Sách
Page 5 of 50 • Share
Page 5 of 50 • 1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 27 ... 50
Re: Sách
Xã hội những năm đầu thế kỷ 19 trong Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và Định kiến)
Kiêu hãnh và Định kiến là một ví dụ về một xã hội thu nhỏ của nước Anh vào đầu thế kỷ 19. Định kiến giới hay nữ/nam quyền vẫn chỉ là...
Catherine Tuong - Solimien - spiderum
Kiêu hãnh và Định kiến là một ví dụ về một xã hội thu nhỏ của nước Anh vào đầu thế kỷ 19. Định kiến giới hay nữ/nam quyền vẫn chỉ là sự bối rối trong suy nghĩ của cá nhân mỗi người, và chưa thực sự trỗi dậy thành một cuộc cách mạng. Cách mà Jane Austen miêu tả về tài sản nam giới, chẳng hạn như Mr Darcy, Mr Bingley hoặc Mr Collins đều liên quan đến nhà và thu nhập ‘Having now a good house and a very sufficient income’ (Jane, 1991: 76) (tạm dịch; nhà cao cửa rộng, lương cao). Ba người họ có ngoại hình, nghề nghiệp và mục tiêu khác nhau, điểm chung duy nhất giữa họ là đang tìm kiếm một người phụ nữ để hoàn thiện bức tranh cuộc đời: nhà, tiền và vợ.
Jane Austen cũng góp phần vào xây dựng định kiến về nam giới. Đàn ông phải ‘pleasant countenance, and easy, unaffected manners’ (Jane, 1991:, ‘fine, tall person, handsome features, noble mien’ (Jane, 1991: 'tính cách ôn hòa, lịch lãm, tốt bụng (Jane, 1991: , ‘cao ráo, đẹp trai, quý phái’ (Jane, 1991: . Những định kiến hay tiêu chuẩn về nam giới vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Xã hội không chỉ đặt ra những tiêu chuẩn cho đàn ông mà chính những người phụ nữ, bản thân họ cũng đặt ra cho mình ảo mộng về một tình yêu cùng ngọt ngào với người yêu giàu có, lịch lãm, nam tính. Điều này tạo nên áp lực cho cả hai giới, nó bó buộc cách nhìn của một người khi đánh giá người khác, ràng buộc bản thân vào khuôn khổ của những định kiến. Và dĩ nhiên, phụ nữ mục tiêu của họ trong cuộc sống là làm sao trở thành người vợ ngoan hiền, mẫu mực. Hôn nhân là sự nghiệp. Cách xã hội nhìn nhận phụ nữ thời bấy giờ không hơn vật trang trí, nhưng họ phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để trở thành “ vật trang trí” trong ngôi nhà sang trọng cùng người đàn ông thành đạt, tài giỏi thuộc dòng dõi quý tộc. Vậy là hoàn hảo, bức tranh hôn nhân thật đẹp và đầy màu sắc khi có được vợ đẹp, chồng giàu, tài sản bạt ngàn.
Một xã hội thượng lưu, thật giả, đồng thao lẫn lộn. Từ đầu đến cuối Pride and Prejudice, Jane Austen không đề cập đến bất kỳ sự nghèo khó thực sự nào, và thậm chí còn phớt lờ hoặc chỉ nhẹ nhàng nhắc đến sự khốn khổ và cũng không chú trọng vào miêu tả nhiều chi tiết. Tác giả xem ông Bennet là tầng lớp thấp, nhưng họ vẫn có thức ăn đầy đủ, thậm chí là cả bàn tiệc khi họ hàng xa ghé thăm. Tác giả xây dựng hình tượng của Elizabeth (Lizzy) trái ngược hoàn toàn với những cô gái thuộc giai cấp thượng lưu khác. Lizzy không mặc những bộ váy áo sang trọng, thích mạo hiểm, thích đi bộ trên sườn đồi, tự nhiên nói cười. Cô là con búp bê thích nô đùa lắm bẩn, bay nhảy tự do. Không giả vờ khép nép, nền nã. Sự tạo hình nhân vật này tạo nên bất ngờ cho độc giả nữ ở thời điểm hiện tại ‘That she should have walked three miles so early in the day, in such dirty weather, and by herself’ (Jane, 1991:34) ( Nàng đã rời khỏi nhà và tự mình đi bộ từ rất sớm, trên người lấm lem bùn đất).
Liệu rằng phụ nữ ở thế kỷ 19 có thể thông cảm cho nhau, ngay cả khi họ được học cao hiểu rộng? Câu trả lời là không. Mình sẽ lấy ví dụ về cô Lady Catherine de Bough, và cách cô ấy đánh giá người phụ nữ rằng họ phải luôn ‘be properly guarded and attended’ (Jane, 1991:225). ‘No governess! How was that possible?’, ‘Your mother must have been quite a slave to your education’ (Jane, 1991:177). (Phụ nữ cần được bảo vệ và chăm sóc), ( Không có gia sư thì gần như không có giáo dục), ( Mẹ cô hẳn phải tự mình đầu tắt mặt tối chỉ để dạy dỗ con gái). Chính những người phụ nữ cùng thời cũng không thể ủng hộ hay cảm thông cho những người cùng giới với họ, thậm chí còn khắc cốt ghi tâm những tiêu chuẩn mà phụ nữ phải có. Khinh khi sự khác biệt, không cao quý, đặc biệt đối với phụ nữ được xem không cùng tầng lớp thượng lưu.
Tất cả những định kiến, khuôn mẫu và sự giả tạo tỏa sáng nhất tại các buổi dạ tiệc, sự kiện được ưa chuộng hay gọi là mốt. Nơi mọi người gặp gỡ, khiêu vũ và khoe mẻ vật chất. Đầy rẫy những quý ông, mỹ nữ với nụ cười rạng rỡ nhằm thu hút sự chú ý. Jane Austen đã xây dựng nên cuộc gặp gỡ đầy lãng mạng, các nhân vật gặp nhau tại buổi dạ tiệc, từ đó bắt đầu câu chuyện tình yêu để phản ánh về xã hội và tính cách con người tại ở thế kỷ 19. Bingley và chị gái của Elizabeth - Jane, là một cặp đôi quá đẹp đôi, quá nhút nhát để thể hiện cảm xúc, tình yêu của họ trong sáng và đơn giản.
Đoạn này Darcy tỏ tình với Lizzy theo kiểu rất ư là chảnh nhưng lịch thiệp. 'Em có biết là tôi đã kìm nén rất lâu. Xin em hãy chấm dứt sự dằn vặt này và em phải biết tôi yêu em tha thiết. Tôi yêu em'
Mặt khác, Darcy và Elizabeth đã trải qua nhiều lần cãi nhau, bất đồng sau cùng mới tìm được tiếng nói chung. Nếu không có hành động xỉa xói của phu nhân Catherine, Darcy đã không đủ can đảm để thể hiện tình yêu của mình với Elizabeth, đứng ra bảo vệ người mình yêu. Cặp đôi cuối cùng là Collins và Charlotte; đây là một cuộc hôn nhân điển hình, nhưng Charlotte vẫn hài lòng với lựa chọn đó vì sự ổn định và hỗ trợ về tài chính. Tất cả tình yêu hay hôn nhân của các nhân vật cho thấy rằng dù trong hoàn cảnh nào thì con người cũng có hạnh phúc, đau khổ hoặc bằng lòng với số phận vì lý do của riêng họ.
Qua miêu tả về xã hội thời bấy giờ ở Anh, mình thấy được rằng dù thuộc bất kỳ cấp bậc hoặc vai trò xã hội nào, bất kể giới tính hay tài sản có nhiều đến đâu. Jane Austen đều muốn họ ước mơ về cuộc sống vui vẻ và kết thúc có hậu. Đó là điều mà con người dù ở thời đại nào cũng mong ước, một cuộc đời vui vẻ bên cạnh tình yêu và người mình đã chọn. Và bạn thấy không, phương Tây cũng có thời điểm mà những mộng mơ lên đến cao trào, đấu tranh vì tình yêu hay chỉ đơn giản tìm kiếm sự ổn định. Vậy đó, xã hội nào cũng vậy, cốt yếu vẫn là con người. Người với nhau cả thôi, sống tử tế đàng hoàng, chuyện lành, tình đẹp cũng lướt qua bạn, nắm giữ hay không thì là do bạn đấy!
***Mình chưa đọc bản dịch tiếng Việt nên trích dẫn mình sẽ giữ nguyên bản tiếng Anh và kèm theo tạm dịch của mình! Mình nghĩ Pride and Prejudice sẽ hơi khó đọc cho bạn nào mới học tiếng Anh, vì từ vựng và cấu trúc câu dùng trong quyển này- mình gọi là tiếng Anh xưa. Nhiều từ không còn phổ biến, cấu trúc cũng hơi phức tạp. Nếu bạn thích ‘ngôn tình sướt mướt’ kiểu Tây mà không có thời gian đọc thì xem phim cũng được nha. Chúc bạn vui nè!
Kiêu hãnh và Định kiến là một ví dụ về một xã hội thu nhỏ của nước Anh vào đầu thế kỷ 19. Định kiến giới hay nữ/nam quyền vẫn chỉ là...
Catherine Tuong - Solimien - spiderum
Kiêu hãnh và Định kiến là một ví dụ về một xã hội thu nhỏ của nước Anh vào đầu thế kỷ 19. Định kiến giới hay nữ/nam quyền vẫn chỉ là sự bối rối trong suy nghĩ của cá nhân mỗi người, và chưa thực sự trỗi dậy thành một cuộc cách mạng. Cách mà Jane Austen miêu tả về tài sản nam giới, chẳng hạn như Mr Darcy, Mr Bingley hoặc Mr Collins đều liên quan đến nhà và thu nhập ‘Having now a good house and a very sufficient income’ (Jane, 1991: 76) (tạm dịch; nhà cao cửa rộng, lương cao). Ba người họ có ngoại hình, nghề nghiệp và mục tiêu khác nhau, điểm chung duy nhất giữa họ là đang tìm kiếm một người phụ nữ để hoàn thiện bức tranh cuộc đời: nhà, tiền và vợ.
Jane Austen cũng góp phần vào xây dựng định kiến về nam giới. Đàn ông phải ‘pleasant countenance, and easy, unaffected manners’ (Jane, 1991:, ‘fine, tall person, handsome features, noble mien’ (Jane, 1991: 'tính cách ôn hòa, lịch lãm, tốt bụng (Jane, 1991: , ‘cao ráo, đẹp trai, quý phái’ (Jane, 1991: . Những định kiến hay tiêu chuẩn về nam giới vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Xã hội không chỉ đặt ra những tiêu chuẩn cho đàn ông mà chính những người phụ nữ, bản thân họ cũng đặt ra cho mình ảo mộng về một tình yêu cùng ngọt ngào với người yêu giàu có, lịch lãm, nam tính. Điều này tạo nên áp lực cho cả hai giới, nó bó buộc cách nhìn của một người khi đánh giá người khác, ràng buộc bản thân vào khuôn khổ của những định kiến. Và dĩ nhiên, phụ nữ mục tiêu của họ trong cuộc sống là làm sao trở thành người vợ ngoan hiền, mẫu mực. Hôn nhân là sự nghiệp. Cách xã hội nhìn nhận phụ nữ thời bấy giờ không hơn vật trang trí, nhưng họ phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để trở thành “ vật trang trí” trong ngôi nhà sang trọng cùng người đàn ông thành đạt, tài giỏi thuộc dòng dõi quý tộc. Vậy là hoàn hảo, bức tranh hôn nhân thật đẹp và đầy màu sắc khi có được vợ đẹp, chồng giàu, tài sản bạt ngàn.
Một xã hội thượng lưu, thật giả, đồng thao lẫn lộn. Từ đầu đến cuối Pride and Prejudice, Jane Austen không đề cập đến bất kỳ sự nghèo khó thực sự nào, và thậm chí còn phớt lờ hoặc chỉ nhẹ nhàng nhắc đến sự khốn khổ và cũng không chú trọng vào miêu tả nhiều chi tiết. Tác giả xem ông Bennet là tầng lớp thấp, nhưng họ vẫn có thức ăn đầy đủ, thậm chí là cả bàn tiệc khi họ hàng xa ghé thăm. Tác giả xây dựng hình tượng của Elizabeth (Lizzy) trái ngược hoàn toàn với những cô gái thuộc giai cấp thượng lưu khác. Lizzy không mặc những bộ váy áo sang trọng, thích mạo hiểm, thích đi bộ trên sườn đồi, tự nhiên nói cười. Cô là con búp bê thích nô đùa lắm bẩn, bay nhảy tự do. Không giả vờ khép nép, nền nã. Sự tạo hình nhân vật này tạo nên bất ngờ cho độc giả nữ ở thời điểm hiện tại ‘That she should have walked three miles so early in the day, in such dirty weather, and by herself’ (Jane, 1991:34) ( Nàng đã rời khỏi nhà và tự mình đi bộ từ rất sớm, trên người lấm lem bùn đất).
Liệu rằng phụ nữ ở thế kỷ 19 có thể thông cảm cho nhau, ngay cả khi họ được học cao hiểu rộng? Câu trả lời là không. Mình sẽ lấy ví dụ về cô Lady Catherine de Bough, và cách cô ấy đánh giá người phụ nữ rằng họ phải luôn ‘be properly guarded and attended’ (Jane, 1991:225). ‘No governess! How was that possible?’, ‘Your mother must have been quite a slave to your education’ (Jane, 1991:177). (Phụ nữ cần được bảo vệ và chăm sóc), ( Không có gia sư thì gần như không có giáo dục), ( Mẹ cô hẳn phải tự mình đầu tắt mặt tối chỉ để dạy dỗ con gái). Chính những người phụ nữ cùng thời cũng không thể ủng hộ hay cảm thông cho những người cùng giới với họ, thậm chí còn khắc cốt ghi tâm những tiêu chuẩn mà phụ nữ phải có. Khinh khi sự khác biệt, không cao quý, đặc biệt đối với phụ nữ được xem không cùng tầng lớp thượng lưu.
Tất cả những định kiến, khuôn mẫu và sự giả tạo tỏa sáng nhất tại các buổi dạ tiệc, sự kiện được ưa chuộng hay gọi là mốt. Nơi mọi người gặp gỡ, khiêu vũ và khoe mẻ vật chất. Đầy rẫy những quý ông, mỹ nữ với nụ cười rạng rỡ nhằm thu hút sự chú ý. Jane Austen đã xây dựng nên cuộc gặp gỡ đầy lãng mạng, các nhân vật gặp nhau tại buổi dạ tiệc, từ đó bắt đầu câu chuyện tình yêu để phản ánh về xã hội và tính cách con người tại ở thế kỷ 19. Bingley và chị gái của Elizabeth - Jane, là một cặp đôi quá đẹp đôi, quá nhút nhát để thể hiện cảm xúc, tình yêu của họ trong sáng và đơn giản.
Đoạn này Darcy tỏ tình với Lizzy theo kiểu rất ư là chảnh nhưng lịch thiệp. 'Em có biết là tôi đã kìm nén rất lâu. Xin em hãy chấm dứt sự dằn vặt này và em phải biết tôi yêu em tha thiết. Tôi yêu em'
Mặt khác, Darcy và Elizabeth đã trải qua nhiều lần cãi nhau, bất đồng sau cùng mới tìm được tiếng nói chung. Nếu không có hành động xỉa xói của phu nhân Catherine, Darcy đã không đủ can đảm để thể hiện tình yêu của mình với Elizabeth, đứng ra bảo vệ người mình yêu. Cặp đôi cuối cùng là Collins và Charlotte; đây là một cuộc hôn nhân điển hình, nhưng Charlotte vẫn hài lòng với lựa chọn đó vì sự ổn định và hỗ trợ về tài chính. Tất cả tình yêu hay hôn nhân của các nhân vật cho thấy rằng dù trong hoàn cảnh nào thì con người cũng có hạnh phúc, đau khổ hoặc bằng lòng với số phận vì lý do của riêng họ.
Qua miêu tả về xã hội thời bấy giờ ở Anh, mình thấy được rằng dù thuộc bất kỳ cấp bậc hoặc vai trò xã hội nào, bất kể giới tính hay tài sản có nhiều đến đâu. Jane Austen đều muốn họ ước mơ về cuộc sống vui vẻ và kết thúc có hậu. Đó là điều mà con người dù ở thời đại nào cũng mong ước, một cuộc đời vui vẻ bên cạnh tình yêu và người mình đã chọn. Và bạn thấy không, phương Tây cũng có thời điểm mà những mộng mơ lên đến cao trào, đấu tranh vì tình yêu hay chỉ đơn giản tìm kiếm sự ổn định. Vậy đó, xã hội nào cũng vậy, cốt yếu vẫn là con người. Người với nhau cả thôi, sống tử tế đàng hoàng, chuyện lành, tình đẹp cũng lướt qua bạn, nắm giữ hay không thì là do bạn đấy!
***Mình chưa đọc bản dịch tiếng Việt nên trích dẫn mình sẽ giữ nguyên bản tiếng Anh và kèm theo tạm dịch của mình! Mình nghĩ Pride and Prejudice sẽ hơi khó đọc cho bạn nào mới học tiếng Anh, vì từ vựng và cấu trúc câu dùng trong quyển này- mình gọi là tiếng Anh xưa. Nhiều từ không còn phổ biến, cấu trúc cũng hơi phức tạp. Nếu bạn thích ‘ngôn tình sướt mướt’ kiểu Tây mà không có thời gian đọc thì xem phim cũng được nha. Chúc bạn vui nè!
Last edited by LDN on Thu May 05, 2022 5:31 pm; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Kiêu hãnh và định kiến hay thì có hay đấy, đọc để mơ chứ thật sự ngoài đời giàu lấy giàu, $ tìm $, nhất là thời của bà Austen. Bởi thế cho nên bà Austen thông minh tài ba cũng 0 giữ được người thích hợp với bà, người bà thích, bà sống độc thân cho đến khi lìa đời. Đáng khen là nàng Lizzy trong truyện can đảm , dám từ chối người mà nàng ta 0 ưa, 0 sợ ế
NTD Viet Nam
Kiêu hãnh và định kiến: Liệu hôn nhân có là việc phải làm cho xong chuyện?
Tác phẩm "Kiêu hãnh và định kiến" kể về cuộc “đối đầu” giữa Elizabeth Bennet, con gái của một gia đình trung lưu, và Fitzwilliam Darcy, một nhà quý tộc giàu có và danh tiếng. (Ảnh tổng hợp)
Tâm An
Ngày nay, khi mà có nhiều người ủng hộ cho những hành vi phóng túng đạo đức được thể hiện bởi Lydia, hay đặc biệt coi trọng là sự thừa kế “ngon ngọt” đằng sau Anne de Bourgh, tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến càng nổi bật với các tiêu chuẩn vàng cho những câu chuyện tình yêu.
Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) có lẽ là truyện được yêu thích nhất của nhà văn Jane Austen, tác phẩm từng về thứ 2 trong bảng bầu chọn Cuốn sách được yêu thích nhất ở Anh của đài BBC. Chủ đề chính của câu chuyện xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân vào đầu thế kỷ thứ 19. Truyện kể về cuộc “đối đầu” giữa Elizabeth Bennet, con gái của một gia đình trung lưu, và Fitzwilliam Darcy, một nhà quý tộc giàu có và danh tiếng.
Quan điểm hôn nhân trong ‘Kiêu hãnh và định kiến”
Câu chuyện bắt đầu bằng một trong những câu bất hủ nhất trong văn học Anh: “Có một sự thật mà ai cũng công nhận, đấy là: một người đàn ông có một tài sản khá hẳn sẽ muốn lấy vợ”. Tuy nhiên, đến cuối truyện lại là một sự thật hoàn toàn ngược lại. Không phải các quý ông tìm kiếm một người vợ, mà là các cô gái, để đảm bảo cho mình một tương lai ổn định, phải chủ động kiếm một người chồng.
Hôn nhân ở thế kỷ 19, đó là thời mà những cô gái chỉ mong tìm được một người chồng với tiêu chí duy nhất – “sự sản” (tài sản) tốt. Phụ nữ ngày nay khó mà hiểu được tầm quan trọng của hôn nhân trong cuộc đời của Elizabeth Bennet và chị em của cô. Phụ nữ trẻ ngày nay có nhiều lựa chọn mở cho họ về tương lai, tất nhiên là họ có thể kết hôn, nhưng họ cũng có thể đi học đại học, theo con đường nghề nghiệp mà họ quan tâm, sống cùng gia đình hoặc sống độc lập.
Nhưng phụ nữ trẻ của thế kỷ 19 không có những điều kiện này. Mặc dù các con gái của tầng lớp trung lưu và thượng lưu có thể được gửi đến trường, giáo dục của họ chú trọng vào "thành tích" hơn là mở rộng tri thức cho họ. Vì vậy, phụ nữ tầng lớp trung lưu như Elizabeth thường phải lựa chọn an toàn cho mình bằng một cuộc hôn nhân thực dụng thay cho kết hôn vì lòng tự trọng và tình yêu.
Nhà văn Austen đã lấy ví dụ về các loại hôn nhân khác nhau để cho thấy rằng cuộc sống và các mối quan hệ hôn nhân có thể phức tạp hơn so với những gì chúng ta vẫn tưởng.
Hôn nhân dựa trên tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau: Darcy và Elizabeth có một cuộc hôn nhân “hoàn hảo” nhất, bởi vì chính họ phải nỗ lực để đạt được điều đó. Họ cần phải tìm hiểu về bản thân mình trước khi có thể hiểu về những người khác. Darcy vượt qua niềm kiêu hãnh của mình, Elizabeth chiến thắng những thành kiến của mình. Từ đó, họ đánh giá cao và tôn trọng những phẩm chất của người kia hơn so với ấn tượng ban đầu về nhau.
Hôn nhân dựa trên tình yêu chân thành và thuần khiết: cuộc hôn nhân của Bingley và Jane dựa trên sự cảm mến vô tư không vụ lợi, là tình cảm chân thật xuất phát từ con tim. Không nghi ngờ gì là hai người sẽ sống hạnh phúc mãi mãi về sau, bởi vì họ đều mang những phẩm chất tốt đẹp.
Hôn nhân dựa trên vẻ đẹp bề ngoài: ông bà Bennet kết hôn vì ông Bennet đã "bị quyến rũ bởi tuổi trẻ và sắc đẹp", nhưng theo thời gian ông nhận ra rằng chỉ với sức hấp dẫn bề ngoài thì không đủ cơ sở tốt để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Khi vẻ đẹp phai dần, và không tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn, cuộc hôn nhân trở thành khốn khổ. Vì thế, ông trở nên coi thường và đùa cợt vợ mình, dành nhiều thời gian trong thư viện để tránh bà vợ.
Hôn nhân “thực dụng”: cuộc hôn nhân của Charlotte Lucas và anh Collins có thể xem là hôn nhân tiện lợi. Charlotte là bạn thân của Elizabeth, được đánh giá là thông minh và có óc suy xét, đã đồng ý kết hôn với Collin sau khi Elizabeth từ chối anh này. Đây là một cuộc hôn nhân không dựa trên những yếu tố như tình yêu, sự thu hút lẫn nhau hoặc sở thích chung. Charlotte thừa nhận cô không lãng mạn, cô kết hôn với Collins vì anh ta có thể cung cấp một ngôi nhà và an ninh tài chính. Trong khi mối quan hệ của Elizabeth và Darcy là điều mà những độc giả mơ ước, cuộc hôn nhân của Charlotte với Collins chính là cuộc sống thực tế mà phụ nữ Anh thế kỷ 19 sẽ phải đối mặt.
Hôn nhân đáng thất vọng nhất là của Wickham và Lydia, vì Wickham là một kẻ đạo đức giả. Anh ta không yêu Lydia, và chỉ kết hôn với cô vì anh ta được trả tiền để “làm việc đúng đắn” sau khi đã dụ dỗ cô bỏ trốn cùng. Lydia chỉ mới 16 tuổi, nông cạn và hời hợt, sự xuất hiện của Wickham và viễn cảnh thú vị của việc được lấy chồng khiến cô mù quáng chạy theo anh. Lydia không hiểu tình yêu là gì, cũng không thực sự yêu hoặc hiểu Wickham, mặc dù cô tin rằng mình thật sự như thế.
Mọi mục đích và ước vọng của các cô gái trẻ đều tập trung vào tìm kiếm lời cầu hôn từ người đàn ông xứng đáng. Vì thế, chắc chắn có một câu mà mọi phụ nữ đều muốn nghe người đàn ông thổ lộ, đặc biệt những lời ấy lại xuất phát từ một đối tượng giàu có và danh vọng, là “một trong những nhân vật lừng lẫy nhất đất nước này” như Darcy: “Tôi đã chống chọi, nhưng vô ích. Tôi không thể làm gì được cả. Tôi không thể kiềm chế tình cảm của mình. Cô phải cho phép tôi nói cho cô biết rằng tôi đã cảm mến và yêu cô mãnh liệt như thế nào”. Elizabeth chính là đối tượng của lời thổ lộ ngọt ngào ấy.
Nhà văn Austen đã lấy ví dụ về các loại hôn nhân khác nhau để cho thấy rằng cuộc sống và các mối quan hệ hôn nhân có thể phức tạp hơn so với những gì chúng ta vẫn tưởng thông qua hình tượng người phụ nữ. (Ảnh thuộc phạm vi công cộng)
Elizabeth là một nhân vật “cá biệt” trong thời đại này, khi cô khao khát một cuộc hôn nhân dựa trên tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau. Cô từ chối Darcy vì với cô tiền và danh vọng không phải là mục đích, cô mang “định kiến” về nhân phẩm của anh và vì tình cảm mà cô cho rằng “anh đã ban bố nó một cách miễn cưỡng nhất”.
Tiền và danh vọng, hôn nhân và sự an toàn không phải là động lực khiến Elizabeth kết hôn. Cô từ chối Collin vì anh là một đối tượng hoàn toàn không phù hợp. Cô từ chối lời đề nghị của Darcy tại Hunsford, bất chấp tất cả lợi thế của anh vì cô không tin vào nhân phẩm của anh (mặc dù sau đó cô đã nhận ra sai lầm trong định kiến về anh). Cô xem trọng nhân phẩm, sự tôn trọng lẫn nhau, tình yêu và hạnh phúc. Cuối cùng, cô nhận được phần thưởng cao nhất: là tình yêu và sự tôn trọng của Darcy.
Ngày nay, khi mà có nhiều người ủng hộ cho những hành vi phóng túng đạo đức được thể hiện bởi Lydia, hay đặc biệt coi trọng là sự thừa kế “ngon ngọt” đằng sau Anne de Bourgh, tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến càng nổi bật với các tiêu chuẩn vàng cho những câu chuyện tình yêu. Không hẳn ai trong chúng ta cũng có thể gặp được người đàn ông trong mơ như Darcy, người có nhiều tiền của và đất đai, trầm lặng nhưng thông minh, điềm tĩnh và cao thượng, nhưng liệu chúng ta có nên kết hôn chỉ vì an ninh tài chính như Charlotte Lucas, hay chỉ vì tình yêu mù quáng giống như Lydia, hay là chúng ta nên chờ đợi để kết duyên với một người đàn ông mà ta có thể yêu thương và tôn trọng? Liệu bạn có thể chống lại những cám dỗ trong hôn nhân, để cho một “Elizabeth” trong chúng ta có cơ hội của chính mình?
NTD Viet Nam
Kiêu hãnh và định kiến: Liệu hôn nhân có là việc phải làm cho xong chuyện?
Tác phẩm "Kiêu hãnh và định kiến" kể về cuộc “đối đầu” giữa Elizabeth Bennet, con gái của một gia đình trung lưu, và Fitzwilliam Darcy, một nhà quý tộc giàu có và danh tiếng. (Ảnh tổng hợp)
Tâm An
Ngày nay, khi mà có nhiều người ủng hộ cho những hành vi phóng túng đạo đức được thể hiện bởi Lydia, hay đặc biệt coi trọng là sự thừa kế “ngon ngọt” đằng sau Anne de Bourgh, tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến càng nổi bật với các tiêu chuẩn vàng cho những câu chuyện tình yêu.
Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) có lẽ là truyện được yêu thích nhất của nhà văn Jane Austen, tác phẩm từng về thứ 2 trong bảng bầu chọn Cuốn sách được yêu thích nhất ở Anh của đài BBC. Chủ đề chính của câu chuyện xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân vào đầu thế kỷ thứ 19. Truyện kể về cuộc “đối đầu” giữa Elizabeth Bennet, con gái của một gia đình trung lưu, và Fitzwilliam Darcy, một nhà quý tộc giàu có và danh tiếng.
Quan điểm hôn nhân trong ‘Kiêu hãnh và định kiến”
Câu chuyện bắt đầu bằng một trong những câu bất hủ nhất trong văn học Anh: “Có một sự thật mà ai cũng công nhận, đấy là: một người đàn ông có một tài sản khá hẳn sẽ muốn lấy vợ”. Tuy nhiên, đến cuối truyện lại là một sự thật hoàn toàn ngược lại. Không phải các quý ông tìm kiếm một người vợ, mà là các cô gái, để đảm bảo cho mình một tương lai ổn định, phải chủ động kiếm một người chồng.
Hôn nhân ở thế kỷ 19, đó là thời mà những cô gái chỉ mong tìm được một người chồng với tiêu chí duy nhất – “sự sản” (tài sản) tốt. Phụ nữ ngày nay khó mà hiểu được tầm quan trọng của hôn nhân trong cuộc đời của Elizabeth Bennet và chị em của cô. Phụ nữ trẻ ngày nay có nhiều lựa chọn mở cho họ về tương lai, tất nhiên là họ có thể kết hôn, nhưng họ cũng có thể đi học đại học, theo con đường nghề nghiệp mà họ quan tâm, sống cùng gia đình hoặc sống độc lập.
Nhưng phụ nữ trẻ của thế kỷ 19 không có những điều kiện này. Mặc dù các con gái của tầng lớp trung lưu và thượng lưu có thể được gửi đến trường, giáo dục của họ chú trọng vào "thành tích" hơn là mở rộng tri thức cho họ. Vì vậy, phụ nữ tầng lớp trung lưu như Elizabeth thường phải lựa chọn an toàn cho mình bằng một cuộc hôn nhân thực dụng thay cho kết hôn vì lòng tự trọng và tình yêu.
Nhà văn Austen đã lấy ví dụ về các loại hôn nhân khác nhau để cho thấy rằng cuộc sống và các mối quan hệ hôn nhân có thể phức tạp hơn so với những gì chúng ta vẫn tưởng.
Hôn nhân dựa trên tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau: Darcy và Elizabeth có một cuộc hôn nhân “hoàn hảo” nhất, bởi vì chính họ phải nỗ lực để đạt được điều đó. Họ cần phải tìm hiểu về bản thân mình trước khi có thể hiểu về những người khác. Darcy vượt qua niềm kiêu hãnh của mình, Elizabeth chiến thắng những thành kiến của mình. Từ đó, họ đánh giá cao và tôn trọng những phẩm chất của người kia hơn so với ấn tượng ban đầu về nhau.
Hôn nhân dựa trên tình yêu chân thành và thuần khiết: cuộc hôn nhân của Bingley và Jane dựa trên sự cảm mến vô tư không vụ lợi, là tình cảm chân thật xuất phát từ con tim. Không nghi ngờ gì là hai người sẽ sống hạnh phúc mãi mãi về sau, bởi vì họ đều mang những phẩm chất tốt đẹp.
Hôn nhân dựa trên vẻ đẹp bề ngoài: ông bà Bennet kết hôn vì ông Bennet đã "bị quyến rũ bởi tuổi trẻ và sắc đẹp", nhưng theo thời gian ông nhận ra rằng chỉ với sức hấp dẫn bề ngoài thì không đủ cơ sở tốt để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Khi vẻ đẹp phai dần, và không tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn, cuộc hôn nhân trở thành khốn khổ. Vì thế, ông trở nên coi thường và đùa cợt vợ mình, dành nhiều thời gian trong thư viện để tránh bà vợ.
Hôn nhân “thực dụng”: cuộc hôn nhân của Charlotte Lucas và anh Collins có thể xem là hôn nhân tiện lợi. Charlotte là bạn thân của Elizabeth, được đánh giá là thông minh và có óc suy xét, đã đồng ý kết hôn với Collin sau khi Elizabeth từ chối anh này. Đây là một cuộc hôn nhân không dựa trên những yếu tố như tình yêu, sự thu hút lẫn nhau hoặc sở thích chung. Charlotte thừa nhận cô không lãng mạn, cô kết hôn với Collins vì anh ta có thể cung cấp một ngôi nhà và an ninh tài chính. Trong khi mối quan hệ của Elizabeth và Darcy là điều mà những độc giả mơ ước, cuộc hôn nhân của Charlotte với Collins chính là cuộc sống thực tế mà phụ nữ Anh thế kỷ 19 sẽ phải đối mặt.
Hôn nhân đáng thất vọng nhất là của Wickham và Lydia, vì Wickham là một kẻ đạo đức giả. Anh ta không yêu Lydia, và chỉ kết hôn với cô vì anh ta được trả tiền để “làm việc đúng đắn” sau khi đã dụ dỗ cô bỏ trốn cùng. Lydia chỉ mới 16 tuổi, nông cạn và hời hợt, sự xuất hiện của Wickham và viễn cảnh thú vị của việc được lấy chồng khiến cô mù quáng chạy theo anh. Lydia không hiểu tình yêu là gì, cũng không thực sự yêu hoặc hiểu Wickham, mặc dù cô tin rằng mình thật sự như thế.
Mọi mục đích và ước vọng của các cô gái trẻ đều tập trung vào tìm kiếm lời cầu hôn từ người đàn ông xứng đáng. Vì thế, chắc chắn có một câu mà mọi phụ nữ đều muốn nghe người đàn ông thổ lộ, đặc biệt những lời ấy lại xuất phát từ một đối tượng giàu có và danh vọng, là “một trong những nhân vật lừng lẫy nhất đất nước này” như Darcy: “Tôi đã chống chọi, nhưng vô ích. Tôi không thể làm gì được cả. Tôi không thể kiềm chế tình cảm của mình. Cô phải cho phép tôi nói cho cô biết rằng tôi đã cảm mến và yêu cô mãnh liệt như thế nào”. Elizabeth chính là đối tượng của lời thổ lộ ngọt ngào ấy.
Nhà văn Austen đã lấy ví dụ về các loại hôn nhân khác nhau để cho thấy rằng cuộc sống và các mối quan hệ hôn nhân có thể phức tạp hơn so với những gì chúng ta vẫn tưởng thông qua hình tượng người phụ nữ. (Ảnh thuộc phạm vi công cộng)
Elizabeth là một nhân vật “cá biệt” trong thời đại này, khi cô khao khát một cuộc hôn nhân dựa trên tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau. Cô từ chối Darcy vì với cô tiền và danh vọng không phải là mục đích, cô mang “định kiến” về nhân phẩm của anh và vì tình cảm mà cô cho rằng “anh đã ban bố nó một cách miễn cưỡng nhất”.
Tiền và danh vọng, hôn nhân và sự an toàn không phải là động lực khiến Elizabeth kết hôn. Cô từ chối Collin vì anh là một đối tượng hoàn toàn không phù hợp. Cô từ chối lời đề nghị của Darcy tại Hunsford, bất chấp tất cả lợi thế của anh vì cô không tin vào nhân phẩm của anh (mặc dù sau đó cô đã nhận ra sai lầm trong định kiến về anh). Cô xem trọng nhân phẩm, sự tôn trọng lẫn nhau, tình yêu và hạnh phúc. Cuối cùng, cô nhận được phần thưởng cao nhất: là tình yêu và sự tôn trọng của Darcy.
Ngày nay, khi mà có nhiều người ủng hộ cho những hành vi phóng túng đạo đức được thể hiện bởi Lydia, hay đặc biệt coi trọng là sự thừa kế “ngon ngọt” đằng sau Anne de Bourgh, tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến càng nổi bật với các tiêu chuẩn vàng cho những câu chuyện tình yêu. Không hẳn ai trong chúng ta cũng có thể gặp được người đàn ông trong mơ như Darcy, người có nhiều tiền của và đất đai, trầm lặng nhưng thông minh, điềm tĩnh và cao thượng, nhưng liệu chúng ta có nên kết hôn chỉ vì an ninh tài chính như Charlotte Lucas, hay chỉ vì tình yêu mù quáng giống như Lydia, hay là chúng ta nên chờ đợi để kết duyên với một người đàn ông mà ta có thể yêu thương và tôn trọng? Liệu bạn có thể chống lại những cám dỗ trong hôn nhân, để cho một “Elizabeth” trong chúng ta có cơ hội của chính mình?
Last edited by LDN on Fri May 06, 2022 4:49 pm; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
ivivi
Cách nhìn về cuộc sống thông qua Hội chợ phù hoa
Vĩ Như
Trong "Hội chợ phù hoa" Tiền- Tình- Đạo đức đi liền nhau. Thackeray đã cho thấy rằng khi đồng tiền ngự trị trên bậc thang cao nhất của xã hội thì ắt sẽ kéo theo sựu phù phiếm về tình cảm, sự suy đồi về đạo đức.
Khái Quát
Hoàn cảnh ra đời "Hội chợ phù hoa"
Thế kỷ thứ 19, chế độ tư bản nước Anh đang trong giai đoạn phát triển cực thịnh; năm 1875, tính ra bốn phần năm dân số Anh sống về công nghiệp. Lợi nhuận bóc lột được của công nhân trong nước và vơ vét được tại các thuộc địa tạo điều kiện cho giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc tư sản hóa sinh hoạt hết sức xa xỉ. Bề ngoài xã hội Anh đương thời có một bộ mặt phồn vinh; việc kinh doanh dễ đem lại những món lợi lớn; địa vị của giai cấp tư sản trong xã hội được nâng cao; sự cấu kết giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản càng chặt chẽ hơn.
Một mặt khác, đời sống của quần chúng lao động rất cực khổ. Sau chiến tranh chống Napoleon (kết thúc năm 1815), nông thôn tiêu điều xơ xác vì giá lúa mì sụt kinh khủng đến nỗi nhiều nông dân đốt cả cối xay bột; đạo luật khoanh đất cướp ruộng vẫn tiếp tục thi hành; tầng lớp trung gian ở nông thôn giảm đi trông thấy; họ lũ lượt kéo ra thành thị và bị vô sản hóa, hoặc biến thành tá điền làm thuê cho địa chủ.
Xã hội Anh cuối thế kỷ 19 trải qua một sự biến đổi phức tạp về cơ cấu xã hội. Xung đột xã hội gay gắt, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản nổi lên hàng đầu khiến quần chúng nhân dân mất dần lòng tin với dân chủ - tư bản. Văn học hiện thực Anh hình thành, nở rộ trong bầu không khí căng thẳng đó, các nhà hiện thực nhu nhận thức được những sự thật đen tối của thời kì hoàng kim – dưới sự cai trị của Nữ hoàng Victoria cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản . Điều này đã thực sự hấp dẫn các nhà văn Anh như : Dickens, Thackeray, Bronte…..
Về mặt văn học, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của khuynh hướng hiện thực manh nha từ thế kỷ 18, trở thành xu hướng văn học chủ yếu dưới triều đại Victoria thế kỷ 19. Hai đại diện ưu tú của văn học hiện thực thời kỳ này là Thackeray và Dickens .
Hội chợ phù hoa được coi là một kiệt tác của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Anh thế kỷ 19; đó là một trong năm tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Anh-cát-lợi.
Chủ đề của Hội chợ phù hoa - như tên cuốn truyện cũng cho ta rõ một phần - là sự vô nghĩa, sự phù phiếm của cuộc đời, một tấn hài kịch lớn, trong đó mỗi con người sắm một vai trò mà không tự biết, hoặc một cảnh hội chợ hỗn tạp, trong đó chỉ toàn là những sự phô trương mua bán, và mọi thứ đều là những món hàng. Tác giả tự coi vừa là một anh hề sắm vai trò để mua vui cho thiên hạ, vừa là nhà đạo diễn cô lại hình ảnh của cuộc sống trong một màn kịch múa rối.
Khái quát về tác giả và tác phẩm
Tác giả
William Mackepeace Thackeray sinh ngày 18/7/1811 mất 24/12/1863 tuy được sinh ra tại Ấn Độ nhưng được xem là một tiểu thuyết gia nổi tiếng của người Anh. Ông từng theo học tại các trường Southampton, Chiswick, Charterhouse và học luật tại Middletemple. Đến năm 21 tuổi ông được thừa hưởng gia tài đồ sộ nhưng lại tiêu dùng phung phí và gặp thất bại với hai tờ báo The National Standard và The Contitutional. Ông từng học ngành hội họa tại Paris nhưng cũng không đam mê. Sau khi cưới vợ là Isabella Gethin Shawe và có ba người con gái ông bắt đầu viết sách , làm báo và tác phẩm “Miếng cơm và manh áo” cũng ra đời trong thời gian này. Những tưởng hạnh phúc đang mỉm cười với mình nhưng không ngờ bi kịch lại ập đến, đứa con gái Jena qua đời, vợ ông dần trở nên điên loạn và không tự chăm sóc được cho mình, năm 1893 bà cũng ra đi vì bệnh tật.
Khoảng những năm 1840 ông tạo được những thành công ban đầu với hai cuốn du kí là The Paris Sketch Book và The Iirch Sketch Book cuối thập niên 40 ông lại tiếp tục thành công với Snob papers, Catherine. Sự kiện đặc biệt để đưa tên tuổi của Thackeray đến sự thành công đó là sự chào đời của tiểu thuyết Hội chợ phù hoa được ra mắt vào tháng 1 năm 1847 lúc ấy ông được so sánh với Charles Dickens và suốt triều đại Victoria, Thackeray chỉ xếp sau Charles. Ông đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp trọn nửa cuộc đời. Ban đầu ông sử dụng các bút danh như Charles James, Micheal Angelo Titmarsch. Ông châm chích lối sống giả tạo của giới thượng lưu, những vinh quang của người lính với các tác phẩm tiêu biểu như: Hội chợ phù hoa, May mắn của Barry Lyndon, Gia đình Newcome, Pendenis, và trong đó có tác phẩm Phillip phiêu lưu kí-bán tự truyện của Thackeray. Nhà phê bình Anthony Trollope đã xếp Henry Esmond của ông là tác phẩm vĩ đại và xuất sắc nhất của ông mặc dù nó không được yêu thích như Hội chợ phù hoa. Sự ám ảnh từ việc tái giá của mẹ là bà Anne đã gây tổn thương sau sắc đến ông, vì thế sau này ông đã đề cập đến trong bài tiểu luận “On letts’s dairy” trong tác phẩm The Roundabout Papers.
Sức khỏe ông suy giảm từ những năm 1850. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1863, xác ông được tìm thấy tại nhà riêng và trên giường của mình, ông chết vì đột qụy, ông mất ở tuổi 52. Tang lễ của ông có khoảng bảy nghìn người tham dự tại vườn Kensington. Ông được an táng tại nghĩa trang Kensal Green , tượng của ông được Marochetti tạc và lưu giữ ở tu viện Westminster.
Tác phẩm
Ý nghĩa nhan đề
Lúc đầu Thackeray đặt tên cho tác phẩm của mình là “Sketches of English Society”, nghĩa là “Những bức ký họa về xã hội nước Anh”. Sau đó ông mới đổi thành “Vanity fair”. Trong tiếng Anh, “vanity” có nghĩa là tính hư ảo, hay là sự phù hoa, hư danh; “fair” có nghĩa là chợ phiên hay hội chợ. Như vậy, “vanity fair” có nghĩa là hội chợ phù hoa. So với cái tên giản dị ban đầu thì “Vanity fair” mang ý nghĩa tượng trưng hơn, thích hợp với nội dung hơn và phần nào thể hiện được thái độ phủ định, phê phán hiện thực của tác giả trước xã hội Anh đương thời. “Vanity fair” xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, và mỗi lần xuất hiện là mỗi lần Thackeray thể hiện sự căm phẫn, nỗi chán chường cũng như thái độ phủ định của mình trước hiện thực.
Tác phẩm ví xã hội Anh đương thời như một “hội chợ” bát nháo và hỗn độn, trong đó có rất nhiều mặt hàng được bày bán, làm cho chúng ta bị choáng ngợp với vẻ hào nhoáng và ảo tưởng “phù hoa” của nó. Trong mắt ông, xã hội Anh ngày ấy không khác gì “hội chợ phù hoa”. Đó là cái xã hội mà ở đó Thackeray nhìn thấy “vô khối trò đủ mọi loại”. Thông qua cuộc đời các nhân vật với những mưu toan và trăn trở, những suy nghĩ, tình cảm và hành động, xã hội Anh hiện lên với tất cả những nét khái quát nhất nhưng cũng đầy chi tiết. Đó là đời sống của tầng lớp quý tộc thượng lưu Anh với tiền tài và danh vọng, địa vị và giàu sang, giai cấp tư sản Anh đang lên với những cuộc làm ăn buôn bán, những tính toán cạnh tranh, và cả ước mong vươn lên hàng ngũ quý tộc. Bên cạnh đó là đời sống của tầng lớp thấp như tỳ nữ, xá ích, đầy tớ, làm bếp, những con người cong lưng hầu hạ tầng lớp quý tộc và bọn tư sản lắm tiền.
Thackeray còn chỉ rõ tính chất phù phiếm, hư ảo của xã hội ngày ấy, nơi mà đằng sau những bộ quần áo đắt tiền, những cuộc sống phong lưu là tất cả sự giả dối, xấu xa của nó. Qua việc miêu tả cách sống của vợ chồng Rebecca, Thackeray đã miêu tả và lý giải một cách đầy mỉa mai việc tầng lớp quý tộc Anh sống sung sướng và xa hoa bằng lọc lừa và gian trá như thế nào. Đó là cái hội chợ phù hoa mà trong đó người ta có thể sống thoải mái mà không mất bất cứ một đồng nào, chỉ dựa vào việc dùng danh tiếng của mình mà ăn trên xương máu của tầng lớp lao động.
Như vậy, “Vanity fair” là tên gọi mà Thackeray đặt cho hiện thực xã hội Anh thời bấy giờ, cái mà đối với ông chỉ mang tính chất hư ảo, hào nhoáng, sang trọng nhưng phù phiếm và không có thực. “Vanity fair” không những khẳng định tính giả dối, mặt xảo trá của xã hội vừa thể hiện sự phủ nhận của tác giả trước thực tại.
Tóm Tắt
Hội chợ phù hoa gồm 67 chương: Cuốn tiểu thuyết mở ra với sự kiện rời viện nữ thục Miss Pinkerton của hai cô thiếu nữ Amelia và Rebecca. Amelia là con gái một thương gia giàu có, tính cách nhân hậu, hiền lành và đa cảm. Ngược lại, Rebecca xuất thân gia thế tầm thường, mẹ là vũ công, bố say sưa nghiện ngập, tính tình khôn ngoan sắc sảo. Nàng luôn tận dụng cơ hội để kiếm chồng giàu có mong được đổi đời. Khi đến nhà Amelia chơi và gặp người anh kệch cỡm, lười biếng của Amelia là Joseph thì Rebecca đã có ý định mồi chài. Việc không thành, Rebecca phải đến làm gia sư cho gia đình Pitt Crawley -một gia đình quý tộc ở thôn quê. Đây là một gia đình phức tạp và hỗn loạn, gồm một tay quý tộc lố bịch, hám gái và một cậu con trai Rawdon dốt nát, cờ bạc nhưng lại được bà cô Crawley quý mến hứa cho thừa kế gia tài.
Cậu này rất thích Rebecca nên đã nhiều lần lấy cớ đi thăm bà cô để thường xuyên đến gặp Rebecca khi nàng đang theo phụ việc cho bà. Bất ngờ, bà Crawley (mẹ của Rawdon) mất. Ngay sau đó, ngài Pitt đã ngỏ ý cưới Rebecca. Nhưng nàng đã từ chối với lý do là nàng đã có chồng và người đó chính là cậu con Rawdon. Ông bố phát cuồng vì ghen tuông với cậu quý tử còn bà cô già nổi cơn thịnh nộ vì dám qua mặt bà. Lợi dụng tiếng tăm của gia đình chồng, Rebecca đã trở thành một mệnh phụ quý tộc đài các, sống nhàn nhã, xa hoa bằng đủ thứ mánh khoé. Về phần Amelia, nàng trở thành mục tiêu chú ý của Doblin và George nhưng nàng chỉ yêu George. Tuy gặp sự phản đối kịch liệt của bố vì muốn chàng cưới một cô gái tỉ phú da đen nhưng cuối cùng George và Amelia cũng kết hôn với nhau. Hai đôi vợ chồng trẻ ( Rawdon- Rebecca; George- Amelia) gặp lại nhau tại Bỉ. Trước sức quyến rũ của Rebecca, George và Rebecca đã nhiều lần hò hẹn. Chiến tranh bùng nổ, George và Rawdon cùng ra trận. George chết, còn Rawdon trở về, được thăng hàm trung tá. Hai vợ chồng Rebecca và Rawdon đến Paris chơi và đường hoàng gia nhập giới thượng lưu nơi đây rồi nàng sinh một đứa con là Rawdy.
Nợ nần chồng chất, hai vợ chồng về lại Anh và Rebecca tiếp tục dung mánh khóe để bóc lột lừa gạt người khác mà sống xa hoa. Nàng ta kiếm tiền bằng cách quyến rũ bọn ham sắc, trong đó ngoại tình với lão quý tộc già Lord Steyne. Rawdon biết chuyện nên dứt tình với vợ, sau đó đi nhậm chức ở xa. Bị đuổi ra khỏi giới thương lưu, Rebecca lang thang rày đây mai đó một cách thảm hại. trong khi đó, goá chồng, sống trong hoàn cảnh khó khăn, Amelia đành đau khổ bằng lòng để cho con trai Georgy về ở hẳn với ông nội mong sau này nó trở thành người thừa kế. Amelia sống cô đơn và tôn thờ hình ảnh người chồng quá cố. Dobbin ở Ấn Độ trở về cùng Joseph, gặp lại Amelia và Georgy. Sau khi ông Osborne mất, cả bốn cùng nhau đi du lịch ở Pumpernickel- Đức. Tại đây họ gặp lại Rebecca và cưu mang cô ta. Cô ta quyến rũ Joseph và lại sống xa hoa như trước. Amelia lấy Dobbin và về Anh sinh sống hạnh phúc. Joseph chết, Rebecca sống lưu lạc, làm từ thiện nhưng vẫn bị chồng con, bạn bè xa lánh.
Cách nhìn về cuộc sống thông qua tác phẩm
Khát vọng cuộc sống của con người trong "Hội chợ phù hoa"
Khát vọng bước chân vào giới thượng lưu trong "Hội chợ phù hoa"
Mỗi một con người khi sinh ra lớn lên và trưởng thành ai cũng mang trong mình những ước mơ, những hoài bão. Và họ sẽ nỗ lực hết khả năng của bản thân để được những điều đó. Có những cách khác nhau để thực hiện có người cố gắng bằng chính năng lực, thực lực của bản thân, nhưng có người lại dựa vào địa vị của những người xung quanh mình, dựa vào thế lực của đồng tiền để đạt được mục đích.
Các nhân vật trong tác phẩm “Hội chợ phù hoa” của tác giả Willam Makepeace Thackeray là một lớp người điển hình. Tác phẩm là một bức tranh về xã hội nước Anh đương thời, với những tầng lớp khác nhau, các nhân vật trong “Hội chợ phù hoa” được nhận định là: “Một cuốn truyện không có nhân vật tiêu biểu cho một hạng người, một thói xấu, hoặc một tầng lớp xã hội; toàn bộ tác phẩm là một bức tranh toàn cảnh miêu tả xã hôi nước Anh đương thời, do đó các nhân vật có địa vị quan trọng như nhau, không phân biệt chính phụ”. Nhưng thật ra nhân vật được tác giả đặt tâm huyết khá nhiều, và nhân vật trung tâm đó là Rebecca Sharp. Nhân vật này đại diện cho thói xấu chung của người đời: lòng ham danh lợi. Chính xã hội phong kiến tư sản đã để lại những vết hoen ố trong tâm lý của con người đương thời.
Là một thiếu nữ “ con nhà hạ tiện” cha là một họa sĩ trác táng, mẹ là một vũ nữ người Pháp. Thiếu giáo dục từ nhỏ, sớm hư hỏng trong một môi trường vẫn đục, nhưng đổi lại Rebecca có nhan sắc, thông minh và tài hoa. Chính vì thế mà cô đã mang nhan sắc và tình cảm trong mình ra buôn bán. Từ chỗ bơ vơ, bị khinh rẻ, vừa rời khỏi nhà trường đã lao ngay vào con đường tiến thân. Đến chơi nhà Amelia, cô mở cuộc tấn công người anh giàu có của bạn là Joshep . Thói hám danh lợi đã che mất tính e lệ của một cô gái mới mười bảy tuổi. Việc không thành, Rebecca đến làm gia sư cho gia đình Pitt Crawley một gia đình quý tộc ở thôn quê và nhanh chóng trở thành con dâu của gia đình này. Đối với Rebecca, lấy chồng không phải là vì tình yêu, không phải vì dục, mà cốt để làm một bâc thang để cô leo lên địa vị cao sang của giới thượng lưu.
Chính những thủ đoạn để được bước chân vào giới thượng lưu, những mưu cầu danh lợi đã làm Rebecca trở thành một bà hoàng cũng chính nó đã vùi dập cô, khi những âm mưu bị vạch trần, cô bị quẳng ra khỏi tầng lớp thượng lưu một cách tàn nhẫn. Cô lại trở về cuộc sống tăm tối, bị giới thượng lưu , giả dối ruồng bỏ, cô ngày càng chìm vào vũng bùn trụy lạc.
Có thể nói Rebecca là một nhân vật điển hình cho khát vọng bước chân vào giới thượng lưu trong tác phẩm,qua những hành động của Rebecca cũng đã vạch trần bộ mặt giả dối, ngu dốt của giới quý tộc , lại vừa đại diện cho những kẻ thoái hóa, bất chấp thủ đoạn để được ngoi lên tầng lớp quý tộc.
Bên cạnh Rebecca một nhân vật có xuất thân nghèo khổ thì Pitt Crawley lại là một tầng lớp quý tộc ở thôn quê tàn nhẫn, ra sức bóc lột nhân dân đến nỗi mà hầu hết các tá điền đều bị phá sản .Thú vui của lão là rượu, đàn bà và kiện tụng. Lão là tầng lớp quý tộc ở thôn quê ngu dốt, và tục tằn, ấy vậy mà lại có đủ địa vị danh vọng và quyền lực.
Cũng như Crawley nhân vật Osborne hiện lên với những tư cách bỉ ổi, bất nhân. Xuất thân là một người nghèo ít học nhờ trí khôn ngoan và tàn nhẫn, lão đã leo lên được vị trí là một đại thương gia. Lão sẵn sàng từ bỏ đứa con trai yêu quý của mình nếu như làm phật ý lão, và còn phá hoại đi mối nhân duyên của con trai lão vì lão cho rằng “ không môn đăng hộ đối”. Đồng tiền chi phối hoàn toàn con người lão và sự hãnh diện lớn nhất của lão là sự giàu có . Hy vọng lớn nhất của lão là con trai mình có thể nhờ tiền, nhờ vợ để len lỏi vào tầng lớp quý tộc.
Hai nhân vật này điều đại diện cho tầng lớp quý tộc Anh sống chà đạp lên sức lao động khổ cực của người dân lao động nghèo khổ, luôn coi trọng đồng tiền và địa vị . Họ có được vị thế trong tầng lớp thượng lưu Anh, sự giàu có và đạt được tham vọng đều thông qua mối quan hệ của cuộc hôn nhân. Cả Crawley và Osborne đều coi trọng đồng tiền và danh vọng hơn cả tình thân và tình yêu chân thật của mình.
Qua đó có thể thấy rằng vì bất cứ cách nào bất cứ giá nào để đạt được mục đích là bước chân vào giới thượng lưu con người trong tác phẩm này có thể chà đạp lên những tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ nhất.
Khát vọng tình yêu
Tình yêu là một cảm xúc thiêng liêng nhất của con người và cũng là một nguồn cảm hứng không bao giờ lụi tàn trong văn học. Tình yêu làm cho người ta thăng hoa, đắm chìm trong những cảm xúc hạnh phúc nhưng nó cũng chính là một vũ khí lợi hại.
Trong tác phẩm "Hội chợ phù hoa" của William Makepeace Thackeray, tình yêu hiện lên với hai khuynh hướng rõ nét là yêu thánh hóa và yêu thực dụng thông qua hai nhân vật nữ là Rebecca và Amelia.
Khát vọng tình yêu của Rebecca
Rebecca xuất thân trong một xã hội "xa hoa và phù phiếm", chính cái xã hội ấy đã làm tha hóa về đạo đức cũng như nhân cách con người. Sống trong môi trường đầy bụi bẩn, Rebecca không thể tránh khỏi những cám dỗ, những tham vọng , nó đã cuốn cô thiếu nữ mười bảy tuổi này vào vòng xoáy nghiệt ngã. Để thực hiện tham vọng đổi đời của mình Rebecca đã không ngần ngại đem cả tuổi xuân và tình yêu ra đánh đổi. Tình yêu đối với Rebecca chỉ là thực dụng chứ không phải là tình yêu chân thành. Với nhan sắc và sự thông minh vốn có Rebecca sẵn sàng quyến rũ bất cứ người đàn ông nào mà cô cho là lắm tiền nhiều của. Đầu tiên là Joeshp- anh trai của Amelia, cô đã "quyết định trong thâm tâm phải chiếm bằng được trái tim của anh chàng đẹp trai hộ pháp kia".
Rebecca cho rằng không có con đường nào dẫn đến thế gới thượng lưu nhanh bằng việc lấy chồng giàu có. Một khi tình yêu đã trở thành công cụ sử dụng thì khoảng cách tuổi tác đã không còn quan trọng, Rebecca không hề đắn đo trước việc lấy lão Pitt Crawley đã ngoài bảy mươi tuổi hay là lấy con trai lão- Rawdon Crawley. Cô đã không từ bỏ mọi thủ đoạn để tiếp cận và phô bày sự lẳng lơ của mình trong mọi trường hợp bất kể là với ai Joesph, Pitt Crawley, Rawdon, hay là ông anh chồng, bạn của chồng và tên hầu tước cô cũng có thể tán tỉnh nhằm để trục lợi. Chính vì cái lòng hám danh lợi quá lớn đã giết chết đi cái bản tính thiện trong con người của Rebecca- một người đàn bà đầy xảo quyệt và những dục vọng thấp hèn.
Khát vọng tình yêu của Amelia
Nếu như tình yêu đối với Rebecca là thực dụng thì Amelia là người đại diện cho khuynh hướng yêu thánh hóa và cũng là nhân vật nữ chính diện duy nhất trong tác phẩm. Cũng chính vì thế nên khi nói đến Amelia tác giả đã dùng những từ nhẹ nhàng hơn, trân trọng hơn. Dưới ngòi bút của tác giả cô luôn toát lên một vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm, đây chính là điểm thu hút biết bao người đàn ông mà trong số đó có Dobbin và George.
Amelia là một người có tâm hồn đa cảm và sâu sắc, trong tình yêu cũng vậy cô dành hết tình cảm của mình cho George, khát khao có được một cuộc sống yên bình bên người yêu, làm người phụ nữ lý tưởng của gia đình. Những tưởng tình yêu này sẽ bền chặt và vững chắc nhưng không có cái gì gọi là trọn vẹn. Tình yêu của cô và George cũng gặp nhiều sóng gió khi mà bố của George ra sức phản đối cuộc hôn nhân này bởi ông nuôi tham vọng được kết thông gia với gia đình tỷ phú, nhưng bằng tình yêu chân thành cuối cùng họ cũng kết hôn với nhau.
Hạnh phúc vẫn không trọn vẹn với đôi vợ chồng trẻ, chiến tranh ập đến Georege ra trận và hy sinh ngay trên chiến trận ấy. Amelia tội nghiệp sống trong đau khổ, cô một lòng chung thủy với người chồng đã khuất, một lòng tôn thờ tình yêu của mình.
Ngoài Amelia ra, Dobbin cũng là hiện thân cho nhân vật chính diện, là một con người sống giàu tình cảm, vị tha và cao thượng, là người vẫn luôn thầm thương trộm nhớ Amelia. Họ chính là tấm gương phản ánh cái xã hội tối tăm "phù hoa" ấy. Có thể nói những gì xuất phát từ sự chân thành luôn được đáp trả, bằng chứng dễ thấy nhất đó chính là Dobbin và Amelia, vượt qua mọi khó khăn cuối cùng họ cũng được hạnh phúc.
Riêng đối với Rebecca thì cô phải trả giá cho hành động của mình, sau mọi tính toán và dối trá thì sự thật vẫn là sự thật. Những tham vọng thấp hèn đã nhấn chìm cô trong vũng sâu của tội lỗi, mọi kế hoạch đều tan biến. Cũng giống như Thackeray đã viết "Ôi, phù hoa giả dối ! Thử ngẫm xem chúng ta trên đời này ai là người sung sướng ? Ai là người đạt được ước vọng của mình ? Ví thử đạt được chăng nữa, thì chắc đâu đã thỏa mãn ? ".
Khát vọng hạnh phúc bình dị
“ Hội chợ phù hoa” một tác phẩm xuất sắc mô tả xã hội và con người trong bối cảnh nước Anh đầu thế kỷ XIX . Tác phẩm là nét phát họa sinh động về hiện thực nước Anh đương thời, với tất cả sự hỗn độn đầy bế tắc của nó. Tuy nhiên, bên cạnh sự thoái trào đó thì vẫn tồn tại những giá trị đạo đức đáng ngợi ca, vẫn tốn tại những con người với khao khát hạnh phúc bình dị , tình yêu chân thành và lòng thủy chung son sắt. Điều này được chứng minh qua việc xây dựng hai nhân vật Amelia , Dobbin.
Amelia cô gái hiện lên trong sự thơ ngây dịu dàng của một tiểu thư con nhà giàu, luôn được bao bọc bởi nhiều người chung quanh, cô sống tình cảm, đầy mơ mộng và thủy chung. Như cái cách mà Thackeray miêu tả “ cạm bẫy và tên đạn có thể giết chết những con chim già bay lượn ngoài tổ những con chim này có thể thoát khỏi móng vuốt của bầy chim ưng lượn trên trời, hoặc bị chúng xâu xé,nhưng những con chim non trong tổ ấm thì vẫn sống một cuộc đời không thi vị nhưng êm đềm giữa những sợi lông mềm và những cọng rơm tơ êm ái , cho tới khi nào đến lượt chúng cất cánh bay bổng”
Amelia cũng chính là nhân vật lý tưởng của những người muốn có một gia đình ấm cúng bình thường, những điều ít ỏi còn lưu lại trong xã hội đương thời.
Cô không vì địa vị của một tiểu thư con nhà giàu mà trở nên kiêu ngạo, cô cũng không vì địa vị sẵn có để tạo đà cho sự thăng tiến trong giới thượng lưu. Cô đã sống trọn vẹn với những gì mình có. Hết lòng yêu Greogre, hết lòng đấu tranh cho hạnh phúc của mình,nhưng chiến tranh ập đến Amelia tội nghiệp phải sống trong đau khổ, cô vẫn một lòng chung thủy với người chồng đã khuất. Sống trong cảnh góa bụa với biết bao khó khăn nhưng cô vẫn dồn tất cả tình thương vào đứa con trai yêu quý. Đứa con trai là kết tinh tình yêu giữa cô và Geogre cũng chính là lẽ sống của cô. Với cô cuộc sống là những gì thật bình dị và trong cái xã hội đang dần thoái trào ấy thì Amelia hiện lên lung linh trong nét đẹp thánh thiện.
Hướng tới phần sáng nữa của "hội chợ" nơi mà ta có thể gặp Dobbin, người có lòng vị tha, tính tình cao thượng, giàu đức hi sinh, thẳng thắn mà tế nhị, bề ngoài mộc mạc vụng về mà thật ra sống rất tình cảm.Có tấm lòng vị tha đầy cao cả, dù yêu Amelia nhưng vẫn tác hợp cho George , âm thầm giúp đỡ nàng bằng tình yêu cao thượng,hơn nữa sau này anh ta còn chu cấp tiền cho con trai Rebecca. Dobbin tựa những chấm sáng lập lòe soi rọi tác phẩm bởi những giá trị cao đẹp bằng khát vọng sống giản đơn mà hạnh phúc.
Có thể thấy xuyên suốt tác phẩm tâm lý của cả Dobbin và Amelia hai nhân vật chính diện này đều có những nét lãng mạn vượt quá sự thực,nhưng đó cũng là cách thể hiện sự phản ứng của tác giả đối với những mẫu người đàn ông và đàn bà xấu xa, đầy dẫy trong xã hội đương thời. Sự trong sạch của họ nổi bật trên cái nền đen tối của tác phẩm.
Đâu đó trong “ Hội chợ phù hoa” là sự hỗn độn của một xã hội không lối thoát bởi những bế tắc về khát vọng sống , nhưng le lói trong cái rối rắm ấy của“ hội chợ” vẫn còn đó những con người thánh thiện, lặng lẽ sống với những ước mơ bình dị.
Sự thoái trào về đạo đức trong xã hội
Nguyên nhân
Ma lực của đồng tiền
a. Đồng tiền chi phối toàn bộ xã hội Anh đương thời.
"Hội chợ phù hoa" của William Makepeace Thackeray là một tiểu thuyết xuất sắc của nền văn học Anh nói chung và điển hình cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực nói riêng trong thế kỷ XIX. Trên cái nền của một xã hội đầy biến động về chính trị, xã hội, văn hóa …cuộc sống trở thành một mớ hỗn độn, hiện thực ngổn ngang đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự thay đổi trong các mối quan hệ của con người, cách nhìn nhận thế giới và xã hội. Biến cố lớn lao trong thời kì này đã đẩy con người đến tình trạng suy đồi đạo đức tới mức báo động, những chân giá trị bị đảo lộn phũ phàng. Thackeray đã phản ánh một cách sống động và chân thật nhất cái xã hội thời đại này vào trang viết của mình với thái độ châm biếm, đả kích. Đạo đức trong xã hội Anh đang thoái trào mạnh mẽ và nghiêm trọng, nguyên nhân sâu xa cũng không nằm ngoài mãnh lực của đồng tiền. Đồng tiền thống trị toàn bộ các mặt của đời sống, tiền tài danh vọng luôn đi cùng nhau, tiền là thước đo các giá trị giả dối, tiền làm đạo đức suy đồi. Phải nói rằng đồng tiền mạnh tới mức làm lung lay cả đạo đức thì xã hội này còn đâu những chân thật, những tình cảm cao quý thiêng liêng? Trong hơn 1200 trang Hội chợ phù hoa, chữ “tiền” xuất hiện với tầng suất dày đặc với hơn 550 chữ. Thế lực và bản chất lạnh ngắt vô tình của đồng tiền được tác giả minh họa một cách xấu xa đen tối và cũng đen tối như xã hội và tình người. Trong Hội chợ phù hoa, tình người là một khía cạnh xa xỉ, ham danh vọng là bản chất và đồng tiền là mụ phù thủy biết hô biến, thiêu sống những giá trị tốt đẹp trên ngọn lửa nhẫn tâm thành tro bụi. Sự phá hoại của đồng tiền thật khủng khiếp và thái độ tàn nhẫn của nó làm cho người đọc phải rùng mình.
b. Thế lực đồng tiền đẩy con người đến sự thoái trào đạo đức.
Đồng tiền và danh vọng ngự trị xã hội, đạo đức con người nhạt như cháo loãng tới mức để có được thứ tình cảm gọi là xa xỉ kia thì phải “tiền trao cháo múc”. Các giai cấp xã hội đua nhau leo lên cái thang tiền danh, vì họ nghĩ rằng hạnh phúc nhất là có địa vị cao quý và có thật nhiều tiền. Tiền trở về cái bản chất vốn có của nó và cái vai trò “cao cả” của nó là xây dựng nên một nền “luân lý đạo đức” mới, vừa thực tiễn lại vừa hữu ích. Khốn khổ thay cho những kẻ chỉ biết bợ đỡ, sợ hãi kẻ có tiền và địa vị. Bà Crawley được săn đón vì món tiền bảy vạn đồng bảng Anh. “Cái tài khoản kếch xù của bà ở nhà băng có thể khiến bà đi bất cứ đâu cũng được người ta trọng vọng. Mới biết nhờ tài khoản này mà giá trị của một bà quý tộc già được tăng thêm bao nhiêu phần.”. “Trong suốt thời gian “bà cụ” ở chơi gia đình bận tíu tít, nhà cửa nom sạch sẽ, ấm cúng, rộn ràng như thiết tiệc mà vào những ngày khác hầu như không bao giờ được vậy.”. Ngài Pitt Crawley giàu sụ mà keo kiệt, đến nỗi so kè từng đồng với mụ Tinko: “ Còn tiền lẻ đâu? Tôi đưa cho mụ ba xu rưỡi cơ mà? Còn tiền lẻ đâu…”. Rebecca nhận xét lão là “một người có tuổi, lùn, béo phị, thô lỗ và bẩn kinh người”, “lão “ vắt cổ chày ra nước” tức là hà tiện, bủn xỉn quá lắm”. “ Tóm lại trong giới quý tộc và nghị sĩ nước Anh, không có một người nào xảo quyệt, bần tiện, ích kỷ, ngu xuẩn, và nổi tiếng xấu xa như lão.” Ngài hầu tước Steyne đầy tiền và quyền uy. Lão Osborne là một đại diện điển hình cho loại nhân vật tham lam, lấy đồng tiền làm tiêu chuẩn. Lão nói với Dobbin: “ Muốn cho nó mỗi năm hưởng tám nghìn hoặc một vạn đồng, mà ông gọi là dọa nó? Lạy chúa, nếu cô Sawaczo ưng lấy tôi thì tôi xin kí cả hai tay. Tôi không khó tính lắm về chuyện nước da sẫm hay nhạt.”. Lão ngăn cản tình yêu của con trai mình vì Amelia là con gái một nhà phá sản không thể làm dâu nhà ông được.
Rebecca Sharp vừa háu danh lại hám lợi, cô ả sử dụng sự thông minh xảo quyệt của mình quyến rũ đàn ông có của. Cô ta ra sức quyến rũ George tới nhà đánh bạc để cúng tiền cho anh chồng trong khi đó yên trí rằng chị vợ chết mê chết mệt mình. Cô dùng tài sắc để ngoại tình với hầu tước Steyne, trước hết là để moi tiền, sau đó là để đặt nền móng bước chân vào giới thượng lưu. Đã có lúc cô ở đỉnh cao của danh vọng nhưng rồi đồng tiền cũng phản bội cô, đẩy cô ngập xuống vũng bùn. Hết lợi dụng người này, ả quay sang nịnh hót kẻ khác, tất cả chỉ vì một mục đích là có tiền tài và leo lên tầng lớp thượng lưu. “ Lúc ông Sedley đưa biếu túi tiền, Rebecca hôn tay cụ, xin phép được coi cụ là người bạn, người cha đỡ đầu thân thiết nhất trong tương lai.”. Rawdon Crawley là thằng chó đểu, cái tay cờ bạc bịp, gã sát nhân. Hai vợ chồng Becky, Rawdon không một xu dính túi, ăn chặn tiền người hầu kẻ ở, lại nợ nần chồng chất. “Hai vợ chồng tuy được nhiều người tín nhiệm, nhưng cũng có vô số văn tự nợ, riêng khoản tiền mặt thì bao giờ cũng kiết xác.”. Joe Sedley là một gã béo ục ịch lại chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình. Gã có lắm tiền nên bị Rebecca ra sức mồi chài. George Osborne nói với Amelia Sedley rằng: “ Em ơi, nếu em có hai vạn đồng hồi môn thì họ vồ vập em ngay. Họ vẫn quen được giáo dục như vậy đấy. Gia đình anh quen sống trong xã hội tiền trao cháo múc, giữa những ông chủ ngân hàng, những nhà tài phiệt lớn ở khu Xity: bất cứ người nào trong bọn họ nói chuyện với ai cũng phải xóc xóc cái túi tiền kêu sủng xoảng.” Và chàng nói với cha mình: “ sống giữa những bậc tai to mặt lớn không tiền không được.”
Ngay cả những nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm vấn đóng góp cho bức tranh những nét đen thẫm của đạo đức: anh thương binh lấy hai ghi-nê tiền chè chén sau khi đã cung cấp thông tin, gã bác sĩ mong bệnh nhân không chết để mỗi năm chặt chém hai trăm đồng, người đánh xe nhận tiền mới chịu đưa thương binh về nhà, cô hầu gái người Pháp hôi của rồi ôm tiền và kim cương trốn biệt…Ngược lại những nhân vật hầu hạ thì bị bọn quý tộc thượng lưu quỵt tiền một cách trắng trợn. Tác giả đã phải thốt lên: “Nếu người thường còn có cảm tình với đồng tiền thì những con người ưa phù hoa còn thiết tha với nó đến đâu? Thiện cảm của họ xổ ra vồ vập chào đón đồng tiền. Đồng tiền làm thức tỉnh ở họ bao tình cảm mặn mà đối với người có của đáng yêu.”. “Những chuyện tranh chấp như thế, những việc tính toán sống chết… những cuộc chiến lặng lẽ giành món chiến lợi phẩm là cái gia tài… vẫn khiến cho anh em ruột càng thêm thương mến lẫn nhau trong Hội chợ phù hoa. Chính tôi đã được biết một nhà kia, hai anh em yêu thương nhau suốt nửa thế kỉ rồi bỗng thù nhau chỉ vì một tờ giấy bạc năm đồng.” .“Thế mới biết đồng tiền thật khéo giúp người ta hòa thuận với nhau thật.”. “ bà Crawley và món tiền bảy vạn đồng kia còn có tác dụng rất hay nữa: quanh năm họ ghét nhau như đào đất đổ đi, vậy mà đến lễ giáng sinh họ lại quý nhau như vàng.”
Với tác giả, "Hội chợ phù hoa" chính là nơi toàn những chuyện ngu xuẩn, vô nghĩa lí, toàn những chuyện giả dối huênh hoang. Trong khi ấy nhà đạo đức đứng trước tấm màn sân khấu (đúng là hình ảnh của kẻ hèn này) còn đang tuyên bố rằng nhất định không chịu đội mũ đi hia, mà vẫn chỉ mặc bộ áo nhà nghề có hai tai dài của người làm trò hề; song các bạn thấy không, người ta nhìn thấy sự thật thế nào thì bắt buộc phải nói y như vậy, dầu phải khoác tấm áo choàng có đính nhạc hay đội mũ vành vểnh lên của quan lớn ; và dĩ nhiên, việc ấy sẽ đẻ ra lắm chuyện khó chịu.”
c. Đồng tiền và tình cảm thiêng liêng của con người.
Tầng lớp thượng lưu trong Hội chợ phù hoa tuy rất giàu có về mặt vật chất nhưng lại nghèo mạt về tinh thần, hay đúng hơn là giá trị tinh thần bị phá sản. Ngược lại tầng lớp trung lưu và hạ lưu tuy bần cùng nhưng những yêu thương và tư cách con người trong họ không ngừng thăng hoa tạo nên những giá trị cao đẹp. Đọc tác phẩm, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện ra những đốm sáng li ti đầy tính nhân văn, nhân đạo. Đó là tình yêu cao thượng và lặng lẽ của Dobbin dành cho Amelia Sedley suốt 12 năm đằng đẵng. Chàng thiếu tá say mê cô, thường xuyên gửi tiền và giúp đỡ cô rất nhiều khi người chồng George Osborne của cô tử trận . Rawdon trả tiền nợ cho bà Brigo, anh ta còn chu cấp hàng tháng cho con trai và Rebecca.
Đồng tiền làm Amelia phải rời xa con trai, bởi cha mẹ cô đang trong cảnh túng quẫn, cô đành trao con cho ông Osborne để đổi lấy món tiền trợ cấp hàng tháng. Điều này thể hiện sự giằng xé tâm can của một bà mẹ trước sự đầu hàng hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
Tiền trong Hội chợ phù hoa được tác giả lợi dụng triệt để để làm nổi bật lên sự thoái trào đạo đức trong xã hội. Ma lực đồng tiền thật đáng sợ, bản chất giá băng của đồng tiền làm băng hoại đạo đức trong xã hội Anh thời bấy giờ.
Định kiến giai cấp trong xã hội
Như chúng ta đã biết, ban đầu tác phẩm được đặt tên là Những bức ký họa về xã hội nước Anh (Sketches of English Society). Và “những bức ký họa” đó được xem như “bức biếm họa” của xã hội thượng lưu nước Anh lúc bấy giờ. W.M.Thackeray đã đưa người đọc vào một xã hội phân tầng với nhiều hạng người khác nhau thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau. Mỗi nhân vật trong tác phẩm là hình ảnh tiêu biểu cho mỗi tầng lớp,giai cấp và đều mang trên mình hình ảnh của chính thời đại.
• Bà Pinkerton
+ Bà Pinkerton: thuộc tầng lớp quý tộc, là người sáng lập nên trường Miss Pinkerton tại Chiswick Mall, chuyên giáo dục các cô tiểu thư con nhà dòng dõi. Có thể nói bà Pinkerton chính là hình ảnh đại diện của nền giáo dục nước Anh đương thời. Đối với các bậc phụ huynh có con theo học tại trường Miss Pinkerton thì việc nhận được những bức thư viết tay của bà quả là một niềm vinh hạnh. Họ sẽ xem đó như một vật “vô cùng đáng kính”. Nhưng tất cả cũng chỉ là “sự phô trương rởm đời”! Bà Pinkerton được mọi người trọng vọng lại là một người mà “ tiếng Pháp không biết một chữ bẻ làm đôi. Một người làm việc trong nền giáo dục nhưng lại tỏ ra thiếu công bằng. Trong khi bà tỏ ra ưu ái, đối đãi với Amelia hết thì đối với Rebecca bà ta lại “cư xử còn tệ hơn đối với bất cứ một con ở nào coi việc bếp núc” Ngòi bút châm biếm của Thackeray đã đả kích mạnh mẽ đến nền giáo dục của xã hội đương thời. Ngay cả khi con người ở trong môi trường của sự giáo dục thì họ vẫn chịu sự phân biệt về giai cấp và tầng lớp, chịu đựng những bất công trong cách đối xử…
• Nhà Crawley
-Bà già Crawley là một bà cô giàu sụ với đống tiền kếch sù hơn bảy mươi ngàn bảng của bà. Dù bà cô Crawley rất tâm đắc với Rebecca và giữ rịt lấy nàng bên mình,và dù bà cũng rất ngưỡng mộ các vụ tai tiếng và những cuộc hôn nhân dại dột của người khác, bà lại quyết không cho những vụ tai tiếng và những cuộc hôn nhân dại dột ấy xảy ra trong gia đình mình. Đối với bà Crawley, đẳng cấp chính là thước đo cho mọi mối quan hệ xã hội. Bà không cho phép một người không có địa vị xã hội, thuộc tầng lớp hạ lưu như Rebecca được phép bước chân vào gia đình quý tộc của bà.
• Gia đình Osbonre
-Ông Osbonre vốn là một người nghèo, ít học nhưng nhờ khôn ngoan và cơ hội, lão đã leo lên địa vị của một thương gia. Và khi đã trở nên giàu có, Osbonre đã trả ơn ân nhân của mình- ông Sedley-bằng sự phản bội trắng trợn. Khi nhà Sedley phá sản, khó khăn, Osbonre đã phá bỏ hôn ước giữa George và Amelia. Đây là con người vong ân, bội nghĩa, coi trọng địa vị xã hội và đồng tiền hơn tình nghĩa, luân thường đạo lý.
• Gia đình Sedley
-Ông Sedly là một thương gia giàu có, luôn được mọi người kính trọng. Nhưng sau này ông đã bị phá sản. Ông bị chính người bạn của mình bội ước và lật lọng một cách trắng trợn. Từ một thương gia giàu có ông đã bị đẩy xuống tầng lớp hạ lưu khốn khó, không còn được trọng vọng mà bị khinh khi, rẻ rúng đến tội nghiệp.
• Rebecca Sharp
Trái ngược hoàn toàn với Amelia, Rebecca được sinh ra trong một gia đình hạ lưu của xã hội. Cha của nàng là một họa sĩ dạy vẽ trong trường của bà Pinkerton. Ông sống chật vật ở thị trấn Soho và nghĩ rằng với hoàn cảnh của mình thì “cưới phăng” một người đàn bà Pháp trẻ tuổi làm vợ là tốt nhất. Rebecca không bao giờ muốn nhắc đến nghề nghiệp hèn hạ của mẹ mình. Tuy nhiên cô luôn tự hào về dòng dõi của mình- dòng họ quý tộc ở vùng Gascony. Rebecca được thừa hưởng từ mẹ của mình một giọng Pháp rất chuẩn. Vào thời bấy giờ, đó cũng được xem là một tài năng hiếm hoi. Nhờ vậy, Rebecca mới được bà Pinkerton mượn giúp việc. Rebecca có một tham vọng vô cùng to lớn đối với địa vị xã hội và tiền bạc. Đó là khát khao của cuộc đời Rebecca. Hầu như mọi điều nàng làm đều để củng cố cho địa vị của bản thân, quá lắm nữa là cho đức ông chồng Rawdon. Nàng ve vãn những quý ngài như lão quý tộc già khu Steyne để giúp chồng thăng tiến. Cô sớm có cái già dặn, cái từng trải đáng sợ của con nhà nghèo. Rebecca nói rằng mình chưa từng là con gái, ngay từ khi lên tám nàng đã là đàn bà rồi… Nàng hoàn toàn không có luân lí và cũng chẳng thiết gì lương tâm, không thể gắn bó lâu dài với một ai và dối trá một cách đầy nghệ thuật để đạt được mục đích. Để bước chân vào giới thượng lưu nàng đã phải giở mọi thủ đoạn, sử dụng triệt để đầu óc khôn ngoan đầy toan tính của chính mình. Nhưng cuối cùng, Rebecca vẫn là một người trắng tay, phải sống rày đây mai đó trong sự cô đơn và hắt hủi của mọi người.
Dưới mắt tác giả, xã hội bấy giờ dù khoác lên mình sự phồn vinh giàu có, nhưng bên trong là sự mục ruỗng, suy thoái của đạo đức, sự tính toán vị kỷ, lòng vụ lợi, thói giả nhân giả nghĩa, tính phô trương rởm đời, sự lường gạt dối trá. Con người coi trọng địa vị, giai cấp, phân biệt đối xử khinh rẻ những mảnh đời ở tầng lớp hạ lưu. Các nhân vật trong tác phẩm đều đeo đuổi quyền lực, danh vọng, sự giàu có và địa vị. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tiêu biểu cho một thói xấu, một giai cấp; mỗi người mỗi vẻ, nhưng tất cả đều mang trên mình hình ảnh của chính thời đại.
Sự thoái trào đạo đức thông qua "Hội chợ phù hoa"
Từ giữa thế kỉ 18, khuynh hướng trào phúng trở nên sắc bén, chạy dọc theo những trang văn với những tên tuổi quen thuộc như: Smolett, Janathan Swift,… Tiếng nói ấy được kế thừa, tiếp nối, phát triển mạnh mẽ và kết tinh đầy đủ hơn ở một tư tưởng vĩ đại: William Makepeace Thackeray. Dưới con mắt của một nhà đạo diễn đang nhìn xuống Hội chợ phù hoa, tác giả không chỉ tô đậm khát vọng của cuộc sống con người mà còn giáng một đòn quyết liệt vào tư tưởng, tâm lí của họ. Định kiến của giai cấp xã hội, sức hút của ma lực đồng tiền là một trong những nguyên nhân sâu xa gây nên sự thoái trào đạo đức, đó là tiếng nói phản kháng lại sự bất công trong xã hội. Với tiếng cười chua xót, cay độc ấy, Thackeray đã gián tiếp thể hiện sự phẫn nộ trong quần chúng. Đi sâu vào tính triết lí ở chủ nghĩa hiện thực này, tác giả đã mang đến cho người đọc màu sắc luân lí về đạo đức, đó là cầu nối để nhà văn đứng trên quan điểm đạo đức mà soi mói, lên án cuộc đời qua những hình tượng nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm.
Trong Hội chợ phù hoa, Thackeray đã khẳng định rằng: “hạnh phúc tối cao của cuộc đời là có địa vị sang trọng và có thật nhiều tiền; thiên hạ đang xô nhau mà quỵ lụy, bợ đỡ, sợ hãi khuất phục kẻ có của và địa vị”. Đó là lí do để chứng minh rằng: tại đây đạo đức và tài năng sớm trở thành những thứ đồ cổ bị gạt ra bên lề cuộc sống. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi trong một xã hội thương mại chỉ có đồng tiền và uy thế dòng họ là hai đối tượng được thần tượng, đề cao và thờ phụng.
Đạo đức trong Hội chợ phù hoa được khoác lên bằng một tấm áo thêu kim tuyến xa hoa, lộng lẫy; được bao bọc cẩn thận nhưng chỉ cần phủi một lớp bụi mờ, lật nhẹ tấm áo lên là cả một bức tranh suy đồi về đạo đức hiện lên rõ nét với những tình cảm đê tiện, trần truồng. Đó là thói giả nhân giả nghĩa, ích kỉ, vụ lợi, tính phô trương rởm đời, sự lừa gạt kèn cựa, hoen ố lên thứ tình cảm thiêng liêng nhất của con người: tình cha con, vợ chồng, mẹ con, bạn bè,… Tấn trò đời này được tác giả khắc họa thành công qua những nhân vật có tiếng trong xã hội thượng lưu với đầy đủ tầng lớp, giai cấp như: tầng lớp quý tộc thôn quê mà Tôn ông Pitt Crawley là đại diện, giới quý tộc ở triều đình như hầu tước Steyne , ông Osborne – một nhân vật của giai cấp tư sản, giới trí thức nhân văn qua mấy vị tu sĩ hay chỉ là một địa vị tầm thường trong xã hội như tên tuổi của Rebecca Sharp.
Sự thoái trào về đạo đức được xem như là mặt trái của Hội chợ phù hoa bởi nó có cội nguồn sâu xa từ những tên tai to mặt lớn trong triều đình. Đạo đức suy đồi từ giới đại quý tộc trong triều đình là một “điềm báo”, vẽ ra một bức tranh xã hội với những trò chơi “lí thú”.
Dưới ngòi bút của tác giả thì hầu tước Steyne hiện lên với quyền thế, có học thức, tế nhị, thông minh nhưng dục vọng to lớn, xảo quyệt, bỉ ổi, tàn nhẫn. Là trụ cột của triều đình, đại diện cho nhân cách lớn của đất nước nhưng ngay từ đầu tấm gương ấy đã nhuốm bùn đen bởi lối sống đúng tư cách của một nhà quý tộc kệch cỡm, rởm đời. Tình cảm gia đình luôn là thứ hạnh phúc thiêng liêng cao quý nhưng với ông đó lại là sự đối nghịch: đạo đức ở ông là cách đối xử tàn nhẫn khi bắt vợ con phải ăn chung với bọn đĩ rạc, bắt vợ phải tiếp nhân tình của mình lịch sự; là sự đó kị, ghét bỏ con trai bởi gia tài kếch xù kia sẽ bị chia sẻ. Trong xã hội thượng lưu ấy, Steyne được coi là kiểu mẫu, là “khuôn vàng thước ngọc” cho cách ăn ở. Nhưng chỉ bằng một câu nói với Rebecca: “nhiều khi ăn cỏ non ngoài đồng lại sướng hơn xơi cỏ khô trong chuồng ấy”, cũng đủ chứng minh rằng lấp sau sự phô trương rởm đời ấy là sự suy đồi về đạo đức đến tột độ.
Ống kính máy quay của Thackeray cũng không quên chiếu thẳng vào những tầng lớp quý tộc thôn quê mà đại biểu chính thức là Tôn ông Pitt Crawley. Cụ Pitt được trang điểm lộng lẫy với những chức vụ cao quý như: Nghị sĩ quốc hội, “Bảo an đại quan” cho một quận. Thế nhưng đức hạnh mà ông mang trong mình lại là rượu, đàn bà và kiện tụng; vật dục trở thành phương châm sống trong cuộc đời hắn. Đê tiện hơn hắn còn có thú vui đánh vợ như bổ củi, coi em ruột như quân thù. Những lời lẽ châm biếm, hài hước của Thackeray là một bộ trang điểm đẹp đẽ hơn cho cụ: “Hội chợ phù hoa...Hội chợ phù hoa! Tại đây có một thằng đọc không thông, cũng không chịu tập đọc...có những thói quen và tính xảo quyệt của một thằng biên lận, suốt đời chỉ có một lẽ sống là đi lừa vặt thiên hạ, chỉ biết đến những sở thích, những tình cảm, những thú vui bẩn thỉu, bần tiện; vậy mà không rõ tại sao hắn có đủ cả địa vị, danh vọng và quyền lực, lại là một bậc tai mặt trong xứ, cây cột trụ cả Nhà nước.”
Sự băng hoại đạo đức của cụ Pitt rơi xuống vũng bùn lầy tăm tối, nó trào ra dưới ngòi bút tác giả với đầy đủ những đức tính: “Lão thích uống rượu, văng tục, và bỡn cợt với bọn con gái nông dân. Lão không hề cho ai một đồng trinh, hoặc làm phúc đức cho ai bao giờ.... Trong giới quý tộc và giới quý tộc nghị sĩ toàn nước Anh không có một người nào xảo quyệt, bần tiện, ích kỉ, ngu xuẩn và nổi tiếng xấu xa như lão,.... Vậy nên chúng ta, những người vẫn kính trọng giới quý tộc nước Anh rất đau lòng mà bắt buộc phải công nhận đủ ngần ấy thói xấu ở một con người có tên ghi trong tập Đêbret.”
Là con đẻ của chế độ xã hội tư sản nên cả cụ Pitt và Steyne đều mang trong mình đầy đủ những phẩm chất vốn có của xã hội. Xây dựng hai nhân vật này Thackeray rung một hồi chuông cảnh báo cho giới quý tộc Anh đang trên đà phá sản về mặt tinh thần: vô tín ngưỡng, coi rẻ tôn giáo, vô tình nghĩa, bất nhân,... là bộ mặt đầy đặn, trung thực cho xã hội. Thế nhưng nực cười hơn vì bánh xe trật đường ray ấy không hề nhận ra sự lệch lạc của mình, trái lại họ tỏ ra rất thành thực, cao ngạo về tấm gương đạo đức ấy.
Đính ước của George hoàn toàn bị xóa bỏ khi bên thông gia phá sản, bởi ông cho rằng: “Lấy nó làm vợ, đẹp đẽ nhỉ! Con trai tôi, kẻ thừa kế của tôi mà lấy con gái một tên ăn mày từ cống rãnh chui lên!”. Ông sẵn sàng mua - bán hạnh phúc cho con với một cô da đen triệu phú, khi cuộc sắp đặt không thành kế sách duy nhất mà ông lựa chọn là xóa tên con trong quyển thánh kinh.
Trong "Hội chợ phù hoa" Tiền- Tình- Đạo đức đi liền nhau. Thackeray đã cho thấy rằng khi đồng tiền ngự trị trên bậc thang cao nhất của xã hội thì ắt sẽ kéo theo sựu phù phiếm về tình cảm, sự suy đồi về đạo đức.
Dạo chơi trong khu hội chợ, đi sâu vào ngõ ngách của tầng lớp dưới, William Makepeace Thackeray không quên ghi lại vẻ châm biếm, hài hước qua hình ảnh con rối Rebecca Sharp. Cô xuất thân trong một gia đình hèn nhát: bố là họa sĩ dạy vẽ ở trường học, mẹ là một vũ công người Pháp nên bị xã hội khinh rẻ. Chính nền móng giáo dục ấy đã biến cô thành người không có cơ sở đạo đức vững vàng, sớm hư hỏng trong môi trường hoen ố. Sự vô cảm trong đạo đức của cô là lấy nhan sắc, tình cảm thiêng liêng để mua bán, trao đổi lấy tiền tài và danh vọng trong xã hội.
Hội chợ phù hoa là một câu chuyện không có nhân vật chính, nhưng khi khắc họa nhân vật Rebecca tác giả đã tỉ mỉ, gia công đẽo gọt hơn để xây dựng lên bức chân dung hoàn chỉnh đại diện cho mọi thói xấu ở đời: lòng hám lợi, xảo quyệt, đầy dục vọng để hèn. Tất cả những mảnh ghép ấy được ghép lại thành bức tranh phi đạo đức trong cô. Mặt trái đạo đức của Rebecca là những cuộc tình vụng trộm với lão hầu tước Steyne mặc dù cô đã có Rawdon là chồng. Là những lời “chèo kéo mời mọc quá ngọt ngào, tha thiết và chân thành” khi mời người anh chồng về nhà chơi. “Cô ta kể chuyện cho anh chồng nghe, cô ta mơn trớn, vuốt ve tài quá, làm cho ông anh chồng mỗi ngày càng thấy sốt ruột, muốn từ giã mấy bác thầy kiện ở quán Geogre để về với phố Cowczown ngồi bên lò sưởi cháy đỏ”.
Tình cảm gia đình, mà đặc biệt là tình cảm mẹ con luôn là nét đẹp của đạo đức truyền thống. Xây dựng hình tượng nhân vật Rebecca Thackeray cũng không quên lách mũi dao phẫu thuật cho căn bệnh tình mẫu tử giữa cô với thằng bé Rawddy. Những trang văn vô cùng chân thực và xúc động qua sự cảm nhận bằng trái tim non nớt của bé Raauddy về hình ảnh người mẹ của mình là lời tuyên án đanh thép, hùng hồn cho nhân cách đạo đức của Sharp : Mỗi tuần lễ, mẹ nó chỉ lên gác thăm nó độ 1,2 lần. Vào thăm con mà trông cô ta như là “người mẫu trong tiệm trưng bày áo phụ nữ”, miệng cười thật tươi, áo xống, bao tay và giầy mới tinh thật đẹp... Trước mặt thằng bé ,mẹ nó là một nhân vật thần tiên, cao xa hơn bố nó nhiều, cao xa hơn tất cả mọi người...phải đứng xa xa mà chiêm ngưỡng và thờ phụng”. Với Rawley cái ảo ảnh đẹp đẽ của tình mẫu tử đã phai mờ trong trí nhớ lâu rồi. Có đến gần 2 năm, mẹ nó hầu như không nói với nó câu nào. Trái tim thằng bé vỡ ra từng mảnh với những lời thú nhận tội nghiệp: “ Tại sao em lại không được nghe má hát ? Sao không bao giờ má hát cho em nghe? Sao má chỉ hát cho cái ông đầu hói răng to tướng kia nghe thôi?”. Hay sự biến sắc của thằng bé khi được mẹ hôn: “đỏ tía cả hai tai, chân tay run lẩy bẩy” cùng lời thú nhận ngây thơ: “ở nhà má có bao giờ hôn con đâu hở má”...Tất cả đã bện chặt hơn cho ngọn lửa tố cáo sự xuống cấp của đạo đức trong xã hội đương thời, là lời khai chân xác cho sự thoái trào đạo đức trong tâm hồn Rebecca.
Con đường đạo đức mà Rebecca chọn cuối cùng được đánh đổi tương xứng bằng sự ra về tay trắng: không hạnh phúc gia đình, không tiền bạc, địa vị. Qua những bức chân dung góc cạnh, Thackeray đã chứng minh cho người đọc thấy được chính thói phù hoa trong xã hội đã gạn sạch, vắt kiệt những phần tốt đẹp trong nhân cách đạo đức, để lại những vẩn đục trong tâm hồn con người. Đó là nét tâm lí như những thói hư tật xấu muôn thuở trong xã hội. Đứng trên quan điểm đạo đức để nhìn cuộc đời là một điểm nhìn đắt giá của tác giả; qua đó gián tiếp lên án, tố cáo mạnh mẽ những tầng lớp đang chễm chệ ngồi trên cổ quần chúng nhân dân lao động mà hưởng thụ. “Mặt trái đời” được vạch ra trong những chi tiết tưởng chừng như hài hước, nhưng triết lí sâu xa mà Thackeray muốn gửi gắm là bài học luân lí về đạo đức, lối sống cho con người rằng: đạo đức là một nét đẹp trong tâm hồn của con người, vì vậy cần phải sống đúng với phần “người” của mình.
Bên cạnh ngòi bút tự trào nhằm lên án, phê phán sự suy đồi về nhân phẩm đạo đức William Makeppeace Thackeray còn dành những trang văn thấm đượm tư tưởng, tình cảm cao quý như: tình mẹ con, bạn bè, lòng chung thủy,…. Tác giả đã sắc nét khi miêu tả tình mẹ con của Rebecca bao nhiêu thì càng khéo léo, tinh tế khi diễn tả tình mẫu tử của Amelia bấy nhiêu. Với nàng: “phải xa con một ngày trời, phải giao phó con cho ngọn roi của ông giáo và để cho lũ bạn trêu chọc, người mẹ yếu đuối, dễ động tâm ấy cũng đau khổ như khi phải cai sữa cho thằng bé”.
Khuất lấp sau sự nhơ nhớp của vũng bùn lầy, xã hội còn ánh lên những ánh hào quang với những tâm hồn cao thượng. Đó là vẻ thùy mị, trung hậu của Amelia; là sự thẳng thắn, chung thủy, giàu lòng vị tha, đức hi sinh, của chàng Dobbin. Vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của hai nhân vật là một điểm gặp gỡ duy nhất về đạo đức trong quan điểm của quần chúng ở xã hội thượng lưu lúc bấy giờ.
Như vậy, căn bệnh tinh thần của giới thượng lưu nước Anh đã được Thackeray xác định rõ trong Hội chợ phù hoa. Để chữa được căn bệnh ấy không chỉ cần những liều thuốc của tác giả mà quan trọng hơn là sự chỉnh đốn lại lối sống trong tinh thần của mỗi người.
Nghệ thuật
Bằng ngòi bút sắc sảo và tài năng nghệ thuật bậc thầy trong việc xây dựng các hình tượng nhân vật, diễn biến tâm lí và sử dụng ngôn từ, “Hội chợ phù hoa” xứng đáng là một trong những tác phẩm văn học xuất sắc về nội dung và nghệ thuật của nền văn học Anh và cả nền văn học thế giới.
Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật.
Đi sâu vào tác phẩm, ta nhận ra nét độc đáo trong cách xây dựng nhân vật điển hình của Thackeray. Ông dựng cảnh và người với mục đích luân lý rõ ràng: trước khi lựa chọn chi tiết nào để miêu tả, ông đã có thái độ hoặc tán thành hoặc đả kích, và những mẩu đối thoại, những hành động của nhân vật chỉ là những phương tiện buộc ta phải đồng tình với tác giả,phác họa những nét tâm lý phức tạp thành công, vì thế mà hình ảnh nhân vật của ông khắc sâu vào tâm trí người đọc.
Thackeray đã xây dựng một loạt hình ảnh châm biếm về các ông chủ "đán kính" nước Anh, đó là quí tộc đại thần ở triều đình, quí tộc địa chủ ở nông thôn, các nhà tư bản, nghị sĩ, ngoại giao, giáo sĩ. sĩ quan v.v… Sự miêu tả này khách quan dẫn tới kết luận về tình trạng thối nát chung của các tầng lớp thống trị, về tính đê tiện, tàn nhẫn của giới tư bản, một hội chợ to lớn, hỗn tạp, nơi tất cả đều là vật mua bán. Tác phẩm làm toát lên sức mạnh phê phán, ý nghĩa khái quát, nghệ thuật châm biếm sâu cay.
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong “hội chợ phù hoa”
Thackeray hay xen vào việc miêu tả những lời phẩm bình của mình. Ẩn dưới những lời trào phúng nhẹ nhàng là những ý tứ kín đáo bắt ta phải suy nghĩ mới hiểu hết được. Giọng châm biếm càng nghiêm trang bao nhi?
Cách nhìn về cuộc sống thông qua Hội chợ phù hoa
Vĩ Như
Trong "Hội chợ phù hoa" Tiền- Tình- Đạo đức đi liền nhau. Thackeray đã cho thấy rằng khi đồng tiền ngự trị trên bậc thang cao nhất của xã hội thì ắt sẽ kéo theo sựu phù phiếm về tình cảm, sự suy đồi về đạo đức.
Khái Quát
Hoàn cảnh ra đời "Hội chợ phù hoa"
Thế kỷ thứ 19, chế độ tư bản nước Anh đang trong giai đoạn phát triển cực thịnh; năm 1875, tính ra bốn phần năm dân số Anh sống về công nghiệp. Lợi nhuận bóc lột được của công nhân trong nước và vơ vét được tại các thuộc địa tạo điều kiện cho giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc tư sản hóa sinh hoạt hết sức xa xỉ. Bề ngoài xã hội Anh đương thời có một bộ mặt phồn vinh; việc kinh doanh dễ đem lại những món lợi lớn; địa vị của giai cấp tư sản trong xã hội được nâng cao; sự cấu kết giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản càng chặt chẽ hơn.
Một mặt khác, đời sống của quần chúng lao động rất cực khổ. Sau chiến tranh chống Napoleon (kết thúc năm 1815), nông thôn tiêu điều xơ xác vì giá lúa mì sụt kinh khủng đến nỗi nhiều nông dân đốt cả cối xay bột; đạo luật khoanh đất cướp ruộng vẫn tiếp tục thi hành; tầng lớp trung gian ở nông thôn giảm đi trông thấy; họ lũ lượt kéo ra thành thị và bị vô sản hóa, hoặc biến thành tá điền làm thuê cho địa chủ.
Xã hội Anh cuối thế kỷ 19 trải qua một sự biến đổi phức tạp về cơ cấu xã hội. Xung đột xã hội gay gắt, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản nổi lên hàng đầu khiến quần chúng nhân dân mất dần lòng tin với dân chủ - tư bản. Văn học hiện thực Anh hình thành, nở rộ trong bầu không khí căng thẳng đó, các nhà hiện thực nhu nhận thức được những sự thật đen tối của thời kì hoàng kim – dưới sự cai trị của Nữ hoàng Victoria cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản . Điều này đã thực sự hấp dẫn các nhà văn Anh như : Dickens, Thackeray, Bronte…..
Về mặt văn học, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của khuynh hướng hiện thực manh nha từ thế kỷ 18, trở thành xu hướng văn học chủ yếu dưới triều đại Victoria thế kỷ 19. Hai đại diện ưu tú của văn học hiện thực thời kỳ này là Thackeray và Dickens .
Hội chợ phù hoa được coi là một kiệt tác của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Anh thế kỷ 19; đó là một trong năm tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Anh-cát-lợi.
Chủ đề của Hội chợ phù hoa - như tên cuốn truyện cũng cho ta rõ một phần - là sự vô nghĩa, sự phù phiếm của cuộc đời, một tấn hài kịch lớn, trong đó mỗi con người sắm một vai trò mà không tự biết, hoặc một cảnh hội chợ hỗn tạp, trong đó chỉ toàn là những sự phô trương mua bán, và mọi thứ đều là những món hàng. Tác giả tự coi vừa là một anh hề sắm vai trò để mua vui cho thiên hạ, vừa là nhà đạo diễn cô lại hình ảnh của cuộc sống trong một màn kịch múa rối.
Khái quát về tác giả và tác phẩm
Tác giả
William Mackepeace Thackeray sinh ngày 18/7/1811 mất 24/12/1863 tuy được sinh ra tại Ấn Độ nhưng được xem là một tiểu thuyết gia nổi tiếng của người Anh. Ông từng theo học tại các trường Southampton, Chiswick, Charterhouse và học luật tại Middletemple. Đến năm 21 tuổi ông được thừa hưởng gia tài đồ sộ nhưng lại tiêu dùng phung phí và gặp thất bại với hai tờ báo The National Standard và The Contitutional. Ông từng học ngành hội họa tại Paris nhưng cũng không đam mê. Sau khi cưới vợ là Isabella Gethin Shawe và có ba người con gái ông bắt đầu viết sách , làm báo và tác phẩm “Miếng cơm và manh áo” cũng ra đời trong thời gian này. Những tưởng hạnh phúc đang mỉm cười với mình nhưng không ngờ bi kịch lại ập đến, đứa con gái Jena qua đời, vợ ông dần trở nên điên loạn và không tự chăm sóc được cho mình, năm 1893 bà cũng ra đi vì bệnh tật.
Khoảng những năm 1840 ông tạo được những thành công ban đầu với hai cuốn du kí là The Paris Sketch Book và The Iirch Sketch Book cuối thập niên 40 ông lại tiếp tục thành công với Snob papers, Catherine. Sự kiện đặc biệt để đưa tên tuổi của Thackeray đến sự thành công đó là sự chào đời của tiểu thuyết Hội chợ phù hoa được ra mắt vào tháng 1 năm 1847 lúc ấy ông được so sánh với Charles Dickens và suốt triều đại Victoria, Thackeray chỉ xếp sau Charles. Ông đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp trọn nửa cuộc đời. Ban đầu ông sử dụng các bút danh như Charles James, Micheal Angelo Titmarsch. Ông châm chích lối sống giả tạo của giới thượng lưu, những vinh quang của người lính với các tác phẩm tiêu biểu như: Hội chợ phù hoa, May mắn của Barry Lyndon, Gia đình Newcome, Pendenis, và trong đó có tác phẩm Phillip phiêu lưu kí-bán tự truyện của Thackeray. Nhà phê bình Anthony Trollope đã xếp Henry Esmond của ông là tác phẩm vĩ đại và xuất sắc nhất của ông mặc dù nó không được yêu thích như Hội chợ phù hoa. Sự ám ảnh từ việc tái giá của mẹ là bà Anne đã gây tổn thương sau sắc đến ông, vì thế sau này ông đã đề cập đến trong bài tiểu luận “On letts’s dairy” trong tác phẩm The Roundabout Papers.
Sức khỏe ông suy giảm từ những năm 1850. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1863, xác ông được tìm thấy tại nhà riêng và trên giường của mình, ông chết vì đột qụy, ông mất ở tuổi 52. Tang lễ của ông có khoảng bảy nghìn người tham dự tại vườn Kensington. Ông được an táng tại nghĩa trang Kensal Green , tượng của ông được Marochetti tạc và lưu giữ ở tu viện Westminster.
Tác phẩm
Ý nghĩa nhan đề
Lúc đầu Thackeray đặt tên cho tác phẩm của mình là “Sketches of English Society”, nghĩa là “Những bức ký họa về xã hội nước Anh”. Sau đó ông mới đổi thành “Vanity fair”. Trong tiếng Anh, “vanity” có nghĩa là tính hư ảo, hay là sự phù hoa, hư danh; “fair” có nghĩa là chợ phiên hay hội chợ. Như vậy, “vanity fair” có nghĩa là hội chợ phù hoa. So với cái tên giản dị ban đầu thì “Vanity fair” mang ý nghĩa tượng trưng hơn, thích hợp với nội dung hơn và phần nào thể hiện được thái độ phủ định, phê phán hiện thực của tác giả trước xã hội Anh đương thời. “Vanity fair” xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, và mỗi lần xuất hiện là mỗi lần Thackeray thể hiện sự căm phẫn, nỗi chán chường cũng như thái độ phủ định của mình trước hiện thực.
Tác phẩm ví xã hội Anh đương thời như một “hội chợ” bát nháo và hỗn độn, trong đó có rất nhiều mặt hàng được bày bán, làm cho chúng ta bị choáng ngợp với vẻ hào nhoáng và ảo tưởng “phù hoa” của nó. Trong mắt ông, xã hội Anh ngày ấy không khác gì “hội chợ phù hoa”. Đó là cái xã hội mà ở đó Thackeray nhìn thấy “vô khối trò đủ mọi loại”. Thông qua cuộc đời các nhân vật với những mưu toan và trăn trở, những suy nghĩ, tình cảm và hành động, xã hội Anh hiện lên với tất cả những nét khái quát nhất nhưng cũng đầy chi tiết. Đó là đời sống của tầng lớp quý tộc thượng lưu Anh với tiền tài và danh vọng, địa vị và giàu sang, giai cấp tư sản Anh đang lên với những cuộc làm ăn buôn bán, những tính toán cạnh tranh, và cả ước mong vươn lên hàng ngũ quý tộc. Bên cạnh đó là đời sống của tầng lớp thấp như tỳ nữ, xá ích, đầy tớ, làm bếp, những con người cong lưng hầu hạ tầng lớp quý tộc và bọn tư sản lắm tiền.
Thackeray còn chỉ rõ tính chất phù phiếm, hư ảo của xã hội ngày ấy, nơi mà đằng sau những bộ quần áo đắt tiền, những cuộc sống phong lưu là tất cả sự giả dối, xấu xa của nó. Qua việc miêu tả cách sống của vợ chồng Rebecca, Thackeray đã miêu tả và lý giải một cách đầy mỉa mai việc tầng lớp quý tộc Anh sống sung sướng và xa hoa bằng lọc lừa và gian trá như thế nào. Đó là cái hội chợ phù hoa mà trong đó người ta có thể sống thoải mái mà không mất bất cứ một đồng nào, chỉ dựa vào việc dùng danh tiếng của mình mà ăn trên xương máu của tầng lớp lao động.
Như vậy, “Vanity fair” là tên gọi mà Thackeray đặt cho hiện thực xã hội Anh thời bấy giờ, cái mà đối với ông chỉ mang tính chất hư ảo, hào nhoáng, sang trọng nhưng phù phiếm và không có thực. “Vanity fair” không những khẳng định tính giả dối, mặt xảo trá của xã hội vừa thể hiện sự phủ nhận của tác giả trước thực tại.
Tóm Tắt
Hội chợ phù hoa gồm 67 chương: Cuốn tiểu thuyết mở ra với sự kiện rời viện nữ thục Miss Pinkerton của hai cô thiếu nữ Amelia và Rebecca. Amelia là con gái một thương gia giàu có, tính cách nhân hậu, hiền lành và đa cảm. Ngược lại, Rebecca xuất thân gia thế tầm thường, mẹ là vũ công, bố say sưa nghiện ngập, tính tình khôn ngoan sắc sảo. Nàng luôn tận dụng cơ hội để kiếm chồng giàu có mong được đổi đời. Khi đến nhà Amelia chơi và gặp người anh kệch cỡm, lười biếng của Amelia là Joseph thì Rebecca đã có ý định mồi chài. Việc không thành, Rebecca phải đến làm gia sư cho gia đình Pitt Crawley -một gia đình quý tộc ở thôn quê. Đây là một gia đình phức tạp và hỗn loạn, gồm một tay quý tộc lố bịch, hám gái và một cậu con trai Rawdon dốt nát, cờ bạc nhưng lại được bà cô Crawley quý mến hứa cho thừa kế gia tài.
Cậu này rất thích Rebecca nên đã nhiều lần lấy cớ đi thăm bà cô để thường xuyên đến gặp Rebecca khi nàng đang theo phụ việc cho bà. Bất ngờ, bà Crawley (mẹ của Rawdon) mất. Ngay sau đó, ngài Pitt đã ngỏ ý cưới Rebecca. Nhưng nàng đã từ chối với lý do là nàng đã có chồng và người đó chính là cậu con Rawdon. Ông bố phát cuồng vì ghen tuông với cậu quý tử còn bà cô già nổi cơn thịnh nộ vì dám qua mặt bà. Lợi dụng tiếng tăm của gia đình chồng, Rebecca đã trở thành một mệnh phụ quý tộc đài các, sống nhàn nhã, xa hoa bằng đủ thứ mánh khoé. Về phần Amelia, nàng trở thành mục tiêu chú ý của Doblin và George nhưng nàng chỉ yêu George. Tuy gặp sự phản đối kịch liệt của bố vì muốn chàng cưới một cô gái tỉ phú da đen nhưng cuối cùng George và Amelia cũng kết hôn với nhau. Hai đôi vợ chồng trẻ ( Rawdon- Rebecca; George- Amelia) gặp lại nhau tại Bỉ. Trước sức quyến rũ của Rebecca, George và Rebecca đã nhiều lần hò hẹn. Chiến tranh bùng nổ, George và Rawdon cùng ra trận. George chết, còn Rawdon trở về, được thăng hàm trung tá. Hai vợ chồng Rebecca và Rawdon đến Paris chơi và đường hoàng gia nhập giới thượng lưu nơi đây rồi nàng sinh một đứa con là Rawdy.
Nợ nần chồng chất, hai vợ chồng về lại Anh và Rebecca tiếp tục dung mánh khóe để bóc lột lừa gạt người khác mà sống xa hoa. Nàng ta kiếm tiền bằng cách quyến rũ bọn ham sắc, trong đó ngoại tình với lão quý tộc già Lord Steyne. Rawdon biết chuyện nên dứt tình với vợ, sau đó đi nhậm chức ở xa. Bị đuổi ra khỏi giới thương lưu, Rebecca lang thang rày đây mai đó một cách thảm hại. trong khi đó, goá chồng, sống trong hoàn cảnh khó khăn, Amelia đành đau khổ bằng lòng để cho con trai Georgy về ở hẳn với ông nội mong sau này nó trở thành người thừa kế. Amelia sống cô đơn và tôn thờ hình ảnh người chồng quá cố. Dobbin ở Ấn Độ trở về cùng Joseph, gặp lại Amelia và Georgy. Sau khi ông Osborne mất, cả bốn cùng nhau đi du lịch ở Pumpernickel- Đức. Tại đây họ gặp lại Rebecca và cưu mang cô ta. Cô ta quyến rũ Joseph và lại sống xa hoa như trước. Amelia lấy Dobbin và về Anh sinh sống hạnh phúc. Joseph chết, Rebecca sống lưu lạc, làm từ thiện nhưng vẫn bị chồng con, bạn bè xa lánh.
Cách nhìn về cuộc sống thông qua tác phẩm
Khát vọng cuộc sống của con người trong "Hội chợ phù hoa"
Khát vọng bước chân vào giới thượng lưu trong "Hội chợ phù hoa"
Mỗi một con người khi sinh ra lớn lên và trưởng thành ai cũng mang trong mình những ước mơ, những hoài bão. Và họ sẽ nỗ lực hết khả năng của bản thân để được những điều đó. Có những cách khác nhau để thực hiện có người cố gắng bằng chính năng lực, thực lực của bản thân, nhưng có người lại dựa vào địa vị của những người xung quanh mình, dựa vào thế lực của đồng tiền để đạt được mục đích.
Các nhân vật trong tác phẩm “Hội chợ phù hoa” của tác giả Willam Makepeace Thackeray là một lớp người điển hình. Tác phẩm là một bức tranh về xã hội nước Anh đương thời, với những tầng lớp khác nhau, các nhân vật trong “Hội chợ phù hoa” được nhận định là: “Một cuốn truyện không có nhân vật tiêu biểu cho một hạng người, một thói xấu, hoặc một tầng lớp xã hội; toàn bộ tác phẩm là một bức tranh toàn cảnh miêu tả xã hôi nước Anh đương thời, do đó các nhân vật có địa vị quan trọng như nhau, không phân biệt chính phụ”. Nhưng thật ra nhân vật được tác giả đặt tâm huyết khá nhiều, và nhân vật trung tâm đó là Rebecca Sharp. Nhân vật này đại diện cho thói xấu chung của người đời: lòng ham danh lợi. Chính xã hội phong kiến tư sản đã để lại những vết hoen ố trong tâm lý của con người đương thời.
Là một thiếu nữ “ con nhà hạ tiện” cha là một họa sĩ trác táng, mẹ là một vũ nữ người Pháp. Thiếu giáo dục từ nhỏ, sớm hư hỏng trong một môi trường vẫn đục, nhưng đổi lại Rebecca có nhan sắc, thông minh và tài hoa. Chính vì thế mà cô đã mang nhan sắc và tình cảm trong mình ra buôn bán. Từ chỗ bơ vơ, bị khinh rẻ, vừa rời khỏi nhà trường đã lao ngay vào con đường tiến thân. Đến chơi nhà Amelia, cô mở cuộc tấn công người anh giàu có của bạn là Joshep . Thói hám danh lợi đã che mất tính e lệ của một cô gái mới mười bảy tuổi. Việc không thành, Rebecca đến làm gia sư cho gia đình Pitt Crawley một gia đình quý tộc ở thôn quê và nhanh chóng trở thành con dâu của gia đình này. Đối với Rebecca, lấy chồng không phải là vì tình yêu, không phải vì dục, mà cốt để làm một bâc thang để cô leo lên địa vị cao sang của giới thượng lưu.
Chính những thủ đoạn để được bước chân vào giới thượng lưu, những mưu cầu danh lợi đã làm Rebecca trở thành một bà hoàng cũng chính nó đã vùi dập cô, khi những âm mưu bị vạch trần, cô bị quẳng ra khỏi tầng lớp thượng lưu một cách tàn nhẫn. Cô lại trở về cuộc sống tăm tối, bị giới thượng lưu , giả dối ruồng bỏ, cô ngày càng chìm vào vũng bùn trụy lạc.
Có thể nói Rebecca là một nhân vật điển hình cho khát vọng bước chân vào giới thượng lưu trong tác phẩm,qua những hành động của Rebecca cũng đã vạch trần bộ mặt giả dối, ngu dốt của giới quý tộc , lại vừa đại diện cho những kẻ thoái hóa, bất chấp thủ đoạn để được ngoi lên tầng lớp quý tộc.
Bên cạnh Rebecca một nhân vật có xuất thân nghèo khổ thì Pitt Crawley lại là một tầng lớp quý tộc ở thôn quê tàn nhẫn, ra sức bóc lột nhân dân đến nỗi mà hầu hết các tá điền đều bị phá sản .Thú vui của lão là rượu, đàn bà và kiện tụng. Lão là tầng lớp quý tộc ở thôn quê ngu dốt, và tục tằn, ấy vậy mà lại có đủ địa vị danh vọng và quyền lực.
Cũng như Crawley nhân vật Osborne hiện lên với những tư cách bỉ ổi, bất nhân. Xuất thân là một người nghèo ít học nhờ trí khôn ngoan và tàn nhẫn, lão đã leo lên được vị trí là một đại thương gia. Lão sẵn sàng từ bỏ đứa con trai yêu quý của mình nếu như làm phật ý lão, và còn phá hoại đi mối nhân duyên của con trai lão vì lão cho rằng “ không môn đăng hộ đối”. Đồng tiền chi phối hoàn toàn con người lão và sự hãnh diện lớn nhất của lão là sự giàu có . Hy vọng lớn nhất của lão là con trai mình có thể nhờ tiền, nhờ vợ để len lỏi vào tầng lớp quý tộc.
Hai nhân vật này điều đại diện cho tầng lớp quý tộc Anh sống chà đạp lên sức lao động khổ cực của người dân lao động nghèo khổ, luôn coi trọng đồng tiền và địa vị . Họ có được vị thế trong tầng lớp thượng lưu Anh, sự giàu có và đạt được tham vọng đều thông qua mối quan hệ của cuộc hôn nhân. Cả Crawley và Osborne đều coi trọng đồng tiền và danh vọng hơn cả tình thân và tình yêu chân thật của mình.
Qua đó có thể thấy rằng vì bất cứ cách nào bất cứ giá nào để đạt được mục đích là bước chân vào giới thượng lưu con người trong tác phẩm này có thể chà đạp lên những tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ nhất.
Khát vọng tình yêu
Tình yêu là một cảm xúc thiêng liêng nhất của con người và cũng là một nguồn cảm hứng không bao giờ lụi tàn trong văn học. Tình yêu làm cho người ta thăng hoa, đắm chìm trong những cảm xúc hạnh phúc nhưng nó cũng chính là một vũ khí lợi hại.
Trong tác phẩm "Hội chợ phù hoa" của William Makepeace Thackeray, tình yêu hiện lên với hai khuynh hướng rõ nét là yêu thánh hóa và yêu thực dụng thông qua hai nhân vật nữ là Rebecca và Amelia.
Khát vọng tình yêu của Rebecca
Rebecca xuất thân trong một xã hội "xa hoa và phù phiếm", chính cái xã hội ấy đã làm tha hóa về đạo đức cũng như nhân cách con người. Sống trong môi trường đầy bụi bẩn, Rebecca không thể tránh khỏi những cám dỗ, những tham vọng , nó đã cuốn cô thiếu nữ mười bảy tuổi này vào vòng xoáy nghiệt ngã. Để thực hiện tham vọng đổi đời của mình Rebecca đã không ngần ngại đem cả tuổi xuân và tình yêu ra đánh đổi. Tình yêu đối với Rebecca chỉ là thực dụng chứ không phải là tình yêu chân thành. Với nhan sắc và sự thông minh vốn có Rebecca sẵn sàng quyến rũ bất cứ người đàn ông nào mà cô cho là lắm tiền nhiều của. Đầu tiên là Joeshp- anh trai của Amelia, cô đã "quyết định trong thâm tâm phải chiếm bằng được trái tim của anh chàng đẹp trai hộ pháp kia".
Rebecca cho rằng không có con đường nào dẫn đến thế gới thượng lưu nhanh bằng việc lấy chồng giàu có. Một khi tình yêu đã trở thành công cụ sử dụng thì khoảng cách tuổi tác đã không còn quan trọng, Rebecca không hề đắn đo trước việc lấy lão Pitt Crawley đã ngoài bảy mươi tuổi hay là lấy con trai lão- Rawdon Crawley. Cô đã không từ bỏ mọi thủ đoạn để tiếp cận và phô bày sự lẳng lơ của mình trong mọi trường hợp bất kể là với ai Joesph, Pitt Crawley, Rawdon, hay là ông anh chồng, bạn của chồng và tên hầu tước cô cũng có thể tán tỉnh nhằm để trục lợi. Chính vì cái lòng hám danh lợi quá lớn đã giết chết đi cái bản tính thiện trong con người của Rebecca- một người đàn bà đầy xảo quyệt và những dục vọng thấp hèn.
Khát vọng tình yêu của Amelia
Nếu như tình yêu đối với Rebecca là thực dụng thì Amelia là người đại diện cho khuynh hướng yêu thánh hóa và cũng là nhân vật nữ chính diện duy nhất trong tác phẩm. Cũng chính vì thế nên khi nói đến Amelia tác giả đã dùng những từ nhẹ nhàng hơn, trân trọng hơn. Dưới ngòi bút của tác giả cô luôn toát lên một vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm, đây chính là điểm thu hút biết bao người đàn ông mà trong số đó có Dobbin và George.
Amelia là một người có tâm hồn đa cảm và sâu sắc, trong tình yêu cũng vậy cô dành hết tình cảm của mình cho George, khát khao có được một cuộc sống yên bình bên người yêu, làm người phụ nữ lý tưởng của gia đình. Những tưởng tình yêu này sẽ bền chặt và vững chắc nhưng không có cái gì gọi là trọn vẹn. Tình yêu của cô và George cũng gặp nhiều sóng gió khi mà bố của George ra sức phản đối cuộc hôn nhân này bởi ông nuôi tham vọng được kết thông gia với gia đình tỷ phú, nhưng bằng tình yêu chân thành cuối cùng họ cũng kết hôn với nhau.
Hạnh phúc vẫn không trọn vẹn với đôi vợ chồng trẻ, chiến tranh ập đến Georege ra trận và hy sinh ngay trên chiến trận ấy. Amelia tội nghiệp sống trong đau khổ, cô một lòng chung thủy với người chồng đã khuất, một lòng tôn thờ tình yêu của mình.
Ngoài Amelia ra, Dobbin cũng là hiện thân cho nhân vật chính diện, là một con người sống giàu tình cảm, vị tha và cao thượng, là người vẫn luôn thầm thương trộm nhớ Amelia. Họ chính là tấm gương phản ánh cái xã hội tối tăm "phù hoa" ấy. Có thể nói những gì xuất phát từ sự chân thành luôn được đáp trả, bằng chứng dễ thấy nhất đó chính là Dobbin và Amelia, vượt qua mọi khó khăn cuối cùng họ cũng được hạnh phúc.
Riêng đối với Rebecca thì cô phải trả giá cho hành động của mình, sau mọi tính toán và dối trá thì sự thật vẫn là sự thật. Những tham vọng thấp hèn đã nhấn chìm cô trong vũng sâu của tội lỗi, mọi kế hoạch đều tan biến. Cũng giống như Thackeray đã viết "Ôi, phù hoa giả dối ! Thử ngẫm xem chúng ta trên đời này ai là người sung sướng ? Ai là người đạt được ước vọng của mình ? Ví thử đạt được chăng nữa, thì chắc đâu đã thỏa mãn ? ".
Khát vọng hạnh phúc bình dị
“ Hội chợ phù hoa” một tác phẩm xuất sắc mô tả xã hội và con người trong bối cảnh nước Anh đầu thế kỷ XIX . Tác phẩm là nét phát họa sinh động về hiện thực nước Anh đương thời, với tất cả sự hỗn độn đầy bế tắc của nó. Tuy nhiên, bên cạnh sự thoái trào đó thì vẫn tồn tại những giá trị đạo đức đáng ngợi ca, vẫn tốn tại những con người với khao khát hạnh phúc bình dị , tình yêu chân thành và lòng thủy chung son sắt. Điều này được chứng minh qua việc xây dựng hai nhân vật Amelia , Dobbin.
Amelia cô gái hiện lên trong sự thơ ngây dịu dàng của một tiểu thư con nhà giàu, luôn được bao bọc bởi nhiều người chung quanh, cô sống tình cảm, đầy mơ mộng và thủy chung. Như cái cách mà Thackeray miêu tả “ cạm bẫy và tên đạn có thể giết chết những con chim già bay lượn ngoài tổ những con chim này có thể thoát khỏi móng vuốt của bầy chim ưng lượn trên trời, hoặc bị chúng xâu xé,nhưng những con chim non trong tổ ấm thì vẫn sống một cuộc đời không thi vị nhưng êm đềm giữa những sợi lông mềm và những cọng rơm tơ êm ái , cho tới khi nào đến lượt chúng cất cánh bay bổng”
Amelia cũng chính là nhân vật lý tưởng của những người muốn có một gia đình ấm cúng bình thường, những điều ít ỏi còn lưu lại trong xã hội đương thời.
Cô không vì địa vị của một tiểu thư con nhà giàu mà trở nên kiêu ngạo, cô cũng không vì địa vị sẵn có để tạo đà cho sự thăng tiến trong giới thượng lưu. Cô đã sống trọn vẹn với những gì mình có. Hết lòng yêu Greogre, hết lòng đấu tranh cho hạnh phúc của mình,nhưng chiến tranh ập đến Amelia tội nghiệp phải sống trong đau khổ, cô vẫn một lòng chung thủy với người chồng đã khuất. Sống trong cảnh góa bụa với biết bao khó khăn nhưng cô vẫn dồn tất cả tình thương vào đứa con trai yêu quý. Đứa con trai là kết tinh tình yêu giữa cô và Geogre cũng chính là lẽ sống của cô. Với cô cuộc sống là những gì thật bình dị và trong cái xã hội đang dần thoái trào ấy thì Amelia hiện lên lung linh trong nét đẹp thánh thiện.
Hướng tới phần sáng nữa của "hội chợ" nơi mà ta có thể gặp Dobbin, người có lòng vị tha, tính tình cao thượng, giàu đức hi sinh, thẳng thắn mà tế nhị, bề ngoài mộc mạc vụng về mà thật ra sống rất tình cảm.Có tấm lòng vị tha đầy cao cả, dù yêu Amelia nhưng vẫn tác hợp cho George , âm thầm giúp đỡ nàng bằng tình yêu cao thượng,hơn nữa sau này anh ta còn chu cấp tiền cho con trai Rebecca. Dobbin tựa những chấm sáng lập lòe soi rọi tác phẩm bởi những giá trị cao đẹp bằng khát vọng sống giản đơn mà hạnh phúc.
Có thể thấy xuyên suốt tác phẩm tâm lý của cả Dobbin và Amelia hai nhân vật chính diện này đều có những nét lãng mạn vượt quá sự thực,nhưng đó cũng là cách thể hiện sự phản ứng của tác giả đối với những mẫu người đàn ông và đàn bà xấu xa, đầy dẫy trong xã hội đương thời. Sự trong sạch của họ nổi bật trên cái nền đen tối của tác phẩm.
Đâu đó trong “ Hội chợ phù hoa” là sự hỗn độn của một xã hội không lối thoát bởi những bế tắc về khát vọng sống , nhưng le lói trong cái rối rắm ấy của“ hội chợ” vẫn còn đó những con người thánh thiện, lặng lẽ sống với những ước mơ bình dị.
Sự thoái trào về đạo đức trong xã hội
Nguyên nhân
Ma lực của đồng tiền
a. Đồng tiền chi phối toàn bộ xã hội Anh đương thời.
"Hội chợ phù hoa" của William Makepeace Thackeray là một tiểu thuyết xuất sắc của nền văn học Anh nói chung và điển hình cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực nói riêng trong thế kỷ XIX. Trên cái nền của một xã hội đầy biến động về chính trị, xã hội, văn hóa …cuộc sống trở thành một mớ hỗn độn, hiện thực ngổn ngang đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự thay đổi trong các mối quan hệ của con người, cách nhìn nhận thế giới và xã hội. Biến cố lớn lao trong thời kì này đã đẩy con người đến tình trạng suy đồi đạo đức tới mức báo động, những chân giá trị bị đảo lộn phũ phàng. Thackeray đã phản ánh một cách sống động và chân thật nhất cái xã hội thời đại này vào trang viết của mình với thái độ châm biếm, đả kích. Đạo đức trong xã hội Anh đang thoái trào mạnh mẽ và nghiêm trọng, nguyên nhân sâu xa cũng không nằm ngoài mãnh lực của đồng tiền. Đồng tiền thống trị toàn bộ các mặt của đời sống, tiền tài danh vọng luôn đi cùng nhau, tiền là thước đo các giá trị giả dối, tiền làm đạo đức suy đồi. Phải nói rằng đồng tiền mạnh tới mức làm lung lay cả đạo đức thì xã hội này còn đâu những chân thật, những tình cảm cao quý thiêng liêng? Trong hơn 1200 trang Hội chợ phù hoa, chữ “tiền” xuất hiện với tầng suất dày đặc với hơn 550 chữ. Thế lực và bản chất lạnh ngắt vô tình của đồng tiền được tác giả minh họa một cách xấu xa đen tối và cũng đen tối như xã hội và tình người. Trong Hội chợ phù hoa, tình người là một khía cạnh xa xỉ, ham danh vọng là bản chất và đồng tiền là mụ phù thủy biết hô biến, thiêu sống những giá trị tốt đẹp trên ngọn lửa nhẫn tâm thành tro bụi. Sự phá hoại của đồng tiền thật khủng khiếp và thái độ tàn nhẫn của nó làm cho người đọc phải rùng mình.
b. Thế lực đồng tiền đẩy con người đến sự thoái trào đạo đức.
Đồng tiền và danh vọng ngự trị xã hội, đạo đức con người nhạt như cháo loãng tới mức để có được thứ tình cảm gọi là xa xỉ kia thì phải “tiền trao cháo múc”. Các giai cấp xã hội đua nhau leo lên cái thang tiền danh, vì họ nghĩ rằng hạnh phúc nhất là có địa vị cao quý và có thật nhiều tiền. Tiền trở về cái bản chất vốn có của nó và cái vai trò “cao cả” của nó là xây dựng nên một nền “luân lý đạo đức” mới, vừa thực tiễn lại vừa hữu ích. Khốn khổ thay cho những kẻ chỉ biết bợ đỡ, sợ hãi kẻ có tiền và địa vị. Bà Crawley được săn đón vì món tiền bảy vạn đồng bảng Anh. “Cái tài khoản kếch xù của bà ở nhà băng có thể khiến bà đi bất cứ đâu cũng được người ta trọng vọng. Mới biết nhờ tài khoản này mà giá trị của một bà quý tộc già được tăng thêm bao nhiêu phần.”. “Trong suốt thời gian “bà cụ” ở chơi gia đình bận tíu tít, nhà cửa nom sạch sẽ, ấm cúng, rộn ràng như thiết tiệc mà vào những ngày khác hầu như không bao giờ được vậy.”. Ngài Pitt Crawley giàu sụ mà keo kiệt, đến nỗi so kè từng đồng với mụ Tinko: “ Còn tiền lẻ đâu? Tôi đưa cho mụ ba xu rưỡi cơ mà? Còn tiền lẻ đâu…”. Rebecca nhận xét lão là “một người có tuổi, lùn, béo phị, thô lỗ và bẩn kinh người”, “lão “ vắt cổ chày ra nước” tức là hà tiện, bủn xỉn quá lắm”. “ Tóm lại trong giới quý tộc và nghị sĩ nước Anh, không có một người nào xảo quyệt, bần tiện, ích kỷ, ngu xuẩn, và nổi tiếng xấu xa như lão.” Ngài hầu tước Steyne đầy tiền và quyền uy. Lão Osborne là một đại diện điển hình cho loại nhân vật tham lam, lấy đồng tiền làm tiêu chuẩn. Lão nói với Dobbin: “ Muốn cho nó mỗi năm hưởng tám nghìn hoặc một vạn đồng, mà ông gọi là dọa nó? Lạy chúa, nếu cô Sawaczo ưng lấy tôi thì tôi xin kí cả hai tay. Tôi không khó tính lắm về chuyện nước da sẫm hay nhạt.”. Lão ngăn cản tình yêu của con trai mình vì Amelia là con gái một nhà phá sản không thể làm dâu nhà ông được.
Rebecca Sharp vừa háu danh lại hám lợi, cô ả sử dụng sự thông minh xảo quyệt của mình quyến rũ đàn ông có của. Cô ta ra sức quyến rũ George tới nhà đánh bạc để cúng tiền cho anh chồng trong khi đó yên trí rằng chị vợ chết mê chết mệt mình. Cô dùng tài sắc để ngoại tình với hầu tước Steyne, trước hết là để moi tiền, sau đó là để đặt nền móng bước chân vào giới thượng lưu. Đã có lúc cô ở đỉnh cao của danh vọng nhưng rồi đồng tiền cũng phản bội cô, đẩy cô ngập xuống vũng bùn. Hết lợi dụng người này, ả quay sang nịnh hót kẻ khác, tất cả chỉ vì một mục đích là có tiền tài và leo lên tầng lớp thượng lưu. “ Lúc ông Sedley đưa biếu túi tiền, Rebecca hôn tay cụ, xin phép được coi cụ là người bạn, người cha đỡ đầu thân thiết nhất trong tương lai.”. Rawdon Crawley là thằng chó đểu, cái tay cờ bạc bịp, gã sát nhân. Hai vợ chồng Becky, Rawdon không một xu dính túi, ăn chặn tiền người hầu kẻ ở, lại nợ nần chồng chất. “Hai vợ chồng tuy được nhiều người tín nhiệm, nhưng cũng có vô số văn tự nợ, riêng khoản tiền mặt thì bao giờ cũng kiết xác.”. Joe Sedley là một gã béo ục ịch lại chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình. Gã có lắm tiền nên bị Rebecca ra sức mồi chài. George Osborne nói với Amelia Sedley rằng: “ Em ơi, nếu em có hai vạn đồng hồi môn thì họ vồ vập em ngay. Họ vẫn quen được giáo dục như vậy đấy. Gia đình anh quen sống trong xã hội tiền trao cháo múc, giữa những ông chủ ngân hàng, những nhà tài phiệt lớn ở khu Xity: bất cứ người nào trong bọn họ nói chuyện với ai cũng phải xóc xóc cái túi tiền kêu sủng xoảng.” Và chàng nói với cha mình: “ sống giữa những bậc tai to mặt lớn không tiền không được.”
Ngay cả những nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm vấn đóng góp cho bức tranh những nét đen thẫm của đạo đức: anh thương binh lấy hai ghi-nê tiền chè chén sau khi đã cung cấp thông tin, gã bác sĩ mong bệnh nhân không chết để mỗi năm chặt chém hai trăm đồng, người đánh xe nhận tiền mới chịu đưa thương binh về nhà, cô hầu gái người Pháp hôi của rồi ôm tiền và kim cương trốn biệt…Ngược lại những nhân vật hầu hạ thì bị bọn quý tộc thượng lưu quỵt tiền một cách trắng trợn. Tác giả đã phải thốt lên: “Nếu người thường còn có cảm tình với đồng tiền thì những con người ưa phù hoa còn thiết tha với nó đến đâu? Thiện cảm của họ xổ ra vồ vập chào đón đồng tiền. Đồng tiền làm thức tỉnh ở họ bao tình cảm mặn mà đối với người có của đáng yêu.”. “Những chuyện tranh chấp như thế, những việc tính toán sống chết… những cuộc chiến lặng lẽ giành món chiến lợi phẩm là cái gia tài… vẫn khiến cho anh em ruột càng thêm thương mến lẫn nhau trong Hội chợ phù hoa. Chính tôi đã được biết một nhà kia, hai anh em yêu thương nhau suốt nửa thế kỉ rồi bỗng thù nhau chỉ vì một tờ giấy bạc năm đồng.” .“Thế mới biết đồng tiền thật khéo giúp người ta hòa thuận với nhau thật.”. “ bà Crawley và món tiền bảy vạn đồng kia còn có tác dụng rất hay nữa: quanh năm họ ghét nhau như đào đất đổ đi, vậy mà đến lễ giáng sinh họ lại quý nhau như vàng.”
Với tác giả, "Hội chợ phù hoa" chính là nơi toàn những chuyện ngu xuẩn, vô nghĩa lí, toàn những chuyện giả dối huênh hoang. Trong khi ấy nhà đạo đức đứng trước tấm màn sân khấu (đúng là hình ảnh của kẻ hèn này) còn đang tuyên bố rằng nhất định không chịu đội mũ đi hia, mà vẫn chỉ mặc bộ áo nhà nghề có hai tai dài của người làm trò hề; song các bạn thấy không, người ta nhìn thấy sự thật thế nào thì bắt buộc phải nói y như vậy, dầu phải khoác tấm áo choàng có đính nhạc hay đội mũ vành vểnh lên của quan lớn ; và dĩ nhiên, việc ấy sẽ đẻ ra lắm chuyện khó chịu.”
c. Đồng tiền và tình cảm thiêng liêng của con người.
Tầng lớp thượng lưu trong Hội chợ phù hoa tuy rất giàu có về mặt vật chất nhưng lại nghèo mạt về tinh thần, hay đúng hơn là giá trị tinh thần bị phá sản. Ngược lại tầng lớp trung lưu và hạ lưu tuy bần cùng nhưng những yêu thương và tư cách con người trong họ không ngừng thăng hoa tạo nên những giá trị cao đẹp. Đọc tác phẩm, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện ra những đốm sáng li ti đầy tính nhân văn, nhân đạo. Đó là tình yêu cao thượng và lặng lẽ của Dobbin dành cho Amelia Sedley suốt 12 năm đằng đẵng. Chàng thiếu tá say mê cô, thường xuyên gửi tiền và giúp đỡ cô rất nhiều khi người chồng George Osborne của cô tử trận . Rawdon trả tiền nợ cho bà Brigo, anh ta còn chu cấp hàng tháng cho con trai và Rebecca.
Đồng tiền làm Amelia phải rời xa con trai, bởi cha mẹ cô đang trong cảnh túng quẫn, cô đành trao con cho ông Osborne để đổi lấy món tiền trợ cấp hàng tháng. Điều này thể hiện sự giằng xé tâm can của một bà mẹ trước sự đầu hàng hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
Tiền trong Hội chợ phù hoa được tác giả lợi dụng triệt để để làm nổi bật lên sự thoái trào đạo đức trong xã hội. Ma lực đồng tiền thật đáng sợ, bản chất giá băng của đồng tiền làm băng hoại đạo đức trong xã hội Anh thời bấy giờ.
Định kiến giai cấp trong xã hội
Như chúng ta đã biết, ban đầu tác phẩm được đặt tên là Những bức ký họa về xã hội nước Anh (Sketches of English Society). Và “những bức ký họa” đó được xem như “bức biếm họa” của xã hội thượng lưu nước Anh lúc bấy giờ. W.M.Thackeray đã đưa người đọc vào một xã hội phân tầng với nhiều hạng người khác nhau thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau. Mỗi nhân vật trong tác phẩm là hình ảnh tiêu biểu cho mỗi tầng lớp,giai cấp và đều mang trên mình hình ảnh của chính thời đại.
• Bà Pinkerton
+ Bà Pinkerton: thuộc tầng lớp quý tộc, là người sáng lập nên trường Miss Pinkerton tại Chiswick Mall, chuyên giáo dục các cô tiểu thư con nhà dòng dõi. Có thể nói bà Pinkerton chính là hình ảnh đại diện của nền giáo dục nước Anh đương thời. Đối với các bậc phụ huynh có con theo học tại trường Miss Pinkerton thì việc nhận được những bức thư viết tay của bà quả là một niềm vinh hạnh. Họ sẽ xem đó như một vật “vô cùng đáng kính”. Nhưng tất cả cũng chỉ là “sự phô trương rởm đời”! Bà Pinkerton được mọi người trọng vọng lại là một người mà “ tiếng Pháp không biết một chữ bẻ làm đôi. Một người làm việc trong nền giáo dục nhưng lại tỏ ra thiếu công bằng. Trong khi bà tỏ ra ưu ái, đối đãi với Amelia hết thì đối với Rebecca bà ta lại “cư xử còn tệ hơn đối với bất cứ một con ở nào coi việc bếp núc” Ngòi bút châm biếm của Thackeray đã đả kích mạnh mẽ đến nền giáo dục của xã hội đương thời. Ngay cả khi con người ở trong môi trường của sự giáo dục thì họ vẫn chịu sự phân biệt về giai cấp và tầng lớp, chịu đựng những bất công trong cách đối xử…
• Nhà Crawley
-Bà già Crawley là một bà cô giàu sụ với đống tiền kếch sù hơn bảy mươi ngàn bảng của bà. Dù bà cô Crawley rất tâm đắc với Rebecca và giữ rịt lấy nàng bên mình,và dù bà cũng rất ngưỡng mộ các vụ tai tiếng và những cuộc hôn nhân dại dột của người khác, bà lại quyết không cho những vụ tai tiếng và những cuộc hôn nhân dại dột ấy xảy ra trong gia đình mình. Đối với bà Crawley, đẳng cấp chính là thước đo cho mọi mối quan hệ xã hội. Bà không cho phép một người không có địa vị xã hội, thuộc tầng lớp hạ lưu như Rebecca được phép bước chân vào gia đình quý tộc của bà.
• Gia đình Osbonre
-Ông Osbonre vốn là một người nghèo, ít học nhưng nhờ khôn ngoan và cơ hội, lão đã leo lên địa vị của một thương gia. Và khi đã trở nên giàu có, Osbonre đã trả ơn ân nhân của mình- ông Sedley-bằng sự phản bội trắng trợn. Khi nhà Sedley phá sản, khó khăn, Osbonre đã phá bỏ hôn ước giữa George và Amelia. Đây là con người vong ân, bội nghĩa, coi trọng địa vị xã hội và đồng tiền hơn tình nghĩa, luân thường đạo lý.
• Gia đình Sedley
-Ông Sedly là một thương gia giàu có, luôn được mọi người kính trọng. Nhưng sau này ông đã bị phá sản. Ông bị chính người bạn của mình bội ước và lật lọng một cách trắng trợn. Từ một thương gia giàu có ông đã bị đẩy xuống tầng lớp hạ lưu khốn khó, không còn được trọng vọng mà bị khinh khi, rẻ rúng đến tội nghiệp.
• Rebecca Sharp
Trái ngược hoàn toàn với Amelia, Rebecca được sinh ra trong một gia đình hạ lưu của xã hội. Cha của nàng là một họa sĩ dạy vẽ trong trường của bà Pinkerton. Ông sống chật vật ở thị trấn Soho và nghĩ rằng với hoàn cảnh của mình thì “cưới phăng” một người đàn bà Pháp trẻ tuổi làm vợ là tốt nhất. Rebecca không bao giờ muốn nhắc đến nghề nghiệp hèn hạ của mẹ mình. Tuy nhiên cô luôn tự hào về dòng dõi của mình- dòng họ quý tộc ở vùng Gascony. Rebecca được thừa hưởng từ mẹ của mình một giọng Pháp rất chuẩn. Vào thời bấy giờ, đó cũng được xem là một tài năng hiếm hoi. Nhờ vậy, Rebecca mới được bà Pinkerton mượn giúp việc. Rebecca có một tham vọng vô cùng to lớn đối với địa vị xã hội và tiền bạc. Đó là khát khao của cuộc đời Rebecca. Hầu như mọi điều nàng làm đều để củng cố cho địa vị của bản thân, quá lắm nữa là cho đức ông chồng Rawdon. Nàng ve vãn những quý ngài như lão quý tộc già khu Steyne để giúp chồng thăng tiến. Cô sớm có cái già dặn, cái từng trải đáng sợ của con nhà nghèo. Rebecca nói rằng mình chưa từng là con gái, ngay từ khi lên tám nàng đã là đàn bà rồi… Nàng hoàn toàn không có luân lí và cũng chẳng thiết gì lương tâm, không thể gắn bó lâu dài với một ai và dối trá một cách đầy nghệ thuật để đạt được mục đích. Để bước chân vào giới thượng lưu nàng đã phải giở mọi thủ đoạn, sử dụng triệt để đầu óc khôn ngoan đầy toan tính của chính mình. Nhưng cuối cùng, Rebecca vẫn là một người trắng tay, phải sống rày đây mai đó trong sự cô đơn và hắt hủi của mọi người.
Dưới mắt tác giả, xã hội bấy giờ dù khoác lên mình sự phồn vinh giàu có, nhưng bên trong là sự mục ruỗng, suy thoái của đạo đức, sự tính toán vị kỷ, lòng vụ lợi, thói giả nhân giả nghĩa, tính phô trương rởm đời, sự lường gạt dối trá. Con người coi trọng địa vị, giai cấp, phân biệt đối xử khinh rẻ những mảnh đời ở tầng lớp hạ lưu. Các nhân vật trong tác phẩm đều đeo đuổi quyền lực, danh vọng, sự giàu có và địa vị. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tiêu biểu cho một thói xấu, một giai cấp; mỗi người mỗi vẻ, nhưng tất cả đều mang trên mình hình ảnh của chính thời đại.
Sự thoái trào đạo đức thông qua "Hội chợ phù hoa"
Từ giữa thế kỉ 18, khuynh hướng trào phúng trở nên sắc bén, chạy dọc theo những trang văn với những tên tuổi quen thuộc như: Smolett, Janathan Swift,… Tiếng nói ấy được kế thừa, tiếp nối, phát triển mạnh mẽ và kết tinh đầy đủ hơn ở một tư tưởng vĩ đại: William Makepeace Thackeray. Dưới con mắt của một nhà đạo diễn đang nhìn xuống Hội chợ phù hoa, tác giả không chỉ tô đậm khát vọng của cuộc sống con người mà còn giáng một đòn quyết liệt vào tư tưởng, tâm lí của họ. Định kiến của giai cấp xã hội, sức hút của ma lực đồng tiền là một trong những nguyên nhân sâu xa gây nên sự thoái trào đạo đức, đó là tiếng nói phản kháng lại sự bất công trong xã hội. Với tiếng cười chua xót, cay độc ấy, Thackeray đã gián tiếp thể hiện sự phẫn nộ trong quần chúng. Đi sâu vào tính triết lí ở chủ nghĩa hiện thực này, tác giả đã mang đến cho người đọc màu sắc luân lí về đạo đức, đó là cầu nối để nhà văn đứng trên quan điểm đạo đức mà soi mói, lên án cuộc đời qua những hình tượng nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm.
Trong Hội chợ phù hoa, Thackeray đã khẳng định rằng: “hạnh phúc tối cao của cuộc đời là có địa vị sang trọng và có thật nhiều tiền; thiên hạ đang xô nhau mà quỵ lụy, bợ đỡ, sợ hãi khuất phục kẻ có của và địa vị”. Đó là lí do để chứng minh rằng: tại đây đạo đức và tài năng sớm trở thành những thứ đồ cổ bị gạt ra bên lề cuộc sống. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi trong một xã hội thương mại chỉ có đồng tiền và uy thế dòng họ là hai đối tượng được thần tượng, đề cao và thờ phụng.
Đạo đức trong Hội chợ phù hoa được khoác lên bằng một tấm áo thêu kim tuyến xa hoa, lộng lẫy; được bao bọc cẩn thận nhưng chỉ cần phủi một lớp bụi mờ, lật nhẹ tấm áo lên là cả một bức tranh suy đồi về đạo đức hiện lên rõ nét với những tình cảm đê tiện, trần truồng. Đó là thói giả nhân giả nghĩa, ích kỉ, vụ lợi, tính phô trương rởm đời, sự lừa gạt kèn cựa, hoen ố lên thứ tình cảm thiêng liêng nhất của con người: tình cha con, vợ chồng, mẹ con, bạn bè,… Tấn trò đời này được tác giả khắc họa thành công qua những nhân vật có tiếng trong xã hội thượng lưu với đầy đủ tầng lớp, giai cấp như: tầng lớp quý tộc thôn quê mà Tôn ông Pitt Crawley là đại diện, giới quý tộc ở triều đình như hầu tước Steyne , ông Osborne – một nhân vật của giai cấp tư sản, giới trí thức nhân văn qua mấy vị tu sĩ hay chỉ là một địa vị tầm thường trong xã hội như tên tuổi của Rebecca Sharp.
Sự thoái trào về đạo đức được xem như là mặt trái của Hội chợ phù hoa bởi nó có cội nguồn sâu xa từ những tên tai to mặt lớn trong triều đình. Đạo đức suy đồi từ giới đại quý tộc trong triều đình là một “điềm báo”, vẽ ra một bức tranh xã hội với những trò chơi “lí thú”.
Dưới ngòi bút của tác giả thì hầu tước Steyne hiện lên với quyền thế, có học thức, tế nhị, thông minh nhưng dục vọng to lớn, xảo quyệt, bỉ ổi, tàn nhẫn. Là trụ cột của triều đình, đại diện cho nhân cách lớn của đất nước nhưng ngay từ đầu tấm gương ấy đã nhuốm bùn đen bởi lối sống đúng tư cách của một nhà quý tộc kệch cỡm, rởm đời. Tình cảm gia đình luôn là thứ hạnh phúc thiêng liêng cao quý nhưng với ông đó lại là sự đối nghịch: đạo đức ở ông là cách đối xử tàn nhẫn khi bắt vợ con phải ăn chung với bọn đĩ rạc, bắt vợ phải tiếp nhân tình của mình lịch sự; là sự đó kị, ghét bỏ con trai bởi gia tài kếch xù kia sẽ bị chia sẻ. Trong xã hội thượng lưu ấy, Steyne được coi là kiểu mẫu, là “khuôn vàng thước ngọc” cho cách ăn ở. Nhưng chỉ bằng một câu nói với Rebecca: “nhiều khi ăn cỏ non ngoài đồng lại sướng hơn xơi cỏ khô trong chuồng ấy”, cũng đủ chứng minh rằng lấp sau sự phô trương rởm đời ấy là sự suy đồi về đạo đức đến tột độ.
Ống kính máy quay của Thackeray cũng không quên chiếu thẳng vào những tầng lớp quý tộc thôn quê mà đại biểu chính thức là Tôn ông Pitt Crawley. Cụ Pitt được trang điểm lộng lẫy với những chức vụ cao quý như: Nghị sĩ quốc hội, “Bảo an đại quan” cho một quận. Thế nhưng đức hạnh mà ông mang trong mình lại là rượu, đàn bà và kiện tụng; vật dục trở thành phương châm sống trong cuộc đời hắn. Đê tiện hơn hắn còn có thú vui đánh vợ như bổ củi, coi em ruột như quân thù. Những lời lẽ châm biếm, hài hước của Thackeray là một bộ trang điểm đẹp đẽ hơn cho cụ: “Hội chợ phù hoa...Hội chợ phù hoa! Tại đây có một thằng đọc không thông, cũng không chịu tập đọc...có những thói quen và tính xảo quyệt của một thằng biên lận, suốt đời chỉ có một lẽ sống là đi lừa vặt thiên hạ, chỉ biết đến những sở thích, những tình cảm, những thú vui bẩn thỉu, bần tiện; vậy mà không rõ tại sao hắn có đủ cả địa vị, danh vọng và quyền lực, lại là một bậc tai mặt trong xứ, cây cột trụ cả Nhà nước.”
Sự băng hoại đạo đức của cụ Pitt rơi xuống vũng bùn lầy tăm tối, nó trào ra dưới ngòi bút tác giả với đầy đủ những đức tính: “Lão thích uống rượu, văng tục, và bỡn cợt với bọn con gái nông dân. Lão không hề cho ai một đồng trinh, hoặc làm phúc đức cho ai bao giờ.... Trong giới quý tộc và giới quý tộc nghị sĩ toàn nước Anh không có một người nào xảo quyệt, bần tiện, ích kỉ, ngu xuẩn và nổi tiếng xấu xa như lão,.... Vậy nên chúng ta, những người vẫn kính trọng giới quý tộc nước Anh rất đau lòng mà bắt buộc phải công nhận đủ ngần ấy thói xấu ở một con người có tên ghi trong tập Đêbret.”
Là con đẻ của chế độ xã hội tư sản nên cả cụ Pitt và Steyne đều mang trong mình đầy đủ những phẩm chất vốn có của xã hội. Xây dựng hai nhân vật này Thackeray rung một hồi chuông cảnh báo cho giới quý tộc Anh đang trên đà phá sản về mặt tinh thần: vô tín ngưỡng, coi rẻ tôn giáo, vô tình nghĩa, bất nhân,... là bộ mặt đầy đặn, trung thực cho xã hội. Thế nhưng nực cười hơn vì bánh xe trật đường ray ấy không hề nhận ra sự lệch lạc của mình, trái lại họ tỏ ra rất thành thực, cao ngạo về tấm gương đạo đức ấy.
Đính ước của George hoàn toàn bị xóa bỏ khi bên thông gia phá sản, bởi ông cho rằng: “Lấy nó làm vợ, đẹp đẽ nhỉ! Con trai tôi, kẻ thừa kế của tôi mà lấy con gái một tên ăn mày từ cống rãnh chui lên!”. Ông sẵn sàng mua - bán hạnh phúc cho con với một cô da đen triệu phú, khi cuộc sắp đặt không thành kế sách duy nhất mà ông lựa chọn là xóa tên con trong quyển thánh kinh.
Trong "Hội chợ phù hoa" Tiền- Tình- Đạo đức đi liền nhau. Thackeray đã cho thấy rằng khi đồng tiền ngự trị trên bậc thang cao nhất của xã hội thì ắt sẽ kéo theo sựu phù phiếm về tình cảm, sự suy đồi về đạo đức.
Dạo chơi trong khu hội chợ, đi sâu vào ngõ ngách của tầng lớp dưới, William Makepeace Thackeray không quên ghi lại vẻ châm biếm, hài hước qua hình ảnh con rối Rebecca Sharp. Cô xuất thân trong một gia đình hèn nhát: bố là họa sĩ dạy vẽ ở trường học, mẹ là một vũ công người Pháp nên bị xã hội khinh rẻ. Chính nền móng giáo dục ấy đã biến cô thành người không có cơ sở đạo đức vững vàng, sớm hư hỏng trong môi trường hoen ố. Sự vô cảm trong đạo đức của cô là lấy nhan sắc, tình cảm thiêng liêng để mua bán, trao đổi lấy tiền tài và danh vọng trong xã hội.
Hội chợ phù hoa là một câu chuyện không có nhân vật chính, nhưng khi khắc họa nhân vật Rebecca tác giả đã tỉ mỉ, gia công đẽo gọt hơn để xây dựng lên bức chân dung hoàn chỉnh đại diện cho mọi thói xấu ở đời: lòng hám lợi, xảo quyệt, đầy dục vọng để hèn. Tất cả những mảnh ghép ấy được ghép lại thành bức tranh phi đạo đức trong cô. Mặt trái đạo đức của Rebecca là những cuộc tình vụng trộm với lão hầu tước Steyne mặc dù cô đã có Rawdon là chồng. Là những lời “chèo kéo mời mọc quá ngọt ngào, tha thiết và chân thành” khi mời người anh chồng về nhà chơi. “Cô ta kể chuyện cho anh chồng nghe, cô ta mơn trớn, vuốt ve tài quá, làm cho ông anh chồng mỗi ngày càng thấy sốt ruột, muốn từ giã mấy bác thầy kiện ở quán Geogre để về với phố Cowczown ngồi bên lò sưởi cháy đỏ”.
Tình cảm gia đình, mà đặc biệt là tình cảm mẹ con luôn là nét đẹp của đạo đức truyền thống. Xây dựng hình tượng nhân vật Rebecca Thackeray cũng không quên lách mũi dao phẫu thuật cho căn bệnh tình mẫu tử giữa cô với thằng bé Rawddy. Những trang văn vô cùng chân thực và xúc động qua sự cảm nhận bằng trái tim non nớt của bé Raauddy về hình ảnh người mẹ của mình là lời tuyên án đanh thép, hùng hồn cho nhân cách đạo đức của Sharp : Mỗi tuần lễ, mẹ nó chỉ lên gác thăm nó độ 1,2 lần. Vào thăm con mà trông cô ta như là “người mẫu trong tiệm trưng bày áo phụ nữ”, miệng cười thật tươi, áo xống, bao tay và giầy mới tinh thật đẹp... Trước mặt thằng bé ,mẹ nó là một nhân vật thần tiên, cao xa hơn bố nó nhiều, cao xa hơn tất cả mọi người...phải đứng xa xa mà chiêm ngưỡng và thờ phụng”. Với Rawley cái ảo ảnh đẹp đẽ của tình mẫu tử đã phai mờ trong trí nhớ lâu rồi. Có đến gần 2 năm, mẹ nó hầu như không nói với nó câu nào. Trái tim thằng bé vỡ ra từng mảnh với những lời thú nhận tội nghiệp: “ Tại sao em lại không được nghe má hát ? Sao không bao giờ má hát cho em nghe? Sao má chỉ hát cho cái ông đầu hói răng to tướng kia nghe thôi?”. Hay sự biến sắc của thằng bé khi được mẹ hôn: “đỏ tía cả hai tai, chân tay run lẩy bẩy” cùng lời thú nhận ngây thơ: “ở nhà má có bao giờ hôn con đâu hở má”...Tất cả đã bện chặt hơn cho ngọn lửa tố cáo sự xuống cấp của đạo đức trong xã hội đương thời, là lời khai chân xác cho sự thoái trào đạo đức trong tâm hồn Rebecca.
Con đường đạo đức mà Rebecca chọn cuối cùng được đánh đổi tương xứng bằng sự ra về tay trắng: không hạnh phúc gia đình, không tiền bạc, địa vị. Qua những bức chân dung góc cạnh, Thackeray đã chứng minh cho người đọc thấy được chính thói phù hoa trong xã hội đã gạn sạch, vắt kiệt những phần tốt đẹp trong nhân cách đạo đức, để lại những vẩn đục trong tâm hồn con người. Đó là nét tâm lí như những thói hư tật xấu muôn thuở trong xã hội. Đứng trên quan điểm đạo đức để nhìn cuộc đời là một điểm nhìn đắt giá của tác giả; qua đó gián tiếp lên án, tố cáo mạnh mẽ những tầng lớp đang chễm chệ ngồi trên cổ quần chúng nhân dân lao động mà hưởng thụ. “Mặt trái đời” được vạch ra trong những chi tiết tưởng chừng như hài hước, nhưng triết lí sâu xa mà Thackeray muốn gửi gắm là bài học luân lí về đạo đức, lối sống cho con người rằng: đạo đức là một nét đẹp trong tâm hồn của con người, vì vậy cần phải sống đúng với phần “người” của mình.
Bên cạnh ngòi bút tự trào nhằm lên án, phê phán sự suy đồi về nhân phẩm đạo đức William Makeppeace Thackeray còn dành những trang văn thấm đượm tư tưởng, tình cảm cao quý như: tình mẹ con, bạn bè, lòng chung thủy,…. Tác giả đã sắc nét khi miêu tả tình mẹ con của Rebecca bao nhiêu thì càng khéo léo, tinh tế khi diễn tả tình mẫu tử của Amelia bấy nhiêu. Với nàng: “phải xa con một ngày trời, phải giao phó con cho ngọn roi của ông giáo và để cho lũ bạn trêu chọc, người mẹ yếu đuối, dễ động tâm ấy cũng đau khổ như khi phải cai sữa cho thằng bé”.
Khuất lấp sau sự nhơ nhớp của vũng bùn lầy, xã hội còn ánh lên những ánh hào quang với những tâm hồn cao thượng. Đó là vẻ thùy mị, trung hậu của Amelia; là sự thẳng thắn, chung thủy, giàu lòng vị tha, đức hi sinh, của chàng Dobbin. Vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của hai nhân vật là một điểm gặp gỡ duy nhất về đạo đức trong quan điểm của quần chúng ở xã hội thượng lưu lúc bấy giờ.
Như vậy, căn bệnh tinh thần của giới thượng lưu nước Anh đã được Thackeray xác định rõ trong Hội chợ phù hoa. Để chữa được căn bệnh ấy không chỉ cần những liều thuốc của tác giả mà quan trọng hơn là sự chỉnh đốn lại lối sống trong tinh thần của mỗi người.
Nghệ thuật
Bằng ngòi bút sắc sảo và tài năng nghệ thuật bậc thầy trong việc xây dựng các hình tượng nhân vật, diễn biến tâm lí và sử dụng ngôn từ, “Hội chợ phù hoa” xứng đáng là một trong những tác phẩm văn học xuất sắc về nội dung và nghệ thuật của nền văn học Anh và cả nền văn học thế giới.
Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật.
Đi sâu vào tác phẩm, ta nhận ra nét độc đáo trong cách xây dựng nhân vật điển hình của Thackeray. Ông dựng cảnh và người với mục đích luân lý rõ ràng: trước khi lựa chọn chi tiết nào để miêu tả, ông đã có thái độ hoặc tán thành hoặc đả kích, và những mẩu đối thoại, những hành động của nhân vật chỉ là những phương tiện buộc ta phải đồng tình với tác giả,phác họa những nét tâm lý phức tạp thành công, vì thế mà hình ảnh nhân vật của ông khắc sâu vào tâm trí người đọc.
Thackeray đã xây dựng một loạt hình ảnh châm biếm về các ông chủ "đán kính" nước Anh, đó là quí tộc đại thần ở triều đình, quí tộc địa chủ ở nông thôn, các nhà tư bản, nghị sĩ, ngoại giao, giáo sĩ. sĩ quan v.v… Sự miêu tả này khách quan dẫn tới kết luận về tình trạng thối nát chung của các tầng lớp thống trị, về tính đê tiện, tàn nhẫn của giới tư bản, một hội chợ to lớn, hỗn tạp, nơi tất cả đều là vật mua bán. Tác phẩm làm toát lên sức mạnh phê phán, ý nghĩa khái quát, nghệ thuật châm biếm sâu cay.
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong “hội chợ phù hoa”
Thackeray hay xen vào việc miêu tả những lời phẩm bình của mình. Ẩn dưới những lời trào phúng nhẹ nhàng là những ý tứ kín đáo bắt ta phải suy nghĩ mới hiểu hết được. Giọng châm biếm càng nghiêm trang bao nhi?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Bút pháp của tác giả không đơn điệu, rất uyển chuyển, lời văn có khi mộc mạc giản dị, có lúc tinh tế cầu kỳ, có khi sôi nổi, nhiệt tình, có lúc lạnh lùng khách quan, có khi đẹp đẽ thanh tao, có lúc thô bạo, tàn nhẫn... Có thể nói, khi mổ xẻ những ung nhọt của xã hội, ông có cái táo bạo, lạnh lùng của nhà giải phẫu, nhưng trong những đoạn văn trữ tình, ông cũng có cái nâng niu tế nhị của người tỉa lá trồng hoa.
Với con mắt quan sát tinh tế, tác giả lách mũi dao giải phẫu của mình vào tâm lý nhiều hạng người, làm bật ra những nét đặc sắc, khám phá được ngòi bút biếm họa của tác giả tô đậm thêm với những nét sắc sảo.
Trong nhiều đoạn văn đầy nhiệt tình, ông cũng ca tụng những tình cảm cao quý như tình cha con, tình mẹ con, tình bè bạn, lòng chung thủy v.v... Đứng trước cảnh đời xấu xa, ông chưa mất hết lòng tin đối với bản chất tốt đẹp của con người và điều này được chứng minh qua việc xây dựng hai nhân vật Amelia và Dobbin.
3. Một số mặt hạn chế về nội dung và nghệ thuật trong “Hội chợ phù hoa”
Thackeray xen vào khá nhiều những lời bình luận ngoại đề, làm chậm nhịp độ kể chuyện, ở một số đoạn, chúng có thể làm lỏng kết cấu chuyện.
Giọng văn mỉa mai khiến cho những đoạn bình luận ngoại đề giảm tính chất trữ tình, chủ quan vốn có và đó cũng là nguyên nhân giải thích sự có mặt của các nhân vật có phần lạc lõng trong tác phẩm.
Do không liên hệ với các phong trào tiến bộ của thời đại, nên trong tác phẩm, Thackeray đã thuyết giáo, tìm cứu cánh ở những con người, ở những nguyên lý đạo đức mà chính ông chế giễu, và dường như chính ông cũng chưa có ý thức rõ ràng khi đứng về phía quần chúng để đả kích giai cấp thống trị.
Về mặt bố cục của tác phẩm, sự việc tiến lui có hơi khuất khúc; người đọc theo dõi câu chuyện đôi khi có phần khó khăn. Cũng có một số đoạn văn rườm rà, vì những suy tưởng triết lý kéo ta đi lan man, và những lời thuyết lý của tác giả nhiều khi khiến cho trang sách trở thành nặng nề.
Với con mắt quan sát tinh tế, tác giả lách mũi dao giải phẫu của mình vào tâm lý nhiều hạng người, làm bật ra những nét đặc sắc, khám phá được ngòi bút biếm họa của tác giả tô đậm thêm với những nét sắc sảo.
Trong nhiều đoạn văn đầy nhiệt tình, ông cũng ca tụng những tình cảm cao quý như tình cha con, tình mẹ con, tình bè bạn, lòng chung thủy v.v... Đứng trước cảnh đời xấu xa, ông chưa mất hết lòng tin đối với bản chất tốt đẹp của con người và điều này được chứng minh qua việc xây dựng hai nhân vật Amelia và Dobbin.
3. Một số mặt hạn chế về nội dung và nghệ thuật trong “Hội chợ phù hoa”
Thackeray xen vào khá nhiều những lời bình luận ngoại đề, làm chậm nhịp độ kể chuyện, ở một số đoạn, chúng có thể làm lỏng kết cấu chuyện.
Giọng văn mỉa mai khiến cho những đoạn bình luận ngoại đề giảm tính chất trữ tình, chủ quan vốn có và đó cũng là nguyên nhân giải thích sự có mặt của các nhân vật có phần lạc lõng trong tác phẩm.
Do không liên hệ với các phong trào tiến bộ của thời đại, nên trong tác phẩm, Thackeray đã thuyết giáo, tìm cứu cánh ở những con người, ở những nguyên lý đạo đức mà chính ông chế giễu, và dường như chính ông cũng chưa có ý thức rõ ràng khi đứng về phía quần chúng để đả kích giai cấp thống trị.
Về mặt bố cục của tác phẩm, sự việc tiến lui có hơi khuất khúc; người đọc theo dõi câu chuyện đôi khi có phần khó khăn. Cũng có một số đoạn văn rườm rà, vì những suy tưởng triết lý kéo ta đi lan man, và những lời thuyết lý của tác giả nhiều khi khiến cho trang sách trở thành nặng nề.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Đúng là trong xhcn vc, phân tích truyện, thơ gì cũng đưa giai cấp vào.
ivivi
Hội chợ phù hoa
Vĩ Như
Để hiểu về văn hoá xã hội của một quốc gia trong một thời điểm cụ thể, cách tốt nhất là ta nên nghiên cứu những tác phẩm văn học điển hình của thời kì đó. Bởi vì dưới con mắt soi xét của các nhà thơ, nhà văn, xã hội như được miêu tả một cách chân thực, chi tiết, đồng thời họ cũng có thái độ khách quan và nhiệt tình khi phê phán những thói hư, tật xấu, những sự bất công trong xã hội. Đặc biệt là với những tác phẩm của các tác gia lớn trong nền văn học hiện thực phê phán Anh, chúng có một tầm khái quát rộng lớn và phản ánh khá toàn diện xá hội nước Anh đương thời.
Từ số phận hẩm hiu của một cậu bé mồ côi, đến người phụ nữ trong xã hội tư sản quý tộc, từ tình trạng nghèo khổ của nhân dân lao động đến sự suy đồi về tình cảm, đạo đức và lối sống của tầng lớp thống trị. Tất cả như đuợc miêu tả chân thực và sống động trong các tác phẩm văn học thời kì đó. Với W.M.Thackeray, bức tranh về xã hội và con người Anh được phác họa rõ nét thông qua kiệt tác Hội chợ phù hoa.
Vài nét về tác giả
William Makepeace Thackeray (1811 – 1863), ông được sinh ra tại Calcutta, Ấn Độ - thuộc địa của nước Anh lúc bấy giờ. Cha ông là viên chức của một công ty Đông Ấn, giữ chức tài phán uỷ viên. Năm ông được 4 tuổi thì cha ông qua đời, ông được đưa về Anh sống và được gửi vào học ở Southampton rồi Chiswick Mall, Charterhouse. Lối giáo dục nghiệt ngã nơi đây, roi vọt, những hình phạt ở trường học đã ám ảnh ông, khiến ông có lần bỏ trốn. Điều này cũng trở thành tình tiết nguyên mẫu mà ông đưa vào chương đầu trong kiệt tác Hội chợ phù hoa của mình.
Sau đó, ông vào học trường Trinity, thuộc Cambrigde nhưng nhận thấy sự khô khan, khó tiếp xúc nên cũng bỏ ngang rồi đi du lịch khắp nơi. Khi ông về nước, với món tiền 20.000 bảng do cha để lại, Thackery sống một đời sống thượng lưu, cờ bạc rượu chè, đầu tư vào tờ báo “Chuẩn mực quốc gia” nhưng tờ báo này sớm đóng cửa vào số tiền cha ông để lại cũng không còn. Từ đó, ông bắt đầu tự lo cho cuộc sống bằng việc học hội hoạ ở Paris và trở thành hoạ sĩ vẽ tranh biếm hoạ cho một số tờ báo.
Năm 1836, ông lấy một cô gái Ailen nghèo làm vợ. Sau khi sinh được ba người con (một trong số đó đã qua đời khi chưa đầy tuổi), thì vợ ông bị bệnh tâm thần. Ông tìm mọi phương pháp chữa trị cho vợ nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Ông làm việc rất nhiều, đi thăm Ailen, đến phương Đông, sang Mỹ giảng bài. Năm 1863, ông qua đời đột ngột vì xuất huyết não ở Kensington khi đang viết dở dang cuốn Denis Duval.
Về sự nghiệp, các sáng tác của Thackeray có tính chất khá thuần nhất. Ông viết nhiều thể loại, kí hoạ, phê bình, tiểu luận, cả truyện thiếu nhi và truyện lịch sử nhưng nhìn chung các tác phẩm của ông đều mang tính châm biếm, nhằm đả kích xã hội tư sản quý tộc ở Anh đương thời. Có thể nhắc đến tên tuổi của Thackeray với một số tác phẩm sau:
- Tập lý hoạ xứ Ailen (1843)
- Từ Cornhill tới Cairo (1846)
- Hội chợ phù hoa (1848)
- Cuốn sách của các vị thời thượng (1848)
- Truyện Pendennis (1848 – 1850)
- Lịch sử về Henry Esmond (1852)
- Gia đình Newcome (1853 - 1855)
- Chiếc nhẫn và bông hồng (1855)
- Những cuộc phiêu lưu của Philip (1862)
Trong đó, Truyện Pendennis, Gia đình Newcome, Những cuộc phiêu lưu của Philip được xem là ba cuốn trong bộ ba Truyện Pendennis.
Tóm tắt tác phẩm
Tiểu thuyết Hội chợ phù hoa mở đầu bằng ngày tốt nghiệp của Amelia Sedley và Rebecca Sharp từ trường Chiswick Mall. Amelia (Emmy) là con gái một thương gia giàu có, lớn lên với cuộc sống giàu sang sung sướng, nàng có tính cách nhân hậu, đoan trang, hiền lành và đa cảm. Với gia thế của nàng nên tại trường Mall, nàng được trọng vọng, quý mến. Trong khi đó, Rebecca (Becky) lại xuất thân từ gia đình tầm thường, cha là hoạ sĩ, lại say sưa nghiện ngập, mẹ là một vũ công, không có vốn liếng. Với sự tinh ranh và ương ngạnh, Rebecca không được lòng nhà trường. Ngày tốt nghiệp, Amelia trở về nhà với tương lai rộng mở, còn Rebecca phải bắt đầu cuộc sống tự lập bằng nghề gia sư cho một gia đình quý tộc vùng quê.
Trong hoàn cảnh đó, ngay từ khi còn nhỏ Rebecca đã dự tính cho tương lai của mình với hi vọng được đổi đời. Lợi dụng những gì mình có, sự khôn khéo, vẻ đẹp quyến rũ, khả năng sử dụng tiếng Pháp thành thạo, cô đã lập ra nhiều kế hoạch để tiếp cận với các chàng trai trong giới quý tộc để hoà nhập vào cuộc sống thượng lưu.
Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch bước chân vào giới thượng lưu của Rebecca là anh trai của Amelia – Joeseph Sedley. Kế hoạch không thành, cô vào làm gia sư cho gia đình quý tộc Pitt Crawley. Đây là một gia đình phức tạp và hỗn loạn, gồm một tay quý tộc lố bịch, hám gái và hai cậu con trai: Pitt Crawley và Rawdon Crawley. Rawdon là một người dốt, thích ăn diện, cờ bạc nhưng lại được lòng bà cô già giàu sụ Crawley và còn được cô muốn cho cho cả gia tài. Rebecca thấy bà cô của Rawdon giàu có thì cũng tìm cách tiếp cận, cậu Rawdon cũng thích Rebecca nên thường xuyên gặp gỡ khi cô đang ở tại nhà của bà cô. Bất ngờ, bà Crawley (mẹ của Rawdon) mất. Thì ngay sau đó, ngài Pitt đã ngỏ ý cưới Rebecca. Nhưng nàng đã từ chối với lý do là nàng đã có chồng và người đó chính là cậu con Rawdon. Với danh tiếng dòng họ Crawley, Rebecca đã trở thành mệnh phụ quý tộc đài các, sống nhàn nhã, xa hoa bằng đủ thứ mánh khoé, thủ đoạn.
Về phần Amelia, sau khi ra trường với gia thế giàu có, vẻ đẹp đoan trang hiền dịu nên nàng trở thành mục tiêu chú ý của nhiều chàng trai, trong đó có William Doblin và George Osborne mặc dù tình cảm của Amelia đã dành hết cho George. Mặc dù bố của George luôn muốn con trai mình cưới một cô gái tỉ phú da đen nên phản đối kịch liệt. Cuối cùng George và Amelia cũng kết hôn với nhau với sự giúp đỡ của Dobbin. Hai đôi vợ chồng trẻ ( Rawdon – Rebecca; George – Amelia) gặp lại nhau. Trước sức quyến rũ của Rebecca, George và Rebecca đã nhiều lần hò hẹn nhưng Amelia và Rawdon đều không hay biết.
Chiến tranh bùng nổ, George và Rawdon cùng ra trận. George tử trận còn Rawdon trở về sau chiến tranh chấm dứt, được thăng hàm thiếu tá. Hai vợ chồng Rawdon đến Paris chơi. Tại đây, họ quen biết được rất nhiều người trong giới thượng lưu và bắt đầu sống những ngày tháng xa hoa, có một con trai là Rawdy. Cô kiếm tiền bằng cách quyến rũ bọn hám sắc, trong đó có lão quý tộc Lord Steyne. Sự việc đổ vỡ, Rawdon dứt tình với vợ và đi Coventry nhận nhiệm vụ mới của chính phủ. Đứa con trai Rawdy được nuôi dưỡng bởi vợ chồng Pitt Crawley.
Còn gia đình của ông Sedley bị phá sản, lâm vào hoàn cảnh túng thiếu nên đành lòng để con trai là Georgy về ở hẳn với ông nội mong nó được sống sung sướng và được học hành. Amelia dành cả ngày chăm sóc cha mẹ già và tôn thờ hình ảnh quá cố của chồng. Sau khi ông Osborne qua đời, để lại phân nửa gia sản cho cháu nội Geogry và chu cấp cho Amelia trở lại cuộc sống sung túc như trước.
Về Rebecca, sau khi bị hất ra khỏi giới thượng lưu, bị chồng dứt tình, con trai không nhìn mặt mẹ, cô đi hết nơi này đến nơi khác nhưng luôn bị khinh miệt, xa lánh. Cuối cùng gặp lại Amelia và được giúp đỡ. Sau đó, Rebecca muốn lấy Joeseph nhưng không may anh ta qua đời, con trai Rawdy vẫn trợ cấp cho cô đều đặn nhưng không nhìn mẹ, chồng cũ là Rawdon cũng mất tại đảo Coventry vì bệnh. Amelia và Dobbin đến với nhau, sống một cuộc sống hạnh phúc, có một con gái là Janey, về ở gần và dần thân thiết gia đình Crawley.
Nhận xét
Viết Hội chợ phù hoa, Willam Makepcace Thackeray có một thái độ phủ định rõ rệt đối với chế độ phong kiến tư bản tàn bạo và thối nát. Ngòi bút châm biếm của tác giả đã phơi bày mọi thứ lố lăng, phù hoa và giả dối của xã hội thượng lưu nước Anh. Ẩn sau những thứ phù phiếm ấy là tất cả sự xấu xa đê tiện: giả nhân, giả nghĩa tính toán vụ lợi, cạnh tranh lường gạt... Giá trị căn bản của tác phẩm là ở chỗ đã cung cấp được những tài liệu phong phú, những chân dung tiêu biểu về một cuộc sống mà đồng tiền đang ngự trị. Tác phẩm cũng thấm đẫm màu sắc lịch sử và đặc biệt thành công trong những trang dựng lại cảnh sinh hoạt của nước Anh.
Hội chợ phù hoa đánh dấu cuộc cách mạng của tiểu thuyết Anh thế kỷ XIX trong việc rời bỏ hình thức của tiểu thuyết luận đề để hướng sang tiểu thuyết lấy việc miêu tả xã hội làm trọng tâm. Tác phẩm ghi nhận tài năng xuất sắc của Thackeray trong việc xây dựng những nhân vật điển hình. Phần lớn các nhân vật của ông đều được khai thác ở những nét tâm lý phong phú, đa dạng nhưng tính chất lại tập trung. Bút pháp châm biếm của ông cũng không đơn điệu mà rất uyển chuyển, đặc biệt là những lời bình xen vào giữa những đoạn văn miêu tả là phần cấu thành không thể tách rời của tác phẩm.
ivivi
Hội chợ phù hoa
Vĩ Như
Để hiểu về văn hoá xã hội của một quốc gia trong một thời điểm cụ thể, cách tốt nhất là ta nên nghiên cứu những tác phẩm văn học điển hình của thời kì đó. Bởi vì dưới con mắt soi xét của các nhà thơ, nhà văn, xã hội như được miêu tả một cách chân thực, chi tiết, đồng thời họ cũng có thái độ khách quan và nhiệt tình khi phê phán những thói hư, tật xấu, những sự bất công trong xã hội. Đặc biệt là với những tác phẩm của các tác gia lớn trong nền văn học hiện thực phê phán Anh, chúng có một tầm khái quát rộng lớn và phản ánh khá toàn diện xá hội nước Anh đương thời.
Từ số phận hẩm hiu của một cậu bé mồ côi, đến người phụ nữ trong xã hội tư sản quý tộc, từ tình trạng nghèo khổ của nhân dân lao động đến sự suy đồi về tình cảm, đạo đức và lối sống của tầng lớp thống trị. Tất cả như đuợc miêu tả chân thực và sống động trong các tác phẩm văn học thời kì đó. Với W.M.Thackeray, bức tranh về xã hội và con người Anh được phác họa rõ nét thông qua kiệt tác Hội chợ phù hoa.
Vài nét về tác giả
William Makepeace Thackeray (1811 – 1863), ông được sinh ra tại Calcutta, Ấn Độ - thuộc địa của nước Anh lúc bấy giờ. Cha ông là viên chức của một công ty Đông Ấn, giữ chức tài phán uỷ viên. Năm ông được 4 tuổi thì cha ông qua đời, ông được đưa về Anh sống và được gửi vào học ở Southampton rồi Chiswick Mall, Charterhouse. Lối giáo dục nghiệt ngã nơi đây, roi vọt, những hình phạt ở trường học đã ám ảnh ông, khiến ông có lần bỏ trốn. Điều này cũng trở thành tình tiết nguyên mẫu mà ông đưa vào chương đầu trong kiệt tác Hội chợ phù hoa của mình.
Sau đó, ông vào học trường Trinity, thuộc Cambrigde nhưng nhận thấy sự khô khan, khó tiếp xúc nên cũng bỏ ngang rồi đi du lịch khắp nơi. Khi ông về nước, với món tiền 20.000 bảng do cha để lại, Thackery sống một đời sống thượng lưu, cờ bạc rượu chè, đầu tư vào tờ báo “Chuẩn mực quốc gia” nhưng tờ báo này sớm đóng cửa vào số tiền cha ông để lại cũng không còn. Từ đó, ông bắt đầu tự lo cho cuộc sống bằng việc học hội hoạ ở Paris và trở thành hoạ sĩ vẽ tranh biếm hoạ cho một số tờ báo.
Năm 1836, ông lấy một cô gái Ailen nghèo làm vợ. Sau khi sinh được ba người con (một trong số đó đã qua đời khi chưa đầy tuổi), thì vợ ông bị bệnh tâm thần. Ông tìm mọi phương pháp chữa trị cho vợ nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Ông làm việc rất nhiều, đi thăm Ailen, đến phương Đông, sang Mỹ giảng bài. Năm 1863, ông qua đời đột ngột vì xuất huyết não ở Kensington khi đang viết dở dang cuốn Denis Duval.
Về sự nghiệp, các sáng tác của Thackeray có tính chất khá thuần nhất. Ông viết nhiều thể loại, kí hoạ, phê bình, tiểu luận, cả truyện thiếu nhi và truyện lịch sử nhưng nhìn chung các tác phẩm của ông đều mang tính châm biếm, nhằm đả kích xã hội tư sản quý tộc ở Anh đương thời. Có thể nhắc đến tên tuổi của Thackeray với một số tác phẩm sau:
- Tập lý hoạ xứ Ailen (1843)
- Từ Cornhill tới Cairo (1846)
- Hội chợ phù hoa (1848)
- Cuốn sách của các vị thời thượng (1848)
- Truyện Pendennis (1848 – 1850)
- Lịch sử về Henry Esmond (1852)
- Gia đình Newcome (1853 - 1855)
- Chiếc nhẫn và bông hồng (1855)
- Những cuộc phiêu lưu của Philip (1862)
Trong đó, Truyện Pendennis, Gia đình Newcome, Những cuộc phiêu lưu của Philip được xem là ba cuốn trong bộ ba Truyện Pendennis.
Tóm tắt tác phẩm
Tiểu thuyết Hội chợ phù hoa mở đầu bằng ngày tốt nghiệp của Amelia Sedley và Rebecca Sharp từ trường Chiswick Mall. Amelia (Emmy) là con gái một thương gia giàu có, lớn lên với cuộc sống giàu sang sung sướng, nàng có tính cách nhân hậu, đoan trang, hiền lành và đa cảm. Với gia thế của nàng nên tại trường Mall, nàng được trọng vọng, quý mến. Trong khi đó, Rebecca (Becky) lại xuất thân từ gia đình tầm thường, cha là hoạ sĩ, lại say sưa nghiện ngập, mẹ là một vũ công, không có vốn liếng. Với sự tinh ranh và ương ngạnh, Rebecca không được lòng nhà trường. Ngày tốt nghiệp, Amelia trở về nhà với tương lai rộng mở, còn Rebecca phải bắt đầu cuộc sống tự lập bằng nghề gia sư cho một gia đình quý tộc vùng quê.
Trong hoàn cảnh đó, ngay từ khi còn nhỏ Rebecca đã dự tính cho tương lai của mình với hi vọng được đổi đời. Lợi dụng những gì mình có, sự khôn khéo, vẻ đẹp quyến rũ, khả năng sử dụng tiếng Pháp thành thạo, cô đã lập ra nhiều kế hoạch để tiếp cận với các chàng trai trong giới quý tộc để hoà nhập vào cuộc sống thượng lưu.
Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch bước chân vào giới thượng lưu của Rebecca là anh trai của Amelia – Joeseph Sedley. Kế hoạch không thành, cô vào làm gia sư cho gia đình quý tộc Pitt Crawley. Đây là một gia đình phức tạp và hỗn loạn, gồm một tay quý tộc lố bịch, hám gái và hai cậu con trai: Pitt Crawley và Rawdon Crawley. Rawdon là một người dốt, thích ăn diện, cờ bạc nhưng lại được lòng bà cô già giàu sụ Crawley và còn được cô muốn cho cho cả gia tài. Rebecca thấy bà cô của Rawdon giàu có thì cũng tìm cách tiếp cận, cậu Rawdon cũng thích Rebecca nên thường xuyên gặp gỡ khi cô đang ở tại nhà của bà cô. Bất ngờ, bà Crawley (mẹ của Rawdon) mất. Thì ngay sau đó, ngài Pitt đã ngỏ ý cưới Rebecca. Nhưng nàng đã từ chối với lý do là nàng đã có chồng và người đó chính là cậu con Rawdon. Với danh tiếng dòng họ Crawley, Rebecca đã trở thành mệnh phụ quý tộc đài các, sống nhàn nhã, xa hoa bằng đủ thứ mánh khoé, thủ đoạn.
Về phần Amelia, sau khi ra trường với gia thế giàu có, vẻ đẹp đoan trang hiền dịu nên nàng trở thành mục tiêu chú ý của nhiều chàng trai, trong đó có William Doblin và George Osborne mặc dù tình cảm của Amelia đã dành hết cho George. Mặc dù bố của George luôn muốn con trai mình cưới một cô gái tỉ phú da đen nên phản đối kịch liệt. Cuối cùng George và Amelia cũng kết hôn với nhau với sự giúp đỡ của Dobbin. Hai đôi vợ chồng trẻ ( Rawdon – Rebecca; George – Amelia) gặp lại nhau. Trước sức quyến rũ của Rebecca, George và Rebecca đã nhiều lần hò hẹn nhưng Amelia và Rawdon đều không hay biết.
Chiến tranh bùng nổ, George và Rawdon cùng ra trận. George tử trận còn Rawdon trở về sau chiến tranh chấm dứt, được thăng hàm thiếu tá. Hai vợ chồng Rawdon đến Paris chơi. Tại đây, họ quen biết được rất nhiều người trong giới thượng lưu và bắt đầu sống những ngày tháng xa hoa, có một con trai là Rawdy. Cô kiếm tiền bằng cách quyến rũ bọn hám sắc, trong đó có lão quý tộc Lord Steyne. Sự việc đổ vỡ, Rawdon dứt tình với vợ và đi Coventry nhận nhiệm vụ mới của chính phủ. Đứa con trai Rawdy được nuôi dưỡng bởi vợ chồng Pitt Crawley.
Còn gia đình của ông Sedley bị phá sản, lâm vào hoàn cảnh túng thiếu nên đành lòng để con trai là Georgy về ở hẳn với ông nội mong nó được sống sung sướng và được học hành. Amelia dành cả ngày chăm sóc cha mẹ già và tôn thờ hình ảnh quá cố của chồng. Sau khi ông Osborne qua đời, để lại phân nửa gia sản cho cháu nội Geogry và chu cấp cho Amelia trở lại cuộc sống sung túc như trước.
Về Rebecca, sau khi bị hất ra khỏi giới thượng lưu, bị chồng dứt tình, con trai không nhìn mặt mẹ, cô đi hết nơi này đến nơi khác nhưng luôn bị khinh miệt, xa lánh. Cuối cùng gặp lại Amelia và được giúp đỡ. Sau đó, Rebecca muốn lấy Joeseph nhưng không may anh ta qua đời, con trai Rawdy vẫn trợ cấp cho cô đều đặn nhưng không nhìn mẹ, chồng cũ là Rawdon cũng mất tại đảo Coventry vì bệnh. Amelia và Dobbin đến với nhau, sống một cuộc sống hạnh phúc, có một con gái là Janey, về ở gần và dần thân thiết gia đình Crawley.
Nhận xét
Viết Hội chợ phù hoa, Willam Makepcace Thackeray có một thái độ phủ định rõ rệt đối với chế độ phong kiến tư bản tàn bạo và thối nát. Ngòi bút châm biếm của tác giả đã phơi bày mọi thứ lố lăng, phù hoa và giả dối của xã hội thượng lưu nước Anh. Ẩn sau những thứ phù phiếm ấy là tất cả sự xấu xa đê tiện: giả nhân, giả nghĩa tính toán vụ lợi, cạnh tranh lường gạt... Giá trị căn bản của tác phẩm là ở chỗ đã cung cấp được những tài liệu phong phú, những chân dung tiêu biểu về một cuộc sống mà đồng tiền đang ngự trị. Tác phẩm cũng thấm đẫm màu sắc lịch sử và đặc biệt thành công trong những trang dựng lại cảnh sinh hoạt của nước Anh.
Hội chợ phù hoa đánh dấu cuộc cách mạng của tiểu thuyết Anh thế kỷ XIX trong việc rời bỏ hình thức của tiểu thuyết luận đề để hướng sang tiểu thuyết lấy việc miêu tả xã hội làm trọng tâm. Tác phẩm ghi nhận tài năng xuất sắc của Thackeray trong việc xây dựng những nhân vật điển hình. Phần lớn các nhân vật của ông đều được khai thác ở những nét tâm lý phong phú, đa dạng nhưng tính chất lại tập trung. Bút pháp châm biếm của ông cũng không đơn điệu mà rất uyển chuyển, đặc biệt là những lời bình xen vào giữa những đoạn văn miêu tả là phần cấu thành không thể tách rời của tác phẩm.
Last edited by LDN on Fri May 06, 2022 2:30 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
ivivi
Tính hiện thực trong tác phẩm Hội chợ phù hoa
Vĩ Như
Hội chợ phù hoa đánh dấu cuộc cách mạng của tiểu thuyết Anh thế kỷ XIX trong việc rời bỏ hình thức của tiểu thuyết luận đề để hướng sang tiểu thuyết lấy việc miêu tả xã hội làm trọng tâm. Tác phẩm ghi nhận tài năng xuất sắc của Thackeray trong việc xây dựng những nhân vật điển hình. Phần lớn các nhân vật của ông đều được khai thác ở những nét tâm lý phong phú, đa dạng nhưng tính chất lại tập trung. Bút pháp châm biếm của ông cũng không đơn điệu mà rất uyển chuyển, đặc biệt là những lời bình xen vào giữa những đoạn văn miêu tả là phần cấu thành không thể tách rời của tác phẩm
Cách nhìn của tác giả về xã hội thượng lưu
Những nhân tố cấu thành xã hội thượng lưu
Nước Anh vào thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất về nhiều lĩnh vực đặt biệt là giai đoạn trị vì của nữ hoàng Victoria. Trước đó, cuộc Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đã đưa nước Anh tiến một bước khổng lồ, trở thành một quốc gia giàu có trên thế giới. Cuộc cách mạng này tiếp tục có nhiều thành tựu ở thế kỷ sau đó, kéo theo nhiều sự biến đổi sâu sắc không chỉ về kinh tế mà còn chính trị, xã hội. Dân số tăng lên nhanh chóng, người dân tập trung về các đô thị lớn và vùng ven đô thị ngày càng đông, chiếm hơn 2/3 dân số cả nước, đây chính là nguyên nhân sâu xa của sự phân hoá giàu nghèo. Vì thế, cơ cấu xã hội nước Anh lúc bấy giờ hết sức phức tạp bởi cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo chính trị giữa hai tầng lớp quý tộc và tư sản diễn ra. Thêm vào đó, từ năm những năm 30, xuất hiện một lực lượng thứ ba tranh giành quyền thống trị là giai cấp vô sản. Vì vậy, xã hội Anh lúc bấy giờ đằng sau sự giàu sang, lộng lẫy và sự đói khát, khó khăn, là bộ mặt xấu xa, đen tối của tầng lớp quý tộc.
Trong bối cảnh đó, văn học hiện thực là dòng văn học chủ lưu vào thế kỷ XIX ở phương Tây nói chung và nước Anh nói riêng. Hai đại diện ưu tú giai đoạn này là W.M.Thackeray và C.Dickens với nhiều tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực, đả kích mạnh mẽ vào đời sống xa hoa, sự phô trương lố bịch, thói đạo đức giả, dối trá của bọn thượng lưu. Tuy nhiên, với điểm nhìn khách quan, Thackeray có ưu thế hơn Dickens bởi lối văn tự nhiên, đào sâu tâm lý các nhân vật để làm tăng thêm giá trị hiện thực của tác phẩm.
Hội chợ phù hoa – cuốn tiểu thuyết hay nhất của Thackery, gợi cho người đọc suy nghĩ ngay từ nhan đề. Bởi cái xã hội mà tác giả miêu tả trong tác phẩm không phải là một xã hội bình thường mà là một “hội chợ” sầm uất, náo nhiệt, có vô số cuộc vui chơi và đủ thứ mặt hàng được đem ra mua bán. Điều đặc biệt của hội chợ trong tiểu thuyết của Thackery là người ta mua bán những thứ như “danh vọng”, “cấp bậc”, “địa vị”, “niềm vui”, “khoái lạc”, thậm chí đến cả tình yêu và nhân cách con người cũng được đong đếm bằng tiền. Cái hội chợ náo nhiệt ấy trong tác phẩm không diễn ra trong một ngày, một tuần mà nó kéo dài hơn mười lăm năm, nó mang không khí lúc thì hứng khởi, đông vui khi thì chán chường, cô đơn, đầy tuyệt vọng; bối cảnh của nó khi thì ở nước Anh, khi thì mặt trận Waterloo (Bỉ) cũng có khi ở Đức, Pháp. Chính vì những thứ được đem ra mua bán ở đây không cầm nắm, không nhìn thấy nên tất nhiên nó cũng chứa đựng sự xảo trá, bịp bợm. Tác giả vẽ một bức ký hoạ với đầy đủ các nhân vật, mà mỗi nhân vật dù là hầu tước Steyne, tôn ông Pitt Crawley, Rebecca hoặc các nhân vật đầy tớ dù được nhắc đến rất ít trong tác phẩm nhưng cũng sắm một vai hoàn hảo, góp phần làm nên diện mạo chung của bức tranh xã hội hiện thực đương thời.
Ở ngay lời đề từ của cuốn tiểu thuyết, tác giả viết: “A novel without a hero”. Từ “hero” ở đây có thể hiểu theo ba nghĩa, đó là nhân vật anh hùng, nhân vật chính và nhân vật chính diện. Tác giả có lần cho rằng George là một người anh hùng, đã hy sinh tại mặt trận Waterloo, nhưng nhân vật này cũng mang quá nhiều thói xấu và không xuất hiện xuyên suốt tác phẩm. Hội chợ phù hoa cũng không có nhân vật chính, bởi tần suất xuất hiện và vai trò của các nhân vật gần như nhau, Rebecca hay Amelia, Pitt Crawley hay hầu tước Steyne, George hay Rawdon, nhân vật nào cũng được tác giả dành cho sự quan tâm nhất định. Nhân vật chính diện lại càng không thấy, bởi tác giả chỉ xây dựng hai nhân vật có thể xem là chứa đựng nhiều tính tốt nhất là Amelia và Dobbin nhưng vẫn mờ nhạt hơn so với các nhân vật khác. Mặc dù thế, nhưng ta vẫn thấy rằng, toàn bộ cuốn tiểu thuyết từ những trang đầu tiên cho đến kết thúc, tác giả tập trung vào làm nổi bật nhân vật Rebecca Sharp – một cô gái xuất thân từ tầng lớp dưới, luôn muốn chen chân vào xã hội thượng lưu và trèo lên đỉnh cao của danh vọng, còn những nhân vật khác như những bức ghép để tạo nên một bức ký hoạ toàn diện về xã hội Anh bấy giờ.
Pitt Crawley và hầu tước Steyne là hai kẻ đứng trên đỉnh và là bộ mặt xấu xa nhất của tầng lớp thượng lưu, là kẻ “kẻ giật dây điều hành thế giới phù hoa”. Tôn ông Pitt Crawley là đại diện tiêu biểu nhất cho quý tộc nông thôn, bóc lột tá điền hết sức tàn nhẫn và là một tên keo kiệt, bủn xỉn, tính toán đến từng đồng xu lẻ. Chính cái gia sản của lão mang đến cho lão mọi khoái lạc vật chất trên đời mà cũng chính nó làm cho lão trở nên xấu xa, đê tiện. Vì thế mà lão cũng chẳng thiết gì đến niềm tin tôn giáo và coi thường mọi thứ tình cảm cao quý. Còn hầu tước là Styene là đại diện cho quý tộc ở triều đình, địa vị cao, tiền tài lắm mà cũng hết sức xảo trá, bịp bợm. Steyne hơn Pitt Crawley ở chỗ thông minh hơn, lịch sự hơn nhưng cũng tàn nhẫn và nhiều thủ đoạn hơn. Lão coi khinh tất cả mọi thứ trên đời kể cả đứa con trai cũa lão và cũng chẳng thiết gì đến tôn giáo.
Đến tầng lớp tư sản, ngòi bút đả kích của tác giả vẫn hết sức mạnh mẽ, sâu cay. Đại diện cho tầng lớp này có gia đình Sedley và Osborne, nhưng tác giả hướng sự phê phán của mình đến ông Osborne nhiều hơn. Ông ta chịu ơn gia đình Sedley những cũng sẵn sàng phản bội, cắt đứt mối thông gia đã định từ trước giữa hai bên, ông yêu quý con trai của mình (George Osborne) nhưng cũng sẵn sàng “xoá tên con khỏi sách Kinh thánh” bởi anh ta dám chống lại ý lão, lấy con gái một gia đình phá sản làm vợ.
Như đã nói, tuy tác phẩm không có nhân vật chính, nhưng có thể thấy Rebecca là nhân vật trục của tiểu thuyết, mọi nhân vật, tình tiết được tác giả xây dựng nên đều xoay quanh nhân vật này và góp phần nổi bật thêm chủ đề của tác phẩm. Xuất thân từ một gia đình tầm thường, lợi dụng vẻ đẹp quyến rũ và sự lanh lợi, cô ta từng bước đặt chân vào xã hội thượng lưu và trở thành trung tâm quyến rũ của những buổi dạ hội. Dục vọng của Rebecca dường như không có đích đến, khi đã trở thành vợ của Rawdon rồi, cô lại khao khát những thứ cao hơn, sang trọng và quý phái hơn. Khi bị hất cẳng ra khỏi xã hộithượng lưu, cô ta vẫn kiên trì, cố gắng xây dựng lại cho mình một địa vị mới, dù nó chưa tượng hình đã bị người ta đạp đổ một cách tàn nhẫn.
Tầng lớp quý tộc ra sức tô vẽ cho cuộc sống thượng lưu
Trong cái xã hội của Hội chợ phù hoa, người nào có tấm áo quý tộc khoác bên ngoài đều phải ăn mặc, nói năng, hành động theo những chuẩn mực được quy định của giới thượng lưu. Không đợi đến người đọc, người xem đánh giá, bản thân Geogre cũng tự mình nói rằng: “Gia đình anh đã quen sống trong một xã hội tiền trao cháo múc, giữa những ông chủ ngân hàng, những ông tài phiệt. bất cứ họ khi nói chuyện đều xóc xóc cái túi kêu xủng xoảng”. Ở đó, ngoài việc có tài sản, sự kiểu cách cũng là một thước đo cho sự giàu sang, họ càng trang nhã, lịch sự, kiểu cách chừng nào thì được kính nể chừng ấy. Điển hình của sự kiểu cách đến máy móc ấy là Pitt Crawley (con trai lớn của tôn ông Pitt Crawley), anh ta chú trọng vẻ hình thức đến buồn cười, bắt đầy tớ phải đặt thư vào khay rồi mới đưa cho anh ta và thà chịu chết đói chứ không bao giờ chịu dùng bữa mà thiếu chiếc cà vạt quàng ở cổ.
Em trai của Pitt là Rawdon cũng thế, anh ta không chấp nhận sự nóng nảy, giận dữ và ăn nói thiếu nhã nhặn dù đó là bố đẻ của mình: “Người ta không dám dùng từ “dám làm” để nói với một đại uý trong quân đội nước Anh”. Còn đối với các quý bà, cách ăn mặc đúng quy cách với áo có đuôi dài quét đất, phải đội mũ có gài một túm lông và phải đc đưa vào triều kiến đức kim thượng thì mới được công nhận là người có địa vị trong xã hội, được kính nể. Cuộc triều kiến như là con dấu chứng thực một người đàn bà lương thiện, được phong sắc “tiết hạnh khả phong”, trở nên “trong như ngọc, trắng như ngà”. Cứ thế, bằng cách này hoặc cách khác, những người thuộc dòng dõi quý tộc như gia đình Crawley, Sedley, Osborne,… đều ra sức tô vẽ cho cuộc sống phong lưu, thời thượng thêm nhiều màu sắc. Không ít lần tác giả để cho nhân vật, như ông Osborne tự thốt lên những câu như là phương châm để khẳng định vị thế của gia đình: “nếu tôi biết anh (nói với con trai George) đilại với những người có danh vọng, tôi sẽ không tiếc tiền cho anh tiêu vì tôi biết rằng trong xã hội thượng lưu không có điều gì xấu,… hãy đi giao thiệp với bọn trai trẻ con nhà quý phái…”. Đó chính là những bằng chứng cho thấy xã hội Anh đương thời chỉ chú trọng tô điểm hình thức bên ngoài, bằng lời nói, hành động, tình yêu, nhân cách hay bất cứ thứ gì có thể, họ đều thể hiện một cách tốt nhất theo những quy chuẩn thượng lưu để được trọng vọng và kính nể. Ngay đến đám tang của tôn ông Pitt Crawley cũng là dịp để gia đình chứng tỏ sự giàu sang bằng tấm biển treo báo tin cụ tạ thế cũng hết sức sặc sỡ và lộng lẫy.
Nhưng sự phù hoa, xa xỉ không phải chỉ có trong xã hội người lớn, trong không gian những buổi dạ hội, tiếp khách mà nó đã ăn sâu vào tâm thức của những đứa trẻ, bén rể đến các ngôi trường. Ở đó, cũng như xã hội bên ngoài, có sự phân biệt rõ rệt giữa những đứa trẻ con nhà dòng dõi và những đứa trẻ xuất thân từ gia đình tầm thường. Con trai của George là Georgy khi về ở với ông nội trở nên ra vẻ hẳn, tuy còn ít tuổi nhưng được thuê hẳn một người chuyên chăm lo việc ăn mặc cho cậu, cưỡi ngựa non thì luôn có bác xà ích đi kèm, lại còn học hỏi và có nhiều cử chỉ như một tay quý tộc thực thụ. Chúng lại luôn bắt nạt, nhục mạ không tiếc lời thậm chí còn gọi cả tên tục cha mẹ của những đứa trẻ nhà tầm thường. Trường hợp của Dobbin, ngày còn đi học, anh ta vốn là con một lái buôn nên từng bị bạn bè coi như những đồng xu lẻ: “Nếu một cân mỡ cừu giá bảy xu rưỡi thì Dobbin giá bao nhiêu?”.
Giới quý tộc giàu sang, tiếp xúc với những người thượng lưu đã quen nên khi sa cơ thất thế, họ không thể chấp nhận cuộc sống thiếu thốn. Đối với họ, địa vị và danh dự là thứ quý giá nhất, với những gì có được, họ bằng mọi giá phải thể hiện phong cách thời thượng của mình. Dù bị phá sản, nhưng ông Sedley khi nói chuyện với đại uý Dobbin có vẻ vẫn muốn chứng tỏ với mọi người rằng mình còn bạn bè trong giới thượng lưu. Con ông cũng thế, anh ta vẫn sinh hoạt đầy đủ tiện nghi trong khi gia đình thiếu nợ, vẫn vui vẻ bình thường và dùng cơm ở hiệu ăn quen thuộc, vẫn uống rượu, vẫn dùng xe ngựa đi chơi và vẫn đánh bài. Trong thế giới phù hoa đó, người ta chú trọng hình thức đến mức lố lăng, kệch cởm mà không chỉ có ông Sedley, bà Bute Crawley cũng thế. Bà ta sau khi vỡ mộng việc ngỡ được chia gia tài của bà em chồng sau khi bà ta chết, nhưng chỉ nhận được có năm nghìn đồng. Bà ra sức tiết kiệm chi tiêu nhưng lại nghĩ hàng trăm cách để che giấu sự thiếu thốn. Bà dẫn con gái đến những chỗ dạ hội, đi chơi những nơi công cộng, thết đãi bạn bè khá lịch sự tại nhà thờ, tiếp khách thường xuyên hơn. Mấy cô gái thì ăn diện sang hơn, đi đâu cũng đi bằng xe ngựa, thường xuyên đi xem đua thuyền và ngựa, nhắc đến tên bà Crawley một cách âu yếm trước mặt người khác trong khi ở nhà phải bóp mồm bóp miệng chịu khổ sở. Trong cái xã hội đó, người ta cố với lấy một địa vị và một cỗ xe tứ mã, giữ gìn, trân trọng và coi nó là thứ đồ chơi quý báu hơn là bất kì niềm hạnh phúc nào.
Hơn thế nữa, trong cái hội chợ náo nhiệt ấy, những người quý tộc không bỏ sót một cuộc vui chơi nào, săn chuột, chơi quả lăn, giong xe tứ mã,… người ta đều học đòi tất cả những thứ quý phái ấy ngay khi tuổi còn nhỏ. Hay như lão mục sư Bute Crawley, không có trò vui nào mà thiếu mặt lão ta, cá cược, rượu chè, săn bắn, lại thêm cả nợ nần chồng chất. Đó thực sự là những thói xấu xa đằng sau bộ mặt hào nhoáng, bóng bẩy của xã hội. Đến cả khi lên đường sang Bỉ chuẩn bị chiến đấu mà cuộc sống phù hoa của tầng lớp thượng lưu Anh vẫn không suy giảm. Trong các cuộc nói chuyện, chủ đề chính của các quý bà thường là trang phục, âm nhạc, kịch, hay cách cư xử sao cho lịch sự, duyên dáng, hội hè tiệc tùng kéo dài liên miên mãi cho tới khi chiến sự nổ ra, lại còn có một cuộc dạ hội lịch sử được tổ chức, giới phụ nữ bàn tán sôi nổi về cuộc dạ hội, họ còn quan tâm hơn cả đối với những tin tức kẻ thù ngoài mặt trận. người ta đánh nhau, vận động nhau, van xin nhau để có một vé dự dạ hội.
Xã hội trong thế giới phù hoa ấy luôn biến chuyển, được mất chỉ trong cái chớp mắt, không có địa vị nào là bền vững. Người ta tìm mọi cách để có được tiền bạc, rồi dùng tiền để mua danh vọng, cấp bậc, địa vị, họ tranh nhau một chỗ đứng trong xã hội, bày hết cơ mưu này đến thủ đoạn khác để khẳng định, để thăng tiến, để được kính nể. Nhưng cũng trong phút chốc, mọi thứ tan thành mây khói, như Rebecca lên voi xuống chó, từ một mệnh phụ quý tộc, là trung tâm quyến rũ ở các cuộc dạ hội nhưng thoáng cái đã phải rày đây mai đó, cô đi từ Boulogne đến Dieppe, từ Dieppe đến Caen, rồi đến Tours… đi đến đâu cũng bị xa lánh, ruồng rẫy. Hay như ông Sedley, một thương gia giàu có, kẻ hầu người hạ, không ít lời ca ngợi nhưng khi nằm dưới nấm mồ cũng chả có ai đoái hoài khi gia đình phá sản. Ở cái xã hội đó, những người quý tộc thì tìm mọi cách giữ gìn và nâng cao gia thế của mình còn người khác thì tìm mọi cách để chen chân vào tầng lớp thượng lưu rồi đứng vững. Mọi động cơ cho mọi suy nghĩ, hành động đều hướng đến mục đích cuối cùng ấy.
Cách nhìn của tác giả về con người
Đồng tiền là thước đo tình cảm, giá trị con người
Với bức ký hoạ về xã hội nước Anh của mình, tác giả Thackeray đã dày công xây dựng rất nhiều nhân vật, mà mỗi người đều góp phần làm cho bức ký hoạ ấy thêm sinh động và chân thật. Mỗi nhân vật, tác giả có vẽ một nét tính cách riêng nhưng nhìn chung tất cả đều tham gia vào cuộc chạy đua có chung một đích: đồng tiền.
Trong cuộc đua đó, người ta yêu thương nhau, thù ghét nhau chỉ trong chốc lát, người ta khinh bỉ, miệt thị không tiếc lời với người không có tiền bạc, địa vị, ngay đến gia đình Crawley quanh năm thù ghét lẫn nhau nhưng đến dịp Giáng sinh tụ hội bên nhau và trước mặt bà cô Crawley thì quý nhau như vàng. Bà cô Crawley có một gia sản kếch xù nên bà được săn sóc tận tình, chu đáo, sự quan tâm đó được ưu ái dành cho bà nhưng đều mong muốn chúc thư để lại có tên mình thừa kế. Sự chăm lo, săn đón đến lố bịch, buồn cười khi hai ông anh trai thi nhau thờ phụng bà Crawley, tranh nhau đưa gối cho bà tựa, đưa cà phê cho bà uống, hai bố con ông Pitt và Rawdon thi nhau xem ai tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến người đang nằm (tức bà cô Crawley).
Ngay đến cô Amelia luôn dễ dàng chiếm được tình cảm của người khác cũng phải khổ sở vì mọi thành viên trong gia đình Osborne không có cảm tình với cô, nhưng chỉ trong một buổi tối họ đã vây lấy cô triệu phú da đen Swarts. Trong cái xã hội rởm đời ấy, người không có tiền thì bị đẩy ra ngoài rìa, như Amelia từng bị bà Clapp đối xử với cô đến hèn hạ khi trở lại cuộc sống sung túc thì săn đón, tấm tắc khen nhà cửa, đồ dùng cái gì cũng sang, khẳng định người như Amelia xài đồ quý đến đâu cũng chưa xứng. Đồng tiền đúng là có một mãnh lực đặc biệt, nó hút mọi người về phía người nắm giữ nó, thế nên mới có những chuyện buồn cười, ngược đời như trường hợp của Amelia. Khi bố chồng cô mất thì thư chia buồn chất đống trong khi trước đó bố đẻ cô qua đời thì chẳng ai quan tâm bởi khi đó gia đình cô còn nhiều túng thiếu, ngay đến anh trai cô cũng thay đổi cách cư xử với em gái. Thackeray thẳng thắn đặt ra lời thách thức với toàn bộ người Anh quốc và với cả bạn đọc rằng: ai dám bảo hai tiếng “giàu có” là không trang trọng, thú vị. Tiền bạc làm người ta vồ vập nhau, tâng bốc nhau nhưng cũng chính nó khiến người ta khinh bỉ nhau, đoạn tuyệt nhau.
Hơn thế nữa, để có đồng tiền, để thoả mãn những nhu cầu trong sinh hoạt hằng ngày, người ta cũng sẵn sàng đánh đổi thậm chí là lòng tự trọng. Dù không coi tiền bạc, địa vị là mục đích sống ở đời nhưng trong hoàn cảnh bắt buộc, Amelia cũng đành chấp nhận hi sinh mọi thứ kể cả lòng tự trọng để mưu cầu hạnh phúc cho những người thân. Cô đã chịu đựng bao sự thiếu thốn và khinh bỉ để phụng dưỡng cha mẹ, cô chấp nhận cầm tiền của con trai là Georgy mang về, nhặt những mẫu bánh thừa thãi trên bàn ăn của bố mẹ chồng để đem về nuôi cha mẹ.
Đồng tiền trong xã hội phù hoa quan trọng như thế, nên dần dần nó trở thành thước đo giá trị của con người. Chính nó là nguyên nhân trực tiếp đẩy người ta lên vị trí một ông vua, một bà hoàng và cũng chính nó nhấn chìm người ta xuống tầng lớp dưới của xã hội. Trong tác phẩm, tác giả đã cho thấy sức mạnh của đồng tiền trong hai đám tang của ông Sedley và hầu tước Steyne, một đằng là không một ma nào buồn để ý đếnkhi gia đình Sedley phá sản, còn một bên là báo chí đưa tin rầm rộ: “Ngài chết đi, quần chúng nghèo khổ và nền mỹ thuật mất một người che chở rộng lượng, xã hội thượng lưu mất một thành viên tiêu biểu nhất, nước Anh mất một chính khách đại tài, một nhà ái quốc cao quý…”. Đó là cách cân đo giá trị của một con người khi họ chết đi nhưng cũng có lần tác giả nhắc đến anh Dobbin chỉ đáng giá mấy đồng xu lẻ.
Con người bị suy đồi về đạo đức
Xin nói đến một thứ hàng hoá cũng mua bán được bằng tiền: tình yêu. Khi người ta chỉ còn biết đến tiền bạc, danh vọng thì mọi thứ tình cảm, kể cả tình yêu cũng trở thành vật thừa, hoặc nếu có thì chỉ là những trò vui để cuộc sống thêm thú vị và cũng để khẳng định mình. Tình cảm không xuất phát từ lòng nhiệt thành, sự rung động thế nên trong hội chợ phù hoa, nó cũng được đem ra bán chát, đong đếm bằng tiền. Vì gia đình Sedley phá sản nên cuộc nhân duyên giữa George và Amelia bị cắt đứt, ông Osborne tuyên bố sẽ từ con nếu đại uý Osborne lấy con gái một người bị phá sản làm vợ. Người ta xem tình yêu là phương tiện để khẳng định mình trong xã hội, ra sức xây dựng các mối quan hệ đặc biệt là hôn nhân giữa các gia đình quý tộc, tìm thông gia với những cái địa vị như nam tước, sĩ quan quân đội,… Ông Osborne mơ về tương lai xán lạn của anh con trai khi muốn con lấy cô triệu phú Swartz: hi vọng anh ta sẽ vào Quốc hội, sẽ mở đầu cho một dòng dõi toàn những vị nam tước danh giá.
Suy cho cùng, người ta đến với nhau bởi thứ tình cảm hờ hững, không có tình yêu chân thật, thế nên tình cảm gia đình cũng dửng dưng, lạnh nhạt. Trong Hội chợ phù hoa, Rebecca không hề yêu ai, cô săn đón Joe Sedley, lấy Rawdon làm chồng, thân mật với Pitt Crawley, George, hầu tước Steyne đều vì họ là những kẻ lắm tiền. Vì vậy, Rebecca không quan tâm chồng mình mà chỉ luôn suy nghĩ về địa vị, về thú vui và còn lo tìm cách leo lên cao hơn trên bậc thang danh vọng. Trong khi Amelia đau khổ, lo lắng cho sự an nguy của Geogre ngoài mặt trận thì Rebecca lại hí hửng, ngủ một giấc thoải mái và xem xét kỹ tờ di chúc của Rawdon để lại, cô còn nghĩ nếu có chuyện rủi ro, cô vẫn có thể bắt đầu lại cuộc đời với sáu bảy trăm đồng vốn liếng.
Từ cái hiện thực xã hội đầy dục vọng, xấu xa với những người chỉ thiết đến tiền và danh vọng, tác giả lại vạch rõ một khía cạnh đáng phê phán nữa. Những đứa con quên chính cha mẹ mình vì lạc thú vui chơi, vì những tờ di chúc để lại, dửng dưng với người thân của mình. Joe và bạnbè cứ chè chén với nhau, trong khi ấy ngay trên gác, ông lão cứ trút dần sinh lực của mình như cát trong chiếc đồng hồ. Sự dửng dưng đó đáng lên án mạnh mẽ, họ coi sinh mạng một con người chẳng đáng giá là bao nếu người đó chẳng có chút tài sản gì. Bằng chứng cho thấy khi bà Crawley bệnh thì cả nhà đều mong chờ lập di chúc, rồi lại lo lắng, chăm chút cho bà trong khi Crawley phu nhân bệnh nặng hơn nhưng bị bở một mình trơ trọi trong phòng, kiệt sức dần dần, chẳng ai buồn để ý đến, y như đối với một ngọn cỏ trong vườn. Còn tôn ông Pitt Crawley thì đã vội mời thậm chí là quỳ dưới chân Rebecca để mong cô về nhà với tư cách là Crawley phu nhân khi vợ mới vừa mất.Pitt Crawley thì không tỏ ra đau xót mà việc đầu tiên thoáng qua trong suy nghĩ của anh ta là làm sao trả xong nợ nần bằng tiền mặt và khôi phục lại việc làm ăn trong trại. Một cảnh tượng cũng khôi hài diễn ra, đám ma của cụ giống như một vở kịch được diễn hết sức gượng gạo: cầm khăn tay sẵn sàng khóc nhưng ko có nước mắt. Thực sự thì mọi người trong gia đình Crawley đều làm ra vẻ cho đúng hình thức đám tang, tìm cách để tạo ra nước mắt bởi họ đều không quan tâm đến việc còn mất của của ông Crawley mà chỉ ngắm vào gia sản của ông.
Về phần Rebecca, cô ta đúng là một “nhà trượt băng vô địch” của Hội chợ phù hoa, cô lướt đi trên bề mặt hào nhoáng của giới quý tộc một cách khéo léo, êm ái. Cô say mê cuộc sống thời thượng mà vứt bỏ tình mẫu tử thiêng, bỏ mặc thằng bé Rawdy mà cô ta đã rứt ruột đẻ ra đến nỗi “nhiều bận không có tôi cho ăn thì thằng bé chết đói”. Tác giả tuy không xây dựng cho tiểu thuyết một nhân vật chính diện nhưng rất chăm chút cho Amelia, bởi đây là nhân vật được lấy làm đối trọng để làm bật lên tính tương phản giữa cặp nhân vật nữ Rebecca – Amelia, đồng thời góp phần làm rõ nét những thói tật của xã hội đương thời qua Rebecca. Trong khi Amelia vật vã, đau xót vì phải gởi con cho ông nội, ngày chia tay thằng bé, cô khóc lặng lẽ còn Rebecca thì gửi con cho một chị vú nuôi, lúc chia tay con về Anh cũng chẳng mảy may xúc động, lúc nghe con khóc cũng chẳng buồn đứng dậy.
Cách nhìn hai chiều của tác giả về các nhân vật
Tuy nhiên, dù vạch ra hàng loạt những mặt xấu xa, đen tối đằng sau tấm áo choàng quý tộc, tác giả để cho mọi việc trôi chảy một cách tự nhiên với ngòi bút nhân đạo của mình. Dễ dàng nhận thấy, với nhân vật nào ông cũng tìm cách để bào chữa cho mọi hành động tiến thân trong xã hội phù hoa. Rebecca ngay từ khi vừa rời khỏi ghế nhà trường đã tính đến bước đường tương lai của mình, lập ra những kế hoạch làm sao để chen chân vào giới thượng lưu, làm sao để trở thành một mệnh phụ quý tộc. Cô ta săn đón hết anh quý tộc này đến chàng công tử khác, không quan tâm đến chồng con. Thế mà Thackeray tỏ ra thông cảm cho cô, ông cho rằng vì hoàn cảnh ngặt nghèo, vì khao khát được đổi đời cô mới làm thế, chứ như cuộc đời của Amelia được trải thảm sẵn, có mẹ lo cho việc kiếm một tấm chồng thì cô cũng chẳng cần phải bươn chải mà lo xa.
Amelia đôi lúc không quan tâm đến sự thiếu thốn của cha mẹ cũng được biện hộ hết sức tài tình. Cô đã bán chiếc khăn san mà cô rất quý để mua cho thằng bé Georgy mấy cuốn sách trong khi nhà không có cái ăn, tiền nợ thì bủa vây khắp phía. Nhưng đó cũng là do cô quá thương con mình chứ không phải chạy theo tiền tài, địa vị. Hay đến cái thói trăng hoa của George cũng được cho rằng là do hoàn cảnh. Từ thượng cổ đến nay, trong hội chợ phù hoa, sau những chiến thắng về quân sự thì chiến thắng trong ái tình vẫn là nguồn kiêu hãnh đối với đàn ông, thế nên việc Rebecca đeo bám làm cho anh ta thấy kiêu hãnh lắm. Mà không chỉ đến tác giả, Amelia cũng tự mình tìm mọi lý do để bào chữa cho thói tật của chồng.
Con người dù chứa đựng nhiều thói tật đến đâu cũng có một vài đức tính quý báu, tác giả cho rằng việc Rawdon lấy vợ là việc làm lương thiện nhất và anh ta yêu con trai mình hơn bất cứ thứ gì anh ta có được. Cùng với Thackeray, văn học hiện thực còn nổi trội một tên tuổi khác, C.Dickens với ngòi bút phê phán, đả kích mạnh mẽ. Trong suốt tác phẩmHội chợ phù hoa, ta vẫn thấy ở các nhân vật đôi lúc le lói lên tình cảm con người, nhưng nó cũng mau chóng lụi tàn, chính cách miêu tả như thế càng làm tăng thêm tính hiện thực của tác phẩm. Điều này làm cho người đọc có cách nhìn hai chiều về các nhân vật, họ vừa yêu mà cũng vừa ghét, vừa phẫn nộ trước thói phù hoa, sự tha hoá về bản chất nhưng đồng thời cũng thông cảm với những lý do buộc nhân vật phải xử sự như những con rối bị sợi dây vô hình của xã hội điều khiển.
Nghệ thuật
Yếu tố đầu tiên để đưa Hội chợ phù hoa trở thành kiệt tác của văn học hiện thực là cách xây dựng nhân vật của tác giả. Như đã trình bày ở trên, tác giả không tạo nhân vật anh hùng, nhân vật chính hay chính diện mà mỗi nhân vật là một mảnh ghép tạo thành bức ký hoạ sống động về xã hội Anh. Cách xây dựng nhân vật như vậy làm cho độc giả có cái nhìn đa chiều về đời sống xã hội chứ không phiến diện khi nhìn vào nhân vật chính. Ngoài ra, tác giả miêu tả cuộc đời của các nhân vật hết sức tự nhiên để nội tâm các nhân vật cũng được dần dần bộc lộ rõ qua từng trang tác phẩm. Nếu so sánh với sáng tác của Dickens và ngôi kể thứ nhất thì việc vận dụng ngôi kể thứ ba của Thackeray càng làm tăng tính hiện thực của tác phẩm.
Xuyên suốt tiểu thuyết, ta thấy tác giả đan xen rất nhiều lời bình luận ở mỗi nhân vật, chi tiết, hành động. Có nhiều lời bình luận tỏ ra thương xót, đồng cảm với nhân vật nhưng cũng có nhiều lời bình luận châm biếm, đả kích sâu cay vào đời sống lố lăng, xấu xa của tầng lớp thượng lưu. Giọng văn của những lời bình luận có khi chứa đựng nhiều tình cảm, sự sôi nổi nhưng có khi lạnh lùng, tàn nhẫn.
Tổng kết
Viết Hội chợ phù hoa, Willam Makepcace Thackeray có một thái độ phủ định rõ rệt đối với chế độ phong kiến tư bản tàn bạo và thối nát. Ngòi bút châm biếm của tác giả đã phơi bày mọi thứ lố lăng, phù hoa và giả dối của xã hội thượng lưu nước Anh. Ẩn sau những thứ phù phiếm ấy là tất cả sự xấu xa đê tiện: giả nhân, giả nghĩa tính toán vụ lợi, cạnh tranh lường gạt... Giá trị căn bản của tác phẩm là ở chỗ đã cung cấp được những tài liệu phong phú, những chân dung tiêu biểu về một cuộc sống mà đồng tiền đang ngự trị. Tác phẩm cũng thấm đẫm màu sắc lịch sử và đặc biệt thành công trong những trang dựng lại cảnh sinh hoạt của nước Anh.
Hội chợ phù hoa đánh dấu cuộc cách mạng của tiểu thuyết Anh thế kỷ XIX trong việc rời bỏ hình thức của tiểu thuyết luận đề để hướng sang tiểu thuyết lấy việc miêu tả xã hội làm trọng tâm. Tác phẩm ghi nhận tài năng xuất sắc của Thackeray trong việc xây dựng những nhân vật điển hình. Phần lớn các nhân vật của ông đều được khai thác ở những nét tâm lý phong phú, đa dạng nhưng tính chất lại tập trung. Bút pháp châm biếm của ông cũng không đơn điệu mà rất uyển chuyển, đặc biệt là những lời bình xen vào giữa những đoạn văn miêu tả là phần cấu thành không thể tách rời của tác phẩm.
Tính hiện thực trong tác phẩm Hội chợ phù hoa
Vĩ Như
Hội chợ phù hoa đánh dấu cuộc cách mạng của tiểu thuyết Anh thế kỷ XIX trong việc rời bỏ hình thức của tiểu thuyết luận đề để hướng sang tiểu thuyết lấy việc miêu tả xã hội làm trọng tâm. Tác phẩm ghi nhận tài năng xuất sắc của Thackeray trong việc xây dựng những nhân vật điển hình. Phần lớn các nhân vật của ông đều được khai thác ở những nét tâm lý phong phú, đa dạng nhưng tính chất lại tập trung. Bút pháp châm biếm của ông cũng không đơn điệu mà rất uyển chuyển, đặc biệt là những lời bình xen vào giữa những đoạn văn miêu tả là phần cấu thành không thể tách rời của tác phẩm
Cách nhìn của tác giả về xã hội thượng lưu
Những nhân tố cấu thành xã hội thượng lưu
Nước Anh vào thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất về nhiều lĩnh vực đặt biệt là giai đoạn trị vì của nữ hoàng Victoria. Trước đó, cuộc Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đã đưa nước Anh tiến một bước khổng lồ, trở thành một quốc gia giàu có trên thế giới. Cuộc cách mạng này tiếp tục có nhiều thành tựu ở thế kỷ sau đó, kéo theo nhiều sự biến đổi sâu sắc không chỉ về kinh tế mà còn chính trị, xã hội. Dân số tăng lên nhanh chóng, người dân tập trung về các đô thị lớn và vùng ven đô thị ngày càng đông, chiếm hơn 2/3 dân số cả nước, đây chính là nguyên nhân sâu xa của sự phân hoá giàu nghèo. Vì thế, cơ cấu xã hội nước Anh lúc bấy giờ hết sức phức tạp bởi cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo chính trị giữa hai tầng lớp quý tộc và tư sản diễn ra. Thêm vào đó, từ năm những năm 30, xuất hiện một lực lượng thứ ba tranh giành quyền thống trị là giai cấp vô sản. Vì vậy, xã hội Anh lúc bấy giờ đằng sau sự giàu sang, lộng lẫy và sự đói khát, khó khăn, là bộ mặt xấu xa, đen tối của tầng lớp quý tộc.
Trong bối cảnh đó, văn học hiện thực là dòng văn học chủ lưu vào thế kỷ XIX ở phương Tây nói chung và nước Anh nói riêng. Hai đại diện ưu tú giai đoạn này là W.M.Thackeray và C.Dickens với nhiều tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực, đả kích mạnh mẽ vào đời sống xa hoa, sự phô trương lố bịch, thói đạo đức giả, dối trá của bọn thượng lưu. Tuy nhiên, với điểm nhìn khách quan, Thackeray có ưu thế hơn Dickens bởi lối văn tự nhiên, đào sâu tâm lý các nhân vật để làm tăng thêm giá trị hiện thực của tác phẩm.
Hội chợ phù hoa – cuốn tiểu thuyết hay nhất của Thackery, gợi cho người đọc suy nghĩ ngay từ nhan đề. Bởi cái xã hội mà tác giả miêu tả trong tác phẩm không phải là một xã hội bình thường mà là một “hội chợ” sầm uất, náo nhiệt, có vô số cuộc vui chơi và đủ thứ mặt hàng được đem ra mua bán. Điều đặc biệt của hội chợ trong tiểu thuyết của Thackery là người ta mua bán những thứ như “danh vọng”, “cấp bậc”, “địa vị”, “niềm vui”, “khoái lạc”, thậm chí đến cả tình yêu và nhân cách con người cũng được đong đếm bằng tiền. Cái hội chợ náo nhiệt ấy trong tác phẩm không diễn ra trong một ngày, một tuần mà nó kéo dài hơn mười lăm năm, nó mang không khí lúc thì hứng khởi, đông vui khi thì chán chường, cô đơn, đầy tuyệt vọng; bối cảnh của nó khi thì ở nước Anh, khi thì mặt trận Waterloo (Bỉ) cũng có khi ở Đức, Pháp. Chính vì những thứ được đem ra mua bán ở đây không cầm nắm, không nhìn thấy nên tất nhiên nó cũng chứa đựng sự xảo trá, bịp bợm. Tác giả vẽ một bức ký hoạ với đầy đủ các nhân vật, mà mỗi nhân vật dù là hầu tước Steyne, tôn ông Pitt Crawley, Rebecca hoặc các nhân vật đầy tớ dù được nhắc đến rất ít trong tác phẩm nhưng cũng sắm một vai hoàn hảo, góp phần làm nên diện mạo chung của bức tranh xã hội hiện thực đương thời.
Ở ngay lời đề từ của cuốn tiểu thuyết, tác giả viết: “A novel without a hero”. Từ “hero” ở đây có thể hiểu theo ba nghĩa, đó là nhân vật anh hùng, nhân vật chính và nhân vật chính diện. Tác giả có lần cho rằng George là một người anh hùng, đã hy sinh tại mặt trận Waterloo, nhưng nhân vật này cũng mang quá nhiều thói xấu và không xuất hiện xuyên suốt tác phẩm. Hội chợ phù hoa cũng không có nhân vật chính, bởi tần suất xuất hiện và vai trò của các nhân vật gần như nhau, Rebecca hay Amelia, Pitt Crawley hay hầu tước Steyne, George hay Rawdon, nhân vật nào cũng được tác giả dành cho sự quan tâm nhất định. Nhân vật chính diện lại càng không thấy, bởi tác giả chỉ xây dựng hai nhân vật có thể xem là chứa đựng nhiều tính tốt nhất là Amelia và Dobbin nhưng vẫn mờ nhạt hơn so với các nhân vật khác. Mặc dù thế, nhưng ta vẫn thấy rằng, toàn bộ cuốn tiểu thuyết từ những trang đầu tiên cho đến kết thúc, tác giả tập trung vào làm nổi bật nhân vật Rebecca Sharp – một cô gái xuất thân từ tầng lớp dưới, luôn muốn chen chân vào xã hội thượng lưu và trèo lên đỉnh cao của danh vọng, còn những nhân vật khác như những bức ghép để tạo nên một bức ký hoạ toàn diện về xã hội Anh bấy giờ.
Pitt Crawley và hầu tước Steyne là hai kẻ đứng trên đỉnh và là bộ mặt xấu xa nhất của tầng lớp thượng lưu, là kẻ “kẻ giật dây điều hành thế giới phù hoa”. Tôn ông Pitt Crawley là đại diện tiêu biểu nhất cho quý tộc nông thôn, bóc lột tá điền hết sức tàn nhẫn và là một tên keo kiệt, bủn xỉn, tính toán đến từng đồng xu lẻ. Chính cái gia sản của lão mang đến cho lão mọi khoái lạc vật chất trên đời mà cũng chính nó làm cho lão trở nên xấu xa, đê tiện. Vì thế mà lão cũng chẳng thiết gì đến niềm tin tôn giáo và coi thường mọi thứ tình cảm cao quý. Còn hầu tước là Styene là đại diện cho quý tộc ở triều đình, địa vị cao, tiền tài lắm mà cũng hết sức xảo trá, bịp bợm. Steyne hơn Pitt Crawley ở chỗ thông minh hơn, lịch sự hơn nhưng cũng tàn nhẫn và nhiều thủ đoạn hơn. Lão coi khinh tất cả mọi thứ trên đời kể cả đứa con trai cũa lão và cũng chẳng thiết gì đến tôn giáo.
Đến tầng lớp tư sản, ngòi bút đả kích của tác giả vẫn hết sức mạnh mẽ, sâu cay. Đại diện cho tầng lớp này có gia đình Sedley và Osborne, nhưng tác giả hướng sự phê phán của mình đến ông Osborne nhiều hơn. Ông ta chịu ơn gia đình Sedley những cũng sẵn sàng phản bội, cắt đứt mối thông gia đã định từ trước giữa hai bên, ông yêu quý con trai của mình (George Osborne) nhưng cũng sẵn sàng “xoá tên con khỏi sách Kinh thánh” bởi anh ta dám chống lại ý lão, lấy con gái một gia đình phá sản làm vợ.
Như đã nói, tuy tác phẩm không có nhân vật chính, nhưng có thể thấy Rebecca là nhân vật trục của tiểu thuyết, mọi nhân vật, tình tiết được tác giả xây dựng nên đều xoay quanh nhân vật này và góp phần nổi bật thêm chủ đề của tác phẩm. Xuất thân từ một gia đình tầm thường, lợi dụng vẻ đẹp quyến rũ và sự lanh lợi, cô ta từng bước đặt chân vào xã hội thượng lưu và trở thành trung tâm quyến rũ của những buổi dạ hội. Dục vọng của Rebecca dường như không có đích đến, khi đã trở thành vợ của Rawdon rồi, cô lại khao khát những thứ cao hơn, sang trọng và quý phái hơn. Khi bị hất cẳng ra khỏi xã hộithượng lưu, cô ta vẫn kiên trì, cố gắng xây dựng lại cho mình một địa vị mới, dù nó chưa tượng hình đã bị người ta đạp đổ một cách tàn nhẫn.
Tầng lớp quý tộc ra sức tô vẽ cho cuộc sống thượng lưu
Trong cái xã hội của Hội chợ phù hoa, người nào có tấm áo quý tộc khoác bên ngoài đều phải ăn mặc, nói năng, hành động theo những chuẩn mực được quy định của giới thượng lưu. Không đợi đến người đọc, người xem đánh giá, bản thân Geogre cũng tự mình nói rằng: “Gia đình anh đã quen sống trong một xã hội tiền trao cháo múc, giữa những ông chủ ngân hàng, những ông tài phiệt. bất cứ họ khi nói chuyện đều xóc xóc cái túi kêu xủng xoảng”. Ở đó, ngoài việc có tài sản, sự kiểu cách cũng là một thước đo cho sự giàu sang, họ càng trang nhã, lịch sự, kiểu cách chừng nào thì được kính nể chừng ấy. Điển hình của sự kiểu cách đến máy móc ấy là Pitt Crawley (con trai lớn của tôn ông Pitt Crawley), anh ta chú trọng vẻ hình thức đến buồn cười, bắt đầy tớ phải đặt thư vào khay rồi mới đưa cho anh ta và thà chịu chết đói chứ không bao giờ chịu dùng bữa mà thiếu chiếc cà vạt quàng ở cổ.
Em trai của Pitt là Rawdon cũng thế, anh ta không chấp nhận sự nóng nảy, giận dữ và ăn nói thiếu nhã nhặn dù đó là bố đẻ của mình: “Người ta không dám dùng từ “dám làm” để nói với một đại uý trong quân đội nước Anh”. Còn đối với các quý bà, cách ăn mặc đúng quy cách với áo có đuôi dài quét đất, phải đội mũ có gài một túm lông và phải đc đưa vào triều kiến đức kim thượng thì mới được công nhận là người có địa vị trong xã hội, được kính nể. Cuộc triều kiến như là con dấu chứng thực một người đàn bà lương thiện, được phong sắc “tiết hạnh khả phong”, trở nên “trong như ngọc, trắng như ngà”. Cứ thế, bằng cách này hoặc cách khác, những người thuộc dòng dõi quý tộc như gia đình Crawley, Sedley, Osborne,… đều ra sức tô vẽ cho cuộc sống phong lưu, thời thượng thêm nhiều màu sắc. Không ít lần tác giả để cho nhân vật, như ông Osborne tự thốt lên những câu như là phương châm để khẳng định vị thế của gia đình: “nếu tôi biết anh (nói với con trai George) đilại với những người có danh vọng, tôi sẽ không tiếc tiền cho anh tiêu vì tôi biết rằng trong xã hội thượng lưu không có điều gì xấu,… hãy đi giao thiệp với bọn trai trẻ con nhà quý phái…”. Đó chính là những bằng chứng cho thấy xã hội Anh đương thời chỉ chú trọng tô điểm hình thức bên ngoài, bằng lời nói, hành động, tình yêu, nhân cách hay bất cứ thứ gì có thể, họ đều thể hiện một cách tốt nhất theo những quy chuẩn thượng lưu để được trọng vọng và kính nể. Ngay đến đám tang của tôn ông Pitt Crawley cũng là dịp để gia đình chứng tỏ sự giàu sang bằng tấm biển treo báo tin cụ tạ thế cũng hết sức sặc sỡ và lộng lẫy.
Nhưng sự phù hoa, xa xỉ không phải chỉ có trong xã hội người lớn, trong không gian những buổi dạ hội, tiếp khách mà nó đã ăn sâu vào tâm thức của những đứa trẻ, bén rể đến các ngôi trường. Ở đó, cũng như xã hội bên ngoài, có sự phân biệt rõ rệt giữa những đứa trẻ con nhà dòng dõi và những đứa trẻ xuất thân từ gia đình tầm thường. Con trai của George là Georgy khi về ở với ông nội trở nên ra vẻ hẳn, tuy còn ít tuổi nhưng được thuê hẳn một người chuyên chăm lo việc ăn mặc cho cậu, cưỡi ngựa non thì luôn có bác xà ích đi kèm, lại còn học hỏi và có nhiều cử chỉ như một tay quý tộc thực thụ. Chúng lại luôn bắt nạt, nhục mạ không tiếc lời thậm chí còn gọi cả tên tục cha mẹ của những đứa trẻ nhà tầm thường. Trường hợp của Dobbin, ngày còn đi học, anh ta vốn là con một lái buôn nên từng bị bạn bè coi như những đồng xu lẻ: “Nếu một cân mỡ cừu giá bảy xu rưỡi thì Dobbin giá bao nhiêu?”.
Giới quý tộc giàu sang, tiếp xúc với những người thượng lưu đã quen nên khi sa cơ thất thế, họ không thể chấp nhận cuộc sống thiếu thốn. Đối với họ, địa vị và danh dự là thứ quý giá nhất, với những gì có được, họ bằng mọi giá phải thể hiện phong cách thời thượng của mình. Dù bị phá sản, nhưng ông Sedley khi nói chuyện với đại uý Dobbin có vẻ vẫn muốn chứng tỏ với mọi người rằng mình còn bạn bè trong giới thượng lưu. Con ông cũng thế, anh ta vẫn sinh hoạt đầy đủ tiện nghi trong khi gia đình thiếu nợ, vẫn vui vẻ bình thường và dùng cơm ở hiệu ăn quen thuộc, vẫn uống rượu, vẫn dùng xe ngựa đi chơi và vẫn đánh bài. Trong thế giới phù hoa đó, người ta chú trọng hình thức đến mức lố lăng, kệch cởm mà không chỉ có ông Sedley, bà Bute Crawley cũng thế. Bà ta sau khi vỡ mộng việc ngỡ được chia gia tài của bà em chồng sau khi bà ta chết, nhưng chỉ nhận được có năm nghìn đồng. Bà ra sức tiết kiệm chi tiêu nhưng lại nghĩ hàng trăm cách để che giấu sự thiếu thốn. Bà dẫn con gái đến những chỗ dạ hội, đi chơi những nơi công cộng, thết đãi bạn bè khá lịch sự tại nhà thờ, tiếp khách thường xuyên hơn. Mấy cô gái thì ăn diện sang hơn, đi đâu cũng đi bằng xe ngựa, thường xuyên đi xem đua thuyền và ngựa, nhắc đến tên bà Crawley một cách âu yếm trước mặt người khác trong khi ở nhà phải bóp mồm bóp miệng chịu khổ sở. Trong cái xã hội đó, người ta cố với lấy một địa vị và một cỗ xe tứ mã, giữ gìn, trân trọng và coi nó là thứ đồ chơi quý báu hơn là bất kì niềm hạnh phúc nào.
Hơn thế nữa, trong cái hội chợ náo nhiệt ấy, những người quý tộc không bỏ sót một cuộc vui chơi nào, săn chuột, chơi quả lăn, giong xe tứ mã,… người ta đều học đòi tất cả những thứ quý phái ấy ngay khi tuổi còn nhỏ. Hay như lão mục sư Bute Crawley, không có trò vui nào mà thiếu mặt lão ta, cá cược, rượu chè, săn bắn, lại thêm cả nợ nần chồng chất. Đó thực sự là những thói xấu xa đằng sau bộ mặt hào nhoáng, bóng bẩy của xã hội. Đến cả khi lên đường sang Bỉ chuẩn bị chiến đấu mà cuộc sống phù hoa của tầng lớp thượng lưu Anh vẫn không suy giảm. Trong các cuộc nói chuyện, chủ đề chính của các quý bà thường là trang phục, âm nhạc, kịch, hay cách cư xử sao cho lịch sự, duyên dáng, hội hè tiệc tùng kéo dài liên miên mãi cho tới khi chiến sự nổ ra, lại còn có một cuộc dạ hội lịch sử được tổ chức, giới phụ nữ bàn tán sôi nổi về cuộc dạ hội, họ còn quan tâm hơn cả đối với những tin tức kẻ thù ngoài mặt trận. người ta đánh nhau, vận động nhau, van xin nhau để có một vé dự dạ hội.
Xã hội trong thế giới phù hoa ấy luôn biến chuyển, được mất chỉ trong cái chớp mắt, không có địa vị nào là bền vững. Người ta tìm mọi cách để có được tiền bạc, rồi dùng tiền để mua danh vọng, cấp bậc, địa vị, họ tranh nhau một chỗ đứng trong xã hội, bày hết cơ mưu này đến thủ đoạn khác để khẳng định, để thăng tiến, để được kính nể. Nhưng cũng trong phút chốc, mọi thứ tan thành mây khói, như Rebecca lên voi xuống chó, từ một mệnh phụ quý tộc, là trung tâm quyến rũ ở các cuộc dạ hội nhưng thoáng cái đã phải rày đây mai đó, cô đi từ Boulogne đến Dieppe, từ Dieppe đến Caen, rồi đến Tours… đi đến đâu cũng bị xa lánh, ruồng rẫy. Hay như ông Sedley, một thương gia giàu có, kẻ hầu người hạ, không ít lời ca ngợi nhưng khi nằm dưới nấm mồ cũng chả có ai đoái hoài khi gia đình phá sản. Ở cái xã hội đó, những người quý tộc thì tìm mọi cách giữ gìn và nâng cao gia thế của mình còn người khác thì tìm mọi cách để chen chân vào tầng lớp thượng lưu rồi đứng vững. Mọi động cơ cho mọi suy nghĩ, hành động đều hướng đến mục đích cuối cùng ấy.
Cách nhìn của tác giả về con người
Đồng tiền là thước đo tình cảm, giá trị con người
Với bức ký hoạ về xã hội nước Anh của mình, tác giả Thackeray đã dày công xây dựng rất nhiều nhân vật, mà mỗi người đều góp phần làm cho bức ký hoạ ấy thêm sinh động và chân thật. Mỗi nhân vật, tác giả có vẽ một nét tính cách riêng nhưng nhìn chung tất cả đều tham gia vào cuộc chạy đua có chung một đích: đồng tiền.
Trong cuộc đua đó, người ta yêu thương nhau, thù ghét nhau chỉ trong chốc lát, người ta khinh bỉ, miệt thị không tiếc lời với người không có tiền bạc, địa vị, ngay đến gia đình Crawley quanh năm thù ghét lẫn nhau nhưng đến dịp Giáng sinh tụ hội bên nhau và trước mặt bà cô Crawley thì quý nhau như vàng. Bà cô Crawley có một gia sản kếch xù nên bà được săn sóc tận tình, chu đáo, sự quan tâm đó được ưu ái dành cho bà nhưng đều mong muốn chúc thư để lại có tên mình thừa kế. Sự chăm lo, săn đón đến lố bịch, buồn cười khi hai ông anh trai thi nhau thờ phụng bà Crawley, tranh nhau đưa gối cho bà tựa, đưa cà phê cho bà uống, hai bố con ông Pitt và Rawdon thi nhau xem ai tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến người đang nằm (tức bà cô Crawley).
Ngay đến cô Amelia luôn dễ dàng chiếm được tình cảm của người khác cũng phải khổ sở vì mọi thành viên trong gia đình Osborne không có cảm tình với cô, nhưng chỉ trong một buổi tối họ đã vây lấy cô triệu phú da đen Swarts. Trong cái xã hội rởm đời ấy, người không có tiền thì bị đẩy ra ngoài rìa, như Amelia từng bị bà Clapp đối xử với cô đến hèn hạ khi trở lại cuộc sống sung túc thì săn đón, tấm tắc khen nhà cửa, đồ dùng cái gì cũng sang, khẳng định người như Amelia xài đồ quý đến đâu cũng chưa xứng. Đồng tiền đúng là có một mãnh lực đặc biệt, nó hút mọi người về phía người nắm giữ nó, thế nên mới có những chuyện buồn cười, ngược đời như trường hợp của Amelia. Khi bố chồng cô mất thì thư chia buồn chất đống trong khi trước đó bố đẻ cô qua đời thì chẳng ai quan tâm bởi khi đó gia đình cô còn nhiều túng thiếu, ngay đến anh trai cô cũng thay đổi cách cư xử với em gái. Thackeray thẳng thắn đặt ra lời thách thức với toàn bộ người Anh quốc và với cả bạn đọc rằng: ai dám bảo hai tiếng “giàu có” là không trang trọng, thú vị. Tiền bạc làm người ta vồ vập nhau, tâng bốc nhau nhưng cũng chính nó khiến người ta khinh bỉ nhau, đoạn tuyệt nhau.
Hơn thế nữa, để có đồng tiền, để thoả mãn những nhu cầu trong sinh hoạt hằng ngày, người ta cũng sẵn sàng đánh đổi thậm chí là lòng tự trọng. Dù không coi tiền bạc, địa vị là mục đích sống ở đời nhưng trong hoàn cảnh bắt buộc, Amelia cũng đành chấp nhận hi sinh mọi thứ kể cả lòng tự trọng để mưu cầu hạnh phúc cho những người thân. Cô đã chịu đựng bao sự thiếu thốn và khinh bỉ để phụng dưỡng cha mẹ, cô chấp nhận cầm tiền của con trai là Georgy mang về, nhặt những mẫu bánh thừa thãi trên bàn ăn của bố mẹ chồng để đem về nuôi cha mẹ.
Đồng tiền trong xã hội phù hoa quan trọng như thế, nên dần dần nó trở thành thước đo giá trị của con người. Chính nó là nguyên nhân trực tiếp đẩy người ta lên vị trí một ông vua, một bà hoàng và cũng chính nó nhấn chìm người ta xuống tầng lớp dưới của xã hội. Trong tác phẩm, tác giả đã cho thấy sức mạnh của đồng tiền trong hai đám tang của ông Sedley và hầu tước Steyne, một đằng là không một ma nào buồn để ý đếnkhi gia đình Sedley phá sản, còn một bên là báo chí đưa tin rầm rộ: “Ngài chết đi, quần chúng nghèo khổ và nền mỹ thuật mất một người che chở rộng lượng, xã hội thượng lưu mất một thành viên tiêu biểu nhất, nước Anh mất một chính khách đại tài, một nhà ái quốc cao quý…”. Đó là cách cân đo giá trị của một con người khi họ chết đi nhưng cũng có lần tác giả nhắc đến anh Dobbin chỉ đáng giá mấy đồng xu lẻ.
Con người bị suy đồi về đạo đức
Xin nói đến một thứ hàng hoá cũng mua bán được bằng tiền: tình yêu. Khi người ta chỉ còn biết đến tiền bạc, danh vọng thì mọi thứ tình cảm, kể cả tình yêu cũng trở thành vật thừa, hoặc nếu có thì chỉ là những trò vui để cuộc sống thêm thú vị và cũng để khẳng định mình. Tình cảm không xuất phát từ lòng nhiệt thành, sự rung động thế nên trong hội chợ phù hoa, nó cũng được đem ra bán chát, đong đếm bằng tiền. Vì gia đình Sedley phá sản nên cuộc nhân duyên giữa George và Amelia bị cắt đứt, ông Osborne tuyên bố sẽ từ con nếu đại uý Osborne lấy con gái một người bị phá sản làm vợ. Người ta xem tình yêu là phương tiện để khẳng định mình trong xã hội, ra sức xây dựng các mối quan hệ đặc biệt là hôn nhân giữa các gia đình quý tộc, tìm thông gia với những cái địa vị như nam tước, sĩ quan quân đội,… Ông Osborne mơ về tương lai xán lạn của anh con trai khi muốn con lấy cô triệu phú Swartz: hi vọng anh ta sẽ vào Quốc hội, sẽ mở đầu cho một dòng dõi toàn những vị nam tước danh giá.
Suy cho cùng, người ta đến với nhau bởi thứ tình cảm hờ hững, không có tình yêu chân thật, thế nên tình cảm gia đình cũng dửng dưng, lạnh nhạt. Trong Hội chợ phù hoa, Rebecca không hề yêu ai, cô săn đón Joe Sedley, lấy Rawdon làm chồng, thân mật với Pitt Crawley, George, hầu tước Steyne đều vì họ là những kẻ lắm tiền. Vì vậy, Rebecca không quan tâm chồng mình mà chỉ luôn suy nghĩ về địa vị, về thú vui và còn lo tìm cách leo lên cao hơn trên bậc thang danh vọng. Trong khi Amelia đau khổ, lo lắng cho sự an nguy của Geogre ngoài mặt trận thì Rebecca lại hí hửng, ngủ một giấc thoải mái và xem xét kỹ tờ di chúc của Rawdon để lại, cô còn nghĩ nếu có chuyện rủi ro, cô vẫn có thể bắt đầu lại cuộc đời với sáu bảy trăm đồng vốn liếng.
Từ cái hiện thực xã hội đầy dục vọng, xấu xa với những người chỉ thiết đến tiền và danh vọng, tác giả lại vạch rõ một khía cạnh đáng phê phán nữa. Những đứa con quên chính cha mẹ mình vì lạc thú vui chơi, vì những tờ di chúc để lại, dửng dưng với người thân của mình. Joe và bạnbè cứ chè chén với nhau, trong khi ấy ngay trên gác, ông lão cứ trút dần sinh lực của mình như cát trong chiếc đồng hồ. Sự dửng dưng đó đáng lên án mạnh mẽ, họ coi sinh mạng một con người chẳng đáng giá là bao nếu người đó chẳng có chút tài sản gì. Bằng chứng cho thấy khi bà Crawley bệnh thì cả nhà đều mong chờ lập di chúc, rồi lại lo lắng, chăm chút cho bà trong khi Crawley phu nhân bệnh nặng hơn nhưng bị bở một mình trơ trọi trong phòng, kiệt sức dần dần, chẳng ai buồn để ý đến, y như đối với một ngọn cỏ trong vườn. Còn tôn ông Pitt Crawley thì đã vội mời thậm chí là quỳ dưới chân Rebecca để mong cô về nhà với tư cách là Crawley phu nhân khi vợ mới vừa mất.Pitt Crawley thì không tỏ ra đau xót mà việc đầu tiên thoáng qua trong suy nghĩ của anh ta là làm sao trả xong nợ nần bằng tiền mặt và khôi phục lại việc làm ăn trong trại. Một cảnh tượng cũng khôi hài diễn ra, đám ma của cụ giống như một vở kịch được diễn hết sức gượng gạo: cầm khăn tay sẵn sàng khóc nhưng ko có nước mắt. Thực sự thì mọi người trong gia đình Crawley đều làm ra vẻ cho đúng hình thức đám tang, tìm cách để tạo ra nước mắt bởi họ đều không quan tâm đến việc còn mất của của ông Crawley mà chỉ ngắm vào gia sản của ông.
Về phần Rebecca, cô ta đúng là một “nhà trượt băng vô địch” của Hội chợ phù hoa, cô lướt đi trên bề mặt hào nhoáng của giới quý tộc một cách khéo léo, êm ái. Cô say mê cuộc sống thời thượng mà vứt bỏ tình mẫu tử thiêng, bỏ mặc thằng bé Rawdy mà cô ta đã rứt ruột đẻ ra đến nỗi “nhiều bận không có tôi cho ăn thì thằng bé chết đói”. Tác giả tuy không xây dựng cho tiểu thuyết một nhân vật chính diện nhưng rất chăm chút cho Amelia, bởi đây là nhân vật được lấy làm đối trọng để làm bật lên tính tương phản giữa cặp nhân vật nữ Rebecca – Amelia, đồng thời góp phần làm rõ nét những thói tật của xã hội đương thời qua Rebecca. Trong khi Amelia vật vã, đau xót vì phải gởi con cho ông nội, ngày chia tay thằng bé, cô khóc lặng lẽ còn Rebecca thì gửi con cho một chị vú nuôi, lúc chia tay con về Anh cũng chẳng mảy may xúc động, lúc nghe con khóc cũng chẳng buồn đứng dậy.
Cách nhìn hai chiều của tác giả về các nhân vật
Tuy nhiên, dù vạch ra hàng loạt những mặt xấu xa, đen tối đằng sau tấm áo choàng quý tộc, tác giả để cho mọi việc trôi chảy một cách tự nhiên với ngòi bút nhân đạo của mình. Dễ dàng nhận thấy, với nhân vật nào ông cũng tìm cách để bào chữa cho mọi hành động tiến thân trong xã hội phù hoa. Rebecca ngay từ khi vừa rời khỏi ghế nhà trường đã tính đến bước đường tương lai của mình, lập ra những kế hoạch làm sao để chen chân vào giới thượng lưu, làm sao để trở thành một mệnh phụ quý tộc. Cô ta săn đón hết anh quý tộc này đến chàng công tử khác, không quan tâm đến chồng con. Thế mà Thackeray tỏ ra thông cảm cho cô, ông cho rằng vì hoàn cảnh ngặt nghèo, vì khao khát được đổi đời cô mới làm thế, chứ như cuộc đời của Amelia được trải thảm sẵn, có mẹ lo cho việc kiếm một tấm chồng thì cô cũng chẳng cần phải bươn chải mà lo xa.
Amelia đôi lúc không quan tâm đến sự thiếu thốn của cha mẹ cũng được biện hộ hết sức tài tình. Cô đã bán chiếc khăn san mà cô rất quý để mua cho thằng bé Georgy mấy cuốn sách trong khi nhà không có cái ăn, tiền nợ thì bủa vây khắp phía. Nhưng đó cũng là do cô quá thương con mình chứ không phải chạy theo tiền tài, địa vị. Hay đến cái thói trăng hoa của George cũng được cho rằng là do hoàn cảnh. Từ thượng cổ đến nay, trong hội chợ phù hoa, sau những chiến thắng về quân sự thì chiến thắng trong ái tình vẫn là nguồn kiêu hãnh đối với đàn ông, thế nên việc Rebecca đeo bám làm cho anh ta thấy kiêu hãnh lắm. Mà không chỉ đến tác giả, Amelia cũng tự mình tìm mọi lý do để bào chữa cho thói tật của chồng.
Con người dù chứa đựng nhiều thói tật đến đâu cũng có một vài đức tính quý báu, tác giả cho rằng việc Rawdon lấy vợ là việc làm lương thiện nhất và anh ta yêu con trai mình hơn bất cứ thứ gì anh ta có được. Cùng với Thackeray, văn học hiện thực còn nổi trội một tên tuổi khác, C.Dickens với ngòi bút phê phán, đả kích mạnh mẽ. Trong suốt tác phẩmHội chợ phù hoa, ta vẫn thấy ở các nhân vật đôi lúc le lói lên tình cảm con người, nhưng nó cũng mau chóng lụi tàn, chính cách miêu tả như thế càng làm tăng thêm tính hiện thực của tác phẩm. Điều này làm cho người đọc có cách nhìn hai chiều về các nhân vật, họ vừa yêu mà cũng vừa ghét, vừa phẫn nộ trước thói phù hoa, sự tha hoá về bản chất nhưng đồng thời cũng thông cảm với những lý do buộc nhân vật phải xử sự như những con rối bị sợi dây vô hình của xã hội điều khiển.
Nghệ thuật
Yếu tố đầu tiên để đưa Hội chợ phù hoa trở thành kiệt tác của văn học hiện thực là cách xây dựng nhân vật của tác giả. Như đã trình bày ở trên, tác giả không tạo nhân vật anh hùng, nhân vật chính hay chính diện mà mỗi nhân vật là một mảnh ghép tạo thành bức ký hoạ sống động về xã hội Anh. Cách xây dựng nhân vật như vậy làm cho độc giả có cái nhìn đa chiều về đời sống xã hội chứ không phiến diện khi nhìn vào nhân vật chính. Ngoài ra, tác giả miêu tả cuộc đời của các nhân vật hết sức tự nhiên để nội tâm các nhân vật cũng được dần dần bộc lộ rõ qua từng trang tác phẩm. Nếu so sánh với sáng tác của Dickens và ngôi kể thứ nhất thì việc vận dụng ngôi kể thứ ba của Thackeray càng làm tăng tính hiện thực của tác phẩm.
Xuyên suốt tiểu thuyết, ta thấy tác giả đan xen rất nhiều lời bình luận ở mỗi nhân vật, chi tiết, hành động. Có nhiều lời bình luận tỏ ra thương xót, đồng cảm với nhân vật nhưng cũng có nhiều lời bình luận châm biếm, đả kích sâu cay vào đời sống lố lăng, xấu xa của tầng lớp thượng lưu. Giọng văn của những lời bình luận có khi chứa đựng nhiều tình cảm, sự sôi nổi nhưng có khi lạnh lùng, tàn nhẫn.
Tổng kết
Viết Hội chợ phù hoa, Willam Makepcace Thackeray có một thái độ phủ định rõ rệt đối với chế độ phong kiến tư bản tàn bạo và thối nát. Ngòi bút châm biếm của tác giả đã phơi bày mọi thứ lố lăng, phù hoa và giả dối của xã hội thượng lưu nước Anh. Ẩn sau những thứ phù phiếm ấy là tất cả sự xấu xa đê tiện: giả nhân, giả nghĩa tính toán vụ lợi, cạnh tranh lường gạt... Giá trị căn bản của tác phẩm là ở chỗ đã cung cấp được những tài liệu phong phú, những chân dung tiêu biểu về một cuộc sống mà đồng tiền đang ngự trị. Tác phẩm cũng thấm đẫm màu sắc lịch sử và đặc biệt thành công trong những trang dựng lại cảnh sinh hoạt của nước Anh.
Hội chợ phù hoa đánh dấu cuộc cách mạng của tiểu thuyết Anh thế kỷ XIX trong việc rời bỏ hình thức của tiểu thuyết luận đề để hướng sang tiểu thuyết lấy việc miêu tả xã hội làm trọng tâm. Tác phẩm ghi nhận tài năng xuất sắc của Thackeray trong việc xây dựng những nhân vật điển hình. Phần lớn các nhân vật của ông đều được khai thác ở những nét tâm lý phong phú, đa dạng nhưng tính chất lại tập trung. Bút pháp châm biếm của ông cũng không đơn điệu mà rất uyển chuyển, đặc biệt là những lời bình xen vào giữa những đoạn văn miêu tả là phần cấu thành không thể tách rời của tác phẩm.
Last edited by LDN on Wed May 11, 2022 3:51 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Thư viện tri thức
[ SÁCH HAY ] Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Nội dung
Hội chợ phù hoa của tác giả William Makepeace Thackeray được coi là một kiệt tác của chủ nghĩa hiện thực của nền văn học Anh ở thế kỷ 19, cũng là một trong năm tác phẩm được coi là nổi tiếng nhất của nền văn học nước Anh. Câu chuyện kể về hai cô gái với hai tính cách và hai lựa chọn sống hoàn toàn khác nhau, chắc hẳn rất đáng để cho người đọc có thể chiêm nghiệm thêm và suy ngẫm rất nhiều.
Cuốn sách Hội chợ phù hoa đã để lại cho người đọc, đặc biệt là các cô gái rất nhiều suy ngẫm vô cùng sâu sắc về một cuộc sống hết sức lộn xộn, tưởng chừng như rất hào nhoáng nhưng lại vô cùng phù phiếm.
1. Đừng vì chạy theo vật chất mà từ bỏ chính mình – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Thiếu giáo dục từ rất nhỏ, nhưng nhờ có chút sắc đẹp, lại rất thông minh và vô cùng tài hoa, từ một chỗ bơ vơ, côi cút không một nơi nương tựa, bị khinh rẻ rồi cô nàng Rebecca trong cuốn sách Hội chợ phù hoa bỗng đã trở thành con dâu của gia đình Crawley – một gia đình quý tộc ở thôn quê.
Dần dần Rebecca đã trở nên hoàn toàn hư hỏng thực sự dù đã có một đứa con trai tên là Rawdy. Nàng đã kiếm tiền bằng cách quyến rũ những bọn hám sắc, trong đó có lão quý tộc già tên là Lord Steyne.
Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rawdon đã biết chuyện nên dứt tình với vợ của mình. Vào một lúc quá nỗi túng tiền, Rebecca đã quyến rũ người anh hết sức si tình có thêm phần ngốc nghếch của Amelia. Nàng đã bị cả chồng lẫn con trai khinh bỉ khi từ bỏ, đứa con trai thậm chí thề sẽ không bao giờ nhìn mặt mẹ nữa.
Dường như nàng đã mất đi quá nhiều thứ bởi một sự mù quáng của lòng ham mê vật chất để rồi cuối cùng nàng mới nhận ra được rằng, những thứ vật chất ấy cũng chỉ là sự hào nhoáng rất phù du và đầy trống rỗng mà thôi.
2. Cần phải có một người luôn tin tưởng bạn trong mọi hoàn cảnh – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rebecca đã bị cả xã hội khinh ghét và luôn ruồng bỏ nhưng Amelia vẫn không bao giờ bỏ rơi cô. Amelia có tính cách vô cùng đoan trang, rất hiền thục hoàn toàn trái ngược với nàng Rebecca, nhưng Amelia lại là một người bạn hết sức trung thành tuyệt đối của Rebecca. Những khi khó khăn nhất, khổ sở nhất, Rebecca cũng luôn có Amelia để có thể giúp đỡ và an ủi.
Có được một người bạn như vậy ở trong cuộc đời, có lẽ là một món quà quý giá nhất mà cuộc sống mang lại cho mỗi người chúng ta. Đối với Rebecca, cho đến tận những năm tháng sau cuối cùng của cuộc đời, cô mới nhận ra một điều rằng Amelia quan trọng với cô như thế nào.
3. Không bao giờ là quá muộn để sống tốt – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rebecca đã có hơn một nửa quãng đời sai lầm chồng chất lên những sai lầm. Cô đã khiến cho bao nhiêu người phải khổ sở, biết bao người phải coi thường, trong đó có cả chồng và con trai của mình. Đứa con trai của cô thậm chí đã vô cùng khinh ghét người mẹ giả dối của mình, sống tệ bạc và thề sẽ không bao giờ nhận cô ta là mẹ mình nữa.
Cô đã phản bội cả người bạn thân thiết nhất với bản thân cô. Đó là một con người vô cùng tệ hại. Nhưng sau tất cả những ngày tháng sống thật giả dối, vô nghĩa và hết sức độc ác ấy, Rebecca đã dần dần quay trở lại với bản thân của mình.
Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Khi cô đã can đảm dám đưa cho Amelia những lá thư chứng tỏ sự hẹn hò của bản thân cô và chồng của Amelia, để Amelia có đủ dũng cảm xóa bỏ những quá khứ và đến với người đàn ông yêu cô, thì khi ấy Rebecca đã bắt đầu bước sang một cuộc sống hoàn toàn khác.
Sau này, cô vẫn sống nhờ vào tiền trợ cấp, nhưng cô đi khắp nơi để làm từ thiện, sống một đời sống vô cùng giản dị, thì đó cũng là một điều rất đáng trân trọng.
4. Phẩm chất con người không nằm ở vẻ bề ngoài của bạn – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rebecca đã sống trong một cuộc sống đầy xa hoa, ăn vận rất cầu kì đẹp đẽ, đi đứng nói cười giống như một quý bà, nhưng con người của Rebecca lúc ấy chỉ là một người đàn bà hết sức xấu xa, đầy xảo quyệt và rất phóng đãng.
Không có một ai tôn trọng cô cả. Chỉ có những lũ đàn ông xum xuê ở bên cô, bởi sự xinh đẹp và hết sức phóng đãng của cô. Họ đã ăn nằm với cô, cho cô những đồng tiền và sau lưng họ đã chửi cô là một con điếm.
Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Amelia là người phụ nữ ăn vận vô cùng giản dị và sống ở trong cảnh nghèo túng, nhưng cô luôn luôn được yêu thương và được rất nhiều người tôn trọng. Cô đã cư xử với tất cả mọi người lúc nào cũng hiền từ, nhân hậu và luôn luôn tràn ngập quý mến.
Thậm chí cô còn khiến cho Rebecca cảm thấy cảm động thực sự. Bởi vậy, quần áo hay trang sức cũng chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi. Nó hoàn toàn không thể hiện hết tất cả những điều gì về phẩm chất của con người bạn đâu nhé.
5. Hạnh phúc là khi bạn biết hài lòng với những gì mình có được – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rebecca có thể sống thật hạnh phúc cùng với Rawdon, bởi người đàn ông đó luôn luôn yêu thương cô và chiều chuộng cô vô điều kiện. Nhưng Rebecca chưa bao giờ thực sự hài lòng với những gì mà Rawdon đã mang lại cho bản thân cô.
Cô luôn luôn cần phải leo cao hơn nữa vào một thế giới quý tộc. Cô cần được sống ở trong quyền lực. Bởi thế nên cuối cùng, sau hai lần lấy chồng thì cô vẫn phải sống trong nỗi cô độc và đầy bất hạnh. Đó là một cái giá phải trả một cách thoả đáng cho sự tham lam và đầy giả dối của Rebecca.
Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
6. Hãy mở cửa trái tim mình với người đàn ông luôn chung tình với bạn – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Amelia luôn luôn tôn sùng George, ngay cả khi anh ta đã chết đi, cô vẫn sống như một quả phụ hết sức chung tình và cứ mãi ôm ấp quá khứ. Cô đã hết lần này cho đến lần khác khước từ Doblin, một người đàn ông luôn luôn ở bên cạnh cô, rất yêu thương cô và luôn bảo vệ cô vô điều kiện.
Cho đến tận những giây phút cuối cùng khi đã phát hiện ra sự phản bội của chồng mình, Amelia đã nhận ra rằng Dobbin thật chung thuỷ biết bao nhiêu so với người chồng đã từng phản bội mình, nàng đã mở rộng trái tim của mình hơn và sau đó đã viết thư gọi chàng trở về. Cuối cùng hai người đã lấy nhau và chung sống với nhau thật hạnh phúc.
[ SÁCH HAY ] Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Nội dung
Hội chợ phù hoa của tác giả William Makepeace Thackeray được coi là một kiệt tác của chủ nghĩa hiện thực của nền văn học Anh ở thế kỷ 19, cũng là một trong năm tác phẩm được coi là nổi tiếng nhất của nền văn học nước Anh. Câu chuyện kể về hai cô gái với hai tính cách và hai lựa chọn sống hoàn toàn khác nhau, chắc hẳn rất đáng để cho người đọc có thể chiêm nghiệm thêm và suy ngẫm rất nhiều.
Cuốn sách Hội chợ phù hoa đã để lại cho người đọc, đặc biệt là các cô gái rất nhiều suy ngẫm vô cùng sâu sắc về một cuộc sống hết sức lộn xộn, tưởng chừng như rất hào nhoáng nhưng lại vô cùng phù phiếm.
1. Đừng vì chạy theo vật chất mà từ bỏ chính mình – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Thiếu giáo dục từ rất nhỏ, nhưng nhờ có chút sắc đẹp, lại rất thông minh và vô cùng tài hoa, từ một chỗ bơ vơ, côi cút không một nơi nương tựa, bị khinh rẻ rồi cô nàng Rebecca trong cuốn sách Hội chợ phù hoa bỗng đã trở thành con dâu của gia đình Crawley – một gia đình quý tộc ở thôn quê.
Dần dần Rebecca đã trở nên hoàn toàn hư hỏng thực sự dù đã có một đứa con trai tên là Rawdy. Nàng đã kiếm tiền bằng cách quyến rũ những bọn hám sắc, trong đó có lão quý tộc già tên là Lord Steyne.
Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rawdon đã biết chuyện nên dứt tình với vợ của mình. Vào một lúc quá nỗi túng tiền, Rebecca đã quyến rũ người anh hết sức si tình có thêm phần ngốc nghếch của Amelia. Nàng đã bị cả chồng lẫn con trai khinh bỉ khi từ bỏ, đứa con trai thậm chí thề sẽ không bao giờ nhìn mặt mẹ nữa.
Dường như nàng đã mất đi quá nhiều thứ bởi một sự mù quáng của lòng ham mê vật chất để rồi cuối cùng nàng mới nhận ra được rằng, những thứ vật chất ấy cũng chỉ là sự hào nhoáng rất phù du và đầy trống rỗng mà thôi.
2. Cần phải có một người luôn tin tưởng bạn trong mọi hoàn cảnh – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rebecca đã bị cả xã hội khinh ghét và luôn ruồng bỏ nhưng Amelia vẫn không bao giờ bỏ rơi cô. Amelia có tính cách vô cùng đoan trang, rất hiền thục hoàn toàn trái ngược với nàng Rebecca, nhưng Amelia lại là một người bạn hết sức trung thành tuyệt đối của Rebecca. Những khi khó khăn nhất, khổ sở nhất, Rebecca cũng luôn có Amelia để có thể giúp đỡ và an ủi.
Có được một người bạn như vậy ở trong cuộc đời, có lẽ là một món quà quý giá nhất mà cuộc sống mang lại cho mỗi người chúng ta. Đối với Rebecca, cho đến tận những năm tháng sau cuối cùng của cuộc đời, cô mới nhận ra một điều rằng Amelia quan trọng với cô như thế nào.
3. Không bao giờ là quá muộn để sống tốt – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rebecca đã có hơn một nửa quãng đời sai lầm chồng chất lên những sai lầm. Cô đã khiến cho bao nhiêu người phải khổ sở, biết bao người phải coi thường, trong đó có cả chồng và con trai của mình. Đứa con trai của cô thậm chí đã vô cùng khinh ghét người mẹ giả dối của mình, sống tệ bạc và thề sẽ không bao giờ nhận cô ta là mẹ mình nữa.
Cô đã phản bội cả người bạn thân thiết nhất với bản thân cô. Đó là một con người vô cùng tệ hại. Nhưng sau tất cả những ngày tháng sống thật giả dối, vô nghĩa và hết sức độc ác ấy, Rebecca đã dần dần quay trở lại với bản thân của mình.
Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Khi cô đã can đảm dám đưa cho Amelia những lá thư chứng tỏ sự hẹn hò của bản thân cô và chồng của Amelia, để Amelia có đủ dũng cảm xóa bỏ những quá khứ và đến với người đàn ông yêu cô, thì khi ấy Rebecca đã bắt đầu bước sang một cuộc sống hoàn toàn khác.
Sau này, cô vẫn sống nhờ vào tiền trợ cấp, nhưng cô đi khắp nơi để làm từ thiện, sống một đời sống vô cùng giản dị, thì đó cũng là một điều rất đáng trân trọng.
4. Phẩm chất con người không nằm ở vẻ bề ngoài của bạn – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rebecca đã sống trong một cuộc sống đầy xa hoa, ăn vận rất cầu kì đẹp đẽ, đi đứng nói cười giống như một quý bà, nhưng con người của Rebecca lúc ấy chỉ là một người đàn bà hết sức xấu xa, đầy xảo quyệt và rất phóng đãng.
Không có một ai tôn trọng cô cả. Chỉ có những lũ đàn ông xum xuê ở bên cô, bởi sự xinh đẹp và hết sức phóng đãng của cô. Họ đã ăn nằm với cô, cho cô những đồng tiền và sau lưng họ đã chửi cô là một con điếm.
Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Amelia là người phụ nữ ăn vận vô cùng giản dị và sống ở trong cảnh nghèo túng, nhưng cô luôn luôn được yêu thương và được rất nhiều người tôn trọng. Cô đã cư xử với tất cả mọi người lúc nào cũng hiền từ, nhân hậu và luôn luôn tràn ngập quý mến.
Thậm chí cô còn khiến cho Rebecca cảm thấy cảm động thực sự. Bởi vậy, quần áo hay trang sức cũng chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi. Nó hoàn toàn không thể hiện hết tất cả những điều gì về phẩm chất của con người bạn đâu nhé.
5. Hạnh phúc là khi bạn biết hài lòng với những gì mình có được – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Rebecca có thể sống thật hạnh phúc cùng với Rawdon, bởi người đàn ông đó luôn luôn yêu thương cô và chiều chuộng cô vô điều kiện. Nhưng Rebecca chưa bao giờ thực sự hài lòng với những gì mà Rawdon đã mang lại cho bản thân cô.
Cô luôn luôn cần phải leo cao hơn nữa vào một thế giới quý tộc. Cô cần được sống ở trong quyền lực. Bởi thế nên cuối cùng, sau hai lần lấy chồng thì cô vẫn phải sống trong nỗi cô độc và đầy bất hạnh. Đó là một cái giá phải trả một cách thoả đáng cho sự tham lam và đầy giả dối của Rebecca.
Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
6. Hãy mở cửa trái tim mình với người đàn ông luôn chung tình với bạn – Bài học đắt giá các cô gái nên nhớ khi đọc Hội chợ phù hoa
Amelia luôn luôn tôn sùng George, ngay cả khi anh ta đã chết đi, cô vẫn sống như một quả phụ hết sức chung tình và cứ mãi ôm ấp quá khứ. Cô đã hết lần này cho đến lần khác khước từ Doblin, một người đàn ông luôn luôn ở bên cạnh cô, rất yêu thương cô và luôn bảo vệ cô vô điều kiện.
Cho đến tận những giây phút cuối cùng khi đã phát hiện ra sự phản bội của chồng mình, Amelia đã nhận ra rằng Dobbin thật chung thuỷ biết bao nhiêu so với người chồng đã từng phản bội mình, nàng đã mở rộng trái tim của mình hơn và sau đó đã viết thư gọi chàng trở về. Cuối cùng hai người đã lấy nhau và chung sống với nhau thật hạnh phúc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
NHỮNG VẤN ĐỀ THỜI ĐẠI TRONG HỘI CHỢ PHÙ HOA CỦA W. THACKERAY
Trithucboich.blog...
1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. Tác giả
William Makepeace Thackeray (1811 – 1863), là một tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng thế kỉ XIX. Ông sinh tại Calcutta, Ấn Độ, sau đó chuyển sang Anh khi lên 5 tuổi. Ông trải qua tuổi thơ và thời niên thiếu nhiều cay đắng (cha mất, mẹ tái giá, chịu đựng lối giáo dục khắc nghiệt ở trường tư thục đến nỗi phải bỏ trốn). Năm 18 tuổi, ông theo học luật khoa tại Đại học đường Cambridge, nhưng không tốt nghiệp…
Ông tỏ ra có khuynh hướng châm biếm ngay từ hồi còn ít tuổi. Trong thời gian theo học tại Đại học Cambridge, ông dành nhiều thì giờ cộng tác với những tờ báo trào phúng (Timbutoo, Người học làm sang) hơn là để trau dồi những kiến thức mà ông thấy vô ích. Rời nhà trường, ông chính thức bước vào làng văn với những bài báo và những truyện ngắn có tính chất châm biếm. Nhờ gia sản của cha để lại, ông có điều kiện du lịch nhiều nơi tại Âu châu. Ông sống tại Weima (Đức) một thời gian để tìm hiểu phong tục địa phương và nghiên cứu về Goethe. Ông cũng đã sống tại Paris một thời gian khá lâu để theo học nghề hội họa và kiếm sống bằng nghề vẽ tranh biếm họa. Kết quả của những cuộc du lịch ấy là những tập ký họa có tính chất châm biếm như Tập ký họa thành Paris (1840), Tập ký họa xứ Ai-len (1843),…
Thackeray sang Mỹ hai lần để diễn thuyết về văn học, đặc biệt là về vấn đề những nhà văn trào phúng nước Anh thế kỷ thứ 18. Trở về nước, ông ứng cử vào Hạ Nghị viện, nhưng thất bại. Từ 1859 ông làm chủ bút một tờ báo lớn, tờ Tuần báo Cornhin được vài năm. Do làm việc quá nhiều, sức khỏe suy giảm, ông mất năm 1863 vì bệnh xung huyết não, thọ 52 tuổi.
Ông viết nhiều loại truyện, cả truyện nhi đồng và truyện lịch sử, nhưng hầu hết đều có tính chất châm biếm, nhằm đả kích xã hội tư sản quý tộc Anh đương thời. Trong số ấy, nổi tiếng nhất là những tác phẩm Cuốn sách của các ông học làm sang, Hội Chợ Phù Hoa, Truyện Penđennix,… Các tác phẩm này đã gây ra một dư luận sôi nổi, đưa Thaceray lên hàng những tiểu thuyết gia hiện thực hàng đầu trên nước Anh và bộc lộ đầy đủ nhất bản sắc tư tưởng của tác giả.
1.2. Tác phẩm
Hồi còn thanh niên, ông sống một cuộc đời phong lưu, tiếp xúc nhiều với những người thuộc tầng lớp tư sản và quý tộc, chính là nguồn tư liệu quý báu và chân thực về cuộc sống vật chất và tinh thần của những hạng người này để đưa vào tác phẩm của mình. Có người nói rằng vì vợ ông mắc bệnh loạn trí nên ông sinh ra chán đời, ảnh hưởng tới cái nhìn bi quan của ông đối với cuộc sống, và khiến cho ngòi bút châm biếm của ông thêm chua chát, tàn nhẫn.
Hoàn cảnh ra đời: Năm 1846, Thakery bắt tay vào viết một tác phẩm mà ông hy vọng “đám đông công chúng ngốc nghếch” hiểu được tài năng của mình. Ông mải mê viết cuốn tiểu thuyết đồ sộ mà ông vẫn chưa nghĩ ra được tên gọi thích hợp ngoài nhan đề đặt tạm Kí họa bút chì xã hội Anh. Khi đã viết xong một phần lớn tiểu thuyết ông mới chợt phát hiện ra một nhan đề độc đáo. Khi ấy ông đang nằm trên giường đăm chiêu suy nghĩ. Cái tên sách vừa nghĩ ra khiến ông bật dậy khỏi giường vừa chạy quanh phòng vừa hô to “Hội chợ phù hoa, hội chợ phù hoa”. Ông đã gửi một đoạn tiểu thuyết cho Tạp chí Punch kèm theo một vài minh họa của chính ông và lời yêu cầu được thanh toán năm mươi guinea.Yêu cầu của ông được tòa soạn tạp chí trả lời nhanh đến mức ông cảm thấy ân hận là tại sao ông không yêu cầu khoản thù lao cao hơn. Sau đó Hội chợ phù hoa được in và bán từng phần, tạo nên một cơn sốt độc giả giống như những tác phẩm của Charles Dickens.
Ý nghĩa nhan đề: Thuật ngữ Hội chợ phù hoa xuất phát từ câu chuyện ngụ ngôn Chuyến đi của người hành hương do John Bunyan xuất bản năn 1678 ở đó có một hội chợ tổ chức trong làng có tên là Vanity fair (vanity có nghĩa là tính hư ảo, sự phù hoa, hư danh; fair có nghĩa là chợ phiên hay hội chợ) (Hội chợ phù hoa). Tác phẩm ví xã hội Anh đương thời như một “hội chợ” bát nháo và hỗn độn, trong đó có rất nhiều mặt hàng được bày bán, làm cho chúng ta bị choáng ngợp với vẻ hào nhoáng và ảo tưởng “phù hoa” của nó.
Thông qua cuộc đời các nhân vật với những mưu toan, tính toán, những suy nghĩ, tình cảm và hành động, xã hội Anh hiện lên với tất cả những nét khái quát nhất nhưng cũng đầy chi tiết. Đó là đời sống của tầng lớp quý tộc thượng lưu Anh với tiền tài và danh vọng, địa vị và giàu sang, giai cấp tư sản Anh đang lên với những cuộc làm ăn buôn bán, những tính toán cạnh tranh, và cả ước mong vươn lên tầng lớp quý tộc. Bên cạnh đó là đời sống của tầng lớp thấp như tỳ nữ, xà ích, đầy tớ, làm bếp, những con người phải nai lưng hầu hạ tầng lớp quý tộc và bọn tư sản lắm tiền. Qua đó tác giả phê phán lối sống xa hoa, tình cảm giả tạo, tính vụ lợi của tầng lớp quí tộc và số phận con người với nhiều thàng phần trong xã hội.Toàn bộ tác phẩm là một bức tranh miêu tả xã hội nước Anh lúc bấy giờ.
Tóm tắt tác phẩm: Truyện xoay quanh hai cô gái là Amelia và Rebecca ở viện nữ thục Miss Pinkerton với hai số phận khác nhau. Amelia xuất thân gia đình giàu có, xinh đẹp, tính tình hiền lành, dịu dàng, nên được nhà trường trọng vọng. Trái lại, Rebecca xuất thân tầm thường (bố nghiện ngập, mẹ là vũ công) nên không được ưu ái mà phải tự lập sớm bằng nghề gia sư kiêm tỳ nữ cho gia đình quý tộc Crawley. Nhờ sắc đẹp cùng sự khôn lanh, cô đã quyến rũ được cậu quý tử Rawdon và nhờ tiếng tăm nhà chồng mà cô có được cuộc sống nhàn nhã, quý phái. Trong khi đó, Amelia trở thành mục tiêu của nhiều chàng trai, trong đó có George và Dobbin nhờ gia thế giàu có, xinh đẹp, tính tình dịu dàng. Amelia và George yêu nhau tha thiết. Mặc dù bị cha của George phản đối kịch liệt nhưng cả hai đã đấu tranh và có được tình yêu của mình. Hai cặp vợ chồng trẻ gặp lại nhau và George trước sức sức quyến rũ của Rebecca đã cùng nhau hẹn hò vụng trộm. Chiến tranh bùng nổ, cả hai người chồng đều ra trận. George tử thương ở Waterloo còn Rawdon trở về và được phong hàm đại tá. Hai vợ chồng Rawdon – Rebecca đến Paris chơi và làm quen với những người sống bằng những nghề ăn chơi của xã hội. Dần dần, Rebecca hư hỏng thực sự, dùng sắc đẹp để quyến rũ bọm ham sắc và bị Rawdon ruồng bỏ. Trong khi đó, Amelia sống cô đơn và tôn thờ gười chồng quá cố, khước từ tình cảm của Dobbin. Rebecca muốn bạn mình tái giá với Dobbin nên đã đưa những lá thư tình giữa cô và George cho Amelia xem. Thế là Amelia chấp nhận lấy Dobbin và cả hai sống hạnh phúc, còn Rebecca lấy Joseph nhưng một thời gian sau Joseph qua đời. Rebecca sống quãng đời còn lại rày đây mai đó và làm từ thiện. tuy được chu cấp nhưng cô bị chồng cũ cùng con và bạn bè xa lánh.
2. BIỂU HIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ THỜI ĐẠI TRONG TÁC PHẨM
2.1. Bối cảnh xã hội, lịch sử Anh thế kỉ XIX
Thế kỷ XIX, chế độ tư bản nước Anh đang trong giai đoạn phát triển cực thịnh. Lợi nhuận bóc lột được của công nhân trong nước và vơ vét được tại các thuộc địa tạo điều kiện cho giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc tư sản hóa sống xa xỉ. Bề ngoài xã hội Anh đương thời có một bộ mặt phồn vinh; việc kinh doanh dễ đem lại những món lợi lớn; địa vị của giai cấp tư sản trong xã hội được nâng cao; sự cấu kết giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản càng chặt chẽ hơn. Đồng thời, đời sống của quần chúng lao động rất cực khổ. Sau chiến tranh chống Napoleon, nông thôn tiêu điều xơ xác vì giá lúa mì sụt kinh khủng, đạo luật khoanh đất cướp ruộng vẫn tiếp tục thi hành, tầng lớp trung gian ở nông thôn giảm đi trông thấy. Họ hoặc kéo ra thành thị và bị vô sản hóa, hoặc biến thành tá điền làm thuê cho địa chủ. Xung đột xã hội gay gắt, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản nổi lên hàng đầu khiến quần chúng nhân dân mất dần lòng tin với dân chủ - tư bản. Văn học hiện thực Anh hình thành, nở rộ trong bầu không khí căng thẳng đó. Các nhà hiện thực như nhận thức được những sự thật đen tối của thời kì cai trị của Nữ hoàng Victoria cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
2.2. Lối sống xa hoa của tầng lớp thượng lưu Anh thế kỉ XIX đã được phản ánh trong Hội chợ phù hoa
Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi bày lối sống xa hoa của tầng lớp quý tộc và tư sản Anh. Đó là những buổi tiệc tùng sang trọng, những thú vui săn bắn, khiêu vũ mà giới quý tộc nông thôn như gia đình Crawley tổ chức.
Tầng lớp quý tộc không chỉ hiện lên với lối sống xa hoa mà còn chứa đựng nhiều tật xấu. Ngài Pittt, đại diện cho tầng lớp quý tộc nông thôn, hiện lên là một kẻ dốt nát, keo kiệt (chia đôi củ hành với người ở, đòi lại xu lẻ,…), không đọc thông viết thạo, coi em ruột như kẻ thù, không coi trọng vợ (đánh vợ, cầu hôn với người khác ngay khi để vợ chết trong cô độc và chưa chôn),… Lão cũng là người bóc lột tá điền của mình tận xương tủy, khiến họ phải lần lượt phá sản. Ngoài ra, ông cũng là kẻ hám lợi, cùng với con trai mình nịnh bợ bà cô Crawley để tranh giành thừa hưởng tài sản thừa kế. Bên cạnh đó, ta còn bắt gặp hình ảnh tầng lớp đại quý tộc ở triều đình qua nhân vật hầu tước Sten. Có được tước hầu trong một canh bạc, lão cũng là kẻ bộc lộ nhiều điểm thối nát như dùng vinh hoa để dụ dỗ đàn bà con gái, chửi bới con dâu thậm tệ, dùng thế lực tiền tài mua dư luận báo chí, đối xử với vợ thậm tệ,… Không chỉ thế, tác giả còn hướng ngòi bút đến những thanh niên quý tộc Anh như George hay Joseph. Họ là những người cũng ăn chơi xa xỉ, tổ chức nhiều thú vui như khiêu vũ, sắn bắn,… Ngoài ra, thanh niên quý tộc Anh còn là những kẻ hay dựa dẫm vào gia thế, cái danh “quý tộc” mà mình có được è Đặc trưng của tầng lớp quý tộc Anh thời bấy giờ là lối sống xa hoa, tính hám lợi, đê tiện, xảo quyệt, bất nhân, thường dùng địa vị để thu lợi cho riêng mình.
Tầng lớp thượng lưu không chỉ có giai cấp quý tộc mà còn có những nhà tư sản mà đại diện là ông Orbon, chủ hãng buôn sáp lớn ở thành phố. Lão là kẻ suốt ngày chạy theo đồng tiền, coi trọng đồng tiền hơn cả tình thân, ép con mình là George lấy một cô gái tỉ phú da đen, người mà anh không thích. Lão sẵn sàng từ bỏ con vì anh dám trái ý và cưới Amelia è Đặc trưng của giai cấp tư sản Anh là thói hám lợi, tôn thờ đồng tiền lên trên tất cả.
2.3. Rebecca – biểu tượng cho những người ước mơ vươn lên xã hội quý tộc
Xã hội Anh thời bấy giờ nổi bật với tầng lớp thượng lưu với lối sống xa hoa. Tuy nhiên, bên cạnh họ, còn có một hạng người cũng tiêu biểu cho xã hội Anh thế kỉ XVII không kém. Hạng người này có xuất thân tầm thường, bị xã hội coi thường và luôn mong muốn đổi đời, bước chân vào xã hội thượng lưu. Thackeray đã miêu tả họ qua hình tượng nhân vật Rebecca. Cô xuất thân từ tầng lớp bình dân (cha nghiện ngập, mẹ là vũ công) lại thêm tính cách khôn lanh, ngang ngạnh nên không được sự ưu ái của nhà trường. Chính vì thế, Rebecca luôn có khao khát đổi đời, ước mong được gia nhập vào tầng lớp thượng lưu. Bằng những tính toán, thủ đoạn của mình, nhiều khi đánh mất phẩm giá và nhân cách của mình (quyến rũ Joseph, kết hôn với Rawdon, hẹn hò với chồng của bạn mình là George, tán tỉnh lão quý tộc già Lord Steyne,…), cô đã dần dần bước chân vào xã hội thượng lưu quý tộc và sống cuộc sống nhàn nhã, xa hoa.
Qua nhân vật Rebecca, nhà văn cho thấy được tinh thần phản kháng, không chấp nhận số phận của tầng lớp bình dân ở xã hội Anh đương thời. Họ vừa căm ghét xã hội thượng lưu, vừa them thuồng muốn chen chân vào xã hội ấy bằng nhiều thủ đoạn. Ta có thể liên hệ với nhân vật Rastignac trong Tấn trò đời của Balzac. Rastignac cũng là một anh sinh viên nghèo, đầy lí tưởng và nhiều phẩm chất tốt. Song trước một Paris đầy những cám dỗ và nhiều xấu xa, anh đã bị biến chất, tìm mọi cách để gia nhập vào xã hội thượng lưu ấy.
Cuối cùng, Rebecca phải sống cuộc đời cô độc, rày đây mai đó, làm từ thiện. Tuy vẫn được chu cấp nhưng bị chồng cũ là Rawdon, con và bạn bè xa lánh. Đó cũng là quả báo cho những âm mưu, thủ đoạn của cô.
2.4. Amelia và Dobbin – hình mẫu lí tưởng của đạo đức.
Bên cạnh tầng lớp quý tộc tư sản là những kẻ sống xa hoa, phóng túng thì vẫn có những con người là hình mẫu lí tưởng của đạo đức, lòng chung thủy và tình yêu chân thành, thể hiện qua hai nhân vật là Amelia và Dobbin.
Amelia mặc dù xuất thân gia đình giàu có nhưng lại dịu dàng, hiền lành, trở thành mục tiêu của nhiều chàng trai. Trong hôn nhân, nàng là một người vợ hết lòng chung thủy với chồng (dù chồng goại tình vẫn không hề hay biết). Đến khi được Rebecca tiết lộ chuyện ngoại tình của chồng, Amelia mới chấp nhận kết hôn với Dobbin và sống hạnh phúc.
Còn Doblin là một người bạn chân thành, đã giúp đỡ bạn mình George trong vai trò cố vấn. Tuy cả hai cùng yêu một người, nhưng. Anh còn là một người có tình yêu cao cả, khi thấy bạn mình yêu Amelia thì anh đã chủ động rút lui, và hết lòng giúp đỡ Amelia vượt qua khó khăn khi George qua đời. Ngoài ra, Dobbin cũng là người có ý chí, nghị lực, luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên bằng con đường chân chính, vượt lên trên số phận của mình.
Cuối cùng, cả hai lấy nhau và sống cuộc sống hạnh phúc. Đó là những gì họ xứng đáng có được bằng cuộc sống ngay thẳng, chân chính của mình.
2.5. Vấn đề “Phải sống thế nào?”mà Thackeray đặt ra trong tác phẩm
Lý do để cho Hội chợ phù hoa thật sự trở thành một trong những tác phẩm kinh điển và tiêu biểu cho nền văn học Anh không chỉ vì tác phẩm đã miêu tả một cách chân thực cả xã hội Anh thế kỉ XIX mà còn là vấn đề mang tính thời đại mà nhà văn đã đặt ra trong tác phẩm: “Phải sống thế nào?” (“How to live?”). Trong xã hội Anh thế kỉ XIX này, con người có quá nhiều cách sống. Vậy cách sống như thế nào mới phù hợp? Sống như thế nào mới là sống?
Nổi bật trong tác phẩm là hai cách sống của hai nhân vật đến từ hai tầng lớp khác nhau, với hai tính cách trái ngược nhau. Một là Amelia xuất thân trong gia đình danh giá, lại xinh đẹp và dịu dàng. Cô luôn nghĩ đến người khác và vì vậy luôn được mọi người yêu mến. Cô cũng là người hết lòng với tình yêu, luôn chung thủy với người chồng của mình là George và tôn thờ hình ảnh chồng mình khi Geogre đã mất. Một là Rebecca, một cô gái xuất thân tầm thường, luôn chán ghét cuộc sống và luôn mong muốn chen chân vào xã hội thượng lưu bằng đủ mọi cách, đủ mọi thủ đoạn.
Hai cách sống của hai cô gái này đối lập nhau, mỗi cách sống lại chứa đựng những ưu khuyết riêng biệt. Vậy con người phải lựa chọn cách sống nào để có thể có được hạnh phúc, tìm được thứ mình mong muốn? Phải chăng nên sống như Amelia, luôn tốt với người khác, luôn hi sinh, nhẫn nhịn? Hay phải sống như Rebcca, đấu tranh để có được thứ mình mong muốn, nhiều khi phải dùng đến thủ đoạn và chấp nhận đánh mất nhân cách của mình? Nhà văn đã trả lời người đọc bằng số phận của cả hai nhân vật. Amelia, với những đức tính tốt, đã có được thứ mình mong muốn, có được cuộc sống và tình yêu chân thành với Dobbin. Cả hai đã sống không màng đến danh lợi và họ đã nhận được hạnh phúc. Còn Rebecca, cuối cùng phải sống cô độc, bị chồng cũ và con trai từ bỏ, trả giá cho những gì mình gây ra.
3. NGHỆ THUẬT
Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật châm biếm để làm nên thành công cho tác phẩm của mình. Nghệ thuật châm biếm thể hiện ở cách miêu tả nhân vật, những lời bình luận ngoại đề xen vào giữa tác phẩm. Những lời bình của ông dí dỏm, hài hước, pha giọng mỉa mai, châm biếm, phù hợp với đề tài và chủ đề của tác phẩm.
Ngoài ra, nhà văn còn xây dựng những chi tiết đối lập giữa vẻ bề ngoài sang trọng với nhân cách đê tiện bên trong, qua đó nhằm châm biếm, chế giễu những hạng người xấu xa đang tồn tại trong xã hội như nhà quý tộc nông thôn Pitt Crawley hay hầu tước Sten.
4. TỔNG KẾT
Qua Hội chợ phù hoa, W.Thackeray đã thể hiện được vẽ nên được bức tranh sinh hoạt của tầng lớp quý tộc và tư sản Anh với cuộc sống xa hoa, ăn chơi, phóng túng và những con người là hình mẫu lý tưởng đạo đức, lòng chung thủy và tình yêu chân thành. Bên cạnh đó còn có những con người xuất thân bình thường biểu tượng cho những ước mơ vươn lên xã hội quý tộc. Câu hỏi “Phải sống thế nào” được nhà văn đưa ra mang tầm thời đại. Giữa bối cảnh xã hội Anh thế kỉ XIX, khi mà con người chạy theo đồng tiền, đắm mình trong sự giả dối thì vấn đề “Phải sống thế nào” mà tác phẩm đặt ra là hồi chuông gióng lên thức tỉnh con người Anh thời bấy giờ, giúp họ nhận ra những giá trị chân thực của cuộc sống. Đây không phải chỉ là câu hỏi dành cho thời đại Anh thế kỉ XIX mà còn là vấn đề mà con người mọi thời đại cần phải suy ngẫm và tự vấn chính mình.
Trithucboich.blog...
1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. Tác giả
William Makepeace Thackeray (1811 – 1863), là một tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng thế kỉ XIX. Ông sinh tại Calcutta, Ấn Độ, sau đó chuyển sang Anh khi lên 5 tuổi. Ông trải qua tuổi thơ và thời niên thiếu nhiều cay đắng (cha mất, mẹ tái giá, chịu đựng lối giáo dục khắc nghiệt ở trường tư thục đến nỗi phải bỏ trốn). Năm 18 tuổi, ông theo học luật khoa tại Đại học đường Cambridge, nhưng không tốt nghiệp…
Ông tỏ ra có khuynh hướng châm biếm ngay từ hồi còn ít tuổi. Trong thời gian theo học tại Đại học Cambridge, ông dành nhiều thì giờ cộng tác với những tờ báo trào phúng (Timbutoo, Người học làm sang) hơn là để trau dồi những kiến thức mà ông thấy vô ích. Rời nhà trường, ông chính thức bước vào làng văn với những bài báo và những truyện ngắn có tính chất châm biếm. Nhờ gia sản của cha để lại, ông có điều kiện du lịch nhiều nơi tại Âu châu. Ông sống tại Weima (Đức) một thời gian để tìm hiểu phong tục địa phương và nghiên cứu về Goethe. Ông cũng đã sống tại Paris một thời gian khá lâu để theo học nghề hội họa và kiếm sống bằng nghề vẽ tranh biếm họa. Kết quả của những cuộc du lịch ấy là những tập ký họa có tính chất châm biếm như Tập ký họa thành Paris (1840), Tập ký họa xứ Ai-len (1843),…
Thackeray sang Mỹ hai lần để diễn thuyết về văn học, đặc biệt là về vấn đề những nhà văn trào phúng nước Anh thế kỷ thứ 18. Trở về nước, ông ứng cử vào Hạ Nghị viện, nhưng thất bại. Từ 1859 ông làm chủ bút một tờ báo lớn, tờ Tuần báo Cornhin được vài năm. Do làm việc quá nhiều, sức khỏe suy giảm, ông mất năm 1863 vì bệnh xung huyết não, thọ 52 tuổi.
Ông viết nhiều loại truyện, cả truyện nhi đồng và truyện lịch sử, nhưng hầu hết đều có tính chất châm biếm, nhằm đả kích xã hội tư sản quý tộc Anh đương thời. Trong số ấy, nổi tiếng nhất là những tác phẩm Cuốn sách của các ông học làm sang, Hội Chợ Phù Hoa, Truyện Penđennix,… Các tác phẩm này đã gây ra một dư luận sôi nổi, đưa Thaceray lên hàng những tiểu thuyết gia hiện thực hàng đầu trên nước Anh và bộc lộ đầy đủ nhất bản sắc tư tưởng của tác giả.
1.2. Tác phẩm
Hồi còn thanh niên, ông sống một cuộc đời phong lưu, tiếp xúc nhiều với những người thuộc tầng lớp tư sản và quý tộc, chính là nguồn tư liệu quý báu và chân thực về cuộc sống vật chất và tinh thần của những hạng người này để đưa vào tác phẩm của mình. Có người nói rằng vì vợ ông mắc bệnh loạn trí nên ông sinh ra chán đời, ảnh hưởng tới cái nhìn bi quan của ông đối với cuộc sống, và khiến cho ngòi bút châm biếm của ông thêm chua chát, tàn nhẫn.
Hoàn cảnh ra đời: Năm 1846, Thakery bắt tay vào viết một tác phẩm mà ông hy vọng “đám đông công chúng ngốc nghếch” hiểu được tài năng của mình. Ông mải mê viết cuốn tiểu thuyết đồ sộ mà ông vẫn chưa nghĩ ra được tên gọi thích hợp ngoài nhan đề đặt tạm Kí họa bút chì xã hội Anh. Khi đã viết xong một phần lớn tiểu thuyết ông mới chợt phát hiện ra một nhan đề độc đáo. Khi ấy ông đang nằm trên giường đăm chiêu suy nghĩ. Cái tên sách vừa nghĩ ra khiến ông bật dậy khỏi giường vừa chạy quanh phòng vừa hô to “Hội chợ phù hoa, hội chợ phù hoa”. Ông đã gửi một đoạn tiểu thuyết cho Tạp chí Punch kèm theo một vài minh họa của chính ông và lời yêu cầu được thanh toán năm mươi guinea.Yêu cầu của ông được tòa soạn tạp chí trả lời nhanh đến mức ông cảm thấy ân hận là tại sao ông không yêu cầu khoản thù lao cao hơn. Sau đó Hội chợ phù hoa được in và bán từng phần, tạo nên một cơn sốt độc giả giống như những tác phẩm của Charles Dickens.
Ý nghĩa nhan đề: Thuật ngữ Hội chợ phù hoa xuất phát từ câu chuyện ngụ ngôn Chuyến đi của người hành hương do John Bunyan xuất bản năn 1678 ở đó có một hội chợ tổ chức trong làng có tên là Vanity fair (vanity có nghĩa là tính hư ảo, sự phù hoa, hư danh; fair có nghĩa là chợ phiên hay hội chợ) (Hội chợ phù hoa). Tác phẩm ví xã hội Anh đương thời như một “hội chợ” bát nháo và hỗn độn, trong đó có rất nhiều mặt hàng được bày bán, làm cho chúng ta bị choáng ngợp với vẻ hào nhoáng và ảo tưởng “phù hoa” của nó.
Thông qua cuộc đời các nhân vật với những mưu toan, tính toán, những suy nghĩ, tình cảm và hành động, xã hội Anh hiện lên với tất cả những nét khái quát nhất nhưng cũng đầy chi tiết. Đó là đời sống của tầng lớp quý tộc thượng lưu Anh với tiền tài và danh vọng, địa vị và giàu sang, giai cấp tư sản Anh đang lên với những cuộc làm ăn buôn bán, những tính toán cạnh tranh, và cả ước mong vươn lên tầng lớp quý tộc. Bên cạnh đó là đời sống của tầng lớp thấp như tỳ nữ, xà ích, đầy tớ, làm bếp, những con người phải nai lưng hầu hạ tầng lớp quý tộc và bọn tư sản lắm tiền. Qua đó tác giả phê phán lối sống xa hoa, tình cảm giả tạo, tính vụ lợi của tầng lớp quí tộc và số phận con người với nhiều thàng phần trong xã hội.Toàn bộ tác phẩm là một bức tranh miêu tả xã hội nước Anh lúc bấy giờ.
Tóm tắt tác phẩm: Truyện xoay quanh hai cô gái là Amelia và Rebecca ở viện nữ thục Miss Pinkerton với hai số phận khác nhau. Amelia xuất thân gia đình giàu có, xinh đẹp, tính tình hiền lành, dịu dàng, nên được nhà trường trọng vọng. Trái lại, Rebecca xuất thân tầm thường (bố nghiện ngập, mẹ là vũ công) nên không được ưu ái mà phải tự lập sớm bằng nghề gia sư kiêm tỳ nữ cho gia đình quý tộc Crawley. Nhờ sắc đẹp cùng sự khôn lanh, cô đã quyến rũ được cậu quý tử Rawdon và nhờ tiếng tăm nhà chồng mà cô có được cuộc sống nhàn nhã, quý phái. Trong khi đó, Amelia trở thành mục tiêu của nhiều chàng trai, trong đó có George và Dobbin nhờ gia thế giàu có, xinh đẹp, tính tình dịu dàng. Amelia và George yêu nhau tha thiết. Mặc dù bị cha của George phản đối kịch liệt nhưng cả hai đã đấu tranh và có được tình yêu của mình. Hai cặp vợ chồng trẻ gặp lại nhau và George trước sức sức quyến rũ của Rebecca đã cùng nhau hẹn hò vụng trộm. Chiến tranh bùng nổ, cả hai người chồng đều ra trận. George tử thương ở Waterloo còn Rawdon trở về và được phong hàm đại tá. Hai vợ chồng Rawdon – Rebecca đến Paris chơi và làm quen với những người sống bằng những nghề ăn chơi của xã hội. Dần dần, Rebecca hư hỏng thực sự, dùng sắc đẹp để quyến rũ bọm ham sắc và bị Rawdon ruồng bỏ. Trong khi đó, Amelia sống cô đơn và tôn thờ gười chồng quá cố, khước từ tình cảm của Dobbin. Rebecca muốn bạn mình tái giá với Dobbin nên đã đưa những lá thư tình giữa cô và George cho Amelia xem. Thế là Amelia chấp nhận lấy Dobbin và cả hai sống hạnh phúc, còn Rebecca lấy Joseph nhưng một thời gian sau Joseph qua đời. Rebecca sống quãng đời còn lại rày đây mai đó và làm từ thiện. tuy được chu cấp nhưng cô bị chồng cũ cùng con và bạn bè xa lánh.
2. BIỂU HIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ THỜI ĐẠI TRONG TÁC PHẨM
2.1. Bối cảnh xã hội, lịch sử Anh thế kỉ XIX
Thế kỷ XIX, chế độ tư bản nước Anh đang trong giai đoạn phát triển cực thịnh. Lợi nhuận bóc lột được của công nhân trong nước và vơ vét được tại các thuộc địa tạo điều kiện cho giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc tư sản hóa sống xa xỉ. Bề ngoài xã hội Anh đương thời có một bộ mặt phồn vinh; việc kinh doanh dễ đem lại những món lợi lớn; địa vị của giai cấp tư sản trong xã hội được nâng cao; sự cấu kết giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản càng chặt chẽ hơn. Đồng thời, đời sống của quần chúng lao động rất cực khổ. Sau chiến tranh chống Napoleon, nông thôn tiêu điều xơ xác vì giá lúa mì sụt kinh khủng, đạo luật khoanh đất cướp ruộng vẫn tiếp tục thi hành, tầng lớp trung gian ở nông thôn giảm đi trông thấy. Họ hoặc kéo ra thành thị và bị vô sản hóa, hoặc biến thành tá điền làm thuê cho địa chủ. Xung đột xã hội gay gắt, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản nổi lên hàng đầu khiến quần chúng nhân dân mất dần lòng tin với dân chủ - tư bản. Văn học hiện thực Anh hình thành, nở rộ trong bầu không khí căng thẳng đó. Các nhà hiện thực như nhận thức được những sự thật đen tối của thời kì cai trị của Nữ hoàng Victoria cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
2.2. Lối sống xa hoa của tầng lớp thượng lưu Anh thế kỉ XIX đã được phản ánh trong Hội chợ phù hoa
Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi bày lối sống xa hoa của tầng lớp quý tộc và tư sản Anh. Đó là những buổi tiệc tùng sang trọng, những thú vui săn bắn, khiêu vũ mà giới quý tộc nông thôn như gia đình Crawley tổ chức.
Tầng lớp quý tộc không chỉ hiện lên với lối sống xa hoa mà còn chứa đựng nhiều tật xấu. Ngài Pittt, đại diện cho tầng lớp quý tộc nông thôn, hiện lên là một kẻ dốt nát, keo kiệt (chia đôi củ hành với người ở, đòi lại xu lẻ,…), không đọc thông viết thạo, coi em ruột như kẻ thù, không coi trọng vợ (đánh vợ, cầu hôn với người khác ngay khi để vợ chết trong cô độc và chưa chôn),… Lão cũng là người bóc lột tá điền của mình tận xương tủy, khiến họ phải lần lượt phá sản. Ngoài ra, ông cũng là kẻ hám lợi, cùng với con trai mình nịnh bợ bà cô Crawley để tranh giành thừa hưởng tài sản thừa kế. Bên cạnh đó, ta còn bắt gặp hình ảnh tầng lớp đại quý tộc ở triều đình qua nhân vật hầu tước Sten. Có được tước hầu trong một canh bạc, lão cũng là kẻ bộc lộ nhiều điểm thối nát như dùng vinh hoa để dụ dỗ đàn bà con gái, chửi bới con dâu thậm tệ, dùng thế lực tiền tài mua dư luận báo chí, đối xử với vợ thậm tệ,… Không chỉ thế, tác giả còn hướng ngòi bút đến những thanh niên quý tộc Anh như George hay Joseph. Họ là những người cũng ăn chơi xa xỉ, tổ chức nhiều thú vui như khiêu vũ, sắn bắn,… Ngoài ra, thanh niên quý tộc Anh còn là những kẻ hay dựa dẫm vào gia thế, cái danh “quý tộc” mà mình có được è Đặc trưng của tầng lớp quý tộc Anh thời bấy giờ là lối sống xa hoa, tính hám lợi, đê tiện, xảo quyệt, bất nhân, thường dùng địa vị để thu lợi cho riêng mình.
Tầng lớp thượng lưu không chỉ có giai cấp quý tộc mà còn có những nhà tư sản mà đại diện là ông Orbon, chủ hãng buôn sáp lớn ở thành phố. Lão là kẻ suốt ngày chạy theo đồng tiền, coi trọng đồng tiền hơn cả tình thân, ép con mình là George lấy một cô gái tỉ phú da đen, người mà anh không thích. Lão sẵn sàng từ bỏ con vì anh dám trái ý và cưới Amelia è Đặc trưng của giai cấp tư sản Anh là thói hám lợi, tôn thờ đồng tiền lên trên tất cả.
2.3. Rebecca – biểu tượng cho những người ước mơ vươn lên xã hội quý tộc
Xã hội Anh thời bấy giờ nổi bật với tầng lớp thượng lưu với lối sống xa hoa. Tuy nhiên, bên cạnh họ, còn có một hạng người cũng tiêu biểu cho xã hội Anh thế kỉ XVII không kém. Hạng người này có xuất thân tầm thường, bị xã hội coi thường và luôn mong muốn đổi đời, bước chân vào xã hội thượng lưu. Thackeray đã miêu tả họ qua hình tượng nhân vật Rebecca. Cô xuất thân từ tầng lớp bình dân (cha nghiện ngập, mẹ là vũ công) lại thêm tính cách khôn lanh, ngang ngạnh nên không được sự ưu ái của nhà trường. Chính vì thế, Rebecca luôn có khao khát đổi đời, ước mong được gia nhập vào tầng lớp thượng lưu. Bằng những tính toán, thủ đoạn của mình, nhiều khi đánh mất phẩm giá và nhân cách của mình (quyến rũ Joseph, kết hôn với Rawdon, hẹn hò với chồng của bạn mình là George, tán tỉnh lão quý tộc già Lord Steyne,…), cô đã dần dần bước chân vào xã hội thượng lưu quý tộc và sống cuộc sống nhàn nhã, xa hoa.
Qua nhân vật Rebecca, nhà văn cho thấy được tinh thần phản kháng, không chấp nhận số phận của tầng lớp bình dân ở xã hội Anh đương thời. Họ vừa căm ghét xã hội thượng lưu, vừa them thuồng muốn chen chân vào xã hội ấy bằng nhiều thủ đoạn. Ta có thể liên hệ với nhân vật Rastignac trong Tấn trò đời của Balzac. Rastignac cũng là một anh sinh viên nghèo, đầy lí tưởng và nhiều phẩm chất tốt. Song trước một Paris đầy những cám dỗ và nhiều xấu xa, anh đã bị biến chất, tìm mọi cách để gia nhập vào xã hội thượng lưu ấy.
Cuối cùng, Rebecca phải sống cuộc đời cô độc, rày đây mai đó, làm từ thiện. Tuy vẫn được chu cấp nhưng bị chồng cũ là Rawdon, con và bạn bè xa lánh. Đó cũng là quả báo cho những âm mưu, thủ đoạn của cô.
2.4. Amelia và Dobbin – hình mẫu lí tưởng của đạo đức.
Bên cạnh tầng lớp quý tộc tư sản là những kẻ sống xa hoa, phóng túng thì vẫn có những con người là hình mẫu lí tưởng của đạo đức, lòng chung thủy và tình yêu chân thành, thể hiện qua hai nhân vật là Amelia và Dobbin.
Amelia mặc dù xuất thân gia đình giàu có nhưng lại dịu dàng, hiền lành, trở thành mục tiêu của nhiều chàng trai. Trong hôn nhân, nàng là một người vợ hết lòng chung thủy với chồng (dù chồng goại tình vẫn không hề hay biết). Đến khi được Rebecca tiết lộ chuyện ngoại tình của chồng, Amelia mới chấp nhận kết hôn với Dobbin và sống hạnh phúc.
Còn Doblin là một người bạn chân thành, đã giúp đỡ bạn mình George trong vai trò cố vấn. Tuy cả hai cùng yêu một người, nhưng. Anh còn là một người có tình yêu cao cả, khi thấy bạn mình yêu Amelia thì anh đã chủ động rút lui, và hết lòng giúp đỡ Amelia vượt qua khó khăn khi George qua đời. Ngoài ra, Dobbin cũng là người có ý chí, nghị lực, luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên bằng con đường chân chính, vượt lên trên số phận của mình.
Cuối cùng, cả hai lấy nhau và sống cuộc sống hạnh phúc. Đó là những gì họ xứng đáng có được bằng cuộc sống ngay thẳng, chân chính của mình.
2.5. Vấn đề “Phải sống thế nào?”mà Thackeray đặt ra trong tác phẩm
Lý do để cho Hội chợ phù hoa thật sự trở thành một trong những tác phẩm kinh điển và tiêu biểu cho nền văn học Anh không chỉ vì tác phẩm đã miêu tả một cách chân thực cả xã hội Anh thế kỉ XIX mà còn là vấn đề mang tính thời đại mà nhà văn đã đặt ra trong tác phẩm: “Phải sống thế nào?” (“How to live?”). Trong xã hội Anh thế kỉ XIX này, con người có quá nhiều cách sống. Vậy cách sống như thế nào mới phù hợp? Sống như thế nào mới là sống?
Nổi bật trong tác phẩm là hai cách sống của hai nhân vật đến từ hai tầng lớp khác nhau, với hai tính cách trái ngược nhau. Một là Amelia xuất thân trong gia đình danh giá, lại xinh đẹp và dịu dàng. Cô luôn nghĩ đến người khác và vì vậy luôn được mọi người yêu mến. Cô cũng là người hết lòng với tình yêu, luôn chung thủy với người chồng của mình là George và tôn thờ hình ảnh chồng mình khi Geogre đã mất. Một là Rebecca, một cô gái xuất thân tầm thường, luôn chán ghét cuộc sống và luôn mong muốn chen chân vào xã hội thượng lưu bằng đủ mọi cách, đủ mọi thủ đoạn.
Hai cách sống của hai cô gái này đối lập nhau, mỗi cách sống lại chứa đựng những ưu khuyết riêng biệt. Vậy con người phải lựa chọn cách sống nào để có thể có được hạnh phúc, tìm được thứ mình mong muốn? Phải chăng nên sống như Amelia, luôn tốt với người khác, luôn hi sinh, nhẫn nhịn? Hay phải sống như Rebcca, đấu tranh để có được thứ mình mong muốn, nhiều khi phải dùng đến thủ đoạn và chấp nhận đánh mất nhân cách của mình? Nhà văn đã trả lời người đọc bằng số phận của cả hai nhân vật. Amelia, với những đức tính tốt, đã có được thứ mình mong muốn, có được cuộc sống và tình yêu chân thành với Dobbin. Cả hai đã sống không màng đến danh lợi và họ đã nhận được hạnh phúc. Còn Rebecca, cuối cùng phải sống cô độc, bị chồng cũ và con trai từ bỏ, trả giá cho những gì mình gây ra.
3. NGHỆ THUẬT
Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật châm biếm để làm nên thành công cho tác phẩm của mình. Nghệ thuật châm biếm thể hiện ở cách miêu tả nhân vật, những lời bình luận ngoại đề xen vào giữa tác phẩm. Những lời bình của ông dí dỏm, hài hước, pha giọng mỉa mai, châm biếm, phù hợp với đề tài và chủ đề của tác phẩm.
Ngoài ra, nhà văn còn xây dựng những chi tiết đối lập giữa vẻ bề ngoài sang trọng với nhân cách đê tiện bên trong, qua đó nhằm châm biếm, chế giễu những hạng người xấu xa đang tồn tại trong xã hội như nhà quý tộc nông thôn Pitt Crawley hay hầu tước Sten.
4. TỔNG KẾT
Qua Hội chợ phù hoa, W.Thackeray đã thể hiện được vẽ nên được bức tranh sinh hoạt của tầng lớp quý tộc và tư sản Anh với cuộc sống xa hoa, ăn chơi, phóng túng và những con người là hình mẫu lý tưởng đạo đức, lòng chung thủy và tình yêu chân thành. Bên cạnh đó còn có những con người xuất thân bình thường biểu tượng cho những ước mơ vươn lên xã hội quý tộc. Câu hỏi “Phải sống thế nào” được nhà văn đưa ra mang tầm thời đại. Giữa bối cảnh xã hội Anh thế kỉ XIX, khi mà con người chạy theo đồng tiền, đắm mình trong sự giả dối thì vấn đề “Phải sống thế nào” mà tác phẩm đặt ra là hồi chuông gióng lên thức tỉnh con người Anh thời bấy giờ, giúp họ nhận ra những giá trị chân thực của cuộc sống. Đây không phải chỉ là câu hỏi dành cho thời đại Anh thế kỉ XIX mà còn là vấn đề mà con người mọi thời đại cần phải suy ngẫm và tự vấn chính mình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
VnExpress
Henning Mankell - bậc thày tiểu thuyết trinh thám châu Âu
Henning Mankell là một trong những nhà văn trinh thám đương đại có sức hút mạnh mẽ nhất không chỉ với người đọc châu Âu mà với độc giả trên toàn thế giới. Ông được The Times đánh giá là tác giả thuộc top đầu của thể loại này, được The Irish Times so sánh với cây bút huyền thoại người Thụy Điển Georges Simenon, còn Daily Telegraph thì còn có lần khẳng định hùng hồn: "Mankell có thể biến bạn thành tội phạm."
Nguyễn Lan -
Henning Mankell sinh ngày 3/12/1948 tại Stockholm, Thụy Điển. Ông là một kịch tác gia, một tiểu thuyết gia, một tác giả viết cho thiếu nhi... nhưng mảng sáng tác làm nên tên tuổi của Henning Mankell lại là loạt truyện trinh thám xoay quanh nhân vật chính Kurt Wallander. Không chỉ được xuất bản tại hơn ba mươi quốc gia, hiện vẫn thuộc hạng best-seller châu Âu với nhiều giải thưởng văn học trinh thám có uy tín: Giải thưởng của hiệp hội tác giả văn học trinh thám Thụy Điển và Giải Glass Key của các hiệp hội văn học trinh thám Bắc Âu cho Faceless Killers, Giải Golden Dagger 2001 do hiệp hội các tác giả văn học trinh thám Anh và Giải thưởng của hiệp hội tác giả văn học trinh thám Thụy Điển 1995 cho Sidetracked..., loạt tác phẩm này còn được chuyển thể thành nhiều bộ phim nhựa cũng như phim truyền hình trên toàn thế giới.
Loạt truyện về thanh tra Wallander gồm 9 tác phẩm: Facelesskillers, The dogs of Riga, The White Lioness, The Man who smiled, Sidetracked, The fifth woman, One step behind, Firewall, The Pyramid. Mỗi tác phẩm xoay quanh một vụ phá án của thanh tra Wallander, riêng The Pyramid là tập truyện ngắn kể về cuộc sống và công việc của Wallander trước khi xảy ra vụ án trong Facelesskillers. Nếu gõ tên Henning Mankell vào trang tìm kiếm Google ta sẽ nhận được 767 kết quả, một trang web chính thức và một trang web dành cho các fan nói tiếng Anh trên toàn thế giới. Trong danh sách dài những người yêu thích Mankell và Wallander có Thủ tướng Thụy Điển và hơn một nửa nội các của ông.
Nhà văn Henning Mankell.
Vậy điều gì đã làm nên sức hút mạnh mẽ cho những câu chuyện về Wallander nói riêng, các tác phẩm của Henning Mankell nói chung. Đó, có lẽ là phong cách trinh thám mang màu sắc Bắc Âu, lạnh lùng, quyết liệt và đặc biệt gay cấn. Nút thắt của mỗi tác phẩm thường là những vụ án mạng kinh hoàng: hai xác chết vô danh ôm ghì lấy nhau trên bờ biển giá lạnh (The dogs of Riga), một nạn nhân xấu số bị đâm xuyên qua những cọc tre nhọn (The fifth woman), người lái xe taxi bị hai thiếu nữ đâm liên tiếp vào ngực (Fire Wall)... rồi sau đó là chuỗi sự kiện bất thường liên tiếp xảy ra. Wallander, bằng sự mẫn cảm nghề nghiệp đặc biệt, tài năng, lòng quả cảm và khao khát được thực thi công lý, đã lần theo dấu vết, xâu chuỗi các mắt xích và khám phá ra nhiều tội ác có tổ chức đằng sau những cái chết ấy. Sự thật chắc chắn sẽ được làm sáng tỏ, nhưng thử thách bắt đầu từ đâu? Wallander sẽ phải đối mặt với những thế lực nào? Khả năng suy luận và bản lĩnh của anh được thể hiện ra sao? Đó là những câu hỏi giúp tác phẩm của Henning Mankell hấp dẫn người đọc từ những trang đầu tiên.
Khi được hỏi lý do nào thôi thúc ông viết nên loạt tác phẩm về Wallander, Henning Mankell cho rằng đó chính là khao khát được tìm hiểu điều gì đang xảy ra với xã hội Thụy Điển và sự thực nào ẩn kín bên trong cuộc sống vẫn được coi là yên bình và thịnh vượng ấy. Với Mankell, viết là một hành động bóc trần hiện thực tồi tệ, đầy rẫy sự cưỡng đoạt, suy thoái, viết là phản kháng, phá bỏ, và viết để xây dựng những điều tốt đẹp hơn. Chính vì vậy tác phẩm của ông thường có sự kết hợp khéo léo giữa những yếu tố hồi hộp, kịch tính với khả năng bình luận sắc sảo trước nhiều vấn đề chính trị, xã hội nóng bỏng: sự bất công với phụ nữ, nạn phân biệt chủng tộc, mất dân chủ, tệ tham nhũng ở cấp cao nhất của chính phủ... Đó có lẽ là lý do các chính khách thường tìm đến tác phẩm của ông như một góc nhìn mới về xã hội.
Theo tin từ giới xuất bản, một trong 9 tác phẩm về Wallander sẽ ra mắt độc giả Việt Nam, đó là Fire Wall - lời cảnh báo về những hiểm họa ngày càng gia tăng trong thế giới số hóa hiện đại của chúng ta. Đêm tối, một người đàn ông đột ngột ngã gục bên máy rút tiền tự động, một tài xế taxi bị hai thiếu nữ giết hại dã man, ngay sau đó xảy ra một vụ mất điện trên diện rộng và phát hiện kinh hoàng của người kỹ sư sửa chữa... Vụ án được bắt đầu với những chi tiết đáng ngờ như thế và Wallander tin rằng chuỗi sự kiện dồn dập này chắc chắn có mối liên hệ nào đó. Đơn độc và nản lòng, phải đối mặt với một loại tội phạm mới: bọn tin tặc, ẩn nấp dưới tình trạng nặc danh trong không gian
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Cảm nhận Người đàn ông đến từ Bắc Kinh - Henning Mankell.
Lá - Gà BT
Gà về hưu Nhóm Tác giả - Gacsach
Đọc sách, tự thân điều đó chưa mang ý nghĩa nào cả.
Đọc cái gì và hiểu như thế nào về cái đã đọc, đó mới là vấn đề cơ bản.
-K. Usinski-
-----o0o-----
Tôi hiếm khi đọc thể loại trinh thám. Lý do thì đơn giản lắm. Sợ.
Giết chóc. Máu me. Xác chết. Tất cả đều khiến tôi sợ.
Mãi gần đây, tôi đã can đảm hơn chút khi đọc một lèo hết series 5 cuốn tiểu thuyết trinh thám tâm lý tội phạm của tác giả Lôi Mễ. Hóa ra, trinh thám cũng có cái hay riêng. Nó không chỉ có giết chóc, máu me và xác chết mà còn có những suy luận logic, những tình huống nghẹt thở, những pha hành động thót tim, những trạng thái tâm lý từ bất thường đến biến thái của những tên tội phạm. Nhưng trên hết, các nhân vật trong trinh thám phần lớn đều thông minh ở cả hai tuyến nhân vật. Thiện và ác.
Có lẽ, nhờ được “trui rèn sự can đảm” qua series của Lôi Mễ nên tôi đã đọc tiếp Người đàn ông đến từ Bắc Kinh của Henning Mankell. Đọc cuốn này không có gì trong số những điều mà tôi đã liệt kê ở trên khiến tôi phải sợ, mà thật ra thì cũng không có cái gì để tôi sợ về chúng cả. Tuy nhiên, tôi lại sợ một điều khác. Lòng tham của con người.
“Thụy Điển, một ngày mùa đông lạnh lẽo năm 2006, mười chín người bị sát hại dã man tại một ngôi làng hẻo lánh ở miền Bắc, đa số nạn nhân đều là người già. Dấu vết duy nhất còn lại trên hiện trường là một dải lụa đỏ.”
Mở đầu cuốn tiểu thuyết trinh thám này đã đầy rẫy xác chết và tanh mùi máu. Cuộc thảm sát được miêu tả là man rợ chưa từng có tiền lệ tại Thụy Điển. Hung khí có thể là dao hoặc kiếm có lưỡi sắc như dao cạo. Nạn nhân phần lớn đều không toàn thây, có dấu hiệu bị hành hạ dã man trước khi chết. Tất cả các vật nuôi trong nhà đều bị chém đứt lìa làm đôi. Mười tám nạn nhân là người già. Nạn nhân thứ mười chín là một đứa trẻ 12 tuổi. Chết vì một nhát chém duy nhất làm đứt lìa xương sống. Tất cả các nạn nhân đều thuộc ba nhóm họ khác nhau tại làng Hesjovallen nhưng lại có liên quan họ hàng với nhau. Một dải lụa đỏ được tìm thấy trong tuyết cách ngôi làng không xa. Ngoài ra không còn dấu vết khả dĩ nào khác.
Một mở đầu quá nhiều xác chết cho một vụ án cần phải tìm ra được lời giải. Thủ phạm hoặc nhóm thủ phạm nào đó sẽ phải bị tóm bởi cảnh sát nội địa, thậm chí có thể là lực lượng Europol hoặc Interpol. Tôi đã nghĩ vậy.
Thế nhưng, mọi diễn biến tiếp theo của câu chuyện lại khiến tôi bất ngờ, đôi khi ngờ vực.
Tôi ngờ vực không biết mình đang đọc một quyển tiểu thuyết trinh thám hình sự phá án diễn ra tại một đất nước Bắc Âu lạnh giá vào năm 2006 hay đang đọc một cuốn sách viết về những con người đã bị bắt cóc, bị quăng lên những hầm tàu tối tăm, băng qua đại dương để rồi bị đẩy đến vùng hoang mạc Neveda nước Mỹ lao động khổ sai như những nô lệ. Họ bị buộc phải xẻ núi, vượt hoang mạc bằng những thanh tà vẹt để mở đường cho những đầu tàu hơi nước trông như những con rồng tàn bạo và đen đúa chạy xình xịch từ bờ đông sang bờ tây nước Mỹ vào thế kỷ 19. Mỗi một thanh tà vẹt là một chiếc xương sườn của những con người đó.
Lắm lúc tôi lại ngờ vực, mình đang đọc cái gì đây? Một câu chuyện chính trị về sự bất đồng và mâu thuẫn giữa một đất nước Trung Quốc cũ và một đất nước Trung Quốc mới mà hai chị em Hồng Quế và Nhã Như là người đại diện cho hai trường phái bảo thủ và cách tân khi Trung Quốc đang loay hoay trước một ngã ba đường. Vào những lúc như vậy, vụ thảm sát tại ngôi làng Hesjovallen dường như chẳng còn tồn tại nữa và tôi đã quên bẵng có một vụ thảm sát như thế đã xảy ra ở đầu câu chuyện.
Người đàn ông đến từ Bắc Kinh có quá nhiều câu chuyện.
Câu chuyện xảy ra tại ngôi làng Hesjovallen năm 2006 tại Thụy Điển. Câu chuyện của anh em Sáng rời bỏ làng quê nghèo đói để đến Quảng Châu rồi bị bắt cóc đưa sang Mỹ vào thế kỷ 19 mà ở đó họ phải sống một cuộc sống của kiếp con vật. Câu chuyện đối đầu giữa Hồng Quế và Nhã Như khi Trung Quốc đứng trước những thách thức lớn lao đầu thế kỷ 21. Câu chuyện của nữ thẩm phán Birgitta Roslin bỗng dưng bị kéo vào vụ thảm sát tại ngôi làng xa xôi phía bắc. Nhìn qua, sao chẳng thấy có chút manh mối nào cho thấy những câu chuyện đó có liên quan đến nhau. Nhưng bằng cách nào đó, từng câu chuyện như có vẻ độc lập và đơn lẻ đó lại kết nối với nhau để đi đến lời giải đáp cuối cùng cho câu hỏi: thủ phạm gây ra cuộc thảm sát tại Hesjovallen là ai?
Và trong mỗi một câu chuyện như vậy lại có một nhân vật chính. Theo tôi thì trong cuốn tiểu thuyết này rất khó xác định nhân vật nào là nhân vật chính. Nữ thẩm phán Birgitta Roslin có thể là nhân vật xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối nhưng bà chưa hẳn là nhân vật chính. Với vụ án tại Hesjovallen, dường như nữ cảnh sát Vivi Sundberg mới là nhân vật chính. Quay ngược thời gian vào năm 1863 tại Trung Quốc và trong bối cảnh hoang mạc Neveda, Sáng mới là nhân vật chính. Chuyển sang đất nước Trung Quốc đầu thế kỷ 21, hai chị em Hồng Quế và Nhã Như là nhân vật chính. Những con người này đều là nhân vật chính trong câu chuyện của riêng họ hoặc có liên quan đến họ. Và tất cả đều được kết nối vào một mối chung là nữ thẩm phán Birgitta Roslin đến từ Thụy Điển.
Dù nhiều nhân vật nhưng Sáng là nhân vật khiến tôi suy nghĩ và có vẻ trăn trở nhiều nhất. Tôi thích Sáng bởi sự mãnh mẽ và ý chí kiên cường của anh ta trước mọi lẽ bất công mà anh ta phải gánh chịu trong những năm tháng đọa đày tại hoang mạc Neveda. Tôi cũng xúc động lắm khi anh ta, dù phải trải qua những điều tưởng như không thể chịu đựng hơn được nữa nhưng vẫn quyết mang về cố hương đốt xương ngón tay cái của Lưu, một thợ mộc mà anh ta chỉ mới quen biết trên con tàu vượt biển sang Mỹ để hoàn thành di nguyện được chôn cất nơi quê nhà của Lưu khi Lưu phải bỏ xác giữa biển khơi mênh mông. Nhưng tôi chợt lạnh người khi Sáng biến thành một tên cướp và một nhát chém chết người có thể xem là ân nhân của anh ta. Sáng cô độc suốt cả cuộc đời và có lẽ vì vậy mà những trang nhật ký chứa đầy nỗi uất hận và khát khao trả thù của Sáng đã thấm sâu vào máu thịt một trong những người thuộc đám con cháu của Sáng sau này. Hơn 100 năm trước, Sáng đã gieo một hạt giống mang tên uất hận và trả thù xuống những trang giấy. Và hơn 100 năm sau, có người đã làm cho hạt giống đó nẩy mầm và phát triển một cách man rợ ra cuộc sống đời thực. Sáng là người khiến tôi vừa xót thương, vừa cảm phục nhưng cũng căm ghét không ít.
Có lẽ, sẽ có chút thất vọng nếu ai đó kỳ vọng đây là một câu chuyện trinh thám với nhiều suy luận logic mang tính thách thức khả năng suy đoán của người đọc. Và cũng đừng nghĩ sẽ có nhiều tình huống nghẹt thở hay những pha hành động thót tim hay những phân tích tâm lý tội phạm tỉ mỉ từ những dấu vết để lại tại hiện trường nhằm vẽ ra chân dung thủ phạm sẽ xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết này. Tôi chắc là không có đâu. Người đàn ông đến từ Bắc Kinh dù được xem là thuộc thể loại trinh thám nhưng lại rất ít chất trinh thám. Nó là sự pha trộn của rất nhiều thứ trong đó mà tôi không biết gọi tên sao cho chính xác. Trinh thám có, chính trị có, tâm lý có. Sau khi đọc hết cuốn tiểu thuyết này, tôi lại cho rằng vụ thảm sát tại làng Hesjovallen và yếu tố trinh thám của nó chỉ là cái cớ để dẫn đến nhiều vấn đề khác mà cuốn tiểu thuyết này muốn đề cập đến mà thôi.
Và có lẽ, sẽ thất vọng cho những ai, trong đó có cả tôi, ngay từ đầu đã đặt câu hỏi dải lụa đỏ có ý nghĩa gì trong câu chuyện này, nó có phải là vật chứng quan trọng để phá vụ án tại ngôi làng Hesjovallen hay không. Không hề có một câu trả lời nào cho sự xuất hiện của dải lụa đỏ này cả vì người (có thể) mang nó đến hiện trường đã chết trước khi tiết lộ bất cứ điều gì có thể làm thỏa mãn tính tò mò và khả năng suy đoán của người đọc. Nhưng dải lụa đỏ này lại là đầu mối dẫn dắt nữ thẩm phán Birgitta Roslin đến với những “dấu hiệu Trung Quốc” trong vụ án Hesjovallen mà bà vẫn gọi như vậy.
Cuối cùng, không giống như những tiểu thuyết hay phim ảnh trinh thám hình sự phá án khác, thủ phạm thường xuất hiện rất muộn hoặc gần như khi câu chuyện chuẩn bị kết thúc. Thủ phạm của vụ thảm sát tại làng Hesjovallen không hề có tính thách thức khả năng suy đoán hay khiến của người đọc phải tẽn tò vì đoán nhầm một chút nào. Người đọc không phải suy đoán gì cả. Hắn ta xuất hiện từ rất sớm và rất rõ ràng rằng chính hắn ta là thủ phạm. Thế nhưng, điều đó không làm mất đi sự lôi cuốn của cả câu chuyện. Theo tôi, cái hay của một tiểu thuyết trinh thám không phải là ở việc thủ phạm xuất hiện sớm hay muộn mà là quá trình làm cách nào thủ phạm dần dần bước từ bóng tối ra ánh sáng. Đó mới là cái hấp dẫn và thú vị.
Tôi nghĩ vậy.
Lá - Gà BT
Gà về hưu Nhóm Tác giả - Gacsach
Đọc sách, tự thân điều đó chưa mang ý nghĩa nào cả.
Đọc cái gì và hiểu như thế nào về cái đã đọc, đó mới là vấn đề cơ bản.
-K. Usinski-
-----o0o-----
Tôi hiếm khi đọc thể loại trinh thám. Lý do thì đơn giản lắm. Sợ.
Giết chóc. Máu me. Xác chết. Tất cả đều khiến tôi sợ.
Mãi gần đây, tôi đã can đảm hơn chút khi đọc một lèo hết series 5 cuốn tiểu thuyết trinh thám tâm lý tội phạm của tác giả Lôi Mễ. Hóa ra, trinh thám cũng có cái hay riêng. Nó không chỉ có giết chóc, máu me và xác chết mà còn có những suy luận logic, những tình huống nghẹt thở, những pha hành động thót tim, những trạng thái tâm lý từ bất thường đến biến thái của những tên tội phạm. Nhưng trên hết, các nhân vật trong trinh thám phần lớn đều thông minh ở cả hai tuyến nhân vật. Thiện và ác.
Có lẽ, nhờ được “trui rèn sự can đảm” qua series của Lôi Mễ nên tôi đã đọc tiếp Người đàn ông đến từ Bắc Kinh của Henning Mankell. Đọc cuốn này không có gì trong số những điều mà tôi đã liệt kê ở trên khiến tôi phải sợ, mà thật ra thì cũng không có cái gì để tôi sợ về chúng cả. Tuy nhiên, tôi lại sợ một điều khác. Lòng tham của con người.
“Thụy Điển, một ngày mùa đông lạnh lẽo năm 2006, mười chín người bị sát hại dã man tại một ngôi làng hẻo lánh ở miền Bắc, đa số nạn nhân đều là người già. Dấu vết duy nhất còn lại trên hiện trường là một dải lụa đỏ.”
Mở đầu cuốn tiểu thuyết trinh thám này đã đầy rẫy xác chết và tanh mùi máu. Cuộc thảm sát được miêu tả là man rợ chưa từng có tiền lệ tại Thụy Điển. Hung khí có thể là dao hoặc kiếm có lưỡi sắc như dao cạo. Nạn nhân phần lớn đều không toàn thây, có dấu hiệu bị hành hạ dã man trước khi chết. Tất cả các vật nuôi trong nhà đều bị chém đứt lìa làm đôi. Mười tám nạn nhân là người già. Nạn nhân thứ mười chín là một đứa trẻ 12 tuổi. Chết vì một nhát chém duy nhất làm đứt lìa xương sống. Tất cả các nạn nhân đều thuộc ba nhóm họ khác nhau tại làng Hesjovallen nhưng lại có liên quan họ hàng với nhau. Một dải lụa đỏ được tìm thấy trong tuyết cách ngôi làng không xa. Ngoài ra không còn dấu vết khả dĩ nào khác.
Một mở đầu quá nhiều xác chết cho một vụ án cần phải tìm ra được lời giải. Thủ phạm hoặc nhóm thủ phạm nào đó sẽ phải bị tóm bởi cảnh sát nội địa, thậm chí có thể là lực lượng Europol hoặc Interpol. Tôi đã nghĩ vậy.
Thế nhưng, mọi diễn biến tiếp theo của câu chuyện lại khiến tôi bất ngờ, đôi khi ngờ vực.
Tôi ngờ vực không biết mình đang đọc một quyển tiểu thuyết trinh thám hình sự phá án diễn ra tại một đất nước Bắc Âu lạnh giá vào năm 2006 hay đang đọc một cuốn sách viết về những con người đã bị bắt cóc, bị quăng lên những hầm tàu tối tăm, băng qua đại dương để rồi bị đẩy đến vùng hoang mạc Neveda nước Mỹ lao động khổ sai như những nô lệ. Họ bị buộc phải xẻ núi, vượt hoang mạc bằng những thanh tà vẹt để mở đường cho những đầu tàu hơi nước trông như những con rồng tàn bạo và đen đúa chạy xình xịch từ bờ đông sang bờ tây nước Mỹ vào thế kỷ 19. Mỗi một thanh tà vẹt là một chiếc xương sườn của những con người đó.
Lắm lúc tôi lại ngờ vực, mình đang đọc cái gì đây? Một câu chuyện chính trị về sự bất đồng và mâu thuẫn giữa một đất nước Trung Quốc cũ và một đất nước Trung Quốc mới mà hai chị em Hồng Quế và Nhã Như là người đại diện cho hai trường phái bảo thủ và cách tân khi Trung Quốc đang loay hoay trước một ngã ba đường. Vào những lúc như vậy, vụ thảm sát tại ngôi làng Hesjovallen dường như chẳng còn tồn tại nữa và tôi đã quên bẵng có một vụ thảm sát như thế đã xảy ra ở đầu câu chuyện.
Người đàn ông đến từ Bắc Kinh có quá nhiều câu chuyện.
Câu chuyện xảy ra tại ngôi làng Hesjovallen năm 2006 tại Thụy Điển. Câu chuyện của anh em Sáng rời bỏ làng quê nghèo đói để đến Quảng Châu rồi bị bắt cóc đưa sang Mỹ vào thế kỷ 19 mà ở đó họ phải sống một cuộc sống của kiếp con vật. Câu chuyện đối đầu giữa Hồng Quế và Nhã Như khi Trung Quốc đứng trước những thách thức lớn lao đầu thế kỷ 21. Câu chuyện của nữ thẩm phán Birgitta Roslin bỗng dưng bị kéo vào vụ thảm sát tại ngôi làng xa xôi phía bắc. Nhìn qua, sao chẳng thấy có chút manh mối nào cho thấy những câu chuyện đó có liên quan đến nhau. Nhưng bằng cách nào đó, từng câu chuyện như có vẻ độc lập và đơn lẻ đó lại kết nối với nhau để đi đến lời giải đáp cuối cùng cho câu hỏi: thủ phạm gây ra cuộc thảm sát tại Hesjovallen là ai?
Và trong mỗi một câu chuyện như vậy lại có một nhân vật chính. Theo tôi thì trong cuốn tiểu thuyết này rất khó xác định nhân vật nào là nhân vật chính. Nữ thẩm phán Birgitta Roslin có thể là nhân vật xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối nhưng bà chưa hẳn là nhân vật chính. Với vụ án tại Hesjovallen, dường như nữ cảnh sát Vivi Sundberg mới là nhân vật chính. Quay ngược thời gian vào năm 1863 tại Trung Quốc và trong bối cảnh hoang mạc Neveda, Sáng mới là nhân vật chính. Chuyển sang đất nước Trung Quốc đầu thế kỷ 21, hai chị em Hồng Quế và Nhã Như là nhân vật chính. Những con người này đều là nhân vật chính trong câu chuyện của riêng họ hoặc có liên quan đến họ. Và tất cả đều được kết nối vào một mối chung là nữ thẩm phán Birgitta Roslin đến từ Thụy Điển.
Dù nhiều nhân vật nhưng Sáng là nhân vật khiến tôi suy nghĩ và có vẻ trăn trở nhiều nhất. Tôi thích Sáng bởi sự mãnh mẽ và ý chí kiên cường của anh ta trước mọi lẽ bất công mà anh ta phải gánh chịu trong những năm tháng đọa đày tại hoang mạc Neveda. Tôi cũng xúc động lắm khi anh ta, dù phải trải qua những điều tưởng như không thể chịu đựng hơn được nữa nhưng vẫn quyết mang về cố hương đốt xương ngón tay cái của Lưu, một thợ mộc mà anh ta chỉ mới quen biết trên con tàu vượt biển sang Mỹ để hoàn thành di nguyện được chôn cất nơi quê nhà của Lưu khi Lưu phải bỏ xác giữa biển khơi mênh mông. Nhưng tôi chợt lạnh người khi Sáng biến thành một tên cướp và một nhát chém chết người có thể xem là ân nhân của anh ta. Sáng cô độc suốt cả cuộc đời và có lẽ vì vậy mà những trang nhật ký chứa đầy nỗi uất hận và khát khao trả thù của Sáng đã thấm sâu vào máu thịt một trong những người thuộc đám con cháu của Sáng sau này. Hơn 100 năm trước, Sáng đã gieo một hạt giống mang tên uất hận và trả thù xuống những trang giấy. Và hơn 100 năm sau, có người đã làm cho hạt giống đó nẩy mầm và phát triển một cách man rợ ra cuộc sống đời thực. Sáng là người khiến tôi vừa xót thương, vừa cảm phục nhưng cũng căm ghét không ít.
Có lẽ, sẽ có chút thất vọng nếu ai đó kỳ vọng đây là một câu chuyện trinh thám với nhiều suy luận logic mang tính thách thức khả năng suy đoán của người đọc. Và cũng đừng nghĩ sẽ có nhiều tình huống nghẹt thở hay những pha hành động thót tim hay những phân tích tâm lý tội phạm tỉ mỉ từ những dấu vết để lại tại hiện trường nhằm vẽ ra chân dung thủ phạm sẽ xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết này. Tôi chắc là không có đâu. Người đàn ông đến từ Bắc Kinh dù được xem là thuộc thể loại trinh thám nhưng lại rất ít chất trinh thám. Nó là sự pha trộn của rất nhiều thứ trong đó mà tôi không biết gọi tên sao cho chính xác. Trinh thám có, chính trị có, tâm lý có. Sau khi đọc hết cuốn tiểu thuyết này, tôi lại cho rằng vụ thảm sát tại làng Hesjovallen và yếu tố trinh thám của nó chỉ là cái cớ để dẫn đến nhiều vấn đề khác mà cuốn tiểu thuyết này muốn đề cập đến mà thôi.
Và có lẽ, sẽ thất vọng cho những ai, trong đó có cả tôi, ngay từ đầu đã đặt câu hỏi dải lụa đỏ có ý nghĩa gì trong câu chuyện này, nó có phải là vật chứng quan trọng để phá vụ án tại ngôi làng Hesjovallen hay không. Không hề có một câu trả lời nào cho sự xuất hiện của dải lụa đỏ này cả vì người (có thể) mang nó đến hiện trường đã chết trước khi tiết lộ bất cứ điều gì có thể làm thỏa mãn tính tò mò và khả năng suy đoán của người đọc. Nhưng dải lụa đỏ này lại là đầu mối dẫn dắt nữ thẩm phán Birgitta Roslin đến với những “dấu hiệu Trung Quốc” trong vụ án Hesjovallen mà bà vẫn gọi như vậy.
Cuối cùng, không giống như những tiểu thuyết hay phim ảnh trinh thám hình sự phá án khác, thủ phạm thường xuất hiện rất muộn hoặc gần như khi câu chuyện chuẩn bị kết thúc. Thủ phạm của vụ thảm sát tại làng Hesjovallen không hề có tính thách thức khả năng suy đoán hay khiến của người đọc phải tẽn tò vì đoán nhầm một chút nào. Người đọc không phải suy đoán gì cả. Hắn ta xuất hiện từ rất sớm và rất rõ ràng rằng chính hắn ta là thủ phạm. Thế nhưng, điều đó không làm mất đi sự lôi cuốn của cả câu chuyện. Theo tôi, cái hay của một tiểu thuyết trinh thám không phải là ở việc thủ phạm xuất hiện sớm hay muộn mà là quá trình làm cách nào thủ phạm dần dần bước từ bóng tối ra ánh sáng. Đó mới là cái hấp dẫn và thú vị.
Tôi nghĩ vậy.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Bầy Chó Riga – Mankell Henning
“Bầy chó Riga”, cuốn sách thứ ba trong series truyện trinh thám của Henning Mankell, nhà văn trinh thám nổi tiếng Thụy Điển đã được Nhã Nam cho ra mắt bạn đọc Việt Nam. Nếu là người yêu thích truyện trinh thám, chắc chắn bạn đã biết đến Henning Mankell qua hai tác phẩm trước đây của dịch giả Cao Việt Dũng: “Tường lửa” cuối năm 2006 và “Chậm một bước” giữa năm 2007. Kể từ khi “Tường lửa”, tác phẩm đầu tiên của Henning Mankell – tác giả trinh thám hàng đầu Bắc Âu được Nhã Nam giới thiệu ở Việt Nam đến nay đã 4 năm, thời gian quá dài để chờ đợi một món quà quý giá. Tôi nhớ khi cho ra mắt “Tường lửa”, Nhã Nam đã thông báo cả ba tiểu thuyết hay nhất của Henning Mankell viết về thanh tra Kurt Wallander đã được Cao Việt Dũng chuyển ngữ và sẽ sớm ra mắt. Vậy mà phải mất gần 4 năm chúng ta mới tiếp tục được đón nhận thêm một luồng hơi thở mới của dòng văn trinh thám Bắc Âu… Nói như vậy để bạn thấy, tôi đã mong mỏi cuốn sách “Bầy chó Riga” này như thế nào.
Thanh tra Kurt Wallander và các cộng sự phải đối mặt với một vụ án khá hóc búa: điều tra về cái chết của hai người chưa rõ tung tích trên một chiếc xuồng cứu hộ trôi dạt vào bờ biển Mossby Strand, Thụy Điển.
Khi Wallander bắt đầu hướng mũi điều tra đến các nước Đông Âu thì ông nhận được thông tin từ Latvia. Thiếu tá Liepa, một quan chức cao cấp trong ngành cảnh sát của nước này được cử đến Thụy Điển để hỗ trợ công tác điều tra. Thời gian ngắn ngủi Liepa lưu lại Thụy Điển không ngờ cũng là lần gặp gỡ cuối cùng của Wallander với viên thiếu tá cận thị gầy gò nhưng để lại cho ông nhiều thiện cảm. Cái chết của Liepa do bị ám sát ngay sau khi quay về nước lại chính là nguyên nhân đưa Wallander lần đầu tiên đến với Latvia, đến với thủ đô Riga, nơi mà sau đó xảy ra rất nhiều biến cố không chỉ trong việc điều tra vụ án này mà còn cả với đời sống tình cảm của Wallander.
***
Sống tại Thụy Điển thanh bình, Wallander hoàn toàn xa lạ với Latvia, nước láng giềng có chế độ chính trị đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của những năm 1991-1992. Như tác giả bộc bạch trong phần Tái bút: “Đối với nhà văn, tự thân việc viết ra một cuốn sách với cốt truyện diễn ra trong một bối cảnh xa lạ là rất phức tạp”… Nhưng chính điều này đã cho thấy tài năng vượt bậc của tác giả Henning Mankell. Xuyên suốt trong gần 400 trang sách, bạn sẽ rất hồi hộp và nôn nóng muốn ngay lập tức cùng nhân vật chính, thanh tra Wallander nhanh chóng đi hết hành trình của cuộc điều tra. Cuốn sách không dàn xếp những tình huống giật gân, gay cấn; không đi sâu vào miêu tả chi tiết vụ án, cũng không kể lại tỉ mỉ những tội ác gây kinh hoàng, nhưng tác giả Henning Mankell đã hoàn toàn lôi cuốn người đọc. Và đây chính là thành công nhất của một tác giả trinh thám.
Khác với hai cuốn sách trước mà bạn đọc đã biết, vụ án này diễn ra chủ yếu tại Riga, thủ đô của Latvia. Tại đây, mặc dù ngôn ngữ bất đồng, hoàn toàn không có cộng sự và không có bất cứ mối liên hệ nào để có thể dẫn đường, chỉ với sự giúp đỡ của Baiba Liepa, vợ của thiếu tá Liepa và những người khác, bằng kinh nghiệm và tài năng Wallander đã dần dần vén tấm màn bí ấn xung quanh cái chết của viên thiếu tá đáng kính và hai kẻ xấu số được phát hiện tại bờ biển Mossby Strand, nơi khởi đầu của vụ án này. Cuộc điều tra ngoài phạm vi Thụy Điển đã góp phần phơi bày thực trạng hỗn loạn của xã hội Latvia đang trong cơn chuyển mình; sự lũng đoạn, tha hóa của ngành cảnh sát khi những người nắm giữ chức vụ quan trọng của bộ máy an ninh lại bị đồng tiền thao túng hay trở thành kẻ hai mang, phục vụ cho những mục đích chính trị riêng…
Diễn biến khám phá vụ án cũng đồng hành cùng diễn biến tâm lý của Wallander. Bạn sẽ được chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong những tình huống cân não, hay đôi khi chỉ là những suy nghĩ miên man, những độc thoại về cuộc sống và hạnh phúc, sự đối diện với cái chết, với cuộc sống nhàm chán… Trải qua một trong những sự kiện lớn lao, nguy hiểm nhất từng xảy ra trong cuộc đời, nhưng khi vụ án được khám phá, Wallander lại không được hưởng niềm vui chiến thắng. Tại Riga, trái tim tưởng như băng giá của ông được sưởi ấm bởi Baiba Liepa, vợ góa của người đồng nghiệp Latvia – người phụ nữ ngay từ lần gặp đầu tiên đã khiến ông không thể quên. Chẳng có một “kết thúc có hậu” nào bởi cuối cùng người phụ nữ ấy, rốt cục, có lẽ cũng chỉ là giấc mơ hạnh phúc của Wallander.
Gấp lại cuốn sách tuyệt vời này, tôi không thể không đặt ra một câu hỏi cho dịch giả Cao Việt Dũng và Nhã Nam: vụ án của “Bầy chó Riga” xảy ra 6 năm trước vụ án của “Tường lửa”, nơi mà bạn đọc Việt Nam đã được làm quen với thanh tra Wallander, với nỗi buồn cô đơn nhớ nhung Baiba Liepa của nhân vật chính. Có lý do nào giải thích cho sự hoán đổi thứ tự này không nhỉ? Phải chăng đây là chủ ý của dịch giả: để cho bạn đọc trước hết được làm quen với Wallander, người lúc nào cũng cô đơn và buồn bã, sau đó chúng ta mới được biết ông đã làm quen với người phụ nữ này như thế nào…
Dù thế nào chăng nữa, chắc chắn “Bầy chó Riga” và “Tường lửa”, “Chậm một bước” sẽ là món quà quý giá giành cho các bạn yêu sách.
***
Bầy chó Riga, cuốn thứ hai trong series tiểu thuyết trinh thám về Thanh tra Kurt Wallander, là nơi viên cảnh sát Thụy Điển gặp những sự việc và con người sẽ còn ám ảnh suốt phần đời còn lại của ông. Một lần hiếm hoi ra khỏi thành phố nhỏ bé của mình để nhận lấy một nhiệm vụ không ai hay biết, không đồng sự và không có chi viện, Wallander lúng túng trong nỗ lực xoay xở tại một đất nước vùng Baltic đang trong cơn chuyển mình hỗn loạn. Chỉ có thể dựa vào khả năng suy đoán, Wallander lần mò đi tìm một bằng chứng tưởng chừng như không tồn tại nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt với tương lai cả một đất nước. Và trên hành trình đầy sợ hãi ấy, ông đã gặp một người kể từ nay giữ một vị trí không thể phai mờ trong đời sống tình cảm của ông: Baiba Liepa.
Bộ sách về Kurt Wallander đã khiến Henning Mankell đến với độc giả của trên 30 thứ tiếng, mang lại rất nhiều giải thưởng văn học (trong đó có giải Gold Dagger, giải The Glass Key, giải Gumshoe…); nhiều cuốn đã được dựng thành phim điện ảnh và phim truyền hình tại nhiều nước.
***
“Lối viết kiệm lời, cách xây dựng nhân vật tài tình, bầu không khí sôi sục và sự gay cấn lúc nào cũng mạnh mẽ.”
– The Times Literary Supplement
“Một câu chuyện về giới cảnh sát đầy lôi cuốn và suy tư, không cho người đọc buông sách xuống ngay từ trang đầu tiên.”
– Irish Independent
“Một câu chuyện đầy ắp văn hóa địa phương… Cốt truyện đủ chất bất ngờ, Wallander, như vẫn luôn luôn vậy, làm người ta rối trí và rất mực sắc sảo.”
– Los Angeles Times Book Review
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tôi là fan ruột của cố nhà văn Henning Mankell. Tôi đọc mấy cuốn tiểu thuyết trinh thám của ông rồi, mua rất nhiều truyện của ông mà tôi chưa đọc hết. Truyện Người đàn bà thứ 5 rất hay, lôi cuốn, hồi hộp, cốt truyện . Tôi mà thấy truyện này sẽ đăng trong nc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Google dịch đọc lạ thiệt
3 cuốn sách của Henning Mankell
https://www.juanherranz.com/vi/s%C3%A1ch-henning-mankell-hay-nh%E1%BA%A5t/
3 cuốn sách của Henning Mankell
https://www.juanherranz.com/vi/s%C3%A1ch-henning-mankell-hay-nh%E1%BA%A5t/
Last edited by LDN on Mon May 23, 2022 5:30 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Đọc câu này mát ruột: Có nhàn mới đọc được sách, có nhàn mới viết được blog
ngày bình thường thôi
Có nhàn mới đọc được sách, có nhàn mới viết được blog
BY P.
Tường lửa - ngaybinhthuongthoi
Tường lửa (Henning Mankell)
Tác giả: Henning Mankell
Cao Việt Dũng dịch
Khi đọc đến quyển sách thứ ba của một tác giả do cùng một dịch giả đảm nhận bản chuyển ngữ, hơn nữa lại là liên tục trong khoảng thời gian không quá hai tuần, sẽ có một cảm giác kỳ lạ rằng dường như những con chữ trên trang giấy kia nói được với ta nhiều hơn những ý nghĩa thông thường mà chúng có nhiệm vụ truyền đạt. Ví như những mối liên kết bí ẩn nào đó giúp ta tiên liệu được những chi tiết tiếp theo; hoặc tạo một cái đà khiến ta đọc mà như trượt đi trên những con chữ, lao thẳng về phía trước với sự thấu rõ xuyên suốt các trang, đoạn và câu văn. Nói gọn lại là có một sự thuận lợi khó diễn tả trong việc đọc cuốn sách. Điều này thể hiện qua tốc độ đọc, sự tập trung trong lúc đọc và giác quan thứ sáu bỗng nhiên hiển dụng với những tình tiết của câu chuyện.
Đến đây hẳn bạn cũng rõ rồi, Tường lửa chính là quyển sách mà tôi đang muốn đề cập đến.
Lần này sẽ không có trích dẫn nào nữa. Tôi sẽ tự mình tóm tắt câu chuyện bằng cách như nhà văn Nga yêu thích của tôi đã dùng để lần tìm ý tưởng viết ra một truyện ngắn. Đó là dùng những từ và cụm từ. Cụ thể như sau:
Thụy Điển. Ystad. Wallander. Chuyến tản bộ một đi không trở lại lúc giữa đêm. Một vụ hành hung tài xế taxi. Hai đứa con gái 19 và 14 tuổi. Lãnh đạm, thản nhiên. Bức ảnh chụp trộm gây tai tiếng. Một vụ mất điện trên diện rộng. Một cái xác mắc trong đám dây cáp trần điện cao thế. Tri kỷ gặp gỡ giữa lòng thế giới. Muốn xây mới phải phá hủy tận gốc. Những cuộc theo dấu và lần tìm. Rất nhiều cuộc thẩm vấn. Thêm một cái chết khác. Thiên tài trẻ tuổi. Những con thú ăn đêm thích chơi trò trốn tìm. Khi trái tim cô đơn. Mi đã bị định vị. Lộ diện. Truy đuổi. Bình minh chết chóc. Thế giới vẫn ngủ say trước ngưỡng diệt vong. Những kẻ ra đi và những dấu chấm hết của tình bạn. Thế hệ nối bước. Con sẽ làm tốt.
Tường lửa, là quyển sách mà nhà văn Henning Mankell và dịch giả Cao Việt Dũng dùng đến 552 trang giấy để kể ra. Tóm gọn nó lại trong không quá 150 chữ như thế, tôi quả thật có chút áy náy. Vì mạch truyện phát triển theo nhiều nhánh, có lúc song song, có khi xen kẽ lẫn nhau nên rất khó để đảm bảo một trật tự chính xác cho những sự kiện xảy ra theo bản tóm tắt này. Hãy nghĩ đến một bộ phim hành động đấu trí và những cảnh quay khó gọi tên của nó, với cùng một mục đích là khiến khán giả sững sờ và thót tim.
Tuy nhiên, câu chuyện của Henning Mankell được kể lại thú vị hơn nhiều. Bởi ta luôn được gặp lại một vị thanh tra già đời lão luyện tự gọi mình là “tay cớm già” và lúc nào cũng có lý do để bỏ quách cái nghề bạc bẽo và khó ở này. Bên cạnh đó là những đồng sự luôn sát cạnh bên ông trong những cuộc điều tra mà ẩn sau mỗi tội ác luôn là mối dây liên hệ với tình trạng xã hội thay đổi quá nhanh và mỗi ngày vẫn luôn thay đổi của Thụy Điển. Henning Mankell cũng có dành lời khen cho đất nước của ông, nhưng luôn là “trước kia”, một thời điểm thuộc về quá khứ. Còn trong cách nhìn nhận của Wallander ở thì hiện tại, Thụy Điển luôn hiện ra như một cơ thể sống chứa đầy mầm bệnh có thể phát triển thành một trận dịch lớn bất cứ lúc nào. Và việc nội tâm ông luôn mâu thuẫn giữa việc bỏ nghề hay tiếp tục ở lại cũng giống như một sự đấu tranh giữa việc buông xuôi, chìu theo dòng chảy ngày một nhiều tệ nạn hơn của xã hội hay chống chọi đến cùng, kháng cự bằng tất cả sức lực và đặc thù quyền lực mà công việc cảnh sát mang lại cho ông. Sau cùng, dẫu mệt mỏi đến mấy, dẫu từng có lúc tuyệt vọng biết bao, khi kết thúc câu chuyện, khép lại một cuộc điều tra khó khăn về một tội ác hoang đường nào đó, ông vẫn là một “tay cớm già” luôn tin và nghe theo trực giác của bản thân.
Trong ba quyển Bầy chó Riga, Tường lửa và Chậm một bước cùng thuộc series Kurt Wallander đã được Nhã Nam phát hành, hẳn sẽ có một câu hỏi được đặt ra bởi những vị độc giả hiếu kỳ: đâu là quyển hay nhất?
Khi Chậm một bước ra mắt, nó đã thắng giải Macallan 2001 dành cho tiểu thuyết trinh thám xuất sắc nhất của năm. Và câu chuyện quả thật đã đạt đến một độ “chín” về mọi mặt. Nhất là cái bầu không khí xa vắng yên tĩnh bao trùm lên tội ác khởi nguồn cho mọi chuyện. Và những diễn biến sau đó là một cuộc truy đuổi nhiều cảm xúc nhất mà tôi từng đọc. Có một cái gì đó điên loạn nhưng đầy tỉnh táo, đắm chìm nhưng vẫn thấu rõ ở nhân vật kẻ thủ ác, biến hắn trở thành một nhân vật phản diện đầy sức nặng đủ để đặt ngang hàng cán cân với đội cảnh sát hình sự Ystad. Hơn thế nữa, đoạn kết của câu chuyện, khép lại chuỗi dài tội ác, mở ra một cánh cửa mới nhìn vào thế giới bản ngã của con người, với một ví dụ điển hình là kẻ thủ ác.
Một điều làm nên dấu ấn khác cho tiểu thuyết trinh thám của Henning Mankell là ông chưa bao giờ cố đưa ra mọi lời giải đáp về những bí ẩn của câu chuyện cho độc giả. Wallander có thể truy ra thủ phạm, làm rõ kế hoạch gây án, tìm ra động cơ phía sau, nối kết được những liên hệ mờ ám, và cuối cùng là tống hắn vào tủ. Nhưng có những chi tiết rất nhỏ ông bỏ trống, ngay cả vị thanh tra lão luyện của chúng ta cũng đầu hàng. Đó cũng là những khoảng trống ông nhẹ nhàng để lại trong lòng độc giả, với hy vọng họ sẽ không quên ông quá mau chóng hay dễ dàng, chừng nào vẫn còn những điều bỏ ngỏ gây trăn trở kia.
Thêm một điều nữa, đó là những bản dịch của dịch giả Cao Việt Dũng. Thật sự không thể không nhắc đến vì những thú vị chúng mang lại cho tôi trong suốt quá trình đọc. Nhưng để có được cái nhìn rõ ràng hơn, sẽ phải đợi đến khi tôi đọc xong hẳn quyển thứ tư của Henning Mankell, không thuộc series Kurt Wallander và do một dịch giả khác chuyển ngữ.
Thụy Điển, Thụy Điển. Đất nước này trở đi trở lại trong những câu chuyện của Henning Mankell. Và vì Wallander là người hiếm khi nào ra khỏi thành phố nên Scanie và Ystad cùng những địa danh khó nhớ khác cũng theo đó xuất hiện hoài, xuất hiện mãi trong những trang sách tôi đã đi qua. Đến mức chỉ gần hai tuần và hơn một ngàn trang sách thôi, đã trở nên thân quen đến mức chẳng nỡ rời.
P/s: Vì là quyển cuối trong series Kurt Wallander rồi nên sẽ khuyến mãi thêm một tấm ảnh cực kỳ chất của “ông bác” Wallander trong series chuyển thể An event in Autumn. Series Kurt Wallander này được dựng thành phim truyền hình và điện ảnh ở nhiều nước lắm đó :P
ngày bình thường thôi
Có nhàn mới đọc được sách, có nhàn mới viết được blog
BY P.
Tường lửa - ngaybinhthuongthoi
Tường lửa (Henning Mankell)
Tác giả: Henning Mankell
Cao Việt Dũng dịch
Khi đọc đến quyển sách thứ ba của một tác giả do cùng một dịch giả đảm nhận bản chuyển ngữ, hơn nữa lại là liên tục trong khoảng thời gian không quá hai tuần, sẽ có một cảm giác kỳ lạ rằng dường như những con chữ trên trang giấy kia nói được với ta nhiều hơn những ý nghĩa thông thường mà chúng có nhiệm vụ truyền đạt. Ví như những mối liên kết bí ẩn nào đó giúp ta tiên liệu được những chi tiết tiếp theo; hoặc tạo một cái đà khiến ta đọc mà như trượt đi trên những con chữ, lao thẳng về phía trước với sự thấu rõ xuyên suốt các trang, đoạn và câu văn. Nói gọn lại là có một sự thuận lợi khó diễn tả trong việc đọc cuốn sách. Điều này thể hiện qua tốc độ đọc, sự tập trung trong lúc đọc và giác quan thứ sáu bỗng nhiên hiển dụng với những tình tiết của câu chuyện.
Đến đây hẳn bạn cũng rõ rồi, Tường lửa chính là quyển sách mà tôi đang muốn đề cập đến.
Lần này sẽ không có trích dẫn nào nữa. Tôi sẽ tự mình tóm tắt câu chuyện bằng cách như nhà văn Nga yêu thích của tôi đã dùng để lần tìm ý tưởng viết ra một truyện ngắn. Đó là dùng những từ và cụm từ. Cụ thể như sau:
Thụy Điển. Ystad. Wallander. Chuyến tản bộ một đi không trở lại lúc giữa đêm. Một vụ hành hung tài xế taxi. Hai đứa con gái 19 và 14 tuổi. Lãnh đạm, thản nhiên. Bức ảnh chụp trộm gây tai tiếng. Một vụ mất điện trên diện rộng. Một cái xác mắc trong đám dây cáp trần điện cao thế. Tri kỷ gặp gỡ giữa lòng thế giới. Muốn xây mới phải phá hủy tận gốc. Những cuộc theo dấu và lần tìm. Rất nhiều cuộc thẩm vấn. Thêm một cái chết khác. Thiên tài trẻ tuổi. Những con thú ăn đêm thích chơi trò trốn tìm. Khi trái tim cô đơn. Mi đã bị định vị. Lộ diện. Truy đuổi. Bình minh chết chóc. Thế giới vẫn ngủ say trước ngưỡng diệt vong. Những kẻ ra đi và những dấu chấm hết của tình bạn. Thế hệ nối bước. Con sẽ làm tốt.
Tường lửa, là quyển sách mà nhà văn Henning Mankell và dịch giả Cao Việt Dũng dùng đến 552 trang giấy để kể ra. Tóm gọn nó lại trong không quá 150 chữ như thế, tôi quả thật có chút áy náy. Vì mạch truyện phát triển theo nhiều nhánh, có lúc song song, có khi xen kẽ lẫn nhau nên rất khó để đảm bảo một trật tự chính xác cho những sự kiện xảy ra theo bản tóm tắt này. Hãy nghĩ đến một bộ phim hành động đấu trí và những cảnh quay khó gọi tên của nó, với cùng một mục đích là khiến khán giả sững sờ và thót tim.
Tuy nhiên, câu chuyện của Henning Mankell được kể lại thú vị hơn nhiều. Bởi ta luôn được gặp lại một vị thanh tra già đời lão luyện tự gọi mình là “tay cớm già” và lúc nào cũng có lý do để bỏ quách cái nghề bạc bẽo và khó ở này. Bên cạnh đó là những đồng sự luôn sát cạnh bên ông trong những cuộc điều tra mà ẩn sau mỗi tội ác luôn là mối dây liên hệ với tình trạng xã hội thay đổi quá nhanh và mỗi ngày vẫn luôn thay đổi của Thụy Điển. Henning Mankell cũng có dành lời khen cho đất nước của ông, nhưng luôn là “trước kia”, một thời điểm thuộc về quá khứ. Còn trong cách nhìn nhận của Wallander ở thì hiện tại, Thụy Điển luôn hiện ra như một cơ thể sống chứa đầy mầm bệnh có thể phát triển thành một trận dịch lớn bất cứ lúc nào. Và việc nội tâm ông luôn mâu thuẫn giữa việc bỏ nghề hay tiếp tục ở lại cũng giống như một sự đấu tranh giữa việc buông xuôi, chìu theo dòng chảy ngày một nhiều tệ nạn hơn của xã hội hay chống chọi đến cùng, kháng cự bằng tất cả sức lực và đặc thù quyền lực mà công việc cảnh sát mang lại cho ông. Sau cùng, dẫu mệt mỏi đến mấy, dẫu từng có lúc tuyệt vọng biết bao, khi kết thúc câu chuyện, khép lại một cuộc điều tra khó khăn về một tội ác hoang đường nào đó, ông vẫn là một “tay cớm già” luôn tin và nghe theo trực giác của bản thân.
Trong ba quyển Bầy chó Riga, Tường lửa và Chậm một bước cùng thuộc series Kurt Wallander đã được Nhã Nam phát hành, hẳn sẽ có một câu hỏi được đặt ra bởi những vị độc giả hiếu kỳ: đâu là quyển hay nhất?
Khi Chậm một bước ra mắt, nó đã thắng giải Macallan 2001 dành cho tiểu thuyết trinh thám xuất sắc nhất của năm. Và câu chuyện quả thật đã đạt đến một độ “chín” về mọi mặt. Nhất là cái bầu không khí xa vắng yên tĩnh bao trùm lên tội ác khởi nguồn cho mọi chuyện. Và những diễn biến sau đó là một cuộc truy đuổi nhiều cảm xúc nhất mà tôi từng đọc. Có một cái gì đó điên loạn nhưng đầy tỉnh táo, đắm chìm nhưng vẫn thấu rõ ở nhân vật kẻ thủ ác, biến hắn trở thành một nhân vật phản diện đầy sức nặng đủ để đặt ngang hàng cán cân với đội cảnh sát hình sự Ystad. Hơn thế nữa, đoạn kết của câu chuyện, khép lại chuỗi dài tội ác, mở ra một cánh cửa mới nhìn vào thế giới bản ngã của con người, với một ví dụ điển hình là kẻ thủ ác.
Một điều làm nên dấu ấn khác cho tiểu thuyết trinh thám của Henning Mankell là ông chưa bao giờ cố đưa ra mọi lời giải đáp về những bí ẩn của câu chuyện cho độc giả. Wallander có thể truy ra thủ phạm, làm rõ kế hoạch gây án, tìm ra động cơ phía sau, nối kết được những liên hệ mờ ám, và cuối cùng là tống hắn vào tủ. Nhưng có những chi tiết rất nhỏ ông bỏ trống, ngay cả vị thanh tra lão luyện của chúng ta cũng đầu hàng. Đó cũng là những khoảng trống ông nhẹ nhàng để lại trong lòng độc giả, với hy vọng họ sẽ không quên ông quá mau chóng hay dễ dàng, chừng nào vẫn còn những điều bỏ ngỏ gây trăn trở kia.
Thêm một điều nữa, đó là những bản dịch của dịch giả Cao Việt Dũng. Thật sự không thể không nhắc đến vì những thú vị chúng mang lại cho tôi trong suốt quá trình đọc. Nhưng để có được cái nhìn rõ ràng hơn, sẽ phải đợi đến khi tôi đọc xong hẳn quyển thứ tư của Henning Mankell, không thuộc series Kurt Wallander và do một dịch giả khác chuyển ngữ.
Thụy Điển, Thụy Điển. Đất nước này trở đi trở lại trong những câu chuyện của Henning Mankell. Và vì Wallander là người hiếm khi nào ra khỏi thành phố nên Scanie và Ystad cùng những địa danh khó nhớ khác cũng theo đó xuất hiện hoài, xuất hiện mãi trong những trang sách tôi đã đi qua. Đến mức chỉ gần hai tuần và hơn một ngàn trang sách thôi, đã trở nên thân quen đến mức chẳng nỡ rời.
P/s: Vì là quyển cuối trong series Kurt Wallander rồi nên sẽ khuyến mãi thêm một tấm ảnh cực kỳ chất của “ông bác” Wallander trong series chuyển thể An event in Autumn. Series Kurt Wallander này được dựng thành phim truyền hình và điện ảnh ở nhiều nước lắm đó :P
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Chậm một bước - Henning Mankell
Phan Ba - trangtrinhtham
Ba thanh niên biến mất một cách bí ẩn trong bữa tiệc ngày hè, đồng nghiệp của thanh tra Kurt Wallander bị sát hại ngay trong nhà mình… Đây là tình tiết trong cuốn sách mới nhất, xuất bản tại Việt Nam trong series truyện về thanh tra Kurt Wallander của nhà văn Henning Mankell.
Cuốn sách vừa được NXB Hội Nhà Văn ấn hành, được dịch bởi dịch giả Cao Việt Dũng. Không giản đơn là một câu chuyện giải trí đơn thuần, Chậm một bước, với độ dày đáng nể, mở ra trước mắt người đọc thế giới nội tâm sâu thẳm của nhân vật cũng như những suy nghĩ về cuộc sống, về con người ẩn sau mỗi vụ án.
Cái chết của Svedberg – bạn đồng nghiệp của thanh tra Kurt, bên cạnh vai trò là chi tiết thắt nút của tác phẩm, còn xoáy vào lòng người đọc biết bao câu hỏi: Chúng ta đã thực sự hiểu và quan tâm tới những người sống quanh mình? Mối quan hệ đồng nghiệp hay chỉ là sự kết nối hờ hững trong công việc? Day dứt và trở đi trở lại, mỗi câu hỏi giống như một lời chất vấn về tình người, tình đời trong xã hội hiện đại và băng giá.
Series truyện về Kurt Wallander, trong đó có Chậm một bước mang tới cho người đọc một hình mẫu nhân vật hoàn toàn khác lạ so với những tác phẩm trinh thám thường gặp. Độc giả vốn đã quen với những anh chàng thám tử thông minh, quyến rũ và lạnh lùng. Nhưng ở đây, họ được gặp một nhân vật hoàn toàn khác, một người đàn ông không hạnh phúc trong hôn nhân, sống cô đơn trong căn hộ giản dị, luôn phải tìm cách chống chọi lại với những căn bệnh và nguy cơ dư thừa cân nặng.
Trong tác phẩm này, những mâu thuẫn trong cuộc sống riêng tư của người thanh tra đã được tô đậm: chứng bệnh tiểu đường, sự khủng hoảng khi người vợ cũ tái hôn với một người khác, nỗi cô đơn hiện rõ từng ngày… Những vụ án xảy ra và nỗ lực tìm kiếm kẻ phạm tội trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của Kurt. Người đọc luôn nhận thấy, phá được vụ án khó khăn là một chiến công, nhưng họ không nhìn vào Kurt Wallander và đồng nghiệp của anh như những người anh hùng mà chia sẻ với anh cảm giác mãn nguyện, hạnh phúc, có chút gì đó thở phào khỏi gánh nặng khi kẻ phạm tội đã lọt lưới. Sự bình thường, thậm chí có phần đáng tội nghiệp trong cách miêu tả Kurt của Henning Mankell đã tạo nên một không khí riêng cho tác phẩm của ông, đó là vẻ đẹp giản dị của những con người đang bảo vệ sự yên bình cho xã hội. Họ không phải là những người hùng không thể nào với tới, mà đó là một ai đó ở ngay cạnh ta, một người mà ta chưa có dịp hiểu kỹ.
Điểm nổi bật làm nên sức hấp dẫn cho loạt truyện xoay quanh Kurt Wallander đó là tính chất ly kỳ, khốc liệt và bất ngờ đến giây phút cuối cùng của chuyên án. Mỗi tác phẩm thường được mở đầu bằng cái chết kinh hoàng (một cặp vợ chồng lão nông bị giết hại trong Faceless Killers, hai xác chết ôm ghì lấy nhau trên bờ biển Thụy Điển lạnh giá trong The Dogs of Riga, cha con vị luật sư trở thành nạn nhân của vụ án mạng kép trong The Man who Smiled, một vụ giết người man rợ theo nghi thức trung cổ với kẻ xấu số bị đâm xuyên qua những cọc tre trong The Fifth Women), sự mất tích đầy nghi vấn (ba thanh niên trong One Step Behind, người nhận dạng chim trong The Fifth Women), rồi một chuỗi các sự kiện bất thường liên tiếp xảy ra. Wallander, bằng sự mẫn cảm nghề nghiệp đặc biệt, tài năng, quả cảm và khao khát được thực thi công lý đã lần theo dấu vết, xâu chuỗi các mắt xích và khám phá ra nhiều tội ác có tổ chức đằng sau những cái chết ấy.
Không giống những nhà văn trinh thám khác, Henning Mankell ngay từ những dòng văn đầu tiên đã để cho kẻ giết người xuất hiện. Hắn vô danh, nhưng người đọc có thể hình dung ra hắn, cảm nhận được mùi chết chóc đáng sợ toả ra từ hắn. Độc giả không chỉ tự hỏi: thực chất hắn là ai? tại sao hắn có thể giết người không hề ghê tay? những thanh tra tìm ra hắn bằng cách nào? Và điều thú vị nhất của tác phẩm đó là cho dù độc giả thấy được sự tồn tại của kẻ tội phạm , nhưng hắn dường như một người vô hình trong toàn bộ câu chuyện.
Henning Mankell sinh ngày 3/2/1948 tại Stockholm, Thụy Điển. Ông là một kịch tác gia, một tiểu thuyết gia, một tác giả viết truyện cho thiếu nhi… nhưng mảng sáng tác làm nên tên tuổi của Henning Mankell đó là loạt truyện trinh thám xoay quanh nhân vật chính thanh tra Kurt Wallander. Không chỉ được xuất bản tại hơn 30 quốc gia, loạt truyện này hiện vẫn thuộc top bestseller của châu Âu với nhiều giải thưởng văn học trinh thám có uy tín. Bên cạnh đó loạt tác phẩm này còn được chuyển thể thành nhiều bộ phim nhựa cũng như phim truyền hình trên toàn thế giới.
Phú Duy
Tiểu thuyết nói về Kurt Wallender- 1 Thanh tra cảnh sát đã ngoài 40, hơi béo và mắc chứng bệnh tiểu đường.
Vào 1 ngày hạ chí ở Skane, thuộc miền Nam Thụy Điển, ba thanh niên cùng hẹn nhau trong 1 cánh rừng. Họ mặc trang phục của thế kỉ 18 và tham gia vào một lễ hội hoá trang. Nhưng họ không biết rằng lẫn sâu trong bóng tối có một kẻ lạ mặt đang theo dõi họ và hắn đã đặt dấu chấm hết cho cuộc vui này. Ba viên đạn vào đầu, ba xác chết!
CHẬM MỘT BƯỚC – HENNING MANKELL
Cùng lúc một mùa hè yên ắng đang diễn ra tại sở cảnh sát thành phố Ystad. Nhưng cảnh yên bình đó đã hoàn toàn tiêu tan, khi một trong những đồng nghiệp thân cận của Wallender bị giết chết một cách tàn nhẫn. Đầu mối duy nhất để lại: MỘT BỨC ẢNH CỦA MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ LẠ MẶT!!
Và kể từ giây phút ấy, Kurt Wallender cùng các đồng nghiệp của mình phải chạy đua với thời gian để tìm ra tung tích của kẻ xác nhân điên rồ. Một kẻ nắm trong tay mọi thông tin, một kẻ luôn lên kế hoạch một cách thận trọng và tỉ mỉ cho mọi hành động của mình, dường như không có kẽ hở và dấu vết. Một kẻ có ác cảm sâu đậm với những người HẠNH PHÚC và VUI VẺ!
Về phía cảnh sát, mọi người dường như luôn “chậm một bước” trước tên sát nhân. Họ lần mò tìm kiếm các manh mối trong vô vọng và mọi thứ luôn dậm chân tại chỗ. Đã có lúc Kurt Wallender, với áp lực từ dư luận, từ cấp trên, sự mệt mỏi từ căn bệnh tiểu đường mang trong người. Chính ông cũng trở nên tuyệt vọng và nghi ngờ chính khả năng cảnh sát của mình!
Nạn nhân từ 3,4 con số đã tăng dần lên 7,8 và sẽ không ngừng dừng lại. Nhưng cuối cùng với trực giác và suy luận thông minh của mình, Wallender đã-không-chậm-nữa.Ông đã cứu được nạn nhân thứ 9 với một viên đạt trượt qua má, và nạn nhân được định sẵn ấy không ai khác chính là ông. Ông đã vén ra bức màn bí mật về tên sát nhân cũng như những điều che giấu thầm kín của chính người cộng sự đã mất của mình!!
Đây là tác phẩm đầu tiên của Henning Mankell mà mình đọc. Nửa đầu tác phẩm do diễn biến chậm nên có thể gây cảm giác chán. Nhưng bắt đầu nửa sau, khi đã có những manh mối để lần ra tên sát thủ thì bạn sẽ không thể dứt quyển sách ra được. Thề luôn đấy!! Bằng chứng là 1/2 đầu mình phải đọc mấy tuần liền, nhưng 1/2 sau mình đã đọc một mạch từ 11h tối tới 2h sáng hôm sau!!
Ah, nếu bạn nào đô mạnh thích kiểu sát nhân mà lột da, máu me, biến thái hay thích phần truy bắt hung thủ kịch tính như phim thì tác phẩm này không có đâu nhé!! (Và đó cũng là điểm duy nhất mình không thích ở quyển này- Bao nhiêu manh mối tài tình để lần ra được hung thủ, nhưng cuối cùng việc tóm được hắn thì hơi đơn giản 1 chút)
Tác phẩm thiên nhiều về tâm lý nhân vật, cách suy luận, trực giác tài tình của Kurt Wallender! Nói túm lại đây là một tác phẩm hay- đáng để đọc!!
Phan Ba - trangtrinhtham
Ba thanh niên biến mất một cách bí ẩn trong bữa tiệc ngày hè, đồng nghiệp của thanh tra Kurt Wallander bị sát hại ngay trong nhà mình… Đây là tình tiết trong cuốn sách mới nhất, xuất bản tại Việt Nam trong series truyện về thanh tra Kurt Wallander của nhà văn Henning Mankell.
Cuốn sách vừa được NXB Hội Nhà Văn ấn hành, được dịch bởi dịch giả Cao Việt Dũng. Không giản đơn là một câu chuyện giải trí đơn thuần, Chậm một bước, với độ dày đáng nể, mở ra trước mắt người đọc thế giới nội tâm sâu thẳm của nhân vật cũng như những suy nghĩ về cuộc sống, về con người ẩn sau mỗi vụ án.
Cái chết của Svedberg – bạn đồng nghiệp của thanh tra Kurt, bên cạnh vai trò là chi tiết thắt nút của tác phẩm, còn xoáy vào lòng người đọc biết bao câu hỏi: Chúng ta đã thực sự hiểu và quan tâm tới những người sống quanh mình? Mối quan hệ đồng nghiệp hay chỉ là sự kết nối hờ hững trong công việc? Day dứt và trở đi trở lại, mỗi câu hỏi giống như một lời chất vấn về tình người, tình đời trong xã hội hiện đại và băng giá.
Series truyện về Kurt Wallander, trong đó có Chậm một bước mang tới cho người đọc một hình mẫu nhân vật hoàn toàn khác lạ so với những tác phẩm trinh thám thường gặp. Độc giả vốn đã quen với những anh chàng thám tử thông minh, quyến rũ và lạnh lùng. Nhưng ở đây, họ được gặp một nhân vật hoàn toàn khác, một người đàn ông không hạnh phúc trong hôn nhân, sống cô đơn trong căn hộ giản dị, luôn phải tìm cách chống chọi lại với những căn bệnh và nguy cơ dư thừa cân nặng.
Trong tác phẩm này, những mâu thuẫn trong cuộc sống riêng tư của người thanh tra đã được tô đậm: chứng bệnh tiểu đường, sự khủng hoảng khi người vợ cũ tái hôn với một người khác, nỗi cô đơn hiện rõ từng ngày… Những vụ án xảy ra và nỗ lực tìm kiếm kẻ phạm tội trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của Kurt. Người đọc luôn nhận thấy, phá được vụ án khó khăn là một chiến công, nhưng họ không nhìn vào Kurt Wallander và đồng nghiệp của anh như những người anh hùng mà chia sẻ với anh cảm giác mãn nguyện, hạnh phúc, có chút gì đó thở phào khỏi gánh nặng khi kẻ phạm tội đã lọt lưới. Sự bình thường, thậm chí có phần đáng tội nghiệp trong cách miêu tả Kurt của Henning Mankell đã tạo nên một không khí riêng cho tác phẩm của ông, đó là vẻ đẹp giản dị của những con người đang bảo vệ sự yên bình cho xã hội. Họ không phải là những người hùng không thể nào với tới, mà đó là một ai đó ở ngay cạnh ta, một người mà ta chưa có dịp hiểu kỹ.
Điểm nổi bật làm nên sức hấp dẫn cho loạt truyện xoay quanh Kurt Wallander đó là tính chất ly kỳ, khốc liệt và bất ngờ đến giây phút cuối cùng của chuyên án. Mỗi tác phẩm thường được mở đầu bằng cái chết kinh hoàng (một cặp vợ chồng lão nông bị giết hại trong Faceless Killers, hai xác chết ôm ghì lấy nhau trên bờ biển Thụy Điển lạnh giá trong The Dogs of Riga, cha con vị luật sư trở thành nạn nhân của vụ án mạng kép trong The Man who Smiled, một vụ giết người man rợ theo nghi thức trung cổ với kẻ xấu số bị đâm xuyên qua những cọc tre trong The Fifth Women), sự mất tích đầy nghi vấn (ba thanh niên trong One Step Behind, người nhận dạng chim trong The Fifth Women), rồi một chuỗi các sự kiện bất thường liên tiếp xảy ra. Wallander, bằng sự mẫn cảm nghề nghiệp đặc biệt, tài năng, quả cảm và khao khát được thực thi công lý đã lần theo dấu vết, xâu chuỗi các mắt xích và khám phá ra nhiều tội ác có tổ chức đằng sau những cái chết ấy.
Không giống những nhà văn trinh thám khác, Henning Mankell ngay từ những dòng văn đầu tiên đã để cho kẻ giết người xuất hiện. Hắn vô danh, nhưng người đọc có thể hình dung ra hắn, cảm nhận được mùi chết chóc đáng sợ toả ra từ hắn. Độc giả không chỉ tự hỏi: thực chất hắn là ai? tại sao hắn có thể giết người không hề ghê tay? những thanh tra tìm ra hắn bằng cách nào? Và điều thú vị nhất của tác phẩm đó là cho dù độc giả thấy được sự tồn tại của kẻ tội phạm , nhưng hắn dường như một người vô hình trong toàn bộ câu chuyện.
Henning Mankell sinh ngày 3/2/1948 tại Stockholm, Thụy Điển. Ông là một kịch tác gia, một tiểu thuyết gia, một tác giả viết truyện cho thiếu nhi… nhưng mảng sáng tác làm nên tên tuổi của Henning Mankell đó là loạt truyện trinh thám xoay quanh nhân vật chính thanh tra Kurt Wallander. Không chỉ được xuất bản tại hơn 30 quốc gia, loạt truyện này hiện vẫn thuộc top bestseller của châu Âu với nhiều giải thưởng văn học trinh thám có uy tín. Bên cạnh đó loạt tác phẩm này còn được chuyển thể thành nhiều bộ phim nhựa cũng như phim truyền hình trên toàn thế giới.
Phú Duy
Tiểu thuyết nói về Kurt Wallender- 1 Thanh tra cảnh sát đã ngoài 40, hơi béo và mắc chứng bệnh tiểu đường.
Vào 1 ngày hạ chí ở Skane, thuộc miền Nam Thụy Điển, ba thanh niên cùng hẹn nhau trong 1 cánh rừng. Họ mặc trang phục của thế kỉ 18 và tham gia vào một lễ hội hoá trang. Nhưng họ không biết rằng lẫn sâu trong bóng tối có một kẻ lạ mặt đang theo dõi họ và hắn đã đặt dấu chấm hết cho cuộc vui này. Ba viên đạn vào đầu, ba xác chết!
CHẬM MỘT BƯỚC – HENNING MANKELL
Cùng lúc một mùa hè yên ắng đang diễn ra tại sở cảnh sát thành phố Ystad. Nhưng cảnh yên bình đó đã hoàn toàn tiêu tan, khi một trong những đồng nghiệp thân cận của Wallender bị giết chết một cách tàn nhẫn. Đầu mối duy nhất để lại: MỘT BỨC ẢNH CỦA MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ LẠ MẶT!!
Và kể từ giây phút ấy, Kurt Wallender cùng các đồng nghiệp của mình phải chạy đua với thời gian để tìm ra tung tích của kẻ xác nhân điên rồ. Một kẻ nắm trong tay mọi thông tin, một kẻ luôn lên kế hoạch một cách thận trọng và tỉ mỉ cho mọi hành động của mình, dường như không có kẽ hở và dấu vết. Một kẻ có ác cảm sâu đậm với những người HẠNH PHÚC và VUI VẺ!
Về phía cảnh sát, mọi người dường như luôn “chậm một bước” trước tên sát nhân. Họ lần mò tìm kiếm các manh mối trong vô vọng và mọi thứ luôn dậm chân tại chỗ. Đã có lúc Kurt Wallender, với áp lực từ dư luận, từ cấp trên, sự mệt mỏi từ căn bệnh tiểu đường mang trong người. Chính ông cũng trở nên tuyệt vọng và nghi ngờ chính khả năng cảnh sát của mình!
Nạn nhân từ 3,4 con số đã tăng dần lên 7,8 và sẽ không ngừng dừng lại. Nhưng cuối cùng với trực giác và suy luận thông minh của mình, Wallender đã-không-chậm-nữa.Ông đã cứu được nạn nhân thứ 9 với một viên đạt trượt qua má, và nạn nhân được định sẵn ấy không ai khác chính là ông. Ông đã vén ra bức màn bí mật về tên sát nhân cũng như những điều che giấu thầm kín của chính người cộng sự đã mất của mình!!
Đây là tác phẩm đầu tiên của Henning Mankell mà mình đọc. Nửa đầu tác phẩm do diễn biến chậm nên có thể gây cảm giác chán. Nhưng bắt đầu nửa sau, khi đã có những manh mối để lần ra tên sát thủ thì bạn sẽ không thể dứt quyển sách ra được. Thề luôn đấy!! Bằng chứng là 1/2 đầu mình phải đọc mấy tuần liền, nhưng 1/2 sau mình đã đọc một mạch từ 11h tối tới 2h sáng hôm sau!!
Ah, nếu bạn nào đô mạnh thích kiểu sát nhân mà lột da, máu me, biến thái hay thích phần truy bắt hung thủ kịch tính như phim thì tác phẩm này không có đâu nhé!! (Và đó cũng là điểm duy nhất mình không thích ở quyển này- Bao nhiêu manh mối tài tình để lần ra được hung thủ, nhưng cuối cùng việc tóm được hắn thì hơi đơn giản 1 chút)
Tác phẩm thiên nhiều về tâm lý nhân vật, cách suy luận, trực giác tài tình của Kurt Wallender! Nói túm lại đây là một tác phẩm hay- đáng để đọc!!
Last edited by LDN on Sun May 22, 2022 3:01 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Người đàn ông đến từ Bắc Kinh
Phan Ba - trangtrinhtham
Đất nước Thụy Điển. Một ngày đông 13 tháng 01 năm 2006 lạnh lẽo không bình thường như bao ngày khác. Tại ngôi làng Hesjovallen yên ả, 19 mạng người bị giết hại man rợ chỉ trong một đêm. Không những chỉ bị giết, họ còn bị hành hạ và tra tấn khủng khiếp. Trong số 19 nạn nhân có một đứa bé vô tình đến thăm họ hàng???? nhưng chết yểu. Chỉ có đứa bé này vinh hạnh nhận được cái chết nhanh gọn, không đau đớn. Manh mối duy nhất để lại chỉ là một mảnh vải đỏ. Manh mối đến tận cuối truyện vẫn không thể lý giải nổi. Toàn bộ cảnh sát Thụy Điển rúng động nhưng bất lực không tìm ra thủ phạm. Vô tình mẹ nữ thẩm phám Birgitta Roslin lại có bố mẹ nuôi là hai nạn nhân trong ngôi làng đó. Cùng với nữ cảnh sát Vivian Schundberg, bà lao vào điều tra vụ thảm sát kinh hoàng.
Càng điều tra, Roslin càng thấy vụ án này không đơn giản. Bà đi khắp nơi Thụy Điển, Luân Đôn rồi đến Trung Quốc. Dần dần bà bóc tách được bí mật hơn 140 năm trước. Ba anh em Quốc Sĩ, Sáng và Vũ năm 1836 bỏ làng đi kiếm sống sau khi cha mẹ họ treo cổ tự vẫn vì bị quan lại ép đến cùng cực trong khi nhà chả còn gì mà ăn. Vì bị lừa gạt ba anh em bị bắt lên tàu sang tận nước Mỹ xa xôi để đặt đường ray tàu hỏa tại sa mạc Nevada. Nhứng tưởng lên đường tìm đến thiên đường mới, nhưng kiếp sống lao động như khổ sai ở Mỹ đối với Quốc Sĩ và Sáng chỉ đầy tủi nhục, cay đắng, gian nan, cực khổ không để đâu cho hết. Sáng đau đớn nhìn Vũ sau này là Quốc Sĩ lần lượt chết. Cho đến tận khi Sáng may mắn được hai giáo sĩ truyền giáo nhận vào làm, cuộc sống khấm khá hơn nỗi cay đắng, tủi nhục vẫn không buông tha anh. Vợ chết, con chết tức tưởi chỉ vì những định kiến khốn khiếp, khiến Sáng một lần nữa phải cô độc trên cõi đời. Và những lời lẽ uất hận của anh trong cuốn nhật ký để lại cho hậu thế là khởi nguồn của bi kịch về sau.
Giá như tác giả tập trung khai thác theo hướng nảy, tập trung vào công tác điều tra theo kiểu trinh thám thông thường, thì có lẽ truyện đã hấp dẫn hơn. Hung thủ trong truyện xuất hiện từ sớm, phần cuối truyện có gay cấn và hấp dẫn. Tuy nhiên, vai trò của cánh sát Vivi trong truyện khá mờ nhạt. Điều tra không đi đến đâu, lại quá nghi ngờ Roslin. Có lẽ vì nhân vật chính là Birgitta Roslin nên truyện tập trung vào bà. Theo mình thì đây là thiếu sót, vì mình muốn cả 2 cùng điều tra giỏi như nhau. Truyện có thắt nút, mở nút ở đoạn cuối, có điều tra nhưng tất cả đã bị che mờ, bị vùi lấp và pha loãng bởi một điểm yếu. Tưởng rằng điểm yếu này chỉ là hòa mủ để tác giả che mắt hung thủ. Nhưng không.
Tác giả quá ham mô tả chính trị. Những đoạn đối thoại giữa Roslin với Marin, Hồng Quế với Nhã Như, Hồng Quế với Mã Lý, Roslin với Hồng Quế hay những đoạn nội tâm của cả mớ này khiến đầu mình nhức như búa bổ. Vì chẳng hiểu cái móe gì hết. Vốn đang dịch cuốn Z của Queen đã đau đầu sẵn rồi. Vớ đúng phải cuốn này toàn nghị quyết, cương lĩnh Đảng, ròi con đường đi lên là chủ nghĩa xã hội hay tư bản v.v. khiến mình quá mệt. Tưởng chỉ vài trang thôi nhưng không, chúng xuất hiện liên tục, thậm chí là dày đặc. Không thể tưởng tượng tại sao chủ đề trinh thám lại phải cõng nhiều politics đến thế. Chính vì chính trị nhiều quá, nên khiến công tác điều tra bị loãng, động cơ của hung thủ cũng bị mờ nhạt đi. Quá ít những trường đoạn đối đầu căng thẳng, mãi tới tận phần gần cuối. Cứ động tìm ra cái gì là lại chính trị, tìm ra cái gì lại chính trị, chính trị và chính trị cứ thế. Đảm bảo cuốn này mình sẽ mang đi off vào tháng 3, tải hết nổi nó rồi. Điểm trừ thứ hai là bí ẩn thằng bé vẫn chưa nói rõ. Có thật là nó chỉ đến thăm họ hàng?
Câu chuyện bắt đầu khá gay cấn – cả làng bị sát hại dã man, nam phụ lão ấu, chẳng trừ một ai, kể cả đứa bé vô tình đến thăm người thân. Dấu vết để lại hiện trường rất mù mờ.
Nguyên nhân của vụ thảm sát không ngờ lại dây mơ rễ má từ câu chuyện của hơn một trăm năm trước, ở một đất nước xa Thụy Điển trăm ngàn cây số.
Tôi thấy thật phục tác giả khi có thể chuyển cảnh từ đất nước này sang đất nước kia, từ thời kỳ này tới thời kỳ khác chỉ bằng một vài móc nối, cứ như đang đọc Nghìn lẻ một đêm vậy. Chính vì móc tới móc lui như vậy nên rất nhiều chi tiết không được làm rõ (đừng hỏi chi tiết nào vì tôi chẳng nhớ cụ thể đâu, đọc lâu rồi mà, chỉ còn ấn tượng như vầy thôi), đến cuối truyện vẫn chưa đi sâu vào câu chuyện khơi mở ban đầu, dường như vụ án kinh khủng đó chỉ là cái cớ để lôi ra hàng đống chuyện trong quá khứ.
Điểm cộng (hay là điểm trừ cũng không rõ) của tác phẩm là tác giả đề cập đến tá lả các vấn đề tưởng chừng méo lan quyên gì đến nhau, ví dụ như vượt biên từ TQ sang NB tìm miền đất hứa, nạn lạm dụng lao động tại Mỹ những năm khai phá miền Tây, lấn cả sang chính trị của Tàu đấu đá nội bộ cánh tả cánh hữu. Đọc cũng vui vui, phong phú nhưng không có thông tin gì mới, lại có cảm giác rời rạc chả đâu vào đâu. Kết truyện không rõ tác giả muốn truyền tải thông điệp gì ngoài một số ý nghĩa vụn vặt góp nhặt rải rác trong truyện.
Phan Ba - trangtrinhtham
Đất nước Thụy Điển. Một ngày đông 13 tháng 01 năm 2006 lạnh lẽo không bình thường như bao ngày khác. Tại ngôi làng Hesjovallen yên ả, 19 mạng người bị giết hại man rợ chỉ trong một đêm. Không những chỉ bị giết, họ còn bị hành hạ và tra tấn khủng khiếp. Trong số 19 nạn nhân có một đứa bé vô tình đến thăm họ hàng???? nhưng chết yểu. Chỉ có đứa bé này vinh hạnh nhận được cái chết nhanh gọn, không đau đớn. Manh mối duy nhất để lại chỉ là một mảnh vải đỏ. Manh mối đến tận cuối truyện vẫn không thể lý giải nổi. Toàn bộ cảnh sát Thụy Điển rúng động nhưng bất lực không tìm ra thủ phạm. Vô tình mẹ nữ thẩm phám Birgitta Roslin lại có bố mẹ nuôi là hai nạn nhân trong ngôi làng đó. Cùng với nữ cảnh sát Vivian Schundberg, bà lao vào điều tra vụ thảm sát kinh hoàng.
Càng điều tra, Roslin càng thấy vụ án này không đơn giản. Bà đi khắp nơi Thụy Điển, Luân Đôn rồi đến Trung Quốc. Dần dần bà bóc tách được bí mật hơn 140 năm trước. Ba anh em Quốc Sĩ, Sáng và Vũ năm 1836 bỏ làng đi kiếm sống sau khi cha mẹ họ treo cổ tự vẫn vì bị quan lại ép đến cùng cực trong khi nhà chả còn gì mà ăn. Vì bị lừa gạt ba anh em bị bắt lên tàu sang tận nước Mỹ xa xôi để đặt đường ray tàu hỏa tại sa mạc Nevada. Nhứng tưởng lên đường tìm đến thiên đường mới, nhưng kiếp sống lao động như khổ sai ở Mỹ đối với Quốc Sĩ và Sáng chỉ đầy tủi nhục, cay đắng, gian nan, cực khổ không để đâu cho hết. Sáng đau đớn nhìn Vũ sau này là Quốc Sĩ lần lượt chết. Cho đến tận khi Sáng may mắn được hai giáo sĩ truyền giáo nhận vào làm, cuộc sống khấm khá hơn nỗi cay đắng, tủi nhục vẫn không buông tha anh. Vợ chết, con chết tức tưởi chỉ vì những định kiến khốn khiếp, khiến Sáng một lần nữa phải cô độc trên cõi đời. Và những lời lẽ uất hận của anh trong cuốn nhật ký để lại cho hậu thế là khởi nguồn của bi kịch về sau.
Giá như tác giả tập trung khai thác theo hướng nảy, tập trung vào công tác điều tra theo kiểu trinh thám thông thường, thì có lẽ truyện đã hấp dẫn hơn. Hung thủ trong truyện xuất hiện từ sớm, phần cuối truyện có gay cấn và hấp dẫn. Tuy nhiên, vai trò của cánh sát Vivi trong truyện khá mờ nhạt. Điều tra không đi đến đâu, lại quá nghi ngờ Roslin. Có lẽ vì nhân vật chính là Birgitta Roslin nên truyện tập trung vào bà. Theo mình thì đây là thiếu sót, vì mình muốn cả 2 cùng điều tra giỏi như nhau. Truyện có thắt nút, mở nút ở đoạn cuối, có điều tra nhưng tất cả đã bị che mờ, bị vùi lấp và pha loãng bởi một điểm yếu. Tưởng rằng điểm yếu này chỉ là hòa mủ để tác giả che mắt hung thủ. Nhưng không.
Tác giả quá ham mô tả chính trị. Những đoạn đối thoại giữa Roslin với Marin, Hồng Quế với Nhã Như, Hồng Quế với Mã Lý, Roslin với Hồng Quế hay những đoạn nội tâm của cả mớ này khiến đầu mình nhức như búa bổ. Vì chẳng hiểu cái móe gì hết. Vốn đang dịch cuốn Z của Queen đã đau đầu sẵn rồi. Vớ đúng phải cuốn này toàn nghị quyết, cương lĩnh Đảng, ròi con đường đi lên là chủ nghĩa xã hội hay tư bản v.v. khiến mình quá mệt. Tưởng chỉ vài trang thôi nhưng không, chúng xuất hiện liên tục, thậm chí là dày đặc. Không thể tưởng tượng tại sao chủ đề trinh thám lại phải cõng nhiều politics đến thế. Chính vì chính trị nhiều quá, nên khiến công tác điều tra bị loãng, động cơ của hung thủ cũng bị mờ nhạt đi. Quá ít những trường đoạn đối đầu căng thẳng, mãi tới tận phần gần cuối. Cứ động tìm ra cái gì là lại chính trị, tìm ra cái gì lại chính trị, chính trị và chính trị cứ thế. Đảm bảo cuốn này mình sẽ mang đi off vào tháng 3, tải hết nổi nó rồi. Điểm trừ thứ hai là bí ẩn thằng bé vẫn chưa nói rõ. Có thật là nó chỉ đến thăm họ hàng?
Câu chuyện bắt đầu khá gay cấn – cả làng bị sát hại dã man, nam phụ lão ấu, chẳng trừ một ai, kể cả đứa bé vô tình đến thăm người thân. Dấu vết để lại hiện trường rất mù mờ.
Nguyên nhân của vụ thảm sát không ngờ lại dây mơ rễ má từ câu chuyện của hơn một trăm năm trước, ở một đất nước xa Thụy Điển trăm ngàn cây số.
Tôi thấy thật phục tác giả khi có thể chuyển cảnh từ đất nước này sang đất nước kia, từ thời kỳ này tới thời kỳ khác chỉ bằng một vài móc nối, cứ như đang đọc Nghìn lẻ một đêm vậy. Chính vì móc tới móc lui như vậy nên rất nhiều chi tiết không được làm rõ (đừng hỏi chi tiết nào vì tôi chẳng nhớ cụ thể đâu, đọc lâu rồi mà, chỉ còn ấn tượng như vầy thôi), đến cuối truyện vẫn chưa đi sâu vào câu chuyện khơi mở ban đầu, dường như vụ án kinh khủng đó chỉ là cái cớ để lôi ra hàng đống chuyện trong quá khứ.
Điểm cộng (hay là điểm trừ cũng không rõ) của tác phẩm là tác giả đề cập đến tá lả các vấn đề tưởng chừng méo lan quyên gì đến nhau, ví dụ như vượt biên từ TQ sang NB tìm miền đất hứa, nạn lạm dụng lao động tại Mỹ những năm khai phá miền Tây, lấn cả sang chính trị của Tàu đấu đá nội bộ cánh tả cánh hữu. Đọc cũng vui vui, phong phú nhưng không có thông tin gì mới, lại có cảm giác rời rạc chả đâu vào đâu. Kết truyện không rõ tác giả muốn truyền tải thông điệp gì ngoài một số ý nghĩa vụn vặt góp nhặt rải rác trong truyện.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Cuốn này được giới thiệu nhiều ở VN nhỉ
SÁCH: THE MAN FROM BEIJING của tác giả HENNING MANKELL
THE MAN FROM BEIJING By Henning Mankell
Translated, from the Swedish, by Laurie Thompson
Knopf, 369 pp., $25.95 Phát hành 2010
Truyện bắt đầu vào một ngày lạnh lẽo của tháng giêng, năm 2006, tại một làng nhỏ mang tên Hesjövallen thuộc nước Thụy Điển. Cảnh vật im lặng như tờ, không một ngọn khói nào tỏa ra từ những ống sưởi, đến gần gõ cửa từng nhà, người ta phát hiện là có 19 người, phần lớn là người già, đã bị tàn sát một cách dã man. Hung thủ đã dùng một thanh kiếm bén để giết những nạn nhân –ngay cả thú vật họ nuôi. Điều lạ lùng là có ba người hàng xóm của họ lại được để yên. Manh mối duy nhất là cái ruy băng đỏ bằng lụa và cuốn nhật ký cũ kỹ từ thế kỷ 19 được tìm thấy tại nơi xảy ra án mạng.
Bà quan tòa Birgitta Roslin, 57 tuổi, tận tâm với công việc, thường xuyên bị cao máu và hay hốt hoảng. Bà có bốn người con nhưng lại ít gặp. Cuộc hôn nhân của bà với chồng thì lạt lẽo. Bà bị cú xốc mạnh khi biết trong số những nạn nhân đó có ông bà ngoại của bà – là cặp vợ chồng già Andréns. Họ là cha mẹ nuôi của mẹ bà, người đã lớn lên cũng ở làng Hesjovallen này. Birgitta cũng khám phá ra rằng một gia đình Andréns khác ở tiểu bang Nevada thuộc nước Hoa Kỳ cũng bị giết chết. Đọc cuốn nhật ký của tổ tiên dòng họ Andréns, bà biết người viết là một tay anh chị điều hành việc xây đường rầy xuyên bang, mô tả những người nô lệ Trung Hoa đã bị đối xử tàn nhẫn như thế nào, cũng công nhận là người Trung Hoa làm việc chăm chỉ. Bà so sánh họ tên của những người bị giết, thấy rằng họ đều có liên hệ tới dòng họ Andréns.
Trung Hoa năm 1863, dân quê bần cùng bị địa chủ bóc lột. Có ba anh em nọ mồ côi cha mẹ, lưu lạc tới Canton tìm việc làm. Trong lúc đói khát thì bị bọn buôn người bắt cóc, xiềng xích bỏ lên tàu, chở qua Hoa Kỳ, bị tra tấn hành hạ, bắt làm nô lệ, làm việc khổ cực là đẽo núi làm đường xe lửa. Được cho biết là phải làm việc trong bốn năm, sau đó được tự do, muốn làm gì thì làm. Họ có trốn đi nhưng rồi bị bắt trở lại, bị đánh đập. Họ đã chịu nhục nhã từ những con hẻm ở Canton, tới sa mạc ở Nevada, tới cả những con đường ở Nữu Ước sau này khi được thả ra.
Chỉ có một người trong số ba anh em đó là còn sống sót để trở về quê hương. Người đó là San. Ông sống mà không bao giờ quên mối nhục nhã đó nên đã viết và lưu lại cho con cháu một cuốn nhật ký với đầy đủ chi tiết.
Cảnh sát cho rằng chỉ có một người khùng điên là hung thủ của vụ tàn sát dã man này, nhưng Birgitta quyết tâm tìm cho được ai đã thật sự là hung thủ, mà nguyên do bà nghi ngờ là phức tạp hơn thế nữa. Birgitta dùng kinh nghiệm với đầu óc sắc bén của một quan tòa (bà là quan tòa) để nghi ngờ rằng ai đó ở Trung Hoa đã ra lệnh giết người vì có người đã thấy một người Trung Hoa đã có mặt tại hiện trường vào thời điểm đã xảy ra vụ tàn sát. Vì cảnh sát đã không tin lý luận của bà nên sẵn dịp có bạn cũ là Karin đi qua Trung Hoa, Birgitta đã đi theo. Ở Bắc Kinh, Birgitta đã viếng thăm Cấm Thành, leo Vạn Lý Trường Thành, và nhớ về thời còn trẻ như một người cấp tiến đã say mê với những lý thuyết về sự đoàn kết và giải phóng của Mao. Đồng thời bà cũng cố tìm hiểu ai là người đã đứng sau vụ tàn sát ở Thụy Điển. Sự tò mò của bà đã đặt bà vào chỗ nguy hiểm tới tánh mạng, bởi vì kẻ đó cũng đang theo dõi bà, muốn giết bà, vì bà đã biết quá nhiều. Đó là Ya Ru, con cháu của San. Ya Ru bây giờ đã leo lên đỉnh cao của chính quyền Trung Quốc, quyền uy tột bực, giàu sang phú quý. Ya Ru phải trả thù cho tổ tiên! Như vậy tội ác đã xảy ra là do sự trả thù, trả thù cái nhục mà tổ tiên của Ya Ru phải chịu. Bây giờ con cháu nhà Andréns phải gánh lấy hậu quả. Có ba người ở cái làng đó đã không bị giết vì là không có liên hệ họ hàng gì với họ Andréns.
Đây là một cuốn tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, hồi hộp, có tính cách quốc tế vì sự việc xảy ra qua nhiều quốc gia. Tác giả đã móc nối nhiều sự kiện qua thời gian và không gian. Ông đã dựa trên yếu tố lịch sử là cuộc di dân vĩ đại của người Trung Hoa qua Hoa Kỳ để làm đường xe lửa, vào thập niên 1860, cũng như việc người Trung Hoa bây giờ muốn biến Phi Châu làm thuộc địa của mình.
Cái dở cũng như vô lý ở đây là tác giả đã cho cảnh sát Thụy Điển bất lực, và coi thường một vụ giết người to lớn như vậy, mà lại cho qua. Khi một người ở đâu đâu ra nhận tội rồi tự tử chết, thế là vụ án khép lại. Để rồi một người đàn bà chân yếu tay mềm, không có kinh nghiệm gì về việc điều tra, lại tìm ra được thủ phạm!
Cái dở khác là ở đoạn cuối sau khi độc giả ai cũng có thể đoán ai là chủ chốt, lý do giết người, tác giả lại dài dòng nói về những lý thuyết này lý thuyết nọ, quá rườm rà, lạc đề. Ông lại lo lắng về vai trò của người Trung Hoa ở Phi Châu.
San viết nhật ký. Ông cố của Ya Ru cũng viết nhật ký. Sao mà trùng hợp quá vậy!
Henning Mankell nổi tiếng ở quê hương ông là Thụy Điển. Sách của ông bán ra có tới trên 30 triệu cuốn, được dịch qua 39 thứ tiếng. The Man from Beijing là một trong những bestsellers của ông. Cha của ông là một quan tòa, nên ông đã tạo ra một nhân vật chính là một quan tòa, mà là quan tòa phụ nữ - để khác với cha ông.
MIMI BUI
SÁCH: THE MAN FROM BEIJING của tác giả HENNING MANKELL
THE MAN FROM BEIJING By Henning Mankell
Translated, from the Swedish, by Laurie Thompson
Knopf, 369 pp., $25.95 Phát hành 2010
Truyện bắt đầu vào một ngày lạnh lẽo của tháng giêng, năm 2006, tại một làng nhỏ mang tên Hesjövallen thuộc nước Thụy Điển. Cảnh vật im lặng như tờ, không một ngọn khói nào tỏa ra từ những ống sưởi, đến gần gõ cửa từng nhà, người ta phát hiện là có 19 người, phần lớn là người già, đã bị tàn sát một cách dã man. Hung thủ đã dùng một thanh kiếm bén để giết những nạn nhân –ngay cả thú vật họ nuôi. Điều lạ lùng là có ba người hàng xóm của họ lại được để yên. Manh mối duy nhất là cái ruy băng đỏ bằng lụa và cuốn nhật ký cũ kỹ từ thế kỷ 19 được tìm thấy tại nơi xảy ra án mạng.
Bà quan tòa Birgitta Roslin, 57 tuổi, tận tâm với công việc, thường xuyên bị cao máu và hay hốt hoảng. Bà có bốn người con nhưng lại ít gặp. Cuộc hôn nhân của bà với chồng thì lạt lẽo. Bà bị cú xốc mạnh khi biết trong số những nạn nhân đó có ông bà ngoại của bà – là cặp vợ chồng già Andréns. Họ là cha mẹ nuôi của mẹ bà, người đã lớn lên cũng ở làng Hesjovallen này. Birgitta cũng khám phá ra rằng một gia đình Andréns khác ở tiểu bang Nevada thuộc nước Hoa Kỳ cũng bị giết chết. Đọc cuốn nhật ký của tổ tiên dòng họ Andréns, bà biết người viết là một tay anh chị điều hành việc xây đường rầy xuyên bang, mô tả những người nô lệ Trung Hoa đã bị đối xử tàn nhẫn như thế nào, cũng công nhận là người Trung Hoa làm việc chăm chỉ. Bà so sánh họ tên của những người bị giết, thấy rằng họ đều có liên hệ tới dòng họ Andréns.
Trung Hoa năm 1863, dân quê bần cùng bị địa chủ bóc lột. Có ba anh em nọ mồ côi cha mẹ, lưu lạc tới Canton tìm việc làm. Trong lúc đói khát thì bị bọn buôn người bắt cóc, xiềng xích bỏ lên tàu, chở qua Hoa Kỳ, bị tra tấn hành hạ, bắt làm nô lệ, làm việc khổ cực là đẽo núi làm đường xe lửa. Được cho biết là phải làm việc trong bốn năm, sau đó được tự do, muốn làm gì thì làm. Họ có trốn đi nhưng rồi bị bắt trở lại, bị đánh đập. Họ đã chịu nhục nhã từ những con hẻm ở Canton, tới sa mạc ở Nevada, tới cả những con đường ở Nữu Ước sau này khi được thả ra.
Chỉ có một người trong số ba anh em đó là còn sống sót để trở về quê hương. Người đó là San. Ông sống mà không bao giờ quên mối nhục nhã đó nên đã viết và lưu lại cho con cháu một cuốn nhật ký với đầy đủ chi tiết.
Cảnh sát cho rằng chỉ có một người khùng điên là hung thủ của vụ tàn sát dã man này, nhưng Birgitta quyết tâm tìm cho được ai đã thật sự là hung thủ, mà nguyên do bà nghi ngờ là phức tạp hơn thế nữa. Birgitta dùng kinh nghiệm với đầu óc sắc bén của một quan tòa (bà là quan tòa) để nghi ngờ rằng ai đó ở Trung Hoa đã ra lệnh giết người vì có người đã thấy một người Trung Hoa đã có mặt tại hiện trường vào thời điểm đã xảy ra vụ tàn sát. Vì cảnh sát đã không tin lý luận của bà nên sẵn dịp có bạn cũ là Karin đi qua Trung Hoa, Birgitta đã đi theo. Ở Bắc Kinh, Birgitta đã viếng thăm Cấm Thành, leo Vạn Lý Trường Thành, và nhớ về thời còn trẻ như một người cấp tiến đã say mê với những lý thuyết về sự đoàn kết và giải phóng của Mao. Đồng thời bà cũng cố tìm hiểu ai là người đã đứng sau vụ tàn sát ở Thụy Điển. Sự tò mò của bà đã đặt bà vào chỗ nguy hiểm tới tánh mạng, bởi vì kẻ đó cũng đang theo dõi bà, muốn giết bà, vì bà đã biết quá nhiều. Đó là Ya Ru, con cháu của San. Ya Ru bây giờ đã leo lên đỉnh cao của chính quyền Trung Quốc, quyền uy tột bực, giàu sang phú quý. Ya Ru phải trả thù cho tổ tiên! Như vậy tội ác đã xảy ra là do sự trả thù, trả thù cái nhục mà tổ tiên của Ya Ru phải chịu. Bây giờ con cháu nhà Andréns phải gánh lấy hậu quả. Có ba người ở cái làng đó đã không bị giết vì là không có liên hệ họ hàng gì với họ Andréns.
Đây là một cuốn tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, hồi hộp, có tính cách quốc tế vì sự việc xảy ra qua nhiều quốc gia. Tác giả đã móc nối nhiều sự kiện qua thời gian và không gian. Ông đã dựa trên yếu tố lịch sử là cuộc di dân vĩ đại của người Trung Hoa qua Hoa Kỳ để làm đường xe lửa, vào thập niên 1860, cũng như việc người Trung Hoa bây giờ muốn biến Phi Châu làm thuộc địa của mình.
Cái dở cũng như vô lý ở đây là tác giả đã cho cảnh sát Thụy Điển bất lực, và coi thường một vụ giết người to lớn như vậy, mà lại cho qua. Khi một người ở đâu đâu ra nhận tội rồi tự tử chết, thế là vụ án khép lại. Để rồi một người đàn bà chân yếu tay mềm, không có kinh nghiệm gì về việc điều tra, lại tìm ra được thủ phạm!
Cái dở khác là ở đoạn cuối sau khi độc giả ai cũng có thể đoán ai là chủ chốt, lý do giết người, tác giả lại dài dòng nói về những lý thuyết này lý thuyết nọ, quá rườm rà, lạc đề. Ông lại lo lắng về vai trò của người Trung Hoa ở Phi Châu.
San viết nhật ký. Ông cố của Ya Ru cũng viết nhật ký. Sao mà trùng hợp quá vậy!
Henning Mankell nổi tiếng ở quê hương ông là Thụy Điển. Sách của ông bán ra có tới trên 30 triệu cuốn, được dịch qua 39 thứ tiếng. The Man from Beijing là một trong những bestsellers của ông. Cha của ông là một quan tòa, nên ông đã tạo ra một nhân vật chính là một quan tòa, mà là quan tòa phụ nữ - để khác với cha ông.
MIMI BUI
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tác giả: 0 ghi tên - sưu tầm. Có vẻ cho Google dịch dùm. Vừa đọc vừa đoán vừa sửa
Thể loại tội phạm thích giữ sự hấp dẫn cho độc giả của họ bằng cách phát hành một số phần của cùng một câu chuyện. Nhiều ấn phẩm trinh thám đã được quay, do đó đã được công chúng trên toàn thế giới công nhận.
Tác giả của thể loại hình sự phải cực kỳ khéo léo và logic, bởi vì việc vẽ nên một cốt truyện đòi hỏi phải tư duy nhiều khía cạnh và tinh tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét công việc tốt nhất từ các tác giả trong và ngoài nước được yêu thích nhất.
Thám tử: sách. Danh sách truyện đương đại hay nhất
Yu Nesbe??? Jo Nesbo???- "Cảnh sát".
Tác giả người Na Uy này có khả năng tạo ra một tác phẩm thực sự hấp dẫn sẽ gây ấn tượng với bất kỳ người yêu thích tiểu thuyết bột giấy nào. Cuốn tiểu thuyết này cho đến nay là tác phẩm hay nhất của Yu theo đánh giá của các nhà phê bình Na Uy. Trong những câu chuyện của mình, Nesbe lên án gay gắt những nền tảng hiện có của xã hội và bản chất con người.
Thủ phạm là một người mà hoàn cảnh của họ đã dẫn đến việc thực hiện hành vi tàn bạo. Đây là vị trí mà tác giả tuân thủ khi tạo ra các tình tiết trong truyện trinh thám của mình. Nhân vật chính cuốn tiểu thuyết có một hình ảnh khá khó hiểu và một nhân vật năng động. Bạn có thể dễ dàng kết bạn với anh ấy, nhưng đồng thời bạn cũng muốn dạy cho anh ấy một bài học và chỉ cho anh ấy cách cư xử.
Trung tâm của cuốn tiểu thuyết là thám tử Lỗ - một người đàn ông lạm dụng rượu, không xấu hổ khi làm điều đó ngay cả ở nơi làm việc. Cảm thấy bị trừng phạt, anh ta hạ nhục cáo buộc của mình ??? và chểnh mảng trong thi hành công vụ. Tất cả những thành tựu của anh ấy trong việc giải quyết các vụ án hoàn toàn là trực quan. Người anh hùng gần như đã chết ??? trong phần trước của cuốn sách, vì vậy lần này anh ta quyết định rời khỏi dịch vụ. Sáu tháng sau, xác của các sĩ quan cảnh sát bắt đầu lần lượt xuất hiện tại các hiện trường vụ án đã được giải quyết nhờ Hola.???---> Hole dịch ra tiếng việt là Lỗ Vị thám tử không muốn quay trở lại các hoạt động trước đây của mình và muốn tiếp tục giảng dạy tại học viện địa phương. Tuy nhiên, ngay sau đó Hole alias Lỗ nhận ra rằng anh ta có nghĩa vụ phải giải quyết??? ---> tìm ra tội phạm, vì anh ta có thể trở thành nạn nhân tiếp theo.
Tác phẩm đứng đầu danh sách??? truyện trinh thám của Na Uy Những cuốn sách của Nesbe buộc người đọc phải hồi hộp đến phút cuối cùng, điều này khiến tác phẩm của nhà văn rất được yêu thích.
Joel Dicker - Sự thật về vụ án Harry Quebert.
Tác giả của cuốn sách này vừa tròn 28 tuổi. Dù còn trẻ nhưng Joel đã đạt được thành công vang dội trong ngành công nghiệp viết lách hiện đại. Sách của ông được bán với hàng triệu bản và dễ dàng trở thành sách bán chạy nhất. Truyện đã được dịch ra hơn 35 thứ tiếng và giành được 8 giải thưởng.
Cuốn sách này thực sự đáng để quan tâm. Cuốn tiểu thuyết kể về câu chuyện của nhà văn Marcus, người đến gặp bạn của mình, bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng sáng tạo, Harry, người đang tìm kiếm nguồn cảm hứng và chủ đề mới cho các tác phẩm tương lai của mình. Trong khu vườn của Harry, họ tìm thấy hài cốt của một cô bé mười tuổi đã biến mất không dấu vết hơn 30 năm trước. Trong chiếc ví mà cô được chôn cùng, bản thảo của một trong những tác giả tiểu thuyết nổi tiếng nhất vào thời điểm đó đã được tìm thấy. Đương nhiên, mọi nghi ngờ đổ dồn vào Harry, người thừa nhận rằng anh và các cô gái đã mối quan hệ lãng mạn... Marcus, muốn bằng cách nào đó giúp bạn mình, bắt đầu cuộc điều tra của riêng mình về tội ác này. Cuốn tiểu thuyết đứng đầu danh sách những thám tử hay nhất (sách của thế kỷ 21).
Keith Atkinson - Tội ác của quá khứ.
Cuốn tiểu thuyết kể về câu chuyện của một cô gái mất tích đã biến mất theo đúng nghĩa đen chỉ trong vài phút khỏi khu vườn của cha cô. Trong một gia đình khác, một bé gái khác được phát hiện bị sát hại vào tối cùng ngày. Không ai trong số những người thân hiểu tại sao đứa trẻ lại bị giết, và thậm chí một cách dã man như vậy. Hai gia đình khác nhau nhưng cùng chung một nỗi đau. Điều gì kết nối chúng???? ---> 2 gia đình này/họ? Một thám tử tư thua cuộc đã quyết định tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, người vẫn không thể phát huy được sự khéo léo của mình và bắt đầu phá án. Nhưng đối với cha mẹ của những đứa trẻ, anh ta là cơ hội cuối cùng để tìm ra sự thật và đạt được công lý. Các sự kiện sâu hơn của cuốn sách cho thấy Jackson không tuyệt vọng như mọi người nghĩ trước đây, bởi vì chính anh ấy là người hiểu được loại sự kiện nào trong cuộc sống của các gia đình kết nối mọi thứ đã xảy ra trong một câu đố.
Cuốn tiểu thuyết có một cốt truyện hấp dẫn. Anh???---> Jackson được thêm vào danh sách những thám tử giỏi nhất. Sách của Atkinson được đánh giá cao bởi chính Stephen King - bậc thầy của thể loại tội phạm.
Nikolay Svechin - "Bí mật Warsaw".
Svechin là một trong những tác giả thành công nhất ở thể loại trinh thám Nga. Đã có lúc anh bị so sánh gay gắt với Akunin, nhưng nhờ các nhà phê bình, anh đã có thể chứng minh rằng tác phẩm của mình là độc nhất và đáng được khen ngợi. Tất cả các tác phẩm tội phạm của anh ấy đều có ý nghĩa lịch sử, đó là lý do tại sao việc đọc chúng trở nên thú vị gấp đôi. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết "Những bí ẩn của Warszawa" là nhà quý tộc Lykov, người thực tế không đủ năng lực trong các hoạt động giảng dạy của mình, không biết một ngoại ngữ nào, và điều này rất thường xuyên khiến ông thất vọng. Trong cuốn tiểu thuyết, anh ta cố gắng đi đến tận cùng của sự thật về vụ sát hại các sĩ quan Nga ở Warsaw. Tác phẩm của Svechin là những thám tử giỏi nhất của Nga. Dưới đây là danh sách những cuốn sách đã đưa tác giả trở thành nhà văn nổi tiếng thế giới.
Jesse Kellerman - Nhiệt.
Tên sách đã nói lên đầy đủ không khí chung của tác phẩm. Hành động diễn ra ở Los Angeles hiện đại, nơi đang trải qua một trận động đất. Một trong những nhân viên văn phòng, Gloria, muốn đến gặp cô ấy??? nơi làm việc và kiểm tra xem bộ sưu tập tượng nhỏ của sếp có còn nguyên vẹn hay không. Đi vào quầy lễ tân, cô ấy tìm thấy rất nhiều tin nhắn đến trên máy trả lời tự động và bắt đầu nghe chúng. Ông chủ đã gọi, và phán đoán qua giọng nói của anh ta, anh ta đang gặp nguy hiểm. Nhưng chính xác những gì đã xảy ra với anh???---> ông ta là không rõ ràng. Từ những dòng tin nhắn ngắn ngủi và đột ngột, cô chỉ hiểu rằng anh???---> ông đang ở đâu đó trên đất Mexico, nơi cô quyết định đến.
Tác phẩm nào có rating ấn tượng ngày hôm nay? Các thám tử. Những cuốn sách, danh sách có thể được tiếp tục vô thời hạn, truyền tải tư tưởng của tác giả sâu sắc hơn nhiều so với nhiều bộ phim chuyển thể. Rốt cuộc, tưởng tượng của một người không có giới hạn.
Sách thám tử. Danh sách các tác phẩm hay nhất của Rex Stout
Stout là một nhà văn văn xuôi tội phạm đình đám, bắt đầu viết từ nửa đầu thế kỷ 20. Cho đến ngày nay, sách của ông vẫn là một trong những cuốn sách được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Wolfe và Goodwin, những người được mọi người biết đến, là những anh hùng trong tiểu thuyết của Rex. Tuy nhiên, ngoài chúng, trong kho vũ khí??? của tác giả có hơn năm mươi cuốn sách có tính chất hình sự. Hãy cùng liệt kê những điều thú vị và hấp dẫn nhất:
Sợi chỉ đỏ (1939).
Chiếc bình bị vỡ (1941).
Xấu vì chính nghĩa (1940).
“Prize for Princes (1914) - đứng đầu bảng xếp hạng, trong đó mô tả những cuốn sách (sách) thám tử nước ngoài hay nhất, một danh sách luôn có thể tìm thấy trong bất kỳ thư viện nào.
The Big Legend (1916).
Sách của các tác giả đến từ các nước SNG
Alexandra Marinina là một tác giả nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, không thua kém những sáng tạo lỗi lạc của phương Tây với cốt truyện xoắn và thú vị. Các tác phẩm của nhà văn này thực sự bay khỏi kệ của các hiệu sách trong tháng đầu tiên bán ra. Marinina là một trong những phụ nữ viết truyện trinh thám thành công nhất ở Nga.
Boris Akunin là một tác giả đình đám của thể loại trinh thám người Nga. Loạt sách của ông về cuộc phiêu lưu của Fandorin đã được hơn 5.000.000 người trên khắp thế giới đọc. Nhờ đó, các tác phẩm của ông được xếp vào danh sách xếp hạng "Những cuốn sách thám tử Nga hay nhất", một danh sách khá ấn tượng, không khỏi khiến độc giả kinh ngạc và mê mẩn.
Đánh giá của các tác giả truyện trinh thám tâm lý
John Le Carre. Các tác phẩm của anh chiếm vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng Thám tử tâm lý. Sách (danh sách các tác giả xuất sắc nhất gây ấn tượng) nằm rải rác trong các vòng tuần hoàn khổng lồ.
James Elroy.
Alexandra Marinina.
Polina Dashkova.
Agatha Christie.
Những câu chuyện nổi tiếng của thế kỷ 21
Sarah Waters - Công việc tốt.
Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết là London sương mù và lạnh lẽo. Ở trung tâm của cốt truyện là bạn gái của Susan, cha mẹ của cô ấy qua đời khi cô ấy mới vài tháng tuổi. Một cô Saxby, một kẻ buôn bán trẻ em, đang nuôi một bé gái. Mặc dù vậy, Susan vẫn hài lòng với cuộc sống của mình và cố gắng trân trọng những gì mình đang có. Một ngày nọ, cô gái được giao nhiệm vụ đánh lừa người thừa kế giàu có để lên ngôi???
Trong phần bài viết, chúng tôi mô tả những cuốn truyện - trinh thám hay nhất, danh sách không quá dài. Sau khi đọc chúng, bạn chắc chắn sẽ không thất vọng.
Andrews Taylor - Bí ẩn của Edgar Poe.
Cuốn sách được xuất bản vào năm 2010. Câu chuyện kể từ góc nhìn của giáo viên Thomas, người gặp Edgar. Chính sau cuộc gặp gỡ này, cuộc đời của cô giáo đã thay đổi hẳn.
Cormac McCarthy - Không có đất nước cho người già.
Cuốn tiểu thuyết kinh điển khá nổi tiếng của Mỹ này đã trở nên phổ biến trong giới hâm mộ truyện với một cốt truyện hấp dẫn. Xét cho cùng, cuốn sách nằm ngay trong top bao gồm những cuốn (sách) thám tử nước ngoài hay nhất, danh sách rất đa dạng.
Các tác phẩm nổi tiếng mà bộ phim chuyển thể đã được quay
Dennis Lehane - Dòng sông bí mật. Phim nhận được đánh giá tích cực từ giới phê bình phim, điều khá hiếm phim chuyển thể. Bộ phim chắc chắn sẽ hấp dẫn các fan của thể loại phim hành động, hành động.
Thomas Harris - Hannibal (2001).
Thomas Harris - Hannibal II (2006).
Retner Brett - Rồng đỏ.
Thomas Harris - Sự im lặng của bầy cừu (1990). Như bạn có thể thấy, tác giả dành ba vị trí danh dự trong danh sách này, bởi vì những sáng tạo của ông là những mẫu tiểu thuyết trinh thám đình đám trên thế giới. Không phải vô cớ mà các tác phẩm của ông đã nhiều lần đứng đầu danh sách các thám tử giỏi nhất. Những cuốn sách của nhà văn này đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng.
Flynn Gillian - Before I Fall Asleep (2002).
Các tác giả viễn tưởng trinh thám hay nhất
Agatha Christie.
Thomas Harris là một tác giả có tác phẩm được cả thế giới biết đến, vì chúng được quay??? ---> thành phim và đạt được thành công vang dội tại phòng vé. Thậm chí ngày nay, dựa trên những cuốn sách của Thomas, các bộ phim làm lại ??? --> được quay lại, version mới và nối tiếp nhau vẫn được quay.
Boris Akunin.
Sarah Waters.
Kate Atkinson là tác giả của hơn 50 cuốn tiểu thuyết trinh thám dành cho phụ nữ không chỉ kể về những câu chuyện tình yêu mà còn cuốn người đọc vào vòng xoáy của những sự kiện kỳ lạ và những cuộc điều tra bí ẩn. Các tác phẩm của cô đã nhiều lần đứng đầu danh sách thám tử giỏi nhất. Sách thuộc thể loại này đang có nhu cầu rất lớn.
Truman Capote là tác giả người Mỹ nổi tiếng về tiểu thuyết trinh thám, người đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ những âm mưu phi thường và thú vị đưa người đọc vào vực thẳm của những sự kiện phức tạp mà sau đó có một kết cục bất ngờ.
Sách trinh thám về tình yêu
Simone Vilar - Phù thủy. Đây là bốn cuốn sách có cốt truyện sâu sắc, đồng thời mang yếu tố của một câu chuyện tình yêu mà bất kỳ cô gái nào cũng sẽ thích.
Simone Vilar - "Lâu đài bí mật".
Sandra May - Giai điệu của mùa xuân.
Linda Medl - "Lời thì thầm của hoa".
Doris Mortman - Màu sắc trung thực. Tác phẩm được đưa vào bảng xếp hạng có thẩm quyền "Những thám tử xuất sắc nhất". Những cuốn sách, danh sách rất ấn tượng, được cập nhật thường xuyên với những câu chuyện thú vị mới.
Ray Morgan - "Paradise Vacation"
Karin Monk - "Lời nhẹ nhàng của bạn."
Karin Monk - "Người tù".
Eva Modigliani - "Người thừa kế".
Eva Modigliani - "Người phụ nữ của đời anh".
Dan Brown thám tử
Dan Brown là một trong những tác giả đương đại được yêu thích nhất. Người hâm mộ những cuốn sách của ông đang háo hức chờ đợi một câu chuyện mới về cuộc phiêu lưu của Robert Langdon, một chuyên gia về biểu tượng của Thế giới Cổ đại.
Hầu hết tất cả các tiểu thuyết hiện có của ông đều đã được quay hoặc đang trong quá trình dựng phim. Tất cả các câu chuyện của Brown đều có một cốt truyện mạnh mẽ sẽ khiến bất kỳ độc giả nào thích thú. Đồng ý, ai mà không quan tâm đến những truyền thuyết lâu đời về Freemasons và Illuminati? Dưới đây là danh sách một số cuốn sách thành công nhất của Dan cùng với mô tả ngắn gọn cốt truyện của họ:
Truyện trinh thám gây nghiện cho trẻ em
Có rất nhiều tác giả hướng đến việc tạo ra những cuốn sách trinh thám cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tất nhiên, những tác phẩm như vậy có một cốt truyện điều tra xoắn mà không có bất kỳ yếu tố tàn ác nào. Những thám tử Nga hay nhất (sách), danh sách dành cho trẻ em:
Nhiệm vụ Sergey - "Bí mật của con mèo đỏ".
Nikolay Trublaini - "Columbus".
Anatoly Rybakov - "Kortik".
Những cuốn sách thiếu nhi trên giống tiểu thuyết phiêu lưu, tuy nhiên lại có yếu tố điều tra, do đó chúng được xếp vào thể loại văn học trinh thám thiếu nhi của Nga.
Nếu bạn coi thám tử hiện đại là thứ văn chương phù phiếm thì bạn đã nhầm to. Trinh thám đích thực là văn học ở dạng thuần túy nhất, là sự pha trộn giữa tính chuyên nghiệp của văn bản cấp cao nhất, được nhân lên bởi sự kỳ ảo, nhưng do các quy tắc rất khắc nghiệt của trò chơi, vì trinh thám là một thể loại, ôi thật là một đòi hỏi khắt khe!
Ngày nay rất ít người theo đuổi hình mẫu thuần túy của Agatha Christie hay Raymond Chandler. Thám tử đang ngày càng trở thành một lĩnh vực thử nghiệm, nơi mà việc tìm kiếm kẻ giết người luôn không nằm ở vị trí đầu tiên.
Chúng tôi cung cấp tuyển chọn những cuốn tiểu thuyết mới mẻ không thể bỏ qua nếu bạn muốn biết một thám tử hiện đại hạng nhất trông như thế nào.
J. Nesbe. "Cảnh sát viên"
Nhà văn Na Uy Jo Nesbe thực hiện điều không thể thực sự trên giấy. Anh ta không chỉ "không bị thổi bay" cho đến cuốn sách thứ mười trong loạt truyện về thám tử Harry Hall, mà còn cả thời gian anh ta đang trên đà phát triển. Và bây giờ anh ấy đã phát hành gần như cuốn tiểu thuyết hay nhất của mình!
Nesbe là một nhà văn Scandinavia mẫu mực với phong cách nổi tiếng về sự tàn bạo giết người. Bản chất của nó là sự chỉ trích bản chất con người và xã hội như vậy, nơi bạn là tội phạm hoặc nạn nhân, và nếu bạn là nạn nhân, điều này không có nghĩa là bạn vô tội, bởi vì mọi người đều có tội.
Nhân vật chính đến mức bạn không biết nên nhổ vào mặt anh ta hay kết bạn mãi. Đó là, một bộ phim nổi tiếng như bây giờ (với sự xuất hiện trên màn ảnh của House và Dexter) tốt với một khuôn mặt vô nhân đạo. Nhân tiện, Nesbe đã thành lập thể loại này - cùng với Mankell và Valais.
Thám tử Lỗ là một kẻ nghiện rượu có thành tích trong lĩnh vực này tỷ lệ thuận với mức độ trực giác nghề nghiệp. Suýt chết trong cuốn sách trước nên anh quyết định bỏ công việc phục vụ, ve chai, bắt đầu đi dạy học và thậm chí là lập gia đình. Nhưng tại những nơi tội ác lâu đời chưa được giải quyết, họ bắt đầu lần lượt tìm thấy xác của những cảnh sát bị giết. Người ta ngày càng thấy rõ rằng kẻ giết người không trả thù, mà trừng phạt những kẻ mà chính họ đã không trừng phạt kẻ ác. MỘT thám tử giỏi nhất bài giảng và sẽ không trở lại.
Và đây là nơi mà điều thú vị nhất bắt đầu: Hole nhận ra rằng họ không thể đối phó nếu không có anh ta. Nhưng anh cũng hiểu rằng cùng với công việc của mình, những con quỷ của anh sẽ quay trở lại với anh ...
Cảnh sát là một ví dụ tiêu chuẩn của một câu chuyện trinh thám chuyển thể thành một câu chuyện trinh thám.
Không nghi ngờ gì nữa, đây là truyện trinh thám hay nhất năm qua - ngày nay chỉ có một số ít có thể giữ được sự căng thẳng như vậy trên 600 trang dày đặc với nhiều nhân vật như vậy và liên tục đánh lừa ngay cả những độc giả kinh nghiệm nhất. Và Nesbe chắc chắn là một trong số đó.
Joel Dicker. Sự thật về vụ Harry Quebert
Tác giả của thám tử chỉ mới 27 tuổi. Anh ấy là một trong những cảm xúc chính của năm văn học 2012: cuốn sách của anh ấy đã nhận được tất cả các loại giải thưởng danh giá, đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và đã hiện nay hàng triệu bản. Thật là tội ác khi bỏ qua những văn bản như vậy!
Một người trẻ rất thành công, nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng sáng tạo sâu sắc, nhà văn Markus Goldman tìm đến người thầy và người bạn tốt của mình, một tác phẩm kinh điển còn sống của văn học Mỹ, Harry Quebert, để tìm kiếm nguồn cảm hứng. Nhưng rắc rối là trong khu vườn của Quebert, họ tìm thấy hài cốt của một cô gái mười lăm tuổi đã biến mất cách đây 33 năm, và bên cạnh cô ấy trong ví là bản thảo của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Harry, người đã thú nhận rằng mình. có tình yêu đích thực với người đã khuất. Và bây giờ Marcus, người chân thành muốn giúp đỡ một người bạn và hiểu được tiềm năng đầy đủ của một cuốn sách về cuộc điều tra như vậy, đang tiến hành các tỉnh của Mỹ với hy vọng đi đến tận cùng của sự thật.
Không có thủ thuật hậu hiện đại nào trong Pravda! Trên thực tế, đây là một cuốn tiểu thuyết về tiểu thuyết và về nhà văn, một cuốn sách giáo khoa về kỹ năng viết(mỗi chương bắt đầu với lời khuyên từ người lớn tuổi cho người trẻ hơn), mà luật của họ không hoạt động trong bản thân cuốn tiểu thuyết. Từ một tập hợp các địa điểm và anh hùng thu hút nền tảng văn hóa rộng lớn nhất, đầu bạn đang quay cuồng!
Nếu bạn muốn, hãy bắt đầu đào sâu vào Pravda và tìm kiếm những điều cơ bản, nhưng nếu bạn muốn, hãy thưởng thức câu chuyện trinh thám ly kỳ, bởi vì các quy tắc của trò chơi là hoàn hảo ở đây: đã đặt hàng trăm cạm bẫy, Dicker giấu kẻ giết người thực sự rất sâu trong âm mưu rằng xác suất đoán sớm là cực kỳ nhỏ.
Các nhà phê bình đã đúng khi họ coi cuốn tiểu thuyết của Dicker là không đều, xoắn và không phải lúc nào cũng có thể gấp lại được. Nhưng anh ta quá trơ tráo và đầy tham vọng theo một cách thân thiện, không phóng đại, nó trở thành cây sậy chính của mùa giải.
Keith Atkinson. "Tội ác từ quá khứ"
Ngày xửa ngày xưa ở Anh, ở vùng Cambridge, vào ban đêm, một cô bé ba tuổi biến mất khỏi khu vườn của cha mình; con gái của một luật sư nổi tiếng bị giết ngay tại nơi làm việc, không rõ vì sao và để làm gì; Trong một gia đình cách đây nhiều năm, có một vụ bê bối kết thúc bằng việc sử dụng một chiếc rìu. Thời gian khác nhau, gia đình khác nhau, câu chuyện khác nhau. Đằng sau một khởi đầu kỳ lạ và hoành tráng như vậy (tên, chi tiết, tất cả các loại kỳ quặc), bạn không nhận ra ngay khi Jackson Brody xuất hiện - một cựu thanh tra cảnh sát, giờ là thám tử tư, một kẻ thất bại đang trải qua một cuộc ly hôn, đang ngủ. với khách hàng, nhưng cố gắng duy trì sự trung thực và nguyên tắc trong thế giới tràn ngập sự hỗn loạn và tăm tối.
Đối với anh ta, chính những người thân của những người đã nhận ra tội ác lâu đời này lần lượt ra đi. Vì vậy, anh ta bắt đầu một cuộc điều tra vô vọng. Theo thời gian, Jackson nhận ra rằng mọi thứ đều có mối liên hệ với nhau một cách khó hiểu.
Năm 2010, "Tội ác của quá khứ" đã được dịch lần đầu tiên và bây giờ nó đang được tái bản - chúng tôi đã sử dụng điều này để thêm cuốn tiểu thuyết vào danh sách của mình, vì nhiều người chân thành xem xét dự án trinh thám này của nhà văn. dự án tốt nhất nhiều thập kỷ (Stephen King chẳng hạn) và có đủ lý do cho một tuyên bố như vậy. Chính ví dụ của văn bản này, người ta có thể hiểu đầy đủ về cách mà thể loại trinh thám tự biến đổi trong thế kỷ XXI.
Rất nhiều châm biếm và mỉa mai, đủ trò hề, lập dị, hài hước cụ thể đi đôi với kinh dị - thể loại của Tội ác trong quá khứ có thể đặt ra nhiều câu hỏi. Thực sự không có nhiều câu chuyện trinh thám cổ điển. "Tiểu thuyết có tội", "châm biếm đen xã hội Anh", "văn xuôi trí thức": có thể có nhiều định nghĩa.
Và thực tế là câu chuyện thực sự có phần quá tải với các sự kiện (3 tội ác, nỗ lực của bản thân Brody, bí mật của riêng anh ta) không làm hỏng cuốn tiểu thuyết theo bất kỳ cách nào - cơ chế hoạt động hoàn hảo, văn phong được kiểm chứng đến từng chữ. Văn học Anh, trong một từ.
Nikolay Svechin. "Bí mật Warsaw"
Svechin được so sánh đúng với Akunin. Nhưng luôn luôn bảo trợ. Vì vậy, mọi thứ sẽ còn kéo dài thêm nữa, nếu không nhờ nhà phê bình người Nga có ảnh hưởng nhất Lev Danilkin, người đã từng quyết định đọc lại tiểu thuyết của Svechin, thực hiện một cuộc phỏng vấn với anh ta, và từ chính anh ta - một ngôi sao, nếu không phải là người đầu tiên, thì chắc chắn là một độ lớn nghiêm trọng.
"Cuộc săn lùng Sa hoàng", "Bắn vào Bolshaya Morskaya", "Viên đạn từ Kavkaz". Thật vậy, nơi mà Akunin quá cố đã có những trò hề và cách điệu nhằm mục đích cách điệu, thì ở đó Svechin có một cuốn tiểu thuyết lịch sử hạng nhất với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của trinh thám. Đối với nhà văn Novgorod, các anh hùng không phải là siêu nhân như Fandorin, nhưng những người bình thường, các tỉnh, có nguồn gốc là thời điểm hình thành cốt truyện quan trọng.
Tác giả của "Bí mật" coi chính yếu tố lịch sử là yếu tố chính. Anh hùng Svechinsky Lykov - giám định viên đại học, nhà quý tộc ở thế hệ đầu tiên, khả năng tâm thần trung bình, không biết gì cả Tiếng nước ngoài, điều này thường khiến anh ta thất bại thảm hại. Nhưng anh ta nhìn thấy điều ác, không sợ hãi và hành động, và đây đã là một nền tảng vững chắc. Trong "Bí mật Warsaw", Lykov cùng với ông chủ thường trực của mình dự định tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến những vụ sát hại dã man các sĩ quan Nga ở thủ đô Ba Lan.
Jesse Kellerman. "Nhiệt"
Đó là một trường hợp không thường xuyên khi những từ trên trang bìa hoàn toàn khớp với bản chất của cuốn sách - "noir say nắng". Có vẻ như đó là một oxymoron, nên được chỉ định là một số chimera phong cách, hoặc một cái gì đó không gần với noir cổ điển. Nhưng không - "Heat" là một trong những mở đầu mà người ta có thể đi vào lịch sử văn học Mỹ.
Los Angeles, vào khoảng thời gian của chúng ta, trận động đất. Thư ký Gloria 35 tuổi đến văn phòng để kiểm tra xem liệu bộ sưu tập tượng nhỏ mà sếp của cô, Karl yêu thích, người mà cô yêu mến, có còn sót lại hay không. Từ những tin nhắn khó hiểu trên máy trả lời tự động, cô hiểu rằng có điều gì đó đã xảy ra với anh, và điều gì là không thể hiểu được.
Nhưng quan trọng nhất, anh ấy đang ở đâu đó ở Mexico, nơi cô ấy đi. Và đó là thế giới siêu thực của một thị trấn tỉnh lẻ, nơi những nơi đáng chú ý duy nhất là nhà tang lễ và nghĩa trang, và mọi người là những bóng ma thực sự chạy trốn vì nắng nóng. Nhưng người ta không nên vội kết luận: tiểu thuyết của Kellerman giống như một bộ phim kinh dị và đường phố của Castaneda vì nó là một thám tử đầy máu. Ông chủ không biết ở đâu và tại sao. Anh ấy có lẽ không phải là người mà anh ấy tuyên bố. Và anh không chết như cô nghĩ. Người cảnh sát làm việc này đang hành động khá kỳ lạ. Con trai của ông chủ, người mà nữ chính bắt đầu ngoại tình, hoàn toàn không phải là con trai của ông ta ...
Và ở phần cuối có một màn lộn nhào âm mưu, sẽ minh chứng cho toàn bộ sức mạnh của quá khứ có thể quay trở lại. Vâng, không phải là một câu chuyện trinh thám quá cổ điển, hay đúng hơn, không phải là một câu chuyện cổ điển nào cả. Một sự pha trộn nhiều thể loại, nhưng nó chứa đựng những yếu tố trinh thám là chính. Và quan trọng nhất, bạn không thể rời mắt khỏi thứ đầy hành động này cho đến khi bạn đọc nó đến cuối.
Kellerman - nhà văn người Mỹ 35 tuổi, con trai nhà văn nổi tiếng Faye và Jonathan Kellermanov, chưa phải là một nhà văn đình đám, nhưng đã gần đạt đến vị thế này, có lẽ là những người giỏi nhất trong thế hệ của ông, vì mỗi cuốn trong số năm cuốn tiểu thuyết của ông đều trở thành một tác phẩm gây chấn động.
Kellerman là một trong những khám phá vĩ đại nhất trong thời gian gần đây. Một nhà văn tạo ra kết cấu tiểu thuyết của mình một cách chuyên nghiệp và kỳ diệu đến mức một lúc nào đó bạn chỉ bắt đầu tận hưởng không khí của văn học, văn học như một cơ hội thuần túy. Một món quà rất, rất hiếm!
Tôi đã lập một danh sách những lời khuyên của bạn, nó hóa ra rất chắc chắn và dường như hứa hẹn rất nhiều niềm vui.
Đối với những người thích thám tử giống như tôi, tôi sẽ đăng nó ở đây. Tôi sẽ rất vui nếu những lời khuyên này không chỉ hữu ích cho tôi.
Vì thế:
1. Donald Edwin Westlake "Viên ngọc lục bảo bị nguyền rủa". Một kiệt tác!) Đôi khi một thám tử muốn không thể đoán trước. Không một cuốn tiểu thuyết nào tôi đọc của Donald Westlake có thể nói "Ồ, tôi biết rồi!" hoặc "Làm sao có thể khác được!" hoặc "Ai có thể ngờ!"
Thằng ngu chết ...
Anh chàng thật lãng phí ...
2. J. Simenon - bộ sách về Ủy viên Maigret. Tôi đọc nó chỉ khi tôi rất quan tâm đến các thám tử.
3. Bá tước Stanley Gardner với luật sư anh hùng Perry Mason. Gardner rất tuyệt.
4. Wilkie Collins - "Người phụ nữ áo trắng", "Moonstone".
5. Nejo Marsh là một câu chuyện khá trinh thám, nhưng có những pha hài hước. Có thể không phải là trinh thám theo nghĩa hiện đại, nhưng nó đã gây ấn tượng
6. J. Dixon Carr hào hoa. Nếu bạn tìm thấy Carr, hãy bắt đầu với Emperor's Snuffbox. Điều tuyệt vời. Đó là một lớp học, đó là một lớp học.
7.D. Francis
8.A. Christie
9.A. Conan-Doyle
10.S Japrizo. "Lady with glass and a gun in a car" (chỉ là loại cao cấp) và "Trap for Cinderella" (không tệ hơn, nhưng khác nhau về bầu không khí). "Mùa hè giết người", "Tạm biệt, người bạn" - thú vị. "Yêu thích của phụ nữ" và "Hare Run Through the Fields"
"The Executioner" là một câu chuyện trinh thám dành cho những người nghiệp dư sành điệu.
11. B. Akunin
12. Rex Stout - ngon tuyệt! mứt thật.
13. Carter Brown - táo bạo, trơ trẽn, hài hước và rất giống phong cách của nước Mỹ một số năm trước (Trung úy Wheeler là một loại Nhà bác sĩ, chỉ một cảnh sát))
14. Mickey Spielane,
15. D.H. Chase
16. Gaston Leroux. Hơi nhàm chán, IMHO.
17. Headley
18. Maurice và Arsene Lupin của anh ấy.
19. John Le Carré "Trò chơi của chúng ta"
20. Deshil Hammett
http://mydetectiveworld.ru/hemmet.html
21. Perez-Reverte không phải là máy bay chiến đấu với các yếu tố rebus
22. Victor Canning, "Kẻ cầm đồ đi qua".
23. Có lẽ cũng là Nữ hoàng pháo binh. Tôi chỉ đọc một vài tác phẩm, nhưng ấn tượng là tích cực.
24. Chesterton
25. Alistair McLean
26. Jerzy Edigei
27. Từ những người Nga hiện đại Malyshev. Đặc biệt là những thứ đầu đời của cô ấy.
28. Priestley - Mất điện tại Gretley. Bạn có thể gọi nó là một thám tử quân sự.
29. Bạn đã đọc Patricia Wentworth chưa? Cô ấy viết sớm hơn Agatha Christie một chút. Wentworth có một thám tử vui nhộn: Cô Silver là một người giúp việc già, một cựu gia sư.
30. Charles Snow có phải là thám tử Cánh buồm chết tuyệt vời không? Đây là một thám tử rất xứng đáng.
31. Nora Roberts không phải là một tác phẩm cổ điển, mà là một cái gì đó tốt đẹp. Có phản ánh.
35. Ross Thomas,
37. Boileau-Narsejak. "Cái đã biến mất." Và những cuốn sách khác nữa.
38. Alistair McLean
39. Yu Semenov - tại sao không phải là thám tử chính trị?
40. Robert Ladlem
41. Hãy thử đọc "The Cat That" của Lillian Brown. Có khoảng 20 truyện trinh thám cổ điển rất dễ thương, mình yêu thích.
42. Nếu bạn thích thám tử lịch sử - một loạt tiểu thuyết của Ellis Peters về anh trai Cadfael.
43. Có một Phyllis Dorothy James tuyệt vời - đây không còn là một thám tử lịch sử nữa, mà là một người bình thường.
44. Ed McBain là một cuốn tiểu thuyết hay về cảnh sát.
45. Patricia Cornell - tối và theo chủ nghĩa tự nhiên, nhưng nhìn chung được viết tốt.
46. Josephine Tay "Daughter of Time" et al.
47. Margaret Allingham
48. Dorothy Sayers - gần như tiếng Anh. cổ điển;
49. Georgette Heyer (cô ấy có rất nhiều tiểu thuyết dành cho phụ nữ, nhưng các thám tử - với sự hài hước)
50. Elizabeth Peters - một tiểu thư-phiêu lưu-hài hước
51. Trong số chúng tôi, tôi thích Elena Afanasyeva "ne-bud-duroy.ru" và phần tiếp theo, nhưng đây không hoàn toàn là một câu chuyện trinh thám.
52. Robert van Gulik là một câu chuyện trinh thám cổ điển từ Trung Quốc thời trung cổ cách điệu. Siêu.
53. Richard Stark
54. "The Plot Plot" của David Liss. Tôi sẵn lòng giới thiệu nó cho bạn, một điều tuyệt vời. một cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay, nhưng cũng rất hay với vai trò trinh thám.
55. Umberto Eco "The Name of the Rose" - truyện trinh thám thời trung cổ, có cả tâm lý và thần bí.
56. Rebecca de Mornay - thám tử tâm lý đời sống người Anh thế kỷ 19.
57. Valeria Verbinina - một bộ truyện về một đặc vụ Đế quốc Nga Amalia. Hành động lấy bối cảnh thế kỷ 19, nữ chính là một người rất bá đạo. Đã có khoảng mười cuốn sách, nhưng tại sao chúng hay - mỗi cuốn có thể loại riêng. Có một bộ phim kinh dị, có một thám tử mỉa mai, gothic và bí ẩn, có một phương Tây, có một thám tử về một cuộc truy tìm kho báu. Và nhiều cuốn sách có những người kể chuyện khác nhau, để một nữ anh hùng quen thuộc xuất hiện từ lời kể của các nhân vật khác - một hiệu ứng rất thú vị.
58. Từ một câu chuyện trinh thám hiện đại, tôi không bỏ lỡ những cuốn sách của Olga Tarasevich (loạt phim trinh thám Artifact) và Maria Bricker (loạt phim trinh thám thực tế). Tarasevich xây dựng cốt truyện về chủ đề văn hóa và tiểu sử của những người nổi tiếng trong quá khứ ("Thiên thần khóc của Chagall", "Lời nguyền của Edvard Munch" - về các nghệ sĩ, "Mùi hương chết người số 5" - về Coco Chanel và loại nước hoa nổi tiếng của bà) . Trong truyện trinh thám, hai thời điểm được kết hợp - tội ác ở hiện tại đan xen với sự kiện của quá khứ và lịch sử cuộc đời người nổi tiếng... Tôi cũng đọc sách của cô ấy như một tài liệu tham khảo về văn hóa - trong đó tiểu sử trở nên sống động, và công việc của các nghệ sĩ hoặc một nhà thiết kế thời trang được viết rất hấp dẫn. Cốt truyện của Bricker khá xoắn và các nhân vật rất sặc sỡ.
59. Chesterton
60. E. Po
61. Tầm nhìn xa
62. Tôi khuyên mọi người hãy???---> đọc Henning Mankel. Nếu anh ấy khiến tôi, không phải là người mê truyện trinh thám, đọc hết cuốn này đến cuốn khác, thì đây là một tác giả xứng đáng!
63. Chà, Benaquista và Pennac (những câu chuyện về ông Malosen).
64. Fred Vargas và Jean-Christophe Granger là những thám tử???---> nhà văn viết truyện tám tử Pháp tuyệt vời. Cả hai đều viết rất tâm lý, không đi tắt đón đầu. Nhưng Vargas tinh vi hơn, với sự hài hước, và Granger có nhiều chi tiết gây sốc hơn và gợi ý về sự thần bí (nhưng mọi thứ trở nên tục tĩu hơn).
65. Eugene Pepperow, một trong những truyện ngắn trinh thám hay nhất từ trước đến nay. Tôi khuyên???---> quảng cáo cho nhà văn này, tôi bảo đảm viết hay, tôi thấy nên đọc v.v...
66. Victoria Platova vào danh sách. Tất cả những thứ ngoại trừ "Cái chết trong những mảnh vỡ của chiếc bình meben", "Cây thánh giá Nubian", "Vũ điệu của Lakshmi". Đó không phải là cô ấy.
67. Mary Higgins Clark. Một trong những thám tử??? bán chạy nhất ở Mỹ và hầu như không được biết đến ở Nga.
68. James Patterson.
69. Có Weiners không? Làm sao chúng ta có thể làm được nếu không có chúng ?! Đây là những tác phẩm kinh điển trinh thám của chúng tôi!
Nổi tiếng nhất và được đọc thường xuyên nhất (và được yêu thích nhất):
"Chuyến thăm Minotaur", "Chữa khỏi sợ hãi", "Vòng lặp và viên đá trên cỏ xanh", v.v.
70. Nữ hoàng pháo binh, cũng là một tác phẩm kinh điển của thể loại này.
"Viện dưỡng lão". Tôi thực sự thích nó.
71. Anton Chizh và "Thần dược" của ông ta. Đây là một cuốn sách hoàn toàn tuyệt vời! Điều đáng tiếc là ít người biết đến cô ấy. Theo tôi, một trong những thám tử Nga giỏi nhất cho những năm gần đây năm.
72. Gregory MacDonald, một bộ truyện về Fletch. Kiệt tác!
73. Elizabeth George với sự lộng lẫy của cô ấy, tôi không sợ từ này, một loạt bài về Thanh tra Linley và Trung sĩ Havers. ...
74. Ian Rankin và loạt bài??? truyện của anh ấy về Thanh tra Rebus.
75. Jeffrey Deaver và những cuốn sách của ông ấy về Lincoln Rhyme và Amelia Sachs.
76. Natalia Solntseva, tác giả truyện trinh thám thần bí hiện đại http://www.solntseva.com/
77. S. Rodionov, "Long Business" - Truyện trinh thám Liên Xô. Siêu!
78. Gregory MacDonald
79. Elmore Leonard.
80. Ngoài ra còn có một thám tử giỏi người Scotland - Ian Rankin.
81. Và dì của tôi viết rất hay về những kẻ điên loạn (nhưng theo chủ nghĩa tự nhiên một cách đau đớn, không phải dành cho tất cả mọi người) - Val McDermit.
82. Elizabeth George với sự lộng lẫy của cô ấy, tôi không sợ từ này, một loạt bài về Thanh tra Linley và Trung sĩ Havers. Thật kỳ lạ là cô ấy không được nêu tên..
86. Michael Connelly
87. Lee Child
88. Harlan Coben
89. David Baldacci
90. Dì nổi tiếng - Katie Reichs
91. Vụ giết mổ Karin.
92. Ioanna Khmelevskaya. Mọi thứ đều có màu đỏ. Người đã khuất nói gì. Giếng tổ.
Mặc dù đôi khi tác phẩm của cô được gọi là một câu chuyện trinh thám mỉa mai, nhưng cô không liên quan gì đến Dontsova hoặc với tất cả các "thám tử mỉa mai" khác. Cái kết hài hước là ở đó, nhưng cốt lõi là một câu chuyện trinh thám cổ điển thực sự.
93. Lev Sheinin "Ghi chú của Điều tra viên". Tác giả mơ hồ một cách đau đớn nhưng kỳ thực lại là truyện trinh thám. Mặc dù tôi muốn xem nó từ quan điểm lịch sử - như một cái nhìn khác về Liên Xô.
Những cuốn sách của thế kỷ 21 khác biệt đáng kể so với những cuốn sách được viết trước đó. Mỗi năm thế giới trở nên khác biệt, bao gồm cả con người. Cơ hội mới và thách thức mới xuất hiện. Không còn điều đó nữa một số lượng lớn chiến tranh trên hành tinh của chúng ta, nhưng có những cuộc chiến tranh trong chính con người. Tất cả điều này cũng ảnh hưởng đến nghệ thuật, bao gồm cả nhà văn, sách.
Truyện trinh thám là đề tài yêu thích của nhiều độc giả. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán với những cuốn sách như vậy. Sẽ có những nhân vật chính dũng cảm, và những nhân vật phản diện rất xảo quyệt và tháo vát, và những câu chuyện rối ren mà dường như hoàn toàn không thể làm sáng tỏ. Truyện trinh thám hiện đại luôn kết hợp nhiều thể loại đan xen lẫn nhau tạo nên một tác phẩm xuất sắc gợi nhiều cảm xúc và trải nghiệm.
Câu chuyện trinh thám cổ điển đã trải qua những thay đổi theo thời gian, và các nhà văn hiện đại đã thêm vào những chi tiết và nét riêng mới. Nhân vật chính trong những câu chuyện trinh thám của thế kỷ 21 không phải lúc nào cũng là những cảnh sát dũng cảm hay những thám tử, thám tử thực thụ. Trong sách ngày nay, ngay cả những bà nội trợ hay Những người đơn giản không liên kết với các cơ quan hành pháp. Những cuốn sách như vậy quen thuộc hơn với độc giả hiện đại, bởi vì chúng mô tả cuộc sống mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Ngoài ra, mọi người có thể cảm thấy giống như một thám tử và thậm chí có thể điều tra một số điều khó chịu hoặc sự kiện bí ẩn Trong cuộc đời tôi.
Truyện trinh thám thế kỷ 21 rất đa dạng. Đó có thể là những cuộc điều tra của cảnh sát, những cuộc đấu trí tội phạm và những âm mưu chính trị. Ngoài ra, những tác giả Nga xuất sắc nhất như Daria Dontsova hay Alexandra Marinina đều viết những câu chuyện trinh thám đầy mỉa mai dành cho phụ nữ. Có rất nhiều khoảnh khắc hài hước và tình huống gây tò mò trong đó.
Ai mê sách thể loại trinh thám thì cũng nên làm quen với nhà văn đương đại... Trên cổng thông tin của chúng tôi, bạn có thể đọc trực tuyến các tác phẩm hay nhất của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi có xếp hạng sách theo mức độ phổ biến của độc giả.
Tuyển chọn này gồm những truyện trinh thám nước ngoài hay nhất - sách của các tác giả nổi tiếng. Trong danh sách, bạn sẽ tìm thấy những cuốn sách bán chạy nhất đã trở nên nổi tiếng do được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.
Donato Carrisi. Người nhắc nhở
Chính diễn viên tiểu thuyết của Mila Vasquez. Cô ấy là một thám tử, người phải cùng với đội của mình "Albert", tìm kiếm sáu cô gái không liên quan đến nhau theo bất kỳ cách nào. Các anh hùng đã tìm được một nơi chôn cất bằng năm bàn tay trái, điều đó có nghĩa là nạn nhân cuối cùng vẫn có thể được cứu thoát khỏi cái chết ...
Cuốn tiểu thuyết kể về học viện cảnh sát Quebec, nơi có nhiều tai tiếng. Tham nhũng và các hành vi bất hợp pháp của đội ngũ giáo viên ngự trị ở đây. Nhân vật chính là một thanh tra cao cấp đã nghỉ hưu trở thành người đứng đầu Học viện. Tên anh ta là Armand Gamache. Sau khi một tấm bản đồ được tìm thấy trên tường, Armand đã hướng dẫn các học viên cách giải quyết việc này, nhưng sự việc lại diễn biến bất ngờ. Xa hơn
Camilla Parker làm việc như một nhà báo cho một ấn phẩm nhỏ ở Chicago. Cô gái đã được hướng dẫn viết một bài báo về một kẻ điên cuồng cướp đi mạng sống của các nữ sinh bằng cách nhổ răng của các nạn nhân. Trong quá trình điều tra, hóa ra tất cả cư dân đô thị đều giữ bí mật khủng khiếp... Xa hơn
Con người đang gặp nguy hiểm chết người dưới dạng ong bắp cày, loài có khả năng lấy đi mạng sống của con người chỉ bằng một vết cắn. Với tất cả những điều này, chúng đẻ trứng vào cơ thể của nạn nhân. Để hiểu được điều này, biệt đội Sigma bắt tay vào công việc, vì chỉ có họ mới có thể ngăn chặn thảm họa khủng khiếp có thể hủy diệt nhân loại này. Xa hơn
Donato Carrisi. Cô gái trong sương mù
Truyện trinh thám “Cô gái trong sương mù” sẽ tập trung vào sự biến mất của một người trẻ tuổi tên là Anna Lu. Cô ấy đã đến nhà thờ, nhưng không bao giờ đến đích. Để tìm ra điều này, thám tử Vogel bắt tay vào công việc. Chính anh là người đã thu hút những người làm trong lĩnh vực truyền thông hợp tác. Nhưng liệu điều này có giúp ích gì cho cuộc điều tra? Anna đã đi đâu? Xa hơn
Yo Nesbo. Khát nước
Thám tử Harry luôn tìm cách loại bỏ tội phạm và mang lại trật tự cho thế giới này. Anh trở lại làm việc ở Oslo để bắt một kẻ giết người hàng loạt săn tìm hẹn hò trên trang web hẹn hò. Điều này đưa anh hùng trở lại quá khứ đen tối của mình. Xa hơn
Peter James. Nhảy qua vực thẳm
Vera Ransom đã kết hôn với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Họ có một con trai, Alec. Nhờ có chồng, Vera trông rất tuyệt, nhưng vì lý do gì mà cô ấy lại bị trầm cảm? Có lẽ tất cả là về người phối ngẫu, người kiểm soát mọi bước đi của người chung thủy? Xa hơn
Megan Miranda. Tất cả các cô gái mất tích
Nhà tâm lý học Nicoletta Farrell có trụ sở tại Philadelphia và đang chỉ đạo việc chuẩn bị đám cưới. Cô rời quê hương sau sự biến mất của người bạn Corinna. Sau cuộc gọi của anh trai, cô gái trở về nhà của cha cô, vì cha cô đã mất trí, và một lần nữa nhắc lại về người bạn đã biến mất. Theo lời của anh ta, cảnh sát tìm ra sự thật mới về cô gái mất tích. Mọi thứ sẽ sớm được tiết lộ, nhưng liệu nữ chính đã sẵn sàng cho điều này chưa? Xa hơn
Dan Brown. Biểu tượng bị mất
Robert Langdon chuẩn bị thuyết trình tại Đại sảnh Tượng đài Quốc gia, nhưng đột nhiên nghe thấy một tiếng hét. Chạy vội, anh thấy một bàn tay bị đứt lìa với chiếc nhẫn trên bệ. Cô ấy tượng trưng cho "Bàn tay của những điều bí ẩn". Cái chính là chủ nhân của bàn tay là một người bạn lâu năm và cũng là người cố vấn của Robert, tên là Peter ...
Joel Dicker. Sự thật về vụ Harry Quebert
Markus Goldman đau khổ vì nàng thơ của anh đã lâu không đến thăm anh nên anh đã tìm đến người bạn của mình, nhà văn thành đạt Harry Quebert. Harry bị buộc tội giết người trong thời gian dài. Marcus bắt đầu cuộc điều tra của riêng mình, và bất ngờ nhận được lời khuyên về cách viết một cuốn sách bán chạy nhất. Xa hơn
Một lần nữa, độc giả sẽ thấy sự tiếp tục của cuộc phiêu lưu của thám tử Cormoran Strike và trợ lý của anh ta là Robin Ellakot. Lần này, các anh hùng sẽ tìm kiếm một kẻ tâm thần giết nạn nhân bằng dao rựa. Trong cuốn sách này, tác giả sẽ tiết lộ những bí mật về cuộc sống trước đây của các anh hùng, vì vậy người đọc sẽ có thể hiểu được điều gì đã góp phần khiến Cormoran và Robin trở thành nhân cách như vậy. Xa hơn
Một nhóm các cô gái nhận được một tin nhắn từ người bạn Kate của họ, tin nhắn này giống hệt như cách đây 17 năm, khi cha của Kate qua đời. Các nữ chính luôn không thể tách rời, nhưng bị mang tiếng xấu vì nói dối người khác, nhưng không nói dối nhau, chơi trò chơi. Bây giờ họ phải đến với nhau một lần nữa để nhận ra rằng quy tắc chính của cuộc vui của họ đã bị phá vỡ. Xa hơn
Richard luôn muốn vào câu lạc bộ khép kín của tầng lớp văn hóa cổ đại, nhưng đến được đây không dễ dàng như vậy. Theo thời gian, ước mơ của anh đã thành hiện thực. Và như vậy, một ngày nọ, một sinh viên của câu lạc bộ đóng cửa này đã chết, nhưng những kẻ gây án đã thoát khỏi sự trừng phạt. Giờ đây, những bí mật hóc búa bắt đầu lộ ra, biến thành một chuỗi bi kịch. Xa hơn
Stig Larsson. Cô gái với hình xăm rồng
Đã 40 năm nay, nhà tài phiệt lớn tuổi luôn lo lắng về sự mất tích bí mật của người thân. Anh ta yêu cầu sự giúp đỡ từ một nhà báo - Mikael Blomkvist, người đã thực hiện vụ án này để đánh lạc hướng bản thân. Nhưng, khi anh ta gần đến câu trả lời, tính mạng của một người đàn ông đang gặp nguy hiểm. Cuộc điều tra dẫn đến một thị trấn yên tĩnh, nơi địa ngục ngự trị. Xa hơn
Mayfly. James Hazel
Charlie Priest là một luật sư và cựu cảnh sát đã bị tấn công tại nhà riêng của mình. Phạm nhân đòi gì mà anh hùng không có thì giặc bỏ nhà ra đi. Rất nhanh sau đó họ tìm thấy anh ta bị đâm. Charlie không thể rời khỏi vụ án mà không điều tra, vì vậy anh ta tiến hành cuộc điều tra của riêng mình. Xa hơn
Jonathan Kellerman. Con gái của kẻ giết người
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là Grace Blades. Cô ấy là một nhà trị liệu tâm lý thành công khi tiếp cận từng bệnh nhân. Cô gái có một sở thích - quan hệ bình thường với những người lạ. Mọi thứ thay đổi khi một trong những bệnh nhân của cô ấy hóa ra lại là một trong những người tình bình thường của cô ấy. Người ta tìm thấy anh ta đã chết, và cảnh sát đã đặt rất nhiều câu hỏi cho Grace. Xa hơn
Liana Moriarty. Lời nói dối nhỏ
Cuốn sách sẽ kể về ba người mẹ có những đứa con được đào tạo trong một cơ sở giáo dục... Mọi thứ trong gia đình họ đều ổn, nhưng mọi người đều giữ một bí mật vô tư. Làm thế nào để vượt qua khó khăn trong gia đình? Nguyên nhân của bạo lực gia đình, những hiểu lầm và hành vi thiếu tôn trọng là gì? Liệu những bí mật này có trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của mọi người? Xa hơn
Robert Bryndza. Vùng nước tối
Trong cuốn tiểu thuyết này, Erica Foster tiếp tục cuộc điều tra trinh thám của mình. Lần này nữ chính sẽ giải quyết vụ án của cô gái mất tích 6 năm trước. Gần đây người ta phát hiện cô ấy đã chết, và Erica bắt tay vào công việc kinh doanh. Dần dần, những sự thật mới về gia đình của người quá cố được hé lộ, và bản thân người phụ nữ cũng lo sợ cho chính mạng sống của mình ...
Gillian Flynn. Bí mật đen tối
Libby trong thời thơ ấu mất tất cả những người thân của cô trừ anh trai cô. Cô gái lớn lên và trở thành một người ích kỷ, không quan tâm đến ý kiến của người khác. Đó là anh trai cô mà cô đã đổ lỗi cho cái chết của những người thân yêu, nhưng anh ta có tội không? Liệu Libby có thể chấp nhận sự thật về sự kiện kinh hoàng đã xảy ra 24 năm trước? Xa hơn
Câu chuyện sẽ kể về một bác sĩ tâm thần tên là Mathias Frere. Cuộc sống của anh ấy đã thay đổi sau khi một bệnh nhân mắc phải hội chứng bệnh nhân không có hành lý. Giờ đây, người anh hùng buộc phải thu thập những mảnh vụn ký ức để trở thành như trước đây. Ngoài ra, một số sự kiện đã góp phần vào việc Matthias bị buộc tội giết người. Xa hơn
Đây là những thám tử nước ngoài hay nhất - những cuốn sách của các tác giả nổi tiếng thế giới được yêu thích nhất.
Thể loại tội phạm thích giữ sự hấp dẫn cho độc giả của họ bằng cách phát hành một số phần của cùng một câu chuyện. Nhiều ấn phẩm trinh thám đã được quay, do đó đã được công chúng trên toàn thế giới công nhận.
Tác giả của thể loại hình sự phải cực kỳ khéo léo và logic, bởi vì việc vẽ nên một cốt truyện đòi hỏi phải tư duy nhiều khía cạnh và tinh tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét công việc tốt nhất từ các tác giả trong và ngoài nước được yêu thích nhất.
Thám tử: sách. Danh sách truyện đương đại hay nhất
Yu Nesbe??? Jo Nesbo???- "Cảnh sát".
Tác giả người Na Uy này có khả năng tạo ra một tác phẩm thực sự hấp dẫn sẽ gây ấn tượng với bất kỳ người yêu thích tiểu thuyết bột giấy nào. Cuốn tiểu thuyết này cho đến nay là tác phẩm hay nhất của Yu theo đánh giá của các nhà phê bình Na Uy. Trong những câu chuyện của mình, Nesbe lên án gay gắt những nền tảng hiện có của xã hội và bản chất con người.
Thủ phạm là một người mà hoàn cảnh của họ đã dẫn đến việc thực hiện hành vi tàn bạo. Đây là vị trí mà tác giả tuân thủ khi tạo ra các tình tiết trong truyện trinh thám của mình. Nhân vật chính cuốn tiểu thuyết có một hình ảnh khá khó hiểu và một nhân vật năng động. Bạn có thể dễ dàng kết bạn với anh ấy, nhưng đồng thời bạn cũng muốn dạy cho anh ấy một bài học và chỉ cho anh ấy cách cư xử.
Trung tâm của cuốn tiểu thuyết là thám tử Lỗ - một người đàn ông lạm dụng rượu, không xấu hổ khi làm điều đó ngay cả ở nơi làm việc. Cảm thấy bị trừng phạt, anh ta hạ nhục cáo buộc của mình ??? và chểnh mảng trong thi hành công vụ. Tất cả những thành tựu của anh ấy trong việc giải quyết các vụ án hoàn toàn là trực quan. Người anh hùng gần như đã chết ??? trong phần trước của cuốn sách, vì vậy lần này anh ta quyết định rời khỏi dịch vụ. Sáu tháng sau, xác của các sĩ quan cảnh sát bắt đầu lần lượt xuất hiện tại các hiện trường vụ án đã được giải quyết nhờ Hola.???---> Hole dịch ra tiếng việt là Lỗ Vị thám tử không muốn quay trở lại các hoạt động trước đây của mình và muốn tiếp tục giảng dạy tại học viện địa phương. Tuy nhiên, ngay sau đó Hole alias Lỗ nhận ra rằng anh ta có nghĩa vụ phải giải quyết??? ---> tìm ra tội phạm, vì anh ta có thể trở thành nạn nhân tiếp theo.
Tác phẩm đứng đầu danh sách??? truyện trinh thám của Na Uy Những cuốn sách của Nesbe buộc người đọc phải hồi hộp đến phút cuối cùng, điều này khiến tác phẩm của nhà văn rất được yêu thích.
Joel Dicker - Sự thật về vụ án Harry Quebert.
Tác giả của cuốn sách này vừa tròn 28 tuổi. Dù còn trẻ nhưng Joel đã đạt được thành công vang dội trong ngành công nghiệp viết lách hiện đại. Sách của ông được bán với hàng triệu bản và dễ dàng trở thành sách bán chạy nhất. Truyện đã được dịch ra hơn 35 thứ tiếng và giành được 8 giải thưởng.
Cuốn sách này thực sự đáng để quan tâm. Cuốn tiểu thuyết kể về câu chuyện của nhà văn Marcus, người đến gặp bạn của mình, bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng sáng tạo, Harry, người đang tìm kiếm nguồn cảm hứng và chủ đề mới cho các tác phẩm tương lai của mình. Trong khu vườn của Harry, họ tìm thấy hài cốt của một cô bé mười tuổi đã biến mất không dấu vết hơn 30 năm trước. Trong chiếc ví mà cô được chôn cùng, bản thảo của một trong những tác giả tiểu thuyết nổi tiếng nhất vào thời điểm đó đã được tìm thấy. Đương nhiên, mọi nghi ngờ đổ dồn vào Harry, người thừa nhận rằng anh và các cô gái đã mối quan hệ lãng mạn... Marcus, muốn bằng cách nào đó giúp bạn mình, bắt đầu cuộc điều tra của riêng mình về tội ác này. Cuốn tiểu thuyết đứng đầu danh sách những thám tử hay nhất (sách của thế kỷ 21).
Keith Atkinson - Tội ác của quá khứ.
Cuốn tiểu thuyết kể về câu chuyện của một cô gái mất tích đã biến mất theo đúng nghĩa đen chỉ trong vài phút khỏi khu vườn của cha cô. Trong một gia đình khác, một bé gái khác được phát hiện bị sát hại vào tối cùng ngày. Không ai trong số những người thân hiểu tại sao đứa trẻ lại bị giết, và thậm chí một cách dã man như vậy. Hai gia đình khác nhau nhưng cùng chung một nỗi đau. Điều gì kết nối chúng???? ---> 2 gia đình này/họ? Một thám tử tư thua cuộc đã quyết định tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, người vẫn không thể phát huy được sự khéo léo của mình và bắt đầu phá án. Nhưng đối với cha mẹ của những đứa trẻ, anh ta là cơ hội cuối cùng để tìm ra sự thật và đạt được công lý. Các sự kiện sâu hơn của cuốn sách cho thấy Jackson không tuyệt vọng như mọi người nghĩ trước đây, bởi vì chính anh ấy là người hiểu được loại sự kiện nào trong cuộc sống của các gia đình kết nối mọi thứ đã xảy ra trong một câu đố.
Cuốn tiểu thuyết có một cốt truyện hấp dẫn. Anh???---> Jackson được thêm vào danh sách những thám tử giỏi nhất. Sách của Atkinson được đánh giá cao bởi chính Stephen King - bậc thầy của thể loại tội phạm.
Nikolay Svechin - "Bí mật Warsaw".
Svechin là một trong những tác giả thành công nhất ở thể loại trinh thám Nga. Đã có lúc anh bị so sánh gay gắt với Akunin, nhưng nhờ các nhà phê bình, anh đã có thể chứng minh rằng tác phẩm của mình là độc nhất và đáng được khen ngợi. Tất cả các tác phẩm tội phạm của anh ấy đều có ý nghĩa lịch sử, đó là lý do tại sao việc đọc chúng trở nên thú vị gấp đôi. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết "Những bí ẩn của Warszawa" là nhà quý tộc Lykov, người thực tế không đủ năng lực trong các hoạt động giảng dạy của mình, không biết một ngoại ngữ nào, và điều này rất thường xuyên khiến ông thất vọng. Trong cuốn tiểu thuyết, anh ta cố gắng đi đến tận cùng của sự thật về vụ sát hại các sĩ quan Nga ở Warsaw. Tác phẩm của Svechin là những thám tử giỏi nhất của Nga. Dưới đây là danh sách những cuốn sách đã đưa tác giả trở thành nhà văn nổi tiếng thế giới.
Jesse Kellerman - Nhiệt.
Tên sách đã nói lên đầy đủ không khí chung của tác phẩm. Hành động diễn ra ở Los Angeles hiện đại, nơi đang trải qua một trận động đất. Một trong những nhân viên văn phòng, Gloria, muốn đến gặp cô ấy??? nơi làm việc và kiểm tra xem bộ sưu tập tượng nhỏ của sếp có còn nguyên vẹn hay không. Đi vào quầy lễ tân, cô ấy tìm thấy rất nhiều tin nhắn đến trên máy trả lời tự động và bắt đầu nghe chúng. Ông chủ đã gọi, và phán đoán qua giọng nói của anh ta, anh ta đang gặp nguy hiểm. Nhưng chính xác những gì đã xảy ra với anh???---> ông ta là không rõ ràng. Từ những dòng tin nhắn ngắn ngủi và đột ngột, cô chỉ hiểu rằng anh???---> ông đang ở đâu đó trên đất Mexico, nơi cô quyết định đến.
Tác phẩm nào có rating ấn tượng ngày hôm nay? Các thám tử. Những cuốn sách, danh sách có thể được tiếp tục vô thời hạn, truyền tải tư tưởng của tác giả sâu sắc hơn nhiều so với nhiều bộ phim chuyển thể. Rốt cuộc, tưởng tượng của một người không có giới hạn.
Sách thám tử. Danh sách các tác phẩm hay nhất của Rex Stout
Stout là một nhà văn văn xuôi tội phạm đình đám, bắt đầu viết từ nửa đầu thế kỷ 20. Cho đến ngày nay, sách của ông vẫn là một trong những cuốn sách được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Wolfe và Goodwin, những người được mọi người biết đến, là những anh hùng trong tiểu thuyết của Rex. Tuy nhiên, ngoài chúng, trong kho vũ khí??? của tác giả có hơn năm mươi cuốn sách có tính chất hình sự. Hãy cùng liệt kê những điều thú vị và hấp dẫn nhất:
Sợi chỉ đỏ (1939).
Chiếc bình bị vỡ (1941).
Xấu vì chính nghĩa (1940).
“Prize for Princes (1914) - đứng đầu bảng xếp hạng, trong đó mô tả những cuốn sách (sách) thám tử nước ngoài hay nhất, một danh sách luôn có thể tìm thấy trong bất kỳ thư viện nào.
The Big Legend (1916).
Sách của các tác giả đến từ các nước SNG
Alexandra Marinina là một tác giả nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, không thua kém những sáng tạo lỗi lạc của phương Tây với cốt truyện xoắn và thú vị. Các tác phẩm của nhà văn này thực sự bay khỏi kệ của các hiệu sách trong tháng đầu tiên bán ra. Marinina là một trong những phụ nữ viết truyện trinh thám thành công nhất ở Nga.
Boris Akunin là một tác giả đình đám của thể loại trinh thám người Nga. Loạt sách của ông về cuộc phiêu lưu của Fandorin đã được hơn 5.000.000 người trên khắp thế giới đọc. Nhờ đó, các tác phẩm của ông được xếp vào danh sách xếp hạng "Những cuốn sách thám tử Nga hay nhất", một danh sách khá ấn tượng, không khỏi khiến độc giả kinh ngạc và mê mẩn.
Đánh giá của các tác giả truyện trinh thám tâm lý
John Le Carre. Các tác phẩm của anh chiếm vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng Thám tử tâm lý. Sách (danh sách các tác giả xuất sắc nhất gây ấn tượng) nằm rải rác trong các vòng tuần hoàn khổng lồ.
James Elroy.
Alexandra Marinina.
Polina Dashkova.
Agatha Christie.
Những câu chuyện nổi tiếng của thế kỷ 21
Sarah Waters - Công việc tốt.
Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết là London sương mù và lạnh lẽo. Ở trung tâm của cốt truyện là bạn gái của Susan, cha mẹ của cô ấy qua đời khi cô ấy mới vài tháng tuổi. Một cô Saxby, một kẻ buôn bán trẻ em, đang nuôi một bé gái. Mặc dù vậy, Susan vẫn hài lòng với cuộc sống của mình và cố gắng trân trọng những gì mình đang có. Một ngày nọ, cô gái được giao nhiệm vụ đánh lừa người thừa kế giàu có để lên ngôi???
Trong phần bài viết, chúng tôi mô tả những cuốn truyện - trinh thám hay nhất, danh sách không quá dài. Sau khi đọc chúng, bạn chắc chắn sẽ không thất vọng.
Andrews Taylor - Bí ẩn của Edgar Poe.
Cuốn sách được xuất bản vào năm 2010. Câu chuyện kể từ góc nhìn của giáo viên Thomas, người gặp Edgar. Chính sau cuộc gặp gỡ này, cuộc đời của cô giáo đã thay đổi hẳn.
Cormac McCarthy - Không có đất nước cho người già.
Cuốn tiểu thuyết kinh điển khá nổi tiếng của Mỹ này đã trở nên phổ biến trong giới hâm mộ truyện với một cốt truyện hấp dẫn. Xét cho cùng, cuốn sách nằm ngay trong top bao gồm những cuốn (sách) thám tử nước ngoài hay nhất, danh sách rất đa dạng.
Các tác phẩm nổi tiếng mà bộ phim chuyển thể đã được quay
Dennis Lehane - Dòng sông bí mật. Phim nhận được đánh giá tích cực từ giới phê bình phim, điều khá hiếm phim chuyển thể. Bộ phim chắc chắn sẽ hấp dẫn các fan của thể loại phim hành động, hành động.
Thomas Harris - Hannibal (2001).
Thomas Harris - Hannibal II (2006).
Retner Brett - Rồng đỏ.
Thomas Harris - Sự im lặng của bầy cừu (1990). Như bạn có thể thấy, tác giả dành ba vị trí danh dự trong danh sách này, bởi vì những sáng tạo của ông là những mẫu tiểu thuyết trinh thám đình đám trên thế giới. Không phải vô cớ mà các tác phẩm của ông đã nhiều lần đứng đầu danh sách các thám tử giỏi nhất. Những cuốn sách của nhà văn này đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng.
Flynn Gillian - Before I Fall Asleep (2002).
Các tác giả viễn tưởng trinh thám hay nhất
Agatha Christie.
Thomas Harris là một tác giả có tác phẩm được cả thế giới biết đến, vì chúng được quay??? ---> thành phim và đạt được thành công vang dội tại phòng vé. Thậm chí ngày nay, dựa trên những cuốn sách của Thomas, các bộ phim làm lại ??? --> được quay lại, version mới và nối tiếp nhau vẫn được quay.
Boris Akunin.
Sarah Waters.
Kate Atkinson là tác giả của hơn 50 cuốn tiểu thuyết trinh thám dành cho phụ nữ không chỉ kể về những câu chuyện tình yêu mà còn cuốn người đọc vào vòng xoáy của những sự kiện kỳ lạ và những cuộc điều tra bí ẩn. Các tác phẩm của cô đã nhiều lần đứng đầu danh sách thám tử giỏi nhất. Sách thuộc thể loại này đang có nhu cầu rất lớn.
Truman Capote là tác giả người Mỹ nổi tiếng về tiểu thuyết trinh thám, người đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ những âm mưu phi thường và thú vị đưa người đọc vào vực thẳm của những sự kiện phức tạp mà sau đó có một kết cục bất ngờ.
Sách trinh thám về tình yêu
Simone Vilar - Phù thủy. Đây là bốn cuốn sách có cốt truyện sâu sắc, đồng thời mang yếu tố của một câu chuyện tình yêu mà bất kỳ cô gái nào cũng sẽ thích.
Simone Vilar - "Lâu đài bí mật".
Sandra May - Giai điệu của mùa xuân.
Linda Medl - "Lời thì thầm của hoa".
Doris Mortman - Màu sắc trung thực. Tác phẩm được đưa vào bảng xếp hạng có thẩm quyền "Những thám tử xuất sắc nhất". Những cuốn sách, danh sách rất ấn tượng, được cập nhật thường xuyên với những câu chuyện thú vị mới.
Ray Morgan - "Paradise Vacation"
Karin Monk - "Lời nhẹ nhàng của bạn."
Karin Monk - "Người tù".
Eva Modigliani - "Người thừa kế".
Eva Modigliani - "Người phụ nữ của đời anh".
Dan Brown thám tử
Dan Brown là một trong những tác giả đương đại được yêu thích nhất. Người hâm mộ những cuốn sách của ông đang háo hức chờ đợi một câu chuyện mới về cuộc phiêu lưu của Robert Langdon, một chuyên gia về biểu tượng của Thế giới Cổ đại.
Hầu hết tất cả các tiểu thuyết hiện có của ông đều đã được quay hoặc đang trong quá trình dựng phim. Tất cả các câu chuyện của Brown đều có một cốt truyện mạnh mẽ sẽ khiến bất kỳ độc giả nào thích thú. Đồng ý, ai mà không quan tâm đến những truyền thuyết lâu đời về Freemasons và Illuminati? Dưới đây là danh sách một số cuốn sách thành công nhất của Dan cùng với mô tả ngắn gọn cốt truyện của họ:
Truyện trinh thám gây nghiện cho trẻ em
Có rất nhiều tác giả hướng đến việc tạo ra những cuốn sách trinh thám cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tất nhiên, những tác phẩm như vậy có một cốt truyện điều tra xoắn mà không có bất kỳ yếu tố tàn ác nào. Những thám tử Nga hay nhất (sách), danh sách dành cho trẻ em:
Nhiệm vụ Sergey - "Bí mật của con mèo đỏ".
Nikolay Trublaini - "Columbus".
Anatoly Rybakov - "Kortik".
Những cuốn sách thiếu nhi trên giống tiểu thuyết phiêu lưu, tuy nhiên lại có yếu tố điều tra, do đó chúng được xếp vào thể loại văn học trinh thám thiếu nhi của Nga.
Nếu bạn coi thám tử hiện đại là thứ văn chương phù phiếm thì bạn đã nhầm to. Trinh thám đích thực là văn học ở dạng thuần túy nhất, là sự pha trộn giữa tính chuyên nghiệp của văn bản cấp cao nhất, được nhân lên bởi sự kỳ ảo, nhưng do các quy tắc rất khắc nghiệt của trò chơi, vì trinh thám là một thể loại, ôi thật là một đòi hỏi khắt khe!
Ngày nay rất ít người theo đuổi hình mẫu thuần túy của Agatha Christie hay Raymond Chandler. Thám tử đang ngày càng trở thành một lĩnh vực thử nghiệm, nơi mà việc tìm kiếm kẻ giết người luôn không nằm ở vị trí đầu tiên.
Chúng tôi cung cấp tuyển chọn những cuốn tiểu thuyết mới mẻ không thể bỏ qua nếu bạn muốn biết một thám tử hiện đại hạng nhất trông như thế nào.
J. Nesbe. "Cảnh sát viên"
Nhà văn Na Uy Jo Nesbe thực hiện điều không thể thực sự trên giấy. Anh ta không chỉ "không bị thổi bay" cho đến cuốn sách thứ mười trong loạt truyện về thám tử Harry Hall, mà còn cả thời gian anh ta đang trên đà phát triển. Và bây giờ anh ấy đã phát hành gần như cuốn tiểu thuyết hay nhất của mình!
Nesbe là một nhà văn Scandinavia mẫu mực với phong cách nổi tiếng về sự tàn bạo giết người. Bản chất của nó là sự chỉ trích bản chất con người và xã hội như vậy, nơi bạn là tội phạm hoặc nạn nhân, và nếu bạn là nạn nhân, điều này không có nghĩa là bạn vô tội, bởi vì mọi người đều có tội.
Nhân vật chính đến mức bạn không biết nên nhổ vào mặt anh ta hay kết bạn mãi. Đó là, một bộ phim nổi tiếng như bây giờ (với sự xuất hiện trên màn ảnh của House và Dexter) tốt với một khuôn mặt vô nhân đạo. Nhân tiện, Nesbe đã thành lập thể loại này - cùng với Mankell và Valais.
Thám tử Lỗ là một kẻ nghiện rượu có thành tích trong lĩnh vực này tỷ lệ thuận với mức độ trực giác nghề nghiệp. Suýt chết trong cuốn sách trước nên anh quyết định bỏ công việc phục vụ, ve chai, bắt đầu đi dạy học và thậm chí là lập gia đình. Nhưng tại những nơi tội ác lâu đời chưa được giải quyết, họ bắt đầu lần lượt tìm thấy xác của những cảnh sát bị giết. Người ta ngày càng thấy rõ rằng kẻ giết người không trả thù, mà trừng phạt những kẻ mà chính họ đã không trừng phạt kẻ ác. MỘT thám tử giỏi nhất bài giảng và sẽ không trở lại.
Và đây là nơi mà điều thú vị nhất bắt đầu: Hole nhận ra rằng họ không thể đối phó nếu không có anh ta. Nhưng anh cũng hiểu rằng cùng với công việc của mình, những con quỷ của anh sẽ quay trở lại với anh ...
Cảnh sát là một ví dụ tiêu chuẩn của một câu chuyện trinh thám chuyển thể thành một câu chuyện trinh thám.
Không nghi ngờ gì nữa, đây là truyện trinh thám hay nhất năm qua - ngày nay chỉ có một số ít có thể giữ được sự căng thẳng như vậy trên 600 trang dày đặc với nhiều nhân vật như vậy và liên tục đánh lừa ngay cả những độc giả kinh nghiệm nhất. Và Nesbe chắc chắn là một trong số đó.
Joel Dicker. Sự thật về vụ Harry Quebert
Tác giả của thám tử chỉ mới 27 tuổi. Anh ấy là một trong những cảm xúc chính của năm văn học 2012: cuốn sách của anh ấy đã nhận được tất cả các loại giải thưởng danh giá, đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và đã hiện nay hàng triệu bản. Thật là tội ác khi bỏ qua những văn bản như vậy!
Một người trẻ rất thành công, nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng sáng tạo sâu sắc, nhà văn Markus Goldman tìm đến người thầy và người bạn tốt của mình, một tác phẩm kinh điển còn sống của văn học Mỹ, Harry Quebert, để tìm kiếm nguồn cảm hứng. Nhưng rắc rối là trong khu vườn của Quebert, họ tìm thấy hài cốt của một cô gái mười lăm tuổi đã biến mất cách đây 33 năm, và bên cạnh cô ấy trong ví là bản thảo của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Harry, người đã thú nhận rằng mình. có tình yêu đích thực với người đã khuất. Và bây giờ Marcus, người chân thành muốn giúp đỡ một người bạn và hiểu được tiềm năng đầy đủ của một cuốn sách về cuộc điều tra như vậy, đang tiến hành các tỉnh của Mỹ với hy vọng đi đến tận cùng của sự thật.
Không có thủ thuật hậu hiện đại nào trong Pravda! Trên thực tế, đây là một cuốn tiểu thuyết về tiểu thuyết và về nhà văn, một cuốn sách giáo khoa về kỹ năng viết(mỗi chương bắt đầu với lời khuyên từ người lớn tuổi cho người trẻ hơn), mà luật của họ không hoạt động trong bản thân cuốn tiểu thuyết. Từ một tập hợp các địa điểm và anh hùng thu hút nền tảng văn hóa rộng lớn nhất, đầu bạn đang quay cuồng!
Nếu bạn muốn, hãy bắt đầu đào sâu vào Pravda và tìm kiếm những điều cơ bản, nhưng nếu bạn muốn, hãy thưởng thức câu chuyện trinh thám ly kỳ, bởi vì các quy tắc của trò chơi là hoàn hảo ở đây: đã đặt hàng trăm cạm bẫy, Dicker giấu kẻ giết người thực sự rất sâu trong âm mưu rằng xác suất đoán sớm là cực kỳ nhỏ.
Các nhà phê bình đã đúng khi họ coi cuốn tiểu thuyết của Dicker là không đều, xoắn và không phải lúc nào cũng có thể gấp lại được. Nhưng anh ta quá trơ tráo và đầy tham vọng theo một cách thân thiện, không phóng đại, nó trở thành cây sậy chính của mùa giải.
Keith Atkinson. "Tội ác từ quá khứ"
Ngày xửa ngày xưa ở Anh, ở vùng Cambridge, vào ban đêm, một cô bé ba tuổi biến mất khỏi khu vườn của cha mình; con gái của một luật sư nổi tiếng bị giết ngay tại nơi làm việc, không rõ vì sao và để làm gì; Trong một gia đình cách đây nhiều năm, có một vụ bê bối kết thúc bằng việc sử dụng một chiếc rìu. Thời gian khác nhau, gia đình khác nhau, câu chuyện khác nhau. Đằng sau một khởi đầu kỳ lạ và hoành tráng như vậy (tên, chi tiết, tất cả các loại kỳ quặc), bạn không nhận ra ngay khi Jackson Brody xuất hiện - một cựu thanh tra cảnh sát, giờ là thám tử tư, một kẻ thất bại đang trải qua một cuộc ly hôn, đang ngủ. với khách hàng, nhưng cố gắng duy trì sự trung thực và nguyên tắc trong thế giới tràn ngập sự hỗn loạn và tăm tối.
Đối với anh ta, chính những người thân của những người đã nhận ra tội ác lâu đời này lần lượt ra đi. Vì vậy, anh ta bắt đầu một cuộc điều tra vô vọng. Theo thời gian, Jackson nhận ra rằng mọi thứ đều có mối liên hệ với nhau một cách khó hiểu.
Năm 2010, "Tội ác của quá khứ" đã được dịch lần đầu tiên và bây giờ nó đang được tái bản - chúng tôi đã sử dụng điều này để thêm cuốn tiểu thuyết vào danh sách của mình, vì nhiều người chân thành xem xét dự án trinh thám này của nhà văn. dự án tốt nhất nhiều thập kỷ (Stephen King chẳng hạn) và có đủ lý do cho một tuyên bố như vậy. Chính ví dụ của văn bản này, người ta có thể hiểu đầy đủ về cách mà thể loại trinh thám tự biến đổi trong thế kỷ XXI.
Rất nhiều châm biếm và mỉa mai, đủ trò hề, lập dị, hài hước cụ thể đi đôi với kinh dị - thể loại của Tội ác trong quá khứ có thể đặt ra nhiều câu hỏi. Thực sự không có nhiều câu chuyện trinh thám cổ điển. "Tiểu thuyết có tội", "châm biếm đen xã hội Anh", "văn xuôi trí thức": có thể có nhiều định nghĩa.
Và thực tế là câu chuyện thực sự có phần quá tải với các sự kiện (3 tội ác, nỗ lực của bản thân Brody, bí mật của riêng anh ta) không làm hỏng cuốn tiểu thuyết theo bất kỳ cách nào - cơ chế hoạt động hoàn hảo, văn phong được kiểm chứng đến từng chữ. Văn học Anh, trong một từ.
Nikolay Svechin. "Bí mật Warsaw"
Svechin được so sánh đúng với Akunin. Nhưng luôn luôn bảo trợ. Vì vậy, mọi thứ sẽ còn kéo dài thêm nữa, nếu không nhờ nhà phê bình người Nga có ảnh hưởng nhất Lev Danilkin, người đã từng quyết định đọc lại tiểu thuyết của Svechin, thực hiện một cuộc phỏng vấn với anh ta, và từ chính anh ta - một ngôi sao, nếu không phải là người đầu tiên, thì chắc chắn là một độ lớn nghiêm trọng.
"Cuộc săn lùng Sa hoàng", "Bắn vào Bolshaya Morskaya", "Viên đạn từ Kavkaz". Thật vậy, nơi mà Akunin quá cố đã có những trò hề và cách điệu nhằm mục đích cách điệu, thì ở đó Svechin có một cuốn tiểu thuyết lịch sử hạng nhất với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của trinh thám. Đối với nhà văn Novgorod, các anh hùng không phải là siêu nhân như Fandorin, nhưng những người bình thường, các tỉnh, có nguồn gốc là thời điểm hình thành cốt truyện quan trọng.
Tác giả của "Bí mật" coi chính yếu tố lịch sử là yếu tố chính. Anh hùng Svechinsky Lykov - giám định viên đại học, nhà quý tộc ở thế hệ đầu tiên, khả năng tâm thần trung bình, không biết gì cả Tiếng nước ngoài, điều này thường khiến anh ta thất bại thảm hại. Nhưng anh ta nhìn thấy điều ác, không sợ hãi và hành động, và đây đã là một nền tảng vững chắc. Trong "Bí mật Warsaw", Lykov cùng với ông chủ thường trực của mình dự định tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến những vụ sát hại dã man các sĩ quan Nga ở thủ đô Ba Lan.
Jesse Kellerman. "Nhiệt"
Đó là một trường hợp không thường xuyên khi những từ trên trang bìa hoàn toàn khớp với bản chất của cuốn sách - "noir say nắng". Có vẻ như đó là một oxymoron, nên được chỉ định là một số chimera phong cách, hoặc một cái gì đó không gần với noir cổ điển. Nhưng không - "Heat" là một trong những mở đầu mà người ta có thể đi vào lịch sử văn học Mỹ.
Los Angeles, vào khoảng thời gian của chúng ta, trận động đất. Thư ký Gloria 35 tuổi đến văn phòng để kiểm tra xem liệu bộ sưu tập tượng nhỏ mà sếp của cô, Karl yêu thích, người mà cô yêu mến, có còn sót lại hay không. Từ những tin nhắn khó hiểu trên máy trả lời tự động, cô hiểu rằng có điều gì đó đã xảy ra với anh, và điều gì là không thể hiểu được.
Nhưng quan trọng nhất, anh ấy đang ở đâu đó ở Mexico, nơi cô ấy đi. Và đó là thế giới siêu thực của một thị trấn tỉnh lẻ, nơi những nơi đáng chú ý duy nhất là nhà tang lễ và nghĩa trang, và mọi người là những bóng ma thực sự chạy trốn vì nắng nóng. Nhưng người ta không nên vội kết luận: tiểu thuyết của Kellerman giống như một bộ phim kinh dị và đường phố của Castaneda vì nó là một thám tử đầy máu. Ông chủ không biết ở đâu và tại sao. Anh ấy có lẽ không phải là người mà anh ấy tuyên bố. Và anh không chết như cô nghĩ. Người cảnh sát làm việc này đang hành động khá kỳ lạ. Con trai của ông chủ, người mà nữ chính bắt đầu ngoại tình, hoàn toàn không phải là con trai của ông ta ...
Và ở phần cuối có một màn lộn nhào âm mưu, sẽ minh chứng cho toàn bộ sức mạnh của quá khứ có thể quay trở lại. Vâng, không phải là một câu chuyện trinh thám quá cổ điển, hay đúng hơn, không phải là một câu chuyện cổ điển nào cả. Một sự pha trộn nhiều thể loại, nhưng nó chứa đựng những yếu tố trinh thám là chính. Và quan trọng nhất, bạn không thể rời mắt khỏi thứ đầy hành động này cho đến khi bạn đọc nó đến cuối.
Kellerman - nhà văn người Mỹ 35 tuổi, con trai nhà văn nổi tiếng Faye và Jonathan Kellermanov, chưa phải là một nhà văn đình đám, nhưng đã gần đạt đến vị thế này, có lẽ là những người giỏi nhất trong thế hệ của ông, vì mỗi cuốn trong số năm cuốn tiểu thuyết của ông đều trở thành một tác phẩm gây chấn động.
Kellerman là một trong những khám phá vĩ đại nhất trong thời gian gần đây. Một nhà văn tạo ra kết cấu tiểu thuyết của mình một cách chuyên nghiệp và kỳ diệu đến mức một lúc nào đó bạn chỉ bắt đầu tận hưởng không khí của văn học, văn học như một cơ hội thuần túy. Một món quà rất, rất hiếm!
Tôi đã lập một danh sách những lời khuyên của bạn, nó hóa ra rất chắc chắn và dường như hứa hẹn rất nhiều niềm vui.
Đối với những người thích thám tử giống như tôi, tôi sẽ đăng nó ở đây. Tôi sẽ rất vui nếu những lời khuyên này không chỉ hữu ích cho tôi.
Vì thế:
1. Donald Edwin Westlake "Viên ngọc lục bảo bị nguyền rủa". Một kiệt tác!) Đôi khi một thám tử muốn không thể đoán trước. Không một cuốn tiểu thuyết nào tôi đọc của Donald Westlake có thể nói "Ồ, tôi biết rồi!" hoặc "Làm sao có thể khác được!" hoặc "Ai có thể ngờ!"
Thằng ngu chết ...
Anh chàng thật lãng phí ...
2. J. Simenon - bộ sách về Ủy viên Maigret. Tôi đọc nó chỉ khi tôi rất quan tâm đến các thám tử.
3. Bá tước Stanley Gardner với luật sư anh hùng Perry Mason. Gardner rất tuyệt.
4. Wilkie Collins - "Người phụ nữ áo trắng", "Moonstone".
5. Nejo Marsh là một câu chuyện khá trinh thám, nhưng có những pha hài hước. Có thể không phải là trinh thám theo nghĩa hiện đại, nhưng nó đã gây ấn tượng
6. J. Dixon Carr hào hoa. Nếu bạn tìm thấy Carr, hãy bắt đầu với Emperor's Snuffbox. Điều tuyệt vời. Đó là một lớp học, đó là một lớp học.
7.D. Francis
8.A. Christie
9.A. Conan-Doyle
10.S Japrizo. "Lady with glass and a gun in a car" (chỉ là loại cao cấp) và "Trap for Cinderella" (không tệ hơn, nhưng khác nhau về bầu không khí). "Mùa hè giết người", "Tạm biệt, người bạn" - thú vị. "Yêu thích của phụ nữ" và "Hare Run Through the Fields"
"The Executioner" là một câu chuyện trinh thám dành cho những người nghiệp dư sành điệu.
11. B. Akunin
12. Rex Stout - ngon tuyệt! mứt thật.
13. Carter Brown - táo bạo, trơ trẽn, hài hước và rất giống phong cách của nước Mỹ một số năm trước (Trung úy Wheeler là một loại Nhà bác sĩ, chỉ một cảnh sát))
14. Mickey Spielane,
15. D.H. Chase
16. Gaston Leroux. Hơi nhàm chán, IMHO.
17. Headley
18. Maurice và Arsene Lupin của anh ấy.
19. John Le Carré "Trò chơi của chúng ta"
20. Deshil Hammett
http://mydetectiveworld.ru/hemmet.html
21. Perez-Reverte không phải là máy bay chiến đấu với các yếu tố rebus
22. Victor Canning, "Kẻ cầm đồ đi qua".
23. Có lẽ cũng là Nữ hoàng pháo binh. Tôi chỉ đọc một vài tác phẩm, nhưng ấn tượng là tích cực.
24. Chesterton
25. Alistair McLean
26. Jerzy Edigei
27. Từ những người Nga hiện đại Malyshev. Đặc biệt là những thứ đầu đời của cô ấy.
28. Priestley - Mất điện tại Gretley. Bạn có thể gọi nó là một thám tử quân sự.
29. Bạn đã đọc Patricia Wentworth chưa? Cô ấy viết sớm hơn Agatha Christie một chút. Wentworth có một thám tử vui nhộn: Cô Silver là một người giúp việc già, một cựu gia sư.
30. Charles Snow có phải là thám tử Cánh buồm chết tuyệt vời không? Đây là một thám tử rất xứng đáng.
31. Nora Roberts không phải là một tác phẩm cổ điển, mà là một cái gì đó tốt đẹp. Có phản ánh.
35. Ross Thomas,
37. Boileau-Narsejak. "Cái đã biến mất." Và những cuốn sách khác nữa.
38. Alistair McLean
39. Yu Semenov - tại sao không phải là thám tử chính trị?
40. Robert Ladlem
41. Hãy thử đọc "The Cat That" của Lillian Brown. Có khoảng 20 truyện trinh thám cổ điển rất dễ thương, mình yêu thích.
42. Nếu bạn thích thám tử lịch sử - một loạt tiểu thuyết của Ellis Peters về anh trai Cadfael.
43. Có một Phyllis Dorothy James tuyệt vời - đây không còn là một thám tử lịch sử nữa, mà là một người bình thường.
44. Ed McBain là một cuốn tiểu thuyết hay về cảnh sát.
45. Patricia Cornell - tối và theo chủ nghĩa tự nhiên, nhưng nhìn chung được viết tốt.
46. Josephine Tay "Daughter of Time" et al.
47. Margaret Allingham
48. Dorothy Sayers - gần như tiếng Anh. cổ điển;
49. Georgette Heyer (cô ấy có rất nhiều tiểu thuyết dành cho phụ nữ, nhưng các thám tử - với sự hài hước)
50. Elizabeth Peters - một tiểu thư-phiêu lưu-hài hước
51. Trong số chúng tôi, tôi thích Elena Afanasyeva "ne-bud-duroy.ru" và phần tiếp theo, nhưng đây không hoàn toàn là một câu chuyện trinh thám.
52. Robert van Gulik là một câu chuyện trinh thám cổ điển từ Trung Quốc thời trung cổ cách điệu. Siêu.
53. Richard Stark
54. "The Plot Plot" của David Liss. Tôi sẵn lòng giới thiệu nó cho bạn, một điều tuyệt vời. một cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay, nhưng cũng rất hay với vai trò trinh thám.
55. Umberto Eco "The Name of the Rose" - truyện trinh thám thời trung cổ, có cả tâm lý và thần bí.
56. Rebecca de Mornay - thám tử tâm lý đời sống người Anh thế kỷ 19.
57. Valeria Verbinina - một bộ truyện về một đặc vụ Đế quốc Nga Amalia. Hành động lấy bối cảnh thế kỷ 19, nữ chính là một người rất bá đạo. Đã có khoảng mười cuốn sách, nhưng tại sao chúng hay - mỗi cuốn có thể loại riêng. Có một bộ phim kinh dị, có một thám tử mỉa mai, gothic và bí ẩn, có một phương Tây, có một thám tử về một cuộc truy tìm kho báu. Và nhiều cuốn sách có những người kể chuyện khác nhau, để một nữ anh hùng quen thuộc xuất hiện từ lời kể của các nhân vật khác - một hiệu ứng rất thú vị.
58. Từ một câu chuyện trinh thám hiện đại, tôi không bỏ lỡ những cuốn sách của Olga Tarasevich (loạt phim trinh thám Artifact) và Maria Bricker (loạt phim trinh thám thực tế). Tarasevich xây dựng cốt truyện về chủ đề văn hóa và tiểu sử của những người nổi tiếng trong quá khứ ("Thiên thần khóc của Chagall", "Lời nguyền của Edvard Munch" - về các nghệ sĩ, "Mùi hương chết người số 5" - về Coco Chanel và loại nước hoa nổi tiếng của bà) . Trong truyện trinh thám, hai thời điểm được kết hợp - tội ác ở hiện tại đan xen với sự kiện của quá khứ và lịch sử cuộc đời người nổi tiếng... Tôi cũng đọc sách của cô ấy như một tài liệu tham khảo về văn hóa - trong đó tiểu sử trở nên sống động, và công việc của các nghệ sĩ hoặc một nhà thiết kế thời trang được viết rất hấp dẫn. Cốt truyện của Bricker khá xoắn và các nhân vật rất sặc sỡ.
59. Chesterton
60. E. Po
61. Tầm nhìn xa
62. Tôi khuyên mọi người hãy???---> đọc Henning Mankel. Nếu anh ấy khiến tôi, không phải là người mê truyện trinh thám, đọc hết cuốn này đến cuốn khác, thì đây là một tác giả xứng đáng!
63. Chà, Benaquista và Pennac (những câu chuyện về ông Malosen).
64. Fred Vargas và Jean-Christophe Granger là những thám tử???---> nhà văn viết truyện tám tử Pháp tuyệt vời. Cả hai đều viết rất tâm lý, không đi tắt đón đầu. Nhưng Vargas tinh vi hơn, với sự hài hước, và Granger có nhiều chi tiết gây sốc hơn và gợi ý về sự thần bí (nhưng mọi thứ trở nên tục tĩu hơn).
65. Eugene Pepperow, một trong những truyện ngắn trinh thám hay nhất từ trước đến nay. Tôi khuyên???---> quảng cáo cho nhà văn này, tôi bảo đảm viết hay, tôi thấy nên đọc v.v...
66. Victoria Platova vào danh sách. Tất cả những thứ ngoại trừ "Cái chết trong những mảnh vỡ của chiếc bình meben", "Cây thánh giá Nubian", "Vũ điệu của Lakshmi". Đó không phải là cô ấy.
67. Mary Higgins Clark. Một trong những thám tử??? bán chạy nhất ở Mỹ và hầu như không được biết đến ở Nga.
68. James Patterson.
69. Có Weiners không? Làm sao chúng ta có thể làm được nếu không có chúng ?! Đây là những tác phẩm kinh điển trinh thám của chúng tôi!
Nổi tiếng nhất và được đọc thường xuyên nhất (và được yêu thích nhất):
"Chuyến thăm Minotaur", "Chữa khỏi sợ hãi", "Vòng lặp và viên đá trên cỏ xanh", v.v.
70. Nữ hoàng pháo binh, cũng là một tác phẩm kinh điển của thể loại này.
"Viện dưỡng lão". Tôi thực sự thích nó.
71. Anton Chizh và "Thần dược" của ông ta. Đây là một cuốn sách hoàn toàn tuyệt vời! Điều đáng tiếc là ít người biết đến cô ấy. Theo tôi, một trong những thám tử Nga giỏi nhất cho những năm gần đây năm.
72. Gregory MacDonald, một bộ truyện về Fletch. Kiệt tác!
73. Elizabeth George với sự lộng lẫy của cô ấy, tôi không sợ từ này, một loạt bài về Thanh tra Linley và Trung sĩ Havers. ...
74. Ian Rankin và loạt bài??? truyện của anh ấy về Thanh tra Rebus.
75. Jeffrey Deaver và những cuốn sách của ông ấy về Lincoln Rhyme và Amelia Sachs.
76. Natalia Solntseva, tác giả truyện trinh thám thần bí hiện đại http://www.solntseva.com/
77. S. Rodionov, "Long Business" - Truyện trinh thám Liên Xô. Siêu!
78. Gregory MacDonald
79. Elmore Leonard.
80. Ngoài ra còn có một thám tử giỏi người Scotland - Ian Rankin.
81. Và dì của tôi viết rất hay về những kẻ điên loạn (nhưng theo chủ nghĩa tự nhiên một cách đau đớn, không phải dành cho tất cả mọi người) - Val McDermit.
82. Elizabeth George với sự lộng lẫy của cô ấy, tôi không sợ từ này, một loạt bài về Thanh tra Linley và Trung sĩ Havers. Thật kỳ lạ là cô ấy không được nêu tên..
86. Michael Connelly
87. Lee Child
88. Harlan Coben
89. David Baldacci
90. Dì nổi tiếng - Katie Reichs
91. Vụ giết mổ Karin.
92. Ioanna Khmelevskaya. Mọi thứ đều có màu đỏ. Người đã khuất nói gì. Giếng tổ.
Mặc dù đôi khi tác phẩm của cô được gọi là một câu chuyện trinh thám mỉa mai, nhưng cô không liên quan gì đến Dontsova hoặc với tất cả các "thám tử mỉa mai" khác. Cái kết hài hước là ở đó, nhưng cốt lõi là một câu chuyện trinh thám cổ điển thực sự.
93. Lev Sheinin "Ghi chú của Điều tra viên". Tác giả mơ hồ một cách đau đớn nhưng kỳ thực lại là truyện trinh thám. Mặc dù tôi muốn xem nó từ quan điểm lịch sử - như một cái nhìn khác về Liên Xô.
Những cuốn sách của thế kỷ 21 khác biệt đáng kể so với những cuốn sách được viết trước đó. Mỗi năm thế giới trở nên khác biệt, bao gồm cả con người. Cơ hội mới và thách thức mới xuất hiện. Không còn điều đó nữa một số lượng lớn chiến tranh trên hành tinh của chúng ta, nhưng có những cuộc chiến tranh trong chính con người. Tất cả điều này cũng ảnh hưởng đến nghệ thuật, bao gồm cả nhà văn, sách.
Truyện trinh thám là đề tài yêu thích của nhiều độc giả. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán với những cuốn sách như vậy. Sẽ có những nhân vật chính dũng cảm, và những nhân vật phản diện rất xảo quyệt và tháo vát, và những câu chuyện rối ren mà dường như hoàn toàn không thể làm sáng tỏ. Truyện trinh thám hiện đại luôn kết hợp nhiều thể loại đan xen lẫn nhau tạo nên một tác phẩm xuất sắc gợi nhiều cảm xúc và trải nghiệm.
Câu chuyện trinh thám cổ điển đã trải qua những thay đổi theo thời gian, và các nhà văn hiện đại đã thêm vào những chi tiết và nét riêng mới. Nhân vật chính trong những câu chuyện trinh thám của thế kỷ 21 không phải lúc nào cũng là những cảnh sát dũng cảm hay những thám tử, thám tử thực thụ. Trong sách ngày nay, ngay cả những bà nội trợ hay Những người đơn giản không liên kết với các cơ quan hành pháp. Những cuốn sách như vậy quen thuộc hơn với độc giả hiện đại, bởi vì chúng mô tả cuộc sống mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Ngoài ra, mọi người có thể cảm thấy giống như một thám tử và thậm chí có thể điều tra một số điều khó chịu hoặc sự kiện bí ẩn Trong cuộc đời tôi.
Truyện trinh thám thế kỷ 21 rất đa dạng. Đó có thể là những cuộc điều tra của cảnh sát, những cuộc đấu trí tội phạm và những âm mưu chính trị. Ngoài ra, những tác giả Nga xuất sắc nhất như Daria Dontsova hay Alexandra Marinina đều viết những câu chuyện trinh thám đầy mỉa mai dành cho phụ nữ. Có rất nhiều khoảnh khắc hài hước và tình huống gây tò mò trong đó.
Ai mê sách thể loại trinh thám thì cũng nên làm quen với nhà văn đương đại... Trên cổng thông tin của chúng tôi, bạn có thể đọc trực tuyến các tác phẩm hay nhất của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi có xếp hạng sách theo mức độ phổ biến của độc giả.
Tuyển chọn này gồm những truyện trinh thám nước ngoài hay nhất - sách của các tác giả nổi tiếng. Trong danh sách, bạn sẽ tìm thấy những cuốn sách bán chạy nhất đã trở nên nổi tiếng do được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.
Donato Carrisi. Người nhắc nhở
Chính diễn viên tiểu thuyết của Mila Vasquez. Cô ấy là một thám tử, người phải cùng với đội của mình "Albert", tìm kiếm sáu cô gái không liên quan đến nhau theo bất kỳ cách nào. Các anh hùng đã tìm được một nơi chôn cất bằng năm bàn tay trái, điều đó có nghĩa là nạn nhân cuối cùng vẫn có thể được cứu thoát khỏi cái chết ...
Cuốn tiểu thuyết kể về học viện cảnh sát Quebec, nơi có nhiều tai tiếng. Tham nhũng và các hành vi bất hợp pháp của đội ngũ giáo viên ngự trị ở đây. Nhân vật chính là một thanh tra cao cấp đã nghỉ hưu trở thành người đứng đầu Học viện. Tên anh ta là Armand Gamache. Sau khi một tấm bản đồ được tìm thấy trên tường, Armand đã hướng dẫn các học viên cách giải quyết việc này, nhưng sự việc lại diễn biến bất ngờ. Xa hơn
Camilla Parker làm việc như một nhà báo cho một ấn phẩm nhỏ ở Chicago. Cô gái đã được hướng dẫn viết một bài báo về một kẻ điên cuồng cướp đi mạng sống của các nữ sinh bằng cách nhổ răng của các nạn nhân. Trong quá trình điều tra, hóa ra tất cả cư dân đô thị đều giữ bí mật khủng khiếp... Xa hơn
Con người đang gặp nguy hiểm chết người dưới dạng ong bắp cày, loài có khả năng lấy đi mạng sống của con người chỉ bằng một vết cắn. Với tất cả những điều này, chúng đẻ trứng vào cơ thể của nạn nhân. Để hiểu được điều này, biệt đội Sigma bắt tay vào công việc, vì chỉ có họ mới có thể ngăn chặn thảm họa khủng khiếp có thể hủy diệt nhân loại này. Xa hơn
Donato Carrisi. Cô gái trong sương mù
Truyện trinh thám “Cô gái trong sương mù” sẽ tập trung vào sự biến mất của một người trẻ tuổi tên là Anna Lu. Cô ấy đã đến nhà thờ, nhưng không bao giờ đến đích. Để tìm ra điều này, thám tử Vogel bắt tay vào công việc. Chính anh là người đã thu hút những người làm trong lĩnh vực truyền thông hợp tác. Nhưng liệu điều này có giúp ích gì cho cuộc điều tra? Anna đã đi đâu? Xa hơn
Yo Nesbo. Khát nước
Thám tử Harry luôn tìm cách loại bỏ tội phạm và mang lại trật tự cho thế giới này. Anh trở lại làm việc ở Oslo để bắt một kẻ giết người hàng loạt săn tìm hẹn hò trên trang web hẹn hò. Điều này đưa anh hùng trở lại quá khứ đen tối của mình. Xa hơn
Peter James. Nhảy qua vực thẳm
Vera Ransom đã kết hôn với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Họ có một con trai, Alec. Nhờ có chồng, Vera trông rất tuyệt, nhưng vì lý do gì mà cô ấy lại bị trầm cảm? Có lẽ tất cả là về người phối ngẫu, người kiểm soát mọi bước đi của người chung thủy? Xa hơn
Megan Miranda. Tất cả các cô gái mất tích
Nhà tâm lý học Nicoletta Farrell có trụ sở tại Philadelphia và đang chỉ đạo việc chuẩn bị đám cưới. Cô rời quê hương sau sự biến mất của người bạn Corinna. Sau cuộc gọi của anh trai, cô gái trở về nhà của cha cô, vì cha cô đã mất trí, và một lần nữa nhắc lại về người bạn đã biến mất. Theo lời của anh ta, cảnh sát tìm ra sự thật mới về cô gái mất tích. Mọi thứ sẽ sớm được tiết lộ, nhưng liệu nữ chính đã sẵn sàng cho điều này chưa? Xa hơn
Dan Brown. Biểu tượng bị mất
Robert Langdon chuẩn bị thuyết trình tại Đại sảnh Tượng đài Quốc gia, nhưng đột nhiên nghe thấy một tiếng hét. Chạy vội, anh thấy một bàn tay bị đứt lìa với chiếc nhẫn trên bệ. Cô ấy tượng trưng cho "Bàn tay của những điều bí ẩn". Cái chính là chủ nhân của bàn tay là một người bạn lâu năm và cũng là người cố vấn của Robert, tên là Peter ...
Joel Dicker. Sự thật về vụ Harry Quebert
Markus Goldman đau khổ vì nàng thơ của anh đã lâu không đến thăm anh nên anh đã tìm đến người bạn của mình, nhà văn thành đạt Harry Quebert. Harry bị buộc tội giết người trong thời gian dài. Marcus bắt đầu cuộc điều tra của riêng mình, và bất ngờ nhận được lời khuyên về cách viết một cuốn sách bán chạy nhất. Xa hơn
Một lần nữa, độc giả sẽ thấy sự tiếp tục của cuộc phiêu lưu của thám tử Cormoran Strike và trợ lý của anh ta là Robin Ellakot. Lần này, các anh hùng sẽ tìm kiếm một kẻ tâm thần giết nạn nhân bằng dao rựa. Trong cuốn sách này, tác giả sẽ tiết lộ những bí mật về cuộc sống trước đây của các anh hùng, vì vậy người đọc sẽ có thể hiểu được điều gì đã góp phần khiến Cormoran và Robin trở thành nhân cách như vậy. Xa hơn
Một nhóm các cô gái nhận được một tin nhắn từ người bạn Kate của họ, tin nhắn này giống hệt như cách đây 17 năm, khi cha của Kate qua đời. Các nữ chính luôn không thể tách rời, nhưng bị mang tiếng xấu vì nói dối người khác, nhưng không nói dối nhau, chơi trò chơi. Bây giờ họ phải đến với nhau một lần nữa để nhận ra rằng quy tắc chính của cuộc vui của họ đã bị phá vỡ. Xa hơn
Richard luôn muốn vào câu lạc bộ khép kín của tầng lớp văn hóa cổ đại, nhưng đến được đây không dễ dàng như vậy. Theo thời gian, ước mơ của anh đã thành hiện thực. Và như vậy, một ngày nọ, một sinh viên của câu lạc bộ đóng cửa này đã chết, nhưng những kẻ gây án đã thoát khỏi sự trừng phạt. Giờ đây, những bí mật hóc búa bắt đầu lộ ra, biến thành một chuỗi bi kịch. Xa hơn
Stig Larsson. Cô gái với hình xăm rồng
Đã 40 năm nay, nhà tài phiệt lớn tuổi luôn lo lắng về sự mất tích bí mật của người thân. Anh ta yêu cầu sự giúp đỡ từ một nhà báo - Mikael Blomkvist, người đã thực hiện vụ án này để đánh lạc hướng bản thân. Nhưng, khi anh ta gần đến câu trả lời, tính mạng của một người đàn ông đang gặp nguy hiểm. Cuộc điều tra dẫn đến một thị trấn yên tĩnh, nơi địa ngục ngự trị. Xa hơn
Mayfly. James Hazel
Charlie Priest là một luật sư và cựu cảnh sát đã bị tấn công tại nhà riêng của mình. Phạm nhân đòi gì mà anh hùng không có thì giặc bỏ nhà ra đi. Rất nhanh sau đó họ tìm thấy anh ta bị đâm. Charlie không thể rời khỏi vụ án mà không điều tra, vì vậy anh ta tiến hành cuộc điều tra của riêng mình. Xa hơn
Jonathan Kellerman. Con gái của kẻ giết người
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là Grace Blades. Cô ấy là một nhà trị liệu tâm lý thành công khi tiếp cận từng bệnh nhân. Cô gái có một sở thích - quan hệ bình thường với những người lạ. Mọi thứ thay đổi khi một trong những bệnh nhân của cô ấy hóa ra lại là một trong những người tình bình thường của cô ấy. Người ta tìm thấy anh ta đã chết, và cảnh sát đã đặt rất nhiều câu hỏi cho Grace. Xa hơn
Liana Moriarty. Lời nói dối nhỏ
Cuốn sách sẽ kể về ba người mẹ có những đứa con được đào tạo trong một cơ sở giáo dục... Mọi thứ trong gia đình họ đều ổn, nhưng mọi người đều giữ một bí mật vô tư. Làm thế nào để vượt qua khó khăn trong gia đình? Nguyên nhân của bạo lực gia đình, những hiểu lầm và hành vi thiếu tôn trọng là gì? Liệu những bí mật này có trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của mọi người? Xa hơn
Robert Bryndza. Vùng nước tối
Trong cuốn tiểu thuyết này, Erica Foster tiếp tục cuộc điều tra trinh thám của mình. Lần này nữ chính sẽ giải quyết vụ án của cô gái mất tích 6 năm trước. Gần đây người ta phát hiện cô ấy đã chết, và Erica bắt tay vào công việc kinh doanh. Dần dần, những sự thật mới về gia đình của người quá cố được hé lộ, và bản thân người phụ nữ cũng lo sợ cho chính mạng sống của mình ...
Gillian Flynn. Bí mật đen tối
Libby trong thời thơ ấu mất tất cả những người thân của cô trừ anh trai cô. Cô gái lớn lên và trở thành một người ích kỷ, không quan tâm đến ý kiến của người khác. Đó là anh trai cô mà cô đã đổ lỗi cho cái chết của những người thân yêu, nhưng anh ta có tội không? Liệu Libby có thể chấp nhận sự thật về sự kiện kinh hoàng đã xảy ra 24 năm trước? Xa hơn
Câu chuyện sẽ kể về một bác sĩ tâm thần tên là Mathias Frere. Cuộc sống của anh ấy đã thay đổi sau khi một bệnh nhân mắc phải hội chứng bệnh nhân không có hành lý. Giờ đây, người anh hùng buộc phải thu thập những mảnh vụn ký ức để trở thành như trước đây. Ngoài ra, một số sự kiện đã góp phần vào việc Matthias bị buộc tội giết người. Xa hơn
Đây là những thám tử nước ngoài hay nhất - những cuốn sách của các tác giả nổi tiếng thế giới được yêu thích nhất.
Last edited by LDN on Thu May 26, 2022 5:25 pm; edited 8 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
toplist.vn
Top 10 Tác giả viết truyện trinh thám nổi tiếng nhất thế giới
Từ khi xuất hiện đến nay, thể loại trinh thám luôn là một trong những thể loại truyện được yêu thích nhất của những người đam mê truyện. Truyện trinh thám luôn mang lại cảm giác kích thích, kịch tính, khơi gợi sự tò mò và suy luận của người đọc. Hãy cùng Toplist điểm qua vài tác giả vô cùng thành công với thể loại truyện này nhé!
Thụy Phương
1. Conan Doyle
Sir Arthur Conan Doyle (22 tháng 5 năm 1859 – 7 tháng 7 năm 1930) là một nhà văn người Scotland nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes, tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám. Tên ban đầu của Sherlock Holmes vốn là Shelling Ford (tên thám tử chưa hoàn thiện). Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều truyện khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, tiểu thuyết, thơ và bút ký.
Conan xuất phát là tên đệm nhưng ông sử dụng như một phần của họ trong các năm sau này của mình. Trong cuộc đời, ông có tất cả 2 bà vợ và 5 người con (2 người của vợ cả và 3 người của người vợ sau). Ngoài đề tài về lĩnh vực trinh thám, ông còn viết nhiều tác phẩm về thể loại khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, thơ và bút ký,...
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như:
Chiếc nhẫn tình cờ
Dấu bộ tứ
Con chó của dòng họ Baskervilles
Thung lũng khủng khiếp
Thế giới bị mất
Cung đàn sau cuối
2. Agatha Christie
Agatha Mary Clarissa, Lady Mallowan, DBE (15 tháng 9 năm 1890 - 12 tháng 1 năm 1976), thường được biết đến với tên Agatha Christie, là một nhà văn trinh thám người Anh. Bà còn viết tiểu thuyết lãng mạn với bút danh Mary Westmacott, nhưng vẫn được nhớ đến hơn cả với bút danh Agatha Christie và 66 tiểu thuyết trinh thám. Với hai nhân vật thám tử nổi tiếng, Hercule Poirot và Bà Marple (Miss Marple), Christie được coi là "Nữ hoàng trinh thám" (Queen of Crime) và là một trong những nhà văn quan trọng và sáng tạo nhất của thể loại này.
Theo Sách kỷ lục Guinness, Agatha Christie là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại của thể loại trinh thám, và đứng thứ hai nếu tính cả các thể loại khác (chỉ xếp sau William Shakespeare). Ước tính đã có khoảng 1 tỷ bản in bằng tiếng Anh và khoảng 1 tỷ bản in bằng 103 thứ tiếng khác những tác phẩm của Christie được tiêu thụ. Một ví dụ cho sự hấp dẫn của những tác phẩm của Agatha Christie ở nước ngoài là bà cũng là tác giả ăn khách nhất mọi thời đại ở Pháp với 40 triệu bản in bằng tiếng Pháp đã tiêu thụ (tính cho đến năm 2003), trong khi người xếp thứ 2 là nhà văn Pháp Emile Zola chỉ là 22 triệu bản.
Vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) của bà cũng đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London, ra mắt lần đầu tại rạp Ambassadors Theatre ngày 25 tháng 11 năm 1952 và vẫn tiếp tục được diễn cho đến nay (năm 2007) với trên 20.000 buổi diễn. Năm 1955, Christie là người đầu tiên được nhận giải thưởng Grand Master Award của Hội nhà văn trinh thám Mỹ (Mystery Writers of America). Hầu như tất cả tác phẩm của bà đều đã được chuyển thể thành phim, một số tác phẩm đã được chuyển thể nhiều lần như Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông, Án mạng trên sông Nile, Chuyến tàu 16h50, nhiều tác phẩm cũng được chuyển thể thành phim truyền hình hoặc trò chơi điện tử.
Một số tác phẩm nổi tiếng của bà:
Án mạng trên chiếc tàu tốc hành phương Đông.
Vụ án mạng ở vùng Mesopotamie
Cô gái thứ ba
Nữ thần báo oán
Bí mật trong chiếc vali
3. Dan Brown
Dan Brown là một nhà văn Mỹ, sinh ngày 22 tháng 6 năm 1964. Mẹ ông là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, còn cha ông là một thầy giáo dạy toán nổi tiếng. Ông từng là một thầy giáo Tiếng Anh trước khi trở thành một nhà văn. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông là "Pháo đài số", được xuất bản vào năm 1998. Cuốn sách được quảng bá khá rầm rộ, và từ đó, ông bắt đầu được biết đến.
Đến năm 2003, "Mật mã Da Vinci" được xuất bản. Cuốn sách nhanh chóng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại với 60,5 triệu bản được xuất bản và bán khắp toàn cầu.
Tiếp nối thành công của "Mật mã Da Vinci", năm 2014, Hỏa Ngục tiếp tục được xuất bản và nhanh chóng trở thành cơn sốt cho những tín đồ yêu thích truyện trinh thám.
Ngoài hai tác phẩm nổi tiếng trên, Dan Brown còn có một số tác phẩm khác như:
Thiên thần và ác quỷ (năm 2000)
Điểm dối lừa (năm 2001)
Biểu tượng thất truyền (năm 2009)
4. Sydney Sheldon
Sydney Sheldon (1917 - 2007) là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ. Tuổi thơ của ông vô cùng khốn khó, chính vì vậy mà ông đã có được nhiều kinh nghiệm và vốn sống phong phú, là điểm tựa tạo nên những bộ tiểu thuyết hay và hấp dẫn. Sydney Sheldon đã xuất bản 18 cuốn tiểu thuyết với hơn 300 triệu bản. Sách Kỷ lục Guiness thế giới đã ghi nhận ông là "tác giả được dịch nhiều nhất thế giới".
Ngoài viết truyện trinh thám, ông còn là người viết kịch bản phim và biên kịch viên truyền hình chuyên nghiệp.
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta không thể bỏ qua như:
Thiên thần nổi giận
Nếu còn có ngày mai
Không có gì là mãi mãi
Bầu trời sụp đổ
Bóng tối kinh hoàng
Kế hoạch hoàn hảo
Âm mưu ngày tận thế
5. Tri Thù
Tri Thù là một tác giả viết tiểu thuyết trinh thám người Trung Quốc. Ông có tên thật là Vương Lê Vỹ, quê ở Sơn Đông (Trung Quốc). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là "Mười tội ác", và đã được làm thành phim truyền hình.
"Mười tội ác" viết về mười vụ án kinh thiên động địa, dựa vào các nguyên mẫu có thật từng gây chấn động trên khắp Trung Quốc. Trong truyện, bạn sẽ gặp phải những con người ác đến không thể nào ác hơn được nữa, không còn đạo đức. Tất cả mọi hình thái tội phạm đều được ông miêu tả vô cùng tự nhiên, không hề gượng ép. Tuy nhiên, đằng sau những lệch lạc về nhân sinh quan của giới tội phạm, Tri Thù hướng con người về phía nhân văn, về cái thiện, giống như tác giả từng nói: "Trên thế giới không có kẻ xấu, chỉ có những người tốt trót phạm sai lầm”.
Đối với những ai mê mệt thể loại trinh thám thì không thể bỏ qua được "Mười tội ác" của tiểu thuyết gia Tri Thù.
Ngoài ra, ông còn một số tác phẩm khác như:
Tần Thư
Tội ác toàn thư
Tuyên ngôn của kẻ tàn tật
Bản ghi chú
Kéo tay đạt đến cao trào
6.Jeffery Deaver
Đối với những ai yêu thích thể loại trinh thám thì không thể bỏ qua Jeffery Deaver. Jeffery Deaver (sinh ngày 6 tháng 5 năm 1950) là một cựu nhà báo, luật sư và ca sĩ hát nhạc dân gian Mỹ. Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông đã sáng tác hơn 20 cuốn tiểu thuyết, các tác phẩm của được bán tại hơn 150 quốc gia và được dịch ra 25 ngôn ngữ khác nhau.
Ông đã giành được Giải Steel Dagger thường niên của hiệp hội các tác giả hình sự Anh cho tiểu thuyết phiêu lưu/ li kì hay nhất trong năm, Giải độc giả Ellery Queen, Giải British Thumping Good Read, Giải Anthony, và đề cử giải Edgar của tổ chức Các tác giả viết truyện trinh thám Mỹ. Các tác phẩm của ông đã được xuất hiện trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất trên các tờ báo lớn như The New York Times, The Los Angeles Times,...
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể như:
Kẻ tầm xương
Hang dã thú
Giai điệu tử thần
Sát nhân mạng
Cây thập tự ven đường
Búp bê đang ngủ
Giọt lệ quỷ
Lá bài thứ 12
7. Lôi Mễ
Lôi Mễ là nhà văn trinh thám nổi tiếng của Trung Quốc. Khác với hầu hết các nhà văn trinh thám khác, Lôi Mễ là giảng viên một trường cảnh sát của Trung Quốc. Do đặc thù nghề nghiệp, các tác phẩm trinh thám của Lôi Mễ đậm chất hình sự chuyên nghiệp, tính logic chặt chẽ, tình tiết xác thực và cẩn mật
Lôi Mễ vô cùng đam mê với văn học. Ngay từ khi còn là một học sinh cấp 2, anh đã bắt đầu tập tành viết lách. Sau khi công tác trong ngành công an được 3 năm, Lôi Mễ mới bắt đầu viết tác phẩm đầu tiên của mình: "Độc giả thứ 7".
Loạt tác phẩm trinh thám tâm lý tội phạm nổi tiếng của anh như Độc giả thứ bảy, đề thi đẫm máu, cuồng vọng phi nhân tính, sông ngầm, ánh sáng thành phố với nhân vật truyền kỳ Phương Mộc, đều là những cuốn sách trinh thám “best seller”. Theo Lôi Mễ, bất cứ một vụ án hình sự nào xảy ra cũng không phải là một cá thể tồn tại độc lập mà phía sau nó là cả những câu chuyện muôn màu muôn vẻ.
Ngoài cuốn "Độc giả thứ 7" ra, Lôi Mễ còn một số tác phẩm vô cùng nổi tiếng như:
Đề thi đẫm máu
Cuồng vọng phi nhân tính
Sông ngầm
Ánh sáng thành phố
8. Stefan Wolf
Ông là tác giả của tác phẩm vô cùng nổi tiếng: "Tứ quái TKKG". Tên thật của Stefan Wolf là Rolf Kalmuczak. Ông đến từ Đức, sinh năm 1938 và mất năm 2007. Ngoài viết tiểu thuyết, ông còn là biên tập viên của các nhật báo hàng ngày ở Đức.
"Tứ quái TKKG" là bộ truyện trinh thám, nhân vật chính của bộ truyện là bốn thiếu niên bao gồm Peter Carsten (biệt danh là Tarzan), Karl Vierstein (biệt danh Máy tính), Willi Sauerlich (biệt danh Tròn vo) và Gaby Glockner (biệt danh công chúa). Truyện được ra mắt tại Việt Nam năm 2010. Ngoài ra, "Tứ quái TKKG" còn được xuất bản thành phim tại Đức.
Một số tập hay nhất trong bộ truyện "Tứ quái TKKG" của Stefan Wolf:
Thủ phạm tàng hình
Ngôi mộ trống trên đồng hoang
Bí mật ngôi biệt thự cổ
Bầy thú trong lâu đài
Băng làm bạc giả ở phố Chuột
9. Georges Simenon
Georges Joseph Christian Simenon (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1903, mất ngày 4 tháng 9 năm 1989) là tiểu thuyết gia Pháp ngữ người Bỉ. Ông nổi tiếng là một tiểu thuyết gia trinh thám thành công, đặc biệt với serie về thanh tra Jules Maigret. Sự nghiệp đồ sộ của ông bao gồm 183 tiểu thuyết, 158 truyện ngắn, nhiều hồi ký cùng các bài viết và tác phẩm khác, bên cạnh 172 tiểu thuyết, hàng chục truyện ngắn và cổ tích mà ông ký tên với 27 bút danh khác. Ông chính là nhà văn Bỉ được đọc nhiều nhất trên thế giới, với hơn 550 triệu bản in được thống kê.
Theo thống kê Index Translationum của UNESCO năm 1963, Georges Simenon là nhà văn bán chạy thứ 13 của mọi thời đại, là nhà văn Pháp ngữ bán chạy thứ 3 mọi thời đại chỉ sau Jules Verne và Alexandre Dumas, và là nhà văn Bỉ được chuyển ngữ nhiều nhất lịch sử (hơn 3.500 bản dịch trong 47 ngôn ngữ khác).
André Gide, André Thérive và Robert Brasillach là 3 nhà phê bình đầu tiên công nhận tài năng của Simenon. Ấn tượng bởi khả năng sáng tác của Simenon ngay từ những tác phẩm trinh thám đầu tiên, Gide đã chủ động trò chuyện và trao đổi qua thư từ vào năm 1941 về kỹ năng sáng tác và viết: "Simenon là một tiểu thuyết gia thiên tài, và là tiểu thuyết gia xác tin nhất của nền văn học ngày nay."
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông:
Người đánh xe ba gác nhà trời
Người thuê nhà
Bến cảng sương mù
Maigret
Con gấu nhung
10. Patricia Highsmith
Bà là một nhà văn nổi tiếng người Mỹ thế kỷ 20. Bà sinh năm 1921, thọ 95 tuổi. Rất nhiều tiểu thuyết của bà đã được chuyển thể thành phim.
Năm 1950, một nữ tác giả trẻ tuổi, cho tới lúc đó còn chưa có tiếng tăm, đã tạo cú sốc cho giới độc giả qua câu chuyện về kế hoạch một vụ giết người hết sức khéo léo. Patricia Highsmith (1921 – 1995) đã tạo nên một thể loại mới trong văn học trinh thám với tác phẩm Strangers on a Train (Người lạ trên tàu): psychological thriller (ly kỳ tâm lý).
Là một nhà văn nổi tiếng với những quyển tiểu thuyết theo kiểu ly kỳ tâm lý (psycho-thriller), trọng tâm các tác phẩm của bà không phải là việc điều tra hay suy luận để bắt giữ tội phạm mà là câu hỏi động cơ nào, hoàn cảnh nào đã đẩy một con người bình thường đi đến chỗ phạm tội. Không phải lúc nào cũng có một vụ giết người trong các tác phẩm của Patricia. Điều bà quan tâm là cuộc sống nội tại với những suy nghĩ của các nhân vật chứ không phải khía cạnh đạo đức, pháp luật hay sự công bằng. “Tôi cảm thấy niềm đam mê được bày tỏ công khai về sự công bằng thật hết sức chán ngắt và giả tạo, vì cả cuộc sống lẫn thiên nhiên đều không quan tâm đến việc có sự công bằng hay không”, Highsmith có lần nói.
Một số tác phẩm nổi tiếng của bà:
Kẻ lạ trên chuyến tàu (Strangers on a Train)
Đánh đổi và trả giá (The Price of Salt)
Kẻ ngớ ngẩn (The Blunderer)
The Talented Mr. Ripley
Deep Water
This Sweet Sickness
Nếu bạn là một tín đồ trung thành với truyện trinh thám, chắc chắn các bạn không thể nào bỏ qua được các tác phẩm của các nhà văn, tiểu thuyết gia nổi tiếng trên đây đúng không? Hoặc nếu các bạn đang muốn tìm đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám, thì các tác phẩm của các nhà văn kể trên chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Các tín đồ truyện trinh thám, các bạn đã đọc được hết các tác phẩm của các nhà văn kể trên chưa nào? Nếu chưa thì đó quả là một thiếu sót rất lớn đấy!
Top 10 Tác giả viết truyện trinh thám nổi tiếng nhất thế giới
Từ khi xuất hiện đến nay, thể loại trinh thám luôn là một trong những thể loại truyện được yêu thích nhất của những người đam mê truyện. Truyện trinh thám luôn mang lại cảm giác kích thích, kịch tính, khơi gợi sự tò mò và suy luận của người đọc. Hãy cùng Toplist điểm qua vài tác giả vô cùng thành công với thể loại truyện này nhé!
Thụy Phương
1. Conan Doyle
Sir Arthur Conan Doyle (22 tháng 5 năm 1859 – 7 tháng 7 năm 1930) là một nhà văn người Scotland nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes, tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám. Tên ban đầu của Sherlock Holmes vốn là Shelling Ford (tên thám tử chưa hoàn thiện). Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều truyện khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, tiểu thuyết, thơ và bút ký.
Conan xuất phát là tên đệm nhưng ông sử dụng như một phần của họ trong các năm sau này của mình. Trong cuộc đời, ông có tất cả 2 bà vợ và 5 người con (2 người của vợ cả và 3 người của người vợ sau). Ngoài đề tài về lĩnh vực trinh thám, ông còn viết nhiều tác phẩm về thể loại khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, thơ và bút ký,...
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như:
Chiếc nhẫn tình cờ
Dấu bộ tứ
Con chó của dòng họ Baskervilles
Thung lũng khủng khiếp
Thế giới bị mất
Cung đàn sau cuối
2. Agatha Christie
Agatha Mary Clarissa, Lady Mallowan, DBE (15 tháng 9 năm 1890 - 12 tháng 1 năm 1976), thường được biết đến với tên Agatha Christie, là một nhà văn trinh thám người Anh. Bà còn viết tiểu thuyết lãng mạn với bút danh Mary Westmacott, nhưng vẫn được nhớ đến hơn cả với bút danh Agatha Christie và 66 tiểu thuyết trinh thám. Với hai nhân vật thám tử nổi tiếng, Hercule Poirot và Bà Marple (Miss Marple), Christie được coi là "Nữ hoàng trinh thám" (Queen of Crime) và là một trong những nhà văn quan trọng và sáng tạo nhất của thể loại này.
Theo Sách kỷ lục Guinness, Agatha Christie là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại của thể loại trinh thám, và đứng thứ hai nếu tính cả các thể loại khác (chỉ xếp sau William Shakespeare). Ước tính đã có khoảng 1 tỷ bản in bằng tiếng Anh và khoảng 1 tỷ bản in bằng 103 thứ tiếng khác những tác phẩm của Christie được tiêu thụ. Một ví dụ cho sự hấp dẫn của những tác phẩm của Agatha Christie ở nước ngoài là bà cũng là tác giả ăn khách nhất mọi thời đại ở Pháp với 40 triệu bản in bằng tiếng Pháp đã tiêu thụ (tính cho đến năm 2003), trong khi người xếp thứ 2 là nhà văn Pháp Emile Zola chỉ là 22 triệu bản.
Vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) của bà cũng đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London, ra mắt lần đầu tại rạp Ambassadors Theatre ngày 25 tháng 11 năm 1952 và vẫn tiếp tục được diễn cho đến nay (năm 2007) với trên 20.000 buổi diễn. Năm 1955, Christie là người đầu tiên được nhận giải thưởng Grand Master Award của Hội nhà văn trinh thám Mỹ (Mystery Writers of America). Hầu như tất cả tác phẩm của bà đều đã được chuyển thể thành phim, một số tác phẩm đã được chuyển thể nhiều lần như Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông, Án mạng trên sông Nile, Chuyến tàu 16h50, nhiều tác phẩm cũng được chuyển thể thành phim truyền hình hoặc trò chơi điện tử.
Một số tác phẩm nổi tiếng của bà:
Án mạng trên chiếc tàu tốc hành phương Đông.
Vụ án mạng ở vùng Mesopotamie
Cô gái thứ ba
Nữ thần báo oán
Bí mật trong chiếc vali
3. Dan Brown
Dan Brown là một nhà văn Mỹ, sinh ngày 22 tháng 6 năm 1964. Mẹ ông là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, còn cha ông là một thầy giáo dạy toán nổi tiếng. Ông từng là một thầy giáo Tiếng Anh trước khi trở thành một nhà văn. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông là "Pháo đài số", được xuất bản vào năm 1998. Cuốn sách được quảng bá khá rầm rộ, và từ đó, ông bắt đầu được biết đến.
Đến năm 2003, "Mật mã Da Vinci" được xuất bản. Cuốn sách nhanh chóng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại với 60,5 triệu bản được xuất bản và bán khắp toàn cầu.
Tiếp nối thành công của "Mật mã Da Vinci", năm 2014, Hỏa Ngục tiếp tục được xuất bản và nhanh chóng trở thành cơn sốt cho những tín đồ yêu thích truyện trinh thám.
Ngoài hai tác phẩm nổi tiếng trên, Dan Brown còn có một số tác phẩm khác như:
Thiên thần và ác quỷ (năm 2000)
Điểm dối lừa (năm 2001)
Biểu tượng thất truyền (năm 2009)
4. Sydney Sheldon
Sydney Sheldon (1917 - 2007) là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ. Tuổi thơ của ông vô cùng khốn khó, chính vì vậy mà ông đã có được nhiều kinh nghiệm và vốn sống phong phú, là điểm tựa tạo nên những bộ tiểu thuyết hay và hấp dẫn. Sydney Sheldon đã xuất bản 18 cuốn tiểu thuyết với hơn 300 triệu bản. Sách Kỷ lục Guiness thế giới đã ghi nhận ông là "tác giả được dịch nhiều nhất thế giới".
Ngoài viết truyện trinh thám, ông còn là người viết kịch bản phim và biên kịch viên truyền hình chuyên nghiệp.
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta không thể bỏ qua như:
Thiên thần nổi giận
Nếu còn có ngày mai
Không có gì là mãi mãi
Bầu trời sụp đổ
Bóng tối kinh hoàng
Kế hoạch hoàn hảo
Âm mưu ngày tận thế
5. Tri Thù
Tri Thù là một tác giả viết tiểu thuyết trinh thám người Trung Quốc. Ông có tên thật là Vương Lê Vỹ, quê ở Sơn Đông (Trung Quốc). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là "Mười tội ác", và đã được làm thành phim truyền hình.
"Mười tội ác" viết về mười vụ án kinh thiên động địa, dựa vào các nguyên mẫu có thật từng gây chấn động trên khắp Trung Quốc. Trong truyện, bạn sẽ gặp phải những con người ác đến không thể nào ác hơn được nữa, không còn đạo đức. Tất cả mọi hình thái tội phạm đều được ông miêu tả vô cùng tự nhiên, không hề gượng ép. Tuy nhiên, đằng sau những lệch lạc về nhân sinh quan của giới tội phạm, Tri Thù hướng con người về phía nhân văn, về cái thiện, giống như tác giả từng nói: "Trên thế giới không có kẻ xấu, chỉ có những người tốt trót phạm sai lầm”.
Đối với những ai mê mệt thể loại trinh thám thì không thể bỏ qua được "Mười tội ác" của tiểu thuyết gia Tri Thù.
Ngoài ra, ông còn một số tác phẩm khác như:
Tần Thư
Tội ác toàn thư
Tuyên ngôn của kẻ tàn tật
Bản ghi chú
Kéo tay đạt đến cao trào
6.Jeffery Deaver
Đối với những ai yêu thích thể loại trinh thám thì không thể bỏ qua Jeffery Deaver. Jeffery Deaver (sinh ngày 6 tháng 5 năm 1950) là một cựu nhà báo, luật sư và ca sĩ hát nhạc dân gian Mỹ. Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông đã sáng tác hơn 20 cuốn tiểu thuyết, các tác phẩm của được bán tại hơn 150 quốc gia và được dịch ra 25 ngôn ngữ khác nhau.
Ông đã giành được Giải Steel Dagger thường niên của hiệp hội các tác giả hình sự Anh cho tiểu thuyết phiêu lưu/ li kì hay nhất trong năm, Giải độc giả Ellery Queen, Giải British Thumping Good Read, Giải Anthony, và đề cử giải Edgar của tổ chức Các tác giả viết truyện trinh thám Mỹ. Các tác phẩm của ông đã được xuất hiện trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất trên các tờ báo lớn như The New York Times, The Los Angeles Times,...
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể như:
Kẻ tầm xương
Hang dã thú
Giai điệu tử thần
Sát nhân mạng
Cây thập tự ven đường
Búp bê đang ngủ
Giọt lệ quỷ
Lá bài thứ 12
7. Lôi Mễ
Lôi Mễ là nhà văn trinh thám nổi tiếng của Trung Quốc. Khác với hầu hết các nhà văn trinh thám khác, Lôi Mễ là giảng viên một trường cảnh sát của Trung Quốc. Do đặc thù nghề nghiệp, các tác phẩm trinh thám của Lôi Mễ đậm chất hình sự chuyên nghiệp, tính logic chặt chẽ, tình tiết xác thực và cẩn mật
Lôi Mễ vô cùng đam mê với văn học. Ngay từ khi còn là một học sinh cấp 2, anh đã bắt đầu tập tành viết lách. Sau khi công tác trong ngành công an được 3 năm, Lôi Mễ mới bắt đầu viết tác phẩm đầu tiên của mình: "Độc giả thứ 7".
Loạt tác phẩm trinh thám tâm lý tội phạm nổi tiếng của anh như Độc giả thứ bảy, đề thi đẫm máu, cuồng vọng phi nhân tính, sông ngầm, ánh sáng thành phố với nhân vật truyền kỳ Phương Mộc, đều là những cuốn sách trinh thám “best seller”. Theo Lôi Mễ, bất cứ một vụ án hình sự nào xảy ra cũng không phải là một cá thể tồn tại độc lập mà phía sau nó là cả những câu chuyện muôn màu muôn vẻ.
Ngoài cuốn "Độc giả thứ 7" ra, Lôi Mễ còn một số tác phẩm vô cùng nổi tiếng như:
Đề thi đẫm máu
Cuồng vọng phi nhân tính
Sông ngầm
Ánh sáng thành phố
8. Stefan Wolf
Ông là tác giả của tác phẩm vô cùng nổi tiếng: "Tứ quái TKKG". Tên thật của Stefan Wolf là Rolf Kalmuczak. Ông đến từ Đức, sinh năm 1938 và mất năm 2007. Ngoài viết tiểu thuyết, ông còn là biên tập viên của các nhật báo hàng ngày ở Đức.
"Tứ quái TKKG" là bộ truyện trinh thám, nhân vật chính của bộ truyện là bốn thiếu niên bao gồm Peter Carsten (biệt danh là Tarzan), Karl Vierstein (biệt danh Máy tính), Willi Sauerlich (biệt danh Tròn vo) và Gaby Glockner (biệt danh công chúa). Truyện được ra mắt tại Việt Nam năm 2010. Ngoài ra, "Tứ quái TKKG" còn được xuất bản thành phim tại Đức.
Một số tập hay nhất trong bộ truyện "Tứ quái TKKG" của Stefan Wolf:
Thủ phạm tàng hình
Ngôi mộ trống trên đồng hoang
Bí mật ngôi biệt thự cổ
Bầy thú trong lâu đài
Băng làm bạc giả ở phố Chuột
9. Georges Simenon
Georges Joseph Christian Simenon (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1903, mất ngày 4 tháng 9 năm 1989) là tiểu thuyết gia Pháp ngữ người Bỉ. Ông nổi tiếng là một tiểu thuyết gia trinh thám thành công, đặc biệt với serie về thanh tra Jules Maigret. Sự nghiệp đồ sộ của ông bao gồm 183 tiểu thuyết, 158 truyện ngắn, nhiều hồi ký cùng các bài viết và tác phẩm khác, bên cạnh 172 tiểu thuyết, hàng chục truyện ngắn và cổ tích mà ông ký tên với 27 bút danh khác. Ông chính là nhà văn Bỉ được đọc nhiều nhất trên thế giới, với hơn 550 triệu bản in được thống kê.
Theo thống kê Index Translationum của UNESCO năm 1963, Georges Simenon là nhà văn bán chạy thứ 13 của mọi thời đại, là nhà văn Pháp ngữ bán chạy thứ 3 mọi thời đại chỉ sau Jules Verne và Alexandre Dumas, và là nhà văn Bỉ được chuyển ngữ nhiều nhất lịch sử (hơn 3.500 bản dịch trong 47 ngôn ngữ khác).
André Gide, André Thérive và Robert Brasillach là 3 nhà phê bình đầu tiên công nhận tài năng của Simenon. Ấn tượng bởi khả năng sáng tác của Simenon ngay từ những tác phẩm trinh thám đầu tiên, Gide đã chủ động trò chuyện và trao đổi qua thư từ vào năm 1941 về kỹ năng sáng tác và viết: "Simenon là một tiểu thuyết gia thiên tài, và là tiểu thuyết gia xác tin nhất của nền văn học ngày nay."
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông:
Người đánh xe ba gác nhà trời
Người thuê nhà
Bến cảng sương mù
Maigret
Con gấu nhung
10. Patricia Highsmith
Bà là một nhà văn nổi tiếng người Mỹ thế kỷ 20. Bà sinh năm 1921, thọ 95 tuổi. Rất nhiều tiểu thuyết của bà đã được chuyển thể thành phim.
Năm 1950, một nữ tác giả trẻ tuổi, cho tới lúc đó còn chưa có tiếng tăm, đã tạo cú sốc cho giới độc giả qua câu chuyện về kế hoạch một vụ giết người hết sức khéo léo. Patricia Highsmith (1921 – 1995) đã tạo nên một thể loại mới trong văn học trinh thám với tác phẩm Strangers on a Train (Người lạ trên tàu): psychological thriller (ly kỳ tâm lý).
Là một nhà văn nổi tiếng với những quyển tiểu thuyết theo kiểu ly kỳ tâm lý (psycho-thriller), trọng tâm các tác phẩm của bà không phải là việc điều tra hay suy luận để bắt giữ tội phạm mà là câu hỏi động cơ nào, hoàn cảnh nào đã đẩy một con người bình thường đi đến chỗ phạm tội. Không phải lúc nào cũng có một vụ giết người trong các tác phẩm của Patricia. Điều bà quan tâm là cuộc sống nội tại với những suy nghĩ của các nhân vật chứ không phải khía cạnh đạo đức, pháp luật hay sự công bằng. “Tôi cảm thấy niềm đam mê được bày tỏ công khai về sự công bằng thật hết sức chán ngắt và giả tạo, vì cả cuộc sống lẫn thiên nhiên đều không quan tâm đến việc có sự công bằng hay không”, Highsmith có lần nói.
Một số tác phẩm nổi tiếng của bà:
Kẻ lạ trên chuyến tàu (Strangers on a Train)
Đánh đổi và trả giá (The Price of Salt)
Kẻ ngớ ngẩn (The Blunderer)
The Talented Mr. Ripley
Deep Water
This Sweet Sickness
Nếu bạn là một tín đồ trung thành với truyện trinh thám, chắc chắn các bạn không thể nào bỏ qua được các tác phẩm của các nhà văn, tiểu thuyết gia nổi tiếng trên đây đúng không? Hoặc nếu các bạn đang muốn tìm đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám, thì các tác phẩm của các nhà văn kể trên chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Các tín đồ truyện trinh thám, các bạn đã đọc được hết các tác phẩm của các nhà văn kể trên chưa nào? Nếu chưa thì đó quả là một thiếu sót rất lớn đấy!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
REVIEW SÁCH “JANE EYRE”
BY THÁI VĂN DẠNG 23/03/2020 - conhocgioi
Từ cuốn tiểu thuyết “Pride and Prejudice” (Kiêu hãnh và định kiến) nổi tiếng của nhà văn Anh Jane Austen và tác phẩm “Jane Eyre” của nhà văn nữ Charlotte Brontë, bài học đáng giá được nêu ra là: Đừng sợ hãi vì bạn không tìm ra được ngay câu trả lời. Kinh nghiệm sẽ là bài học quý giá dành cho bạn và bạn có thể tự mình tìm được hạnh phúc. Đừng dựa dẫm vào bất kỳ điều gì để tìm kiếm hạnh phúc hay một cuộc sống tốt đẹp, hãy lắng nghe lời trái tim mách bảo và tìm kiếm hạnh phúc cho mình.
Mục lục
1. JANE EYRE – LỜI MỞ ĐẦU
2. MỘT TUỔI THƠ BẤT HẠNH
3. TÌNH YÊU TRONG SÁNG LÀ SỰ ĐỒNG ĐIỆU GIỮA HAI TÂM HỒN
4. TÔI TỰ DO, DO TỰ MÌNH
5. LỜI KẾT
1. JANE EYRE – LỜI MỞ ĐẦU
Tôi tìm thấy cuốn sách Jane Eyre trong một lần tình cờ vào thư viện để tìm các sách văn học châu Âu ở các thế kỉ trước. Thoạt đầu, tôi cứ mường tượng đây là một cuốn sách đơn thuần kể về tiểu sử của một cô Jane Eyre nào đấy, nhưng hiển nhiên, nếu chỉ kể đơn giản theo cách ấy thì cuốn sách đã không thể nào có giá trị vượt thời gian như vậy. Cuốn sách Jane Eyre là một bản tình ca ca ngợi một tình yêu trong sáng và thái độ của tác giả Charlotte Bronte đối với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong thời kì này.
2. MỘT TUỔI THƠ BẤT HẠNH
Một đứa trẻ tội nghiệp ngay từ khi mới chào đời đã chưa thể nhớ nỗi khuôn mặt của bố mẹ, may thay được ông Reed, một người cậu tốt bụng giàu có của cô nhận nuôi. Nhưng số phận của Jane không muốn để cô có được một tuổi thơ hạnh phúc, cậu cô mất, sống cùng mợ và những đứa con hư đốn của mụ quả là nỗi ám ảnh mỗi khi viết về tuổi thơ của mình. Dù có cố gắng tỏ ra là một đứa con ngoan nhưng cô lại luôn bị gán là một đứa hư hỏng, dối trá và luôn muốn trả thù bà Reed. Thậm chí đến khi trút hơi thở cuối cùng bà cũng không thôi bỏ cái định kiến tiêu cực về đứa cháu ruột của mình.
Coi Jane không bằng một con chó (thật tình tôi cũng chưa từng thấy ai đối xử ngược đãi với cháu mình như vậy chỉ vì người chồng quá thương người chị ruột đã mất), bà không muốn nhìn thấy cô xuất hiện trong nhà để đem đến những điều xui xẻo nữa nên đã gửi cô đến một trường từ thiện Lowood. Thân là một trường từ thiện cho những đứa trẻ mồ côi nhưng nó không khác gì một trại giam do người đứng đầu, thành lập trường – Brocklehurst là một kẻ tham lam và keo kiệt. Cuộc sống ở đây lại khắc nghiệt không kém gì khi ở Gateshead: ăn uống thiếu thốn, bị đánh đập, dịch bệnh hoành hành,… Nhưng đổi lại, ngôi trường chính là nơi cô học được nhiều kiến thức về các lĩnh vực như lịch sử, văn học, địa lí… và từ đấy có thể tự bươn chải, kiếm sống, mở ra một cuộc đời mới.
3. TÌNH YÊU TRONG SÁNG LÀ SỰ ĐỒNG ĐIỆU GIỮA HAI TÂM HỒN
Sau khi rời Lowood đến Thornfield làm gia sư qua sự tình cờ, có thể nói đây là thời khắc làm thay đổi cuộc đời Jane, cô không còn phải sống dưới sự hành hạ của bất cứ ai, cô được tự do. Và từ đây, cô đã gặp được mối tình đầu và cũng là mối tình duy nhất của cuộc đời mình, ông Rochester. Ông Rochester, một người đã trải đời rất nhiều, tuổi cũng đã ở bên kia sườn núi, nhưng ông vẫn luôn đi tìm một thứ tình yêu chân thành, một trái tim nồng nhiệt, đầy khát khao như Jane và vì không tìm được nên ông luôn cảm thấy chán nản bỏ nhà để đi đây đi đó để quên đi quá khứ tăm tối với người vợ bị điên, một cuộc hôn nhân do cha sắp đặt của mình.
Mặc dù, được viết từ hai thế kỷ trước, nhưng thông điệp tình yêu mà nữ nhà văn Charlotte Bronte muốn truyền tải dường như vẫn còn mới nguyên và thực tế với xã hội hiện đại ngày nay: Ngay cả khi trong tay bạn không có lấy một xu nào, ngoại hình cũng không có điểm nào ưa nhìn nhưng với một trái tim chân thành và trong sáng, bạn hoàn toàn có thể yêu và được một người thuộc tầng lớp thượng lưu yêu. Hay dù có mù lòa, tật nguyền, nhưng một tình yêu chân thành sẽ xóa bỏ đi những khuyết điểm đó. Ông Rochester lúc năn nỉ Jane ở lại với mình đã nói: “Tôi chỉ cần trái tim của em, hãy trao nó cho tôi đi, Jane”, một người đàn ông với địa vị và gia thế như vậy có thể cưới bất kỳ cô gái quý tộc nào nhưng ông chỉ khao khát có mỗi Jane, thậm chí ông như trở thành một đứa trẻ hay nũng nịu và cũng độc đoán.
Vậy nên trong cuộc sống ngày nay, chỉ có 5% những người đến với nhau vì yêu cái vẻ đẹp tâm hồn của người khác, 95% còn lại dù ít hay nhiều yêu nhau vì có lí do. Tôi rất thích một câu nói của Decao – một nhân vật của công chúng được rất nhiều bạn trẻ hiện nay theo dõi, khi được hỏi về lí do anh yêu Châu Bùi, anh trả lời: “Nếu tìm được lí do tôi đã không yêu Châu”.
Ngày nay, có hiện tượng yêu đương qua mạng, thậm chí chẳng cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu tính cách, sở thích của người kia, chỉ cần nhìn qua những bức hình “lung linh” được đăng tải trên MXH và qua vài câu nói bông đùa, thế là hẹn hò, yêu đương. Thật ra cũng dễ hiểu tại sao ngày càng có nhiều cặp đôi cưới chưa được bao lâu đã li dị, chia tay nhau, hay trên các trang báo ngày nay cũng đăng khá nhiều những tin như đánh ghen, trả thù… bằng những biện pháp rất dã man. Tôi tự hỏi, vậy lúc đầu người ta yêu nhau vì cái gì?
4. TÔI TỰ DO, DO TỰ MÌNH
Những người phụ nữ Anh thời phong kiến đều có chung đặc điểm là phải xinh đẹp, giàu có thì mới mong có được một tấm chồng giàu có, lại còn “môn đăng hộ đối”, con gái thường sống theo chồng, hầu hạ người chồng, đọc các tác phẩm của Jane Austen bà cũng đề cập rất nhiều về việc này. Nhưng Jane Eyre lại hoàn toàn sống ngược lại với những cô gái thời ấy, mọi việc từ nhỏ đến lớn trong cuộc đời mình cô tự quyết định, cô không để ai có thể tự ý xen vào cuộc đời mình. Ngay cả trong lúc yêu ông Rochester, Jane vẫn tự chủ, không để mình bị cuốn theo những sở thích, tính cách độc đoán của ông. Cô là một người có cá tính mạnh mẽ, một cánh chim tự do trên bầu trời không để ai có thể bắt được, bởi cuộc đời và số phận mình là do mình làm chủ, MUỐN TỰ DO PHẢI DO TỰ MÌNH.
Jane biết mình không xinh đẹp, không thuộc kiểu người được những con người trong giới quý tộc yêu mến, nhưng cô vẫn luôn sống đúng với chính mình. Jane thuộc kiểu người của xã hội hiện đại, đơn giản, khao khát tự do, coi trọng vẻ đẹp bên trong hơn nhan sắc bề ngoài, không giống như các quý cô ăn diện lộng lẫy với cái đầu rỗng tuếch trong xã hội bấy giờ. Vậy nên, Jane nổi bật lên trong mắt ông Rochester, là người duy nhất khiến ông muốn có được, là người mà ông đã dành nửa cuộc đời để kiếm tìm.
Charlotte Bronte là người đi trước thời đại, cũng như Jane Austen hay một số nhà văn trong thời đại này, bà đưa ra những phê phán về định kiến dành cho phái nữ, thế giới quan của họ quá hẹp, họ luôn phải phụ thuộc vào ý kiến của người khác: bố, mẹ (bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy) hay từ những ông chồng, ngoài ra còn chịu sức ép về sắc đẹp và gia thế, những thứ mà bản thân chúng ta không thể tự mình quyết định hay lựa chọn từ khi sinh ra.
5. LỜI KẾT
“Jane Eyre” không phải là cuốn sách viết về tiểu sử, càng không phải là cuốn sách chỉ viết về một cuộc tình lãng mạn. “Jane Eyre” là cuốn sách mang đến những thông điệp rất nhân văn. Cảm động từ nghị lực vượt lên số phận tới cảnh cuối của truyện về một cái kết thật đẹp: Jane Eyre vẫn quay về với ông Rochester, cô đi theo con tim mình, không tự lừa dối bản thân để về làm vợ một người mình hoàn toàn không có tình cảm – St. John. Với việc Jane tha thứ và để cô quay về bên ông Rochester là điều hoàn toàn hợp lí vì ông đã trả giá bằng hai đôi mắt, vậy không có lí do gì để không thể hưởng hạnh phúc lần nữa.
Nếu bạn đang phải sống trong một hoàn cảnh khó khăn, nếu bạn đang tìm một động lực để vươn lên, hay bạn đang muốn tưới mát tâm hồn mình bằng một câu chuyện tình yêu chân thực mà giản dị thì “Jane Eyre” của Charlotte Bronte là cuốn sách không thể thiếu trong mục “Want-to-read” hay trong kệ sách nhà bạn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 5 of 50 • 1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 27 ... 50
Page 5 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum