Sách
Page 16 of 50 • Share
Page 16 of 50 • 1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 33 ... 50
Re: Sách
Nguyễn Hùng
Review sách Anh Em Nhà Karamazov
by F. Doxtoevxki
''Anh em nhà Karamazov '' là một trong những cuốn tiểu thuyết kinh điển nhất thời đại viết bởi nhà văn thiên tài người Nga Fyodor Dostoyevsky. Rất tiếc rằng cuốn sách này rất ít người biết đến, và có lẽ nó cũng liên quan đến vấn đề nhạy cảm chính trị.
Câu chuyện kể về một gia đình gồm 1 người cha, 3 đứa con chính thức cùng với 1 đứa con ngoài giá thú- là đứa con sinh ra bởi một người đàn bà điên, sau một lần bị cưỡng hiếp. Cả gia đình sống trong sự thù ghét nhau, ngoại trừ Alyosha-người con cuối thứ 3 trong 3 anh em. Đỉnh cao truyện khi người cha Fyodor Karamazov và con cả Dmitri Karamazov cùng yêu một người và muốn chiếm hữu người đó, cùng với tài sản mẹ Dmitri để lại. Dmitri đã nhiều lần đòi giết cha trước mặt mọi người. Và khi Fydor đột nhiên chết đi, Dmitri tuy không giết cha nhưng nhận tội vì muốn trả giá cho những suy nghĩ muốn giết cha, và Dmitri đã phải lưu đày. Kẻ giết người là con ngoài giá thú của Fyodor tự tử; Ivan Karamazov-người sai khiến đứa con ngoài giá thú giết cha, bị điên; chỉ còn Alyosha, trở thành một thầy giáo.
Tôi thấy Dmitri không phải quá xấu, chỉ là bị chi phối bởi dục tính, bản năng, có lẽ giống người bố nhất.Dmitri Karamazov là anh trai cả, cũng là đứa con duy nhất của Fyodor sau cuộc hôn nhân. Ít ra tôi vẫn có cảm tình với Dmitri hơn so với Ivan, bởi vì cuối cùng Dmitri vẫn ăn năn, hối lỗi về những suy nghĩ giết cha, và nguyện vào tù. Hình ảnh Dmitri trong cuốn sách tượng trưng cho người của bản năng.
Tôi vô cùng ghét đứa con trai thứ hai Ivan Karamazov, bởi vì sự đạo đức giả, ngấm ngầm ra tay của hắn. Là con của vợ hai. Hắn giống người bố ở sự vô đạo đức. Tuy bên ngoài luôn giả vờ cao quý, lịch sự, luôn giả vờ giải quyết các bất đồng quan điểm trong gia đình, nhưng bên trong là con quỷ thực sự: những lời nói của hắn không những giải quyết bất đồng, mà còn như một lời chỉ dẫn ngầm cho đứa con ngoài giá thú.
Alyosha là người đáng quý nhất trong tiểu thuyết. Điểm duy nhất có sự tương đồng với nhân vật khác là dục vọng, nhưng anh kìm chế lại được nó, biến nó thành tình yêu thương mọi người. Có lẽ anh là đứa con chân thật nhất trong 4 người, và là người duy nhất mà được tất cả mọi người thương yêu, kể cả người bố kia.
Cốt truyện khá dài, nhưng tôi đọc không thấy có cảm giác rối, mà rất dễ hiểu. Tác giả vô cùng khéo léo, dựng lên bốn anh em - bốn tính cách khác nhau, từ đó khắc họa lên 3 tính cách chủ yếu của con người: dục vọng - thông minh - tâm linh, và còn một phần tính cách nữa được đề cập đến một phần nhỏ: bản năng, mù quáng. Các tính cách ấy có khi hiện lên đồng thời cả trong một con người. Đặc biệt cách bộc lộ nội tâm nhân vật tác giả, khiến cho truyện trở nên sâu sắc hơn nhiều. Nhân vật rất khó đoán. Lời thoại có vẻ hơi dài. Có một số chỗ đọc tôi không hiểu nổi, bởi vì viết bằng cách nói tuồng thế kỉ XIX, hay là nó mang bản chất thời đại?
Review sách Anh Em Nhà Karamazov
by F. Doxtoevxki
''Anh em nhà Karamazov '' là một trong những cuốn tiểu thuyết kinh điển nhất thời đại viết bởi nhà văn thiên tài người Nga Fyodor Dostoyevsky. Rất tiếc rằng cuốn sách này rất ít người biết đến, và có lẽ nó cũng liên quan đến vấn đề nhạy cảm chính trị.
Câu chuyện kể về một gia đình gồm 1 người cha, 3 đứa con chính thức cùng với 1 đứa con ngoài giá thú- là đứa con sinh ra bởi một người đàn bà điên, sau một lần bị cưỡng hiếp. Cả gia đình sống trong sự thù ghét nhau, ngoại trừ Alyosha-người con cuối thứ 3 trong 3 anh em. Đỉnh cao truyện khi người cha Fyodor Karamazov và con cả Dmitri Karamazov cùng yêu một người và muốn chiếm hữu người đó, cùng với tài sản mẹ Dmitri để lại. Dmitri đã nhiều lần đòi giết cha trước mặt mọi người. Và khi Fydor đột nhiên chết đi, Dmitri tuy không giết cha nhưng nhận tội vì muốn trả giá cho những suy nghĩ muốn giết cha, và Dmitri đã phải lưu đày. Kẻ giết người là con ngoài giá thú của Fyodor tự tử; Ivan Karamazov-người sai khiến đứa con ngoài giá thú giết cha, bị điên; chỉ còn Alyosha, trở thành một thầy giáo.
Tôi thấy Dmitri không phải quá xấu, chỉ là bị chi phối bởi dục tính, bản năng, có lẽ giống người bố nhất.Dmitri Karamazov là anh trai cả, cũng là đứa con duy nhất của Fyodor sau cuộc hôn nhân. Ít ra tôi vẫn có cảm tình với Dmitri hơn so với Ivan, bởi vì cuối cùng Dmitri vẫn ăn năn, hối lỗi về những suy nghĩ giết cha, và nguyện vào tù. Hình ảnh Dmitri trong cuốn sách tượng trưng cho người của bản năng.
Tôi vô cùng ghét đứa con trai thứ hai Ivan Karamazov, bởi vì sự đạo đức giả, ngấm ngầm ra tay của hắn. Là con của vợ hai. Hắn giống người bố ở sự vô đạo đức. Tuy bên ngoài luôn giả vờ cao quý, lịch sự, luôn giả vờ giải quyết các bất đồng quan điểm trong gia đình, nhưng bên trong là con quỷ thực sự: những lời nói của hắn không những giải quyết bất đồng, mà còn như một lời chỉ dẫn ngầm cho đứa con ngoài giá thú.
Alyosha là người đáng quý nhất trong tiểu thuyết. Điểm duy nhất có sự tương đồng với nhân vật khác là dục vọng, nhưng anh kìm chế lại được nó, biến nó thành tình yêu thương mọi người. Có lẽ anh là đứa con chân thật nhất trong 4 người, và là người duy nhất mà được tất cả mọi người thương yêu, kể cả người bố kia.
Cốt truyện khá dài, nhưng tôi đọc không thấy có cảm giác rối, mà rất dễ hiểu. Tác giả vô cùng khéo léo, dựng lên bốn anh em - bốn tính cách khác nhau, từ đó khắc họa lên 3 tính cách chủ yếu của con người: dục vọng - thông minh - tâm linh, và còn một phần tính cách nữa được đề cập đến một phần nhỏ: bản năng, mù quáng. Các tính cách ấy có khi hiện lên đồng thời cả trong một con người. Đặc biệt cách bộc lộ nội tâm nhân vật tác giả, khiến cho truyện trở nên sâu sắc hơn nhiều. Nhân vật rất khó đoán. Lời thoại có vẻ hơi dài. Có một số chỗ đọc tôi không hiểu nổi, bởi vì viết bằng cách nói tuồng thế kỉ XIX, hay là nó mang bản chất thời đại?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
ĐÔNG GIANG – HOÀNG HOA THÁM
ĐỌC LẠI “ ANH EM NHÀ KARAMAZOV” CỦA DOSTOIEVSKI
Thuở bé , tôi là đứa trẻ mê đọc sách. Mê đến nỗi , có lần ngồi nấu cơm , mải mê đọc sách , lửa bén vào ống quần , cháy lúc nào không biết. Năm ấy tôi mười lăm tuổi.
Mười lăm tuổi, đọc nhiều sách nhưng không phải sách nào đọc cũng hiểu .Càng không thể hiểu hết tầng tầng lớp lớp ngữ nghĩa có thể có ngay trên từng trang giấy mỏng manh. Kì thực, có những cuốn sách cần phải được cảm hiểu bằng những trải nghiệm của cả một cuộc đời.
“ Anh em nhà Karamazov” của Dostoievski là một cuốn sách như thế.
*****
Dostoievski (1821_1881) viết “Anh em nhà Karamazov” trong khoảng thời gian từ 1878 đến1880 , là tác phẩm cuối cùng mà cũng là tác phẩm vĩ đại nhất trong cả cuộc đời 40 năm lao động nghệ thuật của đại văn hào người Nga này .Ở đây kết tinh tất cả tài năng của một ngòi bút tinh xảo bậc thầy , hội tụ tất cả những ý tưởng nhân văn mà Dostoievski giãi bày được một phần trong những tác phẩm nổi tiếng trước đó của ông như “Lũ người quỷ ám” , “Tội ác và trừng phạt”… Herman Hexxo, nhà văn Đức thời nay viết: “Một con người đơn độc mà viết nổi “Anh em nhà Karamazov” thì đó là phép màu”.
“ Anh em nhà Karamazov”là câu chuyện của cuộc đời được nhà văn hư cấu ít nhiều nhưng những tình tiết cốt lõi của truyện có nguồn gốc từ ít nhất từ hai câu chuyện có thật mà Dostoievski được nghe kể lại trong thời kì ông đang lao động khổ sai tại Omsk, thuộc tây nam miền Xibia .Một người bạn tù của ông bị kết án hai mươi năm tù khổ sai vì tội giết cha. Sự thật , kẻ sát nhân lại là đứa em trai muốn được một mình thừa kế hết gia tài của bố. Mười hai năm sau , vì không chịu nổi những sự giày vò ân hận triền miên, người em ra tự thú và tự nguyện xin được đi đày .
Một chuyện thứ hai nữa Dostoievski được nghe kể khi ở Tobonsk. Có hai anh em trai , người em âm thầm say mê cô vợ chưa cưới rất xinh đẹp của người anh. Người anh vốn ăn chơi hoang đàng lại hay xích mích với bố. Thế rồi một ngày ông bố mất tích và mấy ngày sau người ta thấy xác ông bố trong hầm nhà .Người anh bị buộc tội và kết án tù khổ sai.Người em kết hôn với cô vợ chưa cưới của người anh . Bảy năm nữa trôi qua, mặc dù thành đạt trong cuộc sống nhưng người em luôn bị chứng u uất giày vò .Anh thú nhận với vợ ,đến cả nơi người anh trai đang chịu án tù khổ sai để ăn năn tội lỗi . Và một ngày , trong lễ sinh nhật của mình , anh nói trước mặt mọi người : “ Tôi mới là kẻ giết cha” khiến người ta tưởng anh bị điên. Cuối cùng , anh ta đến nhà tù xin được chịu án thay anh trai của mình.
Từ những câu chuyện đời thực đầy thống khổ , bi ai , bằng những trải nghiệm của một cuộc đời cũng lắm khi cay cực, sóng gió , Dostoievski đã viết nên trường thiên tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov”. “Anh em nhà Karamazov” trước hết là câu chuyện về sự tan rã của một gia đình .Một ông bố có hai bà vợ với ba người con trai chính thức , một người con trai khác là kết quả của một sự cưỡng hiếp với một người đàn bà gần như điên dại .Họ sống với nhau trong một ngôi nhà nhưng trong lòng luôn đầy sự hằn học , căm giận lẫn nhau_ ngoại trừ người con trai thứ vốn rất từ tâm , nhân hậu Aliosa. Đỉnh điểm của những mâu thuẫn trong gia đình là khi cả ông bố Fedor Pavlovich và người con trai trưởng Mitia Karamazov cùng say như điếu đổ người đàn bà đẹp Grusenka và cùng muốn được một mình chiếm giữ Grusenka cũng như phần gia tài mẹ Mitia để lại .Uất ức , giận dữ ,giữa chốn đông người , Mitia Karamazov nhiều lần lớn tiếng đòi giết cha. Và khi ông bố Fedor Pavlovich chết đi một cách đột ngột , bí ẩn , mọi sự nghi ngờ đều đổ dồn vào Mitia Karamazov. Không là kẻ sát nhân , nhưng Mitia chấp nhận nỗi khổ đau bị buộc tội để giải thoát mình khỏi nỗi đau đớn vì anh cho rằng mình quả là đã phạm tội khi có ý nghĩ muốn giết cha . Mitia chịu án lưu đày khổ sai. Smerdyakov , người con trai của bà mẹ điên , kẻ giết cha thực sự , tự tử. Ivan Karamazov , đứa con trí thức,thành đạt ,kẻ vạch đường cho vụ giết người trở thành kẻ mất trí. Cuối cùng của thiên truyện, cả gia đình Karamazov tan tác ,chỉ còn một mình Aliosa chuyên tâm , cần mẫn làm người thầy dạy học với hy vọng có thể dạy cho thế hệ sau này biết cách yêu thương để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
*****
Trong tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov” , Dostoievski đã dày công xây dựng một hệ thống nhân vật hết sức đông đảo bao gồm đủ loại mọi giai tầng trong xã hội với những chân dung tính cách độc đáo , sinh động. Năm thành viên trong gia đình Karamazov , mỗi thành viên đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của câu chuyện và góp phần thể hiện ý tưởng ,thông điệp cần truyền tải của tác phẩm.
Thành viên chính thứ nhất là Fedor Pavlovich, ông bố trong gia đình Karamazov. Vào đời là kẻ bần cùng tay trắng , nhưng nhờ sự ranh mãnh và liều lĩnh, bằng đủ mánh khóe để tiến thân , chẳng bao lâu hắn trở thành giàu có và vẫn không ngừng bủn xỉn ,lắt léo , xảo quyệt để ngày càng giàu có hơn . Ông ta đã hai đời vợ và có ba con trai: con cả là Mitia là con người vợ thứ nhất , hai đứa còn lại Ivan và Aliosa , là con người vợ thứ hai. Hai người vợ lần lượt qua đời , để lại ba đứa con mà Fedor không hề ngó ngàng gì đến .Khi người vợ đầu chết, hắn tức khắc lập lên trong nhà cả một hậu cung và tha hồ ăn chơi nhậu nhẹt bừa phứa. Ngay cả khi cưới người vợ thứ hai về , bất chấp sự có mặt của vợ, nhà y vẫn là cái ổ truy hoan cho các ả mèo mả gà đồng kéo đến chơi bời thả cửa.
Một kẻ trác táng , trụy lạc như Fedor Pavlovich không thể không có bên mình rất nhiều phụ nữ , nhưng ngoại trừ đám gái làng chơi hám tiền, cả đời Fedor Pavlovich chẳng thể có nổi một người phụ nữ cho riêng mình. Người vợ đầu tiên xinh đẹp , thông minh bỏ nhà đi vì khinh bỉ và ghê tởm chồng .Người vợ thứ hai nhu mì , hiền lành thường xuyên bị chồng đe nạt đến khiếp nhược rồi mắc bệnh thần kinh đến chết. Còn nàng Grusenka _người đàn bà đẹp_ mặc dù chỉ là một gái bao nhưng dẫu cho Fedor Pavlovich có sẵn sàng chịu mở hầu bao bỏ ra hàng đống rúp cho “con gà con của tôi”, “ thiên thần bé nhỏ của tôi”…cũng không thể nào có được một chỗ đứng bé mọn kề bên linh hồn thanh sạch của nàng.
Một phụ nữ khác có liên quan đến Fedor Pavlovich là Lizaveta, cô gái mồ côi điên dại tội nghiệp từ thuở bé đã sống lang thang trên đường phố bằng lòng thương hại của người đời. Sự bỉ ổi của Fedor Pavlovich lên tới tột độ là khi hắn cưỡng hiếp Lizaveta sau những lời thách thức khả ố của đám đàn ông trong một đêm say. Hậu quả là cô gái mang thai , cũng cứ lang thang hoài trên đường phố . Rồi một đêm , bụng mang dạ chửa , cô trèo qua tường rào nhà Fedor, sinh hạ một đứa con rồi trút hơi thở cuối cùng ngay ở đó. Đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn được người làm nhà Fedor nuôi dưỡng , lớn lên thành đầy tớ nấu bếp nhà Fedor. Là đầy tớ thứ hai mà cũng là đứa con thứ tư_ đứa con vô thừa nhận của Fedor Pavlovich Karamazov , đó là Xmerdiakov_
Fedor Pavlovich là kẻ xấu xa ,vô đạo đức. Mặc dù thế , lại là một cá tính không hề nhạt nhẽo .Hắn ham sống và có bản năng sinh tồn mạnh mẽ .Hắn được cuộc sống bĩ cực , trần ai dưới đáy xã hội tôi luyện .Hắn luôn đi guốc trong bụng mọi người và bao giờ cũng biết cách để đi trước người ta một bước . Hắn tinh quái , ranh mãnh nhưng luôn biết hài hước , giễu cợt một ách có duyên . Để chứng minh không có Chúa , không có thiên đường lẫn địa ngục , hắn đưa ra luận chứng : “Ta cứ nghĩ, khi ta chết không thể nào quỷ lại không dùng móc câu lôi ta đi. Nhưng ta lại nghĩ: Móc ư? Chúng đào đâu ra móc. Làm bằng gì? Sắt ư? Thế thì rèn móc ở đâu? Ở địa ngục có xưởng rèn chắc?”. Với cái lý luận đơn giản thô thiển đó , Fedor Pavlovich luôn cho rằng hắn có thể làm tất cả mọi điều mà không sợ báo ứng. Hắn cho vay nặng lãi ,cướp đất của người nghèo , hắn tranh đoạt gia tài , tranh đoạt tình yêu với cả con trai.Sự bỉ ổi tột cùng của Fedor Pavlovich là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hằn học , căm giận , cả những bi kịch chết người trong gia đình Karamazov sau này.
Fedor Pavlovich kẻ kỳ quặc , quái gỡ nhưng theo Dostoievski , chẳng những nhân vật này của ông không phải là kẻ cá biệt, mà trái lại, nhiều khi kẻ đó mang trong mình cái cốt lõi của toàn thể, có khi còn của tất cả những người cùng thời. Chính thời thế đã sản sinh ra những con người mà nhân cách kì quặc , quái gỡ như Fedor Pavlovich. Một hiện trạng xã hội đang băng hoại khiến nền móng đạo lý vững chắc từ bao đời tan rã ,theo đó cũng khiến các mối quan hệ gia đình vốn thanh sạch bị chà đạp . Chính Macxim Gorki , nhà văn Nga vĩ đại cũng viết rằng trong những năm 70-80 của xã hội Nga thế kỉ XIX, thời kỳ mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, nhân dân thì khổ đau vô lượng còn kẻ cầm quyền thì tìm mọi cách áp bức bằng cường bạo. Đó là thời kì “tất cả những gì mang tính thú vật đều được chính phủ cổ vũ”, “tất cả những gì có tính người đều bị truy bức”. Một chiêm nghiệm của Dostoievski qua hình tượng nhân vật Fedor Pavlovich Karamazov trong tác phẩm “Anh em nhà Karamazov” là : Khi thời thế chuyển mình , khi các trật tự xã hội bị đảo lộn, khi những giá trị văn hóa cao quý trầm tích từ hàng ngàn năm bị coi thường , bị giẫm đạp; còn kẻ bần cùng lưu manh dưới đáy xã hội có cơ hội tìm mọi cách để ngoi lên đứng trên đầu thiên hạ, đừng ngạc nhiên tại sao những Fedor Pavlovich lại cứ xuất hiện ngang nhiên ,phè phỡn , nhởn nhơ ở khắp mọi nơi trong cõi người như thế.
Điều cần nói thêm là một kẻ bại hoại về đạo đức như Fedor Pavlovich có thể rất giàu có nhưng không thể làm một ông bố tốt trong gia đình.Và dù rằng bởi sự tinh quái , ranh mãnh , lắt léo có thể leo lên ở nhiều địa vị ,những con người như Fedor Pavlovich , những ông bố của gia đình và mở rộng ra là những bề trên của xã hội , những kẻ bề trên ấy , vẫn không thể tránh một tất yếu là sẽ bị chính những thứ quái đản do chính chúng sinh ra căm giận và hủy diệt. Câu chuyện Fedor Pavlovich Karamazov bị giết chết bởi chính Ivan và Xmerdiakov _ những đứa con do hắn sinh ra_ có thể nói là một câu chuyện có tính chất biểu tượng kín đáo nhưng cũng khá rõ ràng mang tính cảnh báo với những kẻ cầm quyền.
Bốn thành viên chính còn lại trong tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov” chính là anh em nhà Karamazov.Điều đặc sắc thú vị là bốn người anh em cùng một cha này lại là bốn bức chân dung tính cách hoàn toàn khác biệt, anh em ruột nhưng không ai giống ai. Bốn nhân vật ấy đứng cạnh nhau trong một tác phẩm văn học tạo thành bộ tứ bình bất hủ mà chất liệu chính là một thứ ngôn từ đẹp sắc sảo , khó quên.
1/ Mitia Karamazov: là con trai cả của Fedor Karamazov. Mitia thừa hưởng nhiều nét tính cách cao quý của người mẹ , vốn là một tiểu thư con nhà đài các ,thanh nhã, tinh tế .Mặc dù vậy , dòng máu đầy dục vọng bản năng của họ nhà Karamazov vẫn ngày đêm sôi sục trong con người Mitia.Về điểm này , Mitia có vẻ giống bố hơn cả trong cả bốn người con .Mitia định cưới cô giáo Ekaterina nhưng rồi lại đơn phương hủy hôn ước với Ekaterina để chạy theo mối tình say mê, đắm đuối với người đàn bà đẹp Grusenka và vướng vào mối quan hệ tay ba rất quái gỡ ngay với chính người bố của mình . Bản tính lãng tử , tâm hồn quằn quại những đam mê khiến anh ta có vô số những hành động bốc đồng gây hại cho bản thân .Khi Fedor Karamazov bị giết , Mitia Karamazov trở thành nghi can số một .Thậm chí trong ngày tòa xử án, đám phụ nữ ở đây dù rất yêu mến anh , họ cầu nguyện cho anh được trắng án nhưng thực sự trong thâm tâm họ vẫn nghĩ anh là người có tội.
Mitia Karamazov vô can trong vụ án giết cha. Mặc dù vậy , sau bao nhiêu biến cố dữ dội, sau một giấc mơ dài ,Mitia nhận ra chỉ có thể tìm thấy sự bình an thật sự cho mình bằng sự ăn năn ,sám hối thực lòng .Anh không giết cha , nhưng quả thực từng có ý nghĩ giết cha và bao nhiêu hành động sai lầm khác khi chạy theo tiếng gọi của dục vọng .Anh muốn cứu chuộc lỗi lầm của mình bằng nỗi đau đớn thống khổ trong chốn lao tù.
Dẫu thế nào, Mitia Karamazov vẫn là một chàng trai tốt tính ,đáng yêu .Ngay cả Ekaterina dù bị Mitia bỏ rơi , trong lòng cô gái tử tế đó dẫu đầy ghen tuông và căm giận vẫn không thôi yêu và đau đớn vì người yêu cũ của mình.Người em trai Aliosa , dù trước bao nhiêu chứng cứ , ngay cả khi tòa đã kết án , vẫn giữ niềm tin anh mình nhất định không phải là kẻ đốn mạt có thể cướp của giết người . Mitia Karamazov có sai lầm , có vấp ngã… nhưng nhất định không phải là kẻ xấu, kẻ ác .Hình tượng Mitia Karamazov trong tác phẩm của Dostoievski là hiện thân của con người bản năng, luôn bị thôi thúc, cuốn hút về một phía của dục vọng. Bản chất con người vốn hàm chứa dục vọng.Dục vọng cũng không hẳn là xấu. Con người đó có thể đúng hay sai là tùy ở sự chọn lựa phương hướng, mục đích của cuộc đời mình , tùy ở khả năng xem xét xem những dục vọng ấy có thể lôi cuốn mình đến với những bờ bến nào để có một đường đi và điểm dừng đúng lúc .Nói cho cùng , với mỗi con người chúng ta, dục vọng luôn là cần thiết cho một cuộc đời tốt, mặc dù rằng nó rất dễ dẫn tới những ích kỉ , sai lầm.
2/ Ivan Karamazov: là con của người vợ thứ hai. Cũng như anh trai mình , ngay từ thuở nhỏ , Ivan đã bị bố bỏ quên.Người mẹ trẻ hiền lành hay đau ốm lên cơn động kinh mà chết. Anh may mắn được một ông già cao quý và tử tế đem về nuôi dưỡng , dạy dỗ , cho ăn học đàng hoàng. Con nhà Karamazov nhưng Ivan không giống bố. Anh đàng hoàng, đạo mạo, ,có khả năng trí tuệ phi thường , xuất chúng khiến ông bố Fedor dù ngang chướng đến điều khi gặp lại cũng phải dè chừng mà tỏ ra lịch sự, tử tế hơn. Khi Ivan trưởng thành và trở về sống lại ở ngôi nhà của bố ruột, có vẻ như anh sẽ là người trung gian hòa giải cho những bất đồng, xung đột ngày càng căng thẳng giữa ông bố và người anh cả. Nhưng không , anh ta thản nhiên lạnh lùng khoanh tay nhìn cảnh mà anh ta cho là “rắn nuốt rắn’’.Đầu óc duy lý khiến Ivan không tin viễn cảnh về một thế giới tốt đẹp hài hòa ,có sự công bằng , nơi “con nai có thể nằm ngủ bên cạnh con sư tử”. Duy lý nên anh không thể “ chấp nhận rằng thế giới này là do Chúa tạo ra”. Trong cuộc nói chuyện giữa Ivan và người em trai Aliosa, Ivan kể lại câu chuyện xảy ra trong thời kì chiến tranh ,một viên tướng xua đàn chó dữ xé xác những đứa con thơ ngay trước mắt người mẹ , kể xong câu chuyện ấy ,anh chất vấn chàng thầy tu Aliosa thành tín sùng đạo : “ lúc ấy, nếu thực sự có Chúa , thì Chúa đang ở đâu???” Và “Nếu thật sự có một thượng đế toàn năng mà chấp nhận để việc ấy diễn ra thì tôi cũng phủ nhận thượng đế đó. ”Về sự vô thần đến trở nên vô đạo đức, Ivan rõ ràng rất giống bố.
Ivan Karamazov căm thù ông bố đã đối xử tệ bạc , bức tử người mẹ hiền lành tội nghiệp của mình.Nhưng khác người anh Mitia luôn miệng đòi giết cha giữa chốn đông người , Ivan không hề hé răng nửa lời .Đầu óc duy lý của Ivan lạnh lùng suy niệm: “ Tội ác chẳng những phải được cho phép , mà thậm chí được thừa nhận là lối thoát khôn ngoan nhất của người vô thần để thoát ra khỏi tình thế khó khăn”.Ivan Karamazov không trực tiếp nhúng tay vào tội ác , nhưng những lời nói của Ivan lại dường như hàm ý chỉ dẫn cho kẻ thủ ác , và ngay cả khi biết hầu như chắc chắn rằng nay mai này tội ác sẽ xảy ra , Ivan cũng không hề có ý ngăn chận , ngược lại , còn gần như ra một mật lệnh , một thỏa thuận ngầm với Xmerdiakov. Xmerdiakov mặc dù luôn bị Ivan coi là một thằng ngốc nhưng trong buổi gặp mặt cuối cùng với Ivan sau khi án mạng xảy ra đã có câu nói chí mạng trúng ngay vào tim đen , huỵch toẹt về bản chất của gã trai này khiến hắn phải hoảng hốt: “ Cậu quá thông minh. Cậu thích tiền, tôi biết điều đó, cậu thích cả danh vọng nữa, bởi vì cậu rất kiêu hãnh, cậu rất thích sự duyên dáng của đàn bà, và thích nhất là sống phong lưu yên ổn, không phải lệ thuộc ai, đó là những cái cậu thích nhất. Cậu không muốn làm hỏng cuộc đời cậu mãi mãi, thú nhận điều đó ở toà thì xấu hổ quá. Cậu cũng như Fedor Pavlovich, trong số các con, cậu giống ông nhất, cùng tâm hồn với ông”. Nếu mọi tình tiết của vụ án được làm sáng tỏ , trước tòa án lương tâm và tòa án con người , Ivan Karamazov sẽ phải là người chịu trách nhiệm đầu tiênvà phần lớn về cái chết của ông bố Fedor. Là người có học thức , có hiểu biết ,là đứa con được tin cậy trong gia đình, lẽ ra anh có thể làm giảm nhẹ mọi sự căng thẳng , bất hòa và ngăn chận tội ác , thế nhưng một đầu óc duy lý , sự ích kỉ lạnh lùng khi nghĩ đến những món lợi của bản thân đã khiến anh trở nên độc ác , tàn nhẫn và trở thành thủ phạm chính trong vụ án giết cha.Ý thức về tội ác ghê tởm này khiến anh trở nên suy sụp tinh thần và phát bệnh .Căn bệnh khiến anh ta ngày đêm bị dày vò , day dứt triền miên trong đau khổ , ân hận.Đây là điều anh không hề nghĩ tới: có một tòa án vô hình vẫn thường nhật tồn tại là tòa án của lương tâm. Mà xem ra hình phạt của tòa án lương tâm còn đáng sợ hơn cả hình phạt tù đày của tòa án con người. Cách hành xử của Ivan có thể sẽ làm người đọc nhớ lại cách hành xử của Raskolnikov trong “Tội ác và trừng phạt”cũng của tác giả Dostoievski : Raskonikov phát ốm, khụy ngã ,, rơi vào khủng hoảng trầm trọng bởi mặc cảm tội lỗi sau khi giết người,mặc dù trước đó chàng sinh viên nghèo đầy những suy tư về lẽ công bằng kia cũng từng đoan chắc rằng giết mụ già cầm đồ và cho vay nặng lãi kia là một việc làm “được cho phép”.
Trong phạm vi nhỏ hẹp một gia đình hay mở rộng ra toàn xã hội, người trí thức bao giờ cũng nên làm nhiệm vụ người khai sáng, dẫn đường. Nhiệm vụ này đòi hỏi người trí thức phải hướng về lợi ích chung của gia đình ,của cộng đồng với trí tuệ sáng suốt , với cái tâm trong sạch và hướng thiện. Được như vậy , gia đình và xã hội sẽ trở nên ngày càng an vui , hạnh phúc , thịnh vượng . Còn trái lại , nếu kẻ trí thức lợi dụng năng lực trí tuệ và địa vị xã hội của mình để hướng đến những mục đích vị kỉ, tìm cách trục lợi cho bản thân; hoặc có khi đơn giản hơn : đành lòng im hơi lặng tiếng, mắt nhắm tai ngơ cho cái xấu , cái ác hoành hành để giữ lấy sự yên ổn riêng mình, điều đó rất đáng sợ và suy cho cùng , đó cũng chính là cách thực hiện hành vi tội ác . Dù rất cách biệt về không gian và thời gian , qua câu chuyện của chàng Ivan trong gia đình Karamazov của nước Nga nửa cuối thế kỉ XIX, người đọc vẫn dễ dàng có sự liên tưởng và suy ngẫm về hiện trạng xã hội : Khi cái xấu ,cái ác ngày càng lan tràn và không ngừng leo thang , khi mỗi đường quê ngõ phố đầy rẫy những kẻ lưu manh, những tên trộm cướp , giết người … ,khi người dân lành bé cổ thấp miệng đói khổ lầm than , tiếng kêu thương oán thán vang động, vàng úa cả đất trời… , kẻ có tội , kẻ phải gánh trách nhiệm đầu tiên và phần lớn phải thuộc về _xưa gọi là kẻ sĩ , nay gọi là người trí thức_vì họ đã không làm tròn nhiệm vụ dẫn đường, khai sáng , đã không lắng nghe và cất lên tiếng nói của lẽ phải , của công lý, công bằng như lẽ ra họ cần phải thế. Họ đã bỏ quên sứ mệnh rất đỗi thiêng liêng của họ khi đến với cuộc đời ! Sự liên tưởng và suy ngẫm tự nhiên này cũng dễ làm chúng ta liên tưởng và suy ngẫm đến một câu nói rất nổi tiếng của hoàng đế nước Pháp Napoleon : “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”
3/ Aliosa Karamazov :là người con thứ ba trong gia đình Karamazov, người em trai cùng mẹ với Ivan Karamazov.Cũng xa nhà từ bé , được nuôi dạy bởi một người tử tế , ngoài hai mươi tuổi mới về lại ngôi nhà của họ Karamazov . Aliosa có một thiên khiếu đặc biệt là luôn khiến người ta phải yêu mến . Anh hiền hòa , trung hậu. Ở anh có cái gì lên tiếng nhắn nhủ rằng anh không muốn phán xét người khác, không muốn phán xử gì ai .Về nhà bố năm hai mươi tuổi, anh lẳng lặng lánh đi khi thấy những cảnh không thể chịu nổi, nhưng không hề tỏ vẻ khinh bỉ , khó chịu.Ông bố mới đầu có thái độ nghi ngại và cau có , tuy vậy chẳng bao lâu lại rất hay ôm hôn anh, những giọt nước mắt của lão nhỏ xuống rõ ràng yêu con thành thật và sâu đậm, dù một kẻ như lão cố nhiên chưa từng yêu ai . Một người quen của Aliosa , sau khi quan sát rất kĩ về anh , đã thốt lên một câu nổi tiếng : “Đây có lẽ là người duy nhất trên thế gian mà nếu bỗng nhiên bị bỏ mặc một mình, không có chút tiền nong nào trong một thành phố lạ một triệu dân thì anh ta cũng không khốn đốn, không chết đói chết rét, bởi vì tức khắc sẽ có người cho ăn và thu xếp cho, mà nếu không ai thu xếp cho thì anh ta cũng sẽ tự thu xếp được ngay, chẳng phải gắng gỏi gì hết và cũng không một chút quỵ luỵ, còn người giúp anh ta không hề cảm thấy đó là gánh nặng, trái lại có lẽ còn coi đó là niềm thích thú”.
Ở Aliosa , nếu phải tìm kiếm một điểm tương đồng với những người anh em trong gia đình thì cũng có thể nói , con người anh cũng có dục vọng . Thế nhưng ở Aliosa , thứ dục vọng sôi sục trong dòng máu của những đứa con nhà Karamazov đã được chuyển hóa thành khát vọng, đó là khát vọng được kết nối với thế giới để ban phát tình yêu và sự cảm thông. Đức cha Zossima là người thầy dạy học cũng là người có ảnh hưởng quan trọng nhất với tính cách Aliosa , ông dạy Aliosa cách suy nghĩ và hành động từ vị trí cao nhất của giới tu sĩ trong nhà thờ.Ông yêu Aliosa như con. Vì vậy , về phương diện tinh thần , ông là người thầy và cũng chính là người cha đích thực của Karamazov Aliosa.
Khi án mạng xảy ra, với quan niệm rằng mọi con người đều phải chịu một phần trách nhiệm về tội lỗi của bạn hữu, của người anh em của mình , Aliosa không chỉ đơn thuần cảm thấy có trách nhiệm vì tội lỗi của những người anh em; anh còn chủ động ràng buộc bản thân mình vào các vấn đề của họ bởi vì anh tin rằng những vấn đề của họ cũng là vấn đề của bản thân anh. Có thể tình yêu thương và sự cảm thông vô hạn của anh vẫn không ngăn được việc người anh cả Mitia phải vào tù và chịu án khổ sai , không chữa được cho người anh thứ Ivan khỏi chứng bệnh tâm thần, cũng không ngăn được việc đứa em vô thừa nhận Smerdiakov thắt cổ tự tử. Nhưng anh không thất bại , dẫu sao , anh đã đem đến cho gia đình Karamazov một thứ ánh sáng mới của tình yêu thương , của sự cảm thông để mỗi người thân của anh trong bất hạnh đều cảm thấy được an ủi , được sẻ chia để vợi đi những niềm thống khổ. Thế giới này cần lắm thứ ánh sáng đó trong mỗi trái tim , trong mỗi ngôi nhà , trên những xóm làng , phố xá …để xua tan đi bóng tối của sự đố kị , ghen ghét , thù hằn.. Một ông bố như Fedor Karamazov thực ra cũng từng có những giây phút được làm một người cha đúng nghĩa , ấy là khi ông bố ôm đứa con trai và nhỏ nước mắt , lần đầu tiên biết cảm động vì thấy , mặc dù ngay cả bản thân cũng thấy mình đáng bị khinh bỉ, ghét bỏ đến thế nào , đứa con ấy vẫn một mực tử tế , hiếu thuận . Chỉ tình yêu thương chân thành của người con như Aliosa mới có sức mạnh cảm hóa với người cha xấu xa , tội lỗi như Fedor. Đó là điều mà một kẻ nhiều học thức ,đầy trí tuệ như người anh trai Ivan đã không làm được.
Đức Cha Zossima , sau tấn thảm kịch của nhà Karamazov , đã nhận ra sứ mệnh thiêng liêng mà Đấng Christ giao cho Aliosa khi đến với thế giới đầy cuồng nộ này .Mặc dù luôn yêu mến và muốn có Aliosa bên cạnh mình , ông đoan chắc rằng vị trí thích hợp của Aliosa Karamazov không phải là sau cánh cửa nhà thờ mà là đến với mọi con người giữa cuộc đời. Aliosa nhân hậu và chính trực sẽ là một vị thiên sứ rao giảng vẻ đẹp của tình yêu_hòa bình qua vai trò một người thầy giáo. Aliosa , theo lời khuyên của Đức Cha Zossima , đã trở thành một người thầy giáo tốt chăm chỉ , cần mẫn dạy học cho những đứa trẻ với ý thức về thiên chức cao quý của người thầy. Với một lối diễn đạt rõ ràng là nhiều ưu ái, trân trọng với nhân vật người thầy giáo Aliosa , Dostoievski không chỉ đề cao giá trị của tình yêu mà còn gửi đặt niềm tin vào việc có thể xây dựng một thế giới mới bằng con đường giáo dục. Không phải ngẫu nhiên mà trong “Anh em nhà Karamazov ” , Dostoievski dành hẳn một chương tưởng như không ăn nhập gì đến diễn biến của câu chuyện để nói về cậu bé Kolia Kraxotkin và những đứa học trò của Aliosa .Ở những đứa trẻ này dường như Dostoievsky tập hợp tất cả những suy nghĩ nhiều năm của ông về trẻ em: thông minh ,tự hào, công bằng, chân tình, dũng cảm … Qua hình tượng người thầy mẫu mực Aliosa , nhà văn bộc lộ niềm tin rằng : Bằng một nền tảng giáo dục tốt bởi những người thầy không chỉ có trí tuệ mà cả lòng nhân hậu và sự chính trực, thế hệ sau sẽ sửa chữa được những sai lầm của thế hệ trước , cứu chuộc những tội lỗi của thế hệ trước để xây dựng một thế giới mới , sống một cuộc đời mới tốt đẹp và xứng đáng hơn.
4/ Xmerdiakov Karamazov: là con trai thứ tư của Fedor Karamazov với người đàn bà điên, mặc dù ông bố Fedor Karamazov chưa từng thừa nhận điều ấy bao giờ. Xmerdiakov được vợ chồng người giúp việc Marfa Ignachievna và Grigori Vaxilievich nuôi dạy trong bếp nhà Fedor từ khi còn là đứa trẻ sơ sinh đỏ hỏn.Suốt một thời thơ bé , nó thường lánh riêng một mình, ẩn trong xó tối nhìn đời. Nó lại có sở thích bệnh hoạn là bắt mèo treo cổ cho đến chết, rồi làm lễ chôn cất hẳn hoi. Nó choàng tấm khăn trải giường lên người làm áo thụng thầy tu, vừa hát vừa đưa đi đưa lại cái gì đó trên xác con mèo . Đầu óc tăm tối và khờ khạo , nhưng đôi khi lại ranh mãnh và tinh quái không khác gì ông bố ruột Fedor. Năm mười hai tuổi , ông bố nuôi bắt đầu dạy nó sự tích Kinh Thánh. Chỉ trong buổi học thứ hai hay thứ ba, thằng bé bỗng nhếch mép cười mỉa mai.
– Mày cười cái gì? – Grigori hỏi, hầm hè nhìn nó qua cặp kính.
– Không ạ. Chúa Trời tạo ra thế giới trong ngày đầu, còn mặt trời, mặt trăng và sao thì đến ngày thứ tư mới tạo ra. Vậy ngày đầu tiên lấy đâu ra ánh sáng?
Sự cao ngạo và giễu cợt trong ánh mắt của thằng bé khiến ông bố nuôi không nén nổi. “Ánh sáng ở đây ra này!” – lão quát lên và cho nó cái tát trời giáng. Tháng bé chịu đựng, không thốt lên lấy một lời nhưng lại chúi vào xó nhà mấy ngày. Chẳng hiểu sao sau đó một tuần, nó bỗng phát bệnh động kinh lần đầu tiên trong đời, và chứng bệnh ấy suốt đời không buông tha nó.
Xmerdiakov suốt đời căm ghét dữ dội ông bố ruột, không chút tình cảm với ông bố nuôi , trái lại , hắn lại hết lòng yêu mến và ngưỡng mộ người anh trai Ivan Karamazov. Xmerdiakov rất thích được nói chuyện với Ivan , , mỗi lời nói của Ivan đều được răm rắp tuân theo . Ivan đã gieo vào tâm thức mù mờ , tăm tối của Xmerdiakov ý nghĩ “ không có Chúa Trời thì cũng không có đức hạnh gì cả , mà khi ấy hoàn toàn không cần đến đức hạnh” , và rằng : “mọi việc đều được phép làm” . Để làm vui lòng Ivan mà cũng để thỏa mãn những ham muốn của riêng mình , Xmerdiakov ngấm ngầm sắp đặt một âm mưu ( với Xmerdiakov, Fedor Karamazov không phải là bố vì có khi nào ông thừa nhận nó đâu). Hắn lập lờ nói với Ivan âm mưu của hắn sẽ tiến hành: làm thế nào mà hắn biết những ám hiệu để Fedor mở cửa, , cách nào hắn sẽ bị động kinh dưới tầng hầm, cách nào hắn biết ông bố nuôi sẽ uống ruợu và say như chết…Thay vì ngăn chận tội ác , Ivan Karamazov lại để mọi chuyện xảy ra.Có điều là khi mọi việc xảy ra , Ivan lại không đủ can đảm để đối diện với một sự thực rằng anh ta cũng là một kẻ giết người. Bản thân anh ta lúc ấy cũng hoang mang ,run sợ không biết chuyện gì đang xảy ra. Trong ba cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Ivan và Xmerdiakov sau án mạng, Ivan cố phủ nhận những hiệp ước , thỏa thuận ngầm trước đó giữa hai người và và tỏ ra rất giận dữ , kinh tởm , lại ra vẻ như không hề hay biết , không hề dính dáng với tội ác tày trời của Xmerdiakov .Từng yêu kính và ngưỡng mộ Ivan như Chúa Trời , giờ lại bị chính Chúa Trời Ivan phủ nhận, khinh miệt ,chà đạp … ,Xmerdiakov trong những giờ phút cuối mới tỉnh ngộ nhận ra có một Chúa Trời khác đang chứng kiến hết thảy mọi điều .
Xmerdiakov là một hình tượng nhân vật văn học hết sức độc đáo .Trong tác phẩm “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà ” , Victor Hugo cũng có nhân vật Quasimodo chột , khoèo , gù dị hình dị tướng ,thế nhưng tâm hồn hoang dã , có khi độc ác của Quasimodo lại may mắn được tình yêu của nàng Esmeradla trong sáng , thánh thiện khiến cho tỉnh thức . Xmerdiakov không có được may mắn đó. Xmerdiakov cần lắm ánh sáng của một Đức Tin nhưng Ivan Karamazov lại là một thứ sùng tín dẫn đến những sai lầm , bi kịch chết người .Ba chương truyện miêu tả tỉ mỉ ba cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa hai anh em nhà Karamazov: Ivan và Xmerdiakov, càng lúc càng hiện rõ sự tuyệt vọng vì sự đổ vỡ niềm tin của Xmerdiakov. Không chỉ là sự tỉnh thức của lương tâm sau tội ác mà còn là sự tuyệt vọng vì đổ vỡ niềm tin với một con người đã trót đặt hết niềm tin , đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Xmerdiakov.
Mấy ngày sau , Xmerdiakov tự vẫn . Trên bàn một mảnh giấy: “Tôi tự ý chấm dứt đời tôi. Đừng buộc tội ai cả”.Lúc ấy , Xmerdiakov 24 tuổi.
Xmerdiakov là một kẻ ác .Tuy nhiên , cũng lại là một hình tượng nhân vật để chúng ta phải xót thương và ngẫm ngợi . Sự thực, trong mỗi con người , trong mỗi bản thể đều tồn tại cái ác. Không phải ngẫu nhiên Lão Tử cho rằng : “Nhân chi sơ tính bổn ác ”trái với quan niệm của Khổng Tử: “ Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Cái ác tồn tại , dĩ nhiên ban đầu, trước hết mới chỉ ở dạng bản năng , tiềm thức. Một đứa trẻ sơ sinh bị vứt bỏ giữa một bầy chó sói, nếu không chết lớn lên nó cũng sẽ cắn xé người như chó sói .Để khống chế cái ác , điều cần thiết là giáo dục của gia đình và xã hội , mà chủ yếu và quan trọng là giáo dục của gia đình ngay khi còn thơ trẻ. Đứa trẻ Xmerdiakov lớn lên trong tầng hầm tăm tối nhà Karamazov , từng ngày nhìn thấy nếp sống bại hoại suy đồi của Fedor, cái ác như rễ cây bò lan ra, đâm sâu thêm chằng chịt trong tâm thức mù tối ngày càng đen kịt , không tìm thấy lối ra. Anh cần một gia đình tốt để được dạy về yêu thương và được chỉ dẫn hướng về ánh sáng , về điều thiện nhưng lại không có được điều đó. Bi kịch của Xmerdiakov là bi kịch của một con người sinh ra là người nhưng lại không được giáo dục để làm người .
Bốn anh em trai nhà Karamazov , như đã nói ở trên , là bốn chân dung tính cách độc đáo của nhà văn thiên tài nước Nga Dostoievski. Bốn anh em với bốn khuôn mặt khác biệt, tương phản nhưng vẫn có nét tương đồng ,tương quan. Dostoievski trong “Anh em nhà Karamazov” đã có phát hiện mới khi nhận diện con người với nhiều lớp bản ngã ,tính cách sâu thẳm , kì lạ, phức tạp. Hermann Hesse khi viết “Đôi bạn chân tình ’’ đã xây dựng hai hình tượng nhân vật : Narziss _thầy tu và Goldmund _nghệ sĩ như một cặp song trùng : Tri giác và Trực giác , hai mặt đối lập mà hiển nhiên tồn tại trong mỗi con người . Là hai , nhưng chỉ là một .Một mà cũng là hai trong sự gắn bó mật thiết với nhau. Sau này, trong “Câu chuyện dòng sông” cũng của Hermann Hesse , ba đoạn đời của Tất Đạt khi thì làm sa môn , khi thì làm doanh nhân, lúc lại làm chàng lãng tử ứng với Tâm linh _ Dục lạc _ Trí tuệ , là ba phác họa chân dung tính cách phổ biến của con người trong cuộc đời . Trong “Anh em nhà Karamazov , ”các chân dung tính cách này lại được Dostoievski nhìn nhận và khắc họa sắc sảo qua hình tượng anh em nhà Karamazov : Mitia _ Ivan _Aliosa . Sáng tạo của Dostoievski là đã thêm vào đó bức chân dung thứ tư qua hình tượng người em út Xmerdiakov với phần bản năng , tiềm thức đen tối ,bí ẩn Bốn tính cách khác nhau của bốn con người nhưng cũng có khi cùng tồn tại trong chính một con người. Ai trong chúng ta không có khi muốn được sống một cách bốc đồng, lãng tử như người anh cả Mitia ; không khát khao có sự thông minh ,trí tuệ như Ivan ; không hướng về sự nhân ái , khoan hòa như Aliosa; và thêm điều này nữa , không có khi mà linh hồn tăm tối độc ác đòi sự hủy diệt như đứa con vô thừa nhận Xmerdiakov. Bốn người anh em Karamazov là một, Karamazov là nhất thể.
“ Anh em nhà Karamazov ” của Dostoievski được bạn đọc say mê từ hàng trăm năm nay trên toàn thế giới. Nhiều người đọc nó nhiều lần và giới phê bình cũng tốn khá nhiều giấy mực để đánh giá, bình luận.Riêng nhan đề “Anh em nhà Karamazov” , có người cho rằng chỉ cần viết “Anh em Karamazov” là đủ nghĩa, thêm một chữ “nhà ”e rằng thừa!
Ý kiến trên có thể là không sai , nhưng nếu đọc kĩ “ Anh em nhà Karamazov ”, đặc biệt chương cuối cùng: “Đám tang Iliusa. Diễn từ bên tảng đá”, hẳn người đọc không thể không nhận ra ý tưởng khá rõ ràng của Dostoievski khi dụng thêm một chữ “ nhà ”trong nhan đề tác phẩm. Dostoievski vốn coi trọng gia đình và giáo dục nhân cách con người thông qua tình yêu thương , sự lương thiện , trong sạch của mái ấm gia đình. Theo diễn biến của các sự kiện trong tác phẩm , người đọc cũng dễ dàng nhận thấy , những thành viên trong gia đình Karamazov lẽ ra đã không phạm vào tội ác , không biến câu chuyện của gia đình mình , bản thân mình thành một tấn thảm kịch nếu họ có được một ông bố tốt , một nơi chốn bình yên gọi là nhà trong những năm tháng tuổi thơ của mình .Họ bị ông bố lãng quên , vứt bỏ ngay từ tấm bé, phải sống bằng lòng thương của những người xa lạ. Giữa họ không có cái gọi là tình yêu thương , sự gắn kết của những người sống chung trong một mái ấm gia đình. .Ở chương cuối cùng , những lời nhắn nhủ của Dostoievski về mái ấm gia đình càng trở nên khẩn thiết:“ Các bạn nên biết rằng không có gì cao hơn; mạnh mẽ hơn, trong lành hơn và có ích hơn cho cuộc đời bằng một kỷ niệm tốt đẹp, đặc biệt là một kỷ niệm thời thơ ấu sống dưới mái nhà mẹ cha. Người ta nói nhiều với các bạn về sự giáo dục của các bạn nhưng một ký niệm tuyệt đẹp, thiêng liêng giữ được từ thuở bé có lẽ là sự giáo dục tốt nhất. Nếu thu thập được nhiều kỷ niệm như thế đem vào đời thì con người sẽ được cứu vớt suốt đời. Cho dù chỉ còn một kỷ niệm đẹp ở trong tim chúng ta thì cũng sẽ có ngày nó cứu vớt chúng ta.” Xin lập lại ý này : Chỉ cần có được những kỉ niệm đẹp từ thời thơ bé dưới một mái nhà với cha mẹ , con người sẽ được cứu vớt suốt đời , thậm chí cho dù chỉ có một kỉ niệm đẹp trong tim thì cũng có ngày nó cứu vớt chúng ta. Trong trái tim của Mitia , của Ivan , của Xmerdiakov đã không có được kỉ niệm nào như thế về gia đình , trong lòng họ chỉ chất chứa những hằn học ,ghét bỏ , căm thù lẫn nhau và dần trở nên lầm lạc vì mất phương hướng . Gia đình Karamazov tan rã, những thành viên trong gia đình Karamazov phải chịu số phận bi thảm,thậm chí có người vì sự toan tính , vì lòng tham mà bán cả linh hồn cho quỷ dữ như Ivan và Xmerdiakov, đó là hệ lụy tất yếu về việc những đứa con sinh ra mà không được lớn lên , không được nuôi dạy ở một nơi đáng được gọi là nhà, đúng nghĩa là nhà.
Hạnh phúc thay những ai có một nơi để về, đó là nhà. Hạnh phúc thay những ai có những người để yêu thương, đó là gia đình. Ngược lại , đó sẽ chỉ là sự bất hạnh. Rất nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới ngày nay đã luôn coi gia đình là điều quan trọng nhất. Gia đình tốt sẽ là nền tảng của một xã hội tốt .Với câu chuyện của anh em nhà Karamazov , Dostoievski đã gửi một thông điệp đầy tính nhân văn đến với mọi người: Hãy luôn yêu thương con trẻ ,hãy để chúng được sống trong bầu không khí gia đình êm ấm , trong sạch và lương thiện; hãy giáo dục con trẻ từ trong gia đình, từ khi chúng còn là trẻ nhỏ .Đó luôn là phương cách giáo dục cần thiết , đơn giản và có hiệu quả lâu bền nhất.
*****
Cuối cùng , một câu chuyện nhỏ khá thú vị trong “Anh em nhà Karamazov “muốn chia sẻ với các bạn.Chuyện được kể qua lời của nhân vật Grusenka_người đàn bà đẹp trong tác phẩm_câu chuyện được chính Dostoievski dùng để đặt tên cho cả một chương truyện của mình:
Nhánh hành
Ngày xưa có một người đàn bà cực kỳ độc ác. Mụ chết đi không để lại một đức tính tốt nào cả. Quỷ bắt mụ ném xuống hồ lửa. Vị thần hộ mệnh của mụ nghĩ mãi: phải nhớ ra một đức tính tốt của mụ để trình với Chúa Trời: mụ đã nhổ một nhánh hành trong vườn ra đem cho một phụ nữ hành khất. Chúa Trời phán truyền: hãy lấy chính nhánh hành ấy đưa cho mụ ở dưới hồ, bảo mụ bám lấy nếu ngươi kéo được mụ lên thì mụ được lên thiên đàng, nếu nhánh hành đứt thì mụ cứ ở đấy. Thần chạy đến chìa cho mụ nhánh hành: này, mụ kia, nắm lấy – thần nói. Và thần thận trọng kéo mụ lên và đã gần kéo hẳn được mụ lên bờ, nhưng những kẻ tội lỗi khác ở dưới hồ thấy mụ được kéo lên liền bám cả lấy mụ đề cùng được thoát nạn. Mụ đàn bà này độc ác vô cùng, mụ dùng chân đạp họ: “Thần kéo ta lên, chứ không kéo các người, nhánh hành của ta chứ không phải của các người”. Mụ vừa nói câu đó thì nhánh hành đứt liền. Mụ rơi tõm xuống hồ và bị lửa thiêu đến tận bây giờ !!!
Tôi thì muốn câu chuyện dừng lại ở chỗ mụ đàn bà độc ác nhờ bám nhánh hành mà được kéo lên bờ thôi , không thích đoạn kết. Còn bạn nghĩ thế nào ?
Sài Gòn 2/5/2015
Hà Thị Lệ Hà K8
ĐỌC LẠI “ ANH EM NHÀ KARAMAZOV” CỦA DOSTOIEVSKI
Thuở bé , tôi là đứa trẻ mê đọc sách. Mê đến nỗi , có lần ngồi nấu cơm , mải mê đọc sách , lửa bén vào ống quần , cháy lúc nào không biết. Năm ấy tôi mười lăm tuổi.
Mười lăm tuổi, đọc nhiều sách nhưng không phải sách nào đọc cũng hiểu .Càng không thể hiểu hết tầng tầng lớp lớp ngữ nghĩa có thể có ngay trên từng trang giấy mỏng manh. Kì thực, có những cuốn sách cần phải được cảm hiểu bằng những trải nghiệm của cả một cuộc đời.
“ Anh em nhà Karamazov” của Dostoievski là một cuốn sách như thế.
*****
Dostoievski (1821_1881) viết “Anh em nhà Karamazov” trong khoảng thời gian từ 1878 đến1880 , là tác phẩm cuối cùng mà cũng là tác phẩm vĩ đại nhất trong cả cuộc đời 40 năm lao động nghệ thuật của đại văn hào người Nga này .Ở đây kết tinh tất cả tài năng của một ngòi bút tinh xảo bậc thầy , hội tụ tất cả những ý tưởng nhân văn mà Dostoievski giãi bày được một phần trong những tác phẩm nổi tiếng trước đó của ông như “Lũ người quỷ ám” , “Tội ác và trừng phạt”… Herman Hexxo, nhà văn Đức thời nay viết: “Một con người đơn độc mà viết nổi “Anh em nhà Karamazov” thì đó là phép màu”.
“ Anh em nhà Karamazov”là câu chuyện của cuộc đời được nhà văn hư cấu ít nhiều nhưng những tình tiết cốt lõi của truyện có nguồn gốc từ ít nhất từ hai câu chuyện có thật mà Dostoievski được nghe kể lại trong thời kì ông đang lao động khổ sai tại Omsk, thuộc tây nam miền Xibia .Một người bạn tù của ông bị kết án hai mươi năm tù khổ sai vì tội giết cha. Sự thật , kẻ sát nhân lại là đứa em trai muốn được một mình thừa kế hết gia tài của bố. Mười hai năm sau , vì không chịu nổi những sự giày vò ân hận triền miên, người em ra tự thú và tự nguyện xin được đi đày .
Một chuyện thứ hai nữa Dostoievski được nghe kể khi ở Tobonsk. Có hai anh em trai , người em âm thầm say mê cô vợ chưa cưới rất xinh đẹp của người anh. Người anh vốn ăn chơi hoang đàng lại hay xích mích với bố. Thế rồi một ngày ông bố mất tích và mấy ngày sau người ta thấy xác ông bố trong hầm nhà .Người anh bị buộc tội và kết án tù khổ sai.Người em kết hôn với cô vợ chưa cưới của người anh . Bảy năm nữa trôi qua, mặc dù thành đạt trong cuộc sống nhưng người em luôn bị chứng u uất giày vò .Anh thú nhận với vợ ,đến cả nơi người anh trai đang chịu án tù khổ sai để ăn năn tội lỗi . Và một ngày , trong lễ sinh nhật của mình , anh nói trước mặt mọi người : “ Tôi mới là kẻ giết cha” khiến người ta tưởng anh bị điên. Cuối cùng , anh ta đến nhà tù xin được chịu án thay anh trai của mình.
Từ những câu chuyện đời thực đầy thống khổ , bi ai , bằng những trải nghiệm của một cuộc đời cũng lắm khi cay cực, sóng gió , Dostoievski đã viết nên trường thiên tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov”. “Anh em nhà Karamazov” trước hết là câu chuyện về sự tan rã của một gia đình .Một ông bố có hai bà vợ với ba người con trai chính thức , một người con trai khác là kết quả của một sự cưỡng hiếp với một người đàn bà gần như điên dại .Họ sống với nhau trong một ngôi nhà nhưng trong lòng luôn đầy sự hằn học , căm giận lẫn nhau_ ngoại trừ người con trai thứ vốn rất từ tâm , nhân hậu Aliosa. Đỉnh điểm của những mâu thuẫn trong gia đình là khi cả ông bố Fedor Pavlovich và người con trai trưởng Mitia Karamazov cùng say như điếu đổ người đàn bà đẹp Grusenka và cùng muốn được một mình chiếm giữ Grusenka cũng như phần gia tài mẹ Mitia để lại .Uất ức , giận dữ ,giữa chốn đông người , Mitia Karamazov nhiều lần lớn tiếng đòi giết cha. Và khi ông bố Fedor Pavlovich chết đi một cách đột ngột , bí ẩn , mọi sự nghi ngờ đều đổ dồn vào Mitia Karamazov. Không là kẻ sát nhân , nhưng Mitia chấp nhận nỗi khổ đau bị buộc tội để giải thoát mình khỏi nỗi đau đớn vì anh cho rằng mình quả là đã phạm tội khi có ý nghĩ muốn giết cha . Mitia chịu án lưu đày khổ sai. Smerdyakov , người con trai của bà mẹ điên , kẻ giết cha thực sự , tự tử. Ivan Karamazov , đứa con trí thức,thành đạt ,kẻ vạch đường cho vụ giết người trở thành kẻ mất trí. Cuối cùng của thiên truyện, cả gia đình Karamazov tan tác ,chỉ còn một mình Aliosa chuyên tâm , cần mẫn làm người thầy dạy học với hy vọng có thể dạy cho thế hệ sau này biết cách yêu thương để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
*****
Trong tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov” , Dostoievski đã dày công xây dựng một hệ thống nhân vật hết sức đông đảo bao gồm đủ loại mọi giai tầng trong xã hội với những chân dung tính cách độc đáo , sinh động. Năm thành viên trong gia đình Karamazov , mỗi thành viên đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của câu chuyện và góp phần thể hiện ý tưởng ,thông điệp cần truyền tải của tác phẩm.
Thành viên chính thứ nhất là Fedor Pavlovich, ông bố trong gia đình Karamazov. Vào đời là kẻ bần cùng tay trắng , nhưng nhờ sự ranh mãnh và liều lĩnh, bằng đủ mánh khóe để tiến thân , chẳng bao lâu hắn trở thành giàu có và vẫn không ngừng bủn xỉn ,lắt léo , xảo quyệt để ngày càng giàu có hơn . Ông ta đã hai đời vợ và có ba con trai: con cả là Mitia là con người vợ thứ nhất , hai đứa còn lại Ivan và Aliosa , là con người vợ thứ hai. Hai người vợ lần lượt qua đời , để lại ba đứa con mà Fedor không hề ngó ngàng gì đến .Khi người vợ đầu chết, hắn tức khắc lập lên trong nhà cả một hậu cung và tha hồ ăn chơi nhậu nhẹt bừa phứa. Ngay cả khi cưới người vợ thứ hai về , bất chấp sự có mặt của vợ, nhà y vẫn là cái ổ truy hoan cho các ả mèo mả gà đồng kéo đến chơi bời thả cửa.
Một kẻ trác táng , trụy lạc như Fedor Pavlovich không thể không có bên mình rất nhiều phụ nữ , nhưng ngoại trừ đám gái làng chơi hám tiền, cả đời Fedor Pavlovich chẳng thể có nổi một người phụ nữ cho riêng mình. Người vợ đầu tiên xinh đẹp , thông minh bỏ nhà đi vì khinh bỉ và ghê tởm chồng .Người vợ thứ hai nhu mì , hiền lành thường xuyên bị chồng đe nạt đến khiếp nhược rồi mắc bệnh thần kinh đến chết. Còn nàng Grusenka _người đàn bà đẹp_ mặc dù chỉ là một gái bao nhưng dẫu cho Fedor Pavlovich có sẵn sàng chịu mở hầu bao bỏ ra hàng đống rúp cho “con gà con của tôi”, “ thiên thần bé nhỏ của tôi”…cũng không thể nào có được một chỗ đứng bé mọn kề bên linh hồn thanh sạch của nàng.
Một phụ nữ khác có liên quan đến Fedor Pavlovich là Lizaveta, cô gái mồ côi điên dại tội nghiệp từ thuở bé đã sống lang thang trên đường phố bằng lòng thương hại của người đời. Sự bỉ ổi của Fedor Pavlovich lên tới tột độ là khi hắn cưỡng hiếp Lizaveta sau những lời thách thức khả ố của đám đàn ông trong một đêm say. Hậu quả là cô gái mang thai , cũng cứ lang thang hoài trên đường phố . Rồi một đêm , bụng mang dạ chửa , cô trèo qua tường rào nhà Fedor, sinh hạ một đứa con rồi trút hơi thở cuối cùng ngay ở đó. Đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn được người làm nhà Fedor nuôi dưỡng , lớn lên thành đầy tớ nấu bếp nhà Fedor. Là đầy tớ thứ hai mà cũng là đứa con thứ tư_ đứa con vô thừa nhận của Fedor Pavlovich Karamazov , đó là Xmerdiakov_
Fedor Pavlovich là kẻ xấu xa ,vô đạo đức. Mặc dù thế , lại là một cá tính không hề nhạt nhẽo .Hắn ham sống và có bản năng sinh tồn mạnh mẽ .Hắn được cuộc sống bĩ cực , trần ai dưới đáy xã hội tôi luyện .Hắn luôn đi guốc trong bụng mọi người và bao giờ cũng biết cách để đi trước người ta một bước . Hắn tinh quái , ranh mãnh nhưng luôn biết hài hước , giễu cợt một ách có duyên . Để chứng minh không có Chúa , không có thiên đường lẫn địa ngục , hắn đưa ra luận chứng : “Ta cứ nghĩ, khi ta chết không thể nào quỷ lại không dùng móc câu lôi ta đi. Nhưng ta lại nghĩ: Móc ư? Chúng đào đâu ra móc. Làm bằng gì? Sắt ư? Thế thì rèn móc ở đâu? Ở địa ngục có xưởng rèn chắc?”. Với cái lý luận đơn giản thô thiển đó , Fedor Pavlovich luôn cho rằng hắn có thể làm tất cả mọi điều mà không sợ báo ứng. Hắn cho vay nặng lãi ,cướp đất của người nghèo , hắn tranh đoạt gia tài , tranh đoạt tình yêu với cả con trai.Sự bỉ ổi tột cùng của Fedor Pavlovich là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hằn học , căm giận , cả những bi kịch chết người trong gia đình Karamazov sau này.
Fedor Pavlovich kẻ kỳ quặc , quái gỡ nhưng theo Dostoievski , chẳng những nhân vật này của ông không phải là kẻ cá biệt, mà trái lại, nhiều khi kẻ đó mang trong mình cái cốt lõi của toàn thể, có khi còn của tất cả những người cùng thời. Chính thời thế đã sản sinh ra những con người mà nhân cách kì quặc , quái gỡ như Fedor Pavlovich. Một hiện trạng xã hội đang băng hoại khiến nền móng đạo lý vững chắc từ bao đời tan rã ,theo đó cũng khiến các mối quan hệ gia đình vốn thanh sạch bị chà đạp . Chính Macxim Gorki , nhà văn Nga vĩ đại cũng viết rằng trong những năm 70-80 của xã hội Nga thế kỉ XIX, thời kỳ mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, nhân dân thì khổ đau vô lượng còn kẻ cầm quyền thì tìm mọi cách áp bức bằng cường bạo. Đó là thời kì “tất cả những gì mang tính thú vật đều được chính phủ cổ vũ”, “tất cả những gì có tính người đều bị truy bức”. Một chiêm nghiệm của Dostoievski qua hình tượng nhân vật Fedor Pavlovich Karamazov trong tác phẩm “Anh em nhà Karamazov” là : Khi thời thế chuyển mình , khi các trật tự xã hội bị đảo lộn, khi những giá trị văn hóa cao quý trầm tích từ hàng ngàn năm bị coi thường , bị giẫm đạp; còn kẻ bần cùng lưu manh dưới đáy xã hội có cơ hội tìm mọi cách để ngoi lên đứng trên đầu thiên hạ, đừng ngạc nhiên tại sao những Fedor Pavlovich lại cứ xuất hiện ngang nhiên ,phè phỡn , nhởn nhơ ở khắp mọi nơi trong cõi người như thế.
Điều cần nói thêm là một kẻ bại hoại về đạo đức như Fedor Pavlovich có thể rất giàu có nhưng không thể làm một ông bố tốt trong gia đình.Và dù rằng bởi sự tinh quái , ranh mãnh , lắt léo có thể leo lên ở nhiều địa vị ,những con người như Fedor Pavlovich , những ông bố của gia đình và mở rộng ra là những bề trên của xã hội , những kẻ bề trên ấy , vẫn không thể tránh một tất yếu là sẽ bị chính những thứ quái đản do chính chúng sinh ra căm giận và hủy diệt. Câu chuyện Fedor Pavlovich Karamazov bị giết chết bởi chính Ivan và Xmerdiakov _ những đứa con do hắn sinh ra_ có thể nói là một câu chuyện có tính chất biểu tượng kín đáo nhưng cũng khá rõ ràng mang tính cảnh báo với những kẻ cầm quyền.
Bốn thành viên chính còn lại trong tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov” chính là anh em nhà Karamazov.Điều đặc sắc thú vị là bốn người anh em cùng một cha này lại là bốn bức chân dung tính cách hoàn toàn khác biệt, anh em ruột nhưng không ai giống ai. Bốn nhân vật ấy đứng cạnh nhau trong một tác phẩm văn học tạo thành bộ tứ bình bất hủ mà chất liệu chính là một thứ ngôn từ đẹp sắc sảo , khó quên.
1/ Mitia Karamazov: là con trai cả của Fedor Karamazov. Mitia thừa hưởng nhiều nét tính cách cao quý của người mẹ , vốn là một tiểu thư con nhà đài các ,thanh nhã, tinh tế .Mặc dù vậy , dòng máu đầy dục vọng bản năng của họ nhà Karamazov vẫn ngày đêm sôi sục trong con người Mitia.Về điểm này , Mitia có vẻ giống bố hơn cả trong cả bốn người con .Mitia định cưới cô giáo Ekaterina nhưng rồi lại đơn phương hủy hôn ước với Ekaterina để chạy theo mối tình say mê, đắm đuối với người đàn bà đẹp Grusenka và vướng vào mối quan hệ tay ba rất quái gỡ ngay với chính người bố của mình . Bản tính lãng tử , tâm hồn quằn quại những đam mê khiến anh ta có vô số những hành động bốc đồng gây hại cho bản thân .Khi Fedor Karamazov bị giết , Mitia Karamazov trở thành nghi can số một .Thậm chí trong ngày tòa xử án, đám phụ nữ ở đây dù rất yêu mến anh , họ cầu nguyện cho anh được trắng án nhưng thực sự trong thâm tâm họ vẫn nghĩ anh là người có tội.
Mitia Karamazov vô can trong vụ án giết cha. Mặc dù vậy , sau bao nhiêu biến cố dữ dội, sau một giấc mơ dài ,Mitia nhận ra chỉ có thể tìm thấy sự bình an thật sự cho mình bằng sự ăn năn ,sám hối thực lòng .Anh không giết cha , nhưng quả thực từng có ý nghĩ giết cha và bao nhiêu hành động sai lầm khác khi chạy theo tiếng gọi của dục vọng .Anh muốn cứu chuộc lỗi lầm của mình bằng nỗi đau đớn thống khổ trong chốn lao tù.
Dẫu thế nào, Mitia Karamazov vẫn là một chàng trai tốt tính ,đáng yêu .Ngay cả Ekaterina dù bị Mitia bỏ rơi , trong lòng cô gái tử tế đó dẫu đầy ghen tuông và căm giận vẫn không thôi yêu và đau đớn vì người yêu cũ của mình.Người em trai Aliosa , dù trước bao nhiêu chứng cứ , ngay cả khi tòa đã kết án , vẫn giữ niềm tin anh mình nhất định không phải là kẻ đốn mạt có thể cướp của giết người . Mitia Karamazov có sai lầm , có vấp ngã… nhưng nhất định không phải là kẻ xấu, kẻ ác .Hình tượng Mitia Karamazov trong tác phẩm của Dostoievski là hiện thân của con người bản năng, luôn bị thôi thúc, cuốn hút về một phía của dục vọng. Bản chất con người vốn hàm chứa dục vọng.Dục vọng cũng không hẳn là xấu. Con người đó có thể đúng hay sai là tùy ở sự chọn lựa phương hướng, mục đích của cuộc đời mình , tùy ở khả năng xem xét xem những dục vọng ấy có thể lôi cuốn mình đến với những bờ bến nào để có một đường đi và điểm dừng đúng lúc .Nói cho cùng , với mỗi con người chúng ta, dục vọng luôn là cần thiết cho một cuộc đời tốt, mặc dù rằng nó rất dễ dẫn tới những ích kỉ , sai lầm.
2/ Ivan Karamazov: là con của người vợ thứ hai. Cũng như anh trai mình , ngay từ thuở nhỏ , Ivan đã bị bố bỏ quên.Người mẹ trẻ hiền lành hay đau ốm lên cơn động kinh mà chết. Anh may mắn được một ông già cao quý và tử tế đem về nuôi dưỡng , dạy dỗ , cho ăn học đàng hoàng. Con nhà Karamazov nhưng Ivan không giống bố. Anh đàng hoàng, đạo mạo, ,có khả năng trí tuệ phi thường , xuất chúng khiến ông bố Fedor dù ngang chướng đến điều khi gặp lại cũng phải dè chừng mà tỏ ra lịch sự, tử tế hơn. Khi Ivan trưởng thành và trở về sống lại ở ngôi nhà của bố ruột, có vẻ như anh sẽ là người trung gian hòa giải cho những bất đồng, xung đột ngày càng căng thẳng giữa ông bố và người anh cả. Nhưng không , anh ta thản nhiên lạnh lùng khoanh tay nhìn cảnh mà anh ta cho là “rắn nuốt rắn’’.Đầu óc duy lý khiến Ivan không tin viễn cảnh về một thế giới tốt đẹp hài hòa ,có sự công bằng , nơi “con nai có thể nằm ngủ bên cạnh con sư tử”. Duy lý nên anh không thể “ chấp nhận rằng thế giới này là do Chúa tạo ra”. Trong cuộc nói chuyện giữa Ivan và người em trai Aliosa, Ivan kể lại câu chuyện xảy ra trong thời kì chiến tranh ,một viên tướng xua đàn chó dữ xé xác những đứa con thơ ngay trước mắt người mẹ , kể xong câu chuyện ấy ,anh chất vấn chàng thầy tu Aliosa thành tín sùng đạo : “ lúc ấy, nếu thực sự có Chúa , thì Chúa đang ở đâu???” Và “Nếu thật sự có một thượng đế toàn năng mà chấp nhận để việc ấy diễn ra thì tôi cũng phủ nhận thượng đế đó. ”Về sự vô thần đến trở nên vô đạo đức, Ivan rõ ràng rất giống bố.
Ivan Karamazov căm thù ông bố đã đối xử tệ bạc , bức tử người mẹ hiền lành tội nghiệp của mình.Nhưng khác người anh Mitia luôn miệng đòi giết cha giữa chốn đông người , Ivan không hề hé răng nửa lời .Đầu óc duy lý của Ivan lạnh lùng suy niệm: “ Tội ác chẳng những phải được cho phép , mà thậm chí được thừa nhận là lối thoát khôn ngoan nhất của người vô thần để thoát ra khỏi tình thế khó khăn”.Ivan Karamazov không trực tiếp nhúng tay vào tội ác , nhưng những lời nói của Ivan lại dường như hàm ý chỉ dẫn cho kẻ thủ ác , và ngay cả khi biết hầu như chắc chắn rằng nay mai này tội ác sẽ xảy ra , Ivan cũng không hề có ý ngăn chận , ngược lại , còn gần như ra một mật lệnh , một thỏa thuận ngầm với Xmerdiakov. Xmerdiakov mặc dù luôn bị Ivan coi là một thằng ngốc nhưng trong buổi gặp mặt cuối cùng với Ivan sau khi án mạng xảy ra đã có câu nói chí mạng trúng ngay vào tim đen , huỵch toẹt về bản chất của gã trai này khiến hắn phải hoảng hốt: “ Cậu quá thông minh. Cậu thích tiền, tôi biết điều đó, cậu thích cả danh vọng nữa, bởi vì cậu rất kiêu hãnh, cậu rất thích sự duyên dáng của đàn bà, và thích nhất là sống phong lưu yên ổn, không phải lệ thuộc ai, đó là những cái cậu thích nhất. Cậu không muốn làm hỏng cuộc đời cậu mãi mãi, thú nhận điều đó ở toà thì xấu hổ quá. Cậu cũng như Fedor Pavlovich, trong số các con, cậu giống ông nhất, cùng tâm hồn với ông”. Nếu mọi tình tiết của vụ án được làm sáng tỏ , trước tòa án lương tâm và tòa án con người , Ivan Karamazov sẽ phải là người chịu trách nhiệm đầu tiênvà phần lớn về cái chết của ông bố Fedor. Là người có học thức , có hiểu biết ,là đứa con được tin cậy trong gia đình, lẽ ra anh có thể làm giảm nhẹ mọi sự căng thẳng , bất hòa và ngăn chận tội ác , thế nhưng một đầu óc duy lý , sự ích kỉ lạnh lùng khi nghĩ đến những món lợi của bản thân đã khiến anh trở nên độc ác , tàn nhẫn và trở thành thủ phạm chính trong vụ án giết cha.Ý thức về tội ác ghê tởm này khiến anh trở nên suy sụp tinh thần và phát bệnh .Căn bệnh khiến anh ta ngày đêm bị dày vò , day dứt triền miên trong đau khổ , ân hận.Đây là điều anh không hề nghĩ tới: có một tòa án vô hình vẫn thường nhật tồn tại là tòa án của lương tâm. Mà xem ra hình phạt của tòa án lương tâm còn đáng sợ hơn cả hình phạt tù đày của tòa án con người. Cách hành xử của Ivan có thể sẽ làm người đọc nhớ lại cách hành xử của Raskolnikov trong “Tội ác và trừng phạt”cũng của tác giả Dostoievski : Raskonikov phát ốm, khụy ngã ,, rơi vào khủng hoảng trầm trọng bởi mặc cảm tội lỗi sau khi giết người,mặc dù trước đó chàng sinh viên nghèo đầy những suy tư về lẽ công bằng kia cũng từng đoan chắc rằng giết mụ già cầm đồ và cho vay nặng lãi kia là một việc làm “được cho phép”.
Trong phạm vi nhỏ hẹp một gia đình hay mở rộng ra toàn xã hội, người trí thức bao giờ cũng nên làm nhiệm vụ người khai sáng, dẫn đường. Nhiệm vụ này đòi hỏi người trí thức phải hướng về lợi ích chung của gia đình ,của cộng đồng với trí tuệ sáng suốt , với cái tâm trong sạch và hướng thiện. Được như vậy , gia đình và xã hội sẽ trở nên ngày càng an vui , hạnh phúc , thịnh vượng . Còn trái lại , nếu kẻ trí thức lợi dụng năng lực trí tuệ và địa vị xã hội của mình để hướng đến những mục đích vị kỉ, tìm cách trục lợi cho bản thân; hoặc có khi đơn giản hơn : đành lòng im hơi lặng tiếng, mắt nhắm tai ngơ cho cái xấu , cái ác hoành hành để giữ lấy sự yên ổn riêng mình, điều đó rất đáng sợ và suy cho cùng , đó cũng chính là cách thực hiện hành vi tội ác . Dù rất cách biệt về không gian và thời gian , qua câu chuyện của chàng Ivan trong gia đình Karamazov của nước Nga nửa cuối thế kỉ XIX, người đọc vẫn dễ dàng có sự liên tưởng và suy ngẫm về hiện trạng xã hội : Khi cái xấu ,cái ác ngày càng lan tràn và không ngừng leo thang , khi mỗi đường quê ngõ phố đầy rẫy những kẻ lưu manh, những tên trộm cướp , giết người … ,khi người dân lành bé cổ thấp miệng đói khổ lầm than , tiếng kêu thương oán thán vang động, vàng úa cả đất trời… , kẻ có tội , kẻ phải gánh trách nhiệm đầu tiên và phần lớn phải thuộc về _xưa gọi là kẻ sĩ , nay gọi là người trí thức_vì họ đã không làm tròn nhiệm vụ dẫn đường, khai sáng , đã không lắng nghe và cất lên tiếng nói của lẽ phải , của công lý, công bằng như lẽ ra họ cần phải thế. Họ đã bỏ quên sứ mệnh rất đỗi thiêng liêng của họ khi đến với cuộc đời ! Sự liên tưởng và suy ngẫm tự nhiên này cũng dễ làm chúng ta liên tưởng và suy ngẫm đến một câu nói rất nổi tiếng của hoàng đế nước Pháp Napoleon : “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”
3/ Aliosa Karamazov :là người con thứ ba trong gia đình Karamazov, người em trai cùng mẹ với Ivan Karamazov.Cũng xa nhà từ bé , được nuôi dạy bởi một người tử tế , ngoài hai mươi tuổi mới về lại ngôi nhà của họ Karamazov . Aliosa có một thiên khiếu đặc biệt là luôn khiến người ta phải yêu mến . Anh hiền hòa , trung hậu. Ở anh có cái gì lên tiếng nhắn nhủ rằng anh không muốn phán xét người khác, không muốn phán xử gì ai .Về nhà bố năm hai mươi tuổi, anh lẳng lặng lánh đi khi thấy những cảnh không thể chịu nổi, nhưng không hề tỏ vẻ khinh bỉ , khó chịu.Ông bố mới đầu có thái độ nghi ngại và cau có , tuy vậy chẳng bao lâu lại rất hay ôm hôn anh, những giọt nước mắt của lão nhỏ xuống rõ ràng yêu con thành thật và sâu đậm, dù một kẻ như lão cố nhiên chưa từng yêu ai . Một người quen của Aliosa , sau khi quan sát rất kĩ về anh , đã thốt lên một câu nổi tiếng : “Đây có lẽ là người duy nhất trên thế gian mà nếu bỗng nhiên bị bỏ mặc một mình, không có chút tiền nong nào trong một thành phố lạ một triệu dân thì anh ta cũng không khốn đốn, không chết đói chết rét, bởi vì tức khắc sẽ có người cho ăn và thu xếp cho, mà nếu không ai thu xếp cho thì anh ta cũng sẽ tự thu xếp được ngay, chẳng phải gắng gỏi gì hết và cũng không một chút quỵ luỵ, còn người giúp anh ta không hề cảm thấy đó là gánh nặng, trái lại có lẽ còn coi đó là niềm thích thú”.
Ở Aliosa , nếu phải tìm kiếm một điểm tương đồng với những người anh em trong gia đình thì cũng có thể nói , con người anh cũng có dục vọng . Thế nhưng ở Aliosa , thứ dục vọng sôi sục trong dòng máu của những đứa con nhà Karamazov đã được chuyển hóa thành khát vọng, đó là khát vọng được kết nối với thế giới để ban phát tình yêu và sự cảm thông. Đức cha Zossima là người thầy dạy học cũng là người có ảnh hưởng quan trọng nhất với tính cách Aliosa , ông dạy Aliosa cách suy nghĩ và hành động từ vị trí cao nhất của giới tu sĩ trong nhà thờ.Ông yêu Aliosa như con. Vì vậy , về phương diện tinh thần , ông là người thầy và cũng chính là người cha đích thực của Karamazov Aliosa.
Khi án mạng xảy ra, với quan niệm rằng mọi con người đều phải chịu một phần trách nhiệm về tội lỗi của bạn hữu, của người anh em của mình , Aliosa không chỉ đơn thuần cảm thấy có trách nhiệm vì tội lỗi của những người anh em; anh còn chủ động ràng buộc bản thân mình vào các vấn đề của họ bởi vì anh tin rằng những vấn đề của họ cũng là vấn đề của bản thân anh. Có thể tình yêu thương và sự cảm thông vô hạn của anh vẫn không ngăn được việc người anh cả Mitia phải vào tù và chịu án khổ sai , không chữa được cho người anh thứ Ivan khỏi chứng bệnh tâm thần, cũng không ngăn được việc đứa em vô thừa nhận Smerdiakov thắt cổ tự tử. Nhưng anh không thất bại , dẫu sao , anh đã đem đến cho gia đình Karamazov một thứ ánh sáng mới của tình yêu thương , của sự cảm thông để mỗi người thân của anh trong bất hạnh đều cảm thấy được an ủi , được sẻ chia để vợi đi những niềm thống khổ. Thế giới này cần lắm thứ ánh sáng đó trong mỗi trái tim , trong mỗi ngôi nhà , trên những xóm làng , phố xá …để xua tan đi bóng tối của sự đố kị , ghen ghét , thù hằn.. Một ông bố như Fedor Karamazov thực ra cũng từng có những giây phút được làm một người cha đúng nghĩa , ấy là khi ông bố ôm đứa con trai và nhỏ nước mắt , lần đầu tiên biết cảm động vì thấy , mặc dù ngay cả bản thân cũng thấy mình đáng bị khinh bỉ, ghét bỏ đến thế nào , đứa con ấy vẫn một mực tử tế , hiếu thuận . Chỉ tình yêu thương chân thành của người con như Aliosa mới có sức mạnh cảm hóa với người cha xấu xa , tội lỗi như Fedor. Đó là điều mà một kẻ nhiều học thức ,đầy trí tuệ như người anh trai Ivan đã không làm được.
Đức Cha Zossima , sau tấn thảm kịch của nhà Karamazov , đã nhận ra sứ mệnh thiêng liêng mà Đấng Christ giao cho Aliosa khi đến với thế giới đầy cuồng nộ này .Mặc dù luôn yêu mến và muốn có Aliosa bên cạnh mình , ông đoan chắc rằng vị trí thích hợp của Aliosa Karamazov không phải là sau cánh cửa nhà thờ mà là đến với mọi con người giữa cuộc đời. Aliosa nhân hậu và chính trực sẽ là một vị thiên sứ rao giảng vẻ đẹp của tình yêu_hòa bình qua vai trò một người thầy giáo. Aliosa , theo lời khuyên của Đức Cha Zossima , đã trở thành một người thầy giáo tốt chăm chỉ , cần mẫn dạy học cho những đứa trẻ với ý thức về thiên chức cao quý của người thầy. Với một lối diễn đạt rõ ràng là nhiều ưu ái, trân trọng với nhân vật người thầy giáo Aliosa , Dostoievski không chỉ đề cao giá trị của tình yêu mà còn gửi đặt niềm tin vào việc có thể xây dựng một thế giới mới bằng con đường giáo dục. Không phải ngẫu nhiên mà trong “Anh em nhà Karamazov ” , Dostoievski dành hẳn một chương tưởng như không ăn nhập gì đến diễn biến của câu chuyện để nói về cậu bé Kolia Kraxotkin và những đứa học trò của Aliosa .Ở những đứa trẻ này dường như Dostoievsky tập hợp tất cả những suy nghĩ nhiều năm của ông về trẻ em: thông minh ,tự hào, công bằng, chân tình, dũng cảm … Qua hình tượng người thầy mẫu mực Aliosa , nhà văn bộc lộ niềm tin rằng : Bằng một nền tảng giáo dục tốt bởi những người thầy không chỉ có trí tuệ mà cả lòng nhân hậu và sự chính trực, thế hệ sau sẽ sửa chữa được những sai lầm của thế hệ trước , cứu chuộc những tội lỗi của thế hệ trước để xây dựng một thế giới mới , sống một cuộc đời mới tốt đẹp và xứng đáng hơn.
4/ Xmerdiakov Karamazov: là con trai thứ tư của Fedor Karamazov với người đàn bà điên, mặc dù ông bố Fedor Karamazov chưa từng thừa nhận điều ấy bao giờ. Xmerdiakov được vợ chồng người giúp việc Marfa Ignachievna và Grigori Vaxilievich nuôi dạy trong bếp nhà Fedor từ khi còn là đứa trẻ sơ sinh đỏ hỏn.Suốt một thời thơ bé , nó thường lánh riêng một mình, ẩn trong xó tối nhìn đời. Nó lại có sở thích bệnh hoạn là bắt mèo treo cổ cho đến chết, rồi làm lễ chôn cất hẳn hoi. Nó choàng tấm khăn trải giường lên người làm áo thụng thầy tu, vừa hát vừa đưa đi đưa lại cái gì đó trên xác con mèo . Đầu óc tăm tối và khờ khạo , nhưng đôi khi lại ranh mãnh và tinh quái không khác gì ông bố ruột Fedor. Năm mười hai tuổi , ông bố nuôi bắt đầu dạy nó sự tích Kinh Thánh. Chỉ trong buổi học thứ hai hay thứ ba, thằng bé bỗng nhếch mép cười mỉa mai.
– Mày cười cái gì? – Grigori hỏi, hầm hè nhìn nó qua cặp kính.
– Không ạ. Chúa Trời tạo ra thế giới trong ngày đầu, còn mặt trời, mặt trăng và sao thì đến ngày thứ tư mới tạo ra. Vậy ngày đầu tiên lấy đâu ra ánh sáng?
Sự cao ngạo và giễu cợt trong ánh mắt của thằng bé khiến ông bố nuôi không nén nổi. “Ánh sáng ở đây ra này!” – lão quát lên và cho nó cái tát trời giáng. Tháng bé chịu đựng, không thốt lên lấy một lời nhưng lại chúi vào xó nhà mấy ngày. Chẳng hiểu sao sau đó một tuần, nó bỗng phát bệnh động kinh lần đầu tiên trong đời, và chứng bệnh ấy suốt đời không buông tha nó.
Xmerdiakov suốt đời căm ghét dữ dội ông bố ruột, không chút tình cảm với ông bố nuôi , trái lại , hắn lại hết lòng yêu mến và ngưỡng mộ người anh trai Ivan Karamazov. Xmerdiakov rất thích được nói chuyện với Ivan , , mỗi lời nói của Ivan đều được răm rắp tuân theo . Ivan đã gieo vào tâm thức mù mờ , tăm tối của Xmerdiakov ý nghĩ “ không có Chúa Trời thì cũng không có đức hạnh gì cả , mà khi ấy hoàn toàn không cần đến đức hạnh” , và rằng : “mọi việc đều được phép làm” . Để làm vui lòng Ivan mà cũng để thỏa mãn những ham muốn của riêng mình , Xmerdiakov ngấm ngầm sắp đặt một âm mưu ( với Xmerdiakov, Fedor Karamazov không phải là bố vì có khi nào ông thừa nhận nó đâu). Hắn lập lờ nói với Ivan âm mưu của hắn sẽ tiến hành: làm thế nào mà hắn biết những ám hiệu để Fedor mở cửa, , cách nào hắn sẽ bị động kinh dưới tầng hầm, cách nào hắn biết ông bố nuôi sẽ uống ruợu và say như chết…Thay vì ngăn chận tội ác , Ivan Karamazov lại để mọi chuyện xảy ra.Có điều là khi mọi việc xảy ra , Ivan lại không đủ can đảm để đối diện với một sự thực rằng anh ta cũng là một kẻ giết người. Bản thân anh ta lúc ấy cũng hoang mang ,run sợ không biết chuyện gì đang xảy ra. Trong ba cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Ivan và Xmerdiakov sau án mạng, Ivan cố phủ nhận những hiệp ước , thỏa thuận ngầm trước đó giữa hai người và và tỏ ra rất giận dữ , kinh tởm , lại ra vẻ như không hề hay biết , không hề dính dáng với tội ác tày trời của Xmerdiakov .Từng yêu kính và ngưỡng mộ Ivan như Chúa Trời , giờ lại bị chính Chúa Trời Ivan phủ nhận, khinh miệt ,chà đạp … ,Xmerdiakov trong những giờ phút cuối mới tỉnh ngộ nhận ra có một Chúa Trời khác đang chứng kiến hết thảy mọi điều .
Xmerdiakov là một hình tượng nhân vật văn học hết sức độc đáo .Trong tác phẩm “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà ” , Victor Hugo cũng có nhân vật Quasimodo chột , khoèo , gù dị hình dị tướng ,thế nhưng tâm hồn hoang dã , có khi độc ác của Quasimodo lại may mắn được tình yêu của nàng Esmeradla trong sáng , thánh thiện khiến cho tỉnh thức . Xmerdiakov không có được may mắn đó. Xmerdiakov cần lắm ánh sáng của một Đức Tin nhưng Ivan Karamazov lại là một thứ sùng tín dẫn đến những sai lầm , bi kịch chết người .Ba chương truyện miêu tả tỉ mỉ ba cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa hai anh em nhà Karamazov: Ivan và Xmerdiakov, càng lúc càng hiện rõ sự tuyệt vọng vì sự đổ vỡ niềm tin của Xmerdiakov. Không chỉ là sự tỉnh thức của lương tâm sau tội ác mà còn là sự tuyệt vọng vì đổ vỡ niềm tin với một con người đã trót đặt hết niềm tin , đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Xmerdiakov.
Mấy ngày sau , Xmerdiakov tự vẫn . Trên bàn một mảnh giấy: “Tôi tự ý chấm dứt đời tôi. Đừng buộc tội ai cả”.Lúc ấy , Xmerdiakov 24 tuổi.
Xmerdiakov là một kẻ ác .Tuy nhiên , cũng lại là một hình tượng nhân vật để chúng ta phải xót thương và ngẫm ngợi . Sự thực, trong mỗi con người , trong mỗi bản thể đều tồn tại cái ác. Không phải ngẫu nhiên Lão Tử cho rằng : “Nhân chi sơ tính bổn ác ”trái với quan niệm của Khổng Tử: “ Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Cái ác tồn tại , dĩ nhiên ban đầu, trước hết mới chỉ ở dạng bản năng , tiềm thức. Một đứa trẻ sơ sinh bị vứt bỏ giữa một bầy chó sói, nếu không chết lớn lên nó cũng sẽ cắn xé người như chó sói .Để khống chế cái ác , điều cần thiết là giáo dục của gia đình và xã hội , mà chủ yếu và quan trọng là giáo dục của gia đình ngay khi còn thơ trẻ. Đứa trẻ Xmerdiakov lớn lên trong tầng hầm tăm tối nhà Karamazov , từng ngày nhìn thấy nếp sống bại hoại suy đồi của Fedor, cái ác như rễ cây bò lan ra, đâm sâu thêm chằng chịt trong tâm thức mù tối ngày càng đen kịt , không tìm thấy lối ra. Anh cần một gia đình tốt để được dạy về yêu thương và được chỉ dẫn hướng về ánh sáng , về điều thiện nhưng lại không có được điều đó. Bi kịch của Xmerdiakov là bi kịch của một con người sinh ra là người nhưng lại không được giáo dục để làm người .
Bốn anh em trai nhà Karamazov , như đã nói ở trên , là bốn chân dung tính cách độc đáo của nhà văn thiên tài nước Nga Dostoievski. Bốn anh em với bốn khuôn mặt khác biệt, tương phản nhưng vẫn có nét tương đồng ,tương quan. Dostoievski trong “Anh em nhà Karamazov” đã có phát hiện mới khi nhận diện con người với nhiều lớp bản ngã ,tính cách sâu thẳm , kì lạ, phức tạp. Hermann Hesse khi viết “Đôi bạn chân tình ’’ đã xây dựng hai hình tượng nhân vật : Narziss _thầy tu và Goldmund _nghệ sĩ như một cặp song trùng : Tri giác và Trực giác , hai mặt đối lập mà hiển nhiên tồn tại trong mỗi con người . Là hai , nhưng chỉ là một .Một mà cũng là hai trong sự gắn bó mật thiết với nhau. Sau này, trong “Câu chuyện dòng sông” cũng của Hermann Hesse , ba đoạn đời của Tất Đạt khi thì làm sa môn , khi thì làm doanh nhân, lúc lại làm chàng lãng tử ứng với Tâm linh _ Dục lạc _ Trí tuệ , là ba phác họa chân dung tính cách phổ biến của con người trong cuộc đời . Trong “Anh em nhà Karamazov , ”các chân dung tính cách này lại được Dostoievski nhìn nhận và khắc họa sắc sảo qua hình tượng anh em nhà Karamazov : Mitia _ Ivan _Aliosa . Sáng tạo của Dostoievski là đã thêm vào đó bức chân dung thứ tư qua hình tượng người em út Xmerdiakov với phần bản năng , tiềm thức đen tối ,bí ẩn Bốn tính cách khác nhau của bốn con người nhưng cũng có khi cùng tồn tại trong chính một con người. Ai trong chúng ta không có khi muốn được sống một cách bốc đồng, lãng tử như người anh cả Mitia ; không khát khao có sự thông minh ,trí tuệ như Ivan ; không hướng về sự nhân ái , khoan hòa như Aliosa; và thêm điều này nữa , không có khi mà linh hồn tăm tối độc ác đòi sự hủy diệt như đứa con vô thừa nhận Xmerdiakov. Bốn người anh em Karamazov là một, Karamazov là nhất thể.
“ Anh em nhà Karamazov ” của Dostoievski được bạn đọc say mê từ hàng trăm năm nay trên toàn thế giới. Nhiều người đọc nó nhiều lần và giới phê bình cũng tốn khá nhiều giấy mực để đánh giá, bình luận.Riêng nhan đề “Anh em nhà Karamazov” , có người cho rằng chỉ cần viết “Anh em Karamazov” là đủ nghĩa, thêm một chữ “nhà ”e rằng thừa!
Ý kiến trên có thể là không sai , nhưng nếu đọc kĩ “ Anh em nhà Karamazov ”, đặc biệt chương cuối cùng: “Đám tang Iliusa. Diễn từ bên tảng đá”, hẳn người đọc không thể không nhận ra ý tưởng khá rõ ràng của Dostoievski khi dụng thêm một chữ “ nhà ”trong nhan đề tác phẩm. Dostoievski vốn coi trọng gia đình và giáo dục nhân cách con người thông qua tình yêu thương , sự lương thiện , trong sạch của mái ấm gia đình. Theo diễn biến của các sự kiện trong tác phẩm , người đọc cũng dễ dàng nhận thấy , những thành viên trong gia đình Karamazov lẽ ra đã không phạm vào tội ác , không biến câu chuyện của gia đình mình , bản thân mình thành một tấn thảm kịch nếu họ có được một ông bố tốt , một nơi chốn bình yên gọi là nhà trong những năm tháng tuổi thơ của mình .Họ bị ông bố lãng quên , vứt bỏ ngay từ tấm bé, phải sống bằng lòng thương của những người xa lạ. Giữa họ không có cái gọi là tình yêu thương , sự gắn kết của những người sống chung trong một mái ấm gia đình. .Ở chương cuối cùng , những lời nhắn nhủ của Dostoievski về mái ấm gia đình càng trở nên khẩn thiết:“ Các bạn nên biết rằng không có gì cao hơn; mạnh mẽ hơn, trong lành hơn và có ích hơn cho cuộc đời bằng một kỷ niệm tốt đẹp, đặc biệt là một kỷ niệm thời thơ ấu sống dưới mái nhà mẹ cha. Người ta nói nhiều với các bạn về sự giáo dục của các bạn nhưng một ký niệm tuyệt đẹp, thiêng liêng giữ được từ thuở bé có lẽ là sự giáo dục tốt nhất. Nếu thu thập được nhiều kỷ niệm như thế đem vào đời thì con người sẽ được cứu vớt suốt đời. Cho dù chỉ còn một kỷ niệm đẹp ở trong tim chúng ta thì cũng sẽ có ngày nó cứu vớt chúng ta.” Xin lập lại ý này : Chỉ cần có được những kỉ niệm đẹp từ thời thơ bé dưới một mái nhà với cha mẹ , con người sẽ được cứu vớt suốt đời , thậm chí cho dù chỉ có một kỉ niệm đẹp trong tim thì cũng có ngày nó cứu vớt chúng ta. Trong trái tim của Mitia , của Ivan , của Xmerdiakov đã không có được kỉ niệm nào như thế về gia đình , trong lòng họ chỉ chất chứa những hằn học ,ghét bỏ , căm thù lẫn nhau và dần trở nên lầm lạc vì mất phương hướng . Gia đình Karamazov tan rã, những thành viên trong gia đình Karamazov phải chịu số phận bi thảm,thậm chí có người vì sự toan tính , vì lòng tham mà bán cả linh hồn cho quỷ dữ như Ivan và Xmerdiakov, đó là hệ lụy tất yếu về việc những đứa con sinh ra mà không được lớn lên , không được nuôi dạy ở một nơi đáng được gọi là nhà, đúng nghĩa là nhà.
Hạnh phúc thay những ai có một nơi để về, đó là nhà. Hạnh phúc thay những ai có những người để yêu thương, đó là gia đình. Ngược lại , đó sẽ chỉ là sự bất hạnh. Rất nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới ngày nay đã luôn coi gia đình là điều quan trọng nhất. Gia đình tốt sẽ là nền tảng của một xã hội tốt .Với câu chuyện của anh em nhà Karamazov , Dostoievski đã gửi một thông điệp đầy tính nhân văn đến với mọi người: Hãy luôn yêu thương con trẻ ,hãy để chúng được sống trong bầu không khí gia đình êm ấm , trong sạch và lương thiện; hãy giáo dục con trẻ từ trong gia đình, từ khi chúng còn là trẻ nhỏ .Đó luôn là phương cách giáo dục cần thiết , đơn giản và có hiệu quả lâu bền nhất.
*****
Cuối cùng , một câu chuyện nhỏ khá thú vị trong “Anh em nhà Karamazov “muốn chia sẻ với các bạn.Chuyện được kể qua lời của nhân vật Grusenka_người đàn bà đẹp trong tác phẩm_câu chuyện được chính Dostoievski dùng để đặt tên cho cả một chương truyện của mình:
Nhánh hành
Ngày xưa có một người đàn bà cực kỳ độc ác. Mụ chết đi không để lại một đức tính tốt nào cả. Quỷ bắt mụ ném xuống hồ lửa. Vị thần hộ mệnh của mụ nghĩ mãi: phải nhớ ra một đức tính tốt của mụ để trình với Chúa Trời: mụ đã nhổ một nhánh hành trong vườn ra đem cho một phụ nữ hành khất. Chúa Trời phán truyền: hãy lấy chính nhánh hành ấy đưa cho mụ ở dưới hồ, bảo mụ bám lấy nếu ngươi kéo được mụ lên thì mụ được lên thiên đàng, nếu nhánh hành đứt thì mụ cứ ở đấy. Thần chạy đến chìa cho mụ nhánh hành: này, mụ kia, nắm lấy – thần nói. Và thần thận trọng kéo mụ lên và đã gần kéo hẳn được mụ lên bờ, nhưng những kẻ tội lỗi khác ở dưới hồ thấy mụ được kéo lên liền bám cả lấy mụ đề cùng được thoát nạn. Mụ đàn bà này độc ác vô cùng, mụ dùng chân đạp họ: “Thần kéo ta lên, chứ không kéo các người, nhánh hành của ta chứ không phải của các người”. Mụ vừa nói câu đó thì nhánh hành đứt liền. Mụ rơi tõm xuống hồ và bị lửa thiêu đến tận bây giờ !!!
Tôi thì muốn câu chuyện dừng lại ở chỗ mụ đàn bà độc ác nhờ bám nhánh hành mà được kéo lên bờ thôi , không thích đoạn kết. Còn bạn nghĩ thế nào ?
Sài Gòn 2/5/2015
Hà Thị Lệ Hà K8
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Anh em nhà Karamazov - F. DOSTOEVSKY
Nhanamthuquan
Dostoevsky đã cho tôi nhiều hơn bất cứ nhà tư tưởng nào của nhân loại.”
– A. Einstein
“Anh em nhà Karamazov là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất từng được viết nên.”
– Sigmund Freud
“Một con người đơn độc mà viết nổi Anh em nhà Karamazov thì đó là phép mầu.”
– Hermann Hesse (Nobel Văn chương 1946)
______________
“Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ.” – F. Dostoyevsky
Cuỗm được khối tài sản lớn từ người vợ đầu Adelaida Ivanovna xuất thân quý tộc giàu có, đày đọa vợ thứ hai Sofya Ivanovna nhu mì, khiến nàng hóa điên mà chết, thậm chí cưỡng bức cô gái ngây dại ngoài phố sinh ra đứa con hoang quái dị Smerdyakov, Fyodor Karamazov ma mãnh và tàn nhẫn sau khi góa cả hai vợ cũng tống khứ nốt, không nuôi nấng đứa con nào, sống đây đó sa đọa với đám đàn bà mạt hạng. Ở tuổi xế chiều, lão già ấy mới trở về điền địa của mình. Nơi đây, nhà Karamazov đoàn tụ. Nhưng chỉ là để đẩy tấn bi kịch của những tâm hồn bị hành hạ lên tột cùng bi thảm…
Dostoievsky viết Anh em nhà Karamazov trong các năm 1878-1880, khi ngọn đèn sinh mệnh dần lụi tắt, nhưng kỳ lạ thay, cuốn tiểu thuyết khốc liệt đó được đánh giá là kiệt tác lớn nhất của ông, đặt ông lên đỉnh cao nhất của tài năng, trở thành đại văn hào không thể vượt qua ở mọi thời đại.
TÁC GIẢ:
Fyodor Mikhailovitch Dostoyevsky (1821-1881) – nhà văn, nhà tư tưởng, triết gia, nhà báo Nga, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Petersburg từ năm 1877. Dostoyevsky viết văn từ năm 20 tuổi, nổi tiếng nhất với chuỗi tiểu thuyết viết trong 15 năm cuối đời “đưa nhân loại trưởng thành lên một bước”: Tội ác và hình phạt, Chàng ngốc, Lũ người quỷ ám, Đầu xanh tuổi trẻ, Anh em nhà Karamazov. Ông được đánh giá đúng tầm vóc chỉ sau khi đã qua đời, được xem là người sáng lập hay dự báo chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ 20. Nhiều bộ óc thiên tài của thế giới như đại văn hào Nga L. Tolstoy, F. Nietszche, S. Freud, hay A. Einstein… đều đọc Dostoyevsky và nghiêng mình trước tài năng của ông. Nhiều tác phẩm của Dostoevsky được dựng phim, kịch, nhạc kịch cả ở Nga lẫn nước ngoài.
Nhanamthuquan
Dostoevsky đã cho tôi nhiều hơn bất cứ nhà tư tưởng nào của nhân loại.”
– A. Einstein
“Anh em nhà Karamazov là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất từng được viết nên.”
– Sigmund Freud
“Một con người đơn độc mà viết nổi Anh em nhà Karamazov thì đó là phép mầu.”
– Hermann Hesse (Nobel Văn chương 1946)
______________
“Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ.” – F. Dostoyevsky
Cuỗm được khối tài sản lớn từ người vợ đầu Adelaida Ivanovna xuất thân quý tộc giàu có, đày đọa vợ thứ hai Sofya Ivanovna nhu mì, khiến nàng hóa điên mà chết, thậm chí cưỡng bức cô gái ngây dại ngoài phố sinh ra đứa con hoang quái dị Smerdyakov, Fyodor Karamazov ma mãnh và tàn nhẫn sau khi góa cả hai vợ cũng tống khứ nốt, không nuôi nấng đứa con nào, sống đây đó sa đọa với đám đàn bà mạt hạng. Ở tuổi xế chiều, lão già ấy mới trở về điền địa của mình. Nơi đây, nhà Karamazov đoàn tụ. Nhưng chỉ là để đẩy tấn bi kịch của những tâm hồn bị hành hạ lên tột cùng bi thảm…
Dostoievsky viết Anh em nhà Karamazov trong các năm 1878-1880, khi ngọn đèn sinh mệnh dần lụi tắt, nhưng kỳ lạ thay, cuốn tiểu thuyết khốc liệt đó được đánh giá là kiệt tác lớn nhất của ông, đặt ông lên đỉnh cao nhất của tài năng, trở thành đại văn hào không thể vượt qua ở mọi thời đại.
TÁC GIẢ:
Fyodor Mikhailovitch Dostoyevsky (1821-1881) – nhà văn, nhà tư tưởng, triết gia, nhà báo Nga, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Petersburg từ năm 1877. Dostoyevsky viết văn từ năm 20 tuổi, nổi tiếng nhất với chuỗi tiểu thuyết viết trong 15 năm cuối đời “đưa nhân loại trưởng thành lên một bước”: Tội ác và hình phạt, Chàng ngốc, Lũ người quỷ ám, Đầu xanh tuổi trẻ, Anh em nhà Karamazov. Ông được đánh giá đúng tầm vóc chỉ sau khi đã qua đời, được xem là người sáng lập hay dự báo chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ 20. Nhiều bộ óc thiên tài của thế giới như đại văn hào Nga L. Tolstoy, F. Nietszche, S. Freud, hay A. Einstein… đều đọc Dostoyevsky và nghiêng mình trước tài năng của ông. Nhiều tác phẩm của Dostoevsky được dựng phim, kịch, nhạc kịch cả ở Nga lẫn nước ngoài.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Ivan Karamazov: Lối về của sự dữ
Con đường dẫn đến sự dữ được Dostoevsky khắc họa trong "Anh em nhà Karamazov" với ba chặng: Mọi sự đều được phép; Ước muốn không có tính luân lý; Chủ động tham dự mới có trách nhiệm luân lý.
Mạnh T. Nam
8 tháng 11 2021 - spiderum
Năm 2021 là năm kỷ niệm 200 năm ngày sinh của đại văn hòa Fyodor Dostoevsky (11/11/1821-2021) và 140 năm ngày ông lìa cõi thế (09/02/1881-2021). Trong 60 năm cuộc đời, ông đã mất 9 tháng ngồi tù, 4 năm bị lưu đày, 5 năm phục vụ trong quân đội; chính thời gian đầy gian khổ này đã hun đúc nên một thiên tài văn chương thế giới mà trước đó, nhà phê bình nổi tiếng của Nga lúc bấy giờ, Vissarion Belinsky đã phải thốt lên: “Một Gogol mới đã xuất hiện”. Kể từ năm 1860, sau khi trải qua quãng đời kia, Dostoevsky bắt đầu bước vào thời đại hoàng kim trong sự nghiệp sáng tác của mình. Chính trong 21 năm cuối đời này, ông đã để lại cho thế giới năm kiệt tác văn chương: Bút ký dưới hầm (1864), Tội ác và Trừng phạt (1865), Kẻ khờ (1867), Lũ người quỷ ám (1871-1872), và Anh em nhà Karamazov (1880).
Là một người say mê F. Dostoevsky từ thời học đại học, và để kỷ niệm 200-140 năm ngày sinh-mất của ông, tôi mạo muội hệ thống lại một số ghi chép vụn vặt của mình thành những bài viết ngắn.
Với tôi, F. Dostoevsky không chỉ là một nhà văn, mà còn là một nhà tâm lý, một triết gia, một thần học gia đã mổ xẻ thành công hiện trạng xã hội Nga và con người Nga lúc bấy giờ. Điều ông viết còn vượt ra khỏi lãnh thổ nước Nga, vươn đến từng ngóc ngách hành tinh này: điều ông viết không chỉ là một chiếc gương phản chiếu lại, nhưng là một lời tiên báo về xã hội và về chính con người trong nhiều năm sau đó.
Ai là người đã trực tiếp xuống tay sát hại lão già Fyodor Pavlovich Karamazov trong tác phẩm “Anh em nhà Karamazov” của F. Dostoevsky? Tiểu thuyết đã trả lời: Hung thủ của vụ giết cha gây chấn động này chính là Pavel Smerdyakov; nhưng “Smerdyakov chỉ là kẻ thực thi việc giết cha. Ivan Karamazov mới là đầu não”[1]. Chính Ivan đã đề ra, đã củng cố cả một hệ thống các lý lẽ để nhìn nhận rằng người ta được phép giết người; và Smerdyakov chỉ là kẻ thực thi lý thuyết của Ivan. Như thế, nếu Smerdyakov là nhân vật ghê tởm nhất, thì ta không cần phải xếp hạng Ivan vào cái nhất, nhì, ba; vì hắn đứng riêng ở một nơi, ẩn mình sau cái nhất, nhì, ba và thao túng tất cả. Nếu Smerdyakov là hiện thân của hành động đưa đến sự dữ, thì Ivan là hiện thân của lý luận dẫn đến sự dữ.
Con đường của lý luận dẫn đến sự dữ được Dostoevsky khắc họa nơi Ivan Karamazov với ba chặng: 1/ Mọi sự đều được phép; 2/ Ước muốn không có tính luân lý; 3/ Chủ động tham dự mới có trách nhiệm luân lý.
Chặng 1: Mọi sự đều được phép?
Trong cuộc gặp gỡ giữa Rakitin và Dmitri Karamazov, Dmitri đã hỏi các nhân đức đến từ đâu nếu không phải đến từ Chúa; Rakitin trả lời, đối với một “người thông minh” thì tất cả đều được phép và anh ấy “có thể làm được tất”, miễn là anh phải liệu sao đừng để bị tóm.
Ivan Karamazov còn nắm bắt được vấn đề này sâu sắc hơn cả Rakitin. Là một sinh viên ngành khoa học tự nhiên, anh hiểu được luật tự nhiên là thứ luật không có giá trị luân lý. Một quy luật tự nhiên chẳng liên hệ gì đến việc có đạo đức hay không. Theo Miusov, một người họ hàng của mẹ Dmitri Karamazov, Ivan đã nói, vì không có một thứ luật tự nhiên nào khiến con người phải chăm lo cho nhau, nên việc họ có chăm lo cho nhau hay không chỉ là bởi họ tin vào cái gì đó vượt trên những luật lệ này, chẳng hạn như sự bất tử. Nếu niềm tin đó bị tiệt trừ, Ivan kết luận, thì “mọi sinh lực để tiếp tục cuộc sống trần thế sẽ cạn kiệt”[2]. Điều đó cũng có nghĩa, sự tốt lành chỉ là ảo mộng, và “khi ấy không còn cái gì là vô đạo đức, mọi việc đều được phép làm, ngay cả án giết người”[3]. Lời tranh biện nổi tiếng này thường được diễn giải thành “Nếu không có Chúa, mọi chuyện đều được phép”.
Lối lập luận của Ivan là lối lập luận nước đôi, không nghiêng về bên nào cả. Nhưng chính trong lập luận ấy, cha Zosima đã nhận thấy xác tín thực sự của Ivan, chỉ là Ivan không thừa nhận. Zosima nói, Ivan hoặc có phúc khi tin rằng mọi thứ đều được phép, hoặc là người rất bất hạnh; vì anh “không tin linh hồn là bất diệt, mà cũng không tin những gì anh viết về giáo hội và vấn đề giáo hội”[4], anh chỉ tin vào luật tự nhiên. Nhưng “ý nghĩ ấy vẫn chưa nhất quyết trong tâm tư anh, vì vậy anh bị giày vò. […] Ở anh vấn đề đó chưa được giải quyết, và đấy là nỗi đau xót lớn của anh, vì nó khẩn thiết đòi phải được giải quyết”[5].
Mọi sự đều được phép thực ra là một diễn ngôn cho sự tự do tuyệt đối. Liệu người ta có được sự tự làm việc mà mình muốn không? Trong Anh em nhà Karamazov, Dostoevsky xem xét vấn đề này ở điểm căn cốt nhất: Nếu mọi thứ đều được phép, nếu ta được tự do làm mọi việc, thì liệu ta có được dùng vũ lực để đối đãi nhau không? Ta có thể trả lời, người ta chỉ nên dùng vũ lực trong một chừng mực cần thiết nào đó, nghĩa là, giết hại người khác chẳng qua chỉ là trong tình thế bất khả kháng (chẳng hạn như chiến tranh vệ quốc, hay tự vệ). Và khi ta phủ nhận luôn cả chừng mực này và nhìn nhận mọi sự đều được phép, “tự do của con người sẽ chuyển thành nô dịch chính bản thân mình”[6]. Khi ấy, con người sẽ tự tung tự tác, tự khẳng định mình và “sẽ đi đến những cưỡng bức bạo lực vĩ đại nhất”[7]. Để sinh tồn cách tốt đẹp, họ có thể làm mọi thứ, kể cả giết người dưới nhiều hình thức khác nhau (sát nhi, giết cha, ăn thịt người, giết người để làm thí nghiệm khoa học, lợi dụng con người vì mục tiêu chính trị, v.v.). Với Dostoevsky, tự do như thế “ắt phải đi đến phủ định không những Thượng Đế, không những thế gian và con người, mà còn phủ định ngay cả chính tự do nữa”[8].
The Brothers Karamazov – Tranh minh họa của William Sharp
Chặng 2: Ước muốn không có tính luân lý?
Lần kia, nhầm tưởng rằng Grushenka đang ghé thăm cha mình, Dmitri đã xộc vào nhà và tấn công Fyodor Pavlovich. Khi nói chuyện này với Alyosha, Ivan lạnh lùng buông lời: “Rắn nuốt rắn”[9]. Quá hoảng sợ, Alyosha hỏi: “Chẳng lẽ mỗi người có quyền phán xét người khác để quyết định kẻ nào đáng sống, kẻ nào không đáng sống ư?” Ivan đã trả lời. Trước hết, “vấn đề này thường được giải quyết trong trái tim của người ta, hoàn toàn không dựa trên cơ sở đáng hay không đáng, mà vì những nguyên nhân khác tự nhiên hơn nhiều”[10]. Ivan đang muốn ám chỉ luật tự nhiên, vốn không liên hệ đến phán đoán luân lý. Tiếp theo, Ivan giả sử cái tốt và cái xấu thực sự hiện hữu, và phán đoán luân lý giữ vai trò quan trọng, thì những phán đoán như thế chỉ được áp dụng cho hành động, chứ không cho các ước muốn: “Còn về quyền thì ai không có quyền mong muốn?”[11] Từ việc nhìn nhận mọi thứ đều được phép, Ivan lý luận, cái được phép nhất trong mọi hoàn cảnh đó chính là ước muốn, và do đó, ước muốn không có chuyện đúng-sai.
Alyosha, một đan sĩ Chính Thống giáo, biết rõ, Bài giảng trên núi[12] xác định phạm vi phán đoán luân lý áp dụng cả cho hành động lẫn ước muốn. Nếu bạn ham muốn người khác, bạn đã phạm tội ngoại tình từ trong lòng[13]; và giận dữ, xem là ước muốn giết người, tự nó là tội, ngay cả khi nó không nghiêm trọng như hành vi giết người thực sự[14].
Dmitri Karamazov không hề giết cha nhưng “anh ta đã từng nói: ‘Một con người như thế thì sống làm gì?’. Bằng câu nói ấy anh ta đã thực hiện việc giết cha trong chiều sâu tinh thần của mình”[15].
Ivan Karamazov tuy không trực tiếp giết cha nhưng đã mở đường và dẫn lối để Smerdyakov thực hiện tội ác ấy: “Trong những ý nghĩ thầm kín của mình, trong lĩnh vực tiềm thức, anh ta mong muốn cái chết cho cha mình […]. Anh ta mê hoặc Smerdyakov, nâng đỡ ý chí tội ác của hắn, củng cố ý chí ấy”[16].
Mọi sự dữ đều bước ra từ những ước muốn. Môi trường xã hội chỉ là cái phụ họa mà thôi. Vào một khoảnh khắc bất kỳ, có thể có hơn một sự việc sẽ xảy ra. Mỗi khoảnh khắc đều ẩn chứa một nhóm các khả năng, một số có thể xảy ra hơn, một số lại ít hơn. Chính ước muốn định hình nhóm các khả năng ấy và sẽ chọn lựa khả năng nào. Trong một môi trường đầy hận thù, sự dữ có khả năng xảy ra hơn, ngay cả khi không một ai chủ tâm phạm phải. Ước muốn của chúng ta dẫn đường cho sự dữ khi định hình được nhóm các khả năng để sự dữ xảy đến.
Cha Zosima giải thích, hầu hết sự dữ xảy đến là do hầu hết chúng ta muốn như thế. Ta không muốn hành động nhưng rất muốn chính hoàn cảnh sinh ra từ hành động ấy. Như thế, trong ước muốn, chúng ta dễ có khuynh hướng “đồng lõa” gây ra sự dữ. Vì vậy, theo Zosima, “mỗi người thực sự có lỗi với tất cả mọi người khác về mọi sự”[17]. Với mỗi một sự dữ xảy ra trên thế giới này, chỉ một số người có trách nhiệm trực tiếp nhưng mọi người đều có trách nhiệm liên đới.
Ngoài chuyện ta ước muốn hoàn cảnh như vừa đề cập, ta còn muốn không màng đến thứ sẽ khiến chúng ta hành động. Bất cứ khi nào tâm trí ta nhận được thông tin mà ta không muốn biết, ta sẽ lập tức hướng sự chú ý đến chỗ khác. Theo đó, chính ước muốn ấy sẽ tạo ra một chứng cứ ngoại phạm hoàn hảo nhưng giả tạo.
Chặng 3: Chủ động tham dự mới có trách nhiệm luân lý?
Sự lập lờ nước đôi và thái độ đứng ngoài cuộc vốn là bản tính trước giờ của Ivan Karamazov. Trong các bài viết của mình, anh đã nhận lấy bút danh là “người quan sát”, là người đứng nhìn nhưng không tham dự vào. Anh tránh để mình nghiêng về bất kỳ quan điểm nào. Bất kể anh có ý muốn nói gì, anh đều cho người ta thấy rằng mình thiếu nghiêm túc, do đó, không ai biết được thực sự anh đứng về phía nào. Ngay cả các bài viết của anh dường như đã được viết bằng một thứ ngôn ngữ mà rất ít người, nếu không nói là không có ai, có thể thực sự hiểu được. Một số bài viết cho thấy anh đang đứng về phía này của vấn đề, số khác lại cho thấy anh đang đứng ở phía kia.
Pavel Smerdyakov trong lần gặp mặt thứ ba với Ivan Karamazov – Tranh minh họa của Fritz Eichenberg
Trong vụ giết hại Fyodor Pavlovich cũng vậy. Khi khuyên Ivan rời thị trấn để đi việc cho cha mình, Smerdyakov đã đưa đủ thông tin để Ivan có thể đoán ra rằng khi anh rời đi, hoặc Dmitri sẽ giết lão già, hoặc Smerdyakov sẽ giết ông ấy và đổ tội cho Dmitri. Nếu Ivan rời đi theo gợi ý của Smerdyakov thì rõ ràng Ivan thuận theo kế hoạch ấy. Ngày hôm sau khi Ivan rời khỏi thị trấn, anh đã nói rằng: “Đúng tôi là thằng đểu cáng!”[18]; nhưng một lần nữa, anh lại không hỏi vì sao.
Khi Ivan trở về, Fyodor Pavlovich đã bị giết, và anh đã thấy có gì đó đáng nghi trong lời buộc tội Dmitri và yêu cầu Smerdyakov giải thích cuộc trò chuyện “mơ hồ” trước đó giữa họ. Smerdyakov đã giải thích, nhưng lại theo một hướng khác, để che đậy một phần sự thật; và điều tương tự đã xảy ra trong cuộc gặp mặt thứ hai. Cứ mỗi lần như thế, Ivan ngày càng cảm thấy choáng váng với tội ác không thể dung thứ ấy. Trong cuộc gặp mặt thứ ba, Smerdyakov cuối cùng cũng nói Ivan chính là “kẻ sát nhân đích thực”: “Cho nên, ngay tối hôm nay, tôi muốn chứng minh thẳng vào mặt cậu rằng ở đây cậu là kẻ sát nhân chính, duy nhất, còn tôi không phải là kẻ sát nhân chính, tuy rằng chính tôi giết. Cậu mới chính là kẻ sát nhân đích thực!”[19].
Như vậy, chủ động đứng ngoài cuộc, nhìn bề ngoài, thực sự là một bằng chứng ngoại phạm hoàn hảo. Nhưng khi ta đã biết đến một âm mưu, nhưng ta lại chọn không làm gì, chọn lánh mặt đi; tuy không trực tiếp thực hiện điều dữ nhưng lại “nối giáo cho giặc”. Những lập luận chỉ chứng Ivan được Dostoevsky đặt song song với việc Ivan vô tình vô tình gặp một gã nông dân say rượu chắc chắn sẽ chết cóng trước khi trời sáng. Luôn là “người quan sát” không dính dáng gì cả, Ivan tránh qua một bên mà đi. Nếu gã nông dân ấy chết, thì là do gã chết vì lạnh; Ivan không gây ra cái chết của gã; nhưng trong khả năng của mình, đáng ra Ivan có thể giúp gã tránh được tai họa ấy, nhưng anh đã không làm, đã chủ động đứng ngoài cuộc – một bằng chứng ngoại phạm hoàn hảo.
Sau khi Smerdyakov chứng minh được sự đồng lõa của Ivan trong vụ mưu sát, Ivan quay trở lại và cứu gã nông dân kia. Lúc ấy anh đã nhận ra được sự sai lầm trong quan điểm của mình. Trong trường hợp này, không chỉ việc chủ động tham dự, mà cả việc chủ động không tham dự vào cũng có trách nhiệm luân lý. Quan điểm chủ động đứng ngoài cuộc quan sát đã khiến anh không thể nhận ra được sự dính líu của mình trong âm mưu giết cha.
Lời kết
Cách Smerdyakov chỉ chứng Ivan là kẻ giết người thực sự ấn tượng làm sao. Hắn đưa ra ba lý lẽ chính[20]. Trước hết, hắn khởi đi từ lý lẽ của chính Ivan – “Mọi sự đều được phép” – và cho biết sự việc mưu sát diễn ra “hết sực tự nhiên, theo đúng lời của chính cậu”. Thứ đến, chính Ivan đã mong muốn cho cha anh chết – tuy ban đầu Ivan còn chối bỏ, nhưng sau đó đã cay đắng nhìn nhận: “Có lẽ quả thật tao ngấm ngầm mong… bố chết đi”. Cuối cùng, chính Ivan đã “lẳng lặng ưng thuận” để Smerdyakov thực hiện âm mưu của mình, bằng việc chọn rời khỏi thị trấn: “Nếu cậu ở lại thì sẽ chẳng xảy ra gì hết, tôi thừa biết rằng cậu chẳng muốn điều đó. […] Còn nếu cậu đi, thì tức là cậu làm tôi tin chắc rằng cậu sẽ không dám đưa tôi ra tòa và sẽ bỏ qua cho tôi ba ngàn ấy”. Trong đó, lý lẽ đầu là quan trọng nhất, vì đó là nền tảng cho mọi chọn lựa của Ivan. Như vậy, kẻ tuyên bố “mọi sự đều được phép” mới là kẻ sát nhân thực sự, là kẻ thao túng vụ mưu sát, là kẻ “vẽ đường cho hươu chạy”.
Mọi thứ đều được phép, ước muốn không có giá trị luân lý, và chỉ những người chủ động tham dự mới có trách nhiệm luân lý là ba chặng trên nẻo đường sự dữ đi vào thế gian này. Và Anh em nhà Karamazov đã chứng minh được sự sai lầm trong cả ba học thuyết ấy.
[1] “Lời giới thiệu” của dịch giả Phạm Mạnh Hùng trong dịch phẩm Anh em nhà Karamazov do Nxb. Văn học ấn hành năm 1988.
[2] Quyển II, Chương 6.
[3] Quyển II, Chương 6.
[4] Quyển II, Chương 6.
[5] Quyển II, Chương 6.
[6] N. Berdyaev, Thế giới quan của Dostoevsky, Nguyễn Văn Trọng dịch và chú giải, Nxb. Tri thức, 2017, tr. 122.
[7] N. Berdyaev, Sđd, tr. 133.
[8] N. Berdyaev, Sđd, tr. 132.
[9] Quyển III, Chương 9.
[10] Quyển III, Chương 9.
[11] Quyển III, Chương 9.
[12] Bài giảng trên núi (the Sermon on the Mount) là một loạt các giáo huấn của Đức Giêsu dành cho các môn đệ và đám đông dân chúng, được ghi lại trong Tin Mừng Mátthêu (5,1-7,28).
[13] Trong Kitô giáo, “ham muốn” ở đây được hiểu là ham muốn nhục dục. Nếu bạn đã có gia đình mà ham muốn người khác (không phải vợ/chồng mình), thì bạn đã ngoại tình. Bạn cũng phạm tội ngoại tình nếu ham muốn người đã có gia đình. Nếu bạn độc thân và có ham muốn nhục dục với người độc thân khác, bạn phạm tội mê dâm dục.
[14] Giận dữ có hai thái cực. Giận dự tích cực là sự bất bình trước điều xấu, điều bất công, và không phải là tội. Trái lại, giận dữ tiêu cực sinh ra từ đố kỵ; giận dữ này dễ dẫn đến nói xấu, vu khống, gièm pha, v.v.. Theo Kitô giáo, hành động nói xấu đó cũng được xem là hành động giết người (ảnh hưởng đến nhân phẩm); do đó, giận dữ tiêu cực được hiểu là ước muốn giết người.
[15] N. Berdyaev, Sđd, tr. 167-168.
[16] N. Berdyaev, Sđd, tr. 167.
[17] Quyển VI, Chương 2.
[18] Quyển III, Chương 11.
[19] Quyển XI, Chương 8.
[20] Quyển XI, Chương 8.
Con đường dẫn đến sự dữ được Dostoevsky khắc họa trong "Anh em nhà Karamazov" với ba chặng: Mọi sự đều được phép; Ước muốn không có tính luân lý; Chủ động tham dự mới có trách nhiệm luân lý.
Mạnh T. Nam
8 tháng 11 2021 - spiderum
Năm 2021 là năm kỷ niệm 200 năm ngày sinh của đại văn hòa Fyodor Dostoevsky (11/11/1821-2021) và 140 năm ngày ông lìa cõi thế (09/02/1881-2021). Trong 60 năm cuộc đời, ông đã mất 9 tháng ngồi tù, 4 năm bị lưu đày, 5 năm phục vụ trong quân đội; chính thời gian đầy gian khổ này đã hun đúc nên một thiên tài văn chương thế giới mà trước đó, nhà phê bình nổi tiếng của Nga lúc bấy giờ, Vissarion Belinsky đã phải thốt lên: “Một Gogol mới đã xuất hiện”. Kể từ năm 1860, sau khi trải qua quãng đời kia, Dostoevsky bắt đầu bước vào thời đại hoàng kim trong sự nghiệp sáng tác của mình. Chính trong 21 năm cuối đời này, ông đã để lại cho thế giới năm kiệt tác văn chương: Bút ký dưới hầm (1864), Tội ác và Trừng phạt (1865), Kẻ khờ (1867), Lũ người quỷ ám (1871-1872), và Anh em nhà Karamazov (1880).
Là một người say mê F. Dostoevsky từ thời học đại học, và để kỷ niệm 200-140 năm ngày sinh-mất của ông, tôi mạo muội hệ thống lại một số ghi chép vụn vặt của mình thành những bài viết ngắn.
Với tôi, F. Dostoevsky không chỉ là một nhà văn, mà còn là một nhà tâm lý, một triết gia, một thần học gia đã mổ xẻ thành công hiện trạng xã hội Nga và con người Nga lúc bấy giờ. Điều ông viết còn vượt ra khỏi lãnh thổ nước Nga, vươn đến từng ngóc ngách hành tinh này: điều ông viết không chỉ là một chiếc gương phản chiếu lại, nhưng là một lời tiên báo về xã hội và về chính con người trong nhiều năm sau đó.
Ai là người đã trực tiếp xuống tay sát hại lão già Fyodor Pavlovich Karamazov trong tác phẩm “Anh em nhà Karamazov” của F. Dostoevsky? Tiểu thuyết đã trả lời: Hung thủ của vụ giết cha gây chấn động này chính là Pavel Smerdyakov; nhưng “Smerdyakov chỉ là kẻ thực thi việc giết cha. Ivan Karamazov mới là đầu não”[1]. Chính Ivan đã đề ra, đã củng cố cả một hệ thống các lý lẽ để nhìn nhận rằng người ta được phép giết người; và Smerdyakov chỉ là kẻ thực thi lý thuyết của Ivan. Như thế, nếu Smerdyakov là nhân vật ghê tởm nhất, thì ta không cần phải xếp hạng Ivan vào cái nhất, nhì, ba; vì hắn đứng riêng ở một nơi, ẩn mình sau cái nhất, nhì, ba và thao túng tất cả. Nếu Smerdyakov là hiện thân của hành động đưa đến sự dữ, thì Ivan là hiện thân của lý luận dẫn đến sự dữ.
Con đường của lý luận dẫn đến sự dữ được Dostoevsky khắc họa nơi Ivan Karamazov với ba chặng: 1/ Mọi sự đều được phép; 2/ Ước muốn không có tính luân lý; 3/ Chủ động tham dự mới có trách nhiệm luân lý.
Chặng 1: Mọi sự đều được phép?
Trong cuộc gặp gỡ giữa Rakitin và Dmitri Karamazov, Dmitri đã hỏi các nhân đức đến từ đâu nếu không phải đến từ Chúa; Rakitin trả lời, đối với một “người thông minh” thì tất cả đều được phép và anh ấy “có thể làm được tất”, miễn là anh phải liệu sao đừng để bị tóm.
Ivan Karamazov còn nắm bắt được vấn đề này sâu sắc hơn cả Rakitin. Là một sinh viên ngành khoa học tự nhiên, anh hiểu được luật tự nhiên là thứ luật không có giá trị luân lý. Một quy luật tự nhiên chẳng liên hệ gì đến việc có đạo đức hay không. Theo Miusov, một người họ hàng của mẹ Dmitri Karamazov, Ivan đã nói, vì không có một thứ luật tự nhiên nào khiến con người phải chăm lo cho nhau, nên việc họ có chăm lo cho nhau hay không chỉ là bởi họ tin vào cái gì đó vượt trên những luật lệ này, chẳng hạn như sự bất tử. Nếu niềm tin đó bị tiệt trừ, Ivan kết luận, thì “mọi sinh lực để tiếp tục cuộc sống trần thế sẽ cạn kiệt”[2]. Điều đó cũng có nghĩa, sự tốt lành chỉ là ảo mộng, và “khi ấy không còn cái gì là vô đạo đức, mọi việc đều được phép làm, ngay cả án giết người”[3]. Lời tranh biện nổi tiếng này thường được diễn giải thành “Nếu không có Chúa, mọi chuyện đều được phép”.
Lối lập luận của Ivan là lối lập luận nước đôi, không nghiêng về bên nào cả. Nhưng chính trong lập luận ấy, cha Zosima đã nhận thấy xác tín thực sự của Ivan, chỉ là Ivan không thừa nhận. Zosima nói, Ivan hoặc có phúc khi tin rằng mọi thứ đều được phép, hoặc là người rất bất hạnh; vì anh “không tin linh hồn là bất diệt, mà cũng không tin những gì anh viết về giáo hội và vấn đề giáo hội”[4], anh chỉ tin vào luật tự nhiên. Nhưng “ý nghĩ ấy vẫn chưa nhất quyết trong tâm tư anh, vì vậy anh bị giày vò. […] Ở anh vấn đề đó chưa được giải quyết, và đấy là nỗi đau xót lớn của anh, vì nó khẩn thiết đòi phải được giải quyết”[5].
Mọi sự đều được phép thực ra là một diễn ngôn cho sự tự do tuyệt đối. Liệu người ta có được sự tự làm việc mà mình muốn không? Trong Anh em nhà Karamazov, Dostoevsky xem xét vấn đề này ở điểm căn cốt nhất: Nếu mọi thứ đều được phép, nếu ta được tự do làm mọi việc, thì liệu ta có được dùng vũ lực để đối đãi nhau không? Ta có thể trả lời, người ta chỉ nên dùng vũ lực trong một chừng mực cần thiết nào đó, nghĩa là, giết hại người khác chẳng qua chỉ là trong tình thế bất khả kháng (chẳng hạn như chiến tranh vệ quốc, hay tự vệ). Và khi ta phủ nhận luôn cả chừng mực này và nhìn nhận mọi sự đều được phép, “tự do của con người sẽ chuyển thành nô dịch chính bản thân mình”[6]. Khi ấy, con người sẽ tự tung tự tác, tự khẳng định mình và “sẽ đi đến những cưỡng bức bạo lực vĩ đại nhất”[7]. Để sinh tồn cách tốt đẹp, họ có thể làm mọi thứ, kể cả giết người dưới nhiều hình thức khác nhau (sát nhi, giết cha, ăn thịt người, giết người để làm thí nghiệm khoa học, lợi dụng con người vì mục tiêu chính trị, v.v.). Với Dostoevsky, tự do như thế “ắt phải đi đến phủ định không những Thượng Đế, không những thế gian và con người, mà còn phủ định ngay cả chính tự do nữa”[8].
The Brothers Karamazov – Tranh minh họa của William Sharp
Chặng 2: Ước muốn không có tính luân lý?
Lần kia, nhầm tưởng rằng Grushenka đang ghé thăm cha mình, Dmitri đã xộc vào nhà và tấn công Fyodor Pavlovich. Khi nói chuyện này với Alyosha, Ivan lạnh lùng buông lời: “Rắn nuốt rắn”[9]. Quá hoảng sợ, Alyosha hỏi: “Chẳng lẽ mỗi người có quyền phán xét người khác để quyết định kẻ nào đáng sống, kẻ nào không đáng sống ư?” Ivan đã trả lời. Trước hết, “vấn đề này thường được giải quyết trong trái tim của người ta, hoàn toàn không dựa trên cơ sở đáng hay không đáng, mà vì những nguyên nhân khác tự nhiên hơn nhiều”[10]. Ivan đang muốn ám chỉ luật tự nhiên, vốn không liên hệ đến phán đoán luân lý. Tiếp theo, Ivan giả sử cái tốt và cái xấu thực sự hiện hữu, và phán đoán luân lý giữ vai trò quan trọng, thì những phán đoán như thế chỉ được áp dụng cho hành động, chứ không cho các ước muốn: “Còn về quyền thì ai không có quyền mong muốn?”[11] Từ việc nhìn nhận mọi thứ đều được phép, Ivan lý luận, cái được phép nhất trong mọi hoàn cảnh đó chính là ước muốn, và do đó, ước muốn không có chuyện đúng-sai.
Alyosha, một đan sĩ Chính Thống giáo, biết rõ, Bài giảng trên núi[12] xác định phạm vi phán đoán luân lý áp dụng cả cho hành động lẫn ước muốn. Nếu bạn ham muốn người khác, bạn đã phạm tội ngoại tình từ trong lòng[13]; và giận dữ, xem là ước muốn giết người, tự nó là tội, ngay cả khi nó không nghiêm trọng như hành vi giết người thực sự[14].
Dmitri Karamazov không hề giết cha nhưng “anh ta đã từng nói: ‘Một con người như thế thì sống làm gì?’. Bằng câu nói ấy anh ta đã thực hiện việc giết cha trong chiều sâu tinh thần của mình”[15].
Ivan Karamazov tuy không trực tiếp giết cha nhưng đã mở đường và dẫn lối để Smerdyakov thực hiện tội ác ấy: “Trong những ý nghĩ thầm kín của mình, trong lĩnh vực tiềm thức, anh ta mong muốn cái chết cho cha mình […]. Anh ta mê hoặc Smerdyakov, nâng đỡ ý chí tội ác của hắn, củng cố ý chí ấy”[16].
Mọi sự dữ đều bước ra từ những ước muốn. Môi trường xã hội chỉ là cái phụ họa mà thôi. Vào một khoảnh khắc bất kỳ, có thể có hơn một sự việc sẽ xảy ra. Mỗi khoảnh khắc đều ẩn chứa một nhóm các khả năng, một số có thể xảy ra hơn, một số lại ít hơn. Chính ước muốn định hình nhóm các khả năng ấy và sẽ chọn lựa khả năng nào. Trong một môi trường đầy hận thù, sự dữ có khả năng xảy ra hơn, ngay cả khi không một ai chủ tâm phạm phải. Ước muốn của chúng ta dẫn đường cho sự dữ khi định hình được nhóm các khả năng để sự dữ xảy đến.
Cha Zosima giải thích, hầu hết sự dữ xảy đến là do hầu hết chúng ta muốn như thế. Ta không muốn hành động nhưng rất muốn chính hoàn cảnh sinh ra từ hành động ấy. Như thế, trong ước muốn, chúng ta dễ có khuynh hướng “đồng lõa” gây ra sự dữ. Vì vậy, theo Zosima, “mỗi người thực sự có lỗi với tất cả mọi người khác về mọi sự”[17]. Với mỗi một sự dữ xảy ra trên thế giới này, chỉ một số người có trách nhiệm trực tiếp nhưng mọi người đều có trách nhiệm liên đới.
Ngoài chuyện ta ước muốn hoàn cảnh như vừa đề cập, ta còn muốn không màng đến thứ sẽ khiến chúng ta hành động. Bất cứ khi nào tâm trí ta nhận được thông tin mà ta không muốn biết, ta sẽ lập tức hướng sự chú ý đến chỗ khác. Theo đó, chính ước muốn ấy sẽ tạo ra một chứng cứ ngoại phạm hoàn hảo nhưng giả tạo.
Chặng 3: Chủ động tham dự mới có trách nhiệm luân lý?
Sự lập lờ nước đôi và thái độ đứng ngoài cuộc vốn là bản tính trước giờ của Ivan Karamazov. Trong các bài viết của mình, anh đã nhận lấy bút danh là “người quan sát”, là người đứng nhìn nhưng không tham dự vào. Anh tránh để mình nghiêng về bất kỳ quan điểm nào. Bất kể anh có ý muốn nói gì, anh đều cho người ta thấy rằng mình thiếu nghiêm túc, do đó, không ai biết được thực sự anh đứng về phía nào. Ngay cả các bài viết của anh dường như đã được viết bằng một thứ ngôn ngữ mà rất ít người, nếu không nói là không có ai, có thể thực sự hiểu được. Một số bài viết cho thấy anh đang đứng về phía này của vấn đề, số khác lại cho thấy anh đang đứng ở phía kia.
Pavel Smerdyakov trong lần gặp mặt thứ ba với Ivan Karamazov – Tranh minh họa của Fritz Eichenberg
Trong vụ giết hại Fyodor Pavlovich cũng vậy. Khi khuyên Ivan rời thị trấn để đi việc cho cha mình, Smerdyakov đã đưa đủ thông tin để Ivan có thể đoán ra rằng khi anh rời đi, hoặc Dmitri sẽ giết lão già, hoặc Smerdyakov sẽ giết ông ấy và đổ tội cho Dmitri. Nếu Ivan rời đi theo gợi ý của Smerdyakov thì rõ ràng Ivan thuận theo kế hoạch ấy. Ngày hôm sau khi Ivan rời khỏi thị trấn, anh đã nói rằng: “Đúng tôi là thằng đểu cáng!”[18]; nhưng một lần nữa, anh lại không hỏi vì sao.
Khi Ivan trở về, Fyodor Pavlovich đã bị giết, và anh đã thấy có gì đó đáng nghi trong lời buộc tội Dmitri và yêu cầu Smerdyakov giải thích cuộc trò chuyện “mơ hồ” trước đó giữa họ. Smerdyakov đã giải thích, nhưng lại theo một hướng khác, để che đậy một phần sự thật; và điều tương tự đã xảy ra trong cuộc gặp mặt thứ hai. Cứ mỗi lần như thế, Ivan ngày càng cảm thấy choáng váng với tội ác không thể dung thứ ấy. Trong cuộc gặp mặt thứ ba, Smerdyakov cuối cùng cũng nói Ivan chính là “kẻ sát nhân đích thực”: “Cho nên, ngay tối hôm nay, tôi muốn chứng minh thẳng vào mặt cậu rằng ở đây cậu là kẻ sát nhân chính, duy nhất, còn tôi không phải là kẻ sát nhân chính, tuy rằng chính tôi giết. Cậu mới chính là kẻ sát nhân đích thực!”[19].
Như vậy, chủ động đứng ngoài cuộc, nhìn bề ngoài, thực sự là một bằng chứng ngoại phạm hoàn hảo. Nhưng khi ta đã biết đến một âm mưu, nhưng ta lại chọn không làm gì, chọn lánh mặt đi; tuy không trực tiếp thực hiện điều dữ nhưng lại “nối giáo cho giặc”. Những lập luận chỉ chứng Ivan được Dostoevsky đặt song song với việc Ivan vô tình vô tình gặp một gã nông dân say rượu chắc chắn sẽ chết cóng trước khi trời sáng. Luôn là “người quan sát” không dính dáng gì cả, Ivan tránh qua một bên mà đi. Nếu gã nông dân ấy chết, thì là do gã chết vì lạnh; Ivan không gây ra cái chết của gã; nhưng trong khả năng của mình, đáng ra Ivan có thể giúp gã tránh được tai họa ấy, nhưng anh đã không làm, đã chủ động đứng ngoài cuộc – một bằng chứng ngoại phạm hoàn hảo.
Sau khi Smerdyakov chứng minh được sự đồng lõa của Ivan trong vụ mưu sát, Ivan quay trở lại và cứu gã nông dân kia. Lúc ấy anh đã nhận ra được sự sai lầm trong quan điểm của mình. Trong trường hợp này, không chỉ việc chủ động tham dự, mà cả việc chủ động không tham dự vào cũng có trách nhiệm luân lý. Quan điểm chủ động đứng ngoài cuộc quan sát đã khiến anh không thể nhận ra được sự dính líu của mình trong âm mưu giết cha.
Lời kết
Cách Smerdyakov chỉ chứng Ivan là kẻ giết người thực sự ấn tượng làm sao. Hắn đưa ra ba lý lẽ chính[20]. Trước hết, hắn khởi đi từ lý lẽ của chính Ivan – “Mọi sự đều được phép” – và cho biết sự việc mưu sát diễn ra “hết sực tự nhiên, theo đúng lời của chính cậu”. Thứ đến, chính Ivan đã mong muốn cho cha anh chết – tuy ban đầu Ivan còn chối bỏ, nhưng sau đó đã cay đắng nhìn nhận: “Có lẽ quả thật tao ngấm ngầm mong… bố chết đi”. Cuối cùng, chính Ivan đã “lẳng lặng ưng thuận” để Smerdyakov thực hiện âm mưu của mình, bằng việc chọn rời khỏi thị trấn: “Nếu cậu ở lại thì sẽ chẳng xảy ra gì hết, tôi thừa biết rằng cậu chẳng muốn điều đó. […] Còn nếu cậu đi, thì tức là cậu làm tôi tin chắc rằng cậu sẽ không dám đưa tôi ra tòa và sẽ bỏ qua cho tôi ba ngàn ấy”. Trong đó, lý lẽ đầu là quan trọng nhất, vì đó là nền tảng cho mọi chọn lựa của Ivan. Như vậy, kẻ tuyên bố “mọi sự đều được phép” mới là kẻ sát nhân thực sự, là kẻ thao túng vụ mưu sát, là kẻ “vẽ đường cho hươu chạy”.
Mọi thứ đều được phép, ước muốn không có giá trị luân lý, và chỉ những người chủ động tham dự mới có trách nhiệm luân lý là ba chặng trên nẻo đường sự dữ đi vào thế gian này. Và Anh em nhà Karamazov đã chứng minh được sự sai lầm trong cả ba học thuyết ấy.
[1] “Lời giới thiệu” của dịch giả Phạm Mạnh Hùng trong dịch phẩm Anh em nhà Karamazov do Nxb. Văn học ấn hành năm 1988.
[2] Quyển II, Chương 6.
[3] Quyển II, Chương 6.
[4] Quyển II, Chương 6.
[5] Quyển II, Chương 6.
[6] N. Berdyaev, Thế giới quan của Dostoevsky, Nguyễn Văn Trọng dịch và chú giải, Nxb. Tri thức, 2017, tr. 122.
[7] N. Berdyaev, Sđd, tr. 133.
[8] N. Berdyaev, Sđd, tr. 132.
[9] Quyển III, Chương 9.
[10] Quyển III, Chương 9.
[11] Quyển III, Chương 9.
[12] Bài giảng trên núi (the Sermon on the Mount) là một loạt các giáo huấn của Đức Giêsu dành cho các môn đệ và đám đông dân chúng, được ghi lại trong Tin Mừng Mátthêu (5,1-7,28).
[13] Trong Kitô giáo, “ham muốn” ở đây được hiểu là ham muốn nhục dục. Nếu bạn đã có gia đình mà ham muốn người khác (không phải vợ/chồng mình), thì bạn đã ngoại tình. Bạn cũng phạm tội ngoại tình nếu ham muốn người đã có gia đình. Nếu bạn độc thân và có ham muốn nhục dục với người độc thân khác, bạn phạm tội mê dâm dục.
[14] Giận dữ có hai thái cực. Giận dự tích cực là sự bất bình trước điều xấu, điều bất công, và không phải là tội. Trái lại, giận dữ tiêu cực sinh ra từ đố kỵ; giận dữ này dễ dẫn đến nói xấu, vu khống, gièm pha, v.v.. Theo Kitô giáo, hành động nói xấu đó cũng được xem là hành động giết người (ảnh hưởng đến nhân phẩm); do đó, giận dữ tiêu cực được hiểu là ước muốn giết người.
[15] N. Berdyaev, Sđd, tr. 167-168.
[16] N. Berdyaev, Sđd, tr. 167.
[17] Quyển VI, Chương 2.
[18] Quyển III, Chương 11.
[19] Quyển XI, Chương 8.
[20] Quyển XI, Chương 8.
Last edited by LDN on Fri Dec 16, 2022 4:32 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Kisses On Main Street
[REVIEW SÁCH] NHỮNG ĐÊM TRẮNG – FYODOR DOSTOYEVSKY.
Posted by Tristan
Là kẻ … nhát gan trước những nhà văn lớn, hiếm khi nào tôi nhảy thẳng vào các tác phẩm đồ sộ của họ. Thông thường tôi sẽ chọn cách thăm dò xung quanh với vài đoạn trích, vài cuốn sách mỏng, vài nghiên cứu sơ lược rồi mới dám đi sâu hơn. Fyodor Dostoyevsky là một tác giả như thế.
Mà nhìn chung với các đại văn hào Nga, từ Lev Tolstoy đến Anton Chekhov hay Maksim Gorky thì tôi đều dùng chung cách tiếp cận đó (chỉ có Vladimir Nabokov là hơi khác một chút). Tuy nhiên, sau khi đọc xong Những Đêm Trắng, tôi lại chẳng thể bớt “sợ” trước Dostoyevsky để tìm hiểu thêm về ông ngay.
Thậm chí tôi từng phải liên tục lật ngược đọc lại 10 trang đầu tiên trong vài ngày vì bị khối lượng từ ngữ và hình ảnh ẩn dụ cuốn đi qua nhanh. Nếu một cuốn sách mỏng như Những Đêm Trắng đã khiến choáng ngợp như thế, thì sao tôi có thể kham nổi Tội Ác Và Trừng Phạt, Chàng Ngốc hoặc Anh Em Nhà Karamazov?
Một điều rất thú vị trong ấn bản của NXB Nhã Nam (không biết do cố ý hay vô tình) lại là tác phẩm in chung 2 truyện vừa: White Nights (khi Dostoyevsky mới 27 tuổi) và A Gentle Creature (ra đời sau đó gần 3 thập kỷ).
Người ta vẫn nói rằng, sự nghiệp văn chương của Fyodor bị chia ra làm hai từ ngày 16/11/1849: khi ông nhận được lệnh miễn án tử hình của Nga Hoàng ngay trên pháp trường và bắt đầu cuộc đời “sống mà những tưởng mình đã chết”; 4 năm lao động khổ sai, đày đọa bởi chứng bệnh động kinh và lao phổi, gặp thất bại liên tiếp trong sự nghiệp, chìm sâu trong bài bạc – nợ nần …
Vậy nên thử hỏi còn cách nào có thể làm nổi bật sự tương phản, xung khắc trong suy nghĩ giữa một chàng trai nhiều mơ mộng, một nhà văn trẻ chả có gì nổi bật và một người đàn ông trung niên trầm cảm u uất, một đại văn hào của thế kỷ XIX; hơn là việc đặt cạnh nhau hai tác phẩm cùng viết về chủ đề quen thuộc: tình yêu?
……
Mong sao nụ cười của em sáng trong, mong sao nụ cười của em tươi tắn và thanh thản, cầu trời ban phước cho em vì một phút hoan lạc và hạnh phúc mà em đã ban cho một trái tim khác, trái tim cô đơn và biết ơn! Trời ơi! Cả một phút hoan lạc! Như thế đâu phải là ít, dù cho là cả một đời người đi nữa?
White Nights (1848)
Tôi hôn đôi chân nàng, say mê ngất ngây và chứa chan hạnh phúc. Phải, hạnh phúc vô cùng và bất tận, và mặc dù tôi vẫn hiểu toàn bộ sự tuyệt vọng không lối thoát của tôi! Tôi khóc, tôi nói gì đó, nhưng không thể nói được. Ở nàng sự sợ hãi và ngạc nhiên bỗng nhường chỗ cho một ý nghĩa lo ngại gì không rõ, một câu hỏi dị thường và nàng nhìn tôi một cách kỳ lạ, thậm chí man dại, nàng muốn mau chóng hiểu được điều gì và mỉm cười.
A Gentle Creature (1876)
Đó là những tâm sự đến từ một gã viên chức trẻ cô đơn và một tay chủ tiệm cầm đồ ghét bỏ mọi thứ trên đời. Họ khác biệt tất thảy, từ hoàn cảnh, suy nghĩ, tuổi tác, cho tới thái độ trước cuộc sống.
Gã viên chức lủi thủi một mình, nhưng dù chẳng có ai kề bên thì gã cũng không thể giấu được sự thật rằng thâm tâm luôn âm ỉ một ngọn lửa hy vọng. Gã yêu cái thành phố gã đang sống, yêu những con đường, yêu những căn nhà, yêu những cây cầu, yêu những chiếc ghế khuất sâu trong những góc nhỏ. Gã hay mơ mộng đến mức đáng thương, vì đó là những ước muốn được nuôi lớn bởi sự tự ti và nỗi cô đơn.
Tay chủ tiệm cầm đồ thì ngược lại, cõi lòng hắn nguội lạnh như một nấm mồ. Vẻ ngoài lịch lãm và lễ độ bao nhiêu thì bên trong hắn lại ích kỷ và kiêu hãnh bấy nhiêu. Hắn tự xem bản thân mình là cao quý hơn tất cả và có thể nhìn thấu mọi sự việc. Nhưng khi tiếp tục đi sâu hơn vào suy nghĩ của hắn, chúng ta dễ dàng nhận ra bao nhiêu lớp mặt nạ kia hóa ra cũng chỉ để che giấu những tổn thương, những đau khổ vì cảm giác bị lăng nhục trước đây.
Và chính bởi lẽ đó, đứng trước tình yêu, cách phản ứng đến từ hai nhân vật cũng hoàn toàn đối nghịch. Trong khi gã viên chức trẻ cư xử đầy vị tha, bao dung, không hề vụ lợi, thì tay chủ tiệm cầm đồ lại hành hạ người hắn si mê theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tuy nhiên, dù câu chuyện của cả hai đều đưa đến kết thúc có thể xem là buồn và bi kịch, nhưng cái hay là ở chỗ, người đọc lại cảm nhận được một sự tương đồng mà Fyodor Dostoyevsky khéo léo đặt ẩn phía dưới: họ đều không oán trách người con gái mình yêu hay cảm thấy hối hận.
Vì tình yêu có thể đau đớn, nhưng chúng ta chẳng thể thật sự sống nếu thiếu nó.
…….
Qua hai truyện vừa, Dostoyevsky cho chúng ta thấy được muôn vạn trạng thái xúc cảm của kẻ đang yêu. Đó là chút rung động quyến luyến ban đầu, là mong muốn chiếm hữu, là sự ghen tuông, là chút lãng mạn, là nỗi tuyệt vọng … tất cả đều hòa quyện và tạo nên Những Đêm Trắng – một bức tranh trần trụi và đầy sống động (lẫn chút bệnh hoạn). Ông mổ xẻ tâm lý nhân vật của mình hệt như một bác sỹ phẫu thuật với tay nghề bậc thầy, phơi bày những bí mật, suy nghĩ và tâm tư trong từng trang sách, rõ ràng và tinh khiết.
Đó cũng là lý do tại sao tôi lại thấy … sợ Fyodor Dostoyevsky. Một sự đồng cảm nhất định với cả gã viên chức lẫn tay chủ tiệm cầm đồ khiến tôi dường như dễ nhập tâm vào cuốn sách này hơn, đặc biệt khi nó được viết ở ngôi thứ nhất. Tôi sẽ không lải nhải kiểu tiểu thuyết rẻ tiền ba xu, rằng dường như những câu chữ trong Những Đêm Trắng được viết ra dành riêng cho bản thân.
Chỉ là thật khó để tiếp tục đọc văn của người mà bạn đã biết trước: rồi sẽ có dòng nào đó cứ như thể được được lôi ra từ trong trí óc mình.
[REVIEW SÁCH] NHỮNG ĐÊM TRẮNG – FYODOR DOSTOYEVSKY.
Posted by Tristan
Là kẻ … nhát gan trước những nhà văn lớn, hiếm khi nào tôi nhảy thẳng vào các tác phẩm đồ sộ của họ. Thông thường tôi sẽ chọn cách thăm dò xung quanh với vài đoạn trích, vài cuốn sách mỏng, vài nghiên cứu sơ lược rồi mới dám đi sâu hơn. Fyodor Dostoyevsky là một tác giả như thế.
Mà nhìn chung với các đại văn hào Nga, từ Lev Tolstoy đến Anton Chekhov hay Maksim Gorky thì tôi đều dùng chung cách tiếp cận đó (chỉ có Vladimir Nabokov là hơi khác một chút). Tuy nhiên, sau khi đọc xong Những Đêm Trắng, tôi lại chẳng thể bớt “sợ” trước Dostoyevsky để tìm hiểu thêm về ông ngay.
Thậm chí tôi từng phải liên tục lật ngược đọc lại 10 trang đầu tiên trong vài ngày vì bị khối lượng từ ngữ và hình ảnh ẩn dụ cuốn đi qua nhanh. Nếu một cuốn sách mỏng như Những Đêm Trắng đã khiến choáng ngợp như thế, thì sao tôi có thể kham nổi Tội Ác Và Trừng Phạt, Chàng Ngốc hoặc Anh Em Nhà Karamazov?
Một điều rất thú vị trong ấn bản của NXB Nhã Nam (không biết do cố ý hay vô tình) lại là tác phẩm in chung 2 truyện vừa: White Nights (khi Dostoyevsky mới 27 tuổi) và A Gentle Creature (ra đời sau đó gần 3 thập kỷ).
Người ta vẫn nói rằng, sự nghiệp văn chương của Fyodor bị chia ra làm hai từ ngày 16/11/1849: khi ông nhận được lệnh miễn án tử hình của Nga Hoàng ngay trên pháp trường và bắt đầu cuộc đời “sống mà những tưởng mình đã chết”; 4 năm lao động khổ sai, đày đọa bởi chứng bệnh động kinh và lao phổi, gặp thất bại liên tiếp trong sự nghiệp, chìm sâu trong bài bạc – nợ nần …
Vậy nên thử hỏi còn cách nào có thể làm nổi bật sự tương phản, xung khắc trong suy nghĩ giữa một chàng trai nhiều mơ mộng, một nhà văn trẻ chả có gì nổi bật và một người đàn ông trung niên trầm cảm u uất, một đại văn hào của thế kỷ XIX; hơn là việc đặt cạnh nhau hai tác phẩm cùng viết về chủ đề quen thuộc: tình yêu?
……
Mong sao nụ cười của em sáng trong, mong sao nụ cười của em tươi tắn và thanh thản, cầu trời ban phước cho em vì một phút hoan lạc và hạnh phúc mà em đã ban cho một trái tim khác, trái tim cô đơn và biết ơn! Trời ơi! Cả một phút hoan lạc! Như thế đâu phải là ít, dù cho là cả một đời người đi nữa?
White Nights (1848)
Tôi hôn đôi chân nàng, say mê ngất ngây và chứa chan hạnh phúc. Phải, hạnh phúc vô cùng và bất tận, và mặc dù tôi vẫn hiểu toàn bộ sự tuyệt vọng không lối thoát của tôi! Tôi khóc, tôi nói gì đó, nhưng không thể nói được. Ở nàng sự sợ hãi và ngạc nhiên bỗng nhường chỗ cho một ý nghĩa lo ngại gì không rõ, một câu hỏi dị thường và nàng nhìn tôi một cách kỳ lạ, thậm chí man dại, nàng muốn mau chóng hiểu được điều gì và mỉm cười.
A Gentle Creature (1876)
Đó là những tâm sự đến từ một gã viên chức trẻ cô đơn và một tay chủ tiệm cầm đồ ghét bỏ mọi thứ trên đời. Họ khác biệt tất thảy, từ hoàn cảnh, suy nghĩ, tuổi tác, cho tới thái độ trước cuộc sống.
Gã viên chức lủi thủi một mình, nhưng dù chẳng có ai kề bên thì gã cũng không thể giấu được sự thật rằng thâm tâm luôn âm ỉ một ngọn lửa hy vọng. Gã yêu cái thành phố gã đang sống, yêu những con đường, yêu những căn nhà, yêu những cây cầu, yêu những chiếc ghế khuất sâu trong những góc nhỏ. Gã hay mơ mộng đến mức đáng thương, vì đó là những ước muốn được nuôi lớn bởi sự tự ti và nỗi cô đơn.
Tay chủ tiệm cầm đồ thì ngược lại, cõi lòng hắn nguội lạnh như một nấm mồ. Vẻ ngoài lịch lãm và lễ độ bao nhiêu thì bên trong hắn lại ích kỷ và kiêu hãnh bấy nhiêu. Hắn tự xem bản thân mình là cao quý hơn tất cả và có thể nhìn thấu mọi sự việc. Nhưng khi tiếp tục đi sâu hơn vào suy nghĩ của hắn, chúng ta dễ dàng nhận ra bao nhiêu lớp mặt nạ kia hóa ra cũng chỉ để che giấu những tổn thương, những đau khổ vì cảm giác bị lăng nhục trước đây.
Và chính bởi lẽ đó, đứng trước tình yêu, cách phản ứng đến từ hai nhân vật cũng hoàn toàn đối nghịch. Trong khi gã viên chức trẻ cư xử đầy vị tha, bao dung, không hề vụ lợi, thì tay chủ tiệm cầm đồ lại hành hạ người hắn si mê theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tuy nhiên, dù câu chuyện của cả hai đều đưa đến kết thúc có thể xem là buồn và bi kịch, nhưng cái hay là ở chỗ, người đọc lại cảm nhận được một sự tương đồng mà Fyodor Dostoyevsky khéo léo đặt ẩn phía dưới: họ đều không oán trách người con gái mình yêu hay cảm thấy hối hận.
Vì tình yêu có thể đau đớn, nhưng chúng ta chẳng thể thật sự sống nếu thiếu nó.
…….
Qua hai truyện vừa, Dostoyevsky cho chúng ta thấy được muôn vạn trạng thái xúc cảm của kẻ đang yêu. Đó là chút rung động quyến luyến ban đầu, là mong muốn chiếm hữu, là sự ghen tuông, là chút lãng mạn, là nỗi tuyệt vọng … tất cả đều hòa quyện và tạo nên Những Đêm Trắng – một bức tranh trần trụi và đầy sống động (lẫn chút bệnh hoạn). Ông mổ xẻ tâm lý nhân vật của mình hệt như một bác sỹ phẫu thuật với tay nghề bậc thầy, phơi bày những bí mật, suy nghĩ và tâm tư trong từng trang sách, rõ ràng và tinh khiết.
Đó cũng là lý do tại sao tôi lại thấy … sợ Fyodor Dostoyevsky. Một sự đồng cảm nhất định với cả gã viên chức lẫn tay chủ tiệm cầm đồ khiến tôi dường như dễ nhập tâm vào cuốn sách này hơn, đặc biệt khi nó được viết ở ngôi thứ nhất. Tôi sẽ không lải nhải kiểu tiểu thuyết rẻ tiền ba xu, rằng dường như những câu chữ trong Những Đêm Trắng được viết ra dành riêng cho bản thân.
Chỉ là thật khó để tiếp tục đọc văn của người mà bạn đã biết trước: rồi sẽ có dòng nào đó cứ như thể được được lôi ra từ trong trí óc mình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
[Review sách] Những đêm trắng – F. Dostoevsky - hồi tưởng của một kẻ mộng mơ
Linhlinh.vn
Những Đêm Trắng gồm hai câu chuyện, mở đầu là tác phẩm cùng tên được viết năm 1848. Câu chuyện bắt đầu một cách mơ hồ qua cái nhìn của một kẻ mộng mơ sống một cuộc đời buồn tẻ, cô đơn và lạc lõng kéo dài lê thê giữa đô thành Saint Petersburg. Nếu không phải hoặc chưa từng là một người trẻ tuổi, nhiệt thành và nhiều xúc cảm, có lẽ người ta sẽ khó đồng cảm với anh chàng công chức quèn 26 tuổi này. Nhưng rõ là anh ấy không phải một người bình thường, dường như anh ta đã sống một cuộc đời cô đơn quá mức tới nỗi anh trò chuyện cùng những ngôi nhà như thể chúng rất thân thiết với anh. Giữa Saint Petersburg tấp nập người qua lại nhưng anh chỉ “gần như kết bạn” với một ông già, nếu một buổi chiều bất chợt một trong hai người vắng mặt thì người kia có thể thấy buồn, nhưng khi gặp lại họ chỉ “suýt chào nhau”…
Cuộc sống của chàng trai có lẽ cứ buồn tẻ như thế cho đến một đêm, khi Nastenka xuất hiện như một cơn gió lạ. Chàng trai cứ ngỡ sắp tìm được một điều gì quan trọng của cuộc đời mình khi mỗi đêm trắng hò hẹn trôi qua anh thấy mình như say đắm cô gái này nhiều hơn nữa. Mỗi lần trò chuyện, anh dần thấu hiểu cuộc đời và tính cách của cô gái trẻ tuổi, ngây thơ, trong sáng và luôn yêu hết mình này.
Cuộc sống của cô cũng giống như anh, quanh quẩn ở một nơi với những điều quen thuộc, cũng cho tới một ngày cô gặp một chàng trai. Tình yêu và lòng dũng cảm đã khiến cô quyết định theo đuổi tình yêu của mình dù phải chờ đợi suốt một năm. Nhưng tiếc rằng một năm sau lời hứa hẹn của chàng trai đó, anh ta đã quay về nhưng không đến gặp cô…
Những đêm trắng, hai kẻ cô đơn, họ như hai tâm hồn đồng điệu, lắng nghe và chia sẻ, thời gian ngừng trôi, không gian tĩnh lặng, tất cả nhường chỗ cho những xúc cảm và lòng nhiệt thành đầy lãng mạn.
Trải qua năm đêm trò chuyện cùng nhau trên con phố vắng, ngày mai anh sẽ chuyển đến nhà cô gái kia và bắt đầu một cuộc sống mới. Tưởng như một chương mới sẽ mở ra trong cuộc đời anh thì cũng là lúc người xưa cũ trở về. Cũng trong đêm trắng cuối cùng anh nhận ra cô gái ấy chỉ là một nguồn sáng tươi mới chớp nhoáng xuất hiện trong cuộc đời tăm tối của anh, rồi vụt mất và trở lại nơi nó vốn thuộc về. Cô gái mà anh ngỡ sẽ là người quan trọng của cuộc đời mình đã phút chốc không còn thuộc về anh nữa.
Kết thúc những đêm trắng, anh lại trở về với căn phòng nhỏ, lại ngắm nhìn Saint Petersburg và những hạt mưa rơi cùng một nỗi lòng nặng trĩu và một trái tim cao thượng chúc phúc cho cô gái mình thương..
Cô Gái Nhu Mì, được Dostoyevsky viết năm 1876, những câu chuyện kể cách đây hai thế kỉ, nhưng những giá trị và xúc cảm nó mang lại vẫn chưa bao giờ cũ.
Sau câu chuyện của một anh chàng công chức cô đơn là câu chuyện của một chủ tiệm cầm đồ, và cuộc đời anh cũng rẽ sang một trang mới tươi vui hơn với người vợ đồng hành. Cô gái ấy cũng là một cơn gió thầm lặng, đến nhẹ nhàng, ở lại đôi chút rồi ra đi bất chợt.
Cuộc sống vợ chồng, những xung đột hay kẻ thứ ba đều khó tránh khỏi, những điều đó vốn có thể dễ dàng hóa giải khi vốn tình yêu của người chủ tiệm dành cho vợ mình thừa sức bao dung. Nhưng lòng kiêu hãnh và sự cô đơn giữa hai con người là quá lớn, để suốt một thời gian dài họ hạn chế giao tiếp với nhau hết mức có thể dù đang sống chung dưới một mái nhà. Những xung đột trong tâm hồn của họ không thể hiện ra ngoài bằng những cuộc cãi vã, họ yên lặng và dần cách xa nhau…
Mãi đến rất lâu sau, họ mới hóa giải được tất cả chỉ trong một khoảnh khắc. Nhưng không lâu sau người vợ nhu mì đã tự tử, cho đến cuối cùng vẫn không ai biết lí do vì sao cho dù trước đó hai vợ chồng đã rất hạnh phúc vì tìm lại được nhau. Giây phút ngồi trước vợ mình bất động, người chủ tiệm chỉ còn khắc khoải cùng nỗi u buồn tuyệt vọng và câu hỏi mênh mang: Ngày mai người ta mang nàng đi thì tôi sẽ ra sao?
Cái hay trong câu chuyện của Dostoyevsky không phải là tình tiết hay kết quả của câu chuyện, mà là cách ông dẫn dắt câu chuyện đó cùng nội tâm nhân vật ra sao. Khả năng khắc họa và miêu tả tâm lý nhân vật của đại văn hào nước Nga thế kỉ XIX quả là xuất sắc. Câu chuyện của ông khiến người đọc dù ở cách xa đến nửa vòng trái đất hay 2 thế kỉ hoặc lâu hơn nữa, vẫn cảm thấy có hình bóng của mình trong đó, những kẻ mộng mơ, cô độc và yêu hết mình.
Hai nhân vật chính, chàng viên chức mơ mộng và người chủ tiệm cầm đồ tự kỉ, hai cô gái, Nastenka và người vợ nhu mì đều trẻ tuổi, tâm hồn trong trắng, xuất hiện như ánh sáng trong lành cho cuộc đời hai kẻ nọ. Nhưng cũng như những đêm trắng huyền diệu của đô thành Saint Petersburg chẳng thể nào kéo dài vĩnh viễn, những ngày tươi đẹp vụt qua, tuyết băng ập đến, hạnh phúc mà người mơ mộng hay người chủ tiệm chờ mong đều sớm lụi tắt, để lại hoài niệm u buồn, bế tắc và nỗi cô đơn sẽ không bao giờ chấm dứt.
Huyền ảo giữa ngày và đêm, mơ mộng và thực tế, sự ích kỉ và lòng vị tha, tình yêu và thù ghét, đầy chất thơ nhưng cũng đầy kịch tính, lãng mạn nhưng cũng rất phũ phàng.. Đó là những gì mà Dostoyevsky đã khéo léo thể hiện trong tiểu thuyết Những Đêm Trắng.
Thúy Linh
Linhlinh.vn
Những Đêm Trắng gồm hai câu chuyện, mở đầu là tác phẩm cùng tên được viết năm 1848. Câu chuyện bắt đầu một cách mơ hồ qua cái nhìn của một kẻ mộng mơ sống một cuộc đời buồn tẻ, cô đơn và lạc lõng kéo dài lê thê giữa đô thành Saint Petersburg. Nếu không phải hoặc chưa từng là một người trẻ tuổi, nhiệt thành và nhiều xúc cảm, có lẽ người ta sẽ khó đồng cảm với anh chàng công chức quèn 26 tuổi này. Nhưng rõ là anh ấy không phải một người bình thường, dường như anh ta đã sống một cuộc đời cô đơn quá mức tới nỗi anh trò chuyện cùng những ngôi nhà như thể chúng rất thân thiết với anh. Giữa Saint Petersburg tấp nập người qua lại nhưng anh chỉ “gần như kết bạn” với một ông già, nếu một buổi chiều bất chợt một trong hai người vắng mặt thì người kia có thể thấy buồn, nhưng khi gặp lại họ chỉ “suýt chào nhau”…
Cuộc sống của chàng trai có lẽ cứ buồn tẻ như thế cho đến một đêm, khi Nastenka xuất hiện như một cơn gió lạ. Chàng trai cứ ngỡ sắp tìm được một điều gì quan trọng của cuộc đời mình khi mỗi đêm trắng hò hẹn trôi qua anh thấy mình như say đắm cô gái này nhiều hơn nữa. Mỗi lần trò chuyện, anh dần thấu hiểu cuộc đời và tính cách của cô gái trẻ tuổi, ngây thơ, trong sáng và luôn yêu hết mình này.
Cuộc sống của cô cũng giống như anh, quanh quẩn ở một nơi với những điều quen thuộc, cũng cho tới một ngày cô gặp một chàng trai. Tình yêu và lòng dũng cảm đã khiến cô quyết định theo đuổi tình yêu của mình dù phải chờ đợi suốt một năm. Nhưng tiếc rằng một năm sau lời hứa hẹn của chàng trai đó, anh ta đã quay về nhưng không đến gặp cô…
Những đêm trắng, hai kẻ cô đơn, họ như hai tâm hồn đồng điệu, lắng nghe và chia sẻ, thời gian ngừng trôi, không gian tĩnh lặng, tất cả nhường chỗ cho những xúc cảm và lòng nhiệt thành đầy lãng mạn.
Trải qua năm đêm trò chuyện cùng nhau trên con phố vắng, ngày mai anh sẽ chuyển đến nhà cô gái kia và bắt đầu một cuộc sống mới. Tưởng như một chương mới sẽ mở ra trong cuộc đời anh thì cũng là lúc người xưa cũ trở về. Cũng trong đêm trắng cuối cùng anh nhận ra cô gái ấy chỉ là một nguồn sáng tươi mới chớp nhoáng xuất hiện trong cuộc đời tăm tối của anh, rồi vụt mất và trở lại nơi nó vốn thuộc về. Cô gái mà anh ngỡ sẽ là người quan trọng của cuộc đời mình đã phút chốc không còn thuộc về anh nữa.
Kết thúc những đêm trắng, anh lại trở về với căn phòng nhỏ, lại ngắm nhìn Saint Petersburg và những hạt mưa rơi cùng một nỗi lòng nặng trĩu và một trái tim cao thượng chúc phúc cho cô gái mình thương..
Cô Gái Nhu Mì, được Dostoyevsky viết năm 1876, những câu chuyện kể cách đây hai thế kỉ, nhưng những giá trị và xúc cảm nó mang lại vẫn chưa bao giờ cũ.
Sau câu chuyện của một anh chàng công chức cô đơn là câu chuyện của một chủ tiệm cầm đồ, và cuộc đời anh cũng rẽ sang một trang mới tươi vui hơn với người vợ đồng hành. Cô gái ấy cũng là một cơn gió thầm lặng, đến nhẹ nhàng, ở lại đôi chút rồi ra đi bất chợt.
Cuộc sống vợ chồng, những xung đột hay kẻ thứ ba đều khó tránh khỏi, những điều đó vốn có thể dễ dàng hóa giải khi vốn tình yêu của người chủ tiệm dành cho vợ mình thừa sức bao dung. Nhưng lòng kiêu hãnh và sự cô đơn giữa hai con người là quá lớn, để suốt một thời gian dài họ hạn chế giao tiếp với nhau hết mức có thể dù đang sống chung dưới một mái nhà. Những xung đột trong tâm hồn của họ không thể hiện ra ngoài bằng những cuộc cãi vã, họ yên lặng và dần cách xa nhau…
Mãi đến rất lâu sau, họ mới hóa giải được tất cả chỉ trong một khoảnh khắc. Nhưng không lâu sau người vợ nhu mì đã tự tử, cho đến cuối cùng vẫn không ai biết lí do vì sao cho dù trước đó hai vợ chồng đã rất hạnh phúc vì tìm lại được nhau. Giây phút ngồi trước vợ mình bất động, người chủ tiệm chỉ còn khắc khoải cùng nỗi u buồn tuyệt vọng và câu hỏi mênh mang: Ngày mai người ta mang nàng đi thì tôi sẽ ra sao?
Cái hay trong câu chuyện của Dostoyevsky không phải là tình tiết hay kết quả của câu chuyện, mà là cách ông dẫn dắt câu chuyện đó cùng nội tâm nhân vật ra sao. Khả năng khắc họa và miêu tả tâm lý nhân vật của đại văn hào nước Nga thế kỉ XIX quả là xuất sắc. Câu chuyện của ông khiến người đọc dù ở cách xa đến nửa vòng trái đất hay 2 thế kỉ hoặc lâu hơn nữa, vẫn cảm thấy có hình bóng của mình trong đó, những kẻ mộng mơ, cô độc và yêu hết mình.
Hai nhân vật chính, chàng viên chức mơ mộng và người chủ tiệm cầm đồ tự kỉ, hai cô gái, Nastenka và người vợ nhu mì đều trẻ tuổi, tâm hồn trong trắng, xuất hiện như ánh sáng trong lành cho cuộc đời hai kẻ nọ. Nhưng cũng như những đêm trắng huyền diệu của đô thành Saint Petersburg chẳng thể nào kéo dài vĩnh viễn, những ngày tươi đẹp vụt qua, tuyết băng ập đến, hạnh phúc mà người mơ mộng hay người chủ tiệm chờ mong đều sớm lụi tắt, để lại hoài niệm u buồn, bế tắc và nỗi cô đơn sẽ không bao giờ chấm dứt.
Huyền ảo giữa ngày và đêm, mơ mộng và thực tế, sự ích kỉ và lòng vị tha, tình yêu và thù ghét, đầy chất thơ nhưng cũng đầy kịch tính, lãng mạn nhưng cũng rất phũ phàng.. Đó là những gì mà Dostoyevsky đã khéo léo thể hiện trong tiểu thuyết Những Đêm Trắng.
Thúy Linh
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review sách Người lạ trong gương - Phía sau ánh hào quang - Sidney Sheldon
Author: Lê Xuân Thắng
ahabook
Hollywood - Kinh đô điện ảnh và giải trí của thế giới, rộng 160 ha, ở ngoại ô thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ, là khao khát muốn hướng tới của bao người. Tác phẩm "Người lạ trong gương" là câu chuyện cuộc đời và hành trình mà những nhân vật trải qua đã cho thấy cái nhìn thực tế rất phũ phàng và trần trụi về Hollywood. Vì đã từng có thời gian dài làm việc ở đây, nên Sidney Sheldon miêu tả về Hollywood một cách sống động và thực tế, phía sau ánh hào quang rực rỡ kia là biết bao đánh đổi, đau thương xen lẫn tội ác.
Người lạ trong gương
Danh vọng, thành công và nước mắt...
Mongmuốn để độc giả không thể buông sách của mình xuống, Sidney Sheldon đã bắt đầu câu chuyện bằng một vụ án bí hiểm, kích thích sự tò mò của người đọc. Với những tình tiết kịch tính, ông đã lôi cuốn người đọc vào sự thăng trầm trong suốt cuộc đời của hai nhân vật chính. Đưa đến cho người đọc một cái nhìn chân thật về cuộc đời của những con người mà bên ngoài thì hào nhoáng, bên trong đầy khổ đau.
Toby Temple - một con người có một niềm tin về tài năng của chính bản thân mình. Anh đã định hướng con đường nghệ thuật cho bản thân. Nhưng, không có một con đường nào bằng phẳng. Thành công không hề đến một cách dễ dàng, để đạt đến đỉnh cao của sự nổi tiếng và tiền bạc, Toby đã phải lăn lộn và nỗ lực rất nhiều. Có ai biết trước khi là một Toby nổi tiếng được rất nhiều người tôn sùng, anh đã phải thuê những nhà trọ rẻ tiền nhất để ở, ăn uống thì kham khổ, vừa nhai vừa thèm thuồng nhìn những món ngon trên bàn kế bên. Khổ cực ấy nhưng có là gì so với sự chống chọi với nỗi khiếp sợ mỗi khi thất bại, bị người xem hò la hoặc ném vỏ chai, hoặc bị đuổi xuống trước khi bắt đầu. Mỗi khi thất bại trong biểu diễn, anh chỉ mong sao mình căm thù được sân khấu. Nhưng tình yêu với sân khấu, đam mê với nghệ thuật hình như đã ăn sâu vào con người anh. Để rồi, khi đứng dưới ánh đèn sân khấu, anh lại tiếp tục biểu diễn dù có thể nhận lại lời la ó hay vỏ chai. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, dần dần sự nỗ lực của anh đã được đền đáp. Cuối cùng thành công, danh vọng đã đến với anh. Anh đã trở thành siêu sao, một nghệ sỹ có sức hút lớn, được yêu mến và săn đón khắp nơi. Thế mới nói, trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, nếu không phấn đấu và nỗ lực, bỏ ra tất cả tài năng và tâm huyết của mình, sẽ không thể đạt được đỉnh cao của danh vọng và quyền lực. Biết bao nghệ sĩ ngoài kia để có được sự nổi tiếng, được yêu mến, họ đã phải cống hiến và hi sinh nhiều như thế nào.
Trên đỉnh cao của quyền lực và danh vọng, được hàng triệu người săn đón, nhưng Toby lại cô đơn và anh đã buông thả mình vào những cơn mê khoái lạc. Trống rỗng trong tâm hồn đã khiến anh đã quên mất cảm xúc của tình yêu cho đến khi gặp Jill Castle.
Mỗi tiểu thuyết của Sidney Sheldon dường như đều có một người phụ nữ đẹp, quyến rũ và có khí phách. Là cô thiếu nữ đẹp nhất Odessa, Jill Castle đã từng là cô gái trong sáng với một mối tình đầu màu hồng, đầy khát khao và nồng cháy. Đến Hollywood để trốn chạy nỗi đau của sự phản bội, Jill cũng mang theo giấc mộng chinh phục kinh đô điện ảnh. Ở Jill có đam mê, nghị lực và cả sự sôi nổi với công việc. Nàng khao khát được đóng góp và sáng tạo trong mỗi vai diễn dù đó chỉ là vai phụ, xuất hiện duy nhất một phân cảnh ngắn. Nhưng phải chăng “hồng nhan bạc phận”, nàng bị vùi dập một cách cay đắng, bị lừa lọc, bị sỉ nhục. Nàng đã không có lấy một cơ hội để thể hiện tài năng và cũng không ai bận tâm thừa nhận. Chỉ bởi vì nàng thiếu sự may mắn, sự tiến cử và sự bảo trợ. Tiền bạc và sự nghiệp, nàng đã phải dùng chính thân xác để đánh đổi. Mặt tối của thế giới xa hoa, hào nhoáng ấy đã được bóc trần một cách tàn nhẫn.
Tưởng chừng như cuộc đời Jill mãi trắc trở như vậy, nhưng nàng đã gặp được Toby. Người đã đưa cuộc đời nàng sang một trang mới. Cho nàng cây gậy quyền lực để trừng phạt lại Holywood, trừng phạt những kẻ đã chà đạp nàng, giẫm đạp lên giấc mơ của nàng.
Tình yêu và tham vọng...
Hai con người xa lạ ấy, tưởng chừng như hai đường thẳng song song ấy đến với nhau ban đầu là mục đích riêng. Cuộc đời cả hai người là cuộc tìm kiếm và khao khát sự nổi tiếng, khi gặp nhau, mỗi người ở một địa vị riêng, nhưng đều đang cô đơn đến tuyệt vọng. Và họ gặp nhau, yêu nhau, một tình yêu xen lẫn si mê, nhục cảm trong sự toan tính, chiếm hữu và sắp đặt. Người đọc cảm phục cái cách Jill chiến đấu và nỗ lực để vực dậy Toby, để “hồi sinh” anh. Và như òa khóc cùng Jill vào ngày Toby bám chiếc xe tập đi nhích từng bước về phía nàng, miệng méo xệch như đang cố phát ra tiếng gọi: “Jill...Jill...”. Vỡ òa vì giữa những mảng tối của một xã hội đầy thủ đoạn và tàn nhẫn, tình yêu vẫn tồn tại. Câu chuyện dừng ở đây, hẳn đã là một cái kết thật đẹp cho hai con người có một cuộc đời quá đau khổ, thiếu thốn và cô đơn. Tình yêu ấy sẽ trở thành bất diệt, và nhận được sự ngưỡng mộ của nhiều người. Sau bao cay đắng, khó khăn tưởng chừng hạnh phúc đã mỉm cười với họ. Nhưng không, tham vọng và dục vọng đã đẩy Toby và Jill đến bờ vực của bi kịch, dẫn đến một cái kết đau lòng và đầy tiếc nuối.
Tham vọng quá lớn cùng với ích kỷ của bản thân là nguồn gốc đầy uy lực đã biến những điều tốt đẹp trở nên xấu xa, biến tình yêu thành thù địch. Toby và Jill đã không thoát khỏi bóng ma tham vọng trong chính mỗi con người, không thoát khỏi dục vọng của bản thân, để rồi rơi vào sự bất hạnh. Tham vọng đã làm cho con người mù quáng, đánh mất chính mình. Dần dần họ thấy xa lạ với chính mình khi nhìn vào gương. Nếu mỗi người biết dừng lại, biết hài lòng với những gì mình đang có, biết yêu thương, trân trọng những gì bên cạnh, thì tình yêu và hạnh phúc sẽ luôn ở bên. Nhưng như vậy đã không phải là cuộc sống, phải không nào.
Liệu Jill có được thực sự trở về bên Toby khi làn khí lạnh ào đến quấn lấy nàng.
Author: Lê Xuân Thắng
ahabook
Hollywood - Kinh đô điện ảnh và giải trí của thế giới, rộng 160 ha, ở ngoại ô thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ, là khao khát muốn hướng tới của bao người. Tác phẩm "Người lạ trong gương" là câu chuyện cuộc đời và hành trình mà những nhân vật trải qua đã cho thấy cái nhìn thực tế rất phũ phàng và trần trụi về Hollywood. Vì đã từng có thời gian dài làm việc ở đây, nên Sidney Sheldon miêu tả về Hollywood một cách sống động và thực tế, phía sau ánh hào quang rực rỡ kia là biết bao đánh đổi, đau thương xen lẫn tội ác.
Người lạ trong gương
Danh vọng, thành công và nước mắt...
Mongmuốn để độc giả không thể buông sách của mình xuống, Sidney Sheldon đã bắt đầu câu chuyện bằng một vụ án bí hiểm, kích thích sự tò mò của người đọc. Với những tình tiết kịch tính, ông đã lôi cuốn người đọc vào sự thăng trầm trong suốt cuộc đời của hai nhân vật chính. Đưa đến cho người đọc một cái nhìn chân thật về cuộc đời của những con người mà bên ngoài thì hào nhoáng, bên trong đầy khổ đau.
Toby Temple - một con người có một niềm tin về tài năng của chính bản thân mình. Anh đã định hướng con đường nghệ thuật cho bản thân. Nhưng, không có một con đường nào bằng phẳng. Thành công không hề đến một cách dễ dàng, để đạt đến đỉnh cao của sự nổi tiếng và tiền bạc, Toby đã phải lăn lộn và nỗ lực rất nhiều. Có ai biết trước khi là một Toby nổi tiếng được rất nhiều người tôn sùng, anh đã phải thuê những nhà trọ rẻ tiền nhất để ở, ăn uống thì kham khổ, vừa nhai vừa thèm thuồng nhìn những món ngon trên bàn kế bên. Khổ cực ấy nhưng có là gì so với sự chống chọi với nỗi khiếp sợ mỗi khi thất bại, bị người xem hò la hoặc ném vỏ chai, hoặc bị đuổi xuống trước khi bắt đầu. Mỗi khi thất bại trong biểu diễn, anh chỉ mong sao mình căm thù được sân khấu. Nhưng tình yêu với sân khấu, đam mê với nghệ thuật hình như đã ăn sâu vào con người anh. Để rồi, khi đứng dưới ánh đèn sân khấu, anh lại tiếp tục biểu diễn dù có thể nhận lại lời la ó hay vỏ chai. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, dần dần sự nỗ lực của anh đã được đền đáp. Cuối cùng thành công, danh vọng đã đến với anh. Anh đã trở thành siêu sao, một nghệ sỹ có sức hút lớn, được yêu mến và săn đón khắp nơi. Thế mới nói, trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, nếu không phấn đấu và nỗ lực, bỏ ra tất cả tài năng và tâm huyết của mình, sẽ không thể đạt được đỉnh cao của danh vọng và quyền lực. Biết bao nghệ sĩ ngoài kia để có được sự nổi tiếng, được yêu mến, họ đã phải cống hiến và hi sinh nhiều như thế nào.
Trên đỉnh cao của quyền lực và danh vọng, được hàng triệu người săn đón, nhưng Toby lại cô đơn và anh đã buông thả mình vào những cơn mê khoái lạc. Trống rỗng trong tâm hồn đã khiến anh đã quên mất cảm xúc của tình yêu cho đến khi gặp Jill Castle.
Mỗi tiểu thuyết của Sidney Sheldon dường như đều có một người phụ nữ đẹp, quyến rũ và có khí phách. Là cô thiếu nữ đẹp nhất Odessa, Jill Castle đã từng là cô gái trong sáng với một mối tình đầu màu hồng, đầy khát khao và nồng cháy. Đến Hollywood để trốn chạy nỗi đau của sự phản bội, Jill cũng mang theo giấc mộng chinh phục kinh đô điện ảnh. Ở Jill có đam mê, nghị lực và cả sự sôi nổi với công việc. Nàng khao khát được đóng góp và sáng tạo trong mỗi vai diễn dù đó chỉ là vai phụ, xuất hiện duy nhất một phân cảnh ngắn. Nhưng phải chăng “hồng nhan bạc phận”, nàng bị vùi dập một cách cay đắng, bị lừa lọc, bị sỉ nhục. Nàng đã không có lấy một cơ hội để thể hiện tài năng và cũng không ai bận tâm thừa nhận. Chỉ bởi vì nàng thiếu sự may mắn, sự tiến cử và sự bảo trợ. Tiền bạc và sự nghiệp, nàng đã phải dùng chính thân xác để đánh đổi. Mặt tối của thế giới xa hoa, hào nhoáng ấy đã được bóc trần một cách tàn nhẫn.
Tưởng chừng như cuộc đời Jill mãi trắc trở như vậy, nhưng nàng đã gặp được Toby. Người đã đưa cuộc đời nàng sang một trang mới. Cho nàng cây gậy quyền lực để trừng phạt lại Holywood, trừng phạt những kẻ đã chà đạp nàng, giẫm đạp lên giấc mơ của nàng.
Tình yêu và tham vọng...
Hai con người xa lạ ấy, tưởng chừng như hai đường thẳng song song ấy đến với nhau ban đầu là mục đích riêng. Cuộc đời cả hai người là cuộc tìm kiếm và khao khát sự nổi tiếng, khi gặp nhau, mỗi người ở một địa vị riêng, nhưng đều đang cô đơn đến tuyệt vọng. Và họ gặp nhau, yêu nhau, một tình yêu xen lẫn si mê, nhục cảm trong sự toan tính, chiếm hữu và sắp đặt. Người đọc cảm phục cái cách Jill chiến đấu và nỗ lực để vực dậy Toby, để “hồi sinh” anh. Và như òa khóc cùng Jill vào ngày Toby bám chiếc xe tập đi nhích từng bước về phía nàng, miệng méo xệch như đang cố phát ra tiếng gọi: “Jill...Jill...”. Vỡ òa vì giữa những mảng tối của một xã hội đầy thủ đoạn và tàn nhẫn, tình yêu vẫn tồn tại. Câu chuyện dừng ở đây, hẳn đã là một cái kết thật đẹp cho hai con người có một cuộc đời quá đau khổ, thiếu thốn và cô đơn. Tình yêu ấy sẽ trở thành bất diệt, và nhận được sự ngưỡng mộ của nhiều người. Sau bao cay đắng, khó khăn tưởng chừng hạnh phúc đã mỉm cười với họ. Nhưng không, tham vọng và dục vọng đã đẩy Toby và Jill đến bờ vực của bi kịch, dẫn đến một cái kết đau lòng và đầy tiếc nuối.
Tham vọng quá lớn cùng với ích kỷ của bản thân là nguồn gốc đầy uy lực đã biến những điều tốt đẹp trở nên xấu xa, biến tình yêu thành thù địch. Toby và Jill đã không thoát khỏi bóng ma tham vọng trong chính mỗi con người, không thoát khỏi dục vọng của bản thân, để rồi rơi vào sự bất hạnh. Tham vọng đã làm cho con người mù quáng, đánh mất chính mình. Dần dần họ thấy xa lạ với chính mình khi nhìn vào gương. Nếu mỗi người biết dừng lại, biết hài lòng với những gì mình đang có, biết yêu thương, trân trọng những gì bên cạnh, thì tình yêu và hạnh phúc sẽ luôn ở bên. Nhưng như vậy đã không phải là cuộc sống, phải không nào.
Liệu Jill có được thực sự trở về bên Toby khi làn khí lạnh ào đến quấn lấy nàng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Người lạ trong gương: Bóng tối ẩn sau ánh hào quang - Sidney Sheldon
Revelogue
Ngọc Linh
Người lạ trong gương là cuốn tiểu thuyết đầy tâm huyết của nhà văn người Mỹ Sidney Sheldon, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1976. Tác phẩm đã vạch trần những bí ẩn tại vùng đất xa hoa Hollywood, nơi sự nghiệp thăng hoa của vô vàn minh tinh màn bạc trên thế giới.
Đôi nét về nhà văn Sidney Sheldon và Người lạ trong gương
Sheldon tên thật là Sidney Schechtel, sinh năm 1917 tại thành phố Chicago và qua đời ở tuổi 89. Tác giả lớn lên trong giai đoạn nước Mỹ đối mặt với thời kỳ Đại khủng hoảng nên ông phải nghỉ học từ lớp ba, đồng thời Sheldon cũng không có nhiều cơ hội tiếp xúc với sách.
Mang theo ước mơ trở thành nhà viết kịch, năm 17 tuổi, Sidney Sheldon bay tới Los Angeles để khởi nghiệp. Sau nhiều lần bị các nhà làm phim từ chối, cuối cùng ông đã dành được những thành công đầu tiên trong sự nghiệp nhờ kịch bản sân khấu, viết cùng với Robertson cho Broadway.
Chân dung nhà văn Sidney Sheldon
Bên cạnh mảng nhạc kịch, Sheldon còn ghi dấu ấn cá nhân sâu đậm trong làng điện ảnh Hollywood với hơn hai mươi kịch bản phim nhựa và truyền hình.
Ông nhận được vô số giải thưởng với nghề viết kịch bản, trong đó phải kể đến giải Oscar cho kịch bản xuất sắc nhất với bộ phim Trai tân và cô gái mất trí và giải Emmy cho I dream of Jeannie.
Nhắc đến nghề văn chương, Sheldon Sidney cho rằng đó là một phép lạ bởi ông không được học qua trường lớp cũng như tiếp xúc nhiều với văn chương. Chia sẻ về sứ mệnh của nhà văn, ông từng nói rằng:
“Một lần tại ngôi làng ở Maroc, tôi bắt gặp đám đông ngồi quanh đống lửa say sưa nghe kể chuyện. Tôi bỗng hiểu ra rằng mình cũng đang làm chính công việc đó, một người kể chuyện, chỉ có điều ở quy mô lớn hơn mà thôi.”
Sheldon Sidney ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Lộ Mặt vào năm 1970 và kể từ đó, trong suốt 30 năm cầm bút, ông đã cho xuất bản thêm mười bảy cuốn sách nữa. Số lượng sách của Sheldon Sidney được bán ra lên tới hơn 300 triệu bản, đồng thời ông trở thành nhà văn có số lượng sách dịch ra nhiều thứ tiếng nhất thế giới, với hơn 51 ngôn ngữ.
Tác giả chủ yếu viết về thể loại trinh thám với giọng văn ly kỳ và bí ẩn, một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến Phía bên kia nửa đêm, Nếu còn có ngày mai, Ký ức lúc nửa đêm.
Người lạ trong gương cũng là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Sheldon, tác phẩm được lấy bối cảnh tại kinh đô điện ảnh Hollywood nơi ông từng làm việc và sinh sống.
Cuốn sách kể về cuộc đời cũng như sự nghiệp của hai nhân vật chính Toby Temple và Jill Castle. Xuyên suốt tác phẩm là những sự kiện, tình huống đầy bi hài liên tục xảy ra với hai con người khốn khổ, khiến mạch truyện nhanh và vô cùng hấp dẫn.
Thông qua câu chuyện của hai nhân vật, Sidney Sheldon đã vén màn những góc khuất tăm tối ở Hollywood cũng như cuộc đời đầy bi kịch của những ngôi sao dưới ánh hào quang.
Cái giá phải trả cho tiền tài và danh vọng
Người lạ trong gương được bắt đầu với khung cảnh trên một con tàu, nơi chở đầy những gương mặt nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn. Bất ngờ đã đến khi một vụ án xảy ra với vô vàn bí ẩn và uẩn khúc. Sidney Sheldon khao khát rằng:
“Tôi cố gắng viết sao cho sách của mình hấp dẫn để độc giả không thể buông nó xuống. Tôi cố gắng xây dựng chúng sao cho độc giả khi đọc xong một chương, họ phải đọc thêm một chương nữa.”
Cách mở đầu này đã rất thành công khi ông gây được sự tò mò với độc giả, khiến họ không thể ngừng lật giở từng trang sách để đi tìm lời giải. Mỗi chương truyện khép lại, nhà văn sẽ đưa bạn đọc đến gần hơn với chân tướng sự việc.
Toby Temple khi còn học trung học, sau một sự cố, đã chạy đến vùng đất Hollywood với một ước mơ lớn lao được trở thành người nổi tiếng. Cậu có khả năng nhại lại giọng các ngôi sao trên thế giới, điều này khiến mẹ cậu rất vui và tự hào.
Bà khẳng định rằng nhất định sau này Toby sẽ thành danh và cậu bé đã đem theo niềm tin ấy đến với xứ sở điện ảnh Hollywood, mà không lường trước những khó khăn sắp phải đối mặt.
Cuốn tiểu thuyết đắt giá Người lạ trong gương
Toby vật lộn ở xứ kinh kỳ điện ảnh này, chịu đựng mọi sự thống khổ, từ nơi ở rách nát, tồi tàn đến những món ăn khó nuốt nhất. Nhưng có lẽ đối với Toby điều khiến chàng trai trẻ tuyệt vọng hơn cả là tài năng anh hằng tin tưởng không được công nhận.
Toby tìm mọi cách để được biểu diễn cũng như gặp gỡ người nổi tiếng nhưng con đường đến với danh vọng không hề dễ dàng như thế. Anh phải diễn tại các quán rượu, nơi người lao động lam lũ tìm đến, họ chẳng biết gì về nghệ thuật, thậm chí chửi rủa và ném đồ đạc vào anh.
“Anh ngước nhìn hàng chữ HOLLYWOOD khổng lồ và rực sáng gắn trên sườn núi như một sự thách thức và trêu cợt. Nó ở đâu ra và đến bao giờ sẽ là một giấc mơ có thật của anh? Hay mãi vẫn chỉ là cạm bẫy cho những kẻ viển vông bất tài muốn tự huỷ diệt mình?”
– Người lạ trong gương
Trên hành trình kiếm tìm ánh hào quang, Toby phải chịu đựng sự thơ ơ, coi thường của các nhà làm phim. Họ không để tâm đến tài năng của Toby vì trong mắt họ, anh là kẻ vô danh và không mang lại lợi nhuận cho hãng.
Mặc dù liên tục vấp phải những thất bại nhưng Toby không cho phép bản thân dừng lại, anh không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Cuối cùng, may mắn cũng mỉm cười với anh khi Clifton Lawrence, một nhà làm phim lừng danh lúc bấy giờ nhận ra và nuôi dưỡng tài năng của Toby.
Toby thành danh và trở thành cái tên được săn đón trên toàn thế giới, khán giả nhìn thấy anh tỏa sáng và thầm ngưỡng mộ nhưng chẳng có ai biết những điều anh đã trải qua để có được ngày hôm nay. Có kẻ vẫn coi anh là người bỗng dưng nổi tiếng sau một đêm thức giấc, anh chỉ nhoẻn miệng cười và không để tâm đến.
Để chạm tới đỉnh cao nơi kinh kỳ Hollywood, Toby đã vượt qua ngày tháng tưởng chừng như địa ngục cùng những tuyệt vọng sâu thẳm không lối thoát và bản thân chỉ còn sống bởi tình yêu với sân khấu cũng như khao khát được biểu diễn.
“Anh không thể sống, dù no hay đói, dù giàu hay nghèo, dù có đàn bà hay không…mà lại không được biểu diễn, không có người xem và nhất là không có tiếng cười, tiếng vỗ tay của họ.”
– Người lạ trong gương
Bên cạnh Toby thì Jill Castle cũng là nhân vật điển hình cho những kẻ vô danh khao khát được vụt sáng tại Hollywood. Rời quê hương và vứt bỏ cái tên cũ, Jill mong muốn được lột xác và trở thành diễn viên nổi tiếng ở miền đất đầy ngôi sao này.
Cũng giống như Toby, Jill Castle lăn lộn ở nơi dành cho những kẻ mộng mơ và nỗ lực tìm mọi cơ hội để được diễn xuất, dù chỉ là vai nhỏ bé nhất. Tuy nhiên, sau nhiều năm, Jill vẫn là người không tên tuổi ở miền đất hứa này và phải rong ruổi kiếm ăn qua ngày.
Những cuốn sách làm nên sự nghiệp Sidney Sheldon
Để được các nhà làm phim trao cho vai diễn, Jill phải làm đủ chiêu trò từ trong sạch đến đê tiện. Cô phải đánh đổi nhân phẩm của mình cho những cơ hội, ngay cả khi cơ thể và tâm hồn cô đã bị vấy bẩn, thành công cũng không mỉm cười với cô.
Jill Castle bị lợi dụng, lừa lọc và vùi dập tàn nhẫn trong thế giới Hollywood này, tất cả điều ấy khiến cô biến thành một người hoàn toàn khác. Và khi mọi ánh sáng trong đường hầm tưởng như bị dập tắt, Toby xuất hiện như vị cứu tinh cho cuộc đời người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh này.
Toby dẫn bước Jill đến với thế giới mà cô hằng mơ ước, gặp những người cô luôn ngưỡng mộ. Khoảnh khắc quyền lực nằm trong tay cũng là lúc nỗi căm hờn trong Jill Castle bùng lên mạnh mẽ nhất. Cái giá quá cay đắng cho ngày hôm nay khiến Jill muốn tự tay trừng phạt từng kẻ đã vùi dập và hành hạ cuộc đời mình.
“Rồi nàng cũng chẳng sợ gì nữa. Thay vào đó là lòng căm thù. Nàng căm thù hơn cả những kẻ đã không biết tới nàng, không biết tới khả năng cũng như nhan sắc của nàng, đã không cho n{ng cơ hội trở thành diễn viên, đã chỉ hứa hẹn suông với nàng. Đã khiến nàng từ tin đến không dám tin rồi bây giờ là không thèm tin vào một lời tử tế, một người tử tế nào nữa.”
– Người lạ trong gương
Jill Castle hay Toby chỉ là hình ảnh đại diễn cho vô vàn người, hàng năm vẫn bước chân tới Hollywood với ước mơ nổi tiếng sôi sục. Người lạ trong gương đã cho thấy những góc khuất xấu xí ở nơi tưởng như luôn hoàng nhoáng cùng những câu chuyện ô uế và ghê tởm.
Ở kinh đô điện ảnh này, chỉ tài năng là không đủ để thành công bởi không có ai dành thời gian cho những kẻ vô danh. Để đạt được thành công họ phải có may mắn mỉm cười và thậm chí đánh đổi cả nhân phẩm cho nó.
Những ngôi sao của một thời quá vãng
Nhắc tới Hollywood là nói đến nơi trú ngụ của vô số ngôi sao, kẻ đi tìm danh vọng và cả những người hết thời đã lùi về quá khứ. Nhà văn Sidney Sheldon tái hiện sự thật trần trụi, đau đớn về các số phận từng một thời lừng danh, để làm rõ hơn những mặt tối ở vùng đất điện ảnh này.
Bìa tiếng Việt của cuốn sách Người lạ trong gương
Nếu như những người trẻ đang nỗ lực để vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp thì có những ngôi sao lụi tàn cũng đối mặt với cuộc sống khốn khổ không kém. Dallas Bruke từng là đạo diễn lừng danh mà cả thế giới ngưỡng mộ và kính nể, vậy mà khi bước qua thời kỳ đỉnh cao người ta dành cho ông cái nhìn ngán ngẩm.
Những kịch bản ông viết không còn ai xuất bản thành phim, họ chỉ cầm và bỏ ngỏ. Các hãng phim mua bộ phim của Bruke như sự bố thí, thương hại cho con người từng có cống hiến to lớn cho nền điện ảnh.
Tuy nhiên, đối với một người viết kịch bản, điều ấy là một sự sỉ nhục khiến Bruke vô cùng đau đớn và căm phẫn.
“Ông gào lên. “Tại sao? Nếu tôi chìa ra cuốn danh bạ điện thoại chắc anh cũng sẽ mua đấy nhỉ. Tôi cần tiền để sống mà làm việc chứ đâu cần sống chỉ để có mặt trên đời này. Anh săn sóc, anh ưu ái tôi nhưng chính là đang để tôi chết dần chết mòn trong thất bại và tủi nhục, và tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho anh chuyện này đâu.”
– Người lạ trong gương
Chính Sam Winters, người trao cho Bruke sự ưu ái đáng trách ngày nào cũng phải đón nhận một kết cục như vậy. Những kẻ từng theo chân ông, nài nỉ được ông để mắt tới, giờ coi Sam như một gã vô dụng, không giúp ích cho sự nghiệp của họ.
Những số phận trên khiến người đọc tò mò về sự nghiệp của Ông vua hài kịch Toby Temple, người mà được cả thế giới mến mộ và đang đứng trên đỉnh cao danh vọng. Lần theo ngòi bút của Sheldon, ông đem đến cái kết bất ngờ, hấp dẫn cho tài năng hiếm có này của nước Mỹ.
Câu chuyện đau đớn như thế vẫn tiếp tục kéo dài xuyên suốt cuốn sách Người lạ trong gương. Người đọc đã đi vào mảnh đất Hollywood để chứng kiến biết bao sự vụt sáng rồi lụi tàn của những ngôi sao, mặt trái ít khi được hé lộ nơi đây.
Người lạ trong gương và câu chuyện tình yêu đầy bi kịch
Sidney Sheldon không chỉ viết về những câu chuyện xô bồ của những người nổi tiếng tại Hollywood mà trong Người lạ trong gương, ông còn khắc họa câu chuyện tình yêu đẹp nhưng cũng đầy trắc trở.
Toby Temple là một người đào hoa, ngay từ khi còn nhỏ anh đã được vây quanh bởi rất nhiều phụ nữ, tuy nhiên chưa bao giờ anh có cho mình tình yêu chân thành và đích thực.
Mọi chuyện trở nên tệ hơn khi Toby trở thành ngôi sao hàng đầu thế giới, anh luôn bận rộn với lịch làm việc dày đặc và gặp gỡ những người phụ nữ chỉ quan tâm đến tiền tài và danh vọng anh sở hữu.
Người ngoài cho rằng Toby rất hạnh phúc với rất nhiều sự mến mộ, tuy nhiên sự thật là anh luôn phải đối mặt với sự cô độc khủng khiếp.
“Anh khâm phục cái người nào đó đã có câu nói, như nói về chính anh vậy: Khi ta tới được nơi đó, thì lại không thấy có nơi đó… Anh thấy nhớ mẹ. Bà chắc chắn vui khi anh đã nổi tiếng đúng như bà tiên đoán, nhưng bà sẽ có cảm giác gì khi biết anh vẫn phấp phỏng âu lo, vẫn cô đơn sầu muộn?”
– Người lạ trong gương
Jill Castle may mắn hơn Toby khi ở quê hương cô tìm được David, một người yêu thương cô thật lòng và Jill cũng trao trọn con tim cho anh. Thế nhưng cuộc tình đẹp như mơ ấy vẫn đi đến bi kịch bị chia tách, bởi sự ngăn cấm của gia đình.
Tại vùng đất Hollywood, nơi hai con người cô đơn, đang sống vất vả với những nỗi khổ riêng đã tìm được đến nhau. Họ thấu hiểu và chia sẻ với nhau những khúc mắc ẩn sâu nhất, mà không ai trong số họ từng có cơ hội bộc lộ.
Một số cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Sidney Sheldon
Dù cho ban đầu, Jill và Toby có đến với nhau bằng tình yêu thực sự hay khởi nguồn là những toan tính thì cảm xúc nảy sinh giữa họ cũng nâng đỡ hai tâm hồn vượt qua tháng ngày gian khó nhất. Khi Toby gặp sự cố và đối mặt với sinh tử, y học dường như cũng bỏ cuộc thì chính niềm tin cũng như nỗ lực của Jill đã hồi sinh Toby một lần nữa.
“Dù đã rắp tâm diễn trò mèo vờn chuột với Toby, nhưng giờ đây, khi quá khứ đau thương và trần trụi trỗi dậy, nàng hiểu mình đã thực lòng muốn đến với anh và vô tình đã gọi ra đúng tên cái tình cảm vẫn ẩn kỹ trong anh mà trước nàng không một ai gọi ra được.”
– Người lạ trong gương
Xuyên suốt mạch truyện, Sidney Sheldon đưa cuộc tình của Toby và Jill qua muôn vàn thử thách, đặt chúng cạnh sự cám dỗ của danh vọng cũng như hố sâu của hận thù. Để rồi tác giả chắp bút một cái kết đầy bất ngờ, khiến độc giả phải oán trách rồi lại ngậm ngùi tiếc nuối.
Người lạ trong gương có thể không phải cuốn tiểu thuyết mang về cho Sidney Sheldon nhiều thành công nhất thế nhưng nó là tác phẩm chứa đầy tâm huyết và trăn trở của nhà văn.
Ông đưa những trải nghiệm của bản thân vào từng trang sách để đem một Hollywood vốn xa vời đến gần hơn với độc giả, rồi cũng bằng chính ngòi bút của mình, Sheldon phanh phui từng câu chuyện xấu xí chưa bao giờ được kể đằng sau ánh hào quang lấp lánh.
Dù đã trải qua nhiều thời đại, Người lạ trong gương vẫn được tái bản và đến với bạn đọc cùng những câu chuyện bi ai không bao giờ cũ.
Revelogue
Ngọc Linh
Người lạ trong gương là cuốn tiểu thuyết đầy tâm huyết của nhà văn người Mỹ Sidney Sheldon, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1976. Tác phẩm đã vạch trần những bí ẩn tại vùng đất xa hoa Hollywood, nơi sự nghiệp thăng hoa của vô vàn minh tinh màn bạc trên thế giới.
Đôi nét về nhà văn Sidney Sheldon và Người lạ trong gương
Sheldon tên thật là Sidney Schechtel, sinh năm 1917 tại thành phố Chicago và qua đời ở tuổi 89. Tác giả lớn lên trong giai đoạn nước Mỹ đối mặt với thời kỳ Đại khủng hoảng nên ông phải nghỉ học từ lớp ba, đồng thời Sheldon cũng không có nhiều cơ hội tiếp xúc với sách.
Mang theo ước mơ trở thành nhà viết kịch, năm 17 tuổi, Sidney Sheldon bay tới Los Angeles để khởi nghiệp. Sau nhiều lần bị các nhà làm phim từ chối, cuối cùng ông đã dành được những thành công đầu tiên trong sự nghiệp nhờ kịch bản sân khấu, viết cùng với Robertson cho Broadway.
Chân dung nhà văn Sidney Sheldon
Bên cạnh mảng nhạc kịch, Sheldon còn ghi dấu ấn cá nhân sâu đậm trong làng điện ảnh Hollywood với hơn hai mươi kịch bản phim nhựa và truyền hình.
Ông nhận được vô số giải thưởng với nghề viết kịch bản, trong đó phải kể đến giải Oscar cho kịch bản xuất sắc nhất với bộ phim Trai tân và cô gái mất trí và giải Emmy cho I dream of Jeannie.
Nhắc đến nghề văn chương, Sheldon Sidney cho rằng đó là một phép lạ bởi ông không được học qua trường lớp cũng như tiếp xúc nhiều với văn chương. Chia sẻ về sứ mệnh của nhà văn, ông từng nói rằng:
“Một lần tại ngôi làng ở Maroc, tôi bắt gặp đám đông ngồi quanh đống lửa say sưa nghe kể chuyện. Tôi bỗng hiểu ra rằng mình cũng đang làm chính công việc đó, một người kể chuyện, chỉ có điều ở quy mô lớn hơn mà thôi.”
Sheldon Sidney ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Lộ Mặt vào năm 1970 và kể từ đó, trong suốt 30 năm cầm bút, ông đã cho xuất bản thêm mười bảy cuốn sách nữa. Số lượng sách của Sheldon Sidney được bán ra lên tới hơn 300 triệu bản, đồng thời ông trở thành nhà văn có số lượng sách dịch ra nhiều thứ tiếng nhất thế giới, với hơn 51 ngôn ngữ.
Tác giả chủ yếu viết về thể loại trinh thám với giọng văn ly kỳ và bí ẩn, một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến Phía bên kia nửa đêm, Nếu còn có ngày mai, Ký ức lúc nửa đêm.
Người lạ trong gương cũng là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Sheldon, tác phẩm được lấy bối cảnh tại kinh đô điện ảnh Hollywood nơi ông từng làm việc và sinh sống.
Cuốn sách kể về cuộc đời cũng như sự nghiệp của hai nhân vật chính Toby Temple và Jill Castle. Xuyên suốt tác phẩm là những sự kiện, tình huống đầy bi hài liên tục xảy ra với hai con người khốn khổ, khiến mạch truyện nhanh và vô cùng hấp dẫn.
Thông qua câu chuyện của hai nhân vật, Sidney Sheldon đã vén màn những góc khuất tăm tối ở Hollywood cũng như cuộc đời đầy bi kịch của những ngôi sao dưới ánh hào quang.
Cái giá phải trả cho tiền tài và danh vọng
Người lạ trong gương được bắt đầu với khung cảnh trên một con tàu, nơi chở đầy những gương mặt nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn. Bất ngờ đã đến khi một vụ án xảy ra với vô vàn bí ẩn và uẩn khúc. Sidney Sheldon khao khát rằng:
“Tôi cố gắng viết sao cho sách của mình hấp dẫn để độc giả không thể buông nó xuống. Tôi cố gắng xây dựng chúng sao cho độc giả khi đọc xong một chương, họ phải đọc thêm một chương nữa.”
Cách mở đầu này đã rất thành công khi ông gây được sự tò mò với độc giả, khiến họ không thể ngừng lật giở từng trang sách để đi tìm lời giải. Mỗi chương truyện khép lại, nhà văn sẽ đưa bạn đọc đến gần hơn với chân tướng sự việc.
Toby Temple khi còn học trung học, sau một sự cố, đã chạy đến vùng đất Hollywood với một ước mơ lớn lao được trở thành người nổi tiếng. Cậu có khả năng nhại lại giọng các ngôi sao trên thế giới, điều này khiến mẹ cậu rất vui và tự hào.
Bà khẳng định rằng nhất định sau này Toby sẽ thành danh và cậu bé đã đem theo niềm tin ấy đến với xứ sở điện ảnh Hollywood, mà không lường trước những khó khăn sắp phải đối mặt.
Cuốn tiểu thuyết đắt giá Người lạ trong gương
Toby vật lộn ở xứ kinh kỳ điện ảnh này, chịu đựng mọi sự thống khổ, từ nơi ở rách nát, tồi tàn đến những món ăn khó nuốt nhất. Nhưng có lẽ đối với Toby điều khiến chàng trai trẻ tuyệt vọng hơn cả là tài năng anh hằng tin tưởng không được công nhận.
Toby tìm mọi cách để được biểu diễn cũng như gặp gỡ người nổi tiếng nhưng con đường đến với danh vọng không hề dễ dàng như thế. Anh phải diễn tại các quán rượu, nơi người lao động lam lũ tìm đến, họ chẳng biết gì về nghệ thuật, thậm chí chửi rủa và ném đồ đạc vào anh.
“Anh ngước nhìn hàng chữ HOLLYWOOD khổng lồ và rực sáng gắn trên sườn núi như một sự thách thức và trêu cợt. Nó ở đâu ra và đến bao giờ sẽ là một giấc mơ có thật của anh? Hay mãi vẫn chỉ là cạm bẫy cho những kẻ viển vông bất tài muốn tự huỷ diệt mình?”
– Người lạ trong gương
Trên hành trình kiếm tìm ánh hào quang, Toby phải chịu đựng sự thơ ơ, coi thường của các nhà làm phim. Họ không để tâm đến tài năng của Toby vì trong mắt họ, anh là kẻ vô danh và không mang lại lợi nhuận cho hãng.
Mặc dù liên tục vấp phải những thất bại nhưng Toby không cho phép bản thân dừng lại, anh không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Cuối cùng, may mắn cũng mỉm cười với anh khi Clifton Lawrence, một nhà làm phim lừng danh lúc bấy giờ nhận ra và nuôi dưỡng tài năng của Toby.
Toby thành danh và trở thành cái tên được săn đón trên toàn thế giới, khán giả nhìn thấy anh tỏa sáng và thầm ngưỡng mộ nhưng chẳng có ai biết những điều anh đã trải qua để có được ngày hôm nay. Có kẻ vẫn coi anh là người bỗng dưng nổi tiếng sau một đêm thức giấc, anh chỉ nhoẻn miệng cười và không để tâm đến.
Để chạm tới đỉnh cao nơi kinh kỳ Hollywood, Toby đã vượt qua ngày tháng tưởng chừng như địa ngục cùng những tuyệt vọng sâu thẳm không lối thoát và bản thân chỉ còn sống bởi tình yêu với sân khấu cũng như khao khát được biểu diễn.
“Anh không thể sống, dù no hay đói, dù giàu hay nghèo, dù có đàn bà hay không…mà lại không được biểu diễn, không có người xem và nhất là không có tiếng cười, tiếng vỗ tay của họ.”
– Người lạ trong gương
Bên cạnh Toby thì Jill Castle cũng là nhân vật điển hình cho những kẻ vô danh khao khát được vụt sáng tại Hollywood. Rời quê hương và vứt bỏ cái tên cũ, Jill mong muốn được lột xác và trở thành diễn viên nổi tiếng ở miền đất đầy ngôi sao này.
Cũng giống như Toby, Jill Castle lăn lộn ở nơi dành cho những kẻ mộng mơ và nỗ lực tìm mọi cơ hội để được diễn xuất, dù chỉ là vai nhỏ bé nhất. Tuy nhiên, sau nhiều năm, Jill vẫn là người không tên tuổi ở miền đất hứa này và phải rong ruổi kiếm ăn qua ngày.
Những cuốn sách làm nên sự nghiệp Sidney Sheldon
Để được các nhà làm phim trao cho vai diễn, Jill phải làm đủ chiêu trò từ trong sạch đến đê tiện. Cô phải đánh đổi nhân phẩm của mình cho những cơ hội, ngay cả khi cơ thể và tâm hồn cô đã bị vấy bẩn, thành công cũng không mỉm cười với cô.
Jill Castle bị lợi dụng, lừa lọc và vùi dập tàn nhẫn trong thế giới Hollywood này, tất cả điều ấy khiến cô biến thành một người hoàn toàn khác. Và khi mọi ánh sáng trong đường hầm tưởng như bị dập tắt, Toby xuất hiện như vị cứu tinh cho cuộc đời người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh này.
Toby dẫn bước Jill đến với thế giới mà cô hằng mơ ước, gặp những người cô luôn ngưỡng mộ. Khoảnh khắc quyền lực nằm trong tay cũng là lúc nỗi căm hờn trong Jill Castle bùng lên mạnh mẽ nhất. Cái giá quá cay đắng cho ngày hôm nay khiến Jill muốn tự tay trừng phạt từng kẻ đã vùi dập và hành hạ cuộc đời mình.
“Rồi nàng cũng chẳng sợ gì nữa. Thay vào đó là lòng căm thù. Nàng căm thù hơn cả những kẻ đã không biết tới nàng, không biết tới khả năng cũng như nhan sắc của nàng, đã không cho n{ng cơ hội trở thành diễn viên, đã chỉ hứa hẹn suông với nàng. Đã khiến nàng từ tin đến không dám tin rồi bây giờ là không thèm tin vào một lời tử tế, một người tử tế nào nữa.”
– Người lạ trong gương
Jill Castle hay Toby chỉ là hình ảnh đại diễn cho vô vàn người, hàng năm vẫn bước chân tới Hollywood với ước mơ nổi tiếng sôi sục. Người lạ trong gương đã cho thấy những góc khuất xấu xí ở nơi tưởng như luôn hoàng nhoáng cùng những câu chuyện ô uế và ghê tởm.
Ở kinh đô điện ảnh này, chỉ tài năng là không đủ để thành công bởi không có ai dành thời gian cho những kẻ vô danh. Để đạt được thành công họ phải có may mắn mỉm cười và thậm chí đánh đổi cả nhân phẩm cho nó.
Những ngôi sao của một thời quá vãng
Nhắc tới Hollywood là nói đến nơi trú ngụ của vô số ngôi sao, kẻ đi tìm danh vọng và cả những người hết thời đã lùi về quá khứ. Nhà văn Sidney Sheldon tái hiện sự thật trần trụi, đau đớn về các số phận từng một thời lừng danh, để làm rõ hơn những mặt tối ở vùng đất điện ảnh này.
Bìa tiếng Việt của cuốn sách Người lạ trong gương
Nếu như những người trẻ đang nỗ lực để vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp thì có những ngôi sao lụi tàn cũng đối mặt với cuộc sống khốn khổ không kém. Dallas Bruke từng là đạo diễn lừng danh mà cả thế giới ngưỡng mộ và kính nể, vậy mà khi bước qua thời kỳ đỉnh cao người ta dành cho ông cái nhìn ngán ngẩm.
Những kịch bản ông viết không còn ai xuất bản thành phim, họ chỉ cầm và bỏ ngỏ. Các hãng phim mua bộ phim của Bruke như sự bố thí, thương hại cho con người từng có cống hiến to lớn cho nền điện ảnh.
Tuy nhiên, đối với một người viết kịch bản, điều ấy là một sự sỉ nhục khiến Bruke vô cùng đau đớn và căm phẫn.
“Ông gào lên. “Tại sao? Nếu tôi chìa ra cuốn danh bạ điện thoại chắc anh cũng sẽ mua đấy nhỉ. Tôi cần tiền để sống mà làm việc chứ đâu cần sống chỉ để có mặt trên đời này. Anh săn sóc, anh ưu ái tôi nhưng chính là đang để tôi chết dần chết mòn trong thất bại và tủi nhục, và tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho anh chuyện này đâu.”
– Người lạ trong gương
Chính Sam Winters, người trao cho Bruke sự ưu ái đáng trách ngày nào cũng phải đón nhận một kết cục như vậy. Những kẻ từng theo chân ông, nài nỉ được ông để mắt tới, giờ coi Sam như một gã vô dụng, không giúp ích cho sự nghiệp của họ.
Những số phận trên khiến người đọc tò mò về sự nghiệp của Ông vua hài kịch Toby Temple, người mà được cả thế giới mến mộ và đang đứng trên đỉnh cao danh vọng. Lần theo ngòi bút của Sheldon, ông đem đến cái kết bất ngờ, hấp dẫn cho tài năng hiếm có này của nước Mỹ.
Câu chuyện đau đớn như thế vẫn tiếp tục kéo dài xuyên suốt cuốn sách Người lạ trong gương. Người đọc đã đi vào mảnh đất Hollywood để chứng kiến biết bao sự vụt sáng rồi lụi tàn của những ngôi sao, mặt trái ít khi được hé lộ nơi đây.
Người lạ trong gương và câu chuyện tình yêu đầy bi kịch
Sidney Sheldon không chỉ viết về những câu chuyện xô bồ của những người nổi tiếng tại Hollywood mà trong Người lạ trong gương, ông còn khắc họa câu chuyện tình yêu đẹp nhưng cũng đầy trắc trở.
Toby Temple là một người đào hoa, ngay từ khi còn nhỏ anh đã được vây quanh bởi rất nhiều phụ nữ, tuy nhiên chưa bao giờ anh có cho mình tình yêu chân thành và đích thực.
Mọi chuyện trở nên tệ hơn khi Toby trở thành ngôi sao hàng đầu thế giới, anh luôn bận rộn với lịch làm việc dày đặc và gặp gỡ những người phụ nữ chỉ quan tâm đến tiền tài và danh vọng anh sở hữu.
Người ngoài cho rằng Toby rất hạnh phúc với rất nhiều sự mến mộ, tuy nhiên sự thật là anh luôn phải đối mặt với sự cô độc khủng khiếp.
“Anh khâm phục cái người nào đó đã có câu nói, như nói về chính anh vậy: Khi ta tới được nơi đó, thì lại không thấy có nơi đó… Anh thấy nhớ mẹ. Bà chắc chắn vui khi anh đã nổi tiếng đúng như bà tiên đoán, nhưng bà sẽ có cảm giác gì khi biết anh vẫn phấp phỏng âu lo, vẫn cô đơn sầu muộn?”
– Người lạ trong gương
Jill Castle may mắn hơn Toby khi ở quê hương cô tìm được David, một người yêu thương cô thật lòng và Jill cũng trao trọn con tim cho anh. Thế nhưng cuộc tình đẹp như mơ ấy vẫn đi đến bi kịch bị chia tách, bởi sự ngăn cấm của gia đình.
Tại vùng đất Hollywood, nơi hai con người cô đơn, đang sống vất vả với những nỗi khổ riêng đã tìm được đến nhau. Họ thấu hiểu và chia sẻ với nhau những khúc mắc ẩn sâu nhất, mà không ai trong số họ từng có cơ hội bộc lộ.
Một số cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Sidney Sheldon
Dù cho ban đầu, Jill và Toby có đến với nhau bằng tình yêu thực sự hay khởi nguồn là những toan tính thì cảm xúc nảy sinh giữa họ cũng nâng đỡ hai tâm hồn vượt qua tháng ngày gian khó nhất. Khi Toby gặp sự cố và đối mặt với sinh tử, y học dường như cũng bỏ cuộc thì chính niềm tin cũng như nỗ lực của Jill đã hồi sinh Toby một lần nữa.
“Dù đã rắp tâm diễn trò mèo vờn chuột với Toby, nhưng giờ đây, khi quá khứ đau thương và trần trụi trỗi dậy, nàng hiểu mình đã thực lòng muốn đến với anh và vô tình đã gọi ra đúng tên cái tình cảm vẫn ẩn kỹ trong anh mà trước nàng không một ai gọi ra được.”
– Người lạ trong gương
Xuyên suốt mạch truyện, Sidney Sheldon đưa cuộc tình của Toby và Jill qua muôn vàn thử thách, đặt chúng cạnh sự cám dỗ của danh vọng cũng như hố sâu của hận thù. Để rồi tác giả chắp bút một cái kết đầy bất ngờ, khiến độc giả phải oán trách rồi lại ngậm ngùi tiếc nuối.
Người lạ trong gương có thể không phải cuốn tiểu thuyết mang về cho Sidney Sheldon nhiều thành công nhất thế nhưng nó là tác phẩm chứa đầy tâm huyết và trăn trở của nhà văn.
Ông đưa những trải nghiệm của bản thân vào từng trang sách để đem một Hollywood vốn xa vời đến gần hơn với độc giả, rồi cũng bằng chính ngòi bút của mình, Sheldon phanh phui từng câu chuyện xấu xí chưa bao giờ được kể đằng sau ánh hào quang lấp lánh.
Dù đã trải qua nhiều thời đại, Người lạ trong gương vẫn được tái bản và đến với bạn đọc cùng những câu chuyện bi ai không bao giờ cũ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
THƯ VIỆN TỈNH LÀO CAI
Giới thiệu sách: “Người lạ trong gương” của tác giả Sidney Sheldon
“Người lạ trong gương” không phải tiểu thuyết nổi tiếng nhất của S.S., nhưng tôi tin rằng đây là cuốn sách ông rất ưng ý và dành nhiều tâm huyết. Nội dung của “Phía bên kia nửa đêm” tập trung vào cuộc đời của giới diễn viên, nghệ sỹ và làm phim ở kinh đô điện ảnh thế giới, nơi chính Sidney Sheldon đã gắn bó phần lớn cuộc đời thực của ông ở đó: Hollywood…! “Người lạ trong gương” lấy bối cảnh những năm 1940-1970, miêu tả cuộc đời 02 vợ chồng đại siêu sao kịch nghệ Toby Temple và Jill Castle Temple.
Toby Temple: Cuộc chốn chạy khỏi Châu Âu sau thế chiến thứ nhất của gia đình Temple. Đến Mỹ, hành nghề “ba toa” nhưng bà Frieda hoàn toàn tin tưởng cậu nhóc Toby Temple sẽ trở thành nhân vật vĩ đại ở xứ cờ hoa. Và cuối cùng mong ước của bà mẹ đã thành hiện thực, nhưng nó không hề dễ dàng. Toby phải nếm biết bao nhiêu đắng cay, nhưng nhờ luôn sớm rút ra những bài học nên đã không ngừng ngoi lên, thoát khỏi sự dập vùi để trở thành danh hài, trở thành đại minh tinh, trở thành kẻ vùi dập mới ở Hollywood…!
Josephine Castle: Bỏ lỡ mối tình đầu tuyệt đẹp ở Texas, Josephine Castle xinh đẹp đến Hollywood với nghệ danh Jill Castle. Sau gần 10 năm vật lộn không đủ sống với đủ các thứ nghệ thuật cả rẻ tiền và cả ô uế, Jill đã rút ra nhiều bài học và chờ cơ hội. Định mệnh để Jill gặp Toby và bắt đầu chiến lược thu hút, thuần hóa và trở thành bà chủ toàn phần của cuộc đời danh hài. Khi đã là bà Temple, Jill bắt tay vào trả thù những kẻ từng cản trở, hãm hại, nhục mạ nàng trên con đường tìm ánh hào quang ở Hollywood…!
Toby Temple và Jill Castle Temple: Từng người và cả hai người họ đều soi gương hàng ngày và mỗi ngày họ đều nhận ra kẻ trong gương hoàn toàn xa lạ. Toby hào hiệp, độc ác đến không ai có thể lường được và Jill đáng yêu, khốn nạn làm cả thế giới vừa si mê vừa nguyền rủa nàng. Sự kết hợp của họ đã tạo ra một cặp đôi, một gia đình hoàn hảo, rồi cả hai cùng dắt tay nhau đi xuống đáy vực sâu khi họ bắt đầu hãm hại, giết chóc lẫn nhau cho đến một cái kết nhuốm mầu bi ai, cái kết mang cái tên: Hollywood…!
Qua “Người lạ trong gương”, Sidney Sheldon truyền tải giấc mơ giống hệt như nhau của vô vàn những diễn viên trẻ khởi nghiệp là: Danh vọng và Tiền bạc. Nhưng ở Hollywood, tài năng là không đủ, thậm chí còn không được đếm xỉa, không có một cơ hội tử tế để thể hiện và nếu có thì cũng chẳng ai ghi nhận. Để ngoi được lên đỉnh danh vọng tại kinh đô điện ảnh phù hoa cần phải gặp, phải có nhiều thứ: thủ đoạn, may mắn, tàn nhẫn, chiếm đoạt và hơn hết cần được tiến cử, bảo trợ cùng với sự sẵn sàng đổi chác phũ phàng.
“Người lạ trong gương” một tác phẩm hay, hấp dẫn và cho thấy giới showbiz có lẽ vẫn không hề thay đổi sau cả trăm năm đã qua. Một cuốn tiểu thuyết nên đọc, với lý do đơn giản nhất là vì đó là tác phẩm của Sidney Sheldon...
Tác giả bài viết: Cao Bá Quý
Giới thiệu sách: “Người lạ trong gương” của tác giả Sidney Sheldon
“Người lạ trong gương” không phải tiểu thuyết nổi tiếng nhất của S.S., nhưng tôi tin rằng đây là cuốn sách ông rất ưng ý và dành nhiều tâm huyết. Nội dung của “Phía bên kia nửa đêm” tập trung vào cuộc đời của giới diễn viên, nghệ sỹ và làm phim ở kinh đô điện ảnh thế giới, nơi chính Sidney Sheldon đã gắn bó phần lớn cuộc đời thực của ông ở đó: Hollywood…! “Người lạ trong gương” lấy bối cảnh những năm 1940-1970, miêu tả cuộc đời 02 vợ chồng đại siêu sao kịch nghệ Toby Temple và Jill Castle Temple.
Toby Temple: Cuộc chốn chạy khỏi Châu Âu sau thế chiến thứ nhất của gia đình Temple. Đến Mỹ, hành nghề “ba toa” nhưng bà Frieda hoàn toàn tin tưởng cậu nhóc Toby Temple sẽ trở thành nhân vật vĩ đại ở xứ cờ hoa. Và cuối cùng mong ước của bà mẹ đã thành hiện thực, nhưng nó không hề dễ dàng. Toby phải nếm biết bao nhiêu đắng cay, nhưng nhờ luôn sớm rút ra những bài học nên đã không ngừng ngoi lên, thoát khỏi sự dập vùi để trở thành danh hài, trở thành đại minh tinh, trở thành kẻ vùi dập mới ở Hollywood…!
Josephine Castle: Bỏ lỡ mối tình đầu tuyệt đẹp ở Texas, Josephine Castle xinh đẹp đến Hollywood với nghệ danh Jill Castle. Sau gần 10 năm vật lộn không đủ sống với đủ các thứ nghệ thuật cả rẻ tiền và cả ô uế, Jill đã rút ra nhiều bài học và chờ cơ hội. Định mệnh để Jill gặp Toby và bắt đầu chiến lược thu hút, thuần hóa và trở thành bà chủ toàn phần của cuộc đời danh hài. Khi đã là bà Temple, Jill bắt tay vào trả thù những kẻ từng cản trở, hãm hại, nhục mạ nàng trên con đường tìm ánh hào quang ở Hollywood…!
Toby Temple và Jill Castle Temple: Từng người và cả hai người họ đều soi gương hàng ngày và mỗi ngày họ đều nhận ra kẻ trong gương hoàn toàn xa lạ. Toby hào hiệp, độc ác đến không ai có thể lường được và Jill đáng yêu, khốn nạn làm cả thế giới vừa si mê vừa nguyền rủa nàng. Sự kết hợp của họ đã tạo ra một cặp đôi, một gia đình hoàn hảo, rồi cả hai cùng dắt tay nhau đi xuống đáy vực sâu khi họ bắt đầu hãm hại, giết chóc lẫn nhau cho đến một cái kết nhuốm mầu bi ai, cái kết mang cái tên: Hollywood…!
Qua “Người lạ trong gương”, Sidney Sheldon truyền tải giấc mơ giống hệt như nhau của vô vàn những diễn viên trẻ khởi nghiệp là: Danh vọng và Tiền bạc. Nhưng ở Hollywood, tài năng là không đủ, thậm chí còn không được đếm xỉa, không có một cơ hội tử tế để thể hiện và nếu có thì cũng chẳng ai ghi nhận. Để ngoi được lên đỉnh danh vọng tại kinh đô điện ảnh phù hoa cần phải gặp, phải có nhiều thứ: thủ đoạn, may mắn, tàn nhẫn, chiếm đoạt và hơn hết cần được tiến cử, bảo trợ cùng với sự sẵn sàng đổi chác phũ phàng.
“Người lạ trong gương” một tác phẩm hay, hấp dẫn và cho thấy giới showbiz có lẽ vẫn không hề thay đổi sau cả trăm năm đã qua. Một cuốn tiểu thuyết nên đọc, với lý do đơn giản nhất là vì đó là tác phẩm của Sidney Sheldon...
Tác giả bài viết: Cao Bá Quý
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tiểu thuyết của ông Sidney Sheldon thì có khối reviews của độc giả ở VN. Tôi cũng là fan ruột của nhà văn Sidney Sheldon
Siêu thị sách 86
Giới thiệu sách Người Lạ Trong Gương – Tác giả Sidney Sheldon
Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như “Nếu còn có ngày mai”, “Âm mưu ngày tận thế”, “Thiên thần nổi giận”…, đã từ trần ở tuổi 89
1 Đọc “Người lạ trong gương” giống như xem một cuốn phim, từng cảnh từng cảnh hiện lên sống động, thu hút người xem vào câu chuyện về những con người đã trải qua biết bao biến động cuộc đời, kể từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành và già đi, họ đã khao khát, đã đam mê, đã đấu tranh bằng mọi giá cho ước mơ của mình. Những ước mơ thành công cháy bỏng. Nhưng đổi lại họ được gì. Ôi những năm tháng khổ cực, nhơ nhớp, những tháng ngày cô đơn. Ngoảnh lại họ đã đánh mất chính mình tự bao giờ!? Con người đó mới rồi khiến ta cảm thương mà đã lại khiến ta lạnh gáy bởi sự tàn nhẫn. Những con người đó vừa đáng thương vừa đáng trách… Tình yêu, tham vọng, hận thù, tiền bạc, danh vọng, khổ đau và hạnh phúc, những mâu thuẫn giằng xé nội tâm hay những mối quan hệ, những tội ác… Mọi thứ được Sidney Sheldon – bậc thầy lột tả đời thực – kể với một sức hút khó cưỡng, mang tới những cảm xúc bùng nổ khó có thể biết trước. Chỉ có thể nói là tuyệt!
2 Cuốn sách kể về hành trình tìm kiếm đỉnh cao trên con đường hoàng kim của Hollywood, hai cuộc đời, một chàng trai qua bao khó khăn đã trở thành một diễn viên hài được công chúng công nhận, anh có một cuộc hôn nhân ép buộc vì chính sai lầm của mình, anh luôn trốn tránh nó để rồi khi cô ấy chết đi với anh là một sự giải thoát. Một cô gái xinh đẹp, ước mơ trở thành diễn viên, bị người tình phụ bạc đã cuốn gói lên thành phố cô hằng mong ước nhưng ở đó cô nhận ra rằng thành công không phải điều dễ dàng, với sự cả tin của cô gái từ xa lên thành phố, cô bị lợi dựng để làm diễn viên phim sex, cô cũng suýt bi lạm dụng tình dục bởi một người phụ nữ hứa hẹn cho cô vai diễn. Rồi, cô nhận ra, không có tình dục sẽ không có vai diễn, nó như một món hàng để trao đổi, đấy chính là mặt tối của ngành giải trí chứ không riêng gì Holywood, từ đó cô không ngại trao thân cho những kẻ sẽ cho cô vai diễn.
3 Là một câu chuyện ngoạn mục về tình yêu, sự phản bội, báo thù và giết người. Toby lớn lên với một ý tưởng rằng mình sinh ra để nổi tiếng. Mặt khác, Jill lớn lên ước mơ trở nên giàu có và xinh đẹp. Chẳng mấy chốc, cả hai nhận ra rằng nơi duy nhất mang đến cho họ thứ họ muốn là Hollywood. Cả hai phải đấu tranh để đạt đến đỉnh cao của nghề nghiệp. Phần mô tả cuộc đấu tranh của họ thực sự cảm động. Họ phải nói dối, đối mặt với sự sỉ nhục, bị từ chối và bán thân xác cho đến khi họ có cơ hội. Chẳng mấy chốc, Toby trở thành siêu sao và là vua của Hollywood nhưng Jill vẫn đang vật lộn cho đến một ngày họ chợt đi ngang qua đời nhau. Mặc dù chênh lệch tuổi tác, họ yêu nhau. Toby muốn cưới Jill vì cô là cô gái duy nhất từng từ chối anh nhưng Jill muốn cưới anh vì muốn lợi dụng Toby để trả thù tất cả những người đã lợi dụng và từ chối cô. Họ vươn lên và trở thành một cặp đôi vàng của Hollywood cho đến khi tình yêu biến thành sự phản bội và sự phản bội dẫn đến sự báo thù. Sự báo thù kéo dài cho đến khi họ trở lại với nhau và cho đến khi câu chuyện tình yêu của họ được viết mãi mãi bởi những ngôi sao chỉ có thể nhìn thấy trước gió đêm mềm mại và biển cả vô tận.
Siêu thị sách 86
Giới thiệu sách Người Lạ Trong Gương – Tác giả Sidney Sheldon
Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như “Nếu còn có ngày mai”, “Âm mưu ngày tận thế”, “Thiên thần nổi giận”…, đã từ trần ở tuổi 89
1 Đọc “Người lạ trong gương” giống như xem một cuốn phim, từng cảnh từng cảnh hiện lên sống động, thu hút người xem vào câu chuyện về những con người đã trải qua biết bao biến động cuộc đời, kể từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành và già đi, họ đã khao khát, đã đam mê, đã đấu tranh bằng mọi giá cho ước mơ của mình. Những ước mơ thành công cháy bỏng. Nhưng đổi lại họ được gì. Ôi những năm tháng khổ cực, nhơ nhớp, những tháng ngày cô đơn. Ngoảnh lại họ đã đánh mất chính mình tự bao giờ!? Con người đó mới rồi khiến ta cảm thương mà đã lại khiến ta lạnh gáy bởi sự tàn nhẫn. Những con người đó vừa đáng thương vừa đáng trách… Tình yêu, tham vọng, hận thù, tiền bạc, danh vọng, khổ đau và hạnh phúc, những mâu thuẫn giằng xé nội tâm hay những mối quan hệ, những tội ác… Mọi thứ được Sidney Sheldon – bậc thầy lột tả đời thực – kể với một sức hút khó cưỡng, mang tới những cảm xúc bùng nổ khó có thể biết trước. Chỉ có thể nói là tuyệt!
2 Cuốn sách kể về hành trình tìm kiếm đỉnh cao trên con đường hoàng kim của Hollywood, hai cuộc đời, một chàng trai qua bao khó khăn đã trở thành một diễn viên hài được công chúng công nhận, anh có một cuộc hôn nhân ép buộc vì chính sai lầm của mình, anh luôn trốn tránh nó để rồi khi cô ấy chết đi với anh là một sự giải thoát. Một cô gái xinh đẹp, ước mơ trở thành diễn viên, bị người tình phụ bạc đã cuốn gói lên thành phố cô hằng mong ước nhưng ở đó cô nhận ra rằng thành công không phải điều dễ dàng, với sự cả tin của cô gái từ xa lên thành phố, cô bị lợi dựng để làm diễn viên phim sex, cô cũng suýt bi lạm dụng tình dục bởi một người phụ nữ hứa hẹn cho cô vai diễn. Rồi, cô nhận ra, không có tình dục sẽ không có vai diễn, nó như một món hàng để trao đổi, đấy chính là mặt tối của ngành giải trí chứ không riêng gì Holywood, từ đó cô không ngại trao thân cho những kẻ sẽ cho cô vai diễn.
3 Là một câu chuyện ngoạn mục về tình yêu, sự phản bội, báo thù và giết người. Toby lớn lên với một ý tưởng rằng mình sinh ra để nổi tiếng. Mặt khác, Jill lớn lên ước mơ trở nên giàu có và xinh đẹp. Chẳng mấy chốc, cả hai nhận ra rằng nơi duy nhất mang đến cho họ thứ họ muốn là Hollywood. Cả hai phải đấu tranh để đạt đến đỉnh cao của nghề nghiệp. Phần mô tả cuộc đấu tranh của họ thực sự cảm động. Họ phải nói dối, đối mặt với sự sỉ nhục, bị từ chối và bán thân xác cho đến khi họ có cơ hội. Chẳng mấy chốc, Toby trở thành siêu sao và là vua của Hollywood nhưng Jill vẫn đang vật lộn cho đến một ngày họ chợt đi ngang qua đời nhau. Mặc dù chênh lệch tuổi tác, họ yêu nhau. Toby muốn cưới Jill vì cô là cô gái duy nhất từng từ chối anh nhưng Jill muốn cưới anh vì muốn lợi dụng Toby để trả thù tất cả những người đã lợi dụng và từ chối cô. Họ vươn lên và trở thành một cặp đôi vàng của Hollywood cho đến khi tình yêu biến thành sự phản bội và sự phản bội dẫn đến sự báo thù. Sự báo thù kéo dài cho đến khi họ trở lại với nhau và cho đến khi câu chuyện tình yêu của họ được viết mãi mãi bởi những ngôi sao chỉ có thể nhìn thấy trước gió đêm mềm mại và biển cả vô tận.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
SachHay24H.com
Thiên thần nổi giận - Sidney Sheldon - Một tác phẩm nữ quyền
Với hàng chục tác phẩm bán chạy trên khắp thế giới, Sydney Sheldon được coi là một nhà văn đại chúng. Giữ quan điểm nhà văn là một người kể chuyện ở một quy mô lớn, ông đem đến cho độc giả nhiều cuốn tiểu thuyết hay với những câu truyện phong phú, hấp dẫn và đi vào lòng người. Phần lớn tác phẩm của ông thuộc thể loại trinh thám, hình sự, tình cảm. "Thiên thần nổi giận" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông với sự hoà quyện giữa màu sắc tình cảm và hình sự.
Hình ảnh người phụ nữ giỏi giang trong công việc, mãnh liệt trong tình yêu
Đa số tác phẩm của Sydney Sheldon đều có một nhân vật nữ làm trung tâm, với hình ảnh của người phụ nữ thông minh, mạnh mẽ, quyết đoán. Nếu như Jill Castle của “Người lạ trong gương” bản lĩnh, Tracy Whitney trong “Nếu còn có ngày mai” là một cô gái thông minh, Kate Blackwell từ “Người đàn bà quỷ quyệt” đầy quyền uy thì Jennifer Parker lại vô cùng mạnh mẽ. Ở tuổi 24 vừa mới ra trường, tràn đầy hứng khởi và nhiệt huyết, vậy mà trong vụ bào chữa đầu tiên, sự ngây thơ của cô đã bị lợi dụng khiến cô vô tình tiếp tay cho hành vi đe doạ nhân chứng bẩn thỉu. Cô bị điều tra và có thể bị tước quyền hành nghề luật sư. Phải bắt đầu từ con số không với nhiều khó khăn hơn người khác, nhưng với sự thông minh và mạnh mẽ Jennifer đã gầy dựng đế chế của riêng mình. Tâm huyết với nghề cùng sự nhạy bén trong đầu óc đã giúp cô giải quyết các vụ án một cách thuyết phục, mang lại công lý cho thân chủ của mình. Mỗi chiến thắng của Jennifer cho thấy sự nhanh trí và sức sáng tạo không giới hạn của cô.
Thiên thần nổi giận
Có thể nói Jen là hình ảnh đậm chất phụ nữ hiện đại vừa xinh đẹp vừa giỏi giang vừa tự chủ. Cô làm chủ sự nghiệp của mình, làm chủ cuộc sống của mình dù là một bà mẹ đơn thân. Tác phẩm ra đời vào năm 1980, nhưng lại thấy có bóng dáng của những người phụ nữ ngày nay, khi mà xã hội phát triển có rất nhiều người phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân. Không may mắn trong con đường tình duyên, nhưng họ vô cùng nghị lực. Bỏ qua những ồn ào và định kiến, họ can đảm bước tiếp trên con đường đã chọn để chăm lo cho những đứa con yêu quý của mình. Phụ nữ dù khó khăn như thế nào cũng không được bỏ con mình bởi con cái chính là sinh mạng, là khúc ruột của người phụ nữ. Để Jen bừng tỉnh và từ bỏ việc phá thai chính là nét nhân văn trong ngòi bút của Sydney Sheldon. Tôi không cổ xuý cho việc làm mẹ đơn thân, nhưng nếu không may mắn có một gia đình trọn vẹn, đừng bao giờ ích kỷ mà rời bỏ “thiên thần” của mình.
Nếu như trong công việc Jen tài giỏi bao nhiêu thì trong tình yêu Jen mãnh liệt bấy nhiêu. Tình yêu với Adam Warner là khởi nguồn cho mọi biến cố sau này trong cuộc đời cô. Adam đã đến bên cô vào lúc tưởng chừng sự nghiệp của cô không còn có tương lai. Anh đã bảo vệ và cứu cánh cho tấm thẻ hành nghề của Jen. Tiếc thay, tình yêu mãnh liệt đấy, nhưng không đủ sức níu giữ con người ta bên nhau. Khi ta vẫn còn bị ràng buộc bởi sự cám dỗ của quyền lực, bởi thành kiến xã hội. Cô và Adam chỉ đừng bên lề cuộc đời của nhau. Đó cũng là tính chân thật trong các tác phẩm của Sydney Sheldon, không ngôn tình một cách ráo rỗng mà rất đời. Một người đã yêu hết mình như Jen, khi phải từ bỏ tình yêu sẽ đâm vào trái tim cô nỗi đau bất tận. Nỗi đau thấu tâm can như thế nào để một người phụ nữ thoa tuyết lên cổ mình mà vẫn thấy ấm áp vô cùng. Còn tình cảm với Michael Moretti nảy sinh vào lúc Jen cô đơn nhất, yếu đuối nhất cần được che chở bởi vòng tay người đàn ông mạnh mẽ. Michael cho Jen cảm giác có thể bảo vệ, bao bọc cho cô và con trai cô. Phụ nữ dù mạnh mẽ như thế nào vẫn cần được yêu thương. Dù tình yêu ấy có sức huỷ diệt cuộc đời cô, sự nghiệp của cô.
Có thể nói trong tình cảm Jen quyết đoán vô cùng. Cầm lên được thì cũng buông xuống được. Yêu Adam mãnh liệt như vậy, nhưng cô sẵn sàng từ bỏ dù trong mình đã mang giọt máu của anh. Có lẽ giải thích lý do khiến nữ giới mê truyện của Sydney Sheldon là do sau khi đọc xong các tác phẩm của ông, họ đã học được rất nhiều điều qua các nhân vật nữ. Học được ở Jen sự mạnh mẽ và độc lập. Phụ nữ thông minh đừng bao giờ để cảm xúc chi phối quá nhiều cuộc đời mình. Mạnh mẽ chính là biết buông bỏ đúng lúc. Cố chấp giữ lấy những điều không nên đôi khi lại huỷ hoại chính cuộc đời và làm mất đi giá trị của người phụ nữ.
Ba mẫu đàn ông điển hình
Một người phụ nữ quyến rũ và thành công như Jen, sẽ có sức thu hút với những người đàn ông xung quanh. Xoay quanh cuộc đời của cô có thể kể đến ba nhân vật nam, điển hình cho ba nhóm đàn ông trong xã hội.
Đầu tiên phải kể đến Adam – tình yêu mãnh liệt của Jennifer, một hình mẫu hoàn hảo từ ngoại hình, gia đình cho đến sự nghiệp, là mẫu đàn ông mọi cô gái đều khao khát. Adam yêu Jen với tình yêu ngọt ngào và lãng mạn của một người đàn ông trưởng thành thành đạt. Jen đã bị cuốn hút vào sự nồng say của tình yêu ấy. Adam đại diện cho nhóm đàn ông có mọi thứ trong tay, vô cùng có sức hút. Nhưng vì có được mọi thứ nên mọi thứ cũng trói buộc người đàn ông này. Tưởng chừng trên đỉnh cao quyền lực, Adam có thể làm theo ý mình. Ấy thế mà “thân bất do kỷ” không thể làm những điều mình muốn, ở bên người mình yêu. Một người đàn ông dám yêu nhưng không dám đấu tranh, lại dành sự ưu tiên cho công danh, sự nghiệp.
Nếu như Adam là đại diện cho đỉnh cao quyền lực ngoài ánh sáng thì trái ngược với anh, Michael lại là trùm của bóng tối, bố già quyền lực của thế giới ngầm. Khác với Adam, Michael dám làm mọi thứ nên anh ta dám yêu, dám hận. Người đàn ông này mang đến cho phụ nữ cảm giác vừa được che chở nhưng cũng vừa lo sợ như ở bên “hổ”. Tình yêu của Michael xuất phát từ sự cuốn hút bởi sự thông minh của Jen. Nhưng một con thú dữ luôn tìm mọi cách để mở rộng phạm vi quyền lực của mình thì mọi thứ ngáng đường hắn đều sẽ bị hắn triệt tiêu, thậm chí cả người hắn yêu thương.
Ken là người không được Jen đáp lại tình cảm, nhưng vẫn âm thầm ở bên che chở, ủng hộ và giúp đỡ cho cô. Với ngôn từ bây giờ có thể gọi Ken là “anh trai mưa”. Một người đàn ông chung thuỷ và chân thành nhưng lại không quá nổi bật về sự nghiệp và tính cách. Ít có sức hấp dẫn với những người phụ nữ. Thực tế phụ nữ chúng ta, hiếm có người có thể nhìn thấy “ngọc trong đá” mà lựa chọn đến bên người như Ken, khi bên cạnh là Adam ấm áp hay Michael nóng bỏng. Mặc dù về mặc lý trí, Ken chính là hình mẫu người đàn ông tốt mà Jennifer nên lựa chọn. Tự hỏi, nếu Jen đến với Ken thì có lẽ cuộc đời cô sẽ bớt gian truân đi chăng?
Góc khuất sau phòng xử án
Tác phẩm viết về New York về thập niên 70-80 của thế kỷ trước, cho thấy một thế giới nguy hiểm và kịch tính. Khi mà phòng xử án nơi được coi là ánh sáng của công lý lại có những mảng tối bất công. Và bóng tối của tội phạm có tổ chức đã len lỏi và trùm vào phòng xử án. Đây chính là tính hình sự của tác phẩm. Với kinh nghiệm và vốn sống phong phú của mình, Sydney Sheldon đã khéo léo mạnh dạn vạch trần những góc khuất sau phòng xử án, sau vũ đài chính trị. Cái thật trong các câu truyện của Sydney từ nội tâm nhân vật cho đến cuộc đời của họ đều không xa rời thực tế, đó có lẽ là một trong những lý do khiến các tác phẩm của ông luôn được nhiều độc giả yêu thích và đứng ở vị trí best-seller.
Thiên thần nổi giận - Sidney Sheldon - Một tác phẩm nữ quyền
Với hàng chục tác phẩm bán chạy trên khắp thế giới, Sydney Sheldon được coi là một nhà văn đại chúng. Giữ quan điểm nhà văn là một người kể chuyện ở một quy mô lớn, ông đem đến cho độc giả nhiều cuốn tiểu thuyết hay với những câu truyện phong phú, hấp dẫn và đi vào lòng người. Phần lớn tác phẩm của ông thuộc thể loại trinh thám, hình sự, tình cảm. "Thiên thần nổi giận" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông với sự hoà quyện giữa màu sắc tình cảm và hình sự.
Hình ảnh người phụ nữ giỏi giang trong công việc, mãnh liệt trong tình yêu
Đa số tác phẩm của Sydney Sheldon đều có một nhân vật nữ làm trung tâm, với hình ảnh của người phụ nữ thông minh, mạnh mẽ, quyết đoán. Nếu như Jill Castle của “Người lạ trong gương” bản lĩnh, Tracy Whitney trong “Nếu còn có ngày mai” là một cô gái thông minh, Kate Blackwell từ “Người đàn bà quỷ quyệt” đầy quyền uy thì Jennifer Parker lại vô cùng mạnh mẽ. Ở tuổi 24 vừa mới ra trường, tràn đầy hứng khởi và nhiệt huyết, vậy mà trong vụ bào chữa đầu tiên, sự ngây thơ của cô đã bị lợi dụng khiến cô vô tình tiếp tay cho hành vi đe doạ nhân chứng bẩn thỉu. Cô bị điều tra và có thể bị tước quyền hành nghề luật sư. Phải bắt đầu từ con số không với nhiều khó khăn hơn người khác, nhưng với sự thông minh và mạnh mẽ Jennifer đã gầy dựng đế chế của riêng mình. Tâm huyết với nghề cùng sự nhạy bén trong đầu óc đã giúp cô giải quyết các vụ án một cách thuyết phục, mang lại công lý cho thân chủ của mình. Mỗi chiến thắng của Jennifer cho thấy sự nhanh trí và sức sáng tạo không giới hạn của cô.
Thiên thần nổi giận
Có thể nói Jen là hình ảnh đậm chất phụ nữ hiện đại vừa xinh đẹp vừa giỏi giang vừa tự chủ. Cô làm chủ sự nghiệp của mình, làm chủ cuộc sống của mình dù là một bà mẹ đơn thân. Tác phẩm ra đời vào năm 1980, nhưng lại thấy có bóng dáng của những người phụ nữ ngày nay, khi mà xã hội phát triển có rất nhiều người phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân. Không may mắn trong con đường tình duyên, nhưng họ vô cùng nghị lực. Bỏ qua những ồn ào và định kiến, họ can đảm bước tiếp trên con đường đã chọn để chăm lo cho những đứa con yêu quý của mình. Phụ nữ dù khó khăn như thế nào cũng không được bỏ con mình bởi con cái chính là sinh mạng, là khúc ruột của người phụ nữ. Để Jen bừng tỉnh và từ bỏ việc phá thai chính là nét nhân văn trong ngòi bút của Sydney Sheldon. Tôi không cổ xuý cho việc làm mẹ đơn thân, nhưng nếu không may mắn có một gia đình trọn vẹn, đừng bao giờ ích kỷ mà rời bỏ “thiên thần” của mình.
Nếu như trong công việc Jen tài giỏi bao nhiêu thì trong tình yêu Jen mãnh liệt bấy nhiêu. Tình yêu với Adam Warner là khởi nguồn cho mọi biến cố sau này trong cuộc đời cô. Adam đã đến bên cô vào lúc tưởng chừng sự nghiệp của cô không còn có tương lai. Anh đã bảo vệ và cứu cánh cho tấm thẻ hành nghề của Jen. Tiếc thay, tình yêu mãnh liệt đấy, nhưng không đủ sức níu giữ con người ta bên nhau. Khi ta vẫn còn bị ràng buộc bởi sự cám dỗ của quyền lực, bởi thành kiến xã hội. Cô và Adam chỉ đừng bên lề cuộc đời của nhau. Đó cũng là tính chân thật trong các tác phẩm của Sydney Sheldon, không ngôn tình một cách ráo rỗng mà rất đời. Một người đã yêu hết mình như Jen, khi phải từ bỏ tình yêu sẽ đâm vào trái tim cô nỗi đau bất tận. Nỗi đau thấu tâm can như thế nào để một người phụ nữ thoa tuyết lên cổ mình mà vẫn thấy ấm áp vô cùng. Còn tình cảm với Michael Moretti nảy sinh vào lúc Jen cô đơn nhất, yếu đuối nhất cần được che chở bởi vòng tay người đàn ông mạnh mẽ. Michael cho Jen cảm giác có thể bảo vệ, bao bọc cho cô và con trai cô. Phụ nữ dù mạnh mẽ như thế nào vẫn cần được yêu thương. Dù tình yêu ấy có sức huỷ diệt cuộc đời cô, sự nghiệp của cô.
Có thể nói trong tình cảm Jen quyết đoán vô cùng. Cầm lên được thì cũng buông xuống được. Yêu Adam mãnh liệt như vậy, nhưng cô sẵn sàng từ bỏ dù trong mình đã mang giọt máu của anh. Có lẽ giải thích lý do khiến nữ giới mê truyện của Sydney Sheldon là do sau khi đọc xong các tác phẩm của ông, họ đã học được rất nhiều điều qua các nhân vật nữ. Học được ở Jen sự mạnh mẽ và độc lập. Phụ nữ thông minh đừng bao giờ để cảm xúc chi phối quá nhiều cuộc đời mình. Mạnh mẽ chính là biết buông bỏ đúng lúc. Cố chấp giữ lấy những điều không nên đôi khi lại huỷ hoại chính cuộc đời và làm mất đi giá trị của người phụ nữ.
Ba mẫu đàn ông điển hình
Một người phụ nữ quyến rũ và thành công như Jen, sẽ có sức thu hút với những người đàn ông xung quanh. Xoay quanh cuộc đời của cô có thể kể đến ba nhân vật nam, điển hình cho ba nhóm đàn ông trong xã hội.
Đầu tiên phải kể đến Adam – tình yêu mãnh liệt của Jennifer, một hình mẫu hoàn hảo từ ngoại hình, gia đình cho đến sự nghiệp, là mẫu đàn ông mọi cô gái đều khao khát. Adam yêu Jen với tình yêu ngọt ngào và lãng mạn của một người đàn ông trưởng thành thành đạt. Jen đã bị cuốn hút vào sự nồng say của tình yêu ấy. Adam đại diện cho nhóm đàn ông có mọi thứ trong tay, vô cùng có sức hút. Nhưng vì có được mọi thứ nên mọi thứ cũng trói buộc người đàn ông này. Tưởng chừng trên đỉnh cao quyền lực, Adam có thể làm theo ý mình. Ấy thế mà “thân bất do kỷ” không thể làm những điều mình muốn, ở bên người mình yêu. Một người đàn ông dám yêu nhưng không dám đấu tranh, lại dành sự ưu tiên cho công danh, sự nghiệp.
Nếu như Adam là đại diện cho đỉnh cao quyền lực ngoài ánh sáng thì trái ngược với anh, Michael lại là trùm của bóng tối, bố già quyền lực của thế giới ngầm. Khác với Adam, Michael dám làm mọi thứ nên anh ta dám yêu, dám hận. Người đàn ông này mang đến cho phụ nữ cảm giác vừa được che chở nhưng cũng vừa lo sợ như ở bên “hổ”. Tình yêu của Michael xuất phát từ sự cuốn hút bởi sự thông minh của Jen. Nhưng một con thú dữ luôn tìm mọi cách để mở rộng phạm vi quyền lực của mình thì mọi thứ ngáng đường hắn đều sẽ bị hắn triệt tiêu, thậm chí cả người hắn yêu thương.
Ken là người không được Jen đáp lại tình cảm, nhưng vẫn âm thầm ở bên che chở, ủng hộ và giúp đỡ cho cô. Với ngôn từ bây giờ có thể gọi Ken là “anh trai mưa”. Một người đàn ông chung thuỷ và chân thành nhưng lại không quá nổi bật về sự nghiệp và tính cách. Ít có sức hấp dẫn với những người phụ nữ. Thực tế phụ nữ chúng ta, hiếm có người có thể nhìn thấy “ngọc trong đá” mà lựa chọn đến bên người như Ken, khi bên cạnh là Adam ấm áp hay Michael nóng bỏng. Mặc dù về mặc lý trí, Ken chính là hình mẫu người đàn ông tốt mà Jennifer nên lựa chọn. Tự hỏi, nếu Jen đến với Ken thì có lẽ cuộc đời cô sẽ bớt gian truân đi chăng?
Góc khuất sau phòng xử án
Tác phẩm viết về New York về thập niên 70-80 của thế kỷ trước, cho thấy một thế giới nguy hiểm và kịch tính. Khi mà phòng xử án nơi được coi là ánh sáng của công lý lại có những mảng tối bất công. Và bóng tối của tội phạm có tổ chức đã len lỏi và trùm vào phòng xử án. Đây chính là tính hình sự của tác phẩm. Với kinh nghiệm và vốn sống phong phú của mình, Sydney Sheldon đã khéo léo mạnh dạn vạch trần những góc khuất sau phòng xử án, sau vũ đài chính trị. Cái thật trong các câu truyện của Sydney từ nội tâm nhân vật cho đến cuộc đời của họ đều không xa rời thực tế, đó có lẽ là một trong những lý do khiến các tác phẩm của ông luôn được nhiều độc giả yêu thích và đứng ở vị trí best-seller.
Last edited by LDN on Sat Nov 12, 2022 8:14 am; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Siêu thị sách 86
Giới thiệu sách Thiên Thần Nổi Giận – Tác giả Sidney Sheldon
Sidney Sheldon – “ông hoàng” của dòng văn học trinh thám – hình sự – tình cảm với hàng loạt các tác phẩm luôn đạt hàng best – seller mỗi khi ra mắt. Với sự thành công về mặt thương mại và sự ca ngợi không ngớt độc giả ông đã trở thành tác giả yêu thích của hàng triệu người trên khắp . Cách xây dựng nhân vật của ông có một sự hấp dẫn đến lạ lùng, cộng thêm việc kết nối mạch truyện của Sheldon, giống như chất gây nghiện lại như một chất keo siêu dính, khiến người đọc một khi đã cầm sách lên thì khó dừng và sẽ hồi hộp kiếm tìm những cuốn sách tiếp theo.
Thiên thần nổi giận: mang đến cho độc giả những giây phút say mê, hồi hộp. Xoay quanh câu chuyện về nữ nhân vật chính quyến rũ, xinh đẹp, thông minh Jennifer, Thiên Thần nổi giận đã cho độc giả hiểu thêm về thế giới ngầm của những tổ chức Mafia, một thế giới nguy hiểm và kịch tính. Trong Thiên thần nổi giận độc giả cũng thấy hiện lên sức mạnh và sự nguy hiểm của một tình yêu. Khi tình yêu cộng với lòng thù hận, nó sẽ biến thành sự hủy diệt.
Không có gì mãi mãi: ba nhân vật trung tâm là ba người phụ nữ, ba bác sĩ trẻ và khao khát mãnh liệt của họ. Không có gì là mãi mãi chạy đua từ những quyết định sống còn của một bệnh viện lớn ở San Francisco cho đến sự nóng hổi đầy căng thẳng của một phiên tòa xét xử vụ giết người. Nó sắp đặt những tham vọng và nỗi sợ hãi của những người chữa bệnh và những kẻ giết người, của những người yêu nhau và những kẻ phụ bạc. Khi câu chuyện lên đến cao trào, hướng tới đỉnh điểm không thể đoán trước, Sidney Sheldon lại một lần nữa chứng minh rằng không độc giả nào có thể thắng được một bậc thầy của sự kiện bất ngờ.
1 Đây có lẽ là một tác phẩm rất đơn giản kể về những chuyện về chúng ta mà thôi. Thế mà nghe cái tên Thiên thần nổi giận thật là chắc lại phải không. tác phẩm chỉ là một câu chuyện về số phận về những khát khao không được đền đáp và tình yêu mãnh liệt nhưng không đủ sức níu giữ con người ở bên nhau. Đơn giản vậy nhưng lại tràn đầy một cách khác thường và cảm xúc sâu lắng. tác giả đã tìm hiểu tận cùng tâm lý của nhân vật vòng cùng với bút pháp nghệ thuật tinh tế đến bất ngờ. Giữa lý tưởng và tình yêu và cả sự sinh tồn, trong cuộc chiến đấy tình yêu đã thua cuộc một cách thảm hại! Các bạn hãy đọc và cảm nhận, anh sẽ hiểu hơn về tình yêu và cuộc sống về con người!
2 Đây là lần thứ 2 mình đọc lại cuốn truyện này. Cách đây khoảng 4-5 năm đọc thì mình cảm thấy khá thích thú. Tuy nhiên lần này đọc lại thì mình cũng không chắc mình có thích cuốn sách này hay không.Về nội dung thì mình thấy vẫn vô cùng xuất sắc. Cách viết của Sidney Sheldon không hề lan man, cuốn mình vào mạch truyện, một khi đã đọc rồi thì luôn tò mò để đọc đến đoạn kết. Truyện có nhiều cao trào và kịch tính, những vụ án đan xen với câu chuyện tình cảm của các nhân vật.Tuy nhiên điều mà mình cảm thấy không thích nhất là những nhân vật trong truyện. Chưa bao giờ mình đọc một truyện mà không hề có sự yêu thích với bất kỳ nhân vật nào trong truyện. Từ nhân vật chính Jennifer – một nữ luật sư trẻ tuổi, gặp nhiều khó khăn trong bước đầu sự nghiệp, đến những nhân vật phụ như Adam, Michael, Di Silva, Mary Beth,… dù họ đều thông minh và sắc xảo.Đặc biệt với Jennifer, nếu để so sánh với Tracy trong Nếu còn có ngày mai, từ ngoại hình đều sự thông minh đều có nét tương đồng. Tuy nhiên điều mình thích ở Tracy thì Jennifer lại không có. Jennifer sống phụ thuộc vào tình cảm, thiếu lí trí và dễ bị mềm lòng. Ban đầu thì mình thấy Jennifer đáng thương, nhưng càng về sau, mình càng nhận ở cô thấy sự yếu đuối, thiếu kiên định, và cả một chút xô đẩy của dòng đời khi cô buộc phải nhờ đến Michael để cứu con trai mình, Joshua.Tóm lại thì mình vẫn có trải nghiệm thú vị khi đọc truyện, và cũng hài lòng với cả kết truyện luôn. Tuy nhiên để nói là mình có thích hay không, thì quả thật mình cũng không chắc nữa.
~
Hình ảnh người phụ nữ giỏi giang trong công việc, mãnh liệt trong tình yêu
Đa số tác phẩm của Sydney Sheldon đều có một nhân vật nữ làm trung tâm, với hình ảnh của người phụ nữ thông minh, mạnh mẽ, quyết đoán. Nếu như Jill Castle của “Người lạ trong gương” bản lĩnh, Tracy Whitney trong “Nếu còn có ngày mai” là một cô gái thông minh, Kate Blackwell từ “Người đàn bà quỷ quyệt” đầy quyền uy thì Jennifer Parker lại vô cùng mạnh mẽ. Ở tuổi 24 vừa mới ra trường, tràn đầy hứng khởi và nhiệt huyết, vậy mà trong vụ bào chữa đầu tiên, sự ngây thơ của cô đã bị lợi dụng khiến cô vô tình tiếp tay cho hành vi đe doạ nhân chứng bẩn thỉu. Cô bị điều tra và có thể bị tước quyền hành nghề luật sư. Phải bắt đầu từ con số không với nhiều khó khăn hơn người khác, nhưng với sự thông minh và mạnh mẽ Jennifer đã gầy dựng đế chế của riêng mình. Tâm huyết với nghề cùng sự nhạy bén trong đầu óc đã giúp cô giải quyết các vụ án một cách thuyết phục, mang lại công lý cho thân chủ của mình. Mỗi chiến thắng của Jennifer cho thấy sự nhanh trí và sức sáng tạo không giới hạn của cô.
Có thể nói Jen là hình ảnh đậm chất phụ nữ hiện đại vừa xinh đẹp vừa giỏi giang vừa tự chủ. Cô làm chủ sự nghiệp của mình, làm chủ cuộc sống của mình dù là một bà mẹ đơn thân. Tác phẩm ra đời vào năm 1980, nhưng lại thấy có bóng dáng của những người phụ nữ ngày nay, khi mà xã hội phát triển có rất nhiều người phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân. Không may mắn trong con đường tình duyên, nhưng họ vô cùng nghị lực. Bỏ qua những ồn ào và định kiến, họ can đảm bước tiếp trên con đường đã chọn để chăm lo cho những đứa con yêu quý của mình. Phụ nữ dù khó khăn như thế nào cũng không được bỏ con mình bởi con cái chính là sinh mạng, là khúc ruột của người phụ nữ. Để Jen bừng tỉnh và từ bỏ việc phá thai chính là nét nhân văn trong ngòi bút của Sydney Sheldon. Tôi không cổ xuý cho việc làm mẹ đơn thân, nhưng nếu không may mắn có một gia đình trọn vẹn, đừng bao giờ ích kỷ mà rời bỏ “thiên thần” của mình.
Nếu như trong công việc Jen tài giỏi bao nhiêu thì trong tình yêu Jen mãnh liệt bấy nhiêu. Tình yêu với Adam Warner là khởi nguồn cho mọi biến cố sau này trong cuộc đời cô. Adam đã đến bên cô vào lúc tưởng chừng sự nghiệp của cô không còn có tương lai. Anh đã bảo vệ và cứu cánh cho tấm thẻ hành nghề của Jen. Tiếc thay, tình yêu mãnh liệt đấy, nhưng không đủ sức níu giữ con người ta bên nhau. Khi ta vẫn còn bị ràng buộc bởi sự cám dỗ của quyền lực, bởi thành kiến xã hội. Cô và Adam chỉ đừng bên lề cuộc đời của nhau. Đó cũng là tính chân thật trong các tác phẩm của Sydney Sheldon, không ngôn tình một cách ráo rỗng mà rất đời. Một người đã yêu hết mình như Jen, khi phải từ bỏ tình yêu sẽ đâm vào trái tim cô nỗi đau bất tận. Nỗi đau thấu tâm can như thế nào để một người phụ nữ thoa tuyết lên cổ mình mà vẫn thấy ấm áp vô cùng. Còn tình cảm với Michael Moretti nảy sinh vào lúc Jen cô đơn nhất, yếu đuối nhất cần được che chở bởi vòng tay người đàn ông mạnh mẽ. Michael cho Jen cảm giác có thể bảo vệ, bao bọc cho cô và con trai cô. Phụ nữ dù mạnh mẽ như thế nào vẫn cần được yêu thương. Dù tình yêu ấy có sức huỷ diệt cuộc đời cô, sự nghiệp của cô.
Có thể nói trong tình cảm Jen quyết đoán vô cùng. Cầm lên được thì cũng buông xuống được. Yêu Adam mãnh liệt như vậy, nhưng cô sẵn sàng từ bỏ dù trong mình đã mang giọt máu của anh. Có lẽ giải thích lý do khiến nữ giới mê truyện của Sydney Sheldon là do sau khi đọc xong các tác phẩm của ông, họ đã học được rất nhiều điều qua các nhân vật nữ. Học được ở Jen sự mạnh mẽ và độc lập. Phụ nữ thông minh đừng bao giờ để cảm xúc chi phối quá nhiều cuộc đời mình. Mạnh mẽ chính là biết buông bỏ đúng lúc. Cố chấp giữ lấy những điều không nên đôi khi lại huỷ hoại chính cuộc đời và làm mất đi giá trị của người phụ nữ.
Ba mẫu đàn ông điển hình
Một người phụ nữ quyến rũ và thành công như Jen, sẽ có sức thu hút với những người đàn ông xung quanh. Xoay quanh cuộc đời của cô có thể kể đến ba nhân vật nam, điển hình cho ba nhóm đàn ông trong xã hội.
Đầu tiên phải kể đến Adam – tình yêu mãnh liệt của Jennifer, một hình mẫu hoàn hảo từ ngoại hình, gia đình cho đến sự nghiệp, là mẫu đàn ông mọi cô gái đều khao khát. Adam yêu Jen với tình yêu ngọt ngào và lãng mạn của một người đàn ông trưởng thành thành đạt. Jen đã bị cuốn hút vào sự nồng say của tình yêu ấy. Adam đại diện cho nhóm đàn ông có mọi thứ trong tay, vô cùng có sức hút. Nhưng vì có được mọi thứ nên mọi thứ cũng trói buộc người đàn ông này. Tưởng chừng trên đỉnh cao quyền lực, Adam có thể làm theo ý mình. Ấy thế mà “thân bất do kỷ” không thể làm những điều mình muốn, ở bên người mình yêu. Một người đàn ông dám yêu nhưng không dám đấu tranh, lại dành sự ưu tiên cho công danh, sự nghiệp.
Nếu như Adam là đại diện cho đỉnh cao quyền lực ngoài ánh sáng thì trái ngược với anh, Michael lại là trùm của bóng tối, bố già quyền lực của thế giới ngầm. Khác với Adam, Michael dám làm mọi thứ nên anh ta dám yêu, dám hận. Người đàn ông này mang đến cho phụ nữ cảm giác vừa được che chở nhưng cũng vừa lo sợ như ở bên “hổ”. Tình yêu của Michael xuất phát từ sự cuốn hút bởi sự thông minh của Jen. Nhưng một con thú dữ luôn tìm mọi cách để mở rộng phạm vi quyền lực của mình thì mọi thứ ngáng đường hắn đều sẽ bị hắn triệt tiêu, thậm chí cả người hắn yêu thương.
Ken là người không được Jen đáp lại tình cảm, nhưng vẫn âm thầm ở bên che chở, ủng hộ và giúp đỡ cho cô. Với ngôn từ bây giờ có thể gọi Ken là “anh trai mưa”. Một người đàn ông chung thuỷ và chân thành nhưng lại không quá nổi bật về sự nghiệp và tính cách. Ít có sức hấp dẫn với những người phụ nữ. Thực tế phụ nữ chúng ta, hiếm có người có thể nhìn thấy “ngọc trong đá” mà lựa chọn đến bên người như Ken, khi bên cạnh là Adam ấm áp hay Michael nóng bỏng. Mặc dù về mặc lý trí, Ken chính là hình mẫu người đàn ông tốt mà Jennifer nên lựa chọn. Tự hỏi, nếu Jen đến với Ken thì có lẽ cuộc đời cô sẽ bớt gian truân đi chăng?
Góc khuất sau phòng xử án
Tác phẩm viết về New York về thập niên 70-80 của thế kỷ trước, cho thấy một thế giới nguy hiểm và kịch tính. Khi mà phòng xử án nơi được coi là ánh sáng của công lý lại có những mảng tối bất công. Và bóng tối của tội phạm có tổ chức đã len lỏi và trùm vào phòng xử án. Đây chính là tính hình sự của tác phẩm. Với kinh nghiệm và vốn sống phong phú của mình, Sydney Sheldon đã khéo léo mạnh dạn vạch trần những góc khuất sau phòng xử án, sau vũ đài chính trị. Cái thật trong các câu truyện của Sydney từ nội tâm nhân vật cho đến cuộc đời của họ đều không xa rời thực tế, đó có lẽ là một trong những lý do khiến các tác phẩm của ông luôn được nhiều độc giả yêu thích và đứng ở vị trí best-seller.
Giới thiệu sách Thiên Thần Nổi Giận – Tác giả Sidney Sheldon
Sidney Sheldon – “ông hoàng” của dòng văn học trinh thám – hình sự – tình cảm với hàng loạt các tác phẩm luôn đạt hàng best – seller mỗi khi ra mắt. Với sự thành công về mặt thương mại và sự ca ngợi không ngớt độc giả ông đã trở thành tác giả yêu thích của hàng triệu người trên khắp . Cách xây dựng nhân vật của ông có một sự hấp dẫn đến lạ lùng, cộng thêm việc kết nối mạch truyện của Sheldon, giống như chất gây nghiện lại như một chất keo siêu dính, khiến người đọc một khi đã cầm sách lên thì khó dừng và sẽ hồi hộp kiếm tìm những cuốn sách tiếp theo.
Thiên thần nổi giận: mang đến cho độc giả những giây phút say mê, hồi hộp. Xoay quanh câu chuyện về nữ nhân vật chính quyến rũ, xinh đẹp, thông minh Jennifer, Thiên Thần nổi giận đã cho độc giả hiểu thêm về thế giới ngầm của những tổ chức Mafia, một thế giới nguy hiểm và kịch tính. Trong Thiên thần nổi giận độc giả cũng thấy hiện lên sức mạnh và sự nguy hiểm của một tình yêu. Khi tình yêu cộng với lòng thù hận, nó sẽ biến thành sự hủy diệt.
Không có gì mãi mãi: ba nhân vật trung tâm là ba người phụ nữ, ba bác sĩ trẻ và khao khát mãnh liệt của họ. Không có gì là mãi mãi chạy đua từ những quyết định sống còn của một bệnh viện lớn ở San Francisco cho đến sự nóng hổi đầy căng thẳng của một phiên tòa xét xử vụ giết người. Nó sắp đặt những tham vọng và nỗi sợ hãi của những người chữa bệnh và những kẻ giết người, của những người yêu nhau và những kẻ phụ bạc. Khi câu chuyện lên đến cao trào, hướng tới đỉnh điểm không thể đoán trước, Sidney Sheldon lại một lần nữa chứng minh rằng không độc giả nào có thể thắng được một bậc thầy của sự kiện bất ngờ.
1 Đây có lẽ là một tác phẩm rất đơn giản kể về những chuyện về chúng ta mà thôi. Thế mà nghe cái tên Thiên thần nổi giận thật là chắc lại phải không. tác phẩm chỉ là một câu chuyện về số phận về những khát khao không được đền đáp và tình yêu mãnh liệt nhưng không đủ sức níu giữ con người ở bên nhau. Đơn giản vậy nhưng lại tràn đầy một cách khác thường và cảm xúc sâu lắng. tác giả đã tìm hiểu tận cùng tâm lý của nhân vật vòng cùng với bút pháp nghệ thuật tinh tế đến bất ngờ. Giữa lý tưởng và tình yêu và cả sự sinh tồn, trong cuộc chiến đấy tình yêu đã thua cuộc một cách thảm hại! Các bạn hãy đọc và cảm nhận, anh sẽ hiểu hơn về tình yêu và cuộc sống về con người!
2 Đây là lần thứ 2 mình đọc lại cuốn truyện này. Cách đây khoảng 4-5 năm đọc thì mình cảm thấy khá thích thú. Tuy nhiên lần này đọc lại thì mình cũng không chắc mình có thích cuốn sách này hay không.Về nội dung thì mình thấy vẫn vô cùng xuất sắc. Cách viết của Sidney Sheldon không hề lan man, cuốn mình vào mạch truyện, một khi đã đọc rồi thì luôn tò mò để đọc đến đoạn kết. Truyện có nhiều cao trào và kịch tính, những vụ án đan xen với câu chuyện tình cảm của các nhân vật.Tuy nhiên điều mà mình cảm thấy không thích nhất là những nhân vật trong truyện. Chưa bao giờ mình đọc một truyện mà không hề có sự yêu thích với bất kỳ nhân vật nào trong truyện. Từ nhân vật chính Jennifer – một nữ luật sư trẻ tuổi, gặp nhiều khó khăn trong bước đầu sự nghiệp, đến những nhân vật phụ như Adam, Michael, Di Silva, Mary Beth,… dù họ đều thông minh và sắc xảo.Đặc biệt với Jennifer, nếu để so sánh với Tracy trong Nếu còn có ngày mai, từ ngoại hình đều sự thông minh đều có nét tương đồng. Tuy nhiên điều mình thích ở Tracy thì Jennifer lại không có. Jennifer sống phụ thuộc vào tình cảm, thiếu lí trí và dễ bị mềm lòng. Ban đầu thì mình thấy Jennifer đáng thương, nhưng càng về sau, mình càng nhận ở cô thấy sự yếu đuối, thiếu kiên định, và cả một chút xô đẩy của dòng đời khi cô buộc phải nhờ đến Michael để cứu con trai mình, Joshua.Tóm lại thì mình vẫn có trải nghiệm thú vị khi đọc truyện, và cũng hài lòng với cả kết truyện luôn. Tuy nhiên để nói là mình có thích hay không, thì quả thật mình cũng không chắc nữa.
~
Hình ảnh người phụ nữ giỏi giang trong công việc, mãnh liệt trong tình yêu
Đa số tác phẩm của Sydney Sheldon đều có một nhân vật nữ làm trung tâm, với hình ảnh của người phụ nữ thông minh, mạnh mẽ, quyết đoán. Nếu như Jill Castle của “Người lạ trong gương” bản lĩnh, Tracy Whitney trong “Nếu còn có ngày mai” là một cô gái thông minh, Kate Blackwell từ “Người đàn bà quỷ quyệt” đầy quyền uy thì Jennifer Parker lại vô cùng mạnh mẽ. Ở tuổi 24 vừa mới ra trường, tràn đầy hứng khởi và nhiệt huyết, vậy mà trong vụ bào chữa đầu tiên, sự ngây thơ của cô đã bị lợi dụng khiến cô vô tình tiếp tay cho hành vi đe doạ nhân chứng bẩn thỉu. Cô bị điều tra và có thể bị tước quyền hành nghề luật sư. Phải bắt đầu từ con số không với nhiều khó khăn hơn người khác, nhưng với sự thông minh và mạnh mẽ Jennifer đã gầy dựng đế chế của riêng mình. Tâm huyết với nghề cùng sự nhạy bén trong đầu óc đã giúp cô giải quyết các vụ án một cách thuyết phục, mang lại công lý cho thân chủ của mình. Mỗi chiến thắng của Jennifer cho thấy sự nhanh trí và sức sáng tạo không giới hạn của cô.
Có thể nói Jen là hình ảnh đậm chất phụ nữ hiện đại vừa xinh đẹp vừa giỏi giang vừa tự chủ. Cô làm chủ sự nghiệp của mình, làm chủ cuộc sống của mình dù là một bà mẹ đơn thân. Tác phẩm ra đời vào năm 1980, nhưng lại thấy có bóng dáng của những người phụ nữ ngày nay, khi mà xã hội phát triển có rất nhiều người phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân. Không may mắn trong con đường tình duyên, nhưng họ vô cùng nghị lực. Bỏ qua những ồn ào và định kiến, họ can đảm bước tiếp trên con đường đã chọn để chăm lo cho những đứa con yêu quý của mình. Phụ nữ dù khó khăn như thế nào cũng không được bỏ con mình bởi con cái chính là sinh mạng, là khúc ruột của người phụ nữ. Để Jen bừng tỉnh và từ bỏ việc phá thai chính là nét nhân văn trong ngòi bút của Sydney Sheldon. Tôi không cổ xuý cho việc làm mẹ đơn thân, nhưng nếu không may mắn có một gia đình trọn vẹn, đừng bao giờ ích kỷ mà rời bỏ “thiên thần” của mình.
Nếu như trong công việc Jen tài giỏi bao nhiêu thì trong tình yêu Jen mãnh liệt bấy nhiêu. Tình yêu với Adam Warner là khởi nguồn cho mọi biến cố sau này trong cuộc đời cô. Adam đã đến bên cô vào lúc tưởng chừng sự nghiệp của cô không còn có tương lai. Anh đã bảo vệ và cứu cánh cho tấm thẻ hành nghề của Jen. Tiếc thay, tình yêu mãnh liệt đấy, nhưng không đủ sức níu giữ con người ta bên nhau. Khi ta vẫn còn bị ràng buộc bởi sự cám dỗ của quyền lực, bởi thành kiến xã hội. Cô và Adam chỉ đừng bên lề cuộc đời của nhau. Đó cũng là tính chân thật trong các tác phẩm của Sydney Sheldon, không ngôn tình một cách ráo rỗng mà rất đời. Một người đã yêu hết mình như Jen, khi phải từ bỏ tình yêu sẽ đâm vào trái tim cô nỗi đau bất tận. Nỗi đau thấu tâm can như thế nào để một người phụ nữ thoa tuyết lên cổ mình mà vẫn thấy ấm áp vô cùng. Còn tình cảm với Michael Moretti nảy sinh vào lúc Jen cô đơn nhất, yếu đuối nhất cần được che chở bởi vòng tay người đàn ông mạnh mẽ. Michael cho Jen cảm giác có thể bảo vệ, bao bọc cho cô và con trai cô. Phụ nữ dù mạnh mẽ như thế nào vẫn cần được yêu thương. Dù tình yêu ấy có sức huỷ diệt cuộc đời cô, sự nghiệp của cô.
Có thể nói trong tình cảm Jen quyết đoán vô cùng. Cầm lên được thì cũng buông xuống được. Yêu Adam mãnh liệt như vậy, nhưng cô sẵn sàng từ bỏ dù trong mình đã mang giọt máu của anh. Có lẽ giải thích lý do khiến nữ giới mê truyện của Sydney Sheldon là do sau khi đọc xong các tác phẩm của ông, họ đã học được rất nhiều điều qua các nhân vật nữ. Học được ở Jen sự mạnh mẽ và độc lập. Phụ nữ thông minh đừng bao giờ để cảm xúc chi phối quá nhiều cuộc đời mình. Mạnh mẽ chính là biết buông bỏ đúng lúc. Cố chấp giữ lấy những điều không nên đôi khi lại huỷ hoại chính cuộc đời và làm mất đi giá trị của người phụ nữ.
Ba mẫu đàn ông điển hình
Một người phụ nữ quyến rũ và thành công như Jen, sẽ có sức thu hút với những người đàn ông xung quanh. Xoay quanh cuộc đời của cô có thể kể đến ba nhân vật nam, điển hình cho ba nhóm đàn ông trong xã hội.
Đầu tiên phải kể đến Adam – tình yêu mãnh liệt của Jennifer, một hình mẫu hoàn hảo từ ngoại hình, gia đình cho đến sự nghiệp, là mẫu đàn ông mọi cô gái đều khao khát. Adam yêu Jen với tình yêu ngọt ngào và lãng mạn của một người đàn ông trưởng thành thành đạt. Jen đã bị cuốn hút vào sự nồng say của tình yêu ấy. Adam đại diện cho nhóm đàn ông có mọi thứ trong tay, vô cùng có sức hút. Nhưng vì có được mọi thứ nên mọi thứ cũng trói buộc người đàn ông này. Tưởng chừng trên đỉnh cao quyền lực, Adam có thể làm theo ý mình. Ấy thế mà “thân bất do kỷ” không thể làm những điều mình muốn, ở bên người mình yêu. Một người đàn ông dám yêu nhưng không dám đấu tranh, lại dành sự ưu tiên cho công danh, sự nghiệp.
Nếu như Adam là đại diện cho đỉnh cao quyền lực ngoài ánh sáng thì trái ngược với anh, Michael lại là trùm của bóng tối, bố già quyền lực của thế giới ngầm. Khác với Adam, Michael dám làm mọi thứ nên anh ta dám yêu, dám hận. Người đàn ông này mang đến cho phụ nữ cảm giác vừa được che chở nhưng cũng vừa lo sợ như ở bên “hổ”. Tình yêu của Michael xuất phát từ sự cuốn hút bởi sự thông minh của Jen. Nhưng một con thú dữ luôn tìm mọi cách để mở rộng phạm vi quyền lực của mình thì mọi thứ ngáng đường hắn đều sẽ bị hắn triệt tiêu, thậm chí cả người hắn yêu thương.
Ken là người không được Jen đáp lại tình cảm, nhưng vẫn âm thầm ở bên che chở, ủng hộ và giúp đỡ cho cô. Với ngôn từ bây giờ có thể gọi Ken là “anh trai mưa”. Một người đàn ông chung thuỷ và chân thành nhưng lại không quá nổi bật về sự nghiệp và tính cách. Ít có sức hấp dẫn với những người phụ nữ. Thực tế phụ nữ chúng ta, hiếm có người có thể nhìn thấy “ngọc trong đá” mà lựa chọn đến bên người như Ken, khi bên cạnh là Adam ấm áp hay Michael nóng bỏng. Mặc dù về mặc lý trí, Ken chính là hình mẫu người đàn ông tốt mà Jennifer nên lựa chọn. Tự hỏi, nếu Jen đến với Ken thì có lẽ cuộc đời cô sẽ bớt gian truân đi chăng?
Góc khuất sau phòng xử án
Tác phẩm viết về New York về thập niên 70-80 của thế kỷ trước, cho thấy một thế giới nguy hiểm và kịch tính. Khi mà phòng xử án nơi được coi là ánh sáng của công lý lại có những mảng tối bất công. Và bóng tối của tội phạm có tổ chức đã len lỏi và trùm vào phòng xử án. Đây chính là tính hình sự của tác phẩm. Với kinh nghiệm và vốn sống phong phú của mình, Sydney Sheldon đã khéo léo mạnh dạn vạch trần những góc khuất sau phòng xử án, sau vũ đài chính trị. Cái thật trong các câu truyện của Sydney từ nội tâm nhân vật cho đến cuộc đời của họ đều không xa rời thực tế, đó có lẽ là một trong những lý do khiến các tác phẩm của ông luôn được nhiều độc giả yêu thích và đứng ở vị trí best-seller.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
review sách
Nếu còn có ngày mai – Sidney Sheldon - Khi con người phải trả giá cho lòng tin, khi cuộc đời vốn chẳng hề công bằng và khi cuộc sống là những cuộc phiêu lưu
Được đông đảo fans trinh thám đánh giá là một trong những tác phẩm cuốn hút nhất của Sidney Sheldon, tiểu thuyết Nếu còn có ngày mai không chỉ lôi cuốn trong cách Sidney tạo dựng cốt truyện gay cấn mà hơn cả là cách ông xây dựng hết sức thành công sự phát triển cá tính, tâm lý của hàng loạt nhân vật.
Lòng tin và sự công bằng vốn có tồn tại trong cuộc đời?
Có thể nói, thế giới trong tiểu thuyết Nếu còn có ngày mai của Sidney Sheldon là một thế giới của lừa lọc. Một thế giới nghiệt ngã bóp nghẹt tâm hồn con người, khiến sự tin tưởng và tình yêu như chẳng còn vị trí tồn tại. Tưởng chừng nơi đấy con người sống với nhau bằng những điều dối trá, vì thế mà lòng tin hoặc sự công bằng bỗng trở thành những thứ xa xỉ, một giấc mơ xa vời hay một thứ ảo vọng của những ai chưa trải qua khắc nghiệt cuộc đời. Một thế giới như thế, một cuộc đời như vậy, thực sẵn sàng để nhấn chìm mọi điều tốt đẹp nguyên bản, ban sơ nhất.
Mà Tracy Whitney chính là minh chứng rõ nét nhất cho việc số phận đã xoay vần và biến đổi con người ra sao. Tracy Whitney, một cô gái trẻ, tuổi ngoài 20, xinh đẹp, thông minh. Nhưng bởi cuộc sống cô dường như quá êm đềm, tương lai cô đã quá rộng mở với một gia đình hạnh phúc, một tình yêu trọn vẹn, cùng viễn cảnh về một đám cưới sẽ diễn ra trong tương lai nên Tracy ngây thơ, đơn thuần vô cùng trong cách cô đánh giá, nhìn nhận cuộc sống và con người.
Chính vì thế, khi biến cố liên tiếp xảy đến cuộc đời cô gái: Công ty gia đình phá sản, mẹ cô tự vẫn vì bị lừa đảo, Tracy đã đánh giá mọi chuyện hết sức đơn giản cũng như quá đỗi tin vào chính mình cùng “tính thiện” nơi con người. Cô tự đưa bản thân vào hang cọp, cũng không có bất cứ một sự phòng vệ nào trước bất cứ ai tỏ ra thông cảm với hoàn cảnh của cô, đồng thời Tracy còn vô cùng chậm chạp trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
Do vậy, không thể phủ nhận một điều, khoảng 100 trang đầu tiên của Nếu còn có ngày mai, tình tiết truyện trôi qua không chỉ chậm mà còn tạo một sự ức chế không nhỏ với độc giả. Ngoài vì Tracy cứ mãi ngây thơ, dẫu đã trưởng thành hơn qua sóng gió thì vẫn mang ám ảnh của một thời ngây dại còn bởi tác giả như gieo vào lòng độc giả một nỗi hồ nghi, về tính thiện của con người, về hai chữ công lý giữa cuộc đời.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, dẫu thế nào thì sự phát triển tâm lý của Tracy Whitney vẫn cực kỳ hợp lý và cũng thể hiện bút lực khá cao tay của Sidney Sheldon trong cách ông xây dựng cá tính con người. Vì là người ngoài cuộc nên độc giả dễ dàng dùng lăng kính của người thứ ba để phán xét nhân vật trên trang sách. Song hãy thử đặt bản thân vào vị trí của Tracy và tự hỏi, nếu ở hoàn cảnh như thế, ta có đù bình tĩnh, sáng suốt để suy xét mọi trường hợp không? Việc Tracy cứ mãi thơ dại, bám víu vào hết sợi dây này đến sợi dây cứu mạng khác, hết hi vọng này tới hi vọng kia là tâm lý bình thường của con người khi đi vào bước đường cùng; cho tới lúc, cô gái bé nhỏ đầy kiêu hãnh đủ chín chắn nhận ra, để sinh tồn giữa cuộc đời khắc nghiệt thì không thể dựa vào ai khác, cũng chẳng thể tin tưởng ai hoàn toàn ngoài tin vào chính bản thân mình.
Và trong thế giới của Nếu còn có ngày mai, đâu chỉ Tracy là con người duy nhất sự tin tưởng bị chà đạp. Chính mẹ cô, vì lòng tin đặt sai vị trí mà dẫn đến cái chết bi thương. Hay một kẻ lừa đảo thuần thục như Jeff Stevens mà rồi cũng từng đặt tình yêu vào nhầm người.
Thậm chí sau này, khi Tracy chính thức trưởng thành và trở thành một chuyên gia lừa đảo, thì cái cô đánh vào chính là nhục dục, lòng tham, sự thiếu tin tưởng con người dành cho nhau,… Ngỡ rằng cả thế giới ở Nếu còn có ngày mai, ai cũng là Joe Romano, ai cũng là tên luật sự Perry Pope, ai cũng giống tên bội bạc Charles… Sidney Sheldon như đã bóc trần cách người ta sống với nhau bằng lừa lọc và tồn tại bằng sự dối trá.
Cuộc đời là chuyến phiêu lưu và dạng Robinhood thời hiện đại.
Nếu đủ kiên nhẫn trải qua khoảng 100 trang đầu để thấy được sự trưởng thành của Tracy cả về nhận thức lẫn hành động thì càng về sau, Nếu còn có ngày mai lại càng thêm cuốn hút trong cách Sidney Sheldon tạo dựng lên cuộc đời Tracy như một cuộc phiêu lưu lớn; để ta thực sự nhận ra, cô gái nhỏ đó đã trưởng thành thật rồi.
Đó là cách Tracy phiêu lưu trong nhà ngục để sinh tồn trước những mánh khỏe của những nữ phạm nhân sẵn sàng xâu xé cô khi có cơ hội; cách cô tìm hướng đi cho bản thân để thoát khỏi ngục tù. Đó là cách cô gái ngây thơ ngày nào, trả thù từng kẻ đã hãm hại cô bằng cách cho chúng tự xâu xé lẫn nhau. Và đó là cách Tracy, từ vẫy vùng tìm lối đi để tái hòa nhập cộng đồng khi là một người đã có tiền án đến là một chuyên gia lừa đảo khiến cho cả Interpool cũng phải vào cuộc.
Một Tracy sợ hãi, rụt rè, nhút nhát, yếu đuối đã hoàn toàn được thay thế bằng một cô gái tự tin, thông minh và đầy sáng tạo. Cuộc sống ngày xưa đã thực sự lùi xa, để giờ đây, Tracy chỉ sống trong thực tại, sống với cuộc phiêu lưu đầy kích thích của riêng cô. “Nếu còn có ngày mai”, mong ước từng là của Tracy quá khứ, có lẽ cũng là lời thầm nhủ của cô hiện tại. Nhưng tâm thế của hai con người ấy đã khác nhau. Trước kia, Tracy sống hôm nay mà không biết tới ngày mai bởi cuộc đời cô không do cô quyết định. Nhưng hôm nay, vận mệnh cô là do cô định đoạt, nên nếu còn có ngày mai, cô vẫn sẽ tiếp tục sống và tiếp tục sống với niềm nhiệt huyết của bàn thân.
Nếu coi cả cuốn tiểu thuyết là một màn kịch lừa đảo lớn thì cuộc phiêu lưu của Tracy chính là các lớp, hồi của vở kịch đó. Có trưởng thành, có vấp ngã, có căng thằng, mệt mỏi, nhưng đến cuối cùng, chiến thắng vẫn mìm cười với ai nỗ lực và hiểu rõ quy tắc, luật chơi như Tracy.
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là trần thuật lại mánh khóe lừa đảo dựa trên những chuyến phiêu lưu gay cấn nghẹt thở thì Nếu còn có ngày mai đã không cuốn hút độc giả và được đánh giá là tác phẩm thành công nhất của Sidney Sheldon. Mà vượt qua tất cả, Sidney đã tạo dựng thành công hình tượng một Robinhood thời hiện đại, đặc biệt hình tượng đấy lại gắn với một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, tự cường.
Tracy khiến cả Interpol vào cuộc, biến toàn bộ cảnh sát hình sự tại các nước thành trò hề. Nhưng cô có nguyên tắc hoạt động của cô: Chỉ cướp của người giàu, chỉ cướp của những kẻ làm giàu phi pháp, chỉ lấy của những kẻ giàu có coi rẻ nhân phẩm của những người xung quanh… Vì thế mà các phi vụ của Tracy không chỉ kích thích hơn mà còn gây dựng lên trong lòng độc giả một Tracy, như nữ anh hùng dân gian tồn tại thời hiện đại.
Tracy và Jeff, hai con người ở cùng một thế giới, đã từng là đối thủ nhưng chính họ cũng lại là những con người có trái tim thấu hiểu và đồng cảm với nhau hơn bất cứ ai. Trải qua đủ đau thương, nếm trải đủ lọc lừa của xã hội, không ai hiểu sự thối nát của lòng người nhiều hơn hai người đó; cũng không ai hiểu mặt trái của sự giàu sang, bóng tối trong trái tim con người hơn hai người họ; đồng thời cũng chẳng ai rõ, kẻ giàu đã làm giàu trên xương máu người nghèo như thế nào hơn chàng trai, cô gái ấy. Vì thế chăng, xét về lý, hành động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của cả hai là hành động đáng bị lên án, đáng phải nhận hình phạt thích đáng của tòa án thế giới. Song xét về tình, thì hành động ấy lại cũng là chính nghĩa: một dạng chính nghĩa dân gian nhằm trừng phạt những kẻ mà hệ thống luật pháp, kẽ hở pháp luật đã chẳng thể trừng trị được.
Cho nên, để nhận định rạch ròi hình tượng như những Robinhood thời hiện đại của Tracy hay Jeff là đúng hay sai, là bất nhân hay chính đạo thì có lẽ, thật khó để phân định rạch ròi. Chỉ biết rằng, hai con người đó đã sống trọn từng phút, từng giây của thì hiện tại với cùng suy nghĩ “nếu còn có ngày mai”.
Neuconcongaymai cua Sidney Sheldon
Nếu còn có ngày mai – Tiểu thuyết cuốn hút nhưng ngập tràn lỗ hổng.
Không thể phủ nhận với Nếu còn có ngày mai, Sidney Sheldon đã thực sự cao tay trong việc khắc họa lên một Tracy Whitney dần dần trưởng thành qua từng giai đoạn hay tái hiện từng bước tiến nhỏ trong mối quan hệ giữa Tracy với Jeff. Khác hoàn toàn với nhiều tiểu thuyết khác của ông: nhân vật có thể yêu nhau ở đoạn văn thứ nhất, tới đoạn văn thứ ba cả hai đã làm đám cưới? Vì thế chuyện tình giữa Tracy với Jeff dễ tạo cho độc giả sự đồng điệu cũng như thấy rằng đó là một câu chuyện tình yêu chân thật.
Cũng không thể phủ nhận, Nếu còn có ngày mai là một tác phẩm hấp dẫn trong cách Sidney Sheldon xây dựng cốt truyện, tạo dựng thắt mở tình tiết đầy gay cấn. Sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại trong câu chuyện của từng cá nhân hay mỗi phi vụ nhân vật lại có một cách thức khác nhau để đạt được mục đích cuối cùng; tất cả tạo lên sự phức hợp nhằm duy trì độ căng cho toàn bộ cuốn sách.
Tuy nhiên, dẫu là sáng tác được đông đảo độc giả yêu thích thì Nếu còn có ngày mai vẫn là một tác phẩm với ngập tràn lỗ hổng. Cách Tracy được trả tự do quá dễ dàng, cách cô quá đỗi thuận lợi trong việc trả thù mà những kẻ thù của cô lại có thể dễ dàng mắc bẫy không mảy may nghi ngờ một bên thứ ba nhúng tay, cách cô biến toàn bộ hệ thống cảnh sát thành trò hề hay thành những kẻ lố bịch kiêu căng ngu ngốc… Toàn bộ yếu tố đó, nếu độc giả đủ sáng suốt, tình táo để không bị cuốn theo mạch truyện do Sidney Sheldon dẫn dắt thì đều không khó để nhận thấy.
Nhưng dù thế nào, Nếu còn có ngày mai vẫn là một cuốn sách mang đậm chất Sidney Sheldon trong cách kể, cách tả, đặc biệt là cách ông tạo dựng cấu trúc cốt truyện như những miếng ghép hình lộn xộn rồi tới cuối cùng, tất cả đều quy về một mối để tạo lên bức tranh tổng thể hoàn chỉnh. Chẳng vậy mà United Press International đã nhận định về Nếu còn có ngày mai cùng tracy Whitney: “Một nhân vật hấp dẫn nhất và một cốt truyện giàu trí tưởng tượng nhất.”
Mọt Mọt
Mình là một con mọt, thích gặm xenlulozo (của sách) và yêu sự tĩnh lặng về đêm. Mình còn là một fan của rock band Laruku và mê đắm đường bass của bassist Tetsu nữa. Nếu bạn cũng là fan của Laruku, thì chúng ta làm quen nhé (fb và insta của mình ở dưới). ^^
Mọt là tác giả của nhiều tác phẩm đánh giá văn học Nhật Bản, đặc biệt là cảm nhận những cuốn sách cực hay của Higashino Keigo.
Nếu còn có ngày mai – Sidney Sheldon - Khi con người phải trả giá cho lòng tin, khi cuộc đời vốn chẳng hề công bằng và khi cuộc sống là những cuộc phiêu lưu
Được đông đảo fans trinh thám đánh giá là một trong những tác phẩm cuốn hút nhất của Sidney Sheldon, tiểu thuyết Nếu còn có ngày mai không chỉ lôi cuốn trong cách Sidney tạo dựng cốt truyện gay cấn mà hơn cả là cách ông xây dựng hết sức thành công sự phát triển cá tính, tâm lý của hàng loạt nhân vật.
Lòng tin và sự công bằng vốn có tồn tại trong cuộc đời?
Có thể nói, thế giới trong tiểu thuyết Nếu còn có ngày mai của Sidney Sheldon là một thế giới của lừa lọc. Một thế giới nghiệt ngã bóp nghẹt tâm hồn con người, khiến sự tin tưởng và tình yêu như chẳng còn vị trí tồn tại. Tưởng chừng nơi đấy con người sống với nhau bằng những điều dối trá, vì thế mà lòng tin hoặc sự công bằng bỗng trở thành những thứ xa xỉ, một giấc mơ xa vời hay một thứ ảo vọng của những ai chưa trải qua khắc nghiệt cuộc đời. Một thế giới như thế, một cuộc đời như vậy, thực sẵn sàng để nhấn chìm mọi điều tốt đẹp nguyên bản, ban sơ nhất.
Mà Tracy Whitney chính là minh chứng rõ nét nhất cho việc số phận đã xoay vần và biến đổi con người ra sao. Tracy Whitney, một cô gái trẻ, tuổi ngoài 20, xinh đẹp, thông minh. Nhưng bởi cuộc sống cô dường như quá êm đềm, tương lai cô đã quá rộng mở với một gia đình hạnh phúc, một tình yêu trọn vẹn, cùng viễn cảnh về một đám cưới sẽ diễn ra trong tương lai nên Tracy ngây thơ, đơn thuần vô cùng trong cách cô đánh giá, nhìn nhận cuộc sống và con người.
Chính vì thế, khi biến cố liên tiếp xảy đến cuộc đời cô gái: Công ty gia đình phá sản, mẹ cô tự vẫn vì bị lừa đảo, Tracy đã đánh giá mọi chuyện hết sức đơn giản cũng như quá đỗi tin vào chính mình cùng “tính thiện” nơi con người. Cô tự đưa bản thân vào hang cọp, cũng không có bất cứ một sự phòng vệ nào trước bất cứ ai tỏ ra thông cảm với hoàn cảnh của cô, đồng thời Tracy còn vô cùng chậm chạp trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
Do vậy, không thể phủ nhận một điều, khoảng 100 trang đầu tiên của Nếu còn có ngày mai, tình tiết truyện trôi qua không chỉ chậm mà còn tạo một sự ức chế không nhỏ với độc giả. Ngoài vì Tracy cứ mãi ngây thơ, dẫu đã trưởng thành hơn qua sóng gió thì vẫn mang ám ảnh của một thời ngây dại còn bởi tác giả như gieo vào lòng độc giả một nỗi hồ nghi, về tính thiện của con người, về hai chữ công lý giữa cuộc đời.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, dẫu thế nào thì sự phát triển tâm lý của Tracy Whitney vẫn cực kỳ hợp lý và cũng thể hiện bút lực khá cao tay của Sidney Sheldon trong cách ông xây dựng cá tính con người. Vì là người ngoài cuộc nên độc giả dễ dàng dùng lăng kính của người thứ ba để phán xét nhân vật trên trang sách. Song hãy thử đặt bản thân vào vị trí của Tracy và tự hỏi, nếu ở hoàn cảnh như thế, ta có đù bình tĩnh, sáng suốt để suy xét mọi trường hợp không? Việc Tracy cứ mãi thơ dại, bám víu vào hết sợi dây này đến sợi dây cứu mạng khác, hết hi vọng này tới hi vọng kia là tâm lý bình thường của con người khi đi vào bước đường cùng; cho tới lúc, cô gái bé nhỏ đầy kiêu hãnh đủ chín chắn nhận ra, để sinh tồn giữa cuộc đời khắc nghiệt thì không thể dựa vào ai khác, cũng chẳng thể tin tưởng ai hoàn toàn ngoài tin vào chính bản thân mình.
Và trong thế giới của Nếu còn có ngày mai, đâu chỉ Tracy là con người duy nhất sự tin tưởng bị chà đạp. Chính mẹ cô, vì lòng tin đặt sai vị trí mà dẫn đến cái chết bi thương. Hay một kẻ lừa đảo thuần thục như Jeff Stevens mà rồi cũng từng đặt tình yêu vào nhầm người.
Thậm chí sau này, khi Tracy chính thức trưởng thành và trở thành một chuyên gia lừa đảo, thì cái cô đánh vào chính là nhục dục, lòng tham, sự thiếu tin tưởng con người dành cho nhau,… Ngỡ rằng cả thế giới ở Nếu còn có ngày mai, ai cũng là Joe Romano, ai cũng là tên luật sự Perry Pope, ai cũng giống tên bội bạc Charles… Sidney Sheldon như đã bóc trần cách người ta sống với nhau bằng lừa lọc và tồn tại bằng sự dối trá.
Cuộc đời là chuyến phiêu lưu và dạng Robinhood thời hiện đại.
Nếu đủ kiên nhẫn trải qua khoảng 100 trang đầu để thấy được sự trưởng thành của Tracy cả về nhận thức lẫn hành động thì càng về sau, Nếu còn có ngày mai lại càng thêm cuốn hút trong cách Sidney Sheldon tạo dựng lên cuộc đời Tracy như một cuộc phiêu lưu lớn; để ta thực sự nhận ra, cô gái nhỏ đó đã trưởng thành thật rồi.
Đó là cách Tracy phiêu lưu trong nhà ngục để sinh tồn trước những mánh khỏe của những nữ phạm nhân sẵn sàng xâu xé cô khi có cơ hội; cách cô tìm hướng đi cho bản thân để thoát khỏi ngục tù. Đó là cách cô gái ngây thơ ngày nào, trả thù từng kẻ đã hãm hại cô bằng cách cho chúng tự xâu xé lẫn nhau. Và đó là cách Tracy, từ vẫy vùng tìm lối đi để tái hòa nhập cộng đồng khi là một người đã có tiền án đến là một chuyên gia lừa đảo khiến cho cả Interpool cũng phải vào cuộc.
Một Tracy sợ hãi, rụt rè, nhút nhát, yếu đuối đã hoàn toàn được thay thế bằng một cô gái tự tin, thông minh và đầy sáng tạo. Cuộc sống ngày xưa đã thực sự lùi xa, để giờ đây, Tracy chỉ sống trong thực tại, sống với cuộc phiêu lưu đầy kích thích của riêng cô. “Nếu còn có ngày mai”, mong ước từng là của Tracy quá khứ, có lẽ cũng là lời thầm nhủ của cô hiện tại. Nhưng tâm thế của hai con người ấy đã khác nhau. Trước kia, Tracy sống hôm nay mà không biết tới ngày mai bởi cuộc đời cô không do cô quyết định. Nhưng hôm nay, vận mệnh cô là do cô định đoạt, nên nếu còn có ngày mai, cô vẫn sẽ tiếp tục sống và tiếp tục sống với niềm nhiệt huyết của bàn thân.
Nếu coi cả cuốn tiểu thuyết là một màn kịch lừa đảo lớn thì cuộc phiêu lưu của Tracy chính là các lớp, hồi của vở kịch đó. Có trưởng thành, có vấp ngã, có căng thằng, mệt mỏi, nhưng đến cuối cùng, chiến thắng vẫn mìm cười với ai nỗ lực và hiểu rõ quy tắc, luật chơi như Tracy.
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là trần thuật lại mánh khóe lừa đảo dựa trên những chuyến phiêu lưu gay cấn nghẹt thở thì Nếu còn có ngày mai đã không cuốn hút độc giả và được đánh giá là tác phẩm thành công nhất của Sidney Sheldon. Mà vượt qua tất cả, Sidney đã tạo dựng thành công hình tượng một Robinhood thời hiện đại, đặc biệt hình tượng đấy lại gắn với một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, tự cường.
Tracy khiến cả Interpol vào cuộc, biến toàn bộ cảnh sát hình sự tại các nước thành trò hề. Nhưng cô có nguyên tắc hoạt động của cô: Chỉ cướp của người giàu, chỉ cướp của những kẻ làm giàu phi pháp, chỉ lấy của những kẻ giàu có coi rẻ nhân phẩm của những người xung quanh… Vì thế mà các phi vụ của Tracy không chỉ kích thích hơn mà còn gây dựng lên trong lòng độc giả một Tracy, như nữ anh hùng dân gian tồn tại thời hiện đại.
Tracy và Jeff, hai con người ở cùng một thế giới, đã từng là đối thủ nhưng chính họ cũng lại là những con người có trái tim thấu hiểu và đồng cảm với nhau hơn bất cứ ai. Trải qua đủ đau thương, nếm trải đủ lọc lừa của xã hội, không ai hiểu sự thối nát của lòng người nhiều hơn hai người đó; cũng không ai hiểu mặt trái của sự giàu sang, bóng tối trong trái tim con người hơn hai người họ; đồng thời cũng chẳng ai rõ, kẻ giàu đã làm giàu trên xương máu người nghèo như thế nào hơn chàng trai, cô gái ấy. Vì thế chăng, xét về lý, hành động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của cả hai là hành động đáng bị lên án, đáng phải nhận hình phạt thích đáng của tòa án thế giới. Song xét về tình, thì hành động ấy lại cũng là chính nghĩa: một dạng chính nghĩa dân gian nhằm trừng phạt những kẻ mà hệ thống luật pháp, kẽ hở pháp luật đã chẳng thể trừng trị được.
Cho nên, để nhận định rạch ròi hình tượng như những Robinhood thời hiện đại của Tracy hay Jeff là đúng hay sai, là bất nhân hay chính đạo thì có lẽ, thật khó để phân định rạch ròi. Chỉ biết rằng, hai con người đó đã sống trọn từng phút, từng giây của thì hiện tại với cùng suy nghĩ “nếu còn có ngày mai”.
Neuconcongaymai cua Sidney Sheldon
Nếu còn có ngày mai – Tiểu thuyết cuốn hút nhưng ngập tràn lỗ hổng.
Không thể phủ nhận với Nếu còn có ngày mai, Sidney Sheldon đã thực sự cao tay trong việc khắc họa lên một Tracy Whitney dần dần trưởng thành qua từng giai đoạn hay tái hiện từng bước tiến nhỏ trong mối quan hệ giữa Tracy với Jeff. Khác hoàn toàn với nhiều tiểu thuyết khác của ông: nhân vật có thể yêu nhau ở đoạn văn thứ nhất, tới đoạn văn thứ ba cả hai đã làm đám cưới? Vì thế chuyện tình giữa Tracy với Jeff dễ tạo cho độc giả sự đồng điệu cũng như thấy rằng đó là một câu chuyện tình yêu chân thật.
Cũng không thể phủ nhận, Nếu còn có ngày mai là một tác phẩm hấp dẫn trong cách Sidney Sheldon xây dựng cốt truyện, tạo dựng thắt mở tình tiết đầy gay cấn. Sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại trong câu chuyện của từng cá nhân hay mỗi phi vụ nhân vật lại có một cách thức khác nhau để đạt được mục đích cuối cùng; tất cả tạo lên sự phức hợp nhằm duy trì độ căng cho toàn bộ cuốn sách.
Tuy nhiên, dẫu là sáng tác được đông đảo độc giả yêu thích thì Nếu còn có ngày mai vẫn là một tác phẩm với ngập tràn lỗ hổng. Cách Tracy được trả tự do quá dễ dàng, cách cô quá đỗi thuận lợi trong việc trả thù mà những kẻ thù của cô lại có thể dễ dàng mắc bẫy không mảy may nghi ngờ một bên thứ ba nhúng tay, cách cô biến toàn bộ hệ thống cảnh sát thành trò hề hay thành những kẻ lố bịch kiêu căng ngu ngốc… Toàn bộ yếu tố đó, nếu độc giả đủ sáng suốt, tình táo để không bị cuốn theo mạch truyện do Sidney Sheldon dẫn dắt thì đều không khó để nhận thấy.
Nhưng dù thế nào, Nếu còn có ngày mai vẫn là một cuốn sách mang đậm chất Sidney Sheldon trong cách kể, cách tả, đặc biệt là cách ông tạo dựng cấu trúc cốt truyện như những miếng ghép hình lộn xộn rồi tới cuối cùng, tất cả đều quy về một mối để tạo lên bức tranh tổng thể hoàn chỉnh. Chẳng vậy mà United Press International đã nhận định về Nếu còn có ngày mai cùng tracy Whitney: “Một nhân vật hấp dẫn nhất và một cốt truyện giàu trí tưởng tượng nhất.”
Mọt Mọt
Mình là một con mọt, thích gặm xenlulozo (của sách) và yêu sự tĩnh lặng về đêm. Mình còn là một fan của rock band Laruku và mê đắm đường bass của bassist Tetsu nữa. Nếu bạn cũng là fan của Laruku, thì chúng ta làm quen nhé (fb và insta của mình ở dưới). ^^
Mọt là tác giả của nhiều tác phẩm đánh giá văn học Nhật Bản, đặc biệt là cảm nhận những cuốn sách cực hay của Higashino Keigo.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
REVIEW: NẾU CÒN CÓ NGÀY MAI (SIDNEY SHELDON)
Phuongabookaholic
Là cuốn sách đã mở ra cho mình một câu chuyện rất thực về một người con gái. Rất thực ở đây là nhà văn này đã làm cho nhân vật trong truyện trở nên rất sinh động, như là hiện thân cho chính người đọc vậy.
Người con gái ấy vốn đã giống như bao người con gái khác vậy, có học thức, có tình yêu, có một người mẹ yêu thương, một tương lai đầy hứa hẹn trước mắt… mọi chuyện tưởng như đã êm bề xuôi gió, nhưng sóng gió bất ngờ ập tới, cô ngã nhào, cô rơi vào vực thẳm tối đen, mất hết tất cả từ của cải, sự nghiệp cho tới người thân, tình yêu cũng đã phản bội mình. Nhưng như vậy chưa phải đã hết, bất thình lình cô có thêm những kẻ thù mới, những kẻ đã đẩy cô xuống cái đáy của xã hội này. Thời gian ở một mình trong bóng tối dày đặc ở nơi xà lim của ngục tù, đây là tình cảnh mà mình yêu thích nhất, bởi nó là thời điểm bắt đầu lại một cuộc đời mới, chính cô đã lật cuộc đời sang trang mới với một câu: Nếu Còn Có Ngày Mai.
Ý nghĩa của câu nói này đã phải làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Đúng vậy, ước muốn hoài bão đều sẽ được thực hiện, kẻ ta muốn yêu sẽ được yêu, kẻ ta muốn giết thì sẽ được chết…… chỉ cần còn có ngày mai. Cuộc đời cô ấy bước sang một chương mới thật sự – Chúa phán rằng Ngài sẽ không để việc gì quá khó đối với con – từng bước từng bước một cô đã khám phá ra cho mình một khả năng mới, một công việc đòi hỏi rất nhiều ở khả năng ấy ở cô và một số tiền khổng lồ mà nó có thể mang lại. Cô đã dấn thân vào cuộc sống mới như thế, khôn ngoan, sắc sảo và quyến rũ. Tuy vậy, cám dỗ vẫn không ngừng bám theo cô, kẻ lừa đảo cũng vây lấy quanh người con gái này.
Thôi dừng lại, mình mà nói nữa là lòi ra hết chuyện, mất vui.
Nhưng bạn biết không mình đã không thể nào buông cuốn sách xuống được, dù có rời xa nó để làm việc khác một chút thì đầu óc mình luôn quay cuồng suy nghĩ không thể buông tha được, như rằng đó là vấn đề của riêng mình, như là mình chính là người đang gặp rắc rối đó và phải tự giải quyết. Văn phong và ngôn từ của nhà văn rất rõ ràng và ngắn gọn, đọc rất dễ đi vào tâm trí, vậy nên mình mới bị mê hoặc và lôi cuốn suốt hàng giờ.
Đây tuy là tiểu thuyết nhưng mà nhà văn đã truyền cảm hứng đến cho chúng ta một sức mạnh ý chí rất lớn, đấu tranh sống còn cho bản thân nhưng vẫn còn tính người và sự hy sinh. Cuộc đời không như là mơ nên có lúc mình bị phản bội, hãm hại và cướp bóc (đến nỗi không còn gì để mất) thì… chết không phải là hết. Ta vẫn còn đường thoát và lấy lại những gì đã mất… Nếu còn có ngày mai.
Sách khá là dày nhưng rất dễ đọc ko bị nản giữa chừng đâu, quyển của mình là sách cũ mua được ở hội sách giảm giá (mình mượn lại của M nữa chứ không phải mình mua) hihi. NXB CAND in ấn nên bìa hơi dễ bị cong, không sao, hôm qua mình vào nhà sách đã thay NXB Văn học in ấn mới sách của Sidney Sheldon, nền trắng rất đẹp không dễ bị cong góc sách. Nhưng mình không đảm bảo người dịch có thay đổi không.
Còn bạn nào có chủ nghĩa đồ rẻ như mình thì xài sách cũ và giữ gìn cẩn thận thì cũng đâu có sao.
Chúc bạn luôn vui vẻ. God bless you.
Phuongabookaholic
Là cuốn sách đã mở ra cho mình một câu chuyện rất thực về một người con gái. Rất thực ở đây là nhà văn này đã làm cho nhân vật trong truyện trở nên rất sinh động, như là hiện thân cho chính người đọc vậy.
Người con gái ấy vốn đã giống như bao người con gái khác vậy, có học thức, có tình yêu, có một người mẹ yêu thương, một tương lai đầy hứa hẹn trước mắt… mọi chuyện tưởng như đã êm bề xuôi gió, nhưng sóng gió bất ngờ ập tới, cô ngã nhào, cô rơi vào vực thẳm tối đen, mất hết tất cả từ của cải, sự nghiệp cho tới người thân, tình yêu cũng đã phản bội mình. Nhưng như vậy chưa phải đã hết, bất thình lình cô có thêm những kẻ thù mới, những kẻ đã đẩy cô xuống cái đáy của xã hội này. Thời gian ở một mình trong bóng tối dày đặc ở nơi xà lim của ngục tù, đây là tình cảnh mà mình yêu thích nhất, bởi nó là thời điểm bắt đầu lại một cuộc đời mới, chính cô đã lật cuộc đời sang trang mới với một câu: Nếu Còn Có Ngày Mai.
Ý nghĩa của câu nói này đã phải làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Đúng vậy, ước muốn hoài bão đều sẽ được thực hiện, kẻ ta muốn yêu sẽ được yêu, kẻ ta muốn giết thì sẽ được chết…… chỉ cần còn có ngày mai. Cuộc đời cô ấy bước sang một chương mới thật sự – Chúa phán rằng Ngài sẽ không để việc gì quá khó đối với con – từng bước từng bước một cô đã khám phá ra cho mình một khả năng mới, một công việc đòi hỏi rất nhiều ở khả năng ấy ở cô và một số tiền khổng lồ mà nó có thể mang lại. Cô đã dấn thân vào cuộc sống mới như thế, khôn ngoan, sắc sảo và quyến rũ. Tuy vậy, cám dỗ vẫn không ngừng bám theo cô, kẻ lừa đảo cũng vây lấy quanh người con gái này.
Thôi dừng lại, mình mà nói nữa là lòi ra hết chuyện, mất vui.
Nhưng bạn biết không mình đã không thể nào buông cuốn sách xuống được, dù có rời xa nó để làm việc khác một chút thì đầu óc mình luôn quay cuồng suy nghĩ không thể buông tha được, như rằng đó là vấn đề của riêng mình, như là mình chính là người đang gặp rắc rối đó và phải tự giải quyết. Văn phong và ngôn từ của nhà văn rất rõ ràng và ngắn gọn, đọc rất dễ đi vào tâm trí, vậy nên mình mới bị mê hoặc và lôi cuốn suốt hàng giờ.
Đây tuy là tiểu thuyết nhưng mà nhà văn đã truyền cảm hứng đến cho chúng ta một sức mạnh ý chí rất lớn, đấu tranh sống còn cho bản thân nhưng vẫn còn tính người và sự hy sinh. Cuộc đời không như là mơ nên có lúc mình bị phản bội, hãm hại và cướp bóc (đến nỗi không còn gì để mất) thì… chết không phải là hết. Ta vẫn còn đường thoát và lấy lại những gì đã mất… Nếu còn có ngày mai.
Sách khá là dày nhưng rất dễ đọc ko bị nản giữa chừng đâu, quyển của mình là sách cũ mua được ở hội sách giảm giá (mình mượn lại của M nữa chứ không phải mình mua) hihi. NXB CAND in ấn nên bìa hơi dễ bị cong, không sao, hôm qua mình vào nhà sách đã thay NXB Văn học in ấn mới sách của Sidney Sheldon, nền trắng rất đẹp không dễ bị cong góc sách. Nhưng mình không đảm bảo người dịch có thay đổi không.
Còn bạn nào có chủ nghĩa đồ rẻ như mình thì xài sách cũ và giữ gìn cẩn thận thì cũng đâu có sao.
Chúc bạn luôn vui vẻ. God bless you.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
DELETE@
Downloadsach.com
Review / Nếu Còn Có Ngày Mai - Tác giả Sidney Sheldon
Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như “Nếu còn có ngày mai”, “Âm mưu ngày tận thế”, “Thiên thần nổi giận”…, đã từ trần ở tuổi 89.
Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.
Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.
Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn – đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.
Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.
Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway – nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.
Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….
Review / Nếu Còn Có Ngày Mai - Tác giả Sidney Sheldon
Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như “Nếu còn có ngày mai”, “Âm mưu ngày tận thế”, “Thiên thần nổi giận”…, đã từ trần ở tuổi 89.
Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.
Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.
Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn – đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.
Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.
Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway – nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.
Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….
Last edited by LDN on Sun Nov 13, 2022 11:48 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
NẾU CÒN CÓ NGÀY MAI - Sidney Sheldon
Thuvienquangngai
“Nếu còn có ngày mai” – Là cuốn tiểu thuyết tội phạm của tác giả Người Mỹ nổi tiếng Sydney Sheldon. Cuốn tiểu thuyết đã được dựng thành bộ phim hình sự có 3 phần rất thành công được phát hành năm 1986.
Sidney Sheldon là một tiểu thuyết gia người Mỹ, đoạt giải của Viện Hàn Lâm nghệ thuật Mỹ, ông còn là một kịch tác gia, một người viết kịch bản phim và chương trình truyền hình chuyên nghiệp. Trải qua một tuổi thơ khốn khó và nhờ đó mà kinh nghiệm, vốn sống của ông vô cùng phong phú, là điểm tựa cho ông viết nên những bộ tiểu thuyết hay nhất và đi sâu vào lòng người. Lớn lên trong thời kỳ đại khủng hoảng, cha mẹ ông chỉ học đến lớp ba và hầu như không đọc sách, Sheldon xem sự thành công trong viết lách của mình là một điều giống như phép lạ.
Phần lớn tác phẩm của ông thuộc thể loại trinh thám, hình sự, tình cảm, và đều thuộc hàng best-seller. Các tác phẩm như Rage of Angels (Thiên thần nổi giận), The Other Side of Midnight (Phía bên kia nửa đêm), If Tomorrow Comes (Nếu còn có ngày mai)… với cốt truyện ly kì, gay cấn đã làm nên tên tuổi Sheldon.
“Nếu còn có ngày mai” – Cô gái ấy là Tracy Whitney, nhân vật nữ chính hứng thú nhất của Sidney Sheldon. Trong trắng, trẻ trung, xinh đẹp, và thông minh, cô có thai và sắp kết hôn với Charles – một người giàu có và hấp dẫn tại Philadelphia – nơi cô làm việc tại ngân hàng. Giữa một đêm, cô nhận được một cuộc điện thoại từ New Orleans thông báo cho cô rằng mẹ của cô đã tự tử. Vì một phút mù quáng vì muốn đòi lại công bằng cho mẹ mà cô đã vướng vào vụ rắc rối với Joe Romano – một trụ cột của tổ chức mafia điều khiển cả thành phố do Anthony Orsatti cầm đầu. Sau đó, cô phải ngồi tù trong Trại cải tạo nữ, bị người yêu bỏ rơi và phản bội. Trước nguy cơ phải đối mặt với 15 năm tù và sống như là “vợ” của một người đàn bà tên Bertha To Lớn, phải sống trong một hoàn cảnh đầy gian khổ và bạo lực, lại mất đi đứa con chưa ra đời, những lời thề báo thù luôn bám sát theo cô, cô đã khôn khéo và tâm lý khi phụ thuộc vào người đàn bà da đen Ernestine để thoát ra khỏi hoàn cảnh đó. Dần dần, cô trở thành vú em của đứa con gái nhỏ của giám đốc nhà ngục, một công việc đã manh nha cho những kế hoạch của cô sau này. Nhờ vào việc cứu Amy – cô bé mà cô làm bảo mẫu, cô đã được ân xá hoàn toàn và được ra khỏi tù…..
Ra tù, tuyệt vọng, không có khả năng để tìm thấy công việc vì có tiền án tiền sự, cô gái ấy ….
Truyện hấp dẫn 1 cách tinh tế, đầy tính phiêu lưu và kích thích người đọc, khiến người đọc thán phục vì sự thông minh của 2 nhân vật chính. Và ở phần cuối của cốt truyện tác giả đã vẽ nên hình ảnh Jeff chăm sóc Tracy nó xinh đẹp như 1 bức tranh yên bình giữa cuộc sống mạo hiểm và đầy ganh đua của 2 người…
Thuvienquangngai
“Nếu còn có ngày mai” – Là cuốn tiểu thuyết tội phạm của tác giả Người Mỹ nổi tiếng Sydney Sheldon. Cuốn tiểu thuyết đã được dựng thành bộ phim hình sự có 3 phần rất thành công được phát hành năm 1986.
Sidney Sheldon là một tiểu thuyết gia người Mỹ, đoạt giải của Viện Hàn Lâm nghệ thuật Mỹ, ông còn là một kịch tác gia, một người viết kịch bản phim và chương trình truyền hình chuyên nghiệp. Trải qua một tuổi thơ khốn khó và nhờ đó mà kinh nghiệm, vốn sống của ông vô cùng phong phú, là điểm tựa cho ông viết nên những bộ tiểu thuyết hay nhất và đi sâu vào lòng người. Lớn lên trong thời kỳ đại khủng hoảng, cha mẹ ông chỉ học đến lớp ba và hầu như không đọc sách, Sheldon xem sự thành công trong viết lách của mình là một điều giống như phép lạ.
Phần lớn tác phẩm của ông thuộc thể loại trinh thám, hình sự, tình cảm, và đều thuộc hàng best-seller. Các tác phẩm như Rage of Angels (Thiên thần nổi giận), The Other Side of Midnight (Phía bên kia nửa đêm), If Tomorrow Comes (Nếu còn có ngày mai)… với cốt truyện ly kì, gay cấn đã làm nên tên tuổi Sheldon.
“Nếu còn có ngày mai” – Cô gái ấy là Tracy Whitney, nhân vật nữ chính hứng thú nhất của Sidney Sheldon. Trong trắng, trẻ trung, xinh đẹp, và thông minh, cô có thai và sắp kết hôn với Charles – một người giàu có và hấp dẫn tại Philadelphia – nơi cô làm việc tại ngân hàng. Giữa một đêm, cô nhận được một cuộc điện thoại từ New Orleans thông báo cho cô rằng mẹ của cô đã tự tử. Vì một phút mù quáng vì muốn đòi lại công bằng cho mẹ mà cô đã vướng vào vụ rắc rối với Joe Romano – một trụ cột của tổ chức mafia điều khiển cả thành phố do Anthony Orsatti cầm đầu. Sau đó, cô phải ngồi tù trong Trại cải tạo nữ, bị người yêu bỏ rơi và phản bội. Trước nguy cơ phải đối mặt với 15 năm tù và sống như là “vợ” của một người đàn bà tên Bertha To Lớn, phải sống trong một hoàn cảnh đầy gian khổ và bạo lực, lại mất đi đứa con chưa ra đời, những lời thề báo thù luôn bám sát theo cô, cô đã khôn khéo và tâm lý khi phụ thuộc vào người đàn bà da đen Ernestine để thoát ra khỏi hoàn cảnh đó. Dần dần, cô trở thành vú em của đứa con gái nhỏ của giám đốc nhà ngục, một công việc đã manh nha cho những kế hoạch của cô sau này. Nhờ vào việc cứu Amy – cô bé mà cô làm bảo mẫu, cô đã được ân xá hoàn toàn và được ra khỏi tù…..
Ra tù, tuyệt vọng, không có khả năng để tìm thấy công việc vì có tiền án tiền sự, cô gái ấy ….
Truyện hấp dẫn 1 cách tinh tế, đầy tính phiêu lưu và kích thích người đọc, khiến người đọc thán phục vì sự thông minh của 2 nhân vật chính. Và ở phần cuối của cốt truyện tác giả đã vẽ nên hình ảnh Jeff chăm sóc Tracy nó xinh đẹp như 1 bức tranh yên bình giữa cuộc sống mạo hiểm và đầy ganh đua của 2 người…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Downloadsach
Những cuốn sách hay của Sidney Sheldon nên đọc
Sidney Sheldon là một tiểu thuyết gia người Mỹ, đoạt giải của Viện Hàn Lâm nghệ thuật Mỹ, ông còn là một kịch tác gia, một người viết kịch bản phim và chương trình truyền hình chuyên nghiệp. Trải qua một tuổi thơ khốn khó và nhờ đó mà kinh nghiệm, vốn sống của ông vô cùng phong phú, là điểm tựa cho ông viết nên những cuốn sách hay của Sidney Sheldon đi sâu vào lòng người.
Nếu còn có ngày mai
Đây là cuốn sách hay của Sidney Sheldon thuộc thể loại tiểu thuyết tội phạm, sự thành công của tiểu thuyết đã cho ra đời bộ phim hình sự có 3 phần rất thành công được phát hành năm 1986. Bạn đọc sẽ biết đến nhân vật Tracy Whitney thông minh, xinh đẹp, ngây thơ đang hạnh phúc vì dường như cuộc sống của cô đã quá hoàn hảo. Nhưng một tai họa ấp đến đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống và tương lai của cô.
Bàn tay của những kẻ lừa đảo đã dồn cô vào chốn ngục tù. Đơn độc chống chọi với mọi khó khăn, cô chỉ nung nấu một điều rằng nếu một ngày thoát khỏi nơi đây cô sẽ trả hết từng món nợ mà bọn chúng đã gây ra. Nhưng liệu khi ngày mai đến, có có thể quay lại cuộc sống tươi đẹp xưa khi khi mà chính cô cũng đã đổi thay?
Sao chiếu mệnh
Lara Cameron đã phải đấu tranh quyết liệt trong xã hội đầy rẫy những mưu mô, xảo quyệt như thế nào, để có thể trở thành người phụ nữ đầy quyền lực, quyến rũ đối với mọi đàn ông và khơi dậy niềm ghen tỵ ở tất cả người phụ nữ đã từng gặp nàng? Đây chính là mẫu người mà tiểu thuyết gia Sidney Sheldon luôn muốn hướng tới – những người phụ nữ giỏi giang, có tài tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là họ vẫn giữ được họ.
Thiên Thần Nổi Giận
Cuốn sách hay của Sidney Sheldon tựa đề Thiên Thần Nổi Giận mang một màu sắc rất khác so với những tác phẩm trước. Không có những tình tiết quá bí ẩn, kỳ ảo đến khó tin, mà đơn giản như một câu chuyện tình yêu vậy. Nó kể về tất cả mọi người chứ không riêng gì một nhân vật. Một câu chuyện về số phận, về những khát khao không được đền đáp, về tình yêu mãnh liệt nhưng không đủ sức níu giữ những con người lại bên nhau. Tác giả đã kể câu chuyện này một cách khác thường, với ngôn ngữ giàu cảm xúc, thấu hiểu tận cùng tâm lý nhân vật, và bút pháp nghệ thuật tinh tế đến bất ngờ.
Hãy Kể Giấc Mơ Của Em
Ashley, tao nhã nhưng hay bị ám ảnh… Toni, nhục cảm nhưng sôi nổi… Alette, đáng yêu và kiêu hãnh… Ba người phụ nữ trẻ xinh đẹp bị nghi ngờ dính líu đến một loạt vụ án giết người đáng sợ. Lúc này một trong những phiên tòa xét xử vụ án giết người kỳ quái nhất của thế kỷ chuẩn bị bắt đầu, tiết lộ một bằng chứng y học kinh hoàng và sửng sốt nhất không thể tin được. Trải rộng từ London đến Rome, từ Quebec đến San Francisco, câu chuyện của bậc thầy tiểu thuyết thế giới Sidney Sheldon còn hơn cả một tác phẩm kỳ bí: Nó tinh tế, mê hoặc, và cuối cùng đi thẳng vào phần sâu sắc, hoang dại nhất trong tim mỗi con người.
Ký Ức Nửa Đêm
Bị thảm kịch che phủ bóng đêm và chịu ảnh hưởng nặng nề của chứng hay quên, một phụ nữ xinh đẹp đã cố gắng liều lĩnh để quay về với thực tại. Catherine Douglas lại một lần nữa thách thức sự tàn bạo, quyền lực ghê gớm của Constantin Demiris, ông trùm vận tải biển người Hy Lạp, kẻ đã giết chồng nàng. Lúc này, tại những thủ đô lộng lẫy và khu vui chơi thơ mộng của Châu Âu thời hậu chiến, Demiris đã và đang sắp xếp những cảnh tượng chết chóc của hắn đối với Catherine. Và bí mật xảo trá duy nhất về sự thật khủng khiếp của hắn chỉ riêng nàng được biết .
Phía Bên Kia Của Tôi
Đây là cuốn tự truyển của Sidney Sheldon, một nhà văn người Mỹ này có 2 đời vợ. Ông sống với diễn viên Jorja Curtright Sheldon hơn 30 năm, cho tới khi bà qua đời năm 1985. Bốn năm sau, Sidney Sheldon tái hôn với Alexandra Kostoff, người từng đóng phim khi còn nhỏ và hoạt động trong ngành quảng cáo. Ông là cha của nhà văn nữ Mary Sheldon. Sidney Sheldon chuyên viết kịch bản phim và là tiểu thuyết gia trinh thám nổi tiếng thế giới.
Dòng Máu
Roffe và các con trai là một công ty gia đình, một đế chế quốc tế với nhiều thành viên khát tiền liều lĩnh. Ở vị trí đứng đầu là một trong những người đàn ông giàu có nhất thế giới, vừa chết trong một tai nạn bí ẩn, để lại quyền kiểm soát công ty cho người con gái duy nhất Elizageth. Và bây giờ, khi cô gái thông minh, cứng rắn và xinh đẹp này mong muốn cứu công ty Roffe và các con trai, cô sẽ phải đối phó thế nào với những người bí mật muốn nắm lấy quyền hành của cô và kẻ ám sát bí ẩn muốn cướp đi sự sống của cô?
Người Lạ Trong Gương
Câu chuyện trong cuốn sách hay Sidney Sheldon phát sinh từ những mâu thuẫn phát sinh trong tình yêu, tham lam, dục vọng đến cái nhìn hết sức thực tế, thực tế đến trần trụi và phũ phàng về hành trình “ngoi” lên đỉnh danh vọng tại kinh đô điện ảnh xa hoa nhất thế giới Hollywood. Người đàn ông cô độc – Toby Temple vừa là một siêu sao vừa là kẻ tàn nhẫn, vừa được tôn sùng như một vị thánh lại vừa bị bủa vây bởi sự ngờ vực. Người phụ nữ vỡ mộng – Jill Castle đến Hollywood dể thực hiện ước mơ trở thành ngôi sao và phát hiện ra rằng nàng chi có thể có được nó bằng chính thân xác mình.
Người Đàn Bà Quỷ Quyệt
Kate Blackwell, một người đàn bà đẹp và quyền uy, đã dám đánh cược cả gia tài và cả cuộc đời mình vào một cuộc tranh đua, và cuối cùng, đã chiến thắng, để trở thành một biểu tượng của sự giàu có và danh tiếng trên toàn thế giới. Kate còn là người sống sót không thể khuất phục, giống như cha mình, người đã quay trở về từ bờ vực cái chết để giành giật lấy sự thịnh vượng bằng những viên kim cương đẫm máu tại vùng đất Nam Phi nghiệt ngã. Và lúc này đây, trong lễ mừng sinh nhật lần thứ chín mươi của mình, Kate hồi tưởng về tất cả, nhưng nhiều nhất vẫn là tập đoàn – đại gia đình mà bà đã và vẫn đang thống trị: ngay thẳng và lố bịch, điên rồ và hòa nhã, tốt bụng và tội lỗi… khiến bà luôn phải tự hỏi mình liệu có là một Master of the Game?
Cát Bụi Thời Gian
Tây Ban Nha, một vùng đất đầy đam mê song lại liên tục xảy ra chiến tranh đổ máu. Bị một bạo chúa tàn nhẫn trả thù, bốn người phụ nữ đã chạy trốn khỏi nữ tu viện với những bức tường bảo vệ dày. Họ là Lucia, người đã sống sót kiêu hãnh nhưng che giấu một bí mật chết người từ những cuộc chiến tranh phe cánh khốc liệt của Sicily… Graciela, người đẹp vẫn không gột sạch được tội lỗi từ một sự bất cẩn thời trẻ tuổi…Megan, từng là trẻ mồ côi tìm kiếm nơi ẩn náu nguy hiểm trong vòng tay của một phiến quân sứ Basque tàn bạo..và Teresa, tín đô bị ám ảnh bởi một lời cam kết… Bỏ lại sự ngây thơ và chẳng có gì để hy vọng, họ mạo hiểm dấn thân vào một thế giới xa lạ, chói lọi, nơi mà mỗi người sẽ phải đương đầu với một số phận không mong đợi và sự thật về chính bản thân họ.
Sứ Giả Của Thần Chết
Tình cờ nàng thấy mình đang bên bờ vực của sự đối đầu Đông – Tây. Là một học giả xinh đep và hoàn hảo, Mary Ashley bất ngờ trở thành Đại sứ ở một quốc gia xã hội chủ nghĩa, và hơn thế, sẽ làm thay đổi, một cách ngoài ý muốn, chiều hướng những sự kiện của thế giới. Song Mary Ashley đã rơi vào vòng xoáy bí ẩn từ một vụ ám sát ở đỉnh cao của sự chuyên nghiệp, để rồi chìm đắm vào cơn ác mộng liên quan đến các hoạt động tình báo, bắt cóc và khủng bố. Ở đây, có hai người đàn ông – cả hai đều đầy tiền của và quyền lực – cùng mong được giúp đỡ nàng. Rồi một người trong họ muốn giết nàng…
Kế Hoạch Hoàn Hảo
Anh ấy muốn quyền lực. Số phận của Oliver Russell là bước lên đỉnh cao quyền lực tại Tòa nhà trắng! Cô ấy muốn trả thù. Leslie Stewart là vợ chưa cưới song đã bị Oliver Russell phản bội. Từ đó, nàng sống cho một mục đích duy nhất là hạ gục Oliver Russell. Tập hợp đế chế truyền thông của mình, sắp đặt lực lượng, nàng đã sẵn sàng cho cuộc chiến cuối cùng để phá hủy Russell trong cuộc đua nghẹt thở và cũng vang dội nhất của anh…
Sidney Sheldon, bậc thầy của tiểu thuyết, đã mang đến một câu chuyện đầy tham vọng và tình yêu trắc trở làm mê hoặc và ngạc nhiên từ đầu đến cuối cho độc giả trong cuốn sách hay của Sidney Sheldon này.
Sáng, Trưa & Đêm
Harry Stanford có thực là một trong những nhân vật hùng mạnh nhất hành tinh? Hình ảnh ông có thực như báo chí hằng mô tả và cái chết của ông có thực là một tai nạn ngoài khơi? Rồi một cô gái bỗng dưng xuất hiện, tự nhận là em cùng cha khác mẹ với 3 đứa con ruột của ông, những người đang chờ nhận món thừa kế 6 tỷ đô-la. Phải chăng Stanford có một đứa con rơi? Và nếu có, phải chăng chính là cô gái bỗng dưng xuất hiện này? Vậy tại sao, cuối cùng, cô gái lại kết thúc cuộc đời minh trong một nhà thương điên? Và tại sao người con trai lớn của Stanford lại tự “đặt” một viên đạn vào thái dương mình? Câu trả lời sẽ dần hé lộ trong cuốn sách hay của Sidney Sheldon này.
Không Có Gì Mãi Mãi
Phần lớn các nhân vật chính trong các tác phẩm của Sidney Sheldon là nữ. Trong Không có gì mãi mãi ba nhân vật trung tâm cũng là ba người phụ nữ, ba bác sĩ trẻ và khao khát mãnh liệt của họ. Không có gì là mãi mãi chạy đua từ những quyết định sống còn của một bệnh viện lớn ở San Francisco cho đến sự nóng hổi đầy căng thẳng của một phiên tòa xét xử vụ giết người. Nó sắp đặt những tham vọng và nỗi sợ hãi của những người chữa bệnh và những kẻ giết người, của những người yêu nhau và những kẻ phụ bạc. Khi câu chuyện lên đến cao trào, hướng tới đỉnh điểm không thể đoán trước, Sidney Sheldon lại một lần nữa chứng minh rằng không độc giả nào có thể thắng được một bậc thầy của sự kiện bất ngờ.
Lộ Mặt
Lộ mặt kể về nhân vật Judd Stevens, một nhà phân tích tâm lý đã phải đương đầu với một phán quyết oái oăm và nguy nan nhất trong đời. Nếu anh không thâm nhập vào tâm trí của một kẻ giết người, chính anh sẽ bị bắt giữ vì vụ giết người ấy, hoặc buộc phải tự sát… Hai cảnh sát dính dáng vào bác sĩ Stevens đã bị giết. Có phải một trong những bệnh nhân của anh phải chịu trách nhiệm? Người nào đó đã đe dọa vì những vấn đề của anh? Một người loạn thần kinh bị dẫn dắt bởi sự ép buộc? Một kẻ điên khùng? Trước khi kẻ sát nhân lại hành động, Judd phải lột trần bộ mặt ngây thơ của tên tội phạm, khám phá những xúc cảm bên trong, nỗi sợ hãi và dã tâm của hắn – phơi bày khuôn mặt trần trụi bên trong…
Bóng Tối Kinh Hoàng
Tại 4 thành phố trên thế giới, bốn người chết hết sức thảm thương và bí ẩn. Chúng đều gợi đến một mối liên quan chủ yếu độc nhất: mỗi cái chết được kết nối với một nhóm tư vấn về môi trường đầy quyền lực. Hai trong số các góa phụ của các nạn nhân – nghệ sĩ tài năng Diane Stevens và siêu mẫu quốc tế Kelly Harris – có thể nắm giữ bí mật cái chết của chồng mình. Lo sợ vì cuộc sống bị đe dọa, nghi ngờ lẫn nhâu, những mưu kế và thủ đoạn, họ buộc phải gia nhập lực lượng trong một chu kỳ tìm và diệt đầy ác mộng. Bóng Tối Kinh Hoàng – giải đáp cho sự chiến thắng của điều thiện, của khát vọng sống và tình yêu.
Âm Mưu Ngày Tận Thế
Khi quả khinh khí cầu dự báo thời tiết bí ẩn đâm vào dãy núi Alps của Thụy Sĩ người đứng đầu cơ quan NSA đã chọn Robert Bellamy để lần theo dấu vết và xác định mười người đã chứng kiến sự việc. Nhưng khi những cuộc tìm kiếm kéo dài từ Rome qua Budapest qua Texas và nhiều thành phố của nhiều quốc gia khác nhau nữa thì sự việc được phơi bày trước mắt anh – xé toạc một âm mưu không thể tin nổi, trải dài khắp toàn cầu và thậm chí vào vũ trụ. Bị bỏ rơi và bị phản bội trên mọi khía cạnh khác, từ kẻ đi săn thành con mồi bị săn Bellamy đã buộc phải chạy trốn – cùng với chìa khóa sống còn của trái đất trong tay.
Những cuốn sách hay của Sidney Sheldon nên đọc
Sidney Sheldon là một tiểu thuyết gia người Mỹ, đoạt giải của Viện Hàn Lâm nghệ thuật Mỹ, ông còn là một kịch tác gia, một người viết kịch bản phim và chương trình truyền hình chuyên nghiệp. Trải qua một tuổi thơ khốn khó và nhờ đó mà kinh nghiệm, vốn sống của ông vô cùng phong phú, là điểm tựa cho ông viết nên những cuốn sách hay của Sidney Sheldon đi sâu vào lòng người.
Nếu còn có ngày mai
Đây là cuốn sách hay của Sidney Sheldon thuộc thể loại tiểu thuyết tội phạm, sự thành công của tiểu thuyết đã cho ra đời bộ phim hình sự có 3 phần rất thành công được phát hành năm 1986. Bạn đọc sẽ biết đến nhân vật Tracy Whitney thông minh, xinh đẹp, ngây thơ đang hạnh phúc vì dường như cuộc sống của cô đã quá hoàn hảo. Nhưng một tai họa ấp đến đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống và tương lai của cô.
Bàn tay của những kẻ lừa đảo đã dồn cô vào chốn ngục tù. Đơn độc chống chọi với mọi khó khăn, cô chỉ nung nấu một điều rằng nếu một ngày thoát khỏi nơi đây cô sẽ trả hết từng món nợ mà bọn chúng đã gây ra. Nhưng liệu khi ngày mai đến, có có thể quay lại cuộc sống tươi đẹp xưa khi khi mà chính cô cũng đã đổi thay?
Sao chiếu mệnh
Lara Cameron đã phải đấu tranh quyết liệt trong xã hội đầy rẫy những mưu mô, xảo quyệt như thế nào, để có thể trở thành người phụ nữ đầy quyền lực, quyến rũ đối với mọi đàn ông và khơi dậy niềm ghen tỵ ở tất cả người phụ nữ đã từng gặp nàng? Đây chính là mẫu người mà tiểu thuyết gia Sidney Sheldon luôn muốn hướng tới – những người phụ nữ giỏi giang, có tài tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là họ vẫn giữ được họ.
Thiên Thần Nổi Giận
Cuốn sách hay của Sidney Sheldon tựa đề Thiên Thần Nổi Giận mang một màu sắc rất khác so với những tác phẩm trước. Không có những tình tiết quá bí ẩn, kỳ ảo đến khó tin, mà đơn giản như một câu chuyện tình yêu vậy. Nó kể về tất cả mọi người chứ không riêng gì một nhân vật. Một câu chuyện về số phận, về những khát khao không được đền đáp, về tình yêu mãnh liệt nhưng không đủ sức níu giữ những con người lại bên nhau. Tác giả đã kể câu chuyện này một cách khác thường, với ngôn ngữ giàu cảm xúc, thấu hiểu tận cùng tâm lý nhân vật, và bút pháp nghệ thuật tinh tế đến bất ngờ.
Hãy Kể Giấc Mơ Của Em
Ashley, tao nhã nhưng hay bị ám ảnh… Toni, nhục cảm nhưng sôi nổi… Alette, đáng yêu và kiêu hãnh… Ba người phụ nữ trẻ xinh đẹp bị nghi ngờ dính líu đến một loạt vụ án giết người đáng sợ. Lúc này một trong những phiên tòa xét xử vụ án giết người kỳ quái nhất của thế kỷ chuẩn bị bắt đầu, tiết lộ một bằng chứng y học kinh hoàng và sửng sốt nhất không thể tin được. Trải rộng từ London đến Rome, từ Quebec đến San Francisco, câu chuyện của bậc thầy tiểu thuyết thế giới Sidney Sheldon còn hơn cả một tác phẩm kỳ bí: Nó tinh tế, mê hoặc, và cuối cùng đi thẳng vào phần sâu sắc, hoang dại nhất trong tim mỗi con người.
Ký Ức Nửa Đêm
Bị thảm kịch che phủ bóng đêm và chịu ảnh hưởng nặng nề của chứng hay quên, một phụ nữ xinh đẹp đã cố gắng liều lĩnh để quay về với thực tại. Catherine Douglas lại một lần nữa thách thức sự tàn bạo, quyền lực ghê gớm của Constantin Demiris, ông trùm vận tải biển người Hy Lạp, kẻ đã giết chồng nàng. Lúc này, tại những thủ đô lộng lẫy và khu vui chơi thơ mộng của Châu Âu thời hậu chiến, Demiris đã và đang sắp xếp những cảnh tượng chết chóc của hắn đối với Catherine. Và bí mật xảo trá duy nhất về sự thật khủng khiếp của hắn chỉ riêng nàng được biết .
Phía Bên Kia Của Tôi
Đây là cuốn tự truyển của Sidney Sheldon, một nhà văn người Mỹ này có 2 đời vợ. Ông sống với diễn viên Jorja Curtright Sheldon hơn 30 năm, cho tới khi bà qua đời năm 1985. Bốn năm sau, Sidney Sheldon tái hôn với Alexandra Kostoff, người từng đóng phim khi còn nhỏ và hoạt động trong ngành quảng cáo. Ông là cha của nhà văn nữ Mary Sheldon. Sidney Sheldon chuyên viết kịch bản phim và là tiểu thuyết gia trinh thám nổi tiếng thế giới.
Dòng Máu
Roffe và các con trai là một công ty gia đình, một đế chế quốc tế với nhiều thành viên khát tiền liều lĩnh. Ở vị trí đứng đầu là một trong những người đàn ông giàu có nhất thế giới, vừa chết trong một tai nạn bí ẩn, để lại quyền kiểm soát công ty cho người con gái duy nhất Elizageth. Và bây giờ, khi cô gái thông minh, cứng rắn và xinh đẹp này mong muốn cứu công ty Roffe và các con trai, cô sẽ phải đối phó thế nào với những người bí mật muốn nắm lấy quyền hành của cô và kẻ ám sát bí ẩn muốn cướp đi sự sống của cô?
Người Lạ Trong Gương
Câu chuyện trong cuốn sách hay Sidney Sheldon phát sinh từ những mâu thuẫn phát sinh trong tình yêu, tham lam, dục vọng đến cái nhìn hết sức thực tế, thực tế đến trần trụi và phũ phàng về hành trình “ngoi” lên đỉnh danh vọng tại kinh đô điện ảnh xa hoa nhất thế giới Hollywood. Người đàn ông cô độc – Toby Temple vừa là một siêu sao vừa là kẻ tàn nhẫn, vừa được tôn sùng như một vị thánh lại vừa bị bủa vây bởi sự ngờ vực. Người phụ nữ vỡ mộng – Jill Castle đến Hollywood dể thực hiện ước mơ trở thành ngôi sao và phát hiện ra rằng nàng chi có thể có được nó bằng chính thân xác mình.
Người Đàn Bà Quỷ Quyệt
Kate Blackwell, một người đàn bà đẹp và quyền uy, đã dám đánh cược cả gia tài và cả cuộc đời mình vào một cuộc tranh đua, và cuối cùng, đã chiến thắng, để trở thành một biểu tượng của sự giàu có và danh tiếng trên toàn thế giới. Kate còn là người sống sót không thể khuất phục, giống như cha mình, người đã quay trở về từ bờ vực cái chết để giành giật lấy sự thịnh vượng bằng những viên kim cương đẫm máu tại vùng đất Nam Phi nghiệt ngã. Và lúc này đây, trong lễ mừng sinh nhật lần thứ chín mươi của mình, Kate hồi tưởng về tất cả, nhưng nhiều nhất vẫn là tập đoàn – đại gia đình mà bà đã và vẫn đang thống trị: ngay thẳng và lố bịch, điên rồ và hòa nhã, tốt bụng và tội lỗi… khiến bà luôn phải tự hỏi mình liệu có là một Master of the Game?
Cát Bụi Thời Gian
Tây Ban Nha, một vùng đất đầy đam mê song lại liên tục xảy ra chiến tranh đổ máu. Bị một bạo chúa tàn nhẫn trả thù, bốn người phụ nữ đã chạy trốn khỏi nữ tu viện với những bức tường bảo vệ dày. Họ là Lucia, người đã sống sót kiêu hãnh nhưng che giấu một bí mật chết người từ những cuộc chiến tranh phe cánh khốc liệt của Sicily… Graciela, người đẹp vẫn không gột sạch được tội lỗi từ một sự bất cẩn thời trẻ tuổi…Megan, từng là trẻ mồ côi tìm kiếm nơi ẩn náu nguy hiểm trong vòng tay của một phiến quân sứ Basque tàn bạo..và Teresa, tín đô bị ám ảnh bởi một lời cam kết… Bỏ lại sự ngây thơ và chẳng có gì để hy vọng, họ mạo hiểm dấn thân vào một thế giới xa lạ, chói lọi, nơi mà mỗi người sẽ phải đương đầu với một số phận không mong đợi và sự thật về chính bản thân họ.
Sứ Giả Của Thần Chết
Tình cờ nàng thấy mình đang bên bờ vực của sự đối đầu Đông – Tây. Là một học giả xinh đep và hoàn hảo, Mary Ashley bất ngờ trở thành Đại sứ ở một quốc gia xã hội chủ nghĩa, và hơn thế, sẽ làm thay đổi, một cách ngoài ý muốn, chiều hướng những sự kiện của thế giới. Song Mary Ashley đã rơi vào vòng xoáy bí ẩn từ một vụ ám sát ở đỉnh cao của sự chuyên nghiệp, để rồi chìm đắm vào cơn ác mộng liên quan đến các hoạt động tình báo, bắt cóc và khủng bố. Ở đây, có hai người đàn ông – cả hai đều đầy tiền của và quyền lực – cùng mong được giúp đỡ nàng. Rồi một người trong họ muốn giết nàng…
Kế Hoạch Hoàn Hảo
Anh ấy muốn quyền lực. Số phận của Oliver Russell là bước lên đỉnh cao quyền lực tại Tòa nhà trắng! Cô ấy muốn trả thù. Leslie Stewart là vợ chưa cưới song đã bị Oliver Russell phản bội. Từ đó, nàng sống cho một mục đích duy nhất là hạ gục Oliver Russell. Tập hợp đế chế truyền thông của mình, sắp đặt lực lượng, nàng đã sẵn sàng cho cuộc chiến cuối cùng để phá hủy Russell trong cuộc đua nghẹt thở và cũng vang dội nhất của anh…
Sidney Sheldon, bậc thầy của tiểu thuyết, đã mang đến một câu chuyện đầy tham vọng và tình yêu trắc trở làm mê hoặc và ngạc nhiên từ đầu đến cuối cho độc giả trong cuốn sách hay của Sidney Sheldon này.
Sáng, Trưa & Đêm
Harry Stanford có thực là một trong những nhân vật hùng mạnh nhất hành tinh? Hình ảnh ông có thực như báo chí hằng mô tả và cái chết của ông có thực là một tai nạn ngoài khơi? Rồi một cô gái bỗng dưng xuất hiện, tự nhận là em cùng cha khác mẹ với 3 đứa con ruột của ông, những người đang chờ nhận món thừa kế 6 tỷ đô-la. Phải chăng Stanford có một đứa con rơi? Và nếu có, phải chăng chính là cô gái bỗng dưng xuất hiện này? Vậy tại sao, cuối cùng, cô gái lại kết thúc cuộc đời minh trong một nhà thương điên? Và tại sao người con trai lớn của Stanford lại tự “đặt” một viên đạn vào thái dương mình? Câu trả lời sẽ dần hé lộ trong cuốn sách hay của Sidney Sheldon này.
Không Có Gì Mãi Mãi
Phần lớn các nhân vật chính trong các tác phẩm của Sidney Sheldon là nữ. Trong Không có gì mãi mãi ba nhân vật trung tâm cũng là ba người phụ nữ, ba bác sĩ trẻ và khao khát mãnh liệt của họ. Không có gì là mãi mãi chạy đua từ những quyết định sống còn của một bệnh viện lớn ở San Francisco cho đến sự nóng hổi đầy căng thẳng của một phiên tòa xét xử vụ giết người. Nó sắp đặt những tham vọng và nỗi sợ hãi của những người chữa bệnh và những kẻ giết người, của những người yêu nhau và những kẻ phụ bạc. Khi câu chuyện lên đến cao trào, hướng tới đỉnh điểm không thể đoán trước, Sidney Sheldon lại một lần nữa chứng minh rằng không độc giả nào có thể thắng được một bậc thầy của sự kiện bất ngờ.
Lộ Mặt
Lộ mặt kể về nhân vật Judd Stevens, một nhà phân tích tâm lý đã phải đương đầu với một phán quyết oái oăm và nguy nan nhất trong đời. Nếu anh không thâm nhập vào tâm trí của một kẻ giết người, chính anh sẽ bị bắt giữ vì vụ giết người ấy, hoặc buộc phải tự sát… Hai cảnh sát dính dáng vào bác sĩ Stevens đã bị giết. Có phải một trong những bệnh nhân của anh phải chịu trách nhiệm? Người nào đó đã đe dọa vì những vấn đề của anh? Một người loạn thần kinh bị dẫn dắt bởi sự ép buộc? Một kẻ điên khùng? Trước khi kẻ sát nhân lại hành động, Judd phải lột trần bộ mặt ngây thơ của tên tội phạm, khám phá những xúc cảm bên trong, nỗi sợ hãi và dã tâm của hắn – phơi bày khuôn mặt trần trụi bên trong…
Bóng Tối Kinh Hoàng
Tại 4 thành phố trên thế giới, bốn người chết hết sức thảm thương và bí ẩn. Chúng đều gợi đến một mối liên quan chủ yếu độc nhất: mỗi cái chết được kết nối với một nhóm tư vấn về môi trường đầy quyền lực. Hai trong số các góa phụ của các nạn nhân – nghệ sĩ tài năng Diane Stevens và siêu mẫu quốc tế Kelly Harris – có thể nắm giữ bí mật cái chết của chồng mình. Lo sợ vì cuộc sống bị đe dọa, nghi ngờ lẫn nhâu, những mưu kế và thủ đoạn, họ buộc phải gia nhập lực lượng trong một chu kỳ tìm và diệt đầy ác mộng. Bóng Tối Kinh Hoàng – giải đáp cho sự chiến thắng của điều thiện, của khát vọng sống và tình yêu.
Âm Mưu Ngày Tận Thế
Khi quả khinh khí cầu dự báo thời tiết bí ẩn đâm vào dãy núi Alps của Thụy Sĩ người đứng đầu cơ quan NSA đã chọn Robert Bellamy để lần theo dấu vết và xác định mười người đã chứng kiến sự việc. Nhưng khi những cuộc tìm kiếm kéo dài từ Rome qua Budapest qua Texas và nhiều thành phố của nhiều quốc gia khác nhau nữa thì sự việc được phơi bày trước mắt anh – xé toạc một âm mưu không thể tin nổi, trải dài khắp toàn cầu và thậm chí vào vũ trụ. Bị bỏ rơi và bị phản bội trên mọi khía cạnh khác, từ kẻ đi săn thành con mồi bị săn Bellamy đã buộc phải chạy trốn – cùng với chìa khóa sống còn của trái đất trong tay.
Last edited by LDN on Sat Dec 17, 2022 2:21 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Vnwriter.net
Review sách/Hãy Kể Giấc Mơ Của Em - Sidney Sheldon
Ai là kẻ đã gây ra những vụ giết người hàng loạt với thủ đoạn vô cùng tàn độc? Tại sao những nạn nhân đều là đàn ông và thi thể họ đều bị thiến mất bộ phận sinh dục? Sự hiện hữu của Toni, nhục cảm, sôi nổi nhưng đầy hận thù… Alette, đáng yêu và kiêu hãnh là hai cá thể độc lập hay chỉ núp bóng trong một Ashley yếu mềm và đầy tổn thương. Liệu luật sư bào chữa David Singer có tìm được cách chứng minh sự vô tội của Ashley và lật ngược được tình thế, hay chỉ bước thêm một bước để cô đến gần hơn chiếc giá treo cổ? Những bằng chứng y học kinh hoàng và sửng sốt về chứng bệnh Đa nhân cách có đủ thuyết phục. Tất cả đều được Sidney Sheldon dẫn dắt đầy mê, kỳ bí để cuối cùng đi thẳng vào trái tim người đọc với sự đồng cảm và xót thương.
Phuong Anh
Đây là tác phẩm tôi thích nhất trong tủ sách của Sidney. Bản thân là một người thích nghiên cứu về bệnh đa nhân cách, tôi ko thể chê vào đâu những nhân cách mà Sidney đã tạo ra trong truyện. Ban đầu tưởng chừng như đây là 3 câu chuyện về 3 cô gái xinh đẹp tài năng quyến rũ. Nhưng nó còn hơn thế. Tình yêu và hận thù. Không thứ gì bắt đầu mà không có nguyên nhân của nó. Việc cô gái mang đến 3 nhân cách, trong đó Toni (nhân cách khiến tôi sợ nhất) khiến tôi tò mò nguyên nhân căn bệnh. Sidney đã lí giải một cách rất bất ngờ cho tôi về nỗi đau về thể xác lẫn tâm hồn một cô gái phải chịu khi bị quấy rối từ khi bé. Cái kết cũng là một trong những lí do tôi thích truyện này nhất. Dù khi đọc đến chỗ nhân cách Toni biến mất, căn bệnh khỏi tôi lại cảm thấy hụt hẫng vì tôi sợ mà cũng rất thích nhân vật mạnh mẽ này. Cô ấy luôn bảo vệ “cô gái” của mình khỏi những tên đàn ông khốn nạn ( tất nhiên không phải là tất cả). Vậy mà trên chuyến tàu điện ngầm, đọc được câu hát ấy, tôi đã mỉm cười. Hóa ra, cô ấy vẫn ở đó, họ vẫn ở đó. Dù có thể trong tương lai, họ có thể giết hết đàn ông trên thế giới chăng….
Na Na
Khi nghe tiêu đề truyện và bìa truyện, mình đã không thể đoán được đây là truyện thuộc thể loại trinh thám, nhưng đọc phần giới thiệu mình đã mua ngay . Cốt truyện rất hay, mình rất thích đề tài về tâm lý, rất bí ẩn, đặc biệt là tác giả đã khai thác sâu về đề tài bệnh đa nhân cách, một đề tài rất được bạn đọc quan tâm bởi vẻ huyền bí của nó. Một cuộc chiến không khoan nhượng giữa những người không bình thường, rất gay cấn và hồi hộp, khiến mình như nín thở đến từng trang truyện, đọc truyện hết mà không bỏ xuống. Tác giả qua truyện cho thấy khả năng miêu tả tâm lý nhân vật chuẩn xác, tình tiết gay cấn và hợp lý, lời văn lại trau truốt, truyện rất hay.
Lê Dương
“Hãy kể giấc mơ của em” của Sydney Sheldon – đối với tôi đây không đơn thuần là 1 cuộc hành trình truy tìm “kẻ sát nhân” của vụ án giết người hàng loạt với cách thức rợn người, mà đó còn là cuộc hành trình khám phá ra góc tối trong tâm hồn, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng của 1 cô gái vô cùng xinh đẹp. Nói chung, mặc dù đây không phải là cuốn sách hay nhất của Sydney Sheldon, nhưng nếu như bạn băn khoăn không biết nên lựa chọn cuốn tiểu thuyết trinh thám nào cho phù hợp thì đây chắc chắn là 1 sự lựa chọn không tồi.
Trần Thị Thu Thảo
Câu chuyện này chia thành hai phần khá biệt lập nhau nhưng phải nói là hai phần đầu là hai cuộc đấu tranh căng thẳng để giành lại sự sống cho một con người. Tớ thật sự thích cái phiên tòa, phục anh luật sư kinh khủng, xoay sở quá giỏi trong một tình huống không có vẻ gì là có thể thay đổi. Cuộc chiến trong bệnh viện tâm thần, không mấy sáng sủa, giành cho con người vừa thoát khỏi tội tử hình cũng chẳng khá là mấy nhưng khi người ta thật sự muốn dấn thân thì thành quả cũng rất xứng đáng. Một cục diện bất ngờ làm cho tớ hoàn toàn không thể đoán biết được gì. Nói chung là thích những thể loại hồi hộp đến phút cuối thế này.
Nguyễn Đỗ Sơn Trà
Một cốt truyện mới lạ và cuốn hút. Đây là một trong số ít tác phẩm viết về người bệnh đa nhân cách, một căn bệnh mà khoa học vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn. Bằng cách dẫn dắt truyện tài tình, Sidney Sheldon đã khéo léo lồng ghép những vụ án bí ẩn đẫm máu xoay quanh cuộc sống của 3 cô gái trẻ với 3 tính cách, sở thích hoàn toàn khác nhau. Phần sau truyện mở ra những bí mật kinh hoàng, quá khứ đau đớn dần hé lộ lí giải nguyên nhân dẫn đến việc hình thành 2 nhân cách khác của một cô gái xinh đẹp, thông minh và tài năng.
Truyện có đầy đủ các yếu tố làm nên thành công của một tác phẩm trinh thám tuyệt vời: ly kỳ, kịch tính, hấp dẫn, bất ngờ và đầy mê hoặc, một cuốn tiểu thuyết khiến bạn không thể rời tay khi đã đọc từ trang đầu.
Review sách/Hãy Kể Giấc Mơ Của Em - Sidney Sheldon
Ai là kẻ đã gây ra những vụ giết người hàng loạt với thủ đoạn vô cùng tàn độc? Tại sao những nạn nhân đều là đàn ông và thi thể họ đều bị thiến mất bộ phận sinh dục? Sự hiện hữu của Toni, nhục cảm, sôi nổi nhưng đầy hận thù… Alette, đáng yêu và kiêu hãnh là hai cá thể độc lập hay chỉ núp bóng trong một Ashley yếu mềm và đầy tổn thương. Liệu luật sư bào chữa David Singer có tìm được cách chứng minh sự vô tội của Ashley và lật ngược được tình thế, hay chỉ bước thêm một bước để cô đến gần hơn chiếc giá treo cổ? Những bằng chứng y học kinh hoàng và sửng sốt về chứng bệnh Đa nhân cách có đủ thuyết phục. Tất cả đều được Sidney Sheldon dẫn dắt đầy mê, kỳ bí để cuối cùng đi thẳng vào trái tim người đọc với sự đồng cảm và xót thương.
Phuong Anh
Đây là tác phẩm tôi thích nhất trong tủ sách của Sidney. Bản thân là một người thích nghiên cứu về bệnh đa nhân cách, tôi ko thể chê vào đâu những nhân cách mà Sidney đã tạo ra trong truyện. Ban đầu tưởng chừng như đây là 3 câu chuyện về 3 cô gái xinh đẹp tài năng quyến rũ. Nhưng nó còn hơn thế. Tình yêu và hận thù. Không thứ gì bắt đầu mà không có nguyên nhân của nó. Việc cô gái mang đến 3 nhân cách, trong đó Toni (nhân cách khiến tôi sợ nhất) khiến tôi tò mò nguyên nhân căn bệnh. Sidney đã lí giải một cách rất bất ngờ cho tôi về nỗi đau về thể xác lẫn tâm hồn một cô gái phải chịu khi bị quấy rối từ khi bé. Cái kết cũng là một trong những lí do tôi thích truyện này nhất. Dù khi đọc đến chỗ nhân cách Toni biến mất, căn bệnh khỏi tôi lại cảm thấy hụt hẫng vì tôi sợ mà cũng rất thích nhân vật mạnh mẽ này. Cô ấy luôn bảo vệ “cô gái” của mình khỏi những tên đàn ông khốn nạn ( tất nhiên không phải là tất cả). Vậy mà trên chuyến tàu điện ngầm, đọc được câu hát ấy, tôi đã mỉm cười. Hóa ra, cô ấy vẫn ở đó, họ vẫn ở đó. Dù có thể trong tương lai, họ có thể giết hết đàn ông trên thế giới chăng….
Na Na
Khi nghe tiêu đề truyện và bìa truyện, mình đã không thể đoán được đây là truyện thuộc thể loại trinh thám, nhưng đọc phần giới thiệu mình đã mua ngay . Cốt truyện rất hay, mình rất thích đề tài về tâm lý, rất bí ẩn, đặc biệt là tác giả đã khai thác sâu về đề tài bệnh đa nhân cách, một đề tài rất được bạn đọc quan tâm bởi vẻ huyền bí của nó. Một cuộc chiến không khoan nhượng giữa những người không bình thường, rất gay cấn và hồi hộp, khiến mình như nín thở đến từng trang truyện, đọc truyện hết mà không bỏ xuống. Tác giả qua truyện cho thấy khả năng miêu tả tâm lý nhân vật chuẩn xác, tình tiết gay cấn và hợp lý, lời văn lại trau truốt, truyện rất hay.
Lê Dương
“Hãy kể giấc mơ của em” của Sydney Sheldon – đối với tôi đây không đơn thuần là 1 cuộc hành trình truy tìm “kẻ sát nhân” của vụ án giết người hàng loạt với cách thức rợn người, mà đó còn là cuộc hành trình khám phá ra góc tối trong tâm hồn, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng của 1 cô gái vô cùng xinh đẹp. Nói chung, mặc dù đây không phải là cuốn sách hay nhất của Sydney Sheldon, nhưng nếu như bạn băn khoăn không biết nên lựa chọn cuốn tiểu thuyết trinh thám nào cho phù hợp thì đây chắc chắn là 1 sự lựa chọn không tồi.
Trần Thị Thu Thảo
Câu chuyện này chia thành hai phần khá biệt lập nhau nhưng phải nói là hai phần đầu là hai cuộc đấu tranh căng thẳng để giành lại sự sống cho một con người. Tớ thật sự thích cái phiên tòa, phục anh luật sư kinh khủng, xoay sở quá giỏi trong một tình huống không có vẻ gì là có thể thay đổi. Cuộc chiến trong bệnh viện tâm thần, không mấy sáng sủa, giành cho con người vừa thoát khỏi tội tử hình cũng chẳng khá là mấy nhưng khi người ta thật sự muốn dấn thân thì thành quả cũng rất xứng đáng. Một cục diện bất ngờ làm cho tớ hoàn toàn không thể đoán biết được gì. Nói chung là thích những thể loại hồi hộp đến phút cuối thế này.
Nguyễn Đỗ Sơn Trà
Một cốt truyện mới lạ và cuốn hút. Đây là một trong số ít tác phẩm viết về người bệnh đa nhân cách, một căn bệnh mà khoa học vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn. Bằng cách dẫn dắt truyện tài tình, Sidney Sheldon đã khéo léo lồng ghép những vụ án bí ẩn đẫm máu xoay quanh cuộc sống của 3 cô gái trẻ với 3 tính cách, sở thích hoàn toàn khác nhau. Phần sau truyện mở ra những bí mật kinh hoàng, quá khứ đau đớn dần hé lộ lí giải nguyên nhân dẫn đến việc hình thành 2 nhân cách khác của một cô gái xinh đẹp, thông minh và tài năng.
Truyện có đầy đủ các yếu tố làm nên thành công của một tác phẩm trinh thám tuyệt vời: ly kỳ, kịch tính, hấp dẫn, bất ngờ và đầy mê hoặc, một cuốn tiểu thuyết khiến bạn không thể rời tay khi đã đọc từ trang đầu.
Last edited by LDN on Sun Nov 13, 2022 2:39 pm; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review Truyện Hãy Kể Giấc Mơ Của Em - Sidney Sheldon
Reviewer: Elaina
dembuon
Nếu bạn là một người ham mê tiểu thuyết trinh thám, hình sự và tình cảm, chắc hẳn không thể bỏ qua cái tên Sidney Sheldon – bậc thầy tiểu thuyết thế giới về lĩnh vực này. Những tác phẩm của ông đều để lại nhiều dấu ấn riêng trong lòng độc giả bởi tính ly kỳ và hấp dẫn của nó. Một trong những tác phẩm thuộc hàng best-seller của Sidney Sheldon là "Hãy kể giấc mơ của em". Nếu là fan của dòng truyện trinh thám, hình sự, có lẽ bạn đã quá quen thuộc với cái tên này rồi.
Mình khá thích truyện trinh thám và nếu có bạn nào thấy "hợp khẩu vị" thì nên cân nhắc những tác phẩm của Sheldon nhé!
Sơ lược về truyện:
"Hãy kể giấc mơ của em" được xuất bản năm 1998 dựa trên những sự kiện có thật. Bộ truyện này có tên gốc là "Tell me your dreams", được Trần Hoàng Cương dịch ra tựa việt. Bản dịch tiếng Việt được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 1999, tái bản năm 2006 và được Nhà xuất bản Công an nhân dân tái bản năm 2011.
Về tác giả:
Sidney Seldon là tác giả quen thuộc trong thể loại hình sự, trinh thám, tình cảm và được độc giả viết đến với nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: "Thiên thần nổi giận", "Nếu còn có ngày mai", "Không có gì là mãi mãi", "Người đàn bà quỷ quyệt", "Người lạ trong gương"..
Với một gia tài đồ sộ như vậy, "Hãy kể giấc mơ của em" cũng là một viên ngọc quý trong rương kho báu quý giá của Sidney Sheldon.
Nội dung:
Bộ tiểu thuyết được viết dựa trên những sự kiện có thật về hội chứng đa nhân cách – MPD. Xuyên suốt tác phẩm, ta được tác giả đưa qua từng nút thắt của các vụ án, rồi cuối cùng ném cho ta một chiếc chìa khóa để giải mã tất cả.
Khi mới đọc, mình thấy khá bức bối khi tất cả sự việc đều lửng lơ, giữa chừng, không được hoàn thành nhưng khi đọc đến cuối mới ngớ người. Tài lừa độc giả của bậc thầy tiểu thuyết đúng là không chê vào đâu được!
Câu chuyện có thể được chia thành hai phần khá khác biệt nhưng lại móc nối chặt chẽ với nhau qua từng chi tiết. Sheldon đã sử dụng ngòi bút tài tình trong việc xoáy sâu vào tâm lý nhân vật chính - người mắc chứng đa nhân cách.
Quay trở lại nội dung câu chuyện, như đã nói ở trên, theo quan điểm của một độc giả như mình, bộ truyện được chia thành hai phần.
Phần thứ nhất ở chặng đầu chủ yếu tập trung xây dựng tính cách, nội tâm và cách hành xử của "các" nhân vật chính – Ashley Patterson. Cô là một cô gái trẻ người Mỹ có tính cách hướng nội, yêu thích công việc của mình tại một công ty về kỹ thuật máy tính. Toni Prescott – đồng nghiệp của Ashley, người Anh, tính cách sôi nổi và sở hữu một giọng hát mê luyến người nghe. Cùng với đó là Alette Peters, một cô gái người Ý với khả năng hội họa tuyệt diệu và tính cách rụt rè.
Mở đầu là những hoài nghi của Ashley khi cô nghĩ mình bị theo dõi.
Đoạn trích đầu:
"Ai đó đang theo dõi nàng. Nàng đã đọc nhiều về những kẻ chuyên nghề theo dõi, nhưng dường như là họ thuộc về một thế giới khác – thế giới của bạo lực. Nàng không hề hay biết ai muốn làm hại mình. Nàng cố trấn tĩnh, nhưng cuối cũng cũng rơi vào giấc ngủ đầy những cơn ác mộng và mỗi buổi sáng lại giật mình thức giấc với cảm giác sợ hãi lơ lửng trên đầu. Có thể chỉ là do mình tưởng tượng ra. Ashley Patterson nghĩ. Mình đã quá vất vả rồi. Mình nên đi nghỉ một chuyến."
Nhìn chung sau đấy cuộc sống của nhân vật chính bị xáo trộn 180 độ. Từ đó tác giả hình thành nên bốn vụ giết người liên tiếp.
Những bằng chứng ở hiện trường đã cho thấy rằng, hung thủ là một người. Và Ashley sau đó bị kết tội là kẻ sát nhân khi bị phát hiện chứng cứ ở nhà cô và bị bắt giữ. Toni và Alette cũng liên quan đến bốn vụ án này. Và điều kỳ lạ nhất đã xảy ra, tại thời điểm đó, những bằng chứng cho thấy cả ba người phụ nữ này chỉ là một.
"Đồn trưởng Dowling hít một hơi dài." Ashley Patterson.. Toni Prescott.. Alette Peters, tất cả chỉ là một người mà thôi. "
Mỗi chương khắc họa một vụ án khinh hoàng từ quá khứ cho đến hiện tại với những địa điểm khác lạ trải dài từ London, Rome, Quebec đến tận San Francisco có thể khiến độc giả mất tập trung, cảm thấy rời rạc. Tuy nhiên, mọi khúc mắc đều là những mảnh ghép do tác giả cố ý tạo ra, rồi cuối cùng được ghép lại thành một bức tranh toàn cảnh, mở ra những sự thật dơ bẩn bất ngờ, ám ảnh đến chua xót.
Như vậy, phần thứ nhất chỉ tập trung miêu tả lại phần khởi đầu của các vụ án và sự xuất hiện quan trọng của luật sư David Singer – một nhân tố tất yếu để hình thành mạch truyện.
Theo góc nhìn của mình, những cuộc tranh luận gay cấn không khác gì một cuộc chiến hoàn toàn thu hút người đọc và để họ cuốn vào sự tranh chấp giữa luật pháp công minh và căn bệnh đa nhân cách tưởng như không có thật.
Không những thỏa mãn với những tình tiết phá án nghẹt thở, ta còn được tham gia vào phiên tòa đặc biệt với việc bào chữa tài tình, không tưởng của luật sư David khi buộc bồi thẩm đoàn phải tin rằng, hung thủ chỉ là một nhân vật vốn dĩ không có thật.
Sau đấy Singer tung bài tẩy cuối cùng và Ashley vô tội, cô vào viện tâm thần.
Phần thứ nhất kết thúc, để lại cho độc giả nhiều thắc mắc về quá khứ và cách xử lí của các vụ án. Tại sao Toni và Alette lại thay thế và điều khiển được Ashley? Căn bệnh này có thật và ảnh hưởng thế nào? Quá khứ đen tối của Ashley là gì? Và cô đã được chữa khỏi như thế nào? Tất cả đều được giải đáp ở phần thứ hai.
Thời gian chữa trị không có kết quả nhưng nhân vật chính lại bị tác động bởi chính cha mình. Ông đã lạm dụng tình dục con gái mình khi cô còn bé.
Sau khi tất cả đã lộ tẩy, việc chữa trị cho Ashley có tiến triển hơn. Cuối cùng, Toni, Alette và Ashley quyết định nói chuyện với nhau và hai nhân cách được hình thành rời đi, trả lại cuộc sống nguyên vẹn cho thân chủ.
Kết thúc cuốn tiểu thuyết là mở đầu cho nhân vật chính, trả cô về cuộc sống tốt đẹp vốn có.
" Ashley lên toa và ngồi vào ghế. Lòng nàng đầy hồi hộp trước những chuyện sắp xả ra. Con tàu đột ngột giật mạnh và lăn bánh. Cuối cùng thì mình cũng lên đường.. "
Cảm nghĩ của mình:
Như vậy, thông qua tính cách, hoàn cảnh tâm lý tình cảm của các nhân vật chính, mình nghĩ độc giả sẽ cảm thông hơn với những người mắc chứng đa nhân cách và thấu hiểu trọn vẹn tội ác ấu dâm. Hậu quả nó để lại như rắn độc len lỏi vào ngóc ngách tâm hồn, bóp méo bản tính tự nhiên, biến nạn nhân thành kẻ khuyết thiếu tâm hồn, ngăn cách họ với cuộc sống tốt đẹp mà họ đáng được hưởng.
Đó cũng là một cái tài của ông Sheldon, khiến ta bị cuốn vào guồng quay của mạch truyện, như được hòa mình vào thế giới bên trong nó.
Với mình, đây là một cốt truyện mới lạ và cuốn hút. Truyện có đầy đủ các yếu tố làm nên thành công của một tác phẩm trinh thám tuyệt vời: Ly kỳ, kịch tính, hấp dẫn và đầy mê hoặc. Cái kết là một trong những lí do mình thích truyện. Nó khép lại một cuộc chiến không khoan nhượng giữa những người không bình thường, rất gay cấn và hồi hộp.
" Hãy kể giấc mơ của em"tinh tế, mê hoặc và cuối cùng đi thẳng đến phần sâu sắc, hoang dại nhất trong tim mỗi con người. Nếu bạn muốn một trải nghiệm mới của dòng truyện trinh thám giật gân, nó hẳn sẽ là một lựa chọn không tồi.
Mình rất thích tác phẩm này. Bất ngờ cho đến dòng cuối cùng. Tác phẩm này là một dấu ấn tiêu biểu của Sidney Sheldon: Truyện lôi cuốn, cốt truyện hấp dẫn và bất ngờ, đặc sắc. Đi vào một đề tài không hẳn là mới nhưng cũng chưa cũ, dễ viết nhưng khó hay; Sidney Sheldon đã làm được điều khó ấy. Tác phẩm này thực sự rất gây ấn tượng. Ngay cả khi đã gấp sách lại, người đọc vẫn còn đang bàng hoàng. Dù đã đọc tác phẩm này từ khá lâu rồi nhưng mỗi khi nhắc lại, mình vẫn cảm thấy còn nguyên cảm xúc với nó.
Reviewer: Elaina
dembuon
Nếu bạn là một người ham mê tiểu thuyết trinh thám, hình sự và tình cảm, chắc hẳn không thể bỏ qua cái tên Sidney Sheldon – bậc thầy tiểu thuyết thế giới về lĩnh vực này. Những tác phẩm của ông đều để lại nhiều dấu ấn riêng trong lòng độc giả bởi tính ly kỳ và hấp dẫn của nó. Một trong những tác phẩm thuộc hàng best-seller của Sidney Sheldon là "Hãy kể giấc mơ của em". Nếu là fan của dòng truyện trinh thám, hình sự, có lẽ bạn đã quá quen thuộc với cái tên này rồi.
Mình khá thích truyện trinh thám và nếu có bạn nào thấy "hợp khẩu vị" thì nên cân nhắc những tác phẩm của Sheldon nhé!
Sơ lược về truyện:
"Hãy kể giấc mơ của em" được xuất bản năm 1998 dựa trên những sự kiện có thật. Bộ truyện này có tên gốc là "Tell me your dreams", được Trần Hoàng Cương dịch ra tựa việt. Bản dịch tiếng Việt được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 1999, tái bản năm 2006 và được Nhà xuất bản Công an nhân dân tái bản năm 2011.
Về tác giả:
Sidney Seldon là tác giả quen thuộc trong thể loại hình sự, trinh thám, tình cảm và được độc giả viết đến với nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: "Thiên thần nổi giận", "Nếu còn có ngày mai", "Không có gì là mãi mãi", "Người đàn bà quỷ quyệt", "Người lạ trong gương"..
Với một gia tài đồ sộ như vậy, "Hãy kể giấc mơ của em" cũng là một viên ngọc quý trong rương kho báu quý giá của Sidney Sheldon.
Nội dung:
Bộ tiểu thuyết được viết dựa trên những sự kiện có thật về hội chứng đa nhân cách – MPD. Xuyên suốt tác phẩm, ta được tác giả đưa qua từng nút thắt của các vụ án, rồi cuối cùng ném cho ta một chiếc chìa khóa để giải mã tất cả.
Khi mới đọc, mình thấy khá bức bối khi tất cả sự việc đều lửng lơ, giữa chừng, không được hoàn thành nhưng khi đọc đến cuối mới ngớ người. Tài lừa độc giả của bậc thầy tiểu thuyết đúng là không chê vào đâu được!
Câu chuyện có thể được chia thành hai phần khá khác biệt nhưng lại móc nối chặt chẽ với nhau qua từng chi tiết. Sheldon đã sử dụng ngòi bút tài tình trong việc xoáy sâu vào tâm lý nhân vật chính - người mắc chứng đa nhân cách.
Quay trở lại nội dung câu chuyện, như đã nói ở trên, theo quan điểm của một độc giả như mình, bộ truyện được chia thành hai phần.
Phần thứ nhất ở chặng đầu chủ yếu tập trung xây dựng tính cách, nội tâm và cách hành xử của "các" nhân vật chính – Ashley Patterson. Cô là một cô gái trẻ người Mỹ có tính cách hướng nội, yêu thích công việc của mình tại một công ty về kỹ thuật máy tính. Toni Prescott – đồng nghiệp của Ashley, người Anh, tính cách sôi nổi và sở hữu một giọng hát mê luyến người nghe. Cùng với đó là Alette Peters, một cô gái người Ý với khả năng hội họa tuyệt diệu và tính cách rụt rè.
Mở đầu là những hoài nghi của Ashley khi cô nghĩ mình bị theo dõi.
Đoạn trích đầu:
"Ai đó đang theo dõi nàng. Nàng đã đọc nhiều về những kẻ chuyên nghề theo dõi, nhưng dường như là họ thuộc về một thế giới khác – thế giới của bạo lực. Nàng không hề hay biết ai muốn làm hại mình. Nàng cố trấn tĩnh, nhưng cuối cũng cũng rơi vào giấc ngủ đầy những cơn ác mộng và mỗi buổi sáng lại giật mình thức giấc với cảm giác sợ hãi lơ lửng trên đầu. Có thể chỉ là do mình tưởng tượng ra. Ashley Patterson nghĩ. Mình đã quá vất vả rồi. Mình nên đi nghỉ một chuyến."
Nhìn chung sau đấy cuộc sống của nhân vật chính bị xáo trộn 180 độ. Từ đó tác giả hình thành nên bốn vụ giết người liên tiếp.
Những bằng chứng ở hiện trường đã cho thấy rằng, hung thủ là một người. Và Ashley sau đó bị kết tội là kẻ sát nhân khi bị phát hiện chứng cứ ở nhà cô và bị bắt giữ. Toni và Alette cũng liên quan đến bốn vụ án này. Và điều kỳ lạ nhất đã xảy ra, tại thời điểm đó, những bằng chứng cho thấy cả ba người phụ nữ này chỉ là một.
"Đồn trưởng Dowling hít một hơi dài." Ashley Patterson.. Toni Prescott.. Alette Peters, tất cả chỉ là một người mà thôi. "
Mỗi chương khắc họa một vụ án khinh hoàng từ quá khứ cho đến hiện tại với những địa điểm khác lạ trải dài từ London, Rome, Quebec đến tận San Francisco có thể khiến độc giả mất tập trung, cảm thấy rời rạc. Tuy nhiên, mọi khúc mắc đều là những mảnh ghép do tác giả cố ý tạo ra, rồi cuối cùng được ghép lại thành một bức tranh toàn cảnh, mở ra những sự thật dơ bẩn bất ngờ, ám ảnh đến chua xót.
Như vậy, phần thứ nhất chỉ tập trung miêu tả lại phần khởi đầu của các vụ án và sự xuất hiện quan trọng của luật sư David Singer – một nhân tố tất yếu để hình thành mạch truyện.
Theo góc nhìn của mình, những cuộc tranh luận gay cấn không khác gì một cuộc chiến hoàn toàn thu hút người đọc và để họ cuốn vào sự tranh chấp giữa luật pháp công minh và căn bệnh đa nhân cách tưởng như không có thật.
Không những thỏa mãn với những tình tiết phá án nghẹt thở, ta còn được tham gia vào phiên tòa đặc biệt với việc bào chữa tài tình, không tưởng của luật sư David khi buộc bồi thẩm đoàn phải tin rằng, hung thủ chỉ là một nhân vật vốn dĩ không có thật.
Sau đấy Singer tung bài tẩy cuối cùng và Ashley vô tội, cô vào viện tâm thần.
Phần thứ nhất kết thúc, để lại cho độc giả nhiều thắc mắc về quá khứ và cách xử lí của các vụ án. Tại sao Toni và Alette lại thay thế và điều khiển được Ashley? Căn bệnh này có thật và ảnh hưởng thế nào? Quá khứ đen tối của Ashley là gì? Và cô đã được chữa khỏi như thế nào? Tất cả đều được giải đáp ở phần thứ hai.
Thời gian chữa trị không có kết quả nhưng nhân vật chính lại bị tác động bởi chính cha mình. Ông đã lạm dụng tình dục con gái mình khi cô còn bé.
Sau khi tất cả đã lộ tẩy, việc chữa trị cho Ashley có tiến triển hơn. Cuối cùng, Toni, Alette và Ashley quyết định nói chuyện với nhau và hai nhân cách được hình thành rời đi, trả lại cuộc sống nguyên vẹn cho thân chủ.
Kết thúc cuốn tiểu thuyết là mở đầu cho nhân vật chính, trả cô về cuộc sống tốt đẹp vốn có.
" Ashley lên toa và ngồi vào ghế. Lòng nàng đầy hồi hộp trước những chuyện sắp xả ra. Con tàu đột ngột giật mạnh và lăn bánh. Cuối cùng thì mình cũng lên đường.. "
Cảm nghĩ của mình:
Như vậy, thông qua tính cách, hoàn cảnh tâm lý tình cảm của các nhân vật chính, mình nghĩ độc giả sẽ cảm thông hơn với những người mắc chứng đa nhân cách và thấu hiểu trọn vẹn tội ác ấu dâm. Hậu quả nó để lại như rắn độc len lỏi vào ngóc ngách tâm hồn, bóp méo bản tính tự nhiên, biến nạn nhân thành kẻ khuyết thiếu tâm hồn, ngăn cách họ với cuộc sống tốt đẹp mà họ đáng được hưởng.
Đó cũng là một cái tài của ông Sheldon, khiến ta bị cuốn vào guồng quay của mạch truyện, như được hòa mình vào thế giới bên trong nó.
Với mình, đây là một cốt truyện mới lạ và cuốn hút. Truyện có đầy đủ các yếu tố làm nên thành công của một tác phẩm trinh thám tuyệt vời: Ly kỳ, kịch tính, hấp dẫn và đầy mê hoặc. Cái kết là một trong những lí do mình thích truyện. Nó khép lại một cuộc chiến không khoan nhượng giữa những người không bình thường, rất gay cấn và hồi hộp.
" Hãy kể giấc mơ của em"tinh tế, mê hoặc và cuối cùng đi thẳng đến phần sâu sắc, hoang dại nhất trong tim mỗi con người. Nếu bạn muốn một trải nghiệm mới của dòng truyện trinh thám giật gân, nó hẳn sẽ là một lựa chọn không tồi.
Mình rất thích tác phẩm này. Bất ngờ cho đến dòng cuối cùng. Tác phẩm này là một dấu ấn tiêu biểu của Sidney Sheldon: Truyện lôi cuốn, cốt truyện hấp dẫn và bất ngờ, đặc sắc. Đi vào một đề tài không hẳn là mới nhưng cũng chưa cũ, dễ viết nhưng khó hay; Sidney Sheldon đã làm được điều khó ấy. Tác phẩm này thực sự rất gây ấn tượng. Ngay cả khi đã gấp sách lại, người đọc vẫn còn đang bàng hoàng. Dù đã đọc tác phẩm này từ khá lâu rồi nhưng mỗi khi nhắc lại, mình vẫn cảm thấy còn nguyên cảm xúc với nó.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 16 of 50 • 1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 33 ... 50
Page 16 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum