Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Page 19 of 55 • Share
Page 19 of 55 • 1 ... 11 ... 18, 19, 20 ... 37 ... 55
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Chiến tranh Ukraine: Nga bị đẩy lùi khỏi Kharkiv - đưa tin từ chiến trường
Quentin Sommerville Phóng viên BBC News từ Kharkiv
12.05.2022
Chụp lại hình ảnh,
Phóng viên BBC và lính Ukraine nấp dưới hố tránh pháo kích
Ukraine cho biết các lực lượng của họ đã chiếm lại các ngôi làng ở phía bắc và đông bắc Kharkiv, đẩy quân đội Nga lùi về biên giới. Cuộc tấn công đang diễn ra có thể báo hiệu sự thay đổi cục diện của cuộc chiến và gây nguy hại cho bước tiến chính của Nga xa hơn về phía Nam. Phóng viên Quentin Sommerville và quay phim Darren Conway của BBC đã có mặt cùng các lực lượng Ukraine khi họ lập chiến công.
Ngôi làng Ruska Lozova là tâm điểm trong sự đáp trả của Ukraine với sự xâm lược của Nga.
Mới đây nơi này đã được giải phóng nhờ nỗ lực phối hợp do các chỉ huy cấp cao của quân đội dẫn đầu. Quân đội Ukraine từ quân phòng vệ lãnh thổ, lực lượng bảo vệ quốc gia và quân đội chính quy đang tìm cách đẩy lùi quân Nga dọc theo chiến tuyến dài 32 km. Tại thành phố Belgorod của Nga, ngay bên kia biên giới, binh lính đã tập trung cho một cuộc phản công có khả năng xảy ra.
Chúng tôi lái xe về phía bắc từ thành phố Kharkhiv cùng quân đội Ukraine. Pháo kích của Nga tiếp tục dội xuống làng Ruska Lozova.
Không có điện nước, ít thức ăn, không điện thoại hay mạng, cư dân của ngôi làng đã bị cô lập với thành phố lớn thứ hai của Ukraine - cách đó chỉ 8 km về phía nam. Từ những khu rừng và ngọn đồi gần đó, súng cối và pháo binh Nga nã không ngừng vào Kharkiv.
Tại một trạm cứu trợ quân đội, chúng tôi gặp Raisa Opanasivna, người đã sống ở Ruska Lozova trong 30 năm. Người phụ nữ 66 tuổi đến gần những người lính Ukraine, lịch sử và hai chiếc túi nhựa lớn trĩu nặng trên vai bà.
Dưới chiếc mũ len màu xám, khuôn mặt hốc hác của bà hằn dấu nắng mưa, thân hình ốm yếu lưng còng. Bà đã không gặp nhiều người như vậy trong nhiều tháng. Kể từ khi chiến tranh nổ ra, ngôi làng của bà đã bị Nga chiếm đóng.
Quân Nga đến từng nhà. "Họ kiểm tra các ngôi nhà, hỏi xem chúng tôi có súng trường không. Nhưng tôi không có gì cả. Tôi chỉ có một mình", bà Raisa nói.
Chụp lại hình ảnh,
Ngôi làng của bà Raisa Opanasivna đã được giải phóng mới đây
Ruska Lozova đã bị phá nát, nhưng hơn thế nữa, cả thế giới của bà Raisa đã bị đảo lộn bởi cuộc xâm lược của Nga. Ở phía đông, cuộc chiến không chỉ là bài kiểm tra lại mối quan hệ của người dân với nước Nga - chỉ cách đó 30 km về phía bắc - mà hơn thế là sự đánh giá lại với từng cá nhân về ý nghĩa của việc là một người Ukraine nói tiếng Nga.
Một tháng trước, quân Nga đã thực sự đứng trước cổng Kharkiv. Các cuộc pháo kích liên tục - và các tòa nhà trên con phố chúng tôi đang ở đã bị tấn công. Tồi tệ đến mức việc đếm những giờ im ắng còn dễ hơn đếm những giờ pháo kích. Cảm giác như đang ở trên bờ vực thẳm, nơi mà một cuộc tấn công nữa của Nga là có thể tàn phá thành phố.
Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ khu vực xung quanh Kharkiv và Belgorod dọc theo biên giới Ukraine, Nga
Ở khu vực phía bắc Saltivka, toàn bộ các tòa chung cư đã bị phá hủy. Những người ở lại không có điện nước, và phải nấu thức ăn trên những ngọn lửa nhỏ mà họ đã đốt lên trên cầu thang.
Nhưng bóng ma chiến thắng của Nga, từng ám ảnh thành phố này, đã biến mất. Tuần trước, tôi ngồi trong một công viên ở trung tâm thành phố, cỏ ở đây được cắt tỉa gọn gàng, những luống hoa nở rộ và thưởng thức một ly kem từ một quán cà phê. Thành phố vẫn còn trống trải, nhưng số lượng các cuộc tấn công của pháo binh Nga đã giảm từ hàng chục trận mỗi ngày, xuống chỉ còn một vài trận. Còi báo động không kích vẫn vang lên đều đặn, nhưng Kharkiv không còn cảm thấy bên bờ vực của thảm họa nữa.
Chụp lại hình ảnh,
Hoa tulip nở trong công viên ở trung tâm thành phố Kharkiv tháng 5/2022
Những chiến công Ukraine đạt được, hiện còn khiêm tốn, có thể có ý nghĩa chiến lược đối với cuộc chiến của Nga ở Donbas về phía đông nam, đe dọa đường tiếp tế của quân xâm lược.
Khi chúng tôi đi về phía bắc từ Kharkiv với quân đội Ukraine đến các ngôi làng và thị trấn bây giờ là tiền tuyến mới - đường đi vẫn còn các hố bom và mảnh vụn tên lửa của Nga. Tại ven đường cao tốc có các phương tiện của Nga bị phá hủy và xe tải cháy rụi, từng được sử dụng để chặn cuộc tấn công ban đầu của Nga vào Kharkiv.
Chúng tôi ngồi trên xe lái rất nhanh - sau tay lái là chỉ huy của một đơn vị tình nguyện, với khẩu súng trường cắm trong chỗ để chân. "Hai bên đường đã bị cài mìn", anh nói khi chiếc xe len lỏi qua một dãy rào chắn và bẫy xe tăng.
Xe chúng tôi là chiếc xe duy nhất trên đường, và chúng tôi biết rằng, trên ngọn đồi với rừng cây trước mặt, xe tăng và pháo binh Nga vẫn đang di chuyển.
Chiến tranh ở khu vực Kharkiv đã thay đổi - giờ đây trở thành trò chơi của diều hâu và chuột, nơi phương tiện bay không người lái của mỗi bên liên tục bay vòng tròn, cố gắng xác định chính xác xe tăng và súng của đối phương để nhắm mục tiêu bằng pháo binh.
Chụp lại hình ảnh,
Quân đội Ukraine cố gắng tiến về phía trước
Chúng tôi đi ngang qua một bệ phóng tên lửa Grad của Nga nằm trong một con mương, và một chiếc xe Lada quân sự màu xanh lá cây đã bị nghiền nát, sơn kí hiệu "Z" của Nga màu trắng trên cửa.
"Vũ khí bí mật của Nga," người chỉ huy nói trong tiếng cười của những người lính.
Gần Ruska Lozova, những vệt cháy xém trên đường là tất cả những gì còn sót lại của một chiếc xe dân dụng bị đạn pháo của Nga phá hủy. Thân xe không còn, nhưng những gì bên trong bị đổ ra đường, ở đây chiếc chăn màu hồng, ở kia là một số quần áo. Một số người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công.
Ngôi làng cho thấy tác động của cuộc chiến giành quyền kiểm soát. Pháo kích làm những ngôi nhà sụp đổ và một số tòa cao ốc còn đang bốc cháy. Chúng tôi đi qua một ngôi nhà có phần mái đổ nát, trong khi những bông hoa tulip đỏ tươi xếp thành hàng một cách trật tự trước cổng.
Trận chiến đã trở nên dễ dàng hơn, và những người đàn ông không còn chần chừ. Họ chạy băng qua bãi đất trống rất nhanh và leo lên tường để tránh hỏa lực Nga từ khu rừng, cách đó chưa đầy 500 mét.
Họ tin rằng binh lính Nga đã rời đi, và họ đang chiến đấu với những người từ vùng ly khai Donbas là chủ yếu. Nhưng một ngày sau khi chúng tôi đi khỏi, nhiều lính Nga đã bị bắt ở gần chiến tuyến.
Đột nhiên chúng tôi phải nấp trong một cái hố, tuyến đầu tiên của Ukraine chống lại kẻ thù khi pháo binh Nga lại nổ súng và đạn pháo bay vù vù trên đầu. Chúng bắn vào phía bên kia của ngôi làng vài giây sau đó.
Tại vị trí chống tăng, tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp cùng với phiên bản do Anh tiếp tế đã sẵn sàng đi vào sử dụng, được hai tình nguyện viên nói chuyện với tôi bằng tiếng Pháp điều khiển.
Họ là người Ukraine, nhưng đã gia nhập Quân đoàn nước ngoài của Pháp. Một người nói với tôi rằng anh đã phục vụ ở đó được ba năm, nhưng đã giải ngũ để tham gia chiến đấu cho Ukraine.
Đó có lẽ là thứ vũ khí mà Nga đã đánh giá thấp - sức mạnh đoàn kết của người Ukraine. Ngay cả trước khi viện trợ quân sự của phương Tây bắt đầu, đây là thứ đã neo giữ hàng phòng ngự của Ukraine. Trong nhóm tình nguyện viên có một nhà kinh tế học, một doanh nhân, một thợ cơ khí và một nhà vô địch đua xe.
Tôi đã gặp người chỉ huy trước ngày Chiến thắng 9/5 - ngày mà Nga và Ukraine kỷ niệm khi Hồng quân Liên Xô đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai - và hỏi anh ấy ý nghĩa của ngày này năm nay. Anh cảm thấy ngày kỷ niệm đã bị vấy bẩn.
Nhấp một chút trà mới pha, anh nói "Tôi sinh ra ở Liên Xô. Nga, tôi lấy làm tiếc, sử dụng mọi thứ như là vũ khí. Những ngày kỉ niệm chung, ngôn ngữ chung, tôn giáo chung của chúng tôi. Nga không hề do dự sử dụng mọi thứ đó. Đó là lý do tại sao mọi người ở đây giờ đây đều ghét tiếng Nga - ngay cả nhà thơ Nga Alexander Pushkin cũng không được chào đón - đó là lý do tại sao nhà thờ của chúng tôi bị chia cắt, và mọi thứ bằng tiếng Nga ở đây sẽ được đổi tên."
Rất ít người ở lại thị trấn của Ruska Losova. Bà Raisa, mặc chiếc áo khoác và đội mũ len xám đến gần các bác sĩ quân đội, run rẩy vì những đợt pháo kích xung quanh, và vì những vết thương mà pháo kích đã giáng lên cơ thể bà. Khuôn mặt bà đầy mảnh đạn và một nửa ngón tay của bà đã mất.
Khi bà cởi áo khoác, cánh tay gầy đã bị hở toang hoác ở phần bắp tay.
"Cắt như phi lê gà. Anh có thể gỡ mảnh đạn ra không?" - bà Raisa hỏi.
Có lẽ vì bà đã không gặp người trong nhiều tháng, hoặc vì cơn đột quỵ vào năm ngoái mà bà mới chỉ lấy lại được khả năng nói chuyện.
Câu chuyện của bà bắt đầu tuôn ra. Một nhóm binh lính vây quanh bà.
"Khi tôi sinh con, lúc đó có ba bà mẹ sinh con. Tôi ở giữa. Họ la hét. Tôi bình tĩnh. Tôi lấy dây buộc từ áo lên miệng. Bác sĩ bảo tôi hãy la lên. Nhưng tôi nói không quan trọng mình có la hét hay không. Nó vẫn rất đau đớn. Đó là cách tôi đã sinh ra con trai mình. Một cách lặng lẽ. "
Những người đàn ông xung quanh đang nhăn mặt khi bà bảo họ dùng kéo cắt bỏ phần da thịt. Một người lính trông có vẻ buồn nôn khi nhân viên y tế khâu lại vết thương bà. Khi việc đó diễn ra, bà suy nghĩ về số phận của ngôi làng mình và của một đế chế mà bà đã chứng kiến đang tan rã - ngôi nhà và lịch sử của bà đã đổ nát.
Bà sống qua thời Liên Xô khi mà Nga và Ukraine là hai quốc gia gắn bó. Trong nhiều năm, bà sống ở Đông Đức rồi mang thai và trở về Ukraine để sinh con một mình.
"Cha tôi và cha [của Putin] đã cùng nhau chiến đấu chống lại Hitler, phải không? Điều đó thực sự có thể xảy ra sao? Và bây giờ chúng tôi chiến đấu chống lại nhau," - bà nói với chúng tôi. "[Chúng tôi] từng là những quốc gia thân cận nhất. Điều này chưa từng xảy ra trước đây. Trước đây có những kẻ xâm lược Đức và giờ đây là người của chúng tôi xâm lược."
Sau khi được băng bó, bà Raisa được hộ tống đến một chiếc xe đang chờ sẵn, để đưa bà đến bệnh viện ở Kharkiv.
Hầu hết người dân trong làng đang được sơ tán, những chiếc xe buýt đang chờ để chở những người không có xe.
Sự chiếm đóng của quân đội Nga đã khiến ngôi làng bị chia cắt, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong tầng hầm của một tòa nhà, nhiều người dân địa phương đã bị giam giữ. Họ bị nghi ngờ đã tiếp tay cho kẻ thù. Họ bị bịt mắt, bị trùm đầu, trói tay. Trong số họ có ít nhất là một phụ nữ. Họ bị bỏ lại trong một căn phòng, sau đó bị đưa đến cơ quan an ninh để thẩm vấn.
Điện thoại và tài khoản mạng xã hội của họ sẽ bị kiểm tra. Các trạm kiểm soát của cảnh sát trên đường vào Kharkiv thẩm vấn tất cả mọi người đến từ các vùng giải phóng, tìm kiếm những kẻ phá hoại. Những người cộng sự [của Nga] phải đối mặt với 15 năm tù, hoặc án chung thân nếu hành động của họ gây ra cái chết cho người Ukraine.
Rất khó để Raisa có thể tha thứ cho quân đội Nga vì những vết thương mà bà đã phải chịu đựng. Và với mỗi trận chiến, những người đàn ông trên tiền tuyến đang tự giải phóng mình khỏi những ràng buộc đã từng gắn kết hai quốc gia này với nhau.
Nhưng hoạt động ở phía bắc Kharkiv vẫn chưa kết thúc và gây một cái giá đắt. Đó chỉ là một mặt trận trong những gì có vẻ như sẽ là một cuộc chiến lâu dài.
Quentin Sommerville Phóng viên BBC News từ Kharkiv
12.05.2022
Chụp lại hình ảnh,
Phóng viên BBC và lính Ukraine nấp dưới hố tránh pháo kích
Ukraine cho biết các lực lượng của họ đã chiếm lại các ngôi làng ở phía bắc và đông bắc Kharkiv, đẩy quân đội Nga lùi về biên giới. Cuộc tấn công đang diễn ra có thể báo hiệu sự thay đổi cục diện của cuộc chiến và gây nguy hại cho bước tiến chính của Nga xa hơn về phía Nam. Phóng viên Quentin Sommerville và quay phim Darren Conway của BBC đã có mặt cùng các lực lượng Ukraine khi họ lập chiến công.
Ngôi làng Ruska Lozova là tâm điểm trong sự đáp trả của Ukraine với sự xâm lược của Nga.
Mới đây nơi này đã được giải phóng nhờ nỗ lực phối hợp do các chỉ huy cấp cao của quân đội dẫn đầu. Quân đội Ukraine từ quân phòng vệ lãnh thổ, lực lượng bảo vệ quốc gia và quân đội chính quy đang tìm cách đẩy lùi quân Nga dọc theo chiến tuyến dài 32 km. Tại thành phố Belgorod của Nga, ngay bên kia biên giới, binh lính đã tập trung cho một cuộc phản công có khả năng xảy ra.
Chúng tôi lái xe về phía bắc từ thành phố Kharkhiv cùng quân đội Ukraine. Pháo kích của Nga tiếp tục dội xuống làng Ruska Lozova.
Không có điện nước, ít thức ăn, không điện thoại hay mạng, cư dân của ngôi làng đã bị cô lập với thành phố lớn thứ hai của Ukraine - cách đó chỉ 8 km về phía nam. Từ những khu rừng và ngọn đồi gần đó, súng cối và pháo binh Nga nã không ngừng vào Kharkiv.
Tại một trạm cứu trợ quân đội, chúng tôi gặp Raisa Opanasivna, người đã sống ở Ruska Lozova trong 30 năm. Người phụ nữ 66 tuổi đến gần những người lính Ukraine, lịch sử và hai chiếc túi nhựa lớn trĩu nặng trên vai bà.
Dưới chiếc mũ len màu xám, khuôn mặt hốc hác của bà hằn dấu nắng mưa, thân hình ốm yếu lưng còng. Bà đã không gặp nhiều người như vậy trong nhiều tháng. Kể từ khi chiến tranh nổ ra, ngôi làng của bà đã bị Nga chiếm đóng.
Quân Nga đến từng nhà. "Họ kiểm tra các ngôi nhà, hỏi xem chúng tôi có súng trường không. Nhưng tôi không có gì cả. Tôi chỉ có một mình", bà Raisa nói.
Chụp lại hình ảnh,
Ngôi làng của bà Raisa Opanasivna đã được giải phóng mới đây
Ruska Lozova đã bị phá nát, nhưng hơn thế nữa, cả thế giới của bà Raisa đã bị đảo lộn bởi cuộc xâm lược của Nga. Ở phía đông, cuộc chiến không chỉ là bài kiểm tra lại mối quan hệ của người dân với nước Nga - chỉ cách đó 30 km về phía bắc - mà hơn thế là sự đánh giá lại với từng cá nhân về ý nghĩa của việc là một người Ukraine nói tiếng Nga.
Một tháng trước, quân Nga đã thực sự đứng trước cổng Kharkiv. Các cuộc pháo kích liên tục - và các tòa nhà trên con phố chúng tôi đang ở đã bị tấn công. Tồi tệ đến mức việc đếm những giờ im ắng còn dễ hơn đếm những giờ pháo kích. Cảm giác như đang ở trên bờ vực thẳm, nơi mà một cuộc tấn công nữa của Nga là có thể tàn phá thành phố.
Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ khu vực xung quanh Kharkiv và Belgorod dọc theo biên giới Ukraine, Nga
Ở khu vực phía bắc Saltivka, toàn bộ các tòa chung cư đã bị phá hủy. Những người ở lại không có điện nước, và phải nấu thức ăn trên những ngọn lửa nhỏ mà họ đã đốt lên trên cầu thang.
Nhưng bóng ma chiến thắng của Nga, từng ám ảnh thành phố này, đã biến mất. Tuần trước, tôi ngồi trong một công viên ở trung tâm thành phố, cỏ ở đây được cắt tỉa gọn gàng, những luống hoa nở rộ và thưởng thức một ly kem từ một quán cà phê. Thành phố vẫn còn trống trải, nhưng số lượng các cuộc tấn công của pháo binh Nga đã giảm từ hàng chục trận mỗi ngày, xuống chỉ còn một vài trận. Còi báo động không kích vẫn vang lên đều đặn, nhưng Kharkiv không còn cảm thấy bên bờ vực của thảm họa nữa.
Chụp lại hình ảnh,
Hoa tulip nở trong công viên ở trung tâm thành phố Kharkiv tháng 5/2022
Những chiến công Ukraine đạt được, hiện còn khiêm tốn, có thể có ý nghĩa chiến lược đối với cuộc chiến của Nga ở Donbas về phía đông nam, đe dọa đường tiếp tế của quân xâm lược.
Khi chúng tôi đi về phía bắc từ Kharkiv với quân đội Ukraine đến các ngôi làng và thị trấn bây giờ là tiền tuyến mới - đường đi vẫn còn các hố bom và mảnh vụn tên lửa của Nga. Tại ven đường cao tốc có các phương tiện của Nga bị phá hủy và xe tải cháy rụi, từng được sử dụng để chặn cuộc tấn công ban đầu của Nga vào Kharkiv.
Chúng tôi ngồi trên xe lái rất nhanh - sau tay lái là chỉ huy của một đơn vị tình nguyện, với khẩu súng trường cắm trong chỗ để chân. "Hai bên đường đã bị cài mìn", anh nói khi chiếc xe len lỏi qua một dãy rào chắn và bẫy xe tăng.
Xe chúng tôi là chiếc xe duy nhất trên đường, và chúng tôi biết rằng, trên ngọn đồi với rừng cây trước mặt, xe tăng và pháo binh Nga vẫn đang di chuyển.
Chiến tranh ở khu vực Kharkiv đã thay đổi - giờ đây trở thành trò chơi của diều hâu và chuột, nơi phương tiện bay không người lái của mỗi bên liên tục bay vòng tròn, cố gắng xác định chính xác xe tăng và súng của đối phương để nhắm mục tiêu bằng pháo binh.
Chụp lại hình ảnh,
Quân đội Ukraine cố gắng tiến về phía trước
Chúng tôi đi ngang qua một bệ phóng tên lửa Grad của Nga nằm trong một con mương, và một chiếc xe Lada quân sự màu xanh lá cây đã bị nghiền nát, sơn kí hiệu "Z" của Nga màu trắng trên cửa.
"Vũ khí bí mật của Nga," người chỉ huy nói trong tiếng cười của những người lính.
Gần Ruska Lozova, những vệt cháy xém trên đường là tất cả những gì còn sót lại của một chiếc xe dân dụng bị đạn pháo của Nga phá hủy. Thân xe không còn, nhưng những gì bên trong bị đổ ra đường, ở đây chiếc chăn màu hồng, ở kia là một số quần áo. Một số người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công.
Ngôi làng cho thấy tác động của cuộc chiến giành quyền kiểm soát. Pháo kích làm những ngôi nhà sụp đổ và một số tòa cao ốc còn đang bốc cháy. Chúng tôi đi qua một ngôi nhà có phần mái đổ nát, trong khi những bông hoa tulip đỏ tươi xếp thành hàng một cách trật tự trước cổng.
Trận chiến đã trở nên dễ dàng hơn, và những người đàn ông không còn chần chừ. Họ chạy băng qua bãi đất trống rất nhanh và leo lên tường để tránh hỏa lực Nga từ khu rừng, cách đó chưa đầy 500 mét.
Họ tin rằng binh lính Nga đã rời đi, và họ đang chiến đấu với những người từ vùng ly khai Donbas là chủ yếu. Nhưng một ngày sau khi chúng tôi đi khỏi, nhiều lính Nga đã bị bắt ở gần chiến tuyến.
Đột nhiên chúng tôi phải nấp trong một cái hố, tuyến đầu tiên của Ukraine chống lại kẻ thù khi pháo binh Nga lại nổ súng và đạn pháo bay vù vù trên đầu. Chúng bắn vào phía bên kia của ngôi làng vài giây sau đó.
Tại vị trí chống tăng, tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp cùng với phiên bản do Anh tiếp tế đã sẵn sàng đi vào sử dụng, được hai tình nguyện viên nói chuyện với tôi bằng tiếng Pháp điều khiển.
Họ là người Ukraine, nhưng đã gia nhập Quân đoàn nước ngoài của Pháp. Một người nói với tôi rằng anh đã phục vụ ở đó được ba năm, nhưng đã giải ngũ để tham gia chiến đấu cho Ukraine.
Đó có lẽ là thứ vũ khí mà Nga đã đánh giá thấp - sức mạnh đoàn kết của người Ukraine. Ngay cả trước khi viện trợ quân sự của phương Tây bắt đầu, đây là thứ đã neo giữ hàng phòng ngự của Ukraine. Trong nhóm tình nguyện viên có một nhà kinh tế học, một doanh nhân, một thợ cơ khí và một nhà vô địch đua xe.
Tôi đã gặp người chỉ huy trước ngày Chiến thắng 9/5 - ngày mà Nga và Ukraine kỷ niệm khi Hồng quân Liên Xô đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai - và hỏi anh ấy ý nghĩa của ngày này năm nay. Anh cảm thấy ngày kỷ niệm đã bị vấy bẩn.
Nhấp một chút trà mới pha, anh nói "Tôi sinh ra ở Liên Xô. Nga, tôi lấy làm tiếc, sử dụng mọi thứ như là vũ khí. Những ngày kỉ niệm chung, ngôn ngữ chung, tôn giáo chung của chúng tôi. Nga không hề do dự sử dụng mọi thứ đó. Đó là lý do tại sao mọi người ở đây giờ đây đều ghét tiếng Nga - ngay cả nhà thơ Nga Alexander Pushkin cũng không được chào đón - đó là lý do tại sao nhà thờ của chúng tôi bị chia cắt, và mọi thứ bằng tiếng Nga ở đây sẽ được đổi tên."
Rất ít người ở lại thị trấn của Ruska Losova. Bà Raisa, mặc chiếc áo khoác và đội mũ len xám đến gần các bác sĩ quân đội, run rẩy vì những đợt pháo kích xung quanh, và vì những vết thương mà pháo kích đã giáng lên cơ thể bà. Khuôn mặt bà đầy mảnh đạn và một nửa ngón tay của bà đã mất.
Khi bà cởi áo khoác, cánh tay gầy đã bị hở toang hoác ở phần bắp tay.
"Cắt như phi lê gà. Anh có thể gỡ mảnh đạn ra không?" - bà Raisa hỏi.
Có lẽ vì bà đã không gặp người trong nhiều tháng, hoặc vì cơn đột quỵ vào năm ngoái mà bà mới chỉ lấy lại được khả năng nói chuyện.
Câu chuyện của bà bắt đầu tuôn ra. Một nhóm binh lính vây quanh bà.
"Khi tôi sinh con, lúc đó có ba bà mẹ sinh con. Tôi ở giữa. Họ la hét. Tôi bình tĩnh. Tôi lấy dây buộc từ áo lên miệng. Bác sĩ bảo tôi hãy la lên. Nhưng tôi nói không quan trọng mình có la hét hay không. Nó vẫn rất đau đớn. Đó là cách tôi đã sinh ra con trai mình. Một cách lặng lẽ. "
Những người đàn ông xung quanh đang nhăn mặt khi bà bảo họ dùng kéo cắt bỏ phần da thịt. Một người lính trông có vẻ buồn nôn khi nhân viên y tế khâu lại vết thương bà. Khi việc đó diễn ra, bà suy nghĩ về số phận của ngôi làng mình và của một đế chế mà bà đã chứng kiến đang tan rã - ngôi nhà và lịch sử của bà đã đổ nát.
Bà sống qua thời Liên Xô khi mà Nga và Ukraine là hai quốc gia gắn bó. Trong nhiều năm, bà sống ở Đông Đức rồi mang thai và trở về Ukraine để sinh con một mình.
"Cha tôi và cha [của Putin] đã cùng nhau chiến đấu chống lại Hitler, phải không? Điều đó thực sự có thể xảy ra sao? Và bây giờ chúng tôi chiến đấu chống lại nhau," - bà nói với chúng tôi. "[Chúng tôi] từng là những quốc gia thân cận nhất. Điều này chưa từng xảy ra trước đây. Trước đây có những kẻ xâm lược Đức và giờ đây là người của chúng tôi xâm lược."
Sau khi được băng bó, bà Raisa được hộ tống đến một chiếc xe đang chờ sẵn, để đưa bà đến bệnh viện ở Kharkiv.
Hầu hết người dân trong làng đang được sơ tán, những chiếc xe buýt đang chờ để chở những người không có xe.
Sự chiếm đóng của quân đội Nga đã khiến ngôi làng bị chia cắt, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong tầng hầm của một tòa nhà, nhiều người dân địa phương đã bị giam giữ. Họ bị nghi ngờ đã tiếp tay cho kẻ thù. Họ bị bịt mắt, bị trùm đầu, trói tay. Trong số họ có ít nhất là một phụ nữ. Họ bị bỏ lại trong một căn phòng, sau đó bị đưa đến cơ quan an ninh để thẩm vấn.
Điện thoại và tài khoản mạng xã hội của họ sẽ bị kiểm tra. Các trạm kiểm soát của cảnh sát trên đường vào Kharkiv thẩm vấn tất cả mọi người đến từ các vùng giải phóng, tìm kiếm những kẻ phá hoại. Những người cộng sự [của Nga] phải đối mặt với 15 năm tù, hoặc án chung thân nếu hành động của họ gây ra cái chết cho người Ukraine.
Rất khó để Raisa có thể tha thứ cho quân đội Nga vì những vết thương mà bà đã phải chịu đựng. Và với mỗi trận chiến, những người đàn ông trên tiền tuyến đang tự giải phóng mình khỏi những ràng buộc đã từng gắn kết hai quốc gia này với nhau.
Nhưng hoạt động ở phía bắc Kharkiv vẫn chưa kết thúc và gây một cái giá đắt. Đó chỉ là một mặt trận trong những gì có vẻ như sẽ là một cuộc chiến lâu dài.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Quân đội Nga thiếu chips v.v.., phải lấy chips trong máy rửa chén v.v... để xài cho xe tăng.
https://www.tagesspiegel.de/politik/usa-berichten-ueber-materialmangel-russisches-militaer-nutzt-offenbar-kuechengeraete-als-panzer-ersatzteillager/28331572.html
~
https://www.n-tv.de/panorama/Russen-nutzen-Chips-aus-Geschirrspuelern-in-Panzern-article23327011.html
https://www.tagesspiegel.de/politik/usa-berichten-ueber-materialmangel-russisches-militaer-nutzt-offenbar-kuechengeraete-als-panzer-ersatzteillager/28331572.html
~
https://www.n-tv.de/panorama/Russen-nutzen-Chips-aus-Geschirrspuelern-in-Panzern-article23327011.html
Last edited by LDN on Thu May 12, 2022 6:48 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Bài này lâu rồi nhưng vẫn thú vị
Stinger, Javelin và NLAW: Tên lửa phương Tây thành ác mộng cho Nga tại Ukraina
Đăng ngày: 07/03/2022 - rfi
Ảnh minh họa: Thủy quân lục chiến Mỹ tập phóng tên lửa Stinger tại trại Capu Midia, trên bờ Biển Đen ở Rumani, ngày 20/03/2017.
Trọng Nghĩa
Trực thăng võ trang bị bắn rơi, rất nhiều chiến xa bị phá hủy… từ khi mở cuộc tấn công vào Ukraina từ hôm 24/02/2022, dù mạnh hơn gấp bội đối phương, quân đội Nga đã không tránh được những thiệt hại đáng kể về vật chất và con người. Ukraina trì hoãn được bước tiến của Quân Đội Nga nhờ việc lực lượng võ trang của họ đã được phương Tây cung cấp nhiều loại tên lửa rất thuận tiện cho chiến tranh du kích, từ tên lửa chống tăng Javelin, NLAW, cho đến tên lửa phòng không Stinger.
Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 05/03 đã trích dẫn nguồn tin từ chính quyền Ukraina hôm 02/03 cho biết là gần 60 xe tăng và hơn 355 quân xa của Nga bị phá hủy để cho rằng các loại tên lửa khác nhau mà phương Tây ráo riết viện trợ cho Kiev đang trở thành ác mộng cho Quân Đội Nga tại Ukraina.
Từ ngày Nga xua quân tấn công vào Ukraina, các quốc gia phương Tây đã liên tiếp loan báo quyết định chi viện vũ khí cho chính quyền Kiev, đặc biệt là là loại tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ hay NLAW của một liên doanh Anh-Thụy Điển.
Stinger từng chứng tỏ khả năng bắn hạ phi cơ Nga tại Afghanistan
Ngoài Hoa Kỳ, nước đã đi đầu trong việc trang bị vũ khí Ukraina ngay từ trước khi cuộc chiến bùng lên, nước Đức chẳng hạn, vào tuần trước, đã phá bỏ cấm kỵ có từ thời sau Thế Chiến Thứ Hai để quyết định gửi 500 tên lửa Stinger cho Ukraina, với 2.700 chiếc khác sẽ được chuyển giao thêm. Trước Đức, Hà Lan cũng loan báo quyết định sẽ cung cấp càng sớm càng tốt cho Ukraina 200 tên lửa Stinger.
Hiệu quả của tên lửa phòng không Stinger do Mỹ sản xuất rất đáng sợ. Trong cuộc chiến tranh Afghanistan trước đây, không quân Nga đã phải chịu rất nhiều thiệt hại do loại vũ khí này, vốn đã được Mỹ cung cấp cho lực lượng kháng chiến chống Nga.
Tính chất lợi hại của Stinger nằm ở chỗ đây là một tên lửa vác vai, có thể phóng từ hệ thống phòng không do một người mang, có thể bắn từ nhiều vị trí khác nhau, nên có thể được triển khai ở hầu hết mọi nơi. Đây là loại tên lửa được mệnh danh là “bắn và quên - fire and forget”, có nghĩa là chỉ cần bắn ra, và chiếc tên lửa sẽ tự động tìm đến mục tiêu.
Theo ghi nhận của trang tin Pháp Air Cosmos ngày 27/02 ngay từ năm 2018 Ukraina đã chính thức yêu cầu mua vài nghìn chiếc Stinger với trị giá 750 triệu đô la. Tuy nhiên, ít ra là trên bình diện chính thức, đơn đặt hàng này không được Mỹ đáp ứng. Tuy nhiên, với chiến dịch tấn công của Nga ngày càng rõ nét, vào tháng hai vừa qua, Washington đã thay đổi thái độ.
Olivier Kempf, chuyên gia tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp FRS nhắc lại: “Năm 1979, người Mỹ đã giao Stinger cho người Afghanistan để chiến đấu chống lại lực lượng vũ trang Nga”. Những tên lửa phòng không này giúp cho lực lượng mujahideen chiến đấu hiệu quả trước sự sử dụng ồ ạt của các máy bay Liên Xô.
Còn ngày nay, theo Cédric Mas, sử gia Pháp chuyên về quân sự, tại Ukraina, Stinger cũng rất hiệu quả, “đặc biệt là đối với các loại máy bay trực thăng vốn được sử dụng rộng rãi trong học thuyết quân sự của Nga. Stinger tạo ra một mối nguy hiểm thường trực”.
Việc nhiều nước, trong đó có Mỹ, Đức, Hà Lan, Lítva… cung cấp Stinger cho Ukraina đã khiến Điện Kremlin lo ngại. Cuối tuần qua, bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu và NATO “ngừng giao vũ khí”, và cho biết là Matxcơva đặc biệt lo ngại rằng tên lửa phòng không Stinger có thể rơi vào tay những kẻ khủng bố, gây ra mối đe dọa cho các hãng hàng không.
Javelin: Ác mộng đối với chiến xa Nga từ Chiến Tranh Vùng Vịnh
Loại tên lửa thứ hai mà quân đội Ukraina có trong tay và đã gây thiệt hại không ít cho lực lượng Nga là tên lửa chống tăng Javelin, cũng thuộc loại cá nhân, thuộc diện “bắn và quên”, và cũng do Mỹ chế tạo.
Theo ghi nhận của Le Figaro, loại tên lửa này thậm chí đã trở thành một biểu tượng của công cuộc kháng chiến chống lại Nga được chia sẻ rộng rãi trên mạng, với hình vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh đang cầm một chiếc Javelin, kèm theo hàng chữ “Thánh Javelin, hãy bảo vệ Ukraina”. Trên mạng, tràn ngập hình ảnh những chiếc xe bọc thép và quân xa Nga bị phá hủy.
Được thiết kế chủ yếu để chống tăng, loại tên lửa này có thể được bắn đi theo đường “cầu vồng”, khi được phóng đi sẽ bay lên độ cao khoảng 160 mét rồi rơi thẳng đứng xuống mục tiêu ở vào điểm yếu nhất của các loại xe bọc thép.
Ngoài ra, Javelin cũng có thể tấn công trực diện theo đường ngang, thường được sử dụng để phá hủy công sự hay máy bay trực thăng bằng cách đưa tên lửa lên độ cao 60m.
Theo Le Figaro, năm 2018, Kiev đã đặt mua 47 triệu đô la tên lửa Javelin, sau đó mua thêm gần 500 chiếc khác vào năm 2021 và 2022. Tháng Giêng vừa qua, đã có 300 tên lửa Javelin đến tay người Ukraina. Estonia, một nước Baltic cũng đã cung cấp tên lửa loại này cho đồng minh của mình.
Javelin cũng đã chứng minh hiệu quả trong cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh lần thứ hai, khi được sử dụng để chống lại xe tăng T-72 do Nga chế tạo.
NLAW: Đặc biệt thích hợp cho du kích đường phố
Loại tên lửa thứ ba là NLAW (Next Generation Light Anti-Tank Weapon - Vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo) cũng tạo ra rất nhiều thiệt hại cho lực lượng Nga.
Đây là loại tên lửa do tập đoàn vũ khí Thụy Điển Saab-Bofors thiết kế và tập đoàn vũ khí Anh Thales UK sản xuất. Tháng Giêng vừa qua, Anh Quốc đã giao cho Ukraina 2000 chiếc tên lửa loại này.
Với tầm bắn hạn chế - không vượt quá 800m - loại tên lửa cá nhân NLAW chủ yếu được thiết kế để sử dụng trong một môi trường hẹp để chống lại các phương tiện bọc thép, hoặc các loại xe cơ giới khác, thậm chí là các trung tâm chỉ huy, đặc biệt thích hợp để chiến đấu trong các khu vực đô thị.
Theo chuyên gia Olivier Kempf, các loại vũ khí chi viện cho Ukraina có thể “đóng một vai trò nhất định trong cuộc chiến, nhưng xét số lượng thiết bị mà Nga sử dụng, các phương tiên của Ukraina chỉ có thể làm cuộc xâm lược chậm lại, nhưng không thể đẩy lùi Nga”.
Trước mắt, như nhận định của nhà sử học Cédric Mas, các loại tên lửa này đã trở thành “cơn ác mộng đối với lực lượng Nga, tương tự như pháo binh Nga hiện đang là cơn ác mộng đối với người Ukraine”.
Theo các chuyên gia, vấn đề đối với Ukraina là làm sao có được người biết sử dụng các loại vũ khí phải nói là tối tân này. Ngoài ra, đây là các loại vũ khí chủ yếu là phòng thủ, sẽ không cho phép lực lượng Ukraina tổ chức phản công.
Stinger, Javelin và NLAW: Tên lửa phương Tây thành ác mộng cho Nga tại Ukraina
Đăng ngày: 07/03/2022 - rfi
Ảnh minh họa: Thủy quân lục chiến Mỹ tập phóng tên lửa Stinger tại trại Capu Midia, trên bờ Biển Đen ở Rumani, ngày 20/03/2017.
Trọng Nghĩa
Trực thăng võ trang bị bắn rơi, rất nhiều chiến xa bị phá hủy… từ khi mở cuộc tấn công vào Ukraina từ hôm 24/02/2022, dù mạnh hơn gấp bội đối phương, quân đội Nga đã không tránh được những thiệt hại đáng kể về vật chất và con người. Ukraina trì hoãn được bước tiến của Quân Đội Nga nhờ việc lực lượng võ trang của họ đã được phương Tây cung cấp nhiều loại tên lửa rất thuận tiện cho chiến tranh du kích, từ tên lửa chống tăng Javelin, NLAW, cho đến tên lửa phòng không Stinger.
Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 05/03 đã trích dẫn nguồn tin từ chính quyền Ukraina hôm 02/03 cho biết là gần 60 xe tăng và hơn 355 quân xa của Nga bị phá hủy để cho rằng các loại tên lửa khác nhau mà phương Tây ráo riết viện trợ cho Kiev đang trở thành ác mộng cho Quân Đội Nga tại Ukraina.
Từ ngày Nga xua quân tấn công vào Ukraina, các quốc gia phương Tây đã liên tiếp loan báo quyết định chi viện vũ khí cho chính quyền Kiev, đặc biệt là là loại tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ hay NLAW của một liên doanh Anh-Thụy Điển.
Stinger từng chứng tỏ khả năng bắn hạ phi cơ Nga tại Afghanistan
Ngoài Hoa Kỳ, nước đã đi đầu trong việc trang bị vũ khí Ukraina ngay từ trước khi cuộc chiến bùng lên, nước Đức chẳng hạn, vào tuần trước, đã phá bỏ cấm kỵ có từ thời sau Thế Chiến Thứ Hai để quyết định gửi 500 tên lửa Stinger cho Ukraina, với 2.700 chiếc khác sẽ được chuyển giao thêm. Trước Đức, Hà Lan cũng loan báo quyết định sẽ cung cấp càng sớm càng tốt cho Ukraina 200 tên lửa Stinger.
Hiệu quả của tên lửa phòng không Stinger do Mỹ sản xuất rất đáng sợ. Trong cuộc chiến tranh Afghanistan trước đây, không quân Nga đã phải chịu rất nhiều thiệt hại do loại vũ khí này, vốn đã được Mỹ cung cấp cho lực lượng kháng chiến chống Nga.
Tính chất lợi hại của Stinger nằm ở chỗ đây là một tên lửa vác vai, có thể phóng từ hệ thống phòng không do một người mang, có thể bắn từ nhiều vị trí khác nhau, nên có thể được triển khai ở hầu hết mọi nơi. Đây là loại tên lửa được mệnh danh là “bắn và quên - fire and forget”, có nghĩa là chỉ cần bắn ra, và chiếc tên lửa sẽ tự động tìm đến mục tiêu.
Theo ghi nhận của trang tin Pháp Air Cosmos ngày 27/02 ngay từ năm 2018 Ukraina đã chính thức yêu cầu mua vài nghìn chiếc Stinger với trị giá 750 triệu đô la. Tuy nhiên, ít ra là trên bình diện chính thức, đơn đặt hàng này không được Mỹ đáp ứng. Tuy nhiên, với chiến dịch tấn công của Nga ngày càng rõ nét, vào tháng hai vừa qua, Washington đã thay đổi thái độ.
Olivier Kempf, chuyên gia tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp FRS nhắc lại: “Năm 1979, người Mỹ đã giao Stinger cho người Afghanistan để chiến đấu chống lại lực lượng vũ trang Nga”. Những tên lửa phòng không này giúp cho lực lượng mujahideen chiến đấu hiệu quả trước sự sử dụng ồ ạt của các máy bay Liên Xô.
Còn ngày nay, theo Cédric Mas, sử gia Pháp chuyên về quân sự, tại Ukraina, Stinger cũng rất hiệu quả, “đặc biệt là đối với các loại máy bay trực thăng vốn được sử dụng rộng rãi trong học thuyết quân sự của Nga. Stinger tạo ra một mối nguy hiểm thường trực”.
Việc nhiều nước, trong đó có Mỹ, Đức, Hà Lan, Lítva… cung cấp Stinger cho Ukraina đã khiến Điện Kremlin lo ngại. Cuối tuần qua, bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu và NATO “ngừng giao vũ khí”, và cho biết là Matxcơva đặc biệt lo ngại rằng tên lửa phòng không Stinger có thể rơi vào tay những kẻ khủng bố, gây ra mối đe dọa cho các hãng hàng không.
Javelin: Ác mộng đối với chiến xa Nga từ Chiến Tranh Vùng Vịnh
Loại tên lửa thứ hai mà quân đội Ukraina có trong tay và đã gây thiệt hại không ít cho lực lượng Nga là tên lửa chống tăng Javelin, cũng thuộc loại cá nhân, thuộc diện “bắn và quên”, và cũng do Mỹ chế tạo.
Theo ghi nhận của Le Figaro, loại tên lửa này thậm chí đã trở thành một biểu tượng của công cuộc kháng chiến chống lại Nga được chia sẻ rộng rãi trên mạng, với hình vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh đang cầm một chiếc Javelin, kèm theo hàng chữ “Thánh Javelin, hãy bảo vệ Ukraina”. Trên mạng, tràn ngập hình ảnh những chiếc xe bọc thép và quân xa Nga bị phá hủy.
Được thiết kế chủ yếu để chống tăng, loại tên lửa này có thể được bắn đi theo đường “cầu vồng”, khi được phóng đi sẽ bay lên độ cao khoảng 160 mét rồi rơi thẳng đứng xuống mục tiêu ở vào điểm yếu nhất của các loại xe bọc thép.
Ngoài ra, Javelin cũng có thể tấn công trực diện theo đường ngang, thường được sử dụng để phá hủy công sự hay máy bay trực thăng bằng cách đưa tên lửa lên độ cao 60m.
Theo Le Figaro, năm 2018, Kiev đã đặt mua 47 triệu đô la tên lửa Javelin, sau đó mua thêm gần 500 chiếc khác vào năm 2021 và 2022. Tháng Giêng vừa qua, đã có 300 tên lửa Javelin đến tay người Ukraina. Estonia, một nước Baltic cũng đã cung cấp tên lửa loại này cho đồng minh của mình.
Javelin cũng đã chứng minh hiệu quả trong cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh lần thứ hai, khi được sử dụng để chống lại xe tăng T-72 do Nga chế tạo.
NLAW: Đặc biệt thích hợp cho du kích đường phố
Loại tên lửa thứ ba là NLAW (Next Generation Light Anti-Tank Weapon - Vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo) cũng tạo ra rất nhiều thiệt hại cho lực lượng Nga.
Đây là loại tên lửa do tập đoàn vũ khí Thụy Điển Saab-Bofors thiết kế và tập đoàn vũ khí Anh Thales UK sản xuất. Tháng Giêng vừa qua, Anh Quốc đã giao cho Ukraina 2000 chiếc tên lửa loại này.
Với tầm bắn hạn chế - không vượt quá 800m - loại tên lửa cá nhân NLAW chủ yếu được thiết kế để sử dụng trong một môi trường hẹp để chống lại các phương tiện bọc thép, hoặc các loại xe cơ giới khác, thậm chí là các trung tâm chỉ huy, đặc biệt thích hợp để chiến đấu trong các khu vực đô thị.
Theo chuyên gia Olivier Kempf, các loại vũ khí chi viện cho Ukraina có thể “đóng một vai trò nhất định trong cuộc chiến, nhưng xét số lượng thiết bị mà Nga sử dụng, các phương tiên của Ukraina chỉ có thể làm cuộc xâm lược chậm lại, nhưng không thể đẩy lùi Nga”.
Trước mắt, như nhận định của nhà sử học Cédric Mas, các loại tên lửa này đã trở thành “cơn ác mộng đối với lực lượng Nga, tương tự như pháo binh Nga hiện đang là cơn ác mộng đối với người Ukraine”.
Theo các chuyên gia, vấn đề đối với Ukraina là làm sao có được người biết sử dụng các loại vũ khí phải nói là tối tân này. Ngoài ra, đây là các loại vũ khí chủ yếu là phòng thủ, sẽ không cho phép lực lượng Ukraina tổ chức phản công.
Last edited by LDN on Fri May 13, 2022 5:28 pm; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Quân Ukraine dùng pháo tự hành & vũ khí không quân phá tan 1 tiểu đội Nga muốn vượt sông.
https://m.bild.de/politik/ausland/politik-ausland/krieg-in-der-ukraine-russen-manoever-endet-in-falle-und-fiasko-80057662.bildMobile.html###wt_ref=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2F&wt_t=1652384503369
https://m.bild.de/politik/ausland/politik-ausland/krieg-in-der-ukraine-russen-manoever-endet-in-falle-und-fiasko-80057662.bildMobile.html###wt_ref=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2F&wt_t=1652384503369
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
The Russians Lost An Entire Battalion Trying To Cross A River In Eastern Ukraine
David Axe
Forbes Staff
May 11, 2022
The aftermath of the Russian attempt to cross the[+]UKRAINIAN ARMY CAPTURE
The better part of two or more Russian army battalions—potentially 100 vehicles and more than a thousand troops—in recent days tried to cross a pontoon bridge spanning the Siverskyi Donets River, running west to east between the separatist provinces of Donetsk and Luhansk in eastern Ukraine.
Ukrainian artillery caught them at the river bank—and destroyed them. The rapid destruction of around six dozen tanks and other armored vehicles, along with the bridge itself, underscores Russia’s deepening woes as its troops try, and fail, to make meaningful gains in eastern Ukraine’s Donbas region.
“We still assess Russian ground force in the Donbas to be slow and uneven,” an unnamed U.S. Defense Department official told reporters on Tuesday. The Russians’ inability to cross rivers might explain their sloth.
The Siverskyi Donets, which threads from southern Russia into eastern Ukraine then back into Russia, is just one of several water barriers Russian battalions must cross in order to advance west into Ukrainian-held territory. According to the Ukrainian armed forces’ general staff, the battalion that got caught at the pontoon bridge apparently was trying to strike at Lyman, a city of 20,000 that lies 17 miles west of the doomed crossing.
The Ukrainian army’s 17th Tank Brigade spotted the bridge, perhaps using one of the many small drones that function as the army’s eyes over the battlefield. The 17th is one of the army’s four active tank brigades. Its line battalions operate T-64 tanks and BMP fighting vehicles.
But it was the brigade’s artillery battalion with its 2S1 122-millimeter howitzers that apparently got first crack at the Russian bridge and the vehicles and troops concentrated on and around it, out in the open.
The 17th’s shelling destroyed more than 70 T-72 and T-80 tanks, BMPs, MT-LB armored tractors and much of the bridging unit itself, including a tugboat and the pontoon span.
It’s unclear how many Russians died or were wounded, but it’s worth noting that no battalion can lose most of its vehicles and remain capable of operations. In one strike, the Ukrainians removed from the battlefield one or two of the roughly 99 Russian battalion tactical groups in Ukraine.
In the aftermath of their defeat, local Russian forces are sticking to their side of the river, “trying to hold positions on the right bank,” according to the general staff in Kyiv. The disastrous river-crossing comes as Russian forces also are retreating away from the city of Kharkiv, farther north.
To be fair to Moscow, crossing any water obstacle during wartime is dangerous. The Ukrainians can claim perhaps the most lopsided victory over an enemy bridging effort, but the Russians have knocked out some Ukrainian spans, too.
David Axe
Forbes Staff
May 11, 2022
The aftermath of the Russian attempt to cross the[+]UKRAINIAN ARMY CAPTURE
The better part of two or more Russian army battalions—potentially 100 vehicles and more than a thousand troops—in recent days tried to cross a pontoon bridge spanning the Siverskyi Donets River, running west to east between the separatist provinces of Donetsk and Luhansk in eastern Ukraine.
Ukrainian artillery caught them at the river bank—and destroyed them. The rapid destruction of around six dozen tanks and other armored vehicles, along with the bridge itself, underscores Russia’s deepening woes as its troops try, and fail, to make meaningful gains in eastern Ukraine’s Donbas region.
“We still assess Russian ground force in the Donbas to be slow and uneven,” an unnamed U.S. Defense Department official told reporters on Tuesday. The Russians’ inability to cross rivers might explain their sloth.
The Siverskyi Donets, which threads from southern Russia into eastern Ukraine then back into Russia, is just one of several water barriers Russian battalions must cross in order to advance west into Ukrainian-held territory. According to the Ukrainian armed forces’ general staff, the battalion that got caught at the pontoon bridge apparently was trying to strike at Lyman, a city of 20,000 that lies 17 miles west of the doomed crossing.
The Ukrainian army’s 17th Tank Brigade spotted the bridge, perhaps using one of the many small drones that function as the army’s eyes over the battlefield. The 17th is one of the army’s four active tank brigades. Its line battalions operate T-64 tanks and BMP fighting vehicles.
But it was the brigade’s artillery battalion with its 2S1 122-millimeter howitzers that apparently got first crack at the Russian bridge and the vehicles and troops concentrated on and around it, out in the open.
The 17th’s shelling destroyed more than 70 T-72 and T-80 tanks, BMPs, MT-LB armored tractors and much of the bridging unit itself, including a tugboat and the pontoon span.
It’s unclear how many Russians died or were wounded, but it’s worth noting that no battalion can lose most of its vehicles and remain capable of operations. In one strike, the Ukrainians removed from the battlefield one or two of the roughly 99 Russian battalion tactical groups in Ukraine.
In the aftermath of their defeat, local Russian forces are sticking to their side of the river, “trying to hold positions on the right bank,” according to the general staff in Kyiv. The disastrous river-crossing comes as Russian forces also are retreating away from the city of Kharkiv, farther north.
To be fair to Moscow, crossing any water obstacle during wartime is dangerous. The Ukrainians can claim perhaps the most lopsided victory over an enemy bridging effort, but the Russians have knocked out some Ukrainian spans, too.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Russian army ‘lose entire battalion’ trying to cross Ukraine bridge
British intelligence says Russian forces are likely to redeploy to eastern bank of Siverskyi Donets river
Shweta Sharma - Independent
12.05.2022
I would like to be emailed about offers, events and updates from The Independent. Read our privacy notice
The Russian army has suffered heavy losses including the destruction of around three dozen tanks after the Ukrainian army blew up a pontoon bridge over the Siverskyi Donets river in the Luhansk region, according to reports.
Satellite images collected by geospatial intelligence firm BlackSky show that a pontoon bridge – used primarily but not invariably for military purposes – was destroyed on 10 May after Ukrainian artillery struck the bridge and surrounding area.
The images show smoke emanating from the half-sunken bridge with destroyed armoured vehicles lying on the shores of the Siverskyi Donets river, running west to east between Russian rebels-controlled provinces of Donetsk and Luhansk in eastern Ukraine.
On Wednesday, the Ukrainian defence ministry shared the same images, saying Ukrainian ground forces, artillerymen of the 17th tank brigade, “have opened the holiday season for ruscists”, referring to Russian soldiers.
“Some bathed in the Siverskyi Donets River, and some were burned by the May sun,” it said.
There were around three dozen tanks and other armoured vehicles lying destroyed along the river after the successful strike by the Ukrainian army, it reported.
The US defence department on Tuesday said that the movement of Russian ground forces in Donbas “is slow and uneven”.
According to British army intelligence, Russia forces are reportedly likely to redeploy, after replenishing the losses, to the eastern bank of the Siverskyi Donets river.
An aerial view of burnt vehicles and the remains of what appears to be a makeshift bridge across the Siverskyi Donets River
British intelligence says Russian forces are likely to redeploy to eastern bank of Siverskyi Donets river
Shweta Sharma - Independent
12.05.2022
I would like to be emailed about offers, events and updates from The Independent. Read our privacy notice
The Russian army has suffered heavy losses including the destruction of around three dozen tanks after the Ukrainian army blew up a pontoon bridge over the Siverskyi Donets river in the Luhansk region, according to reports.
Satellite images collected by geospatial intelligence firm BlackSky show that a pontoon bridge – used primarily but not invariably for military purposes – was destroyed on 10 May after Ukrainian artillery struck the bridge and surrounding area.
The images show smoke emanating from the half-sunken bridge with destroyed armoured vehicles lying on the shores of the Siverskyi Donets river, running west to east between Russian rebels-controlled provinces of Donetsk and Luhansk in eastern Ukraine.
On Wednesday, the Ukrainian defence ministry shared the same images, saying Ukrainian ground forces, artillerymen of the 17th tank brigade, “have opened the holiday season for ruscists”, referring to Russian soldiers.
“Some bathed in the Siverskyi Donets River, and some were burned by the May sun,” it said.
There were around three dozen tanks and other armoured vehicles lying destroyed along the river after the successful strike by the Ukrainian army, it reported.
The US defence department on Tuesday said that the movement of Russian ground forces in Donbas “is slow and uneven”.
According to British army intelligence, Russia forces are reportedly likely to redeploy, after replenishing the losses, to the eastern bank of the Siverskyi Donets river.
An aerial view of burnt vehicles and the remains of what appears to be a makeshift bridge across the Siverskyi Donets River
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?
nghiencuuquocte
Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Doesn’t End?,” Foreign Affairs, 20/04/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?
Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Hợp bang Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những khoảnh khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng.
Nhưng bối cảnh xung quanh kết thúc của một cuộc chiến có thể gây hiểu lầm. Việc Hợp bang miền Nam đầu hàng tại Tòa án Appomattox đã không giải quyết được căng thẳng chính trị hoặc căng thẳng văn hóa giữa hai miền Bắc và Nam, cũng không giải quyết được những định kiến về chủng tộc và khác biệt chính trị có liên quan, vốn đã tiếp tục tồn tại rất lâu sau khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ. Giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, những năm 1920 và 1930, ở châu Âu ngập tràn lo lắng và căng thẳng, dần dồn nén thành một cuộc đại chiến khác. Hồi kết của Thế chiến 2 chính là bình minh của Chiến tranh Lạnh. Và, bất chấp sự sụp đổ của Liên Xô, Chiến tranh Lạnh có lẽ chưa kết thúc – nó có thể vẫn đang tiếp diễn, như nhà sử học Stephen Kotkin gần đây đã lập luận.
Trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, có thể sẽ không có một khoảnh khắc riêng rẽ nào đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh – chí ít là trong một thời gian nữa. Cuộc chiến đã kéo dài được tám tuần – dài hơn nhiều so với dự đoán của hai bên – và thực sự có khả năng hai quốc gia sẽ không đạt được những gì họ mong muốn. Ukraine có lẽ sẽ không thể trục xuất được hoàn toàn lực lượng Nga ra khỏi lãnh thổ mà họ đã chiếm được kể từ khi Moscow tiến hành xâm lược vào tháng 2. Còn Nga có vẻ sẽ không thể đạt được mục tiêu chính trị chính của mình: kiểm soát Ukraine. Thay vì đi đến một giải pháp dứt điểm, cuộc chiến có thể mở ra một kỷ nguyên xung đột mới, đặc trưng bởi một chu kỳ chiến tranh của Nga ở Ukraine. Nếu chiến tranh không sớm kết thúc, thì câu hỏi quan trọng là: Thời gian sẽ đứng về phía ai?
Chuẩn bị cho giai đoạn khó khăn
Thời gian có thể nghiêng về phía Nga. Một cuộc chiến kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm có thể là kết quả có thể chấp nhận được, thậm chí có lợi cho Moscow. Nó chắc chắn sẽ là một kết cục tồi tệ đối với Ukraine, quốc gia sẽ bị tàn phá nặng nề, và đối với phương Tây, nơi sẽ phải đối mặt với nhiều năm bất ổn ở châu Âu và thường xuyên bị đe dọa về chiến tranh lan rộng. Một cuộc chiến dài hạn cũng có thể được cảm nhận trên toàn cầu, với khả năng gây ra những làn sóng đói kém và bất ổn kinh tế. Một cuộc chiến vô tận ở Ukraine cũng có nguy cơ làm xói mòn sự ủng hộ đối với Kyiv tại các xã hội phương Tây, vốn không được chuẩn bị kỹ càng để chịu đựng các xung đột quân sự kéo dài, dù rằng xung đột xảy ra ở nơi khác. Các xã hội phương Tây theo định hướng thương mại, hậu hiện đại đã quen với những tiện nghi của một thế giới thời bình toàn cầu hóa có thể mất hứng thú với chiến tranh Ukraine – khác với dân thường Nga, mà bộ máy tuyên truyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kích động và huy động trở thành một xã hội thời chiến.
Dù Mỹ và các đồng minh có lý do chính đáng khi hy vọng và nỗ lực hướng tới một chiến thắng nhanh chóng cho Ukraine, các nhà hoạch định chính sách phương Tây vẫn phải sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài. Các công cụ chính sách mà họ sử dụng – chẳng hạn như viện trợ quân sự và các biện pháp trừng phạt – sẽ không thay đổi nhiều trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh. Hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine là điều cần thiết, bất kể quỹ đạo của cuộc chiến có thế nào. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, về mặt lý thuyết sẽ dẫn đến những thay đổi trong tính toán của Nga, và sẽ phù hợp với mục đích dài hạn là làm suy yếu cỗ máy chiến tranh Nga.
Thách thức chính không nằm ở việc hỗ trợ Ukraine. Nó nằm ở việc ủng hộ chiến tranh trong nội bộ các quốc gia đang hậu thuẫn cho Ukraine. Trong thời đại của mạng xã hội và của những cảm xúc được định hướng bằng hình ảnh, dư luận có thể thay đổi thất thường. Để Ukraine có thể thành công, dư luận toàn cầu phải rất kiên định, và điều đó phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo chính trị lão luyện và kiên nhẫn hơn bất cứ thứ gì khác.
Cuộc chơi còn dài
Putin có nhiều lý do để không kết thúc cuộc chiến mà ông đã bắt đầu. Ông còn ở rất xa so với các mục tiêu chính của mình. Cho đến nay, quân đội của ông đã không đủ hiệu quả để có thể buộc người Ukraine đầu hàng, và Nga còn một chặng đường dài trước khi lật đổ được chính phủ Ukraine. Những thất bại của ông đã bị công khai một cách nhục nhã. Sau khi đột ngột rút lui khỏi các khu vực xung quanh Kyiv, quân đội Nga đã phải chứng kiến cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp đón những vị khách nước ngoài đến thăm thủ đô và các đại sứ quán mở cửa trở lại. Vụ chìm soái hạm Moskva của Nga, nhiều khả năng do tên lửa Ukraine, là một ví dụ rõ ràng khác cho thấy sự mất mặt của quân đội Nga trước lực lượng Ukraine. Putin đã phải trả một cái giá đắt cho cuộc xâm lược của mình. Theo quan điểm của Tổng thống Nga, bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai, nếu không giành được sự nhượng bộ lớn từ Ukraine, thì sẽ không tương xứng với thiệt hại về người, về của, và sự cô lập quốc tế mà nước Nga đã phải chịu đựng. Sau khi huy động người Nga tham gia chiến tranh – và trong quá trình đó, khơi gợi lại những xung đột mang tính biểu tượng, như Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô chống lại Đức Quốc xã – Putin có thể sẽ không chấp nhận một nền hòa bình nhục nhã.
Dù cuộc chiến này là một sai lầm chiến lược đối với Nga, nhưng Putin có thể sẽ tự gây thiệt hại về mặt chính trị cho bản thân, nếu ông thừa nhận sai lầm của mình. Trước khi xâm lược Ukraine, Nga vẫn duy trì quan hệ với châu Âu và Mỹ, và có một nền kinh tế vẫn hoạt động tốt. Ukraine, về mặt chính thức, là một quốc gia không liên kết với nhiều chia rẽ nội bộ và nhiều lỗ hổng. Cũng không có kế hoạch mở rộng NATO theo bất kỳ hướng nào trong tương lai gần. Vậy mà chỉ vài tuần sau, cuộc chiến ở Ukraine đã phá hủy mối quan hệ của Nga với châu Âu và Mỹ. Nó sẽ dần dần tàn phá nền kinh tế Nga, đồng thời đẩy Ukraine đi xa hơn về phía phương Tây. Phần Lan và Thụy Điển có thể sẽ gia nhập NATO vào mùa hè này. Tham chiến với mục đích ban đầu là ngăn chặn việc bị bao vây, thay vào đó, Nga lại giúp củng cố NATO và thắt chặt quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Điều đó sẽ khiến việc cắt giảm tổn thất của Putin ở Ukraine trở nên khó khăn hơn – chứ không phải dễ dàng hơn.
Putin có thể dùng đến phương án chiến tranh tiêu hao, vốn mang lại cho ông một số lợi thế. Nếu bị đánh bại, ông có thể trì hoãn thất bại đó bằng một cuộc chiến kéo dài, và thậm chí có thể trao lại cuộc xung đột cho người kế nhiệm. Một cuộc chiến dài hạn cũng sẽ tận dụng một số điểm mạnh bẩm sinh của Nga. Nó sẽ cho phép Nga có thời gian để huy động lính nhập ngũ và đào tạo hàng trăm nghìn lính mới, theo đó làm thay đổi chiến cục. Nếu chiến tranh kéo dài nhiều năm, quân đội Nga có thể xây dựng lại lực lượng đã bị suy kiệt, đặc biệt nếu ngân sách nhà nước của Nga vẫn ổn định – nghĩa là nếu các khoản thanh toán năng lượng từ châu Âu và các nơi khác vẫn được tiếp tục. Nga cũng không nhất thiết phải giành chiến thắng trên chiến trường để có thể gây áp lực lên Kyiv, đặc biệt nếu chiến tranh kéo dài thêm nữa. Ngân hàng Thế giới đánh giá thiệt hại GDP của Ukraine vào năm 2022 là 45%. Sự tàn phá kinh tế Ukraine là một trong những kết quả quan trọng, dù ít thấy hơn, của cuộc chiến.
Một cuộc chiến tiêu hao có thể giúp Putin gây áp lực lên liên minh xuyên Đại Tây Dương, đặc biệt nếu sự ủng hộ dành cho Ukraine bắt đầu suy yếu ở phương Tây. Putin coi các nền dân chủ phương Tây là không ổn định và kém hiệu quả, và có thể ông đang đặt cược vào các chuyển đổi chính trị ở châu Âu hoặc Mỹ trong lúc căng thẳng chiến tranh ngày một lớn. Nếu Donald Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, ông có thể cố gắng đạt được thỏa thuận với Nga một lần nữa, với cái giá phải trả là NATO. Chiến thắng dành cho Marine Le Pen trong vòng hai của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào ngày 24/04 cũng sẽ mở ra cơ hội cho Putin. Ông là một nhà độc tài. Bị thuyết phục rằng quyền lực của họ là vĩnh cửu, các nhà độc tài thường có thể chấp nhận một cuộc chơi lâu dài. Hoặc ít nhất họ nghĩ rằng họ có thể làm như vậy.
Đừng nóng vội
Ukraine cũng có nhiều lý do để không kết thúc chiến tranh bằng một thỏa thuận ngừng bắn vội vã theo điều kiện của Nga. Quân đội của nước này đã hoạt động cực kỳ hiệu quả. Đối mặt với cuộc tấn công vô cớ từ một trong những cường quốc quân sự lớn trên thế giới, lực lượng Ukraine đã thành công trong việc đẩy lùi kẻ thù ở miền bắc và đông bắc đất nước. Người Nga đã thua trong trận chiến giành Kyiv, và họ đã không thể vượt qua thành phố miền nam Mykolaiv, về phía Odessa. Ukraine đã chứng minh rằng tính kiên cường và tinh thần chiến đấu, được hỗ trợ bởi máy bay không người lái và vũ khí chống tăng hiện đại, có thể củng cố năng lực phòng thủ của quân đội. Nga vẫn có khả năng sẽ thua trong cuộc chiến này, và vì vậy, Ukraine có lợi thế để kết thúc chiến tranh cùng những thỏa thuận tốt hơn so với những nhượng bộ lớn, không thể chấp nhận được mà Moscow hiện đang muốn từ Kyiv.
Chính phủ Kyiv sẽ muốn cố gắng đạt được những điều khoản tốt hơn, thông qua các bước tiến trên chiến trường, và việc đẩy lùi thành công cuộc tấn công của Nga ở miền đông Ukraine. Cách thức tiến hành chiến tranh tàn bạo của Nga đã làm phức tạp thêm cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn có thể xảy ra trong tương lai. Lính Nga nhắm mục tiêu vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự trên khắp Ukraine. Họ đã phạm tội ác chiến tranh và đã có nhiều hành động tàn bạo, gồm cả bạo lực tình dục trên diện rộng và trục xuất công dân Ukraine sang Nga. Đây là một cuộc chiến nhắm vào người dân Ukraine. Người ta buộc phải giả định rằng bất kỳ lãnh thổ nào mà Nga giành được đều sẽ đối mặt với những hành động chiếm đóng xấu xa. Chính phủ Ukraine không thể chấp nhận những hành động tàn bạo như vậy chống lại chính người dân trong lãnh thổ của mình. Một lệnh ngừng bắn sớm, tuân theo các điều khoản của Nga sẽ yêu cầu Ukraine giao một số lãnh thổ mà Nga đã chiếm giữ kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24/02. Nó sẽ liên quan đến việc Nga chiếm được một khu vực lớn hơn ở Donbas, lớn hơn so với những gì họ đã chiếm được vào năm 2014, và cũng có thể gồm các thành phố Kharkiv và Mariupol. Nga cũng sẽ tìm kiếm những nhượng bộ lớn hơn về tình trạng quân sự của Ukraine. Zelensky đã đồng ý không gia nhập NATO. Nhưng việc giải giáp và phi quân sự hóa lực lượng Ukraine sẽ hạn chế chủ quyền của Ukraine, cả về lý thuyết lẫn thực tế. Sau khi ‘bỏ túi’ những nhượng bộ này, Nga hoàn toàn có thể tái khởi động cuộc chiến chống lại quân đội Ukraine “phi quân sự hóa” để kết thúc những gì họ đã bắt đầu.
Bất kỳ nhượng bộ nào của Kyiv cũng cần được người dân Ukraine tán thành. Ukraine đang phải trả giá bằng máu cho cuộc chiến khủng khiếp này. Một thỏa thuận với quỷ có thể bị xem là tệ hơn cả khi không có thỏa thuận nào. Zelensky đã thành công trong việc thống nhất nhân dân Ukraine và thu hút sự ủng hộ trên toàn thế giới cho Ukraine – cờ Ukraine hiện đã xuất hiện khắp nơi bên ngoài nước này. Chính phủ và người dân đã xích lại gần nhau hơn, đất nước đã gắn kết hơn so với trước chiến tranh. Người duy nhất có thể thuyết phục dân chúng Ukraine chấp nhận một thỏa thuận chính là Zelensky lôi cuốn và nổi tiếng. Nhưng ông cần phải đưa ra một thỏa thuận với các điều khoản mà người dân có thể chấp nhận. Những điều khoản đó – cho phép Ukraine bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, và an ninh của mình càng nhiều càng tốt – có thể phụ thuộc vào những tiến bộ hơn nữa của binh sĩ Ukraine trên chiến trường. Cái giá để người Ukraine nhanh chóng kết thúc chiến tranh sẽ cao hơn nhiều so với cái giá của Nga. Đối với Nga, kết thúc cuộc chiến theo các điều khoản của Ukraine có thể làm tổn hại đến niềm tự hào của một nhà độc tài. Đối với Ukraine, việc vội vàng chấp nhận các điều khoản của Nga sẽ gây nguy hiểm cho đời sống của người dân và sự tồn tại của đất nước với tư cách một quốc gia độc lập.
Tuy nhiên, một cuộc chiến dài hạn cũng đặt ra những thách thức chính trị cho Ukraine. Nếu chiến tranh kéo dài nhiều năm, Ukraine sẽ phải tìm cách giữ cho hệ thống chính trị của mình được nguyên vẹn và nền dân chủ của mình tiếp tục tồn tại. Cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở Ukraine dự kiến sẽ diễn ra vào mùa xuân năm 2024 – chính vào thời điểm cuộc bầu cử tổng thống Nga tiếp theo sẽ được tổ chức. Nhưng cuộc bầu cử của Nga sẽ là giả, còn cuộc bầu cử của Ukraine sẽ là thật. Như nhà triết học chính trị Alexis de Tocqueville đã cảnh báo, “Không có cuộc chiến tranh kéo dài nào lại không gây nguy hiểm cho tự do của một quốc gia dân chủ.” Ukraine sẽ phải chứng minh ông đã sai.
Tác động đối với thế giới
Chiến tranh kéo dài ở Ukraine sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc cho lục địa già. Châu Âu sẽ không còn toàn vẹn, tự do, và hòa bình. Nó sẽ mang trong mình một vùng chiến sự với nguy cơ leo thang. Quân đội Nga hiện chưa có lý do nào để tiến vào Ba Lan hoặc các nước cộng hòa Baltic, nhưng một ‘ranh giới hiểm nguy’ sẽ chạy dọc từ bắc xuống nam, và bất ổn hơn nhiều so với Bức màn Sắt của thời Chiến tranh Lạnh, đòi hỏi NATO phải có những phương pháp phòng thủ mới. Cuộc di cư của những người tị nạn Ukraine sẽ tiếp tục, và theo thời gian, nhóm người này có thể quyết định định cư lâu dài ở những vùng khác của châu Âu.
Một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine cũng sẽ gây ra hậu quả trên quy mô toàn cầu. Nếu chiến sự rơi vào bế tắc, nó chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầu, vì Ukraine và Nga là nhà sản xuất lớn các loại lương thực như lúa mì. Nạn đói lại là nguyên nhân gây bất ổn toàn cầu. Ở châu Phi và Trung Đông, những nơi tưởng chừng ở rất xa Ukraine có thể rơi vào khủng hoảng chính trị do hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine gây ra. Thực tế này sẽ phá hủy giấc mơ về một lối thoát nhẹ nhàng khỏi đại dịch COVID-19. Sự khác biệt trong phản ứng quốc tế đối với xung đột đã bắt đầu xuất hiện. Nhiều quốc gia đã nhận ra tiêu chuẩn kép, vì phương Tây nhiệt tình tiếp nhận người tị nạn Ukraine và mạnh mẽ trừng phạt Nga vì đã gây chiến, trong khi, như một số nhà quan sát đã cáo buộc, Mỹ cũng tham gia một số cuộc chiến như vậy trong những năm gần đây. Chỉ có 37 quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhưng có tới 141 quốc gia lên án cuộc xâm lược tại Liên Hiệp Quốc, một sự khác biệt cho thấy không phải tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế đều để mắt đến cuộc chiến ở Ukraine.
Khi chiến tranh kéo dài và hồ sơ về sự tàn bạo của người Nga ngày một dày thêm, các lệnh trừng phạt sẽ chồng chất và giá các mặt hàng như dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng cao. Các tác động kinh tế sẽ được cảm nhận trên toàn châu Âu và cái giá của nó chủ yếu cũng là người châu Âu phải trả. Do đó, sự ủng hộ dành cho Ukraine có thể suy yếu dần nếu cuộc chiến tiếp tục kéo dài. Những tiếng nói yêu cầu Ukraine phải chấp nhận ngừng bắn bằng bất cứ giá nào có thể trở nên lớn hơn. Các cuộc xung đột khác, chẳng hạn như cuộc chiến ở Syria từ lâu đã không còn được chú ý, chứng tỏ rằng một cuộc chiến không hồi kết có thể trở thành đơn giản là một sự phiền toái đối với các xã hội ưa thoải mái và dễ bị phân tâm, và dần dà mọi thứ sẽ lại trôi vào quên lãng. Các chính trị gia phương Tây nên chủ động đón nhận thách thức này và giải thích tại sao sự ủng hộ đối với Ukraine không chỉ là hành động nhân đạo, mà còn là điều thực sự cần thiết cho an ninh châu Âu và tương lai của các xã hội tự do. Chiến dịch ủng hộ Ukraine này không phải là miễn phí. Nhưng nếu Putin chiến thắng ở Ukraine, ông ta sẽ được khích lệ để mở rộng phạm vi xâm lược của Nga.
Mục tiêu cuối cùng của Ukraine rất rõ ràng. Đó là bảo tồn nền độc lập và chủ quyền của mình. Đó là những gì họ xứng đáng được nhận – và là những gì Châu Âu cần cho an ninh của chính mình. Nếu người Ukraine thắng thế, chủ quyền của nước này sẽ tạo tiền lệ quan trọng cho việc thúc đẩy một trật tự quốc tế tự do, ổn định. Mỹ và châu Âu không nên thúc ép Kyiv tiến tới một thỏa thuận thương lượng. Họ cũng không nên tìm cách ngăn chặn nếu Zelensky có thể tìm thấy một thỏa thuận mà cả ông và người dân Ukraine đều chấp nhận được. Tuy nhiên, điều này có lẽ sẽ chỉ xảy ra sau nhiều năm chiến đấu. Trước mắt, các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu phải giải thích cho công chúng của họ rằng điều gì đang bị đe dọa – đối với người Ukraine và đối với thế giới – trong cuộc chiến này.
Quan trọng nhất, họ cần phải nói rõ giá trị của một chiến thắng của Ukraine. Tám tuần đầu tiên của cuộc chiến đôi khi gợi nhớ đến những mô típ và khuôn mẫu của một bộ phim Hollywood. Có một nhân vật phản diện độc ác – Putin – xa cách và cô độc trên chiếc bàn dài ở Điện Kremlin. Có một nhân vật anh hùng – Zelensky – liều chết để giải cứu đất nước của mình. Và điều bất ngờ trong câu chuyện là sự kém cỏi của quân đội Nga và sự thành công trên chiến trường của lực lượng Ukraine. Câu chuyện đạo đức và tự sự này gợi ý rằng sẽ có một kết thúc có hậu . Nhưng nó sẽ không đến sớm. Hiểu được khả năng tập trung chú ý ngắn hạn của các cử tri, khi soạn thảo thông điệp của mình, các nhà lãnh đạo chính trị ở các quốc gia ủng hộ Ukraine nên ít dựa vào các kịch bản phim Hollywood, vốn hướng đến sự hài lòng ngay lập tức. Thay vào đó, họ nên dựa nhiều hơn vào các bài phát biểu thời chiến của Thủ tướng Anh Winston Churchill, trong đó khuyên chúng ta nên kiên trì và đừng bao giờ hứa hẹn về một chiến thắng nhanh chóng. Kyiv sẽ phải trải qua nhiều khó khăn trong một cuộc chiến vốn sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng về mặt chiến lược, chính trị, và nhân đạo. Mỹ và các đồng minh phải chuẩn bị để hỗ trợ Ukraine trong suốt hành trình dài đó.
Liana Fix là Giám đốc tại Quỹ Körber và là cựu nghiên cứu viên thường trú của Quỹ German Marshall, ở Washington, D.C.
Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên khách mời của Quỹ German Marshall. Từ năm 2014 đến năm 2016, ông phục vụ trong Nhóm Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi ông phụ trách khu vực Nga/Ukraine.
Last edited by LDN on Sun May 15, 2022 5:10 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nhìn Lại Lịch Sử
Cuộc đối đầu tình báo Nga-Mỹ: CIA và bài học Red Sox
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ vài năm, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã gửi hàng loạt điệp viên đến Ukraine. Để làm gì?
Lê Tây Sơn
13 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Văn phòng CIA thời Chiến tranh Lạnh tại Observatory Hill ở Washington (N/A/OSS Society)
Cuối năm 1949, loạt chuyến bay vận tải cơ khổng lồ C-47 không đánh dấu, do các phi công Hungary hoặc Tiệp Khắc lái khởi hành từ trung tâm châu Âu bay về phía Thổ Nhĩ Kỳ, rồi chuyển sang phía Bắc trên Biển Đen, bay gần mặt đất né tránh radar. Khi máy bay bay qua Lviv, một loạt dù thả điệp viên xuống bầu trời Ukraine thuộc Liên Xô. Khi tiếp đất, điệp viên CIA sẽ kết nối với các chiến binh kháng chiến Ukraine đang cố gắng chống lại chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô. “Chiến dịch Red Sox” là một trong những nhiệm vụ bí mật đầu tiên của CIA khi Chiến tranh Lạnh mới bắt đầu.
Các điệp viên do Mỹ huấn luyện sẽ phản hồi thông tin tình báo cho những người phụ trách họ bằng thiết bị liên lạc vô tuyến, đồng thời tạo lực đẩy cho các phong trào dân tộc chủ nghĩa non trẻ ở Ukraine, Belarus, Ba Lan và vùng Baltics. Mục tiêu của chiến dịch là cung cấp cho chính phủ Mỹ cái nhìn sâu sắc về ý đồ của Moscow ở Đông Âu; và nếu có thể, giúp phá vỡ chính “Đế chế Liên Xô”. Cuộc nổi dậy bị đàn áp đẫm máu tại Ukraine là trọng tâm và động lực để Mỹ tiến hành chiến dịch. Một học giả viết: “Chính tại Ukraine, CIA đã chứng kiến một trong những thất bại rõ rệt nhất của Chiến tranh Lạnh”.
Tổng thống Truman trong Phòng Nội các cùng với các thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 19 Tháng Tám 1948 (National Archives and Records Administration)
Bài học cần học lại
Lật lại hồ sơ này, Politico (ngày 11-5-2022) cho biết, chiến dịch không thành công. Trong 85 điệp viên được CIA thả vào lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát, ước tính có khoảng 3/4 bị bắt, bị tra tấn, ngồi tù dài hạn hoặc bị giết chết. Bây giờ, sau bảy thập niên, khi Moscow một lần nữa định cướp chủ quyền của Ukraine và triệt tiêu sự kháng cự của quân đội nước này với bất cứ giá nào, kể cả cái chết hàng loạt của dân thường, thất bại của Chiến dịch Red Sox rất đáng để xem xét lại.
Ngay sau Thế chiến thứ hai, các quan chức chính phủ Mỹ nhận thức được rằng hiểu biết của họ về các đồng minh cũ ở Liên Xô bị hạn chế nghiêm trọng. Lỗ hổng lớn thông tin xuất phát từ hai lý do chính. Đầu tiên là không có bộ máy tình báo có cấu trúc hoàn hảo nào tại Mỹ trước khi CIA được thành lập vào năm 1947. Điều thứ hai, đáng lo ngại hơn là thiếu các điệp viên trong lòng Liên Xô, đặc biệt là ở các khu vực đang chống lại sự thống trị của Moscow. Những thiếu sót này càng lộ rõ hơn khi Kremlin bắt đầu chiếm đóng, đàn áp và sáp nhập một số khu vực ở châu Âu, gồm cả một phần Ukraine vốn nằm ngoài vòng kiềm tỏa của Moscow.
Tại Washington, CIA đưa ra một giải pháp khả thi. Các điệp viên Mỹ sẽ lùng sục khắp các trại dành cho người di cư trên khắp châu Âu để tìm những người lưu vong có thể huấn luyện thành điệp viên và sau đó bí mật đưa trở lại lãnh thổ Liên Xô để thu thập thông tin tình báo và kết nối với các phong trào chống Liên Xô khác. Một số quan chức cấp cao của CIA còn tham vọng hơn khi tự hỏi “Tại sao chỉ dừng lại ở đó nếu chúng ta có dùng chiến dịch này để làm tan rã Liên Xô?”. Nhiều người đồng ý với họ và kế hoạch tham vọng đã có một số phương tiện để thực hiện.
Tiến hành chiến dịch
Thời điểm đó, lực lượng phòng không của Liên Xô rất hỗn loạn nên máy bay Mỹ có thể bay vào không phận dễ dàng mà không lo bị phát hiện. Hơn nữa, những điệp viên không hạ cánh tại những nơi thù địch mà tại những khu vực có các nhóm kháng chiến theo chủ nghĩa dân tộc chống lại chính quyền Liên Xô. Họ có lý do để chờ đợi một chiến thắng. Lần đầu tiên sau nhiều thập niên, nền độc lập của Ukraine được nhìn thấy trong tầm tay, và chính phủ Mỹ rất hài lòng trước phản ứng tích cực này. “Ukraine tạo cơ hội hiếm có cho chiến dịch xâm nhập để hỗ trợ phát triển các phong trào ngầm phía sau Bức màn Sắt – một tài liệu CIA giải mật nêu rõ – Và nếu thành công, một căn cứ của chiến dịch sẽ được thành lập ở Ukraine”.
Đến Tháng Chín, 1949, chiến dịch đã sẵn sàng vói các chuyến bay đầu tiên. Điệp viên người Ukraine đổ bộ thành công xuống không phận Liên Xô, vào miền Tây Ukraine, tâm điểm cuộc kháng chiến. Thoạt đầu, mọi thứ diễn ra tốt đẹp, thông tin tình báo được chuyển thành công về những người phụ trách Mỹ thông qua thiết bị điện tử mới được nhập lậu. Sự lạc quan tiếp tục phát triển với những thông điệp “màu hồng”. Rồi những ngờ vực bắt đầu xuất hiện.
Trước hết, những điệp viên Ukraine đang thực sự kết nối với ai sau khi nhảy dù xuống? Tổ chức của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine hay nhóm kháng chiến chính từng dính líu đến các hành động tàn bạo của Đức Quốc xã trong khu vực? Vấn đề quan trọng hơn ở chỗ: Chiến dịch Red Sox được thiết kế để giúp hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của lực lượng mật vụ và phản gián Liên Xô cũng như đánh giá khả năng thành công của một chiến dịch như thế ở một nơi giống Liên Xô; nhưng người ta lại không tính đến chuyện, rất ít khả năng các nhóm kháng chiến này có thể tồn tại dưới hệ thống an ninh chặt chẽ của Liên Xô.
CIA phải mất nhiều năm mới nhận ra được điều này. Ở Nga, các đặc vụ Mỹ nhảy xuống rồi biến mất luôn. Tại Ba Lan, một đặc vụ đột ngột xuất hiện trên đài phát thanh nhà nước tuyên bố mình thuộc một nhóm dân tộc chủ nghĩa Ba Lan và “đã tham gia vào hoạt động tội phạm, chống lại Ba Lan”. Ở Latvia, ở Lithuania, Estonia cũng thế. Điều này cho thấy, tất cả các nhóm kháng chiến mà Mỹ cho điệp viên xuống để liên lạc “hoặc là trò lừa bịp hoặc bị KGB kiểm soát triệt để.
Tại Ukraine, chiến dịch Red Sox được cho là thất bại nghiêm trọng nhất. Mỹ khẳng định có một phong trào kháng chiến thực sự trong khu vực ngay sau Thế chiến, nhưng vào thời điểm chiến dịch bắt đầu, cuộc kháng chiến đã bị tiêu diệt và KGB cài người vào. Tuy nhiên, phía Mỹ không kiểm tra lại. Một phân tích sau đó cho thấy nhiều điệp viên CIA bị bắt chỉ sau vài giờ tiếp đất và bị bắn. Mỹ không nhận thấy thất bại này nhưng Moscow đã phá hủy một trong những hoạt động bí mật quan trọng nhất của Mỹ trên khắp châu Âu. Đến nay, sau nhiều thập niên, người ta vẫn chưa rõ chính xác bằng cách nào Liên Xô xâm nhập được vào chương trình Red Sox. Có khả năng là tay điệp viên nhị trùng Kim Philby đã phản bội chương trình.
*****
Bây giờ, gần 75 năm sau, Ukraine bùng cháy một lần nữa. Khi cuộc xâm lược của Nga kéo dài sang tháng thứ ba, mọi người bắt đầu nghĩ đến những gì có thể xảy ra tiếp theo. Hiện tại, rõ ràng là không có thời điểm nào trở lại nguyên trạng nữa. Bất chấp những biểu hiện đáng chú ý của Ukraine cho đến nay, dường như một đường phân chia mới sẽ lại chia cắt một phần đất nước. Một bức màn sắt mới đã xuất hiện. Những gì còn lại là phân biệt ranh giới thực sự.
Tất cả những điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ cần phải xây dựng chiến lược mới không chỉ liên quan đến Ukraine mà còn cả Nga. Người ta đã thấy các đường nét của một chính sách mới đang hình thành, bao gồm các biện pháp trừng phạt được thiết kế để làm suy giảm chủ nghĩa bành trướng của Nga. Nhưng đó chỉ là những chiến thuật nhằm đạt được lợi ích ngắn hạn, với một chiến lược rộng lớn hơn vẫn chưa thành hình. Ngoài ra, ngay cả khi Ukraine hợp tác để giành lại lãnh thổ mà Nga đã chiếm đóng, vẫn chưa rõ liệu hoặc bằng cách nào, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ toàn bộ nỗ lực – hay liệu Washington sẽ làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ cuộc tấn công tiềm tàng của Kyiv vào Crimea.
Điều này khiến việc nhìn lại những gì từng đánh giá và thực hiện thời chiến dịch Red Sox là cần thiết. Như Lindsay O’Rourke đã lưu ý trên tờ Foreign Affairs vào Tháng Ba 2022, “trong 35 nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm vũ trang bí mật cho những người đối lập ở nước ngoài trong Chiến tranh Lạnh, chỉ có bốn trường hợp thành công trong việc đưa các đồng minh của Hoa Kỳ lên nắm quyền”. Viện trợ của Washington cho Ukraine lần này hầu như không phải là bí mật; chỉ trong Tháng Tư 2022, Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu Quốc hội chuẩn y $33 tỷ viện trợ quân sự cho Kyiv.
Vào cuối những năm 1940 và đầu thập niên 1950, sự giúp đỡ tương tự không tìm thấy ở đâu cả; không có quân đội phương Tây nào đến để giúp quân nổi dậy Ukraine đánh lui các lực lượng Liên Xô. Tuy nhiên, giờ đây, quân đội Ukraine đã chứng tỏ năng lực của họ. Và điều này – chứ không phải sự hỗ trợ của Mỹ cho quân nổi dậy ở những nơi khác, hoặc các hoạt động bí mật của Mỹ được thiết kế để khuấy động các tổ chức phản kháng – sẽ là yếu tố quyết định để Kyiv cuối cùng thoát khỏi sự kìm kẹp của “đế quốc Moscow”. Đó là bài học mà những ai từng chứng kiến những nỗ lực bí mật trong Chiến tranh Lạnh của người Mỹ sẽ nhận ra: Chỉ đưa súng cho những người biết bắn và thật sự muốn bắn để giành độc lập cho chính họ.
Cuộc đối đầu tình báo Nga-Mỹ: CIA và bài học Red Sox
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ vài năm, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã gửi hàng loạt điệp viên đến Ukraine. Để làm gì?
Lê Tây Sơn
13 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Văn phòng CIA thời Chiến tranh Lạnh tại Observatory Hill ở Washington (N/A/OSS Society)
Cuối năm 1949, loạt chuyến bay vận tải cơ khổng lồ C-47 không đánh dấu, do các phi công Hungary hoặc Tiệp Khắc lái khởi hành từ trung tâm châu Âu bay về phía Thổ Nhĩ Kỳ, rồi chuyển sang phía Bắc trên Biển Đen, bay gần mặt đất né tránh radar. Khi máy bay bay qua Lviv, một loạt dù thả điệp viên xuống bầu trời Ukraine thuộc Liên Xô. Khi tiếp đất, điệp viên CIA sẽ kết nối với các chiến binh kháng chiến Ukraine đang cố gắng chống lại chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô. “Chiến dịch Red Sox” là một trong những nhiệm vụ bí mật đầu tiên của CIA khi Chiến tranh Lạnh mới bắt đầu.
Các điệp viên do Mỹ huấn luyện sẽ phản hồi thông tin tình báo cho những người phụ trách họ bằng thiết bị liên lạc vô tuyến, đồng thời tạo lực đẩy cho các phong trào dân tộc chủ nghĩa non trẻ ở Ukraine, Belarus, Ba Lan và vùng Baltics. Mục tiêu của chiến dịch là cung cấp cho chính phủ Mỹ cái nhìn sâu sắc về ý đồ của Moscow ở Đông Âu; và nếu có thể, giúp phá vỡ chính “Đế chế Liên Xô”. Cuộc nổi dậy bị đàn áp đẫm máu tại Ukraine là trọng tâm và động lực để Mỹ tiến hành chiến dịch. Một học giả viết: “Chính tại Ukraine, CIA đã chứng kiến một trong những thất bại rõ rệt nhất của Chiến tranh Lạnh”.
Tổng thống Truman trong Phòng Nội các cùng với các thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 19 Tháng Tám 1948 (National Archives and Records Administration)
Bài học cần học lại
Lật lại hồ sơ này, Politico (ngày 11-5-2022) cho biết, chiến dịch không thành công. Trong 85 điệp viên được CIA thả vào lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát, ước tính có khoảng 3/4 bị bắt, bị tra tấn, ngồi tù dài hạn hoặc bị giết chết. Bây giờ, sau bảy thập niên, khi Moscow một lần nữa định cướp chủ quyền của Ukraine và triệt tiêu sự kháng cự của quân đội nước này với bất cứ giá nào, kể cả cái chết hàng loạt của dân thường, thất bại của Chiến dịch Red Sox rất đáng để xem xét lại.
Ngay sau Thế chiến thứ hai, các quan chức chính phủ Mỹ nhận thức được rằng hiểu biết của họ về các đồng minh cũ ở Liên Xô bị hạn chế nghiêm trọng. Lỗ hổng lớn thông tin xuất phát từ hai lý do chính. Đầu tiên là không có bộ máy tình báo có cấu trúc hoàn hảo nào tại Mỹ trước khi CIA được thành lập vào năm 1947. Điều thứ hai, đáng lo ngại hơn là thiếu các điệp viên trong lòng Liên Xô, đặc biệt là ở các khu vực đang chống lại sự thống trị của Moscow. Những thiếu sót này càng lộ rõ hơn khi Kremlin bắt đầu chiếm đóng, đàn áp và sáp nhập một số khu vực ở châu Âu, gồm cả một phần Ukraine vốn nằm ngoài vòng kiềm tỏa của Moscow.
Tại Washington, CIA đưa ra một giải pháp khả thi. Các điệp viên Mỹ sẽ lùng sục khắp các trại dành cho người di cư trên khắp châu Âu để tìm những người lưu vong có thể huấn luyện thành điệp viên và sau đó bí mật đưa trở lại lãnh thổ Liên Xô để thu thập thông tin tình báo và kết nối với các phong trào chống Liên Xô khác. Một số quan chức cấp cao của CIA còn tham vọng hơn khi tự hỏi “Tại sao chỉ dừng lại ở đó nếu chúng ta có dùng chiến dịch này để làm tan rã Liên Xô?”. Nhiều người đồng ý với họ và kế hoạch tham vọng đã có một số phương tiện để thực hiện.
Tiến hành chiến dịch
Thời điểm đó, lực lượng phòng không của Liên Xô rất hỗn loạn nên máy bay Mỹ có thể bay vào không phận dễ dàng mà không lo bị phát hiện. Hơn nữa, những điệp viên không hạ cánh tại những nơi thù địch mà tại những khu vực có các nhóm kháng chiến theo chủ nghĩa dân tộc chống lại chính quyền Liên Xô. Họ có lý do để chờ đợi một chiến thắng. Lần đầu tiên sau nhiều thập niên, nền độc lập của Ukraine được nhìn thấy trong tầm tay, và chính phủ Mỹ rất hài lòng trước phản ứng tích cực này. “Ukraine tạo cơ hội hiếm có cho chiến dịch xâm nhập để hỗ trợ phát triển các phong trào ngầm phía sau Bức màn Sắt – một tài liệu CIA giải mật nêu rõ – Và nếu thành công, một căn cứ của chiến dịch sẽ được thành lập ở Ukraine”.
Đến Tháng Chín, 1949, chiến dịch đã sẵn sàng vói các chuyến bay đầu tiên. Điệp viên người Ukraine đổ bộ thành công xuống không phận Liên Xô, vào miền Tây Ukraine, tâm điểm cuộc kháng chiến. Thoạt đầu, mọi thứ diễn ra tốt đẹp, thông tin tình báo được chuyển thành công về những người phụ trách Mỹ thông qua thiết bị điện tử mới được nhập lậu. Sự lạc quan tiếp tục phát triển với những thông điệp “màu hồng”. Rồi những ngờ vực bắt đầu xuất hiện.
Trước hết, những điệp viên Ukraine đang thực sự kết nối với ai sau khi nhảy dù xuống? Tổ chức của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine hay nhóm kháng chiến chính từng dính líu đến các hành động tàn bạo của Đức Quốc xã trong khu vực? Vấn đề quan trọng hơn ở chỗ: Chiến dịch Red Sox được thiết kế để giúp hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của lực lượng mật vụ và phản gián Liên Xô cũng như đánh giá khả năng thành công của một chiến dịch như thế ở một nơi giống Liên Xô; nhưng người ta lại không tính đến chuyện, rất ít khả năng các nhóm kháng chiến này có thể tồn tại dưới hệ thống an ninh chặt chẽ của Liên Xô.
CIA phải mất nhiều năm mới nhận ra được điều này. Ở Nga, các đặc vụ Mỹ nhảy xuống rồi biến mất luôn. Tại Ba Lan, một đặc vụ đột ngột xuất hiện trên đài phát thanh nhà nước tuyên bố mình thuộc một nhóm dân tộc chủ nghĩa Ba Lan và “đã tham gia vào hoạt động tội phạm, chống lại Ba Lan”. Ở Latvia, ở Lithuania, Estonia cũng thế. Điều này cho thấy, tất cả các nhóm kháng chiến mà Mỹ cho điệp viên xuống để liên lạc “hoặc là trò lừa bịp hoặc bị KGB kiểm soát triệt để.
Tại Ukraine, chiến dịch Red Sox được cho là thất bại nghiêm trọng nhất. Mỹ khẳng định có một phong trào kháng chiến thực sự trong khu vực ngay sau Thế chiến, nhưng vào thời điểm chiến dịch bắt đầu, cuộc kháng chiến đã bị tiêu diệt và KGB cài người vào. Tuy nhiên, phía Mỹ không kiểm tra lại. Một phân tích sau đó cho thấy nhiều điệp viên CIA bị bắt chỉ sau vài giờ tiếp đất và bị bắn. Mỹ không nhận thấy thất bại này nhưng Moscow đã phá hủy một trong những hoạt động bí mật quan trọng nhất của Mỹ trên khắp châu Âu. Đến nay, sau nhiều thập niên, người ta vẫn chưa rõ chính xác bằng cách nào Liên Xô xâm nhập được vào chương trình Red Sox. Có khả năng là tay điệp viên nhị trùng Kim Philby đã phản bội chương trình.
*****
Bây giờ, gần 75 năm sau, Ukraine bùng cháy một lần nữa. Khi cuộc xâm lược của Nga kéo dài sang tháng thứ ba, mọi người bắt đầu nghĩ đến những gì có thể xảy ra tiếp theo. Hiện tại, rõ ràng là không có thời điểm nào trở lại nguyên trạng nữa. Bất chấp những biểu hiện đáng chú ý của Ukraine cho đến nay, dường như một đường phân chia mới sẽ lại chia cắt một phần đất nước. Một bức màn sắt mới đã xuất hiện. Những gì còn lại là phân biệt ranh giới thực sự.
Tất cả những điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ cần phải xây dựng chiến lược mới không chỉ liên quan đến Ukraine mà còn cả Nga. Người ta đã thấy các đường nét của một chính sách mới đang hình thành, bao gồm các biện pháp trừng phạt được thiết kế để làm suy giảm chủ nghĩa bành trướng của Nga. Nhưng đó chỉ là những chiến thuật nhằm đạt được lợi ích ngắn hạn, với một chiến lược rộng lớn hơn vẫn chưa thành hình. Ngoài ra, ngay cả khi Ukraine hợp tác để giành lại lãnh thổ mà Nga đã chiếm đóng, vẫn chưa rõ liệu hoặc bằng cách nào, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ toàn bộ nỗ lực – hay liệu Washington sẽ làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ cuộc tấn công tiềm tàng của Kyiv vào Crimea.
Điều này khiến việc nhìn lại những gì từng đánh giá và thực hiện thời chiến dịch Red Sox là cần thiết. Như Lindsay O’Rourke đã lưu ý trên tờ Foreign Affairs vào Tháng Ba 2022, “trong 35 nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm vũ trang bí mật cho những người đối lập ở nước ngoài trong Chiến tranh Lạnh, chỉ có bốn trường hợp thành công trong việc đưa các đồng minh của Hoa Kỳ lên nắm quyền”. Viện trợ của Washington cho Ukraine lần này hầu như không phải là bí mật; chỉ trong Tháng Tư 2022, Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu Quốc hội chuẩn y $33 tỷ viện trợ quân sự cho Kyiv.
Vào cuối những năm 1940 và đầu thập niên 1950, sự giúp đỡ tương tự không tìm thấy ở đâu cả; không có quân đội phương Tây nào đến để giúp quân nổi dậy Ukraine đánh lui các lực lượng Liên Xô. Tuy nhiên, giờ đây, quân đội Ukraine đã chứng tỏ năng lực của họ. Và điều này – chứ không phải sự hỗ trợ của Mỹ cho quân nổi dậy ở những nơi khác, hoặc các hoạt động bí mật của Mỹ được thiết kế để khuấy động các tổ chức phản kháng – sẽ là yếu tố quyết định để Kyiv cuối cùng thoát khỏi sự kìm kẹp của “đế quốc Moscow”. Đó là bài học mà những ai từng chứng kiến những nỗ lực bí mật trong Chiến tranh Lạnh của người Mỹ sẽ nhận ra: Chỉ đưa súng cho những người biết bắn và thật sự muốn bắn để giành độc lập cho chính họ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
'Nga sẽ chiếm Kyiv trong 3 ngày': Vì sao Mỹ từng đánh giá sai ý chí của Ukraine?
13.05.2022 - BBC
Một tháp pháo nổ tung nằm trên mặt đất ở ngoại ô Kharkiv
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một tháp pháo nổ tung nằm trên mặt đất ở ngoại ô Kharkiv
Ngày thứ Sáu 13/5 đánh dấu cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã qua 79 ngày mà Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa đạt được mục tiêu.
Cáo buộc 'tội ác man rợ' của lính Nga bắn dân Ukraine, bị camera ghi lại
Kiểm chứng các phát biểu của Putin trong ngày Chiến Thắng 09/05
Chính giới và truyền thông phương Tây vừa qua đã cho rằng Tổng thống Putin quá tự tin vào quân Nga và đánh giá thấp Ukraine, dẫn tới nguy cơ sa lầy của Nga hiện nay.
Tuy nhiên, mặt khác, cũng cần chỉ ra rằng chính tình báo Mỹ đã từng tin rằng Nga sẽ sớm đánh bại Ukraine nếu xâm lược.
Trong những ngày gần lúc Nga xâm lăng Ukraine ngày 24/2, tình báo Mỹ nói với các nhà hoạch định chính sách rằng Kyiv có thể sẽ thất thủ trong vòng 3 đến 4 ngày kể từ khi bị Nga xâm lược.
Ngày 25/2, chỉ một ngày sau khi Nga vượt qua biên giới Ukraine, giới chức tình báo Mỹ đã nói với truyền thông Mỹ rằng họ lo ngại Kyiv sẽ rơi vào tay Nga chỉ trong vài ngày.
Hôm 10/5, các trùm tình báo Mỹ có buổi báo cáo về các nguy cơ toàn cầu, trong đó có vấn đề Ukraine, trước Ủy ban Quân lực Thượng viện.
Tại đây, Thượng nghị sĩ Angus King chất vấn Trung tướng Scott Berrier, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng: "Thưa tướng quân, khi chúng tôi được thông báo một cách rõ ràng, Kyiv sẽ thất thủ trong ba ngày và Ukraine sẽ thất thủ sau hai tuần, quý vị đang nói với tôi rằng đó là thông tin tình báo chính xác?"
Hôm đó, các trùm tình báo Mỹ đã được hỏi tại sao họ đánh giá sai khả năng chống cự của chính quyền tại Afghanistan và Ukraine.
Tình báo Mỹ tin rằng chính phủ Kabul do Mỹ hậu thuẫn sẽ cầm cự trong nhiều tháng chống lại Taliban và cho rằng các lực lượng Nga sẽ chiếm Ukraine chỉ sau vài tuần.
Cả hai đánh giá đều sai.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các quả pháo chưa nổ của Nga gần thủ đô Kyiv
Giới chỉ trích cho rằng Mỹ có thể trang bị vũ khí cho Ukraine sớm hơn nếu cộng đồng tình báo đánh giá rằng nước này có cơ hội chiến đấu chống lại quân đội Nga.
Tương tự, họ cho rằng nếu tình báo Mỹ chính xác hơn về Afghanistan, Tổng thống Joe Biden có thể đã chuẩn bị tốt hơn để tránh cuộc di tản hỗn loạn ở sân bay Kabul của Afghanistan tháng Tám 2021.
Thượng nghị sĩ Angus King nói tại phiên điều trần: "Điều chúng tôi đã bỏ lỡ là ý chí chiến đấu của người Ukraine ... và chúng tôi cũng bỏ lỡ điều đó ở Afghanistan."
Chụp lại hình ảnh,
Binh sĩ Ukraine đứng cạnh một xác xe tăng Nga vào tháng 03/2022
Bà Avril Haines, Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, nói rằng "ý chí chiến đấu" và "năng lực chiến đấu" rất khó đoán định khi đặt cùng với nhau.
Với Ukraine, dường như các cơ quan tình báo Mỹ chỉ xem xét các chỉ số quân sự của Nga và Ukraine mà không tính đến mức độ quan trọng của ý chí chiến đấu của Ukraine.
Chỉ có một cơ quan tình báo Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao dường như đã dự đoán chính xác rằng cuộc kháng chiến của người Ukraine sẽ hiệu quả hơn nhiều so với những gì mọi người tin tưởng.
Theo bản tin ngày 13/5 của CNN, Cục Tình báo và Nghiên cứu, Bộ Ngoại giao Mỹ, là cơ quan duy nhất tỏ ra tin tưởng ý chí của Ukraine nhưng cơ quan này, giống như các ban ngành khác, cũng đánh giá quá cao sức mạnh quân sự của Nga.
Ngành tình báo Mỹ đã biện hộ rằng phần lớn dự đoán của họ về cuộc xâm lược của Nga đã tỏ ra chính xác, và rằng rất khó để đánh giá ý chí chiến đấu của một quốc gia.
Hiện nay các cuộc giao tranh ác liệt vẫn diễn ra ở miền đông Ukraine, nơi Nga đang cố gắng giành thêm quyền kiểm soát.
Moscow đã tái bố trí lại quân đội với mục tiêu chiếm lấy vùng Donbas sau khi Ukraine kháng cự thành công trước các nỗ lực của Nga nhằm chiếm lấy thủ đô Kyiv.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?
nghiencuuquocte
Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.
Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.
Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công.
Mùa đông năm 2021–22, Mỹ và châu Âu một lần nữa dự đoán một cuộc can thiệp quân sự lớn của Nga, lần này là ở chính châu Âu. Và một lần nữa, nhiều nhà phân tích đưa ra cảnh báo về những hậu quả thảm khốc đối với kẻ xâm lược. Ngày 11/02, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách châu Âu James Cleverly dự đoán rằng một cuộc chiến quy mô lớn hơn ở Ukraine “sẽ trở thành một vũng lầy” cho người Nga. Nếu đặt vào trong một phân tích chi phí-lợi ích, thì cái giá của một cuộc chiến toàn diện ở Ukraine sẽ là rất cao đối với Điện Kremlin, và sẽ kéo theo đổ máu đáng kể. Mỹ ước tính sẽ có khoảng 50.000 thương vong dân sự. Song song với việc mức độ ủng hộ Putin bị suy giảm trong giới tinh hoa Nga, những cá nhân sau này sẽ phải hứng chịu căng thẳng từ châu Âu, một cuộc chiến có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế Nga và khiến dư luận xa lánh nước này. Đồng thời, nó có thể đưa quân đội NATO đến gần biên giới của Nga, buộc họ phải chiến đấu với quân kháng chiến Ukraine trong nhiều năm tới. Theo quan điểm này, Nga sẽ bị mắc kẹt trong một thảm họa do chính họ tạo ra.
Tuy nhiên, phân tích chi phí-lợi ích của Putin dường như lại ủng hộ thay đổi hiện trạng châu Âu. Giới lãnh đạo Nga đang chấp nhận nhiều rủi ro hơn, và bên cạnh những vấn đề chính trị thường nhật, Putin đang thực hiện một sứ mệnh lịch sử là củng cố đòn bẩy của Nga ở Ukraine (như gần đây ông đã làm ở Belarus và Kazakhstan). Và theo Moscow, một chiến thắng ở Ukraine có thể nằm trong tầm tay. Tất nhiên, Nga có thể chỉ đơn giản kéo dài cuộc khủng hoảng hiện tại mà không tiến hành xâm lược, hoặc tìm ra một số cách dễ dàng hơn để giải tỏa căng thẳng. Nhưng nếu tính toán của Điện Kremlin là đúng, như kết quả ở Syria, thì Mỹ và châu Âu cũng nên chuẩn bị cho một tình huống không-phải-vũng-lầy. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thắng ở Ukraine?
Nếu Nga giành được quyền kiểm soát Ukraine hoặc tìm cách gây mất ổn định trên quy mô lớn, một kỷ nguyên mới sẽ mở ra cho Mỹ và châu Âu. Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu sẽ phải đối mặt với thách thức kép trong việc cân nhắc lại vấn đề an ninh châu Âu và cố gắng để không bị cuốn vào một cuộc chiến lớn hơn với Nga. Tất cả các bên sẽ phải xem xét tiềm năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc đối đầu trực tiếp. Hai trách nhiệm này – mạnh mẽ bảo vệ hòa bình châu Âu và thận trọng tránh leo thang quân sự với Nga – sẽ không nhất thiết phải tương thích với nhau. Mỹ và các đồng minh có thể sẽ nhận ra mình chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhiệm vụ thiết lập một trật tự an ninh mới ở châu Âu, do hậu quả từ các hành động quân sự của Nga ở Ukraine.
Nhiều cách để thắng
Đối với Nga, chiến thắng ở Ukraine có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Như ở Syria, chiến thắng không nhất thiết phải dẫn đến một dàn xếp bền vững. Nó có thể liên quan đến việc thành lập một chính phủ bù nhìn ở Kiev, hoặc một vùng nào đó của đất nước. Ngoài ra, việc quân đội Ukraine bị đánh bại và đàm phán đầu hàng có thể biến Ukraine thành một quốc gia thất bại. Nga cũng có thể sử dụng các cuộc tấn công trên mạng tàn khốc và các công cụ thông tin sai lệch, được hỗ trợ bởi đe dọa vũ lực, để làm tê liệt Ukraine và dẫn đến thay đổi chế độ. Dù kịch bản nào trong số này xảy ra, Ukraine cũng sẽ bị tách rời khỏi phương Tây một cách hiệu quả.
Nếu Nga đạt được các mục tiêu chính trị của mình ở Ukraine bằng các biện pháp quân sự, thì châu Âu sẽ không còn như trước chiến tranh. Không chỉ khả năng dẫn đầu của Mỹ ở châu Âu bị suy giảm, mà bất kỳ suy nghĩa nào, rằng Liên minh châu Âu hoặc NATO có thể đảm bảo hòa bình cho toàn lục địa này, cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Thay vào đó, an ninh ở châu Âu sẽ phải giảm xuống, chỉ còn bảo vệ các thành viên cốt lõi của EU và NATO. Tất cả những ai đứng ngoài vòng tròn đó sẽ phải tự lực cánh sinh, ngoại trừ Phần Lan và Thụy Điển. Đây không nhất thiết là một quyết định chủ động chấm dứt các chính sách mở rộng hoặc liên kết; nhưng nó sẽ là chính sách trên thực tế. Với sự bao vây của Nga, EU và NATO sẽ không còn đủ năng lực để đưa ra các chính sách đầy tham vọng vượt ra ngoài biên giới của chính họ.
Mỹ và châu Âu cũng sẽ ở trong tình trạng chiến tranh kinh tế thường trực với Nga. Phương Tây sẽ tìm cách thực thi các biện pháp trừng phạt sâu rộng, và Nga có khả năng sẽ ứng phó bằng tấn công mạng và ‘tống tiền’ năng lượng, vì lý do bất cân xứng về kinh tế. Trung Quốc có thể đứng về phía Nga trong cuộc ăn miếng trả miếng về kinh tế này. Trong khi đó, chính trị trong nước ở các quốc gia châu Âu sẽ trở nên giống như một ‘ván bài vĩ đại’ của thế kỷ 21, trong đó Nga sẽ soi xét châu Âu để tìm kiếm bất kỳ sự đổ vỡ nào trong cam kết của họ với NATO và với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Thông qua các phương pháp, cả tốt lẫn xấu, Nga sẽ tận dụng bất cứ cơ hội nào để tác động đến dư luận và các cuộc bầu cử ở các nước châu Âu. Nga sẽ là một sự hiện diện vô chính phủ – đôi khi là thật, đôi khi là tưởng tượng – trong mọi trường hợp bất ổn chính trị ở châu Âu.
Những so sánh với thời Chiến tranh Lạnh sẽ không hữu ích trong một thế giới nơi Ukraine bị “Nga hóa”. Biên giới thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu dù có những điểm bùng phát, nhưng đã được ổn định theo cách mà cả hai bên chấp nhận được trong Hiệp định Helsinki năm 1975. Ngược lại, quyền thống trị của Nga đối với Ukraine sẽ mở ra một vùng bất ổn và mất an ninh rộng lớn, từ Estonia, Ba Lan đến Romania, Thổ Nhĩ Kỳ. Càng kéo dài, sự hiện diện của Nga ở Ukraine sẽ càng bị các nước láng giềng của Ukraine coi là hành động khiêu khích và không thể chấp nhận được, và thậm chí với một số nước, đó là mối đe dọa đối với an ninh của chính họ. Giữa động lực thay đổi này, trật tự ở châu Âu sẽ phải được hình thành chủ yếu về mặt quân sự – vì sức mạnh quân sự của Nga mạnh hơn sức mạnh kinh tế, nên trật tự này sẽ được Điện Kremlin quan tâm – gạt sang bên lề các thể chế phi quân sự như Liên minh châu Âu.
Nga sở hữu quân đội thường trực lớn nhất châu Âu, mà nước này đã sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó. Chính sách quốc phòng của EU – trái ngược với NATO – còn lâu mới có thể cung cấp an ninh cho các thành viên của mình. Do đó, sự trấn an quân sự, đặc biệt là đối với các thành viên phía đông của EU, sẽ là chìa khóa. Đối phó với một nước Nga theo chủ nghĩa phục thù bằng các biện pháp trừng phạt, và các luận điệu về một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, sẽ là không đủ.
Đông Âu gặp nguy hiểm
Trong trường hợp Nga thắng ở Ukraine, vị thế của Đức ở châu Âu sẽ bị thử thách nghiêm trọng. Đức là một cường quốc quân sự dựa trên bản sắc chính trị thời hậu chiến là từ chối tham chiến. Vành đai bạn bè bao quanh nước này, đặc biệt là ở phía đông với Ba Lan và các nước Baltic, có nguy cơ bị Nga gây bất ổn. Pháp và Anh sẽ đảm nhận vai trò hàng đầu trong các vấn đề châu Âu, nhờ lực lượng quân sự tương đối mạnh và truyền thống can thiệp quân sự lâu đời của họ. Tuy nhiên, nhân tố quan trọng ở châu Âu vẫn là Mỹ. NATO cũng như các quốc gia đang lo lắng và hoang mang ở phía đông châu Âu – các quốc gia tiền tuyến nằm dọc theo mặt trận tiếp giáp với Nga, hiện rất rộng lớn và không ổn định, bao gồm Belarus và các vùng do Nga kiểm soát ở Ukraine – vẫn sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ.
Các quốc gia thành viên phía đông của EU, bao gồm Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan và Romania, nhiều khả năng sẽ để một số lượng đáng kể quân đội NATO thường trú trên đất của họ. Yêu cầu gia nhập NATO và đảm bảo thực hiện Điều 5 từ Phần Lan và Thụy Điển sẽ không thể bị từ chối. Ở Ukraine, các nước EU và NATO sẽ không bao giờ công nhận một chế độ mới thân Nga do Moscow tạo ra. Nhưng họ sẽ phải đối mặt với thách thức tương tự như ở Belarus: áp dụng các biện pháp trừng phạt mà không trừng phạt dân thường, và hỗ trợ những người có nhu cầu mà không được tiếp cận với họ. Một số thành viên NATO sẽ thúc đẩy một cuộc nổi dậy ở Ukraine, còn Nga sẽ đáp trả bằng cách đe dọa các thành viên NATO.
Tình trạng khó khăn của Ukraine sẽ rất nghiêm trọng. Dòng người tị nạn sẽ chạy trốn theo nhiều hướng, có thể lên tới hàng triệu người. Và những bộ phận trong quân đội Ukraine không trực tiếp bị đánh bại sẽ tiếp tục chiến đấu, tương tự như cuộc chiến tranh giữa các phe phái vốn xé nát toàn bộ khu vực châu Âu trong và sau Thế chiến 2.
Tình trạng leo thang thường trực giữa Nga và châu Âu có thể vẫn “lạnh” từ góc độ quân sự. Tuy nhiên, chiến tranh kinh tế có thể sẽ nóng. Các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào năm 2014, liên quan đến ngoại giao chính thức (thường được gọi là quá trình “Minsk,” đặt theo tên thành phố nơi tổ chức đàm phán), là không quá hà khắc. Chúng thậm chí có thể đảo ngược và có điều kiện. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, các biện pháp trừng phạt mới đối với lĩnh vực ngân hàng và chuyển giao công nghệ sẽ có ý nghĩa quan trọng và lâu dài. Theo chính quyền Mỹ, chúng sẽ được đưa ra sau khi ngoại giao thất bại, và sẽ bắt đầu ở “đỉnh thang.” Đáp lại, Nga sẽ trả đũa, rất có thể trong lĩnh vực an ninh mạng cũng như năng lượng. Moscow sẽ hạn chế việc tiếp cận các mặt hàng quan trọng như titan, mà Nga là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Cuộc chiến tiêu hao này sẽ thử thách cả hai bên. Nga sẽ trở nên tàn nhẫn để cố gắng khiến một, hoặc một số, quốc gia châu Âu rút khỏi xung đột kinh tế bằng cách gắn sự nới lỏng căng thẳng với lợi ích cá nhân của các nước này, do đó làm suy yếu sự đồng thuận trong EU và NATO.
Sức mạnh của châu Âu là đòn bẩy kinh tế. Lợi thế của Nga sẽ là bất kỳ nguồn gốc gây chia rẽ hoặc gián đoạn trong nước nào ở châu Âu, hoặc ở các đối tác xuyên Đại Tây Dương của châu Âu. Lúc ấy, Nga sẽ chủ động chớp thời cơ. Nếu một phong trào hoặc ứng viên thân Nga xuất hiện, ứng viên đó có thể được khuyến khích trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu một điểm yếu nào đó về kinh tế hoặc chính trị làm giảm hiệu quả chính sách đối ngoại của Mỹ và các đồng minh, thì đó sẽ là vũ khí cho các nỗ lực tuyên truyền và hoạt động gián điệp của Nga.
Phần lớn những điều trong số này đã xảy ra. Tuy nhiên, một cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm gia tăng rủi ro. Nga sẽ sử dụng nhiều nguồn lực hơn và sẽ không ngần ngại lựa chọn các công cụ của mình. Dòng người tị nạn ồ ạt đổ về châu Âu sẽ làm trầm trọng thêm chính sách tị nạn chưa được giải quyết của EU, và trở thành mảnh đất màu mỡ cho những người theo chủ nghĩa dân túy. ‘Chén thánh’ trong những cuộc đấu trí thông tin, chính trị, và không gian mạng này sẽ là cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 ở Mỹ. Tương lai của châu Âu sẽ phụ thuộc vào cuộc bầu cử này. Việc thắng cử của Donald Trump hoặc một ứng viên giống Trump có thể sẽ phá hủy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vào giờ khắc hiểm nguy của châu Âu, đặt ra câu hỏi về vị trí của NATO và các đảm bảo an ninh của khối này đối với châu Âu.
Một NATO hướng vào trong
Đối với Mỹ, một chiến thắng của Nga sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến đại chiến lược của nước này ở châu Âu, châu Á và Trung Đông. Thứ nhất, thành công của Nga ở Ukraine sẽ đòi hỏi Washington phải xoay trục sang châu Âu. Không có sự mơ hồ nào về Điều 5 của Hiệp ước NATO (những gì từng trải qua dưới thời Trump) được cho phép. Một cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với an ninh châu Âu là điều duy nhất có thể ngăn cản Nga chia rẽ các nước châu Âu. Khó mà đạt được điều này trong bối cảnh các ưu tiên cạnh tranh lẫn nhau, đặc biệt là những ưu tiên của Mỹ trong mối quan hệ ngày càng xấu đi với Trung Quốc. Nhưng các lợi ích đang bị đe dọa vẫn là lợi ích cơ bản. Mỹ có lợi ích thương mại rất lớn ở châu Âu. EU và Mỹ là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của nhau, với thương mại hàng hóa và dịch vụ đạt tổng trị giá 1,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2019. Một châu Âu hòa bình, hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho chính sách đối ngoại của Mỹ – về biến đổi khí hậu, về không phổ biến vũ khí hạt nhân, y tế công toàn cầu và quản lý căng thẳng với Trung Quốc hoặc Nga. Nếu châu Âu mất ổn định, thì Mỹ sẽ đơn độc hơn nhiều trên trường quốc tế.
NATO là phương tiện hợp lý mà Mỹ có thể qua đó đảm bảo an ninh cho châu Âu và răn đe Nga. Một cuộc chiến ở Ukraine sẽ hồi sinh NATO, không phải với tư cách là một ‘dự án’ xây dựng nền dân chủ, hay một công cụ cho các cuộc phiêu lưu ngoài khu vực như cuộc chiến ở Afghanistan, mà là một liên minh quân sự phòng thủ vượt trội – vốn là mục đích ban đầu của nó. Dù người dân châu Âu sẽ đòi hỏi Mỹ cam kết quân sự lớn hơn đối với châu Âu, nhưng một cuộc xâm lược rộng lớn hơn của Nga vào Ukraine vẫn sẽ buộc mọi thành viên NATO phải tăng chi tiêu quốc phòng. Đối với người châu Âu, đây sẽ là lời kêu gọi cuối cùng để cải thiện khả năng phòng thủ của châu Âu – song song với Mỹ – để giúp Mỹ giải quyết thế lưỡng nan với Nga và Trung Quốc.
Đối với một Moscow hiện đang đối đầu lâu dài với phương Tây, Bắc Kinh có thể đóng vai trò là hậu thuẫn kinh tế và là đối tác chống lại bá quyền Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất cho đại chiến lược của Mỹ, Trung Quốc có thể bị khích động bởi sự quyết đoán của Nga và sẽ theo chân đe dọa đối đầu với Đài Loan. Nhưng không có gì đảm bảo rằng một sự leo thang ở Ukraine sẽ có lợi cho mối quan hệ Trung-Nga. Tham vọng trở thành trung tâm của nền kinh tế Á-Âu của Trung Quốc sẽ bị tổn hại do chiến tranh ở châu Âu, bởi sự bất ổn tàn khốc mà chiến tranh tạo ra. Sự khó chịu của Trung Quốc với Nga sẽ không tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng nó có thể giúp khởi đầu các cuộc đối thoại mới.
Cú sốc trước một động thái quân sự lớn của Nga cũng sẽ làm dấy lên câu hỏi ở Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã luôn thích thú với trò chơi Chiến tranh Lạnh, là khiến các siêu cường đối đầu để bản thân có thể trục lợi. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ nhất định với Ukraine. Là một thành viên NATO, họ sẽ không được hưởng lợi từ việc quân sự hóa Biển Đen và đông Địa Trung Hải. Các hành động của Nga – vốn gây bất ổn trên một khu vực rộng lớn hơn – có thể đẩy Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại với Mỹ, từ đó tạo ra một cái nêm chen giữa Ankara và Moscow. Điều này sẽ tốt cho NATO, và nó cũng sẽ mở ra khả năng lớn hơn cho quan hệ đối tác Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông. Thay vì gây thêm phiền toái, Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành đồng minh đích thực.
Một hậu quả cay đắng của một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn ở Ukraine là Nga và Mỹ giờ đây sẽ đối đầu với nhau như những kẻ thù ở châu Âu. Tuy nhiên, họ sẽ là hai kẻ thù không thể có những hành động thù địch vượt quá một ngưỡng nhất định. Bất chấp những khác biệt trong thế giới quan, hay đối lập nhau trong ý thức hệ, hai cường quốc hạt nhân quan trọng nhất thế giới sẽ phải kiềm chế sự phẫn nộ của mình. Điều này sẽ dẫn đến một màn tung hứng vô cùng phức tạp: tình trạng chiến tranh kinh tế và đấu tranh địa chính trị trên khắp lục địa châu Âu, nhưng lại là một trạng thái không cho phép leo thang dẫn đến chiến tranh. Đồng thời, đối đầu Mỹ-Nga trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Trung Đông hoặc châu Phi, nếu Mỹ quyết định tái lập sự hiện diện của mình sau cuộc rút quân thảm khốc ở Afghanistan.
Duy trì liên lạc, đặc biệt là về ổn định chiến lược và an ninh mạng, sẽ rất quan trọng. Đáng chú ý là sự hợp tác giữa Mỹ và Nga về các hoạt động không gian mạng độc hại vẫn tiếp tục ngay cả trong thời kỳ căng thẳng hiện nay. Việc duy trì các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nghiêm ngặt sẽ càng trở nên cần thiết, sau khi nổ ra chiến tranh ở Ukraine và việc áp dụng các chế độ trừng phạt sau đó.
Không có chiến thắng nào là vĩnh cửu
Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát, phương Tây không được phép đánh giá thấp Nga. Họ không được tin vào những dòng quan điểm dựa trên những suy nghĩ viển vông. Chiến thắng của Nga ở Ukraine không phải là khoa học viễn tưởng.
Nhưng dù phương Tây không thể làm gì nhiều để ngăn chặn một cuộc chinh phạt quân sự của Nga, họ vẫn có thể gây ảnh hưởng đến những gì xảy ra sau đó. Thường thì mầm mống của rắc rối nằm ngay bên dưới lớp vỏ chiến thắng quân sự. Nga có thể đè bẹp Ukraine trên chiến trường, có thể làm cho Ukraine trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng họ chỉ có thể làm vậy bằng cách phát động một cuộc chiến tranh tội lỗi, và bằng cách tàn phá cuộc sống của một quốc gia-dân tộc chưa bao giờ xâm lược Nga. Mỹ và châu Âu, cùng các đồng minh của họ, cũng như các khu vực khác trên thế giới, sẽ đưa ra kết luận và chỉ trích các hành động của Nga. Thông qua các liên minh và việc ủng hộ người dân Ukraine, Mỹ và châu Âu có thể là hiện thân thay thế cho các cuộc chiến tranh xâm lược, và cho quan điểm rằng kẻ mạnh luôn đúng. Những nỗ lực của Nga trong việc gieo rắc sự hỗn loạn có thể được đem ra so sánh với những nỗ lực của phương Tây nhằm khôi phục trật tự.
Như việc Washington, D.C. vẫn giữ nguyên các cơ sở ngoại giao của ba quốc gia Baltic sau khi họ bị Liên Xô sáp nhập trong Thế chiến 2, phương Tây có thể đặt mình về phía chính trực và phẩm giá trong cuộc xung đột này. Chẳng có chiến thắng nào là mãi mãi. Thường thì các quốc gia tự khiến mình lụn bại vì đã phát động và sau đó giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh sai trái.
Liana Fix là Nghiên cứu viên thường trú của Quỹ German Marshall, ở Washington, D.C.
Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên không thường trực của Quỹ German Marshall. Từ năm 2014 đến năm 2016, ông phục vụ trong Nhóm Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi ông chịu trách nhiệm khu vực Nga/Ukraine.
nghiencuuquocte
Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.
Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.
Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công.
Mùa đông năm 2021–22, Mỹ và châu Âu một lần nữa dự đoán một cuộc can thiệp quân sự lớn của Nga, lần này là ở chính châu Âu. Và một lần nữa, nhiều nhà phân tích đưa ra cảnh báo về những hậu quả thảm khốc đối với kẻ xâm lược. Ngày 11/02, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách châu Âu James Cleverly dự đoán rằng một cuộc chiến quy mô lớn hơn ở Ukraine “sẽ trở thành một vũng lầy” cho người Nga. Nếu đặt vào trong một phân tích chi phí-lợi ích, thì cái giá của một cuộc chiến toàn diện ở Ukraine sẽ là rất cao đối với Điện Kremlin, và sẽ kéo theo đổ máu đáng kể. Mỹ ước tính sẽ có khoảng 50.000 thương vong dân sự. Song song với việc mức độ ủng hộ Putin bị suy giảm trong giới tinh hoa Nga, những cá nhân sau này sẽ phải hứng chịu căng thẳng từ châu Âu, một cuộc chiến có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế Nga và khiến dư luận xa lánh nước này. Đồng thời, nó có thể đưa quân đội NATO đến gần biên giới của Nga, buộc họ phải chiến đấu với quân kháng chiến Ukraine trong nhiều năm tới. Theo quan điểm này, Nga sẽ bị mắc kẹt trong một thảm họa do chính họ tạo ra.
Tuy nhiên, phân tích chi phí-lợi ích của Putin dường như lại ủng hộ thay đổi hiện trạng châu Âu. Giới lãnh đạo Nga đang chấp nhận nhiều rủi ro hơn, và bên cạnh những vấn đề chính trị thường nhật, Putin đang thực hiện một sứ mệnh lịch sử là củng cố đòn bẩy của Nga ở Ukraine (như gần đây ông đã làm ở Belarus và Kazakhstan). Và theo Moscow, một chiến thắng ở Ukraine có thể nằm trong tầm tay. Tất nhiên, Nga có thể chỉ đơn giản kéo dài cuộc khủng hoảng hiện tại mà không tiến hành xâm lược, hoặc tìm ra một số cách dễ dàng hơn để giải tỏa căng thẳng. Nhưng nếu tính toán của Điện Kremlin là đúng, như kết quả ở Syria, thì Mỹ và châu Âu cũng nên chuẩn bị cho một tình huống không-phải-vũng-lầy. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thắng ở Ukraine?
Nếu Nga giành được quyền kiểm soát Ukraine hoặc tìm cách gây mất ổn định trên quy mô lớn, một kỷ nguyên mới sẽ mở ra cho Mỹ và châu Âu. Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu sẽ phải đối mặt với thách thức kép trong việc cân nhắc lại vấn đề an ninh châu Âu và cố gắng để không bị cuốn vào một cuộc chiến lớn hơn với Nga. Tất cả các bên sẽ phải xem xét tiềm năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc đối đầu trực tiếp. Hai trách nhiệm này – mạnh mẽ bảo vệ hòa bình châu Âu và thận trọng tránh leo thang quân sự với Nga – sẽ không nhất thiết phải tương thích với nhau. Mỹ và các đồng minh có thể sẽ nhận ra mình chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhiệm vụ thiết lập một trật tự an ninh mới ở châu Âu, do hậu quả từ các hành động quân sự của Nga ở Ukraine.
Nhiều cách để thắng
Đối với Nga, chiến thắng ở Ukraine có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Như ở Syria, chiến thắng không nhất thiết phải dẫn đến một dàn xếp bền vững. Nó có thể liên quan đến việc thành lập một chính phủ bù nhìn ở Kiev, hoặc một vùng nào đó của đất nước. Ngoài ra, việc quân đội Ukraine bị đánh bại và đàm phán đầu hàng có thể biến Ukraine thành một quốc gia thất bại. Nga cũng có thể sử dụng các cuộc tấn công trên mạng tàn khốc và các công cụ thông tin sai lệch, được hỗ trợ bởi đe dọa vũ lực, để làm tê liệt Ukraine và dẫn đến thay đổi chế độ. Dù kịch bản nào trong số này xảy ra, Ukraine cũng sẽ bị tách rời khỏi phương Tây một cách hiệu quả.
Nếu Nga đạt được các mục tiêu chính trị của mình ở Ukraine bằng các biện pháp quân sự, thì châu Âu sẽ không còn như trước chiến tranh. Không chỉ khả năng dẫn đầu của Mỹ ở châu Âu bị suy giảm, mà bất kỳ suy nghĩa nào, rằng Liên minh châu Âu hoặc NATO có thể đảm bảo hòa bình cho toàn lục địa này, cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Thay vào đó, an ninh ở châu Âu sẽ phải giảm xuống, chỉ còn bảo vệ các thành viên cốt lõi của EU và NATO. Tất cả những ai đứng ngoài vòng tròn đó sẽ phải tự lực cánh sinh, ngoại trừ Phần Lan và Thụy Điển. Đây không nhất thiết là một quyết định chủ động chấm dứt các chính sách mở rộng hoặc liên kết; nhưng nó sẽ là chính sách trên thực tế. Với sự bao vây của Nga, EU và NATO sẽ không còn đủ năng lực để đưa ra các chính sách đầy tham vọng vượt ra ngoài biên giới của chính họ.
Mỹ và châu Âu cũng sẽ ở trong tình trạng chiến tranh kinh tế thường trực với Nga. Phương Tây sẽ tìm cách thực thi các biện pháp trừng phạt sâu rộng, và Nga có khả năng sẽ ứng phó bằng tấn công mạng và ‘tống tiền’ năng lượng, vì lý do bất cân xứng về kinh tế. Trung Quốc có thể đứng về phía Nga trong cuộc ăn miếng trả miếng về kinh tế này. Trong khi đó, chính trị trong nước ở các quốc gia châu Âu sẽ trở nên giống như một ‘ván bài vĩ đại’ của thế kỷ 21, trong đó Nga sẽ soi xét châu Âu để tìm kiếm bất kỳ sự đổ vỡ nào trong cam kết của họ với NATO và với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Thông qua các phương pháp, cả tốt lẫn xấu, Nga sẽ tận dụng bất cứ cơ hội nào để tác động đến dư luận và các cuộc bầu cử ở các nước châu Âu. Nga sẽ là một sự hiện diện vô chính phủ – đôi khi là thật, đôi khi là tưởng tượng – trong mọi trường hợp bất ổn chính trị ở châu Âu.
Những so sánh với thời Chiến tranh Lạnh sẽ không hữu ích trong một thế giới nơi Ukraine bị “Nga hóa”. Biên giới thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu dù có những điểm bùng phát, nhưng đã được ổn định theo cách mà cả hai bên chấp nhận được trong Hiệp định Helsinki năm 1975. Ngược lại, quyền thống trị của Nga đối với Ukraine sẽ mở ra một vùng bất ổn và mất an ninh rộng lớn, từ Estonia, Ba Lan đến Romania, Thổ Nhĩ Kỳ. Càng kéo dài, sự hiện diện của Nga ở Ukraine sẽ càng bị các nước láng giềng của Ukraine coi là hành động khiêu khích và không thể chấp nhận được, và thậm chí với một số nước, đó là mối đe dọa đối với an ninh của chính họ. Giữa động lực thay đổi này, trật tự ở châu Âu sẽ phải được hình thành chủ yếu về mặt quân sự – vì sức mạnh quân sự của Nga mạnh hơn sức mạnh kinh tế, nên trật tự này sẽ được Điện Kremlin quan tâm – gạt sang bên lề các thể chế phi quân sự như Liên minh châu Âu.
Nga sở hữu quân đội thường trực lớn nhất châu Âu, mà nước này đã sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó. Chính sách quốc phòng của EU – trái ngược với NATO – còn lâu mới có thể cung cấp an ninh cho các thành viên của mình. Do đó, sự trấn an quân sự, đặc biệt là đối với các thành viên phía đông của EU, sẽ là chìa khóa. Đối phó với một nước Nga theo chủ nghĩa phục thù bằng các biện pháp trừng phạt, và các luận điệu về một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, sẽ là không đủ.
Đông Âu gặp nguy hiểm
Trong trường hợp Nga thắng ở Ukraine, vị thế của Đức ở châu Âu sẽ bị thử thách nghiêm trọng. Đức là một cường quốc quân sự dựa trên bản sắc chính trị thời hậu chiến là từ chối tham chiến. Vành đai bạn bè bao quanh nước này, đặc biệt là ở phía đông với Ba Lan và các nước Baltic, có nguy cơ bị Nga gây bất ổn. Pháp và Anh sẽ đảm nhận vai trò hàng đầu trong các vấn đề châu Âu, nhờ lực lượng quân sự tương đối mạnh và truyền thống can thiệp quân sự lâu đời của họ. Tuy nhiên, nhân tố quan trọng ở châu Âu vẫn là Mỹ. NATO cũng như các quốc gia đang lo lắng và hoang mang ở phía đông châu Âu – các quốc gia tiền tuyến nằm dọc theo mặt trận tiếp giáp với Nga, hiện rất rộng lớn và không ổn định, bao gồm Belarus và các vùng do Nga kiểm soát ở Ukraine – vẫn sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ.
Các quốc gia thành viên phía đông của EU, bao gồm Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan và Romania, nhiều khả năng sẽ để một số lượng đáng kể quân đội NATO thường trú trên đất của họ. Yêu cầu gia nhập NATO và đảm bảo thực hiện Điều 5 từ Phần Lan và Thụy Điển sẽ không thể bị từ chối. Ở Ukraine, các nước EU và NATO sẽ không bao giờ công nhận một chế độ mới thân Nga do Moscow tạo ra. Nhưng họ sẽ phải đối mặt với thách thức tương tự như ở Belarus: áp dụng các biện pháp trừng phạt mà không trừng phạt dân thường, và hỗ trợ những người có nhu cầu mà không được tiếp cận với họ. Một số thành viên NATO sẽ thúc đẩy một cuộc nổi dậy ở Ukraine, còn Nga sẽ đáp trả bằng cách đe dọa các thành viên NATO.
Tình trạng khó khăn của Ukraine sẽ rất nghiêm trọng. Dòng người tị nạn sẽ chạy trốn theo nhiều hướng, có thể lên tới hàng triệu người. Và những bộ phận trong quân đội Ukraine không trực tiếp bị đánh bại sẽ tiếp tục chiến đấu, tương tự như cuộc chiến tranh giữa các phe phái vốn xé nát toàn bộ khu vực châu Âu trong và sau Thế chiến 2.
Tình trạng leo thang thường trực giữa Nga và châu Âu có thể vẫn “lạnh” từ góc độ quân sự. Tuy nhiên, chiến tranh kinh tế có thể sẽ nóng. Các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào năm 2014, liên quan đến ngoại giao chính thức (thường được gọi là quá trình “Minsk,” đặt theo tên thành phố nơi tổ chức đàm phán), là không quá hà khắc. Chúng thậm chí có thể đảo ngược và có điều kiện. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, các biện pháp trừng phạt mới đối với lĩnh vực ngân hàng và chuyển giao công nghệ sẽ có ý nghĩa quan trọng và lâu dài. Theo chính quyền Mỹ, chúng sẽ được đưa ra sau khi ngoại giao thất bại, và sẽ bắt đầu ở “đỉnh thang.” Đáp lại, Nga sẽ trả đũa, rất có thể trong lĩnh vực an ninh mạng cũng như năng lượng. Moscow sẽ hạn chế việc tiếp cận các mặt hàng quan trọng như titan, mà Nga là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Cuộc chiến tiêu hao này sẽ thử thách cả hai bên. Nga sẽ trở nên tàn nhẫn để cố gắng khiến một, hoặc một số, quốc gia châu Âu rút khỏi xung đột kinh tế bằng cách gắn sự nới lỏng căng thẳng với lợi ích cá nhân của các nước này, do đó làm suy yếu sự đồng thuận trong EU và NATO.
Sức mạnh của châu Âu là đòn bẩy kinh tế. Lợi thế của Nga sẽ là bất kỳ nguồn gốc gây chia rẽ hoặc gián đoạn trong nước nào ở châu Âu, hoặc ở các đối tác xuyên Đại Tây Dương của châu Âu. Lúc ấy, Nga sẽ chủ động chớp thời cơ. Nếu một phong trào hoặc ứng viên thân Nga xuất hiện, ứng viên đó có thể được khuyến khích trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu một điểm yếu nào đó về kinh tế hoặc chính trị làm giảm hiệu quả chính sách đối ngoại của Mỹ và các đồng minh, thì đó sẽ là vũ khí cho các nỗ lực tuyên truyền và hoạt động gián điệp của Nga.
Phần lớn những điều trong số này đã xảy ra. Tuy nhiên, một cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm gia tăng rủi ro. Nga sẽ sử dụng nhiều nguồn lực hơn và sẽ không ngần ngại lựa chọn các công cụ của mình. Dòng người tị nạn ồ ạt đổ về châu Âu sẽ làm trầm trọng thêm chính sách tị nạn chưa được giải quyết của EU, và trở thành mảnh đất màu mỡ cho những người theo chủ nghĩa dân túy. ‘Chén thánh’ trong những cuộc đấu trí thông tin, chính trị, và không gian mạng này sẽ là cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 ở Mỹ. Tương lai của châu Âu sẽ phụ thuộc vào cuộc bầu cử này. Việc thắng cử của Donald Trump hoặc một ứng viên giống Trump có thể sẽ phá hủy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vào giờ khắc hiểm nguy của châu Âu, đặt ra câu hỏi về vị trí của NATO và các đảm bảo an ninh của khối này đối với châu Âu.
Một NATO hướng vào trong
Đối với Mỹ, một chiến thắng của Nga sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến đại chiến lược của nước này ở châu Âu, châu Á và Trung Đông. Thứ nhất, thành công của Nga ở Ukraine sẽ đòi hỏi Washington phải xoay trục sang châu Âu. Không có sự mơ hồ nào về Điều 5 của Hiệp ước NATO (những gì từng trải qua dưới thời Trump) được cho phép. Một cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với an ninh châu Âu là điều duy nhất có thể ngăn cản Nga chia rẽ các nước châu Âu. Khó mà đạt được điều này trong bối cảnh các ưu tiên cạnh tranh lẫn nhau, đặc biệt là những ưu tiên của Mỹ trong mối quan hệ ngày càng xấu đi với Trung Quốc. Nhưng các lợi ích đang bị đe dọa vẫn là lợi ích cơ bản. Mỹ có lợi ích thương mại rất lớn ở châu Âu. EU và Mỹ là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của nhau, với thương mại hàng hóa và dịch vụ đạt tổng trị giá 1,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2019. Một châu Âu hòa bình, hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho chính sách đối ngoại của Mỹ – về biến đổi khí hậu, về không phổ biến vũ khí hạt nhân, y tế công toàn cầu và quản lý căng thẳng với Trung Quốc hoặc Nga. Nếu châu Âu mất ổn định, thì Mỹ sẽ đơn độc hơn nhiều trên trường quốc tế.
NATO là phương tiện hợp lý mà Mỹ có thể qua đó đảm bảo an ninh cho châu Âu và răn đe Nga. Một cuộc chiến ở Ukraine sẽ hồi sinh NATO, không phải với tư cách là một ‘dự án’ xây dựng nền dân chủ, hay một công cụ cho các cuộc phiêu lưu ngoài khu vực như cuộc chiến ở Afghanistan, mà là một liên minh quân sự phòng thủ vượt trội – vốn là mục đích ban đầu của nó. Dù người dân châu Âu sẽ đòi hỏi Mỹ cam kết quân sự lớn hơn đối với châu Âu, nhưng một cuộc xâm lược rộng lớn hơn của Nga vào Ukraine vẫn sẽ buộc mọi thành viên NATO phải tăng chi tiêu quốc phòng. Đối với người châu Âu, đây sẽ là lời kêu gọi cuối cùng để cải thiện khả năng phòng thủ của châu Âu – song song với Mỹ – để giúp Mỹ giải quyết thế lưỡng nan với Nga và Trung Quốc.
Đối với một Moscow hiện đang đối đầu lâu dài với phương Tây, Bắc Kinh có thể đóng vai trò là hậu thuẫn kinh tế và là đối tác chống lại bá quyền Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất cho đại chiến lược của Mỹ, Trung Quốc có thể bị khích động bởi sự quyết đoán của Nga và sẽ theo chân đe dọa đối đầu với Đài Loan. Nhưng không có gì đảm bảo rằng một sự leo thang ở Ukraine sẽ có lợi cho mối quan hệ Trung-Nga. Tham vọng trở thành trung tâm của nền kinh tế Á-Âu của Trung Quốc sẽ bị tổn hại do chiến tranh ở châu Âu, bởi sự bất ổn tàn khốc mà chiến tranh tạo ra. Sự khó chịu của Trung Quốc với Nga sẽ không tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng nó có thể giúp khởi đầu các cuộc đối thoại mới.
Cú sốc trước một động thái quân sự lớn của Nga cũng sẽ làm dấy lên câu hỏi ở Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã luôn thích thú với trò chơi Chiến tranh Lạnh, là khiến các siêu cường đối đầu để bản thân có thể trục lợi. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ nhất định với Ukraine. Là một thành viên NATO, họ sẽ không được hưởng lợi từ việc quân sự hóa Biển Đen và đông Địa Trung Hải. Các hành động của Nga – vốn gây bất ổn trên một khu vực rộng lớn hơn – có thể đẩy Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại với Mỹ, từ đó tạo ra một cái nêm chen giữa Ankara và Moscow. Điều này sẽ tốt cho NATO, và nó cũng sẽ mở ra khả năng lớn hơn cho quan hệ đối tác Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông. Thay vì gây thêm phiền toái, Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành đồng minh đích thực.
Một hậu quả cay đắng của một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn ở Ukraine là Nga và Mỹ giờ đây sẽ đối đầu với nhau như những kẻ thù ở châu Âu. Tuy nhiên, họ sẽ là hai kẻ thù không thể có những hành động thù địch vượt quá một ngưỡng nhất định. Bất chấp những khác biệt trong thế giới quan, hay đối lập nhau trong ý thức hệ, hai cường quốc hạt nhân quan trọng nhất thế giới sẽ phải kiềm chế sự phẫn nộ của mình. Điều này sẽ dẫn đến một màn tung hứng vô cùng phức tạp: tình trạng chiến tranh kinh tế và đấu tranh địa chính trị trên khắp lục địa châu Âu, nhưng lại là một trạng thái không cho phép leo thang dẫn đến chiến tranh. Đồng thời, đối đầu Mỹ-Nga trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Trung Đông hoặc châu Phi, nếu Mỹ quyết định tái lập sự hiện diện của mình sau cuộc rút quân thảm khốc ở Afghanistan.
Duy trì liên lạc, đặc biệt là về ổn định chiến lược và an ninh mạng, sẽ rất quan trọng. Đáng chú ý là sự hợp tác giữa Mỹ và Nga về các hoạt động không gian mạng độc hại vẫn tiếp tục ngay cả trong thời kỳ căng thẳng hiện nay. Việc duy trì các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nghiêm ngặt sẽ càng trở nên cần thiết, sau khi nổ ra chiến tranh ở Ukraine và việc áp dụng các chế độ trừng phạt sau đó.
Không có chiến thắng nào là vĩnh cửu
Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát, phương Tây không được phép đánh giá thấp Nga. Họ không được tin vào những dòng quan điểm dựa trên những suy nghĩ viển vông. Chiến thắng của Nga ở Ukraine không phải là khoa học viễn tưởng.
Nhưng dù phương Tây không thể làm gì nhiều để ngăn chặn một cuộc chinh phạt quân sự của Nga, họ vẫn có thể gây ảnh hưởng đến những gì xảy ra sau đó. Thường thì mầm mống của rắc rối nằm ngay bên dưới lớp vỏ chiến thắng quân sự. Nga có thể đè bẹp Ukraine trên chiến trường, có thể làm cho Ukraine trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng họ chỉ có thể làm vậy bằng cách phát động một cuộc chiến tranh tội lỗi, và bằng cách tàn phá cuộc sống của một quốc gia-dân tộc chưa bao giờ xâm lược Nga. Mỹ và châu Âu, cùng các đồng minh của họ, cũng như các khu vực khác trên thế giới, sẽ đưa ra kết luận và chỉ trích các hành động của Nga. Thông qua các liên minh và việc ủng hộ người dân Ukraine, Mỹ và châu Âu có thể là hiện thân thay thế cho các cuộc chiến tranh xâm lược, và cho quan điểm rằng kẻ mạnh luôn đúng. Những nỗ lực của Nga trong việc gieo rắc sự hỗn loạn có thể được đem ra so sánh với những nỗ lực của phương Tây nhằm khôi phục trật tự.
Như việc Washington, D.C. vẫn giữ nguyên các cơ sở ngoại giao của ba quốc gia Baltic sau khi họ bị Liên Xô sáp nhập trong Thế chiến 2, phương Tây có thể đặt mình về phía chính trực và phẩm giá trong cuộc xung đột này. Chẳng có chiến thắng nào là mãi mãi. Thường thì các quốc gia tự khiến mình lụn bại vì đã phát động và sau đó giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh sai trái.
Liana Fix là Nghiên cứu viên thường trú của Quỹ German Marshall, ở Washington, D.C.
Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên không thường trực của Quỹ German Marshall. Từ năm 2014 đến năm 2016, ông phục vụ trong Nhóm Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi ông chịu trách nhiệm khu vực Nga/Ukraine.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nghiên cứu quốc tế
Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?
Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, What If Russia Loses?, Foreign Affairs, 04/03/2022.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Thất bại của Moscow không phải là chiến thắng rõ ràng của phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi xâm lược Ukraine. Ông đã đánh giá sai kỳ vọng chính trị của người Ukraine, vốn không chờ đợi được giải phóng bởi những người lính Nga. Ông cũng đánh giá sai về Mỹ, Liên minh Châu Âu, và một số quốc gia – gồm Australia, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc – tất cả đều có khả năng hành động tập thể khi đứng trước chiến tranh, và tất cả đều đang chờ đợi thất bại của Nga tại Ukraine. Mỹ cùng các đồng minh và đối tác đang áp đặt những lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên Moscow. Mỗi cuộc chiến đều là một trận đánh nhằm định hướng dư luận, và cuộc chiến của Putin ở Ukraine – trong thời đại hình ảnh truyền thông đại chúng – đã gắn nước Nga với một cuộc tấn công vô cớ, nhắm vào một láng giềng hòa bình, gây ra thương vong lớn cho dân thường, cùng hàng loạt những tội ác chiến tranh. Dù ở bất cứ đâu, sự phẫn nộ sẽ là một trở ngại cho chính sách đối ngoại của Nga trong tương lai.
Không kém phần quan trọng so với sai lầm chiến lược của Putin là sai lầm chiến thuật của quân đội Nga. Dù biết rằng khó có thể đánh giá tình hình trong giai đoạn đầu của một cuộc chiến, nhưng chắc chắn chúng ta vẫn có thể kết luận rằng công tác lập kế hoạch và hậu cần của Nga là không đầy đủ, và việc binh lính, thậm chí cả các sĩ quan cấp cao, bị thiếu thông tin đã khiến tinh thần họ càng sa sút. Cuộc chiến được cho là sẽ sớm kết thúc, khi một cuộc tấn công chớp nhoáng nhanh chóng hạ gục hoặc buộc chính phủ Ukraine phải đầu hàng, sau đó Moscow sẽ áp đặt tình trạng trung lập lên Ukraine, hoặc thiết lập quyền cai trị (suzerainty) của Nga tại Ukraine. Bạo lực tối thiểu có thể dẫn đến trừng phạt tối thiểu. Nếu chính phủ Ukraine sụp đổ nhanh chóng, Putin có thể tuyên bố rằng mình đã đúng: bởi vì Ukraine đã không sẵn sàng, hoặc không thể tự vệ, nên nước này không phải là một quốc gia thực sự – như lời Tổng thống Nga từng nói.
Nhưng Putin sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này như ông muốn. Thật vậy, có một số kịch bản mà trong đó cuối cùng người Nga sẽ thua. Putin có thể đẩy quân đội của mình sa lầy trong một cuộc chiếm đóng vô ích và tốn kém ở Ukraine, bào mòn tinh thần binh lính Nga, tiêu tốn tài nguyên, và không mang lại lợi ích gì ngoài danh hiệu “nước Nga vĩ đại” rỗng tuếch, đồng thời khiến quốc gia láng giềng rơi vào cảnh nghèo đói và hỗn loạn. Ông ta có thể kiểm soát, ở mức độ nhất định, các khu vực miền đông và miền nam Ukraine, nhiều khả năng là cả Kyiv, trong khi chiến đấu với lực lượng kháng chiến Ukraine hoạt động ở miền tây, và tham gia chiến tranh du kích trên khắp đất nước – một kịch bản sẽ gợi nhớ đến xung đột giữa các phe phái diễn ra ở Ukraine trong Thế chiến 2. Cùng lúc đó, ông sẽ chứng kiến nền kinh tế Nga dần suy thoái, đất nước Nga ngày càng bị cô lập, và ngày càng không có khả năng tạo ra của cải vốn là chỗ dựa cho các cường quốc. Kết quả là, Putin có thể đánh mất sự ủng hộ của người dân và giới tinh hoa Nga, những người mà ông phụ thuộc vào để có thể tiến hành chiến tranh và duy trì quyền lực của mình, dù Nga không phải là một nền dân chủ.
Putin như thể đang cố gắng thiết lập lại một số hình thức của chủ nghĩa đế quốc Nga. Nhưng trong canh bạc lớn này, dường như ông đã quên mất những sự kiện đã đặt ra dấu chấm hết cho Đế chế Nga. Sa hoàng cuối cùng của Nga, Nicholas II, đã thua trong cuộc chiến với Nhật Bản vào năm 1905. Sau đó, ông trở thành nạn nhân của Cách mạng Bolshevik, không chỉ mất đi vương miện, mà còn mất cả mạng sống. Bài học rút ra: nhà cầm quyền chuyên chế không thể thua trong các cuộc chiến mà vẫn có thể ngồi yên trên ngai vàng được.
Trong cuộc chiến này, không có người chiến thắng
Putin khó có thể thua trên chiến trường Ukraine. Nhưng ông có thể thua khi cuộc chiến đi đến hồi kết và mở ra câu hỏi: ‘Tiếp theo là gì?’ Những hậu quả khôn lường và bị đánh giá thấp của cuộc chiến vô nghĩa này sẽ khiến Nga khó mà chấp nhận nổi. Và việc thiếu kế hoạch chính trị cho tương lai – có thể so sánh với những thất bại về kế hoạch trong cuộc xâm lược Iraq của Mỹ – sẽ góp phần khiến nó trở thành một cuộc chiến không thể thắng được.
Người Ukraine sẽ không thể đẩy lùi quân đội Nga trên đất Ukraine. Quân đội Nga ở một đẳng cấp khác với Ukraine, và hơn nữa, Nga còn là một cường quốc hạt nhân, trong khi Ukraine thì không. Cho đến nay, quân đội Ukraine đã chiến đấu với quyết tâm và kỹ năng đáng ngưỡng mộ, nhưng trở ngại thực sự đối với bước tiến của Nga chính là bản chất của cuộc chiến. Qua các đợt tấn công bằng tên lửa và bom từ trên không, Nga có thể san bằng các thành phố của Ukraine, từ đó đạt được ưu thế trên chiến trường. Họ cũng có thể thử sử dụng vũ khí hạt nhân ở quy mô nhỏ để đạt được hiệu quả tương tự. Nếu Putin đưa ra quyết định này, không có gì trong hệ thống Nga có thể ngăn cản ông ta. “Họ tạo ra sa mạc, và gọi đó là hòa bình”, nhà sử học Tacitus từng viết về nghệ thuật chiến tranh của La Mã, và gán những lời này cho nhà lãnh đạo chiến tranh người Anh Calgacus. Đó cũng là một lựa chọn cho Putin ở Ukraine.
Dù vậy, ông sẽ không thể đơn giản thoát khỏi sa mạc. Putin đã gây chiến để bảo vệ vùng đệm do Nga kiểm soát, nằm giữa đất nước của ông và trật tự an ninh do Mỹ đứng đầu ở châu Âu. Ông ta sẽ không thể tránh khỏi việc xây dựng một cấu trúc chính trị để đạt được mục đích của mình và duy trì một mức độ trật tự nào đó ở Ukraine. Nhưng người dân Ukraine đã thể hiện rằng họ không muốn bị chiếm đóng. Họ sẽ chống trả quyết liệt – thông qua các hành động kháng chiến diễn ra mỗi ngày, và thông qua một cuộc nổi dậy bên trong Ukraine, hoặc chống lại chế độ bù nhìn ở Đông Ukraine do quân đội Nga thiết lập. Có thể tìm thấy điểm tương tự trong cuộc chiến chống Pháp 1954-1962 của Algeria. Pháp là cường quốc quân sự vượt trội. Tuy nhiên, người Algeria đã tìm ra cách để nghiền nát quân đội Pháp và chặn đường tiếp tế từ Paris.
Putin cũng có thể dựng lên một chính phủ bù nhìn, với Kyiv là thủ đô, một chính phủ Vichy của Ukraine. Hoặc ông có thể dùng đến sự hỗ trợ cần thiết từ lực lượng cảnh sát mật để khuất phục người dân của thuộc địa Nga này. Belarus là ví dụ về một quốc gia vận hành theo chế độ chuyên chế, cộng với sự đàn áp của cảnh sát, và sự hậu thuẫn của quân đội Nga. Đây là một mô hình khả thi cho một miền đông Ukraine do Nga cai trị. Tuy nhiên, trên thực tế, nó chẳng khác gì một mô hình giấy. Một Ukraine Nga hóa có thể tồn tại như một ảo tưởng hành chính đối với Moscow, và các chính phủ chắc chắn có khả năng hành động theo những ảo tưởng hành chính của họ. Nhưng nó không bao giờ có thể hoạt động trong thực tế, đơn giản là vì quy mô và lịch sử gần đây của Ukraine.
Trong các bài phát biểu của mình về Ukraine, Putin dường như bị ám ảnh về giai đoạn giữa thế kỷ 20. Ông ta bận tâm về chủ nghĩa dân tộc Ukraine thân Đức của những năm 1940. Do đó, ông nhiều lần đề cập đến Ukraine Quốc xã, và khẳng định mục tiêu của mình là “phi phát xít hóa” Ukraine. Ukraine đúng là có các yếu tố chính trị cực hữu. Tuy nhiên, điều mà Putin không nhìn thấy, hoặc bỏ qua, là tâm lý dân tộc (national belonging) phổ biến hơn và mạnh mẽ hơn nhiều đã xuất hiện ở Ukraine kể từ khi nước này tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô vào năm 1991. Phản ứng quân sự của Nga đối với Cách mạng Maidan năm 2014 ở Ukraine, vốn quét sạch một chính phủ thân Nga tham nhũng, là một động lực bổ sung cho tâm lý dân tộc này. Kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã vô cùng khéo léo trong việc khơi gợi chủ nghĩa dân tộc Ukraine. Sự chiếm đóng của Nga sẽ mở rộng ý thức về tổ quốc (nationhood) của người dân Ukraine, một phần bằng cách tạo ra nhiều “thánh tử đạo”, những người hy sinh vì dân tộc – giống như những gì mà hành động chiếm đóng Ba Lan của Đế quốc Nga vào thế kỷ 19 đã tạo ra với người dân Ba Lan.
Vì vậy, để thực sự hiệu quả, chiến dịch chiếm đóng sẽ phải là một hoạt động chính trị lớn, diễn ra trên ít nhất một nửa lãnh thổ của Ukraine. Nó sẽ là một cuộc chiến tốn kém khôn tả. Hoặc có thể Putin đã nghĩ đến điều gì đó giống như Hiệp ước Warsaw, từng giúp Liên Xô cai trị nhiều quốc gia-dân tộc châu Âu. Phương án này cũng đắt đỏ – nhưng nó không đắt bằng việc kiểm soát một khu vực nổi loạn, được nhiều đối tác nước ngoài trang bị tận răng, và chỉ chực chờ đánh vào bất kỳ điểm yếu nào của Nga. Một nỗ lực như vậy sẽ chỉ làm cạn kiệt ngân khố của Nga.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các nước châu Âu áp đặt lên Nga sẽ dẫn đến việc tách Nga ra khỏi nền kinh tế toàn cầu. Đầu tư nước ngoài sẽ giảm. Vốn sẽ phải khó khăn lắm mới có được. Chuyển giao công nghệ sẽ ngưng trệ. Các thị trường sẽ đóng cửa với Nga, có thể bao gồm cả thị trường khí đốt và dầu, mà doanh số từ các thị trường này lại đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế của Putin. Dòng chảy chất xám kinh doanh và khởi nghiệp sẽ chảy ra khỏi Nga. Hậu quả lâu dài của những chuyển đổi này là có thể dự đoán được. Như nhà sử học Paul Kennedy đã lập luận trong The Rise and Fall of the Great Powers (Sự Hưng thịnh và Suy vong của các Cường quốc), những quốc gia như vậy có xu hướng tham gia vào các cuộc chiến tranh sai lầm, gánh thêm gánh nặng tài chính, và do đó tự tước đi tăng trưởng kinh tế – huyết mạch của một cường quốc. Trong trường hợp giả định Nga có thể khuất phục được Ukraine, thì Nga cũng có thể tự hủy hoại chính mình trong quá trình đó.
Một biến số quan trọng trong hồi kết của cuộc chiến này là công chúng Nga. Chính sách đối ngoại của Putin đã được ủng hộ trong quá khứ. Ở Nga, sáp nhập Crimea là sự kiện nổi tiếng. Tính quyết đoán của Putin không hấp dẫn tất cả người Nga, nhưng nó vẫn hấp dẫn nhiều người. Điều này có thể sẽ được duy trì trong những tháng đầu cuộc chiến của Putin ở Ukraine. Thương vong của lính Nga sẽ được tưởng nhớ, và nó cũng sẽ tạo ra một động cơ, như trong tất cả các cuộc chiến tranh khác, là biến thương vong thành hành động có mục đích, từ đó tăng cường chiến tranh và chiến dịch tuyên truyền. Một nỗ lực toàn cầu nhằm cô lập Nga có thể phản tác dụng, nếu thế giới bên ngoài bị chặn đứng, khiến người Nga phải gắn căn tính dân tộc mình với sự bất bình và phẫn nộ.
Tuy nhiên, kịch bản khả dĩ hơn là nỗi kinh hoàng của cuộc chiến này sẽ phản tác dụng với chính Putin. Người Nga đã không xuống đường để phản đối các vụ đánh bom của Nga vào Aleppo, Syria, hồi năm 2016, cũng như thảm họa nhân đạo mà các lực lượng Nga đã tiếp tay trong cuộc nội chiến tại đây. Nhưng Ukraine mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đối với người Nga. Hàng triệu gia đình Nga-Ukraine có liên kết với nhau. Hai nước chia sẻ văn hóa, ngôn ngữ, và tôn giáo. Thông tin về những gì đang xảy ra ở Ukraine sẽ tràn vào Nga qua mạng xã hội và các kênh khác, từ đó bác bỏ và làm mất uy tín của các tuyên truyền viên. Đây là một tình huống lưỡng nan về đạo đức mà Putin không thể giải quyết chỉ bằng đàn áp. Sự đàn áp chính nó cũng có thể phản tác dụng. Đây nào phải chuyện lạ trong lịch sử Nga: chỉ cần hỏi người Liên Xô thì biết.
Hậu quả cho tương lai
Hậu quả của việc Nga thua tại Ukraine sẽ khiến châu Âu và Mỹ phải đối mặt với những thách thức mang tính nền tảng. Giả sử một ngày nào đó Nga buộc phải rút quân, thì việc xây dựng lại Ukraine, với mục tiêu chính trị là chào đón nước này gia nhập EU và NATO, sẽ là một nhiệm vụ nặng nề. Và phương Tây không được để Ukraine thất bại một lần nữa. Mặt khác, một hình thức kiểm soát yếu của Nga đối với Ukraine có thể đồng nghĩa với việc xuất hiện một khu vực giao tranh liên tục, có nhiều rạn nứt, bất ổn, với cơ cấu quản lý hạn chế hoặc không có, nằm ngay phía đông biên giới của NATO. Thảm họa nhân đạo sẽ không giống như bất cứ điều gì mà châu Âu từng chứng kiến suốt hàng thập niên qua.
Đáng lo ngại không kém là viễn cảnh về một nước Nga bị suy yếu và bị sỉ nhục, âm thầm dồn nén những cảm xúc phục thù giống như những gì đã nổi lên ở Đức sau Thế chiến 1. Nếu Putin duy trì quyền lực của mình, Nga sẽ trở thành một quốc gia bị bài xích, một siêu cường bất hảo với một đội quân bị hạ cấp, nhưng kho vũ khí hạt nhân thì vẫn còn nguyên. Tội lỗi và vết nhơ của cuộc chiến Ukraine sẽ ở lại với chính trường Nga thêm vài chục năm, hiếm khi nào một quốc gia thu được lợi ích từ một cuộc chiến họ đã thua. Sự vô ích của những chi phí bỏ ra cho cuộc chiến đó, thương vong nhân mạng, và sự suy giảm vị thế địa chính trị sẽ xác định con đường cho nước Nga và cho chính sách đối ngoại Nga trong nhiều năm tới, và sẽ rất khó để hình dung một nước Nga tự do trỗi dậy sau những gì khủng khiếp của cuộc chiến này.
Ngay cả khi Putin mất đi quyền lực ở Nga, nước này cũng khó có thể trở thành một nền dân chủ thân phương Tây. Họ có thể bị chia tách, đặc biệt là ở Bắc Caucasus. Hoặc cũng có thể trở thành một chế độ độc tài quân sự sở hữu vũ khí hạt nhân. Các nhà hoạch định chính sách sẽ không sai khi hy vọng về một nước Nga tốt đẹp hơn, và về cái ngày mà một nước Nga thời hậu Putin có thể thực sự hội nhập vào châu Âu. Họ nên làm những gì có thể để tạo điều kiện cho khả năng này, ngay cả khi họ chống lại cuộc chiến của Putin. Tuy nhiên, họ sẽ thật sai lầm nếu không chuẩn bị cho những kịch bản đen tối hơn.
Lịch sử đã chỉ ra rằng việc xây dựng một trật tự quốc tế ổn định là vô cùng khó khăn, nếu có một cường quốc theo khuynh hướng phục thù, bị sỉ nhục ở vị trí trung tâm của nó, đặc biệt là một cường quốc với tầm cỡ của Nga. Để xây dựng trật tự, phương Tây sẽ phải áp dụng cách tiếp cận liên tục cô lập và ngăn chặn. Giữ Nga ở thế yếu, và giữ Mỹ ở lại cùng mình sẽ trở thành ưu tiên đối với châu Âu trong một kịch bản như vậy, bởi châu Âu phải gánh trọng trách chính trong việc quản lý một nước Nga bị cô lập sau cuộc chiến thất bại ở Ukraine. Về phần mình, Washington muốn tập trung vào Trung Quốc. Còn Trung Quốc có thể cố gắng tăng cường ảnh hưởng của mình đối với một nước Nga đang suy yếu – từ đó dẫn đến việc hình thành một liên minh cùng sự thống trị của Trung Quốc mà phương Tây muốn ngăn chặn vào đầu những năm 2020.
Trả bất cứ cái giá nào?
Không ai trong hay ngoài nước Nga nên muốn Putin chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine. Tốt hơn hết là ông ta thua trận. Tuy nhiên, một thất bại của Nga sẽ không phải là lý do để ăn mừng. Nếu Nga ngừng xâm lược, thì bạo lực đã gây ra cho Ukraine vẫn là một vết thương hằn sâu nhiều thế hệ, nhưng vấn đề là Nga sẽ không sớm chấm dứt xâm lược. Mỹ và châu Âu nên tập trung vào việc khai thác những sai lầm của Putin, không chỉ bằng cách củng cố liên minh xuyên Đại Tây Dương, và khuyến khích người châu Âu hành động theo mong muốn lâu dài của họ về chủ quyền chiến lược, mà còn bằng cách làm cho Trung Quốc thấy rõ bài học thất bại của Nga: hành động thách thức các chuẩn mực quốc tế, chẳng hạn như chủ quyền quốc gia, sẽ đi kèm với chi phí thực tế, và chủ nghĩa phiêu lưu quân sự sẽ làm suy yếu các quốc gia lựa chọn đi theo con đường đó.
Nếu một ngày nào đó, Mỹ và châu Âu có thể giúp khôi phục chủ quyền của Ukraine, và nếu họ có thể đồng thời thúc đẩy Nga và Trung Quốc chia sẻ cùng một nhận thức về trật tự quốc tế, thì sai lầm lớn nhất của Putin sẽ trở thành một cơ hội cho phương Tây. Nhưng để đạt được điều đó, cái giá phải trả sẽ là cực kỳ đắt.
Liana Fix là Nghiên cứu viên thường trú của Quỹ German Marshall, ở Washington, D.C.
Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên khách mời của Quỹ German Marshall. Từ năm 2014 đến năm 2016, ông phục vụ trong Nhóm Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi ông chịu trách nhiệm khu vực Nga/Ukraine.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine 'đang đẩy lui quân Nga khỏi Kharkiv'
14.05.2022 - BBC
Một xe tăng Nga bị hư hại trong làng Mala Rohan, gần Kharkiv, Ukraine
Chụp lại hình ảnh,
Một xe tăng Nga bị hư hại trong làng Mala Rohan, gần Kharkiv, Ukraine
Trong bản cập nhật hàng ngày, quân đội Ukraine vừa nói rằng Nga đang tập trung vào việc rút quân khỏi thành phố Kharkiv.
"Mục tiêu chính của Nga đang là thiết lập toàn quyền kiểm soát lãnh thổ với Donetsk, Luhansk và Kherson và đảm bảo sự ổn định của hành lang đất liền với Crimea tạm thời bị chiếm giữ ở Ukraine", Ukraine tuyên bố.
Thống đốc khu vực Kharkiv ở phía đông Ukraine nói rằng các lực lượng vũ trang đang đẩy lùi người Nga và người dân Ukraine đang bắt đầu trở về nhà của họ.
Nhưng Oleh Sylyehubov cũng cảnh báo rằng tình hình vẫn còn nguy hiểm và mọi người nên xem xét sự an toàn trước khi trở lại.
Chiếm Kharkiv là một mục tiêu quan trọng của người Nga.
Chụp lại hình ảnh,
Các quân nhân Ukraine ở một con đường kết nối Kharkiv và một ngôi làng gần đây đã được Ukraine chiếm lại
'Thất bại chính trị' của Nga
Bộ Quốc phòng Anh nói hiện Nga chỉ thành công trong việc áp đặt một ban lãnh đạo thân Nga ở một thành phố Ukraine - Kherson.
Điều này nêu bật sự thất bại của cuộc xâm lược trong các mục tiêu chính trị ở Ukraine, theo Bộ Quốc phòng Anh.
Trong đánh giá mới nhất về cuộc xung đột, Institute for the Study of War, một viện nghiên cứu tại Mỹ, nói rằng Ukraine đã "có khả năng giành chiến thắng trong trận chiến Kharkiv".
Thành phố Kharkiv ở Đông Bắc Ukraine chỉ cách biên giới Nga khoảng 50km (30 dặm) và không quá xa khu vực Donbas là nơi có các nhóm ly khai thân Nga.
Đây là thành phố lớn thứ hai của Ukraine.
Điều đó làm cho Kharkiv trở thành mục tiêu chiến lược quan trọng của cuộc xâm lược của Nga.
14.05.2022 - BBC
Một xe tăng Nga bị hư hại trong làng Mala Rohan, gần Kharkiv, Ukraine
Chụp lại hình ảnh,
Một xe tăng Nga bị hư hại trong làng Mala Rohan, gần Kharkiv, Ukraine
Trong bản cập nhật hàng ngày, quân đội Ukraine vừa nói rằng Nga đang tập trung vào việc rút quân khỏi thành phố Kharkiv.
"Mục tiêu chính của Nga đang là thiết lập toàn quyền kiểm soát lãnh thổ với Donetsk, Luhansk và Kherson và đảm bảo sự ổn định của hành lang đất liền với Crimea tạm thời bị chiếm giữ ở Ukraine", Ukraine tuyên bố.
Thống đốc khu vực Kharkiv ở phía đông Ukraine nói rằng các lực lượng vũ trang đang đẩy lùi người Nga và người dân Ukraine đang bắt đầu trở về nhà của họ.
Nhưng Oleh Sylyehubov cũng cảnh báo rằng tình hình vẫn còn nguy hiểm và mọi người nên xem xét sự an toàn trước khi trở lại.
Chiếm Kharkiv là một mục tiêu quan trọng của người Nga.
Chụp lại hình ảnh,
Các quân nhân Ukraine ở một con đường kết nối Kharkiv và một ngôi làng gần đây đã được Ukraine chiếm lại
'Thất bại chính trị' của Nga
Bộ Quốc phòng Anh nói hiện Nga chỉ thành công trong việc áp đặt một ban lãnh đạo thân Nga ở một thành phố Ukraine - Kherson.
Điều này nêu bật sự thất bại của cuộc xâm lược trong các mục tiêu chính trị ở Ukraine, theo Bộ Quốc phòng Anh.
Trong đánh giá mới nhất về cuộc xung đột, Institute for the Study of War, một viện nghiên cứu tại Mỹ, nói rằng Ukraine đã "có khả năng giành chiến thắng trong trận chiến Kharkiv".
Thành phố Kharkiv ở Đông Bắc Ukraine chỉ cách biên giới Nga khoảng 50km (30 dặm) và không quá xa khu vực Donbas là nơi có các nhóm ly khai thân Nga.
Đây là thành phố lớn thứ hai của Ukraine.
Điều đó làm cho Kharkiv trở thành mục tiêu chiến lược quan trọng của cuộc xâm lược của Nga.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
RFA
Cuộc chiến ở Ukraine chi phối Cấp cao Mỹ – ASEAN
Phân tích của Trần Tô Hiệu
2022.05.12
Cuộc chiến ở Ukraine chi phối Cấp cao Mỹ – ASEAN
Hình minh hoạ: Tổng thống Mỹ Joe Biden họp trực tuyến với lãnh đạo các nước trong khối ASEAN tại Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN hôm 16/20/2021
Reuters
Tổng thống Biden đã mời các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sang dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt (CCĐB) tại Washington vào hôm nay và ngày mai (12 – 13/5). Hội nghị CCĐB này đã được lên kế hoạch từ cuối tháng 3/2022, nhưng cuộc chiến Ukraine cũng như những trục trặc về liên lạc đã khiến cuộc họp bị đình hoãn đến hôm nay. Và như trước đó giới nghiên cứu đã dự đoán, cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraina hiện là đề tài hàng đầu chi phối các cuộc thảo luận tại Thượng đỉnh lần này.
Việt Nam khẳng định “không chọn bên”
Ngày 11/5/2022, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ về chiến lược, chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lên tiếng ngay trong ngày đầu tiên đến Mỹ, tái khẳng định tính độc lập, tự chủ của Việt Nam ở khía cạnh ngoại giao. Ông Chính nói, Việt Nam “không chọn bên” trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc và bày tỏ lạc quan về điều mà ông gọi là những cơ hội giúp nâng quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ “lên tầm cao mới.” Ông Chính, hiện đang ở thủ đô Washington để tham dự Hội nghị CCĐB, trình bày viễn kiến của Việt Nam về một thế giới tốt đẹp hơn được xây dựng trên nền tảng của “sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm”. Nhắc trực tiếp đến Ukraine, Thủ tướng Chính nói, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia những nỗ lực và sáng kiến của cộng đồng quốc tế giúp tạo điền kiện cho đối thoại giữa các bên để tìm ra giải pháp lâu dài. Ông tái khẳng định “lập trường nhất quán” của Việt Nam là tôn trọng Hiến chương của Liên Hợp Quốc, độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, và giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình mà không dùng hay đe dọa dùng vũ lực (1).
Cùng vào thời điểm nói trên, ngày 11/5, từ Hà Nội, Tham tán Chính trị ĐSQ Ukraine tại Việt Nam, bà Nataliya Zhynkina cho rằng, việc Việt Nam bỏ phiếu trắng tại LHQ tránh lên án hành động Nga xâm lược Ukraine, chưa được hiểu đúng ở nhiều nơi, lẫn trong lòng Việt Nam. Bà nói, mọi tuyên bố của Việt Nam tại LHQ đều mạnh mẽ và rõ ràng, Việt Nam đồng thời không tán thành việc vi phạm luật pháp quốc tế, sử dụng vũ lực và đe dọa tấn công vũ lực, sát hại dân thường và phá hủy cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, bà Phó Đại sứ cũng đưa ra bình luận: “Vì lợi ích ngắn hạn, có thể một vài nước vẫn bị cám dỗ tiếp tục việc giao thương với Nga như bình thường. Đồng thời, với chính sách trừng phạt quy mô lớn của các quốc gia hàng đầu thế giới nhằm vào Nga, về lâu dài những nỗ lực đó sẽ gây ra những hậu quả theo hệ thống một cách sâu sắc cho nền kinh tế của những nước vẫn dựa vào hợp tác với Nga và cho sự ổn định toàn cầu nói chung…. Thay vào đó, việc từ bỏ quan hệ với Nga trong các lĩnh vực trọng yếu sẽ tạo điều kiện cho triển vọng mới trong việc hợp tác với các nền kinh tế dẫn đầu, các ngành đầu tư và cải cách. Bây giờ là lúc để các nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga để biến những thách thức hiện có thành cơ hội phát triển bền vững cho mọi quốc gia ASEAN” (2).
Lập trường các nước ASEAN bị chia rẽ
Tuy nhiên, thực tế đáng tiếc hiện nay là các nước ASEAN vẫn tiếp tục bị chia rẽ về cuộc chiến ở Ukraine. Theo nhà báo Lukas Singarimbun, từ khoa Quốc tế học của Đại học Indonesia, các phản ứng không đồng nhất đối với cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra giữa các nước ASEAN nêu bật mối quan hệ khác nhau của họ với nước Nga. Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến quốc tế lên án và dẫn đến việc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu và các nước khác nhanh chóng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể của Nga. Tuy nhiên, phản ứng của ASEAN và hầu hết các quốc gia thành viên đã “trầm mặc” hơn đáng kể. Vào tháng 2, các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN đã ban hành một tuyên bố chính thức về cuộc khủng hoảng Ukraine. Đại diện của 10 quốc gia nói rằng họ “quan ngại sâu sắc” với cuộc khủng hoảng đang diễn ra nhưng lại tránh chỉ trích trực tiếp Nga. Tuyên bố chính thức không đề cập đến hoạt động của Nga là “xâm lược” hay “gây hấn” đối với Ukraine.
Vào đầu tháng 3, ASEAN lại đưa ra một tuyên bố tiếp theo kêu gọi “một lệnh ngừng bắn ngay lập tức”. Một lần nữa, ASEAN vẫn không gọi Nga là bên xâm lược, khiến một số nhà phân tích mô tả tuyên bố này là mơ hồ và quá thận trọng. Thành viên ASEAN duy nhất áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp đối với Nga là Singapore. Ngược lại với các nước láng giềng, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan giải thích rằng Singapore có kế hoạch áp đặt “các biện pháp trừng phạt và hạn chế thích hợp” chống lại Nga. Singapore cũng đặt mục tiêu áp đặt các hạn chế thương mại đối với các vật tư có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí để gây hại cho người dân Ukraine (3).
Từ Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế (Đại học Chulalongkorn), Giáo sư Thitinan Pongsudhirak nhận xét, các nước ASEAN phản ứng một cách qua loa và không thỏa đáng, chỉ kêu gọi biện pháp ngoại giao và giải pháp hòa bình mà không lên án cuộc xâm lược và cuối cùng làm suy yếu các nguyên tắc cốt lõi của khối về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Sự chia rẽ về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine thể hiện ở cách biểu quyết ở LHQ: Lào và Việt Nam bỏ phiếu trắng cho nghị quyết LHQ lên án hành động xâm lăng của Nga ở Ukraine. Tám nước còn lại ủng hộ việc lên án, kể cả Campuchia. Giáo sư Thitinan chỉ rõ: “Và rồi chúng ta thấy một sự chia rẽ ở việc biểu quyết đình chỉ tư cách của Liên bang Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 7/4, chỉ có Philippines là ủng hộ, còn các nước ASEAN bỏ phiếu trắng. Chúng ta có thể thấy việc Nga xâm lược Ukraine, một vài sự khác biệt về quan điểm đã lộ rõ và tôi nghĩ, cuộc chiến càng kéo dài thì các nước ASEAN càng miễn cưỡng lên án Nga một cách trực diện”(4).
Tuy nhiên, giới quan sát vẫn cho rằng, bất kể khác biệt và chia rẽ trong nội bộ ASEAN thì các nước này đều có chung một mong muốn là sự hiện diện và cam kết của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á để cân bằng ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Theo đó, các quốc gia ASEAN cũng tìm cách để Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và các cường quốc bên ngoài khác can dự càng nhiều càng tốt để tạo ra sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nghi ngại, liệu Mỹ có đủ nguồn lực để tham gia trên cả ba mặt trận đại dương, không chỉ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà còn trở lại liên minh Đại Tây Dương, ở châu Âu, với Nga. Vì vậy, nhân Hội nghị CCĐB lần này, có thể chính quyền Biden muốn trấn an các nước ASEAN rằng, Hoa Kỳ vẫn giữ vững cam kết và đang đi đúng hướng. Mặc dầu thế, trên thực tế, tại một số nước trong khu vực, vẫn dấy lên một số dấu hỏi về cam kết lâu dài và quyết tâm của Hoa Kỳ (5).
Chống lại đe dọa dùng vũ khí hạt nhân
Theo bà Tham tán Chính trị ĐSQ Ukraine tại Việt Nam Nataliya Zhynkina, cuộc chiến tranh của Nga chống lại Ukraine sở dĩ nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị CCĐB, vì mọi ánh mắt trên thế giới hiện nay đều đang tập trung vào cuộc kháng cự của người dân Ukraine. Việc Nga xâm lăng Ukraine đã tạo ra một cuộc khủng hoảng đa chiều. Ngoài các vấn đề làm hủy hoại nền hòa bình, gián đoạn kinh tế, an ninh lương thực bị đe dọa, giá nhiên liệu tăng cao và nhiều vấn đề khác, cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine Nga đã có những tác động tiêu cực đến những quốc gia có quan hệ truyền thống với Nga và phụ thuộc vào sự hợp tác với Nga trong các lĩnh vực quan trọng của kinh tế và an ninh. Đấy là tất cả những lĩnh vực mà các nước ASEAN đều phải xem xét kĩ lưỡng. Thượng đỉnh lần này là sự kiện quan trọng, vì hiện nay, các quốc gia và khu vực cần có sự liên kết cao và phải hợp tác với nhau để đối mặt những thách thức trong quá trình xây dựng một trật tự thế giới có khả năng chống lại các cuộc khủng hoảng (6).
Một trong những cuộc khủng hoảng nói trên, vẫn theo bà Nataliya Zhynkina, chính là các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào các quốc gia phi hạt nhân hóa, đặc biệt là những quốc gia đã tự nguyện từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. Điều này đang làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu nhằm xây dựng một thế giới an toàn. Hệ thống an ninh toàn cầu dựa trên tinh thần trách nhiệm của các quốc gia hạt nhân với các cam kết tuân thủ Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT). Một phần không thể thiếu của hệ thống này là Hiệp ước không vũ khí hạt nhân ở khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới là phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có mưu đồ sử dụng vũ khí giết người hàng loạt này. Cuộc chiến của Nga xâm lược Ukraine càng kéo dài, cuộc khủng hoảng càng sâu sắc và những hậu quả càng nặng nề giáng vào mọi khu vực. Nhu cầu hiển nhiên là cần những phản ứng mạnh mẽ và thống nhất đối với hành động gây hấn – Đó là phải cùng nhau cô lập Nga trên trường quốc tế.
__________
Tham khảo:
1. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-pham-minh-chinh-remarks-at-csis-05112022230508.html
2. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61375623
3. https://www.policyforum.net/asean-members-responses-to-the-invasion-of-ukraine/
4. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61375625
5. https://www.npr.org/2022/05/11/1098150775/biden-welcomes-leaders-of-southeast-asian-nations-for-special-asean-summit
6. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61375623
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Cuộc chiến ở Ukraine chi phối Cấp cao Mỹ – ASEAN
Phân tích của Trần Tô Hiệu
2022.05.12
Cuộc chiến ở Ukraine chi phối Cấp cao Mỹ – ASEAN
Hình minh hoạ: Tổng thống Mỹ Joe Biden họp trực tuyến với lãnh đạo các nước trong khối ASEAN tại Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN hôm 16/20/2021
Reuters
Tổng thống Biden đã mời các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sang dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt (CCĐB) tại Washington vào hôm nay và ngày mai (12 – 13/5). Hội nghị CCĐB này đã được lên kế hoạch từ cuối tháng 3/2022, nhưng cuộc chiến Ukraine cũng như những trục trặc về liên lạc đã khiến cuộc họp bị đình hoãn đến hôm nay. Và như trước đó giới nghiên cứu đã dự đoán, cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraina hiện là đề tài hàng đầu chi phối các cuộc thảo luận tại Thượng đỉnh lần này.
Việt Nam khẳng định “không chọn bên”
Ngày 11/5/2022, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ về chiến lược, chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lên tiếng ngay trong ngày đầu tiên đến Mỹ, tái khẳng định tính độc lập, tự chủ của Việt Nam ở khía cạnh ngoại giao. Ông Chính nói, Việt Nam “không chọn bên” trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc và bày tỏ lạc quan về điều mà ông gọi là những cơ hội giúp nâng quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ “lên tầm cao mới.” Ông Chính, hiện đang ở thủ đô Washington để tham dự Hội nghị CCĐB, trình bày viễn kiến của Việt Nam về một thế giới tốt đẹp hơn được xây dựng trên nền tảng của “sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm”. Nhắc trực tiếp đến Ukraine, Thủ tướng Chính nói, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia những nỗ lực và sáng kiến của cộng đồng quốc tế giúp tạo điền kiện cho đối thoại giữa các bên để tìm ra giải pháp lâu dài. Ông tái khẳng định “lập trường nhất quán” của Việt Nam là tôn trọng Hiến chương của Liên Hợp Quốc, độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, và giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình mà không dùng hay đe dọa dùng vũ lực (1).
Cùng vào thời điểm nói trên, ngày 11/5, từ Hà Nội, Tham tán Chính trị ĐSQ Ukraine tại Việt Nam, bà Nataliya Zhynkina cho rằng, việc Việt Nam bỏ phiếu trắng tại LHQ tránh lên án hành động Nga xâm lược Ukraine, chưa được hiểu đúng ở nhiều nơi, lẫn trong lòng Việt Nam. Bà nói, mọi tuyên bố của Việt Nam tại LHQ đều mạnh mẽ và rõ ràng, Việt Nam đồng thời không tán thành việc vi phạm luật pháp quốc tế, sử dụng vũ lực và đe dọa tấn công vũ lực, sát hại dân thường và phá hủy cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, bà Phó Đại sứ cũng đưa ra bình luận: “Vì lợi ích ngắn hạn, có thể một vài nước vẫn bị cám dỗ tiếp tục việc giao thương với Nga như bình thường. Đồng thời, với chính sách trừng phạt quy mô lớn của các quốc gia hàng đầu thế giới nhằm vào Nga, về lâu dài những nỗ lực đó sẽ gây ra những hậu quả theo hệ thống một cách sâu sắc cho nền kinh tế của những nước vẫn dựa vào hợp tác với Nga và cho sự ổn định toàn cầu nói chung…. Thay vào đó, việc từ bỏ quan hệ với Nga trong các lĩnh vực trọng yếu sẽ tạo điều kiện cho triển vọng mới trong việc hợp tác với các nền kinh tế dẫn đầu, các ngành đầu tư và cải cách. Bây giờ là lúc để các nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga để biến những thách thức hiện có thành cơ hội phát triển bền vững cho mọi quốc gia ASEAN” (2).
Lập trường các nước ASEAN bị chia rẽ
Tuy nhiên, thực tế đáng tiếc hiện nay là các nước ASEAN vẫn tiếp tục bị chia rẽ về cuộc chiến ở Ukraine. Theo nhà báo Lukas Singarimbun, từ khoa Quốc tế học của Đại học Indonesia, các phản ứng không đồng nhất đối với cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra giữa các nước ASEAN nêu bật mối quan hệ khác nhau của họ với nước Nga. Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến quốc tế lên án và dẫn đến việc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu và các nước khác nhanh chóng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể của Nga. Tuy nhiên, phản ứng của ASEAN và hầu hết các quốc gia thành viên đã “trầm mặc” hơn đáng kể. Vào tháng 2, các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN đã ban hành một tuyên bố chính thức về cuộc khủng hoảng Ukraine. Đại diện của 10 quốc gia nói rằng họ “quan ngại sâu sắc” với cuộc khủng hoảng đang diễn ra nhưng lại tránh chỉ trích trực tiếp Nga. Tuyên bố chính thức không đề cập đến hoạt động của Nga là “xâm lược” hay “gây hấn” đối với Ukraine.
Vào đầu tháng 3, ASEAN lại đưa ra một tuyên bố tiếp theo kêu gọi “một lệnh ngừng bắn ngay lập tức”. Một lần nữa, ASEAN vẫn không gọi Nga là bên xâm lược, khiến một số nhà phân tích mô tả tuyên bố này là mơ hồ và quá thận trọng. Thành viên ASEAN duy nhất áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp đối với Nga là Singapore. Ngược lại với các nước láng giềng, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan giải thích rằng Singapore có kế hoạch áp đặt “các biện pháp trừng phạt và hạn chế thích hợp” chống lại Nga. Singapore cũng đặt mục tiêu áp đặt các hạn chế thương mại đối với các vật tư có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí để gây hại cho người dân Ukraine (3).
Từ Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế (Đại học Chulalongkorn), Giáo sư Thitinan Pongsudhirak nhận xét, các nước ASEAN phản ứng một cách qua loa và không thỏa đáng, chỉ kêu gọi biện pháp ngoại giao và giải pháp hòa bình mà không lên án cuộc xâm lược và cuối cùng làm suy yếu các nguyên tắc cốt lõi của khối về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Sự chia rẽ về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine thể hiện ở cách biểu quyết ở LHQ: Lào và Việt Nam bỏ phiếu trắng cho nghị quyết LHQ lên án hành động xâm lăng của Nga ở Ukraine. Tám nước còn lại ủng hộ việc lên án, kể cả Campuchia. Giáo sư Thitinan chỉ rõ: “Và rồi chúng ta thấy một sự chia rẽ ở việc biểu quyết đình chỉ tư cách của Liên bang Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 7/4, chỉ có Philippines là ủng hộ, còn các nước ASEAN bỏ phiếu trắng. Chúng ta có thể thấy việc Nga xâm lược Ukraine, một vài sự khác biệt về quan điểm đã lộ rõ và tôi nghĩ, cuộc chiến càng kéo dài thì các nước ASEAN càng miễn cưỡng lên án Nga một cách trực diện”(4).
Tuy nhiên, giới quan sát vẫn cho rằng, bất kể khác biệt và chia rẽ trong nội bộ ASEAN thì các nước này đều có chung một mong muốn là sự hiện diện và cam kết của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á để cân bằng ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Theo đó, các quốc gia ASEAN cũng tìm cách để Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và các cường quốc bên ngoài khác can dự càng nhiều càng tốt để tạo ra sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nghi ngại, liệu Mỹ có đủ nguồn lực để tham gia trên cả ba mặt trận đại dương, không chỉ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà còn trở lại liên minh Đại Tây Dương, ở châu Âu, với Nga. Vì vậy, nhân Hội nghị CCĐB lần này, có thể chính quyền Biden muốn trấn an các nước ASEAN rằng, Hoa Kỳ vẫn giữ vững cam kết và đang đi đúng hướng. Mặc dầu thế, trên thực tế, tại một số nước trong khu vực, vẫn dấy lên một số dấu hỏi về cam kết lâu dài và quyết tâm của Hoa Kỳ (5).
Chống lại đe dọa dùng vũ khí hạt nhân
Theo bà Tham tán Chính trị ĐSQ Ukraine tại Việt Nam Nataliya Zhynkina, cuộc chiến tranh của Nga chống lại Ukraine sở dĩ nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị CCĐB, vì mọi ánh mắt trên thế giới hiện nay đều đang tập trung vào cuộc kháng cự của người dân Ukraine. Việc Nga xâm lăng Ukraine đã tạo ra một cuộc khủng hoảng đa chiều. Ngoài các vấn đề làm hủy hoại nền hòa bình, gián đoạn kinh tế, an ninh lương thực bị đe dọa, giá nhiên liệu tăng cao và nhiều vấn đề khác, cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine Nga đã có những tác động tiêu cực đến những quốc gia có quan hệ truyền thống với Nga và phụ thuộc vào sự hợp tác với Nga trong các lĩnh vực quan trọng của kinh tế và an ninh. Đấy là tất cả những lĩnh vực mà các nước ASEAN đều phải xem xét kĩ lưỡng. Thượng đỉnh lần này là sự kiện quan trọng, vì hiện nay, các quốc gia và khu vực cần có sự liên kết cao và phải hợp tác với nhau để đối mặt những thách thức trong quá trình xây dựng một trật tự thế giới có khả năng chống lại các cuộc khủng hoảng (6).
Một trong những cuộc khủng hoảng nói trên, vẫn theo bà Nataliya Zhynkina, chính là các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào các quốc gia phi hạt nhân hóa, đặc biệt là những quốc gia đã tự nguyện từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. Điều này đang làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu nhằm xây dựng một thế giới an toàn. Hệ thống an ninh toàn cầu dựa trên tinh thần trách nhiệm của các quốc gia hạt nhân với các cam kết tuân thủ Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT). Một phần không thể thiếu của hệ thống này là Hiệp ước không vũ khí hạt nhân ở khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới là phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có mưu đồ sử dụng vũ khí giết người hàng loạt này. Cuộc chiến của Nga xâm lược Ukraine càng kéo dài, cuộc khủng hoảng càng sâu sắc và những hậu quả càng nặng nề giáng vào mọi khu vực. Nhu cầu hiển nhiên là cần những phản ứng mạnh mẽ và thống nhất đối với hành động gây hấn – Đó là phải cùng nhau cô lập Nga trên trường quốc tế.
__________
Tham khảo:
1. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-pham-minh-chinh-remarks-at-csis-05112022230508.html
2. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61375623
3. https://www.policyforum.net/asean-members-responses-to-the-invasion-of-ukraine/
4. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61375625
5. https://www.npr.org/2022/05/11/1098150775/biden-welcomes-leaders-of-southeast-asian-nations-for-special-asean-summit
6. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61375623
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Rất thích đọc bài của nghiencuuquocte Bà Nguyễn Thị Kim Phụng giỏi lắm, dịch các bài ra tiếng việt rất đẳng cấp, tiếng anh và tiếng việt tuyệt vời Tuy có rất ít khi tôi 0 đồng ý với ý, 1 vài chữ trong 1 câu...
Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine
nghiencuuquocte.org
Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine
Nguồn: Francis Fukuyama, Preparing for Defeat, American Purpose, 10/03/2022.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tôi viết bài này khi đang ở Skopje, Bắc Macedonia, nơi tôi vừa đến hồi tuần trước, để giảng dạy một trong các khóa học của Học viện Lãnh đạo về Phát triển (Leadership Academy for Development). Việc theo dõi cuộc chiến Ukraine ở nơi này thực ra không khác gì về mặt thông tin, ngoại trừ việc tôi đang ở múi giờ liền kề với chiến trường, và thực tế là có nhiều sự ủng hộ hơn dành cho Putin ở khu vực Balkan, so với các khu vực khác của châu Âu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Serbia, và việc nước này cho phép vận hành trang tin Sputnik của Nga.
Dưới đây tôi mạnh dạn đưa ra một số tiên lượng của cá nhân tôi về cuộc chiến:
Nga đang hướng tới một thất bại hoàn toàn trước Ukraine. Kế hoạch của người Nga đơn giản là không phù hợp, dựa trên một giả định sai lầm, rằng người dân Ukraine sẽ đứng về phía Nga, và quân đội của họ sẽ sụp đổ ngay lập tức sau khi bị xâm lược. Rõ ràng là lính Nga đã mang theo quân phục cho lễ duyệt binh mừng chiến thắng ở Kyiv, chứ không phải mang thêm đạn dược và thức ăn. Putin lúc này đã tập trung phần lớn lực lượng của mình vào chiến dịch Ukraine – và sẽ chẳng còn lực lượng dự trữ lớn nào để ông ta có thể điều đến hỗ trợ chiến trường. Quân đội Nga đang mắc kẹt bên ngoài nhiều thành phố khác nhau của Ukraine, nơi họ phải đối mặt với các vấn đề lớn về tiếp tế hậu cần, và liên tục hứng chịu các đợt tấn công của Ukraine.
Thất bại của người Nga có thể đột ngột và thảm khốc, thay vì từ từ, qua một cuộc chiến tiêu hao. Đoàn quân đang chiến đấu rồi sẽ đi đến một thời khắc không còn có thể tiếp viện, mà cũng chẳng thể tháo lui, và tinh thần binh sĩ cứ thế bốc hơi. Điều này ít nhất đúng ở miền bắc Ukraine. Người Nga đang làm tốt hơn ở miền Nam, nhưng họ khó lòng trụ nổi nếu miền Bắc sụp đổ.
Không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến là khả dĩ trước khi những điều trên đây xảy ra. Không có thỏa hiệp nào mà cả Nga và Ukraine đều có thể chấp nhận, nếu xét đến những tổn thất của cả hai bên tính đến thời điểm này.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, một lần nữa, đã chứng minh sự vô dụng của mình. Điều hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng đã giúp xác định danh tính những kẻ xấu và những kẻ thích mập mờ của thế giới.Các quyết định của chính quyền Biden – không tuyên bố vùng cấm bay và không hỗ trợ chuyển giao các máy bay MiG của Ba Lan – đều là những quyết định đúng đắn. Họ đã biết giữ cái đầu lạnh trong tình cảnh nhiều cảm xúc lấn át. Sẽ tốt hơn nhiều nếu để người Ukraine tự mình đánh bại người Nga, tước bỏ lý lẽ của Moscow biện minh cho cuộc chiến rằng NATO tấn công họ, cũng như tránh tất cả các khả năng leo thang chiến tranh rõ ràng. Chỉ riêng các máy bay MiG của Ba Lan sẽ chẳng thể làm gì nhiều để củng cố quân lực của Ukraine. Điều quan trọng hơn là việc đảm bảo nguồn cung liên tục của tên lửa Javelins, Stingers, máy bay không người lái TB-2, vật tư y tế, thiết bị liên lạc, và chia sẻ thông tin tình báo. Tôi tin rằng lực lượng Ukraine đang được hướng dẫn hỗ trợ bởi tình báo NATO hoạt động từ bên ngoài Ukraine.
Tất nhiên, cái giá mà người Ukraine đang phải trả là rất lớn. Nhưng thiệt hại lớn nhất đến từ tên lửa và pháo binh, điều mà cả MiG lẫn vùng cấm bay đều không thể ngăn cản được. Điều duy nhất sẽ chấm dứt tàn sát là đánh bại quân đội Nga trên chiến trường.
Putin sẽ không sống sót sau thất bại của quân đội mình. Ông ta được ủng hộ bởi vì người ta coi ông là một lãnh đạo mạnh mẽ. Vậy ông có thể mang lại cho họ điều gì khác, một khi đã bộc lộ sự kém cỏi, và bị tước bỏ quyền lực cưỡng chế của mình?
Cuộc xâm lược đã gây thiệt hại rất lớn cho những nhà dân túy trên toàn thế giới, những người mà trước khi cuộc tấn công nổ ra đã đồng loạt bày tỏ thiện cảm với Putin. Danh sách này bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro, Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán, và tất nhiên là cả Donald Trump. Khía cạnh chính trị của cuộc chiến đã vạch trần khuynh hướng chuyên chế của họ.Cuộc chiến cho đến thời điểm này là một bài học tốt cho Trung Quốc. Giống như Nga, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân sự công nghệ cao trong suốt thập niên vừa qua, nhưng họ không có kinh nghiệm chiến đấu thực sự. Thành tích tồi tệ của Không quân Nga có thể sẽ được lặp lại bởi chính Không quân Quân Giải phóng Nhân dân, những người cũng không có kinh nghiệm xử lý các chiến dịch không quân phức tạp. Chúng ta có thể hy vọng rằng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không tự huyễn hoặc về năng lực của mình, như cách người Nga đã làm, khi tính đến một động thái chống lại Đài Loan trong tương lai.
Cũng mong rằng Đài Loan sẽ thức tỉnh, nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị để chiến đấu, như những gì người Ukraine đã làm, và khôi phục lại chế độ nghĩa vụ quân sự. Đừng để mình trở thành những kẻ bại trận từ trong trứng nước.Máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành mặt hàng bán chạy nhất.
Một thất bại của Nga sẽ hiện thực hóa “sự tái sinh của tự do” và đưa chúng ta thoát khỏi nỗi khiếp đảm về tình trạng suy thoái dân chủ toàn cầu. Tinh thần của năm 1989 sẽ sống mãi, và đó là nhờ có rất nhiều người dân Ukraine dũng cảm.
Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine
nghiencuuquocte.org
Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine
Nguồn: Francis Fukuyama, Preparing for Defeat, American Purpose, 10/03/2022.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tôi viết bài này khi đang ở Skopje, Bắc Macedonia, nơi tôi vừa đến hồi tuần trước, để giảng dạy một trong các khóa học của Học viện Lãnh đạo về Phát triển (Leadership Academy for Development). Việc theo dõi cuộc chiến Ukraine ở nơi này thực ra không khác gì về mặt thông tin, ngoại trừ việc tôi đang ở múi giờ liền kề với chiến trường, và thực tế là có nhiều sự ủng hộ hơn dành cho Putin ở khu vực Balkan, so với các khu vực khác của châu Âu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Serbia, và việc nước này cho phép vận hành trang tin Sputnik của Nga.
Dưới đây tôi mạnh dạn đưa ra một số tiên lượng của cá nhân tôi về cuộc chiến:
Nga đang hướng tới một thất bại hoàn toàn trước Ukraine. Kế hoạch của người Nga đơn giản là không phù hợp, dựa trên một giả định sai lầm, rằng người dân Ukraine sẽ đứng về phía Nga, và quân đội của họ sẽ sụp đổ ngay lập tức sau khi bị xâm lược. Rõ ràng là lính Nga đã mang theo quân phục cho lễ duyệt binh mừng chiến thắng ở Kyiv, chứ không phải mang thêm đạn dược và thức ăn. Putin lúc này đã tập trung phần lớn lực lượng của mình vào chiến dịch Ukraine – và sẽ chẳng còn lực lượng dự trữ lớn nào để ông ta có thể điều đến hỗ trợ chiến trường. Quân đội Nga đang mắc kẹt bên ngoài nhiều thành phố khác nhau của Ukraine, nơi họ phải đối mặt với các vấn đề lớn về tiếp tế hậu cần, và liên tục hứng chịu các đợt tấn công của Ukraine.
Thất bại của người Nga có thể đột ngột và thảm khốc, thay vì từ từ, qua một cuộc chiến tiêu hao. Đoàn quân đang chiến đấu rồi sẽ đi đến một thời khắc không còn có thể tiếp viện, mà cũng chẳng thể tháo lui, và tinh thần binh sĩ cứ thế bốc hơi. Điều này ít nhất đúng ở miền bắc Ukraine. Người Nga đang làm tốt hơn ở miền Nam, nhưng họ khó lòng trụ nổi nếu miền Bắc sụp đổ.
Không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến là khả dĩ trước khi những điều trên đây xảy ra. Không có thỏa hiệp nào mà cả Nga và Ukraine đều có thể chấp nhận, nếu xét đến những tổn thất của cả hai bên tính đến thời điểm này.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, một lần nữa, đã chứng minh sự vô dụng của mình. Điều hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng đã giúp xác định danh tính những kẻ xấu và những kẻ thích mập mờ của thế giới.Các quyết định của chính quyền Biden – không tuyên bố vùng cấm bay và không hỗ trợ chuyển giao các máy bay MiG của Ba Lan – đều là những quyết định đúng đắn. Họ đã biết giữ cái đầu lạnh trong tình cảnh nhiều cảm xúc lấn át. Sẽ tốt hơn nhiều nếu để người Ukraine tự mình đánh bại người Nga, tước bỏ lý lẽ của Moscow biện minh cho cuộc chiến rằng NATO tấn công họ, cũng như tránh tất cả các khả năng leo thang chiến tranh rõ ràng. Chỉ riêng các máy bay MiG của Ba Lan sẽ chẳng thể làm gì nhiều để củng cố quân lực của Ukraine. Điều quan trọng hơn là việc đảm bảo nguồn cung liên tục của tên lửa Javelins, Stingers, máy bay không người lái TB-2, vật tư y tế, thiết bị liên lạc, và chia sẻ thông tin tình báo. Tôi tin rằng lực lượng Ukraine đang được hướng dẫn hỗ trợ bởi tình báo NATO hoạt động từ bên ngoài Ukraine.
Tất nhiên, cái giá mà người Ukraine đang phải trả là rất lớn. Nhưng thiệt hại lớn nhất đến từ tên lửa và pháo binh, điều mà cả MiG lẫn vùng cấm bay đều không thể ngăn cản được. Điều duy nhất sẽ chấm dứt tàn sát là đánh bại quân đội Nga trên chiến trường.
Putin sẽ không sống sót sau thất bại của quân đội mình. Ông ta được ủng hộ bởi vì người ta coi ông là một lãnh đạo mạnh mẽ. Vậy ông có thể mang lại cho họ điều gì khác, một khi đã bộc lộ sự kém cỏi, và bị tước bỏ quyền lực cưỡng chế của mình?
Cuộc xâm lược đã gây thiệt hại rất lớn cho những nhà dân túy trên toàn thế giới, những người mà trước khi cuộc tấn công nổ ra đã đồng loạt bày tỏ thiện cảm với Putin. Danh sách này bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro, Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán, và tất nhiên là cả Donald Trump. Khía cạnh chính trị của cuộc chiến đã vạch trần khuynh hướng chuyên chế của họ.Cuộc chiến cho đến thời điểm này là một bài học tốt cho Trung Quốc. Giống như Nga, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân sự công nghệ cao trong suốt thập niên vừa qua, nhưng họ không có kinh nghiệm chiến đấu thực sự. Thành tích tồi tệ của Không quân Nga có thể sẽ được lặp lại bởi chính Không quân Quân Giải phóng Nhân dân, những người cũng không có kinh nghiệm xử lý các chiến dịch không quân phức tạp. Chúng ta có thể hy vọng rằng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không tự huyễn hoặc về năng lực của mình, như cách người Nga đã làm, khi tính đến một động thái chống lại Đài Loan trong tương lai.
Cũng mong rằng Đài Loan sẽ thức tỉnh, nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị để chiến đấu, như những gì người Ukraine đã làm, và khôi phục lại chế độ nghĩa vụ quân sự. Đừng để mình trở thành những kẻ bại trận từ trong trứng nước.Máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành mặt hàng bán chạy nhất.
Một thất bại của Nga sẽ hiện thực hóa “sự tái sinh của tự do” và đưa chúng ta thoát khỏi nỗi khiếp đảm về tình trạng suy thoái dân chủ toàn cầu. Tinh thần của năm 1989 sẽ sống mãi, và đó là nhờ có rất nhiều người dân Ukraine dũng cảm.
Last edited by LDN on Sun May 15, 2022 5:14 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Tổng Thư ký Nato ông J. Stoltenberg nói Ukraine có thể (toàn) thắng Nga trên mặt trận chiến trường.
https://www.spiegel.de/ausland/nato-aussenministertreffen-jens-stoltenberg-haelt-militaerischen-sieg-der-ukraine-gegen-russland-fuer-moeglich-a-92d8a46f-9d09-4671-8ec5-3ce916578554
https://www.spiegel.de/ausland/nato-aussenministertreffen-jens-stoltenberg-haelt-militaerischen-sieg-der-ukraine-gegen-russland-fuer-moeglich-a-92d8a46f-9d09-4671-8ec5-3ce916578554
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Bài phỏng vấn này rất hay. Bà giáo sư tiến sĩ Deitelhoff là chuyên gia nghiên cứu về hòa bình. Bà nói Nga rời khỏi nơi giao tranh trong tư thế 1 "người" thua cuộc vĩnh viễn.
Tôi sẽ lược dịch ~ bình luận thú vị khi có dịp.
https://www.n-tv.de/politik/Friedensforscherin-Nicole-Deitelhoff-ueber-den-Ukraine-Krieg-Putin-und-Russland-gehen-als-ewige-Verlierer-vom-Platz-article23329135.html
Tôi sẽ lược dịch ~ bình luận thú vị khi có dịp.
https://www.n-tv.de/politik/Friedensforscherin-Nicole-Deitelhoff-ueber-den-Ukraine-Krieg-Putin-und-Russland-gehen-als-ewige-Verlierer-vom-Platz-article23329135.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
cho họ được bình an, được trao đổi với lính Nga & cho ~ người bị thương được hồi phục, khỏe mạnh trở lại.
https://youtu.be/0fKHf5WzE6I
https://youtu.be/0fKHf5WzE6I
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine: Di tản chiến binh khỏi nhà máy thép ở Mariupol
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết đã có 264 chiến binh được di tản khỏi cứ điểm nhà máy thép Azovstal ở Mariupol.
Bình Phương
16 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ảnh vệ tinh của Maxar ngày 9 Tháng Tư 2022 cho thấy Mariupol đã bị quân Nga san thành bình địa. Thành phố Mariupol đã trở thành biểu tượng hùng hồn cho nỗi đau khổ mà Nga gây ra và lòng dũng cảm kiên cường của các lực lượng phòng thủ Ukraine. [Satellite image (c) 2022 Maxar Technologies/Getty Images]
Nhà chức trách Ukraine vào cuối ngày thứ Hai đã thông báo chấm dứt hoạt động chiến đấu và di tản các chiến binh ra khỏi thành phố Mariupol bị bao vây, sau 82 ngày cầm cự dưới làn mưa bom đạn của Nga.
Trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Hai 16 tháng Năm, Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói rằng đơn vị đồn trú Mariupol đã “hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu” và ra lệnh cho những binh sĩ còn đang trú ẩn bên dưới nhà máy thép Azovstal trong thành phố hãy tập trung vào nỗ lực “cứu sống các thành viên”.
“Chúng tôi hy vọng sẽ có thể cứu sống những người của chúng tôi. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Ukraine cần những anh hùng Ukraine còn sống,” Tổng thống Volodymyr Zelensky nói trong một bài phát biểu video vào đêm muộn.
Nhà máy thép Azovstal – cứ điểm cuối cùng của quân kháng chiến Ukraine trong thành phố Mariupol đã bị tàn phá – đã trở thành biểu tượng hùng hồn cho nỗi đau khổ mà Nga gây ra và lòng dũng cảm kiên cường của các lực lượng phòng thủ Ukraine.
Các quan chức Ukraine nói việc di tản khỏi nhà máy thép Azovstal đã bắt đầu. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Anna Malyar cho biết 53 binh sĩ bị thương đã được đưa đến bệnh viện ở thị trấn Novoazovsk do Nga kiểm soát, cách đó khoảng 32 km (20 dặm) về phía đông; 211 người khác đã được đưa đến thị trấn Olenivka, trong khu vực do phe ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát. Bà nói thêm, tất cả những người di tản sẽ được trả lại cho Ukraine trong một cuộc trao đổi tù binh với Nga sẽ diễn ra sau này.
Phóng viên hãng tin Reuters đã thấy năm xe buýt chở quân từ nhà máy thép Azovstal đến Novoazovsk vào cuối ngày thứ Hai. Một số quân nhân bị thương được cáng ra khỏi xe buýt.
Thông báo của Ukraine được đưa ra vài giờ sau khi truyền thông Nga đưa tin rằng các xe buýt của quân nhân Ukraine đang được di tản khỏi nhà máy thép gần trung tâm Mariupol, vùng lãnh thổ cuối cùng trong thành phố không rơi vào tay quân đội Nga.
Không rõ có bao nhiêu binh sĩ còn lại bên trong nhà máy; các quan chức và người thân của các chiến binh cho biết những ngày gần đây con số này có thể lên tới 2,000 người, trong đó có hàng trăm người bị thương. Bộ Tổng tham mưu của Ukraine cho biết “các biện pháp để cứu những người bảo vệ còn lại trên lãnh thổ của Azovstal đang được tiến hành.”
Ngày 8 tháng Năm, ông Zelensky thông báo hơn 300 dân thường đã được Liên Hiệp Quốc và Hội Chữ thập Đỏ quốc tế di tản. Đàm phán về hành lang an toàn cho những người lính bị mắc kẹt, hầu hết trong số họ là thuộc trung đoàn Azov tinh nhuệ của Ukraine, tỏ ra khó khăn hơn. Vợ và người thân của các chiến binh đã đến tận Vatican để diện kiến Đức Giáo Hoàng và tới Istanbul thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ để khẩn thiết cầu xin sự hỗ trợ.
Cộng đồng người Ukraine ở Hà Lan biểu tình đòi di tản những chiến binh phòng thủ nhà máy thép Azovstal hôm qua 15 tháng Năm, Ảnh Romy Arroyo Fernandez/NurPhoto via Getty Images.
Đến sáng nay thứ Ba 17 tháng Năm giờ địa phương, chi tiết của kế hoạch di tản vẫn còn mờ mịt.
Từ nơi trú ẩn dưới hầm nhà máy thép Azovstal, Trung tá Denys Prokopenko, chỉ huy của lực lượng phòng thủ, cho biết trong một thông báo đăng trên kênh Telegram chính thức vào tối thứ Hai rằng “Để cứu mạng sống, toàn bộ đơn vị đồn trú Mariupol đang thực hiện quyết định đã được phê duyệt của Bộ Chỉ huy Quân sự Tối cao và hy vọng nhận được sự ủng hộ của người dân Ukraine,” nhưng không nói rõ quyết định đó là gì.
Các tài khoản mạng xã hội thân Nga suy đoán rằng các binh sĩ Ukraine sẽ được trao đổi lấy tù binh của Nga, nhưng không có tuyên bố chính thức về các điều khoản đầy đủ của bất kỳ thỏa thuận nào. Các tài khoản mạng xã hội thân Nga khác đã ca ngợi cuộc di tản của quân Ukraine như một chiến thắng sẽ giáng một đòn mạnh vào tinh thần của quân đội Ukraine đang chiến đấu trong khu vực.
Kể từ khi thành phố cảng bị quân Nga bao vây vào đầu tháng Ba, các nhà phân tích quân sự đã dự đoán những người lính sẽ bị đánh bại hoặc bị giết bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, họ đã chiến đấu ngoan cường cho đến nay trong hoàn cảnh thiếu thốn đạn được, thuốc men và thiếu cả thực phẩm và nước uống.
Các lực lượng Nga vẫn tiếp tục dội bom và pháo xuống khu vực rộng bốn dặm vuông từng là một trong những nhà máy thép lớn nhất của đất nước.
Trong những ngày gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đang thực hiện kế hoạch di tản binh sĩ Ukraine bằng đường biển nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Nga chấp nhận nghị đó và các cuộc giao tranh vẫn diễn ra ác liệt.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Trao đổi xoay vòng. Đức sẽ giao cho Tschechien 15 xe tăng Leopard 2A4. Tschechien sẽ giao cho Ukraine ~ vũ khí hạng nặng của Nga mà quân Ukraine đã quen dùng và sử dụng thông thạo.
https://www.spiegel.de/ausland/waffen-ringtausch-fuer-die-ukraine-deutschland-liefert-15-panzer-an-tschechien-a-bc032a7a-b5ed-4487-82ae-90149ff5a658-amp
Leopard 2A4
https://youtu.be/MhShjO2fYG0
https://www.spiegel.de/ausland/waffen-ringtausch-fuer-die-ukraine-deutschland-liefert-15-panzer-an-tschechien-a-bc032a7a-b5ed-4487-82ae-90149ff5a658-amp
Leopard 2A4
https://youtu.be/MhShjO2fYG0
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 19 of 55 • 1 ... 11 ... 18, 19, 20 ... 37 ... 55
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
Page 19 of 55
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum