Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 34 of 55 Previous  1 ... 18 ... 33, 34, 35 ... 44 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Oct 17, 2022 2:20 pm

Chiến sự Ukraine - Nga: Giao tranh dữ dội nổ ra ở vùng Donetsk  

BBC

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS / ALEXANDER ERMOCHENKO

Chụp lại hình ảnh,

Một khung cảnh cho thấy tòa nhà thành phố bị pháo kích gần đây trong cuộc xung đột Ukraine-Nga, ở Donetsk, Ukraine do Nga kiểm soát, ngày 10 năm 2022

17 tháng 10 2022, 11:22 +07

Giao tranh dữ dội giữa các lực lượng Nga và Ukraine đang diễn ra quanh hai thị trấn ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine, Bakhmut và Soledar, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hôm Chủ nhật, theo Reuters.

Giao tranh đã diễn ra đặc biệt căng thẳng vào cuối tuần này ở các vùng Donetsk và Luhansk, nơi tạo nên vùng công nghiệp lớn Donbas và tỉnh Kherson quan trọng về mặt chiến lược ở phía nam. Trong đó, Donetsk, Lugansk, Kherson là ba trong số bốn tỉnh mà Putin tuyên bố trở thành một phần của Nga vào tháng trước - động thái bị Ukraine và các đồng minh phương Tây bác bỏ vì bất hợp pháp.

Bakhmut đã trở thành mục tiêu của các lực lượng vũ trang Nga trong quá trình di chuyển chậm chạp của họ trong khu vực kể từ khi chiếm các thị trấn công nghiệp chủ chốt là Lysychansk, Sievierodonetsk vào tháng 6 và tháng 7. Soledar nằm ngay phía bắc Bakhmut.

"Các điểm nóng chủ chốt ở Donbas là Soledar và Bakhmut," Zelensky nói qua video phát biểu hàng đêm của mình. “Đang diễn ra giao tranh rất nặng nề ở đó."

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, các lực lượng Nga đã nã pháo vào một số mặt trận của Ukraine hôm Chủ nhật, với các mục tiêu gồm các thị trấn ở các khu vực Kharkiv, Donetsk và Kherson.

Nhà phân tích quân sự Ukraine Oleh Zhdanov cho rằng cuộc giao tranh nặng nề nhất đang xảy ra ở phía bắc Bakhmut, khẳng định các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi những mũi tiến công của Nga trên các thị trấn Torske và Sprine trong 24 giờ qua.

"(Quân Nga) đã quyết định chuyển qua Torske và Sprine," Zhdanov đăng trên mạng. "Các vị trí ở những nơi đó đang được thay đổi thường xuyên. Chỉ huy của chúng tôi đang đưa quân tiếp viện đến đó, nhân lực và pháo binh để phản công Nga ở những khu vực đó."

Bộ Quốc phòng Nga hôm Chủ nhật cho biết lực lượng của họ đã đẩy lùi các nỗ lực tiến công của quân đội Ukraine ở các khu vực Donetsk, Kherson và Mykolaiv, gây ra những tổn thất đáng kể.

Nga cũng cho biết họ đang tiếp tục không kích vào các mục tiêu quân sự và nguồn năng lượng ở Ukraine, sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa.

Rybar, một kênh quân sự thân Nga trên Telegram, cho biết các lực lượng vũ trang Ukraine một lần nữa pháo kích vào Belgorod, một thị trấn ở miền nam nước Nga, nơi lực lượng Nga đóng quân.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS / CLODAGH KILCOYNE

Chụp lại hình ảnh,

Lính Ukraine lái xe tăng Nga bị chiếm và đã được sửa chữa để sử dụng trong trận chiến, ở khu vực Kupiansk của Kharkiv Oblast, Ukraine, ngày 15 tháng 10 năm 2022

Các đơn vị phòng không đã đánh chặn hầu hết các cuộc tấn công, nhưng có hai vụ nổ gần sân bay. Thông báo nói có ba người bị thương.

Các cuộc pháo kích của các lực lượng Ukraine đã làm hư hại tòa nhà hành chính ở thành phố Donetsk, thủ phủ của vùng Donetsk, người đứng đầu chính quyền do Nga hậu thuẫn cho biết hôm Chủ nhật.

Đó là một cú đánh trực diện, tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng,” Alexei Kulemzin, người đang khảo sát đống đổ nát, nói thêm rằng tất cả các dịch vụ của thành phố vẫn đang hoạt động.

Không có phản ứng tức thời nào từ Ukraine trước cuộc tấn công vào thành phố Donetsk, nơi bị quân ly khai do Nga hậu thuẫn sáp nhập vào năm 2014 cùng với các vùng ở Donbas.

Reuters đã không thể xác minh độc lập các báo cáo chiến trường.

Kẻ xả súng

Nga đã mở một cuộc điều tra hình sự sau khi các tay súng bắn chết 11 người và 15 người bị thương tại một bãi tập quân sự gần biên giới Ukraine, các nhà chức trách cho biết hôm Chủ nhật.

Hãng thông tấn RIA của Nga, dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng, cho biết hai tay súng đã nổ súng bằng vũ khí loại nhỏ trong một cuộc tập trận huấn luyện súng đạn hôm thứ Bảy, nhắm vào những tình nguyện chiến đấu ở Ukraine. RIA cho biết các tay súng, được gọi là “những kẻ khủng bố," đã bị bắn chết.

Vụ việc ở khu vực tây nam Belgorod là đòn giáng mới nhất vào "hoạt động quân sự đặc biệt" của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine. xảy ra một tuần sau khi một vụ nổ làm hư hỏng một cây cầu nối Nga với Crimea, bán đảo mà Nga thôn tính từ Ukraine vào năm 2014.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết những kẻ tấn công đến từ một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nhưng không nêu cụ thể. Một quan chức cấp cao của Ukraine, Oleksiy Arestovych, nói hai người đàn ông đến từ nước cộng hòa Trung Á Tajikistan chủ yếu theo đạo Hồi và đã nổ súng vào những người khác sau một cuộc cãi cọ về tôn giáo.

Reuters đã không thể xác nhận ngay lập tức các bình luận của Arestovych, một nhà bình luận nổi tiếng về cuộc chiến, hoặc xác minh độc lập các con số thương vong và những chi tiết khác.

Hai nhân chứng sau đó nói với Reuters rằng họ đã nhìn thấy các hệ thống phòng không của Nga đẩy lùi các cuộc không kích ở Belgorod.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS / ALEXANDER ERMOCHENKO

Chụp lại hình ảnh,

Một khung cảnh cho thấy tòa nhà chính quyền thành phố bị pháo kích gần đây trong cuộc xung đột Ukraine-Nga, ở Donetsk, Ukraine

'Biển về phía chúng ta’

Một phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự phía Nam của Ukraine cho biết các lực lượng Nga đang thiếu hụt trầm trọng trang thiết bị bao gồm cả đạn dược do những thiệt hại gây vào cuối tuần trước trên Cầu Crimea.

Bà Natalia Humeniuk nói với đài truyền hình Ukraine rằng: “Gần 75% (nguồn cung cấp quân sự của Nga ở miền nam Ukraine) đã vận chuyển qua cây cầu đó.

Humeniuk nói: “Bây giờ ngay cả biển cũng đứng về phía chúng tôi."

Putin đổ lỗi cho các cơ quan an ninh Ukraine về vụ nổ cầu và thứ Hai tuần trước. Để trả đũa, Putin đã ra lệnh thực hiện một cuộc không kích lớn nhất nhằm vào các thành phố của Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kyiv, kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào ngày 2.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Oct 20, 2022 4:50 pm


Người Ukraine buộc phải 'sạc đầy mọi thứ' khi Nga tấn công lưới điện

BBC
AFP
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,
Ngay cả Lviv - khu vực chưa tham chiến- đã bị cắt điện do các cuộc không kích của Nga

20 tháng 10 2022, 11:10 +07
Công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã thúc giục người dân "sạc đầy mọi thứ" trước 07:00 (10:00 giờ VN) thứ Năm vì dự kiến ​​cắt điện, do các cuộc tấn công tên lửa của Nga.

Các nhà máy năng lượng lại bị tên lửa của Nga bắn trúng hôm thứ Tư - một phần trong hàng loạt đợt oanh tạc kể từ ngày 10 tháng 10.

Nhà điều hành lưới điện Ukrenergo cho biết, tình trạng mất điện lên đến bốn tiếng đồng hồ mỗi lần sẽ ảnh hưởng trên toàn cả nước vào thứ Năm.

Điện thoại, pin dự phòng, đèn pin và pin cần được sạc đầy đủ, người dân được thúc giục.

Nhà điều hành cũng kêu gọi người dân Ukraine tích trữ nước sạch và đảm bảo có “vớ và chăn ấm cùng những cái ôm cho gia đình và bạn bè".

Các cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine bị cắt điện

Đằng sau vụ máy bay Su-34 đâm vào một khu chung cư ở Nga

Cuộc chiến Ukraine: Nga thừa nhận 'căng thẳng' ở Kherson khi bị pháo kích

Trước đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết 30% các trạm điện Ukraine đã bị hư hại do các cuộc không kích của Nga.

Ukrenergo cho biết đã có thêm các cuộc tấn công vào cơ sở điện trong 10 ngày qua, so với toàn bộ giai đoạn trước đó kể từ khi Nga xâm lược vào ngày 2.

"Ngày mai, chúng tôi sẽ áp dụng các hạn chế có kiểm soát và tính toán, điều mà chúng tôi phải làm, để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách cân bằng", tuyên bố của họ trên mạng xã hội.

Ukrenergo cho biết các hạn chế "có thể được áp dụng trên khắp Ukraine từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối" và khuyến cáo người dân nên kiểm tra trang web của các nhà khai thác mạng ở khu vực để biết chính xác địa điểm và thời gian.

Việc cúp điện lẻ tẻ đã ảnh hưởng đến các khu vực của thủ đô Kyiv và nhiều vùng của Ukraine. Tên lửa của Nga đã phá hủy cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraine, bao gồm cả các thành phố như Lviv ở phía tây - ở xa nơi giao tranh.

Các nhà chức trách đã kêu gọi người dân Ukraine giảm sử dụng điện vào buổi tối.

“Chúng tôi không loại trừ rằng khi thời tiết lạnh, chúng tôi sẽ yêu cầu sự giúp đỡ của các bạn thường xuyên hơn,” Ukrenergo nói.

Các nhà lãnh đạo phương Tây đã lên án các cuộc bắn phá cơ sở hạ tầng.

"Các cuộc tấn công của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự, đặc biệt là nguồn điện, là tội ác chiến tranh", Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen viết trên Twitter.

"Cắt nguồn nước, điện và sưởi ấm của phụ nữ, trẻ em và đàn ông khi mùa đông đang đến - đây là những hành động khủng bố thuần túy."

BBC
Thiết quân luật
Nga hiện đang thực hiện thiết quân luật tại các khu vực của Ukraine mà Nga vừa sáp nhập - Kherson và Zaporizhzhia ở phía nam cùng Donetsk và Luhansk ở phía đông.

Điện Kremlin tuyên bố những khu vực này hiện là một phần của Nga - một tuyên bố bị quốc tế bác bỏ và lên án.

Thiết quân luật đồng nghĩa với việc thắt chặt kiểm tra tra an ninh và hạn chế việc đi lại trong các khu vực bị ảnh hưởng. Nhưng chiến tranh đã hạn chế các quyền và tự do của người Ukraine bị chiếm đóng.

Ngoài ra, mặc dù Tổng thống Vladimir Putin ra chỉ thị hôm thứ Tư - quân đội Nga vẫn không hoàn toàn kiểm soát bốn khu vực đó, vì vậy thiết quân luật sẽ có ý nghĩa như thế nào, trên thực tế vẫn chưa rõ.

Chiến sự Ukraine - Nga: Giao tranh dữ dội nổ ra ở vùng Donetsk

So sánh 'lá phiếu trắng' của Việt Nam và Thái Lan tại Đại hội đồng LHQ

Việt Nam bỏ phiếu trắng vụ chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine

Các biện pháp siết chặt an ninh cũng đang có hiệu lực trên khắp nước Nga - sẽ có những hạn chế mới đối với việc di chuyển ở các khu vực dọc biên giới Ukraine, đặc biệt là Bryansk, Belgorod và Krasnodar. Điều tương tự cũng áp dụng lên Crimea, bán đảo được Nga sáp nhập từ năm 2014.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Vladimir Putin đã cạn dần các lựa chọn ở Ukraine.

Ông nói: “Có vẻ như công cụ duy nhất của ông ta là hung bạo với từng công dân Ukraine để cố gắng đe dọa họ đầu hàng.

Nga đang di dời hàng chục nghìn dân thường và các quan chức do Nga bổ nhiệm ra khỏi khu vực Kherson, khi quân đội Ukraine tiến sát thủ phủ khu vực. Nga nói người dân ở bờ tây sông Dnepr (người Ukraine gọi là Dnipro) đặc biệt có nguy cơ bị Ukraine pháo kích.

Người đứng đầu khu vực do Moscow cài cắm, Vladimir Saldo, cho biết tất cả các cơ quan và bộ mà Nga chỉ định sẽ băng qua sông, cùng với khoảng 50-60.000 dân thường.

Tuy nhiên, các quan chức Ukraine đã đặt câu hỏi rằng liệu có đúng là số lượng lớn người dân đang được sơ tán hay không, ý nói hình ảnh đám đông tụ tập bên sông chủ yếu là để 'diễn'.

Ukraine đã kêu gọi người dân phớt lờ động thái của Nga.

Việc một cường quốc chiếm đóng chuyển giao hoặc trục xuất dân thường khỏi lãnh thổ bị chiếm đóng được coi là tội ác chiến tranh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Oct 21, 2022 2:53 pm

Bài này có vẻ hay. Có điều so sánh Mỹ với Nga và ông Nixon với ông Putin Think

Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?

Nghiencuuquocte

Nguồn: Gideon Rose, “What Nixon’s Endgame Reveals About Putin’s,” Foreign Affairs, 14/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?

Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới.

Quyết định đó sẽ là một sai lầm. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nỗ lực của Moscow đã bị cản trở bởi sự thiếu hiểu biết, tự tin thái quá, và khả năng lập kế hoạch kém cỏi. Những vấn đề đó chắc chắn không chỉ có ở Nga, chúng đã xuất hiện trong nhiều chiến dịch can thiệp của Mỹ. Giờ đây Moscow đã rơi vào khó khăn, và sự tức giận của Điện Kremlin khi phải đối mặt với thất bại đã gợi nhớ về cách chính quyền Nixon tiếp cận Chiến tranh Việt Nam nửa thế kỷ trước. Lúc ấy, các vụ ném bom, bắn phá, và luận điệu hạt nhân đều không hiệu quả. Cuối cùng, Washington buộc phải chấp nhận thực tế và rút khỏi xung đột. Ngày nay, Moscow cũng có thể làm vậy.

Bất chấp những vấn đề mà ông ta đang phải đối mặt, dường như Putin vẫn nghĩ rằng nếu mình có thể cầm cự đến mùa đông thì mọi chuyện sẽ ổn. Những tân binh của ông sẽ có thể giành lại thế thượng phong, tốc độ của các hoạt động quân sự sẽ chậm lại, những lời đe dọa leo thang của ông sẽ khiến mọi người sợ hãi, và sự phản đối của phương Tây đối với cuộc chiến sẽ gia tăng khi giá năng lượng và lạm phát lên cao. Ông hy vọng tất cả những điều này sẽ tạo tiền đề cho một xung đột ‘đóng băng vĩnh viễn,’ hoặc một thỏa thuận đủ tốt để cho phép ông tuyên bố giành chiến thắng.

Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ thất bại, miễn là Washington và châu Âu kiên trì chống lại hành động bắt nạt của Nga, và duy trì lợi thế quân sự của Ukraine trên chiến trường. Các chiến dịch tấn công dồn dập có thể đẩy lùi lực lượng phòng thủ của Nga và buộc Moscow phải chấp nhận phương án ít tệ nhất đối với họ – một thỏa thuận thương lượng nhằm khôi phục nguyên trạng lãnh thổ vào ngày 24/02. Một khi người Nga chấp nhận thực tế đó và chịu ngồi xuống đàm phán, Washington nên làm việc với Kyiv và châu Âu để đạt được thỏa thuận và kết thúc giao tranh.

TRỞ LẠI MÙA HÈ 1969
Giống như một ván cờ vua, chiến tranh cũng có ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc, và tàn cuộc. Trong giai đoạn đầu tiên, các bên bắt đầu giao chiến và triển khai lực lượng. Trong giai đoạn thứ hai, họ tích cực chiến đấu. Và trong giai đoạn thứ ba, họ thỏa thuận các chi tiết của kết quả sau cùng. Sự chuyển giao sang giai đoạn cuối của một cuộc chiến không phải là một sự kiện quân sự hay chính trị, mà là một sự kiện tâm lý. Đó là khi các bên tham chiến nhận ra rằng xung đột đã rơi vào bế tắc, hoặc đi theo một hướng nào đó không thể đảo ngược. Sự thừa nhận này luôn là điều khó khăn đối với kẻ thua cuộc. Họ phải từ bỏ hy vọng chiến thắng, và trải qua “năm giai đoạn đau buồn” nổi tiếng của bác sĩ tâm lý Elisabeth Kübler-Ross: chối bỏ, phẫn nộ, thỏa thuận, chán nản, và chấp nhận.

Chúng ta đang chứng kiến Điện Kremlin trải qua điều này trong thời gian thực, khi những thành công quân sự của Ukraine đưa cuộc chiến đi gần đến hồi kết. Ví dụ, luận điệu hạt nhân của Moscow vừa là một hình thức phẫn nộ dữ dội, vừa là một hình thức thỏa thuận, mặc cả ngầm. Tuy nhiên, dù chính sách bên miệng hố chiến tranh này có tàn bạo đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không nhất thiết phải gán nó với một cá nhân có tâm lý bất ổn, hoặc với một quốc gia cụ thể. Người Mỹ đã hành xử tương tự khi đứng trước nguy cơ thất bại ở Việt Nam, cho đến khi họ tự thoát khỏi vũng lầy của mình – nhiều khả năng Nga cũng sẽ như vậy, nếu họ chẳng còn lựa chọn nào tốt hơn.

Năm 1965, chính quyền của Tổng thống Lyndon Johnson đã tăng cường sự can dự của Mỹ vào Việt Nam để cứu đồng minh Việt Nam Cộng hòa khỏi thất bại. Họ tin rằng việc dần dần tăng cường không kích và tấn công trên bộ sẽ thuyết phục Bắc Việt từ bỏ nỗ lực thống nhất đất nước, và cho phép chế độ Sài Gòn tiếp tục tồn tại. Nhưng những người Cộng sản đã từ chối nhượng bộ, chứng minh rằng họ kiên cường và tài năng hơn nhiều so với mong đợi, trong khi đó, Washington lại chẳng có Kế hoạch B nào. Năm 1968, dù không muốn rút lui nhưng nhận ra rằng người Mỹ không muốn leo thang hơn nữa, Johnson thất vọng tuyên bố sẽ không tái tranh cử, giới hạn việc triển khai lực lượng Mỹ, hạn chế ném bom ở miền Bắc, và chuyển vấn đề cho người kế nhiệm.

Richard Nixon đến Phòng Bầu dục vào tháng 01/1969, cam kết thực hiện cùng một mục tiêu như người tiền nhiệm của ông – một thỏa thuận thương lượng đảm bảo rằng Nam Việt Nam sẽ nguyên vẹn và an toàn – nhưng biết rằng người Mỹ đang dần mất kiên nhẫn với cuộc chiến. Vì vậy, ông và cố vấn an ninh quốc gia của mình, Henry Kissinger, quyết định tìm cách đưa Hà Nội vào bàn đàm phán bằng cách dùng “cây gậy và củ cà rốt.” Như lời Chánh văn phòng Nhà Trắng H. R. Haldeman, Nixon muốn kết hợp lời đe dọa sử dụng vũ lực tàn bạo với lời hứa viện trợ mạnh tay:

Với sự kết hợp giữa một lời cảnh báo mạnh mẽ cộng với sự hào phóng chưa từng có, ông chắc chắn rằng mình có thể buộc Bắc Việt cuối cùng chịu tham gia các cuộc đàm phán hòa bình chính thức.

Sự đe dọa chính là chìa khóa, và Nixon đã đặt một cái tên cho lý thuyết của mình… Ông nói, “Tôi gọi nó là Thuyết Gã Điên. Tôi muốn Bắc Việt tin rằng tôi đã đến mức có thể làm bất cứ điều gì để chấm dứt chiến tranh. Chúng ta nói với họ rằng, các ông biết là Nixon bị ám ảnh bởi Chủ nghĩa Cộng sản. Chúng tôi không thể kiềm chế ông ta khi ông ta tức giận – và ông ta đã đặt tay vào nút bấm hạt nhân – và đích thân Hồ Chí Minh sẽ đến Paris trong hai ngày nữa để cầu xin hòa bình.”

Lập luận này cho rằng những nỗ lực ép buộc trước đây của Mỹ không có kết quả bởi vì chúng đã không được coi trọng. Nhưng đội ngũ mới của Nhà Trắng có thể khiến đối thủ phải khuất phục bằng cách thể hiện sự cứng rắn của mình. Kissinger yêu cầu các nhân viên lên kế hoạch cho một “đòn trừng phạt dã man” chống lại kẻ thù, nói rằng, “Tôi không tin rằng một đất nước hạng tư như Bắc Việt lại không có ngưỡng chịu đựng.” Mùa xuân năm 1969, Nhà Trắng cho phép các chiến dịch ném bom chưa từng có tiền lệ nhắm vào các khu vực do Cộng sản kiểm soát ở Lào và Campuchia. Sang mùa hè, họ đe dọa sẽ tiến hành các cuộc tấn công lớn trong tương lai. Đến mùa thu, họ cho máy bay ném bom B-52 trang bị vũ khí nhiệt áp bay tuần tra phía trên chỏm băng Bắc Cực, hướng về phía Liên Xô, để khiến Moscow phải lên tiếng ép buộc Hà Nội.

Tuy nhiên, chiến lược đầu tiên này của Nixon đã thất bại vì những người Cộng sản đơn giản chấp nhận chịu đựng tấn công và biết rằng Washington chỉ dọa suông. Nhận ra rằng việc hiện thực hóa lời đe dọa của mình sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, chứ không phải tốt hơn, Tổng thống Mỹ đã chuyển hướng. Đến tháng 11, ông áp dụng chiến lược thứ hai để thoát khỏi vũng lầy, giảm dần sự can dự của quân đội Mỹ, trong khi duy trì cam kết với chế độ lúc đó ở Sài Gòn. Sau ba năm chiến tranh, một thỏa thuận đã xuất hiện, cho phép người Mỹ ra đi, nhận lại các tù nhân của mình, và không chính thức phản bội một đồng minh. Tuy nhiên, chính thỏa thuận này đã mở đường cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa hai năm sau đó.

TỪ VIỆT NAM ĐẾN UKRAINE
Đối với những ai mong muốn đẩy lùi một cường quốc hạt nhân ra khỏi đất nước của mình, có thể rút ra ba bài học từ câu chuyện này. Bài học thứ nhất liên quan đến tầm quan trọng của thành công trên chiến trường. Người Mỹ thường cố gắng giành chiến thắng trong chiến tranh thông qua các biện pháp gián tiếp như trừng phạt, ném bom, hoặc đe dọa sử dụng các hành động tàn phá trong tương lai. Nhưng sau cùng thì, kết cục của chiến tranh vẫn được định đoạt nơi chiến trường. Kỹ năng quân sự và sự nhiệt huyết của những người Cộng sản Việt Nam đã giúp họ đứng vững trong cuộc chiến chống lại kẻ thù mạnh hơn, và cuối cùng đưa họ đến chiến thắng. Điều tương tự đang xảy ra ở Ukraine hiện nay, khi lực lượng Ukraine tinh nhuệ và nhiệt huyết đang đẩy lùi quân Nga từ vùng này đến vùng khác. Nếu lợi thế đó được duy trì trên chiến trường, sẽ chẳng còn gì quan trọng nữa, và cuộc chiến rồi sẽ kết thúc. Vì vậy, việc tạo điều kiện để duy trì lợi thế đó nên là ưu tiên hàng đầu của Washington.

Bài học thứ hai là chống lại kẻ bắt nạt. Các cường quốc thất bại sẽ không sẵn sàng chấp nhận kết cục của mình, đặc biệt là những cường quốc hàng đầu mà thất bại đến với họ như một bất ngờ khó chịu. Do đó, Moscow sẽ chống lại số phận của mình, giống như Washington đã làm nửa thế kỷ trước. Những lời đe dọa leo thang là một dấu hiệu của sự yếu kém, chứ không phải sức mạnh. Nếu Nga có những lựa chọn tốt hơn để xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho mình, thì nước này hẳn đã sử dụng chúng rồi. Vì thế, Mỹ và châu Âu hãy cứ phớt lờ những lời đe dọa và khiêu khích của Nga, đồng thời đừng nên phân tâm khỏi nhiệm vụ chính của họ: giúp Ukraine giành chiến thắng trên chiến trường.

Bài học thứ ba là hợp nhất vũ lực và ngoại giao. Mỹ đã phải chật vật để làm được điều này ở Bán đảo Triều Tiên, như Kissinger viết vào năm 1957: “Quyết định của chúng tôi – ngừng các chiến dịch quân sự, ngoại trừ những hoạt động mang tính chất phòng thủ thuần túy, ngay từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán đình chiến – phản ánh niềm tin rằng quá trình đàm phán hoạt động theo logic vốn có của riêng nó, độc lập với những áp lực quân sự phải gánh chịu.” “Nhưng bằng cách ngừng các chiến dịch quân sự, chúng tôi đã loại bỏ động cơ thương lượng duy nhất của Trung Quốc; chúng tôi đã tạo ra nỗi thất vọng sau hai năm đàm phán không có kết quả.”

Trong các giai đoạn sau của Chiến tranh Việt Nam, cả hai bên đều tránh được sai lầm này và đã không ngừng giao tranh trong lúc đàm phán. Điều tương tự có thể sẽ xảy ra ở Ukraine, và vì vậy chúng ta nên mong đợi cường độ của cuộc chiến sẽ tăng lên, chứ không giảm đi, khi gần đạt được thỏa thuận. Nga sẽ muốn che đậy quyết định rút lui của mình bằng một đợt bùng nổ bạo lực, để giải phóng cơn thịnh nộ sau khi thua cuộc, và công khai chứng minh mình vẫn còn rất mạnh. Điều này có thể được nhìn thấy trong phản ứng của Putin khi Ukraine phá hủy Cầu Crimea, và các hành động tương tự sẽ tiếp nối những thành công trong tương lai của Ukraine. Nhưng một lần nữa, đây chẳng phải chuyện gì mới. Mỹ thậm chí còn phản ứng tệ hơn, trong cái gọi là chiến dịch “Đánh bom Giáng Sinh” nhắm vào Hà Nội và Hải Phòng vào tháng 12/1972, đợt không kích có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong toàn bộ cuộc chiến ở Việt Nam. (Trợ lý của Kissinger, John Negroponte, từng châm biếm, “Chúng ta ném bom để khiến Bắc Việt chấp nhận nhượng bộ của chúng ta.”) Khi đó, những người Cộng sản đã không để hành động của Mỹ làm chệch hướng các nỗ lực quân sự hoặc ngoại giao của họ, và giờ đây, phương Tây cũng không nên để những hành động của Nga làm mình phân tâm.

Putin đang hành xử như Nga hoàng, chứ không phải Hitler. Bất chấp những luận điệu chống thực dân của mình, Tổng thống Nga đang chiến đấu để giành lại các tỉnh trong đế chế đã mất của đất nước ông. Khi cuộc chiến tranh giành thuộc địa chuyển biến xấu, các cường quốc thường tìm cách cắt giảm tổn thất và rút lui về nước. Giới tinh hoa đô thị hiểu rõ sự khác biệt giữa vùng lõi và vùng ngoại vi. Các cuộc bỏ phiếu được dàn xếp ở những vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng vào tháng 9 là một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tô vẽ vẻ ngoài đẹp đẽ để che giấu bản chất xấu xí bên trong. Nhưng ngay cả việc chính thức sáp nhập một thuộc địa vào lãnh thổ của một cường quốc cũng không đảm bảo khả năng giữ được vĩnh viễn. Cứ hỏi những người Pied-Noir ở Algeria thì biết. Nếu Ukraine có thể duy trì đủ áp lực quân sự, thì đến một lúc nào đó, Nga sẽ bắt đầu tìm kiếm lối thoát và cuộc chiến này sẽ thực sự kết thúc. Sau đó, chứ không phải trước đó, những thỏa hiệp cần thiết không thể tránh khỏi đối với tất cả các bên sẽ xuất hiện và người ta sẽ phải chấp nhận những đánh đổi khó khăn.

Nga sẽ bầm dập nhưng không bị đánh gục, sẽ hạ mình nhưng không bị sỉ nhục. Giống như Nhà Trắng vào đầu thập niên 1970, Điện Kremlin sẽ bị ám ảnh bởi việc duy trì ảnh hưởng và uy tín của mình ở trong và ngoài nước. Bất kỳ thỏa thuận nào xuất hiện cũng không phải là một hành động đầu hàng bắt nguồn từ nguy cơ sụp đổ, mà là một quyết định rút lui có chủ ý, để ngăn không mất thêm nhân mạng, của cải, và vốn liếng chính trị. Xét đến những sức mạnh còn lại của Nga, một số mục tiêu của Ukraine, thậm chí là những mục tiêu lớn, sẽ phải bị hoãn lại. Mục tiêu tối thiểu là quay trở lại những ranh giới của ngày 24/02, qua đó cho thấy rõ ràng rằng Moscow đã không giành được lợi ích lãnh thổ nào từ hành động gây hấn của mình. Các mục tiêu tiếp theo có thể được xây dựng dựa trên tình hình của những khu vực khác, chẳng hạn như số phận của các khu vực bị chiếm đóng khác tại vùng Donbas, tình trạng cuối cùng của Crimea, tội ác chiến tranh của Nga, và các dàn xếp an ninh khu vực rộng lớn hơn.

PUTIN CÓ ĐANG DỌA SUÔNG?
Chúng ta có đủ lý do để tin rằng Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là việc làm có thể hiểu được. Nó khiến mọi người hoảng sợ, khiến những nước ủng hộ Ukraine phải lo lắng và thận trọng hơn, đồng thời thúc đẩy tổ chức đàm phán sớm hơn để loại bỏ mọi nguy cơ – đe dọa hạt nhân có thể đạt được tất cả những điều ấy với chi phí bằng không. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong thực tế sẽ đảo ngược mọi tính toán, mang lại rất ít lợi ích nhưng phải trả rất nhiều chi phí bổ sung, bao gồm bị trả đũa, bị chỉ trích, và mất sự hỗ trợ quốc tế. Đây là lý do tại sao tất cả những luận điệu hạt nhân kể từ năm 1945 đến nay đã không được hiện thực hóa. Tuy nhiên, ngay cả khi vũ khí hạt nhân được sử dụng, chúng cũng không thể cải thiện vị thế của Nga hoặc thay đổi kết quả cuộc chiến.

Việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở quy mô lớn – ví dụ, tiêu diệt một thành phố lớn bằng một quả bom khổng lồ – hiện vẫn đang được răn đe ngăn chặn hiệu quả, nhờ vào loạt hậu quả thảm khốc sẽ nhanh chóng được áp dụng lên Moscow. Do đó, nếu thực sự xảy ra, vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng ở quy mô nhỏ, chỉ gồm các đầu đạn ở phần cuối của phổ hạt nhân chiến thuật, hoặc thử nghiệm ở các khu vực hoang vắng, hoặc chống lại các lực lượng Ukraine trong khi chiến đấu.

Mục đích của một vụ sử dụng vũ khí hạt nhân là nhằm thể hiện quyết tâm và ý định. Về bản chất, nó yêu cầu “Tất cả hãy đứng yên, nếu không, lần sau sẽ là ngày tận thế.” Những động thái như vậy đã được các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước xem xét nhiều lần và luôn bị bác bỏ, vì lý do chính đáng. Chính những hạn chế được đặt ra cho cuộc thử nghiệm, chẳng hạn như phải diễn ra ở các vị trí xa xôi và gây thương vong thấp, sẽ khiến nó trở thành thông điệp không hiệu quả, vừa thể hiện quyết tâm, vừa thể hiện sự do dự. Nếu lần này anh sợ không dám đi đến cùng, thì tại sao lần sau anh lại ‘ít’ sợ hơn?

Sử dụng vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ trong chiến đấu có thể hữu ích trong một số bối cảnh quân sự, chẳng hạn như tiêu diệt một tàu sân bay trên biển, tiêu diệt một đội hình xe tăng lớn trên sa mạc, hoặc chặn một lối đi quan trọng qua núi. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine không thuộc về bất kỳ kịch bản nào trong số này. Người Ukraine đang chiến đấu trong các đơn vị tương đối nhỏ, tại các khu vực gần lãnh thổ mà Nga hiện tuyên bố là của riêng mình. Việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trong những trường hợp như vậy sẽ không ảnh hưởng đến bức tranh chiến lược lớn hơn, nhưng hủy hoại chính những nơi mà Moscow nói rằng mình đang cố gắng giải cứu.

Nếu một trong hai kịch bản này xảy ra, sau vụ nổ hạt nhân, Ukraine sẽ vẫn tiếp tục đánh bại Nga trên chiến trường, và những người ủng hộ phương Tây sẽ càng quyết tâm tiếp tục sự ủng hộ của mình, đồng thời phủ nhận bất kỳ thứ gì Moscow xem là chiến thắng, và sự ủng hộ của nước ngoài dành cho Nga cũng sẽ biến mất. Sử dụng vũ khí hạt nhân là hành động tự chuốc lấy thất bại – không phải là khúc dạo đầu cho một cuộc chiến lớn, cũng không phải một công thức cần tuân theo, mà là một câu chuyện cảnh giác về sự thiếu thận trọng trong chiến lược.

Thực tế quan trọng nhất của cuộc chiến này là một bên đang vượt trội hơn bên kia trên chiến trường sử dụng vũ khí thông thường. Bên thua có vũ khí hạt nhân, và giống như những xung đột tương tự trước đó, xung đột lần này nhiều khả năng sẽ kết thúc với vũ khí hạt nhân chỉ nằm bên lề trong khi kết quả của cuộc xung đột được định đoạt. Do đó, trong số rất nhiều nạn nhân của cuộc chiến ở Ukraine, sẽ có những đánh giá liên quan đến giá trị và tính khả dụng của kho vũ khí hạt nhân khổng lồ mà các cường quốc đang duy trì với chi phí, nỗ lực và rủi ro cực lớn.

Gideon Rose là nghiên cứu viên xuất sắc về Chính sách Đối ngoại của Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và là tác giả cuốn “How Wars End. ”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Oct 25, 2022 3:41 pm


Kremlin chuẩn bị leo thang bằng chiến thuật “gắp lửa bỏ tay người”

Việt Bình
25 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Kyiv, Ukraine: Bức tường tưởng niệm những nạn nhân chiến tranh ở Ukraine bởi quân Nga kể từ năm 2014 đến ngày 19 Tháng Mười 2022 (ảnh: Ed Ram/Getty Images)
Tòa Bạch Ốc lẫn Ngũ Giác Đài đang bày tỏ lo ngại trước việc Vladimir Putin điên cuồng leo thang chiến tranh bằng cách đổ vấy cho Ukraine sử dụng “bom bẩn” – loại vũ khí có thể phát ra phóng xạ…

Không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, Kremlin, hôm 24 Tháng Mười 2022, “giận dữ” cáo buộc rằng Ukraine đang lên kế hoạch cho nổ một thiết bị nổ trộn phóng xạ trên chính lãnh thổ mình với ý định đổ lỗi cho Moscow. Bộ Quốc phòng Nga nói rằng quân đội họ chuẩn bị sẵn sàng hoạt động trong điều kiện ô nhiễm phóng xạ gây ra bởi “bom bẩn”. Kyiv, Washington và châu Âu đều tin rằng Moscow đang cố tạo cớ cho việc leo thang chiến tranh với mức độ tàn khốc hơn.

Việc sử dụng bom bẩn từng là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ trong nhiều thập niên, trước mối đe dọa việc bọn khủng bố có thể lấy trộm vật liệu có tính phóng xạ cao – từ bệnh viện chẳng hạn – và “nhét” vào chất nổ. Sức mạnh vụ nổ chỉ gây chết người như bom thông thường nhưng việc phát tán phóng xạ mới là điều đáng lo sợ. Một nghiên cứu năm 2004 do Đại học Quốc phòng (National Defense University) thực hiện cho thấy tác động kinh tế của một quả bom bẩn có thể vượt xa những tác động gây ra sau vụ tấn công 9/11 – dẫn lại từ báo TIME.

Đến nay, giới chuyên gia quân sự vẫn chưa thể hình dung điều gì sẽ xảy ra một khi bom bẩn xuất hiện trên chiến trường. Pavel Podvig, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc (UN Institute for Disarmament Research) ở Geneva, nhắc rằng giới chức Nga từng nhiều lần “cảnh báo” về việc Ukraine có thể sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, thậm chí ngay trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vô cớ của họ vào ngày 24 Tháng Hai. Tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm, Moscow cũng nhắc đi nhắc lại rằng Ukraine luôn nỗ lực tích trữ kho đầu đạn hạt nhân; dùng chất độc botulinum để đầu độc binh lính Nga; và vận hành một mạng lưới phòng thí nghiệm vũ khí sinh học với sự hỗ trợ của Mỹ. Nói cách khác, Kremlin luôn tạo nên một chân dung kẻ ác cho Kyiv.

Hôm Thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga đưa lên Telegram “kế hoạch hành động” của Ukraine, cho thấy nước này duy trì khả năng khoa học và công nghiệp để tạo ra bom bẩn. Bài đăng được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thực hiện loạt điện đàm với những người đồng cấp ở Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ về vụ tấn công bom bẩn “sắp diễn ra”. Gần như ngay sau đó, giới chức phương Tây đưa ra một tuyên bố chung, bác bỏ cáo buộc của Nga. “Thế giới sẽ thấy rằng bất kỳ nỗ lực nào trong việc cáo buộc như vậy chỉ là cái cớ để leo thang”, tuyên bố chung cho biết.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Institute for the Study of War), một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận ở Washington, đánh giá rằng Nga “không có khả năng chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng bom bẩn”, nhưng quân đội Nga có thể đang lên kế hoạch cho một hoạt động bí mật khác chẳng hạn cho nổ tung một đập thủy điện ở Nam Ukraine. Nếu con đập bị tấn công, nó sẽ làm ngập toàn bộ khu vực xung quanh phía Nam của Kherson, cắt nguồn cung cấp nước cho cư dân ở đó và gây ảnh hưởng hệ thống làm mát cho nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu.

Cũng với chiến thuật gắp lửa bỏ tay người, tuần trước, Tướng Sergei Surovikin, tân Tổng tư lệnh quân đội Nga tại mặt trận Ukraine, đã lên tiếng “báo động” rằng Ukraine có thể tấn công đập để gây thiệt hại cho quân Nga mà nhiều trong số đó đang cuốn cờ rút khỏi Kherson. Cần nhắc lại, việc “thoái bộ” khỏi Kherson là một trong những bước lùi quân sự nhục nhã nhất đối với Moscow và họ đã trả đũa với loạt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các nhà máy năng lượng và mục tiêu dân sự.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Oct 28, 2022 6:18 am


Thử lửa thực tế chiến trường: Vũ khí Nga không địch lại vũ khí phương Tây

Lê Tây Sơn
27 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Những thứ vũ khí lạc hậu quân Nga vất lại sau khi bỏ chạy (ảnh: Carl Court/Getty Images)
Cuộc chiến tại Ukraine đã chứng minh công nghệ phương Tây vượt trội hơn Nga, một tướng lĩnh của quân đội Đức khẳng định.

“Cuộc xâm lược của Nga đối với nước láng giềng nhỏ hơn Ukraine đang chứng tỏ mức độ hiệu quả của các công nghệ phương Tây và cách những người sử dụng chúng duy trì lợi thế” – Tướng Không quân Đức Chris Badia nhận định tại một hội nghị chuyên đề ở Washington, D.C ngày 25 Tháng Mười. Ông nhấn mạnh: “Cuộc chiến Ukraine cho chúng ta thấy một điều hiển nhiên: Công nghệ phương Tây là chìa khóa dẫn đến thành công trên chiến trường”. Badia là Phó chỉ huy tối cao của đồng minh về chuyển đổi công nghệ tại Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây dương (NATO) – dẫn lại từ Defense News.

Mỹ đã hỗ trợ và cam kết hỗ trợ an ninh cho Ukraine hơn $20.3 tỷ kể từ năm 2014 trong đó có $17.6 tỷ kể từ khi Putin ngang ngược xua quân tràn qua biên giới Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai. Trong số trang thiết bị và các hạng mục vũ khí mà Hoa Kỳ đã cam kết viện trợ cho Ukraine (được xem là tiền tuyến bảo vệ Đông Âu) có cả hệ thống phòng không Stinger, hệ thống chống tăng Javelin, đại bác hạng nặng, máy bay không người lái, tàu phòng thủ bờ biển không người lái, các phương tiện chiến thuật, trực thăng, thiết bị gây nhiễu điện tử, radar, súng cối, bệ phóng hỏa tiễn, vũ khí nhỏ, hàng triệu viên đạn và hàng ngàn bộ áo giáp… Các quốc gia thân thiện khác chuyển giao hệ thống pháo binh, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, hỏa tiễn phòng không tầm ngắn, cùng những trang bị khác, đặc biệt là trang bị mùa Đông để người lính có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt.

Khó có thể nói vũ khí Nga hoàn toàn vô dụng khi hỏa tiễn và đạn pháo phá hủy tan nát Ukraine nhưng trên chiến trường với cục diện mặt đối mặt giữa hai quân đội chính qui thì quân Nga vẫn hứng chịu thất bại một phần do vũ khí Ukraine được phương Tây viện trợ tỏ ra hiệu quả hơn (ảnh: Serhii Mykhalchuk/Global Images Ukraine via Getty Images)

Nói chung, người lính Ukraine được trang bị cá nhân tốt hơn lính Nga. “Phương Tây đang dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ chiến tranh, và nay vẫn giữ lợi thế” – Badia nói tại hội nghị chuyên đề được Association of Old Crows, một tổ chức phi lợi nhuận về chiến tranh điện tử và hoạt động thông tin, tài trợ. Các quan chức Ukraine hài lòng với các trang thiết bị và vũ khí hiện đại vượt trội của phương Tây so với kho vũ khí cũ kỹ thời Liên Xô mà quốc gia này có. “Họ cũng làm quen với các vũ khí mới rất nhanh và phát huy ngay ưu thế của nó” – ông nói.

Quân đội Mỹ tiếp tục huấn luyện quân đội Ukraine làm quen với các hệ thống Mỹ mới trang bị cho quốc gia này. Badia nhận định với trang tin C4ISRNET sau bài phát biểu tại hội nghị: “Bất kể đó là đại bác hay thiết bị khác, quan sát tổng thể cho thấy ngay khi có công nghệ phương Tây trong tay người Ukraine đã trải nghiệm và tiếp thu rất nhanh để đưa Nga vào thế bị động trên chiến trường, thậm chí bất lực không biết làm sao đối phó!”. Mỹ xem Nga và Trung Quốc là hai mối đe dọa hàng đầu cho an ninh và vị thế của mình trên thế gới; vừa là nguy hiểm trước mắt vừa là nguy cơ lâu dài. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov từng tuyên bố: “Nga phải bị đánh bại trên chiến trường và Ukraine đã chứng minh chúng ta có thể”. Ông mô tả đất nước mình là “bãi thử nghiệm” các loại vũ khí và chiến thuật của phương Tây và Nga.

Các quan chức Ngũ Giác Đài đang theo dõi chặt chẽ cuộc chiến Ukraine để rút ra những bài học từ nó. Ví dụ giá trị của thông tin liên lạc được mã hóa, cách thức tiến hành cuộc chiến tranh điện tử song hành, tầm quan trọng của công tác hậu cần, lập kế hoạch chính xác cũng như những vai trò giết người và huỷ diệt cơ sở hạ tầng của các máy bay không người lái (dĩ nhiên, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác cũng làm tương tự).

“Tất cả là để bảo đảm khả năng Ukraine và các đồng minh, đối tác sẽ rời chiến trường trong tư thế người chiến thắng – Badia nói – Như chúng ta đều biết, trong kinh doanh chỉ có giải thưởng cho người giỏi nhất, không có giải cho kẻ về nhì”. Nhưng chính thế ưu việt công nghệ của phương Tây đang đưa Putin và bộ máy chiến tranh của ông ta vào thế bế tắc khiến nguy cơ phải dùng các công cụ bẩn thỉu giết người hàng loạt khác, kể cả vũ khí hạt nhân là hoàn toàn khả thi.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Oct 28, 2022 6:32 am


Nhiều hãng xe hơi rút khỏi thị trường Nga

Bảo Khôi
27 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Ford tuyên bố tạm dừng hoạt động sản xuất, việc cung ứng phụ tùng, cũng như các hỗ trợ về IT và kỹ thuật. tại Nga. (ảnh: Ford)
Ford, Toyota, Nissan là những hãng xe hơi tạm dừng sản xuất hoặc rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga do những cuộc tấn công Ukraine của Putin.

Ford tuyên bố tạm dừng hoạt động sản xuất, việc cung ứng phụ tùng, cũng như các hỗ trợ về IT và kỹ thuật. Đại diện hãng Ford vừa cho biết họ hoàn tất việc rút khỏi thị trường Nga sau khi bán 49% cổ phần trong liên doanh Ford Sollers. Ford Sollers là liên doanh giữa nhà sản xuất xe hơi Ford với công ty Sollers của Nga, được thành lập vào Tháng Mười 2011, cách đây đúng 11 năm. Ford cho biết đã bán cổ phần trong liên doanh này với giá tượng trưng. Giống như các thương hiệu khác, Ford cũng giữ quyền mua lại cổ phần trong vòng năm năm tới nếu tình hình thay đổi.

Saint Petersburg, nơi có nhiều nhà máy sản xuất xe hơi ngoại quốc. (minh họa: Ninaras/Wikipedia)
Tuy nhiên, khả năng Ford mua lại cổ phần là không cao, vì thực tế là hãng đã cắt giảm sản xuất tại Nga từ năm 2019, trước khi nước này xảy ra xung đột quân sự với Ukraine. Khi đó, Ford cho biết sẽ dừng sản xuất các dòng xe du lịch để tập trung hoàn toàn vào mảng xe thương mại tại thị trường Nga, nơi hãng đang là thương hiệu xe hơi ngoại bán chạy nhất.

Liên doanh Ford Sollers có ba nhà máy lắp ráp xe và một nhà máy động cơ. Sollers Ford sản xuất các xe Focus, Mondeo, EcoSport, Fiesta, và Explorer cho thị trường này đến năm 2019, và sản xuất mẫu Transit đến năm 2022.

Tương tự hồi đầu Tháng Mười, thương hiệu xe hơi Nhật Bản Nissan bán toàn bộ nhà xưởng và hoạt động tại Nga cho Viện Nghiên cứu và phát triển xe hơi và động cơ NAMI với giá chuyển nhượng chỉ có tính tượng trưng: 1 euro. Mặc dù lỗ $687 triệu trong thương vụ này, nhưng Nissan giữ quyền mua lại tất cả trong vòng sáu năm.

Tháng Tư năm ngoái, Nissan tạm dừng hoạt động sản xuất tại nhà máy Saint Petersburg, sau khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra. Đây cũng là động thái chung của nhiều nhà sản xuất xe hơi khác khi các lệnh trừng phạt bắt đầu được áp dụng. Nissan cho biết toàn bộ công nhân sẽ được bảo đảm bảo việc làm trong vòng một năm.

Trước khi phải tạm dừng hoạt động, nhà máy của Nissan tại Nga sản xuất các mẫu Qashqai, X-Trail, Murano và Terrano, với công suất 100,000 xe/năm.

Tháng Tư năm ngoái, Nissan tạm dừng hoạt động sản xuất tại nhà máy Saint Petersburg. (ảnh: rusautonews)
Hồi cuối Tháng Chín, Toyota cũng chính thức đóng cửa nhà máy tại Saint Petersburg, cho công nhân nghỉ việc, sau khi đã tạm dừng hoạt động tại nhà máy này vào Tháng Ba. Toyoya từ bỏ ý định khôi phục hoạt động tại nhà máy này.

Toyota cho biết hãng tạm dừng sản xuất tại nhà máy ở Saint Petersburg vào ngày 4 Tháng Ba 2022 do sự gián đoạn nguồn cung các vật liệu và phụ tùng. Khi đó, hãng vẫn hy vọng một ngày nào đó có thể khôi phục sản xuất tại đây với các mẫu RAV4 và Camry.

Thực tế, Toyota vẫn giữ công nhân để nhà máy có thể nhanh chóng tái khởi động khi điều kiện cho phép.

Nhà máy của Toyota tại Saint Petersburg, Nga trước đây sản xuất xe Camry và RAV4 (ảnh: Toyota).
Tuy nhiên giờ đây, sau sáu tháng chờ đợi, Toyota cho biết không hề có dấu hiệu nào cho thấy tình hình ở Nga sẽ được cải thiện. Do đó, hãng đã quyết định cho công nhân nghỉ việc và từ bỏ ý định khôi phục hoạt động tại nhà máy này.

Theo đại diện hãng xe hơi Nhật, quyết định dừng sản xuất xe Toyota tại Nga không hề dễ dàng với họ, nhưng sau sáu tháng, họ không thể khôi phục các hoạt động như bình thường và không thấy dấu hiệu của việc có thể tái khởi động nhà máy trong tương lai.

Đóng cửa nhà máy, dừng sản xuất, nhưng Toyota sẽ không rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga. Hãng không có ý định sản xuất xe ở Saint Petersburg nữa, nhưng bảo đảm rằng hoạt động ở Moscow sẽ được tối ưu và tái cơ cấu. Toyota sẽ tập trung vào việc duy trì nhân sự để hỗ trợ mạng lưới bán lẻ và phục vụ các khách hàng hiện tại của Toyota và Lexus.

Không lâu sau khi chiến sự nổ ra tại Ukraine, vào Tháng Ba, nhiều thương hiệu xe hơi thông báo tạm dừng hoạt động sản xuất tại Nga. Đến nay, ngoài Ford, Nissan, Toyota, còn có Jaguar-Land Rover, Volvo, Mitsubishi. Ngành công nghiệp xe hơi của Nga phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài. Đến Tháng Tám, doanh số xe hơi giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm 2021.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Oct 29, 2022 5:05 pm

Ukraine: Kyiv cắt điện lâu hơn sau các đợt không kích của Nga

29 tháng 10 2022

Laurence Peter

BBC News

Kyiv resident at night market 
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Người dân Kyiv phải tìm cách đối phó với tình trạng cắt điện thường xuyên

Giới chức Ukraine cảnh báo rằng người dân thủ đô Kyiv sẽ phải chịu cắt điện lâu hơn, kéo dài tới 4 giờ, do các vụ tấn công của Nga vào cơ sở năng lượng của nước này.

Tình trạng cắt điện luân phiên không chỉ ảnh hưởng tới Kyiv mà cả các vùng ở miền trung Ukraine, trong đó có thành phố Dnipro.

Tổng thống Volodymyr Zelensky nói chừng bốn triệu người bị ảnh hưởng nhưng “bom đạn sẽ không làm chúng ta nản chí”.

Tháng này, Nga bắn hàng chục tên lửa và drone do Iran chế tạo sang Ukraine.

Cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bị tổn hại nặng do các đợt không kích – ông Zelensky nói chừng một phần ba các nhà máy điện của Ukraine đã bị phá hủy.

Vùng Kyiv mất chừng 30% công suất điện, công ty năng lượng tư nhân DTEK cho biết, có nghĩa sẽ cần thiết phải cắt điện trong phạm vi “chưa từng thấy”.

“Rất tiếc phạm vi cắt điện là khá lớn, rộng hơn nhiều so với trước đây,” giám đốc DTEK Dmytro Sakharuk nói.

Tình trạng cắt điện có nghĩa phải giảm việc sử dụng đèn đường và các phương tiện công cộng chạy điện, chưa kể việc cắt điện nhà dân.

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Quang cảnh thành phố Dnipro khi đèn đường bị tắt vì cắt điện

EU và các đồng minh quốc tế của Kyiv đã lên án việc Nga cố tình nhắm vào các mục tiêu dân sự - các vụ tấn công mà phía Ukraine coi là tội ác chiến tranh.

Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, bị phá hủy nặng nề vì Nga bắn phá, cũng phải chịu các đợt cắt điện kéo dài.

Các thành phố ở miền trung gồm Zhytomyr, Poltava và Chernihiv cũng gặp tình trạng tương tự.

Nga tăng cường tấn công tên lửa vào các nhà máy điện của Ukraine và các cơ sở dân sự khác để trả đũa vụ đánh bom cầu Kerch hôm 9/10.

Đây là cầu trọng yếu nối Nga với vùng Crimea mà Nga sáp nhập.

Tổng thống Vladimir Putin gọi vụ đánh sập cầu này là “hành động khủng bố” của Ukraine.

Cây cầu là biểu tượng của chiến dịch nhằm đưa một vùng lớn lãnh thổ Ukraine sáp nhập vào Nga.

Một nhân viên ở nhà máy điện có tên Pavlo được hãng tin AFP dẫn lời: “Lần đầu tiên chúng tôi phải đối mặt với mức độ phá hủy lớn thế này.”

Nhà máy điện nơi Pavlo làm việc (không được tiết lộ tên) đã hai lần bị tên lửa Nga tấn công và sau đó bị đánh lần nữa bởi drone kiểu “kamikaze” do Iran chế tạo.

Ông nói họ đã cố sửa chữa trong hơn hai tuần qua, nhưng “có khó khăn ở chỗ thiết bị bị phá hủy là rất đặc biệt – rất khó tìm được phụ tùng thay thế.”

Trong các diễn biến khác:

Thống đốc thành phố Sevastopol do Nga đưa lên cho biết hải quân Nga đã chống trả một vụ tấn công drone ngoài khơi gần cảng của thành phố này. Mikhail Razozhayev nói không một cơ sở nào của thành phố, nơi đóng đô của Hạm đội Biển Đen của Moscow, đã bị đánh. Ukraine không xác nhận vụ việc này.

Nga đã huy động 300.000 quân dự bị - mục tiêu mà bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đặt ra. Ông nói 41.000 trong số họ đã được điều động tới chiến trường ở Ukraine.
Nga cũng nói đã hoàn thành một kế hoạch di chuyển hàng ngàn thường dân ra khỏi thành phố Kherson do Nga chiếm đóng – chuyển “thiết bị, xe cấp cứu, tất cả mọi thứ” – và ép các bác sỹ sang Nga.

Lãnh đạo Chechnya, đồng minh của ông Putin, Ramzan Kadyrov thừa nhận một đơn vị Chechnya đã chịu “thiệt hại lớn” – 23 chiến binh thiệt mạng và 58 chiến binh khác bị thương trong một vụ bắn pháo của Ukraine.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi tất cả các bên gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, mà theo kế hoạch sẽ hết hạn vào tháng sau. Thỏa thuận cho phép Ukraine khôi phục lại xuất khẩu ngũ cốc qua đường Biển Đen, từng bị Nga chặn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Oct 29, 2022 5:12 pm

Kết quả bầu cử giữa kỳ Mỹ có thể thay đổi cuộc chiến ở Ukraine?

28 tháng 10 2022
Bernd Debusmann Jr & Hugo Bachega

BBC News, Washington và Kyiv

Một binh sĩ Ukraine bên hệ thống tên lửa Himars do Mỹ cung cấp
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một binh sĩ Ukraine bên hệ thống tên lửa Himars do Mỹ cung cấp

Lời cảnh báo của các đảng viên Cộng hòa hàng đầu rằng họ có thể giảm viện trợ cho Ukraine nếu giành được quyền kiểm soát Quốc hội đã thêm một mồi lửa vào cuộc bỏ phiếu sắp diễn ra.

Nhưng sẽ thực sự có bất kỳ thay đổi gì?

Một video được đăng trực tuyến bởi Bộ Quốc phòng Ukraine - được lồng nhạc theo giai điệu của ban nhạc heavy metal Metallica của Mỹ - mô tả những gì đã nổi lên như là một trong những hình ảnh đặc trưng về cuộc chiến của nước này với Nga.

Nó cho thấy vệt lửa của một tên lửa do Hoa Kỳ sản xuất đang được bắn lên phía trên, sau đó là một quả cầu lửa thắp sáng bầu trời đêm khi nó bắn trúng mục tiêu.

Loại vũ khí này, được gọi là Hệ thống Tên lửa Cơ động Cao, hay còn gọi là Himars, là một trong 18 loại vũ khí cho đến nay được Mỹ trao cho Ukraine. Đó là một phần của gói hỗ trợ khổng lồ trị giá 52 tỷ đô la, gấp đôi so với tất cả các quốc gia khác cộng lại.

Các chuyên gia quân sự và chính phủ Ukraine cho rằng sự hỗ trợ này có ý nghĩa sống còn đối với sứ mệnh của họ.

“Người Ukraine có thể sẽ bị tàn phá nếu không có nó," Mark Cancian, cựu đại tá Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và chuyên gia quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế nói.

Nhưng sự hỗ trợ này có thể bị nghi ngờ. Một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã đặt câu hỏi về giá trị của nó khi người Mỹ phải vật lộn với các dự luật gia tăng.

Đảng Cộng hòa nói gì về viện trợ cho Ukraine?
Đầu tháng 10, Lãnh đạo Thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy - đảng viên Cộng hòa hàng đầu tại Hạ viện - gợi ý rằng một Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ không được chấp nhận để viết "tờ séc trống" cho Ukraine.

"Tôi nghĩ rằng mọi người sẽ vướng vào suy thoái kinh tế, và họ sẽ không viết một tờ séc trắng cho Ukraine," ông nói với Punchbowl News.

Hiện tại, đảng của ông đang được ủng hộ để nắm quyền kiểm soát Hạ viện, mà khởi xướng mọi nghị quyết chi tiêu, theo Hiến pháp Hoa Kỳ.

Với tư cách là Chủ tịch Hạ viện, ông McCarthy sẽ quyết định dự luật nào sẽ được đưa ra bỏ phiếu.

Các đảng viên Cộng hòa khác cũng bày tỏ nghi ngờ tương tự.

Ví dụ, vào tháng 5, Thượng nghị sĩ Josh Hawley của Missouri nói rằng viện trợ của Ukraine "không có lợi cho Mỹ" và "cho phép châu Âu ăn bám".

Các bình luận dường như đã làm nổi bật sự chia rẽ trong đảng, với việc cựu Phó Tổng thống Mike Pence lên án gay gắt "những người biện hộ" Putin và các thành viên trong đảng của ông sẽ "khiến chúng ta không can dự với thế giới rộng lớn hơn".

Tương tự, Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đã kêu gọi Nhà Trắng tăng cường hỗ trợ Ukraine, nói rằng Mỹ cần "làm nhiều hơn nữa để cung cấp các công cụ mà Ukraine cần để ngăn chặn sự xâm lược của Nga".

Mỹ sẽ thực sự rút lại viện trợ?
Ngày càng có nhiều lo ngại ở châu Âu về những gì có thể xảy ra.

"Nếu Mỹ rút lui, Putin có thể giành được chiến thắng trong gang tấc," Tobias Ellwood, một nghị sĩ cấp cao của Anh, chủ tịch ủy ban quốc phòng trong quốc hội, nói với Washington Post.

Nhưng các quan chức Ukraine và các nhà quan sát có trụ sở tại Mỹ cho rằng không có khả năng viện trợ sẽ bị cắt giảm đáng kể trong ngắn hạn, bất kể kết quả của cuộc bầu cử tháng 11 như thế nào.

Phát biểu với BBC tại Kyiv, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói rằng các cuộc gặp trước đây của ông với các nhà lập pháp Mỹ - bao gồm cả đảng viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa - đã khiến ông tự tin.

"Tôi nhận được rất nhiều tín hiệu rằng không quan trọng ai sẽ chỉ đạo... sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với Ukraine sẽ được tiếp tục", ông nói.

"Tôi tin vào điều đó."

Kevin McCarthy (L) and Mitch McConnell
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Kevin McCarthy (trái) và Mitch McConnell (phải) chia rẽ về viện trợ của Hoa Kỳ

Một nhóm cánh tả của đảng Dân chủ đã rút lại lá thư kêu gọi một giải pháp thương lượng cho cuộc chiến ở Ukraine, sau khi có cáo buộc rằng họ đang phá hoại Tổng thống Joe Biden.

Công chúng Mỹ cảm nhận thế nào về cuộc chiến ở Ukraine?
Các cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ vẫn còn cao nhưng có dấu hiệu giảm bớt khi chiến tranh kéo dài.

Tháng trước, 20% người Mỹ cho biết Mỹ đang trợ giúp quá nhiều cho Ukraine, theo Pew Research, con số này tăng từ 12% trong tháng Năm và 7% hồi tháng Ba.

Nhưng vẫn có một bộ phận lớn người Mỹ ủng hộ tiếp tục hỗ trợ - 73% vào đầu tháng này, theo cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 3:59 am

Nguy cơ giá lương thực tăng vì Nga rút khỏi thỏa thuận với Ukraine

BBC

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen sẽ hết hiệu lực vào nửa cuối tháng 11
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen sẽ hết hiệu lực vào nửa cuối tháng 11

30 tháng 10 2022
Cập nhật 9 giờ trước
Nga vừa ra tuyên bố sẽ ngừng thỏa thuận do Liên Hợp Quốc làm trung gian để xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraine, vì Moscow cáo buộc Ukraine tấn công các tàu Nga ở Crimea.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, từ ngày 24/2, đang diễn biến rất phức tạp, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin cứng rắn, còn Hoa Kỳ và các đồng minh của Ukraine hỗ trợ khí tài và tiền bạc cho Ukraine.

Nga cáo buộc Ukraine, với sự hỗ trợ của máy bay không người lái, đã tấn công các tàu của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol, thành phố lớn nhất ở Crimea bị Nga sáp nhập, vào đầu giờ ngày thứ Bảy.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố: "Do hành động khủng bố của Kyiv, cùng với sự tham gia của các chuyên gia Anh, nhằm vào các tàu của Hạm đội Biển Đen và các tàu dân sự tham gia đảm bảo an ninh cho 'hành lang ngũ cốc', nên Nga đình chỉ việc tham gia thực hiện thỏa thuận về xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraine."

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: "Nga dự định thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đối với hàng loạt vụ tấn công khủng bố nhằm vào Nga ở Biển Đen và Biển Baltic, trong đó có sự tham gia của Anh."

Kể từ khi Nga và Ukraine ký kết Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do LHQ hậu thuẫn tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 22/7, hàng triệu tấn ngô, lúa mì, và đậu nành đã được xuất khẩu từ Ukraine.

Nga nói sau các vụ tấn công tàu Nga, "phía Nga không thể đảm bảo an toàn cho các tàu chở hàng”.

Nga hôm 29/10 cáo buộc Anh hỗ trợ Ukraine tấn công tàu Nga ở Crimea.

Cả Ukraine và Anh đều bác bỏ cáo buộc này.

Nga cáo buộc Ukraine đánh cảng Sevastopol
Thống đốc thành phố Sevastopol hôm 29/10 nói Ukraine đã cố gắng thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong sáng ngày 29/10 vào cảng Sevastopol ở Crimea, nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen Nga.

Truyền thông Nga nói đã có một tiếng nổ lớn vào khoảng 4h20 sáng 29/10.

Nga nói hạm đội Biển Đen đã kích hoạt hệ thống phòng không ở Sevastopol để đẩy lùi các máy bay không người lái.

Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân tại cảng Sevastopol có biên chế khoảng 25.000 quân cùng 41 tàu chiến, 7 tàu ngầm.

Từ khi Nga xâm lược Ukraine ngày 24/2, Crimea đóng vai trò hậu cần giúp tiếp tế vũ khí, đạn dược chính của Nga.

Nga nói một trong các tàu của Nga bị thiệt hại nhẹ do cuộc tấn công. Đặc biệt, Nga cáo buộc Ukraine và Anh quốc đứng sau vụ tấn công.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố: "Công tác chuẩn bị cho hành động khủng bố này và việc đào tạo các quân nhân của Trung tâm Điều hành hàng hải đặc biệt số 73 của Ukraine được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Anh."

Nga cũng cáo buộc các chuyên gia Anh tham gia "phá hoại" đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vào tháng Chín.

Bộ Quốc phòng Anh nói Nga đang "rao bán những tuyên bố sai sự thật ở quy mô hoành tráng".

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hôm thứ Bảy diễn ra khi quân đội Ukraine đang chiếm lại thành công một số vùng bị quân đội Nga chiếm đóng kể từ cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2.

Nga đã đáp trả bằng cách phát động các cuộc tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, đặc biệt là vào lưới điện của nước này.

Crimea bị Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014 và là biểu tượng vô cùng quan trọng đối với Tổng thống Nga Putin.

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen
Nhà Trắng ra tuyên bố hôm thứ Bảy về việc Nga ngừng tham gia vào thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc quan trọng từ Ukraine.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Adrienne Watson nói: “Nga lại đang cố gắng sử dụng cuộc chiến mà nước này bắt đầu làm cái cớ để vũ khí hóa lương thực, tác động trực tiếp đến các quốc gia có nhu cầu và giá lương thực toàn cầu, đồng thời làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo và tình trạng mất an ninh lương thực."

Nga và Ukraine là những nhà cung cấp ngũ cốc hàng đầu thế giới. 

Ngày 22/7, tại Istanbul, Nga và Ukraine đã ký các thỏa thuận riêng rẽ với Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề cung cấp lương thực và phân bón ra thị trường toàn cầu.

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen có hiệu lực trong vòng 120 ngày, sẽ hết hiệu lực vào nửa cuối tháng 11.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Oct 31, 2022 2:21 pm


Bên trong 'căn cứ' quân đội Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ không gian mạng cho Ukraine

Gordon Corera
Phóng viên An ninh
31 tháng 10 2022 - BBC
US Cyber Command HQ
NGUỒN HÌNH ẢNH,JOSEF COLE
Bên trong 'căn cứ' một đội binh không gian mạng của quân đội Mỹ với nhiệm vụ bảo vệ Ukrain.e

Nga đã thất bại trong việc phá hủy hệ thống máy tính của Ukraine trong một cuộc tấn công không gian mạng rộng lớn khi bắt đầu xâm lược Ukraine, bất chấp dự đoán của nhiều nhà phân tích. Công việc ít được biết đến của một nhóm quân đội Mỹ săn lùng các kẻ thù online có thể là một lý do đằng sau thất bại này.

BBC đã có được quyền thâm nhập độc quyền vào hệ thống không gian mạng đóng góp vào các sứ mệnh toàn cầu này.

Vào đầu tháng 12 năm ngoái, một nhóm nhỏ quân đội Mỹ do một nữ thiếu tá trẻ tuổi đã đến Ukraine trong một chuyến đi trinh sát trước một cuộc triển khai quân rộng lớn hơn. Nhưng nữ thiếu tá lập tức báo cáo rằng cô cần ở lại.

"Trong vòng một tuần chúng tôi đã có toàn bộ nhóm ỏ đó sẵn sàng cho việc săn lùng," một trong các thành viên của nhóm nhớ lại.

Họ bắt đầu dò theo các hoạt động của quân Russian trên mạng và các đối tác Uraine của họ cho hay họ cần bắt đầu làm việc ngay lập tức.

"Cô ấy xem xét tình hình và nói với tôi rằng toàn nhóm sẽ không rời đi," Tướng William J Hartman, Lực lượng Sứ mệnh quốc gia Không gian mạng US nói với BBC.

"Chúng tôi gần như ngay lập tức nhận được phản hồi rằng 'tình hình hiện rất khác ở Ukraine'. Chúng tôi đã không tái triển khai nhóm, chúng tôi củng cố nhóm."

Maj Gen William J Hartman
NGUỒN HÌNH ẢNH,JOSEF COLE
Chụp lại hình ảnh,
Thiếu tướng William J Hartman

Kể từ năm 2014, Ukraine đã chứng kiến một những cuộc tấn công mạng đáng chú ý nhất trên toàn thế giới, bao gồm cuộc tấn công đầu tiên trong đó một trạm điện đã bị ngắt điện từ xa vào đúng mùa đông khắc nghiệt.

Cuối năm ngoái, các quan chức tình báo phương Tây đã theo dõi việc chuẩn bị quân sự của Nga và ngày càng lo ngại hơn rằng một cuộc tấn công mạng mới sẽ đi kèm với một cuộc xâm lược, làm tê liệt hệ thống truyền thông, điện, ngân hàng và các dịch vụ của chính phủ, để mở đường cho việc thâu tóm quyền lực.

Bộ Tư lệnh Không gian mạng của Mỹ muốn tìm ra rằng có phải các hackers của Nga đã trà trộn vào hệ thống của Ukraine, ẩn náu kỹ càng bên trong. Trong vòng hai tuần, sứ mệnh của họ là tung ra một đợt triển khai quân rộng lớn nhất với hơn 40 người từ khắp các cơ quan có vũ trang của Mỹ.

Vào tháng Một, họ đã có vị trí hàng đầu khi Nga bắt đầu mở đường trong không gian mạng cho một cuộc xâm lược mà hệ thống phòng thủ không gian mạng của Ukraine có thể bị đặt trong một thử thách chưa từng có tiền lệ.

Cyber operator at work
NGUỒN HÌNH ẢNH,JOSEF COLE
Chụp lại hình ảnh,
Quân đội Mỹ cần thuyết phục nước chủ nhà rằng họ ở đó để giúp chứ không do thám

Việc xâm nhập mạng máy tính trong nhiều năm trước đây chủ yếu là hoạt động gián điệp - đánh cắp bí mật - nhưng gần đây ngày càng được quân sự hóa và có liên quan đến các hoạt động phá hoại hoặc chuẩn bị cho chiến tranh.

Điều này có nghĩa quân đội Hoa Kỳ có một vai trò mới. Các đơn vị của họ tham gia vào các nhiệm vụ "Hunt Forward", theo dõi các mạng máy tính của các quốc gia đối tác để tìm các dấu hiệu xâm nhập.

"Họ là những thợ săn và họ biết hành vi của 'con mồi," người điều hành, chỉ đạo công tác phòng thủ chống lại Nga giải thích.

Quân đội Mỹ yêu cầu một số người tham gia vào nhiệm vụ này tiếp tục giấu tên và những người khác chỉ được xác định bằng họ do lo ngại về an ninh.

Kể từ năm 2018, các nhà khai thác mạng quân sự của Mỹ đã được triển khai tới 20 quốc gia, thường là các đồng minh thân cận, ở châu Âu, Trung Đông và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. - mặc dù không phải các quốc gia như Anh, Đức hoặc Pháp, những quốc gia có chuyên môn riêng và ít có khả năng cần hoặc muốn sự trợ giúp từ bên ngoài.

Threatening message which appeared on Ukrainian government websites
NGUỒN HÌNH ẢNH,UNKNOWN
Chụp lại hình ảnh,
A threatening message appeared on Ukrainian government websites last year

Hầu hết các công việc của họ là chiến đấu chống lại các tin tặc nhà nước từ Trung Quốc và Bắc Hàn, nhưng Nga là đối thủ dai dẳng nhất của họ. Một số quốc gia đã chứng kiến nhiều đợt ra quân, trong đó có Ukraine, nơi lần đầu tiên các cuộc tấn công mạng được kết hợp với một cuộc chiến toàn diện.

Việc mời quân đội Hoa Kỳ vào nước bạn có thể là vấn đề nhạy cảm và thậm chí gây tranh cãi trong nước, vì vậy nhiều đối tác yêu cầu rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ là bí mật - các đơn vị hiếm khi mặc quân phục. Nhưng ngày càng có nhiều chính phủ lựa chọn công khai các sứ mệnh.

Vào thángNawm5, Lithuania xác nhận vừa kết thúc hoạt động 'ra quân' kéo dài ba tháng trên các mạng lưới đối ngoại và quốc phòng của nước này. Đây là các lĩnh vực được ưu tiên vì lo ngại các mối đe dọa từ Nga sau cuộc xâm lược Ukraine.

Croatia vừa tổ chức lần ra quân gần đây nhất. Daniel Markić, người đứng đầu cơ quan an ninh và tình báo của nước này, cho biết: "Cuộc săn lùng diễn ra triệt để và thành công, chúng tôi đã phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công ác ý vào cơ sở hạ tầng của nhà nước Croatia".

Ông cho biết thêm: "Chúng tôi có thể cung cấp cho Hoa Kỳ một 'khu vực săn' mới đối với các tác nhân độc hại và chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức thu được của chúng tôi."

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Oct 31, 2022 3:57 pm

Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine

Nghiencuuquocte

Nguồn: Trương Cẩm, Liễu Ngọc Bằng, Trương Nhất Phàm, “俄乌战况值得关注的三个新动向”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 19/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 10, quân đội Nga lần đầu tiên tiến hành cuộc không kích vào “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine và đánh vào các cơ sở năng lượng cùng các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Ukraine trong hai ngày liên tiếp. Một đặc điểm lớn trong hai đợt không kích này là quân đội Nga sử dụng bom bay [loitering munition] làm vũ khí tấn công. Điều này làm nên sự khác biệt so với các cuộc không kích Ukraine trước đây. Tiến triển nói trên của cuộc xung đột Nga – Ukraine đã hé lộ những xu hướng biến động mới nào? Ngày 18/10, phóng viên Thời báo Hoàn cầu đã phỏng vấn nhiều chuyên gia quân sự về vấn đề này.

“Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine lần đầu tiên bị tấn công

Thông tấn xã Nga RIA Novosti ngày 18 đưa tin: Kirill Tymoshenko, Phó Văn phòng Tổng thống Ukraine ngày 18 cho biết ba vụ nổ đã xảy ra tại một cơ sở cung cấp năng lượng ở tả ngạn Kyiv. Sau khi bị tấn công, quận Desnyansky của Kyiv xảy ra cháy lớn. Nghị sĩ Quốc hội Ukraine Alexei Goncharenko cho biết nguồn cung cấp điện của thành phố đã bị gián đoạn. Sáng ngày 18, các phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin các thành phố Kyiv, Kirovograd, Cherkassy, ​​Poltava, Dnipropetrovsk, Nikolayev và Kyiv Oblast đã bị không kích.

RIA Novosti ngày 18 đưa tin, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov cho biết trong cuộc họp báo rằng ngày 18 quân đội Nga tiếp tục sử dụng vũ khí chính xác tầm xa tấn công hệ thống chỉ huy quân sự Ukraine và các kho đạn do nước ngoài sản xuất.

Một ngày trước đó, nhiều mục tiêu ở Ukraine cũng bị đánh. Báo “Izvestia” của Nga ngày 17 đưa tin, hôm đó Thủ tướng Ukraine ông Shmyhal cho biết cơ sở hạ tầng năng lượng của Kyiv đã bị hư hại trong cuộc tấn công ngày 17 và hàng trăm khu dân cư đã bị mất điện. Ngoài ra, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng ở khu vực Dnipropetrovsk và Sumei.

Ngày 17, báo “Viewpoint” của Nga đăng bản tin dưới tiêu đề “Nga lần đầu tiên tấn công Trung tâm quyết định chính sách năng lượng của thủ đô Ukraine”. Bản tin cho biết Bộ chỉ huy quân đội Ukraine báo cáo rằng ít nhất 40 máy bay không người lái [UAV của Nga] đã từ miền nam Ukraine bay lên miền bắc, phần lớn bay đến Kyiv. Xét tới việc Kyiv cách mặt trận hơn 400 km, điều đó nói lên một cách rõ ràng tình trạng hệ thống phòng không Ukraine. Theo số liệu của chính quyền địa phương, tại Kyiv hôm đó đã xảy ra 5 vụ nổ. Từ những hình ảnh trên Internet, có thể kết luận vụ nổ xảy ra ở khu vực có ga đường sắt trung tâm, nơi có khu nhà của công ty năng lượng Ukraine, văn phòng của một số công ty quản lý thị trường năng lượng quốc gia và trụ sở điều hành trung ương của Hệ thống Năng lượng Liên hợp Ukraine đều đặt tại đó. Nhìn chung, lần đầu tiên quân đội Nga tấn công “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine; sự kiện này đã được mạng xã hội nước ngoài đưa tin và bàn tán rầm rộ. Khác với “Hầm ngầm Zelensky”, “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” Ukraine chịu trách nhiệm đưa ra một số quyết định quan trọng có ảnh hưởng tới năng lực lĩnh vực công nghiệp Ukraine, bảo đảm sức chiến đấu của quân đội Ukraine.

Báo Nga “Vewpoint” ngày 18 đưa tin, nhà khoa học chính trị Alexei Nechayev của Kyiv cùng ngày cho biết, cuộc tấn công của quân đội Nga đã làm cho cơ sở hạ tầng năng lượng của Kyiv đang dần mất hiệu quả. Lúc đầu, cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu ở hữu ngạn thủ đô, nhưng bây giờ đến lượt tả ngạn. Do đó, Nga đã làm suy yếu rất nhiều khả năng của các cơ sở điện lực Ukraine trong việc cấp điện cho các doanh nghiệp công nghiệp và quân sự Ukraine. Ông nói, chính Zelensky ngày 18 cho biết, kể từ ngày 10 tháng 10, có tới 30% số nhà máy điện của Ukraine đã bị phá hủy, đồng thời nhắc lại việc từ chối đàm phán với Nga. Số liệu Zelensky công bố làm cho mọi người nghi ngờ, bởi lẽ vào đầu tuần trước Bộ trưởng Năng lượng Ukraine đã đề cập đến các số liệu tương tự. Kể từ đó, số lượng và phạm vi các cuộc tấn công của Nga đã tăng lên.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Học Phong (Zhang Xuefeng) nói với phóng viên Thời báo Hoàn cầu rằng các cuộc không kích vào ngày 17 và 18 có nhiều mục đích. Đầu tiên, đây là một cuộc tấn công bổ sung nhằm vào các mục tiêu ở Kyiv, vì các mục tiêu tấn công trước đó chủ yếu là các cơ sở sản xuất điện và trạm biến áp, còn mục tiêu quan trọng của đợt không kích này là “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine. Tấn công các mục tiêu này là nhằm cắt đứt nguồn cung cấp điện của thành phố. Thứ hai là tấn công các cơ sở quân sự, đặc biệt là hệ thống chỉ huy, các cuộc tấn công này sẽ có thể tiếp tục khi cần thiết. Thứ ba là Nga đang cố gắng sử dụng các cuộc không kích liên tục để đánh vào tinh thần chiến đấu của phía Ukraine.

Ngày 18, một chuyên gia quân sự giấu tên nói với phóng viên Thời báo Hoàn cầu rằng xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine gần đây là việc các cơ sở hạ tầng liên quan đến tiềm lực tác chiến ở Ukraine đã trở thành mục tiêu trọng điểm tấn công của quân đội Nga. Kể từ tháng 2 năm nay, “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của quân đội Nga tại Ukraine đã tập trung vào việc tấn công các mục tiêu quân sự và chiếm các thành phố, tuy thỉnh thoảng có đánh vào các cơ sở hạ tầng quan trọng trên đất Ukraine, nhưng không phải là trọng điểm. Thế nhưng kể từ khi cầu Crimea bị tấn công, các biện pháp trả đũa của quân đội Nga rõ ràng đã coi các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine là mục tiêu tấn công. Trong gần nửa tháng qua, hầu hết các cuộc tấn công tầm xa và tấn công chính xác của quân đội Nga đều nhằm vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine có giá trị quân dụng và dân dụng, đặc biệt là các cơ sở năng lượng.

Các chuyên gia cho rằng đối với Nga, việc phá hủy có hiệu quả cơ sở hạ tầng ở Ukraine sẽ phá hủy tiềm năng tác chiến của Ukraine, đặc biệt là khả năng cung cấp hậu cần. Quân đội Ukraine sẽ vì thiếu nhiên liệu mà gặp khó khăn trong việc vận chuyển các hệ thống vũ khí do Mỹ và phương Tây viện trợ từ hậu phương ra tiền tuyến. Một số lượng lớn thiết bị cũng không thể hoạt động do thiếu nguồn điện, đặc biệt là thiết bị điện tử dùng cho trinh sát truyền cảm, thông tin liên lạc và định vị chính xác. Điều này phản ánh đầy đủ những thay đổi trong chiến lược tác chiến của quân đội Nga, từ chỗ quá nhiều e ngại lúc mới bắt đầu cuộc chiến, cho đến hiện nay đang quẳng đi những “tảng đá cản đường” hạn chế hành động tác chiến. Điều đó nói lên sau khi cuộc phản công của quân đội Ukraine làm cho quân đội Nga bị động, nay quân đội Nga đã bắt đầu lấy tấn công và làm suy yếu tiềm lực quân sự Ukraine làm phương hướng tác chiến quan trọng, và hy vọng sự suy yếu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chuẩn bị chiến trường của Ukraine.

Tăng mạnh sử dụng bom bay

Ngoài những thay đổi mới về mục tiêu và trọng điểm tấn công, các phương pháp tấn công quân đội Nga sử dụng dường như cũng đang lặng lẽ thay đổi.

Trương Học Phong tin rằng theo tin tức công khai hiện nay, ít nhất bắt đầu từ ngày 17, cuộc tấn công vào Kyiv, thủ đô của Ukraine, sẽ chủ yếu dùng bom bay (còn gọi là máy bay không người lái tự sát). Nhiều video và ảnh chụp cho thấy loại bom bay này đã xuất hiện trên bầu trời Kyiv. Một bức ảnh rất rõ nét do các phương tiện truyền thông phương Tây chụp cho thấy loại bom bay này đang lao xuống đánh vào mục tiêu. Loại bom bay này được truyền thông phương Tây gọi là “Shahed-136” (Nga gọi là “Geranium-2”) đã thay thế tên lửa hành trình “Calibre”, tên lửa đạn đạo “Iskander” của Nga, cũng như pháo tên lửa “Himars” và tên lửa dẫn đường chính xác “Excalibur” của Ukraine. “Shahed-136” đã trở thành ngôi sao mới trên chiến trường Nga-Ukraine.

Vị chuyên gia giấu tên kể trên cho rằng, cuộc đối đầu giữa các loại bom bay của hai bên trở thành kiểu tác chiến mới. Đây là một xu hướng mới, khác trước, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Xem xét các loại vũ khí và thiết bị quân đội Nga sử dụng trong hoạt động tác chiến gần đây, có thể thấy bom bay đã trở thành loại vũ khí được sử dụng với tần suất cao. Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, hai loại UAV “Switchblade” và “Phoenix Ghost” và các loại bom bay khác do Mỹ cung cấp cho Ukraine đã hoạt động không tồi. Công nghệ UAV của Nga phát triển không yếu, nhưng quan niệm sử dụng UAV của quân đội Nga chưa theo kịp bước phát triển của thời đại, và UAV chưa được sử dụng nhiều trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Hiện nay quân đội Nga đang bắt đầu từng bước sử dụng một số lượng lớn các loại bom bay để tấn công nhiều mục tiêu ở Ukraine, điều này cho thấy nhận thức của quân đội Nga về vai trò của bom bay đã có những thay đổi quan trọng. Có thể nói, xung đột Nga-Ukraine là chiến trường cường độ cao đầu tiên trên thế giới mà các loại bom bay được sử dụng với quy mô lớn, và nó đã trở thành nơi kiểm chứng khả năng tác chiến của các loại vũ khí đường không.

Sẽ mở ra một chiến trường mới?

Ngày 18, báo “Vewpoint” của Nga đăng bản tin với tiêu đề “Các chuyên gia đánh giá kế hoạch của Ukraine nhằm chế tạo UAV tấn công Moskva”. Bản tin cho biết, ngày 17 Ukraine tuyên bố đã hoàn thành việc nghiên cứu triển khai loại máy bay không người lái có thể sánh với “Geranium-2” của Nga, bay xa 1.000 km và trọng lượng đầu đạn là 75 kg. Khả năng bay xa như vậy sẽ cho phép loại UAV này bay tới Moskva.

Chuyên gia quân sự Nga Vadim Kozulin cho rằng Ukraine có đủ cơ sở kỹ thuật để sản xuất máy bay không người lái có trọng tải lên tới 75 kg, và Ukraine hiện đang nhận được tài trợ và giúp đỡ từ phương Tây. Chuyên gia quân sự Nga Sergei Denisontsev cho rằng, chế tạo một chiếc máy bay không người lái có khả năng bay 1.000 km và mang theo 75 kg bom là nhiệm vụ mà bất kỳ quốc gia tương đối phát triển nào cũng có thể làm được, nhưng vấn đề tiếp theo là loại UAV ấy sẽ sử dụng thiết bị điều khiển và dẫn đường như thế nào, có khả năng chống nhiễu ra sao, lắp động cơ gì, chi phí chế tạo và số lượng UAV sẽ sản xuất là bao nhiêu. Do đó, Ukraine không có khả năng phát triển UAV tương tự “Geranium-2” của Nga, và Ukraine đưa ra tuyên bố như vậy là để nâng cao tinh thần chiến đấu của quân đội họ khi bị UAV Nga tấn công.

Về xu hướng tương lai của cuộc chiến, chuyên gia quân sự giấu tên nói trên cho rằng sự di chuyển của lực lượng phòng thủ khu vực Nga-Belarus đáng được quan tâm cao độ. Dù quân đội Nga sử dụng loại vũ khí tầm xa nào để tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, yếu tố then chốt quyết định chiều hướng của cuộc xung đột vẫn là những thay đổi trên chiến trường tuyến một. Tại Kharkov, Zaporozhye, Kherson và những nơi khác, cuộc tranh giành trên mặt đất của đôi bên vẫn diễn ra ở thế giằng co. Mặc dù quân đội Ukraine tuyên bố đã tái chiếm được vài nghìn km vuông đất nhưng so với diện tích khu vực quân đội Nga kiểm soát thì chưa gây ra thiệt hại lớn cho Nga. Hiện nay quân đội Nga đang được tái bố trí, có thể họ đang chuẩn bị tiến hành “đòn phản công” cuộc tấn công của Ukraine. Quân đội Nga đã tiến vào Belarus để thành lập một lực lượng phòng thủ chung trong khu vực, xu hướng này đáng được quan tâm, không loại trừ khả năng mở chiến trường mới trong lãnh thổ Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 4:55 am

Putin nói Nga tấn công hạ tầng Ukraine để trả đũa vụ hạm đội Biển Đen ở Crimea

BBC

Người dân Kyiv xếp hàng chờ nước
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Khoảng 80% cư dân ở thủ đô Kyiv bị mất nước sau cuộc tấn công của Nga hôm 31/10, theo thị trưởng thành phố

01.11.2022

Tổng thống Putin nói vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine và quyết định đóng băng việc tham gia xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen là nhằm đáp trả đũa vụ Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crimea bị tấn công bằng drone, mà ông cho là do phía Ukraine gây ra.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 31/10, ông Putin nói các drone của Ukraine đã dùng những hành lang hàng hải tương tự với các tàu chở ngũ cốc di chuyển theo một thỏa thuận mà Liên Hiệp Quốc đóng vai trò trung gian.

Kyiv không tuyên bố có trách nhiệm trong vụ tấn công và bác bỏ việc sử dụng hành lang an ninh của chương trình ngũ cốc vì mục đích quân sự. Liên Hiệp Quốc nói không có tàu chở ngũ cốc nào dùng tuyến đường ở Biển Đen hôm 29/10 khi Nga nói các tàu ở Crimea bị tấn công.

Trong khi đó, vào ngày thứ 250 của cuộc chiến tranh thì Nga đã dội tên lửa khắp Ukraine, các vụ nổ đã xảy ra tại Kyiv. Lực lượng Nga đã bắn phá vào các cơ sở hạ tầng tại ít nhất sáu vùng của Ukraine hôm thứ Hai 31/10, Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine nêu trong một tuyên bố trên Facebook.

"Đây không phải là tất cả những gì chúng tôi có thể làm," Putin nói trong một cuộc họp báo được phát trên truyền hình, chỉ ra rằng có thể có thêm hành động sau đó.

Giới chức Ukraine nói các cơ sở năng lượng, bao gồm các đập nước thủy điện đã bị bắn trúng, phá hoại nguồn cung điện, nước và khí đốt sưởi ấm.

Oleh Synehubov, thống đốc vùng Kharkiv, miền đông bắc Ukraine nói trên kênh Telegram rằng 140.000 cư dân đã bị mất điện sau các vụ tấn công, bao gồm 50.000 cư dân ở thành phố Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine.

Quân đội Ukraine nói đã bắn hạ 44 trong tổng số 50 tên lửa của Nga. Nhưng các vụ tấn công đã khiến 80% khu vực thủ đô Kyiv bị mất nước, chính quyền cho biết. Cảnh sát Ukraine nói 13 người đã bị thương trong các vụ tấn công mới nhất.

Trong ba tuần qua, Nga đã tấn công vào cơ sở hạ tầng dân dụng của Ukraine, sử dụng những tên lửa tầm xa và loại drone 'tự sát' rẻ tiền do Iran chế tạo.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nói 18 mục tiêu, hầu hết là cơ sở hạ tầng năng lượng đã bị tấn công trong các vụ phóng tên lửa và drone của Nga nhằm vào 10 vùng ở Ukraine hôm 31/10.

Các tàu thương mại bao gồm những tàu thuộc thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen đã phải chờ đi qua eo biển Bosphorus ngoài khơi cảng Yenikapi ở thành phố Istanbul.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Các tàu hàng thương mại bao gồm những tàu thuộc thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen đã phải chờ đi qua eo biển Bosphorus ngoài khơi cảng Yenikapi ở thành phố Istanbul hôm 31/10

Hôm qua 31/10, Ukraine cho biết 12 con tàu chở ngũ cốc đã rời các cảng ở Biển Đen, mặc cho việc Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu này.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Ukraine nói một trong những con tàu chở theo 40.000 tấn ngũ cống cho Ethiopia "nơi đang đối mặt với khả năng thật sự xảy ra nạn đói hàng loạt".

Ukraine trước đó cáo buộc Nga "tống tiền thế giới bằng nạn đói". Moscow đã rút khỏi thỏa thuận này sau vụ tấn công bằng drone nhằm vào Hạm đội Biển Đen của Nga ở bán đảo Crimea hôm 29/10.

Điện Kremlin khi đó lên án Kyiv về vụ tấn công và nói rằng "phía Nga không thể đảm bảo an toàn cho những tàu hàng dân dụng".

Hôm 31/10, ông Putin nói Nga đang ngưng lại, nhưng không chấm dứt việc tham dự thỏa thuận.

Kyiv cho rằng phía Moscow đã từ lâu lên kế hoạch rời bỏ thỏa thuận này và sử dụng vụ tấn công để làm tiền đề.

Tàu chở ngũ cốc đầu tiên rời Ukraine theo thỏa thuận với Nga

Tại sao thế giới cần ngũ cốc vận chuyển từ Ukraine?

Khủng hoảng lương thực: Ukraine và Nga ký thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc

Sau khi Nga xâm lược Ukraine thì hải quân nước này đã chặn các cảng tại Biển Đen của Ukraine, khiến khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc không thể xuất khẩu, cùng với các loại thực phẩm khác như ngô và dầu hướng dương.

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc tại Biển Đen được chính cá nhân Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đứng ra thương lượng đã trở thành một chiến thắng ngoại giao quan trọng giúp hạ nhiệt cuộc khủng hoảng thực phẩm trên toàn cầu.

Nhưng Nga cũng phàn nàn là việc xuất khẩu vẫn còn bị vấp phải các rào cản, hầu hết ngũ cốc đã được chuyển đến các quốc gia giàu có.

Một số thực phẩm đã đến trực tiếp các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, và một số đã được chuyển đến các nước mà người dân đối mặt với nguy cơ bị đói, thuộc khuôn khổ các chương trình hỗ trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, các số liệu của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng số lượng lớn thực phẩm mà Ukraine xuất khẩu trong ba tháng qua thì đã đến Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Trung Quốc và Hà Lan.

Ukraine và Nga là hai quốc gia xuất khẩu ngũ cốc chính của thế giới, và hàng triệu người ở những nước nghèo phụ thuộc vào nguồn cung từ hai quốc gia này.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 34 of 55 Previous  1 ... 18 ... 33, 34, 35 ... 44 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum