Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Page 52 of 55 • Share
Page 52 of 55 • 1 ... 27 ... 51, 52, 53, 54, 55
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Rheinmetall thành lập trung tâm bảo trì vũ khí Ukraine tại Romania
Nghiencuuquocte
Nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall của Đức đang xây dựng một trung tâm hậu cần và bảo trì quân sự ở Satu Mare, Romania, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong tháng này để phục vụ cho cuộc chiến ở Ukraine. Trung tâm bảo hành, nằm gần biên giới với Ukraine, sẽ tiếp nhận bảo trì pháo tự hành, xe tăng Leopard 2 và Challenger, xe chiến đấu bộ binh Marder, xe vận tải bọc thép Fuchs và xe tải quân sự.
Xem thêm tại: Reuters, Armsmaker Rheinmetall sets up maintenance hub in Romania for Ukraine weapons. Truy cập ngày 4/4/2023
Nghiencuuquocte
Nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall của Đức đang xây dựng một trung tâm hậu cần và bảo trì quân sự ở Satu Mare, Romania, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong tháng này để phục vụ cho cuộc chiến ở Ukraine. Trung tâm bảo hành, nằm gần biên giới với Ukraine, sẽ tiếp nhận bảo trì pháo tự hành, xe tăng Leopard 2 và Challenger, xe chiến đấu bộ binh Marder, xe vận tải bọc thép Fuchs và xe tải quân sự.
Xem thêm tại: Reuters, Armsmaker Rheinmetall sets up maintenance hub in Romania for Ukraine weapons. Truy cập ngày 4/4/2023
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Mỹ gửi vũ khí chống máy bay không người lái thử nghiệm tới Ukraine
Nghiencuuquocte
Mỹ hôm thứ Ba đã công bố một gói viện trợ quân sự lớn cho Ukraine tập trung vào hệ thống phòng không, bao gồm 10 hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser c-UAS di động, như một phần của nền tảng thử nghiệm nhằm giúp Ukraine hạ gục drone Shahed-136 do Iran sản xuất. Nga đã sử dụng những chiếc Shahed-136 để tấn công không chỉ các lực lượng Ukraine mà còn nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự để gây mất điện trên khắp đất nước. Shahed-136 có giá khoảng 20.000 USD mỗi chiếc, nhưng đôi khi Ukraine buộc phải sử dụng các loại tên lửa phòng không trị giá 500.000 USD để bắn hạ chúng. Thêm vào đó, Bộ QP Mỹ (DoD) cũng đã công bố gói viện trợ đạn dược trị giá 500 triệu USD cho Ukraine bao gồm các loại đạn bổ sung cho hệ thống phòng không Patriot, bệ phóng tên lửa HIMARS, đạn pháo và súng cối. Ngoài ra, DoD cũng sẽ cung cấp thêm đạn dược cho các hệ thống phòng không NASAMS, radar giám sát trên không, hệ thống chống drone di động, đạn phòng không, đạn xe tăng, tên lửa và rocket chống tăng, đạn vũ khí hạng nhẹ .
Xem thêm tại: Defense One, US Sending Experimental Anti-Drone Weapons to Ukraine. Truy cập ngày 5/4/2023; Defence Blog, Ukraine to receive more defensive munitions to strengthen its defense. Truy cập ngày 6/4/2023
Na Uy và Đan Mạch hợp tác tài trợ đạn pháo cho Ukraine
Copenhagen, Oslo cùng với các quốc gia EU và NATO khác đang trong quá trình đáp ứng một số đóng góp quân sự khác nhau. Na Uy và Đan Mạch sẽ tặng 8.000 viên đạn pháo 155mm cho Ukraine. Na Uy tặng vỏ đạn, trong khi Đan Mạch tặng ngòi kích nổ, túi thuốc phóng và hộp mồi cùng với 19 khẩu lựu pháo tự hành Caesar. Na Uy đã đóng góp rất nhiều cho Ukraine cho đến năm 2022 và cho biết mình sẽ tiếp tục hỗ trợ Kyiev chống lại Nga trong những năm tới.
Xem thêm tại: Regjeringen, Norway and Denmark to cooperate on artillery ammunition donation. Truy cập ngày 4/4/2023
EOS cung cấp hệ thống vũ khí từ xa cho Ukraine
Electro Optic Systems (EOS) thông báo rằng họ đã giành được hợp đồng cung cấp Hệ thống vũ khí từ xa (RWS) có điều kiện cho Ukraine trị giá lên tới 80 triệu USD. RWS được thiết kế để mang lại độ chính xác và độ tin cậy cao hơn bất kỳ hệ thống đối thủ cạnh tranh nào khác. Ngoài ra, RWS có thể được tích hợp trên nhiều phương tiện và nền tảng khác nhau và được sử dụng cho nhiều loại nhiệm vụ, ví dụ như đồng thời đảm bảo việc sẵn sàng sử dụng vũ khí đầy đủ trong khi bảo vệ tổ đội vận hành hệ thống bên trong xe.
Xem thêm tại: Defense News, EOS to Supply Remote Weapon Systems to Ukraine. Truy cập ngày 4/4/2023
Nghiencuuquocte
Mỹ hôm thứ Ba đã công bố một gói viện trợ quân sự lớn cho Ukraine tập trung vào hệ thống phòng không, bao gồm 10 hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser c-UAS di động, như một phần của nền tảng thử nghiệm nhằm giúp Ukraine hạ gục drone Shahed-136 do Iran sản xuất. Nga đã sử dụng những chiếc Shahed-136 để tấn công không chỉ các lực lượng Ukraine mà còn nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự để gây mất điện trên khắp đất nước. Shahed-136 có giá khoảng 20.000 USD mỗi chiếc, nhưng đôi khi Ukraine buộc phải sử dụng các loại tên lửa phòng không trị giá 500.000 USD để bắn hạ chúng. Thêm vào đó, Bộ QP Mỹ (DoD) cũng đã công bố gói viện trợ đạn dược trị giá 500 triệu USD cho Ukraine bao gồm các loại đạn bổ sung cho hệ thống phòng không Patriot, bệ phóng tên lửa HIMARS, đạn pháo và súng cối. Ngoài ra, DoD cũng sẽ cung cấp thêm đạn dược cho các hệ thống phòng không NASAMS, radar giám sát trên không, hệ thống chống drone di động, đạn phòng không, đạn xe tăng, tên lửa và rocket chống tăng, đạn vũ khí hạng nhẹ .
Xem thêm tại: Defense One, US Sending Experimental Anti-Drone Weapons to Ukraine. Truy cập ngày 5/4/2023; Defence Blog, Ukraine to receive more defensive munitions to strengthen its defense. Truy cập ngày 6/4/2023
Na Uy và Đan Mạch hợp tác tài trợ đạn pháo cho Ukraine
Copenhagen, Oslo cùng với các quốc gia EU và NATO khác đang trong quá trình đáp ứng một số đóng góp quân sự khác nhau. Na Uy và Đan Mạch sẽ tặng 8.000 viên đạn pháo 155mm cho Ukraine. Na Uy tặng vỏ đạn, trong khi Đan Mạch tặng ngòi kích nổ, túi thuốc phóng và hộp mồi cùng với 19 khẩu lựu pháo tự hành Caesar. Na Uy đã đóng góp rất nhiều cho Ukraine cho đến năm 2022 và cho biết mình sẽ tiếp tục hỗ trợ Kyiev chống lại Nga trong những năm tới.
Xem thêm tại: Regjeringen, Norway and Denmark to cooperate on artillery ammunition donation. Truy cập ngày 4/4/2023
EOS cung cấp hệ thống vũ khí từ xa cho Ukraine
Electro Optic Systems (EOS) thông báo rằng họ đã giành được hợp đồng cung cấp Hệ thống vũ khí từ xa (RWS) có điều kiện cho Ukraine trị giá lên tới 80 triệu USD. RWS được thiết kế để mang lại độ chính xác và độ tin cậy cao hơn bất kỳ hệ thống đối thủ cạnh tranh nào khác. Ngoài ra, RWS có thể được tích hợp trên nhiều phương tiện và nền tảng khác nhau và được sử dụng cho nhiều loại nhiệm vụ, ví dụ như đồng thời đảm bảo việc sẵn sàng sử dụng vũ khí đầy đủ trong khi bảo vệ tổ đội vận hành hệ thống bên trong xe.
Xem thêm tại: Defense News, EOS to Supply Remote Weapon Systems to Ukraine. Truy cập ngày 4/4/2023
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Chiến tranh Ukraine: Ai làm rò rỉ tài liệu tuyệt mật của Mỹ và tại sao?
Paul Adams Phóng viên Ngoại giao
10.04.2023 - BBC
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Các tài liệu tiết lộ chi tiết về các khóa đào tạo do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine
Điều gì khiến hàng chục tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, gồm bản đồ, biểu đồ và hình ảnh bị rò rỉ và đang bị phát tán trên internet?
Liên kết các mốc thời gian và hàng chục từ quân sự viết tắt, các tài liệu 'bất khả xâm phạm', một số được xếp loại "tuyệt mật", đã phác thảo nên một bức tranh chi tiết về cuộc chiến tranh Ukraine.
Các tài liệu đề cập đến thương vong của đôi bên, điểm yếu quân sự của mỗi bên và quan trọng là tương quan sức mạnh khi Ukraine quyết định phát động cuộc tiến công mùa xuân, vốn rất được mong đợi.
Khả năng có thực về những trang tài liệu được in ấn, tiết lộ và chụp lại, có thể nằm trên chiếc bàn ăn của ai đó, đến mức độ nào? Và chúng cho chúng ta, hay Điện Kremlin biết gì, điều chúng ta chưa hề hay biết?
Đầu tiên: đây là vụ rò rỉ thông tin mật lớn nhất của Mỹ về cuộc chiến ở Ukraine kể từ Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện cách đây 14 tháng. Một số tài liệu có tuổi đời lên đến sáu tuần, nhưng hàm ý của chúng rất lớn.
Một số quan chức Lầu Năm Góc được trích lời cho biết các tài liệu đó là có thật.
Thông tin về ít nhất một trong các tài liệu này dường như đã bị thay đổi một cách thô bạo trong phiên bản sau đó, nhưng trong số khoảng 100 tài liệu, có vẻ chỉ là một chi tiết tương đối nhỏ.
BBC đã xem hơn 20 tài liệu. Chúng bao gồm các báo cáo chi tiết về việc đào tạo và thiết bị do các cường quốc Phương Tây cung cấp cho Ukraine khi Kyiv tập hợp hàng chục lữ đoàn mới cho một cuộc tấn công có thể bắt đầu trong vòng vài tuần tới.
Các tài liệu cho biết khi nào các lữ đoàn sẽ sẵn sàng và liệt kê tất cả các xe tăng, xe bọc thép và pháo đang được các đồng minh Phương Tây của Ukraine cung cấp.
Nhưng các tài liệu có nội dung "thời gian cung cấp thiết bị sẽ ảnh hưởng đến việc đào tạo và tính sẵn sàng".
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Lính Ukraine khai hỏa pháo Panzerhaubitze 2000 của Đức
Một bản đồ bao gồm "khoảng thời gian mặt đất bị đóng băng", đánh giá các điều kiện địa hình trên khắp miền đông Ukraine khi mùa xuân đến gần.
Sau một mùa đông thử thách giới hạn năng lực phòng không của Ukraine, cũng có một phân tích nghiêm túc về năng lực phòng không đang suy yếu của Kyiv, khi nước này tìm cách cân bằng các nguồn lực hạn chế của mình để bảo vệ dân thường, cơ sở hạ tầng quan trọng và lực lượng quân đội nơi tiền tuyến.
Bao nhiêu chi tiết mới?
Rất nhiều chi tiết trong số đó quen thuộc. Chỉ là có rất nhiều các chi tiết như thế, và tất cả đều tập trung ở các tài liệu này.
Lấy số liệu thương vong làm ví dụ. Không ngạc nhiên khi biết rằng Hoa Kỳ ước tính rằng khoảng 189.500 đến 223.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương.
Con số tổn thất từ phía Ukraine - từ 124.500 đến 131.000 - cũng phù hợp với số liệu được thông báo cho báo giới trong những tuần gần đây.
Trong cả hai trường hợp, Lầu Năm Góc cho biết họ có "độ tin cậy thấp" đối với các số liệu, do các lỗ hổng thông tin, hoạt động an ninh và các nỗ lực mang tính cố ý, có thể là từ cả hai bên, nhằm đánh lừa.
Nói một cách dễ hiểu, đây là khía cạnh duy nhất mà các tài liệu đã bị cố tình thay đổi nhằm khiến cho Ukraine như đang trải qua những mức độ thương vong tồi tệ nhất.
Một phiên bản xuất hiện trên trang Telegram thân Nga nêu số lượng người Ukraine "bị giết trong trận chiến" ("16k-17,5k") và đưa vào hồ sơ của Nga, trong khi đảo lộn các con số thương vong của phía Ukraine thành "61k - 71,5k".
Tất cả những điều đó khiến chúng ta đặt câu hỏi ai đã làm rò rỉ tài liệu, và tại sao?
Stalin và Putin đều muốn 'hủy diệt Ukraine' vì theo một triết lý tàn khốc?
Nato lên án luận điệu hạt nhân 'nguy hiểm' của Nga
'Đây, có một số tài liệu bị rò rỉ'
Câu chuyện về cách thức các tài liệu bị rò rỉ trên nền tảng nhắn tin Discord, đến 4Chan và Telegram, được Aric Toler từ nhóm tình báo điều tra nguồn mở, Bellingcat kể lại.
Toler cho biết vẫn chưa thể tìm ra nguồn gốc rò rỉ, nhưng đã lập biểu đồ về sự xuất hiện của chúng trên một nền tảng nhắn tin phổ biến với các game thủ vào đầu tháng Ba.
Vào ngày 4/3, sau một cuộc tranh cãi về cuộc chiến ở Ukraine trên máy chủ Discord nơi những người chơi game Minecraft thường xuyên sử dụng, một người dùng đã viết "đây, có một số tài liệu bị rò rỉ", trước khi đăng 10 tài liệu trong số đó.
Đó là một dạng rò rỉ bất thường, nhưng hầu như không phải là duy nhất.
Năm 2019, trước cuộc tổng tuyển cử ở Vương quốc Anh, các tài liệu liên quan đến quan hệ thương mại Mỹ-Anh đã xuất hiện trên Reddit, 4Chan và các trang khác.
Vào thời điểm đó, Reddit cho biết các tài liệu chưa được chỉnh sửa có xuất xứ từ Nga.
Trong một trường hợp khác, vào năm ngoái, những người chơi trò chơi game trực tuyến War Thunder liên tục đăng tải các tài liệu quân sự nhạy cảm, dường như nhằm mục đích giành chiến thắng trong các cuộc tranh cãi giữa họ.
Rò rỉ mới nhất này nhạy cảm hơn và có khả năng gây hại.
Ukraine đã cẩn trọng bảo vệ 'hoạt động an ninh' của mình và không thể vui vẻ khi tài liệu nhạy cảm như vậy lại xuất hiện vào thời khắc quan trọng như vậy.
Cuộc tấn công mùa xuân của Ukraine có thể là thời điểm quyết định để chính phủ Zelensky thay đổi động lực trên chiến trường và đưa ra điều kiện cho những cuộc hòa đàm sau đó.
Tại Kyiv, các quan chức đã lên tiếng về một chiến dịch thông tin sai lệch do Nga phát động có thể xảy đến.
Các blogger quân sự khác đã gợi ý điều ngược lại: đó là một phần trong âm mưu của Phương Tây nhằm đánh lừa các chỉ huy Nga.
Quan trọng là, không có gì trong các tài liệu bị rò rỉ cho đến nay chỉ ra hướng hoặc sức mạnh phản công của Ukraine.
Điện Kremlin lẽ ra đã biết khá rõ về quy mô chuẩn bị của Ukraine (mặc dù đã có nhiều bằng chứng về những thất bại tình báo của Moscow trong suốt cuộc chiến), nhưng Kyiv cần khiến kẻ thù của mình dò đoán xem chiến dịch sẽ diễn ra như thế nào, nhằm tối đa hóa cơ hội thành công.
Paul Adams Phóng viên Ngoại giao
10.04.2023 - BBC
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Các tài liệu tiết lộ chi tiết về các khóa đào tạo do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine
Điều gì khiến hàng chục tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, gồm bản đồ, biểu đồ và hình ảnh bị rò rỉ và đang bị phát tán trên internet?
Liên kết các mốc thời gian và hàng chục từ quân sự viết tắt, các tài liệu 'bất khả xâm phạm', một số được xếp loại "tuyệt mật", đã phác thảo nên một bức tranh chi tiết về cuộc chiến tranh Ukraine.
Các tài liệu đề cập đến thương vong của đôi bên, điểm yếu quân sự của mỗi bên và quan trọng là tương quan sức mạnh khi Ukraine quyết định phát động cuộc tiến công mùa xuân, vốn rất được mong đợi.
Khả năng có thực về những trang tài liệu được in ấn, tiết lộ và chụp lại, có thể nằm trên chiếc bàn ăn của ai đó, đến mức độ nào? Và chúng cho chúng ta, hay Điện Kremlin biết gì, điều chúng ta chưa hề hay biết?
Đầu tiên: đây là vụ rò rỉ thông tin mật lớn nhất của Mỹ về cuộc chiến ở Ukraine kể từ Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện cách đây 14 tháng. Một số tài liệu có tuổi đời lên đến sáu tuần, nhưng hàm ý của chúng rất lớn.
Một số quan chức Lầu Năm Góc được trích lời cho biết các tài liệu đó là có thật.
Thông tin về ít nhất một trong các tài liệu này dường như đã bị thay đổi một cách thô bạo trong phiên bản sau đó, nhưng trong số khoảng 100 tài liệu, có vẻ chỉ là một chi tiết tương đối nhỏ.
BBC đã xem hơn 20 tài liệu. Chúng bao gồm các báo cáo chi tiết về việc đào tạo và thiết bị do các cường quốc Phương Tây cung cấp cho Ukraine khi Kyiv tập hợp hàng chục lữ đoàn mới cho một cuộc tấn công có thể bắt đầu trong vòng vài tuần tới.
Các tài liệu cho biết khi nào các lữ đoàn sẽ sẵn sàng và liệt kê tất cả các xe tăng, xe bọc thép và pháo đang được các đồng minh Phương Tây của Ukraine cung cấp.
Nhưng các tài liệu có nội dung "thời gian cung cấp thiết bị sẽ ảnh hưởng đến việc đào tạo và tính sẵn sàng".
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Lính Ukraine khai hỏa pháo Panzerhaubitze 2000 của Đức
Một bản đồ bao gồm "khoảng thời gian mặt đất bị đóng băng", đánh giá các điều kiện địa hình trên khắp miền đông Ukraine khi mùa xuân đến gần.
Sau một mùa đông thử thách giới hạn năng lực phòng không của Ukraine, cũng có một phân tích nghiêm túc về năng lực phòng không đang suy yếu của Kyiv, khi nước này tìm cách cân bằng các nguồn lực hạn chế của mình để bảo vệ dân thường, cơ sở hạ tầng quan trọng và lực lượng quân đội nơi tiền tuyến.
Bao nhiêu chi tiết mới?
Rất nhiều chi tiết trong số đó quen thuộc. Chỉ là có rất nhiều các chi tiết như thế, và tất cả đều tập trung ở các tài liệu này.
Lấy số liệu thương vong làm ví dụ. Không ngạc nhiên khi biết rằng Hoa Kỳ ước tính rằng khoảng 189.500 đến 223.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương.
Con số tổn thất từ phía Ukraine - từ 124.500 đến 131.000 - cũng phù hợp với số liệu được thông báo cho báo giới trong những tuần gần đây.
Trong cả hai trường hợp, Lầu Năm Góc cho biết họ có "độ tin cậy thấp" đối với các số liệu, do các lỗ hổng thông tin, hoạt động an ninh và các nỗ lực mang tính cố ý, có thể là từ cả hai bên, nhằm đánh lừa.
Nói một cách dễ hiểu, đây là khía cạnh duy nhất mà các tài liệu đã bị cố tình thay đổi nhằm khiến cho Ukraine như đang trải qua những mức độ thương vong tồi tệ nhất.
Một phiên bản xuất hiện trên trang Telegram thân Nga nêu số lượng người Ukraine "bị giết trong trận chiến" ("16k-17,5k") và đưa vào hồ sơ của Nga, trong khi đảo lộn các con số thương vong của phía Ukraine thành "61k - 71,5k".
Tất cả những điều đó khiến chúng ta đặt câu hỏi ai đã làm rò rỉ tài liệu, và tại sao?
Stalin và Putin đều muốn 'hủy diệt Ukraine' vì theo một triết lý tàn khốc?
Nato lên án luận điệu hạt nhân 'nguy hiểm' của Nga
'Đây, có một số tài liệu bị rò rỉ'
Câu chuyện về cách thức các tài liệu bị rò rỉ trên nền tảng nhắn tin Discord, đến 4Chan và Telegram, được Aric Toler từ nhóm tình báo điều tra nguồn mở, Bellingcat kể lại.
Toler cho biết vẫn chưa thể tìm ra nguồn gốc rò rỉ, nhưng đã lập biểu đồ về sự xuất hiện của chúng trên một nền tảng nhắn tin phổ biến với các game thủ vào đầu tháng Ba.
Vào ngày 4/3, sau một cuộc tranh cãi về cuộc chiến ở Ukraine trên máy chủ Discord nơi những người chơi game Minecraft thường xuyên sử dụng, một người dùng đã viết "đây, có một số tài liệu bị rò rỉ", trước khi đăng 10 tài liệu trong số đó.
Đó là một dạng rò rỉ bất thường, nhưng hầu như không phải là duy nhất.
Năm 2019, trước cuộc tổng tuyển cử ở Vương quốc Anh, các tài liệu liên quan đến quan hệ thương mại Mỹ-Anh đã xuất hiện trên Reddit, 4Chan và các trang khác.
Vào thời điểm đó, Reddit cho biết các tài liệu chưa được chỉnh sửa có xuất xứ từ Nga.
Trong một trường hợp khác, vào năm ngoái, những người chơi trò chơi game trực tuyến War Thunder liên tục đăng tải các tài liệu quân sự nhạy cảm, dường như nhằm mục đích giành chiến thắng trong các cuộc tranh cãi giữa họ.
Rò rỉ mới nhất này nhạy cảm hơn và có khả năng gây hại.
Ukraine đã cẩn trọng bảo vệ 'hoạt động an ninh' của mình và không thể vui vẻ khi tài liệu nhạy cảm như vậy lại xuất hiện vào thời khắc quan trọng như vậy.
Cuộc tấn công mùa xuân của Ukraine có thể là thời điểm quyết định để chính phủ Zelensky thay đổi động lực trên chiến trường và đưa ra điều kiện cho những cuộc hòa đàm sau đó.
Tại Kyiv, các quan chức đã lên tiếng về một chiến dịch thông tin sai lệch do Nga phát động có thể xảy đến.
Các blogger quân sự khác đã gợi ý điều ngược lại: đó là một phần trong âm mưu của Phương Tây nhằm đánh lừa các chỉ huy Nga.
Quan trọng là, không có gì trong các tài liệu bị rò rỉ cho đến nay chỉ ra hướng hoặc sức mạnh phản công của Ukraine.
Điện Kremlin lẽ ra đã biết khá rõ về quy mô chuẩn bị của Ukraine (mặc dù đã có nhiều bằng chứng về những thất bại tình báo của Moscow trong suốt cuộc chiến), nhưng Kyiv cần khiến kẻ thù của mình dò đoán xem chiến dịch sẽ diễn ra như thế nào, nhằm tối đa hóa cơ hội thành công.
Last edited by LDN on Mon Apr 10, 2023 11:34 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Tôi vừa mới đọc bài báo tiếng Đức. Các bài viết bằng tiếng việt chỉ hay nhắc đến con số tử vong 2 bên Ukraine - Nga bị tiết lộ trên net. Trong khi có rất nhiều tin mật về tình hình Ukraine bị công khai. 0 những vậy, Mỹ biết rõ về tình hình của Nga ở Ukraine.
Tài liệu bị tiết lộ 0 những lấy từ thông tin của ngũ giác đài mà còn lấy từ thông tin quân đội Mỹ v.v...
Ai đã tiết lộ thông tin thì cho đến nay còn đang tìm kiếm. Đây là 1 tội phạm khá nghiêm trọng. Có cả mấy trăm hoặc mấy ngàn người được phép coi ~ tài liệu này trước khi sự việc xảy ra.
~ tài liệu 0 được scan mà được chụp lại rồi sau đó phổ biến trên net. Do ~ vật chụp chung với tài liệu người ta nghĩ là tất cả ~ tài liệu được chụp lại ở 1 nơi.
Sự việc này đem lại bất lợi rất lớn cho Mỹ và Ukraine. Trong khi nhiều nhân vật cao cấp trong chính quyền Mỹ v.v.., về phía Mỹ công nhận là tài liệu thật thì Ukraine bác bỏ và bảo ~ tài liệu này do Nga tung ra để phá hoại. Nga có lợi thế biết được Mỹ biết gì, biết bao nhiêu về Nga ở Ukraine.
Có bằng chứng sau khi được phát tán trên net, thì có Manipulation sửa đổi con số lính Nga bị chết (ít hơn).
Trong tài liệu nói Mỹ lo lắng 0 đủ đạn cho phòng không của Ukraine.
Tài liệu bị tiết lộ 0 những lấy từ thông tin của ngũ giác đài mà còn lấy từ thông tin quân đội Mỹ v.v...
Ai đã tiết lộ thông tin thì cho đến nay còn đang tìm kiếm. Đây là 1 tội phạm khá nghiêm trọng. Có cả mấy trăm hoặc mấy ngàn người được phép coi ~ tài liệu này trước khi sự việc xảy ra.
~ tài liệu 0 được scan mà được chụp lại rồi sau đó phổ biến trên net. Do ~ vật chụp chung với tài liệu người ta nghĩ là tất cả ~ tài liệu được chụp lại ở 1 nơi.
Sự việc này đem lại bất lợi rất lớn cho Mỹ và Ukraine. Trong khi nhiều nhân vật cao cấp trong chính quyền Mỹ v.v.., về phía Mỹ công nhận là tài liệu thật thì Ukraine bác bỏ và bảo ~ tài liệu này do Nga tung ra để phá hoại. Nga có lợi thế biết được Mỹ biết gì, biết bao nhiêu về Nga ở Ukraine.
Có bằng chứng sau khi được phát tán trên net, thì có Manipulation sửa đổi con số lính Nga bị chết (ít hơn).
Trong tài liệu nói Mỹ lo lắng 0 đủ đạn cho phòng không của Ukraine.
Last edited by LDN on Mon Apr 10, 2023 11:35 am; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Trong bài báo này nói người ta nghi kẻ đã đưa tin mật lên net là người Mỹ.
Có cả ~ tin mật về Nam Hàn cũng bị tiết lộ.
https://www.t-online.de/nachrichten/ukraine/id_100157710/geleakte-us-geheimdokumente-ueber-ukraine-krieg-es-gibt-einen-verdacht.html
Có cả ~ tin mật về Nam Hàn cũng bị tiết lộ.
https://www.t-online.de/nachrichten/ukraine/id_100157710/geleakte-us-geheimdokumente-ueber-ukraine-krieg-es-gibt-einen-verdacht.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
~ tin được tiết lộ:
Con số vũ khí giao cho Ukraine, bao nhiêu và ~ gì
Bản đồ ~ nơi đóng quân của Ukraine và Nga, nơi đâu và bao nhiêu quân
~ tin tức về các nước Tàu và Israel liên quan cuộc chiến
~ kế hoạch tấn công tới đây của Ukraine
Con số tử vong 2 bên như đã viết ở trên, có điều sau đó con số lính Nga bị chết được sửa đổi.
Và nhiều tin nữa, có dịp tôi sẽ bổ sung.
Người ta nghĩ bên phía Mỹ đã có nội gián vì chỉ có Mỹ mới có ~ tin tức này.
https://www.sueddeutsche.de/politik/ukraine-russland-usa-geheimdienste-krieg-1.5788999
Con số vũ khí giao cho Ukraine, bao nhiêu và ~ gì
Bản đồ ~ nơi đóng quân của Ukraine và Nga, nơi đâu và bao nhiêu quân
~ tin tức về các nước Tàu và Israel liên quan cuộc chiến
~ kế hoạch tấn công tới đây của Ukraine
Con số tử vong 2 bên như đã viết ở trên, có điều sau đó con số lính Nga bị chết được sửa đổi.
Và nhiều tin nữa, có dịp tôi sẽ bổ sung.
Người ta nghĩ bên phía Mỹ đã có nội gián vì chỉ có Mỹ mới có ~ tin tức này.
https://www.sueddeutsche.de/politik/ukraine-russland-usa-geheimdienste-krieg-1.5788999
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
1 tài liệu mật chứng minh Mỹ theo dõi TT Selenskyj của Ukraine. Mỹ theo dõi tất cả ~ đồng minh của mình.
Ukraine rất rầu rĩ vì ~ thông tin mật bị tiết lộ này.
https://www.fr.de/politik/us-geheimdokumente-ukraine-krieg-verdacht-taeter-leaks-leck-russland-usa-selenskyj-putin-92201708.html
Ukraine rất rầu rĩ vì ~ thông tin mật bị tiết lộ này.
https://www.fr.de/politik/us-geheimdokumente-ukraine-krieg-verdacht-taeter-leaks-leck-russland-usa-selenskyj-putin-92201708.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Lầu Năm Góc nói vụ rò rỉ tài liệu mật gây rủi ro 'rất nghiêm trọng' đến nền an ninh Hoa Kỳ
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Các tài liệu tình báo Mỹ bị phát tán tiết lộ thông tin chi tiết về tình hình cuộc chiến tranh Ukraine
11 tháng 4 2023 - BBC
Vụ rò rỉ các tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ tạo nên một rủi ro "rất nghiêm trọng" đến nền an ninh quốc gia, Lầu Năm Góc cho biết.
Tài liệu này dường như bao gồm thông tin nhạy cảm liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine, cũng như về Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ.
Giới chức Mỹ nói các tài liệu này theo một định dạng tương tự với tài liệu do các lãnh đạo cấp cao công bố.
Một cuộc điều tra đã được tiến hành để xem xét nguồn gốc vụ rò rỉ.
Các tài liệu - theo một số giới chức nhận định đã bị thay đổi - lần đầu xuất hiện trên các nền tảng online như Twitter, 4chan và Telegram, cũng như trên một máy chủ Discord dành cho video game Minecraft.
Bên cạnh thông tin rất chi tiết về cuộc chiến tranh Ukraine, một số tài liệu bị phát tán cũng hé lộ những tài liệu nhạy cảm liên quan đến các đồng minh của Mỹ.
Một nguồn tin thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với CNN rằng Ukraine đã thay đổi một số kế hoạch quân sự do vụ rò rỉ này.
Các tài liệu khác được cho tập trung vào những vấn đề quốc phòng và an ninh ở Trung Đông cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Phát biểu trước báo giới vào ngày thứ Hai 10/04, một quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc nói các tài liệu này gây "một rủi ro rất nghiêm trọng đến nền an ninh quốc gia và cũng có nguy cơ lan truyền thông tin sai sự thật".
"Chúng tôi đang điều tra chuyện gì đã diễn ra, cũng như quy mô vấn đề," Chris Meagher, trợ lý các vấn đề công chúng cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết.
Lầu Năm Góc cũng đang đánh giá lại quy trình ai có thể tiếp cận những tài liệu nhạy cảm như vậy.
"Đã tiến hành các bước để xem xét làm cách nào mà dạng thông tin như vậy được phát tán và đến với ai."
Ông Meagher cũng từ chối trả lời khi được hỏi nếu Lầu Năm Góc tin rằng đây là những tài liệu gốc, mặc dù ông cho biết một số "dường như đã bị thay đổi".
Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra vụ rò rỉ, cùng với giới chức từ Lầu Năm Góc, Nhà Trắng và những cơ quan khác trong chính phủ Mỹ.
Định dạng của các tài liệu này tương tự như của tài liệu "thường dùng để cung cấp cập nhật mỗi ngày cho các nhà lãnh đạo cấp cao của chúng tôi về Ukraine và các chiến dịch liên quan đến Nga, cũng như các cập nhật tình báo khác", ông Meagher cho biết thêm.
Lầu Năm Góc mới biết đến vụ rò rỉ này vào tuần rồi, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nêu thông tin về vấn đề vào ngày 06/04, ông Meagher cho biết.
Ông Meagher cũng cho biết thêm vụ rò rỉ tài liệu này đã khiến giới chức Mỹ phải trấn an các đồng minh "về cam kết đảm bảo tình báo và sự tin cậy đối với các hợp tác an ninh của chúng tôi".
Trong cuộc họp riêng, người phát ngôn an ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Tổng thống Joe Biden đã được báo cáo về vụ rò rỉ vào tuần rồi.
Khi được hỏi liệu vụ rò rỉ này đã được kiểm soát và liệu sẽ có thêm tài liệu khác được phát tán hay không, ông Kirby nói: "Tôi không biết."
BBC News đã xem qua hơn 20 tài liệu, nhiều trong số đó có vẻ đề cập chi tiết về quá trình triển khai và tình trạng của lực lượng quân đội Ukraine và Nga trước cuộc tấn công mùa xuân của Kyiv, vốn được ấp ủ từ lâu trước đó.
Ví dụ một số tài liệu dường như nêu thông tin về công tác huấn luyện và vũ khí của Mỹ cung cấp cho Ukraine trước cuộc phản công, cũng như các đơn vị quân đội khác nhau của Ukraine sẽ trong tình trạng sẵn sàng thế nào và thời gian cung cấp các trang thiết bị quân sự.
Ông Meagher từ chối bình luận về tác động tiềm tàng từ vụ rò rỉ này đối với lực lượng tiền tuyến của Ukraine, ông cho biết "người dân Ukraine đã cho thấy năng lực và sức mạnh trong cuộc chiến tranh này".
"Tổng thống và bộ trưởng [quốc phòng] đã nói rất rõ nước Mỹ sẽ sát cánh với họ [Ukraine] trong khoảng thời gian lâu cần có," ông cho biết.
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Các tài liệu tình báo Mỹ bị phát tán tiết lộ thông tin chi tiết về tình hình cuộc chiến tranh Ukraine
11 tháng 4 2023 - BBC
Vụ rò rỉ các tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ tạo nên một rủi ro "rất nghiêm trọng" đến nền an ninh quốc gia, Lầu Năm Góc cho biết.
Tài liệu này dường như bao gồm thông tin nhạy cảm liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine, cũng như về Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ.
Giới chức Mỹ nói các tài liệu này theo một định dạng tương tự với tài liệu do các lãnh đạo cấp cao công bố.
Một cuộc điều tra đã được tiến hành để xem xét nguồn gốc vụ rò rỉ.
Các tài liệu - theo một số giới chức nhận định đã bị thay đổi - lần đầu xuất hiện trên các nền tảng online như Twitter, 4chan và Telegram, cũng như trên một máy chủ Discord dành cho video game Minecraft.
Bên cạnh thông tin rất chi tiết về cuộc chiến tranh Ukraine, một số tài liệu bị phát tán cũng hé lộ những tài liệu nhạy cảm liên quan đến các đồng minh của Mỹ.
Một nguồn tin thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với CNN rằng Ukraine đã thay đổi một số kế hoạch quân sự do vụ rò rỉ này.
Các tài liệu khác được cho tập trung vào những vấn đề quốc phòng và an ninh ở Trung Đông cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Phát biểu trước báo giới vào ngày thứ Hai 10/04, một quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc nói các tài liệu này gây "một rủi ro rất nghiêm trọng đến nền an ninh quốc gia và cũng có nguy cơ lan truyền thông tin sai sự thật".
"Chúng tôi đang điều tra chuyện gì đã diễn ra, cũng như quy mô vấn đề," Chris Meagher, trợ lý các vấn đề công chúng cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết.
Lầu Năm Góc cũng đang đánh giá lại quy trình ai có thể tiếp cận những tài liệu nhạy cảm như vậy.
"Đã tiến hành các bước để xem xét làm cách nào mà dạng thông tin như vậy được phát tán và đến với ai."
Ông Meagher cũng từ chối trả lời khi được hỏi nếu Lầu Năm Góc tin rằng đây là những tài liệu gốc, mặc dù ông cho biết một số "dường như đã bị thay đổi".
Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra vụ rò rỉ, cùng với giới chức từ Lầu Năm Góc, Nhà Trắng và những cơ quan khác trong chính phủ Mỹ.
Định dạng của các tài liệu này tương tự như của tài liệu "thường dùng để cung cấp cập nhật mỗi ngày cho các nhà lãnh đạo cấp cao của chúng tôi về Ukraine và các chiến dịch liên quan đến Nga, cũng như các cập nhật tình báo khác", ông Meagher cho biết thêm.
Lầu Năm Góc mới biết đến vụ rò rỉ này vào tuần rồi, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nêu thông tin về vấn đề vào ngày 06/04, ông Meagher cho biết.
Ông Meagher cũng cho biết thêm vụ rò rỉ tài liệu này đã khiến giới chức Mỹ phải trấn an các đồng minh "về cam kết đảm bảo tình báo và sự tin cậy đối với các hợp tác an ninh của chúng tôi".
Trong cuộc họp riêng, người phát ngôn an ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Tổng thống Joe Biden đã được báo cáo về vụ rò rỉ vào tuần rồi.
Khi được hỏi liệu vụ rò rỉ này đã được kiểm soát và liệu sẽ có thêm tài liệu khác được phát tán hay không, ông Kirby nói: "Tôi không biết."
BBC News đã xem qua hơn 20 tài liệu, nhiều trong số đó có vẻ đề cập chi tiết về quá trình triển khai và tình trạng của lực lượng quân đội Ukraine và Nga trước cuộc tấn công mùa xuân của Kyiv, vốn được ấp ủ từ lâu trước đó.
Ví dụ một số tài liệu dường như nêu thông tin về công tác huấn luyện và vũ khí của Mỹ cung cấp cho Ukraine trước cuộc phản công, cũng như các đơn vị quân đội khác nhau của Ukraine sẽ trong tình trạng sẵn sàng thế nào và thời gian cung cấp các trang thiết bị quân sự.
Ông Meagher từ chối bình luận về tác động tiềm tàng từ vụ rò rỉ này đối với lực lượng tiền tuyến của Ukraine, ông cho biết "người dân Ukraine đã cho thấy năng lực và sức mạnh trong cuộc chiến tranh này".
"Tổng thống và bộ trưởng [quốc phòng] đã nói rất rõ nước Mỹ sẽ sát cánh với họ [Ukraine] trong khoảng thời gian lâu cần có," ông cho biết.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Khi nào sẽ có cuộc phản công của Ukraine? (Ngyễn Xuân Bích)
Xe tăng Strv122 (Stridsvagn 122), của Thụy Điển được hiện đại hóa và phát triển từ Leopard 2A5.
Chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta có thể sẽ chứng kiến một cuộc tấn công quy mô lớn, của một trong hai bên tham gia cuộc xung đột. Điều này là không tránh khỏi – ít nhất đến cuối năm 2023, không thể có chuyện “đóng băng” trên chiến trường. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến, sự tăng cường của các hoạt động quân sự trong thời gian tới. Yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến kết quả của những sự kiện này, như trước đây, là sự hỗ trợ kỹ thuật và quân sự của phương Tây cho Ukraine, mức độ định tính và định lượng của nó gần đây đã tăng lên đáng kể.
Không có gì bí mật, là các lực lượng vũ trang Ukraine đang tổ chức ba quân đoàn, dựa trên các lữ đoàn dự bị chiến lược, các lữ đoàn chính quy đang tham chiến trên chiến trường, cũng như các đơn vị đang được hình thành. Quân đội Ukraine đang thành lập các đơn vị tấn công mới, và thậm chí tái tạo trung đoàn Azov nổi tiếng. Việc thành lập một “quả đấm” với 75.000 binh sĩ, một lực lượng đủ để thực hiện điều mà chiến dịch Kharkiv – Izium trước đây không làm được. Đó là, tập hợp một đội quân lớn, để tiến hành một cuộc tấn công liên tục, với cường độ cao, mà không bị phân tâm bởi thương vong hoặc luân chuyển.
Viện trợ quân sự của phương Tây nhằm mục đích trang bị, cung cấp cho Ukraine các thiết bị và vũ khí cần thiết, cũng như huấn luyện phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu này, các quốc gia NATO đã thực hiện công việc quan trọng, trong việc chuyển giao một lượng đáng kể xe bọc thép và đạn dược: tổng cộng 890 BMP, BTR và MRAP, (thiết bị này đủ để biên chế ~29 tiểu đoàn cơ giới), hơn 1,5 triệu viên đạn, hơn 80 khẩu pháo và lựu pháo, cũng như tên lửa “deep strike” (GLSDB) đã được công bố bàn giao cho Lực lượng Vũ trang Ukraine từ đầu năm 2023.
Việc chuẩn bị một lực lượng tấn công lớn như vậy, chắc chắn là một quá trình phức tạp và lâu dài, nhưng không phải là không thể – hầu hết các nhiệm vụ tổ chức và hậu cần, mà bộ chỉ huy Ukraine phải đối mặt, có thể sẽ được giải quyết đến giữa mùa xuân, tức khoảng 05.05.2023.
Vấn đề lớn nhất để thành lập các đơn vị mới lúc này là số lượng pháo, xe tăng, xe bọc thép hạng nặng và hệ thống phòng không cho cấp quân đội vẫn chưa được tập kết đầy đủ. Nên nhớ rằng, số lượng ít của vũ khí chính xác cao có thể chấp nhận trong phòng thủ, nhưng nó không thay thế được hệ thống pháo binh truyền thống, tập trung lớn khi phải tấn công. Những vấn đề này có thể đã được giải quyết, trong cuộc họp tại căn cứ Không quân Ramstein, Đức (14.02.2023).
Cách đây không lâu, người phát ngôn quân chủng phòng không Ukraine, Đại tá Yuri Ihnat cho biết, không quân Ukraine hiện có 5 lữ đoàn máy bay chiến đấu, gồm hai lữ đoàn máy bay Su-27 và ba lữ đoàn MiG-29 (chưa kể những chiếc của Đông Đức để lại cho Ba lan). Mỗi lữ đoàn chiến thuật Ukraine, tương ứng với trung đoàn Nga về số lượng máy bay – gồm hai hoặc ba phi đội, mỗi phi đội 12 máy bay chiến đấu. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cách đây không lâu thông báo, có 9 quốc gia cam kết cung cấp cho Ukraine hơn 150 xe tăng Leopard 2. Trong đó có Leopard 2A6. Đó là loại tăng tốt hơn nhiều so với xe tăng Nga, bởi nó có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 5 km, kể cả khi đang chạy với tốc độ nhanh, cũng như vào ban đêm. Hầu hết xe tăng Nga chỉ có thể bắn chính xác ở khoảng cách một đến hai km, và chỉ khi nó phải dừng lại. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cung cấp 31 xe tăng M1 Abrams, Vương quốc Anh 14 hoặc 28 Challenger 2. Thụy Điển cung cấp 10 xe tăng Strv122 (Stridsvagn 122 – rất có thể là phiên bản Strv122A). Đây là xe tăng được phát triển từ Leopard 2A5, sản xuất từ năm 1994 đến năm 2002. Xe tăng này được đặc trưng bởi sức bền cực cao của tháp pháo, (ví dụ trước sự tấn công của đạn lượn). Thụy Điển cũng chuyển giao cho Ukraine 50 xe chiến đấu bộ binh CV90.
Ngoài ra, Đức, Đan Mạch và Hà Lan sẽ chuyển giao 178 xe tăng Leopard 1, tuy là thế hệ cũ nhưng là phiên bản tốt nhất A5, trong đó có nhiều giải pháp của Leopard-2 được áp dụng. Quyết định đã được chính phủ Đức chấp thuận. Và chúng ta luôn nhớ, Ukraine nhận được từ Ba Lan 60 chiếc tăng PT-91 và một số tăng T-72. Thêm vào đó, ngày 30.07.2022, tờ Defense Express của Ukraine, đăng tải thông tin cho biết, Lực lượng vũ trang Ukraine, được cho là vẫn còn hơn 600 xe tăng T-64. Nguồn tin này có được, là từ một cuộc phỏng vấn, được thực hiện với một chuyên gia quân sự Ukraine, sĩ quan dự bị, trung tá Mykola Salamacha. Theo ông, cuộc chiến còn kéo dài, và rất khó dự đoán được tương lai của những chiếc xe tăng đó sẽ ra sao.
Tóm lại, việc chuẩn bị cho cuộc tấn công chống lại quân đội Nga, đang được tiến hành khá chu đáo. Nó có thể xảy ra, sớm nhất cũng phải trong vài ba tuần hay một tháng tới. Câu hỏi còn lại là, hướng tấn công nhắm vào đâu?
Trong cuộc tấn công mùa thu 2022, quân đội Ukraine đã đạt được những thành công đáng kể. Nhờ đó đã ngăn chặn được mối đe dọa ở một số hướng nguy hiểm nhất. Các cuộc tấn công tiềm ẩn của Nga, vào các thành phố chiến lược như Mykolaiv, Kharkiv, Sloviansk và Kramatorsk đã được đẩy lùi. Việc giải phóng Kherson, đã tạo điều kiện thuận lợi, cho việc thiết lập một tuyến phòng thủ vững chắc,dọc theo bờ phía tây của sông Dniepr, nhờ đó sườn phía nam Ukraine được an toàn.
Ở thời điểm này, nên đặt giả thiết rằng quân đội Ukraine có mục tiêu lớn hơn nhiều, đó là chấm dứt xung đột bằng vũ lực trong năm 2023. Hướng tấn công sắp tới của Ukraine, phải đạt được là kết thúc chiến dịch, bằng một thành công lớn. Một đòn phản công hiệu quả, sẽ là thách thức lớn đối với Kiev. Thời điểm của chiến dịch này có tầm quan trọng then chốt đối với Ukraine. Cuộc phản công phải diễn ra nhanh, mạnh và mang lại hiệu quả như mong đợi – để các đồng minh của Kiev tin rằng, việc viện trợ về mọi mặt đặc biệt về vũ khí cho quân đội Ukraine là nên làm. Theo New York Times, rất có thể, sự hỗ trợ từ ngân sách của Mỹ, cho Ukraine sẽ ít hơn, kể từ tháng 9. Vì vậy một số quan chức Mỹ, coi các đợt cung cấp vũ khí gần đây tới Kiev là “nỗ lực lớn cuối cùng”. Mặt khác, các nhà phân tích phương Tây cũng đánh giá được khả năng thành công của Ukraine. Một khi, quân đội Nga bị tổn thất lớn, tức thua trận, nó có thể gây ra những hậu quả địa chính trị sâu rộng. Nga trở thành một cường quốc quân sự yếu đuối, không có nhiều ảnh hưởng, đến quá trình đàm phán chấm dứt chiến tranh, Evelyn Farkas, giám đốc nhóm chuyên gia cố vấn của Viện McCain, cho biết. Nhìn vào tình hình và trên cơ sở dữ liệu đầu vào như vậy, từ cả góc độ chính trị và quân sự, chúng ta có thể dự đoán một trong những hướng tấn công của quân đội Ukraine. Các chuyên gia tin rằng, cuộc tấn công có thể sẽ diễn ra ở phía nam Ukraine, đó là khu vực đồng bằng và thảo nguyên của vùng Zaporizhia. Trước hết sẽ bắt đầu bằng các trận pháo kích dữ dội, tiếp theo, các đơn vị rà phá bom mìn. Sau đó, sẽ có một cuộc tấn công của các đơn vị thiết giáp. Tuy nhiên, không nên quên những thách thức nghiêm trọng mà quân đội Ukraine phải đối mặt về sinh lực, vì họ cũng bị thiệt hại một số khá lớn, trong đó có cả những người lính kinh nghiệm nhất kể từ tháng 2 năm ngoái. Những khó khăn thuần túy về mặt quân sự, liên quan đến các chướng ngại vật như những bãi mìn to lớn của người Nga, các vấn đề mang tính tổ chức. Vấn đề mấu chốt là duy trì tinh thần cao của quân lính, vốn đã khá mệt mỏi sau nhiều tháng giao tranh đẫm máu ở Donbas.
15.04.2023
Nguyễn Xuân Bích
Nguồn: https://www.facebook.com/bich.nguyenx/posts/pfbid02cgtDd6ZgrzGZXVJWPnRf3at7NpVtNzwojegm928ke4cVNuj9KHJio
Xe tăng Strv122 (Stridsvagn 122), của Thụy Điển được hiện đại hóa và phát triển từ Leopard 2A5.
Chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta có thể sẽ chứng kiến một cuộc tấn công quy mô lớn, của một trong hai bên tham gia cuộc xung đột. Điều này là không tránh khỏi – ít nhất đến cuối năm 2023, không thể có chuyện “đóng băng” trên chiến trường. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến, sự tăng cường của các hoạt động quân sự trong thời gian tới. Yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến kết quả của những sự kiện này, như trước đây, là sự hỗ trợ kỹ thuật và quân sự của phương Tây cho Ukraine, mức độ định tính và định lượng của nó gần đây đã tăng lên đáng kể.
Không có gì bí mật, là các lực lượng vũ trang Ukraine đang tổ chức ba quân đoàn, dựa trên các lữ đoàn dự bị chiến lược, các lữ đoàn chính quy đang tham chiến trên chiến trường, cũng như các đơn vị đang được hình thành. Quân đội Ukraine đang thành lập các đơn vị tấn công mới, và thậm chí tái tạo trung đoàn Azov nổi tiếng. Việc thành lập một “quả đấm” với 75.000 binh sĩ, một lực lượng đủ để thực hiện điều mà chiến dịch Kharkiv – Izium trước đây không làm được. Đó là, tập hợp một đội quân lớn, để tiến hành một cuộc tấn công liên tục, với cường độ cao, mà không bị phân tâm bởi thương vong hoặc luân chuyển.
Viện trợ quân sự của phương Tây nhằm mục đích trang bị, cung cấp cho Ukraine các thiết bị và vũ khí cần thiết, cũng như huấn luyện phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu này, các quốc gia NATO đã thực hiện công việc quan trọng, trong việc chuyển giao một lượng đáng kể xe bọc thép và đạn dược: tổng cộng 890 BMP, BTR và MRAP, (thiết bị này đủ để biên chế ~29 tiểu đoàn cơ giới), hơn 1,5 triệu viên đạn, hơn 80 khẩu pháo và lựu pháo, cũng như tên lửa “deep strike” (GLSDB) đã được công bố bàn giao cho Lực lượng Vũ trang Ukraine từ đầu năm 2023.
Việc chuẩn bị một lực lượng tấn công lớn như vậy, chắc chắn là một quá trình phức tạp và lâu dài, nhưng không phải là không thể – hầu hết các nhiệm vụ tổ chức và hậu cần, mà bộ chỉ huy Ukraine phải đối mặt, có thể sẽ được giải quyết đến giữa mùa xuân, tức khoảng 05.05.2023.
Vấn đề lớn nhất để thành lập các đơn vị mới lúc này là số lượng pháo, xe tăng, xe bọc thép hạng nặng và hệ thống phòng không cho cấp quân đội vẫn chưa được tập kết đầy đủ. Nên nhớ rằng, số lượng ít của vũ khí chính xác cao có thể chấp nhận trong phòng thủ, nhưng nó không thay thế được hệ thống pháo binh truyền thống, tập trung lớn khi phải tấn công. Những vấn đề này có thể đã được giải quyết, trong cuộc họp tại căn cứ Không quân Ramstein, Đức (14.02.2023).
Cách đây không lâu, người phát ngôn quân chủng phòng không Ukraine, Đại tá Yuri Ihnat cho biết, không quân Ukraine hiện có 5 lữ đoàn máy bay chiến đấu, gồm hai lữ đoàn máy bay Su-27 và ba lữ đoàn MiG-29 (chưa kể những chiếc của Đông Đức để lại cho Ba lan). Mỗi lữ đoàn chiến thuật Ukraine, tương ứng với trung đoàn Nga về số lượng máy bay – gồm hai hoặc ba phi đội, mỗi phi đội 12 máy bay chiến đấu. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cách đây không lâu thông báo, có 9 quốc gia cam kết cung cấp cho Ukraine hơn 150 xe tăng Leopard 2. Trong đó có Leopard 2A6. Đó là loại tăng tốt hơn nhiều so với xe tăng Nga, bởi nó có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 5 km, kể cả khi đang chạy với tốc độ nhanh, cũng như vào ban đêm. Hầu hết xe tăng Nga chỉ có thể bắn chính xác ở khoảng cách một đến hai km, và chỉ khi nó phải dừng lại. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cung cấp 31 xe tăng M1 Abrams, Vương quốc Anh 14 hoặc 28 Challenger 2. Thụy Điển cung cấp 10 xe tăng Strv122 (Stridsvagn 122 – rất có thể là phiên bản Strv122A). Đây là xe tăng được phát triển từ Leopard 2A5, sản xuất từ năm 1994 đến năm 2002. Xe tăng này được đặc trưng bởi sức bền cực cao của tháp pháo, (ví dụ trước sự tấn công của đạn lượn). Thụy Điển cũng chuyển giao cho Ukraine 50 xe chiến đấu bộ binh CV90.
Ngoài ra, Đức, Đan Mạch và Hà Lan sẽ chuyển giao 178 xe tăng Leopard 1, tuy là thế hệ cũ nhưng là phiên bản tốt nhất A5, trong đó có nhiều giải pháp của Leopard-2 được áp dụng. Quyết định đã được chính phủ Đức chấp thuận. Và chúng ta luôn nhớ, Ukraine nhận được từ Ba Lan 60 chiếc tăng PT-91 và một số tăng T-72. Thêm vào đó, ngày 30.07.2022, tờ Defense Express của Ukraine, đăng tải thông tin cho biết, Lực lượng vũ trang Ukraine, được cho là vẫn còn hơn 600 xe tăng T-64. Nguồn tin này có được, là từ một cuộc phỏng vấn, được thực hiện với một chuyên gia quân sự Ukraine, sĩ quan dự bị, trung tá Mykola Salamacha. Theo ông, cuộc chiến còn kéo dài, và rất khó dự đoán được tương lai của những chiếc xe tăng đó sẽ ra sao.
Tóm lại, việc chuẩn bị cho cuộc tấn công chống lại quân đội Nga, đang được tiến hành khá chu đáo. Nó có thể xảy ra, sớm nhất cũng phải trong vài ba tuần hay một tháng tới. Câu hỏi còn lại là, hướng tấn công nhắm vào đâu?
Trong cuộc tấn công mùa thu 2022, quân đội Ukraine đã đạt được những thành công đáng kể. Nhờ đó đã ngăn chặn được mối đe dọa ở một số hướng nguy hiểm nhất. Các cuộc tấn công tiềm ẩn của Nga, vào các thành phố chiến lược như Mykolaiv, Kharkiv, Sloviansk và Kramatorsk đã được đẩy lùi. Việc giải phóng Kherson, đã tạo điều kiện thuận lợi, cho việc thiết lập một tuyến phòng thủ vững chắc,dọc theo bờ phía tây của sông Dniepr, nhờ đó sườn phía nam Ukraine được an toàn.
Ở thời điểm này, nên đặt giả thiết rằng quân đội Ukraine có mục tiêu lớn hơn nhiều, đó là chấm dứt xung đột bằng vũ lực trong năm 2023. Hướng tấn công sắp tới của Ukraine, phải đạt được là kết thúc chiến dịch, bằng một thành công lớn. Một đòn phản công hiệu quả, sẽ là thách thức lớn đối với Kiev. Thời điểm của chiến dịch này có tầm quan trọng then chốt đối với Ukraine. Cuộc phản công phải diễn ra nhanh, mạnh và mang lại hiệu quả như mong đợi – để các đồng minh của Kiev tin rằng, việc viện trợ về mọi mặt đặc biệt về vũ khí cho quân đội Ukraine là nên làm. Theo New York Times, rất có thể, sự hỗ trợ từ ngân sách của Mỹ, cho Ukraine sẽ ít hơn, kể từ tháng 9. Vì vậy một số quan chức Mỹ, coi các đợt cung cấp vũ khí gần đây tới Kiev là “nỗ lực lớn cuối cùng”. Mặt khác, các nhà phân tích phương Tây cũng đánh giá được khả năng thành công của Ukraine. Một khi, quân đội Nga bị tổn thất lớn, tức thua trận, nó có thể gây ra những hậu quả địa chính trị sâu rộng. Nga trở thành một cường quốc quân sự yếu đuối, không có nhiều ảnh hưởng, đến quá trình đàm phán chấm dứt chiến tranh, Evelyn Farkas, giám đốc nhóm chuyên gia cố vấn của Viện McCain, cho biết. Nhìn vào tình hình và trên cơ sở dữ liệu đầu vào như vậy, từ cả góc độ chính trị và quân sự, chúng ta có thể dự đoán một trong những hướng tấn công của quân đội Ukraine. Các chuyên gia tin rằng, cuộc tấn công có thể sẽ diễn ra ở phía nam Ukraine, đó là khu vực đồng bằng và thảo nguyên của vùng Zaporizhia. Trước hết sẽ bắt đầu bằng các trận pháo kích dữ dội, tiếp theo, các đơn vị rà phá bom mìn. Sau đó, sẽ có một cuộc tấn công của các đơn vị thiết giáp. Tuy nhiên, không nên quên những thách thức nghiêm trọng mà quân đội Ukraine phải đối mặt về sinh lực, vì họ cũng bị thiệt hại một số khá lớn, trong đó có cả những người lính kinh nghiệm nhất kể từ tháng 2 năm ngoái. Những khó khăn thuần túy về mặt quân sự, liên quan đến các chướng ngại vật như những bãi mìn to lớn của người Nga, các vấn đề mang tính tổ chức. Vấn đề mấu chốt là duy trì tinh thần cao của quân lính, vốn đã khá mệt mỏi sau nhiều tháng giao tranh đẫm máu ở Donbas.
15.04.2023
Nguyễn Xuân Bích
Nguồn: https://www.facebook.com/bich.nguyenx/posts/pfbid02cgtDd6ZgrzGZXVJWPnRf3at7NpVtNzwojegm928ke4cVNuj9KHJio
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Biệt kích “Spetsnaz” (Bông Lau)
Trong các tài liệu mật mà Hạ sỹ Vệ Binh Quốc Gia Jack Teixeira tung lên mạng có một số chi tiết bi quan về hệ thống phòng không của Ukraine. Tài liệu ấy nói nếu không được tiếp tế đầy đủ thì phòng không của Ukraine sẽ hết đạn vào tháng 5 tới. Tài liệu cũng có đề cập tới các toán Biệt Kích Mỹ và Anh đang hoạt động ở Ukraine.
Tuy nhiên cũng có tài liệu rất bất lợi cho Liên Bang Nga mà báo chí Mỹ đã tường thuật. Đó là tin các đơn vị tinh nhuệ Biệt Kích “Spetsnaz” của Nga bị Ukraine quánh tan nát. Họ bị thiệt hại 90 – 95%. Có 5 lữ đoàn được tung vào trận địa và chỉ có một trở về, còn tất cả bị thiệt hại nặng nề. Lữ đoàn 346 có 900 binh sỹ nhưng chỉ còn có 125 người sống sót.
Lý do Biệt Kích “Spetsnaz” của Nga bị quánh tan nát hỏng còn manh giáp vì các tướng lãnh Nga đã không theo đúng binh pháp thông thường là cách sử dụng các đơn vị tinh nhuệ Biệt Kích. Nhiệm vụ của Biệt Kích hổ trợ giúp bộ binh chớ hỏng phải bộ binh làm trừ bị để giúp Biệt Kích.
Tướng lãnh Nga đã không tin tưởng khả năng chiến đấu của bộ binh Nga nên khi khai diễn “cuộc hành quân đặc biệt”, họ vội vàng muốn có trớn để tiến công mau chóng nên đã tung các đơn vị Biệt Kích “Spetsnaz” đi đầu như bộ binh. Và các đơn vị tinh nhuệ này đã bị tàn sát trong các trận đánh quy ước của bộ binh.
Ở thành phố Kharkiv, các toán Biệt Kích “Spetsnaz” Nga đã tới sát thành phố nhưng lại không được bộ binh Nga theo kịp để yểm trợ nên hầu hết các Biệt Kích “Spetsnaz” đã bị binh sỹ Ukraine giết và bắt làm tù binh. Ở thủ đô Kyiv Biệt Kích “Spetsnaz” cũng đã thất bại không thực hiện được sứ mạng bắt sống TT Volodymyr Zelensky.
Biệt Kích “Spetsnaz” Nga được huấn luyện kỹ càng trong 4 năm. Họ được trang bị máy hồng ngoại tuyến nhìn đêm tốt nhứt của quân đội. Áo giáp loại thượng hạng. Món sở trường của họ là đột kích bí mật và thu thập tin tức tình báo. Nhưng trong cuộc chiến xâm lược ở Ukraine họ được sử dụng như bộ binh xung kích nên họ bị tiêu diệt gần hết.
Tình báo Mỹ thẩm định Liên Bang Nga phải mất một thập niên nữa mới xây dựng lại được đội ngũ Biệt Kích “Spetsnaz” thiện chiến ưu tú. Và sự thiệt hại lớn lao này sẽ làm tê liệt các sứ mạng bí mật của Biệt Kích Nga. Sức mạnh quân sự của Liên Bang Nga trên thế giới cũng bị ảnh hưởng dây chuyền. Huyền thoại về Biệt Kích “Spetsnaz” sau cuộc chiến này chỉ còn là những hàng bia mộ thẳng tắp bởi trí thông minh kém cỏi của tướng lãnh Nga.
Bông Lau
Nguồn: https://www.facebook.com/US07927/posts/pfbid02pD2o4FfxU1Y41YBwhYyaXNVFRDSeoapK6DGfVK2HdMdqq
Trong các tài liệu mật mà Hạ sỹ Vệ Binh Quốc Gia Jack Teixeira tung lên mạng có một số chi tiết bi quan về hệ thống phòng không của Ukraine. Tài liệu ấy nói nếu không được tiếp tế đầy đủ thì phòng không của Ukraine sẽ hết đạn vào tháng 5 tới. Tài liệu cũng có đề cập tới các toán Biệt Kích Mỹ và Anh đang hoạt động ở Ukraine.
Tuy nhiên cũng có tài liệu rất bất lợi cho Liên Bang Nga mà báo chí Mỹ đã tường thuật. Đó là tin các đơn vị tinh nhuệ Biệt Kích “Spetsnaz” của Nga bị Ukraine quánh tan nát. Họ bị thiệt hại 90 – 95%. Có 5 lữ đoàn được tung vào trận địa và chỉ có một trở về, còn tất cả bị thiệt hại nặng nề. Lữ đoàn 346 có 900 binh sỹ nhưng chỉ còn có 125 người sống sót.
Lý do Biệt Kích “Spetsnaz” của Nga bị quánh tan nát hỏng còn manh giáp vì các tướng lãnh Nga đã không theo đúng binh pháp thông thường là cách sử dụng các đơn vị tinh nhuệ Biệt Kích. Nhiệm vụ của Biệt Kích hổ trợ giúp bộ binh chớ hỏng phải bộ binh làm trừ bị để giúp Biệt Kích.
Tướng lãnh Nga đã không tin tưởng khả năng chiến đấu của bộ binh Nga nên khi khai diễn “cuộc hành quân đặc biệt”, họ vội vàng muốn có trớn để tiến công mau chóng nên đã tung các đơn vị Biệt Kích “Spetsnaz” đi đầu như bộ binh. Và các đơn vị tinh nhuệ này đã bị tàn sát trong các trận đánh quy ước của bộ binh.
Ở thành phố Kharkiv, các toán Biệt Kích “Spetsnaz” Nga đã tới sát thành phố nhưng lại không được bộ binh Nga theo kịp để yểm trợ nên hầu hết các Biệt Kích “Spetsnaz” đã bị binh sỹ Ukraine giết và bắt làm tù binh. Ở thủ đô Kyiv Biệt Kích “Spetsnaz” cũng đã thất bại không thực hiện được sứ mạng bắt sống TT Volodymyr Zelensky.
Biệt Kích “Spetsnaz” Nga được huấn luyện kỹ càng trong 4 năm. Họ được trang bị máy hồng ngoại tuyến nhìn đêm tốt nhứt của quân đội. Áo giáp loại thượng hạng. Món sở trường của họ là đột kích bí mật và thu thập tin tức tình báo. Nhưng trong cuộc chiến xâm lược ở Ukraine họ được sử dụng như bộ binh xung kích nên họ bị tiêu diệt gần hết.
Tình báo Mỹ thẩm định Liên Bang Nga phải mất một thập niên nữa mới xây dựng lại được đội ngũ Biệt Kích “Spetsnaz” thiện chiến ưu tú. Và sự thiệt hại lớn lao này sẽ làm tê liệt các sứ mạng bí mật của Biệt Kích Nga. Sức mạnh quân sự của Liên Bang Nga trên thế giới cũng bị ảnh hưởng dây chuyền. Huyền thoại về Biệt Kích “Spetsnaz” sau cuộc chiến này chỉ còn là những hàng bia mộ thẳng tắp bởi trí thông minh kém cỏi của tướng lãnh Nga.
Bông Lau
Nguồn: https://www.facebook.com/US07927/posts/pfbid02pD2o4FfxU1Y41YBwhYyaXNVFRDSeoapK6DGfVK2HdMdqq
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine sẽ đạt ‘kỳ tích’ như đợt phản công Tháng Chín 2022?
Nga phát lệnh bắt chỉ huy tình báo quân đội Ukraine
Trang Nguyên
21 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Những người lính Ukraine trong một chiến hào vào đêm giao thừa 31 Tháng Mười Hai, năm 2022 ở Bakhmut, Ukraine. (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Cơ quan Anadolu via Getty Images)
Ngày 21 Tháng Tư, đại diện từ khoảng 50 quốc gia gặp nhau tại căn cứ Không quân Ramstein ở Đức để thảo luận về “tất cả những khả năng, hệ thống và nguồn cung khác nhau mà Ukraine cần để tái kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn”.
Tại cuộc hội thảo, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết sau khi được hỏi liệu Ukraine có những gì cần thiết để bảo đảm cuộc phản công thành công hay chưa, ông nhận định Ukraine có thể giành lại nhiều vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát trong đợt phản công. “Tôi tin tưởng rằng giờ đây họ có thể giành lại thêm nhiều khu vực nữa,” Stoltenberg nói, và cho rằng các bên cần thảo luận về các nền tảng mới để hỗ trợ cho Ukraine khi xung đột với Nga đã bước sang năm thứ hai.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người chủ trì cuộc hội đàm tại Ramstein, cho biết ba vấn đề chính được thảo luận là “phòng không, đạn dược và các thiết bị hỗ trợ”. “Chúng tôi sẽ ủng hộ Ukraine tới chừng nào có thể,” Austin tuyên bố.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục hối thúc các đồng minh chuyển hỏa tiễn tầm xa, tiêm kích hiện đại, xe tăng và thiết giáp. Một số thành viên NATO đã chuyển cho Ukraine tiêm kích từ thời Liên Xô, nhưng liên minh từ chối viện trợ những mẫu hiện đại hơn như F-16 do Mỹ sản xuất.
Gần đây, các quan chức phương Tây và Ukraine nhiều lần đề cập về cuộc phản công quy mô lớn trên nhiều hướng. Hôm 20 Tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội nước này “đã triển khai một số hoạt động phản công” để giành lại lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát.
Một cuộc biểu tình chống Putin tại Ba Lan (ảnh: Michal Fludra/NurPhoto via Getty Images)
Tuy nhiên, một số tài liệu rò rỉ gần đây cho thấy Mỹ bi quan về chiến dịch phản công của Ukraine, nhận định nước này không đủ nguồn lực và quân số để giành lại đáng kể lãnh thổ. Ukraine cũng đối mặt nguy cơ thương vong trầm trọng do vấn đề trong huấn luyện và cung ứng đạn dược, cũng như việc Nga đã củng cố phòng tuyến.
Một số chuyên gia phương Tây đánh giá Ukraine khó giành chiến thắng mang tính quyết định và thay đổi cục diện chiến trường với nguồn lực hiện tại. Họ nhận định không có gì bảo đảm Ukraine đạt “kỳ tích” như đợt phản công Tháng Chín 2022, giúp họ tái kiểm soát nhiều địa phương thuộc tỉnh Kharkov.
Trong khi đó, Nga chỉ trích cuộc hội đàm về viện trợ quân sự cho Ukraine tại Đức. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố hành động của phương Tây đối với Ukraine “xác nhận họ tham gia trực tiếp vào xung đột và lên kế hoạch cho các hoạt động quân sự”. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc NATO đang cố gắng lôi kéo Ukraine vào liên minh, cho biết đây là mối đe dọa tiềm ẩn mà ông Putin nhắc tới trước khi chiến sự bùng phát.
Cùng diễn biến của cuộc chiến Nga-Ukriane còn khá phức tạp, trong ngày 21 Tháng Tư, Tòa án quận tại Moskva vừa phát lệnh bắt chỉ huy tình báo quân đội Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov với cáo buộc “tấn công khủng bố trên lãnh thổ Nga, thành lập nhóm khủng bố, buôn lậu chất nổ và vũ khí”. Tòa án quận Lefortovo tại Moskva đưa Tướng Budanov vào danh sách truy nã quốc tế.
Tướng Kyrylo Budanov (thứ hai, từ phải), lãnh đạo Tổng cục Tình báo Ukraine, tham dự lễ tiễn biệt Dmytro Kotsiubailo – chiến binh hy sinh trong trận chiến với quân đội Nga ở tiền tuyến gần Bakhmut. Hình chụp ngày 10 Tháng năm 2023 tại Kyiv, Ukraine. (ảnh: Yurii Stefanyak/Global Images Ukraine via Getty Images)
Trước đó, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết Tướng Budanov là người tổ chức “đánh bom cầu Crimea” hồi Tháng Mười, 2022, khiến năm người thiệt mạng và một phần công trình bị hư hại. FSB cho biết thiết bị nổ được ngụy trang dưới dạng kiện hàng vật liệu xây dựng với tổng trọng lượng gần 22.8 tấn.
Ông Budanov từng tuyên bố cầu Crimea sẽ bị phá hủy sau khi Ukraine giành lại bán đảo mà Nga sáp nhập năm 2014 vì “không ai cần đến công trình giao thông này”. Ông cũng cho rằng vụ nổ cầu Crimea cho thấy “chính quyền Nga không còn nhiều thời gian nữa”.
Tướng Budanov, 37 tuổi, tốt nghiệp Học viện Lục quân Odessa năm 2007, sau đó gia nhập lực lượng đặc nhiệm thuộc Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine. Tháng Tám, 2020, Tướng Budanov được Tổng thống Volodymyr Zelensky bổ nhiệm làm lãnh đạo Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine.
Việc thực thi lệnh bắt Tướng Budanov chưa biết sẽ diễn ra như thế nào.
(tổng hợp)
Nga phát lệnh bắt chỉ huy tình báo quân đội Ukraine
Trang Nguyên
21 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ
Những người lính Ukraine trong một chiến hào vào đêm giao thừa 31 Tháng Mười Hai, năm 2022 ở Bakhmut, Ukraine. (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Cơ quan Anadolu via Getty Images)
Ngày 21 Tháng Tư, đại diện từ khoảng 50 quốc gia gặp nhau tại căn cứ Không quân Ramstein ở Đức để thảo luận về “tất cả những khả năng, hệ thống và nguồn cung khác nhau mà Ukraine cần để tái kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn”.
Tại cuộc hội thảo, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết sau khi được hỏi liệu Ukraine có những gì cần thiết để bảo đảm cuộc phản công thành công hay chưa, ông nhận định Ukraine có thể giành lại nhiều vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát trong đợt phản công. “Tôi tin tưởng rằng giờ đây họ có thể giành lại thêm nhiều khu vực nữa,” Stoltenberg nói, và cho rằng các bên cần thảo luận về các nền tảng mới để hỗ trợ cho Ukraine khi xung đột với Nga đã bước sang năm thứ hai.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người chủ trì cuộc hội đàm tại Ramstein, cho biết ba vấn đề chính được thảo luận là “phòng không, đạn dược và các thiết bị hỗ trợ”. “Chúng tôi sẽ ủng hộ Ukraine tới chừng nào có thể,” Austin tuyên bố.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục hối thúc các đồng minh chuyển hỏa tiễn tầm xa, tiêm kích hiện đại, xe tăng và thiết giáp. Một số thành viên NATO đã chuyển cho Ukraine tiêm kích từ thời Liên Xô, nhưng liên minh từ chối viện trợ những mẫu hiện đại hơn như F-16 do Mỹ sản xuất.
Gần đây, các quan chức phương Tây và Ukraine nhiều lần đề cập về cuộc phản công quy mô lớn trên nhiều hướng. Hôm 20 Tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội nước này “đã triển khai một số hoạt động phản công” để giành lại lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát.
Một cuộc biểu tình chống Putin tại Ba Lan (ảnh: Michal Fludra/NurPhoto via Getty Images)
Tuy nhiên, một số tài liệu rò rỉ gần đây cho thấy Mỹ bi quan về chiến dịch phản công của Ukraine, nhận định nước này không đủ nguồn lực và quân số để giành lại đáng kể lãnh thổ. Ukraine cũng đối mặt nguy cơ thương vong trầm trọng do vấn đề trong huấn luyện và cung ứng đạn dược, cũng như việc Nga đã củng cố phòng tuyến.
Một số chuyên gia phương Tây đánh giá Ukraine khó giành chiến thắng mang tính quyết định và thay đổi cục diện chiến trường với nguồn lực hiện tại. Họ nhận định không có gì bảo đảm Ukraine đạt “kỳ tích” như đợt phản công Tháng Chín 2022, giúp họ tái kiểm soát nhiều địa phương thuộc tỉnh Kharkov.
Trong khi đó, Nga chỉ trích cuộc hội đàm về viện trợ quân sự cho Ukraine tại Đức. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố hành động của phương Tây đối với Ukraine “xác nhận họ tham gia trực tiếp vào xung đột và lên kế hoạch cho các hoạt động quân sự”. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc NATO đang cố gắng lôi kéo Ukraine vào liên minh, cho biết đây là mối đe dọa tiềm ẩn mà ông Putin nhắc tới trước khi chiến sự bùng phát.
Cùng diễn biến của cuộc chiến Nga-Ukriane còn khá phức tạp, trong ngày 21 Tháng Tư, Tòa án quận tại Moskva vừa phát lệnh bắt chỉ huy tình báo quân đội Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov với cáo buộc “tấn công khủng bố trên lãnh thổ Nga, thành lập nhóm khủng bố, buôn lậu chất nổ và vũ khí”. Tòa án quận Lefortovo tại Moskva đưa Tướng Budanov vào danh sách truy nã quốc tế.
Tướng Kyrylo Budanov (thứ hai, từ phải), lãnh đạo Tổng cục Tình báo Ukraine, tham dự lễ tiễn biệt Dmytro Kotsiubailo – chiến binh hy sinh trong trận chiến với quân đội Nga ở tiền tuyến gần Bakhmut. Hình chụp ngày 10 Tháng năm 2023 tại Kyiv, Ukraine. (ảnh: Yurii Stefanyak/Global Images Ukraine via Getty Images)
Trước đó, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết Tướng Budanov là người tổ chức “đánh bom cầu Crimea” hồi Tháng Mười, 2022, khiến năm người thiệt mạng và một phần công trình bị hư hại. FSB cho biết thiết bị nổ được ngụy trang dưới dạng kiện hàng vật liệu xây dựng với tổng trọng lượng gần 22.8 tấn.
Ông Budanov từng tuyên bố cầu Crimea sẽ bị phá hủy sau khi Ukraine giành lại bán đảo mà Nga sáp nhập năm 2014 vì “không ai cần đến công trình giao thông này”. Ông cũng cho rằng vụ nổ cầu Crimea cho thấy “chính quyền Nga không còn nhiều thời gian nữa”.
Tướng Budanov, 37 tuổi, tốt nghiệp Học viện Lục quân Odessa năm 2007, sau đó gia nhập lực lượng đặc nhiệm thuộc Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine. Tháng Tám, 2020, Tướng Budanov được Tổng thống Volodymyr Zelensky bổ nhiệm làm lãnh đạo Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine.
Việc thực thi lệnh bắt Tướng Budanov chưa biết sẽ diễn ra như thế nào.
(tổng hợp)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
BBC News, Tiếng Việt
Quầng sáng chói lòa trên bầu trời Kyiv 'có thể là thiên thạch', không phải vệ tinh cũ của Mỹ
By George WrightBBC News
20 tháng 4 2023
Chụp lại video,
Xem: Quầng sáng bí hiểm chói lòa bầu trời Kyiv
Một quầng sáng bí ẩn chớp lóa bầu trời thủ đô của Ukraine vào đêm thứ Tư đã gây ra những đồn đoán khác nhau.
Các quan chức ở Kyiv ban đầu nghi rằng đó là một vệ tinh của Nasa rơi xuống Trái Đất, nhưng cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ nói với BBC rằng vệ tinh này vẫn ở trong quỹ đạo.
Các quan chức vũ trụ Ukraine sau đó cho biết tia sáng có thể đến từ một thiên thạch bay vào bầu khí quyển.
Lực lượng không quân thì tự tin rằng đó không phải là một cuộc không kích của Nga - chuyện đã trở nên quá quen thuộc kể từ Moscow tiến hành cuộc xâm lược hồi năm ngoái.
Ánh sáng rực rỡ được quan sát thấy trên bầu trời thủ đô vào khoảng 22:00 (19:00 GMT).
Một cảnh báo không kích đã được kích hoạt nhưng "hệ thống phòng không không hoạt động", Serhiy Popko, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự Kyiv, nói trên Telegram.
Ông Popko cho rằng đó là do một vệ tinh không gian của Nasa rơi xuống Trái Đất, ám chỉ tới tàu vũ trụ nặng 300kg (660lb) đã nghỉ hưu mà cơ quan vũ trụ thông báo sẽ quay trở lại bầu khí quyển vào thứ Tư.
Vệ tinh RHESSI, được sử dụng để quan sát các vệt sáng mặt trời, được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất vào năm 2002 và ngừng hoạt động vào năm 2018, Nasa nói.
Nhưng Rob Margetta từ bộ phận truyền thông của Nasa nói với BBC rằng vệ tinh này vẫn đang ở trên quỹ đạo vào thời điểm người ta quan sát thấy tia chớp, và dự kiến nó sẽ quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất trong đêm.
Trang web theo dõi vệ tinh Satflare chỉ ra rằng RHESSI không ở gần Ukraine vào thời điểm đó.
Mạng xã hội Ukraine tràn ngập các giả thuyết và meme về nguyên nhân của quầng sáng, với mà nhiều người cho laf do người ngoài hành tinh gây ra.
Tuy nhiên, phát ngôn viên lực lượng không quân Yuri Ihnat nói với kênh truyền hình Ukraine rằng quầng sáng cũng đã được nhìn thấy ở nước láng giềng Belarus nằm về phía bắc Ukraine. Cơ quan vũ trụ Ukraine cho biết nó có thể liên quan đến một thiên thạch từ vũ trụ bay vào các tầng lớp khí quyển dày đặc của Trái Đất.
Các quan chức Kyiv cho biết các chuyên gia sẽ xác định xem quầng sáng này là gì, nhưng điều quan trọng nhất lúc này là an ninh thành phố.
Quầng sáng chói lòa trên bầu trời Kyiv 'có thể là thiên thạch', không phải vệ tinh cũ của Mỹ
By George WrightBBC News
20 tháng 4 2023
Chụp lại video,
Xem: Quầng sáng bí hiểm chói lòa bầu trời Kyiv
Một quầng sáng bí ẩn chớp lóa bầu trời thủ đô của Ukraine vào đêm thứ Tư đã gây ra những đồn đoán khác nhau.
Các quan chức ở Kyiv ban đầu nghi rằng đó là một vệ tinh của Nasa rơi xuống Trái Đất, nhưng cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ nói với BBC rằng vệ tinh này vẫn ở trong quỹ đạo.
Các quan chức vũ trụ Ukraine sau đó cho biết tia sáng có thể đến từ một thiên thạch bay vào bầu khí quyển.
Lực lượng không quân thì tự tin rằng đó không phải là một cuộc không kích của Nga - chuyện đã trở nên quá quen thuộc kể từ Moscow tiến hành cuộc xâm lược hồi năm ngoái.
Ánh sáng rực rỡ được quan sát thấy trên bầu trời thủ đô vào khoảng 22:00 (19:00 GMT).
Một cảnh báo không kích đã được kích hoạt nhưng "hệ thống phòng không không hoạt động", Serhiy Popko, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự Kyiv, nói trên Telegram.
Ông Popko cho rằng đó là do một vệ tinh không gian của Nasa rơi xuống Trái Đất, ám chỉ tới tàu vũ trụ nặng 300kg (660lb) đã nghỉ hưu mà cơ quan vũ trụ thông báo sẽ quay trở lại bầu khí quyển vào thứ Tư.
Vệ tinh RHESSI, được sử dụng để quan sát các vệt sáng mặt trời, được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất vào năm 2002 và ngừng hoạt động vào năm 2018, Nasa nói.
Nhưng Rob Margetta từ bộ phận truyền thông của Nasa nói với BBC rằng vệ tinh này vẫn đang ở trên quỹ đạo vào thời điểm người ta quan sát thấy tia chớp, và dự kiến nó sẽ quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất trong đêm.
Trang web theo dõi vệ tinh Satflare chỉ ra rằng RHESSI không ở gần Ukraine vào thời điểm đó.
Mạng xã hội Ukraine tràn ngập các giả thuyết và meme về nguyên nhân của quầng sáng, với mà nhiều người cho laf do người ngoài hành tinh gây ra.
Tuy nhiên, phát ngôn viên lực lượng không quân Yuri Ihnat nói với kênh truyền hình Ukraine rằng quầng sáng cũng đã được nhìn thấy ở nước láng giềng Belarus nằm về phía bắc Ukraine. Cơ quan vũ trụ Ukraine cho biết nó có thể liên quan đến một thiên thạch từ vũ trụ bay vào các tầng lớp khí quyển dày đặc của Trái Đất.
Các quan chức Kyiv cho biết các chuyên gia sẽ xác định xem quầng sáng này là gì, nhưng điều quan trọng nhất lúc này là an ninh thành phố.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Dũng Vũ)
Nước Nga Mới (New Russia). Ảnh: wikipedia.org
Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 1) Ngày 24-2-2022, quân đội Nga xâm lược Ukraine. Toàn thế giới bất ngờ nhìn thấy đất nước Ukraine tan hoang. Nạn nhân chính là thường dân. Khắp nơi, quân Nga đã bắn phá, thả bom bừa bãi vào nhà dân, bệnh viện, trường học, vườn trẻ. Đường sá, cầu cống, điện nước cũng bị tàn phá. Phụ nữ bị lính Nga hãm hiếp, thường dân bị sát hại nằm la liệt trên đường phố hay bị vùi lấp tạm bợ dưới những mồ chôn tập thể. Hàng triệu người Ukraine phải chạy lánh nạn khắp Âu châu. Vì sao một đất nước yếu đuối, hiền hòa như Ukraine lại bị một nước Nga hùng mạnh có vũ khí tối tân và vũ khí nguyên tử ngang nhiên xâm lược? Tổng thống Putin của Nga biện luận, phải tiến hành một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm loại trừ một chính phủ quốc xã Ukraine, tay sai Tây phương đang đàn áp người nói tiếng Nga và diệt chủng dân Nga tại vùng Donbass, đặc biệt là bảo vệ các nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Luhansk và Donetsk nơi có nhiều dân Nga và người nói tiếng Nga sinh sống. Mặt khác phải bảo vệ nước Nga vì Tây phương muốn kết nạp Ukraine vào NATO, tiếp tục mở rộng về phía Đông để tiêu diệt Nga. Tuy nhiên mọi lý do của Putin đều là lời nói dối (như đã được chứng minh qua bài “Ukraine – Chấu chấu đá xe“ – đồng tác giả) [1] Thế thì thực sự Putin muốn gì? Câu trả lời là, Putin muốn làm một điều có lợi cho nước Nga: Tái lập một cái gọi là “Nước Nga mới”. Nói ngắn gọn, Nga xâm lược Ukraine vì chủ nghĩa có lợi. Chủ nghĩa có lợi là gì? Xưa nay khái niệm “có lợi” được hiểu như một tính chất “hữu ích” khi làm một việc gì đó. Bản thân tính chất “có lợi” không hàm chứa tính tiêu cực, thế nhưng nó sẽ trở nên tiêu cực nếu vì lòng ích kỷ. Nguy hiểm nữa là hành động “có lợi ích kỷ” biến thành một tham vọng hay một xu hướng lan rộng như một chủ nghĩa, có thể gọi là chủ nghĩa có lợi (profitism, profitismus). Nói ngắn gọn, chủ nghĩa có lợi là những hành động nhằm thỏa mãn những ham muốn có lợi cho phía mình một cách ích kỷ, bất chấp đạo đức. Chủ nghĩa có lợi có mặt ở đâu? Có ý kiến đánh đồng “chủ nghĩa có lợi” với sự hám lợi trong chủ nghĩa tư bản [2]. Không hẳn vậy. Chủ nghĩa thực dân cũng chứa đầy lòng tham lợi nhuận. Vì chủ nghĩa có lợi mà các thế lực thực dân đã đi xâm chiếm những nước nhược tiểu, khai thác tài nguyên và bóc lột người bản xứ. Cả chủ nghĩa cộng sản cũng chứa đầy lòng tham quyền lực. Vì chủ nghĩa có lợi, những nhà nước cộng sản dùng bạo lực để tranh giành quyền lực, quyền lãnh đạo. Sự hám quyền đã đẻ ra những nhà độc tài, đảng độc tài, thay vì cần làm điều có lợi cho người dân, đất nước thì ra sức dùng quyền lực để bảo vệ sự tồn tại và quyền lợi của mình, phe cánh mình và chế độ mình là chính. Từ đó gây ra biết bao sự thanh trừng trong nội bộ. Chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa chủ hòa v.v… đều tựa vậy, đều sống nhờ chủ nghĩa có lợi. Putin, Nga và chủ nghĩa có lợi Putin đã tiến hành một cuộc chiến xâm lược nước láng giềng vì có lợi cho nước Nga. nói cách khác, thực hiện “chủ nghĩa có lợi” xuyên qua sự bành trướng. Putin thường mơ về một Đại Nga như trong quá khứ [3]. Ý đồ bành trướng cụ thể đầu tiên của Putin là tái lập một “Nước Nga Mới” (Novorossiya, New Russia) bao gồm bán đảo Crimea và vùng Đông Nam Ukraine, mà các Sa hoàng Nga đã kiểm soát được từ tay những thế lực suy tàn: Đế quốc Mông cổ “Kim Trướng hãn quốc”, người Hồi giáo Tatar/ Ottoman, đế chế Kyivan Rus và cả người Cossack (tổ tiên người Ukraine) [4]. Trong Thế chiến thứ hai, quân Đức quốc xã đã chiếm vùng này và phải trả lại cho Liên Xô sau khi thua trận. Thực ra các Sa hoàng chỉ cai quản vùng đất này trong vài chục năm ngắn ngủi (1764-1783 và 1796-1802) [5]. Tham vọng bành trướng của Nga thật ra không mới. Trong lịch sử, Nga luôn muốn trở thành đế quốc bằng cách bành trướng. Không riêng bán đảo Crimea và vùng Đông Nam Ukraine mà nhiều nước yếu đuối quanh Nga cũng bị Sa hoàng chinh phục theo chiến lược “bóc vỏ cam” rồi sau này trở thành những nước chư hầu của Nga trong khối Liên bang Xô-viết: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan… Nuớc Nga có lúc thịnh, lúc suy. Lúc thịnh thì đi xâm chiếm những nước nhược tiểu lân cận, lúc suy thì bị ngoại bang đô hộ, ức hiếp, nhất là Đức. Hoàng tộc Nga trong những thế kỷ 16-20 có quan hệ họ hàng với người Đức. Những vị Sa hoàng của nước Nga đều mang dòng máu Đức. Nữ Sa hoàng Catherine I là người Đức, sinh ra nữ Sa hoàng II. Nữ Sa hoàng Catherine II sinh ra Sa hoàng Paul I. Hậu duệ tiếp nối là Sa hoàng Alexander I, II, III, … Rồi cuối cùng là Nikolai II, vị Sa hoàng cuối cùng của đế chế Nga. Người ta thường nói, người Đức cai trị người Nga là vì vậy. Từ Thế chiến thứ nhất cho tới Thế chiến thứ hai, Nga là một nước yếu, thuờng bị Đức thao túng. Vì thù ghét người em họ của mình là Sa hoàng Nikolai II, đại đế Wilhelm II của Đức đã giúp Lenin làm cuộc Cách mạng tháng 10, lật đổ chế độ Sa hoàng. Sa hoàng Nikolai II bị quân Bolshevik của Lenin giết chết nhưng chính quyền “Cách mạng” của Lenin và Liên bang Xô viết luôn bị đế chế Đức chi phối. Vì mặc cảm yếu kém, Stalin đã nuôi mộng biến nước Nga thành cường quốc để phục thù. Trước nhất là lo cho nước Nga, Stalin ra lệnh giải tán phong trào Quốc tế Cộng sản của Lenin và thay vào đó chính sách chỉ “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trong một nước” tức nước Nga [6]. Sau khi Lenin qua đời, Stalin lên nắm quyền, đã thẳng tay tiêu diệt gần hết người thân tín của Lenin. Riêng Trotsky, đồng chí thân tín nhất của Lenin, trốn thoát qua Mexico và thành lập nhóm Đệ Tứ Quốc Tế (Cộng sản) chống lại Stalin. Năm 1940, Trotsky bị mật vụ của Stalin giết chết. Trước Thế chiến thứ hai, Stalin cố thân thiện với Hitler để tránh xung đột, đồng thời nỗ lực hợp tác, học hỏi kỹ thuật của người Mỹ để tự chế được vũ khí, cải tiến được xe máy cày thành xe tăng. Trong Thế chiến thứ hai, Nga bị Đức tấn công dữ dội. Nga liên minh với Mỹ, Anh, Pháp và cuối cùng thắng Đức tại mặt trận phía Đông năm 1945. Ngày 8-5-1945, Đức đầu hàng. Quân đồng minh thắng trận, chia vùng để trị. Nước Đức bị chia đôi. Phe Tư bản (Mỹ, Anh, Pháp) giữ phần đất Tây Âu bao gồm cả Tây Đức và Tây Bá Linh. Phe Cộng sản giữ phần đất Đông Âu bao gồm cả Đông Đức và Đông Bá Linh. Từ một vị thế yếu đuối, Nga trỗi dậy thành cường quốc Cộng sản Liên Xô và tiếp tục bành trướng ảnh hưởng bằng cách lôi kéo những nước thứ ba nhược tiểu với chiêu bài xóa bỏ trật tự thực dân, giành độc lập dân tộc, đấu tranh giai cấp, tiêu diệt chế độ tư bản bóc lột, xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa “tốt đẹp” hơn. Vì lo sợ làn sóng Cộng sản sẽ lan rộng khắp vùng Đông Nam Á và thu hẹp thế giới tự do, Mỹ đã cùng đồng minh nhảy vào Việt Nam ngăn chặn và chiến tranh Việt Nam bùng nổ. Không những chống Tư bản, Nga còn chống Trung Quốc để độc quyền lãnh đạo khối Cộng sản. Trung Quốc một thời muốn nắm Việt Nam để bành trướng tại vùng Đông Nam Á nhưng vì yếu kém nên đã bị Nga loại trừ. Cùng là đồng chí Cộng sản với nhau, Nga và Trung Quốc trở thành kẻ thù “không đội trời chung”. Thế nhưng không có gì tồn tài vĩnh viễn. Ngày 26-12-1991 khối Cộng sản Liên Xô sụp đổ kéo theo hàng loạt các nước Xã hội chủ nghĩa khác; hiện chỉ còn lại 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu Ba (Riêng Bắc Hàn, kể từ năm 1998, không còn được kể là nước theo chủ nghĩa Marx-Lenin). Nga suy thì Trung Quốc thịnh. Nhờ ý muốn “Đổi mới” để tân canh đất nước, Đặng Tiểu Bình bắt tay với Mỹ, mở cửa giao thương với thế giới tự do và Trung Quốc trở nên giàu có. Lợi dụng kiểu “hợp tác chung” Joint-Venture với các công ty ngoại quốc, Trung Quốc dùng luật đòi chuyển giao công nghệ và mặt khác tìm cách đánh cắp. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra, Trung Quốc mà lấy được cái gì của ai, nó sẽ treo cổ kẻ ấy bằng cái ấy. Thực vậy, ngày nay Trung Quốc có thể tự chế tạo nhiều thứ và quay ngược lại cạnh tranh với Tây phương, người đã chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc hoặc bị Trung Quốc đánh cắp. Một món hàng “Made in China” được chế tạo bằng kỹ thuật Đức, nay bán rẻ hơn hàng “Made in Germany” thật. Hậu quả, hãng Đức sập tiệm. Dẫu sao Trung Quốc đã trở thành một nước giàu mạnh từ vị thế một nước yếu kém từng bị Liên Xô chèn ép. Trung Quốc ngày nay hơn hẳn Nga về nhiều mặt. Nước Nga ngày nay mờ nhạt. Nhắc đến Nga, người ta liên tưởng đến một nước sống được nhờ bán dầu khí và vũ khí là chính. Kinh tế Nga thua kém nhiều nước đàn em Đông Âu một thời yếu hơn mình: Đông Đức, Hungary, Ba Lan, Tiệp, Slovakia, Romania, Croatia, Latvia, Lithuania, Estonia, … [7]. Những nước nhược tiểu này nhờ thoát khỏi khối Cộng sản Liên Xô, đã có cơ hội hợp tác, giao thương với thế giới tự do và trở nên thịnh vượng. (Đây cũng là một lý do tại sao các nước yếu kém Xô viết cũ còn lại như Moldova, Ukraine, … có xu hướng xích lại gần thế giới tự do hơn với Nga). Từ một siêu cường Cộng sản, nay Nga không bằng ai. Chắc chắn Putin đã nhìn thấy điều này và tự hỏi phải làm sao để lấy lại phong độ như xưa? Ngày 21 tháng 2 năm 2022, người đứng đầu Điện Kremlin phủ nhận quyền tồn tại của quốc gia láng giềng Ukraine, đồng thời công nhận “Cộng hòa Nhân dân” tự xưng Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập. Putin đổ thừa nhà nước Ukraine là quốc xã, tay sai của Tây phương và tố cáo Tây phương muốn lôi kéo Ukraine vào mở rộng NATO để tiêu diệt Nga. Vài giờ sau, Putin gửi quân đội tới vùng Donbass. Nước Nga của Putin không tuân thủ luật pháp quốc tế, ngang nhiên chơi theo luật của mình, đánh Ukraine nhằm tái lập một “Nước Nga mới”. (Còn tiếp) Stuttgart, 16-4-2023 Dũng Vũ https://baotiengdan.com/2023/04/19/chien-tranh-ukraine-va-chu-nghia-co-loi-phan-1/ Tài liệu tham khảo: [1] Dũng Vũ: Ukraine – Châu chấu đá xe – 4 phần: https://baotiengdan.com/2022/11/12/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-1/ https://baotiengdan.com/2022/11/13/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-2/ https://baotiengdan.com/2022/11/13/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-3/ https://baotiengdan.com/2022/11/13/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-cuoi/ [2] Nicolas Hofer: Warum der Kapitalismus auch Profitismus heißen könnte https://videogold.de/warum-der-kapitalismus-auch-profitismus-heissen-koennte-nicolas-hofer/ Holger Lang: Kapitalismus versus Marktwirtschaft: oder warum der Kapitalismus keine Marktwirtschaft ist. 2016. Amazon [3] Putin träumt von Großrussland – der Westen wacht auf. https://www.diplomatic-council.org/de/node/1034 [4] xem [1] [5] Föderativer Staat Neurussland. Wikipedia. [6] Isaac Deutscher: Stalin. Eine politische Biographie. Dietz Verlag, Berlin 1990 [7] Tổng sản lượng quốc gia thế giới 2021 (theo IWS): https://de.wikipedia.org/wiki/Liste_der_L%C3%A4nder_nach_Bruttoinlandsprodukt_pro_Kopf 1 COMMENT Uoc Nguyen profitism, profitismus. Vì có cái đuôi ism, nên có thể dịch là “chủ nghĩa duy lợi”.
***
Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 2) Thái độ của quốc tế Nga xâm lược Ukraine khiến dư luận quốc tế giận dữ. Liên Hiệp Quốc đã tổ chức biểu quyết lên án Nga đến 5 lần và mọi lần đều chiếm đa số, trong đó gồm cả những nước thân Nga. Mặc dù lên án Nga nhưng ít ai nhiệt tình giúp Ukraine tự vệ. Những nước giúp Ukraine tự vệ đáng kể nhất là Mỹ, Anh, Ba Lan. Tính theo tổng sản lượng quốc gia (GNP), thì các nước “anh em” Đông Âu cũ (Ba Lan, Tiệp, Slovakia, Romania, Croatia, Latvia, Lithuania, Estonia, …) lại là những người giúp Ukraine nhiều hơn hết. Nhìn tổng quát, phần lớn các nước giúp đỡ Ukraine đều có giới hạn. Đáng ngạc nhiên là NATO, EU lẫn những nước lớn tiêu biểu như Đức, Pháp, Ý, … không tạo được ấn tượng giúp Ukraine tự vệ nhiệt tình như Mỹ. Tại sao? Chủ nghĩa có lợi quốc tế NATO tuy nằm sát Ukraine nhưng không dám viện trợ quân sự nhiều cho Ukraine vì sợ Putin xem mình là kẻ tham chiến và sẽ đánh. Sự giúp đỡ khá hời hợt, chậm chạp, gần như chỉ thông qua tư cách cá nhân của các thành viên. Khối EU to lớn tựa vậy, xưa nay “làm ăn buôn bán kiếm lời” là chính, thỉnh thoảng chống kẻ chà đạp nhân quyền, áp bức thường dân chỉ bằng lời nói. Sự giúp đỡ Ukraine mang tính cách nhân đạo nhiều hơn quân sự nhưng cũng không bằng các nước Đông Âu dẫu họ nghèo hơn. Những nước lớn EU (Đức, Pháp, Ý, …) cũng thụ động, nổi bật là Đức. Nước Đức được ví như đầu tàu của Âu châu và giữ một vai trò quan trọng đối với Nga, đáng lẽ phải tích cực giúp Ukraine tự vệ, nhưng không. Cùng lối cư xử giống NATO, Đức không dám để Putin xem mình là kẻ tham chiến, nên chỉ giúp Ukraine vừa phải, miễn cưỡng và luôn luôn hỏi ý kiến đồng minh trước khi làm việc gì. Suốt một năm chiến tranh, ông Thủ tướng Scholz và đảng SPD của ông ta đã chăm chỉ đóng vở kịch “câu giờ” không muốn giao cho Ukraine loại chiến xa Leopard 2 mạnh mẽ, giúp Ukraine tự vệ tốt hơn, mặc cho dư luận quốc tế mãi khẩn nài. Khí giới dành cho Ukraine phần thì hư hỏng, phần thì lạc hậu, phần thì của Liên Xô lấy từ kho dự trữ của Đông Đức cũ. Vài ba loại vũ khí tối tân của Đức gửi cho Ukraine chỉ dùng để … thử nghiệm. “Đơn giản là có máu đổ ở Ukraine, chúng ta biết điều đó. Chúng ta đã bỏ rơi người dân Ukraine […] và đó là trách nhiệm của chính sách lừng khừng của ông Thủ tướng“, Wadephul, chính trị gia quốc phòng của đảng CDU đã chỉ trích Scholz như thế [8].
Ảnh: Một người lính đang chờ đưa tới một bệnh viện gần Bakhmut, Ukraine. Nguồn: Anadolu Agency/Getty Images
Nhiều người tự hỏi, tại sao 20 năm qua, Đức có một mối quan hệ tốt đẹp với Nga, đùng một cái thì từ bỏ. 20 năm qua Đức đã làm gì với Nga? Trên thực tế, Đức chỉ muốn xuất cảng nhiều qua Nga, đầu tư làm ăn và mua dầu khí rẻ. Những dấu vết còn đó là hai đường dẫn khí Nord Stream 1 và 2 vừa bị đặt bom. Cái chủ nghĩa có lợi của hai vị cựu Thủ tướng Đức Schröder và Merkel – như một con dao hai lưỡi mà Mỹ thường xuyên cảnh báo – dễ khiến Đức rơi vào bẫy lệ thuộc Nga nếu chỉ ưa chuộng dầu khí rẻ tiền có thể có lợi cho người Đức nhưng nguy hiểm cho người khác. Quả thực, khi đồ án Nord Stream 2 vừa hoàn tất, bà Thủ tướng Đức Merkel vừa mãn nhiệm, Putin biết Đức đã sập bẫy, bèn đánh Ukraine ngay lập tức, với suy nghĩ chấp Đức là nước giàu mạnh nhất Âu châu, cũng chẳng làm được gì Nga. Đa số người Đức ủng hộ người Ukraine chống lại Putin, nhưng ông Schröder vẫn chung thủy với người bạn thân thiết Putin của mình, vẫn muốn Đức mua dầu khí rẻ của Nga. Người Đức không cần dầu khí của Nga nữa và muốn đảng SPD khai trừ ông Schröder ra khỏi đảng. Nhưng đảng SPD không làm. “Thật là thảm hại khi không chịu lắng nghe tiếng nói của những nước biết rõ [con người] Putin. Những kẻ được trao quyền như Gerhard Schröder đã khiến Âu châu lệ thuộc vào Nga và khiến cả lục địa gặp nguy hiểm“, thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã cáo buộc cựu Thủ tướng Schröder gây nguy hiểm cho sự tồn vong của Âu châu với chính sách thân Nga của ông ta như thế [9]. Cái chủ nghĩa có lợi của Đức còn có mặt ở nhiều nơi khác, điển hình là Trung Quốc. Đức luôn chỉ trích kẻ vi phạm nhân quyền và không muốn “làm ăn” với kẻ ấy nhưng Trung Quốc lại chính là kẻ ấy. Kẻ ấy đã thẳng tay cưỡng bức lao động, tẩy não, triệt sản người Duy Ngô Nhĩ nhưng Đức vẫn thoải mái “làm ăn”. Không những thế mà còn chấp nhận chuyển giao công nghệ. Hậu quả là sau bao năm, Trung Quốc nắm được kỹ thuật, tự chế tạo được nhiều thứ, để từ vị thế một đối tác, Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh khiến nhiều công ty Đức bị phá sản hay thua lỗ và bị Trung Quốc mua đứt. Càng nguy hiểm nữa là nhờ nắm được kỹ thuật, Trung Quốc ngày càng hung hăng và trở thành một mối đe dọa toàn cầu, đặc biệt là đối với vùng biển Đông và những nước láng giềng tại vùng Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Không những Đức, Pháp cũng là ông hoàng của chủ nghĩa chủ hòa và chủ nghĩa có lợi. Pháp nằm trong EU, tuy không hùng mạnh bằng Đức, nhưng muốn dẫn dắt Âu châu và biến Âu châu thành một “siêu cường” bên cạnh Mỹ và Trung Quốc theo lý thuyết “chiến lược tự chủ” (autonomous strategy) của Tổng thống Pháp Macron. Macron kêu gọi “làm ăn”, đặc biệt với Trung Quốc, đừng nên can thiệp vào chuyện nội bộ nuớc khác, ví dụ chuyện Đài Loan-Trung Quốc, chẳng có lợi lộc gì cho mình [10]. Điều đó cắt nghĩa tại sao Macron hời hợt với chuyện Nga xâm lược Ukraine. Dẫu vậy Macron vẫn tự tin mình có thể “khuyên nhủ” Putin để giải quyết vấn đề một cách êm thắm và ông đã tới tận Moscow, và được Putin tiếp chuyện bên một cái bàn bầu dục dài 6 thước, mỗi người ngồi mỗi đầu. Kết quả là con số không, Macron lặng lẽ ra về và tiếp tục gọi điện thoại “khuyên nhủ” Putin. “Khuyên nhủ” mãi nhưng Putin vẫn phớt lờ. Suốt cuộc chiến Ukraine, Macron đã không tận tình giúp Ukraine tự vệ, giống Scholz, cũng không mong Ukraine thắng trận, nhưng mong nhận được nhiều hợp đồng tái thiết Ukraine sau chiến tranh. Chủ nghĩa có lợi còn thấy ở các nước “trung lập” đã bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc, không lên án Nga xâm lược Ukraine, đi ngược lại số đông. Một trong những lý do chính là họ xem Nga là một “cây xăng giá rẻ” và cũng là nơi bán vũ khí “giá phải chăng”. Vài nước nhỏ, hoặc vì tình cảm, hoặc vì bị lệ thuộc vào Nga cũng bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam. Những nước lên án và cấm vận Nga thừa biết mình cũng bị thiệt thòi lây nhưng vì lương tâm, họ chấp nhận và cảm thấy bất mãn đối với những nước thủ lợi. Điều này có thể dẫn đến một sự trừng phạt tai hại, đặc biệt cho các nước nhỏ đang cần buôn bán với Tây phương. Một cảnh báo cụ thể đã xảy ra cho Trung Quốc: Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen vừa tuyên bố, quan hệ giữa EU và Trung Quốc trong tương lai sẽ được quyết định tùy vào quan điểm của Trung Quốc về cuộc chiến Ukraine [11]. (Còn tiếp) Nguồn: https://baotiengdan.com/2023/04/19/chien-tranh-ukraine-va-chu-nghia-co-loi-phan-2/ Tài liệu tham khảo: [8] https://www.n-tv.de/politik/08-35-CDU-Politiker-Wadephul-Wir-haben-die-Ukraine-eine-gewisse-Zeit-lang-im-Stich-gelassen–article23143824.html [9] https://www.welt.de/themen/mateusz-morawiecki/ [10] https://www.bqprime.com/politics/macron-says-europe-must-develop-its-own-autonomy-separate-from-us [11] https://www.n-tv.de/politik/16-36-Von-der-Leyen-macht-Beziehungen-zu-China-von-Haltung-zum-Ukraine-Krieg-abhaengig–article23143824.html
***
Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 3) Chiến tranh Ukraine – Tham vọng tái bành trướng Khi bắt đầu xâm lược Ukraine, Putin thường nhắc tới một nhân vật với đầy lòng ngưỡng mộ: Sa hoàng Peter I (1672-1725), mệnh danh là Peter đại đế. Suốt 42 năm trị vì, Peter đã đem quân chinh phạt người Tatar, người Thổ ở phía Nam Đế chế Nga và đánh nhau với cường quốc quân sự Thụy Điển đang thống trị vùng biển Baltic ở phía Bắc. Sau 21 năm “chiến tranh phương Bắc”, Peter đại đế chinh phục vùng biển Baltic. Từ đó Nga có thể khẳng định mình là bá chủ Âu châu. Chưa làm bá chủ Âu châu nhưng dường như Putin muốn ví mình như “Peter Đại đế” và mở màn bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”: Đánh Ukraine. Nói đúng hơn, Putin đã khởi động một cuộc tái bành trướng. Bành trướng bằng bạo lực. Chủ hòa ngây thơ – Cứu cánh biện minh phương tiện Bạo lực là một bí quyết người Cộng sản thường dùng để giải quyết vấn đề trong khi nhiều chính khách Tây phương thường mơ mộng về một triết lý “dĩ hòa vi quý”. Putin đã dùng bạo lực đánh Ukraine và bằng mọi cách phải đạt mục đích. Thế giới hẳn thấy quân Nga đã không ngần ngại bắt cóc trẻ em Ukraine, hãm hiếp phụ nữ, xua lính đánh thuê ác độc, tù nhân hình sự ra chiến trường, ném bom lân tinh, bom chùm hủy diệt hàng loạt, thẳng tay bắn vào thường dân, pháo kích vào chung cư, trường học, nhà thương, vườn trẻ, đường sá, nhà máy điện. Người dân Ukraine đã phải trải qua một cuộc sống khốn cùng suốt mùa Đông lạnh giá, không điện nước, lò sưởi, trong khi dân Âu châu thụ hưởng một mùa Giáng Sinh an bình, ấm áp, vừa vui vẻ tiệc tùng vừa kêu gọi hòa bình, ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Nhưng vở bi kịch vẫn tiếp diễn, Nga vẫn tiếp tục dùng mọi kiểu cách, mọi “phương tiện” tồi tệ miễn đạt được “cứu cánh” (mục đích) đúng phương châm: “Cứu cánh biện minh phương tiện”. Nga đánh Ukraine thì Ukraine phải tự vệ nhưng không thể bằng triết lý “dĩ hòa vi quý”? Sự “chủ hòa” ngây thơ không thắng nổi người Cộng sản. Từng là một nước Cộng Sản từ “lò đúc” Liên Xô, Ukraine thừa hiểu Cộng sản. Muốn chống Putin, buộc phải dùng bạo lực thì mới mong bảo vệ được quê hương. Và Ukraine đã chọn cách đó. Chỉ có điều vì thiếu vũ khí tự vệ, Ukraine cần quốc tế giúp đỡ. Phải chi Ukraine còn sở hữu vũ khí hạt nhân như xưa để có thể răn đe kẻ thù mà bảo vệ mình khỏi bị xâm lược, nhưng tiếc là đã từ bỏ nó để đổi lại cam kết của Mỹ, Anh và Nga sẽ tôn trọng và bảo vệ chủ quyền của Ukraine theo giác thư Budapest (1994). Thế nhưng giờ đây Nga lại đem quân xâm lược Ukraine, phản bội lời cam kết. Cựu tổng thống Mỹ Clinton đã lấy làm hối hận, thừa nhận sự sai lầm đã dẫn đến chiến tranh Ukraine: “Cá nhân tôi cảm thấy phải chịu trách nhiệm trong việc thuyết phục họ từ bỏ vũ khí hạt nhân […]. Khi cơ hội thuận tiện tới, Putin đã phá vỡ thỏa thuận và việc đầu tiên là chiếm Crimea. Thật khủng khiếp vì Ukraine là một quốc gia rất quan trọng“. Clinton nói, Mỹ và Âu châu phải tiếp tục ủng hộ Ukraine, không để Ukraine bị áp lực phải ký thỏa thuận hòa bình với Nga [12].
Được mất gì từ chiến tranh Ukraine?
1. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin biết EU, NATO, Tây phương là những con “cọp giấy”, ích kỷ, chỉ biết thủ thân thủ lợi và Nga có thể tự do bành trướng, xâm chiếm nước yếu mà không sợ ai can thiệp. Một tiền lệ quá xấu nhưng có lợi cho Nga. Qua một năm, Nga đã chiếm gần hết vùng Đông Nam Ukraine; cộng với bán đảo Crimea vị chi gần bằng vùng “Nước Nga Mới” như dự tính. Nhưng chưa hết, Putin còn có thể tiếp tục bành trướng, đánh Moldova, nơi có nhiều người Nga sinh sống đòi tự trị, rồi Georgia, Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan, … [13].
2. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin làm NATO ngừng bước về phía Tây. Tuy nhiên Putin lại làm Thụy Điển, Phần Lan lo sợ Nga xâm lược, nên đã từ bỏ vị thế trung lập và gia nhập NATO, vô hình trung làm nở rộng khối NATO (về phía Bắc). Phản tác dụng.
3. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin cũng nhận ra rằng quân đội Nga, hậu thân của đoàn “Hồng binh Vệ quốc Liên Xô vĩ đại” từng chiến thắng Hitler, tưởng chừng hùng mạnh nhưng không, nó đang tự chứng minh mình là một đội quân tồi tệ cần được chỉnh đốn gấp.
4. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin có thể gây khủng hoảng năng lượng, gây lạm phát, làm thiệt hại Tây phương nhưng mặt khác Nga cũng lãnh những đòn trừng phạt, cấm vận quốc tế và chắc chắn sẽ lao đao trong thời gian tới. Xưa nay Nga sống nhờ xuất cảng dầu khí và vũ khí nhưng đã đánh mất Tây phương, vị khách hàng tiêu thụ dầu khí lớn nhất của Nga. Vũ khí Nga cũng không còn dồi dào để xuất cảng vì đã bị tiêu hao nhiều qua cuộc chiến Ukraine. Hơn nữa Nga cũng cần dự trữ phần nào để phòng thủ. Khả năng sản xuất vũ khí hiện đại cũng bị hạn chế do thiếu phụ tùng, chip điện tử phải nhập cảng từ Tây phương. Thiếu thốn đến nỗi Nga phải tận dụng những thứ này từ những chiếc máy giặt, máy rửa chén.
5. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Trung Quốc rút được kinh nghiệm bành trướng của Putin và có thể an tâm áp dụng ở biển Đông, với Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam, Trường Sa, … vì biết rằng Tây phương không can thiệp. Trung Quốc mong Putin tại vị lâu bền và chiến tranh kéo dài để Trung Quốc có thì giờ phát triển nhiều quyền lực hơn Nga, học được ưu khuyết điểm vũ khí Nga và Mỹ (Starlink, Stinger, Javelin, HIMARS, …). Trung Quốc cũng mong Nga thắng trận và hợp tác với Nga nhiều hơn để tạo nên một “trật tự mới” [14].
6. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Trung Quốc có thể mua dầu khí rẻ của Nga và gia tăng xuất cảng sang Nga, chiếm thị trường Tây phương đã bỏ đi. Nga đang cần Trung Quốc giúp đỡ; Tập Cận Bình và Putin thân nhau hơn; Trung Quốc trở thành đối tác quan trọng nhất của Nga. Điều này nguy hiểm cho Việt Nam vì một mai Trung Quốc gây xung đột ở biển Đông với Việt Nam, Trung Quốc có thể gây áp lực với Nga tạo bất lợi cho Việt Nam. Chắc chắn Nga sẽ đứng về phía Trung Quốc hơn là Việt Nam. Việt Nam mất chỗ dựa vào Nga, mất chỗ mua vũ khí. Và hậu quả sẽ khôn lường.
7.Nhờ có chiến tranh Ukraine mà EU và NATO mới bừng tỉnh lo chỉnh đốn quân đội. Lâu nay EU cứ tưởng Putin là một chàng võ sĩ hiền lành chẳng bao giờ đánh ai. Cũng nhờ có chiến tranh Ukraine mà EU, NATO mới đoàn kết hơn, đồng thời cũng lộ ra những “con sâu” như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
8. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Đức học được bài học phải đối xử với Putin thế nào, phải biết lợi dụng nước nhỏ tốt hơn như thế nào để bảo vệ mình. Đức mong tái vũ trangđể tăng cường năng lực phòng thủ và giúp đồng minh trong khối NATO hiện đại hóa quân đội (bằng cách mua vũ khí của Đức). Đức cũng muốn bớt lệ thuộc kinh tế vào một nước, cụ thể là Trung Quốc, và đang tìm cách mở rộng chuỗi cung ứng tại vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Phi Châu và Nam Mỹ.
9. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Mỹ có thể bán thêm được vũ khí, đồng thời biết được thực lực của mình, thực lực của Nga, NATO, Âu châu, đặc biệt là biết được “bụng dạ” từng nước trên thế giới để định hình chính sách tương ứng đối với từng đối tượng trong tương lai. Xa hơn nữa, Mỹ cũng cần một đồng minh mạnh mẽ, thiện chiến và đã tìm ra. Đó là Ukraine. Chỉ có điều chiến tranh kéo dài có thể làm Mỹ và các nước viện trợ cho Ukraine ngày càng bị hao tổn và mất kiên nhẫn đến nỗi sẽ bỏ rơi Ukraine.
10. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà các nước nhỏ vùng Baltic, Ba Lan, Tiệp, Slovakia … biết đoàn kết, không còn dám tin vào nước mạnh ích kỷ như Đức, Pháp…
Kết luận Chiến tranh Ukraine nguy hiểm hơn người ta tưởng. Nó không đơn thuần là chiến tranh của Ukraine mà của toàn thế giới. Nếu thế giới không tích cực giúp Ukraine tự vệ, để Putin thắng, nó sẽ trở thành tiền lệ xấu cho nhân loại, khi các nước lớn ngang nhiên bành trướng bất chấp luật lệ quốc tế. Rõ ràng Nga đã tạo một tiền lệ xấu, nước lớn hiếp nước bé mà khối Tây phương chẳng muốn can thiệp chỉ vì chủ nghĩa có lợi hẹp hòi. Thái độ ích kỷ, nhu nhược vì chủ nghĩa có lợi của Tây phương sẽ làm mất lòng tin của các nước yếu, khiến họ từ từ sẽ ngả về Trung Quốc, về Nga, và vô hình trung giúp Trung Quốc và Nga “bành trướng mềm”. Ảnh hưởng Tây phương sẽ bị thu hẹp lại như thời Chiến tranh lạnh. Chưa kể một điều nguy hiểm nữa là một khi các nước lớn bành trướng, họ sẽ liên kết với nhau thành một tập đoàn bành trướng (tựa như thời thực dân, phát xít) tự do lộng hành khắp nơi. Những nước yếu, kể cả Việt Nam, sẽ là những nạn nhân đầu tiên, hoặc bị xâm lăng và phải đổ máu để tự vệ hoặc chấp nhận mất đất làm nô lệ. Ukraine đang là nạn nhân của một cuộc bành trướng của một nước lớn như thế. Nếu Ukraine gục ngã, Nga sẽ tự đắc và càng xem thường Tây phương. Sự thụ động của Tây phương càng khuyến khích Nga tiếp tục gây hấn hoặc bành trướng sang các nước nhỏ (Moldova, Georgia…) kể cả các nước thành viên NATO. Đến lúc đó NATO, Âu châu phải trực diện với chiến tranh thay vì có Ukraine đang làm tiền đồn cho mình. Cần lưu ý rằng trong thâm tâm Putin, kẻ thù chính của Nga là Mỹ, NATO và Âu châu chứ không phải Ukraine. Càng đáng lưu ý nữa là một khi trật tự thế giới bị phá vỡ, chắc chắn Mỹ sẽ không đứng yên và “thùng thuốc súng” thế chiến sẽ bùng nổ. (Hết)
20/04/2023 Dũng Vũ
Nguồn: https://baotiengdan.com/2023/04/20/chien-tranh-ukraine-va-chu-nghia-co-loi-phan-3/ Tài liệu tham khảo [12] https://www.n-tv.de/politik/Clinton-bereut-Ukraine-Deal-article24036286.html [13] https://www.n-tv.de/politik/Putins-Umsturzplaene-fuer-die-Ex-Sowjetlaender-article24006602.html [14] https://www.n-tv.de/mediathek/videos/politik/China-moechte-dass-Russland-diesen-Krieg-gewinnt-article24000179.html
Nước Nga Mới (New Russia). Ảnh: wikipedia.org
Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 1) Ngày 24-2-2022, quân đội Nga xâm lược Ukraine. Toàn thế giới bất ngờ nhìn thấy đất nước Ukraine tan hoang. Nạn nhân chính là thường dân. Khắp nơi, quân Nga đã bắn phá, thả bom bừa bãi vào nhà dân, bệnh viện, trường học, vườn trẻ. Đường sá, cầu cống, điện nước cũng bị tàn phá. Phụ nữ bị lính Nga hãm hiếp, thường dân bị sát hại nằm la liệt trên đường phố hay bị vùi lấp tạm bợ dưới những mồ chôn tập thể. Hàng triệu người Ukraine phải chạy lánh nạn khắp Âu châu. Vì sao một đất nước yếu đuối, hiền hòa như Ukraine lại bị một nước Nga hùng mạnh có vũ khí tối tân và vũ khí nguyên tử ngang nhiên xâm lược? Tổng thống Putin của Nga biện luận, phải tiến hành một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm loại trừ một chính phủ quốc xã Ukraine, tay sai Tây phương đang đàn áp người nói tiếng Nga và diệt chủng dân Nga tại vùng Donbass, đặc biệt là bảo vệ các nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Luhansk và Donetsk nơi có nhiều dân Nga và người nói tiếng Nga sinh sống. Mặt khác phải bảo vệ nước Nga vì Tây phương muốn kết nạp Ukraine vào NATO, tiếp tục mở rộng về phía Đông để tiêu diệt Nga. Tuy nhiên mọi lý do của Putin đều là lời nói dối (như đã được chứng minh qua bài “Ukraine – Chấu chấu đá xe“ – đồng tác giả) [1] Thế thì thực sự Putin muốn gì? Câu trả lời là, Putin muốn làm một điều có lợi cho nước Nga: Tái lập một cái gọi là “Nước Nga mới”. Nói ngắn gọn, Nga xâm lược Ukraine vì chủ nghĩa có lợi. Chủ nghĩa có lợi là gì? Xưa nay khái niệm “có lợi” được hiểu như một tính chất “hữu ích” khi làm một việc gì đó. Bản thân tính chất “có lợi” không hàm chứa tính tiêu cực, thế nhưng nó sẽ trở nên tiêu cực nếu vì lòng ích kỷ. Nguy hiểm nữa là hành động “có lợi ích kỷ” biến thành một tham vọng hay một xu hướng lan rộng như một chủ nghĩa, có thể gọi là chủ nghĩa có lợi (profitism, profitismus). Nói ngắn gọn, chủ nghĩa có lợi là những hành động nhằm thỏa mãn những ham muốn có lợi cho phía mình một cách ích kỷ, bất chấp đạo đức. Chủ nghĩa có lợi có mặt ở đâu? Có ý kiến đánh đồng “chủ nghĩa có lợi” với sự hám lợi trong chủ nghĩa tư bản [2]. Không hẳn vậy. Chủ nghĩa thực dân cũng chứa đầy lòng tham lợi nhuận. Vì chủ nghĩa có lợi mà các thế lực thực dân đã đi xâm chiếm những nước nhược tiểu, khai thác tài nguyên và bóc lột người bản xứ. Cả chủ nghĩa cộng sản cũng chứa đầy lòng tham quyền lực. Vì chủ nghĩa có lợi, những nhà nước cộng sản dùng bạo lực để tranh giành quyền lực, quyền lãnh đạo. Sự hám quyền đã đẻ ra những nhà độc tài, đảng độc tài, thay vì cần làm điều có lợi cho người dân, đất nước thì ra sức dùng quyền lực để bảo vệ sự tồn tại và quyền lợi của mình, phe cánh mình và chế độ mình là chính. Từ đó gây ra biết bao sự thanh trừng trong nội bộ. Chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa chủ hòa v.v… đều tựa vậy, đều sống nhờ chủ nghĩa có lợi. Putin, Nga và chủ nghĩa có lợi Putin đã tiến hành một cuộc chiến xâm lược nước láng giềng vì có lợi cho nước Nga. nói cách khác, thực hiện “chủ nghĩa có lợi” xuyên qua sự bành trướng. Putin thường mơ về một Đại Nga như trong quá khứ [3]. Ý đồ bành trướng cụ thể đầu tiên của Putin là tái lập một “Nước Nga Mới” (Novorossiya, New Russia) bao gồm bán đảo Crimea và vùng Đông Nam Ukraine, mà các Sa hoàng Nga đã kiểm soát được từ tay những thế lực suy tàn: Đế quốc Mông cổ “Kim Trướng hãn quốc”, người Hồi giáo Tatar/ Ottoman, đế chế Kyivan Rus và cả người Cossack (tổ tiên người Ukraine) [4]. Trong Thế chiến thứ hai, quân Đức quốc xã đã chiếm vùng này và phải trả lại cho Liên Xô sau khi thua trận. Thực ra các Sa hoàng chỉ cai quản vùng đất này trong vài chục năm ngắn ngủi (1764-1783 và 1796-1802) [5]. Tham vọng bành trướng của Nga thật ra không mới. Trong lịch sử, Nga luôn muốn trở thành đế quốc bằng cách bành trướng. Không riêng bán đảo Crimea và vùng Đông Nam Ukraine mà nhiều nước yếu đuối quanh Nga cũng bị Sa hoàng chinh phục theo chiến lược “bóc vỏ cam” rồi sau này trở thành những nước chư hầu của Nga trong khối Liên bang Xô-viết: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan… Nuớc Nga có lúc thịnh, lúc suy. Lúc thịnh thì đi xâm chiếm những nước nhược tiểu lân cận, lúc suy thì bị ngoại bang đô hộ, ức hiếp, nhất là Đức. Hoàng tộc Nga trong những thế kỷ 16-20 có quan hệ họ hàng với người Đức. Những vị Sa hoàng của nước Nga đều mang dòng máu Đức. Nữ Sa hoàng Catherine I là người Đức, sinh ra nữ Sa hoàng II. Nữ Sa hoàng Catherine II sinh ra Sa hoàng Paul I. Hậu duệ tiếp nối là Sa hoàng Alexander I, II, III, … Rồi cuối cùng là Nikolai II, vị Sa hoàng cuối cùng của đế chế Nga. Người ta thường nói, người Đức cai trị người Nga là vì vậy. Từ Thế chiến thứ nhất cho tới Thế chiến thứ hai, Nga là một nước yếu, thuờng bị Đức thao túng. Vì thù ghét người em họ của mình là Sa hoàng Nikolai II, đại đế Wilhelm II của Đức đã giúp Lenin làm cuộc Cách mạng tháng 10, lật đổ chế độ Sa hoàng. Sa hoàng Nikolai II bị quân Bolshevik của Lenin giết chết nhưng chính quyền “Cách mạng” của Lenin và Liên bang Xô viết luôn bị đế chế Đức chi phối. Vì mặc cảm yếu kém, Stalin đã nuôi mộng biến nước Nga thành cường quốc để phục thù. Trước nhất là lo cho nước Nga, Stalin ra lệnh giải tán phong trào Quốc tế Cộng sản của Lenin và thay vào đó chính sách chỉ “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trong một nước” tức nước Nga [6]. Sau khi Lenin qua đời, Stalin lên nắm quyền, đã thẳng tay tiêu diệt gần hết người thân tín của Lenin. Riêng Trotsky, đồng chí thân tín nhất của Lenin, trốn thoát qua Mexico và thành lập nhóm Đệ Tứ Quốc Tế (Cộng sản) chống lại Stalin. Năm 1940, Trotsky bị mật vụ của Stalin giết chết. Trước Thế chiến thứ hai, Stalin cố thân thiện với Hitler để tránh xung đột, đồng thời nỗ lực hợp tác, học hỏi kỹ thuật của người Mỹ để tự chế được vũ khí, cải tiến được xe máy cày thành xe tăng. Trong Thế chiến thứ hai, Nga bị Đức tấn công dữ dội. Nga liên minh với Mỹ, Anh, Pháp và cuối cùng thắng Đức tại mặt trận phía Đông năm 1945. Ngày 8-5-1945, Đức đầu hàng. Quân đồng minh thắng trận, chia vùng để trị. Nước Đức bị chia đôi. Phe Tư bản (Mỹ, Anh, Pháp) giữ phần đất Tây Âu bao gồm cả Tây Đức và Tây Bá Linh. Phe Cộng sản giữ phần đất Đông Âu bao gồm cả Đông Đức và Đông Bá Linh. Từ một vị thế yếu đuối, Nga trỗi dậy thành cường quốc Cộng sản Liên Xô và tiếp tục bành trướng ảnh hưởng bằng cách lôi kéo những nước thứ ba nhược tiểu với chiêu bài xóa bỏ trật tự thực dân, giành độc lập dân tộc, đấu tranh giai cấp, tiêu diệt chế độ tư bản bóc lột, xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa “tốt đẹp” hơn. Vì lo sợ làn sóng Cộng sản sẽ lan rộng khắp vùng Đông Nam Á và thu hẹp thế giới tự do, Mỹ đã cùng đồng minh nhảy vào Việt Nam ngăn chặn và chiến tranh Việt Nam bùng nổ. Không những chống Tư bản, Nga còn chống Trung Quốc để độc quyền lãnh đạo khối Cộng sản. Trung Quốc một thời muốn nắm Việt Nam để bành trướng tại vùng Đông Nam Á nhưng vì yếu kém nên đã bị Nga loại trừ. Cùng là đồng chí Cộng sản với nhau, Nga và Trung Quốc trở thành kẻ thù “không đội trời chung”. Thế nhưng không có gì tồn tài vĩnh viễn. Ngày 26-12-1991 khối Cộng sản Liên Xô sụp đổ kéo theo hàng loạt các nước Xã hội chủ nghĩa khác; hiện chỉ còn lại 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu Ba (Riêng Bắc Hàn, kể từ năm 1998, không còn được kể là nước theo chủ nghĩa Marx-Lenin). Nga suy thì Trung Quốc thịnh. Nhờ ý muốn “Đổi mới” để tân canh đất nước, Đặng Tiểu Bình bắt tay với Mỹ, mở cửa giao thương với thế giới tự do và Trung Quốc trở nên giàu có. Lợi dụng kiểu “hợp tác chung” Joint-Venture với các công ty ngoại quốc, Trung Quốc dùng luật đòi chuyển giao công nghệ và mặt khác tìm cách đánh cắp. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra, Trung Quốc mà lấy được cái gì của ai, nó sẽ treo cổ kẻ ấy bằng cái ấy. Thực vậy, ngày nay Trung Quốc có thể tự chế tạo nhiều thứ và quay ngược lại cạnh tranh với Tây phương, người đã chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc hoặc bị Trung Quốc đánh cắp. Một món hàng “Made in China” được chế tạo bằng kỹ thuật Đức, nay bán rẻ hơn hàng “Made in Germany” thật. Hậu quả, hãng Đức sập tiệm. Dẫu sao Trung Quốc đã trở thành một nước giàu mạnh từ vị thế một nước yếu kém từng bị Liên Xô chèn ép. Trung Quốc ngày nay hơn hẳn Nga về nhiều mặt. Nước Nga ngày nay mờ nhạt. Nhắc đến Nga, người ta liên tưởng đến một nước sống được nhờ bán dầu khí và vũ khí là chính. Kinh tế Nga thua kém nhiều nước đàn em Đông Âu một thời yếu hơn mình: Đông Đức, Hungary, Ba Lan, Tiệp, Slovakia, Romania, Croatia, Latvia, Lithuania, Estonia, … [7]. Những nước nhược tiểu này nhờ thoát khỏi khối Cộng sản Liên Xô, đã có cơ hội hợp tác, giao thương với thế giới tự do và trở nên thịnh vượng. (Đây cũng là một lý do tại sao các nước yếu kém Xô viết cũ còn lại như Moldova, Ukraine, … có xu hướng xích lại gần thế giới tự do hơn với Nga). Từ một siêu cường Cộng sản, nay Nga không bằng ai. Chắc chắn Putin đã nhìn thấy điều này và tự hỏi phải làm sao để lấy lại phong độ như xưa? Ngày 21 tháng 2 năm 2022, người đứng đầu Điện Kremlin phủ nhận quyền tồn tại của quốc gia láng giềng Ukraine, đồng thời công nhận “Cộng hòa Nhân dân” tự xưng Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập. Putin đổ thừa nhà nước Ukraine là quốc xã, tay sai của Tây phương và tố cáo Tây phương muốn lôi kéo Ukraine vào mở rộng NATO để tiêu diệt Nga. Vài giờ sau, Putin gửi quân đội tới vùng Donbass. Nước Nga của Putin không tuân thủ luật pháp quốc tế, ngang nhiên chơi theo luật của mình, đánh Ukraine nhằm tái lập một “Nước Nga mới”. (Còn tiếp) Stuttgart, 16-4-2023 Dũng Vũ https://baotiengdan.com/2023/04/19/chien-tranh-ukraine-va-chu-nghia-co-loi-phan-1/ Tài liệu tham khảo: [1] Dũng Vũ: Ukraine – Châu chấu đá xe – 4 phần: https://baotiengdan.com/2022/11/12/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-1/ https://baotiengdan.com/2022/11/13/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-2/ https://baotiengdan.com/2022/11/13/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-3/ https://baotiengdan.com/2022/11/13/ukraine-chau-chau-da-xe-phan-cuoi/ [2] Nicolas Hofer: Warum der Kapitalismus auch Profitismus heißen könnte https://videogold.de/warum-der-kapitalismus-auch-profitismus-heissen-koennte-nicolas-hofer/ Holger Lang: Kapitalismus versus Marktwirtschaft: oder warum der Kapitalismus keine Marktwirtschaft ist. 2016. Amazon [3] Putin träumt von Großrussland – der Westen wacht auf. https://www.diplomatic-council.org/de/node/1034 [4] xem [1] [5] Föderativer Staat Neurussland. Wikipedia. [6] Isaac Deutscher: Stalin. Eine politische Biographie. Dietz Verlag, Berlin 1990 [7] Tổng sản lượng quốc gia thế giới 2021 (theo IWS): https://de.wikipedia.org/wiki/Liste_der_L%C3%A4nder_nach_Bruttoinlandsprodukt_pro_Kopf 1 COMMENT Uoc Nguyen profitism, profitismus. Vì có cái đuôi ism, nên có thể dịch là “chủ nghĩa duy lợi”.
***
Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 2) Thái độ của quốc tế Nga xâm lược Ukraine khiến dư luận quốc tế giận dữ. Liên Hiệp Quốc đã tổ chức biểu quyết lên án Nga đến 5 lần và mọi lần đều chiếm đa số, trong đó gồm cả những nước thân Nga. Mặc dù lên án Nga nhưng ít ai nhiệt tình giúp Ukraine tự vệ. Những nước giúp Ukraine tự vệ đáng kể nhất là Mỹ, Anh, Ba Lan. Tính theo tổng sản lượng quốc gia (GNP), thì các nước “anh em” Đông Âu cũ (Ba Lan, Tiệp, Slovakia, Romania, Croatia, Latvia, Lithuania, Estonia, …) lại là những người giúp Ukraine nhiều hơn hết. Nhìn tổng quát, phần lớn các nước giúp đỡ Ukraine đều có giới hạn. Đáng ngạc nhiên là NATO, EU lẫn những nước lớn tiêu biểu như Đức, Pháp, Ý, … không tạo được ấn tượng giúp Ukraine tự vệ nhiệt tình như Mỹ. Tại sao? Chủ nghĩa có lợi quốc tế NATO tuy nằm sát Ukraine nhưng không dám viện trợ quân sự nhiều cho Ukraine vì sợ Putin xem mình là kẻ tham chiến và sẽ đánh. Sự giúp đỡ khá hời hợt, chậm chạp, gần như chỉ thông qua tư cách cá nhân của các thành viên. Khối EU to lớn tựa vậy, xưa nay “làm ăn buôn bán kiếm lời” là chính, thỉnh thoảng chống kẻ chà đạp nhân quyền, áp bức thường dân chỉ bằng lời nói. Sự giúp đỡ Ukraine mang tính cách nhân đạo nhiều hơn quân sự nhưng cũng không bằng các nước Đông Âu dẫu họ nghèo hơn. Những nước lớn EU (Đức, Pháp, Ý, …) cũng thụ động, nổi bật là Đức. Nước Đức được ví như đầu tàu của Âu châu và giữ một vai trò quan trọng đối với Nga, đáng lẽ phải tích cực giúp Ukraine tự vệ, nhưng không. Cùng lối cư xử giống NATO, Đức không dám để Putin xem mình là kẻ tham chiến, nên chỉ giúp Ukraine vừa phải, miễn cưỡng và luôn luôn hỏi ý kiến đồng minh trước khi làm việc gì. Suốt một năm chiến tranh, ông Thủ tướng Scholz và đảng SPD của ông ta đã chăm chỉ đóng vở kịch “câu giờ” không muốn giao cho Ukraine loại chiến xa Leopard 2 mạnh mẽ, giúp Ukraine tự vệ tốt hơn, mặc cho dư luận quốc tế mãi khẩn nài. Khí giới dành cho Ukraine phần thì hư hỏng, phần thì lạc hậu, phần thì của Liên Xô lấy từ kho dự trữ của Đông Đức cũ. Vài ba loại vũ khí tối tân của Đức gửi cho Ukraine chỉ dùng để … thử nghiệm. “Đơn giản là có máu đổ ở Ukraine, chúng ta biết điều đó. Chúng ta đã bỏ rơi người dân Ukraine […] và đó là trách nhiệm của chính sách lừng khừng của ông Thủ tướng“, Wadephul, chính trị gia quốc phòng của đảng CDU đã chỉ trích Scholz như thế [8].
Ảnh: Một người lính đang chờ đưa tới một bệnh viện gần Bakhmut, Ukraine. Nguồn: Anadolu Agency/Getty Images
Nhiều người tự hỏi, tại sao 20 năm qua, Đức có một mối quan hệ tốt đẹp với Nga, đùng một cái thì từ bỏ. 20 năm qua Đức đã làm gì với Nga? Trên thực tế, Đức chỉ muốn xuất cảng nhiều qua Nga, đầu tư làm ăn và mua dầu khí rẻ. Những dấu vết còn đó là hai đường dẫn khí Nord Stream 1 và 2 vừa bị đặt bom. Cái chủ nghĩa có lợi của hai vị cựu Thủ tướng Đức Schröder và Merkel – như một con dao hai lưỡi mà Mỹ thường xuyên cảnh báo – dễ khiến Đức rơi vào bẫy lệ thuộc Nga nếu chỉ ưa chuộng dầu khí rẻ tiền có thể có lợi cho người Đức nhưng nguy hiểm cho người khác. Quả thực, khi đồ án Nord Stream 2 vừa hoàn tất, bà Thủ tướng Đức Merkel vừa mãn nhiệm, Putin biết Đức đã sập bẫy, bèn đánh Ukraine ngay lập tức, với suy nghĩ chấp Đức là nước giàu mạnh nhất Âu châu, cũng chẳng làm được gì Nga. Đa số người Đức ủng hộ người Ukraine chống lại Putin, nhưng ông Schröder vẫn chung thủy với người bạn thân thiết Putin của mình, vẫn muốn Đức mua dầu khí rẻ của Nga. Người Đức không cần dầu khí của Nga nữa và muốn đảng SPD khai trừ ông Schröder ra khỏi đảng. Nhưng đảng SPD không làm. “Thật là thảm hại khi không chịu lắng nghe tiếng nói của những nước biết rõ [con người] Putin. Những kẻ được trao quyền như Gerhard Schröder đã khiến Âu châu lệ thuộc vào Nga và khiến cả lục địa gặp nguy hiểm“, thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã cáo buộc cựu Thủ tướng Schröder gây nguy hiểm cho sự tồn vong của Âu châu với chính sách thân Nga của ông ta như thế [9]. Cái chủ nghĩa có lợi của Đức còn có mặt ở nhiều nơi khác, điển hình là Trung Quốc. Đức luôn chỉ trích kẻ vi phạm nhân quyền và không muốn “làm ăn” với kẻ ấy nhưng Trung Quốc lại chính là kẻ ấy. Kẻ ấy đã thẳng tay cưỡng bức lao động, tẩy não, triệt sản người Duy Ngô Nhĩ nhưng Đức vẫn thoải mái “làm ăn”. Không những thế mà còn chấp nhận chuyển giao công nghệ. Hậu quả là sau bao năm, Trung Quốc nắm được kỹ thuật, tự chế tạo được nhiều thứ, để từ vị thế một đối tác, Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh khiến nhiều công ty Đức bị phá sản hay thua lỗ và bị Trung Quốc mua đứt. Càng nguy hiểm nữa là nhờ nắm được kỹ thuật, Trung Quốc ngày càng hung hăng và trở thành một mối đe dọa toàn cầu, đặc biệt là đối với vùng biển Đông và những nước láng giềng tại vùng Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Không những Đức, Pháp cũng là ông hoàng của chủ nghĩa chủ hòa và chủ nghĩa có lợi. Pháp nằm trong EU, tuy không hùng mạnh bằng Đức, nhưng muốn dẫn dắt Âu châu và biến Âu châu thành một “siêu cường” bên cạnh Mỹ và Trung Quốc theo lý thuyết “chiến lược tự chủ” (autonomous strategy) của Tổng thống Pháp Macron. Macron kêu gọi “làm ăn”, đặc biệt với Trung Quốc, đừng nên can thiệp vào chuyện nội bộ nuớc khác, ví dụ chuyện Đài Loan-Trung Quốc, chẳng có lợi lộc gì cho mình [10]. Điều đó cắt nghĩa tại sao Macron hời hợt với chuyện Nga xâm lược Ukraine. Dẫu vậy Macron vẫn tự tin mình có thể “khuyên nhủ” Putin để giải quyết vấn đề một cách êm thắm và ông đã tới tận Moscow, và được Putin tiếp chuyện bên một cái bàn bầu dục dài 6 thước, mỗi người ngồi mỗi đầu. Kết quả là con số không, Macron lặng lẽ ra về và tiếp tục gọi điện thoại “khuyên nhủ” Putin. “Khuyên nhủ” mãi nhưng Putin vẫn phớt lờ. Suốt cuộc chiến Ukraine, Macron đã không tận tình giúp Ukraine tự vệ, giống Scholz, cũng không mong Ukraine thắng trận, nhưng mong nhận được nhiều hợp đồng tái thiết Ukraine sau chiến tranh. Chủ nghĩa có lợi còn thấy ở các nước “trung lập” đã bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc, không lên án Nga xâm lược Ukraine, đi ngược lại số đông. Một trong những lý do chính là họ xem Nga là một “cây xăng giá rẻ” và cũng là nơi bán vũ khí “giá phải chăng”. Vài nước nhỏ, hoặc vì tình cảm, hoặc vì bị lệ thuộc vào Nga cũng bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam. Những nước lên án và cấm vận Nga thừa biết mình cũng bị thiệt thòi lây nhưng vì lương tâm, họ chấp nhận và cảm thấy bất mãn đối với những nước thủ lợi. Điều này có thể dẫn đến một sự trừng phạt tai hại, đặc biệt cho các nước nhỏ đang cần buôn bán với Tây phương. Một cảnh báo cụ thể đã xảy ra cho Trung Quốc: Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen vừa tuyên bố, quan hệ giữa EU và Trung Quốc trong tương lai sẽ được quyết định tùy vào quan điểm của Trung Quốc về cuộc chiến Ukraine [11]. (Còn tiếp) Nguồn: https://baotiengdan.com/2023/04/19/chien-tranh-ukraine-va-chu-nghia-co-loi-phan-2/ Tài liệu tham khảo: [8] https://www.n-tv.de/politik/08-35-CDU-Politiker-Wadephul-Wir-haben-die-Ukraine-eine-gewisse-Zeit-lang-im-Stich-gelassen–article23143824.html [9] https://www.welt.de/themen/mateusz-morawiecki/ [10] https://www.bqprime.com/politics/macron-says-europe-must-develop-its-own-autonomy-separate-from-us [11] https://www.n-tv.de/politik/16-36-Von-der-Leyen-macht-Beziehungen-zu-China-von-Haltung-zum-Ukraine-Krieg-abhaengig–article23143824.html
***
Chiến tranh Ukraine và “Chủ nghĩa có lợi” (Phần 3) Chiến tranh Ukraine – Tham vọng tái bành trướng Khi bắt đầu xâm lược Ukraine, Putin thường nhắc tới một nhân vật với đầy lòng ngưỡng mộ: Sa hoàng Peter I (1672-1725), mệnh danh là Peter đại đế. Suốt 42 năm trị vì, Peter đã đem quân chinh phạt người Tatar, người Thổ ở phía Nam Đế chế Nga và đánh nhau với cường quốc quân sự Thụy Điển đang thống trị vùng biển Baltic ở phía Bắc. Sau 21 năm “chiến tranh phương Bắc”, Peter đại đế chinh phục vùng biển Baltic. Từ đó Nga có thể khẳng định mình là bá chủ Âu châu. Chưa làm bá chủ Âu châu nhưng dường như Putin muốn ví mình như “Peter Đại đế” và mở màn bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”: Đánh Ukraine. Nói đúng hơn, Putin đã khởi động một cuộc tái bành trướng. Bành trướng bằng bạo lực. Chủ hòa ngây thơ – Cứu cánh biện minh phương tiện Bạo lực là một bí quyết người Cộng sản thường dùng để giải quyết vấn đề trong khi nhiều chính khách Tây phương thường mơ mộng về một triết lý “dĩ hòa vi quý”. Putin đã dùng bạo lực đánh Ukraine và bằng mọi cách phải đạt mục đích. Thế giới hẳn thấy quân Nga đã không ngần ngại bắt cóc trẻ em Ukraine, hãm hiếp phụ nữ, xua lính đánh thuê ác độc, tù nhân hình sự ra chiến trường, ném bom lân tinh, bom chùm hủy diệt hàng loạt, thẳng tay bắn vào thường dân, pháo kích vào chung cư, trường học, nhà thương, vườn trẻ, đường sá, nhà máy điện. Người dân Ukraine đã phải trải qua một cuộc sống khốn cùng suốt mùa Đông lạnh giá, không điện nước, lò sưởi, trong khi dân Âu châu thụ hưởng một mùa Giáng Sinh an bình, ấm áp, vừa vui vẻ tiệc tùng vừa kêu gọi hòa bình, ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Nhưng vở bi kịch vẫn tiếp diễn, Nga vẫn tiếp tục dùng mọi kiểu cách, mọi “phương tiện” tồi tệ miễn đạt được “cứu cánh” (mục đích) đúng phương châm: “Cứu cánh biện minh phương tiện”. Nga đánh Ukraine thì Ukraine phải tự vệ nhưng không thể bằng triết lý “dĩ hòa vi quý”? Sự “chủ hòa” ngây thơ không thắng nổi người Cộng sản. Từng là một nước Cộng Sản từ “lò đúc” Liên Xô, Ukraine thừa hiểu Cộng sản. Muốn chống Putin, buộc phải dùng bạo lực thì mới mong bảo vệ được quê hương. Và Ukraine đã chọn cách đó. Chỉ có điều vì thiếu vũ khí tự vệ, Ukraine cần quốc tế giúp đỡ. Phải chi Ukraine còn sở hữu vũ khí hạt nhân như xưa để có thể răn đe kẻ thù mà bảo vệ mình khỏi bị xâm lược, nhưng tiếc là đã từ bỏ nó để đổi lại cam kết của Mỹ, Anh và Nga sẽ tôn trọng và bảo vệ chủ quyền của Ukraine theo giác thư Budapest (1994). Thế nhưng giờ đây Nga lại đem quân xâm lược Ukraine, phản bội lời cam kết. Cựu tổng thống Mỹ Clinton đã lấy làm hối hận, thừa nhận sự sai lầm đã dẫn đến chiến tranh Ukraine: “Cá nhân tôi cảm thấy phải chịu trách nhiệm trong việc thuyết phục họ từ bỏ vũ khí hạt nhân […]. Khi cơ hội thuận tiện tới, Putin đã phá vỡ thỏa thuận và việc đầu tiên là chiếm Crimea. Thật khủng khiếp vì Ukraine là một quốc gia rất quan trọng“. Clinton nói, Mỹ và Âu châu phải tiếp tục ủng hộ Ukraine, không để Ukraine bị áp lực phải ký thỏa thuận hòa bình với Nga [12].
Được mất gì từ chiến tranh Ukraine?
1. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin biết EU, NATO, Tây phương là những con “cọp giấy”, ích kỷ, chỉ biết thủ thân thủ lợi và Nga có thể tự do bành trướng, xâm chiếm nước yếu mà không sợ ai can thiệp. Một tiền lệ quá xấu nhưng có lợi cho Nga. Qua một năm, Nga đã chiếm gần hết vùng Đông Nam Ukraine; cộng với bán đảo Crimea vị chi gần bằng vùng “Nước Nga Mới” như dự tính. Nhưng chưa hết, Putin còn có thể tiếp tục bành trướng, đánh Moldova, nơi có nhiều người Nga sinh sống đòi tự trị, rồi Georgia, Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan, … [13].
2. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin làm NATO ngừng bước về phía Tây. Tuy nhiên Putin lại làm Thụy Điển, Phần Lan lo sợ Nga xâm lược, nên đã từ bỏ vị thế trung lập và gia nhập NATO, vô hình trung làm nở rộng khối NATO (về phía Bắc). Phản tác dụng.
3. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin cũng nhận ra rằng quân đội Nga, hậu thân của đoàn “Hồng binh Vệ quốc Liên Xô vĩ đại” từng chiến thắng Hitler, tưởng chừng hùng mạnh nhưng không, nó đang tự chứng minh mình là một đội quân tồi tệ cần được chỉnh đốn gấp.
4. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Putin có thể gây khủng hoảng năng lượng, gây lạm phát, làm thiệt hại Tây phương nhưng mặt khác Nga cũng lãnh những đòn trừng phạt, cấm vận quốc tế và chắc chắn sẽ lao đao trong thời gian tới. Xưa nay Nga sống nhờ xuất cảng dầu khí và vũ khí nhưng đã đánh mất Tây phương, vị khách hàng tiêu thụ dầu khí lớn nhất của Nga. Vũ khí Nga cũng không còn dồi dào để xuất cảng vì đã bị tiêu hao nhiều qua cuộc chiến Ukraine. Hơn nữa Nga cũng cần dự trữ phần nào để phòng thủ. Khả năng sản xuất vũ khí hiện đại cũng bị hạn chế do thiếu phụ tùng, chip điện tử phải nhập cảng từ Tây phương. Thiếu thốn đến nỗi Nga phải tận dụng những thứ này từ những chiếc máy giặt, máy rửa chén.
5. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Trung Quốc rút được kinh nghiệm bành trướng của Putin và có thể an tâm áp dụng ở biển Đông, với Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam, Trường Sa, … vì biết rằng Tây phương không can thiệp. Trung Quốc mong Putin tại vị lâu bền và chiến tranh kéo dài để Trung Quốc có thì giờ phát triển nhiều quyền lực hơn Nga, học được ưu khuyết điểm vũ khí Nga và Mỹ (Starlink, Stinger, Javelin, HIMARS, …). Trung Quốc cũng mong Nga thắng trận và hợp tác với Nga nhiều hơn để tạo nên một “trật tự mới” [14].
6. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Trung Quốc có thể mua dầu khí rẻ của Nga và gia tăng xuất cảng sang Nga, chiếm thị trường Tây phương đã bỏ đi. Nga đang cần Trung Quốc giúp đỡ; Tập Cận Bình và Putin thân nhau hơn; Trung Quốc trở thành đối tác quan trọng nhất của Nga. Điều này nguy hiểm cho Việt Nam vì một mai Trung Quốc gây xung đột ở biển Đông với Việt Nam, Trung Quốc có thể gây áp lực với Nga tạo bất lợi cho Việt Nam. Chắc chắn Nga sẽ đứng về phía Trung Quốc hơn là Việt Nam. Việt Nam mất chỗ dựa vào Nga, mất chỗ mua vũ khí. Và hậu quả sẽ khôn lường.
7.Nhờ có chiến tranh Ukraine mà EU và NATO mới bừng tỉnh lo chỉnh đốn quân đội. Lâu nay EU cứ tưởng Putin là một chàng võ sĩ hiền lành chẳng bao giờ đánh ai. Cũng nhờ có chiến tranh Ukraine mà EU, NATO mới đoàn kết hơn, đồng thời cũng lộ ra những “con sâu” như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
8. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Đức học được bài học phải đối xử với Putin thế nào, phải biết lợi dụng nước nhỏ tốt hơn như thế nào để bảo vệ mình. Đức mong tái vũ trangđể tăng cường năng lực phòng thủ và giúp đồng minh trong khối NATO hiện đại hóa quân đội (bằng cách mua vũ khí của Đức). Đức cũng muốn bớt lệ thuộc kinh tế vào một nước, cụ thể là Trung Quốc, và đang tìm cách mở rộng chuỗi cung ứng tại vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Phi Châu và Nam Mỹ.
9. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà Mỹ có thể bán thêm được vũ khí, đồng thời biết được thực lực của mình, thực lực của Nga, NATO, Âu châu, đặc biệt là biết được “bụng dạ” từng nước trên thế giới để định hình chính sách tương ứng đối với từng đối tượng trong tương lai. Xa hơn nữa, Mỹ cũng cần một đồng minh mạnh mẽ, thiện chiến và đã tìm ra. Đó là Ukraine. Chỉ có điều chiến tranh kéo dài có thể làm Mỹ và các nước viện trợ cho Ukraine ngày càng bị hao tổn và mất kiên nhẫn đến nỗi sẽ bỏ rơi Ukraine.
10. Nhờ có chiến tranh Ukraine mà các nước nhỏ vùng Baltic, Ba Lan, Tiệp, Slovakia … biết đoàn kết, không còn dám tin vào nước mạnh ích kỷ như Đức, Pháp…
Kết luận Chiến tranh Ukraine nguy hiểm hơn người ta tưởng. Nó không đơn thuần là chiến tranh của Ukraine mà của toàn thế giới. Nếu thế giới không tích cực giúp Ukraine tự vệ, để Putin thắng, nó sẽ trở thành tiền lệ xấu cho nhân loại, khi các nước lớn ngang nhiên bành trướng bất chấp luật lệ quốc tế. Rõ ràng Nga đã tạo một tiền lệ xấu, nước lớn hiếp nước bé mà khối Tây phương chẳng muốn can thiệp chỉ vì chủ nghĩa có lợi hẹp hòi. Thái độ ích kỷ, nhu nhược vì chủ nghĩa có lợi của Tây phương sẽ làm mất lòng tin của các nước yếu, khiến họ từ từ sẽ ngả về Trung Quốc, về Nga, và vô hình trung giúp Trung Quốc và Nga “bành trướng mềm”. Ảnh hưởng Tây phương sẽ bị thu hẹp lại như thời Chiến tranh lạnh. Chưa kể một điều nguy hiểm nữa là một khi các nước lớn bành trướng, họ sẽ liên kết với nhau thành một tập đoàn bành trướng (tựa như thời thực dân, phát xít) tự do lộng hành khắp nơi. Những nước yếu, kể cả Việt Nam, sẽ là những nạn nhân đầu tiên, hoặc bị xâm lăng và phải đổ máu để tự vệ hoặc chấp nhận mất đất làm nô lệ. Ukraine đang là nạn nhân của một cuộc bành trướng của một nước lớn như thế. Nếu Ukraine gục ngã, Nga sẽ tự đắc và càng xem thường Tây phương. Sự thụ động của Tây phương càng khuyến khích Nga tiếp tục gây hấn hoặc bành trướng sang các nước nhỏ (Moldova, Georgia…) kể cả các nước thành viên NATO. Đến lúc đó NATO, Âu châu phải trực diện với chiến tranh thay vì có Ukraine đang làm tiền đồn cho mình. Cần lưu ý rằng trong thâm tâm Putin, kẻ thù chính của Nga là Mỹ, NATO và Âu châu chứ không phải Ukraine. Càng đáng lưu ý nữa là một khi trật tự thế giới bị phá vỡ, chắc chắn Mỹ sẽ không đứng yên và “thùng thuốc súng” thế chiến sẽ bùng nổ. (Hết)
20/04/2023 Dũng Vũ
Nguồn: https://baotiengdan.com/2023/04/20/chien-tranh-ukraine-va-chu-nghia-co-loi-phan-3/ Tài liệu tham khảo [12] https://www.n-tv.de/politik/Clinton-bereut-Ukraine-Deal-article24036286.html [13] https://www.n-tv.de/politik/Putins-Umsturzplaene-fuer-die-Ex-Sowjetlaender-article24006602.html [14] https://www.n-tv.de/mediathek/videos/politik/China-moechte-dass-Russland-diesen-Krieg-gewinnt-article24000179.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine mười bốn tháng chiến tranh: Thêm một bước đến diệt vong của Putin (Phúc Lai)
Rất nhiều bác nhắn tin riêng trên mạng xã hội hỏi tôi: tại sao ngay cả những lúc cuộc kháng chiến của người Ukraine ở giai đoạn khó khăn nhất, mà anh có thể lạc quan đến vậy? Trong suốt hơn một năm qua, câu trả lời của tôi luôn là: “Đó không phải chủ nghĩa lạc quan tếu, mà sự lạc quan đó là có căn cứ.”
Tôi cũng đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng, xuất phát điểm ban đầu là hoàn toàn không biết gì về Ukraine, nhưng những thứ rởm đời của Nga thì tôi biết, tất nhiên là không hẳn là rõ. Điều đó cũng giống như hỏi tất cả người Trung Quốc rằng: quân đội của họ ngoài diễu võ dương oai ra bên ngoài, bên trong có những vấn đề gì không… thì chắc chắn hầu như là họ không thể biết được. Chúng ta cũng sẽ vậy thôi – nhưng với một cuộc chiến tranh thì nó sẽ có những điều có thể nhận ra được, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước đang tiến hành cuộc chiến đó.
Ngày hôm nay cuộc chiến được mười bốn tháng và tạp chí Forbes vừa có bài về tình trạng thiếu vòng bi của công nghiệp Nga, dẫn đến việc phải cân đối giữa một bên là các vòng bi cho xe tăng, một bên là 13.000 chiếc đầu tàu hỏa đang phục vụ cho hệ tuần hoàn của đất nước. Chuyện này làm cho tôi nhớ đến những ngày đầu chiến tranh, khi mà mình bàn những chuyện động trời “không ai tin nổi” rằng quân đội Nga khi tiến hành giai đoạn đầu của “Chiến dịch quân sự đặc biệt” (mà thật ra lúc đó người ta chỉ xác định mỗi một giai đoạn đó thôi) – rất thiếu xe vận tải quân sự. Đến khi cuộc chiến kéo đến tháng thứ hai, thứ ba… mới thấy người Nga huy động rất nhiều xe tải dân sự ra chiến trường, thì mới thấy điều đó tôi nói không có sai.
Không có thánh thần gì ở đây cả – những điều đó người Nga, cả dân sự lẫn sĩ quan viết đầy trên những diễn đàn quân sự trong suốt mười lăm năm qua. Căn cứ vào những con số người ta cung cấp đó, chúng ta chỉ cần so sánh chúng với những tiêu chuẩn của phương Tây về hệ thống hậu cần là đủ rõ: quân đội Nga chưa đạt được một phần nhỏ – ở đây khó có thể đưa ra con số định lượng – nhưng 25% là khó đạt, còn việc đạt 50% tiêu chuẩn của quân đội Mỹ là không bao giờ được.
Tôi chưa bao giờ có ý định “dìm hàng” ai, nhưng điều tôi mong mỏi là người Việt Nam chúng ta cần có những thay đổi trong tư duy, thoát ra cái rập khuôn giáo điều mấy chục năm: cứ người Nga là nhân hậu, cứ vũ khí Nga là “vừa rẻ vừa hiệu quả…” và do đó, chắc chắn quân đội Nga phải đứng thứ hai thế giới như lâu nay người ta vẫn tuyên truyền. Tự động tin vào tuyên truyền cũng có nghĩa là tự mình biến thành con rối, thành cái loa cho kẻ khác.
Tôi cũng đã có lần chứng minh rằng quân đội Nga không phải đứng thứ hai thế giới, mà là đứng đầu thế giới luôn về những tiêu chí mang tính định lượng. Thực tiễn cuộc chiến tranh của họ ở Ukraine cho thấy: những tiêu chí định lượng đó đang gây cho người Ukraine những khó khăn nhất định, chẳng hạn như trận chiến ở Bakhmut kéo dài quá lâu với những thương vong khủng khiếp cho quân Nga, và cũng là đáng kể cho quân Ukraine… Trận chiến diễn ra đúng theo kiểu quân lính Ukraine “bắn đến đỏ nòng súng, run tay” mà quân Nga vẫn tràn lên hết lớp này đến lớp khác. Cá nhân tôi không cho rằng người Nga sẽ chiếm được thành phố đó, nếu người Ukraine quyết giữ nó đến cùng, nhưng cũng nghĩ: kể ra rút cho họ chiếm đống gạch vụn đó thì cũng chẳng sao. Dù sao thì cũng đều là mạng người cả – Nga hay Ukraine cũng vậy thôi. Cũng như chúng ta nhiều khi gặp thằng khác nó cùn quá, chưa đến lúc nhờ pháp luật bảo vệ hoặc bảo vệ chưa đến nơi, thì cũng nên tránh đi rồi từ từ tính tiếp.
Lại vẫn những điều chúng ta đang nói – mười bốn tháng qua tôi thực sự biết ơn những người đã ngày ngày bỏ công đọc và ủng hộ những gì tôi viết – dù không thiếu những ý kiến cho rằng có gì đó tỏ ra hoang tưởng. Như chuyện “vòng bi” trên đây là một ví dụ, những người đã quen với suy nghĩ “đồ Nga nồi đồng cối đá” và “Các Chú Cứ Phá, tội vạ đâu Liên Xô chịu” thì không thể tưởng tượng nổi có thằng cha (có lẽ là) điên khùng dám tung tin Nga có ngày thiếu vòng bi. Tất nhiên là trước chiến tranh họ không phải là không sản xuất được, nhưng chỉ được khoảng non nửa nhu cầu và hầu hết với chất lượng không đáp ứng với những yêu cầu của công nghệ hiện đại. Lại có những người tôn thờ Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đã vượt được phương Tây trong lĩnh vực đó – nếu như vậy thì SKF đã “bán xới” khỏi thị trường Trung Quốc từ lâu rồi.
Chưa có cuộc chiến tranh này, chẳng ai hình dung ra một nước Nga yếu kém đến vậy. Thế nên nhân gian mới có câu “cháy nhà ra mặt chuột.” Bây giờ thì thiếu thốn đủ đường rồi nhé. Khi cuộc chiến đi được khoảng nửa năm, tôi viết “vòng bi thiếu sẽ dẫn đến suy giảm năng lực vận tải của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và điều đó sẽ xảy ra khi cuộc chiến diễn ra được ngoài một năm”. Điều này có cơ sở của nó: khi phương tiện bắt đầu trục trặc chưa có phụ tùng thay thế ngay, sẽ dẫn đến tình trạng “chạy cố.” Nhưng khi đã chạy cố một thời gian, thì lại dẫn đến tình trạng hỏng lây sang cả vị trí khác của phương tiện theo kiểu “hỏng đồng loạt”. Điều này sẽ diễn ra trong “lộ trình” giảm số lượng phương tiện, dẫn đến quá tải trên đầu phương tiện của toàn hệ thống và chắc chắn sẽ dẫn đến việc các cơ quan quản lý giao thông sẽ cho phép chở quá tải.
Tuyệt đối không sai, cách đây khoảng ba đến bốn tháng, chính quyền Putin đã giảm mức tiền phạt với các phương tiện chở quá tải chạy trên đường Liên bang. Câu chuyện vẫn tiếp tục đúng và dẫn chúng ta đến một kết luận mới: cứ đà đó, nước Nga sẽ không kịp sửa đường. Còn nếu vẫn tiếp tục cái đà này thì chỉ khi cuộc chiến kéo được hai năm (nếu có) nền kinh tế quốc dân Nga sẽ tê liệt chỉ riêng vì vận tải. Chúng ta cùng hình dung rằng các hãng vòng bi nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc sẽ buộc phải tuân thủ lệnh cấm vận để hạn chế đến mức tối đa việc có ai đó tìm cách nào đó để xuất khẩu sản phẩm của họ từ Trung Quốc sang Nga. Hiện nay ô tô Trung Quốc đã tràn ngập nước Nga, nhưng đường sá Trung Quốc chất lượng khác đường sá Nga rất nhiều, vì thế chất lượng xe cũng có những yêu cầu cao hơn rất nhiều.
Vậy đó – một cuộc chiến tranh nhìn vào không thuần túy chỉ là súng với đạn, không chỉ là những gì người ta diễu qua quảng trường một cách hoành tráng và càng không phải là những tung hô của giới dư luận viên Việt Nam. Cái sai của Putin là khi quyết định giải bài toán là hắn đã căn cứ trên những dữ liệu sai lầm, và sa vào cuộc chiến kéo dài, tiêu hao chứ không thi hành nổi một cuộc chiến chớp nhoáng – theo lý thuyết hiện đại là phải “hạn chế hóa” được chiến tranh và xung đột nói chung. Nhưng ngay cả trong cái tình thế phải kéo dài cuộc chiến, thì cái sai của hầu hết chúng ta là “cho rằng người Nga có lợi thế trong cuộc chiến kéo dài tiêu hao” – lại một lần nữa tư duy cứng nhắc lại khiến chúng ta dễ mắc sai lầm.
Muốn thi hành một cuộc chiến kéo dài “trường kỳ kháng chiến” phải có nền sản xuất công nghiệp thực thụ có thể phục vụ cho chiến tranh, và nền kinh tế quốc dân nói chung không được phụ thuộc vào nước ngoài. Ngoài ra, về đối ngoại còn phải có hậu phương vững chắc – như Liên Xô đã từng có trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai vậy. Cuộc chiến này, không phải một lần Putin hi vọng vào mặt trận chống phương Tây với Tập Cận Bình. Có phải ai cũng ngu như mình đâu chứ? Khi được hỏi “liệu Tập Cận Bình có hỗ trợ Putin tiến hành chiến tranh hay không?” tôi đều trả lời cùng một câu: “Không bao giờ có chuyện đó.” Nền kinh tế của Trung Quốc tham gia sâu rộng vào nền kinh tế của Trung Quốc, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nên nếu bị cấm vận, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại hơn Nga rất rất nhiều lần. Hai xã hội đều có vấn đề nghiêm trọng là phân hóa giàu nghèo rất rõ nét, nhưng quy mô dân số Trung Quốc gấp 10 lần Nga, dẫn đến những vấn đề xã hội nếu bị trừng phạt sẽ “khủng” hơn rất nhiều.
Và thế là nước Nga của Putin sa vào cuộc chiến kéo dài, đầu tiên là việc rút rỗng dần lực lượng từ các hướng phòng thủ chiến lược, sau đó là rút rỗng luôn các kho dự bị chiến lược, bao nhiêu vũ khí còn lại thời Liên Xô đem ra bằng hết. Đến câu chuyện của xe tăng T-55 “liệu có được đem ra trận hay không” dẫn chúng ta đến với một kết luận: “chổi cùn rế rách!” Thứ duy nhất mà Nga Putin cảm thấy dễ dàng nhất để kéo dài cuộc chiến, là động viên hết đợt này đến đợt khác, tức là dùng sức người đưa ra chiến trường làm bia thịt, đua với khả năng sản xuất và cung cấp vũ khí đạn dược cho Ukraine. Nhưng ngay cả trong cái thứ duy nhất này, nước Nga của Putin cũng đang có những vấn đề nghiêm trọng về nhân khẩu học.
Mới nhất – ngày hôm qua đã lấy lan truyền trên mạng xã hội tin về việc Nga phải gọi sinh viên một số trường đại học ở Mátxcơva, trong đó có: Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcova, Đại học Tổng hợp quốc gia A.N.Kosygin, và Học viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia MISIS (Moscow State University, the A.N. Kosygin Russian State University and the National University of Science and Technology MISiS). Các sinh viên sẽ phải đến Phòng quân vụ để dự “sự kiện nhập ngũ”. Việc sinh viên bị gọi nhập ngũ có thể là chưa ngay lập tức, nhưng đã thể hiện cái sự “bí” của Putin và nếu đã đến nước đó, coi như mọi chuyện sẽ an bài.
Vậy đã đi đến mức này – tức là dùng những thứ vũ khí lộ cộ ngoài chiến trường cùng sinh viên ra trận, quân đội của Putin đang và sẽ thực hiện nhiệm vụ gì? Cố chiếm nốt thành phố Bakhmut có diện tích bằng nội đô thị xã Bắc Ninh của chúng ta: hơn 40 ki-lô-mét vuông một chút, ngoài ra họ được dùng để tử thủ suốt dọc theo một chiến tuyến dài 800 ki-lô-mét từ Luhansk đến Kherson và cả Crimea. Dù có yêu nước Nga đến mấy thì cũng không mấy ai tưởng tượng ra được một quân đội Nga bệ rạc đến vậy.
Đến đây tôi xin biểu lộ lòng cảm phục rất lớn dành cho một người học cùng đại học cũ ngày xưa (tôi không dùng từ “bạn” – tôi và hắn ta chưa bao giờ là bạn) bây giờ đã là một luật sư nổi tiếng, nổi tiếng nhất là với việc nhận được học bổng đi học sau đại học ở Arizona, nhưng anh ta về nước lại chửi nước Mỹ như hát hay. Anh này từ đầu chiến tranh cực kỳ kiên trì với nhận định “Nga vẫn ém những đơn vị chủ lực, tinh nhuệ nhất của mình” và nếu có ai đó nói với anh ta rằng, những đơn vị đó hiện nay đã được “ém” ngoài nghĩa trang từ lâu rồi, thì chẳng bao giờ anh ta tin cả. Lòng cảm phục của tôi được dành cho lòng tin sắt đá đó của anh ta, dù trong đó có chút thương hại. Tôi và anh ta đều cùng yêu nước Nga, nhưng ở anh ta có yếu tố căm thù nước Mỹ. Còn tôi thì yêu quý nước Nga và dù không tôn thờ nhưng cũng rất thích nước Mỹ. Nôm na là, tư tưởng của tôi về một thế giới đại đồng rõ nét hơn của anh ta rất nhiều và xem ra tư tưởng của tôi cộng sản hơn hẳn của anh ta (đến đây tôi tự thưởng cho mình một trận cười lớn!)
Với thế trận như hiện nay, chúng ta đã bắt đầu có thể hình dung ra được việc tử thủ giữ mặt trận với quân Nga là không thể, dù là việc đột phá của người Ukraine cũng không dễ dàng. Nhưng vẫn cần khẳng định là: “không thể với người Nga”. Tại sao lại như vậy, tôi đã từng dẫn ví dụ trong lịch sử đã từng diễn ra một thế trận tương tự ở trận Kursk. Từ cuối tháng Tư năm 1943 đến đầu tháng Sáu năm 1943, Hồng quân đã xây dựng ba tuyến phòng thủ tại khu vực Oryol – Lgov – Kursk – Oboyan – Vovchansk – Elets – Stary Oskol – Novo Oskol và Voronezh dài trên 600 ki-lô-mét, sâu gần 300 ki-lô-mét. Tại chỗ lồi Kursk bố trí 3 lớp phòng thủ tuyến ngoài, chạy gần như song song với tuyến mặt trận, lần lượt cách tuyến đầu 5 đến 8 ki-lô-mét, 15 đến 25 ki-lô-mét và 30 đến 35 ki-lô-mét với ba trung tâm vững chắc là Lgovsk, Kursk và Shchigry.
Bố phòng trên tuyến phòng thủ trên, Hồng quân có binh lực gồm: 1.880.000 quân, 29.000 pháo và súng cối, 4.938 xe tăng và pháo tự hành, về sau được chi viện thêm khoảng 2.500 chiếc (trong đó có khoảng 40% là xe hạng nhẹ, 55% là xe hạng trung và khoảng 225 xe hạng nặng, 2.792 – 3.549 máy bay.
So sánh với cách đây 80 năm, thì thời điểm 2023 “Hồng quân Putin” ở vào tình trạng thảm cảnh hơn nhiều. Riêng với cái chiến tuyến 800 ki-lô-mét chiều dài mà cách đây hai tuần có tin quân Nga đào được một “siêu chiến hào” dài những… 70 ki-lô-mét mà còn được một đài truyền hình cấp quốc gia của Việt Nam tung hô . Thật là “yêu nhau như thế bằng mười hại nhau.” Cách đây 80 năm Hồng quân chỉ đào sơ sơ có… 5.000 ki-lô-mét chiến hào cho trận Kursk thôi!
Vì vậy câu chuyện bây giờ chỉ là bao giờ người Ukraine sẽ tấn công và tấn công như thế nào, thế thôi. Đó cũng là những nhận xét cá nhân tôi cho rằng, về mặt quân sự đây sẽ là dấu chấm hết cho quân đội Nga Putin nói riêng, cho những tham vọng quân sự của bộ phận “nước Nga hiếu chiến và cuồng tín” nói chung. Nhưng, chưa hết. Bây giờ mới là lúc chúng ta nói đến kết cục tất yếu của chế độ Putin về mặt chính trị.
Chuyện này tôi đã kể nhiều lần trên mạng: nếu như tôi nhớ không nhầm thì khoảng năm 2008 thị trưởng thành phố Mátxcơva muốn kiếm phiếu bằng cái tiếng là “tạo ra thêm nhiều việc làm cho công dân Nga của thành phố” đã ra lệnh cấm người nước ngoài làm những việc dịch vụ công ích, và ngay lập tức chỉ sau vài ngày của thành phố ngập rác. Cấm người nước ngoài (chủ yếu là những công dân các nước Liên Xô cũ thường bị coi là thấp kém) làm những việc đó nhưng người Nga cũng không chịu làm. Chính sách kinh tế dựa vào bán tài nguyên (chủ yếu là dầu khí) và duy trì phúc lợi xã hội cho đa số dân chúng dù chẳng nhiều nhặn gì, là con dao hai lưỡi với Putin. Một mặt, nó duy trì được sự ủng hộ của đa số dân chúng trong xã hội đối với chính quyền của lão ta, nhưng mặt khác nó lại tạo ra một tâm lý xã hội lan tràn với thái độ ỉ lại, dựa dẫm dù là với mức sống chưa thể gọi là cao. Chính sách này được thể hiện ra ở nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, chứ không chỉ là những đồng tiền trực tiếp đến tay người dân: giá điện ở Nga rất rẻ vì được trợ giá, giá giao thông công cộng cũng tương tự như vậy… tính bao cấp còn tồn tại ở rất nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế.
Đồng thời, sự hòa nhập của kinh tế Nga vào kinh tế quốc tế cũng diễn ra mạnh với sự điều phối của những nguyên tắc thị trường, dẫn đến việc trong 30 năm nước Nga bỏ quên “vứt vào sọt rác” những thế mạnh của mình. Ngày xưa chúng ta vẫn nói ở Việt Nam là “Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” nhưng bây giờ thì công nghiệp nặng của Nga, bao nhiêu % phụ thuộc sản xuất và công nghệ nước ngoài – toàn rơi vào những chỗ thiết yếu cả. Câu chuyện “vòng bi” lại nổi lên. Điều này đúng luôn cả trong cơ cấu giáo dục – hướng nghiệp: thập niên 2000 là thập niên của sự lên ngôi của những nghề thời thượng: khoa quan hệ công chúng của nhóm trường kinh doanh, nghề IT phát triển mạnh (và nghề hacker phát triển lại càng mạnh!)… Nhưng nhóm những nghề kỹ thuật cơ bản thì lại đi xuống, cùng với nền sản xuất công nghiệp đi vào thoái trào về chất lượng công nghệ.
Từ góc độ đó, chúng ta sẽ hình dung ra được rằng người Nga của thế kỷ XXI đã rất khác, nhất là sau thời kỳ kinh tế đi lên vì giá dầu tăng, quan niệm xã hội càng khác. Không bao giờ nên cho rằng đem tiền thu được từ bán dầu khí chia cho dân, thì người ta sẽ phải chịu ơn và sẵn sàng chết cho chế độ của Putin. Putin nên đọc thêm “Khế ước xã hội ” để thấy rằng nhân dân là chính quyền là hai bên của một khế ước vô hình, dù là thể chế độc tài thì cũng vẫn tồn tại một thứ tương tự như vậy và để duy trì quan hệ đó, anh phải cho nó ăn. Nhưng ngay khi một bên bị ảnh hưởng quyền lợi, ở đây là dân chúng khi họ cảm thấy cuộc sống bị đe dọa, đừng bao giờ nghĩ rằng họ sẽ hi sinh cho chính quyền. Tất nhiên điều này vẫn có thể xảy ra và Putin cũng đã từng hi vọng vào đó.
Cuối tháng Chín năm 2022, trước những diễn biến bất lợi sau Chiến dịch mùa thu của người Ukraine thu hồi gần hết tỉnh Kharkiv, Putin đã vội vàng sáp nhập bốn tỉnh (chưa chiếm được trọn vẹn) của Ukraine vào lãnh thổ Liên bang Nga. Hồi đó tôi mới phân tích một số khía cạnh về quân sự và chính trị và chủ yếu nêu bật lên một ý: để cứu vãn sự tan rã chắc chắn của lực lượng li khai thân Nga của hai cái gọi là “Cộng hòa nhân dân” Donetsk và Luhansk. Còn một khía cạnh nữa hồi đó tôi chưa bàn, mà định bụng để đến dịp khi chiến dịch tấn công của người Ukraine sắp diễn ra, mới đem ra để nói.
Hồi đó ngộ nghĩnh nhất là những ý kiến của các fan hâm mộ của Putin ở Việt Nam. Tôi còn nhớ có cậu viết: “Thôi chết rồi, Gấu sáp nhập bốn tỉnh rồi, bây giờ đánh vào đó là đánh vào đất Gấu rồi, dân Gấu sẽ vùng lên rồi, chết với Gấu rồi!” đọc mà nghĩ bụng: “cậu này phải được biết về câu chuyện quét rác ở Mátxcơva may ra mới tỉnh ngộ được.” Đến cái môi trường sống của mình, việc thiết thân như thế mà bây giờ những “người Nga mới” còn lười đến vậy, thì nói gì đến việc ra trận chết cho miếng đất giời ơi đất hỡi không phải của mình. Nếu dân Nga đã “máu” vùng lên như thế thì đã không lũ lượt bỏ xứ mà đi đến mấy trăm ngàn vào đợt động viên một phần tháng Chín năm ngoái!
Nếu với bài toán chính trị này là có thật, thì rõ ràng Putin đã sai lầm. Dân chúng của hắn ta không hề hồ hởi khi có thêm được đất như hồi năm 2014 chiếm Crimea (chiếm dễ quá mà, ngon như húp nước xuýt!) mà lần này, đánh sầy vẩy với mấy trăm nghìn mạng lính, vô nghĩa. Vẫn câu chuyện “quét rác ở thành phố Mátxcơva,” cái gì ngon thì ủng hộ, cái gì “khoai” thì chờ đấy. Người Nga vẫn có thể ra trận, nhưng là túm cổ lôi xềnh xệch và ấn vào tay những khẩu súng cổ lỗ của thập niên 1940. Nghĩ mà thương cho những tâm hồn méo mó kiểu tay luật sư tôi dẫn trên đây, vẫn mơ màng về những cuộc duyệt binh hoành tráng trên Quảng trường đỏ ngày Chiến thắng 9 tháng Năm và viết “ngày hôm đó đừng tìm tôi ở đâu, hãy tìm tôi trên Quảng trường đỏ.” Nhưng xin bạn đọc đến đây đừng buông tặng anh ta cái câu “Bố cái thằng điên!” hay “Thối như ứt!” mà nên thấy tội nghiệp anh ta, thế được rồi.
Hồi sáp nhập bốn tỉnh, tôi đã thấy Putin đã phạm một sai lầm nghiêm trọng và nó sẽ dẫn đến sự diệt vong của chế độ của hắn ta và thậm chí, cả sinh mạng của hắn ta cũng bị đe dọa. Để phân tích về ý này, tôi đã chờ đợi nó gần bảy tháng để có ngày hôm nay trò chuyện với bạn đọc. Cũng xuất phát từ chính cái lý thuyết “với người Nga lãnh thổ chiếm được là rất quan trọng, thậm chí lúc nào đó còn được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm,” bây giờ Liên bang Nga của Putin đã có thêm được bốn tỉnh. Tuy nhiên bước đầu ý tưởng này của hắn ta đã thất bại, dân Nga không vùng lên như hắn ta tính toán, nhưng chính những tính toán này đã dựng lên một cái bẫy mà Putin, như một con chuột, đã tự chui vào cái bẫy đó.
Một cách “tự dưng,” hắn ta lôi về những vùng lãnh thổ mà hắn ta không chắc là hắn và bộ máy quân sự của mình, có thể bảo vệ được chúng hay không. Tôi không hề muốn biến chuyện chiến tranh chết người cháy nhà thành trò đùa, nhưng rõ ràng Putin đã làm một cái trò… chiến tranh bằng nước bọt. Sau khi đánh nhau không có kết quả, thậm chí còn ôm đầu máu bỏ chạy hắn làm chuyện ma bùn: tuyên bố chiếm đất của người khác chỉ bằng một chữ ký. Thế giới người ta làm sao để cho ông yên khi làm cái việc vừa ngạo ngược, vừa khôn lỏi như thế.
Và bây giờ hắn ta lâm vào tình thế buộc phải giữ những vùng đất đã tuyên bố sáp nhập, thậm chí đã được ghi vào… Hiến pháp. Trên bàn cờ địa chính trị – quân sự Nga – Ukraine, người Ukraine được Putin tặng cho một món quà bất ngờ mà như trên tôi đã viết: một cái bẫy cho chính hắn. Bây giờ thì chỉ cần người Ukraine chiếm lại trọn vẹn bất cứ tỉnh nào trong số năm vùng lãnh thổ đã bị chiếm (trọn vẹn thì chỉ có Crimea) còn cả bốn vùng kia, vùng nhiều vùng ít Putin đều:
– Nói có lợi cho hắn ta, là đã đứng được chân vào tất cả.
– Nói bất lợi cho hắn ta, là chẳng chiếm được trọn vẹn vùng nào, thậm chí tỉnh lỵ thì chiếm được hai thành phố nhưng từ trước chiến tranh, sau 24 tháng Hai năm ngoái chiếm được thành phố Kherson thì lại bị đòi lại.
Đúng, chỉ cần người Ukraine đòi lại được trọn vẹn ít nhất một trong số các vùng trên, Putin sẽ lâm vào tình trạng của “một tổng thống làm mất lãnh thổ”, điều chắc chắn không thể được chấp nhận với thể loại người chỉ quen với thắng lợi (toàn những thắng lợi dễ dàng!) Trải qua cuộc chiến hơn một năm, cũng là đủ, quá đủ cho Putin khi gây chán ghét và oán hận với thuộc hạ, và cũng chắc chắn sẽ gây thù oán với giới chóp bu thuộc thành phần dân tộc cực đoan hiếu chiến. Thất bại đó của Putin, là thất bại của Đại Nga và đó cũng là lý do để hạ bệ tên độc tài.
Bây giờ mới là lúc dân chúng Nga vào cuộc. Putin đã không thành công trong nỗ lực “thổi bùng lòng yêu nước thiết tha nồng cháy, lòng căm thù phát-xít”, nhưng dù chẳng phải dân Nga mà dân nào cũng thế, bảo đi vào chiến tranh mà đánh nhau thì còn khó, kích động để đi lật đổ bạo chúa dễ hơn nhiều.
Đến đây bạn đọc cũng sẽ hiểu tại sao từ trước đến nay chúng ta rất khó nói đến vấn đề Putin bị lật đổ, nhưng bây giờ những tiền đề cho nó đã có: chỉ có thể gắn với một chiến thắng vang dội của người Ukraine trên chiến trường.
Trước đây, chính Putin là người say mê với câu chuyện con chuột – lúc còn nhỏ hắn ta đã dồn con chuột vào góc tường và bị nó tấn công. Hắn ta nhắc nhở mọi người: đừng bao giờ dồn con chuột vào góc tường. Nhưng chính hắn đã dồn người Ukraine vào tình thế buộc phải chống trả – và sau đó thì chính hắn đã trở thành một con chuột thực thụ. Nói thì hay, nhưng làm thì như mèo mửa, đó là Putin – hắn ta đã không thuộc bài học chính mình đưa ra: ai đang dồn con chuột Putin vào góc tường? – Chính là hắn! Người Ukraine đã nói rất rõ: cứ hễ người Nga dừng đánh nhau thì hết chiến tranh. Tất cả các nguyên nhân của chiến tranh, là của Putin, do Putin và vì Putin. Chính Putin leo thang chiến tranh và tất cả những lý do bọn chúng – lũ đầu sỏ cầm đầu nước Nga, chỉ là những ngụy biện xảo trá. Con chuột Putin đã tự tìm cái chết cho mình trong góc tường, nên hắn sẽ tự kết liễu số phận của mình mà chẳng thể cắn lại ai được cả.
Đã đến đoạn kết, chắc hẳn nhiều người muốn hỏi tôi về một mốc thời gian nào đó – điều rất khó vì chẳng ai dự đoán được tương lai và thật ra cũng không nên làm. Thật may, những người cho chúng ta manh mối đã xuất hiện. Người thứ nhất, là tổng thống Ukraine V. Zelenskyi – ông là người trong những ngày gần đây, trước hội nghị của NATO ở Ramstein ngày 21 tháng Tư, đã có những động thái hối thúc Liên minh quân sự này về nhiều khía cạnh, từ cung cấp vũ khí đạn dược đến việc Ukraine xin gia nhập Liên minh. Người thứ hai, là tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói về khả năng gia nhập NATO của Ukraine, dù có đánh giá là “còn xa vời.”
“Xa vời” – có nghĩa là với Ukraine một đất nước đang chiến tranh, đó là điều khó hơn lên trời. Nhưng “xa vời” cũng không có nghĩa là không thể. Qua cuộc chiến, Ukraine đã chứng minh rằng họ chứ không phải ai khác, xứng đáng là tấm lá chắn thép cho NATO trước mọi nguy cơ từ Nga trong tương lai. Sau cuộc chiến, không ai khác xứng đáng hơn Ukraine trở thành thành viên chính thức và sẽ là quân đội mạnh có hạng của Tổ chức. Vì vậy – cần thời gian, có thời gian: lần mít tinh tiếp theo của NATO sẽ là ngày 11 và 12 tháng Bảy tại Vilnius, thủ đô của Lithuania – khi đó Ukraine sẽ chính thức được mời tham gia và câu chuyện sẽ lại tiếp tục được đem ra bàn thảo.
Để khả năng được hiện thực hóa, chẳng có cách nào tốt hơn là một chiến thắng giòn giã và chắc chắn của lực lượng vũ trang Ukraine trên chiến trường, đánh cho quân đội Nga lấm lưng trắng bụng không thể gượng lại được nữa. Muốn như vậy, chiến thắng đó phải có được thậm chí “gọn gàng sạch sẽ” vào trước thời điểm cuộc họp được tổ chức khoảng vài tuần. Do đó, tháng Năm cho đến tháng Sáu sẽ là thời điểm tốt cho mọi diễn biến – như tôi vừa viết: “gọn gàng sạch sẽ” diễn ra.
Còn Putin, số phận coi như đã an bài, bây giờ thì không có giải pháp nào cho hắn: rút cũng chết mà ở lại giữ cũng chết. Giá kể như năm ngoái không sáp nhập, mà cố khoanh gọn chiến sự rồi tiến hành chiến tranh phá hoại, bắn phá từ xa thì còn sống được dài dài mà nguy hại hơn nhiều. Cá nhân tôi thì nhận thấy, Putin vẫn thích cái thuyết Á – Âu gì đó của mình, nhưng thực ra hắn chẳng có tí triết học Phương Đông nào trong đầu cả, mà kỳ thực là tay mê tín ngu ngốc. Phàm là cái gì lên đến cực thịnh thì cũng đến lúc đi xuống, thậm chí lao dốc không phanh, nếu vạn vật trong vũ trụ này đều theo quy luật đó thì chẳng có lý gì sự nghiệp chính trị của hắn ta không như vậy. Cố ngồi mãi trên cái ngai vàng, “bạo phát thì bạo tàn” và rõ ràng từ năm ngoái đến nay, hắn đã phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, đó là chỉ dấu dễ thấy nhất cho cái sự lao thẳng xuống vực của Putin.
Đến bây giờ cũng có thể nói: “Zelenskyi sẽ là người đóng những chiếc đinh vào quan tài của Putin” được rồi.
Phúc Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02KE5GiNq1EgB797g3aTKEJyMn3TzPPEwvkFhFzDDg8o2CjrcfrA
Chú thích:
[1] https://www.forbes.com/…/whats-perfectly-round-made-of…/
[2] https://www.youtube.com/watch?v=9vAehGps_nc
[3] “Du contrat social” – Jean Jaques Rousseau
[4] http://nhipcauthegioi.hu/…/VAI-NHAN-XET-SAU-VIEC-NGA…
Rất nhiều bác nhắn tin riêng trên mạng xã hội hỏi tôi: tại sao ngay cả những lúc cuộc kháng chiến của người Ukraine ở giai đoạn khó khăn nhất, mà anh có thể lạc quan đến vậy? Trong suốt hơn một năm qua, câu trả lời của tôi luôn là: “Đó không phải chủ nghĩa lạc quan tếu, mà sự lạc quan đó là có căn cứ.”
Tôi cũng đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng, xuất phát điểm ban đầu là hoàn toàn không biết gì về Ukraine, nhưng những thứ rởm đời của Nga thì tôi biết, tất nhiên là không hẳn là rõ. Điều đó cũng giống như hỏi tất cả người Trung Quốc rằng: quân đội của họ ngoài diễu võ dương oai ra bên ngoài, bên trong có những vấn đề gì không… thì chắc chắn hầu như là họ không thể biết được. Chúng ta cũng sẽ vậy thôi – nhưng với một cuộc chiến tranh thì nó sẽ có những điều có thể nhận ra được, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước đang tiến hành cuộc chiến đó.
Ngày hôm nay cuộc chiến được mười bốn tháng và tạp chí Forbes vừa có bài về tình trạng thiếu vòng bi của công nghiệp Nga, dẫn đến việc phải cân đối giữa một bên là các vòng bi cho xe tăng, một bên là 13.000 chiếc đầu tàu hỏa đang phục vụ cho hệ tuần hoàn của đất nước. Chuyện này làm cho tôi nhớ đến những ngày đầu chiến tranh, khi mà mình bàn những chuyện động trời “không ai tin nổi” rằng quân đội Nga khi tiến hành giai đoạn đầu của “Chiến dịch quân sự đặc biệt” (mà thật ra lúc đó người ta chỉ xác định mỗi một giai đoạn đó thôi) – rất thiếu xe vận tải quân sự. Đến khi cuộc chiến kéo đến tháng thứ hai, thứ ba… mới thấy người Nga huy động rất nhiều xe tải dân sự ra chiến trường, thì mới thấy điều đó tôi nói không có sai.
Không có thánh thần gì ở đây cả – những điều đó người Nga, cả dân sự lẫn sĩ quan viết đầy trên những diễn đàn quân sự trong suốt mười lăm năm qua. Căn cứ vào những con số người ta cung cấp đó, chúng ta chỉ cần so sánh chúng với những tiêu chuẩn của phương Tây về hệ thống hậu cần là đủ rõ: quân đội Nga chưa đạt được một phần nhỏ – ở đây khó có thể đưa ra con số định lượng – nhưng 25% là khó đạt, còn việc đạt 50% tiêu chuẩn của quân đội Mỹ là không bao giờ được.
Tôi chưa bao giờ có ý định “dìm hàng” ai, nhưng điều tôi mong mỏi là người Việt Nam chúng ta cần có những thay đổi trong tư duy, thoát ra cái rập khuôn giáo điều mấy chục năm: cứ người Nga là nhân hậu, cứ vũ khí Nga là “vừa rẻ vừa hiệu quả…” và do đó, chắc chắn quân đội Nga phải đứng thứ hai thế giới như lâu nay người ta vẫn tuyên truyền. Tự động tin vào tuyên truyền cũng có nghĩa là tự mình biến thành con rối, thành cái loa cho kẻ khác.
Tôi cũng đã có lần chứng minh rằng quân đội Nga không phải đứng thứ hai thế giới, mà là đứng đầu thế giới luôn về những tiêu chí mang tính định lượng. Thực tiễn cuộc chiến tranh của họ ở Ukraine cho thấy: những tiêu chí định lượng đó đang gây cho người Ukraine những khó khăn nhất định, chẳng hạn như trận chiến ở Bakhmut kéo dài quá lâu với những thương vong khủng khiếp cho quân Nga, và cũng là đáng kể cho quân Ukraine… Trận chiến diễn ra đúng theo kiểu quân lính Ukraine “bắn đến đỏ nòng súng, run tay” mà quân Nga vẫn tràn lên hết lớp này đến lớp khác. Cá nhân tôi không cho rằng người Nga sẽ chiếm được thành phố đó, nếu người Ukraine quyết giữ nó đến cùng, nhưng cũng nghĩ: kể ra rút cho họ chiếm đống gạch vụn đó thì cũng chẳng sao. Dù sao thì cũng đều là mạng người cả – Nga hay Ukraine cũng vậy thôi. Cũng như chúng ta nhiều khi gặp thằng khác nó cùn quá, chưa đến lúc nhờ pháp luật bảo vệ hoặc bảo vệ chưa đến nơi, thì cũng nên tránh đi rồi từ từ tính tiếp.
Lại vẫn những điều chúng ta đang nói – mười bốn tháng qua tôi thực sự biết ơn những người đã ngày ngày bỏ công đọc và ủng hộ những gì tôi viết – dù không thiếu những ý kiến cho rằng có gì đó tỏ ra hoang tưởng. Như chuyện “vòng bi” trên đây là một ví dụ, những người đã quen với suy nghĩ “đồ Nga nồi đồng cối đá” và “Các Chú Cứ Phá, tội vạ đâu Liên Xô chịu” thì không thể tưởng tượng nổi có thằng cha (có lẽ là) điên khùng dám tung tin Nga có ngày thiếu vòng bi. Tất nhiên là trước chiến tranh họ không phải là không sản xuất được, nhưng chỉ được khoảng non nửa nhu cầu và hầu hết với chất lượng không đáp ứng với những yêu cầu của công nghệ hiện đại. Lại có những người tôn thờ Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đã vượt được phương Tây trong lĩnh vực đó – nếu như vậy thì SKF đã “bán xới” khỏi thị trường Trung Quốc từ lâu rồi.
Chưa có cuộc chiến tranh này, chẳng ai hình dung ra một nước Nga yếu kém đến vậy. Thế nên nhân gian mới có câu “cháy nhà ra mặt chuột.” Bây giờ thì thiếu thốn đủ đường rồi nhé. Khi cuộc chiến đi được khoảng nửa năm, tôi viết “vòng bi thiếu sẽ dẫn đến suy giảm năng lực vận tải của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và điều đó sẽ xảy ra khi cuộc chiến diễn ra được ngoài một năm”. Điều này có cơ sở của nó: khi phương tiện bắt đầu trục trặc chưa có phụ tùng thay thế ngay, sẽ dẫn đến tình trạng “chạy cố.” Nhưng khi đã chạy cố một thời gian, thì lại dẫn đến tình trạng hỏng lây sang cả vị trí khác của phương tiện theo kiểu “hỏng đồng loạt”. Điều này sẽ diễn ra trong “lộ trình” giảm số lượng phương tiện, dẫn đến quá tải trên đầu phương tiện của toàn hệ thống và chắc chắn sẽ dẫn đến việc các cơ quan quản lý giao thông sẽ cho phép chở quá tải.
Tuyệt đối không sai, cách đây khoảng ba đến bốn tháng, chính quyền Putin đã giảm mức tiền phạt với các phương tiện chở quá tải chạy trên đường Liên bang. Câu chuyện vẫn tiếp tục đúng và dẫn chúng ta đến một kết luận mới: cứ đà đó, nước Nga sẽ không kịp sửa đường. Còn nếu vẫn tiếp tục cái đà này thì chỉ khi cuộc chiến kéo được hai năm (nếu có) nền kinh tế quốc dân Nga sẽ tê liệt chỉ riêng vì vận tải. Chúng ta cùng hình dung rằng các hãng vòng bi nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc sẽ buộc phải tuân thủ lệnh cấm vận để hạn chế đến mức tối đa việc có ai đó tìm cách nào đó để xuất khẩu sản phẩm của họ từ Trung Quốc sang Nga. Hiện nay ô tô Trung Quốc đã tràn ngập nước Nga, nhưng đường sá Trung Quốc chất lượng khác đường sá Nga rất nhiều, vì thế chất lượng xe cũng có những yêu cầu cao hơn rất nhiều.
Vậy đó – một cuộc chiến tranh nhìn vào không thuần túy chỉ là súng với đạn, không chỉ là những gì người ta diễu qua quảng trường một cách hoành tráng và càng không phải là những tung hô của giới dư luận viên Việt Nam. Cái sai của Putin là khi quyết định giải bài toán là hắn đã căn cứ trên những dữ liệu sai lầm, và sa vào cuộc chiến kéo dài, tiêu hao chứ không thi hành nổi một cuộc chiến chớp nhoáng – theo lý thuyết hiện đại là phải “hạn chế hóa” được chiến tranh và xung đột nói chung. Nhưng ngay cả trong cái tình thế phải kéo dài cuộc chiến, thì cái sai của hầu hết chúng ta là “cho rằng người Nga có lợi thế trong cuộc chiến kéo dài tiêu hao” – lại một lần nữa tư duy cứng nhắc lại khiến chúng ta dễ mắc sai lầm.
Muốn thi hành một cuộc chiến kéo dài “trường kỳ kháng chiến” phải có nền sản xuất công nghiệp thực thụ có thể phục vụ cho chiến tranh, và nền kinh tế quốc dân nói chung không được phụ thuộc vào nước ngoài. Ngoài ra, về đối ngoại còn phải có hậu phương vững chắc – như Liên Xô đã từng có trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai vậy. Cuộc chiến này, không phải một lần Putin hi vọng vào mặt trận chống phương Tây với Tập Cận Bình. Có phải ai cũng ngu như mình đâu chứ? Khi được hỏi “liệu Tập Cận Bình có hỗ trợ Putin tiến hành chiến tranh hay không?” tôi đều trả lời cùng một câu: “Không bao giờ có chuyện đó.” Nền kinh tế của Trung Quốc tham gia sâu rộng vào nền kinh tế của Trung Quốc, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nên nếu bị cấm vận, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại hơn Nga rất rất nhiều lần. Hai xã hội đều có vấn đề nghiêm trọng là phân hóa giàu nghèo rất rõ nét, nhưng quy mô dân số Trung Quốc gấp 10 lần Nga, dẫn đến những vấn đề xã hội nếu bị trừng phạt sẽ “khủng” hơn rất nhiều.
Và thế là nước Nga của Putin sa vào cuộc chiến kéo dài, đầu tiên là việc rút rỗng dần lực lượng từ các hướng phòng thủ chiến lược, sau đó là rút rỗng luôn các kho dự bị chiến lược, bao nhiêu vũ khí còn lại thời Liên Xô đem ra bằng hết. Đến câu chuyện của xe tăng T-55 “liệu có được đem ra trận hay không” dẫn chúng ta đến với một kết luận: “chổi cùn rế rách!” Thứ duy nhất mà Nga Putin cảm thấy dễ dàng nhất để kéo dài cuộc chiến, là động viên hết đợt này đến đợt khác, tức là dùng sức người đưa ra chiến trường làm bia thịt, đua với khả năng sản xuất và cung cấp vũ khí đạn dược cho Ukraine. Nhưng ngay cả trong cái thứ duy nhất này, nước Nga của Putin cũng đang có những vấn đề nghiêm trọng về nhân khẩu học.
Mới nhất – ngày hôm qua đã lấy lan truyền trên mạng xã hội tin về việc Nga phải gọi sinh viên một số trường đại học ở Mátxcơva, trong đó có: Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcova, Đại học Tổng hợp quốc gia A.N.Kosygin, và Học viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia MISIS (Moscow State University, the A.N. Kosygin Russian State University and the National University of Science and Technology MISiS). Các sinh viên sẽ phải đến Phòng quân vụ để dự “sự kiện nhập ngũ”. Việc sinh viên bị gọi nhập ngũ có thể là chưa ngay lập tức, nhưng đã thể hiện cái sự “bí” của Putin và nếu đã đến nước đó, coi như mọi chuyện sẽ an bài.
Vậy đã đi đến mức này – tức là dùng những thứ vũ khí lộ cộ ngoài chiến trường cùng sinh viên ra trận, quân đội của Putin đang và sẽ thực hiện nhiệm vụ gì? Cố chiếm nốt thành phố Bakhmut có diện tích bằng nội đô thị xã Bắc Ninh của chúng ta: hơn 40 ki-lô-mét vuông một chút, ngoài ra họ được dùng để tử thủ suốt dọc theo một chiến tuyến dài 800 ki-lô-mét từ Luhansk đến Kherson và cả Crimea. Dù có yêu nước Nga đến mấy thì cũng không mấy ai tưởng tượng ra được một quân đội Nga bệ rạc đến vậy.
Đến đây tôi xin biểu lộ lòng cảm phục rất lớn dành cho một người học cùng đại học cũ ngày xưa (tôi không dùng từ “bạn” – tôi và hắn ta chưa bao giờ là bạn) bây giờ đã là một luật sư nổi tiếng, nổi tiếng nhất là với việc nhận được học bổng đi học sau đại học ở Arizona, nhưng anh ta về nước lại chửi nước Mỹ như hát hay. Anh này từ đầu chiến tranh cực kỳ kiên trì với nhận định “Nga vẫn ém những đơn vị chủ lực, tinh nhuệ nhất của mình” và nếu có ai đó nói với anh ta rằng, những đơn vị đó hiện nay đã được “ém” ngoài nghĩa trang từ lâu rồi, thì chẳng bao giờ anh ta tin cả. Lòng cảm phục của tôi được dành cho lòng tin sắt đá đó của anh ta, dù trong đó có chút thương hại. Tôi và anh ta đều cùng yêu nước Nga, nhưng ở anh ta có yếu tố căm thù nước Mỹ. Còn tôi thì yêu quý nước Nga và dù không tôn thờ nhưng cũng rất thích nước Mỹ. Nôm na là, tư tưởng của tôi về một thế giới đại đồng rõ nét hơn của anh ta rất nhiều và xem ra tư tưởng của tôi cộng sản hơn hẳn của anh ta (đến đây tôi tự thưởng cho mình một trận cười lớn!)
Với thế trận như hiện nay, chúng ta đã bắt đầu có thể hình dung ra được việc tử thủ giữ mặt trận với quân Nga là không thể, dù là việc đột phá của người Ukraine cũng không dễ dàng. Nhưng vẫn cần khẳng định là: “không thể với người Nga”. Tại sao lại như vậy, tôi đã từng dẫn ví dụ trong lịch sử đã từng diễn ra một thế trận tương tự ở trận Kursk. Từ cuối tháng Tư năm 1943 đến đầu tháng Sáu năm 1943, Hồng quân đã xây dựng ba tuyến phòng thủ tại khu vực Oryol – Lgov – Kursk – Oboyan – Vovchansk – Elets – Stary Oskol – Novo Oskol và Voronezh dài trên 600 ki-lô-mét, sâu gần 300 ki-lô-mét. Tại chỗ lồi Kursk bố trí 3 lớp phòng thủ tuyến ngoài, chạy gần như song song với tuyến mặt trận, lần lượt cách tuyến đầu 5 đến 8 ki-lô-mét, 15 đến 25 ki-lô-mét và 30 đến 35 ki-lô-mét với ba trung tâm vững chắc là Lgovsk, Kursk và Shchigry.
Bố phòng trên tuyến phòng thủ trên, Hồng quân có binh lực gồm: 1.880.000 quân, 29.000 pháo và súng cối, 4.938 xe tăng và pháo tự hành, về sau được chi viện thêm khoảng 2.500 chiếc (trong đó có khoảng 40% là xe hạng nhẹ, 55% là xe hạng trung và khoảng 225 xe hạng nặng, 2.792 – 3.549 máy bay.
So sánh với cách đây 80 năm, thì thời điểm 2023 “Hồng quân Putin” ở vào tình trạng thảm cảnh hơn nhiều. Riêng với cái chiến tuyến 800 ki-lô-mét chiều dài mà cách đây hai tuần có tin quân Nga đào được một “siêu chiến hào” dài những… 70 ki-lô-mét mà còn được một đài truyền hình cấp quốc gia của Việt Nam tung hô . Thật là “yêu nhau như thế bằng mười hại nhau.” Cách đây 80 năm Hồng quân chỉ đào sơ sơ có… 5.000 ki-lô-mét chiến hào cho trận Kursk thôi!
Vì vậy câu chuyện bây giờ chỉ là bao giờ người Ukraine sẽ tấn công và tấn công như thế nào, thế thôi. Đó cũng là những nhận xét cá nhân tôi cho rằng, về mặt quân sự đây sẽ là dấu chấm hết cho quân đội Nga Putin nói riêng, cho những tham vọng quân sự của bộ phận “nước Nga hiếu chiến và cuồng tín” nói chung. Nhưng, chưa hết. Bây giờ mới là lúc chúng ta nói đến kết cục tất yếu của chế độ Putin về mặt chính trị.
Chuyện này tôi đã kể nhiều lần trên mạng: nếu như tôi nhớ không nhầm thì khoảng năm 2008 thị trưởng thành phố Mátxcơva muốn kiếm phiếu bằng cái tiếng là “tạo ra thêm nhiều việc làm cho công dân Nga của thành phố” đã ra lệnh cấm người nước ngoài làm những việc dịch vụ công ích, và ngay lập tức chỉ sau vài ngày của thành phố ngập rác. Cấm người nước ngoài (chủ yếu là những công dân các nước Liên Xô cũ thường bị coi là thấp kém) làm những việc đó nhưng người Nga cũng không chịu làm. Chính sách kinh tế dựa vào bán tài nguyên (chủ yếu là dầu khí) và duy trì phúc lợi xã hội cho đa số dân chúng dù chẳng nhiều nhặn gì, là con dao hai lưỡi với Putin. Một mặt, nó duy trì được sự ủng hộ của đa số dân chúng trong xã hội đối với chính quyền của lão ta, nhưng mặt khác nó lại tạo ra một tâm lý xã hội lan tràn với thái độ ỉ lại, dựa dẫm dù là với mức sống chưa thể gọi là cao. Chính sách này được thể hiện ra ở nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, chứ không chỉ là những đồng tiền trực tiếp đến tay người dân: giá điện ở Nga rất rẻ vì được trợ giá, giá giao thông công cộng cũng tương tự như vậy… tính bao cấp còn tồn tại ở rất nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế.
Đồng thời, sự hòa nhập của kinh tế Nga vào kinh tế quốc tế cũng diễn ra mạnh với sự điều phối của những nguyên tắc thị trường, dẫn đến việc trong 30 năm nước Nga bỏ quên “vứt vào sọt rác” những thế mạnh của mình. Ngày xưa chúng ta vẫn nói ở Việt Nam là “Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” nhưng bây giờ thì công nghiệp nặng của Nga, bao nhiêu % phụ thuộc sản xuất và công nghệ nước ngoài – toàn rơi vào những chỗ thiết yếu cả. Câu chuyện “vòng bi” lại nổi lên. Điều này đúng luôn cả trong cơ cấu giáo dục – hướng nghiệp: thập niên 2000 là thập niên của sự lên ngôi của những nghề thời thượng: khoa quan hệ công chúng của nhóm trường kinh doanh, nghề IT phát triển mạnh (và nghề hacker phát triển lại càng mạnh!)… Nhưng nhóm những nghề kỹ thuật cơ bản thì lại đi xuống, cùng với nền sản xuất công nghiệp đi vào thoái trào về chất lượng công nghệ.
Từ góc độ đó, chúng ta sẽ hình dung ra được rằng người Nga của thế kỷ XXI đã rất khác, nhất là sau thời kỳ kinh tế đi lên vì giá dầu tăng, quan niệm xã hội càng khác. Không bao giờ nên cho rằng đem tiền thu được từ bán dầu khí chia cho dân, thì người ta sẽ phải chịu ơn và sẵn sàng chết cho chế độ của Putin. Putin nên đọc thêm “Khế ước xã hội ” để thấy rằng nhân dân là chính quyền là hai bên của một khế ước vô hình, dù là thể chế độc tài thì cũng vẫn tồn tại một thứ tương tự như vậy và để duy trì quan hệ đó, anh phải cho nó ăn. Nhưng ngay khi một bên bị ảnh hưởng quyền lợi, ở đây là dân chúng khi họ cảm thấy cuộc sống bị đe dọa, đừng bao giờ nghĩ rằng họ sẽ hi sinh cho chính quyền. Tất nhiên điều này vẫn có thể xảy ra và Putin cũng đã từng hi vọng vào đó.
Cuối tháng Chín năm 2022, trước những diễn biến bất lợi sau Chiến dịch mùa thu của người Ukraine thu hồi gần hết tỉnh Kharkiv, Putin đã vội vàng sáp nhập bốn tỉnh (chưa chiếm được trọn vẹn) của Ukraine vào lãnh thổ Liên bang Nga. Hồi đó tôi mới phân tích một số khía cạnh về quân sự và chính trị và chủ yếu nêu bật lên một ý: để cứu vãn sự tan rã chắc chắn của lực lượng li khai thân Nga của hai cái gọi là “Cộng hòa nhân dân” Donetsk và Luhansk. Còn một khía cạnh nữa hồi đó tôi chưa bàn, mà định bụng để đến dịp khi chiến dịch tấn công của người Ukraine sắp diễn ra, mới đem ra để nói.
Hồi đó ngộ nghĩnh nhất là những ý kiến của các fan hâm mộ của Putin ở Việt Nam. Tôi còn nhớ có cậu viết: “Thôi chết rồi, Gấu sáp nhập bốn tỉnh rồi, bây giờ đánh vào đó là đánh vào đất Gấu rồi, dân Gấu sẽ vùng lên rồi, chết với Gấu rồi!” đọc mà nghĩ bụng: “cậu này phải được biết về câu chuyện quét rác ở Mátxcơva may ra mới tỉnh ngộ được.” Đến cái môi trường sống của mình, việc thiết thân như thế mà bây giờ những “người Nga mới” còn lười đến vậy, thì nói gì đến việc ra trận chết cho miếng đất giời ơi đất hỡi không phải của mình. Nếu dân Nga đã “máu” vùng lên như thế thì đã không lũ lượt bỏ xứ mà đi đến mấy trăm ngàn vào đợt động viên một phần tháng Chín năm ngoái!
Nếu với bài toán chính trị này là có thật, thì rõ ràng Putin đã sai lầm. Dân chúng của hắn ta không hề hồ hởi khi có thêm được đất như hồi năm 2014 chiếm Crimea (chiếm dễ quá mà, ngon như húp nước xuýt!) mà lần này, đánh sầy vẩy với mấy trăm nghìn mạng lính, vô nghĩa. Vẫn câu chuyện “quét rác ở thành phố Mátxcơva,” cái gì ngon thì ủng hộ, cái gì “khoai” thì chờ đấy. Người Nga vẫn có thể ra trận, nhưng là túm cổ lôi xềnh xệch và ấn vào tay những khẩu súng cổ lỗ của thập niên 1940. Nghĩ mà thương cho những tâm hồn méo mó kiểu tay luật sư tôi dẫn trên đây, vẫn mơ màng về những cuộc duyệt binh hoành tráng trên Quảng trường đỏ ngày Chiến thắng 9 tháng Năm và viết “ngày hôm đó đừng tìm tôi ở đâu, hãy tìm tôi trên Quảng trường đỏ.” Nhưng xin bạn đọc đến đây đừng buông tặng anh ta cái câu “Bố cái thằng điên!” hay “Thối như ứt!” mà nên thấy tội nghiệp anh ta, thế được rồi.
Hồi sáp nhập bốn tỉnh, tôi đã thấy Putin đã phạm một sai lầm nghiêm trọng và nó sẽ dẫn đến sự diệt vong của chế độ của hắn ta và thậm chí, cả sinh mạng của hắn ta cũng bị đe dọa. Để phân tích về ý này, tôi đã chờ đợi nó gần bảy tháng để có ngày hôm nay trò chuyện với bạn đọc. Cũng xuất phát từ chính cái lý thuyết “với người Nga lãnh thổ chiếm được là rất quan trọng, thậm chí lúc nào đó còn được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm,” bây giờ Liên bang Nga của Putin đã có thêm được bốn tỉnh. Tuy nhiên bước đầu ý tưởng này của hắn ta đã thất bại, dân Nga không vùng lên như hắn ta tính toán, nhưng chính những tính toán này đã dựng lên một cái bẫy mà Putin, như một con chuột, đã tự chui vào cái bẫy đó.
Một cách “tự dưng,” hắn ta lôi về những vùng lãnh thổ mà hắn ta không chắc là hắn và bộ máy quân sự của mình, có thể bảo vệ được chúng hay không. Tôi không hề muốn biến chuyện chiến tranh chết người cháy nhà thành trò đùa, nhưng rõ ràng Putin đã làm một cái trò… chiến tranh bằng nước bọt. Sau khi đánh nhau không có kết quả, thậm chí còn ôm đầu máu bỏ chạy hắn làm chuyện ma bùn: tuyên bố chiếm đất của người khác chỉ bằng một chữ ký. Thế giới người ta làm sao để cho ông yên khi làm cái việc vừa ngạo ngược, vừa khôn lỏi như thế.
Và bây giờ hắn ta lâm vào tình thế buộc phải giữ những vùng đất đã tuyên bố sáp nhập, thậm chí đã được ghi vào… Hiến pháp. Trên bàn cờ địa chính trị – quân sự Nga – Ukraine, người Ukraine được Putin tặng cho một món quà bất ngờ mà như trên tôi đã viết: một cái bẫy cho chính hắn. Bây giờ thì chỉ cần người Ukraine chiếm lại trọn vẹn bất cứ tỉnh nào trong số năm vùng lãnh thổ đã bị chiếm (trọn vẹn thì chỉ có Crimea) còn cả bốn vùng kia, vùng nhiều vùng ít Putin đều:
– Nói có lợi cho hắn ta, là đã đứng được chân vào tất cả.
– Nói bất lợi cho hắn ta, là chẳng chiếm được trọn vẹn vùng nào, thậm chí tỉnh lỵ thì chiếm được hai thành phố nhưng từ trước chiến tranh, sau 24 tháng Hai năm ngoái chiếm được thành phố Kherson thì lại bị đòi lại.
Đúng, chỉ cần người Ukraine đòi lại được trọn vẹn ít nhất một trong số các vùng trên, Putin sẽ lâm vào tình trạng của “một tổng thống làm mất lãnh thổ”, điều chắc chắn không thể được chấp nhận với thể loại người chỉ quen với thắng lợi (toàn những thắng lợi dễ dàng!) Trải qua cuộc chiến hơn một năm, cũng là đủ, quá đủ cho Putin khi gây chán ghét và oán hận với thuộc hạ, và cũng chắc chắn sẽ gây thù oán với giới chóp bu thuộc thành phần dân tộc cực đoan hiếu chiến. Thất bại đó của Putin, là thất bại của Đại Nga và đó cũng là lý do để hạ bệ tên độc tài.
Bây giờ mới là lúc dân chúng Nga vào cuộc. Putin đã không thành công trong nỗ lực “thổi bùng lòng yêu nước thiết tha nồng cháy, lòng căm thù phát-xít”, nhưng dù chẳng phải dân Nga mà dân nào cũng thế, bảo đi vào chiến tranh mà đánh nhau thì còn khó, kích động để đi lật đổ bạo chúa dễ hơn nhiều.
Đến đây bạn đọc cũng sẽ hiểu tại sao từ trước đến nay chúng ta rất khó nói đến vấn đề Putin bị lật đổ, nhưng bây giờ những tiền đề cho nó đã có: chỉ có thể gắn với một chiến thắng vang dội của người Ukraine trên chiến trường.
Trước đây, chính Putin là người say mê với câu chuyện con chuột – lúc còn nhỏ hắn ta đã dồn con chuột vào góc tường và bị nó tấn công. Hắn ta nhắc nhở mọi người: đừng bao giờ dồn con chuột vào góc tường. Nhưng chính hắn đã dồn người Ukraine vào tình thế buộc phải chống trả – và sau đó thì chính hắn đã trở thành một con chuột thực thụ. Nói thì hay, nhưng làm thì như mèo mửa, đó là Putin – hắn ta đã không thuộc bài học chính mình đưa ra: ai đang dồn con chuột Putin vào góc tường? – Chính là hắn! Người Ukraine đã nói rất rõ: cứ hễ người Nga dừng đánh nhau thì hết chiến tranh. Tất cả các nguyên nhân của chiến tranh, là của Putin, do Putin và vì Putin. Chính Putin leo thang chiến tranh và tất cả những lý do bọn chúng – lũ đầu sỏ cầm đầu nước Nga, chỉ là những ngụy biện xảo trá. Con chuột Putin đã tự tìm cái chết cho mình trong góc tường, nên hắn sẽ tự kết liễu số phận của mình mà chẳng thể cắn lại ai được cả.
Đã đến đoạn kết, chắc hẳn nhiều người muốn hỏi tôi về một mốc thời gian nào đó – điều rất khó vì chẳng ai dự đoán được tương lai và thật ra cũng không nên làm. Thật may, những người cho chúng ta manh mối đã xuất hiện. Người thứ nhất, là tổng thống Ukraine V. Zelenskyi – ông là người trong những ngày gần đây, trước hội nghị của NATO ở Ramstein ngày 21 tháng Tư, đã có những động thái hối thúc Liên minh quân sự này về nhiều khía cạnh, từ cung cấp vũ khí đạn dược đến việc Ukraine xin gia nhập Liên minh. Người thứ hai, là tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói về khả năng gia nhập NATO của Ukraine, dù có đánh giá là “còn xa vời.”
“Xa vời” – có nghĩa là với Ukraine một đất nước đang chiến tranh, đó là điều khó hơn lên trời. Nhưng “xa vời” cũng không có nghĩa là không thể. Qua cuộc chiến, Ukraine đã chứng minh rằng họ chứ không phải ai khác, xứng đáng là tấm lá chắn thép cho NATO trước mọi nguy cơ từ Nga trong tương lai. Sau cuộc chiến, không ai khác xứng đáng hơn Ukraine trở thành thành viên chính thức và sẽ là quân đội mạnh có hạng của Tổ chức. Vì vậy – cần thời gian, có thời gian: lần mít tinh tiếp theo của NATO sẽ là ngày 11 và 12 tháng Bảy tại Vilnius, thủ đô của Lithuania – khi đó Ukraine sẽ chính thức được mời tham gia và câu chuyện sẽ lại tiếp tục được đem ra bàn thảo.
Để khả năng được hiện thực hóa, chẳng có cách nào tốt hơn là một chiến thắng giòn giã và chắc chắn của lực lượng vũ trang Ukraine trên chiến trường, đánh cho quân đội Nga lấm lưng trắng bụng không thể gượng lại được nữa. Muốn như vậy, chiến thắng đó phải có được thậm chí “gọn gàng sạch sẽ” vào trước thời điểm cuộc họp được tổ chức khoảng vài tuần. Do đó, tháng Năm cho đến tháng Sáu sẽ là thời điểm tốt cho mọi diễn biến – như tôi vừa viết: “gọn gàng sạch sẽ” diễn ra.
Còn Putin, số phận coi như đã an bài, bây giờ thì không có giải pháp nào cho hắn: rút cũng chết mà ở lại giữ cũng chết. Giá kể như năm ngoái không sáp nhập, mà cố khoanh gọn chiến sự rồi tiến hành chiến tranh phá hoại, bắn phá từ xa thì còn sống được dài dài mà nguy hại hơn nhiều. Cá nhân tôi thì nhận thấy, Putin vẫn thích cái thuyết Á – Âu gì đó của mình, nhưng thực ra hắn chẳng có tí triết học Phương Đông nào trong đầu cả, mà kỳ thực là tay mê tín ngu ngốc. Phàm là cái gì lên đến cực thịnh thì cũng đến lúc đi xuống, thậm chí lao dốc không phanh, nếu vạn vật trong vũ trụ này đều theo quy luật đó thì chẳng có lý gì sự nghiệp chính trị của hắn ta không như vậy. Cố ngồi mãi trên cái ngai vàng, “bạo phát thì bạo tàn” và rõ ràng từ năm ngoái đến nay, hắn đã phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, đó là chỉ dấu dễ thấy nhất cho cái sự lao thẳng xuống vực của Putin.
Đến bây giờ cũng có thể nói: “Zelenskyi sẽ là người đóng những chiếc đinh vào quan tài của Putin” được rồi.
Phúc Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02KE5GiNq1EgB797g3aTKEJyMn3TzPPEwvkFhFzDDg8o2CjrcfrA
Chú thích:
[1] https://www.forbes.com/…/whats-perfectly-round-made-of…/
[2] https://www.youtube.com/watch?v=9vAehGps_nc
[3] “Du contrat social” – Jean Jaques Rousseau
[4] http://nhipcauthegioi.hu/…/VAI-NHAN-XET-SAU-VIEC-NGA…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine: Thách thức và triển vọng của cuộc tổng phản công
Nếu không có một chiến thắng quyết định thì sự hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine có thể sẽ suy giảm
Bình Phương
30 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ trên
Lính Ukraine trên mặt trận Avdivka, tỉnh Donetsk,hôm 29 tháng Tư, 2023. Ảnh Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images
Nếu không có một chiến thắng quyết định thì sự hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine có thể sẽ suy giảm và Kyiv có thể bị áp lực nặng nề phải đàm phán nghiêm chỉnh để chấm dứt hoặc đóng băng cuộc chiến tranh.
“Giờ G” sắp điểm
Như tin đã đưa, quân đội Ukraine đã sẵn sàng cho một cuộc tổng phản công giành lại những vùng lãnh thổ bị quân Nga chiếm đóng trong cuộc chiến tranh hơn 14 tháng qua. Cuộc phản công có thể sẽ bắt đầu trong ngày mai, trong tuần này, hoặc trong tháng này. “Ngay khi có ý Chúa, thời tiết và quyết định của các chỉ huy, chúng tôi sẽ tấn công. Chúng tôi đã sẵn sàng với tỷ lệ phần trăm chiến thắng cao”, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov nói trong cuộc họp báo trực tuyến hôm thứ Sáu 28 tháng Tư 2023, theo Reuters.
Nhưng theo nhận định của báo The New York Times, Ukraine phải đối mặt với một thách thức lớn: Hoặc sẽ có một chiến thắng quyết định hoặc viện trợ của phương Tây sẽ giảm và Kyiv sẽ bị buộc phải đàm phán với Nga để chấm dứt xung đột.
Cho đến nay, Mỹ và NATO đã cung cấp cho Ukraine đại pháo, xe tăng, xe thiết giáp và đạn dược cho cuộc tổng phản công sắp tới. Đầu tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết NATO và các đối tác đã chuyển giao cho Kyiv hơn 98% số phương tiện chiến đấu đã cam kết, gồm hơn 1,550 xe bọc thép, 230 xe tăng và các thiết bị quân sự khác, cũng như một lượng lớn đạn dược. “Ukraine sẽ có một vị thế vững chắc để tiếp tục chiếm lại lãnh thổ bị chiếm đóng”, ông Stoltenberg nói.
Các tài liệu mật bị rò rỉ của Mỹ cho biết, đến cuối tháng Tư, Ukraine đã có sẵn 12 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn 4,000 binh sĩ, cho cuộc phản công được chờ đợi từ lâu. Mỹ và NATO cũng đã huấn luyện và cung câ1p trang bị cho chín trong số 12 lữ đoàn đó.
Thách thức của Ukraine
Cuộc tổng phản công dự kiến của Ukraine sẽ bắt đầu ở miền Nam, dọc theo bờ biển Azov, gần bán đảo Crimea mà Nga đang chiếm đóng. Trong khi các chỉ huy Ukraine đặt mục tiêu phá vỡ tuyến phòng ngự kiên cố của Nga và gây ra sự sụp đổ trên diện rộng của quân đội Nga thì các quan chức Mỹ cho rằng, cuộc phản công khó có thể dẫn tới sự thay đổi tình huống chiến sự có lợi cho Ukraine. Quân đội Ukraine đang đối mặt nhiều thử thách, và đó là lý do khiến cho chiến trường bị bế tắc gần đây mà trận chiến ở thành phố nhỏ Bakhmut là một minh chứng. Trận Bakhmut kéo dài suốt mùa đông đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ đạn dược và thương vong nặng nề cho các đơn vị thiện chiến của Ukraine mà vẫn chưa đẩy lùi được quân Nga.
Tuy vậy, các chỉ huy phương Tây cũng cho biết quân đội Ukraine hoàn toàn có thể gây bất ngờ một lần nữa, nhất là bây giờ họ đã được trang bị nhiều xe tăng châu Âu và xe thiết giáp tấn công của Mỹ, nhiều đơn vị của họ được các lực lượng Mỹ và NATO huấn luyện. Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, nói ông lạc quan rằng Ukraine sẽ tiếp tục duy trì động lực từ năm nay đến hết năm sau. “Tôi nghĩ, chúng ta nên thực tế. Sẽ không có một khoảnh khắc thần kỳ nào làm cho nước Nga sụp đổ ngay”.
Những người lính Ukraine trong một chiến hào vào đêm giao thừa 31 Tháng Mười Hai, năm 2022 ở Bakhmut, Ukraine. (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Cơ quan Anadolu via Getty Images)
Cơ may thành công của Ukraine trong cuộc tổng phản công còn phụ thuộc vào thông tin tình báo của Mỹ và NATO. Nếu Mỹ và đồng minh phát hiện ra những điểm yếu chết người trong phòng thủ của Nga thì Ukraine có thể được thông báo để khai triển tấn công bằng xe tăng và xe thiết giáp Bradley. Cái khó là ở chỗ quân Nga đã cài mìn dày đặc trên các tuyến phòng thủ, quân Ukraine chỉ có thể tiến lên được nếu họ sử dụng thành thạo các thiết bị quét mìn mà phương Tây đã cung cấp.
Từ đầu năm nay Ukraine đã đưa một số đơn vị quân đội đi đào tạo tại các trại huấn luyện của quân đội Mỹ ở Đức, học cách sử dụng các loại vũ khí mới theo tiêu chuẩn NATO và học cách tấn công phối hợp – sử dụng thông tin liên lạc hiệu quả đế phối hợp hoạt động của các mũi tấn công với các đơn vị hỗ trợ như xe tăng và pháo binh. Quân Ukraine tỏ ra tiếp thu tốt, học hỏi nhanh nhưng sử dụng chiến thuật mới là chuyện nói dễ làm khó, thành thục tại thao trường chưa chắc đã hiệu quả trên chiến trường. Chiến thuật đó càng khó do các đơn vị Ukraine dùng nhiều loại thiết bị truyền tin khác nhau và dễ bị quân Nga gây nhiễu. Nếu Ukraine thành công trong việc sử dụng chiến thuật mới, họ có khả năng khắc phục được chênh lệch quân số và vũ khí giữa quân Nga và quân Ukraine. Đô đốc Christopher W. Grady, Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nhận xét: “Nếu họ thành công, tôi nghĩ họ có thể làm thay đổi cục diện chiến trường”.
Một thách thức khác là nguồn cung cấp đạn pháo, hỏa tiễn phòng không và các loại đạn dược khác tối cần thiết để duy trì cuộc tổng phản công của Ukraine có thể nhanh chóng cạn kiệt mà không được tiếp ứng đầy đủ. Nếu các lực lượng Ukraine tiếp tục tiêu thụ đạn với tốc độ hiện nay thì phương Tây không thể tiếp viện đầy đủ bởi vì họ không có đủ nguồn dự trữ và việc sản xuất cần có nhiều thời gian, ít nhất là sang năm. Ngũ Giác Đài đã đôi lần cảnh báo Ukraine đừng lãng phí đạn dược ở thời điểm cấp bách hiện nay.
Nga tự tin sẽ chiến thắng
Về phía đối phương, quân đội Nga cũng gặp nhiều thách thức và họ đang cố gắng vượt qua. Gần đây, quân Nga có vẻ thành thạo hơn trong việc sử dụng máy bay không người lái và phi pháo tấn công các mục tiêu Ukraine một cách chính xác hơn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm một căn cứ hải quân Nga ở Hắc Hải khi có tin quân đội Ukraine sắp phản công (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei K. Shoigu tự tin nói với các sĩ quan dưới quyền rằng Nga có lợi thế về số lượng trên chiến trường: đông quân hơn, nhiều máy bay, xe tăng và trọng pháo hơn quân Ukraine và ông ta tin cuối cùng người Nga sẽ chiến thắng. Tổng thống Nga Vladimir Putin thì nghĩ, thời gian ủng hộ ông ta và cuối cùng ông ta sẽ thắng khi quyết tâm ủng hộ Ukraine của các nước phương Tây không còn nữa.
Các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết Nga đang chuẩn bị một đợt tổng động viên mới; lần này Moscow bắt vào quân đội cả những sinh viên đại học, cao học – là thành phần tới nay vẫn được hoãn dịch vì lý do học vấn. Tuy nhiên để tránh phản ứng bất lợi từ dân chúng, Nga sẽ chỉ bắt lính ở những vùng sâu vùng xa, không thực hiện ở thủ đô, thành phố St. Petersburg và các đô thị lớn khác. Sau thời gian tạm ngừng, công ty quân đội tư nhân Wagner cũng đã bắt đầu nối lại việc mộ lính từ các nhà tù Nga.
Những thanh niên Nga bị tổng động viên thường được cử ra trận khi chưa được huấn luyện và trang bị đầy đủ thường chỉ trở thành mồi ngon cho đạn đại bác nhưng người Nga vẫn có khả năng, và sẵn sàng, chấp nhận trả giá đắt, cả về sinh mạng. Điều mà các nhà phân tích chưa xác định được là liệu Moscow có đủ lính để lấp đầy các chiến hào mà họ đã thiếp lập khắp mặt trận.
Mỹ và các nước phương Tây đã nỗ lực ngăn cản Nga mua vũ khí, đạn dược từ các nước khác, đồng thời hạn chế xuất cảng công nghệ và linh kiện để hạ gục nền công nghiệp quốc phòng nội địa của Nga. Đến nay, theo tình báo Mỹ, Trung Quốc chưa có dấu hiệu sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho Nga; kế hoạch của Moscow mua hỏa tiễn có dẫn đường của Iran chưa có kết quả còn Ai Cập đã từ bỏ ý định cung cấp hỏa tiễn cho Nga.
Chưa có triển vọng đàm phán
Cho đến nay, một số nước châu Âu, đứng đầu là Pháp, vẫn thúc đẩy một cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, nhưng cả hai tổng thống, ông Putin và ông Volodymyr Zelensky đều kiên định lập trường của mình, do đó đàm phán hòa bình vẫn còn khá xa vời.
Người Ukraine nói họ sẽ không đàm phán chừng nào họ chưa đuổi được người Nga và giành lại lãnh thổ. Còn theo một quan chức cao cấp châu Âu, khả năng ông Putin xuống thang hoặc “giảm lỗ” khi đối đầu với tổng phản công của Ukraine là “chưa bằng không”. Bà Celeste A. Wallander, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế, nói: “Có rất ít bằng chứng, có rất ít lý do để tin Putin sẽ từ bỏ mục tiêu chiến lược của ông ta là thâu tóm Ukraine. Đó là mục đích của ông ta, không chỉ cho một vài năm, mà nó đã kéo dài gần một thập niên. Vì thế ông ta sẽ không bỏ cuộc”.
Cuộc tổng phản công của Ukraine do vậy có ý nghĩa lớn, không chỉ để Ukraine giành lại lãnh thổ mà còn có thể thay đổi tình hình cuộc chiến, tình hình an ninh tương lai của cả khu vực châu Âu.
Nếu không có một chiến thắng quyết định thì sự hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine có thể sẽ suy giảm
Bình Phương
30 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ trên
Lính Ukraine trên mặt trận Avdivka, tỉnh Donetsk,hôm 29 tháng Tư, 2023. Ảnh Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images
Nếu không có một chiến thắng quyết định thì sự hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine có thể sẽ suy giảm và Kyiv có thể bị áp lực nặng nề phải đàm phán nghiêm chỉnh để chấm dứt hoặc đóng băng cuộc chiến tranh.
“Giờ G” sắp điểm
Như tin đã đưa, quân đội Ukraine đã sẵn sàng cho một cuộc tổng phản công giành lại những vùng lãnh thổ bị quân Nga chiếm đóng trong cuộc chiến tranh hơn 14 tháng qua. Cuộc phản công có thể sẽ bắt đầu trong ngày mai, trong tuần này, hoặc trong tháng này. “Ngay khi có ý Chúa, thời tiết và quyết định của các chỉ huy, chúng tôi sẽ tấn công. Chúng tôi đã sẵn sàng với tỷ lệ phần trăm chiến thắng cao”, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov nói trong cuộc họp báo trực tuyến hôm thứ Sáu 28 tháng Tư 2023, theo Reuters.
Nhưng theo nhận định của báo The New York Times, Ukraine phải đối mặt với một thách thức lớn: Hoặc sẽ có một chiến thắng quyết định hoặc viện trợ của phương Tây sẽ giảm và Kyiv sẽ bị buộc phải đàm phán với Nga để chấm dứt xung đột.
Cho đến nay, Mỹ và NATO đã cung cấp cho Ukraine đại pháo, xe tăng, xe thiết giáp và đạn dược cho cuộc tổng phản công sắp tới. Đầu tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết NATO và các đối tác đã chuyển giao cho Kyiv hơn 98% số phương tiện chiến đấu đã cam kết, gồm hơn 1,550 xe bọc thép, 230 xe tăng và các thiết bị quân sự khác, cũng như một lượng lớn đạn dược. “Ukraine sẽ có một vị thế vững chắc để tiếp tục chiếm lại lãnh thổ bị chiếm đóng”, ông Stoltenberg nói.
Các tài liệu mật bị rò rỉ của Mỹ cho biết, đến cuối tháng Tư, Ukraine đã có sẵn 12 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn 4,000 binh sĩ, cho cuộc phản công được chờ đợi từ lâu. Mỹ và NATO cũng đã huấn luyện và cung câ1p trang bị cho chín trong số 12 lữ đoàn đó.
Thách thức của Ukraine
Cuộc tổng phản công dự kiến của Ukraine sẽ bắt đầu ở miền Nam, dọc theo bờ biển Azov, gần bán đảo Crimea mà Nga đang chiếm đóng. Trong khi các chỉ huy Ukraine đặt mục tiêu phá vỡ tuyến phòng ngự kiên cố của Nga và gây ra sự sụp đổ trên diện rộng của quân đội Nga thì các quan chức Mỹ cho rằng, cuộc phản công khó có thể dẫn tới sự thay đổi tình huống chiến sự có lợi cho Ukraine. Quân đội Ukraine đang đối mặt nhiều thử thách, và đó là lý do khiến cho chiến trường bị bế tắc gần đây mà trận chiến ở thành phố nhỏ Bakhmut là một minh chứng. Trận Bakhmut kéo dài suốt mùa đông đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ đạn dược và thương vong nặng nề cho các đơn vị thiện chiến của Ukraine mà vẫn chưa đẩy lùi được quân Nga.
Tuy vậy, các chỉ huy phương Tây cũng cho biết quân đội Ukraine hoàn toàn có thể gây bất ngờ một lần nữa, nhất là bây giờ họ đã được trang bị nhiều xe tăng châu Âu và xe thiết giáp tấn công của Mỹ, nhiều đơn vị của họ được các lực lượng Mỹ và NATO huấn luyện. Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, nói ông lạc quan rằng Ukraine sẽ tiếp tục duy trì động lực từ năm nay đến hết năm sau. “Tôi nghĩ, chúng ta nên thực tế. Sẽ không có một khoảnh khắc thần kỳ nào làm cho nước Nga sụp đổ ngay”.
Những người lính Ukraine trong một chiến hào vào đêm giao thừa 31 Tháng Mười Hai, năm 2022 ở Bakhmut, Ukraine. (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Cơ quan Anadolu via Getty Images)
Cơ may thành công của Ukraine trong cuộc tổng phản công còn phụ thuộc vào thông tin tình báo của Mỹ và NATO. Nếu Mỹ và đồng minh phát hiện ra những điểm yếu chết người trong phòng thủ của Nga thì Ukraine có thể được thông báo để khai triển tấn công bằng xe tăng và xe thiết giáp Bradley. Cái khó là ở chỗ quân Nga đã cài mìn dày đặc trên các tuyến phòng thủ, quân Ukraine chỉ có thể tiến lên được nếu họ sử dụng thành thạo các thiết bị quét mìn mà phương Tây đã cung cấp.
Từ đầu năm nay Ukraine đã đưa một số đơn vị quân đội đi đào tạo tại các trại huấn luyện của quân đội Mỹ ở Đức, học cách sử dụng các loại vũ khí mới theo tiêu chuẩn NATO và học cách tấn công phối hợp – sử dụng thông tin liên lạc hiệu quả đế phối hợp hoạt động của các mũi tấn công với các đơn vị hỗ trợ như xe tăng và pháo binh. Quân Ukraine tỏ ra tiếp thu tốt, học hỏi nhanh nhưng sử dụng chiến thuật mới là chuyện nói dễ làm khó, thành thục tại thao trường chưa chắc đã hiệu quả trên chiến trường. Chiến thuật đó càng khó do các đơn vị Ukraine dùng nhiều loại thiết bị truyền tin khác nhau và dễ bị quân Nga gây nhiễu. Nếu Ukraine thành công trong việc sử dụng chiến thuật mới, họ có khả năng khắc phục được chênh lệch quân số và vũ khí giữa quân Nga và quân Ukraine. Đô đốc Christopher W. Grady, Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nhận xét: “Nếu họ thành công, tôi nghĩ họ có thể làm thay đổi cục diện chiến trường”.
Một thách thức khác là nguồn cung cấp đạn pháo, hỏa tiễn phòng không và các loại đạn dược khác tối cần thiết để duy trì cuộc tổng phản công của Ukraine có thể nhanh chóng cạn kiệt mà không được tiếp ứng đầy đủ. Nếu các lực lượng Ukraine tiếp tục tiêu thụ đạn với tốc độ hiện nay thì phương Tây không thể tiếp viện đầy đủ bởi vì họ không có đủ nguồn dự trữ và việc sản xuất cần có nhiều thời gian, ít nhất là sang năm. Ngũ Giác Đài đã đôi lần cảnh báo Ukraine đừng lãng phí đạn dược ở thời điểm cấp bách hiện nay.
Nga tự tin sẽ chiến thắng
Về phía đối phương, quân đội Nga cũng gặp nhiều thách thức và họ đang cố gắng vượt qua. Gần đây, quân Nga có vẻ thành thạo hơn trong việc sử dụng máy bay không người lái và phi pháo tấn công các mục tiêu Ukraine một cách chính xác hơn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm một căn cứ hải quân Nga ở Hắc Hải khi có tin quân đội Ukraine sắp phản công (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei K. Shoigu tự tin nói với các sĩ quan dưới quyền rằng Nga có lợi thế về số lượng trên chiến trường: đông quân hơn, nhiều máy bay, xe tăng và trọng pháo hơn quân Ukraine và ông ta tin cuối cùng người Nga sẽ chiến thắng. Tổng thống Nga Vladimir Putin thì nghĩ, thời gian ủng hộ ông ta và cuối cùng ông ta sẽ thắng khi quyết tâm ủng hộ Ukraine của các nước phương Tây không còn nữa.
Các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết Nga đang chuẩn bị một đợt tổng động viên mới; lần này Moscow bắt vào quân đội cả những sinh viên đại học, cao học – là thành phần tới nay vẫn được hoãn dịch vì lý do học vấn. Tuy nhiên để tránh phản ứng bất lợi từ dân chúng, Nga sẽ chỉ bắt lính ở những vùng sâu vùng xa, không thực hiện ở thủ đô, thành phố St. Petersburg và các đô thị lớn khác. Sau thời gian tạm ngừng, công ty quân đội tư nhân Wagner cũng đã bắt đầu nối lại việc mộ lính từ các nhà tù Nga.
Những thanh niên Nga bị tổng động viên thường được cử ra trận khi chưa được huấn luyện và trang bị đầy đủ thường chỉ trở thành mồi ngon cho đạn đại bác nhưng người Nga vẫn có khả năng, và sẵn sàng, chấp nhận trả giá đắt, cả về sinh mạng. Điều mà các nhà phân tích chưa xác định được là liệu Moscow có đủ lính để lấp đầy các chiến hào mà họ đã thiếp lập khắp mặt trận.
Mỹ và các nước phương Tây đã nỗ lực ngăn cản Nga mua vũ khí, đạn dược từ các nước khác, đồng thời hạn chế xuất cảng công nghệ và linh kiện để hạ gục nền công nghiệp quốc phòng nội địa của Nga. Đến nay, theo tình báo Mỹ, Trung Quốc chưa có dấu hiệu sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho Nga; kế hoạch của Moscow mua hỏa tiễn có dẫn đường của Iran chưa có kết quả còn Ai Cập đã từ bỏ ý định cung cấp hỏa tiễn cho Nga.
Chưa có triển vọng đàm phán
Cho đến nay, một số nước châu Âu, đứng đầu là Pháp, vẫn thúc đẩy một cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, nhưng cả hai tổng thống, ông Putin và ông Volodymyr Zelensky đều kiên định lập trường của mình, do đó đàm phán hòa bình vẫn còn khá xa vời.
Người Ukraine nói họ sẽ không đàm phán chừng nào họ chưa đuổi được người Nga và giành lại lãnh thổ. Còn theo một quan chức cao cấp châu Âu, khả năng ông Putin xuống thang hoặc “giảm lỗ” khi đối đầu với tổng phản công của Ukraine là “chưa bằng không”. Bà Celeste A. Wallander, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế, nói: “Có rất ít bằng chứng, có rất ít lý do để tin Putin sẽ từ bỏ mục tiêu chiến lược của ông ta là thâu tóm Ukraine. Đó là mục đích của ông ta, không chỉ cho một vài năm, mà nó đã kéo dài gần một thập niên. Vì thế ông ta sẽ không bỏ cuộc”.
Cuộc tổng phản công của Ukraine do vậy có ý nghĩa lớn, không chỉ để Ukraine giành lại lãnh thổ mà còn có thể thay đổi tình hình cuộc chiến, tình hình an ninh tương lai của cả khu vực châu Âu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Chỉ có thể là Zelensky (Lê Xuân Nghĩa)
Tổng thống Zelensky là người duy nhất cho đến lúc này khiến Tập Cận Bình rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Với các dự đoán của giới chính trị gia quốc tế trước cuộc điện đàm giữa ông Zelensky với Tập Cận Bình. Hầu hết đều cho rằng ông Zelensky sẽ lép vế và bị ông Tập áp đảo hoàn toàn, bởi sự lão luyện của Tập và vị thế siêu cường của Trung Quốc. Chẳng vậy mà từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho đến lãnh đạo các nước châu Âu đều phải ra tuyên bố bác bỏ sáng kiến hoà bình 12 điểm của Trung Quốc, trước thềm cuộc điện đàm diễn ra, nhằm phòng ngừa ông Zelensky bị dẫn theo ý muốn của Tập. Tóm lại, Mỹ và đồng minh đều lắng về cuộc điện đàm này.
Trái ngược hoàn toàn với các dự đoán, diễn biến cuộc điện đàm khiến tất cả bất ngờ, ngay cả Trung Quốc cũng không lường nổi là ông Zelensky mới là người làm chủ cuộc điện đàm, và cũng là người ra điều kiện. Còn phía ông Tập thì chỉ còn nước đưa ra lời khuyên và mang tính góp ý
Về chi tiết nội dung cuộc điện đàm tôi đã đăng 2 ngày trước nên không nhắc lại nữa. Ở đây tôi chỉ nêu những gì mà khiến Tập Cận Bình bị dồn vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Cụ thể:
– Ngay khi nêu những vấn đề chính của cuộc điện đàm, Tổng thống Zelensky đã lập tức khẳng định giải pháp hoà bình ở Ukraine chỉ có thể tiến hành theo “nguyên tắc 10 điểm” mà Ukraine đưa ra và đã được công bố trước LHQ. Đồng thời, ông Zelensky trân trọng mời và mong muốn ông Tập tham gia với tư cách một siêu cường có trách nhiệm. Như vậy, diễn biến tiếp theo đã khiến ông Tập không còn cơ hội giới thiệu hay nói về “sáng kiến 12 điểm” của Trung Quốc nữa. Điều mà Mỹ và đồng minh lo lắng nhất, và cũng là mong muốn chủ đạo của Trung Quốc
– Sau khi ngăn chặn được đòi hỏi về “sáng kiến 12 điểm” của ông Tập, Tổng thống Zelensky đã đi tiếp một bước quyết định là đề nghị ông Tập, với tư cách người đứng đầu siêu cường hãy hỗ trợ Ukraine áp lực với Nga để đưa hơn 20 nghìn trẻ em Ukraine bị Nga ép buộc từ bỏ đất nước quay trở về.
Hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ đây là vấn đề nhân đạo và cũng là vấn đề dễ nhất để Trung Quốc có thể thực hiện ngay, ít nhất là đặt vấn đề với Nga mà không liên quan đến việc phải “chọn bên”, hay phức tạp về chính trị.
Có thể ngay lập tức chưa thành công, nhưng có thể kiểm chứng được nếu Trung Quốc muốn, và nếu như những gì Trung Quốc đang PR cho bản thân là quốc gia “kiến tạo hoà bình” ở Ukraine, chứ không phải là bên “đổ dầu vào lửa”, cách nói mỉa mai Mỹ và phương Tây
Và đây là điều mà bản thân ông Tập cùng giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ, hoàn toàn bị động và thực tế bị đẩy vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bởi lẽ:
+ Nếu thực hiện mà Nga không nghe thì mất mặt của vị thế siêu cường
+ Nếu không thực hiện thì chứng tỏ những gì Trung Quốc nói, Trung Quốc tuyên bố chỉ là những lời sáo rỗng, không trung thực và không đáng tin cậy.
– Và cuối cùng là ông Zelensky đã thành công mỹ mãn khi khiến chính ông Tập phải đưa ra cam kết không cung cấp vũ khí sát thương cho Nga. Chỉ cần cam kết này là đủ cho Ukraine và đồng minh của Ukraine
Kết luận: Giới quan sát và chuyên gia khi nói về sự kiện này là: Chỉ có thể là Zelensky.
Vậy đấy các bạn ạ.
Lê Xuân Nghĩa
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid032veMnYJhdLMzvYAAWKPi144Bqj9xm7FtzgbRFGTVArxpowSq
Tổng thống Zelensky là người duy nhất cho đến lúc này khiến Tập Cận Bình rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Với các dự đoán của giới chính trị gia quốc tế trước cuộc điện đàm giữa ông Zelensky với Tập Cận Bình. Hầu hết đều cho rằng ông Zelensky sẽ lép vế và bị ông Tập áp đảo hoàn toàn, bởi sự lão luyện của Tập và vị thế siêu cường của Trung Quốc. Chẳng vậy mà từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho đến lãnh đạo các nước châu Âu đều phải ra tuyên bố bác bỏ sáng kiến hoà bình 12 điểm của Trung Quốc, trước thềm cuộc điện đàm diễn ra, nhằm phòng ngừa ông Zelensky bị dẫn theo ý muốn của Tập. Tóm lại, Mỹ và đồng minh đều lắng về cuộc điện đàm này.
Trái ngược hoàn toàn với các dự đoán, diễn biến cuộc điện đàm khiến tất cả bất ngờ, ngay cả Trung Quốc cũng không lường nổi là ông Zelensky mới là người làm chủ cuộc điện đàm, và cũng là người ra điều kiện. Còn phía ông Tập thì chỉ còn nước đưa ra lời khuyên và mang tính góp ý
Về chi tiết nội dung cuộc điện đàm tôi đã đăng 2 ngày trước nên không nhắc lại nữa. Ở đây tôi chỉ nêu những gì mà khiến Tập Cận Bình bị dồn vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Cụ thể:
– Ngay khi nêu những vấn đề chính của cuộc điện đàm, Tổng thống Zelensky đã lập tức khẳng định giải pháp hoà bình ở Ukraine chỉ có thể tiến hành theo “nguyên tắc 10 điểm” mà Ukraine đưa ra và đã được công bố trước LHQ. Đồng thời, ông Zelensky trân trọng mời và mong muốn ông Tập tham gia với tư cách một siêu cường có trách nhiệm. Như vậy, diễn biến tiếp theo đã khiến ông Tập không còn cơ hội giới thiệu hay nói về “sáng kiến 12 điểm” của Trung Quốc nữa. Điều mà Mỹ và đồng minh lo lắng nhất, và cũng là mong muốn chủ đạo của Trung Quốc
– Sau khi ngăn chặn được đòi hỏi về “sáng kiến 12 điểm” của ông Tập, Tổng thống Zelensky đã đi tiếp một bước quyết định là đề nghị ông Tập, với tư cách người đứng đầu siêu cường hãy hỗ trợ Ukraine áp lực với Nga để đưa hơn 20 nghìn trẻ em Ukraine bị Nga ép buộc từ bỏ đất nước quay trở về.
Hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ đây là vấn đề nhân đạo và cũng là vấn đề dễ nhất để Trung Quốc có thể thực hiện ngay, ít nhất là đặt vấn đề với Nga mà không liên quan đến việc phải “chọn bên”, hay phức tạp về chính trị.
Có thể ngay lập tức chưa thành công, nhưng có thể kiểm chứng được nếu Trung Quốc muốn, và nếu như những gì Trung Quốc đang PR cho bản thân là quốc gia “kiến tạo hoà bình” ở Ukraine, chứ không phải là bên “đổ dầu vào lửa”, cách nói mỉa mai Mỹ và phương Tây
Và đây là điều mà bản thân ông Tập cùng giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ, hoàn toàn bị động và thực tế bị đẩy vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bởi lẽ:
+ Nếu thực hiện mà Nga không nghe thì mất mặt của vị thế siêu cường
+ Nếu không thực hiện thì chứng tỏ những gì Trung Quốc nói, Trung Quốc tuyên bố chỉ là những lời sáo rỗng, không trung thực và không đáng tin cậy.
– Và cuối cùng là ông Zelensky đã thành công mỹ mãn khi khiến chính ông Tập phải đưa ra cam kết không cung cấp vũ khí sát thương cho Nga. Chỉ cần cam kết này là đủ cho Ukraine và đồng minh của Ukraine
Kết luận: Giới quan sát và chuyên gia khi nói về sự kiện này là: Chỉ có thể là Zelensky.
Vậy đấy các bạn ạ.
Lê Xuân Nghĩa
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid032veMnYJhdLMzvYAAWKPi144Bqj9xm7FtzgbRFGTVArxpowSq
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nga tấn công dữ dội Ukraine trước ngày Chiến thắng 9/5
Reuters NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Một vụ nổ drone trên bầu trời Kyiv khi Nga tấn công vào ngày 8/5
07.05.2023
Nga đã phát động một làn sóng tấn công quy mô lớn nhằm vào Kyiv và trên khắp lãnh thổ Ukraine, trước ngày Chiến thắng 9/5, đánh dấu Đức Quốc xã bại trận, theo Reuters.
Hôm thứ Hai 8/5, các quan chức cho biết các cuộc tấn công vào Kyiv đã gieo rắc sự tàn phá và khiến ít nhất năm người bị thương. Các tên lửa của Nga khiến một nhà kho thực phẩm ở thành phố Odesa ở Biển Đen bốc cháy và các vụ nổ đã được ghi nhận ở một số khu vực khác của Ukraine.
Các cuộc tấn công mới xảy ra khi Moscow chuẩn bị cho cuộc duyệt binh nhân ngày Chiến thắng vào thứ Ba 9/5, một lễ kỷ niệm quan trọng đối với Tổng thống Vladimir Putin, người đã khơi dậy tinh thần của quân đội Liên Xô khi đánh bại Đức Quốc xã, nhằm tuyên bố Nga sẽ đánh bại một Ukraine được cho là hiện thân mới của chủ nghĩa phát xít.
Nga đã tăng cường pháo kích vào Bakhmut với hy vọng chiếm được thành phố này vào thứ Ba 9/5, vị tướng hàng đầu của Ukraine phụ trách bảo vệ thành phố đang bị Nga bao vây này cho biết, sau khi nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga dường như đã bỏ kế hoạch rút quân.
Ba người bị thương trong vụ nổ ở quận Solomyanskyi của Kyiv và hai người khác bị thương khi mảnh vỡ của chiếc drone rơi xuống quận Sviatoshyn, cả hai đều nằm ở phía tây trung tâm thủ đô, Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết trên kênh Telegram của mình.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hiện chưa rõ có bao nhiêu chiếc drone đã được phóng nhằm vào Kyiv
Cơ quan quản lý quân sự của Kyiv cho biết mảnh vỡ của chiếc drone rơi xuống đường băng của sân bay Zhuliany, một trong hai sân bay hành khách của thủ đô Ukraine, không gây ra hỏa hoạn, nhưng các cơ quan dịch vụ khẩn cấp đang làm việc ở địa điểm này.
Tại quận Shevchenkivskyi ở trung tâm của Kyiv, các mảnh vỡ của chiếc drone dường như đã rơi trúng một tòa nhà hai tầng, gây thiệt hại. Không có thông tin ngay lập tức nào về thương vong.
Các nhân chứng của Reuters cho biết họ đã nghe thấy nhiều tiếng nổ ở Kyiv, các quan chức địa phương nói rằng các hệ thống phòng không đang đẩy lùi các cuộc tấn công. Hiện chưa rõ có bao nhiêu chiếc drone đã được phóng nhằm vào Kyiv.
Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của chính quyền quân sự Odessa, đã đăng trên kênh Telegram của mình những bức ảnh về một công trình xây dựng lớn chìm trong biển lửa - điều mà ông nói là một cuộc tấn công của Nga nhằm vào kho lương thực, trong số những nơi khác.
Nga sơ tán thị trấn gần nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, tạo 'cơn hoảng loạn điên rồ'
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/OLEKSANDR KHOMENKO
Chụp lại hình ảnh,
Người dân địa phương đứng cạnh một ô tô bị hư hại từ mảnh vỡ của chiếc drone mà chính quyền địa phương cho là drone Shahed-131/136 do Iran sản xuất, bị bắn hạ trong cuộc không kích trong đêm của Nga, ở Kyiv, Ukraine vào ngày 8/5
Sau khi các cảnh báo không kích vang lên trong nhiều giờ trên khoảng 2/3 lãnh thổ Ukraine, các phương tiện truyền thông cũng đưa tin về các vụ nổ ở khu vực phía nam Kherson và khu vực Zaporizhzhia ở phía đông nam.
Vladimir Rogov, một quan chức địa phương do Nga bổ nhiệm ở Zaporizhzhia, nói rằng các lực lượng Nga đã tấn công một nhà kho và vị trí của quân đội Ukraine ở Orikhiv, một thành phố nhỏ trong khu vực.
Reuters đã không thể xác minh độc lập tuyên bố này.
Trong một diễn biến khác, các lực lượng Nga đã nã pháo vào tám địa điểm ở vùng Sumy, đông bắc Ukraine vào Chủ nhật 7/5, chính quyền quân sự khu vực viết trong một bài đăng trên Facebook.
Trong hai tuần qua, các cuộc không kích đã được tăng cường ráo riết nhằm vào các mục tiêu do Nga nắm giữ, đặc biệt là ở Crimea. Ukraine, không xác nhận vai trò bất kỳ nào trong các cuộc tấn công, nói rằng việc phá hủy cơ sở hạ tầng của kẻ thù là để chuẩn bị cho đợt tấn công trên bộ vốn được mong chờ từ rất lâu.
Cuộc xâm lược Ukraine của Putin là xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ II đến nay, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và buộc hàng triệu người phải rời bỏ quê hương.
Yevgeny Prigozhin: Ông chủ Wagner 'được hứa hẹn đạn dược' sau khi dọa rút lui
Reuters NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Một vụ nổ drone trên bầu trời Kyiv khi Nga tấn công vào ngày 8/5
07.05.2023
Nga đã phát động một làn sóng tấn công quy mô lớn nhằm vào Kyiv và trên khắp lãnh thổ Ukraine, trước ngày Chiến thắng 9/5, đánh dấu Đức Quốc xã bại trận, theo Reuters.
Hôm thứ Hai 8/5, các quan chức cho biết các cuộc tấn công vào Kyiv đã gieo rắc sự tàn phá và khiến ít nhất năm người bị thương. Các tên lửa của Nga khiến một nhà kho thực phẩm ở thành phố Odesa ở Biển Đen bốc cháy và các vụ nổ đã được ghi nhận ở một số khu vực khác của Ukraine.
Các cuộc tấn công mới xảy ra khi Moscow chuẩn bị cho cuộc duyệt binh nhân ngày Chiến thắng vào thứ Ba 9/5, một lễ kỷ niệm quan trọng đối với Tổng thống Vladimir Putin, người đã khơi dậy tinh thần của quân đội Liên Xô khi đánh bại Đức Quốc xã, nhằm tuyên bố Nga sẽ đánh bại một Ukraine được cho là hiện thân mới của chủ nghĩa phát xít.
Nga đã tăng cường pháo kích vào Bakhmut với hy vọng chiếm được thành phố này vào thứ Ba 9/5, vị tướng hàng đầu của Ukraine phụ trách bảo vệ thành phố đang bị Nga bao vây này cho biết, sau khi nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga dường như đã bỏ kế hoạch rút quân.
Ba người bị thương trong vụ nổ ở quận Solomyanskyi của Kyiv và hai người khác bị thương khi mảnh vỡ của chiếc drone rơi xuống quận Sviatoshyn, cả hai đều nằm ở phía tây trung tâm thủ đô, Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết trên kênh Telegram của mình.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hiện chưa rõ có bao nhiêu chiếc drone đã được phóng nhằm vào Kyiv
Cơ quan quản lý quân sự của Kyiv cho biết mảnh vỡ của chiếc drone rơi xuống đường băng của sân bay Zhuliany, một trong hai sân bay hành khách của thủ đô Ukraine, không gây ra hỏa hoạn, nhưng các cơ quan dịch vụ khẩn cấp đang làm việc ở địa điểm này.
Tại quận Shevchenkivskyi ở trung tâm của Kyiv, các mảnh vỡ của chiếc drone dường như đã rơi trúng một tòa nhà hai tầng, gây thiệt hại. Không có thông tin ngay lập tức nào về thương vong.
Các nhân chứng của Reuters cho biết họ đã nghe thấy nhiều tiếng nổ ở Kyiv, các quan chức địa phương nói rằng các hệ thống phòng không đang đẩy lùi các cuộc tấn công. Hiện chưa rõ có bao nhiêu chiếc drone đã được phóng nhằm vào Kyiv.
Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của chính quyền quân sự Odessa, đã đăng trên kênh Telegram của mình những bức ảnh về một công trình xây dựng lớn chìm trong biển lửa - điều mà ông nói là một cuộc tấn công của Nga nhằm vào kho lương thực, trong số những nơi khác.
Nga sơ tán thị trấn gần nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, tạo 'cơn hoảng loạn điên rồ'
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/OLEKSANDR KHOMENKO
Chụp lại hình ảnh,
Người dân địa phương đứng cạnh một ô tô bị hư hại từ mảnh vỡ của chiếc drone mà chính quyền địa phương cho là drone Shahed-131/136 do Iran sản xuất, bị bắn hạ trong cuộc không kích trong đêm của Nga, ở Kyiv, Ukraine vào ngày 8/5
Sau khi các cảnh báo không kích vang lên trong nhiều giờ trên khoảng 2/3 lãnh thổ Ukraine, các phương tiện truyền thông cũng đưa tin về các vụ nổ ở khu vực phía nam Kherson và khu vực Zaporizhzhia ở phía đông nam.
Vladimir Rogov, một quan chức địa phương do Nga bổ nhiệm ở Zaporizhzhia, nói rằng các lực lượng Nga đã tấn công một nhà kho và vị trí của quân đội Ukraine ở Orikhiv, một thành phố nhỏ trong khu vực.
Reuters đã không thể xác minh độc lập tuyên bố này.
Trong một diễn biến khác, các lực lượng Nga đã nã pháo vào tám địa điểm ở vùng Sumy, đông bắc Ukraine vào Chủ nhật 7/5, chính quyền quân sự khu vực viết trong một bài đăng trên Facebook.
Trong hai tuần qua, các cuộc không kích đã được tăng cường ráo riết nhằm vào các mục tiêu do Nga nắm giữ, đặc biệt là ở Crimea. Ukraine, không xác nhận vai trò bất kỳ nào trong các cuộc tấn công, nói rằng việc phá hủy cơ sở hạ tầng của kẻ thù là để chuẩn bị cho đợt tấn công trên bộ vốn được mong chờ từ rất lâu.
Cuộc xâm lược Ukraine của Putin là xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ II đến nay, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và buộc hàng triệu người phải rời bỏ quê hương.
Yevgeny Prigozhin: Ông chủ Wagner 'được hứa hẹn đạn dược' sau khi dọa rút lui
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 52 of 55 • 1 ... 27 ... 51, 52, 53, 54, 55
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
Page 52 of 55
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum