc sau những cơn mơ xáo động, Greor Samsa, nằm trên giường, nhận thấy mình đã biến thành một con côn trùng khổng lồ”. Trước sự "tỉnh giấc” này Greor là một người thế nào? Chẳng ai biết. Anh ta gầy hay béo, cao hay thấp, hình dáng trông ra sao? Chẳng ai biết luôn. Ngay từ đầu, quá khứ, con người, cuộc sống của Greor đã mơ hồ, sự tồn tại của anh cũng thật mơ hồ, ví thử đổi cái nghề nghiệp “nhân viên chào hàng” mà tác giả đã gán cho anh ta bằng bất kỳ cái nghề nghiệp nào khác thì cốt truyện cũng chẳng khác gì. Greor cứ như đã mơ một giấc mơ thật dài, mông lung cho đến tận thời điểm câu chuyện bắt đầu, và anh mới “tỉnh giấc”.
Sau khi Greor “tỉnh giấc” mọi thứ mới rõ ràng làm sao, anh bị biến thành một con côn trùng khổng lồ (loại côn trùng gì thì chính anh cũng chẳng biết, thật mơ hồ), điều kỳ lạ ở đây là anh ta chẳng ngạc nhiên, chẳng hoảng sợ lắm trước biến đổi kinh khủng của bản thân mình. Việc Greor bị biến thành bọ thật phi lý, hết sức phi lý, ấy vậy mà anh mặc nhiên chấp nhận điều phi lý đó, chấp nhận phi lý mà không cần biết lý do, phi lý đã mặc nhiên tồn tại. Suy nghĩ đầu tiên của Greor trong lốt bọ là “Lạy Chúa! Mình chọn chi cái nghề quá đỗi nhọc nhằn này...”. Anh nghĩ ngay tới cái công việc mưu sinh, cái trách nhiệm với đời sống, chứ chưa hề bận tâm đến tình cảnh của bản thân. Thế kỷ XX, thế kỷ của các cuộc cách mạng công nghiệp, công nghệ, con người bị cuốn vào những guồng quay chóng mặt, có biết bao người như Greor đây? Có biết bao người đang nhắm mắt lao vào cái guồng quay chóng mặt ấy đây, cái vòng quay mà Camus gọi là “vòng lặp phi lý”.
Greor bị biến thành bọ, nhưng anh vẫn có suy nghĩ của con người, vẫn hiểu những điều mọi người nói chuyện, và trong hình hài quái đản này anh vẫn muốn đi làm, bởi vì từ trước đến giờ anh là lao động chính và duy nhất trong nhà, anh nghĩ rằng nếu anh dừng lại thì gia đình anh sẽ không biết xoay sở ra sao? Đỉnh điểm nỗ lực của Greor là khi anh cố mở cửa phòng bằng mồm, “từ trong mồm anh đã ứa ra một chất lỏng màu nâu, trào giàn giụa trên chiếc chìa khóa rồi nhỏ tong tong xuống sàn”. Vậy mà người ta đã “ghi nhận” cố gắng của anh thế này đây: Người mẹ anh vô vàn kính yêu rú lên “Cứu tôi với, lạy Chúa!”; Lão quản lý thì “nhảy ào xuống mấy bậc thang liền và biến mất”; Người bố yêu quý của anh “nện chân xuống sàn ầm ĩ” và rít lên “xéo đi! Xéo đi” như một kẻ man rợ. Greor thực sự bàng hoàng, lúc này anh mới shock thực sự, lúc này anh mới ý thức được vẻ khác biệt, quái đản của mình.
Trước khi mọi người nhìn thấy mình, dù đã hóa thành bọ, Greor vẫn thấy bình thường, anh còn cố gắng làm quen và điểu khiển cơ thể mới lạ của mình, anh không hề thấy mình quái đản, tâm trí anh vẫn là của con người bình thường, và anh cũng thấy mình bình thường. Ấy vậy mà khi thấy phản ứng của những người xung quanh, anh đã bị thay đổi hoàn toàn, bản thân anh cũng tự thấy mình quái đản. Vẫn con bọ đó, trước khi bước qua cánh cửa phòng và sau khi bước qua cánh của phòng, trong một sát na đã thay đổi hoàn toàn. Tôi tự hỏi: Điều gì định nghĩa nên một con người? Là bản thân anh ta tự nhận thức và thấu tỏ bản thân hay anh ta chính là hình bóng của các khuôn mẫu mà cộng đồng và xã hội áp đặt lên anh ta?
Greor quay lại phòng, với vết thương đầm đìa máu trên lưng, với cánh của phòng đóng sầm lại, tối om, lạc lõng, anh chui xuống gầm ghế sofa, nằm im, cô đơn, anh dần hành xử như một con bọ thực sự (dù trí tuệ của anh vẫn là của con người). Anh đã hành xử đúng như những gì mọi người đã nhìn nhận về anh. Greor nhận ra từ trước đến giờ anh chẳng hiểu về những người thân của mình, anh chỉ là cái bóng giữa gia đình, là cái máy kiếm tiền để những người kia yên tâm hưởng thụ. Tâm hồn nhạy cảm với trách nhiệm, tình thương của Greor bị tổn thương. Thế nhưng anh vẫn không nguôi tình yêu thương gia đình. Anh cô đơn giữa xã hội, cô đơn giữa đồng nghiệp và cô đơn ngay chính giữa gia đình thân yêu của mình. Đây cũng là thực trạng về cuộc khủng hoảng tâm lý của con người trong bối cảnh bất an, lo âu của đầu thế kỷ XX
Pam Conley
~
Ẩn danh
Kafka làm tôi run rẩy sợ hãi.
Có thể nói Kafka chính là người đã lồng ghép nửa mơ nửa thực ấy trong tác phẩm Hóa thân của mình. Gregor Samsa chỉ là một anh chàng nhân viên tầm thường đến không thể tầm thường hơn, và một ngày đầy mệt mỏi, sau khi anh tỉnh lại, thì anh đã bị vướng vào một ác mộng - anh bị hóa thành một loài động vật với thân mình bè ra, và bốn cái chân cũn cỡn. Đó là con gián, và nói một cách chính xác, anh thành một con-gián-có-mặt-người. Cuộc đời thật tàn nhẫn với Gregor, anh chẳng thế làm một con người bình thường, cũng chẳng thể làm một con gián bình thường, tiếp tục cuộc đời đơn điệu của mình, mà anh phải sống tiếp, sống một cách mệt mỏi, vì những lo nghĩ cho gia đình, vì những gánh nặng gia đình vốn đè trên vai mình đã quen, khi bỏ xuống lại trái lo phải nghĩ tới nó.
Đề tài của Hóa thân không phải thật mới lạ trong thời hiện đại bây giờ: hóa thành loài vật. Cùng là việc hóa thành các loài động vật khác, tôi có đọc Animorphs - người hóa thú, và từng thích nó. Mặc dù mỗi cuốn có một đề tài riêng - cuộc phiêu lưu của đám thiếu niên trong cuộc hành trình chống lại người ngoài hành tinh, và cuộc sống của anh chàng nhân viên tầm thường - nhưng nếu phải nói tôi thích cuốn nào hơn, thì có lẽ đó là Hóa thân. Ở Animorphs hay Hóa thân, thì sự biến hóa diễn ra ở cả tâm sinh lý, nhưng Animorphs chỉ là những bản năng, còn Hóa thân là những nội tâm vặn vẹo theo hình hài...
Một cơn ác mộng theo nghĩa bóng nhưng lại ẩn chứa những điều chân thực và "rất đời". Kafka thật khéo léo khi khắc họa chân dung cuộc đời của cả một gia đình một cách chân thực, xúc động nhưng cũng đáng sợ đến vậy. Hóa thân làm tôi ghê sợ loài người bởi một người cha, người mẹ, người em gái, nhưng còn ghê sợ hơn bởi chính Gregor. Mang hình hài ác quỷ, và cái tâm cũng dần thay đổi, yêu gia đình, nhưng rồi trong tình yêu ấy cũng mang một sự ích kỷ đến đáng thương riêng. Cái ích kỷ của Gregor là ích kỷ đối với người thân, nhưng yêu thương chính mình, và tôi thích điều ấy ở anh.
Cuốn Hóa thân thật sự rất mỏng, nhưng nó làm tôi phải mất kha khá thời gian đọc, và đọc lại vài lần vài đoạn. Không phải do Hóa thân dở, mà do tôi sợ hãi, sợ hãi trước những con người trần trụi, xã hội trần trụi với những bộ mặt thật xấu xí. Nếu họ không đối xử vậy với Gregor, nếu Gregor không "hóa thân", nếu....
Pam Conley
~
Ẩn danh
Đọc vào cuối tuần để thứ hai có động lưc đi làm
Trước đó anh là trụ cột nuôi sống gia đình gồm một người cha thất bại trong kinh doanh, người mẹ đau ốm và đứa em khờ khạo chỉ biết ăn sung mặc sướng và chơi violin.
Khi anh nhận thức bản thân cách nào đó đã trở thành một chú bọ, anh chỉ lặp đi lặp lại suy nghĩ làm sao cho kịp chuyến tàu 7h rồi 8h, làm sao để giải thích với ông chủ, anh chấp nhận hóa thân mới của mình nhưng anh vẫn muốn lao động để bảo bọc gia đình của mình. Gia đình và ông chủ anh thì ngược lại, họ hết sức kinh hãi, ông chủ anh tắt tiếng, bỏ chạy, anh chính thức mất việc. Gregor từ trụ cột gia đình trở thành người cần cưu mang, bao bọc, giờ đây anh đích thực là một kẻ phụ thuộc, ""ăn bám"" gia đình.
Chúng ta có thể cảm nhận được Gregor là một người đàn ông hết sức yêu thương cha mẹ, em gái mình. Nhưng với hình hài quái dị này, gia đình anh liệu có chấp nhận anh? Có cưu mang, thương yêu anh như anh đã chăm lo, bảo bọc họ bao tháng ngày qua? Kết thúc truyện bản thân tôi cảm thận như là một sự giải thoát, là cánh cửa duy nhất dẫn Gregor và cả gia đình anh đến với bình yên.
Tác phẩm chỉ trên 100 trang nhưng chứa đựng tấn bi kịch hãi hùng, nỗi đau đớn khủng khiếp của một số phận con người, cần đọc nhiều lần để nhắc nhở bản thân trân quý cuộc sống và thân thể, sự tự do, khả năng và quyền lao động - tạo ra giá trị của bản thân mình.
Pam Conley
~
Ẩn danh
một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất mang đậm chất văn tinh túy và dị biệt của Franz Kafka.
Là một tiểu thuyết hư cấu khá ngắn( chỉ khoảng hơn 100 trang bản tiếng việt), Hóa thân là một cuốn sách mà bạn có thể đọc trong chỉ một ngày, xong những ấn tượng về cuốn sách này sẽ còn hằn in mãi trong tâm trí người đọc.
Truyện kể về một anh chàng có tên Gregor thức giấc vào một buổi sáng sớm như thường lệ nhưng đột nhiên nhận ra bản thân mình đã trở thành một con côn trùng. Điều đáng nói là mọi việc xảy ra rất điềm nhiên, Gregor không hề tỏ ra hoảng sợ hay mất bình tĩnh , trong suy nghĩ anh vẫn luôn là hình ảnh của công việc vất vả thường ngày nay đây mai đó để chăm lo cho gia đình , anh lo lắng nếu đến muộn sẽ bị trừ lương hay bị chủ mắng.
Qua từng trang giấy tác giả phác họa hình ảnh của Gregor trong hình hài côn trùng một cách rất dị biệt, vẫn đầy tính con người trong đó. Gregor dường như vẫn giữ một bộ não tỉnh táo của loài người, nhưng với thân thể và giọng nói của một con côn trùng. Anh đau đớn biết nhường nào nhưng chẳng thể nói ra suy nghĩ của mình. Anh quen dần với những thức ăn hàng ngày mà hàng ngày bỏ đi , những thức ăn ôi thiu mốc thối. Anh vẫn cố che chở cho em gái, vẫn nghĩ về giấc mơ trở thành một nhạc sĩ của cô em, vẫn nấp dười chiếc trường kỉ mỗi khi em gái cho ăn để tránh làm cho em mình hoảng sợ. Tất cả đều thay đổi, từ một người trụ cột trong gia đình, nay anh trở thành một kẻ ăn bám, một kẻ khiến chính người nhà phải khiếp sợ. Mọi thứ diễn ra như hiệu ứng domino, Gregor bị cha rồi mẹ rồi cuối cùng là chính em gái mình hắt hủi bỏ bê, bị chính cha ruột quăng một quả táo găm thằng vào lưng-còn nỗi đau nào hơn. Cái chết đến với anh một cách tưởng chừng như thanh thản nhưng thực ra chỉ là sự giải thoát khỏi những nỗi đau mà anh phải chịu đựng.
Tác phẩm mang đến cho người đọc một cái nhìn khác biệt về số phận con người. Nhìn Gregor không giống như một con côn trùng mà chỉ như một con người đang khỏe mạnh bỗng chốc trở nên vô dụng. Con người là vậy, khi có ích thì được mọi người quý mến , khi tàn phế thì chỉ như một bãi rác không ai thèm chứa chấp ngay cả chính gia đình mình!
Pam Conley
~
Ẩn danh
Rốt cuộc ai mới là kẻ đã hóa thân?
Hừm, Kafka. Thực ra ban đầu mình muốn bắt đầu với Franz Kafka bằng cuốn này, vì có vẻ như đây là truyện dễ đọc nhất của Kafka, cũng là truyện được nhiều người biết tới nhất. Nhưng cũng do đẩy đưa, nên truyện ngắn đầu tiên mình đọc của Kafka lại là Nghệ sĩ trò nhịn đói, viết không lâu trước lúc Kakfa mất. Rồi sau đó lại bưng luôn quyển tuyển tập Kafka, bản tiếng Anh trong bộ Everyman's Library (đẹp khỏi nói rồi) rồi với cuốn Vụ Án nữa. Tóm lại Hóa Thân là một trong những truyện cuối cùng mình đọc của Kafka. Và đúng như người ta nói thì truyện này là truyện dễ đọc nhất của ông, mình cũng thấy vậy.
Cốt truyện thì mình nghĩ ai cũng biết rồi Gregor Samsa một hôm ngủ dậy thấy mình bị hóa thành một con bọ xấu xí, rồi chuyện gì xảy đến với anh thì đọc đi rồi biết tại vì cuốn này ngắn lắm, nói ra là hết chuyện để đọc luôn á. Mà cũng hay thật, mình thấy sao nhã xuất bản Nhã Nam hay xuất bản những cuốn mỏng dánh như vầy hay thật ấy. Vì lúc mình đọc trong bộ tuyển tập Kafka (bạn nào có điều kiện tìm thử bản của Everyman's Library đọc sẽ thấy) mình thấy truyện nó ngắn lắm. Vậy mà bản tiếng Việt, không biết chỉnh font chữ, căn lề, bla bla làm sao mà thành được một cuốn sách hơn 100, mà cầm lên vẫn không cảm giác quá mỏng.
Tiêu đề Hóa thân gợi cho người đọc nhiều cách hiểu. Theo mình, trong cuốn này không chỉ có Gregor hóa thân thành con bọ, mà còn nhiều lần hóa thân khác nữa mà khi đọc nếu cố chú ý sẽ thấy được. Mình không nghĩ đây là tác phẩm hay nhất của KAfka, chắc chắn là không, nhưng nếu ai muốn thử đọc Kafka thì nên bắt đầu với Hóa Thân.
Ireviewsach
Hóa Thân của Kafka thật ngắn, gói gọn 126 trang, nhưng áng văn siêu thực của ông đã trở thành một di sản vượt thời gian. Khi chạm đến, ta mải miết đắm chìm đến mặt chữ cuối cùng để chứng kiến toàn bộ những bi kịch, xung đột và mâu thuẫn.
Nếu phải dùng 4 từ để mô tả về hành trình Hóa Thân, đó sẽ là: Đau đớn, không lối thoát, chấp nhận và giải thoát.
Phi lý đến đau đớn
Hóa Thân hiện hữu đến thế giới quan của chúng ta bằng cách đặt góc nhìn vào một sinh vật bị hắt hủi nhiều nhất của thế giới hiện đại - gián. Không phải gián thường, mà hòa trộn giữa người và gián, tiếng nói người bên trong, lớp da cứng cáp quái gở xù xì bọc bên ngoài. Nhân vật chính của chúng ta, người từng sống cả đời trong vai một người con thảo, một người anh hiền, một công dân lao động mải miết quên thân, nay lại tỉnh thức trong lốt của một loài bọ gớm ghiếc – lối mở chuyện bàng hoàng, sửng sốt cứ tiếp diễn liên tục.
Như được dự đoán trước, bi kịch bắt đầu.
Khó tưởng tượng, một ngày bạn rời chiếc giường êm, dưới mái nhà quen thuộc, mọi thứ dường như vẫn vậy, chỉ bạn thay đổi, bạn vận một hình hài quái gở, và cam phận với sự biến đổi đó cả đời. Người bình thường hẳn nhiên lo sốt vó và tìm mọi phương án thoát khỏi sự kiện kinh hoàng này. Vậy mà ở Gregor Samsa - nhân vật chính, anh chỉ dành chút ít thời gian để thích nghi, anh dối bản thân rằng đây chỉ là một trận ốm thường để dành thời gian còn lại suy nghĩ về gánh nặng tài chính mình sẽ giáng lên gia đình. Trách nhiệm buộc anh vực dậy, gắng gượng tới chỗ làm. Rồi không lường trước, anh làm cả gia đình nháo nhào tá hỏa trước nhân dạng mới.
Đứng trước nguy cơ mất việc đã đủ khổ, gia đình anh, đặc biệt là cô em gái anh yêu thương nhất, đều đi từ sợ hãi, tuyệt vọng đến quyết định hắt hủi, vứt bỏ người thân - người từng cống hiến cả cuộc đời và tuổi trẻ để kiếm tiền vì họ. Vỏn vẹn chưa đến 10 nhân vật xuất hiện trong Hóa Thân, mỗi nhân vật là cả một đại diện nhức nhối của một xã hội rối loạn, lấp đầy bởi lòng tham. Riêng nam chính, từ một quá khứ đầy mạnh mẽ mãnh liệt, cuối cùng mục ruỗng trong nỗi hấp hối vô danh – không ai muốn nhớ tới anh như một con người. Trước cõi đời phù phiếm, sự ra đi của anh như một tiếng khóc lặng, nửa đau đớn, nửa chơi vơi.
Hóa Thân của Kafka thật ngắn, gói gọn 126 trang, nhưng áng văn siêu thực của ông đã trở thành thành một di sản vượt thời gian. Khi chạm đến, ta mải miết đắm chìm đến mặt chữ cuối cùng để chứng kiến toàn bộ những bi kịch, xung đột và mâu thuẫn.
Nếu phải dùng 4 từ để mô tả về hành trình Hóa Thân, đó sẽ là: Đau đớn, không lối thoát, chấp nhận và giải thoát.
Thay đổi nhân dạng, và nhiều hơn thế
Gregor từ lâu đã mất kết nối với chính khát vọng và tiếng nói bên trong anh. Hình hài con gián vô tình là phương tiện để độc giả thêm xác nhận về điều đó. Xuyên suốt diễn biến câu chuyện, chính anh lại không phát hiện sự thật này. Gregor dành cả tuổi trẻ chạy theo công việc chào hàng mình không thích, đến bến tàu rất sớm, vật vờ thiếu ngủ tại những nơi chật chội lạnh lẽo, ăn món ăn nhạt nhẽo cầm chừng.
Mình chọn chi cái nghề quá đỗi nhọc nhằn này! Chạy rông hết ngày này sang ngày khác. Một công việc thật còn khó chịu hơn cả nghề bán buôn ở cửa hàng và bực mình nhất đời là cứ phải liên tục di chuyển, cứ phải lo lắng chuyện đổi tàu, chuyển ga, ăn uống thất thường, gặp đâu ngủ đấy, lúc nào cũng phải làm quen với những kẻ tình tờ gặp gỡ để rồi không bao giờ thấy mặt lần thứ hai, không bao giờ trở thành bạn hữu thân tình. Quỷ bắt cái nghề này đi!
Đã bao lâu rồi anh chưa dành thời gian cho mình? Lần cuối cùng anh bình yên ngắm nhìn căn phòng ấm cúng bố trí bởi các vật dụng quen thuộc – một không gian thinh lặng anh muốn ấp ôm và tận hưởng, là khi nào? Đã bao lâu rồi anh chưa nghĩ tới chuyện tình cảm lứa đôi, thưởng thức món mình thích, làm công việc mình đam mê. Không có khái niệm “mong ước cá nhân”, anh đã vì gia đình mà hy sinh mọi thứ. Mọi thúc đẩy hiện hữu trong Gregor là lao lực kiếm tiền nuôi gia đình, giúp người cha quên đi công cuộc làm ăn thất bại nhiều năm trước và đưa em gái vào học ở nhạc viện. Sự đủ đầy vật chất gia đình mới là mong ước của anh. Và cứ thế, anh mất đi khả năng lắng nghe tiếng nói bên trong.
Đồng tiền nghĩa vụ trở thành dây sắt trói chặt Gregor. Tiền anh kiếm được giúp anh mua nhà, đảm bảo gia đình có một nơi trú thân êm ấm. Khoản anh tích góp cũng sẽ đảm bảo một vị trí trong Học viện cho cô em gái bé bỏng đam mê đánh đàn dương cầm. Trật tự xã hội lúc bấy giờ đã đẩy anh vào một lựa chọn duy nhất là bán sức khỏe và thanh xuân.
Khi biến thành gián, anh vô vọng tìm đến những kết nối cuối cùng của mình với thực tại nơi người thân. Đắng ngắt, bạc bẽo! Họ trở mặt, họ hắt hủi, xua đuổi anh như một giống loài mang dịch bệnh, những liên kết cuối cùng đứt gãy... Nếu như ngay từ đầu Gregor kết nối được với bản thân, anh sẽ lý trí hơn trong việc tìm được tự do của riêng mình và trốn chạy, thay vì lìa xa cõi trần, không còn gì, dù chỉ là một chút xót thương cuối cùng.
Điều gì đau đớn hơn cảm giác bị chính người thân chối bỏ?
Như chưa đủ trong thảm cảnh của một con bọ, người chủ tại chỗ làm đích thân đến “hỏi tội” anh vì sự vắng mặt vô phép trong ngày làm việc. Chưa thấu đạt sự tình, lão ra sức lăng mạ và mặc định sự bê trễ trong công việc hôm nay là do thói lười biếng. Lão chủ là đại diện điển hình của một xã hội vô tâm, coi khinh sức khỏe và nỗ lực cống hiến con người, người ta không quan tâm năng lượng thể chất và tinh thần anh ra sao, chỉ cần anh kiếm được nhiều khách, anh buộc phải làm việc. Đãi ngộ nhân viên không tốt, vậy mà chỉ cần một sơ suất công việc, anh bị trực tiếp kiểm điểm ngay lập tức. Sự khoan dung và chối bỏ từ xã hội là thứ đầu tiên khiến anh mất giá trị.
Thứ hai, điều cuối cùng, cũng là điều tồi tệ nhất – sự phủ nhận từ gia đình.
Thời điểm 5 năm trước, để giúp người cha vượt qua phi vụ làm ăn thất bại, Gregor đã một mình tìm đến công việc chào hàng đầy những khổ cực không tên. Anh thức khuya dậy sớm, ngủ tại những khách sạn hạng bét, đối mặt với đồng nghiệp và những khách hàng khó chịu, đổ nước mắt, dốc sức mình kiếm cho gia đình thật nhiều tiền. Tài chính đảm bảo thì có thể mua nhà, tận hưởng những bữa ăn ngon, thậm chí thuê người hầu về phụ giúp. Cả gia đình anh hoan hỉ vì một người con thảo biết kiếm tiền, biết lấp đầy hạnh phúc vật chất xa xỉ cho gia đình. Nhưng dần dần, những đóng góp mặc nhiên biến thành nghĩa vụ. Anh! con trai cả! anh phải kiếm tiền! - đó là làm tròn trọng trách người làm con. Chua xót, mấy ai nhận ra, ngày đầu biến thành gián, điều gia đình quan tâm đầu tiên không phải tình trạng sức khỏe của Gregor, mà sợ anh lỡ chuyến tàu đầu tiên đi chào hàng.
Chứng kiến nhân dạng kỳ lạ của Gregor, cả gia đình hoảng hốt và ghê sợ. Người cha 5 lần 7 lượt suýt làm hại anh vì những tưởng sự biến đổi về ngoại hình đồng nghĩa với sự suy đồi trong nhân cách. Với cô em gái mà anh hết mực yêu thương, ban đầu chịu khó chăm sóc anh một cách dè chừng, sau đó sự quan tâm dần biến mất, thay thế bằng thờ ơ, lãnh đạm. Gregor mất đi vị thế chính trong nhà là một công cụ kiếm tiền hạng nhất cho gia đình, vì thế mọi người bắt đầu khinh mạt anh, đối xử với anh như một gánh nặng. Sau cuối, anh hóa thành một chiếc bóng vô hình, một thực thể vô thừa nhận:
Thoạt tiên, anh ngỡ rằng chính nỗi chán nản về tình trạng bẩn thỉu của căn phòng đã làm anh không ăn nổi, nhưng sau đó anh dần quen với những thay đổi trong phòng mình. Trong gia đình, đã hình thành cái thói quen tống bừa vào phòng anh những đồ đạc không có chỗ chứa, và đến này những món ấy đã chất chồng, bởi vì phải dọn trống một căn phòng trong nhà để cho ba người lạ thuê
Sự chối bỏ này tưởng như chỉ dừng lại ở đây. Đêm định mệnh bắt đầu từ ngày gia đình anh ăn tối chung với 3 kẻ thuê trọ có vẻ ngoài lịch sự gọn gàng nhưng trong lòng ích kỷ đầy toan tính. Khi tiếng đàn của cô em gái cất lên, sau tháng ngày bị đày đọa trong u hoài đơn độc, những xúc cảm nhân tính của anh được đánh thức bởi âm nhạc, tiếng đàn gợi về tình cảm lớn lao mà anh dành cho cô em gái bé bỏng. Gregor không kìm được lòng và lao ra ngoài. Và chính vì cớ này mà 3 kẻ thuê trọ một mực đòi kiện cả gia đình, không trả tiền thuê trọ. Ngọn lửa xung đột bùng lên, cả gia đình anh phỉ báng, mắng nhiếc anh là một sinh vật tai ương đáng khinh bỉ, và rằng anh là kẻ phá hoại mọi thứ, họ đẩy anh vào đường cùng không lối thoát. Sau tất cả cống hiến, anh nhận lại cái nhìn thù hận của những người máu mủ.
Đầu truyện khi ý thức về nhân dạng còn rõ rệt, giọng nói Gregor-gián lẫn chút gì đó sót lại của con người. Sau cùng khi sự từ chối bản dạng tới từ nhận thức cá nhân và cái nhìn của người thân ngày một lớn, anh hoàn toàn mất tiếng người. Bi kịch đẩy anh đến tự vẫn. Anh chọn cách ra đi, trút hơi thở cuối cùng nơi góc phòng quen thuộc.
Trong trạng thái suy tư bình an và lơ đãng ấy, anh nằm liệt một chỗ mãi đến lúc chuông đồng hồ trên tháp gõ ba giờ sáng. Ý thức của anh lại một lần nữa tiếp nhận ánh hừng đông đầu tiên dần trải rộng ở thế giới bên ngoài khung cửa sổ. Rồi đầu anh tự động gục xuống sàn nhà và hơi thở mong manh cuối cùng của sự sống thoát khỏi hai lỗ mũi anh.
Ngay cả trong xã hội hiện đại, sự chối bỏ từ cộng đồng cũng không thể đau đớn bằng sự ghẻ lạnh từ người thân. Lấy ví dụ điển hình như cộng đồng người đồng tính. Nhiều người trẻ đã thu hết can đảm để bộc bạch về giới tính của mình cho người thân, chỉ để sau đó nhận lại sự hắt hủi và xua đuổi đến lạnh người. Giống như Gregor, sự thiếu hiểu biết của gia đình cùng lòng ích kỷ nhỏ nhen đưa họ tới một kết luận nghịch lý: con cái của họ, nếu khác biệt thì đều là tội đồ, là một mầm mống bất hạnh, là tai ương và dấu chấm hết cho thứ gọi là bộ mặt danh giá của gia đình. Bị phủ nhận hoàn toàn bởi gia đình, nơi họ từng tin rằng có thể tìm được một sự bảo bọc vững vàng nhất, người trẻ đầy tổn thương, không thể gào khóc thành tiếng, đều tìm đến một lối thoát đầy cám dỗ nhất – cái chết. Hay chính xác hơn, sự giải thoát.
Hình tượng con gián và sự giải thoát?
Gián, cùng với chuột là một hình tượng ẩn dụ ám chỉ tầng lớp tận cùng xã hội, bị hắt hủi và kinh sợ bởi tất cả mọi người. Chúng đáng sợ vì ngoại hình và mùi hôi phần 5, thì đáng sợ vì sức tàn phá đến đời sống con người phần 10. Gregor biến thành gián là một phép ẩn dụ về cái nhìn của xã hội đương thời, và là tấm gương phản chiếu tâm địa ích kỷ của gia đình anh và của xã hội.
Gregor hết lòng vì gia đình. Mù quáng đến tội nghiệp, vẫn cảm thông kể cả khi gia đình đối xử với anh như một đám rẻ cũ nát vô giá trị. Hiểu được gánh nặng mình gây ra, anh tìm về căn phòng cũ tự trút hơi thở cuối cùng. Cô đơn, lạnh giá, nhưng đầy dễ chịu. Bậu cửa sổ câm lặng được soi rọi bởi ánh mai bình minh, mang hình hài của một sự khởi đầu. Đau đớn đã dứt. Ra đi, song lại là giải thoát.
Toàn bộ không gian của câu chuyện diễn ra trong một ngôi nhà, từ ấm cúng, nhỏ gọn biến thành một không gian chật hẹp, tù túng, nhen nhóm bởi sự ích kỷ, cố chấp. Sự dịch chuyển không chỉ từ không khí trong ngôi nhà, mà còn cả cách tư duy của những cá thể đang ẩn trú trong đó.
Có ai đó nói rằng, Hóa Thân đang âm thầm kể lại câu chuyện của một người đàn ông bị bệnh, trở thành gánh nặng cho gia đình, cuối cùng tìm đến sự giải thoát vĩnh cửu. Đây là một giả thiết hợp lý đến đau đớn. Thực ra, Gregor có thể là bất kỳ ai trong chúng ta, hết lòng vì người chúng ta thương yêu, nhưng rồi một ngày bị ghẻ lạnh vì đánh mất giá trị của mình.
Trách nhiệm với cộng đồng dẫu quan trọng, nhưng đôi khi cần cho mình nhiều hơn những khoảng lặng để lắng nghe tiếng lòng, để cần mẫn săn sóc cơ thể và tâm trí. Sau cùng, chỗ dựa tốt nhất vẫn là bản thân mình, vì nó sẽ không bao giờ rời bỏ ta. Mọi chuyện lẽ ra sẽ khác nếu Gregor lo cho bản thân mình, trốn chạy ra ngoài, bỏ mặc thế gian tàn nhẫn.
Tóm lại, Hóa Thân là một câu chuyện đáng đọc và chiêm nghiệm. Kafa đã cho thấy, 1 ý tưởng hay không cần đến hàng triệu câu từ để bộc bạch. Cách kể chuyện của Kafka lôi cuốn, sử dụng rất nhiều câu ghép khiến cho câu văn mang nhiều mạch suy nghĩ chồng chéo, đúng với tâm lý đầy ngổn ngang của “chú gián Gregor”.
Review chi tiết bởi: Hà Phát - Bookademy
~
Hồng Hồng
HOÁ THÂN của Franz Kafka – Khi mất đi giá trị, con người không còn là người?
Như tựa đề, “Hoá thân” nói về anh chàng Gregor Samsa, người làm công việc chào hàng, bỗng sau một giấc ngủ hoá thành loài bọ*. (*Theo wiki thì chữ gốc trong tiếng Đức có nghĩa chỉ chung cho loài vật giống như bọ, có thể bọ cánh cứng, có thể gián, tác giả chưa từng nhắc cụ thể là loài nào.) Trước đó, trong mắt các thành viên khác trong nhà, Gregor là trụ cột, là người cung cấp cho họ cuộc sống xa hoa, nhàn nhã; trong mắt ông chủ, Gregor là máy kiếm tiền, và anh không được phép lười biếng dù khi ngã bệnh. Ngày Gregor biến thành bọ, cả nhà kể cả người quản lý của anh đến tận cửa phòng anh, buông lời trách móc vì anh dám có một ngày lười biếng. Họ tỏ thái độ thất vọng, cáu gắt vì nghĩ cái cỗ máy làm việc của họ bỗng dưng dở chứng đau xoàng, chứ nào hay biết nó đã có một sự thay đổi mà chính nó cũng không tưởng tượng nổi. Điều đáng nói ở đây là Gregor sau khi hoá thân, dù với sự ngỡ ngàng trước những thay đổi của cơ thể, nhưng đầu óc anh vẫn còn suy nghĩ tới chuyến tàu hàng, số tiền cho cô em gái vào nhạc viện và tỉ ti các thứ trách nhiệm khác mà mọi người đổ nó cho anh như một lẽ đương nhiên. Bằng hết nổ lực của mình, cuối cùng Gregor cũng mở được cánh cửa phòng ngủ với thân hình của một con bọ, lưng cứng, bụng phân thành đốt, chân nhỏ lêu khêu, hai cái râu trên đầu. Không ngoài dự liệu, cả nhà ai nấy đều hốt hoảng bởi sự khủng khiếp trước mắt họ, bà mẹ té xỉu, ông bố kinh hoàng, tay quản lý chạy trối chết… Và đây là lần đầu Gregor bị người cha của mình xua đuổi, doạ nạt.
Từ hôm ấy, Gregor bị nhốt trong căn phòng khoá kín, ngoài cô em gái lương thiện giúp anh đưa đồ ăn thì mọi người đều tỏ ra kinh tởm trước hình thù ấy. Gregor thay đổi, trong nhà cũng thay đổi. Ba, mẹ và em gái anh không còn ăn không ngồi rồi nữa mà bắt đầu làm việc, dù trước đó cái tình trạng mà họ tỏ ra là “tôi chẳng thể làm bất cứ công việc gì cả”, thoạt nhìn thì đây là dấu hiệu tốt sau tai hoạ của gia đình họ. Em gái và mẹ của Gregor muốn giúp anh thoải mái hơn trong thú tiêu khiển, ờm, chính là tiêu khiển bằng cái trò thả mình trên trần nhà xuống và bò khắp phòng, bằng cách khuân hết đồ đạt ra ngoài. Nhưng so với trò tiêu khiển tự nghĩ ấy, Gregor lại muốn được nhìn thấy những vật dụng chứng minh mình đã từng là người hơn, nên anh đã cố ngăn cản việc làm của cô em và mẹ, kết quả lại doạ cho bà mẹ té xỉu trong lần thứ hai thấy hình hài của anh. Rồi đây cũng là lần thứ hai Gregor bị hành hung, một quả táo ném trúng thân người, và lõm xuống, nằm yên đấy hằng tháng trời rồi thối rữa đi.
Nhà Gregor chừa một phòng cho thuê, khách thuê là ba người đàn ông hay soi mói và cáu gắt. Từ lần thứ hai bị đánh, cả nhà kể cả cô em đều tỏ ra thờ ơ với anh, cho rằng quan tâm anh chỉ là một nghĩa vụ. Họ cung kính với những người khách thuê như ông hoàng trước mặt anh, đãi khách món ngon, còn của anh là bất cứ thứ gì họ tiện chân đá vào. Họ tuân lệnh mang đàn vào giải khuây cho khách, chỉ có mỗi Gregor biết thưởng thức tiếng vĩ cầm của cô em gái, còn đâu đều mang tâm trạng chán chường với nó. Gregor bị tiếng đàn thu hút trường mình ra khỏi căn phòng kín đã phủ đầy bụi bẩn, đồ đạc, rác thải, của mình để đến với căn phòng có buổi hoà nhạc tuyệt vời. Thấy mọi người không mảy may chú ý buổi biểu diễn, Gregor bỗng nảy ra ý muốn nhốt cô em và tiếng đàn lại cho riêng mình, với điều kiện cô em tự nguyện. Bởi vì thân hình quá mức gây chú ý của Gregor mà ba vị khách dễ dàng phát hiện sự có mặt của anh trong phòng, họ không kinh hoảng, mà trái lại còn thích thú, vì đó là cái cớ để họ khỏi phải trả tiền nhà.
Lần thứ ba Gregor đối mặt với mọi người cũng là lần khiến anh tuyệt vọng nhất. Cô em gái luôn chăm sóc anh không những thờ ơ mà còn muốn tống khứ anh đi, vu cho anh cái tội muốn độc chiếm căn nhà, giết hết cha mẹ, rằng anh không phải Gregor mà chỉ là con quái vật khủng khiếp, lẽ ra từ đầu họ nên tống anh ra ngoài để giữ lại phần ký ức tốt đẹp của Gregor, hơn là giữ một con quái vật trong nhà. Gregor tổn thương bởi lời nói ấy, anh vào phòng với thân thể cồng kềnh đầy những vết thương, trái táo đã phân hủy vẫn còn vướng trên lưng, vết thương đã nhiễm trùng, và sáng hôm sau anh được phát hiện chết trong căn phòng riêng bẩn thỉu của anh. Ba người khách bị đuổi đi, cả nhà sau trận thương tâm lại bắt đầu cuộc sống mới có ý nghĩa hơn.
____________
Ở đầu đề mình đã nói “Hoá thân” là tác phẩm viết về con người không còn là người khi mất đi giá trị. Giá trị của Gregor là kiếm tiền, giá trị của anh đối với chủ hay gia đình đều là cái máy kiếm tiền. Trong tác phẩm không nhắc đến chi tiết anh tự nhìn nhận giá trị của mình, mà giá trị của anh được “định giá” bởi người khác. Thế thì khi hoá thành bọ, cái giá trị ấy của anh tự nhiên cũng biến mất. Nói theo tưởng tượng cảm tính một chút thì có khi hình tượng con bọ của anh nào có phải là bọ, có thể anh vì một lý do nào đó mà mất đi sức lao động, nằm bẹp trong căn phòng, rồi thế là người khác tự nghĩ anh thành bọ, không có giá trị thì một con vật vô dụng, ghê tởm, bẩn thỉu cũng đáng để gán ghép cho anh. Nhìn theo hướng nghệ thuật, chi tiết Gregor quên cả đau đớn trườn tới căn phòng em gái biểu diễn vĩ cầm, cái ý nghĩ của Gregor ập tới: “Anh có phải là một con vật không, khi âm nhạc vẫn còn tác động đến anh mạnh mẽ dường ây?” Thế mới có chuyện để bàn, giá trị là cái gì mà họ phải gồng lên để đối diện với cuộc sống, kể cả những giây phút thư thả, họ cũng chẳng thể thẩm thấu âm nhạc, sống thua cả một con vật thì làm người có gì hay?
Phong cách của Kafka trong hầu hết các tác phẩm là tạo mê cung, hoá thần thoại, “Hoá thân” tạo ra hai cái hộp, một hộp ảo là giá trị của Gregor; một hộp thực thể là căn phòng của Gregor, nơi anh hoá thân và chết đi. Khi cái hộp ảo mất đi, cái hộp thực thể biến thành nhà tù giam cầm thể xác và tinh thần anh, gợi anh nhớ tới giá trị mà người ta gán cho mình, để rồi tự dằn vặt bản thân mà chết.
Bên cạnh các chi tiết nghệ thuật tận đẩu đâu thì cái nội dung mà đọc vào ai cũng thấy là tình cảm giữa người với người. Đầu tiên là Gregor và em gái, đoạn đầu cả hai trông thật đồng điệu, cô em nhận việc chăm sóc Gregor vào mình, Gregor tự tìm chỗ ẩn nấp tránh doạ sợ người em. Nhưng sau đó bởi cái giá trị kiếm tiền của cô được kích hoạt, mà giá trị của Gregor đã trở về số không, khoảng cách giá trị tạo nên khoảng cách giữa con người, đúng hơn là giữa người và con vật có tính người, cho nên cô em mới dần bỏ mặc và muốn tống khứ anh. Còn người bố, cái người được miêu tả trước đó chỉ làm ông già suy yếu, thì khi Gregor hoá thân, cái dây lao động của ông bỗng căng như dây đàn, kể cả đi ngủ cũng phải ngủ gật trên sô pha, bộ quần áo lao động bám miết trên người thay cho cái ngủ vô dụng treo trên giá. Nhân vật này khiến mình bỗng nhớ đến ông cố Hồng trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, giá như khi ấy bác Phụng cũng hứng lên viết cho ông ta một cái nút biến cố thì hẳn ổng cũng y đúc hình tượng cha của Gregor. Khi mà người và người không đến với nhau bằng tình cảm thì thang đo độ ân cần chính là giá trị mà bạn có, dù là ở thời điểm viết tác phẩm hay hiện tại thì điều này cũng là chân lý.
Đọc truyện này làm mình nhớ đến loài gián, cái loài mình ghét cay ghét đắng, những đoạn Gregor bị đánh và xua đuổi, rồi mấy đoạn diễn tả cảnh bị thương, đau đớn khiến mình thương loài gián kinh khủng, nhưng méo có vụ vì một tác phẩm mà mình không giết gián nữa đâu, khi đang viết bài này mình đã xịt cho một con ngửa bụng vì dám bay vào phòng doạ mình. Thương cảm là thương cảm, còn giống loài ấy là phải diệt, nhé! À, một điểm cộng nữa cho “Hoá thân” là bản dịch Đức Tài rất ok, tuy là truyện Tây nhưng người dịch diễn đạt rất tốt, khi đọc không có giác đuôi lộn lên đầu như những truyện Tây khác mình từng đọc. Tóm lại là dịch tốt, nội dung sâu sắc, tác giả thiên tài thuộc hàng kinh điển, thì nào còn cái cớ gì mà bỏ qua nó phải không?
Pam Conley
~
Ẩn danh
Một chút thông tin về tác giả
Franz là con cả sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, sau ông còn có thêm hai người em trai và ba người em gái nhưng em trai của ông đã chết yểu khi Franz lên bảy, vậy nên tất cả mọi kỳ vọng của gia đình đều dồn hết lên người con trai duy nhất trong nhà là ông.
Hầu hết khoảng thời gian một ngày cha mẹ của Franz đều dùng cho việc kinh doanh buôn bán nên không mấy khi ở nhà, điều này khiến cho tuổi thơ của ông có phần cô đơn khi chỉ được dạy dỗ bởi những người hầu.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Người tác giả truyền cảm hứng
Franz Kafka là một nhân tài mà thế giới dù ở hiện tại hay tương lai đều mãi mãi biết ơn, ông chính là người kiến tạo nên mê cung của cuộc đời và cũng là người đi tìm hạnh phúc trong thế giới rộng lớn ấy, hơn tất cả, Franz là một nhà văn vĩ đại đáng được biết đến và vinh danh.
Những tác phẩm của Franz Kafka có tầm ảnh hưởng lớn lao đến nhân loại, không chỉ dừng lại ở giới phê bình văn học và độc giả mà còn rộng ra tới nghệ thuật thị giác, âm nhạc và văn hóa đại chúng.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Một tác giả tài năng
Bằng những đóng góp lớn lao cho nền văn học thế giới, ông đã trở thành một hiện tượng văn học của thế kỷ XX và được vinh danh như một thiên tài thực thụ, mặc dù chỉ sống đến tuổi tứ tuần nhưng những gì mà Franz đã đóng góp có thể xem là một khối kho báu khổng lồ.
Ông đã để lại cho giới văn học nói riêng và thế giới nói chung một trường phái nghệ thuật đặc biệt, đến tận bây giờ vẫn chưa có nhà văn nào có thể viết theo trường phái của Franz một cách trọn vẹn nhất. Rất nhiều cuộc triển lãm và lễ hội đã được tổ chức nhằm tưởng niệm và vinh danh ông.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Phí lý nhưng lý tưởng trong tác phẩm
Trong thế giới văn chương của Franz luôn mang một sắc màu ảm đạm của những điều phi lý đến nực cười đã đẩy con người ra khỏi xã hội, để họ điên cuồng tìm kiếm vị trí của chính mình trong thế giới đang sống, một vị trí mông lung và vô định như chính cái kiếp người họ đang mang.
Với tâm hồn nhạy cảm, Franz đã nhìn thấu được sự khốn cùng của con người dưới lớp màn của hiện thực, thấy được sự lạc lõng cùng chênh vênh của họ khi đứng giữa xã hội đang dần mục đi bởi những điều phi lý, chính điều đó đã kiến tạo nên một thế giới hoàn mỹ trong văn chương của ông.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Ao ước về một hiện thực tốt hơn?
Những tác phẩm của Franz là một cái nhìn bế tắc về thực tại, về những kiếp người quẩn quanh trong lo sợ bị tha hóa khi sống dưới một thời đại mà bao mối hiểm họa đang rình rập chỉ chực chờ xóa đi vết lương tri của loài người.
Mê cung trong tác phẩm của Franz còn là những ước muốn chạm mãi không tới của nhân vật, là sự lầm than của kiếp người bị phủ mờ đôi mắt bởi quyền lực của kẻ nắm quyền, đó là cầu nối nhịp nhàng cho những yếu tố hư ảo và thực tại, bản thể và tha nhân, ý thức và vô thức.
Pam Conley
~
Ẩn danh
Các sáng tác của Kafka không phải là thứ văn sinh ra để đọc vội, đọc chớp nhoáng
Để hiểu hơn về tác phẩm của nhà văn KafKa, trước tiên tôi muốn giới thiệu qua về chủ nghĩa hiện sinh và dòng văn học phi lý.
Sơ lược về chủ nghĩa hiện sinh: Sở dĩ có tên gọi chủ nghĩa hiện sinh là vì chủ nghĩa này nhấn mạnh rằng đời sống nhân loại chỉ có thể hiểu được thông qua sự hiện sinh của cá nhân, tức là thông qua kinh nghiệm riêng biệt của anh ta về cuộc đời. Người ta sống, chứ không phải tồn tại, trong mỗi phút giây, và kinh nghiệm về cuộc sống của mỗi người luôn có tính chất độc đáo, khác biệt hoàn toàn với kinh nghiệm của mọi người, và chỉ có thể được hiểu đúng thông qua sự dấn thân của anh ta vào cuộc sống. [1]
Sơ lược về văn học phi lý: Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ “loại hình văn học phi lý có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lý tính, trái với năng lực nhận thức của con người” .... “khi nói đến văn học phi lý thì chúng ta phải hiểu rằng đó là văn học con đẻ của thế kỷ XX, hay nói đúng hơn là kết quả của cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỷ XX” [2]
Có muôn vàn cánh cửa để bắt đầu tiếp cận tác phẩm của nhà văn Franz Kafka, tác phẩm của ông giống như một mê cung khiến người đọc lỡ bước chân vào sẽ bị dẫn đi muôn vàn lối đi với muôn vàn ngã rẽ. Trong phạm vi bài review ngắn này, tôi chỉ xin đánh giá theo ý kiến cá nhân của mình về chương một trong tác phẩm Hóa Thân của ông.
Câu chuyện của hóa thân bắt đầu bằng một sự tỉnh giấc: “Một sáng tỉnh giấc sau những cơn mơ xáo động, Greor Samsa, nằm trên giường, nhận thấy mình đã biến thành một con côn trùng khổng lồ”. Trước sự "tỉnh giấc” này Greor là một người thế nào? Chẳng ai biết. Anh ta gầy hay béo, cao hay thấp, hình dáng trông ra sao? Chẳng ai biết luôn. Ngay từ đầu, quá khứ, con người, cuộc sống của Greor đã mơ hồ, sự tồn tại của anh cũng thật mơ hồ, ví thử đổi cái nghề nghiệp “nhân viên chào hàng” mà tác giả đã gán cho anh ta bằng bất kỳ cái nghề nghiệp nào khác thì cốt truyện cũng chẳng khác gì. Greor cứ như đã mơ một giấc mơ thật dài, mông lung cho đến tận thời điểm câu chuyện bắt đầu, và anh mới “tỉnh giấc”.
Sau khi Greor “tỉnh giấc” mọi thứ mới rõ ràng làm sao, anh bị biến thành một con côn trùng khổng lồ (loại côn trùng gì thì chính anh cũng chẳng biết, thật mơ hồ), điều kỳ lạ ở đây là anh ta chẳng ngạc nhiên, chẳng hoảng sợ lắm trước biến đổi kinh khủng của bản thân mình. Việc Greor bị biến thành bọ thật phi lý, hết sức phi lý, ấy vậy mà anh mặc nhiên chấp nhận điều phi lý đó, chấp nhận phi lý mà không cần biết lý do, phi lý đã mặc nhiên tồn tại. Suy nghĩ đầu tiên của Greor trong lốt bọ là “Lạy Chúa! Mình chọn chi cái nghề quá đỗi nhọc nhằn này...”. Anh nghĩ ngay tới cái công việc mưu sinh, cái trách nhiệm với đời sống, chứ chưa hề bận tâm đến tình cảnh của bản thân. Thế kỷ XX, thế kỷ của các cuộc cách mạng công nghiệp, công nghệ, con người bị cuốn vào những guồng quay chóng mặt, có biết bao người như Greor đây? Có biết bao người đang nhắm mắt lao vào cái guồng quay chóng mặt ấy đây, cái vòng quay mà Camus gọi là “vòng lặp phi lý”.
Greor bị biến thành bọ, nhưng anh vẫn có suy nghĩ của con người, vẫn hiểu những điều mọi người nói chuyện, và trong hình hài quái đản này anh vẫn muốn đi làm, bởi vì từ trước đến giờ anh là lao động chính và duy nhất trong nhà, anh nghĩ rằng nếu anh dừng lại thì gia đình anh sẽ không biết xoay sở ra sao? Đỉnh điểm nỗ lực của Greor là khi anh cố mở cửa phòng bằng mồm, “từ trong mồm anh đã ứa ra một chất lỏng màu nâu, trào giàn giụa trên chiếc chìa khóa rồi nhỏ tong tong xuống sàn”. Vậy mà người ta đã “ghi nhận” cố gắng của anh thế này đây: Người mẹ anh vô vàn kính yêu rú lên “Cứu tôi với, lạy Chúa!”; Lão quản lý thì “nhảy ào xuống mấy bậc thang liền và biến mất”; Người bố yêu quý của anh “nện chân xuống sàn ầm ĩ” và rít lên “xéo đi! Xéo đi” như một kẻ man rợ. Greor thực sự bàng hoàng, lúc này anh mới shock thực sự, lúc này anh mới ý thức được vẻ khác biệt, quái đản của mình.
Trước khi mọi người nhìn thấy mình, dù đã hóa thành bọ, Greor vẫn thấy bình thường, anh còn cố gắng làm quen và điểu khiển cơ thể mới lạ của mình, anh không hề thấy mình quái đản, tâm trí anh vẫn là của con người bình thường, và anh cũng thấy mình bình thường. Ấy vậy mà khi thấy phản ứng của những người xung quanh, anh đã bị thay đổi hoàn toàn, bản thân anh cũng tự thấy mình quái đản. Vẫn con bọ đó, trước khi bước qua cánh cửa phòng và sau khi bước qua cánh của phòng, trong một sát na đã thay đổi hoàn toàn. Tôi tự hỏi: Điều gì định nghĩa nên một con người? Là bản thân anh ta tự nhận thức và thấu tỏ bản thân hay anh ta chính là hình bóng của các khuôn mẫu mà cộng đồng và xã hội áp đặt lên anh ta?
Greor quay lại phòng, với vết thương đầm đìa máu trên lưng, với cánh của phòng đóng sầm lại, tối om, lạc lõng, anh chui xuống gầm ghế sofa, nằm im, cô đơn, anh dần hành xử như một con bọ thực sự (dù trí tuệ của anh vẫn là của con người). Anh đã hành xử đúng như những gì mọi người đã nhìn nhận về anh. Greor nhận ra từ trước đến giờ anh chẳng hiểu về những người thân của mình, anh chỉ là cái bóng giữa gia đình, là cái máy kiếm tiền để những người kia yên tâm hưởng thụ. Tâm hồn nhạy cảm với trách nhiệm, tình thương của Greor bị tổn thương. Thế nhưng anh vẫn không nguôi tình yêu thương gia đình. Anh cô đơn giữa xã hội, cô đơn giữa đồng nghiệp và cô đơn ngay chính giữa gia đình thân yêu của mình. Đây cũng là thực trạng về cuộc khủng hoảng tâm lý của con người trong bối cảnh bất an, lo âu của đầu thế kỷ XX
Pam Conley
~
Ẩn danh
Kafka làm tôi run rẩy sợ hãi.
Có thể nói Kafka chính là người đã lồng ghép nửa mơ nửa thực ấy trong tác phẩm Hóa thân của mình. Gregor Samsa chỉ là một anh chàng nhân viên tầm thường đến không thể tầm thường hơn, và một ngày đầy mệt mỏi, sau khi anh tỉnh lại, thì anh đã bị vướng vào một ác mộng - anh bị hóa thành một loài động vật với thân mình bè ra, và bốn cái chân cũn cỡn. Đó là con gián, và nói một cách chính xác, anh thành một con-gián-có-mặt-người. Cuộc đời thật tàn nhẫn với Gregor, anh chẳng thế làm một con người bình thường, cũng chẳng thể làm một con gián bình thường, tiếp tục cuộc đời đơn điệu của mình, mà anh phải sống tiếp, sống một cách mệt mỏi, vì những lo nghĩ cho gia đình, vì những gánh nặng gia đình vốn đè trên vai mình đã quen, khi bỏ xuống lại trái lo phải nghĩ tới nó.
Đề tài của Hóa thân không phải thật mới lạ trong thời hiện đại bây giờ: hóa thành loài vật. Cùng là việc hóa thành các loài động vật khác, tôi có đọc Animorphs - người hóa thú, và từng thích nó. Mặc dù mỗi cuốn có một đề tài riêng - cuộc phiêu lưu của đám thiếu niên trong cuộc hành trình chống lại người ngoài hành tinh, và cuộc sống của anh chàng nhân viên tầm thường - nhưng nếu phải nói tôi thích cuốn nào hơn, thì có lẽ đó là Hóa thân. Ở Animorphs hay Hóa thân, thì sự biến hóa diễn ra ở cả tâm sinh lý, nhưng Animorphs chỉ là những bản năng, còn Hóa thân là những nội tâm vặn vẹo theo hình hài...
Một cơn ác mộng theo nghĩa bóng nhưng lại ẩn chứa những điều chân thực và "rất đời". Kafka thật khéo léo khi khắc họa chân dung cuộc đời của cả một gia đình một cách chân thực, xúc động nhưng cũng đáng sợ đến vậy. Hóa thân làm tôi ghê sợ loài người bởi một người cha, người mẹ, người em gái, nhưng còn ghê sợ hơn bởi chính Gregor. Mang hình hài ác quỷ, và cái tâm cũng dần thay đổi, yêu gia đình, nhưng rồi trong tình yêu ấy cũng mang một sự ích kỷ đến đáng thương riêng. Cái ích kỷ của Gregor là ích kỷ đối với người thân, nhưng yêu thương chính mình, và tôi thích điều ấy ở anh.
Cuốn Hóa thân thật sự rất mỏng, nhưng nó làm tôi phải mất kha khá thời gian đọc, và đọc lại vài lần vài đoạn. Không phải do Hóa thân dở, mà do tôi sợ hãi, sợ hãi trước những con người trần trụi, xã hội trần trụi với những bộ mặt thật xấu xí. Nếu họ không đối xử vậy với Gregor, nếu Gregor không "hóa thân", nếu....
Pam Conley
~
Ẩn danh
Đọc vào cuối tuần để thứ hai có động lưc đi làm
Trước đó anh là trụ cột nuôi sống gia đình gồm một người cha thất bại trong kinh doanh, người mẹ đau ốm và đứa em khờ khạo chỉ biết ăn sung mặc sướng và chơi violin.
Khi anh nhận thức bản thân cách nào đó đã trở thành một chú bọ, anh chỉ lặp đi lặp lại suy nghĩ làm sao cho kịp chuyến tàu 7h rồi 8h, làm sao để giải thích với ông chủ, anh chấp nhận hóa thân mới của mình nhưng anh vẫn muốn lao động để bảo bọc gia đình của mình. Gia đình và ông chủ anh thì ngược lại, họ hết sức kinh hãi, ông chủ anh tắt tiếng, bỏ chạy, anh chính thức mất việc. Gregor từ trụ cột gia đình trở thành người cần cưu mang, bao bọc, giờ đây anh đích thực là một kẻ phụ thuộc, ""ăn bám"" gia đình.
Chúng ta có thể cảm nhận được Gregor là một người đàn ông hết sức yêu thương cha mẹ, em gái mình. Nhưng với hình hài quái dị này, gia đình anh liệu có chấp nhận anh? Có cưu mang, thương yêu anh như anh đã chăm lo, bảo bọc họ bao tháng ngày qua? Kết thúc truyện bản thân tôi cảm thận như là một sự giải thoát, là cánh cửa duy nhất dẫn Gregor và cả gia đình anh đến với bình yên.
Tác phẩm chỉ trên 100 trang nhưng chứa đựng tấn bi kịch hãi hùng, nỗi đau đớn khủng khiếp của một số phận con người, cần đọc nhiều lần để nhắc nhở bản thân trân quý cuộc sống và thân thể, sự tự do, khả năng và quyền lao động - tạo ra giá trị của bản thân mình.
Pam Conley
~
Ẩn danh
một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất mang đậm chất văn tinh túy và dị biệt của Franz Kafka.
Là một tiểu thuyết hư cấu khá ngắn( chỉ khoảng hơn 100 trang bản tiếng việt), Hóa thân là một cuốn sách mà bạn có thể đọc trong chỉ một ngày, xong những ấn tượng về cuốn sách này sẽ còn hằn in mãi trong tâm trí người đọc.
Truyện kể về một anh chàng có tên Gregor thức giấc vào một buổi sáng sớm như thường lệ nhưng đột nhiên nhận ra bản thân mình đã trở thành một con côn trùng. Điều đáng nói là mọi việc xảy ra rất điềm nhiên, Gregor không hề tỏ ra hoảng sợ hay mất bình tĩnh , trong suy nghĩ anh vẫn luôn là hình ảnh của công việc vất vả thường ngày nay đây mai đó để chăm lo cho gia đình , anh lo lắng nếu đến muộn sẽ bị trừ lương hay bị chủ mắng.
Qua từng trang giấy tác giả phác họa hình ảnh của Gregor trong hình hài côn trùng một cách rất dị biệt, vẫn đầy tính con người trong đó. Gregor dường như vẫn giữ một bộ não tỉnh táo của loài người, nhưng với thân thể và giọng nói của một con côn trùng. Anh đau đớn biết nhường nào nhưng chẳng thể nói ra suy nghĩ của mình. Anh quen dần với những thức ăn hàng ngày mà hàng ngày bỏ đi , những thức ăn ôi thiu mốc thối. Anh vẫn cố che chở cho em gái, vẫn nghĩ về giấc mơ trở thành một nhạc sĩ của cô em, vẫn nấp dười chiếc trường kỉ mỗi khi em gái cho ăn để tránh làm cho em mình hoảng sợ. Tất cả đều thay đổi, từ một người trụ cột trong gia đình, nay anh trở thành một kẻ ăn bám, một kẻ khiến chính người nhà phải khiếp sợ. Mọi thứ diễn ra như hiệu ứng domino, Gregor bị cha rồi mẹ rồi cuối cùng là chính em gái mình hắt hủi bỏ bê, bị chính cha ruột quăng một quả táo găm thằng vào lưng-còn nỗi đau nào hơn. Cái chết đến với anh một cách tưởng chừng như thanh thản nhưng thực ra chỉ là sự giải thoát khỏi những nỗi đau mà anh phải chịu đựng.
Tác phẩm mang đến cho người đọc một cái nhìn khác biệt về số phận con người. Nhìn Gregor không giống như một con côn trùng mà chỉ như một con người đang khỏe mạnh bỗng chốc trở nên vô dụng. Con người là vậy, khi có ích thì được mọi người quý mến , khi tàn phế thì chỉ như một bãi rác không ai thèm chứa chấp ngay cả chính gia đình mình!
Pam Conley
~
Ẩn danh
Rốt cuộc ai mới là kẻ đã hóa thân?
Hừm, Kafka. Thực ra ban đầu mình muốn bắt đầu với Franz Kafka bằng cuốn này, vì có vẻ như đây là truyện dễ đọc nhất của Kafka, cũng là truyện được nhiều người biết tới nhất. Nhưng cũng do đẩy đưa, nên truyện ngắn đầu tiên mình đọc của Kafka lại là Nghệ sĩ trò nhịn đói, viết không lâu trước lúc Kakfa mất. Rồi sau đó lại bưng luôn quyển tuyển tập Kafka, bản tiếng Anh trong bộ Everyman's Library (đẹp khỏi nói rồi) rồi với cuốn Vụ Án nữa. Tóm lại Hóa Thân là một trong những truyện cuối cùng mình đọc của Kafka. Và đúng như người ta nói thì truyện này là truyện dễ đọc nhất của ông, mình cũng thấy vậy.
Cốt truyện thì mình nghĩ ai cũng biết rồi Gregor Samsa một hôm ngủ dậy thấy mình bị hóa thành một con bọ xấu xí, rồi chuyện gì xảy đến với anh thì đọc đi rồi biết tại vì cuốn này ngắn lắm, nói ra là hết chuyện để đọc luôn á. Mà cũng hay thật, mình thấy sao nhã xuất bản Nhã Nam hay xuất bản những cuốn mỏng dánh như vầy hay thật ấy. Vì lúc mình đọc trong bộ tuyển tập Kafka (bạn nào có điều kiện tìm thử bản của Everyman's Library đọc sẽ thấy) mình thấy truyện nó ngắn lắm. Vậy mà bản tiếng Việt, không biết chỉnh font chữ, căn lề, bla bla làm sao mà thành được một cuốn sách hơn 100, mà cầm lên vẫn không cảm giác quá mỏng.
Tiêu đề Hóa thân gợi cho người đọc nhiều cách hiểu. Theo mình, trong cuốn này không chỉ có Gregor hóa thân thành con bọ, mà còn nhiều lần hóa thân khác nữa mà khi đọc nếu cố chú ý sẽ thấy được. Mình không nghĩ đây là tác phẩm hay nhất của KAfka, chắc chắn là không, nhưng nếu ai muốn thử đọc Kafka thì nên bắt đầu với Hóa Thân.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review sách hay nên đọc một lần trong đời
Vụ án – Kafka
Một ngày đẹp giời như bao ngày khác, Josef K. bị kết tội, một cái tội mà đến anh còn không có nhận thức. Cũng như, một ngày đẹp trời như bao ngày, Gregor Samsa bị biến thành con bọ. Đấy, Kafka như thế đấy, vừa vào ông đã đập ngay vào mặt ta một cái thật đau cho tỉnh (mà tỉnh thật) sau đó là phi lý (hay sự huyến hoặc?), cứ nối tiếp nhau đến, và chả có dự báo hay dấu hiệu nào. Đến cuối chuyện, K. chết.
Vụ án là tên cuốn sách, nhưng cả cuốn sách không đề cập đến một vụ án nào cụ thể, mà ta đang hành trình một cách mơ hồ và bi đát. Phải chăng, vụ án của K. chính là cái mà người đời kết tội cho sự tồn tại của anh, cho con người? Tôi không biết được.
K. tự do đi lại và chỉ đến hỏi cung vào mỗi chủ nhật (hoặc khi nào người ta thích)!?! Anh làm việc như một người bình thường, như chúng ta, và anh bị kìm kẹp và mất tự do, cũng như chúng ta. Vâng, đó chỉ là một trong hàng loạt cái phi lý Kafka đề cập đến, và ông, với tài năng của mình, đã khảo sát bản chất sự vật một cách tuyệt vời.
Đoạn tôi thích nhất có lẽ là đoạn đối thoại giữa K. và tên hoạ sĩ Titorelli, một người vẽ tranh cho toà án!?! Và đối thoại giữa K. và vị linh mục, tại một nhà thờ!?! (Dụng ý cả đấy). Và đó tôi cũng nghĩ là hai đoạn làm sáng tỏ cuốn sách nhất, trong một mê cung tôi đen như này.
Tôi sẽ nhường việc phân tích cho mọi người ở phần comment, bởi cá nhân tôi không dám/ không đủ để nói về cuốn sách này. Và tôi cũng không phải là người giỏi việc móc nối các ý tưởng của tác giả vào bối cảnh lịch sự, thực sự tôi cũng không đủ cao thượng để cảm thông cho những người ở những thời đại xa lắc xa lơ, ở một nền nhận thức cũng xa lắc xa lơ. Mà đơn giản chỉ là viết theo cái ảnh hưởng mà cuốn sách tác động lên mình và xã hội hiện nay thôi.
Tản mạn về một số ý tưởng và không trật tự:
Không có một sự tha bổng hoàn toàn, chỉ quan toà lớn trên kia mới có quyền. Có hay không quan toà lớn?! Tôi cho là không.
“Cửa sổ kia chỉ là miếng kính lắp vào thôi, nó không mở được.” Như con người huyễn hoặc về sự tự do của họ vậy, một cái cửa sổ không thể mở. Không khí lọt qua các khe hở, mọi khe hở, và thế là đủ.
Sự tồn tại của con người đã là sự trói buộc. Và cái chết của K. là sự giải thoát duy nhất. Duy chỉ bản thân sự tồn tại đã là mất tự do.
K. gặp những ai, hai tên lính gác tép riu, và một tên quan dự thẩm, chỉ vậy, và cái Pháp Luật, hay vị quan toà tối cao đó, anh không hề biết. Cũng như, sự tồn tại của hai từ Pháp Luật đã là đè nén lên sự tồn tại của con người.
K. gặp luật pháp, đi đến đâu cũng là luật pháp, toà án ở ngay trên đầu, ngay trên tầng áp, trong mỗi toà nhà, một thứ mà K. không hề để ý đến, cũng như luật pháp chỉ tồn tại là một cái gì đó siêu hình trong nhận thức của một người hoàn toàn không dính gì đến nó. Nhưng nó lại hiện hữu một cách đáng sợ trong một vụ án, ta khiếp hãi và nhận ra, luật pháp treo trên đầu mỗi người, và những ông thầy cãi, những con người như bao con người, nắm giữ quyền sinh quyền sát, nhưng cũng chính là bị cáo. Luật pháp kìm giữ con người, đó là luật pháp, và luật pháp thả dây thòng lọng, và vâng, một người thành một bị cáo. Ai cũng là bị cáo, từ khi sinh ra.
“Nó kỳ quặc ở chỗ Leni thấy hầu hết các bị cáo đều đẹp trai … Tuy nhiên những kẻ giàu kinh nghiệm trong chuyện này có khả năng nhận ra từng bị cáo trong một đám rất đông người. Vì đâu? Hẳn cậu sẽ hỏi. Câu trả lời của tôi không làm cậu hài lòng đâu: Vì các bị cáo chính là người đẹp trai nhất.” Tôi nghĩ rằng, không phải bị cáo là người đẹp trai, mà vì đẹp trai nên họ mới là bị cáo.
Vụ án – Kafka
Một ngày đẹp giời như bao ngày khác, Josef K. bị kết tội, một cái tội mà đến anh còn không có nhận thức. Cũng như, một ngày đẹp trời như bao ngày, Gregor Samsa bị biến thành con bọ. Đấy, Kafka như thế đấy, vừa vào ông đã đập ngay vào mặt ta một cái thật đau cho tỉnh (mà tỉnh thật) sau đó là phi lý (hay sự huyến hoặc?), cứ nối tiếp nhau đến, và chả có dự báo hay dấu hiệu nào. Đến cuối chuyện, K. chết.
Vụ án là tên cuốn sách, nhưng cả cuốn sách không đề cập đến một vụ án nào cụ thể, mà ta đang hành trình một cách mơ hồ và bi đát. Phải chăng, vụ án của K. chính là cái mà người đời kết tội cho sự tồn tại của anh, cho con người? Tôi không biết được.
K. tự do đi lại và chỉ đến hỏi cung vào mỗi chủ nhật (hoặc khi nào người ta thích)!?! Anh làm việc như một người bình thường, như chúng ta, và anh bị kìm kẹp và mất tự do, cũng như chúng ta. Vâng, đó chỉ là một trong hàng loạt cái phi lý Kafka đề cập đến, và ông, với tài năng của mình, đã khảo sát bản chất sự vật một cách tuyệt vời.
Đoạn tôi thích nhất có lẽ là đoạn đối thoại giữa K. và tên hoạ sĩ Titorelli, một người vẽ tranh cho toà án!?! Và đối thoại giữa K. và vị linh mục, tại một nhà thờ!?! (Dụng ý cả đấy). Và đó tôi cũng nghĩ là hai đoạn làm sáng tỏ cuốn sách nhất, trong một mê cung tôi đen như này.
Tôi sẽ nhường việc phân tích cho mọi người ở phần comment, bởi cá nhân tôi không dám/ không đủ để nói về cuốn sách này. Và tôi cũng không phải là người giỏi việc móc nối các ý tưởng của tác giả vào bối cảnh lịch sự, thực sự tôi cũng không đủ cao thượng để cảm thông cho những người ở những thời đại xa lắc xa lơ, ở một nền nhận thức cũng xa lắc xa lơ. Mà đơn giản chỉ là viết theo cái ảnh hưởng mà cuốn sách tác động lên mình và xã hội hiện nay thôi.
Tản mạn về một số ý tưởng và không trật tự:
Không có một sự tha bổng hoàn toàn, chỉ quan toà lớn trên kia mới có quyền. Có hay không quan toà lớn?! Tôi cho là không.
“Cửa sổ kia chỉ là miếng kính lắp vào thôi, nó không mở được.” Như con người huyễn hoặc về sự tự do của họ vậy, một cái cửa sổ không thể mở. Không khí lọt qua các khe hở, mọi khe hở, và thế là đủ.
Sự tồn tại của con người đã là sự trói buộc. Và cái chết của K. là sự giải thoát duy nhất. Duy chỉ bản thân sự tồn tại đã là mất tự do.
K. gặp những ai, hai tên lính gác tép riu, và một tên quan dự thẩm, chỉ vậy, và cái Pháp Luật, hay vị quan toà tối cao đó, anh không hề biết. Cũng như, sự tồn tại của hai từ Pháp Luật đã là đè nén lên sự tồn tại của con người.
K. gặp luật pháp, đi đến đâu cũng là luật pháp, toà án ở ngay trên đầu, ngay trên tầng áp, trong mỗi toà nhà, một thứ mà K. không hề để ý đến, cũng như luật pháp chỉ tồn tại là một cái gì đó siêu hình trong nhận thức của một người hoàn toàn không dính gì đến nó. Nhưng nó lại hiện hữu một cách đáng sợ trong một vụ án, ta khiếp hãi và nhận ra, luật pháp treo trên đầu mỗi người, và những ông thầy cãi, những con người như bao con người, nắm giữ quyền sinh quyền sát, nhưng cũng chính là bị cáo. Luật pháp kìm giữ con người, đó là luật pháp, và luật pháp thả dây thòng lọng, và vâng, một người thành một bị cáo. Ai cũng là bị cáo, từ khi sinh ra.
“Nó kỳ quặc ở chỗ Leni thấy hầu hết các bị cáo đều đẹp trai … Tuy nhiên những kẻ giàu kinh nghiệm trong chuyện này có khả năng nhận ra từng bị cáo trong một đám rất đông người. Vì đâu? Hẳn cậu sẽ hỏi. Câu trả lời của tôi không làm cậu hài lòng đâu: Vì các bị cáo chính là người đẹp trai nhất.” Tôi nghĩ rằng, không phải bị cáo là người đẹp trai, mà vì đẹp trai nên họ mới là bị cáo.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
(Review sách) Hoá thân – Franz Kafka
phucnt - spiderum
Anh phải biến mất, ý nghĩ đó nung nấu trong anh còn mãnh liệt hơn cả em gái mình – nếu như anh có khả năng thực hiện được.
– Tên tác phẩm: Hoá Thân (Die Verwandlung – 1915)
– Tác giả: Franz Kafka
– Dịch giả: Đức Tài
Kafka – thần tượng của thần tượng – hay vô số mỹ từ khác mà chỉ cần google 1 chút về ông là có thể thấy. Tôi thì không am hiểu lịch sử văn chương tới vậy, nên chỉ biết Kafka thông qua tác phẩm “Kafka Bên Bờ Biển” của Haruki Murakami. Khi đọc cuốn đó, biết được Kafka là tên của một nhà văn có thật, được Murakami ưu ái sử dụng làm tên cho cả cuốn sách, nên cũng có chút tò mò. Mãi gần đây mới có dịp mua được sách của ông. Bắt đầu bằng “Hoá Thân”, một câu chuyện với chỉ hơn 100 trang, nhưng được ca ngợi hết lời.
2. Về tác phẩm
Truyện kể về chàng trai Gregor Samsa, là trụ cột về tài chính trong gia đình có bố, mẹ và em gái, rồi một ngày cậu mất đi khả năng lao động, từ đó những biến chuyển trong tâm lý và hành động của các thành viên trong gia đình bắt đầu.
Đầu tiên là về bối cảnh. Câu chuyện chỉ diễn ra trong căn nhà của gia đình nhân vật chính, nên các yếu tố như văn hoá, địa lý hay lịch sử đều không xuất hiện. Toàn bộ tác phẩm chỉ tập trung vào quan hệ giữa người với người, và cũng do gạt bỏ hoàn toàn các yếu tố ngoại cảnh đó, nên câu chuyện này vẫn đúng cho tới tận ngày hôm nay.
Tiếp theo là dàn nhân vật. Bối cảnh là trong một căn nhà, nên dàn nhân vật cũng không thể cơ bản hơn: gồm bố, mẹ, em gái và nam chính. Nên mối quan hệ giữa người và người được nhắc tới ở trên cụ thể là mối quan hệ trong gia đình, nơi hôm nay là mái ấm, ngày mai rất có thể trở thành địa ngục mà ai cũng muốn thoát ra. Ngoài ra còn 1 vài nhân vật phụ nữa, họ đại diện cho các mối quan hệ khác như chủ-tớ, khách-chủ, góp phần tạo tình tiết cho những chuyển biến của gia đình Samsa.
Cái nữa là về yếu tố kỳ ảo (chà, nhớ Murakami ghê). Kafka đã để nam chính bị mất khả năng lao động bằng cách… biến cậu thành một con bọ khổng lồ. Đây cũng chính là cách mà tác giả hình tượng hoá tiêu đề “Hoá thân” của tác phẩm. Chẳng giải thích, chỉ đơn giản là kể ra, coi nó là hiển nhiên và để độc giả tự chấp nhận, giờ thì tôi biết Murakami học từ ai rồi.
Cuối cùng là thông điệp của tác phẩm. Trách nhiệm, đó là điều đầu tiên dễ dàng nhận ra, khi câu chuyện đề cập tới việc mất khả năng lao động. Khi cả một gia đình bị phụ thuộc kinh tế vào 1 người, thì từ những việc cơ bản nhất như cái ăn, chỗ ngủ, nếp sinh hoạt hay to lớn hơn nữa là giấc mơ của bản thân, đều sẽ lật nhào khi lao động chính đó không thể đi làm được nữa. Và nó là tiền đề để những vấn đề và thông điệp khác về bản tính con người xuất hiện. Nhiều lắm, tất cả đều đầy sức nặng, và tuyệt nhất là mọi thứ được gói ghém chỉ trong hơn 100 trang sách.
Tóm lại, Hoá Thân là một tác phẩm chuẩn mực (thể hiện qua 3 chương tương ứng với cấu trúc 3 hồi truyền thống), ngắn gọn, kết hợp với yếu tố kỳ ảo để truyền tải các thông điệp liên quan tới bản chất con người khi đối mặt với biến cố. Truyện kinh điển tới mức được đưa vào nhiều chương trình giảng dạy và được phân tích “nát” ra rồi, nhưng vì nó ngắn và dễ đọc, nên hãy thử nếu có cơ hội nhé!
3. Tản mạn
Ai đã hoá thân?
Tất nhiên là nhân vật chính đã hoá thân rồi, biến hẳn thành một con bọ cơ mà. Ấy thế mà người ta lại dễ quan tâm tới màn hoá thân của 3 thành viên còn lại trong gia đình Samsa hơn.
Gia đình đấy, máu mủ đấy, nhưng để tồn tại trong thực tế đầy khắc nghiệt này, thì ngay cả gia đình hay máu mủ cũng đều có thể quay lưng lại với ta, khi ta không còn là những gì mà họ kỳ vọng hay tin tưởng được nữa, thậm chí, ta cần bị loại bỏ để khỏi làm vướng chân họ.
Một người cha tưởng như đã có thể phó mặc hoàn toàn việc nuôi sống gia đình cho con trai, nay phải quay trở lại làm việc trong nỗi ấm ức và khinh thường. Một người mẹ tưởng như có thể thương yêu con đẻ của mình trong mọi hoàn cảnh, nhưng cuối cùng cũng không đối mặt được với thực tại để làm tròn bản năng làm mẹ của mình. Một cô em gái có giấc mơ và tương lại bị phụ thuộc vào sự chu cấp của người anh, có cố gắng chăm sóc khi Gregor rơi vào nghịch cảnh, nhưng hoá ra chỉ để níu kéo hi vọng nhỏ nhoi cho giấc mơ của mình, rồi cuối cùng cô là người đầu tiên nói ra rằng phải tống khứ anh trai mình ra khỏi nhà.
3 người thân với 3 mức độ yêu ghét khác nhau, nhưng đều bị cái hiện thực nghiệt ngã ép phải hoá thân, phải sống với bản chất thật. Và rồi sự ra đi của Gregor như một sự giải thoát với họ, và trớ trêu thay, sau đó, có vẻ như cuộc sống của họ đã dễ thở và nhiều hi vọng hơn.
Vậy đó, thật khó (và vô nghĩa) khi phân định ai đúng ai sai, ai cũng có lý do và động cơ của sống theo cách của riêng mình. Liệu có một nơi hay một ai có thể vô tư chấp nhận và yêu thương một người, dù người đó bỗng nhiên không còn như ta kì vọng??
Phúc
phucnt - spiderum
Anh phải biến mất, ý nghĩ đó nung nấu trong anh còn mãnh liệt hơn cả em gái mình – nếu như anh có khả năng thực hiện được.
– Tên tác phẩm: Hoá Thân (Die Verwandlung – 1915)
– Tác giả: Franz Kafka
– Dịch giả: Đức Tài
Kafka – thần tượng của thần tượng – hay vô số mỹ từ khác mà chỉ cần google 1 chút về ông là có thể thấy. Tôi thì không am hiểu lịch sử văn chương tới vậy, nên chỉ biết Kafka thông qua tác phẩm “Kafka Bên Bờ Biển” của Haruki Murakami. Khi đọc cuốn đó, biết được Kafka là tên của một nhà văn có thật, được Murakami ưu ái sử dụng làm tên cho cả cuốn sách, nên cũng có chút tò mò. Mãi gần đây mới có dịp mua được sách của ông. Bắt đầu bằng “Hoá Thân”, một câu chuyện với chỉ hơn 100 trang, nhưng được ca ngợi hết lời.
2. Về tác phẩm
Truyện kể về chàng trai Gregor Samsa, là trụ cột về tài chính trong gia đình có bố, mẹ và em gái, rồi một ngày cậu mất đi khả năng lao động, từ đó những biến chuyển trong tâm lý và hành động của các thành viên trong gia đình bắt đầu.
Đầu tiên là về bối cảnh. Câu chuyện chỉ diễn ra trong căn nhà của gia đình nhân vật chính, nên các yếu tố như văn hoá, địa lý hay lịch sử đều không xuất hiện. Toàn bộ tác phẩm chỉ tập trung vào quan hệ giữa người với người, và cũng do gạt bỏ hoàn toàn các yếu tố ngoại cảnh đó, nên câu chuyện này vẫn đúng cho tới tận ngày hôm nay.
Tiếp theo là dàn nhân vật. Bối cảnh là trong một căn nhà, nên dàn nhân vật cũng không thể cơ bản hơn: gồm bố, mẹ, em gái và nam chính. Nên mối quan hệ giữa người và người được nhắc tới ở trên cụ thể là mối quan hệ trong gia đình, nơi hôm nay là mái ấm, ngày mai rất có thể trở thành địa ngục mà ai cũng muốn thoát ra. Ngoài ra còn 1 vài nhân vật phụ nữa, họ đại diện cho các mối quan hệ khác như chủ-tớ, khách-chủ, góp phần tạo tình tiết cho những chuyển biến của gia đình Samsa.
Cái nữa là về yếu tố kỳ ảo (chà, nhớ Murakami ghê). Kafka đã để nam chính bị mất khả năng lao động bằng cách… biến cậu thành một con bọ khổng lồ. Đây cũng chính là cách mà tác giả hình tượng hoá tiêu đề “Hoá thân” của tác phẩm. Chẳng giải thích, chỉ đơn giản là kể ra, coi nó là hiển nhiên và để độc giả tự chấp nhận, giờ thì tôi biết Murakami học từ ai rồi.
Cuối cùng là thông điệp của tác phẩm. Trách nhiệm, đó là điều đầu tiên dễ dàng nhận ra, khi câu chuyện đề cập tới việc mất khả năng lao động. Khi cả một gia đình bị phụ thuộc kinh tế vào 1 người, thì từ những việc cơ bản nhất như cái ăn, chỗ ngủ, nếp sinh hoạt hay to lớn hơn nữa là giấc mơ của bản thân, đều sẽ lật nhào khi lao động chính đó không thể đi làm được nữa. Và nó là tiền đề để những vấn đề và thông điệp khác về bản tính con người xuất hiện. Nhiều lắm, tất cả đều đầy sức nặng, và tuyệt nhất là mọi thứ được gói ghém chỉ trong hơn 100 trang sách.
Tóm lại, Hoá Thân là một tác phẩm chuẩn mực (thể hiện qua 3 chương tương ứng với cấu trúc 3 hồi truyền thống), ngắn gọn, kết hợp với yếu tố kỳ ảo để truyền tải các thông điệp liên quan tới bản chất con người khi đối mặt với biến cố. Truyện kinh điển tới mức được đưa vào nhiều chương trình giảng dạy và được phân tích “nát” ra rồi, nhưng vì nó ngắn và dễ đọc, nên hãy thử nếu có cơ hội nhé!
3. Tản mạn
Ai đã hoá thân?
Tất nhiên là nhân vật chính đã hoá thân rồi, biến hẳn thành một con bọ cơ mà. Ấy thế mà người ta lại dễ quan tâm tới màn hoá thân của 3 thành viên còn lại trong gia đình Samsa hơn.
Gia đình đấy, máu mủ đấy, nhưng để tồn tại trong thực tế đầy khắc nghiệt này, thì ngay cả gia đình hay máu mủ cũng đều có thể quay lưng lại với ta, khi ta không còn là những gì mà họ kỳ vọng hay tin tưởng được nữa, thậm chí, ta cần bị loại bỏ để khỏi làm vướng chân họ.
Một người cha tưởng như đã có thể phó mặc hoàn toàn việc nuôi sống gia đình cho con trai, nay phải quay trở lại làm việc trong nỗi ấm ức và khinh thường. Một người mẹ tưởng như có thể thương yêu con đẻ của mình trong mọi hoàn cảnh, nhưng cuối cùng cũng không đối mặt được với thực tại để làm tròn bản năng làm mẹ của mình. Một cô em gái có giấc mơ và tương lại bị phụ thuộc vào sự chu cấp của người anh, có cố gắng chăm sóc khi Gregor rơi vào nghịch cảnh, nhưng hoá ra chỉ để níu kéo hi vọng nhỏ nhoi cho giấc mơ của mình, rồi cuối cùng cô là người đầu tiên nói ra rằng phải tống khứ anh trai mình ra khỏi nhà.
3 người thân với 3 mức độ yêu ghét khác nhau, nhưng đều bị cái hiện thực nghiệt ngã ép phải hoá thân, phải sống với bản chất thật. Và rồi sự ra đi của Gregor như một sự giải thoát với họ, và trớ trêu thay, sau đó, có vẻ như cuộc sống của họ đã dễ thở và nhiều hi vọng hơn.
Vậy đó, thật khó (và vô nghĩa) khi phân định ai đúng ai sai, ai cũng có lý do và động cơ của sống theo cách của riêng mình. Liệu có một nơi hay một ai có thể vô tư chấp nhận và yêu thương một người, dù người đó bỗng nhiên không còn như ta kì vọng??
Phúc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
review sách
Vụ án – những sáng tạo huyền thoại của Franz Kafka
Max Brod từng nói: “Sẽ có ngày, thế kỷ XX được gọi là thế kỷ của Kafka”. Lời nhận định trên của Max Brod hoàn toàn không phải là sự quá lời dành cho người bạn quá cố của ông. Mà đó là lời nhận xét thật lòng của một nhà văn dành cho một người đồng nghiệp, một thiên tài văn chương cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sở dĩ Max Brod có thể nói như vậy bởi những sáng tác còn lưu giữ được cho đến ngày nay của Kafka nói chung, độc giả đều nhận thấy một hướng đi riêng của nhà văn trong việc sáng tạo nghệ thuật. Cụ thể, ở đó, tác giả đã sáng tạo nên những huyền thoại độc đáo. Mà tác phẩm Vụ án là một trong những tác phẩm hết sức tiêu biểu cho sự sáng tạo huyền thoại này của Franz Kafka.
Tái hiện huyền thoại trong Kinh Thánh
Kafka sáng tác Vụ án vào năm 1924 nhưng ông đã bỏ dở vào tháng Hai năm 1925, cuốn tiểu thuyết, tính cho đến thời điểm đó, đều trong trang thái bản thảo và chưa hoàn thành. Ấn bản Vụ án còn lưu truyền đến ngày nay đã qua sự gọt giũa, chỉnh sửa của Max Brod khi ông “cứu” được tác phẩm ấy khỏi ngọn lửa vùi do chính Kafka tạo nên vào quãng thời gian ngay trước khi ông mất. Nhưng dẫu tồn tại dưới dạng nào, bản thảo hay cuốn sách hoàn chỉnh hiện nay, Vụ án vẫn là một huyền thoại khó lý giải mà ở đó, tầng tầng những ẩn dụ của tác giả có thể khiến cho độc giả diễn giải theo nhiều cách khác nhau mà cách diễn giải nào cũng hợp lý.
Kafka sáng tạo nên huyền thoại trong Vụ án, nhưng đồng thời, tác phẩm cũng là sự tái hiện huyền thoại trong Kinh Thánh. Từ trái táo mà Joseph K ăn vào buổi sáng khi anh bị hai gã canh giữ xông vào nhà kết tội anh vào một vụ án đã gợi người ta nghĩ về tội tổ tông trong Kinh Cựu Ước: Adam – Eva đã ăn trái cấm (trái táo), cãi lại lệnh Chúa Trời. Vì thế mà hai người bị Chúa trừng phạt, đẩy khỏi Vườn Địa Đàng xuống trần gian. Cũng như Joseph K, sau buổi sáng hôm ấy, anh đã vướng vào một vụ án đẩy anh ra khỏi cuộc sống thường nhật.
Hay sự tái hiện huyền thoại Kinh Thánh còn thể hiện ở thời gian Joseph K nhận dược trên tờ phiếu triệu tập của tòa: Đến tòa án vào ngày Chủ nhật. Đây là một hiện tượng bất bình thường bởi chủ nhật là ngày nghỉ của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhưng đồng thời chi tiết này cũng ngầm ám chỉ đến việc Joseph K được Chúa triệu tập vì trong Kinh Thánh, ngày Chủ nhật cũng là ngày Chúa Nhật.
Hình ảnh con người chống lại sự cứu rỗi của Kyto giáo
Nhưng hơn cả, sự sáng tạo huyền thoại của Kafka trong tiểu thuyết Vụ án còn gắn liền với hình tượng con người chống lại sự cứu rỗi của Kyto giáo mà kết tinh lại ở hình ảnh nhân vật Joseph K. Dù đến cuối cùng, sự chống lại đó chỉ đưa con người tới sự thất bại. Có thể nói, ở khía cạnh này, nhà văn đã xây dựng lên một thế giới hiện thực nhưng lại đầy huyền ảo, hay nói cách khác là huyền thoại hóa thế giới hiện thực.
Trong thế giới của Vụ án, những yếu tố bình thường cùa cuộc sống cũng trở nên quái lạ, bất thường, phi lý; ranh giới giữa thực – ảo trở nên hết sức mơ hồ, biến ảo, khiến không chỉ nhân vật mà ngay chính độc giả cũng dễ nảy sinh cảm giác hoang mang khó phân định thực mơ. Ở đó, vụ án Joseph K dính phải được huyền thoại hóa ngay từ những trang đầu tiên, từ bối cảnh, những tình tiết phát triển vụ án, cách thức bộ máy tòa án vận hành…
Joseph K bị vướng vào một vụ án mà kẻ kết tội anh là một tòa án, song lại hiện lên như thế lực siêu hình, càng tim lại càng chẳng thấy. Thế lực đó biến mọi điều phi lý đều trở thành có lý, đạp lên mọi chuẩn mực thông thường trong quy trình xét hỏi xử kiện thông thường. Hai kẻ canh gác xông vào căn hộ Joseph K thuê mà không một lời giải thích, chỉ nói rằng anh có tội, anh phải theo một vụ án. Song tội danh của anh là gì, chúng không hề nói. Mọi giấy tờ tùy thân anh đưa ra nhằm chứng minh mình vô tội, hai kẻ đó cũng không thèm ngó ngàng đến.
Và từ sau buổi sáng hôm ấy là hành trình dai dẳng đeo đuổi vụ án của Jeseph K. Song tất nhiên, càng theo đuổi, càng cố gắng tìm đến cùng sự thật về vụ án, Joseph K càng thất vọng và mệt mỏi. Bởi vốn dĩ, làm gì có vụ án nào. Song cả thế giới ấy đều khẳng định Joseph K dính phải một vụ án. Mà khi bị kết tội như vậy, tâm lý con người sẽ tìm mọi cách để chứng minh mình vô tội. Nhưng ngay chính tâm lý của K, tìm cách chứng minh mình vô tội đã ngầm thừa nhận mình có tội dẫu bản thân anh biết rằng, đây vốn là một vụ án oan.
Bản chất vụ án lẫn phiên tòa, tòa án của Joseph K cũng là một thứ gì đó hết sức mơ hồ, hoang đường. Anh bị kết án, những kẻ kết án anh đều xác định vụ án của anh cực kỳ nghiêm trọng nhưng Joseph K vẫn “có tự do”, được tại ngoại, vẫn được đi làm và sống một cuộc đời bình thường. Phiên tòa K tham dự mà đến cuối cùng nó có thực là phiên tòa khi những người phụ trách lại chẳng hiểu gì về vụ án họ xét xử. Ai kết án, kết án vì tội gì, tại vì sao lại kết án. Tất cả bí ẩn đó đều chỉ được giải đáp bằng một lời đáp hết sức hờ hững: Joseph K cần phải đi hỏi cấp trên. Nhưng cấp trên lại có cấp trên cao nữa và đến cuối cùng, cấp trên ấy mãi mãi là một bí ẩn cao vời vắng mặt. Và điều này dường như gợi con người ta liên tưởng đến sự vắng mặt của một đáng tối cao, hay chính là đấng toàn năng trong sự phán xét, trong tòa án của con người.
Đồng thời, danh tính của con người ở vụ án của Joseph K cũng đặc biệt trở nên mơ hồ. Một kẻ thợ mộc tên Lanz do Joseph K tự tưởng tượng ra bỗng dưng được thừa nhận là có tồn tại, sự thiếu tên gọi của các quan tòa, thẩm phán làm cho người đọc như cảm tưởng: anh có thể là anh, nhưng cũng có thể là bất cứ ai trong tòa án ấy. Danh tính, thứ để gọi tên một con người, cuối cùng cũng trở nên nhòe mờ trong thế giới hư thực, hiện thực nhưng nhuốm màu huyền ảo mà Kafka tạo dựng lên.
Khép lại câu chuyện, Joseph K chết, chết trong sự mệt mỏi khi theo đuổi vụ án mà đến cuối cùng anh vẫn không hiểu được anh có tội gì, quan trọng hơn là không hiểu được hệ thống tòa án đã kết tội anh. Thế giới mà Joseph K đã sống là thế giới phi lý, nơi người ta mặc nhiên thừa nhận tư tưởng, hành động người khác gán cho một cá thể. Joseph K vướng vào vụ án, gần như không ai quá đỗi ngạc nhiên, mọi người đều bình thản trước sự kiện đó.
Cũng giống như Gregor Samsa, hóa thân thành một sinh vật khổng lồ nhưng cả thế giới quanh anh vẫn vận hành bình thường như sự tồn tại của anh không hề có ý nghĩa. Có thể nói, chính cái sự mơ hồ, hư thực đã giết chết một Joseph K, bởi không gì dễ giết chết tinh thần một con người hơn là khiến con người đó kiệt quệ, mất phương trong một mê cung chằng chịt của sự hoài nghi về bản thân, con người lẫn xã hội. Và ngay chính kết cấu theo motif mê cung như vậy cũng là một cách tái tạo motif thường thấy trong thần thoại Phương Tây của Kafka ở tác phẩm Vụ án.
Tiểu thuyết Vụ án Franz Kafka
Joseph K là mẫu hình của những kẻ chống lại sự cứu rỗi nhưng đến cuối cùng vẫn đi đến kết cục của sự thất bại. Và huyền thoại được sáng tạo lên trong tác phẩm Vụ án là một thứ huyền thoại gắn liền với hiện thực, một thứ huyền thoại được tạo dựng, khúc xạ lên từ chính những điều phi lý, vô nghĩa lý trong cuộc sống. Mà ở đó, con người bị bủa vây bởi một hệ thống mê cung, mạng nhện chằng chịt những hoài nghi, những sự hư thực không rõ ràng của sự quan liêu, độc tài. Và, giữa bao vụ án, bao tòa án, đã có bao Joseph K thực sự xuất hiện ngoài đời thực?
Linh Naby - tác giả tại Reviewsach.net
Vụ án – những sáng tạo huyền thoại của Franz Kafka
Max Brod từng nói: “Sẽ có ngày, thế kỷ XX được gọi là thế kỷ của Kafka”. Lời nhận định trên của Max Brod hoàn toàn không phải là sự quá lời dành cho người bạn quá cố của ông. Mà đó là lời nhận xét thật lòng của một nhà văn dành cho một người đồng nghiệp, một thiên tài văn chương cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sở dĩ Max Brod có thể nói như vậy bởi những sáng tác còn lưu giữ được cho đến ngày nay của Kafka nói chung, độc giả đều nhận thấy một hướng đi riêng của nhà văn trong việc sáng tạo nghệ thuật. Cụ thể, ở đó, tác giả đã sáng tạo nên những huyền thoại độc đáo. Mà tác phẩm Vụ án là một trong những tác phẩm hết sức tiêu biểu cho sự sáng tạo huyền thoại này của Franz Kafka.
Tái hiện huyền thoại trong Kinh Thánh
Kafka sáng tác Vụ án vào năm 1924 nhưng ông đã bỏ dở vào tháng Hai năm 1925, cuốn tiểu thuyết, tính cho đến thời điểm đó, đều trong trang thái bản thảo và chưa hoàn thành. Ấn bản Vụ án còn lưu truyền đến ngày nay đã qua sự gọt giũa, chỉnh sửa của Max Brod khi ông “cứu” được tác phẩm ấy khỏi ngọn lửa vùi do chính Kafka tạo nên vào quãng thời gian ngay trước khi ông mất. Nhưng dẫu tồn tại dưới dạng nào, bản thảo hay cuốn sách hoàn chỉnh hiện nay, Vụ án vẫn là một huyền thoại khó lý giải mà ở đó, tầng tầng những ẩn dụ của tác giả có thể khiến cho độc giả diễn giải theo nhiều cách khác nhau mà cách diễn giải nào cũng hợp lý.
Kafka sáng tạo nên huyền thoại trong Vụ án, nhưng đồng thời, tác phẩm cũng là sự tái hiện huyền thoại trong Kinh Thánh. Từ trái táo mà Joseph K ăn vào buổi sáng khi anh bị hai gã canh giữ xông vào nhà kết tội anh vào một vụ án đã gợi người ta nghĩ về tội tổ tông trong Kinh Cựu Ước: Adam – Eva đã ăn trái cấm (trái táo), cãi lại lệnh Chúa Trời. Vì thế mà hai người bị Chúa trừng phạt, đẩy khỏi Vườn Địa Đàng xuống trần gian. Cũng như Joseph K, sau buổi sáng hôm ấy, anh đã vướng vào một vụ án đẩy anh ra khỏi cuộc sống thường nhật.
Hay sự tái hiện huyền thoại Kinh Thánh còn thể hiện ở thời gian Joseph K nhận dược trên tờ phiếu triệu tập của tòa: Đến tòa án vào ngày Chủ nhật. Đây là một hiện tượng bất bình thường bởi chủ nhật là ngày nghỉ của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhưng đồng thời chi tiết này cũng ngầm ám chỉ đến việc Joseph K được Chúa triệu tập vì trong Kinh Thánh, ngày Chủ nhật cũng là ngày Chúa Nhật.
Hình ảnh con người chống lại sự cứu rỗi của Kyto giáo
Nhưng hơn cả, sự sáng tạo huyền thoại của Kafka trong tiểu thuyết Vụ án còn gắn liền với hình tượng con người chống lại sự cứu rỗi của Kyto giáo mà kết tinh lại ở hình ảnh nhân vật Joseph K. Dù đến cuối cùng, sự chống lại đó chỉ đưa con người tới sự thất bại. Có thể nói, ở khía cạnh này, nhà văn đã xây dựng lên một thế giới hiện thực nhưng lại đầy huyền ảo, hay nói cách khác là huyền thoại hóa thế giới hiện thực.
Trong thế giới của Vụ án, những yếu tố bình thường cùa cuộc sống cũng trở nên quái lạ, bất thường, phi lý; ranh giới giữa thực – ảo trở nên hết sức mơ hồ, biến ảo, khiến không chỉ nhân vật mà ngay chính độc giả cũng dễ nảy sinh cảm giác hoang mang khó phân định thực mơ. Ở đó, vụ án Joseph K dính phải được huyền thoại hóa ngay từ những trang đầu tiên, từ bối cảnh, những tình tiết phát triển vụ án, cách thức bộ máy tòa án vận hành…
Joseph K bị vướng vào một vụ án mà kẻ kết tội anh là một tòa án, song lại hiện lên như thế lực siêu hình, càng tim lại càng chẳng thấy. Thế lực đó biến mọi điều phi lý đều trở thành có lý, đạp lên mọi chuẩn mực thông thường trong quy trình xét hỏi xử kiện thông thường. Hai kẻ canh gác xông vào căn hộ Joseph K thuê mà không một lời giải thích, chỉ nói rằng anh có tội, anh phải theo một vụ án. Song tội danh của anh là gì, chúng không hề nói. Mọi giấy tờ tùy thân anh đưa ra nhằm chứng minh mình vô tội, hai kẻ đó cũng không thèm ngó ngàng đến.
Và từ sau buổi sáng hôm ấy là hành trình dai dẳng đeo đuổi vụ án của Jeseph K. Song tất nhiên, càng theo đuổi, càng cố gắng tìm đến cùng sự thật về vụ án, Joseph K càng thất vọng và mệt mỏi. Bởi vốn dĩ, làm gì có vụ án nào. Song cả thế giới ấy đều khẳng định Joseph K dính phải một vụ án. Mà khi bị kết tội như vậy, tâm lý con người sẽ tìm mọi cách để chứng minh mình vô tội. Nhưng ngay chính tâm lý của K, tìm cách chứng minh mình vô tội đã ngầm thừa nhận mình có tội dẫu bản thân anh biết rằng, đây vốn là một vụ án oan.
Bản chất vụ án lẫn phiên tòa, tòa án của Joseph K cũng là một thứ gì đó hết sức mơ hồ, hoang đường. Anh bị kết án, những kẻ kết án anh đều xác định vụ án của anh cực kỳ nghiêm trọng nhưng Joseph K vẫn “có tự do”, được tại ngoại, vẫn được đi làm và sống một cuộc đời bình thường. Phiên tòa K tham dự mà đến cuối cùng nó có thực là phiên tòa khi những người phụ trách lại chẳng hiểu gì về vụ án họ xét xử. Ai kết án, kết án vì tội gì, tại vì sao lại kết án. Tất cả bí ẩn đó đều chỉ được giải đáp bằng một lời đáp hết sức hờ hững: Joseph K cần phải đi hỏi cấp trên. Nhưng cấp trên lại có cấp trên cao nữa và đến cuối cùng, cấp trên ấy mãi mãi là một bí ẩn cao vời vắng mặt. Và điều này dường như gợi con người ta liên tưởng đến sự vắng mặt của một đáng tối cao, hay chính là đấng toàn năng trong sự phán xét, trong tòa án của con người.
Đồng thời, danh tính của con người ở vụ án của Joseph K cũng đặc biệt trở nên mơ hồ. Một kẻ thợ mộc tên Lanz do Joseph K tự tưởng tượng ra bỗng dưng được thừa nhận là có tồn tại, sự thiếu tên gọi của các quan tòa, thẩm phán làm cho người đọc như cảm tưởng: anh có thể là anh, nhưng cũng có thể là bất cứ ai trong tòa án ấy. Danh tính, thứ để gọi tên một con người, cuối cùng cũng trở nên nhòe mờ trong thế giới hư thực, hiện thực nhưng nhuốm màu huyền ảo mà Kafka tạo dựng lên.
Khép lại câu chuyện, Joseph K chết, chết trong sự mệt mỏi khi theo đuổi vụ án mà đến cuối cùng anh vẫn không hiểu được anh có tội gì, quan trọng hơn là không hiểu được hệ thống tòa án đã kết tội anh. Thế giới mà Joseph K đã sống là thế giới phi lý, nơi người ta mặc nhiên thừa nhận tư tưởng, hành động người khác gán cho một cá thể. Joseph K vướng vào vụ án, gần như không ai quá đỗi ngạc nhiên, mọi người đều bình thản trước sự kiện đó.
Cũng giống như Gregor Samsa, hóa thân thành một sinh vật khổng lồ nhưng cả thế giới quanh anh vẫn vận hành bình thường như sự tồn tại của anh không hề có ý nghĩa. Có thể nói, chính cái sự mơ hồ, hư thực đã giết chết một Joseph K, bởi không gì dễ giết chết tinh thần một con người hơn là khiến con người đó kiệt quệ, mất phương trong một mê cung chằng chịt của sự hoài nghi về bản thân, con người lẫn xã hội. Và ngay chính kết cấu theo motif mê cung như vậy cũng là một cách tái tạo motif thường thấy trong thần thoại Phương Tây của Kafka ở tác phẩm Vụ án.
Tiểu thuyết Vụ án Franz Kafka
Joseph K là mẫu hình của những kẻ chống lại sự cứu rỗi nhưng đến cuối cùng vẫn đi đến kết cục của sự thất bại. Và huyền thoại được sáng tạo lên trong tác phẩm Vụ án là một thứ huyền thoại gắn liền với hiện thực, một thứ huyền thoại được tạo dựng, khúc xạ lên từ chính những điều phi lý, vô nghĩa lý trong cuộc sống. Mà ở đó, con người bị bủa vây bởi một hệ thống mê cung, mạng nhện chằng chịt những hoài nghi, những sự hư thực không rõ ràng của sự quan liêu, độc tài. Và, giữa bao vụ án, bao tòa án, đã có bao Joseph K thực sự xuất hiện ngoài đời thực?
Linh Naby - tác giả tại Reviewsach.net
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Revelogue
Franz Kafka: Người kiến tạo nên mê cung văn học kỳ vĩ
Diệu Uyển
Franz Kafka là một nhà văn gốc Do Thái sinh trưởng trong một gia đình nói tiếng Đức thuộc tầng lớp trung lưu ở Praha, được mệnh danh là ông hoàng trên ngai vàng văn học thế giới khi sở hữu một mê cung văn chương kỳ vỹ.
Những tác phẩm của Franz Kafka có tầm ảnh hưởng lớn lao đến nhân loại, không chỉ dừng lại ở giới phê bình văn học và độc giả mà còn rộng ra tới nghệ thuật thị giác, âm nhạc và văn hóa đại chúng.
Cùng với Marcel Proust và James Joyce, Franz Kafka được mệnh danh là một trong tam vị thần kì của tiểu thuyết hiện đại.
Đôi nét về tác giả Franz Kafka
Ông sinh vào đầu tháng bảy năm 1883 tại Praha và mất vào đầu tháng sáu năm 1924 trong viện điều dưỡng của bác sĩ Hoffmann ở Kierling gần Vienna do căn bệnh lao thanh quản trầm trọng.
Chân dung của nhà văn Franz Kafka
Franz là con cả sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, sau ông còn có thêm hai người em trai và ba người em gái nhưng em trai của ông đã chết yểu khi Franz lên bảy, vậy nên tất cả mọi kỳ vọng của gia đình đều dồn hết lên người con trai duy nhất trong nhà là ông.
Hầu hết khoảng thời gian một ngày cha mẹ của Franz đều dùng cho việc kinh doanh buôn bán nên không mấy khi ở nhà, điều này khiến cho tuổi thơ của ông có phần cô đơn khi chỉ được dạy dỗ bởi những người hầu.
Tuy nhiên cha của Franz vẫn là người có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời và cả văn chương của ông, chính Franz cũng đã nhận xét về cha mình:
”Một người họ Kafka thực thụ xét về sự cường tráng, sức khỏe, ăn uống, giọng ầm ĩ, sự hùng biện, tính tự mãn, thói gia trưởng, khả năng chịu đựng, sự nhanh trí, hiểu bản chất con người.”
Franz được đào tạo để trở thành một luật sư và đã làm việc cho một công ty bảo hiểm sau khi tốt nghiệp, trong khoảng thời gian này ông luôn viết văn vào lúc rảnh. Franz cho rằng thời gian một ngày là quá ít để ông cống hiến cho văn học, việc mà ông đã xem như là thiên hướng đời mình.
Người kiến tạo nên mê cung văn học kì vỹ
Franz Kafka đã dành hầu hết toàn bộ thời gian của mình cho việc viết và chỉ dừng lại khi ông qua đời, tuy nhiên chỉ một số ít tác phẩm của ông được xuất bản khi Franz còn tại thế, ông không muốn công bố văn chương của mình với công chúng.
Cha và ông nội là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến văn chương của ông, hai người mà Franz cho là vô cùng gia trưởng.
Đồng thời ông còn chịu ảnh hưởng từ Do Thái, điều này khiến ông cảm thấy mình như bị cô lập khỏi xã hội và Franz đã chối bỏ việc mình dính dáng đến nguồn gốc này.
Danh ngôn của nhà văn Franz Kafka
Nhưng một điều không thể phủ nhận là xã hội đương thời ấy đã có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến cuộc đời và văn chương của ông.
Chính mối quan hệ phức tạp, khó khăn với cha mình và xung đột dòng máu Do Thái đã hình thành nên phong cách văn học đặc trưng của Franz là nền văn học thiểu số, phi lý và ám ảnh quyền lực.
Phong cách văn học ấy là vân chữ riêng biệt của Franz mà không ai có thể tìm thấy được trên trang văn của những tác giả khác, một lối viết độc đáo và duy mỹ.
Bìa tiểu thuyết hóa thân của nhà văn Franz Kafka
Đồng thời điều đó cũng khiến ông trở thành một người nhạy cảm hơn trong cuộc sống, đó cũng là một trong những lý do ông không muốn xuất bản quá nhiều tác phẩm của mình. Lúc sinh thời Franz chia sẻ:
“Đừng đánh giá quá mức những gì tôi đã viết, nếu không tôi sẽ không viết được cái mà mình cần phải viết.”
Vậy nên hầu hết các tác phẩm của nhà văn đều được xuất bản sau khi ông qua đời bởi người bạn thân Max Brod.
Franz Kafka và những kiệt tác suýt hóa thành tro
Trong di chúc gửi bạn thân mình, ông viết:
”Max vô cùng quý mến, yêu cầu cuối cùng của tôi là cậu phải đốt sạch tất cả nhật ký, bản thảo, thư từ, bản phác thảo…mà tôi để lại.”
Đó là di nguyện cuối cùng mà Franz muốn bạn mình thực hiện nhưng Max Brod đã làm trái đi ý ông, trong suốt khoảng thời gian đồng hành cùng Kafka với tư cách một người bạn, Max hiểu được cái tài của bạn mình cũng như tầm quan trọng của những bản thảo ấy với giới văn học.
Vậy nên ông đã cho xuất bản những tác phẩm của Franz, tuy nhiên phần lớn bản thảo trước đó đã bị Kafka đốt đi. Chính hành động này của Max đã để lại cho giới văn học nói riêng và nhân loại nói chung một khối tài sản quý giá, nhờ ông, thế giới đã biết được đến một thiên tài văn học.
Bìa cuốn tiểu thuyết Nước Mỹ được xuất bản ở Việt Nam
Sau thế chiến thứ hai, những tác phẩm của Franz được công chúng biết đến nhiều hơn, tạo được tiếng vang rộng trong văn đàn thế giới, độc giả cho rằng:
”Chưa có một nhà văn nào cùng thời dự cảm cho ta thấy rõ nỗi cô đơn, sự bất an của cái tôi, sự xa lạ của thế giới như trong những tác phẩm của Kafka.”
Franz Kafka đã trở thành một tượng đài văn học vĩ đại được cả thế giới tôn vinh, tốn rất nhiều giấy mực của giới phê bình văn học. Tên ông còn được đặt cho một giải thưởng văn học nhằm vinh danh Franz, nhà văn vĩ đại của thế kỷ.
Những ẩn ý sâu xa trong các tác phẩm của ông hoàng văn chương
Khác với những ngòi bút cùng thời, phong cách viết của Franz đi theo một hướng đi riêng biệt, người ta hình dung văn chương của Kafka như một mê cung không lối thoát và chính Franz cũng đang lạc lối trong mê cung của mình.
“Trong tác phẩm của Kafka, cái quyền lực vô hình và phi lý tồn tại như một bóng ma, nó lờ mờ ẩn hiện và được vây bọc bởi một mê cung không thể vượt qua. Chủ đề mê cung là một chủ đề chủ chốt của Kafka, nó chính là vỏ bọc của cái không thể diễn đạt… Chủ đề mê cung thật sự là một thủ pháp quan trọng của Kafka trong việc diễn đạt cái phi lí.”
– Nguyễn Văn Dân nhận định về lối văn của Franz Kafka.
Tiểu thuyết và truyện ngắn của Franz không phải một gói mì ăn liền để người ta đọc xong rồi quên lãng, ngược lại muốn hiểu hết được văn chương của ông cần phải có thời gian cảm thụ và suy ngẫm để tìm ra được một thế giới ẩn sau kia.
Mê cung là mối bận tâm lớn nhất trong cuộc đời văn học của Franz, nó ảnh hưởng đến những ý nghĩa mà tác phẩm muốn truyền tải, đến kết cấu nghệ thuật trong văn chương và đến cả văn phong của ông.
Tượng đài của nhà văn Franz Kafka
Những tác phẩm của Franz là một cái nhìn bế tắc về thực tại, về những kiếp người quẩn quanh trong lo sợ bị tha hóa khi sống dưới một thời đại mà bao mối hiểm họa đang rình rập chỉ chực chờ xóa đi vết lương tri của loài người.
Mê cung trong tác phẩm của Franz còn là những ước muốn chạm mãi không tới của nhân vật, là sự lầm than của kiếp người bị phủ mờ đôi mắt bởi quyền lực của kẻ nắm quyền, đó là cầu nối nhịp nhàng cho những yếu tố hư ảo và thực tại, bản thể và tha nhân, ý thức và vô thức.
Trong thế giới văn chương của Franz luôn mang một sắc màu ảm đạm của những điều phi lý đến nực cười đã đẩy con người ra khỏi xã hội, để họ điên cuồng tìm kiếm vị trí của chính mình trong thế giới đang sống, một vị trí mông lung và vô định như chính cái kiếp người họ đang mang.
“Đóng kín trong bốn bức tường, tôi thấy mình như một kẻ di cư bị tống giam ở một nước xa lạ… Tôi thấy gia đình mình như những người ngoại quốc lạ lùng mà những tập tục, nghi thức và chính ngôn ngữ của họ thách đố sự tìm hiểu… Mặc dù tôi không muốn thế, họ vẫn bắt tôi phải tham gia vào những nghi lễ kỳ quái của họ… Tôi không thể kháng cự lại.”
– Trích Nhật ký Kafka.
Với tâm hồn nhạy cảm, Franz đã nhìn thấu được sự khốn cùng của con người dưới lớp màn của hiện thực, thấy được sự lạc lõng cùng chênh vênh của họ khi đứng giữa xã hội đang dần mục đi bởi những điều phi lý, chính điều đó đã kiến tạo nên một thế giới hoàn mỹ trong văn chương của ông.
“Có thể nói Franz Kafka là nhà văn đã cảm nhận một cách sâu sắc nhất nỗi cô đơn trong thời gian của con người hiện đại. Đó là nỗi cô đơn khi con người (buộc phải) giã từ quá khứ, đứng giữa hiện tại và đối diện với tương lai bấp bênh đầy bí ẩn. Ấy là khi con người cảm thấy hoang mang và lo sợ. Con người tìm kiếm và nỗ lực tạo lập các mối quan hệ mà quên mất rằng các mối quan hệ đó không giúp được nó thoát khỏi nỗi cô đơn thời gian. Nhưng chí ít thì đó cũng là một niềm an ủi, và là lối thoát cuối cùng trong sự bất lực của con người trước số phận.”
– Trích Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka.
Bằng những đóng góp lớn lao cho nền văn học thế giới, ông đã trở thành một hiện tượng văn học của thế kỷ XX và được vinh danh như một thiên tài thực thụ, mặc dù chỉ sống đến tuổi tứ tuần nhưng những gì mà Franz đã đóng góp có thể xem là một khối kho báu khổng lồ.
Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn gốc Do Thái
Ông đã để lại cho giới văn học nói riêng và thế giới nói chung một trường phái nghệ thuật đặc biệt, đến tận bây giờ vẫn chưa có nhà văn nào có thể viết theo trường phái của Franz một cách trọn vẹn nhất. Rất nhiều cuộc triển lãm và lễ hội đã được tổ chức nhằm tưởng niệm và vinh danh ông.
Franz Kafka là một nhân tài mà thế giới dù ở hiện tại hay tương lai đều mãi mãi biết ơn, ông chính là người kiến tạo nên mê cung của cuộc đời và cũng là người đi tìm hạnh phúc trong thế giới rộng lớn ấy, hơn tất cả, Franz là một nhà văn vĩ đại đáng được biết đến và vinh danh.
Diệu Uyển
Franz Kafka: Người kiến tạo nên mê cung văn học kỳ vĩ
Diệu Uyển
Franz Kafka là một nhà văn gốc Do Thái sinh trưởng trong một gia đình nói tiếng Đức thuộc tầng lớp trung lưu ở Praha, được mệnh danh là ông hoàng trên ngai vàng văn học thế giới khi sở hữu một mê cung văn chương kỳ vỹ.
Những tác phẩm của Franz Kafka có tầm ảnh hưởng lớn lao đến nhân loại, không chỉ dừng lại ở giới phê bình văn học và độc giả mà còn rộng ra tới nghệ thuật thị giác, âm nhạc và văn hóa đại chúng.
Cùng với Marcel Proust và James Joyce, Franz Kafka được mệnh danh là một trong tam vị thần kì của tiểu thuyết hiện đại.
Đôi nét về tác giả Franz Kafka
Ông sinh vào đầu tháng bảy năm 1883 tại Praha và mất vào đầu tháng sáu năm 1924 trong viện điều dưỡng của bác sĩ Hoffmann ở Kierling gần Vienna do căn bệnh lao thanh quản trầm trọng.
Chân dung của nhà văn Franz Kafka
Franz là con cả sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, sau ông còn có thêm hai người em trai và ba người em gái nhưng em trai của ông đã chết yểu khi Franz lên bảy, vậy nên tất cả mọi kỳ vọng của gia đình đều dồn hết lên người con trai duy nhất trong nhà là ông.
Hầu hết khoảng thời gian một ngày cha mẹ của Franz đều dùng cho việc kinh doanh buôn bán nên không mấy khi ở nhà, điều này khiến cho tuổi thơ của ông có phần cô đơn khi chỉ được dạy dỗ bởi những người hầu.
Tuy nhiên cha của Franz vẫn là người có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời và cả văn chương của ông, chính Franz cũng đã nhận xét về cha mình:
”Một người họ Kafka thực thụ xét về sự cường tráng, sức khỏe, ăn uống, giọng ầm ĩ, sự hùng biện, tính tự mãn, thói gia trưởng, khả năng chịu đựng, sự nhanh trí, hiểu bản chất con người.”
Franz được đào tạo để trở thành một luật sư và đã làm việc cho một công ty bảo hiểm sau khi tốt nghiệp, trong khoảng thời gian này ông luôn viết văn vào lúc rảnh. Franz cho rằng thời gian một ngày là quá ít để ông cống hiến cho văn học, việc mà ông đã xem như là thiên hướng đời mình.
Người kiến tạo nên mê cung văn học kì vỹ
Franz Kafka đã dành hầu hết toàn bộ thời gian của mình cho việc viết và chỉ dừng lại khi ông qua đời, tuy nhiên chỉ một số ít tác phẩm của ông được xuất bản khi Franz còn tại thế, ông không muốn công bố văn chương của mình với công chúng.
Cha và ông nội là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến văn chương của ông, hai người mà Franz cho là vô cùng gia trưởng.
Đồng thời ông còn chịu ảnh hưởng từ Do Thái, điều này khiến ông cảm thấy mình như bị cô lập khỏi xã hội và Franz đã chối bỏ việc mình dính dáng đến nguồn gốc này.
Danh ngôn của nhà văn Franz Kafka
Nhưng một điều không thể phủ nhận là xã hội đương thời ấy đã có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến cuộc đời và văn chương của ông.
Chính mối quan hệ phức tạp, khó khăn với cha mình và xung đột dòng máu Do Thái đã hình thành nên phong cách văn học đặc trưng của Franz là nền văn học thiểu số, phi lý và ám ảnh quyền lực.
Phong cách văn học ấy là vân chữ riêng biệt của Franz mà không ai có thể tìm thấy được trên trang văn của những tác giả khác, một lối viết độc đáo và duy mỹ.
Bìa tiểu thuyết hóa thân của nhà văn Franz Kafka
Đồng thời điều đó cũng khiến ông trở thành một người nhạy cảm hơn trong cuộc sống, đó cũng là một trong những lý do ông không muốn xuất bản quá nhiều tác phẩm của mình. Lúc sinh thời Franz chia sẻ:
“Đừng đánh giá quá mức những gì tôi đã viết, nếu không tôi sẽ không viết được cái mà mình cần phải viết.”
Vậy nên hầu hết các tác phẩm của nhà văn đều được xuất bản sau khi ông qua đời bởi người bạn thân Max Brod.
Franz Kafka và những kiệt tác suýt hóa thành tro
Trong di chúc gửi bạn thân mình, ông viết:
”Max vô cùng quý mến, yêu cầu cuối cùng của tôi là cậu phải đốt sạch tất cả nhật ký, bản thảo, thư từ, bản phác thảo…mà tôi để lại.”
Đó là di nguyện cuối cùng mà Franz muốn bạn mình thực hiện nhưng Max Brod đã làm trái đi ý ông, trong suốt khoảng thời gian đồng hành cùng Kafka với tư cách một người bạn, Max hiểu được cái tài của bạn mình cũng như tầm quan trọng của những bản thảo ấy với giới văn học.
Vậy nên ông đã cho xuất bản những tác phẩm của Franz, tuy nhiên phần lớn bản thảo trước đó đã bị Kafka đốt đi. Chính hành động này của Max đã để lại cho giới văn học nói riêng và nhân loại nói chung một khối tài sản quý giá, nhờ ông, thế giới đã biết được đến một thiên tài văn học.
Bìa cuốn tiểu thuyết Nước Mỹ được xuất bản ở Việt Nam
Sau thế chiến thứ hai, những tác phẩm của Franz được công chúng biết đến nhiều hơn, tạo được tiếng vang rộng trong văn đàn thế giới, độc giả cho rằng:
”Chưa có một nhà văn nào cùng thời dự cảm cho ta thấy rõ nỗi cô đơn, sự bất an của cái tôi, sự xa lạ của thế giới như trong những tác phẩm của Kafka.”
Franz Kafka đã trở thành một tượng đài văn học vĩ đại được cả thế giới tôn vinh, tốn rất nhiều giấy mực của giới phê bình văn học. Tên ông còn được đặt cho một giải thưởng văn học nhằm vinh danh Franz, nhà văn vĩ đại của thế kỷ.
Những ẩn ý sâu xa trong các tác phẩm của ông hoàng văn chương
Khác với những ngòi bút cùng thời, phong cách viết của Franz đi theo một hướng đi riêng biệt, người ta hình dung văn chương của Kafka như một mê cung không lối thoát và chính Franz cũng đang lạc lối trong mê cung của mình.
“Trong tác phẩm của Kafka, cái quyền lực vô hình và phi lý tồn tại như một bóng ma, nó lờ mờ ẩn hiện và được vây bọc bởi một mê cung không thể vượt qua. Chủ đề mê cung là một chủ đề chủ chốt của Kafka, nó chính là vỏ bọc của cái không thể diễn đạt… Chủ đề mê cung thật sự là một thủ pháp quan trọng của Kafka trong việc diễn đạt cái phi lí.”
– Nguyễn Văn Dân nhận định về lối văn của Franz Kafka.
Tiểu thuyết và truyện ngắn của Franz không phải một gói mì ăn liền để người ta đọc xong rồi quên lãng, ngược lại muốn hiểu hết được văn chương của ông cần phải có thời gian cảm thụ và suy ngẫm để tìm ra được một thế giới ẩn sau kia.
Mê cung là mối bận tâm lớn nhất trong cuộc đời văn học của Franz, nó ảnh hưởng đến những ý nghĩa mà tác phẩm muốn truyền tải, đến kết cấu nghệ thuật trong văn chương và đến cả văn phong của ông.
Tượng đài của nhà văn Franz Kafka
Những tác phẩm của Franz là một cái nhìn bế tắc về thực tại, về những kiếp người quẩn quanh trong lo sợ bị tha hóa khi sống dưới một thời đại mà bao mối hiểm họa đang rình rập chỉ chực chờ xóa đi vết lương tri của loài người.
Mê cung trong tác phẩm của Franz còn là những ước muốn chạm mãi không tới của nhân vật, là sự lầm than của kiếp người bị phủ mờ đôi mắt bởi quyền lực của kẻ nắm quyền, đó là cầu nối nhịp nhàng cho những yếu tố hư ảo và thực tại, bản thể và tha nhân, ý thức và vô thức.
Trong thế giới văn chương của Franz luôn mang một sắc màu ảm đạm của những điều phi lý đến nực cười đã đẩy con người ra khỏi xã hội, để họ điên cuồng tìm kiếm vị trí của chính mình trong thế giới đang sống, một vị trí mông lung và vô định như chính cái kiếp người họ đang mang.
“Đóng kín trong bốn bức tường, tôi thấy mình như một kẻ di cư bị tống giam ở một nước xa lạ… Tôi thấy gia đình mình như những người ngoại quốc lạ lùng mà những tập tục, nghi thức và chính ngôn ngữ của họ thách đố sự tìm hiểu… Mặc dù tôi không muốn thế, họ vẫn bắt tôi phải tham gia vào những nghi lễ kỳ quái của họ… Tôi không thể kháng cự lại.”
– Trích Nhật ký Kafka.
Với tâm hồn nhạy cảm, Franz đã nhìn thấu được sự khốn cùng của con người dưới lớp màn của hiện thực, thấy được sự lạc lõng cùng chênh vênh của họ khi đứng giữa xã hội đang dần mục đi bởi những điều phi lý, chính điều đó đã kiến tạo nên một thế giới hoàn mỹ trong văn chương của ông.
“Có thể nói Franz Kafka là nhà văn đã cảm nhận một cách sâu sắc nhất nỗi cô đơn trong thời gian của con người hiện đại. Đó là nỗi cô đơn khi con người (buộc phải) giã từ quá khứ, đứng giữa hiện tại và đối diện với tương lai bấp bênh đầy bí ẩn. Ấy là khi con người cảm thấy hoang mang và lo sợ. Con người tìm kiếm và nỗ lực tạo lập các mối quan hệ mà quên mất rằng các mối quan hệ đó không giúp được nó thoát khỏi nỗi cô đơn thời gian. Nhưng chí ít thì đó cũng là một niềm an ủi, và là lối thoát cuối cùng trong sự bất lực của con người trước số phận.”
– Trích Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka.
Bằng những đóng góp lớn lao cho nền văn học thế giới, ông đã trở thành một hiện tượng văn học của thế kỷ XX và được vinh danh như một thiên tài thực thụ, mặc dù chỉ sống đến tuổi tứ tuần nhưng những gì mà Franz đã đóng góp có thể xem là một khối kho báu khổng lồ.
Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn gốc Do Thái
Ông đã để lại cho giới văn học nói riêng và thế giới nói chung một trường phái nghệ thuật đặc biệt, đến tận bây giờ vẫn chưa có nhà văn nào có thể viết theo trường phái của Franz một cách trọn vẹn nhất. Rất nhiều cuộc triển lãm và lễ hội đã được tổ chức nhằm tưởng niệm và vinh danh ông.
Franz Kafka là một nhân tài mà thế giới dù ở hiện tại hay tương lai đều mãi mãi biết ơn, ông chính là người kiến tạo nên mê cung của cuộc đời và cũng là người đi tìm hạnh phúc trong thế giới rộng lớn ấy, hơn tất cả, Franz là một nhà văn vĩ đại đáng được biết đến và vinh danh.
Diệu Uyển
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 47 of 50 • 1 ... 25 ... 46, 47, 48, 49, 50
Page 47 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum