Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 13 of 50 Previous  1 ... 8 ... 12, 13, 14 ... 31 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Oct 25, 2022 3:22 pm

Review sách Bắt trẻ đồng xanh - J.D.Salinger

Reader.com

Nếu là một người thích đọc sách thì chắc hẳn ai cũng từng nghe qua cái tên “Bắt trẻ đồng xanh” của tác giả J.D.Salinger. Một quyển sách hỗn loạn và rối nùi như cái cách tuổi trẻ diễn ra, thoạt nhìn thì có thể gây hoang mang cho độc giả nhưng sau những trang sách, tất cả tuổi trẻ sẽ được phô bày một cách chân thực và rực rỡ nhất.

1. Giới thiệu về tác giả
J.D.Salinger là một nhà văn người Mỹ, nổi tiếng với tiểu thuyết “Bắt trẻ đồng xanh” cũng như với cá tính khép kín của mình. Bởi vì sự thành công của “Bắt trẻ đồng xanh” khiến J.D.Salinger trở thành tâm điểm chú ý vì thế mà ông càng trở nên khép kín hơn. Từ năm 1965, ông đã không còn xuất bản bất cứ tác phẩm nào và cũng như không xuất hiện trên các bài phỏng vấn từ năm 1980. Đến năm 2010 ông đã qua đời do tuổi già tại nhà của ông ở tiểu bang New Hampshire.

2. Giới thiệu về tác phẩm
“Bắt trẻ đồng xanh” được xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ 1951, sách được thiết kế bìa rất đơn giản, chỉ một màu xanh lục đậm, tên sách màu trắng và tên tác giả màu xanh ngọc bích. Đơn giản nhưng không đơn điệu, và nó thực sự cuốn hút đối với độc giả. Ngay khi vừa ra mắt tác phẩm đã gây ra tranh cãi lớn vì sử dụng nhiều ngôn từ tục tĩu, mô tả tâm lý chán chường và vấn đề tình dục của vị thành niên. Nhân vật chính của “Bắt trẻ đồng xanh”, Holden Caulfield đã trở thành hình tượng cho sự nổi loạn và thách thức của thanh thiếu niên Mỹ. Sau đó cuốn tiểu thuyết đã được đưa vào chương trình giảng dạy bậc trung học của nhiều nước nói tiếng Anh và cũng được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Quyển sách Bắt trẻ đồng xanh với bìa sách vô cùng đơn giản

3. Review sách “Bắt trẻ đồng xanh”
Câu chuyện của “Bắt trẻ đồng xanh” xảy ra trong vài ngày từ sau khi kết thúc kì học mùa thu đến dịp Giáng Sinh, bắt đầu vào một ngày thứ bảy say khi kết thúc kì học tại trường dự bị đại học Pencey Prep ở Agerstown, Pennsylvania. Xuyên suốt câu chuyện chỉ kể về Holden Caufield, 17 tuổi với những lần cậu ta bị đuổi khỏi trường với lý do không có gì mới hơn chuyện trượt môn hay bị kêu ca là lười học. Suốt hơn 300 trang sách Holden chỉ nói về mấy ngày sau đó, không có gì hơn nhưng vẫn khiến cho người đọc say mê tới mức cứ đọc hoài đọc mãi xem anh chàng đi đâu, nói gì, làm gì tiếp theo.

Ở cái tuổi 17 vừa bước chân vào ngưỡng cửa của cuộc đời, đáng lẽ cậu phải phơi phới yêu đời và tràn đầy sức sống thì Holden nhìn mọi thứ bằng con mắt hết sức tiêu cực. Cậu cảm thấy chán ghét hết cả thảy mọi thứ, với những suy nghĩ của tuổi trẻ bồng bột. Cậu cho rằng cậu đang sống rất tử tế, với những giá trị đạo đức và rất là con người. Holden cho rằng cuộc sống này thật đơn giản, nhưng con người lại đang chọn một cách sống quá bộ tịch, ai ai cũng đang đâm đầu vào việc kiếm tiền, làm giàu để ngồi trong xe sang, nhà hàng sang trọng và nói những câu chuyện hết sức bộ tịch. Cũng bởi vì chán ghét những con người như vậy mà cậu không thèm học hành theo cách thầy cô mong muốn, để rồi nhận cái kết bị đuổi khỏi ngôi trường Pencey.

Tác giả rất thành công khi xây dựng được hình ảnh một cậu bé 17 tuổi và không để độc giả ghét bỏ cậu mặc dù cả câu chuyện đều là những suy nghĩ và lời nói tiêu cực và cậu khinh ghét cả thế giới. Không những không ghét bỏ cậu mà thay vào đó chính là sự đồng cảm với chính cậu bé này, bởi vì chúng ta ai cũng đã từng như cậu bé Holden.

Dù sống trong sự giằng xé thù ghét hết tất cả mọi thứ xung quanh nhưng tâm hồn cậu đôi lúc lại mệt mỏi, dằn vặt. Trái ngược với vẻ bất cần đời như thường thấy, Holden rất hay khóc. Cậu đã khóc đến hàng trăm lần, bởi dù sau thì cậu cũng chỉ là một cậu bé chỉ mới mười bảy tuổi thôi, cái tuổi non nớt suy nghĩ chưa tới, cái tuổi nhạy cảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh.

Khác với các thằng con trai cùng tuổi, cậu chỉ muốn bỏ đi và mong muốn tột cùng là được đi. Phần lớn chúng ta ai cũng thích đi như vậy, thích một lần được nổi loạn, được sống thoải mái không bị gò bó với trường học và mớ quy định nguyên tắc. Và tất cả chúng ta, phần lớn đều không dám làm những điều đó, thậm chí còn không dám uống rượu. Cuốn sách đã xoáy sâu vào thực trạng xã hội Mỹ lúc bấy giờ và lối sống của những thiếu niên Mỹ. Một xã hội mà ở đó sặc mùi đơn điệu, bộ tịch và hoen ố.

“Bắt trẻ đồng xanh” đã lột tả chính xác tâm lý hỗn loạn và nhạy cảm của người trẻ, chạm đến góc tối nhất trong quãng thời gian thanh xuân của đời người. Ai cũng từng có khoảng thời gian trẻ trung, sôi nổi, tràn đầy sức sống muốn làm những điều lớn lao, nhưng cũng rất dễ rơi vào trạng thái bi quan, tuyệt vọng, có cảm giác bị cả thế giới bỏ rơi. Nhân vật Holden Caufield trong tác phẩm chính là một điển hình như vậy, đại diện cho tuổi trẻ ngông nghênh, bất cần, tràn đầy mâu thuẫn và thù địch, nhưng trên tất cả, sâu thẳm trong tâm hồn cậu vẫn là một trái tim nhân hậu, ấm nóng dễ bị tổn thương.

Sức ảnh hưởng cảu “Bắt trẻ đồng xanh” càng mạnh mẽ hơn khi một giáo viên đã bị sa thải sau đó được phục chức vì đã giới thiệu cuốn sách trên lớp vào năm 1960. Trong khoảng thời gian từ 1961 đến 1982, cuốn tiểu thuyết này là tác phẩm bị kiểm duyệt cắt bỏ nhiều nhất trong hệ thống các trường trung học và thư viện của Hoa Kỳ. Tuy vậy, đến năm 1981, “Bắt trẻ đồng xanh” lại là tác phẩm được giảng dạy nhiều thứ hai trong các trường học công ở Mỹ.

Độc giả sẽ chỉ cảm thấy đây là cuốn tiểu thuyết dở hơi, chán ngắt về cuộc sống của một cậu nhóc đang tuổi ẩm ương nếu cứ chăm chăm vào câu chữ để lên án và chỉ trích nội dung tác phẩm. Muốn hiểu và cảm nhận được cốt truyện tác giả muốn gửi gắm, người đọc hãy nhìn Holden bằng đôi mắt bao dung như đối xử với đứa con đang tuổi vị thành niên của mình. Người không thích thấy “Bắt trẻ đồng xanh” đầy rẫy những từ ngữ thô tục, nhưng nếu chỉ toàn thứ bỏ đi thì quyển sách đã không khiến cho giới phê bình tốn nhiều giấy mực đến vậy. Tác giả đã gửi gắm nhiều triết lý sâu sắc của cuộc sống ẩn dưới những con chữ xấu xí, xù xì.

Một khía cạnh nhân văn khác của tác phẩm là góc nhìn nghiêm khắc, phê phán cách hành xử của người lớn đối với những cô cậu vị thành niên. Không khó để nhận ra sự tương đồng trong sách đối xử đó ở xã hội hiện nay. Bố mẹ Holden Caufield thể hiện sự quan tâm đối với cậu bằng cách chi tiền để tống cổ cậu vào ngôi trường được coi là tốt nhất dành cho cậu. Nhưng ngôi trường mà Holden theo học chỉ là tấm màn nhung đẹp đẽ che đậy những thứ tầm thường, nó chỉ xoắn xuýt, coi trọng những cậu ấm, cô chiêu bố mẹ lắm tiền nhiều của.

Và cuối cùng sau cuộc hành tình “bỏ học đi bụi”, trải qua trận ốm nặng bởi con mưa rào tuổi trẻ, Holden rồi cũng đã trở lại với cuộc sống thường ngày. Trái ngược với những dữ dội ở phần đầu sách, đọng lại với độc giả là một chút dư vị ngọt ngào, nhẹ nhõm, đó cũng là điều tuyệt vời nhất của tuổi trẻ khi luôn có thể bắt đầu lại từ đầu.

Cuốn sách không bao gồm những triết lý cao siêu, chỉ đơn giản là sự đồng cảm với tuổi trẻ, với những hão huyền của riêng mình. Đừng chần chờ gì nữa, chắc chắn cuốn sách này phải nằm trong bộ sưu tập những cuốn sách yêu thích của bạn.


Last edited by LDN on Tue Oct 25, 2022 4:53 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Oct 25, 2022 4:22 pm


[Review] Bắt trẻ đồng xanh, J. D. Salinger – Xứng đáng nằm trong những cuốn sách tôi yêu

Triethocduongpho

Đây là cuốn truyện khá hài hước và chửi bậy nhiều nhất tôi từng đọc. Bắt trẻ đồng xanh của tác giả J. D. Salinger, một lão già đã chết từ 8 năm trước nhưng lúc đọc câu truyện của ông ấy thì tôi vẫn cứ tưởng như đang đọc của một gã trẻ trâu nào đấy nhưng lại vô cùng thú vị.

Tôi bị ảnh hưởng nhiều bởi giọng văn của ông ta nhưng coi đó là cái hay. Bìa sách lúc đầu không làm tôi ấn tượng lắm bởi nó chỉ có mỗi chữ Bắt trẻ đồng xanh, nếu nó là font chữ Arial chắc tôi sẽ chẳng thèm đọc nữa. Mở trang đầu cũng không rườm rà kiểu “cuốn sách này khai sinh như thế nào, ông này là ai?” mà chỉ có một dòng “Dành tặng mẹ.” Rồi vào câu chuyện ông ấy kể luôn. Lúc đó tôi cũng thấy ngạc nhiên nhưng tiếp tục đọc thì thấy giọng văn ông này rất khôi hài. Tôi nghĩ phần giới thiệu thông tin không quan trọng và ông ta cũng không muốn trở nên quá nổi tiếng nên phần ấy khá đơn giản.

Đại khái cuốn sách kể về những câu chuyện của tác giả, về cuộc đời và mấy ngày sau khi ông ta bị đuổi học. Nhưng có đoạn tôi thấy mình trong đó.

Nói về nhân vật chính là cậu nhóc vừa bị đuổi học là kiểu người chán ghét tất cả mọi người trên đời này và cho rằng tất cả đều giả tạo ngoại trừ cô em gái của hắn. Sự giả tạo ấy trong truyện viết là “bộ tịch.” Lũ bộ tịch ở trường làm cậu ta ngán tận cổ thế là cậu ta để mình bị đuổi. Rồi cậu ta kể rằng cậu ta phiêu bạt khắp thành phố, uống rượu và hẹn hò với cô bạn gái, nói về ước nguyện của mình nhưng lại bị đa số chê cười và họ còn chẳng thèm quan tâm đến câu chuyện hão huyền của hắn.

Một vài người quan tâm và khuyên nhủ cậu ta hãy đi học, tìm cho mình một sở thích và tài năng nhưng cậu ta không muốn làm bất cứ nghề nào tương tự như kĩ sư, luật sư,… Cậu cho rằng tất cả những nghề ấy đều để kiếm tiền, ngồi trong xe sang trọng, vào nhà hàng sang trọng và nói những câu chuyện sang trọng bộ tịch.

Trước khi đọc cuốn sách này tôi cũng rất hoang mang tại sao mình không biết mình thích bất kỳ nghề nghiệp nào ra hồn? Nhưng khi đọc rồi mới biết không chỉ có mình như vậy, mà cũng vẫn có những người như mình, chỉ khác là tôi không thích chơi đuổi bắt với mấy đứa trẻ cả ngày ở ngoài đồng xanh. Các bạn cũng vậy chứ?

Mọi người thường đánh giá cuốn sách có quá nhiều từ ngữ tục tĩu, những vấn đề tình dục bừa bãi và tâm lý chán ghét cả thế giới đem đến tiêu cực cho người đọc. Nhưng riêng đối với góc nhìn của tôi, tôi chẳng quan tâm nhiều đến những vấn đề ấy. Cái tôi quan tâm là tâm lý khác người, ước muốn làm những điều khác biệt. Tôi tin rằng cả xã hội này ai cũng có những điều nổi loạn của riêng mình, cũng có những ước muốn điên rồ nhưng không có đủ điều kiện và can đảm chọn điều ấy. Thế rồi họ trở thành những bản copy mà chính mình chẳng hề muốn thế.

Theo tôi, một cuốn sách hay để đọc phụ thuộc 70% vào người dịch. Bản này được dịch giả Phùng Khánh dịch ra tiếng Việt với những từ ngữ mà tôi mới chỉ thấy lần đầu nhưng nó sẽ có ích cho vốn từ của tôi sau này, như: “pê đê”, “đánh đĩ ngòi bút”, “khởi sự”, “bộ tịch”, v.v…

Holden Caulfield, cậu ta không những khinh ghét cả thế giới, cậu ta còn sợ hãi sự tha hoá của con người về danh vọng và đồng tiền.

“… Hơn nữa ngay cả khi em có cứu người vô tội các thứ cũng thế, làm sao em biết được em làm thế bởi vì thực sự muốn cứu người hay thực sự em muốn trở thành một luật sự nổi tiếng kinh khủng, được tất cả mọi người khen ngợi… Làm sao em biết em không phải là một trong những thằng bộ tịch? Phiền một nỗi là em không biết được.”

Đúng vậy, khi cái tôi của bạn càng lớn bạn càng không thể nhìn ra mọi sự một cách hoàn chỉnh được nữa. Bạn sẽ không biết bạn là bạn hay là cái tôi ấy. Bạn sẽ luẩn quẩn và lún sâu vào bản ngã, vô minh. Thế nên ngay từ đầu Holden đã chọn cách lánh xa mọi sự mà anh ta coi là giả tạo.

Cuốn sách không bao gồm những triết lý cao siêu, chỉ đơn giản là sự đồng cảm với tuổi trẻ, với những hão huyền của riêng mình. Điều ấy không thể chứng minh được những người ao ước hão huyền là những người lười biếng chỉ vì thế giới không làm giống như vậy. Tôi nghĩ nếu tôi đọc cuốn sách này lúc còn trẻ hơn một chút chắc tôi sẽ rút ra được những điều hống hách của cậu Holden ấy mà học hỏi. May mắn thay, tôi sẽ không cần phải chán ghét tất cả mọi người nữa, bởi những con người sống xung quanh tôi bây giờ chính là sự phản chiếu của chính tôi sau bao thời gian chọn lọc. Tôi không phải sống giữa một thế giới đầy rẫy những người bộ tịch. Chắc chắn cuốn sách này sẽ nằm trong bộ sưu tập những cuốn sách tôi yêu.

Tác giả: Bà Năm

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Oct 27, 2022 4:17 pm

REVIEW TRUYỆN BẮT TRẺ ĐỒNG XANH - TÁC PHẨM CÓ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CAO

Dtruyen

Bắt trẻ đồng xanh là cuốn truyện hài hước và thậm chí là có cả chửi bậy. Có thể nói đây là một trong những cuốn truyện khá nhiều từ chửi bậy. Thế nhưng, sau cái vẻ “phóng khoáng” trong ngôn từ ấy, là cả một bầu trời giá trị đạo đức và nhân văn mà tác giả để lại. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài review truyện bắt trẻ đồng xanh dưới đây.

Tác giả: J.D.Salinger

Ông sinh ở Bronx và bắt đầu sự nghiệp sáng tác truyện ngắn từ những năm tháng trung học. Ông đã có một vài tác phẩm được in khoảng đầu năm 1940. Năm 1948, J.D.Salinger có truyện ngắn “A Perfect Day for Banafish” được in trên tạp chí Người NewYork. Đây cũng chúng là cột mốc quan trọng cho sự nghiệp sáng tác của ông sau này.

Sự thành công của “Bắt trẻ đồng xanh” mang lại cho J.D.Salinger chú ý và quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, ông cũng vì thế mà càng trở nên khép kín hơn. Các tác phẩm xuất bản sau này của ông dần trở nên ít dần. Tác phẩm “Hapworth 16, 1924” là tác phẩm cuối cùng của ông.

Thể loại: tiểu thuyết, tiểu thuyết giáo dục, hư cấu.

1. Tóm tắt nội dung truyện Bắt trẻ đồng xanh
Bắt trẻ đồng xanh là cuốn tiểu thuyết xoay quanh Holden Caulfield là nhân vật chính.Tác giả cũng dùng chính ngôi của Holden Caulfield để kể chuyện. Holden Caulfield là một cậu bé 17 tuổi vừa bị đuổi khỏi Pencey Prep - một trường dự bị đại học. Chàng thanh niên thông minh và nhạy cảm dùng lối kể cay độc pha lẫn giễu cợt để mô tả một xã hội đầy rẫy những xấu xa, bỉ ổi, những bộ mặt đạo đức giả khiến cậu không thể chịu nổi. Độc giả review truyện bắt trẻ đồng xanh đánh giá cao J.D.Slinger nhờ giá trị hiện thực của truyện.

Lần đuổi học thứ tư

Vài ngày sau khi kết thúc học kỳ mùa thu và chuẩn bị đến Giáng Sinh, một ngày thứ bảy như thường lệ tại trường Pencey Prep. Holden chuyển đến Pencey đã là ngôi trường thứ tư kể từ sau khi cậu bị đuổi học ba lần trước. Cậu đến thăm ông Spencer, một thầy giáo dạy sử để gửi lời chào tạm biệt thầy trong thời gian học tập ở Pencey. Holden vốn rất yêu quý thầy nhưng thầy Spencer lại đề cập kết quả học tập khiến cậu cảm thấy vô cùng khó chịu.

Holden quay trở lại ký túc xá và bị cậu bạn Ackley và Stradlater quấy rầy. Hai gã này bẩn thỉu và Holden cũng không ưa nổi. Stradlater đi chơi với Jane Gallagher - một cô nàng mà Holden thầm mến. Hai người bọn họ lời qua tiếng lại và bắt đầu đánh nhau. Holden bị đấm tới chảy máu mũi. Phát ngấy với mớ rắc rối ở trường Pencey, Holden thu dọn đồ đạc chuẩn bị rời đi luôn thay vì chờ tới thứ tư.

Holden và cô gái bán dâm

Trên đường di chuyển đến New York, Holden gặp mẹ của một trong các bạn khi cậu còn học ở Pencey. Mặc dù không ưa gì mấy gã trai “khốn nạn” nhưng cậu vẫn cố vẽ ra hình ảnh đẹp của bạn mình trong mắt người mẹ. Khi cậu đến Penn, cậu ra buồn điện thoại gọi nhưng rồi chẳng gọi cho ai cả, cậu lên xe taxi và đi tới khách sạn Edmont Hotel. Tại đây Holden đặt phòng và yêu cầu mua dâm của Faith Cavendish.

Faith đề nghị sẽ gặp nhau vào ngày mai nhưng holden không đồng ý. Cậu rời khách sạn và lại bắt taxi đến câu lạc bộ nhạc Jazz. Cậu lại quay về Edmont và qua gã phụ trách quản lý thang máy, cậu gọi được một cô gái bán dâm. Sau khi cô gái này tới phòng, Holden lại tỏ vẻ không muốn nói chuyện và không muốn “have sex”. Kết quả là cậu bị mất 5 đô cùng với bị gã phụ trách thang máy đe doạ.

Kết thúc mở

Ngày kế tiếp, Helden đến trường Phoebe - em gái Holden chỉ để thông báo rằng cậu quyết định sẽ bỏ nhà. Phoebe thậm chí muốn đi cùng anh trai. Holden không đồng ý, cô bé giận dỗi và cậu phải đưa Phoebe đi chơi. Bắt trẻ đồng xanh kết thúc bằng cảnh Holden bình yên nhìn cô bé vui đùa. Cậu không còn quan tâm đến việc mình đã ốm ra sao hay ngôi trường thứ năm sẽ như thế nào.

Ngôn ngữ trong bắt trẻ đồng xanh khá phóng khoáng, lời văn được dịch dễ đọc. Nhìn chung về khía cạnh ngôn ngữ có thể nói đây là một tác phẩm văn học phương Tây được dịch thuật mượt mà và mang sự phóng khoáng đặc trưng. Bạn đọc có thể thấy khá nhiều lời nói tục trong truyện. Song, đó cũng là một đặc điểm thường thấy ở những tác phẩm văn học Tây khác.

Thông điệp

Cuốn sách kể về thực trạng xã hội Mỹ bấy giờ. Một xã hội nhàm chán đơn điệu, cũng ngập tràn giả tạo. Đa phần ông thầy đều có những cái bắt tay với phụ huynh giàu có và lơ đi phụ huynh bần hàn. Ai cũng làm bộ làm tịch và chính những ai muốn tồn tại cũng phải làm bộ làm tịch. Đây là một tác phẩm văn học hiện thực đáng đọc và cũng đã từng gây bão một thời khi nó xuất bản.

Tổng kết

Nhìn chung, qua phần review truyện bắt trẻ đồng xanh, bạn đọc có thể hiểu được sơ lược cốt truyện tác phẩm. Bạn đọc cũng có thể bắt gặp đâu đó trong truyện hình ảnh của chính mình. Bạn đọc nên thử một lần nghiền ngẫm tác phẩm này và rút ra những chiêm nghiệm của bản thân, chắc chắn sẽ rất thú vị.


Last edited by LDN on Fri Oct 28, 2022 8:15 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Oct 27, 2022 4:29 pm

Review sách bắt trẻ đồng xanh

vudangdat

Đây là một cái tên mà nếu một người thích đọc sách chắc hẳn đã từng nghe qua đôi lần. Đây là một tác phẩm văn học được dịch bởi Phùng Khánh và phát hành bởi Nhã Nam. Cuốn sách xoay quanh những câu chuyện khiến cho người đọc đồng cảm với một nhóc tì 17 tuổi vừa bị đuổi khỏi trường, và đang lang thang trước khi về nhà trình diện. Cuốn sách khá nhỏ gọn với 326 trang sẽ mở ra cho các bạn một cuộc chiến của các ngôn từ thực sự. Hãy đọc và cảm nhận.​

TẠI SAO MÌNH LẠI REVIEW CUỐN SÁCH NÀY ?

Review sách Bắt trẻ đồng xanh
Mình mua cuốn sách bắt trẻ đồng xanh này cũng khá lâu rồi, đâu đó 3-4 năm về trước. Dạo trước, mình là một kẻ thích sách vì sách đẹp hơn là thích đọc sách. 😂😅😁😆🤣😄 Và đúng vậy, mình chỉ mua những cuốn sách thực sự đẹp *ngặt nỗi thấy đa số những cuốn sách đều đẹp – có vẻ sở thích mình khá dị nhưng đó là mình*.

Bắt trẻ đồng xanh, nghe tên thì mình không tài nào hình dung nổi nội dung cuốn sách nói về cái gì. Mà thực ra cũng không quan trọng lắm, vì rõ ràng mình mua sách chỉ vì nó đẹp. Với thiết kế bìa rất đơn giản, chỉ một màu xanh lục đậm, tên sách “Bắt trẻ đồng xanh” màu trắng và tên tác giả “J. D. Sailinger” màu xanh ngọc bích – có lẽ vậy. Đơn giản nhưng không đơn điệu, và nó thực sự cuốn hút mình.

Đoạn mấy hôm nay mình đang tập lối sống không cần báo thức, nên mình đã tranh thủ kiếm gì đọc khi dậy sớm. Được review khá nhiều cũng như đánh giá khá cao nên mình quyết định đọc nó. Và mình đã hoàn thành nó trong vỏn vẹn một tuần – cực kì hưng phấn.

CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA NẰM BÊN TRONG CUỐN SÁCH

Nội dung cuốn sách chỉ xoay quanh mấy ngày sau khi nhân vật tôi kể chuyện – Holden Caulfield bị đuổi học khỏi trường dự bị Pencey danh giá. Không gồm những triết lý cao siêu, không đoạn gay cấn hay cao trào. Rải khắp câu chuyện là những câu nói tục và chửi đời như “bộ tịch”, “mắc dịch”, “trời đánh thánh vật”, “bỏ mẹ”, là những ngày lang thang khắp thành phố nước Mỹ của cậu với những ý nghĩ điên rồ hay trẻ trâu. Tuy nhiên, qua những câu chuyện của cậu nhóc 17 tuổi, mình thấy chính mình, những người thân của mình trong câu chuyện đó.
Là một nhóc tì 17 tuổi, với những suy nghĩ của tuổi trẻ bồng bột, trẻ trâu và ánh mắt nhìn đời hãy còn trong sáng. Cậu cho rằng cậu đang sống rất tử tế, với những giá trị đạo đức và rất là con người. Cậu lại cho rằng cuộc sống này thật đơn giản, nhưng con người lại đang chọn một cách sống quá bộ tịch, ai ai cũng đang đâm đầu vào kiếm tiền, làm giàu để ngồi trong xe sang, nhà hàng sang trọng và nói những câu chuyện hết sức bộ tịch. Cũng vì chán ghét những con người bộ tịch mà cậu không thèm học hành gì theo cách thầy cô muốn, để rồi bị đuổi khỏi ngôi trường Pencey.

Mặc dù với những suy nghĩ và lời nói tiêu cực, và cậu khinh ghét cả thế giới, nhưng tác giả lại rất thành công khi xây dựng được hình ảnh một cậu bé 17 tuổi và không để người đọc ghét bỏ cậu. Thay vào đó là sự đồng cảm với chính cậu. Bởi chúng ta đã từng như cậu.
Bên cạnh đó, ẩn sau một cậu nhóc quậy phá và nhìn đời bằng con mắt rất tiêu cực như Holden Caulfield, đó lại là một trái tim nhân hậu và lòng trắc ẩn. Nhân tiện, lòng trắc ẩn được khắc họa rõ ràng và hay nhất mình từng biết đến đó chính là tập phim “Nắng” – một phim chiếu rạp của Việt nam (bạn có thể tìm xem thử). Quay lại với Holden, lòng trắc ẩn của cậu chính là Allie – cậu em trai của cậu đã qua đời khi cậu 13 tuổi, đó là Phoebe Caulfield – cô em gái yêu quý của Holden, người mà cậu có thể cà riềng cà tỏi cùng suốt ngày đêm.

Vậy, tiêu đề bắt trẻ đồng xanh có liên quan gì tới câu chuyện? À… đó chỉ là một câu trong một lời bài hát thiếu nhi mà cậu nghe một cậu bé hát khi cậu đi lang thang. Rồi cậu trở nên thích thú và thích được chơi đuổi bắt với những đứa trẻ ở đồng xanh, thích rong ruổi khắp đồng xanh cả mùa hè.

Rõ ràng đây là một tác phẩm văn học nước ngoài, nên khi mình đọc phải kể đến công lao to lớn của người dịch, với những từ ngữ cực kì mới mẻ (thậm chí bạn sẽ chưa được nghe trước đó bao giờ) và lôi cuốn, tác giả đưa chúng ta tới với tác phẩm gốc một cách chân thực nhất.

LỜI KẾT
Cũng bởi là một tác phẩm văn học, nên như mình đã nói, sẽ không có nhiều châm ngôn triết lý trong cuốn sách này. Đổi là sự thấu hiểu và đồng cảm cho lứa tuổi mới lớn. Tuy nhiên, với một kết thúc mở, trong khi tràn ngập khắp nội dung sách lại là những ngôn từ và góc nhìn khá tiêu cực về đời, nên mình không nghĩ nó phù hợp với những bạn tuổi mới lớn, hay những bạn đang có suy nghĩ giống Holden. Cuốn sách sẽ phù hợp hơn với những người yêu thích văn học hay những người đã qua rồi cái tuổi thích đuổi bắt. Đọc để đồng cảm và hiểu cho em mình, con mình và cháu mình – những đứa trẻ đang như là Holden.

ĐIỀU CÒN ĐỌNG LẠI đối với mình đó chính là sự yêu thương, thấu hiểu và đồng cảm. Giáo dục nhất thiết phải là đứng trên các phương diện này.

Và đừng quên hãy tìm hiểu thêm những cuốn sách về đời sống, những cuốn sách mang tính giáo dục, thúc đẩy động lực cao để bạn trường thành hơn nhé.

Nguồn : https://datvu.info/review-sach-bat-tre-dong-xanh/


Last edited by LDN on Fri Oct 28, 2022 8:18 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Oct 28, 2022 7:07 am

Giết con chim nhại - Harper Lee: Nhân quyền, nhân đạo, nhân văn – Hình mẫu về thế giới nhân bản hơn

Reviewsach

Giết con chim nhại là cuốn tiểu thuyết đầu tay và duy nhất trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp sáng tác của nhà văn người Mỹ Harper Lee, được ví như một trong tứ trụ của nền văn học Mỹ, đứng đầu trong số các tác phẩm văn học “must read” của thế giới và vẫn tiếp tục in mỗi năm. Trải qua hơn nửa thế kỷ, Giết con chim nhại vẫn khẳng định chỗ đứng của mình với những thông điệp và ý nghĩa vượt lên giá trị của thời gian.

Không cốt truyện ly kỳ, dồn dập, cũng không gây chấn động mạnh, bứt rứt cho độc giả, Giết con chim nhại khiến không ít độc giả thất vọng nếu như đặt vào quá nhiều kì vọng về một tác phẩm được “gắn mác” kinh điển. Cuốn sách đề cập tới các vấn đề “nóng” xã hội một cách nhẹ nhàng và vô cùng tinh tế, không tác động quá mạnh vào độc giả để cảm thấy đau thương hay thù hằn, nhưng vẫn đủ để mọi người có thể tự suy ngẫm và cảm nhận. 

Đặt trong bối cảnh ra đời
Cuốn sách được ra đời vào thời kì phong trào đấu tranh của người da màu đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và lan rộng ra tầm cỡ thế giới. Vậy nên cũng không quá ngạc nhiên khi chủ đề lớn của tác phẩm là về vấn đề phân biệt chủng tộc. 

Câu chuyện kể về hai đứa trẻ ở lứa tuổi mới lớn, Jean Louise Finch, thường gọi là Scout và Jeremy Atticus Finch, tên thường gọi là Jem, sinh trưởng ở thị trấn nhỏ Maycomb, Alabama, nằm sâu trong miền nam nước Mỹ trong thập niên 1930. Chuyện xảy ra trong vòng 3 năm, được kể lại bởi người em. Trong truyện, cha của hai đứa trẻ, luật sư Atticus Finch được chỉ định để bào chữa một người da đen tên là Tom Robinson, bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng tên là Mayella Ewell.

Điểm sáng trong cách xây dựng nhân vật
Đó là một cô bé Scout có phần “hoang dại” và không thích sự gò ép. Mặc dù vẫn còn ở lứa tuổi học sinh nhưng Scout suy nghĩ vô cùng trưởng thành, luôn hướng tới sự tự do. Scout thích làm những điều mình muốn, mạnh mẽ, cá tính và hầu như chỉ sợ mỗi bố mình. Jem – anh trai của Scout – cũng là một cậu bé thú vị. Và cùng với Dill, họ hàng của người hàng xóm, cả ba đã làm nên hình ảnh của những đứa trẻ, tuy còn bé nhưng đã biết đấu tranh cho những gì chúng tin tưởng.

Đối lập một cách hoàn hảo với Scout là bà bác Alexandra. Bà là điển hình của một con người với lối sống quá truyền thống, thích uốn nắn người khác và phân biệt chủng tộc rõ nét. 

Nổi bật trong tác phẩm còn có Atticus Finch, trong gia đình, ông là một người cha mẫu mực, còn dưới con mắt xã hội, ngoài cương vị là một luật sư, ông còn là một con người vô cùng đáng kính trọng khi luôn nhìn nhận người khác ở cả mặt tốt lẫn mặt xấu, luôn cảm thông và thấu hiểu cho họ. 

Bên cạnh các tuyến nhân vật chính thì tác phẩm còn quy tụ rất nhiều nét tính cách mà ở đó là hiện thân của chính góc khuất trong xã hội. Đó là cụ bà Dubose hay chỉ trích, gắt gỏng nhưng sâu bên trong lại là một con người can đảm. Đó là Boo Radley, là Tom Robison, những con người ban đầu vốn lương thiện nhưng định kiến xã hội đã khiến họ sa ngã mà không còn đường lui.

Không đơn thuần là bản án về nhân quyền con người…
Với vô số những nét tính cách ấy, Giết con chim nhại không chỉ đơn thuần là bản án về nhân quyền con người, về bình đẳng, mà còn mở rộng ra rất nhiều khía cạnh của xã hội dưới góc nhìn của một cô bé học sinh tiểu học. 

…Đó còn là là góc nhìn đa chiều về giáo dục,

Trước hết, đó là góc nhìn đa chiều về giáo dục thông qua mối quan hệ giữa cha con nhà Finch. Việc giáo dục ấy không chỉ dừng lại ở việc giáo dục trường học, mà còn phản ánh qua việc giáo dục trong gia đình. Qua từng câu chuyện, từng tình huống hằng ngày, hoặc thậm chí qua những câu hỏi ngây thơ của con trẻ, bố Atticus luôn cố gắng dạy dỗ con những bài học về lương tâm, về công bằng, về lòng can đảm và về cách nhìn nhận xã hội. 

Nhưng cũng tại đây, độc giả có thể thấy được mặt hạn chế sâu sắc trong giáo dục ở nhà trường, khi giáo viên cứng nhắc, không quan tâm đến nhu cầu của học sinh và hơn cả là họ còn đầy thành kiến. Nếu như giáo dục là để cho con cái trưởng thành và phát triển thì ở trường học, Scout lại bị hạn chế khả năng khi cô giáo phủ nhận tài năng của em, không cho em được nói lên suy nghĩ của mình và thậm chí áp đặt vào em những hình phạt vô lí. 

Không chỉ dừng lại ở đó, Giết con chim nhại cũng dạy con người ta những bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Đó là bài học về cách ứng xử, cách sống, cách trải nghiệm cuộc sống này.

“Có một thứ không tuân theo nguyên tắc đa số, đó là lương tâm con người.”

Câu nói này đã đề cập tới một loại tâm lý rất phổ biến trong xã hội ngày nay, ấy là tâm lý số đông, mà biểu hiện chính là việc cả một cộng đồng người da trắng đứng lên chống lại một con người da đen nhỏ bé, bần hèn. Thế nhưng, lương tâm thì lại không đi theo nguyên tắc ấy, như cái cách luật sư Atticus không hề ngần ngại, chấp nhận định kiến, gièm pha mà để lương tâm dẫn lối, vẫn nhận vụ án lần này. Xét ở góc độ nào đó, lương tâm nhiều khi có nét tương đồng với can đảm, đúng không nhỉ?

Bạn nghĩ thế giới này có bao nhiêu loại người? Câu hỏi này thực sự khiến không ít độc giả bận lòng suy nghĩ. Và bạn có biết rằng người đặt ra câu hỏi này chỉ là hai đứa trẻ? Nếu như Scout cho rằng trên thế giới chỉ tồn tại một loại người duy nhất thì đối với Jem, thế giới này có tới bốn loại người. Câu trả lời cũng phản ánh chính cách các em nhìn thế giới. 

“Con không bao giờ thực sự hiểu một người chừng nào con chưa xem xét mọi việc từ quan điểm của người đó.” 

Thật vậy! Chúng ta đang sống một cuộc sống bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tâm lý số đông, bị những góc nhìn phiến diện làm lu mờ đi những cống hiến và giá trị của một con người. 

“Có một cách để biết nhân chứng đang nói dối hay nói thật, ấy là lắng nghe nhiều hơn nhìn.” 

Đây là một câu nói đáng suy ngẫm. Vì sao? Vì thực tại, chúng ta đang dần ít biết lắng nghe hơn, thay vào đó, con người thường dùng cái nhìn ban đầu, dùng ý kiến chủ quan để suy xét con người. Liệu có phải mọi người đã quên, rằng chúng ta sinh ra có 2 con mắt để nhìn thế giới, nhưng cũng có tới 2 tai để lắng nghe?

Trong tác phẩm, biểu hiện của việc này không khó để nhận ra. Đó là cả xã hội “từ chối” lắng nghe câu chuyện của một người da đen, không chịu bác bỏ cái định kiến mặc định trong đầu họ, và thậm chí thay vì lắng nghe, họ còn lợi dụng sự kém hiểu biết của đối phương để đạt được mục đích và dẫn dắt sự thật theo cái cách họ muốn. Những người da trắng đã gây ra biết bao điều bất hạnh cho người da màu, nhưng chẳng hề dừng lại mà suy nghĩ rằng người da màu, họ, cũng là con người. Và điều này quả thực đáng ghê tởm, như cách bố Atticus đã nói.

“Đó là khi con biết mình sẽ thất bại từ trước khi bắt đầu nhưng dù vậy con vẫn bắt đầu và con theo đuổi nó tới cùng dù có chuyện gì xảy ra.”

Và hơn hết, Giết con chim nhại còn phác họa nên một bức tranh hoàn toàn khác về lòng can đảm thực sự. Câu nói này thực sự khiến mình phải thay đổi nhận thức. Liệu có ai dám can đảm đánh đổi thời gian, công sức, tiền bạc,… vào những thứ mà chúng ta cho rằng sẽ thất bại? Theo quan điểm của Atticus, bà Dubose là người can đảm nhất, người đã chết mà không mắc nợ bất cứ cái gì và bất cứ ai. Sự can đảm này có lẽ thật đơn giản nhưng cũng thật kì quặc! 

Giết con chim nhại sợi chỉ đỏ xuyên suốt 
Mặc dù được nhắc tới khá ít, không được nhắc tới trực tiếp nhưng nó lại trở thành tiêu đề và mở ra rất nhiều tầng ý nghĩa. “Mấy con chim nhại chẳng làm gì khác ngoài đem tiếng hót đến cho ta thưởng thức. Chúng không phá hoại vườn tược của con người, không làm tổ trên bẹ ngô, chúng không làm gì khác ngoài hót bằng cả trái tim cho chúng ta nghe. Điều đó lí giải tại sao giết một con chim nhại là tội lỗi.”

Nhưng liệu rằng, đó có phải là tất cả? Không, chắc chắn là không rồi. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Harper Lee lại chọn đây là tiêu điểm của tác phẩm. Hình ảnh này được tác giả xây dựng thành một biểu tượng cho sự ngây thơ trong sạch và những con người thiện tâm nhưng bị hủy hoại, theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, vì cái xấu của xã hội.

Đó là Boo Radley, vì một sai lầm tuổi trẻ, mà bị cha nhốt kín trong nhà, biến thành một bóng ma, một nỗi khiếp sợ đối với xã hội và bị quên lãng, ấy là giết con chim nhại. Đó là Tom Robinson, một người da đen khuyết tật, và nếu như chim nhại biết ca hót cho đời thì anh biết cần cù lao động, cống hiến cho gia đình và xã hội, vậy mà lại chịu một kết cục đau thương, chỉ bởi vì cái định kiến xã hội và cái tội danh từ đâu giáng xuống đầu anh. Hình ảnh của anh không khỏi khiến độc giả đau xót, một con người vô tội, như một con chim nhại ưa hót phải chịu bất công của xã hội, ấy cũng là giết con chim nhại…

Thay vì mang đến một cốt truyện ly kì và lôi cuốn, Giết con chim nhại khiến con người ta phải ngẫm nhiều hơn là chỉ tận hưởng và cảm nhận câu chuyện. Tác phẩm có thể sẽ gây nhàm chán với những ai ưa một mạch truyện hấp dẫn, nhưng trái lại, đây đã, đang và chắc chắn sẽ là cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tâm đắc nếu có thể cảm nhận hết được những gì ẩn sâu trong từng trang giấy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Oct 28, 2022 7:11 am

Vivian Nguyen
Vivian Nguyen@Viện Sách - Bookademy

[Bookademy] Review Sách “Giết Con Chim Nhại” - Đi Tìm Công Lý

Ybox

"Có một thứ không tuân theo nguyên tắc đa số, đó là lương tâm của con người."

Giết con chim nhại là một tác phẩm kinh điển, là tác phẩm đầu tay và cũng là cuối cùng của nữ nhà văn Mỹ Harper Lee.

Tác giả lấy bối cảnh cuộc sống thị trấn Maycomb, miền Nam nước Mỹ, viết về vấn đề nổi lên gây tranh cãi lúc bấy giờ - nạn phân biệt chủng tộc. Nạn nhân được để cập trong tác phẩm này là Tom Robinson - một chàng trai da đen hiền lành, tội nghiệp bị khép tội cưỡng hiếp Mayella Ewell – một người phụ nữ da trắng. Luật sư của anh là Atticus đã cố gắng để giúp anh trắng án nhưng sau cùng anh vẫn bị kết án tử hình bởi lối suy nghĩ phân biệt của mọi người. Sau đó, vì quá hoảng sợ, anh đã vượt ngục nhưng cảnh sát đã phát hiện và anh bị bắn chết. Một cái chết đáng buồn.

Nội dung nổi bật thứ hai của cuốn sách là câu chuyện về ông Authur (hay còn được gọi Boo Radley). Ông từng bị kết án tội gây rối trật tự công cộng và bị mang tiếng là chơi với bạn xấu khi còn trẻ, vì nỗi xấu hổ đó, ông đã ở trong nhà trong suốt hơn mười năm qua. Bản thân Authur đơn thuần vì không muốn tiếp xúc với xã hội bên ngoài nữa nhưng ông lại bị mọi người biến thành một kẻ nguy hiểm, bí ẩn và xấu xa trong thị trấn. Nhưng chính ông lại là người quan tâm đến lũ trẻ và giết Bob Ewell để cứu hai đứa con của Atticus khỏi sự trả thù của hắn. Atticus và vị cảnh sát trưởng đã quyết định dựng ra câu chuyện Edwell tự ngã lên con dao của chính hắn thay vì bắt Boo Radley về điều tra. Dù anh ta có thể sẽ thoát tội do đây là hành động giết người để phòng vệ trong lúc cấp bách, nhưng việc điều tra sẽ kéo Boo ra khỏi chốn ẩn dật, phơi mình trước ánh mắt công chúng. Và Boo chắc chắn sẽ không thể chịu được ánh mắt và sự tập trung của mọi người như vậy.

Tác phẩm ban đầu được tác giả đặt tên là Atticus nhưng sau đó đã được đổi thành Giết con chim nhại vì nội dung cuốn sách đã vượt ngoài phạm vi của cuộc đời một nhân vật. Chim nhại chẳng làm gì khác ngoài đem tiếng hót đến cho ta thưởng thức. Chúng không phá hoại vườn tược con người, chúng không làm gì khác ngoài hót bằng cả trái tim cho chúng ta nghe. Chúng là biểu tượng của sự trong sáng và tốt đẹp, do đó, giết chim nhại là một tội lỗi. Trong tác phẩm, chim nhại được gắn với hình ảnh những nạn nhân vô tội trong thị trấn Maycomb, trong đó có Tom Robinson và Boo Radley.

Nói tới nạn phân biệt chủng tộc, nhiều bạn đọc có thể liên tưởng tới những cuốn sách lịch sử chính trị “khó gặm” về những câu chuyện lớn lao của nhân loại. Nếu vậy, Giết con chim nhại đã không thể trở thành một trong những cuốn sách kinh điển gối đầu giường của những người yêu sách. Tuy viết về một vấn đề vô cùng phức tạp nhưng tác giả không dùng lối viết cứng nhắc hay đao to búa lớn. Tác phẩm đi sâu vào thế hệ người đọc bằng cách nhìn ngây thơ nhưng lại gây ám ảnh đặc trưng của một cô bé bảy tuổi – Scout trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống tuổi thơ của cô bé. Không quá căm hận, không quá cay nghiệt, tác giả vẽ nên một bức tranh xã hội u buồn bởi những tư tưởng phân biệt, cổ hủ, bất công bằng nét bút nhẹ nhàng nhưng chua cay. Tuy nhiên, trên bức tranh đó, tác giả còn gửi gắm những tia sáng hy vọng le lói mà trung tâm ánh sáng là nhân vật người cha – Atticus. Ông chính người luật sư đã nỗ lực để bào chữa cho Tom Robinson thoát tội trước ánh mắt dè bỉu của bạn bè, họ hàng và ông cũng là tấm gương nhân cách mẫu mực cho hai đứa con của mình – Jem và Scout. Bên cạnh đó, một cách trân trọng và sâu kín, tác giả còn nhắc nhớ đến những con người tử tế thầm lặng trong thị trấn và tin tưởng về một tương lai tốt đẹp sẽ đến với đất nước Mỹ.

Cuộc chiến chống lại nạn phân biệt chủng tộc vẫn diễn ra đâu đó mỗi ngày trên đất nước Mỹ, cho dù chính phủ và người dân đã nỗ lực xóa bỏ, nhưng chúng ta đều biết để loại bỏ hoàn toàn định kiến phân biệt là điều không dễ dàng. Trong Giết con chim nhại, nhà văn chỉ đưa ra một vụ án nhỏ điển hình cho hàng loạt các vụ án vô lý diễn ra khắp miền Nam nước Mỹ bấy giờ. Qua đoạn trần thuật của cô bé Scout về phiên tòa xét xử Tom Robinson, bạn đọc sẽ có cái nhìn toàn diện về một phiên tòa diễn ra ở Mỹ như thế nào, và việc phân chia ghế ngồi cho người da đen và da trắng cũng đã cho thấy phần nào tình trạng phân biệt đối xử lúc đó. Một vụ án hiếp dâm không có chứng cứ y học của công tố viên, mọi kết luận chỉ được dựa trên lời khai mập mờ của hai nhân chứng. Bị cáo – một người da đen trầm lặng, đứng đắn, cảm thấy “tiếc” và thương cho cô gái da trắng không có ai giúp đỡ lại bị chính cô ta vu oan khi dụ dỗ anh không thành. Một vụ án với những tình tiết mà một người, với tâm sinh lý phát triển bình thường nhìn vào, đã thấy rõ ràng kết quả. Nhưng, vì một tư tưởng đã cắm rễ vào cả thị trấn Maycomb, thì cho dù “nạn nhân” có là người của dòng họ đáng khinh như Ewell, và cho dù vụ án có được dàn dựng đi chăng nữa, chỉ cần là người da trắng thì người đó vẫn đáng được bảo vệ hơn một người da đen vô tội. Ông Atticus, với tất cả nỗ lực và chân thành; với tất cả tài năng và đức hạnh đã đưa ra những lập luận không thể sắc bén hơn nhưng vẫn không thắng lại định kiến xã hội. Một mình ông là chưa đủ. Cái kết của Tom Robinson đã là một cái kết định sẵn.

Tác giả cất lên một tiếng thở dài tiếc nuối về cái kết bất hạnh cho cuộc đời Tom Robinson: “Bố Atticus đã sử dụng mọi công cụ sẵn có cho người tự do để cứu Robinson, nhưng trong tòa án bí mật của trái tim con người, bố Atticus không có cơ hội. Tom đã chết kể từ lúc Mayella Ewell mở miệng gào lên..” Dù biết trong cuộc chiến với chính người thân quen và bạn bè này, phần trăm thắng chỉ là một phần nghìn, ông Atticus vẫn kiên định với lựa chọn của mình – sống với đúng lương tâm và niềm tin bản thân. Ông đơn độc đấu tranh, không chỉ cho Tom, mà còn cho chính ông, cho các con và cho một sự thay đổi. Bằng trí tuệ khôn ngoan và trái tim ấm áp của mình, ông Atticus đã đem lại sự xúc động lớn cho thế hệ những người da đen, cho những tấm lòng vẫn còn hướng đến một thế giới bình đẳng và tin vào một thế giới bình đẳng. “Bởi vì cho dù chúng ta đã bị đánh bại một trăm năm trước khi chúng ta bắt đầu thì đó cũng đâu phải là lý do khiến chúng ta không cố thắng.” Cậu con trai Jem và cô con gái Scout đã học được nhiều điều từ phẩm chất của Atticus, và đã phần nào hiểu được tư tưởng mà ông muốn truyền đạt. “Không, Jem, em nghĩ chỉ có một hạng người. Đó là người - Anh cũng nghĩ như vậy…Nếu chỉ có một hạng người, tại sao mọi người không thân thiện được với nhau? Nếu tất cả đều giống nhau, tại sao họ lại mất công coi thường nhau?...” Những câu hỏi dấy lên trong đầu những đứa trẻ sẽ là tiền đề cho những đấu tranh mạnh mẽ sau này để đưa tất cả mọi người về trạng thái cân bằng, bất kể màu da.

Thông qua cách kể của cô con gái, tác giả lồng ghép những suy nghĩ sâu xa của bản thân một cách châm biếm về cách cư xử và suy nghĩ của con người trong thị trấn. Con người thật buồn cười. “Làm thế nào anh có thể ghét Hitler dữ dội và rồi trở mặt suy nghĩ tồi tệ về người khác ngay tại quê nhà.” Chính bản thân họ cũng không nhận ra rằng cách đối xử bất công của bản thân với người da đen đã nói lên sự giống nhau giữa họ và những kẻ xấu trên thế giới này. Atticus đã nhắn nhủ con gái một cách mạnh mẽ rằng “Khi con lớn hơn, con sẽ thấy người Da trắng lừa đảo người Da đen mỗi ngày trong cuộc đời con, nhưng hãy để bố nói con nghe điều này và con đừng quên: bất cứ khi nào một người da trắng làm điều đó với người Da đen, bất kể anh ta là ai, anh ta giàu cỡ nào, hoặc anh ta xuất thân từ một gia đình danh giá ra sao, thì người Da trắng đó vẫn là thứ rác rưởi.”

Bên cạnh vấn đề phân biệt chủng tộc, tác phẩm còn đan xen cách nhìn về cuộc đời, về lòng can đảm, về niềm tin và tấm lòng chân thành qua cách dạy con của người bố Atticus và những mẩu chuyện của những con người xung quanh trong thị trấn già cỗi Maycomb.

Đọc Giết con chim nhại, ta học được cách quan sát cuộc sống một cách đa diện và cảm thông. “Ta không bao giờ thực sự biết một người chừng nào ta chưa ở vào địa vị của họ và cư xử theo kiểu của họ”. Tác giả đưa ra một số kiểu người điển hình trong xã hội mà cụ thể là xã hội thu nhỏ ở Maycomb. Đó là nhân vật nữ Maudie – một người quá phụ gắn liền với những lời lẽ cay nghiệt, không phải ngày nào cũng làm việc tốt cho mọi người. Nhưng qua lời nhận xét của cô bé Scout, chỉ bằng những cuộc trò chuyện mỗi buổi chiều hằng ngày, Maudie thực ra là một con người hiểu biết, tử tế, lạc quan và thẳng thắn. Khi nhắc về Boo Radley – nhân vật bí ẩn sống ẩn dật trong ngôi nhà u ám, không giống đa số những nhân vật còn lại cảm thấy sợ hãi và rao những tin đồn xấu xa, cô Maudie chỉ cảm thấy đáng tiếc cho cuộc đời cậu ấy, cô nói rằng đó là một ngôi nhà buồn, rằng cậu ấy đã từng nói chuyện rất dễ thương hết mức hiểu biết của mình… Hay lúc nhà cô ấy bị cháy, cô Maudie vẫn cảm ơn Chúa và quan tâm chân thành đến vấn đề nhỏ nhặt của lũ trẻ. Rốt cuộc thì dáng vẻ hằng ngày không nói lên được điều gì và chúng ta sẽ không bao giờ thực sự hiểu hết về con người, kể cả bản thân chúng ta.

Hay đó là Calpurnia – người giúp việc da đen của gia đình Atticus. Vào thời điểm đó, người da đen được mặc định là những kẻ bần tiện, vô học nhưng Calpurnia chính là nhân chứng sống về một người da đen thông thái, tốt bụng. Nhân vật này không được đề cập nhiều nhưng chỉ thông qua một vài trang sách đã toát lên sự hiểu biết và cách cư xử khôn khéo của Calpurnia. Khi được hỏi tại sao bà không sử dụng cách nói chuyện khi nói với người da trắng để nói chuyện tại nhà thờ của người da đen, bà đã trả lời rằng: "Không cần thiết phải nói ra mọi điều mình biết. Như thế không đúng kiểu quý cô – thứ hai, người ta không thích có ai đó xung quanh biết nhiều hơn họ. Nó làm cho họ bực thêm. Cô sẽ không làm thay đổi được bất kì ai trong số họ bằng cách nói đúng, tự họ phải cảm thấy muốn học hỏi, và khi họ không muốn học thì cô chẳng thể làm gì ngoài việc im miệng và nói bằng thứ ngôn ngữ của họ." Đó quả là một cách trả lời thông minh!

Và còn nhân vật Scout – một cô bé cá tính, thông minh và lanh lẹ. Scout mất mẹ từ năm hai tuổi và được nuôi nấng trong tình yêu thương của bố Atticus đến lớn. Chính cô bé cũng đang đấu tranh cho chính mình trong cuộc chiến chống phân biệt đối xử. Lúc bấy giờ, phụ nữ luôn được quan niệm phải được dạy dỗ và tỏ ra mình là một quý cô đứng đắn. Scout chỉ thích được mặc quần tây để dễ đi lại và chơi đùa, nhưng người ta, nhất là bác Alexandra – một kiểu người cổ hủ và rập khuôn một cách quá đáng – lấy lý do cô bé bị thiếu tình thương và sự quan tâm của mẹ để chê bai và yêu cầu cô bé phải cư xử một cách “đúng mực”. Scout thể hiện rất rõ quan điểm của bản thân và nhất quyết bảo vệ quan điểm đó đến cùng.

Những nhân vật còn lại khác như Boo Radley, Dill, bà Dubose là những nhân vật được xây dựng đầy dụng ý của nhà văn. Bà Dubose được xây dựng trên hình ảnh con người già nua, bạo bệnh, khó chịu nhưng ẩn sâu bên trong là một nhân cách vĩ đại đầy can đảm. Atticus đã nói về bà một cách trân trọng như một lời nhắn gửi đến cô con gái bé nhỏ:

Bố muốn con thấy một điều gì đó ở bà. Bố muốn con thấy lòng can đảm thực sự là gì, thay vì có ý nghĩa rằng can đảm là người đàn ông với khẩu súng trên tay. Đó là khi con biết mình sẽ thất bại từ trước khi bắt đầu nhưng dù vậy con vẫn bắt đầu và con theo đuổi nó tới cùng cho dù có chuyện gì xảy ra.

Khi tác giả viết về sự trả thù của ông Bob Ewell, sự xuất hiện bất ngờ của Boo đã cứu nguy cho hai anh em, bạn đọc sẽ thấy ở đâu đó còn tia hy vọng. Tom Robinson đã chết, nhưng vẫn còn những con người tốt bụng ở đây, nhất là hai đứa trẻ Jem và Scout, sẽ sẵn sàng chiến đấu để không còn cái chết nào đáng thương như vậy nữa. Và chắc chắn là hai đứa trẻ đó đủ can đảm, thậm chí còn hơn người bố của mình.

Vào thời điểm hiện tại, vấn nạn phân biệt chủng tộc đã không còn quá gay gắt như lúc bấy giờ, tuy nhiên cuốn sách vẫn là minh chứng cho một giai đoạn khó khăn chống lại nó trong lịch sử. Đọc Giết con chim nhại, thế hệ sau này sẽ hiểu được phần nào bộ mặt xã hội trong giai đoạn đó và hiểu được giá trị cốt lõi của sự bình đẳng.

Cái kết của cuốn sách là phần gây tranh cãi nhiều nhất cho đến thời điểm hiện tại. Tại sao Atticus và cảnh sát trưởng lại bẻ cong sự thật và chấp nhận dựng lên câu chuyện khác đi để cứu cuộc đời Boo Radley? Tác giả dường như cũng đồng tình với quan điểm đó. Vậy thì đó là một cái kết chưa hoàn hảo hay là dụng ý của nhà văn về một sự công minh mơ hồ do con người tạo ra? Hãy đọc cuốn sách và tìm ra chân lý cho chính mình.

Tác Giả: Vivian - Bookademy

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Oct 28, 2022 7:26 am

Review tiểu thuyết Giết Con Chim Nhại: Da đen hay trắng, đều là con người

Bởi thuclinh - 02/09/2019

BlogAnChoi
 
Được xuất bản vào năm 1960, trong thời kỳ mà nạn phân biệt chủng tộc còn cực kỳ khủng khiếp, tiểu thuyết Giết Con Chim Nhại của một tác giả da trắng, viết về sự trân trọng, đồng cảm với người da đen, cũng như chỉ thẳng ra những sự suy đồi, những tệ nạn của xã hội…là một “quả bom” khiến cả thế kỷ 20 dậy sóng.

Bìa sách của cuốn sách kinh điển Giết Con Chim Nhại. (Ảnh: Internet)
Tác giả: Nelle Harper Lee
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Thể loại: Văn học kinh điển
Ngày xuất bản: Xuất bản lần đầu năm 2008
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn Học
Giá bìa: 108.000 VNĐ

Giới thiệu tác giả Nelle Harper Lee
Có thể nói, Nelle Harper Lee là một hiện tượng đặc biệt khi chỉ với 1 tác phẩm duy nhất đã đưa bà trở thành nữ nhà văn nổi tiếng thế giới. Và đặc biệt hơn nữa khi cả cuộc đời sáng tác văn học của Harper Lee chỉ có 2 tác phẩm, cách nhau tới 55 năm.

Harper Lee tên đầy đủ là Nelle Harper Lee Harper Lee, sinh ngày 28/4/1926, là con út trong gia đình có 4 người con ở tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Từ khi còn nhỏ, bà đã bộc lộ niềm yêu thích văn chương. Điều thú vị là cậu bạn hàng xóm chơi rất thân với Harper là Truman Capote sau này cũng trở thành một phóng viên và nhà văn nổi tiếng nhất nước Mỹ.

Harper Lee đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết Giết Con Chim Nhại (To Kill The Mockingbird vào năm 1959 sau hai năm rưỡi miệt mài. Và ngay sau khi được xuất bản năm 1960, cuốn tiểu thuyết đã khiến cả nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung phải “dậy sóng” bởi nội dung độc đáo, táo bạo của mình. Giết Con Chim Nhại đã trở thành cuốn sách bestseller, bán được hơn 30 triệu bản và sau đó còn bán được cả triệu bản mỗi năm cho đến tận ngày nay.

Tác phẩm này được đánh giá là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ hiện đại, đã mang về cho Harper giải thưởng Pulitzer danh giá vào năm 1961 cho hạng mục tiểu thuyết. Cũng với Giết Con Chim Nhại, Harper Lee được Tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do của Tổng thống – Huân chương cao quý nhất dành cho công dân vì những đóng góp của bà cho nền văn học Mỹ.

Nội dung tiểu thuyết Giết Con Chim Nhại
Cuốn tiểu thuyết viết về gia đình một người da trắng Finch gồm có ông bố Atticus – một luật sư, cậu con trai 10 tuổi Jem và cô con gái 6 tuổi Scout – nhân vật chính. Nội dung cuốn sách xoay quanh cuộc sống thường ngày của gia đình Finch ở hạt Maycomb thuộc Alabama – một tiểu bang miền Nam của nước Mỹ. Biến cố tiêu biểu phản ánh thực trạng xã hội Mỹ những năm thập niên 1930 đồng thời tạo nên giá trị của cuốn sách là việc ông bố Atticus bảo vệ cho một người da đen – Tom Robinson bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng. Điều được cho là không phải một câu chuyện thường tình tại nước Mỹ vào thời điểm này.

Cho đến nay, Giết Con Chim Nhại không chỉ là một trong những cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất mọi thời đại, mà còn là một trong những cuốn sách được độc giả toàn thế giới yêu thích. Đây cũng được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của văn học thế giới trong thế kỷ 20.

Review từ một độc giả khác về “Giết Con Chim Nhại”
Những điều tâm đắc khi đọc cuốn sách
Một giá trị kinh điển của Giết Con Chim Nhại được nhắc đến trong suốt nhiều thập kỷ từ khi cuốn sách ra đời cho đến nay, đó là phản ánh vấn nạn phân biệt chủng tộc của người da trắng đối với người da đen tại Mỹ. Đây là giá trị không thể phủ nhận. Thậm chí, hiện tại, khi nạn phân biệt chủng tộc đã được dẹp bỏ hoặc sự tồn tại không còn rõ ràng thì nội dung cuốn sách vẫn có ý nghĩa như sự nhắc nhở về thứ định kiến không tốt đẹp của xã hội cũ. Bởi vậy, tư tưởng nhân quyền tiến bộ mà cuốn sách mang đến là giá trị nền tảng của mọi xã hội văn minh.

Giết con chim nhại – Nhìn từ giá trị ở hiện tại
Tuy nhiên, Giết Con Chim Nhại cũng có thể tiếp cận ở những góc độ từng nhân vật, thu hẹp giá trị đối với mỗi cá nhân, gia đình hay mối quan hệ giữa người với người thay vì toàn xã hội.

Trước tiên, cuốn sách này viết dưới góc nhìn trẻ nhỏ với câu chuyện tuổi thơ nhiều hiếu kỳ của hai đứa trẻ Jem và Scout. Đó là những mùa hè với đủ trò nghịch ngợm cùng Dill – người bạn đến từ Meridian. Đó là lớp học với những người bạn thuộc nhiều dòng họ nhiều giai cấp khác nhau. Đó là sự tò mò bất tận của trẻ con khi không ngừng tìm kiếm người đàn ông bị nhốt trong nhà suốt nhiều năm – Boo Radley. Đặc biệt, đó là tuổi thơ hạnh phúc bên cạnh người bố chính trực, mẫu mực.

Tiểu thuyết “Giết con chim nhại” được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của văn học thế giới trong thế kỷ 20.
Cô bé Scout là nhân vật chính đồng thời là người dẫn chuyện của cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên nhân vật được tác giả gửi gắm nhiều các giá trị hơn cả là người bố Atticus Finch – nhân vật đại diện cho tư tưởng nhân quyền tiến bộ trong xã hội nhiều thành kiến và là một cha với lối nuôi dạy con hiện đại giữa những ràng buộc của các giá trị truyền thống áp đặt.

Với hình tượng nhân vật Atticus, Giết Con Chim Nhại trở thành một cuốn sách nuôi dạy con chứa đầy giá trị mà bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng nên học hỏi. Atticus là một người cha nghiêm khắc nhưng cũng tràn đầy tình yêu thương. Hình ảnh cô bé Scout cuộn trong trong lòng bố mỗi giờ đọc báo hay khi hiếu kỳ với đủ thứ chuyện truyền đến người đọc thứ tình cảm nuông chiều trìu mến của người cha dành cho con gái nhỏ. Và ngày nay khoa học cũng cho rằng việc đặt trẻ trong lòng và đọc sách cho trẻ là một phương pháp nuôi dạy con hiệu quả khi giúp tạo sự gắn kết bền chặt giữa cha mẹ và con cái cũng như nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ.

Mỗi nhân vật trong “Giết Con Chim Nhại” đều mang nét tính cách đặc trưng riêng. (Ảnh: iSachHay).
Có thể nói, Atticus là ví dụ tiêu biểu cho “quy luật tấm gương”- một phương pháp nuôi dạy con nhiều nền giáo dục chú trọng. Qua mỗi sự việc diễn ra trong đời sống, ông luôn hướng đến giáo dục cách nhìn nhận cho hai đứa trẻ, đúc kết lên nhiều giá trị: “Con người là một thực thể vô cùng phức tạp, hãy học cách thấu hiểu họ trước khi đánh giá họ” và “Lòng can đảm đến từ bên trong tâm hồn của một người, chứ không phải là một người với cây súng trong tay”…

Ông luôn dạy con đánh giá mọi sự vật, sự việc một cách khách quan. Rằng, “Ta không bao giờ thực sự biết một người chừng nào ta chưa ở vào địa vị của họ và cư xử theo kiểu của họ”. Ông cũng không chấp nhận việc ỉm đi sự thật, coi sự thật là phương cách dạy con tốt nhất.

Hình tượng con chim nhại
Chim nhại là loài chim “chẳng làm gì ngoài chuyện hót cho chúng ta nghe bằng cả trái tim của nó”. Thực tế, việc chim nhại nhái giọng của các loài chim khác là cách chúng ngụy trang để kiếm ăn và sinh tồn. Vì vậy, giết nó là tội lỗi.

Trong Giết Con Chim Nhại, Harper Lee xây dựng “chim nhại” thành biểu tượng của sự ngây thơ trong sạch, đại diện cho tính cách thiện tâm của con người nhưng bị hủy hoại vì cái xấu trong xã hội. Nó là hình ảnh được lặp lại nhiều lần qua liên tưởng của các nhân vật. Ngoài ra, không chỉ là ẩn dụ cho sự hiền lành, lòng tốt, chim nhại trong cuốn tiểu thuyết này còn biểu tượng cho số phận con người, đặc biệt là số phận con người trong xã hội nhiều thành kiến như xã hội Mỹ những năm 1930.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Oct 28, 2022 7:36 am

Giết Con Chim Nhại – Harper Lee

NhungCuonsachhay

I. Giới thiệu sách Giết Con Chim Nhại

Giết con chim nhại (nguyên tác tiếng Anh: To Kill a Mockingbird) là cuốn tiểu thuyết của Harper Lee; đây là cuốn tiểu thuyết rất được yêu chuộng, thuộc loại bán chạy nhất thế giới với hơn 10 triệu bản. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1960 và đã giành được giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1961. Nội dung tiểu thuyết dựa vào cuộc đời của nhiều bạn bè và họ hàng tác giả, nhưng tên nhân vật đã được thay đổi. Tác giả cho biết hình mẫu nhân vật Jean Louise “Scout” Finch, người dẫn truyện, được xây dựng dựa vào chính bản thân mình.

Giết con chim nhại lấy bối cảnh Alabama, một tiểu bang miền Nam rất nặng thành kiến phân biệt chủng tộc và được viết trong thời gian mà phong trào đấu tranh của những người da màu, nhất là của Martin Luther King, Jr., đang lan rộng tới tầm cỡ quốc gia. Rõ nhất là vụ Tẩy chay xe buýt ở Mongomery, Alabama; kéo dài từ tháng 12.1955 đến tháng 12.1956, với kết quả là một phán quyết của Tối cao pháp viện tuyên bố các luật phân cách chỗ ngồi trên xe buýt theo màu da được áp dụng ở Montgomery và cả Alabama là vi hiến. Nên không ngạc nhiên gì khi chủ đề lớn của tác phẩm là vấn đề phân biệt chủng tộc.

Không dừng lại ở đó, tác phẩm mở rộng và đề cập đến những thành kiến khác của con người, những thứ vốn là nền tảng dẫn tới thói đạo đức giả, bất công xã hội, và nhiều tệ nạn khác. Tất cả được mô tả qua cái nhìn của Jean Louse Finch, biệt danh Scout, một bé gái trong những năm đầu của bậc tiểu học. Việc chọn một em bé làm người dẫn chuyện giúp tác giả có thể đề cập tới những điều được xã hội quanh em mặc nhiên công nhận là hợp lý, đương nhiên, hoặc không thể thay đổi. Khi nhìn thấy những hiện tượng đó, và so sánh với những giá trị đạo đức được bố em dạy bảo, hoặc chỉ đơn thuần kể lại sự vụ, em có thể cho người đọc thấy khía cạnh phi nhân trong xã hội.

Giết con chim nhại là một tiểu thuyết viết về trẻ con nhưng không độc giả nào nghĩ mình đang đọc sách thiếu nhi vì những vấn đề nó đặt ra là quá lớn ngoài khả năng giải quyết của cá nhân. Nhưng tất yếu mỗi người phải góp phần vào cuộc chiến chống bất công và thành kiến này, như Atticus nói, “cho dù chúng ta đã bị đánh bại một trăm năm trước khi chúng ta bắt đầu thì đó cũng đâu phải là lý do khiến chúng ta không cố thắng” khi ông quyết tâm bào chữa cho Tom Robinson dù biết chắc là mình sẽ thua kiện.

Giết con chim nhại là một câu chuyện bao gồm nhiều mô-típ, như sự ích kỷ, sự thù hận, lòng dũng cảm, sự kiêu hãnh, định kiến, và các giai đoạn trong cuộc đời, đặt trong bối cảnh cuộc sống miền Nam Hoa Kỳ. Cuốn tiểu thuyết đã được đạo diễn Robert Mulligan dựng thành phim với kịch bản do Horton Foote viết vào năm 1962. Cho tới nay, cuốn tiểu thuyết này là tác phẩm được xuất bản duy nhất của Harper Lee.

***

Nào, hãy mở cuốn sách này ra. Bạn phải làm quen ngay với bố Atticus của hai anh em – Jem và Scout, ông bố luật sư có một cách riêng, để những đứa trẻ của mình cứng cáp và vững vàng hơn khi đón nhận những bức xúc không sao hiểu nổi trong cuộc sống. Bạn sẽ nhớ rất lâu người đàn ông thích trốn trong nhà Boo Radley, kẻ bị đám đông coi là lập dị đã chọn một cách rất riêng để gửi những món quà nhỏ cho Jem và Scout, và khi chúng lâm nguy, đã đột nhiên xuất hiện để che chở. Và tất nhiên, bạn không thể bỏ qua anh chàng Tom Robinson, kẻ bị kết án tử hình vì tội hãm hiếp một cô gái da trắng, sự thật thà và suy nghĩ quá đỗi đơn giản của anh lại dẫn đến một cái kết hết sức đau lòng, chỉ vì lý do anh là một người da đen.

Cho dù được kể dưới góc nhìn của một cô bé, cuốn sách Giết con chim nhại không né tránh bất kỳ vấn đề nào, gai góc hay lớn lao, sâu xa hay phức tạp: nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến khắt khe, sự trọng nam khinh nữ… Góc nhìn trẻ thơ là một dấu ấn đậm nét và cũng là đặc sắc trong Giết con chim nhại. Trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc, những câu chuyện tưởng như chẳng có gì to tát gieo vào người đọc hạt mầm yêu thương.

Gần 50 năm từ ngày đầu ra mắt, Giết con chim nhại, tác phẩm đầu tay và cũng là cuối cùng của nữ nhà văn Mỹ Harper Lee vẫn đầy sức hút với độc giả ở nhiều lứa tuổi.

Thông điệp yêu thương trải khắp các chương sách là một trong những lý do khiến Giết con chim nhại giữ sức sống lâu bền của mình trong trái tim độc giả ở nhiều quốc gia, nhiều thế hệ. Những độc giả nhí tìm cho mình các trò nghịch ngợm và cách nhìn dí dỏm về thế giới xung quanh. Người lớn lại tìm ra điều thú vị sâu xa trong tình cha con nhà Atticus, và đặc biệt là tình người trong cuộc sống, như bé Scout quả quyết nói “em nghĩ chỉ có một hạng người. Đó là người”.

Tóm tắt Giết Con Chim Nhại

Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Câu chuyện diễn ra trong 3 năm của cuộc Đại suy thoái tại Mỹ, ở một “thị trấn cổ chán ngắt” Maycomb, tiểu bang Alabama. Nhân vật dẫn chuyện, cô bé Scout Finch 6 tuổi, sống với anh trai Jem và người cha Atticus, một luật sư tuổi trung niên. Một mùa hè nọ, Jem và Scout kết bạn với một cậu bé tên Dill khi Dill đến chơi với dì mình ở Maycomb vào mùa hè. Ba đứa trẻ cảm thấy vừa sợ vừa hứng thú về người hàng xóm “Boo” Radley, sống ẩn dật trong một ngôi nhà kế bên trong suốt nhiều năm mà không hề ra ngoài khi trời còn sáng. Những người lớn ở Maycomb thường dè dặt khi nói về Boo và trong nhiều năm rồi không ai thấy ông ta. Bọn trẻ bổ sung vào trí tưởng tượng của mình những lời đồn đại xung quanh bề ngoài của ông và nguyên nhân mà ông phải trốn tránh, trong đó trứ danh nhất là anh ta đã đâm vào chân cha đẻ của mình trong một cơn nóng giận, rằng anh ta lẻn ra khỏi nhà hàng đêm, ăn thịt mèo, sóc và rình mò xung quanh nhà hàng xóm.

Mùa thu năm ấy Scout đến trường lần đầu tiên. Ngày đi học đầu tiên của cô trôi qua không hề yên ả chút nào, nhưng từ đó độc giả biết đến gia đình Ewell qua một bạn học cùng lớp với cô, là con của ông Bob Ewell, một người có tiếng nghiện ngập, vô công rồi nghề và nghèo khó, ông ta có một túp lều trên bãi rác của thị trấn. Trên đường về nhà, cô bé và Jem tìm thấy mấy món quà dành cho họ, để trong một hốc cây trên mảnh đất của nhà Radley. Mùa hè năm sau, Dill quay lại. Cùng cậu, Scout và Jem bắt đầu trêu chọc anh chàng Boo Radley, nhưng ông Atticus bắt bọn trẻ phải thôi mấy trò nghịch ngợm ấy lại. Ông nhắc lũ trẻ phải thông cảm với người khác trước khi phán xét họ.

Tuy nhiên, trong đêm cuối cùng Dill còn ở thị trấn Maycomb mùa hè năm đó, ba đứa trẻ lẻn vào mảnh đất nhà Radley. Lũ trẻ bị bắt gặp, bị Nathan Radley bắn chỉ thiên dọa làm chúng hoảng hồn. Jem trong lúc chạy trốn làm mất cả quần, khi cậu quay trở lại để nhặt nó, cậu thấy cái quần đã được vá lại và treo trên hàng rào. Mùa đông năm ấy, Jem và Scout lại tìm thấy mấy món quà trên cái cây, dường như được Boo để ở đó cho chúng. Anh trai Nathan của Boo nói là cái cây “bị bệnh” nên dùng xi-măng trám cái hốc cây lại, nhưng khi lũ trẻ hỏi ông Atticus thì ông lại bảo là cái cây ấy chẳng có vấn đề gì cả. Jem buồn lắm, vì hiểu rằng mối liên hệ đầu tiên của chúng với Boo Radley thế là đã bị cắt đứt. Scout vì còn bé quá, nên chỉ nghĩ đơn giản là từ giờ sẽ không còn các món quà nữa.

Người cha Atticus được phiên tòa chỉ định biện hộ cho một người đàn ông da đen tên là Tom Robinson, người bị buộc tội hãm hiếp Mayella Ewell, một cô gái người da trắng. Dù cho nhiều cư dân của Maycomb chống đối thế nào, ông Atticus vẫn đồng ý biện hộ cho Tom hết sức mình. Ông Atticus hứa sẽ làm hết khả năng để bào chữa cho Tom, vì ông có một niềm tin lớn lao vào quyền bình đẳng của tất cả mọi người. Vì chuyện đó mà lũ trẻ con ông phải chịu bao nhiêu sự phỉ báng của những đứa trẻ khác, thậm chí ngay cả khi chúng đang làm lễ Nô-en trong khu nhà Landing của gia đình Finch. Những đứa trẻ khác trêu chọc Jem và Scout về việc bố chúng, gọi ông ấy là “kẻ yêu bọn mọi đen”. Scout đã nổi nóng và gây lộn để bảo vệ danh dự cho cha mình, mặc dù cha cô bé đã bảo cô không được làm thế. Bà đầu bếp Calpurnia của gia đình Finch đưa lũ trẻ đến một nhà thờ của người da đen gần đó và chúng được cộng đồng người da đen chào đón nồng hậu.

Em gái ông Atticus, cô Alexandra đến sống với gia đình Finch mùa hè năm sau. Cậu bé Dill, nhẽ ra phải sống với ông cha dượng, người chẳng bao giờ quan tâm đến cậu, trốn nhà đến Maycomb và trốn dưới gầm giường cô bé Scout. Phiên tòa xử Tom Robinson bắt đầu, và khi anh bị nhốt trong nhà lao, một đám đông định xúm vào đánh chết anh. Đêm trước khi phiên tòa diễn ra, ông Atticus phải đối đầu với đám đông. Jem, Dill và Scout trốn khỏi nhà để đến chỗ ông, rồi dù ông Atticus nói gì, chúng cũng không chịu bỏ đi. Cô bé Scout nhận ra một người đàn ông trong đám đông là Walter Cunningham, cha một bạn học với cô. Cô lễ phép chất vấn ông ta về đứa con trai ông ta, làm ông xấu hổ đến mức phải giải tán đám đông.

Tại phiên tòa, lũ trẻ ngồi trên một “ban công dành cho người da màu” với những người dân da đen của thị trấn. Ông Atticus đưa ra những bằng chứng rõ ràng, cho thấy nguyên cáo, cô Mayella và bố cô, ông Bob Ewell đã nói dối, sự thực là cô Mayella đã tìm cách mồi chài Tom Robinson và bị bắt quả tang. Vết bầm trên mặt cô Mayella là do người cha đánh khi ông ta bắt gặp cô và Tom. Người cha gọi cô là con điếm và đánh cô. Mọi người nhận thấy vết bầm ở bên má trái cô Mayella, nghĩa là người đánh cô phải thuận tay trái. Ông Bob Ewell thuận tay trái, trong khi Tom thì lại bị tật ở tay trái. Mặc dù vậy, bất chấp mọi chứng cứ đều chỉ ra rằng Tom vô tội, bồi thẩm đoàn gồm toàn người da trắng vẫn kết tội anh. Anh Tom tội nghiệp tìm cách chạy trốn khỏi nhà tù nên bị bắn chết. Sau phiên tòa, niềm tin vào công lý của Jem bị lung lay dữ dội vì bản án quá bất công, cậu trở nên chán nản, nghi ngờ, vì rõ ràng Tom bị bồi thẩm đoàn kết án chỉ vì anh là người da đen.

Dù tòa đã tuyên án, Bob Ewell vẫn tức tối vì cho rằng ông Atticus và vị thẩm phán đã cười vào mũi ông ta nên ông ta thề sẽ rửa hận. Ông ta đe dọa người vợ góa của Tom, tìm cách đột nhập vào nhà ông thẩm phán, nhổ vào mặt ông Atticus ở giữa đường, rồi đánh Jem và Scout khi chúng đang trên đường về nhà từ đám rước Halloween ở trường. Sau một cuộc vật lộn ngắn ngủi trong bóng tối, Jem bị gãy tay, Bob thì biến mất, còn Jem và Scout được một người không quen biết tìm thấy và đưa chúng về nhà. Khi đó chúng mới nhận ra người đó chính là Boo Radley. Viên cảnh sát trưởng cũng đến và cho biết Bob Ewell đã bị chết do bị dao đâm vào bụng. Ban đầu ông Atticus ngờ rằng chính Jem đã đâm chết Bob, nhưng ông cảnh sát trưởng thì nhất định cho là Bob bị vấp vào gốc cây và ngã vào con dao của chính hắn mà chết. Mọi người đều đoán là chính Boo đã can thiệp vào cuộc xô xát và giết Ewell để bảo vệ lũ trẻ. Khác với điều ông Atticus nghĩ, viên cảnh sát trưởng muốn bảo vệ Boo và không muốn dân chúng phá vỡ cuộc sống ẩn dật của anh. Khi ông Atticus hỏi Scout xem cô bé nghĩ thế nào về cách giải quyết vụ việc này, cô bé trả lời, nếu không làm như vậy thì chẳng khác gì “giết con chim nhại” (vì Boo chẳng làm hại gì lũ trẻ, mà chỉ bảo vệ chúng thôi). Sau đó, Boo yêu cầu Scout đưa anh về nhà. Khi đến hiên nhà Radley, Scout nhớ lại những việc đã xảy ra, cảm thấy rất hối hận là cô và Jem không bao giờ tỏ ra thân thiện với Boo, không bao đáp lại những món quà mà Boo đã tặng cho lũ trẻ.

Dọc đường về nhà, cô hồi tưởng lại tất cả những sự kiện diễn ra trong vòng 2, 3 năm trở lại. Cô bé trở về nhà với ông Atticus và Jem, khi đó đã tĩnh tâm trở lại. Sau khi nghe ông Atticus đọc truyện “Bóng ma màu xám”, cô bé nhận xét với ông Atticus là nhân vật chính trong câu truyện hóa ra là một người tốt, ông Atticus tạm biệt cô bằng câu nói: “Phần lớn mọi người đều tốt cả, con ạ, chỉ có điều con chưa nhận ra đấy thôi”.

Giới thiệu tác giả Harper Lee

Nelle Harper Lee (28 tháng 4 năm 1926 – 19 tháng 2 năm 2016), thường được biết tới với tên Harper Lee, là một nữ nhà văn người Mỹ. Bà được biết tới nhiều nhất qua tiểu thuyết đầu tay Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird). Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Harper Lee đã được tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ (Presidential Medal of Freedom), huân chương cao quý nhất dành cho công dân Hoa Kỳ, vì những đóng góp của bà cho văn học Mỹ.

Vào tháng 2 năm 2015, luật sư của Lee xác nhận xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ 2, Hãy đi đặt người canh gác (Go Set a Watchman). Được sáng tác vào giữa thập niên 1950, quyển sách phát hành vào tháng 7 năm 2015 như là phần tiếp theo của Giết con chim nhại.

II. Review sách Giết Con Chim Nhại

Dưới đây là tổng hợp Review sách Giết Con Chim Nhại của tác giả Harper Lee. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

1. TRANG VO review sách Giết Con Chim Nhại

Vài tháng trước tình cờ đọc báo thấy “Giết con chim nhại” là cuốn sách gối đầu giường của Taylor Swift – thần tượng của mình. Thế là tức tốc đi một ngay một cuốn về đọc để hiểu vì sao nó lại là nguồn cảm hứng của cô nàng ca sĩ nổi tiếng ấy. Và hơn nữa, trước khi mua thì mình cũng thấy nó nằm trong danh sách những cuốn sách nên đọc ít nhất một lần trong đời. Và đọc xong mới biết lý do vì sao nó nổi tiếng như vậy.

Cuốn sách đề cập đến nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Mặc dù được biết đến như một quốc gia đa chủng tộc những người da trắng MỸ vẫn có những hành động khinh miệt nặng nề đối vơi người da đen. “Giết con chim nhại” không phải là một cuốn sách về thực trạng và nêu lên cách giải quyết như những cuốn sách self-help mà đây là một cuốn tiểu thuyết giúp người đọc hình dung rõ hơn về thực trạng này đang tồn tại như thế nào ở Mỹ.

Là một tiểu thuyết được viết dưới góc nhìn của cô bé Scout, trong bối cảnh một thị trấn nhỏ ở tiểu bang Alabama miền Nam nước Mỹ, về vụ án một người da đen bị kết tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng do bố của Scout, Atticus Finch, đảm nhận. Atticus Finch là hình ảnh đại diện cho tiếng nói của lương tri và nhân quyền. Ông là một luật sư dũng cảm và chân chính khi dám đứng ra nhận biện hộ cho Tom Robinson – người da đen bị kết án, dù bất lợi cho mình và bản thân bị người dân trong thị trấn dè bỉu, gọi là “kẻ yêu mọi đen”. Từ đầu đến cuối tác phẩm, trải qua nhiều biến cố và khó khăn, Atticus Finch vẫn không hề thay đổi, trung thành với quyết định của mình và quyết tâm bào chữa cho Tom đến cùng dù biết chắc là có rất ít phần trăm thắng kiện.

2. TAMA review sách Giết Con Chim Nhại

Mình đã từng đọc đâu đó rằng, nếu muốn tóm tắt lịch sử hơn hai trăm năm của nước Mỹ bằng một câu duy nhất thì câu đó phải là: “Người nhập cư ghét người nhập cư”. Khoan chưa bàn đến chính trị (phức tạp vào hàng bậc nhất) thì chênh lệch xã hội giữa các “chủng” trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thực sự rất lớn. Giữa nhập nhằng những vấn đề xã hội đó, phân biệt chủng tộc luôn là vấn đề nhức nhối, và nó luôn xảy ra dưới nhiều hình thức.

Hơn tám mươi năm trước, sự ra đời của Giết con chim nhại trở thành một chấn động đối với nước Mỹ, và ngay lập tức, được trao giải Pulitzer cho những điều nó thể hiện. Tiêu đề cuốn sách nhắc tới chim nhại, một loài chim phổ biến ở phương Tây hơn phương Đông, và thường được đem ra làm hình mẫu tượng trưng cho tự do, công lý. Vì vậy, việc chim nhại bị giết ít nhiều gợi tả một bi kịch trong tác phẩm của Harper Lee.

Cuốn sách là một tập hợp các câu chuyện không đầu đuôi của cô bé Scout, và qua cách nhìn của cô bé, một hiện thực tàn khốc của nước Mỹ trong thế kỷ XX, khi làn sóng dân tộc dâng cao thì những người da trắng lại tiếp tục quay lưng, ngày càng mãnh liệt hơn, tới mức chĩa súng vào người da đen bất cứ khi nào có cơ hội. Anh chàng Tom Robinson trong câu chuyện là một nạn nhân da đen điển hình. Ngây thơ, kiến thức pháp luật không đủ, và hơn hết, chẳng mấy ai ủng hộ một người da đen như anh trong phiên tòa kết án tử hình anh. Người da trắng là số đông tại Hoa Kỳ, và ở thời điểm bấy giờ, thì cái câu “số đông không phải lúc nào cũng đúng” chính xác đến kỳ lạ. Hơn thế nữa, họ biết rõ họ sai, nhưng cứ đâm đầu vào cái sai ấy cùng cái mũ bảo hộ Chúa đứng về phía họ – mọi lỗi lầm là của bọn da đen.

Là tác phẩm duy nhất được xuất bản khi còn sống của nhà văn, mình tin rằng bà đã phẫn nộ cùng cực với bất công của xã hội nên mới viết tác phẩm này. Bởi thế, dù dưới góc nhìn của một đứa trẻ, vẫn chẳng có hề góc khuất nào trong câu chuyện. Tất cả những điều mọi người muốn biết đều được phô bày rõ ràng, không hề giấu diếm. Và đó cũng là lý do khiến tác phẩm sống sót lâu bền ở Mỹ, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ và trên toàn thế giới, là tiền đề để ra đời những Martin Luther King, Nelson Mandela,…

3. KIÊN TRẦN review sách Giết Con Chim Nhại

Khi hoàn thành quyển sách này vào năm ngoái, Tôi hiểu được vì sao nó lại thuộc thể loại kinh điển, một quyển sách không có tình tiết quá giật gân, không dồn dập mà những thứ cuốn sách đọng lại là sự lắng đọng, suy nghĩ về tình yêu gia đình, tình thương cuộc sống của những con người nói chung và của những con người trong bang miền Nam Alabama trong quyển sách nói riêng. Không ngoa khi nói rằng dù đã trải qua vài thập kỉ nhưng Giết con chim nhại vẫn khẳng định chổ đứng của mình với những thông điệp và ý nghĩa nhân văn vượt thời gian.

Quyển sách đề cập đến một sự việc xảy ra ở bang Alabama, vị luật sư da trắng Atticus Finch bào chữa cho một người da đen bị buộc tội là cưỡng hiếp một cô gái da trắng. Đó là một câu chuyện hết sức lạ kỳ vào thời điểm đó ở bang Miền Nam nước Mỹ, Alabam vào những nhập nhiên 1930.

Câu chuyện được kể theo ngôi kể của cô bé Scout 6 tuổi, có câu nói “ Trẻ con không biết nói dối” vì vậy mà những vấn đề “ nhạy cảm” trong quyển sách dưới góc nhìn của Scout được bóc tách ra một cách mạnh mẽ và không kiêng nể, nhưng với một đứa trẻ vô tội như vậy thì ta lại thấy nó tránh được sự phản cảm và không thiếu sự tinh tế trong cách lòng ghép các vấn đề xã hội này.

Mình nghĩ sẽ có nhiều bạn khi biết đến quyển này sẽ mong chờ nó là một quyển sách viết về nạn phân biệt chủng tộc với một bản án tố cáo mạnh mẽ và xuyên suốt quyển sách ( lúc đầu mình cũng nghĩ nó sẽ như vậy) Tuy nhiên như đã nói ngôi kể là một đứa trẻ, đây như một quyển hồi kí của Scout về một khoảng thời gian trước, trong và sau vụ án người da đen. Vì vậy câu chuyện là một ký ức tuổi thơ, một khoảng thời gian sinh hoạt của Scout cùng với gia đình mình ở bang Alabama. Lúc đầu khi mình đọc tới 50 trang quyển sách thì vẫn chưa thấy liên quan gì đến vụ kiện kia, nó làm mình hố và hơi thât vọng tí vì nghĩ chuyện đi quá chậm, tuy nhiên khi đi sâu vào tuổi thơ của Scout, mình lại cảm thấy rất sôi nổi, nhộn nhịp và ấm áp, nó làm khơi gợi lại đôi chút ký ức tuổi thơ của mình ngày đó

Quyển sách này cũng chứa vai trò healing trong đó, không chỉ là vấn đề phân biên chủng tộc, mà trong đây còn chứa rất nhiều những bài học về định kiến, về dòng tộc, về giới tính, về tình người trong xã hội của những con người đối với nhau chứ không chỉ riêng người da trắng với người da màu. Nổi bật nhất là sự giáo dục trẻ con trong quyển sách này, không chỉ là sự giáo dục trong trường học, mà con là sự giáo dục từ những người thân, nói đúng hơn là sự giáo dục của người bố Atticus đối với hai đứa con Jem và Scout của ông, có lẽ trẻ con rồi sẽ trở thành người lớn, nên để thay đổi được định kiến xã hội thì việc hiệu quả nhất là giáo dục trẻ con. Qua từng câu chuyện, từng tình huống hoặc thậm chí là qua cả những câu nói hồn nhiên của Scout và Jem, bố Atticus luôn công bằng và minh bạch dạy dỗ chúng những bài học lương tâm, những bài học đạo đức, công bằng, đối nhân xử thế, và cả lòng can đảm cùng với cách nhìn đa chiều của ông đối với xã hội *“Con không bao giờ thực sự hiểu được một người chừng nào con chưa xem xét mọi việc từ quan điểm của người đó…”* .Ngoài ra tác giả còn phản ánh góc nhìn cứng ngắc của giáo viên trong việc giảng dạy, lối áp đặt máy móc và đầy thành kiến đã kìm hãm sự phát triển và tư duy của những đứa trẻ.

Nạn phân biệt chủng tộc của những nhân vật trong đây như đã ăn vào da vào máu họ, nói đúng hơn đó sự định kiến và thành kiến của họ đối với người da đen, Đứng trước những đồng bào cùng màu da của mình, Lòng vị tha và lòng can trường của một con người đơn độc, can trường chiến đấu với mọi thành kiến tâm tối và tàn bạo của một cộng đồng hầu bảo vệ người khác chỉ đơn giản họ là con người, đó chính là Atticus Finch, dù đứng trước mọi sự dè bỉu và khinh miệt của dòng họ, láng giềng nhưng ông vẫn đứng lên chiến đấu để bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải*.“ Lý do chính là, nếu bố không làm, bố không thể ngẩng cao đầu trong thị trấn này được, bố không thể đại diện hạt này trong cơ quan lập pháp, thậm chí bố không bảo con hoặc Jem đừng làm một điều gì đó nữa” *

Điểm khiến mình cảm thấy ấm áp khi đọc quyển sách này ngoại trừ gia đình nhà Atticus thì còn chính là những vị hàng xóm của ông, mặc dù trong số họ có những thành kiến đối với người da đen, nhưng đâu đó trong lương tâm họ là những con người ấm áp, yêu thương và đồng cảm, như ngoại trừ thành kiến đó ra, họ vẫn là một người tốt ( mọi người đọc để hiểu rõ hơn nhé, nói nhiều quá nó spoil :v)

Đối với mình đây là một quyển sách đáng đọc thử một lần, còn mình thì mỗi năm đọc lại 1 lần, sau một thời gian đọc lại, mình có nhiều suy ngầm hơn với những bài học, những câu nói triết lý mà mỗi lần đọc đều khiến mình suy nghĩ nhiều hơn.

4. HƯƠNG NGUYỄN LÊ review sách Giết Con Chim Nhại

Qua lời kể của cô bé Scout một thực trạng xã hội ở miền Nam nước Mĩ với tư tưởng phân biệt chủng tộc được phơi bày – Một luật sư da trắng bảo vệ cho một người da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một người da trắng. Vị luật sư ấy – bố Atticus, bị mọi người dè bỉu, bị gọi là 1 kẻ “yêu mọi đen” nhưng vẫn không ngừng đấu tranh cho công lý bởi ông tin vào sự công bằng, tin vào con người. Ông luôn cảm thông, tôn trọng người khác và những ý kiến của người khác (cho dù là ý kiến mang tính xúc phạm và dè bỉu ông). Ông là một người bố tuyệt vời, từ cách giáo dục, làm gương và bảo vệ cho những đứa con của mình.

Không chỉ dừng lại ở thực trạng phân biệt chủng tộc, tác phẩm còn đề cập đến những thành kiến, những bất công khác trong xã hội. Đó chính là lối sống đạo đức giả, lười lao động, thói ích kỉ, và cả sự độc ác giữa con người với con người, hay những định kiến trong giáo dục,…

Thông qua những lời dạy của bố Atticus, những câu chuyện và bài học trong cuộc sống hằng ngày của Scout bản thân tôi cũng học được nhiều điều, nó khiến tôi phải ngẫm nghĩ, soi chiếu vào chính bản thân mình. Như lời dạy của bố Atticus rằng “Cho dù chúng ta có bị đánh bại 100 năm trước khi chúng ta bắt đầu thì đó đâu phải là lí do khiến chúng ta không cố thắng”, Hay là câu hỏi mà Scout đặt ra cho anh trai mình “Làm sao anh có thể ghét Hitle dữ dội rồi trở mặt suy nghĩ tồi tệ về những người khác ngay tại quê nhà?”,…

Hình ảnh loài chim nhại là hình ảnh mang tính tượng trưng xuyên suốt cả tác phẩm. Đó là loài chim “chẳng làm gì cả ngoài việc hót cho chúng ta nghe bằng cả trái tim”. Cũng bởi vì lẽ đó giết con chim nhại là một tội ác. Hình ảnh con nhại bị giết là biểu tượng cho sự ngây thơ, trong sạch và sự lương thiện bị hủy hoại vì những cái xấu trong xã hội – Như việc Tom Robinson bị bắn chết, như Boo Radley bị cha nhốt kín trong nhà sau một lỗi lầm thời niên thiếu để rồi trở thành 1 “bóng ma” bị quên lãng, như Jem rơi vào khủng hoảng sau khi chứng kiến sự bất công ở tòa,….

Như lời của Alix Wilber, Giết con chim nhại “Vừa dí dỏm, vừa hiền minh, vừa đau đớn xé lòng”.

5. LÊ TRÂN review sách Giết Con Chim Nhại

tựa sách “Giết con chim nhại”- lấy hình ảnh chú chim nhại để ẩn dụ cho toàn bộ câu chuyện. Đây là tác phẩm duy nhất và cũng là tác phẩm thành công nhất của nữ nhà văn Harper Lee khi tái hiện lại tình cảnh vấn nạn phân biệt chủng tộc gay gắt thời bấy giờ giữa người da đen và người da trắng ở miền Nam Alabama. Giống như “Hoàng tử bé”, khi đọc “Giết con chim nhại” ta như trở lại thời còn bé vậy, cách xa màn hình vi tính và chỉ chơi toàn những trò như đóng vai, rượt đuổi…..Mở đầu truyện có lẽ sẽ hơi gây hoang mang rối loạn với độc giả một chút, nhưng nếu kiên trì đọc đến cuối cùng bạn sẽ khám phá ra sự tinh diệu và khéo léo của tác giả đó!

Truyện được kể dưới góc nhìn của nữ chính Scout tên thật là Jean Louise Finch, cơ mà lúc đầu mình tưởng lầm là cậu bé cơ cho đến lúc đọc được mười mấy trang sau đó mới vỡ lẽ. Mà quả thật, chính vì sự nuôi thả của cha mình mà cô bé lớn lên với tính cách không khác gì con trai cả. Cô mồ côi mẹ từ bé và sống cùng ba, anh trai và bà giúp việc Calpurnia. Khám phá tuổi thơ của Scout, ta lại giật mình phát hiện ra nó không khác gì tuổi thơ của bản thân cả: Ước rằng có một ngày sẽ được gia đình cho thôi học nếu làm sai 1 điều gì đó hay ít nhất cũng từng chửi bậy 1 lần mà không biết ý nghĩa của nó là gì cả. Đôi khi chúng ta cũng bướng bỉnh y hệt như Scout vậy đó, còn quá nhỏ để ý thức được bản thân đã làm sai, tưởng tượng ra mọi cách làm tổn thương bản thân như tự tử chỉ để làm người thân đã quát mình phải hối hận. Nhưng nhìn chung thì, Scout quả thật là một cô bé ngoan khi sẵn sàng nghe theo lời bố – đặt góc nhìn của bản thân theo góc nhìn của người khác, và cảm thông cho họ. Khi cha và gia đình của cô bé bị mọi người phỉ nhổ vì bênh vực cho một “tên tội phạm” da đen, Scout cũng cố hết sức kiềm chế sự nóng nảy của mình theo lời cha, thậm chí khi tức giận và ra tay chống trả, Scout thà rằng để cha hiểu lầm mình cũng không tiết lộ lý do thật sự cho ông biết. Cá nhân mình rất thích tác giả chọn cách kể theo góc nhìn của Scout, bởi sự thật – không sớm thì muộn, cũng sẽ được phơi bày. Cũng như những thắc mắc của chúng ta ngày còn bé, khi trưởng thành sẽ được giải đáp từng chút, từng chút một.

Nhân vật kế tiếp là Jeremy, anh trai của Scout, mọi người hay gọi anh là Jem. Lớn hơn Scout 4 tuổi nên Jem cũng trưởng thành hơn so với em gái mình về mặt tính cách. Anh hiểu chuyện, không nóng nảy và biết kiềm chế. Tuy anh này hay bày ra những trò táo bạo, hay còn gọi là nghịch dại, nhưng đụng chuyện thì anh chọn bảo vệ em gái và nhận hết hậu quả về phần mình. Lần duy nhất khiến Jem phát điên là khi bà hàng xóm Dubose đã nhục mạ cha cậu.

Người cha Atticus Finch, là một luật sư ở Maycomb. Quả thật ông là một người cha tuyệt vời mà ai cũng muốn làm con của ông ấy. Làm cha đơn thân là nhiệm vụ không mấy dễ dàng vì việc nuôi dạy con cần sự cứng rắn của người cha và sự dỗ dành của người mẹ, nhưng Atticus đã làm rất tốt cả 2 vai trò này khi chọn hình thức nuôi thả cùng biện pháp răn đe chứ không dùng roi vọt. Ông không ngăn cấm Scout nói những từ rủa sả như “quỷ sứ, chết tiệt” vì ông biết quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ đều phải trải qua những rắc rối như thế và “khi bọn trẻ biết ra rằng chúng không thể thu hút sự chú ý bằng cái thứ ngôn ngữ đó”, những thứ tệ hại ấy sẽ biến mất. Những hành động liều lĩnh của Jem và Scout, có lẽ ông biết hoặc không biết, nhưng ông chọn cách lấp lửng, mập mờ chứ không “vượt qua lôi trì” nửa bước, theo mình nghĩ vì ông làm vậy là muốn giữ lại tôn nghiêm nhỏ bé của những đứa trẻ. Ngoài chức nghiệp luật sư thì ông còn có những tài lẻ khác mà không để lũ trẻ biết như chơi cờ và thổi kèn Do Thái, đặc biệt ông còn là một tay thiện xạ. Ông luôn ôn hòa lịch thiệp với tất cả mọi người, trong tòa án cũng như ngoài đường phố.

Ngoài ra còn có các nhân vật rất đỗi thú vị như Dill – bạn của 2 anh em Scout, không có một mái ấm ổn định và chỉ đến chơi với hai anh em vào dịp hè, chuyên hùa theo những trò tai quái của Jem và lúc nào cũng đòi lớn lên sẽ cưới Scout. Cô Maudie – 1 góa phụ, độc miệng nhưng lại rất tốt với hai anh em, đôi lúc cô hay thốt lên những câu vu vơ khá kì lạ. Chú của Scout – Jack Finch là một bác sĩ và cũng là một người bạn của Scout. Bà Dubose dành hết phần đời còn lại chiến đấu với căn bệnh của mình và đã ra đi vô cùng thanh thản. Gia đình Radley, đặc biệt là Arthur hay còn gọi là Boo Radley, chỉ vì một sai lầm thời niên thiếu mà bị cầm tù trong chính ngôi nhà của mình, bí ẩn, kỳ quặc nhưng chưa bao giờ làm hại 2 đứa trẻ bất chấp những trò tai quái của chúng.

Truyện được chia làm 2 phần chính, nếu phần 1 là tuổi thơ thì phần 2 chính là dấn thân. Trong khi Jem phải đối mặt với những khủng hoảng tuổi dậy thì thì Scout cũng bị chấn chỉnh lại về mặt tính cách. Có thể nói việc tham dự phiên xử án chính là thử thách đầu đời của 3 đứa trẻ. Chứng kiến sự bất công rành rành mà những người da trắng đã làm đối với người da đen, đỉnh điểm là kết án anh ta dù có đủ mọi bằng chứng chỉ ra anh ta vô tội, Jem đã bị sốc và bật khóc. Được lờ mờ nhắc đến qua lời kể của cô Maudie hay cuộc đời của Boo Radley, hình tượng con chim nhại lúc này dần được khắc họa rõ nét hơn qua cái chết của tên “tội phạm” da đen bởi nó không khác gì những thợ săn hay trẻ con giết chóc 1 cách vô ý thức những chú chim biết hót, chính sự phân biệt đối xử đã vô tình giết chết một con chim nhại, cũng chính là một linh hồn vô tội. Sau tất cả những sự thật trần trụi như thế, tác giả vẫn rất nhân đạo khi để một kết thúc có hậu cho câu chuyện. Thiện ác đều được đền đáp xứng đáng, câu chuyện khép lại bằng những hình ảnh rất đẹp, không cần lời nói, không cần bất cứ ngôn ngữ nào, chỉ 1 hành động cũng quá đỗi tuyệt vời! Boo Radley tuy không được đưa ra ánh sáng, nhưng chí ít, vào thời khắc quan trọng nhất, ông cũng đã che chở, cứu sống được một sinh linh bé nhỏ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 8:41 am

Người viết phê bình có lẽ đọc tam quốc diễn nghĩa chục lần.

[Bạn đọc cảm nhận] Tam Quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)

Đăng bởi: Nguyễn Thị Thùy Chi

Sachdonga

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - MỘT TIỂU THUYẾT ĐA DIỆN

Tôi có cơ duyên biết đến Tam Quốc qua quyển truyện tranh Tam Quốc diễn nghĩa của ba tôi. Ngày ấy bìa in hình ông râu dài, cầm đao uy nghiêm cưỡi con ngựa đỏ khiến một đứa trẻ như tôi cảm thấy rất kích thích. Lần giở những trang truyện, lúc ấy trí nhớ của tôi cũng chỉ đọng lại những cảnh kịch tính như Tam Anh chiến Lữ Bố, Ngũ hổ tướng của Lưu Bị và ghét cay ghét đắng Tào Tháo. Tôi phục lăn Gia Cát Lượng về màn đấu trí trên chiến trường và quan trọng là do tuổi nhỏ tôi chả biết sự sống cái chết trên chiến trường khốc liệt như thế nào, có lẽ do ảnh hưởng phim Năm anh em siêu nhân nên trí não tôi mặc định cái chết cũng đơn giản là những màn nằm xuống, nổ đùng đùng và đem đến thắng lợi cho người còn đứng lại sau cùng thôi.

Tuy nhiên, càng lớn, những sự kích thích ấy dần dà dẫn dắt tôi đến việc tìm tòi lịch sử, cả sử ta lẫn sử Tàu, tôi lần nữa giở quyển truyện tranh ấy ra xem lại lần nữa. Vẫn những gương mặt cũ, những chiến công vang dội, và những thất bại nằm lại bên cạnh những chiến công ấy. Nhưng lần này đã định hình được trong đầu các tướng ấy thuộc về bên nước nào, chúa công họ là ai, tôi dần dà vẽ lại trong đầu thế chân vạc mà Gia Cát tiên sinh đã đề cập đến trong Long Trung đối sách. Nhưng cơ hồ vẫn chỉ đam mê những màn đấu võ là chính còn về chính trị tôi không mấy bận tâm.

Đến khi bước lên giảng đường Đại học, tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng khác nhau, tôi một lần nữa tìm đến Tam Quốc diễn nghĩa nhưng với phiên bản truyện chữ. Tôi đọc ngấu nghiến từng con chữ, những chiến dịch dần dần được xây dựng lại trong đầu, đối trọng giữa các bên. Các quân sư kiêm chiến lược gia là nhân vật được tôi chú ý nhiều nhất trong phiên bản truyện chữ. Nào Từ Thứ, Quách Gia, Bàng Thống, Gia Cát Lượng, Chu Du, Tuân Úc, Tư Mã Ý đều nổi bật lên qua những kế sách, những chiến lược vạch ra trong cuộc chiến ba nhà Ngụy - Thục - Ngô. Dẫu kết cục đã được định trước nhưng sự thông minh tài trí trong việc điều binh khiển tướng của họ đã khiến niềm hứng khởi trong tôi nâng lên gấp bội.

Những lần đọc lại sau, tôi đọc chậm lại để tìm ra những điều khác lạ trong tác phẩm của La Quán Trung. Tôi cố gắng tìm tòi về binh pháp, cách bố trận, nguyên nhân thành công, thất bại trong mỗi trận chiến và đối chứng với sử liệu. Từ ngày mặc định Tam Quốc là tiểu thuyết, tôi tránh bàn luận một phía và chỉ trích dẫn một nguồn khi tranh biện với các bạn của tôi. Tất nhiên khi dựa trên căn cứ sử liệu khó tránh khỏi việc hụt hẫng về những hình tượng lẫy lừng, những chiến công La gia gán ghép vượt trội cho các tướng nhà Thục mà điển hình là Quan Vũ, từ đó mở rộng ra việc tìm hiểu lý do vì sao khởi đầu từ một vị tướng, Quan Vũ lại được thờ phụng như một vị Phật, một vị thánh trong các đền chùa miếu mạo. Ngoài ra, từ việc thắc mắc lý do vì sao họ La luôn gán ghép Tào Tháo là một tay gian hùng nhưng bên cạnh ông là hàng tá các tướng tài không thua gì các vị tướng Thục được La gia dày công điểm xuyết. Và còn hằng hà sa số các góc cạnh để độc giả từ từ tìm hiểu khi đọc Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Tựu trung lại, qua từng thời điểm đọc Tam quốc diễn nghĩa, góc nhìn của độc giả sẽ được mở rộng ra nhiều phương diện, từ cách xây dựng hình tượng nhân vật, chính trị, tôn giáo, binh pháp đến việc tránh lầm lẫn sự thực lịch sử với diễn cảnh trong truyện. Đọc để biết lý do vì sao Tam quốc diễn nghĩa được xếp vào hàng tứ đại danh tác của Trung Quốc và để biết lẽ đúng sai, cách đối nhân xử thế của người xưa, từ đó đối chứng và có cách suy nghĩ thấu đáo hơn với đời sống hiện tại vì lẽ không có kiến thức nào về luân lý là cũ cả. Riêng tôi, có lẽ với những lần đọc sau, hẳn tôi sẽ tìm thêm được những khía cạnh thú vị từ tác phẩm này.


Last edited by LDN on Sun Oct 30, 2022 10:46 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 8:55 am

[BOOK REVIEW] Tam Quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung

Posted by MANHKHUONGBLOG

Vậy là cuối cùng mình cũng đọc xong trọn bộ 3 tập Tam Quốc Diễn Nghĩa với tổng số trang là 2069. Cảm giác đầu tiên sau khi hoàn thành là sự hài lòng dành cho bản thân. Đây là quyển sách mình dây dưa từ lúc học lớp 12, cứ đọc đến đoạn Đổng Trác là ngán quá bỏ dở, hai ba lần như vậy, và đến hôm nay khi thật sự có thời gian, mình quyết tâm phải hoàn thành nó và mình đã làm được.

Mình biết đến tiểu thuyết này rất lâu rồi. Nó là bộ truyện đã đi vào thơ ca, lịch sử, văn hoá, truyền thống của nước Việt nhiều đến nỗi ta có thể ngồi ở một quán trà đá vỉa hè, đi cắt tóc ở một hiệu nhỏ ven đường hay chờ sửa xe đâu đó và nghe mấy bác trung niên luận bàn về Tam quốc. Người ta vốn có câu thành ngữ “vòng vo tam quốc” để chỉ một cách nói lan man, không có trọng tâm. Nếu thế, chỉ cần nói “vòng vo” là được rồi, tại sao lại thêm “tam quốc” làm gì? Bởi vì mình nghĩ rằng, Tam quốc viết về một giai đoạn lịch sử rất dài trong quá trình thành lập đất nước Trung Quốc, thuở mà ba nhà Nguỵ – Thục – Ngô cùng nhau trấn giữ mỗi phương. Truyện có 120 hồi với một danh sách dài ngoằng những nhân vật và biến cố lịch sử. Chỉ cần một chi tiết nhỏ, chúng ta có thể ngồi phân tích cả ngày những thứ liên quan. Có ví dụ rất rõ cho chuyện này là người Tàu xẻ nhỏ Tam Quốc ra để làm phim, có phim riêng về Điêu Thuyền (trong khi Thuyền chỉ xuất hiện tầm 5 hồi của phần 1), phim riêng cho Hoa Đà (thần y nổi tiếng lúc bấy giờ, cũng tồn tại trong khoảng dưới 10 hồi) hay giai đoạn Tào Thái hùng cứ bốn phương. Cho nên, “vòng vo tam quốc” có thể hình tượng rất rõ cuộc hội thoại này đang đi xa quá xa cái gốc ban đầu.

Cũng có nhiều bỡ ngỡ khi tiếp xúc với truyện vì đây là lần đầu tiên mình cảm thụ về thể loại “diễn nghĩa”. Trên lí thuyết, truyện được kể khách quan theo diễn biến thật của lịch sử, không có tuyến nhân vật chính, phụ, không có các tình tiết cao trào, thắt nút, mở nút như tiểu thuyết hư cấu đương đại. Tác giả tuân theo trật tự thời gian, viết về hành động để người đọc tự chiêm nghiệm đó là xấu hay tốt. Tuỳ theo hệ quy chiếu người đọc chọn, cũng tuỳ theo nét tính cách điển hình mà người đọc thích, nhân vật này có thể tốt ở khía cạnh này nhưng đồng thời lại xấu ở khía cạnh khác. Như đã nói, những thứ mình vừa phân tích bên trên là lí thuyết, trên thực tế, ngòi bút của La Quán Trung có vẻ hơi thiên vị cho phe của Lưu Bị, cũng dễ hiểu, vì triều đại liền trước là nhà Hán, mà Lưu Huyền Đức là Hoàng Thúc của vua, là hậu duệ Hán triều, nên sứ mệnh thống nhất giang sơn để khôi phục nhà Hán được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt diễn biến của truyện. Có nhiều tranh cãi xoay quanh nhân vật Tào Tháo, xấu ở một số đoạn lấn át quyền vua, coi thường thiên tử, tốt ở khía cạnh trọng người tài và quyết đoán. Rất nhiều lần Tào Tháo thực sự khiến người đọc thấy nể thay vì ghét. Có một câu nói của Tào Tháo mà rất nhiều nhân vật phản diện sau này đã sử dụng, thể hiện được tính cách gian hùng của Tào là “Thà ta phụ người còn hơn để người phụ ta”.

Như đã nói, đã có rất nhiều bài phân tích và bình luận về loạt tiểu thuyết kinh điển này cho nên mình chỉ xin nói về những điều mình thấy ấn tượng:

1.Người xưa vẫn thường bảo “Anh hùng khó qua khỏi ải mỹ nhân”, điều này không hề sai trong trường hợp Lã Bố. Xuyên suốt chiều dài của truyện, có thể thấy đây là một nhân vật có sức khoẻ vô song, không ai địch lại được, lại là một trung thần của Đổng Trác. Trác và Bố đã kết nghĩa làm cha – con và mối quan hệ ấy tưởng chừng như là vĩnh hằng. Thế nhưng, Trác quá ác và Bố quá khoẻ, làm sao có thể giết chết được 2 tên đó nếu chúng chiếm giữ quyền lực tối thượng và sự bảo vệ tuyệt đối? Cuối cùng, người cứu giang sơn ngờ đâu lại là một cô gái chân yếu tay mềm. Bằng vẻ đẹp và mấy lời đường mật mưu cơ, Điêu Thuyền – người được mệnh danh là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa xưa, đã chia rẽ mối quan hệ sâu sắc giữa Bố và Trác, dấy lên lòng ghen tức của Bố và cuối cùng Trác đâu ngờ rằng người Trác tin yêu nhất – Lã Bố – lại là người ra tay giết hại mình. Chuyện vẫn tiếp diễn nhiều năm sau, một Lã Bố kiêu hùng không nghe lời can gián của trung thần, hết lần này đến lần khác chần chừ vì nước mắt của Điêu Thuyền, để rồi cuối cùng máu chảy đầu rơi, chết tức tưởi dưới thành trì của chính mình.

2. Đã có rất nhiều nhân vật văn học trở thành một từ lóng cho người Việt xài hằng ngày. Người ta nói Sở Khanh để chỉ những kẻ bạc tình, ghen như Hoạn Thư, xấu như Thị Nở, được thời như Xuân Tóc Đỏ. Điều này cũng tương tự như trong Tam Quốc.

“Nóng như Trương Phi” để nói những người nóng tính, vội vã trong việc đưa ra một quyết định nào đó. Trương Phi là một tướng võ rất rất giỏi của Lưu Bị, xông pha trận mạc chưa từng thua một lần, nhưng cuối cùng lại chết vô lí vì hai thằng thuộc hạ xoàng giết trong lúc ngủ. Nếu Trương Phi bình tĩnh hơn, không chửi mắng, đánh đập người khác, biết đối nhân xử thế hơn, có lẽ Phi sẽ sống được lâu hơn nữa. Thương thay anh hùng không chết ngoài biên ải.

“Bệnh Chu Du” là căn bệnh dùng để chỉ những người ưa ganh ghét, đố kị với người khác. Chu Du có tài, điều này không ai có thể phủ nhận, nhưng so với Khổng Minh luôn là người tính sau một bước, khác gì ánh đom đóm so với trăng rằm. Bởi lẽ ganh ghét với tài năng của Khổng Minh, Chu Du oán giận trong lòng và thổ ra huyết chết ở trận đánh cuối cùng. Trước khi chết, Chu Du để lại một câu nói cực kì nổi tiếng “Trời đã sinh ra Du cớ sao còn sinh ra Lượng”. Lượng tức Gia Cát Lượng, một tên gọi khác của Khổng Minh. Có nhiều đoạn, mình có cảm giác tài năng thiên bẩm khác biệt của Khổng Minh cũng giống như vẻ đẹp của Thuý Kiều. Thứ xuất sắc ở hai nhân vật ấy làm tạo hoá kiểu như “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” vì đố kị. Đâu phải chỉ vì Chu Du là phe khác nên căm ghét Khổng Minh, đến cả những người cùng phe như Phượng Sồ (vì một chút le lói ganh tị Khổng Minh mà bỏ mạng ở gò Lạc Phượng) hoặc Nguỵ Diên (chỉ chờ Khổng Minh chết để làm phản).

3. Tam Quốc trong chương trình văn học phổ thông: Mình phát hiện nhiều điểm tương đồng giữa truyện Kiều và Tam Quốc trong việc Nguyễn Du đã trích dẫn khá nhiều điển tích từ bộ sách kinh điển này mà ngày xưa lúc còn học văn mình đã chưa cảm thụ được hết. Cảm giác chuyên văn mà không biết Tam Quốc nó cứ nhục nhục sao ấy, như chuyên toán không biết sách “Những viên kim cương trong bất đẳng thức”, chuyên địa không biết Nhật Bản nằm ở châu lục nào huhu. Nên muộn còn hơn không, cuối cùng mình cũng đã đọc được hura.

Lúc người vợ thứ 3 của Lưu Bị là em gái Tôn Quyền quyết định bỏ trốn cùng Lưu Bị, bà đã nói như thế này “Thiếp rằng phận gái chữ tòng/ Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Hai câu thơ này Nguyễn Du đã trích lại nguyên văn trong đoạn trích Thuý Kiều xin được ra đi cùng Từ Hải.
Sau khi “thanh minh trong tiết tháng ba” xong, ba anh chị em nhà Kiều trên đường về gặp Kim Trọng, Nguyễn Du đã từng viết “Trộm nghe thơm nức hương lân/ Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều” hay “Chàng Vương quen mặt ra chào/ Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”. Cũng đêm đó, khi Kiều trở về nhà, nằm mộng thấy Đạm Tiên “Thoắt đâu thấy một Tiểu Kiều/ Có chiều phong vận có chiều thanh tao”. Có thể thấy, Nguyễn Du đã 3 lần nhắc đến cùng một điển tích trong Tam Quốc. Chuyện là Tào Tháo có xây một đài bên sông Chương, đặt tên là đài Đồng Tước. Ðài cực kỳ tráng lệ, trang hoàng lộng lẫy, gái đẹp khắp vùng cho chứa vào trong nhưng với Tháo vẫn chưa đủ vì thiếu hai nàng giai nhân tên Kiều. Nhân một dịp du thuyền trên sông Trường Giang, rượu ngà say, Tháo cao hứng nói với các quan: Ta năm nay đã 54 tuổi. Nếu chiếm xong Giang Nam, ta cũng được chút vui mừng riêng. Số là trước kia, ta có quen thân cụ Kiều công, được biết cụ có hai cô gái đều là trang quốc sắc. Không ngờ về sau Tôn Sách và Châu Du cưới mất. Nay ta xây đài Ðồng Tước bên sông Chương, nếu hạ được Giang Nam, ta sẽ đem hai nàng họ Kiều về đó ở để vui thú năm tháng về già. Thế là ta mãn nguyện.

Nguyễn Đình Chiểu cũng từng trích dẫn điển tích Tam Quốc trong đoạn tả Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ra khỏi bọn thảo khấu “Vân Tiên tả đột hữu xung/ Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”. Đây là đoạn Long cứu A Đẩu, con trai duy nhất lúc bấy giờ của Lưu Bị thoát khỏi mũi đạn hòn tên. Ấn tượng Lưu Bị lúc nhận con liền quăng con suốt đất và chạy lạy chỗ Long: “Vì mày mà suýt nữa ta đã mất đi một anh hùng”. Những đoạn Trường Sơn Triệu Tử Long xuất hiện giữa muôn trùng quân giặc, xưng tên, đánh trận là một trong những đoạn làm độc giả thấy đã nhất, sướng ruột sướng gan nhất. Một hình ảnh hùng tráng, mạnh mẽ, khí chất, tinh nhuệ. May mắn nữa là khác với các tướng võ khác, Triệu Tử Long chết già và chưa từng thua trận nào, điều này làm an ủi mình rất nhiều sau khi chứng kiến quá nhiều cái chết đột ngột và đau đớn của các nhân vật Tam Quốc trước đó. Vì thế, 7 năm sau khi đọc câu thơ này, mình cảm thấy là so sánh Lục Vân Tiên với Triệu Tử Long để thấy nghĩa khí của Tiên thôi, chứ về võ nghệ lúc đánh, là người đứng đầu trong Ngũ hổ thượng tướng của Lưu Bị thì rõ ràng là Tiên thua xa quá.

Trong sách ngữ văn phổ thông, mình nhớ rất rõ là nhà biên soạn đã trích ra hồi “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”. Lúc còn học cấp 3, đọc đoạn đó không thấy hay chút nào đâu, tại vì nó không được đặt trong bối cảnh của cả một câu chuyện dài mà chỉ là trích đoạn. Sau này đọc hết Tam Quốc mới thấy Tào Tháo quả là gian hùng. Và cái tính cách đặc trưng của Tào Tháo thể hiện rất rõ trong câu nói với Lưu Bị “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”. Cá tính!

4. Mình thích ai nhất truyện? Theo thứ tự nhé: Khổng Minh – Triệu Tử Long – Tào Tháo – Quan Vân Trường. Khổng Minh đúng là “trên thông thiên văn – dưới tường địa lí – giữa hiểu nhân tâm”. Người duy nhất có thể hô mưa gọi gió, xoay đổi vận trời. Người am tường kinh quẻ đến vậy mà Khổng Minh cũng không thể giết được cha con Tư Mã Ý chỉ vì trời đột ngột đổ mưa khi đã nhử được cha con Tư Mã vào hang lửa. Lúc này Khổng Minh để lại một câu nổi tiếng đến tận bây giờ “người tính không bằng trời tính”. Cách Gia Cát Lượng tính trước một bước đối với tất cả các đối thủ từ lúc sinh thời đến lúc mất đi, cách ông thình lình xuất hiện cầm cây quạt lông vũ phe phẩy giữa chốn ba quân, cách ông ra lệnh Triệu Tử Long đón mình bên sông, cho thuyền chờ sẵn cướp A Đẩu từ tay Tôn Phu Nhân về, nhìn sao trời sáng tối ở mảng nào để biết ai sắp quy thiên,… đều làm Gia Cát Lượng trở thành người ngầu nhất bộ truyện. Không ai không cảm thấy khoái chí trước những mưu mẹo xuất quỷ nhập thần của Lượng. Chưa ra khỏi hang đã biết có ngày đất nước chia thành thế chân vạc. Đáng tiếc nhất là đúng người nhưng sai thời điểm, cả Khổng Minh lẫn học trò Khương Duy đều là anh hùng xuất chúng nhưng đáng tiếc thay lại sinh ngay thời nhà Hán đã mạc vận. Mọi nỗ lực đều trở thành vô nghĩa.

5. Cái chết nào làm trái tan mình đau đớn nhất? Cái chết của Vân Trường. Lúc đọc 3 anh em kết nghĩa ở vườn đào, đọc hết tập 1, thấy dù có bao nhiêu tướng võ nhà Thục ra đi thì 3 người này vẫn sống, vì họ quá giỏi về mưu lược cũng như võ nghệ. Nên mình có vẻ hơi chắc chắn là họ sẽ cùng nhau thống lĩnh giang sơn, huynh đệ tương phùng đến trang cuối cùng của tiểu thuyết. Xong đến tập 2, không ai đến cứu kịp Vân Trường, để anh chết trên đất Ngô lạnh lẽo. Lúc đọc đến đây, mình cảm giác trái tim mình bị hẫng mất một nhịp. Mà sốc nhất là chết xong bị chặt đầu, đem đầu đi hết nước Ngô đến nước Nguỵ để báo công cho phe đối thủ. Kinh khủng cho thời xưa, người chết đi cũng không được vẹn thây an táng. Mà Vân Trường sau khi ra đi hoá Thánh nên quá linh, không bao lâu sau kéo luôn Trương Phi, Lưu Bị, Tào Tháo về cõi vĩnh hằng cùng với mình. Trương Phi và Lưu Bị và quá nhớ thương huynh đệ nên quyết tâm ra trận dù Khổng Minh đã nhiều lần ngăn trở, cuối cùng bỏ xác tại thành Bạch Đế. Còn Tào Tháo cũng bị ám ảnh bởi cái chết của Vân Trường và ra đi vài tháng sau.

6. Một số điều mình cần đính chính khi đọc xong Tam quốc:

Nhiều lần mình lướt FB và thấy người ta hay trích câu nói của Tào Tháo “Phàm những chuyện trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ nói sao làm ngược lại tất sẽ thành công”. Chửi vào mặt những đứa làm và chia sẻ cái ảnh như thế này nhé. Hoàn toàn không có một chữ gì trong truyện liên quan đến việc hạ thấp danh dự của phụ nữ đến như vậy.
Tại sao bị tiêu chảy lại gọi là “Tào tháo rượt”, kiểu như nói việc này cần kíp lắm, cần làm gấp bởi vì đang trong tình trạng bị một tướng tài đuổi đánh sau lưng. Nhưng mà đọc cả truyện thấy chả có đoạn nào gấp gáp như bị Tào Tháo đuổi cả. Vớ vẩn quá cái kiểu so sánh này.
“Vừa nhắc Tào Tháo Tào Tháo tới” là một câu nói rất quen thuộc trong cuộc sống, nó ứng với việc tai mắt Tào Tháo khắp nơi, lúc còn sống đã chặn đứng âm mưu làm phản từ trong trứng nước của rất nhiều cựu thần.

Cuối cùng, mình cảm thấy mình có con mắt nhìn cuộc sống xa hơn, kiểu như tính nhiều bước trước khi quyết định đi một bước; mưu lược hơn; biết cách đề phòng, nhìn nhận, phân tích người khác khi tiếp xúc hơn. Mình cũng ước là mình có được những hảo huynh đệ tuyệt vời như tình bạn của Lưu Bị – Quan Trường – Trương Phi.


Last edited by LDN on Sun Oct 30, 2022 11:00 am; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 9:03 am

REVIEW TRUYỆN TAM QUỐC DIỄN NGHĨA CỦA TÁC GIẢ LA QUÁN TRUNG – CUỘC ĐẤU TRANH KHỐC LIỆT CỦA CÁC ANH HÙNG HÀO KIỆT

Mxbank

Những bản trường ca hoành tráng của các anh hùng hiệp khách, những cuộc đấu tranh khốc liệt của các anh hùng hào kiệt, những triết lí sâu sắc về đạo nghĩa vua – tôi luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả đam mê truyện kiếm hiệp.

Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong những bộ tiểu thuyết để lại ảnh hưởng sâu rộng nhất thời xưa, bởi nó hàm chứa những chiến lược dùng người, dùng quân, dùng mưu và triết lí sống vô cùng sâu sắc. truyen tam quoc dien nghia là một sự lựa chọn hấp dẫn lẫn thú vị cho độc giả.

Tam Quốc Diễn Nghĩa là một bản trường ca hoành tráng của các anh hùng hào kiệt đứng lên quyết tâm giữ vững giang sơn.

Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện Tam Quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú thêm. Từ đầu thời Nguyên, các truyen tam quoc dien nghia đã được thu thập thành một cốt truyện hoàn chỉnh có đầu có cuối, gọi là Tam Quốc Chí Bình Thoại.

Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nhà tiểu thuyết La Quán Trung đã viết bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa chính là đã dựa trên cơ sở sáng tác tập thể rất hùng hậu đó của nhân dân quần chúng. Dĩ nhiên trong khi viết ông có tham khảo những bản ghi chép của các nhà viết sử và các nhà văn khác (Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Tam Quốc Chí Chú của Bùi Tùng Chi), nhưng quan trọng hơn là phần thể nghiệm cuộc sống phong phú của bản thân ông và tài năng văn học kiệt xuất của ông đã để lại một tác phẩm ấn tượng trong lòng độc giả.

Tam Quốc là thời đại sinh ra vô số nhân tài. Ở đó có anh hùng hào kiệt, có trí sĩ mưu thần, có những trung thần bỏ mình cứu chúa, có những mãnh tướng sức địch muôn người, có những cao nhân thấu hiểu thời thế. Họ cùng nhau dựng nên một thiên tình sử thi hào hùng, bất hủ.

Tam quốc Diễn Nghĩa lấy bối cảnh vào những năm cuối triều đại nhà Hán, sự suy yếu của của triều đình làm cho xã hội Trung Hoa rơi vào cảnh náo loạn. Nhà Hán kể từ vua Cao Tổ là Lưu Bang trảm xà khởi nghĩa thống nhất được thiên hạ, giữ lấy ngai vàng cho đến khi vua Quang Vũ là Lưu Tú quật khởi, giết loạn thần là Vương Mãng, phục hưng cho nhà Hậu Hán, rồi truyền đến đời vua Hiến Ðế thì bị chia làm ba nước. Cái nguyên do rối loạn sau này là do hai ông vua Hoàn Ðế và Linh Ðế.

Chính sự mê muội, ngu dốt của hai ông vua này đã dẫn đến việc đất nước suy vong. Vua Hoàn Ðế giam cầm các bề tôi trung trực, lại tin dùng bọn hoạn quan, làm cho thế nước bị suy vi. Khi vua Hoàn Ðế băng hà, vua Linh Ðế lên nối ngôi, có quan Ðại Tướng Quân Ðậu Vũ và quan Thái Phó Trần Phồn cùng giúp việc trị nước. Hai vị tôi thần nầy vốn một lòng trung nghĩa, nhưng bên cạnh lại có bè lũ hoạn quan Tào Tiết chuyên quyền làm bậy. Ðậu Vũ và Trần Phồn lập mưu tru diệt bọn này để trừ tai họa cho nước, chẳng may cơ mưu bị bại lộ, hai vị tôi thần này đều bị chúng hãm hại. Từ đó, bọn hoạn quan càng lộng quyền, chúng liên kết với loạn thần tác yêu, tác quái. Mọi chuyện này không nên đánh vào kẻ đứng đầu hay sao? Nhà vua gây họa, suốt ngày chỉ đắm chìm trong tửu sắc, vốn đã quên mất đến chuyện chính sự, cái gì cũng không màng. Đứng trước tình thế này, nội bộ càng thêm lục đục, khó khăn chồng chất khó khăn, sớm đã nhanh chóng trở thành họa lớn.

Cuộc sống người dân ngày càng rơi vào cảnh lầm than, cực khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi. Và nổi lên trong đó là loạn đảng Khăn Vàng của anh em nhà Trương Giác với mấy vạn đồ đệ theo hầu. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân rơi vào bước đường cùng quả thật khiến người ta nhìn vào không hề ngớt xót xa, đau đớn. Cảnh tượng ấy đã làm lay động tâm trí, nghĩa khí của vô số các anh hùng nghĩa hiệp trên khắp cả nước. Loạn thế xuất anh hùng, nhiều hào kiệt bắt đầu lộ diện giúp nước nhà như ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trường Phi, quan Thừa ở Hạ Phi tên Tôn Kiên, Quan Kỵ đô uý Tào Tháo. Được sự giúp sức, cuối cùng triều đình cũng đánh tan được loạn đảng. Cứ ngỡ chừng, sóng yên biển lặng, bọn gian thần, loạn đảng không còn thì cuộc sống của người dân sẽ trở về bình yên. Thế nhưng, nhà vua vẫn ngựa quen đường cũ, bọn hoạn quan vẫn lộng hành. Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác nhân cơ hội này đã phế truất vua cũ, lập vua mới rồi tự phong cho mình làm tướng quốc nắm hết quyền hành.

Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến các quan vô cùng phẫn nộ. Thứ sử các châu, quận dẫn đầu là Kỳ Hương Hầu Viên Thiệu là hội quân tiến đánh nhưng do nội bộ bất hoà nên quân đội cũng tan rã. Kể từ thời điểm này các cuộc chiến tranh giành đất đai, quyền lực xảy ra liên miên không dứt giữa các lãnh chúa ở các châu quận, sau này dần dần hình thành nên thế Tam Quốc với Lưu Bị ở đất Thục, Tào Tháo nhà Ngụy và Tôn Quyền nhà Ngô. Cuộc chiến giữa 3 thế lực kéo dài gần một thế kỉ gây nên bao nhiêu tổn thất cho bá tánh đương thời nhưng đó cũng là những bản anh hùng ca về sự dũng cảm, mưu lược, tấm lòng nhân ái trung nghĩa của anh hùng Tam Quốc. Đó là những con người mà hậu thế chúng ta khi nhìn lại vẫn phải thấy cảm kích, nể phục.

La Quán Trung đã đem những phần phong phú trong truyện Tam Quốc mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, nâng cao lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng. So với bản truyện kể của đời nhà Nguyên, La Quán Trung đã tước bớt một số phần mê tín, nhân quả báo ứng và những tình tiết “quá ư hoang đường”. Ông viết thêm, làm nội dung cuốn truyện phong phú thêm rất nhiều, tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn. Nâng cao ngôn ngữ đến mức nghệ thuật, tăng cường thêm sức hấp dẫn của nghệ thuật. Đặc biệt, La Quán Trung đã làm nổi bật lên một cách rõ ràng và mãnh liệt nhân dân tính và xu hướng tính văn học là yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo, hướng về nước Thục chống lại nước Ngụy trong toàn cuốn sách. Điểm khác biệt trong tác phẩm của ông chính là nét riêng biệt đặc sắc, không pha lẫn với một tác giả nào khác và đem lại sự thành công cho tác phẩm.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 9:12 am

Lan Chi
Lan Chi@Viện Sách - Bookademy

[Bookademy] 10 Bài Học Sâu Sắc Rút Ra Từ Tam Quốc Diễn Nghĩa

Ybox

1/ Lữ Bố vì Điêu Thuyền mà giết hại Đổng Trác, phụ thân??? (nghĩa phụ!) của mình. Chỉ vì một người con gái mà quên cả ơn nghĩa, quên cả việc hệ trọng

–> Làm việc lớn không nên để những thứ nhỏ nhặt, linh tinh can thiệp vào công việc của mình. Phụ nữ cũng không ngoại lệ.😄

2/ Tào Tháo từ một quan triều đình nhỏ bé, ám sát Đổng Trác bất thành, phải trốn chui chốn nhủi, nhưng nhờ nắm bắt tốt thời cơ đã xây dựng một đế chế Tào Ngụy vô cùng huy hoàng

–> Cơ hội chỉ đến với những người nắm bắt lấy nó, phải biết nắm bắt và tận dụng nó. Bây giờ hoặc không bao giờ.

3/ Lưu bị một thân một mình xây dựng được nước Thục, tạo ra thế chân vạc do cũng nhờ nhân nghĩa, thu phục được người tài. 3 lần vào lều tranh thuyết phục Gia Cát Lượng, quì gối van xin cuối cùng có được một vị quân sư đại tài. Ngoài ra còn chịu biết bao nhiêu khổ cực, nhục nhã mới thành

–> Trên đường thành công không có dấu chân của sự lười biếng, nỗ lực, kiên trì bám đuổi đến cùng sẽ giúp chúng ta đi đến bến bờ Thành Công.

4/ Tôn Quyền không có tài như Tào Tháo, không nhân nghĩa bằng Lưu Bị nhưng lại là một nhân vật có con mắt nhìn người tinh tường, tận dụng tốt tướng của mình là Chu Du, Lục Tốn…đánh đuổi được quân Tào tại trận Xích Bích, đuổi quân Thục tại Di Lăng. Viết nên trang sử hào hùng

–> Một người lãnh đạo phải biết nhìn người, sử dụng người cho đúng. Một khi dùng nhân tài hợp lí, thành công sẽ đến nhanh chóng.

5/ Các vị tướng trong Tam quốc như Quan Vũ, Trương Phi, Mã Tắc, Ngụy Diên…tuy anh dũng, lập được đại công nhưng do kiêu ngạo, khinh địch, chủ quan đều bị chết thảm

—> Trong kinh doanh không có chỗ cho sự chủ quan, tự mãn, nếu đã được thành quả chút ít, phải tiếp tục tiến lên đạt được những cái lớn hơn. Đừng ngồi đó mà tận hưởng chiến thắng mà hãy chuẩn bị cho những thử thách tiếp theo.

6/ Lưu Bị vì quá nhân nghĩa, đã bỏ lỡ khá nhiều cơ hội, không muốn chiếm lấy Tây Xuyên, phải dồn một vị quân sư tài năng Bàng Thống vào chỗ chết

–> Cái gì quá cũng không tốt, tầm nhìn không thể, nhưng mục tiêu có thể thay đổi. Phải biết thay đổi linh hoạt, thích ứng với môi trường bên ngoài. Miễn là không trái với đạo lý, cứ làm như mình nghĩ.

7/ Trương Phi hét một tiếng, tướng quân của Tào sợ đến ói máu mà chết. Gia Cát Lượng chỉ nói vài câu mà Vương Lãng cũng tức đến bệnh mà qua đời

–> Muốn thành công, phải nói được. Một người dù có tốt đến đâu không nói được cũng khó trở thành lãnh đạo tốt. Vì thế, kĩ năng giao tiếp và đàm phán rất quan trọng khi làm kinh doanh.

8/ Trước đại chiến Xích Bích, chỉ vì một bức thư giả mạo của Gia Cát Lượng mà Tào Tháo đã giết chết hai viên tướng trung thành, dũng mãnh và giỏi thủy quân nhất của mình. Rốt cuộc, vì không giỏi đánh trận dưới nước nên đã đại bại, xém chết

–> Phải tỉnh táo, sáng suốt trong những thời khắc khó khăn nhất, không nên vì những lời đàm tiếu, xì xàm của dư luận mà chùn bước. Đừng để khôn ba năm, dại một giờ.

9/ 18 lộ chư hầu phạt Đổng Trác, vì muốn tự xưng đế nên đại nghiệp không thành, anh nào cũng chết thảm

–> Khởi nghiệp hay làm kinh doanh cũng vậy, phải biết đoàn kết lại với nhau, cùng nhau chia sẻ, đồng cam cộng khổ, giúp nhau phát triển, vinh quang chói lọi cũng sẽ đến. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công.

10/ Khổng Minh tài trí hơn người, gặp được chủ công tốt nhưng không có thời, Bắc Phạt 10 năm, khó khăn lắm mới dồn Tư Mã Ý vào trong trận lửa, ai ngờ đâu trời lại mưa, cứu Tư Mã Ý một bàn thua trông thấy, Gia Cát Lượng cũng do vậy mà chết, tâm nguyện chưa thành

–> Phong thủy, tín ngưỡng cũng rất cần trong kinh doanh, nghiên cứu phong thủy, thờ cúng đúng đạo, trời sẽ phù hộ. Gặp thời sẽ phất lên như diều gặp gió, thành công hay không là do trời quyết định. Hãy chọn một tôn giáo mà theo, tin vào tôn giáo cũng chính là tin vào chính mình. Tin vào ông trời, tin mình sẽ làm được thì mình sẽ làm được.

Nguồn: vnwritter


Last edited by LDN on Sun Oct 30, 2022 11:14 am; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 9:17 am

Muốn học cách thành công thì nên xem Tam Quốc Diễn Nghĩa

Triethocduongpho

Nếu bạn đang đánh trận chiến của bạn, cho những lý tưởng nung nấu nhưng vẫn còn quá non nớt vì tự thân không đủ khả năng. Bạn được nghe giới thiệu về những quyển sách dạy thành công, dạy làm giàu, cách đối nhân xử thế và bạn đã quyết chí lật tung mọi hiệu sách để mang vác chúng về nhà. Đọc chúng với một cái đầu rỗng tuếch bởi lời lẽ nào trong đó cũng chỉ là lý thuyết suông khó nuốt. Thì đây, có một bí mật muốn được bật mí – Bật Tam Quốc Chí lên xem.

Đừng nghĩ rằng đó chỉ là một bộ phim chính trị quân sự và sự kết giao giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô với những cuộc chém giết đổ máu tranh giành quyền lực giải quyết hận thù hay lòng khao khát nung nấu tâm can của các nhân vật, được xây dựng lên nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí cho những anh hùng thời đại yêu quý phim kiếm hiệp. Không, hãy để những cuộc đấu trí so dũng, thâm sâu hơn là chữ nghĩa được diễn giải tài tình đi vào trong tâm trí bạn và trở nên thích đáng tất cả dấu chấm hỏi.

Bạn muốn trở nên thành công sao? Bạn sẽ bắt gặp Lưu Bị từ một anh nông dân làm nghề dệt chiếu để kiếm sống qua ngày. Với tinh thần cao thượng, cương trực, trung quân ái quốc lại còn biết cách đối nhân xử thế đã xoay chuyển vận mệnh dựng xây nên cơ đồ nước Thục. Trải qua biết bao nhiêu nhục nhã và khổ cực nhưng vẫn cố giữ tâm mình kiên cố vững bền, chưa bao giờ lung lay ý chí cũng chưa bao giờ có suy nghĩ từ bỏ mơ ước của mình.

Gian xảo mưu mô hơn thì có ngay anh Tào. Tào Tháo cũng đi lên từ một gia đình bình thường. Lịch sử cũng đã ghi chép lại tên Tào bằng một sự nghiệp gian truân. Tuy không chọn làm con người đức hạnh đứng đỏm dáng bằng bộ dạng nhân nghĩa. Tào là một con người xảo quyệt nhưng không ai dám to mồm chống cãi sự tài giỏi cá tính và đầy chiến lược của Tào. Một tay thu phục cả Trung Nguyên, gây dựng nên nước Ngụy thịnh trị từ một Hán đổ nát. Trở thành thế lực hùng mạnh nhất Tam Quốc. Nếu bạn muốn thành công nhưng lười biếng sống đức hạnh bộ tịch thì hãy về phe Tào Tháo. Tào xưa nay nổi tiếng với câu “Thà ta phụ cả thiên hạ, chứ không để thiên hạ phụ ta.”

Một con đường thành công khác học từ Tôn Quyền của nước Ngô. Không tài giỏi bằng Tào Tháo, lại không nhân nghĩa bằng Lưu Bị. Kẻ thông minh là kẻ biết nhìn ra lợi thế của chính mình. Biết cố gắng sử dụng con mắt tinh tường và tận dụng những gì mình đang nắm giữ trong tay để viết nên trang sử hào hùng.

Có hàng trăm nhân vật lởn vởn trong cả trăm tập phim mà bạn không thể nào nhớ nỗi hết. Nhưng phải xem thì mới hiểu mỗi tình tiết hay một nhân vật đều đại diện cho một sự việc hay người nào đó bạn đã gặp hoặc sẽ gặp trong cuộc sống của mình. Sẽ có anh chàng nóng tính Trương Phi khẩu xà tâm Phật. Tuy là một tướng trung dũng nhưng tính cách nóng nảy bộc trực. Xem Trương Phi là để nhận diện cái thằng đồng nghiệp ngay bên cạnh mình. Để mà bỏ qua cho tính cách thẳng thắn của gã nếu có lỡ khiến mình bực bội. Hoặc giả mình cũng đang sẵn là hiện thân của con người này, cứ nhìn đó mà đổi thay cái nết đi. Dù có oai phong lẫm liệt, võ nghệ phi phàm đến đâu mà kiêu ngạo khinh địch chủ quan thì kết cục cũng là chết thảm.

Nói đến kiêu ngạo hung hăng còn phải kể đến Quan Vũ. Tuy cũng là trung nghĩa hào kiệt, có tài, có chính nghĩa nhưng vì không thể thoát khỏi cái nhớp kiêu căng ngạo mạn nên cũng kết cục không khác Trương Phi. Cuộc đời của một Lữ Bố có tài nhưng vô đức, lại ngu ngốc để giọt nước Điêu Thuyền chắn ngang làm hỏng chuyện nên không vươn ra được biển lớn. Muốn học lỏm sự tài trí, cách ứng xử khéo léo thì phải xem để tận mắt trông thấy Gia Cát Lượng, một nhà quân sự tài ba, cùng với một Chu Du luôn song song đấu trí quyết liệt cùng Lượng để diễn dạt nổi lời truyền nhân gian “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng.”

Kẻ làm chuyện đại sự, muốn nên nghiệp lớn còn phải là kẻ biết biết cương nhu đúng lúc để dành đại cục sau này. Không những tài giỏi, biết khôn lỏi giảo hoạt, Tư Mã Ý còn biết ẩn mình chờ thời thế. Chính gã này là người sau này đã dọn đường giúp cháu nội thống nhất Trung Nguyên, kết thúc thời kì Tam Quốc. Đây cũng là một con người thành công.

Tuy nhiên, không phải là bạn chọn sư phụ để bắt chước con đường thành công theo họ. Cái tinh hoa trong từng tính cách nhân vật đúc kết một bài học riêng cho chính mình khi lần lượt nhìn thấy sự trần trụi của bản tính con người được trưng bày rõ rệt. Có cái ưu không thể giấu giếm nổi cái nhược. Cái lõi của vũ trụ là phải đi sâu vào cội rễ bên trong. Xem để hiểu nghệ thuật đối nhân xử thế, học hỏi cái tinh anh tài giỏi, để biết cách phân biệt, nhận ra đâu là cái của mình. Phim dài lê thê nên không thể dùng vài ba chữ méo mó để diễn đạt hết những điều tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Nhưng suy đi nghĩ lại thì chỉ một câu thôi để các bạn dễ hiểu.

Thay vì đọc Đắc Nhân Tâm thì giờ chuyển sang xem Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tác giả: Ni Chi

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 9:24 am

Bàn về Tào Tháo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung

By huynhkimphung

sachhaynendoc

Xuất bản lần đầu tiên năm 2003???Think, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung ngay lập tức trở thành một quyển sách bán chạy ở cả trong và ngoài Trung Quốc. Nó trở thành truyền kỳ trong số các tác phẩm khiến người ta phải trầm trồ thán phục. Trong một khoảng thời gian dài đã tạo nên một hiện tượng nóng hổi với khoảng hơn trăm loạt sách ăn theo. Để đánh giá về quyển sách kinh điển này thì đến những nhà phê bình văn học cũng phải tốn không ít giấy mực. Để phân tích về nội dung của sách là cả một vấn đề to lớn với rất nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết này mình chỉ đưa ra một số thông tin cơ bản về sách. Còn lại sẽ là những cảm nhận cá nhân của mình về nhân vật mình cực kì yêu thích : Tào Tháo.

Đôi điều về tác giả La Quán Trung

Tác giả La Quán Trung
La Quán Trung

Tên thật là La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân
Người huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc,
Ông sinh vào đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh (1330 – 1400 ?)
Thời đại ông sống đầy rẫy những mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp vô cùng gay gắt và phức tạp.
Tính cách của La Quán Trung được cho là thích cô độc, lẻ loi.
Các sáng tác của ông chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng Nho giáo.
Thông qua tác phẩm, ông miêu tả và vạch trần bản chất của cái xã hội “dân đen chết đói nơi thôn xóm, anh tài mai một trong rừng sâu, người trung lương chết oan dưới gươm giáo…”.
Nhận thức đúng đắn và thái độ yêu ghét phân minh của ông trước thật giả, tốt xấu… đã đưa tư tưởng của ông lên một vị trí cao hơn so với trí thức đương thời một bậc.
Sau năm 1364, không ai biết gì về tung tích của ông nữa.
Các tác phẩm chính:

– Tam quốc diễn nghĩa
– Tùy Đường lưỡng triều chỉ truyện
– Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa
– Bình yêu truyện
– Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội

Đôi điều về Tam Quốc Diễn Nghĩa
+ Hoàn cảnh sáng tác:

Được sáng tác vào đầu thời Minh (1368 – 1644), dựa theo tư liệu lịch sử và truyền thuyết có sẵn.
Nội dung miêu tả tình hình phức tạp của cuộc chiến tranh chính trị và quân sự diễn ra trong suốt một thế kỉ (từ năm 184 đời Linh đế thời Đông Hán đến năm 280 đời Vũ đế thời Tây Tấn).
Tác phẩm gồm 120 hồi, nói về sự kiện một nước bị phân chia làm ba.
Đối tượng chính là cuộc phân tranh dữ dội giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy – do Tào Tháo cầm đầu, chiếm giữ phía Bắc từ Trường Giang trở lên (Bắc Ngụy) ; Thục – do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ Tây Nam (hay còn gọi là Tây Thục); Ngô – do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía Đông Nam (Đông Ngô).

Tam quốc diễn nghĩa
Tóm tắt nội dung
Tình trạng chiến tranh liên miên đã được La Quán Trung tái hiện lại một cách chân thực, có thể nói là bao quát toàn cảnh bức tranh quân sự – chính trị rộng lớn của Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III).Những mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ giai cấp thời kì bấy giờ được tác giả đặc biệt chú tâm thể hiện. Nhân vật và tình tiết trong truyện tuy có phần hư cấu hóa nhưng vẫn giữ nguyên nét chân thực của lịch sử, phản ánh đúng bản chất và con người xã hội thời Tam quốc. Tư tưởng và tình cảm của ông được thể hiện một cách rõ ràng trong tác phẩm thông qua từng hình tượng văn học.

Ca ngợi Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Gia Cát Lượng và tố cáo, lên án Đổng Trác, Tào Tháo. Tam quốc diễn nghĩa đã phản ánh thái độ rạch ròi của tác giả đối với hiện thực phong kiến lúc bấy giờ. Đây cũng là chính là những điều mà độc giả ấn tượng mãi ở tác phẩm kinh điển này.

Bàn về Tào Tháo
Tào Tháo là nhà chính trị quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Là người có công lớn trong việc dẹp đuổi giặc Khăn Vàng và Đổng Trác. Ông lần lượt đánh bại các chư hầu như Lã Bố, Viên Thiệu thống nhất phương bắc nhưng khi xuống phía Nam lại thất bại vì gặp sự kháng cự mãnh liệt của Tôn-Lưu. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích. Họ thường mang ông ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ.

Con người thật của Tào Tháo là như thế nào?
Nếu như thân phận Tôn Quyền được các nhà văn học Trung Quốc nhận định  là con nhà quý tộc, Lưu Bị là người kẻ chợ  thì Tào Tháo là dòng dõi môn phiệt. Nguyên do là vì cha Tào Tháo là Tào Tung làm quan đến chức Thái Úy . Tháo nhờ có thế lực của cha trợ giúp nên hai mươi tuổi đã được cử làm Hiếu Liêm. Hiếu Liêm là một chức quan nắm quyền cai trị cấp bực trung bình ở chính quyền địa phương. Chức Hiếu Liêm thuộc nền hành chính Hán Triều.

Ban đầu Hiếu Liêm tạo nên phong khí tốt, dư luận hay. Nhưng về sau, chức vụ này dần trở thành một thứ hàng độc quyền của các đại gia. Thêm nữa nó làm cản bước tiến của trí thức, dần trở thành đầu mối của tranh chấp Bình dân và Môn phiệt.

Chính vì vậy, khi Tào Tháo nhận chức Hiếu Liêm, lẽ thường tình cũng sẽ bị trí thức bình dân và dân chúng nhìn bằng con mắt hằn học và bị liệt vào hàng phe phái Môn phiệt. Biết rõ thân phận của mình nên lúc tại chức Tào Tháo đã ra sức chống lại bọn cường hào, chống lại bọn hoạn quan. Lúc sang nhận chức ở Tế Nam, Tào Tháo bị bọn cường hào cùng bọn hoạn quan oán hận. Vì sợ sẽ gây nên tai họa lớn nên Tháo đành từ chức.

Lúc ấy Tháo 30 tuổi, ông nói:

–  “Cùng chức Hiếu Liêm với tôi có người 50 tuổi mà trông vẫn còn trẻ măng, tôi còn những 20 năm nữa mới bằng họ, vậy tội gì mà không tìm cách ẩn cư đợi thời”.

Tháo về quê hương là Tiêu huyện, dựng một căn nhà thoáng đãng. Ông lấy thú đọc sách, giồng hoa, săn bắn qua ngày. Trong thời gian ở ẩn Tào Tháo đem hết tâm tư trí lực dồn hết vào việc rèn luyện khả năng chính trị, quân sự.Với nhãn tuyến chính trị sắc bén, Tháo đã dần gột bỏ tâm chất môn phiệt để đứng vào hàng ngũ trí thức và quần chúng tiến bộ.

Về quan hệ trai gái, Tam quốc diễn nghĩa cho rằng Tháo là một người dâm dục. Điều này được chứng minh bằng hành động Tháo ngủ với người thím Trương Tú làm cho Tú nổi giận dấy quân làm phản. Chuyện này dĩ nhiên chỉ là một câu chuyện hư cấu nhằm mục đích làm tăng giá trị điển hình cho hình tượng nhân vật mà thôi.

Trong dân gian còn lưu truyền một sự tích tình ái của Tào Tháo với nàng Lai Oanh Nhi. Đầu đuôi như sau:

–  “Đời Hậu Hán, những ca sĩ đất Lạc Dương nổi tiếng vừa nhan sắc hơn người lại còn hát hay. Trong số ấy, có nàng Lai Oanh Nhi tiếng vang xa cả về tài lẫn sắc. Tài sắc đã trội hơn người, tính nết nàng lại còn rất kiêu ngạo. Biết bao Vương Tôn Công Tử hoài công theo đuổi Lai Oanh Nhi đều nhận một cái kết thất bại.

Tào Tháo tinh thông âm luật, lại còn  là một nhà thơ tài tình, gặp giọng hát cùng nhan sắc Oanh Nhi thì rất lấy làm xứng ý. Lạc Dương đại loạn ,Lai Oanh Nhi nương nhờ Tào Tháo, theo Tháo đi đánh Đông dẹp Bắc độ nhật nơi doanh trại. Oanh Nhi thường ca hát góp vui cho Tào Tháo và các danh sĩ. Tháo tuy quý  tài năng ưa nhan sắc nàng nhưng ít khi gần gũi vì còn bận chuyện quốc gia đại sự khiến Lai Oanh Nhi  cảm thấy cô quạnh. Chẳng  bao lâu, Oanh Nhi phải lòng một chàng thị vệ, đêm đêm cùng nhau hò hẹn. Quan niệm tình ái của Tào Tháo khá thoáng nên mối tình hai người họ không gặp quá nhiều trở ngại. Mọi chuyện vẫn bình thường cho đến một hôm chàng thị vệ được lệnh sai đi thám thính đồn lương bên địch. Chàng liền đến báo cho người yêu biết. Nàng thấy tình hình nguy hiểm nên nhất quyết không chịu để chàng đi.

Tào Tháo trị quân rất nghiêm. Dĩ nhiên theo quân pháp thì bỏ trốn nhiệm vụ trong lúc tình thế nghiêm trọng, sẽ bị phán tội tử hình. Lai Oanh Nhi hay tin bèn cầu xin Tháo tha tội cho người yêu. Tào Tháo đồng ý tha cho nhưng với một điều kiện là nàng phải chịu chết thay. Không chút do dự, Oanh Nhi xin chịu với một yêu cầu  là hoãn ngày chết cho nàng hai tháng để nàng có thể huấn luyện các ca kỹ khác tất cả tài nghệ của mình để trả ơn Tháo.Tháo chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng. Nàng liền chọn bốn người xuất sắc nhất ngày đêm luyện tập. Ngoài kĩ năng ca hát, nàng còn huấn luyện ra hẳn một người để hầu hạ Tào Tháo thay mình.

Sự hi sinh của nàng Oanh Nhi làm Tháo không khỏi buâng khuâng về việc nhi nữ thường tình, vì đâu lại thâm sâu đến thế. Tháo bèn cho gọi chàng thị vệ và Tháo ngạc nhiên khi nghe chính miệng tên thị vệ nói rằng chuyện tình cảm của chàng và Oanh Nhi chàng vốn không xem ra gì. Nghe xong, Tào Tháo căm giận muốn chém hắn ngay nhưng nghĩ lại lời đã trót hứa với Oanh Nhi nên không ra tay. Tào Tháo cũng thôi không có ý bắt nàng Oanh Nhi phải chết thay cho hắn nữa. Tháo sợ Oanh Nhi biết được sự thật tình cảm của mình bị xem như qua đường sẽ còn đau khổ gấp bội nên đã đuổi tên thị vệ về quê. Nhưng Oanh Nhi một lòng một dạ sống thác với tình, khẩn khoản cầu xin Tháo cho đi theo tình nhân. Tháo đành phải chịu. Lúc tiễn đưa Oanh Nhi, Tháo rơi lệ.

Ít ngày sau, Tháo nhận được tin báo Lai Oanh Nhi tự vẫn bằng cách treo cổ chết. Sự tích Lai Oanh Nhi trong cuộc đời Tào Tháo cho chúng ta thấy:

–  a) Mặt sinh lý Tào Tháo rất tùy tiện

–  b) Mặt tình ái, tình cảm của Tào Tháo phải nói là đạt đến một mức phong nhã khá cao.

Bàn về thời đại mà Tào Tháo từng sống
Trong suốt tiến trình lịch sử dài đằng đẵng, văn hóa Trung Quốc lấy dân tộc làm trung tâm, dựa thế lực của kinh tế và quân sự, để phá tan những chướng ngại phong kiến, chuyển mình sang thời đại thống nhất Trung Quốc. Ban đầu là nhà Tần. Sau đến Lưu Bang giữ vai trò chính trên vũ đài cùng với các cuộc vận động của đông đảo trí thức lúc bấy giờ.

Thời kỳ trước Tam quốc và chính Tam quốc, toàn bộ xã hội Trung Quốc đã rơi vào tình trạng cực rối loạn. Dù cho thời thế có loạn lạc, lịch sử cũng không vì thế mà ngừng hướng về thống nhất. Chỉ duy một điều không giống: chính quyền Trung ương quá yếu nên việc thống nhất vốn là trách nhiệm ban đầu lại bị chuyển sang tay các thế lực lớn ở địa phương thôn tính những thế lực nhỏ để thống nhất từng mảnh. Tất cả là để chờ đợi cuộc tranh chấp cuối cùng tiến tới thống nhất toàn bộ.

Có thể khái quát xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ bằng những điểm sau:

a)  Thối nát, băng hoại đến nỗi mất hết khả năng giải quyết mọi vấn đề khẩn cấp của Quốc gia và không bảo đảm được những điều kiện sinh hoạt bình thường của dân chúng.

b)  Tâm lý oán ghét chế độ mỗi ngày mỗi tăng cao khiến họ có thể sẵn sàng hy sinh để thay đổi số phận.

c)  Mâu thuẫn, xung đột kịch liệt nội bộ tầng lớp thống trị.

d)  Xã hội mong chờ một thế lực mới để dẹp loạn.

Tào Tháo sinh ra, lớn lên trong thời đại và xã hội kể trên, lại mang trên vai trách nhiệm Quốc gia. Điều này lí giải Tháo đồng thời hiện thân là một chính trị gia đại tài.

Từ ngàn xưa, nhân danh tư tưởng nhân văn, văn minh loài người và hạnh phúc nhân loại tất cả đều đòi hỏi chính trị tuyệt đối phải là một hành động đạo đức. Danh từ đạo đức ở đây nghĩa là không bạo động, không giết người, không đổ máu, không tù đày, không tranh chấp, không đàn áp. Không ai chối cãi được rằng: “Ở toàn bộ lịch sử, tranh chấp chính trị bao giờ cũng chỉ là những cuộc chiến tranh”.

Một đất nước có nền chính trị được xem là thành công có nghĩa là phải có thế lực, có bản lĩnh để vận dụng vũ lực tiêu diệt kẻ thù, kẻ chống lại mình. Máu đổ nhiều hay ít, tàn khốc hay không còn tùy ở những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Miễn là những hy sinh ấy đem lại thái bình cho thiên hạ.

Đạo đức là gì? Người xưa giảng rằng: “Đạo đức thị ứng thời chi vật dã” (Đạo đức là một vật để ứng phó với thời thế), ví như mùa nóng thì mặc áo vải, mùa rét thì mặc áo lông cừu. Nếu nóng bức mà mặc áo lông cừu, rét mướt mà mặc áo vải thì đó là không hợp lẽ, là trái ngược với thời. Đời loạn có đạo đức của đời loạn. Cho nên Đạo đức của con người chính trị không gì hơn ngoài những hành động chính xác.

Vận dụng nhân nghĩa để kiến tạo lực lượng.

Thu thập quyền uy rộng lớn để huy động quần chúng.

Đủ mưu thuật để lãnh đạo .

Sự nghiệp Tào Tháo có thể nói đó là sự nghiệp chính trị.

Tào Tháo có nhân nghĩa không?
Chúng ta đã quá quen thuộc với một hình tượng Tào Tháo được xem như một kẻ bất nhân bất nghĩa.

Lưu Bị nói: “Nay khác ta như nước với lửa là Tào Tháo. Tháo cấp ta khoan, Tháo bạo ta nhân, Tháo dối ta thật”. Nói thế  để nêu rõ tính cách hung dữ, tàn nhẫn trá ngụy của Tào Tháo. Ở Tam Quốc diễn nghĩa dưới ngòi bút của La Quán Trung, con người tàn ác ấy được khắc họa một cách huy hoàng hơn nữa. Trong tiểu thuyết chỗ nào Tào Tháo cũng tỏ cái quan niệm “Thà ta phụ người chớ để người phụ ta”. Lưu Bị thì nơi đâu cũng tỏ cái tác phong “Thà chết không làm điều phụ nghĩa”, tạo thành một sự đối lập thật mạnh mẽ. Tình cảnh Tào Tháo lại có nét giống với tình cảnh Machiavel, nhà văn chính trị Ý đại Lợi của thế kỉ thứ 16, bị người đương thời phỉ báng là: “tục tĩu khốn nạn”. Machiavel biến thành hình dung từ Machiavelique để ám chỉ những thứ hung ác, tồi tệ.

Ta không nên lẫn lộn giữa tiểu thuyết với lịch sử. Đó là điều căn bản trước khi tìm hiểu cái nhân nghĩa của Tào Tháo. Mạnh Tử nói: “Nghĩa là làm việc đúng mực” .Xét một cách tường tận ta thấy rằng:ở hoàn cảnh của Tào Tháo, nhân nghĩa không thể là đem gạo phát chẩn như đại gia quy Phật,  như Sái Ung quỳ khóc thây Đổng Trác,  như Nễ Hành đánh trống chửi bậy, như bọn người bất tài ôm Hiến Đế mà than thở v.v…

Phạm vi và cơ sở nhân nghĩa của Tào Tháo là một phương diện rộng hơn rất nhiều: đó là sinh mệnh của hàng trăm vạn  con dân, sự an ninh cho quốc gia, sự yên bình cho xã hội sau bao tai biến tầy trời: Hoàng Cân, Đổng Trác, Lã Bố, Quách Dĩ, Lý Thôi. Đời sau vì bọn chính thống làm lạc hướng, đã không còn nhớ đến cái nhân nghĩa to tát kia mà chỉ nghĩ đến những cái tên tầm thường: Triệu Ngạn, Dương Bưu, Đổng Thừa, Đổng Phi, Hiến Đế, hòng lấy đó làm bằng chứng kết tội Tào Tháo bất nhân, bất nghĩa.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 9:37 am

'Cuồng' Thục Hán và những hạt sạn trong Tam quốc Diễn nghĩa

Lee Sam

Vnbusinessinsider

Cuối tuần được chút thời gian rảnh rỗi, ngồi đọc lại Tam quốc Diễn nghĩa (tác phẩm yêu thích một thời của mình). So sánh chéo với các tác phẩm về cùng thời kỳ khác mới thấy có quá nhiều sạn:

1. Quá nâng bi nhà Thục Hán đến mức bóp méo lịch sử. Chiến thắng Xích Bích công của Chu Du thì giờ lại thành của Khổng Minh. Người chém Hoa Hùng là Tôn Kiên thì bị đổi thành Quan Vũ. Bao nhiêu sự thối nát tranh giành quyền lực của các đại thần Thục Hán bị quên mất: Pháp Chính, Phí Y... Tào Tháo thì bị gán cho bao nhiêu tội nghiệt để khắc hoạ hình ảnh phản diện. Trong khi một kẻ lừa chủ, dối bạn, coi nhẹ vợ con, giả nhân giả nghĩa, ăn cắp hết thiên hạ như Lưu Bị thì lại được bào chữa bằng “tấm lòng với Hán thất”.

2. Tập trung bơm thổi quá nhiều cho Quan Vũ, Gia Cát Lượng và Triệu Tử Long để tạo “thần”. Ngoài vụ chém Hoa Hùng thì Quan Vũ còn nhận vơ vụ qua 5 ải chém 6 tướng và vụ đánh cờ trong khi đưa tay cho Hoa Đà cạo xương. Một người ngạo mạn, kiêu căng, mất lòng đối tác (Tôn Quyền), đồng đội (Hoàng Trung, Khổng Minh), cấp dưới (Mi Phương), thua hết trận này đến trận khác nhưng lại được khắc hoạ thành một vị chiến tướng bất bại có đủ nhân lễ nghĩa trí tín. Khổng Minh ngoài trận Xích Bích (và trước đó là Tân Dã, cần kiểm lại thêm) thì còn nhận vơ Không thành kế (200 năm sau đấy mới có) và bản quyền tác giả của ngựa gỗ, nỏ liên châu (tác giả nên là Hoàng Nguyệt Anh/Hoàng Thừa Ngạn/Mã Quân). Thậm chí, những khiếm khuyết của ông cũng được tìm cách che đậy như Nguỵ Diên bị gán cái nhãn trên đầu là phản cốt để lý giải lý do không dùng... Triệu Tử Long thì nhận được thêm trận Trường Bản, công cứu A Đẩu và công cứu Lưu Bị sau trận Di Lăng vốn là của Trần Đáo. Triệu Tử Long cũng được liệt kê nhầm vào Ngũ Hổ tướng trong khi ông chưa bao giờ được ở trong ấy. Đẹp trai, ăn mặc thời trang (áo bào trắng) xe xịn (ngựa bạch) có lợi thật.

3. Ở chiều ngược lại thì Trương Phi bị thô lỗ hoá để thêm màu sắc cho bộ 3 kết nghĩa. Là người giàu có và có “chữ” nhất, nho nhã nghệ sĩ nhất (thư pháp và vẽ tranh đều rất đẹp), đẹp trai nhất (ngắn gọn 2/2 con gái của ông đều là hoàng hậu) nhưng ông bị miêu tả xấu xí, thô lỗ, xay xỉn và có phần ngu ngốc. Đúng là trong các tác phẩm nghệ thuật cũng như trong đấu thầu, đôi khi sẽ cần dìm người khác một tí để mình nổi lên.

4. Tác giả thiếu kiến thức về địa lý đến mức nhầm lẫn. Đọc thì thấy hình như có 2 thành Kinh Châu và Tương Dương, nhưng thực ra chúng là một. Thêm một vài trường hợp nữa, để nhớ lại rồi edit sau.

5. Tác giả cuồng Thục Hán đến mức phải tìm ra lý do để đổ thừa cho thất bại của nó là do hoạn quan Hoàng Hạo, A Đẩu ngu si, Khương Duy đau bụng hay mệnh trời đã hết mà không giải thích được tại sao những việc ấy có thể xảy ra ở ngay dưới mắt người trời Gia Cát Lượng và tại sao sau khi bị chiếm, cậu A Đẩu ngày ấy lại tự dưng trở nên thông minh khôn khéo đến vậy dưới mắt sử gia.

Nói chung là không phải quyển sách nào hay, hợp lý thì cũng đều là đúng, đều là sự thật. Kể cả đó là quyển sách đó đã từng được ta và bao thế hệ cha ông thích và gối đầu giường.

Đừng bao giờ tin một cách máy móc vào bất kỳ tác giả nào. Nên tư duy, đối chiếu, so sánh và kiểm tra lại với những nguồn khác và với những gì ta đã biết. Việc thử áp vào thực tế công việc cụ thể cũng giúp ta gần với chân lý hơn.

Nhất là khi đọc Jim Collins.

P/s: biết là sẽ bị ném đá nhưng thôi lâu lâu cũng phải thể hiện quan điểm tí ka ka

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 9:47 am

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?

Lê Quỳnh
BBC News Tiếng Việt
21 tháng 5 2021

Ngựa đồng thời Tam quốc
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,

Vì sao Tam quốc diễn nghĩa, tiểu thuyết của La Quán Trung, tập trung ca ngợi Lưu Bị, Quan Vũ, Gia Cát Lượng, châm biếm Tào Tháo, nghiêng hẳn về nhà Thục Hán?

Có thể nói một lý do trụ cột là quan niệm về tính "chính thống" được các trí thức thời Tống, đặc biệt là Chu Hy, cổ vũ trong bối cảnh Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, và "ngoại tộc" đe dọa.

Tam quốc diễn nghĩa mô tả cục diện phân tranh một thế kỷ tại Trung Quốc, từ đời Hán Linh Đế (184) đến năm thứ nhất đời Vũ đế (Tư Mã Viêm) Tây Tấn (280).

Tam quốc chí của Trần Thọ
Bộ sử đầu tiên về thời đại Tam quốc là Tam quốc chí của Trần Thọ biên soạn vào thế kỉ thứ 3.

Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán. Sau khi Thục Hán diệt vong, ông làm quan cho nhà Tây Tấn.

Tam quốc chí của ông, được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa) nhưng đã thất truyền.

Là quan nhà Tấn, đương nhiên Trần Thọ phải lấy triều đại đã nhường ngôi cho Tấn là Tào Ngụy làm chính thống.

Đến giai đoạn Tống Văn Đế thời Nam-Bắc triều, nhà vua lệnh cho Bùi Tùng Chi chú thích, bổ sung, hoàn thành năm 429. Ngày nay, bản Tam quốc chí do Bùi Tùng Chi chú giải, được xem là ấn bản chuẩn của Tam quốc chí, còn gọi là Trần chí, Bùi chú.

Bài của Anne E. McLaren, History repackaged in the age of print: the Sanguozhi and Sanguo yanyi (2006), giải thích:

"Trong những thế kỷ sau khi kết thúc thời Tam Quốc, người Trung Quốc vùng trung tâm thường xuyên bị ngoại tộc xâm lược. Đánh giá về tính chính thống trong thời kỳ Tam Quốc đã trở thành nền tảng trong tranh luận về cách hiểu bản chất của tính hợp pháp của triều đại trong thời kỳ chia cắt."

Anne E. McLaren giải thích những người ái quốc trở nên lo lắng trước nhận định của Trần Thọ về tính chính thống của nhà Ngụy của Tào Tháo.

Cho đến tận 1084, khi bộ sử lừng danh Tư trị thông giám của Tư Mã Quang ra mắt, ông này vẫn theo Trần Thọ lấy nhà Ngụy là chính thống kế tục nhà Hán. Tuy nhiên, Tư Mã Quang, khác với Trần Thọ, không gọi chế độ của Lưu Bị là nhà Thục mà gọi là nhà Hán như chính cách dùng của Lưu Bị.

Các nhân vật trong Tam quốc đã thành bất tử
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,

Vai trò Chu Hy
Năm 1127, nhà Nam Tống thành lập ở phía nam sông Dương Tử, lấy kinh đô ở Lâm An, Hàng Châu, sau khi Bắc Tống đã bị quân Kim tiêu diệt. Trong bối cảnh Trung Quốc mất đất, vấn đề chính thống triều đại lại nổi lên.

Anne E. McLaren trong bài đã dẫn, giải thích lúc này, "người ta lập luận rằng tính hợp pháp là dựa trên sự kế thừa huyết thống của đế quốc chứ không phải là sự thống nhất của nhà nước".

"Ý niệm này mang lại sự an ủi cho triều đình Nam Tống, bị đẩy ra khỏi Trung Quốc truyền thống là trung tâm phía bắc."

"Chính trong thời kỳ này, một sự đồng thuận đã xuất hiện rằng nhà nước Thục Hán của Lưu Bị, chứ không phải nhà nước Ngụy của Tào Tháo, mới là chính thống."

Có nghĩa là dù có hùng mạnh như quân Kim đương thời hay Tào Ngụy xa xưa, họ vẫn không thể hợp pháp cai trị Trung Quốc trước các nhà nước dù yếu thế hơn như Thục Hán hay Nam Tống nhưng lại có dòng máu huyết thống và vua quan nhân nghĩa.

Hình minh họa
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Anne E. McLaren nói: "Điều này đã trở thành quan điểm tiêu chuẩn trong suốt nhiều thế kỷ tiếp theo cho đến thế kỷ 20."

Sống dưới thời Nam Tống, Chu Hy (1130-1200), một trong những nhà Lý học quan trọng nhất Trung Quốc, khẳng định trong sách Tư trị thông giám cương mục rằng nhà Thục Hán mới là chính thống.

Sách của Chu Hy là tác phẩm lớn đầu tiên trong lịch sử đặt Thục Hán là nhà nước chính thống kế thừa nhà Hán.

Với ảnh hưởng to lớn của Chu Hy, quan điểm của ông đã trở thành "kim chỉ nam" cho các trí thức Trung Quốc noi theo.

La Quán Trung, sống trong thế kỷ 14, được cho là tác giả của bộ tiểu thuyết Tam quốc chí diễn nghĩa.

Nhưng cần biết rằng trong lịch sử đã từng có rất nhiều bản Tam quốc chí diễn nghĩa khác nhau tuy ghi là của La Quán Trung.

Bản thông dụng nhất ngày nay, mà cũng phổ biến tại Việt Nam, là bản 120 hồi do cha con Mao Tôn Cương sửa chữa đầu đời Thanh.

Trong tiểu luận Phép đọc Tam quốc chí, do Mao Tôn Cương viết cùng Kim Thánh Thán, tác giả khẳng định phải trung thành với quan điểm của Chu Hy:

"Tại sao Ngụy không được coi là chính thống? Vì lấy đất mà luận thì Trung nguyên là chủ, nhưng lấy lý mà luận thì họ Lưu mới là chủ. Luận đất không bằng luận lý, cho nên sách "Thông giám" của Tư Mã Quang đã lầm ở chỗ coi Ngụy là chính-thống. Sách "Cương mục" của Tử Dương (Chu Hy) coi Thục là chính thống, như thế mới chính đáng, đứng-đắn."

Bộ văn sử The Cambridge history of Chinese literature (2010) cho hay ấn bản Tam Quốc năm 1679 của Mao Tôn Cương và cha ông đã "bỏ đi một số đoạn trong ấn bản 1522 ca ngợi lòng hào hiệp và sáng suốt của Tào Tháo".

Bộ văn sử The Cambridge history of Chinese literature (2010) tổng kết:

"Trong lịch sử Trung Quốc, nhà nước Thục không phải lúc nào cũng được xem là thừa kế hợp pháp cho nhà Hán. Trong Tam quốc chí, Trần Thọ (233-297) viết rằng Ngụy thừa kế hợp pháp thiên mệnh sau nhà Hán, và đây vẫn là quan điểm tiêu chuẩn của các nhà sử học trong nhiều thế kỷ."

"Nhưng học giả Tống Nho Chu Hy đã thay đổi tất cả bằng cách tuyên bố rằng Thục là sự kế thừa hợp pháp của nhà Hán."

Quan điểm của Chu Hy đã được chấp nhận rộng rãi tới mức sau này trong dân gian, Lưu Bị đồng nghĩa với Nhân ái, còn Tào Tháo là độc ác.

Tác giả tiểu thuyết Tam quốc chí diễn nghĩa, bằng thiên tài văn chương, đã giúp khắc họa các nhân vật lịch sử thành bất tử - dựa trên quan điểm của Chu Hy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Oct 30, 2022 10:23 am

Kể chuyện 3 nước thời Tam Quốc – những điều chưa kể

Tuhoctiengtrung

Nước Thục thời Tam Quốc Nước Ngô thời Tam quốc Nước Ngụy thời Tam quốc

Tam Quốc diễn nghĩa 1 trong 4 đại tác danh nổi tiếng của Trung Quốc.  Tam Quốc Diễn Nghĩa là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên trong lịch sử Văn Học Trung Quốc. Cuốn tiểu thuyết chủ yếu miêu tả những biến loạn, chiến tranh ngoại giao, chính trị, quân sự  giữa 3 nước thời Tam quốc là Ngô , Thục và Ngụy. Có những cuộc tranh chấp công khai những cũng có những cuộc tranh chấp ngầm. Lột tả xã hội đen tối lúc bấy giờ đông thời phản ánh sự thống khổ của quần chúng nhân dân trong chiến loạn. Từ đó bày tỏ nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ấm no, hạnh phúc của nhân dân thời Tam Quốc.

Hôm nay mình sẽ kể chuyện 3 nước thời Tam Quốc – những điều chưa kể để hiểu thêm về thời kỳ này nhé!

Nước Thục thời Tam Quốc

Thục Hán – 1 trong 3 nước thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc. Kinh đô của nước Thục là Thành Đô.  Khi triều đại nhà Hán suy yếu, Lưu Bị , một người thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán, đã tập hợp được nhiều tướng tài, cùng với sự giúp đỡ của Gia Cát Lượng , đã chiếm được Kinh Châu rồi sau đó là vùng Ba Thục và Hán Trung. Với những vùng đất này, Lưu Bị đã có vị thế khá vững chắc ở Trung Quốc lúc bấy giờ.

Vào năm 219, Lã Mông , một tướng kiệt xuất của Đông Ngô, đã tấn công và chiếm được Kinh Châu cho Tôn Quyền. Không những vậy, Quan Vũ, em kết nghĩa của Lưu Bị và là dũng tướng của nước Thục, bị bắt và chém đầu. Sau khi Tào Phi truất ngôi Hán Hiến Đế năm 220, Lưu Bị đã xưng đế và lập nên nước Thục-Hán.

Năm 222, Lưu Bị dẫn 70 vạn quân, tấn công Đông Ngô để lấy lại Kinh Châu và trả thù cho Quan Vũ. Tuy nhiên, do sai lầm chiến thuật nghiêm trọng, 40 trại của quân Thục bị Lục Tốn đốt cháy và gần như toàn bộ số quân bị tiêu diệt. Đây chính là trận Di Lăng nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc. Lưu Bị thất trận, phải chạy về thành Bạch Đế và một năm sau ông mất ở đó. Kế tục ông là Hậu chủ Lưu Thiện.

Tể tướng nước Thục là Gia Cát Lượng, thay vì tấn công trả thù đã giảng hoà với Đông Ngô. Ông quyết định rằng Tào Nguỵ mới là đối thủ chính, nên đã thực hiện nhiều đợt tấn công lên phía bắc nhưng đều thất bại. Cuối cùng, vào năm 234, Gia Cát Lượng qua đời trong đợt tấn công lần thứ 6 vào nước Nguỵ. Người kế tục ông, Khương Duy cũng đã thực hiện 9 chiến dịch lên phía bắc, nhưng lần nào cũng không thành công. Những đợt tấn công liên tiếp của Gia Cát Lượng và Khương Duy khiến cho tài nguyên và quân đội nước Thục, vốn đã ít nhất trong 3 nước, ngày càng suy mòn và yếu dần. Hơn nữa, Hậu chủ Lưu Thiện không quan tâm cải thiện đất nước, mà chỉ nghe lời phiểm nịnh của hoạn quan Hoàng Hạo, ăn chơi sa đoạ, giết hại nhiều công thần, khiễn chính quyền nước Thục ngày càng mục nát.

Vào năm 263, Tư Mã Chiêu đã cho 3 đạo quân tấn công vào nước Thục. Với chiến thuật tuyệt vời của 2 tướng Đặng Ngải và Chung Hội, quân đội nước Nguỵ nhanh chóng chiếm được Hán Trung và thẳng tiến đến Thành Đô. Hậu chủ Lưu Thiện lập tức đầu hàng. Nước Thục mất từ đó.

Sau đó, Khương Duy vẫn hi vọng khôi phục Thục Hán, bằng cách xúi giục Chung Hội nổi dậy chống lại Đặng Ngải và nước Nguỵ. Tuy nhiên kế hoạch thất bại và cả 3 tướng đều bị giết. Hậu chủ Lưu Thiện được đưa đến thủ đô của nước Nguỵ là Lạc Dương và được phong làm An Lạc công, sống cuộc đời còn lại một cách thanh bình.

Nước Ngô thời Tam quốc

Đông Ngô được hình thành vào cuối đời nhà Hán Người đặt nền móng đầu tiên cho nhà Đông Ngô là Tôn Kiên.

Sau khi Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, xưng đế ở Lạc Dương lập ra nhà Nguỵ (220), Lưu Bị xưng đế ở Tứ Xuyên để kế tục nhà Hán và Tôn Quyền (con Tôn Kiên) cũng xưng đế tại Kiến Nghiệp (thuộc Nam Kinh ngày nay) vào năm 229.

Phần lớn miền bắc hoàn toàn thuộc nhà Ngụy, trong khi đó Thục chiếm miền tây nam và Ngô chiếm miền trung tâm phía nam và phía đông. Biên giới phía ngoài của ba quốc gia này bị giới hạn bởi ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Ví dụ, kiểm soát về chính trị của nhà Thục trên biên giới phía nam của mình bị giới hạn bởi các bộ lạc người Thái trong tỉnh Vân Nam và Myanma ngày nay, nhà Đông Ngô mặc dù đã kiểm soát miền bắc Việt Nam nhưng cũng bị giới hạn bởi vương quốc của người Champa ở phía cực nam.

Thời gian cai trị kéo dài của Đại Đế Tôn Quyền (229-252) là khoảng thời gian cường thịnh nhất của quốc gia này. Việc di dân từ phía bắc và “bình định” các bộ lạc thiểu số Man Di đã làm tăng nhân lực cho nông nghiệp, đặc biệt là ở hạ lưu sông Dương Tử. Tôn Quyền đem quân tiến về hướng Đông Nam, thúc đẩy việc mở mang một dải đất khu vực này và thực hiện dung hợp dân tộc. Nhà Ngô đã khai phá vùng Bình nguyên Thái Hồ ở Tam Ngô (Ngô Quận, Ngô Hưng, Cối Kê) và khu vực vịnh Hàng Châu tiếp giáp với Kiến Nghiệp thuộc quận Đan Dương đã tiếp giáp với những điểm khai phá mới tại Bình nguyên Giang Hán thuộc các quận Giang Hạ, Nam Quận.

Các điểm khai phá thuộc quận Dự Chương và khu vực hồ Thẩm Dương và sông Cán Thủy đã nối liền những điểm khai phá mới vùng Động Đình hồ và lưu vực các sông Tương, Nguyên nằm tại quận Trường Sa, Hành Dương, Tương Đông, Linh Lăng, Thiệu Lăng; thậm chí vùng hẻo lánh tại Lĩnh nam là Phiên Ngung cũng được nối liền nhau, nhất là các địa phương Tam Ngô (Đông Ngô nay là Tô Châu, Trung Ngô nay là Nhuận Châu, Tây Ngô nay là Hồ Châu thuộc Giang Tô), Đan Dương, khu khai phá kinh tế được mở rộng chưa từng có.

Các khu vực đồn điền nông nghiệp được hình thành dưới sự giám sát của các võ quan (Điển nông Hiệu úy) tại vùng Thương Châu (nam Giang Tô), Hoãn Thành (Tiềm Giang, An Huy). Đồn điền quân sự tại Đông Ngô có 14 khu chủ yếu là những vùng giáp ranh với Ngụy. Dân số nước Ngô phân bố tại các châu. Năm 238 Tôn Quyền chuyển kinh đô từ Vũ Xương (Kinh Châu, Hồ Bắc) về Mạt Lăng (Dương Châu, Giang Tô) và đổi tên là Kiến Nghiệp, cho đắp thành Thạch Đầu. Vận tải đường sông phát triển, với sự ra đời của các kênh Chiết Đông và Giang Nam.
Thương mại với Thục phát triển, với một sự lưu thông lớn của bông từ Thục và sự phát triển của đồ tráng men và công nghệ 

Tôn Quyền hết sức phát triển xuống dải đất Đông Nam. Phạm vi cai trị của nhà Ngô mở rộng xuống phía nam, với việc thành lập đơn vị hành chính Quảng châu (Quảng có nghĩa là mở rộng, là tỉnh Quảng đông ngày nay) năm 226.Để mở mang miền ven biển năm 230, Tôn Quyền phái đội thuyền 10 nghìn người, do Tướng quân Vệ Ôn và Gia Cát Trực suất lĩnh ra biển, đến Di Châu (nay là Đài Loan). Đạo quân này cũng thực hiện những chuyến hải hành đến Quần đảo Lưu Cầu và Nhật Bản với mục đích thương mại và gia tăng ảnh hưởng quân sự.

Nhằm tăng cường giao thương với bên ngoài, nhà Ngô mở rộng hoạt động thương mại trên biển. Các sứ thần nhà Ngô là Tuyên hóa Tùng sự Chu Ứng và Trung lang Khang Thái được cử đến các nước Champa (miền Trung Việt Nam), Phù Nam (Campuchia và Đồng bằng châu thổ Mekong), các quốc gia trên Bán đảo Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ và Trung Cận Đông vào thời gian khoảng nằm giữa các năm 245 và 250. Sau khi đi sứ về, Khang Thái có viết quyển Phù Nam thổ tục còn gọi là Phù Nam truyện.

Sau cái chết của Tôn Quyền năm 252, không có người kế tục xứng đáng, nhà Ngô bắt đầu đi xuống. Trong nước, quyền thần đánh nhau lục đục khiến nội bộ thêm suy yếu. Những cuộc áp chế thành công do Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu tiến hành trước các cuộc nổi loạn ở khu vực Hoài Nam (lãnh thổ Nguỵ) đã làm giảm ảnh hưởng của nhà Ngô.

Sau khi Cảnh đế Tôn Hưu chết, Tôn Hạo lên thay lại là người tàn bạo độc ác khiến nhân tâm thêm chia lìa. Năm 269 Dương Hựu, tướng nhà Tấn (nhà Tấn được Tư Mã Viêm thành lập sau khi tiêu diệt nhà Ngụy và Thục), bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm nước Ngô bằng việc xây dựng hạm đội và huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền Vương Tuấn. Bốn năm sau, Lục Kháng, vị tướng giỏi cuối cùng của nhà Ngô chết, nước Ngô không còn tướng tài. Kế hoạch xâm chiếm của nhà Tấn cuối cùng đã diễn ra vào mùa đông năm 279.

Tư Mã Viêm ra lệnh tấn công bằng 5 cánh quân đồng thời dọc theo sông Dương Tử từ Kiến Khang tới Giang Lăng trong khi hạm đội từ Tứ Xuyên xuôi dòng tới Kinh Châu dưới sự chỉ huy của các tướng Đỗ Dự, Vương Tuấn. Trước các cuộc tấn công mãnh liệt của quân Tấn, lực lượng nhà Ngô tan rã và Kiến Khang mất vào tháng 3 năm 280, Tôn Hạo đầu hàng nhà Tấn, kết thúc nhà Đông Ngô (229-280).

Nước Ngụy thời Tam quốc

Kinh đô của Tào Ngụy ở Lạc Dương do Tào Tháo xây dựng nền móng còn Tào Phi – con trai Tào Tháo mới chính là người thiếp lập lên Tào Ngụy và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của nước Ngụy. Vào thời điểm nhà Hán suy yếu, khu vực Bắc Trung Quốc thuộc quyền kiếm soát của Tào Tháo. Vào năm 213, ông được phong làm “Ngụy Công” và được trao quyền sở hữu 10 quận làm nước riêng. Khu vực nay được đặt tên là “Ngụy”. Năm 216, ông được phong làm “Ngụy Vương”.

Năm 220, Tào Tháo qua đời, con trưởng là Tào Phi kế ngôi “Ngụy Vương”. Cũng trong năm này, Tào Phi cướp ngôi của Hán Hiến Đế và tự xưng là Hoàng đế, lập nên nước Ngụy. Gần như ngay sau đó, Lưu Bị lên ngôi Hoàng đế nước Thục Hán, và Tôn Quyền làm điều tương tự vào năm 222.

Tào Ngụy ít chiến tranh với Đông Ngô như với Thục Hán. Từ khi 3 quốc gia chính thức xưng hiệu, trong vòng hơn 40 năm, Tào Ngụy và Thục Hán đánh nhau 15 lần, 6 lần thời Gia Cát Lượng làm thừa tướng ở Thục (Lục xuất Kỳ Sơn) và 9 lần khi Khương Duy cầm quyền chỉ huy quân sự tại nước này (Cửu phạt trung nguyên).

Nước Ngụy tiêu diệt nước Thục vào năm 263. Tuy nhiên, thực quyền trong triều đình Tào Ngụy đã rơi vào tay họ Tư Mã sau khi Ngụy Minh Đế Tào Tuấn mất (239). Tư Mã Ý diệt quan phụ chính trong tông thất nhà Ngụy là Tào Sảng và nắm trọn quyền hành. Sau khi Ý chết, con là Tư Mã Sư lên thay, phế truất Tào Phương, lập Tào Mao làm vua (254). Năm 260, em Tư Mã Sư là Tư Mã Chiêu giết Mao lập Tào Hoán. Tháng chạp năm 265, con Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm cướp ngôi Hoàng đế của Tào Hoán, lập nên nhà Tấn. Tào Ngụy bị xóa sổ từ đó.

Câu chuyện về 3 nước thời Tam quốc với rất nhiều tình tiết ly kỳ , hấp dẫn cũng như để lại nhiều tên tuổi lưu truyền về sau. Như Tào Tháo, Lưu Bị, Gia Cát Lượng…

Hy vọng qua câu chuyện về 3 nước thời Tam quốc đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay nhé!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 7:47 am

Nobel Văn học được chọn lựa kỹ càng hay chỉ là quay số trúng thưởng

CẬP NHẬT NGÀY: 4 THÁNG MƯỜI, 2022

Vanvn

Ở một khía cạnh nào đó, chính sự không nổi tiếng của các tác gia đoạt giải Nobel đã làm gia tăng sự phong phú và đa dạng của văn học thế giới.

Mỗi năm đến kỳ trao giải Nobel Văn học, văn giới lại xôn xao. Người đọc lại có dịp cá cược với nhau xem nhà văn yêu thích của mình có đoạt giải hay không. Kế đó, hàng nghìn ý kiến, hàng trăm bài phàn nàn về việc ủy ban Nobel trao giải cho “mấy ông mà sao tôi không biết, nhà văn gì mà không nổi tiếng sao lại được trao”.

Đơn cử, Nobel Văn học 2021 được trao cho Abdulrazak Gurnah, tác giả mà hầu hết đều không ngờ tới. Tiểu thuyết gia người Tanzania hiện sống ở Vương quốc Anh không phải là một nhà văn được nhiều độc giả biết đến, mà ngay cả những nhà nghiên cứu văn học chuyên nghiệp cũng chẳng mấy ai đọc ông. Bản dịch tiếng Việt không biết độc giả phải chờ đến bao giờ mới có được.

Tất nhiên, việc dịch và giới thiệu sách của nhà văn nước ngoài liên quan đến mức độ nổi tiếng của tác giả tác phẩm, và các nhà xuất bản sẽ cân nhắc theo giá trị tác phẩm, tên tuổi của tác giả mà lựa chọn.

Vì vậy, trong mắt nhiều độc giả, việc những người ít nổi tiếng đoạt giải Nobel Văn học rất khó chịu. Bên cạnh đó, nhiều độc giả lại thấy điều ấy thật sự thú vị, hấp dẫn và đáng để chờ đợi.

Abdulrazak Gurnah đoạt giải Nobel năm 2021 về Văn học vào tháng 10. Ảnh: Matt Dunham/ AP
Tác giả không đại chúng vẫn được vinh danh

Theo một nghĩa nào đó, những người đoạt giải Nobel Văn học thường ít được công chúng biết đến, có rất ít tác giả nổi tiếng và có sách bán chạy trước khi giành được giải Nobel.

Tuy nhiên, chúng ta không thể nghĩ đơn giản rằng những người đoạt giải Nobel là những nhà văn không nổi tiếng, tác phẩm chẳng ai biết đến, nếu không giải Nobel đâu thể tồn tại đến bây giờ, và bao nhiêu nhà văn đều khao khát giải thưởng ấy.

Hầu hết nhà văn đều đã giành được một số giải thưởng văn học quan trọng, chẳng hạn như Giải thưởng Booker, Giải thưởng Kafka, Giải thưởng Goncourt… trước khi đoạt giải Nobel.

Ngày nay, người đọc và thưởng thức văn học thuần túy ngày càng ít đi, nhưng không có nghĩa là các nhà văn đoạt giải không có tên tuổi trong văn giới. Viện Hàn lâm Thụy Điển chọn ai đoạt giải thường xem xét thành tích và tầm ảnh hưởng của nhà văn ấy trong lĩnh vực văn học, chứ không chọn bừa, hay quay số trúng thưởng.

Nhiều khi tác giả đã có bề dày thành tích và được giới chuyên môn ghi nhận, nhưng giới chuyên môn thường dự báo sai về giải Nobel Văn học. Còn công chúng đoán già đoán non về giải Nobel, nhưng năm nào cũng “trật khớp”.

Ngay cả trong danh sách những người đoạt giải Nobel, tầm ảnh hưởng của họ cũng khá khác biệt. Kể cả khi đã đoạt giải Nobel, nhà văn ấy chưa chắc đã trở thành nhân vật nổi tiếng trong lịch sử văn học, điều này không có nghĩa là trình độ của họ không cao.

Người đoạt giải Nobel Văn học có thể là nhà thơ, có thể là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết hoặc nhà văn chỉ viết truyện ngắn (thường tiểu thuyết phổ biến hơn truyện ngắn và hơn thơ). Ảnh hưởng của nhà văn sẽ tương ứng theo tính phổ biến của tác phẩm.

Ví dụ người đoạt giải Nobel năm 2011, Tomas Tranströmer, là một nhà thơ Thụy Điển và các giám khảo giải Nobel đã đánh giá: “Thông qua hình ảnh ngắn gọn và trong sáng của ông, chúng ta có một cái nhìn mới về thế giới thực”. Tuy nhiên, ngay cả sau khi chiến thắng giải thưởng của các giải thưởng, các tác phẩm của Tranströmer vẫn ở trong tình trạng chẳng mấy ai biết đến, (đến viết tên của ông tôi cũng phải copy).

Trong khi tiểu thuyết gia người Peru, Mario Vargas Llosa đoạt giải năm 2010 trước đó đã được phổ biến tác phẩm rộng rãi. Điều này nằm ở khả năng cảm thụ và tiếp nhận thơ của độc giả, nên không thể nói rằng trình độ của các nhà thơ đoạt giải kém hơn trình độ của các nhà văn.

Vì vậy, việc không biết đến tác giả, hay thất vọng về người đoạt giải Nobel trong trường hợp này không liên quan đến năng lực hay trình độ bản thân người viết.

Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Gabriel García Márquez ảnh hưởng lớn tới văn chương hiện nay.
Định hướng lý tưởng của văn học

Viện Hàn lâm Văn học Thụy Điển lựa chọn những nhà văn đoạt giải bởi họ coi trọng giá trị tác phẩm đối với sự phát triển của văn học.

Mỗi thời đại, văn học lại ghi những dấu ấn khác nhau, và mỗi thời đại người ta lại chuộng một phong cách, văn phong khác nhau. Ta không thể nói những câu như “Shakespear hay hơn Samuel Beckett” hay “văn học hiện đại hay hơn văn học hiện thực”, “truyện của Alice Munro không thể bằng được truyện của Maupassant”…

Trong một giai đoạn lịch sử văn học nhất định, luôn có một dấu ấn đổi mới, và dấu hiệu nhận biết một tác gia lớn, có ảnh hưởng là tác phẩm của người đó có thể có những đổi mới về ý tưởng và thủ pháp viết hay không. Rõ ràng, những nhà văn xuất sắc có thể dẫn đầu xu hướng văn học trong tương lai thì tác phẩm của họ sẽ không rơi vào lối mòn của những người đi trước.

Chính vì văn của nhiều người đoạt giải Nobel mang tính sáng tạo cao và hướng tới tương lai nên phần đông người đọc cảm thấy “khó đọc” “không thích” hoặc “xa lạ”, nhưng các nhà phê bình văn học chuyên nghiệp có tầm nhìn độc đáo và khả năng phán đoán xuất sắc có thể lựa chọn các tác phẩm đại diện cho tương lai.

Nhìn lại lịch sử hơn 100 năm của giải Nobel, về cơ bản ban giám khảo không nhìn nhầm, Lọt vào tầm ngắm có thể là cái tên xa lạ, nhưng cũng có thể là cái tên kinh điển, nhưng một điểm không thể thay đổi là giá trị tác phẩm văn học. Bằng chứng là nhiều nhà văn đoạt giải Nobel đã trở thành đại diện cho trào lưu văn học mới.

Ví dụ, William Faulkner và Gabriel García Márquez là hai tác gia đoạt giải Nobel được nhiều người tâm phục khẩu phục, nhưng giải Nobel chưa hẳn đã là vinh quang văn học cao nhất của họ. Ngay cả khi không có giải Nobel, thì cũng không gì có thể làm lung lay địa vị của họ trong lịch sử văn học.

Kỹ thuật viết dòng ý thức của Faulkner đã trở thành mẫu mực của văn học. Trong khi những khám phá sáng tạo của García Márquez trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo vẫn tiếp tục ảnh hưởng cho đến ngày nay. Thậm chí có thể nói rằng, họ chính là những nhà văn bậc thầy của văn học hiện đại đã tạo ra những thể loại văn học nhất định và ảnh hưởng đến xu hướng văn học đương đại.

Nhà văn Lev Tolstoy từng nói những người tiên phong cho lý tưởng mới không gặp gì khác ngoài sự chế giễu và đả kích. Khi văn học có một con đường mới, người ta sẽ thấy có vẻ kỳ quặc, thậm chí không thể chấp nhận được. Từ góc nhìn của công chúng, thì đây gọi là “không phổ biến”.

Một trong những nguyên nhân khiến các tác giả có sách bán chạy khó đoạt giải Nobel không chỉ vì tính thương mại quá mức của họ, mà còn do họ thiếu tính tiên phong trong việc tìm tòi sáng tạo văn học, khó có được sự ưu ái của ban giám khảo.

Vì vậy, đằng sau những người đoạt giải Nobel có vẻ không nổi tiếng là sự khác biệt giữa định hướng lý tưởng của văn học và tính chất đại chúng của văn học. Nhiều khi sự khác biệt còn thể hiện ở tiêu chuẩn đánh giá văn học theo quan điểm của dư luận và giới chuyên môn.

Nghệ sĩ Bob Dylan nhận giải Nobel Văn học 2016.
Mở rộng ranh giới của văn học

Khi nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Mỹ – Bob Dylan đoạt giải Nobel Văn học năm 2016, nhiều người thốt lên rằng “ca sĩ cũng có thể đoạt giải thưởng Nobel Văn học”, ngay cả tiểu thuyết gia Jodi Picoult cũng phát biểu: “Tôi mừng cho Bob Dylan, nhưng điều này đồng nghĩa tôi cũng có thể thắng giải Grammy ư?”.

Khi trao giải cho Bob Dylan, định nghĩa về văn học của giải Nobel đã được mở rộng, không chỉ giới hạn ở tiểu thuyết, thơ, kịch…

Trước hết, đây là sự mở rộng của các thể loại sáng tạo. Năm 1915, nhà văn Pháp Romain Rolland đoạt giải Nobel, ông nổi tiếng với những tác phẩm tiểu sử như Beethoven, Michelangelo, Tolstoy… Mặc dù chúng ta thường nghĩ rằng chính bộ tiểu thuyết Jean-Christophe đã giúp ông nhận được sự đánh giá cao của các giám khảo giải Nobel, trên thực tế, giải Nobel là sự công nhận thành tựu sáng tác suốt đời chứ không chỉ dựa trên một tác phẩm để lựa chọn. Sự công nhận Romain Rolland thực ra cũng là sự công nhận của giải Nobel về thể loại văn học tiểu sử.

Các tác phẩm lịch sử hoặc sáng tác hồi ký phi hư cấu cũng được đưa vào phạm vi của Giải Nobel. Năm 1953, Winston Churchill, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, đã giành giải Nobel “vì những thành tích trong việc mô tả lịch sử và tiểu sử, cũng như những bài phát biểu xuất sắc của ông để bảo vệ các giá trị của những con người cao quý”. Việc trao giải Nobel cho một chính trị gia luôn gây tranh cãi trong các thế hệ sau này, nhưng những tác phẩm như “Thế chiến thứ hai” và “Khủng hoảng thế giới”… thể hiện một góc nhìn cá nhân đặc biệt về lịch sử và các vấn đề thế giới.

Điều đó cho thấy giải Nobel chủ yếu đánh giá các giá trị văn học thuần túy, nhưng hội đồng giám khảo hẳn cũng rất coi trọng dòng văn học theo sát với thời đại.

Ngay cả khi trao giải cho các tác phẩm mang tính triết học, thì định hướng tư tưởng duy tâm của giải Nobel vẫn không bị phá bỏ. Ví dụ, hai nhà triết học Henri Bergson và Jean-Paul Sartre đều đã đoạt giải Nobel Văn học. Đánh giá về lý do được giải của họ, các giám khảo giải Nobel quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh tinh thần của sự thể hiện hơn là thủ pháp văn học.

Bergson được trao “bởi vì tư tưởng phong phú và quan trọng của ông ấy, cùng kỹ năng tuyệt vời mà ông ấy đã thể hiện”, còn Sartre là “bởi vì các tác phẩm của ông ấy có tư tưởng tự do và tìm kiếm sự thật, ảnh hưởng sâu sắc đến thời đại của chúng ta”.

Hai triết gia được Viện hàn lâm tôn vinh khá giống nhau, sự tìm tòi sâu sắc về tư tưởng, rõ ràng ở đây, giải Nobel nhìn vào chiều sâu khám phá của nhà văn, trong khi những nhà văn bị chính trị chi phối hoặc bị hào quang truyền thông bao phủ khó mà giành được giải Nobel. Quan trọng hơn, việc mở rộng ranh giới văn học của Giải Nobel nằm ở sự đổi mới trong phong cách sáng tác của nhà văn và tính linh hoạt triển khai các ý tưởng.

Ở một khía cạnh nào đó, chính sự không phổ biến của các tác gia đoạt giải Nobel đã làm gia tăng sự phong phú và đa dạng của văn học thế giới. Theo thời gian, giải Nobel sẽ tiếp tục mở rộng ranh giới của văn học và có thể xuất hiện thêm nhiều hiện tượng không được lòng công chúng hoặc xa lạ hoặc kỳ khôi, khó đọc, khó tiếp cận và độc giả đại chúng nói chung không cần quá quan tâm xem tại sao tác giả yêu thích của mình không được trao giải Nobel, thật ra các giám khảo của Viện hàn lâm Thụy Điển cũng có sở thích đọc riêng của họ mà thôi, hãy xem đây chính là dịp thú vị để người đọc chúng ta biết thêm những tác giả mới, một cơ hội để mở mang kiến thức văn chương.

TỐ AN/ZING

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 7:55 am

Nobel văn học vẫn công bằng và quyến rũ

10/01/2022 - vanhoanghethuat

Từ nhiều năm nay, cứ vào cuối tháng chín, cư dân mạng toàn cầu lại sôi nổi dự đoán những ứng viên tiềm năng của Nobel văn học. Năm 2021, những cuộc đỏ đen trăm hình ngàn vẻ đó có định hướng khá rõ. Ấy là chủ trương của Viện Hàn lâm Thụy Điển, cơ quan xét giải, đa dạng hóa giải Nobel văn học. Công chúng văn học ngầm hiểu rằng Viện nỗ lực khắc phục những bất công tồn tại lâu nay. Chẳng hạn, các cây bút nữ được tôn vinh quá ít: trong 118 nhà văn được trao Nobel văn học từ 1901 tới năm 2020, chỉ 16 người thuộc phái đẹp; khoảng 92% người được giải sử dụng các ngôn ngữ chính của châu Âu, đa phần họ là người châu lục này (đứng đầu là Pháp với 15 nhà văn, Mỹ 13, Anh 11, Đức 8, Thụy Điển 8, trong khi châu Á có 4, châu Phi có 4).

Nhà văn người Kénya - Ngũgĩ wa Thiong’o

Năm 2021, phái yếu được cư dân mạng bình chọn nhiều. Trước hết, xin điểm qua: nữ trưởng lão Mỹ Joyce Carol Oates, 83 tuổi, đã công bố hơn trăm tác phẩm. Bà là một trong những cây bút dồi dào, đa dạng, phong phú, toàn diện rất hiếm thời nay, giá trị cốt lõi là tính nhân bản sâu sắc đến kinh ngạc. Margaret Atwood, 82 tuổi, có tiếng tăm văn học, là “chiến sĩ nữ quyền lỗi lạc” vượt biên giới Canada đã lâu, với tiểu thuyết The Handdess’s Tale (Câu chuyện về người hầu gái), 1985 - một hiện tượng văn chương và điện ảnh thế giới, đồng thời cũng là tiến sĩ danh dự của 24 trường đại học toàn cầu. Bên cạnh đó, phải kể đến Anne Carson, 71 tuổi, tài đức vẹn toàn, được coi là nhà trí thức trụ cột, vầng mặt trời trí tuệ của Bắc Mỹ.

Bên cạnh đó, cư dân mạng đề cử nhiều gương mặt mới. Ví như nữ văn hào Nga Lioudmila Oulitskaia, 78 tuổi, người kế tục xứng đáng những tên tuổi vĩ đại của văn học Nga - nền văn học thấm đẫm đạo đức nhân dân từ ngàn đời, nồng nàn nhân bản. Vài năm nay, tên bà thường xuất hiện ở đầu các bảng đề cử cho Nobel văn học trên mạng… Người xuất hiện lần đầu tiên trên các trang đỏ đen Nobel là Annie Ernaux, 81 tuổi, “dòng dõi công nhân”, nhà văn Pháp dấn thân gạo cội. Sau nhiều tác phẩm hư cấu, bà chuyển hẳn sang tự truyện, đặc biệt là hồi ức tuổi thơ và đạt được những thành công vang dội toàn thế giới. Những tác phẩm kiểu tự truyện của bà phát hiện một điều căn cốt của đời sống nhân loại, đó là số phận cá nhân không thể tách rời số phận cộng đồng. Nữ văn sĩ người Pháp Mayse Condé, 84 tuổi, đoạt giải Nobel văn học bổ khuyết năm 2018, vẫn được xướng tên trong các đề cử Nobel vài năm nay, nức tiếng với hoạt động đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ và chống phân biệt chủng tộc. So với đàn chị, Annie Ernaux xông xáo, năng nổ, quyết liệt và sâu rộng hơn trong cuộc chiến đấu cho lương tri và lẽ phải, cho khoa học đích thực, nền tảng của mọi quyết sách lớn nhỏ của mọi xã hội. Bà lên tiếng phản bác, phản biện nhạy bén và kịp thời những quan điểm hoặc hành động sai trái về khoa học, văn hóa, chính trị, kể cả của Tổng thống và Chính phủ… Việc bà được cư dân mạng tung hô nồng nhiệt năm nay chứng tỏ hiện công chúng văn học đã hiểu ý tưởng sâu xa của Alfred Nobel (1833-1896) - nhà bác học Thụy Điển, người khởi xướng các giải Nobel - về tuyên dương văn học: Nobel này dành cho sự nghiệp văn học “tỏ rõ một lý tưởng mạnh mẽ”. Như thế, tác phẩm phải tích cực và kiêu dũng, người viết phải là một nhà hoạt động xã hội tiến bộ. Một trăm hai mươi năm qua, vinh quang này thường đến với những ngòi bút dấn thân thực sự như Annie Ernaux bây giờ…

Điều vừa nêu có lẽ lý giải thỏa đáng sự thật rằng, hễ mùa Nobel tới, người ta lại ngậm ngùi trước danh sách ngày càng dài của những ngòi bút tài năng hơn người bị Nobel phớt lờ: Philip Roth, Amos Oz, Ismail Kadaré, Milan Kundéra, Adonis, Ko Un, Claudio Magris… Sắp tới, hẳn là Haruki Murakami, năm nay 72 tuổi, cây bút Nhật Bản sừng sỏ tầm vóc toàn cầu này tiếp tục được cư dân mạng bầu chọn ở tốp đỉnh cho Nobel văn học. Gần đây, thủ đô Tokyo dành riêng cho ông một thư viện. Sự tôn vinh có lẽ chưa nhà văn nào được hưởng, hình như cũng không tăng điểm cho ông để ông trúng giải!... Công chúng văn học hy vọng Nobel sẽ phá lệ lâu nay, chỉ tôn vinh tự sự nghiêm chỉnh, chưa bao giờ ngó ngàng tới ngôn tình hay trinh thám hình sự… Vì vậy năm nay, họ hào hứng đề cừ ông trùm truyện hình sự thế giới người Mỹ Stephen King, 74 tuổi. Những vấn đề nóng bỏng (tôn giáo và chấn thương tôn giáo, phân biệt chủng tộc, lạm dụng tình dục…) đều được đề cập hấp dẫn. Tác phẩm của ông với hơn 60 tiểu thuyết, hơn 200 truyện ngắn… đã tiêu thụ trên 350 triệu bản trên toàn cầu. Ông được tặng gần 40 giải thưởng các loại, đặc biệt Huy chương Nghệ thuật quốc gia do cựu Tổng thống Mỹ Obama đích thân trao tại Nhà Trắng… Nếu châu Á được Nobel này vinh danh ngay từ năm 1913 với R.Tagore (1861-1941), thi hào Ấn Độ, thì châu Phi mãi năm 1986 mới được nhận vinh dự ấy, dành cho Wole Soyinka, sinh năm 1934, tại Nigeria. Nhưng những Nobel văn học của lục địa đen thật đáng nể. Sau Soyinka là Naguib Mahfouz (1911-2006) đoạt giải năm 1988; Nadine Gordimer (1923-2014) đoạt giải 1991; J.M.Coetzee, sinh năm 1940, đoạt giải 2003. Họ lưu dấu ấn đẹp trên hành tinh về khát vọng sống và niềm lạc quan vào tương lai của đồng bào mình. Cảm động hơn cả là hiện tượng Naguib Mahfouz. Ông am hiểu sâu rộng và tiếp thu được nhiều bài học sâu sắc từ những nền văn học lớn của nhân loại. Ông gắn bó ruột gan với thành phố Cairo, Ai Cập. Ông thấm nhuần những phép xử thế căn cốt của thời đại và của nhân loại. Do đó, ông luôn ủng hộ các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột giữa các vùng miền, các quốc gia… Ông chú trọng chung sống hòa bình. Ông không tán thành tư tưởng độc quyền hoặc cực đoan tôn giáo. Một nhóm cực đoan tôn giáo đã ám sát ông, nhưng ông thoát nạn. Về sau, ông tha thứ cho những kẻ định giết mình. Chính vì vậy, ông trở thành một tấm gương của hòa bình nhân bản và bao dung thiết thực. Với cái hồn yêu thương dịu dàng và thăm thẳm đối với đất nước và con người, văn học của ông càng cuốn hút vì phảng phất hương vị thần kỳ của những Balzac, Zola, Dickens, Tolstoi, Proust, Faulkner, Galsworthy… Văn học Naguib Mahfouz khẳng định một lần nữa luật của muôn đời: Linh hồn của xã hội là yêu thương chuẩn mực; động lực của yêu thương ấy là tư tưởng chuẩn mực (hòa bình, bao dung, vị tha, bình đẳng); năng lượng của yêu thương là khát vọng, kiểm soát và điều chỉnh chung của cộng đồng… Khi qua đời, ông là nhà văn hiếm hoi được nhiều chính khách, như cựu Bộ trưởng Văn hóa và Thông tin Pháp Renaud Donnedieu de Vabres, nhiều nguyên thủ quốc gia, như vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ George Bush… bày tỏ lòng tri ân, tôn kính và chia buồn cùng gia đình. Tiêu biểu là lời của Tổng thống Pháp bấy giờ Jacques Chirac (1932-2019): “Biết tin Naguib Mahfouz đi xa, tôi vô cùng xúc động… Cùng với ông, một gương mặt ngời sáng của văn học thế giới, một con người của hòa bình, của bao dung và của đối thoại đã vĩnh biệt chúng ta… Qua tác phẩm của mình, ông đã miêu tả xã hội Ai Cập với tấm lòng, sự tinh tế và chủ nghĩa hiện thực… Là nhà văn Ai Cập đầu tiên nhận giải Nobel văn học năm 1988, ông đã làm cho văn học Ai Cập và thành phố Cairo cổ kính của tuổi thơ ông nổi danh trên toàn cầu”.

Hiện tượng Naguib Mahfouz được nhắc tới nhiều trong mùa Nobel 2021. Viện Hàn lâm Thụy Điển hẳn phải nỗ lực hơn nữa để phát hiện thật hết những ngòi bút kim cương như ông, đang đâu đó ở những xứ sở được coi là lạc hậu, chậm phát triển. Gần hai thập kỷ nay, châu Phi mong mỏi Nobel văn học thứ năm của mình. Người được nghĩ tới nhiều hơn cả hẳn là nhà ba trong một (nhà văn, nhà tư tưởng, giáo sư đại học) Ngũgĩ wa Thiong’o, công dân Kénya, năm nay 83 tuổi. Ông hội tụ nhiều nét căn bản của những Nobel sáng giá bậc nhất: cái riêng độc đáo, lý tưởng (văn học) hùng mạnh, dấn thân hết mình. Sau thành công vang dội của nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Anh, từ 1983, ông chuyển hẳn sang viết bằng tiếng mẹ đẻ, thổ ngữ kikuyu, để đối thoại trực diện với dân tộc mình, mảng độc giả ông ưu tiên số một. Dĩ nhiên, sách của ông vẫn được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Ông nhấn mạnh rằng trí tuệ đúng nghĩa là trí tuệ được độc lập; văn học phải là một công cụ hòa bình; dân châu Phi cần biết đánh giá cao bản thân… Tính chiến đấu cho ấm no, tự do, công bằng, nhân phẩm và dân chủ trong sáng tác của ông đạt tới tột đỉnh. Vì vậy, ông từng bị chính quyền bỏ tù, không ít tác phẩm bị cấm, một nhà hát dựng một vở kịch nhạy cảm của ông bị san trụi… Ông phải tha hương gần như vĩnh cửu. Năm 2004, ông cùng vợ trở về Tổ quốc, sau 22 năm xa xứ. Một đêm khuya, ông và vợ bừng tỉnh vì nhà bị bốn kẻ lăm lăm vũ khí đột nhập. Chúng hãm hiếp vợ ông ngay trước mắt ông. Chúng đánh đập và đốt mặt ông khi ông định tự vệ… Chuyện hy hữu, năm nào cũng vậy, Nobel văn học vừa được công bố, thế nào cũng có nhà báo tới thăm ông và buồn rầu cho biết ông vẫn trượt giải, dù giải đó, ông không mấy mặn mà… Năm 2012, trong hồi ký của mình, ông bày tỏ lòng ngưỡng vọng vô bờ bến đối với văn học Pháp, nhất là với Louis - Ferdinad Céline (1894-1961), tác giả của Journey to the end of the night (Hành trình đến tận cùng đêm tối), tác phẩm phản biện xã hội số một. Ông dự kiến dịch toàn bộ tác phẩm của Céline sang tiếng mẹ đẻ. Có lẽ Thiong’o không biết, LF.Céline ủng hộ tội diệt chủng Do Thái, thậm chí ủng hộ Hitler. Đấy là lý do, Céline bị loại khỏi diện xét tặng Nobel văn học. Đã thành thông lệ, Nobel văn học không vinh danh những cây bút thân gần hoặc tán thành các nhà độc tài. Tôn sùng Céline, khác nào tán thành tội ác hủy hoại nhân loại của trùm phát xít Đức. Và thế là Thiong’o bị Nobel gạt đi.

Bìa ấn phẩm Paradise (Thiên đường) của nhà văn Abdulrazak Gurnah

Công chúng văn học không thất vọng: châu Phi năm 2021 được Nobel công kênh trong ngỡ ngàng xúc động hiếm thấy. Ngày 7-10-2021, khi được Viện Hàn lâm Thụy Điển thông báo mình trúng giải, chính nhà văn kiêm nhà sư phạm và nhà xây dựng quyết sách chính trị Tanzania Abdulrazak Gurnah, 73 tuổi, cũng sửng sốt, đáp ngay rằng ông chưa hề nghĩ mình xứng đáng với Nobel… và đây là một trò đùa (?!). Các nhà xuất bản từng hoặc đang phát hành sách của ông, ngay cả nhà xuất bản Thụy Điển Henrik Celander, gần như tá hỏa trước các nhà báo căn vặn. Hàng chục trang ăn thua Nobel khắp nơi, sừng sỏ nhất là Ladbrokes của quốc đảo sương mù, bắt đầu tự chế giễu: trong nửa tháng đồn đoán người đoạt giải, không trang nào ghi tên Gurnah! Giới chuyên môn văn hóa và văn học thì điềm tĩnh. Một đôi giờ sau khi Nobel văn học 2021 có chủ, giới ấy lẻ tẻ lên tiếng: Viện Hàn lâm Thụy Điển không lầm... Thực ra, trung tâm sự nghiệp văn học và dấn thân của Abdulrazak Gurnah là chế độ thực dân và vấn nạn di cư. Di cư đang là vấn đề toàn cầu nóng bỏng bậc nhất. Viện trao giải cho A.Gurnah “Vì (văn chương của ông) đào sâu tận cùng, phân tích một cách thẳng thắn và thấm thía những hệ quả của chế độ thực dân, thân phận người tị nạn bị kẹt hãm trong vực thẳm giữa các nền văn hóa và các lục địa”. Viện nhấn mạnh thêm: “Tác phẩm của ông rời xa những kiểu diễn đạt nhạt nhẽo tầm thường quen thuộc và mở cho chúng ta nhìn thấy một Đông Phi khác biệt về văn hóa, khu vực ít được biết đến hay biết đến sai lầm tại nhiều nơi trên thế giới”. Đột nhiên, khắp nơi nhắc lại sôi nổi một kiệt tác của ông, công bố năm 1994, đó là tiểu thuyết Paradise (Thiên đường). Tác phẩm đề cập đến chuyện một thanh niên da đen bị bố mẹ gán nợ (dưới vỏ bọc con nuôi) cho một tay trùm buôn đường dài (dưới danh nghĩa cậu ruột). Cậu bị biến thành một nô lệ trá hình: chở hàng, thường là hàng lậu, dấn thân vào rừng rậm đầy rủi ro nguy hiểm; làm trò trêu chọc, giải trí cho cánh lớn tuổi hơn cùng làm, thường cũng là con tin gán nợ; thành nô lệ tình dục căng thẳng cho bà chủ, một người phụ nữ góa chồng giàu sụ, khối của cải đồ sộ của mụ khiến mụ thành vợ của ông trùm… Cậu tìm lối thoát bằng cách làm lính đánh thuê cho người Đức, bấy giờ tranh giành thuộc địa với người Anh… Cậu lại chui vào một địa ngục trần gian khác… Địa ngục ấy do con người, thậm chí người ruột thịt dựng nên, vô tình khiến cho những người yếu thế, trong đó có con cháu của họ, phải tị nạn ngay trên quê hương mình.

Không trải nghiệm thực sự, không thể viết được chân thật đến thế. Sinh ra ở một hòn đảo, giờ thuộc Tanzania, năm 18 tuổi, Abdulrazak Gurnah sang Anh tị nạn để thoát nguy cơ bị giết ở quê, vì chủ nghĩa khủng bố hoành hành. Ở Anh, ông lao vào học tập, trở thành một giáo sư đại học. Tiểu thuyết đầu tay ra đời năm 1987. Tới nay, ông đã công bố 10 tiểu thuyết, nhiều tập truyện ngắn và nghiên cứu phê bình. Đáng chú ý, ông bỏ nhiều công sức nghiên cứu và giới thiệu Ngũgĩ wa Thiong’o, bậc tiền bối mà ông tiếp thu được nhiều bài học quý báu, về văn chương, về cảm nhận nhân tình thế thái. Những tưởng Thiong’o sẽ được tặng Nobel văn học, song thực tế, trò đã thắng thày! Năm nay, những phiên họp kín trao đổi về năm người chung kết Nobel văn học của Viện Hàn lâm Thụy Điển đã không bị rò rỉ. Trong mấy tháng liền, các viện sĩ đọc tác phẩm của năm cây bút, trong đó có A.Gurnah và tiểu thuyết Paradise (Thiên đường) của ông. Như vừa đề cập bên trên, cuốn sách khắc họa chính xác chân dung một lớp trẻ châu Phi thường xuyên bị đe dọa bởi lợi ích của các ông to bà lớn, bởi những thăng trầm của các chế độ chính trị, bởi những đảo lộn của thời cuộc. Sự thật phũ phàng ấy là nguyên nhân chủ yếu của di dân và tị nạn. Thảm họa này sẽ được hóa giải nếu những phi lý ấy bị xóa bỏ. Việc xóa bỏ này nhất định còn lâu dài… Không dừng ở sự thật vừa nêu, từ nhiều năm qua, Abdulrazak Gurnah liên tiếp nhắc lại sự thật: nhìn tổng thể, dân di cư không kém cỏi, đáng thương hại; họ đến với Âu Mỹ không phải với bàn tay trắng; họ là một nguồn của cải cần được khai thác khoa học. Không hiểu cựu Thủ tướng Đức Agela Merkel có biết tới ý tưởng này không. Nhưng bà đã xử lý thỏa đáng vấn đề di dân và tị nạn. Như vậy, Abdulrazak Gurnah đã và đang dấn thân ở cấp cao nhất: tư tưởng đúng sẽ đưa tới hành động đúng. Ông xứng đáng với Nobel văn học. Là cây bút châu Phi thứ năm, nhà văn da đen thứ hai của châu lục đạt vinh quang cao quý nhất này, ông đem về cho nhân dân Tanzania và châu Phi niềm kiêu hãnh trọn vẹn.

TRẦN BÍCH NGA

Nguồn: Tạp chí VHNT số 485, tháng 1-2022

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 13 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 13 of 50 Previous  1 ... 8 ... 12, 13, 14 ... 31 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum