Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 14 of 50 Previous  1 ... 8 ... 13, 14, 15 ... 32 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 4:01 pm

Review Trại Súc Vật - George Orwell: Câu chuyện không dành cho thiếu nhi

Miautumn

Không dễ thương như tên gọi, đây là cuốn sách chắc chắn sẽ khiến bạn nổi da gà trong suốt quá trình đọc nó.

Cảm nhận chung:

Trước khi đọc Trại Súc Vật, tôi không biết gì về chế độ Xô Viết và Thế chiến thứ 2, càng không biết Stalin và Trotsky là ai. Dĩ nhiên, bạn cũng hoàn toàn có thể không cần biết gì về những cái tên kể trên để có thể “thấm” được tác phẩm, bởi Trại Súc Vật (Tên gốc Animal Farm) thật sự là một câu chuyện rất ngắn, rất dễ đọc, đúng như Orwell mong muốn là kể lại câu chuyện Liên Xô dưới thời Stalin một cách đơn giản nhất để bất cứ ai cũng có thể hiểu. Không cần biết bối cảnh ra đời của tác phẩm, bạn vẫn có thể hình dung ra một chế độ xã hội khởi đầu bằng những mộng tưởng tốt đẹp nhưng dần dần lại dẫm chân vào chính vũng lầy của chế độ cũ khi kẻ cầm quyền bắt đầu biến chất, kéo theo bạo lực, sự dối trá đáng ghê tởm, và sự đổi trắng thay đen hoàn hảo đến mức bóp méo hoàn toàn lịch sử (Tôi chợt nghĩ đến một chế độ XHCN với hàng trăm thứ thuế chồng chéo nhau thì có khác gì thời Pháp thuộc “sưu cao thuế nặng” nhỉ? Tinh vi hơn, chắc vậy.) Tuy nhiên, nó không phải là một cuốn sách lịch sử nặng nề, dày cộp và chán ngắt như thường thấy, mọi thứ dễ chịu nhưng mỉa mai hơn rất nhiều dưới hình bóng lợn, gà, dê, và ngựa. Animal Farm là một tác phẩm trào phúng chính trị kinh điển trong suốt thể kỷ 20, và cùng với tượng đài 1984, đã đưa tên tuổi nhà văn Geogre Orwell lên một tầm cao mới và trở thành một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng nhất lúc bấy giờ.

Tóm tắt nội dung

Câu chuyện kể về cuộc nổi dậy của bầy gia súc ở Điền Trang của lão Jones sau lời tiên tri của Thủ Lĩnh về một giấc mơ kỳ lạ. Đó là giấc mơ về một thế giới tự do nơi lũ súc vật được tận hưởng những thành quả lao động của mình, không phải chịu sự khổ sai áp bức của loài người. Điều này đã dẫn tới một “cuộc Khởi Nghĩa” tại Điền Trang và lũ súc vật đã giành thắng lợi. Điền Trang được đổi tên thành Trại Súc Vật. Chúng bắt đầu tự tổ chức ra một xã hội của riêng mình với hai giai cấp cơ bản nhất là người lao động- lũ gia súc và kẻ cầm quyền- những con lợn thịt, trong đó nổi bật nhất là Napoleon và Tuyết Tròn. Bảy Điều Răn đúc kết từ Súc Sinh Kinh (Animalism) được sơn hẳn lên tường như những quy tắc chung của xã hội mới mà tất cả các loài phải tuân theo để đảm bảo một cuộc sống bình đẳng, phồn thịnh và đặc biệt là để tránh lặp lại những tật xấu của con người. Tuy nhiên, câu chuyện chỉ thật sự bắt đầu khi Napoleon đứng lên trục xuất Tuyết Tròn với sự trợ giúp của lũ chó con mà nó đã bí mật thuần dưỡng thành chó săn và thay thế Tuyết Tròn làm thủ lĩnh. Một trật tự xã hội mới được thiết lập dưới cự cai trị của Lãnh tụ Napoleon, sự phân hóa giai cấp bắt đầu nhen nhóm giữa bầy lợn và những loài động vật khác. Napoleon đã từng bước vi phạm cả 7 điều răn dạy một cách tinh vi và khéo léo cùng với các cuộc thanh trừng đẫm máu để bảo vệ và củng cố quyền lực tuyệt đối của mình. Mọi thứ càng ngày càng đi xa quỹ đạo ban đầu mà cuộc Khởi Nghĩa hướng tới, lũ gia súc càng ngày càng nhận ra có điều gì đó không ổn, tuy nhiên không một sự chống trả nào được thực hiện. Trại Súc Vật trở lại là Điền Trang, và lũ lợn đã học cách đi bằng hai chân. Mọi thứ dường như quay trở về với điểm xuất phát như thời lão Jones, cuộc Khởi Nghĩa trở thành dĩ vãng xa vời. Câu chuyện kết thúc bằng bữa tiệc giữa loài người và loài lợn trong chính ngôi nhà của lão Jones, và lũ súc vật đáng thương đang nhòm vào từ bên ngoài khung cửa sổ không thể nào phân biệt nổi đâu là người và đâu là lợn.

Cảm nhận về tác phẩm:

Trước hết phải thừa nhận rằng đây là một tác phẩm chính trị gây tranh cãi ẩn chứa sau hình ảnh về lũ súc vật quen thuộc. Orwell đã biến một đoạn lịch sử kéo dài trong mệt mỏi của cả một đất nước thành một tác phẩm trào phúng đơn giản, cô đọng nhưng phản ánh chân thực nhất những gì đã diễn ra tại Liên Xô cũ dưới thời Stalin với đầy đủ các nhân vật và sự kiện lịch sử. Có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc bối cảnh thật sự của Animal Farm là gì. Trong phần Lời tựa, Orwell đã nói rằng ông viết tác phẩm này như một lời cảnh báo châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng về bản chất thật sự của Chế độ Chủ nghĩa Xã hội đang diễn ra tại Liên Xô, rằng ông “đã nghĩ đến việc vạch trần huyền thoại Xô Viết viết dưới dạng một câu chuyện dễ hiểu và dễ dịch sang các ngôn ngữ khác”. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng chính Orwell khẳng định tác phẩm của ông không ám chỉ bất cứ quốc gia hoặc hệ thống chính trị nào, những gì tác phẩm mô tả có thể xảy ra ở mọi nơi tại mọi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử. Và nó đang thật sự xảy ra, ngay tại Việt Nam, Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Triều Tiên. Mặc dù chỉ còn sót lại ở một vài quốc gia trên thế giới, chế độ cộng sản ngày nay vẫn đang được vận hành theo một mô típ cũ kỹ, với cách thức xây dựng xã hội và cai trị con người không hề khác biệt gì so với một thế kỷ trước. Đó là lý do vì sao tôi đã rợn gai người khi đọc tác phẩm bởi nó phản ánh chính xác đến đáng sợ những gì đang diễn ra ngay tại Việt Nam, hơn 70 năm sau khi tác phẩm ra đời.

Quay lại với câu chuyện, từng nhân vật sống trong Trại Súc Vật là những tượng trưng điển hình cho mỗi một lớp người hiện nay. Vai trò cầm quyền được giao cho lũ lợn- những động vật được xem là thông minh nhất trong nông trại. Đây là một hình mẫu vừa châm biếm vừa chính xác đến kinh ngạc. Không phải Chiến Sĩ- kẻ tượng trưng cho sức mạnh, hay con lừa già- tượng trưng cho sự uyên bác, mà chính sự thông minh, tham lam và tính dục của loài lợn mới là biểu tượng của quyền lực trong tác phẩm (cũng như ngoài đời thực). Không chỉ vậy, khi miêu tả những “kẻ cầm quyền” có thân hình béo ú, mặt mũi hồng hào, tôi e rằng không hình mẫu nào thích hợp hơn lũ lợn, sẽ thật miễn cưỡng để chấp nhận đếu đổi lại là chó, lừa hay bất kỳ con vật nào khác. Trong bầy lợn đó, có 4 con vật đáng để chú ý nhất là Thủ Lĩnh, Tuyết Tròn, Napoleon và Chỉ Điểm. Thủ Lĩnh là một con lợn già được cả nông trang trọng vọng vì tuổi đời và sự hiểu biết của mình. Chính nó đã đưa ra lời tiên tri về một cuộc cách mạng và đời sống sung túc, ấm no cho lũ súc vật. Đó là biểu tượng của những bậc học giả uyên bác ngày xưa, và nếu như áp dụng trong bối cảnh Liên Xô lúc bấy giờ, ta có thể hiểu rằng Thủ Lĩnh là hiện thân của Karl Marx và cũng có thể là lãnh tụ Lenin. Sau khi Lenin qua đời, người kế nhiệm tiếp theo đáng lẽ ra là Trotsky chứ không phải Stalin, nhưng Trotsky đã bị Stalin trục xuất khỏi Liên Xô và cuối cùng bị ám sát vào năm 1940, y hệt cách Napoleon đứng lên giành giật quyền lực từ Tuyết Tròn sau khi Thủ Lĩnh qua đời. Nếu như Tuyết Tròn ( Trotsky) là một nhà lãnh đạo có tài luôn lo nghĩ cho tập thể nhưng lại thiếu cảnh giác thì Napoleon (Stalin) chính là kẻ bất chấp tất cả để có được quyền lực và sẵn sàng dùng máu tươi để củng cố quyền lực đó. Điều này càng trở nên đúng đắn khi so sánh với thực trạng chính trị ngày nay, khi những kẻ lãnh đạo không chỉ cần có tài năng thực lực mà còn cần phải có quyền lực để củng cố vị trí của mình. Càng tìm hiểu kỹ về chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Trotsky, tôi càng nhận ra hai con lợn Tuyết Tròn và Napoleon đã đại diện xuất sắc đến kinh ngạc từ quan điểm chính trị đến số phận cho hai chính trị gia tên tuổi này, tuy nhiên sẽ là quá dài để nói về tất cả những điều đó trong một bài review sách, có lẽ tôi sẽ viết một bài riêng về những con lợn đặc biệt này vào một ngày khác, nếu các bạn mong muốn.

Về các tuyến nhân vật khác trong chuyện, tôi không thể nào không thán phục sự tài tình của Orwell khi xây dựng Chỉ Điểm- cũng lại là một con lợn- thành một kẻ mồm loa, có khả năng lấp liếm và che dấu tất cả tội lỗi của Napoleon bằng thứ ngôn từ xảo trá và huyễn hoặc của mình. Đó là biểu tượng cho những nhân vật thêu dệt chính trị (Spin doctor) trong lịch sử, là những tờ báo lá cải đang hàng ngày che dấu sự thật chính trị sau những ngôn từ xa hoa và bóng bẩy. Những kẻ trung thành mù quáng như con ngựa Chiến Sĩ sẽ bị bóc lột, lợi dụng đến tận cùng và bị thải bỏ không thương tiếc ngay khi vừa hết giá trị lợi dụng. Hình ảnh lũ súc vật vừa gào thét vừa đuổi theo chiếc “xe cứu thương” đang đưa Chiến Sĩ đến bệnh viện nhưng thực chất lại là chiếc xe dẫn đến lò mổ là một trong những hình ảnh đắt giá của tác phẩm. Nó thể hiện sự độc tàn của “chế độ Napoleon” và sự ngờ nghệch đến đáng thương của lũ súc vật-những con vật yếu đuối, không biết quá vần A trong bảng chữ cái, luôn dễ dàng bị những lời dụ dỗ về một tương lai sung túc, tươi đẹp của Chỉ Điểm che mắt và cam chịu áp bức, khổ sai. Trong đám đông đó, con lừa già Benjamin hiện lên như tầng lớp trí thức từng trải và am hiểu sự đời. Trong lúc đám súc vật vẫn đang hân hoan trong niềm vui chiến thắng thì chỉ mình nó là dường như đã nhìn thấy một kết cục hoàn toàn khác, nó nhìn thấu từng lời dối trá của đám lợn, hiểu quá rõ bản chất xã hội nó đang sống, nhưng lại chọn cách im lặng và phó mặc mọi thứ diễn ra. Có lẽ nó đã sống đủ lâu và cam chịu đủ nhiều để hiểu rằng về bản chất, dù là người hay là lợn thì chế độ thống trị vẫn không khác là bao, và kẻ yếu thế vẫn muôn đời chịu áp bức và bóc lột, bằng cách này hay cách khác.

Trại Súc Vật kết thúc lơ lửng trong hoang mang, không ai biết số phận của những con vật đó sẽ như thế nào sau cái ngày chúng kinh hoàng nhìn thấy đàn lợn đi bằng hai chân và tụ tập với bọn chủ điền trang trong căn nhà chính. Sự mỉa mai được đẩy lên tận cùng đến ám ảnh là hình ảnh lũ súc vật không thể phân biệt được đâu là lợn và đâu là người. Người, hay là lợn, về bản chất không có gì khác nhau một khi chúng trở thành những kẻ cai trị: “Nếu các bạn phải xử lý những loài vật hạ đẳng, thì chúng tôi phải xử lý những giai cấp hạ đẳng” (Lời Pilkington nói với Napoleon).

Kết luận:

Đây là tác phẩm chính trị suất sắc dành cho tất cả mọi người. Không có gì ngạc nhiên khi bản dịch Chuyện ở nông trại của Nhã Nam đã bị thu hồi một cách lặng lẽ sau khi xuất bản. Càng đọc bạn sẽ càng nhận ra những điểm tương đồng đang xảy ra ngay chính tại Việt Nam. Và hãy nhìn quanh đi, bạn có nhìn thấy con lợn nào không?

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 4:07 pm

Review truyện Trại Súc Vật (Animal Farm – George Orwell)

Sharky 08/01/2022 - Sharkism

Nội dung

Review truyện Trại Súc Vật (Animal Farm – George Orwell) – Chuyện chính trị của những con heo.

Mình biết tới cuốn sách Trại Súc Vật này thông qua một người bạn / người em. Mình rất quý mến và rất thích phong cách sống của cậu ấy, nên đã tìm đọc tất cả những gì mà cậu ấy chia sẻ. Trong chuyên mục review sách hôm nay, mình sẽ review cuốn truyện Trại Súc Vật / Chuyện Ở Nông Trại (Animal Farm – George Orwell), vừa để kỷ niệm cho ngày quen biết cậu ấy, vừa để lưu trữ và chia sẻ lại một cuốn sách thật hay cho mọi người.

Trại súc vật (được xuất bản ở Việt Nam với tên gọi Chuyện Ở Nông Trại) giống như một cuốn sách minh họa ám ảnh người đọc, vờ như là câu chuyện dễ thương, đậm màu sắc sách truyện thiếu nhi, mà hóa ra lại rùng rợn đau buồn và thê lương kỳ lạ.

Nó dùng chất liệu của những câu chuyện dân gian, của một thế giới thần kỳ rất đỗi quen thuộc – nơi động vật biết nói, biết suy nghĩ và tư duy như hoặc hơn cả con người, để minh họa chính cuộc sống thực của con người, chính thể chế chính trị đáng sợ bậc nhất – độc tài.

Nó khiến tôi nghĩ rằng, tác phẩm này nên được lan truyền giống như một câu chuyện ngụ ngôn. Nghĩa là, có thể không phải ai cũng kiên nhẫn đọc hết nó nhưng bất cứ ai cũng nên cần biết qua về nó, để từ đó có được một bức tranh “ngộ nghĩnh” về chế độ độc tài – hữu hình hơn, cụ thể hơn và khó mà quên được.

1. Khởi nguồn của bạo loạn trại súc vật

Câu chuyện bắt đầu ở một nông trại có tên là Điền Trang do ông chủ Jones quản lý. Ở đây có đầy đủ những giống vật nuôi thông thường như lợn, gà, vịt chó v…v….. Chúng thường bí mật họp lại với nhau vào một tối nhất định để bàn chuyện của loài vật.

Ở đây, tất cả động vật trong trại quây quần lại với nhau để nghe những điều chỉ dạy của một con lợn vốn được tôn là Thủ lĩnh già. Gọi là “già” bởi nó đã sống lên tận 12 năm – một con số đáng kinh ngạc đối với lợn nhà. Nó đứng lên và thuyết giảng về thân phận nô lệ của các loài động vật và sự tàn ác, dã man của con người mà đại diện ở đây là lão Jones.

Thủ lĩnh già đưa ra sự mâu thuẫn phi lý giữa người và vật. Người không tự sản xuất ra bất cứ cái gì, trứng không, sữa không, sức lực không. Còn vật thì có hết những thứ đó, thậm chí còn biết làm việc chăm chỉ, khả năng sinh tồn cao. Vậy mà loại vật lại chịu sống dưới cái ách ác độc của con người, bắt lao động khổ sai với một khẩu phần ăn ít ỏi, bắt cống nạp tất cả mọi thứ, chia cắt mẹ con, vứt bỏ kẻ già yếu bệnh tật, sống lười biếng, xảo trá.

Hình 2: Những con vật trong trại súc vật tụ họp lại với nhau xung quanh thủ lĩnh lợn già. @Timetoast

Tất cả các con vật nghe xong thì đều gầm lên phẫn uất. Chúng xót xa cho phận mình và nhen nhóm ý định khởi nghĩa giành quyền tự chủ. Thủ lĩnh còn truyền cho chúng một bài ca riêng của súc vật, và nó nhanh chóng trở thành “súc vật ca” được hát trong mọi cuộc họp. Nhưng chẳng bấy lâu sau cuộc phát động đó thì Thủ lĩnh chết.

Hai con lợn sáng dạ nhất là Napoleon và Tuyết Tròn lên kế tục và không ngừng đi kích động, cổ vũ mọi vật cùng nhau đứng dậy khởi nghĩa. Chúng thuyết phục những kẻ ngu muội – những kẻ nghĩ rằng Jones là thánh ban ơn, chăm nuôi muôn vật, thuyết phục cả những kẻ bàng quan với hiện thực và những kẻ có cái nhìn tiêu cực.

2. Cuộc trỗi dậy của loài vật trong trại súc vật

Thế rồi thời thế tạo nên anh hùng, trong một ngày bị bỏ đói đến rệu rã, chúng buộc phải tìm đến kho ngũ cốc để cứu lấy dạ dày mình. Đúng lúc đó thì Jones và những kẻ làm thuê xuất hiện, tức giận dùng roi quất túi bụi lên lưng, đầu chúng.

Con giun xéo lắm cũng quằn, tất thảy động vật vùng lên chống trả quyết liệt, chúng đuổi con người chạy vòng quanh điền trang, húc đổ tất cả những gì có thể, roi da không có ích gì, loại vật ở khắp nông trại đều bừng bừng khí thế chiến đấu.

Hình 3: Cuộc trỗi dậy của loài vậy. @Spiderum

Rốt cuộc, Jones quá sợ hãi đành cùng vợ con bỏ chạy khỏi nông trại. Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Mọi loài vật đều say mê trong hạnh phúc. Trong những giây phút đầu tiên đầy thiêng liêng, chúng hít chậm rãi cái không khí tự do và cùng nhau đi khắp nông trại để phá hủy những tàn dư của con người, riêng tòa nhà chính – nơi Jones sống thì chúng thỏa thuận để nó làm bảo tàng như một chiến tích lưu giữ đời sau.

Napoleon và Tuyết Tròn tìm thấy sách trong nhà Jones và tự học lấy chữ, cách canh tác, sử dụng máy móc và những kiến thức sống còn khác.

Chúng thống nhất với nhau sơn lên bức tường nông trại 7 điều răn cho toàn thể xứ sở loài vật:

Tất cả các loài hai chân đều là kẻ thù.
Tất cả các loài bốn chân hoặc có cánh đều là bạn.
Không có con vật nào được mặc quần áo.
Không con vật nào được ngủ trên giường.
Không con vật nào được uống rượu.
Loài vật không được giết hại lẫn nhau.
Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng.

Loài cừu không đủ trí thông minh để đọc và nhớ hết thảy 7 điều nên chúng được tóm tắt lại thành khẩu hiệu ngắn gọn “bốn chân tốt, hai chân xấu”. Bất kể dịp lễ hay hội họp nào, bọn chúng đều túm tụm lại và hô vang khẩu hiệu đó, có khi tận mấy chục phút liền: “bốn chân thì tốt, hai chân thì xấu”. Mọi loại vật đều gọi nhau là đồng chí, tôn trọng lẫn nhau và ra sức làm việc.

Napoleon và Tuyết Tròn trở thành người chỉ đạo bởi chúng là những kẻ thông minh và hiểu biết nhất. Chúng được uống sữa, ăn táo và sử dụng nhà của Jones – vốn trước đó được coi là bảo tàng. Bởi lẽ theo như lời của Chỉ Điểm – con lợn chuyên làm công tác tuyên giáo, thì “Chúng tôi uống sữa và ăn táo vì lợi ích của chính các đồng chí đây.

Các đồng chí tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy nếu loại lợn chúng tôi không cáng đáng nổi nhiệm vụ không? Lão Jones sẽ quay về? Vâng, lão Jones sẽ quay về? Chắc chắn như thế, thưa các đồng chí”. Nghe thấy nguy cơ rằng kẻ địch không đội trời chung có thể vẫn đang rình rập chờ cơ hội quay lại, tất thảy loài vật sợ hãi và vội vã gật đầu đồng ý với cách làm của loài lợn.

3. Sự đổi mới trong trang trại

Sự lãnh đạo của Napoleon và Tuyết Tròn mang lại nhiều đổi mới cho trại, nhưng đồng thời cũng nhiều lần khiến cả trại rơi vào những cuộc chiến, phân chia bè phái nảy lửa, bởi hai con lợn không mấy khi đồng quan điểm với nhau, vả lại cũng chẳng bao giờ nhún nhường nhau.

Hình 4: Mâu thuẫn lên cao nhất khi Tuyết Tròn đề nghị nên xây cối xay gió. @Spiderum

Xung đột lên đến đỉnh điểm khi Tuyết Tròn đề nghị nên xây cối xay gió – công trình hứa hẹn giúp nông trại hiện đại hóa, có điện sử dụng quanh năm, kéo lò sưởi vào từng chuồng súc vật, khởi động máy gặt máy đào đất để giảm bớt công việc nặng nhọc, giúp loại vật sống thoải mái hơn.

Nhưng Napoleon cho rằng tất cả những thứ đó chỉ là hão huyền, phỉnh nịnh, quyết liệt phản bác. Đến buổi bỏ phiếu cuối cùng, nhận thấy các loại vật có vẻ đã chiều theo ý của Tuyết Tròn, Napoleon liền bất ngờ thả 9 con chó hung dữ như những con chó sói ra đuổi đánh Tuyết Tròn. Kể từ đó, không ai trông thấy Tuyết Tròn xuất hiện ở trong trại súc vật nữa.

Hình 5: Napoleon đi đâu cũng luôn có những con chó hung dữ bảo vệ. @Impulsogeek

Napoleon đường đường chính chính trở thành người lãnh đạo duy nhất, đi đâu cũng luôn có 9 con chó hộ tống bao quanh, hằm hè và chực cắn bất cứ ai muốn lại gần chủ chúng, đặc biệt ở trên ngực nó còn đính thêm hai huy chương Danh hiệu Súc vật anh hùng bậc I và Súc vật anh hùng bậc II do nó tự phong.

Giờ đây, không ai được gọi trống không Napoleon mà luôn luôn phải kèm theo những từ kiểu như “Lãnh tụ của chúng ta, Đồng chí Napoleon”. Napoleon đã trở thành một tượng đài bất khả xâm phạm, trở thành một người “nói gì cũng đúng”, mang theo hàng trăm cái tên hoa mỹ “Cha của loài vật, nỗi khiếp sợ của loài người, bạn của loài vịt..”.

Chúng được quy định bắn súng chào mừng vào ngày sinh của Napoleon. Napoleon trở thành vị cứu tinh của loài vật “Dưới sự dẫn dắt của Đồng chí Napoleon, Lãnh tụ của chúng ta, tôi đã đẻ được năm quả trứng..” Để bộc lộ lòng tôn kính của muôn vật giành cho con lợn đầu đàn, một bài thơ về Napoleon ra đời:

Đồng chí Napoleon!
Người là cha của những đứa trẻ mồ côi,
Là suối nguồn hạnh phúc muôn đời,
Là vầng thái dương chiếu sáng bầu trời,
Ánh mắt người ấm mãi lòng tôi.
Đồng chí Napoleon!
Người cho tôi bữa ăn lúc đói lòng.
Người cho tôi nệm rơm ấm mùa đông.
Người ngồi canh cho bầy con giấc ngủ yên lành.
Con ơi!
Hạnh phúc muôn đời,
Là nhờ đồng chí Naploleon.
Tên cha tên mẹ tên chồng,
Con có thể quên
Nhưng tên người,
Vầng thái dương chiếu sáng đời đời
Con phải nhớ mãi không thôi:
Napoleon, Napoleon, người ơi!

Và kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của nó, cuộc đời của những con vật trong trại thay đổi chóng mặt.

4. Hình thành sự độc tài

Đầu tiên phải kể đến những điều răn, lần lượt từng cái một được biến tấu kỳ lạ. Con lợn Napoleon chuyển hẳn vào nhà Jones sống và thậm chí còn ngủ trên giường. Khi nghe những loại vật khác nhắc đến điều răn cấm kỵ, thì Chỉ Điểm – tay chân thân cận liền nói rằng thật ra lời răn đầy đủ phải là Không được ngủ trên giường có tấm trải giường.

Sao phải khó khăn với việc ngủ trên giường chứ : “Giường là gì, chỉ là chỗ để nằm ngủ thôi. Nói đúng ra thì một ổ rơm trong chuồng cũng là giường. Quy định là cấm ngủ trên khăn trải, vì đấy là sản phẩm của con người. Chúng tôi đã bỏ hết khăn trải giường đi rồi, bây giờ chỉ dùng chăn thôi.” Các loại vật thấy cũng xuôi tai nên lại thôi.

Hình 6: Sự độc tài dần dần hình thành rõ nét hơn trong trang trại. @Sneakpeek

Chẳng lâu sau, khu vườn vốn được giành riêng cho loại vật đến tuổi nghỉ hưu được mang ra trưng dụng trồng lúa yến mạch với lời giải thích rằng đất để hoang, cỏ không mọc. Những con lợn bắt đầu sản xuất bia rượu. Và ơ kìa, lời răn nay lại được sửa sang thành Cấm uống rượu đến say.

Vậy là, những con lợn được phát bia rượu hàng ngày, con nào con nấy hồng hào ra hẳn. Duy những loại vật khác thì đến hèm cũng chẳng thấy đâu. Chúng lại thui thủi quay về làm công việc của mình. Thậm chí, một vụ thanh trừng đã diễn ra trước thanh thiên bạch nhật, trước con mắt của tất cả loài vật trong trại. 3 con lợn phản đối Napoleon, 2 con gà đi biểu tình, con ngỗng ăn cắp ngũ cốc… lần lượt bị 9 con chó cắn đứt cổ.

Hóa ra không phải là không được giết đồng loại mà là không được giết mà KHÔNG CÓ LÝ DO.

Tuyết Tròn mặc dù đã biến mất dạng từ sau hôm bỏ phiếu đó, nhưng cái bóng của nó thì vẫn ám ảnh cả khu trại súc vật. Bất kỳ thất bại nào đều được đổ cho Tuyết Tròn. Tuyết Tròn được cho là đã làm gián điệp cho bên ngoài, là lẻn vào trại súc vật mỗi tối phá nát cánh đồng, trộn hạt giống ngũ cốc với cỏ dại gây ra nạn đói.

Tuyết Tròn trở thành nỗi căm phẫn vô hình, mơ màng nhưng dữ dội, là động lực cho tất cả động vật đã rệu rã chân tay nhưng vẫn gồng mình làm việc. Bởi chúng quyết giữ bằng được sự tự do trong khổ sở này và chống lại mọi thế lực thù địch bên ngoài đang hằm hè lật đổ vương quốc loài vật.

Nhưng có lẽ, thứ chúng cần chiến đấu ở gần hơn thế rất nhiều. Napoleon đưa bọn lợn con và đám cừu đi sang một vùng cỏ khác, cách biệt so với mọi người và bảo với tất cả rằng chúng cần được học một bài hát mới nên cần không gian yên tĩnh. Nhưng thật bất ngờ, thứ các loài vật khác thấy khi ghé mắt nhìn trộm là một cảnh tượng đầy hãi hùng: Chúng đang tập đi bằng hai chân.

Có những con hãy còn loạng choạng, nghiêng ngả nhưng tuyệt nhiên không con nào ngã. Và rồi, Napoleon hùng dũng bước ra, tự tin sải bằng hai chân của mình.

Khi những con cừu trở về, thứ chúng hô vang, luôn luôn vô tình lấn át tất thảy tiếng kêu khóc than, kêu cứu của loài vật là “Bốn chân thì tốt, hai chân tốt hơn ! Bốn chân thì tốt, hai chân tốt hơn !”. Điều răn trên bức tường nay được thêm hẳn một dòng chữ lớn “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG NHƯNG MỘT SỐ CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC”.

“All animals are equal, but some animals are more equal than others.” – George Orwell

Hình 7: Nông trại mở cửa cho loài người đến tham quan. @ Stephen B. Aranha on Twitter

Nông trại được mở cửa cho loài người đến tham quan. Những loại vật tội nghiệp dường như quen với cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” chẳng đủ thời gian ngẩng đầu lên ngắm nghía “không biết trong hai loại đó, quan khách và lợn, bọn nào đáng sợ hơn”. Và từ bao giờ, người và lợn hợp tác làm ăn với nhau và cùng ngồi với nhau trên một bàn ăn.

Hẳn sẽ là một niềm vinh hạnh cho mọi loài vật nếu như loài lợn không cười vỡ ra khi nghe tên chủ trại Pilkington nói rằng “Nếu các bạn phải xử lý những loại vật hạ đẳng, thì chúng tôi, chúng tôi cũng phải xử lý các giai cấp hạ đẳng”, và cả nếu như ngài lãnh tụ Napoleon không đứng lên đĩnh đạc tuyên bố rằng “Từ nay trở đi trại sẽ lấy tên là Điền Trang”.

5. Cái kết của trại súc vật

Kết câu chuyện có lẽ là một cái kết đậm màu hiện thực nhưng cũng không kém nghiệt ngã, nó đủ làm tôi hẫng hụt khi vẫn đang mải mơ tưởng về sự xuất hiện trở lại của Tuyết Tròn – nó sẽ lấy lại công lý, giải oan cho bản thân, và giúp những con gà, con ngựa sống thảnh thơi như cuộc khởi nghĩa đã hứa hẹn.

Tuyệt nhiên không, thay vào đó tác giả đặt dấu chấm cho câu chuyện viễn tưởng của mình bằng câu văn “Chúng nhìn lợn rồi lại nhìn người, nhìn người rồi lại nhìn lợn, một lúc sau thì chúng chịu, không thể phân biệt được đâu là người, đâu là lợn nữa.”

Hình 8: “Chúng nhìn lợn rồi lại nhìn người, nhìn người rồi lại nhìn lợn, một lúc sau thì chúng chịu, không thể phân biệt được đâu là người, đâu là lợn nữa”. @George Orwell

Có lẽ thứ mà những loại vật kia cần chưa hẳn là một Tuyết Tròn mà là những đôi mắt sáng để nhìn ra bản chất của lợn và người, bản chất của sự tự do mà chúng đã đánh đổi bằng xương máu. Để chiến đấu chống lại Jones, sự bùng nổ đến rất nhanh rất sớm, bởi nó khác loài, không cùng tiếng nói, bởi sự đàn áp rành rành trước mắt.

Nhưng chống lại Napoleon thì chúng đang chống lại chính bản thân chúng, phản lại chính cuộc chiến lẽ phải mà chúng đã tham gia và hy sinh, chống lại thứ mà bao hàm trong đó có cả bản thân chúng. Thật khó xử đúng không?

Thật khó để (can đảm) đánh đồng Napoleon với Jones. Cuộc sống trong “Trại súc vật” vốn đã kết thúc từ lâu, và một “Điền Trang” lại được tái sinh. Còn những cư dân trong đó thì vẫn sống trong hào quang của lịch sử, niềm tự hào của chiến thắng bi thương và chỉ nhìn thấy duy nhất kẻ thù của đời mình là lão Jones.

6. Nguồn bài viết

Đây là bài viết review về cuốn truyện Trại Súc Vật / Chuyện Ở Nông Trại (Animal Farm – George Orwell) của chanhndh đăng trên Spiderum vào ngày 01 tháng 07 năm 2018.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 4:14 pm

by PHAN BA

REVIEW GEORGE ORWELL - TRẠI SÚC VẬT

Trangtrinhtham

Hôm trước em vừa nghe anh nào đó trong hội mình giới thiệu quyển này. Hôm nay, em vừa mới đọc xong, còn đang xúc động, cần phải viết review cho nóng ạ!

Thực chất em là đứa dốt lịch sử, không hiểu chính trị, đặc biệt không quan tâm đến chế độ cộng sản, 😄😆😂😅🤣😁thế nên em sẽ viết review dưới góc nhìn của một độc giả bình thường, không có động cơ chính trị, không phân tích sâu xa, hình ảnh ẩn dụ gì cả, chỉ đơn thuần là bị xúc động dưới những tình cảm thể hiện qua mặt chữ.

Câu truyện được kể bằng một giọng văn trào phúng, rất mỉa mai, chúng ta cũng thấy rất mỉa mai, những điều lố bịch không tưởng xảy ra trong một nông trại giống như bất kì một nông trại bình thường nào ở nước Anh. Một sự việc mà ban đầu chúng ta đều sẽ cảm thấy phấn khích, lũ súc vật đã nổi lên làm một cuộc cách mạng chống lại lão chủ bần tiện, ác độc, dưới ảo tưởng về một xã hội bình đẳng theo lời của Thủ Lĩnh nói – một con lợn đã chết già. Đây chính là mô-tuýp thông thường, tội ác phải trả giá, người tốt được hưởng hạnh phúc, no ấm, công bằng được tái lập, và chúng ta, vui mừng nói rằng, lẽ phải đã được thực thi. Thế nhưng câu chuyện đã dừng lại đâu.

Tất cả những sự việc xảy ra tiếp theo cuộc cách mạng được miêu tả tuần tự, từ việc tổ chức phân công lao động, tranh quyền lãnh đạo, các chính sách thế nọ thế kia, đấu tranh chống lại lũ người xâm lược, mâu thuẫn, đàn áp, rất tuần tự, rất hợp lý. Ồ, và chúng ta cảm thấy lố bịch, tại sao lại lố bịch, ban đầu mọi chuyện rất tốt đẹp cơ mà, giống như Bảy điều răn được viết trên tường, đã thay đổi rồi, và chúng ta cũng chẳng biết nó thay đổi từ lúc nào, từng điều, từng điều một. Từ việc “mọi con vật sinh ra đều bình đẳng”, chuyển thành “mọi con vật sinh ra đều bình đẳng, nhưng có những con vật bình đẳng hơn những con khác”, ôi, thật mỉa mai làm sao!

Đỉnh điểm của câu chuyện có lẽ chính là cái chết của con ngựa Chiến Sĩ, chúng ta không cần hiểu quá cao siêu, chúng ta đều sẽ thấy phẫn nộ, niềm tin bị sụp đổ, như cái chính quyền lố bịch do bọn lợn dựng lên vậy. Ôi chao, thật bất công làm sao!

Câu chuyện này không ấn tượng bới lão Jones, không ấn tượng bởi con lợn Napoleon hay Tuyết Tròn, hay cả con Chỉ Điểm nữa, câu chuyện này ấn tượng bởi sự mù quáng của tất cả các con vật, những con vật khốn khổ sẽ mãi khốn khổ, bị dắt mũi đi từ đầu đến cuối, và chưa bao giờ hết khốn khổ. Đến chết chúng cũng vẫn tự hào bởi việc được sống ở “Trại súc vật”, được cai trị bởi con vật, chứ không phải con người. Câu khẩu hiệu “Hai chân xấu, bốn chân tốt” và sự ngu dốt của lũ động vật vừa làm câu chuyện trở lên lố bịch đến nực cười, vừa thật sót sa. Hình ảnh cuối cùng của câu chuyện, cảnh lũ người và lũ lợn uống rượu tranh cãi ầm ĩ ở trong nhà, khiến cho mọi con vật không thể phân biệt nổi, đâu là lợn, đâu là người, phải chăng gói gọn cho tư tưởng của tác giả, người hay lợn thì cũng thế mà thôi, và sự khốn khổ của lũ súc vật là thứ không thể thay đổi được. Bức bối làm sao, cay đắng làm sao, tuyệt vọng làm sao!

Vậy như thế nào mới tốt? Tôi không biết, hoặc như con lừa Benjarmin nói “Đời của lừa dài lắm, các người không biết trước được đâu.”
P/s: Em muốn mua một cuốn làm kỉ liệm quá mà giờ nó thành sách hiếm rồi

Hai Yen Luong

TRẠI SÚC VẬT – GEORGE ORWELL

Tóm tắt cốt truyện:

Vào một đêm, sau khi ông chủ Jones đã ngủ mê mệt vì say rượu, những thú vật của Nông trại Manor tụ họp trong nhà chứa cỏ để nghe con Lợn Old Major (Thủ Lĩnh; Ông Cả) kể về một giấc mộng kỳ lạ. Khởi đầu, bằng một giọng nói rõ ràng và đầy sức mạnh, Lợn già Major kể lại sự hiểu biết của mình về bản chất của cuộc đời, theo đó trên quãng đời này, các con vật đã phải làm việc cực nhọc, chịu đựng gian khổ, không được ăn no, tới khi không còn sức lao động nữa thì bị làm thịt. Tại sao có sự bất công này? Bởi vì các con vật đã bị làm nô lệ cho loài người và đây là giới sinh vật chỉ tiêu thụ mà không sản xuất. Vì vậy chỉ còn một giải pháp: phải lật đổ loài người. Mọi con vật phải đoàn kết lại vì một mục đích chung: nổi dậy.

Buổi họp bị gián đoạn một thời gian ngắn vì vài con chó chạy đi đuổi chuột, tiếp theo Lợn già Major đề nghị bỏ phiếu quyết định loài chuột là đồng chí (comrades), kế tiếp mọi con vật đều tán thành một quyết định khác của Lợn già Major như sau: Con người là Kẻ Thù. Các con vật vì vậy cần phải tránh xa các thói quen của con người: không dùng nhà ở, giường nằm, quần áo, tiền bạc, mậu dịch, rượu… Và trên hết, Tất cả chúng ta đều là Bạn. Không con vật nào được giết một con vật khác. Mọi con vật đều bình đẳng.

Lợn già Major đã không thể mô tả hết giấc mộng tốt đẹp của nó cho các con vật khác nghe, đây là giấc mộng về một trái đất không còn loài người, và nó cũng dạy cho các con vật kia hát bài ca Thú Vật của Anh Quốc mà nó học được trong giấc mộng. Nhờ hát đi hát lại bài ca cách mạng này, các con vật đều trở nên cuồng nhiệt.

Không lâu sau đó, Lợn già Major qua đời nhưng các con vật còn sống khác đều cần phải hiểu rõ nền Triết học Súc Vật Chủ Nghĩa (Animalism), đều phải nổi dậy chống lại ông chủ Jones. Công tác giảng dạy và tổ chức quần chúng được giao phó cho các con lợn bởi vì loài lợn được coi là những con vật tinh khôn, khéo léo. Trong số những con lợn này, có hai con tài giỏi nhất là Lợn Snowball (Tuyết Tròn; Tuyết Cầu) và Lợn Napoleon (Nã Phá Luân). Ngoài ra còn có Lợn Squealer (Chỉ Điểm; Mồm Loa), một kẻ ăn nói xuất sắc.

Ngày tháng trôi dần qua, ông chủ trại Jones càng uống nhiều rượu mạnh và càng trễ nải việc chăm sóc nông trại. Rồi vào một buổi chiều kia, khi ông Jones quên cho súc vật ăn uống sau một ngày dài, các con vật phá cửa, xông vào máng ăn và giành nhau ăn uống. Ông Jones và những người làm công bèn dùng roi, gậy… đánh đập các con vật. Những con vật đói ăn này không thể chịu đựng hơn được nữa. Chúng bèn tấn công những kẻ đàn áp. Vừa ngạc nhiên, vừa hoảng sợ, cả chủ lẫn tớ đều bị đuổi khỏi nông trại. Thật là bất ngờ. Cuộc nổi dậy đã thành công. Ông chủ Jones không còn nữa, Nông trại Manor từ nay thuộc về súc vật.

Niềm vui của tất cả súc vật thật là vô kể, chúng là chủ nhân và sẽ làm việc hòa thuận với nhau suốt đời. Chúng rất phấn khởi khi các con lợn dạy chúng biết đọc và biết viết. Bảng hiệu Nông Trại Manor nay được đổi thành Trại Súc Vật (Animal Farm), đồng thời trên vách tường của vựa lúa, Bảy Giáo Điều của Chủ Nghĩa Súc Vật được viết rõ như sau:

1: Ai đi hai chân đều là kẻ thù.

2: Ai đi bốn chân hay có cánh đều là bạn.

3: Không con vật nào được phép mặc quần áo.

4: Không con vật nào được phép ngủ trên giường.

5: Không con vật nào được phép uống rượu.

6: Không con vật nào được phép giết một con vật khác.

7: Mọi con vật đều bình đẳng.

Dù cho Bảy Giáo Điều này được dạy cho các con vật học thuộc lòng, nhưng cũng có vài con vật quá ngu dốt, học không thuộc bài! Vì thế Lợn Snowball đã tóm tắt tất cả các Giáo Điều thành một câu châm ngôn dễ nhớ: “Bốn chân Tốt; Hai chân Xấu”.

Sau cuộc Nổi Dậy thành công, mọi con vật đều phải ra đồng làm việc và vào ngày Chủ Nhật, chúng tụ họp trong vựa lúa để thảo luận về các đường lối, chính sách của nông trại mới. Những con lợn trở nên những kẻ giám sát vì được coi là thông minh nhất. Công tác cần phải làm ngay là vắt sữa bò và các con lợn lo công việc này. Một con vật nêu thắc mắc là sẽ phải làm gì với lượng sữa này thì Lợn Napoleon nói lớn: “Xin đồng chí đừng quan tâm tới sữa bò. Công tác chính là phải lo hoàn thành vụ thu hoạch.” Khi các con vật từ cánh đồng trở về thì lượng sữa bò đã biến mất. Thực ra, Lợn Napoleon đã đánh cắp lượng sữa này cùng một số táo, giành cho chính nó và các con lợn khác. Lợn Napoleon đã cắt nghĩa rằng sữa tươi tuyệt đối cần thiết cho loại lao động trí óc mà loài lợn đang thi hành bởi vì nếu không có loài lợn suy tính, ông Jones sẽ trở lại nông trại và chẳng con vật nào mong muốn điều này. Ngoài ra, nó còn dùng Lợn Squealer, một con lợn có khả năng thuyết phục các con vật khác tin rằng loài lợn luôn luôn sống đạo đức và bao giờ cũng quyết định đúng đắn, chí công vô tư. Kể từ nay mọi con vật đều phấn khởi, hoàn thành mọi công tác trong thời gian kỷ lục, xuất sắc nhất khi làm công việc nặng nhọc là Ngựa Boxer (Đấu Sĩ; Chiến Sĩ).

Vào mùa thu năm đó, ông Jones và các gia nhân cố gắng tìm cách chiếm lại nông trại nhưng nhờ sự khôn khéo và lòng can đảm của Lợn Snowball, nhờ các chiến thuật của con lợn này mà các con vật đã chiến thắng ông Jones sau một trận đánh được gọi là Trận Chiến Chuồng Bò (The Battle of the Cowshed). Mùa đông tới. Mollie là một con ngựa vô dụng, chỉ quan tâm tới bằng khen và đường ngọt, đã bị một người lạ dụ ra khỏi nông trại. Rồi ngày tháng qua, giữa Lợn Snowball và Lợn Napoleon đã xảy ra các bất đồng ý kiến. Lợn Snowball nói cần phải khiến cho các con vật khác nổi dậy tại các nông trại khác, còn Lợn Napoleon cho rằng chúng phải tự kiếm ra súng đạn. Khi Lợn Snowball bắt đầu phác thảo ra chương trình xây dựng một cối xay gió để sản xuất điện năng và nhờ vậy cung cấp cho súc vật thêm thời gian nhàn rỗi, thì Lợn Napoleon lại cho rằng kế hoạch này vô ích, chỉ khiến cho các con vật mất đi thời gian cần thiết để sản xuất thực phẩm.

Vào một ngày Chủ Nhật, khi các con lợn tập trung mọi súc vật lại để bỏ phiếu về cối xay gió, khi Lợn Snowball hùng hồn diễn thuyết về một loại điện tiết kiệm sức lao động sẽ được sản xuất ra, thì Lợn Napoleon ra một hiệu lệnh, chín con chó hung dữ do Lợn Napoleon nuôi dưỡng từ trước, đã xông ra, tấn công Lợn Snowball và đuổi con lợn này chạy thục mạng, vĩnh viễn bị loại ra khỏi nông trại. Vây quanh là bầy chó hung dữ, Lợn Napoleon tuyên bố rằng từ nay, không duy trì các buổi thảo luận mất thời giờ nữa, một ủy ban đặc biệt của loài lợn do nó làm chủ tịch, sẽ ra lệnh mỗi ngày. Bốn con lợn trẻ lên tiếng phản đối nhưng tiếng gầm gừ của bầy chó hung dữ khiến cho bốn con lợn kia phải im lặng, đồng thời bầy cừu cũng đồng thanh và liên tục kêu be be câu châm ngôn “Bốn chân Tốt; Hai chân Xấu”, ngăn cản cuộc tranh luận.

Sau đó vài ngày, Lợn Napoleon lại tuyên bố rằng Lợn Snowball đã ăn cắp ý tưởng của nó về việc xây dựng cối xay gió, rằng cối xay gió này sẽ phải được thực hiện, rằng công trình này do mọi con vật hy sinh. Công việc xây dựng được tiến hành. Ngựa Boxer, to khỏe, đã tỏ ra có giá trị nhất trong công tác này. Nhưng rồi một trận bão đã làm sụp đổ cối xay gió dang dở. Lợn Napoleon đã đổ tội phá hoại cho Lợn Snowball và ra lệnh làm lại công trình. Sau đó, Lợn Napoleon đã thuê một kẻ trung gian để mua bán với các nông trại láng giềng. Việc làm này trái với các Giáo Điều của Chủ Nghĩa Súc Vật.

Một hôm, Lợn Napoleon ra lệnh tất cả súc vật phải tập họp trên sân rộng rồi sau đó, các con chó cắn tai bốn con lợn trẻ, lôi chúng ra trước mặt Lợn Napoleon. Những con lợn trẻ này nhận tội đã âm mưu với Lợn Snowball để phá hoại cối xay gió và rồi sẽ tiến hành giao nộp nông trại cho con người. Sau khi thú tội, bốn con lợn trẻ đã bị bầy chó cắn cổ chết. Điều này cũng xảy ra với ba con gà mái, một con ngỗng.v.v… Các vụ thú tội tăng dần, đồng thời cũng chất cao đống xác thú vật. Sau các lần hành quyết này, các con vật khác đều khiếp đảm, rón rén lủi đi.

Cũng có vài con vật còn nhớ rằng những vụ tàn sát này vi phạm Giáo Điều Thứ Sáu, nhưng khi tới vựa lúa, chúng đã thấy ghi trên đó câu: “Không con vật nào được phép giết một con vật khác mà không có lý do.” Rồi tiếp theo, nhiều con vật đã bị hành quyết vì âm mưu ám hại Lợn Napoleon. Kể từ nay, con lợn lãnh tụ này luôn luôn có bầy chó hung dữ bao quanh, lại được truy tặng nhiều danh dự, chẳng hạn một bài thơ ca ngợi tài năng của Lợn Napoleon được viết trên vách của vựa lúa.

Lòng tham lam quyền lực đã khiến cho Lợn Napoleon trở thành một nhà độc tài, nó cùng với các con lợn khác dọn vào trong nhà của nông trại, nơi này chúng bắt đầu ngủ trên giường. Lợn Squealer nói rằng điều này tuyệt đối cần thiết. Như vậy việc làm này có đi ngược với Giáo Điều Thứ Tư không? Khi các con vật đi xem lại các Giáo Điều đã được viết rõ bằng sơn, thì thấy ghi rằng: “Không con vật nào được phép ngủ trên giường có trải khăn.”

Việc xây dựng cối xay gió cần tới nhiều vật liệu, nên thực phẩm phải bán đi. Các con vật đều nhận lượng thức ăn bị cắt giảm, trong khi các con lợn lại béo hơn. Vào tháng Tám, cối xay gió được hoàn thành và Lợn Napoleon đã bán cho ông Frederick một đống gỗ nhưng ông này đã trả lại bằng một đống tiền giả. Sau đó ông Frederick và những người thuộc phe của ông ta đã tấn công Trại Súc Vật, đặt chất nổ phá cối xay gió. Sau trận đánh ác liệt, bầy súc vật đã đẩy lui được những kẻ xâm lăng dù cho một số bị chết, hầu hết bị thương. Các con lợn đã ăn mừng chiến thắng bằng một bữa tiệc rượu. Do nhiều con lợn trở nên nghiện rượu, Giáo Điều Thứ Năm được sửa lại: “Không một con vật nào được uống rượu quá độ.”

Thời gian vẫn trôi dần qua, khẩu phần giành cho các con vật bị bớt đi ngoại trừ phần ăn của loài lợn và loài chó bởi vì hai loài này cần bồi dưỡng nhiều hơn. Ngoài cối xay gió, Trại Súc Vật cần phải xây dựng một trường học để dạy dỗ lớp lợn con. Ngựa Boxer to lớn vẫn làm việc không than mệt, dù cho nó mỗi ngày một già hơn. Nó muốn xây xong một dãy nhà trước khi nghỉ hưu.

Một hôm khi đang kéo một xe chở nặng, Ngựa Boxer đã gục xuống. Lợn Squealer công bố rằng đồng chí Napoleon đang dàn xếp đặc biệt để Ngựa Boxer được điều trị trong một bệnh viện thú y gần đó. Nhưng khi chiếc xe tải tới nông trại để chở con bệnh đi, thì anh bạn Lừa Benjamin đã đọc được dòng chữ viết bên cạnh xe và hiểu ra, người ta đang mang Boxer tới lò sát sinh! Rồi chiếc xe tải khuất bóng nơi xa. Tới lúc này, không còn cách cứu vãn! Ba ngày sau, Lợn Squealer đã “vẽ” lên một bức tranh mô tả anh Ngựa Boxer qua đời một cách yên lành trong bệnh viện! Tất cả con vật khác đều tin tưởng điều này. Để đề cao danh dự của Ngựa Boxer, các con lợn tổ chức yến tiệc, chúng ca hát với giọng khàn khàn suốt đêm bởi vì nhờ một món tiền nào đó, loài lợn đã mua thêm được một thùng rượu Whiskey.

Nhiều năm trôi qua. Trại Súc Vật được mở mang rộng thêm do Lợn Napoleon đã mua được hai cánh đồng lân cận của ông Pilkington. Các con vật đã xây thêm được vài tòa nhà, lắp thêm máy móc nhưng chúng vẫn phải làm việc rất cực nhọc, vẫn thiếu ăn hơn trước do số chó và số lợn gia tăng. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì nông trại là sở hữu của hai loài súc vật này.

Một hôm, Lợn Squealer lùa những con cừu qua một khu riêng trong một tuần lễ, lúc trở về các con vật này nhìn thấy những cảnh vừa ngạc nhiên, vừa đáng sợ: một con lợn đi thẳng người bằng hai chân sau! Vâng, đây chính là Lợn Squealer, rồi các con lợn khác cũng đi đứng theo cách quý phái này. Cuối cùng, Lợn Napoleon xuất hiện, đi qua đi lại bằng hai chân sau, bên hông còn đeo một ngọn roi. Các con vật muốn lên tiếng phản đối, nhưng tất cả lũ cừu đều kêu be be câu khẩu hiệu: “Bốn chân Tốt; Hai chân Tốt Hơn”. Sau đó tất cả lợn xếp hàng đi vào trong nhà. Như vậy khi đi bằng hai chân, các con lợn đã học tập các thói quen của loài người áp chế! Thấy vậy, con Ngựa cái Clover (Cỏ Ba Lá; Bà Mập) bèn nhờ Lừa Benjamin đọc lại các Giáo Điều, thì trên tường vựa lúa chỉ còn một câu tuyên ngôn: Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng vài con vật lại bình đẳng hơn các con khác (All animals are equal, but some animals are more equal than others). Cũng từ nay, cách gọi lẫn nhau bằng đồng chí (comrades) bị loại bỏ, giống như nhiều năm về trước, bài ca Thú Vật của Anh Quốc đã bị cấm hát. Bảng hiệu của nông trại được viết giống như trước: Nông Trại Manor.

Từ nay, những con lợn đều mang roi bên mình, chúng mua máy truyền thanh, mặc quần áo giống như ông Jones. Chúng cũng tiếp đón các chủ trại láng giềng. Vào một đêm tối, tiếng ồn ào và tiếng nhạc bay ra từ căn nhà của nông trại. Mặc dù sợ hãi, các con vật khác cũng tò mò, lại gần cửa sổ và nhìn thấy bên trong cảnh trí nhiều người và nhiều lợn ngồi chung quanh cái bàn rộng, cùng nhau đọc diễn văn và uống rượu. Khi một chủ trại chúc mừng sự thành công của Trại Súc Vật thì Lợn Napoleon đáp lời, hứa sẽ tăng cường liên lạc thương mại với các nông trại láng giềng. Về khuya, bữa ăn nhậu này kéo dài thành một đám hỗn độn. Nhìn qua cửa sổ, các con vật bên ngoài không thể phân biệt nổi đâu là lợn, đâu là người…

——————–

Vào giữa thế kỷ XIX, Karl Marx cũng như vài nhà tư tưởng xã hội, đã tố cáo các bất công trong xã hội tư bản công nghiệp. Marx cho rằng Lịch Sử của thế giới là Lịch Sử của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, giữa kẻ bị trị và kẻ thống trị. Marx mong muốn chấm dứt cảnh người bóc lột người và ước mơ thiết lập một xã hội không giai cấp trong đó mọi người đều bình đẳng. Cũng theo ý kiến của Marx, muốn thực hiện lý tưởng tốt đẹp này, cần tới một cuộc nổi dậy của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư bản nhờ vậy công nhân sẽ làm chủ các tư liệu sản xuất như cơ xưởng, máy móc.v.v…
V. I. Lenin đã kế thừa tư tưởng của Marx, coi Đảng Cộng Sản là giới lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh.

Tại nước Nga vào năm 1917 đã xảy ra cuộc cách mạng chống lại chế độ phong kiến của Sa Hoàng. Chính quyền Kerensky ban đầu mang tính cách dân chủ tư sản, đã bị Lenin lật đổ bằng Cuộc Cách Mạng Tháng 10 với tính cách xã hội cấp tiến. Tiếp theo là 4 năm nội chiến đẫm máu trong đó Hồng Quân do Leon Trotsky chỉ huy, đã đánh bại các đạo quân Bạch Vệ trung thành với Sa Hoàng và cộng tác với các đạo quân ngoại quốc.

Sau khi Lenin qua đời vào năm 1924, đã diễn ra cuộc tranh giành quyền lực giữa Trotsky và Stalin. Qua năm sau, nhờ các hành động tàn bạo hơn, Stalin thắng thế và Trotsky bị loại ra khỏi Đảng Cộng Sản rồi bị ám sát vào năm 1940. Trong thập niên 1930, Stalin trở thành nhà độc tài, đã dùng Công An, Mật Vụ làm công cụ khủng bố, thi hành các vụ bắt giam tập thể và vô số vụ hành quyết để loại trừ mọi kẻ tình nghi không theo đúng đường lối Stalin-nít. Nạn nhân của chế độ độc tài chuyên chế này gồm hàng trăm ngàn đảng viên Bolshevik trung thành và hàng triệu người dân Nga vô tội.

Chủ đích của George Orwell khi viết ra Trại Súc Vật là để mô tả thành quả của Cuộc Cách Mạng Cộng Sản năm 1917, đã tạo nên một chính quyền độc tài hơn, đàn áp hơn, tàn sát hơn. Nông trại Manor là hình ảnh của nước Nga thời kỳ trước năm 1917 với các nhân vật tương đương như sau:

Ông Jones tượng trưng cho Sa Hoàng Nicholas II (1868-1918), Hoàng đế cuối cùng của nước Nga, một người nhu nhược, không chấp nhận cải cách. Dưới thời Sa Hoàng này, hàng triệu người dân bị đói khổ, đàn áp, giống như súc vật trong nông trại Manor.

Lợn Old Major là nhà tiên tri của cuộc Cách Mạng Súc Vật, là con vật đã gieo vào trong đầu óc các con vật khác tư tưởng nổi dậy. Đây là hình ảnh của Karl Marx, người mơ mộng về một cuộc cách mạng toàn cầu, về một xã hội không giai cấp. Con lợn già này còn là hình ảnh của Lenin (1870-1924), một con người không nhân nhượng, đã làm thay đổi nước Nga trở thành Liên Xô, một quốc gia tổ chức theo lý tưởng Cộng Sản.

Một trong các đồng chí của Lenin là Trotsky (1879-1940), lãnh tụ của Hồng Quân. Hình ảnh của Trotsky là Lợn Snowball với chương trình xây dụng cối xay gió, sự kiện này tượng trưng cho tư tưởng của Trotsky muốn biến đổi lý thuyết Marx thành hiện thực. Snowball là con lợn khéo léo, nhiều sáng kiến nhưng thiếu khả năng âm mưu, tranh giành quyền lực. Những thất bại trong Trại Súc Vật đều bị đổ lỗi cho Lợn Snowball, là kẻ vắng mặt, là dê tế thần.

Lợn Napoleon là nhân vật chính trong truyện. Có lẽ tác giả dùng tên riêng này để chỉ Hoàng đế Napoleon của nước Pháp, một nhà độc tài nắm quyền thống trị sau cuộc cách mạng “vì tự do, bình đẳng và tình huynh đệ”. Lợn Napoleon trong truyện còn tiêu biểu cho Joseph Stalin (1879-1953), một con người không quan tâm tới thảo luận và tư tưởng, chỉ tập trung vào hành động, vào việc giành lấy quyền lực qua các vụ khủng bố và thanh trừng. Lợn Napoleon đã dùng những con chó hung dữ khi thi hành các vụ tàn sát giống như Stalin xử dụng cơ quan mật vụ KGB để loại trừ các đối thủ rồi trở nên một nhà độc tài nhiều quyền uy. Những con chó hung dữ này còn là hình ảnh của giới Công An, Mật Vụ của chế độ Cộng Sản.

Lợn Squealer là phát ngôn viên của Lợn Napoleon, tượng trưng cho loại bộ trưởng tuyên truyền, giống như Dr. Goebbels trong chính quyền Quốc Xã Đức. Lợn Squealer luôn luôn đe dọa các con vật trong nông trại về sự trở lại của ông chủ Jones. Nó che giấu sự thật, đã viết lại các Giáo Điều, dùng nhiều mỹ từ trong luận điệu, làm nhiệm vụ mô tả các hành động tốt đẹp của lãnh tụ sao cho có lợi nhất trong công tác tuyên truyền.

Ngựa Boxer tượng trưng cho giới lao động Liên Xô, làm việc cực nhọc mà không được hưởng thụ các thành quả. Con ngựa ngu dốt này tin tưởng một cách mù quáng vào tài lãnh đạo của lãnh tụ, chấp nhận rằng mọi điều Lợn Napoleon nói ra đều là chân lý.
.v.v…

Khi viết ra cuốn Trại Súc Vật, Geoge Orwell là nhà văn hoàn toàn không tin tưởng vào các đảng phái thuộc cả phe Tả lẫn phe Hữu. Đường lối xã hội cấp tiến của ông có tính cách cá nhân hơn chính trị, ông biện hộ các quyền lợi của cá nhân chống lại các đòi hỏi của các tổ chức, ông tấn công các chế độ chuyên chế tồn tại trong Đế quốc Anh tại Ấn Độ và Miến Điện, trong nền độc tài phát xít tại Tây Ban Nha, trong chế độ Cộng sản Xô Viết của Liên Xô và cả sự tàn nhẫn, không tôn trọng cá nhân trong các cơ quan hành chính công của nhiều nước.

Tài năng của George Orwell thể hiện trong cách tạo ra các hoàn cảnh vừa linh động, vừa gây tiếng cười… Tác giả đã dùng hành động của những con vật để chỉ trích, mỉa mai các tật xấu và hành động độc ác của con người, phê phán mọi loại tổ chức mà kết quả thử nghiệm thường dẫn tới các loại quản lý chuyên chế, tới cách lường gạt tàn bạo và tệ hại hơn trước.

——————–

Chuyện ở Nông trại – An Lý dịch – Nhã Nam phát hành (2012)

Trại Súc vật (Bản in song ngữ) – Phạm Nguyên Trường dịch – NXB Vô Danh ấn hành (2016)


Last edited by LDN on Fri Nov 04, 2022 5:08 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 4:20 pm

Bản dịch của ông Phạm Minh Ngọc là trên cả tuyệt vời 😄 Chuyện ở nông trại thì chưa đọc, nhưng hay như bản dịch của ông Phạm là cùng 😄

Hong Anh's Book Review Blog

Trại súc vật - George Orwell 

Tôi đọc Animal farm: a fairy tale bản dịch tiếng Việt năm 2003 (thì phải) của Phạm Minh Ngọc (Trại súc vật (TSV)) trong tình hình là đã biết câu chuyện Liên Xô dưới thời Stalin (hay là câu chuyện Stalin ở Liên Xô) cùng với câu chuyện thất thế rồi lưu vong của Trotsky, cộng thêm việc đã trót đọc một bài review truyện này, một điều tôi thường tránh trước khi đọc truyện. Tuy thế, điều ấy không làm tôi thấy câu chuyện của George Orwell mất hay. Ngược lại, có lẽ chính vì vậy mà khi đọc truyện tôi lại càng hay để ý và ghi nhớ những tiểu tiết trong truyện (dù tôi không được chắc lắm là những tiểu tiết tôi để ý khi đọc có ý nghĩa gì không vì khi viết bài này thì tôi phát hiện ra ngay mấy câu đầu dịch giả đã dịch sai và một số chỗ thì tự sáng tác không theo bản gốc – xem thêm ghi chú ở cuối bài).

Trở lại với cuốn sách, tôi cũng muốn nói ngay là dĩ nhiên bạn chẳng cần phải biết tí gì về lịch sử Liên Xô cộng sản hay Stalin, Trotsky là ai trước khi đọc truyện này vì đây là một truyện rất dễ hiểu, như đúng ý đồ của tác giả là muốn kể lại câu chuyện chính trị – xã hội Liên Xô thời ấy một cách đơn giản nhất, ai cũng có thể hiểu được. Bản dịch này còn đi kèm với lời giới thiệu Orwell viết cho bản dịch tiếng Ukraine, trong ấy giải thích chuyện ông sáng tác truyện này như thế nào từ thực tiễn, có thể hữu ích với những người muốn tìm hiểu ngược về câu chuyện thực tế sau khi đọc truyện hư cấu này.

Không tìm hiểu thêm thực tiễn gốc thì cũng chẳng sao, đọc truyện này xong ít nhất người đọc cũng lờ mờ hiểu một nhà cầm quyền cai trị bằng giáo điều, tuyên truyền mị dân, đổi trắng thay đen, tư lợi, và bạo lực là như thế nào. Phản ứng của đám thần dân ở trang trại cũng đa dạng, tuy có hơi hạn chế như tôi sắp nói dưới đây nhưng nhìn chung vẫn như tạo thành một bức tranh để người đọc nhìn vào đó mà nghĩ, nếu tôi là một “dân thường” ở trang trại ấy thì tôi sẽ phản ứng thế nào, tôi sẽ là ai trong số những Clover, Boxer, Muriel, Benjamin, Mollie, con mèo, đám gà, đám cừu, đám chó, và một loạt các loài vật vô danh khác.

Xét trên khía cạnh là truyện hư cấu từ thực tế thì tôi thấy Animal farm làm quá hay, biến một đoạn lịch sử vô cùng mệt mỏi của cả một đất nước thành một câu chuyện ngụ ngôn không quá dài, đơn giản, dễ nhớ, mà đầy đủ những biến cố và các nhân vật chính. Tuy nhiên cũng trên chính khía cạnh này thì tôi lại thấy truyện hơi buồn ở chỗ đã khắc họa nhân dân Xô viết qua hình ảnh những con vật không-phải-lợn ở trang trại thê thảm quá – đa phần là dốt nát nên mới mù quáng đi theo cũng như chấp nhận sự lãnh đạo của đám lợn hết lần này tới lần khác. Trong số ấy có con lừa già Benjamin là luôn tỉnh táo và hiểu thấu mọi chuyện ngay từ đầu nhưng lại lựa chọn im lặng và đi theo số đông cho tới mãi cuối truyện quá bức xúc việc Boxer bị lừa đem bán cho lò mổ thì mới lên tiếng.

Truyện kết thúc lơ lửng trong hoang mang, chẳng ai biết rồi đây trại gia súc do lợn Napoleon cai trị rồi sẽ đi tới đâu. Cần nhớ rằng phải gần nửa thế kỷ sau khi George Orwell viết truyện này Liên Xô mới sụp đổ và tan rã sau rất nhiều lần vật lên vật xuống vì cải tổ, dù (3 năm) sau khi Stalin đại vương qua đời Khrushchev đã có một bài “diễn văn bí mật” tố cáo tội của ông này tại đại hội đảng cộng sản Liên Xô lần thứ XX (năm 1956, tức là gần chục năm sau khi Orwell ra truyện này, năm 1945).

Phải nói một chút về chuyện dịch thuật. Bản dịch này (TSV) đọc khá mượt nên ban đầu tôi cũng không nghĩ đến chuyện đối chiếu với bản tiếng Anh làm gì, nhưng khi đi ngó qua bản dịch Chuyện ở nông trại (CONT) của Nhã Nam thì thấy vênh nhau hẳn về nghĩa ngay từ những câu đầu tiên. Đối chiếu lại với bản tiếng Anh thì mấy câu đó CONT dịch đúng còn TSV dịch sai. Tương tự là tên ngựa Clover, TSV “dịch” thành Bà Mập còn CONT tôn trọng nguyên tác, dịch thành Cỏ Ba Lá.

Ngược lại thì có những chỗ TSV dịch êm hơn, ví dụ dịch ‘Major’ thành ‘Thủ Lĩnh’ trong khi CONT dịch thành ‘Ông Cả’, dịch “the prize Middle White boar” thành ‘một con lợn đực trắng’ trong khi CONT dịch thành ‘con lợn giống Trung Bạch’. Thực ra cả hai trường hợp CONT dịch không sai, chỉ là không được hay.

Xét nét thêm tí nữa thì TSV giữ nguyên tên tiếng Anh của ba chú chó ở trang đầu không dịch thì hợp lý hơn là CONT dịch tên hai con còn một tên giữ nguyên vì rõ ràng ‘Jessie’ thì không thể dịch thành cái gì được. Bảo là hợp lý hơn là bởi ba con này sau đó không hề xuất hiện lại hay đóng vai trò gì trong truyện. Đổi lại, CONT dịch tên con quạ Moses thành ‘Tiên Tri’ thì đồng bộ với việc Việt hóa tên các con vật hơn là để nguyên như TSV, bởi Moses là tên nhà tiên tri người Do Thái trong kinh Cựu Ước.

Và chẳng nói thì thôi chứ nói tới dịch thuật thì phải nói là tôi không thích cách dịch ‘animal’ thành ‘súc vật’ hay ‘Animalism’ thành ‘Súc Sinh Kinh’ trong TSV vì cảm giác ‘animal’ trong tiếng Anh là từ tương đối trung tính còn ‘súc vật’ hay ‘súc sinh’ trong tiếng Việt đều mang tính miệt thị, coi loài vật là sinh vật hạ đẳng, hèn kém, v.v. Dịch ‘Animal farm’ thành ‘Chuyện ở nông trại’ tuy không sát nghĩa lắm nhưng dễ chịu hơn nhiều so với ‘Trại súc vật’. Nhất là khi ‘animal’ ở đây ám chỉ những người sống ở Liên Xô thời Stalin, mà trong ấy đa số là nhân dân vô tội chứ.

Các đoạn dịch thơ trong TSV thì tôi thấy hay, dù không đối chiếu dịch có đúng không. Tôi chỉ là vô tình mà phải nhìn qua mấy trang đầu để so sánh một chút giữa hai bản dịch chứ không có ý định đi soi thêm toàn bộ hai bản dịch ấy nên chỉ nêu một vài vấn đề dịch thuật như vậy.

Tóm lại, đây là một truyện đáng đọc và dễ đọc, dù có một bản dịch tốt hơn thì thích hơn. Dù sao cũng vẫn cảm ơn các dịch giả của hai bản dịch, nhất là nếu bản dịch đầu còn là bản dịch phi thương mại nữa.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 4:36 pm

Quốc gia dịch là Trại súc vật, ở VN dịch là Chuyện ở nông trại.

Review tiểu thuyết Chuyện Ở Nông Trại - George Orwell: Không dành cho trẻ nhỏ

Bởi cuabien16 

Bloganchoi

Cuốn tiểu thuyết Chuyện Ở Nông Trại hay Trại Súc Vật là một bức biếm họa sâu cay về Liên Bang Xô Viết được viết lại theo cảm nhận của George Orwell. Câu chuyện về các loài vật vùng lên khỏi ách thống trị của loài người, xây dựng “xã hội” của riêng chúng mang đến nhiều điều lớp suy nghĩ không dành cho trẻ nhỏ.

Nội dung chính

Chuyện Ở Nông Trại: Khi động vật nổi dậy
Chuyện Ở Nông Trại là một trong những cuốn tiểu thuyết được tờ New York Times bầu chọn nằm trong Top 100 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất, nằm trong danh sách 20 tác phẩm nổi bật ở thế kỷ XX. Cuốn sách được dịch sang tiếng Việt với nhiều phiên bản tên khác nhau như Trại Súc Vật, Nông Trại Súc Vật, … và được Nhã Nam xuất bản vào năm 2013 với tên gọi Chuyện Ở Nông Trại.

Bìa tiểu thuyết Chuyện Ở Nông Trại ( Nguồn: Internet)
Tác giả: George Orwell
Ngôn ngữ: Tiếng VViệt
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn Học
Nhà phát hành: Công ty sách Nhã Nam
Giá bìa: 52.000 VNĐ

Giới thiệu tác giả Geogre Orwell
George Orwell ( 1903 – 1950) tên thật là Eric Arthur Blair, ông sinh ra ở Ấn Độ và từng phục vụ cho quân đội nước Anh, làm chân rửa bát thuê ở Pháp, và chứng kiến thảm cảnh London trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Những kinh nghiệm sống được ông đưa vào các phóng sự, bài báo và tác phẩm của mình đã gây ra nhiều tiếng vang lớn. Ông là cây bút tiếng Anh được hâm mộ nhất vào khoảng thế kỷ XX.

Hai tác phẩm làm nên tên tuổi của ông là 1984 và Chuyện Ở Nông Trại với nội dung bài xích tính độc tài của nhà nước nói chung, với chủ nghĩa Stalin nói riêng. Ngoài ra ông cũng tham gia cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít, ông cho rằng đây là một điều đi ngược với luân lý, nền văn minh tư bản bị tha hóa, xuống cấp.

Nội dung tiểu thuyết Chuyện Ở Nông Trại
Nông trại của ông Jones đột nhiên bị lũ súc vật vùng lên nổi dậy bởi đã chịu đủ áp bức bóc lột tới từ con người. Sau khi thành công, chúng đã tự xây dựng cho mình một xã hội đầy đủ như của loài người: kẻ cầm quyền và người lao động. Bằng những hình ảnh nhân hóa đặc trưng của từng loài động vật, tác giả đã khắc họa nên bức tranh sống động như cuộc sống xung quanh ta: có vui, có buồn, có đố kỵ, ghen ghét, cũng có những ước mơ khao khát hạnh phúc, …

Trong truyện, những con vật được khéo léo ẩn dụ để mô tả, đại diện cho một ngành nghề mà không làm mất đi đặc trưng của nó, từ bác sỹ, luật sư, cảnh sát, nông dân, … Các sự kiện được sắp xếp logic, tỉ mỉ để xuyên suốt từ đầu đến cuối cuốn sách, chưa một giây phút nào người đọc có thể dứt khỏi mạch truyện.

Con lợn trong Chuyện Ở Nông Trại ( Nguồn: Internet)
Loài heo đứng làm chủ trang trại, bởi đó là sinh vật đầu tiên khởi xướng và cũng là kẻ dẫn đầu cho cuộc “cách mạng” này. Chính vì thế chúng tự thưởng cho bản thân một đặc quyền nho nhỏ: được uống sữa, ăn táo. Những kẻ tham gia cuộc nổi dậy này với tư tưởng “tất cả các loài động vật đều bình đẳng như nhau” nghi ngờ con heo, song nó đã khéo léo đưa ra lời ngụy biện lừa dối tất cả.

Những con lợn được nhắc tới trong Chuyện Ở Nông Trại ( Nguồn: Internet)
Đám dưới quyền đều mơ hồ nhận ra khi còn Jones – chủ trang trại cũ, thì cuộc sống của chúng kỳ thực cũng chẳng tệ hơn như bây giờ là mấy. Có điều ngày qua ngày, nỗi sợ hãi ăn mòn vào sâu trong tâm trí chúng, làm cho không ai dám dị nghị gì về đặc quyền mà loài heo được hưởng. Đồng thời với khẩu hiệu luôn luôn “đề cao cảnh giác”, “sẵn sàng chiến đấu trong mọi trường hợp”, cộng với sự hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp hơn, lũ động vật hăng say lao động chăm chỉ đến kiệt sức mà chết đi.

Cảm nhận của độc giả về tiểu thuyết Chuyện Ở Nông Trại
Tất cả người đọc qua cuốn sách này đều thừa nhận một điều, Chuyện Ở Nông Trại, ban đầu nghe vô cùng giống truyện dành cho thiếu nhi, nhưng thực chất nội dung bên trong nó ẩn chứa nhiều điều mà đầu óc trẻ thơ khó lòng hiểu hết được. Một cuốn sách trào phúng độc đáo, ấn tượng, đột phá giữa vô vàn các tác phẩm khác đã nhân hóa động vật, lấy hình ảnh tượng trưng để ẩn dụ cho điều tác giả muốn nói.

Phần lớn cuốn sách nhận được các phản hồi đánh giá năm sao cho chất lượng nội dung, họ phải thốt lên dưới phần bình luận rằng, “ẩn dụ đến phi thường”.

Lời ca ngợi Chuyện Ở Nông Trại từ độc giả ( Nguồn: Internet)

Còn độc giả Haiiro ở trên goodreads thừa nhận rằng, ngần đó năm dùi mài kinh sử, dù mới biết tới Stalin nhưng chưa thực sự được tìm hiểu một cách đầy đủ, đa chiều. Nhờ có cuốn sách Chuyện Ở Nông Trại mà bạn ấy đã vỡ vạc ra rất nhiều điều trước đây chưa từng được trải nghiệm.

Những điều tâm đắc sau khi đọc xong tiểu thuyết Chuyện Ở Nông Trại
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra với cuốn sách, tại sao lợn là loài vật đứng đầu trong trang trại mà không phải những con khác? Thậm chí, chó cũng nghe lời nó răm rắp, tin tưởng và làm tay sai cho nó dẫu ngay từ đầu, chó hoàn toàn không nằm trong diện chịu sự kiểm soát của con lợn. Lời giải thích dễ hiểu nhất cho tình huống này là đàn chó con, ngay từ khi mới ra đời đã được lợn dạy dỗ, vì thế sau này chúng trở thành tay sai cho lợn. Một chi tiết rất nhỏ, nhưng phản ánh sâu sắc tác động mạnh mẽ như thế nào của giáo dục ngay từ ban đầu.

Bên cạnh đó, chó còn được lợn cho hưởng một vài ưu ái, đối xử tốt hơn so với những động vật khác. Chính vì thế nó đã, đang, và sẽ mãi cống hiến toàn bộ sức lực cho lợn mãi đến khi nó kiệt sức mà chết đi.

Đấu Sỹ ngã xuống trong Chuyện Ở Nông Trại ( Nguồn : Internet)
Bốn con lợn cầm quyền, đại diện cho bốn tính cách khác biệt hoàn toàn. Ông Cả – một nhà triết học với chủ nghĩa về tự do, bình đẳng, dạy cho các loài vật khác phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau,đoàn kết làm nên sức mạnh. Hẳn có lẽ vì thế mà sau khi Ông Cả chết đi, đám động vật đào sọ nó lên, trưng bày, tưởng niệm.

Tuyết Cầu là con lợn thứ hai, mang đầy đủ phẩm chất của một nhà lãnh đạo ưu tú như thông minh, tài giỏi, khéo léo xử lý tình huống, … đáng tiếc, nó thiếu đi sự cảnh giác. Vậy nên nó bị con lợn thứ ba – Nã Phá Luân chơi xấu, lợi dụng để phục vụ cho dã tâm của nó. Cuối cùng là con Mồm Loa, nó giống như cái tên, sẵn sàng loa cái miệng mình cho bất kỳ ai yêu cầu.

Các loài động vật trong Chuyện Ở Nông Trại ( Nguồn: Internet)
Ngoài ra thì phần lớn những động vật khác đều ngu muội, tin tưởng vào cái viễn cảnh chẳng bao giờ tới mà con lợn vẽ ra. Đấu Sỹ là đại diện cho chúng, lao động cật lực, đến chết, rồi để bị đưa lên chiếc xe kéo của gã đồ tể, với vài chiếc mề đây vinh dự sáo rỗng, vô dụng.

Tầng lớp tri thức hiện đại, từng trải được George Orwell khắc họa qua hình ảnh Benjamin. Nó không ủng hộ ai, lẳng lặng quan sát tất cả. Điều duy nhất khiến nó phẫn nộ hét lên tiếng nói là khi Đấu Sỹ bị đưa lên xe kéo, nhưng rồi chỉ vậy thôi, kết thúc nó vẫn trở về là một Benjamin lặng thầm. Bởi lẽ nó hiểu, nó sống đủ lâu để chịu đựng điều đó, và nó buông tha chuyện phản kháng.

Bữa tiệc cuối truyện Chuyện Ở Nông Trại ( Nguồn : Internet)
Kết thúc câu chuyện là hình ảnh bữa tiệc mà con lợn đã mời các trang trại xung quanh, đám súc vật chợt nhận ra rằng, mình không phân biệt nổi đâu là người, đâu là lợn. Có thể, không chỉ trang trại chúng đang sống, mà cả những trang trại khác, lợn đã lên nắm quyền hết rồi, tức là con người, giờ đang là một loài cấp thấp hơn lợn. Chao ôi, nghe mới đáng sợ, xót xa và kinh khủng như thế nào.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 4:43 pm

[REVIEW] CHUYỆN Ở NÔNG TRẠI - George Orwell 

Sanyschan

Chuyện ở nông trại là một tác phẩm được viết từ khá lâu, nhưng dấu ấn của nó được ghi lại rất sâu sắc và ý nghĩa. Chuyện ở nông trại không dài dòng và quá nhiều tình tiết, cũng không thắt nút, mở nút và đưa vào triết lý quá nhiều. Chuyện ở nông trại chỉ đơn giản là một câu chuyện được kể lại bằng một giọng kể rất thản nhiên, nhưng đủ khiến người đọc liên tưởng và suy ngẫm rất nhiều.

Tác phẩm kể về một Cuộc khởi nghĩa ở một nông trang, một cuộc khởi nghĩa đặc biệt, của những con súc vật. Chúng là heo, chó, gà, lừa, ngựa, bò, mèo, vịt… Và chúng yêu cầu được tự do làm chủ bản thân, chúng hướng tới việc lật đổ những nông dân đang Ngày đêm thu lợi từ công sức và thành quả lao động của chúng, chúng muốn được bình đẳng, và chúng muốn được hưởng đúng phần lợi tức từ công sức của chính bản thân mình. Bọn súc vật ở Trại nông trang hướng tới một chân trời mới, nơi đó chúng được là chính mình, lao động cho bản thân và nhận được đầy đủ quyền lợi sau những công sức đã bỏ ra đó. Một thế giới tuyệt vời.

Bắt nguồn từ một con lợn già nua đã Nhận ra chân lý, bọn lợn, cầm đầu và thừa kế ý chí, đã khởi nghĩa giành lại nông trại từ tay của người chủ, và chúng, những súc vật đầu tiên có được tự do đầy mong ước.

Chúng bắt đầu gầy dựng thế giới trong mơ của mình, chúng đặt ra những điều luật. Bất cứ con vật nào cũng bình đẳng, không ai được trộm cắp, lười biếng, nhậu nhẹt hay sử dụng những đồ đạc đã làm con người trở nên tham lam và độc ác. Chúng gieo hạt, cày cấy, chăn nuôi cùng nhau. Mỗi con vật được chia phần xứng đáng, và chúng, sẽ được hưởng những chế độ phù hợp với năng lực bản thân mình.

Khi đọc đến đây, tôi như nhìn thấy được thế giới trong mơ của chủ nghĩa xã hội, nếu như tôi vẫn nhớ chính xác bản chất của nó từ khái niệm được ghi trong sách lịch sử những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng từng chút một, những khó khăn xảy ra, và những hành động gián tiếp nói lên sự phân hóa giai cấp bắt đầu âm thầm diễn ra giữa lũ lợn, những kẻ dẫn đầu trong cuộc cách mạng, với lũ súc vật còn lại. Những điều luật dần được thay đổi, từng chút một, dễ dãi hơn, cho đến khi chỉ còn một điều luật duy nhất. Xuyên suốt hết câu chuyện chỉ có con lừa già Bejamin, lặng lẽ nhìn và ôm lấy suy nghĩ kinh nghiệm cho riêng mình.

Những con vật trong nông trang cũng giống như từng loại người trong xã hội, các sự kiện xảy ra trong câu chuyện như những mốc thời gian và các thời kì chủ nghĩa trong lịch sử. Từng hành động của đàn lợn, sự chấp nhận của lũ súc vật, nói lên cái bản chất mơ hồ mà tàn nhẫn của xã hội ở bất cứ thời kì nào.

Từ những kẻ chỉ thấy lợi trước mắt như con ngựa cái thích những chiếc nơ trên bờm, nhanh chóng rũ bỏ Cuộc sống tuyệt vời đến từ cách mạng để quay lại làm thân trâu ngựa cho nông trang khác, đến con ngựa thồ chỉ biết cố gắng làm việc và nghe theo mọi chỉ thị, hoặc những con lợn bắt đầu rũ bỏ trách nhiệm lao động khi có được quyền lực lãnh đạo, cho đến cả con lừa già am hiểu mọi chuyện, nhưng lại im lặng giấu kín riêng mình. Những loại người, những bộ mặt, những suy nghĩ, những giai cấp dần lộ rõ qua từng sự kiện, để đôi khi tôi cũng phải giật mình, hình như trong một phút giây nào đó, tôi đã từng là một kẻ giống như lũ súc vật này.

Đến sau cùng, trên bức tường nhà kho lớn chỉ còn lại một điều luật: “Tất cả mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có một số con vật có quyền bình đẳng hơn”

Đến sau cùng, Trại nông trang từ cái tên Trại nông trang, đã đổi thành trại súc vật, rồi lại quay lại tên gọi Trại nông trang. Về bản chất dường như không thay đổi, chỉ khác biệt về hình thức và quá trình hình thành.

Giai cấp vô sản, từ súc vật cầm tù thành súc vật tự do, rồi lại trở thành súc vật bị cầm tù dưới cái mác tự do.

Giai cấp thống trị, từ giai cấp vô sản trở thành lãnh đạo, rồi dần dà chuyển sang tư sản, và sau đó quên mất rằng chính bản thân từng theo đuổi điều gì, quay lại thống trị và đàn áp chính quá khứ của bản thân mình.

Sự tham lam, ích kỉ, sự thèm khát quyền lợi cho chính mình và giống loài thân thiết với mình, những mối quan hệ, đan xen nhau vừa rối rắm vừa tối giản, đến mức khi đọc xong, miệng tôi đắng chát đi được.

Chuyện ở nông trại không phải là tiểu thuyết dài mấy nghìn trang với hàng loạt tình tiết, không phải thể loại viễn tưởng kiểu như Lord of rings hay 1Q84, cũng không đào sâu tâm lý như Xấu hay Một lít nước mắt. Nó là một câu chuyện, rất ngắn, một câu chuyện tưởng tượng rất thật. Và một khi đã giở trang đầu tiên, bạn sẽ không bao giờ ngừng được cho đến khi đọc hết những kí tự cuối cùng.

*Truyện ở nông trại (tên gốc là Trại súc vật) vốn được Nhã Nam phát hành nhưng sau đó đã bị thu hồi. Khi nhìn thấy cuốn sách này trên kệ bán, mình đã cảm thấy bối rối khủng khiếp vì không tưởng tượng được lý do vì sao nó lại có thể qua được vòng kiểm duyệt. Sau đó dù có biết nhưng cũng khó mà kể ra, đáng tiếc là chỉ trong một thời gian ngắn cuốn sách đã bị thu hồi. Tuy nhiên các bạn vẫn có thể tìm đọc ebook hoặc mua sách giấy tại page NXB Vô Danh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 4:52 pm

Tựa sách : Trại súc vật – Animal farm
Tác giả : George Orwell

Readingcafe

Đối với một số bạn đọc Việt Nam cái tên George Orwell có lẽ khá xa lạ vì sau 1975 hình như không có cuốn nào của tác giả này được xuất bản, tuy nhiên với một lượng người đọc khác, đây là một cái tên cực kì quen thuộc và nổi tiếng, đặc biệt là với các kiệt tác 1984 hay Trại súc vật,v.v… Ở đây tôi sẽ chỉ nói tới Trại súc vật (Animal Farm).
Trại súc vật là một tác phẩm hầu như luôn có tên trong nhiều bảng xếp hạng sách từ các trang uy tín trên thế giới, thật ra đó là một cuốn sách nhỏ, tôi đọc nó chỉ trong vòng vài giờ.

Câu chuyện bắt đầu ở Điền Trang của ông Jones, một ngày kia con lợn già mang tên Thủ Lĩnh quyết định kể cho mọi loài vật có mặt trong trang trại về một giấc mơ của nó. Giấc mơ ấy kể về một thế giới không có loài người, nơi đó chỉ có các loài gia súc, gia cầm cùng nhau chăm chỉ làm việc và hưởng thụ thành quả lao động của mình trong một sự bình đẳng tuyệt đối. Sau khi con lợn này chết đi, lũ lợn còn lại (được xem là giống loài thông minh) đã cùng các loài thú khác như ngựa Chiến sĩ, ngựa Bà Mập, con dê Muriel, lũ chó, mèo, … soạn ra cương lĩnh họat động, tiến đến khởi nghĩa “vũ trang”, sử dụng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của ông chủ. Thời cơ đến, khởi nghĩa thắng lợi vang dội, ông Jones cùng những người làm công bị đánh đuổi khỏi trang trại. Từ đây, những con vật dưới sự dẫn đường của lũ lợn bắt đầu thời kì tự do với Bảy điều răn được dùng làm cương lĩnh họat động :

BẢY ĐIỀU RĂN

1.     Tất cả các loài hai chân đều là kẻ thù.

2.     Tất cả các loài bốn chân hoặc có cánh đều là bạn.

3.     Không con vật nào được mặc quần áo.

4.     Không con vật nào được ngủ trên giường.

5.     Không con vật nào được uống rượu.

6.     Loài vật không được giết hại lẫn nhau.

7.     Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng.

Với một tư tưởng tiến bộ như vậy, Điền Trang được đổi tên thành Trại súc vật (Animal farm), mọi loài vật đều ra sức làm việc gấp bội lần hơn trước vì từ đây là chúng lao động cho bản thân, cho con cái mình chứ không còn vì loài người tham lam, không biết làm chỉ biết hưởng.

Nhưng, tất cả không chỉ dừng ở đó.

Thời gian qua đi, nhiều, nhiều chuyển biến diễn ra, tưởng như thảy đều hợp lý, đều vì lý tưởng ban đầu, đều vì lợi ích chung của muôn loài. Cho đến khi hết truyện, người đọc cũng như các con vật “thường dân” trong truyện đều không khỏi ngỡ ngàng khi bảy điều răn năm xưa giờ đây chỉ còn một điều duy nhất :

“MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC.”

Đây là một tác phẩm chứa nhiều tầng nghĩa  của George Orwell, với lối văn phong tự nhiên giản dị. Chuyện chỉ xảy ra trong phạm vi một trang trại nước Anh với nhân vật là các thứ lợn, bò, ngựa, chim chóc, cừu, dê… thế nhưng tác phẩm lại phản ánh thực tế một cách sâu sắc. Trong suốt câu chuyện, tác giả không lần nào áp đặt suy nghĩ của mình lên người đọc nhưng tự bản thân Trại súc vật, như bất kì tác phẩm văn học xuất sắc nào khác, tự thân nó đã có thể thể hiện rõ thông điệp của mình.

Trại súc vật kết thúc với một câu văn rất thú vị :

“Chúng (bọn súc vật) nhìn lợn rồi lại nhìn người, nhìn người rồi lại nhìn lợn, một lúc sau thì chúng chịu, không thể phân biệt được đâu là người, đâu là lợn nữa.”

Và một chi tiết khác làm nên giá trị của Trại súc vật chính là tính tiên đoán của nó thể hiện sự tinh tường hiếm có của George Orwell đối với đời sống chính trị xã hội. Đọc cuốn sách này tôi có thể tin chắc rằng những người đọc Việt Nam sẽ cảm thấy vô cùng, vô cùng thú vị, cho dù, nó được viết từ năm 1944, cách đây đã hơn 60 năm. Các bạn có thể tin rằng, không phải tự nhiên mà hàng lọat bảng xếp hạng uy tín về sách lại chọn Trại súc vật là một trong những cuốn sách nên đọc của mọi thời đại.

Bổ sung tháng 03/2013, Trại súc vật đã được in tặng bởi Nxb Giấy vụn và mới đây là được in bởi Nhã Nam.

by chiemphong

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 5:03 pm

Review sách Chuyện Ở Nông Trại

Tác giả: George Orwell

Taisachmoi

Đôi nét về tác giả:

George Orwell tên đầy đủ là Eric Arthur Blair ( 25/06/1903 – 21/01/1950 ) nổi tiếng với bút danh George Orwell  là một tác giả và phóng viên người Anh.
Ông Được biết đến như một tiểu thuyết gia, một nhà phê bình, một nhà bình luận về văn hóa
Orwell là một trong những ngòi bút tiếng Anh được hâm mộ nhất ở thế kỷ 20.

Giới Thiệu Sách:

Câu chuyện bắt đầu ở Điền Trang của ông Jones. Vào một đêm trường sau khi ông chủ Jones đã ngủ mê mệt vì say rượu, các thú vật của Nông Trại Manor tụ họp trong nhà chứa cỏ để nghe con heo già Old Major kể về một giấc mộng kỳ lạ. Khởi đầu, bằng một giọng nói rõ ràng và đầy sức mạnh, Heo già Major kể lại sự hiểu biết của mình về bản chất của cuộc đời. Theo đó, các con vật được sinh ra phải làm việc cực nhọc, chịu đựng gian khổ, không được ăn no, tới khi không còn sức lao động nữa thì bị làm thịt. Chúng bị làm nô lệ cho loài người và đây là giới sinh vật chỉ tiêu thụ mà không sản xuất. Vì vậy chỉ còn một giải pháp: phải lật đổ loài người. Mọi con vật phải đoàn kết lại vì một mục đích chung: nổi dậy.

Buổi họp bị gián đoạn một thời gian ngắn vì vài con chó chạy đi đuổi chuột, tiếp theo Heo già Major đề nghị bỏ phiếu quyết định loài chuột là đồng chí (comrades), kế tiếp mọi con vật đều tán thành một quyết định khác của Heo già Major như sau: Con người là Kẻ Thù. Các con vật vì vậy cần phải tránh xa các thói quen của con người: không xài nhà ở, giường nằm, quần áo, tiền bạc, mậu dịch, rượu. Và trên hết, Tất cả chúng ta đều là Bạn. Không con vật nào được giết một con vật khác. Mọi con vật đều bình đẳng. Heo già Major đã không thể mô tả hết giấc mộng tốt đẹp của nó cho các con vật khác nghe và nó cũng dạy cho các con vật kia hát bài ca Các thú vật của nước Anh mà nó học được trong giấc mộng. Nhờ hát đi hát lại bài ca cách mạng này, các con vật đều trở nên cuồng nhiệt.

Không lâu sau đó, Heo già Major qua đời nhưng các con vật còn sống khác đều cần phải hiểu rõ nền Triết học Súc vật chủ nghĩa (Animalism), đều phải nổi dậy chống lại ông chủ Jones. Công tác giảng dạy và tổ chức quần chúng được giao phó cho các con heo bởi vì loài heo được coi là những con vật tinh khôn, khéo léo. Trong số các con vật này, có hai con tài giỏi nhất là Heo Snowball và Heo Napoleon. Ngoài ra còn có Heo Squealer, một kẻ ăn nói xuất sắc. Ngày tháng trôi dần qua, ông chủ trại Jones càng uống nhiều rượu mạnh và càng trễ nải việc chăm sóc nông trại. Rồi vào một buổi chiều kia, khi ông Jones quên cho súc vật ăn uống sau một ngày dài, các con vật phá cửa, xông vào máng ăn và giành ăn uống. Ông Jones và các người làm công bèn dùng roi, gậy, đánh đập các con vật. Các con vật đói ăn này không thể chịu đựng hơn được nữa. Chúng bèn tấn công các kẻ đàn áp. Vừa ngạc nhiên, vừa hoảng sợ, cả chủ lẫn tớ đều bị đuổi khỏi nông trại.

Thật là bất ngờ. Cuộc nổi dậy đã thành công. Ông chủ Jones không còn nữa, Nông trại Manor từ nay thuộc về các súc vật. Niềm vui của tất cả súc vật thật là vô kể, chúng là chủ nhân và sẽ làm việc hòa thuận với nhau suốt đời…

Trích Đoạn Hay:
“Đàn lợn thì ngay từ đầu đã đọc thông viết thạo rồi. Bầy chó học đọc không tồi, nhưng chẳng ham đọc gì ngoài Bảy Điều Răn (2). Dê Muriel đọc có phần khá hơn chó, thỉnh thoảng đến tối lại đọc cho xung quanh nghe mấy mẩu báo nhặt được trong đống rác. Lừa Benjamin đọc làu làu chẳng kém gì lợn, nhưng chẳng bao giờ thể hiện. Nó bảo, cứ như nó thấy thì chẳng có gì đáng đọc sất.”“Cỏ Ba Lá dõi ánh nhìn theo sườn gò, mắt nhòa lệ. Nếu có thể nói được điều mình đang nghĩ, nó sẽ nói đây đâu có phải là mục tiêu chúng nhằm tới từ nhiều năm trước, cái buổi hạ quyết tâm phấn đấu một mai lật đổ con người. Cảnh khủng bố chém giết hôm nay đâu có phải điều chúng mơ tưởng hôm ấy, cái đêm Ông Cả lần đầu kêu gọi chúng đứng lên khởi nghĩa. Nếu bản thân nó có hình dung gì về tương lai, thì đấy là một tương lai có xã hội loài vật đã được giải phóng khỏi cái đói, khỏi roi vọt, tất cả đều bình đẳng, tất cả làm việc theo năng lực, kẻ khỏe che chở kẻ yếu, như nó đã che chở cho bầy vịt con mất mẹ trong vòng chân cái đêm nghe Ông Cả bảo ban. Thế nào đó – nó không hiểu nổi vì sao – đã đến một ngày không ai còn dám nói điều mình nghĩ, ngày lũ chó hung tợn gầm gào sục sạo khắp nơi, ngày phải chứng kiến đồng chí mình bị xé xác thành từng mảnh sau khi thú nhận những tội ác động trời.”“Không hiểu sao trang trại dường như đã giàu lên mà không làm cho súc vật trong trại giàu thêm – tất nhiên là trừ lợn và chó. Có thể phần nào là vì lợn quá đông, chó cũng quá đông. Không phải loài này không làm việc, theo kiểu của chúng. Như Mồm Loa không quản công giải thích, giám sát và điều hành trại là công việc không có ngày nghỉ. Chủ yếu là loại công việc các con vật khác dốt quá không hiểu được.”

“Đôi khi, những con già nhất bới lại trí nhớ mịt mùng, cố nghĩ xem những ngày đầu sau Khởi nghĩa, khi Jones mới bị đuổi đi, tình hình tốt hơn hay tệ hơn bây giờ. Chúng không thể nhớ nổi. Chẳng có gì để so với trước mắt: chúng chẳng có gì làm bằng, trừ những bảng số liệu của Mồm Loa lúc nào cũng chứng tỏ mọi thứ ngày một tốt hơn, tốt lên mãi. Lũ súc vật coi đây là chuyện vô phương giải đáp, mà đằng nào giờ chúng cũng chẳng lấy đâu ra thời gian suy đoán mấy chuyện đó. Chỉ có Benjamin già là quả quyết rằng vẫn nhớ kỹ từng chi tiết trong cuộc đời dài dằng dặc của mình, cũng như biết rằng mọi thứ chưa bao giờ – mà cũng chẳng bao giờ – có thể tốt hẳn lên hay xấu hẳn đi; đói kém, cực nhọc, thất vọng, nó nói thế, là quy luật của muôn đời.”

“Mười hai giọng nói quát tháo giận dữ, cả mười hai giống nhau như hệt. Giờ thì không phải thắc mắc có chuyện gì xảy ra trên những khuôn mặt lợn nữa. Lũ súc vật ngoài cửa nhìn từ lợn sang người, từ người sang lợn, lại từ lợn sang người, nhưng đến lúc ấy đã không còn phân biệt được ai là ai”.  

Bảy Điều Răn:
1. Bất cứ thứ gì đi hai chân đều là kẻ thù.
2. Bất cứ thứ gì đi bốn chân, hay có cánh, đều là bằng hữu.
3. Không con vật nào được mặc quần áo.
4. Không con vật nào được ngủ trên giường.
5. Không con vật nào được uống bia rượu.
6. Không con vật nào được giết con vật khác.
7. Mọi con vật đều bình đẳng.

Nội dung cuốn sách “Chuyện ở nông trại” kể về cuộc nổi dậy của đàn gia súc trong Nông trang của ông Jones với khát khao tự do không bị xiềng xích của con người. Sau khi cuộc nổi dậy thành công, đàn gia súc đã tự xây dựng một xã hội cho chính chúng, trong đó có đầy đủ chức năng như một xã hội loài người: nhà cầm quyền và người lao động. Bằng việc sử dụng hình ảnh và các đặc điểm đặc trưng của các con vật thân thuộc, Orwell đã tạo ra một thế giới thu nhỏ, nơi mà mỗi con vật đều mang tính cách như con người chúng ta: đều có hỉ, nộ, ái, ố; có niềm khao khát tự do, hạnh phúc; có ước mơ cho tương lai. Trong đó mỗi loài vật lại đóng một vai trò tương đương với một nghề nghiệp, chức vụ trong xã hội, từ lãnh đạo cho tới cảnh sát, truyền thông, nông dân… Các con vật được khéo léo ẩn dụ cho giống với người nhưng lại không làm  mất các đặc tính vốn có của chúng. Nhưng trên tất cả, nội dung kịch tính xuyên suốt câu chuyện và cái kết vô cùng thực tế.

“Chuyện Ở Nông Trại” là một tác phẩm vô cùng đặc sắc và đã đưa tên tuổi của Geogre Orwell lên một tầm cao mới. Sau khi đọc cuốn sách này, mình đã bj ấn tượng rất mạnh bởi tính triết lí và giá trị hiện thực của nó. Tác giả dường như đã nhìn thấu quy luật của xã hội thời bấy giờ mà khắc họa nên một Trại súc vật đầy sinh động, từ đó truyền tải thông điệp sâu sắc về cuộc sống – hay đúng hơn một lời tiên tri – vẫn còn nguyên sức ảnh hưởng cho đến tận bây giờ. Đây thực sự là một cuốn sách đáng đọc và phải đọc!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 5:13 pm

H's diary

Review “Animal Farm – Chuyện ở nông trại” - George Orwell: Tác phẩm không dành cho thiếu nhi

Posted by H'S DIARY 

Đã từng có thời gian, cách giải trí duy nhất của tôi là đọc. Thời điểm đó chẳng có smartphone, chẳng có internet, mọi kiến thức của tôi đều từ đọc sách báo và xem TV mà ra. Sau này khi lên thành phố học Đại học, nhờ tốc độ phổ cập internet ngày càng cải thiện và nội dung phong phú hơn, tôi bắt đầu chìm đắm trong những bộ phim và các chương trình TV show nước ngoài. TÔI ĐÃ BỎ THÓI QUEN ĐỌC.

Cho đến một ngày, dạo chơi quanh các blog tôi được biết đến cuốn Animal Farm. Và cũng rất tình cờ, sau đó không lâu, tôi đã bắt gặp ngay tác phẩm này trong một nhà sách gần công viên tôi hay tập thể dục; dĩ nhiên, tôi đã không ngần ngại móc hầu bao cho nó. Cuốn sách nhỏ, không dày, nhưng đã giúp thói quen đọc của tôi trở lại bắt đầu từ đây.

Tên tiếng Anh: Animal farm
Dịch tiếng Việt: Nông trại súc vật, chuyện ở nông trại
Số trang: 161 trang cỡ A5 bao gồm nhiều hình ảnh minh họa (nếu đọc liên tục bạn chỉ mất một buổi sáng hoặc chiều)
Xuất bản lần đầu bởi nxb Seeker & Warburg năm 1945 (bản quyền tiếng Việt của nxb Nhã Nam, 2013)
Giá bìa: 52.000đ (đợt mình mua được giảm giá bao nhiêu % không nhớ rõ lắm)

**********VỀ TÁC GIẢ (sưu tầm)**********

George Orwell (1903-1950), nhà văn, nhà báo Anh. Tên thật là Eric Arthur Blair. Ông sinh ở Ấn Độ, từng phục vụ trong lực lượng cảnh sát Anh tại Miến Điện, rửa bát quán ăn ở Pháp, tham gia chiến đấu trong nội chiến Tây Ban Nha, nếm trải cảnh tàn phá Luân Đôn trong Thế chiến 2. Những kinh nghiệm sống của ông được đưa vào các ký sự, phóng sự điều tra cùng nhiều bài báo gây tiếng vang, cũng như khai thác trong các tuyết thuyết đậm tính phê phán xã hội.

**********VỀ NỘI DUNG TÁC PHẨM**********

Animal farm – Chuyện ở nông trại kể về cuộc nổi dậy của đàn gia súc trong Nông trang của ông Jones với khát khao tự do không bị xiềng xích của con người. Sau khi cuộc nổi dậy thành công, đàn gia súc đã tự xây dựng một xã hội cho chính chúng, trong đó có đầy đủ chức năng như một xã hội loài người: nhà cầm quyền và người lao động. Bằng việc sử dụng hình ảnh và các đặc điểm đặc trưng của các con vật thân thuộc, Orwell đã tạo ra một thế giới thu nhỏ, nơi mà mỗi con vật đều mang tính cách như con người chúng ta: đều có hỉ, nộ, ái, ố; có niềm khao khát tự do, hạnh phúc; có ước mơ cho tương lai. Trong đó mỗi loài vật lại đóng một vai trò tương đương với một nghề nghiệp, chức vụ trong xã hội, từ lãnh đạo cho tới cảnh sát, truyền thông, nông dân… Các con vật được khéo léo ẩn dụ cho giống với người nhưng lại không làm  mất các đặc tính vốn có của chúng. Nhưng trên tất cả, nội dung kịch tính xuyên suốt câu chuyện và cái kết vô cùng thực tế.

**********CẢM NHẬN**********

Đầu tiên, mình vô cùng khâm phục cách xây dựng nhân vật và bối cảnh của tác giả. Từ xưa tới nay, không thiếu các tác phẩm sử dụng việc nhân cách hóa con vật để mô phỏng những câu chuyện của con người (có lẽ lâu đời nhất là chính các câu chuyện cổ tích). Đề tài chính trị vốn là một đề tài khó, dễ gây tranh cãi, để sử dụng các con vật cho đề tài này một cách thích hợp lại càng không phải chuyện có thể nghĩ tới của các nhà văn non tay. Bản thân mình chỉ là độc giả còn không bao giờ tưởng tượng nổi chính trị lại có thế viết hay và sống động đến thế qua hình ảnh các con vật, nếu không có Orwell. Thậm chí điều này còn ám ảnh mình một thời gian dài mỗi khi mình thấy bất kì con lợn, con chó nào. Sử dụng hình ảnh các con vật, cũng làm mình bớt cảm giác nặng nề so với khi đọc các tác phẩm liên quan đến chính trị khác. Rất nhẹ nhàng mà thâm thúy.

Nếu chỉ đọc tên tác phẩm và chọn mua tác phẩm chỉ bằng vài trang đọc thì có lẽ nhiều người sẽ mua về để cho… con mình đọc. Tên gốc của tác phẩm còn dễ gây hiểu nhầm hơn nữa Animal Farm – a Fairy Story. Hình ảnh minh họa của NXB Nhã Nam có phần u ám cho những người đọc xong và gấp quyển sách lại. Còn ấn tượng ban đầu của mình về bìa sách cũng không khác nhiều so với cảm giác cho sách thiếu nhi.

Mình đọc quyển này trong một lần đi cắm trại vùng ngoại ô, ngấu nghiến đọc từ trưa đến giữa giờ chiều thì hết. Đọc xong cứ tiếc mãi vì đọc nhanh quá.

Nội dung thì hay khỏi nói nhưng vì quá nhập tâm đọc nên mình bị hậm hực, bực mình suốt cả buổi chiều hôm đóVery Happy. Mình bực mình vì lũ gà, bò, dê, ngựa, cừu ngu hết chỗ nói. Mình bực mình vì sự độc ác tráo trở của lũ lợn, đàn chó. Mình bực tức vì chợt nhận thấy có chính mình trong câu chuyện. Mình nhận thấy mình run rẩy vì tức, đôi khi lại cười khẩy châm biếm, và có lúc lại “à” một tiếng như thể ngộ ra một thực tế gì đó.

Mặc dù chưa thực sự hài lòng về cách thức xây dựng tình tiết mà lũ gia súc lật đổ sự cầm quyền của ông Jones (phát điên sau khi bị bỏ đói lâu), mình vẫn thấy tình tiết này khá phù hợp để phát triển thành nhiều tình tiết liên quan sau đó.

Tác giả chọn lợn là loài đứng đầu các loài trong nông trại là một sự lựa chọn vô cùng thông minh. Đã từ rất lâu, mình không nhớ là đã xem hay đọc một tài liệu nào đó nói rằng lợn thậm chí còn thông minh hơn chó. Và nhà lãnh đạo cần loài thông minh nhất chứ không phải loài có răng nhọn, hung hãn. Và câu chuyện về sau mô tả hình ảnh béo tròn béo trục của loài lợn với cằm ngấn mỡ y như các chủ nông trang cũng rất lý thú (nếu hình ảnh này được chó hay loài nào khác thể hiện mình thấy không thể hay bằng). Do vậy, chó được nhân cách hóa như tầng lớp có vũ khí, vũ trang trong tay.

Chó nhận lệnh từ lợn và làm mọi thứ lợn yêu cầu. Về bản chất ban đầu, những con chó tại nông trại này không hề chịu sự quản lý của lợn. Thế nhưng, những con chó con ngay từ khi mới ra đời đã được tách đàn, được lợn nuôi dạy và sau đó trờ thành tay sai cho lợn. Chi tiết này khiến mình vô cùng tâm đắc, bởi nó phản ánh kết quả của việc giáo dục từ trong trứng nước. Nó giống như việc một đứa trẻ gọi một người bằng mẹ vì được dạy là phải gọi như thế trong nhiều năm cho dù chưa chắc đó là là người sinh ra chúng. Bên cạnh việc dùng chó để củng cố quyền lực, lợn đối đãi với chó rất nhiều quyền lợi như việc cho ở trong nhà, ăn uống toàn đồ tốt và chó cũng không phải lao động như những con vật khác.

Trong truyện, có bốn con lợn được nhắc đến nhiều nhất và cả bốn con đều đóng một vai trò dấu ấn trong nhiều tình tiết. Thứ nhất là con Ông Cả – con này đóng vai trò như một nhà triết học với duy lý về chủ nghĩa tự do cho các loài vật trong nông trại. Có thể nói, những lý luận của Ông Cả giống như các lý thuyết của các bậc hiền triết trong thế giới loài người, ví dụ như đạo Khổng của Khổng Tử chẳng hạn. Ông Cả dạy các con vật phải yêu thương, đoàn kết, đồng lòng đồng sức xây dựng một nông trang vững mạnh. Hài hước nhất là chi tiết, Ông Cả sau khi chết đi còn bị đào mộ lấy sọ trưng bày dưới cột cờ để các loài mỗi sáng đi qua tưởng nhớ. Con thứ hai là con Tuyết Cầu (tiếng Anh là Snow Ball, đáng eo quá 🙂 ). Con này thì thông minh vô đối, thể hiện mọi phẩm chất tốt đẹp của nhà lãnh đạo nhưng lại thiếu cảnh giác, chỉ biết làm mọi điều vì nông trang chứ không vì quyền lợi của mình nên bị Nã Phá Luân – con lợn nhiều mưu mẹo, dã tâm chơi xấu. Chi tiết này thì vô cùng hay này, nó làm mình tưởng tượng đến các cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia. Các ứng cử viên bên cạnh khả năng lãnh đạo với nhiều ý tưởng giúp xã hội còn cần có quyền lực và tài chính chống lưng phía sau và thậm chí đánh nhau để tranh giành quyền lực. Và con cuối cùng là con Mồm Loa, đúng như cái tên của nó, trách nhiệm của nó là loa loa cái mồm theo yêu cầu của người trả công. Con này mình thấy nó chẳng khác gì đám báo chí lá cải bây giờ. Ai trả tiền thì viết bài theo yêu cầu người đó, chả cần biết đúng sai ra sao, đổi trắng thay đen chỉ bằng ngôn ngữ. Mà các còn vật còn lại chính là thính giả, độc giả chúng ta. Chúng đồn đoán, nghi ngờ nhưng lại dễ dàng bỏ qua, quên hoặc dễ dàng tin những thứ mà “báo lá cải” Mồm Loa đưa tin.

Ngoài một đại bộ phận các con vật khác vì ngu dốt đến mức không học được bảng chữ cái nên bị đàn áp và dẫn dụ làm tới cạn kiệt sức lực. Đấu Sĩ chính là hình ảnh đại diện cho những con này. Chúng cũng không có quyền lực trong tay, chỉ biết cặm cụi làm hết ngày này qua ngày khác cho đạt chỉ tiêu và đôi lúc được động viên bằng các mề đay danh dự.

Ngoài ra, Benjamin cũng là con vật để ấn tượng khá sâu sắc với mình. Benjamin như đại diện của giới tri thức từng trải và có nhiều kinh nghiệm sống. Nó dường như hiểu mọi lẽ đời: những thứ vui chưa chắc đáng vui, những thứ buồn chưa chắc đáng buồn. Nó im lặng quan sát mọi việc diễn ra, không phản đối cũng chẳng ủng hộ ai ra mặt, chỉ âm thầm làm việc và chờ đến ngày hưởng tuổi già. Nó có một tình cảm đặc biệt với Đấu Sĩ nhưng khi Đấu Sĩ bị cho lên xe của tên đồ tể thì mọi thứ nó chỉ có thể làm là rống lên chửi rủa các con khác. Sau đó nó lại trở về là Benjamin im lặng, trầm ngâm. Bởi nó sống đã đủ lâu và chịu đựng đủ lâu những điều tương tự như vậy, cũng như chẳng bao giờ có ý định phản kháng. Dù người hay lợn là kẻ nắm quyền, với nó là như nhau.

Cái kết của chuyện làm mình có nhiều suy nghĩ. Hình ảnh lũ súc vật ghé nhìn qua cửa sổ vào trong nhà ông Jones khi Nã Phá Luân mời tiệc các chủ nông trang khác, chúng không thể phân biệt đâu là người đâu là lợn. Kết thúc này chính là thực tế cho thấy rằng, với lũ gia súc, chằng có gì thay đổi khi thay thế lão Jones. Lũ lợn giờ đối xử với chúng cũng chẳng khác gì lão cả. Dù là người hay lợn thì đã lên nắm quyền thì đều cho một kết quả như nhau.

Tuy nhiên, mình cũng nghĩ tới một ẩn ý khác ở phần kết. Liệu có phải, qua cửa kính, tất cả những người ngồi trên bàn tiệc mà lũ gia súc nhìn thấy thật sự đều là lợn. Có thể, không chỉ riêng ở nông trang này, mà tất cả các nông trang khác đều đã bị lợn thống trị. Tức là con người giờ cũng chỉ là loài vật cấp thấp hơn lợn (*rùng mình*).

Kết luận: Đây là một tác phẩm thực sự xuất sắc về mọi mặt. Quá nhiều bài học chỉ trong 160 trang A5. Vì nuối tiệc vì đọc hết quá nhanh, nên mình sẽ đọc lại vào một ngày khác (Sau khi diệt nốt đống sách mới mua)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 5:27 pm

Bức Tranh Vân Cẩu

Trại Súc Vật (Animal Farm) /George Orwell/ Phạm Nguyên Trường chuyển dịch/Tinh Hoa TV st

Trại Súc Vật (Animal Farm) là một tác phẩm bất hủ của văn hào George Orwell, xuất bản lần đầu năm 1945. Tác phẩm được sáng tác theo phong cách truyện ngụ ngôn, mô tả một cuộc cách mạng ở nông trại Manor của ông Jones. Cuộc cách mạng chống lại ông Jones do các con heo lãnh đạo, nhưng những gì xảy ra sau đó cho thấy chính các con heo này trở thành độc đoán và hủ bại. Những câu chuyện, những mẫu đối thoại, những vai trò của các con heo trong Trại Súc Vật rất giống với những gì diễn ra ở các quốc gia theo thể chế toàn trị, và chính điều này làm cho tác phẩm trở nên kinh điển.

Nhân vật

Các ‘nhân vật’ trong Trại súc vật là những con heo. Dẫn đầu là con heo già thuộc hàng thủ lãnh tên Old Major, nó được mọi con vật khác trong trại kính nể vì sống lâu và có những ý tưởng đáng để các con vật khác học hỏi và tôn xưng làm lãnh tụ. Kế đến là con heo trẻ tên là Snowball, được xem là một con vật ‘trí thức’, có khả năng làm kinh tế. Đáng chú ý nhất là con heo Napoleon, con heo này còn trẻ, đầu óc mưu mô, xảo quyệt, có xu hướng bạo lực, và sau này trở thành một lãnh tụ độc tài. Bên cạnh con heo Napoleon là con heo Squealer có thân hình mập mạp, chuyên nghề tuyên truyền, nói trắng thành đen, đen thành trắng, sau này trở thành một cánh tay đắc lực cho heo Napoleon.

Ngoài những con heo đóng vai trò lãnh đạo trên, trại Manor còn có những con vật khác chỉ đóng vai trò ‘thường dân’ hoặc tay sai và bị lợi dụng. Boxer là một con ngựa, suốt năm này sang năm khác, chỉ biết lao động, chứ không suy nghĩ gì cả. Ngoài ra, còn có con ngựa cái tên Clover, ít nói và hay thắc mắc, nhưng không dám nói ra. Con ngựa Mollie thì chỉ thích được khen và nghe lời đường mật, dễ bị chiêu dụ cho làm những việc vớ vẩn. Ngoài 3 con ngựa, truyện còn có con lừa Benjamin, con quạ Moses, 3 con chó Blubell, Jessie, và Pincher. Ba con chó này sinh ra 9 con chó khác và sau này làm vệ sĩ cho heo Napoleon.

Cuộc cách mạng

Câu chuyện mở đầu bằng một buổi họp các con vật để heo già Old Major thuyết trình về tình hình hiện tại. Bằng một giọng nói trầm ấm, lên xuống đúng điệu, chậm nhưng rõ ràng, Old Major thôi miên các con vật về tình hình ông chủ Jones là một kẻ say xỉn, bóc lột các con vật để làm giàu bản thân, trong khi đó các con vật từ heo đến gà phải hi sinh làm thịt, trứng cho y, các con vật khác như ngựa thì lao động tối ngày trong đói khát và đau khổ. Tình hình quá ư là bất bình đẳng. Old Major kêu gọi một cuộc cách mạng. Để tỏ tình đoàn kết, Old Major đề nghị các con vật nên gọi với nhau bằng danh từ “Đồng chí” (comrade). Tất cả các đồng chí phải bình đẳng với nhau. Các đồng chí phải nhận ra rằng con người đi 2 chân là kẻ thù. Nói xong bài diễn văn, Old Major lăn ra chết trước sự ngỡ ngàng và thương tiếc của các đồng chí trẻ hơn.

Sau khi heo Old Major qua đời, các heo đàn em phát triển ý tưởng của Old Major thành Chủ nghĩa Súc vật (Animalism). Chủ nghĩa Súc vật kêu gọi cách mạng bằng phương tiện bạo lực. Trong khi đó, lão Jones càng ngày càng sa đà vào cuộc sống bê tha, rượu chè, không chăm sóc trang trại như trước kia, và bắt đầu hành hạ súc vật. Lợi dụng tình hình đó và trang bị cho mình bằng một chủ nghĩa, các con vật nổi dậy làm cách mạng và đuổi lão Jones khỏi nông trại. Cuộc cách mạng thành công. Các con vật, thật ra là các con heo, trở thành chủ nhân mới của nông trại Manor, chúng đổi trên trại thành Animal Farm — Trại súc vật. Heo Napoleon nghiễm nhiên trở thành một lãnh đạo tối cao.

Sau khi đổi tên nông trại thành Animal Farm, các con heo lãnh đạo đặt ra 7 qui định đạo đức mới. Bảy qui định dạy rằng kẻ nào đi 2 chân là kẻ thù; kẻ đi 4 chân là bạn; các con vật không được mặc quần áo, không được ngủ trên giường, không được uống rượu; tất cả các con vật đều bình đẳng, và các con vật không giết lẫn nhau. ‘Chính phủ heo’ mới cho thành lập trường học để dạy dỗ các thế hệ heo nối nghiệp.

Trong ‘Chính phủ heo’, heo Squealer trở thành một nhà tuyên giáo xuất sắc. Squealer thuyết phục các con vật khác rằng, các con heo lãnh đạo sống có đạo đức và luôn luôn có những quyết định sáng suốt, chí công vô tư. Bằng cách dùng các con số thống kê giả tạo, Squealer thuyết phụ rằng các con heo có tư cách độc quyền sử dụng tài nguyên, có tư cách lãnh đạo nông trại. Các con heo duy trì vai trò lãnh đạo mà các ‘thần dân’ không hề có ý kiến. Heo Squealer tạo ra một kẻ thù tiềm ẩn là ông Jones, nó nói rằng một ngày nào đó ông Jones sẽ quay lại, và do đó tất cả phải cảnh giác.

Squealer dùng tuyên truyền để tẩy não các con vật khác, nói có thành không, không thành có, làm cho sự thật bị lu mờ. Chẳng hạn như khi con ngựa Boxer vì lao động cực nhọc nên chết, Squealer tuyên truyền rằng Boxer đã được các bác sĩ thú y tận tình cứu chữa, nhưng không qua khỏi và đã qua đời yên lành trong bệnh viện. Thật ra, Boxer được chở đến lò sát sinh, có thể là bán thịt! Khi Boxer chết, các con heo tổ chức tiệc giả bộ vinh danh Boxer, nhưng thật ra là lợi dụng dịp để ăn no nê và uống rượu… Whisky!

Học làm… người

Theo thời gian, heo Napoleon thu tóm quyền lực, tống khứ heo [kinh tế gia] Snowball ra khỏi ban lãnh đạo, và trở nên một kẻ độc tài hung dữ. ‘Chính phủ’ heo ra mặt đàn áp các con vật khác, bóc lột lao động của chúng, cắt giảm lượng đồ ăn của các con vật ‘thần dân’. Khi thần dân lên tiếng phàn nàn là bị đàn áp khốc liệt ngay. 

Có những con vật như 4 con heo nhỏ, một con gà và một con ngỗng bị các con chó xử tử ngay sau khi bản án được tuyên bố, làm cho các con vật khác khiếp đảm. Khi con heo kinh tế Snowball đề nghị công nghiệp hóa sản xuất để giảm sự cực khổ của các con vật, heo Napoleon cho mấy con chó ra hăm dọa và đuổi đi mất khỏi nông trại. 

Một không khí khủng bố bao trùm lên nông trại, và các con vật khác chỉ biết lầm lũi, cúi đầu làm thân trâu ngựa cho heo. Đi đâu các con heo lãnh đạo cũng đeo roi để thị uy. Các con heo trở nên mập mạp hơn, giàu sang hơn, vì hưởng đặc quyền đặc lợi. Chúng sửa khẩu hiệu "Tất cả các con vật đều bình đẳng" thành “Tất cả các con vật đều bình đẳng, nhưng vài con vật bình đẳng hơn”.

Để củng cố sự cai trị, ‘Chính phủ heo’ ban phát bổng lộc cho những con vật trung thành. Những con chó có công đánh đuổi những con vật ‘phản động’ được gắn huy chương ‘Anh hùng bậc I’ và ‘Anh hùng bậc II’. Những con heo lãnh đạo bây giờ yêu cầu mọi người phải gọi chúng bằng danh xưng mới như ‘Lãnh tụ của chúng ta', 'đồng chí Napoleon’. Hệ thống tuyên truyền của Squealer ra lệnh cho các con vật làm thơ ca tụng Napoleon, và dạy rằng dưới sự ‘lãnh đạo anh minh’ của heo Napoleon, nông trại Animal Farm đã phát triển ngoạn mục.

Khi quyền lực đã được củng cố vững vàng, heo Napoleon bắt đầu tha hóa. Nó vi phạm những qui định do nó đặt ra lúc ban đầu. Cùng với các con heo lãnh đạo khác, heo Napoleon tập ngủ trên giường. Chúng uống sữa, ăn đồ ngon, ăn chơi phè phỡn. Chúng học những thói quen của ông Jones như uống rượu, và kinh ngạc hơn là chúng tập đi bằng 2 chân! Chúng cho rằng đi bằng 2 chân là… quí phái. Đáng ngạc nhiên hơn, các con heo lãnh đạo bắt đầu quay về cái thời của ông Jones; chúng không cho gọi nhau là “Đồng chí” nữa; chúng trả lại tên nông trại là Manor Farm (tức bỏ tên Animal Farm).

Đúc kết 

Phải nói George Orwell là một thiên tài, một nhà tiên tri. Ông nhìn thấy trước một cuộc cách mạng cả mấy mươi năm, và đã tạo ra những con vật nhân cách hóa tuyệt vời. Chẳng hiểu sao ông chọn mấy con heo làm con vật lãnh đạo, có lẽ vì ông cũng nghĩ heo là loài vật thông minh và là loài vật xã hội (social animal)? 

Đọc qua tác phẩm và chỉ cần một chút quan sát, ai cũng có thể liên tưởng những câu chuyện trong tác phẩm với tình hình thực tế ở các nước làm cách mạng. Khởi đầu là một nhân vật có khả năng thuyết phục người dân về những bất công của chế độ hiện hành; kế đến là làm cách mạng hay đảo chính bằng bạo lực; cách mạng thành công, họ đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức cách mạng mới; họ dùng tuyên truyền để nhồi sọ người dân; theo thời gian họ trở nên độc đoán, chuyên quyền, sa đọa; khi họ giàu lên, họ quay về những giá trị tiền cách mạng từng làm cái cớ để họ tiến hành ‘cách mạng’. Đúng một vòng tròn.

George Orwell chắc đã quan sát chế độ Soviet, nên mới tạo ra được những cơ quan, những nhân vật được nhân cách hoá đến những danh xưng đặc trưng Soviet. Những danh xưng kiểu như “Lãnh tụ anh minh” và huy chương “Anh hùng” đúng là sản phẩm tuyên truyền thời Soviet. 

Con heo Napoleon với bản chất hung dữ và bạo động chính là tượng trưng cho Stalin. Bầy chó là hiện thân của bộ máy công an, có nhiệm vụ bảo vệ heo lãnh tụ Napoleon và đàn áp bất cứ ai dám thách thức lãnh tụ. Con heo Snowball dù có tài kinh bang tế thế và là một khai quốc công thần nhưng khi đã dám thách thức quyền lực của heo Napoleon là bị cho ‘lưu vong’ ngay.

Một con heo đóng vai trò quan trọng cho ‘Chính phủ heo’ là heo Squealer, nó hiện thân của hệ thống tuyên truyền tẩy não bằng dối trá và nhồi sọ. Heo Squealer tận dụng những thủ thuật nguỵ biện để tấn công những con vật bất đồng ý kiến với ‘lãnh tụ anh minh’. Những xảo thuật như tấn công cá nhân và ‘name calling’ được sử dụng triệt để. Squealer rất thành công gieo vào đầu mấy con gà và bò về công lao của heo Napoleon; đẻ được trứng, uống được nước ngọt, tất cả đều nhờ ơn của “lãnh tụ anh minh” heo Napoleon.

Trại Súc Vật còn mô tả những thành phần xã hội có học nhưng thích được khen (như con ngựa Mollie), những kẻ biết chuyện nhưng im lặng như con ngựa Clover, và những kẻ chỉ nhắm mắt làm tay sai như ngựa Boxer. Trong xã hội do mấy con heo lãnh đạo, bạo lực và tuyên truyền được vận dụng tối đa; một cái là phương tiện trấn áp, và một cái là tẩy não để các ‘thần dân’ không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Ai bất đồng ý kiến với chúng đều được gắn cho cái nhãn ‘kẻ thù của nhân dân’ và phải bị triệt tiêu...

Trại Súc Vật đúng là một kiệt tác phản ảnh một cách sâu sắc những mâu thuẫn trong các xã hội toàn trị, và cũng là một lời nhắc nhở rằng: “Quyền lực làm cho con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối.”

st

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Nov 02, 2022 4:38 pm

[William Faulkner]: Cuộc cách mạng văn xuôi trong tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ”

Reviewsach

Mặc dù đã có cảnh báo về những khó khăn trên hành trình khám phá cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của đại văn hào William Faulkner thì độc giả vẫn hoàn toàn bị …sốc khi đọc những trang đầu tiên Âm Thanh Và Cuồng Nộ. 
(The Sound And The Fury)

Một biểu tượng của dòng văn học ý thức 
Đó là cảm nhận chung của nhiều độc giả trên khắp thế giới khi cố gắng đọc hết 4 phần của cuốn sách chỉ có dung lượng hơn 400 trang này. Tại sao lại như vậy? Một tiểu thuyết với số lượng nhân vật ít ỏi chỉ trong  phạm vi một gia đình với 3 thế hệ cộng thêm một gia đình người giúp việc. Tổng cộng mới có hơn chục nhân vật xuất hiện trong câu chuyện diễn ra chủ yếu trong thời gian 4 ngày. So với những bộ “tứ đại kỳ thư” kinh điển của văn học Trung Quốc hay những trường thiên bất hủ của nước Nga như: Chiến tranh và Hòa Bình, Sông Đông Êm Đềm…thì kiệt tác văn học của nước Mỹ này chỉ tương đương một chương dài.

Ấy vậy mà thời gian và công sức người đọc phải bỏ ra để lĩnh hội hết 4 chương Âm thanh và cuồng nộ từ lâu đã trở thành một thử thách đầy quyến rũ cho bất cứ ai muốn khám phá thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của William Faulkner.

Nghệ thuật dòng ý thức và cách sử dụng ngôn từ, cấu trúc câu phi lý tính mang đến cuộc cách mạng với kĩ thuật viết văn xuôi truyền thống mà những tiểu thuyết chương hồi mang tính trần thuật theo thời gian đã thấm nhuần với độc giả từ trước tới nay. Hãy tạm quên đi sự mới mẻ và phức tạp trong bút pháp của W.Faulkner mà trước hết hãy đi vào khám phá kết cấu câu chuyện của Âm thanh và cuồng nộ.

Kết cấu thời gian đồng hiện và màn độc thoại nội tâm ấn tượng
Câu chuyện kể về một gia đình với 3 thế hệ: Ông bà Jason Compson và Carolie cùng 4 người con của họ. Con trưởng Quentin, con gái thứ hai Candace (Caddy) và 2 người con trai theo thứ tự: Jason, Maury cùng đứa cháu gái Quentin là con của Caddy. Người con út Maury sau này được đổi tên thành Benjamin (Benjy) bị mắc chứng chậm phát triển tâm thần. Đây là nhân vật quan trọng vì toàn bộ chương đầu tiên tiểu thuyết được viết dưới góc nhìn của nhân vật này. Gia đình người giúp việc trong nhà Compson là 2 vợ chồng  Rosbus, Dilsley và những đứa con Versh, T.P và đứa con gái Frony, Frony có đứa con gái tên Luster.

Câu chuyện được chia làm 4 chương với các mốc thời gian bất tuân theo trật tự thông thường. Từ  chương đầu vào ngày 7 tháng 4 năm 1928 cũng là ngày sinh nhật lần thứ 33 của nhân vật Benjy. Người mắc chứng chậm phát triển tâm thần và không liên kết được những sự việc xung quanh với những gì mình nghe, cảm nhận được. Trong ngôi thứ nhất, thần trí của nhân vật tôi- tức Benjy mãi mãi mắc kẹt lúc 3 tuổi và chỉ có những cảm nhận nghe, nhìn, ngửi và sờ. Thật ra phải lưu ý với bạn đọc rằng đối với William Faulkner thì việc sử dụng ngôi thứ trong văn chương để kể câu chuyện hoàn toàn bị xóa bỏ bởi trong tiểu thuyết có vô số đoạn nhảy cóc từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba bằng đại từ nhân xưng nhưng không rõ chỉ vào ai.

Để dịch tác phẩm này, nhiều dịch giả trên thế giới khi chuyển ngữ đã gặp phải vô vàn lúng túng khi cố gắng truyền tải những trường đoạn độc thoại nội tâm của 3 anh em Benjy, Quentin và Jason . Nó khiến người đọc phải tự nhập tâm vào nhân vật mà phán đoán hoặc cảm nhận một cách thật sự tất cả những diễn biến trong câu chuyện qua đa điểm nhìn từ các nhân vật. Trích đoạn độc thoại của nhân vật Benjy:

“Chị Caddy có mùi như cây. Trong góc nhà tối om, nhưng tôi nhìn thấy cửa sổ. Tôi ngồi xổm ở đó, cầm chiếc dép. Tôi không nhìn thấy nó, nhưng tay tôi thấy nó và tôi nghe được đêm xuống, và tay tôi thấy chiếc dép nhưng chính tôi không thấy, và tay tôi thấy được chiếc dép, và tôi ngồi xổm ở đó, nghe trời đổ tối”

Tiếp tục chương thứ 2 được kéo trở lại câu chuyện trước đó 18 năm tức ngày 2 tháng 6 năm 1910 vào ngày cuối cùng trong cuộc đời của cậu cả Quentin khi tự tử tại đại học Harvard. Với một loạt những ảo ảnh chợt vụt lên và tan biến, những dằn vạt trong sự ghen tuông và tội lỗi trong tâm trí cậu ta. Nếu chỉ nhìn vào cái lý do vì tình yêu loạn luân đối với cô em gái Caddy thì người đọc đã nhầm. Chỉ khi đọc đến trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, chúng ta mới nhận ra tất cả những gì chất chứa trong đầu Quentin đã có từ khi sinh ra trong nhà Compson và chỉ chờ dịp để bùng nổ trong cái ngày định mệnh khiến cậu tự kết liễu cuộc đời mình.

Chương thứ 3 lại đưa người đọc về ngày 6 tháng 4 năm 1928 là trước đó một hôm mốc thời gian trong chương đầu. Chương này tiếp tục là màn độc thoại diễn ra trong đầu của cậu ba Jason, em của Quentin và Caddy và anh trai của Benji. Đọc chương này bạn sẽ bắt đầu hình dung ra rõ ràng lý do sự gào khóc điên loạn trong chương 1 và tấn bi kịch trong chương 2 có sự góp phần không nhỏ của cậu em Jason. Một con người cùng lớn lên trong mái nhà Compson nhưng lại bộc phát ra một cá tính nhỏ nhen, ích kỷ, xảo quyệt và đặc biệt hung tợn. 

Và tất cả sẽ vỡ òa trong chương cuối cùng vào ngày 8 tháng 4 năm 1928 (sau ngày sinh nhật Benjy) khi bản chất của Jason hiện lên thật ghê tởm với sự thù ghét vô biên đối với đứa cháu gái ruột Quentin chính là con của người chị Caddy. Với sự lưu manh của mình, hắn lừa gạt tất cả mọi người cả trong lẫn ngoài gia đình Compson ngay cả chính mẹ đẻ của mình, người luôn cam chịu bảo vệ và yêu thướng hắn vô điều kiện. 

Nhân cách và tâm hồn cao đẹp của con người luôn là đích đến trường tồn trong văn chương
Câu chuyện mang màu sắc u tối với nhiều thủ pháp nghệ thuật về thời gian, ẩn dụ với ngôn ngữ đặc trưng của miền nam nước Mỹ. Trong cái bóng tối ảm đạm ấy, người đọc nếu tinh ý sẽ nhận ra một thiên thần trong hình hài người vú nuôi da đen Disley trong gia đình Compson. Đây có thể coi là một hình tượng nhân vật chính lồng trong nhân vật phụ với nhiều lời thoại xuyên suốt cả 4 chương trong cuốn sách. Bà Disley chính là người lèo lái con thuyền tan nát của gia đình Compson, là người hiện lên che chở cho những đứa trẻ nhà Compson và chống lại sự tàn ác, xấu xa của Jason, người mà theo lời bà mẹ Carolline “là sự kỳ vọng lớn lao của gia đình”

Để thưởng thức trọn vẹn cuốn tiểu thuyết này, bạn đọc hãy đừng vội chau mày khó chịu vì hàng tá những trang viết không một dấu chấm phẩy, những viết hoa, viết thường lẫn lộn trong câu. Và cũng đừng bực dọc ném cuốn sách đi khi gặp phải những trường đoạn không rõ ngôi thứ mà cứ tùy tiện đan xen, những ẩn dụ hóc búa không thể hiểu nổi… Hãy tạm quên tất cả những gì đã được học trên ghế nhà trường về ngữ pháp trong văn học như: cấu trúc câu, đoạn, mệnh đề, chủ hay vị ngữ.. nói tóm lại là những gì giúp bạn hiểu được ý nghĩa của đoạn văn. Mà thay vào đó, hãy lặng lẽ để mình trôi vào dòng chảy của từng câu chữ, dù đường đi có khúc khuỷu thì hãy cứ để mặc nó dẫn bạn đến một nơi. Nơi đó sẽ khiến bạn hiểu ra tất cả.

Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner là một kiệt tác văn học cùng với 19 tiểu thuyết và 75 truyện ngắn khác đều thuộc hàng kinh điển đã mang đến cho ông giải thưởng cao quý Nobel văn học và 2 giải Pulitzer . Những “âm thanh” và “cuồng nộ” thể hiện trong tác phẩm có thể coi là tiếng gầm gào của một thằng ngốc giữa một xã hội Mỹ đổi thay và mang nặng tính vật chất những năm đầu thế kỷ 20. Sự ngưng đọng vĩnh viễn của quá khứ và hiện tại, sự xung đột trong sắc tộc, những định kiến về người da đen và thân phận thấp kém của họ được W. Faulkner truyền tải qua ngôn ngữ mang tính cách tân đầy mới mẻ.

Tuy vậy, dù cho câu chuyện có ảm đạm và thất vọng đến mức nào thì bao giờ cũng hiện lên hình ảnh tuyệt đẹp của con người với lòng lương tri thánh thiện và trong sáng mà W. Faulkner đã sáng tạo và ngợi ca. 

Quang Thành

Bà Gấu
Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức

Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé.


Last edited by LDN on Sun Nov 06, 2022 9:46 am; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Nov 02, 2022 4:43 pm

Bài phê bình này nhiều chi tiết, viết khá. Có điều tôi 0 thấy nhân vật Benjy điên, viết như ~ phê bình khác thì thấy đúng hơn: đầu óc kém phát triển, có suy nghĩ như con nít trong khi đã lớn tuổi. Trong bài này tác giả cho Luster là con trai, trong bài viết trước của tác giả khác thì Luster là con gái.

Theo wiki: 
Luster Gibson, Fronys vierzehnjähriger Sohn, der sich verantwortungsvoll um Benjamin kümmert und nach einem verlorenen Vierteldollar sucht, um zum Jahrmarkt gehen zu können.

Nôm na: Luster Gibson là con trai 14 tuổi của cô Frony. Cậu bé chăm sóc Benjy 1 cách rất trách nhiệm và tìm kiếm 1/4 USD bị mất để có thể đi tham dự hội chợ. 

Review và phân tích: Âm Thanh Và Cuồng Nộ - William Faulkner (P.1)

danghuyhvpk - Đỗ Đăng Huy
spiderum

Bìa sách bản tiếng Anh
(*) Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nhiều chi tiết trong tác phẩm. Đương nhiên rồi, để phân tích mà. Nhưng có lẽ nhiều bạn cũng sẽ chẳng bao giờ đọc cuốn sách này, nên là ... thoải mái đi.

Tomorrow, and tomorrow, and tomorrow
Creeps in this petty pace from day to day
To the last syllable of recorded time,
And all our yesterdays have lighted fools
The way to dusty death. Out, out, brief candle.
Life’s but a walking shadow, a poor player
That struts and frets his hour upon the stage,
And then is heard no more. It is a tale
Told by an idiot, full of sound and fury,
Signifying nothing.
- Macbeth, W. Shakespeare

Tựa đề của cuốn sách tôi muốn giới thiệu hôm nay dựa trên một dòng trong phân đoạn nói trên, khi mà Macbeth, một tướng quân và quý tộc người Scotland, biết tin vợ mình tự tử và cảm thấy cuộc sống đang sụp đổ trong hỗn loạn. Cuốn sách có tên The Sound and the Fury (Âm thanh và cuồng nộ), được viết bởi William Faulkner. Tác phẩm là đại diện tiêu biểu cho văn học miền Nam nước Mỹ, và bản thân Faulkner luôn được xem là một trong những nhà cách mạng của văn chương thế giới, đứng ngang hàng Proust, Dostoevsky, Kafka hay James Joyce (NV: thú thực đoạn này là đi chép lại, chứ mình cũng chưa đọc J.Joyce ngoại trừ cuốn Dubliners). Âm thanh và cuồng nộ được bắt đầu hệt như câu thứ 9 của đoạn trên, khi được kể bởi một thằng điên. 

Thằng điên ấy là Benjy, con trai út của gia đình Compson, một trong những dòng họ quyền thế nhất của thị trấn Jefferson, Mississippi. Tổ tiên của họ đã định cư lâu đời ở vùng đất này và thậm chí bảo vệ nó trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Nhưng sau chiến tranh, gia tộc lụn bại dần, đất đai và gia sản thì ngày càng hao hụt. Đứng đầu gia đình là ông Jason Compson, một người có học thức, vẫn giữ được đôi nét lịch thiệp của tổ tiên, nhưng nghiện rượu nặng và thờ ơ với gia đình. Vợ ông, bà Compson, là một người đàn bà mẫn cảm, luôn than thở và ám ảnh về sức khỏe của bản thân, nên phó mặc toàn bộ chuyện nuôi dưỡng bốn đứa con cho chị hầu gái da đen Dilsey. Quentin là con cả, một đứa trẻ nhạy cảm với xung quanh, luôn bị ám ảnh bởi truyền thống gia đình và bảo bọc em gái mình quá mức. Caddy cứng đầu, nhưng tràn đầy yêu thương và sức sống. Jason cục cằn và mưu mô, bị anh chị em mình xa lánh. Và Benjy, một thằng điên, không thể nhận thức được thế giới xung quanh, hay những khái niệm như thời gian và đạo đức. Trong đó, vì sự phó mặc của bà Compson, nên chính Caddy là người đảm nhận hình ảnh người mẹ đối với Benjy và Quentin. Và chính cô, cho dù xuyên suốt tác phẩm chưa từng đóng vai trò là người kể chuyện, lại là nguồn cơn và là sợi dây xâu chuỗi mọi tình tiết trong tác phẩm.

Một Faulkner rất ngầu và thích thử nghiệm
Ba chương đầu tiên là những suy nghĩ, giọng nói và kí ức xoắn xít với nhau của ba anh em nhà Compson, vào ba thời điểm khác nhau. Benjy, một thằng điên đã 33 tuổi, kể vào ngày tháng 4, 1928; Quentin, sinh viên đại học Harvard, kể vào tháng 6, 1910; và Jason, một người làm công cục cằn ở cửa hàng nông cụ, tiếp tục mạch truyện vào tháng 4, 1928. Ở chương cuối, Faulkner kể chuyện ở ngôi thứ ba, nhưng xoay quanh người hầu gái da đen Dilsey, lúc này đã già. Faulkner đã khai thác mạch truyện từ kí ức của ba người anh em về chị/em gái của họ, Caddy.

Như đã nói, chương đầu của tác phẩm được kể dưới góc nhìn của Benjy. Nhưng Benjy là một đối tượng rất tồi để kể chuyện. Vì hắn là một thằng khùng không thể nhận biết về thời gian, ký ức, sinh tử, tình yêu, gia đình, trinh tiết. Những khái niệm ấy không tồn tại trong suy nghĩ của hắn, tâm trí hắn chỉ ngập tràn những hình ảnh, âm thanh mà hắn không thể hiểu. Cơ bản, hắn sống với bản năng của một con thú. Với hắn, tất cả là thực tại. Thời điểm câu chuyện bắt đầu là vào ngày 7/4/1928, Benjy khùng được thằng bé hầu trai da đen Luster dắt ra ngoài chơi như thường lệ. Những sự kiện diễn ra vào ngày hôm ấy, thực ra không quá quan trọng trong mạch truyện. Tuy nhiên, ngày hôm ấy, cũng như mọi ngày khác, đầy rẫy sự gợi nhắc kí ức đối với chúng ta, và thực tại đối với Benjy. Thủ pháp này cũng khá giống với miếng bánh madeleine nhúng trà của Proust, nhưng nó hỗn loạn hơn, rối rắm hơn, bởi Benjy điên, mỗi lần thế hắn lại khóc với tiếng rống của một thằng điên 33 tuổi. Và vậy là người đọc sẽ thấy được một phần kí ức/thực tại mà Benjy nhớ/thấy vào nhiều thời điểm khác nhau. 

Faulkner sử dụng chính sự khiếm khuyết về thần kinh của Benjy để ngụ ý về một trong những ý chính của tác phẩm, sự nhận biết của con người về thời gian. Hầu hết con người dựa trên thời gian để tạo nên trật tự thế giới của mình, tránh được sự hỗn loạn của nhận thức, kí ức và trải nghiệm. Đối với Benjy thời gian hoàn toàn vô nghĩa. Cách kể chuyện của Benjy liên tiếp cho ta thấy những lát cắt trong dòng chảy thời gian của gia đình Compson, nhưng bất định và hỗn độn, như một cỗ bài bị xáo. Thế nhưng, tuy không thể hiểu được toàn bộ những hình ảnh trong lời kể của Benjy (nhưng bạn phải nhớ, vì chúng đều là những chi tiết quan trọng), ta lờ mờ thấy được khung cảnh tuổi thơ của những anh em nhà Compson, sự bất lực và thờ ơ của cha mẹ họ, tình yêu thương của Candace dành cho Benjy, tính trầm lặng và bảo bọc em gái quá mức của Quentin, sự mưu mô và quỷ quyệt của Jason, và cả chiếc quần lót bị vấy bùn của Candace, như một lời báo hiệu về sự thất tiết của cô sau này. Cả ba anh em đều nhận thức được đây là điểm khởi đầu của chuỗi bi kịch sau này. Sự thất tiết được báo trước bởi chiếc quần bẩn của Caddy, đã ảnh hưởng lớn đến tâm trí của họ. Quentin tự tử vì tuyệt vọng khi Caddy mất trinh. Jason sống một cuộc đời oán hận Caddy vì việc cô lăng loàn khiến anh mất đi công việc được anh rể hứa trước. Và khi Caddy rời bỏ gia đình, hệ thống nhận thức của Benjy hoàn toàn sụp đổ, khiến hắn bối rối, ám ảnh và mong chờ vô vọng sự trở lại của cô. Và hình ảnh cái quần bẩn xuất hiện trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, cái chết của bà nội Damuddy, người chưa từng bao giờ miêu tả khi còn sống trong tác phẩm. Bà được nhắc đến lần đầu trong đám tang của chính mình. Là một người của thế hệ cũ, bà đại diện cho tầng lớp miền Nam thế kỷ XIX, và cái chết của bà được xem như sự kết thúc của một thời đại. Và ngày hôm đó chính khởi điểm đầu tiên trong vòng xoáy bi kịch của Compsons với cái chết mang tính biểu tượng của thế hệ cũ. Việc Benjy bị thiến sau này cũng có thể được coi biểu tượng của cái chết đối với thế hệ tiếp theo, vì thiến là một biểu tượng mạnh mẽ của sự tuyệt tự. Ngoài ra, cũng có một sự tiếp nối khác giữa Candace và con gái của cô với nhân tình Miss Quentin, Candace khởi đầu cho sự lụi tàn của gia đình Compson và Ms. Quentin lớn lên như một lời tuyên bố, rằng sự lụn bại này không kết thúc trong một thế hệ và sẽ còn kéo dài đến khi dòng họ này biến mất. Thậm chí, Quentin còn tệ hơn cả Caddy, với cái đĩ bộc lộ một cách công khai và sự cay nghiệt của Quentin đối với gia đình, mà đặc biệt là với ông cậu khùng Benjy.

Caddy bản điện ảnh (1959) do Margaret Leighton thủ vai
Lời kể của Benjy là một thách thức lớn với người đọc, nhưng vai trò của hắn là không thể thay thế. Bởi lời kể của hắn trung tính và bị động, dù không phải ngôi thứ ba. Chỉ có hắn, bằng góc nhìn đầy hình ảnh của kẻ điên mới thể hiện được mối quan hệ và tính cách của những người họ Compson. Điều mà những kẻ tỉnh táo hơn như Quentin hay Jason không thể làm được, vì luôn đầy rẫy những định kiến với thế giới xung quanh, mà rõ ràng nhất là với Caddy. Benjy là con quạ của gia đình Compson, đại diện cho lời nguyền ám lên gia tộc, nhưng với trật tự thế giới được xây dựng trực quan không bị pha tạp bởi những khái niệm hay tư duy, Benjy có cho mình trực giác của loài vật. Hắn dễ dàng nhìn nhận được sự bất thường, cái sai, chệch khỏi trật tự của hắn, dù đó chỉ là mùi hương. Cái sai này khiến trật tự của hắn bị hỗn loạn và đau khổ, mỗi lần như thế người ta nghe hắn rống lên. Nhưng tiếng rống đó cũng là một lời báo hiệu cho sự suy đồi của gia đình từng rất quyền thế, mà người báo hiệu, buồn thay, lại mắc kẹt trong chính cơn điên của mình.

Sang phần hai, lời kể của Quentin vào tháng 6/1910, cũng là phần mình thích nhất tác phẩm. So với phần kể của Benjy, không khí của tác phẩm thay đổi quá nhanh, làm người xem thấy ngợp. Nếu Benjy có lời kể trung tính, đứt quãng, thì lời kể của Quentin lại phiến diện và rất dài dòng. Và đồng thời, Quentin cũng cho chúng ta góc nhìn chủ động của một người sáng suốt, nên Faulkner có thể tận dụng lồng ghép những khái niệm về tình yêu, tội lỗi, trinh tiết,... những thứ mà Benjy không thể nào làm được. Nhưng đương nhiên, người viết ở đây vẫn là Faulkner, vẫn phong cách trong phần 1, ông liên tục cho những ký ức và suy tưởng xâm nhập vào lời kể chuyện của Quentin mà không hề báo trước. Sự việc này khiến cho lời kể của Quentin trở nên không đáng tin cậy khi anh nói về những gì đã xảy ra trong thực tế, vì không thể phân biệt giữa sự thực và những mong đợi và ước muốn thầm kín. Ở đây ta thấy rõ ràng một lối viết rất thông dụng: Stream of Consciousness. 

Một kiểu viết được lần đầu giới thiệu bởi William James. Có thể nói, mục đích của nó là mô phỏng lại dòng suy nghĩ của con người dưới dạng một đoạn văn, và qua đó loại bỏ tất cả những gì cản trở. Vì lý do đó, các câu văn thường dài hơn, khá lộn xộn, nhưng luôn liên tục. Việc đó khiến cho nó khó đọc, nhưng lại khiến cho người đọc nhận biết được những gì đang thực sự diễn ra trong đầu của nhân vật. Nó cũng cho phép các nhà văn mô phỏng các loại ý thức khác nhau, chẳng hạn như giấc mơ, hôn mê, chơi đồ hay ảo giác. Những nhà văn mình biết sử dụng lối viết này có thể kể đến: Proust, Virginia Woolf, Jack Kerouac, Hunter S. Thompson (ông này dùng trong cuốn Fear and Loathing in Las Vegas (Hoảng loạn và sợ hãi ở Las Vegas), ít tiếng tăm hơn những người kia, nhưng lại là một ví dụ chính xác cho chơi đồ. Còn rất nhiều người khác sử dụng lối viết này, nhưng vì lúc viết những dòng này, mình chưa nhớ ra được, hoặc không dám chắc chắn, hoặc chưa đọc, như James Joyce, vì mình mới đọc mỗi Dubliners (Người Dublin) , mà cuốn này thì ông không dùng stream of conciousness, phải chờ đến  A Portrait of the Artist as a Young Man (Chân dung chàng nghệ sĩ) ông mới dùng đến nó. Thôi thì mình sẽ đọc và review cuốn này sau, trong thời gian chờ Ulysses được dịch, cùng với To the lighthouse (Đến ngọn hải đăng) của Woolf).

Vậy, bằng stream of conciousness, Faulkner cho chúng ta thấy những góc khuất trong tâm trí Quentin, một thế giới rất phức tạp, bị ám ảnh bởi những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Nhưng không chỉ bằng stream of conciousness Faulkner cũng dùng cả những hình ảnh ở hiện tại để nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian và kí ức trong thế giới quan của Quentin, những chiếc đồng hồ, cả cái quả quýt anh đập vỡ lẫn đồng hồ nhà thờ. Quentin bị mắc kẹt trong thời gian, không phải thực tại, mà là thời gian và kí ức, và thậm chí xa hơn, là cả lịch sử lâu đời của dòng họ Compson. Thậm chí, ngay cả trong phần của Benjy cũng có đoạn như thế này:
Tới đỉnh đồi, Versh đặt tôi xuống. "Tới đây này, cậu Quentin" nó gọi, ngoái cổ nhìn xuống chân đồi. Quentin vẫn đứng ở bờ suối. Anh chìm vào bóng râm trên dòng nước.

Hay trong phần của Quentin có 3 đoạn như sau (3 đoạn này hoàn toàn riêng biệt):
Bóng râm chưa rời hàng hiên. Tôi dừng lại bên trong cửa sổ, nhìn bóng râm xê dịch. Nó xê dịch gần như thấy được, bò giật lùi bên trong cửa, đẩy vạch tối lùi về phía cửa. (1)
Bóng râm trên hàng hiên đã biến mất. Tôi bước vào ánh nắng, tìm lại bóng tôi. Tôi bước xuống các bậc thềm ngay trước nó. (2)

Ồ máu em hay máu tôi Ồ chúng tôi đi tiếp trong bụi mỏng, bước chân lặng lẽ như cao su trong lớp bụi mỏng nơi những cây bút chì ánh nắng xuyên qua đám lá cây. Và tôi lại cảm thấy nước chảy xiết và êm ả trong bóng râm bí mật. (3)

Và trong tác phẩm, từ "bóng râm" xuất hiện tổng cộng 14 lần, trong đó 13 lần có liên quan đến Quentin. Hẳn đây không phải là một sự tình cờ. Quentin bị mắc kẹt trong thời gian dưới mọi hình thức, mà ở đây là cả vị trí của mặt trời.
Ta dễ dàng nhận ra được sự ám ảnh của Quentin liên quan trực tiếp đến việc Caddy thất tiết. Quentin có một trật tự thế giới của riêng mình, với nền móng là truyền thống, danh dự và phẩm giá của con người miền Nam. Những quy tắc này là di sản còn sót lại của một miền Nam xưa cũ, đã bị mai một kể từ cuộc Nội chiến, mà theo đó những người đàn ông phải biết bảo vệ danh dự gia đình, lịch thiệp và học thức, còn người phụ nữ phải đức hạnh, dạy dỗ con cái và truyền lại cho chúng những giá trị tốt đẹp. Nhưng thực ra, Quentin được dạy những điều này từ cha, cho dù ngay cả với ông Compson, chúng cũng đã phần nào mai một, và anh xem chúng như là giá trị sống của bản thân.

Bi kịch thay cho Quentin, anh lại bị chính người em gái mình phản bội. Caddy thất tiết làm tổn thương sâu sắc Quentin vì anh thấy nó bẩn thỉu và đáng xấu hổ, một sự vi phạm trắng trợn đến những giá trị mà anh tin tưởng. Quentin cố gắng duy trì trật tự thế giới của mình bằng cách tuân theo chuẩn mực của mình một cách mù quáng. Để bảo vệ danh dự gia đình, Quentin bảo Caddy tự tử và nếu cô tự tử, anh sẽ chết theo cô . Khi cô tỏ ra thờ ơ với giải pháp này, Quentin muốn nhận làm cha đứa bé và sẽ bỏ đi với cô, một hành động mà anh xem đó là lịch thiệp và đạo đức. 

Một cái bàn ủi nặng 10 pound. Tính chèn hình Quentin, nhưng chỉ có cái bàn ủi nổi lên.

Vậy ta đã hiểu được tiền đề về nỗi đau khổ của Quentin, vậy điều gì đã đẩy anh đến cái chết? Có thể đề cập đến những lý do sau:

Sự thờ ơ của bố của mình đối với danh dự gia đình: vốn dĩ, Quentin có mẹ mà như không có. Bà Compson luôn thoái thác việc chăm sóc gia đình vì sức khỏe vốn dĩ không yếu của mình. Quentin chỉ có hai nguồn ảnh hưởng: một là Caddy người anh vừa dựa vào, vừa bảo vệ, hình mẫu không hoàn chỉnh của một người mẹ; và cha - tàn tích còn lại của những giá trị mà anh tin tưởng. Nhưng khi phát hiện ra cha mình không hề quan tâm đến chuyện thất tiết của Caddy, Quentin đã phẫn nộ. Ông rõ ràng là một người hiểu chuyện, nhưng hoài nghi và mỉa mai mọi thứ. Khi nhận ra sự đau khổ của Quentin, ông đã cố làm dịu đứa con trai đầu, ông cho rằng những giá trị về trinh triết hay phẩm hạnh của người miền Nam đều vô nghĩa, chỉ là sản phẩm của tính gia trưởng của lũ đàn ông tạo ra. Một nhận định có lẽ đúng, nhưng không phải với Quentin, người xây dựng thế giới của mình chính trên nền móng đó. Quentin thất vọng khi hiểu rõ sự thờ ơ của cha mình đối với việc gia đình bị ô nhục, và quyết định bịa ra câu chuyện loạn luân giữa mình và em gái và nói với cha.  Một lần nữa, anh cố gắng coi lỗi lầm của em gái, là trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, như Caddy, ông Compson nhanh chóng bác bỏ chuyện đó. Và khi Quentin không còn thấy ai trong gia đình tôn trọng danh dự và phẩm giá anh tôn thờ, anh chỉ còn biết chọn cái chết để giải thoát mình và bảo  vệ trật tự thế giới mà mình dựa vào.
Sự bất lực của Quentin: Quentin suy nghĩ nhiều hơn là hành động. Quentin thông minh và sâu sắc, điều đó khiến Quentin luôn nghiêm túc và có chính kiến, mâu thuẫn thay nó lại khiến anh bị tê liệt. Anh dành toàn bộ thời gian để suy nghĩ về những khái niệm như thời gian, danh dự, trinh tiết, những khái niệm rất mơ hồ (trái ngược với nhân vật Jason sau này, một kẻ làm và không bao giờ nghĩ). Điều đó khiến anh không thể có một hành động thực sự có giá trị, và một lý do khác là bởi Quentin quá yếu đuối để gánh vác những giá trị anh mang trên vai. Nên, những gì Quentin làm thường vô ích, hoặc phản tác dụng: Quentin xúi Caddy cùng tự sát, nhưng Caddy từ chối và bỏ trốn khỏi gia đình mà không có anh. Tương tự, Quentin thường xuyên nói về việc sẽ thách thức Dalton Ames và Gerald Bland, nhưng cả hai lần, anh đều bị giã ra bã (một lần thậm chí còn tự ngất). Chính sự bất lực này khiến gánh nặng truyền thống gia đình thêm nặng trên vai Quentin, chính nó đã dìm chết anh ta chứ không phải hai cái bàn ủi, nặng 10 pound mỗi cái.
Phần của Quentin theo mình là đoạn khó đọc nhất tác phẩm, trong khi đoạn của Benjy là đoạn dễ bỏ qua chi tiết nhất. Nếu chỉ đơn thuần là đọc và không suy nghĩ, dễ hiểu lầm đây là một mối tình loạn luân của anh đối với em gái (mặc dù có chi tiết Caddy khinh bỉ một cô gái mà Quentin mới làm quen). Nên nếu bạn đang đọc hai trường đoạn này, hãy kiên nhẫn và tập trung để nắm bắt được: những hình ảnh trong đầu của kẻ điên và ý thức của một vị thánh tử vì đạo - Quentin:

Ngày Phán xử khi Người truyền Đứng dậy sẽ chỉ có chiếc bàn ủi nổi lên.


Last edited by LDN on Sun Nov 06, 2022 9:47 am; edited 7 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Nov 02, 2022 4:49 pm

Vì người viết phê bình này luôn bảo Benjy điên, khùng nên tôi coi wiki:

  • Benjamin „Benjy“ Compson (geboren 1895 als Maury), ist das jüngste Compson-Kind. Er kann nicht sprechen und ist geistig behindert. Als seine Mutter die Behinderung entdeckt, änderte sie im Jahr 1900 seinen Namen von Maury (nach ihrem Bruder) in Benjamin. Er kann nicht zwischen Vergangenheit und Gegenwart unterscheiden und durchlebt seine Erinnerungen, als ob sie immer noch geschehen würden. Aus Angst vor Scham und Schande wird er von der Familie nicht in die Irrenanstalt nach Jackson gebracht, sondern im Haus gehalten. Trotz seines Unvermögens, die Welt zu verstehen, besitzt er eine besondere Sensibilität für tragische Ereignisse. So nimmt er Caddys Verlust der Jungfräulichkeit am Geruch wahr und Quentins Suizid über eine große Entfernung.

Geistig behindert nôm na đầu óc 0 được bình thường, bị kém phát triển.

Review và phân tích: Âm Thanh Và Cuồng Nộ - William Faulkner (P.2): Về Jason Compson

danghuyhvpk- Đỗ Đăng Huy

Spiderum 

Jason Compson phiên bản điện ảnh 1959. Nhưng các bạn đừng xem phim này. Kịch bản chuyển thể rất lố bịch =)))
(*) Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nhiều chi tiết trong tác phẩm. Đương nhiên rồi, để phân tích mà. Nhưng có lẽ nhiều bạn cũng sẽ chẳng bao giờ đọc cuốn sách này, nên là ... thoải mái đi.

Phần 3 của tác phẩm, trước phần 1 của Benjy một ngày, được Jason, con trai thứ của nhà Compson kể lại. Mở đầu như sau:
Đã là điếm thì suốt đời vẫn là điếm, tôi đã bảo mà. Tôi nói mẹ mới phải lo về chuyện nó trốn học đi chơi là còn may đấy. Tôi nói bây giờ lẽ ra nó phải ở dưới bếp, thay vì cứ ở lì trên phòng, bôi son trát phấn lên mặt, chờ sáu thằng mọi đen không sao đứng dậy nổi khỏi ghế trước khi có được một chảo đầy bánh với thịt để lấy lại thăng bằng mà dọn bữa ăn sáng cho nó.

Trong lời kể của Benjy và Quentin, Jason đã được tả là một đứa trẻ mưu mô, mách lẻo, luôn gây gổ với Caddy và bắt nạt Benjy (lúc đó còn tên là Maury). Lúc phần 3 câu chuyện bắt đầu, hắn đã vào độ trung niên, nhỏ mọn, tàn độc và cay nghiệt. Điều đó thể hiện qua ý thức của hắn, những câu văn nhỏ, chắc và rõ nét như những đồng kền (đồng 5 cents). Lời kể rõ ràng của Jason giúp chúng ta làm rõ những chi tiết ngụ ý trong phần trước như: Benjy bị thiến, Quentin chết đuối và Caddy đã ly dị. Có thể nói, hai phần sau của tác phẩm mà Jason đóng vai trò quan trọng, dễ đọc hơn rất nhiều so với hai đoạn trước. Nhưng rõ ràng không đồng nghĩa với việc nhân vật Jason kém thú vị. 

Hai người con trai lớn của nhà Compson rất trái ngược, Quentin đạo đức, lịch thiệp nhưng lại thiếu năng lực, còn Jason quỷ quyệt, cay nghiệt nhưng lại rất thông minh và tháo vát, “gã Compson đầu tiên sáng suốt” - như Faulkner nhận xét trong phần phụ lục. Tuy nhiên, hắn không bao giờ dùng tài năng của mình cho việc gì chính đáng. Thay vào đó, hắn, có thể được thừa hưởng từ mẹ, luôn chìm đắm trong sự hận thù và cảm thấy mình là nạn nhân, bị tước đoạt tất cả quyền lợi bởi anh chị em ruột. Hắn thù Caddy vì khiến hắn mất việc tại ngân hàng của anh rể; ghen tị với Quentin vì cha đã bán đồng cỏ để Quentin đi học Harvard; căm ghét Benjy vì hắn điên và tiếng rống rất khó chịu. Jason dựa vào niềm tin mình bị phân biệt đối xử đó để đay nghiến mọi người, rằng dù hắn bị bạc đãi, hắn vẫn đang gánh vác gia đình, nên hắn luôn đúng.

Một đồng kền. Mình không nghĩ vật gì tượng trưng tốt hơn cho Jason, ngoài một đồng kền. Rõ ràng, rắn rỏi, vô cảm và có hai mặt.

Hắn tự vẽ lên một câu chuyện mà ở đó hắn là nhân vật chính bạc mệnh: làm việc quần quật để không bị Earl (một ông chủ đạo đức và luôn nhân nhượng hắn) đuổi việc; và cố giữ cho thùng bột ở nhà đầy để cưu mang những kẻ vô dụng không dành cho hắn sự tôn trọng mà một người chủ gia đình như hắn đáng lẽ ra phải có; một người Mỹ trung lưu chân chính chăm chỉ, phải đối diện với thế lực tài chính xấu xa ở phố Wall do bọn cá mập Do Thái đứng đầu cố nuốt đến đồng kền cuối cùng của hắn. Với Jason, tất cả mọi người trên thế giới này, trừ hắn, đều là Compson, đều đang cố gắng bòn rút và hãm hại hắn. Nên Jason thích thú với việc hành hạ người khác. Hắn đốt hai tấm vé xem show miễn phí để chọc một đứa bé da đen 14 tuổi. Hắn đi làm muộn, hy vọng rằng Earl sẽ phàn nàn để sau đó hắn có thể xưng xỉa lại với Earl. Mà trong đó, kẻ thù lớn nhất của hắn là Miss Quentin, cháu gái hắn và con của Caddy, một đứa trẻ ương bướng, thậm chí còn hơn cả mẹ. Và Jason dành rất nhiều tâm sức để đày đọa con bé: dọa đánh, theo dõi, mỉa mai; mặc dù, hắn là kẻ thường không dành nhiều công sức cho những việc không đem lợi ích thực tế như vậy. Có thể hắn sợ mất kiểm soát với Quentin và đi tong món tiền hằng tháng hắn bòn của Caddy, nhưng mình nghĩ lý do phù hợp nhất khiến hắn ghét Quentin, là bởi cô tượng trưng cho một sự hủy hoại cuộc đời hắn, chính cô là cái thai khiến Caddy phải ly dị, đồng nghĩa với việc hắn mất công việc mơ ước ở ngân hàng anh rể. Quentin là vận rủi, một biểu tượng cho sự biến chuyển theo hướng xấu đi của cuộc đời hắn.
Vậy, ta quay lại câu hỏi đã xuyên suốt hai phần trước của tác phẩm: Trật tự thế giới của Jason là gì? Lời kể đơn giản và không trung thực của Jason, khiến cho việc này khó đoán hơn hai phần trước. Ta có thể dễ dàng nhận ra Jason là một con người vật chất và mọi việc làm của hắn đều liên quan đến tiền, nhưng nếu nói trật tự thế giới của Jason xây dựng trên tiền thì không đúng. Vì tiền thực sự không có ý nghĩa gì với hắn. Có một bản ngã nằm ẩn dưới lớp bề mặt ấy, một động cơ thúc đẩy hắn hành động và cư xử như một tên phản diện. Để hiểu thêm về vấn đề này, ta có thể sử dụng trật tự thế giới của Quentin (đối cực của Jason) để diễn giải. Có thể thấy, Quentin bị ám ảnh bởi truyền thống gia đình và những giá trị đạo đức của miền Nam. Jason nhổ vào cái truyền thống ấy, hắn không tin vào những thứ trừu tượng mà hắn không chạm vào được: tình yêu, đạo đức, trinh tiết, hắn mặc kệ. Quentin mắc kẹt trong quá khứ, Jason sống trong hiện tại, từng khoảnh khắc một. Quentin yêu thương Caddy, Jason ghét Caddy. Quentin đặt trọng tâm thế giới của mình vào người khác: Caddy và cha, những người mà theo anh chính là đại diện của những giá trị mà anh hằng tin tưởng. Jason đặt trọng tâm thế giới của hắn và chính bản thân hắn, vì vậy, hắn muốn kiểm soát mọi thứ trong thế giới của mình và hắn buộc phải thù ghét mọi người xung quanh, hắn bài trừ những kẻ mang dòng máu Compson, rồi sau đó lại gán cái tên Compson đó lên những người khác mà tiếp tục bài trừ. Ngay cả đến hòm tiền của hắn cũng thể hiện điều đó. Hắn để gần 8000 USD trong phòng ngủ (khoảng 120.000 USD theo thời giá hiện nay), bởi vì hắn nghĩ ngay cả đến chủ ngân hàng cũng là một Compson! Và người duy nhất hắn dùng những từ ngữ trân trọng và quý mến khi nhắc đến lại là một con điếm ở tận Memphis. Nếu quy chiếu theo Quentin, việc Jason không thể cảm nhận được tình yêu hay tin tưởng người khác, có thể được đổ lỗi cho ông Compson với chứng nghiện rượu và thờ ơ của mình, như việc thiếu vắng hình mẫu người mẹ khiến Quentin phải bấu víu Caddy và lâm vào khủng hoảng sau này. 

Đấy, biết ngay mà, thì tôi vẫn nghĩ nhà ấy toàn những đồ điên. Bán đất để gửi anh ta đi Harvard và nai lưng ra đóng thuế cho đại học tiểu bang mà tôi chẳng hề thấy gì ngoài hai trận bóng chày và không cho ai nhắc đến tên cô con gái ở đây đến khi ít lâu sau bố cũng không ra phố nữa chỉ ngồi ở nhà suốt ngày với cái bình rượu tôi thấy vạt áo ngủ với hai chân trần của ông và nghe thấy cái bình rượu lanh canh cuối cùng T.P. phải rót cho ông và mẹ nói con không kính trọng vong linh bố con và tôi nói tôi không biết sao lại không chắc chắn là điều đó được bảo tồn đến cùng chỉ có điều nếu tôi cũng điên nốt thì có Chúa biết sẽ làm gì chỉ có nhìn nước thôi tôi cũng xây xẩm mặt mày rồi tôi cũng uống xăng như uống whisky và Lorraine bảo bạn bè rằng anh ấy không rượu chè nhưng mày bảo anh ấy không phải đàn ông thì để tao chỉ cho mày biết cách biết nàng bảo nếu em mà bắt được anh đi với một đứa nào thì anh biết em sẽ làm gì không em sẽ xé xác nó túm lấy nó mà xé chừng nào em còn thấy nó nàng nói và tôi nói anh uống hay không là chuyện riêng của anh nhưng em đã thấy bao giờ anh không biết điều chưa tôi nói nếu em muốn anh sẽ mua bia về cho em tắm bởi vì tôi biết tôn trọng một con điếm lương thiện bởi vì sức khoẻ của mẹ và cái địa vị mà tôi đang bám giữ có được nàng với những gì tôi cố làm cho nàng chẳng thể tỏ ra tôn trọng nàng hơn là giữ sao cho tên nàng và tên tôi và tên mẹ tôi đừng thành chuyện đàm tiếu trong tỉnh.
Riêng đoạn dưới đây đã xuất hiện hai lần:
cái bình rượu tôi thấy vạt áo ngủ với hai chân trần của ông và nghe thấy cái bình rượu lanh canh”

Thường những đoạn văn dài và liên tục như thế này không xuất hiện trong phần của Jason, nên có thể thấy đây là một trong những đoạn bản lề nếu muốn tìm hiểu sâu về nội tâm nhân vật này. Ta có thể thấy rõ thành kiến của Jason đối với việc “nghiện rượu có văn hóa” (cultured dipsomaniac) của cha hắn. Có lẽ việc nghiện rượu của ông Compson cũng là một trong những nguyên nhân của sự suy thoái gia đình và sự thờ ơ của ông chính là khởi đầu của khiếm khuyết về đạo đức, danh dự, giá trị truyền thống của Jason sau này. Ông Compson đã dồn tất cả cho Quentin, cả những giá trị gia đình lẫn vật chất (bán đồng cỏ của Benjy), mong anh sẽ có một cơ hội tốt nhất trong đời. Trong khi đó, Jason bị bỏ mặc cho mẹ, người có tình yêu thương lệch lạc đối với mỗi Jason và có lẽ đã để lại những di sản rất méo mó trong tâm trí hắn như tính vị kỷ, cảm giác bất an, và luôn cảm thấy mình là nạn nhân của những người xung quanh. Bởi lẽ đó, ta cảm giác Jason luôn nhắc đến Quentin với một sự ganh tị, không hẳn là về việc gia sản hao hụt đi để trả tiền học phí của Quentin, mà có thể bởi hắn cũng cần tình yêu thương của cha mình. Như khi bé, Jason ăn giấy, ông Compson đã bảo nó nhè ra, nó ngoan ngoãn vâng lời vứt tờ giấy vào lò lửa. Đáng lẽ, ông Compson nên làm điều đó nhiều hơn.

Đấy. Nên bớt uống rượu và chơi đồ có văn hóa lại nhé!
Trong khi đó, một mâu thuẫn khác xảy ra trong gia đình Compson, bà Compson người luôn vắng mặt trong việc chăm sóc con cái, lại chỉ dành tình yêu của mình cho mỗi Jason, mà đáng buồn thay, có thể cũng chính vì bà, như tôi phân tích ở trên mà Jason không bao giờ có thể cảm nhận được tình yêu của bất kì ai khác. Tình yêu của bà Compson dành cho Jason hiện tại vẫn không rõ nguyên nhân. Tại sao lại là Jason mà không phải một đứa trẻ khác: có thể là Quentin, đứa con đầu trầm tính, hay Caddy đứa con gái biết cách yêu thương, hay Benjy đứa lẽ ra phải được yêu thương nhiều nhất.

Tôi tạm lý giải điều đó sau đây:
... hai mẹ con ngồi hai bên bàn dường như chờ nhau với điệu bộ y hệt, kẻ thì lạnh lùng tinh quái, với mái tóc nâu gợn sóng chải xuống thành hai cái móc bướng bỉnh ở hai bên trán như một anh bồi quầy rượu, với đôi mắt màu hạt dẻ và hai con người đen láy tròn xoe như hai hòn bi, người thì rầu rĩ than thở, với mái tóc bạc trắng và đôi mắt có quầng sưng húp và chảy xệ và tối đen đến mức tưởng như chỉ toàn tròng đen hay chỉ có con ngươi.

Có thể thấy rõ ràng sự tương đồng về ngoại hình giữa hai mẹ con và có thể đặc điểm này đã khiến bà Compson dồn tình cảm cho Jason từ nhỏ. Bởi hắn mang những đặc điểm của “một Bascomb” (tức phía bên ngoại) chứ không phải một Compson. Bà luôn cảm thấy mặc cảm vì gia đình Compson từng có nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và bà đã luôn cố gắng chứng minh rằng bên phía họ mình cũng cũng có những phẩm chất tốt đẹp và thậm chí hơn nhiều phẩm chất bên nội. Điều đó thể hiện qua việc bà luôn nhắc Jason rằng hắn là một Bascomb, đề cao đứa em vô dụng Maury trước người chồng theo chủ nghĩa hoài nghi hay thậm chí đổi tên luôn đứa con thiểu năng thành Benjy để tránh mang tiếng xấu cho đứa em trai. Nhưng tình yêu của bà đã bị phớt lờ bởi đứa con duy nhất bà yêu thương, Jason không quan tâm đến việc là một Compson hay một Bascomb, những gì hắn nói về việc theo dõi Miss Quentin để giữ lấy tiếng thơm cho mẹ của mình rặt là những điều vờ vịt mà hắn tự vẽ ra trong câu chuyện của mình. Điều hắn muốn là đơn giản chỉ là hành hạ Quentin và không muốn nó thoát khỏi vòng kiểm soát của mình. Đơn giản bởi, không có điều gì trong cuộc sống của Jason nằm ngoài sự kiểm soát của hắn hắn cả.

Điều này sẽ hợp lý hơn luận điệu trong bài phân tích: Jason Compson and the Mother Complex (Tạm dịch: Jason và phức cảm về mẹ). Trong bài phân tích được đăng tải trên tờ Mississippi Quarterly, Kathleen Moore cho rằng Jason Compson tồn tại phức cảm Oedipus. Đây là một lý thuyết trong Phân tâm học của Sigmund Freud. Phức tạp Oedipus đề cập đến ham muốn tính dục vô thức của một đứa trẻ đối với cha mẹ đồng giới và sự căm ghét đối với cha mẹ khác giới. Freud coi rằng sự tương đồng của đứa trẻ với cha mẹ cùng giới là kết quả thành công của phức cảm, mà nếu không thành công việc này có thể dẫn đến chứng loạn thần kinh, ấu dâm hay đồng tính luyến ái. (Wikipedia) Dựa trên những nền tảng đó, Moore phát triển một luận điểm rất nực cười như sau: 
Jason luôn muốn chứng tỏ mình là một người đàn ông trong mắt mẹ mình. Đó là lý do hắn đi cùng đường khắp nẻo để theo dõi Quentin, để bảo vệ danh tiếng của mẹ, một góa phụ khả ái. Luận điểm này rõ ràng sai, Jason không quan tâm đến những thứ viển vông như đạo đức hay danh tiếng, tôi đã phân tích lý do tại sao hắn theo đuôi Quentin ở phía trên. Và nếu hắn làm điều đó vì mẹ mình, tại sao hắn lại đay nghiến bà mỗi khi nói về Quentin?

Jason có một mối quan hệ quá gắn bó với mẹ mình, đến nỗi hai người rất giống nhau (phân tích đoạn bàn ăn tôi trích ở trên) và điều đó được xác nhận khi Jason sau này không lấy vợ vì người có phức cảm Oedipus rất khó kết hôn. Luận điểm này thậm chí còn tệ hơn, vì rõ ràng ta thấy được sự áp đặt tình cảm của bà Compson lên Jason như thế nào và cách Jason phớt lờ và đay nghiến nó ra sao. Còn việc hắn không kết hôn, đơn giản là hắn đã chịu đựng quá đủ những gánh nặng mà những người xung quanh, những Compson đặt lên hắn. Hắn từ chối mọi mối liên hệ với bên ngoài, thì thử hỏi làm sao một con người như vậy lại kết hôn cho được.

Jason hành hạ Quentin bởi vì cô đại diện cho hình tượng người mẹ trong ảo tưởng tính dục của Jason. Jason cảm thấy khoái cảm khi quan sát và theo dõi cháu gái. Và gã trai có cà vạt đỏ (đại diện cho hình ảnh cha) đã cướp Quentin (hình ảnh mẹ) khỏi hắn. Tiền chỉ là cái cớ để hắn có thể tiếp tục hành hạ Caddy (cũng là một hình tượng của mẹ) và Quentin. Đây rõ ràng là một sự quy chụp trắng trợn đối với Jason. Như đoạn trên, mình đã giải thích tại sao hắn theo đuôi Quentin. Và việc hắn nổi điên và đuổi theo Quentin là vì, tuy tiền, như hắn nói, không có giá trị, nhưng nó lại là sự đền bù cho những mất mát và hy sinh mà hắn tự nghĩ ra; là quả cân để cân bằng lại cuộc sống của hắn. Một sự đảm bảo rằng hắn vẫn đang kiểm soát cuộc sống của mình.

Này Freud, ông làm phiền văn chương của chúng tôi hơi nhiều đấy! Đây là Faulkner, có phải Haruki với Kafka trên bờ biển đâu!?

Thậm chí, bài viết còn cho rằng Jason qua lại với con điếm ở Memphis có liên quan đến việc ngủ với bà nội hồi bé và Jason nhìn nhận Maury là một đối thủ tranh giành sự chú ý của bà Compson qua đoạn sau đây: 
Trong khi chúng tôi đợi họ khởi hành, bà nói ơn Chúa dù Ngài gọi ai thì Ngài cũng đã con lại cho mẹ chứ không phải Quentin. Ơn Chúa con không phải dòng Compson, bởi vì tất cả những gì mẹ còn lại là con và Maury và tôi nói, bản thân con thì miễn cậu Maury cũng được.

Bất kỳ ai với một chút tinh tế, đều nhận thấy rằng hắn luôn có một thái độ xưng xỉa và thích bốp chát của Jason, với Earl, mấy người da đen, mẹ hay Quentin. Vì vậy câu trên chỉ đơn giản là một lời nói móc của Jason đối với ông cậu vô dụng đang lén lút bú rượu của mình. Hay một câu hỏi đơn giản hơn, nếu mẹ quan trọng với hắn đến vậy, tại sao khi mẹ hắn mất, không một câu văn nào bày tỏ sự tiếc thương của hắn, mà chỉ có mỗi sự kiện hắn vội vàng bán nhà, tống em hắn vào nhà thương điên như thanh toán một món nợ?
Qua đây ta thấy rằng, Moore đã cố gắng ép khuôn cho những câu thoại của Jason, bóp méo nó cho vừa khung với những lý thuyết của Freud một cách lố bịch. Những bài luận kiểu này thì khá nhiều ví dụ như: Jason Compson's Oedipal Rebellion của Terrell Tebbetts trên tờ Publication of Arkansas Philological Association. Trong cuốn Phê bình văn học thế kỷ XX, Thụy Khuê cũng đã nhắc đến vấn đề này, khi nhà phê bình quá tập trung vào xu hướng tính dục của nhân vật mà bỏ qua . Đây là một xu hướng phê bình rất lỗi thời, nhưng lại thu hút nhiều người đọc bởi tính giật gân của bài viết.

Một luận cứ nữa mà mình căn cứ vào đấy để chứng minh người ảnh hưởng đến Jason là bố chứ không phải mẹ, là đoạn văn sau đây. Vì ấn bản tiếng Việt dịch mất nghĩa đoạn này, nên mình sẽ để tiếng Anh:
Well, I got to thinking about that and watching them throwing dirt into it, slapping it on anyway like they were making mortar or something or building a fence, and I began to feel sort of funny and so I decided to walk around a while.

Tạm dịch:
Và tôi nghĩ về việc đó và nhìn họ lấp đất vào mộ, rồi lấy xẻng vỗ vỗ lên nó như thể họ đang trát vữa hay xây một cái hàng rào, và tôi bắt đầu cảm thấy hơi buồn cười nên tôi quyết định sẽ đi dạo một lát.

Và đoạn sau đây, khi hắn bắt gặp Caddy đứng trước mộ cha:
I didn't say anything. We stood there, looking at the grave, and then I got to thinking about when we were little and one thing and another and I got to feeling funny again, kind of mad or something, thinking about now we'd have Uncle Maury around the house all the time, running things like the way he left me to come home in the rain by myself.

Tạm dịch:
Tôi không nói gì. Chúng tôi đứng đó, nhìn ngôi mộ, và tôi tự dưng nghĩ về khi bọn tôi còn nhỏ và rồi thứ này đến thứ khác và tôi lại bắt đầu cảm thấy buồn cười, một kiểu điên loạn gì đó, nghĩ đến việc bây giờ chúng tôi đã có ông cậu Maury luôn quanh quẩn trong nhà, lo việc gia đình theo cái cách ông bỏ mặc tôi tự đi bộ về nhà trong mưa. 

Nếu bạn chưa đọc qua tác phẩm, có thể bạn sẽ bỏ lỡ đoạn này, bởi vì "buồn cười" là một từ khóa khá quan trọng. Nó là dấu hiệu lời nguyền của nhà Compson. Quentin cười vào ngày anh tự tử. Caddy cười khi biết mình bị Jason ngăn cản không cho gặp con gái. Ngay cả Jason cũng cười trong phần cuối của tác phẩm, khi bất lực trong việc tìm đứa cháu gái cuỗm tiền bỏ trốn. Kẻ duy nhất không cười là Benjy, vốn đã điên sẵn. Người nhà Compson cười khi họ cảm thấy cay đắng, tiếng cười cứ trào lên từ cổ họng, "buồn cười" có lẽ chỉ là một dấu hiệu mờ nhạt cho sự đau khổ của Jason, mặc dù, chính hắn cũng không tin vào điều đó.
Mặc dù phần của Quentin là phần mình thích nhất trong tác phẩm vì lối viết tuyệt vời của Faulkner, Jason lại là một nhân vật mình yêu thích nhất. Bài phân tích trên đây về nhân vật này, thực ra còn chưa đủ, ví dụ như các chi tiết quan trọng sau: cơn đau đầu và sự sụp đổ trật tự thế giới của Jason (thể hiện rõ nét ở phần 4, mình sẽ đẩy qua bài viết sau); sự thay đổi của kinh tế - xã hội Mỹ trong thời kì này (phần này mình không phân tích nổi Sad các bạn có thể đọc cuốn Faulkner and Money có đề cập khá kĩ đến vấn đề này); hay sự thất bại của Jason đối với phụ nữ - cũng thể hiện rõ nét hơn phần 4, nhưng tính cục súc thì đã thể hiện ngay trong phần 3 này, khi nói về chính con điếm Memphis yêu dấu của hắn:
Cho nàng món đó. Tôi không bao giờ hứa gì với một người đàn bà hay để họ biết tôi sẽ cho họ cái gì. Đó là cách duy nhất để nắm gáy họ. Lúc nào họ cũng sẽ phải đoán mò. Nếu không nghĩ ra cách nào khác để làm họ bị bất ngờ, chỉ còn cách đấm trẹo quai hàm họ.

Tóm lại, Jason Compson là một nhân vật phức tạp hơn ta tưởng rất nhiều, có lẽ để diễn tả về hắn đúng nhất, chúng ta nên dùng đến lời miêu tả của Edward L. Volpe trong A Reader's Guide to William Faulkner:
cuộc đời của một Jason giận dữ, ngập tràn trong âm thanh và cuồng nộ, luôn trống rỗng và hoàn toàn vô nghĩa.


Last edited by LDN on Sun Nov 06, 2022 4:10 pm; edited 4 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Nov 02, 2022 4:54 pm

tramdoc.vn

Âm thanh và cuồng nộ - William Faulkner : Thách thức dành cho những cái đầu tỉnh táo

Mắt đọc không thì không đủ, đọc cuốn sách này có khi phải dùng thêm cái đầu tỉnh táo để móc nối, chắp vá các sự kiện ở những thời điểm hiện tại – quá khứ lại với nhau mới có thể hiểu thấu suốt về nhân vật cũng như bối cảnh của câu chuyện.

Có thể khi đọc xong  “Âm thanh và cuồng nộ”, bạn sẽ phải thốt lên rằng chắc tác giả bị “khùng” thật. Nhưng sự khùng này lại là một tài năng. William Faulkner (1897-1962), tác giả của “Âm thanh và cuồng nộ” được coi là một trong những gương mặt sáng chói của văn học hiện đại. Ông được coi là nhà cách tân táo bạo, một tiểu thuyết gia lỗi lạc.

Trong lĩnh vực tiểu thuyết, ông có thể sánh ngang với các tượng đài như F.Dostoevsky, và trong lĩnh vực khám phá sáng tạo văn học, ông được xem là cùng “hàng ngũ” với những người tiên phong như F. Franz, James Joyce, Marcel Proust… Ông đoạt nhiều giải thưởng văn học quan trọng như giải Pulitzer, National Book và nhất là phải kể đến giải Nobel văn học năm 1949.

William Faulkner 
Nếu một ngày, khi bạn đã bội thực với ngôn tình lãng mạn và văn chương giản đơn, hãy thử thách thức mình với “Âm thanh và cuồng nộ”. Cứ đọc đi, rồi bạn sẽ thấy “Âm thanh và cuồng nộ” dường như không dành cho những tâm hồn mong manh hay màu hồng. Ví như những đoạn độc thoại nội tâm của Benji, Quetin và Jason nhiều khi khiến người đọc phát điên lên được.

Câu chuyện diễn ra ở bang Mississippi, nước Mỹ vào khoảng đầu thế kỉ XX giữa các thành viên một gia đình quý tộc miền Nam từ chỗ giàu sang và kiêu hãnh đã trở nên nghèo khó và sa đọa. Ba thế hệ của gia đình quý tộc này cũng là một thử thách khiến người đọc phải nhớ tên cũng như thời điểm sống của họ.

Bố cục của “Âm thanh và cuồng nộ” thường được các nhà nghiên cứu W.Faulkner so sánh với một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho tới khi bùng nổ trọn vẹn. Đọc W.Faulkner không dễ, nếu bạn là người thiếu kiên nhẫn, chắc sẽ dễ nản chí, thậm chí là ức chế khi đọc tác phẩm này khi mà có tới hàng trang sách không có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc rối, bí hiểm, nhất là độc thoại nội tâm của Benjy.

Mặc dù đặt ra cho độc giả không ít khó khăn khi lĩnh hội, nhưng giá trị tự thân và ảnh hưởng của “Âm thanh và cuồng nộ” đối với văn học hiện đại là không thể phủ nhận. Một khi kiên nhẫn đọc đến trang cuối cùng, chắc chắn bạn sẽ thở phào một tiếng khi thấy rõ được bức tranh toàn cảnh, thậm chí là tự hào chút đỉnh vì đã chinh phục được một “đỉnh núi” khó nhằn trong văn chương, tự khám phá ra mọi câu chuyện, mọi bí mật ẩn giấu trong “Âm thanh và cuồng nộ”.

Nhật Ánh


Last edited by LDN on Sun Nov 06, 2022 4:31 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Nov 02, 2022 4:59 pm

Review Sách Âm Thanh Và Cuồng Nộ - William Flaulkner

Trang Izerghin

Dembuon

William Faulkner là nhà văn có đóng góp lớn không những đối với văn học Hoa Kì mà còn với cả nền văn học thế giới hiện đại. Một trong những thành công của ông chính là việc cách tân thể loại tiểu thuyết Gothic, một tiểu loại tiểu thuyết ra đời ở Anh vào thế kỷ XVIII. "Âm thanh và cuồng nộ" được xem là một trong bốn tiểu thuyết thành công nhất của William Faulkner được viết trên nền chủ đề đen (dark theme) với hệ thống nhân vật xuất hiện như những bóng ma của quá khứ, điên dại, ngẩn ngơ trong cuộc đời thực..

Thế giới nhân vật – sự bất toàn, ám ảnh và nỗi đau

"Âm thanh và cuồng nộ" là tác phẩm độc đáo, một bản anh hùng ca về thân phận con người. Đặc biệt hơn, Âm thanh và cuồng nộ đã tái tạo thế giới nội tâm bí ẩn và đa dạng của nhân vật, đầy âm thanh và cuồng nộ nhưng rất giàu chất thơ. Trong các sáng tác của Faulkner, mỗi nhân vật, đặc biệt là các nhân vật chính đều nhìn thế giới dưới một nhãn quan buồn thảm, dường như họ đang khóc cho thân phận cô đơn, lạc lõng và xa lạ trong thế giới thực, một thế giới không ngừng biến chuyển mà dường như không có sự tồn tại của chính họ.

Trong tiểu thuyết Gothic truyền thống, thế giới nhân vật thường được phân làm hai tuyến có tính chất đối kháng, tuyến thứ nhất là những nhân vật độc ác như ác quỉ, bạo chúa, những gã săn lùng người dị giáo.. tuyến còn lại là những nạn nhân, thì trong tiểu thuyết Gothic Hoa Kì, hệ nhân vật được thay bằng những thằng khờ, những kẻ loạn trí, những bà cô không chồng cay nghiệt, những triết gia, luật sư sống ẩn dật và bí ẩn.. Các nhân vật này đều có chung một điểm đó là đều mang một khuyết tật, không chỉ ở trên cơ thể mà cả trong tâm hồn. Mỗi nhân vật đều bị ám ảnh bởi một điều gì đấy. Họ vừa đáng giận, lại vừa đáng thương. Các nhân vật gắn kết với nhau một cách chặt chẽ trên nền liên tuyến và đa chiều trong phương thức trần thuật theo một cấu trúc đồng tâm. Ở "Âm thanh và cuồng nộ", nhân vật Quentin, là một sinh viên năm nhất của trường Harvard, những suy tư của nhân vật này dường như cũng là suy tư của giới trí thức, của các triết gia.. xa lạ, cô lập với thế giới bên ngoài. Quentin luôn bị ám ảnh bởi thời gian, tội loạn luân, mà thực ra tất cả những điều này đều là hình ảnh ẩn dụ của quá khứ, anh ta bị quá khứ ám ảnh.

Ám ảnh về thời gian

Thời gian là một trong những tiêu chí để phân định chủ nghĩa hiện đại, dòng văn học bị ám ảnh bởi thời gian, từ Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, cho đến Ulysses của James Joyce, và các sáng tác của William Faulkner. Thời gian không những là đối tượng phản ánh mà còn là một kỹ thuật – một phương tiện nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại chịu ảnh hưởng từ các sáng tác của triết gia đồng thời cũng là nhà văn Pháp Henry Bergson. Tiểu thuyết Gothic châu Âu chỉ dừng lại ở việc phân tích tâm lý, các sáng tác của Hawthorne, A. E. Poe cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích tâm lý, William Faulkner là người đầu tiên đã vận dụng những lý thuyết của chủ nghĩa hiện đại (modernism) vào trong thể loại tiểu thuyết Gothic thông qua ám ảnh về thời gian và thời gian đồng hiện trong dòng tâm thức của nhân vật.

Trong tiểu thuyết này, việc vận dụng điểm nhìn của điện ảnh – không cần dẫn truyện cũng như giới thiệu về nhân vật mà tác giả bắt đầu câu chuyện vào ngay ở giữa (in the middle of things) cùng với việc đặt điểm nhìn ở ngôi thứ nhất (phần 1, 2 và 3), bên cạnh tái hiện những xung đột, những tầng tầng lớp lớp trong thế giới nội tâm của nhân vật thì kỹ thuật trần thuật này cũng góp phần diễn đạt một đối tượng rất trừu tượng đó chính là thời gian. Thời gian được tìm thấy trong diễn biến tâm trạng của nhân vật, quá khứ, hiện tại, những suy tư cho tương lai đều được đặt trong hiện tại, vì suy tư và đặc biệt là xúc cảm chỉ có được ở hiện tại.

Thời gian dưới nhãn quan của Quentin đó là hình ảnh ẩn dụ đầy bi quan về lịch sử, về đời người mà cuộc sống dường như chỉ là sự tồn tại đầy đau khổ và phi lý. Có lẽ chính vì vậy mà khi xây dựng nhân vật chính Caddy, William Faulkner đã cố tình quên không cho nhân vật này xuất hiện, hay nói đúng hơn nhân vật này đã thuộc về quá khứ, chỉ là một hoài niệm đầy tình yêu thương và đau buồn.

Lưu đày và cầm tù

Môtíp bỏ tù (Imperisonment), là một trong những môtíp phổ biến của văn học Gothic, các nhân vật bị giam trong các hầm bí mật, trên các gác chuông, ngọn tháp.. để trừng phạt. Môtíp này nhằm góp phần thể hiện sự độc ác của những nhân vật theo tuyến cai trị và góp phần gây thương cảm cũng cho người đọc đối với các nạn nhân và một trong những đóng góp quan trọng cho thể loại tiểu thuyết Gothic đó là yếu tố rùng rợn, ma quái nhằm gây tâm lý sợ hãi cho người đọc. Mặc dầu vậy, môtíp cầm tù trong tiểu thuyết Gothic châu Âu chỉ dừng lại ở việc miêu tả nỗi đau có tính chất cá nhân, còn William Faulkner sử dụng môtíp cầm tù và lưu đày như biểu tượng của thân phận con người.

Nhân vật Benji thường xuyên bị nhốt trong khu nhà của gia đình Compson, hình ảnh cái hàng rào thường xuyên trở đi trở lại trong tâm tưởng của nó, cuối cùng nó bị bỏ tù thực sự trong nhà thương điên. Nếu như nhân vật Emily trong Bông hồng cho Emily tự giam hãm chính trong ngôi nhà của mình thì nhân vật Benjy bị người khác bỏ tù. Và nếu như nhân vật Emily là một ẩn số về tâm lý với mọi người dân vùng Jefferson, thì ở Âm thanh và cuồng nộ chúng ta sẽ hiểu hơn về tâm lý của những nhân vật bị bỏ tù và những nhân vật tự bỏ tù.

Các nhân vật của William Faulkner đều bị giam hãm trong quá khứ và chính điều này làm cho họ không thể đối mặt với thế giới hiện tại, bởi hiện tại của họ cũng chính là quá khứ. Trong phần giới thiệu công trình nghiên cứu của mình về William Faulkner, William Faulkner sự sáng tạo tính hiện đại (William Faulkner the making of Modernist), Daniel J. Singal cho rằng, "với Faulkner, quá khứ được xem là không tồn tại mà tiếp tục sống trong hiện tại".

Sự di chuyển môtíp bị cầm tù về xác cho đến sự cầm tù về mặt tâm linh và từ những nhà tù hữu hình thành vô hình cho ta thấy được những điều mà Faulkner dự định khi diễn tả nỗi sợ phổ quát của nhân loại hay cũng chính là bi kịch của nhân sinh. Từ nỗi đau về những điều không thể nói được của nhân vật Benjy (nhân vật này bị câm), rào cản không thể vượt qua được trong quan hệ của người da trắng và người da đen của nhân vật Dilsey cho ta thấy được rằng mỗi con người ta khi sinh ra đều bị cầm tù trong chính giới hạn về thể xác của mình và sau đó chính là những giới hạn về địa vị xã hội, và cuối cùng đó là nhà tù của chính các ham muốn và dục vọng. Khi đọc phần độc thoại nội tâm của nhân vật Jason ta nhận thấy rõ điều này. Đó là từ gia đình cho đến công sở và xã hội, tất thảy đều là nhà tù, là những chốn lưu đày. Hắn thường xuyên bị căn bệnh đau đầu ám ảnh. Ta thấy như đâu đây thấp thoáng bóng dáng nhân vật Hamlet của Shakespeare, "thế gian là một ngục thất, mà Đan Mạch là cái ngục thất ghê tởm nhất".

Cửa sổ - sự giải thoát

Không gian cửa sổ xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết Gothic như một biểu tượng đầy bí ẩn, đằng sau những cửa sổ nhỏ bé là cả một thế giới âm u, đầy tội lỗi và cũng có khi đó lại là lối thoát cho các nhân vật muốn vượt thoát khỏi sự tù đày.

Trong đám tang của bà nội Daddmudy, tất cả bọn trẻ con đều bị cấm vào nhà, "vì chúng quá nhỏ để biết đến cái chết". Nhưng Caddy, với sự chủ động và dũng cảm của mình đã dám trèo lên cây và nhìn qua cửa sổ trong khi các anh trai của cô vẫn đứng ở dưới. Chính cô là người duy nhất và đầu tiên trong số mấy anh chị em phát hiện ra cái chết.

Cửa sổ còn bênh vực cho những khát vọng bản năng của cả hai nhân vật, Caddy và Quentin để chạy theo tiếng gọi của dục vọng. Đằng sau những hành động bị buộc tội là "hư hỏng", là "đồ đĩ" thì hành động của Caddy và Quentin là biểu tượng của sự vượt thoát, trốn chạy những ràng buộc của lễ giáo, chạy khỏi căn nhà lạnh lẽo và thiếu tình thương và hơn thế nữa, vượt thoát khỏi quá khứ. Vì thế, trong chừng mực nào đó, cửa sổ là biểu tượng của sự giải thoát.

Mặc dầu chỉ thông qua những câu chuyện của gia đình Compson, nhưng toàn bộ bi kịch của miền Nam được thể hiện một cách chân thực thông qua những hình tượng có tính chất ẩn dụ. Âm thanh và cuồng nộ là tiểu thuyết Gothic của thời hiện đại, mang đậm hơi thở của Hoa Kì trong nỗi đau của buổi giao thời. Không còn những yếu tố rùng rợn, trong một không gian rùng rợn, nhưng khi đọc Âm thanh và cuồng nộ ta vẫn cảm nhận được những nỗi sợ hãi của nhân vật và nỗi sợ hãi, nỗi lo âu của chính độc giả khi tiếp xúc với câu chuyện.

Thông qua "Âm thanh và cuồng nộ", ta thấy được đóng góp của Faulkner trong việc đổi mới và cách tân tiểu thuyết Gothic. Ông đã kết hợp với những yếu tố của tiểu thuyết trinh thám và tiểu thuyết lịch sử tạo cho câu chuyện thành công ở nhiều phương diện, những đóng góp cách tân đối với văn chương, nghệ thuật mà còn ở phương diện lịch sử và tư tưởng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Nov 02, 2022 5:11 pm

Bookish

William Faulkner đã dạy cho tôi cách viết văn như thế nào
Hay lời giới thiệu mới cho “Âm thanh và Cuồng nộ”


By Gia Bin

Nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh của người thầy dạy tôi viết, cùng với nhạc The Carpenters.

Văn chương Mỹ thế kỷ XX có hai người khổng lồ xuất hiện như bằng chứng cho sự phát triển rực rỡ về tất cả điểm nhìn mà một nhà văn có thể khai thác được thông qua phương pháp nhìn cổ điển cùng sự chán chường cùng cực của hậu thế hệ nhạc Jazz, và vô tình hoặc hữu tình thay, họ đều là những nhà văn được trao giải Nobel với lý do tương đồng – công lao không thể thay thế trong việc định hình phong cách và sự phức tạp trong tiểu thuyết hiện đại hậu kỳ: Ernest Hemingway (tất nhiên), và William Faulkner (rất ngạc nhiên). Nói như thế để làm tỏ tường rằng, so với Mr. Papa thì Faulkner vẫn chưa nhận được sự nhìn nhận đúng đắn và dẫu cho có thì sự đúng đắn ấy chưa đủ tính xung đột để xiển dương nhà văn và tác phẩm, ít nhất là ở Việt Nam. Tới nay, chỉ có 7 tiểu thuyết trong số 13 cuốn tất cả được dịch sang tiếng Việt một cách chính chuyên và không phải dưới dạng sách ngầm, sách chui, hoặc tôi không biết, đó là: Cọ hoang, Âm thanh và Cuồng nộ, Khi tôi nằm chết, Thánh địa tội ác (mới được tái bản sau nhiều lần thét một mức giá vô cùng học sinh, sinh viên, cho những tầng lớp bình dân muốn học vụ, từ phía các account facebook khơi dậy tinh thần ham đọc sách của giới trẻ bằng cách chuyển hóa việc đọc thành một việc thiêng liêng và hợp thời: sưu tầm bản sách quý, bên cạnh sưu tầm các phiên bản S100, S500 mà một nghìn năm nữa tôi cũng không dám bước chân vào), Bọn đạo chích, Nắng tháng Tám và hình như chỉ có một chiếc truyện ngắn duy nhất trong số hơn 900 trang truyện ngắn được Random House ấn hành năm 1934 (lúc này William vẫn còn tiếp tục viết) đó là Bông hồng cho Emily. Đáng chú ý thay, ba cuốn sách quan trọng và sáng giá bậc nhất của ông là A Fable (được giải Pulitzer, trước Bọn đạo chích, rất kinh tế cho các nhà in), Absolom, Absolom! (được đánh giá ngang hàng với Âm thanh và Cuồng nộ và Nắng tháng Tám) và Go Down, Moses vẫn chưa có ai thèm dịch, hoặc có đủ khả năng và kiên tâm để dịch. Trong khi đó, hầu như tất cả tiểu thuyết của Ernest Hemingway đều đã được xuất hiện ở Việt Nam ngay cả trước 75 và nghe đâu là trước luôn 65, chưa kể các tuyển tập truyện ngắn hùng hậu rải khắp nhà sách đất nước. Đặc biệt, Ông già và Biển cả được đưa vào chương trình lớp 12 cũng là dịp để các mầm non Tổ quốc có cơ hội tiếp cận với cây đại thụ trong nền văn chương của một đất nước mà các em thầm ngưỡng mộ chiều dài của quý, hay một ban nhạc, một người nổi tiếng, xinh đẹp nào đó, hoặc nhân vật Francis Scott Fitzgerald của nhà văn Gatsby, hoặc muôn vàn các phong trào và thuật ngữ mà các em hằng ao ước lĩnh hội hết.

Chỉ có một lý do cốt yếu mà tôi dùng để giải đáp thắc mắc cho sự vô danh của thầy tôi (dĩ nhiên là tôi đang nói về Faulkner, tôi chưa bao giờ coi Hemingway là thầy) là sự sinh sau đẻ muộn và bực dọc của ông ta. Nếu như người dịch mọi miền thế giới có thể xử lý Ernest Hemingway với vốn tiếng Anh trung tầm và khả năng ngữ pháp tầm sư phạm và được lay động con tim với trận Thế chiến II lịch lãm và con người lao động đánh đúng gót chân Achilles của dân ta, thì nếu như không nhân một đợt thiếu thốn tiền của mà viết nên Thánh địa tội ác, William sẽ vô danh. Cuốn tiểu thuyết sáng giá nhất của ông ta, thứ đem lại cho ông ta sự tung hê nhiệt tình của lớp lớp thế hệ văn chương Mỹ và lấn sang cả La-tinh – Âm thanh và Cuồng nộ, ông ta lại ngạo nghễ trả lời nó là sự thất bại rực rỡ nhất của ông, dù miệng bảo là yêu thích nhất nhưng chưa bao giờ hài lòng về nó.

Âm thanh và Cuồng nộ hấp dẫn người ta ngay từ cái global-brand danh giá, một trong những văn bản khó đọc nhất thế kỷ XX, rõ ràng là như thế. Dấu hiệu đầu tiên ta có thể thấy, tựa đề được William thuổng từ một đoạn thơ trong Macbeth mô tả một người điên. Đúng vậy, ban đầu ý định của William chỉ là muốn viết một truyện ngắn dưới góc nhìn của một kẻ khờ dại, nhìn lên cái quần nhỏ bị dính bùn của một đứa bé gái lúc trèo lên cây và nghĩ đó là hình ảnh tuyệt diệu nhất xuyên suốt văn bản. Đó là lý do trong bản hòa tấu Âm thanh và Cuồng nộ, nhịp moderato lại để vào tay một thằng khờ, nỗi ô nhục của gia đình Jason Compson trình bày. Đó là Benjamin, hay trước đó là Maury. Đặt bối cảnh vào ngày 7/4/1928 nhưng không phải là như thế, vì bản chất dở khùng dở điên nên ý niệm về không gian và thời gian trong Benjamin-thằng khờ bị tháo dỡ đến vô cực, đó là sự giao thoa của tất cả sự kiện vụt qua như một cơn gió và trở lại ở những phần sau đó. William Faulkner chặn đứng tất cả các sự ý thức của nhân vật trong một dòng ý thức miên man nhưng đứt đoạn, đứt đoạn nhưng vẫn miên man. Với Benjy, tính từ bị triệt tiêu đến số cực tiểu, thay vào đó là động từ nguồn và danh từ phổ quát. Nhưng nhà văn tự nhận truyện ngắn chủ ý mình viết không đạt (trong bài phỏng vấn với Frederick L. Gwynn và Joseph L. Bronte) nên Quentin ở chương thứ hai là một sự nỗ lực phát triển câu chuyện mang tính chữa cháy.

Chương của Quentin lùi người đọc về mốc thời gian 2/6/1910, từ Jefferson đổi sang Harvard. Tuy Quentin là người tỉnh táo và có học vấn nhất nhưng chương của anh vẫn giàu nỗ lực phá bỏ không gian và thời gian. Ở chương này, cảm hứng chính cho ông chính là khúc bi ca của những số phận lạc lối mà Quentin chính là đại diện: anh ta chết chìm trong suy tư trước hiện thực của mình, anh ta không đủ khả năng để đối diện với nó. Thế nên ở chương này, Quentin cũng chẳng khá khẩm hơn Benjy là mấy, anh vẫn dở khùng dở điên, tự tiện phá dỡ mọi hình thức ngữ pháp và lối điệu cổ điển, để bước vào một thế giới ảm đạm nơi anh đối thoại với mình từng phút một ý nghĩ sự loạn luân và bi quan chủ nghĩa do cha anh gán cho từ thủa tấm bé. Ở thế giới đó, biểu mẫu lại xuất hiện dưới dạng sự vật phổ quát song lại mang nhiều suy tư và ẩn ý hơn Benjy: cổ mẫu nước, đồng hồ, chuông, em bé người Ý, bóng,… Nhưng William vẫn thấy mình thất bại trong việc tái tạo lại cảm giác ban sơ mà hình ảnh đứa bé gái trèo lên cây để lộ quần nhỏ dính đầy bùn đánh thức ông, thế là ông để Jason xuất hiện. Jason đưa người đọc quay lại trước chương của Benjy một ngày và chương kể ngôi một duy nhất không có chữ in nghiêng, được trình bày tuần tự và dễ dàng như chính nhân cách khô khan và khốn đốn của nhân vật. Và cuối cùng, Faulkner bước vào câu chuyện ở ngôi ba chương cuối, nhưng đúng như ông vẫn bi quan chấp nhận, ba nỗ lực sau này biến truyện ngắn thành tiểu thuyết vẫn chưa đủ để Caddy hiện ra từ sương mờ mông lung của lớp lớp câu chữ được viết bằng một thứ từ vựng dễ hiểu nhưng chính ngữ pháp khiến chúng thăng hoa và bế tắc.

Có thể nói Âm thanh và Cuồng nộ là một cuốn sách đi từ thất bại này đến thất bại khác, đúng như nhà văn của nó luôn tự nhủ với chính mình qua các cuộc phỏng vấn công khai. Chủ ý của ông là tái hiện một nhân vật “bị ẩn” là Caddy qua bốn điểm nhìn, song, hết lần này đến lần khác lại không đạt mong muốn và thỏa mãn sự yêu quý của ông với nhân vật, người Faulkner gọi là người tình trăm năm. Ở chương đầu, William Faulkner trang bị cho người kể chuyện là Benjamin một ý định thực sự khôn ngoan: một kẻ khờ mang dáng dấp của Chúa Khổ Đau. Mọi cảm giác và tri nhận của nhân vật kể đều trong trắng và trinh bạch đến mức khùng dở. Thế nên sự mờ hóa (declearisation) phân hóa mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ở đó người kể cũng không thể tự ý thức và nắm bắt nhân vật của mình, nâng sự tri nhận và khả năng đồng sáng tạo của độc giả lên mức tối đa và ghép hình lại tất cả mảnh vỡ mà nhà văn xáo lên, để tìm ra trong đó vẻ đẹp vô thường của vạn vật: lửa, cây hoa cà, mười lăm xu, quả bóng golf và những bí mật tăm tối mà nhân vật đã tri nhận nhưng không thể xử lí. Nhân vật là một kẻ khờ, rõ ràng, thế nên người đọc gặp khó khăn trong việc khái quát hóa câu chuyện, trao đổi với thế giới bên ngoài của Benjy chỉ qua những lời âu yếm của Caddy hay lời xua im và dọa mắng của các thành viên trong gia đình. Cách nhìn của Benjy với mọi thứ cũng tinh khiết như cách Chúa nhìn người khác, và đến đây, bắt dây sang nhân vật chi phối bốn chương, Caddy, thì có lẽ rằng Benjamin đối với Caddy như cái nhìn của Chúa với vẻ đẹp đã mất của loài người. Có nhiều bằng chứng cho thấy William Faulkner bị chi phối bởi tín ngưỡng miền Nam vào Chúa để tạo ra nhân vật này: Benjamin mãi mãi dừng lại ở tuổi 33, con số cho số tuổi thọ tương truyền của Chúa, con số linh thiêng và đặc biệt. Thế nên thế giới câm và thiểu năng cùng với những tri giác đột biến như nhìn lửa, ngửi mưa (một vết tích đỉnh cao của sự mờ hoa định dạng trong văn chương hậu hiện đại),… của Maury luôn chất chứa sự muôn màu và phản chiếu một cách chân thành nhất nhưng cũng không kém phần đẹp đẽ, một Caddy biểu trưng trong cuộc sống đan xen vào nhau, đẹp và khó hiểu. Nếu Caddy trong Benjamin khởi sinh từ sự trong trắng và thành thật thì Caddy trong cách tự sự của Quentin được vớt ra từ bùn. Rõ ràng Quentin là kẻ thất bại bị hiện thực đẩy xuống hố, trong anh mang nỗi thống khổ của một con người khủng hoảng rất hiện sinh cùng phức cảm bi quan cực đoan. Những ý niệm của cha anh truyền lại biến thành hồn ma ám ảnh anh, mà thời gian, thói thường, bóng, nước cũng là vật anh tự biến thành nỗi ám ảnh riêng, dẫn đến cái chết bằng cách nhảy cầu. Caddy với Maury mang từ Mẫu nhưng sang Quentin mang chữ Dục, vì nàng góp phần ám ảnh trong Quentin suy nghĩ loạn luân và giết anh ta với thói sống quá phóng túng và tự hủy của mình. Càng về sau sự giải phóng cấu trúc và hỗn loạn càng ngày càng năng động: cắm thằng những câu không đầu không cuối được in nghiêng vào trong đoạn chữ viết bình thường, xuống dòng liên tục với chỉ một câu văn lạ lùng, cấu trúc bị tan biến, vô thức,… kết hợp cùng với hàng loạt các sự kiện chỉ được kể sơ sài và bôi mờ làm câu chuyện dường như không thể giải mã. Anh vào tiệm sửa đồng hồ và bị chế ngự bởi thời gian còn lại của mình do chính mình từ đặt ra, khao khát tìm một chiếc đồng hồ chạy đúng; anh thấy chiếc bóng mình ngả đổ sau khi bỏ tiết lang thang ngoại ô cùng với cuộc sống vẫn đang vui vẻ với lễ hội đua xuồng, và áo flannel, lần lữa với cái chết của mình; tiếng chuông báo hiệu các giờ học ngân nga trên Harvard là sợi dây ràng buộc một con người đã quá túng quẫn vào lại nếp gấp cõi cằn, sự hiểu lầm trước tiệm bánh mỳ với em bé người Ý ở Jefferson là sự ẩn dụ cho tình yêu đau đớn và trinh bạch nhưng quá tục tằn với người em gái Caddy, đây là những điều William Faulkner vẫn can tâm chối bỏ, tất cả những vật mẫu và “tầng băng nổi” ẩn lên không được ông gán ghép bất cứ ý nghĩa sâu xa nào, điều đó càng mời gọi sự giải mã từ bất cứ tay đọc nào, ở bất cứ thời kỳ nào và cách đọc ra sao.

Cần soi rọi hai điểm nhìn thú vị, nghệ thuật và khó tiếp nhận bậc nhất trong văn bản này bằng lý thuyết hệ hình hay mô thức (paradigm) của Thibaudet. Rõ ràng tuyến đường liên kết duy nhất của chương một và chương hai chính là sự phát triển về nỗi thống khổ và điểm nhìn chú trọng không gian và trải nghiệm riêng của hai nhân vật Benjy phát triển thành Quentin. Sự vận động đó diễn ra không ngờ trên một tuyến trình thời gian chạy từ những mảnh vỡ ngày 7/9/1924 (đây cũng chỉ là một cột mốc mù) trở ngược về 2/6/1910 cùng với nỗi buồn được biến thiên. Ở chương Benjy ngập ngụa nước mắt (ai cũng bảo anh ta nín, mọi lúc) là thanh âm của vĩnh viễn và đau đớn được chuyển dịch theo một đường thẳng qua phép đối xứng tâm và tâm là sự phức tạp trong cách biểu đạt của một thiên truyện tiếp cận theo tư duy hậu hiện đại, thì ở chương của Quentin, không có nước mắt nhưng cách kể cùng sự phá vỡ cấu trúc (cấu trúc tạo nên cảm giác nhịp nhàng, lặng yên) thành đa cấu trúc hoặc phi cấu trúc làm nên sự bất bình và hỗn độn, tức là hành động tượng trưng cho nỗi buồn của Benjy đến lượt Quentin đã thành nỗi khổ đau mông lung, không hành động cụ thể nhưng mờ ảo và tê tái.

Flannery O’Connor, một nhà văn theo đuổi trường phái Gothic miền Nam khác nói ông đã tạo ra sự dời về những điều nhà văn không được phép làm. Đó là sự thể nghiệm xô đổ phong cách cổ điển và cách tân từ Ulysses của James Joyce. Nếu như trong sách James luôn ẩn khuất một vở kịch ngầm đâu đó dưới bóng dáng tiểu thuyết thì William Faulkner lại quan tâm tới sự bẻ gãy quy luật cấu trúc và nhịp phách của âm vị học từ nguyên tạo ra. Khó mà đọc được William nếu ta không để mình bị ông thách thức và làm cho chán chường: cách đặt tên nhân vật giống nhau cùng các ngôi xưng thứ ba không rõ hướng vào ai, cách ghép nối các tính từ xuyên suốt và thi thoảng ném vào đó các trợ từ, trạng từ không liên quan, thách thức sự dịch và sự đọc nghiêm túc. Vậy nên William vẫn còn là một thứ quá cao siêu ở Việt Nam, nơi cấu trúc và hình thức vẫn còn in sâu từ thuở còn viết những bài văn nghị luận dối lòng. Văn chương của William đánh tan đi cách suy tư thông thường mà chúng ta có thể gán cho một nhà văn và tác phẩm của anh ta. Gia đình Jason Compson xuất hiện sơ sài lần đầu tiên trong chương đầu của truyện Lễ cầu siêu cho một nữ tu, và đưa đến cục diện ở Âm thanh và Cuồng nộ rồi sau đó thường xuyên xuất hiện khắp các truyện ngắn và tiểu thuyết. Thế nhưng trong các thiên truyện viết sau này, dòng họ của nhà này lại xuất hiện thêm nhân vật mới, đó là Nancy, một người giặt đồ thuê trong Mặt trời trong đêm ấy (mà trong Âm thanh và Cuồng nộ là tên của con ngựa rã xương trên mương), là Thomas Sutpen trong Absolom, Absolom! dưới cách kể của Quentin trong căn phòng kín cùng với một bà cô gia tên là Miss Coldfield (ông rất thích đặt tên các nhân vật lớn tuổi bằng cách ghép các từ đơn), v.v,… Chúng ta cũng cần quan tâm đến sự bẻ gãy tính logic nếu xem các tác phẩm của William Faulkner là hệ liệt và tuyến tính với nhau theo một cách sắp đặt nào đó nhất định. Bằng chứng là các sự kiện của các nhân vật được nhắc lại như Boon Hogganback trong Go down, Moses và Bọn đạo chích cùng địa vị với nhau, song hành động nếu trải ra trên một biểu đồ tuyến tính và logic thì không hoàn toàn tương hỗ; nhưng Quentin Compson trong Âm thanh và Cuồng nộ và Quentin Compson trong Absolom, Absolom! là tương đồng. Absolom, Absolom! đã mở rộng gia phả của nhà Compson thêm hai thế hệ, điều mà trong Âm thanh và Cuồng nộ chưa đề cập đến, thông qua những lời kể của Quentin với anh bạn cùng phòng Shreve của mình. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi xét đến Âm thanh và Cuồng nộ, quan hệ của hai người này rất tốt và thường hay kể chuyện quá khứ cho nhau nghe. Nhưng nếu trải Âm thanh và Cuồng nộ bên cạnh Mặt trời trong đêm ấy viết cách đó khoảng nửa thập kỷ thì phi logic hẳn, Quentin đã tự tử ở tuổi 19 ở Harvard trong Âm thanh và Cuồng nộ bỗng nhiên sống dậy ở tuổi ba mươi hơn và kể chuyện quá khứ trong Mặt trời trong đêm ấy (!). Ta thử dời sự logic thông thường tạo ra bằng tam giác thao tác thời gian và không gian sang sự siêu logic cao hơn qua phương pháp nhìn nhận rơi vào hậu hiện đại: phương pháp giải cấu trúc (deconstruction) của Jacques Derrida. Đối chiếu tư tưởng với cách thể hiện, William Faulkner thể hiện sự xung đột trong cách chống lại nạn phân biệt chủng tộc sâu sắc ở miền Nam nước Mỹ những năm 30, 40 và cách thể hiện: cách gọi các nhân vật da màu của mình là Negro (một từ với hàm ý hơi miệt thị) và đẩy những con người này vào sự biến thái tư tưởng và thực dụng không thể chứa trong Red Leaves, Mule in the Yard mà về sau bị James Baldwin nhiệt tình công kích, đi vào sâu thế giới nội tâm nhân vật, rõ ràng tác giả luôn biện minh cho tình yêu tục tằn của anh Quentin bằng xử lí văn bản của anh này điên chẳng khác gì Benjamin, thậm chí còn hơn, nhưng kết cuộc nhà văn cũng ném anh ta vào cảnh tự tử với nỗi bi quan siêu thực,…

Đó là bằng chứng cho thấy cảm hứng trong các tác phẩm văn chương đầy thể nghiệm của William Faulkner vẫn rút ra từ trải nghiệm cá nhân của một nhóm nhân vật có thực trong cuộc sống muôn vẻ, một tuyên bố đi tuân theo lối đi của hiện thực chủ nghĩa, không tách rời với một áng văn hiện đại. Trong cuộc phỏng vấn với Joseph L. Fant và Robert Ashley, khi được hỏi về tác giả yêu thích, ông đã bảo rằng mình chỉ thích các nhân vật chứ không thích người tạo ra bọn họ lắm, và đó là Don Quixote trong tiểu thuyết cùng tên của Cervantes, bà y tá Sarah Gamp trong Martin Chuzzlewit của Charles Dickens, vài người của Balzac, Conrad,… Đó là những nhân vật mang tầm vóc thể hiện thời đại mạnh mẽ. Thật vậy, tất cả nhân vật của ông đều đại diện cho những lớp người ở miền Nam nước Mỹ trong thời kỳ đổ sập của các thái ấp giàu có và nạn phân biệt chủng tộc không thể nguôi ngoai. Dẫu khoác lên mình di sản của văn học lãng mạn và bánh răng đưa dòng ý thức xoay chuyển thì bọn họ vẫn là con người tượng trưng cho thời đại và cách thăng hoa của nhà văn gán cho họ. Quentin gục ngã, Jason loay hoay và tìm cách đứng dậy bằng cách cóp nhặt xu tiền, một mammy da đen là Dilsey vun đắp gia đình vì bà chỉ nghĩ đó là điều nên làm,…

Không có sự xuất hiện nào của William Faulkner trong cuốn sách Lịch sử văn học Mỹ của Lê Đình Cúc do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2007 là thỏa mãn. Cuốn sách viết dưới dạng tiểu dẫn bối cảnh văn chương Mỹ qua các giai đoạn: văn học dân gian, văn học thời thuộc địa (thế kỷ XVI -XVII), văn học thời cách mạng (1775-1820), văn học thế kỷ XIX với hai dòng là lãng mạn và hiện thực và cuối cùng là văn chương Mỹ thế kỷ XX, sau đó đi vào giới thiệu cụ thể từng đại diện mỗi thời kỳ. Và như tôi không ngờ đến, lão già một đời đưa miền Nam nước Mỹ hay Mississippi thành một lãnh thổ văn chương lại vô danh ở đây, trong khi những hậu duệ tốt và hậu duệ xấu của ông lại ít nhất được vài dòng nhắc tới: Flannery O’Connor, Thomas Pynchon, Carlos Onetti,… William Faulkner chỉ được nhắc sơ sài ở phần tiểu dẫn thời kỳ văn chương đầu thế kỷ XX nhân lúc nói về Ernest Hemingway và Francis Scott Fitzgerald với một hàm ý sai lầm sau: William Faulkner hoạt động dưới ngọn cờ của Ernest Hemingway. Ta thừa nhận rằng “Thế hệ bỏ đi” của Ernest Hemingway kế thừa từ người thầy viết-chẳng-ai-hiểu Gertrude Stein của mình (chữ này cũng không phải của bà nữa là) kéo đến Thế hệ Jazz là cảm hứng với yếu tố chủ đạo thể hiện sự chênh vênh và tự hứng của các tác phẩm sau này của Sinclair Lewis, kịch của Eugene O’Neill,… và cả tiểu thuyết và thơ đầu tay của William Faulkner, đặc biệt là sự xuất hiện của nhà văn Sherwood Anderson, người mê mẩn trường phái cực tiểu hay tối giản của Gertrude Stein và Hemingway, là người trực tiếp hình thành ý niệm về tiểu thuyết đầu tiên trong William Faulkner qua lời giới thiệu từ người bạn Stone lúc lông bông. Thế nhưng, nói bóng cờ của Ernest Hemingway cùng thuyết tảng băng trôi là thứ cốt yếu cần theo đuổi bên dưới lớp văn chương trùng điệp của William Faulkner là sai lầm. William Faulkner luôn nỗ lực chối bỏ tất cả các hình tượng biểu tượng trong truyện mình và gọi đó là các yếu tố phải xảy ra và không biết chúng tượng trưng cho điều gì. Đối với ông, biểu tự và vật mẫu xuất hiện vì chúng cần phải xuất hiện, như một thói đời lạ lùng mà nhà văn nghĩ ra để chải chuốt cho sở thích của mình. Như nhà văn đã nói, nếu anh ta là tất cả nỗi đau của anh ta, thì viết là nỗ lực giải tỏa bằng việc điều khiển nhân vật tượng trưng cho nhân vật có thật để tái hiện lại hình ảnh mà tác giả đã ấn tượng, như hình ảnh cô bé gan dạ trèo lên cây nhòm vào nhà trong đêm bà mất với chiếc quần lót lấm lem bùn đất; đó là Caddy, người tình trọn đời nhà văn ưu ái trong tất cả mọi văn bản mà nàng có mặt.

Chúng ta đang bị kẹt lại với William Faulkner trong thời đại này. Nếu như có ai đó hỏi tôi, dưới tư cách một người viết tham vọng ngạo nghễ rằng chúng ta nên làm gì với ông, chắc chắn tôi sẽ xua người ta dìm tượng đài của ông xuống sông để nước trôi đi tất cả. Bàn tay của ông đặt ở khắp mọi nơi trong địa hạt văn chương và đầy đủ những thần tượng mà ta ngưỡng mộ: sẽ không có một tác phẩm về Thế chiến kinh điển như Bẫy-22 của Joseph Heller nếu A Fable không ra đời, Khi tôi nằm chết là phiên bản đầu tiên để Carlos Fuentes học cách tường thuật trên giường bệnh và xáo tung mốc thời điểm và thời gian trong The Death of Artemio Cruz. Phương pháp tạo ra một địa điểm hư cấu để các nhân vật đại diện được trọn vẹn hoạt động của William Faulkner đã làm với hạt Yoknapatawpha được Marquez kế thừa tạo nên làng Macondo bất hủ hay Santa Maria của Juan Carlos Onetti. Đó là những bằng chứng cho thấy cách thức tiếp cận vấn đề có thể ảnh hưởng và lung linh như thế nào đến câu chuyện. Ngoài ra, trong các câu chuyện của William Faulkner, trải nghiệm đặt cạnh nhau những mảnh vỡ của không gian và thời gian cũng là điều đáng nói, như cách Henry James sắp đặt các điểm sáng cạnh nhau, những tình tiết được rút tỉa cẩn thận tạo cho người đọc cảm giác dễ chịu, thư giãn ở Tuổi hoa mộng, cách sắp xếp các tình tiết trong Âm thanh và cuồng nộ vỡ nát nhưng không phải là vô ý tứ, các thái độ dồn dập, nhiều hoạt động được đặt cạnh những trang giữa và về sau tạo nên nhịp điệu căng thẳng, cho độc giả cảm giác kết thúc giả khi lời kể Benjy chấm dứt mãi mãi.

Có một điều ta không thể chối cãi được rằng William Faulkner xứng đáng đặt bên cạnh Ernest Hemingway, thậm chí bên trên vì những thành tựu to lớn của ông trong cách định hình một lối viết thực sự thời thượng và trải nghiệm, điều mà chúng ta đang thấy Krasznahorkai László kế tục xuất sắc với cách tân giao thoa với triết học để thể hiện rõ ràng cái tôi và siêu tôi trong những trang văn nghẹt thở, không lối thoát đẩy ta vào một chuyến tàu đến vô cùng của ngôn ngữ, đặc biệt hấp dẫn trong Melancholy of Resistance hay một Toni Morrison với cách khai thác tư duy hình ảnh và đánh động bằng sự mô tả siêu thực trong chuyến phiêu lưu đi tìm lại sự đẹp đẽ của người da màu trong Bé Jar hay Yêu Dấu. Đó là lý do William Faulkner không còn khó hiểu với chúng ta nữa, khi chúng ta nhìn nhận văn chương của ông trên những phiến gạch mà những thần tượng mà chúng ta say đắm và đi cùng cách kế thừa thỏa đáng với phong cách viết văn tuyệt vời và những trải nghiệm hiện thực cổ điển bậc thầy của nhà văn lỗi lạc này.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Nov 02, 2022 5:17 pm

Tóm tắt tác phẩm "Âm thanh và cuồng nộ" - William Faulkner

Toploigiai

Tấn thảm kịch lần lượt được thuật lại bởi ba người con trai Benjy (phần thứ nhất), Quentin anh sinh viên đại học Harvard trước khi tự sát chết (phần thứ hai), Jason kẻ biển lận tham lam ích kỷ (phần thứ ba) và phần cuối cùng do Dilsey người vú da đen vợ của Robus. Phần thứ nhất của chuyện khởi đầu vào ngày 7 tháng 4 năm 1928 do Benjy kể lại đúng vào dịp sinh nhật 30 tuổi của cậu ta. Benjy không suy nghĩ mà Benjy chỉ cảm nhận bằng giác-quan của anh, Benjy kể lại những sự việc thoáng hiện trong đầu anh ta, bám víu vào hình ảnh của cô chị ruột, Caddy, của âm thanh, tiếng nói, mùi vị: “Chị Caddy có mùi như mùi cây “smelled like trees” khi Caddy còn trinh trắng, sau đó “Caddy no longer smells like trees”...

Tóm tắt tác phẩm âm thanh và cuồng nộ
Đó là cảm nhận chung của nhiều độc giả trên khắp thế giới khi cố gắng đọc hết 4 phần của cuốn sách chỉ có dung lượng hơn 400 trang này. Tại sao lại như vậy? Một tiểu thuyết với số lượng nhân vật ít ỏi chỉ trong phạm vi một gia đình với 3 thế hệ cộng thêm một gia đình người giúp việc. Tổng cộng mới có hơn chục nhân vật xuất hiện trong câu chuyện diễn ra chủ yếu trong thời gian 4 ngày. So với những bộ “tứ đại kỳ thư” kinh điển của văn học Trung Quốc hay những trường thiên bất hủ của nước Nga như: Chiến tranh và Hòa Bình, Sông Đông Êm Đềm…thì kiệt tác văn học của nước Mỹ này chỉ tương đương một chương dài.

Ấy vậy mà thời gian và công sức người đọc phải bỏ ra để lĩnh hội hết 4 chương Âm thanh và cuồng nộ từ lâu đã trở thành một thử thách đầy quyến rũ cho bất cứ ai muốn khám phá thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của William Faulkner.

Nghệ thuật dòng ý thức và cách sử dụng ngôn từ, cấu trúc câu phi lý tính mang đến cuộc cách mạng với kĩ thuật viết văn xuôi truyền thống mà những tiểu thuyết chương hồi mang tính trần thuật theo thời gian đã thấm nhuần với độc giả từ trước tới nay.

Bố cục của “Âm thanh và cuồng nộ” thường được các nhà nghiên cứu W.Faulkner so sánh với một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho tới khi bùng nổ trọn vẹn. Đọc W.Faulkner không dễ, nếu bạn là người thiếu kiên nhẫn, chắc sẽ dễ nản chí, thậm chí là ức chế khi đọc tác phẩm này khi mà có tới hàng trang sách không có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc rối, bí hiểm, nhất là độc thoại nội tâm của Benjy.

Các nhân vật xuất hiện trong truyện là: Ông Jason Compson, bà Caroline vợ ông ta, bốn người con: Quentin (con trưởng), cô con gái thứ hai Candace (Caddy) và hai người con trai theo thứ tự: Jason, Maury sau này được đổi tên là Benjamin (Benjy) người bị mắc bệnh chậm phát triển tâm thần.

Tấn thảm kịch lần lượt được thuật lại bởi ba người con trai Benjy (phần thứ nhất), Quentin anh sinh viên đại học Harvard trước khi tự sát chết (phần thứ hai), Jason kẻ biển lận tham lam ích kỷ (phần thứ ba) và phần cuối cùng do Dilsey người vú da đen vợ của Robus.

Phần thứ nhất của chuyện khởi đầu vào ngày 7 tháng 4 năm 1928 do Benjy kể lại đúng vào dịp sinh nhật 30 tuổi của cậu ta. Benjy không suy nghĩ mà Benjy chỉ cảm nhận bằng giác-quan của anh, Benjy kể lại những sự việc thoáng hiện trong đầu anh ta, bám víu vào hình ảnh của cô chị ruột, Caddy, của âm thanh, tiếng nói, mùi vị: "Chị Caddy có mùi như mùi cây "smelled like trees" khi Caddy còn trinh trắng, sau đó "Caddy no longer smells like trees" - "Chị Caddy không còn thơm như mùi cây nữa" khi đã lén lút trao thân cho một tình nhân - Dalton Ames, một sinh viên tại đại học Harvard - và có mang rồi sinh ra một đứa con gái được đặt trùng tên với bác ruột, Quentin.

Phần thứ hai người đọc được kéo trở lại năm 1910 - ngày 2 tháng 6, những biến cố xảy ra trong ngày cuối cùng cuộc đời của Quentin tại viện đại học Harvard , anh ta lang thang thất thểu, quay quắt trong tâm-trí những bứt rứt chất chứa từ lâu. Ở đây người đọc tìm gặp những suy-tư của một tâm-thần suy nhược, đau đớn, dằn vật với chính mình, những hình ảnh chợt hiện lên, chợt tan biến, báo hiệu trước giờ hẹn với tử thần.

Đa số là những hồi tưởng ghi nhận trong thời mới lớn lên của Quentin đặc biệt là về bản năng sinh dục (sexuality) buổi đầu của Caddy, em gái anh ta, tình yêu sâu đậm của Quentin với cô em gái; đó là Caddy vào một buổi tối trong quá khứ, là mùi thơm của hoa kim ngân trở về không ngớt, nhói đau trong suốt câu chuyện tự thuật của Quentin, là sự lầm lỗi, sự ăn năn, hình phạt và là chiếc đồng hồ mà cha anh ta đã tặng anh. Cuối cùng, Quentin đã tự tử để thoát khỏi những ám ảnh, dày vò, những thất vọng ngập tràn tâm trí…

Phần 3 của tác phẩm, trước phần 1 của Benjy một ngày, được Jason, con trai thứ của nhà Compson kể lại. Mở đầu như sau:

Đã là điếm thì suốt đời vẫn là điếm, tôi đã bảo mà. Tôi nói mẹ mới phải lo về chuyện nó trốn học đi chơi là còn may đấy. Tôi nói bây giờ lẽ ra nó phải ở dưới bếp, thay vì cứ ở lì trên phòng, bôi son trát phấn lên mặt, chờ sáu thằng mọi đen không sao đứng dậy nổi khỏi ghế trước khi có được một chảo đầy bánh với thịt để lấy lại thăng bằng mà dọn bữa ăn sáng cho nó.

Trong lời kể của Benjy và Quentin, Jason đã được tả là một đứa trẻ mưu mô, mách lẻo, luôn gây gổ với Caddy và bắt nạt Benjy (lúc đó còn tên là Maury). Lúc phần 3 câu chuyện bắt đầu, hắn đã vào độ trung niên, nhỏ mọn, tàn độc và cay nghiệt. Điều đó thể hiện qua ý thức của hắn, những câu văn nhỏ, chắc và rõ nét như những đồng kền (đồng 5 cents). Lời kể rõ ràng của Jason giúp chúng ta làm rõ những chi tiết ngụ ý trong phần trước như: Benjy bị thiến, Quentin chết đuối và Caddy đã ly dị.

“Âm thanh và cuồng nộ” đúng như cái tên của nó lấy từ câu trong vở kịch Macbeth của Sheakspeare: “Đó là một câu chuyện được kể bởi một thằng ngốc/ Đầy âm thanh và cuồng nộ, không có ý nghĩa gì cả”, quả thực đã được “ba thằng khùng” kể lại với tất cả cảm nhận của nó về sự phi lí của cuộc đời.

"Âm thanh và cuồng nộ". Hãy cho tôi biết sự thật!

– Nội dung : Không dành cho những tâm hồn mong manh hay màu hồng. Đoạn độc thoại nội tâm của Benji, Quetin và Jason nhiều khi khiến mình phát điên lên được khi đọc. Mắt đọc không thì không đủ, phải dùng thêm cái đầu tỉnh táo để móc nối, chắp vá các sự kiện ở những thời điểm hiện tại – quá khứ lại với nhau, vì mọi thứ đều có nhân -quả. Từ đó, mới có thể hiểu về nhân vật cũng như bối cảnh của câu chuyện. 3 thế hệ của gia đình quý tộc ấy cũng là một thử thách khiến người đọc phải nhớ tên cũng như thời điểm sống của họ. Khi đọc sách, ức chế là cảm giác thường trực. Nhưng khi mọi thứ rõ ràng hơn, thì mình lại rất thích thú, vì kiểu như chính mình đã khám phá ra được mọi chuyện, mọi bí mật ẩn giấu.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Nov 03, 2022 3:59 pm

12 cuốn sách khó đọc nhưng có sức hấp dẫn lâu dài

Vnwriter

12 cuốn sách khó đọc này tựa như một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho đến khi bùng nổ trọn vẹn sẽ khiến người đọc không thể dứt ra được.

Thần Thoại Sisyphus
Tập sách là các tiểu luận triết học kinh điển của triết gia Albert Camus, bàn về phi lý, sự tự sát và các yếu tố xoay quanh.

Chiến Tranh Và Hoà Bình
Chiến Tranh Và Hòa Bình là một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Cuốn truyện đề cập tới một giai đoạn của Lịch Sử của nước Nga vào thời gian trước và sau cuộc xâm lăng của Napoléon Bonaparte. Tác giả Lev Tolstoy đã phân tích và chứng minh những gì ông tin tưởng rằng tại sao lịch sử đã diễn ra như thế và phải viết lịch sử ra sao. Tác giả tin rằng không phải những “anh hùng” đã tạo ra “thời thế”, kiểm soát được cách vận hành của định mệnh con người, mà do “sự khích động” (ferment) của dân chúng. Lev Tolstoy đã dùng cuốn truyện “Chiến tranh và hòa bình” để mô tả sự khích động kể trên trong các hoạt động chiến tranh và về phần cuối của tác phẩm, đại văn hào Tolstoy đã hầu như nói về bản chất của lịch sử.

Đại tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” là một thiên anh hùng ca, đề cập tới các điều kiện thiết yếu của đời sống con người. Với tinh thần “anh hùng ca” của quốc gia, tác giả đã cố gắng kêu gọi sự đoàn kết dân tộc Nga, nhận ra những gì được coi là cá tính, bản chất của dân tộc này và phân cách họ với các dân tộc khác. Lev Tolstoy muốn cho độc giả nhận thấy sự ra đời của nước Nga, một quốc gia với chủng tộc khác nhau, tập quán và ngôn ngữ khác nhau, nay có thể đoàn kết lại để chống kẻ xâm lăng. Nước Nga còn lãnh một định mệnh đặc biệt, đó là bảo vệ thế giới.

Walden – Một Mình Sống Trong Rừng
Walden – Một Mình Sống Trong Rừng là một hồi tưởng đầy chiêm nghiệm suy tư về quãng đời “hai năm hai tháng hai ngày” sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden, “Giọt nước của Trời”, “đáng yêu hơn kim cương” trong một ngôi nhà tự xây lấy, và bằng lao động của chính đôi tay mình.

Ở Walden, ông đã số́ng nhiệt thành say mê đầy tỉnh thức “Tôi đi vào rừng bởi vì tôi muốn sống thong dong, chỉ đối diện với những sự kiện tinh tuý nhất của cuộc sống, và xem thử tôi có thể học được những gì nó phải dạy tôi hay không, và không để đến khi tôi gần chết mới khám phá ra rằng mình chưa hề sống”. Ông chủ trương sống đơn giản vì “Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người”. Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú.

Don Quixote
Don Quixote thực chất không chỉ là một con người đầu óc hoang tưởng, nhìn ở đâu cũng thấy kẻ xấu cần diệt trừ, mà còn là một ẩn dụ sâu sắc về cái thiện, cái đẹp trong cuộc đời nhiều thay đổi này. Cuốn truyện khá dài, nhưng một khi bạn đã bị hút vào nó thì độ dài chẳng còn là vấn đề nữa.

Âm Thanh Và Cuồng Nộ
Hàng trang sách không có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc rối bí hiểm. Nếu không kiên nhẫn, bạn sẽ khó có thể cùng William Faulkner thâm nhập vào một thế giới âm u, náo động, mãnh liệt, đầy “Âm thanh” và “Cuồng nộ”. Tiểu thuyết gồm bốn chương thì có tới ba chương là độc thoại nội tâm của nhân vật. Ở đó có những tiếng gào khóc và điên giận, những ý nghĩ rời rạc, mù mờ, chắp nối, hỗn độn, những hồi ức, liên tưởng nhảy cóc từ thời điểm này sang thời điểm khác, xuôi ngược trên dòng thời gian, lẫn lộn quá khứ, hiện tại, tương lai.

Anh Em Nhà Karamazov
Anh em nhà Karamazov, tác phẩm cuối cùng của Dostoevsky, chính là kiệt tác vĩ đại nhất mà ông để lại cho hậu thế sau hơn bốn chục năm miệt mài lao động văn học. Bằng ngòi bút thiên tài của mình, Dostoevsky đã phản ánh tình trạng hỗn loạn xã hội của nước Nga nửa sau thế kỷ 19 qua sự tan rã và những bi kịch trong nhà Karamazov, cùng với đó là cuộc “tìm kiếm ý nghĩa tồn tại” ở những con người thuộc các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Nga, về những đau khổ vô lượng, và những con đường có thể giúp đưa tới hòa đồng xã hội.

Đến Ngọn Hải Đăng
“…Đến ngọn hải đăng là một bản phân tích đầy tham vọng, xuất sắc về tâm lý gia đình…Đến ngọn hải đăng không có sự hoàn hảo về hình thức, sự chặt chẽ, sự khắc họa nhân vật sống động mạnh mẽ như cuốn bà Dalloway. Nó có ít thất bại trong đó. Nó kém hơn cuốn bà Dalloway về mức độ mục tiêu mà nó sẽ đạt được, nhưng tốt hơn cuốn bà Dalloway về tầm rộng lớn của những mực tiêu kia. Bởi nó miêu tả cuộc sống ít trật tự hơn, phức tạp hơn, dễ nổi đóa hơn, nó gióng lên một nốt nhạc quan trọng hơn và nó cho ta một tầm nhìn luôn nổi bật trong các tác phẩm của Virginia Woolf.”

Giữa Lòng Tăm Tối
Giữa lòng tăm tối là câu chuyện phiêu lưu hải hồ của Marlow, cùng với tính hiếu kỳ thản nhiên của một trí óc tế nhị và trạng thái điềm tĩnh của một con tim sắt đá, ông dấn thân vào một vùng tăm tối vô phương thấu hiểu, đối diện cùng những ảo tưởng thời đại, cùng những kẻ nói ngôn ngữ tự do, mơ giấc mơ quyền lực.

Trích đoạn: “Câu chuyện của cả bọn, dù vậy, chẳng khác gì phường hải tặc hạ lưu: liều lĩnh mà không gan dạ, tham lam mà không táo bạo, tàn độc mà không dũng cảm; chẳng có một mảy may viễn kiến hay dự định nghiêm túc nào trong đầu cả bọn, và dường như chẳng ai ý thức được rằng sự vận hành của thế giới này đòi hỏi những cái đó. Bứt sản vật khỏi lòng đất đai là dục vọng của chúng, và động cơ đạo đức đằng sau việc làm ấy cũng chẳng khác gì khi kẻ cắp phá két.”

Odyssey
Bản anh hùng ca Odyssêy là bức tranh hoành tráng, hào hùng của người Hy Lạp trong cuộc chinh phục thiên nhiên và di dân mở đất. Tác phẩm gồm 12.110 câu thơ, chia làm 24 khúc ca, kể lại hành trình gian nan của Odysseus trên đường trở về quê hương sau khi quân Hy Lạp hạ được thành Troa.

Odyssêy phản ánh giai đoạn cao trào trong quá trình tan rã của chế độ công xã thị tộc : Đó là thời kỳ những người Hy Lạp đã bước vào cuộc sống lao động hòa bình có khát vọng chinh phục thế giới xung quanh, thời kỳ hình thành gia đình một vợ một chồng với chế độ phụ quyền và quyền tư hữu tài sản. Ngoài ra ta còn thấy khát vọng sống văn minh, hữu ái, của người xưa như một nguyện vọng không riêng gì của thời đại Homer mà của nhân loại ở mọi thời đại.

Moby Dick – Cá Voi Trắng
Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của thủy thủ lang thang Ishmael, và chuyến đi của mình trên một con tàu săn cá voi được chỉ huy bởi thuyền trưởng tên Ahab. Ishmael sớm nhận rằng trong chuyến đi này, Ahab có một mục đích, để tìm ra một con cá voi trắng tên là Moby Dick, nó rất hung dữ và bí ẩn. Trong một cuộc gặp gỡ trước đó, con cá voi đã phá hủy thuyền Ahab và cắn cụt chân Ahab, bây giờ ông ta quyết tâm phải trả thù. Moby Dick luôn bị tàu của thuyền trưởng Ahab theo sát và trong chuyến săn bắt cuối cùng, một cuộc quyết đấu giữa đoàn người đi săn cho Ahad dẫn đầu với Moby Dick, con cá voi này đã tấn công quyết liệt đoàn đi săn, làm lật tung chiếc tàu săn cá voi và kéo thuyền trưởng Ahab xuống biển xanh sâu thẳm. Kết cục trận chiến chỉ còn một mình Ishmael sống sót còn Moby Dick tiếp tục tự do giữa đại dương.

Suối Nguồn
Bản chất của con người – và của bất cứ sinh vật nào – không phải là đầu hàng, hoặc phỉ nhổ và nguyền rủa sự tồn tại của mình; điều ấy thực ra đòi hỏi cả một quá trình suy đồi mà tốc độ của nó tuỳ thuộc mỗi người. Một vài người đầu hàng vào lần đầu tiên tiếp xúc với áp lực; một vài người mặc nhiên đầu hàng; một số khác đi xuống từ từ và cứ thế mất dần ngọn lửa mà chính họ cũng không hề nhận ra nó đã tàn lụi như thế nào. Sau đó, tất cả biến mất trong cái đầm lầy khổng lồ gồm những người già cỗi, những người rao giảng rằng trưởng thành bao hàm việc chối bỏ chính kiến, rằng sự ổn định bao hàm việc chối bỏ những giá trị riêng, và rằng sống thực tế có nghĩa là phải gạt bỏ sự tồn tại. Chỉ một số ít người kiên quyết không đầu hàng và tiếp tục tiến lên; họ biết rằng không thể phản bội ngọn lửa kia; họ học cách nuôi dưỡng nó, cho nó hình hài, mục đích và sự số Tóm lại, dù tương lai mỗi người khác nhau, ở vào thời điểm bắt đầu cuộc sống, nhân loại luôn tìm kiếm một hình ảnh cao cả về bản chất con người cũng như về cuộc sống.

Có rất ít cột chỉ đường trong cuộc tìm kiếm này. Suối nguồn là một trong những cột chỉ đường đó. Đây chính là một trong những lý do cơ bản nhất khiến cho suối nguồn có sức hấp dẫn lâu dài; nó tái khẳng định tinh thần của tuổi trẻ, nó tuyên bố về chiến thắng của con người, nó chỉ ra người ta có thể làm được những gì.

Chân Dung Dorian Gray
Tác phẩm Chân Dung Dorian Gray là một bức chân dung được dệt bằng những sợi chỉ tối màu và hoảng loạn. Cuốn sách giúp người đọc nhận ra những bí mật sâu thẳm được giấu kín, những suy nghĩ thầm kín đầy phức tạp và thiêng liêng của thân phận con người.

Lồng trong bối cảnh cuộc tình đồng tính giữa một họa sĩ và chàng người mẫu trẻ Dorian, nhân vật chính của tiểu thuyết, với những khát khao ích kỷ của bản năng và trăn trở của mặc cảm, ngộ nhận; những cám dổ cố hữu của của nhục thể và sự kháng cự quyết liệt của tinh thần, những cú trượt ngã không phanh, những nỗ lực trong tuyệt vọng, và cả sự tự vấn, phản tỉnh… Chân dung Dorian Gray là hành trình đi tìm lương tâm của một chàng trai trẻ. Đây là một hành trình của những cung bậc cảm xúc: tâm tư giằng xé, trượt quan những dằn vặt tàn khốc, giãy giụa vật vã, đối diện với những thử thách cám dỗ dữ dội để tìm cái đẹp, cái thiện.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Nov 03, 2022 4:29 pm

Trong bài phê bình này 1 nhân vật mà viết tên 2 cách khác nhau thì phải: Sonya và Xonya, khiến người ta nghĩ nói về 2 người.

Tú Đình
Tú Đình@Viện Sách - Bookademy

[Bookademy] Review Sách "Tội Ác Và Trừng Phạt" - Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky: Tác Phẩm Bi Ai Nhất Mọi Thời Đại

Ybox

"Tội ác và trừng phạt" là một tiểu thuyết của nhà văn Nga Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky. Tiểu thuyết này cùng với Anh em nhà Karamazov là hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Dostoevsky. Tạp chí Time đã bình chọn Tội ác và hình phạt là một trong số những cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại .

Nội dung tóm tắt của tác phẩm là  tập trung vào nhân vật trung tâm Rodion Romanovich Raskolnikov, một sinh viên trường luật ở Petecbua. Raskolnikov xuất thân từ một gia đình nghèo ở nông thôn, bà mẹ không đủ điều kiện nuôi anh ăn học đến ngày thành đạt, cô em gái Dunhia giàu lòng hy sinh phải làm gia sư cho gia đình lão địa chủ quý tộc dâm dục Arkady Ivanovich Svidrigailov để nuôi anh. Nhưng vốn là một cô gái thông minh, giàu tự trọng, Dunhia bỏ việc dạy học vì bị lão địa chủ Svidrigailov ve vãn hòng chiếm đoạt, mặc dù lão đã có vợ con. Đời sống gia đình ngày càng khó khăn khiến Raskolnikov phải bỏ học giữa chừng. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, một người mối lái đưa Pyotr Petrovich Luzhin (Luzhin), một viên quan cao cấp ngành Toà án ở Thủ đô đến gặp Dunhia hỏi vợ.

Đời sống thiếu thốn dồn con người vào chân tường:

Do đời sống thiếu thốn, hàng ngày chứng kiến nơi cái xóm trọ toàn dân nghèo với bao cảnh đời lầm than, cùng quẫn, lại bị tiêm nhiễm bởi triết lý người hùng khi mơ tưởng một ngày sẽ được như Napoléon Bonaparte, Raskolnikov tự coi mình là phi thường, thường xuyên khép kín lòng mình, bơi mải miết trong những suy tư đơn độc, nung nấu những căm uất về tình trạng bất công, phi nghĩa của xã hội và tìm kiếm lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình. Những lý do đó đã khiến chàng, trong một lần nọ, đã quyết định đến nhà mụ cầm đồ Alyona Ivanovna giàu nứt đố đổ vách, lạnh lùng lấy búa bổ vỡ đầu mụ và cướp tiền bạc, châu báu. Sau khi mở được két tiền, quay ra chàng gặp ngay em gái mụ cầm đồ, Elizabet. Vì quá hốt hoảng Raskolnikov vung búa đập chết luôn ả. Trốn khỏi căn nhà mụ cầm đồ, chàng giấu kín gói đồ cướp được dưới một tảng đá và không dám tiêu một đồng mặc dù không còn một xu dính túi. Sau vụ giết người khủng khiếp đó, dù chưa bị phát hiện, lương tâm của Raskolnikov vẫn bị dày vò triền miên. Chàng như người mất hồn tâm thần hoảng loạn, đêm nằm mê sảng vật vã, ngày đi lang thang vơ vẩn. Về sau của câu chuyện là những tình tiết vô cùng hấp dẫn mà mỗi người đọc phải tự mình khám phá mới biết được sự đắng cay mà mỗi nhân vật trong truyện chịu đựng để từ đó có cái nhìn cảm thông hơn.

Trong “Tội ác và trừng phạt”, không ít lần Dostoevsky vạch mặt bọn địa chủ tư sản dùng tiền để chôn vùi nhân phẩm và danh dự của người khác đồng thời che đậy bản chất xấu xa bỉ ổi của mình. Lão địa chủ Svidrigailov đã đối xử rất thô bạo, vô lễ và nhạo báng Dunhia khi cô đến làm gia sư nhà lão nhằm che mắt thiên hạ để rồi ve vãn Dunhia và dùng tiền âm mưu chiếm đoạt cô, hứa hẹn đủ điều thậm chí còn rủ cô bỏ trốn với ông ta nhằm thỏa mãn dục vọng của mình. Cuối cùng vợ lão phát hiện khi lão khẩn khoản vai nài Dunhia, ả đã nhục mạ cô và đẩy cô ra đường. Chuyện này đồn khắp thành phố đến nỗi hai mẹ con Dunhia không thể đi lễ nhà thờ được nữa vì sự bàn tán và khinh bỉ của mọi người. Dunhia xuất thân nghèo khổ và đi làm thuê trong khi gia đình lão địa chủ Svidrigailov giàu có và quyền thế nên mọi người cứ nhằm vào Dunhia mà bàn tán, một người nghèo không địa vị sẽ không bao giờ có tiếng nói trong một xã hội chỉ biết tôn vinh đồng tiền và địa vị, lúc này giá trị tuyệt đối của xã hội là đồng tiền và Dunhia tội nghiệp đã trở thành nạn nhân như thế. Và cứ như vậy, xuyên suốt tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” giá trị đạo đức không còn mà mọi cán cân của xã hội đều cân đo đong đếm qua đồng tiền.

Dostoevsky đã khắc họa một cách chân thật đến đáng sợ xã hội tư sản Nga lúc bấy giờ trong “Tội ác và hình phạt”, một xã hội bị đồng tiền tàn phá về đạo đức con người và thống trị xã hội ở mọi phương diện. Khi đồng tiền không còn là phương tiện trao đổi hàng hóa thông thường mà nó trở nên thống lĩnh mọi mặt cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần thì con người không còn giữ được thiên lương nữa, họ lừa dối nhau, chà đạp lẫn nhau để có được nó. Việc làm ấy nhằm vạch rõ bản chất của tầng lớp tư sản hãnh tiến, chà đạp lên danh dự và nhân phẩm của người nghèo từ đó mà giá trị nhân văn của tác phẩm trở nên cao cả hơn bao giờ hết.

“Tội ác và trừng phạt”, Dostoevsky phác họa chân thật một xã hội nước Nga thế kỉ XIX đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và hỗn loạn nhưng chưa đánh mất tất cả vì nó vẫn còn được gìn giữ bởi những con người mang vẻ đẹp cao quý về nhân cách và tâm hồn. Vẻ đẹp nhân cách ấy bộc lộ rõ nét qua hai nhân vật là Sonya và Dunhia.

Hoàn cảnh xô đẩy khiến mọi người cùng quẫn

Hoàn cảnh của nhân vật Sonya có thể coi là hoàn cảnh điển hình của những con người bé nhỏ trong xã hội tư sản. Sonya là hình tượng nhân vật lớn xuyên suốt trong các sáng tác của Dostoievski, là nhân vật điển hình cho tinh thần vị tha và tình yêu thương con người. Những phẩm chất này được nâng lên thành giáo lý tôn giáo trong kinh Phúc âm mà theo Dostoievski đây chính là phẩm chất đạo đức sẽ thay đổi thế giới.

Những phẩm chất cao đẹp ấy trong Sonya thể hiện qua việc cô chấp nhận hi sinh sắc đẹp, tuổi trẻ, danh dự và cả tâm hồn trong trắng của mình để làm gái điếm.Cô chấp nhận bị xã hội khinh miệt mà chỉ đủ sức mang lại cho người thân của mình một cuộc sống mấp mé bờ vực chết đói.Sự bác ái của Sonya cũng được thể hiện qua cách cô đối xử và truyền cho Raskolnikov niềm tin vào tôn giáo.Cô đọc Kinh Thánh cho anh nghe, đeo cho anh thánh giá… và kết quả là hình ảnh cuốn Kinh Thánh dưới gối Raskolnikov sau khi đầu thú và nhận hình phạt.Sonya càng đáng quý với quyết định tự nguyện gắn bó với Raskolnikov trong chuyến đi đày tám năm ở vùng đất Sibiria khắc nghiệt.

Những đoạn độc thoại trước và sau khi xảy ra vụ án phản ánh được sự mâu thuẫn và tâm lý phức tạp của nhân vật. Những mẫu độc thoại này được nhà văn lồng ghép tài tình vào tình huống và mạch kể của câu truyện. Ngoài thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm, Dostoevsky còn khắc họa tính cách, tâm lý nhân vật qua lời đối thoại.Qua lời nói, cử chỉ của các nhân vật trong giao tiếp, tính cách và tâm lý dần được khẳng định. nghệ thuật trong “Tội ác và hình phạt” cũng là không gian và thời gian tâm lý.Dostoevsky thường chú trọng đến những không gian nhỏ hẹp, tù túng như không gian phòng trọ, nhà ở của các nhân vật trong tác phẩm. Hầu hết các căn phòng đều chật hẹp, dơ bẩn và thiếu ánh sáng. Từ những không gian như thế, cuộc sống nhân vật hiện ra vô cùng bế tắc, u uất. Thời gian trong tác phẩm không cụ thể ngày tháng, không theo một trình tự logic nào, nó khi được kéo dài ra, khi lại là thời gian hiện tại xen lẫn quá khứ rồi tương lai.

Giá trị của cuốn tiểu thuyết nằm ở việc mô tả trạng thái tâm lý của nhân vật chính Rodion Romanovich Raskolnikov. Tội ác mà Raxkolnikov gây ra không phải chỉ là một hành động bộc phát mà đã được nhen nhóm ấp ủ trong tiềm thức để rồi khi các điều kiện tụ hội đầy đủ thì tội ác được thực hiện. Con người nhân vật chính đầy những mâu thuẫn nội tâm, tàn nhẫn và lạnh lùng khi phạm tội nhưng cũng có sự cảm thông, yêu thương đối với những thân phận bất hạnh như Sonya. Cách diễn tả tâm lý nhân vật sâu sắc, lời thoại tuyệt vời. Tuy nhiên về bản in, tôi thấy sách có bìa đẹp, giấy trắng chất lượng giấy tốt, nhưng bên cạnh đó, sách in còn hơi mờ đặc biệt là những dòng đầu của trang và những phần chữ in nghiêng. Ngoài ra sách vẫn còn đôi chỗ sai lỗi chính tả làm cho người đọc có cảm giác khó chịu.

Đó là một tiểu thuyết về những con người bị cuộc đời giam hãm trong không gian tăm tối, vì vậy các cảnh phim đều được quay trong các ngõ phố, sân sau chật hẹp. Khi gập cuốn sách lại, điều đọng lại trong tôi là sự cảm phục đối với tình cảm mà tác giả Dostoevsky dành cho phận người nghèo khổ trong xã hội và sự ngưỡng mộ đối với tài năng phân tích tâm lý con người sâu sắc tinh tế đến kỳ diệu của ông . Có lẽ ta nên gọi ông là một nhà triết học, một nhà tâm lý học đại tài. Bằng tài năng nghệ thuật khéo léo, ông đã xây dựng được con người “nhị nguyên” thông qua nhân vật Raxcolnicov. Một mặt Raxcolnicov là một thanh niên vô cùng khảng khái tốt bụng, yêu thương con người vô bờ bến, và nhạy cảm với mọi nỗi đau của con người trong xã hội. Nghèo là vậy mà anh sẵn sàng đem những đồng tiền cuối cùng để giúp một người bạn học nghèo túng và ho lao, thậm chí còn nuôi bạn 1 học kỳ. Raxconilcov còn không ngần ngại bỏ những đồng tiền cuối cùng để lo ma chay cho bác công nhân nghèo Marmeladov. Trái tim nhận hậu còn giúp anh nhìn ra được phẩm giá của Xonia- một cô gái phải bán mình để nuôi gia đình. Anh ngưỡng mộ chân thành trước sự hi sinh của cô. Anh khóc thương không ngừng trước hình ảnh 1 chú ngựa già yếu bị hành hạ đến chết bởi lũ người man rợ và ác ôn. Mặt khác anh lại sẵn sàng thực hiện một hành vi giết người hết sức man rợ.

Nỗi thống khổ và sự giản dị của tình người

Tác phẩm đầy những nỗi thống khổ, tôi lại thấy mình đã nhận ra chính bản thân cũng đang đầy sự hoài nghi dành cho người khác . Tác giả đã cho tôi thấy rằng tuổi trẻ dù ở thời đại nào cũng luôn tràn đấy những ước vọng, hoài bão và lý tưởng. Để rồi tôi thấy rằng mình thật may mắn khi được sinh ra trong một thời đại văn minh hơn, tiến bộ hơn. Tác phẩm như tiếp thêm sức mạnh cho tôi theo đuổi ước mơ của mình. Tội ác và Trừng phạt còn dạy tôi rằng hãy luôn nhìn vào những mặt tốt của con người, và hãy bớt hoài nghi. Hãy tin vào những người xung quanh đừng vì xã hội quá thực dụng hay một vài vết xước mà để tâm hồn mình mất đi sự tin tưởng.

Cốt truyện giản dị nhưng lại khai thác tối đa tâm lý nhân vật: giằng xé, ân hận, đau đớn, lo lắng, hổ thẹn….”Tội ác và trừng phạt” phản ánh khá rõ nét hiện thực xã hội lúc bấy giờ, những đen tối, xấu xa, bất công đã khiến con người ta có những hành động sai lầm. Những triết lý trong truyện khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Một tác phẩm kinh điển mà cho đến tận ngày nay, vẫn còn nguyên giá trị của nó. “Tội ác và hình phạt” có thể nói là một cuốn sách “không bao giờ cũ” bơi những triết lý của Dostoyevsky dường như luôn đi trước thời đại và luôn có tính sắc bén không thể chối cãi.

Chỉ với một cốt truyện không quá phức tạp, những triết lý dễ hiểu nhưng vô cùng sâu sắc, Dostoyevsky đã tạo nên một mê cung của những cảm xúc, những suy ngẫm, khiến bạn đọc không khỏi bàng hoàng trước thực tại đen trắng lẫn lộn trong xã hội thời đó, và cả hiện nay.

Tình yêu sâu sắc, sự hy sinh cao cả và tấm lòng nhân hậu của cô gái Xônya cùng sự quan tâm, yêu thương giúp đỡ của mọi người đã thức tỉnh Raxkônnikốp. Chấm dứt những giằng xé nội tâm, anh đưa ra quyết định: thà bị giam cầm về thể xác còn hơn bị tù đày về tâm hồn. Với nội dung tư tưởng sâu sắc, “Tội ác và trừng phạt” đã được đánh giá là một kiệt tác chứa chan tình yêu thương giữa con người với con người. Cuốn tiểu thuyết là một trong những tác phẩm có nội dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại. Với tấm lòng nhân đạo vô bờ bến, tác giả đã dựng lên một bức tranh ảm đạm về số phận bế tắc của tầng lớp người dưới đáy xã hội Nga.

"Tội ác và trừng phạt" còn là lời tố cáo mãnh liệt tầng lớp tư sản hãnh tiến, giẫm đạp lên đạo đức, nhân phẩm, tài năng. Nội dung sâu sắc như trên được chuyển tải bằng nghệ thuật phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế đến mức kì diệu đào đến tận đáy sâu tâm hồn nhân vật, tới cả đường gân thớ thịt dưới làn da con người; bằng sự đan xen giữa tuyến cốt truyện trung tâm “Tội ác và trừng phạt” với một số tuyến độc lập khác, như tuyến cốt truyện gia đình Marmeladov, tuyến cốt truyện Dunhia… Chính trong quan hệ đối chiếu đó mà chiều sâu xã hội cùng những tâm tư phức tạp của con người có điều kiện được bộc lộ một cách chân thật.

~
Quỳnh Quỳnh
sinh viên

Lối thoát
Dostoevsky-1 trong những nhà văn lớn của nước Nga với tài năng phân tích tâm lý bậc thầy của mình cộng với khoảng thời gian bị tù đày đã giúp ông có cái nhìn toàn diện hơn về xã hội đương thời ở Nga với những mặt trái của nhiều tầng lớp khác nhau.Nội dung cuốn tiểu thuyết kể về quá trình trước và sau sự việc một sinh viên nghèo học luật đã đến nhà mụ già cầm đồ, ra tay sát hại mụ này dã man, rồi lấy đi vàng, bạc, tiền của mụ. điều gì đã làm cho 1 con người tri thức bình thường lại thái hóa trong suy nghĩ như vậy? Quyển sách này đã miêu tả rất chân thật sự khốn khổ của con người nước Nga thời xưa trước Cách Mạng tháng 10- những con người nghèo khổ lâm vào đường cùng. Và Raxcolnicov cũng nằm trong số đó. cậu túng quẫn trong tuyệt vọng, 1 sinh viên nghèo không thể chi trả nổi cho học phí của mình. Và mỗi lần nghĩ tới bà và em đã hi sinh cho mình nhiều như thế nào là đọng cơ để anh quyết tâm lên kế hoạch cướp của giết người.Truyện đi sâu vào khai thác tâm lý nhân vật với những giằng xé nội tâm sâu sắc. Đâu mới là hình phạt thích đáng cho Raxcolnicov-những tri thức bị cám dỗ bởi cuộc sống thành thi, nhân danh công lý vượt qua cấm kỵ của đạo đứa? Chấm dứt những giằng xé nội tâm, anh đưa ra quyết định: thà bị giam cầm về thể xác còn hơn bị tù đày về tâm hồn. Có lẽ đây chính là sự giải thoát cho những tội ác và cơ hội để Raxcolnicov chuộc lại lỗi lầm của mình.

~

Ẩn danh
Tài năng phân tích tâm lý con người sâu sắc tinh tế đến kỳ diệu của Dostoevsky

Chẳng ai có thể ngờ rằng từ câu chuyện giết người đơn giản của một sinh viên và bà chủ tiệm cầm đồ lại cho ra đời một tác phẩm lừng lẫy đến như vậy. Và cũng chẳng ai ngờ người tù nhân Dostoevsky lại là tác giả của nó. Tội ác và Trừng phạt đã đưa tôi đi qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Có lúc tôi thấy mình rơi nước mắt thương cảm cho cuộc sống của bao phận người trong truyện, tôi không nén nổi cảm xúc khi đọc những dòng “độc thoại nội tâm” của Raxcolnicov- một tâm hồn, một lý tưởng cô độc. Lúc khác tôi lại thấy mình cười “khoái trá” khi Rascolnicov bằng sự thông minh và sắc bén đã vạch trần những mưu hèn kế bẩn của Lujin- một đại diện điển hình cho đồng tiền trong xã hội. Rồi tôi lại thấy tim mình dâng lên sự khinh bỉ đối với một con người như Xvidrigailov khi hắn tâm sự cho Rascolnicov về cách mà hắn dụ dỗ tán tỉnh phụ nữ. Lâu lâu lại có vài đoạn độc thoại hoặc mô tả, thường là nhằm làm nổi bật một kiểu người trong xã hội, về bản chất của người hay nhóm người này, những đặc trưng tiêu biểu về tính cách hay hệ thống các giá trị cơ bản. Khi gập cuốn sách lại, điều đọng lại trong tôi là sự cảm phục đối với tình cảm mà tác giả Dostoevsky dành cho phận người nghèo khổ trong xã hội và sự ngưỡng mộ đối với tài năng phân tích tâm lý con người sâu sắc tinh tế đến kỳ diệu của ông . Có lẽ ta nên gọi ông là một nhà triết học, một nhà tâm lý học đại tài.

~

Ẩn danh

Hình phạt thật sự là gì?
Điều gì khiến một người trở thành kẻ giết người máu lạnh? Điều gì đang diễn ra trong tâm trí của kẻ sát nhân? Một xã hội như thế nào tạo ra những con người như vậy? Cách đây hơn 150 năm, Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky đã nêu những câu hỏi này trong tác phẩm đã trở thành một trong những kiệt tác văn học Nga: "Tội ác và trừng phạt." Năm 1866, những số đầu tiên được đăng trên tạp chí văn học, tiểu thuyết kể về câu chuyện của Rodion Romanovich Raskolnikov, một sinh viên luật trẻ tuổi sống tại Saint Petersburg. Raskolnikov sống trong nghèo khó, đầu tiểu thuyết, anh không còn tiền để tiếp tục việc học. Những lá thư từ quê nhà chỉ làm anh thêm phiền muộn, khi nhận ra mẹ và em gái đã hy sinh rất nhiều để mình thành công. Tuyệt vọng tăng cao sau khi bán vật giá trị cuối cùng cho mụ chủ tiệm cầm đồ, anh quyết tâm lên kế hoạch cướp của giết người. Nhưng âm hưởng của hành động không tưởng này thực tế, còn tệ hơn nhiều so với những gì anh từng nghĩ. Dù đôi khi được xếp vào loạt tác phẩm kinh dị tâm lý đầu tiên, nội dung của nó vượt xa sự xung đột nội tâm của Raskolnikov. Từ quán rượu ẩm thấp, căn hộ ọp ẹp, đến sở cảnh sát ngột ngạt, mặt tối của xã hội Saint Petersburg vào thế kỷ 19 được miêu tả sống động qua lời văn trần trụi của Dostoyevsky. Ta được giới thiệu các nhân vật như Marmeladov, một cựu công chức khốn khổ hủy hoại gia đình vì nghiện rượu và Svidrigailov, một tên quý tộc phóng đãng và điên rồ. Khi gia đình Raskolnikov vừa đến đây, sự lương thiện của họ trái ngược hoàn toàn với những kẻ sa đoạ xung quanh, cả khi định mệnh gắn chặt họ với nhau. Bức chân dung ảm đạm của xã hội Nga này phản ánh các trải nghiệm phức tạp và tư tưởng tiến bộ của tác giả. Là nhà văn trẻ bỏ lại phía sau nghiệp quân nhân đầy hứa hẹn, Fyodor bị chủ nghĩa xã hội và cải cách thu hút, tham gia vào nhóm trí thức thảo luận về các văn bản cấp tiến bị chính quyền Sa hoàng nghiêm cấm. Bị lộ, các thành viên nhóm, trong đó có Dostoyevsky, đều bị bắt. Nhiều người bị kết án tử hình, nhưng chỉ bị hành quyết giả do được Sa Hoàng ân xá vào phút cuối. Bốn năm tiếp theo, ông bị nhốt trong trại lao động khổ sai ở Siberia đến năm 1854, mới được thả ra. Những trải nghiệm này khiến ông có cái nhìn bi quan về cải cách xã hội, và chuyển sự chú ý đến các khía cạnh tinh thần. Trong cuốn tiểu thuyết ngắn "Bút ký dưới hầm" xuất bản năm 1864, ông trình bày quan điểm rằng triết học phương Tây không tưởng sẽ không bao giờ thỏa mãn những ham muốn mâu thuẫn trong tâm hồn con người. "Tội ác và trừng phạt" được thai nghén và hoàn thành một năm sau đó, kế thừa nhiều tư tưởng của tác phẩm này. Xét trên nhiều phương diện, tiểu thuyết chỉ đi theo mạch kể chuyện thông thường, nơi tuổi trẻ đầy hứa hẹn bị sự nguy hiểm của cuộc sống thành thị cám dỗ, nhưng nghệ thuật phê bình xã hội lại cực kỳ sâu sắc. Raskolnikov biện minh rằng cái chết của mụ chủ tiệm cầm đồ tham lam sẽ mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Qua đó, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về thuyết vị kỷ và vị lợi của tầng lớp tri thức đương thời. Tin rằng trí thông minh cho phép mình vượt qua những cấm kỵ về đạo đức, Raskolnikov đã tự tách phần nhân tính ra khỏi con người mình. Dù liên quan sâu sắc đến các vấn đề đạo đức, "Tội ác và trừng phạt" không đơn thuần chỉ bàn về luân lý, mỗi nhân vật đều có tiếng nói và lý lẽ riêng. Một trong những điểm nổi bật của "Tội ác và hình phạt" chính là cảm giác khiến người đọc hồi hộp bất chấp các tình tiết ghê rợn của vụ giết người ở đầu tác phẩm. Tội ác của Raskolnikov đã quá rõ ràng. Nhưng chỉ qua lời trần thuật của Dostoyevsky về những xáo trộn trong cuộc sống và rối loạn tâm lý, ta mới hiểu được hình phạt thật sự là gì và khả năng chuộc tội.


Last edited by LDN on Sun Nov 06, 2022 6:14 pm; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Nov 04, 2022 4:52 pm

review sách

Tội ác và hình phạt - Fyodor Dostoevsky - Cái giá của sự ngộ nhận đức tin

Tội ác và hình phạt là tác phẩm không chứa đựng nhiều tình tiết bất ngờ, nhưng đủ để khiến bạn đọc căng não bởi sức nặng tâm lí của thế giới nội tâm những người dưới hầm xã hội Nga vô thần. Hình ảnh con người nhỏ bé, con người tìm đường được tác giả chung đúc khéo léo, bên cạnh quá trình thức tỉnh của một con người lạc lối. Các mạch ngầm tư tưởng kết nối một cách linh hoạt, uyển chuyển thông qua các cuộc đối thoại thiết lập tương quan giao tiếp giữa người nghệ sĩ, bạn đọc và nhân vật. Tất cả đã tạo nên một công trình tiểu thuyết đa âm mới mẻ mang màu sắc Nga đặc trưng.

Dành cả cuộc đời đi tìm tiếng nói con người trong con người
Fyodor Dostoevsky, một người nghệ sĩ mạnh mẽ trên con đường lao động nghệ thuật tròn ba thập kỉ rưỡi, với những dư ảnh của sự nghèo nàn, túng thiếu cùng hải hà năm tháng tù đày tăm tối, đổi lấy chuỗi ngày tràn ngập ánh sáng đẹp đẽ trong cuộc hành trình sáng tạo con chữ. Những kiệt tác của ông, tiêu điểm là tác phẩm Tội ác và hình phạt đã thổi bùng ngọn lửa văn chương vốn rực rỡ của nền văn học Nga, nay càng thêm rạng rỡ bội phần trên văn đàn thế giới. Điều Dostoevsky thật sự quan tâm là hệ quả của quá trình kết nối, xử lí dữ liệu nội bộ trong linh hồn của mỗi người.

Xuất phát từ sự hiện diện ý thức bản thân, nhân vật của Dostoevsky luôn phải đối mặt với những cuộc chiến tâm lí phức tạp ngỡ như không có lối thoát. Bakhtin từng nhận xét về phong cách nghệ thuật của Dostoevsky như sau: “Dostoïevski tìm kiếm một nhân vật chính có ý thức thượng thừa, một nhân vật chính mà cuộc đời hoàn toàn dựa trên ý thức bản thân và ý thức cuộc sống”. Nhân vật ông không bon chen giữa cuộc đời tấp nập để rồi chảy trôi theo dòng sự kiện. Ẩn mình trong họ là tiếng nói của tư tưởng, của hoài bão, của những mộng tưởng dẫu sự sống mãi tìm cách bóp nghẹt hơi thở của ý thức. Chúng ta thử truy nguyên để rồi lí giải lực hút đặc biệt Dostoevsky dụng công thiết lập trong ma trận ngôn ngữ tiểu thuyết Tội ác và hình phạt, để thấu cảm màu sắc nghệ thuật độc đáo của người nghệ sĩ hết mình vì con người.

Thế giới của sự tự do đối thoại
Sáng tác của Dostoevsky không đơn thuần xây dựng lên như công cụ khuyếch tán tư tưởng của tác giả, cao cả hơn, trong thế giới đó, nhà văn trở thành người tham gia bày tỏ ý thức cùng nhân vật nhưng nắm trong tay đặc quyền điều động các cuộc đối thoại. Dostoevsky đã trao cho nhân vật sự tự do mà không phải nhân vật nào cũng có được. Họ tự do bày tỏ tiếng nói âm ỉ nơi đáy sâu tâm hồn, được phép vượt thoát ra khỏi ranh giới tư tưởng của người sáng tạo ra chính mình, độc lập phát ngôn ý kiến đôi khi là đấu tranh, phản bác chính ý thức hệ của nhà văn. Ý thức của nhân vật vang lên như một thanh âm riêng biệt song hành cùng với tiếng hát của tác giả góp phần tạo nên một khúc ca mang nhiều màu sắc, khúc ca kết tinh sinh lực của một hoa tiêu trong giới tiểu thuyết đa âm.

Trong Tội ác và hình phạt, sự tự do hiện hữu tạo tiền đề hình thành các cuộc đối thoại. Thông qua chúng, Dostoevsky để Raxcolnicov truyền những tần số đơn độc trong thế giới của chính mình. Càng đối thoại, anh càng thấy bản thân rơi vào hố sâu của tội lỗi, bao lỗ hổng trong tư tưởng dần lộ diện để rồi tất cả đẩy anh lọt thỏm trong những khủng hoảng, những vỡ vụn nơi tinh thần. Cũng chính từ những cuộc hội thoại, đặc biệt với Xonia và Porfiri, Raxcolnicov được va đập với các hệ tư tưởng khác nhau dẫn đến thúc đẩy quá trình chất vấn, đi sâu vào nội tâm để kiếm tìm con đường giải thoát cho chính mình. Họ đã trao đổi thông tin gì với nhau, họ đấu tranh cho tư tưởng của mình như thế nào khi xuyên suốt tác phẩm, độc giả luôn chứng kiến nhân vật chính mãi vùng vẫy trong chuỗi ngày đớn đau lẫn xác và hồn. Bạn đọc chỉ có thể giải đáp bao băn khoăn ấy bằng cách thả hồn mình vào từng ngóc ngách trong thế trận của Dostoevsky tạo ra, để cảm nhận, để hiểu và để chiêm nghiệm.

Sự tự do đẩy đến vực thẳm
Dostoevsky không chỉ ban cho nhân vật đặc ân tự do đối thoại mà còn cho phép họ quyền lựa chọn điểm tựa của niềm tin. Ở Raxcolnicov, anh trao tất thảy sự tin tưởng của mình cho chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Nghĩa là anh quay lưng và khước từ niềm tin đối với Chúa. Về bản chất, niềm tin là bộ lọc thông tin chỉ lối cho mọi hành động. Khi hiện hữu niềm tin về chủ nghĩa anh hùng, phần nào Raxcolnicov tồn tại suy tư rằng bản thân có phải là một siêu nhân hay không? Và để kiếm tìm lời hồi đáp cho trăn trở, anh đã hạ quyết định đi đến một thử nghiệm, giết mụ cầm đồ. Thế nhưng, khi thực hiện hành động xác thực niềm tin của mình, Raxcolnicov vô tình đã làm lung lay, thậm chí là sụp đổ bước đầu cho niềm tin vô thần của bản thân qua hành động giết Livazeta. Hành động mang tính tàn bạo, sát nhân ấy không thể nào biện hộ bằng lí lẽ nào được.

Sinh thể Raxcolnicov nắm trong tay quyền năng tự do đối thoại trong thế giới ngôn từ của Dostoevsky đã chỉ rõ sự ảnh hưởng của nguyên tắc tự kỉ ám thị lên niềm tin của anh. Những suy nghĩ của con người khi được nhắc đi nhắc lại thường xuyên, chúng ta sẽ tin vào điều mà bản thân hoài nghi. Minh chứng xác thực nhất chính là sự tác động của cuộc đối thoại giữa hai người sinh viên về mụ cầm đồ, chứng tỏ mụ ta là người không tốt. Sự kiện này càng củng cố niềm tin, hành động cho Raxcolnicov. Một lần nữa, Dostoevsky tiếp tục để nhân vật lạc vào các cuộc đối thoại, nơi tư tưởng của nhân vật phải cọ xát, va đập để nhận thức, thấu hiểu, giác ngộ.

Những lí thuyết, lập luận logic, sắc bén của anh dần phai mờ, thay vào đó là sự hoài nghi dẫn đến chuỗi ngày tiếp theo, nhân vật phải đối mặt với bao dằn vặt, đau đớn đến từ bản án lương tâm của chính mình. Với sự xuất hiện của Xonia và Porfiri – những nhân vật góp phần thắp nên ánh sáng trên con đường cứu rỗi đối với nhân vật chính, Dostoevsky đã chỉ ra lỗ hổng trong tư tưởng của Raxcolnicov một cách khéo léo, tinh tế. Tuy nhiên, sau tất cả, đó chỉ mới là sự lay thức đối với niềm tin của Raxcolnicov. Cho đến tận cuối cùng, khi bị lưu đày, niềm tin đối với chủ nghĩa anh hùng của Raxcolnicov vẫn còn đó. Nó chỉ thực sự sụp đổ khi anh trải qua cơn mơ về ngày tận thế để rồi tìm đến với Thiên chúa.

Như vậy, niềm tin của Raxcolnicov đã chứng minh cho chúng ta thấy, khi niềm tin lựa chọn điểm tựa không dựa trên phương diện đạo đức, khước từ những ràng buộc, nó sẽ đẩy con người vượt ra khỏi những giới hạn để rồi vượt ngưỡng của tính người. Vị kỉ cực đoan, siêu nhân chủ nghĩa chính là hủy diệt nhân cách của con người. Do đó, Dostoevsky đã đưa ra hướng giải quyết, đặt niềm tin vào Chúa, vào sự cứu rỗi, con đường cứu chuộc. Nghĩa là đặt điểm tựa vào niềm tin tôn giáo, niềm tin vào những ràng buộc về đạo đức.

Khép lại trang sách cuối cùng, điều Dostoevsky để lại cho bạn đọc không đơn thuần là câu chuyện phạm tội của một tên sát nhân. Ẩn sâu dưới những con chữ, người nghệ sĩ ấy đã lặn mình vào đáy sâu tâm lí kẻ phạm tội, nhìn nhận nó, diễn tả nó, đánh giá nó. Không dừng lại ở câu chuyện về con người, Tội ác và hình phạt còn đem lại nhiều góc nhìn mới ở phương diện nghệ thuật, những phát kiến mới ở vùng đất tiểu thuyết vốn đã có quá nhiều dấu chân thành công. Những gì bạn nên làm ngay bây giờ chính là cầm tác phẩm lên và để chính mình thấu hiểu bao giá trị nhân sinh trong một kiệt tác nghệ thuật kì công.

Bà Gấu
Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức

Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 14 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 14 of 50 Previous  1 ... 8 ... 13, 14, 15 ... 32 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum