Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 9 of 50 Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 29 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Sep 18, 2022 3:23 am


Nhà Thờ Đức Bà Paris - Vẻ đẹp cao thượng tột cùng ẩn sâu lớp vỏ xấu xí

Sachhay24h

Nhà thờ Đức bà Paris được viết bởi văn hào Victor Hugo, là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của thế giới. Lấy bối cảnh là nhà thờ Đức bà tráng lệ và vĩ đại, tác giả đã đưa ta về với một Paris thời kì tăm tối và bị chi phối bởi thần học. Những câu chuyện về những con người vùng vẫy trong nhà thờ được miêu tả với ngòi bút sắc bén, câu chuyện về nàng vũ nữ Esméralda xinh đẹp, thằng gù Quasimodo, vị đại úy và vị phó giám mục.

Paris thời kì đen tối – khi cái ác không thể định vị chỉ bằng mắt thường
Victor Hugo tựa như nhà quay phim tài ba, từng thước phim của ông đều không bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất. Một Paris thời kì bị chi phối bởi thần học, cái ác và cái thiện lẫn lộn bất phân. Những biểu tượng tượng trưng cho cái thiện, cái đẹp có sự tráo đổi, ẩn sâu trong cái hào hoa phong nhã là những tâm hồn của quỷ dữ, tràn đầy nhục dục. Một Paris tăm tối với những kẻ lang thang, cướp bóc tồn tại ngay trong lãnh địa của Chúa.

Đại diện cho cái xấu cái ác tiềm ẩn trước hết là phó giám mục Claude Frollo. Dáng dấp của một kẻ tu hành đạo mạo được mọi người tung hô là hình hài của một quỷ dữ. Phó giám mục gần như là một con quỷ trong nhà thờ với những quyền lực hắc ám và sự sùng kính ghê người. Ông ta là hiện thân của chủ nghĩa cực đoan mang trong mình trái tim lạnh buốt. Vốn dĩ là đứa con của Chúa song lại đi ngược lại với bổn phận của mình, nhẫn tâm giết người và hành hạ những người khác.

Kế đến là viên đại úy Phoebus nhưng anh chàng này chỉ là một kẻ trăng hoa lừa dối. Một lần nữa tác giả khẳng định sự tráo ngôi ở những nhân vật vốn dĩ là đại diện của cái đẹp, nay lại nằm trong vùng của cái ác. Anh chàng đại úy hào hoa phong độ vốn chỉ là vỏ bọc, hắn chẳng bao giờ quan tâm đến tình yêu của nàng vũ nữ xinh đẹp.

Và cuối cùng, cái xấu của chàng gù nhà thờ Đức bà Paris. Được miêu tả với ngoại hình của một quỷ dữ, không một ai dám đến gần, là đứa con rơi của tạo hóa khi hắn không có cho mình bất cứ điểm gì đẹp đẽ. Song Quasimodo lại là kẻ đáng được coi là con người nhất trong tác phẩm. Vẻ đẹp của tâm hồn tựa hạt ngọc trong ngần ẩn sâu trong vỏ bọc xù xì xấu xí.

Văn hào đã thể hiện rất rõ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật. Tác phẩm liên tục đi lại giữa hai miền sáng – tối. Thế nào là tốt, xấu, là tình yêu thật sự phải đi tới những trang cuối cùng mới trả lời được câu hỏi đó.

Những gam màu khác nhau của tình yêu
Bi kịch và tình yêu vùng vẫy trong Paris ngọt ngào và lãng mạn. Song tình yêu mà văn hào miêu tả không chỉ một màu như thế. Ba tình yêu xoay quanh nàng Esméralda xinh đẹp theo cấp độ tăng dần.

Tình yêu đầu với chàng đại úy, nàng vũ nữ si mê và sẵn sàng từ bỏ tất cả vì nó, song đó lại chỉ là tình yêu qua đường, hời hợt và nông cạn nhất.

Tình yêu của phó giám mục dành cho Esméralda là tình yêu giữa bóng tối và ánh sáng. Một bên quá đỗi đẹp và thuần khiết, một bên lại quá đỗi cực đoan, đến mức trở nên sai trái và khiến người ta ghê tởm.

Tình yêu của thằng gù, được định nghĩa bằng sự hi sinh, thứ tình yêu đẹp nhất cao thượng nhất. Tiếc thay cô gái chỉ nhận ra điều đó khi sự sống đã đi đến hồi kết.

Tác phẩm đặt ra câu hỏi thế nào là tình yêu thật sự. Ba tình yêu vùng vẫy trong sự tuyệt vọng, rốt cuộc chỉ một trong số đó mới tìm ra được thánh ca thật sự của mình. Những con người tự nhân xưng vì tình yêu nói cho cùng cũng chỉ là vị bản thân mình chỉ khao khát muốn chiếm hữu trọn vẹn mà quên đi sự đồng cảm cần có giữa hai người. Cái ác nuốt trọn cái thiện, bởi vậy mà nhà văn đã không để cái kết có hậu khi khép lại tác phẩm, như một hồi chuông cảnh báo về sự tinh vi của cái ác, ngấm ngầm và xảo quyệt trong vỏ bọc đẹp đẽ; đồng thời tiếc thương cho những vẻ đẹp thật sự bị lãng quên.

Tiếng thét gào trong tâm khảm của một kẻ muốn chối bỏ hình hài của quỷ dữ
Hình tượng thằng gù ở nhà thờ Đức bà Paris là một trong những hình tượng kinh điển của văn học thế giới. Tượng trưng cho giới hạn cao nhất của cái đẹp và vĩ đại sâu thẳm của tình yêu, khiến người ta phải thốt lên, tình yêu của một con người tại sao lại có thể cao thượng như vậy. Quasimodo yêu theo cách riêng của cậu, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ cảm thương, và lặng lẽ hi sinh. Một tình yêu thầm lặng đến mức độ chỉ tới những trang cuối cùng độc giả mới phát hiện ra sự cao quý và thiêng liêng của nó. Esméralda đã bỏ qua một tình yêu như thế.

Hình ảnh của một tên gù chiến đấu với phó giám mục và đẩy hắn xuống dưới nhà thờ như cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối mà phần thắng đã thuộc về ánh sáng. Dấu chấm hết cho một thế lực đen tối cực đoan, và sự vùng dậy của một tâm hồn khát khao được làm người. Cho đến cuối cùng Quasimodo đã đấu tranh được cho tình yêu đẫm nước mắt của mình. Một tấn bi kịch được định sẵn, song, tại nhà thờ còn tồn tại một sức mạnh lớn hơn tồn tại trong một nhân vật tưởng chừng chỉ là vai phụ.

Tác phẩm kết thúc với hình ảnh của hai bộ xương ôm chặt lấy nhau qua thời gian bão tố, tấn bi kịch giữa thành phố hoa lệ đã kết thúc, những con người đã tìm thấy điểm tựa cuối cùng của mình, ngọt ngào và bình yên. Câu chuyện giữa người đẹp và quái vật đã khép lại nơi Paris một thời đen tối, nay bỗng rực sáng bởi tình yêu của hai nhân vật.

Nhà thờ Đức bà Paris xứng đáng là một tác phẩm văn học kinh điển, không tô hồng tình yêu, các tình tiết đều rất nhân văn để làm nổi bật nên tình yêu đích thực.

Thảo Nguyên

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Sep 18, 2022 3:26 am

review sách

Nhà thờ Đức Bà Paris – Khi chân thành vượt qua những khiếm khuyết

Nhà thờ Đức Bà Paris ra đời không đơn thuần là đánh dấu cho một tình yêu cao thượng vượt lên mọi sự ganh đua, ghen ghét, không đơn thuần là sự đấu tranh vì lý tưởng cao đẹp chống lại cái ác, mà dường như ẩn đằng sau những ngôn từ hoa mỹ ấy là những trăn trở rất đời. Có lẽ, hiếm khi người ta lại nhìn nhận văn chương như một liều thuốc đắng, vì hơn hết, tận cùng của những tuyệt vọng luôn ánh lên những tia sáng cứu rỗi tâm hồn, dù le lói nhỏ nhoi. Nhưng nay, đứng trước một kiệt tác, phải chăng ta nên thử suy xét một lần, rằng không phải cuộc đời lúc nào cũng thật hồng, và dường như, ngay cả khi ta dành tặng cho cuộc đời một ánh nhìn trìu mến, song lại trớ trêu chịu cảnh bị dày vò, xa lánh. Mượn hình ảnh một kẻ si tình chân thành, một con người với trái tim ấm áp một thằng gù lần đầu có được và biết được thế nào là được yêu thương.

Trái tim chân thành không phải lúc náo cũng vẹn nguyên và rực rỡ
Mặc dù được tách thành từng chương, từng quyển riêng nhưng Nhà thờ Đức Bà Paris vẫn có sự kết nối theo một mạch nhất định, đó là đại diện cho quá trình chuyển biến tâm lý, bối cảnh, và những sự việc nhằm tạo nên một đặc sắc về sâu. Mượn hình thành Nhà thờ uy nghiêm lộng lẫy, lại ẩn hiện đâu đấy những con người nhiều đáng thương, ngước nhìn lên gần nơi cao nhất của Nhà thờ, mấy ai biết được đó là nơi trưởng thành của một đứa trẻ nhiều bất hạnh, khi sinh ra bị vứt bỏ, đến lưng chừng tuổi trẻ lại chẳng thể làm được “người” hợp lẽ, và đến cuối cùng là hóa thành bụi vàng mà bay vào không trung.

Victor Hugo có thể đã kể với đời câu chuyện của một thằng gù đem lòng si mê một cô vũ nữ, cũng có thể là đang gợi tả về một vị cha sứ đạo mạo, song lại ẩn tang là một bản tính thâm sâu, độc ác, mang trong tâm một dục vọng của kẻ phàm trân. Lúc bấy giờ, ta có thể tự cho mình cái quyền phán xét rằng chính cô gái kia là nguyên nhân làm cho mọi sự trở nên rối bời, cũng chính cô ấy là gián tiếp khiến một niềm tự hào của nước Pháp nguy nga chìm trong biển lửa, … Vâng có lẽ là như thế.

Tuy vậy, từ trong ánh lửa rực đỏ, nóng hổi, ta nhìn thấy một bóng lưng gù, một linh hồn bị cuộc đời xa lánh đang cứu lấy tia hi vọng duy nhất của cuộc đời mình. Với thằng gù – đó chính là niềm hạnh phúc, là tình yêu thương vượt lên cả tình cảm nam nữ mà con người đáng thương ấy có được trong đời. Có lẽ, với cha sứ, thằng gù chỉ là một đứa trẻ mồ côi, xấu xí, chỉ là một tên kéo chuông, “chui rúc” trong bóng đêm tịt mịt, với người dân xung quanh, thằng gù như một “ông kẹ” mà trẻ con gặp thôi cũng có thể phát khóc dù anh ta chẳng làm gì, …

Nhưng nếu được hỏi rằng vị thế của những con người vô cảm kia là ai trong sự sống của mình, anh ta sẽ chẳng ngần ngại mà bảo rằng, đó chính là “cha” – người đã nuôi tôi khôn lớn, là những người bạn thân thiện và tốt bụng, chắc chắn là như thế. Lúc này, hình như có điều gì đó đang nhói lên, đó như một nỗi niềm khó tả, giống như khi ta dành cả tâm can đối đãi, mặc dù nhận lại toàn là những bủa vây dè bỉu, nhưng ta vẫn vui, vì ít nhất vẫn còn có ai đó, quan tâm đến mình dù là nhỏ bé….

Ngoại hình không phải là tất cả, nhưng chính bởi vì “trông mặt” mà khiến con người “bắt hình dong”
Một tình yêu thiêng liêng cao cả được tôi luyện từ lửa đỏ, sự thiêu đốt cái ác từ những trái tim bất tử vì lẽ thiện, song suy cho cùng, sau tất cả, điều mà con người xấu xí và đáng thương ấy có được, chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng dành cho người mình tin yêu trên ngọn tháp, là cái ôm khi chạm khẽ sẽ hóa bụi vàng – một minh chứng cho thứ tình cảm cao quý thoát tục. Lần giở những trang đầu tiên của kiệt tác, liệu ta có để ý thấy không ý ảm đảm bao trùm khi nói về một thằng gu như ngọn đèn leo lét trong Nhà thờ, có thể đó là những giây phút ngắn ngủi người ta mới lần đầu “thấy rõ” được sự khốn khổ mà mấy mươi năm con người ấy phải chịu.

Giai đoạn gặp và dành niềm cảm mến cho Esmeralda, trái tim chai sạn của Quasimodo dường như nở rộ, dù là nhen nhóm nhưng ắt hẳn đã khiến cho đời sống của một thằng gù ầm dần trở lên. Nhưng rồi có lẽ, ngay từ giây phút bắt đầu, cuộc đời con người đó cũng như được đoán trước. Trước khi cứu lấy niềm hi vọng cuối cùng của mình, anh chàng ấy chắc đã mang trong lòng một lời ngỏ hẹn, chắc mẫn đôi ba lần ngẫm nghĩ về chính mình. Nhưng làm sao đây khi nàng vũ nữ xinh đẹp ấy lại đem lòng cảm mến một người khác – mà ở bên chàng trai đó, nàng bỗng hóa hạnh phúc lạ thường.

Dù là người bảo vệ Esmeralda, dù là người chặn đứng những ác niệm của Phó giám mục độc ác, nhưng phải nói rằng, trên cả tình cảm, hay chân lý, thằng gù ấy cũng bị tụt về một bước. Sẽ chẳng có câu chuyện cổ tích nào được viết lên ở đây, khi bản thân con người ta mang lấy những hình hài bị cho là kỳ dị. Có lẽ, Victor Hugo chỉ đơn thuần viết về một lối sống sa đọa, ẩn bởi những toan tính trong xã hội bấy giờ song khi nhìn thấy dáng hình Quasimodo hiện dần qua từng trang sách, bất giác thấy ngột ngạt, bất giác cảm thấy một nỗi buồn mênh mông. Sau cùng, mà Victor Hugo ghi nhận, chính là ngay cả khi con người sinh ra với một hình hài dị dạng, người ta cũng không bao giờ đánh mất niềm tin vào cuộc sống, vẫn tin yêu, vẫn hi vọng và luôn bảo vệ trái tim thánh thiện của mình trước ngọn lửa hung tàn của ác tâm.

Lời kết cho tác phẩm cũng giống như những hạt bụi vàng tung bay hòa vào không khí, ta chỉ có thể cảm nhận, có thể nhìn, nhưng chẳng thể bắt lấy. Điều ấy cũng đồng nghĩa với những điều tốt đẹp ta gieo trồng trong cuộc sống, miễn ta còn trân trọng, vẫn còn khát khao được nắm giữ, với tất cả sự chân thành, rồi mỗi con người trong xã hội nay, sẽ tìm được điều mình xem là mơ ước. Mong mỗi độc giả rồi sẽ tìm được những tâm hồn đồng điệu, những mẫu truyện thân thương gần gũi với chính mình.

Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức

Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Sep 18, 2022 3:35 am

Khi tình yêu và bi kịch vùng vẫy trong Nhà thờ Đức Bà vĩ đại

Zingnews

Victor Hugo muốn viết một tiểu thuyết về vẻ tráng lệ, cổ kính của Nhà thờ Đức Bà Paris, và tuyệt tác của ông đã dựng nên một biểu tượng bất hủ trong văn chương.Nhà văn Uông TriềuThứ ba, 16/4/2019 15:38 (GMT+7)A A
Tác phẩm đầu tiên tôi đọc của Victor Hugo chính là Nhà thờ Đức bà Paris qua bản dịch của Nhị Ca. Tên nguyên gốc của tác phẩm là Notre-Dame de Paris. Khỏi phải nói cái ấn tượng của tôi khi đọc tác phẩm nổi tiếng nhất của một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nước Pháp. Choáng ngợp về hình ảnh, choáng ngợp về sự khổ hạnh, cái ác, sự kìm nén và đặc biệt là về tình yêu.

Những tiểu thuyết của Victor Hugo luôn tạo cho người ta một ấn tượng kỳ vĩ. Mở màn cuốn tiểu thuyết là sự miêu tả một lễ hội kỳ lạ của những người điên và xuất hiện nàng Esméralda xinh đẹp có nguồn gốc ở một xứ phương Đông. Nàng xuất hiện và kéo theo tình yêu của ba người đàn ông và đó đều là những mối tình chết người.

TÌNH YÊU SI MÊ, TÌNH YÊU CỦA BÓNG TỐI VÀ TÌNH YÊU THÁNH THIỆN

Esméralda yêu say mê một sĩ quan kị binh, đại úy Phoebus nhưng anh chàng này chỉ là một kẻ trăng hoa lừa dối. Tình yêu đầu tiên của nàng chỉ là một bước khởi đầu cho hai nấc thang tiếp theo và ngày càng tăng dần. Người thứ hai yêu nàng mà mức độ khủng khiếp gia tăng rõ rệt: phó giám mục Nhà thờ Đức Bà Paris, Claude Frollo, người mà sự tu luyện khổ hạnh của ông ta đã đến mức siêu phàm.

Tình yêu của phó giám mục Claude Frollo với Esméralda là tình yêu của bóng tối với ánh sáng. Của cái ác nghiến ngấu sự thánh thiện. Phó giám mục gần như là một con quỷ trong nhà thờ với những quyền lực hắc ám và sự sùng kính ghê người. Là một người khổ hạnh gần như tuyệt đối nhưng ông ta không thoát khỏi sự cám dỗ của Esméralda. Càng tu luyện, giam cầm thì thứ tình yêu bóng tối này càng khủng khiếp và đáng sợ. Ông ta đã phái thằng gù Quasimodo con trai nuôi đến cướp ngục, đưa nàng Esméralda về nhà thờ cho mình.

Bây giờ mới xuất hiện tình yêu thuộc loại vĩ đại nhất dành cho Esméralda. Thằng gù Quasimodo là một con quỷ, con quái vật ở Nhà thờ Đức bà. Không ai dám nhìn nó quá lâu, không ai dám tiếp xúc với nó. Một hình nhân dị dạng, quái gở nhưng có một đức tin và sức khoẻ phi thường. Quasimodo được phó giám mục nhận làm con nuôi và gã hết lòng phò tá người cha của mình.

Nhưng ngay cả gã quái vật này cũng không thoát khỏi sự yêu cuồng si với nàng Esméralda. Quasimodo cướp nàng không thành và bị bắt, Esméralda đã cứu vớt hắn, chăm sóc hắn và chính sự thương yêu của nàng đã khiến hắn nảy sinh một tình yêu tột bậc.

Tên sĩ quan trẻ Phoebus thì yêu nàng bởi nhục dục, phó giám mục yêu nàng vì muốn chiếm đoạt một viên ngọc tinh khiết, còn thằng gù Quasimodo, hắn yêu Esméralda bởi nàng đúng là một con người thực sự, tình yêu của hắn vĩ đại và ở nấc thang cao nhất.

NHÀ THỜ VĨ ĐẠI TRONG TÂM HỒN VÀ TÌNH YÊU CỦA VICTOR HUGO

Toàn bộ khung cảnh của ba mối tình đầy bi kịch này diễn ra xung quanh khung cảnh Nhà thờ Đức bà Paris. Và tôi cứ ngỡ rằng, Victor Hugo phải là một kiến trúc sư đại tài, một nhà quay phim chuyên nghiệp với những cận cảnh cực kì chi tiết.

Những miêu tả của Victor Hugo về nhà thờ vô cùng ấn tượng, tỉ mỉ. Đường lên gác chuông tối om và nguy hiểm, những hình con thú trang trí ở bên ngoài gờ mái như những con quỷ đáng sợ và thằng gù di chuyển trong bóng đêm, leo trèo như một quái nhân duy nhất chiếm lĩnh được mọi ngóc ngách của ngôi nhà thờ hùng vĩ bậc nhất này.

Tnh yêu xuất phát từ cửa sổ nhà thờ, cao trào và bi kịch cũng diễn ra trong ngôi nhà thờ. Phó giám mục ngồi trong căn phòng bí mật của nhà thờ để quan sát và phát hiện ra nàng Esméralda. Thằng gù cướp được Esméralda và đưa nàng trốn trong nhà thờ. Cuộc truy đuổi, tranh giành giữa phó giám mục và đứa con nuôi. Sự truy lùng khủng khiếp đến nghẹt thở.

Phó giám mục yêu cầu nàng Esméralda hiến thân cho mình để đổi lấy cái chết nhưng nàng không chịu. Làm sao nàng có thể yêu nổi một con quỷ khoác áo thầy tu khủng khiếp đến thế. Vì sự ngây thơ của mình, nàng vẫn yêu viên sĩ quan kị binh hết mực và nàng chấp nhận bị trừng phạt, bị xử tử.

Con quái vật đội lốt thầy tu kia vì sự hờn ghen tột bậc đã giết chết kẻ tình địch và đẩy nàng đến cái chết. Hắn không yêu được nàng thì không để cho ai được sở hữu được nàng. Tình yêu bóng tối của hắn đã khiến nàng phải chết, khi biết tin nàng đã lên giá treo cổ, hắn nở một nụ cười ác độc trong căn phòng tối om của mình.

Nhưng còn một người nữa tham dự cuộc chơi này. Thằng gù, hắn sinh ra đã là một kẻ dị dạng khủng khiếp, được người cha nuôi khắc nghiệt nuôi dạy, hắn sống trong nhà thờ như một bóng ma nhưng từ ngày gặp Esméralda hắn đã không còn là bóng ma nữa. Hắn đã trở thành con người và cuồng si với tình yêu của mình. Trong ba người đàn ông yêu Esméralda, tình yêu của hắn vĩ đại, vô tư và hiến dâng nhất.

Thế thì làm sao hắn chịu đựng nổi khi biết kẻ đã giết chết người yêu của mình. Phó giám mục là người nhặt hắn về nuôi như một con chó, tình yêu và sự kính trọng của hắn với cha nuôi giống như một con chó với người chủ của mình. Trung thành và tuyệt đối tôn kính. Nhưng bởi hắn đã không còn là con quỷ nữa từ khi gặp Esméralda, tất cả trái tim, nhiệt huyết và sức lực của hắn đã hiến dâng cho nàng. Bi kịch lớn nhất của cuốn tiểu thuyết xuất hiện.

Cảnh thằng gù vật lộn và đẩy người cha nuôi xuống từ mái nhà thờ là một cảnh vô cùng đặc sắc. Có rất nhiều ý nghĩa chứa trong đó. Đó là sự vùng lên vì tình yêu, đó là sự phản kháng, sự chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, một đêm rùng rợn và bí ẩn bao quanh nhà thờ, là đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người.

Một cửa sổ hoa hồng, với những bức tranh kính tuyệt tác của Nhà thờ Đức Bà Paris.
Phó giám mục chết và thằng gù được giải phóng khỏi thân phận của mình. Giờ đây không ai có thể trói buộc được thân thể và tinh thần của hắn nữa. Hắn tìm đến tình yêu vĩnh cửu của mình với nàng Esméralda. Hắn chui vào hầm mộ và chết cùng nàng. Khi người ta khai quật mộ, thậm chí bộ xương của hắn còn bám chặt vào người mình yêu không chịu rời!

Nhà thờ Đức bà Paris là một tấn bi kịch lớn về tình yêu. Trải qua hàng trăm năm luôn tồn tại hai nhà thờ trong tâm thức rất nhiều người, không chỉ người Paris hay trong lòng nước Pháp. Một nhà thờ hiển hiện giữa lòng Paris bằng gỗ, bằng đá và một nhà thờ vĩ đại khác bởi tâm hồn và tình yêu trong tác phẩm của Victor Hugo.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Sep 18, 2022 3:42 am

Taisachmoi

Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà

Tác giả: Victor Hugo

Về tác giả:
Victor Hugo (26/2/1802 – 22/5/1885) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một nhà chính trị, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

Giới thiệu sách:
Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà – dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Notre Dame de Paris của nhà văn Hugo. Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô Paris. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức Bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ này.Cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố.
Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn lên đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt.  Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại. Tác phẩm được chia làm 11 quyển.

Nhà thờ Đức bà như một nhân chứng lịch sử, tạo ra một cuộc hoán đổi ngoạn mục giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp xã hội khác nhau. Một linh mục cao sang, quyền lực, được mọi con người từ dưới nhà thờ Đức bà nhìn lên, cảm thấy ông ta thật vĩ đại, lớn lao, nhưng tên gù đứng trên đỉnh của ngọn tháp nhà thờ, nhìn xuống dưới thấy người linh mục, ông ta thật nhỏ bé, tầm thường, và cũng là con người trần tục như ai. Là một tên gù bị xã hội cự tuyệt, ngay cả người linh mục nhận nuôi hắn cũng không phải vì lòng tốt mà chỉ là muốn để cái đức lại cho em ông ta, cứ tưởng như hắn cũng chỉ là một viên đá bị lỗi của tạo hóa, vậy mà hắn cũng biết yêu, biết ghen, biết buồn. Và chính tình yêu đã đưa hắn đi đến tận cùng cảm xúc của loài người. Kết thúc của tác phẩm để lại nhiều ám ảnh cho người đọc.

Các đoạn trích hay:
Trước mỗi nhân chứng, mỗi chứng cớ, mỗi lời biện hộ, ta đều ngồi đó, ta có thể đếm từng bước chân em trên con đường đau khổ, ta cũng có mặt ở đó khi con vật hung ác kia…– Ôi ! ta không ngờ lại xảy ra nhục hình! – Em nghe đây. ta đi theo em vào gian phòng tra tấn. Ta trông thấy bàn tay bỉ ổi gã khảo đả lột trần và vầy vọc em.

Ta thấy bàn chân em, bàn chân ta muốn đánh đổi cả một đế quốc để đặt cái hôn duy nhất lên rồi chết luôn, bàn chân ta rất khoan khoái đưọc nó xéo lên đầu, ta thấy bàn chân bị kẹp chặt trong chiếc kẹp chân khủng khiếp, có thể biến chân người sống thành đống bùn đẫm máu. Ôi khốn nạn, Khi nhìn thấy cảnh đó, ta đã dùng dao găm dấu trong áo lót cứa nát ngực ta. Nghe tiếng em thét lên, ta đâm dao lút thịt; nghe tiếng thét thứ hai, dao đã ngập vào tim! Em nhìn xem. Hình như nó vẫn còn rớm máu.Ông cởi áo chùng. Quả nhiên ngực ông như bị vuốt cọp cào nát và bên sườn còn vết thương khá rộng, chưa hàn miệng.
Cô gái tử tù khiếp hãi lùi lại.

– Ôi hỡi cô gái, hãy thương ta! Linh mục nói. Em tưởng em đau khổ, chao ơi , chao ơi! em đâu biết thế nào là đau khổ. Ôi, yêu một người đàn bà! Làm linh mục! Bị thù ghét, yêu người đó với tất cả tấm lòng cuồng nhiệt, sẵn sàng trả giá mỗi nụ cười người yêu bằng máu huyết ruột gan, thanh danh, vận mệnh của mình, bằng bất tử và vĩnh cửu, bằng cuộc đời này và cuộc đời thế giới bên kia, tiếc mình chẳng phải vua chúa, thiên tài, hoàng đế, thiên sứ, thần linh, để đuợc hiến dâng dưới chân người yêu một kẻ nô lệ mang tầm cỡ vĩ đại hơn; ngày đêm ôm ấp nàng bằng mơ mộng và ý tuởng, để rồi thấy nàng yêu mê một bộ nhung phục quân nhân! Còn mình chỉ dâng tặng chiếc áo chùng linh mục bẩn thỉu mà nàng sợ hãi và ghê tởm!

Có mặt ở đó, đầy lòng ghen tuông và căm giận, trong khi nàng ban phát rộng rãi cho tên khốn nạn kiêu căng ngu dại hàng kho báu tình yêu và sắc đẹp (tức Phoebus). Trông thấy tấm thân mà vóc dáng đốt cháy tâm can mình, cặp vú dịu ấm biết bao, da thịt run rẫy và đỏ bừng dưới chùm hôn kẻ khác! Trời ơi! Yêu bàn chân, cánh tay, bờ vai nàng, nghĩ tới làn gân xanh, nước da nâu của nàng, đến mức suốt bao đêm phải quằn quại trên sàn đá lát của trai phòng, rồi thấy mọi vuốt ve từng mơ tưởng dành cho nàng đã kết thúc bằng cực hình tra tấn. cuối cùng chỉ đạt tới bắt nàng nằm trên giuờng da.

Ôi! đó chính là cái kìm thực sự nung đỏ trong lửa địa ngục! Ôi sung sướng thay kẻ bị cưa xác giữa hai tấm ván, kẻ bị bốn ngựa phanh thây! Liệu em có hiểu nổi thế nào là cực hình nó hành hạ ta suốt những đêm dài, làm mạch máu sôi lên, trái tim nứt rạn, cái đầu vỡ tung, hàm răng cắn nát bàn tay, thế nào là kẻ khảo đả ác độc nó không ngừng quay ta, như trên bếp lò đỏ rực, bằng tư tưởng yêu đương, ghen tuông và thất vọng!
Cô em ơi ! hãy thương ta! Hãy để ta tạm yên giây lát! Hãy phủ chút tro tàn lên đống than nóng hồng này! Ta van em, hãy chùi mồ hôi đang đầm đià từng giọt lớn trên trán ta! Em ơi! Hãy hành hạ ta một tay, còn tay kia vuốt ve ta! Cô em ơi! Hãy thương ta, rủ lòng thương ta!

Linh mục lăn lộn trong vũng nước dưới sàn đá lát và đập đầu vào góc cạnh bậc thềm đá. Cô gái nghe ông nói, nhìn ông trân trân . Khi ông đã nín lặng, kiệt lực và hổn hển , cô thầm gọi:

–Ôi Phoebus của em
Linh mục qùy gối lê tới gần cô gái , kêu lên:

–Tôi van em, nếu em có lòng dạ, xin đừng xua đuổi tôi. Ôi ta yêu em . Ta chỉ là một kẻ khốn khổ! Khi em nhắc tới cái tên đó nữa, hỡi cô em khốn kiếp, có khác nào em nhai nát các thớ tim ta! Hãy thương ta! Nếu em từ địa ngục tới, ta sẽ cùng đến đó với em.Ta sẵn sàng làm mọi chuyện. Điạ ngục nơi em ở là thiên đường của ta, ngắm nhìn em còn tươi vui hơn ngắm nhìn Chuá! Ôi nói đi!Em không thích ta ư? Ngày nào mà người đàn bà xua đuổi tình yêu như vậy, ta tin rằng nuí non sẽ lay chuyển. Ôi nếu em bằng lòng! … Ôi đôi ta sẽ sung sướng bao nhiêu! Chúng ta sẽ bỏ trốn,

–ta đưa em đi trốn, – hai ta tới nơi nào đó, hai ta tìm một nơi trên trái đất có ánh nắng , cỏ cây, trời xanh nhiều nhất. Ta sẽ yêu nhau, trộn linh hồn vào nhau, và đôi ta sẽ không nguôi thèm khát nhau, để rồi luôn luôn cùng nhau làm dịu bớt, bằng uống chén tình yêu không bao giờ vơi cạn….

(Quyển 9 – Cơn Sốt!)
Ông tiếp tục chạy trốn, chừng nào quay lại còn trông thấy các dãy tháp vây quanh khu đại học và nhà cửa lác đác khu ngoại ô; rồi cuối cùng, khi một dải đất đã che khuất toàn bộ các đô thành Paris ghê tởm, khi tưởng mình đã ở ngoài xa trăm dặm, trên ruộng đồng, trên sa mạc, ông mới dừng lại và xem ra mới thở được.
Đầu óc ông lúc đó dồn dập bao ý nghĩ khủng khiếp. Ông nhìn thấy rõ tâm hồn mình và bắt đầu run sợ. Ông nhớ tới cô gái khốn khổ đã làm hại mình và bị mình làm hại lại.Ông đưa mắt ngơ ngác dõi theo con đường định mệnh đã buộc hai số phận họ phải đi theo, cho tới chỗ giao nhau, định mệnh liền xô đẩy chúng va nhau đổ vỡ tan tành.

Ông nghĩ tới sự điên rồ của những nguyện cầu vĩnh cữu, sự hư danh của trinh bạch, khoa học, tôn giáo, đạo đức, sự vô ích của Chúa. Ông vui sướng đắm mình trong các tư tưởng đen tối, và lúc đi sâu vào, liền cảm thấy trong lòng bật lên tiếng cười của qủy Satăng.
Càng đào sâu tâm hồn như vậy, lúc nhận thấy Tạo hoá dành sẵn vị trí quá lớn cho dục vọng, ông cười càng chua chát hơn. Ông khuấy đảo từ đáy lòng lên tất cả hằn thù, tất cả tàn ác của mình và nhận thấy, với con mắt lạnh lùng của thày thuốc khám con bệnh, sự hằn thù, sự tàn ác đó chỉ là tình yêu đoạ lạc; tình yêu suối nguồn của mọi đức tính nơi con nguời , sẽ biến thành thứ khủng khiếp trong trái tim tu sĩ, và một người được cấu tạo như ông, khi trở thành linh mục cũng trở thành qủy sứ.

Rồi ông cười lên ghê rợn và đột nhiên mặt tái xanh khi nhận xét khiá cạnh bi thảm nhất của mối ham mê định mệnh, của tình yêu xói lở, mang nọc độc, hằn học, quyết liệt, chỉ dẫn tới đài treo cổ cho người này và địa ngục cho kẻ kia: cô gái bị xử tội còn ông bị đoạ đầy.
Rồi ông lại cười vang khi nghĩ tới Phoebus còn sống; dù sao viên đại úy vẫn sống, có vẻ hoạt bát và hớn hở, mặc bộ nhung phục càng đẹp hơn bao giờ, còn dẫn thêm cô tình nhân mới đến xem treo cổ cô tình nhân cũ. Nụ cười gằn càng tăng thêm khi ông nghĩ trong số người ông muốn cho chềt, chỉ có cô gái Ai cập, con người duy nhất ông không thù ghét lại là người duy nhất không thoát khỏi tay ông.

Từ viên đại úy ông nghĩ sang đám dân chúng và cảm thấy ghen tuông một cách lạ thường. Ông nghĩ cả đám dân chúng nữa đã nhìn rõ người đàn bà ông yêu, gần như trần trụi trong tấm áo lót. Ông vặn vẹo cánh tay khi nghĩ người đàn bà đó mà chỉ riêng ông thấy thấp thoáng nhìn dáng hình trong bống tối cũng đủ tạo cho mình hạnh phúc tuyệt vời, nay bị phơi trần giữa ban ngày, ngay giữa trưa, cho tất cả dân chúng xem, ăm mặc như trong đêm hoan lạc. Ông tức điên lên đến phát khóc trước mọi bí ẩn ái tình đó bị chà đạp, hoen ố, lột trần, hủy hoại mãi mãi.Ông tức điên đến phát khóc khi hình dung bao con mắt bẩn thỉu đã được thoả mãn nhìn qua chiếc áo lót tuột dải; cô gái xinh đẹp, bông hoa trinh tiết, cái cốc trong trắng và khoái cảm mà ông chỉ dám run run ghé môi, thế là biến thành cái bát công cộng, mà đám dân lê hạ tiện nhất Paris , bọn ăn cắp,ăn mày, đầy tớ, kéo đến uống chung niềm khoái lạc trơ trẽn, dơ bẩn và sa đọa.

Khi ông thử quan niệm hạnh phúc mình có thể tìm thấy trên trái đất, nếu cô ta không phải gái bôhêmiêng, còn ông không là linh mục, nếu Phoebus không tồn tại và cô gái không yêu y, khi ông hình dung cuộc đời yên ổn và yêu thương cũng có thể có với mình và giữa lúc này, ở đâu đó trên trái đất, vẫn có những cặp sống sung sướng, mê mải trò chuyện dài lâu duới gốc cam, bên con suối, trước ánh tà dương, dưới đêm sao, và nếu Chúa muốn vậy, ông cũng có thể cùng cô gái thành một cặp được hưởng phước lành, nghĩ vậy trái tim ông liền chìm tan trong yêu thương và tuyệt vọng.
Ôi nàng, chính nàng! Ý tưởng cố định đó luôn trở lại dày vò ông vô cùng, cắn cấu cân não và xé nát ruột gan. Ông không luyến tiếc, không hối hận, tất cả những gì đã làm, ông sẵn sàng làm tiếp; ông thích thấy cô gái trong bàn tay đao phủ hơn trong cánh tay đại úy, nhưng ông đau khổ; ông đau khổ đến mức thỉnh thoảng lại bứt từng nắm tóc xem nó đã bạc chưa..

Review sách:
Nội dung tác phẩm không chỉ xoay quanh việc miêu tả kiến trúc, lịch sử mà còn xoáy sâu vào tình yêu của 3 người đàn ông dành cho một người con gái xinh đẹp – nàng Esméralda. Tuy nhiên nàng lại chỉ đáp lại tình yêu của một người, đó cũng là khởi nguồn của bi kịch.

Tác phẩm này xoay quanh việc thằng gù Quasimodo đánh chuông ở nhà thờ rất bất hạnh  – một kẻ vừa xấu xí vừa bị điếc,  chỉ biết có 4 bức tường của nhà thờ đức bà – đã yêu nàng Esméralda bằng một tình yêu cao đẹp, không vị lợi như tình yêu của một con chiên ngoan đạo dành cho chúa trời. Claude – một phó giám mục già nua – kẻ đã không thể cưỡng lại vẻ đẹp của Esméralda đã yêu nàng bằng một tình yêu nhuốm màu dục vọng và chiếm hữu. Còn Phoebus người Esméralda đem lòng yêu lại là một kẻ lăng nhăng yêu nàng vì vẻ đẹp và tính háo thắng. Cái kết của truyện là một cái kết buồn dành cho tất cả

Đây chính là một tác phẩm hay, thấm đẫm tình cảm . Có thể nói đó là một tác phẩm bất hủ mà ai ai cũng nên đọc, một  tác phẩm mà có sự liên kết chặt chẽ đến đời sống của con người. Nhân loại không thể sống nếu thiếu tình yêu dù cho xã hội cũ nát hay tân tiến đến thế nào đi chăng nữa. Câu chuyện ” Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà” đã ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học nước Pháp nói riêng và văn học thế giới nói chung.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Sep 19, 2022 12:23 am

Trái tim bạc nhược – bức tranh ghép về cuộc đời

Bookbuy

Bạn có một bí mật? Tốt. Lời khuyên dành cho bạn là đừng chia sẻ điều đó với bất kỳ ai, nhất là, cho những người bạn yêu thương nhất. Hãy giữ nó lại cho riêng mình, vì chẳng thể lường trước được hiểm nguy nào có thể xảy ra khi bí mật đó được tiết lộ. Thật ra, đây là lời khuyên của một ông bố dành cho cậu con trai mới lấy vợ. Ông bố là Ranz, và cậu con trai là Juan, hai nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Trái tim bạc nhược của nhà văn Tây Ban Nha Javier Marías.

Nhà văn Javier Marías.
 
Trái tim bạc nhược (Lê Xuân Quỳnh dịch, Bách Việt và NXB Phụ Nữ 2010) mở đầu bằng vụ tự sát trong phòng tắm của một cô gái vừa mới đi hưởng tuần trăng mật trở về – cô gái ấy là vợ thứ hai của Ranz và là bác gái của Juan. Ngay kế đó, thời gian của chuyện kể nhảy hơn bốn mươi năm, đến cuộc đàm thoại giữa hai vị lãnh đạo cấp cao của Tây Ban Nha và Anh – cuộc đàm thoại mà nhờ đó Juan, với tư cách người phiên dịch, quen với Louisa, người sau này trở thành vợ anh. Từ thời điểm đó, thời gian của câu chuyện, qua lời kể của Juan, liên tục xáo trộn, xen kẽ giữa những chuyến đi của Juan. Đến gần cuối sách, Juan mới tìm hiểu được bí mật về cái chết bác gái – và từ đó soi rọi vào đời sống hôn nhân của chính mình.

Với cấu trúc như thế, Trái tim bạc nhược có dáng vẻ của một bức collage – một bức tranh ghép thành từ nhiều bức tranh nhỏ hơn, đính lại với nhau bằng một số chi tiết. Một trong những chi tiết đó là hình ảnh Juan gảy tàn thuốc lên tấm khăn trải giường mà vợ anh đang nằm. Bố Juan, tức Ranz, cũng đã làm tương tự như thế với người vợ đầu tiên của mình mà hậu quả của hành vi đó cực cùng khốc liệt, không chỉ ở thời điểm hành vi đó diễn ra. Một hình ảnh trở đi trở lại khác ở nhiều chỗ khác nhau trong tác phẩm đó là hình ảnh chỗ dựa: “chúng ta chỉ thật sự cảm thấy có chỗ dựa lưng khi có người khác ở phía sau mình”. Những đoạn viết về chiếc gối trong đời sống vợ chồng cũng có tác dụng đính kết tương tự.

Trái tim bạc nhược đầy ắp những quan sát tinh tế đến nỗi ta có cảm giác tác giả chẳng bao giờ bị cuộc sống cuốn trôi, rằng cuộc đời tuy có xôn xao đến thế nào chăng nữa thì tác giả vẫn giữ một sự tỉnh táo, một khoảng cách cần thiết để rút ra những đánh giá, nhận xét lạnh lùng và đau đớn nhất. Ở một chương gần đầu cuốn sách, khi nhắc đến những người đến chật quảng trường lớn để tung hô Franco, nhà độc tài đã có công làm cho Tây Ban Nha trở thành một trong những quốc gia lạc hậu nhất châu Âu, Javier Marías cho nhân vật của mình nhận xét rằng những người ấy thực sự yêu mến Franco. Tại sao? “Bởi vì trước đây, suốt mấy chục năm họ đã bị bắt buộc làm việc đó. Yêu mến cũng là một thói quen mà”. Ở một đoạn khác, Javier Marías bình luận về trí tưởng tượng: “Có trí tưởng tượng sẽ tránh được nhiều tai ương, ai tự tưởng tượng ra cái chết của bản thân thì sẽ ít khi tự sát, ai hình ra cái chết của người khác thì hiếm khi trở thành kẻ giết người...” Quả đúng như thế.

Có thể nói, Trái tim bạc nhược là một tiểu thuyết về những điều bí mật, nhưng cũng có thể nói đây là một tiểu thuyết về đời sống hôn nhân, là một truyện vụ án, là một cuốn sách mang những ẩn ý về chính trị. Trên hết, đây là một tiểu thuyết về cuộc đời. Dĩ nhiên, đây là một mệnh đề mơ hồ, mang tính “ba phải”, vì bất cứ tiểu thuyết nào, nếu thực sự là tiểu thuyết, cũng đều là cuốn sách về cuộc đời. Sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ hời hợt hay sâu sắc, nhàm chán hay giàu tính khám phá...

Trái tim bạc nhược đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải thưởng rất uy tín IMPAC Dublin. Trái tim bạc nhược nói riêng cũng như Javier Marías nói chung xứng đáng được độc giả Việt Nam tìm đọc nhiều hơn.

Lâm Vũ Thao

(Theo SGTT)


Last edited by LDN on Mon Nov 14, 2022 5:27 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Sep 19, 2022 12:30 am

Gánh nặng khi phải sống với “Trái tim bạc nhược”

Hanoimoi

(HNMO)- Lời cảnh báo “Nếu như con đã có một bí mật nào đó, thì đừng bao giờ tiết lộ với ai” luôn là nỗi ám ảnh đối với bất cứ ai. Bởi ai cũng sẽ có một bí mật nào đó trong đời không muốn tiết lộ, mà bản tính con người luôn nghi ngờ, tò mò, dằn vặt khiến cho trái tim trở nên bạc nhược. Và khi bí mật đó được tiết lộ thì rất có thể họ trút được gánh nặng, cũng có thể họ suy sụp… Đó là nội dung cuốn sách “Trái tim bạc nhược” mà nhà văn Javier Marías muốn đề cập đến.

Câu chuyện xung quanh nhân vật - Juan làm nghề thông dịch viên trong các hội nghị cao cấp quốc tế, anh yêu và sau đó cưới Luisa, đồng nghiệp. Ngay từ buổi hôn nhân, Juan đã xuất hiện trong lòng một  mối linh cảm xấu, một mối linh cảm thảm họa. Trong lễ thành hôn, người cha đã đặt tay lên vai Juan và nhẹ  nhàng đặt câu hỏi mà Juan đang băn khoăn bao nhiêu lâu: Và bây giờ thì sẽ ra sao đây?

Lời cảnh báo đó đã thực sự ám ảnh Juan, và anh bắt đầu muốn tìm hiểu nó. Cùng với quá trình tìm hiểu câu chuyện bí mật về cuộc hôn nhân của bố. Anh luôn cảm thấy một linh cảm, dường như chính mình đang tiến gần hơn đến thảm họa trong cuộc hôn nhân của mình. Trong lần đi hưởng tuần trăng mật ở La Habana, Juan và Luisa đã nghe được một cuộc nói chuyện của người đàn ông với người phụ nữ ở phòng kế  bên, họ đang mưu đồ giết hại người vợ của người đàn ông, người vợ đang ở Tây Ban Nha, để được đến với nhau. Câu chuyện này mở ra như một móc nối với các cặp đôi về sau: Berta (một người bạn gái của anh ở New York) và Bill (một kẻ lạ mặt làm quen với Berta qua chương trình quảng cáo), Ranz - bố của Juan - và người vợ đầu tiên, mà Juan luôn tưởng tượng ra.

Tất cả những gì Juan biết về cuộc hôn nhân của bố mình là cuộc tự sát của người bác gái và cái chết của ông ngoại vì bị bệnh tim mà chỉ một số người biết nguyên nhân, ngoài ra không một ai, tất nhiên là cả anh. Mọi chuyện bí mật được hé lộ phần nào khi hai vợ chồng Juan và Luisa ngồi nói chuyện với một vị giáo sư, người bạn của bố Juan. Khiến cho hai vợ chồng cùng quyết định sẽ tìm hiểu ra câu chuyện của bố. Và đặt trách nhiệm đó vào Luisa, như một điều hiển nhiên, không thể khác, bởi cô là người duy nhất có thể gần gũi và nói chuyện một cách vui vẻ, thân mật được với Ranz, bố Juan.

Khi Ranz trở về nhà sau một chuyến công tác, anh trở về mà không báo trước cho vợ. Và anh đã được chứng kiến cuộc nói chuyện đã được chính Luisa sắp xếp cho Juan có thể nghe thấy được. Ngồi ở mép giường trong phòng ngủ, cánh cửa khép hờ nhìn ra phòng khách, Juan đã được nghe toàn bộ câu chuyện của người bố với vợ mình, một câu chuyện kinh hoàng mà anh không bao giờ muốn biết, cuối cùng cũng đã phải biết. Đó là người bố anh đã giết chết người vợ đầu, một người phụ nữ Cuba, vì tình yêu với bác gái của anh, Teresa. Sau khi đã kết hôn với người phụ nữ Cuba, một cuộc hôn nhân không có tình yêu, ông gặp Teresa và hai người yêu nhau, bắt đầu những cuộc hẹn hò bí mật. Vì yêu Terera, và muốn kết thúc sớm cuộc hôn nhân với người phụ nữ Cuba kia, ông đã giết chết vợ, trong một lần khi mà suy nghĩ bệnh hoạn thoáng hiện trong đầu, và ông đã thực hiện luôn ngay lúc đó. Sau đó ông cưới Teresa, nhưng không lâu, trong một lần trên giường ngủ, ông đã tiết lộ bí mật ấy, bí mật về một việc đã âm thầm làm, không một ai biết cho Teresa. Sau khi biết câu chuyện kinh khủng mà chồng mình đã làm, Teresa cảm thấy kinh tởm ông, sợ hãi ông, và vì thời đó, họ không được phép ly hôn, bà đã tìm đến cái chết, bằng một cuộc tự sát trong phòng tắm, bằng chính khẩu súng của cha mình, ngay sau khi đi hưởng tuần trăng mật trở về. Một cái chết trong hoảng loạn, sợ hãi. Sau đó ông lấy người em gái của Teresa: Juana, mẹ của Juan sau này. Và bà đã im lặng, không hỏi đến nguyên nhân cái chết của chị gái mình cho đến hết cuộc đời. Ông bố của bà, sau cái chết của người vợ đầu người Cuba, đến cái chết của cô con gái thứ nhất của mình, Teresa, bây giờ lại đến đứa con gái thứ hai trở thành vợ của Ranz, ông luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, ông lo cho đứa con gái thứ hai của mình, sẽ bị lặp lại thảm họa giống như hai người vợ trước, vừa là một nỗi ám ảnh mê tín, vừa là sợ hãi chính Ranz, người con rể của mình. Cuộc sống luôn trong phấp phỏng, lo âu đã khiến ông nhanh chóng bị kết thúc cuộc đời. Câu chuyện tưởng như sẽ vĩnh viễn chìm vào im lặng, xóa mọi dấu vết của nó theo thời gian và sự im lặng của tất cả những người trong cuộc, nhưng rồi cuối cùng nó cũng phải quay trở lại, trong cuộc nói chuyện giữa người bố và người con dâu, và đây cũng là lần cuối cùng nó trở lại. Người bố sau bao nhiêu năm trời luôn tỏ ra là một con người phong độ, trẻ trung so với tuổi tác, luôn thanh lịch, hào hoa, như những gì ông cố tỏ ra, xí xóa toàn bộ mọi chuyện đã qua như chưa từng có gì để sống, nhưng sau cuộc nói chuyện này, như sau một lần quay lại đối diện với sự thật mình đã gây ra, ông đã thay đổi tất cả: trở nên già hơn, trầm tư hơn, buồn bã hơn.

Điều đã làm và điều nghe thấy, điều được truyền đạt lại là hoàn toàn khác nhau. Một sự thật xảy ra với một sự thật được sắp xếp lại. Và điều đã xảy ra, một sự việc đã xảy ra, nếu như người ta im lặng, không nhắc tới nó, thì nó cũng không khác gì một việc chưa từng xảy ra, chưa từng có.  Đó là một chân lý mà tác giả đã xuyên suốt cả tác phẩm. Thảm họa đã xảy ra trong gia đình Juan, nó giống như một điều đã xảy ra, một điều đã làm. Nó gần như đã bị xí xóa hoàn toàn, không ai nhắc đến nữa, nghĩa là nó chưa từng tồn tại, cho đến một ngày câu chuyện được nhắc lại qua lời kể của người bố.

Và sau khi tất cả nghi ngờ được hóa giải, tất cả bí mật được hé lộ, thì những mối linh cảm, lo sợ về một thảm họa cũng tan biến hoàn toàn trong Juan. Dù sau khi biết được sự thật kinh hoàng, có bất ngờ, có choáng váng, nhưng anh cũng cảm giác nhẹ nhàng hơn, như rũ bỏ được một gánh nặng.

Nhà văn Javier Marías sinh năm 1951 tại Madrid (Tây Ban Nha). Ông vừa viết văn vừa giảng dạy tại các trường Đại học Oxford và trường Đại học Complutense Madrid. Ông đã được trao nhiều giải thưởng khu vực và quốc tế: Năm 1997, giải thưởng Sách Nelly ở Dortmund; năm 1998 giải thưởng Cộng đồng Madrid; năm 2000, giải thưởng Grizane Cavour ở Turín và giải thưởng Alberto Moravia ở Roma.

Sách của Javier Marías đã được dịch sang ba mươi tư ngôn ngữ, xuất bản tại bốn mươi bốn nước với hơn năm triệu bản, gồm các thể loại:  Tiểu thuyết và truyện vừa như: Lãnh địa của Sói, Đường xuyên chân trời, Đấng Quân vương của thời đại, Thế kỷ, Người đàn ông đa cảm (giải thưởng quốc tế Ennio Flaiano), Hết thảy mọi linh hồn (giải thưởng thành phố Barcelona), Trái tim trong trắng (giải thưởng La Critica, giải thưởng l´Oeil et la Lettre, giải thưởng IMPAC international Dublín Literary), Ngày mai trên chiến trận anh hãy nhớ đến em (giải thưởng Fastenrath, giải thưởng quốc tế Rómulo Gallegos, giải thưởng Tổng giám mục Juan de San Clemente, giải thưởng Femenina Étranger và giải thưởng Mondillo Città di Palermo), Mặt tối của thời gian, Gương mặt ngày mai của em: sự cuồng nhiệt và ngọn giáo (giải thưởng Salambó) và Gương mặt ngày mai của em: vũ điệu và giấc mơ.

Tuyết Minh


Last edited by LDN on Mon Nov 14, 2022 5:28 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Sep 19, 2022 12:34 am

Trái Tim Bạc Nhược

quangvinh - xemsachhay

"Trái tim bạc nhược" đã đặt những giá trị vốn bắt rễ vững chắc trong nền văn hóa phương Tây vào tình trạng khủng hoảng. Cuộc xung đột bùng nổ trong lĩnh vực hôn nhân, một cơ cấu xã hội vốn có nhiệm vụ khó khăn là quy chuẩn hóa mối quan hệ yêu đương mà về mặt lý thuyết là người ta hoàn toàn được tự do lựa chọn.

Juan, thông dịch viên cho các tổ chức quốc tế, kết hôn với Luisa, một nữ đồng nghiệp. Hai người quen biết nhau khi cùng làm phiên dịch trong một cuộc gặp gỡ giữa hai chính khách cao cấp: một quý bà người Anh và một quý ông người Tây Ban Nha…Trong năm đầu tiên sau khi kết hôn với Luisa, ngay từ buổi hôn lễ anh đã cảm thấy một nỗi lo sợ mơ hồ, khi Ranz, người cha xuất sắc, kẻ đã làm giàu trên cương vị một nhà phê bình nghệ thuật dưới thời chế độ độc tài Franco, khuyên nhủ anh ta rằng: đừng bao giờ kể bất cứ điều bí mật nào với người phụ nữ vừa làm lễ thành hôn. Người cha, vốn rất tự tin, đặt một bàn tay lên vai con, và đã đưa ra lời khuyên nhủ kỳ quặc này cho người con vốn đã chất chứa trong lòng đầy những nghi ngờ. Lời cảnh báo vừa dịu dàng vừa bí hiểm, lại không thể đối đáp lại, cùng cử chỉ mơ hồ kia, một thứ cử chỉ vừa có nghĩa là bảo vệ vừa là đe dọa. Nghi ngại về thái độ này của người cha, từ hôm đó Juan bắt đầu công việc thám tử đầy vất vả nhằm vào người cha, và phát hiện ra một câu chuyện kinh hoàng…

Mặt khác, với câu nói nổi tiếng "Tôi không muốn biết nhưng rồi đã biết" dùng để bắt đầu câu chuyện của mình, Juan ám chỉ rằng mình không hề muốn là chính mình, cũng không muốn kể điều mà đang kể, cho thấy một cuộc đấu tranh nội tâm day dứt giữa việc nói ra hay là im lặng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Sep 19, 2022 12:39 am

Ông? viết bài phê bình này 0 biết có ăn uống gì sai hay 0😆 mà lại đem Stalin & Co. đánh đồng với ông Churchill và bà Thatcher.

Vu K 

Trái Tim Bạc Nhược by Javier Marías

Juan, một chàng trai Tây Ban Nha không còn trẻ lắm (ngoài ba mươi), trong đám cưới của mình, được chính bố đẻ của mình, Ranz, cho một lời khuyên, rằng anh không được kể bí mật của mình với bất cứ ai.

Chàng trai chỉ được biết một cách đại khái rằng bác gái của anh (chị ruột của mẹ anh), người rất có thể đã là mẹ anh, hoặc là chính bác của anh, và biết đâu không có cả anh nữa khi bác gái anh còn sống, đã nổ một phát đạn vào giữa ngực mình chỉ vài ngày sau chuyến trăng mật trở về. Người chồng bất hạnh chính là bố đẻ của anh, Ranz, sau sự việc này lại lấy Juana, em gái của người vợ đã tự sát, Teresa, và sinh ra anh. (tức là nếu bác gái anh không tự sát, thì rất có thể không có cuộc hôn nhân giữa bố anh và mẹ anh sau này, và sẽ không thể sinh hạ được ra anh, hoặc có thể bác gái anh và bố anh sẽ sinh hạ một người con, nhưng người đó không thể là anh được). Dần dần anh còn được biết rằng mẹ anh không phải là vợ thứ hai, mà là vợ thứ ba của bố anh, và hai người vợ trước của bố anh đều bị chết. Anh không thể hỏi bố mình về những sự kiện trên, mà hoàn toàn được biết dần dần câu chuyện qua những người quen của gia đình, qua một người con của bạn của bố anh (điều kỳ lạ là người này đồng trang lứa với anh mà lại được biết chuyện còn anh thì không), hay bạn của bố anh, và cuối cùng là câu chuyện mà anh nghe được khi bố anh kể cho người vợ mới cưới của anh nghe. Bố anh, Ranz, đã giết rồi châm lửa thiêu xác người vợ đầu (người Cuba), mà nhà chức trách cũng chỉ kết luận được là một vụ hỏa hoạn không may. Rồi Ranz lấy Teresa, cũng là con gái của một phụ nữ Tây ban nha gốc Cuba, và đã tiết lộ với Teresa về hành động của mình: để chấm dứt được với người vợ đầu và đến được với Teresa, Ranz đã giết vợ. Teresa, không chịu nổi được với suy nghĩ vì mình mà một phụ nữ khác đã bị giết, đã bắn vào ngực mình sau khi nghĩ trăng mật cùng Ranz về. Nguyên nhân của cái chết bất hạnh này là một điều bí mật đối với mọi người bên ngoại của anh, để rồi sau đó một thời gian Ranz lấy em gái của Teresa và sinh ra anh. Cho dù người bố không bị truy tố về cái chết của người vợ đầu, trong lòng ông hẳn cũng đầy ân hận trước cái chết của hai người vợ, đó có lẽ là lý do cho lời khuyên của ông đối với con trai.

Đoạn thú vị trong truyện là khi người kể chuyện (narrator), Juan, là một phiên dịch tiếng Tây Ban Nha - Anh, lần đầu tiên gặp Louise, người sau này sẽ là vợ của anh, cũng làm nghề phiên dịch tiếng Tây Ban Nha - Anh khi hai người làm nhiệm vụ phiên dịch (trong đó anh là phiên dịch chính, còn cô là phiên dịch 'lưới', người có nhiệm vụ sẽ sửa các lỗi phiên dịch nếu anh dịch sai) cho một cuộc gặp cấp cao được coi là ám chỉ cuộc gặp giữa Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và người đồng cấp Tây Ban Nha Felipe Gonzalez. (Không biết sắp xếp như trong truyện có thật không, nhưng trong các cuộc gặp tương tự khi một lãnh đạo cấp cao Việt Nam tiếp đồng cấp hoặc một lãnh đạo cấp cao nước ngoài, thì có 2 điều xáy ra: 1- Lãnh đạo Việt Nam hiếm khi gặp 1-1; và 2- Lãnh đạo Việt Nam luôn mang theo phiên dịch của mình, là người của Bộ Ngoại giao, chứ không bao giờ nhận phiên dịch 'thương mại' (theo hợp đồng) như trong truyện😄😂😅🤣😆. Tình huống khi người kể chuyện thay vì dịch trung thực lại bịa hẳn ra như trong truyện, chỉ là một thứ hư cấu, nhưng nhờ đó nội dung cuộc đối thoại có thể đi vào thực chất, hơn là những câu xã giao gò bó. Qua đó nhân vật nữ lãnh đạo nước ngoài (được coi là ám chỉ Thatcher) có nhận xét (trang 62, Nhà xuất bản Phụ Nữ + Công ty Sách Bách Việt 2010) tưởng như vô lý, nhưng lại rất chính xác là tuy được bầu nhưng bà có cảm giác người dân không yêu quý gì mình. Để đáp lại, vị lãnh đạo Tây Ban Nha (được cho là ám chỉ Gonzalez) tiếp (trang 63) rằng những lá phiếu không mang lại sự an toàn trong khi những nhà độc tài không được bầu và thông qua lựa chọn dân chủ lại được yêu mến nhất ở đất nước họ, tuy cũng bị thù ghét nhất. Điều này thật đúng nếu quan sát các nhà độc tài trong thế kỷ XX như Mussolini, Hitler, Stalin, Mao Zedong hay Kim Il Sung và con, cháu của ông. Trên mấy kênh truyền hình cáp như HBO, StarMovies, Cinemax thời gian này có chiếu 'The Iron Lady' (Bà Đầm Thép) về cuộc đời của bà Thatcher cũng cho thấy điều này, bà được tung hô khi mới xuất hiện nhưng bà bị phản đối và bị thay thế vào cuối nhiệm kỳ. Kể cả các nhân vật được thông qua bầu cử dân chủ khác như Churchill hay De Gaulle cũng trải qua những thăng trầm như vậy trong sự nghiệp.

'I have done the deed', lời của Macbeth trong vở kịch cùng tên của W. Shakespeare, được nhắc lại nhiều lần có chủ ý trong truyện, như là một lời nhắc về một định mệnh khắc nghiệt trong truyện, nhưng cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa năng lực của một độc giả-nhà văn so với một độc giả thông thường: bất cứ ai cũng có thể đọc hoặc xem Macbeth hay các kịch khác của Shakespeare, nhưng chỉ có Javier Marías, sau khi xem phim Macbeth mà chỉ dựa trên lời của Macbeth 'I have done the deed' (Tôi đã làm điều đó) thú nhận việc giết vua Duncan để làm tiền đề cho cả một cuốn tiểu thuyết mà ta đang đọc. 'I have done the deed', tuy người bố, Ranz, không nói hẳn như thế, nhưng ông đã thú nhận việc giết người vợ đầu với Teresa, dẫn đến bi kịch tiếp theo và những bí mật mà người con trai sau này cố tìm lời giải.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Sep 22, 2022 9:29 pm

Cuốn này đang đọc, nhưng 2 năm nay đọc chưa xong 😄😆🤣😅😂😁😄

review sách

[ Khaled Hosseini ] Người đua diều – Một bức chân dung cảm động về Afghanistan thời hiện đại

Ở Afghanistan người ta không gọi là thả diều, mà là đấu diều. Các cuộc đấu diều diễn ra mỗi năm trên đất nước nhỏ bé bị bom đạn chiến tranh bao phủ này. Trên bầu trời hàng trăm chiếc diều, mỗi cánh diều như một người chiến binh chiến đấu với nhau cho đến khi chỉ còn một kẻ sống sót, kẻ đó là nhà vô địch. Lấy cảm hứng từ lễ hội độc đáo nơi quê nhà của mình, Khaled Hosseini đã cho ra đời tác phẩm đầu tay làm lay động trái tim người đọc trên khắp thế giới – Người đua diều.

Không đơn thuần chỉ là một câu chuyện về tình bạn cao đẹp, Người đua diều mang đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về một đất nước hồi giáo mang tên Afghanistan, nơi bóng ma chiến tranh luôn luôn bao trùm. Nơi tình cảm cha con mỏng manh. Danh dự. Sự phản bội. Dối trá. Đắc tội. Khaled Hosseini vẽ ra một bức chân dung một màu nhưng không đơn giản, là một vết cắt nhẹ nhưng lại sâu lắng trong lòng người yêu văn chương khắp năm châu.

Nhịp điệu cuộc sống là cái khung của câu chuyện
Người đua diều có thể được chia làm hai phần: phần đầu là tuổi thơ của nhân vật chính – Amir, ở Afghanistan trước khi chiến tranh nổ ra. Phần hai vẫn là Amir, nhưng ở Mỹ và sau đó là cuộc hành trình trở về quê hương tìm kiếm một phần đã làm tuổi thơ cậu trở nên đẹp đẽ thế nào – cũng có thể gọi đó là một cuộc hành trình chuộc tội.

Khaled Hosseini dẫn dắt người đọc vào câu chuyện về sự tàn bạo khủng khiếp và một tình yêu mãnh liệt chưa bao giờ được đền đáp. Tất cả điều đó đã thay đổi cuộc đời của Amir – một chàng trai quý tộc lớn lên trong những tháng ngày yên bình cuối cùng của nền quân chủ, trước khi đất nước cậu rơi vào tay những tên lính Nga. Thế nhưng những sự kiện, yếu tố chính trị ở đây, dù được miêu tả rất kịch tính, vẫn chỉ là một phần khác của câu chuyện. Yếu tố cốt lõi mà tác giả thể hiện xuất sắc nhất là khả năng khai thác giá trị bên trong mỗi nhân vật.

Amir thuật lại câu chuyện của mình như sau: tại huyện Kabul, Afghanistan, có một căn dinh thự của một người đàn ông vĩ đại. Nơi đó đã là chốn sinh thành của hai sinh linh bé nhỏ, một người bập bẹ tiếng nói đầu tiên là “Baba”, người con lại là “Amir”. Amir là con của Baba và người mẹ đã chết sau khi sinh ra cậu. Baba lớn lên với một người bạn thân nhất của mình tên là Ali, và con trai của ông ta, Hassan lại là người bạn thân nhất của Amir. Mọi chuyện rất đẹp đẽ cho đến khi bi kịch ập đến ngay sau chiến thắng huy hoàng của họ trong một trận đấu diều ở địa phương. Tiếp theo đó là bom đạn chiến tranh đã khiến Amir và cha của cậu phải sang Mỹ tị nạn, bỏ lại tất cả phía sau mình, trong đó có cả Hassan. Trên hành lý của họ mang theo chỉ có duy nhất hai món: sự phản bội và dối lừa. Amir cố gắng quên đi những lỗi lầm mà mình đã gây ra, thế nhưng nó đã hằn sâu vào trong tâm trí của cậu. Đến nỗi nhìn thứ gì cậu cũng hình dung ra mình đã từng thấy nó ở quê hương, làm một hành động gì cũng liên tưởng đến những việc mình đã làm với Hassan ở Afghanistan. Day dứt về tội lỗi của mình, cuối cùng Amir cũng quay trở lại vùng đất nơi cậu đã lớn lên để kiếm tìm và bảo vệ thứ bảo vật mà người bạn thân nhất của cậu đã để lại: con trai của Hassan – Sohrab.

454 trang sách là một câu chuyện diễn ra nhanh, hầu như không có chi tiết dư thừa. Một sự thể hiện kịch tính các sự kiện lịch sử. Khả năng miêu tả sâu sắc nội tâm nhân vật, tuy viết ở góc nhìn của Amir nhưng người đọc hoàn toàn có thể hiểu được tấm lòng của cậu bạn thân Hassan, suy nghĩ của người cha vĩ đại Baba. Điều đó mang đến cho tác phẩm đầu tay của Khaled Hosseini những lời khen ngợi và đánh giá khá cao về quyển sách nhỏ chứa đựng bên trong một tâm hồn lớn này.

“Vì cậu, cả ngàn lần rồi”
Không giống như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nơi mọi tộc người có thể cùng nhau sinh sống trên một đất nước rộng lớn. Afghanistan lại gánh chịu một làn sóng kỳ thị chủng tộc sâu đậm, cụ thể hơn là nhắm tới tộc người Hazara. Người Pashtun nhìn người Hazara không khác nào một Con người nhìn một loài Súc vật. Và Hassan, một con người Hazara cũng không nằm ngoài cảnh bị kỳ thị như thế.

Không giống với Amir, Hassan sinh ra trong một căn lều nhỏ trong dinh thự nhà Baba – một gia đình quý tộc giàu có người Pashtun. Amir biết chữ và được đi học, còn Hassan thì không. Thế nhưng cha của Amir, Baba, lại rất mực thương yêu Hassan. Đôi lúc còn làm cả Amir nổi dậy lòng ghen tuông với chính người bạn thân của mình. Hàng ngày Hassan cùng cha là Ali chuẩn bị bữa sáng cho Baba và Amir, làm các công việc nhà sau đó đợi Amir về và cùng nhau lên đồi, hái lựu, nghe Amir đọc sách. Vốn không biết chữ, Hassan thường hay bị Amir trêu chọc khi nghe thấy một từ lạ, thậm chí Amir còn giải thích sai nghĩa của từ cho Hassan và lấy đó làm trò vui cho riêng cậu.

Không giống với Amir, tiếng nói đầu tiên của cậu là “Baba” còn Hassan là “Amir”. Amir tôn thờ cha còn Hassan thì tôn thờ Amir. Điều đó như vô tình đính chính lòng yêu thương, sự trung thành không bao giờ nhạt phai. Ngay cả khi bị chính cậu chủ, người bạn thân Amir phản bội, cậu vẫn hết mực trung thành. Đến lúc cả hai đã có vợ con, cậu vẫn giữ vững một lòng với Amir. Đó không phải là thứ tình bạn, tình anh em đơn thuần, đó là một thứ tình yêu thiêng liêng giữa hai con người không cùng chủng tộc, không cùng đẳng cấp, địa vị.

Không giống với Amir, Hassan không được biết sự thật, một sự thật phũ phàng giữa hai người họ. Amir may mắn hơn khi được chứng kiến chú Rahim, một người bạn kinh doanh của Baba, kể cho nghe sự việc ấy. Còn Hassan, chưa được biết thì cậu đã ra đi và để lại một phần sự thật trên chính mảnh đất tràn ngập khói lửa chiến tranh. Khiến cho Amir cũng không thể chuộc tội một cách hoàn chỉnh.

Điểm duy nhất mà hai người giống nhau, có lẽ là cả hai được bú cùng một bầu vú và lớn lên cùng nhau. Mẹ của Amir chết ngay sau khi sinh ra cậu, còn mẹ của Hassan đã bỏ nhà ra đi sau khi hạ sinh đứa bé này vài ngày. Cả hai đều không được nhìn thấy mẹ và cùng được nuôi lớn dưới bầu sữa của một bà người làm mà Baba đã thuê về. “Có một tình anh em giữa những con người được bú cùng một bầu vú mẹ, tình máu mủ mà ngay cả thời gian cũng không thể phá vỡ.”

Trong trận đấu diều cuối cùng của họ, cả hai đã xuất sắc giành chiến thắng. Và để lấy được tình yêu của Baba, Amir phải đem con diều đã bị cậu đánh bại về nhà. “Vì cậu, cả ngàn lần rồi.” Dứt lời, Hassan một mạch chạy về hướng con diều rơi và đến tối cậu trở về với chiếc diều đó. Đó cũng là cái ngày định mệnh khó quên của Amir. Cái ngày mà tác giả đã luôn nhắc đến.

“Vì cậu, cả ngàn lần rồi”

Có lẽ đó chính là câu nói gây ám ảnh nhất câu chuyện, người đọc sau khi gấp quyển sách lại sẽ không thể nào thoát khỏi một cảnh tượng u buồn mà Khaled Hosseini đã xuất sắc viết nên. Một sự thật phũ phàng. Giống như một nhát dao cắt thẳng vào lòng những người yêu văn chương và để lại một vết thương sâu khó tả. Những vết thương lòng đầu tiên, những giai đoạn thổi bùng cảm xúc mà Người đua diều mang lại quả thật là một trải nghiệm khó quên đối với độc giả trên toàn thế giới.

“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”
Câu chuyện này sẽ thiếu phần hấp dẫn nếu không có Baba, một trong những nhân vật tầm vóc ảnh hưởng đến câu chuyện như cái cách mà ông ảnh hưởng đến mọi người ở Kabul, Afghanistan.

Baba chính là cha ruột của Amir, người được xem là vị anh hùng vĩ đại và được ngưỡng mộ ở khắp Kabul. Baba và Amir không bao giờ có được sự kết nối với nhau, đặc biệt là khi ở Afghanistan. Mặc dù dành tình thương cho cả hai đứa trẻ như nhau nhưng ông vẫn thờ ơ với Amir và có lẽ cậu là người cảm nhận được điều đó rõ ràng nhất. Baba luôn làm những việc được gọi là khác người, tuy nhiên điều đó đã khiến ông thành công và trở nên nổi bật hơn cả.

Baba là một người mẫu mực với những quy chuẩn đạo đức riêng của mình, ông xuất hiện với vai trò làm gương cho Amir, cũng như là một người đàn ông chuẩn mực. Những lời dạy của ông đối với Amir có đôi lúc khó hiểu, có lúc lại vô cùng chính xác: “Một thằng con trai không tự bảo vệ mình sẽ trở thành một thằng đàn ông không thể bảo vệ bất cứ điều gì.”

Baba là một con người tốt, ông sẵn sàng giúp đỡ mọi người dù là chẳng hề quen biết. Có lẽ đã có lý do gì đó khiến ông phải làm vậy và mãi sau này Amir mới phát hiện ra. Baba còn là người giữ một bí mật trong suốt cuộc đời mình, một sự thật mà nếu bị tiết lộ có thể sẽ hủy hoại tất cả những thứ ông đã dựng nên. Baba không mấy thân thiết với con trai mình khi ở Afghanistan vì ông không nhìn thấy tính cách mạnh mẽ giống như ông ở Amir, mà nó lại ở Hassan.

Có lẽ thứ mà Amir giống với ông nhất, đó là sự đắc tội và cố gắng chuộc lại lỗi lầm của mình. Baba luôn dạy cho Amir không được dối trá, phải luôn tôn trọng sự thật. Ông dạy rằng “thà bị đau bởi sự thật còn hơn được vỗ về bằng sự dối trá”, rằng “mọi tội khác đều là biến thái của tội ăn cắp”.

“Khi con giết một người, con ăn cắp một cuộc đời, con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp cha của lũ trẻ. Khi con nói dối là con ăn cắp quyền của ai đó được biết sự thật. Khi con lừa bịp, con ăn cắp được quyền được ngay thẳng. Không có hành động nào xấu xa hơn trộm cắp, Amir ạ.”

Đó là lời mà Baba dạy cho cậu con trai của mình, thế nhưng ngay chính ông cũng đã trở thành một kẻ cắp. Ông ăn cắp quyền được biết sự thật của Amir khi đã cố tình giấu giếm cậu trong hết phần đời còn lại của mình. Một sự thật phũ phàng nhất trong suốt câu chuyện.

Dù là quyển tiểu thuyết đầu tay, Khaled Hosseini vẫn mang đến cho độc giả một món quà bất ngờ về sự hiểu biết, cảm thông đối với người Afghanistan. Cả cách xây dựng nhân vật không có bất kỳ một chi tiết thừa nào đem đến tầm vóc cho một quyển sách đáng được đề cử: Người đua diều.

“Luôn có một con đường để tốt lành trở lại”
Nỗi hối hận đeo bám lấy Amir đến tận cùng và cả con đường chuộc tội được vạch sẵn như số phận. Tác giả tin rằng “luôn có một con đường để tốt lành trở lại”.

Amir từ Mỹ trở về Afghanistan giống như một con người nhận thấy tội lỗi mình đã gây ra và trở về để chuộc tội. Cậu đặt chân lên quê hương của cậu, tuy quen thuộc nhưng nó xa lạ vô cùng. Một Kabul thanh bình trước đây giờ bao phủ bởi bom đạn, khắp nơi toàn là dấu vết chiến tranh. Khá giống với đất nước nhỏ bé hình chữ S ta cũng từng rất bình yên trước khi có khói lửa của những cuộc chiến. Thế nhưng vượt qua sự khó khăn và nguy hiểm đó, Amir vẫn một lòng trở lại nơi chính cậu sinh ra.

Là những người đàn ông bị phá hủy nhà cửa và sự nghiệp bởi chiến tranh đã chỉ đường cho cậu. Là những biển chỉ đường tuy đã bị bắn thủng nhưng vẫn đứng vững chỉ lối cho cậu về. Và một mảnh đất quê hương luôn chào đón những người con xa xứ.

Khaled Hosseini lại một lần nữa xuất sắc thể hiện khả năng của mình trong việc xây dựng và bộc lộ cảm xúc nhân vật. Lúc trẻ  Amir đã phải chạy trốn khỏi quá khứ tội lỗi của mình thì giờ đây, cậu lại muốn chạy trốn khỏi thực tại vô vị đầy sự ân hận mà cậu đã gây ra.

Đây không phải là một cuốn tiểu thuyết chính trị Trung Đông, đây là câu chuyện cuộc đời của con người trong một đất nước tươi đẹp đã bị hủy hoại đến hoang tàn. Thông qua những nhân vật với một cốt truyện đầy quyến rũ và khuấy động, Hosseini đã chỉ ra một cuốn sách hấp dẫn bắt đầu như thế nào. Ông nhắc cho cả thế giới biết rằng đất nước nhỏ bé Afghanistan đã phải vươn mình chiến đấu chống lại tội ác chiến tranh một cách phi thường thế nào. Và Người đua diều là một cuốn sách đầy suy tư, trong đó hối cải và hạnh phúc không phải đã đến cùng nhau.

Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức

Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé


Last edited by LDN on Fri Sep 23, 2022 4:18 am; edited 4 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Sep 22, 2022 9:46 pm

Revelogue

Người đua diều: Khi định kiến phải trả giá bằng tội lỗi

Phan Quyên

Người đua diều là tác phẩm do nhà văn Khaled Hosseini chắp bút vào năm 2007. Đây là cuốn tiểu thuyết xuất sắc với góc nhìn đa chiều về Afghanistan, vẽ nên một câu chuyện đẹp về tình bạn, tình anh em phá vỡ ranh giới của định kiến và phân biệt đối xử, từ đó truyền tải đến bạn đọc những giá trị nhân văn sâu sắc.

1 Khaled Hosseini và tiểu thuyết Người đua diều
2 Câu chuyện về chiếc diều xanh nhuốm màu đỏ của tội lỗi
3 Người đua diều là nơi gửi gắm những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp

Khaled Hosseini và tiểu thuyết Người đua diều
Khaled Hosseini sinh năm 1965, là một tiểu thuyết gia, dược sĩ gia người Mỹ đồng thời là tác giả của hai cuốn sách bán chạy trên toàn thế giới là Người đua diều và Những mặt trời rực rỡ.

Hiện tại nhà văn đang định cư lâu dài ở California, Mỹ nhưng Khaled Hosseini vẫn là người con của đất Kabul, Afghanistan. Gia đình ông đều xuất thân từ Herat, cha là nhà ngoại giao ở bộ ngoại vụ Afghanistan, còn mẹ là giáo viên dạy tiếng Ba Tư cho một trường cấp ba nữ giới.

Lên năm tuổi, cha Khaled Hosseini nhận việc tại đại sứ quán Afghanistan thuộc Tehran nên cả gia đình đã chuyển đến Iran. Ba năm tiếp theo, mẹ ông hạ sinh người con trai thứ hai sau khi trở về Kabul.

Khoảng thời gian sau đó, cha ông tìm được một công việc ổn định khác ở Paris nên cả gia đình nhà văn đã chuyển đến Pháp sinh sống. Năm 1980 chiến tranh Xô Viết tại Afghanistan đã khiến gia đình Khaled Hosseini phải tìm đến sự bảo hộ của chính phủ Mỹ rồi định cư tại San Jose, California.


Năm ấy Khaled Hosseini chỉ mới mười lăm tuổi, lần đầu tiên đặt chân đến Mỹ và không hề biết tiếng Anh nhưng sau đó ông đã nhanh chóng tốt nghiệp Trung học, nhận bằng Cử nhân Sinh học tại Đại học Santa Clara, Tiến sĩ khoa Dược thuộc Đại học California.

Tác giả Khaled Hosseini người con luôn nặng lòng với Afghanistan
Tác giả Khaled Hosseini người con luôn nặng lòng với Afghanistan
Năm 2003, Khaled Hosseini cho ra mắt quyển sách đầu tay Người đua diều khi bản thân đang là một dược sĩ. Tác phẩm được lấy bối cảnh ở Afghanistan từ lúc chính quyền Taliban rệu rã đến khi sụp đổ hoàn toàn và khu vực vịnh San Francisco, cụ thể là Fremont, California.

Người đua diều đã nhanh chóng thu hút được đông đảo độc giả trong và ngoài nước, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới theo đánh giá của tờ The New York Times.
Sau khi ra mắt Người đua diều, Khaled Hosseini đã quyết định gác lại nghề dược đã gắn bó với bản thân trong nhiều năm để tập trung hoàn toàn vào nghiệp viết.

Năm 2007 ông cho xuất bản cuốn sách tiếp theo là Ngàn mặt trời rực rỡ viết về những biến cố đầy bi thương của hai người phụ nữ Afghanistan. Một lần nữa, tác phẩm đã thành công trong việc chinh phục được trái tim của hàng triệu độc giả.

Những tác phẩm của nhà văn Khaled hosseini
Những tác phẩm của nhà văn Khaled hosseini
Mỗi tác phẩm mang tên Khaled Hosseini là một bức tranh sống động về Afghanistan và những số phận nghiệt ngã đang không ngừng đấu tranh để thoát khỏi sự áp bức, ràng buộc của cuộc đời.

Đó là những rào cản về định kiến, nạn phân biệt chủng tộc, nền chính trị và luật lệ tôn giáo hà khắc nhưng tận sâu bên trong mỗi kiếp người khốn khổ ấy vẫn ngời sáng vẻ đẹp của tình người, lòng vị tha và sự yêu thương chân thành.

Qua những tác phẩm của nhà văn, người đọc không chỉ biết đến Afghanistan với một phần tư thập kỷ ngập trong khói lửa mà còn hình dung được bức họa về một quốc gia hiền hòa, tươi đẹp với những con người khao khát hòa bình và chán ghét chiến tranh tàn bạo, phi nghĩa.

Tác phẩm Người đua diều gây tiếng vang lớn khi vừa mới ra mắt
Khi tác phẩm Người đua diều được xuất bản, nó đã để lại trong lòng độc giả những nỗi ám ảnh, day dứt khôn nguôi. Với sức ảnh hưởng của mình, tác phẩm nhanh chóng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên và nhận được rất nhiều lời khen từ người hâm mộ.

“Một tiểu thuyết đẹp đẽ. Nằm trong số những tác phẩm được viết ra tinh tế và khơi gợi nhất cho tới giờ phút này. Một câu chuyện làm cảm động trái tim về một tình bạn khác thường. Đó cũng là một tác phẩm thuyết phục kì lạ, về mối quan hệ mong manh giữa cha và con, giữa con người và thần thánh, giữa cá nhân và đất nước.”

– The Denver post

Người đua diều vẽ nên mảnh đất Kabul xinh đẹp thoáng chốc vì chiến tranh mà trở nên hoang tàn. Thông qua tình cảm gia đình, tác giả đã làm nổi bật lên hành trình chuộc tội vô cùng chân thực và sống động nhằm truyền tải đến độc giả bài học làm người vô cùng khéo léo, sâu sắc.

Câu chuyện về chiếc diều xanh nhuốm màu đỏ của tội lỗi
Mở đầu cuốn tiểu thuyết, tác giả đã đưa người đọc đến với một Kabul, một Afghanistan đầy thơ mộng, bình yên và tự do tự tại.

“Tôi yêu mùa đông ở Kabul. Tôi yêu nó vì những bông tuyết mềm mại vỗ nhẹ vào cửa sổ phòng tôi ban đêm, vì tuyết mới rơi lạo xạo dưới đôi ủng cao su đen của tôi, vì hơi ấm của chiếc lò sưởi gang khi gió rít qua sân, qua đường phố…”

– Người đua diều

Nơi đây gắn liền với tuổi thơ Amir, con trai của một người Pashtun giàu có được khắp Kabul kính trọng và ngưỡng mộ. Cậu lớn lên cùng Hassan, cậu bé người Hazara ở với cha là Ali trong túp lều nhỏ ngay tại dinh thự nhà Amir.

"For you, a thousand times over" là câu thoại đầy ám ảnh trong tiểu thuyết Người đua diều
“For you, a thousand times over” là câu thoại đầy ám ảnh trong tiểu thuyết Người đua diều
Mẹ Amir vừa sinh ra cậu đã qua đời, mẹ Hassan sau khi sinh ra em cũng bỏ đi biền biệt mặc dù chủng tộc người Hazara luôn bị kỳ thị nhưng mối quan hệ giữa hai người cha vẫn luôn thân thiết để rồi, hai đứa trẻ đã cùng nhau lớn lên trên mảnh đất Kabul xinh đẹp.

Có lẽ bởi vậy mà ở Amir và Hassan luôn có một mối liên hệ nào đó rất khó giải thích, một mối liên hệ dây dưa đến mãi sau này.

“Có một tình anh em giữa những con người được bú cùng một bầu vú mẹ, tình máu mủ mà ngay cả thời gian cũng không thể phá vỡ. Hassan và tôi bú cùng một bầu vú. Chúng tôi chập chững đi những bước đầu tiên trên cùng một bãi cỏ trong cùng một chiếc sân. Và dưới cùng một mái nhà, chúng tôi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên.

Của tôi là Baba.

Của cậu ấy là Amir. Tên tôi.”

– Người đua diều

Mỗi ngày, Amir và Hassan thường trèo lên cây bạch dương, phơi chân trần, trong túi đầy quả dâu tằm khô và óc chó. Hai đứa trẻ nghịch phá bằng cách thay phiên nhau chiếu gương chọc giận láng giềng. Buổi chiều chúng chạy lên đồi để hái lựu, cậu sẽ ngồi nghe em đọc mỗi câu chuyện thần kỳ viết trong những quyển sách.

Cứ tưởng rằng tình anh em giữa họ sẽ vô cùng đẹp đẽ nhưng bức màn ngăn vô hình của định kiến đã khiến một đứa trẻ như Amir không ngừng phủ nhận Hassan là một người bạn. Cậu cho rằng, em là nô bộc có nghĩa vụ phải phục vụ mình.

Cũng bởi tính cách khác biệt nhau một trời một vực nên Amir luôn cảm thấy ganh tị và trở nên đố kỵ đối với sự yêu thương khi Baba dành cho người con trai đầy tớ.

Năm ấy Kabul như thường lệ lại bắt đầu một cuộc đua diều mới vào mùa đông lạnh giá. Chiếc thắng cuộc thi này là niềm kiêu hãnh của trẻ con trong vùng và Amir cũng không ngoại lệ, cậu xem đó là cơ hội duy nhất mà mình sẽ lấy lại được sự chú ý và tình thương từ cha.

“Ở Afghanistan người ta không gọi là thả diều, mà là đấu diều. Các cuộc đấu diều diễn ra mỗi năm trên đất nước nhỏ bé bị bom đạn chiến tranh bao phủ này. Trên bầu trời hàng trăm chiếc diều, mỗi cánh diều như một người chiến binh chiến đấu với nhau cho đến khi chỉ còn một kẻ sống sót, kẻ đó là nhà vô địch.”

– Người đua diều

Trận đấu diều truyền thống năm ấy không ngờ lại là mở màn cho tấn bi kịch đầy xót xa. Amir giành lấy chiến thắng, bỏ mặc nỗi đau mà Hassan đã phải đánh đổi để lấy lại con diều từ tay những đứa trẻ xấu. Nhằm che giấu sự hổ thẹn của mình, cậu đã không ngần ngại vu oan, ép buộc em rời khỏi nơi mình sinh sống.

Sau năm 1975, Afghanistan chìm trong chiến tranh và bom đạn, cha con Amir bỏ lại tất cả, họ rời khỏi quê nhà để đến Mỹ và bắt đầu cuộc sống mới. Hai người trở thành dân tị nạn, nương tựa vào nhau nơi đất khách quê người, nỗi lo trước mắt tưởng chừng bỏ quên được những lỗi lầm trong quá khứ.

Một ấn phẩm Người đua diều bản tiếng Anh
Một ấn phẩm Người đua diều bản tiếng Anh
Thế nhưng cuối cùng bí mật mà cha Amir cố gắng chôn giấu sau ngần ấy năm cũng được tiết lộ. Những dằn vặt về bóng ma tuổi thơ và hình ảnh cánh diều đeo bám cậu bấy lâu nay vì bí mật này mà khiến cho Amir càng thêm day dứt, trằn trọc và ân hận.

Sau khi cha mất, cậu quyết định gác lại sự nghiệp vừa mới khởi sắc, từ biệt vợ và quay trở lại quê hương Afghanistan để tìm kiếm và cưu mang Sorab, con trai của Hassan nhằm chuộc lại những lỗi lầm cũ.

Người đua diều là nơi gửi gắm những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp
Hiểu được toàn bộ những tổn thương và bất công mà Hassan phải trải qua, Amir quyết định sửa chữa tội lỗi của bản thân nhưng có lẽ để bù đắp cho việc này, cậu đã phải dành cả đời mình để chuộc lại sai lầm.

Xuyên suốt mạch truyện, những câu văn đều được bao trùm bởi sự áy náy, dằn vặt và tổn thương mà Amir đã gây ra cho người bạn tuổi thơ của mình.

Hình ảnh của Hassan luôn ám ảnh trong tâm trí Amir. Đó là một cậu bé đang ngồi trên cành cây cao, nắng lung linh xuyên qua kẽ lá chiếu lên khuôn mặt tròn xoe giống búp bê Tàu được gọt từ gỗ cứng, mũi nở và tẹt, mắt vừa hẹp vừa xếch như lá tre, đôi mắt vì ánh nắng mà lúc vàng, lúc xanh, lúc ánh lên màu ngọc bích.

Tác phẩm đầu tay Người đua diều của nhà văn Hosseini
Tác phẩm đầu tay Người đua diều của nhà văn Hosseini
Đổi nghịch với một Amir ích kỷ, hẹp hòi thì nhân vật Hassan chính là hình tượng tuyệt đẹp biểu trưng cho sự chính trực, lòng ngay thẳng, trung thành, luôn hết lòng vì anh em của mình.

Nếu Amir tôn thờ cha thì Hassan lại tôn thờ Amir, em luôn một lòng ở cạnh bên cậu chủ nhỏ của mình cho dù bất kể điều gì xảy ra hay phải nhẫn nhịn tủi nhục đến cùng.

“Vì cậu, cả ngàn lần rồi.”

– Người đua diều

Đây có lẽ là câu thoại ám ảnh nhất trong tất cả các chương truyện, nó chứa đựng tình yêu thương, lòng trung thành và sự hy sinh trong sáng nhất. Hình tượng Hassan đại diện cho tình yêu, tình bạn, tình anh em sâu sắc vượt ra khỏi ranh giới của định kiến, phân biệt chủng tộc và cả sự ngăn cách địa vị.

"Vì cậu, cả ngàn lần rồi" câu thoại ám ảnh trái tim người đọc
“Vì cậu, cả ngàn lần rồi” là câu thoại ám ảnh trái tim người đọc
Có lẽ sẽ vô cùng thiếu sót nếu không nhắc đến hình ảnh Baba trong thiên truyện. Ông là hiện thân của một người cha vĩ đại được người đời ngưỡng mộ khi vừa tài giỏi, giàu có lại tốt bụng, hào hiệp, không tiếc tiền khi giúp đỡ cho những trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa.

Thông qua nhân vật Baba, Khaled Hosseini muốn gửi gắm đến độc giả là những triết lý vô cùng sâu sắc đồng thời lên án một số thói hư tật xấu trong cuộc sống bằng lối diễn đạt rất gần gũi thông qua những lời răn dạy của người cha.

Baba luôn dạy cho Amir rằng, con người không được dối trá, bản thân phải luôn tôn trọng sự thật, thà bị đau bởi sự thật còn hơn được vỗ về bằng những lời dối trá và mọi tội lỗi khác đều là biến thái của tội ăn cắp.

“Khi con giết một người, con ăn cắp một cuộc đời, con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp cha của lũ trẻ. Khi con nói dối là con ăn cắp quyền của ai đó được biết sự thật. Khi con lừa bịp, con ăn cắp được quyền được ngay thẳng. Không có hành động nào xấu xa hơn trộm cắp, Amir ạ.”

– Người đua diều

Thế nhưng trong mỗi người đều tồn tại một góc khuất, có những lựa chọn đánh đổi khiến ta phải ân hận cả đời. Baba cũng vậy, ông phạm lỗi, cố gắng sửa chữa một cách chắp vá để rồi cuối cùng lại chạy trốn khỏi tội lỗi của mình đến khi nhắm mắt xuôi tay bản thân vẫn không thể nào đền tội.

Thông qua tác phẩm, nhà văn gián tiếp ca ngợi bản chất tốt đẹp của con người nên Baba và Amir luôn sống trong sự dằn vặt, day dứt dù chuyện đã xảy ra nhiều năm nhưng cuối cùng, con người ấy vẫn không ngần ngại đánh đổi tất cả để quay về chuộc lỗi tuy rằng đã muộn màng.

Poster Người đua diều tác phẩm được chuyển thể thành phim
Poster Người đua diều tác phẩm được chuyển thể thành phim
Với lối kể chuyện lôi cuốn, nhẹ nhàng, các tình tiết được thêm thắt hợp lý, câu từ đơn giản nhưng vô cùng cô đọng, súc tích cùng cách miêu tả nội tâm nhân vật điêu luyện, Khaled Hosseini đã để tạo nên một tác phẩm gây ám ảnh, day dứt và đem đến nhiều suy tư cho người đọc.

“Luôn có một con đường để tốt lành trở lại”.

– Người đua diều

Thông qua Người đua diều, nhà văn muốn gửi gắm đến bất cứ ai trên cõi đời này rằng, dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì chúng ta cũng đừng quên sẽ luôn có một con đường tốt lành để trở lại, một người để tin tưởng, một nơi để tìm về.

Khả Di

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Sep 22, 2022 9:59 pm

Những Cuốn Sách Hay

Người Đua Diều – Khaled Hosseini

Nhungcuonsachhay

Mục lục
I. Giới thiệu sách Người Đua Diều
Người Đua Diều – Câu chuyện là lời tự thuật của nhà văn người Mỹ gốc Afghanistan Amir về những năm tháng tuổi thơ đầy niềm vui cũng như lỗi lầm, về những ngày trôi dạt trên đất khách rồi cuộc hành trình trở lại quê hương đổ nát để cứu chuộc tội lỗi cho bản thân và cho cả người cha đã khuất. Theo dòng hồi ức của Amir, người đọc trở lại hơn hai mươi năm về trước, khi Amir còn là một cậu bé mười hai tuổi sống trong vòng tay che chở của Baba giàu sang và thanh thế. Cùng gắn bó với Amir suốt những năm tháng tuổi thơ là Hassan, con trai của người quản gia Ali, một cậu bé lanh lợi, mạnh mẽ nhiều lần xả thân để bảo vệ Amir. Thế nhưng tình bạn và lòng tận tụy của Hassan đã không được đền đáp, một ngày mùa đông năm 1975, Hassan vì ra sức bảo vệ chiếc diều xanh chiến lợi phẩm của Amir đã bị bọn trẻ xấu hành hung và nhục mạ. Sự nhu nhược và hèn nhát đã cản bước Amir cứu bạn, thậm chí, còn biến cậu thành một kẻ gian dối khi bịa chuyện nhằm đuổi cha con Ali và Hassan ra khỏi nhà. Và Amir đã phải trả giá cho lỗi lầm ấy trong suốt phần đời còn lại. Ngay cả khi anh đang sống sung túc trên đất Mỹ, ngay cả khi tìm được một mái ấm cho riêng mình hay thực hiện được mơ ước trở thành nhà văn, nỗi ám ảnh của một kẻ gian dối vẫn ngày đêm đeo đuổi Amir. Và cuối cùng, trở lại Afghanistan để cứu con trai Hassan khỏi tay bọn Taliban là con đường duy nhất để Amir chuộc lỗi với người bạn, người em cùng cha khác mẹ Hassan đã chết dưới họng súng Taliban.

Người đua diều có đầy đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một tác phẩm best-seller: tính thời sự, cốt truyện ly kỳ, xúc động, xung đột gay gắt giữa các tuyến nhân vật, trong chính bản thân nhân vật… Và sự thật, tác phẩm đã nắm giữ vị trí đầu bảng của The New York Times trong 110 tuần. Ngoài những khía cạnh trên, sức hấp dẫn của Người đua diều còn bắt nguồn từ giá trị nhận thức sâu sắc.

Nhận định

“Câu chuyện về hai cậu bé từng là bạn của nhau ở Afghanistan, cũng chính là một tác phẩm phi thường về văn hóa.” – (San Francisco Chronicle)

“Một tiểu thuyết đẹp đẽ… nằm trong số những tác phẩm được viết ra tinh tế và khơi gợi nhất cho tới giờ phút này… Một câu chuyện làm cảm động trái tim về một tình bạn khác thường… Đó cũng là một tác phẩm thuyết phục kỳ lạ, về mối quan hệ mong manh giữa cha và con, giữa con người và thần thánh, giữa cá nhân và đất nước. Huyết thống cùng sự thủy chung đã là sợi dây nối buộc câu chuyện của họ vào một trong số những cuốn sách trữ tình, cảm động và bất ngờ nhất của năm.” – (The Denver Post)

“Một bức họa rực rỡ về Afghanistan ba mươi năm trước.” – (The Wall Street Journal)

“Đây là một trong những câu chuyện sẽ ở lại trong tâm trí bạn trong nhiều năm nữa. Những chủ đề văn học và nhân sinh đã tạo nên một cấu trúc tiểu thuyết tuyệt vời: tình yêu, danh dự, tội lỗi, sợ hãi và cứu chuộc.” – (Isabel Allende)

“Hosseini đã dùng tới cả sự dịu dàng lẫn nỗi kinh hoàng; giấc mơ California và cơn ác mộng Kabul có vai trò ngang nhau… Một truyện kể cuốn hút, một ngụ ngôn sâu sắc.” – (Globe and Mail)

Thông tin tác giả Khaled Hosseini

Khaled Hosseini sinh năm 1965 ở Kabul, Afghanistan. Gia đình ông chuyển đến Paris, Pháp năm 1976, sau đó định cư ở California, Hoa Kỳ. Tại đây, ông lấy bằng cử nhân Sinh học năm 1988 và bằng Bác sĩ Y khoa năm 1993.

Năm 2003, Hosseini giới thiệu tiểu thuyết đầu tay Người đua diều – tác phẩm bán chạy nhất thế giới và được xuất bản ở 48 quốc gia. Năm 2007, nhà văn ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ hai với tựa đề Ngàn mặt trời rực rỡ, cho đến nay nó đã được xuất bản ở 40 nước.

Hiện Hosseini đang sống ở miền Bắc California và tiến hành các hoạt động trợ giúp nhân đạo cho Afghanistan thông qua Quỹ Khaled Hosseini.

II. Review sách Người Đua Diều

Dưới đây là tổng hợp Review sách Người Đua Diều của tác giả Khaled Hosseini. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

1. AVOCADO ELLE review sách Người Đua Diều
Ở một khía cạnh khác, tôi nói về giá trị nhân đạo, có lẽ còn nhiều điều để nói hơn cả tính hiện thực của tác phẩm này nữa. Bởi vì dẫu có phản ánh hiện thực sắc nét đến nhường nào, thì mỗi tác phẩm văn học, hơn nữa đây còn là một tuyệt tác, đều sẽ gửi gắm độc giả nhiều vấn đề nhân sinh lớn lao hơn vỏ bọc hiện thực bên ngoài của nó.

“Tình yêu, danh dự, tội lỗi, sợ hãi và cứu chuộc.” Vâng, ai đó đã nói thế khi nói về cấu trúc cuốn tiểu thuyết này và đúng là như vậy. Tình yêu, giữa nam và nữ ở trong đây chỉ chiếm một lượng không lớn, cái chính mà tác giả muốn đề cập tới là tình yêu giữa những người đàn ông: Giữa hai người bạn, cha và con, anh em trai không hẳn cùng huyết thống, một cậu bé cùng với một ông chú trung niên ngang ngửa tuổi cha mình. Đọc tác phẩm này, tôi mới nhận ra, những tình cảm ấy giữa những người đàn ông với nhau đôi khi còn vĩ đại hơn nhiều tình yêu đôi lứa. Bởi vì tình cảm nam nữ là thứ tất yếu trong lẽ tự nhiên, nhưng tình yêu giữa những người đàn ông ấy, hẳn phải xuất phát từ cái gì đó “vĩ đại hơn” trước. Ở đó có một người bạn thân đã vì Amir mà hi sinh rất nhiều, chữ vì ấy, cũng đã từ chính miệng cậu mà thốt lên: “ Vì cậu, cả ngàn lần rồi.” Mỗi lần cậu bạn ấy sắp làm một việc gì đó để giúp người bạn thân của mình lại không quên câu nói ấy. Câu nói như đã chứng minh tất cả, rằng cậu biết là bản thân sẽ giúp nhưng mỗi khi câu nói ấy thốt lên, nghe như một sự cam tâm tình nguyện trỗi lên trong người cậu ta. Biết là không được gì, vẫn giúp, biết rằng có thể sẽ mất mát, vẫn giúp, bởi vì đó không ai khác – là Hassan.

Trên quan điểm của một độc giả, tôi vẫn hi vọng Hassan sẽ mãi là người bạn thân chí cốt của Amir, người… có thể vì Amir mà làm tất cả. Tôi có thể chấp nhận cái thân phận người hầu nhỏ bé của cậu ta VÌ Amir, bị Amir không thành tâm đối xử, bị Amir nghĩ kế tống ra khỏi lãnh địa Kabul vào một ngày đông trời mưa tuyết rơi cũng được, nhưng cậu phải ở trong thân phận một người hầu, Hassan à.

…Nhưng mà nghiệt ngã thay, ngay chính tôi này, Amir này, mà cả Hassan đến lúc hoai mục cùng cỏ cây dưới nấm mồ cũng phải xót xa chấp nhận, cậu ấy là em cùng cha khác mẹ của Amir. Tất cả sự thật ấy được chôn vùi tận 15 năm, khá lâu đấy nhỉ! Tận 15 năm một đứa trẻ không có quyền được biết về cha nó, nguồn gốc thực sự của nó, k được hưởng bất kì phúc lợi xã hội nào chỉ vì một cái “namoos” không đáng giá một xu của một con người được xem là tuyệt vời nhất Kabul lúc đó. Nhưng mà trong cuộc đời không có ai không vấp phải một sai lầm lớn lao nào đó và tha thứ, chuộc lỗi, im lặng, cho qua là cách để họ làm cho mọi chuyện tốt lành hơn nơi đây. Baba đang cố gắng ngày càng cố gắng sống tốt hơn không chỉ vì Amir của ông mà còn vì bản thân ông, vì những lỗi lầm một thời trai trẻ ông vấp phải. Ông luôn dạy Amir những điều mà chính ông đã từng mắc lỗi, rằng “ăn cắp là tội trạng chung của tất cả”. Có thể trước đó tôi đã nhận ra, trong lần Baba nói chuyện với chú Rahim Khan, nhưng sau trận đua diều lần ấy, cái lần mà Amir tìm Hassan với con diều xanh và thấy cậu bị bọn Assef bắt nạt nơi xó đường, điều Baba cần ở Amir, dường như lại hiện lên mồn một trước mắt tôi. Baba cần ở cậu sự dũng cảm, cần ở một người con trai tính đấu tranh. Là đấu tranh chứ không phải tranh giành hèn mọn và ích kỉ. Sự hồi tưởng của Amir về hình ảnh Hassan bị ăn hiếp nơi góc phố và sự vùng lên của Baba cậu lúc này… Dường như đã cho chúng ta không còn hồ nghi tại sao có những lúc cậu hẹp lòng đến muốn ghét bỏ Baba cậu, nhưng trong cậu không lúc nào thôi ngưỡng mộ người. Bởi ông “luôn luôn là một người anh hùng”, người dám đứng lên vì lẽ phải, trong mọi hoàn cảnh. Điều đó luôn khiến cậu xấu hổ khi nghĩ về Hassan, baba và chính bản thân cậu cùng lúc. Và còn nhiều lần hơn, trong cuộc đời Amir, lòng tốt của Baba và máu người đàn ông đích thực trong ông … Luôn khiến cho Amir càng thêm ngưỡng mộ, yêu thương cha mình hơn.

2. NHI NGUYỄN review sách Người Đua Diều
Đầu tiên, phải thừa nhận là cuốn này không hay bằng “Ngàn mặt trời rực rỡ”. Nếu ai chưa từng đọc tiểu thuyết của Khaled Hosseini thì khuyên là nên đọc “Người đua diều” trước, sau đó tới “Ngàn mặt trời rực rỡ” để thấy được sự tiến bộ trong phong cách viết văn và xây dựng, triển khai cốt truyện của tác giả ^^

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là “Người đua diều” không tuyệt diệu hay gây xúc động như “Ngàn mặt trời rực rỡ”. Vẫn cho cuốn này 5 sao cơ mà, dù có một số điểm chưa thực sự vừa ý. Có thể tạm cho là tôi thiên vị Khaled Hosseini, nhưng thực sự, dù không có được chiều sâu xúc cảm và ngồn ngộn những chi tiết lấy nước mắt độc giả như “Ngàn mặt trời rực rỡ” thì “Người đua diều” vẫn có cái hay riêng của nó, vẫn có những đoạn gây nhói lòng đặc trưng của nó. Chỉ khác là thay vì tuôn trào cảm xúc như cuốn tiểu thuyết thứ hai của Khaled Hosseini, thì cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông lại là một khúc ca đầy ám ảnh và ai oán về những lỗi lầm day dứt khôn nguôi và sự cứu chuộc, về tình bạn, tình gia đình, mối quan hệ cha con mong manh, cùng sự chứng thực cho cái triết lý “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.

Không phải là một cuốn tiểu thuyết thuộc dạng “page-turner” hay “seriously devoured”, nhưng “Người đua diều” vẫn cuốn hút tôi mỗi lần giở sách ra đọc, bởi Khaled Hosseni là một trong những nhà văn hiếm hoi mà câu nào ông viết ra, dù ngắn hay dài, đều có sức ám ảnh huyền diệu đến nhói lòng và mang nặng tâm hồn, âm hưởng Afghanistan đặc trưng, thuần khiết.

Bi kịch trong “Người đua diều” chắc có lẽ tự đọc rồi tự cảm sẽ thấy dễ hiểu hơn, bởi diễn biến phức tạp trong suy nghĩ và hành động của nhân vật chính Amir thì khó mà có thể tóm gọn trong vài dòng review được. Nhưng chung quy lại thì tội lỗi lớn nhất vẫn là của người cha – Baba, khi mà tâm hồn bị hành hạ của ông đã gián tiếp tạo nên cái tâm hồn bị hành hạ trong người con trai chính thức của ông là Amir. Hành động bớt yêu thương và công nhận Amir của ông để cho cân bằng với tình cảnh không được chính thức yêu thương và thừa nhận của Hassan – đứa con ngoài giá thú của ông – đã gián tiếp gây nên tấn bi kịch cho cả Amir và Hassan: một người thì chết tức tưởi dưới họng súng Taliban, một người thì luôn mang trong mình mối day dứt và mặc cảm tội lỗi chờ ngày được cứu chuộc trong suốt nhiều năm ròng.

Trên cái nền đau thương và đổ nát của một Afghanistan hơn một phần tư thể kỷ ngập ngụa trong chiến tranh, chết chóc, máu và tàn tích, khói lửa và đạn bom, Khaled Hosseini đã làm tất cả một cách khá xuất sắc để kể lại hoàn hảo câu chuyện về hành trình chuộc tội của Amir, về những khó khăn nguy hiểm mà Amir đã bất chấp để trải qua nhằm mang cho được Sohrab – con trai của Hassan, thực thể sống mang một phần của Hassan còn tồn tại trên cõi đời – ra khỏi việc bị lạm dụng tình dục bởi bè lũ côn đồ khát máu Assef, khỏi cái cuộc sống vất vưởng, trôi dạt từ trại mồ côi này đến trại mồ côi khác, sống không ra sống của cậu bé, và để trao cho cậu một cơ hội có được cuộc sống tốt hơn nơi xứ người. Có cái gì đó nhói đau trong cái cách mà Sohrab lặng câm và cô đơn trong chính gia đình mới của mình, trong cái cách mà cậu bé thu mình vào vỏ ốc giữa tình cảnh một điều gì đó đã vụn vỡ giữa Sohrab và Amir. Và hình ảnh cuối cùng, khi Amir chạy đuổi theo con diều anh đã cắt hạ cho Sohrab, như cái cách mà ngày xưa Hassan đã hết lòng trung thành và làm mọi thứ vì anh, trở thành hình ảnh khép lại cái vòng luẩn quẩn những đau thương, day dứt, tội lỗi khôn nguôi đã ám ảnh Amir trong suốt thời gian dài, đã phủ bóng lên anh quá lâu, và lên cuộc đời của Sohrab quá lâu. Cuối cùng, hành động ấy ban lại cho các nhân vật cũng như độc giả một tia hy vọng lấp lánh về một cuộc đời mới, thực sự hạnh phúc và tươi sáng cho Sohrab cũng như Amir sau này.

Ai cũng thích kết thúc có hậu, nhưng đối với tôi, và đối với thể loại tiểu thuyết đặc biệt như thế này, tôi cần một kết thúc để lại dư vị nhiều hơn, như cái cách Khaled Hosseini đã tạo nên ma thuật với “Ngàn mặt trời rực rỡ”. Thế nhưng, như đã nói ở trên, dù “Người đua diều” không có được cái lay động thấu triệt khiến mọi thứ phải đọng lại trong tâm trí tôi một thời gian dài sau khi đóng sách lại, thì cuốn tiểu thuyết đầu tay của ngài Hosseini vẫn có những nét huyền diệu riêng của mình, vẫn là một quyển sách tuyệt hay, đúng với cái cách mà tiểu thuyết của tác giả này nên và phải hay như vậy ^^

3. KHIẾT AN NHIÊN review sách Người Đua Diều

Có lẽ khi nghe đến cái tên Afghanistan, người ta phần nhiều nhớ đến 1 đất nước gắn với chiến tranh và đổ nát. Nhưng trước khi chiến tranh bao trùm đất nước, nơi đây qua lời kể của tác giả, trong ký ức của tác giả, đó là một nơi rất đẹp, rất yên bình. Mình sẽ không bàn tới những mặt chính trị, xã hội được đề cập trong sách. Mình chỉ muốn chia sẻ về cảm nhận những câu nói khiến mình xúc động và tâm đắc.

Câu đầu tiên là của Baba khi ông giải thích cách ông nhìn nhận về “Mọi tội khác đều là biến thái của tội ăn cắp”. “Khi con giết một người, con ăn cắp một cuộc đời-Con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp cha của lũ trẻ. Khi con nói dối là con ăn cắp ai đó được biết sự thật. Khi con lừa bịp, con ăn cắp quyền được ngay thẳng”. Baba, người nói ra câu nói đó, một người vĩ đại trong mắt Amir và mọi người, lại phản bội chính câu nói của mình, ôm theo một dối trá bí mật xuống mồ. Khi nói ra câu nói đó, phải chăng chính ông cũng thấy tự dằn vặt? Và Amir, người được nghe câu nói đó, cũng giam mình trong tội lỗi dối trá, và có lẽ cũng dằn vặt đến suốt đời nếu không có chú Rahim Khan chỉ ra một con đường để chuộc lại lỗi lầm.

Câu nói thứ 2 là của chú Rahim Khan: “Trẻ con đâu phải những quyển sách tập tô màu. Anh không phải bôi đầy chúng bằng những màu anh ưa thích”. Cảm nhận của mình về người chú này là một người rất chịu khó hiểu và yêu thương trẻ con, chỉ tiếc là số phận của chú không vượt qua được những định kiến, phân biệt xã hội để giành lấy tình yêu của mình, mất người yêu thương, cũng chưa bao giờ trải nghiệm cảm giác làm cha thực thụ, đến cuối cùng cũng ra đi một cách cô độc.

Câu nói khiến mình xúc động nhất, ngắn gọn nhưng đầy chân thành của Hassan:” Vì cậu, cả ngàn lần rồi”. Đọc đến đoạn này, thật sự cảm xúc dâng tràn. Hassan, cậu bé tốt bụng, cam chịu số phận sinh ra đã bị coi là thấp kém hơn, chịu những dè bỉu, những bất công xã hội, cậu trước sau không hề biến chất, vẫn luôn đối xử với những người cậu yêu thương bằng lòng chân thành sâu sắc nhất, đặc biệt với Amir, người bạn cùng chập chững những bước đi đầu tiên, cùng lớn lên. Hassan đối với Amir chân thành như thế, vậy Amir, khi nghe câu nói đó, cậu đã thật sự đối với Hassan như một người bạn thực sự chưa? Điều rút ra từ cậu bé Amir, với mình, đó là hãy dạy cho những đứa trẻ cách sẵn sàng đối mặt với lỗi sai của nó, vì khi nó sợ đối mặt lỗi lầm và tìm cách che giấu đi sự thật, có thể nó sẽ làm những chuyện còn đáng sợ hơn để che giấu lỗi lầm đó.

Và cuối cùng bài học từ cậu bé Sorhab, hãy luôn giữ lời hứa với một đứa trẻ, có những lời hứa khắc tận tim can của chúng, phản bội lời hứa có thể làm đứa trẻ mỏng manh đó vỡ tan ra.

Vài dòng cảm nhận của mình, Amir là một cậu bé đáng thương nhiều hơn đáng trách, một cậu bé nhạy cảm với khát khao nhận được sự chú ý từ Baba vĩ đại của cậu. Vì lỗi lầm lúc nhỏ mà sống trong giày vò nhiều năm và cũng đã dũng cảm thực hiện cuộc hành trình đầy khó khăn để chuộc lại lỗi lầm đó. Xin lỗi nếu bài chia sẻ tiết lộ nhiều tình tiết nha, nhưng cuốn sách này thật sự đáng đọc

4. TRAM NGUYEN review sách Người Đua Diều
“Luôn có một con đường để tốt lành trở lại.”

Tôi đã nghe rất nhiều về quyển tiểu thuyết này cách đây nhiều năm nhưng mãi đến gần đây tôi mới có cơ duyên để đọc nó, và giờ thì tôi đã hiểu tại sao những người mê đọc sách CHƯA BAO GIỜ LÃNG QUÊN tác phẩm này. TÔI YÊU NÓ!

Một câu chuyện đặc biệt, đầy bất ngờ và lay động tâm can về Amir, cậu con trai của một gia đình giàu có, và Hassan, cậu con trai của gia đình người giúp việc cho gia đình Amir. Họ đã cùng nhau trải qua thời thơ ấu tươi đẹp và đáng nhớ với những trò chơi của những cậu con trai và đặc biệt là trò ‘Đua Diều’, một cuộc Đấu Diều phổ biến tại Afghanistan và nhiều nơi khác trên thế giới mà ở đó Amir và Hassan đã luôn thi đấu hết mình, cực kỳ ăn ý với nhau và luôn giành chiến thắng một cách đầy thuyết phục. Suốt thuở ấu thơ, Hassan luôn phục vụ, giúp đỡ và bảo vệ Amir một cách VÔ ĐIỀU KIỆN bằng tất cả tấm lòng thương quý cậu dành cho Amir, bởi vì, trong mắt Hassan, Amir rất thanh cao và quý báu như một viên ngọc quý mà Hassan cần phải che chở và trân trọng giữ gìn trong suốt phần đời còn lại của mình. “Vì cậu, cả ngàn lần rồi.” Đó là câu Hassan luôn luôn nói với Amir với ánh nhìn ấm áp và chân thành nhất khi phải làm bất kỳ điều gì cho Amir.

Bên cạnh những người cha nhân từ, Amir và Hassan đã cùng khôn lớn dưới một mái nhà, cùng trải qua những cuộc biến chuyển chính trị lớn tại Afghanistan mà đã để lại những hậu quả rất nặng nề mãi cho đến hôm nay. Và rồi, đến một ngày, tình bạn đẹp và trong sáng giữa họ bị phá hủy khi Amir đã làm một việc tồi tệ đến mức cậu ấy không thể nào đối mặt với Hassan được nữa. Chính Amir đã buộc Hassan và cha cậu ấy phải bỏ đi khỏi đó vì tội lỗi mà Amir đã gây ra. Thế nhưng, cũng từ dạo đó, Amir chưa bao giờ thực sự thanh thản mà trái lại luôn bị dằn vặt với cảm giác hổ thẹn và tội lỗi khi nghĩ về Hassan.

Nhiều thập kỷ trôi qua, Amir đã có được cơ hội chuộc lại lỗi lầm xưa kia đã khiến anh khổ sở suốt những năm tháng đó. Và, anh ấy đã thực sự chộp lấy cơ hội đó và đã nỗ lực trong mọi khả năng có thể để sửa sai, vì Hassan. “Luôn có một con đường để tốt lành trở lại.” Những chương cuối cùng của tiểu thuyết đã khiến tôi phải khóc.

Một câu chuyện tuyệt vời về tình bạn, tình anh em, sự phản bội, sự cứu chuộc và CƠ HỘI THỨ HAI để làm điều đúng đắn, để trở nên … tốt đẹp hơn.

5. BÙI THỊ THANH THẢO review sách Người Đua Diều
Trước hết xin tớ xin gửi lởi cảm ơn tất cả những tình yêu nào đã mò vào đây đọc review của tớ <3 <3

“ Chỉ có duy nhất một tội lỗi. Và đó là trộm cắp… khi con nói dối, thì con đã ăn cắp quyền biết sự thật của người khác”.

“ Tình yêu là thứ mong manh cần được nâng niu và bảo vệ. Tình yêu không hề cứng rắn và nó không kiên định. Tình yêu có thể tan vỡ bởi chỉ vài lời xấu xa, hay bị vứt bỏ bởi những hành động vô tâm. Tình yêu cũng không hoàn toàn là một con chó trung thành, nó giống như một con vượn cáo hơn”.

Năm 2018 vừa qua là một trải nghiệm khá tuyệt vời của tớ bởi tớ đọc được rất nhiều cuốn sách hay ho và khám phá ra được một số tác giả tớ yêu thích. Một trong số đó chính là “ Người đua diều” của Khaled Hosseini. Trước hết thì không thể phủ nhận được độ hay của nó vì “ em ý” được mọi người khen rất nhiều và cũng khá nổi tiếng nữa. Khi đọc em nó thì phải công nhận là không làm mình thất vọng, cuốn sách thực sự đã mở cửa tâm hồn tớ.

Chủ đề tình bạn chắc hẳn không phải là một chủ đề mới, nhưng để khắc họa được một cách đầy chấn động và sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc, thì “ Người đua diều” là một ứng cử viên sáng giá. Truyện lấy bối cảnh ở miền đất Afghanistan hàng thập kỉ trước, thời mà quân Taliban còn chiếm đóng. Nhưng không miêu tả triệt đệ sự tàn khốc,đẫm máu của chiến tranh, truyện xây dựng một tình bạn đẹp, thuần khiết, tuy không quá hoàn hảo trên cái nền chiến tranh đó.

Cụ thể thì câu chuyện xoay quanh những biến động của Amir- con của một người đàn ông giàu có, tài giỏi mà ai cũng phải nể trọng, cùng với Hassan- cậu bạn kiêm người giúp việc trong gia đình Amir từ thuở thiếu thời. Câu chuyện dần dần được phát triển bởi những bi kịch, biến cố khiến cho Amir phải luôn mang trong mình cảm giác tội lỗi, áy náy, gây ra những hành động sai lầm. Nhiều bức màn bí mật được vén lên, không chỉ về Amir mà còn Hassan, người cha… Những góc khuất trong tâm hồn khó ai hiểu thấu khi chỉ nhìn chúng qua vẻ bề ngoài. Câu chuyện chắc chắn sẽ khiến các bạn phải rơi nước mắt, nhiều lúc muốn gập sách lại vì ức chế Smile). Không những vậy, các bạn cũng sẽ được gợi thêm trí tò mò, hứng thú nhờ mạch truyện. Toàn bộ câu chuyện là văn phong nhẹ nhàng, sâu lắng, tuy đau đớn đấy nhưng không phải cái đau quá mãnh liệt, chóng vánh, mà là nỗi đau từ từ gây ám ảnh.

Tóm lại, trên đây chỉ là những cảm nhận của riêng cá nhân tớ, các bạn muốn trải nghiệm sâu sắc hơn nữa thì hãy đọc và thẩm thấu :<. Có ai muốn recommend thêm sách hay muốn chia sẻ những cuốn các bạn thấy hay thì hãy cmt cho mình biết với nhé.

6. NGUYÊN KAN review sách Người Đua Diều

Mỗi lần nhắc đến tác phẩm Người đua diều của nhà văn Khaled Housseini, trong lòng tôi lại dâng lên nỗi ân hận, và cả sự hổ thẹn nữa.

Chả là, cách đây độ gần 15 năm, một cô sinh viên yêu quý của tôi đã dúi vào tay tôi cuốn sách The kite runner và bảo tôi nhất định phải đọc nhé, vì đây là cuốn sách mà cô bé ấy rất thích.

Vài tuần sau, tôi trả lại cuốn sách cho cô bé với lời xin lỗi (theo kiểu truyền thống): cô quá bận, không đủ thời gian để đọc.

Thực ra tôi chả bận đến mức đó. Ta luôn có đủ thời gian để đọc một cuốn sách, nếu ta muốn. Lý do chính chỉ là những chủ đề về Afghanistan không thu hút tôi một chút nào, đặc biệt là vào thời điểm đó, khi tôi chưa từng bước chân ra khỏi dải đất hình chữ S. Nhiều năm sau đó, tôi cũng từng nâng lên đặt xuống cuốn sách nhiều lần, và chưa bao giờ hoàn thành được cả. Cũng chỉ với lý do cũ.

Chỉ tới mùa hè năm nay, khi câu chuyện của Afghanistan tràn trên mặt báo và mạng xã hội, tôi quyết định tìm lại cuốn sách này. Thật ngạc nhiên, tôi bị cuốn vào câu chuyện và khó có thể dứt ra cho tới khi hoàn thành. Tôi thậm chí còn đọc luôn cuốn Ngàn mặt trời rực rỡ ngay sau đó.

Tôi nhận ra rằng, kể cả khi tôi không quan tâm đến đất nước Afghanistan (ở một nơi nào đó trên trái đất, chẳng hề liên quan đến tôi) thì Người đua diều vẫn là một câu chuyện vô cùng đáng đọc.

Nếu nói đơn giản, Người đua diều là một câu chuyện về tình bạn. Câu chuyện kể về tình bạn của hai cậu bé tên là Hassan và Amir. Hai cậu bé lớn lên đều không có mẹ, đều bú sữa từ một bầu vú, đều tập đi những bước đi đầu tiên trên cùng một bãi cỏ trong cùng một chiếc sân. Hai cậu bé lớn lên thân thiết trên cả tình bạn, bất chấp địa vị khác nhau: Amir là cậu chủ nhỏ, Hassan là đầy tớ. Mối quan hệ của Amir và Hassan cũng như hai ông bố, tuy là ông chủ và quê hương ông, và cách ông sống để bù đắp lại những tội lỗi, “những lời nói dối” mà ông gây ra trong quá khứ. Chú Rahim Khan, người nắm giữ bí mật và sống một đời để hướng những người yêu thương về với những gì tốt đẹp hơn. Là chuyện của Amir với hơn phần tư thế kỷ sống trong dằn vặt, hối hận, sợ hãi và những khắt khe với chính bản thân mình. Của Hassan đáng thương đã sống chưa trọn vẹn cuộc đời mình với một tình yêu duy nhất, một tình yêu và lòng trung thành vô điều kiện mà Amir khó lại có thể được đón nhận lần thứ hai trong đời. Và thương cả Sohrab, Soraya, Ali, Sasa…

Tôi thấy những con người ấy, cuộc đời họ nối kết nhau, quấn lấy nhau, cuộn tròn bé nhỏ lại trong sự vần vũ tàn khốc của chiến tranh, cướp bóc, chém giết. Họ sống lay lắt mà hiên ngang trong những đau thương của mìn chôn, đạn nã và trong sự chua chát của cái người ta vẫn gọi là “kỳ thị chủng tộc”.

Tôi đã từng không hề biết về một Afghanistan nào đau thương như thế.

Mỗi con người là một câu chuyện. Mỗi con người mang một bí mật khác nhau. Và họ chọn nói ra hoặc không, bằng cách này hay cách khác. Và dẫu lựa chọn của họ là gì đi chăng nữa, tôi vẫn thấy ở đó những dằn vặt, những nỗ lực bù đắp, những tình thương yêu, lòng trung thành mà họ dành cho nhau, để dìu nhau vượt qua những nỗi đau quá lớn đối với một người bình thường.

Như Farid đã nói với Amir: “Vì ông, cả ngàn lần rồi”

Và như Amir đã thì thầm với Sohrab: “Vì cháu, cả ngàn lần rồi”

Vì tôi tin, ai trong số họ cũng đã từng được nghe rằng, “luôn có một con đường để tốt lành trở lại”.

10. DUYEN HUA review sách Người Đua Diều
Sau một thời gian đọc xong quyển này và đã, đang đọc nhiều quyển khác nhưng thỉnh thoảng mình lại nghĩ về Người đua diều, về Hassan, Amir, Baba, về Sohrad và về Afghanistan. Càng nghĩ mình càng thấy đây thật sự là một quyển sách quá hay và nhận ra khá lâu rồi mình chưa gặp một quyển hay như thế. Từ chương 7 đến chương 9, mình thổn thức suốt, và dù ghét nhân vật tôi-Amir, mình vẫn phần nào cảm thông được cho cậu ấy. “Vì cậu, cả ngàn lần rồi.” !! Đối với mình, nhân vật Baba là một thành công chói lóa của Hosseini, bất kể chuyện gì đã được chú Rahim Khan tiết lộ. mình vẫn rất yêu thích, có lẽ cả ngưỡng mộ Baba. Người đua diều xứng đáng nằm trên kệ sách của bất cứ ai, một quyển sách cho chúng ta đọc đi đọc lại nhiều lần.
BEST BOOK EVER ♥

III. Trích dẫn sách Người Đua Diều

Khi còn là hai đứa trẻ, Hassan và tôi thường trèo lên những cây bạch dương trên con đường xe chạy vào nhà cha tôi, và dùng một mảnh gương chiếu ánh nắng vào nhà những người hàng xóm của chúng tôi làm họ tức giận. Chúng tôi thường ngồi chéo nhau, trên một cặp cành cây cao, chân trần đung đưa, túi quần đầy quả dâu tằm phơi khô và quả óc chó, thay nhau chiếu gương, vừa ăn dâu tằm vừa ném vào nhau, khúc khích, cười vang. Tôi vẫn như còn thấy Hassan trên cái cây đó, nắng lung linh xuyên qua kẽ lá chiếu lên khuôn mặt gần như tròn xoe của cậu, một khuôn mặt giống như búp bê Tàu được gọt từ gỗ cứng: mũi nở và tẹt, mắt vừa hẹp vừa xếch như lá tre, đôi mắt nếu nhìn vào, tùy theo ánh sáng, lúc vàng, lúc xanh, lúc cả màu ngọc bích nữa…

Tôi cúi lạy về phía Tây. Rồi tôi nhớ mười lăm năm nay tôi chưa từng cầu nguyện. Từ lâu tôi đã quên hết câu cú. Nhưng không quan trọng, tôi sẽ thốt ra mấy từ tôi vẫn còn nhớ: La illaha il Allah, Muhammad u rasul ullah. Không có Thượng đế nào ngoài Đức Allah và Muhammad là Sứ giả của Người. Bây giờ, tôi mới thấy là Baba nhầm, có một Thượng đế, luôn luôn có một Thượng đế. Tôi thấy người ở đây, trong những con mắt của mọi người nơi dãy hành lang tuyệt vọng này. Đây là ngôi nhà thực sự của Thượng đế, đây là nơi những ai để lạc mất Thượng đế sẽ tìm thấy Người, không phải toà Masjid trắng với những ngọn đèn lấp lánh như kim cương và những tháp gọi cầu kinh cao vời vợi. Có một Thượng đế ở đây, ở đây phải có, và bây giờ tôi sẽ nguyện cầu, tôi phản bội, đã dối trá, và đắc tội mà không bị trừng phạt, chỉ quay lại với Người vào giờ khắc cần thiết lúc này của tôi. Tôi cầu xin Người hãy nhân từ, khoan dung và độ lượng như cuốn kinh của Người đã dạy về Người như vậy

Có duy nhất một tội, một tội thôi, đấy là tội ăn cắp, mọi tội khác đều là biến thái của tội ăn cắp, con có hiểu không?
Khi con giết một người con ăn cắp một cuộc đời, con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp cha của lũ trẻ. Khi con nói dối là con ăn cắp quyền của ai đó được biết sự thật. Khi con lừa bịp, con ăn cắp quyền được ngay thẳng. Con có hiểu không

Không có hành động nào xấu xa hơn trộm cắp, Amir ạ. Một người chiếm đoạt những gì không phải của mình, dù đó là một cuộc đời hay một ổ bánh naan… Ta nhổ vào loại người ấy.

Thời gian dễ là một kẻ tham lam – đôi khi nó ăn cắp hết mọi chi tiết cho bản thân nó.

Chuộc lỗi thành thực chính là như thế, khi tội lõi dẫn đến lòng tốt

Một con người không có lương tâm, không có lòng tốt sẽ không biết đau khổ

Luôn có một con đường để tốt lành trở lại

Máu mũ là thứ quyền uy, bachem ạ

Rốt cuộc, cuộc đời không phải là một bộ phim Hindu. Zendagi migzara, những người Afghan thích nói thế: Đời cứ trôi đi, chẳng kể đến bắt đầu, kết thúc, kamyab, nah-kam, khủng hoản hay thanh thản, luôn tiến về phía trước như một đoàn lữ hành ì ạch và bụi bặm của người du mục kochis.

Đã một phần tư thế kỉ tôi không thả con diều nào, nhưng bất ngờ, tôi lại trở lại tuổi mười hai và những bản năng xưa kia của tôi ào ạt trở về.

Đôi khi thậm chí chỉ cần một ngày, cũng có thể thay đổi toàn bộ cuộc đời.

Nhưng tốt hơn hết là bị tổn thương bởi sự thật còn hơn là thấy dễ chịu với một lời nói dối.

Vì cậu, cả ngàn lần rồi.

Trẻ con đâu phải cuốn tập tô màu, anh không thể bôi đầy chúng bằng những màu anh thích.

Chỉ có duy nhất một tội lỗi. Và đó là trộm cắp… khi con nói dối, thì con đã ăn cắp quyền được biết sự thật của người khác.

Đời là một con tàu, hãy lên tàu.

Cỏ dại sống dai nhưng hoa xuân nở rồi héo rũ. Càng tao nhã, càng cao quý, càng là bi kịch.

Một cậu bé không thể chịu đựng bản thân mình sẽ trở thành một người đàn ông không thể chịu đựng bất cứ điều gì.

Tình yêu là thứ mỏng manh cần được nâng niu và bảo vệ. Tình yêu không hề cứng rắn và nó không kiên định. Tình yêu có thể tan vỡ bởi chỉ vài lời xấu xa, hay bị vứt bỏ bởi những hành động vô tâm. Tình yêu cũng không hoàn toàn là một con chó trung thành, nó giống như một con vượn cáo hơn.

Thật không đúng khi làm tổn thương người khác, thậm chí là kẻ xấu. Bởi họ không biết điều nào tốt hơn, và bởi vì những kẻ xấu đôi khi cũng trở thành người tốt.

Hãy nhớ, không có con quỷ nào cả. Chỉ có một ngày đẹp trời.

Trích đoạn sách Người Đua Diều
Chương 1
Tháng Mười hai năm 2001

Tôi đã trở thành tôi như ngày hôm nay từ tuổi mười hai, vào một ngày lạnh lẽo, ảm đạm mùa đông năm 1975. Tôi nhớ chính xác lúc đó đang khom người sau bức tường đất sụp đổ, nhòm trộm vào lối nhỏ gần khe suối đóng băng. Thời đó lâu lắm rồi, nhưng tôi biết những gì người ta nói về quá khứ, mà tôi đã học được, về việc anh có thể chôn vùi nó đi, là một điều sai lầm. Bởi vì quá khứ còn đang thay đổi. Bây giờ nhìn lại, tôi nhận ra tôi vẫn đang nhòm vào cái lối nhỏ hoang vắng đó suốt hai mươi sáu năm qua.

Mùa hè vừa rồi, một hôm chú Rahim Khan gọi cho tôi từ Pakistan. Chú yêu cầu tôi tới gặp chú. Đứng trong bếp, với máy nghe bên tai, tôi hiểu đó không phải là chú Rahim Khan trên máy. Đó là quá khứ tội lỗi không được chuộc của tôi. Sau khi treo máy, tôi đi dạo bộ dọc theo Hồ Spreckels ở phía bắc công viên Cổng Vàng. Mặt trời buổi chiều sớm lấp lánh nước hồ, trên đó hàng chục nhưng chiếc thuyền con đang giong buồm theo làn gió nhẹ khô. Rồi tôi liếc nhìn lên, thấy một đôi diều màu đỏ với những chiếc đuôi đài màu xanh lơ bay vút lên trời. Đôi diều nhào lộn tầng không, bên trên những hàng cây đầu phía Tây công viên, bay qua những cối xay gió, bồng bềnh bên nhau như một cặp mắt đang nhìn xuống San Francisco, thành phố giờ đây tôi gọi là quê hương. Và bất chợt giọng nói của Hassan thì thào trong đầu tôi: vì cậu, cả ngàn lần rồi. Hassan người đua diều môi hẻ.

Tôi ngồi trên băng ghế công viên cạnh một cây liễu rủ. Tôi nghĩ tới điều gì đó Rahim Khan đã nói trước khi cúp máy, gần như chợt nghĩ thêm: luôn có một con đường để tốt lành trở lại. Tôi ngước nhìn cặp diều sinh đôi. Tôi nghĩ về Hassan. Nghĩ về Baba, Ali, Kabul. Tôi nghĩ về cuộc đời tôi đã từng sống, cho tới khi mùa đông năm 1975 ập đến, làm thay đổi tất cả. Và khiến tôi trở thành tôi như ngày hôm nay.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Sep 22, 2022 10:15 pm


Lan Yanggun - ybox

[Bookademy] Review Sách “Người Đua Diều”: Danh Dự, Tội Lỗi, Sợ Hãi Và Cứu Chuộc

Tôi ngẫu nhiên biết đến “Người đua diều” vào một buổi chiều mùa hè oi ả tại thư viện trường đại học. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ liên tục, tôi ngấu nghiến hết cuốn sách. Quả đúng như nhận xét của những tờ báo tiếng tăm, những nhà phê bình nổi tiếng, “Người đua diều” xứng đáng là International Bestseller: “Một tiểu thuyết đẹp đẽ… Nằm trong số những tác phẩm được viết ra tinh tế và khơi gợi nhất cho tới giờ phút này… Một câu chuyện làm cảm động trái tim về một tình bạn khác thường… Đó cũng là một tác phẩm thuyết phục kì lạ, về mối quan hệ mong manh giữa cha và con, giữa con người và thần thánh, giữa cá nhân và đất nước…” (The Denver post). Cuốn tiểu thuyết đầy lôi cuốn đã đưa tôi đi hết mọi cung bậc cảm xúc, vui có, xót xa có, căm phẫn có, ngạc nhiên có,… - điều mà tôi chưa từng trải nghiệm được từ bất cứ cuốn tiểu thuyết nào. Tôi thực sự bị choáng ngợp với những gì được viết nên trong đó.

Cuốn tiểu thuyết là lời tự thuật của nhà văn Mỹ người Afghanishstan – Amir. Phần đầu của tác phẩm miêu tả một Afghanishstan hoàn toàn khác so với tưởng tượng của tôi. Đó là một Afghanishstan tươi đẹp, bình yên, một Afghanishstan tự do với những người dân tự do. Chính tại nơi đây, Amir đã cùng với người bạn của mình – Hassan trải qua những năm tháng tuổi thơ. Một Amir và một Hassan, một chủ một tớ, một người anh và một người em, cùng nắm tay nhau trưởng thành.

“Khi còn là hai đứa trẻ, Hassan và tôi thường trèo lên những cây bạch dương trên con đường xe chạy vào nhà cha tôi, và dùng một mảnh gương chiếu ánh nắng vào nhà những người hàng xóm của chúng tôi làm họ tức giận. Chúng tôi thường ngồi chéo nhau, trên một cặp cành cây cao, chân trần đung đưa, túi quần đầy quả dâu tằm phơi khô và quả óc chó, thay nhau chiếu gương, vừa ăn dâu tằm vừa ném vào nhau, khúc khích, cười vang. Tôi vẫn như còn thấy Hassan trên cái cây đó, nắng lung linh xuyên qua kẽ lá chiếu lên khuôn mặt gần như tròn xoe của cậu, một khuôn mặt giống như búp bê Tàu được gọt từ gỗ cứng: mũi nở và tẹt, mắt vừa hẹp vừa xếch như lá tre, đôi mắt nếu nhìn vào, tùy theo ánh sáng, lúc vàng, lúc xanh, lúc cả màu ngọc bích nữa…”

Tuổi thơ của hai người bạn đã trôi qua như vậy, bình thản, an yên, nhưng “life is not always what you expect” (tạm dịch: cuộc đời không phải luôn là những gì chúng ta mong muốn – Helen Downing), hiển nhiên luôn có những biến cố tất yếu xảy ra. Amir và Hassan, dù là bạn từ thuở tấm bé, nhưng khác biệt về thân phận, về chủng tộc luôn khiến họ có những khoảng cách. Amir, với khao khát cháy bỏng về tình thương của người cha, luôn cảm thấy ghen tị với sự quan tâm mà cha cậu dành cho Hassan. Bên cạnh đó, với xuất thân là “con nhà giàu”, quen được phục vụ, hầu hạ, Amir có phần nào đó hơi ích kỉ, nhỏ nhen. Chính những điều ấy đã dẫn đến sự kiện mùa đông năm 1975 – lần cuối cùng Amir nhìn thấy Hassan nở nụ cười.

Mùa đông năm 1975 là lần đầu tiên tác giả gài hình ảnh cánh diều và cuộc đua diều vào trong tác phẩm, hiển nhiên, nó là đánh dấu cho bước ngoặt mới của cả thiên truyện. Cánh diều năm ấy là niềm hi vọng của Amir về sự gắn bó với cha mình. Cậu đã đặt tất cả sự cố gắng của mình vào cánh diều ấy, khát khao có được chiến thắng. Nhưng tình thương mà giành giật thì thường luôn phải trả giá, và cái giá Amir phải trả cho sự hèn nhát của mình không hề rẻ mạt – đó là nụ cười của người bạn thân thiết nhất đời cậu. Nấp sau bức tường chứng kiến người anh em của mình bị nhục mạ nhưng vì hèn nhát và vì suy nghĩ “cậu ấy không phải bạn mình” nên Amir đã không dám đứng ra bảo vệ Hassan.

Phần sau của tác phẩm là cuộc đời của Amir sau khi sang Mỹ sinh sống vì quê hương bị xâm lược. Dù cho rằng Mỹ là nơi mình có thể chạy trốn khỏi quá khứ nhưng chưa khi nào Amir thôi tự dày vò bản thân vì những lỗi lầm đã xảy ra, anh tự cho mình là kẻ phản bội, kẻ lừa dối. Thậm chí ngay cả khi đã có cuộc sống sung túc hơn, Amir cũng không thể nào cảm thấy thanh thản. Hình phạt ấy có lẽ còn đau khổ hơn bất cứ nhục hình nào khác trên thế giới, nó như bóng ma vây lấy Amir, bóp nghẹt trái tim anh mỗi khi anh nghĩ về những gì mình đã làm. Nhưng suy cho cùng, khi cuốn tiểu thuyết khép lại, Amir cũng đã phần nào đó chuộc được sai lầm, dù cho cái giá quá đắt…

Tình bạn của Amir và Hassan, nếu phải miêu tả trong hai chữ, tôi chắc chắn sẽ dùng hai chữ “kì lạ”. Nó kì lạ bởi những sợi chỉ vô hình của các mối quan hệ khác ràng buộc xung quanh nó. Đó là sợi chỉ của tình thân, huyết thống, của định kiến xã hội, của tín ngưỡng. Amir và Hassan của những năm tháng ấu thơ vừa là bạn lại vừa như không phải là bạn. Cả hai đều mất mẹ từ sớm, phải bú chung cùng một bà vú. Theo như quan niệm của người dân Afghanishstan:

“Có một tình anh em giữa những con người được bú cùng một bầu vú mẹ, tình máu mủ mà ngay cả thời gian cũng không thể phá vỡ. Hassan và tôi bú cùng một bầu vú. Chúng tôi chập chững đi những bước đầu tiên trên cùng một bãi cỏ trong cùng một chiếc sân. Và dưới cùng một mái nhà, chúng tôi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên.

Của tôi là Baba.

Của cậu ấy là Amir. Tên tôi.”

Trớ trêu thay, Amir lại không nhận ra được tình cảm đó từ sớm, đôi lúc anh còn băn khoăn tự hỏi không hiểu mình có coi Hassan là bạn không. Chỉ cho đến khi mất đi Hassan, anh mới hối hận thấy được sự quan trọng của người mà anh luôn xem thường. “For you, a thousand times over” – “vì cậu, cả ngàn lần rồi”, câu nói của Hassan với Amir có sức ám ảnh lạ kì, đến độ, mỗi lần kí ức về Hassan tràn về trong tâm trí Amir, tôi lại có cảm giác mình đang đứng cạnh Amir giữa đồng cỏ lộng gió, lắng nghe tiếng gọi ấy vang lên quanh quẩn đâu đây và lặng nhìn hình bóng người bạn chạy vụt đi cùng nụ cười đôi môi hẻ…

Hassan, những tưởng sau những điều mà cậu phải trải qua: bị làm nhục, bị xem thường, bị phản bội, cậu sẽ sinh lòng hận thù với những kẻ đã ngược đãi cậu. Nhưng không, Hassan vẫn luôn là Hassan lúc mới sinh ra – cậu không thể làm tổn thương bất kì ai, và cũng không thể ghét bất kì ai. Bất chấp việc bị Amir phản bội, chưa một lần nào Hassan lên tiếng hỏi một câu tại sao. Cậu chấp nhận việc đó như thể nó hiển nhiên phải vậy. Và sau hàng chục năm xa xứ, khi nhận được lời mời trở về căn nhà xưa để tiếp tục trông nom cơ ngơi cho cha của Amir, Hassan đã không đắn đo mà gật đầu. Một Hassan vị tha, bao dung và nhân hậu nhường ấy, có lẽ xứng đáng với một cuộc sống tốt đẹp hơn…

Bên cạnh câu chuyện về tình bạn kì lạ giữa Hassan và Amir, Khaled Hosseini còn xây dựng bên lề những mối quan hệ kì lạ nhưng gắn bó khăng khít với nhau, những mối quan hệ đó giống như chất xúc tác, lúc thì đẩy hai người bạn ra xa nhau, lúc lại bất chợt đưa họ trở về cuộc đời nhau như quỹ đạo vốn có. Đó là mối quan hệ huyết thống, là niềm tin vào tín ngưỡng, là niềm tự hào và yêu thương quê hương, là những văn hóa, những luật lệ bất thành văn,..

“…Tôi cúi lạy về phía Tây. Rồi tôi nhớ mười lăm năm nay tôi chưa từng cầu nguyện. Từ lâu tôi đã quên hết câu cú. Nhưng không quan trọng, tôi sẽ thốt ra mấy từ tôi vẫn còn nhớ: La illaha il Allah, Muhammad u rasul ullah. Không có Thượng đế nào ngoài Đức Allah và Muhammad là Sứ giả của Người. Bây giờ, tôi mới thấy là Baba nhầm, có một Thượng đế, luôn luôn có một Thượng đế. Tôi thấy người ở đây, trong những con mắt của mọi người nơi dãy hành lang tuyệt vọng này…”

Dù cho những quan niệm này có phần nào lạc hậu nhưng chúng là đức tin, là máu chảy trong huyết quản của mỗi người con Afghanishstan, họ không thể chối bỏ cũng như không bao giờ chối bỏ chúng. Những mối quan hệ luôn song hành với nhau, bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, phủ cho “Người đua diều” một màu sắc văn hóa riêng, văn hóa của Afghanishstan.

Bên cạnh câu chuyện về tình bạn, tình anh em, tình yêu quê hương xứ sở, Khaled Hosseini còn đem lại cho chúng ta bài học về danh dự, tội lỗi và cách làm người. Bị ảnh hưởng bởi tập quán Afganishstan nên hiển nhiên các quan niệm về danh dự cũng rất khác, nó hà khắc và được xem trọng bậc nhất trong xã hội. Tội lỗi, một khi phạm phải, dù là nhỏ nhất, người phạm lỗi cũng cần phải trả giá cho tội lỗi mình đã gây ra. Bằng chứng là Amir và cha của cậu đã phải day dứt gần như cả cuộc đời, tìm mọi cách để giúp lương tâm của mình được thanh thản. Nhưng cha của Amir lại không chiến thắng được thời gian, ông ôm xuống mồ món nợ còn chưa kịp trả. Amir may mắn hơn, anh đã tìm được con đường để quay trở lại, trả món nợ năm của cha và của chính mình. Phải chăng, cho đến cuối cùng, luôn luôn có con đường để tốt trở lại – “There is a way to be good a gain.”

Điều đặc biệt gây sức ám ảnh và tầm ảnh hưởng của tác phẩm này là ở hình ảnh cánh diều và cuộc đua diều xuất hiện trong hai bước ngoặt lớn của truyện. Cánh diều tượng trưng cho hi vọng. Ở lần đầu tiên, nó tượng trưng cho hi vọng của Amir về tình thương của người cha, nhưng chính nó cũng khiến cho cuộc đời của hai cậu bé rẽ sang những hướng khác. Lần thứ hai xuất hiện, cánh diều mở ra một chương mới tươi sáng hơn sau tất cả những gì qua. Kết truyện tuy không hoàn mĩ nhưng khiến con người ta lấy lại được niềm tin vào cuộc sống.

Không chỉ phản ánh về những mối quan hệ trong gia đình, thông qua tác phẩm, Khaled Hosseini còn kín đáo tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vạch trần sự thật về những đau đớn mà người dân Afghanishstan đang ngày ngày chịu đựng. Họ bị tước đi những giá trị nhân thân mà họ đáng ra phải có, họ mất đi niềm vui, hạnh phúc, nụ cười, họ mất đi mảnh đất quê hương, khiến cho chính họ còn cảm thấy như một khách du lịch trên đất nước của chính mình”.

Với giọng văn miêu tả đầy chất thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng, không phức tạp, không ẩn dụ khó hiểu, Khaled Hosseini đã dẫn người đọc đi qua hết lịch sử Afghanishstan, phơi bày những góc sáng tối trong tâm hồn con người nơi đây, và trên tất thảy, ông khiến người đọc bày tỏ sự tiếc nuối đối với sự tàn lụi của một nền văn hóa đầy kiêu hãnh và độc nhất vô nhị.

“Tôi yêu mùa đông ở Kabul. Tôi yêu nó vì những bông tuyết mềm mại vỗ nhẹ vào cửa sổ phòng tôi ban đêm, vì tuyết mới rơi lạo xạo dưới đôi ủng cao su đen của tôi, vì hơi ấm của chiếc lò sưởi gang khi gió rít qua sân, qua đường phố…”

Những người đua diều – Amir và Hassan – chạy đua với thời gian, với chiến tranh, với những khát khao, những hi vọng, họ mong muốn tận hưởng chiến thắng dù cho đôi tay bị dây diều cước đến bật máu. Sống trong sự nghèo khổ, đau thương, bị ruồng bỏ, hắt hủi nhưng chưa khi nào niềm tin vào thần thánh, tín ngưỡng, vào tương lai, vào cuộc sống của họ bị vùi dập. Trái lại, nó luôn cháy âm ỉ, tiếp cho họ sức mạnh để sửa sai, để thôi dằn vặt chính mình và đem lại cho người khác cuộc đời hứa hẹn hơn.

Tác giả: Phương Lan – Bookademy

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Sep 22, 2022 10:20 pm

Web Đọc Sách

Người đua diều – Khaled Hoseini

Sự xúc động luôn là sợi dây bện chặt tâm hồn người đọc với tác phẩm. Và cuốn sách Người đua diều của Khaled Hosseini đã làm được điều đó. Đến với tác phẩm, tâm hồn tôi phút chốc biến thành cánh diều no gió chao liệng trên nền trời cảm xúc.

Nó khiến tôi xúc động vì được tận mắt chứng kiến những nỗi đau do chiến tranh gây ra đối với đất nước Afghanistan. Bao nhiêu người đã chết, bao nhiêu máu đã đổ, bao kẻ bám lấy mảnh đất quê hương thì ngày đêm nơm nớp lo sợ bị nả súng vào đầu hay đạp phải bom, mìn, bao người xa quê thì nhớ mong mòn mỏi về nơi chôn nhau cắt rốn.

Nó khiến tôi xúc động vì thấy được bao oan trái trong cuộc sống. Hai cha con cùng sống chung một mái nhà nhưng “lại trong những bầu sinh quyển khác nhau”. Những cánh diều với làn giấy mỏng manh là nơi giao thoa giữa hai bầu sinh quyển đó. Hai người cùng uống chung một dòng sữa từ một bầu vú, cùng sống chung một mái nhà nhưng có sự khác biệt về giai cấp, tầng lớp. Nó khiến tôi bức bối vì một người luôn được bạn bảo vệ bằng mọi giá nhưng nhút nhát, không thoát ra khỏi cái mai rùa an toàn để cứu bạn. Nó khiến tôi xót xa, vỡ oà trong nghẹn ngào khi sự thật được phơi bày. Bao cảm xúc mong manh, mơ hồ được đọng lại thành hình, thành khối, thành dòng chảy trong tâm trí tôi.

Bằng những chi tiết đời thường, những bi kịch đậm màu thực tế, những nỗi đau rất chân thật, tác giả đã khiến trái tim tôi rưng rưng với bao nhiêu cảm xúc. Tác phẩm là một bản nhạc buồn về tình cảm gia đình, về sự thiếu thốn tình máu mủ, vì nỗi buồn bực do thấy bản thân mình thua kém kẻ khác, về sự công bằng và nỗi bất công, về sự ân hận dày vò tâm can con người… Nó cũng ngân nga về tình bạn, có lúc trầm lắng khi đề cập đến sự hèn nhát và những lỗi lầm. Những dòng vui tươi cũng có đấy nhưng rất ít ỏi, bản đàn dìu dặt từng đoạn với nỗi bi ai tràn ngập.

Xâu chuỗi các chi tiết là cách kể hấp dẫn với nhiều hành động mang tính móc xích, những độc thoại nội tâm và cả cách xây dựng tình tiết bất ngờ. Có lúc tác giả đưa ta đến những cuộc đua diều hứng khởi, có lúc là những cảnh quậy phá, tinh nghịch nhưng đáng yêu của Amir và Hassan, có lúc bót nghẹt tim ta với cuộc trốn chạy đầy hiểm nguy, ngột ngạt của hai cha con Amir hay những cái chết thảm thương… Tác giả khéo léo lia ngòi bút để giữ lại những khoảnh khắc, những giai đoạn đắt giá. Tôi trở thành người thuỷ thủ giong buồm ra biển chữ, đôi lúc căng thẳng cực độ khi đối đầu với sóng trào, đôi lúc lại thư thả trước dòng nước lững lờ trôi. Khaled Hosseini đã rất khéo léo dựng nên những cao trào, thắt nút rồi cởi nút nhẹ nhàng như thế.

Cuối cùng thì cái buồn thương của tác phẩm phần nào được khoả lấp bởi sự chuộc lỗi, bởi những ân hận, dằn vặt của nhân vật kể chuyện Amir Agha. Những hạt mầm hy vọng sẽ nảy nở trên những mảnh đất hối lỗi. Ta khẽ thở phào nhẹ nhõm và hi vọng về một tương lai xán lạn hơn.

Cuốn sách này khiến tôi cảm thấy một thời gian dài tôi bàng quan với mọi tác phẩm, nó khiến tôi nhói lên vì chính những tội lỗi, sự lừa dối mà bản thân tôi đã gây nên, tôi dám chắc ai cũng sẽ thấy vậy thôi.

“Khi con giết một người, con ăn cắp một cuộc đời, con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp cha của lũ trẻ. Khi con nói dối là con ăn cắp quyền của ai đó được biết sự thật. Khi con lừa bịp, con ăn cắp được quyền được ngay thẳng. Không có hành động nào xấu xa hơn trộm cắp, Amir ạ.”

Khaled Hosseini là một nhà văn hiếm hoi mà mỗi câu văn đều mang lại sự ám ảnh và dư âm đậm chất Afghanistan, không phải đánh giá chủ quan, nhưng tôi khuyên mọi người nên đọc cuốn này trước, rồi sẽ nhận thấy sự đổi khác thế nào về phong cách viết trong “Ngàn mặt trời rực rỡ”. Nói thế không phải không hay, ngược lại còn rất hay, nó mang lại cho tôi một hoài niệm khó tả về một thời đã qua. Tôi tìm thấy một thời chơi trên cánh đồng cùng lũ bạn thả diều, chơi đùa, chăn trâu. Tôi tìm thấy sự day dứt ngày đầu về những sai lầm khôn nguôi. Và trên tất cả, tôi tìm thấy bản thân mà cuộc sống bộn bề đã làm tôi quên khuấy.
Là một câu chuyện của tình bạn, tình yêu, danh dự, tội lỗi, sợ hãi, day dứt và cứu chuộc. Về một quý tộc Baba và con trai ông Amir, về người hầu Ali và con trai Hassan, về chú Kharim thấu cảm, về một tình yêu không được đáp lại, về một sự lừa dối xuyên suốt. Và một cuộc hành trình đi tìm sự cứu chuộc không hồi kết…

“Người đua diều” đề cập đến chính trị, chiến tranh, tôn giáo, nhưng sẽ không ai thấy cái khô khan trong đó, họ chỉ thấy sự đau khổ, bi thiết, tột cùng mà chiến tranh đem đến, và sự đau đớn không nguôi khi chứng kiến phân biệt sắc tộc. Nhưng Hosseini không nói về chiến tranh, tôn giáo. Chiến tranh và phân biệt tôn giáo chỉ có duy nhất một vai trò, đó là chia rẽ con người, chia rẽ một tình yêu mà không bao giờ được đáp lại, chia rẽ một tội lỗi khỏi sự thật. Và chia rẽ sự chuộc tội khỏi mục đích.

Trốn khỏi chiến tranh, tưởng chừng như cuộc sống bên Mĩ của Amir và Baba sẽ tốt lành, tưởng chừng sự lừa dối và tội lỗi đã đi vào dĩ vãng, không, nó luôn day dứt cả hai người, rồi Baba thú tội với Amir, và Amir chuộc tội, một tội lỗi… cho cả hai…

Đến với “Người đua diều”, tác giả không hoa mĩ, không phô trương, đều là những câu nói giản đơn, âm hưởng đậm chất Afghanistan làm tôi thấy thích thú hơn cả. Nhưng dù vậy, những câu nói bình dị cũng đủ khiến bạn bàng hoàng và suy ngẫm, tôi nói đến quan niệm về ăn cắp của Baba, tôi nói đến “thứ mọi bần cùng” Hazara như người ta gọi chúng. Và dám chắc hẳn, ai đã đọc đến câu “Vì cậu, cả ngàn lần rồi!” cũng đều rung cảm.

“Người đua diều” mang một mô-típ cổ điển về tội lỗi và cứu chuộc, nhưng Hosseini đã biến nó thành một áng văn xúc động mọi trái tim đá, không chỉ đơn giản ở câu từ, tâm lí, không, chính những hành động của Amir, chính hành động của Baba, hay hơn cả là hành động con trai của Hassan về cuối khiến chúng ta không thể nguôi ngoai. Gấp lại cuốn sách, một cái kết có thể là đẹp, nhưng tôi vẫn thấy có một cái gì đó, một thứ có thể khiến tôi khép mình lại cả tháng trời chỉ để suy nghĩ về nó và không còn tâm trí nào cho việc khác.

Đây không phải là một cuốn sách khó, đây cũng không phải là một từ điển triết lỉ, càng không phải một cuốn sách bàn về chính trị, con người hay những vấn đề to lớn khác, ẩn dụ cũng không và tôi chẳng có gì để lý giải, nhưng nó có nghĩa lí gì? Khi mà con người lao mình theo đuổi thời cuộc, khi mà tội lỗi, lừa dối diễn ra thường xuyên như một “gia vị” của cuộc sống, và một cách thực dụng, tự huyễn bản thân và người ngoài bởi vẻ hào nhoáng ta đây đọc sâu sách khó, trên hết, con người xem nhẹ cái giá trị cao đẹp của tâm hồn với một câu “tử tế có đào ra tiền không?” Thì tôi thấy, những cuốn sách loại này vẫn còn có giá trị.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Sep 22, 2022 10:26 pm

NGƯỜI ĐUA DIỀU
Khaled Hosseini

Dịch giả: Nguyễn Bản

Giới Thiệu

Những khen ngợi dành cho Người đua diều của Khaled Hosseini, cuốn sách có 110 tuần thống trị trên danh sách best-seller của The New York Times.
“Một bức chân dung cảm động về Afghanistan thời hiện đại.”

Entertainment Weekly

“Cuốn sách mãnh liệt bậc nhất này kể lại câu chuyện về những điều tàn bạo khủng khiếp và một tình yêu mãnh liệt chưa được đền đáp. Những điều đó đã thay đổi cuộc đời Amir, người kể chuyện trong tác phẩm của Khalled Hosseini – một cậu ấm quý tộc đã lớn lên trong những ngày tháng yên bình cuối cùng của nền quân chủ, trước khi cách mạng nổ ra và đất nước cậu bị người Nga kiểm soát. Nhưng những sự kiện chính trị ở đây, cho dù được miêu tả rất kịch tính, vẫn chỉ là một phần của câu chuyện. Với Người đua diều, Khaled Hosseini đã mang tới cho ta một câu chuyện sống động và cuốn hút, nhắc ta nhớ rằng dân tộc Afghanistan đã phải tranh đấu rất lâu để chiến thắng những thế lực hung tàn – những thứ mà cho đến tận bây giờ vẫn còn tiếp tục đe doạ họ.”

The New York Times Book Reviews

“Đây là một trong những câu chuyện sẽ ở lại trong tâm tư bạn trong nhiều năm nữa. Những chủ đề văn học và nhân sinh đã tạo nên một cấu trúc tiểu thuyết tuyệt vời: tình yêu, danh dự, tội lỗi, sợ hãi và cứu chuộc. Cuốn sách tràn đầy sức mạnh, tới nỗi trong suốt cả một quãng thời gian dài sau đó những gì tôi đọc dường như đều nhạt nhẽo.”

Isabel Allende

“Tuyệt vời, những bước ngoặt sửng sốt của cốt truyện khiến cuốn sách trở nên đáng nhớ như một biên niên chính trị xã hội, lại vừa như một câu chuyện riêng tư cảm động về việc những lựa chọn của thời ấu thơ đã ảnh hưởng tới cuộc đời ta như thế nào. Nội việc phân tích nhân vật đã cho thấy đây là tác phẩm đầu tay đáng chú ý, từ bức chân dung của một Amir quá mẫn cảm và yếu đuối, cho đến sự biến đổi đầy phức tạp của cha cậu – Baba, người mà những hi sinh cùng những hành động đáng hổ thẹn chỉ được Amir phát hiện ra khi anh quay lại Afghanistan, nơi anh được hiểu về lịch sử cũng như sự chia tách của đất nước mình cả ở Mỹ lẫn Trung Đông… Kết quả là một tác phẩm văn học đã thành công trong việc khảo sát văn hoá một xứ sở thầm lặng trước giờ vẫn còn khuất trong bóng tối, một đất nước bỗng trở thành một tâm điểm của nền chính trị toàn cầu trong thiên niên kỉ mới. Thật hiếm khi có một cuốn sách vừa mang tính thời sự vừa giàu chất văn học tới vậy.”

Publisher Weekly

“Thêm một câu chuyện đầy riêng tư, bắt đầu từ tình bạn gần gũi của Amir với Hassan, con trai của người giúp việc cho cha cậu, từ đó mọi sự đã bắt đầu và kết nối với nhau để làm nên cuốn sách. Sự mong manh của tình bạn đó, biểu tượng nơi những con diều mà hai đứa trẻ cùng chơi, phải trải qua thử thách khi chúng nhìn thấy cuộc sống xưa cũ của mình đã trôi qua. Bức tranh của Hosseini về một Afghanistan trước cách mạng thật ấm áp, hài hước nhưng cũng vô cùng căng thẳng trong sự phân biệt địa vị giữa các tộc người…”

The New York Times

“Đó không chỉ là một cuốn tiểu thuyết về chính trị Trung Đông… đó là câu chuyện cuộc đời của con người trong một đất nước tươi đẹp đã bị huỷ hoại đến hoang tàn. Thông qua những nhân vật cùng một cốt truyện đầy quyến rũ và khuấy động, Hosseini mang tới cho người đọc những cảm nhận về văn hoá và lịch sử của tổ quốc yêu dấu của ông.”

San Antonio Express-News

“Nhịp điệu cuộc sống là cái khung của câu chuyện. Cuốn tiểu thuyết, lấy bối cảnh Afghanistannhững năm 1970 và sau đó là Mỹ, là tác phẩm xứng đáng với sự quan tâm toàn cẩu bởi tài năng văn học của Khaled Hosseini. Đỉnh điểm hiện thực của tiểu thuyết này, tàn bạo và đẹp đẽ tới mức khó lòng diễn tả, phô bày cuộc sống trong sự tràn đầy của nó, dưới một cái nhìn khoan dung và cứu chuộc. Một tác phẩm văn học sâu sắc với sức mạnh hàn gắn hiếm có.”

The Buffalo News

“Khaled Hosseini đã tái tạo xứ sở của mình bằng một sự nhạy cảm kì diệu. Những miêu tả giàu có về những phong tục truyền thống của Afghanistan đã lay động nhưng người nhập cư Afghan khi họ đang thổn thức vì nỗi mất quê hương và phải gắng sức để tạo lập một cuộc đời mới tại Mỹ. Với Người đua diều, Khaled Hosseini đã viết nên một Cuốn sách thông tuệ, đầy suy tư, trong đó hối cải và hạnh phúc không phải đã đến cùng nhau.”

Houston Chronicle

“Cuốn tiểu thuyết phi thường đã khắc hoạ cuộc tranh đấu của cá nhân con người trong những giai đoạn tàn khốc của lịch sử.”

People

“Khơi gợi… Sắc sảo và chân thực… Một trong những sức mạnh lớn lao của Người đua diều là bức chân dung đầy cảm thông về con người và văn hoá Afghanistan. Hosseini đã viết với lòng nhiệt thành và sự hiểu biết đáng ao ước về Afghanistan và con người nơi đây.”

Chicago Tribune

“Một cuốn sách đầy sức mạnh… Không cầu kì phi lý, hoàn toàn và giản dị và chặt chẽ… Một câu chuyện sâu sắc về gia đình, tình bạn, sự phản bội và chuộc tội mà không cần phải chỉ dẫn hay diễn dịch vẫn cuốn hút và khai sáng tâm hồn ta. Có những phần trong Người đua diều thật nguyên sơ, vò xé trái tim người đọc, song đây là câu chuyện đã được viết ra một cách tha thiết. Tình yêu thật rõ ràng mà Hosseini dành cho quê hương của mình cũng sâu xa như sự chán ghét của ông đối với hiện trạng của nó… Câu chuyện được kể lại bằng một văn phong giản dị, gần gũi với Ngàn cánh hạc của Kawabata hơn là Bộ bacủa Mahfouz. Những trang hay nhất của Hosseini là khi ông mô tả nhưng khoảnh khắc đau đớn tột cùng một cách chậm rãi, tĩnh lặng.”

The Washington Post Book World

“Thể hiện cùng lúc tình yêu đối với truyện kể và sự trân trọng với công việc viết văn… Một cuốn sách tràn đầy bao dung với những phẩm chất ưu việt. Một trong những điểm hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết này chính là thứ văn xuôi bình dị một cách chủ định. Giống như Đợi chờ – cuốn tiểu thuyết về tình yêu chính trị và xung đột giai cấp của Cáp Kim. Người đua diều khiến người đọc sung sướng với lối kể chuyện chân thực.”

The Cleverland Plain Dealer

“Một cuốn sách cuốn hút và cảm động, cho ta một món quà bất ngờ; sự hiểu biết, cảm thông với con người của Afghanistan. Sức mạnh của nó ẩn trong khả năng chuyển tải những yếu tố văn hoá lên trang giấy của Hosseini…”

Iowa City Press

“Hosseini đã chỉ ra một cuốn sách hấp dẫn bắt đầu như thế nào – với cách viết giản dị, tinh tế khiến người đọc cứ phải tiếp tục lật trang.”

The Philadelphia Inquirer

“Mang đến một viễn cảnh đặc biệt về những nỗ lực của một dân tộc mà trước sự kiện Mười một tháng Chín đã bị bỏ quên và hiểu lầm quá lâu. Cho dù có những đoạn viết đầy tàn khốc, cuốn tiểu thuyết đã kết thúc với tia sáng lạc quan về tương lai của Aghanistan, rằng toàn bộ thế giới sẽ tới lúc không còn bị huỷ hoại.”

Bookpage

“Một câu chuyện xuất thần, kỳ diệu, cho ta một thoáng nhìn về một Afghanistan mà đa số người Mỹ chưa từng biết tới.”

Contra Costa Times

“Đây là một khám phá thực sự tác phẩm đầu tay nổi bật của một người Afghanistan giờ đang sống tại Mỹ. Câu chuyện nồng nhiệt của Hosseini về sự phản bội và chuộc tội, được bao quanh bởi bối cảnh quá khứ bi kịch mới đây của Afghanistan. Không chỉ là chuyện về sự trưởng thành của con người hay những nỗi vất vả của người di cư. Hosseini đã dồn nén cả hai vào trong một khung cảnh đau thương về sự cứu vớt đầy khó khăn của con người. Tất cả điều đó cùng với bức tranh phong phú của văn hoáAfghanistan, quả thực là một sự hấp dẫn không thể cưỡng lại.”

Kirkus Review

“Mang tới một cái nhìn sống động về cuộc sống của Afghanistan trong suốt một phần tư thế kỉ… Tính cách của Amir và cha cậu, mối quan hệ của họ, tình bạn của Hassan và Amir, tất cả được mô tả và phát triển một cách cẩn trọng, thuyết phục. Hosseini, hiện là bác sĩ tại California, có lẽ là nhà văn người Atghanistan duy nhất viết bằng tiếng Anh và tiểu thuyết đầu tay của ông thực sự là cuốn sách đáng được đề cử.”

Library Journal


Tác giả
Khaled Hosseini sinh năm 1965 ở Kabul, Afghanistan. Gia đình ông chuyển đến Paris, Pháp năm 1976, sau đó định cư ở California, Hoa Kỳ. Tại đây, ông lấy bằng cử nhân Sinh học năm 1988 và bằng Bác sĩ Y khoa năm 1993.

Năm 2003, Hosseini giới thiệu tiểu thuyết đầu tay Người đua diều - tác phẩm bán chạy nhất thế giới và được xuất bản ở 70 quốc gia. Năm 2007, nhà văn ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ hai với tựa đề Ngàn mặt trời rực rỡ, cho đến nay nó đã được xuất bản ở hơn 40 nước.

Hiện Hosseini đang sống ở miền Bắc California và tiến hành các hoạt động trợ giúp nhân đạo cho Afghanistan thông qua Quỹ Khaled Hosseini.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Sep 22, 2022 10:34 pm

Penguin/Orange Reader Group đã bình chọn “Người đua diều” là cuốn sách hay nhất năm 2006. Cho tới hiện nay, cuốn sách vẫn chễm chệ trên các bảng xếp hạng bestseller. Đằng sau sự thành công của cuốn sách ẩn chứa điều gì?

Cùng BlogAnChoi cảm nhận về cuốn sách bán chạy gần 40 triệu bản này nhé!

Khaled Hosseini là ai?
Khaled Hosseini là nhà văn kiêm dược sĩ người Mỹ gốc Afghanistan. Tên tuổi trong sự nghiệp cầm bút của ông được biết đến qua cuốn tiểu thuyết đầu tay “Người đua diều” (2003) cũng như “Ngàn mặt trời rực rỡ” (2007). Hai ấn phẩm này đã bán ra gần 40 triệu bản trên hơn 70 quốc gia. Cho đến nay, Khaled Hosseini vẫn là một trong những tác giả bestseller trên thế giới.

Chân dung tác giả Khaled Hosseini (Ảnh: Internet)Ông được biết đến như là bậc thầy xây dựng tình tiết và cách lồng ghép các chi tiết rất cảm xúc và không kém phần kịch tính. Điểm đặc trưng này cũng là chất liệu cho sự thành công của các tác phẩm gắn liền với tên tuổi Khaled.
sponsor
‒‒:‒‒

Nội dung chính của “Người đua diều”
“Người đua diều” là lời kể của nhân vật nhà văn người Mỹ gốc Afghanistan Amir về những năm tháng tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ nhưng cũng chôn giấu cả lỗi lầm của cậu bé 12 tuổi năm nào. Cuốn sách cũng là hành trình trở về Kabul – thành phố tuổi thơ tại Afghanistan để chuộc lại tội lỗi của người cha trong quá khứ, cũng như đối diện với tội lỗi năm xưa của chính bản thân anh trong những tình huống ít nhiều khiến độc giả ngỡ ngàng. Dòng hồi ức của Amir đưa người đọc trở về với tuổi thơ khi cậu cùng vui đùa với Hasan – con trai của người quản gia. Hassan là một cậu bé lanh lợi, can đảm và nhiều lần xả thân để cứu Amir.
Tuy nhiên tình bạn của hai cậu bé đã thay đổi sau một lần Hassan vì liều mình bảo vệ chiếc diều xanh của Amir mà đã bị bọn côn đồ hành hạ và làm nhục. Chứng kiến cảnh tượng ấy nhưng Amir lại hèn nhát không dám đứng ra bảo vệ người bạn đã luôn hết lòng bảo vệ mình. Sự nhu nhược và hèn nhát ấy còn đẩy Amir tới việc nói dối Hassan ăn cắp đồ của mình để cha con họ bị đuổi ra khỏi nhà. Lỗi lầm ấy đã theo Amir tới suốt phần đời còn lại, ngay cả khi cậu đã thực hiện được giấc mơ trở thành nhà văn và sống sung túc trên đất Mỹ.

Amir đã trở lại Kabul, trở lại mảnh đất Afghanistan năm nào để cứu cậu con trai duy nhất của Hassan khỏi tay bọn Taliban như một cách chuộc lại tội lỗi. Và chuyến hành hương đó cũng hé lộ tội lỗi của người cha vĩ đại trong lòng cậu. Cuốn sách khép lại với những chỗ trống mà người đọc sẽ tự mình hình dung về cuộc đời tiếp diễn của Amir, của Afghanistan.

Cảm nhận của độc giả về “Người đua diều”
“Người đua diều” đã chứng tỏ sức hút với độc giả nhiều nước, và độc giả Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc. Một ấn phẩm tái bản năm 2018 thu hút hàng ngàn lượt đánh giá của người mua sách. Và thật khó để phủ nhận những yếu tố khiến “Người đua diều” luôn nằm trong bảng xếp hạng bestseller. Người đọc dễ dàng cảm nhận được tính thời sự về bối cảnh Afghanistan trong những cuộc xung đột và ly tán, về cốt truyện ly kỳ, không gượng gạo dưới ngòi bút của tác giả.

Những điều tâm đắc khi đọc “Người đua diều”
Đọc “Người đua diều”, thật khó để không chìm đắm vào không gian của một tuổi thơ quá hồn hậu và đẹp đẽ của Amir và Hassan. Con người ta thấy xốn xang như được trải nghiệm trong cuốn hồi ức tuổi thơ đẹp đẽ đó. Rồi những nét chấm phá tâm lý nhân vật thực sự rất “đời” và rất đáng để con người ta suy nghĩ khôn nguôi. Đâu phải chỉ mình cậu bé Amir 12 tuổi vào cái khoảnh khắc ấy thấy mình hèn mọn và xấu xa.

Đâu đó chúng ta cảm nhận được một cái tôi của bản thân lẩn khuất trong đó. Rồi có thể chúng ta sẽ cảm thán trước vẻ đẹp của tinh thần cao thượng và chính trực mà Hasan đã cứ thế hiện lên cho tới khi cậu ra đi dưới nòng súng của lũ Taliban độc ác. Tất cả là những chi tiết rất đời, những cảm nhận mà tác giả đã khéo léo lồng ghép rất hay ho. “Người đua diều” quả thực là đáng đọc, đáng chiêm nghiệm và cảm nhận.

“Một tiểu thuyết đẹp đẽ… nằm trong số những tác phẩm được viết ra tinh tế và khơi gợi nhất cho tới giờ phút này… Một câu chuyện làm cảm động trái tim về một tình bạn khác thường… Đó cũng là một tác phẩm thuyết phục kỳ lạ, về mối quan hệ mong manh giữa cha và con, giữa con người và thần thánh, giữa cá nhân và đất nước, huyết thống cùng sự thủy chung đã là sợi dây nối buộc câu chuyện của họ vao một trong những cuốn sách trữ tình, cảm động và bất ngờ nhất của năm.” (The Denver Post)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Sep 22, 2022 10:39 pm


Top 3 tác phẩm thành công của Khaled Hosseini: Người đua diều, Ngàn mặt trời rực rỡ, Và rồi núi vọng

By anyen - sachhaynendoc

Khaled Hosseini là một tiểu thuyết gia và dược sĩ người Hoa Kỳ. Tên tuổi ông trở nên nổi tiếng nhờ hai cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, Người đua diều (2003) và Ngàn mặt trời rực rỡ (2007) bán được 38 triệu bản trên toàn thế giới. Ngoài ra, Người đua diều đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên năm 2007.

Vậy tác phẩm của một dược sĩ có gì đặc biệt để ông trở nên nổi tiếng với vai trò tiểu thuyết gia? Và sự nghiệp văn chương của ông hiện tại có bao nhiêu tác phẩm?

Qua bài viết Bộ 3 tác phẩm thành công của Khaled Hosseini: Người đua diều, Ngàn mặt trời rực rỡ, Và rồi núi vọng mình hy vọng sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về tác giả chuyên viết về Afghanistan này cũng như các tác phẩm của ông. Bắt đầu hành trình về Khaled Hosseini cùng mình nhé!

Mục lục
Sơ lược về Khaled Hosseini
1. Người đua diều
2. Ngàn mặt trời rực rỡ
3. Và rồi núi vọng
Sơ lược về Khaled Hosseini
Hosseini (sinh ngày 4 tháng 3 năm 1965) là con cả trong năm người con. Cả cha lẫn mẹ ông đều xuất thân từ Herat: cha ông – Nasser – là nhà ngoại giao ở Bộ Ngoại vụ Afghanistan ở Kabul, còn mẹ ông là một giáo viên dạy tiếng Ba Tư ở một trường cấp ba cho nữ giới.

Ông tốt nghiệp trường Trung học Independence ở San Jose vào năm 1984 và theo học Đại học Santa Clara và giành được bằng cử nhân sinh học năm 1988. Năm tiếp theo ông đăng ký học trường Đại học California, khoa Dược và có được bằng tiến sĩ năm 1993. Hosseini hoàn tất quá trình thực tập nội trú tại Trung tâm Dược liệu Cedars-Sinai ở Los Angeles năm 1996 và làm dược hơn 10 năm (cho đến một năm rưỡi sau khi phát hành tiểu thuyết Người đua diều).

Khaled Hosseini tac gia

Ông còn là phái viên của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn và tham gia hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Afghanistan thông qua Quỹ Khaled Hosseini. Hiện tại, ông đang sống ở Bắc California với vợ ông, bà Roya, và hai người con, Haris và Farah.

Hiện tại số tác phẩm của ông đã đến con số 4 nhưng ở bài viết này mình chỉ đề cập đến bộ 3 tác phẩm đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam thôi nhé!

1. Người đua diều
“Người đua diều” (nguyên bản: The Kite Runner) là tác phẩm đầu tay của Khaled Hosseini và là tác phẩm nhận được rất nhiều đánh giá tích cực của các nhà phê bình văn học trên thế giới. Theo thông tin của Nielsen Bookscan, Người đua diều xếp thứ ba trong số những cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ năm 2005. Ngoài ra, phiên bản sách nói của cuốn sách được đọc bởi chính tác giả.

Cảm nhận của người viêt:
Cuốn sách là câu chuyện về cậu bé Amir vật lộn để có hàn gắn quan hệ với cha mình và vượt qua nỗi ám ảnh về một sự việc thời thơ ấu. Bối cảnh truyện đặt ở Afghanistan, từ lúc chính quyền Taliban rệu rã đến khi sụp đổ hoàn toàn, và khu vực vịnh San Francisco mà cụ thể là Fremont, California. Trong các chủ đề được nói tới, bao gồm căng thẳng sắc tộc giữa người Hazara và người Pashtun ở Afghanistan, và những trải nghiệm di cư của hai cha con Amir đến Mỹ.

Và đến với “Người đua diều”, mỗi độc giả đều không khỏi xót xa về số phận các nhân vật trong tác phẩm. Đau thương, mất mát và chiến tranh là những điều đọng lại trong mình nhiều nhất khi nhắc đến tác phẩm này. Nói như vậy không có nghĩa là toàn bộ tác phẩm toàn một màu ảm đạm mà khi nhập tâm vào tác phẩm, sức công phá của ngôn từ sẽ khiến bạn nhớ mãi. Đặc biệt, câu nói chưa biết đến bao giờ mình mới thôi ám ảnh “Vì cậu, cả ngàn lần rồi.”

Còn “người đua diều” là gì? Ẩn số ấy mình sẽ để tác phẩm trả lời đến các bạn.

Đánh giá của độc giả:
“Nội dung hay giàu ý nghĩa nhân văn, mạch truyện rất hấp dẫn cứ muốn đọc mãi bất chấp thời gian luôn. Một cuốn sách không dày nhưng bao hàm trong đó rất nhiều vấn đề về chính trị, phân biệt chủng tộc, Hồi giáo cực đoan của bọn Taliban, bạo lực để rồi nổi cuộm lên là tình cảm gia đình, tình bạn đẹp. Đây xứng đáng là một quyển sách Must read cho mọt.” – Hồ Thị Như Huỳnh (Tiki)

“Đã lâu lắm rồi mình mới đọc 1 quyển sách hay đến ám ảnh như vậy, mình thực sự đã khóc khi đọc nó. Là 1 câu chuyện rất đời, những con người rất đời đan xen vào bối cảnh lịch sử thực tế tại Afghanistan cùng với lối viết chân thực và cuốn hút của tác giả làm mình cứ bị say sưa không rời ra được.” – Obook (Fahasa)

2. Ngàn mặt trời rực rỡ
“Ngàn mặt trời rực rỡ” (nguyên bản: A Thousand Spendid Suns) là tác phẩm thứ 2 trong sự nghiệp sáng tác của Khaled Hosseini được phát hành vào năm 2007. Cuốn sách nhanh chóng trở thành tác phẩm bán chạy, tiếp nối sự thành công của tiểu thuyết Người đua diều năm 2003 của ông. Cả hai cuốn tiểu thuyết gộp lại bán được 38 triệu bản trên toàn thế giới. Thông qua 2 cuốn sách, ông đã định vị sự thành công của mình trong nền văn học thế giới nói chung.

Cảm nhận của người viêt:
Tiểu thuyết thứ hai của ông cũng lấy bối cảnh tại Afghanistan. Truyện theo dõi sự giao thoa giữa hai số phận của hai người phụ nữ cách nhau một thế hệ, Mariam và Laila. Thời gian trong tiểu thuyết từ lúc Afghanistan chịu sự chiếm đóng của Xô Viết, đến những năm dưới ách Taliban và hậu Taliban. Nhà sản xuất Scott Rudin và hãng Columbia Pictures đã mua quyền chuyển thể cuốn sách thành phim.

Thời gian trong tiểu thuyết trải dài hơn 40 năm từ thập niên 60 thế kỷ 20 đến năm 2003. Quãng thời gian ấy gần như là cả cuộc đời của 2 người phụ nữ, 2 con người gắn kết với nhau bởi một người đàn ông. Màu sắc chung của cả tác phẩm cũng chẳng sáng sủa hơn “Người đua diều” là bao nhiêu. Nếu ở tác phẩm đầu tay, Khaled Hosseini tập trung khắc họa ở góc độ tình bạn, cha con thì ở “Ngàn mặt trời rực rỡ” ông lại tập trung vào tình cảm vợ chồng, mẫu tử. Ở đấy, người đọc thấy được sự vất vả, cam chịu của một người phụ nữ. Nhưng liệu, họ có dám “đứng lên”? Hãy đọc qua tác phẩm để hiểu hơn về ngòi bút đã từng lấy đi biết bao nhiêu nước mắt của độc giả nhé!

Đánh giá của độc giả:
“Tôi đã không rời mắt khỏi cuốn sách này, và đã ngấu nghiến đọc. Đọc xong cuốn sách tôi như vừa tỉnh dậy sau một cơn ác mộng. Cảm thấy mình thật may mắn vì được sống trong hòa bình, trong tình yêu thương của cha mẹ, bạn bè, gia đình mà rất nhiều người không có được. Và mắt vẫn còn rơi lệ vì cuốn sách!!” – Ly Hương ( Tiki)

“Sau sự thành công của “Người đua diều”,”Ngàn mặt trời rực rỡ” không hề khiến mình thất vọng mà còn lôi cuốn mình hơn, thật sự rất đáng đọc.” – Yuki (Fahasa)

3. Và rồi núi vọng
“Và rồi núi vọng” (nguyên bản: And the Mountains Echoed) là tác phẩm mới nhất của ông được xuất bản tại thị trường Việt Nam. Cuốn sách như thổi một luồng gió mới vào áng văn của ông. So với 2 tác phẩm trước, “Và rồi núi vọng” có những hơi thở nhẹ nhàng hơn, cảm xúc tươi vui hơn, bớt đau khổ hơn bởi từ những tan vỡ tưởng như kết thúc, người ta lại tìm thấy nhiều niềm tin và kỳ vọng hơn vào tương lai.

Cảm nhận của người viết
Khi được hỏi về tác phẩm này, Khaled Hosseini chia sẻ:

“Lúc nào tôi hướng đến gia đình, lấy nó làm chủ đề trung tâm cho tác phẩm của mình. Các tiểu thuyết trước của tôi về cơ bản là những câu chuyện về tình cha và tình mẹ. Tiểu thuyết mới của tôi cũng lại là chuyện về một gia đình nhiều thế hệ, nhưng lần này là về các anh chị em và về việc họ đã yêu thương, làm tổn thương, phản bội, kính trọng và hy sinh cho nhau như thế nào. Tôi vô cùng hào hứng khi chia sẻ với độc giả về cuốn sách này. ” – Khaled Hosseini.

Chính vì vậy nên đọc xong tác phẩm này, người ta lại thấy nhẹ nhàng hơn 2 cuốn trước. Tuy nhiên, “Và rồi núi vọng” là một câu chuyện nhiều thế hệ nên nội dung bao hàm rất rộng lớn, lúc mới đọc mình còn cảm giác mọi thứ rất rời rạc, chẳng liên quan gì đến nhau. Thế nhưng, đến khi dừng lại ở cuối tác phẩm ta sẽ ngộ ra những rối ren đó lại là một cách nhìn để tận hưởng tác phẩm thật trọn vẹn. Một số người cho rằng, Hosseini khá “đuối” ở tác phẩm này nhưng với cá nhân mình, tác phẩm vẫn không hề thua kém tác phẩm trước, có chăng, do nó nhẹ nhàng hơn nên người đọc không còn vấn vương nhiều về nó?

Đánh giá của độc giả:
“Trong bộ 3 cuốn của tác giả Khaled thì mình thấy cuốn này không ám ảnh như mấy cuốn kia nhưng thực sự vẫn rất hay, tác giả kể chuyện tài tình đến mức mình không dứt ra nổi, phải đọc một loại cho hết, mình cảm thấy như đọc và rồi núi vọng làm mình hẫng, hẫng vì quá xót xa, giống như kiểu đi đến cuối cuộc đời rồi mới tìm thấy nhau, dù muôn màng nhưng vẫn đong đầy hạnh phúc.” – Trần Thanh Tân (Tiki)

“Không như hai tiểu thuyết trước, mạch chuyện ở đây tương đối rời rạc hơn, những mảnh đời riêng rẽ được tô điểm theo từng cách khác nhau. Không lê thê cũng không hụt hẫng, nó vừa đủ để ta nhìn lại giá trị thực trong thế giới ngày càng ảo. Cái vọng âm của núi cũng là hồi âm của tâm hồn ta trước cuộc đời, luôn chênh vênh, chẳng khi nào bằng phẳng cả. Thông điệp mà tác giả muốn gởi gắm, theo tôi hiểu: Đừng bao giờ vì lợi ích của bản thân mà làm hại đến người khác, làm vậy chỉ càng làm tổn hại bản thân ta mà thôi, vì luôn có tiếng vọng ở bất kỳ đâu.” – Việt (Fahasa)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 09, 2022 4:19 am

Tiểu thuyết này mấy năm nay bán chạy ở Đức. Tôi sẽ tìm đọc 😆

SachHay24H.com 

Review sách Xa ngoài kia nơi loài tôm hát của Delia Owens

Cuốn sách Xa ngoài kia nơi loài tôm hát (Tên gốc: Where the Crawdads Sing) tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Delia Owens được xuất bản lần đầu năm 2018, nhưng đã nhanh chóng chiếm được sự yêu mến của đông đảo độc giả. Cuốn sách liên tục đứng trong danh sách bán chạy của New York Times suốt 58 tuần với 6 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới và dẫn đầu mục tiểu thuyết bán chạy của Amazon trong năm 2019.

Delia Owens sinh năm 1949, là tác giả, nhà động vật học người Mỹ. Bên cạnh cuốn tiểu thuyết Xa ngoài kia nơi loài tôm hát, bà còn cùng chồng cũ viết ba cuốn sách về thế giới hoang dã tại châu Phi.

"Xa ngoài kia nơi loài tôm hát" là một tiểu thuyết lãng mạn đầy lôi cuốn, đầy ắp hơi thở thiên nhiên đẹp đẽ và đau đớn. Lấy bối cảnh những năm 1950 về cô gái trẻ Kya Clark ở Bắc Crolina, Hoa Kỳ. Truyện kể về hành trình trưởng thành của Kya - cô bé khốn khổ, bị sự kì thị vây bọc cùng cái tên "cô gái đồng lầy" bởi cô sống một mình giữa thiên nhiên, chỉ kết nối với một vài người. 

Trong một căn lán nhỏ giữa đồng lầy, gia đình cô bé Kya 6 tuổi sống tách biệt hoàn toàn với cư dân của Vũng Barkley, hòa mình giữa thiên nhiên hoang dã trong khu rừng còn những bầy hươu, lũ chồn hoang, và lũ chim trời thường bay xáo động ở mé ngoài đồng lầy. Cha của Kya là một cựu chiến binh từ Thế chiến II, và cũng là một gã nát rượu vũ phu thường xuyên đánh đập mẹ cô bé cùng anh chị cô mỗi khi nổi cáu, trên Kya còn có hai người anh và hai người chị.

Và rồi người mẹ quyết định rời bỏ ngôi nhà nhỏ ra đi, mang theo chiếc vali màu lam nổi bật giữa những vạt rừng màu xanh lục, bỏ Kya cùng các anh chị em cô bé ở lại. Những anh chị khác của cô bé, lần lượt cũng bỏ nhà ra đi vì không thể tiếp tục chịu đựng sự cộc cằn của người cha bất nhẫn. Mọi người rời đi hết, kể cả anh Jolie là người thân thiết nhất với Kya, chỉ để lại một mình cô bé 6 tuổi ở cùng một người cha nát rượu.

Ở tình huống bất đắc dĩ đó, Kya phải học cách tự xoay sở cuộc sống của mình như tự nấu ăn theo những món mà mẹ cô thường hay nấu, hay tự dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo cho sạch sẽ nếu như không muốn bị cha cô đánh. Mỗi tuần, cha sẽ đưa Kya 1 đô la, để cô bé trang trải sinh hoạt phí cho gia đình cả tuần. Nhưng có nhiều tuần, người cha đi biền biệt không trở về, Kya phải cắt những lá củ cải mẹ trồng ngoài vườn để luộc lên ăn qua bữa. 

Và rồi người cha bỏ đi không một lời từ biệt, người thân duy nhất còn lại rồi cũng rời bỏ Kya ra đi, khiến cô bé luôn dằn vặt tự hỏi mình đã làm gì sai để phải bị bỏ lại giữa đồng lầy như thế này?

Và rồi, một ngày kia, người cha chỉ biết gào thét ấy bỏ đi không một lời từ biệt, người thân duy nhất còn lại rồi cũng rời bỏ Kya đi, khiến cô bé luôn dằn vặt tự hỏi mình đã làm gì sai để phải bị bỏ lại giữa đồng lầy như thế này? Kya phải tự bươn chải, dựa vào đồng lầy, vào cây cỏ, vỏ sò, lông vũ, lũ vẹn, lũ mòng biển mà sinh tồn...

Khi cô độc sống trong đầm lầy, Kya được bọn trẻ và cả cư dân Vũng Barkley đặt cho biệt danh là “cô gái đồng lầy”. Mọi người đồn đoán rằng cô bé là người vượn hay người sói, thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng. Dù chính quyền cũng từng nỗ lực xuống vận động cha Kya cho cô bé đi học trước đây, nhưng việc tiếp xúc với quá nhiều người trong một môi trường chật hẹp và sự khinh miệt từ lũ bạn đồng trang lứa khiến Kya sợ hãi trốn học để chạy về đồng lầy – nơi cô bé được là chính mình giữa thiên nhiên hoang dại, với lũ mòng biển ngoài bờ biển mà cô bé vẫn thường rải bánh mì cho chúng ăn.

7 tuổi, mù chữ, để sinh tồn khi mất nguồn chu cấp từ người cha đã bỏ đi biệt xứ, Kya đi bắt vẹm ngoài bờ biển và tự lái chiếc thuyền của cha để lại ra bến tàu để bán cho bác Jumpin’, đổi lấy tiền và nhu yếu phẩm thường dùng như bột ngô, diêm, xăng. Bác Jumpin’ là một người da đen, có một tiệm tạp hóa nhỏ nơi bến tàu. Vì cảm thương cho Kya bé nhỏ phải tự mình bươn chải mưu sinh, vợ của bác là bà Mable đã nhận cá xông khói của cô bé, đổi lại sẽ cho cô quần áo và một số thức ăn hằng tuần. Bối cảnh câu chuyện diễn ra vào thập niên 60-70 của nước Mỹ, khi đó dân da màu vẫn còn bị kỳ thị, và người da màu thì không được vào những quán ăn của người da trắng cũng như một số nơi như tòa án. Cô gái đồng lầy cũng được xếp vào nhóm bị cư dân của Vũng Barkley kỳ thị không khác gì người da màu.

Cuộc đời của Kya lật sang chương mới khi cô bé được Tate Walker – một cậu bé có trái tim ấm áp, lớn hơn Kya vài tuổi – dạy cô bé học chữ. Kya biết Tate trong một lần lén lấy thuyền của cha chạy trên đầm lầy và bị lạc, rồi may mắn gặp Tate câu cá gần đó dẫn đường quay trở về. Những bài học vỡ lòng đầu tiên, Tate lấy một quyển sách để dạy Kya nhận diện mặt chữ, rồi học cách đánh vần, ghép từng từ lại với nhau.

“Em hông biết ngôn từ có thể chứa đựng nhiều điều đến vậy. Em không biết một câu có thể đầy ắp như thế.”

Cậu mỉm cười. “Đó là một câu rất hay. Không phải câu từ nào cũng chứa đựng nhiều như vậy.”

Từ khi biết đọc, Kya bắt đầu bước vào thế giới của sách vở, cô bé có thể đọc ngấu nghiến những cuốn sách về khoa học, sinh học mà Tate lấy từ mớ sách cũ thư viện và trường học bỏ đi cho Kya đọc. Tate và Kya đã lớn lên cùng nhau trong một thế giới bí mật giữa vùng đồng lầy, nơi chỉ có lũ diệc và mòng biển biết sự tồn tại của cả hai, ngay cả cha của Tate cũng không biết chuyện con trai mình thường vào đây mỗi tuần dạy Tate học chữ.

Tate cũng là người chứng kiến sự trưởng thành của Kya khi cô bé lần đầu trải qua kỳ kinh nguyệt. Tình cảm của Tate dành cho Kya ban đầu chỉ là một người anh lớn dành cho cô em gái nhỏ chịu nhiều thiệt thòi, và rồi chuyển dần sang tình yêu nam nữ theo bản năng tự nhiên. Tate và Kya đã có một quãng thời gian yêu nhau nồng nhiệt và say đắm, đồng lầy cũng là nơi chứng kiến nụ hôn đầu của cả hai. Và trong một lần sắp nếm thử trái cấm, Tate đã kịp thời dừng lại đúng lúc vì không muốn làm tổn thương Kya, khi cô bé lúc ấy chỉ mới 15 tuổi

Câu chuyện tình yêu nào cũng có những cao trào, khi Tate 19 tuổi phải rời Vũng Barkley để đi học đại học. Anh muốn trở thành một nhà nghiên cứu sinh học để quay trở lại nghiên cứu sinh vật vùng đồng lầy, nơi anh đã dành cả tuổi thơ và thời niên thiếu của mình cùng với Kya. Lời hứa hẹn quay trở lại rồi cuốn trôi theo con nước thủy triều rút, để cô gái đồng lầy nơi đây đợi anh biền biệt mấy năm trời. Và rồi Tate cũng bỏ Kya đi như mẹ, như cha, hay các anh chị em của cô bé, Kya bây giờ đã mất lòng tin vào con người. Cô phẫn uất, cô đau khổ, cô tuyệt vọng, nhiều lần cô chạy ra bãi biển nằm khóc, hay chạy vào rừng sâu với lũ diệc và bầy hươu. Cô hòa tan mình vào đồng lầy, trở thành một phần của đồng lầy, chỉ có ở giữa thiên nhiên, Kya mới thực sự là mình. Đồng lầy không bao giờ rời bỏ Kya.

Tuy cách truyền thông về cuốn sách Xa ngoài kia nơi loài tôm hát nhấn mạnh vào chuyện một vụ án bí ẩn xảy ra giữa đồng lầy, nơi cái chết kỳ lạ của chàng trai Chase Andrews xảy ra với nhiều bí ẩn làm xôn xao cả thị trấn, và Kya là nghi can trực tiếp trong vụ án đó; nhưng với mình, đây lại là một cuốn tiểu thuyết trữ tình lãng mạn về chuyện con người có thể sống hòa hợp với thiên nhiên như thế nào, và thiên nhiên dạy chúng ta những bài học gì về quy luật cuộc sống. Như cô bé Kya khi quan sát cách lũ chim rừng, bọ ngựa hay đom đóm vào mùa động dục quyến rũ nhau như thế nào, cô nhìn ra được bản chất của lũ con trai trong vùng.

Khi Tate rời bỏ Kya ra đi, Chase Andrews xuất hiện như một con công đực với bộ lông rực rỡ thu hút ánh nhìn của Kya. Một thiếu nữ mới lớn, còn ngây thơ nên rất dễ rung động bởi những lời tán tỉnh ngọt ngào của Chase cùng tiếng kèn harmonica như rót mật của anh chàng. Và Kya đã trao cho Chase trái cấm cùng toàn bộ trái tim mình, mong chờ lời hứa hẹn về cuộc hôn nhân với anh, trong ngôi nhà và những đứa trẻ. Nhưng sự phản bội của Chase và sau đó là cái chết đầy bí ẩn của anh, người dân địa phương ngay lập tức đổ dồn nghi ngờ vào Kya, khiến cô vướng vào một loạt rắc rối khi bị xem là nghi can giết người.

Chính tình yêu của Tate dành cho Kya, cùng tình thương của một số cư dân thị trấn đối với cô gái đồng lầy, khiến cho Kya hoang dại dần mở cửa trái tim mình để đón nhận tình cảm của mọi người. Khởi đầu từ một câu chuyện bi kịch nhưng kết thúc cuốn sách là một sự hạnh phúc ngập tràn trong tình thương và tình yêu, giữa con người với con người, và giữa con người với thiên nhiên.

Rất lâu rồi mới có một cuốn tiểu thuyết nước ngoài làm mình cuốn hút như thế, mình đọc một mạch từ sáng tới chiều hết cuốn sách dày cộm khoảng 500 trang. Khi đi đến hồi kết của câu chuyện, dù happy ending nhưng cái kết có vài chi tiết tháo nút bất ngờ vẫn làm mình rơi nước mắt. Xa ngoài kia nơi loài tôm hát – một câu chuyện hay được kể bằng ngôn từ rất đẹp và có thể chạm đến được trái tim mình.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 09, 2022 4:23 am

Vietcetera

Tại sao "Xa ngoài kia nơi loài tôm hát" trở thành hiện tượng có một không hai?

Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát trở thành hiện tượng văn chương có một không hai kiểu “stranger than fiction” với một vài chi tiết về cuộc đời tác giả thậm chí còn lạ lùng hơn cả tác phẩm hư cấu của bà.
Lâm Lê
Nguồn: Phim "Xa ngoài kia nơi loài tôm hát"

Từ hiện tượng văn chương toàn cầu đến bản chuyển thể ăn khách
Năm 2018, Where the Crawdads Sing (Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát) - cuốn tiểu thuyết đầu tay của nữ tác giả gần 70 tuổi Delia Owens trở thành hiện tượng xuất bản, nhiều tuần liền lọt vào danh sách best-seller của New York Times. Nữ diễn viên đoạt Oscar Reese Witherspoon đã mua bản quyền để chuyển thể thành bộ phim cùng tên.

Xa Ngoài Kia Loài Tôm Hát hội đủ mọi yếu tố của một cuốn tiểu thuyết ăn khách. Chỉ sau 4 năm, tiểu thuyết đầu tay của Delia Owens đã bán được 17 triệu bản trên toàn thế giới với hàng chục ngôn ngữ khác nhau, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại. Ở Việt Nam, bản dịch của NXB Trẻ ra mắt năm 2020 và đến nay cũng đã tái bản tới lần thứ 5, cho thấy sức hút của cuốn tiểu thuyết lãng mạn này.

Lấy bối cảnh ở Bắc Carolina giữa thế kỷ 20, cuốn tiểu thuyết kể về cô gái đồng lầy Kya Clark, người bị gia đình bỏ rơi khi còn nhỏ và tự sinh tồn một mình giữa thế giới tự nhiên hoang dã. Đồng lầy (và đầm lầy) trở thành người mẹ chở che và bảo bọc Kya. Đến tuổi trưởng thành, Kya cuốn vào tình cảm với hai chàng thanh niên mới lớn, rồi cuối cùng bị người dân thị trấn buộc tội giết Chase Andrews, thi thể trong đầm lầy được tiết lộ ngay ở đầu tác phẩm.

Liệu Kya có liên quan đến vụ án mạng bí ẩn này? Hay cô chỉ là nạn nhân của sự phân biệt giai cấp? Cuốn tiểu thuyết dần dần bóc tách từng lớp sương mù bí ẩn và để lại một cái kết khiến độc giả choáng váng…

Đọc cuốn tiểu thuyết này, tôi gặp lại những trải nghiệm đọc như hồi đọc Châu Phi Nghìn Trùng của nữ tác giả Isak Dinesen, đặc biệt là những trang viết tụng ca thiên nhiên đầy tráng lệ mà phải thực sự trải nghiệm và sống giữa thiên nhiên hoang dã, tách biệt hoàn toàn với thế giới văn minh loài người nhiều năm trời, họ mới viết được như thế.

Nhưng Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát còn nói về một vụ án mạng và một phiên tòa xử án, nơi tác giả phơi bày một hiện trạng "thâm căn cố đế" trong xã hội Mỹ: nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp. Thế nên, ở nửa sau, khi đọc đến phiên tòa xử án cô gái đồng lầy, tôi nghĩ ngay đến cuốn tiểu thuyết kinh điển To Kill A Mocking Bird (Giết con chim nhại) của Harper Lee.

Một câu chuyện tình lãng mạn cỡ The Notebook, một vụ xử án để phơi bày công lý và bộ mặt thật của xã hội Mỹ kiểu To Kill a Mockingbird và một cú "plot twist" điếng người tầm cỡ Agatha Christie - hỏi sao Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát ngay lập tức trở thành hiện tượng văn chương và bán được hơn 17 triệu bản chỉ sau 4 năm?

Bản chuyển thể điện ảnh cùng tên vừa ra mắt vào mùa Hè năm nay và nhanh chóng trở thành hiện tượng phòng vé dành cho phim kinh phí trung bình, đạt doanh thu 116 triệu USD trong khi kinh phí sản xuất chỉ 24 triệu USD.

Dù thành công tại phòng vé và được yêu thích vì khá trung thành với tiểu thuyết, bộ phim bị giới phê bình chỉ trích vì dường như mới chỉ dừng ở phần “xác” của câu chuyện, thiếu hẳn phần hồn với những biểu tượng và ẩn dụ sâu sắc – những chất liệu quan trọng làm nên thành công của cuốn tiểu thuyết.

Thay đổi cấu trúc song hành giữa quá khứ và hiện tại như trong tiểu thuyết, bản chuyển thể điện ảnh mở đầu bằng cái chết trong đầm lầy của Chase Andrews, Kya Clark bị tình nghi là thủ phạm và đang ngồi tù. Cuộc đời của cô gái đồng lầy và những tình tiết bí ẩn được hé lộ qua những đoạn “flashback” (hồi tưởng). Cấu trúc này phần nào đánh mất tính thi vị của cuốn tiểu thuyết qua mạch tự sự của cô gái đồng lầy khiến độc giả đắm chìm vào thế giới nội tâm của cô.

Ngay cả đoạn kết gây sốc, tiết lộ sự thật về vụ án mạng - cũng được kể một cách khéo léo và tinh tế hơn trong tiểu thuyết, được bóc tách dần dần qua những manh mối đã được gài cắm từ đầu nhưng độc giả rất khó để đoán được. Có lẽ đây là lý do bản chuyển thể điện ảnh bị giới phê bình chỉ trích và đánh giá khá tiêu cực.

Vụ án mạng bí ẩn liên quan đến tác giả tiểu thuyết
Một cuốn tiểu thuyết đầu tay trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, một bộ phim chuyển thể ăn khách – như vậy vẫn chưa đủ để nói về “case study” văn chương kỳ lạ này, nếu bạn chưa biết về cuộc đời của nữ tác giả Delia Owens và vụ án mạng bí ẩn mà bà có liên đới trong suốt gần 3 thập niên qua.

Trước khi trở thành tác giả ăn khách hàng đầu thế giới, Delia Owens là một nhà sinh vật học dành cả cuộc đời của mình để bảo vệ động vật hoang dã. Delia và Mark Owens đã nổi tiếng trong giới nghiên cứu từ nhiều thập niên trước với cuốn hồi ký Cry of Kalahari kể về thời gian họ là những nhà bảo tồn sư tử ở Botswana.

Cuốn sách tiếp theo của họ, The Eye of the Elephant, kể về cuộc chiến chống lại những kẻ săn trộm voi ở công viên Quốc gia Zambia. Tác phẩm đã thu hút những nhà làm phim tài liệu của hãng ABC vào cuộc để ghi lại hành trình đơn độc và nguy hiểm của họ ở châu Phi.

Và cũng từ đây, họ bị cho là liên đới đến một vụ giết người bí ẩn đang bị chôn vùi hàng thập kỷ ở Zambia. Khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà và tác phẩm chuyển thể trở nên nổi tiếng, chính quyền Zambia đã ra lệnh truy nã Delia Owens, chồng cũ của bà và con trai riêng của ông để thẩm vấn về vụ án mạng này đã bị chôn vùi gần 3 thập kỷ.

Trong bộ phim tài liệu của ABC phát sóng năm 1996, có một đoạn video quay lại cái chết của một người đàn ông bị tình nghi là kẻ săn trộm. Anh ta bị truy đuổi và sau đó bị bắn bốn phát theo kiểu hành quyết. Xác của anh bị bỏ lại công viên để động vật hoang dã ăn thịt. Chi tiết về những gì xảy ra không rõ ràng và hãng ABC của Mỹ đồng ý làm mờ danh tính của những người liên quan.

26 năm sau khi đoạn video gây sốc được phát sóng, vụ án mạng bí ẩn này đang bị đào bới lại và các quan chức Zambia nói rằng đã đến lúc Delia Owens và gia đình của bà phải quay trở lại đất nước của họ để trả lời thẩm vấn của cảnh sát.

Một bài báo dài trên tờ The Atlantic cho biết một công tố viên của Zambia tên là Siyuni nói rằng vụ việc này khá nghiêm trọng vì nó liên quan đến các vấn đề rộng lớn hơn liên quan đến chủng tộc và chính trị. Bà cũng cho biết cuộc điều tra đã bị cản trở do hiệp ước dẫn độ giữa Zambia và Hoa Kỳ đã hết hiệu lực, cũng như kênh ABC từ chối hợp tác trong cuộc điều tra.

Những trùng hợp kỳ lạ giữa tiểu thuyết và cuộc đời tác giả
Thành công vang dội của Xa Ngoài Kia Loài Tôm Hát có thể phân tích dưới nhiều góc độ. Thứ nhất, cuốn tiểu thuyết có chất liệu hấp dẫn khán giả đại chúng, mở đầu bằng một vụ án mạng gây sốc và kết thúc với một cú “plot twist” đảo toàn bộ bí ẩn được cài cắm khéo léo trong suốt tác phẩm. Đó có lẽ là chất li kỳ mang hơi hướng “Agatha Christie” đã đề cập ở đầu bài.

Nhưng rõ ràng, cuốn tiểu thuyết này không chỉ dừng lại ở một tác phẩm đậm chất “pop” để chiều lòng khán giả. Cách Delia Owens viết những trang văn tráng lệ về thế giới hoang dã, về tập tính của sinh vật và quy luật sinh tồn của chúng ở vùng đồng lầy ngập nước gợi nhớ đến dòng văn chương sinh thái mà Châu Phi Nghìn Trùng (Isak Dinesen) là đại diện tiêu biểu.

Vụ xử án trong một phiên tòa đầy rẫy định kiến và sự kỳ thị đối với những kẻ thấp cổ bé họng, nghèo túng, đơn độc cũng gợi nhớ đến tác phẩm Giết con chim nhại của Harpee Lee.

Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, là những trùng hợp đáng ngạc nhiên giữa vụ án mạng ở đời thật diễn ra tại châu Phi mà tác giả Delia Owens có liên đới và vụ án mạng trong tiểu thuyết.

Cuộc đời của nhân vật chính Kya Clark có nhiều điểm khá tương đồng với cuộc đời của tác giả Delia Owens. Họ đều là hai nhà sinh vật học thích cô độc, sống giữa tự nhiên hoang dã và đều bị tình nghi liên quan đến một vụ án mạng.

Trong vụ án ở Zambia, “nạn nhân” là một kẻ săn trộm voi bị bắn chết. Trong tiểu thuyết, Chase Andrews cũng được ngầm hiểu là một “kẻ đi săn” bị chết bí ẩn ngay từ đầu. Cả hai vụ án đều không tìm ra thủ phạm giết người và sau đó “chìm xuồng” vì thiếu manh mối.

Trong tiểu thuyết, “thủ phạm” chỉ được tiết lộ trong vài trang cuối cùng. Ở ngoài đời thực, Delia Owens bị cảnh sát Zambia tình nghi có liên đới đến vụ án mạng và chính quyền nước này đòi dẫn độ bà cùng chồng cũ và con trai riêng của bà sang nước này để thẩm vấn.

Delia Owens một mực phủ nhận liên quan đến vụ án mạng xảy ra ở Zambia. Còn trong tác phẩm, có khá nhiều chi tiết cho thấy bà đứng về phía kẻ tình nghi giết người, nhất là khi họ buộc phải thực hiện nó với một động cơ chính đáng hoặc tự vệ.

Nhưng trong Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát và trong bộ phim cùng tên, có một câu thoại khiến tôi vẫn rùng mình khi nhớ lại:

“Đôi khi để bảo vệ những con vật vô tội bị săn bắn, ta phải loại trừ kẻ đi săn”

Hay một đoạn khác trong tiểu thuyết, nói về tập tính sinh tồn của loài đom đóm:

“Một cô đom đóm đã thay đổi mật mã. Ban đầu, cô nàng nháy đúng chuỗi tích te, thu hút một anh bạn cùng loài, và cả hai giao phối. Rồi cô nàng nháy một tín hiệu khác, và một con đực khác loài bay lại. Đọc thông điệp của cô đom đóm, con đực thứ hai tin rằng nó đã tìm thấy một con cái đồng loại sẵn sàng kết đôi nên lượn lờ phía trên để giao phối với cô nàng. Nhưng bất ngờ cô đom đóm vọt lên, cắn phập vào nó rồi ăn thịt, nhai hết cả sáu cái chân và hai cặp cánh.

Mấy cô nàng đom đóm đã có một người bạn tình và một bữa ăn, chỉ bằng cách thay đổi tín hiệu.

Kya biết ở đây không có chỗ cho sự phán xét. Không có cái ác, chỉ là sự sống đập tiếp nhịp điệu của nó, bất kể một vài “người chơi” phải chịu tổn hại. Sinh học coi đúng và sai là cùng một màu sắc dưới ánh sáng khác nhau.”

Có lẽ những bí ẩn tựa sương khói và chấp chới giữa các lằn ranh của đạo đức, công lý hay một số điểm tương đồng hoặc trùng hợp ngẫu nhiên giữa nhân vật chính và tác giả của cuốn tiểu thuyết khiến độc giả càng thêm tò mò và biến hiện tượng văn chương này trở thành có một không hai!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 09, 2022 4:25 am

Delia Owens đã viết ‘Xa ngoài kia nơi loài tôm hát’ trong 10 năm

Thứ Bảy, 27/08/2022 - vannghequandoi

Theo tờ Mail Online thì doanh số bán sách trong năm nay đã lập một kỉ lục mới, khoảng hơn 1 tỉ bảng Anh đã được chi cho sách bìa mềm và bìa cứng. Trong số những tác phẩm bán chạy, thì Xa ngoài kia nơi loài tôm hát của Delia Owens đang có một cú chuyển mình về doanh số, khi bộ phim chuyển thể vừa mới ra rạp thời gian gần đây. Với thành công ngoài mong đợi, Delia Owens không cho rằng đó là một áp lực bởi theo bà, ở tuổi 70 người ta không cần phải lo lắng về việc có thêm một sự nghiệp nữa.

Vào năm 2018, sau 10 năm vật lộn để viết Xa ngoài kia nơi loài tôm hát, nhà động vật học người Mĩ và là tác giả của nhiều cuốn sách phi hư cấu, Delia Owens đã xuất bản tác phẩm hư cấu đầu tay của mình. Bà 69 tuổi, và không phải là độ tuổi thông thường mà một nhà văn cho ra tác phẩm đầu tay. Cuốn sách này là một ý tưởng bất chợt, và bà đã không nói với ai về nó. Dành cả thập kỉ bên chiếc máy tính xách tay, thêm các khung sườn và chờ cảm hứng tuôn trào. Đó là một cách đơn giản để vượt qua thời gian.

Cuốn tiểu thuyết đơn thuần là câu chuyện về Kya, đứa trẻ nhỏ nhất sinh ra trong một gia đình khó khăn ở vùng đầm lầy Bắc Carolina, với người cha bạo lực đã đuổi các anh chị đi và cuối cùng người mẹ cũng đi mất. Khi ông ta biến mất, Kya bị bỏ mặc để tự mình sống sót, với thiên nhiên và các hệ động - thực vật xung quanh cô.

Tác phẩm Xa ngoài kia nơi loài tôm hát mới được Nxb Trẻ tái bản.
Là nhà động vật học, dĩ nhiên Owens đã viết về động thực vật trước đây, nhưng bà thích ý tưởng rằng cuốn tiểu thuyết của mình phải có sức hấp dẫn rộng hơn nữa, và vì vậy bà đã thêm tình tiết về một vụ giết người vào câu chuyện.

Điều này có thể là một bước đi không đúng đắn lắm. “Chà, [những cuốn sách] phi hư cấu trước đây của tôi không phải là thứ người ta muốn mua ngay và luôn. Vì vậy, đối với Xa ngoài kia nơi loai tôm hát, trong suy nghĩ của tôi, tôi muốn kết hợp giữa việc viết về thiên nhiên với một cốt truyện mạnh mẽ về sự cô đơn và cô lập, về việc chúng ta có thể học được bao nhiêu về bản thân mình từ hệ động - thực vật ta gặp mỗi ngày. Đối với tôi, một cuốn sách giống như một bản cam kết có phí giữa tác giả và độc giả. Sách không hề rẻ, và tôi không muốn bất cứ ai cảm thấy thất vọng. Tôi muốn họ có lí do để không thể ngừng lật trang".

Hạnh phúc với sản phẩm hoàn chỉnh, bà gửi bản thảo, và nhanh chóng các nhà xuất bản tin rằng họ đã có thành công trong tay. Với lí do chính đáng thì Xa ngoài kia nơi loài tôm hát là cuốn tiểu thuyết tuyệt đẹp vượt thời gian (mặc dù nó lấy bối cảnh những năm 1950 và 1960) có các nhân vật sống và hít thở đầy hoang dã. Người đọc quan tâm đến họ một cách sâu sắc - và cũng muốn biết ai là người đứng sau các vụ ám sát.

Cuốn sách của bà kể từ đó đã trở thành một hiện tượng xuất bản, bán được hơn tám triệu bản trên toàn thế giới. Ở Anh vào năm ngoái, nó đã chứng minh được thành công trong thời dịch bệnh, khi bán được nhiều sách bìa mềm hơn bất kì tựa sách nào khác. Nữ diễn viên Reese Witherspoon đã phát triển nó thành phim điện ảnh cho màn ảnh rộng, với Daisy Edgar-Jones của phim Normal People trong vai chính, và sẽ trình chiếu tại các rạp của Việt Nam vào tháng 9 này.

Cảnh trong bộ phim chuyển thể từ Xa ngoài kia nơi loài tôm hát.
Owens sống một cuộc sống không hoàn toàn khác với Kya ở chỗ bà thích cả thiên nhiên và sự đơn độc. Bà sống ở vùng đầm lầy, nơi cửa hàng gần nhất cách đó một chuyến xe hơi và thú nhận rằng không xem TV nhiều, nhưng cuối cùng và cũng đã tìm ra cách để xem Normal People. Bà nói rằng mình thích nó và rất phấn khích với việc lựa chọn Edgar-Jones, mặc dù thực tế là nữ diễn viên trẻ lớn lên ở London, khác xa với vùng đầm lầy nước Mĩ theo mọi giải thích. “Không có gì khó bắt chước hơn là một giọng miền Nam không chuẩn, nhưng Daisy đã thực hiện nó hoàn hảo chỉ trong một thời gian ngắn. Cô ấy thật xuất sắc”.

Bà thừa nhận rằng thành công về mặt văn học đối với mình là “một chuyến đi hoàn toàn về bản ngã”, nhưng cũng dễ dàng xử lí hơn nhiều ở tuổi 70 so với những gì nó xảy ra trước đó trong đời. Bà nghĩ. “Ồ, tôi có cảm thấy áp lực. Nhưng ở tuổi của tôi, tôi không phải lo lắng về việc có một sự nghiệp nữa". Bà đã đã dành phần lớn cuộc đời của mình làm việc ở Botswana và Zambia cùng với chồng cũ Mark Owens. Họ sống một thời gian ở Kalahari (“hai người duy nhất ở một khu vực có diện tích bằng Ireland”), với tư cách là các nhà khoa học về động vật hoang dã, tiến hành nghiên cứu về sư tử và linh cẩu nâu. Tại thung lũng Luangwa của Zambia, họ đã theo dõi voi và tìm tuổi của chúng bằng cách đo các dấu chân.

Trong những năm 1980 và 1990, họ đã viết ba cuốn sách phi hư cấu về trải nghiệm của mình, nhưng sau đó đã rời châu Phi sau khi nhận thấy các quan chức cấp cao có liên quan đến buôn bán ngà voi bất hợp pháp. Có thông tin cho rằng chồng bà bị truy nã để thẩm vấn sau vụ việc một kẻ săn trộm bị giết, nhưng ông ấy không bị buộc tội vì bất kì hoạt động bất hợp pháp nào. “Khi bạn giải quyết vấn đề bảo tồn, bạn tạo ra rất nhiều kẻ thù,” bà nói với một tiếng thở dài. “Nhiều người đã buộc tội chúng tôi về những điều khiến việc kinh doanh của họ phải đóng cửa, nhưng chúng tôi cũng góp phần ngăn chặn việc buôn bán ngà voi”. Bà đã li hôn được sáu năm và đang sống khá mãn nguyện với chú mèo Goatee, “người to bằng tôi”, duy trì liên lạc qua mạng với bạn bè trên khắp thế giới qua FaceTime.


Delia Owen và chồng cũ tại một khu bảo tồn hoang dã.
Trong thời gian dịch bệnh, thành công của cuốn tiểu thuyết đã mang lại cho bà một điều gì đó hữu hình để tập trung vào, “và tôi rất biết ơn vì điều đó”. Nữ công tước xứ Cornwall gần đây đã công bố câu lạc bộ sách đầu tiên của mình và Xa ngoài kia nơi loài tôm hát đã xuất hiện trong đó. "Tôi rất vinh dự”, bà nói.

Bà cũng đang bận rộn với việc viết cuốn tiểu thuyết tiếp theo, lấy bối cảnh những năm 1800 và những năm 1960, và liên quan đến một phụ nữ di cư từ Anh sang Mĩ. Khi được hỏi bà có thấy cô đơn không?, bà đã nói “Chà, bạn biết đấy, không ai thích sự cô lập của thời dịch bệnh này, vì vậy tôi nghĩ, thật tuyệt nếu cuối cùng tôi có thể nói rằng thay vì cô đơn, tôi đã dành thời gian để viết một cuốn sách khác.”

Bà vẫn chưa hoàn thành nó. “Tôi đã hoàn thành bản nháp thứ ba, nhưng tôi sẽ không nói rằng nó đang ở trong tình trạng tuyệt vời. Thấy chưa, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đặc biệt giỏi viết lách. Tôi chỉ thích nó, nhưng thật bực bội vì không có cái gì gọi là một câu hoàn hảo. Mỗi câu đều có thể được cải thiện, có nghĩa là câu đó chưa bao giờ kết thúc". Bà nắm chặt một tay lên trán.

Bà đã mất hơn của một thập kỉ để viết, cảm hứng đến bất cứ khi nào nó đến. "Tôi ngủ vào ban đêm với một tập giấy nhỏ trên giường với đèn pin và bút, và tôi thức dậy vào nửa đêm và viết một cái gì đó", bà nói. "Thứ gì đó mà tôi nghĩ là tuyệt vời! Và sau đó khi tôi thức dậy vào buổi sáng, tôi sẽ nhìn vào nó và một nửa thời gian tôi không thể đọc những gì mình đã viết."

Tựa đề Xa ngoài kia nơi loài tôm hát được lấy từ một cụm từ mà mẹ của bà thường dùng để khuyến khích cô con gái đi đến khu rừng xung quanh ngôi nhà nông thôn ở Georgia của họ, và lắng nghe những gì khu rừng đó nói. "Tôi học được từ một cuốn sách rằng những con tôm không thực sự hát. Nhưng tôi cũng học được từ mẹ của mình rằng nếu bạn đi đủ xa vào vùng hoang dã, một mình và không có gì ngoài bạn và thiên nhiên, bạn sẽ nghe thấy những thứ chúng hát”. Có lẽ đó là lí do tại sao viết phù hợp với bà như vậy; đó là một cuộc theo đuổi đơn độc. Nhưng trở thành một nhà văn thành công là không tưởng.

THUẬN NGÔ Dịch từ The Guardian

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 09, 2022 4:28 am

Xa ngoài kia nơi loài tôm hát - Delia Owens

Liberobooks

Sáu triệu bản bán ra trên toàn thế giới
58 tuần trong danh sách bán chạy của New York Times
Dẫn đầu mục tiểu thuyết bán chạy của Amazon trong năm 2019
Trong nhiều năm, những tin đồn về "Cô gái đầm lầy" đã ám ảnh Barkley Cove, một thị trấn yên tĩnh trên bờ biển Bắc Carolina. Vì vậy, khi nơi này rúng động với cái chết đầy bí ẩn của Chase Andrew, người dân địa phương ngay lập tức đổ dồn nghi ngờ vào cô.

Nhưng Kya Clark – cô gái hoang dã ấy có phải là thủ phạm?
Thông minh và nhạy cảm, cô đã sống sót sau nhiều năm cô đơn trong đầm lầy, trú ẩn trong lòng mẹ thiên nhiên, kết bạn với mòng biển và học những bài học đắt giá trên bờ cát. Khi trái tim tuổi mới lớn mở ra, cô cũng chạm vào yêu thương với hai chàng trai, bắt đầu một cuộc sống mới cho đến khi điều bất ngờ xảy đến…

“Một tiểu thuyết lãng mạn đầy ắp hơi thở thiên nhiên với một cú ngoặt chết người.”

“Đầy chất thơ… Sức hấp dẫn của cuốn sách đến từ sự liên kết sâu sắc giữa Kya với vùng đất đã là nhà cô, và với mọi sinh vật của vùng đất đó.”


Last edited by LDN on Mon Nov 14, 2022 5:32 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 9 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 9 of 50 Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 29 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum