Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 25 of 50 Previous  1 ... 14 ... 24, 25, 26 ... 37 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Dec 04, 2022 7:43 am

Review: Tàn Ngày Để Lại - Kazuo Ishiguro

nguyenkhanhha
Khánh Hà

[Đây là bài tập hè cho môn chuyên của mình (phần 2), sẽ có nhiều sai sót và chỉ dựa vào cảm nhận cá nhân nha]

1. Tóm tắt:
Stevens là một quản gia người Anh tận tụy, chỉn chu, trưởng thành và đặc biệt, ông có một ý thức mãnh liệt về phẩm cách nghề nghiệp. Với mong muốn cải thiện chất lượng phục vụ tại dinh thự Darlington và chấm dứt những sa sút vặt vãnh hiện tại, Stevens đã lên đường về miền Tây của nước Anh. Xuyên suốt quyển sách là cuốn nhật ký về hành trình ấy. Một hành trình mở ra một cánh cửa về quá khứ, hé lộ những mất mát và nuối tiếc nơi góc khuất của một đời người đã từng đắm chìm trong vinh quang, ảo vọng. Từng mảng kí ức về những cuộc hội họp mang tầm vóc toàn cầu diễn ra tại dinh thự, về cô nội quản Kenton với những tính cách hoàn toàn trái ngược với Stevens và về Huân Tước Darlington hiện lên như những vùng sáng mờ ảo lấp lánh, xen lẫn vào cuộc hành trình của hiện tại. Chính từ đây, những lằn ranh giá trị mâu thuẫn nhập nhằng hiện ra, rằng "Một lối sống quân tử có còn thực sự phù hợp trong thế giới này?"

2. Đôi dòng suy nghĩ:
a) Cốt lõi: Khi thời thế đổi thay...
Trên hành trình đến miền Tây để gặp lại cô Kenton, Stevens đã đồng hành với chiếc Ford. Một cỗ Ford hiện đại chở Stevens về với những trăn trở của quá khứ. Nơi quá khứ đó, có một Stevens đã từng phục vụ cho ngài Huân Tước mình tôn kính vô ngần, bởi sự ưu tú và phẩm cách cao quý của giới quý tộc Anh. Nơi quá khứ, có một Stevens đã từng có ấn tượng rất xấu với những người Mỹ, những kẻ mới giàu chơi ngông và dối trá.

Nhưng, tình thế đã thay đổi. Ở thế giới hiện tại trên cỗ Ford ấy, Stevens đã trở thành người phục vụ cho ngài Faraday - chủ nhân mới của dinh thự - một nhà tư bản người Mỹ, giờ đây hoàn toàn trái ngược với những ấn tượng xấu trong quá khứ của Stevens. Trái lại, Stevens còn cố gắng thay đổi bản thân bằng việc học cách "bông lơn" với người chủ của tự do, người chủ của một thời đại mới. Chứng tỏ, Stevens đã chuyển mình ra khỏi quá khứ, để đến với ánh sáng mới của thời đại. Và, cũng ở thế giới ấy, những người Anh mà ông đã từng tôn thờ trong quá khứ, chỉ còn là những người sống trong vinh quang đã qua, sống trong những gì còn sót lại của một ngày lụi tàn.

Kazuo Ishiguro đã đặt câu chuyện trong một mối tương quan hoàn hảo giữa quá khứ và hiện tại như thế, để dẫn dắt người đọc đến với những triết lý gửi gắm đằng sau thời đại mà lối sống quân tử đã dần đi đến hồi kết.

b) Cảm nghĩ:
Trách nhiệm
Có thể nói, đích đến của "Tàn ngày để lại" là một lõi giá trị, mà từ lời nói, hành động, phẩm cách cho đến cuộc đời của Stevens, đều xoay quanh nó, bằng hai trục mâu thuẫn tương đương. Mâu thuẫn càng khắt khe, gay gắt, trục càng tiến sâu vào đến cốt lõi của câu hỏi, "điều gì còn lại lúc ngày tàn"?

Đầu tiên, chúng ta đến với một Stevens đã dành những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời mình để phục vụ cho một người có cảm tình với Đức Quốc Xã. Stevens đã phục vụ tận tâm và tận tụy hết mực cho một kẻ phản bội chính quốc. Và, hãy cùng đến với một Stevens đã chối bỏ những trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo lý. Ông đã trao cho chủ nhân của mình một niềm tin ngoan đạo, ngây thơ, không kháng cáo, kể cả khi ông ta lầm đường lạc bước. Những năm tháng tuổi trẻ tươi đẹp của Stevens trở nên sai lầm, lãng phí như thế.

Hóa ra, ngay cả khi nghề quản gia đòi hỏi một phẩm cách, được định nghĩa bằng khả năng "không từ bỏ con người nghề nghiệp mà ông ta sắm vai", "như một người quý tộc ra quý tộc", thì nó vẫn có những lúc sẽ lụi tàn, vỡ tan. Ở quá khứ, sự tôn thờ của Stevens đã cho ông những khoái cảm thắng cuộc, cống hiến như một người có công với đất nước về mặt chính trị và đối ngoại thực thụ. Nhưng thật ra, sự tôn thờ ấy vốn chỉ là một niềm tin ngây thơ mà Stevens đã trao nhầm chỗ. Một niềm tin đã dẫn Stevens đến con đường phục dịch cho một kẻ phản quốc suốt những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời mình. Người đọc qua lời kể của Stevens có thể nhìn thấy cuộc đời ấy hào nhoáng biết bao, vinh quang đến nhường nào. Nhưng sau cùng, tất cả chỉ là một vỏ bọc của cái cốt lõi đã sai lệch, mục nát. Kazuo Ishiguro đã chỉ ra rằng, người ta thực sự có thể hoài phí cuộc đời mình đến mức nào, nếu như họ thản nhiên chối bỏ quyền can thiệp vào đạo đức và chính trị của dân tộc mình.

Trên hết, Kazuo cũng đã phác họa nên thời đại mà "chỉ riêng cảnh sắc quê hương ta thôi cũng đủ cho thấy cái tính ngữ cao vời ấy (Đại Anh Quốc - The Great British) hết sức thỏa đáng". Những quý tộc Anh hiện ra một cách rõ nét hơn tất thảy, như một thế giới sống động mới chỉ lùi về sau ánh sáng ngày hôm qua. Họ hiện lên với một sự tự tôn cao nhất, tự coi mình là đại diện cất lên tiếng nói cho hàng triệu người dân. Với họ, thứ gọi là phẩm cách không thể được mua bằng tiền, hoàn toàn đứng ở một đẳng cấp xa rời với những người Mỹ đang muốn thể hiện sự giàu có của mình. Thứ phẩm cách mà "ông ta không bao giờ để cho bọn lưu manh hay cho hoàn cảnh giật nó khỏi người mình trước mắt thiên hạ, ông ta cởi bỏ nó khi và chỉ khi tự nguyện làm như vậy, và bao giờ cũng là khi ông ta chỉ còn duy nhất một mình". Cao quý và đáng để tôn thờ và kính ái như thế, chính là lý tưởng, là lõi giá trị, như trung tâm của một cái bánh xe mà Stevens đang cố tiến vào. Càng vào sâu, là càng để đến gần hơn với một phần nhỏ gắng đóng góp vào những việc đại sự của thế giới. Nhưng càng cố gắng bao nhiêu, lý tưởng ấy càng được nhìn nhận tốt đẹp đến bấy nhiêu, thì sự thật càng nhanh chóng lộ ra. Để lại cho cuộc đời Stevens trơ trọi trước sự lầm lạc, tàn ngày, khi mọi thứ dần lùi về phía sau ánh sáng huyễn hoặc. Sự đảo lộn những giá trị ấy đã chỉ ra rằng, cho dù niềm tin yêu và tôn kính có là vĩnh cửu, cũng không thể chối bỏ thực tế đau đớn, vỡ nát, lạc lối của một kẻ phản bội và một người mù quáng.

Tình cảm
Trên đây là những giá trị xoay quanh một Stevens đang đeo chiếc mặt nạ phẩm cách, một-Stevens-thuần-công-việc, một Stevens với vai trò quản gia. Nhưng hóa ra, ẩn sau bên trong lớp mặt nạ ấy, là một trái tim, một trái tim yếu đuối, cảm tính không bao giờ được phép lộ ra bên ngoài.

Trong suốt những năm tháng cũ tại dinh thự Darlington, trái tim ấy đã nhiều lần rung lên vì cô nội quản Kenton - người duy nhất ông yêu trong kiếp người tồn tại ngày hôm nay.
Có thể nói, Kenton được đặt trong một mối quan hệ tương phản với Stevens. Đó là một Kenton không hề sống theo bất cứ một hình mẫu nào, khác với Stevens thì cố gắng trở thành 'phiên bản con' của cha ông. Đó là một Kenton không lấy những giá trị cũ kĩ và cứng nhắc làm cốt lõi để hướng đến, hoàn toàn khác với cách Stevens gọi tên và coi "phẩm cách" là thánh chỉ. Mà đó là một Kenton sống bằng trái tim: cô xem dinh thự Darlington như một căn nhà, xem những người đồng nghiệp như những người bạn đích thực. Cô quan sát bằng đôi mắt có hồn, giúp đỡ họ bằng tất cả khả năng và sự thành ý thật tâm của mình. Kenton sống theo những giá trị tình cảm mà cô có thể trao đi và nhận lại, chứ không phải là việc thực thi trọn vẹn lý tưởng như Stevens.
Dưới đôi mắt của Stevens, Kenton bao giờ cũng là một người tắc tránh, không biết cách "đeo mặt nạ" cho đúng quy củ và ông đánh giá thấp khả năng trở thành một quản gia tài ba của Kenton. Thế nhưng, chính bằng những hành động thực hiện bởi thôi thúc của trái tim chứ không phải những nguyên tắc, đã giúp cô phát hiện ra những lỗi sai của Stevens. Đồng thời, cũng chính cô phát hiện ra cha Stevens - đang phục vụ trong dinh thự - đã trở nên rất chậm chạp, nhầm lẫn và có bệnh ở tuổi già. Cũng chính Kenton là người đã bên cạnh cha Stevens và vuốt mắt khi ông qua đời, trong khi Stevens phải túc trực bên những con người đại diện cho chính quốc, dù trong lòng ông cũng rất đau khổ.

Là người sống bằng bản năng của trái tim, Kenton đã rời bỏ dinh thự Darlington sau khi tìm thấy người sẵn sàng hy sinh cuộc đời này để ở bên cô. Trước khi ra đi, cô có hỏi Stevens có gì muốn nói với cô không, nhưng ông đã không trả lời. Nhiều năm sau khi gặp lại, ông mới thừa nhận mình cũng yêu Kenton nhiều như cô yêu ông. Tuy nhiên, mọi thứ đã muộn màng và đổi thay - "vào giây phút ấy, trái tim tôi như tan vỡ". Nơi tàn ngày để lại, không gì hơn là nhận thức muộn màng của Stevens, về sự đánh đổi quá lớn mà ông đã trải qua, để có thể trở thành một quản gia vĩ đại.
Chúng ta hãy đặt ra một giả thiết. Giả sử Stevens có lấy Kenton làm vợ, thì có thể có một kết cục giống cha ông hay không? Giây phút cuối cùng của cuộc đời ấy là khi một bàn tay xa lạ đang vuốt mắt cho mình, không có lấy dù chỉ một người thân bên cạnh. Lý tưởng mà Stevens và cả cha ông tôn thờ ấy, đã đeo đuổi đến tận cùng bờ sinh tử một đời người. Lý tưởng đã chia tách, làm rạn nứt mối quan hệ cha con, quy tất cả những mối kết nối thiêng liêng ruột thịt trong cuộc sống về sự phục dịch quân tử. Nơi "Tàn ngày để lại", khi tất cả đã qua đi và chỉ còn lại một buổi tối, Stevens mới nhận ra nỗi niềm cô đơn, nhận ra ảo tưởng huyễn hoặc đã xâm chiếm cuộc đời mình ra sao.  

c) Nghệ thuật:
"Tàn ngày để lại" là một cuốn sách đặc biệt. Vì nó khiến cho người đọc nóng lòng ngay từ những con chữ đầu tiên. Nhưng cũng khiến cho họ không ngừng run rẩy, hít thở thật sâu, để chiêm ngưỡng cách mà nó huy hoàng kết thúc.
Xuyên suốt hơn ba trăm trang sách, người đọc theo chân chiếc Ford từ dinh thự Darlington đến một trạm xe buýt ở Weymouth, miền Tây nước Anh. Nhịp điệu của câu chuyện song hành cùng với sự chảy trôi của dòng suy nghĩ nơi Stevens, khiến cho người đọc như bước vào kí ức sống động những năm 1930. Kazuo Ishiguro gần như đã giữ câu chuyện đi rất mực chậm rãi, quý phái, đúng như phong cách của một quý ông. Ngay cả trong ngôn ngữ, kiến trúc, phục trang, phong cách, lời nói, lời kể của tác giả hay tác giả gắn cho nhân vật mình, cũng đều rất đượm một không khí của thời đại chuyển giao sang một thế giới mới.

Sự góp mặt của Harry Smith trong một trạm dừng chân, như một nhân vật phụ đặc sắc, đã góp phần làm cho triết lý về "phẩm cách" như được đào sâu, được mở rộng. Như một chất kích thích, đẩy những xúc cảm và nhận thức của Stevens lên cao trào. Có thể nói, khả năng thêm thắt và phối hợp nhịp nhàng với nhân vật để thao túng và điều khiển cốt truyện của Kazuo Ishiguro, quả là đã đạt đến một trình độ bậc thầy.

Và có lẽ, tiếng trái tim Stevens tan vỡ khi nghe được những lời thừa nhận của cô Kenton, như một thanh âm tinh tế, đẹp đẽ, bi thương và vỡ tan giữa tiếng vọng thẳm sâu của quá khứ. Dù chỉ là những câu từ rất mộc, nhưng chi tiết ấy, như một kí thăng, đệm vào bản nhạc "Tàn ngày để lại", một dư âm đau đớn đến nghẹt thở. Sự tuyệt vời trong ngòi bút của Kazuo chính là ở chỗ, có thể bình tĩnh đến khó tin, kìm nén mãnh liệt đến tuyệt vọng, để rồi đưa người đọc đến một cảm xúc cao trào, thăng hoa.

Trích lời từ diễn từ Nobel của Kazuo Ishiguro (2017): "Trong lúc nghe Tom Waits, tôi nhận ra mình còn phải làm gì. Tôi đã quyết định mà không suy nghĩ, một lúc nào đó trước đó, rằng vị quản gia người Anh của tôi sẽ giữ vững hàng rào tình cảm của mình, rằng ông sẽ giấu mình sau nó, với chính mình và với người đọc, cho đến tận cùng. Giờ tôi thấy mình phải đảo ngược quyết định đó. Chỉ một khoảnh khắc, về cuối câu chuyện, một khoảnh khắc tôi phải chọn cẩn thận, tôi phải làm áo giáp ông rạn nứt. Tôi phải để cho một khát vọng to lớn và bi thảm được nhìn thấy thoáng qua bên dưới."

Tôi không say sưa với Kazuo Ishiguro vì một hơi thở đậm mùi triết học như Milan Kundera. Hay tôi cũng không chìm đắm vào thế giới của ông như cách tôi sống trong "mono no aware" khi đọc Kawabata Yasunari. Đọc Kazuo, là đối thoại với chính mình. Giữa những khoảng trắng ngôn từ, ông để cho người đọc tự vấn, tự ngẫm, và tự tìm thấy câu trả lời. Đọc Kazuo, như tìm thấy một sự ảnh hưởng nhất định từ Franz Kafka với chủ nghĩa hiện sinh. Đúng như Sara Danius - nhà phê bình văn học đến từ Thụy Điển đã bình: "If you mix Jane Austen and Franz Kafka, add a little bit of Marcel Proust and you stir - but not too much - then you have Kazuo Ishiguro."

Ông ấy là một nhà văn hiếm hoi và bí ẩn, và mọi cuốn sách của ông luôn luôn gây bất ngờ cho tôi.
Michael Ondaatje
Xúc cảm của Michael Ondaatje, một nhà văn Canada, cũng đã nói lên mọi cảm tình cô đọng nhất trong lòng tôi, đối với Kazuo Ishiguro - một nhà văn người Anh gốc Nhật.

d) Kết:
Khi thời điểm ngày tàn đến, cũng là lúc một chân lý mới đã đến với Stevens: ".. đối với rất nhiều người, buổi tối là phần đẹp nhất của ngày, phần họ trông đợi nhất".
Rằng,"chúng ta có bao giờ được gì khi cứ mãi ngoái lại trách móc bản thân nếu đời mình thành ra lại không hẳn như mình mong muốn".

Stevens của ngày hôm nay, nơi buổi tối trong cuộc đời mình, vẫn là một Stevens không buông bỏ phẩm cách trước mắt người lạ. Vẫn là một Stevens người Anh sống trong vinh quang của quá khứ. Một Stevens sẵn sàng chấp nhận nỗi cô đơn, chấp nhận sống với những vùng ánh sáng lấp lánh còn sót lại của quá khứ. Suy cho cùng, ngay cả Kazuo Ishiguro cũng không thể lay chuyển được người quản gia vĩ đại ấy.

Có thể nói, "Tàn ngày để lại" đã đi đến hồi kết bằng sự hồi sinh của trái tim Stevens. Trái tim ấy đã tan vỡ vì cô Kenton, nhưng vẫn sẽ sẵn sàng đập lại vì ông Faraday. Sau chót, ánh sáng lý tưởng vẫn sẽ không ngừng chói lòa trong cuộc đời ấy.

Tà dương.
Cuộc đời Stevens đã sống, giống như tàn tích cuối cùng mà một ngày để lại, là minh chứng cho một thời đại huy hoàng đã qua. Kazuo Ishiguro đã khắc họa nên một cuộc đời tận hiến, tận sinh cho lý tưởng, đưa đến cho người đọc những suy ngẫm khôn nguôi về sự lụi tàn không thể tránh khỏi của một thế hệ. Cách con người chúng ta tồn tại, hy sinh và mất đi giữa những chuyển giao thế hệ ấy đã được cất lên, như một bản nhạc bình đạm giữa lòng Oxfordshire nước Anh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Dec 06, 2022 4:47 pm

Tủ sách Tia Sáng

Review sách Great expectations

Tác phẩm Great expectations của tác giả Charles Dicken là cả thế giới trong Pip trẻ thơ, Pip biến đổi, Pip vận động, Pip hoàn thiện. Những kỳ vọng lớn lao là một câu chuyện kỳ lạ, ly kỳ nhưng đầy sự bình dị, giản đơn và đầy tính xây dựng.

Tuổi thơ của Pip – lò rèn của Joe, Tuổi trẻ của Pip – London nhộn nhịp huyên náo, Tình yêu của Pip – trong sáng, ngát xanh nhưng đầy khoảng cách. Từ một cậu bé nghèo khó, nhỏ bé, Pip dần trở thành một quý ông theo đúng chuẩn thời đó, một quý ông mà ai cũng từng muốn trở thành.

Hành trình đó bao hàm toàn bộ nỗi sợ hãi, sự xấu hổ, sự cố gắng, sự nỗ lực, chịu đựng nhưng đầy học hỏi, bao dung. Nỗi sợ hãi nâng bước Pip, dẫn Pip đi sâu vào chính mình, dẫn Pip tìm ra ngã rẽ của cuộc đời. Một quý ông xuất hiện từ sự sợ hãi bao trùm tuổi thơ, một nỗi sợ mà chính nó đã kể lại cuộc đời Pip.

Những mất mát, tủi nhục, cố gắng, nhân từ,… từng xuất hiện trong cuộc đời Pip đã bồi đắp nên chính con người của Pip. Một sự trưởng thành lạ lùng, phức tạp và đầy khó khăn. Nhưng chính giữa những sương khói, giữa những rơm rạ, giữa sự nghèo khó đã rèn rũa nên một chàng trai thật bản lĩnh và dám dấn thân, dám chấp nhận và từ bỏ. Một chàng trai đứng lên từ nơi mà cậu sợ hãi, một chàng trai biết sống chung và quen thuộc với sợ hãi.

Những kỳ vọng lớn lao bắt nguồn từ nỗi sợ hãi cũng thật lớn lao…!

Thông tin tác giả Charles Dicken

Sinh ngày năm 1812 tại Landport, một khu vực của thành phố Portsmouth, nước Anh. Được coi là một trong những nhà văn vĩ đại của lịch sử và đặc biệt là về nước Anh thời Victoria mà ông đã ghi lại một cách tài tình trong các tác phẩm của mình, Charles Dickens tiếp tục là một tác giả có ảnh hưởng đối với nhiều thế hệ, những người tiếp tục nhìn thấy ở kiến ​​trúc sư Oliver Twist một họa sĩ chân dung hoàn hảo của một thời và một địa điểm.

Review từ bạn Tuấn – Goodreads
“Có những đoạn mình đã không kìm được nước mắt. Và mình nhận ra rằng nước mắt của mình không dành cho nỗi đau, không dành cho nỗi buồn, mà dành cho những điều đẹp đẽ đến từ tâm hồn của con người. Pip cậu bé vô ơn, phù phiếm đã vì gia tài khổng lồ mà cậu tin mình sẽ được nhân mà rời bỏ Joe, xem thường người anh của mình… để rồi đến lúc nào đó, ai trong chúng ta cũng sẽ tự nhìn lại cách hành xử của mình, và thấy rằng mình sai, thực sự quá sai.

Nghèo hèn hay giàu có không định giá được một con người, nó không làm người ta tốt lên hay xấu đi, nó chỉ là một cái công tắc để ta tắt bật những tính cách bên trong bản thân mình. Pip đã làm gì khi có tiền so với lúc cậu bé chỉ là đứa trẻ được một bà chị độc đoán nuôi lớn ở vùng nông thôn ảm đạm chẳng lấy gì làm đầy đủ. Điều gì khiến ông già Pumblechook đối xử với Pip theo những cách khác hẳn nhau khi cậu có tiền và không có tiền.

Nó vẫn luôn thế, sự chủ quan trong đoán định con người, và sự đánh giá luôn chỉ dựa vào bề ngoài đã khiến con người thật xấu xí, buồn chán và kì lạ. Nhưng rồi ai cũng sẽ đến lúc lộ ra cái cốt lõi làm nên con người mình, và khi cái cốt của một con người hiện lên, là lúc mình hay nhỏ nước mắt vì vui, một niềm vui tối giản khi cảm thấy mình hiểu được ai đó, biết thêm ai đó, và thấy điều gì đó đẹp đến run rẩy.

Mà những cái đẹp này, mình thường chỉ thấy trong những tác phẩm cổ điển, của những nhà văn nhẩn nha kể chuyện bằng giọng kể điềm tĩnh, chân thành và “dài dòng”. Có lẽ vì thế nên đọc Charles Dickens rất say mê, vì giống một con bò gặm cỏ trên cánh đồng bát ngát, tôi cứ nhẩn nha mà tận hưởng thôi.”

Review từ bạn Abilene Nguyen
“Khát vọng và sự hoàn thiện bản thân. Giá trị mà tác phẩm “Những kỳ vọng lớn lao” mang lại trước hết ấy chính là vượt lên trên địa vị xã hội, giàu có và tầng lớp là niềm thương cảm, sự chung thành và lương tâm. Không phải đơn thuần cái tên “những kỳ vọng lớn lao” lại là sự ngẫu nhiên của tác giả. Hình ảnh cậu bé Pip luôn không ngừng học hỏi, vươn lên bản thân mình cho thấy ý đồ của Dickens muốn mang đến cho tác phẩm của mình là sự khám phá những chiều mới của khát vọng to lớn và sự tự hoàn thiện chính mình.”

Review từ bạn Nhi Nguyen
“Truyện dài quá trời dài, mình đọc mãi từ năm nào không nhớ nữa, rồi ngại ngùng, năm nay mới lôi cuốn ra đọc tiếp cho hết Smile)) Quá nhiều tình tiết và nhân vật luôn luôn, cộng với cách viết của văn học thế kỷ 19 thực sự làm việc của mình… Đây có thể là tác giả của mình ít thích nhất Charles Dickens… Nguyên câu chuyện của mình chỉ ấn tượng mỗi người yêu đơn phương Pip dành cho nàng Estella “mà sắc đẹp chỉ có thể như vậy với chính sự kiêu ngạo của nàng ”, dành cho người làm chủ trong“ giấc mộng khổ ”của Pip.”

Review từ bạn Thủy Sún
“Câu chuyện bức tranh về một vùng đầm nước Anh – nơi có cậu bé mồ côi không chấp nhận cuộc sống nghèo khó ở lò rèn, vẫn nuôi ước mơ trở thành quý ông. Cậu bé được trao số lượng với những cuộc gặp gỡ kỳ lạ: Với một tù trưởng tên tuổi, với một bà già giàu có chứa mình trong cơ sở vật chất, với Estella mà sắc đẹp chỉ có thể so với chính kiêu ngạo của nàng. . Giữa các cuộc gặp gỡ là một điều bình thường: Pip được hứa hẹn sẽ được thừa hưởng một gia sản không tồn tại từ một danh sách ẩn giấu, một gia sản vĩ đại cho phép cậu bước chân vào thế giới quý tộc như một ước mơ. Nhưng chính gia tài vĩ đại ấy đã cuốn tất cả các nhân vật vào vòng quay kỳ ảo, hé lộ những sự thật bất ngờ. Pip của trình điều hành từ vùng nông thôn lội, ảm đạm đến những nhịp điệu thành phố London thế kỷ XIX cũng chính là trưởng nhóm điều hành của cậu bé nghèo với trái tim cảm xúc, có chút phù phiếm, thành đàn ông có chiều sâu. Và khi câu chuyện về cậu, Dickens đồng thời kể một câu chuyện về tội lỗi và phạt, tài sản và đạo đức, mất mát và tình yêu.”

Review từ bạn Minh Nguyen
“Với mình, đây là 1 cuốn sách mang đến rất nhiều cảm xúc, kiến thức và những bài học mang tính nhân văn sâu sắc. Nhưng ko phải là 1 cuốn sách dễ đọc. Thật sự là lúc đọc khoảng 200 trang đầu, mình thấy chán lắm luôn ấy, đã tính drop mấy lần, nhưng nghĩ đến bản tóm tắt phía sau đề đây được xem là tác phẩm hay nhất của Charles Dickens, nên mình kiên nhẫn đọc tiếp. Và kết quả thật sự, thật sự đây là một tác phẩm rất xuất sắc. Từ chương 30 trở đi, mỗi chương là 1 cú twist, một sự thật được khai phá, mà mỗi sự thật lại xâu chuỗi chặt chẽ với nhau, với những nhân vật tưởng như không hề liên can được giới thiệu trong 200 trang đầu.

Nội dung chính câu chuyện nói về PIP, cậu bé mồ côi nghèo khổ sống ở vùng đầm lầy, nơi mà những tên tù nhân được giam giữ để thi hành án. Chính vì thế đã tạo nên cuộc tao ngộ kỳ lạ giữa cậu bé 7 tuổi và tên tù vượt ngục. Chính cuộc tao ngộ này đã từ từ lật cuộc đời cậu sang 1 trang mới, một đẳng cấp mới, mà cậu chính là “Những Kỳ Vọng Lớn Lao” được tên tù nuôi dưỡng.

Có 6 nhân vật không thể thiếu ảnh hưởng tới cuộc đời, và tính cách của PIP

Đầu tiên là người anh rể Joe, đó cũng là người bạn đồng cam cộng khổ suốt thời thơ ấu của PIP, trong anh có 1 tính cách lương thiện và hướng thiện, chính tính cách này đã tác động lớn đến nhân cách của PIP từ nhỏ đến khi trưởng thành, và dù có sa ngã vào vòng xoáy tiền bạc, địa vị, cậu cũng bình tĩnh rút ra được.

Thứ hai là tên tù vượt ngục, đây là một người có cuộc sống đau khổ, nghèo khổ từ khi sinh ra đến trưởng thành, chính sự nghèo khổ đó đã đẩy ông tới con đường tội phạm, ra vào tù như cơm bữa. Và lần bị vào tù khiến ông đau đớn, cay cú nhất là bị lừa bởi 1 tên giả quý tộc. Lúc đó, ông mới ý thức sâu sắc được xã hội lúc bấy giờ đồng tiền, địa vị lấn át tất cả sự thật , lý do. Có lẽ chính vì thế ông mới nuôi dưỡng ý muốn, khát khao để bước chân vào giới quý tộc. Ông cũng biết bản thân ông không thể trở thành 1 quý ông được, nên ông bẻ lái ước mơ của mình bằng cách “nuôi dưỡng”,”tạo” nên 1 quý ông.

Thứ ba là bà cô già Havisham giàu có, một người phụ nữ độc ác và cô độc vì bị phụ tình. Bà đã cho dừng tất cả đồng hồ vào lúc mà mình bị từ hôn, đóng cửa với nhân loại, từ bỏ ánh sáng mặt trời để mãi mãi chôn vùi bản thân trong đau khổ. Chi tiết bà cho dừng đồng hồ trong tòa nhà của mình vào lúc 9h kém 20p là chi tiết rất hay trong tác phẩm. Thời gian chỉ dừng lại khi người ta chết thôi, việc bà ta cho dừng đồng hồ như muốn nói là mình đã chết rồi, có sống cũng chỉ là cái xác không hồn.

Nhân vật thứ tư là Estella, cũng là một số phận đáng thương, từ nhỏ đã bị tách ra khỏi cha mẹ để trở thành công cụ cho bà Havisham trả thù đời, trả thù tất cả đàn ông trên thế giới này. Cô không có cảm xúc, lúc nào cũng lạnh lùng, nắm trong tay trái tim của PIP nhưng lại đi ve vãn các chàng trai khác. Đến hôn nhân của mình cô cũng ko được lựa chọn, phải lấy người đàn ông tệ nhất để trả thù tất cả những người đàn ông tốt hơn đang say đắm cô.

Chính 2 nhân vật Havisham và Estella này đã hình thành nên khao khát, mơ ước được bước vào giới quý tộc của PIP. Và cũng chính từ đây hình thành nên một mắc xích vô hình giữa PIP và tên tù: một người muốn “tạo ra” 1 quý ông, và một người muốn trở thành quý ông.

Nhân vật thứ 5 là luật sư Jagger: biểu tượng cho quyền lực, sự ma mãnh, tiền bạc che đậy cả bầu trời London. Đây là nhân vật mình ấn tượng nhất. Vì làm luật, nắm luật, nên ông luôn biết cách “lách luật” qua những lời nói. Ông là nhân vật cầu nối giữa toàn bộ chuỗi mắc xích bi kịch này mà có những sự thật chính ông cũng không biết. Sự thật này từ từ được hé lộ và từ từ vạch trần bộ mặt xấu xa khủng khiếp của ông. Nhưng mà “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, “danh sư xuất cao đồ” thôi, bên cạnh ông có người trợ lý Wemmick ma mãnh không thua gì ông. Và chính nhân vật này đã giúp PIP rất nhiều trên con đường tìm ra sự thật, dù mình cũng ko hiểu lắm lý do giúp PIP của ông này.

Nhận vật cuối cùng, cũng là nhân vật ko mấy ấn tượng với mình lắm là Herbert, bạn thân của PIP khi chàng bắt đầu con đường quy’s tộc. Theo mình Herbert chỉ đóng vai trò như Joe thôi, thiên thần hộ mệnh của PIP chứ cũng ko mấy độc đáo trong tính cách.

Kết luận: Có rất nhiều tình tiết hay mà các bạn nên đọc để nghiệm ra, 1 tác phẩm rất đáng đọc. Lối dẫn dắt đầy ma mị và nghệ thuật đã từ từ mắc xích các nhân vật lại với nhau một cách ko thể đoán trước được.

Điểm hạn chế của tác phẩm này theo mình là nó dàn trải quá, nên thành ra 1 số tình tiết về mối tình của PIP và Estella hơi hời hợt. Bảo rằng cô độc ác và “ve chai” nhưng cũng ko miêu tả kỹ lắm về những tình tiết ấy, nên mình ko “cảm” được sự độc ác ấy. Chỉ thấy cô gái này đáng thương tội nghiệp thôi.”

Tổng hợp bởi Thu Thủy


Last edited by LDN on Sat Dec 10, 2022 8:29 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Dec 06, 2022 4:50 pm

[Charles Dicken] Những kỳ vọng lớn lao – Hành trình trưởng thành đi lên từ tuổi thơ đầy nỗi sợ hãi


Reviewsach.net

Tác phẩm là cả thế giới trong Pip trẻ thơ, Pip biến đổi, Pip vận động, Pip hoàn thiện. Những kỳ vọng lớn lao là một câu chuyện kỳ lạ, ly kỳ nhưng đầy sự bình dị, giản đơn và đầy tính xây dựng.

Tuổi thơ của Pip – lò rèn của Joe, Tuổi trẻ của Pip – London nhộn nhịp huyên náo, Tình yêu của Pip – trong sáng, ngát xanh nhưng đầy khoảng cách. Từ một cậu bé nghèo khó, nhỏ bé, Pip dần trở thành một quý ông theo đúng chuẩn thời đó, một quý ông mà ai cũng từng muốn trở thành.

Hành trình đó bao hàm toàn bộ nỗi sợ hãi, sự xấu hổ, sự cố gắng, sự nỗ lực, chịu đựng nhưng đầy học hỏi, bao dung. Nỗi sợ hãi nâng bước Pip, dẫn Pip đi sâu vào chính mình, dẫn Pip tìm ra ngã rẽ của cuộc đời. Một quý ông xuất hiện từ sự sợ hãi bao trùm tuổi thơ, một nỗi sợ mà chính nó đã kể lại cuộc đời Pip.

Những mất mát, tủi nhục, cô gắng, nhân từ,… từng xuất hiện trong cuộc đời Pip đã bồi đắp nên chính con người của Pip. Một sự trưởng thành lạ lùng, phức tạp và đầy khó khăn. Nhưng chính giữa những sương khói, giữa những rơm rạ, giữa sữ nghèo khó đã rèn rũa nên một chàng trai thật bản lĩnh và dám dấn thân, dám chấp nhận và từ bỏ. Một chàng trai đứng lên từ nơi mà cậu sợ hãi, một chàng trai biết sống chung và quen thuộc với sợ hãi.

Những kỳ vọng lớn lao bắt nguồn từ nỗi sợ hãi cũng thật lớn lao…!

Tuổi thơ của Philip Pirrip với những nỗi sợ hãi khủng khiếp, day dứt, đấu tranh nội tâm, thiếu thốn vật chất.

Mở đầu tác phẩm là cảnh Pip 3 tuổi bé nhỏ, ngây thơ, rách mướp đang đứng trước khu nghĩa địa cạnh nhà thờ đổ nát. Cậu đang lập bập đánh vần những dòng chữ được ghi trên các ngôi mộ rêu phong. Cha mẹ và các anh chị của Pip đã qua đời hai năm trước khi người ta phát minh ra máy ảnh và giờ đang nằm dưới đất ngay chỗ Pip đang đứng.

Cảnh tượng này xảy ra ở một khu đầm lầy ven sông, vùng đầm lầy chạy dọc theo những khúc uốn quanh của con sông, cách biển chừng hai mươi dặm. Pip sống trong một ngôi nhà của vợ chồng thợ rèn – Joe và JOE – những người thân ít ỏi còn lại của Pip.

Những cảm xúc đầu tiên của Pip trong truyện, đó là sự tò mò, vô cảm của một cậu bé 3 tuổi khi đứng trước nấm mồ của gia đình. Sau đó Pip ngạc nhiên khi thấy một người bị cùm hai chân hai tay bằng xích bỗng ngồi dậy từ một trong số các nấm mộ kia. “Pip bỗng thấy nóc nhà thờ ở ngay dưới chân mình còn đầu mình thì nhìn thẳng vào cái cùm chân của gã kia khi hắn xốc ngược Pip lên”.

Gã này sau một hồi dọa nạt Pip băng những lời lẽ khủng khiếp nhất – khởi nguồn cho mọi chuyện về sau, đã khiến Pip hoàn toàn chỉ còn biết sợ hãi hắn và đáp ứng mọi yêu cầu của hắn.

Về sau, người tù này vẫn còn xuất hiện nhiều trong tác phẩm cũng như trong cuộc đời Pip, vẫn gắn với sự sợ hãi kinh hoàng của Pip. Nhưng đó là một người đã xây dựng nên chính cuộc đời Pip và xây dựng nên chính sự hấp dẫn cho tác phẩm. Trong suốt tác phẩm, tội lỗi, sự bí ẩn, nỗ lực không ngừng nghỉ của người tù này đã tạo nên quý ông Pip, chỉ bởi việc Pip đã mang bánh và rượu cho ông khi ông này nằm ngủ trong nghĩa địa.

Tù nhân này đóng vai quan trọng trong việc hình thành, chi phối, tác động đến tâm lý, tính cách và hành động của Pip. Cuộc đời Pip kỳ lạ được xây dựng bằng sự sợ hãi, nỗ lực và tội ác mà Pip phải chứng kiến.

Cuộc gặp mặt – Mối quan hệ quan trọng và lạ lùng nhất của tác phẩm. Đó là sự biểu trưng cho đối lập giữa tự do và chạy trốn, ngây thơ và lọc lõi, vô tư và toan tính

Những mối quan hệ đan xen đầy phức tạp, ngóc ngách và tính toán.

Pip – Joe và JOE, hai vợ chồng thợ rèn nghèo khổ, dốt nát này một tay nuôi lớn Pip – Thợ rèn kế nghiệp lò rèn.

Pip – Estella và cô Havisham  – Nơi đã nuôi dưỡng ước mơ quý ông của Pip – Bằng cách tìm cách thừa kế gia sản được mô tả là “cả vùng đầm lầy đến ngút mắt ra chân trời phía xa” thèm muốn. Pip luôn nghĩ cô Havisham là người bảo trợ của mình, người sẽ để Pip thừa kế gia sản giàu có và đưa Pip trở thành một quý ông.

Cô Havisham được miêu tả là một người đổ vỡ ngay trước thềm lễ cưới. Bộ trang phục cô dâu vẫn còn nguyên trên người bà từ hơn 20 năm nay, đã mục nát, ố vàng. Căn phòng cưới vẫn còn nguyên chiếc bánh đã mục từ lâu, mạng nhện chăng kín, mọi thứ được giữ nguyên từ cách đây hơn 20 năm. Không ai biết chồng sắp cưới của cô Havisham ra sao, vì sao hôn lễ lại đổ vỡ như vậy. Thời gian tại dinh thự của cô Havisham đã ngừng trôi từ hơn 20 năm trước, sự đổ vỡ và héo úa cũng bắt đầu từ khoảng thời gian đó. Chỉ duy khối tài sản cô sở hữu có lẽ là không thay đổi.

Estella – Cô gái được Havisham nuôi dưỡng để làm tan nát trái tim những người đàn ông. Cô gái mà nơi quả tim của mọi người đập, không có gì ngoài sự lạnh lẽo. Sự lạnh lẽo đi kèm sắc đẹp xuất sắc của thế kỷ 19, sự lạnh lẽo tạo nên sự cuốn hút, đánh gục mọi sự cứng rắn nhất từng được chứng kiến sắc đẹp này. Cô gái mà sắc đẹp cũng tỉ lệ thuận với sự bất hạnh của cuộc đời, chính là sự nuối tiếc thuộc về tình yêu của Pip. Cô gái mà chính Pip đã khám phá ra cả cha mẹ của cô, hai người liên quan đến một vụ án do chính Jaggers bào chữa.

Pip yêu và tôn thờ Estella, tình yêu của cậu nhóc lên 7 tuổi nghèo khó đối với cô tiểu thư sống trong một tòa lâu đài, tình yêu xây đắp nên bởi khoảng cách, sự chênh lệch. Tình yêu đối với sắc đẹp của người con gái mà sắc đẹp đó được xây đắp bởi sự kiêu hãnh, kênh kiệu, băng giá, cao sang.

Pip – Người tù nghĩa địa, đây là nhân vật gắn liền với nỗi sợ của Pip, từ đầu tác phẩm, cho đến mãi sau này khi Pip gặp lại ông ta, cùng với đó là toàn bộ sự lý giải về cuộc đời Pip. Ông là người trả lời mọi thắc mắc của Pip về gia cảnh và hoàn cảnh cô Havisham. Không chỉ gặp tên tù để biết tới nỗi sợ đã bám theo suốt tuổi thơ của Pip, còn là sự ngỡ ngàng của Pip khi tới dinh thự của cô Havisham. Nơi đây đã khiến một cậu bé ba tuổi, chạm tới đáy sâu sự xấu hổ, nhục nhã, đê hèn để nảy sinh giấc mơ về quý ông Pip.

Pip – Jaggers và Wemmick, hai người đóng vai giám hộ cho Pip, trực tiếp dẫn Pip tới sự trưởng thành. Pip học được từ họ sự kín kẽ, sự cẩn thận, sự tính toàn hợp lý.

Sau khi tới London, cậu gặp Herbert và nhận ra đây chính là cậu bé mà mình đã đánh nhau ở nhà cô Havisham. Cũng nhanh như diễn biến trận tỉ thí, hai người trở nên thân thiết và luôn gắn bó với nhau trong mọi vấn đề.

Pip – Herbert, Pip là người đảm bảo cho tương lai, hạnh phúc của Herbert, người mà cậu hết lòng tin tưởng.

Càng ngày tâm lý, tính tình, nguyện vọng của đứa trẻ nhỏ xíu càng thay đổi, càng hợp tự nhiên, nhưng lại càng đấu tranh, day dứt và đầy sự phức tạp. Những sự phát triển tính cách, tâm lý thật tự nhiên nhưng cũng thật lạ lùng, phức tạp, rồi cuối cùng hoàn thiện một cách trọn vẹn.

Những lần tới dinh thự của cô Havisham, những ngày học việc ở lò rèn, những lần gặp lại tên tù bị truy nã, những lần tâm sự với Biddy… đã bồi đắp nên ước mơ, sự tủi nhục xấu hổ, nỗi sợ hãi tột độ, sự phân vân day dứt trong lòng cậu bé Pip. Ở cái tuổi nhỏ xíu như chính vóc dáng của Pip, những nỗi sợ hãi thật ngây thơ, thật đơn giản và thật dễ lãng quên.

Những học hỏi, hiểu biết, những kiến thức Pip thu lượm được,… bồi đắp nên một chàng trai trưởng thảnh, tâm lý, nhưng đôi khi lại quên mất nguồn cội của chính mình. Những mối quan hệ mới, cao sang và đầy tự hào đã khiến Pip trở nên xa lánh trong giao tiếp với JOE – vốn đã xa cách về địa lý, dù quan hệ của họ thật gần gũi.

Vận đổi của Pip – chân trời mới mở ra

Một ngày tình cờ, một Luật sư nổi tiếng nhất London đến và trao cho Pip cơ hội trở thành một quý ông, với những điều kiện mà Pip đáp ứng gần như toàn bộ. London hoa lệ, nhộn nhịp bỗng trở nên gần ngay trước mắt của cậu bé Pip. Cơ hội cho Pip được yêu Estella bỗng thật sáng sủa, đó là cơ hội mà Pip cảm thấy rõ ràng nhất.

Pip đã tự hỏi rằng ai là người mang đến vận hội này cho mình, tại sao mình lại được hưởng. Vô tình vào thời gian này Pip lại thường xuyên có mặt ở nhà cô Havisham, do đó Pip nghĩ rằng cô Havisham chính là người đem đến vận hội này. Chỉ có điều, người bảo trợ cho Pip không muốn cậu bé biết đến danh tính của mình, danh tính mà Pip biết rõ hơn ai hết. Chính danh tính người này là chìa khóa cho mọi mối quan hệ khác và mọi lời giải thích cho tuổi thơ của Pip.

Pip rời bỏ lò rèn của Joe, tạm biệt vùng đầm lầy nghèo khó, bỏ lại sự xấu hổ, sợ hãi, những bí mật về những điều khủng khiếp ở sau lưng. Những điều mà phải rất lâu sau này Pip mới gặp lại một cách thật tình cờ.

Tương lai bỗng chốc thật sáng lạn và nóng hổi như lò rèn của Joe. Một tương lai đầy bất ngờ, một tương lai nơi mà quý ông chính là điều mà Pip nhỏ bé hướng đến. Nơi không có sợ hãi, không có sự xấu hổ, nơi mà Pip được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ.

Viết về tuổi thơ của Pip là viết về sự lạ lùng, viết về sự nghèo khó, cơ cực, về sự mồ côi, về sự thiếu thốn mọi mặt. Đó là một cậu bé ốm yếu, ngây thơ, xây đắp nên bởi sự sợ hãi và bởi sự nâng đỡ đến từ những người chăm sóc cũng nghèo khó như chính cái ngoại hình của họ. Tuổi thơ đó được bao bọc bởi con sông, bởi đầm lầy, bùn đất, sương mù, những thứ bền vững như chính lịch sử của vùng đất này vậy.

London – nơi tuổi thơ của Pip một lần nữa xuất hiện sau khi đã ngủ yên

Đến với London, đến dưới sự hướng dẫn của ông Luật sư Jaggers được cả thành phố kính nể, đến với sự quý phái, Pip đã học hỏi rất nhanh và mở mang rất nhiều điều. Sự kính trọng của mọi người dành cho người giám hộ của Pip, chính là điều đáng tự hào nhất đối với Pip. Cậu được đảm bảo sự an toàn, đảm bảo về chi tiêu, đảm bảo về sự học hỏi. Nỗi sợ từ vùng đầm lầy dường như đã tan theo chính làn sương mù khi cậu đặt chân đến London.

Cậu làm quen với cái tên mới – Handel, do chính người mà cậu đã đánh nhau cùng ở nhà cô Havisham đặt cho. Cái tên dường như đã rũ bỏ những gì còn sót lại của xuất thân nghèo khổ, khó khăn của cậu. Cái tên mà khi nhắc lại về nguồn gốc, Handel luôn phải sợ hãi, xấu hổ và ám ảnh để rồi lại thấy lội lỗi với chính sự sỡ hãi đó.

Những năm tháng sống tại London, những năm tháng đẩy nhanh sự trưởng thành của Pip, những năm tháng rèn rũa Pip. Từ một cậu bé sợ hãi, nhút nhát, tự ti, Handel dần trở thành một quý ông trẻ tuổi, một quý ông mang đầy đủ các tiêu chuẩn thời bấy giờ.

Ở London, mặc dù được gần gũi và thân thiết với Estella hơn nhưng dường như khoảng cách còn lớn hơn so với hồi còn ở khu đầm lầy. Pip vẫn thấy đầy xa cách, đầy sự kém cỏi mặc dù hoàn cảnh hai người bây giờ đã không còn quá xa vời. Sắc đẹp, sự kiêu kỳ, lạnh lẽo của Estella càng nới rộng thêm khoảng cách về tình yêu đối với Pip. Sự ghen tuông dần xuất hiện và chiếm trọn tâm trí chàng trai 23 tuổi Pip, nhưng cũng chính sự ghen tuông đã đưa Pip đạt đến sự hoàn hảo cuối cùng dành cho một quý ông.

Pip vẫn êm đềm trưởng thành khi tới một ngày, người tù năm xưa đã dọa nạt Pip xuất hiện tại chính nơi cậu đang ở. Vẫn là nỗi sợ năm nào, nỗi sợ chỉ tạm ngủ quên chứ không hề mất đi, nỗi sợ đã gặp lại Pip một lần nữa. Nỗi sợ từ đầu bên kia của thế giới, nỗi sợ đã bảo đảm cho tương lai của Pip là một quý ông. Pip chính là sản phẩm mà người tù này xây dựng nên, một quý ông vượt lên mọi chuẩn mực bấy giờ. Một quý ông khiến cho tù nhân này phải hài lòng vì những cố gắng, nỗ lực của mình từ lục địa khác đã được đền đáp trọn vẹn.

Pip hiểu ra chính ông là người bảo trợ cho mình, người bảo trợ cho cậu bé năm nào vô tình đứng trước nấm mộ của gia đình. Chính việc Pip đem đồ ăn cho người tù đã khiến ông không bị chết đói, khiến ông quyết tâm dành cả phần đời còn lại để nuôi dưỡng, xây dựng nên Pip. Pip chính là thành quả, là quả ngọt cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông, giống như cha nuôi của Pip. Gia tài của ông chính là sự đảm bảo cho tương lai trở thành quý ông, tương lai sung túc và đầy đủ của Pip. Còn Pip chính là cả tương lai mà ông nỗ lực bất chấp mọi nguy hiểm để xây dựng, bằng cả phần đời còn lại.

Nỗi sợ trong Pip, một cách chậm rãi dần biến chuyển thành sự biết ơn, lo lắng, quan tâm và thương yêu người tù này. Cậu làm quen với nỗi sợ, chia sẻ với nỗi sợ, tìm ra bí mật cho mọi thắc mắc từ trước tới nay. Pip tìm cách để che giấu ông, tìm cách để một lần nữa đưa ông ra khỏi nước Anh, đưa ông tới sự tự do từ quốc gia khác. Một kế hoạch mà cậu đã dồn toàn tâm trí, sức lực để chuẩn bị mặc cho những rủi ro rình rập và tưởng chừng đã làm đổ bể mọi thứ. Một kế hoạch của quý ông, một kế hoạch được xây đắp cùng sự sợ hãi, hồi hộp, đổ máu và mồ hôi để nó được diễn ra.

Lời khuyên của Jaggers và Wemmick, sự giúp đỡ của Herbert, mọi thứ đã khiến cho kế hoạch thật hoàn hảo. Duy chỉ có một điều, điều quan trọng nhất mà Pip đã quên bẵng đi. Đó là tài sản của người tù kia, Pip đã không để tâm đến, và điều đó vô tình đã tước đi sự giàu có mà Pip vốn hình dung.

…Những kỳ vọng cuối cùng!

Những sự chuẩn bị cuối cùng cho kế hoạch cuối cùng cũng hoàn tất, nhưng cuối cùng nó lại đổ vỡ theo cách kịch tính nhất. Người tù bị thương trong cuộc tẩu thoát, ông quay lại nhà tù lần cuối với một vết thương khiến thời gian sống của ông chỉ còn tính theo ngày. Jaggers, với những nỗ lực cuối cùng cũng không thể khiến cho số tài sản của người tù thoát khỏi sự tịch thu. Vậy là cả người tù và số tài sản ông dành dụm được trong suốt hơn hai mươi năm đã không ở lại bên Pip. Tài sản đó – dù bị tịch thu nhưng không hề khiến cho Pip cảm thấy tiếc nuối.

Mặc dù tương lai của Pip không còn như mọi người hình dung, nhưng sau khi trải qua mọi chuyện, Pip đang ở tương lai tươi đẹp nhất. Đó là một quý ông không giàu có về tiền bạc, nhưng giàu lòng vị tha, đầy sự biết ơn, đầy tình nghĩa.

Pip đã cho Herbert một cuộc đời, một cơ hội để có thể tự tạo cho mình sự hài lòng. Herbert cũng như Pip khi 10 tuổi, không hể biết về người bảo trợ bí mật của mình. Pip khiến cho người tù nhân năm nào thay đổi, cậu khiến cho những người mình tiếp xúc phải tôn trọng, phải lắng nghe. Cậu chúc phúc cho Joe và Biddy – Cuộc hôn nhân trọn vẹn và hạnh phúc nhất. Cậu dành cho Estella tình bạn chân thành nhất về sau, tình bạn vẫn được vun đắp bởi khoảng cách – nhưng là địa lý.

Những kỳ vọng lớn lao – Những kết quả lớn lao

Cũng giống như Wladek Koskiewicz trong Hai số phận, hành trình đi lên của Pip chẳng hề dễ dàng. Cả hai cùng sinh ra trong nghèo khó, thiếu thốn, khắc nghiệt. Họ cùng có những cái tên mới, những cái tên gắn với sự phát triển. Cả hai cùng mất đi người bảo trợ – người đã dùng chính tài sản của mình để đảm bảo họ có một cuộc sống tốt hơn. Cả hai cùng được bảo trợ và cùng giúp đỡ những người mà họ gọi là bạn. Kể về Philip Pirrip, tác giả kể về sự đan xen giữa tội lỗi, tình yêu, nghị lực, sự cố gắng, tất cả tạo nên một sự lạ lùng khó lý giải.

Từ sự mồ côi, cô đơn, khó nhọc, Pip vượt dần vượt qua những trở ngại, những khó khăn, trên hết là nỗi sợ hãi. Từ một cậu bé luôn khát khao, luôn thèm muốn, Pip trở thành một chàng trai biết chấp nhận, biết từ bỏ mà không suy sụp. Một cậu bé từng xấu hổ về nơi mình lớn lên đã biết yêu thương, trân trọng những điều thân thuộc đó.

Không chỉ kể về cuộc đời Pip, C. Dicken còn kể về cuộc đời chính mỗi người, chúng ta lớn lên thường hay xấu hổ về nơi quê nhà nghèo khó. Mọi người tìm cách thay đổi nơi xuất thân, che giấu xuất phát điểm của mình. Khi hướng về tương lai, chúng ta bỏ lại tuổi thơ, bỏ lại những điều gần gũi. Đó là Pip, đó là sự tìm về trong lãng quên, trong sự vô tâm, trong sự mất mát. Tuổi thơ của Pip dù thiếu thốn nhưng vẫn là nơi đầy ắp sự yêu thương, sự ấm áp từ lò rèn. Nơi đã nuôi nấng và rèn rũa một cậu bé tràn đầy sợ hãi, nhút nhát, ám ảnh.

Trong cuộc sống, không có điều gì là dễ dàng, không có gì dành sẵn cho một ai. Chẳng có cái gọi là vận hội, chỉ có sự tự vận động, tự tạo cơ hội cho mình. Trong đó là cả những sự cố gắng, sự yêu thương, sự sẻ chia, sự phát triển. Pip chính là thông điệp mà Dicken muốn truyền tải tới mọi người, một cách đầy kín đáo và tế nhị.

Tôi là Hoàng Lão Hạc, kĩ thuật viên nội dung của reviewsach.net. Yêu thích sách trinh thám các thể loại. Thích Piano, nhẹ nhàng tình cảm.

Nếu bạn thích những bài viết của tôi, đừng ngại share lên facebook hoặc vài kênh social cho bạn bè của bạn đọc cùng nhé!

Hoàn toàn thoải mái! Biết đâu chúng ta lại trở thành bạn bè!


Last edited by LDN on Sun Dec 11, 2022 10:26 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Dec 06, 2022 5:08 pm

Tuấn Lalarme rated a book it was amazing

Goodreads 

Những kỳ vọng lớn lao by Charles Dickens

Có những đoạn mình đã không kìm được nước mắt. Và mình nhận ra rằng nước mắt của mình không dành cho nỗi đau, không dành cho nỗi buồn, mà dành cho những điều đẹp đẽ đến từ tâm hồn của con người. Pip cậu bé vô ơn, phù phiếm đã vì gia tài khổng lồ mà cậu tin mình sẽ được nhân mà rời bỏ Joe, xem thường người anh của mình... để rồi đến lúc nào đó, ai trong chúng ta cũng sẽ tự nhìn lại cách hành xử của mình, và thấy rằng mình sai, thực sự quá sai.

Nghèo hèn hay giàu có không định giá được một con người, nó không làm người ta tốt lên hay xấu đi, nó chỉ là một cái công tắc để ta tắt bật những tính cách bên trong bản thân mình. Pip đã làm gì khi có tiền so với lúc cậu bé chỉ là đứa trẻ được một bà chị độc đoán nuôi lớn ở vùng nông thôn ảm đảm chẳng lấy gì làm đầy đủ. Điều gì khiến ông già Pumblechook đối xử với Pip theo những cách khác hẳn nhau khi cậu có tiền và không có tiền.

Nó vẫn luôn thế, sự chủ quan trong đoán định con người, và sự đánh giá luôn chỉ dựa vào bề ngoài đã khiến con người thật xấu xí, buồn chán và kì lạ. Nhưng rồi ai cũng sẽ đến lúc lộ ra cái cốt lõi làm nên con người mình, và khi cái cốt của một con người hiện lên, là lúc mình hay nhỏ nước mắt vì vui, một niềm vui tối giản khi cảm thấy mình hiểu được ai đó, biết thêm ai đó, và thấy điều gì đó đẹp đến run rẩy.

Mà những cái đẹp này, mình thường chỉ thấy trong những tác phẩm cổ điển, của những nhà văn nhẩn nha kể chuyện bằng giọng kể điềm tĩnh, chân thành và "dài dòng". Có lẽ vì thế nên đọc Charles Dickens rất say mê, vì giống một con bò gặm cỏ trên cánh đồng bát ngát, tôi cứ nhẩn nha mà tận hưởng thôi.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 08, 2022 3:28 pm

PHAN BA - trangtrinhtham

REVIEW GEORGES SIMENON - HÀNH KHÁCH BÍ ẨN

Thanh tra Maigret theo dõi tên tội phạm Pietr người Latvia lên tàu hoả. Nhưng khi xuống ga thì phát hiện một án mạng, xác chết ngoại hình cũng giống hệt Pietr…

Trước đây mình đọc Simenon thấy các vụ án thường chậm rãi nhưng vụ này thì hơi bất ngờ khi tiết tấu truyện khá tốt với nhiều sự kiện và án mạng liên tiếp xảy ra. Lúc đầu hơi khó nắm bắt bản chất vụ án cũng như các mối quan hệ đan xen nhưng đoạn cuối đã được giải đáp đầy đủ. Không kiểu suy luận hoành tráng mà là những đoạn tâm sự cay đắng, khiến người đọc đồng cảm về bi kịch của một con người. Chính điểm đặc biệt đó làm nên thương hiệu trinh thám của Simenon.

Truyện chỉ 200 trang ngắn gọn, dịch thuật ổn ít lỗi chính tả, rất thích hợp cho ai muốn làm quen với Simenon.

Mới đầu cũng không biết Georges Simenon là nhà văn viết trinh thám đâu. Nhất là sau khi đọc Chuyến tàu định mệnh và Sự thật về Bebe Donge có gắn mác trinh thám nhưng yếu tố trinh thám không có hoặc rất mờ nhạt thì đã chuyển qua Hành khách bí ẩn xem như thế nào.

May quá, Hành khách bí ẩn đúng nghĩa là một quyển trinh thám. Nhận được tin tình báo, thanh tra Maigret liền tới Ga Bắc để bắt tên tội phạm lừa đảo Pietr. Ông vừa bắt gặp tên tội phạm bước lên xe đón của một khách sạn hạng sang thì lập tức người ta phát hiện một xác chết trên đoàn tàu mà hắn vừa bước xuống. Kỳ lạ hơn nữa, xác chết ấy giống hệt Pietr.

Cũng là lần đầu tiên biết tới hình tượng thanh tra Maigret mà Simenon xây dựng. Hành khách bí ẩn là tiểu thuyết đầu tiên trong series về vị thám tử này. Không biết trong các tác phẩm về vị thám tử này có hình tượng như nào (vì giờ Boog mới biết) còn riêng trong Hành khách bí ẩn ông ý là một thanh tra mẫn cán, chăm chỉ, tạng người bình dân, dáng vóc đồ sộ, ưa hoạt động.

Mới đầu cũng tưởng quyển này thiên về tâm lý, diến biến chậm chạp nhưng không phải. Các sự việc xảy ra tuy không giật gân gấp gáp nhưng cũng tương đối nhanh, những pha chuyển cảnh đầy bất ngờ. Vị thanh tra liên tục di chuyển hoạt động, tập trung, chăm chỉ để tìm ra lời giải và cũng nhân từ và có cá tính riêng.

Không chỉ như vậy, Hành khách bí ẩn còn để lại những trăn trở băn khoăn suy tưởng về con người. Bị chèn ép, sống dưới cái nhìn, làm cái bóng của người khác hẳn là rất khó khăn. Khao khát được sống một cuộc đời khác vẫn ẩn khuất đâu đó trong mỗi chúng ta.

Ý kiến cá nhân: Quyển này đọc được, Boog khá là thích quyển này vì nó lạ, dễ đọc (sách mỏng mà), ông thám tử cũng có nét riêng.

Binh Boog

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 08, 2022 3:39 pm

Binh Boog - obook

Mối Tình Của Ông Hire
By Georges Simenon

Nói thật là Boog không đánh giá cao quyển này của Simenon.

Chuyện về ông Hire với những hành xử kỳ quặc. Tối tối, ở phòng mình, qua cửa sổ, ông rình trộm cô hàng xóm nhà đối diện. Ông ngắm cô hàng xóm thay đồ, cởi đồ, đi ngủ với vẻ khêu gợi. Trong một lần tình cờ, ông đã nhìn thấy việc mà ông không nên nhìn. Ông trở thành đối tượng tình nghi trong một vụ sát hại một cô gái bán hoa ngay gần nhà. Ông trở thành đối tượng bị theo dõi.

Mặc dù có án mạng, có cái chết nhưng nó không phải là một tiểu thuyết trinh thám. Không có những cú twist hay những pha gay cấn máu me hồi hộp. Đơn giản chỉ là cuộc sống, suy nghĩ hàng ngày của ông Hire.

Theo chân hành trình của ông Hire một cách chậm rãi, bình bình nếu không muốn nói là đơn điệu. Hàng ngày ông cứ lặp đi lặp lại cuộc sống như thế.

Nhưng quả thật ông Hire là một người đàn ông số nhọ, đáng thương. Mối tình của ông dành cho một người phụ nữ không xứng đáng. Cái mà ông nhận được chỉ là sự khinh thường, rè bỉu của mọi người, sự phản bội của người mà ông chót yêu.

Cái chết của ông giữa sự cô đơn, đàm tếu của những người xung quanh để lại một sự bâng khuâng, trăn trở khôn nguôi về số phận một con người trong xã hội.

~

T r a n - obook

Mối Tình Của Ông Hire
by Georges Simenon


Tiểu thuyết "Mối tình của ông Hire" thay đổi qua lại giữa nhịp điệu dồn dập liên tục, thường xuyên điên cuồng và chờ đợi vô tận. Nhân vật chính là ông Hire - mặc dù tên gia đình ông từng là Hirovitsch, một người cô đơn kiếm sống bằng "một chút tiền bẩn thỉu từ pháp luật", một kẻ lừa đảo qua bưu điện hứa hẹn họ có thể kiếm tiền dễ dàng mà không hề tốn công sức. Nhân viên hướng dẫn trong tòa nhà nơi ông Hire sống tin chắc rằng ông có tội trong vụ giết một phụ nữ trẻ gần đây và cảnh sát nghĩ là cô ta có thể đúng. Họ bỏ ra rất nhiều thời gian để theo dõi ông và câu chuyện đi theo hướng mà người đọc có cảm giác như một chiếc thòng lọng đang dần dần kéo chặt quanh cổ của Hire.

Ông cũng sớm nhận thấy sự chú ý đặc biệt từ phía cảnh sát, nhưng tác giả Simenon vẫn đưa anh ta đi qua nhiều chặng đường khác nhau. Một bức chân dung nhân vật dần xuất hiện khi chúng ta lần theo các tuyến đường, công việc của ông Hire và các khía cạnh khác của ông. Hire là một loại đàn ông cộc cằn với tính cách khó chịu - một người nhìn trộm chằm chằm vào một người phụ nữ trên đường qua cửa sổ của mình vào ban đêm. Nhưng cũng có những mặt đáng ngạc nhiên đối với ông Hire khi chúng ta biết rằng ông là một cung thủ xuất sắc. Thực ra thì tác giả đã chứng minh mọi khía cạnh khó nắm bắt nhất của nhân vật chính khiến chúng ta cũng mơ hồ không hiểu rõ ông Hire là người ra sao. Đối với người đọc, một sự thật sớm trở nên rõ ràng rằng ông Hire không phải là kẻ giết người. Nhưng anh cũng không ngây thơ. Anh ấy đã dành thời gian cho việc buôn bán nội dung khiêu dâm. Công việc kinh doanh mà anh ta hiện đang tham gia là một trò lừa đảo.

Tôi cảm thấy rằng đây là một sách mang lại cảm giác cực kỳ căng thẳng với những cảm xúc lo lắng không ngừng tăng lên với những nhân vật thậm chí chỉ tình cờ được thêm vào để làm bầu không khí ngày càng ngột ngạt, như khi cô con gái nhỏ của người hướng dẫn bị bệnh. Nhưng Hire luôn là một con người biệt lập với những sự xuất hiện đó và chiếc thòng lọng tiếp tục thắt chặt, lên đến đỉnh điểm trong một cuộc đối đầu cuối cùng. Một bức chân dung tâm lý kinh dị được vẽ ra rất tốt nhưng thực sự bạn sẽ rất bồn chồn và cảm thấy đáng sợ khi đọc. Đây là một câu chuyện hấp dẫn trong sự lặng lẽ bởi không có anh hùng, không có nhân vật phản diện và không có công lý. Tất cả chỉ là sự tất yếu của số phận. Con người, như được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết này, nằm trong phạm vi hẹp từ bình thường đến tầm thường. Họ chỉ đại diện cho chính họ, không phải nhân loại. 

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 08, 2022 3:47 pm

Sach86

Giới thiệu sách Mối Tình Của Ông Hire – Tác giả Georges Simenon

Sống đơn độc khác người với những hành xử kỳ quặc, ông Hire tối tối lại rình trộm cô hàng xóm nhà đối diện, cho đến lần ông tận mắt chứng kiến một điều không nên thấy và trở thành đối tượng tình nghi lý tưởng trong vụ sát hại một gái bán hoa ngay gần nhà…

Khi những trang sách cuối cùng gấp lại, ta thấy đọng lại một nỗi bâng khuâng khôn nguôi về con người đẫy đà đáng thương ấy, vốn dĩ hiện lên vô cùng sống động dưới ngòi bút kỳ tài của Georges Simenon, người luôn đưa vào từng cuốn sách của mình từ một đến vài cái chết nhưng hoàn toàn không có chút dính líu đến trinh thám để định khuôn một thể loại mới mà chỉ mình ông biết cách tạo ra và cũng chỉ dành riêng cho mình ông.

1 Một người đàn ông đứng tuổi, cuộc sống là một vòng lặp hằng ngày với việc bắt tàu, đi làm, đi ăn, đánh giày, ngắm trộm crush, ngủ. Vì một lần sơ suất ông Hire làm xước má trong khi cạo râu và tình cờ bị bà gác cổng (mình không thích bà này) nhìn thấy và đoán già đoán non người đàn ông hiền lành này chính là thủ phạm một vụ giết người gần đây, thế mà cũng thưa lên với những thanh tra cảnh sát để cuối cùng ông Hire vào diện tình nghi số 1. Ông Hire bị theo dõi ngày đêm, điều này chẳng phiền ông lắm vì ông luôn tin tưởng sự sáng suốt của con người, nhưng bi kịch thay, chẳng có lấy 1 kẻ sáng suốt trong câu chuyện này để vẽ lại một kết thúc đỡ phũ phàng, đỡ lạnh lùng hơn. Trong truyện mình ghét nhất bà gác cổng với Alice (ôi sao tên đẹp mà tính xấu xa, đáng ghét thế không biết), cả đội quân cảnh sát nữa, chẳng có ai ra dáng cảnh sát cả, dù chỉ là một chút, nhưng không sao, ông Hire sẽ trung hòa tất cả những điều đó, mình sẽ không nói nhiều để tránh spoil và trên hết là muốn các bạn tự cảm nhận tác phẩm. Những con đường ẩm lạnh, những quán rượu, những chuyến tàu điện của Paris, những cơn mưa lạnh lẽo, gió thổi giá buốt, tất cả sẽ hiện lên nhịp sống chậm rãi, đều đều của ông Hire, cảm giác như được đi du lịch mà k cần ra ngoài vậy, thích lắm. Nhưng có điều mình khó chịu kinh khủng là trong cuốn sách có nhiều từ dịch giả cứ phiên âm ra tiếng việt, không để dấu gạch ngang, không có ghi chú gì cả, một số mình hiểu, còn số khác chẳng biết là gì luôn, sợt gg thì ra nghĩa chẳng liên quan gì cả, mình sẽ đánh giá 5* nếu không có sự khó chịu to đùng này.

2 Theo cảm nhận của bản thân thì cuốn sách này chẳng ngọt ngào, mà cũng chẳng căng như dây đàn. Tôi cảm tưởng nó cứ nhè nhẹ, chầm chậm như chính cuộc đời, lối sinh hoạt của nhân vật chính: Ông Hire, một nhân vật có vẻ lương thiện nhưng lại làm ăn bất chính, lừa tiền để kiếm sống. Mỗi ngày, ông cứ lặp đi lặp lại những hành động quen thuộc đến cả những người xung quanh có thể nắm được giờ giấc sinh hoạt của ông. Qua sự hiểm nhầm của bà gác cổng, của những viên cảnh sát mà bức màn về cuộc sống của nhân vật chính lại được vén lên. Từ đó, tôi thấy bức bối về sự nghi ngờ, về thói lừa lọc, về những nhiễu nhương trong cuộc sống của con người. Và một bài học đắt giá được nêu ra: Sự nghi ngờ sai chỗ đôi khi có thể đẩy con người vào vực thẳm. Những ánh nhìn miệt thị, sự soi mói, nghi ngờ thiếu tính xác thực là con rắn độc có thể cắn chết người bất kỳ lúc nào. Thông điệp của tác phẩm đã được đặt ra qua lớp vỏ ngôn ngữ đời thường, không hề trau chuốt, không bóng bẩy, mượt mà. Nó sần sùi, xù xì như chính cuộc sống đa chiều, nhiều mặt. Có nhiều chi tiết rất đời thực, đời thực đến dung tục, nhưng đó chính là chất đời mà tác giả Georges Simenon đã thành công khi xây dựng cốt truyện.

3 Tiểu thuyết Mối tình của ông Hire  thay đổi qua lại giữa nhịp điệu dồn dập liên tục, thường xuyên điên cuồng và chờ đợi vô tận. Nhân vật chính là ông Hire – mặc dù tên gia đình ông từng là Hirovitsch, một người cô đơn kiếm sống bằng "một chút tiền bẩn thỉu từ pháp luật", một kẻ lừa đảo qua bưu điện hứa hẹn họ có thể kiếm tiền dễ dàng mà không hề tốn công sức. Nhân viên hướng dẫn trong tòa nhà nơi ông Hire sống tin chắc rằng ông có tội trong vụ giết một phụ nữ trẻ gần đây và cảnh sát nghĩ là cô ta có thể đúng. Họ bỏ ra rất nhiều thời gian để theo dõi ông và câu chuyện đi theo hướng mà người đọc có cảm giác như một chiếc thòng lọng đang dần dần kéo chặt quanh cổ của Hire.

Tiểu thuyết “Mối tình của ông Hire” mang cái nhìn nhân văn về một nhân vật lập dị – kẻ bị tình nghi trong vụ một gái điếm chết trên bãi đất hoang.
Mối tình của ông Hire là một tiểu thuyết “khó”, theo cách dùng từ của Simenon, nghĩa là tiểu thuyết trinh thám không liên quan tới nhân vật thanh tra Maigret nổi tiếng của văn sĩ người Bỉ này.

Nhân vật ông Hire là một người gốc Do Thái sống tách biệt với xã hội và không giao du với bất kì người phụ nữ nào, trừ khi tới nhà chứa. Vì hàng xóm chẳng biết gì về ông ta nên ông ta trở thành nghi can số một trong vụ sát hại một ả gái điếm. Xác ả ta được tìm thấy ở một khu đất hoang gần nhà ông Hire.

Ai là hung thủ? Ông Hire, một kẻ lánh đời, ít nhiều lập dị, phải chăng đã ra tay? Phải chăng y là một kẻ có tiền sử bệnh tâm thần, một kẻ lánh đời chỉ để dễ dàng thực hiện những trò khốn nạn của mình?

Không phải vậy. Dù trong tiểu thuyết, ông Hire là nghi phạm chính.

Mối tình của ông Hire là một tiểu thuyết trinh thám của Simenon mang đậm tinh thần nhân văn khi khắc hoạ một nhân vật chính rất “người”. Ông Hire dường như là một con người lập dị, có lẽ như bao người lập dị khác, nên ông không có nhiều mối giao du. Chính điểm này khiến ông trở thành nghi phạm. Âu cũng là chuyện thường tình.

Ông cũng có những dục vọng như bao con người khác và sự lập dị đã tạo nên cho ông một thói quen không thể không nói là có phần nào bệnh hoạn. Thói quen này đã giúp ông khám phá ra tất cả đằng sau cái chết của ả gái điếm kia. Nhưng dường như Simenon dành phần nào cảm tình cho người đàn ông cô đơn gốc Do Thái kia.

Simenon đã khéo léo đưa cái tích cực vào trong cái tiêu cực. Dù ông Hire biết hung thủ là ai, nhưng ông là một con người, có trái tim biết yêu, chính vì vậy nên ông đã giữ kín tất cả vì người ông yêu, ngay cả khi cô gái ấy không phải thủ phạm. Với ông, tình yêu chiến thắng cả khát vọng danh dự, một trong những ham muốn bản năng của con người.

Cách xây dựng nhân vật và tình tiết của Simenon tạo ra sự bất ngờ cho người đọc. Người vốn là kẻ đáng bị tình nghi nhất lại là một người vô tội. Biết rõ hung thủ mà lại giữ kín, không phải vì hắn mà vì người mình yêu. Việc ông phát hiện ra ai là hung thủ chỉ là chuyện “ăn may” nhờ vào thói quen “bệnh hoạn” của mình. Điều này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện.

Vẫn là một sự chậm rãi vốn có trong các tác phẩm của Simenon. Ông không tập trung vào các thủ thuật gây án bí ẩn, khó hiểu, truyện ông là chuỗi các tình tiết nối tiếp nhau, rõ ràng và chi tiết, tức là tái hiện lại hiện thực, để đưa đến một đáp số cuối cùng, chân tướng của hung thủ. Đặc biệt trong các tiểu thuyết “khó”, nội dung trinh thám không phải là tất cả những gì nhà văn hướng tới.

Tính nhân bản, nhân bản chứ không phải nhân đạo, là điều tác giả trăn trở trong tác phẩm Mối tình của ông Hire. Trái tim của người đọc không khỏi run rẩy trước sự khốn khổ của một con người lập dị, thu mình và không thể không nói rằng cao thượng.

Đó là lý do mà tiểu thuyết trinh thám này lại có cái tên rất lãng mạn và nghe có vẻ chẳng liên quan gì tới trinh thám: Mối tình của ông Hire.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 08, 2022 4:10 pm

Ông Thị Trưởng Ở Furnes - Georges Simenon

Được đóng góp bởi OBook Team
“Việc gì mà phải để tâm đến những gì người khác nghĩ?” là một trong vài nguyên tắc sống của Joris Terlinck, viên thị trưởng lạnh lùng, chuyên quyền, một người luôn gieo rắc quanh mình sợ hãi và nước mắt. Nhưng cũng cùng người đàn ông ấy, một ngày kia, lại bắt đầu thay đổi. Chẳng ai có thể nhận ra viên thị trưởng xưa nữa…

Viết câu chuyện người đàn ông miệng lúc nào cũng ngậm xì gà ấy, Georges Simenon đã ghi tên mình vào danh sách (rất dài) chủ nhân các tác phẩm nghệ thuật lấy hình tượng “viên thị trưởng” của những thành phố miền Bắc châu Âu lục địa làm nhân vật.

Tuy Simenon hay hút tẩu chứ không phải xì gà, người ta vẫn nhận ra rất nhiều bóng dáng chính ông trong hình ảnh “viên thị trưởng ở Furnes” - cuốn tiểu thuyết đồ sộ theo cách riêng mà không ai ngoài Simenon (vốn dĩ cũng chẳng bao giờ để tâm tới những gì người khác nghĩ) nắm được bí quyết tạo ra.

T r a n đã review sách này 
“Ông thị trưởng ở Furnes” là một quyển sách cho thấy văn phong khá khác biệt của Georges Simenon. Không còn là những tình huống kịch tính và nghẹt thở nữa mà ở đây là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, thêm vào đó là nghệ thuật sử dụng ngôn từ sắc sảo đến khó tin. Góc cảm thụ tâm hồn cực kỳ rộng mở, tựa như một tấm gương sáng được nhân đôi để soi chiếu người khác và cả bản thân nhân vật chính. Có lẽ một chút tuyệt vọng, buồn chán và mệt mỏi hiện lên trong quyển sách này nhưng nó vẫn cực kỳ sâu sắc và đầy tính nhân văn, gợi ra cho chúng ta những cái nhìn lắng đọng về tình cảm và bản chất của con người.

Xoay quanh nhân vật Joris Terlinck – là thị trưởng ở Furnes, tựa như một người lãnh đạo cho hệ thống chính trị đối lập ở đây. Nhưng những biến chuyển trong tâm tư đã khiến ông đắm chìm trong mộng ảo về một sự khởi đầu thứ hai và thoát khỏi cuộc sống đầy nhàm chán của hiện tại. Thậm chí, niềm khao khát đó đến nỗi mà mẹ của Terlinck cũng có thể nhận thấy điều đó qua nét mặt và thái độ hàng ngày của ông. Chính vì những khát vọng thầm kín trong tâm hồn đã khiến ông buông xuôi với cuộc chiến quan trường của thế giới chính trị khốc liệt. Từ một người đầy nhiệt huyết và luôn tận tâm với những lý tưởng vĩ đại trước đó, ông đã hoàn toàn từ bỏ và coi như chính trị chẳng còn liên can gì đến mình – một sự phủ nhận lạnh lùng đến khó tin. Nếu trước đó, ông là một “con quỷ dữ bất bại” trong sàn đấu thị phi, khiến cho bao kẻ thù địch phải khiếp sợ thì nay cả Furnes trở nên bàng hoàng và đầy thiếu thốn với tâm lý mất mát khó diễn tả. Và dĩ nhiên, khi một người ra đi sẽ có sự thay thế mới mà ở đó những âm mưu toan tính, những hành vi tham ô, những suy nghĩ hèn hạ bắt đầu lên ngôi. Có lẽ lựa chọn ấy của Terlinck đã bóc trần sự thật về chính trị mà thực chất lĩnh vực ấy cũng đang trong thời kỳ nhạy cảm khi sắp bắt đầu chiến tranh thế giới thứ hai. Mọi việc đều đang ở phút chuyển giao cũng giống như “sự chuyển giao trong tâm hồn” của Terlinck vậy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 2:17 pm

Nhà văn trinh thám lừng danh Georges Simenon

Bởi BTV3 - diemsach

Phùng Hồng Minh trích dịch từ Tiểu sử Simenon, Trung tâm nghiên cứu Simenon, Đại học Liège, Bỉ (https://lib.uliege.be/simenon/biographie/).

Thời thanh niên ở Liège
Trên giấy tờ thì Georges Simenon sinh ra tại Liège, phố Léopold, vào thứ Năm ngày 12 tháng Hai năm 1903: ít nhất đây là những gì Désiré Simenon, cha của đứa trẻ, công bố. Thực tế thì Henriette Simenon trở dạ lúc 12h10 đêm, thứ Sáu ngày 13 tháng Hai năm 1903, và đã xin chồng làm giấy khai sinh giả để đứa trẻ không bị dính phải điềm xấu… Bất chấp sự cố ấy, sự ra đời của đứa con đầu lòng vẫn khiến cặp vợ chồng tràn ngập hạnh phúc, nhất là người bố đã òa khóc vì sung sướng: “Anh sẽ không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ quên được rằng em vừa mang đến cho anh niềm vui lớn lao nhất mà người phụ nữ có thể mang đến cho người đàn ông!”

Vậy là Georges Simenon chào đời vào năm 1903, trong một gia đình có vẻ đoàn kết và hạnh phúc. Ba năm rưỡi sau, Henriette hạ sinh Christian. Khi ấy, bà tỏ ra ưu ái cậu em hơn bởi Georges là cậu bé không biết vâng lời và dường như khá độc lập. Tình hình sớm trở nên khó chịu với tác giả tương lai của Lettre à ma mère (Thư gửi mẹ). Năm 71 tuổi, nhớ lại thời kỳ đó, Georges Simenon viết: “Khi mẹ còn sống, mẹ con mình đâu có ưa nhau, mẹ biết rõ mà. Hai chúng ta chỉ vờ như thể…” (Lettre à ma mère, Chương I). Lời thú nhận khủng khiếp được viết vào năm 1974, ba năm rưỡi sau khi mẹ ông qua đời, đã hé lộ không khí căng thẳng ngự trị trong cái gia đình ấy, có vẻ đoàn kết nhưng thực ra lại là nơi mà người cha hạnh phúc nhưng nhẫn nhục, sẽ lập tức cúi đầu chỉ cần một câu nhận xét của Henriette.

Tuổi thơ của Georges Simenon còn là trường học, trước hết là sự dạy dỗ của các thầy dòng ở Học viện St-André, ngay gần nhà, trên phố La Loi… Georges là một học sinh hứa hẹn, sở hữu lòng sùng đạo đến gần như thần bí: cậu là người được các thầy yêu quý nhất và tham gia dàn đồng ca ở nhà nguyện của Bệnh viện Bavière từ hồi tám tuổi. Dù bố mẹ cậu không đọc “văn chương”, nhưng tiểu thuyết gia tương lai lại bị các tiểu thuyết của Dumas, Dickens, Balzac, Stendhal, Conrad hay Stevenson cuốn hút.

Mùa hè năm 1915, sự phát lộ dục tính đã đánh thức tính nổi loạn trong cậu thanh niên lớn sớm ấy: khi đi nghỉ ở Embourg, gần Liège, cậu trải qua kinh nghiệm yêu đương đầu đời với Renée, hơn cậu ba tuổi. Kể từ đó, Georges không còn là Georges cũ và dần cắt đứt quan hệ với nhà thờ và trường học. Quả vậy, cậu từ chối theo học các ngành nhân văn để đăng ký vào trường trung học St-Servais “hiện đại” hơn, nghĩa là có khuynh hướng khoa học. Georges ở lại đó ba năm, rồi bỏ dở ngay trước kỳ thi tốt nghiệp vào năm 1918.

Cậu học sinh đặc biệt tài năng, nhất là trong các môn liên quan đến văn chương ấy, kết thúc việc học hành ở tuổi 15 vì những lý do cho tới nay vẫn còn khá bí ẩn. Theo những gì tiểu thuyết gia thổ lộ trong một cuộc phỏng vấn, thì chính thông tin về bệnh tình của bố từ bác sĩ Fischer đã khiến cậu quyết định dừng việc học. Theo bác sĩ, ông Désiré, vốn bị chứng đau thắt ngực kinh niên, chỉ còn sống được hai hay ba năm nữa. Đó ít nhất là phiên bản được các nhà viết tiểu sử Simenon chấp nhận, nhưng mới đây Pierre Assouline lại đặt câu hỏi, liệu sự kiện mà nhà văn thường xuyên kể lại này có phải chỉ là cái cớ che giấu những lý do sâu xa hơn không. Cậu thiếu niên khi ấy càng lúc càng không chịu nổi sự hà khắc của trường học, cá tính ngoài lề của cậu càng rõ rệt. Năm 1918, đời cậu vĩnh viễn chuyển sang trang mới: Georges Simenon không bao giờ quay trở lại con đường đến trường nữa!

Tháng Giêng năm 1919. Cậu thiếu niên đi kiếm việc làm khắp các phố phường Liège vừa ngẫu nhiên bước vào văn phòng báo Gazette de Liége, tờ nhật báo địa phương lớn nhất. Chiến tranh đã kết thúc được vài tháng và nhiều người không trở về: Simenon thử vận may và xin tổng biên tập một chân… phóng viên. Chi tiết ngày nay có vẻ khá khó tin này lại hoàn toàn có thật. Ngay lập tức, cậu được Joseph Demarteau tuyển làm phóng viên tập sự, cậu bắt đầu học nghề tại tờ báo siêu bảo thủ và thân tòa giám mục ấy. Cậu phải chạy ngược xuôi Liège để tìm tin, đi khắp các đồn cảnh sát, dự mọi cuộc kiện cáo và đám tang những người nổi tiếng. Năm 16 tuổi, Georges Simenon đã tìm ra, nếu không phải khuynh hướng thì ít nhất cũng là một hoạt động đặc biệt phù hợp với cậu: không ngừng hoạt động, cậu nhanh chóng học được cách đánh máy, soạn thảo bài viết và tìm được thông tin ở bất kỳ đâu xuất hiện. Công việc phóng viên kéo dài gần bốn năm, và riêng trong giai đoạn này, cậu đã tìm được chất liệu cho rất nhiều cuốn tiểu thuyết.

Năm 1921 là năm Georges đính hôn với Régine Renchon, một cô gái trẻ mà cậu gặp trước đó vài tháng trong một nhóm nghệ sĩ ít nhiều ngoài lề. Nhưng cuối năm ấy lại là một bước ngoặt: đầu tiên là giấy gọi nhập ngũ vào tháng Mười hai, nhưng trên hết là một bi kịch – dẫu có thể lường trước – cái chết bất ngờ của Désiré vào ngày 28 tháng Mười một 1921. Và ngay hôm sau ngày cha cậu qua đời, đã có quân đội chờ sẵn cậu ở đó. Nhưng thời kỳ huấn luyện khổ sai không kéo dài lâu vì chỉ sau một tháng, viên kỵ binh Simenon đã quay trở lại Liège, nhờ các mối quan hệ. Tuy nhiên, cậu thanh niên càng lúc càng cảm thấy không chỉ thành phố quê hương mình mà cả tòa soạn báo Gazette de Liége cũng đã trở nên chật chội, dù tổng biên tập tìm đủ cách giữ cậu lại. Thoát khỏi nghĩa vụ quân sự, Simenon quyết định: lên đường đến Paris thử vận may…

Chinh phục Paris và nước Pháp
11 tháng Mười hai 1922. Ga Bắc Paris, một ngày mưa lạnh, không khí như thể đã thấy ở đâu đó quen thuộc (trong một cuốn tiểu thuyết của Balzac hay của… Simenon chẳng hạn!), chàng thanh niên người Liège xuống tàu với một chiếc va li bằng giấy bìa và một cái gói buộc dây. Ngày hôm ấy, tuy nhiên, lại chẳng hề đen tối như đôi khi nhà văn vẫn kể lại sau này, bởi các nhà viết tiểu sử Simenon chỉ liệt kê vài khoản tiết kiệm và đặc biệt là mấy lá thư tiến cử, mà không nhắc đến một người đồng hương đang chờ anh ở ga. Đúng là các khách sạn khá tồi tàn, nhưng Simenon từ chối lãng phí tiền mình dành dụm được và chẳng khó chịu gì khi phải ở những nơi khiến anh nhớ lại ngày tháng mình lang thang tại Liège. Anh nhanh chóng qua lại với một nhóm nghệ sĩ, cứ đêm đêm lại gặp nhau ở Montmartre, để quên đi việc làm thư ký cho nhà văn Binet-Valmer, khi đó rất nổi tiếng trong chính giới. Anh kiếm được việc làm này ngay khi đến Paris nhờ một người bạn của bố, nhưng đó quả là một công việc đáng thất vọng: Simenon trên thực tế là một kiểu chân chạy vặt phục vụ một liên minh cực hữu… Quan trọng gì đâu! Cần phải kiên nhẫn và chờ ngày mai tươi đẹp. Chàng thanh niên trẻ dù sao cũng nuôi được thân, và ngày 24 tháng Ba 1923, anh cưới Régine Renchon ở nhà thờ Sainte-Véronique ở Liège. Như một nhượng bộ cuối cùng trước Henriette, buổi lễ tôn giáo mà bà mong mỏi nhanh chóng được tổ chức và Simenon lên tàu trở lại Paris ngay tối hôm đó cùng “Tigy”.

Sự hiện diện của vợ ở Paris khiến anh an tâm và giúp anh trong các nhiệm vụ vật chất: theo như anh nói, thì đối với anh, vợ anh là thanh chắn ngăn anh đắm chìm vào cuộc sống phóng đãng, chẳng hạn ở Liège trong các cuộc họp ở Thùng Ướp[1]. Sau trải nghiệm bên Binet-Valmer, Simenon bỏ nghề làm công và chuyển sang công việc thư ký thực sự. Chính nhà văn chính trị ấy, vì thấy sự tuyệt vọng của Simenon, nên đã gửi gắm anh cho một trong những người bạn tốt của ông, Hầu tước de Tracy, một quý tộc giàu có có cùng khuynh hướng chính trị. Kể từ đó, tiểu thuyết gia tương lai, người “cạo thạch cao” từng viết truyện cho các tờ tuần báo sang chảnh của thủ đô, bắt đầu một cuộc đời mới đầy rẫy những khám phá: đặc biệt từ chính thời kỳ này anh đào sâu tìm nguyên liệu cho cuốn tiểu thuyết L’Affaire Saint-Fiacre (Vụ việc Saint-Fiacre). Lâu đài Paray-le-Frésil nơi anh thường xuyên tới cùng Hầu tước de Tracy, theo mạch tưởng tượng của cuốn tiểu thuyết, là nơi thanh tra Maigret trải qua thời thơ ấu. Những truyện ngắn nho nhỏ anh viết mỗi tối – thường là từ hai đến ba truyện – nhanh chóng gặt hái thành công, và cuộc sống vật chất của hai vợ chồng được cải thiện. Sau gần một năm ở bên hầu tước, Simenon quyết định liều mình, khi trở về Paris sẽ sống hoàn toàn bằng nghiệp viết lách. Từ đó, anh gửi truyện của mình cho các nhật báo lớn, như tờ Le Matin, các tạp chí phóng túng như Le Merle blancvà đặc biệt là các nhà xuất bản chuyên xuất bản các xê ri bình dân.

Từ năm 1924, hoạt động của Simenon bắt đầu thăng hoa: anh viết gần hai trăm cuốn tiểu thuyết dưới mười bảy bút danh khác nhau cho tới khi các cuốn tiểu thuyết về Maigret thực sự choán hết thời gian của anh vào năm 1931. Sau những truyện ngắn yêu đương đăng trên Frou-Frou, Sans-Gêne hay Paris-Flirt, tiểu thuyết gia tập sự chuẩn bị dấn thân vào những câu chuyện có kết cấu chặt chẽ hơn, dù chất lượng còn phải bàn cãi nhiều. Năm 1923, anh gặp Colette[2] lúc ấy đã tái hôn với Henry de Jouvenel, tổng biên tập báo Le Matin. Thoạt tiên nữ tiểu thuyết gia từ chối sản phẩm của anh, cho anh lời khuyên và đến lần thử vận may thứ hai thì bà đồng ý xuất bản cho anh một truyện ngắn ký tên Georges Sim. Sự cộng tác giữa họ ngày một sinh lời và những lời khuyên của Colette luôn được chàng thanh niên trẻ đánh giá cao và đón nhận. Các tiểu thuyết bình dân mà anh cùng lúc xuất bản ở các nhà như Ferenczi, Tallandier và Fayard luôn tuân theo các tiêu chí khá chính xác. Công việc sản xuất này có thể được chia thành ba loại đáp ứng yêu cầu của từng xê ri hoặc từng nhà xuất bản: đầu tiên có tiểu thuyết dễ dãi, ít nhiều phóng đãng, với những nhan đề nghe hết sức khiêu khích như Orgies Bougeoises (Những cuộc truy hoan trưởng giả), Étreintes passionées (Những vòng ôm đắm đuối…); tiếp đến là các tiểu thuyết tình cảm như Le roman d’une dactylo (Tiểu thuyết về một nữ nhân viên đánh máy) hay Coeur de poupée (Trái tim búp bê); và cuối cùng là các tiểu thuyết phiêu lưu với nhan đề khiến người ta mơ mộng: Le monstre blanc de la terre de feu (Quái vật trắng ở miền đất lửa), Un drame au pole Sud (Một bi kịch ở cực Nam)… Các tiểu thuyết bình dân vốn không được giới phê bình đón nhận cho lắm này, tuy được viết qua quýt cẩu thả (buộc phải đúng tiến độ) nhưng đã cho thấy những mầm mống của các tác phẩm tương lai: bất chấp các hình tượng khuôn mẫu khó tránh, tính cả các định kiến sáo mòn về chủng tộc, có thể thấy vô số nhân vật khác nhau xuất hiện, cả các chủ đề lặp đi lặp lại nhưng không kém phần quan trọng như nỗi cô đơn, tội lỗi hay tư tưởng định mệnh. Thứ văn chương bình dân này không chỉ nuôi sống Simenon và vợ, mà còn khiến anh nhanh chóng trở nên giàu có: tiểu thuyết gia ăn tiêu hoang tàng, tối nào cũng tiệc tùng trong căn hộ của mình trên quảng trường Vosges, và không chần chừ gì mà tuyển mộ một nữ đầu bếp, Henriette Liberge, người tức khắc được đặt biệt danh “Boule” (Viên Tròn), một nữ thư ký và một lái xe. Simenon rất chuộng cuộc sống Paris này, cái cuộc sống luôn mỉm cười với anh, và anh thường giao du với các họa sĩ như Vlaminck và Picasso, cả các nhà thơ như Max Jacob nữa… Một tối tháng Mười năm 1925, ở nhà hát Champs-Élysées, anh gặp một thiếu nữ trong vũ đoàn Saint-Louis (Missouri) khi đó vẫn hoàn toàn vô danh, khiêu vũ trong vở La revue nègre. Nàng hai mươi tuổi và tên là Joséphine Baker. Tiếng sét ái tình lập tức nổ ra và Simenon bị cô gái lai đen xinh đẹp quyến rũ: từ đó trở đi vợ chồng anh chẳng bao giờ đi đâu mà không có Joséphine, nhưng Tigy bất hạnh dường như chẳng biết gì về mối quan hệ kéo dài đến tận đầu năm 1927 này.

Đó là thời kỳ đầy xáo động về mặt tình cảm nhưng cũng tràn ngập hoạt động đối với Simenon: tiểu thuyết gia trẻ tuổi càng lúc càng viết nhiều, lập ra các dự án thường chẳng dẫn đến đâu, gặp một đống người nổi tiếng của Paris Thượng Lưu. Chính xác là vào đầu năm 1927, Eugène Merle, giám đốc của nhiều tờ báo Paris, đã đặt ra cho Simenon một thử thách: Simenon sẽ phải ngồi trong một cái lồng kính và viết một cuốn tiểu thuyết ngay trước mắt công chúng… Bị hấp dẫn trước khoản tiền kếch sù mà vị giám đốc đưa ra, anh chấp nhận ngay lập tức, nhưng dự án không thành công vì nhiều nguyên do đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Thế nhưng câu chuyện cái lồng kính vẫn còn mãi trong truyền thuyết về Simenon và góp phần biến tiểu thuyết gia thành một hiện tượng thực sự: rất nhiều tờ báo kể lại chiến công chưa bao giờ đạt được này!

Sau thiên diễm tình với Joséphine Baker, Simenon quyết định rời xa không khí thủ đô và thực hiện một trong những mơ ước thời trẻ: đặt chân lên một con tàu… Thực tế thì tiểu thuyết gia trẻ tuổi không định theo chân Conrad, một trong những tác giả yêu thích thuở thiếu thời của anh, mà chỉ đơn giản là đi vòng quanh nước Pháp qua các sông ngòi, kênh rạch. Anh mua một cái thuyền dài năm mét có một động cơ nhỏ, và một ca nô để đựng các phương tiện cắm trại. Trong năm 1928 ấy, suốt sáu tháng, tiểu thuyết gia sẽ khám phá nước Pháp “giữa hai bờ”, để rồi lấy đó làm nhan đề cho một trong các bài báo của mình: lên đường cùng Tigy, Viên Tròn và chú chó Olaf, nhà hàng hải tập sự này vẫn nhớ mang theo máy chữ và làm việc ngay ngoài trời trước sự ngạc nhiên lớn lao của các du khách. Từ trải nghiệm ấy, anh rút được ra nguyên liệu cho nhiều cuốn tiểu thuyết, đặc biệt là Le Charretier de la “Providence” (Người đánh xe của “Thượng đế”).

Vài tháng sau, Simenon quyết định lại một lần nữa đội lên đầu chiếc mũ thủy thủ, nhưng lần này là đội thật: anh được cấp chứng chỉ thuyền trưởng đường trường, trong khi Tigy học về cơ khí ở một ga ra. Mục đích là để ra khơi trên một chiếc thuyền buồm dài mười mét có tên gọi Ostrogoth, và tiến về phương Bắc rộng lớn. Thế là Thuyền trưởng Simenon, Tigy và cô đầu bếp trung thành băng qua nước Bỉ, Hà Lan, trước khi lên hẳn một con tàu chính quy đưa họ đến cực Bắc. Chính trong một lần dừng chân ở Delfzijl, một bến cảng Hà Lan, khi thuyền Ostrogoth cần được xảm lại, Simenon bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết nơi xuất hiện một nhân vật mới: một tay có tên Maigret… Theo một trong những truyền thuyết mà Simenon rất thích kể lại, viên thanh tra lừng danh chào đời vào tháng Chín năm 1929 ở một bến cảng Hà Lan. Thực tế mọi chuyện không đơn giản như vậy: Maigret đã tồn tại từ lâu trong các câu chuyện khác, nhất là trong nhiều cuốn tiểu thuyết bình dân, dưới một hình thức ít trau chuốt hơn. Dù sao thì những năm 1929-1930 cũng đánh dấu bước ngoặt mới với Simenon, người đánh giá rằng thời kỳ của “chú Sim” đã qua: ở tuổi 27, đã đến lúc từ bỏ các bút danh bình dân và những tiểu thuyết bình dân.

Thanh tra Maigret và các phóng sự
Cuối năm 1930, tiểu thuyết gia đã viết ra nhiều cuộc điều tra của thanh tra Maigret, nhưng Fayard không vội xuất bản xê ri mới: họ vẫn yêu cầu Georges Sim viết các tiểu thuyết bình dân, vì nhuận bút thấp hơn nhiều… Tuy vậy Simenon vẫn tỏ ra cứng đầu và cuối cùng cũng chiến thắng: ngày 20 tháng Hai 1931, xê ri sách về Maigret trình làng. Tại đây, tiểu thuyết gia đã trở thành chuyên gia tiếp thị khi tổ chức một buổi dạ tiệc mời đủ mặt thượng lưu ở Paris. Đó chính là buổi “Vũ hội nhân trắc học” khét tiếng, được tổ chức trong một hộp đêm ở Montparnasse, một buổi dạ hội khác thường vì khách mời phải cải trang thành gangster hoặc gái điếm! Ngược lại với thử thách ngồi lồng kính, cuộc phô trương quảng bá này đã diễn ra tốt đẹp và ngày hôm sau, báo chí khắp nơi đều nhắc đến sự kiện này. Lần này, Simenon gặt hái thành công và Maigret bán đắt như tôm tươi suốt nhiều tuần liền sau “Vũ hội nhân trắc học”. Kể từ đó, Fayard có thể yên tâm về số phận xê ri mới, trong khi đó giới điện ảnh vội bám lấy nguồn lợi này. Le chien jaune (Con chó vàng) nhanh chóng được Jean Tarride chuyển thể một năm sau khi ra mắt, trong khi đó Jean Renoir chuyển thể La Nuit du Carrefour (Đêm ở ngã tư) vào năm 1932. Không may các bộ phim này vì nhiều lý do khác nhau mà không được thành công cho lắm: sau trải nghiệm thứ ba với La Tête d’un homme (Cái đầu một người đàn ông), Simenon từ bỏ mọi dự án chuyển thể suốt nhiều năm liền.

Trong thời gian đó, vợ chồng ông quyết định về nông thôn sống, trong một biệt thự nông thôn thế kỷ 16 nằm giữa Nieul và Marsilly, gần La Rochelle. Simenon, một nhà quý tộc làm nông kiểu mới, có hẳn phòng riêng để viết tiểu thuyết, Tigy dọn một xưởng vẽ còn Viên Tròn vẫn trung thành với vai trò đầu bếp của mình. Tuy nhiên, cuộc sống thanh thản này nhanh chóng khiến Simenon chán nản, bởi khi ấy ông còn chưa được ba mươi tuổi, và vẫn còn khát khao khám phá thế giới. Thế là sau chuyến chu du phương Bắc rộng lớn, giờ đến lượt châu Phi quyến rũ ông: hai vợ chồng lại lên tàu đến Ai Cập, rồi đến Khartoum, băng qua châu Phi từ Đông sang Tây rồi đến tận cửa sông Congo. Chuyến khám phá lục địa đen kết thúc bằng việc đi tàu quay về từ phía Tây, và sau này tạo cảm hứng cho rất nhiều cuốn tiểu thuyết “xứ lạ” của ông. Công chúng đặc biệt yêu thích loạt bài viết được đăng trên tuần báo Voilà dưới nhan đề L’heure du nègre (Giờ của người da đen): Simenon giờ đây đã xua được khỏi tâm trí một số lớn các định kiến và trở thành người ủng hộ nhiệt thành phong trào chống thực dân.

Sau thất bại của cuộc điều tra về vụ tự sát của tay lừa đảo trứ danh Stavisky và cái chết đáng ngờ của Albert Prince cho tờ Paris-Soir, tiểu thuyết gia nhận định đã đến lúc lặn khỏi mắt người đời và lần này ông sẽ bỏ đi thật xa. Đi vòng quanh thế giới có vẻ là ý tưởng hay, nên tháng Mười hai 1934 ông đã lên đường đi New York, Panama, Galapagos, Tahiti, Australia và Hồng Hải… Ở mỗi chặng ông lại tranh thủ gửi phóng sự về cho nhiều tờ báo như Paris-Soir hay Marianne, và đan cài vào đó rất nhiều nhân vật, không khí hay cảnh quan: sáu cuốn tiểu thuyết được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm nơi xứ lạ này.

Năm 1934 đối với Simenon là một bước tiến mới. Sau bao ảo vọng, giờ là lúc từ chối một hình thức báo chí từng cám dỗ ông, và cũng là lúc quyết định từ bỏ Maigret. Ba hay bốn năm trước đó, ông đã tuyên bố rõ rằng “người dẫn dắt cuộc chơi” của mình, hay nói cách khác là Maigret, chỉ nên là một chặng trong sự nghiệp văn chương ông đeo đuổi: từ nay, ông nghĩ mình có thể bỏ qua viên thanh tra nổi tiếng ấy và đóng lại cánh cửa hợp tác với nhà xuất bản Arthème Fayard.

Một tiểu thuyết gia giữa các nhà văn
Trên thực tế, hợp đồng đầu tiên giữa Simenon và nhà xuất bản của Gaston Gallimard được ký vào tháng Mười năm 1933. Trong một cuộc gặp đã trở thành huyền thoại, tiểu thuyết gia buộc ông chủ nhà xuất bản uy tín trên phố Sébastien-Bottin phải tuân theo những điều kiện rất ngặt nghèo, cả về tiến độ xuất bản lẫn quyền tác giả. Sau khi cắt đứt quan hệ với Fayard, Simenon bước sang một chặng mới trong kế hoạch sự nghiệp của mình bằng cách từ bỏ Maigret. Le Locataire(Người thuê nhà) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên không phải dạng xê ri được xuất bản ở Gallimard cũng vào năm 1934: một tác phẩm mới, mà tác giả tự gọi là “roman dur” (“tiểu thuyết khó”) phù hợp với các mong muốn của ông. Nhưng một nhà xuất bản uy tín thôi thì không đủ với Simenon để làm tiêu tán biết bao hiểu lầm trong văn giới. Rất nhiều “anh em” của ông còn nhớ chuyện cái lồng kính hay “Vũ hội nhân trắc học”, hoặc thường miệt thị nhắc lại các truyện ngắn hay các tiểu thuyết bình dân ông từng viết, và chỉ trích những lần ông lỡ bước trong sự nghiệp báo chí… Tóm lại, Simenon không thực sự được thừa nhận bởi đa phần các tác giả trong “vòng Gallimard” và mọi giải thưởng văn học đều vuột khỏi tay ông, dù ngay từ năm 1932 người ta đã nhắc đến ông như ứng cử viên cho giải Goncourt hay Renaudot.

Năm 1935, một cuộc gặp khác đã đóng vai trò quyết định đối với ông. André Gide gặp ông trong hành lang NXB Gallimard và muốn trò chuyện ngay lập tức với “hiện tượng” Simenon. Chủ nhân tương lai của giải Nobel Văn học hết sức ngưỡng mộ tác giả của xê ri Maigret, nhất là khi viên thanh tra ấy không còn xuất hiện trong tiểu thuyết nữa! Ông tấn công Simenon bằng một loạt câu hỏi, và đó là mở đầu cho một cuộc đối thoại dài – những chuyến thăm viếng lẫn nhau và những lần trao đổi thư từ – giữa hai người thoạt nhìn chẳng có điểm gì chung hết… Gide nghiến ngấu đọc Simenon, say mê một số cuốn, nhưng không vì thế mà ngại chỉ trích mỗi lần có một tác phẩm khiến ông không hài lòng.

Vậy là, André Gide và Gaston Gallimard là hai người quan trọng đối với tiểu thuyết gia trẻ tuổi trong những năm tháng trưởng thành. Simenon đến với Gallimard cũng chính vào giai đoạn giao lưu nhiều với giới thượng lưu của hai vợ chồng, lúc này đã đi đi về về giữa căn hộ ở Neuilly và biệt thự ở Porquerolles. Simenon nói chính xác nhất là một người giàu mới nổi, một kẻ hãnh tiến tiêu tiền không ngại tay, chỉ mặc đồ của những hãng đắt nhất, theo đơn đặt hàng, và chạy xe Delage thể thao hạng sang. Một lối sống buộc tiểu thuyết gia phải có khả năng tài chính và buộc nhà xuất bản không ngừng tăng nhuận bút: cuối những năm 30, quan hệ giữa hai người bắt đầu xấu đi vì Simenon ngày một đòi hỏi.

Cuối thập niên ấy, hoàn cảnh của nhà tiểu thuyết cho thấy ông đã đi được một quãng đường dài từ thời tiểu thuyết bình dân. Simenon là một tiểu thuyết gia “thực sự”, được một nhà xuất bản uy tín in sách và được đảm bảo các khoản thu nhập kếch sù… Ở góc độ tình cảm, Simenon cảm thấy dễ chịu với Tigy, người mà ông coi đúng hơn là đồng đội chí cốt. Sau Joséphine Baker, ông không từ chối lao vào các cuộc phiêu lưu tình ái, nhưng vì sợ hệ lụy nên chỉ dừng lại ở quan hệ với gái điếm. Khi gần bốn mươi tuổi, ông yêu cầu Tigy sinh con cho mình: Marc Simenon chào đời vào ngày 19 tháng Tư 1939 ở bệnh viện ngoại ô Bruxelles, trong lúc chiến tranh ngày một đến gần ở châu Âu.

Chiến tranh chuẩn bị ập đến gia đình Simenon ở ngôi nhà ông tại Nieul, gần La Rochelle, thật phù hợp với tâm trạng lúc này của tiểu thuyết gia sau cuộc sống trưởng giả tại Neuilly. Cuộc tấn công của quân Đức quá tàn khốc khiến ông đáp lại ngay lời kêu gọi của quân đội Bỉ, và ở Đại sứ quán Bỉ tại Paris nơi ông ra trình diện, người ta giao cho ông nhiệm vụ quay trở lại vùng mà ông đã tới sống để đón tiếp các đồng bào chạy trốn quân đội Đức: ông được cử làm cao ủy người tỵ nạn Bỉ. Nhiệm vụ này rất phù hợp với ông, ông hoàn thành một cách hiệu quả và tận tâm.

Thế nhưng Simenon không muốn dấn sâu hơn mức cần thiết ở góc độ cá nhân. Rút lui về vùng Vendée nơi khiến ông an lòng, ông quay trở lại với cái vỏ kén của mình và xác định đường hướng cư xử. Ông sẽ theo hướng trung lập, giải pháp hiển nhiên dành cho con người trung thành với chủ nghĩa cá nhân này. Trong những năm u tối nước Pháp bị chiếm đóng bắt đầu hồi sinh sau cú sốc 1940, tiểu thuyết gia quan tâm trên hết là sinh mệnh của gia đình mình và các vấn đề quản lý.

Quả vậy, ông tiếp tục viết nhưng phải cắt giảm chi tiêu vì hợp đồng với các nhà xuất bản dần trở nên hiếm hoi. Tuy nhiên điều đó không ngăn ông sống trong một lâu đài ở Fontenay-le-Comte tại Vendée, nơi ông thuê lại một phần bằng một khoản tiền ít ỏi. Theo lời khuyên của André Gide, ông bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết mới, Pedigree (Gia phả), tác phẩm tự thuật theo lối tiểu thuyết kể về tuổi thơ ông, và nhiều tác phẩm nổi bật khác như La Veuve Couderc (Góa phụ Couderc) sau này được xuất bản ở Gallimard. Như nhiều nhà văn sống ở Pháp trong thời kỳ Đức chiếm đóng, ông tiếp tục xuất bản, bất chấp kiểm duyệt và tình trạng khan hiếm giấy, và dường như không thấy phiền hà gì khi được các báo cộng tác đặt viết bài. Thái độ này, nhất là ở một người không chút cơ hội chủ nghĩa như ông, khiến ông bị quân Giải phóng chỉ trích, dẫu tiểu thuyết gia chẳng bao giờ bày tỏ tình cảm thân Đức cả. Lý do nghiêm trọng nhất là quan hệ giữa ông với những người trong giới điện ảnh có liên quan với một hãng sản xuất Đức, Continental: thực tế thì Simenon đã bán cho họ quyền khai thác độc quyền xê ri Maigret, và chín trong số các tác phẩm của ông sẽ được chuyển thể trong thời kỳ Chiếm đóng!

Quân Giải phóng vì thế đã gây vài trở ngại cho tiểu thuyết gia, người đã đón chiến tranh kết thúc ở Saint-Mesmin-le-Vieux, vẫn ở Vendée, nhưng trong một vùng còn hẻo lánh hơn. Sau khi có lệnh bắt đến một khách sạn ở Sables-d’Olonne và sau nhiều cuộc thẩm vấn, các nhà điều tra của quân Giải phóng phải khép hồ sơ Simenon lại. Quá trình thanh trừng, sự bất ổn chính trị, những cuộc trả đũa khốc liệt khiến nhà tiểu thuyết chao đảo và đầu năm 1945 ông chỉ nghĩ đến việc rời nước Pháp…

Châu Mỹ
Giai đoạn Chiếm đóng không dàn xếp được các quan hệ giữa nhà văn với nhà xuất bản của ông. Hẳn là Gaston Gallimard đã thành công khi vẫn xuất bản được các tiểu thuyết của Simenon trong những tháng năm đen tối, nhưng số lượng sách bán ra không ngang tầm với kỳ vọng của hai người: quan hệ giữa họ vì thế mà xuống dốc, người nọ đổ trách nhiệm lên đầu người kia. Trước khi rời nước Pháp, cần phải giải quyết vấn đề này. Thế là Simenon chọn một nhà xuất bản mới, của một người nguồn gốc Đan Mạch, con cháu một người bán sách. Đó là Svan Nielsen, hơn tuổi tiểu thuyết gia, và hai người nhanh chóng tìm được tiếng nói chung. Hợp đồng đầu tiên được ký tháng Bảy năm 1945 với nhà xuất bản Presses de la Cité mới toanh, nhờ vậy mà gạt được Gallimard sang một bên. Và từ đó, ông có thể ra đi.

Simenon đã chọn châu Mỹ làm điểm dừng chân. Ngày 5 tháng Mười 1945, sau khi chờ đợi vài tuần ở Luân Đôn, ông cùng Tigy và Marc cập cảng New York. Một cuộc đời mới chuẩn bị bắt đầu khi ông vừa mới qua tuổi 42. Thực tế ông muốn đặt dấu chấm hết cho những năm tháng vừa rồi, nhưng không hề biết rằng sắp có một cuộc gặp gỡ làm đảo lộn đời ông. Gần một tháng sau khi đến châu Mỹ, trong lúc sắp xếp cho gia đình đến ở một ngôi làng Québec, ông tuyển một nữ thư ký song ngữ, một người rất quan trọng ở bang nói tiếng Pháp này. Cuộc gặp gỡ với Denyse Ouimet, một phụ nữ trẻ mà một trong những người bạn tiến cử với ông, đã diễn ra ở New York và thực sự đóng vai trò quyết định đối với Simenon. Cô gái Canada gốc Pháp xinh đẹp hai mươi nhăm tuổi ấy sẽ trở thành tình nhân của ông ngay buổi tối đầu tiên họ gặp gỡ, trong bối cảnh mà sau này ông kể lại trong cuốn tiểu thuyết Trois chambres à Manhattan (Ba căn phòng ở Manhattan).

NGÀY MAI HỌ SẼ KHÔNG CÒN CÔ ĐƠN NỮA, HỌ SẼ CHẲNG BAO GIỜ CÔ ĐƠN NỮA, VÀ KHI NÀNG ĐỘT NHIÊN RÙNG MÌNH, KHI ANH CẢM THẤY, GẦN NHƯ CÙNG LÚC, NHƯ MỘT NỖI SẦU LO MUÔN THUỞ TẬN ĐÁY HỌNG, HAI NGƯỜI HIỂU RẰNG ĐÚNG THỜI KHẮC ẤY, KHÔNG HẸN MÀ LÊN, HỌ VỪA NHÌN LẠI LẦN CUỐI CÙNG NỖI CÔ ĐƠN XƯA CŨ CỦA MÌNH.

VÀ CẢ HAI TỰ HỎI SAO HỌ LẠI TỪNG CÓ THỂ CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC NỖI CÔ ĐƠN ẤY. SẼ CHẲNG CÒN PHÒNG Ở MANHATTAN NỮA. ANH KHÔNG CẦN ĐẾN NỮA. HỌ CÓ THỂ ĐI BẤT CỨ ĐÂU KỂ TỪ LÚC NÀY, VÀ CHẲNG CẦN GÌ HƠN MỘT ĐĨA HÁT TRONG MỘT QUÁN BAR NHỎ…

Những năm nước Mỹ vậy là trở thành những năm tháng hạnh phúc đối với tiểu thuyết gia. Cô thư ký nhanh chóng chiếm vị trí ngày một quan trọng trong sự nghiệp và tình cảm của ông. Giữa lúc đó, Simenon, người lại một lần nữa muốn xê dịch, chuyển đến sống ở Nouveau-Brunswick, rồi chu du xuyên nước Mỹ. Denyse dĩ nhiên cũng tham gia chuyến đi (thực tế có hai xe, một xe chở bà vợ hợp pháp còn một xe chở cô thư ký, Marc và… cô giáo của cậu!). Sau chuyến lang thang ấy, Simenon nghĩ mình có thể định cư luôn tại Arizona, xứ sở mà ông vô cùng yêu thích vì ánh sáng, khí hậu và lối sống. Bất chấp sức hấp dẫn không chê vào đâu được của Tucson hay thành phố nhỏ Tumacacori, gần biên giới Mexico, ông thực sự không hòa nhập nổi với cái bối cảnh có lẽ đã làm ông khác đi hơi nhiều so với nước Bỉ quê hương ông… Hoạt động văn chương của ông gặt hái được nhiều thành tựu, và nhiều cuốn tiểu thuyết quan trọng, trong đó có một số lấy cảm hứng từ nước Mỹ ra đời. Ông cũng không quên viết văn mưu sinh, làm sống lại những cuộc phiêu lưu của viên thanh tra lừng danh mà ông từng cho nghỉ hưu quá sớm!

Đầu năm 1949, trong lúc Tigy đã bị gạt hẳn sang bên nhưng vẫn thường sống gần Simenon để chăm sóc Marc thì Denyse có bầu. Người bố tương lai hết mực vui sướng, nhưng luật Mỹ vốn đượm tinh thần Thanh giáo không dung thứ chuyện đó, nhất là đối với người nước ngoài. Quyết định được đưa ra nhanh chóng, dù Tigy chỉ chấp thuận ly dị sau bao thời gian ngập ngừng. Ngày 21 tháng Sáu 1950, quyết định được công bố ở Reno bang Nevada, thành phố nổi tiếng vì những thủ tục quy trình chóng vánh, và ngày hôm sau, cũng chính quan tòa đó phê chuẩn mối kết hợp giữa Simenon và Denyse. Vài tháng trước đó, ngày 29 tháng Chín 1949, John Simenon, con trai thứ hai của Georges, chào đời ở Tucson (bang Arizona).

Để đánh dấu chặng đường đời mới này, tiểu thuyết gia quyết định thay đổi nơi ở thêm lần nữa. Khá tình cờ, ông cập bến một vùng thực sự đối lập với miền Nam: New England nổi tiếng với ao hồ và rừng rậm, gợi nhắc châu Âu cổ xưa. Lakeville, thành phố nhỏ bang Connecticut, ngay lập tức chinh phục nhà văn vốn vẫn luôn kiếm tìm sự an toàn. Ngôi nhà lý tưởng mà ông mơ ước bấy lâu được tìm ra ngay lập tức: “Shadow Rock Farm” mà ông mua tại chỗ không chút chần chừ. Nằm bên hồ, ven rừng, nơi đây không thiếu vẻ duyên dáng, lại còn tiện nghi và thuận lợi. Simenon định cư ở Lakeville cùng bé John và Denyse, vẫn mang theo Viên Tròn mẫn cán. Thực tế, Tigy vẫn chăm nom Marc, khi ấy sống trong một ngôi nhà nhỏ ở làng bên cạnh: điều này được quy định trong hợp đồng ly hôn. Bà khó nhọc thích nghi với cuộc sống này, như từng chia sẻ với Fenton Bresler: “Không, những năm tháng ở Lakeville với tôi không hề là những năm tháng hạnh phúc.”

Hạnh phúc của Simenon, tuy là có thật khi ông định cư ở Connecticut, nhưng lại rất phù du ngắn ngủi, vì Denyse muốn một tay cai quản mọi việc: bà can thiệp vào chuyện bếp núc, điều hành công việc thư ký, trở thành nhà quản lý của tiểu thuyết gia. “Công ty Simenon” hoạt động rất năng suất. Các tiểu thuyết tiếp nối nhau theo nhịp độ thật ấn tượng, ngay khi được xuất bản ở Presses de la Cité đã được dịch ngay trên toàn thế giới nhờ các hợp đồng được cập nhật đều đặn. Ông vẫn không quên điện ảnh, vốn luôn mang lại cho ông các khoản thu nhập thêm không hề tệ chút nào!

Trở lại châu Âu
Sự chào đời của Marie-Jo ngày 23 tháng Hai 1953 lại lần nữa trao tặng khoảnh khắc hạnh phúc cho nhà văn vốn vẫn luôn mơ có một cô con gái trong khi không khí gia đình cứ dần suy sụp. Hai năm sau, Simenon quyết định quay về hẳn châu Âu, gần như không đắn đo là mấy. Mùa xuân năm 1955, Simenon cập cảng nước Pháp nhưng không định lại thêm lần nữa sống ở Paris, cái thủ đô mà dưới mắt ông đã mất hết mọi nét quyến rũ. Nên ông đã quyết đặt va li ở miền Nam nước Pháp, Mougins, sau đó trên những rặng đồi ở Cannes. Ở đây rất dễ chịu, khí hậu lý tưởng, nhưng ông lại không cảm thấy sẵn sàng định cư lâu dài; tuy nhiên, trong quãng thời gian ở biệt thự Cổng vàng, ông lại viết được nhiều cuốn “roman dur” như En cas de malheur (Trong trường hợp bất hạnh) hay Le fils, và Deux Maigret(Người con trai, và Hai Maigret).

Cuối mùa xuân 1957, sau hai năm sống ở Pháp, tiểu thuyết gia tìm một nơi trú ngụ mới. Đó là Thụy Sĩ, một đất nước yên bình, lại còn là thiên đường thuế! Trong lúc đi ngang dọc xứ Vaud trên chiếc Mercedes của mình, Simenon khám phá ra lâu đài Echandens cách Lausanne hai mươi cây số. Trang viên này với ông thật lý tưởng, chưa kể ở xứ đó người ta còn nói tiếng Pháp! Thế là ngay lập tức, ông ký một hợp đồng thuê sáu năm có thể gia hạn. Trong lâu đài xây theo phong cách thế kỷ 16 ấy, ông vừa viết các cuốn “roman dur” vừa viết tiểu thuyết về thanh tra Maigret, những cuốn tiểu thuyết này bán nhanh gấp hai đến ba lần so với các sáng tác “văn chương” của ông.

Những tháng năm sống tại Echandens ấy không được hạnh phúc cho lắm, dẫu ngày 26 tháng Năm 1959, Pierre, con thứ ba của ông với Denyse, chào đời. Quả vậy, các vấn đề sức khỏe ngày một nhiều lên (hội chứng Ménière, chứng đau dây thần kinh, chứng mất ngủ…), chưa kể quan hệ vợ chồng ngày càng trở nên sóng gió. Năm 1960, ông cảm thấy cần kết nối lại với thể loại tự truyện và bắt đầu trầm cảm nghiêm trọng: và Quand j’étais vieux (Khi tôi già đi), một kiểu nhật ký, được xuất bản mười năm sau đó theo yêu cầu của nhà phê bình Bernard de Fallois. Về lĩnh vực điện ảnh, đây là giai đoạn có rất nhiều tác phẩm chuyển thể từ sách ông: Claude Autant-Lara đạo diễn En cas de malheur cùng cặp đôi khác thường Gabin-Bardot, Jean Delannoy đưa lên màn ảnh L’Affaire Saint-Fiacre cũng với Jean Gabin người được coi là một Maigret mẫu mực. Cũng năm 1960 ấy, Simenon được trao chức chủ tịch Liên hoan phim Cannes, ông đúng là người được truyền thông ưu ái!

Đó cũng chính là thời kỳ Simenon say mê các tác phẩm tâm lý học và y học nói chung. Từ lâu ông đã kết bạn với nhiều bác sĩ, và họ xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của ông. Ngay cả trong xê ri về Maigret, ta cũng thường xuyên gặp bác sĩ Pardon, bạn thân của viên thanh tra. Nhưng hẳn chính từ các vấn đề sức khỏe của cá nhân ông, đặt biệt là từ các khủng hoảng ngày một gia tăng với Denyse mà quan hệ với giới bác sĩ của ông mới thường xuyên như thế…

Một lần nữa, như để báo hiệu cuộc đời ông phải sang trang mới, Simenon quyết định chuyển nhà. Lâu đài xây theo phong cách thế kỷ 16 đã mất hết mọi nét duyên, nhưng vùng đất ấy thì không. Vì thế ông cho xây ngôi nhà đầu tiên trong đời, ra đủ thứ chỉ thị cho đám kiến trúc sư để xây nên cái sẽ trở thành biểu tượng của những sự thái quá kiểu Simenon trong mắt báo chí thế giới. Ngôi biệt thự nằm ở Epalinges, không xa Lausanne, trên đồi hồ Léman. Khung cảnh rất dễ chịu, nhưng tòa nhà có vẻ hơi lịch thiệp khi cuối cùng cũng mọc lên khỏi đất vào cuối năm 1963. Số lượng phòng khiến khách tham quan – chủ yếu là báo giới – phải sửng sốt, nhưng chính “khu phẫu thuật” mới khiến báo chí tốn không biết bao nhiêu mực: thực tế thì khu này chỉ là một phòng y tế đơn giản với một cái bàn mát xa, nhưng lại một lần nữa, truyền thuyết lấn át hết cả sự thật!

Việc chuyển đến nhà mới, tuy vậy, lại chẳng giải quyết được rốt ráo vấn đề gì. Denyse càng ngày càng phải đến bệnh viện tâm thần nhiều hơn, còn Simenon lúc này lại tìm cách không cho bọn trẻ lại gần bà. Thế là người suốt bao năm trời quản lý công việc của Simenon giờ đã bị thay thế bằng các thư ký thuần túy. Năm 1964, bà vĩnh viễn rời Epalinges, xen kẽ các đợt đi viện với kỳ nghỉ ở các khu nghỉ dưỡng khác nhau trên nước Pháp. Thời kỳ này, một phụ nữ trẻ bí mật bước chân vào cuộc đời tiểu thuyết gia: là người dọn phòng cho Simenon từ tháng Mười hai 1961, Teresa, cô gái người Ý, là tình nhân cuối cùng của Simenon. Trong những năm sống tại Epalinges, cũng có lần bà mẹ 85 tuổi tới thăm ông: quan hệ giữa hai con người có tính cách quá mạnh này vẫn còn rất nan giải, ngay cả khi không có Denyse ở đó. Ông sẽ còn đến thăm bà cụ vào tháng Tư năm 1969 ở Liège và tháng Mười hai năm 1970 khi bà hấp hối ở bệnh viện Bavière, chính là nơi thuở nhỏ Simenon từng trợ lễ mi xa. Bốn năm sau, ông xuất bản Lettre à ma mère, một kiểu lời chứng khó xếp loại, trong đó, ông cố hiểu mối quan hệ mẹ-con trai suốt cuộc đời ông thực chất là thế nào.

“Nghỉ hưu”
Trong khi Teresa bước vào đời ông hơi có chút ngẫu nhiên bởi đã hoàn thành vai trò một y tá cần mẫn (Simenon bị gãy bảy cái xương sườn vì ngã trong nhà tắm), việc viết lách ngày càng trở nên khó khăn với nhà văn. Đầu tháng Hai 1972, ông viết Maigret et Monsieur Charles(Maigret và ông Charles) và quyết định: đây sẽ là tiểu thuyết cuối cùng của mình! Tuy vậy, Simenon không chối bỏ việc viết lách. Công việc này chỉ đơn giản là được thực hiện dưới hình thức khác, ít thử thách hơn nhiều so với việc xây dựng cả một cuốn tiểu thuyết. Ông lấy nguyên liệu viết lách từ các vấn đề thời sự và ký ức của mình, không lo gì khó khăn: ông gửi gắm các “suy nghĩ” của mình cho một cái máy ghi âm để tránh mọi mệt mỏi… Khoảng hai mươi tập, nhan đề Les dictées (Đọc chép), được xuất bản từ 1975 đến 1981 với nhịp độ trung bình ba tập mỗi năm. Phần lớn những người bình luận về tác phẩm đều đồng ý rằng những tâm sự lộn xộn này không có giá trị gì mấy, cả ở góc độ văn chương lẫn tự truyện… Tuy nhiên, thời kỳ đó vẫn để lại cuốn sách giá trị là Lettre à ma mère (1974) đã nêu trên, trong tác phẩm này, Simenon bày tỏ hết tấm chân tình: hình thức cuốn sách đáng được quan tâm, ít nhất cũng nhận ra được ở đó một sự thống nhất nào đấy.

Dừng viết lách vào năm 1972, Simenon cũng quyết định đánh dấu sự cắt đứt này bằng việc rời bỏ ngôi nhà rộng lớn ở Epalinges. Đến giờ cách làm này của ông đã thành quen thuộc, nhưng lần này, có sự tương phản rất lớn. Ông từ bỏ một cách tượng trưng những nơi có dính dáng đến văn chương, chuyển tới đầu tiên là một căn hộ trên đại lộ Cour ở Lausanne, rồi “ngôi nhà nhỏ màu hồng” trên đại lộ Figuiers ở cũng thành phố ấy. Nhà ẩn sĩ bên hồ Léman ấy hằng ngày đi dạo tay trong tay với Teresa, ông giới thiệu với mọi người như thể cô là người vợ ông hằng mơ ước. Bất chấp các vấn đề sức khỏe, Simenon vẫn trải qua nhiều thời điểm hạnh phúc, trong khi đó, Denyse chỉ còn tấn công ông qua các luật sư khác nhau. Song giai đoạn nghỉ ngơi thanh bình ngắn chẳng tày gang. Năm 1978, một cú điện thoại từ cậu con trai Mars gọi đến, báo cho ông một tin khủng khiếp: Marie-Jo con gái ông vừa tự tử, cô tự bắn mình một phát vào ngực… Có thể hiểu được sự suy sụp của người bố ấy, mà suốt từ vài năm gần đó đã ngờ ngợ về một bất hạnh đang diễn ra. Marie-Jo chưa bao giờ là đứa trẻ cân bằng: cô gái 25 tuổi ấy phải chịu đựng rất nhiều mối âu lo khủng khiếp và luôn gắng tìm cách làm cho dịu đi, như mẹ cô, bằng cách chữa trị tại bệnh viện tâm thần. Thảm kịch ấy khiến người đàn ông đã già nua kia chao đảo, chưa kể Denyse lại còn đổ trách nhiệm lên đầu ông: hai cuốn sách bà xuất bản vẽ nên hình ảnh một người bố mà bà tố cáo là hết sức độc đoán, bạo lực và vô trách nhiệm!

Sau vài tháng im lặng, Simenon quyết định thanh minh cho mình trước độc giả và lên kế hoạch viết Mémoires intimes (Những ký ức riêng tư), một cuốn sách lớn, trong đó ông lại một lần nữa huy động hết mọi năng lượng. Cái giọng giả lả bề mặt trong Les Dictées không còn nữa, mà ông kết nối lại với Je me souviens (Tôi còn nhớ) hay Quand j’étais vieux: sự chân thành được thể hiện ngay từ những dòng đầu tiên, dù ta hẳn sẽ nghi ngờ về sự chân thành ấy trong mối liên hệ với một số sự kiện. Văn bản ấy, được xuất bản năm 1981, là tác phẩm cuối cùng của Simenon, một bản di chúc đầy cảm xúc khi ông nhắc đến con gái mình, nhưng đồng thời cũng là bản tính sổ dài dằng dặc với Denyse. Một cách tượng trưng, ông nói lời vĩnh biệt văn chương và truyền hình, bằng cách ít lâu sau khi Mémoires intimes xuất bản, tham gia vào chương trình Apostrophe của Bernard Pivot, một chương trình dành toàn bộ thời lượng để nói về cuộc đời ông.

Kể từ đó, nhà văn từ từ biến mất và thu mình lại trong ngôi nhà nhỏ trên đại lộ Figuiers: chỉ một vài người bạn được phép đến thăm ông, còn báo chí không bao giờ được chào đón nữa. Năm 1984, ông phẫu thuật cắt khối u não và nhanh chóng hồi phục, kể từ đó không giây phút nào rời xa người bạn đồng hành Teresa, người vẫn cùng ông đi dạo nhiều lần bên hồ Léman. Nhưng kể từ năm 1987, sức khỏe ông đột ngột suy sụp: chứng bại liệt lan ra cánh tay trái và hai chân ông, ông phải di chuyển bằng xe lăn. Cuộc phỏng vấn cuối cùng ông dành cho truyền hình Thụy Sĩ vào tháng Mười hai 1988 cho thấy một người đàn ông đã suy giảm rất nhiều. Ông yếu đi theo từng tháng, trở nên lặng lẽ với xung quanh suốt năm 1989. Sau một kỳ nghỉ ngắn ở một khách sạn tại Lausanne, Georges Simenon thanh thản trút hơi thở cuối cùng trong đêm ngày 3 rạng ngày 4 tháng Chín 1989: ba con trai ông biết tin qua báo chí, theo các điều khoản trong di chúc…

Sự kiện Simenon qua đời chiếm trang nhất của nhiều báo chí quốc tế: người ta đặc biệt tiếc thương “cha đẻ” của Maigret với doanh số bán hàng khổng lồ dẫu ít nhiều là do đồn đại, trong khi tác giả của các tiểu thuyết “roman dur” lại thường bị lãng quên. Lần cuối cùng, Simenon đóng vai nạn nhân của truyền thông, những kẻ góp phần rèn giũa lên một huyền thoại mà Simenon phải chịu phần lớn trách nhiệm./.

——-

[1] Nguyên văn tiếng Pháp: Caque, nghĩa là cái thùng ướp cá trích, được dùng để đặt tên cho nơi Simenon cùng nhiều nghệ sĩ thường hội họp trong hẻm La Houpe vì ở đó rất chật hẹp. (Các chú thích đều của người dịch)

[2] Sidonie-Gabrielle Colette, sinh ngày 28 tháng Giêng 1873 tại Saint-Sauveur-en-Puisaye (Yonne), và qua đời ngày 3 tháng Tám 1954 tại Paris, là một nhà văn người Pháp, nổi tiếng trước hết là một tiểu thuyết gia, tiếp đến là nghệ sĩ kịch câm, diễn viên và nhà báo. Sau Judith Gautier năm 1910, Colette là người phụ nữ thứ hai được bầu làm thành viên Viện Goncourt năm 1945 và trở thành chủ tịch Viện từ năm 1949 đến 1954.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 3:04 pm

Review Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối – Partrick Modiano

Cungdocsach

1. Giới thiệu tác giả

Partrick Modiano sinh ngày 30 tháng 7 năm 1945 tại Boulogne –Billancourt, bố là người Ý gốc Do Thái và mẹ là người Bỉ gốc Flamand. Ông không theo học bất kì trường lớp đại học nào sau khi lấy bằng tú tài kể từ năm 1967. Khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, Quảng trường ngôi sao, được Gallimard xuất bản, thì ông chẳng hoạt động gì khác ngoài viết lách.

Năm 1978, ông nhận giải Goncourt cho tiểu thuyết Phố của những của hiệu u tối và đến năm 2000 thì nhận giải thưởng văn học trọn đời Paul – Morand. Cảm giác trống rỗng chông chênh, sự thiếu hụt hoang mang ám ảnh trong hầu hết các tác phẩm của ông có thể được giải thích phần nhiều bởi cái chết trẻ của người em trai Rudy.

2. Giới thiệu tác phẩm

Trong hàng chục cuốn tiểu thuyết mà Partrick Modiano từng viết, làm thành một bản nhạc đồ sộ gồm nhiều phần, một số tác phẩm đơn lẻ đặc biệt đẹp và đặc biệt buồn. Trong số ấy có Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối. Cuốn tiểu thuyết viết về những kỷ niệm xưa cũ mà sống động, trong một tiếng thở dài, một đoạn nhạc ngắn nhưng tinh tế và vô cùng sâu lắng.

Hiếm tác giả nào khai thác di sản triết học của Guy Debord mềm mại như thế. Partrick Modiano đã biến lý tưởng “trôi dạt” của triết gia độc đáo ấy trở thành một tác phẩm cuốn hút, đặt những người có thật vào vòng hư ảo và đưa nhân vật hư ảo đến bến bờ thực tại theo một lối văn chương ảo diệu, ở quân cà phê của tuổi trẻ đã qua.

3. Tóm tắt nội dung Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối

Mỗi chúng ta đều có một thời tuổi trẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có một tuổi trẻ sôi nổi và nhiều kí ức đẹp. Trong tác phẩm mới của mình, Patrick Modiano đã tái hiện tuổi trẻ qua những mảng ký ức của từng nhân vật, đó là những câu chuyện rời rạc, những dòng suy nghĩ miên man, không lối thoát. Mỗi nhân vật trong tác phẩm của ông đều có câu chuyện riêng, những vướng mắc riêng của tuổi trẻ,  mà theo dòng suy nghĩ của nhân vật mỗi chúng ta được khám phá những vùng bí ẩn của con người. Mỗi nhân vật xưng tôi tự kể câu chuyện của riêng mình, tất cả đều có điểm chung là giãi bày tâm sự sâu kín, những suy nghĩ về cuộc đời, về con người, thậm chí những ước mơ không thành hiện thực, những mối tình nuôi dưỡng hi vọng.

Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối gồm những nhân vật: Tarza, Fred, Zacharias, Louki và Mireille. Mỗi một nhân vật đều có những tâm trạng riêng, những ấp ủ, dự định của mình.  Mở đầu tác phẩm nhân vật xưng Tôi giới thiệu bao quát quán cà phê và những con người tụ họp nơi đó. Tôi ấn tượng nhất với Louki và chăm chú theo dõi quan sát cô gái này, nhân tôi dành cho cô gái một tình cảm thật đặc biệt đầy trân trọng và ngưỡng mộ: “Đêm nay tôi đặt tên cho cô. Kể từ nay, cô là Louki”. “Giờ giấc trôi đi, khi mỗi người trong số họ đều đã gọi nàng là Louki, tôi nghĩ nàng cảm thấy nhẹ nhõm vì được mang cái tên mới này. Đúng, nhẹ nhõm….nàng ẩn náu ở đây, tại quán Le Conde này, như thể muốn trốn chạy điều gì đó, đào thoát khỏi mối nghi…nàng im lìm và e dè, chỉ để tâm lắng nghe…”

Nhân vật tôi dường như chỉ đắm chìm vào việc để ý đến Louki nhưng không quên để mắt tới những nhân vật xung quanh đó là: Bowing, “chúng tôi hay gọi là Thuyền trưởng đã bắt tay vào một công việc được những người khác tán thưởng. Từ gần ba năm anh ghi lại tên những người khách của quán Le Conde, theo những lần họ đến, lần nào cũng đi kèm ngày giờ chính xác. Anh giao cho hai người bạn của mình làm cùng công việc ấy tại quán Le Bouquet và quán Le Pergola, những nơi mở cửa suốt đêm”.

Nhà xuất bản sách nghệ thuật và mục tiêu trong cuộc đời

Tiếp nối câu chuyện là những tâm sự sâu kín của người tự xưng là nhà xuất bản sách nghệ thuật. Thực ra nhân vật này đã nói dối về nghề nghiệp của mình nhưng để thuận lợi trong mối quan hệ và giao tiếp, anh ta cần phải có một nghề nghiệp uy tín xứng đáng với độ tuổi của mình, 40 tuổi: “Nhà xuất bản sách nghệ thuật. Điều ấy vụt hiện ra trong óc tôi mà không cần suy nghĩ. Cách đây hơn hai mươi năm người ta có hỏi tôi định làm gì, hẳn tôi cũng đã ấp úng mà rằng: Nhà xuất bản sách nghệ thuật. Và thế là, ngày hôm nay tôi đã nói điều đó. Chưa gì thay đổi hết cả. Tất cả những năm trôi qua kia đã bị tiêu hủy”. Mục tiêu của nhân vật này là theo đuổi, điều tra về nhân vật Louki, tên thật là Jacqueline Delanque.

Louki – cô gái bất hạnh

Louki có một cuộc hôn nhân không hề suôn sẻ và chồng cô ấy muốn tìm cô ấy về để có thể hòa giải và hàn gắn lại từ đầu cuộc hôn nhân. Nhân vật Tôi đang cố tạo ra những mối liên hệ với chồng của Louki để hiểu hơn về anh và cô ta: “Trong cái cuộc đời đôi khi với ta thật giống một vùng đất rộng lớn hoang vu không biển chỉ đường này, ở giữa tất tật những đường hội tụ ảo và những chân trời đã mất, ta những muốn tìm các điểm mốc, dựng ra một dạng sơ đồ để không còn cảm giác phải lèo lái vô hướng nữa. Thế nên, ta dệt nên những kết nối, ta cố biến những gặp gỡ chẳng may trở nên vững chắc hơn”. Nhân vật tôi cố gắng lắng nghe và thấu hiểu về những đổ vỡ trong hôn nhân của Hắn – Jean Pierre Chourea và vợ. Mỗi một nhân vật được nhắc đến đều có những quá khứ riêng, những câu chuyện và những bí mật giấu kín .

Jacqueline Delanque – nhân vật đầy sôi nổi và đầy suy ngẫm

Nhân vật Jacqueline Delanque được nhắc đến là cô gái tận dụng sự vắng mặt của mẹ để trốn ra ngoài. Cô là một cô gái sôi nổi đầy nhiệt huyết, mong muốn được sống một cuộc sống tự lập để có thể trưởng thành tách riêng khỏi người mẹ. Cũng như mỗi chúng ta cô cũng phải trải qua tuổi trẻ lầm lạc, đầy những lo toan, những suy nghĩ vất vưởng. Trong một lần lên cơn đau đầu, cô đi mua thuốc và gặp Jeannette Gaul. Cuộc gặp gỡ ấy như được định sẵn từ trước. Rất nhanh chóng hai người trở thành bạn và chia sẻ cho nhau những suy nghĩ về cuộc đời, về những chuyện vặt vãnh xảy ra thường ngày.

Nhân vật tôi tiếp tục chia sẻ thêm những câu chuyện về những cuộc gặp gỡ tụ họp của những người bạn tại quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối, mỗi nhân vật đều có những suy nghĩ riêng, trăn trở lo âu về cuộc sống. Bằng cách kể chuyện di chuyển điểm nhìn nhân vật, để nhân vật tự giãi bày tự kể câu chuyện của mình bằng ngôi kể thứ nhất, tác giả đã lột tả những kí ức, những suy nghĩ, những thói quen, những mối quan hệ của người trẻ ở độ tuổi đẹp nhất đời người. Review Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối

Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối là cuốn tiểu thuyết tập hợp những câu chuyện vụn vặt, đời thường nhưng đã phản ánh một cách chân thực và đầy đủ một tuổi trẻ với những lo âu, trăn trở. Trong tác phẩm, Patrick Modiano đã theo đuổi nhân vật của mình qua các ngõ ngách con phố, quảng trường Paris, khung cảnh ấy thật gần gũi, pha thêm phần tráng lệ và lãng mạn: “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối đưa người đọc lang thang khắp nẻo Paris, nơi mà bao đại lộ, bao giao lộ, bao phố xa, bao quảng trường đã trở thành một phần không thể tách rời của cuốn sách, của câu chuyện được kể. Như thể phiêu bạt chỗ này chỗ kia cũng là cách để mang lại ý nghĩa nào đó cho mọi vật” (Le Figaro).

4. Đánh giá và cảm nhận về cuốn sách Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối

Đây là cuốn sách dành cho những người trẻ, những người đang mải mể theo đuổi những giấc mơ của đời mình. Sẽ có người bước tiếp và có người dừng lại giữa cuộc đời xoay vần và nhiều biến chuyển nhưng rồi ai cũng sẽ phải đi qua một thời tuổi trẻ đầy chênh chao, chông gai và khắc nghiệt.

Những quán cà phê, những lời bàn tán, những cuộc họp tự do, những câu thơ đối đáp với nhau trong cuộc gặp gỡ hay những cuộc truy tìm người mình yêu mến khắp các con phố của đất nước hoa lệ, xinh đẹp, tất cả sẽ được bật mở trong cuốn sách này của tác giả đạt giải Goncourt. Và chắc chắn rằng sau khi được thưởng thức những câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết nhỏ gọn, xinh xắn này, thì mỗi chúng ta đều tìm cho mình một người bạn tâm tình, một lối thoát, một suy nghĩ khác về tuổi trẻ và ước mơ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 3:09 pm

Kim Chi
Kim Chi@Viện Sách - Bookademy

Ybox 

[Review Sách] “Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối” Patrick Modiano: Cô Đơn – Trống Trải – Lạc Lối – Đó Phải Chăng Là Một Phần Của Tuổi Trẻ?

Chỉ là bỗng dưng em thấy cô đơn
Giữa phố xá thênh thang đông như hội 
Dòng người ấy vẫn bước qua rất vội... 
Một nửa cuộc đời ta để lại nơi đâu? 

Đó là tâm tư của biết bao người trẻ ở cái tuổi đôi mươi, họ hòa nhập vào thế giới ồn ào ngoài kia mà vẫn cảm thấy mình đang bơ vơ, lạc lối ngay giữa dòng đời ấy. Áp lực, sợ hãi, lo lắng, nhiều người trẻ tìm cách trốn tránh hiện thực, chỉ muốn trốn tránh, chỉ muốn vùi mình trong bốn bức tường, chỉ muốn nép mình vào một nơi nào đó để không có ai tìm ra, để không phải đối mặt với ánh mắt của mọi người hay là với chính cái bóng của bản thân. Tuổi trẻ là một khối dồn nén. Nó có sức phá hoại đến nỗi, vào một thời điểm những tưởng đã quay lưng với cuộc đời, ta chợt nhìn lại và thấy vần vũ quanh mình những gương mặt, mối tình, những lần gặp gỡ, các cảm xúc chân thực và sống động như dao cứa. Liệu những con đường ta qua thời tuổi trẻ có thực sự là đường vòng? Hay chỉ đơn giản là một đường thẳng, dẫn về phía nội tâm? Cùng đọc cuốn sách Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối của nhà văn Patrick Modiano, bạn sẽ thấy bản thân mình hiện hữu ở đâu đó trong chính tác phẩm này.

Tác giả cuốn sách – nhà văn Patrick Modiano

Patrick Modiano (sinh năm 1945) là một nhà văn người Pháp. Ông xuất hiện trong nền văn học Pháp lần đầu vào năm 1968 với cuốn tiểu thuyết “trình làng”: “Quảng trường Ngôi sao” (La Place De I’Etoile), cùng lúc đoạt hai giải thưởng văn học Roger Nimier và Feneon. Ông được coi như một hiện tượng của văn học Pháp đương đại. Những cuốn sách của ông tập trung vào những đề tài như: ký ức, sự quên lãng, sự nhận dạng và tội lỗi, liên hệ tới thời kỳ Nazi chiếm đóng Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II. Năm 2014, Patrick vinh dự là nhà văn thứ 15 của Pháp nhận giải thưởng Nobel Văn học – giải thưởng danh giá cho những nhà văn có đóng góp to lớn trong giới văn chương.

Tiểu thuyết: Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối

Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của cô gái trẻ Jacqueline Delanque – một cô gái thường xuyên lui tới quán cà phê Le Condé – một quán nhỏ nơi giao lộ Odéon. Tiểu thuyết mở ra trước mắt người đọc không gian ảm đạm của quán cà phê nhỏ - nơi hội tụ của những con người ở độ tuổi từ 19 đến 25, những người tới đây không hẳn để thưởng thức đồ uống mà còn như để kiếm tìm nơi để ẩn náu, để trốn chạy, vượt thoát khỏi những u ám của cuộc đời. Jacqueline ít được người ta biết đến với tên thật của mình, khách trong quán gọi cô là Louki – cái tên như đánh dấu sự thay đổi của nàng, với Patrick mà nói thì đó như một sự sinh ra lần thứ hai. Với chưa đầy 200 trang, tiểu thuyết tạm chia làm bốn phần dựa trên lời kể của bốn nhân vật: Một cậu sinh viên trường mỏ, một cựu nhân viên tình báo, Jacqueline và một nhà văn tập sự trẻ, mỗi người kể về phần đời của nhân vật nữ chính Louki hay chính là Jacqueline.

Louki qua góc nhìn của cậu sinh viên trường mỏ

Le Condé có lẽ là cái tên rất đỗi quen thuộc đối với những người trẻ, những người được gọi với cái tên chung “bohème”, những con người sống một cuộc đời lưu đãng, không phép tắc và cũng không hề đoái hoài tới ngày mai. Cậu sinh viên trường mỏ chính là một vị khách quen thuộc thường hay lui tới quán. Chàng trai trẻ tách biệt với mọi người, chỉ làm một việc là lắng nghe người khác.

Với tôi như thế là đủ. Tôi cảm thấy thoải mái khi ở cùng họ. Với tôi, quán Le Condé là một chốn trú ẩn khỏi mọi thứ gì mà tôi mường tượng là u ám của cuộc đời. Hẳn rồi sẽ có một phần con người tôi – cái phần tốt đẹp nhất – tới một ngày buộc phải để lại nơi đó.

Cũng như Louki và chàng sinh viên kia, cuộc đời các vị khách lui tới quán cà phê chẳng có gì rõ ràng, có thể gọi là hư vô. Louki có thể được gọi là một vị khách đặc biệt của quán. Nàng khác với tất cả những người còn lại, từ phong cách ăn mặc đến cách ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Nàng luôn chọn cho mình một góc cuối căn phòng, cái nơi chẳng ai buồn để ý tới. Dù có hòa vào cuộc vui cùng những người khác, nàng cũng không thu hút sự chú ý, con người ấy cũng chỉ là nhân vật vặt vãnh vô tính mà thôi. Như cách của một cậu sinh viên quan sát Louki nói: "nàng tới ẩn náu ở đây, tại quán Le Condé này, như thể muốn chạy trốn điều gì đó, đào thoát khỏi một mối nguy..". Trong mắt của chàng sinh viên, Louki thật đẹp, im lặng và đầy bí ẩn: không ai biết tên thật của nàng, chẳng rõ nguồn gốc xuất thân, cho đến địa chỉ nhà. Đơn giản với họ mà nói: “Chúng tôi còn quá trẻ, chúng tôi không có quá khứ để hé lộ, chúng tôi sống ở thì hiện tại”. Cuộc sống của họ cứ tiếp diễn như thế, từng ngày trôi qua trong vô định.

Louki qua tìm hiểu của vị thám tử

Caisley – cựu nhân viên tình báo được Jean-Pierre Choureau (Jean-Pierre Choureau: chồng của Louki) thuê anh tìm vợ mình. Với khả năng ghi nhớ cực tốt, ông có thể dễ dàng nhận ra bất kì ai chỉ qua một lần gặp đầu tiên cho dù chỉ là nhìn nghiêng một góc ba phần tư hoặc thậm chí là nhìn từ sau lưng. Ông dễ dàng nhận ra Louki chỉ với hai bức ảnh chụp tự động. Louki đã biến mất khỏi nhà chồng sau một cuộc cãi cọ. Chồng cô và cô hơn cách nhau chừng 15 tuổi. Cô hai mươi hai còn anh ta ở vào tuổi ba mươi sáu. Hai người từng làm ở cùng một công ty, họ quen biết nhau, gặp nhau bên ngoài văn phòng. Chồng cô chỉ biết rằng cô là sinh viên trường ngôn ngữ phương Đông, ngôn ngữ nào thì không biết, chỉ biết là các thứ tiếng châu Á. Sau hai tháng, họ cưới nhau, nhân chứng là hai đồng nghiệp cùng văn phòng. Họ cố tạo ra những mối liên hệ, họ muốn những cuộc gặp gỡ tình cờ như thế trở nên vững chắc hơn. Nhưng không, mọi thứ dường như không thể tiến xa hơn. Jacqueline không chấp nhận cuộc sống ấy. Với cô, đó không phải là một CUỘC SỐNG THỰC. Sau một năm chung sống, Louki bỏ đi, để mặc chồng cô ở trong căn nhà lạnh lẽo kia. Sự việc cô lấy chồng như một điều gì đó chẳng mấy quan trọng trong cuộc đời.

Lời bộc bạch của chính Louki

Cô đơn, trống trải, lạc lối – đó là tất cả những gì có thể nói lên rõ nhất tuổi trẻ của Jacqueline. “Mười lăm tuổi, trông tôi như đã mười chín. Thậm chí là hai mươi”. Tuổi thơ cô lênh đênh phiêu bạt trên khắp các nẻo đường, tuyến phố, sống không cha và cũng thiếu đi tình thương của mẹ. 15 tuổi, cô thường xuyên trốn mẹ đi chơi đêm. Louki cho mình cái quyền tự quyết – quyền quyết định cuộc đời mình. Lang thang ở tuổi vị thành niên, đó là điều được viết trong hồ sơ của những người trẻ như cô. Hầu như tối nào cũng thế, Louki đều sốt ruột chờ cho đến khi mẹ đi khỏi để ra ngoài. Có lúc, cô còn chẳng thể chắc chắn rằng, mình có trở về nhà hay không nữa. Louki đi tìm sự gặp gỡ, cô trông đợi vào nó, bởi với cô, nó làm dịu bớt nỗi cô đơn, xua tan đi cuộc sống mà cô gọi là tẻ nhạt, nhàm chán. Tìm nó ở đâu? Trên hè phố, quảng trường, quán bar, mọi nơi mà chân cô có thể bước tới. Một tuổi thơ với nhiều lỗ hổng, một kí ức quá lộn xộn, những chi tiết mà Louki nhớ được, với cô thì chẳng có nghĩa lý gì. Sợ sự náo nhiệt, ồn ào, thích sự yên lặng và bóng tối, tuổi trẻ của Jacqueline cứ dần dần trôi đi như thế. Sự cô đơn, trống trải được khắc họa rõ đến mức, Louki cùng cô bạn của mình dùng cả ma túy theo cái cách mà cô gọi là “ăn tuyết”. Trước kia, cô tự khuyên mình phải mạnh mẽ, phải cứng rắn hơn nữa, phải chiến đấu chống lại chính mình: “Bước đi hoặc chết”. Nhưng giờ đây, Louki cho thêm mình một quyền hạn nữa – quyền buông bỏ. Trốn chạy cuộc sống, cô thấy mình chỉ thực sự trở về con người xưa khi chạy trốn. Trạng thái tinh thần của cô liệu có từ nào có thể diễn tả được? Cơn say? Xuất thần? Rạng rỡ? Sao nói hết chỉ bằng một từ. Trốn chạy như thế nào đây? Louki chọn cái chết.

Rồi tôi sẽ sớm tới rìa vách đá và gieo mình vào khoảng không. Hạnh phúc sao khi được bồng bềnh trong không trung và biết được cảm giác phi trọng lực mà tôi tìm kiếm bấy lâu nay. [...] Và rồi, cuộc sống đã tiếp diễn, với đủ thăng rồi trầm. Một ngày buồn nản, trên bìa quyển sách mà Guy de Vere cho tôi mượn ghi dòng nhan đề: Louise của Hư Vô, tôi đã dùng bút bi sửa tên thành tên tôi: Jacqueline của Hư Vô.

Louki trong ký ức của bạn trai cô – Roland

Cuộc gặp gỡ của Louki và Roland có thể xem như cuộc gặp gỡ giữa hai con người không có nổi một chỗ neo đậu trong đời, hai con người sống cô độc trên thế giới. Các nhân vật đều có tên, nhưng liệu đó có phải người thật, tên thật? Càng đọc ta càng chìm vào cái thế giới hư vô, lạc lối của lớp người trẻ kia. Với Louki, Roland thật sự rất quan trọng. Anh sẵn sàng lắng nghe mọi lời chia sẻ của cô, anh cảm thấy mình cũng là một phần trong đó. Cũng giống như Louki, Roland có một tuổi trẻ đầy u ám như thế, sống như một người cô độc, vô danh. Anh có những lý thuyết về “những vùng trung tính”, có triết lý mà anh gọi đó là Quy hồi vĩnh cửu. Khi mọi chuyện về Louki đã trôi về dĩ vãng nhưng Roland không thể nào quên được, cứ như nó chỉ vừa xảy ra mới đây thôi. Anh quay về những con phố quen thuộc mà anh và Louki đã từng đi qua, quay về thời gian gặp Guy de Vere ở quảng trường Lowendal, quay về quán cà phê Le Condé,…

Không nhiều chi tiết, không theo bất kì một trật tự tuyến tính nào, cả thời gian và không gian, Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối dựng lên những nhân vật, những vùng đất của sự trung tính. Patrick Modiano đưa người đọc lang thang khắp nẻo Paris, nơi mà bao đại lộ, những ngã tư, phố xá, quảng trường, vùng ven tồn tại như những chi tiết, những phần không thể tách rời của tiểu thuyết. Những bến tàu điện ngầm Estoile, sông Seine, lối đi Thiên Nga, Quảng trường République,... nơi các nhân vật đi qua ấy được gọi là "vùng trung tính". Louki đã phiêu bạt qua mọi ngóc ngách tối tăm nhất mà cô có thể đi tới. Cô thấy bầu trời "giống túp lều rách của một rạp xiếc nghèo", chán chường, lạc lối trong chính thực tại u buồn này, Louki tìm đến cái chết. Sự buông bỏ, mặc kệ mọi thứ ấy như nói lên cuộc đời của một tuổi trẻ bất thường. 

Đọc Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối, người đọc có cảm giác tác giả đi tìm thời gian đã mất bằng những mẩu ký ức rời rạc. Sâu xa hơn, hành trình về quá khứ đó chính là một cuộc khám phá nội tâm, giải mã những bí ẩn trong con người. Sự cô đơn không được tác giả gọi tên, định vị, mà người đọc vẫn cảm nhận được mảng xám trong những tâm hồn nhân vật: "Tôi cảm thấy nỗi hoang mang vẫn thường xuyên xâm chiếm con người tôi vào ban đêm và còn mạnh hơn cả nỗi sợ - cái cảm giác kể từ nay mình chỉ dựa được vào chính mình, không biết trông đợi vào đâu nữa". Và để kết thúc cho những lơ lửng, những xám xịt, những vùng trung tính của cuộc đời, nhân vật chọn một cái chết, cũng lơ lửng, vô định.

Cô vắt một chân qua lan can. Cô kia cố giữ cô lại bằng cách níu lấy vạt áo ngủ dài của cô. Nhưng đã quá muộn. Cô có đủ thời gian thốt ra vài từ, như thể cô nói với chính mình để tăng lòng can đảm: “Xong rồi. Để mặc đi.”

Lời kết:

Như một tiếng thở dài, như một bài thơ trầm buồn, Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối khiến độc giả tìm thấy một phần tuổi trẻ mình ở trong đó, thấy được sự đồng cảm với những nhân vật trong truyện, trong những miêu tả tâm lý tinh tế, sâu sắc của Patrick Modiano. Cuốn sách phần nào giúp ta nhận ra rằng: Những tuổi trẻ bất thường ấy không phải là các cá nhân dị biệt, nó là một phần trong mỗi con người chúng ta. Chỉ với hơn 100 trang sách nhưng khi gấp lại, Louki và những nhân vật xuyên suốt câu chuyện đã khiến tôi phải suy nghĩ nhiều. Tôi hiểu rằng, tuổi trẻ là thế. Sẽ có những lúc, trong quãng phần tư cuộc đời ấy bạn cảm thấy chông chênh, lạc lối, vô định, khao khát kiếm tìm cuộc sống mà ta cho là lý tưởng nhưng đôi khi lại lầm đường, lạc lối. Có thể, hiện giờ bạn chưa cảm nhận được, chưa trải qua sự bất an đó, nhưng tôi và bạn, ai trong chúng ta, dù ít hay nhiều ắt hẳn sẽ phải trải qua giai đoạn khủng hoảng ở tuổi đôi mươi. Nghe thật đáng sợ, nhưng còn đáng sợ hơn nếu chúng ta gục ngã hoàn toàn khi đối mặt với những biến cố ấy. Sợ hãi, trốn tránh chẳng thể giúp bạn thoát khỏi khủng hoảng. Vậy nên, hãy dũng cảm đối mặt với nó.

Nếu như có lúc bạn cảm thấy lạc lõng, cô đơn, cần ai đó tâm sự thì tôi có một lời khuyên chân thành đến bạn rằng: Hãy kiếm một cuốn sách để bầu bạn. Ai đó đã nói rằng: “Hãy đọc để biết rằng, bạn không cô đơn giữa cuộc đời gian trùng này. Hãy đọc để nhớ rằng, người trẻ chúng ta, nhỏ bé nhưng sống không tầm thường”. Cuốn sách Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối giúp tôi bình tâm hơn để nhìn nhận lại chính mình, cho tôi những khoảng lặng để sống chậm lại, để nhận rằng: Cuộc đời này là của bạn, vì thế đừng cầm bản đồ của người khác để dò đường đi của mình. Sống là chính mình, sống với những cảm xúc thật của mình mới là cuộc sống ý nghĩa nhất. Và mỗi người trẻ chúng ta hãy luôn nhớ rằng: “Ở đâu đó có người đang mơ về nụ cười của bạn, ở đâu đó có người cảm thấy sự có mặt của bạn là đáng giá, vì vậy khi bạn đang cô đơn, buồn rầu và ủ rũ, hãy nhớ rằng có ai đó, ở đâu đó đang nghĩ về bạn”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 3:15 pm

Tống Hồ Mai Anh@Gia Vị

Review Sách: “Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối” – Patrick Modiano

Tôi được Chị tặng cuốn sách đúng vào lúc nỗi cô đơn đang hữu hình và mạnh mẽ nhất, nỗi cô đơn mà tuổi trẻ nào cũng từng ít nhất một lần trải qua, nỗi cô đơn của “sự lạc lối”.

Qua mỗi trang sách, tôi bắt gặp một cảm thức đô thị, cảm thức Paris rất riêng của Modiano. Từng con chữ như sống động, nắm lấy tay độc giả rồi dắt đi, ngang từng con phố của thủ đô nước Pháp. Đó không còn là một Paris hoa lệ nữa, mà là một Paris u quạnh, phảng phất niềm đơn côi. Tác giả như bị ám ảnh bởi không gian và thời gian, trong ông luôn muốn níu giữ từng phút giây, từng khung cảnh.

“Trong cái cuộc đời đôi khi với ta thật giống một vùng đất rộng lớn hoang vu không biển chỉ đường này, ở giữa tất tật những đường hội tụ ảo và những chân trời đã mất, ta những muốn tìm các điểm mốc, dựng ra một dạng sơ đồ để không còn cảm giác mình phải lèo lái vô hướng nữa. Thế nên, ta dệt những kết nối, ta cố biến những gặp gỡ chẳng may trở nên vững chắc hơn”.

Tác phẩm mang âm hưởng u uất mà tôi tưởng tượng như một bức ảnh trắng đen, bức ảnh về một quán cà phê cổ những năm sáu mươi bảy mươi, nơi tiếng nhạc jazz vang ngân da diết. Quanh quán bar, người ta sẽ ngồi suy tư, hay thảng hoặc quay sang nhau trò chuyện khe khẽ. Tiếng cười sẽ vang lên rồi tắt ngấm, hồ như xấu hổ vì đã xé toạc một không gian tĩnh nhường ấy. Và, khi bóng đêm buông, tiếng ồn ào của những cuộc nói chuyện, tiếng leng keng của cốc tách chạm nhau sẽ giúp đám khách quen khoác lên gương mặt mình nụ cười theo cách tự nhiên và vô ưu nhất.

Quán cà phê ấy, là Le Conde.

Những vị khách quen, với nhân vật nữ chính biệt danh là Louki, được miêu tả lại bằng một cái tên đẹp, “thật du dương và cũ kỹ”: bohème, nghĩa là họ, những người sống ở thì hiện tại, không màng đến ngày mai, hoang dại như cỏ, tự do như gió. Họ là ai? Họ đến từ đâu? Không ai biết. Duy có điều, tương lai của họ, một tương lai không mấy tốt đẹp đã được dự báo trước, chỉ vậy thôi. 

Quán cà phê Le Conde ấy giống một bến đỗ, nó hút họ lại như một thỏi nam châm, khiến họ gặp nhau và trở thành bạn bè. Modiano Patrick, trong tác phẩm này, được coi là đã hòa trộn “thuyết trôi dạt” (tiếng Pháp: dérive) của Guy Debord một cách tinh tế nhất. Theo tôi hiểu, thuyết này chỉ một trạng thái giống như “chạy trốn”, ta bỏ lại đằng sau tất cả những ràng buộc để lao vào một ngao du, để cho những địa điểm bất kỳ hút mình và tận hưởng các cuộc gặp gỡ và trải nghiệm ở đó.

Khi nào con người ta bắt đầu đi lang thang và tìm kiếm? Với tôi, là khi lạc lối và cô đơn. Tuổi trẻ ai có lẽ cũng vậy thôi, ai cũng hoang mang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi về sự tồn tại của mình.

Cái kết của câu chuyện không khiến tôi ngạc nhiên. Kỳ thực, tôi nghĩ lòng cô gái ấy đã chết từ lâu. Từ lúc cô nhận ra dù cố thế nào, cô cũng chỉ có một mình, không ai hiểu được cô, cũng như cô sẽ không bao giờ hiểu trọn vẹn một con người. Sự đứt gãy trong các mối quan hệ dồn người ta vào bế tắc. Louki đơn độc trong chính thành phố của mình. Mà lạc lõng trong chính nơi lẽ ra phải thuộc về, thì chua chát và đắng cay biết bao nhiêu...

Quyển sách mỏng này tôi đã đọc đi đọc lại liền tù tì hai lần, thật chậm, để niềm hoài cổ u tối ngấm vào mình từ từ như một thứ thuốc độc. Lối viết của Modiano vừa thực lại vừa hư, ông dệt nên những câu chuyện đan xen tạo thành một bộ xếp hình luôn luôn thiếu mảnh. Ta có thể hiểu “À, ra chuyện là thế!”, nhưng sẽ mãi nghĩ về nó, sẽ mãi băn khoăn, mãi khắc khoải về sự chết, về nỗi tuyệt vọng được thấu hiểu và sẻ chia.

“Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” là một cuốn sách buồn và đẹp. Biết đâu, ở góc quen trong quán cà phê ưa thích, bạn sẽ thấy mình trong đó, và để từng câu, từng chữ ngân lên như một nốt lặng của hồn mình.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 3:18 pm

Sách hay nên đọc

[Review sách] Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối – Patrick Modiano, Nobel Văn chương 2014

By laphongchi

Tác phẩm Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối của Patrick Modiano là một cuốn sách khá gần gũi và được rất nhiều độc giả trẻ Việt Nam biết đến. Khi tiếp cận một tác phẩm được trao giải Nobel Văn chương chúng ta sẽ nghĩ đây là một cuốn sách khó đọc, nhiều triết lý và lý thuyết văn học nhưng thật ra Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối rất dễ đọc và đầy sâu sắc, dường như đó cũng chính là văn phong vốn có của tác giả. Như Peter Englund, bí thư thường trực của học viện Nobel, đã nhận xét: “Lối viết văn của Modiano rất dễ đọc. Các tác phẩm của ông trông có vẻ đơn giản bởi vì nó tinh tế, thẳng thắn, đơn giản và rõ ràng. Bạn mở sách đọc một trang, và sẽ nhận ra ngay là sách của ông ta, rất thẳng thắn, câu văn ngắn gọn, không cầu kỳ – nhưng nó rất là tinh vi trong cách đơn giản của nó.”

Patrick Modiano nổi tiếng với các tác phẩm như Quảng trường ngôi sao, Những đại lộ ngoại vi, Phố của những cửa hiệu u tối, Từ thăm thẳm lãng quên, Để em khỏi lạc trong khu phố, Catherine cô bé đeo mắt kính,…

Quyển sách là sự đan xen những dòng ký ức của 4 con người, đó là anh sinh viên trường Mỏ, một thám tử tên Caisley, Jacqueline – Louki và Roland. Nhưng tất cả đều xoay quanh Louki, nàng từ từ hiện ra trong ký ức của từng người. Có thể nói nàng vừa bí ẩn, vừa quyến rũ như tuổi trẻ, tự do, lạc lối mà chúng ta đều đã hoặc đang trải qua. Quyển sách sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho những người trẻ đang cô đơn và lạc lối giữa cuộc sống này. 

Những mê lộ mênh mang bất tận

Điều đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong tác phẩm này phải nói đến những khung cảnh thơ mộng của thành phố Paris tráng lệ. Từng nhân vật đưa chúng ta lang thang khắp nơi từ những bến tàu điện ngầm, sông Seine, lối đi Thiên Nga, Quảng trường Respublique, phố Saigon.. cho đến những quán cà phê như Le Conde, Le Montana, Le Chien qui fume, những khách sạn, những dãy nhà,… nhiều đến mức không thể nào phân biệt được. Dường như không gian trong tác phẩm đã làm chúng ta lạc lối theo, lạc vào những cung đường đông đúc, náo nhiệt nhưng lại cảm thấy trống vắng và cô độc. Những quán cà phê là những trạm dừng chân khi mệt mỏi, chán chường giữa con đường mờ mịt phía trước, ở lưng chừng ấy chúng ta không biết mình là ai và sẽ trở thành ai, chỉ có thể chấp nhận một cái tên mà cuộc đời đặt cho mình và ẩn mình trong một góc của thế giới. Đó không phải là cuộc sống thực, đó chỉ là một sự tạm bợ, như “túp lều rách của một rạp xiếc nghèo”. 

Sông Seine – Linh hồn của ParisTuổi trẻ – lạc lối – đánh mất

Cả 4 nhân vật trong tác phẩm đều kể về những ký ức xoay quanh Louki nhưng dường như lại kể về chính cuộc đời của mình cho nhau nghe, một thời tuổi trẻ đã qua, lạc lối và đánh mất chúng. Khi đọc xong quyển sách này, tất cả đều để lại trong chúng ta những ấn tượng khó phai.

Đầu tiên là anh sinh viên trường Mỏ. Không ai trong chúng ta biết anh ấy tên gì, chỉ biết anh ta hay đến quán cà phê Le Conde và quen biết Louki. Một người vô danh, sống không mục đích, dù học trong một ngôi trường danh tiếng như trường Mỏ nhưng anh ấy lại không hứng thú. Cuộc sống của anh ta khi đó giống rất nhiều người trẻ tuổi khác, họ bị rơi vào “vùng trung tính”, lang thang vô định, không ước mơ, không tương lai. Họ chán nản, không thích học hành, bế tắc cùng cực.

Và thông tin cuối cùng khi nghe về anh sinh viên ấy là anh ta đã bỏ học ở trường Mỏ, có thể đó là một kết thúc cho những tháng ngày tăm tối nhưng cũng có thể là mở đầu cho những tháng ngày vô định khác… Dường như tuổi trẻ lạc lối không chỉ dành cho những con người không thuận lợi trong việc học hành mà ngay cả những người tưởng chừng rất hợp với trường học, họ cũng lạc lối, chán nản, bí bách trong chính cuộc sống hiện tại.

Một góc phố Rue Crémieux ở Paris

Lời kể thứ hai đến từ một thám tử, ông ta điều tra về tung tích của Louki, khi cô biến mất khỏi nhà chồng ở Neuilly. Với những kinh nghiêm của mình, Caisley đã tìm thấy Louki và biết được tên thật của cô ấy, nơi cô ấy từng lui tới, ngay cả tội danh thuở thiếu thời của Louki cũng được ông biết đến. Đây là một người từng trải, có lẽ ông cũng có một tuổi trẻ lạc lối, điều đó trở thành dư âm trong những lần ông đi dạo quanh bờ sông và không muốn đến gặp chồng của Louki để tìm hiểu thông tin. Chính vì thế mà ông nhận ra Louki đã lang thang dọc theo những khu phố như thế nào, những suy đoán của Caisley đúng đến kỳ lạ như thể ông từng biết Louki từ khi cô còn nhỏ.

Jacqueline – Louki, nhân vật trung tâm trong một bức tranh ký ức tuổi trẻ. Khi bắt gặp hình ảnh của cô ngay từ đầu ở quán cà phê Le Conde, tôi đã rất ấn tượng, chưa bao giờ trong một trang sách lại có người giống bản thân mình đến thế. Là một người trẻ, tôi cũng lạc lối, sống khép kín và vô vọng như Louki. Những lúc hòa nhập vào một nhóm bạn bè nào đấy, tôi luôn mờ nhạt và khá trầm lặng, chỉ lắng nghe mọi người nói gì, cười đùa cùng nhau nhưng vẫn cảm thấy tách rời, tẻ nhạt vô cùng. Tôi cũng thường hay mang sách bên mình vì luôn cảm thấy cô đơn và khá rãnh rỗi, nếu không có sách đọc, tôi cũng không biết làm gì để cho giống mọi người nữa vì ai cũng cầm điện thoại và vui vẻ với chúng. Đó thật sự là một cuộc sống vô vị vô cùng, tuyệt vọng vô cùng vì đơn độc.

Khung cảnh một quán cà phê ở Pháp

Không những thế, những lần Louki cùng Roland chạy trốn khỏi những người mà cô đã từng gặp trong quá khứ, nó khiến tôi cảm nhận ra rằng mình và Louki là một vậy. Tôi không biết nên giải thích như thế nào nhưng tôi hay trốn tránh quá khứ. Bạn bè cũ của mình, giờ đây tôi đã cắt hết mọi liên lạc, nếu có tình cờ gặp lại tôi sẽ xem và đối xử với họ như những người xa lạ như chưa từng quen biết vậy và họ cũng vậy. Lý do là vì sao ư? Tôi cũng không rõ lắm, có lẽ vì họ đối với tôi chỉ là tạm bợ, tôi đã không thật sự hòa nhập mà hoặc hòa nhập đến mức họ không nhận ra tôi đã từng tồn tại. Tôi sợ một mối quan hệ thân thiết, sợ họ biết quá nhiều về bản thân mình, tôi luôn cố ẩn mình và trốn tránh vì tôi biết một ngày mình sẽ ra đi, tất cả đều không thực, tất cả chỉ là hư ảo.

Như vậy đấy, tôi nghĩ Louki cũng cảm thấy như thế. Ngay cả việc kết hôn cũng vậy, đó là cái vỏ bọc an toàn để trốn tránh quá khứ, là cái cớ tuyệt vời cho sự từ chối gặp mặt những bạn bè xưa cũ. Nhưng đó vẫn chưa phải là cuộc sống thực, Louki rời đi vì cô lại cảm thấy mọi thứ thật tạm bợ và huyễn hoặc, bản thân cô cũng vậy, thật trống rỗng. Và tiếp nối những suy nghĩ ấy, Louki cũng cảm thấy thế khi ở bên Roland, để rồi tự mình kết liễu cuộc đời của mình ở quán cà phê Le Conde. Cuộc đời của cô đã chấm dứt ngắn ngủi vì không chịu đựng nỗi sự tạm bợ của mọi thứ, cô là “Jacqueline của hư vô”, không phải là “Louki của những vùng trung tính”. Thật sự, tôi không sốc khi Louki tự tử vì đó có lẽ là một lối thoát để bước ra khỏi sự tạm bợ ấy. Có thể coi Louki là một biểu tượng cho tuổi trẻ trong cuộc đời của mỗi người vậy, lạc lối, đánh mất….

Rạp chiếu phim Le Louxor Palais Du

Tuổi trẻ sẽ qua đi, lạc lối, đánh mất rồi cũng sẽ qua đi; nó buộc phải chết để con người tiếp tục sống tốt hơn vì chúng ta không thể sống trong tạm bợ mãi được…

Roland là giai thoại cuối cùng cũng là dài nhất trong quyển sách, tôi nghĩ đây là dụng ý của tác giả để nói một cách toàn diện nhất về một người đã từng trải qua một thời tuổi trẻ đầy u ám như thế. Anh cũng giống như Louki, một người vô danh và lang thang khắp nơi. Điều anh làm tôi ấn tượng nhất và những lý thuyết về “những vùng trung tính” và triết lý Quy hồi Vĩnh cửu. Khi mọi chuyện về Louki đã trôi về dĩ vãng nhưng Roland không thể nào quên được, cứ như nó chỉ vừa xảy ra mới đây thôi. Anh quay về những con phố quen thuộc mà anh và Louki đã từng đi qua, quay về thời gian gặp Guy de Vere ở quãng trường Lowendal, quay về quán cà phê Le Conde,…

Góc phố nhỏ ở đồi Mông Mác

Và tác phẩm kết thúc với cái chết của Louki như để chứng minh rằng, tất cả đã kết thúc rồi, tuổi trẻ lạc lối đã qua rồi, hết thật rồi, vậy nên hãy “để mặc đi”….

Nhận xét bởi Thanh Xuân
Đúng như cái bìa, Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối mang đến cho mình một cảm giác tăm tối, u buồn

Cảm giác của tôi khi đọc câu chuyện này là sự ướt lạnh trong hồn. Nỗi đau cảm thông, tiếc nuối cho một con người. Vì khi đứng giữa những bước ngoặt cuộc đời với tuổi trẻ yếu đuối, bị cuốn đi trong những thứ khó phân định trắng đen…. Tất cả cám dỗ để dẫn tuổi trẻ vào con đường sa ngã. Lạc lối trong lòng và lạc lối trong đời. Sự nuối tiếc có là muộn màng khi đã lỡ bước đi quá vội. Xã hội chẳng đón nhận và cũng chẳng biết về đâu, chỉ quẩn quanh bên rìa cuộc sống để tìm vui qua ngày… Đó là hiện thực…chứ chẳng phải là điều hư cấu. Đọc truyện dù nghe mơ hồ, xám xịt và nhơm nhớp ẩm lạnh mà sao vẫn có chút ấm áp, chút cười hiền…

Nhận xét bởi Misu
Sau Hoàng tử bé thì Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối là cuốn sách thứ hai mình đọc thuộc dòng những tác phẩm văn học Pháp, vfa mình thức sự bị ấn tượng với những chia sẽ nũng như cách viết của tác giả, những câu truyện những chủ đề mà tác giả nêu ra. Cuốn scahs này đẫm chất Pháp, toàn bộ bối cảnh câu truyện diễn ra đều ở Paris, chí là những cuộc gặp gỡ để kể cho nhau nghe họ kể về cuộc gặp gỡ của họ với cô gái Louki ở quán cà phê tên Le Condé, để rồi những bức màn bí mật được vén lên. Cuốn sách được chia ra nhiều giọng kể khác nhau khiên dodooi khi người ta bị loạn, nào là một cựu sinh viên trường mỏ, một thám tử chuyên nghiệp, nữ nhân vật chính đến Roland-người tình. Nhưng tất cả đều mang một vẻ, một cảm giác man mác buồn cho người đọc, bởi nó là kquas khứ của một người, của một cuộc tỉnh, một thời nhiệt tình tuổi trể đã qua lâu. Nghe nhẹ nhàng vậy thôi nhưng phút cuối, tác giả sẽ khiến người đọc bất ngờ với những gì tác giả kể,…

Ngoài ra có một điều đặc biệt là đây là cuốn sách được đoạt giả Nôbel, bởi vậy những ý nghĩa, những triết lý cũng như nội dung trong cuốn sách không phải là những điều thuông thường, bởi vậy có một câu mà tôi ấn tượng vô cùng: “Người sống một cuộc đời lưu đãng, không phép tắc và cũng không đoái hoài tới ngày mai”

Nhận xét bởi Vinh
Đúng là tuổi trẻ thì rất dễ lạc lối, nhất là khi không có sự định hướng của phụ huynh và được trao quyền tự do quá nhiều. Đôi lúc khuôn khổ cũng tốt. Điều đó sẽ giúp mình đi đúng đường hơn

Quyển sách này xoay quanh 4 nhân vật, xuyên suốt câu truyện là một sự u buồn và khi đọc dễ gây chán nản, nhưng không thể đặt xuống vì sự tò mò kết quả ra sao. Nhưng nó cũng không đem lại cảm giác bi thương sâu sắc đối với cái chết của nhân vật cuối truyện, vì trong suốt câu chuyện đã đem lại cảm giác cho người đọc sự ảm đạm. Câu chuyện về một cô gái trẻ- bí ẩn và lạc lối sống trong một cộng đồng rối như tơ vò của những nhập nhằng quá khứ. Ví như lời vị thám tử nói “Chúng tôi còn quá trẻ, chúng tôi không có quá khứ để hé lộ, chúng tôi sống ở thì hiện tại” nhưng lại mang đậm mùi hồi ức về một thanh xuân đã phai. Louki chẳng phải cái tên của một bản ngã, chỉ đơn thuần là cách gọi để ghi nhớ một miền kí ức tươi đẹp của mọi người về cô gái nhỏ nhắn trong quán cà phê ấy. Tuổi trẻ của cô được ghép lại từ những câu chuyện của những người đã gặp cô, trong đó có vị hôn phu “lạnh lẽo” – “thành quả của cái mà người ta gọi là học vấn cao”-kẻ chỉ sống cho hiện tại và trở nên nhạt nhẽo.

Một quán cà phê nhỏ trên đường phố Paris tráng lệ, tưởng chừng sống ở cái nơi hoàng nhoáng ấy ta như thể sống trong thiên đường. Nhưng hạnh phúc lúc nào cũng mong manh, niềm vui ấy chỉ lướt qua như nhấp một ngụm cà phê và nhìn chăm chú cô gái lạ ở góc quán. Rồi tất cả cuộc đời chỉ mơ hồ như cách ta phỏng đoán về con người xa lạ ấy. Tưởng như đã tỏ như vị đắng cà phê trên môi, nhưng rồi ráo hoảnh nhận ra ta lạc lối tự bao giờ.. Đối với mình, cái không khí ảm đạm bao trùm toàn bộ tác phẩm thật ám ảnh. Từng nhân vật hiện lên cũng như vậy, có lúc ta tưởng mình biết rõ họ, nhưng thật ra lại không. Họ như những người lướt qua cuộc đời ta, nhưng phần nào đã để lại cho ta những cảm xúc và suy nghĩ. Dù đây chỉ là một cuốn sách nhỏ, nhưng nó đã cho mình thấy được rất nhiều điều, về nước Pháp, về xã hội, về con người, về tuổi trẻ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 3:28 pm

Review "Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối" - Patrick Modiano – Sempé

Spiderum

Một người anh của mình đã từng bảo mình là thấy giọng văn của Modiano hơi khó ngấm và hẹn nếu mình đọc xong thì nhắn ông ấy cái review để coi thì tèn ten, đây là rì viu cho anh L.

Mình cũng đọc qua vài bài review trên mạng thì thấy có bài viết hay, đi thẳng vào vấn đề rồi đề cập tới đủ thứ, cũng có bài khá "chuẩn mực" giống hệt một bài phân tích văn học cấp ba đọc thì hoa mĩ xong cuối cùng chẳng nhớ gì. Mình thì chọn kiểu viết gợi mở một ít thôi và mặc dù đây không phải kiểu tiểu thuyết trinh thám có plot twist các thứ thì mình cũng không muốn spoil quá nhiều chi tiết nên đọc bài này có thể thấy hơi úp úp mở mở một chút.

Một tối mùa đông lạc lối trong cửa hàng sách Nhã Nam, sau khi ngó nghiêng hết tất cả các loại sách vẫn hay đọc, mắt tôi bỗng dừng lại ở hàng sách của Patrick Modiano – Sempé, một nhà văn Pháp sinh năm 1945, một người khá có tên tuổi trong làng văn học hiện đại nước này dù có vẻ không quen thuộc với độc giả Việt Nam cho lắm. Sau khi xem vài quyển truyện ngắn của ông nằm gần đấy, cuối cùng tôi chọn mua “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối”. Điều đặc biệt để tôi quyết định chọn nó nằm ở tấm bìa mỏng in chữ “Noben Văn học 2014”, một cuộc dạo chơi mới mẻ với cuốn sách đoạt giải thưởng có lẽ cũng không tồi cho khởi đầu năm 2020 nhỉ.

“Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” lấy bối cảnh Paris những năm 1960 khi những xung đột chính trị và văn hóa đang đan xen và có những chuyển mình mạnh mẽ, ảnh hưởng đến con người ở Paris nói riêng và cả nước Pháp nói chung. Câu chuyện không chia quá rõ các phần mà chủ yếu liên kết với nhau qua bốn ngôi kể là bốn người hoàn toàn khác nhau ở mọi phương diện. Một sinh viên trường mỏ, một cô gái trẻ, một người tình của cô và một kẻ xa lạ vô tình cuốn vào cuộc sống của họ. Tất cả bốn người này đều gặp nhau tại quán cà phê Le Condé.

Ở Le Condé, chúng ta gặp được những người trẻ hay tụ tập cà phê và dường như chỉ nói chuyện phiếm. Có người là sinh viên, có người là bác sĩ, có người chẳng có nổi một thân phận. Dưới con mắt của người dẫn truyện thứ nhất, Louki dần dần thể hiện mình là nhân vật chính trong chuỗi mờ mịt này. Cô chỉ được nhắc đến với sự bí ẩn như một người bạn xã giao ta vô tình hay gặp ở quán cà phê và chẳng biết gì về họ. Cô có vẻ xinh đẹp và tri thức, cô hay ngồi một vị trí quen thuộc và có vài quyển sách để nhâm nhi. Hay chí ít đó là tất cả những gì “người đầu tiên” phát hiện được về cô.

Đến ngôi kể chuyện tiếp theo, một thám tử. Hắn đã ngoài 40 và có nhiệm vụ giúp chúng ta, những người đọc lẫn một nhân vật mờ nhạt khác trong truyện, khám phá Louki một cách cụ thể hơn. Ta sẽ đi theo nhân vật này qua những chuyến tàu muộn và nặng nề, xuyên qua vài khu dân cư u ám và gõ cửa nhà Louki, nơi cô được biết với tên thật là Jacqueline.

Jacqueline đã trải qua kha khá những dấu mốc cuộc đời một cách mờ nhạt và chẳng có gì đáng nói dù với hầu hết mọi người, đó có thể là những sự kiện thật sự quan trọng. Khi cô và người tình của mình được tự nói về bản thân, chúng ta sẽ chính thức bị cuốn vào trong cuộc sống của họ và sẽ nảy ra những cảm xúc khó gọi tên, kiểu cảm xúc giống như có gì đó lấn cấn và nghẹn ngào tại ngực trái nhưng cũng có thể nó chỉ là một cái thở dài đầy tiếc nuối về những số phận đáng thương. Với mỗi người đọc tôi nghĩ sẽ nảy ra một trạng thái riêng biệt khó định hình chứ không đơn thuần là cảm giác yêu ghét nhân vật tốt xấu như nhiều tiểu thuyết khác.

Câu chuyện có nhiều chi tiết xoay quanh cuộc sống đa dạng của họ và đột ngột kết thúc với một sự trọn vẹn về cảm xúc vui buồn cho những nhân vật trong truyện. Nhưng chính kết thúc đấy lại gây ra tiếc nuối cho người đọc. Chúng ta sẽ nhớ lại những chi tiết vụn vặt về cuộc đời Jacqueline và những thấm khổ, những nỗi cô đơn đi cùng cô từ tuổi niên thiếu đến lúc trưởng thành, cả những sự lạc lối lẫn những tương lai tươi sáng đã mong manh xuất hiện bên đời cô. Có thể sẽ buồn và hụt hẫng với vài người nhưng sau tất cả, ta dường như hiểu được rằng đây là kết thúc thực tế và quen thuộc nhất đối với những người trẻ như Jacqueline thường nhận được.

Nhìn chung về cả tác phẩm thì tôi không thấy quá khó đọc hay phức tạp như một số tiểu thuyết đoạt giải Noben từng đọc khác, có chăng là người ta thường không vượt qua nổi chương một để bước vào hành trình cô đơn này. Nên lời khuyên nhỏ của tôi ở đây là hãy kiên nhẫn vượt qua chương một dù nó chậm rãi hay khô khan đến đâu vì từ những trang sau, mọi thứ sẽ rõ ràng và sáng tỏ hơn nhiều. Lối kể chuyện chậm rãi và đi từ từng chi tiết nhỏ để phác thảo một bức tranh toàn cảnh của Patrick Modiano cũng khá quen thuộc với những ai hay đọc dòng văn cổ điển phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp. Có chút thú vị khi tôi thấy kiểu viết về người trẻ cô đơn của Modiano mang lại cảm xúc như đọc văn của Murakamy vậy. Hoặc vì tôi thích ông bác người Nhật quá nên đọc gì cũng thấy giống.

Dù sao thì cuốn sách thực chất dày có 200 trang thôi nên hi vọng bạn sẽ đọc và sẽ có những chiêm nghiệm riêng về tuổi trẻ và nỗi cô đơn. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 3:44 pm

[Review Sách] Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối - Patrick Modiano

Thêm một tác phẩm bất chấp thời gian, không gian và dung lượng trang sách, đó là cuốn: Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối- tác giả Partrick Modiano.

Từng trang sách mỏng manh như minh họa sự mỏng manh trong thân phận kiếp người, kèm những rung cảm vụn vỡ của họ. Họ là người và có cảm xúc.

Tuy nhiên, trước dòng thời gian trôi vùn vụt, đầy lo lắng đời thường, thì cảm xúc ấy mang tính đa sầu, đa cảm hơn là thứ gì đó thực tế.

Quán cà phê Le Conde ở đất nước Paris hoa lệ- trong cùng câu mà lại khác xa nhau vì biên giới vô tận của thời gian. Biên giới thời gian đó đã chẻ nhỏ các nhân vật trong tác phẩm, chính nó cũng chẻ cuộc đời họ ra nhiều giai đoạn khác nhau.

Điều thú vị khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết tài tình, là bạn có thể nhìn thấy bản thân và những người người quen sống lại cuộc đời đã qua.

Trải nghiệm thật tuyệt vời, nếu đó là năm tháng tươi đẹp. Nhưng cũng rất phũ phàng nếu tuổi trẻ đã qua ấy còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải và nhiều quyết định mà mỗi lần nhớ lại chỉ khiến cho bạn trầm ngâm hơn.

Tôi sẽ review cuốn sách này song song với việc phân tích chút vấn đề tuổi trẻ thường gặp phải. Theo góc nhìn và kinh nghiệm của cá nhân tôi. Nếu bạn nghĩ nó chủ quan, bạn đúng. Nếu bạn cho rằng đây không hoàn toàn là review sách, cũng đúng nốt.

Tôi đã từng nói là tôi không ưa thích những tâm trí hạn hẹp. Nếu bạn chỉ muốn thấy điều gì đó đúng với sự chờ đợi hay quan điểm của bản thân thì hãy tìm nó ở nơi khác, bạn nhé.

Mở đầu là góc nhìn của anh sinh viên thường lai vãng tới quán cà phê. Anh ta thích thú ngắm mọi người bằng khao khát sống cuộc đời nào cũng được, miễn không phải cuộc đời của chính mình. Trong thâm tâm, anh chàng muốn là ai đó, trừ anh.

Đây là vấn đề đầu tiên mà tuổi trẻ gặp phải- với ngập tràn những ví von, so sánh cùng lối ẩn dụ từ người lớn tuổi mang tới.

Sau khi thế hệ trước thất bại trong việc hoạch định cuộc đời, họ sẽ chuyển hướng sang thế hệ sau. Đó là lý do càng ngày càng có nhiều sự hoạch định vô lý được giải thích vô cùng hợp lý bằng vốn sống và vốn từ vựng phong phú của họ.

Anh sinh viên trong phần mở đầu còn chưa hiểu thể nào là thực sự được sống, thế nên ở anh đè nén khao khát được sống thay vì chỉ tồn tại. Anh không ghét việc học, nhưng học ở một nơi không thuộc về mình- dù nó có danh giá chăng nữa, chỉ càng làm anh mòn mỏi.

Bước vào quán Le Conde, anh từng muốn thừa nhận sự danh giá luôn gắn với kì vọng đang gặm nhấm anh từng phút ra sao. Tệ hơn, nó khiến anh chẳng bao giờ thực sự nằm ở phía tự do hay trói buộc, ở “tồn tại hay không tồn tại”.

Sau đó, là hồi tưởng của viên thám tử Caisley với vỏ bọc nhà xuất bản sách nghệ thuật. Ông thừa nhận, nói đến việc là một nhà xuất bản sách nghệ thuật là bản thân ông đã nói ra cái ước mơ tươi đẹp từ hai mươi năm trước.

Ở tuổi trẻ của mình, ông đã làm tròn nhiệm vụ mà xã hội giao cho. Vậy nhưng ông chưa bao giờ thực sự hành động vì ước mơ của bản thân.

Có những tuổi trẻ đã sẵn lòng dành thời gian để làm điều bản thân cho rằng tốt nhất, vẻ vang nhất. Ông có nghề nghiệp là thám tử. Ông giỏi trong công việc, kiếm được thu nhập từ công việc. Thế nhưng, dường như Caisley không hài lòng với nghề nghiệp đó, với con người đã chọn nghề nghiệp đó, là chính ông.

Khi người ta nói ông làm tốt, là điều đó tốt cho họ, hay cho chính bản thân ông?

Caisley không thích việc mình làm, nhưng chấp nhận làm nó để kiếm sống. Thời điểm ông được quyền lựa chọn đã qua. Vì hai mươi năm tuổi trẻ không thể lấy lại nữa. Ông bước vào quán Le Conde để tìm chút dấu mốc cho sự hiện diện của mình, thế nhưng khi ông đã đánh mất điều mình từng coi trọng, thì ông không thể tìm lại được nó nơi người khác.

Thấm thía hiện thực của số phận con người, song lại mệt mỏi đến nỗi hờ hững với số phận của chính mình, Caisley đã tìm ra Louki và ông thấy được ở Louki điều mà chồng cô và tất cả những người xung quanh cô sẽ không bao giờ thấy: Louki thuộc về riêng cô, không của ai cả.

Cuối cùng là sự hiện diện của Louki và Roland. Đôi bạn trẻ bước đến quán Le Conde chỉ bởi họ đang tìm kiếm thứ gọi là những vùng trung tính bên lề cuộc sống. Đồng thời họ muốn chứng minh tính đúng đắn của thứ dù có đúng đắn chăng nữa, cũng chẳng can hệ đến sự tỉnh thức của kiếp người: Quy hồi vĩnh cửu.

Cả hai có tuổi trẻ không muốn để ai can thiệp vào. Họ chiếm hữu thời gian, không gian cho riêng mình. Chính điều đó khiến họ hạnh phúc nhất và cũng bất hạnh nhất.

Thuộc về thế giới có dòng thời gian tách biệt, họ bước vào lối đi bản thân lựa chọn, để tìm thấy mình nhưng đồng thời cũng trốn chạy để không ai còn tìm ra mình nữa.

Hành trình ban đầu rất tốt đẹp ấy dần đi vào bế tắc. Họ cùng nhau chơi trò trốn tìm đến mức quá xa, để rồi không ai tìm được họ và họ cũng mất nhau mãi mãi.

Đó là bi kịch của những tuổi trẻ quá chìm đắm vào thế giới riêng của bản thân, đến mức tách biệt khỏi thế gian. Họ không thuộc về xã hội con người nữa, song cũng chưa thể nói họ đã tìm thấy thế giới họ nên thuộc về.

Louki và Rolland, hai bóng hình vô danh của quán Le Conde biết mất vào tĩnh lặng và thinh không như chưa từng tồn tại, chưa từng có tuổi trẻ.

Phải chăng, cái vĩnh cửu họ tìm đến chỉ là thứ vĩnh cửu mang tính khái niệm do họ nghĩ ra trên tháng ngày trôi dạt của bản thân?

Bạn hãy tự quyết định lấy trong khi đọc Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối.

Lời kết

Ở bìa sau của cuốn sách, tôi đọc được nhận xét “Hiếm tác giả nào khai thác di sản triết học của Guy Debord mềm mại như thế”. Nhận xét này khiến tôi hứng thú.

Tuần vừa rồi, tôi đã đi tìm di sản triết học ấy của Guy Debord: cuốn sách mang tên Xã hội diễn cảnh. Tôi sẽ đọc nó.

Nhưng tôi tin Guy Debord đã đúng phần nào. Vì những hình ảnh đang tràn lan chi phối không chỉ thị giác, mà còn là tâm trí, hành động của không ít con người trong thời đại kỹ thuật số này.

Nạn nhân yếu ớt nhất, đáng thương nhất của xu hướng ấy, lại là tuổi trẻ. Chỉ với những điều mắt thấy tai nghe song thiếu khả năng suy ngẫm độc lập, cụm từ “tuổi trẻ lạc lối” phần nào ám ảnh bằng vô số bóng dáng ở những hàng quán trong đời thực- đội ngũ tình nguyên viên mà ngay sau đó sẽ cung cấp hàng ngàn tấm ảnh cho thế giới ảo.

Người ta tìm đến nhau để ngày càng tạo ra nhiều khoảng cách với nhau hơn bằng những hình ảnh xuất hiện trên chiếc điện thoại lạnh lùng của mình- nơi giúp họ tìm ra, tạo ra những hình ảnh đẹp, thay vì những hình ảnh thật.

Hình ảnh đẹp đó có thể sẽ khiến họ càng ngày càng lạc lối hơn, vì nó đang dẫn đôi mắt của họ ngày càng xa khỏi cái đẹp trong khi làm người: Người thật.

Nguồn: https://hnreader07.blogspot.com/

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 3:59 pm

Tạp chí Đẹp

Ở QUÁN CÀ PHÊ CỦA TUỔI TRẺ LẠC LỐI” – Patrick Modiano  HAI DÒNG CHẢY KÝ ỨC - REVIEW

Tuổi trẻ là một khối dồn nén. Nó có sức phá hoại đến nỗi, vào một thời điểm những tưởng đã quay lưng với cuộc đời, ta chợt nhìn lại và thấy vần vũ quanh mình những gương mặt, mối tình, những lần gặp gỡ, các cảm xúc chân thực và sống động như dao cứa. Đó là tình cảnh của Roland, nhân vật tuy xuất hiện về cuối trong “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” (Trần Bạch Lan dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học) nhưng lại là mắt xích giải đáp cho mớ ngổn ngang còn lại. Một ngày bước qua quán cà phê La Condé thời xưa cũ rồi nhận ra quán đã đổi thành một cửa hiệu khác, Roland tái dựng ký ức về một cô gái mà anh đã gặp, đã yêu và đánh mất.

Cuốn tiểu thuyết mỏng của Patrick Modiano, khôi nguyên giải Nobel văn chương 2014, được chia thành nhiều giọng kể: một cựu sinh viên trường mỏ, một thám tử chuyên nghiệp, nữ nhân vật chính và Roland-người tình. Từng người kể chuyện tiến vào những vùng của bóng râm. Câu chuyện mở ra bằng việc Jacqueline Delanque, tên thường gọi là Louki, biến mất khỏi cuộc hôn nhân, rong ruổi ở Paris và để lại sau lưng một tấm màn bí ẩn, thêu dệt xung quanh một nhóm bạn vốn là khách quen ở quán cà phê Le Condé.

Ngay từ giọng kể đầu tiên, người kể đã bị ám ảnh bởi những bóng ma xung quanh một ký ức “tập trung” về những năm 1960 (tác phẩm ra đời 40 năm sau sự kiện tháng Năm 1968). Một giọng vô danh nhưng là hiện thân của tác giả với vai trò định vị không thời gian, tiết lộ những bí ẩn về nhóm khách năng lui tới quán Le Condé (“sống một cuộc đời lưu đãng, không phép tắc và cũng không đoái hoài tới ngày mai”).

Dẫn Guy Debord (tác giả của “Xã hội diễn cảnh”) làm đề từ, với “tấm màn u sầu tăm tối” và những “lời lẽ nhạo báng và buồn thiu”, Modiano mở ra một thế giới tưởng tượng với đầy thông điệp kín kẽ, với một ‘mã’ làm chìa khóa, chính là nhan đề: “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối”. Dưới bóng Debord, tác giả tập hợp những cái tên Adamov, Jean Babilée, Olivier Larronde, Maurice Raphaël (những tên có thật) tạo thành mảnh ghép xác thực nhưng mơ hồ của bức tranh trí thức Tả ngạn Paris trước năm 1968. Đó cũng là giai đoạn phát sinh bi kịch của Louki. Chính bóng râm ấy đặt lên vai các nhân vật (những người chứng kiến, người còn sống) một gánh nặng mà ngay cả họ cũng không có ý thức, nhưng lại dẫn đến việc họ phải tự tách mình và đi tìm một hiện thực khác.

Đến giọng kể thứ hai, hình thức ký ức được thay thế bởi sự truy tìm có ý thức của một thám tử chuyên nghiệp. Gã phát hiện ra Louki, quẩn quanh trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thực sự đi tìm một lẽ sống tốt hơn; cô chán chường sự vô nghĩa của tiện nghi thị dân và bị sự tự do thu hút. Đến giọng kể thứ ba, của chính Louki, ký ức tập thể đã trở thành hẳn ký ức cá nhân. Mở đầu là một cô gái trẻ đi tìm sự can đảm và “giọng” cho riêng mình, kết thúc tác phẩm là nỗi tuyệt vọng (ta thấy phảng phất hình ảnh nhân vật nữ trong phim “Une femme douce” của Robert Bresson).

Quá khứ dồn nén được bới tung bởi hai dòng chảy. Nếu như ký ức cá nhân, thường được gán nhãn giấc mơ, gắn liền hữu cơ với tính chất bấp bênh của trí nhớ và sự sang chấn của trí tưởng tượng, thì ký ức tập thể là tiếng gọi nắm lấy một lương thức cấp bách và nền tảng. Trong thế giới nơi dòng chảy cá nhân trộn lẫn với tập thể, thật khó xác định những vùng bóng râm mà nhân vật bước vào. Họ bước vào để đi tìm sự minh xác, nhưng lại bị kết án là sự tồn tại không có tương lai, rong ruổi giữa những ảo tượng – một vòng tròn quá khứ theo kiểu Dante.

Cuộc sống về cơ bản là buồn, nhưng với Modiano, viết trở thành một hình thức hòa giải, một sự hòa giải liên tục và quy hồi, xoay quanh trục ký ức, với hình ảnh của tuổi trẻ và tình yêu không thể lãng quên. Viết là để tiếp tục và không bị mắc kẹt, và câu chuyện chính là quá trình chậm rãi của việc tái dựng niềm tin giữa những cá nhân bị thương tổn.


Tác giả cuốn sách – Khôi nguyên Nobel 2014: Patrick Modiano

Các nhân vật của Modiano đều khao khát muốn biết họ đến từ đâu, nhưng bao trùm tất thảy là việc không thể biết chính xác; tất cả là sự lập lờ. Thời gian mù mờ xoay quanh những tên người, tên phố, các địa chỉ quá thực, quá Paris, dẫn chiếu đến thời thơ ấu và niên thiếu của chính tác giả. Nhưng những con người hư cấu thì còn hơn cả hư cấu: “Và rồi tới một ngày mọi người biến mất và ta nhận ra mình chẳng biết chút gì về họ, ngay cả lai lịch thực của họ cũng không”. Yếu tố “bỏ rơi” luôn tạo ra một hiệu ứng, một mức độ rủi ro đi cùng với sự suy đoán của trí tưởng tượng. Patrick Modiano tạo ra một hơi hướm riêng gần giống với trinh thám, phảng phất một không khí của tội ác và sự vắng mặt, như tranh của Edward Hopper.

“Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” là mê cung của nỗi cô đơn, mê cung được tạo ra bởi sự tăng động của trí nhớ. Liệu những con đường ta qua thời tuổi trẻ có thực sự là đường vòng? Hay chỉ đơn giản là một đường thẳng, dẫn về phía nội tâm.
 
Bài: Trần Quốc Tân

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 4:15 pm

REVIEW “Ở QUÁN CÀ PHÊ CỦA TUỔI TRẺ LẠC LỐI” - PATRICK MODIANO

Thu Thao - bila

“Thế giới hư cấu Modiano không phải là hậu tận thế, giống như thế giới hư cấu của Beckett, nhưng là hậu thế. . . một thế giới nơi có mô hình quen thuộc, được đặt trong ký ức, khu phố hoặc tình huống,nó bị phân tán và bị bỏ lại trong cơn gió.”

Kể từ khi ông được trao giải thưởng Nobel về văn học năm 2014, rất nhiều tác phẩm của Patrick Modiano đã được chuyển thể qua tiếng Anh. Tiểu thuyết Modiano trung bình ít nhất được xuất bản hai hoặc ba lần mỗi năm kể từ năm 2014. Đây là tin tốt cho những người chưa từng nghe về Modiano trước giải Nobel của ông, mà hầu hết những người không sống ở Pháp đều vậy. Tác phẩm của tác giả người Pháp mang họ Ý này có thể được xếp vào hàng những tác phẩm hậu chiến hay nhất về ký ức, không gian và bản ngã từ sau thời của Camus.

Cuốn tiểu thuyết mới nhất của Modiano được xuất bản bằng tiếng Anh là “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” (New York Review Books), xuất bản lần đầu tiên tại Pháp bởi Gallimard vào năm 2007. Giống như hầu hết các tiểu thuyết của ông, “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” đủ ngắn để đọc trong một lần đọc, và đó là cách chính xác mà người ta nên đọc cuốn sách này, có lẽ tốt nhất là trong khi ngồi trong quán cà phê yêu thích. “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” xoay quanh người phụ nữ trẻ bí ẩn được biết đến với tên là Louki, người xuất hiện và biến mất trong cuộc đời của những người dẫn chuyện của cuốn tiểu thuyết. Khi chúng ta lần đầu tiên gặp Louki, chúng ta được cho biết rằng chẳng có gì có thể lường trước được ở cô ấy.. Trên thực tế, cô ám ảnh những trang sách như một bóng ma hay một sự hiện diện hư ảo , chờ đợi tham gia vào các tình tiết, nhưng bởi một lý do nào đó, không có sự gắn kết với các nhân vật khác. “Cô ấy không có thời gian nhất định cho chuyến thăm của mình. Bạn có thể thấy cô ấy ngồi đó từ sáng sớm. Hoặc đôi khi cô ấy xuất hiện lúc nửa đêm và ở lại cho đến khi đóng cửa.”

Nhưng chủ đề trung tâm của cuốn tiểu thuyết không thực sự là Louki và mối quan hệ của cô với người kể chuyện; thay vào đó là khái niệm về các điểm cố định, hay sự thiếu thốn trong cuộc sống của họ. Điểm tham chiếu giữ cho chúng ta gắn kết với thực tế tương ứng của chúng ta, nhưng như Modiano đã thể hiện trong suốt tác phẩm của mình, tất cả các điểm tham chiếu trở thành sự nghi ngờ trong môi trường sau chiến tranh, đặc biệt là những điểm mà chúng ta định vị trong bộ nhớ. Như vậy, cuộc sống của các nhân vật của ông ta liên tục được mô phỏng lại và kết hợp lại trong lưới câu chuyện của ông ta.

“Thế giới hư cấu Modiano không phải là hậu tận thế, giống như thế giới hư cấu của Beckett, nhưng là hậu thế. . . một thế giới nơi có mô hình quen thuộc, được đặt trong ký ức, khu phố hoặc tình huống,nó bị phân tán và bị bỏ lại trong cơn gió.”

Điều làm cho In the Café of Lost Youth trở nên đặc biệt là sự nhấn mạnh của nó để người đọc chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất, đến các mẫu câu chuyện của nó. Dễ dàng đọc như Modiano, ông ta mang đến cho độc giả của mình một thế giới đen tối, đầy đe dọa nhưng trong một thời trang tinh tế đến mức chúng ta hầu như không nhận thấy mối đe dọa. Thế giới hư cấu Modiano không phải là hậu tận thế, giống như thế giới hư cấu của Beckett, mà là hậu thế. Điều đó có nghĩa là, Modiano cho chúng ta thấy một thế giới nơi các mô hình quen thuộc, cho dù được đặt trong ký ức hay vùng lân cận hay tình huống,chúng bị phân tán và bị bỏ lại trong gió. Các nhân vật của ông ta không còn lạc lõng trong một thế giới nơi mối quan hệ của họ với các nhân vật khác, cho đến địa điểm và với chính họ không còn an toàn. Trong “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua vào một thế giới nơi mọi thứ chúng ta nghĩ là đúng đều trở thành nghi ngờ, ngay cả mối quan hệ của người đọc với văn bản.

Dịch: Minh Giang - Bila Team

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 09, 2022 4:33 pm

Giatri.edu.vn

Ở QUÁN CÀ PHÊ CỦA TUỔI TRẺ LẠC LỐI - Patriᴄk Modiano

Tôi ѕẽ không thừa nhận mình ᴄó nhiều hơn một phiên bản ᴄuốn ѕáᴄh nàу ᴄủa Patriᴄk Modiano. Tôi ᴄũng ѕẽ không thừa nhận mình đã đọᴄ đi đọᴄ lại nó không biết bao nhiêu lần, đặᴄ biệt là những ngàу mưa, khi mọi ᴠật ở phía ѕau ô ᴄửa quán ᴄà phê tôi đang ngồi hòa ᴠào ѕự đơn màu ᴄủa làn mưa.

Ở hai điểm địa ᴄầu
Dù Patriᴄk Modiano đã ᴄó rất nhiều ѕáng táᴄ trướᴄ đó, Ở quán ᴄà phê ᴄủa tuổi trẻ lạᴄ lối lại là táᴄ phẩm đầu tiên khiến tôi biết đến thế giới hoài niệm ᴄủa nhà ᴠăn người Pháp nàу.

Tôi ᴄòn nhớ lần đầu tiên mua ᴄuốn ѕáᴄh ở một tiệm ѕáᴄh trên phố Đinh Lễ. Khi đó, tôi ᴠà ᴄô bạn thân lần theo hàng lang hẹp tối để ngồi một góᴄ quán ᴄà phê Đinh, nơi хung quanh ᴄhúng tôi ᴄhỉ ᴄó những khuôn mặt người trẻ, những làn khói thuốᴄ, tiếng Noᴠember Rain bật lên từ ᴄhiếᴄ loa thùng ᴠới âm thanh khàn đụᴄ, ᴄũ ríᴄh ᴠà bình hoa huệ trắng nở rựᴄ đến độ ѕắp héo tàn. Tôi đã đọᴄ ᴠề ᴄô nàng Loki ấу. Cô ngồi ở quán ᴄà phê Le Condé, không ai biết ᴄô là ai, nhưng ᴄô khiến người ta khó ᴄó thể quên, ᴠới ᴄuốn ѕáᴄh đọᴄ dở ᴠà điếu thuốᴄ hờ hững.

Hai mươi năm ѕau, nhân ᴠật tôi đi tìm ᴄô. Trong ᴄhuуến hành trình hồi ứᴄ, ᴄô dần đượᴄ bóᴄ táᴄh, ᴄô dần hình thành một giao diện. Nhưng tuổi trẻ ᴄủa họ, thì mãi ᴄhỉ ᴄòn là kí ứᴄ, mãi nằm lại ở góᴄ quán ᴄà phê mở thâu đêm ở một quận nào đó gần ѕông Seine.

*
Pariѕ ᴠà Hà Nội. Quán Le Condé ᴠà quán Đinh. Loki ᴠà những khuôn mặt người хung quanh tôi. Nhân ᴠật tôi trong ᴄâu ᴄhuуện ᴠà ᴄhính tôi. Tôi tự hỏi nhiều năm nữa, liệu mình ᴄó muốn biết thêm ᴠề một trong những người nàу. Cuốn ѕáᴄh mỏng, những ᴄâu ᴄhữ ngắn gọn, хúᴄ tíᴄh, ᴄhủ уếu tự ѕự, thậm ᴄhí ᴄhẳng mấу những từ ngữ bóng bẩу, nhưng ѕự ᴄhân thựᴄ ᴄhẳng phải là một trong những nét đặᴄ trưng rất Modiano haу ѕao? Vậу mà đủ để bạn không dứt khỏi ᴄho đến những trang ѕáᴄh ᴄuối ᴄùng.

Đẹp ᴠà buồn, ᴄũng như quá khứ
Nhà ᴠăn Dương Tường, khi giới thiệu ᴠề ᴄuốn ѕáᴄh nàу, đã nói rằng đâу là ᴄuốn ѕáᴄh đặᴄ biệt đẹp ᴠà buồn, trong ѕự nghiệp ᴠăn ᴄhương ᴄủa Patriᴄk Modiano.

Bên ᴄạnh rất nhiều táᴄ phẩm ᴠiết ᴠề quá khứ, ᴄũng là những nhân ᴠật lần tìm từ kí ứᴄ ᴄủa ᴄhính mình hình bóng ai đó, nhưng quуển ѕáᴄh nàу ᴄó gì đó lảng bảng hơn trong một quãng quá khứ mà nhân ᴠật “tôi” tìm ᴠề.

Có lẽ bởi bản thân nó gắn ᴠới một thời tuổi trẻ. Và dù muốn haу không, ta ᴄũng không thể phủ nhận rằng tuổi trẻ thường khiến ta tiếᴄ nuối nhiều hơn ᴄả. Tự bản thân từ ngữ nàу là tập hợp ᴄủa ѕự ᴄô đơn, ѕự lạᴄ lối, ѕự kiếm tìm, ѕự hi ᴠọng ᴠà ѕự thất ᴠọng.

Bạn ѕẽ bị ᴄuốn ᴠào thế giới ấу, tôi đảm bảo đấу. Bạn ѕẽ một ᴄhốᴄ thấу như mình đang ngồi ở một góᴄ quán ᴄà phê ᴠào quãng nửa đêm, rồi đi theo nhân ᴠật tôi để lần theo dấu ᴠết Loki, đi theo anh ta lang thang khắp Pariѕ. Bạn ѕẽ nàу ѕinh một nhu ᴄầu muốn biết, ᴄần phải biết, rằng ᴄô nàng Loki rốt ᴄuộᴄ là ai. Rồi ᴄâu hỏi ấу ѕẽ lan ra ᴠới ᴄhính nhân ᴠật tôi, anh ta là ai, ᴠì ѕao anh ta lại bị ám ảnh đến ᴠậу. Rồi ᴄuối ᴄùng, bạn ѕẽ tự hỏi mình, rằng bạn là ai, ᴠà bạn ѕẽ là ai ?

Ấу là ѕứᴄ mạnh ᴄủa Modiano, những nhân ᴠật ᴄủa ông luôn loaу hoaу tìm kiếm ᴠà định ᴠị bản thân. Và ᴠới họ, ᴄáᴄh duу nhất ấу là tìm ᴠề quá khứ. Họ ᴄó niềm tin mạnh mẽ đến ᴠô lý là mình ᴄó thể ᴄắt nghĩa đượᴄ ᴄhính mình haу những ѕự kiện hiện tại khi họ hiểu ᴠề quá khứ. Chỉ ᴄó như ᴠậу, tương lai mới ᴄó thể đượᴄ định hình.

Không ngoại lệ ᴠới những nhân ᴠật trong Ở quán ᴄà phê ᴄủa tuổi trẻ lạᴄ lối, tôi ᴠẫn phân ᴠân ѕau nhiều lần đọᴄ đi đọᴄ lại táᴄ phẩm, không biết ᴄó ai tìm kiếm đượᴄ thứ họ đang mong mỏi, haу đó ᴄhỉ là một nơi ᴄhốn để họ ᴄhạу ᴠề.

Năm 2014, Patriᴄk Modiano nhận giải Nobel Văn họᴄ. Tôi ᴄó ᴄơ hội tìm đến nhiều hơn những táᴄ phẩm ᴄủa ông, nhưng ᴄuốn ѕáᴄh nàу, ngaу ᴄhỉ ᴄái tựa ᴄủa nó, ᴄũng đủ thổi một làn gió thanh lành, một làn hơi khói thuốᴄ ở quán ᴄà phê tuổi trẻ ᴄủa ᴄhính tôi.

Tôi nghĩ mình ѕẽ không bao giờ ᴄó thể tìm hơn một tựa ѕáᴄh ᴠà một bầu không khí đẹp ᴠà buồn đến ᴠậу.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 25 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 25 of 50 Previous  1 ... 14 ... 24, 25, 26 ... 37 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum