Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 34 of 38 • Share
Page 34 of 38 • 1 ... 18 ... 33, 34, 35, 36, 37, 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Kỹ sư xây dựng giấu bằng để nhận việc thời vụ
An Vui
1 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Những bạn trẻ pha chế thức uống trên xe đẩy thế này có thể thấy nhan nhãn ở Sài Gòn hiện nay. Họ hiện diện khắp các con hẻm vào mỗi buổi chiều tối. Một nghề tự do và tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng – Ảnh An Vui
Công trình xây dựng dở dang, đình đốn, kéo theo hàng loạt công nhân, kỹ sư ngành xây dựng thất nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, trong hai tháng đầu năm 2023, số lượng công ty kinh doanh bất động sản thành lập mới là 550, giảm 62.4% so với cùng kỳ; số lượng công ty bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp, tăng gần 20%. Con số này chắc chắn chưa sát với thực tế.
Tuổi Trẻ ngày 1 Tháng Tư 2023 đã phản ảnh tình hình bi đát của vài kỹ sư xây dựng hiện không có việc làm, phải giấu bằng, đi làm công việc thời vụ để kiếm sống. Đó là trường hợp của ông Huy Hoàng (34 tuổi), kỹ sư xây dựng của một công ty lớn trong hơn 10 năm, nhưng giờ phải xin đi làm lao động thời vụ trong một công xưởng thuộc Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, Sài Gòn). Từ kỹ sư giám sát công trình xây dựng có những dự án tính bằng ngàn tỷ đồng bỗng quay qua chân bốc vác, ông Hoàng phải giấu nhẹm tấm bằng kỹ sư vì “phải xoay xở, cả nhà phải có cái ăn trước đã, tự hào gì mà khoe”.
Từ cuối năm 2022, các dự án trong tình trạng ỳ ạch, lượng công việc ngày càng ít, nhiều kỹ sư như ông đã bỏ việc, nhưng ông vẫn lỳ cố bám lại vì còn gia đình phải lo, hy vọng các dự án xây dựng sẽ tái khởi động. Thế nhưng hồi trước kỳ nghỉ tết (đầu Tháng Giêng 2023), công ty đột ngột gửi thông báo cho nhóm kỹ sư: Hoặc thôi việc, hoặc chờ đến khi có việc công ty sẽ gọi.
Một lần nữa, ông Hoàng xin ở lại, được nhận phần lương cơ bản trong ba tháng, khoảng 6 – 12 triệu đồng/người ($255- $511), tùy vị trí.
Bước sang tháng thứ ba mà tình hình chả khá hơn, không có lời hẹn rõ ràng về công việc sắp tới, ông Hoàng sốt ruột phải tự đi xin việc và nói có thể sẽ phải nghỉ việc vì không đợi được nữa.
“Chợ” giờ có ở khắp các con hẻm Sài Gòn, nhờ những chiếc xe đẩy có đủ thứ rau củ, thịt cá, trái cây, đàn ông chọn nghề này phổ biến trong ba năm gần đây – Ảnh: An Vui
Kỹ sư trẻ Lê Văn Nhân (28 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức), mới có thâm niên 5 năm làm việc trong ngành xây dựng, là một trường hợp khác. Sau khi buộc phải nghỉ việc vì công ty không có việc làm, ông Nhân đã “rải thảm” đơn tìm việc khắp nơi, bất cứ chỗ nào có công ty xây dựng. Ông đã gửi đi 19 bộ hồ sơ xin việc, cả online lẫn trực tiếp mà chỉ nhận được lời hứa hẹn “sẽ lưu hồ sơ và liên hệ ngay khi công ty có dự án mới” hoặc vỏn vẹn vài chữ “đã nhận được hồ sơ”.
Chia sẻ tình hình cùng Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Lĩnh, Giám đốc công ty xây dựng An Phú Thịnh, cho biết ngành xây dựng đang khó khăn đủ điều. Khó nhất là việc ngân hàng tăng lãi suất vay vốn. Mức lãi suất vay ngân hàng từ 15-17%, còn lợi nhuận chỉ đạt từ 5 – 6%, nên công ty bắt buộc phải cắt giảm nhân sự, ngưng dự án.
Theo tiết lộ của ông Lĩnh, có công ty buộc phải cắt giảm tới 90% nhân sự, thậm chí “ngủ đông” từ trước Tết Nguyên đán đến nay. Dù vậy, họ vẫn phải duy trì mức chi phí tối thiểu như bảo vệ công trình đến bảo trì hệ thống (phòng cháy chữa cháy, điện, nước, máy móc)…
Dân Việt ngày 22 Tháng Ba 2023 dẫn số liệu của Sở lao động thành phố (Sài Gòn) trong hai tháng đầu năm 2023 cho biết có 17,153 người lao động đã nghỉ việc chờ nhận trợ cấp thất nghiệp. Còn tổng số lao động được hưởng chính sách trợ cấp thất nghiệp năm 2022 là 146,285 người.
Năm 2022, số người lao động làm việc ở khu vực chính thức có tham gia bảo hiểm xã hội là 2,599,495 người. Đến Tháng Hai 2023, chỉ còn lại 2,500,535 người đóng bảo hiểm xã hội, như vậy số lao động rời khỏi khu vực làm việc chính thức sau hai tháng là 98,960 người!
Thế nhưng, Nhân Dân – tờ báo được đảng Cộng sản Việt Nam nuôi, ngày 29 Tháng Ba 2023 lại cho con số vô cùng lạc quan từ Tổng cục Thống kê (GSO): Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 ước tính là 2.25%, giảm 0.07 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0.21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
GSO còn nhận định, tình hình lao động, việc làm Quý I năm 2023 phục hồi tích cực. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của lao động tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trong báo cáo này, có con số đáng chú ý: Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức (ngoài nghề nông, lâm nghiệp, thủy sản) Quý I/2023 là 54%, trong đó khu vực thành thị là 45,7% và trong khu vực nông thôn là 60,8%. À, thì ra đây chính là lý do mà tỷ lệ thất nghiệp của GSO thấp, vì chỉ tính số người có việc làm chính thức bị thất nghiệp mà thôi.
Người phụ nữ đẩy xe thu mua ve chai này mặc chiếc áo bảo hộ của công nhân ngành xây dựng, mang tên một công ty xây dựng, không rõ là vô tình hay bà từng là công nhân của công ty đó – Ảnh: An Vui
Các đô thị Việt Nam như Sài Gòn có đội quân lao động phi chính thức, tức làm nghề tự do: Xe đẩy, xe kéo mua bán đủ thứ rong ruổi trên đường…và người lao động chạy xe công nghệ vận chuyển người, giao hàng… ước tính phải chiếm đến hơn phân nửa tổng số người trong độ tuổi lao động. Người Việt có khả năng tự lo cho chính mình giỏi nhất, vì họ biết không trông mong gì được ở chính sách an sinh xã hội.
Từ sau đại dịch Covid đến nay, sáng sớm đến tối mịt, ở khu trung tâm quận 1 đến các con hẻm ở nội ô, hoặc ngã ba, ngã tư ở quốc lộ…. chỗ nào cũng có thể nhìn thấy người ta buôn bán tạp hóa, thực phẩm, ve chai… trên một cái xe đẩy, xe kéo hoặc đứng chờ khách để giao hàng, vận chuyển người. Thanh niên, đàn ông… trong độ tuổi từ trên 20 – trên 40 đứng bán hàng hoặc tham gia vận chuyển, giao hàng… ngày càng nhiều.
Trong hơn hai tuần nay, khi đón xe bike công nghệ, tôi thường nghe họ than thu nhập bị giảm sút. Trước chạy 8 – 9 tiếng một ngày họ thu được 300,000 đồng ($12.7) sau khi trừ tất cả chi phí, giờ chỉ còn phân nửa. Lượng khách giảm sao? Không phải, do số tài xế tăng lên, các cuốc xe phải san sẻ. Một tài xế Gojek từng là công nhân một hãng xe đạp xuất cảng kể với tôi: Bạn bị mất việc sáu tháng trước, chưa xin được việc nên tạm chạy xe công nghệ, nhưng hơn hai tuần nay thu nhập kém quá, cả buổi sáng có khi chưa kiếm được 100,000 đồng ($4.2). Lý do là mỗi ngày hiện nay có 200-300 người đăng ký làm tài xế, do họ cũng bị công ty sa thải giống như bạn. Hãng không giới hạn số tài xế sao? Bạn trả lời: – Mỗi tài xế đăng ký mới, hãng sẽ bán được đồng phục, mũ bảo hộ… ít nhất cũng 700,000 đồng/người ($29., ngu sao giới hạn?
Thống kê giữa năm 2022 cho biết cả Việt Nam có khoảng 600,000 tài xế công nghệ (bike lẫn car) chạy cho ba hãng dẫn đầu thị trường là Grab (chiếm thị phần 60%), Gojek (chiếm thị phần 19%) và Be (chiếm thị phần 18%), trong đó riêng hãng Grab có hơn 200,000 tài xế. Với tình hình đăng ký làm tài xế xe công nghệ gia tăng do bị hãng xưởng sa thải, số này hiện nay chắc chắn tăng hơn rồi. Điều đáng lưu ý là toàn bộ tài xế xe công nghệ đều là lao động tự do, không có bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
An Vui
1 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Những bạn trẻ pha chế thức uống trên xe đẩy thế này có thể thấy nhan nhãn ở Sài Gòn hiện nay. Họ hiện diện khắp các con hẻm vào mỗi buổi chiều tối. Một nghề tự do và tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng – Ảnh An Vui
Công trình xây dựng dở dang, đình đốn, kéo theo hàng loạt công nhân, kỹ sư ngành xây dựng thất nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, trong hai tháng đầu năm 2023, số lượng công ty kinh doanh bất động sản thành lập mới là 550, giảm 62.4% so với cùng kỳ; số lượng công ty bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp, tăng gần 20%. Con số này chắc chắn chưa sát với thực tế.
Tuổi Trẻ ngày 1 Tháng Tư 2023 đã phản ảnh tình hình bi đát của vài kỹ sư xây dựng hiện không có việc làm, phải giấu bằng, đi làm công việc thời vụ để kiếm sống. Đó là trường hợp của ông Huy Hoàng (34 tuổi), kỹ sư xây dựng của một công ty lớn trong hơn 10 năm, nhưng giờ phải xin đi làm lao động thời vụ trong một công xưởng thuộc Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, Sài Gòn). Từ kỹ sư giám sát công trình xây dựng có những dự án tính bằng ngàn tỷ đồng bỗng quay qua chân bốc vác, ông Hoàng phải giấu nhẹm tấm bằng kỹ sư vì “phải xoay xở, cả nhà phải có cái ăn trước đã, tự hào gì mà khoe”.
Từ cuối năm 2022, các dự án trong tình trạng ỳ ạch, lượng công việc ngày càng ít, nhiều kỹ sư như ông đã bỏ việc, nhưng ông vẫn lỳ cố bám lại vì còn gia đình phải lo, hy vọng các dự án xây dựng sẽ tái khởi động. Thế nhưng hồi trước kỳ nghỉ tết (đầu Tháng Giêng 2023), công ty đột ngột gửi thông báo cho nhóm kỹ sư: Hoặc thôi việc, hoặc chờ đến khi có việc công ty sẽ gọi.
Một lần nữa, ông Hoàng xin ở lại, được nhận phần lương cơ bản trong ba tháng, khoảng 6 – 12 triệu đồng/người ($255- $511), tùy vị trí.
Bước sang tháng thứ ba mà tình hình chả khá hơn, không có lời hẹn rõ ràng về công việc sắp tới, ông Hoàng sốt ruột phải tự đi xin việc và nói có thể sẽ phải nghỉ việc vì không đợi được nữa.
“Chợ” giờ có ở khắp các con hẻm Sài Gòn, nhờ những chiếc xe đẩy có đủ thứ rau củ, thịt cá, trái cây, đàn ông chọn nghề này phổ biến trong ba năm gần đây – Ảnh: An Vui
Kỹ sư trẻ Lê Văn Nhân (28 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức), mới có thâm niên 5 năm làm việc trong ngành xây dựng, là một trường hợp khác. Sau khi buộc phải nghỉ việc vì công ty không có việc làm, ông Nhân đã “rải thảm” đơn tìm việc khắp nơi, bất cứ chỗ nào có công ty xây dựng. Ông đã gửi đi 19 bộ hồ sơ xin việc, cả online lẫn trực tiếp mà chỉ nhận được lời hứa hẹn “sẽ lưu hồ sơ và liên hệ ngay khi công ty có dự án mới” hoặc vỏn vẹn vài chữ “đã nhận được hồ sơ”.
Chia sẻ tình hình cùng Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Lĩnh, Giám đốc công ty xây dựng An Phú Thịnh, cho biết ngành xây dựng đang khó khăn đủ điều. Khó nhất là việc ngân hàng tăng lãi suất vay vốn. Mức lãi suất vay ngân hàng từ 15-17%, còn lợi nhuận chỉ đạt từ 5 – 6%, nên công ty bắt buộc phải cắt giảm nhân sự, ngưng dự án.
Theo tiết lộ của ông Lĩnh, có công ty buộc phải cắt giảm tới 90% nhân sự, thậm chí “ngủ đông” từ trước Tết Nguyên đán đến nay. Dù vậy, họ vẫn phải duy trì mức chi phí tối thiểu như bảo vệ công trình đến bảo trì hệ thống (phòng cháy chữa cháy, điện, nước, máy móc)…
Dân Việt ngày 22 Tháng Ba 2023 dẫn số liệu của Sở lao động thành phố (Sài Gòn) trong hai tháng đầu năm 2023 cho biết có 17,153 người lao động đã nghỉ việc chờ nhận trợ cấp thất nghiệp. Còn tổng số lao động được hưởng chính sách trợ cấp thất nghiệp năm 2022 là 146,285 người.
Năm 2022, số người lao động làm việc ở khu vực chính thức có tham gia bảo hiểm xã hội là 2,599,495 người. Đến Tháng Hai 2023, chỉ còn lại 2,500,535 người đóng bảo hiểm xã hội, như vậy số lao động rời khỏi khu vực làm việc chính thức sau hai tháng là 98,960 người!
Thế nhưng, Nhân Dân – tờ báo được đảng Cộng sản Việt Nam nuôi, ngày 29 Tháng Ba 2023 lại cho con số vô cùng lạc quan từ Tổng cục Thống kê (GSO): Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 ước tính là 2.25%, giảm 0.07 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0.21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
GSO còn nhận định, tình hình lao động, việc làm Quý I năm 2023 phục hồi tích cực. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của lao động tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trong báo cáo này, có con số đáng chú ý: Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức (ngoài nghề nông, lâm nghiệp, thủy sản) Quý I/2023 là 54%, trong đó khu vực thành thị là 45,7% và trong khu vực nông thôn là 60,8%. À, thì ra đây chính là lý do mà tỷ lệ thất nghiệp của GSO thấp, vì chỉ tính số người có việc làm chính thức bị thất nghiệp mà thôi.
Người phụ nữ đẩy xe thu mua ve chai này mặc chiếc áo bảo hộ của công nhân ngành xây dựng, mang tên một công ty xây dựng, không rõ là vô tình hay bà từng là công nhân của công ty đó – Ảnh: An Vui
Các đô thị Việt Nam như Sài Gòn có đội quân lao động phi chính thức, tức làm nghề tự do: Xe đẩy, xe kéo mua bán đủ thứ rong ruổi trên đường…và người lao động chạy xe công nghệ vận chuyển người, giao hàng… ước tính phải chiếm đến hơn phân nửa tổng số người trong độ tuổi lao động. Người Việt có khả năng tự lo cho chính mình giỏi nhất, vì họ biết không trông mong gì được ở chính sách an sinh xã hội.
Từ sau đại dịch Covid đến nay, sáng sớm đến tối mịt, ở khu trung tâm quận 1 đến các con hẻm ở nội ô, hoặc ngã ba, ngã tư ở quốc lộ…. chỗ nào cũng có thể nhìn thấy người ta buôn bán tạp hóa, thực phẩm, ve chai… trên một cái xe đẩy, xe kéo hoặc đứng chờ khách để giao hàng, vận chuyển người. Thanh niên, đàn ông… trong độ tuổi từ trên 20 – trên 40 đứng bán hàng hoặc tham gia vận chuyển, giao hàng… ngày càng nhiều.
Trong hơn hai tuần nay, khi đón xe bike công nghệ, tôi thường nghe họ than thu nhập bị giảm sút. Trước chạy 8 – 9 tiếng một ngày họ thu được 300,000 đồng ($12.7) sau khi trừ tất cả chi phí, giờ chỉ còn phân nửa. Lượng khách giảm sao? Không phải, do số tài xế tăng lên, các cuốc xe phải san sẻ. Một tài xế Gojek từng là công nhân một hãng xe đạp xuất cảng kể với tôi: Bạn bị mất việc sáu tháng trước, chưa xin được việc nên tạm chạy xe công nghệ, nhưng hơn hai tuần nay thu nhập kém quá, cả buổi sáng có khi chưa kiếm được 100,000 đồng ($4.2). Lý do là mỗi ngày hiện nay có 200-300 người đăng ký làm tài xế, do họ cũng bị công ty sa thải giống như bạn. Hãng không giới hạn số tài xế sao? Bạn trả lời: – Mỗi tài xế đăng ký mới, hãng sẽ bán được đồng phục, mũ bảo hộ… ít nhất cũng 700,000 đồng/người ($29., ngu sao giới hạn?
Thống kê giữa năm 2022 cho biết cả Việt Nam có khoảng 600,000 tài xế công nghệ (bike lẫn car) chạy cho ba hãng dẫn đầu thị trường là Grab (chiếm thị phần 60%), Gojek (chiếm thị phần 19%) và Be (chiếm thị phần 18%), trong đó riêng hãng Grab có hơn 200,000 tài xế. Với tình hình đăng ký làm tài xế xe công nghệ gia tăng do bị hãng xưởng sa thải, số này hiện nay chắc chắn tăng hơn rồi. Điều đáng lưu ý là toàn bộ tài xế xe công nghệ đều là lao động tự do, không có bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Last edited by LDN on Tue Apr 04, 2023 5:09 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Lỗ hơn 26 ngàn tỷ đồng là ‘nỗ lực rất lớn của EVN’
Lê Thiệt
2 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Phó tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam chia sẻ về khoản lỗ trong năm 2022 – Ảnh: Thanh Niên
Đó không phải là câu chuyện Cá Tháng Tư mà đó là lời “chia sẻ thật lòng” của ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tại cuộc họp báo công bố nội dung kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN, do Bộ Công thương tổ chức chiều 31 Tháng Ba, tại Hà Nội.
Ý ông Nam là nếu EVN không có dàn lãnh đạo sáng suốt, bản lĩnh thì tập đoàn sẽ còn lỗ nhiều hơn nữa, có thể gấp đôi, gấp ba số lỗ hiện đã được thống kê. Có lẽ nên đề nghị chính phủ cấp thêm cho tập đoàn EVN một cái Huân chương Lao động Hạng Nhất nữa, vì thành tích giúp nhà nước tiết kiệm được hàng chục ngàn tỷ đồng tiền lỗ (ảo) trong năm 2022.
Cắt điện là một trong những nỗ lực giảm lỗ của EVN – Biếm họa
Đương nhiên lời hay lỗ cũng đều có lý do, nhưng EVN là tập đoàn đầu tiên lý giải lỗ “ít” như thế nhờ lãnh đạo quá giỏi. Thế nên, dù lỗ tới đâu, lương cán bộ cao cấp và lãnh đạo tập đoàn không được giảm.
Ông Nam khẳng định, khoản lỗ năm 2022 chủ yếu là chi phí mua điện đầu vào giá cao. Cụ thể, giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện như than, khí, dầu tăng rất cao so với năm 2020. Đặc biệt là than, giá tăng gấp ba lần, có thời điểm tăng 4 – 5 lần. Giá dầu tăng gấp đôi, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đầu vào mua điện tăng cao.
Trước khó khăn này, EVN đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, đặc biệt là cắt giảm chi phí sửa chữa lên tới đến 30%; tiết kiệm trong các khâu sản xuất được 10,000 tỉ đồng; tối ưu hệ thống vận hành nguồn thủy điện để có chi phí hợp lý.
Tăng giá điện là “con đường cách mạng đầy hoa hồng” của EVN – Biếm họa DAD
Ông Nam nói thế thì biết thế, chứ chẳng lẽ nói hồi trước mấy ông “ăn” quá, giờ “tém” bớt lại nên mới “tiết kiệm” được như thế. Ông Nam còn nói rõ, đáng lẽ lỗ tới 36,294.15 tỷ đồng, nhưng nhờ “sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành”, cùng lúc lãnh đạo EVN đã “nỗ lực rất lớn, để cuối cùng chỉ lỗ hơn 26,235 tỷ đồng thôi!”
Cũng vì lãnh đạo EVN đã “nỗ lực rất lớn” rồi, nên ông Nam không đề cập đến chuyện giảm lương của ông và các lãnh đạo khác trong tập đoàn.
Cũng theo ông Nam, tình hình tài chính của EVN hiện nay rất khó khăn và tập đoàn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành để có tháo gỡ. Theo ông Nam, chỉ có “con đường cách mạng đầy hoa hồng” là nâng giá bán điện lên mới bù đắp được khoản lỗ này, và “cho” EVN lời chút đỉnh. Năm nào cũng báo lỗ, dân nghe hoài cũng chán!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Bạo bệnh (Mai Quốc Ân)
Bí thư TPHCM Nguyễn Văn Nên gọi những khó khăn của trung tâm kinh tế quốc gia là bạo bệnh khi nhìn nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,7% trong quý I của TP.HCM.
“Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đưa TP.HCM về danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.” (Trích)
Đỉnh dịch Covid đi qua 2 năm mà “bờ xôi” Quận 1 giảm hẳn sự sầm uất khi có rất nhiều nhà mặt tiền treo biển cho thuê mà chẳng ai thuê trong nhiều tháng. “Ruộng mật” Quận 5 cũng bớt sâu sự nhộn nhịp mà điển hình nhất là các sạp chợ An Đông nhiều năm ồn ã nay vắng đến xác xơ các sạp hàng còn mở cửa.
Khủng hoảng kinh tế đã khiến Sài Gòn hôm nay xuống dốc? Tôi không nghĩ chỉ có vậy…
Mà là từ những cảnh báo về việc không nên “chống dịch như chống giặc” để rồi “chống giặc như kịch” lộ ra vở kịch Việt Á? Không! Vẫn chưa đủ…
Còn nhớ rất rõ cuối ngày tôi đi về sau khi tặng khẩu trang các điểm chống dịch, đường Điện Biên Phủ vốn kẹt xe đã chẳng có một bóng người lúc 18h trong giai đoạn phong thành. Nước mắt cứ chảy ra vì cảm nhận được sau những ngày phong tỏa sẽ là sự kiệt quệ kinh tế của Sài Gòn.
Lần nữa nước mắt lại chảy ra khi ngày TPHCM tuyên bố chấm dứt phong thành mà đoàn người dứt dạy về quê rời Sài thành hoa lệ. Đó là một cuộc chảy máu nguồn nhân lực, chảy máu chất xám rất rất rất lớn. Rất nhiều nhân sự giỏi đã rời Sài Gòn và nhiều người trong đó đến nay vẫn không quay lại TPHCM làm việc.
Bạn tôi kinh doanh nhà trọ kể lại: “Năn nỉ mọi người ở lại sẽ miễn tiền nhà 1 tháng, chỉ đóng tiền điện nước, mà không ai dám ở. Ở làm sao khi mà cạnh phòng mình, người đi bằng xe cứu thương và về là hũ cốt?” Phải chứng kiến cái chết thật dễ dàng xung quanh mình, cảm nhận những cuộc gọi “cứu tôi” hay những dòng tin nhắn “đói quá” rất gần, rất dồn dập mới hiểu Sài Gòn khi ấy ra sao.
Nhưng hãy nhìn xa hơn, thuế thu được chuyển về trung ương 82% trong một thời gian dài thì nguồn lực đâu để TPHCM dự phòng và phát triển. Xem bạo bệnh hôm nay chắc chắn chẳng đến trong thời gian ngắn.
TPHCM đã trả tiền cho các chuyên gia để dự báo… trật lất về Covid để rồi cơn bạo bệnh kinh tế khiến dân Sài Gòn lãnh đủ. Trong khi những cảnh báo trung ngôn nhất để hạn chế thiệt hại do cách “chống dịch như c…” thì bị quy chụp là phản động (xem bài ”THẮNG PHẢN ĐỘNG” ở comment) chỉ là một ví dụ vì sao kinh tế TPHCM thấp thảm thương như hiện nay.
Không chỉ tại đô thị kinh tế trọng yếu nhất nước đang cần những người dám làm và làm thật, làm được; mà quốc gia này cũng vậy. Chứ không phải kiểu một cán bộ trung ương xẵng giọng “tôi bận lắm, anh gửi văn bản xin tháo gỡ khó khăn đi” bị tôi “chỉnh” thẳng tưng: “Chúng tôi là doanh nghiệp khoa học công nghệ-là người tạo giá trị xã hội thực sự. Chúng tôi đòi quyền lợi chính đáng theo luật chứ không đi xin!”
Xin ccc ấy!
P/s: Tăng trưởng kinh tế thấp kỷ lục của quý I năm 2023 trong giấc nhìn cá nhân tôi có lẽ chưa phải là nỗi lo lớn nhất. Mà là 2024!
Mai Quốc Ân
Nguồn: https://www.facebook.com/photo?fbid=10221417721945008&set=pcb.10221417930550223
*****
Đọc thêm:
“Thằng phản động” (Mai Quốc Ân)
Tôi có quen một ông anh Phạm Ngọc Thắng-Tiến sĩ, Bác sĩ-người đã đóng góp rất nhiều bài viết chuyên môn trong đại dịch Covid. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên hỏi ý kiến anh về chống dịch và có khen thưởng (cùng nhiều bác sĩ đầu ngành chống dịch khác).
Nhưng có một Phạm Ngọc Thắng “với tư duy ấu trĩ, tư tưởng châm chọc, chống phá”, “đã ngang nhiên vu cáo”, “còn xuyên tạc vô lối, sai lệch”, “âm mưu của Phạm Ngọc Thắng và tổ chức khủng bố Việt Tân rất rõ ràng”,… được đăng trên báo Phú Thọ ngày 28/7/2021.
Lần nào vào Sài Gòn, anh Thắng cũng gọi “Đi uống diệu (ổng không phát âm chữ rượu) với anh nào thằng em!” Gặp bạn bè anh (tuyệt đại đa số là bác sĩ ), anh em ngồi cười hề hề vì uống rượu với “Thắng phản động” rất vui.
Đóng góp của anh Thắng với vai trò một bác sĩ đầu ngành, một công dân có trách nhiệm có thể gọi là “thí pháp”. Nó thậm chí cao hơn việc tặng khẩu trang, nấu ăn cho lực lượng chống dịch/người nghèo,… trong giai đoạn đất nước tang thương vì Covid. Hàm lượng chất xám trong từng bài viết ấy rất cao!
Nhưng cái “danh” rất… “phản động” ấy vẫn đi theo anh Thắng chí ít trên 2 tờ báo chính thống. Không xác minh! Không gỡ! Không một lời xin lỗi! Không có sự tồn tại của Luật Báo chí? Không có sự tồn tại về quyền công dân? Không luôn cả tình người đối với một cá nhân tài năng đã hết lòng vì đất nước?
Trên góc quán nhỏ, ngày đầu tiên tôi gặp “Thắng phản động”, anh gạt hộp khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn của tôi qua một bên, không thèm nhìn. “Uống rượu đi thằng em! Anh là bác sĩ nên biết chữ “y tế phòng nhiễm khuẩn” trên khẩu trang của em có ý nghĩa gì. Mày là một thằng cô độc trên hành trình của mày vì số đông chẳng hiểu cái mày làm ra có ý nghĩa gì đâu…” Vì cái ơn tri ngộ mà viết về “Thắng phản động” vậy.
Một người tận hiến như anh Thắng mà là “phản động“ thì như những cán bộ nhúng chàm hay vô trách nhiệm trong vụ Việt Á nên gọi là gì mới phải đây?
Mà chính bản thân mình trong đầu óc của một số người cũng ở dạng… “phản động”. Riết rồi quen & mình cũng không biết nên gọi họ là gì mới phải…
P/s: Bài gốc về “Thắng phản động” ở comment (https://baophutho.vn/chinh-tri/do-loi-va-chong-pha/178348.htm)
Nguồn:
https://www.facebook.com/quocan.mai/posts/pfbid02au1zBMwJi9qkkQTny7m8chWHSyA4oYZXX2nbCM8BX7fftLP6wxbFD8U827iLccecl
Bí thư TPHCM Nguyễn Văn Nên gọi những khó khăn của trung tâm kinh tế quốc gia là bạo bệnh khi nhìn nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,7% trong quý I của TP.HCM.
“Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đưa TP.HCM về danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.” (Trích)
Đỉnh dịch Covid đi qua 2 năm mà “bờ xôi” Quận 1 giảm hẳn sự sầm uất khi có rất nhiều nhà mặt tiền treo biển cho thuê mà chẳng ai thuê trong nhiều tháng. “Ruộng mật” Quận 5 cũng bớt sâu sự nhộn nhịp mà điển hình nhất là các sạp chợ An Đông nhiều năm ồn ã nay vắng đến xác xơ các sạp hàng còn mở cửa.
Khủng hoảng kinh tế đã khiến Sài Gòn hôm nay xuống dốc? Tôi không nghĩ chỉ có vậy…
Mà là từ những cảnh báo về việc không nên “chống dịch như chống giặc” để rồi “chống giặc như kịch” lộ ra vở kịch Việt Á? Không! Vẫn chưa đủ…
Còn nhớ rất rõ cuối ngày tôi đi về sau khi tặng khẩu trang các điểm chống dịch, đường Điện Biên Phủ vốn kẹt xe đã chẳng có một bóng người lúc 18h trong giai đoạn phong thành. Nước mắt cứ chảy ra vì cảm nhận được sau những ngày phong tỏa sẽ là sự kiệt quệ kinh tế của Sài Gòn.
Lần nữa nước mắt lại chảy ra khi ngày TPHCM tuyên bố chấm dứt phong thành mà đoàn người dứt dạy về quê rời Sài thành hoa lệ. Đó là một cuộc chảy máu nguồn nhân lực, chảy máu chất xám rất rất rất lớn. Rất nhiều nhân sự giỏi đã rời Sài Gòn và nhiều người trong đó đến nay vẫn không quay lại TPHCM làm việc.
Bạn tôi kinh doanh nhà trọ kể lại: “Năn nỉ mọi người ở lại sẽ miễn tiền nhà 1 tháng, chỉ đóng tiền điện nước, mà không ai dám ở. Ở làm sao khi mà cạnh phòng mình, người đi bằng xe cứu thương và về là hũ cốt?” Phải chứng kiến cái chết thật dễ dàng xung quanh mình, cảm nhận những cuộc gọi “cứu tôi” hay những dòng tin nhắn “đói quá” rất gần, rất dồn dập mới hiểu Sài Gòn khi ấy ra sao.
Nhưng hãy nhìn xa hơn, thuế thu được chuyển về trung ương 82% trong một thời gian dài thì nguồn lực đâu để TPHCM dự phòng và phát triển. Xem bạo bệnh hôm nay chắc chắn chẳng đến trong thời gian ngắn.
TPHCM đã trả tiền cho các chuyên gia để dự báo… trật lất về Covid để rồi cơn bạo bệnh kinh tế khiến dân Sài Gòn lãnh đủ. Trong khi những cảnh báo trung ngôn nhất để hạn chế thiệt hại do cách “chống dịch như c…” thì bị quy chụp là phản động (xem bài ”THẮNG PHẢN ĐỘNG” ở comment) chỉ là một ví dụ vì sao kinh tế TPHCM thấp thảm thương như hiện nay.
Không chỉ tại đô thị kinh tế trọng yếu nhất nước đang cần những người dám làm và làm thật, làm được; mà quốc gia này cũng vậy. Chứ không phải kiểu một cán bộ trung ương xẵng giọng “tôi bận lắm, anh gửi văn bản xin tháo gỡ khó khăn đi” bị tôi “chỉnh” thẳng tưng: “Chúng tôi là doanh nghiệp khoa học công nghệ-là người tạo giá trị xã hội thực sự. Chúng tôi đòi quyền lợi chính đáng theo luật chứ không đi xin!”
Xin ccc ấy!
P/s: Tăng trưởng kinh tế thấp kỷ lục của quý I năm 2023 trong giấc nhìn cá nhân tôi có lẽ chưa phải là nỗi lo lớn nhất. Mà là 2024!
Mai Quốc Ân
Nguồn: https://www.facebook.com/photo?fbid=10221417721945008&set=pcb.10221417930550223
*****
Đọc thêm:
“Thằng phản động” (Mai Quốc Ân)
Tôi có quen một ông anh Phạm Ngọc Thắng-Tiến sĩ, Bác sĩ-người đã đóng góp rất nhiều bài viết chuyên môn trong đại dịch Covid. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên hỏi ý kiến anh về chống dịch và có khen thưởng (cùng nhiều bác sĩ đầu ngành chống dịch khác).
Nhưng có một Phạm Ngọc Thắng “với tư duy ấu trĩ, tư tưởng châm chọc, chống phá”, “đã ngang nhiên vu cáo”, “còn xuyên tạc vô lối, sai lệch”, “âm mưu của Phạm Ngọc Thắng và tổ chức khủng bố Việt Tân rất rõ ràng”,… được đăng trên báo Phú Thọ ngày 28/7/2021.
Lần nào vào Sài Gòn, anh Thắng cũng gọi “Đi uống diệu (ổng không phát âm chữ rượu) với anh nào thằng em!” Gặp bạn bè anh (tuyệt đại đa số là bác sĩ ), anh em ngồi cười hề hề vì uống rượu với “Thắng phản động” rất vui.
Đóng góp của anh Thắng với vai trò một bác sĩ đầu ngành, một công dân có trách nhiệm có thể gọi là “thí pháp”. Nó thậm chí cao hơn việc tặng khẩu trang, nấu ăn cho lực lượng chống dịch/người nghèo,… trong giai đoạn đất nước tang thương vì Covid. Hàm lượng chất xám trong từng bài viết ấy rất cao!
Nhưng cái “danh” rất… “phản động” ấy vẫn đi theo anh Thắng chí ít trên 2 tờ báo chính thống. Không xác minh! Không gỡ! Không một lời xin lỗi! Không có sự tồn tại của Luật Báo chí? Không có sự tồn tại về quyền công dân? Không luôn cả tình người đối với một cá nhân tài năng đã hết lòng vì đất nước?
Trên góc quán nhỏ, ngày đầu tiên tôi gặp “Thắng phản động”, anh gạt hộp khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn của tôi qua một bên, không thèm nhìn. “Uống rượu đi thằng em! Anh là bác sĩ nên biết chữ “y tế phòng nhiễm khuẩn” trên khẩu trang của em có ý nghĩa gì. Mày là một thằng cô độc trên hành trình của mày vì số đông chẳng hiểu cái mày làm ra có ý nghĩa gì đâu…” Vì cái ơn tri ngộ mà viết về “Thắng phản động” vậy.
Một người tận hiến như anh Thắng mà là “phản động“ thì như những cán bộ nhúng chàm hay vô trách nhiệm trong vụ Việt Á nên gọi là gì mới phải đây?
Mà chính bản thân mình trong đầu óc của một số người cũng ở dạng… “phản động”. Riết rồi quen & mình cũng không biết nên gọi họ là gì mới phải…
P/s: Bài gốc về “Thắng phản động” ở comment (https://baophutho.vn/chinh-tri/do-loi-va-chong-pha/178348.htm)
Nguồn:
https://www.facebook.com/quocan.mai/posts/pfbid02au1zBMwJi9qkkQTny7m8chWHSyA4oYZXX2nbCM8BX7fftLP6wxbFD8U827iLccecl
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Thu phí tham quan phố cổ Hội An, thôi để người Quảng Nam chơi với nhau!
An Vui
4 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Sau ngày 15 Tháng Năm 2023, muốn dạo chơi chụp ảnh ở phố cổ Hội An, người Việt phải nộp phí $3.41 – Ảnh: Thanh Niên
Đó là bình luận của đa số bạn đọc Việt trước thông tin từ ngày 15 Tháng Năm tới đây, ai vào tham quan phố cổ Hội An sẽ phải mua vé.
Giá vé quy định là 80,000 đồng ($3.41) với du khách trong nước và 120,000 đồng ($5.11) với du khách quốc tế.
Trên tuyến đường du lịch miền Trung Việt Nam, phố cổ Hội An là nơi du khách quốc tế chọn lựa dừng chân nhiều ngày hơn những điểm đến khác. Vài năm gần đây, với sự phát triển của TP.Đà Nẵng, nhiều người Việt khi ra Đà Nẵng du lịch cũng thích ghé qua Hội An – phố cổ gần Đà Nẵng. Tiêu biểu là năm 2019 trước dịch Covid-19, Hội An đón gần 8 triệu lượt du khách, trong đó du khách quốc tế đạt 4.6 triệu lượt, còn du khách nội địa đạt trên 3 triệu lượt. Năm 2022, Hội An chỉ đón hơn 1.5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chỉ có 614,000 lượt, còn khách nội địa 922,000 lượt. Trước và trong tết Quý Mão vừa qua, du khách quay trở lại Hội An nhiều hơn, với 40,000 lượt du khách một ngày.
Chắc mẩm về sức hút du khách của Hội An, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Nam vịn vào cớ lấy tiền bán vé tham quan Hội An phục vụ cho việc trùng tu di sản và tổ chức các sự kiện du lịch ở phố cổ, họ ra thông báo từ 15 Tháng Năm tới đây, bất kỳ du khách nội địa hay quốc tế vào Hội An cũng phải mua vé. Để tránh việc thất thoát tiền bán vé, do sợ du khách nội địa “giả dạng” dân bản xứ, nhà cầm quyền sẽ phân luồng lối đi tại các đường chính vào khu phố cổ, gồm hai lối đi, một lối đi dành cho dân bản xứ và một lối đi dành cho du khách, rõ là “mua dây buộc vào người”, tạo thêm rắc rối cho việc đi lại của dân bản xứ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 3 Tháng Tư, bà Trương Thị Ngọc Cẩm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao Hội An phân bì: “Cùng di sản như nhau nhưng lâu nay vé tham quan Hội An vẫn được cho là thấp hơn rất nhiều so với các điểm đến khác. Thậm chí một số ý kiến còn đánh giá rằng Hội An là nơi du lịch giá rẻ, chúng tôi không muốn mang “thương hiệu” buồn này”. Còn ông Nguyễn Sơn Thủy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, cho rằng mức phí tham quan khu vực di sản hiện chưa tương xứng, ông Thủy so sánh: “Hạ Long, Huế, thậm chí ở các nước Đông Nam Á thì mức phí tham quan cao gấp nhiều lần. Đa phần khách quốc tế họ ủng hộ và sẵn lòng đóng góp cho di sản. Đây cũng là quan điểm được UNESCO ủng hộ, đánh giá cao” (?)
Theo trang Du Lịch Hội An, trước kia du khách đến Hội An có thể chọn lựa: Muốn tham quan bảy cụm di tích thuộc di sản văn hóa của phố cổ Hội An như nhà cổ, nhà thờ, bảo tàng, hội quán, lăng mộ thương nhân Nhật Bản… thì phải mua vé (giá $3.41 với khách Việt và $5.11 với khách quốc tế); còn nếu không mua vé thì chỉ được đến những điểm khác như cầu Hội An bắc qua sông Hoài, chợ Hội An, sông Hoài, phố đèn lồng, các con hẻm, chợ đêm…
Thông tin việc thu phí tham quan phố cổ Hội An của VietnamNet – Ảnh chụp màn hình
Chính vì được chọn lựa, nên nhiều tour dẫn khách tham quan phố cổ đã bỏ qua việc mua vé tham quan bảy cụm di tích, và theo Ủy ban TP.Hội An, như vậy là không công bằng. Trao đổi với VietnamNet ngày 3 Tháng Tư, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban TP.Hội An, lý giải khi quyết định công nhận phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới thì toàn thể cảnh quan khu phố cổ là di sản chứ không phải chỉ riêng một di tích nào. Do đó tất cả du khách khi đến tham quan khu phố cổ Hội An cần có trách nhiệm mua vé. Trường hợp người dân và du khách ở lại Hội An lâu ngày thì sẽ có phương án để nhận diện riêng, có lối đi riêng. Còn những người vào khu phố cổ để buôn bán, làm việc… sẽ không thu phí, nhưng chủ các cơ sở kinh doanh phải bảo đảm đó là nhân viên, nếu không đúng thì sẽ bị phạt.
Ngày 4 Tháng Tư 2023, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch Ủy ban TP.Hội An, nói rõ hơn: Xu thế áp dụng thu phí, “lấy di tích nuôi lại di tích” là việc cần làm để giữ Hội An tốt hơn. Ông Lanh phàn nàn: “Lâu nay có hiện tượng nhiều hãng lữ hành bán tour cho khách có tính phí tham quan các di sản Hội An trong tổng chi phí nhưng khi khách tới thì lại thả khách “đi lang thang” mà không chịu xuất tiền đã thu mua vé cho họ, khiến họ bị thiệt thòi”.
Từ trước đến nay, Hội An đang áp dụng phí tham quan đối với khách đi vào khu vực 1, thuộc quần thể “đỏ” bảo vệ nghiêm ngặt với hơn 1,107 di tích cổ. Trung bình mỗi ngày có khoảng 15,000 lượt du khách ra vào phố cổ, nhưng chỉ có 40% số đó mua vé tham quan khu vực 1, chủ yếu là khách quốc tế. Số tiền bán vé tham quan khu vực 1 lâu nay chỉ bán được cho du khách quốc tế, không đủ để trùng tu, tu bổ di tích nên nay nhà cầm quyền Hội An quyết định thu đều, khách Việt hay quốc tế cũng đều phải đóng góp.
Thanh Niên ngày 4 Tháng Tư 2023 đặt vấn đề “Thu phí tham quan Hội An, coi chừng thu 1 mà mất tới 3”, dẫn lời chuyên viên du lịch là TS. Lương Hoài Nam cho rằng, câu chuyện thu phí vào cổng của Hội An cũng như nhiều điểm đến khác ở Việt Nam hiện nay cần phải được xem xét lại. Đầu tiên là thẩm quyền thu phí. Theo ông Nam, có hai loại không gian cần xác định rõ là không gian công cộng hay không gian thuộc sở hữu. Nếu không gian thuộc sở hữu thì chủ thể sở hữu có quyền thu phí. Ngược lại, nếu là không gian công cộng thì thuộc về toàn dân, không có quyền thu phí. Hiện nay, không chỉ Hội An mà có tình trạng nhiều không gian công cộng như các công viên, làng cổ phía Bắc dựng cổng thu phí du khách, điều này là không đúng. Yếu tố thứ hai cần cân nhắc là lợi – hại của việc thu phí. Hội An bán vé vào cổng, một mặt mang lại nguồn ngân sách cho thành phố nhưng mặt khác làm tăng chi phí của khách du lịch. Trong bối cảnh cả du lịch và nền kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc tăng chi phí của người dân, du khách đều đi ngược lại với chủ trương chung.
“Việc này cũng tương tự như câu chuyện Visa, thu được 1 đồng nhưng có khi mất tới 3 đồng”, TS.Lương Hoài Nam cảnh báo.
Đồng tình, ông Phan Đình Huê, Giám đốc công ty du lịch Vietcircle khẳng định, việc Hội An khoanh vùng cả thành phố để thu vé tham quan của du khách là không hợp lý, vì Hội An là một thành phố cổ, không chỉ là nơi tham quan mà còn có các dịch vụ như ăn uống, mua sắm hàng hóa, hoặc đơn giản chỉ là rảo bước trên đường ngắm cảnh. Với những nhu cầu như vậy thì việc thu phí là không đúng.
Ông Phan Đình Huê đánh giá: Tư duy của nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam chỉ chăm chăm thu vé vào cổng mà quên mất tính toán cơ cấu kinh tế của điểm đó chiếm bao nhiêu phần trăm từ bán vé, bao nhiêu từ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ. Cần nghiên cứu và cân nhắc kinh tế Hội An sẽ hưởng lợi gì hay mất gì từ việc thu tiền vé này, đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Truyền thông trong nước không nói rõ là khi thu tiền vé tham quan đồng đều cho cả du khách Việt lẫn quốc tế khi ra vào phố cổ từ ngày 15 Tháng Năm 2023 thì có bao gồm vé tham quan khu vực 1 (bao gồm 7 cụm di tích) hay “phí chồng phí”?
Với khách quốc tế thì việc bán vé này có thể không thành vấn đề (vì xưa nay nếu đi tour thì họ đã bị thu số tiền tham quan này rồi), nhưng cộng đồng Việt thì hầu hết phản đối, cho rằng du lịch Việt tận thu, bán vé tham quan di sản của đất nước cho cả người nhà, còn thua cách làm của Campuchia là toàn bộ các di tích Angkor đều chỉ bán vé cho khách quốc tế.
Một bạn đọc của Tuổi Trẻ tên Da Nang đã bình luận: “Cái này nói cho nhanh là “tham bát bỏ mâm”. Lần đầu tiên tôi nghe đến việc đi vào một thành phố (dù nhỏ) người ta phải mua vé. Thật ra, ở Việt Nam thì Hội An là có một không hai nhưng nhìn sang các nước khu vực thì Hội An còn nhỏ bé lắm. Người ta tham quan khu phố cổ là thăm cái hồn phố cổ chứ kiến trúc thì so với Trung Quốc, Campuchia….. chẳng là gì cả. Người ta đi vào phố cổ, ngồi uống ly cafe, tách trà, ăn nhẹ vài món… nhìn người qua kẻ lại, trên bến dưới thuyền… cho vui rồi về, chẳng có gì ghê gớm lắm đâu mà phải mua vé”.
Bản đồ 3 trạm thu tiền vé tham quan miếu Bà của Ban quản lý khu du lịch quốc gia núi Sam (Châu Đốc, An Giang) – Ảnh: Vnexpress
Tuy nhiên, việc thu phí tham quan đồng đều của Hội An so ra đã chậm chạp hơn nhiều nơi khác và cũng chưa kỳ quặc bằng việc thu phí của Ban quản lý miếu Bà Chúa Xứ (miếu Bà) ở khu du lịch núi Sam (Châu Đốc, tỉnh An Giang) hoặc thu phí vào khu di tích núi Yên Tử (Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).
Vô lý nhất là việc thu tiền vé vào miếu Bà, khi Ban quản lý khu du lịch quốc gia Núi Sam dựng ba trạm thu phí cách miếu Bà khoảng 1 km (0.6 miles), ép mọi người đi ngang phải đóng tiền phí tham quan, kể cả người không có nhu cầu vào miếu. Truyền thông trong nước đã phản ảnh phàn nàn của nhiều người dân khi họ có việc phải đi ngang khu vực này.
Việc đặt trạm thu phí ở xa miếu còn ảnh hưởng hàng trăm gia đình sống quanh đó. Vnexpress ngày 22 Tháng Hai 2023 dẫn lời ông Tưởng Minh Vương, kinh doanh nhà trọ gần miếu Bà, cho biết mỗi khi gia đình có đám tiệc hay người thân đến thăm đều phải nộp tiền mua vé tham quan miếu, hoặc ông phải trực tiếp ra trạm thu phí “bảo lãnh”, trong khi đâu phải lúc nào ông cũng ra trạm “bảo lãnh” được? Theo ông Vương, thu phí ở đâu thì đặt trạm ở đó, đằng này chặn hết đường ra – vô để thu làm phiền người dân.
Một lãnh đạo Ban quản lý khu du lịch quốc gia Núi Sam biện minh nơi đây có 4 di tích cấp quốc gia nằm khá gần nhau, trong khi việc thu phí ngay tại cổng chùa, lăng, miếu sẽ “phản cảm” nên phải dời ra xa! Biết là “phản cảm” mà vẫn thu, thiệt là “tham bát bỏ mâm”, và tệ hơn là thu phí của tất cả mọi người đi ngang qua, kiểu “thà giết lầm hơn bỏ sót” của cộng sản!
Vnexpress cũng dẫn lời TS. Ngô Quang Láng, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang, miếu Bà là điểm hành hương tâm linh, cần tạo điều kiện cho người dân đến cúng kiếng, tránh tận thu, vì nhiều năm qua ở đây chưa có công trình đầu tư tương xứng. Ông Láng cũng lên án việc lập trạm thu phí tham quan tất cả những người đi ngang qua miếu Bà là kiểu “gạn chài bắt cá”!
Số liệu từ Ủy ban TP.Châu Đốc cho biết mỗi năm riêng tiền công đức do người dân đóng góp tại miếu Bà khoảng 120-150 tỷ đồng ($5,113,452 – $6,391,815), còn tiền bán vé tham quan cũng thu được 50 tỷ đồng ($2,130,605). Châu Đốc để lại 30% tiền công đức cho Ban quản trị lăng miếu Núi Sam, còn lại nộp ngân sách nhà nước. Thiệt “vặt lông vịt” không khó chút nào!
Nếu phản đối việc thu phí của Hội An bằng cách không đến phố cổ này du lịch, người Việt cũng nên ứng xử tương tự với núi Yên Tử, với miếu Bà! Chỉ khi nào các khu di tích bán vé này ế chỏng chơ, không thu được đồng nào thì mới mong có sự thay đổi, còn không thì…. ngu gì mà quan chức Việt không nghĩ cách “vặt lông vịt” tiếp?
An Vui
4 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Sau ngày 15 Tháng Năm 2023, muốn dạo chơi chụp ảnh ở phố cổ Hội An, người Việt phải nộp phí $3.41 – Ảnh: Thanh Niên
Đó là bình luận của đa số bạn đọc Việt trước thông tin từ ngày 15 Tháng Năm tới đây, ai vào tham quan phố cổ Hội An sẽ phải mua vé.
Giá vé quy định là 80,000 đồng ($3.41) với du khách trong nước và 120,000 đồng ($5.11) với du khách quốc tế.
Trên tuyến đường du lịch miền Trung Việt Nam, phố cổ Hội An là nơi du khách quốc tế chọn lựa dừng chân nhiều ngày hơn những điểm đến khác. Vài năm gần đây, với sự phát triển của TP.Đà Nẵng, nhiều người Việt khi ra Đà Nẵng du lịch cũng thích ghé qua Hội An – phố cổ gần Đà Nẵng. Tiêu biểu là năm 2019 trước dịch Covid-19, Hội An đón gần 8 triệu lượt du khách, trong đó du khách quốc tế đạt 4.6 triệu lượt, còn du khách nội địa đạt trên 3 triệu lượt. Năm 2022, Hội An chỉ đón hơn 1.5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chỉ có 614,000 lượt, còn khách nội địa 922,000 lượt. Trước và trong tết Quý Mão vừa qua, du khách quay trở lại Hội An nhiều hơn, với 40,000 lượt du khách một ngày.
Chắc mẩm về sức hút du khách của Hội An, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Nam vịn vào cớ lấy tiền bán vé tham quan Hội An phục vụ cho việc trùng tu di sản và tổ chức các sự kiện du lịch ở phố cổ, họ ra thông báo từ 15 Tháng Năm tới đây, bất kỳ du khách nội địa hay quốc tế vào Hội An cũng phải mua vé. Để tránh việc thất thoát tiền bán vé, do sợ du khách nội địa “giả dạng” dân bản xứ, nhà cầm quyền sẽ phân luồng lối đi tại các đường chính vào khu phố cổ, gồm hai lối đi, một lối đi dành cho dân bản xứ và một lối đi dành cho du khách, rõ là “mua dây buộc vào người”, tạo thêm rắc rối cho việc đi lại của dân bản xứ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 3 Tháng Tư, bà Trương Thị Ngọc Cẩm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao Hội An phân bì: “Cùng di sản như nhau nhưng lâu nay vé tham quan Hội An vẫn được cho là thấp hơn rất nhiều so với các điểm đến khác. Thậm chí một số ý kiến còn đánh giá rằng Hội An là nơi du lịch giá rẻ, chúng tôi không muốn mang “thương hiệu” buồn này”. Còn ông Nguyễn Sơn Thủy, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, cho rằng mức phí tham quan khu vực di sản hiện chưa tương xứng, ông Thủy so sánh: “Hạ Long, Huế, thậm chí ở các nước Đông Nam Á thì mức phí tham quan cao gấp nhiều lần. Đa phần khách quốc tế họ ủng hộ và sẵn lòng đóng góp cho di sản. Đây cũng là quan điểm được UNESCO ủng hộ, đánh giá cao” (?)
Theo trang Du Lịch Hội An, trước kia du khách đến Hội An có thể chọn lựa: Muốn tham quan bảy cụm di tích thuộc di sản văn hóa của phố cổ Hội An như nhà cổ, nhà thờ, bảo tàng, hội quán, lăng mộ thương nhân Nhật Bản… thì phải mua vé (giá $3.41 với khách Việt và $5.11 với khách quốc tế); còn nếu không mua vé thì chỉ được đến những điểm khác như cầu Hội An bắc qua sông Hoài, chợ Hội An, sông Hoài, phố đèn lồng, các con hẻm, chợ đêm…
Thông tin việc thu phí tham quan phố cổ Hội An của VietnamNet – Ảnh chụp màn hình
Chính vì được chọn lựa, nên nhiều tour dẫn khách tham quan phố cổ đã bỏ qua việc mua vé tham quan bảy cụm di tích, và theo Ủy ban TP.Hội An, như vậy là không công bằng. Trao đổi với VietnamNet ngày 3 Tháng Tư, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban TP.Hội An, lý giải khi quyết định công nhận phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới thì toàn thể cảnh quan khu phố cổ là di sản chứ không phải chỉ riêng một di tích nào. Do đó tất cả du khách khi đến tham quan khu phố cổ Hội An cần có trách nhiệm mua vé. Trường hợp người dân và du khách ở lại Hội An lâu ngày thì sẽ có phương án để nhận diện riêng, có lối đi riêng. Còn những người vào khu phố cổ để buôn bán, làm việc… sẽ không thu phí, nhưng chủ các cơ sở kinh doanh phải bảo đảm đó là nhân viên, nếu không đúng thì sẽ bị phạt.
Ngày 4 Tháng Tư 2023, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch Ủy ban TP.Hội An, nói rõ hơn: Xu thế áp dụng thu phí, “lấy di tích nuôi lại di tích” là việc cần làm để giữ Hội An tốt hơn. Ông Lanh phàn nàn: “Lâu nay có hiện tượng nhiều hãng lữ hành bán tour cho khách có tính phí tham quan các di sản Hội An trong tổng chi phí nhưng khi khách tới thì lại thả khách “đi lang thang” mà không chịu xuất tiền đã thu mua vé cho họ, khiến họ bị thiệt thòi”.
Từ trước đến nay, Hội An đang áp dụng phí tham quan đối với khách đi vào khu vực 1, thuộc quần thể “đỏ” bảo vệ nghiêm ngặt với hơn 1,107 di tích cổ. Trung bình mỗi ngày có khoảng 15,000 lượt du khách ra vào phố cổ, nhưng chỉ có 40% số đó mua vé tham quan khu vực 1, chủ yếu là khách quốc tế. Số tiền bán vé tham quan khu vực 1 lâu nay chỉ bán được cho du khách quốc tế, không đủ để trùng tu, tu bổ di tích nên nay nhà cầm quyền Hội An quyết định thu đều, khách Việt hay quốc tế cũng đều phải đóng góp.
Thanh Niên ngày 4 Tháng Tư 2023 đặt vấn đề “Thu phí tham quan Hội An, coi chừng thu 1 mà mất tới 3”, dẫn lời chuyên viên du lịch là TS. Lương Hoài Nam cho rằng, câu chuyện thu phí vào cổng của Hội An cũng như nhiều điểm đến khác ở Việt Nam hiện nay cần phải được xem xét lại. Đầu tiên là thẩm quyền thu phí. Theo ông Nam, có hai loại không gian cần xác định rõ là không gian công cộng hay không gian thuộc sở hữu. Nếu không gian thuộc sở hữu thì chủ thể sở hữu có quyền thu phí. Ngược lại, nếu là không gian công cộng thì thuộc về toàn dân, không có quyền thu phí. Hiện nay, không chỉ Hội An mà có tình trạng nhiều không gian công cộng như các công viên, làng cổ phía Bắc dựng cổng thu phí du khách, điều này là không đúng. Yếu tố thứ hai cần cân nhắc là lợi – hại của việc thu phí. Hội An bán vé vào cổng, một mặt mang lại nguồn ngân sách cho thành phố nhưng mặt khác làm tăng chi phí của khách du lịch. Trong bối cảnh cả du lịch và nền kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc tăng chi phí của người dân, du khách đều đi ngược lại với chủ trương chung.
“Việc này cũng tương tự như câu chuyện Visa, thu được 1 đồng nhưng có khi mất tới 3 đồng”, TS.Lương Hoài Nam cảnh báo.
Đồng tình, ông Phan Đình Huê, Giám đốc công ty du lịch Vietcircle khẳng định, việc Hội An khoanh vùng cả thành phố để thu vé tham quan của du khách là không hợp lý, vì Hội An là một thành phố cổ, không chỉ là nơi tham quan mà còn có các dịch vụ như ăn uống, mua sắm hàng hóa, hoặc đơn giản chỉ là rảo bước trên đường ngắm cảnh. Với những nhu cầu như vậy thì việc thu phí là không đúng.
Ông Phan Đình Huê đánh giá: Tư duy của nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam chỉ chăm chăm thu vé vào cổng mà quên mất tính toán cơ cấu kinh tế của điểm đó chiếm bao nhiêu phần trăm từ bán vé, bao nhiêu từ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ. Cần nghiên cứu và cân nhắc kinh tế Hội An sẽ hưởng lợi gì hay mất gì từ việc thu tiền vé này, đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Truyền thông trong nước không nói rõ là khi thu tiền vé tham quan đồng đều cho cả du khách Việt lẫn quốc tế khi ra vào phố cổ từ ngày 15 Tháng Năm 2023 thì có bao gồm vé tham quan khu vực 1 (bao gồm 7 cụm di tích) hay “phí chồng phí”?
Với khách quốc tế thì việc bán vé này có thể không thành vấn đề (vì xưa nay nếu đi tour thì họ đã bị thu số tiền tham quan này rồi), nhưng cộng đồng Việt thì hầu hết phản đối, cho rằng du lịch Việt tận thu, bán vé tham quan di sản của đất nước cho cả người nhà, còn thua cách làm của Campuchia là toàn bộ các di tích Angkor đều chỉ bán vé cho khách quốc tế.
Một bạn đọc của Tuổi Trẻ tên Da Nang đã bình luận: “Cái này nói cho nhanh là “tham bát bỏ mâm”. Lần đầu tiên tôi nghe đến việc đi vào một thành phố (dù nhỏ) người ta phải mua vé. Thật ra, ở Việt Nam thì Hội An là có một không hai nhưng nhìn sang các nước khu vực thì Hội An còn nhỏ bé lắm. Người ta tham quan khu phố cổ là thăm cái hồn phố cổ chứ kiến trúc thì so với Trung Quốc, Campuchia….. chẳng là gì cả. Người ta đi vào phố cổ, ngồi uống ly cafe, tách trà, ăn nhẹ vài món… nhìn người qua kẻ lại, trên bến dưới thuyền… cho vui rồi về, chẳng có gì ghê gớm lắm đâu mà phải mua vé”.
Bản đồ 3 trạm thu tiền vé tham quan miếu Bà của Ban quản lý khu du lịch quốc gia núi Sam (Châu Đốc, An Giang) – Ảnh: Vnexpress
Tuy nhiên, việc thu phí tham quan đồng đều của Hội An so ra đã chậm chạp hơn nhiều nơi khác và cũng chưa kỳ quặc bằng việc thu phí của Ban quản lý miếu Bà Chúa Xứ (miếu Bà) ở khu du lịch núi Sam (Châu Đốc, tỉnh An Giang) hoặc thu phí vào khu di tích núi Yên Tử (Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).
Vô lý nhất là việc thu tiền vé vào miếu Bà, khi Ban quản lý khu du lịch quốc gia Núi Sam dựng ba trạm thu phí cách miếu Bà khoảng 1 km (0.6 miles), ép mọi người đi ngang phải đóng tiền phí tham quan, kể cả người không có nhu cầu vào miếu. Truyền thông trong nước đã phản ảnh phàn nàn của nhiều người dân khi họ có việc phải đi ngang khu vực này.
Việc đặt trạm thu phí ở xa miếu còn ảnh hưởng hàng trăm gia đình sống quanh đó. Vnexpress ngày 22 Tháng Hai 2023 dẫn lời ông Tưởng Minh Vương, kinh doanh nhà trọ gần miếu Bà, cho biết mỗi khi gia đình có đám tiệc hay người thân đến thăm đều phải nộp tiền mua vé tham quan miếu, hoặc ông phải trực tiếp ra trạm thu phí “bảo lãnh”, trong khi đâu phải lúc nào ông cũng ra trạm “bảo lãnh” được? Theo ông Vương, thu phí ở đâu thì đặt trạm ở đó, đằng này chặn hết đường ra – vô để thu làm phiền người dân.
Một lãnh đạo Ban quản lý khu du lịch quốc gia Núi Sam biện minh nơi đây có 4 di tích cấp quốc gia nằm khá gần nhau, trong khi việc thu phí ngay tại cổng chùa, lăng, miếu sẽ “phản cảm” nên phải dời ra xa! Biết là “phản cảm” mà vẫn thu, thiệt là “tham bát bỏ mâm”, và tệ hơn là thu phí của tất cả mọi người đi ngang qua, kiểu “thà giết lầm hơn bỏ sót” của cộng sản!
Vnexpress cũng dẫn lời TS. Ngô Quang Láng, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang, miếu Bà là điểm hành hương tâm linh, cần tạo điều kiện cho người dân đến cúng kiếng, tránh tận thu, vì nhiều năm qua ở đây chưa có công trình đầu tư tương xứng. Ông Láng cũng lên án việc lập trạm thu phí tham quan tất cả những người đi ngang qua miếu Bà là kiểu “gạn chài bắt cá”!
Số liệu từ Ủy ban TP.Châu Đốc cho biết mỗi năm riêng tiền công đức do người dân đóng góp tại miếu Bà khoảng 120-150 tỷ đồng ($5,113,452 – $6,391,815), còn tiền bán vé tham quan cũng thu được 50 tỷ đồng ($2,130,605). Châu Đốc để lại 30% tiền công đức cho Ban quản trị lăng miếu Núi Sam, còn lại nộp ngân sách nhà nước. Thiệt “vặt lông vịt” không khó chút nào!
Nếu phản đối việc thu phí của Hội An bằng cách không đến phố cổ này du lịch, người Việt cũng nên ứng xử tương tự với núi Yên Tử, với miếu Bà! Chỉ khi nào các khu di tích bán vé này ế chỏng chơ, không thu được đồng nào thì mới mong có sự thay đổi, còn không thì…. ngu gì mà quan chức Việt không nghĩ cách “vặt lông vịt” tiếp?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Kinh tế VN phát triển chậm. Smartphones, món xuất cảnh số 1 của VN bị giảm mất 15%.
Du lịch năm 2022 0 như mong đợi. VN mong có 5 triệu du khách nhưng chỉ có được 3,5 triệu. Vì vậy VN muốn cung cấp E-Visa 3 tháng, kéo dài 14 ngày 0 cần Visa tới 30 ngày cho ~ nước VN 0 đòi Visa (14 ngày)
https://finanzmarktwelt.de/vietnam-boeses-omen-fuer-weltwirtschaft-exporte-von-smartphones-ruecklaeufig-266614/
Du lịch năm 2022 0 như mong đợi. VN mong có 5 triệu du khách nhưng chỉ có được 3,5 triệu. Vì vậy VN muốn cung cấp E-Visa 3 tháng, kéo dài 14 ngày 0 cần Visa tới 30 ngày cho ~ nước VN 0 đòi Visa (14 ngày)
https://finanzmarktwelt.de/vietnam-boeses-omen-fuer-weltwirtschaft-exporte-von-smartphones-ruecklaeufig-266614/
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Ba người trong một gia đình bị điện giật tử vong
Lê Thiệt
5 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Hiện trường xảy ra tai nạn điện giật. Ảnh: Yên Khánh/VNExpress
Người dân Bình Dương đang đòi hỏi công ty điện lực địa phương phải chịu trách nhiệm về ba cái chết thương tâm này, nhưng cho đến nay họ vẫn nhận được sự im lặng.
Sự việc xảy ra vào khoảng 6 giờ chiều ngày 4 Tháng Tư ở phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát. Sau cơn mưa, một bà cụ 70 tuổi mang chổi ra trước nhà quét nước cho đường phố sạch sẽ, bất ngờ té lăn ra đường. Người chồng 71 tuổi trong nhà thấy vậy, vội chạy ra xem vợ thế nào, chưa chạm vào vợ cũng té ngã không một tiếng kêu. Theo sau ông là người con trai 40 tuổi, và đứa cháu nội 12 tuổi cũng chạy theo và cùng té xoài xuống lề đường.
Người dân gần đó hoảng sợ không dám lại gần, hô hoán nhau gọi cơ quan chức năng cắt nguồn điện. Một lúc sau đường điện chạy ngang khu phố mới bị cắt, nhưng ba người ứng cứu đã tử vong. Bà cụ bị điện giật đầu tiên hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng sau đó, chiều cùng ngày ở địa bàn xảy ra mưa kèm giông lốc lớn khiến một cây xanh ngã đổ, làm đường dây điện 3 pha bị đứt, rò rỉ điện.
Công an thị xã Bến Cát đang điều tra nguyên nhân đường dây điện này bị đứt. Gia đình nạn nhân cùng người dân địa phương đòi hỏi công ty điện lực, đơn vị phụ trách cây xanh thành phố phải chịu trách nhiệm về ba cái chết tức tưởi này. Dư luận đạt câu hỏi: Tại sao khi dây điện bị đứt hệ thống điện không tự động ngắt điện ngay lập tức, mà phải chờ công nhân đến kéo cầu dao điện? Nếu có hệ thống ngắt điện tự động, thì ba nạn nhân đã không bị chết oan. Thời gian chờ đợi công nhân đến trạm điện có thể khiến nhiều người khác thiệt mạng, chứ không chỉ có ba người.
Điều họ nhận được là “sự im lặng đáng sợ”.
Chưa biết sự việc sẽ diễn tiến ra sao, gia đình nạn nhân có gởi đơn đề nghị truy tố sự tắc trách của cơ quan chức năng gây hậu quả nghiêm trọng hay không; hay họ buộc phải âm thầm làm tang lễ cho người thân rồi sự việc được xem như chưa từng xảy ra?
Lê Thiệt
5 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Hiện trường xảy ra tai nạn điện giật. Ảnh: Yên Khánh/VNExpress
Người dân Bình Dương đang đòi hỏi công ty điện lực địa phương phải chịu trách nhiệm về ba cái chết thương tâm này, nhưng cho đến nay họ vẫn nhận được sự im lặng.
Sự việc xảy ra vào khoảng 6 giờ chiều ngày 4 Tháng Tư ở phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát. Sau cơn mưa, một bà cụ 70 tuổi mang chổi ra trước nhà quét nước cho đường phố sạch sẽ, bất ngờ té lăn ra đường. Người chồng 71 tuổi trong nhà thấy vậy, vội chạy ra xem vợ thế nào, chưa chạm vào vợ cũng té ngã không một tiếng kêu. Theo sau ông là người con trai 40 tuổi, và đứa cháu nội 12 tuổi cũng chạy theo và cùng té xoài xuống lề đường.
Người dân gần đó hoảng sợ không dám lại gần, hô hoán nhau gọi cơ quan chức năng cắt nguồn điện. Một lúc sau đường điện chạy ngang khu phố mới bị cắt, nhưng ba người ứng cứu đã tử vong. Bà cụ bị điện giật đầu tiên hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng sau đó, chiều cùng ngày ở địa bàn xảy ra mưa kèm giông lốc lớn khiến một cây xanh ngã đổ, làm đường dây điện 3 pha bị đứt, rò rỉ điện.
Công an thị xã Bến Cát đang điều tra nguyên nhân đường dây điện này bị đứt. Gia đình nạn nhân cùng người dân địa phương đòi hỏi công ty điện lực, đơn vị phụ trách cây xanh thành phố phải chịu trách nhiệm về ba cái chết tức tưởi này. Dư luận đạt câu hỏi: Tại sao khi dây điện bị đứt hệ thống điện không tự động ngắt điện ngay lập tức, mà phải chờ công nhân đến kéo cầu dao điện? Nếu có hệ thống ngắt điện tự động, thì ba nạn nhân đã không bị chết oan. Thời gian chờ đợi công nhân đến trạm điện có thể khiến nhiều người khác thiệt mạng, chứ không chỉ có ba người.
Điều họ nhận được là “sự im lặng đáng sợ”.
Chưa biết sự việc sẽ diễn tiến ra sao, gia đình nạn nhân có gởi đơn đề nghị truy tố sự tắc trách của cơ quan chức năng gây hậu quả nghiêm trọng hay không; hay họ buộc phải âm thầm làm tang lễ cho người thân rồi sự việc được xem như chưa từng xảy ra?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Nửa thế kỷ “giải phóng”, gia tài của mẹ có gì? (Gió Bấc )
40 người trốn khỏi casino ở Campuchia, bơi qua sông về Việt Nam
Trong cuộc kháng chiến thần kỳ giải phóng Miền Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đau đớn “Hát Trên Những Xác Người”, “Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu”.
Sau ngày 30/4/1975, xác người Việt không còn trôi sông mà vật vờ trong lòng biển. Cứ ngỡ đó là do hậu quả chiến tranh, đó là đám tàn dư Mỹ Ngụy ngoan cố tìm đường chạy theo thế lực thù địch. Thế nhưng các trại tị nạn cho thuyền nhân d8ã đóng cửa từ lâu, những kẻ vượt biên can tội phản quốc ngày xưa đã trở thành Việt Kiều Yêu Nước, khúc ruột ngàn dặm, thì lại đến lượt con cháu bác Hồ của quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh chết oan khi liều mình vượt biển. Đại Hội Đảng lần nào cũng thắng lợi, con đường lên chủ nghĩa xã hội ngày càng tới gần nhưng hầu như năm nào cũng có thông tin nhức nhối, đau xót về những cái chết trên đường tha phương kiếm sống
Mới đây, trong cuộc họp báo ngày 30-3, Lực lượng thực thi pháp luật Đài Loan thông báo đã tìm thấy trong 11 thi thể trôi dạt trên vùng biển gần hòn đảo này hồi tháng trước có bảy thi thể mang giấy tờ Việt Nam. Nghi ngờ đây là một vụ buôn người, nhà chức trách Đài Loan đã thành lập một đội đặc nhiệm để điều tra. (1)
Ngày nay, người Việt vượt biển, nhập cảnh trái phép vào nước tư bản không phải vì cao vọng tìm đường cứu nước như cha già dân tộc trước đây. Đường Kách Mệnh cha già đã chỉ ra rồi, đảng đang lùa dân tộc đi theo ánh sáng quang vinh. Nhưng điểm đến sao mà xa quá, thế hệ con cháu thiếu kiên trì đã tìm mọi cách để tìm đến bọn thối tha giãy chết. Các quan chức tầm Bộ Chính Trị xuống đến cấp tỉnh huyện thảy đều cho con du học, định cư bằng máy bay hạng sang. Đương thời, con các ông Chủ Tịch Quốc Hội, Bô Trưởng Công An, nguyên Chủ Tịch Nước, nguyên Thủ Tướng…. đều từng học, có nhà biệt thự sang trọng ở ở Mỹ, Anh. Tầng lớp trung trung không du học hay đầu tư lấy quốc tịch thì có đường dây tháp tùng Chủ Tịch Quốc Hội công du rồi trốn ở lại Hàn Quốc rất sang trọng, an toàn.
Chỉ tội đám dân đen vì bon chen tìm cuộc đời đời đánh cược bằng thân thể, sinh mạng của mình cho công cuộc mưu sinh đầy rủi ro bất trắc. Không chỉ chết trên biển Đông, Thái Bình Dương, người Việt hiện nay còn chết thảm trên những vùng biển tận trời Âu.·
Ngày 17/12/2021, báo chí đưa tin “Một người Việt chết đuối khi vượt ‘eo biển tử thần’”.Theo đó, Phòng công tố Paris hôm 16/12 thông báo đã xác định được danh tính toàn bộ 27 người di cư chết đuối trong thảm kịch chìm xuồng ở eo biển Manche tháng trước. Thi thể cuối cùng được nhận dạng là một người đàn ông Việt Nam 29 tuổi, từng sống trong khu lều trại của người di cư dọc bờ biển phía bắc nước Pháp. Thảm kịch xảy ra hôm 24/11, khi chiếc xuồng cao su chở nhóm người di cư bị lật trên eo biển Manche khi tìm cách vượt biển từ Pháp đến Anh (2)
Đau xót nhất là thảm họa chết khi vượt biên trái phép qua eo biển Manche bằng đường bộ. Ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh tìm thấy 39 thi thể trong thùng container tại khu công nghiệp Grays, hạt Essex, đông bắc thủ đô London. Các nạn nhân được xác định nhập cư trái phép. Toàn bộ người tử vong mang quốc tịch Việt Nam. Nghệ An là tỉnh nhiều nạn nhân nhất với 21 người, Hà Tĩnh 10 người, Hải Phòng 3 người, Quảng Bình 3 người, Thừa Thiên Huế và Hải Dương mỗi tỉnh một người. Trong báo cáo khám nghiệm của cảnh sát hạt Essex, 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container do thiếu oxy và quá nóng.(3)
Tại phiên tòa xét xử vụ 39 thi thể trong container, một nhân chứng người Việt cũng là người vượt biên trái phép từ Pháp vào Anh cùng một tổ chức đã vận chuyển các nạn nhân khai đã trả 17.000 USD để mua gói “VIP” nhập cư lậu vào Anh.(4)
Trong thời hồng hoang của chủ nghĩa tư bản bóc lột, người châu Phi bị cưỡng bách, bị bắt cóc sang các nước tư bản để làm nô lệ. Đó là trang lịch sử đau đớn nhức nhối mà các quốc gia phát triển và loài người văn minh đã phải lấy máu thịt đấu tranh xóa bỏ.
Ấy thế mà dưới ánh sáng của đảng quang vinh, chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng, những người lao động thuộc thành phần căn bản của giai cấp công nông, nền tảng của chế độ XHCN lại phải vay tiền vay bạc để bán thân làm nô lê.
Báo chí trong nước đã tìm được tấm gương kiên trì vượt khó bán mình đến lần thứ 8 mới có dịp may trở thành nô lệ cho xã hội tư bản thối tha của cựu đế quốc Anh. Anh Ngô Mạnh Tường (tên nhân vật đã thay đổi, trú xã Cương Gián) đã cầm cố tài sản bán mình với chi phí khoảng 400 triệu đồng. Tường kể, ban đầu anh đáp máy bay qua Moscow (Nga), rồi tiếp tục vượt biên sang Pháp và điểm dừng chân cuối cùng là Anh.
Tường đã trải qua 7 lần đu bám container, bị cảnh sát bắt giữ và trả về, rồi lại vượt biên và bị bắt giữ rồi trả về… Hành trình đầy rủi ro và nước mắt của anh cứ lặp đi lặp lại như thế. Sau đó nhờ gia đình vay thêm 100 triệu đồng nửa Tường mới mua dược vé VIP ngồi trên thùng xe Container để nhập cảnh vào Anh.(5)
Vay tiền bán mình cho các đường dây buôn người trái phép, bị chết oan đã là nghịch lý. Nhưng nghịch lý hơn là nhiều người khác cũng mất tiền đóng phí dể bán sức lao động cho các tổ chức hợp pháp của nhà nước Việt Nam với cái tên mỹ miều là xuất khẩu lao động sang các nức cựu xã hội chủ nghĩa anh em bị đối xử như nô lệ và chết oan khốc nơi xứ người.
Năm 2012, vụ đàn áp bóc lột người Việt xuất khẩu lao động sang làm việc trong những xưởng may đen ở Nga làm dấy lên dư luận của giới truyền thông trong nước và quốc tế. Khởi đầu từ công ty may Vinastar tiếp nhận và sử dụng lao động người Việt như nô lệ.
Bị nhốt trong các xưởng may như tù nhân, nhiều tháng liền không thấy ánh sáng mặt trời. Người lao động bị thu giữ giấy tờ tùy thân phải lao động hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày với tiền lương rẻ mạt ngược lại phải khấu trừ chi phí điện nước ăn ở tại xưởng may với giá cắt cổ. Càng làm việc số nợ càng tăng lên. Khi họ đấu tranh thì bị đàn áp, đánh đập, cách ly. Nhờ sự can thiệp của BBC với cảnh sát Nga, hơn 160 công nhân ở Vinastar mới được giải cứu và trục xuất về nước.
Trước đó, “BBC được biết đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam cũng đã tới xưởng may nhưng bất đồng giữa chủ lao động và người làm công từ Việt Nam vẫn không được giải quyết” (6)
Cùng tình trang tương tự, một nhóm nữ công nhân của hãng Victoria cũng ở Nga đã lên tiếng cầu cứu. Qua sự hỗ trợ của Liên minh bài trừ nô lệ mới CAMSA và lời kêu cứu của gia đình nạn nhân, ngày 12/08/2012, năm nữ nhân công đã về đến Việt Nam.
Nhờ được các tổ chức quốc tế can thiệp kịp thời, hai nhóm nô lệ này may mắn không bị chết oan. Cũng ngày ngày hôm đó, thì tại Nga, 14 đồng nghiệp của họ ở một công ty khác đã bị chết cháy.Thông tin trên báo chí Việt Nam nói là « do chập điện ». Do đâu mà tai nạn xảy ra giữa ban ngày mà các nạn nhân không thể chạy thoát ? Sự thật cho thấy là họ bị chủ nhốt trong phòng và khóa cửa bên ngoài. Tin từ truyền thống Nga và cảnh sát điều tra cho biết như sau : “Vào lúc 16 giờ 20 ngày 12/08/2012 trong một xưởng may đen tại phố Công xã Paris, nhà số 16, thành phố Yegoreev, đã xảy ra một vụ cháy, làm 14 người bị thiệt mạng. Tất cả các công nhân này đều là người Việt Nam, 7 nam, 7 nữ. Vụ cháy diễn ra cách Matxcơva 70 km về phía đông nam.
Theo điều tra sơ bộ, vụ cháy xảy ra do bị chập điện trong một căn phòng 30 m2 trên tầng hai của tòa nhà văn phòng lớn, nhưng những công nhân này bị chết oan uổng không phải vì điện bị chập, mà do họ bị khóa trái cửa lại, bên ngoài cửa còn bị chặn một cái búa to, nên họ đã không thoát được ra ngoài.”
Đến khi đội phòng cháy và bộ cứu hộ khẩn cấp đến giải thoát thì chỉ cứu được 1 người, ở tình trạng bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu. Các công nhân này làm việc trong một xưởng may đen của người Việt. Xưởng của họ thuê thuộc địa phận một nhà máy sản xuất vải bông ở trung tâm thành phố.
Sau khi đến dập tắt đám cháy, cảnh sát còn phát hiện thêm một căn phòng khác, có 60 công nhân Việt Nam, hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân đang sinh sống. Theo lời bà Irina Gumennaya, người đại diện của cục điều tra vùng ngoại ô, thì những công nhân sống trong những điều kiện ” hoàn toàn không thể tưởng tượng được, chật chội, thiếu vắng mọi điều kiện vệ sinh tối thiểu, dây điện trần chạy khắp nơi”. (7)
Bị hấp lực của bọn tư bản giãy chết nên chạy sang Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Anh là điều đáng đau xót. Thế nhưng đáng đau xót hơn nữa có không ít người Việt lại liều lĩnh chạy sang nước Campuchia láng giềng làm thuê và bị bóc lột, hà hiếp đến mức phải vượt thoát, vượt biên trái phép về Việt Nam. Ôi cái đất nước láng giềng anh em mà lịch sử đã ghi nhận bàn tay bảo hộ của người Việt. Đất nước mà người Việt đã phải hy sinh hàng vạn đứa con ưu tú để làm nhiệm vụ quốc tế giải phóng ra khỏi chế độ diệt chủng. Bây giờ người Việt lại chết trong vị thế người làm thuê bỏ trốn!
Ngày 18/8/2022 báo chí lề đảng rộ lên thông tin “bất chấp nguy hiểm, 42 người Việt Nam trốn khỏi casino Campuchia, bơi qua sông Bình Di (thuộc H.An Phú, An Giang) để về Việt Nam…
Chiều 20.8, ông Trần Hòa Hợp, Chủ tịch UBND H.An Phú ( An Giang ), cho biết thi thể thiếu niên mất tích trong vụ 42 người trốn khỏi casino Campuchia nhập cảnh trái phép VN đã được tìm thấy.
Cụ thể, thi thể em Đ.M.H (16 tuổi, quê Gia Lai) được người dân phát hiện khoảng 5 giờ cùng ngày tại gần cầu C3, ấp Búng Lớn, xã An Hội, H.An Phú”. (
Ông bà xưa có câu, đất lành chim đậu. Sách Quốc văn giáo khoa thư và sách vở của Việt Nam trước 1975 có mẩu chuyện “quê hương là đẹp hơn cả”. Cha già dân tộc đã trăn trối “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng đất nước to đẹp gấp 10 ngày nay”. Đất Việt xưa nay vốn lành cho dân tộc trú ngụ giữ gìn suốt 4000 năm. Dân ta vốn yêu quê hương “vì trong từng nấm đất, đã có phần xương thịt của em tôi”.
Ấy vậy thì tại sao gần tròn nửa thế kỷ xây dựng đất nước đẹo giàu, văn minh, dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản người dân Việt lại phải trốn đi bõ thân ngoài biển.
Đảng ta đấu tranh cho bình đẳng giới, cấp nào cũng có nhiều phụ nữ chức to hoành troáng đến cả Ủy Viên TƯ, Ủy Viện BCT, Tứ Trụ triều đình ấy vậy sao mà phụ nữ Việt Nam lại rủ nhau xuất khẩu làm dâu khắp tứ phương. Dâu Đài, dâu Hàn, dâu Tàu cộng?
Rất tiếc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sớm quá vãng không thể viết tiếp phiên bản mới Gia Tài Của Mẹ 50 năm sau nội chiến, 59 năm dưới lá cờ vẽ vang của đảng Gia Tài Của Mẹ là gì?\Những xác người trên biển, trên sông, đàn cháu ngoại phồn vinh màu da, sắc tóc!
Gió Bấc
Nguồn: https://www.rfavietnam.com/node/7583
Chú thích:
1-https://tuoitre.vn/bo-ngoai-giao-len-tieng-ve-cac-thi-the-mang-giay-to-v…
2-https://vnexpress.net/mot-nguoi-viet-chet-duoi-khi-vuot-eo-bien-tu-than-…
3-https://vnexpress.net/7-nghi-can-dua-nguoi-sang-anh-trai-phep-bi-khoi-to…
4-https://vnexpress.net/nhan-chung-viet-khai-chi-17-000-usd-nhap-cu-lau-va…
5-https://vietnamnet.vn/ac-mong-cua-nguoi-dan-ong-ha-tinh-7-lan-chui-bam-c…
6-https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/07/120717_viet_workers_alleg…
7-https://www.rfi.fr/vi/chau-a/20120920-xuong-may-den-viet-nam-tai-nga-dia…
8-https://thanhnien.vn/tim-thay-thi-the-thieu-nien-trong-vu-42-nguoi-tron-…
40 người trốn khỏi casino ở Campuchia, bơi qua sông về Việt Nam
Trong cuộc kháng chiến thần kỳ giải phóng Miền Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đau đớn “Hát Trên Những Xác Người”, “Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu”.
Sau ngày 30/4/1975, xác người Việt không còn trôi sông mà vật vờ trong lòng biển. Cứ ngỡ đó là do hậu quả chiến tranh, đó là đám tàn dư Mỹ Ngụy ngoan cố tìm đường chạy theo thế lực thù địch. Thế nhưng các trại tị nạn cho thuyền nhân d8ã đóng cửa từ lâu, những kẻ vượt biên can tội phản quốc ngày xưa đã trở thành Việt Kiều Yêu Nước, khúc ruột ngàn dặm, thì lại đến lượt con cháu bác Hồ của quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh chết oan khi liều mình vượt biển. Đại Hội Đảng lần nào cũng thắng lợi, con đường lên chủ nghĩa xã hội ngày càng tới gần nhưng hầu như năm nào cũng có thông tin nhức nhối, đau xót về những cái chết trên đường tha phương kiếm sống
Mới đây, trong cuộc họp báo ngày 30-3, Lực lượng thực thi pháp luật Đài Loan thông báo đã tìm thấy trong 11 thi thể trôi dạt trên vùng biển gần hòn đảo này hồi tháng trước có bảy thi thể mang giấy tờ Việt Nam. Nghi ngờ đây là một vụ buôn người, nhà chức trách Đài Loan đã thành lập một đội đặc nhiệm để điều tra. (1)
Ngày nay, người Việt vượt biển, nhập cảnh trái phép vào nước tư bản không phải vì cao vọng tìm đường cứu nước như cha già dân tộc trước đây. Đường Kách Mệnh cha già đã chỉ ra rồi, đảng đang lùa dân tộc đi theo ánh sáng quang vinh. Nhưng điểm đến sao mà xa quá, thế hệ con cháu thiếu kiên trì đã tìm mọi cách để tìm đến bọn thối tha giãy chết. Các quan chức tầm Bộ Chính Trị xuống đến cấp tỉnh huyện thảy đều cho con du học, định cư bằng máy bay hạng sang. Đương thời, con các ông Chủ Tịch Quốc Hội, Bô Trưởng Công An, nguyên Chủ Tịch Nước, nguyên Thủ Tướng…. đều từng học, có nhà biệt thự sang trọng ở ở Mỹ, Anh. Tầng lớp trung trung không du học hay đầu tư lấy quốc tịch thì có đường dây tháp tùng Chủ Tịch Quốc Hội công du rồi trốn ở lại Hàn Quốc rất sang trọng, an toàn.
Chỉ tội đám dân đen vì bon chen tìm cuộc đời đời đánh cược bằng thân thể, sinh mạng của mình cho công cuộc mưu sinh đầy rủi ro bất trắc. Không chỉ chết trên biển Đông, Thái Bình Dương, người Việt hiện nay còn chết thảm trên những vùng biển tận trời Âu.·
Ngày 17/12/2021, báo chí đưa tin “Một người Việt chết đuối khi vượt ‘eo biển tử thần’”.Theo đó, Phòng công tố Paris hôm 16/12 thông báo đã xác định được danh tính toàn bộ 27 người di cư chết đuối trong thảm kịch chìm xuồng ở eo biển Manche tháng trước. Thi thể cuối cùng được nhận dạng là một người đàn ông Việt Nam 29 tuổi, từng sống trong khu lều trại của người di cư dọc bờ biển phía bắc nước Pháp. Thảm kịch xảy ra hôm 24/11, khi chiếc xuồng cao su chở nhóm người di cư bị lật trên eo biển Manche khi tìm cách vượt biển từ Pháp đến Anh (2)
Đau xót nhất là thảm họa chết khi vượt biên trái phép qua eo biển Manche bằng đường bộ. Ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh tìm thấy 39 thi thể trong thùng container tại khu công nghiệp Grays, hạt Essex, đông bắc thủ đô London. Các nạn nhân được xác định nhập cư trái phép. Toàn bộ người tử vong mang quốc tịch Việt Nam. Nghệ An là tỉnh nhiều nạn nhân nhất với 21 người, Hà Tĩnh 10 người, Hải Phòng 3 người, Quảng Bình 3 người, Thừa Thiên Huế và Hải Dương mỗi tỉnh một người. Trong báo cáo khám nghiệm của cảnh sát hạt Essex, 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container do thiếu oxy và quá nóng.(3)
Tại phiên tòa xét xử vụ 39 thi thể trong container, một nhân chứng người Việt cũng là người vượt biên trái phép từ Pháp vào Anh cùng một tổ chức đã vận chuyển các nạn nhân khai đã trả 17.000 USD để mua gói “VIP” nhập cư lậu vào Anh.(4)
Trong thời hồng hoang của chủ nghĩa tư bản bóc lột, người châu Phi bị cưỡng bách, bị bắt cóc sang các nước tư bản để làm nô lệ. Đó là trang lịch sử đau đớn nhức nhối mà các quốc gia phát triển và loài người văn minh đã phải lấy máu thịt đấu tranh xóa bỏ.
Ấy thế mà dưới ánh sáng của đảng quang vinh, chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng, những người lao động thuộc thành phần căn bản của giai cấp công nông, nền tảng của chế độ XHCN lại phải vay tiền vay bạc để bán thân làm nô lê.
Báo chí trong nước đã tìm được tấm gương kiên trì vượt khó bán mình đến lần thứ 8 mới có dịp may trở thành nô lệ cho xã hội tư bản thối tha của cựu đế quốc Anh. Anh Ngô Mạnh Tường (tên nhân vật đã thay đổi, trú xã Cương Gián) đã cầm cố tài sản bán mình với chi phí khoảng 400 triệu đồng. Tường kể, ban đầu anh đáp máy bay qua Moscow (Nga), rồi tiếp tục vượt biên sang Pháp và điểm dừng chân cuối cùng là Anh.
Tường đã trải qua 7 lần đu bám container, bị cảnh sát bắt giữ và trả về, rồi lại vượt biên và bị bắt giữ rồi trả về… Hành trình đầy rủi ro và nước mắt của anh cứ lặp đi lặp lại như thế. Sau đó nhờ gia đình vay thêm 100 triệu đồng nửa Tường mới mua dược vé VIP ngồi trên thùng xe Container để nhập cảnh vào Anh.(5)
Vay tiền bán mình cho các đường dây buôn người trái phép, bị chết oan đã là nghịch lý. Nhưng nghịch lý hơn là nhiều người khác cũng mất tiền đóng phí dể bán sức lao động cho các tổ chức hợp pháp của nhà nước Việt Nam với cái tên mỹ miều là xuất khẩu lao động sang các nức cựu xã hội chủ nghĩa anh em bị đối xử như nô lệ và chết oan khốc nơi xứ người.
Năm 2012, vụ đàn áp bóc lột người Việt xuất khẩu lao động sang làm việc trong những xưởng may đen ở Nga làm dấy lên dư luận của giới truyền thông trong nước và quốc tế. Khởi đầu từ công ty may Vinastar tiếp nhận và sử dụng lao động người Việt như nô lệ.
Bị nhốt trong các xưởng may như tù nhân, nhiều tháng liền không thấy ánh sáng mặt trời. Người lao động bị thu giữ giấy tờ tùy thân phải lao động hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày với tiền lương rẻ mạt ngược lại phải khấu trừ chi phí điện nước ăn ở tại xưởng may với giá cắt cổ. Càng làm việc số nợ càng tăng lên. Khi họ đấu tranh thì bị đàn áp, đánh đập, cách ly. Nhờ sự can thiệp của BBC với cảnh sát Nga, hơn 160 công nhân ở Vinastar mới được giải cứu và trục xuất về nước.
Trước đó, “BBC được biết đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam cũng đã tới xưởng may nhưng bất đồng giữa chủ lao động và người làm công từ Việt Nam vẫn không được giải quyết” (6)
Cùng tình trang tương tự, một nhóm nữ công nhân của hãng Victoria cũng ở Nga đã lên tiếng cầu cứu. Qua sự hỗ trợ của Liên minh bài trừ nô lệ mới CAMSA và lời kêu cứu của gia đình nạn nhân, ngày 12/08/2012, năm nữ nhân công đã về đến Việt Nam.
Nhờ được các tổ chức quốc tế can thiệp kịp thời, hai nhóm nô lệ này may mắn không bị chết oan. Cũng ngày ngày hôm đó, thì tại Nga, 14 đồng nghiệp của họ ở một công ty khác đã bị chết cháy.Thông tin trên báo chí Việt Nam nói là « do chập điện ». Do đâu mà tai nạn xảy ra giữa ban ngày mà các nạn nhân không thể chạy thoát ? Sự thật cho thấy là họ bị chủ nhốt trong phòng và khóa cửa bên ngoài. Tin từ truyền thống Nga và cảnh sát điều tra cho biết như sau : “Vào lúc 16 giờ 20 ngày 12/08/2012 trong một xưởng may đen tại phố Công xã Paris, nhà số 16, thành phố Yegoreev, đã xảy ra một vụ cháy, làm 14 người bị thiệt mạng. Tất cả các công nhân này đều là người Việt Nam, 7 nam, 7 nữ. Vụ cháy diễn ra cách Matxcơva 70 km về phía đông nam.
Theo điều tra sơ bộ, vụ cháy xảy ra do bị chập điện trong một căn phòng 30 m2 trên tầng hai của tòa nhà văn phòng lớn, nhưng những công nhân này bị chết oan uổng không phải vì điện bị chập, mà do họ bị khóa trái cửa lại, bên ngoài cửa còn bị chặn một cái búa to, nên họ đã không thoát được ra ngoài.”
Đến khi đội phòng cháy và bộ cứu hộ khẩn cấp đến giải thoát thì chỉ cứu được 1 người, ở tình trạng bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu. Các công nhân này làm việc trong một xưởng may đen của người Việt. Xưởng của họ thuê thuộc địa phận một nhà máy sản xuất vải bông ở trung tâm thành phố.
Sau khi đến dập tắt đám cháy, cảnh sát còn phát hiện thêm một căn phòng khác, có 60 công nhân Việt Nam, hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân đang sinh sống. Theo lời bà Irina Gumennaya, người đại diện của cục điều tra vùng ngoại ô, thì những công nhân sống trong những điều kiện ” hoàn toàn không thể tưởng tượng được, chật chội, thiếu vắng mọi điều kiện vệ sinh tối thiểu, dây điện trần chạy khắp nơi”. (7)
Bị hấp lực của bọn tư bản giãy chết nên chạy sang Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Anh là điều đáng đau xót. Thế nhưng đáng đau xót hơn nữa có không ít người Việt lại liều lĩnh chạy sang nước Campuchia láng giềng làm thuê và bị bóc lột, hà hiếp đến mức phải vượt thoát, vượt biên trái phép về Việt Nam. Ôi cái đất nước láng giềng anh em mà lịch sử đã ghi nhận bàn tay bảo hộ của người Việt. Đất nước mà người Việt đã phải hy sinh hàng vạn đứa con ưu tú để làm nhiệm vụ quốc tế giải phóng ra khỏi chế độ diệt chủng. Bây giờ người Việt lại chết trong vị thế người làm thuê bỏ trốn!
Ngày 18/8/2022 báo chí lề đảng rộ lên thông tin “bất chấp nguy hiểm, 42 người Việt Nam trốn khỏi casino Campuchia, bơi qua sông Bình Di (thuộc H.An Phú, An Giang) để về Việt Nam…
Chiều 20.8, ông Trần Hòa Hợp, Chủ tịch UBND H.An Phú ( An Giang ), cho biết thi thể thiếu niên mất tích trong vụ 42 người trốn khỏi casino Campuchia nhập cảnh trái phép VN đã được tìm thấy.
Cụ thể, thi thể em Đ.M.H (16 tuổi, quê Gia Lai) được người dân phát hiện khoảng 5 giờ cùng ngày tại gần cầu C3, ấp Búng Lớn, xã An Hội, H.An Phú”. (
Ông bà xưa có câu, đất lành chim đậu. Sách Quốc văn giáo khoa thư và sách vở của Việt Nam trước 1975 có mẩu chuyện “quê hương là đẹp hơn cả”. Cha già dân tộc đã trăn trối “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng đất nước to đẹp gấp 10 ngày nay”. Đất Việt xưa nay vốn lành cho dân tộc trú ngụ giữ gìn suốt 4000 năm. Dân ta vốn yêu quê hương “vì trong từng nấm đất, đã có phần xương thịt của em tôi”.
Ấy vậy thì tại sao gần tròn nửa thế kỷ xây dựng đất nước đẹo giàu, văn minh, dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản người dân Việt lại phải trốn đi bõ thân ngoài biển.
Đảng ta đấu tranh cho bình đẳng giới, cấp nào cũng có nhiều phụ nữ chức to hoành troáng đến cả Ủy Viên TƯ, Ủy Viện BCT, Tứ Trụ triều đình ấy vậy sao mà phụ nữ Việt Nam lại rủ nhau xuất khẩu làm dâu khắp tứ phương. Dâu Đài, dâu Hàn, dâu Tàu cộng?
Rất tiếc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sớm quá vãng không thể viết tiếp phiên bản mới Gia Tài Của Mẹ 50 năm sau nội chiến, 59 năm dưới lá cờ vẽ vang của đảng Gia Tài Của Mẹ là gì?\Những xác người trên biển, trên sông, đàn cháu ngoại phồn vinh màu da, sắc tóc!
Gió Bấc
Nguồn: https://www.rfavietnam.com/node/7583
Chú thích:
1-https://tuoitre.vn/bo-ngoai-giao-len-tieng-ve-cac-thi-the-mang-giay-to-v…
2-https://vnexpress.net/mot-nguoi-viet-chet-duoi-khi-vuot-eo-bien-tu-than-…
3-https://vnexpress.net/7-nghi-can-dua-nguoi-sang-anh-trai-phep-bi-khoi-to…
4-https://vnexpress.net/nhan-chung-viet-khai-chi-17-000-usd-nhap-cu-lau-va…
5-https://vietnamnet.vn/ac-mong-cua-nguoi-dan-ong-ha-tinh-7-lan-chui-bam-c…
6-https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/07/120717_viet_workers_alleg…
7-https://www.rfi.fr/vi/chau-a/20120920-xuong-may-den-viet-nam-tai-nga-dia…
8-https://thanhnien.vn/tim-thay-thi-the-thieu-nien-trong-vu-42-nguoi-tron-…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Hậu quả của chính sách “mổ gà lấy trứng” và “đào Nam, đắp Bắc”
Tùng Phong
5 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
“Sức mạnh kinh tế” Việt Nam vẫn lệ thuộc vào công nghiệp gia công cho các tập đoàn nước ngoài (ảnh: TTXVN)
Trái với những nhận định lạc quan quá mức của giới lãnh đạo Việt Nam, rằng nền kinh tế sẽ bật như lò xo sau đại dịch và GDP 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng 7.5%…
Thế nhưng, hết Quí I-2023, GDP Việt Nam được ghi nhận tăng trưởng ở mức khiêm tốn hơn nhiều: 3.32%. Mức tăng trưởng này thậm chí còn thấp hơn con số 3.82% của Quí I-2020 – năm thực hiện chính sách phong tỏa “ngăn sông, cấm chợ” để truy tìm… virus.
Nếu nhìn kỹ hơn bức tranh kinh tế u ám, có thể thấy Việt Nam đã thực sự trượt dài vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ. Hơn 60,000 doanh nghiệp đóng cửa hoặc tạm dừng kinh doanh trong ba tháng đầu năm 2023; hơn 36,000 lao động ở Bình Dương thất nghiệp; tiểu thương chợ An Đông đóng cửa vì giá thuê sạp cao. Trong ba tháng, cả Sài Gòn chỉ bán được 19 căn nhà liền thổ; 54 doanh nghiệp bất động sản hoãn nợ trái phiếu đến hạn… Tại Đà Nẵng, hàng loạt khách sạn ven biển bỏ hoang, đóng cửa treo biển sang nhượng…
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Manufacturing Purchasing Managers’ Index (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3/2023 giảm xuống còn 47,7 điểm từ mức 51,2 điểm hồi tháng 2. S&P Global đánh giá, mặc dù các điều kiện kinh doanh suy giảm ít hơn so với khoảng thời gian cuối năm ngoái đầu năm nay, nhưng sự suy giảm này vẫn tương đối mạnh.
….
Trong đó, tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm lần thứ tư trong vòng 5 tháng trở lại đây. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng ghi nhận giảm lần đầu tiên kể từ đầu năm. Kết quả, lượng công việc tồn đọng đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11/2022. (Trích “PMI tháng 3 giảm còn 47,7 điểm”, nguồn: cafef.vn ngày 3 tháng Tư, 2023)
Đồ họa của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Khoan nói đến các chỉ số kinh tế vĩ mô, hãy làm một phép cộng đơn giản về số lượng doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường từ 2021 cho tới thời điểm hiện tại. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2021, có khoảng 100,000 doanh nghiệp đóng cửa. Năm 2022, hơn 145,000 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Riêng ba tháng đầu năm 2023 là hơn 60,000 doanh nghiệp. Tức chỉ hơn hai năm, số doanh nghiệp đóng cửa tương đương gần phân nửa số doanh nghiệp tư nhân. Tất nhiên, ai đó sẽ nói số doanh nghiệp thành lập mới sẽ bù đắp cho số doanh nghiệp đã “một đi không trở lại”.
Tuy nhiên, không cơ quan thống kê nào cho biết bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp mới thành lập có phát sinh hoạt động đầu tư, kinh doanh, sản xuất thực sự; và số doanh nghiệp “chết chưa kịp chôn”, lặng lẽ rời thị trường là bao nhiêu. Con số 300,000 doanh nghiệp dừng hoạt động và làm thủ tục phá sản trong hơn hai năm qua là con số tương đối chính xác, phản ánh rõ ràng thực trạng của nền kinh tế và có thể thấy rõ qua bộ mặt tiêu điều của các đô thị lớn phía Nam như Sài Gòn, Bình Dương, Đà Nẵng, Nha Trang, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ.
Các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc khủng hoảng này. Thiếu nguồn lực dự trữ và thị trường suy sụp trong một thời gian dài cùng các yếu tố bất định về lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao…, khiến phân nửa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phá sản là kết quả tất nhiên.
Đó là một tổn thất to lớn và hậu quả về dân sinh là rất tồi tệ. Mặc dù, chỉ đóng góp khoảng 10% GDP quốc gia, nhưng cộng đồng doanh nghiệp tư nhân nội địa góp phần tạo ra ngót 1/3 lượng công ăn việc làm, chủ yếu trong khu vực kinh tế phi chính thức. Do đó, nó có một vai trò rất lớn trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Khi phân nửa số doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ đóng cửa, có nghĩa hàng triệu lao động thất nghiệp.
Con số hơn bốn triệu người lao động xin rút bảo hiểm xã hội một lần trong năm năm qua có lẽ là con số thống kê rõ ràng nhất cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng dân sinh mà Việt Nam đối mặt.
“Đào Nam, đắp Bắc”
Năm 2022, giới lãnh đạo Việt Nam ngất ngây với con số tăng trưởng 8.02% và họ tảng lờ đi 145,000 doanh nghiệp phá sản và rời khỏi thị trường trong đó có cả những “đại bàng” đã gục ngã bởi những biến động khốc liệt của thị trường quốc tế. Các chỉ dấu cho một cuộc suy thoái đã trở thành hiện thực khi nhu cầu của những thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU giảm mạnh và hàng ngàn doanh nghiệp FDI cắt giảm hàng trăm ngàn lao động ngay trong thời gian cuối năm.
Trong khi đó, các cơ quan thuế Việt Nam đã miệt mài với chính sách “truy cùng, thu tận”.
Ngành thuế báo cáo: “Tính tổng quát, chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm qua mà Quốc hội giao cho ngành thuế là 1.174.900 tỷ đồng. Kết quả tính đến ngày 31-12-2022, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý đạt 1.515.410 tỷ đồng, đạt 129% so với dự toán pháp lệnh, bằng 112,6% so với cùng kỳ năm 2021” – Báo Pháp Luật ngày 12 Tháng Giêng 2023 trong bài “62/63 tỉnh thành thu ngân sách vượt dự toán” cho biết.
Người nghèo dĩ nhiên luôn là thành phần bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất của các biến động kinh tế (ảnh: Thanh Niên)
Bất chấp việc hàng triệu lao động bị mất việc, thất nghiệp, bộ máy quan liêu của nhà nước Việt Nam không quên thu cả những đồng tiền “hỗ trợ mất việc” mà doanh nghiệp cho người lao động như 6,000 công nhân của Pouchen vừa qua. Thay vì giảm thuế phí cho cộng đồng doanh nghiệp và tạo chính sách thuận lợi cho các tỉnh thành để phục hồi sức sản xuất, dịch vụ sau hai năm kiệt quệ, nhà nước Việt Nam đã thực hiện một chính sách ngắn hạn hơn rất nhiều: Giết gà lấy trứng!
Những “con gà” đầu tiên bị mổ phanh để lấy trứng trong những năm qua phải kể đến như Sài Gòn, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ba thành phố phía Nam này đóng góp hơn 1/3 thu ngân sách và GDP, chiếm phân nửa lượng kiều hối toàn quốc trong nhiều thập niên. Chỉ riêng Sài Gòn, năm 2022, thu ngân sách đã đạt 471,562 tỷ đồng. Hơn 80% trong số nguồn thu này được nộp về Trung ương. Thành phố chỉ được giữ lại 18% tổng thu thu ngân sách. Nguồn thu này chỉ đủ để chỉ trả vận hành bộ máy hành chính cồng kềnh và nhũng lạm. Trong khi đó, hạ tầng các đô thị phía Nam như Sài Gòn, Bình Dương, Biên Hòa, mạng lưới giao thông đường bộ kết nối các tỉnh miền Tây vô cùng yếu kém.
Cả miền Nam chỉ có chưa tới 200 km đường cao tốc nếu tính cả tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sắp được thông tuyến tới đây. Chưa kể đến sự quá tải và xuống cấp về hạ tầng y tế, giáo dục của các tỉnh phía Nam. Đó là kết quả của chính sách “đào Nam, đắp Bắc” nhất quán kể từ 1975 cho tới nay của Hà Nội.
Báo cáo kết quả tăng trưởng GRDP của các tỉnh thành mới đây cho biết GRDP (Gross Regional Domestic Product) của Sài Gòn chỉ tăng 0.7%, Bình Dương là 1.2% và Bà Rịa Vũng Tàu “tăng trưởng” âm -4.8%. Cả ba tỉnh thành này đều từng là những cực tăng trưởng của khu vực kinh tế miền Nam. Mức tăng trưởng thấp tới mức ông Bí thư Nguyễn Văn Nên ngỡ ngàng “Không ngờ GRDP tăng thấp như thế!”. Thực ra điều này đã được giới chuyên gia “phản động” cảnh báo từ lâu về cuộc “khủng hoảng kép”. Nếu giới chức chính quyền chịu rời phòng lạnh xuống cơ sở để “vi hành”, chắc sẽ không bị bất ngờ như ông bí thư Nên.
Do kinh tế trong tình trạng tê liệt và suy thoái, tốc độ giải ngân các dự án đầu tư công trở nên rất thấp. Quý I-2023, Sài Gòn chỉ giải ngân được 2% vốn đầu tư công và hầu như tất cả các “giải pháp” đều chỉ nằm trên giấy. Trong khi đó, chính quyền địa phương các nơi lại chỉ xử lý tình thế bằng những “giải pháp” vụn vặt, chẳng hạn phân lô vỉa hè cho thuê ở Hà Nội; Bán vé vào thăm phố cổ ở Hội An; Tăng giá điện để bù đắp cho khoản lỗ hơn $4 tỷ; Tăng giá vé máy bay; Tăng phí trước bạ xe hơi ở Hà Nội, Sài Gòn…
Tùng Phong
5 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
“Sức mạnh kinh tế” Việt Nam vẫn lệ thuộc vào công nghiệp gia công cho các tập đoàn nước ngoài (ảnh: TTXVN)
Trái với những nhận định lạc quan quá mức của giới lãnh đạo Việt Nam, rằng nền kinh tế sẽ bật như lò xo sau đại dịch và GDP 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng 7.5%…
Thế nhưng, hết Quí I-2023, GDP Việt Nam được ghi nhận tăng trưởng ở mức khiêm tốn hơn nhiều: 3.32%. Mức tăng trưởng này thậm chí còn thấp hơn con số 3.82% của Quí I-2020 – năm thực hiện chính sách phong tỏa “ngăn sông, cấm chợ” để truy tìm… virus.
Nếu nhìn kỹ hơn bức tranh kinh tế u ám, có thể thấy Việt Nam đã thực sự trượt dài vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ. Hơn 60,000 doanh nghiệp đóng cửa hoặc tạm dừng kinh doanh trong ba tháng đầu năm 2023; hơn 36,000 lao động ở Bình Dương thất nghiệp; tiểu thương chợ An Đông đóng cửa vì giá thuê sạp cao. Trong ba tháng, cả Sài Gòn chỉ bán được 19 căn nhà liền thổ; 54 doanh nghiệp bất động sản hoãn nợ trái phiếu đến hạn… Tại Đà Nẵng, hàng loạt khách sạn ven biển bỏ hoang, đóng cửa treo biển sang nhượng…
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Manufacturing Purchasing Managers’ Index (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3/2023 giảm xuống còn 47,7 điểm từ mức 51,2 điểm hồi tháng 2. S&P Global đánh giá, mặc dù các điều kiện kinh doanh suy giảm ít hơn so với khoảng thời gian cuối năm ngoái đầu năm nay, nhưng sự suy giảm này vẫn tương đối mạnh.
….
Trong đó, tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm lần thứ tư trong vòng 5 tháng trở lại đây. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng ghi nhận giảm lần đầu tiên kể từ đầu năm. Kết quả, lượng công việc tồn đọng đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11/2022. (Trích “PMI tháng 3 giảm còn 47,7 điểm”, nguồn: cafef.vn ngày 3 tháng Tư, 2023)
Đồ họa của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Khoan nói đến các chỉ số kinh tế vĩ mô, hãy làm một phép cộng đơn giản về số lượng doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường từ 2021 cho tới thời điểm hiện tại. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2021, có khoảng 100,000 doanh nghiệp đóng cửa. Năm 2022, hơn 145,000 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Riêng ba tháng đầu năm 2023 là hơn 60,000 doanh nghiệp. Tức chỉ hơn hai năm, số doanh nghiệp đóng cửa tương đương gần phân nửa số doanh nghiệp tư nhân. Tất nhiên, ai đó sẽ nói số doanh nghiệp thành lập mới sẽ bù đắp cho số doanh nghiệp đã “một đi không trở lại”.
Tuy nhiên, không cơ quan thống kê nào cho biết bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp mới thành lập có phát sinh hoạt động đầu tư, kinh doanh, sản xuất thực sự; và số doanh nghiệp “chết chưa kịp chôn”, lặng lẽ rời thị trường là bao nhiêu. Con số 300,000 doanh nghiệp dừng hoạt động và làm thủ tục phá sản trong hơn hai năm qua là con số tương đối chính xác, phản ánh rõ ràng thực trạng của nền kinh tế và có thể thấy rõ qua bộ mặt tiêu điều của các đô thị lớn phía Nam như Sài Gòn, Bình Dương, Đà Nẵng, Nha Trang, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ.
Các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc khủng hoảng này. Thiếu nguồn lực dự trữ và thị trường suy sụp trong một thời gian dài cùng các yếu tố bất định về lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao…, khiến phân nửa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phá sản là kết quả tất nhiên.
Đó là một tổn thất to lớn và hậu quả về dân sinh là rất tồi tệ. Mặc dù, chỉ đóng góp khoảng 10% GDP quốc gia, nhưng cộng đồng doanh nghiệp tư nhân nội địa góp phần tạo ra ngót 1/3 lượng công ăn việc làm, chủ yếu trong khu vực kinh tế phi chính thức. Do đó, nó có một vai trò rất lớn trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Khi phân nửa số doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ đóng cửa, có nghĩa hàng triệu lao động thất nghiệp.
Con số hơn bốn triệu người lao động xin rút bảo hiểm xã hội một lần trong năm năm qua có lẽ là con số thống kê rõ ràng nhất cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng dân sinh mà Việt Nam đối mặt.
“Đào Nam, đắp Bắc”
Năm 2022, giới lãnh đạo Việt Nam ngất ngây với con số tăng trưởng 8.02% và họ tảng lờ đi 145,000 doanh nghiệp phá sản và rời khỏi thị trường trong đó có cả những “đại bàng” đã gục ngã bởi những biến động khốc liệt của thị trường quốc tế. Các chỉ dấu cho một cuộc suy thoái đã trở thành hiện thực khi nhu cầu của những thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU giảm mạnh và hàng ngàn doanh nghiệp FDI cắt giảm hàng trăm ngàn lao động ngay trong thời gian cuối năm.
Trong khi đó, các cơ quan thuế Việt Nam đã miệt mài với chính sách “truy cùng, thu tận”.
Ngành thuế báo cáo: “Tính tổng quát, chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm qua mà Quốc hội giao cho ngành thuế là 1.174.900 tỷ đồng. Kết quả tính đến ngày 31-12-2022, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý đạt 1.515.410 tỷ đồng, đạt 129% so với dự toán pháp lệnh, bằng 112,6% so với cùng kỳ năm 2021” – Báo Pháp Luật ngày 12 Tháng Giêng 2023 trong bài “62/63 tỉnh thành thu ngân sách vượt dự toán” cho biết.
Người nghèo dĩ nhiên luôn là thành phần bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất của các biến động kinh tế (ảnh: Thanh Niên)
Bất chấp việc hàng triệu lao động bị mất việc, thất nghiệp, bộ máy quan liêu của nhà nước Việt Nam không quên thu cả những đồng tiền “hỗ trợ mất việc” mà doanh nghiệp cho người lao động như 6,000 công nhân của Pouchen vừa qua. Thay vì giảm thuế phí cho cộng đồng doanh nghiệp và tạo chính sách thuận lợi cho các tỉnh thành để phục hồi sức sản xuất, dịch vụ sau hai năm kiệt quệ, nhà nước Việt Nam đã thực hiện một chính sách ngắn hạn hơn rất nhiều: Giết gà lấy trứng!
Những “con gà” đầu tiên bị mổ phanh để lấy trứng trong những năm qua phải kể đến như Sài Gòn, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ba thành phố phía Nam này đóng góp hơn 1/3 thu ngân sách và GDP, chiếm phân nửa lượng kiều hối toàn quốc trong nhiều thập niên. Chỉ riêng Sài Gòn, năm 2022, thu ngân sách đã đạt 471,562 tỷ đồng. Hơn 80% trong số nguồn thu này được nộp về Trung ương. Thành phố chỉ được giữ lại 18% tổng thu thu ngân sách. Nguồn thu này chỉ đủ để chỉ trả vận hành bộ máy hành chính cồng kềnh và nhũng lạm. Trong khi đó, hạ tầng các đô thị phía Nam như Sài Gòn, Bình Dương, Biên Hòa, mạng lưới giao thông đường bộ kết nối các tỉnh miền Tây vô cùng yếu kém.
Cả miền Nam chỉ có chưa tới 200 km đường cao tốc nếu tính cả tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sắp được thông tuyến tới đây. Chưa kể đến sự quá tải và xuống cấp về hạ tầng y tế, giáo dục của các tỉnh phía Nam. Đó là kết quả của chính sách “đào Nam, đắp Bắc” nhất quán kể từ 1975 cho tới nay của Hà Nội.
Báo cáo kết quả tăng trưởng GRDP của các tỉnh thành mới đây cho biết GRDP (Gross Regional Domestic Product) của Sài Gòn chỉ tăng 0.7%, Bình Dương là 1.2% và Bà Rịa Vũng Tàu “tăng trưởng” âm -4.8%. Cả ba tỉnh thành này đều từng là những cực tăng trưởng của khu vực kinh tế miền Nam. Mức tăng trưởng thấp tới mức ông Bí thư Nguyễn Văn Nên ngỡ ngàng “Không ngờ GRDP tăng thấp như thế!”. Thực ra điều này đã được giới chuyên gia “phản động” cảnh báo từ lâu về cuộc “khủng hoảng kép”. Nếu giới chức chính quyền chịu rời phòng lạnh xuống cơ sở để “vi hành”, chắc sẽ không bị bất ngờ như ông bí thư Nên.
Do kinh tế trong tình trạng tê liệt và suy thoái, tốc độ giải ngân các dự án đầu tư công trở nên rất thấp. Quý I-2023, Sài Gòn chỉ giải ngân được 2% vốn đầu tư công và hầu như tất cả các “giải pháp” đều chỉ nằm trên giấy. Trong khi đó, chính quyền địa phương các nơi lại chỉ xử lý tình thế bằng những “giải pháp” vụn vặt, chẳng hạn phân lô vỉa hè cho thuê ở Hà Nội; Bán vé vào thăm phố cổ ở Hội An; Tăng giá điện để bù đắp cho khoản lỗ hơn $4 tỷ; Tăng giá vé máy bay; Tăng phí trước bạ xe hơi ở Hà Nội, Sài Gòn…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Bài cuối về Hội An: Câu chuyện Hội An và tư duy hệ thống (Thái Hạo)
Bức ảnh này tôi chụp cách đây hơn 2 năm, lúc Hội An vừa trải qua một trận lụt, phố xá đìu hiu vắng, ảm đạm, tịnh không một bóng người. Những dãy phố im ỉm khóa, không có du khách; nhưng còn người Hội An, họ đã đi đâu?
Nhiều người đã rời phố, họ bán hoặc cho các ông chủ mới thuê lại căn nhà của mình, có rất nhiều giọng nói xa lạ ở đây, đặc biệt là giọng Hà Nội, Sài Gòn, đáp lại mỗi khi ghé vào hỏi han một món đồ. Tiền cho thuê không nhỏ, đủ để chủ nhà có thể sống phong lưu ở một nơi khác. Bạn tôi người xứ Quảng, nói, không dưới một nửa nhà cổ đã bị đổi chủ. Nếu một ngày không còn dân bản địa nữa, hồn Hội An cũng sẽ mất đi, vĩnh viễn. Phố cổ chỉ còn là một nơi tập trung buôn bán dưới những mái nhà cũ – một cái vỏ Hội An.
Bài toán là làm sao để người Hội An ở lại mà neo một mảnh hồn bản xứ nhưng vẫn có thu nhập cao để sống và sống sang trọng trong một không gian bình yên chứ không phải huyên náo rậm rịch? Quá khó, khi vừa muốn làm du lịch lại vừa phải yên tĩnh! Cũng xin đừng nói rằng do từ ngữ không rõ ràng nên dẫn đến hiểu lầm về việc thu phí vào thành phố. Nói như thế là thiếu thuyết phục, vì giấy trắng mực đen vẫn còn đó, tràn ngập trên các báo.
Trở lại, phải hiểu rằng vì sao một căn nhà cổ ở Hội An có giá cho thuê mỗi tháng để kinh doanh lên đến cả trăm triệu đồng. Vì nó hái ra tiền. Từ đâu? Từ du lịch, tức là khách tham quan, mua sắm, trải nghiệm. Nếu bây giờ muốn một Hội An “bình lặng” thì đồng nghĩa phải hi sinh kinh tế. Thật kỳ lạ khi chính quyền Hội An vừa muốn thu được nhiều tiền nhưng lại vừa muốn hạn chế du khách. Thu tiền vé vào thành phố chỉ có lợi trước mắt, nhưng người dân Phố cổ sẽ chết đứng.
Giá một căn nhà là mấy chục tỉ sẽ tụt xuống chỉ còn dăm mười tỉ, tiền cho thuê mỗi tháng cả trăm triệu sẽ chỉ còn mươi triệu. “Giảm tải” hay “hạn chế du khách” là một tư duy “đi vào lòng đất”. Du khách mỗi năm hoặc nhiều năm mới ghé Hội An một lần, bỏ ra 80 nghìn để mua một tấm vé, chả ảnh hưởng gì đến túi tiền của họ, nhưng nó gây ức chế vì phản cảm bởi một thái độ và hành xử không thân thiện. Người ta sẽ tẩy chay Hội An vì cái quyết định này của chính quyền sở tại.
Hơn ai hết, vì thế, không phải chỉ người dân Việt Nam nói chung nên bày tỏ lo lắng trước trước quyết định này, mà chính người dân Phố cổ càng cần phải lên tiếng, vì quyền lợi của chính mình. Đó là trách nhiệm.
Lý do bảo tồn di sản cũng cần được nhìn nhận thẳng thắn hơn. Hội An là một thành phố như mọi thành phố khác, chỉ có điều nó cổ hơn, vậy thôi. Chừng ấy du khách chứ nhiều hơn nữa cũng không phải vì người ta đi bộ quá đông trên phố mà có thể làm xuống cấp những căn nhà! Cái cần bảo vệ là văn hóa, là ý thức pháp luật, là hồn cốt văn hóa bản địa… Cái cần “trùng tu” là chính sách đối với dân Phố cổ và khách tham quan. Nhà cổ đa số thuộc sở hữu tư nhân, nếu xuống cấp thì họ đã tự sửa chữa, chính quyền chỉ đầu tư những mảng công cộng. Mà công cộng ở Hội An, một đô thị bé nhỏ, có còn khoảng trống nào nữa đâu để mà phải đổ thật nhiều tiền vào, ngoài những sửa chữa lắt nhắt?
Nên nhớ, Hội An là một di sản, nhưng là di sản sống. Đó là một đơn vị hành chính có hàng ngàn người dân đang sinh sống chứ không phải là một phế tích được rào chắn để chỉ bán vé tham quan. Vì vậy, các quyết định phải được đặt trên nền tảng pháp luật và những đặc thù mọi mặt. Đến đây, cái cần tính không phải là “hạn chế du khách” mà là tạo ra văn hóa “nhập gia tùy tục”. Cái cần nghĩ là làm sao để khách đến Hội An mà vui vẻ chịu móc tiền ra để mua sắm và tận hưởng.
Thêm nữa, Hội An không chỉ đang sống cho Hội An. Nhiều vùng phụ cận/vệ tinh của Hội An nhờ di sản và trung tâm du lịch Hội An mà được hưởng lợi. Thử nhìn qua An Bàng, nếu không có Hội An thì hàng trăm homestay xây ra cho ai ở? Và tất nhiên, không phải chỉ có An Bàng là nơi “đón lõng” du khách của Hội An, còn nào là rừng dừa Bảy Mẫu, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, Cù lao Chàm…; kể cả các huyện thị khác sát nách Hội An như Duy Vinh, Duy Xuyên với các hoạt động du lịch và làng nghề phong phú. Cho nên, phải hiểu rằng khách đến Hội An nhiều thực chất là đến với Quảng Nam và ngành du lịch Quảng Nam với mấy chục điểm mà ở đó Hội An chỉ là trung tâm điều phối. Đừng vội thất vọng việc du khách chưa tiêu nhiều trong lòng Phố cổ, họ sẽ tiêu nó ở những nơi khác trong tỉnh. Vấn đề là làm gì để thỏa mãn nhu cầu chính đáng và đẹp đẽ của du khách khi họ đến với quê hương mình.
Không có một cái gì có thể tồn tại phân lập trong không gian và thời gian. Các vấn đề liên quan đến con người và xã hội lại càng có sự kết nối, đan bện chằng chịt nhưng hài hòa và nhịp nhàng, nếu được thiết kế và vận hành phù hợp với quy luật. Giáo sư Phan Đình Diệu viết, “toàn thể không phải là tổng gộp của các thành phần riêng lẻ, rời rạc, mà là một chỉnh thể thống nhất gồm các thành phần tương tác với nhau, chính qua các tương tác hữu cơ đó mà toàn thể có những thuộc tính hợp trội, đó là thuộc tính của toàn thể mà từng thành phần thành phần không thể có” (trích Một góc nhìn của trí thức, tập II, Nxb trẻ, TPHCM). Đây chính là tư duy hệ thống, một hiểu biết mới của nhân loại đã được áp dụng trong nghiên cứu khoa học lẫn xây dựng và quản lý xã hội nhiều chục năm qua, mà không một chính quyền nào nên cho mình cái quyền không biết đến. Tư duy cơ giới đã cáo chung, nếu vẫn còn giữ lối quản lý xã hội theo kiểu manh mún, cục bộ thì không những không tạo ra được những “thuộc tính văn hóa hợp trội” mà còn phá vỡ đi tính chỉnh thể hài hòa. Hậu quả sẽ không thể đong đếm hết được.
Hai chữ “Hội An” thật đẹp và giàu ý nghĩa. Di sản này cần được quản lý bởi một tư duy tổng thể, tư duy hệ thống, để neo giữ hồn người bản xứ, đồng thời sẽ là nơi thu hút khách, để từ đó “phân phối” cho các điểm đến khắp nơi trong tỉnh. Đừng chỉ nghĩ Hội An là Hội An – một phố nhà cũ dùng để bắt chẹt trí tò mò của khách vãng lai.
Thái Hạo
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0QTnBdHDHqH9pT5v53NEgBiSCfLBAoHdWHgBbQS1
Bức ảnh này tôi chụp cách đây hơn 2 năm, lúc Hội An vừa trải qua một trận lụt, phố xá đìu hiu vắng, ảm đạm, tịnh không một bóng người. Những dãy phố im ỉm khóa, không có du khách; nhưng còn người Hội An, họ đã đi đâu?
Nhiều người đã rời phố, họ bán hoặc cho các ông chủ mới thuê lại căn nhà của mình, có rất nhiều giọng nói xa lạ ở đây, đặc biệt là giọng Hà Nội, Sài Gòn, đáp lại mỗi khi ghé vào hỏi han một món đồ. Tiền cho thuê không nhỏ, đủ để chủ nhà có thể sống phong lưu ở một nơi khác. Bạn tôi người xứ Quảng, nói, không dưới một nửa nhà cổ đã bị đổi chủ. Nếu một ngày không còn dân bản địa nữa, hồn Hội An cũng sẽ mất đi, vĩnh viễn. Phố cổ chỉ còn là một nơi tập trung buôn bán dưới những mái nhà cũ – một cái vỏ Hội An.
Bài toán là làm sao để người Hội An ở lại mà neo một mảnh hồn bản xứ nhưng vẫn có thu nhập cao để sống và sống sang trọng trong một không gian bình yên chứ không phải huyên náo rậm rịch? Quá khó, khi vừa muốn làm du lịch lại vừa phải yên tĩnh! Cũng xin đừng nói rằng do từ ngữ không rõ ràng nên dẫn đến hiểu lầm về việc thu phí vào thành phố. Nói như thế là thiếu thuyết phục, vì giấy trắng mực đen vẫn còn đó, tràn ngập trên các báo.
Trở lại, phải hiểu rằng vì sao một căn nhà cổ ở Hội An có giá cho thuê mỗi tháng để kinh doanh lên đến cả trăm triệu đồng. Vì nó hái ra tiền. Từ đâu? Từ du lịch, tức là khách tham quan, mua sắm, trải nghiệm. Nếu bây giờ muốn một Hội An “bình lặng” thì đồng nghĩa phải hi sinh kinh tế. Thật kỳ lạ khi chính quyền Hội An vừa muốn thu được nhiều tiền nhưng lại vừa muốn hạn chế du khách. Thu tiền vé vào thành phố chỉ có lợi trước mắt, nhưng người dân Phố cổ sẽ chết đứng.
Giá một căn nhà là mấy chục tỉ sẽ tụt xuống chỉ còn dăm mười tỉ, tiền cho thuê mỗi tháng cả trăm triệu sẽ chỉ còn mươi triệu. “Giảm tải” hay “hạn chế du khách” là một tư duy “đi vào lòng đất”. Du khách mỗi năm hoặc nhiều năm mới ghé Hội An một lần, bỏ ra 80 nghìn để mua một tấm vé, chả ảnh hưởng gì đến túi tiền của họ, nhưng nó gây ức chế vì phản cảm bởi một thái độ và hành xử không thân thiện. Người ta sẽ tẩy chay Hội An vì cái quyết định này của chính quyền sở tại.
Hơn ai hết, vì thế, không phải chỉ người dân Việt Nam nói chung nên bày tỏ lo lắng trước trước quyết định này, mà chính người dân Phố cổ càng cần phải lên tiếng, vì quyền lợi của chính mình. Đó là trách nhiệm.
Lý do bảo tồn di sản cũng cần được nhìn nhận thẳng thắn hơn. Hội An là một thành phố như mọi thành phố khác, chỉ có điều nó cổ hơn, vậy thôi. Chừng ấy du khách chứ nhiều hơn nữa cũng không phải vì người ta đi bộ quá đông trên phố mà có thể làm xuống cấp những căn nhà! Cái cần bảo vệ là văn hóa, là ý thức pháp luật, là hồn cốt văn hóa bản địa… Cái cần “trùng tu” là chính sách đối với dân Phố cổ và khách tham quan. Nhà cổ đa số thuộc sở hữu tư nhân, nếu xuống cấp thì họ đã tự sửa chữa, chính quyền chỉ đầu tư những mảng công cộng. Mà công cộng ở Hội An, một đô thị bé nhỏ, có còn khoảng trống nào nữa đâu để mà phải đổ thật nhiều tiền vào, ngoài những sửa chữa lắt nhắt?
Nên nhớ, Hội An là một di sản, nhưng là di sản sống. Đó là một đơn vị hành chính có hàng ngàn người dân đang sinh sống chứ không phải là một phế tích được rào chắn để chỉ bán vé tham quan. Vì vậy, các quyết định phải được đặt trên nền tảng pháp luật và những đặc thù mọi mặt. Đến đây, cái cần tính không phải là “hạn chế du khách” mà là tạo ra văn hóa “nhập gia tùy tục”. Cái cần nghĩ là làm sao để khách đến Hội An mà vui vẻ chịu móc tiền ra để mua sắm và tận hưởng.
Thêm nữa, Hội An không chỉ đang sống cho Hội An. Nhiều vùng phụ cận/vệ tinh của Hội An nhờ di sản và trung tâm du lịch Hội An mà được hưởng lợi. Thử nhìn qua An Bàng, nếu không có Hội An thì hàng trăm homestay xây ra cho ai ở? Và tất nhiên, không phải chỉ có An Bàng là nơi “đón lõng” du khách của Hội An, còn nào là rừng dừa Bảy Mẫu, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, Cù lao Chàm…; kể cả các huyện thị khác sát nách Hội An như Duy Vinh, Duy Xuyên với các hoạt động du lịch và làng nghề phong phú. Cho nên, phải hiểu rằng khách đến Hội An nhiều thực chất là đến với Quảng Nam và ngành du lịch Quảng Nam với mấy chục điểm mà ở đó Hội An chỉ là trung tâm điều phối. Đừng vội thất vọng việc du khách chưa tiêu nhiều trong lòng Phố cổ, họ sẽ tiêu nó ở những nơi khác trong tỉnh. Vấn đề là làm gì để thỏa mãn nhu cầu chính đáng và đẹp đẽ của du khách khi họ đến với quê hương mình.
Không có một cái gì có thể tồn tại phân lập trong không gian và thời gian. Các vấn đề liên quan đến con người và xã hội lại càng có sự kết nối, đan bện chằng chịt nhưng hài hòa và nhịp nhàng, nếu được thiết kế và vận hành phù hợp với quy luật. Giáo sư Phan Đình Diệu viết, “toàn thể không phải là tổng gộp của các thành phần riêng lẻ, rời rạc, mà là một chỉnh thể thống nhất gồm các thành phần tương tác với nhau, chính qua các tương tác hữu cơ đó mà toàn thể có những thuộc tính hợp trội, đó là thuộc tính của toàn thể mà từng thành phần thành phần không thể có” (trích Một góc nhìn của trí thức, tập II, Nxb trẻ, TPHCM). Đây chính là tư duy hệ thống, một hiểu biết mới của nhân loại đã được áp dụng trong nghiên cứu khoa học lẫn xây dựng và quản lý xã hội nhiều chục năm qua, mà không một chính quyền nào nên cho mình cái quyền không biết đến. Tư duy cơ giới đã cáo chung, nếu vẫn còn giữ lối quản lý xã hội theo kiểu manh mún, cục bộ thì không những không tạo ra được những “thuộc tính văn hóa hợp trội” mà còn phá vỡ đi tính chỉnh thể hài hòa. Hậu quả sẽ không thể đong đếm hết được.
Hai chữ “Hội An” thật đẹp và giàu ý nghĩa. Di sản này cần được quản lý bởi một tư duy tổng thể, tư duy hệ thống, để neo giữ hồn người bản xứ, đồng thời sẽ là nơi thu hút khách, để từ đó “phân phối” cho các điểm đến khắp nơi trong tỉnh. Đừng chỉ nghĩ Hội An là Hội An – một phố nhà cũ dùng để bắt chẹt trí tò mò của khách vãng lai.
Thái Hạo
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0QTnBdHDHqH9pT5v53NEgBiSCfLBAoHdWHgBbQS1
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
“Dr. Ruồi” bị bắt
Việt Bình
10 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Trần Quí Thanh và hai con gái (VNE)
Nổi tiếng với biệt danh “Dr. Ruồi”, ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát, và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị bắt tạm giam ngày 10 Tháng Tư 2023.
Những sản phẩm của Tân Hiệp Phát
Chiều 10 Tháng Tư, công an đã khám xét chỗ ở, nơi làm việc của ba bị can tại chín địa điểm. Hàng trăm cảnh sát vũ trang đã phong toả trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát trên quốc lộ 13, phường Lái Thiêu, TP Thuận An (Bình Dương) để khám xét.
Theo cơ quan C01 của công an, việc khởi tố và bắt tạm giam ba cha con ông Thanh nằm trong diễn tiến giải quyết đơn tố cáo của một số người ở Sài Gòn và Đồng Nai. Họ tố giác ông Thanh, bà Uyên Phương, bà Bích và một số cá nhân có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cưỡng đoạt tài sản. Những vụ việc này liên quan các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại Đồng Nai và Sài Gòn.
Hai năm trước, Tháng Ba 2021, C01 đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi nhận được đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Kim Oanh Đồng Nai (Công ty Kim Oanh); ông Nguyễn Văn Chung (Giám đốc Công ty DCB) và Lâm Hoàng Sơn. Trong đơn, ông Lâm cho rằng ông Thanh và con gái Uyên Phương cùng một số người liên quan đã có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua chuyển nhượng dự án, cổ phần doanh nghiệp.
Các ký kết giữa hai bên là hợp đồng giả cách (các bên thực hiện nhằm che giấu một hợp đồng khác), bản chất là việc vay mượn tiền. Theo đơn tố cáo của ông Lâm, hành vi của bà Uyên Phương gây thiệt hại cho Công ty Kim Oanh Đồng Nai hơn 1.000 tỷ đồng. Cuối năm 2020, hàng chục bất động sản của Trần Uyên Phương đã bị phong tỏa.
Gia đình ông Trần Quí Thanh là một trong những gia đình nổi tiếng nhất Việt Nam, với doanh nghiệp Tân Hiệp Phát. Được thành lập năm 1994, với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tập đoàn Tân Hiệp Phát sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1… Tính đến thời điểm cuối năm 2020, cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.
Ông Trần Quí Thanh và con gái Trần Uyên Phương. Ảnh: Thành Nguyễn, VNE
Tân Hiệp Phát từng dính vào nhiều scandal chấn động thị trường Việt Nam, gây chú ý dư luận và trở thành chủ đề báo chí trong suốt thời gian dài, đặc biệt vụ “con ruồi 500 triệu”. Cụ thể, ngày 3 Tháng Mười Hai 2014, chủ quán cơm Võ Văn Minh ở xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang, phát hiện có ruồi trong chai nước Number 1 chưa mở nắp của Tân Hiệp Phát. Ngày 27 Tháng Giêng 2015, ông Minh hẹn gặp đại diện Tân Hiệp Phát tại một quán cà phê ở huyện Cái Bè (Tiền Giang), trong lúc ông Minh nhận 500 triệu đồng thì bị Công an tỉnh Tiền Giang bắt quả tang. Thời điểm này, Tân Hiệp Phát bị dư luận lên án về hành vi “bẫy người tiêu dùng”.
Sự việc tạo nên làn sóng phẫn nộ khi ngày 18 Tháng Mười Hai 2015 ông Võ Văn Minh bị tuyên mức án 7 năm tù giam vì tội “cưỡng đoạt tài sản”. Đại diện của Tân Hiệp Phát cũng cho biết, kể từ khi sự việc xảy ra công ty đã bị thiệt hại 2.000 tỷ đồng. Kể từ vụ việc ồn ào này, ông Trần Quí Thanh được dư luận đặt cho biệt danh “Dr. Ruồi”.
Các bị can (từ trái): Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích – Ảnh: Bộ Công an
Như nhiều doanh nghiệp khác, tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng chi đậm cho các chiến dịch truyền thông đánh bóng tên tuổi. Một trong những bài báo viết về gia đình ông Trần Quí Thanh ghi:
“Trong những cuốn sách viết về gia đình, Uyên Phương tiết lộ thành công của doanh nghiệp đến từ việc gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi, từ gia đình nhỏ họ Trần đến đại gia đình là doanh nghiệp với hàng nghìn nhân viên. Tại đây, không có chuyện dòng tộc được ưu tiên. Vợ con ông Thanh không nghiễm nhiên hưởng thụ thành quả. Mỗi người đều sắm một vai trò to lớn trong công cuộc đưa Tân Hiệp Phát vươn ra biển lớn.
“Nếu ông Thanh là người lèo lái con tàu doanh nghiệp, thì bà Nụ là tay hòm chìa khóa, người thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của anh em nhân viên, là người luôn có mặt cho bất cứ ai tìm đến xin lời khuyên hay chia sẻ. Hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích đảm nhiệm các vị trí đối ngoại, truyền thông, vận hành, quan hệ đối tác… Không có sự ưu ái nào, ngược lại, nhất cử nhất động của hai người con đều bị cha chất vấn từng chút một, nhằm đảm bảo sự công bình và hiệu quả hoạt động vì mục tiêu chung nhất, đó là thành công của hàng nghìn con người của đại gia đình “Dr. Thanh”.
Trụ sở Tân Hiệp Phát bị khám xét (Tuổi Trẻ)
Giờ đây, gia tộc này đang sụp đổ. Bà Trần Uyên Phương, con gái của ông Trần Quí Thanh, từng tham gia góp vốn thành lập 11 doanh nghiệp, với đăng ký hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản. Thời điểm bị bắt, bà Trần Uyên Phương là Phó tổng giám đốc tại Tân Hiệp Phát, và có vai trò sở hữu vốn, lãnh đạo tại 40 doanh nghiệp khác nhau có liên quan tới gia đình đại gia nước giải khát này. Trước khi bị bắt ngày 10 Tháng Tư, ngày 6 Tháng Ba 2023, báo chí cho biết, bà Trần Uyên Phương đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM điều tra về hành vi trốn thuế và giúp cho người khác trốn thuế. Việc này diễn ra sau khi Chi cục Thuế Thủ Đức gửi công văn cho Cơ quan điều tra.
Việt Bình
10 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Trần Quí Thanh và hai con gái (VNE)
Nổi tiếng với biệt danh “Dr. Ruồi”, ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát, và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị bắt tạm giam ngày 10 Tháng Tư 2023.
Những sản phẩm của Tân Hiệp Phát
Chiều 10 Tháng Tư, công an đã khám xét chỗ ở, nơi làm việc của ba bị can tại chín địa điểm. Hàng trăm cảnh sát vũ trang đã phong toả trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát trên quốc lộ 13, phường Lái Thiêu, TP Thuận An (Bình Dương) để khám xét.
Theo cơ quan C01 của công an, việc khởi tố và bắt tạm giam ba cha con ông Thanh nằm trong diễn tiến giải quyết đơn tố cáo của một số người ở Sài Gòn và Đồng Nai. Họ tố giác ông Thanh, bà Uyên Phương, bà Bích và một số cá nhân có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cưỡng đoạt tài sản. Những vụ việc này liên quan các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại Đồng Nai và Sài Gòn.
Hai năm trước, Tháng Ba 2021, C01 đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi nhận được đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Kim Oanh Đồng Nai (Công ty Kim Oanh); ông Nguyễn Văn Chung (Giám đốc Công ty DCB) và Lâm Hoàng Sơn. Trong đơn, ông Lâm cho rằng ông Thanh và con gái Uyên Phương cùng một số người liên quan đã có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua chuyển nhượng dự án, cổ phần doanh nghiệp.
Các ký kết giữa hai bên là hợp đồng giả cách (các bên thực hiện nhằm che giấu một hợp đồng khác), bản chất là việc vay mượn tiền. Theo đơn tố cáo của ông Lâm, hành vi của bà Uyên Phương gây thiệt hại cho Công ty Kim Oanh Đồng Nai hơn 1.000 tỷ đồng. Cuối năm 2020, hàng chục bất động sản của Trần Uyên Phương đã bị phong tỏa.
Gia đình ông Trần Quí Thanh là một trong những gia đình nổi tiếng nhất Việt Nam, với doanh nghiệp Tân Hiệp Phát. Được thành lập năm 1994, với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tập đoàn Tân Hiệp Phát sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1… Tính đến thời điểm cuối năm 2020, cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.
Ông Trần Quí Thanh và con gái Trần Uyên Phương. Ảnh: Thành Nguyễn, VNE
Tân Hiệp Phát từng dính vào nhiều scandal chấn động thị trường Việt Nam, gây chú ý dư luận và trở thành chủ đề báo chí trong suốt thời gian dài, đặc biệt vụ “con ruồi 500 triệu”. Cụ thể, ngày 3 Tháng Mười Hai 2014, chủ quán cơm Võ Văn Minh ở xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang, phát hiện có ruồi trong chai nước Number 1 chưa mở nắp của Tân Hiệp Phát. Ngày 27 Tháng Giêng 2015, ông Minh hẹn gặp đại diện Tân Hiệp Phát tại một quán cà phê ở huyện Cái Bè (Tiền Giang), trong lúc ông Minh nhận 500 triệu đồng thì bị Công an tỉnh Tiền Giang bắt quả tang. Thời điểm này, Tân Hiệp Phát bị dư luận lên án về hành vi “bẫy người tiêu dùng”.
Sự việc tạo nên làn sóng phẫn nộ khi ngày 18 Tháng Mười Hai 2015 ông Võ Văn Minh bị tuyên mức án 7 năm tù giam vì tội “cưỡng đoạt tài sản”. Đại diện của Tân Hiệp Phát cũng cho biết, kể từ khi sự việc xảy ra công ty đã bị thiệt hại 2.000 tỷ đồng. Kể từ vụ việc ồn ào này, ông Trần Quí Thanh được dư luận đặt cho biệt danh “Dr. Ruồi”.
Các bị can (từ trái): Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích – Ảnh: Bộ Công an
Như nhiều doanh nghiệp khác, tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng chi đậm cho các chiến dịch truyền thông đánh bóng tên tuổi. Một trong những bài báo viết về gia đình ông Trần Quí Thanh ghi:
“Trong những cuốn sách viết về gia đình, Uyên Phương tiết lộ thành công của doanh nghiệp đến từ việc gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi, từ gia đình nhỏ họ Trần đến đại gia đình là doanh nghiệp với hàng nghìn nhân viên. Tại đây, không có chuyện dòng tộc được ưu tiên. Vợ con ông Thanh không nghiễm nhiên hưởng thụ thành quả. Mỗi người đều sắm một vai trò to lớn trong công cuộc đưa Tân Hiệp Phát vươn ra biển lớn.
“Nếu ông Thanh là người lèo lái con tàu doanh nghiệp, thì bà Nụ là tay hòm chìa khóa, người thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của anh em nhân viên, là người luôn có mặt cho bất cứ ai tìm đến xin lời khuyên hay chia sẻ. Hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích đảm nhiệm các vị trí đối ngoại, truyền thông, vận hành, quan hệ đối tác… Không có sự ưu ái nào, ngược lại, nhất cử nhất động của hai người con đều bị cha chất vấn từng chút một, nhằm đảm bảo sự công bình và hiệu quả hoạt động vì mục tiêu chung nhất, đó là thành công của hàng nghìn con người của đại gia đình “Dr. Thanh”.
Trụ sở Tân Hiệp Phát bị khám xét (Tuổi Trẻ)
Giờ đây, gia tộc này đang sụp đổ. Bà Trần Uyên Phương, con gái của ông Trần Quí Thanh, từng tham gia góp vốn thành lập 11 doanh nghiệp, với đăng ký hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản. Thời điểm bị bắt, bà Trần Uyên Phương là Phó tổng giám đốc tại Tân Hiệp Phát, và có vai trò sở hữu vốn, lãnh đạo tại 40 doanh nghiệp khác nhau có liên quan tới gia đình đại gia nước giải khát này. Trước khi bị bắt ngày 10 Tháng Tư, ngày 6 Tháng Ba 2023, báo chí cho biết, bà Trần Uyên Phương đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM điều tra về hành vi trốn thuế và giúp cho người khác trốn thuế. Việc này diễn ra sau khi Chi cục Thuế Thủ Đức gửi công văn cho Cơ quan điều tra.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Cái kết của “Dr. Ruồi”: Nhân quả báo ứng hay là màn chặt chém phe nhóm?
Tùng Phong
11 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Vợ chồng Trần Quí Thanh thời hoàng kim (VNE)
Thông tin nổi bật gây chú ý nhất ở Việt Nam những ngày qua là việc ông Trần Quí Thanh, người sáng lập và Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát cùng hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị khởi tố, bắt giam bởi cơ quan Cảnh sát điều tra C01. Dư luận tỏ vẻ vui mừng về sự việc này, cho rằng đó là “nhân quả báo ứng”, “Trời có mắt…
Dường như một số đại gia Việt Nam có chung đặc điểm là có những cách thức làm giàu không mấy sạch sẽ, gây nhiều tai tiếng, nên khi sa cơ, họ bị dân chúng lấy đó làm câu chuyện để dè bỉu. Tâm lý chung của đám đông là ủng hộ việc “công lý” được thực thi và kẻ ác bị trừng phạt. Tuy nhiên, ở đây làm gì có “công lý”! Chẳng qua thì “con nào nuôi béo thì cũng đến lúc phải thịt”. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp có giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng, là đại gia thực sự trong lĩnh vực sản xuất nước ngọt với việc chiếm hơn 22% thị phần nước giải khát đóng chai nội địa, doanh số hàng triệu triệu đôla mỗi năm.
Ông chủ Tân Hiệp Phát, Trần Quí Thanh, còn có biệt danh “Dr. Ruồi”, sau vụ việc đẩy anh Võ Văn Minh – người phát hiện sản phẩm của Tân Hiệp Phát có ruồi – rơi vòng lao lý và chịu mức án bảy năm tù giam vào năm 2015. Vụ án nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều người bất bình với đạo đức kinh doanh của Tân Hiệp Phát cũng như cá nhân ông Trần Quí Thanh.
Thay vì người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ và doanh nghiệp phải bồi thường cho thiệt hại của người tiêu dùng thì doanh nghiệp lại cấu kết với chính quyền để đẩy người tiêu dùng vào tù. Vụ án cho thấy “đồng tiền đâm toạc công lý” như thế nào – một điều rất phổ biến ở Việt Nam. Những câu chuyện gần giống như thế cũng đã xảy ra với chủ kênh GogoTV Trần Văn Hoàng, người bị công an “mời làm việc” khi phản ánh những lỗi kỹ thuật chiếc Vinfast Lux A2 và bất bình với dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng xe thuộc sở hữu tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Trong giới làm ăn, gia đình ông Trần Quí Thanh còn nổi tiếng với việc cho vay nặng lãi và thực hiện nhiều chiêu trò lừa bịp để tước đoạt tài sản người khác. Công chúng từng biết đến một bộ mặt khác của Dr Thanh qua những cuộc livestream của bà Nguyễn Phương Hằng trước đây. Khi tin cha con Trần Quí Thanh bị bắt giam và khởi tố, mạng xã hội đã chia sẻ lại những hình ảnh và câu chuyện về bà Kim Oanh – một đại gia bất động sản Bình Dương từng là nạn nhân thê thảm của cha con Dr Ruồi, với cảnh bà Kim Oanh quỳ lạy, khóc lóc van xin tại trụ sở Tân Hiệp Phát vào Tháng Mười 2020.
Hình ảnh bà Kim Oanh quì lạy Trần Uyên Phương (con gái ông Trần Quí Thanh) ở trụ sở Tân Hiệp Phát năm 2020 (MXH)
Nhà báo Đào Tuấn thuật, để vay 350 tỉ, bà Kim Oanh đã bị con gái ông Trần Quí Thanh bắt phải làm hợp đồng “giả cách” (các bên thực hiện nhằm che giấu một hợp đồng khác) với hồ sơ cho người khác đứng tên 50% cổ phần trong dự án Minh Thành trị giá ngàn tỉ. Sau đó, bà Kim Oanh tiếp tục bị bắt giả cách bán 100% cổ phần Minh Thành cho Tân Hiệp Phát. Đến thời hạn bà Kim Oanh trả nợ chuộc lại tài sản thì Tân Hiệp Phát, lộng giả thành chân, quyết định không trả lại tài sản cho bà Kim Oanh. Tóm lại, bà Kim Oanh cược dự án ngàn tỉ, để vay 350 tỉ, trừ đầu đuôi, trả lãi, bị Tân Hiệp Phát phạt…, cuối cùng còn được cầm tay vỏn vẹn 80 tỉ rồi sau đó mất luôn dự án!
Thời hoàng kim của Dr. Thanh, dư luận đã râm ran việc ông được chống lưng bởi nhóm chính trị gia quyền lực; và tiền của ông nhiều đến mức có thể “đè chết người”. Thanh thế Trần Quí Thanh thời điểm đó có thể nói là khủng khiếp – một đại gia hét ra lửa xịt ra khói thật sự. Tuy nhiên, Dr. Thanh, như nhiều các tỷ phú khác ở Việt Nam, chỉ là con mồi được vỗ béo trong cái lồng của chế độ.
Ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm nhà máy Number 1 ở Hà Nam năm 2014 (Vietnamnet)
Hãy nhìn lại những tên tuổi từng lẫy lừng như Bầu Kiên ACB, Hà Văn Thắm Oceanbank, Trần Bắc Hà BIDV, Nguyễn Thanh Bình Vinashin cách đây chục năm và giờ đây là những Trịnh Văn Quyết FLC, Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát, Đỗ Anh Dũng – Tân Hoàng Minh… Tất cả đều có những thế lực chính trị to lớn chống lưng và “một tay che trời” một thuở. Tất cả đều là “sân sau” và phải cung phụng cho các băng nhóm chính trị quyền lực, xem như “phí bảo kê”. Nhưng khi thần thế đổ, băng nhóm đấu đá nội bộ, họ luôn trở thành con mồi bị làm thịt.
Điều nhức nhối đọng lại sau tất cả những vụ án rúng động này là gì? Có một thực tế là khi người dân xem những vở kịch mang tên “công lý” được trình diễn, như những câu chuyện “đốt lò” khác chẳng hạn “Test kit Việt Á” hay “Chuyến bay giải cứu”, đối tượng cuối cùng gánh chịu hậu quả lớn nhất không ai khác chính là người dân. Khi những kẻ tham nhũng vào tù do chặt chém nội bộ, người dân chẳng bao giờ được đền bù những thiệt hại mà bọn tham nhũng gây ra. Nạn nhân Võ Văn Minh chẳng bao giờ được “giải oan” trong “vụ án Con Ruồi”. Không bao giờ có chuyện nhà nước Việt Nam hoàn trả lại cho hàng ngàn người dân phải bỏ ra những số tiền khổng lồ tương đương hàng triệu đôla để mua những tấm vé “giải cứu”. Hàng trăm ngàn người bị lừa đảo mua mớ giấy lộn trái phiếu “3 Không” làm sao lấy lại được số tiền đã mất?
Không ai trong bốn vạn người dân chết oan uổng bởi chính sách chống dịch Covid hỗn loạn có thể sống lại. Không ai có thể đòi lại được những đồng tiền mồ hôi nước mắt đã bị đám doanh nhân và viên chức bất nhân bóp nặn, lừa đảo, tước đoạt. Lượng tiền và tài sản được cơ quan công an điều tra thu hồi đã đi về đâu? Không có thứ công lý nào được thực thi và không có cái gì gọi là công bằng xã hội. Chỉ là một “quy trình” cướp bóc mà thôi. Cướp của dân và sau đó cướp lẫn nhau.
Tùng Phong
11 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Vợ chồng Trần Quí Thanh thời hoàng kim (VNE)
Thông tin nổi bật gây chú ý nhất ở Việt Nam những ngày qua là việc ông Trần Quí Thanh, người sáng lập và Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát cùng hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị khởi tố, bắt giam bởi cơ quan Cảnh sát điều tra C01. Dư luận tỏ vẻ vui mừng về sự việc này, cho rằng đó là “nhân quả báo ứng”, “Trời có mắt…
Dường như một số đại gia Việt Nam có chung đặc điểm là có những cách thức làm giàu không mấy sạch sẽ, gây nhiều tai tiếng, nên khi sa cơ, họ bị dân chúng lấy đó làm câu chuyện để dè bỉu. Tâm lý chung của đám đông là ủng hộ việc “công lý” được thực thi và kẻ ác bị trừng phạt. Tuy nhiên, ở đây làm gì có “công lý”! Chẳng qua thì “con nào nuôi béo thì cũng đến lúc phải thịt”. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp có giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng, là đại gia thực sự trong lĩnh vực sản xuất nước ngọt với việc chiếm hơn 22% thị phần nước giải khát đóng chai nội địa, doanh số hàng triệu triệu đôla mỗi năm.
Ông chủ Tân Hiệp Phát, Trần Quí Thanh, còn có biệt danh “Dr. Ruồi”, sau vụ việc đẩy anh Võ Văn Minh – người phát hiện sản phẩm của Tân Hiệp Phát có ruồi – rơi vòng lao lý và chịu mức án bảy năm tù giam vào năm 2015. Vụ án nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều người bất bình với đạo đức kinh doanh của Tân Hiệp Phát cũng như cá nhân ông Trần Quí Thanh.
Thay vì người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ và doanh nghiệp phải bồi thường cho thiệt hại của người tiêu dùng thì doanh nghiệp lại cấu kết với chính quyền để đẩy người tiêu dùng vào tù. Vụ án cho thấy “đồng tiền đâm toạc công lý” như thế nào – một điều rất phổ biến ở Việt Nam. Những câu chuyện gần giống như thế cũng đã xảy ra với chủ kênh GogoTV Trần Văn Hoàng, người bị công an “mời làm việc” khi phản ánh những lỗi kỹ thuật chiếc Vinfast Lux A2 và bất bình với dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng xe thuộc sở hữu tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Trong giới làm ăn, gia đình ông Trần Quí Thanh còn nổi tiếng với việc cho vay nặng lãi và thực hiện nhiều chiêu trò lừa bịp để tước đoạt tài sản người khác. Công chúng từng biết đến một bộ mặt khác của Dr Thanh qua những cuộc livestream của bà Nguyễn Phương Hằng trước đây. Khi tin cha con Trần Quí Thanh bị bắt giam và khởi tố, mạng xã hội đã chia sẻ lại những hình ảnh và câu chuyện về bà Kim Oanh – một đại gia bất động sản Bình Dương từng là nạn nhân thê thảm của cha con Dr Ruồi, với cảnh bà Kim Oanh quỳ lạy, khóc lóc van xin tại trụ sở Tân Hiệp Phát vào Tháng Mười 2020.
Hình ảnh bà Kim Oanh quì lạy Trần Uyên Phương (con gái ông Trần Quí Thanh) ở trụ sở Tân Hiệp Phát năm 2020 (MXH)
Nhà báo Đào Tuấn thuật, để vay 350 tỉ, bà Kim Oanh đã bị con gái ông Trần Quí Thanh bắt phải làm hợp đồng “giả cách” (các bên thực hiện nhằm che giấu một hợp đồng khác) với hồ sơ cho người khác đứng tên 50% cổ phần trong dự án Minh Thành trị giá ngàn tỉ. Sau đó, bà Kim Oanh tiếp tục bị bắt giả cách bán 100% cổ phần Minh Thành cho Tân Hiệp Phát. Đến thời hạn bà Kim Oanh trả nợ chuộc lại tài sản thì Tân Hiệp Phát, lộng giả thành chân, quyết định không trả lại tài sản cho bà Kim Oanh. Tóm lại, bà Kim Oanh cược dự án ngàn tỉ, để vay 350 tỉ, trừ đầu đuôi, trả lãi, bị Tân Hiệp Phát phạt…, cuối cùng còn được cầm tay vỏn vẹn 80 tỉ rồi sau đó mất luôn dự án!
Thời hoàng kim của Dr. Thanh, dư luận đã râm ran việc ông được chống lưng bởi nhóm chính trị gia quyền lực; và tiền của ông nhiều đến mức có thể “đè chết người”. Thanh thế Trần Quí Thanh thời điểm đó có thể nói là khủng khiếp – một đại gia hét ra lửa xịt ra khói thật sự. Tuy nhiên, Dr. Thanh, như nhiều các tỷ phú khác ở Việt Nam, chỉ là con mồi được vỗ béo trong cái lồng của chế độ.
Ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm nhà máy Number 1 ở Hà Nam năm 2014 (Vietnamnet)
Hãy nhìn lại những tên tuổi từng lẫy lừng như Bầu Kiên ACB, Hà Văn Thắm Oceanbank, Trần Bắc Hà BIDV, Nguyễn Thanh Bình Vinashin cách đây chục năm và giờ đây là những Trịnh Văn Quyết FLC, Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát, Đỗ Anh Dũng – Tân Hoàng Minh… Tất cả đều có những thế lực chính trị to lớn chống lưng và “một tay che trời” một thuở. Tất cả đều là “sân sau” và phải cung phụng cho các băng nhóm chính trị quyền lực, xem như “phí bảo kê”. Nhưng khi thần thế đổ, băng nhóm đấu đá nội bộ, họ luôn trở thành con mồi bị làm thịt.
Điều nhức nhối đọng lại sau tất cả những vụ án rúng động này là gì? Có một thực tế là khi người dân xem những vở kịch mang tên “công lý” được trình diễn, như những câu chuyện “đốt lò” khác chẳng hạn “Test kit Việt Á” hay “Chuyến bay giải cứu”, đối tượng cuối cùng gánh chịu hậu quả lớn nhất không ai khác chính là người dân. Khi những kẻ tham nhũng vào tù do chặt chém nội bộ, người dân chẳng bao giờ được đền bù những thiệt hại mà bọn tham nhũng gây ra. Nạn nhân Võ Văn Minh chẳng bao giờ được “giải oan” trong “vụ án Con Ruồi”. Không bao giờ có chuyện nhà nước Việt Nam hoàn trả lại cho hàng ngàn người dân phải bỏ ra những số tiền khổng lồ tương đương hàng triệu đôla để mua những tấm vé “giải cứu”. Hàng trăm ngàn người bị lừa đảo mua mớ giấy lộn trái phiếu “3 Không” làm sao lấy lại được số tiền đã mất?
Không ai trong bốn vạn người dân chết oan uổng bởi chính sách chống dịch Covid hỗn loạn có thể sống lại. Không ai có thể đòi lại được những đồng tiền mồ hôi nước mắt đã bị đám doanh nhân và viên chức bất nhân bóp nặn, lừa đảo, tước đoạt. Lượng tiền và tài sản được cơ quan công an điều tra thu hồi đã đi về đâu? Không có thứ công lý nào được thực thi và không có cái gì gọi là công bằng xã hội. Chỉ là một “quy trình” cướp bóc mà thôi. Cướp của dân và sau đó cướp lẫn nhau.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Ông Nguyễn Lân Thắng bị tuyên 6 năm tù, 2 năm quản chế
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAN THANG
Tác giả,Bùi Thư, BBC News Tiếng Việt
11 tháng 4 2023
Cập nhật 12 tháng 4 2023
Hôm 12/4, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên ông Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù và 2 năm quản chế, theo LS Lê Đình Việt.
Ngay sau phiên tòa sơ thẩm của ông Thắng, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc HRW khu vực châu Á bình luận với BBC:
"Bản án dành cho Nguyễn Lân Thắng là quá đáng và không thể chấp nhận được, và cho thấy nhân quyền ở Việt Nam ngày nay hoàn toàn không được coi trọng.
"Việt Nam đang triệt hạ và bỏ tù một cách có hệ thống mạng lưới những nhà hoạt động chính trị và người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ dám thực hiện quyền của mình để đòi cải cách và cải thiện đất nước. Người dân Việt Nam sẽ là kẻ bại trận sau cuối trong trò chơi này, khi các bộ máy đảng lợi dụng việc thanh trừng những người tố cáo để tăng cường nạn tham nhũng của đảng cầm quyền," ông Phil nói với BBC ngày 12/4.
Lê Bích Vượng, vợ của ông Nguyễn Lân Thắng bộc bạch với BBC trước phiên xử của chồng mình: "Nếu chính quyền trả tự do cho anh Thắng ngay tại tòa thì đó là lợi thế của nhà nước, nhất là khi họ đang tiếp đón những phái đoàn hay có những ký kết hợp tác với các nước phương Tây."
Ông Nguyễn Lân Thắng bị công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam hôm 5/7/2022 theo Điều 117 với tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Trước đó ngày 4/4, vợ của ông Nguyễn Lân Thắng nhận được giấy triệu tập cho phiên tòa và điều khiến mọi người ngạc nhiên đó là tòa quyết định xử kín vụ án.
Ông Nguyễn Lân Thắng bị bắt, nhưng Facebook cá nhân vẫn đăng bài?
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng bị công an Hà Nội bắt theo Điều 117 BLHS
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 11/4, bà Vượng nêu thắc mắc: những tài liệu được thu giữ tại nhà để quy tội cho chồng Điều 117 thì không có tài liệu nào là đóng dấu mật và cũng không nằm trong danh mục sách cấm.
"Còn 12 video trả lời đài BBC tiếng Việt mà bị cáo buộc thì các đường link hiên vẫn công khai, nhưng vụ án lại bị đem xử kín," bà Vượng nói.
Theo Điều 25 Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2015, “trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự ” thì tòa án “có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.
Theo luật sư Lê Đình Việt, người bào chữa cho ông Thắng, thân chủ của ông, trong cuộc gặp hôm 7/4 tại trại giam đã nói rõ ông không đồng ý việc TAND TP Hà Nội “xét xử kín” vụ án. Ông Thắng lập luận sự việc liên quan đến ông không có gì liên quan đến bí mật nhà nước nên không cần phải xử kín.
Bà Vượng vợ ông Thắng nói với BBC rằng, hôm 10/4, các luật sư đã vào trại gặp chồng bà và thông báo hiện tinh thần ông Nguyễn Lân Thắng vẫn rất tốt.
Bà cho hay, tuy không có ý chống đối nhưng chồng bà bác bỏ các cáo buộc của tòa án cũng như của VKS về tội “chống phá nhà nước”.
"Tôi tin tưởng những gì chồng mình làm là không xâm phạm lợi ích của ai cũng như không chống đối nhà nước. Anh Thắng chỉ muốn góp một tiếng nói, phản biện cũng được, là góp ý cũng được, để mọi thứ có thể thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn và tôi thấy trong nhiều việc, anh ấy đã làm được điều đó," bà Vượng chia sẻ.
Cũng trong ngày 11/4, 10 tổ chức quốc tế đã cùng nhau ra thông cáo chung gửi đến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, yêu cầu hủy bỏ cáo buộc đối với ông Nguyễn Lân Thắng và bảo đảm quyền được xét xử công minh, bằng cách cho phép báo chí và công chúng theo dõi phiên tòa.
"Dù đã nỗ lực thu thập thêm thông tin về các cáo buộc cũng như cơ sở hợp lý việc tòa án loại trừ báo chí và công chúng khỏi phiên tòa xét xử ông Nguyễn Lân Thắng, chúng tôi không có thông tin nào chỉ ra có bất kỳ trường hợp ngoại lệ cho phép xét xử kín phiên tòa này theo luật nhân quyền quốc tế," trích thông cáo.
Gia đình từ ngày bố đi vắng
Năm 2014, khi bé Đậu, con gái lớn của ông Nguyễn Lân Thắng tròn 6 tháng tuổi, ông đã viết một bức thư gửi con mình. BBC xin trích một vài dòng như sau:
"Bố yêu con như thế nào thì bố cũng yêu mảnh đất này như thế. Bố không thể chấp nhận làm kẻ bỏ chạy mà phải chiến đấu bằng được để giữ mái nhà tổ quốc này cho con. Bố không thể nhởn nhơ sống cho riêng mình khi xung quanh toàn khổ đau và nước mắt. Đối với bố đó không phải là hạnh phúc. Bố ước gì con được sống trong một tương lai tốt đẹp hơn bố. Con được sống trong tình thân ái, trong niềm tin, niềm hân hoan và những thứ mà một con người đáng được hưởng.
Có thể bố sẽ thất bại. Có thể bố sẽ không được ở bên con ba mươi năm còn lại như dự tính. Nhưng dù thế nào bố cũng đã quyết định thế rồi, và nếu cuộc đời con gặp những khó khăn vì bố gây ra thì xin con hãy nhớ về một ông bố đã tuyệt vọng chiến đấu để con có cuộc sống hạnh phúc đích thực mà tha thứ cho bố."
Bên cạnh những bài viết phản biện xã hội, trên Facebook tên Nguyễn Lân Thắng cũng thường xuyên đăng tải video, hình ảnh gia đình, đặc biệt là con gái tên Đậu đánh đàn.
Theo lời kể của bà Vượng, tiếng đàn của bé Đậu vẫn vang lên hàng ngày, nhưng thiếu mất một người nghe trung thành. Đậu nhắc đến bố, bảo là sẽ tập bài này, bài kia để tặng bố. Bé cũng vẽ tranh và nói với mẹ là để kiếm tiền phụ mẹ nuôi bố.
"Ngay buổi chiều hôm anh Thắng bị bắt, lúc đó Đậu nghỉ hè nên tôi cũng cho con đi cùng tới Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội để gửi đồ cho bố và kiểm các đồ đạc họ tịch thu ở nhà. Tôi cũng nói với cán bộ điều tra cho bé ôm bố một chút thì Đậu được ôm bố và nói chuyện vài câu. Sau khi về thì bé cũng hỏi và tôi cũng chia sẻ hết toàn bộ với con.
"Thực ra, vợ chồng tôi vẫn hay nói chuyện với con, anh Thắng thì hay đi từ thiện khắp nơi và giải thích cho Đậu rằng bố mang sách, mang thức ăn cho những gia đình ở vùng cao hay những nơi bị lũ lụt. Anh Thắng cũng cho Đậu ăn thử lương khô và nói với con đó là thức ăn dài ngày của các bạn nên Đậu rất hiểu vấn đề. Về sau này khi anh bị bắt, tôi cũng nói rằng bố có những tiếng nói khác với chính quyền," bà Vượng kể với BBC.
NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ BÍCH VƯỢNG
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nguyễn Lân Thắng cùng bé Đỗ nghe Đậu đánh đàn
Từ khi bố đi vắng, bé Đậu dù chỉ mới 9 tuổi nhưng phụ hợ mẹ làm việc nhà và chăm em. Bà Vượng kể, dường như ba mẹ con ai cũng trưởng thành hơn:
"Thực sự mà nói là tôi biết ơn con mình vì bé rất thông cảm và bao dung với mẹ. Có hôm tôi chở Đậu đi qua nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội, thấy mọi người xếp hàng tham quan thì Đậu hỏi và tôi cũng nói đó là nơi trước đây giam giữ những người làm cách mạng."
"Cuối câu chuyện, con hỏi rằng: Mẹ ơi, thế bố có phải là người làm cách mạng không. Tôi cũng nói với con, bố chưa phải là người làm cách mạng, nhưng bố có những tư tưởng tiến bộ. Và rồi phải giải thích cho con tiến bộ, tiên phong là gì."
Còn Đỗ, chỉ vừa tròn 18 tháng tuổi khi ông Thắng bị bắt, theo lời bà Vượng, nay cũng đã trưởng thành hơn nhiều:
"Hễ có khách đến nhà chơi, đặc biệt là đàn ông hay con trai như các bác, các chú đến thăm là bé sẽ ôm chầm lấy vì có lẽ bị cảm giác thiếu bố."
Đối với bà Vượng, dù bận bịu hơn từ khi chồng bà bị bắt giữ, nhưng cực nhọc đến mấy cũng không bằng sự vắng mặt người chồng, người bố trong gia đình. Với bà, đó là điều quan trọng nhất "không gì thay thế hay bù đắp được".
Thế nên cứ hai tuần một lần, bà đều đặn đến Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội để gửi đồ cho chồng mình vì muốn "cảm giác gần, tiếp cận anh Thắng hơn".
Đã hơn 9 tháng trời, bà Vượng cũng như bé Đậu, bé Đỗ đều không được gặp ông Thắng dù bà đã nỗ lực làm đơn gửi các nơi như trại giam, VKS, tòa án, theo hướng dẫn của các luật sư.
Ba tuần trở lại đây, chính sách trại giam thay đổi nên việc thăm hỏi khó khăn hơn: "Trước đó mỗi tuần được gửi một lần và số lượng đồ cũng thoải mái và mình đi tuần này thì cũng có thể gửi phiếu cho các tuần sau đó. Nhưng giờ thì tuần nào chỉ được gửi cho tuần ấy và mỗi lần gửi không quá 66.000 VND."
Trước phiên tòa ngày mai, bà Vượng vẫn giữ niềm hy vọng chồng bà sẽ được trả tự do ngay tại tòa, dù điều này chưa từng có tiền lệ.
"Tôi cũng có nói với Đậu rằng ngày mai, 12/4, là cột mốc rất quan trọng với gia đình mình: có thể bố sẽ được về sớm, có thể bố sẽ đi lâu hơn. Nhưng tôi không nói với bé về một phiên tòa vì con cũng chưa hiểu về việc đấy. Nhưng Đậu biết và nói rằng tối nay bé sẽ đi ngủ sớm, ngày mai sẽ dậy sớm phụ ông bà đưa em đi học để mẹ yên tâm đi công việc của bố," vợ ông Nguyễn Lân Thắng tâm sự.
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAN THANG
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nguyễn Lân Thắng (thứ ba từ phải sang) cùng con gái và nhóm No-U
Bức thư của bố mẹ ông Thắng
Ông Nguyễn Lân Thắng, sinh năm 1975, là con của một gia đình trí thức hàng đầu ở Việt Nam. Ông là cháu của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, là con của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng. Ông Tráng là Giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Có thể nói, dòng dõi Nguyễn Lân được xem danh giá hết mực và nổi tiếng ở Việt Nam với hàng chục giáo sư tiến sĩ nổi tiếng.
Nguyễn Lân Thắng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, bắt đầu hoạt động từ đầu những năm 2000 bằng việc tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Ông là một trong những nhân vật chủ chốt của Đội bóng No-U Hà Nội- tập hợp của những người tham gia biểu tình chống yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ông cũng tham gia vào nhóm nhân đạo No-U để hỗ trợ những người dân nghèo ở vùng sâu vùng xa và nạn nhân của thiên tai.
Trên Facebook, ông lấy nickname Ông Ké, với nhiều bài viết châm biếm lãnh tụ Hồ Chí Minh và nhiều quan chức cao cấp của chế độ cùng nhiều chính sách chỉ có lợi cho nhóm cầm quyền mà không mang lại lợi ích cho dân chúng và đất nước. Ông cũng là cây bút viết xã luận cho đài RFA và góp mặt trên nhiều chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC, 12 video cáo buộc ông Thắng cũng đều là video ông tham dự chương trình này của BBC.
Công an thả blogger Nguyễn Lân Thắng
Nguyễn Lân Thắng: 'tôi chấp nhận rủi ro'
Hôm 10/4, bố mẹ ông Thắng là Giáo sư Nguyễn Lân Tráng và giảng viên Trần Thảo Nguyên đã gửi tới tòa án bức tâm thư về trường hợp của con mình. Lá thư có đoạn:
"Sinh ra trong một gia đình trí thức có tiếng, cơ hội để sống nhàn hạ và dễ dàng của Lân Thắng không hề thiếu, và chúng tôi đã từng chỉ mong con trai có cuộc sống dễ dàng và đầy đủ hơn chúng tôi khi xưa. Lân Thắng đã may mắn có một người vợ giỏi giang và hai con còn rất nhỏ nhưng ngoan ngoãn hiểu chuyện."
"Nhưng khi chứng kiến những chuyện ngang trái, những điều bất cập, con chúng tôi không chọn cách nhắm mắt im lặng qua ngày. Thắng đã lên tiếng, mạnh mẽ và quyết liệt bày tỏ thái độ với những biểu hiện tiêu cực và bất cập ở khắp nơi trên đất nước. Kể cả khi có những áp lực từ những người thân xung quanh, con chúng tôi vẫn sống đúng với những gì Thắng tin là đúng. Chúng tôi rất lo lắng cho Thắng và gia đình nhỏ, nhưng chúng tôi tôn trọng lựa chọn của các con mình. Con trai chúng tôi chỉ đang sống như một công dân yêu nước có trách nhiệm với xã hội."
Lá thư cũng bày tỏ sự ngạc nhiên của hai vợ chồng GS Nguyễn Lân Tráng khi nhận được cáo trạng của VKS rằng con ông bà "chống phá" nhà nước, vì vợ chồng ông cho rằng việc lên tiếng chống tiêu cực và đứng về những người yếu thế trong xã hội không phải là “tội chống chính quyền”. Đồng thời, bố mẹ ông Thắng gửi gắm những người có trách nhiệm bảo vệ công lý sẽ xem xét và đưa ra kết luận đúng đắn về trường hợp của Nguyễn Lân Thắng.
Hồi 7/7/2022, hai ngày sau khi ông Thắng bị bắt, Phó Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu đã thay đổi hình bìa lớn trên trang Facebook cá nhân có khoảng hơn 106.000 lượt theo dõi của mình bằng tấm hình đại gia đình. Trong ảnh có cả ông Nguyễn Lân Thắng và vợ.
Ông Hiếu còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, khóa 15. Hành động trên của ông được nhiều người ủng hộ và để lại bình luận "kính trọng" ông cũng như gia đình Nguyễn Lân.
Nhiều tổ chức nhân quyền lên tiếng
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) và Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International-AI) đã phát thông cáo kêu gọi trả tự do và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông Nguyễn Lân Thắng.
AI viết: “Trong hơn một thập niên, Nguyễn Lân Thắng đã thực hiện công việc quan trọng là lập hồ sơ các cuộc biểu tình và sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, bất chấp bầu không khí ngày càng xấu đi với những trừng phạt nhắm vào những người chỉ trích nhà nước. Hoạt động và báo cáo ôn hòa của ông nên được hoan nghênh như một phần của cuộc tranh luận công khai hợp pháp, nhưng thay vào đó, ông đang phải đối mặt với nhiều năm tù."
AI cũng kêu gọi Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Lân Thắng và cùng với tất cả các nhà báo, nhà hoạt động đang bị bỏ tù theo Điều 117 quá mơ hồ. AI cũng nói Việt Nam đã thành "trò hề" với vị trí của mình trong Hội đồng Nhân quyền LHP khi vi phạm quyền của người dân. Và việc ông Thắng không được tiếp cận đầy đủ với luật sư hay gia đình là một "vết nhơ" của một phiên tòa bất công.
Còn nói với BBC hôm 11/4, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc HRW khu vực châu Á cho rằng chính phủ Việt Nam đang làm mọi thứ có thể để quét sạch hết dấu vết của các nhà bất đồng chính kiến hay chống đối.
"Vì vậy tất nhiên họ tìm đến một người có tư tưởng tự do như Nguyễn Lân Thắng, người luôn can đảm với niềm tin của mình, và sẵn sàng nói lên sự thật trước quyền lực. Trong một xã hội dân chủ bình thường, ông Nguyễn Lân Thắng sẽ được đề cao như một thành viên quan trọng của xã hội dân sự lên tiếng đòi cải cách vì lợi ích của người dân. Nhưng ông ấy không may sống trong chế độ độc tài một phần theo chủ nghĩa Stalin, nơi bất đồng chính kiến được coi là phản quốc, và việc lên tiếng bị coi là tội phạm," ông Phil nhận định.
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAN THANG
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nguyễn Lân Thắng từng chia sẻ bất cứ blogger chính trị nào cũng có thể bị bắt bởi điều 88
Bên cạnh đó, đại diện HRW cũng chỉ ra, hành động đàn áp một cách có hệ thống của Việt Nam nhắm vào những người chỉ trích ôn hòa ngày càng củng cố lập luận rằng, phải có một số tiêu chuẩn tối thiểu để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
"Đây sẽ là một phép thử mà Việt Nam sẽ thất bại. Thực tế rằng, Việt Nam được cho là quốc gia đàn áp nhất trong khối ASEAN, đứng sau chế độ độc tài quân sự ở Myanmar. Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những bên vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong khu vực," ông Phil nói với BBC.
Ngoài ra, ông Phil cũng kêu gọi Anh quốc cần xem xét thỏa thuận thương mại với Việt Nam, làm sao để giảm bớt những lo ngại về nhân quyền.
"London không nên tham dự vào việc cắt giảm các điều kiện nhân quyền trong các hiệp định thương mại của EU hoặc Hoa Kỳ," ông Phil nhấn mạnh.
Theo thông tin của BBC, Đoàn đại biểu Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu khi có chuyến thăm từ 4-6/4 đến Việt Nam đã nêu lên những diễn biến về nhân quyền ở Việt Nam sau khi phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU.
Trong đó, họ đã nêu quan ngại về phiên xử kín của ông Nguyễn Lân Thắng và bày tỏ với Bộ Tư pháp, VKS lẫn Bộ Công an mong muốn được dự phiên tòa.
Vào đầu tháng 11/2022, các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc gửi văn thư đề nghị chính phủ Việt Nam giải trình việc giam giữ “tùy tiện” 18 nhà hoạt động nhân quyền. Trong đó có trường hợp ông Thắng, với các cáo buộc mà nhóm này gọi là các điều khoản “mơ hồ” như “Tuyên truyền chống nhà nước” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAN THANG
Tác giả,Bùi Thư, BBC News Tiếng Việt
11 tháng 4 2023
Cập nhật 12 tháng 4 2023
Hôm 12/4, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên ông Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù và 2 năm quản chế, theo LS Lê Đình Việt.
Ngay sau phiên tòa sơ thẩm của ông Thắng, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc HRW khu vực châu Á bình luận với BBC:
"Bản án dành cho Nguyễn Lân Thắng là quá đáng và không thể chấp nhận được, và cho thấy nhân quyền ở Việt Nam ngày nay hoàn toàn không được coi trọng.
"Việt Nam đang triệt hạ và bỏ tù một cách có hệ thống mạng lưới những nhà hoạt động chính trị và người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ dám thực hiện quyền của mình để đòi cải cách và cải thiện đất nước. Người dân Việt Nam sẽ là kẻ bại trận sau cuối trong trò chơi này, khi các bộ máy đảng lợi dụng việc thanh trừng những người tố cáo để tăng cường nạn tham nhũng của đảng cầm quyền," ông Phil nói với BBC ngày 12/4.
Lê Bích Vượng, vợ của ông Nguyễn Lân Thắng bộc bạch với BBC trước phiên xử của chồng mình: "Nếu chính quyền trả tự do cho anh Thắng ngay tại tòa thì đó là lợi thế của nhà nước, nhất là khi họ đang tiếp đón những phái đoàn hay có những ký kết hợp tác với các nước phương Tây."
Ông Nguyễn Lân Thắng bị công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam hôm 5/7/2022 theo Điều 117 với tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Trước đó ngày 4/4, vợ của ông Nguyễn Lân Thắng nhận được giấy triệu tập cho phiên tòa và điều khiến mọi người ngạc nhiên đó là tòa quyết định xử kín vụ án.
Ông Nguyễn Lân Thắng bị bắt, nhưng Facebook cá nhân vẫn đăng bài?
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng bị công an Hà Nội bắt theo Điều 117 BLHS
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 11/4, bà Vượng nêu thắc mắc: những tài liệu được thu giữ tại nhà để quy tội cho chồng Điều 117 thì không có tài liệu nào là đóng dấu mật và cũng không nằm trong danh mục sách cấm.
"Còn 12 video trả lời đài BBC tiếng Việt mà bị cáo buộc thì các đường link hiên vẫn công khai, nhưng vụ án lại bị đem xử kín," bà Vượng nói.
Theo Điều 25 Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2015, “trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự ” thì tòa án “có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.
Theo luật sư Lê Đình Việt, người bào chữa cho ông Thắng, thân chủ của ông, trong cuộc gặp hôm 7/4 tại trại giam đã nói rõ ông không đồng ý việc TAND TP Hà Nội “xét xử kín” vụ án. Ông Thắng lập luận sự việc liên quan đến ông không có gì liên quan đến bí mật nhà nước nên không cần phải xử kín.
Bà Vượng vợ ông Thắng nói với BBC rằng, hôm 10/4, các luật sư đã vào trại gặp chồng bà và thông báo hiện tinh thần ông Nguyễn Lân Thắng vẫn rất tốt.
Bà cho hay, tuy không có ý chống đối nhưng chồng bà bác bỏ các cáo buộc của tòa án cũng như của VKS về tội “chống phá nhà nước”.
"Tôi tin tưởng những gì chồng mình làm là không xâm phạm lợi ích của ai cũng như không chống đối nhà nước. Anh Thắng chỉ muốn góp một tiếng nói, phản biện cũng được, là góp ý cũng được, để mọi thứ có thể thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn và tôi thấy trong nhiều việc, anh ấy đã làm được điều đó," bà Vượng chia sẻ.
Cũng trong ngày 11/4, 10 tổ chức quốc tế đã cùng nhau ra thông cáo chung gửi đến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, yêu cầu hủy bỏ cáo buộc đối với ông Nguyễn Lân Thắng và bảo đảm quyền được xét xử công minh, bằng cách cho phép báo chí và công chúng theo dõi phiên tòa.
"Dù đã nỗ lực thu thập thêm thông tin về các cáo buộc cũng như cơ sở hợp lý việc tòa án loại trừ báo chí và công chúng khỏi phiên tòa xét xử ông Nguyễn Lân Thắng, chúng tôi không có thông tin nào chỉ ra có bất kỳ trường hợp ngoại lệ cho phép xét xử kín phiên tòa này theo luật nhân quyền quốc tế," trích thông cáo.
Gia đình từ ngày bố đi vắng
Năm 2014, khi bé Đậu, con gái lớn của ông Nguyễn Lân Thắng tròn 6 tháng tuổi, ông đã viết một bức thư gửi con mình. BBC xin trích một vài dòng như sau:
"Bố yêu con như thế nào thì bố cũng yêu mảnh đất này như thế. Bố không thể chấp nhận làm kẻ bỏ chạy mà phải chiến đấu bằng được để giữ mái nhà tổ quốc này cho con. Bố không thể nhởn nhơ sống cho riêng mình khi xung quanh toàn khổ đau và nước mắt. Đối với bố đó không phải là hạnh phúc. Bố ước gì con được sống trong một tương lai tốt đẹp hơn bố. Con được sống trong tình thân ái, trong niềm tin, niềm hân hoan và những thứ mà một con người đáng được hưởng.
Có thể bố sẽ thất bại. Có thể bố sẽ không được ở bên con ba mươi năm còn lại như dự tính. Nhưng dù thế nào bố cũng đã quyết định thế rồi, và nếu cuộc đời con gặp những khó khăn vì bố gây ra thì xin con hãy nhớ về một ông bố đã tuyệt vọng chiến đấu để con có cuộc sống hạnh phúc đích thực mà tha thứ cho bố."
Bên cạnh những bài viết phản biện xã hội, trên Facebook tên Nguyễn Lân Thắng cũng thường xuyên đăng tải video, hình ảnh gia đình, đặc biệt là con gái tên Đậu đánh đàn.
Theo lời kể của bà Vượng, tiếng đàn của bé Đậu vẫn vang lên hàng ngày, nhưng thiếu mất một người nghe trung thành. Đậu nhắc đến bố, bảo là sẽ tập bài này, bài kia để tặng bố. Bé cũng vẽ tranh và nói với mẹ là để kiếm tiền phụ mẹ nuôi bố.
"Ngay buổi chiều hôm anh Thắng bị bắt, lúc đó Đậu nghỉ hè nên tôi cũng cho con đi cùng tới Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội để gửi đồ cho bố và kiểm các đồ đạc họ tịch thu ở nhà. Tôi cũng nói với cán bộ điều tra cho bé ôm bố một chút thì Đậu được ôm bố và nói chuyện vài câu. Sau khi về thì bé cũng hỏi và tôi cũng chia sẻ hết toàn bộ với con.
"Thực ra, vợ chồng tôi vẫn hay nói chuyện với con, anh Thắng thì hay đi từ thiện khắp nơi và giải thích cho Đậu rằng bố mang sách, mang thức ăn cho những gia đình ở vùng cao hay những nơi bị lũ lụt. Anh Thắng cũng cho Đậu ăn thử lương khô và nói với con đó là thức ăn dài ngày của các bạn nên Đậu rất hiểu vấn đề. Về sau này khi anh bị bắt, tôi cũng nói rằng bố có những tiếng nói khác với chính quyền," bà Vượng kể với BBC.
NGUỒN HÌNH ẢNH,LÊ BÍCH VƯỢNG
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nguyễn Lân Thắng cùng bé Đỗ nghe Đậu đánh đàn
Từ khi bố đi vắng, bé Đậu dù chỉ mới 9 tuổi nhưng phụ hợ mẹ làm việc nhà và chăm em. Bà Vượng kể, dường như ba mẹ con ai cũng trưởng thành hơn:
"Thực sự mà nói là tôi biết ơn con mình vì bé rất thông cảm và bao dung với mẹ. Có hôm tôi chở Đậu đi qua nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội, thấy mọi người xếp hàng tham quan thì Đậu hỏi và tôi cũng nói đó là nơi trước đây giam giữ những người làm cách mạng."
"Cuối câu chuyện, con hỏi rằng: Mẹ ơi, thế bố có phải là người làm cách mạng không. Tôi cũng nói với con, bố chưa phải là người làm cách mạng, nhưng bố có những tư tưởng tiến bộ. Và rồi phải giải thích cho con tiến bộ, tiên phong là gì."
Còn Đỗ, chỉ vừa tròn 18 tháng tuổi khi ông Thắng bị bắt, theo lời bà Vượng, nay cũng đã trưởng thành hơn nhiều:
"Hễ có khách đến nhà chơi, đặc biệt là đàn ông hay con trai như các bác, các chú đến thăm là bé sẽ ôm chầm lấy vì có lẽ bị cảm giác thiếu bố."
Đối với bà Vượng, dù bận bịu hơn từ khi chồng bà bị bắt giữ, nhưng cực nhọc đến mấy cũng không bằng sự vắng mặt người chồng, người bố trong gia đình. Với bà, đó là điều quan trọng nhất "không gì thay thế hay bù đắp được".
Thế nên cứ hai tuần một lần, bà đều đặn đến Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội để gửi đồ cho chồng mình vì muốn "cảm giác gần, tiếp cận anh Thắng hơn".
Đã hơn 9 tháng trời, bà Vượng cũng như bé Đậu, bé Đỗ đều không được gặp ông Thắng dù bà đã nỗ lực làm đơn gửi các nơi như trại giam, VKS, tòa án, theo hướng dẫn của các luật sư.
Ba tuần trở lại đây, chính sách trại giam thay đổi nên việc thăm hỏi khó khăn hơn: "Trước đó mỗi tuần được gửi một lần và số lượng đồ cũng thoải mái và mình đi tuần này thì cũng có thể gửi phiếu cho các tuần sau đó. Nhưng giờ thì tuần nào chỉ được gửi cho tuần ấy và mỗi lần gửi không quá 66.000 VND."
Trước phiên tòa ngày mai, bà Vượng vẫn giữ niềm hy vọng chồng bà sẽ được trả tự do ngay tại tòa, dù điều này chưa từng có tiền lệ.
"Tôi cũng có nói với Đậu rằng ngày mai, 12/4, là cột mốc rất quan trọng với gia đình mình: có thể bố sẽ được về sớm, có thể bố sẽ đi lâu hơn. Nhưng tôi không nói với bé về một phiên tòa vì con cũng chưa hiểu về việc đấy. Nhưng Đậu biết và nói rằng tối nay bé sẽ đi ngủ sớm, ngày mai sẽ dậy sớm phụ ông bà đưa em đi học để mẹ yên tâm đi công việc của bố," vợ ông Nguyễn Lân Thắng tâm sự.
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAN THANG
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nguyễn Lân Thắng (thứ ba từ phải sang) cùng con gái và nhóm No-U
Bức thư của bố mẹ ông Thắng
Ông Nguyễn Lân Thắng, sinh năm 1975, là con của một gia đình trí thức hàng đầu ở Việt Nam. Ông là cháu của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, là con của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng. Ông Tráng là Giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Có thể nói, dòng dõi Nguyễn Lân được xem danh giá hết mực và nổi tiếng ở Việt Nam với hàng chục giáo sư tiến sĩ nổi tiếng.
Nguyễn Lân Thắng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, bắt đầu hoạt động từ đầu những năm 2000 bằng việc tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Ông là một trong những nhân vật chủ chốt của Đội bóng No-U Hà Nội- tập hợp của những người tham gia biểu tình chống yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ông cũng tham gia vào nhóm nhân đạo No-U để hỗ trợ những người dân nghèo ở vùng sâu vùng xa và nạn nhân của thiên tai.
Trên Facebook, ông lấy nickname Ông Ké, với nhiều bài viết châm biếm lãnh tụ Hồ Chí Minh và nhiều quan chức cao cấp của chế độ cùng nhiều chính sách chỉ có lợi cho nhóm cầm quyền mà không mang lại lợi ích cho dân chúng và đất nước. Ông cũng là cây bút viết xã luận cho đài RFA và góp mặt trên nhiều chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC, 12 video cáo buộc ông Thắng cũng đều là video ông tham dự chương trình này của BBC.
Công an thả blogger Nguyễn Lân Thắng
Nguyễn Lân Thắng: 'tôi chấp nhận rủi ro'
Hôm 10/4, bố mẹ ông Thắng là Giáo sư Nguyễn Lân Tráng và giảng viên Trần Thảo Nguyên đã gửi tới tòa án bức tâm thư về trường hợp của con mình. Lá thư có đoạn:
"Sinh ra trong một gia đình trí thức có tiếng, cơ hội để sống nhàn hạ và dễ dàng của Lân Thắng không hề thiếu, và chúng tôi đã từng chỉ mong con trai có cuộc sống dễ dàng và đầy đủ hơn chúng tôi khi xưa. Lân Thắng đã may mắn có một người vợ giỏi giang và hai con còn rất nhỏ nhưng ngoan ngoãn hiểu chuyện."
"Nhưng khi chứng kiến những chuyện ngang trái, những điều bất cập, con chúng tôi không chọn cách nhắm mắt im lặng qua ngày. Thắng đã lên tiếng, mạnh mẽ và quyết liệt bày tỏ thái độ với những biểu hiện tiêu cực và bất cập ở khắp nơi trên đất nước. Kể cả khi có những áp lực từ những người thân xung quanh, con chúng tôi vẫn sống đúng với những gì Thắng tin là đúng. Chúng tôi rất lo lắng cho Thắng và gia đình nhỏ, nhưng chúng tôi tôn trọng lựa chọn của các con mình. Con trai chúng tôi chỉ đang sống như một công dân yêu nước có trách nhiệm với xã hội."
Lá thư cũng bày tỏ sự ngạc nhiên của hai vợ chồng GS Nguyễn Lân Tráng khi nhận được cáo trạng của VKS rằng con ông bà "chống phá" nhà nước, vì vợ chồng ông cho rằng việc lên tiếng chống tiêu cực và đứng về những người yếu thế trong xã hội không phải là “tội chống chính quyền”. Đồng thời, bố mẹ ông Thắng gửi gắm những người có trách nhiệm bảo vệ công lý sẽ xem xét và đưa ra kết luận đúng đắn về trường hợp của Nguyễn Lân Thắng.
Hồi 7/7/2022, hai ngày sau khi ông Thắng bị bắt, Phó Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu đã thay đổi hình bìa lớn trên trang Facebook cá nhân có khoảng hơn 106.000 lượt theo dõi của mình bằng tấm hình đại gia đình. Trong ảnh có cả ông Nguyễn Lân Thắng và vợ.
Ông Hiếu còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, khóa 15. Hành động trên của ông được nhiều người ủng hộ và để lại bình luận "kính trọng" ông cũng như gia đình Nguyễn Lân.
Nhiều tổ chức nhân quyền lên tiếng
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) và Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International-AI) đã phát thông cáo kêu gọi trả tự do và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông Nguyễn Lân Thắng.
AI viết: “Trong hơn một thập niên, Nguyễn Lân Thắng đã thực hiện công việc quan trọng là lập hồ sơ các cuộc biểu tình và sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, bất chấp bầu không khí ngày càng xấu đi với những trừng phạt nhắm vào những người chỉ trích nhà nước. Hoạt động và báo cáo ôn hòa của ông nên được hoan nghênh như một phần của cuộc tranh luận công khai hợp pháp, nhưng thay vào đó, ông đang phải đối mặt với nhiều năm tù."
AI cũng kêu gọi Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Lân Thắng và cùng với tất cả các nhà báo, nhà hoạt động đang bị bỏ tù theo Điều 117 quá mơ hồ. AI cũng nói Việt Nam đã thành "trò hề" với vị trí của mình trong Hội đồng Nhân quyền LHP khi vi phạm quyền của người dân. Và việc ông Thắng không được tiếp cận đầy đủ với luật sư hay gia đình là một "vết nhơ" của một phiên tòa bất công.
Còn nói với BBC hôm 11/4, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc HRW khu vực châu Á cho rằng chính phủ Việt Nam đang làm mọi thứ có thể để quét sạch hết dấu vết của các nhà bất đồng chính kiến hay chống đối.
"Vì vậy tất nhiên họ tìm đến một người có tư tưởng tự do như Nguyễn Lân Thắng, người luôn can đảm với niềm tin của mình, và sẵn sàng nói lên sự thật trước quyền lực. Trong một xã hội dân chủ bình thường, ông Nguyễn Lân Thắng sẽ được đề cao như một thành viên quan trọng của xã hội dân sự lên tiếng đòi cải cách vì lợi ích của người dân. Nhưng ông ấy không may sống trong chế độ độc tài một phần theo chủ nghĩa Stalin, nơi bất đồng chính kiến được coi là phản quốc, và việc lên tiếng bị coi là tội phạm," ông Phil nhận định.
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAN THANG
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nguyễn Lân Thắng từng chia sẻ bất cứ blogger chính trị nào cũng có thể bị bắt bởi điều 88
Bên cạnh đó, đại diện HRW cũng chỉ ra, hành động đàn áp một cách có hệ thống của Việt Nam nhắm vào những người chỉ trích ôn hòa ngày càng củng cố lập luận rằng, phải có một số tiêu chuẩn tối thiểu để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
"Đây sẽ là một phép thử mà Việt Nam sẽ thất bại. Thực tế rằng, Việt Nam được cho là quốc gia đàn áp nhất trong khối ASEAN, đứng sau chế độ độc tài quân sự ở Myanmar. Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những bên vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong khu vực," ông Phil nói với BBC.
Ngoài ra, ông Phil cũng kêu gọi Anh quốc cần xem xét thỏa thuận thương mại với Việt Nam, làm sao để giảm bớt những lo ngại về nhân quyền.
"London không nên tham dự vào việc cắt giảm các điều kiện nhân quyền trong các hiệp định thương mại của EU hoặc Hoa Kỳ," ông Phil nhấn mạnh.
Theo thông tin của BBC, Đoàn đại biểu Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu khi có chuyến thăm từ 4-6/4 đến Việt Nam đã nêu lên những diễn biến về nhân quyền ở Việt Nam sau khi phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU.
Trong đó, họ đã nêu quan ngại về phiên xử kín của ông Nguyễn Lân Thắng và bày tỏ với Bộ Tư pháp, VKS lẫn Bộ Công an mong muốn được dự phiên tòa.
Vào đầu tháng 11/2022, các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc gửi văn thư đề nghị chính phủ Việt Nam giải trình việc giam giữ “tùy tiện” 18 nhà hoạt động nhân quyền. Trong đó có trường hợp ông Thắng, với các cáo buộc mà nhóm này gọi là các điều khoản “mơ hồ” như “Tuyên truyền chống nhà nước” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tản mạn về status của võ sư Đoàn Bảo Châu viết về kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
16 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Nguyễn Lân Thắng cùng vợ Lê Bích Vượng và con gái biểu tình chống Formosa xả thải làm ô nhiễm biển Đông. (Ảnh: Facebook Lê Bích Vượng)
Tôi khâm phục tinh thần yêu nước và hy sinh của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng. Tôi tôn trọng tinh thần phản biện và khâm phục thái độ “độc lập tuyệt đối trong tư tưởng” của võ sư Đoàn Bảo Châu. Tôi viết những suy nghĩ tản mạn này trong tinh thần của hai vị “sư” này.
Tôi thấy võ sư Châu “không đồng ý với việc kỹ sư Thắng có hành vi chế giễu hình ảnh ông Hồ Chí Minh.” Tại sao? Võ sư giải thích vì: “ông không chỉ là một lãnh tụ mà còn là một chân dung văn hoá, về lòng yêu nước và tư tưởng, kể cả tư tưởng dân chủ đều có tầm cao mà những người cộng sản thế hệ sau rất khó theo kịp.”
Tôi thấy ở đời ai cũng phải chịu sự đánh giá của những người xung quanh. Lối sống, lời nói và việc làm của mỗi người, nhất là của những người mang trọng trách, những con người của công chúng càng cần phải được xem xét bằng những cái nhìn khác nhau mà trong đó họ có thể trở thành đối tượng chễ giễu hoặc tôn vinh.
Ông Hồ Chí Minh cũng là một con người, hơn nữa ông còn là một lãnh tụ, một nhân vật của công chúng, một nhân vật lịch sử lẫy lừng của Việt Nam trong thế kỷ XX, cho nên tìm hiểu và đánh giá về ông luôn là điều cần thiết. Vì vậy không chế giễu ông là quyền của võ sư Châu; chế giễu ông là quyền của kỹ sư Thắng. Vấn đề là nội dung chế giễu có cơ sở hay không mà thôi!
Võ sư Châu coi ông Hồ Chí Minh là “một chân dung văn hóa” thì đó là nhận thức và là quyền của võ sư. Còn nếu kỹ sư Thắng coi ông Hồ Chí Minh là một chân dung phản văn hóa, thì đấy là nhận thức và là quyền của anh. Mỗi người mỗi cái nhìn, mỗi cách đánh giá và tùy cách đánh giá mà người ta chễ giễu hay tôn vinh.
Nhưng có thật Hồ Chí Minh là một “chân dung văn hóa” không? Nói đến văn hóa là nói đến cái tốt, cái đúng, cái đẹp chuẩn mực và phổ quát của con người trong lối ứng xử với bản thân, với tha nhân, với xã hội và với môi trường xung quanh. Ít là như vậy. Vì thực ra người có văn hóa toàn diện còn là con người biết ứng xử với Thiên Chúa và các bậc thần thánh nữa!
Một người được coi là “chân dung văn hóa”, tức là mô phạm để nhiều người khác noi theo, tất phải thể hiện những điều trên đây ở mức độ tuyệt hảo! Trong khi đó, thực tế cho thấy ông Hồ Chí Minh không phải là người như vậy! Ông có thể là nhà chính trị nhạy bén và thành công nhờ thủ đoạn, nhưng là một chân dung văn hóa thì dứt khoát không!
Vì ông dối trá, giả hình, lừa thầy phản bạn, vô ơn bội nghĩa. Vì ông độc ác tàn bạo với cả ân nhân và thân nhân mình. Ngay cả khi tiếp xúc với công chúng trong những chuyến công du, ông vẫn có những hành vi bất xứng, thiếu văn hóa, chẳng ra ta cũng không ra Tây để đến nỗi báo chí nước người ta phải lên tiếng.
Nếu một người chỉ có lòng yêu nước thì chưa thể được coi là “một chân dung văn hóa.” Một cái tốt tố đơn lẻ không thể khái quát thành cái tốt toàn thể! Cứ cho là được đi nữa thì ông Hồ Chí Minh có phải là một “chân dung văn hoá về lòng yêu nước” như võ sư Châu quan niệm không? Cũng không!
Status của võ sư Đoàn Bảo Châu viết về kỹ sư Nguyễn Lân Thắng. Ảnh chụp màn hình Facebook Chau Doan
Vì các bằng chứng lịch sử cho thấy ông Hồ Chí Minh yêu bản thân ông, yêu đảng cộng sản chứ chẳng yêu gì đất nước và dân tộc này. Nếu yêu thật ông đã không có những chọn lựa và việc làm sai lầm và tai hại cho đất nước như vậy. Theo logic và thực tế: anh em ruột thịt của ông, ông không yêu; vợ con ông, ông không yêu, thì làm sao có thể khẳng định được rằng ông yêu nước!
Võ sư Châu coi ông Hồ Chí Minh là một “chân dung văn hóa về […] tư tưởng…” Tôi không biết võ sư quan niệm thế nào là “tư tưởng”? Nếu “tư tưởng” là một hệ thống quan niệm thống nhất về nhân sinh quan và vũ trụ quan theo quan niệm Tây phương-loại tư tưởng có cái đuôi “ism”- thì ông Hồ Chí Minh có không?
Ông Nguyễn Văn Trấn, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Khu ủy Khu 9, trong hồi ký “Viết cho Mẹ và Quốc Hội” cho biết chính ông Hồ Chí Minh đã nói với các đồng chí rằng ông chẳng có tư tưởng gì, ông chỉ vận dụng tư tưởng Mác-Lê-Mao vào hoàn cảnh Việt Nam thời bấy giờ mà thôi!
Võ sư Châu nói ông Hồ Chí Minh có tư tưởng dân chủ và đó là những tư tưởng dân chủ có tầm cao! Tôi không biết võ sư hiểu dân chủ là thế nào, tư tưởng dân chủ là thế nào, tư tưởng dân chủ có tầm cao của ông Hồ Chí Minh là thế nào so với nhân loại trước và sau ông.
Nhưng tôi thấy ông Hồ Chí Minh có tư tưởng độc tài toàn trị. Trên thực tế chưa bao giờ ông coi trọng dân chủ và các nguyên tắc dân chủ! Chưa bao giờ ông HCM tôn trọng người dân và để cho người dân được quyền làm chủ! Có chăng chỉ là những lời lẽ dân chủ giả hiệu để ru ngủ và lừa đảo người dân.
Ông đã khai sinh ra cái đảng cộng sản lấy “chuyên chính vô sản”- có nghĩa là độc tài cộng sản và lấy bạo lực cách mạng làm nguyên tắc cướp chính quyền và cai trị dân chúng. Cái chế độ mà ông xây dựng thực chất là một chế độ độc tài toàn trị, tổng hợp những thứ sai lầm, dối trá và bạo lực của Tây Tầu khiến cho nước Việt tan hoang và dân việt điêu đứng!
Võ sư Châu ngầm trách kỹ sư Thắng thiếu thông cảm với các sai lầm của đảng cộng sản. Điều này có thể hiểu được! Đúng như võ sư nói: Con người có thể mắc sai lầm! Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ mình có dám nhận rằng mình đã sai lầm không và quan trọng hơn nữa là mình có can đảm để sửa sai hay không hay chỉ đổ thừa cho các thế lực thù địch và các hoàn cảnh khách quan?
Về căn bản những sai lầm của ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản do ông lập ra là những sai lầm căn bản, sai lầm hệ thống mà ông cũng như đảng độc tài của ông cho đến hôm nay vẫn chưa nhận ra và chưa chịu sửa chữa sai lầm. Họ tiếp tục duy trì những lý thuyết và nguyên tắc phi nhân bản, phản dân chủ, phản tự nhiên, phản tiến bộ, phản khoa học để thống trị đất nước.
Giả thiết con người có thể sai lầm để bênh vực và bảo vệ cái sai lầm của cá nhân và tổ chức, hay ít nhất để bác quyền chỉ trích những sai lầm kia, thì không phải là lối ứng xử logic của một người đang có tư tưởng dân chủ và mong muốn xã hội tiến bộ, đất nước phát triển và dân tộc thịnh vượng, người dân hạnh phúc.
Võ sư Châu kêu gọi kỹ sư Thắng và mọi người “không nên phủ nhận sạch trơn những gì thế hệ trước đã làm”, tức là những gì ông HCM và chế độ cộng sản đã làm trong gần 100 năm qua! Cái này có vẻ võ sư quá lo! Vì thực sự không ai làm được điều ấy! Có muốn cũng không được! Vì lịch sử có tính liên tục và kế thừa! Kế thừa cả cái hay, cái tốt lẫn cái xấu, cái hại!
Thí dụ, trước đây chế độ cộng sản lên nắm quyền đã thực hiện cố gắng “phủ nhận sạch trơn” bằng cách triệt để “xóa bỏ những tàn tích của thực dân phong kiến” (ở Miền Bắc) và của “ngụy quân ngụy quyền” ở Miền Nam mà có được đâu! Có chăng cho đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước chế độ cộng sản mới chỉ phá hủy được toàn bộ đình đền miếu mạo chùa chiền từ Quảng Bình ra cho đến Thanh Hóa, rồi sau đó từ đầu năm 1990 bắt đầu làm lại!
Thực tế mấy chục năm nay tại nước mình chẳng phải là chính trị thì từ Bắc mà vào, còn văn hóa và kinh tế thì từ Nam mà ra sao! Chẳng phải là hiện nay âm nhạc từ thời tiền chiến đến thời cộng hòa đang được hát khắp các hang cùng ngõ hẽm và trên các phương tiện truyền thông đến nỗi lấn át cả nhạc cộng sản sao? Thế nên nỗi lo trước sự kiện một số ít người phản biện về một số nhân vật lịch sử- sẽ phủ nhận sạch trơn những gì các thế hệ trước đây đã làm là nỗi lo thiếu cơ sở.
Võ sư Đoàn Bảo Châu. Ảnh: Facebook Chau Doan
Võ sư Châu lo rằng chế giễu của kỹ sư Thắng hay của những người khác có thể sẽ là thiếu lễ và điều này dễ dẫn thế hệ trẻ hành động theo kiểu “cứt lộn lên đầu” và đất nước bước về “thời kỳ man rợ và mất phương hướng.”
Tuy nhiên, thực tế có thể ngược lại: Nếu thiếu sự phản biện những sai lầm của thế hệ trước, nhất là của những nhà lãnh đạo, nếu thiếu sự chễ giễu hay sự lên án những cái xấu, cái sai, cái ác của quá khứ và hiện tại thì hiện tại và tương lai con cháu chúng ta có thể tiếp tục tưởng sai là đúng, tưởng xấu là tốt, tưởng ác là thiện, tưởng dở là hay và tiếp tục ứng xử man rợ trong thế giới văn minh này.
Võ sư Châu lo kỹ sư Thắng hay độc giả sẽ không làm được gì nếu sinh vào thời ông Hồ và ông Giáp. Sự so sánh này khập khiễng! Không thể giả thiết cái đã chắc chắn không thể xảy ra để biện minh cho một cái đã xảy ra. Hơn nữa, thực tế trong nhiều hoàn cảnh có khi “không làm được gì” lại tốt hơn là “làm được gì”!
Thực tế có những người bị tha hóa và sự hiện hữu của họ giữa trần gian ở trở nên có hại cho chính họ và cho tha nhân hơn là không có họ. Chính vì vậy mà Chúa Giê su đã nói về ông Giuda “Khốn thay kẻ nộp Con Người, thà kẻ ấy đừng sinh ra thì hơn!”
Kỹ sư Thắng có chế giễu ông Hồ Chí Minh không? Tôi không biết! Chế giễu một lãnh tụ có phải là đạp đổ và nâng mình lên không? Tôi không nghĩ như thế! Có xã hội nào xưa nay không chế giễu cái sai trái của vua chúa quan quyền? Tôi nghĩ giả như kỹ sư Thắng có chế giễu đi nữa thì anh cũng không có tham vọng thay thế ông Hồ Chí Minh hay lãnh tụ nào!
Tôn trọng người khác! Đúng! Nhưng tôn trọng cả cái sai của người khác, đặc biệt là những sai lầm dẫn đến cái chết của hàng triệu người, những sai lầm di lụy qua nhiều thế hệ thì không bao giờ là đúng!
Tôn trọng người khác không có nghĩa là không được chế giễu các cái sai của họ, vì đó là một yếu tố cần thiết để giáo dục và đào tạo con người và xã hội. Chỉ các nhà độc tài mới sợ chế giễu. Chỉ có người có tinh thần nô lệ mới không dám chế giễu vua quan.
Võ sư Châu viết rằng “Ta là hậu sinh, ta phân biệt đúng sai để tránh sai lầm trong hiện tại và tương lai.” Đúng vậy! Tuy nhiên, nếu coi một lãnh tụ phải được tôn kính như thần thánh mà không ai được nói động đến, và nếu mình tìm cách biện minh cho cái sai của thế hệ đi trước thì làm sao mình còn biết đúng sai? Làm sao mình còn hiểu được quá , giải thích được hiện tại và rút ra được bài học lịch sử cho tương lai?
….
Còn những điều đúng và điều không đúng khác nữa trong status của võ sư Châu mà người ta có thể tán đồng hay phản bác. Tuy nhiên, không như nhiều status trước đó được võ sư viết một cách rất thuyết phục, status này đã được võ sư đã viết bằng tình cảm nhiều hơn lý trí và vì thế ít nhiều lập luận thiếu nhất quán và lẫn lộn giữa các phạm trù.
Tôi có cảm tưởng sự tuyên truyền của cộng sản trong việc thần thánh hóa lãnh tụ vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều trên võ sư. Tuy nhiên, không vì thế mà tôi nghĩ võ sư là người ủng hộ chế độ độc tài cộng sản, cũng không vì thế mà võ sư mất đi giá trị và sự tôn trọng qua nhiều ý kiến phản biệt xã hội rất có giá trị xây dựng.
Võ sư Đoàn Bảo Châu vẫn là số ít những người đáng kính nhất trong đội ngũ những người được coi là trí thức ở Việt Nam ; và việc chụp mũ, kết án và mạ lỵ võ sư chỉ vì một bài viết có quan điểm chưa xác đáng thì không phải là lối ứng xử công bằng, cũng phải là hành động tốt nhất trong việc mưu ích cho sự nghiệp chung của dân tộc và đất nước./.
Roma 15.04.2023
Nguyên văn bài viết của võ sư Đoàn Bảo Châu ở đây: https://www.facebook.com/DoanBaoChau21165
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
16 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Nguyễn Lân Thắng cùng vợ Lê Bích Vượng và con gái biểu tình chống Formosa xả thải làm ô nhiễm biển Đông. (Ảnh: Facebook Lê Bích Vượng)
Tôi khâm phục tinh thần yêu nước và hy sinh của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng. Tôi tôn trọng tinh thần phản biện và khâm phục thái độ “độc lập tuyệt đối trong tư tưởng” của võ sư Đoàn Bảo Châu. Tôi viết những suy nghĩ tản mạn này trong tinh thần của hai vị “sư” này.
Tôi thấy võ sư Châu “không đồng ý với việc kỹ sư Thắng có hành vi chế giễu hình ảnh ông Hồ Chí Minh.” Tại sao? Võ sư giải thích vì: “ông không chỉ là một lãnh tụ mà còn là một chân dung văn hoá, về lòng yêu nước và tư tưởng, kể cả tư tưởng dân chủ đều có tầm cao mà những người cộng sản thế hệ sau rất khó theo kịp.”
Tôi thấy ở đời ai cũng phải chịu sự đánh giá của những người xung quanh. Lối sống, lời nói và việc làm của mỗi người, nhất là của những người mang trọng trách, những con người của công chúng càng cần phải được xem xét bằng những cái nhìn khác nhau mà trong đó họ có thể trở thành đối tượng chễ giễu hoặc tôn vinh.
Ông Hồ Chí Minh cũng là một con người, hơn nữa ông còn là một lãnh tụ, một nhân vật của công chúng, một nhân vật lịch sử lẫy lừng của Việt Nam trong thế kỷ XX, cho nên tìm hiểu và đánh giá về ông luôn là điều cần thiết. Vì vậy không chế giễu ông là quyền của võ sư Châu; chế giễu ông là quyền của kỹ sư Thắng. Vấn đề là nội dung chế giễu có cơ sở hay không mà thôi!
Võ sư Châu coi ông Hồ Chí Minh là “một chân dung văn hóa” thì đó là nhận thức và là quyền của võ sư. Còn nếu kỹ sư Thắng coi ông Hồ Chí Minh là một chân dung phản văn hóa, thì đấy là nhận thức và là quyền của anh. Mỗi người mỗi cái nhìn, mỗi cách đánh giá và tùy cách đánh giá mà người ta chễ giễu hay tôn vinh.
Nhưng có thật Hồ Chí Minh là một “chân dung văn hóa” không? Nói đến văn hóa là nói đến cái tốt, cái đúng, cái đẹp chuẩn mực và phổ quát của con người trong lối ứng xử với bản thân, với tha nhân, với xã hội và với môi trường xung quanh. Ít là như vậy. Vì thực ra người có văn hóa toàn diện còn là con người biết ứng xử với Thiên Chúa và các bậc thần thánh nữa!
Một người được coi là “chân dung văn hóa”, tức là mô phạm để nhiều người khác noi theo, tất phải thể hiện những điều trên đây ở mức độ tuyệt hảo! Trong khi đó, thực tế cho thấy ông Hồ Chí Minh không phải là người như vậy! Ông có thể là nhà chính trị nhạy bén và thành công nhờ thủ đoạn, nhưng là một chân dung văn hóa thì dứt khoát không!
Vì ông dối trá, giả hình, lừa thầy phản bạn, vô ơn bội nghĩa. Vì ông độc ác tàn bạo với cả ân nhân và thân nhân mình. Ngay cả khi tiếp xúc với công chúng trong những chuyến công du, ông vẫn có những hành vi bất xứng, thiếu văn hóa, chẳng ra ta cũng không ra Tây để đến nỗi báo chí nước người ta phải lên tiếng.
Nếu một người chỉ có lòng yêu nước thì chưa thể được coi là “một chân dung văn hóa.” Một cái tốt tố đơn lẻ không thể khái quát thành cái tốt toàn thể! Cứ cho là được đi nữa thì ông Hồ Chí Minh có phải là một “chân dung văn hoá về lòng yêu nước” như võ sư Châu quan niệm không? Cũng không!
Status của võ sư Đoàn Bảo Châu viết về kỹ sư Nguyễn Lân Thắng. Ảnh chụp màn hình Facebook Chau Doan
Vì các bằng chứng lịch sử cho thấy ông Hồ Chí Minh yêu bản thân ông, yêu đảng cộng sản chứ chẳng yêu gì đất nước và dân tộc này. Nếu yêu thật ông đã không có những chọn lựa và việc làm sai lầm và tai hại cho đất nước như vậy. Theo logic và thực tế: anh em ruột thịt của ông, ông không yêu; vợ con ông, ông không yêu, thì làm sao có thể khẳng định được rằng ông yêu nước!
Võ sư Châu coi ông Hồ Chí Minh là một “chân dung văn hóa về […] tư tưởng…” Tôi không biết võ sư quan niệm thế nào là “tư tưởng”? Nếu “tư tưởng” là một hệ thống quan niệm thống nhất về nhân sinh quan và vũ trụ quan theo quan niệm Tây phương-loại tư tưởng có cái đuôi “ism”- thì ông Hồ Chí Minh có không?
Ông Nguyễn Văn Trấn, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Khu ủy Khu 9, trong hồi ký “Viết cho Mẹ và Quốc Hội” cho biết chính ông Hồ Chí Minh đã nói với các đồng chí rằng ông chẳng có tư tưởng gì, ông chỉ vận dụng tư tưởng Mác-Lê-Mao vào hoàn cảnh Việt Nam thời bấy giờ mà thôi!
Võ sư Châu nói ông Hồ Chí Minh có tư tưởng dân chủ và đó là những tư tưởng dân chủ có tầm cao! Tôi không biết võ sư hiểu dân chủ là thế nào, tư tưởng dân chủ là thế nào, tư tưởng dân chủ có tầm cao của ông Hồ Chí Minh là thế nào so với nhân loại trước và sau ông.
Nhưng tôi thấy ông Hồ Chí Minh có tư tưởng độc tài toàn trị. Trên thực tế chưa bao giờ ông coi trọng dân chủ và các nguyên tắc dân chủ! Chưa bao giờ ông HCM tôn trọng người dân và để cho người dân được quyền làm chủ! Có chăng chỉ là những lời lẽ dân chủ giả hiệu để ru ngủ và lừa đảo người dân.
Ông đã khai sinh ra cái đảng cộng sản lấy “chuyên chính vô sản”- có nghĩa là độc tài cộng sản và lấy bạo lực cách mạng làm nguyên tắc cướp chính quyền và cai trị dân chúng. Cái chế độ mà ông xây dựng thực chất là một chế độ độc tài toàn trị, tổng hợp những thứ sai lầm, dối trá và bạo lực của Tây Tầu khiến cho nước Việt tan hoang và dân việt điêu đứng!
Võ sư Châu ngầm trách kỹ sư Thắng thiếu thông cảm với các sai lầm của đảng cộng sản. Điều này có thể hiểu được! Đúng như võ sư nói: Con người có thể mắc sai lầm! Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ mình có dám nhận rằng mình đã sai lầm không và quan trọng hơn nữa là mình có can đảm để sửa sai hay không hay chỉ đổ thừa cho các thế lực thù địch và các hoàn cảnh khách quan?
Về căn bản những sai lầm của ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản do ông lập ra là những sai lầm căn bản, sai lầm hệ thống mà ông cũng như đảng độc tài của ông cho đến hôm nay vẫn chưa nhận ra và chưa chịu sửa chữa sai lầm. Họ tiếp tục duy trì những lý thuyết và nguyên tắc phi nhân bản, phản dân chủ, phản tự nhiên, phản tiến bộ, phản khoa học để thống trị đất nước.
Giả thiết con người có thể sai lầm để bênh vực và bảo vệ cái sai lầm của cá nhân và tổ chức, hay ít nhất để bác quyền chỉ trích những sai lầm kia, thì không phải là lối ứng xử logic của một người đang có tư tưởng dân chủ và mong muốn xã hội tiến bộ, đất nước phát triển và dân tộc thịnh vượng, người dân hạnh phúc.
Võ sư Châu kêu gọi kỹ sư Thắng và mọi người “không nên phủ nhận sạch trơn những gì thế hệ trước đã làm”, tức là những gì ông HCM và chế độ cộng sản đã làm trong gần 100 năm qua! Cái này có vẻ võ sư quá lo! Vì thực sự không ai làm được điều ấy! Có muốn cũng không được! Vì lịch sử có tính liên tục và kế thừa! Kế thừa cả cái hay, cái tốt lẫn cái xấu, cái hại!
Thí dụ, trước đây chế độ cộng sản lên nắm quyền đã thực hiện cố gắng “phủ nhận sạch trơn” bằng cách triệt để “xóa bỏ những tàn tích của thực dân phong kiến” (ở Miền Bắc) và của “ngụy quân ngụy quyền” ở Miền Nam mà có được đâu! Có chăng cho đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước chế độ cộng sản mới chỉ phá hủy được toàn bộ đình đền miếu mạo chùa chiền từ Quảng Bình ra cho đến Thanh Hóa, rồi sau đó từ đầu năm 1990 bắt đầu làm lại!
Thực tế mấy chục năm nay tại nước mình chẳng phải là chính trị thì từ Bắc mà vào, còn văn hóa và kinh tế thì từ Nam mà ra sao! Chẳng phải là hiện nay âm nhạc từ thời tiền chiến đến thời cộng hòa đang được hát khắp các hang cùng ngõ hẽm và trên các phương tiện truyền thông đến nỗi lấn át cả nhạc cộng sản sao? Thế nên nỗi lo trước sự kiện một số ít người phản biện về một số nhân vật lịch sử- sẽ phủ nhận sạch trơn những gì các thế hệ trước đây đã làm là nỗi lo thiếu cơ sở.
Võ sư Đoàn Bảo Châu. Ảnh: Facebook Chau Doan
Võ sư Châu lo rằng chế giễu của kỹ sư Thắng hay của những người khác có thể sẽ là thiếu lễ và điều này dễ dẫn thế hệ trẻ hành động theo kiểu “cứt lộn lên đầu” và đất nước bước về “thời kỳ man rợ và mất phương hướng.”
Tuy nhiên, thực tế có thể ngược lại: Nếu thiếu sự phản biện những sai lầm của thế hệ trước, nhất là của những nhà lãnh đạo, nếu thiếu sự chễ giễu hay sự lên án những cái xấu, cái sai, cái ác của quá khứ và hiện tại thì hiện tại và tương lai con cháu chúng ta có thể tiếp tục tưởng sai là đúng, tưởng xấu là tốt, tưởng ác là thiện, tưởng dở là hay và tiếp tục ứng xử man rợ trong thế giới văn minh này.
Võ sư Châu lo kỹ sư Thắng hay độc giả sẽ không làm được gì nếu sinh vào thời ông Hồ và ông Giáp. Sự so sánh này khập khiễng! Không thể giả thiết cái đã chắc chắn không thể xảy ra để biện minh cho một cái đã xảy ra. Hơn nữa, thực tế trong nhiều hoàn cảnh có khi “không làm được gì” lại tốt hơn là “làm được gì”!
Thực tế có những người bị tha hóa và sự hiện hữu của họ giữa trần gian ở trở nên có hại cho chính họ và cho tha nhân hơn là không có họ. Chính vì vậy mà Chúa Giê su đã nói về ông Giuda “Khốn thay kẻ nộp Con Người, thà kẻ ấy đừng sinh ra thì hơn!”
Kỹ sư Thắng có chế giễu ông Hồ Chí Minh không? Tôi không biết! Chế giễu một lãnh tụ có phải là đạp đổ và nâng mình lên không? Tôi không nghĩ như thế! Có xã hội nào xưa nay không chế giễu cái sai trái của vua chúa quan quyền? Tôi nghĩ giả như kỹ sư Thắng có chế giễu đi nữa thì anh cũng không có tham vọng thay thế ông Hồ Chí Minh hay lãnh tụ nào!
Tôn trọng người khác! Đúng! Nhưng tôn trọng cả cái sai của người khác, đặc biệt là những sai lầm dẫn đến cái chết của hàng triệu người, những sai lầm di lụy qua nhiều thế hệ thì không bao giờ là đúng!
Tôn trọng người khác không có nghĩa là không được chế giễu các cái sai của họ, vì đó là một yếu tố cần thiết để giáo dục và đào tạo con người và xã hội. Chỉ các nhà độc tài mới sợ chế giễu. Chỉ có người có tinh thần nô lệ mới không dám chế giễu vua quan.
Võ sư Châu viết rằng “Ta là hậu sinh, ta phân biệt đúng sai để tránh sai lầm trong hiện tại và tương lai.” Đúng vậy! Tuy nhiên, nếu coi một lãnh tụ phải được tôn kính như thần thánh mà không ai được nói động đến, và nếu mình tìm cách biện minh cho cái sai của thế hệ đi trước thì làm sao mình còn biết đúng sai? Làm sao mình còn hiểu được quá , giải thích được hiện tại và rút ra được bài học lịch sử cho tương lai?
….
Còn những điều đúng và điều không đúng khác nữa trong status của võ sư Châu mà người ta có thể tán đồng hay phản bác. Tuy nhiên, không như nhiều status trước đó được võ sư viết một cách rất thuyết phục, status này đã được võ sư đã viết bằng tình cảm nhiều hơn lý trí và vì thế ít nhiều lập luận thiếu nhất quán và lẫn lộn giữa các phạm trù.
Tôi có cảm tưởng sự tuyên truyền của cộng sản trong việc thần thánh hóa lãnh tụ vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều trên võ sư. Tuy nhiên, không vì thế mà tôi nghĩ võ sư là người ủng hộ chế độ độc tài cộng sản, cũng không vì thế mà võ sư mất đi giá trị và sự tôn trọng qua nhiều ý kiến phản biệt xã hội rất có giá trị xây dựng.
Võ sư Đoàn Bảo Châu vẫn là số ít những người đáng kính nhất trong đội ngũ những người được coi là trí thức ở Việt Nam ; và việc chụp mũ, kết án và mạ lỵ võ sư chỉ vì một bài viết có quan điểm chưa xác đáng thì không phải là lối ứng xử công bằng, cũng phải là hành động tốt nhất trong việc mưu ích cho sự nghiệp chung của dân tộc và đất nước./.
Roma 15.04.2023
Nguyên văn bài viết của võ sư Đoàn Bảo Châu ở đây: https://www.facebook.com/DoanBaoChau21165
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 34 of 38 • 1 ... 18 ... 33, 34, 35, 36, 37, 38
Similar topics
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
Page 34 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum