Sách
Page 33 of 50 • Share
Page 33 of 50 • 1 ... 18 ... 32, 33, 34 ... 41 ... 50
Re: Sách
review sách
Nanh Trắng – From Zero to Hero, thiên thần hay ác quỷ tùy vào cách con người định nghĩa
Nanh Trắng là một tác phẩm kinh điển của nhà văn Jack London kể về hành trình phiêu lưu đầy “bão tố” của một chú chó mang trong mình dòng máu với ba phẩn tư là sói và phần còn lại là “chó nhà”.
Dưới ngòi bút đậm chất phong trần của một con người từng đi khắp đó đây như Jack London, nhà văn đã đặc tả và làm nổi bật lên được sự tàn độc và khốc liệt của thiên nhiên đối với con người, cũng như của con người đối với những con vật bị thuần hóa từ thiên nhiên trong thời kì mà con người đổ xô đi tìm vàng ở miền đất Alaska khắc nghiệt, âm u và lạnh giá. Trong đó không thể thiếu những bài học về tình mẫu tử, tình bạn, tình yêu thương của con người cùng nhau đoàn kết vượt qua khó khăn. Tất cả đều vô cùng tự nhiên,chân thực và mang đậm chất nhân văn. Và tất nhiên nổi bật hơn tất cả, vẫn là hành trình trưởng thành của chú sói Nanh Trắng, từ “zero” thành “hero”, từ hoang dã bỗng chốc hung tàn, và sau tất cả là ông bạn già anh hùng của ngài Thẩm Phán
Nanh Trắng ra đời
Kể từ khi sinh ra, Nanh Trắng đã khác với phần còn lại của thế giới
Điểm khác biệt đầu tiên của Nanh trắng là màu lông, trong khi các anh em khác của chú mang màu lông hung đỏ giống mẹ thì Nanh Trắng lại mang màu lông xám trắng giống với bố – Sói Một Mắt, kẻ đã phải chiến đấu sinh tử với rất nhiều tình địch để được đến bên con sói cái duy nhất trong đàn.
Cũng như phần đông các sinh vật ở miền đất phương Bắc, sói con Nanh Trắng sớm nhận ra được thế nào là đói – lúc không những thiếu thốn về thịt mà ngay cả sữa mẹ cũng cạn. Sớm trưởng thành, ngoài ăn những thức ăn mà sói mẹ mang về, sói con còn biết tự ra ngoài săn thức ăn
Và thế là chỉ trong một lần ra ngoài & bất cẩn, Nanh Trắng đã chạm trán với những sinh vật sẽ thay đổi vận mệnh của nó mãi mãi – những sinh vật màu đỏ mà nó chưa từng thấy bao giờ trong cánh rừng – những người da đỏ.
Kể từ lúc ấy, hành trình phiêu lưu của nó bắt đầu
Sự đổi thay
Chồn Xám là người chủ da đỏ đầu tiên của Nanh Trắng, người đã dạy cho Nanh Trắng biết về sự quy phục con người và thú vật phải sống và phục tùng con người theo
“Luật của dùi cui và răng nanh”
Chồn Xám cũng là người đưa Nanh Trắng vào sống trong một môi trường của sự cạnh tranh khốc liệt tạo điều kiện để Nanh Trắng lột xác, lột bỏ lớp vỏ hiền lành của mình trước đây để trở thành một con vật hung tợn phải bộc lộ chất sói trong máu của mình đẻ sinh tồn nơi vùng đất Alaska lạnh giá.
Nanh Trắng không còn là sói con hiền lành ngây thơ của thuở nào. Nó đã trở thành Sói hung tợn
Khi người chủ thứ hai, Smith “đẹp trai” xuất hiện, Sói hung tợn lại trở nên bạo tàn hơn
Smith là một tên có ngoại hình vô cùng xấu xí rất hợp với tính cách khốn nạn của mình. Y đã dùng mưu mẹo để buộc Chồn Xám phải bán lại Nanh Trắng cho hắn với giá chỉ vài bình rượu.
Smith “đẹp trai” đã mang Nanh Trắng vào cuộc đời hung ác và đầy khoảnh khắc bạo lực của hắn – các cuộc tham gia chọi chó. Nanh Trắng từ sói hung tợn trở thành Sói Nhà Nòi
Sói Nhà Nòi luôn bị ngược đãi và kích động bản năng thú vật để trở thành một chiến binh khát máu. Nanh Trắng đánh bại hàng loạt đồng loại để trở thành nhà vô địch, Và chỉ cần một lần thất bại, cậu ta sẽ chết
Và ngày đó cuối cùng cũng đến
Thật may, lúc sắp sửa hấp hối, Nanh Trắng đã gặp được người mà sau này trở thành người chủ thứ ba của cậu, người đã mang lại cho cậu một cuộc đời mới
Weedon Scott – một kỹ sư mỏ có vai vế rất lớn – đã giang tay cứu giúp chú sói nhà nòi đang sắp sửa vĩnh biệt cõi trần. Và anh trở thành người chủ mới của Nanh Trắng.
Weedon Scott là một nhân vật rất tiêu biểu , anh đại diện cho những con người yêu thương động vật thời bấy giờ và cả sau này.
Lúc Nanh Trắng được anh cứu khỏi cái chết thì Nanh Trắng thật sự đã là một con chó chọi không còn biết đến yêu thương, hoàn toàn hung dữ “thuần khiết”
Nhưng nhờ vào tính tình nhân hâu của Scoot cùng với người trợ lí của mình, một lần nữa anh đã cảm hóa được Nanh Trắng và biến chú sói này thành một thú cưng thực sự để bầu bạn chứ không phải là một công cụ để kiếm tiền.
Kể từ đó, Nanh Trắng trở thành bạn của con người
Hành trình của cậu Nanh Trắng đã thực sự có một điểm nhấn tuyệt đẹp ở thời khắc cuối đời
Khi đó, nhờ vào trí thông minh của mình, Nanh Trắng đã cứu sống được ông thẩm phán Scoot và cả đại gia đình của ông. Một cái kết thật đẹp và ấm áp cho một con chó sói ở vùng San Francisco ngập nắng.
Dùi cui, roi vọt và những cái vuốt ve ,…
Tác phẩm “Nanh Trắng” cho ta thấy được từ xa xưa đến nay, con người đã luôn có thể thuần hóa được những sinh vật hoang dã trong tự nhiên nếu họ muốn. Có nhiều cách để thuần hóa một chú chó hoang, nhưng tùy vào cách mà con người thuần hóa và đối xử với con vât thì chúng sẽ trở thành thiên thần hay ác quỷ.
Có những điều mà Jack London viết từ thời xa xưa vẫn sẽ luôn đúng với hiện tại của chúng ta. Chẳng hạn như là tình mẫu tử vẫn luôn tồn tại giữa mẹ và con ngay cả là thú vật đi chăng nữa hay tiêu biểu hơn, tình yêu thương và lòng nhân hậu có thể thuần hóa được ngay cả những con vật hung dữ nhất,… Có thể nói Jack London đã rất thành công trong việc tạo ra triết lý về loài chó. Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh Trắng là hai tác phẩm điển hình
Về tác giả Jack London
Jack London là một con người mang đậm chất “bụi” vì nhà văn đã phiêu du khắp nước Mỹ và Canada, ngoài ra ông còn là một đấu thủ bơi lội, một võ sĩ quyền anh đúng nghĩa.
Tính cách của ông giống với những người lính Viking năm xưa, những người cương quyết, khảng khái, chân thật và hào phóng. Những tính cách này phần nào đều được thể hiện trong các tác phẩm của ông, qua lối hành văn được trau truốt rất kĩ
Jack London tên thật là Giôn Cripphíp, ông sinh năm 1876 và lớn lên trong một gia đình nghèo ở bang Caliphonia. Trong sự nghiệp viết văn của ông, ông chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhà văn tiên phong của phong trào văn học hiện đại ở Mỹ.
Văn phong của ông rất khó cảm thụ, ngôn ngữ của ông thì phức tạp nhưng thông qua những câu chuyện điển hình như Nanh Trắng, Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã hay Tình Yêu Cuộc Sống…. Jack London đã nêu bật lên một quan điểm, rằng cuộc đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên cũng tàn bạo không khác gì cuộc đấu tranh giữ người với người trong xã hội tư bản xưa.
Nanh Trắng – From Zero to Hero, thiên thần hay ác quỷ tùy vào cách con người định nghĩa
Nanh Trắng là một tác phẩm kinh điển của nhà văn Jack London kể về hành trình phiêu lưu đầy “bão tố” của một chú chó mang trong mình dòng máu với ba phẩn tư là sói và phần còn lại là “chó nhà”.
Dưới ngòi bút đậm chất phong trần của một con người từng đi khắp đó đây như Jack London, nhà văn đã đặc tả và làm nổi bật lên được sự tàn độc và khốc liệt của thiên nhiên đối với con người, cũng như của con người đối với những con vật bị thuần hóa từ thiên nhiên trong thời kì mà con người đổ xô đi tìm vàng ở miền đất Alaska khắc nghiệt, âm u và lạnh giá. Trong đó không thể thiếu những bài học về tình mẫu tử, tình bạn, tình yêu thương của con người cùng nhau đoàn kết vượt qua khó khăn. Tất cả đều vô cùng tự nhiên,chân thực và mang đậm chất nhân văn. Và tất nhiên nổi bật hơn tất cả, vẫn là hành trình trưởng thành của chú sói Nanh Trắng, từ “zero” thành “hero”, từ hoang dã bỗng chốc hung tàn, và sau tất cả là ông bạn già anh hùng của ngài Thẩm Phán
Nanh Trắng ra đời
Kể từ khi sinh ra, Nanh Trắng đã khác với phần còn lại của thế giới
Điểm khác biệt đầu tiên của Nanh trắng là màu lông, trong khi các anh em khác của chú mang màu lông hung đỏ giống mẹ thì Nanh Trắng lại mang màu lông xám trắng giống với bố – Sói Một Mắt, kẻ đã phải chiến đấu sinh tử với rất nhiều tình địch để được đến bên con sói cái duy nhất trong đàn.
Cũng như phần đông các sinh vật ở miền đất phương Bắc, sói con Nanh Trắng sớm nhận ra được thế nào là đói – lúc không những thiếu thốn về thịt mà ngay cả sữa mẹ cũng cạn. Sớm trưởng thành, ngoài ăn những thức ăn mà sói mẹ mang về, sói con còn biết tự ra ngoài săn thức ăn
Và thế là chỉ trong một lần ra ngoài & bất cẩn, Nanh Trắng đã chạm trán với những sinh vật sẽ thay đổi vận mệnh của nó mãi mãi – những sinh vật màu đỏ mà nó chưa từng thấy bao giờ trong cánh rừng – những người da đỏ.
Kể từ lúc ấy, hành trình phiêu lưu của nó bắt đầu
Sự đổi thay
Chồn Xám là người chủ da đỏ đầu tiên của Nanh Trắng, người đã dạy cho Nanh Trắng biết về sự quy phục con người và thú vật phải sống và phục tùng con người theo
“Luật của dùi cui và răng nanh”
Chồn Xám cũng là người đưa Nanh Trắng vào sống trong một môi trường của sự cạnh tranh khốc liệt tạo điều kiện để Nanh Trắng lột xác, lột bỏ lớp vỏ hiền lành của mình trước đây để trở thành một con vật hung tợn phải bộc lộ chất sói trong máu của mình đẻ sinh tồn nơi vùng đất Alaska lạnh giá.
Nanh Trắng không còn là sói con hiền lành ngây thơ của thuở nào. Nó đã trở thành Sói hung tợn
Khi người chủ thứ hai, Smith “đẹp trai” xuất hiện, Sói hung tợn lại trở nên bạo tàn hơn
Smith là một tên có ngoại hình vô cùng xấu xí rất hợp với tính cách khốn nạn của mình. Y đã dùng mưu mẹo để buộc Chồn Xám phải bán lại Nanh Trắng cho hắn với giá chỉ vài bình rượu.
Smith “đẹp trai” đã mang Nanh Trắng vào cuộc đời hung ác và đầy khoảnh khắc bạo lực của hắn – các cuộc tham gia chọi chó. Nanh Trắng từ sói hung tợn trở thành Sói Nhà Nòi
Sói Nhà Nòi luôn bị ngược đãi và kích động bản năng thú vật để trở thành một chiến binh khát máu. Nanh Trắng đánh bại hàng loạt đồng loại để trở thành nhà vô địch, Và chỉ cần một lần thất bại, cậu ta sẽ chết
Và ngày đó cuối cùng cũng đến
Thật may, lúc sắp sửa hấp hối, Nanh Trắng đã gặp được người mà sau này trở thành người chủ thứ ba của cậu, người đã mang lại cho cậu một cuộc đời mới
Weedon Scott – một kỹ sư mỏ có vai vế rất lớn – đã giang tay cứu giúp chú sói nhà nòi đang sắp sửa vĩnh biệt cõi trần. Và anh trở thành người chủ mới của Nanh Trắng.
Weedon Scott là một nhân vật rất tiêu biểu , anh đại diện cho những con người yêu thương động vật thời bấy giờ và cả sau này.
Lúc Nanh Trắng được anh cứu khỏi cái chết thì Nanh Trắng thật sự đã là một con chó chọi không còn biết đến yêu thương, hoàn toàn hung dữ “thuần khiết”
Nhưng nhờ vào tính tình nhân hâu của Scoot cùng với người trợ lí của mình, một lần nữa anh đã cảm hóa được Nanh Trắng và biến chú sói này thành một thú cưng thực sự để bầu bạn chứ không phải là một công cụ để kiếm tiền.
Kể từ đó, Nanh Trắng trở thành bạn của con người
Hành trình của cậu Nanh Trắng đã thực sự có một điểm nhấn tuyệt đẹp ở thời khắc cuối đời
Khi đó, nhờ vào trí thông minh của mình, Nanh Trắng đã cứu sống được ông thẩm phán Scoot và cả đại gia đình của ông. Một cái kết thật đẹp và ấm áp cho một con chó sói ở vùng San Francisco ngập nắng.
Dùi cui, roi vọt và những cái vuốt ve ,…
Tác phẩm “Nanh Trắng” cho ta thấy được từ xa xưa đến nay, con người đã luôn có thể thuần hóa được những sinh vật hoang dã trong tự nhiên nếu họ muốn. Có nhiều cách để thuần hóa một chú chó hoang, nhưng tùy vào cách mà con người thuần hóa và đối xử với con vât thì chúng sẽ trở thành thiên thần hay ác quỷ.
Có những điều mà Jack London viết từ thời xa xưa vẫn sẽ luôn đúng với hiện tại của chúng ta. Chẳng hạn như là tình mẫu tử vẫn luôn tồn tại giữa mẹ và con ngay cả là thú vật đi chăng nữa hay tiêu biểu hơn, tình yêu thương và lòng nhân hậu có thể thuần hóa được ngay cả những con vật hung dữ nhất,… Có thể nói Jack London đã rất thành công trong việc tạo ra triết lý về loài chó. Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh Trắng là hai tác phẩm điển hình
Về tác giả Jack London
Jack London là một con người mang đậm chất “bụi” vì nhà văn đã phiêu du khắp nước Mỹ và Canada, ngoài ra ông còn là một đấu thủ bơi lội, một võ sĩ quyền anh đúng nghĩa.
Tính cách của ông giống với những người lính Viking năm xưa, những người cương quyết, khảng khái, chân thật và hào phóng. Những tính cách này phần nào đều được thể hiện trong các tác phẩm của ông, qua lối hành văn được trau truốt rất kĩ
Jack London tên thật là Giôn Cripphíp, ông sinh năm 1876 và lớn lên trong một gia đình nghèo ở bang Caliphonia. Trong sự nghiệp viết văn của ông, ông chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhà văn tiên phong của phong trào văn học hiện đại ở Mỹ.
Văn phong của ông rất khó cảm thụ, ngôn ngữ của ông thì phức tạp nhưng thông qua những câu chuyện điển hình như Nanh Trắng, Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã hay Tình Yêu Cuộc Sống…. Jack London đã nêu bật lên một quan điểm, rằng cuộc đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên cũng tàn bạo không khác gì cuộc đấu tranh giữ người với người trong xã hội tư bản xưa.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Lan Chi
Lan Chi@Viện Sách - Bookademy - ybox
[Bookademy] Review Sách “Nanh Trắng”: Hành Trình Trở Về Với Sự Yêu Thương
Nếu ai đã từng cầm trên tay cuốn Tiếng gọi nơi hoang dã thì có lẽ cũng rất khó để bỏ qua cuốn sách này của nhà văn Jack London. Mặc dù ra mắt độc giả sau ba năm, nhưng sức hút của Nanh Trắng chẳng hề thua kém với cuốn sách được ví như anh em của mình. Nhân vật trong câu chuyện này vẫn là một chú chó nhưng nó được lai giữa sói và chó. Khác với chú chó Bấc, Nanh Trắng được lớn lên giữa thiên nhiên hoang sơ, nơi mà chỉ có băng, tuyết và những cuộc chiến đẫm máu. Cuộc sống hoang dã đó đã tôi luyện cho Nanh Trắng những trải nghiệm, những bài học về sự sinh tồn.
Thời gian sáng tác của Jack London tuy không dài nhưng những tác phẩm của ông đều được đông đảo bạn đọc đón nhận với sự trân trọng, hào hứng. Có thể nói cả Nanh Trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã đều là những câu chuyện gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Và thêm một lần nữa, Jack London lại khiến tôi phải cúi đầu thán phục bởi sự am hiểu của ông đối với đời sống loài vật. Bên cạnh đó, người đọc cũng dường như cảm thấy ấm lòng hơn bởi tình cảm và sự trân trọng mà nhà văn dành cho những con vật của mình.
Có nhiều người xem Nanh Trắng là một phiên bản đảo ngược của Tiếng gọi nơi hoang dã. Bởi lẽ nếu chú chó Bấc trong Tiếng gọi nơi hoang dã từ một con vật nuôi trong nhà đã trở về với bản tính hoang dã thì Nanh Trắng lại hoàn toàn ngược lại. Tuổi thơ của nó lớn lên trong sự khắc nghiệt, dữ tợn và thiếu thốn tình yêu thương cũng như quy luật sống lạnh lùng của loài sói. Bố của Nanh Trắng là một con sói già một mắt đã chiếm được mẹ nó sau cuộc chiến đẫm máu tranh giành bạn tình. Nanh Trắng đã may mắn thừa hưởng được sự dũng mãnh, gan dạ của bố và sự tinh khôn, khéo léo của mẹ.
Cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt đã nuôi dưỡng Nanh Trắng và khiến nó trở nên mạnh mẽ, khôn ngoan hơn. Sau đó, Nanh Trắng được Smith “đẹp trai” mua lại từ Chồn Xám, y đã sử dụng Nanh Trắng trong các cuộc chọi chó cho đến khi nó được Weedon Scott giải cứu. Nhờ ảnh hưởng của Scott, Nanh Trắng đã bắt đầu bắt đầu thay đổi tính tình và dần cảm nhận được tình yêu thương của con người. Ẩn sâu bên trong Nanh trắng, dòng máu của sự trung thành vẫn chảy, nó luôn muốn được yêu thương, che chở của con người. Nó cũng dành cho con người sự tôn sùng và coi họ như những vị thần linh.
Cũng từ đây, con chó hoang dã, dữ dằn kia mới lần đầu cảm nhận được cái nắng phương Nam không hề lạnh buốt như ở Bắc Cực. Lần đầu tiên, nó biết đến tình yêu thương và sự chăm sóc. Nó được sống giữa sự vuốt ve, cưng chiều chứ không phải là sự tranh giành, cắn xé lẫn nhau. Dần dần, Nanh Trắng đã trở thành chú chó trung thành, đáng yêu bên người chủ tốt bụng. Nó đã cứu mạng ông thẩm phán cha của Scott khỏi tay tên sát nhân Jim Hall và có được sáu con chó con với một cô chó cái Collie.
Nó nằm nghỉ một lát rồi lại tiếp tục được đám rước dẫn tới chuồng ngựa. Tại đây, Nanh Trắng thấy Collie đang nằm dài, xung quanh có tới nửa tá chó con xúm xít. Rất ngạc nhiên, Nanh Trắng nghiêng đầu nhìn cảnh tượng lạ, thấy con Collie trợn mắt gừ một tiếng nó dừng lại không dám tới gần. Weedon Scott nhẹ tay đẩy một chú chó con tới gặp Nanh Trắng nhưng anh chàng này vẫn ngần ngại, lo giữ thế thủ tuy thấy ông chủ tỏ ý mọi chuyện đều tốt đẹp.
Chú chó con ục ịch chạy quanh con sói… hai cái múi chụm vào nhau… Nanh Trắng cảm nhận một cái lưỡi bé tí vuốt ve lên mõm mình… Chúng đùa nghịch, vui vẻ vật nhau lăn lông lốc trên mình chó bố trong khi Nanh Trắng lim dim mắt ngủ thắng một giấc dưới nắng vàng.
Đó là cái kết đẹp nhất mà nhà văn dành cho chú chó thân yêu của mình sau những hành trình gian nan, vất vả.
Với những ai theo sát từng trang viết của Jack London đều nhận thấy rằng nhà văn luôn dành cho các nhân vật của mình những sự ưu ái nhất định. Bởi khép lại mỗi câu chuyện, bao giờ cũng là cái kết có hậu, mở ra tương lai tươi sáng đúng như những gì mà người đọc mong đợi. Với Nanh trắng, chú chó dũng cảm đã được trở về với vòng tay yêu thương của con người. Và hình ảnh Nanh trắng hạnh phúc bên những đứa con mãi mãi là hình ảnh ý nghĩa và nhân văn nhất trong lòng người đọc.
Cũng giống như Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh Trắng tiếp tục mang đến những bài học quý giá mà Jack London muốn gửi gắm đến các thế hệ bạn đọc. Đó là bài học về tình yêu thương và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Qua thế giới của loài vật, nhà văn cũng muốn gieo vào lòng độc giả những hy vọng về cuộc đời. Dù có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng vẫn nên tin rằng phía trước sẽ là một bầu trời tươi đẹp và bằng phẳng hơn.
Gấp lại cuốn sách của nhà văn Jack London, tôi lại bất chợt nghĩ đến những câu chuyện về thế giới loài vật trong các tác phẩm của Tô Hoài hay của Nguyễn Nhật Ánh. Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng hay Dế Mèn phiêu lưu kí, đó đều là những cuốn sách gối đầu quen thuộc của tuổi thơ bao thế hệ bạn đọc. Và cuộc sống sẽ trở nên đẹp hơn khi luôn có các nhà văn mang đến những tác phẩm tuyệt diệu đến thế!
Nguồn: sachdenroi.com
Lan Chi@Viện Sách - Bookademy - ybox
[Bookademy] Review Sách “Nanh Trắng”: Hành Trình Trở Về Với Sự Yêu Thương
Nếu ai đã từng cầm trên tay cuốn Tiếng gọi nơi hoang dã thì có lẽ cũng rất khó để bỏ qua cuốn sách này của nhà văn Jack London. Mặc dù ra mắt độc giả sau ba năm, nhưng sức hút của Nanh Trắng chẳng hề thua kém với cuốn sách được ví như anh em của mình. Nhân vật trong câu chuyện này vẫn là một chú chó nhưng nó được lai giữa sói và chó. Khác với chú chó Bấc, Nanh Trắng được lớn lên giữa thiên nhiên hoang sơ, nơi mà chỉ có băng, tuyết và những cuộc chiến đẫm máu. Cuộc sống hoang dã đó đã tôi luyện cho Nanh Trắng những trải nghiệm, những bài học về sự sinh tồn.
Thời gian sáng tác của Jack London tuy không dài nhưng những tác phẩm của ông đều được đông đảo bạn đọc đón nhận với sự trân trọng, hào hứng. Có thể nói cả Nanh Trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã đều là những câu chuyện gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Và thêm một lần nữa, Jack London lại khiến tôi phải cúi đầu thán phục bởi sự am hiểu của ông đối với đời sống loài vật. Bên cạnh đó, người đọc cũng dường như cảm thấy ấm lòng hơn bởi tình cảm và sự trân trọng mà nhà văn dành cho những con vật của mình.
Có nhiều người xem Nanh Trắng là một phiên bản đảo ngược của Tiếng gọi nơi hoang dã. Bởi lẽ nếu chú chó Bấc trong Tiếng gọi nơi hoang dã từ một con vật nuôi trong nhà đã trở về với bản tính hoang dã thì Nanh Trắng lại hoàn toàn ngược lại. Tuổi thơ của nó lớn lên trong sự khắc nghiệt, dữ tợn và thiếu thốn tình yêu thương cũng như quy luật sống lạnh lùng của loài sói. Bố của Nanh Trắng là một con sói già một mắt đã chiếm được mẹ nó sau cuộc chiến đẫm máu tranh giành bạn tình. Nanh Trắng đã may mắn thừa hưởng được sự dũng mãnh, gan dạ của bố và sự tinh khôn, khéo léo của mẹ.
Cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt đã nuôi dưỡng Nanh Trắng và khiến nó trở nên mạnh mẽ, khôn ngoan hơn. Sau đó, Nanh Trắng được Smith “đẹp trai” mua lại từ Chồn Xám, y đã sử dụng Nanh Trắng trong các cuộc chọi chó cho đến khi nó được Weedon Scott giải cứu. Nhờ ảnh hưởng của Scott, Nanh Trắng đã bắt đầu bắt đầu thay đổi tính tình và dần cảm nhận được tình yêu thương của con người. Ẩn sâu bên trong Nanh trắng, dòng máu của sự trung thành vẫn chảy, nó luôn muốn được yêu thương, che chở của con người. Nó cũng dành cho con người sự tôn sùng và coi họ như những vị thần linh.
Cũng từ đây, con chó hoang dã, dữ dằn kia mới lần đầu cảm nhận được cái nắng phương Nam không hề lạnh buốt như ở Bắc Cực. Lần đầu tiên, nó biết đến tình yêu thương và sự chăm sóc. Nó được sống giữa sự vuốt ve, cưng chiều chứ không phải là sự tranh giành, cắn xé lẫn nhau. Dần dần, Nanh Trắng đã trở thành chú chó trung thành, đáng yêu bên người chủ tốt bụng. Nó đã cứu mạng ông thẩm phán cha của Scott khỏi tay tên sát nhân Jim Hall và có được sáu con chó con với một cô chó cái Collie.
Nó nằm nghỉ một lát rồi lại tiếp tục được đám rước dẫn tới chuồng ngựa. Tại đây, Nanh Trắng thấy Collie đang nằm dài, xung quanh có tới nửa tá chó con xúm xít. Rất ngạc nhiên, Nanh Trắng nghiêng đầu nhìn cảnh tượng lạ, thấy con Collie trợn mắt gừ một tiếng nó dừng lại không dám tới gần. Weedon Scott nhẹ tay đẩy một chú chó con tới gặp Nanh Trắng nhưng anh chàng này vẫn ngần ngại, lo giữ thế thủ tuy thấy ông chủ tỏ ý mọi chuyện đều tốt đẹp.
Chú chó con ục ịch chạy quanh con sói… hai cái múi chụm vào nhau… Nanh Trắng cảm nhận một cái lưỡi bé tí vuốt ve lên mõm mình… Chúng đùa nghịch, vui vẻ vật nhau lăn lông lốc trên mình chó bố trong khi Nanh Trắng lim dim mắt ngủ thắng một giấc dưới nắng vàng.
Đó là cái kết đẹp nhất mà nhà văn dành cho chú chó thân yêu của mình sau những hành trình gian nan, vất vả.
Với những ai theo sát từng trang viết của Jack London đều nhận thấy rằng nhà văn luôn dành cho các nhân vật của mình những sự ưu ái nhất định. Bởi khép lại mỗi câu chuyện, bao giờ cũng là cái kết có hậu, mở ra tương lai tươi sáng đúng như những gì mà người đọc mong đợi. Với Nanh trắng, chú chó dũng cảm đã được trở về với vòng tay yêu thương của con người. Và hình ảnh Nanh trắng hạnh phúc bên những đứa con mãi mãi là hình ảnh ý nghĩa và nhân văn nhất trong lòng người đọc.
Cũng giống như Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh Trắng tiếp tục mang đến những bài học quý giá mà Jack London muốn gửi gắm đến các thế hệ bạn đọc. Đó là bài học về tình yêu thương và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Qua thế giới của loài vật, nhà văn cũng muốn gieo vào lòng độc giả những hy vọng về cuộc đời. Dù có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng vẫn nên tin rằng phía trước sẽ là một bầu trời tươi đẹp và bằng phẳng hơn.
Gấp lại cuốn sách của nhà văn Jack London, tôi lại bất chợt nghĩ đến những câu chuyện về thế giới loài vật trong các tác phẩm của Tô Hoài hay của Nguyễn Nhật Ánh. Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng hay Dế Mèn phiêu lưu kí, đó đều là những cuốn sách gối đầu quen thuộc của tuổi thơ bao thế hệ bạn đọc. Và cuộc sống sẽ trở nên đẹp hơn khi luôn có các nhà văn mang đến những tác phẩm tuyệt diệu đến thế!
Nguồn: sachdenroi.com
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review Sách
Nanh Trắng – Thế Giới Loài Người Dưới Góc Nhìn Của Một Con Sói
Đã hơn 100 năm kể từ ngày tiểu thuyết Nanh Trắng được đăng lên đầu trên tạp chí Outing, sức hút của câu chuyện về chú chó sói vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt trong lòng những độc giả mến mộ phong cách viết của Jack London.
Viết về cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm của chú sói Nanh Trắng, sách còn lồng vào đó những bài học về tình yêu thương và những quan điểm luân lý rất đáng suy ngẫm.
Tác giả cuốn Nanh Trắng
Nanh Trắng là cuốn tiểu thuyết Jack London, một nhà văn người Mỹ nổi tiếng. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách thành công khác như Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã, Gót Sắt hay Tình Yêu Cuộc Sống. Tác giả này được người đọc yêu mến bởi giọng văn đậm chất tự sự và khả năng phối cảnh vô cùng sáng tạo.
Đăng lần đầu trên tạp chí Outing vào tháng 5 năm 1906, Nanh Trắng vẫn được bạn đọc yêu mến cho đến ngày nay. Tiểu thuyết được dựng thành phim cùng tên vào năm 1991.
Nội dung sách Nanh Trắng
Nhân vật chính trong tiểu thuyết Nanh Trắng là chú chó sống lang bạt cùng bố mẹ, mang 3/4 dòng máu sói lai với chó nhà.
Bố mẹ của Nanh Trắng đều là những con sói hết sức đặc biệt. Mẹ nó Kichie, là con sói cái duy nhất trong đàn. Bố nó – sói Một Mắt, kẻ dày dặn kinh nghiệm trong các cuộc đi săn, đã quyết chiến với rất nhiều kẻ thù để được kết đôi với con sói cái duy nhất.
Ngay từ khi sinh ra, Nanh Trắng đã bộc lộ những tố chất của con nhà nòi, nó có bộ lông xám trắng giống bố, với cơ thể khỏe mạnh, tiếng sủa gầm rất đanh và là con duy nhất còn sống sót trong các anh em cùng lứa.
Mùa đói kéo đến, vì sói mẹ không còn đủ sữa cho nó, Nanh Trắng tự bò ra khỏi hang để kiếm thức ăn, chiến đấu với những kẻ thù ngoài thiên nhiên, thậm chí còn giúp mẹ chiến đấu với con chồn hương hung dữ.
Cuộc đời Nanh Trắng thay đổi khi nó rơi vào tay những người da đỏ, những sinh vật tối cao khiến nó sợ sệt như bản năng của loài chó.
Sống với người da đỏ, những khả năng thiên bẩm của Nanh Trắng bị giới hạn ít nhiều. Nó đâm sợ dùi cui và roi da, bị những con chó nhà ăn hiếp, đã chực bỏ đi nhưng lại phải quay về vì bản năng săn mồi của nó đã không còn nhạy bén như trước.
Những tháng ngày tăm tối đến với cuộc đời Nanh Trắng khi nó rơi vào tay Smith “đẹp trai”, một tên quái vật đội lốt người, hắn đánh đập Nanh Trắng dã man và bắt nó tham gia vào những cuộc chọi chó. Dưới bàn tay cai trị của Smith, Nanh Trắng càng trở nên dữ tợn, đáng sợ và vô cùng hiếu chiến.
Có một lần, khi Nanh Trắng đang ở gần cái chết vì thất bại sau một cuộc chọi chó thì nó được cưu mang bởi anh chàng kỹ sư tên Weedon Scott. Người đàn ông này đã thay đổi hoàn toàn tâm tính của Nanh Trắng, không bằng roi vọt mà bằng tình yêu thương chân thành. Nanh Trắng từ chỗ hung hiểm đã học được cách yêu thương, cảm mến con người. Câu chuyện đi đến chỗ xúc động khi Nanh Trắng phá vỡ cửa kính, người ngợm đầy vết thương chỉ để theo chủ lên thành phố nơi ông làm việc.
Có lần, vì bảo vệ tính mạng cho gia đình chủ, Nanh Trắng đã quần thảo với một tên trốn tù và bị găm vô số phát đạn. Ai cũng tưởng nó sẽ không qua khỏi trận ấy. Thế mà, với tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình Scott, Nanh Trắng đã dần bình phục. Cái kết có hậu đến với chú sói ngoan cường, Nanh Trắng được cả gia đình yêu thương, tung hô như một anh hùng. Nó trở thành bố của 6 chú chó con đáng yêu hết mực.
Nhận xét về tiểu thuyết Nanh Trắng
Viết về cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm của chú sói Nanh Trắng trong tự nhiên và dưới bàn tay của các “vị thần”, tác giả Jack London đã rất thành công khi lột tả nội tâm của chú chó sống động một như con người. Diễn biến tâm lý của Nanh Trắng từ khi lọt lòng mẹ, cho tới lúc tự đi săn mồi, rơi vào tay thổ dân da đỏ, phải tham gia vào cuộc chọi chó cho đến lúc được yêu thương bởi ông Scott được lột tả vô cùng sinh động, chính xác và lôi cuốn người đọc.
Dù sinh ra với bản năng dữ tợn của loài sói, Nanh Trắng vẫn được cảm hóa bởi tình yêu thương chân thành. Trái ngược với cuốn tiểu thuyết Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã, Nanh Trắng đã chứng minh cho chúng ta thấy, ngay cả những loài động vật nguy hiểm nhất cũng được cảm hóa nếu chúng được nhận đủ tình yêu thương.
Nanh Trắng đầy những chi tiết hồi hộp, tuy là một cuốn tiểu thuyết viết về động vật nhưng không thực sự thích hợp cho các em thiếu nhi bởi sách cho nhiều chi tiết Nanh Trắng bị hành hạ, đánh đập dã man, hay những cuộc chiến khiến chúng chịu nhiều vết thương và đổ máu.
Tuy vậy, sách vẫn đem đến bài học nhân văn về tình người, về lòng biết ơn của loài chó làm cảm động biết bao độc giả.
Lời kết
Nanh Trắng là cuốn tiểu thuyết kinh điển của nhà văn Jack London và của văn học thế giới. Đọc sách để dõi theo chuyến phiêu lưu đầy vinh quang nhưng cũng vô cùng gian truân, vất vả của chú sói Nanh Trắng và có thêm tình yêu thương với thế giới xung quanh.
Nanh Trắng – Thế Giới Loài Người Dưới Góc Nhìn Của Một Con Sói
Đã hơn 100 năm kể từ ngày tiểu thuyết Nanh Trắng được đăng lên đầu trên tạp chí Outing, sức hút của câu chuyện về chú chó sói vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt trong lòng những độc giả mến mộ phong cách viết của Jack London.
Viết về cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm của chú sói Nanh Trắng, sách còn lồng vào đó những bài học về tình yêu thương và những quan điểm luân lý rất đáng suy ngẫm.
Tác giả cuốn Nanh Trắng
Nanh Trắng là cuốn tiểu thuyết Jack London, một nhà văn người Mỹ nổi tiếng. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách thành công khác như Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã, Gót Sắt hay Tình Yêu Cuộc Sống. Tác giả này được người đọc yêu mến bởi giọng văn đậm chất tự sự và khả năng phối cảnh vô cùng sáng tạo.
Đăng lần đầu trên tạp chí Outing vào tháng 5 năm 1906, Nanh Trắng vẫn được bạn đọc yêu mến cho đến ngày nay. Tiểu thuyết được dựng thành phim cùng tên vào năm 1991.
Nội dung sách Nanh Trắng
Nhân vật chính trong tiểu thuyết Nanh Trắng là chú chó sống lang bạt cùng bố mẹ, mang 3/4 dòng máu sói lai với chó nhà.
Bố mẹ của Nanh Trắng đều là những con sói hết sức đặc biệt. Mẹ nó Kichie, là con sói cái duy nhất trong đàn. Bố nó – sói Một Mắt, kẻ dày dặn kinh nghiệm trong các cuộc đi săn, đã quyết chiến với rất nhiều kẻ thù để được kết đôi với con sói cái duy nhất.
Ngay từ khi sinh ra, Nanh Trắng đã bộc lộ những tố chất của con nhà nòi, nó có bộ lông xám trắng giống bố, với cơ thể khỏe mạnh, tiếng sủa gầm rất đanh và là con duy nhất còn sống sót trong các anh em cùng lứa.
Mùa đói kéo đến, vì sói mẹ không còn đủ sữa cho nó, Nanh Trắng tự bò ra khỏi hang để kiếm thức ăn, chiến đấu với những kẻ thù ngoài thiên nhiên, thậm chí còn giúp mẹ chiến đấu với con chồn hương hung dữ.
Cuộc đời Nanh Trắng thay đổi khi nó rơi vào tay những người da đỏ, những sinh vật tối cao khiến nó sợ sệt như bản năng của loài chó.
Sống với người da đỏ, những khả năng thiên bẩm của Nanh Trắng bị giới hạn ít nhiều. Nó đâm sợ dùi cui và roi da, bị những con chó nhà ăn hiếp, đã chực bỏ đi nhưng lại phải quay về vì bản năng săn mồi của nó đã không còn nhạy bén như trước.
Những tháng ngày tăm tối đến với cuộc đời Nanh Trắng khi nó rơi vào tay Smith “đẹp trai”, một tên quái vật đội lốt người, hắn đánh đập Nanh Trắng dã man và bắt nó tham gia vào những cuộc chọi chó. Dưới bàn tay cai trị của Smith, Nanh Trắng càng trở nên dữ tợn, đáng sợ và vô cùng hiếu chiến.
Có một lần, khi Nanh Trắng đang ở gần cái chết vì thất bại sau một cuộc chọi chó thì nó được cưu mang bởi anh chàng kỹ sư tên Weedon Scott. Người đàn ông này đã thay đổi hoàn toàn tâm tính của Nanh Trắng, không bằng roi vọt mà bằng tình yêu thương chân thành. Nanh Trắng từ chỗ hung hiểm đã học được cách yêu thương, cảm mến con người. Câu chuyện đi đến chỗ xúc động khi Nanh Trắng phá vỡ cửa kính, người ngợm đầy vết thương chỉ để theo chủ lên thành phố nơi ông làm việc.
Có lần, vì bảo vệ tính mạng cho gia đình chủ, Nanh Trắng đã quần thảo với một tên trốn tù và bị găm vô số phát đạn. Ai cũng tưởng nó sẽ không qua khỏi trận ấy. Thế mà, với tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình Scott, Nanh Trắng đã dần bình phục. Cái kết có hậu đến với chú sói ngoan cường, Nanh Trắng được cả gia đình yêu thương, tung hô như một anh hùng. Nó trở thành bố của 6 chú chó con đáng yêu hết mực.
Nhận xét về tiểu thuyết Nanh Trắng
Viết về cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm của chú sói Nanh Trắng trong tự nhiên và dưới bàn tay của các “vị thần”, tác giả Jack London đã rất thành công khi lột tả nội tâm của chú chó sống động một như con người. Diễn biến tâm lý của Nanh Trắng từ khi lọt lòng mẹ, cho tới lúc tự đi săn mồi, rơi vào tay thổ dân da đỏ, phải tham gia vào cuộc chọi chó cho đến lúc được yêu thương bởi ông Scott được lột tả vô cùng sinh động, chính xác và lôi cuốn người đọc.
Dù sinh ra với bản năng dữ tợn của loài sói, Nanh Trắng vẫn được cảm hóa bởi tình yêu thương chân thành. Trái ngược với cuốn tiểu thuyết Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã, Nanh Trắng đã chứng minh cho chúng ta thấy, ngay cả những loài động vật nguy hiểm nhất cũng được cảm hóa nếu chúng được nhận đủ tình yêu thương.
Nanh Trắng đầy những chi tiết hồi hộp, tuy là một cuốn tiểu thuyết viết về động vật nhưng không thực sự thích hợp cho các em thiếu nhi bởi sách cho nhiều chi tiết Nanh Trắng bị hành hạ, đánh đập dã man, hay những cuộc chiến khiến chúng chịu nhiều vết thương và đổ máu.
Tuy vậy, sách vẫn đem đến bài học nhân văn về tình người, về lòng biết ơn của loài chó làm cảm động biết bao độc giả.
Lời kết
Nanh Trắng là cuốn tiểu thuyết kinh điển của nhà văn Jack London và của văn học thế giới. Đọc sách để dõi theo chuyến phiêu lưu đầy vinh quang nhưng cũng vô cùng gian truân, vất vả của chú sói Nanh Trắng và có thêm tình yêu thương với thế giới xung quanh.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
ở ~ năm cuối đời, ông Jack London là nhà văn được đọc nhiều nhất trên thế giới. Hiện giờ thì người ta 0 hoàn toàn cho rằng ông London tự tử mà có thể ông bị chết vì ngộ độc đường dẫn ống tiểu. Có 1 thời gian ông phải uống thuốc và có thể vì vậy mà sức khỏe yếu kém dẫn đến tử vong sau này vì loại thuốc đó (có chứa thạch tín). Có 1 điều là nghi vấn ông tự tử 0 hoàn toàn bị bác bỏ vì ~ năm cuối đời ông London bị trầm cảm. Cho đến nay nguyên do vì sao ông chết chưa được xác minh 100%.
Hội Nhà Văn Việt Nam
Jack London – người hốt bạc từ nghề văn
Vanvn- Jack London là một trong những nhà văn hiện đại Mỹ có tác phẩm được dịch in nhiều nhất đồng thời cũng là một trong số những nhà văn Mỹ được mến mộ nhất ở Việt Nam.
Ông tên thật là John Griffith Chaney, sinh ngày 12.1.1876 tại San Francisco, Mỹ trong một gia đình nghèo. Thuở nhỏ, ông bị xem là “con hoang”. Mãi tới khi đã lớn, ông mới biết cha đẻ của mình chính là nhà chiêm tinh William Chaney. Ông bèn viết thư cho cha, song Chaney nhất quyết cự tuyệt. Cuộc sống vốn đã túng bấn của Jack London vì thế càng thêm khốn khó.
Jack London đã phải trải qua một tuổi thơ đói khát. Trong một cuốn tự truyện, ông từng kể năm lên 7 tuổi, ông đã phải ăn cắp một chiếc bánh sanwich của cô bé hàng xóm. Tới năm lên 9, ông mới có chiếc áo sơmi đầu tiên trong đời. Năm lên 10 tuổi, ông phải đi giao báo. “Tôi phải dậy từ lúc trời còn mờ tối để kịp giờ học đầu tiên sau khi phát hành báo xong”. Mặc dù ham mê đọc sách từ nhỏ, song tới năm 14 tuổi, do hoàn cảnh, Jack phải bỏ học. Từ đây, ông bắt đầu cuộc sống phiêu bạt với đủ thứ nghề: làm công nhân nhà máy đồ hộp, nhà máy điện, nhà máy đay. Năm 17 tuổi, Jack London trở thành thủy thủ. Ông theo tàu sang Nhật Bản; đi săn hải cẩu ở Thái Bình Dương. Ông từng bị bắt vì tội “lang thang”, từng bị giam giữ vì tham gia các hoạt động kêu gọi đình công…
Với ý chí mãnh liệt, qua bao vất vả tự học, cuối cùng Jack London cũng được vào học tại Trường đại học Berkeley. Tại đây, ông đem lòng yêu một nữ sinh cùng trường tên là Meibl Epplgart.
Dưới cái nhìn của Jack, Meibl là một cô gái thật “hoàn hảo”: Xuất thân trong một gia đình trí thức, cô có lối phát âm thật chuẩn, biết chơi đàn piano. Tóc cô vàng óng, bồng bềnh như mây. Vòng eo thon nhỏ tuyệt mỹ… Hai người thường gặp nhau vào ngày chủ nhật mỗi tuần, trên một chiếc du thuyền. Trong bối cảnh thơ mộng vậy, Meibl khẽ khàng đọc những bài thơ tình buồn cho người bạn trai của mình nghe. Không biết có phải xuất phát từ khung cảnh nên thơ đó và được tình yêu chắp cánh mà một ngày nọ, Jack bỗng tuyên bố với Meibl về mơ ước trở thành nhà văn của mình. Có lẽ Meibl là người duy nhất nghe với thái độ nghiêm túc và tin tưởng khi Jack thổ lộ nguyện ước.
Được người yêu khích lệ, Jack sáng tác và khi thấy một tờ báo đăng tin họ sẽ tổ chức chấm giải cho những truyện ngắn hay nhất, ông gửi truyện dự thi và đã thành công. Tuy nhiên, mức thù lao được trả có vài đôla khiến Jack cảm thấy khó có thể giải quyết được một số việc hệ trọng trong cuộc sống bằng viết văn.
Bởi mức học phí quá cao, Jack phải vừa học vừa kiếm tiền. Ban ngày lên lớp, tối ông làm thêm cho một số nhà hàng, thậm chí còn làm thêm một ca nữa ở xưởng giặt.
Cuộc mưu sinh quá vất vả, Jack từ bỏ trường đại học đi Alaska với hy vọng nhanh chóng “đổi đời” bằng việc đào đãi vàng, từ đó ông sẽ cưới được Meibl. 16 tháng trời biền biệt không một hồi âm, một ngày kia Jack lầm lũi trở về, không một đồng xu dính túi. Để giải quyết “nguồn sống trước mắt”, Jack xin vào làm một chân đưa thư. Với cái túi thư đầy ních bên mình, Jack như chú ngựa chạy khắp vùng. Và khi đồng lương đã đủ đảm bảo, Jack bắt đầu để dành thời giờ chăm chút cho việc sáng tác.
Thời gian đầu, những tốn phí cho việc mua giấy bút, phong bì và tem thư coi như “lõm”. Những tạp chí danh tiếng từ chối không đăng truyện của Jack London. Nhưng ông không nản lòng. Một thời gian sau, khi mà Jack dường như không còn trông chờ thì đột nhiên tạp chí Xuyên lục địa thông báo sẽ đăng truyện ngắn về Alaska của ông. Cũng tương tự vậy là thông báo của một vài tạp chí khác.
Quá xúc động, ngay ngày hôm sau, trên một ngọn đồi có thể nhìn thấy toàn cảnh San Francisco, Jack đã ôm chầm lấy Meibl, tới tấp hôn lên má cô và ngỏ lời cầu hôn. Meibl đáp lại trong niềm hân hoan hạnh phúc, rằng cô đồng ý.
Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế chưa đảm bảo, cho nên sau gần một năm rưỡi ngỏ lời, sự việc chẳng tiến triển được là bao. “Hay là anh quay lại với công việc của người đưa thư?” – Meibl một ngày nọ đã phải sốt ruột thốt lên.
Song, con ngựa đang đà phi nhanh làm sao có thể dễ dàng bắt nó dừng ngay được. Jack nói với người yêu rằng, ông không thể trở lại làm nghề đó, vì mong ước lớn nhất của ông là phải trở thành một nhà văn, hơn thế, một nhà văn danh tiếng và giàu có. Ông mong cô hãy thông cảm mà nán chờ thêm một thời gian nữa.
Meibl bật khóc. Có ai hiểu được nỗi lòng cô bấy nay? Và trong giây phút không làm chủ được mình, cô đã thốt lên cái lời cay nghiệt mà đáng ra trong bất kỳ cảnh ngộ nào cũng không nên phát lộ, ấy là việc cô cho Jack biết cô chưa bao giờ thích những sáng tác của ông, rằng thì nó rất thô lỗ, rằng thì cô yêu ông nhưng không muốn ông là một người mơ tưởng hão.
Cuộc tình của họ đến đây coi như chấm dứt.
Nếu như ở những truyện ngắn đầu tiên, Jack London chỉ được các tòa báo trả cho vẻn vẹn 4 đôla mỗi truyện, thì về sau, mức nhuận bút đã là 8 đôla. Cho đến khi ông trở thành tác giả “quen hơi bén tiếng” và được độc giả yêu thích, mức nhuận bút của ông đã tăng vù vù, có lúc lên tới 30, 50 rồi 100 đôla cho mỗi truyện. Đã có thời kỳ, Jack London là nhà văn Mỹ có mức nhuận bút được trả cao nhất tính theo số chữ.
Năm 1900, Jack London cho xuất bản tập sách đầu tay “Con trai của loài sói”. Một năm sau là cuốn “Con gái vùng băng tuyết”. Năm 1903, tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” ra đời, được ghi nhận là cuốn sách best-seller đầu tiên của ông. Tên tuổi Jack London nhanh chóng được người đời chú ý. Ông không còn biết đến nợ nần. Để cải thiện cuộc sống của mình, nhà văn trẻ đã mua một trang trại tại Glen Ellen, gần San Francisco.
Từng một thời phải bán sức lao động một cách rẻ rúng, đã tới lúc Jack có thể tự hào tuyên bố, ông là nhà văn duy nhất của nước Mỹ biết kiếm sống một cách đàng hoàng chỉ nhờ ngòi bút của mình. Thậm chí, trong cơn phấn khích, ông từng phát biểu rằng ông sẽ “bòn rút chủ nghĩa tư bản tới đồng đôla cuối cùng”.
Với vốn sống phong phú, lại chịu đọc, chịu viết, chỉ trong ít năm hoạt động văn học, Jack London đã có được một khối lượng tác phẩm đồ sộ, gồm đủ các loại, từ những chuyện tình giản dị, đến truyện khoa học viễn tưởng; từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, ấy là chưa kể mảng báo chí với những bài tường thuật các sự kiện chính trị, xã hội, những trận đấu quyền Anh… Jack ham viết đến mức, ngày nào ông cũng phải viết ít nhất 1.000 từ. Vợ ông có nhiệm vụ đánh máy bản thảo thành nhiều bản. Ông cũng sẵn sàng nhận lời đặt hàng của bất kỳ tờ báo nào có mức chi trả hậu hĩnh. Bởi thế mới có giai thoại: Một lần, do chậm nộp bản thảo cho một tạp chí ở New York, Jack London đã bị ông chủ của tờ tạp chí “tống đạt” một bức thư có nội dung hăm dọa như sau: “Ngài Jack London thân mến! Xin thông báo với ngài rằng, nếu trong vòng 24 tiếng nữa, ngài không có bản thảo nộp cho tôi, tôi buộc phải đến tận buồng ngài ở và dùng chân đá ngài lộn nhào xuống cầu thang. Chẳng là, tôi vẫn có thói quen buộc mọi người phải giữ lời hứa bằng cách ấy đấy”. Xem xong thư, Jack hóm hỉnh viết mấy dòng phúc đáp: “Ông bạn quý mến! Để giữ đúng lời hứa với ông bạn, chắc tôi phải sáng tác bằng cả… đôi chân nữa”.
Trong 18 năm sáng tác không mệt mỏi (từ 1898 đến năm ông mất – 1916), Jack London đã để lại một văn nghiệp đồ sộ với 19 tiểu thuyết, 150 truyện ngắn, 3 vở kịch. Ông chia tác phẩm của mình ra làm hai loại: Loại viết để kiếm tiền và loại viết vì lý tưởng. Tuy nhiên, dẫu có tuyên bố công khai vậy song có lẽ, những năm tháng cơ hàn đã ảnh hưởng không nhỏ tới cách suy tính của ông.
Nhà văn Anh gốc Ireland Bernard Shaw từng kể lại câu chuyện lạ lùng: Lần ấy, ông bất ngờ nhận được từ Mỹ một lá thư với mấy dòng như sau: “Tôi đã viết 33 cuốn sách, một khối lượng khổng lồ truyện ngắn và bài báo, nhưng vẫn không biết rõ các văn sĩ khác được trả thù lao là bao nhiêu. Ngài có thể nói thật cho tôi biết không, nhuận bút của ngài ra sao?”.
Tác giả bức thư là nhà văn trẻ Jack London, bấy giờ tên tuổi đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Điều mà Bernard Shaw lấy làm ngạc nhiên là tại sao Jack London lại quá quan tâm tới vấn đề nhuận bút như vậy, khi mà mức nhuận bút người ta dành cho ông đã ở mức đáng ao ước đối với nhiều tác giả. Điều ngạc nhiên nữa là chỉ sau khi ông nhận được bức thư nói trên vài tháng, Jack London đã… tự vẫn. Chẳng lẽ một người không biết nuối tiếc cuộc sống của mình lại quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt như vậy sao?
Sự thực thì, theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, vào những năm cuối đời, Jack London đã gặp phải những khủng hoảng về tinh thần. Cuộc sống gia đình gặp nhiều trắc trở, sức khỏe suy sụp bởi bệnh tật. Bản thân việc sáng tác, thời kỳ này cũng không đáp ứng được những gì ông mong muốn (chỉ có cuốn “Sói biển” là đáng kể). Về tài chính, là người kiếm tiền nhanh, song Jack tiêu pha cũng hoang phí. Ông vung tiền vào các vụ mua sắm, tậu đất đai, máy móc. Ông sở hữu hàng trăm hécta đất tại một vị trí đẹp ở California. Ông có một mảnh đất lớn tại San Francisco và dự định biến mảnh đất sỏi đá này thành mảnh đất phì nhiêu, song công việc bị ách lại vì lý do sức khỏe.
Ngày 23.11.1916, Jack London uống thuốc độc tự tử. Cái chết của ông làm người ta liên tưởng tới nhân vật Eden trong cuốn tiểu thuyết có tính chất tự thuật “Martin Eden” của ông. Cuốn tiểu thuyết viết về một nhân vật Eden – nạn nhân của sự tha hóa giai cấp, vì anh ta không thuộc về giai cấp lao động nữa, trong khi nhân vật này lại chối bỏ những giá trị vật chất của tầng lớp quý tộc mà vì nó anh ta đã phải lao động cật lực. Trên chuyến tàu tới Nam Thái Bình Dương, Eden đã nhảy xuống biển tự vẫn.
Mặc dù, hiện xung quanh cái chết của Jack London vẫn còn nhiều giả thiết, song cuốn tiểu thuyêt nói trên cũng giúp người đọc nắm bắt dược phần nào những suy nghĩ thực trong những năm tháng cuối của đời ông
TRẦN DUY ANH
Hội Nhà Văn Việt Nam
Jack London – người hốt bạc từ nghề văn
Vanvn- Jack London là một trong những nhà văn hiện đại Mỹ có tác phẩm được dịch in nhiều nhất đồng thời cũng là một trong số những nhà văn Mỹ được mến mộ nhất ở Việt Nam.
Ông tên thật là John Griffith Chaney, sinh ngày 12.1.1876 tại San Francisco, Mỹ trong một gia đình nghèo. Thuở nhỏ, ông bị xem là “con hoang”. Mãi tới khi đã lớn, ông mới biết cha đẻ của mình chính là nhà chiêm tinh William Chaney. Ông bèn viết thư cho cha, song Chaney nhất quyết cự tuyệt. Cuộc sống vốn đã túng bấn của Jack London vì thế càng thêm khốn khó.
Jack London đã phải trải qua một tuổi thơ đói khát. Trong một cuốn tự truyện, ông từng kể năm lên 7 tuổi, ông đã phải ăn cắp một chiếc bánh sanwich của cô bé hàng xóm. Tới năm lên 9, ông mới có chiếc áo sơmi đầu tiên trong đời. Năm lên 10 tuổi, ông phải đi giao báo. “Tôi phải dậy từ lúc trời còn mờ tối để kịp giờ học đầu tiên sau khi phát hành báo xong”. Mặc dù ham mê đọc sách từ nhỏ, song tới năm 14 tuổi, do hoàn cảnh, Jack phải bỏ học. Từ đây, ông bắt đầu cuộc sống phiêu bạt với đủ thứ nghề: làm công nhân nhà máy đồ hộp, nhà máy điện, nhà máy đay. Năm 17 tuổi, Jack London trở thành thủy thủ. Ông theo tàu sang Nhật Bản; đi săn hải cẩu ở Thái Bình Dương. Ông từng bị bắt vì tội “lang thang”, từng bị giam giữ vì tham gia các hoạt động kêu gọi đình công…
Với ý chí mãnh liệt, qua bao vất vả tự học, cuối cùng Jack London cũng được vào học tại Trường đại học Berkeley. Tại đây, ông đem lòng yêu một nữ sinh cùng trường tên là Meibl Epplgart.
Dưới cái nhìn của Jack, Meibl là một cô gái thật “hoàn hảo”: Xuất thân trong một gia đình trí thức, cô có lối phát âm thật chuẩn, biết chơi đàn piano. Tóc cô vàng óng, bồng bềnh như mây. Vòng eo thon nhỏ tuyệt mỹ… Hai người thường gặp nhau vào ngày chủ nhật mỗi tuần, trên một chiếc du thuyền. Trong bối cảnh thơ mộng vậy, Meibl khẽ khàng đọc những bài thơ tình buồn cho người bạn trai của mình nghe. Không biết có phải xuất phát từ khung cảnh nên thơ đó và được tình yêu chắp cánh mà một ngày nọ, Jack bỗng tuyên bố với Meibl về mơ ước trở thành nhà văn của mình. Có lẽ Meibl là người duy nhất nghe với thái độ nghiêm túc và tin tưởng khi Jack thổ lộ nguyện ước.
Được người yêu khích lệ, Jack sáng tác và khi thấy một tờ báo đăng tin họ sẽ tổ chức chấm giải cho những truyện ngắn hay nhất, ông gửi truyện dự thi và đã thành công. Tuy nhiên, mức thù lao được trả có vài đôla khiến Jack cảm thấy khó có thể giải quyết được một số việc hệ trọng trong cuộc sống bằng viết văn.
Bởi mức học phí quá cao, Jack phải vừa học vừa kiếm tiền. Ban ngày lên lớp, tối ông làm thêm cho một số nhà hàng, thậm chí còn làm thêm một ca nữa ở xưởng giặt.
Cuộc mưu sinh quá vất vả, Jack từ bỏ trường đại học đi Alaska với hy vọng nhanh chóng “đổi đời” bằng việc đào đãi vàng, từ đó ông sẽ cưới được Meibl. 16 tháng trời biền biệt không một hồi âm, một ngày kia Jack lầm lũi trở về, không một đồng xu dính túi. Để giải quyết “nguồn sống trước mắt”, Jack xin vào làm một chân đưa thư. Với cái túi thư đầy ních bên mình, Jack như chú ngựa chạy khắp vùng. Và khi đồng lương đã đủ đảm bảo, Jack bắt đầu để dành thời giờ chăm chút cho việc sáng tác.
Thời gian đầu, những tốn phí cho việc mua giấy bút, phong bì và tem thư coi như “lõm”. Những tạp chí danh tiếng từ chối không đăng truyện của Jack London. Nhưng ông không nản lòng. Một thời gian sau, khi mà Jack dường như không còn trông chờ thì đột nhiên tạp chí Xuyên lục địa thông báo sẽ đăng truyện ngắn về Alaska của ông. Cũng tương tự vậy là thông báo của một vài tạp chí khác.
Quá xúc động, ngay ngày hôm sau, trên một ngọn đồi có thể nhìn thấy toàn cảnh San Francisco, Jack đã ôm chầm lấy Meibl, tới tấp hôn lên má cô và ngỏ lời cầu hôn. Meibl đáp lại trong niềm hân hoan hạnh phúc, rằng cô đồng ý.
Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế chưa đảm bảo, cho nên sau gần một năm rưỡi ngỏ lời, sự việc chẳng tiến triển được là bao. “Hay là anh quay lại với công việc của người đưa thư?” – Meibl một ngày nọ đã phải sốt ruột thốt lên.
Song, con ngựa đang đà phi nhanh làm sao có thể dễ dàng bắt nó dừng ngay được. Jack nói với người yêu rằng, ông không thể trở lại làm nghề đó, vì mong ước lớn nhất của ông là phải trở thành một nhà văn, hơn thế, một nhà văn danh tiếng và giàu có. Ông mong cô hãy thông cảm mà nán chờ thêm một thời gian nữa.
Meibl bật khóc. Có ai hiểu được nỗi lòng cô bấy nay? Và trong giây phút không làm chủ được mình, cô đã thốt lên cái lời cay nghiệt mà đáng ra trong bất kỳ cảnh ngộ nào cũng không nên phát lộ, ấy là việc cô cho Jack biết cô chưa bao giờ thích những sáng tác của ông, rằng thì nó rất thô lỗ, rằng thì cô yêu ông nhưng không muốn ông là một người mơ tưởng hão.
Cuộc tình của họ đến đây coi như chấm dứt.
Nếu như ở những truyện ngắn đầu tiên, Jack London chỉ được các tòa báo trả cho vẻn vẹn 4 đôla mỗi truyện, thì về sau, mức nhuận bút đã là 8 đôla. Cho đến khi ông trở thành tác giả “quen hơi bén tiếng” và được độc giả yêu thích, mức nhuận bút của ông đã tăng vù vù, có lúc lên tới 30, 50 rồi 100 đôla cho mỗi truyện. Đã có thời kỳ, Jack London là nhà văn Mỹ có mức nhuận bút được trả cao nhất tính theo số chữ.
Năm 1900, Jack London cho xuất bản tập sách đầu tay “Con trai của loài sói”. Một năm sau là cuốn “Con gái vùng băng tuyết”. Năm 1903, tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” ra đời, được ghi nhận là cuốn sách best-seller đầu tiên của ông. Tên tuổi Jack London nhanh chóng được người đời chú ý. Ông không còn biết đến nợ nần. Để cải thiện cuộc sống của mình, nhà văn trẻ đã mua một trang trại tại Glen Ellen, gần San Francisco.
Từng một thời phải bán sức lao động một cách rẻ rúng, đã tới lúc Jack có thể tự hào tuyên bố, ông là nhà văn duy nhất của nước Mỹ biết kiếm sống một cách đàng hoàng chỉ nhờ ngòi bút của mình. Thậm chí, trong cơn phấn khích, ông từng phát biểu rằng ông sẽ “bòn rút chủ nghĩa tư bản tới đồng đôla cuối cùng”.
Với vốn sống phong phú, lại chịu đọc, chịu viết, chỉ trong ít năm hoạt động văn học, Jack London đã có được một khối lượng tác phẩm đồ sộ, gồm đủ các loại, từ những chuyện tình giản dị, đến truyện khoa học viễn tưởng; từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, ấy là chưa kể mảng báo chí với những bài tường thuật các sự kiện chính trị, xã hội, những trận đấu quyền Anh… Jack ham viết đến mức, ngày nào ông cũng phải viết ít nhất 1.000 từ. Vợ ông có nhiệm vụ đánh máy bản thảo thành nhiều bản. Ông cũng sẵn sàng nhận lời đặt hàng của bất kỳ tờ báo nào có mức chi trả hậu hĩnh. Bởi thế mới có giai thoại: Một lần, do chậm nộp bản thảo cho một tạp chí ở New York, Jack London đã bị ông chủ của tờ tạp chí “tống đạt” một bức thư có nội dung hăm dọa như sau: “Ngài Jack London thân mến! Xin thông báo với ngài rằng, nếu trong vòng 24 tiếng nữa, ngài không có bản thảo nộp cho tôi, tôi buộc phải đến tận buồng ngài ở và dùng chân đá ngài lộn nhào xuống cầu thang. Chẳng là, tôi vẫn có thói quen buộc mọi người phải giữ lời hứa bằng cách ấy đấy”. Xem xong thư, Jack hóm hỉnh viết mấy dòng phúc đáp: “Ông bạn quý mến! Để giữ đúng lời hứa với ông bạn, chắc tôi phải sáng tác bằng cả… đôi chân nữa”.
Trong 18 năm sáng tác không mệt mỏi (từ 1898 đến năm ông mất – 1916), Jack London đã để lại một văn nghiệp đồ sộ với 19 tiểu thuyết, 150 truyện ngắn, 3 vở kịch. Ông chia tác phẩm của mình ra làm hai loại: Loại viết để kiếm tiền và loại viết vì lý tưởng. Tuy nhiên, dẫu có tuyên bố công khai vậy song có lẽ, những năm tháng cơ hàn đã ảnh hưởng không nhỏ tới cách suy tính của ông.
Nhà văn Anh gốc Ireland Bernard Shaw từng kể lại câu chuyện lạ lùng: Lần ấy, ông bất ngờ nhận được từ Mỹ một lá thư với mấy dòng như sau: “Tôi đã viết 33 cuốn sách, một khối lượng khổng lồ truyện ngắn và bài báo, nhưng vẫn không biết rõ các văn sĩ khác được trả thù lao là bao nhiêu. Ngài có thể nói thật cho tôi biết không, nhuận bút của ngài ra sao?”.
Tác giả bức thư là nhà văn trẻ Jack London, bấy giờ tên tuổi đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Điều mà Bernard Shaw lấy làm ngạc nhiên là tại sao Jack London lại quá quan tâm tới vấn đề nhuận bút như vậy, khi mà mức nhuận bút người ta dành cho ông đã ở mức đáng ao ước đối với nhiều tác giả. Điều ngạc nhiên nữa là chỉ sau khi ông nhận được bức thư nói trên vài tháng, Jack London đã… tự vẫn. Chẳng lẽ một người không biết nuối tiếc cuộc sống của mình lại quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt như vậy sao?
Sự thực thì, theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, vào những năm cuối đời, Jack London đã gặp phải những khủng hoảng về tinh thần. Cuộc sống gia đình gặp nhiều trắc trở, sức khỏe suy sụp bởi bệnh tật. Bản thân việc sáng tác, thời kỳ này cũng không đáp ứng được những gì ông mong muốn (chỉ có cuốn “Sói biển” là đáng kể). Về tài chính, là người kiếm tiền nhanh, song Jack tiêu pha cũng hoang phí. Ông vung tiền vào các vụ mua sắm, tậu đất đai, máy móc. Ông sở hữu hàng trăm hécta đất tại một vị trí đẹp ở California. Ông có một mảnh đất lớn tại San Francisco và dự định biến mảnh đất sỏi đá này thành mảnh đất phì nhiêu, song công việc bị ách lại vì lý do sức khỏe.
Ngày 23.11.1916, Jack London uống thuốc độc tự tử. Cái chết của ông làm người ta liên tưởng tới nhân vật Eden trong cuốn tiểu thuyết có tính chất tự thuật “Martin Eden” của ông. Cuốn tiểu thuyết viết về một nhân vật Eden – nạn nhân của sự tha hóa giai cấp, vì anh ta không thuộc về giai cấp lao động nữa, trong khi nhân vật này lại chối bỏ những giá trị vật chất của tầng lớp quý tộc mà vì nó anh ta đã phải lao động cật lực. Trên chuyến tàu tới Nam Thái Bình Dương, Eden đã nhảy xuống biển tự vẫn.
Mặc dù, hiện xung quanh cái chết của Jack London vẫn còn nhiều giả thiết, song cuốn tiểu thuyêt nói trên cũng giúp người đọc nắm bắt dược phần nào những suy nghĩ thực trong những năm tháng cuối của đời ông
TRẦN DUY ANH
Last edited by LDN on Sat Jan 07, 2023 8:51 am; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Chuyến đào vàng suýt lấy đi mạng sống của Jack London
Zingnews
Trong số các tác phẩm hư cấu của Jack London, có hơn 80 tiểu thuyết và truyện ngắn đặt bối cảnh ở vùng cực bắc, lấy cảm hứng từ 9 tháng vật vã trong cơn sốt vàng.Hà Chi
Một hình ảnh chụp trong cơn sốt vàng ở Klondike. Ảnh: KLGO Library.
Ngày 15/7/1897, tàu Excelsior cập cảng San Francisco; 2 ngày sau, tàu Portland cập cảng Seattle, hai con tàu hơi nước này đã vận chuyển từ Klondike về tổng cộng 3 tấn vàng cùng đám thợ mỏ, tin tức này ngay lập tức trở thành quả bom lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Báo chí đưa tin rằng số vàng trị giá tương đương hơn 1 tỷ đôla theo thời giá bây giờ. Ngay lập tức, đã nổ ra một trong những cuộc săn vàng lớn nhất, hoang đường và ảo tưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vùng đất Klondike vừa đủ xa để chuyến đi trở nên lãng mạn, vừa đủ gần để có thể tiếp cận. Không gì có thể ngăn được cơn sốt vàng bùng phát.
William D Wood, thị trưởng Seattle lúc bấy giờ đã từ chức để tham gia đào vàng. Ngay cả John McGraw, cựu thống đốc của Washington cũng vội vã lập đội dấn thân vào cơn sốt vàng. Nhân viên từ chức hàng loạt để tham gia khiến cơn sốt vàng trở nên khét tiếng. Rất nhanh, đã có 100.000 người vội vàng lên đường đi về vùng cực bắc theo tiếng gọi của vàng để tìm kiếm vận may.
TIẾNG GỌI CỦA CƠN SỐT VÀNG
Lúc này chàng thanh niên 21 tuổi đến từ San Francisco tên Jack London, vừa nghỉ việc ở tiệm giặt là, cũng lao vào làn sóng ấy.
Người anh rể 60 tuổi James Shepard của Jack London cũng bị nhiễm “sốt vàng”, Shepard đã thế chấp ngôi nhà để lấy tiền cho chuyến đi và rủ em vợ đi cùng. Lúc này, Jack London là một người ham đọc sách nhưng ít học và đang mơ mộng trở thành nhà văn, hành lý mang theo có sách của Milton, Darwin và một số cuốn sách khác.
Tuy nhiên, đường đến với vàng không bao giờ là đơn giản. Để tới được Klondike, người tìm vàng phải đeo một ba lô nặng khoảng 45 kg trên lưng và lội bộ qua được đường mòn Chilkoot khét tiếng… Anh rể Jack London bị bệnh thấp khớp hành hạ, quá đau đớn, Shepard đành nói lời tạm biệt và quay trở về. Nhưng nhiều người không được may mắn như thế, họ không bao giờ quay lại được quê nhà, chết trên đường, xác được vùi vội bên rìa đường mòn.
Một bức ảnh nổi tiếng cho thấy một hàng dài những người đàn ông nặng nề đang leo lên một con dốc dựng đứng đến đèo Chilkoot - “giống một đàn kiến”, Jack sau này mô tả về họ như thế. Không ai sống sót vượt qua Chilkoot mà quên được nó, riêng với Jack London, cảnh những con người người lầm lũi với ba lô trên lưng leo lên leo xuống con đèo, vượt qua mọi giới hạn cực điểm của con người, Chilkoot trở nên sinh động và thành nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm của anh sau này.
Cuối tháng 9/1897, họ tiến vào một nhánh sông Yukon. Yukon - con sông lớn thứ ba ở Bắc Mỹ, sau Mississippi và Mackenzie - thường đóng băng vào giữa tháng 10. Jack nộp đơn xin khai thác ở thành phố Dawson. Được thành lập vào năm trước, Dawson lúc này có hơn một chục tiệm rượu với sòng bạc, một con đường toàn gái mại dâm có tên là Paradise Alley và khoảng 5.000 cư dân sống trong các cabin, lều trại tạm bợ, thiếu lương thực, không vệ sinh, những con đường bẩn thỉu đầy những người thất nghiệp và chó kéo xe.
Nơi đây Jack kết bạn với hai anh em, Louis và Marshall Bond, họ cho anh cắm trại bên cạnh cabin của họ ở Dawson. Cha họ là một thẩm phán giàu có với một trang trại ở Santa Clara, California; sau này ông ta cũng được hư cấu thành thẩm phán Miller trong Tiếng gọi nơi hoang dã.
Jack kết bạn với chú chó của anh em nhà Bond, một chú chó lai Saint Bernard-Scotch tuyệt đẹp, nặng 60 kg, là hình mẫu cho Buck, con chó trong Tiếng gọi nơi hoang dã. Marshall Bond bị ấn tượng bởi mối quan hệ của Jack London với những chú chó. Thay vì nói chuyện trìu mến và cưng nựng chúng, “anh ấy luôn nói và hành động với chó như thể anh ấy nhận ra những phẩm chất cao quý của nó, luôn đánh giá cao những ưu điểm của loài chó”, Bond viết trong hồi ký của mình.
Jack London ở Dawson hơn 6 tuần. Anh dành nhiều thời gian ở các quán bar và thường trò chuyện với “thợ mỏ” hoặc những người thợ mỏ dày dạn kinh nghiệm. Nơi đây có quá nhiều tư liệu cho một tiểu thuyết gia nhưng lại có quá ít vàng.
Khi sông bắt đầu tan băng, tháng 5/1898, London và 3 người nữa bắt đầu xuôi dòng Yukon trên một chiếc thuyền nhỏ, suy yếu vì bệnh tật. Họ phải chèo 1.500 dặm sông để đến biển Bering, hy vọng bắt được tàu về lại Seattle hoặc San Francisco.
Vào cuối tháng 6, sau một hành trình gian nan vất vả, họ đến được St. Michaels trên bờ biển Alaska, và Jack London đã tìm được công việc xúc than trên một con tàu hơi nước trở về San Francisco.
CHẤT LIỆU TẠO NÊN NHÀ VĂN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI
Khi về đến San Francisco, sức khỏe phục hồi chậm, anh bắt đầu viết báo, tiểu luận, thơ và truyện ngắn. Anh lao vào làm việc 18 giờ một ngày, đọc và nghiên cứu các công thức để thành công, nhưng mọi bản thảo gửi đi đều bị từ chối làm anh chán nản và thất vọng.
Cuối cùng, tạp chí Overland Monthly đề nghị xuất bản một truyện ngắn về Klondike, nếu anh chấp nhận khoản nhuận bút 5 đôla và phải chịu trả chậm. Jack chấp nhận.
Sách Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London. Ảnh: Đ.T.
Khi số báo đăng truyện ra mắt vào tháng 1/1899, anh còn phải vay 1 xu để mua báo. Khi đã gần như tuyệt vọng với văn chương, may mắn sao - theo cách nói của anh - anh đã được cứu theo đúng nghĩa đen khi The Black Cat chấp nhận truyện ngắn A Thousand Deaths và trả cho anh 40 đôla (tương đương 1.400 đôla ngày nay). Đây là khoản tiền đầu tiên anh nhận được từ một truyện ngắn.
Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai, cuối năm anh đã bắt đầu có được thành công trong lĩnh vực văn chương. Anh đã bán An Odyssey of the North cho tạp chí The Atlantic với giá 120 đôla (tương đương 4.200 đôla ngày nay). Đến năm sau, anh đã kiếm được 2.500 đôla tiền nhuận bút (tương đương 88.000 đôla theo đơn vị tiền tệ ngày nay).
Sự nghiệp viết lách của Jack London bắt đầu cùng công nghệ in mới cho phép xuất bản tạp chí với kinh phí thấp, dẫn đến sự bùng nổ của số lượng tạp chí. Đây là thời kỳ hoàng kim của các tạp chí Mỹ. Để nhắm đến đối tượng công chúng rộng rãi, các tạp chí tìm kiếm những câu chuyện hành động gay cấn, ngắn gọn.
Nhờ làm việc chăm chỉ, kiên trì thử nghiệm cách viết, Jack London đã trở thành bậc thầy trong phong cách này. Chỉ trong vòng 2 năm sau khi rời Klondike, Jack London trở thành nhà văn viết truyện ngắn được trả lương cao nhất nước Mỹ. Năm 24 tuổi, London được nhiều người gọi là “Kipling của Mỹ”.
Vào tháng 6-7/1903, cuốn tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã được đăng thành 4 kỳ trên tuần báo Saturday Evening Post, với mức nhuận bút 750 đôla (tương đương 25.000 đô la ngày nay), nhưng trước đó nhà văn đã gửi bản thảo cho Brett, chủ tịch nhà xuất bản Macmillan.
Xứng danh thế hệ nhà xuất bản có con mắt tinh đời, Brett đã đầu tư 2.000 đôla (tương đương gần 67.000 đôla ngày nay) để mua toàn bộ bản quyền tác phẩm, Jack cần tiền nên đã nhận lời. Với nước đi này, Brett đã làm nên thương vụ thành công nhất trong lịch sử xuất bản của Macmillan. Cuốn sách được xuất bản vào tháng 8, ngay lập tức trở thành sách bán chạy trên khắp thế giới và cho đến ngày nay, Tiếng gọi nơi hoang dã vẫn luôn được tái bản đều đặn mỗi năm.
Jack London, người không ngần ngại viết vì tiền, nhưng khi Tiếng gọi nơi hoang dã bán chạy vì đã bán bản quyền và không bao giờ nhận được một xu nào tiền bản quyền sách tái bản sau này, anh cũng chưa bao giờ phàn nàn về điều đó. Như anh đã nói với vợ mình: “Ông Brett đã bỏ tiền đánh bạc với rủi ro lớn là thua. Đó là trận đấu tôi không tham gia".
Nhưng ngay cả khi không thu được nhuận bút từ Tiếng gọi nơi hoang dã, thì cuốn sách xuất bản thành công đã giúp anh trở thành nhà văn nổi tiếng thế giới.
Mỗi tháng anh kiếm được 10.000 đôla (tương đương 300.000 đôla ngày nay) từ sách, báo và diễn thuyết. Sống phóng túng, tiêu pha xả láng, London đã thỏa mãn sở thích đọc của mình bằng cách xây dựng một thư viện cá nhân có tới 15.000 cuốn sách, đóng thuyền đi biển một cách xa hoa, mua một khu đất rộng 1.000 mẫu Anh ở hạt Sonoma.
London cũng chi ra khoảng 80.000 đôla (tương đương 2,5 triệu đôla ngày nay) để xây dinh thự Wolf House bằng đá rộng 1.400 mét vuông. Không may, chỉ 2 tuần trước khi nhà văn dự định chuyển đến, dinh thự đã bị lửa thiêu rụi.
Ngày nay, Tiếng gọi nơi hoang dã đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng. Vào thời điểm qua đời năm 1916, Jack London chỉ mới 40 tuổi, là một trong những tác giả được đọc nhiều nhất trên thế giới. Gần 20 năm sáng tác với bút lực sung mãn, Jack London đã cho ra đời 23 cuốn tiểu thuyết, một số sách phi hư cấu, 7 vở kịch, hàng trăm bài thơ và truyện ngắn.
Thời tiết khắc nghiệt trong công cuộc đào vàng năm xưa đã làm sức khỏe Jack London suy kiệt, anh đã mất 4 cái răng cửa ở mỏ vàng vùng cực bắc, cơ hông và cơ chân đau liên tục, khuôn mặt có những vết hằn. Bốn cái răng cửa luôn nhắc nhở London về những khó khăn phải đối mặt hồi ở Klondike.
Trong số các tác phẩm hư cấu của Jack London, có hơn 80 tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn đặt bối cảnh ở vùng cực bắc, lấy cảm hứng từ 9 tháng trong cơn sốt vàng. Tuy không đào được tí vàng nào, Jack London lại “khai thác” được rất nhiều chất liệu cho các tác phẩm của mình.
Zingnews
Trong số các tác phẩm hư cấu của Jack London, có hơn 80 tiểu thuyết và truyện ngắn đặt bối cảnh ở vùng cực bắc, lấy cảm hứng từ 9 tháng vật vã trong cơn sốt vàng.Hà Chi
Một hình ảnh chụp trong cơn sốt vàng ở Klondike. Ảnh: KLGO Library.
Ngày 15/7/1897, tàu Excelsior cập cảng San Francisco; 2 ngày sau, tàu Portland cập cảng Seattle, hai con tàu hơi nước này đã vận chuyển từ Klondike về tổng cộng 3 tấn vàng cùng đám thợ mỏ, tin tức này ngay lập tức trở thành quả bom lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Báo chí đưa tin rằng số vàng trị giá tương đương hơn 1 tỷ đôla theo thời giá bây giờ. Ngay lập tức, đã nổ ra một trong những cuộc săn vàng lớn nhất, hoang đường và ảo tưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vùng đất Klondike vừa đủ xa để chuyến đi trở nên lãng mạn, vừa đủ gần để có thể tiếp cận. Không gì có thể ngăn được cơn sốt vàng bùng phát.
William D Wood, thị trưởng Seattle lúc bấy giờ đã từ chức để tham gia đào vàng. Ngay cả John McGraw, cựu thống đốc của Washington cũng vội vã lập đội dấn thân vào cơn sốt vàng. Nhân viên từ chức hàng loạt để tham gia khiến cơn sốt vàng trở nên khét tiếng. Rất nhanh, đã có 100.000 người vội vàng lên đường đi về vùng cực bắc theo tiếng gọi của vàng để tìm kiếm vận may.
TIẾNG GỌI CỦA CƠN SỐT VÀNG
Lúc này chàng thanh niên 21 tuổi đến từ San Francisco tên Jack London, vừa nghỉ việc ở tiệm giặt là, cũng lao vào làn sóng ấy.
Người anh rể 60 tuổi James Shepard của Jack London cũng bị nhiễm “sốt vàng”, Shepard đã thế chấp ngôi nhà để lấy tiền cho chuyến đi và rủ em vợ đi cùng. Lúc này, Jack London là một người ham đọc sách nhưng ít học và đang mơ mộng trở thành nhà văn, hành lý mang theo có sách của Milton, Darwin và một số cuốn sách khác.
Tuy nhiên, đường đến với vàng không bao giờ là đơn giản. Để tới được Klondike, người tìm vàng phải đeo một ba lô nặng khoảng 45 kg trên lưng và lội bộ qua được đường mòn Chilkoot khét tiếng… Anh rể Jack London bị bệnh thấp khớp hành hạ, quá đau đớn, Shepard đành nói lời tạm biệt và quay trở về. Nhưng nhiều người không được may mắn như thế, họ không bao giờ quay lại được quê nhà, chết trên đường, xác được vùi vội bên rìa đường mòn.
Một bức ảnh nổi tiếng cho thấy một hàng dài những người đàn ông nặng nề đang leo lên một con dốc dựng đứng đến đèo Chilkoot - “giống một đàn kiến”, Jack sau này mô tả về họ như thế. Không ai sống sót vượt qua Chilkoot mà quên được nó, riêng với Jack London, cảnh những con người người lầm lũi với ba lô trên lưng leo lên leo xuống con đèo, vượt qua mọi giới hạn cực điểm của con người, Chilkoot trở nên sinh động và thành nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm của anh sau này.
Cuối tháng 9/1897, họ tiến vào một nhánh sông Yukon. Yukon - con sông lớn thứ ba ở Bắc Mỹ, sau Mississippi và Mackenzie - thường đóng băng vào giữa tháng 10. Jack nộp đơn xin khai thác ở thành phố Dawson. Được thành lập vào năm trước, Dawson lúc này có hơn một chục tiệm rượu với sòng bạc, một con đường toàn gái mại dâm có tên là Paradise Alley và khoảng 5.000 cư dân sống trong các cabin, lều trại tạm bợ, thiếu lương thực, không vệ sinh, những con đường bẩn thỉu đầy những người thất nghiệp và chó kéo xe.
Nơi đây Jack kết bạn với hai anh em, Louis và Marshall Bond, họ cho anh cắm trại bên cạnh cabin của họ ở Dawson. Cha họ là một thẩm phán giàu có với một trang trại ở Santa Clara, California; sau này ông ta cũng được hư cấu thành thẩm phán Miller trong Tiếng gọi nơi hoang dã.
Jack kết bạn với chú chó của anh em nhà Bond, một chú chó lai Saint Bernard-Scotch tuyệt đẹp, nặng 60 kg, là hình mẫu cho Buck, con chó trong Tiếng gọi nơi hoang dã. Marshall Bond bị ấn tượng bởi mối quan hệ của Jack London với những chú chó. Thay vì nói chuyện trìu mến và cưng nựng chúng, “anh ấy luôn nói và hành động với chó như thể anh ấy nhận ra những phẩm chất cao quý của nó, luôn đánh giá cao những ưu điểm của loài chó”, Bond viết trong hồi ký của mình.
Jack London ở Dawson hơn 6 tuần. Anh dành nhiều thời gian ở các quán bar và thường trò chuyện với “thợ mỏ” hoặc những người thợ mỏ dày dạn kinh nghiệm. Nơi đây có quá nhiều tư liệu cho một tiểu thuyết gia nhưng lại có quá ít vàng.
Khi sông bắt đầu tan băng, tháng 5/1898, London và 3 người nữa bắt đầu xuôi dòng Yukon trên một chiếc thuyền nhỏ, suy yếu vì bệnh tật. Họ phải chèo 1.500 dặm sông để đến biển Bering, hy vọng bắt được tàu về lại Seattle hoặc San Francisco.
Vào cuối tháng 6, sau một hành trình gian nan vất vả, họ đến được St. Michaels trên bờ biển Alaska, và Jack London đã tìm được công việc xúc than trên một con tàu hơi nước trở về San Francisco.
CHẤT LIỆU TẠO NÊN NHÀ VĂN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI
Khi về đến San Francisco, sức khỏe phục hồi chậm, anh bắt đầu viết báo, tiểu luận, thơ và truyện ngắn. Anh lao vào làm việc 18 giờ một ngày, đọc và nghiên cứu các công thức để thành công, nhưng mọi bản thảo gửi đi đều bị từ chối làm anh chán nản và thất vọng.
Cuối cùng, tạp chí Overland Monthly đề nghị xuất bản một truyện ngắn về Klondike, nếu anh chấp nhận khoản nhuận bút 5 đôla và phải chịu trả chậm. Jack chấp nhận.
Sách Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London. Ảnh: Đ.T.
Khi số báo đăng truyện ra mắt vào tháng 1/1899, anh còn phải vay 1 xu để mua báo. Khi đã gần như tuyệt vọng với văn chương, may mắn sao - theo cách nói của anh - anh đã được cứu theo đúng nghĩa đen khi The Black Cat chấp nhận truyện ngắn A Thousand Deaths và trả cho anh 40 đôla (tương đương 1.400 đôla ngày nay). Đây là khoản tiền đầu tiên anh nhận được từ một truyện ngắn.
Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai, cuối năm anh đã bắt đầu có được thành công trong lĩnh vực văn chương. Anh đã bán An Odyssey of the North cho tạp chí The Atlantic với giá 120 đôla (tương đương 4.200 đôla ngày nay). Đến năm sau, anh đã kiếm được 2.500 đôla tiền nhuận bút (tương đương 88.000 đôla theo đơn vị tiền tệ ngày nay).
Sự nghiệp viết lách của Jack London bắt đầu cùng công nghệ in mới cho phép xuất bản tạp chí với kinh phí thấp, dẫn đến sự bùng nổ của số lượng tạp chí. Đây là thời kỳ hoàng kim của các tạp chí Mỹ. Để nhắm đến đối tượng công chúng rộng rãi, các tạp chí tìm kiếm những câu chuyện hành động gay cấn, ngắn gọn.
Nhờ làm việc chăm chỉ, kiên trì thử nghiệm cách viết, Jack London đã trở thành bậc thầy trong phong cách này. Chỉ trong vòng 2 năm sau khi rời Klondike, Jack London trở thành nhà văn viết truyện ngắn được trả lương cao nhất nước Mỹ. Năm 24 tuổi, London được nhiều người gọi là “Kipling của Mỹ”.
Vào tháng 6-7/1903, cuốn tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã được đăng thành 4 kỳ trên tuần báo Saturday Evening Post, với mức nhuận bút 750 đôla (tương đương 25.000 đô la ngày nay), nhưng trước đó nhà văn đã gửi bản thảo cho Brett, chủ tịch nhà xuất bản Macmillan.
Xứng danh thế hệ nhà xuất bản có con mắt tinh đời, Brett đã đầu tư 2.000 đôla (tương đương gần 67.000 đôla ngày nay) để mua toàn bộ bản quyền tác phẩm, Jack cần tiền nên đã nhận lời. Với nước đi này, Brett đã làm nên thương vụ thành công nhất trong lịch sử xuất bản của Macmillan. Cuốn sách được xuất bản vào tháng 8, ngay lập tức trở thành sách bán chạy trên khắp thế giới và cho đến ngày nay, Tiếng gọi nơi hoang dã vẫn luôn được tái bản đều đặn mỗi năm.
Jack London, người không ngần ngại viết vì tiền, nhưng khi Tiếng gọi nơi hoang dã bán chạy vì đã bán bản quyền và không bao giờ nhận được một xu nào tiền bản quyền sách tái bản sau này, anh cũng chưa bao giờ phàn nàn về điều đó. Như anh đã nói với vợ mình: “Ông Brett đã bỏ tiền đánh bạc với rủi ro lớn là thua. Đó là trận đấu tôi không tham gia".
Nhưng ngay cả khi không thu được nhuận bút từ Tiếng gọi nơi hoang dã, thì cuốn sách xuất bản thành công đã giúp anh trở thành nhà văn nổi tiếng thế giới.
Mỗi tháng anh kiếm được 10.000 đôla (tương đương 300.000 đôla ngày nay) từ sách, báo và diễn thuyết. Sống phóng túng, tiêu pha xả láng, London đã thỏa mãn sở thích đọc của mình bằng cách xây dựng một thư viện cá nhân có tới 15.000 cuốn sách, đóng thuyền đi biển một cách xa hoa, mua một khu đất rộng 1.000 mẫu Anh ở hạt Sonoma.
London cũng chi ra khoảng 80.000 đôla (tương đương 2,5 triệu đôla ngày nay) để xây dinh thự Wolf House bằng đá rộng 1.400 mét vuông. Không may, chỉ 2 tuần trước khi nhà văn dự định chuyển đến, dinh thự đã bị lửa thiêu rụi.
Ngày nay, Tiếng gọi nơi hoang dã đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng. Vào thời điểm qua đời năm 1916, Jack London chỉ mới 40 tuổi, là một trong những tác giả được đọc nhiều nhất trên thế giới. Gần 20 năm sáng tác với bút lực sung mãn, Jack London đã cho ra đời 23 cuốn tiểu thuyết, một số sách phi hư cấu, 7 vở kịch, hàng trăm bài thơ và truyện ngắn.
Thời tiết khắc nghiệt trong công cuộc đào vàng năm xưa đã làm sức khỏe Jack London suy kiệt, anh đã mất 4 cái răng cửa ở mỏ vàng vùng cực bắc, cơ hông và cơ chân đau liên tục, khuôn mặt có những vết hằn. Bốn cái răng cửa luôn nhắc nhở London về những khó khăn phải đối mặt hồi ở Klondike.
Trong số các tác phẩm hư cấu của Jack London, có hơn 80 tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn đặt bối cảnh ở vùng cực bắc, lấy cảm hứng từ 9 tháng trong cơn sốt vàng. Tuy không đào được tí vàng nào, Jack London lại “khai thác” được rất nhiều chất liệu cho các tác phẩm của mình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
The Romance Book Club
Tiếng gọi nơi hoang dã
Nhà văn Jack London đã xây dựng một “hành trình ngược” đi từ một chú chó thuần hóa bị bắt cóc từ một nơi văn minh, qua các cuộc truyền tay buôn bán trở thành chú chó kéo xe tuyết. Một cuộc phiêu lưu đã bắt đầu với chú chó lai sói Buck, giữa cái lạnh giá của vùng phía Bắc, giữa những đớn đau không còn được cưng chiều đã luyện cho Buck một “chất thép”, từ một chú chó tưởng chừng như bé nhỏ chú đã trở thành một người thủ lĩnh đầu đàn.
Khi đọc, mình bị ấn tượng mãi khoảnh khắc chú bị bắt lên xe và nhìn ngôi nhà thân yêu của mình đang dần khuất bóng. Sau đó là những lần chuyển giao giữa chủ cũ và chủ mới. Những rung động của độc giả đã theo chân chú Buck trong từng khoảnh khắc thay đổi ấy. Để rồi cuối cùng, bản thân tự hỏi điều Buck cần là gì? Đó là tình yêu bên những người chủ lúc nào cũng phải nghe lời thực hiện theo mệnh lệnh họ hay là sự tự do nơi hoang dã? Đâu mới là điều chú cần?
Từ hình tượng chú chó Buck, bản thân bỗng nhìn thấy mình trong đó. Đó là khoảnh khắc Buck nhận ra nếu không thay đổi thói quen ăn uống từ nhỏ thì cậu sẽ chết đói, một sự thích nghi với cuộc sống. Bởi đời người có bao giờ xảy ra như ta muốn? Ta buộc phải chấp nhận thực tại và thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh ta đang sống. Bản thân đã tự hỏi, phải chăng Jack London đang xây dựng một thế giới của con người khi hoàn cảnh sống lúc nhỏ của Buck được nuông chiều, yêu thương thì khi bước ra đời thực đó là sự phũ phàng khiến ta phải kinh hoàng! Và phải chăng cái lạnh của không gian mênh mông tuyết phủ không bằng cái lạnh của lòng người và buộc ta phải mạnh mẽ, ta phải đứng lên, ta phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh!
Từ tác phẩm văn học khi dựng thành phim, bản thân tôi ấn tượng mãi khoảnh khắc cuối cùng khi căn nhà cháy tàn và rồi cuối cùng Buck đã đi vào nơi hoang dã. Có thể khi lên phim, những tình huống bạo lực trong tác phẩm đã bị cắt nhưng vẫn đủ để truyền tải đến người xem về thông điệp nhà văn Jack London và những giá trị nhân văn được nâng cao lên. Thường mọi người sẽ đọc sách trước rồi xem phim nhưng mình thì ngược lại, xem phim trước rồi mới đọc nên mỗi đoạn văn mình hình dung rất dễ dàng về không gian, hành động… nhưng điều này khiến mình bị đóng khung và không còn sự tưởng tượng bay bổng nữa.
Khi đọc tác phẩm, mình chỉ muốn đặt câu hỏi, những người chủ của Buck có yêu cậu không? Và bên cạnh những người yêu động vật thì trên trang văn còn xuất hiện những hình tượng người bạo hành động vật, phải chăng đây là thực tế tàn nhẫn mà những chú chó đang gặp phải?
Đánh giá thêm về quyển này do nhà Bestbook làm thì mình khá thích (vì mình được trúng mini game )) ), bụng vàng, dịch tốt không bị sai chính tả, loại giấy cũng xịn và đây là cuốn 2in1 kết hợp với “Nanh trắng”, nên mình có thể đọc 2 tác phẩm cùng lúc
Tiếng gọi nơi hoang dã
Nhà văn Jack London đã xây dựng một “hành trình ngược” đi từ một chú chó thuần hóa bị bắt cóc từ một nơi văn minh, qua các cuộc truyền tay buôn bán trở thành chú chó kéo xe tuyết. Một cuộc phiêu lưu đã bắt đầu với chú chó lai sói Buck, giữa cái lạnh giá của vùng phía Bắc, giữa những đớn đau không còn được cưng chiều đã luyện cho Buck một “chất thép”, từ một chú chó tưởng chừng như bé nhỏ chú đã trở thành một người thủ lĩnh đầu đàn.
Khi đọc, mình bị ấn tượng mãi khoảnh khắc chú bị bắt lên xe và nhìn ngôi nhà thân yêu của mình đang dần khuất bóng. Sau đó là những lần chuyển giao giữa chủ cũ và chủ mới. Những rung động của độc giả đã theo chân chú Buck trong từng khoảnh khắc thay đổi ấy. Để rồi cuối cùng, bản thân tự hỏi điều Buck cần là gì? Đó là tình yêu bên những người chủ lúc nào cũng phải nghe lời thực hiện theo mệnh lệnh họ hay là sự tự do nơi hoang dã? Đâu mới là điều chú cần?
Từ hình tượng chú chó Buck, bản thân bỗng nhìn thấy mình trong đó. Đó là khoảnh khắc Buck nhận ra nếu không thay đổi thói quen ăn uống từ nhỏ thì cậu sẽ chết đói, một sự thích nghi với cuộc sống. Bởi đời người có bao giờ xảy ra như ta muốn? Ta buộc phải chấp nhận thực tại và thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh ta đang sống. Bản thân đã tự hỏi, phải chăng Jack London đang xây dựng một thế giới của con người khi hoàn cảnh sống lúc nhỏ của Buck được nuông chiều, yêu thương thì khi bước ra đời thực đó là sự phũ phàng khiến ta phải kinh hoàng! Và phải chăng cái lạnh của không gian mênh mông tuyết phủ không bằng cái lạnh của lòng người và buộc ta phải mạnh mẽ, ta phải đứng lên, ta phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh!
Từ tác phẩm văn học khi dựng thành phim, bản thân tôi ấn tượng mãi khoảnh khắc cuối cùng khi căn nhà cháy tàn và rồi cuối cùng Buck đã đi vào nơi hoang dã. Có thể khi lên phim, những tình huống bạo lực trong tác phẩm đã bị cắt nhưng vẫn đủ để truyền tải đến người xem về thông điệp nhà văn Jack London và những giá trị nhân văn được nâng cao lên. Thường mọi người sẽ đọc sách trước rồi xem phim nhưng mình thì ngược lại, xem phim trước rồi mới đọc nên mỗi đoạn văn mình hình dung rất dễ dàng về không gian, hành động… nhưng điều này khiến mình bị đóng khung và không còn sự tưởng tượng bay bổng nữa.
Khi đọc tác phẩm, mình chỉ muốn đặt câu hỏi, những người chủ của Buck có yêu cậu không? Và bên cạnh những người yêu động vật thì trên trang văn còn xuất hiện những hình tượng người bạo hành động vật, phải chăng đây là thực tế tàn nhẫn mà những chú chó đang gặp phải?
Đánh giá thêm về quyển này do nhà Bestbook làm thì mình khá thích (vì mình được trúng mini game )) ), bụng vàng, dịch tốt không bị sai chính tả, loại giấy cũng xịn và đây là cuốn 2in1 kết hợp với “Nanh trắng”, nên mình có thể đọc 2 tác phẩm cùng lúc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
(Review sách) Tiếng Gọi Của Hoang Dã – Jack London
phucnt
Tiếng Gọi Của Hoang Dã đã quá nổi tiếng ngay cả với những người chưa đọc, thường được đi kèm với 2 chữ “kinh điển”. Kiểu sách này được coi là có giá trị lâu dài, thậm chí là mãi mãi, nên bị tôi xếp vào nhóm “để từ từ đọc”. Ấy vậy mà tôi lại nhanh chóng đổi ý, cố gắng đọc cho xong thật nhanh, tất cả là vì ngoài rạp đang chiếu bản phim điện ảnh chuyển thể từ cuốn sách này. Đó, tất cả là vì muốn được xem phim với từ cách là “người đã đọc tác phẩm gốc” mà thôi…
2. Đánh giá sách
Câu chuyện là hành trình tìm lại bản năng, trở về với miền hoang dã của một chú chó tên Buck. Khởi đầu là một chú chó nhà được cưng chiều, do sự cố mà lưu lạc tới miền cực Bắc làm chó kéo xe, trải qua nhiều chủ, nhiều sóng gió, cuối cùng chú đã tuân theo tiếng gọi của bản năng và rời xa con người. Đó, toàn bộ câu chuyện là vậy đó, truyện quá nổi tiếng và tiêu đề quá rõ ràng rồi, nên khỏi sợ spoil nữa ha )
Vậy điểm thu hút nằm ở đâu, khi mà cốt truyện quá rõ ràng như vậy rồi? Với tôi, là do cách kể và bối cảnh.
Những tác phẩm lấy động vật làm trung tâm khác mà tôi biết thường đi theo 2 cách: một là đưa vào đó sự dễ thương, đáng yêu để hướng tới độc giả là trẻ em; thứ hai là nhân cách hóa chúng, mượn hình ảnh loài vật để phê phán những vấn đề xã hội. Tiếng Gọi Của Hoang Dã không như vậy, nó thực tế, gai góc và rất khốc liệt. Thực tế quá tàn bạo, mỗi một cuộc đụng độ dù người hay vật, luôn kết thúc bằng cái chết. Cậu Buck cũng không hề được xây dựng tốt đẹp hoàn toàn, điều dễ chiếm cảm tình của số đông, mà chú rất mưu mẹo và tàn nhẫn khi cần thiết. Tôi khá bất ngờ và hứng thú với những điều trên, vì trước khi đọc đã tưởng đây là cuốn dành cho thiếu nhi, nhưng tôi đã sai khi đánh giá thấp sự chân thực của nó.
Về bối cảnh, miền cực Bắc thời kì con người đổ xô đi đào vàng, cả không gian và thời gian đều xa lạ với tôi, tuy không đem lại sự đồng cảm, nhưng lại là điều cần thiết cho thể loại phiêu lưu. Chọn một nơi “khắc nghiệt tới cùng cực” làm bối cảnh, là kiểu lựa chọn khá phổ biến và an toàn của thể loại này, nhưng không thể phủ nhận, nó hiệu quả để tăng tính thuyết phục cho quá trình thay đổi của Buck.
Thật sự là không có gì nhiều để nói, vì nó khá tròn trịa, xét từ góc độ nào cũng không có gì đáng để chê. Truyện ngắn, mạch truyện nhanh, nhân vật chính thú vị, bối cảnh đủ lạ, lối kể sinh động và thực tế. Tuy không có plot twist khiến người đọc phải há mồm, nhưng chính vì vậy nó mới tránh được tính thị trường, và lọt vào nhóm sách có thể tồn tại qua nhiều thời kì.
3. Về phim
Cuối cùng cũng đã được xem!
Phim là một phiên bản nhẹ nhàng và lãng mạn hơn tiểu thuyết gốc. Thay cho một miền băng giá khắc nghiệt là sự hùng vĩ và nên thơ. Thay cho sự tàn bạo và lạnh lùng của những trận chiến là sự cao thượng. Thay cho một Buck bản lĩnh và mưu mẹo là sự ngây ngô dễ thương.
Về cốt truyện, phim đã chỉnh sửa lại khá nhiều, khi chỉ tập trung vào người chủ cuối cùng của Buck. Điều này đem lại kết quả khá tích cực, khi số lượng nhân vật rút gọn lại, biên kịch đã thêm vô một chút quá khứ của John Thornton và cả của Buck, giúp người xem có đủ thời gian và lý do để đồng cảm.
Phim loại bỏ hoàn toàn sự máu me, nên những gì còn lại là một câu chuyện tươi sáng, hài hước và dễ thương, giúp cho trẻ em cũng dễ dàng tiếp cận một phần thông điệp của tiểu thuyết gốc. Tuy yếu tố chân thực đã mất đi, nhưng bù lại, ta có một bộ phim dễ xem, dễ cười và đã mắt. Còn nếu muốn hiểu vì sao tác phẩm vẫn được đón nhận sau hơn 100 năm, thì tôi nghĩ hãy dành thời gian để đọc sách.
phucnt
Tiếng Gọi Của Hoang Dã đã quá nổi tiếng ngay cả với những người chưa đọc, thường được đi kèm với 2 chữ “kinh điển”. Kiểu sách này được coi là có giá trị lâu dài, thậm chí là mãi mãi, nên bị tôi xếp vào nhóm “để từ từ đọc”. Ấy vậy mà tôi lại nhanh chóng đổi ý, cố gắng đọc cho xong thật nhanh, tất cả là vì ngoài rạp đang chiếu bản phim điện ảnh chuyển thể từ cuốn sách này. Đó, tất cả là vì muốn được xem phim với từ cách là “người đã đọc tác phẩm gốc” mà thôi…
2. Đánh giá sách
Câu chuyện là hành trình tìm lại bản năng, trở về với miền hoang dã của một chú chó tên Buck. Khởi đầu là một chú chó nhà được cưng chiều, do sự cố mà lưu lạc tới miền cực Bắc làm chó kéo xe, trải qua nhiều chủ, nhiều sóng gió, cuối cùng chú đã tuân theo tiếng gọi của bản năng và rời xa con người. Đó, toàn bộ câu chuyện là vậy đó, truyện quá nổi tiếng và tiêu đề quá rõ ràng rồi, nên khỏi sợ spoil nữa ha )
Vậy điểm thu hút nằm ở đâu, khi mà cốt truyện quá rõ ràng như vậy rồi? Với tôi, là do cách kể và bối cảnh.
Những tác phẩm lấy động vật làm trung tâm khác mà tôi biết thường đi theo 2 cách: một là đưa vào đó sự dễ thương, đáng yêu để hướng tới độc giả là trẻ em; thứ hai là nhân cách hóa chúng, mượn hình ảnh loài vật để phê phán những vấn đề xã hội. Tiếng Gọi Của Hoang Dã không như vậy, nó thực tế, gai góc và rất khốc liệt. Thực tế quá tàn bạo, mỗi một cuộc đụng độ dù người hay vật, luôn kết thúc bằng cái chết. Cậu Buck cũng không hề được xây dựng tốt đẹp hoàn toàn, điều dễ chiếm cảm tình của số đông, mà chú rất mưu mẹo và tàn nhẫn khi cần thiết. Tôi khá bất ngờ và hứng thú với những điều trên, vì trước khi đọc đã tưởng đây là cuốn dành cho thiếu nhi, nhưng tôi đã sai khi đánh giá thấp sự chân thực của nó.
Về bối cảnh, miền cực Bắc thời kì con người đổ xô đi đào vàng, cả không gian và thời gian đều xa lạ với tôi, tuy không đem lại sự đồng cảm, nhưng lại là điều cần thiết cho thể loại phiêu lưu. Chọn một nơi “khắc nghiệt tới cùng cực” làm bối cảnh, là kiểu lựa chọn khá phổ biến và an toàn của thể loại này, nhưng không thể phủ nhận, nó hiệu quả để tăng tính thuyết phục cho quá trình thay đổi của Buck.
Thật sự là không có gì nhiều để nói, vì nó khá tròn trịa, xét từ góc độ nào cũng không có gì đáng để chê. Truyện ngắn, mạch truyện nhanh, nhân vật chính thú vị, bối cảnh đủ lạ, lối kể sinh động và thực tế. Tuy không có plot twist khiến người đọc phải há mồm, nhưng chính vì vậy nó mới tránh được tính thị trường, và lọt vào nhóm sách có thể tồn tại qua nhiều thời kì.
3. Về phim
Cuối cùng cũng đã được xem!
Phim là một phiên bản nhẹ nhàng và lãng mạn hơn tiểu thuyết gốc. Thay cho một miền băng giá khắc nghiệt là sự hùng vĩ và nên thơ. Thay cho sự tàn bạo và lạnh lùng của những trận chiến là sự cao thượng. Thay cho một Buck bản lĩnh và mưu mẹo là sự ngây ngô dễ thương.
Về cốt truyện, phim đã chỉnh sửa lại khá nhiều, khi chỉ tập trung vào người chủ cuối cùng của Buck. Điều này đem lại kết quả khá tích cực, khi số lượng nhân vật rút gọn lại, biên kịch đã thêm vô một chút quá khứ của John Thornton và cả của Buck, giúp người xem có đủ thời gian và lý do để đồng cảm.
Phim loại bỏ hoàn toàn sự máu me, nên những gì còn lại là một câu chuyện tươi sáng, hài hước và dễ thương, giúp cho trẻ em cũng dễ dàng tiếp cận một phần thông điệp của tiểu thuyết gốc. Tuy yếu tố chân thực đã mất đi, nhưng bù lại, ta có một bộ phim dễ xem, dễ cười và đã mắt. Còn nếu muốn hiểu vì sao tác phẩm vẫn được đón nhận sau hơn 100 năm, thì tôi nghĩ hãy dành thời gian để đọc sách.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
ROYAL BOOKS - Nhà Phát hành Sách Hoàng Gia
Review sách “Tiếng gọi nơi hoang dã” - Jack London
Lê Xuân Thắng
Chắc có lẽ trong số những loài động vật được con người thuần hóa thì loài chó có thể xem là động vật gần gũi nhất với con người, chính từ lòng trung thành cùng với sự sâu sắc bên trong loài động vật đáng yêu này, theo thời gian loài chó đã trở thành một người bạn tốt, trung thành nhất mà con người từng có. Câu chuyện về chú chó Greyfriars Kirkyard (thủ đô Edinburgh, Scotland) đã dành 14 năm để canh gác cho mộ phần của người chủ quá cố, hay huyền thoại về chú chó Hachiko (Nhật Bản) đứng đợi tại sân ga suốt hơn 9 năm trời để chờ người chủ quay trở về, đều là những câu chuyện cảm động và ít nhiều đã lấy đi nước mắt từ người nghe, sau cùng hình ảnh về những chú chó ở trên đã ghi dấu vô cùng sâu đậm trong lòng mỗi con người chúng ta, hiện lên giữa những vô vàn khốc liệt từ cuộc sống như là một biểu tượng về lòng trung thành, thủy chung, sắc son và sự bền bỉ.
Tương tự cũng là câu chuyện về một chú chó nhưng khác với những câu chuyện mà chúng ta đã từng nghe bên trên. Câu chuyện trong “Tiếng gọi nơi hoang dã”- của nhà văn người Mỹ Jack London, kể về một hành trình dài trở về đánh thức bản năng hoang dã của chú chó Buck huyền thoại. Thông qua hành trình ấy bức tranh về thiên nhiên và cuộc sống được hiện lên qua ngòi bút của chính tác giả thật sự sống động, khắc nghiệt nhưng cũng đầy những gam màu sáng tối đan xen, đây quả thật là một tác phẩm sẽ hứa hẹn đem đến những trải nghiệm vô cùng thú vị cho độc giả, không chỉ dừng lại ở một câu chuyện phiêu lưu thông thường mà đằng sau cuộc phiêu lưu ấy nhiều thông điệp sâu sắc từ cuộc sống cũng được chính “cha đẻ” của tác phẩm lồng ghép đầy nghệ thuật thông qua những trang giấy của một cuốn tiểu thuyết từng một thời khiến cho nhiều thế hệ người đọc phải yêu thích và say mê.
Jack London (1876-1916) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo thành phố San Francisco, bang California. Là kết quả của một cuộc tình ngang trái giữa mẹ ông, bà Flora Wellman (1843-1922) là giáo viên âm nhạc với người cha viết tiểu sử và còn là một nhà chiêm tinh học William Chaney (1821-1903). Cha mẹ của ông li dị ngay từ thời điểm khi ông còn trong bụng mẹ và mẹ ông không lâu sau đó đã đi bước nữa, người cha dượng của ông mang họ Jack vì thế nên ông bắt buộc phải mang họ của cha dượng, và cũng chính vì thế mà từ đó cái tên Jack London được ra đời và được nhiều đọc giả biết đến. Có thể nói từ việc lớn lên trong một gia đình không yên ấm, sống trong một thời đại xã hội nhiều biến động thời hậu nội chiến Mỹ, cùng sự ảnh hưởng sâu đậm từ lý tưởng đấu tranh giai cấp trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ, tất cả những điều đó đã hình thành nên một phong cách văn học đầy nội lực trong ông, lướt nhìn qua những tác phẩm của nhà văn Jack London một xã hội Mỹ qua cái nhìn của ông được thể hiện một cách trần trụi, khắc nghiệt đầy rẫy bạo lực và tranh đoạt, ở đó ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh hơn bao giờ hết, nhưng trên tất cả những tác phẩm của ông vẫn gửi đến những giá trị nhân văn đầy sâu sắc đến với người đọc. Sau những bi kịch cuộc đời không thể vượt qua, ông đã tự tử vào đêm 21 tháng 11 năm 1916 tại nhà riêng khi vừa tròn 40 tuổi.
Năm ông vừa tròn 21 tuổi, khi đang theo học tại trường đại học California Berkeley, ông biết được tin tức từ người cha của mình năm xưa, London liền viết một lá thư gửi cho cha khi này đang sống ở Chicago. Nhưng sau cùng người cha ấy đã lại một lần nữa xát muối vào trong trái tim của ông, khi phủ nhận chuyện mình là cha của Jack London, quá đau đớn và tức giận ông xé tan bức thư của cha và ít tháng sau ông bỏ học, lên đường đi Klondike tham gia vào “cơn sốt tìm vàng” đang làm cả thiên hạ này chao đảo. Chính những biến cố ở tuổi 21 đó của chàng trai trẻ Jack London và với cuộc hành trình đầy những đắng cay và vinh quang ấy đã chấp bút cho sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được chính tác giả viết thông qua những trải nghiệm khám phá từ chính những vùng đất xa xôi, và trong số đó “ Tiếng gọi nơi hoang dã” có lẽ nhận được nhiều tình cảm từ người đọc nhất và có thể được xem là cuốn tiểu thuyết thành công nhất của nhà văn người Mỹ Jack London.
Cuộc phiêu lưu không dự trước.
“Tiếng gọi nơi hoang dã” kể về Buck - một chú chó cưng của gia đình vị thẩm phán Milơ giàu có từ vùng thung lũng Kanta Clara ngập nắng, bốn năm chung sống cùng gia đình ngài thẩm phán cũng chính là bốn năm Buck được sống trong nhung lụa và sung túc nhất trong cuộc đời nó. Buck tự cho mình là vua, là con vật có khả năng toát ra cái khí chất “vương giả” nhất trong chính trang trại của ngài thẩm phán Mi-lơ. Nhưng thời gian êm đềm và đẹp nhất của cuộc đời Buck chỉ vỏn vẹn từng ấy năm khi khoảnh khắc nó bị chính người phụ vườn cho nhà thẩm phán là Menuơn gô cổ bắt đi về phương Bắc, trong cái đêm chứng kiến sự phản trắc của Menuơn đối với Bấc, dường như chính bản thân nó cũng đã dần cảm giác được một tương lai dữ dội, đầy rẫy sự bạo lực và khắc nghiệt của số phận đang đợi chính bản thân nó trải nghiệm thông qua cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ này.
Chi tiết “Buck không hề đọc báo” được chính nhà văn nhắc lại tới tận hai lần trong chương đầu tiên của tác phẩm, như để nói lên sự vô tư với thời cuộc từ một con vật đã quen sống trong nhung lụa và không có chút gì là đề phòng đối với sự lọc lõi của trần đời mà ở đây là con người, cùng với những gợi ý từ chính tác giả thông qua những dòng thơ đầu của trang truyện, người đọc như hiểu ra rằng bi kịch đến là điều không thể tránh khỏi đối với Buck, và để rồi khi nó trực tiếpdấn thân về chốn phương Bắc lạnh giá xa xôi trên chuyến phiêu lưu không dự báo từ trước đó thì bản năng hoang dã tiềm tàng trong chính Buck được trỗi dậy và trở nên mạnh mẽ hơn. Thông qua hành trình đầy gian truân đó của Buck biết đâu mỗi người trong số chúng ta ở đây sẽ được thấy chính bản thân mình trong những khoảnh khắc ngặt nghèo của số phận, qua đó có thêm động lực và dũng khí để vượt qua những thử thách chông gai của cuộc đời.
Review sách “Tiếng gọi nơi hoang dã” - Jack London
Lê Xuân Thắng
Chắc có lẽ trong số những loài động vật được con người thuần hóa thì loài chó có thể xem là động vật gần gũi nhất với con người, chính từ lòng trung thành cùng với sự sâu sắc bên trong loài động vật đáng yêu này, theo thời gian loài chó đã trở thành một người bạn tốt, trung thành nhất mà con người từng có. Câu chuyện về chú chó Greyfriars Kirkyard (thủ đô Edinburgh, Scotland) đã dành 14 năm để canh gác cho mộ phần của người chủ quá cố, hay huyền thoại về chú chó Hachiko (Nhật Bản) đứng đợi tại sân ga suốt hơn 9 năm trời để chờ người chủ quay trở về, đều là những câu chuyện cảm động và ít nhiều đã lấy đi nước mắt từ người nghe, sau cùng hình ảnh về những chú chó ở trên đã ghi dấu vô cùng sâu đậm trong lòng mỗi con người chúng ta, hiện lên giữa những vô vàn khốc liệt từ cuộc sống như là một biểu tượng về lòng trung thành, thủy chung, sắc son và sự bền bỉ.
Tương tự cũng là câu chuyện về một chú chó nhưng khác với những câu chuyện mà chúng ta đã từng nghe bên trên. Câu chuyện trong “Tiếng gọi nơi hoang dã”- của nhà văn người Mỹ Jack London, kể về một hành trình dài trở về đánh thức bản năng hoang dã của chú chó Buck huyền thoại. Thông qua hành trình ấy bức tranh về thiên nhiên và cuộc sống được hiện lên qua ngòi bút của chính tác giả thật sự sống động, khắc nghiệt nhưng cũng đầy những gam màu sáng tối đan xen, đây quả thật là một tác phẩm sẽ hứa hẹn đem đến những trải nghiệm vô cùng thú vị cho độc giả, không chỉ dừng lại ở một câu chuyện phiêu lưu thông thường mà đằng sau cuộc phiêu lưu ấy nhiều thông điệp sâu sắc từ cuộc sống cũng được chính “cha đẻ” của tác phẩm lồng ghép đầy nghệ thuật thông qua những trang giấy của một cuốn tiểu thuyết từng một thời khiến cho nhiều thế hệ người đọc phải yêu thích và say mê.
Jack London (1876-1916) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo thành phố San Francisco, bang California. Là kết quả của một cuộc tình ngang trái giữa mẹ ông, bà Flora Wellman (1843-1922) là giáo viên âm nhạc với người cha viết tiểu sử và còn là một nhà chiêm tinh học William Chaney (1821-1903). Cha mẹ của ông li dị ngay từ thời điểm khi ông còn trong bụng mẹ và mẹ ông không lâu sau đó đã đi bước nữa, người cha dượng của ông mang họ Jack vì thế nên ông bắt buộc phải mang họ của cha dượng, và cũng chính vì thế mà từ đó cái tên Jack London được ra đời và được nhiều đọc giả biết đến. Có thể nói từ việc lớn lên trong một gia đình không yên ấm, sống trong một thời đại xã hội nhiều biến động thời hậu nội chiến Mỹ, cùng sự ảnh hưởng sâu đậm từ lý tưởng đấu tranh giai cấp trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ, tất cả những điều đó đã hình thành nên một phong cách văn học đầy nội lực trong ông, lướt nhìn qua những tác phẩm của nhà văn Jack London một xã hội Mỹ qua cái nhìn của ông được thể hiện một cách trần trụi, khắc nghiệt đầy rẫy bạo lực và tranh đoạt, ở đó ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh hơn bao giờ hết, nhưng trên tất cả những tác phẩm của ông vẫn gửi đến những giá trị nhân văn đầy sâu sắc đến với người đọc. Sau những bi kịch cuộc đời không thể vượt qua, ông đã tự tử vào đêm 21 tháng 11 năm 1916 tại nhà riêng khi vừa tròn 40 tuổi.
Năm ông vừa tròn 21 tuổi, khi đang theo học tại trường đại học California Berkeley, ông biết được tin tức từ người cha của mình năm xưa, London liền viết một lá thư gửi cho cha khi này đang sống ở Chicago. Nhưng sau cùng người cha ấy đã lại một lần nữa xát muối vào trong trái tim của ông, khi phủ nhận chuyện mình là cha của Jack London, quá đau đớn và tức giận ông xé tan bức thư của cha và ít tháng sau ông bỏ học, lên đường đi Klondike tham gia vào “cơn sốt tìm vàng” đang làm cả thiên hạ này chao đảo. Chính những biến cố ở tuổi 21 đó của chàng trai trẻ Jack London và với cuộc hành trình đầy những đắng cay và vinh quang ấy đã chấp bút cho sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được chính tác giả viết thông qua những trải nghiệm khám phá từ chính những vùng đất xa xôi, và trong số đó “ Tiếng gọi nơi hoang dã” có lẽ nhận được nhiều tình cảm từ người đọc nhất và có thể được xem là cuốn tiểu thuyết thành công nhất của nhà văn người Mỹ Jack London.
Cuộc phiêu lưu không dự trước.
“Tiếng gọi nơi hoang dã” kể về Buck - một chú chó cưng của gia đình vị thẩm phán Milơ giàu có từ vùng thung lũng Kanta Clara ngập nắng, bốn năm chung sống cùng gia đình ngài thẩm phán cũng chính là bốn năm Buck được sống trong nhung lụa và sung túc nhất trong cuộc đời nó. Buck tự cho mình là vua, là con vật có khả năng toát ra cái khí chất “vương giả” nhất trong chính trang trại của ngài thẩm phán Mi-lơ. Nhưng thời gian êm đềm và đẹp nhất của cuộc đời Buck chỉ vỏn vẹn từng ấy năm khi khoảnh khắc nó bị chính người phụ vườn cho nhà thẩm phán là Menuơn gô cổ bắt đi về phương Bắc, trong cái đêm chứng kiến sự phản trắc của Menuơn đối với Bấc, dường như chính bản thân nó cũng đã dần cảm giác được một tương lai dữ dội, đầy rẫy sự bạo lực và khắc nghiệt của số phận đang đợi chính bản thân nó trải nghiệm thông qua cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ này.
Chi tiết “Buck không hề đọc báo” được chính nhà văn nhắc lại tới tận hai lần trong chương đầu tiên của tác phẩm, như để nói lên sự vô tư với thời cuộc từ một con vật đã quen sống trong nhung lụa và không có chút gì là đề phòng đối với sự lọc lõi của trần đời mà ở đây là con người, cùng với những gợi ý từ chính tác giả thông qua những dòng thơ đầu của trang truyện, người đọc như hiểu ra rằng bi kịch đến là điều không thể tránh khỏi đối với Buck, và để rồi khi nó trực tiếpdấn thân về chốn phương Bắc lạnh giá xa xôi trên chuyến phiêu lưu không dự báo từ trước đó thì bản năng hoang dã tiềm tàng trong chính Buck được trỗi dậy và trở nên mạnh mẽ hơn. Thông qua hành trình đầy gian truân đó của Buck biết đâu mỗi người trong số chúng ta ở đây sẽ được thấy chính bản thân mình trong những khoảnh khắc ngặt nghèo của số phận, qua đó có thêm động lực và dũng khí để vượt qua những thử thách chông gai của cuộc đời.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
REVIEW SÁCH
Tiếng gọi nơi hoang dã - Tuyệt phẩm của nhà văn Jack London
“Tiếng gọi nơi hoang dã” là một tuyệt phẩm kinh điển của nhà văn đại tài người mỹ Jack London. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình tìm về cuội nguồn hoang dã nguyên thủy của chú chó Buck. Từ một chú chó thuần hóa vốn sống yên bình với con người, chú dần tìm về với cuộc sống thiên nhiên hoang dại của một con sói, do dòng dời đưa đẩy và số phận nghiệt ngã mà chú phải trải qua.
Tôi không mấy ấn tượng khi đọc những trang đầu của cuốn sách, nhưng khi càng lật, tôi càng bị cuốn hút bởi ngòi bút của tác giả, tình tiết càng lúc càng gay cấn và khắc nhiệt. Tuy nhiên, trong mạch truyện vẫn có những khoảng “êm dềm” để tôi được nghỉ ngơi và thư giãn cùng với Buck trước khi tiến tới những cuộc hành trình và những biến cố tàn khốc hơn. Rồi những trận chiến khốc liệt của những con thú, những cơn khát máu, tác giả khiến cho tôi cũng phải điên dại theo cái cách mà ông miêu tả. Đúng như cái tên “ tiếng gọi nơi hoang dã”, nó khiến người đọc như đang bị mời gọi vào cái thế giới hoang dã của bầy thú vậy, hình ảnh hoang dã đó ngày một rõ nét qua từng giai đoạn của cuốn tiểu thuyết.
Tóm lại, đối với tôi đây là tác phẩm rất hay, cho tôi thêm những cái nhìn và hiểu biết về thiên nhiên, động vật và đặc biệt là loài “cẩu”. Đối với những ai yêu thích về thiên nhiên hoang dã hay về loài chó thì không thể bỏ qua “ Tiếng gọi nơi hoang dã”
Bài học rút ra từ cuốn tiểu thuyết
1. Những khó khăn, khổ cực trong cuộc sống mà ta vượt qua đều là những bài học đắt giá giúp ta trưởng thành hơn.
2. Có những người đối sử tệ bạc thậm chí là độc ác với ta, nhưng biết đâu chính họ lại là người đã dạy ta nhưng bài học để không bao giờ ta mắc lại sai lầm đó nữa
3. Trong một môi trường quá ư là khắc nhiệt và tàn bạo thì đạo đức là thứ thừa thãi để giữa lại được mạng sống
4. Dù trong cuộc đời có những người bên ta vì vụ lợi, vì sự cộng tác, nhưng rồi cuối cùng ta cũng gặp được người bên ta vì tình thương yêu và những nghĩa cử cao đẹp.
5. Đừng làm thầy kẻ ngu và thế giới này mất đi vài kẻ ngu thì cũng chẳng có gì đáng tiếc
6. Khi những sợi dây ràng buộc bị cắt đứt, không người thân thích, không có mối quan hệ ràng buộc ta có thể trở thành những kẻ thú tính và cực kì nguy hiểm
Tác giả bài review: Hưng Gymoga
Nguồn:https://vnkings.com/nhat-ki-doc-sach-cua-hung-gymoga/tieng-goi-noi-hoang-da-10-12-2017-p43408.html
Tiếng gọi nơi hoang dã - Tuyệt phẩm của nhà văn Jack London
“Tiếng gọi nơi hoang dã” là một tuyệt phẩm kinh điển của nhà văn đại tài người mỹ Jack London. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình tìm về cuội nguồn hoang dã nguyên thủy của chú chó Buck. Từ một chú chó thuần hóa vốn sống yên bình với con người, chú dần tìm về với cuộc sống thiên nhiên hoang dại của một con sói, do dòng dời đưa đẩy và số phận nghiệt ngã mà chú phải trải qua.
Tôi không mấy ấn tượng khi đọc những trang đầu của cuốn sách, nhưng khi càng lật, tôi càng bị cuốn hút bởi ngòi bút của tác giả, tình tiết càng lúc càng gay cấn và khắc nhiệt. Tuy nhiên, trong mạch truyện vẫn có những khoảng “êm dềm” để tôi được nghỉ ngơi và thư giãn cùng với Buck trước khi tiến tới những cuộc hành trình và những biến cố tàn khốc hơn. Rồi những trận chiến khốc liệt của những con thú, những cơn khát máu, tác giả khiến cho tôi cũng phải điên dại theo cái cách mà ông miêu tả. Đúng như cái tên “ tiếng gọi nơi hoang dã”, nó khiến người đọc như đang bị mời gọi vào cái thế giới hoang dã của bầy thú vậy, hình ảnh hoang dã đó ngày một rõ nét qua từng giai đoạn của cuốn tiểu thuyết.
Tóm lại, đối với tôi đây là tác phẩm rất hay, cho tôi thêm những cái nhìn và hiểu biết về thiên nhiên, động vật và đặc biệt là loài “cẩu”. Đối với những ai yêu thích về thiên nhiên hoang dã hay về loài chó thì không thể bỏ qua “ Tiếng gọi nơi hoang dã”
Bài học rút ra từ cuốn tiểu thuyết
1. Những khó khăn, khổ cực trong cuộc sống mà ta vượt qua đều là những bài học đắt giá giúp ta trưởng thành hơn.
2. Có những người đối sử tệ bạc thậm chí là độc ác với ta, nhưng biết đâu chính họ lại là người đã dạy ta nhưng bài học để không bao giờ ta mắc lại sai lầm đó nữa
3. Trong một môi trường quá ư là khắc nhiệt và tàn bạo thì đạo đức là thứ thừa thãi để giữa lại được mạng sống
4. Dù trong cuộc đời có những người bên ta vì vụ lợi, vì sự cộng tác, nhưng rồi cuối cùng ta cũng gặp được người bên ta vì tình thương yêu và những nghĩa cử cao đẹp.
5. Đừng làm thầy kẻ ngu và thế giới này mất đi vài kẻ ngu thì cũng chẳng có gì đáng tiếc
6. Khi những sợi dây ràng buộc bị cắt đứt, không người thân thích, không có mối quan hệ ràng buộc ta có thể trở thành những kẻ thú tính và cực kì nguy hiểm
Tác giả bài review: Hưng Gymoga
Nguồn:https://vnkings.com/nhat-ki-doc-sach-cua-hung-gymoga/tieng-goi-noi-hoang-da-10-12-2017-p43408.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM - By PHAN BA
Trong những cánh rừng vĩnh cửu - FRED VARGAS, TÁC GIẢ NGƯỜI PHÁP,
đọc fred vargas, độc giả không chỉ đọc về tình tiết vụ án, chúng ta còn có thể tận hưởng một thứ gây đắm đuối hơn nhiều: được đọc cả văn chương. sở hữu bút pháp kỳ quái vắt vẻo trên hai thể loại, trong những cánh rừng vĩnh cửu là một tác phẩm trinh thám thượng thừa, đã vậy còn tràn ngập thơ ca, dạng thơ alexandrine mười hai âm tiết đã từng khuynh đảo thế giới văn chương được tái hiện lại liên tục qua nhân vật veyrenc, đơn giản bởi anh ta thường xuyên nói chuyện bằng thơ
cảnh sát trưởng adamsberg hiện dần lên trong mắt người đọc với bộ dạng không giống cảnh sát cho lắm. anh ta thích đi lang thang, thích đi bộ dưới mưa, thích nhặt sỏi (vâng, chính xác nhặt sỏi, và phải sỏi dưới suối, tức là phải lội nước), nhưng lại không khoái chia sẻ suy nghĩ với đồng nghiệp, tinh thần hợp tác làm việc nhóm cũng tương đối kém, chả mấy khi lập luận logic v…v… tuy vậy, cái đặc biệt ở adamsberg thì tuyệt đối hay ho, vì anh ấy có khả năng nối kết những chi tiết tưởng như vô thưởng vô phạt chả liên quan chả ai để ý lại với nhau bằng những suy nghĩ kỳ quặc và thái độ gần như gàn dở
chỉ vì tìm ra hơn chục con chuột bị giết mà adamsberg làm đảo lộn cả một cuộc điều tra coi như đã kết thúc, và từ vụ án mấy con chuột, bác sĩ pháp y ariane lagarde đã phát triển lý thuyết tội phạm học về sự phân ly, cũng chính là thứ sẽ xuyên suốt cả tác phẩm dài hơi này. đồng hành cùng lý thuyết phân ly alpha và omega của bác sĩ lagarde là hình ảnh về cặp sừng hươu khổng lồ (tên gốc của tác phẩm《dans les bois éternels》còn có thể hiểu là《trong những cặp sừng vĩnh cửu》) cứ ẩn ẩn hiện hiện trong suốt cả tác phẩm, kể từ khi người ta phát hiện ra những con hươu bị giết
chắc hẳn nhân dạng của kẻ thủ ác thực sự sẽ làm nhiều người bất ngờ, nhưng đó chả phải điều làm cho quyển sách này nổi bật, riêng em xếp những tác phẩm như thế này vào thể loại《không phải để đoán》, bỏ qua những tình tiết mà tác giả bắt buộc phải nêu lên thì những gì còn lại là một cánh rừng tuyệt đẹp của chi tiết, ngôn từ, các yếu tố vùng miền cùng sự kỳ lạ của cấu tạo xương ở vài loài vật v…v… hơn nữa tác giả còn đặc biệt nhắc nhiều đến racine, ai thực sự rành racine sẽ phải tán thưởng, vì cái tên này gợi ngay đến những âm mưu, các bóng ma quá khứ và tội lỗi của đàn bà.
~
Trong những cánh rừng vĩnh cửu - Fred Vargas
Hai tên ma cô đầu đường xó chợ chết trên những con phố ở vùng ngoại ô Paris, tình nghi do thanh toán giữa các băng nhóm. Tuy nhiên, với linh cảm của mình, cảnh sát trưởng Adamsberg của đội hình sự Paris nhất quyết cho rằng đây là hai vụ án mạng được ngụy tạo cẩn thận. Cùng lúc đó, ở vùng Normandie, một sự kiện lạ lùng đã xảy ra: xác của hai con hươu bị sát hại một cách dã man, quả tim bị lấy mất.
Một kẻ thù cũ của Adamsberg, mụ y tá già đã giết chết hàng loạt mạng người, đã bất ngờ vượt ngục. Liệu có mối liên hệ nào giữa các sự vụ trên? Bằng những suy luận sắc bén và tinh tế của mình, Adamsberg đã dần lật mở một mưu đồ khủng khiếp, một âm mưu có thể khiến anh và các đồng đội của mình phải đánh đổi cả mạng sống để ngăn chặn…
Fred Vargas được mệnh danh là “Nữ hoàng truyện trinh thám Pháp”, và đây là một tác phẩm có thể nói là tiêu biểu của bà. Cách viết của tác giả rất chậm rãi, các sự việc đều xoay quanh nhân vật Adamsberg và dường như không hề có một sự gắn kết với nhau. Để rồi đến một lúc nào đó, tự nhiên tất cả các tình tiết đều gắn kết vào với nhau mà người đọc không thể biết được. Đọc truyện Vargas các bạn phải kiên nhẫn, bởi đoạn đầu rất gây buồn ngủ.
Adamsberg phải nói là một tay cực kỳ lẩn thẩn, nhiều câu phát biểu của anh trong truyện rất là điên rồ. Cá nhân mình rất không ưa anh Adamsberg này trong “Bí ẩn nĩa ba răng”, toàn tự đưa mình và đồng đội vào thế kẹt, nhưng ở tác phẩm này, chính cái điên đó lại là cái hay của truyện. Một người cảnh sát ở Paris, chỉ nói chuyện với mấy tay bợm nhậu ở Normandie có một lần hiếm hoi, vậy mà lại rất sẵn lòng lắng nghe câu chuyện của họ, một câu chuyện có thể nói là vớ vẩn của mấy dân nhậu, để rồi từ đó khám phá ra bí ẩn. Cách viết của Vargas khiến mình hoàn toàn không cảm thấy có gì đó khiên cưỡng ở tình tiết này, bởi những mô tả của bà về Adamsberg trước tình huống này đủ để khiến người đọc tin rằng anh ta sẽ hành động như thế.
Kết thúc của truyện thì không có gì để chê cả, bất ngờ có, hợp lý có, thỏa mãn cũng có. Có một điều mình không hài lòng ở cuốn này, đó là do khác người dịch với “Bí ẩn nĩa ba răng” nên bị ngược với cuốn kia. Trong “Bí ẩn nĩa ba răng” thì em trai của Adamsberg bị tình nghi giết người, còn trong cuốn này thì lại dịch thành anh trai. Chất lượng giấy thì giấy trắng và dày hơn rất nhiều so với mấy cuốn bây giờ. Chữ in cách hàng coi rất thích, mấy cuốn bây giờ như “Reacher báo thù”, “Tay lái súng đa cảm” hay “Người đàn ông đến từ Bắc Kinh” thì chữ chi chít lại với nhau đọc nhức cả mắt.
Điểm số cá nhân: 8.5/10.
Người viêt: Le Phuc Thinh
Trong những cánh rừng vĩnh cửu - FRED VARGAS, TÁC GIẢ NGƯỜI PHÁP,
đọc fred vargas, độc giả không chỉ đọc về tình tiết vụ án, chúng ta còn có thể tận hưởng một thứ gây đắm đuối hơn nhiều: được đọc cả văn chương. sở hữu bút pháp kỳ quái vắt vẻo trên hai thể loại, trong những cánh rừng vĩnh cửu là một tác phẩm trinh thám thượng thừa, đã vậy còn tràn ngập thơ ca, dạng thơ alexandrine mười hai âm tiết đã từng khuynh đảo thế giới văn chương được tái hiện lại liên tục qua nhân vật veyrenc, đơn giản bởi anh ta thường xuyên nói chuyện bằng thơ
cảnh sát trưởng adamsberg hiện dần lên trong mắt người đọc với bộ dạng không giống cảnh sát cho lắm. anh ta thích đi lang thang, thích đi bộ dưới mưa, thích nhặt sỏi (vâng, chính xác nhặt sỏi, và phải sỏi dưới suối, tức là phải lội nước), nhưng lại không khoái chia sẻ suy nghĩ với đồng nghiệp, tinh thần hợp tác làm việc nhóm cũng tương đối kém, chả mấy khi lập luận logic v…v… tuy vậy, cái đặc biệt ở adamsberg thì tuyệt đối hay ho, vì anh ấy có khả năng nối kết những chi tiết tưởng như vô thưởng vô phạt chả liên quan chả ai để ý lại với nhau bằng những suy nghĩ kỳ quặc và thái độ gần như gàn dở
chỉ vì tìm ra hơn chục con chuột bị giết mà adamsberg làm đảo lộn cả một cuộc điều tra coi như đã kết thúc, và từ vụ án mấy con chuột, bác sĩ pháp y ariane lagarde đã phát triển lý thuyết tội phạm học về sự phân ly, cũng chính là thứ sẽ xuyên suốt cả tác phẩm dài hơi này. đồng hành cùng lý thuyết phân ly alpha và omega của bác sĩ lagarde là hình ảnh về cặp sừng hươu khổng lồ (tên gốc của tác phẩm《dans les bois éternels》còn có thể hiểu là《trong những cặp sừng vĩnh cửu》) cứ ẩn ẩn hiện hiện trong suốt cả tác phẩm, kể từ khi người ta phát hiện ra những con hươu bị giết
chắc hẳn nhân dạng của kẻ thủ ác thực sự sẽ làm nhiều người bất ngờ, nhưng đó chả phải điều làm cho quyển sách này nổi bật, riêng em xếp những tác phẩm như thế này vào thể loại《không phải để đoán》, bỏ qua những tình tiết mà tác giả bắt buộc phải nêu lên thì những gì còn lại là một cánh rừng tuyệt đẹp của chi tiết, ngôn từ, các yếu tố vùng miền cùng sự kỳ lạ của cấu tạo xương ở vài loài vật v…v… hơn nữa tác giả còn đặc biệt nhắc nhiều đến racine, ai thực sự rành racine sẽ phải tán thưởng, vì cái tên này gợi ngay đến những âm mưu, các bóng ma quá khứ và tội lỗi của đàn bà.
~
Trong những cánh rừng vĩnh cửu - Fred Vargas
Hai tên ma cô đầu đường xó chợ chết trên những con phố ở vùng ngoại ô Paris, tình nghi do thanh toán giữa các băng nhóm. Tuy nhiên, với linh cảm của mình, cảnh sát trưởng Adamsberg của đội hình sự Paris nhất quyết cho rằng đây là hai vụ án mạng được ngụy tạo cẩn thận. Cùng lúc đó, ở vùng Normandie, một sự kiện lạ lùng đã xảy ra: xác của hai con hươu bị sát hại một cách dã man, quả tim bị lấy mất.
Một kẻ thù cũ của Adamsberg, mụ y tá già đã giết chết hàng loạt mạng người, đã bất ngờ vượt ngục. Liệu có mối liên hệ nào giữa các sự vụ trên? Bằng những suy luận sắc bén và tinh tế của mình, Adamsberg đã dần lật mở một mưu đồ khủng khiếp, một âm mưu có thể khiến anh và các đồng đội của mình phải đánh đổi cả mạng sống để ngăn chặn…
Fred Vargas được mệnh danh là “Nữ hoàng truyện trinh thám Pháp”, và đây là một tác phẩm có thể nói là tiêu biểu của bà. Cách viết của tác giả rất chậm rãi, các sự việc đều xoay quanh nhân vật Adamsberg và dường như không hề có một sự gắn kết với nhau. Để rồi đến một lúc nào đó, tự nhiên tất cả các tình tiết đều gắn kết vào với nhau mà người đọc không thể biết được. Đọc truyện Vargas các bạn phải kiên nhẫn, bởi đoạn đầu rất gây buồn ngủ.
Adamsberg phải nói là một tay cực kỳ lẩn thẩn, nhiều câu phát biểu của anh trong truyện rất là điên rồ. Cá nhân mình rất không ưa anh Adamsberg này trong “Bí ẩn nĩa ba răng”, toàn tự đưa mình và đồng đội vào thế kẹt, nhưng ở tác phẩm này, chính cái điên đó lại là cái hay của truyện. Một người cảnh sát ở Paris, chỉ nói chuyện với mấy tay bợm nhậu ở Normandie có một lần hiếm hoi, vậy mà lại rất sẵn lòng lắng nghe câu chuyện của họ, một câu chuyện có thể nói là vớ vẩn của mấy dân nhậu, để rồi từ đó khám phá ra bí ẩn. Cách viết của Vargas khiến mình hoàn toàn không cảm thấy có gì đó khiên cưỡng ở tình tiết này, bởi những mô tả của bà về Adamsberg trước tình huống này đủ để khiến người đọc tin rằng anh ta sẽ hành động như thế.
Kết thúc của truyện thì không có gì để chê cả, bất ngờ có, hợp lý có, thỏa mãn cũng có. Có một điều mình không hài lòng ở cuốn này, đó là do khác người dịch với “Bí ẩn nĩa ba răng” nên bị ngược với cuốn kia. Trong “Bí ẩn nĩa ba răng” thì em trai của Adamsberg bị tình nghi giết người, còn trong cuốn này thì lại dịch thành anh trai. Chất lượng giấy thì giấy trắng và dày hơn rất nhiều so với mấy cuốn bây giờ. Chữ in cách hàng coi rất thích, mấy cuốn bây giờ như “Reacher báo thù”, “Tay lái súng đa cảm” hay “Người đàn ông đến từ Bắc Kinh” thì chữ chi chít lại với nhau đọc nhức cả mắt.
Điểm số cá nhân: 8.5/10.
Người viêt: Le Phuc Thinh
Last edited by LDN on Thu Jan 12, 2023 3:40 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM - by PHAN BA
Ma sói - FRED VARGAS
Dịch giả: Doãn Hoàng Lan
Trong một khu bảo tồn thiên nhiên, vùng Mercantour, người ta dần dần khôi phục môi trường sinh sống tự nhiên cho loài chó sói. Một số chuyên gia đã tới đây trợ giúp cho công việc này, trong đó có Lawrence là một người Canada. Anh nghiên cứu về sói, và sống với Camille (mở ngoặc, cô gái mà Adamsberg yêu, xuất hiện từ quyển 1 – Người vẽ những vòng tròn xanh) và dần gắn với làng nhỏ Saint Victor vùng Alpes này.
Cuộc sống êm đềm của làng nhỏ bỗng dưng bị xáo trộn khi bốn con cừu bị giết ở Ventebrune. Sau đó là chín con cừu khác bị giết ở Pierrefort. Các dấu vết để lại – những vết thương bị cắn xé, những vũng máu cho thấy, nhiều khả năng thủ phạm là sói lớn. Lawrence quyết định đi tìm con sói trước khi người ta sẽ tiêu diệt tất cả sói trong khu vực. Cuộc tìm kiếm không đem lại kết quả gì.
Nhưng chẳng bao lâu sau, thì bắt đầu có nạn nhân là người – Suzanne Rosselin, một phụ nữ trong làng, chủ một trang trại nuôi cừu. Vết tích để lại cũng giống như những con cừu bị giết trước đó. Người dân trong vùng bắt đầu tin rằng, thủ phạm là người sói, và Massart, một người làm việc trong lò mổ chính là người sói này. Tất nhiên, chẳng cảnh sát nào tin vào giả thiết này cả (mình cũng chả tin).
Nguyên nhân khiến cho Massart bị nghi ngờ, đó là anh ta không có lông trên người (theo tín ngưỡng mê tín, người sói mọc lông vào bên trong). Đã thế, anh ta lại sống cô độc một mình, không quan hệ với phụ nữ (có tin đồn là yếu sinh lý). Sau cái chết của Suzanne Massart biến mất, để lại bản đồ đánh dấu một tuyến đường đặc biệt trong đó bao gồm vị trí các cuộc tàn sát cừu trước đó.
Hai người làng tin rằng, họ phải tìm Massart về chịu tội. Đó là Soliman, một người da đen, con nuôi của Suzanne; và ông già Watchee, người chăn cừu của Suzanne. Họ có phương tiện di chuyển là một chiếc xe tải vận chuyển gia súc cũ, nhưng không ai có bằng lái. Vì vậy, cả hai đã mời Camille tham gia với tư cách tài xế.
Trong cuốn sách này, Camille sống trong làng, làm nghề sửa ống nước và viết nhạc cho những phim truyền hình nhiều tập. Khi bộ ba kỳ lạ này trên đường tìm kiếm, những trường hợp tử vong xuất hiện nhiều hơn, và họ bắt đầu nhận ra rằng việc này là vượt quá sức họ, và họ cần sự giúp đỡ của cảnh sát. Camille quyết định nhờ Adamsberg giúp đỡ.
Nói thực là truyện này đọc khá dài dòng với những chi tiết. Tuy nhiên, đối với Vargas, điều này có lẽ là bình thường. Thủ phạm cũng khá là bất ngờ, tuy nhiên, có cái gì đó khiến mình chưa thấy thỏa mãn lắm, có lẽ là các dẫn dắt đến đầu mối của Adamsberg, hơi có tính sắp đặt quá. Mạch truyện chầm chậm, từ từ, nhiều chi tiết đánh lạc hướng, và nhiều chi tiết ma quái, trùng hợp khiến cho người đọc cảm thấy hoang mang với giả thiết ma sói. Ngoài ra, trong quyển này cô nàng Camille khiến mình không ưa mấy. Thật ra từ quyển trước mình đã không ưa, nhưng quyển trước cô ấy chỉ xuất hiện thoáng qua, đến nỗi mình còn chả nhớ tên cô ấy.
Mặc dù vậy, khi đọc thì cảm giác vẫn là khá cuốn hút. Cho nên mình nghĩ rằng quyển này vẫn xứng đáng xếp loại khá, cỡ 7,5/10
Ha Le
Đây là tác phẩm đầu tiên của Fred Vargas – nữ hoàng trinh thám Pháp – mà mình được đọc, phải nói thật, mình…không thích lắm. Không phải vì truyện không hay, đánh giá về phương diện trinh thám, mình khá hài lòng về vụ án, tuy nhiên, tác phẩm này thật sự quá dài dòng. Vốn đã khá quen với lối viết lãng mạn, miên man tận phương trời nào của trinh thám Pháp, thế nên mình cũng đã chuẩn bị tinh thần khi đọc cuốn này. Hơi dài, ok, nhưng dành ra gần chục trang nói về cảnh một anh cảnh sát trưởng buồn đời lấy gậy khuấy nước, 100 trang diễn tả cảnh xe chạy trên đường và thêm 200 trang khác dành cho các cuộc đối thoại mà phần lớn trong số đó chẳng liên quan gì đến vụ án thì…. Có những câu nói, câu trả lời được lặp lại hơn 2 chục lần, mình thầm hỏi: “What’s wrong with those people????”, ai lại có cái kiểu nói chuyện dở hơi vậy chứ (có thể mấy nhân vật tác giả xây dựng cũng hơi dở người, nên không trách được). Qua các tác phẩm đã đọc, đủ mọi đoạn hội thoại được lĩnh ngộ, từ kiểu nói chuyện ngắn gọn, châm biếm của tụi Mẽo, rồi thì kiểu cách, màu mè, khuôn phép của người Anh hay nhiều ẩn ý của người Nhật…. chưa có tác phẩm nào mình muốn lướt qua hết tất cả mọi đoạn hội thoại như tác phẩm này, triết lý có, nhưng lan man quá thể, và trên hết là chẳng hề dính dáng gì đến tình tiết vụ án cả, chỉ đơn giản là…lan man thôi.
Một điểm trừ nữa, theo mình, đó là cảnh hành động trong truyện được miêu tả quá….nghèo nàn, thiếu sức tưởng tượng, độ kịch tính, đôi chỗ có phần phi lý (ví dụ cảnh cô nàng sát thủ giương súng bắn anh Adamsberg của chúng ta, khó có thể tưởng tượng là với một tay bị thương vì đạn bắn, anh có thể xoay chuyển tình thế và dùng một tay, nhấn mạnh là một tay, để khống chế cô nàng đang tự do với cây súng trên tay nọ)
Có lẽ thứ duy nhất bù đắp lại được hết thảy những điều ngán ngẩm trên là phần giải đáp cuối truyện, logic, chỉ có thể nói vậy, về bất ngờ thì có lẽ là không có. Đối với bất kỳ ai đã đọc trinh thám lâu năm đều biết rằng kẻ mà các nhân vật chính của chúng ta bám theo sát đít từ đầu đến cuối, chắc chắn không bao giờ là hung thủ cuối cùng cả, hung thủ sẽ là, và luôn luôn là, một nhân vật được nhắc đến trong truyện, nhân vật mà ta ít ngờ đến nhất, nhưng cuốn này không đến nỗi vậy đâu, nhân vật đó chỉ có thể là phương án duy nhất còn lại, nếu dùng phép loại suy đơn giản, vì truyện không nhắc đến nhiều nhân vật, chỉ vỏn vẹn 4 người liên quan đến vụ án, không kể nhân vật chính của chúng ta, thế nên, việc đoán chừng dường như quá đơn giản. Hiện tại đối với mình, điều quan trọng nhất trong một cuốn trinh thám, không phải là thủ phạm có khó đoán, có bất ngờ hay không, mà là lời giải thích sau cùng có hợp lý không, và mình phải công nhận Fred Vargas đã làm rất tốt khoản này.
Nói chung, đọc mệt nhưng không hối hận khi đọc xong cuốn này (nhờ cái kết), không phải lo về mặt logic, vì cuốn này khá ok (trừ vài chi tiết nhỏ, không đáng kể, không liên quan đến vụ án). Khuyến nghị cho bạn nào thích văn học Pháp, có lòng kiên nhẫn cao, sẵn sàng cày gần 400 trang truyện cho cuốn tiểu thuyết mà theo ý mình, tầm hơn 100 trang là đủ.
Steven Nguyễn
Ma sói - FRED VARGAS
Dịch giả: Doãn Hoàng Lan
Trong một khu bảo tồn thiên nhiên, vùng Mercantour, người ta dần dần khôi phục môi trường sinh sống tự nhiên cho loài chó sói. Một số chuyên gia đã tới đây trợ giúp cho công việc này, trong đó có Lawrence là một người Canada. Anh nghiên cứu về sói, và sống với Camille (mở ngoặc, cô gái mà Adamsberg yêu, xuất hiện từ quyển 1 – Người vẽ những vòng tròn xanh) và dần gắn với làng nhỏ Saint Victor vùng Alpes này.
Cuộc sống êm đềm của làng nhỏ bỗng dưng bị xáo trộn khi bốn con cừu bị giết ở Ventebrune. Sau đó là chín con cừu khác bị giết ở Pierrefort. Các dấu vết để lại – những vết thương bị cắn xé, những vũng máu cho thấy, nhiều khả năng thủ phạm là sói lớn. Lawrence quyết định đi tìm con sói trước khi người ta sẽ tiêu diệt tất cả sói trong khu vực. Cuộc tìm kiếm không đem lại kết quả gì.
Nhưng chẳng bao lâu sau, thì bắt đầu có nạn nhân là người – Suzanne Rosselin, một phụ nữ trong làng, chủ một trang trại nuôi cừu. Vết tích để lại cũng giống như những con cừu bị giết trước đó. Người dân trong vùng bắt đầu tin rằng, thủ phạm là người sói, và Massart, một người làm việc trong lò mổ chính là người sói này. Tất nhiên, chẳng cảnh sát nào tin vào giả thiết này cả (mình cũng chả tin).
Nguyên nhân khiến cho Massart bị nghi ngờ, đó là anh ta không có lông trên người (theo tín ngưỡng mê tín, người sói mọc lông vào bên trong). Đã thế, anh ta lại sống cô độc một mình, không quan hệ với phụ nữ (có tin đồn là yếu sinh lý). Sau cái chết của Suzanne Massart biến mất, để lại bản đồ đánh dấu một tuyến đường đặc biệt trong đó bao gồm vị trí các cuộc tàn sát cừu trước đó.
Hai người làng tin rằng, họ phải tìm Massart về chịu tội. Đó là Soliman, một người da đen, con nuôi của Suzanne; và ông già Watchee, người chăn cừu của Suzanne. Họ có phương tiện di chuyển là một chiếc xe tải vận chuyển gia súc cũ, nhưng không ai có bằng lái. Vì vậy, cả hai đã mời Camille tham gia với tư cách tài xế.
Trong cuốn sách này, Camille sống trong làng, làm nghề sửa ống nước và viết nhạc cho những phim truyền hình nhiều tập. Khi bộ ba kỳ lạ này trên đường tìm kiếm, những trường hợp tử vong xuất hiện nhiều hơn, và họ bắt đầu nhận ra rằng việc này là vượt quá sức họ, và họ cần sự giúp đỡ của cảnh sát. Camille quyết định nhờ Adamsberg giúp đỡ.
Nói thực là truyện này đọc khá dài dòng với những chi tiết. Tuy nhiên, đối với Vargas, điều này có lẽ là bình thường. Thủ phạm cũng khá là bất ngờ, tuy nhiên, có cái gì đó khiến mình chưa thấy thỏa mãn lắm, có lẽ là các dẫn dắt đến đầu mối của Adamsberg, hơi có tính sắp đặt quá. Mạch truyện chầm chậm, từ từ, nhiều chi tiết đánh lạc hướng, và nhiều chi tiết ma quái, trùng hợp khiến cho người đọc cảm thấy hoang mang với giả thiết ma sói. Ngoài ra, trong quyển này cô nàng Camille khiến mình không ưa mấy. Thật ra từ quyển trước mình đã không ưa, nhưng quyển trước cô ấy chỉ xuất hiện thoáng qua, đến nỗi mình còn chả nhớ tên cô ấy.
Mặc dù vậy, khi đọc thì cảm giác vẫn là khá cuốn hút. Cho nên mình nghĩ rằng quyển này vẫn xứng đáng xếp loại khá, cỡ 7,5/10
Ha Le
Đây là tác phẩm đầu tiên của Fred Vargas – nữ hoàng trinh thám Pháp – mà mình được đọc, phải nói thật, mình…không thích lắm. Không phải vì truyện không hay, đánh giá về phương diện trinh thám, mình khá hài lòng về vụ án, tuy nhiên, tác phẩm này thật sự quá dài dòng. Vốn đã khá quen với lối viết lãng mạn, miên man tận phương trời nào của trinh thám Pháp, thế nên mình cũng đã chuẩn bị tinh thần khi đọc cuốn này. Hơi dài, ok, nhưng dành ra gần chục trang nói về cảnh một anh cảnh sát trưởng buồn đời lấy gậy khuấy nước, 100 trang diễn tả cảnh xe chạy trên đường và thêm 200 trang khác dành cho các cuộc đối thoại mà phần lớn trong số đó chẳng liên quan gì đến vụ án thì…. Có những câu nói, câu trả lời được lặp lại hơn 2 chục lần, mình thầm hỏi: “What’s wrong with those people????”, ai lại có cái kiểu nói chuyện dở hơi vậy chứ (có thể mấy nhân vật tác giả xây dựng cũng hơi dở người, nên không trách được). Qua các tác phẩm đã đọc, đủ mọi đoạn hội thoại được lĩnh ngộ, từ kiểu nói chuyện ngắn gọn, châm biếm của tụi Mẽo, rồi thì kiểu cách, màu mè, khuôn phép của người Anh hay nhiều ẩn ý của người Nhật…. chưa có tác phẩm nào mình muốn lướt qua hết tất cả mọi đoạn hội thoại như tác phẩm này, triết lý có, nhưng lan man quá thể, và trên hết là chẳng hề dính dáng gì đến tình tiết vụ án cả, chỉ đơn giản là…lan man thôi.
Một điểm trừ nữa, theo mình, đó là cảnh hành động trong truyện được miêu tả quá….nghèo nàn, thiếu sức tưởng tượng, độ kịch tính, đôi chỗ có phần phi lý (ví dụ cảnh cô nàng sát thủ giương súng bắn anh Adamsberg của chúng ta, khó có thể tưởng tượng là với một tay bị thương vì đạn bắn, anh có thể xoay chuyển tình thế và dùng một tay, nhấn mạnh là một tay, để khống chế cô nàng đang tự do với cây súng trên tay nọ)
Có lẽ thứ duy nhất bù đắp lại được hết thảy những điều ngán ngẩm trên là phần giải đáp cuối truyện, logic, chỉ có thể nói vậy, về bất ngờ thì có lẽ là không có. Đối với bất kỳ ai đã đọc trinh thám lâu năm đều biết rằng kẻ mà các nhân vật chính của chúng ta bám theo sát đít từ đầu đến cuối, chắc chắn không bao giờ là hung thủ cuối cùng cả, hung thủ sẽ là, và luôn luôn là, một nhân vật được nhắc đến trong truyện, nhân vật mà ta ít ngờ đến nhất, nhưng cuốn này không đến nỗi vậy đâu, nhân vật đó chỉ có thể là phương án duy nhất còn lại, nếu dùng phép loại suy đơn giản, vì truyện không nhắc đến nhiều nhân vật, chỉ vỏn vẹn 4 người liên quan đến vụ án, không kể nhân vật chính của chúng ta, thế nên, việc đoán chừng dường như quá đơn giản. Hiện tại đối với mình, điều quan trọng nhất trong một cuốn trinh thám, không phải là thủ phạm có khó đoán, có bất ngờ hay không, mà là lời giải thích sau cùng có hợp lý không, và mình phải công nhận Fred Vargas đã làm rất tốt khoản này.
Nói chung, đọc mệt nhưng không hối hận khi đọc xong cuốn này (nhờ cái kết), không phải lo về mặt logic, vì cuốn này khá ok (trừ vài chi tiết nhỏ, không đáng kể, không liên quan đến vụ án). Khuyến nghị cho bạn nào thích văn học Pháp, có lòng kiên nhẫn cao, sẵn sàng cày gần 400 trang truyện cho cuốn tiểu thuyết mà theo ý mình, tầm hơn 100 trang là đủ.
Steven Nguyễn
Last edited by LDN on Sun Jan 15, 2023 3:04 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM - by PHAN BA
Bí ẩn nĩa ba răng
16 năm trước, em trai của Cảnh sát trưởng Adamsberg, Raphael vô tình bị nghi oan giết người. Nạn nhân là người yêu của cậu, bị đâm ba nhát thẳng hàng nhau. Adamsberg lúc đó đã cố gắng cứu em trai thoát khỏi án tù và minh oan cho em. Nhưng anh thắt bại khi không tìm ra được bằng chứng kết tội hung thủ thật sự, hơn nữa lúc đó anh hẵng còn quá trẻ. Vụ án rơi vào quên lãng và Raphael phải bỏ trốn. Đứng trước sự thách thức của hung thủ, Adamsberg cũng phải bỏ chạy. Mang trong mình nỗi mặc cảm, Adamsberg luôn bị ám ảnh bởi bóng ma Nĩa ba răng.
16 năm sau, tại Shiltighem lại xảy ra vụ án mạng gần giống hệt vụ của em trai anh. Cũng có 1 người bị nghi oan, 1 nạn nhân bị xiên bằng ba nhát đâm thẳng hàng. Kích thước và chiều rộng gần chính xác. Adamsberg tin rằng bóng ma ngày xưa đã quay trở lại nhưng không một ai tin tưởng anh. Nhưng càng điều tra, Adamsberg càng phát hiện suốt 16 năm qua, bóng ma vẫn không ngừng ra tay. Đến khi xảy ra tiếp vụ án mạng ở tận Quebec, Canada, tổng số nạn nhân của hắn đã là 13 người.
Không thể thuyết phục được bất kỳ ai, thậm chí có lúc chính Adamsberg cũng nghi ngờ anh có phải chính là con ma giết người hay không. Đặc biệt khi anh dính bẫy của hung thủ. Phải trốn chạy, phải sử dụng mọi trí tuệ cùng sự giúp đỡ của những người tin tưởng anh, Adamsberg mới chứng tỏ được mình đã đúng, đồng thời minh oan được cho Raphael.
Đọc nội dung thì có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, hơn 500 trang truyện thực sự là cuộc chiến, lời thách thức của Fred Vargas đối với mình. Tầng tầng lớp lớp hình ảnh ẩn dụ, người có, động vật có, từ vật vô tri đến vật…. có tri tất cả đều hiện lên xuyên suốt truyện, lặp đi lặp lại đến mức không thể chịu nổi. Truyện chỉ hấp dẫn được ở 100 trang cuối cùng. Đoạn kết theo mình là cực chán. Đến giờ cái đọng lại là toàn bộ những hình ảnh ẩn dụ của Adamsberg mà thôi. Có lẽ mình nên tạm biệt Fred Vargas lẫn trinh thám Pháp một thời gian. Sau những Alex, Cái Bóng Kinh Hoàng và giờ là Nĩa ba răng, mình chưa thấy cuốn nào hấp dẫn hết. Giá như Fred Vargas tiết chế những hình ảnh ẩn dụ, thì truyện quả thật đã hấp dẫn hơn nhiều.
Quang Huy Nguyễn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Bất ngờ “Trong những cánh rừng vĩnh cửu”
NDO - Với nhiều người đọc tiểu thuyết trinh thám, khi gấp cuốn sách ưng ý, việc tiếp theo là tìm những cuốn khác của cùng tác giả. Fred Vargas là một trong những tác giả có sức hấp dẫn kiểu như vậy, khi cuốn “Trong những cánh rừng vĩnh cửu” của bà đã đưa độc giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Mở đầu cuốn sách là một vụ án, đương nhiên. Nhưng vụ án được đề cập đến nhẩn nha, như hàng trăm, hàng nghìn vụ án khác, khiến độc giả cảm giác như không cần phải để tâm đến vụ án đó. Hai kẻ lang thang bị giết, chẳng phải để cướp của, cũng chẳng vì thù hận hay oán giận gì. Vụ án được nhắc đến và để ở đó, trong sự bế tắc của Đội cảnh sát Hình sự Paris, và sự nhẩn nha của tác giả đối với cảnh sát trưởng Jean Bapstite Adamsberg. Bên cạnh diễn biến vụ án, là việc anh chuyển đến một ngôi nhà mới, ngôi nhà với huyền thuyết về bóng ma một mụ sát nhân bí ẩn thỉnh thoảng vẫn tới thăm lại ngôi nhà. Anh đi cà phê và trò chuyện với nữ bác sĩ pháp y nổi tiếng toàn nước Pháp Ariane Lagarde, một người từng bị anh chỉ ra sai lầm khi anh mới bước chân vào nghề. Anh hộ tống vợ cũ đi biểu diễn nhạc tại một ngôi làng cách đó 136km và ngồi uống bia cùng những người dân làng Haroncourt, lắng nghe những câu chuyện kỳ lạ của họ về cái chết của những con hươu, không lấy sừng, không lấy thịt, không lấy nguyên vẹn cả cái đầu, mà chỉ moi lấy tim của con vật khốn khổ… Và bắt đầu từ đó, những chi tiết ngồn ngộn cứ được đưa ra, được vung vãi như thể chẳng có chủ đích gì khắp các trang sách, cảm giác người viết bày ra vậy và chẳng muốn dọn dẹp.
Một bài thuốc cổ xưa với cái xương hươu, vài món tóc của các cô trinh nữ đã chết, những hướng dẫn không ra đâu vào đâu, được hòa trộn trong sự mơ hồ lẫn lộn trong mối quan hệ của cảnh sát trưởng với các đồng nghiệp, từ thiếu tá Danglard giống như một quyển Bách khoa toàn thư, hay Google với đủ các loại thông tin, cho đến anh chàng Estalere nhớ từng chi tiết trong thói quen và đặc điểm của mỗi người trong đội hình sự, hay cô nàng tóc vàng độc thân Violette Rectangcourt to con và vững chãi, chỗ dựa của cảnh sát trưởng và đội Hình sự, với mối liên hệ đặc biệt với con mèo La Boule được nuôi tại trụ sở… Và đặc biệt là “Kẻ Mới Đến”, anh chàng Louis Veyrenc với những món tóc đỏ mọc một cách kỳ lạ trên đầu, người hóa ra có những mối ân oán bí hiểm với cảnh sát trưởng Adamsberg từ những năm tháng ấu thơ cho đến tận bây giờ.
Thế nhưng, từ những mớ bòng bong chi tiết đó, hình vóc của vụ án bắt đầu hình thành, dù hết sức mờ ảo. Và cảnh sát trưởng Adamsberg, bất chấp có những lúc cả đội phản đối, vẫn sử dụng trực giác của mình để giải quyết vụ việc, mặc dù có những lúc anh cũng cảm thấy hoang mang về những trực giác đó… Có lẽ chỉ có một mình Adamsberg, trong tác phẩm của Fred Vargas, là dám huy động cả một đoàn mô tô, ô tô cảnh sát, thậm chí cả máy bay trực thăng, để rà rà đi theo… một con mèo tới gần 40km, để tìm cứu một đồng nghiệp – điều mà không một đồng nghiệp nào của anh tin được, kể cả khi đã chấp hành mệnh lệnh.
Cuốn sách dẫn dắt người đọc đi từ mê cung này sang mê cung khác, có những lúc tưởng chừng kẻ thủ ác đã lộ diện đến nơi, với những lời nói gần như thú tội, nhưng câu chuyện lại xoay sang hướng hoàn toàn khác. Những mô tả của Fred Vargas, ban đầu tưởng như phục vụ cho những suy đoán ban đầu của bạn đọc, nhưng cuối cùng, khi những cú twist liên tục xuất hiện, nếu quay lại đọc một lần nữa, sẽ thấy hóa ra nó hoàn toàn hợp lý.
Sinh năm 1957 tại Paris, trong một gia đình có mẹ là nhà hóa học và cha thích viết nhưng không bao giờ xuất bản tác phẩm của mình, Fred Vargas thừa hưởng cả cả năng viết lách của cha và tư duy logic của mẹ. Nghề nghiệp bà lựa chọn ban đầu là khảo cổ, và chính công việc này đã giúp ích rất nhiều cho những sáng tác sau này của bà.
Những tác phẩm của Fred Vargas được viết nhanh nhưng rất kỹ, đến mức chỉ cần có cô em gái đọc duyệt là có thể gửi thẳng bản thảo tới nhà in, đó là nhận xét của các biên tập viên NXB dành cho bà. Các tiểu thuyết của nữ nhà văn ra mắt liên tục và con số bán ra ngày một tăng, vượt qua cả mức 4,5 triệu bản. Nhưng Fred Vargas lại là người hết sức tránh danh tiếng. Bà không thích xuất hiện trước công chúng, không tham gia vào những cuộc PR ồn ào. Tiền tài, danh vọng, sự quan tâm quá mức của công chúng, bà đều không quan tâm. Niềm vui lớn nhất, Fred Vargas đặt ở gia đình nhỏ của mình, ở cô em gái sinh đôi và ở các tác phẩm của mình. Tại Việt Nam, một số tác phẩm của bà đã được phát hành, ngoài “Trong những cánh rừng vĩnh cửu” còn có “Bí ẩn nĩa ba răng”, “Ma sói”, “Dưới những ngọn gió biển”…
TUYẾT LOAN
NDO - Với nhiều người đọc tiểu thuyết trinh thám, khi gấp cuốn sách ưng ý, việc tiếp theo là tìm những cuốn khác của cùng tác giả. Fred Vargas là một trong những tác giả có sức hấp dẫn kiểu như vậy, khi cuốn “Trong những cánh rừng vĩnh cửu” của bà đã đưa độc giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Mở đầu cuốn sách là một vụ án, đương nhiên. Nhưng vụ án được đề cập đến nhẩn nha, như hàng trăm, hàng nghìn vụ án khác, khiến độc giả cảm giác như không cần phải để tâm đến vụ án đó. Hai kẻ lang thang bị giết, chẳng phải để cướp của, cũng chẳng vì thù hận hay oán giận gì. Vụ án được nhắc đến và để ở đó, trong sự bế tắc của Đội cảnh sát Hình sự Paris, và sự nhẩn nha của tác giả đối với cảnh sát trưởng Jean Bapstite Adamsberg. Bên cạnh diễn biến vụ án, là việc anh chuyển đến một ngôi nhà mới, ngôi nhà với huyền thuyết về bóng ma một mụ sát nhân bí ẩn thỉnh thoảng vẫn tới thăm lại ngôi nhà. Anh đi cà phê và trò chuyện với nữ bác sĩ pháp y nổi tiếng toàn nước Pháp Ariane Lagarde, một người từng bị anh chỉ ra sai lầm khi anh mới bước chân vào nghề. Anh hộ tống vợ cũ đi biểu diễn nhạc tại một ngôi làng cách đó 136km và ngồi uống bia cùng những người dân làng Haroncourt, lắng nghe những câu chuyện kỳ lạ của họ về cái chết của những con hươu, không lấy sừng, không lấy thịt, không lấy nguyên vẹn cả cái đầu, mà chỉ moi lấy tim của con vật khốn khổ… Và bắt đầu từ đó, những chi tiết ngồn ngộn cứ được đưa ra, được vung vãi như thể chẳng có chủ đích gì khắp các trang sách, cảm giác người viết bày ra vậy và chẳng muốn dọn dẹp.
Một bài thuốc cổ xưa với cái xương hươu, vài món tóc của các cô trinh nữ đã chết, những hướng dẫn không ra đâu vào đâu, được hòa trộn trong sự mơ hồ lẫn lộn trong mối quan hệ của cảnh sát trưởng với các đồng nghiệp, từ thiếu tá Danglard giống như một quyển Bách khoa toàn thư, hay Google với đủ các loại thông tin, cho đến anh chàng Estalere nhớ từng chi tiết trong thói quen và đặc điểm của mỗi người trong đội hình sự, hay cô nàng tóc vàng độc thân Violette Rectangcourt to con và vững chãi, chỗ dựa của cảnh sát trưởng và đội Hình sự, với mối liên hệ đặc biệt với con mèo La Boule được nuôi tại trụ sở… Và đặc biệt là “Kẻ Mới Đến”, anh chàng Louis Veyrenc với những món tóc đỏ mọc một cách kỳ lạ trên đầu, người hóa ra có những mối ân oán bí hiểm với cảnh sát trưởng Adamsberg từ những năm tháng ấu thơ cho đến tận bây giờ.
Thế nhưng, từ những mớ bòng bong chi tiết đó, hình vóc của vụ án bắt đầu hình thành, dù hết sức mờ ảo. Và cảnh sát trưởng Adamsberg, bất chấp có những lúc cả đội phản đối, vẫn sử dụng trực giác của mình để giải quyết vụ việc, mặc dù có những lúc anh cũng cảm thấy hoang mang về những trực giác đó… Có lẽ chỉ có một mình Adamsberg, trong tác phẩm của Fred Vargas, là dám huy động cả một đoàn mô tô, ô tô cảnh sát, thậm chí cả máy bay trực thăng, để rà rà đi theo… một con mèo tới gần 40km, để tìm cứu một đồng nghiệp – điều mà không một đồng nghiệp nào của anh tin được, kể cả khi đã chấp hành mệnh lệnh.
Cuốn sách dẫn dắt người đọc đi từ mê cung này sang mê cung khác, có những lúc tưởng chừng kẻ thủ ác đã lộ diện đến nơi, với những lời nói gần như thú tội, nhưng câu chuyện lại xoay sang hướng hoàn toàn khác. Những mô tả của Fred Vargas, ban đầu tưởng như phục vụ cho những suy đoán ban đầu của bạn đọc, nhưng cuối cùng, khi những cú twist liên tục xuất hiện, nếu quay lại đọc một lần nữa, sẽ thấy hóa ra nó hoàn toàn hợp lý.
Sinh năm 1957 tại Paris, trong một gia đình có mẹ là nhà hóa học và cha thích viết nhưng không bao giờ xuất bản tác phẩm của mình, Fred Vargas thừa hưởng cả cả năng viết lách của cha và tư duy logic của mẹ. Nghề nghiệp bà lựa chọn ban đầu là khảo cổ, và chính công việc này đã giúp ích rất nhiều cho những sáng tác sau này của bà.
Những tác phẩm của Fred Vargas được viết nhanh nhưng rất kỹ, đến mức chỉ cần có cô em gái đọc duyệt là có thể gửi thẳng bản thảo tới nhà in, đó là nhận xét của các biên tập viên NXB dành cho bà. Các tiểu thuyết của nữ nhà văn ra mắt liên tục và con số bán ra ngày một tăng, vượt qua cả mức 4,5 triệu bản. Nhưng Fred Vargas lại là người hết sức tránh danh tiếng. Bà không thích xuất hiện trước công chúng, không tham gia vào những cuộc PR ồn ào. Tiền tài, danh vọng, sự quan tâm quá mức của công chúng, bà đều không quan tâm. Niềm vui lớn nhất, Fred Vargas đặt ở gia đình nhỏ của mình, ở cô em gái sinh đôi và ở các tác phẩm của mình. Tại Việt Nam, một số tác phẩm của bà đã được phát hành, ngoài “Trong những cánh rừng vĩnh cửu” còn có “Bí ẩn nĩa ba răng”, “Ma sói”, “Dưới những ngọn gió biển”…
TUYẾT LOAN
Last edited by LDN on Sun Jan 15, 2023 3:12 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRIẾT HỌC ĐƯỜNG PHỐ 2.0
[Review] Hồng lâu mộng – Bộ tiểu thuyết hay nhất tôi đọc trong năm 2020
*Bài viết rất dài nhưng để viết về những cái hay một bộ tiểu thuyết dài 2000 trang thì mình đã cố hết sức rồi.
26 ngày đọc 2000 trang tiểu thuyết viết trong 10 năm và 5 lần chỉnh sửa
Trong mấy năm trước, mình liên tục né tránh đọc bộ Hồng lâu mộng dù đã đọc Tam Quốc, Thuỷ Hử, mấy bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung vì nhiều lý do như sự đồ sộ nó, cùng vô số bình luận về Hồng lâu mộng là “dâm thư”, chỉ trích sự thối nát của xã hội phong kiến, sự bất bình đẳng của giai cấp… Nhưng trên hết là Hồng lâu mộng là tác phẩm chưa bao giờ hoàn thành của Tào Tuyết Cần. Ông viết 80 chương thì mất, mấy chục năm sau Cao Ngạc viết tiếp 40 chương để kết thúc mọi ân oán, tình duyên trong Hồng lâu mộng mà Tào Tuyết Cần để lại. Nó là cái hay những cũng là cái dở, và bên dưới mình sẽ viết rõ cái nhìn của mình về điều này ở cuối bài viết.
Đáng lẽ sẽ còn rất lâu nữa mình mới đọc Hồng lâu mộng nếu như trong khi viết lách mình tự nhiên nghĩ có lẽ bộ tiểu thuyết này có thể giúp ích mình. Và mình đã hoàn toàn bất ngờ – Hồng lâu mộng hay tuyệt vời và là tiểu thuyết hấp dẫn nhất của Trung Quốc mình từng đọc. Còn điều mình không ước lượng trước được là mình đã đọc Hồng lâu mộng lâu đến như vậy: 26 ngày mới đọc xong cho gần 2000 trang ebook file PDF. Nhưng nghĩ lại cũng đáng khi so với 10 năm viết và 5 lần chỉnh sửa Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
“Xem ra chữ toàn bằng huyết,
Cay đắng mười năm khéo lạ lùng.”
Ban đầu mình thấy bản thân ngu ngốc khi đã bỏ qua Hồng lâu mộng trong thời gian lâu đến vậy. Nhưng nghĩ lại nếu mình đọc mấy năm trước khi còn trẻ thì chắc chắn sẽ không thấy cái hay của Hồng lâu mộng ngoài chuyện tình tay ba của Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa với cái kết không có hậu là Bảo Ngọc đi tu, Đại Ngọc uất ức mà chết, còn Bảo Thoa goá chồng nuôi con một mình. Quan trọng hơn, mình nhận ra rằng cốt lõi để nhận ra giá trị hay của một cuốn hay bộ sách, thì bản thân hãy đọc nó chứ đừng nghe ai nói, hay đọc bất cứ bình luận và phê bình nào cả.
Review này mình sẽ đi từ điều cốt lõi, sự độc đáo đã tạo nên sự ẩn dụ và hấp dẫn của nó liên quan đến tôn giáo, thần thoại, triết lý và nhiều sự kiện lịch sử trong Hồng lầu mộng mà Tào Tuyết Cần đã khéo léo sắp xếp. Cuối cùng là cái nhìn của mình của về việc tại sao lại so sánh Hồng lâu mộng với Thần Khúc, và Hồng lâu mộng có cần sự hoàn thành của Cao Ngạc để biến tác phẩm của Tào Tuyết Cần trở thành tiểu thuyết vĩ đại nhất của Trung Quốc hay không?
Ẩn dụ và tính siêu thực của ba cái tên trong hồng lâu mộng
Cái độc đáo của Tào Tuyết Cần mình chưa bao giờ thấy ở ai ngoài tác giả Thần khúc Dante Angelieri là đã lồng ghép, xâu chuỗi các câu chuyện, sự tích thần thoại vào trong ba nhân vật quan trọng nhất của Hồng lâu mộng là Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Chính điều này đã tạo tính siêu thực, vừa giả vừa thật mà rất ít tác phẩm của Trung Quốc và thế giới sánh bằng.
Giả Bảo Ngọc thực chất là một trong ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một (36501) viên đá cao mười hai trượng, vuông hai mươi bốn trượng mà Nữ Oa dùng để vá trời. Nhưng chỉ dùng ba vạn sáu nghìn năm trăm viên, còn một viên thì bỏ lại ở núi Thanh Nghạnh. Viên đá này thấy mỗi mình bị bỏ lại, ngày đêm khóc lóc và sau đó gặp một nhà sư và một đạo sĩ ngỏ ý muốn hoá kiếp thành người.
Ba vạn sáu ngàn năm trăm hòn đá vá trời, kích cỡ cao mười hai trượng, vuông hai mươi bốn trượng mang ẩn dụ của 36500 là số ngày trong năm nhân với 100 lần, 12 ngày và 24 là số tháng trong năm và số giờ trong ngày mang ý nghĩa vô hạn của thời gian và tính siêu thực nói về việc phải rất lâu lâu trong hư không mới có một vật được sinh ra trong kiếp người.
Viên đá bị Nữ Oa bỏ rơi tại núi Thanh Ngạnh, có nghĩa khác “tình căn”, cái gốc của tình. Bảo Ngọc chính là kiếp sau của viên đá không mang vá trời, ngụ ý sẽ nó sẽ có một kiếp người là cội rễ của lưới tình và cũng vì tình sống.
Cả hai đều khuyên viên đá rằng cõi hồng trần thú vị, nhưng không phải là nơi có thể ở lại lâu dài vì “vạn sự vô thường, việc đời đa đoan”, tất cả chỉ là giấc mộng và muôn vật đều trở thành không. Nhưng viên đá vẫn nhất mực van xin đầu thai xuống phàm trần, nên nhà sư đã biến viên đá to dùng để vá trời thành viên ngọc nhỏ để một đứa bé mới sinh có thể ngậm được với điều kiện khi hết duyên tục sẽ phải đi theo mình. Viên ngọc này được gọi là Thông linh bảo Ngọc – viên ngọc được hấp thụ tinh hoa trời đất, tự có linh tính thông minh như người. Giả Bảo Ngọc sinh ra đã ngậm ngọc này, người và ngọc chính là một.
Ngoài ra có một chi tiết mà Tào Tuyết Cần đã cài cắm để người đọc hiểu kiếp này của Bảo Ngọc sẽ trở thành người tu hành là chiếc khoá trường sinh cậu hay đeo bên cạnh viên ngọc Thông linh. Theo lệ của người xưa, với mong muốn con mình không bị chết non, cha mẹ đem con cúng vào chùa làm con nuôi Phật và đeo khoá ở cổ để sống thọ.
Bảo Ngọc được mô tả có dung mạo tuấn tú, có phần giống nữ nhi, ham chơi, gần gũi với con gái, tinh thần lúc vui lúc buồn, khi cười khi nói một mình như kẻ điên và chẳng bao giờ chú tâm học hành. Bảo Ngọc kì lạ đến nỗi người lạ gặp cậu cũng nói với nhau là “bề ngoài thì xinh đẹp, bên trong thì hồ đồ, chỉ là của để nhìn chứ thực ra thì vô dụng. Đến việc mình bị bỏng còn hỏi người khác có đau không.”
Khắp kinh thành đều truyền tai nhau câu nói ngô nghê của Bảo Ngọc là “thân thể con gái kết tinh từ nước nên đáng quý, còn con trai là bùn đất nên dơ bẩn. Hai chữ nữ nhi đối với tôi rất quan trọng, trong sạch và cao quý hơn cả Ngọc Đế và Phật A Di Đà.” Câu nói này có thể vô thưởng vô phạt, nhưng lại ngụ ý nói về việc kiếp trước của Bảo Ngọc là viên đá được Nữ Oa tôi luyện để vá trời và có duyên tình sẵn với Lâm Đại Ngọc.
Tiếp theo là Lâm Đại Ngọc, theo tôn ti là em họ của Bảo Ngọc, cái tên mang nghĩa một loại đá màu đen dùng để kẻ lông mày, mà đôi lông mày là đặc điểm không thể lẫn của Lâm Đại Ngọc. Cô cũng được gọi là “Ngọc đen” đối lập với “Trâm vàng” là Tiết Bảo Thoa.
Kiếp trước của Lâm Đại Ngọc là “cây Giáng Châu bên cạnh hòn đá Tam Sinh được Thần Anh trú ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón cho nó mới tươi tốt sống lâu. Đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm bón, cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái, suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời Ly Hận đói thì ăn quả “Mật Thanh” khát thì uống nước bể “quán sầu”. Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới, cho nên trong lòng nó vẫn mắc mứu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây. Nhưng lúc đó Thần Anh đã xuống trần vì tình duyên nên Giáng Châu nói khóc lóc nói “Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, như thế mới trang trải xong!…”
Tiền kiếp của Lâm Đại Ngọc là Giáng Châu rong chơi ở tầng trời Ly Hận (hận vì phải xa nhau), ăn quả Mật Thanh (điều bí mật), uống nước bể Quán Sầu (nước để tưới sự buồn) và bên cạnh hòn đá Tam sinh tất cả đều báo trước kiếp này là một kiếp buồn thảm vì tình của Đại Ngọc. Tam sinh là một điển tích của Trung Quốc nói về việc một nhà sư hẹn ước với một cô gái 12 năm sau khi chết sẽ gặp nhau. Tam sinh ngụ ý rằng rằng một đôi trai gái phải trải qua ba kiếp thì sẽ có duyên với nhau. Trong Hồng lâu mộng, Bảo Ngọc và Đại Ngọc mới là kiếp thứ 2, nên việc Tào Tuyết Cần sắp xếp “cây Giáng Châu mọc cạnh hòn đá Tam sinh” có ẩn ý kiếp này Đại Ngọc và Bảo Ngọc sẽ không có duyên nhưng lại có chuyện tình từ kiếp trước.
Về sắc đẹp, cùng với một nhân vật khác tên là Tình Văn trong Hồng Lâu Mộng thì Đại Ngọc được mô tả là đẹp như Tây Thi. Cô được ví với hoa sen trôi nhẹ nhàng trong nước với sự tinh tế và và mong manh của mình. Giả Bảo Ngọc được nhiều người cho rằng mang nhiều tính cách của Tào Tuyết Cần, thì Lâm Đại Ngọc chính là nhân vật ông gửi vào đó nhiều đam mê văn thơ của mình nhất. Trong truyện, nói về viết văn làm thơ, không ai có thể hơn được Lâm Đại Ngọc.
Cuối cùng là Tiết Bảo Thoa, cô giống như Đại Ngọc, là bà con bên ngoại với Bảo Ngọc. Bảo Thoa tuy là con gái trong nhà, nhưng từ lúc 5 tuổi đã giỏi văn thơ nên được cha hết sức cưng chiều và dốc sức bồi đắp.
Trong Hồng lâu mộng, trái với tình duyên bi đát của Đại Ngọc, Tào Tuyết Cần đã xây dựng những ẩn ý cho thấy Bảo Thoa có duyên vợ chồng với Bảo Ngọc qua chiếc khoá vàng cô đeo có khắc tám chữ “bất ly bất khí, phương linh vĩnh kế – không xa lìa, không rời bỏ, tuổi thơm được lâu bền mãi” hợp với tám chứ khắc trên viên ngọc Thông linh Bảo Ngọc đeo “mạc thất mạc vong, tiên thọ hằng xương – đừng đánh mất, đừng bỏ quên, tuổi tiên được khoẻ mạnh mãi” thành một câu đối, vì vậy được gọi là kim ngọc lương duyên. Nhà sư cho Bảo Thoa chiếc khóa khi bé chính là người hóa phép cho hòn đá hóa thành hòn ngọc rồi là Bảo Ngọc.
Đại Ngọc và Bảo Thoa là hai nhân vật đối lập, vì chữ Lâm họ Đại Ngọc là mộc, Bảo Thoa thuộc kim. Bảo Ngọc và Đại Ngọc có quan hệ mộc thạch tiền minh, còn Bảo Thoa với Bảo Ngọc là kim ngọc lương duyên. Ẩn ý của Tào Tuyết Cần ở đây là Đại Ngọc với với Bảo Ngọc chỉ có duyên và ân oán trong kiếp trước, còn tình duyên thì là Bảo Thoa với Bảo Ngọc trong kiếp này. Bảo Thoa và Đại Ngọc lấy hai chữ đầu và cuối ghép lại thành Bảo Ngọc. Bảo Thoa còn có nghĩa là chiếc thoa – trâm quý để cài đầu, Bảo Thoa còn thuộc “cung kim” nên được gọi là trâm vàng. Trâm vàng đi với ngọc quý theo quan niệm là hợp duyên và đem lại với thịnh vượng cho lứa đôi.
Bảo Thoa trong Hồng lâu mộng được mô tả có vẻ đẹp như Dương Quý Phi và được ví với hoa mẫu đơn – vua của loài hoa. Về nhan sắc của Bảo Thoa thì Tào Tuyết Cần viết trong Hồng lâu mộng còn vượt cả Đại Ngọc và người Bảo Thoa còn toả ra hương thơm rất vương vấn. Thậm chí chính Bảo Ngọc dù lúc nào cũng quấn quýt Đại Ngọc hơn nhưng cứ khi thấy Bảo Thoa thì bao giờ cũng không nén được dâm tính và ham muốn trong mình.
Trong Hồng lâu mộng, Bảo Ngọc chính là chữ Tình, Đại Ngọc là chữ Phận và Bảo Thoa là chữ Duyên. Nếu coi Bảo Ngọc là hiện thân của chính mình, còn Đại Ngọc là thể hiện sự đam mê thơ ca thì Bảo Thoa lại là mọi ước muốn về một cô gái và cuộc sống đúng theo ý nguyện cá nhân Tào Tuyết Cần.
Dâm dục, ái tình và giác ngộ trong Hồng lâu mộng
Có một điều lặp đi lặp đến mấy lần trong Hồng lâu mộng là cô gái nào dính dáng đến dâm dục và tình ái với Bảo Ngọc đều phải chết. Người đầu tiên chết là Khả Khanh, vợ anh họ Bảo Ngọc. Trong một lần nằm ngủ trên giường của Khả Khanh, Bảo Ngọc mơ thấy mình đến Thái hư ảo cảnh làm tình với Kiêm Mỹ – vốn mang vẻ đẹp của Đại Ngọc và Bảo Thoa, còn Kiêm Mỹ lại là tên tục của Khả Khanh. Sau đó chẳng bao lâu thì Khả Khanh bị bệnh chết. Đến lượt Kim Xuyến, a hoàn của mẹ Bảo Ngọc vì thấy hai đứa đùa cợt, tình ý lẳng lơ với nhau nên mẹ Bảo Ngọc đã tát và đuổi Kim Xuyến đi. Do bị oan ức vì Bảo Ngọc dụ dỗ trước và không chịu được nhục, Kim Xuyến đã nhảy xuống giếng tự tử.
Một thời gian sau thì Tình Văn, a hoàn đẹp nhất trong Hồng lâu mộng cũng được mọi người gọi là Tây Thi tái thế như Đại Ngọc. Từ nhan sắc cho đến tính cách Tình Văn có nhiều điểm giống Đại Ngọc và át vía được Bảo Ngọc. Do quá xinh đẹp và là a hoàn gần gũi với Bảo Ngọc nên Tình Văn bị đuổi khỏi phủ trong lúc đang ốm nặng. Bảo Ngọc vì quá thương nhớ Tình Văn nên đã lẻn ra khỏi phủ để thăm cô. Biết mình sắp chết, Tình Văn nói Bảo Ngọc hãy đổi áo cho nhau để mãi nhớ về nhau khi chia xa. Bảo Ngọc được Tình Văn báo mộng trước khi chết.
Ngoài ra còn Diệu Ngọc, một trong Kim lăng thập nhị nữ và là ni cô để tóc đi tu có quan hệ với Bảo Ngọc khá thân thiết sau này bị bắt đi, bị cưỡng hiếp và bị giết. Sau cùng, đến cả Lâm Đại Ngọc, tri kỷ và người tâm tư Bảo Ngọc nhất cũng chết vì cậu. Ngoài Tiết Bảo Thoa vốn là lương duyên trong kiếp này, chỉ có a hoàn Tập Nhân, người đầu tiên cho Bảo Ngọc nếm mùi dâm dục là còn sống. Tập Nhân dù là a hoàn, nhưng từ sớm đã được cha mẹ Bảo Ngọc ngầm chọn làm vợ lẽ cho cậu, vì thế cô cũng gọi là có duyên với Bảo Ngọc nên không phải chết.
Xuyên suốt trong 80 chương đầu của Hồng lâu mộng do Tào Tuyết Cần viết ngoài những chuyện dâm tình của Bảo Ngọc ra thì còn có những nhân vật nam nữ trong họ hàng và bạn bè của cậu cũng được đề cập đến. Người thì thà chết chứ không muốn thành vợ lẽ, người thì treo cổ vì bị bắt quả tang ngoại tình, có đôi trai gái vì không hiểu tấm lòng nhau đã tự sát dưỡi thanh kiếm tên là Uyên Ương, còn người kia thì bỏ theo một đạo sĩ cầu sự giác ngộ. Giả Kính, người ông trong họ hàng của Bảo Ngọc cũng là người từ bỏ hồng trần, vợ con để chuyên tâm tu luyện.
Cũng chính Bảo Ngọc, dù đang vui vẻ với nhiều mỹ nhân, nhưng cũng vài lần cậu tự dưng nghĩ và nói đến tìm kiếm giác ngộ để trả lời những câu hỏi cậu không thể giải thích liên quan đến vui buồn, công danh và nữ nhi. Trong Hồng lâu mộng, nhà sư đã hoá kiếp cho viên đá vá trời thành Bảo Ngọc đã xuất hiện ba lần như một lời nhắn nhủ âm thầm về việc lìa bỏ thế gian để cầu đạo của cậu. Tuy vậy, trước khi Bảo Ngọc xuất gia, thì người em gái trong họ là Tích Xuân đã bước vào cửa Phật trước anh trai.
Với sự suất sắc trong việc sắp xếp thật thật, giả giả của Tào Tuyết Cần thì người đọc phải để ý, đừng nhìn nhận mọi sự việc trong Hồng lâu mộng theo nghĩa đen mới thấy ý nghĩa của những tình tiết tưởng như vô tình này lại là sự cảnh báo về kết cục không có hậu của ba nhân vật chính trong Hồng lâu mộng.
Những sự kiện xảy ra với Bảo Ngọc trong 80 chương đầu do Tào Tuyết Cần ứng với lời của người ngoài khi đánh giá về con gái trong nhà Bảo Ngọc là “họ đều từ trong trời tình biển khổ mà ra. Xưa nay con gái kị nhất là mắc vào chữ dâm và liên quan đến chữ tình, nếu có dính líu tới thì nhất định không có kết cục tốt.”
Tiên cô trong giấc mơ về Thái hư ảo cảnh của Bảo Ngọc cũng nói “Ta thích anh vì anh là người dâm nhất trong thiên hạ. Dâm có nhiều kiểu dâm, anh sinh ra đã có mối si tình với nữ nhi, nên ta gọi anh là “ý dâm”, chỉ có thể hiểu trong lòng chứ không nói ra được.” Cũng chính tiên cô nhắc nhở Bảo Ngọc cho cậu nếm mùi dâm dục sớm để chú tập học hành, sau này thi cử để đỗ vào cửa quan nối tiếp cha ông. Rốt cục, Bảo Ngọc vẫn chán ghét học hành, chỉ để tâm tới những thiếu nữ, con gái xung quanh mình mà thôi.
Chuyện tình tay ba trong Hồng lâu mộng
Thật ra việc bày kế tráo dâu lừa Bảo Ngọc cưới Bảo Thoa khiến Đại Ngọc thổ huyết mà chết nằm ở trong 40 chương cuối mà Cao Ngạc viết chứ không phải là Tào Tuyết Cần viết. Và việc Bảo Ngọc có thực sự thương nhớ cái chết của Đại Ngọc đến điên dại hay không, vì những chương cuối là cái nhìn của Cao Ngạc dựa trên câu chuyện nói đùa sẽ về Dương Châu của Đại Ngọc làm cậu sinh bệnh.
Đối với những ai đọc Hồng lâu mộng 80 chương đầu, sẽ dễ dàng nhận ra rằng Bảo Ngọc có thể đau lòng trước cái chết của Đại Ngọc, nhưng không thể nói là Bảo Ngọc chỉ có chút tình cảm với Bảo Thoa. Thậm chí, Đại Ngọc và Bảo Thoa cũng không phải là 2 người duy nhất Bảo Ngọc đem lòng yêu mến. Bảo Ngọc là một người đa tình với nữ nhi đến mức anh đã khóc và làm thơ về Tình Văn, một a hoàn vì anh mà chết.
Một nhân vật khác là Bảo Cầm, em họ Bảo Thoa có diện mạo giống với Bảo Ngọc và cậu cũng rất thích Bảo Cầm. Ngay chính bà nội và mẹ Bảo Ngọc muốn hỏi Bảo Cầm làm vợ cho cậu nhưng tiếc là cô đã được hứa hôn cho người khác.
Trong 80 chương Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, ông mô tả Bảo Thoa có phong thái điềm tĩnh, ít nói, tính cách nhẹ nhàng, được lòng người trên kẻ dưới khiến Đại Ngọc ghen tức. Trái với Bảo Thoa, Đại Ngọc dù tư chất thông minh, có tài làm thơ nhưng tính tình nhỏ nhen, hay buồn giận và tự ti về số phận mồi côi, phải đi ở nhà bà ngoại. Và một điều nữa là Đại Ngọc hay ốm đau, bệnh tật, ai cũng nói cô sẽ không sống lâu được. Dù biết vậy, nhưng Đại Ngọc càng hành hạ mình bằng những tâm tư buồn bã và vô số những ngày ngồi khóc một mình. Thậm chí có một số việc hiểu lầm Đại Ngọc cũng ngộ nhận là do số phận mình là vậy nên càng bi đát.
Qua thời gian, mỗi quan hệ giữa Đại Ngọc và Bảo thoa dần dần trở nên tốt đẹp. Cả hai đều nhìn nhận những ưu điểm của nhau và thông cảm với tình cảnh mất cha từ sớm. Đại Ngọc đã nhận Bảo Thoa là chị gái, nhận mẹ Bảo Thoa là mẹ nuôi. Thậm chí Bảo Thoa còn trêu rằng sẽ để mẹ mình đến hỏi bà nội Bảo Ngọc cho Đại Ngọc từ cháu ngoại thành cháu dâu với ý là thành thân với Bảo Ngọc.
Đại Ngọc được cho là người duy nhất đẹp đôi với Bảo Ngọc vì cô ủng hộ cậu không ra sức học hành đỗ đạc làm quan. Thứ nhất Đại Ngọc cùng với Bảo Ngọc đều có chung tâm hồn sâu sắc, dễ xúc động với mọi sự vật. Hai người hợp nhau đến nỗi khi hoa rụng, sợ hoa dơ bẩn người thì thả hoa trôi theo dòng nước, người thì đào hố chôn hoa để hoa lâu ngày hoá thành đất như vậy cho trọn chữ sạch. Việc Bảo Ngọc không chú trọng đến công danh sẽ làm Đại Ngọc không cảm thấy tự ti về thân phận của mình nếu hai người có duyên vợ chồng. Chính vì lý do này nên mỗi khi Bảo Ngọc nói chuyện tình cảm thì Đại Ngọc gạt đi, nước mắt ngắn dài than thở Bảo Ngọc trêu trọc mang mình ra làm trò đùa. Có thể nếu Bảo Ngọc tu chí học hành, cô cùng lắm chỉ là vợ lẽ vì nghĩ gia đình Bảo Ngọc sẽ tìm kiếm cho cậu một người môn đăng hộ đối.
Bảo Thoa theo cái nhìn của nhiều nhà phân tích Hồng lâu mộng thì là một cô gái thực dụng và ham muốn danh vọng. Điều này có một phần chủ quan vì gia đình Bảo Thoa là một trong 4 họ lớn trong vùng cô sống, tài sản lên tới hàng trăm vạn lạng bạc và nhiều đất đai. Bảo Thoa cũng thông minh, tư chất hơn người nhưng cô cho rằng chuyện văn thơ là dành cho đàn ông, còn phận nữ nhi là ở sau quán xuyến những chuyện khác. Tất cả đều nhìn nhận Bảo Thoa là mẫu phụ nữ điển hình của thời phong kiến: Nhu mì, nhẹ nhàng, hiểu đạo làm vợ. Lý do cho việc Bảo Thoa kì vọng nhiều về người đàn ông của mình như vậy cũng khá tương đồng với Đại Ngọc.
Cô có một người anh phá gia chi tử, tính tình thô bạo, gian dâm với cả gái lẫn trai và sẵn sàng đánh chết người để chỉ vì cãi nhau trong quán rượu. Anh Bảo Thoa đại diện cho một nhóm người giàu có nhưng vô học và chỉ biết ăn chơi phá phách bằng tải sản của gia đình. Và Bảo Ngọc phần nào cũng có vài điểm giống với anh trai Bảo Thoa. Vì thế việc Bảo Thoa mong muốn Bảo Ngọc công thành danh toại không chỉ tốt cho mình mà cả chính Bảo Ngọc.
Nếu Tào Tuyết Cần không chết sớm, chắc chắc những chương tiếp theo của Hồng lâu mông sẽ khó đoán và hấp dẫn hơn nhiều. Nhất là chuyện tình tay ba này.
Hồng lâu mộng là phiên bản mở rộng của mộng Hồ điệp
“Đầy trang những chuyện hoang đường
Tràn tít nước mắt bao vị chua cay
Đừng cho chỉ là giả ngây
Ai hay ý vị chứa đầy bên trong.”
Cái hay Hồng lâu mộng nằm ở những chương đầu, mỗi chương đều thấm nhuần tư tưởng Đạo gia, Phật giáo, Trang Tử và thần thoại. Mọi sự việc và kết cục trong Hồng lâu mộng đều được Tào Tuyết Cần ẩn hiện, thật giả ngay ở chương một khi xuất hiện nhân vật đầu tiên là Chân Sĩ Ẩn – giấu những sự thực để bắt đầu Hồng lâu mộng “Trải qua đời mộng ảo, nên có ý giấu những việc thực, mượn truyện hòn đá vá trời để kể về Thạch Đầu Ký này.” Thạch Đầu Ký là tên ban đầu của bộ tiểu thuyết này, còn “Hồng lâu mộng” sau này mới đặt lại.
Rồi tới chương Bảo Ngọc mơ đặt chân tới Thái hư ảo cảnh, gặp tiên cô và đọc trước kết cục của Kim lăng thập nhị hoa – những lời thơ và sấm ký nói về số phận Đại Ngọc, Bảo Thoa, các chị em gái và những người con gái xung quanh cậu. Tiếp theo, tiên cô giới thiệu Si Mộng tiên cô, Chung Tình đại sĩ, Dẫn Sầu kim nữ, Độ Hận bồ đề là bốn cô tiên mang ẩn ý bốn giai đoạn trong tình duyên. Đầu tiên là si mê, sau đó là chung tình, tiếp đến là sầu bi, cuối cùng là thù hận. Họ đàn và hát cho Bảo Ngọc nghe 12 khúc Hồng lâu mộng đàn cho Bảo Ngọc nghe. 12 khúc nhạc này cũng lại ẩn chứa những câu chuyện sẽ diễn ra trong Hồng lâu mộng. Trước khi đàn Tiên cô cũng cười nói rằng “Nếu không phải người trong cuộc thì không hiểu cái hay của nó.”
Sau đó nhà Bảo Ngọc cho xây dựng Đại Quan viên, phiên bản thật của Thái hư ảo cảnh, cũng có 12 thiếu nữ xinh đẹp suốt ngày ngâm thơ, ca hát, chơi đùa và tiệc rượu. Tất cả đều đã diễn ra trong những chương đầu tiên dưới dạng kể và tả rồi được lặp lại một lần nữa trong bối cảnh thực tạo nên bầu không khí bí ẩn, ảo ảnh, giả thật lẫn lộn hay tuyệt vời.
Khác với các tiểu thuyết khác như Tam Quốc, Thuỷ Hử diễn ra theo các chương, hồi, mô tả sự việc và hành động được dẫn dắt bởi lời nói của các nhân vật, còn Hồng lâu mộng lại được diễn đạt sự tự do, khó đoán, đi khỏi khuôn khổ, có nhiều tuyến nhân vật đa đạng và tạo nên sự đa thanh của các câu chuyện nhỏ diễn ra xung quanh sự việc chính.
Mình cho rằng cái hay bậc nhất mà Tào Tuyết Cần đem tới cho Hồng lâu mộng là đã dứt khỏi tư tưởng lễ giáo, vua tôi của Khổng và Mạnh Tử mà chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trang Tử và đưa câu chuyện “Mộng hồ điệp” của Trang Tử tạo nên một không khí thật thật, giả giả trong Hồng lâu mộng – một bộ tiểu thuyết đan xen rất nhiều lúc thực, lúc ảo của các nhân vật làm người đọc cảm thấy thú vị với những ẩn ý sẽ trở thành hiện thực ở các chương tiếp theo.
Liệu Hồng lâu mộng có là tuyệt tác khi không được cao ngạc hoàn thành?
Thạch Đầu Ký – Hồng lâu mộng do Tào Tuyết Cần viết đã vận dụng tối đa nghệ thuật tưởng tượng, hư cấu rồi kết hợp với những câu chuyện có thật của chính gia tộc ông. Một gia tộc từng 4 lần đón tiếp Khang Hy tại nhà, nhưng đến đời Tào Tuyết Cần thì lại lụi bại và chính ông chết trong cảnh nghèo khó.
30 năm sau, thuận theo di cảo của Tào Tuyết Cần là muốn có ai đó thay mình hoàn thành Thạch Đầu ký, thì Cao Ngạc xuất hiện và viết tiếp 40 chương còn lại. Tất nhiên Cao ngạc cũng đã nghiên cứu bút pháp, cách triển khai và hiểu được những ẩn ý trong các chương đầu của Thạch Đầu ký và khép lại bộ truyện này dù cá nhân mình thấy khá miễn cưỡng và gượng ép trong vài tình tiết quan trọng. Chính ông cũng là người đổi tên Thạch đầu ký thành Hồng lâu mộng, cái tên nghe hay và phù hợp hơn. Đây là điều đáng khen của Cao Ngạc.
Nhưng bất cứ ai đã từng đọc trọn vẹn sẽ thấy sự cố gắng của Cao Ngạc không sao theo kịp tài năng của Tào Tuyết Cần. Ông thiếu cả hai quan trọng nhất của người đi trước là tính thật giả trong các tình tiết và không phải là người trong cuộc để hiểu về giàu sang, phú quý rồi lụt bại ê chề như Tào Tuyết Cần. Có thể nói rằng Cao Ngạc đã làm tốt khi viết được tính thật của Hồng lâu mộng chứ không thể tạo được cái giả, một cái đậm chất Trang Tử và Đạo gia của Tào Tuyết Cần.
Vì không tạo được cái “thái hư ảo cảnh” đó nên Cao Ngạc lại xoáy sâu vào sự hủ bại, độc ác, tham nhũng, bất nhân của con người và chế độ phong kiến cùng quy luật nhân quả gieo gì gặt đó. Điều này cộng với những chuyện tình duyên, dâm dục trong Hồng lâu mộng làm nó được biết đến nhiều hơn là tính hư hư thực thực là cái hay hơn người của Tào Tuyết Cần. Nhưng nói đi nói lại thì Cao Ngạc cũng đã đem tới cái kết dù bi thương nhưng vẫn có hậu cho Hồng lâu mộng và phù hợp với sự mong muốn của đa số người đọc
Cuối cùng, việc nhận định Hồng lâu mộng nên hay không hoàn thành thì là cái nhìn của mỗi cá nhân. Với mình thì việc đọc 80 chương do Tào Tuyết Cần viết mà đọc nốt 40 chương của Cao Ngạc tạo nên sự hụt hẫng không nhỏ khi cách Cao Ngạc xử lý chuyện tình tay ba của Bảo Ngọc, Đại Ngọc và Bảo Thoa quá dễ dàng và đơn giản. Cái kết luôn cái hay nhất của một tiểu thuyết và sự độc nhất và xuyên suốt của nó tốt nhất nên chỉ để dành riêng cho chính tác giả. Giống như các tiểu thuyết chưa bao giờ hoàn thành của Franz Kafka, cái kết của nó vẫn là một bí ẩn nhưng mãi mãi vẫn thú vị đến tận bây giờ.
Một điểm thú vị khác
Khi đọc Hồng lâu mộng thì mình cực kì ngạc nhiên khi nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa Dante Aghilieri và Tào Tuyết Cần. Cả hai đều bắt đầu viết Hồng lâu mộng và Thần Khúc trong những năm 30 tuổi, đều nghèo túng và nhiều nỗi nhục. Con số 3 luôn là con số cốt lõi trong tác phẩm, tính ẩn hiện nói về bản thân qua tác phẩm nhiều như trong Hồng lâu mộng Tào Tuyết Cần mượn lời của viên đá vá trời nói về mình rằng,
“…Tôi thiết tưởng những câu chuyện dã sử xưa nay đều được viết theo lối cũ, sao bằng chuyện của tôi không theo khuôn phép nào cơ chứ… từ xưa đến nay cả nghìn bộ kì thư đến theo một cách, không phải nhàm chán hay sao?”
Ngoài ra cả hai nhân vật nữ trong Thần Khúc là Beatrice và Lâm Đại Ngọc trong Hồng lâu mộng đều là người thật. Thần Khúc có Địa ngục, Tĩnh thổ và Thiên Đường hoàn toàn là sự sáng tạo của Dante Alighieri dựa trên Kinh thánh, thần thoại Hy-La và những câu chuyện lịch sử của Châu Âu, thì Tào Tuyết Cần cũng có Thái hư ảo cảnh – một nơi cai quản những chuyện phong lưu, tình duyên, trai gái do Tiên cô làm chủ. Ngay ngoài cõi Thái hư ảo cảnh có khắc hai câu đối nhắn nhủ người đọc về sự siêu thực của nơi này.
“Giả bảo là chân, chân cũng là giả
Không làm ra có, có rồi không.”
Sau cùng, giống như tất cả các tác phẩm có sức nặng nhất trong văn chương thế giới đều được bán số lượng lớn, nhiều người biết đến nhưng để thấy cái hay của nó thì đòi hỏi nội lực và những kiến thức cần thiết để cảm nhận được sự tài năng của người viết ra. Hồng lâu mộng cũng vậy, khi đọc xong mình đã thấy may mắn khi vài năm trước đã lảng tránh đọc, nếu không thì cũng chẳng thẩm thấu được như bây giờ. Đây có thể sẽ là bộ tiểu thuyết hay nhất mình đọc trong năm nay.
Tác giả: Đức Nhân
Biên tập: THĐP
[Review] Hồng lâu mộng – Bộ tiểu thuyết hay nhất tôi đọc trong năm 2020
*Bài viết rất dài nhưng để viết về những cái hay một bộ tiểu thuyết dài 2000 trang thì mình đã cố hết sức rồi.
26 ngày đọc 2000 trang tiểu thuyết viết trong 10 năm và 5 lần chỉnh sửa
Trong mấy năm trước, mình liên tục né tránh đọc bộ Hồng lâu mộng dù đã đọc Tam Quốc, Thuỷ Hử, mấy bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung vì nhiều lý do như sự đồ sộ nó, cùng vô số bình luận về Hồng lâu mộng là “dâm thư”, chỉ trích sự thối nát của xã hội phong kiến, sự bất bình đẳng của giai cấp… Nhưng trên hết là Hồng lâu mộng là tác phẩm chưa bao giờ hoàn thành của Tào Tuyết Cần. Ông viết 80 chương thì mất, mấy chục năm sau Cao Ngạc viết tiếp 40 chương để kết thúc mọi ân oán, tình duyên trong Hồng lâu mộng mà Tào Tuyết Cần để lại. Nó là cái hay những cũng là cái dở, và bên dưới mình sẽ viết rõ cái nhìn của mình về điều này ở cuối bài viết.
Đáng lẽ sẽ còn rất lâu nữa mình mới đọc Hồng lâu mộng nếu như trong khi viết lách mình tự nhiên nghĩ có lẽ bộ tiểu thuyết này có thể giúp ích mình. Và mình đã hoàn toàn bất ngờ – Hồng lâu mộng hay tuyệt vời và là tiểu thuyết hấp dẫn nhất của Trung Quốc mình từng đọc. Còn điều mình không ước lượng trước được là mình đã đọc Hồng lâu mộng lâu đến như vậy: 26 ngày mới đọc xong cho gần 2000 trang ebook file PDF. Nhưng nghĩ lại cũng đáng khi so với 10 năm viết và 5 lần chỉnh sửa Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
“Xem ra chữ toàn bằng huyết,
Cay đắng mười năm khéo lạ lùng.”
Ban đầu mình thấy bản thân ngu ngốc khi đã bỏ qua Hồng lâu mộng trong thời gian lâu đến vậy. Nhưng nghĩ lại nếu mình đọc mấy năm trước khi còn trẻ thì chắc chắn sẽ không thấy cái hay của Hồng lâu mộng ngoài chuyện tình tay ba của Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa với cái kết không có hậu là Bảo Ngọc đi tu, Đại Ngọc uất ức mà chết, còn Bảo Thoa goá chồng nuôi con một mình. Quan trọng hơn, mình nhận ra rằng cốt lõi để nhận ra giá trị hay của một cuốn hay bộ sách, thì bản thân hãy đọc nó chứ đừng nghe ai nói, hay đọc bất cứ bình luận và phê bình nào cả.
Review này mình sẽ đi từ điều cốt lõi, sự độc đáo đã tạo nên sự ẩn dụ và hấp dẫn của nó liên quan đến tôn giáo, thần thoại, triết lý và nhiều sự kiện lịch sử trong Hồng lầu mộng mà Tào Tuyết Cần đã khéo léo sắp xếp. Cuối cùng là cái nhìn của mình của về việc tại sao lại so sánh Hồng lâu mộng với Thần Khúc, và Hồng lâu mộng có cần sự hoàn thành của Cao Ngạc để biến tác phẩm của Tào Tuyết Cần trở thành tiểu thuyết vĩ đại nhất của Trung Quốc hay không?
Ẩn dụ và tính siêu thực của ba cái tên trong hồng lâu mộng
Cái độc đáo của Tào Tuyết Cần mình chưa bao giờ thấy ở ai ngoài tác giả Thần khúc Dante Angelieri là đã lồng ghép, xâu chuỗi các câu chuyện, sự tích thần thoại vào trong ba nhân vật quan trọng nhất của Hồng lâu mộng là Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Chính điều này đã tạo tính siêu thực, vừa giả vừa thật mà rất ít tác phẩm của Trung Quốc và thế giới sánh bằng.
Giả Bảo Ngọc thực chất là một trong ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một (36501) viên đá cao mười hai trượng, vuông hai mươi bốn trượng mà Nữ Oa dùng để vá trời. Nhưng chỉ dùng ba vạn sáu nghìn năm trăm viên, còn một viên thì bỏ lại ở núi Thanh Nghạnh. Viên đá này thấy mỗi mình bị bỏ lại, ngày đêm khóc lóc và sau đó gặp một nhà sư và một đạo sĩ ngỏ ý muốn hoá kiếp thành người.
Ba vạn sáu ngàn năm trăm hòn đá vá trời, kích cỡ cao mười hai trượng, vuông hai mươi bốn trượng mang ẩn dụ của 36500 là số ngày trong năm nhân với 100 lần, 12 ngày và 24 là số tháng trong năm và số giờ trong ngày mang ý nghĩa vô hạn của thời gian và tính siêu thực nói về việc phải rất lâu lâu trong hư không mới có một vật được sinh ra trong kiếp người.
Viên đá bị Nữ Oa bỏ rơi tại núi Thanh Ngạnh, có nghĩa khác “tình căn”, cái gốc của tình. Bảo Ngọc chính là kiếp sau của viên đá không mang vá trời, ngụ ý sẽ nó sẽ có một kiếp người là cội rễ của lưới tình và cũng vì tình sống.
Cả hai đều khuyên viên đá rằng cõi hồng trần thú vị, nhưng không phải là nơi có thể ở lại lâu dài vì “vạn sự vô thường, việc đời đa đoan”, tất cả chỉ là giấc mộng và muôn vật đều trở thành không. Nhưng viên đá vẫn nhất mực van xin đầu thai xuống phàm trần, nên nhà sư đã biến viên đá to dùng để vá trời thành viên ngọc nhỏ để một đứa bé mới sinh có thể ngậm được với điều kiện khi hết duyên tục sẽ phải đi theo mình. Viên ngọc này được gọi là Thông linh bảo Ngọc – viên ngọc được hấp thụ tinh hoa trời đất, tự có linh tính thông minh như người. Giả Bảo Ngọc sinh ra đã ngậm ngọc này, người và ngọc chính là một.
Ngoài ra có một chi tiết mà Tào Tuyết Cần đã cài cắm để người đọc hiểu kiếp này của Bảo Ngọc sẽ trở thành người tu hành là chiếc khoá trường sinh cậu hay đeo bên cạnh viên ngọc Thông linh. Theo lệ của người xưa, với mong muốn con mình không bị chết non, cha mẹ đem con cúng vào chùa làm con nuôi Phật và đeo khoá ở cổ để sống thọ.
Bảo Ngọc được mô tả có dung mạo tuấn tú, có phần giống nữ nhi, ham chơi, gần gũi với con gái, tinh thần lúc vui lúc buồn, khi cười khi nói một mình như kẻ điên và chẳng bao giờ chú tâm học hành. Bảo Ngọc kì lạ đến nỗi người lạ gặp cậu cũng nói với nhau là “bề ngoài thì xinh đẹp, bên trong thì hồ đồ, chỉ là của để nhìn chứ thực ra thì vô dụng. Đến việc mình bị bỏng còn hỏi người khác có đau không.”
Khắp kinh thành đều truyền tai nhau câu nói ngô nghê của Bảo Ngọc là “thân thể con gái kết tinh từ nước nên đáng quý, còn con trai là bùn đất nên dơ bẩn. Hai chữ nữ nhi đối với tôi rất quan trọng, trong sạch và cao quý hơn cả Ngọc Đế và Phật A Di Đà.” Câu nói này có thể vô thưởng vô phạt, nhưng lại ngụ ý nói về việc kiếp trước của Bảo Ngọc là viên đá được Nữ Oa tôi luyện để vá trời và có duyên tình sẵn với Lâm Đại Ngọc.
Tiếp theo là Lâm Đại Ngọc, theo tôn ti là em họ của Bảo Ngọc, cái tên mang nghĩa một loại đá màu đen dùng để kẻ lông mày, mà đôi lông mày là đặc điểm không thể lẫn của Lâm Đại Ngọc. Cô cũng được gọi là “Ngọc đen” đối lập với “Trâm vàng” là Tiết Bảo Thoa.
Kiếp trước của Lâm Đại Ngọc là “cây Giáng Châu bên cạnh hòn đá Tam Sinh được Thần Anh trú ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón cho nó mới tươi tốt sống lâu. Đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm bón, cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái, suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời Ly Hận đói thì ăn quả “Mật Thanh” khát thì uống nước bể “quán sầu”. Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới, cho nên trong lòng nó vẫn mắc mứu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây. Nhưng lúc đó Thần Anh đã xuống trần vì tình duyên nên Giáng Châu nói khóc lóc nói “Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, như thế mới trang trải xong!…”
Tiền kiếp của Lâm Đại Ngọc là Giáng Châu rong chơi ở tầng trời Ly Hận (hận vì phải xa nhau), ăn quả Mật Thanh (điều bí mật), uống nước bể Quán Sầu (nước để tưới sự buồn) và bên cạnh hòn đá Tam sinh tất cả đều báo trước kiếp này là một kiếp buồn thảm vì tình của Đại Ngọc. Tam sinh là một điển tích của Trung Quốc nói về việc một nhà sư hẹn ước với một cô gái 12 năm sau khi chết sẽ gặp nhau. Tam sinh ngụ ý rằng rằng một đôi trai gái phải trải qua ba kiếp thì sẽ có duyên với nhau. Trong Hồng lâu mộng, Bảo Ngọc và Đại Ngọc mới là kiếp thứ 2, nên việc Tào Tuyết Cần sắp xếp “cây Giáng Châu mọc cạnh hòn đá Tam sinh” có ẩn ý kiếp này Đại Ngọc và Bảo Ngọc sẽ không có duyên nhưng lại có chuyện tình từ kiếp trước.
Về sắc đẹp, cùng với một nhân vật khác tên là Tình Văn trong Hồng Lâu Mộng thì Đại Ngọc được mô tả là đẹp như Tây Thi. Cô được ví với hoa sen trôi nhẹ nhàng trong nước với sự tinh tế và và mong manh của mình. Giả Bảo Ngọc được nhiều người cho rằng mang nhiều tính cách của Tào Tuyết Cần, thì Lâm Đại Ngọc chính là nhân vật ông gửi vào đó nhiều đam mê văn thơ của mình nhất. Trong truyện, nói về viết văn làm thơ, không ai có thể hơn được Lâm Đại Ngọc.
Cuối cùng là Tiết Bảo Thoa, cô giống như Đại Ngọc, là bà con bên ngoại với Bảo Ngọc. Bảo Thoa tuy là con gái trong nhà, nhưng từ lúc 5 tuổi đã giỏi văn thơ nên được cha hết sức cưng chiều và dốc sức bồi đắp.
Trong Hồng lâu mộng, trái với tình duyên bi đát của Đại Ngọc, Tào Tuyết Cần đã xây dựng những ẩn ý cho thấy Bảo Thoa có duyên vợ chồng với Bảo Ngọc qua chiếc khoá vàng cô đeo có khắc tám chữ “bất ly bất khí, phương linh vĩnh kế – không xa lìa, không rời bỏ, tuổi thơm được lâu bền mãi” hợp với tám chứ khắc trên viên ngọc Thông linh Bảo Ngọc đeo “mạc thất mạc vong, tiên thọ hằng xương – đừng đánh mất, đừng bỏ quên, tuổi tiên được khoẻ mạnh mãi” thành một câu đối, vì vậy được gọi là kim ngọc lương duyên. Nhà sư cho Bảo Thoa chiếc khóa khi bé chính là người hóa phép cho hòn đá hóa thành hòn ngọc rồi là Bảo Ngọc.
Đại Ngọc và Bảo Thoa là hai nhân vật đối lập, vì chữ Lâm họ Đại Ngọc là mộc, Bảo Thoa thuộc kim. Bảo Ngọc và Đại Ngọc có quan hệ mộc thạch tiền minh, còn Bảo Thoa với Bảo Ngọc là kim ngọc lương duyên. Ẩn ý của Tào Tuyết Cần ở đây là Đại Ngọc với với Bảo Ngọc chỉ có duyên và ân oán trong kiếp trước, còn tình duyên thì là Bảo Thoa với Bảo Ngọc trong kiếp này. Bảo Thoa và Đại Ngọc lấy hai chữ đầu và cuối ghép lại thành Bảo Ngọc. Bảo Thoa còn có nghĩa là chiếc thoa – trâm quý để cài đầu, Bảo Thoa còn thuộc “cung kim” nên được gọi là trâm vàng. Trâm vàng đi với ngọc quý theo quan niệm là hợp duyên và đem lại với thịnh vượng cho lứa đôi.
Bảo Thoa trong Hồng lâu mộng được mô tả có vẻ đẹp như Dương Quý Phi và được ví với hoa mẫu đơn – vua của loài hoa. Về nhan sắc của Bảo Thoa thì Tào Tuyết Cần viết trong Hồng lâu mộng còn vượt cả Đại Ngọc và người Bảo Thoa còn toả ra hương thơm rất vương vấn. Thậm chí chính Bảo Ngọc dù lúc nào cũng quấn quýt Đại Ngọc hơn nhưng cứ khi thấy Bảo Thoa thì bao giờ cũng không nén được dâm tính và ham muốn trong mình.
Trong Hồng lâu mộng, Bảo Ngọc chính là chữ Tình, Đại Ngọc là chữ Phận và Bảo Thoa là chữ Duyên. Nếu coi Bảo Ngọc là hiện thân của chính mình, còn Đại Ngọc là thể hiện sự đam mê thơ ca thì Bảo Thoa lại là mọi ước muốn về một cô gái và cuộc sống đúng theo ý nguyện cá nhân Tào Tuyết Cần.
Dâm dục, ái tình và giác ngộ trong Hồng lâu mộng
Có một điều lặp đi lặp đến mấy lần trong Hồng lâu mộng là cô gái nào dính dáng đến dâm dục và tình ái với Bảo Ngọc đều phải chết. Người đầu tiên chết là Khả Khanh, vợ anh họ Bảo Ngọc. Trong một lần nằm ngủ trên giường của Khả Khanh, Bảo Ngọc mơ thấy mình đến Thái hư ảo cảnh làm tình với Kiêm Mỹ – vốn mang vẻ đẹp của Đại Ngọc và Bảo Thoa, còn Kiêm Mỹ lại là tên tục của Khả Khanh. Sau đó chẳng bao lâu thì Khả Khanh bị bệnh chết. Đến lượt Kim Xuyến, a hoàn của mẹ Bảo Ngọc vì thấy hai đứa đùa cợt, tình ý lẳng lơ với nhau nên mẹ Bảo Ngọc đã tát và đuổi Kim Xuyến đi. Do bị oan ức vì Bảo Ngọc dụ dỗ trước và không chịu được nhục, Kim Xuyến đã nhảy xuống giếng tự tử.
Một thời gian sau thì Tình Văn, a hoàn đẹp nhất trong Hồng lâu mộng cũng được mọi người gọi là Tây Thi tái thế như Đại Ngọc. Từ nhan sắc cho đến tính cách Tình Văn có nhiều điểm giống Đại Ngọc và át vía được Bảo Ngọc. Do quá xinh đẹp và là a hoàn gần gũi với Bảo Ngọc nên Tình Văn bị đuổi khỏi phủ trong lúc đang ốm nặng. Bảo Ngọc vì quá thương nhớ Tình Văn nên đã lẻn ra khỏi phủ để thăm cô. Biết mình sắp chết, Tình Văn nói Bảo Ngọc hãy đổi áo cho nhau để mãi nhớ về nhau khi chia xa. Bảo Ngọc được Tình Văn báo mộng trước khi chết.
Ngoài ra còn Diệu Ngọc, một trong Kim lăng thập nhị nữ và là ni cô để tóc đi tu có quan hệ với Bảo Ngọc khá thân thiết sau này bị bắt đi, bị cưỡng hiếp và bị giết. Sau cùng, đến cả Lâm Đại Ngọc, tri kỷ và người tâm tư Bảo Ngọc nhất cũng chết vì cậu. Ngoài Tiết Bảo Thoa vốn là lương duyên trong kiếp này, chỉ có a hoàn Tập Nhân, người đầu tiên cho Bảo Ngọc nếm mùi dâm dục là còn sống. Tập Nhân dù là a hoàn, nhưng từ sớm đã được cha mẹ Bảo Ngọc ngầm chọn làm vợ lẽ cho cậu, vì thế cô cũng gọi là có duyên với Bảo Ngọc nên không phải chết.
Xuyên suốt trong 80 chương đầu của Hồng lâu mộng do Tào Tuyết Cần viết ngoài những chuyện dâm tình của Bảo Ngọc ra thì còn có những nhân vật nam nữ trong họ hàng và bạn bè của cậu cũng được đề cập đến. Người thì thà chết chứ không muốn thành vợ lẽ, người thì treo cổ vì bị bắt quả tang ngoại tình, có đôi trai gái vì không hiểu tấm lòng nhau đã tự sát dưỡi thanh kiếm tên là Uyên Ương, còn người kia thì bỏ theo một đạo sĩ cầu sự giác ngộ. Giả Kính, người ông trong họ hàng của Bảo Ngọc cũng là người từ bỏ hồng trần, vợ con để chuyên tâm tu luyện.
Cũng chính Bảo Ngọc, dù đang vui vẻ với nhiều mỹ nhân, nhưng cũng vài lần cậu tự dưng nghĩ và nói đến tìm kiếm giác ngộ để trả lời những câu hỏi cậu không thể giải thích liên quan đến vui buồn, công danh và nữ nhi. Trong Hồng lâu mộng, nhà sư đã hoá kiếp cho viên đá vá trời thành Bảo Ngọc đã xuất hiện ba lần như một lời nhắn nhủ âm thầm về việc lìa bỏ thế gian để cầu đạo của cậu. Tuy vậy, trước khi Bảo Ngọc xuất gia, thì người em gái trong họ là Tích Xuân đã bước vào cửa Phật trước anh trai.
Với sự suất sắc trong việc sắp xếp thật thật, giả giả của Tào Tuyết Cần thì người đọc phải để ý, đừng nhìn nhận mọi sự việc trong Hồng lâu mộng theo nghĩa đen mới thấy ý nghĩa của những tình tiết tưởng như vô tình này lại là sự cảnh báo về kết cục không có hậu của ba nhân vật chính trong Hồng lâu mộng.
Những sự kiện xảy ra với Bảo Ngọc trong 80 chương đầu do Tào Tuyết Cần ứng với lời của người ngoài khi đánh giá về con gái trong nhà Bảo Ngọc là “họ đều từ trong trời tình biển khổ mà ra. Xưa nay con gái kị nhất là mắc vào chữ dâm và liên quan đến chữ tình, nếu có dính líu tới thì nhất định không có kết cục tốt.”
Tiên cô trong giấc mơ về Thái hư ảo cảnh của Bảo Ngọc cũng nói “Ta thích anh vì anh là người dâm nhất trong thiên hạ. Dâm có nhiều kiểu dâm, anh sinh ra đã có mối si tình với nữ nhi, nên ta gọi anh là “ý dâm”, chỉ có thể hiểu trong lòng chứ không nói ra được.” Cũng chính tiên cô nhắc nhở Bảo Ngọc cho cậu nếm mùi dâm dục sớm để chú tập học hành, sau này thi cử để đỗ vào cửa quan nối tiếp cha ông. Rốt cục, Bảo Ngọc vẫn chán ghét học hành, chỉ để tâm tới những thiếu nữ, con gái xung quanh mình mà thôi.
Chuyện tình tay ba trong Hồng lâu mộng
Thật ra việc bày kế tráo dâu lừa Bảo Ngọc cưới Bảo Thoa khiến Đại Ngọc thổ huyết mà chết nằm ở trong 40 chương cuối mà Cao Ngạc viết chứ không phải là Tào Tuyết Cần viết. Và việc Bảo Ngọc có thực sự thương nhớ cái chết của Đại Ngọc đến điên dại hay không, vì những chương cuối là cái nhìn của Cao Ngạc dựa trên câu chuyện nói đùa sẽ về Dương Châu của Đại Ngọc làm cậu sinh bệnh.
Đối với những ai đọc Hồng lâu mộng 80 chương đầu, sẽ dễ dàng nhận ra rằng Bảo Ngọc có thể đau lòng trước cái chết của Đại Ngọc, nhưng không thể nói là Bảo Ngọc chỉ có chút tình cảm với Bảo Thoa. Thậm chí, Đại Ngọc và Bảo Thoa cũng không phải là 2 người duy nhất Bảo Ngọc đem lòng yêu mến. Bảo Ngọc là một người đa tình với nữ nhi đến mức anh đã khóc và làm thơ về Tình Văn, một a hoàn vì anh mà chết.
Một nhân vật khác là Bảo Cầm, em họ Bảo Thoa có diện mạo giống với Bảo Ngọc và cậu cũng rất thích Bảo Cầm. Ngay chính bà nội và mẹ Bảo Ngọc muốn hỏi Bảo Cầm làm vợ cho cậu nhưng tiếc là cô đã được hứa hôn cho người khác.
Trong 80 chương Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, ông mô tả Bảo Thoa có phong thái điềm tĩnh, ít nói, tính cách nhẹ nhàng, được lòng người trên kẻ dưới khiến Đại Ngọc ghen tức. Trái với Bảo Thoa, Đại Ngọc dù tư chất thông minh, có tài làm thơ nhưng tính tình nhỏ nhen, hay buồn giận và tự ti về số phận mồi côi, phải đi ở nhà bà ngoại. Và một điều nữa là Đại Ngọc hay ốm đau, bệnh tật, ai cũng nói cô sẽ không sống lâu được. Dù biết vậy, nhưng Đại Ngọc càng hành hạ mình bằng những tâm tư buồn bã và vô số những ngày ngồi khóc một mình. Thậm chí có một số việc hiểu lầm Đại Ngọc cũng ngộ nhận là do số phận mình là vậy nên càng bi đát.
Qua thời gian, mỗi quan hệ giữa Đại Ngọc và Bảo thoa dần dần trở nên tốt đẹp. Cả hai đều nhìn nhận những ưu điểm của nhau và thông cảm với tình cảnh mất cha từ sớm. Đại Ngọc đã nhận Bảo Thoa là chị gái, nhận mẹ Bảo Thoa là mẹ nuôi. Thậm chí Bảo Thoa còn trêu rằng sẽ để mẹ mình đến hỏi bà nội Bảo Ngọc cho Đại Ngọc từ cháu ngoại thành cháu dâu với ý là thành thân với Bảo Ngọc.
Đại Ngọc được cho là người duy nhất đẹp đôi với Bảo Ngọc vì cô ủng hộ cậu không ra sức học hành đỗ đạc làm quan. Thứ nhất Đại Ngọc cùng với Bảo Ngọc đều có chung tâm hồn sâu sắc, dễ xúc động với mọi sự vật. Hai người hợp nhau đến nỗi khi hoa rụng, sợ hoa dơ bẩn người thì thả hoa trôi theo dòng nước, người thì đào hố chôn hoa để hoa lâu ngày hoá thành đất như vậy cho trọn chữ sạch. Việc Bảo Ngọc không chú trọng đến công danh sẽ làm Đại Ngọc không cảm thấy tự ti về thân phận của mình nếu hai người có duyên vợ chồng. Chính vì lý do này nên mỗi khi Bảo Ngọc nói chuyện tình cảm thì Đại Ngọc gạt đi, nước mắt ngắn dài than thở Bảo Ngọc trêu trọc mang mình ra làm trò đùa. Có thể nếu Bảo Ngọc tu chí học hành, cô cùng lắm chỉ là vợ lẽ vì nghĩ gia đình Bảo Ngọc sẽ tìm kiếm cho cậu một người môn đăng hộ đối.
Bảo Thoa theo cái nhìn của nhiều nhà phân tích Hồng lâu mộng thì là một cô gái thực dụng và ham muốn danh vọng. Điều này có một phần chủ quan vì gia đình Bảo Thoa là một trong 4 họ lớn trong vùng cô sống, tài sản lên tới hàng trăm vạn lạng bạc và nhiều đất đai. Bảo Thoa cũng thông minh, tư chất hơn người nhưng cô cho rằng chuyện văn thơ là dành cho đàn ông, còn phận nữ nhi là ở sau quán xuyến những chuyện khác. Tất cả đều nhìn nhận Bảo Thoa là mẫu phụ nữ điển hình của thời phong kiến: Nhu mì, nhẹ nhàng, hiểu đạo làm vợ. Lý do cho việc Bảo Thoa kì vọng nhiều về người đàn ông của mình như vậy cũng khá tương đồng với Đại Ngọc.
Cô có một người anh phá gia chi tử, tính tình thô bạo, gian dâm với cả gái lẫn trai và sẵn sàng đánh chết người để chỉ vì cãi nhau trong quán rượu. Anh Bảo Thoa đại diện cho một nhóm người giàu có nhưng vô học và chỉ biết ăn chơi phá phách bằng tải sản của gia đình. Và Bảo Ngọc phần nào cũng có vài điểm giống với anh trai Bảo Thoa. Vì thế việc Bảo Thoa mong muốn Bảo Ngọc công thành danh toại không chỉ tốt cho mình mà cả chính Bảo Ngọc.
Nếu Tào Tuyết Cần không chết sớm, chắc chắc những chương tiếp theo của Hồng lâu mông sẽ khó đoán và hấp dẫn hơn nhiều. Nhất là chuyện tình tay ba này.
Hồng lâu mộng là phiên bản mở rộng của mộng Hồ điệp
“Đầy trang những chuyện hoang đường
Tràn tít nước mắt bao vị chua cay
Đừng cho chỉ là giả ngây
Ai hay ý vị chứa đầy bên trong.”
Cái hay Hồng lâu mộng nằm ở những chương đầu, mỗi chương đều thấm nhuần tư tưởng Đạo gia, Phật giáo, Trang Tử và thần thoại. Mọi sự việc và kết cục trong Hồng lâu mộng đều được Tào Tuyết Cần ẩn hiện, thật giả ngay ở chương một khi xuất hiện nhân vật đầu tiên là Chân Sĩ Ẩn – giấu những sự thực để bắt đầu Hồng lâu mộng “Trải qua đời mộng ảo, nên có ý giấu những việc thực, mượn truyện hòn đá vá trời để kể về Thạch Đầu Ký này.” Thạch Đầu Ký là tên ban đầu của bộ tiểu thuyết này, còn “Hồng lâu mộng” sau này mới đặt lại.
Rồi tới chương Bảo Ngọc mơ đặt chân tới Thái hư ảo cảnh, gặp tiên cô và đọc trước kết cục của Kim lăng thập nhị hoa – những lời thơ và sấm ký nói về số phận Đại Ngọc, Bảo Thoa, các chị em gái và những người con gái xung quanh cậu. Tiếp theo, tiên cô giới thiệu Si Mộng tiên cô, Chung Tình đại sĩ, Dẫn Sầu kim nữ, Độ Hận bồ đề là bốn cô tiên mang ẩn ý bốn giai đoạn trong tình duyên. Đầu tiên là si mê, sau đó là chung tình, tiếp đến là sầu bi, cuối cùng là thù hận. Họ đàn và hát cho Bảo Ngọc nghe 12 khúc Hồng lâu mộng đàn cho Bảo Ngọc nghe. 12 khúc nhạc này cũng lại ẩn chứa những câu chuyện sẽ diễn ra trong Hồng lâu mộng. Trước khi đàn Tiên cô cũng cười nói rằng “Nếu không phải người trong cuộc thì không hiểu cái hay của nó.”
Sau đó nhà Bảo Ngọc cho xây dựng Đại Quan viên, phiên bản thật của Thái hư ảo cảnh, cũng có 12 thiếu nữ xinh đẹp suốt ngày ngâm thơ, ca hát, chơi đùa và tiệc rượu. Tất cả đều đã diễn ra trong những chương đầu tiên dưới dạng kể và tả rồi được lặp lại một lần nữa trong bối cảnh thực tạo nên bầu không khí bí ẩn, ảo ảnh, giả thật lẫn lộn hay tuyệt vời.
Khác với các tiểu thuyết khác như Tam Quốc, Thuỷ Hử diễn ra theo các chương, hồi, mô tả sự việc và hành động được dẫn dắt bởi lời nói của các nhân vật, còn Hồng lâu mộng lại được diễn đạt sự tự do, khó đoán, đi khỏi khuôn khổ, có nhiều tuyến nhân vật đa đạng và tạo nên sự đa thanh của các câu chuyện nhỏ diễn ra xung quanh sự việc chính.
Mình cho rằng cái hay bậc nhất mà Tào Tuyết Cần đem tới cho Hồng lâu mộng là đã dứt khỏi tư tưởng lễ giáo, vua tôi của Khổng và Mạnh Tử mà chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trang Tử và đưa câu chuyện “Mộng hồ điệp” của Trang Tử tạo nên một không khí thật thật, giả giả trong Hồng lâu mộng – một bộ tiểu thuyết đan xen rất nhiều lúc thực, lúc ảo của các nhân vật làm người đọc cảm thấy thú vị với những ẩn ý sẽ trở thành hiện thực ở các chương tiếp theo.
Liệu Hồng lâu mộng có là tuyệt tác khi không được cao ngạc hoàn thành?
Thạch Đầu Ký – Hồng lâu mộng do Tào Tuyết Cần viết đã vận dụng tối đa nghệ thuật tưởng tượng, hư cấu rồi kết hợp với những câu chuyện có thật của chính gia tộc ông. Một gia tộc từng 4 lần đón tiếp Khang Hy tại nhà, nhưng đến đời Tào Tuyết Cần thì lại lụi bại và chính ông chết trong cảnh nghèo khó.
30 năm sau, thuận theo di cảo của Tào Tuyết Cần là muốn có ai đó thay mình hoàn thành Thạch Đầu ký, thì Cao Ngạc xuất hiện và viết tiếp 40 chương còn lại. Tất nhiên Cao ngạc cũng đã nghiên cứu bút pháp, cách triển khai và hiểu được những ẩn ý trong các chương đầu của Thạch Đầu ký và khép lại bộ truyện này dù cá nhân mình thấy khá miễn cưỡng và gượng ép trong vài tình tiết quan trọng. Chính ông cũng là người đổi tên Thạch đầu ký thành Hồng lâu mộng, cái tên nghe hay và phù hợp hơn. Đây là điều đáng khen của Cao Ngạc.
Nhưng bất cứ ai đã từng đọc trọn vẹn sẽ thấy sự cố gắng của Cao Ngạc không sao theo kịp tài năng của Tào Tuyết Cần. Ông thiếu cả hai quan trọng nhất của người đi trước là tính thật giả trong các tình tiết và không phải là người trong cuộc để hiểu về giàu sang, phú quý rồi lụt bại ê chề như Tào Tuyết Cần. Có thể nói rằng Cao Ngạc đã làm tốt khi viết được tính thật của Hồng lâu mộng chứ không thể tạo được cái giả, một cái đậm chất Trang Tử và Đạo gia của Tào Tuyết Cần.
Vì không tạo được cái “thái hư ảo cảnh” đó nên Cao Ngạc lại xoáy sâu vào sự hủ bại, độc ác, tham nhũng, bất nhân của con người và chế độ phong kiến cùng quy luật nhân quả gieo gì gặt đó. Điều này cộng với những chuyện tình duyên, dâm dục trong Hồng lâu mộng làm nó được biết đến nhiều hơn là tính hư hư thực thực là cái hay hơn người của Tào Tuyết Cần. Nhưng nói đi nói lại thì Cao Ngạc cũng đã đem tới cái kết dù bi thương nhưng vẫn có hậu cho Hồng lâu mộng và phù hợp với sự mong muốn của đa số người đọc
Cuối cùng, việc nhận định Hồng lâu mộng nên hay không hoàn thành thì là cái nhìn của mỗi cá nhân. Với mình thì việc đọc 80 chương do Tào Tuyết Cần viết mà đọc nốt 40 chương của Cao Ngạc tạo nên sự hụt hẫng không nhỏ khi cách Cao Ngạc xử lý chuyện tình tay ba của Bảo Ngọc, Đại Ngọc và Bảo Thoa quá dễ dàng và đơn giản. Cái kết luôn cái hay nhất của một tiểu thuyết và sự độc nhất và xuyên suốt của nó tốt nhất nên chỉ để dành riêng cho chính tác giả. Giống như các tiểu thuyết chưa bao giờ hoàn thành của Franz Kafka, cái kết của nó vẫn là một bí ẩn nhưng mãi mãi vẫn thú vị đến tận bây giờ.
Một điểm thú vị khác
Khi đọc Hồng lâu mộng thì mình cực kì ngạc nhiên khi nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa Dante Aghilieri và Tào Tuyết Cần. Cả hai đều bắt đầu viết Hồng lâu mộng và Thần Khúc trong những năm 30 tuổi, đều nghèo túng và nhiều nỗi nhục. Con số 3 luôn là con số cốt lõi trong tác phẩm, tính ẩn hiện nói về bản thân qua tác phẩm nhiều như trong Hồng lâu mộng Tào Tuyết Cần mượn lời của viên đá vá trời nói về mình rằng,
“…Tôi thiết tưởng những câu chuyện dã sử xưa nay đều được viết theo lối cũ, sao bằng chuyện của tôi không theo khuôn phép nào cơ chứ… từ xưa đến nay cả nghìn bộ kì thư đến theo một cách, không phải nhàm chán hay sao?”
Ngoài ra cả hai nhân vật nữ trong Thần Khúc là Beatrice và Lâm Đại Ngọc trong Hồng lâu mộng đều là người thật. Thần Khúc có Địa ngục, Tĩnh thổ và Thiên Đường hoàn toàn là sự sáng tạo của Dante Alighieri dựa trên Kinh thánh, thần thoại Hy-La và những câu chuyện lịch sử của Châu Âu, thì Tào Tuyết Cần cũng có Thái hư ảo cảnh – một nơi cai quản những chuyện phong lưu, tình duyên, trai gái do Tiên cô làm chủ. Ngay ngoài cõi Thái hư ảo cảnh có khắc hai câu đối nhắn nhủ người đọc về sự siêu thực của nơi này.
“Giả bảo là chân, chân cũng là giả
Không làm ra có, có rồi không.”
Sau cùng, giống như tất cả các tác phẩm có sức nặng nhất trong văn chương thế giới đều được bán số lượng lớn, nhiều người biết đến nhưng để thấy cái hay của nó thì đòi hỏi nội lực và những kiến thức cần thiết để cảm nhận được sự tài năng của người viết ra. Hồng lâu mộng cũng vậy, khi đọc xong mình đã thấy may mắn khi vài năm trước đã lảng tránh đọc, nếu không thì cũng chẳng thẩm thấu được như bây giờ. Đây có thể sẽ là bộ tiểu thuyết hay nhất mình đọc trong năm nay.
Tác giả: Đức Nhân
Biên tập: THĐP
Last edited by LDN on Sun Jan 15, 2023 3:17 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review Hồng Lâu Mộng, không phải dâm thư, mà là Thiên Thư
Spiderum
Thiên
Hồng Lâu Mộng, là một tác phẩm thuộc tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa. Tác phẩm được chắp bút bởi tác giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc nói về cuộc sống của gia đình nhà họ Giả dưới thời nhà Minh, là quá trình thịnh và suy của cả một gia tộc bề thế bậc nhất thời kỳ phong kiến lúc bấy giờ. Đan xen với bối cảnh ấy thì ta có mạch truyện chính nói về mối tình của nhân vật Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, tức là Thần Anh và Cây Giáng Châu ở tiên cảnh, Thần Anh là viên đá mà Nữ Oa vá trời bị thừa ra không dùng đến nên được đưa về chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Sau này khi Thần Anh đòi giáng trần để hưởng kiếp người thì tiên Giáng Châu vì mang ơn nên cũng tái sinh để "lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng". Vì thế mà xuyên suốt tiểu thuyết, Lâm Đại Ngọc là cô gái “mít ướt” nhất cốt truyện, 80% thời gian nàng xuất hiện đều đẫm lệ, nhưng những giọt nước mắt của nàng đại diện cho tình yêu trong sáng mà nàng dành cho Bảo Ngọc, đại diện cho nỗi đau thương mất mát của người con gái trẻ xa quê nhà, xa cha, mất mẹ.
Đọc Hồng Lâu Mộng cho ta thấy được một bối cảnh Trung Hoa thời phong kiến vào lúc cực thịnh của cả một triều đại nói chung và gia tộc họ Giả nói riêng. Hồng Lâu Mộng thể hiện một tinh thần khoa học tiên tiến của tác giả khi dám mạnh dạn bác bỏ sự mê tín, dị đoan, dùng các phương pháp chứng minh khoa học để bác bỏ đi các giáo điều cũ rích đang ăn mòn trí tưởng tượng của người dân và phá hoại xã hội. Xuyên suốt tác phẩm tác giả cũng cho ta thấy những tư tưởng thanh cao, tiên tiến của mình thông qua nhân vật Giả Bảo Ngọc, các nhân vật trong tiểu thuyết thường cho là Bảo Ngọc bị điên ,tinh thần không ổn định nên nói những câu điên dại không phải điều mà người thường nên nói nhưng họ đâu biết được những câu mà Bảo Ngọc nói chính là sự đón đầu của thời đại, là tư tưởng, quan điểm tiến bộ bậc nhất. Nhiều người cho rằng Bảo Ngọc hám sắc, u mê nhục dục nhưng với tôi điều đó chưa hẵn đã đúng. Tình cảm mà Bảo Ngọc dành cho những cô gái xung quanh mình là tình cảm chân thành, chung thuỷ và thấu hiểu một cách tinh tế. Bảo Ngọc luôn có tư tưởng muốn đùm bọc, che chở và làm cho các chị em quanh mình luôn được hạnh phúc, vui vẻ, ,đây là một tư tưởng, một quan niệm vô cùng mới mẻ và tiến bộ trong thời kì mà người phụ nữ phong kiến bị đàn áp và xem nhẹ sinh mệnh, nhiều nữ nhân trong tác phẩm thường trách phận mình sinh ra khổ đau nhất là mang phận đàn bà con gái, vì thế mà họ cố tích đức, tu hành cầu mong kiếp sau được đầu thai làm con trai để không phải mang khổ đau, sầu muộn. Tình cảm mà Bảo Ngọc dành cho các cô gái trong tác phẩm như Tình Văn, Uyên Ương, Tập Nhân... có đôi phần thiên về tình nghĩa nhiều hơn là tình yêu, tình yêu của Bảo Ngọc cốt chỉ dành phần cho Đại Ngọc mà thôi.
Giả Bảo Ngọc là một mối dây tơ vò của khát khao tự do và sự áp đặt của gia đình
Bảo Ngọc muốn vươn lên để giành lấy người mình yêu, để chọn lấy Lâm Đại Ngọc làm vợ nhưng anh chàng lại không làm gì cả, chỉ phó mặc cho gia đình, mọi chuyện mà Bảo Ngọc làm chỉ là khát khao nhưng không thực hiện, mãi đến khi Đại Ngọc mất đi vào đúng cái giờ mà Bảo Ngọc kết hôn với người khác thì chàng dần dần mới tỉnh ngộ và xuống tóc đi tu để hoá kiếp. Hồng Lâu Mộng là một tác phẩm lớn của văn học Trung Hoa và theo tôi, xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu của cả nhân loại, là tác phẩm văn học được truyền tải bằng khoa học ngôn ngữ, bằng thần học, bằng triết học, bằng phật giáo và đạo giáo, bằng các tư tưởng lớn của thời đại lúc bấy giờ.
So sánh tác phẩm với 2 bộ kỳ thư mà tôi đã đọc qua như Thuỷ Hử và Tam Quốc Chí thì quả thật có một sự khác biệt rất lớn ở đây. Ở Hồng Lâu Mộng, người đọc có thể cảm nhận được và thấu hiểu được nội tâm của nhân vật cụ thể hơn từ đó sinh lòng đồng cảm và yêu quý cũng như căm ghét nhân vật một cách rõ ràng hơn so với 2 tác phẩm còn lại. Ở Thuỷ Hử và Tam Quốc Chí được viết theo lối miêu tả, kể chuyện hành động liên tục mà thường không chú tâm đến diễn biến nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trong tiểu thuyết. Vì vậy mà khó để người đọc có thể đánh giá được đâu là anh hùng đâu là tiểu nhân mà chỉ có thể đoán được điều đó thông qua mô tả của tác giả và hành động của nhân vật trong câu chuyện, cụ thể là nhân vật yêu thích của tôi : Tào Tháo, qua tác phẩm của La Quán Trung, Tào Tháo được khắc hoạ chẳng khác gì một tên ác nhân hại nước hại dân nhưng người đọc đâu biết rằng theo dòng lịch sử Tào Tháo từng là anh hùng cứu dân cứu nước, nhiều lần trừng trị tham quan khi còn trẻ, được người dân yêu mến. Sau này vì thời thế đổi thay, Hoàng Đế vì lo sợ mà mất đi lòng tin ở ông mới khiến cho ông dần dần thay đổi để giữ lấy tính mạng của mình nên mở trở thành gian hùng, nhưng suy cho cùng vẫn là anh hùng mà là anh hùng gian, nếu tính ra trong 3 vị minh chủ thì Tào Tháo chính là người có tài thao lược, có tố chất anh hùng bật nhất so với Tôn Quyền và Lưu Bị. Như vậy chúng ta mới thấy việc miêu tả nội tâm nhân vật khiến cho người đọc có được những trải nghiệm, những cảm xúc đặc biệt như thế nào đối với môt tác phẩm lớn. Lỗ Tấn đã bình luận về phương pháp miêu tả nội tâm của tác phẩm như sau :
"Điểm khác biệt của Hồng lâu mộng với các cuốn tiểu thuyết trước đây là dám tả thật không che đậy. Bởi vậy, các nhân vật được miêu tả ở đây đều là những con người thật. Nói chung sau khi Hồng lâu mộng ra đời, cách viết và cách tư duy truyền thống đã hoàn toàn bị phá vỡ"
Trong Hồng Lâu Mộng có những tư tưởng mà tôi thật sự rất thích, như khi bàn về tình ở Thái Hư Ảo Cảnh, nàng tiên Cảnh Ảo cho rằng :
"Người đời đều cho việc dâm dục là tình, vì thế mà gây ra chuyện thương phong bại tục, lại còn tự cho là trăng gió đa tình, không quan hệ gì. Họ không hiểu mừng, giận, buồn, vui chưa lộ ra thì đó là tính. Mà lúc lộ ra rồi thì đó là tình. Đến như tình của tôi và chị, chính là cái tình chưa lộ ra. Cái tình như bông hoa còn đang nụ. Nếu chờ phát tiết ra rồi, thì cái tình ấy không phải là chân tình nữa"
Hay bàn về sự dâm dục, tiên cô trong giấc mơ về Thái hư ảo cảnh của Bảo Ngọc cũng nói :
“Ta thích anh vì anh là người dâm nhất trong thiên hạ. Dâm có nhiều kiểu dâm, anh sinh ra đã có mối si tình với nữ nhi, nên ta gọi anh là “ý dâm”, chỉ có thể hiểu trong lòng chứ không nói ra được.”
Hồng Lâu Mộng là tác phẩm nên đọc đi đọc lại nhiều lần trong đời để định vị lại mình là ai trong cuộc đời theo đúng câu hỏi lớn mà tác giả ngụ ý cho bạn đọc xuyên suốt tiểu thuyết. Tác phẩm và tác giả quả thật đã làm rất tốt vai trò của một tác phẩm văn học thời đại và xứng đáng là một bộ truyện tiêu biểu của văn học Trung Hoa và nhân loại.
Spiderum
Thiên
Hồng Lâu Mộng, là một tác phẩm thuộc tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa. Tác phẩm được chắp bút bởi tác giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc nói về cuộc sống của gia đình nhà họ Giả dưới thời nhà Minh, là quá trình thịnh và suy của cả một gia tộc bề thế bậc nhất thời kỳ phong kiến lúc bấy giờ. Đan xen với bối cảnh ấy thì ta có mạch truyện chính nói về mối tình của nhân vật Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, tức là Thần Anh và Cây Giáng Châu ở tiên cảnh, Thần Anh là viên đá mà Nữ Oa vá trời bị thừa ra không dùng đến nên được đưa về chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Sau này khi Thần Anh đòi giáng trần để hưởng kiếp người thì tiên Giáng Châu vì mang ơn nên cũng tái sinh để "lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng". Vì thế mà xuyên suốt tiểu thuyết, Lâm Đại Ngọc là cô gái “mít ướt” nhất cốt truyện, 80% thời gian nàng xuất hiện đều đẫm lệ, nhưng những giọt nước mắt của nàng đại diện cho tình yêu trong sáng mà nàng dành cho Bảo Ngọc, đại diện cho nỗi đau thương mất mát của người con gái trẻ xa quê nhà, xa cha, mất mẹ.
Đọc Hồng Lâu Mộng cho ta thấy được một bối cảnh Trung Hoa thời phong kiến vào lúc cực thịnh của cả một triều đại nói chung và gia tộc họ Giả nói riêng. Hồng Lâu Mộng thể hiện một tinh thần khoa học tiên tiến của tác giả khi dám mạnh dạn bác bỏ sự mê tín, dị đoan, dùng các phương pháp chứng minh khoa học để bác bỏ đi các giáo điều cũ rích đang ăn mòn trí tưởng tượng của người dân và phá hoại xã hội. Xuyên suốt tác phẩm tác giả cũng cho ta thấy những tư tưởng thanh cao, tiên tiến của mình thông qua nhân vật Giả Bảo Ngọc, các nhân vật trong tiểu thuyết thường cho là Bảo Ngọc bị điên ,tinh thần không ổn định nên nói những câu điên dại không phải điều mà người thường nên nói nhưng họ đâu biết được những câu mà Bảo Ngọc nói chính là sự đón đầu của thời đại, là tư tưởng, quan điểm tiến bộ bậc nhất. Nhiều người cho rằng Bảo Ngọc hám sắc, u mê nhục dục nhưng với tôi điều đó chưa hẵn đã đúng. Tình cảm mà Bảo Ngọc dành cho những cô gái xung quanh mình là tình cảm chân thành, chung thuỷ và thấu hiểu một cách tinh tế. Bảo Ngọc luôn có tư tưởng muốn đùm bọc, che chở và làm cho các chị em quanh mình luôn được hạnh phúc, vui vẻ, ,đây là một tư tưởng, một quan niệm vô cùng mới mẻ và tiến bộ trong thời kì mà người phụ nữ phong kiến bị đàn áp và xem nhẹ sinh mệnh, nhiều nữ nhân trong tác phẩm thường trách phận mình sinh ra khổ đau nhất là mang phận đàn bà con gái, vì thế mà họ cố tích đức, tu hành cầu mong kiếp sau được đầu thai làm con trai để không phải mang khổ đau, sầu muộn. Tình cảm mà Bảo Ngọc dành cho các cô gái trong tác phẩm như Tình Văn, Uyên Ương, Tập Nhân... có đôi phần thiên về tình nghĩa nhiều hơn là tình yêu, tình yêu của Bảo Ngọc cốt chỉ dành phần cho Đại Ngọc mà thôi.
Giả Bảo Ngọc là một mối dây tơ vò của khát khao tự do và sự áp đặt của gia đình
Bảo Ngọc muốn vươn lên để giành lấy người mình yêu, để chọn lấy Lâm Đại Ngọc làm vợ nhưng anh chàng lại không làm gì cả, chỉ phó mặc cho gia đình, mọi chuyện mà Bảo Ngọc làm chỉ là khát khao nhưng không thực hiện, mãi đến khi Đại Ngọc mất đi vào đúng cái giờ mà Bảo Ngọc kết hôn với người khác thì chàng dần dần mới tỉnh ngộ và xuống tóc đi tu để hoá kiếp. Hồng Lâu Mộng là một tác phẩm lớn của văn học Trung Hoa và theo tôi, xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu của cả nhân loại, là tác phẩm văn học được truyền tải bằng khoa học ngôn ngữ, bằng thần học, bằng triết học, bằng phật giáo và đạo giáo, bằng các tư tưởng lớn của thời đại lúc bấy giờ.
So sánh tác phẩm với 2 bộ kỳ thư mà tôi đã đọc qua như Thuỷ Hử và Tam Quốc Chí thì quả thật có một sự khác biệt rất lớn ở đây. Ở Hồng Lâu Mộng, người đọc có thể cảm nhận được và thấu hiểu được nội tâm của nhân vật cụ thể hơn từ đó sinh lòng đồng cảm và yêu quý cũng như căm ghét nhân vật một cách rõ ràng hơn so với 2 tác phẩm còn lại. Ở Thuỷ Hử và Tam Quốc Chí được viết theo lối miêu tả, kể chuyện hành động liên tục mà thường không chú tâm đến diễn biến nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trong tiểu thuyết. Vì vậy mà khó để người đọc có thể đánh giá được đâu là anh hùng đâu là tiểu nhân mà chỉ có thể đoán được điều đó thông qua mô tả của tác giả và hành động của nhân vật trong câu chuyện, cụ thể là nhân vật yêu thích của tôi : Tào Tháo, qua tác phẩm của La Quán Trung, Tào Tháo được khắc hoạ chẳng khác gì một tên ác nhân hại nước hại dân nhưng người đọc đâu biết rằng theo dòng lịch sử Tào Tháo từng là anh hùng cứu dân cứu nước, nhiều lần trừng trị tham quan khi còn trẻ, được người dân yêu mến. Sau này vì thời thế đổi thay, Hoàng Đế vì lo sợ mà mất đi lòng tin ở ông mới khiến cho ông dần dần thay đổi để giữ lấy tính mạng của mình nên mở trở thành gian hùng, nhưng suy cho cùng vẫn là anh hùng mà là anh hùng gian, nếu tính ra trong 3 vị minh chủ thì Tào Tháo chính là người có tài thao lược, có tố chất anh hùng bật nhất so với Tôn Quyền và Lưu Bị. Như vậy chúng ta mới thấy việc miêu tả nội tâm nhân vật khiến cho người đọc có được những trải nghiệm, những cảm xúc đặc biệt như thế nào đối với môt tác phẩm lớn. Lỗ Tấn đã bình luận về phương pháp miêu tả nội tâm của tác phẩm như sau :
"Điểm khác biệt của Hồng lâu mộng với các cuốn tiểu thuyết trước đây là dám tả thật không che đậy. Bởi vậy, các nhân vật được miêu tả ở đây đều là những con người thật. Nói chung sau khi Hồng lâu mộng ra đời, cách viết và cách tư duy truyền thống đã hoàn toàn bị phá vỡ"
Trong Hồng Lâu Mộng có những tư tưởng mà tôi thật sự rất thích, như khi bàn về tình ở Thái Hư Ảo Cảnh, nàng tiên Cảnh Ảo cho rằng :
"Người đời đều cho việc dâm dục là tình, vì thế mà gây ra chuyện thương phong bại tục, lại còn tự cho là trăng gió đa tình, không quan hệ gì. Họ không hiểu mừng, giận, buồn, vui chưa lộ ra thì đó là tính. Mà lúc lộ ra rồi thì đó là tình. Đến như tình của tôi và chị, chính là cái tình chưa lộ ra. Cái tình như bông hoa còn đang nụ. Nếu chờ phát tiết ra rồi, thì cái tình ấy không phải là chân tình nữa"
Hay bàn về sự dâm dục, tiên cô trong giấc mơ về Thái hư ảo cảnh của Bảo Ngọc cũng nói :
“Ta thích anh vì anh là người dâm nhất trong thiên hạ. Dâm có nhiều kiểu dâm, anh sinh ra đã có mối si tình với nữ nhi, nên ta gọi anh là “ý dâm”, chỉ có thể hiểu trong lòng chứ không nói ra được.”
Hồng Lâu Mộng là tác phẩm nên đọc đi đọc lại nhiều lần trong đời để định vị lại mình là ai trong cuộc đời theo đúng câu hỏi lớn mà tác giả ngụ ý cho bạn đọc xuyên suốt tiểu thuyết. Tác phẩm và tác giả quả thật đã làm rất tốt vai trò của một tác phẩm văn học thời đại và xứng đáng là một bộ truyện tiêu biểu của văn học Trung Hoa và nhân loại.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
GUU.vn
Câu chuyện tình cảm động tuyệt phẩm Hồng Lâu Mộng chứa một thông điệp 'bí ẩn'
Hồng Lâu Mộng, tên gốc là Thạch Đầu Ký, là một trong bốn kiệt tác (tứ đại kỳ thư) của văn học cổ điển Trung Hoa.
Ba kiệt tác kia là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử truyện của Thi Nại Am. Hồng Lâu Mộng được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh.
Đã có rất nhiều người nghiên cứu tìm hiểu về Hồng Lâu Mộng từ khi nó ra đời. Cùng với việc nghiên cứu và tìm hiểu mỗi người đều xuất phát từ lập trường và cách nhìn nhận riêng của mình để nhận thức, đánh giá và giải thích ý nghĩa của tác phẩm.
Có người cho rằng hình tượng người phụ nữ được miêu tả trong bộ tác phẩm này đều có tính cách trong sáng, rực rỡ nên đây chính là tác phẩm ca ngợi nữ giới; có người lại nhận định đó chính là sự tái hiện quá trình từ hưng thịnh đến suy vong của một dòng tộc trong xã hội phong kiến, nó là sự dự báo cho sự diệt vong của xã hội phong kiến; có người lại nghĩ tác phẩm đã miêu tả rất chân thực hình tượng của một kẻ phản bội của xã hội phong kiến, trên người anh ta đã nảy sinh tử tưởng dân chủ…
(Ảnh minh họa): Tác phẩm ca ngợi hình tượng người phụ nữ trong sáng
Nhìn nhận từ góc độ của người làm về văn hóa, bộ sách này kỳ thực chính là miêu tả lại một câu chuyện nhân duyên đầy chân thực và sống động.
Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Bên bờ sông Linh Bà ở Tây phương, bên cạnh hòn đá Tam Sinh có một cây tiên Giáng Châu được hòn đá Thần Anh ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón nên nó mới được tươi tốt và sống lâu. Cây đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm bón, nên cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái. Giáng Châu tiên tử suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời viễn ly hận thù, đói thì ăn quả “mật thanh” khát thì uống nước bể “quán sầu”.
Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới cho đá Thần Anh, cho nên trong lòng nó vẫn mắc míu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây. Thần Anh bị lửa trần rực cháy trong lòng, nhân gặp trời đất thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi trần để qua kiếp “ảo duyên”, nên đã đến trước mặt vị tiên Cảnh Ảo ghi sổ. Cảnh Ảo liền hỏi đến mối tình bón tưới, biết chưa trả xong, muốn nhân đó để giải quyết mối duyên nợ của đá thần và cây thần. Giáng Châu tiên tử nói: “Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta sẽ lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, như thế mới nguyện tâm ý!”. Vì thế phải xuống trần để kết thúc mối nợ duyên đó.
Các nhân vật trong bộ tiểu thuyết mặc dù rất nhiều, nhưng nhân vật chính chỉ gồm hai nhân vật Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Những nhân vật khác cũng chỉ là đến để cùng phối hợp để họ hoàn trả nhân duyên đó; Sự tình trong tác phẩm mặc dù rất phức tạp, nhưng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm từ đầu tới cuối chính là câu chuyện tình yêu, hoàn trả nước mắt của Đại Ngọc và Bảo Ngọc.
Cau chuyen tinh cam dong tuyet pham Hong Lau Mong chua mot thong diep 'bi an'
(Ảnh minh họa): Lâm Đại Ngọc dùng nước mắt để trả mối duyên nợ
1. Thần an bài vận mệnh cho nhân vật trong truyện
Trong chuyện có nhiều lần nhắc tới một tăng nhân và một đạo sĩ, nếu như coi “Hồng Lâu Mộng” là một màn kịch trên sân khấu, thì tăng nhân và đạo sĩ kia chính là đạo diễn của màn kịch sân khấu đó. Vị “tăng nhân” đó chính là một Đại sư, còn vị “đạo sĩ” kia chính là một Chân Nhân.
Chính là hai vị thần tiên đã đưa họ xuống nhân gian, sắp xếp cho họ chuyển sinh. Trong tiểu thuyết có kể, có hai vị thần tiên nọ kết giao du ngoạn sơn thủy, một ngày kia dạo chơi tới núi Thanh Ngạnh, thì gặp một viên ngọc rất đẹp đang ngày đêm kêu khóc buồn rầu. Hóa ra đây là hòn đá lẻ thừa ra trong ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một viên đá ngũ sắc ngày xưa Nữ Oa luyện ra để vá trời.
Hòn đá này sau khi được tôi luyện, đã có linh tính, có thể biến thành to hóa thành nhỏ. Cho rằng mình không đủ tài để bổ khuyết trời xanh, nên muốn hạ xuống cõi trần một phen. Tảng đá biến thành khối ngọc thạch đi theo vị thị giả tên Thần Anh, ở cung Xích Hà trên thượng giới, giáng hạ trần gian đầu thai thành Giả Bảo Ngọc.
Còn cây tiên Giáng Châu thì được an bài đầu thai trong một gia đình dòng dõi nhà Nho ở Giang Nam, tên Lâm Đại Ngọc. Mẹ của Đại Ngọc là cô của Bảo Ngọc, hai người là anh em họ. Đại Ngọc mồ côi mất mẹ từ nhỏ, sau đó cha cũng bị bệnh qua đời, phải tới nương nhờ bà ngoại, và từ đó mới gặp được Bảo Ngọc. Trong Vinh quốc phủ còn có gia đình của Tiết phu nhân, vốn là em gái Vương phu nhân, cùng con trai cả Tiết Bàn và con gái Tiết Bảo Thoa vừa vào Kinh cùng đến ở. Cuộc hội ngộ giữa ba nhân vật Đại Ngọc, Bảo Ngọc và Bảo Thoa đã diễn ra một câu chuyện rung động đến tận tâm can và đẫm lệ.
Thần tiên không những an bài cho họ chuyển sinh, mà còn an bài cả tính cách từng nhân vật. Bởi Giáng Châu tiên tử phải “hoàn trả nước mắt”, do vậy Đại Ngọc khi sinh ra đã là một cô gái dễ xúc động dễ khóc. Do vậy mới sắp đặt hoàn cảnh gia đình cô song thân đều qua đời, lại không có anh chị em, lẻ loi cô quạnh một mình, thể chất yếu ớt đầy bệnh tật, đây đều là môi trường hoàn cảnh làm cô dễ khóc dễ xúc động.
Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, ẩn chứa một tâm hồn thi phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm, mong manh. Vì buồn tủi mình chỉ là người ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc. Trong khi đó, Tiết Bảo Thoa ngược lại, là người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực của xã hội phong kiến.
Thần tiên còn tạo ra mâu thuẫn giữa các nhân vật một cách rất hấp dẫn. Khi Bảo Thoa còn nhỏ, có một lão hòa thượng điên tới nhà, tặng cho một cái khóa vàng, trên đó có khắc tám chữ “Bất khí bất li, phương linh vĩnh kế” (Nghĩa là: Không được vứt bỏ không được để rời thân, phúc đức lưu truyền mãi mãi).
Tám chữ này kết hợp với tám chữ trên miếng ngọc của Giả Bảo Ngọc: “Mạc thất mạc vong, tiên thọ hằng xương” (Nghĩa là: Đừng để mất cũng đừng quên, tiên thọ lâu dài mãi mãi) vừa khéo là một cặp câu đối. Và lão hòa thượng khi tặng cái khóa cho Bảo Thoa còn nhấn mạnh cái khóa này cũng giống như bùa hộ thân của cô, luôn phải mang nó bên người đợi sau này sẽ có thể kết duyên với người ngọc ở phương xa. Đây cũng là mối lương duyên được gắn kết qua nét bút.
2. Mộc thạch tiền minh và lương duyên kim ngọc
Giáng Châu tiên tử vốn là một cây tiên; Bảo Ngọc năm xưa chính là hòn đá ngũ sắc được Nữ Oa luyện ra, “mộc thạch tiền minh” chính là chỉ tình yêu giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc.
Cuộc gặp gỡ lần đầu của họ đã được miêu tả một cách rất đặc sắc: Đại Ngọc khi vừa nhìn thấy Bảo Ngọc, đã giật mình ngạc nhiên, trong lòng thầm nghĩ: “Thật là kỳ lạ, hình ảnh này như đã thân thuộc từng gặp ở đâu, mà sao lại thấy vô cùng quen mắt đến thế”. Đồng thời Bảo Ngọc thì kêu lên: “Người em họ này ta đã từng gặp rồi”. Từ đó hai người tình cảm như anh em, sau đó hai người cùng ăn cùng chơi luôn bên nhau rất vui vẻ chia sẻ mọi cay đắng ngọt bùi.
Nhưng tình cảnh đó không được lâu thì xuất hiện một Tiết Bảo Thoa, lớn hơn Bảo Ngọc một tuổi, là người có tính cách đoan trang, dung mạo xinh đẹp, lại luôn đoán biết được ý của người khác, làm việc gì cũng được mọi người trong phủ yêu mến. Cộng thêm khi mới tới phủ mẹ Bảo Thoa có kể lại những lời hòa thượng nói khi đưa tặng cô cái khóa ngầm ám chỉ: Bảo Ngọc và Bảo Thoa mới là một cặp trời sinh, hôn nhân của họ mới là lương duyên vàng ngọc.
Thế nhưng, mộc thạch tiền minh không thể tương hợp với kim ngọc lương duyên.
Từ nhỏ Bảo Ngọc đã không thích miếng ngọc khi sinh ra đã có trong miệng mình nên nhiều lần cố ý quăng đi. Có lần Bảo Ngọc đang ngủ trưa, Bảo Thoa vô tình qua chơi thấy trên gối có thêu hoa rất đẹp, tiện tay cầm lên ngắm thì bỗng giật mình nghe thấy tiếng Bảo Ngọc quát trong mơ: “Lời hòa thượng đạo sĩ thì có gì đáng tin chứ? Cái gì mà kim ngọc lương duyên, ta đây chỉ muốn mộc thạch nhân duyên!” làm Bảo Thoa vô cùng sửng sốt. Lại có lần người hầu của Đại Ngọc nói với Bảo Ngọc: “Mùa thu năm nay và mùa xuân sang năm Lâm cô nương phải về quê ở Tô Châu”. Bảo Ngọc nghe xong “như sấm đánh bên tai, mồ hôi vã ra như tắm, sắc mặt tím ngắt, ngẩn ngơ như người mất hồn, ngây người như một bức tượng gỗ”, làm cả Giả phủ một phen hết hồn.
Sau đó nói với Tử Quyên – người hầu của Đại Ngọc trước mặt mọi người: “Nếu có đi thì mang cả ta đi theo”, “Nếu có sống thì ta và cô ấy sẽ cùng sống, nếu có chết thì chúng ta sẽ cùng thành tro thành khói”. Việc gây rối này của Bảo Ngọc đã vô tình để lộ cho tất cả mọi người trong phủ biết tình cảm của bọn họ. Anh cho rằng mình là viên minh châu của Giả mẫu, nên bà sẽ đáp ứng nguyện vọng của anh. Nhưng ngược lại sau khi biết rõ tình cảm của Đại Ngọc và Bảo Ngọc bà lại càng âm thầm phản đối, và tìm mọi cách để có thể chia rẽ được hai người.
3. “Dùng nước mắt của cả đời tôi để trả nợ anh ấy!”
Đại Ngọc là cô gái yếu ớt nhiều bệnh tật, một cô gái mồ côi ăn nhờ ở đậu, cộng thêm cô là người rất thông minh và mẫn cảm. Tận mắt thấy được tình yêu vô vọng của mình, tâm sự cứ tích tụ trong lòng, không thể nói ra vì vậy lâu dần nước mắt tuôn nhiều như mưa, cơ hồ như có thể dùng nước mắt để rửa mặt. Trong sách có viết về những lần khóc của Đại Ngọc, và những lần khóc đó của cô đều có liên quan đến Bảo Ngọc.
Ngày đầu tiên khi Đại Ngọc tới Giả phủ đã dâng trào một cơn sóng lớn. Lúc đó những nhân vật chính trong Giả Phủ đều có mặt, Đại Ngọc đang nói chuyện với mọi người. Có người thông báo: “Bảo Ngọc đến”. Bảo Ngọc nhìn thấy một người con gái thướt tha, nên tới gần hơn để chào hỏi và quan sát được kỹ. Trong lòng thầm nghĩ, một người con gái tuyệt sắc thế này, chắc chắn trong người phải có ngọc bội, liền tới hỏi Đại Ngọc: “Có ngọc bội hay không?”.
Khi nghe Đại Ngọc nói không có liền nổi xung lên, vứt mảnh ngọc trên người mình đi và mắng: “Cái gì mà báu vật quý hiếm chứ? Ta cũng không thèm cái đồ vứt đi này! Mọi người trong nhà không ai có, chỉ mình ta có, hôm nay đến người em gái xinh như thần tiên này cũng không có, thì có thể hiểu được nó chẳng phải là đồ gì tốt đẹp”. Lúc này mẹ của Bảo Ngọc vội vàng nói: “Nghiệp chướng! Con tức giận muốn đánh muốn mắng ai thì cứ mắng, sao lại vứt đi gốc rễ vận mệnh của mình thế!”. Tối đó, khi mọi người đã đi nghỉ, Đại Ngọc ngồi một mình và tủi thân rơi lệ. Và càng ở lâu trong phủ, hết lần này tới lần khác cô đều vì anh mà rơi lệ rất nhiều.
Cau chuyen tinh cam dong tuyet pham Hong Lau Mong chua mot thong diep 'bi an'(Ảnh minh họa): Đại Ngọc tủi thân rơi lệ
Điều càng ngày càng làm người đọc cảm thấy dư vị sâu xa, đó là càng về sau khi bệnh tình của Đại Ngọc càng nghiêm trọng, thì nước mắt cô phải khóc vì anh dường như ngược lại càng ít đi. Trong sách có một đoạn như sau, có một lần Bảo Ngọc lại nhìn thấy Đại Ngọc khóc, liền vội vàng khuyên nhủ: “Em lại tự tìm lấy muộn phiền đấy à! Em xem này, năm nay em gầy hơn năm ngoái nhiều quá, còn không biết tự chăm sóc, mỗi ngày cứ ít nhất phải khóc một trận mới xong một ngày hay sao!”. Đại Ngọc lau nước mắt trả lời: “Gần đây em chỉ cảm thấy đau lòng, nước mắt dường như ít hơn năm ngoái. Trong lòng chỉ thấy chua sót, đau đớn, còn nước mắt dường như đã cạn rồi”.
Ngày Đại Ngọc mất, cũng chính là ngày tổ chức hôn lễ của Bảo Ngọc và Bảo Thoa, trong Giả phủ mọi người đều ở nơi tổ chức hôn lễ. Trong Tiêu Tương quán lạnh lẽo, chỉ có một nha hoàn ở cạnh chăm sóc cho cô, Đại Ngọc đau thương căm phẫn đan xen, nhưng lúc đó ngược lại không nói lời nào, nước mắt cũng không rơi nữa. Tại sao?
Chính bởi cũng giống như trong truyện đã miêu tả: “Nợ mạng đã trả lại mạng; nợ nước mắt nước mắt đã trả đủ rồi. Oan oan tương báo quả là không thể xem nhẹ, chia ly hay tụ hợp đều đã có tiền định”. Hay cho câu “Lệ đã tận”, đầy sâu sắc ý nghĩa. Món nợ nước mắt này đã được hoàn trả xong, đương nhiên cũng không cần rơi lệ nữa. Giáng Châu tiên tử hoàn trả xong món nợ nước mắt, nợ ân tình đã không còn lời nào cần nói trên thế gian này, điều cần làm là cần trở về nơi vốn thuộc về cô.
Nhìn tổng quát toàn bộ câu chuyện nhân duyên này, đã được tác giả phân tích theo chiều ngang, để người đọc vừa có thể hiểu được ‘nhân’ từ kiếp trước của họ, lại vừa nhìn thấy duyên của kiếp này. Một câu chuyện nhân duyên đầy sống động được triển hiện sâu sắc đẫm nước mắt với người đọc.
ĐKN/Sưu tầm
Câu chuyện tình cảm động tuyệt phẩm Hồng Lâu Mộng chứa một thông điệp 'bí ẩn'
Hồng Lâu Mộng, tên gốc là Thạch Đầu Ký, là một trong bốn kiệt tác (tứ đại kỳ thư) của văn học cổ điển Trung Hoa.
Ba kiệt tác kia là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử truyện của Thi Nại Am. Hồng Lâu Mộng được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh.
Đã có rất nhiều người nghiên cứu tìm hiểu về Hồng Lâu Mộng từ khi nó ra đời. Cùng với việc nghiên cứu và tìm hiểu mỗi người đều xuất phát từ lập trường và cách nhìn nhận riêng của mình để nhận thức, đánh giá và giải thích ý nghĩa của tác phẩm.
Có người cho rằng hình tượng người phụ nữ được miêu tả trong bộ tác phẩm này đều có tính cách trong sáng, rực rỡ nên đây chính là tác phẩm ca ngợi nữ giới; có người lại nhận định đó chính là sự tái hiện quá trình từ hưng thịnh đến suy vong của một dòng tộc trong xã hội phong kiến, nó là sự dự báo cho sự diệt vong của xã hội phong kiến; có người lại nghĩ tác phẩm đã miêu tả rất chân thực hình tượng của một kẻ phản bội của xã hội phong kiến, trên người anh ta đã nảy sinh tử tưởng dân chủ…
(Ảnh minh họa): Tác phẩm ca ngợi hình tượng người phụ nữ trong sáng
Nhìn nhận từ góc độ của người làm về văn hóa, bộ sách này kỳ thực chính là miêu tả lại một câu chuyện nhân duyên đầy chân thực và sống động.
Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Bên bờ sông Linh Bà ở Tây phương, bên cạnh hòn đá Tam Sinh có một cây tiên Giáng Châu được hòn đá Thần Anh ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón nên nó mới được tươi tốt và sống lâu. Cây đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm bón, nên cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái. Giáng Châu tiên tử suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời viễn ly hận thù, đói thì ăn quả “mật thanh” khát thì uống nước bể “quán sầu”.
Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới cho đá Thần Anh, cho nên trong lòng nó vẫn mắc míu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây. Thần Anh bị lửa trần rực cháy trong lòng, nhân gặp trời đất thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi trần để qua kiếp “ảo duyên”, nên đã đến trước mặt vị tiên Cảnh Ảo ghi sổ. Cảnh Ảo liền hỏi đến mối tình bón tưới, biết chưa trả xong, muốn nhân đó để giải quyết mối duyên nợ của đá thần và cây thần. Giáng Châu tiên tử nói: “Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta sẽ lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, như thế mới nguyện tâm ý!”. Vì thế phải xuống trần để kết thúc mối nợ duyên đó.
Các nhân vật trong bộ tiểu thuyết mặc dù rất nhiều, nhưng nhân vật chính chỉ gồm hai nhân vật Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Những nhân vật khác cũng chỉ là đến để cùng phối hợp để họ hoàn trả nhân duyên đó; Sự tình trong tác phẩm mặc dù rất phức tạp, nhưng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm từ đầu tới cuối chính là câu chuyện tình yêu, hoàn trả nước mắt của Đại Ngọc và Bảo Ngọc.
Cau chuyen tinh cam dong tuyet pham Hong Lau Mong chua mot thong diep 'bi an'
(Ảnh minh họa): Lâm Đại Ngọc dùng nước mắt để trả mối duyên nợ
1. Thần an bài vận mệnh cho nhân vật trong truyện
Trong chuyện có nhiều lần nhắc tới một tăng nhân và một đạo sĩ, nếu như coi “Hồng Lâu Mộng” là một màn kịch trên sân khấu, thì tăng nhân và đạo sĩ kia chính là đạo diễn của màn kịch sân khấu đó. Vị “tăng nhân” đó chính là một Đại sư, còn vị “đạo sĩ” kia chính là một Chân Nhân.
Chính là hai vị thần tiên đã đưa họ xuống nhân gian, sắp xếp cho họ chuyển sinh. Trong tiểu thuyết có kể, có hai vị thần tiên nọ kết giao du ngoạn sơn thủy, một ngày kia dạo chơi tới núi Thanh Ngạnh, thì gặp một viên ngọc rất đẹp đang ngày đêm kêu khóc buồn rầu. Hóa ra đây là hòn đá lẻ thừa ra trong ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một viên đá ngũ sắc ngày xưa Nữ Oa luyện ra để vá trời.
Hòn đá này sau khi được tôi luyện, đã có linh tính, có thể biến thành to hóa thành nhỏ. Cho rằng mình không đủ tài để bổ khuyết trời xanh, nên muốn hạ xuống cõi trần một phen. Tảng đá biến thành khối ngọc thạch đi theo vị thị giả tên Thần Anh, ở cung Xích Hà trên thượng giới, giáng hạ trần gian đầu thai thành Giả Bảo Ngọc.
Còn cây tiên Giáng Châu thì được an bài đầu thai trong một gia đình dòng dõi nhà Nho ở Giang Nam, tên Lâm Đại Ngọc. Mẹ của Đại Ngọc là cô của Bảo Ngọc, hai người là anh em họ. Đại Ngọc mồ côi mất mẹ từ nhỏ, sau đó cha cũng bị bệnh qua đời, phải tới nương nhờ bà ngoại, và từ đó mới gặp được Bảo Ngọc. Trong Vinh quốc phủ còn có gia đình của Tiết phu nhân, vốn là em gái Vương phu nhân, cùng con trai cả Tiết Bàn và con gái Tiết Bảo Thoa vừa vào Kinh cùng đến ở. Cuộc hội ngộ giữa ba nhân vật Đại Ngọc, Bảo Ngọc và Bảo Thoa đã diễn ra một câu chuyện rung động đến tận tâm can và đẫm lệ.
Thần tiên không những an bài cho họ chuyển sinh, mà còn an bài cả tính cách từng nhân vật. Bởi Giáng Châu tiên tử phải “hoàn trả nước mắt”, do vậy Đại Ngọc khi sinh ra đã là một cô gái dễ xúc động dễ khóc. Do vậy mới sắp đặt hoàn cảnh gia đình cô song thân đều qua đời, lại không có anh chị em, lẻ loi cô quạnh một mình, thể chất yếu ớt đầy bệnh tật, đây đều là môi trường hoàn cảnh làm cô dễ khóc dễ xúc động.
Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, ẩn chứa một tâm hồn thi phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm, mong manh. Vì buồn tủi mình chỉ là người ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc. Trong khi đó, Tiết Bảo Thoa ngược lại, là người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực của xã hội phong kiến.
Thần tiên còn tạo ra mâu thuẫn giữa các nhân vật một cách rất hấp dẫn. Khi Bảo Thoa còn nhỏ, có một lão hòa thượng điên tới nhà, tặng cho một cái khóa vàng, trên đó có khắc tám chữ “Bất khí bất li, phương linh vĩnh kế” (Nghĩa là: Không được vứt bỏ không được để rời thân, phúc đức lưu truyền mãi mãi).
Tám chữ này kết hợp với tám chữ trên miếng ngọc của Giả Bảo Ngọc: “Mạc thất mạc vong, tiên thọ hằng xương” (Nghĩa là: Đừng để mất cũng đừng quên, tiên thọ lâu dài mãi mãi) vừa khéo là một cặp câu đối. Và lão hòa thượng khi tặng cái khóa cho Bảo Thoa còn nhấn mạnh cái khóa này cũng giống như bùa hộ thân của cô, luôn phải mang nó bên người đợi sau này sẽ có thể kết duyên với người ngọc ở phương xa. Đây cũng là mối lương duyên được gắn kết qua nét bút.
2. Mộc thạch tiền minh và lương duyên kim ngọc
Giáng Châu tiên tử vốn là một cây tiên; Bảo Ngọc năm xưa chính là hòn đá ngũ sắc được Nữ Oa luyện ra, “mộc thạch tiền minh” chính là chỉ tình yêu giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc.
Cuộc gặp gỡ lần đầu của họ đã được miêu tả một cách rất đặc sắc: Đại Ngọc khi vừa nhìn thấy Bảo Ngọc, đã giật mình ngạc nhiên, trong lòng thầm nghĩ: “Thật là kỳ lạ, hình ảnh này như đã thân thuộc từng gặp ở đâu, mà sao lại thấy vô cùng quen mắt đến thế”. Đồng thời Bảo Ngọc thì kêu lên: “Người em họ này ta đã từng gặp rồi”. Từ đó hai người tình cảm như anh em, sau đó hai người cùng ăn cùng chơi luôn bên nhau rất vui vẻ chia sẻ mọi cay đắng ngọt bùi.
Nhưng tình cảnh đó không được lâu thì xuất hiện một Tiết Bảo Thoa, lớn hơn Bảo Ngọc một tuổi, là người có tính cách đoan trang, dung mạo xinh đẹp, lại luôn đoán biết được ý của người khác, làm việc gì cũng được mọi người trong phủ yêu mến. Cộng thêm khi mới tới phủ mẹ Bảo Thoa có kể lại những lời hòa thượng nói khi đưa tặng cô cái khóa ngầm ám chỉ: Bảo Ngọc và Bảo Thoa mới là một cặp trời sinh, hôn nhân của họ mới là lương duyên vàng ngọc.
Thế nhưng, mộc thạch tiền minh không thể tương hợp với kim ngọc lương duyên.
Từ nhỏ Bảo Ngọc đã không thích miếng ngọc khi sinh ra đã có trong miệng mình nên nhiều lần cố ý quăng đi. Có lần Bảo Ngọc đang ngủ trưa, Bảo Thoa vô tình qua chơi thấy trên gối có thêu hoa rất đẹp, tiện tay cầm lên ngắm thì bỗng giật mình nghe thấy tiếng Bảo Ngọc quát trong mơ: “Lời hòa thượng đạo sĩ thì có gì đáng tin chứ? Cái gì mà kim ngọc lương duyên, ta đây chỉ muốn mộc thạch nhân duyên!” làm Bảo Thoa vô cùng sửng sốt. Lại có lần người hầu của Đại Ngọc nói với Bảo Ngọc: “Mùa thu năm nay và mùa xuân sang năm Lâm cô nương phải về quê ở Tô Châu”. Bảo Ngọc nghe xong “như sấm đánh bên tai, mồ hôi vã ra như tắm, sắc mặt tím ngắt, ngẩn ngơ như người mất hồn, ngây người như một bức tượng gỗ”, làm cả Giả phủ một phen hết hồn.
Sau đó nói với Tử Quyên – người hầu của Đại Ngọc trước mặt mọi người: “Nếu có đi thì mang cả ta đi theo”, “Nếu có sống thì ta và cô ấy sẽ cùng sống, nếu có chết thì chúng ta sẽ cùng thành tro thành khói”. Việc gây rối này của Bảo Ngọc đã vô tình để lộ cho tất cả mọi người trong phủ biết tình cảm của bọn họ. Anh cho rằng mình là viên minh châu của Giả mẫu, nên bà sẽ đáp ứng nguyện vọng của anh. Nhưng ngược lại sau khi biết rõ tình cảm của Đại Ngọc và Bảo Ngọc bà lại càng âm thầm phản đối, và tìm mọi cách để có thể chia rẽ được hai người.
3. “Dùng nước mắt của cả đời tôi để trả nợ anh ấy!”
Đại Ngọc là cô gái yếu ớt nhiều bệnh tật, một cô gái mồ côi ăn nhờ ở đậu, cộng thêm cô là người rất thông minh và mẫn cảm. Tận mắt thấy được tình yêu vô vọng của mình, tâm sự cứ tích tụ trong lòng, không thể nói ra vì vậy lâu dần nước mắt tuôn nhiều như mưa, cơ hồ như có thể dùng nước mắt để rửa mặt. Trong sách có viết về những lần khóc của Đại Ngọc, và những lần khóc đó của cô đều có liên quan đến Bảo Ngọc.
Ngày đầu tiên khi Đại Ngọc tới Giả phủ đã dâng trào một cơn sóng lớn. Lúc đó những nhân vật chính trong Giả Phủ đều có mặt, Đại Ngọc đang nói chuyện với mọi người. Có người thông báo: “Bảo Ngọc đến”. Bảo Ngọc nhìn thấy một người con gái thướt tha, nên tới gần hơn để chào hỏi và quan sát được kỹ. Trong lòng thầm nghĩ, một người con gái tuyệt sắc thế này, chắc chắn trong người phải có ngọc bội, liền tới hỏi Đại Ngọc: “Có ngọc bội hay không?”.
Khi nghe Đại Ngọc nói không có liền nổi xung lên, vứt mảnh ngọc trên người mình đi và mắng: “Cái gì mà báu vật quý hiếm chứ? Ta cũng không thèm cái đồ vứt đi này! Mọi người trong nhà không ai có, chỉ mình ta có, hôm nay đến người em gái xinh như thần tiên này cũng không có, thì có thể hiểu được nó chẳng phải là đồ gì tốt đẹp”. Lúc này mẹ của Bảo Ngọc vội vàng nói: “Nghiệp chướng! Con tức giận muốn đánh muốn mắng ai thì cứ mắng, sao lại vứt đi gốc rễ vận mệnh của mình thế!”. Tối đó, khi mọi người đã đi nghỉ, Đại Ngọc ngồi một mình và tủi thân rơi lệ. Và càng ở lâu trong phủ, hết lần này tới lần khác cô đều vì anh mà rơi lệ rất nhiều.
Cau chuyen tinh cam dong tuyet pham Hong Lau Mong chua mot thong diep 'bi an'(Ảnh minh họa): Đại Ngọc tủi thân rơi lệ
Điều càng ngày càng làm người đọc cảm thấy dư vị sâu xa, đó là càng về sau khi bệnh tình của Đại Ngọc càng nghiêm trọng, thì nước mắt cô phải khóc vì anh dường như ngược lại càng ít đi. Trong sách có một đoạn như sau, có một lần Bảo Ngọc lại nhìn thấy Đại Ngọc khóc, liền vội vàng khuyên nhủ: “Em lại tự tìm lấy muộn phiền đấy à! Em xem này, năm nay em gầy hơn năm ngoái nhiều quá, còn không biết tự chăm sóc, mỗi ngày cứ ít nhất phải khóc một trận mới xong một ngày hay sao!”. Đại Ngọc lau nước mắt trả lời: “Gần đây em chỉ cảm thấy đau lòng, nước mắt dường như ít hơn năm ngoái. Trong lòng chỉ thấy chua sót, đau đớn, còn nước mắt dường như đã cạn rồi”.
Ngày Đại Ngọc mất, cũng chính là ngày tổ chức hôn lễ của Bảo Ngọc và Bảo Thoa, trong Giả phủ mọi người đều ở nơi tổ chức hôn lễ. Trong Tiêu Tương quán lạnh lẽo, chỉ có một nha hoàn ở cạnh chăm sóc cho cô, Đại Ngọc đau thương căm phẫn đan xen, nhưng lúc đó ngược lại không nói lời nào, nước mắt cũng không rơi nữa. Tại sao?
Chính bởi cũng giống như trong truyện đã miêu tả: “Nợ mạng đã trả lại mạng; nợ nước mắt nước mắt đã trả đủ rồi. Oan oan tương báo quả là không thể xem nhẹ, chia ly hay tụ hợp đều đã có tiền định”. Hay cho câu “Lệ đã tận”, đầy sâu sắc ý nghĩa. Món nợ nước mắt này đã được hoàn trả xong, đương nhiên cũng không cần rơi lệ nữa. Giáng Châu tiên tử hoàn trả xong món nợ nước mắt, nợ ân tình đã không còn lời nào cần nói trên thế gian này, điều cần làm là cần trở về nơi vốn thuộc về cô.
Nhìn tổng quát toàn bộ câu chuyện nhân duyên này, đã được tác giả phân tích theo chiều ngang, để người đọc vừa có thể hiểu được ‘nhân’ từ kiếp trước của họ, lại vừa nhìn thấy duyên của kiếp này. Một câu chuyện nhân duyên đầy sống động được triển hiện sâu sắc đẫm nước mắt với người đọc.
ĐKN/Sưu tầm
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review] Tiếu Ngạo Giang Hồ – Kim Dung
Vanngocchucchi
Kim Dung có trí tưởng tượng rất phong phú và khả năng miêu tả ngoại hình, tâm lý nhân vật rất tài tình. Sau khi tìm hiểu thì được biết Kim Dung từ nhỏ đã có một thư viện sách tại gia và đọc rất nhiều văn cổ nên mình nghĩ nền tảng đó góp phần thành công rất lớn cho các tiểu thuyết võ hiệp của ông.
Có những đoạn Kim Dung miêu tả tâm lý nhân vật quá đỗi chính xác dù nhân vật là nam tử mới lớn “nổi tánh trẻ con” giữa cơn nguy nan vừa thoát nạn, hay là nữ nhi “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Ông già, bà trẻ, kẻ mới lớn, tiểu thư xốc nổi hiếu thắng, kẻ ngông nghênh kiêu ngạo, kẻ gian xảo dối trá, kẻ ngụy quân tử,… Kim Dung viết về suy nghĩ và tâm lý của họ như viết về chính mình. Để trở thành nhà văn, phải thoát ra khỏi cái bóng của chính mình, Kim Dung đã làm được điều đó và trở nên cây bút lớn.
Về các nhân vật trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, chắc cũng như phần đa mọi người, mình yêu mến anh chàng Lệnh Hồ Xung. Rõ ràng anh chàng đã được Kim Dung ưu ái khắc họa bằng rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Chỉ có một hành động duy nhất của Lệnh Hồ thiếu hiệp khiến mình bất mãn là khi anh chàng chỉ vì muốn làm tiểu sư muội Linh San vui lòng liền đưa thân mình vào lưỡi kiếm của nàng khiến bản thân bị trọng thương. Lúc đó mình chợt nghĩ ngay Lệnh Hồ Xung nông nổi chỉ biết làm vui lòng một người vì chuyện không đáng, khiến người khác yêu thương mình là Doanh Doanh và Nghi Lâm phải đau lòng, bản thân cũng gặp nguy hiểm. Ngay sau đó Kim Dung có để cho Lệnh Hồ Xung nghĩ ra được điều này nên vớt vát lại chút hình tượng trong mình, nhưng nhìn chung vẫn “ghi sổ” chuyện này, bổn cô nương cho Lệnh Hồ nhà ngươi một điểm trừ, hihi.
Sau mình cũng nghĩ rằng Kim Dung để Lệnh Hồ Xung hành động như vậy là để thoát ra khỏi cuộc tỉ vỏ đoạt ngôi Ngũ Nhạc chưởng môn. Bị thương bởi Linh San chừng như là cái cớ dễ chịu hơn hẳn so với việc cứ liên tục thoái thác tỉ võ hay nhượng bộ Nhạc Bất Quần thì càng khiến quần hào thêm bất mãn. Hành động đó lại cũng hợp với bản tính của chàng, “chết dưới hoa mẫu đơn, làm ma cũng phong lưu”, vì để tiểu muội dấu yêu vui lòng, chuyện gì cũng làm được. Chỉ tội Doanh Doanh và Nghi Lâm!
Nhân vật nữ mình yêu thích nhất trong tác phẩm này là Doanh Doanh, cô có đầy đủ các đức tính của một người vợ tốt: một người tình đáng yêu, một người vợ chung thủy hết lòng vì chồng, một người bạn đời thông minh mẫn cán. Lệnh Hồ Xung phải nói là cực kỳ thông minh mới có được Doanh Doanh, hai người này xứng đôi không cần bàn cãi nhiều.
Nhân vật đáng thương nhất theo mình là Nhạc Linh San và Lâm Bình Chi.
Mình không trách Nhạc Linh San vì yêu Lâm Bình Chi khiến Lệnh Hồ đau khổ. Một cô gái trưởng thành dưới sự bảo bọc giáo dục của bậc cha mẹ mang danh quân tử, lỗi lạc. Việc cô thần tượng cha mình và đem hình tượng cha mà tìm ý trung nhân là điều dễ hiểu. Rất nhiều người trong chúng ta vẫn thường thần tượng và mong kiếm được người bạn đời giống như cha hay mẹ của mình. Lệnh Hồ Xung tuy lớn lên cùng Linh San và có nhiều tình cảm gắn bó nhưng việc cư xử nói năng, suy nghĩ thường ngày của chàng rất khác Nhạc Bất Quần và nhiều lần khiến ông này nổi giận đã làm Lệnh Hồ Xung ngày càng xa hình mẫu trong lòng Linh San. Sự xuất hiện của Lâm Bình Chi cùng sự sắp đặt khéo léo của Nhạc Bất Quần khiến Linh San non nớt yêu Lâm Bình Chi không đoái hoài Lệnh Hồ Xung và tự cho tình cảm của mình với Xung chỉ là huynh muội. Phải nói Linh San là nhân vật cực kỳ đáng thương vì cái chết của nàng đồng thời gián tiếp và trực tiếp gây ra bởi hai kẻ mà nàng kính yêu tôn sùng nhất. Thật đúng là “đời cha ăn mặn đời con khát nước”.
Mẹ của Nhạc Linh San cũng là một người phụ nữ chính trực tốt bụng nhưng bất hạnh vì lấy phải người chồng như Nhạc Bất Quần, canh bạc lớn nhất của đời bà đã hoàn toàn đặt nhầm cửa.
Nhân vật còn lại đáng thương không kém với Nhạc Linh San là Lâm Bình Chi. Phải nói ở những đoạn đầu miêu tả hoàn cảnh và tính khí Lâm Bình Chi, người đọc dễ dàng có thiện cảm và lo lắng thay cho nhân vật. Kim Dung đã rất tài tình trong việc xây dựng cho độc giả thấy rõ hình tượng một nhân vật do hoàn cảnh sóng gió đau khổ, bị dồn ép cùng cực mà thành ra nham hiểm, thủ đoạn bất chấp. Những tính khí khẳng khái quật cường nếu không được dung dưỡng trong môi trường tốt mà bất hạnh bị dồn ép và bóp méo thì tạo ra một kẻ tàn nhẫn và nguy hiểm vô cùng. Lâm Bình Chi về bản chất không xấu xa như Nhạc Bất Quần, nhưng hoàn cảnh đã khiến chàng thành ra người như vậy và cả cuộc đời cũng đau khổ. Không yêu thương và tận hưởng cảm giác được yêu thương, sống trong thù hận giày vò, nằm gai nếm mật để trả thù, thật là đáng thương biết mấy.
Kim Dung để cho Nhạc Linh San không oán hận Lâm Bình Chi, cũng cho thấy cái nhìn xót xa của ông đối với cả hai nhân vật, hai đứa trẻ đáng thương. Lệnh Hồ Xung tuy không cha không mẹ nhưng chính nhờ bản tính độc lập và lăn trải từ nhỏ đã giúp chàng biết phân biệt đúng sai, biết nhu cương tùy lúc để giữ chân tính của mình và tránh những va chạm không đáng có với người. Phải nói Lệnh Hồ Xung may mắn hơn Linh San và Bình Chi.
Kết cục Kim Dung để Lệnh Hồ Xung thực hiện lời hứa với Linh San, không giết Bình Chi mà nhốt vào hắc đạo dưới Tây Hồ, Doanh Doanh không giết Lao Đức Nặc mà phế võ công và trói tay chân vào khỉ cho chúng kéo chạy. Kết cục này gợi cho mình một liên tưởng về sự ra đời của một cuộc giải cứu và vượt ngục lần hai sau mấy chục năm nữa. Lao Đức Nặc quỷ kế đa đoan, nếu y thoát ra khỏi bầy khỉ và luyện lại võ công, có khác nào Hướng Vấn Thiên ngày xưa lập mưu giải cứu Nhậm Ngã Hành đâu? Còn Bình Chi với tính khí đó nhất định sẽ ngồi trong ngục tối mà luyện Tịch tà kiếm phổ đến mức thần sầu để thành Đông Phương Bất Bại hai rồi khi được giải cứu sẽ báo thù và náo loạn giang hồ.
Kim Dung đưa ra một cái kết hợp lẽ với quy luật của cuộc sống: Ai cũng mong muốn thái hòa yên bình, nhưng ngay cả lúc cái thiện chiếm thế thượng phong nhất thì mầm mống của cái ác vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng. Thiện và ác không tiêu trừ được nhau mà đấu tranh lẫn nhau liên tiếp không ngừng để giữ thế cân bằng.
Còn nhiều bài học sâu xa khác về nhân quả, về ứng xử giữa người và người được truyền tải qua tác phẩm. Mình tự thấy người viết nên tiểu thuyết này quả là bậc kỳ tài mà viết được nhiều tiểu thuyết với hàng nghìn nhân vật chứ không phải một vài thì lại càng đáng ngưỡng mộ. Tự hỏi liệu có phải Kim Dung cũng là một trong số ít những người có trí tuệ siêu việt vượt ra ngoài không gian thời gian và các tiểu thuyết chỉ đơn giản là ông nhìn thấy chuyện thật xảy ra từ muôn nghìn năm trước mà thêm thắt viết lên hay không?
Dù sao chúng ta cũng có những tác phẩm thiệt là đáng để nghiên cứu và học hỏi.
Cảm ơn bạn nào đã đọc đến đây, bài quá dài.
~
Ẩn danh
Mình xin mượn câu hát của Tiểu Chiêu ( Ỷ thiên đồ long ký) để tạm bộc bạch cái phong thái của tác phẩm!
” Lai như thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lư hề, hà sở chung”
Mình xin tạm dịch:
” Đến nhẹ nhàng như nước, thoảng như gió bay
Chẳng biết từ đâu mà không biết về đâu!”
Thật sự, mình rất buồn vì hầu như những người bình về Kim gia lại bỏ quên tư tưởng tạo nên tác phẩm, bố cục tạo nên câu chuyện! Trên văn đàn hầu hết đều phân tích tình huấn mà luận nhân sinh, cả đương thời xen lẫn hiện đại!
Mình mạn phép xin góp đôi dòng về tác phẩm!
Nhìn chung, trong ” Tiếu Ngạo Giang Hồ” chia làm 3 thái cực: sự chinh phục, hiện sinh và triết lý vô vi!
Bạn có thể tin rằng, nguyên liệu duy nhất để xây dựng tác phẩm chính là chương 4 Lão Tử – Đạo đức kinh!
” Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh”, hay ” Đại doanh nhược xung, kỳ dụng bất cùng” !
Cái tên ” Doanh, Xung” hẳn là ý đồ của tác giả, nghĩa là ” cái đầy đủ( Doanh) chảy vào chổ thiếu( Xung) âu cũng lý lẽ của đất trời, lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu thì mãi chẳng bao giờ vơi!
Tiếp theo, phương pháp giáo dục qua bộ kiếm pháp ” Độc cô cửu kiếm”: ”
Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần”! Chín thức trong bộ kiếm pháp đều bắt đầu bằng chữ ” Phá” : Phá kiếm thức, đao thức…v..v.. phá vỡ sự rập khuôn khi biến chiêu( hoàn cảnh nào cũng sống, ứng phó được) đó là tỏa kỳ nhuệ! Ý đến đâu, kiếm điểm đến đó ( tự do trong tư duy, thuận theo mà phát chiêu để thích nghi) LHX rất giỏi trong việc nhìn điểm yếu của đối phương bởi kiếm pháp của chàng luôn hòa vào gia số võ công của đối phương để xuất chiêu, ấy là giải kỳ phân! Chàng kết giao với Vạn lý độc hành Điền Bá Quang( xin lỗi, mình không thích gọi là Hái hoa dâm tặc vì nó khiếm nhã, không đúng với khí chất đại trượng phu) ..chấp nhận sự khinh rẻ của võ lâm, thậm chí trục xuất khỏi sư môn! Bởi, chàng hiểu, khí chất của đại trượng phu là không câu nệ tiểu tiết, quy cũ nên Bất Giới Hòa Thượng mới có thằng đệ tử vừa gian manh lại vừa chí thành như vậy! Chàng cảm hóa qua màn tỉ võ cứu Nghi Lâm ( mắc mưu mà thua nên bái Nghi Lâm làm sư phụ), chấp nhận hòa vào cái sự trần ai để mà…hòa vào kỳ quang chứ!
Đồng kỳ trần, chắc tình tiết này là sôi nổi nhất trong tác phẩm rồi! Thống lĩnh giang hồ, kết giao Ngũ Độc giáo, đại náo Thiếu Lâm cứu Thánh cô, xưng đệ gọi huynh với Xung Hư đạo trưởng, kết thâm tình với Hướng Vấn Thiên, trợ giúp cha vợ Nhậm Ngã Hành thanh trừng nội bộ! Quả thật, lòng dạ không khoáng đạt thì khó, không hào sảng thì thoái, câu nệ thì bất thành!
Vanngocchucchi
Kim Dung có trí tưởng tượng rất phong phú và khả năng miêu tả ngoại hình, tâm lý nhân vật rất tài tình. Sau khi tìm hiểu thì được biết Kim Dung từ nhỏ đã có một thư viện sách tại gia và đọc rất nhiều văn cổ nên mình nghĩ nền tảng đó góp phần thành công rất lớn cho các tiểu thuyết võ hiệp của ông.
Có những đoạn Kim Dung miêu tả tâm lý nhân vật quá đỗi chính xác dù nhân vật là nam tử mới lớn “nổi tánh trẻ con” giữa cơn nguy nan vừa thoát nạn, hay là nữ nhi “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Ông già, bà trẻ, kẻ mới lớn, tiểu thư xốc nổi hiếu thắng, kẻ ngông nghênh kiêu ngạo, kẻ gian xảo dối trá, kẻ ngụy quân tử,… Kim Dung viết về suy nghĩ và tâm lý của họ như viết về chính mình. Để trở thành nhà văn, phải thoát ra khỏi cái bóng của chính mình, Kim Dung đã làm được điều đó và trở nên cây bút lớn.
Về các nhân vật trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, chắc cũng như phần đa mọi người, mình yêu mến anh chàng Lệnh Hồ Xung. Rõ ràng anh chàng đã được Kim Dung ưu ái khắc họa bằng rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Chỉ có một hành động duy nhất của Lệnh Hồ thiếu hiệp khiến mình bất mãn là khi anh chàng chỉ vì muốn làm tiểu sư muội Linh San vui lòng liền đưa thân mình vào lưỡi kiếm của nàng khiến bản thân bị trọng thương. Lúc đó mình chợt nghĩ ngay Lệnh Hồ Xung nông nổi chỉ biết làm vui lòng một người vì chuyện không đáng, khiến người khác yêu thương mình là Doanh Doanh và Nghi Lâm phải đau lòng, bản thân cũng gặp nguy hiểm. Ngay sau đó Kim Dung có để cho Lệnh Hồ Xung nghĩ ra được điều này nên vớt vát lại chút hình tượng trong mình, nhưng nhìn chung vẫn “ghi sổ” chuyện này, bổn cô nương cho Lệnh Hồ nhà ngươi một điểm trừ, hihi.
Sau mình cũng nghĩ rằng Kim Dung để Lệnh Hồ Xung hành động như vậy là để thoát ra khỏi cuộc tỉ vỏ đoạt ngôi Ngũ Nhạc chưởng môn. Bị thương bởi Linh San chừng như là cái cớ dễ chịu hơn hẳn so với việc cứ liên tục thoái thác tỉ võ hay nhượng bộ Nhạc Bất Quần thì càng khiến quần hào thêm bất mãn. Hành động đó lại cũng hợp với bản tính của chàng, “chết dưới hoa mẫu đơn, làm ma cũng phong lưu”, vì để tiểu muội dấu yêu vui lòng, chuyện gì cũng làm được. Chỉ tội Doanh Doanh và Nghi Lâm!
Nhân vật nữ mình yêu thích nhất trong tác phẩm này là Doanh Doanh, cô có đầy đủ các đức tính của một người vợ tốt: một người tình đáng yêu, một người vợ chung thủy hết lòng vì chồng, một người bạn đời thông minh mẫn cán. Lệnh Hồ Xung phải nói là cực kỳ thông minh mới có được Doanh Doanh, hai người này xứng đôi không cần bàn cãi nhiều.
Nhân vật đáng thương nhất theo mình là Nhạc Linh San và Lâm Bình Chi.
Mình không trách Nhạc Linh San vì yêu Lâm Bình Chi khiến Lệnh Hồ đau khổ. Một cô gái trưởng thành dưới sự bảo bọc giáo dục của bậc cha mẹ mang danh quân tử, lỗi lạc. Việc cô thần tượng cha mình và đem hình tượng cha mà tìm ý trung nhân là điều dễ hiểu. Rất nhiều người trong chúng ta vẫn thường thần tượng và mong kiếm được người bạn đời giống như cha hay mẹ của mình. Lệnh Hồ Xung tuy lớn lên cùng Linh San và có nhiều tình cảm gắn bó nhưng việc cư xử nói năng, suy nghĩ thường ngày của chàng rất khác Nhạc Bất Quần và nhiều lần khiến ông này nổi giận đã làm Lệnh Hồ Xung ngày càng xa hình mẫu trong lòng Linh San. Sự xuất hiện của Lâm Bình Chi cùng sự sắp đặt khéo léo của Nhạc Bất Quần khiến Linh San non nớt yêu Lâm Bình Chi không đoái hoài Lệnh Hồ Xung và tự cho tình cảm của mình với Xung chỉ là huynh muội. Phải nói Linh San là nhân vật cực kỳ đáng thương vì cái chết của nàng đồng thời gián tiếp và trực tiếp gây ra bởi hai kẻ mà nàng kính yêu tôn sùng nhất. Thật đúng là “đời cha ăn mặn đời con khát nước”.
Mẹ của Nhạc Linh San cũng là một người phụ nữ chính trực tốt bụng nhưng bất hạnh vì lấy phải người chồng như Nhạc Bất Quần, canh bạc lớn nhất của đời bà đã hoàn toàn đặt nhầm cửa.
Nhân vật còn lại đáng thương không kém với Nhạc Linh San là Lâm Bình Chi. Phải nói ở những đoạn đầu miêu tả hoàn cảnh và tính khí Lâm Bình Chi, người đọc dễ dàng có thiện cảm và lo lắng thay cho nhân vật. Kim Dung đã rất tài tình trong việc xây dựng cho độc giả thấy rõ hình tượng một nhân vật do hoàn cảnh sóng gió đau khổ, bị dồn ép cùng cực mà thành ra nham hiểm, thủ đoạn bất chấp. Những tính khí khẳng khái quật cường nếu không được dung dưỡng trong môi trường tốt mà bất hạnh bị dồn ép và bóp méo thì tạo ra một kẻ tàn nhẫn và nguy hiểm vô cùng. Lâm Bình Chi về bản chất không xấu xa như Nhạc Bất Quần, nhưng hoàn cảnh đã khiến chàng thành ra người như vậy và cả cuộc đời cũng đau khổ. Không yêu thương và tận hưởng cảm giác được yêu thương, sống trong thù hận giày vò, nằm gai nếm mật để trả thù, thật là đáng thương biết mấy.
Kim Dung để cho Nhạc Linh San không oán hận Lâm Bình Chi, cũng cho thấy cái nhìn xót xa của ông đối với cả hai nhân vật, hai đứa trẻ đáng thương. Lệnh Hồ Xung tuy không cha không mẹ nhưng chính nhờ bản tính độc lập và lăn trải từ nhỏ đã giúp chàng biết phân biệt đúng sai, biết nhu cương tùy lúc để giữ chân tính của mình và tránh những va chạm không đáng có với người. Phải nói Lệnh Hồ Xung may mắn hơn Linh San và Bình Chi.
Kết cục Kim Dung để Lệnh Hồ Xung thực hiện lời hứa với Linh San, không giết Bình Chi mà nhốt vào hắc đạo dưới Tây Hồ, Doanh Doanh không giết Lao Đức Nặc mà phế võ công và trói tay chân vào khỉ cho chúng kéo chạy. Kết cục này gợi cho mình một liên tưởng về sự ra đời của một cuộc giải cứu và vượt ngục lần hai sau mấy chục năm nữa. Lao Đức Nặc quỷ kế đa đoan, nếu y thoát ra khỏi bầy khỉ và luyện lại võ công, có khác nào Hướng Vấn Thiên ngày xưa lập mưu giải cứu Nhậm Ngã Hành đâu? Còn Bình Chi với tính khí đó nhất định sẽ ngồi trong ngục tối mà luyện Tịch tà kiếm phổ đến mức thần sầu để thành Đông Phương Bất Bại hai rồi khi được giải cứu sẽ báo thù và náo loạn giang hồ.
Kim Dung đưa ra một cái kết hợp lẽ với quy luật của cuộc sống: Ai cũng mong muốn thái hòa yên bình, nhưng ngay cả lúc cái thiện chiếm thế thượng phong nhất thì mầm mống của cái ác vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng. Thiện và ác không tiêu trừ được nhau mà đấu tranh lẫn nhau liên tiếp không ngừng để giữ thế cân bằng.
Còn nhiều bài học sâu xa khác về nhân quả, về ứng xử giữa người và người được truyền tải qua tác phẩm. Mình tự thấy người viết nên tiểu thuyết này quả là bậc kỳ tài mà viết được nhiều tiểu thuyết với hàng nghìn nhân vật chứ không phải một vài thì lại càng đáng ngưỡng mộ. Tự hỏi liệu có phải Kim Dung cũng là một trong số ít những người có trí tuệ siêu việt vượt ra ngoài không gian thời gian và các tiểu thuyết chỉ đơn giản là ông nhìn thấy chuyện thật xảy ra từ muôn nghìn năm trước mà thêm thắt viết lên hay không?
Dù sao chúng ta cũng có những tác phẩm thiệt là đáng để nghiên cứu và học hỏi.
Cảm ơn bạn nào đã đọc đến đây, bài quá dài.
~
Ẩn danh
Mình xin mượn câu hát của Tiểu Chiêu ( Ỷ thiên đồ long ký) để tạm bộc bạch cái phong thái của tác phẩm!
” Lai như thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lư hề, hà sở chung”
Mình xin tạm dịch:
” Đến nhẹ nhàng như nước, thoảng như gió bay
Chẳng biết từ đâu mà không biết về đâu!”
Thật sự, mình rất buồn vì hầu như những người bình về Kim gia lại bỏ quên tư tưởng tạo nên tác phẩm, bố cục tạo nên câu chuyện! Trên văn đàn hầu hết đều phân tích tình huấn mà luận nhân sinh, cả đương thời xen lẫn hiện đại!
Mình mạn phép xin góp đôi dòng về tác phẩm!
Nhìn chung, trong ” Tiếu Ngạo Giang Hồ” chia làm 3 thái cực: sự chinh phục, hiện sinh và triết lý vô vi!
Bạn có thể tin rằng, nguyên liệu duy nhất để xây dựng tác phẩm chính là chương 4 Lão Tử – Đạo đức kinh!
” Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh”, hay ” Đại doanh nhược xung, kỳ dụng bất cùng” !
Cái tên ” Doanh, Xung” hẳn là ý đồ của tác giả, nghĩa là ” cái đầy đủ( Doanh) chảy vào chổ thiếu( Xung) âu cũng lý lẽ của đất trời, lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu thì mãi chẳng bao giờ vơi!
Tiếp theo, phương pháp giáo dục qua bộ kiếm pháp ” Độc cô cửu kiếm”: ”
Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần”! Chín thức trong bộ kiếm pháp đều bắt đầu bằng chữ ” Phá” : Phá kiếm thức, đao thức…v..v.. phá vỡ sự rập khuôn khi biến chiêu( hoàn cảnh nào cũng sống, ứng phó được) đó là tỏa kỳ nhuệ! Ý đến đâu, kiếm điểm đến đó ( tự do trong tư duy, thuận theo mà phát chiêu để thích nghi) LHX rất giỏi trong việc nhìn điểm yếu của đối phương bởi kiếm pháp của chàng luôn hòa vào gia số võ công của đối phương để xuất chiêu, ấy là giải kỳ phân! Chàng kết giao với Vạn lý độc hành Điền Bá Quang( xin lỗi, mình không thích gọi là Hái hoa dâm tặc vì nó khiếm nhã, không đúng với khí chất đại trượng phu) ..chấp nhận sự khinh rẻ của võ lâm, thậm chí trục xuất khỏi sư môn! Bởi, chàng hiểu, khí chất của đại trượng phu là không câu nệ tiểu tiết, quy cũ nên Bất Giới Hòa Thượng mới có thằng đệ tử vừa gian manh lại vừa chí thành như vậy! Chàng cảm hóa qua màn tỉ võ cứu Nghi Lâm ( mắc mưu mà thua nên bái Nghi Lâm làm sư phụ), chấp nhận hòa vào cái sự trần ai để mà…hòa vào kỳ quang chứ!
Đồng kỳ trần, chắc tình tiết này là sôi nổi nhất trong tác phẩm rồi! Thống lĩnh giang hồ, kết giao Ngũ Độc giáo, đại náo Thiếu Lâm cứu Thánh cô, xưng đệ gọi huynh với Xung Hư đạo trưởng, kết thâm tình với Hướng Vấn Thiên, trợ giúp cha vợ Nhậm Ngã Hành thanh trừng nội bộ! Quả thật, lòng dạ không khoáng đạt thì khó, không hào sảng thì thoái, câu nệ thì bất thành!
Last edited by LDN on Sat Jan 14, 2023 12:56 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Nhậm Doanh Doanh và bút pháp khắc họa tâm lý phụ nữ của Kim Dung
Vanngocchucchi
Nếu ai đã từng đọc tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung thì sẽ không cần phải bàn nhiều về thủ pháp khắc họa hình ảnh và miêu tả tâm lý nhân vật đa dạng sâu sắc trong từng hành động, cử chỉ, lời nói của cố nhà văn
Theo wikipedia:
Các nhân vật nữ mà Kim Dung yêu thích: Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ, Trình Linh Tố, Lạc Băng, A Cửu, Hà Thiết Thủ, Lam Phượng Hoàng.
Các nhân vật nữ mà Kim Dung xem là người vợ lý tưởng: Nhậm Doanh Doanh, Triệu Mẫn, A Châu, Tăng Nhu, Chu Chỉ Nhược.
Các nhân vật nữ mà Kim Dung nguyện suốt đời yêu thương và bảo vệ: Quách Tương, Tiểu Chiêu, Nghi Lâm, Song Nhi, A Bích, A Cửu, Trình Anh, Công Tôn Lục Ngạc, Cam Bảo Bảo
Nếu như Nghi Lâm là nhân vật trong sáng với tình yêu thuần khiết khiến người ta nguyện suốt đời yêu thương và bảo vệ thì Doanh Doanh là nhân vật mà người ta lựa chọn không chỉ vì tình cảm, mà còn vì lý trí.
Hình tượng Doanh Doanh được Kim Dung xây dựng là một cô gái đầy đủ các đặc điểm của người vợ lý tưởng: nhan sắc kiều diễm, là một người tình đáng yêu, là người vợ chung thủy, hy sinh, và một người bạn đời thông minh mẫn cán.
Tình huống Doanh Doanh gặp và yêu Lệnh Hồ Xung cho thấy cô gái này không yêu một người vì vẻ ngoài điển trai, hành vi cư xử mực thước hay tài lẻ nào, mà nàng đem lòng yêu vì tình cờ biết được những tâm tư sâu kín trong lòng chàng, hiểu và mến phục nghĩa khí của bậc đại trượng phu bên trong người thiếu hiệp. Người thiếu hiệp mà đang bị tất cả mọi người kể cả sư phụ sư nương và sư muội thân thiết hiểu lầm. Vì hiểu và nhìn thấy bản chất, mà thương. Tình yêu của Doanh Doanh là như vậy.
Khi đã yêu, một cô tiểu thư vốn dĩ lạnh lùng ngạo mạn, dưới một người trên vạn người, thì bên cạnh người tình cũng trở nên cô nhân tình nhí nhảnh đáng yêu, hay hờn hay dỗi. Đó là hình tượng người tình lý tưởng ở Doanh Doanh.
Dùng tiếng đàn của mình để trị nội thương cho Lệnh Hồ Xung, một mình cõng chàng lên Thiếu Lâm Tự để trị thương, dù bản thân phải hy sinh chịu để sư phụ chùa Thiếu Lâm bắt giữ. Đây là hình tượng người phụ nữ gặp bước gian nguy vì tình yêu thương sẵn sàng chịu khổ, hy sinh vì người mình yêu.
Khi Lệnh Hồ Xung muốn cứu giúp Linh San gặp nguy hiểm, Doanh Doanh không ngại ứng cứu, khiến Linh San cũng phải tâm phục khẩu phục “người đến sau”. Những lúc Xung gặp nguy hiểm, bị trọng thương mà vẫn muốn giúp người, vẫn phải liệu lý nhiều việc cho phái Hằng Sơn và tranh chấp trong Ngũ Nhạc, đều có sự âm thầm giúp đỡ của người bạn đời thông minh mẫn cán Doanh Doanh. Nói đến đây thì nhớ đến đoạn Đào Cốc Lục Tiên theo lời của Doanh Doanh chỉ bảo mà đối đáp bọn tranh chấp quyền trưởng môn Ngũ Nhạc phái, khiến mọi người hiểu rõ bản chất vấn đề, gây khó cho bọn xấu, mà Lệnh Hồ không cần phải ra mặt. Điểm này cho ta thấy phía sau người đàn ông thành đạt là bóng dáng người phụ nữ thông minh.
Nếu như cánh đàn ông mong cầu những đặc điểm trên ở người phụ nữ thì với góc nhìn của một người phụ nữ, tôi đặc biệt yêu thích Doanh Doanh ở lòng tự tôn và yêu chính bản thân mình. Dù yêu Xung hết lòng, hy sinh bản thân mình vì chàng, nhưng trước khi thực sự có được tình cảm của nam nhân, trước khi chàng mở lời, cô không muốn cho ai biết rõ tình cảm của mình. Trong tác phẩm, Doanh Doanh sử dụng quyền lực để “bịt mắt, bịt tai” tất cả những ai nhìn thấy và hiểu rõ tình cảm của mình. Thiết nghĩ chính nhờ đặc điểm này mà quần hùng mới ngưỡng mộ và tôn trọng cô hơn. Đối với phụ nữ, yêu và hy sinh vì người mình yêu là bản năng, nhưng yêu và tôn trọng bản thân mình là bản lĩnh. Sẽ là thế nào nếu Thánh Cô quyền lực đột nhiên quỵ lụy yếu đuối vì một gã thiếu hiệp ất ơ, khi mà chàng chưa chứng tỏ được bản lĩnh của mình với quần hùng, khi mà chàng cũng chưa rõ và công bố tình cảm của mình? Vậy thì sự chừng mực của Thánh Cô là để bảo vệ lòng tự tôn của chính mình và bảo vệ cho tình cảm của cả hai người vậy.
Một chi tiết nữa mà tôi cũng rất tâm đắc khi Kim Dung mô tả tâm lý của Doanh Doanh. Lần Lệnh Hồ Xung giao đấu với sư phụ Nhạc Bất Quần ở chùa Thiếu Lâm, lúc đó nếu Xung thua, cha con Nhậm Ngã Hành và Hướng Vấn Thiên sẽ thua cuộc và bị giam giữ ở chùa. Nhậm Ngã Hành khi đó rất sốt ruột, sợ Lệnh Hồ vì nể tình sư phụ mà để thua, nên thúc ép Doanh Doanh ra mặt nhắc nhở chàng, để chàng nhớ lại ân tình của cô mà quyết thắng.
Nhưng Doanh Doanh không làm theo lời cha, cô cho rằng, nếu chàng thật sự trân trọng và hiểu rõ những hy sinh của mình, coi trọng mình, thì không cần ra mặt chàng vẫn nhớ. Đây là tâm lý của một người phụ nữ đầy lòng tự trọng và thông minh. Nếu Doanh ra mặt sẽ gây áp lực khó dễ cho Xung, mà khi đó chàng có vì cô mà chiến thắng thì đối với cô chiến thắng ấy cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Tình yêu và hạnh phúc là sự tự nguyện chứ không phải miễn cưỡng.
Có thể ai đó sẽ phán những cô nàng như Doanh Doanh là chảnh, là khó chiều. Nhưng tôi tin rằng đó là người phụ nữ biết người biết ta.
Dưới cách xây dựng tình tiết của Kim Dung, tính cách của Doanh Doanh được bộc lộ rõ ràng, tuy nhiên nếu đặt mình là nhân vật trong chính câu chuyện như Lệnh Hồ Xung hay các nhân vật khác thì ta khó có thể đủ sáng suốt và góc nhìn đa chiều mà thấu rõ. Dù sao, Xung đã chọn yêu Doanh. Tôi vẫn thích nghĩ rằng Xung yêu Doanh không phải vì nhìn rõ những điểm tốt của nàng mà vì tình yêu thực sự. Bởi vì người con gái như Doanh, nếu biết đối phương muốn lấy mình làm vợ chỉ vì mình có đủ đức tính của một người vợ (chọn lựa bằng 100% lý trí), cô ấy hẳn sẽ buồn lòng và thậm chí không muốn gả cho người như vậy.
~
Tung Huu
Doanh Doanh thuộc dạng con ông cháu cha nên chỉ cần cô ta tốt với LHX là bao người thần tượng, thực tế Doanh Doanh đối xử kẻ dưới tàn bạo, chỉ cần đọc cảnh thuộc hạ của cô ta phải tự phế đôi mắt và phải đi lưu đày vì trót thấy cô ta và LHX bên nhau là hiểu nhân vật này ntn rồi . Thực ra bản chất của Kim Dung cũng chả phải kẻ ra gì , tư tưởng giai cấp tàu khựa của hắn rất nặng , coi thường các nhân vật dân thường thấp cổ bé họng nên trong các tác phẩm của hắn các nhân vật phụ hoặc dân thường nhiều khi bị giết, bị hành hạ ngay trước mắt các “đại hiệp, hiệp nữ ” mà các “đại hiệp, hiệp nữ” chả thèm quan tâm. Các vị “đại hiệp“ đó chỉ hành hiệp nếu thấy chuyện bất bằng xảy ra với Mỹ nhân hoặc người nào phục vụ cho tình tiết tác phẩm của Kim Dung thôi . Điền Bá Quang gian dâm cưỡng hiếp làm bao cô gái phải khuất nhục tự tử vẫn cùng LHX xưng huynh gọi đệ( case Nghi Lâm thì hành hiệp vì cô này thuộc Ngũ nhạc liên minh chứ dân thường thì kệ cmcm chắc luôn) , Hướng Vấn Thiên trên tay nhuốm máu hàng trăm người . Doanh Doanh giết các nhà sư, phế mắt thuộc hạ ngay trước mắt LHX . Kiều Phong dửng dưng chứng kiến nhị đệ tử của Tinh Tú lão quái độc sát tiểu nhị dù công lực của Kiều Phong gấp mấy lần sư phụ của hắn. Lý Mạc Sầu giết dân thường cả đống chả đại hiệp nào rút đao Tương trợ nhưng hàng ngàn hàng vạn người phải mạo hiểm tính mạng lao vào quân Mông Cổ cứu 1 cô gái con của Bắc Hiệp, cũng may tự nhiên DQ nó hên hên ném đá chết vua Mông Cổ chứ nếu ko số lượng người hi sinh cũng gấp chục lần là ít nhất . Trên phim thì các vị đại hiệp đuổi đánh nhau phá mẹ nó hết hàng quán của bà con buôn gánh bán bưng mà chả bao giờ thèm nghĩ là đó có thể là toàn bộ tài sản để nuôi sống cả gia đình trên mẹ già dưới con thơ của người ta .
Vanngocchucchi
Nếu ai đã từng đọc tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung thì sẽ không cần phải bàn nhiều về thủ pháp khắc họa hình ảnh và miêu tả tâm lý nhân vật đa dạng sâu sắc trong từng hành động, cử chỉ, lời nói của cố nhà văn
Theo wikipedia:
Các nhân vật nữ mà Kim Dung yêu thích: Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ, Trình Linh Tố, Lạc Băng, A Cửu, Hà Thiết Thủ, Lam Phượng Hoàng.
Các nhân vật nữ mà Kim Dung xem là người vợ lý tưởng: Nhậm Doanh Doanh, Triệu Mẫn, A Châu, Tăng Nhu, Chu Chỉ Nhược.
Các nhân vật nữ mà Kim Dung nguyện suốt đời yêu thương và bảo vệ: Quách Tương, Tiểu Chiêu, Nghi Lâm, Song Nhi, A Bích, A Cửu, Trình Anh, Công Tôn Lục Ngạc, Cam Bảo Bảo
Nếu như Nghi Lâm là nhân vật trong sáng với tình yêu thuần khiết khiến người ta nguyện suốt đời yêu thương và bảo vệ thì Doanh Doanh là nhân vật mà người ta lựa chọn không chỉ vì tình cảm, mà còn vì lý trí.
Hình tượng Doanh Doanh được Kim Dung xây dựng là một cô gái đầy đủ các đặc điểm của người vợ lý tưởng: nhan sắc kiều diễm, là một người tình đáng yêu, là người vợ chung thủy, hy sinh, và một người bạn đời thông minh mẫn cán.
Tình huống Doanh Doanh gặp và yêu Lệnh Hồ Xung cho thấy cô gái này không yêu một người vì vẻ ngoài điển trai, hành vi cư xử mực thước hay tài lẻ nào, mà nàng đem lòng yêu vì tình cờ biết được những tâm tư sâu kín trong lòng chàng, hiểu và mến phục nghĩa khí của bậc đại trượng phu bên trong người thiếu hiệp. Người thiếu hiệp mà đang bị tất cả mọi người kể cả sư phụ sư nương và sư muội thân thiết hiểu lầm. Vì hiểu và nhìn thấy bản chất, mà thương. Tình yêu của Doanh Doanh là như vậy.
Khi đã yêu, một cô tiểu thư vốn dĩ lạnh lùng ngạo mạn, dưới một người trên vạn người, thì bên cạnh người tình cũng trở nên cô nhân tình nhí nhảnh đáng yêu, hay hờn hay dỗi. Đó là hình tượng người tình lý tưởng ở Doanh Doanh.
Dùng tiếng đàn của mình để trị nội thương cho Lệnh Hồ Xung, một mình cõng chàng lên Thiếu Lâm Tự để trị thương, dù bản thân phải hy sinh chịu để sư phụ chùa Thiếu Lâm bắt giữ. Đây là hình tượng người phụ nữ gặp bước gian nguy vì tình yêu thương sẵn sàng chịu khổ, hy sinh vì người mình yêu.
Khi Lệnh Hồ Xung muốn cứu giúp Linh San gặp nguy hiểm, Doanh Doanh không ngại ứng cứu, khiến Linh San cũng phải tâm phục khẩu phục “người đến sau”. Những lúc Xung gặp nguy hiểm, bị trọng thương mà vẫn muốn giúp người, vẫn phải liệu lý nhiều việc cho phái Hằng Sơn và tranh chấp trong Ngũ Nhạc, đều có sự âm thầm giúp đỡ của người bạn đời thông minh mẫn cán Doanh Doanh. Nói đến đây thì nhớ đến đoạn Đào Cốc Lục Tiên theo lời của Doanh Doanh chỉ bảo mà đối đáp bọn tranh chấp quyền trưởng môn Ngũ Nhạc phái, khiến mọi người hiểu rõ bản chất vấn đề, gây khó cho bọn xấu, mà Lệnh Hồ không cần phải ra mặt. Điểm này cho ta thấy phía sau người đàn ông thành đạt là bóng dáng người phụ nữ thông minh.
Nếu như cánh đàn ông mong cầu những đặc điểm trên ở người phụ nữ thì với góc nhìn của một người phụ nữ, tôi đặc biệt yêu thích Doanh Doanh ở lòng tự tôn và yêu chính bản thân mình. Dù yêu Xung hết lòng, hy sinh bản thân mình vì chàng, nhưng trước khi thực sự có được tình cảm của nam nhân, trước khi chàng mở lời, cô không muốn cho ai biết rõ tình cảm của mình. Trong tác phẩm, Doanh Doanh sử dụng quyền lực để “bịt mắt, bịt tai” tất cả những ai nhìn thấy và hiểu rõ tình cảm của mình. Thiết nghĩ chính nhờ đặc điểm này mà quần hùng mới ngưỡng mộ và tôn trọng cô hơn. Đối với phụ nữ, yêu và hy sinh vì người mình yêu là bản năng, nhưng yêu và tôn trọng bản thân mình là bản lĩnh. Sẽ là thế nào nếu Thánh Cô quyền lực đột nhiên quỵ lụy yếu đuối vì một gã thiếu hiệp ất ơ, khi mà chàng chưa chứng tỏ được bản lĩnh của mình với quần hùng, khi mà chàng cũng chưa rõ và công bố tình cảm của mình? Vậy thì sự chừng mực của Thánh Cô là để bảo vệ lòng tự tôn của chính mình và bảo vệ cho tình cảm của cả hai người vậy.
Một chi tiết nữa mà tôi cũng rất tâm đắc khi Kim Dung mô tả tâm lý của Doanh Doanh. Lần Lệnh Hồ Xung giao đấu với sư phụ Nhạc Bất Quần ở chùa Thiếu Lâm, lúc đó nếu Xung thua, cha con Nhậm Ngã Hành và Hướng Vấn Thiên sẽ thua cuộc và bị giam giữ ở chùa. Nhậm Ngã Hành khi đó rất sốt ruột, sợ Lệnh Hồ vì nể tình sư phụ mà để thua, nên thúc ép Doanh Doanh ra mặt nhắc nhở chàng, để chàng nhớ lại ân tình của cô mà quyết thắng.
Nhưng Doanh Doanh không làm theo lời cha, cô cho rằng, nếu chàng thật sự trân trọng và hiểu rõ những hy sinh của mình, coi trọng mình, thì không cần ra mặt chàng vẫn nhớ. Đây là tâm lý của một người phụ nữ đầy lòng tự trọng và thông minh. Nếu Doanh ra mặt sẽ gây áp lực khó dễ cho Xung, mà khi đó chàng có vì cô mà chiến thắng thì đối với cô chiến thắng ấy cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Tình yêu và hạnh phúc là sự tự nguyện chứ không phải miễn cưỡng.
Có thể ai đó sẽ phán những cô nàng như Doanh Doanh là chảnh, là khó chiều. Nhưng tôi tin rằng đó là người phụ nữ biết người biết ta.
Dưới cách xây dựng tình tiết của Kim Dung, tính cách của Doanh Doanh được bộc lộ rõ ràng, tuy nhiên nếu đặt mình là nhân vật trong chính câu chuyện như Lệnh Hồ Xung hay các nhân vật khác thì ta khó có thể đủ sáng suốt và góc nhìn đa chiều mà thấu rõ. Dù sao, Xung đã chọn yêu Doanh. Tôi vẫn thích nghĩ rằng Xung yêu Doanh không phải vì nhìn rõ những điểm tốt của nàng mà vì tình yêu thực sự. Bởi vì người con gái như Doanh, nếu biết đối phương muốn lấy mình làm vợ chỉ vì mình có đủ đức tính của một người vợ (chọn lựa bằng 100% lý trí), cô ấy hẳn sẽ buồn lòng và thậm chí không muốn gả cho người như vậy.
~
Tung Huu
Doanh Doanh thuộc dạng con ông cháu cha nên chỉ cần cô ta tốt với LHX là bao người thần tượng, thực tế Doanh Doanh đối xử kẻ dưới tàn bạo, chỉ cần đọc cảnh thuộc hạ của cô ta phải tự phế đôi mắt và phải đi lưu đày vì trót thấy cô ta và LHX bên nhau là hiểu nhân vật này ntn rồi . Thực ra bản chất của Kim Dung cũng chả phải kẻ ra gì , tư tưởng giai cấp tàu khựa của hắn rất nặng , coi thường các nhân vật dân thường thấp cổ bé họng nên trong các tác phẩm của hắn các nhân vật phụ hoặc dân thường nhiều khi bị giết, bị hành hạ ngay trước mắt các “đại hiệp, hiệp nữ ” mà các “đại hiệp, hiệp nữ” chả thèm quan tâm. Các vị “đại hiệp“ đó chỉ hành hiệp nếu thấy chuyện bất bằng xảy ra với Mỹ nhân hoặc người nào phục vụ cho tình tiết tác phẩm của Kim Dung thôi . Điền Bá Quang gian dâm cưỡng hiếp làm bao cô gái phải khuất nhục tự tử vẫn cùng LHX xưng huynh gọi đệ( case Nghi Lâm thì hành hiệp vì cô này thuộc Ngũ nhạc liên minh chứ dân thường thì kệ cmcm chắc luôn) , Hướng Vấn Thiên trên tay nhuốm máu hàng trăm người . Doanh Doanh giết các nhà sư, phế mắt thuộc hạ ngay trước mắt LHX . Kiều Phong dửng dưng chứng kiến nhị đệ tử của Tinh Tú lão quái độc sát tiểu nhị dù công lực của Kiều Phong gấp mấy lần sư phụ của hắn. Lý Mạc Sầu giết dân thường cả đống chả đại hiệp nào rút đao Tương trợ nhưng hàng ngàn hàng vạn người phải mạo hiểm tính mạng lao vào quân Mông Cổ cứu 1 cô gái con của Bắc Hiệp, cũng may tự nhiên DQ nó hên hên ném đá chết vua Mông Cổ chứ nếu ko số lượng người hi sinh cũng gấp chục lần là ít nhất . Trên phim thì các vị đại hiệp đuổi đánh nhau phá mẹ nó hết hàng quán của bà con buôn gánh bán bưng mà chả bao giờ thèm nghĩ là đó có thể là toàn bộ tài sản để nuôi sống cả gia đình trên mẹ già dưới con thơ của người ta .
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Bàn về Bất Giới hòa thượng và Bất Khả Bất Giới hòa thượng – Tiếu Ngạo Giang Hồ – Kim Dung
Vanngocchucchi
Bất Giới hòa thượng và Bất Khả Bất Giới hòa thượng là hai nhân vật phụ trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung.
Bất Giới hòa thượng là cha của tiểu ni cô Nghi Lâm, nguyên ông vốn là một đồ tể, do tình yêu với một ni cô, ông quyết định làm hòa thượng để có thể cưới ni cô làm vợ, với mong muốn sau này có thể cùng vợ mình chịu tội với Bồ Tát. Mối tình của Bất Giới dành cho vợ mình có thể nói là một mối tình vô cùng đặc biệt và cao cả.
Nhà thơ dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái Bất Giới:
“Sá gì thân náu cửa Không
Cạo đầu bởi chút má hồng ni cô
Tam quy Ngũ giới? Nam mô!”
Nếu trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung có những nhân vật ăn chay trường nhưng giết người không gớm tay; hành vi mực thước, lời nói đạo mạo nhưng bụng dạ tiểu nhân, hẹp hòi, độc ác. Thì Bất Giới hòa thượng tượng trưng cho điều ngược lại. Một người tu hành, không có vẻ gì là tu hành, nhưng lại vẫn tu hành. Bất Giới hòa thượng không ăn chay và không tuân theo một pháp giới nào, nhưng ở ông, đạo hóa tình yêu, đạo hóa gia đình.
Nhân vật này khiến cho người đọc phải ngưỡng mộ vì tình yêu và sự chung thủy, hy sinh ông dành cho vợ mình. Có dễ dàng gì cho một người đàn ông để bôn ba mười mấy năm trời ngược xuôi khắp nơi tìm vợ? Có dễ dàng gì để một người trông có vẻ thô lỗ cục cằn, hành động nóng nảy bộp chộp lại phải sống cảnh gà trống nuôi con? Và người đàn ông đó không chỉ nuôi con khôn lớn mà thôi, ông còn để ý đến cả những tâm tư nguyện vọng thầm kín của con mình dù chẳng mấy khi nàng thổ lộ trực tiếp với ông.
Không quan trọng người đời nhìn mình như thế nào, không quan trọng có đắc đạo hay hữu danh, hữu quyền, người đàn ông này chỉ sống vì hai người phụ nữ mình yêu thương, bất kể thiên hạ, và suốt đời hành động để chăm lo bảo bọc họ.
Có thể nói Bất Giới hòa thượng là một nhân vật không tu bằng lề giới, chính tình yêu và sứ mệnh bảo vệ người mình yêu đã dẫn dắt ông sống ngay thẳng, chân thành, vô vụ lợi.
Đức tính của bậc tu hành còn thể hiện qua cái nhìn và hành vi phóng khoáng độ lượng của Bất Giới hòa thượng đối với kẻ đã suýt hại đời đứa con gái mà ông yêu quý nhất mực. Khi mà người ta vẫn khó chấp nhận sự hoàn lương của một kẻ đại tà, thì Bất Giới hòa thượng xem y như đồ đệ để dẫn dắt. Chi tiết này là một minh chứng lớn cho thấy điểm tương đồng giữa Bất Giới và Phương Chứng, hai vị hòa thượng. Bằng hình tượng nhân vật Bất Giới, Kim Dung khắc họa thành công một phương pháp tu hành vốn dĩ nên tồn tại song song so với lối tu hành chuyên chính thông thường mà người ta ít để tâm đến, một phương pháp tu hành mà ở đó tính nhân bản và tình yêu được đề cao, ca ngợi, làm chỉ nam cho mọi hành động.
Lại nói về Bất Khả Bất Giới hòa thượng. Nguyên đây chính là Hái hoa dâm tặc Giang dương đại đạo Khoái đao Điền Bá Quang, sau khi kết nghĩa với Lệnh Hồ Xung và thực hiện lời hứa hoán cải tâm tính, đồng thời bị thu phục bởi Bất Giới hòa thượng, Điền Bá Quang buộc phải trở thành hòa thượng, là đệ tử của Nghi Lâm và Bất Giới.
Tôi sẽ không bàn về sự cao quý trong tính hoàn lương của một người vốn sa chân vào lầm lỗi hay ý niệm về những chân tính thiện lương, trọng nghĩa trọng tình vẫn hiện hữu trong một con người dù họ mang vẻ ngoài của một kẻ xấu xa cần bị tiêu diệt.
Tôi muốn bàn về chi tiết Kim Dung để cho Bất Giới hòa thượng đặt cho Điền Bá Quang pháp danh Bất Khả Bất Giới, chi tiết này ẩn chứa một thông điệp theo tôi là quý giá. Nếu Kim Dung đã xây dựng hình tượng Bất Giới hòa thượng để khắc họa thành công một người tu hành đạo hóa gia đình, không cần lề lối, pháp giới. Thì Điền Bá Quang lại là một người không thể tu hành theo phương pháp đó. Khi không có tình yêu chân thật dẫn dắt, một người hành động theo bản năng, và phát huy nó đến cực độ thì trở nên xấu xa, vì hành động của y gây phương hại cho những người khác. Đối với những người này, không thể tu hành giữa dòng đời nhiều xô đẩy, họ không có tình yêu dẫn đường, thì họ cần lề luật và pháp giới để giữ mình không phương hại đến xã hội. Bất khả bất giới, chính là như vậy.
Bài học giáo dục được Kim Dung nêu lên rất rõ ràng thông qua hai hình tượng Bất Giới hòa thượng và Bất Khả Bất Giới hòa thượng. Có những kẻ không cần răn đe mà chỉ cần dẫn dắt bằng tình yêu, sự thoải mái, phóng khoáng. Cũng có những người cần được đặt vào khuôn khổ và quy tắc, hay thậm chí là răn đe, trừng phạt.
Sau tất cả, dù là quy tắc, trừng phạt, hay răn đe, dù Bất Giới hòa thượng có “niêm phong” phương tiện thực thi tội lỗi của Điền Bá Quang, đánh mắng y có lúc mạnh tay, thì những răn đe, trừng phạt đó cũng phải khởi phát từ tình thương và sự độ lượng. Hiển nhiên, ta hoàn toàn thấy rõ Bất Giới hòa thượng không đối xử với Bá Quang bằng sự hằn học hay thâm thù, nên tôi mới kết luận răn đe trừng phạt trên cơ sở tình yêu thương vô tư và độ lượng là như vậy.
Cuộc đời của Điền Bá Quang từ đây sẽ sang trang mới, không còn bị xã hội lên án, nguyền rủa, truy giết, quan trọng hơn, y có cơ hội sửa đổi và chuộc lại lỗi lầm của mình.
Bất Giới, Bất Khả Bất Giới, hai phương pháp tu hành, bài học giáo dục sâu sắc mà Kim Dung muốn gửi đến chúng ta.
Thêm nữa, chớ có thấy hai chữ “tu hành” mà nghĩ mình nằm ngoài hai tiếng này, tu là sửa chữa, hành là thực hiện, tu hành là thực hiện sửa đổi điều chỉnh ý nghĩ, hành vi của bản thân mỗi ngày. Tất cả chúng ta, ai cũng nên thật lòng để tâm.
Vanngocchucchi
Bất Giới hòa thượng và Bất Khả Bất Giới hòa thượng là hai nhân vật phụ trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung.
Bất Giới hòa thượng là cha của tiểu ni cô Nghi Lâm, nguyên ông vốn là một đồ tể, do tình yêu với một ni cô, ông quyết định làm hòa thượng để có thể cưới ni cô làm vợ, với mong muốn sau này có thể cùng vợ mình chịu tội với Bồ Tát. Mối tình của Bất Giới dành cho vợ mình có thể nói là một mối tình vô cùng đặc biệt và cao cả.
Nhà thơ dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái Bất Giới:
“Sá gì thân náu cửa Không
Cạo đầu bởi chút má hồng ni cô
Tam quy Ngũ giới? Nam mô!”
Nếu trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung có những nhân vật ăn chay trường nhưng giết người không gớm tay; hành vi mực thước, lời nói đạo mạo nhưng bụng dạ tiểu nhân, hẹp hòi, độc ác. Thì Bất Giới hòa thượng tượng trưng cho điều ngược lại. Một người tu hành, không có vẻ gì là tu hành, nhưng lại vẫn tu hành. Bất Giới hòa thượng không ăn chay và không tuân theo một pháp giới nào, nhưng ở ông, đạo hóa tình yêu, đạo hóa gia đình.
Nhân vật này khiến cho người đọc phải ngưỡng mộ vì tình yêu và sự chung thủy, hy sinh ông dành cho vợ mình. Có dễ dàng gì cho một người đàn ông để bôn ba mười mấy năm trời ngược xuôi khắp nơi tìm vợ? Có dễ dàng gì để một người trông có vẻ thô lỗ cục cằn, hành động nóng nảy bộp chộp lại phải sống cảnh gà trống nuôi con? Và người đàn ông đó không chỉ nuôi con khôn lớn mà thôi, ông còn để ý đến cả những tâm tư nguyện vọng thầm kín của con mình dù chẳng mấy khi nàng thổ lộ trực tiếp với ông.
Không quan trọng người đời nhìn mình như thế nào, không quan trọng có đắc đạo hay hữu danh, hữu quyền, người đàn ông này chỉ sống vì hai người phụ nữ mình yêu thương, bất kể thiên hạ, và suốt đời hành động để chăm lo bảo bọc họ.
Có thể nói Bất Giới hòa thượng là một nhân vật không tu bằng lề giới, chính tình yêu và sứ mệnh bảo vệ người mình yêu đã dẫn dắt ông sống ngay thẳng, chân thành, vô vụ lợi.
Đức tính của bậc tu hành còn thể hiện qua cái nhìn và hành vi phóng khoáng độ lượng của Bất Giới hòa thượng đối với kẻ đã suýt hại đời đứa con gái mà ông yêu quý nhất mực. Khi mà người ta vẫn khó chấp nhận sự hoàn lương của một kẻ đại tà, thì Bất Giới hòa thượng xem y như đồ đệ để dẫn dắt. Chi tiết này là một minh chứng lớn cho thấy điểm tương đồng giữa Bất Giới và Phương Chứng, hai vị hòa thượng. Bằng hình tượng nhân vật Bất Giới, Kim Dung khắc họa thành công một phương pháp tu hành vốn dĩ nên tồn tại song song so với lối tu hành chuyên chính thông thường mà người ta ít để tâm đến, một phương pháp tu hành mà ở đó tính nhân bản và tình yêu được đề cao, ca ngợi, làm chỉ nam cho mọi hành động.
Lại nói về Bất Khả Bất Giới hòa thượng. Nguyên đây chính là Hái hoa dâm tặc Giang dương đại đạo Khoái đao Điền Bá Quang, sau khi kết nghĩa với Lệnh Hồ Xung và thực hiện lời hứa hoán cải tâm tính, đồng thời bị thu phục bởi Bất Giới hòa thượng, Điền Bá Quang buộc phải trở thành hòa thượng, là đệ tử của Nghi Lâm và Bất Giới.
Tôi sẽ không bàn về sự cao quý trong tính hoàn lương của một người vốn sa chân vào lầm lỗi hay ý niệm về những chân tính thiện lương, trọng nghĩa trọng tình vẫn hiện hữu trong một con người dù họ mang vẻ ngoài của một kẻ xấu xa cần bị tiêu diệt.
Tôi muốn bàn về chi tiết Kim Dung để cho Bất Giới hòa thượng đặt cho Điền Bá Quang pháp danh Bất Khả Bất Giới, chi tiết này ẩn chứa một thông điệp theo tôi là quý giá. Nếu Kim Dung đã xây dựng hình tượng Bất Giới hòa thượng để khắc họa thành công một người tu hành đạo hóa gia đình, không cần lề lối, pháp giới. Thì Điền Bá Quang lại là một người không thể tu hành theo phương pháp đó. Khi không có tình yêu chân thật dẫn dắt, một người hành động theo bản năng, và phát huy nó đến cực độ thì trở nên xấu xa, vì hành động của y gây phương hại cho những người khác. Đối với những người này, không thể tu hành giữa dòng đời nhiều xô đẩy, họ không có tình yêu dẫn đường, thì họ cần lề luật và pháp giới để giữ mình không phương hại đến xã hội. Bất khả bất giới, chính là như vậy.
Bài học giáo dục được Kim Dung nêu lên rất rõ ràng thông qua hai hình tượng Bất Giới hòa thượng và Bất Khả Bất Giới hòa thượng. Có những kẻ không cần răn đe mà chỉ cần dẫn dắt bằng tình yêu, sự thoải mái, phóng khoáng. Cũng có những người cần được đặt vào khuôn khổ và quy tắc, hay thậm chí là răn đe, trừng phạt.
Sau tất cả, dù là quy tắc, trừng phạt, hay răn đe, dù Bất Giới hòa thượng có “niêm phong” phương tiện thực thi tội lỗi của Điền Bá Quang, đánh mắng y có lúc mạnh tay, thì những răn đe, trừng phạt đó cũng phải khởi phát từ tình thương và sự độ lượng. Hiển nhiên, ta hoàn toàn thấy rõ Bất Giới hòa thượng không đối xử với Bá Quang bằng sự hằn học hay thâm thù, nên tôi mới kết luận răn đe trừng phạt trên cơ sở tình yêu thương vô tư và độ lượng là như vậy.
Cuộc đời của Điền Bá Quang từ đây sẽ sang trang mới, không còn bị xã hội lên án, nguyền rủa, truy giết, quan trọng hơn, y có cơ hội sửa đổi và chuộc lại lỗi lầm của mình.
Bất Giới, Bất Khả Bất Giới, hai phương pháp tu hành, bài học giáo dục sâu sắc mà Kim Dung muốn gửi đến chúng ta.
Thêm nữa, chớ có thấy hai chữ “tu hành” mà nghĩ mình nằm ngoài hai tiếng này, tu là sửa chữa, hành là thực hiện, tu hành là thực hiện sửa đổi điều chỉnh ý nghĩ, hành vi của bản thân mỗi ngày. Tất cả chúng ta, ai cũng nên thật lòng để tâm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Ngọc Huyền
Ngọc Huyền@Authority - ybox
[Review Sách] Mộng Hiệp Khách Trong Mỗi Độc Giả Kim Dung
Tiểu thuyết Kim Dung là những câu chuyện không có thật, võ công trong thế giới giang hồ của ông dĩ nhiên cũng là hoang đường nhưng cái tinh thần, cái mộng hiệp khách mà ông gửi gắm thì luôn hiện hữu chân thật trong mỗi độc giả chúng ta.
Kẻ trẻ tuổi nào đọc Kim Dung chẳng từng mộng tưởng hình ảnh một Quách Tĩnh cưỡi ngựa tung hoành trên thảm cỏ xanh mướt nơi thảo nguyên vô tận, cũng đôi ba lần đồng cảm khi gã lãng tử Lệnh Hồ uống rượu kết giao với đám bằng hữu tà phái; hay trào dâng nhiệt huyết khi đọc từng chữ, nuốt từng câu đoạn Tiêu Phong uống rượu tuyệt giao quyết chiến sinh tử với anh hùng ở Tụ Hiền Trang?
Nếu ở một tuổi trưởng thành nhất định, đọc Kim Dung hẳn cảm nhận được tiếng đàn kết nối tâm hồn của Doanh Doanh dành cho Lệnh Hồ Xung trong lần đầu gặp nhau, một sự tao ngộ đầy duyên phận của kẻ muốn tránh đời và một kẻ đang muốn quên đời. Lần đầu đọc Kim Dung, thấy Hoàng Dược Sư là một lão Đông Tà cổ quái, kiêu ngạo, thiên vị, và đầy hung dữ, rồi đọc lại, chợt thấy một Hoàng Lão Tà cô độc đáng thương đến nhường nào?
Có ai từng cảm khái trước tiếng hú thê lương, cô tịch của Dương Tiêu trên đỉnh Côn Luân? Có ai thương xót cho mối tình câm lặng của Quách Tương dành cho Dương Quá chỉ trong vài chương đầu ngắn ngủi của “Ỷ Thiên Đồ Long ký”? Có ai chê trách Hồ Dật Chi si tình đến ngu ngốc, cả đời làm cái bóng đi theo sau Trần Viên Viên?
Có ai từng trải trong cuộc sống đầy phức tạp và gian dối đã đồng cảm với nỗi oan khắc cốt ghi tâm của Địch Vân? Có ai hụt hẫng khi Tiêu Phong đâm lưỡi đao răng sói vào lồng ngực, mãi mãi nằm xuống ở Nhạn Môn Quan đổi lại thái bình cho bách tính hai nước Liêu Hán?…
Đó là thế giới giang hồ của Kim Dung, nó là một xã hội thu nhỏ không lẫn với bất kỳ một tác phẩm văn học kinh điển nào, bởi có lẽ cái thế giới đó được nhà văn mang từ ngoài đời chân thực vào trong mỗi trang sách. Người đọc như nhìn thấy bản thân mình, gặp chính mình ở một nhân vật nào đó, trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Cái thế giới đó cũng bao gồm cả một hệ thống tư tưởng, văn hóa, lịch sử, địa lý, võ thuật, y học, thiên văn…
Người đọc làm sao mà rời mắt khi đọc đến chỗ Tổ Thiên Thu “tửu luận” với Lệnh Hồ Xung, hóa ra uống rượu cũng có thể nâng lên thành nghệ thuật: Uống rượu đất Phần phải dùng chén ngọc, chén ngọc làm cho rượu nổi mầu sắc, sừng tê cho rượu thêm hương; rượu Bồ Ðào thì dĩ nhiên phải dùng đến chén hổ quang uống; rượu bách thảo bằng chén cổ đẳng mùi thơm càng tăng lên bội phần…Thư pháp thì có môn Ỷ Thiên Đồ Long công mà Trương Thúy Sơn dùng ngân câu viết 24 chữ lên vách núi Vương Bàn Sơn hay Ngốc Bút Ông vận thư pháp vào võ công, dùng cây bút dài làm vũ khí vẽ một bài thơ hay một chữ vào mặt đối thủ. Kim Dung kể chuyện tài đến thế là cùng.
Người đọc Kim Dung còn say mê hơn khi những triết lý nhân sinh của ông được gửi gắm khéo léo vào những môn võ công, mà với mộng hiệp khách, ai chẳng đã từng mơ làm một cao thủ võ lâm?
Độc Cô Cửu Kiếm là loại kiếm thuật thượng thừa đòi hỏi người dùng kiếm sử dụng chiêu thức biến hóa liên tục như nước chảy mây trôi, tùy theo sự thay đổi của đối thủ mà điều chỉnh lại chiêu thức của mình, lấy sự tấn công làm phòng thủ. Cảnh giới cuối cùng là “vô kiếm thắng hữu kiếm”, Độc cô cửu kiếm đã thoát ra khỏi sự hạn hẹp của kiếm thuật, mà đã trở thành triết lý sống của Phong Thanh Dương cũng như Lệnh Hồ Xung, và trở thành một triết lý đặc sắc của “Tiếu ngạo giang hồ”. Triết lý này đề cao sự tự do, sống và hành động linh hoạt phù hợp với các quy luật tự nhiên, phát huy sự sáng tạo đến tột cùn và hạn chế sự dập khuôn máy móc.
Cửu Âm chân kinh là một loại võ công bắt nguồn từ Đạo Gia, “lấy chỗ dư thừa bù vào chỗ khuyết thiếu”, đề cao khả năng dưỡng sinh, ngộ đạo, nhưng khi rơi vào tay Mai Siêu Phong lại thành loại võ công độc ác, lấy đầu người luyện công. Chẳng cần triết lý giáo điều sâu xa, người đọc cũng tự hiểu rằng “chẳng có thứ võ công nào xấu xa hay tốt đẹp hoàn toàn, mà do người sử dụng mục đích tốt hay xấu mà thôi”.
Hàng Long Thập Bát chưởng là loại chưởng pháp chí cương chí dương được xem là thiên hạ đệ nhất chưởng pháp, không biến hóa phức tạp mà một đường trấn áp kẻ địch. Người luyện chưởng pháp này phải là kẻ có khí độ hiên ngang, uy vũ bất phàm không thẹn với lòng. Đó là điều mà chỉ có những bậc đại hiệp vì dân vì nước như Tiêu Phong, Quách Tĩnh, Hồng Thất Công mới chân chính phát huy đến tột cùng loại võ công này…
Có rất nhiều điều, rất nhiều cuộc đời đã sống, đã trường tồn trong tiểu thuyết Kim Dung, đã lôi cuốn độc giả Việt Nam cũng như nhiều độc giả trên thế giới. Đọc Kim Dung như đọc một thời tuổi trẻ, cũng có thể như đọc một mảnh ghép tương lai sẽ hiện hữu, hay đơn giản chỉ là đọc để thỏa trí sáng tạo trong tâm hồn, để tránh tạm thời những phiền muộn cuộc sống.
Cho đến ngày nay, tiểu thuyết Kim Dung ở Việt Nam đã đi qua biết bao thế hệ độc giả Việt Nam, và nó vẫn tiếp tục trường tồn như một sứ mệnh đặc biệt. Tiểu thuyết Kim Dung ở Việt Nam vẫn được chào đón một cách nồng nhiệt từ những người thế hệ cũ cho đến những độc giả thế hệ mới. Bằng chứng mỗi khi có phiên bản phim truyền hình, điện ảnh dựng lại các tác phẩm Kim Dung, luôn tràn ngập những lời phê bình, so sánh với nguyên tác trên các mạng xã hội, báo chí truyền thông.
Có những người ngày xưa đọc Kim Dung đã trưởng thành, tốt nghiệp, kết hôn, sinh con, thậm chí già cỗi…thì ít nhiều niềm say mê “thế giới giang hồ mộng tưởng” ngày nào vẫn nguyên vẹn trong một góc ký ức.
Truyện Kim Dung là những câu chuyện không có thật, võ công trong thế giới giang hồ của ông dĩ nhiên cũng là hoang đường nhưng cái tinh thần, cái mộng hiệp khách mà ông gửi gắm thì luôn hiện hữu chân thật trong mỗi độc giả chúng ta.
Nếu đồng cảm, xin cùng kính một chén rượu tiễn biệt “Võ lâm minh chủ”, người thầy đầu đời đã góp phần định hình nhân sinh quan của rất nhiều thế hệ độc giả.
Ngọc Huyền@Authority - ybox
[Review Sách] Mộng Hiệp Khách Trong Mỗi Độc Giả Kim Dung
Tiểu thuyết Kim Dung là những câu chuyện không có thật, võ công trong thế giới giang hồ của ông dĩ nhiên cũng là hoang đường nhưng cái tinh thần, cái mộng hiệp khách mà ông gửi gắm thì luôn hiện hữu chân thật trong mỗi độc giả chúng ta.
Kẻ trẻ tuổi nào đọc Kim Dung chẳng từng mộng tưởng hình ảnh một Quách Tĩnh cưỡi ngựa tung hoành trên thảm cỏ xanh mướt nơi thảo nguyên vô tận, cũng đôi ba lần đồng cảm khi gã lãng tử Lệnh Hồ uống rượu kết giao với đám bằng hữu tà phái; hay trào dâng nhiệt huyết khi đọc từng chữ, nuốt từng câu đoạn Tiêu Phong uống rượu tuyệt giao quyết chiến sinh tử với anh hùng ở Tụ Hiền Trang?
Nếu ở một tuổi trưởng thành nhất định, đọc Kim Dung hẳn cảm nhận được tiếng đàn kết nối tâm hồn của Doanh Doanh dành cho Lệnh Hồ Xung trong lần đầu gặp nhau, một sự tao ngộ đầy duyên phận của kẻ muốn tránh đời và một kẻ đang muốn quên đời. Lần đầu đọc Kim Dung, thấy Hoàng Dược Sư là một lão Đông Tà cổ quái, kiêu ngạo, thiên vị, và đầy hung dữ, rồi đọc lại, chợt thấy một Hoàng Lão Tà cô độc đáng thương đến nhường nào?
Có ai từng cảm khái trước tiếng hú thê lương, cô tịch của Dương Tiêu trên đỉnh Côn Luân? Có ai thương xót cho mối tình câm lặng của Quách Tương dành cho Dương Quá chỉ trong vài chương đầu ngắn ngủi của “Ỷ Thiên Đồ Long ký”? Có ai chê trách Hồ Dật Chi si tình đến ngu ngốc, cả đời làm cái bóng đi theo sau Trần Viên Viên?
Có ai từng trải trong cuộc sống đầy phức tạp và gian dối đã đồng cảm với nỗi oan khắc cốt ghi tâm của Địch Vân? Có ai hụt hẫng khi Tiêu Phong đâm lưỡi đao răng sói vào lồng ngực, mãi mãi nằm xuống ở Nhạn Môn Quan đổi lại thái bình cho bách tính hai nước Liêu Hán?…
Đó là thế giới giang hồ của Kim Dung, nó là một xã hội thu nhỏ không lẫn với bất kỳ một tác phẩm văn học kinh điển nào, bởi có lẽ cái thế giới đó được nhà văn mang từ ngoài đời chân thực vào trong mỗi trang sách. Người đọc như nhìn thấy bản thân mình, gặp chính mình ở một nhân vật nào đó, trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Cái thế giới đó cũng bao gồm cả một hệ thống tư tưởng, văn hóa, lịch sử, địa lý, võ thuật, y học, thiên văn…
Người đọc làm sao mà rời mắt khi đọc đến chỗ Tổ Thiên Thu “tửu luận” với Lệnh Hồ Xung, hóa ra uống rượu cũng có thể nâng lên thành nghệ thuật: Uống rượu đất Phần phải dùng chén ngọc, chén ngọc làm cho rượu nổi mầu sắc, sừng tê cho rượu thêm hương; rượu Bồ Ðào thì dĩ nhiên phải dùng đến chén hổ quang uống; rượu bách thảo bằng chén cổ đẳng mùi thơm càng tăng lên bội phần…Thư pháp thì có môn Ỷ Thiên Đồ Long công mà Trương Thúy Sơn dùng ngân câu viết 24 chữ lên vách núi Vương Bàn Sơn hay Ngốc Bút Ông vận thư pháp vào võ công, dùng cây bút dài làm vũ khí vẽ một bài thơ hay một chữ vào mặt đối thủ. Kim Dung kể chuyện tài đến thế là cùng.
Người đọc Kim Dung còn say mê hơn khi những triết lý nhân sinh của ông được gửi gắm khéo léo vào những môn võ công, mà với mộng hiệp khách, ai chẳng đã từng mơ làm một cao thủ võ lâm?
Độc Cô Cửu Kiếm là loại kiếm thuật thượng thừa đòi hỏi người dùng kiếm sử dụng chiêu thức biến hóa liên tục như nước chảy mây trôi, tùy theo sự thay đổi của đối thủ mà điều chỉnh lại chiêu thức của mình, lấy sự tấn công làm phòng thủ. Cảnh giới cuối cùng là “vô kiếm thắng hữu kiếm”, Độc cô cửu kiếm đã thoát ra khỏi sự hạn hẹp của kiếm thuật, mà đã trở thành triết lý sống của Phong Thanh Dương cũng như Lệnh Hồ Xung, và trở thành một triết lý đặc sắc của “Tiếu ngạo giang hồ”. Triết lý này đề cao sự tự do, sống và hành động linh hoạt phù hợp với các quy luật tự nhiên, phát huy sự sáng tạo đến tột cùn và hạn chế sự dập khuôn máy móc.
Cửu Âm chân kinh là một loại võ công bắt nguồn từ Đạo Gia, “lấy chỗ dư thừa bù vào chỗ khuyết thiếu”, đề cao khả năng dưỡng sinh, ngộ đạo, nhưng khi rơi vào tay Mai Siêu Phong lại thành loại võ công độc ác, lấy đầu người luyện công. Chẳng cần triết lý giáo điều sâu xa, người đọc cũng tự hiểu rằng “chẳng có thứ võ công nào xấu xa hay tốt đẹp hoàn toàn, mà do người sử dụng mục đích tốt hay xấu mà thôi”.
Hàng Long Thập Bát chưởng là loại chưởng pháp chí cương chí dương được xem là thiên hạ đệ nhất chưởng pháp, không biến hóa phức tạp mà một đường trấn áp kẻ địch. Người luyện chưởng pháp này phải là kẻ có khí độ hiên ngang, uy vũ bất phàm không thẹn với lòng. Đó là điều mà chỉ có những bậc đại hiệp vì dân vì nước như Tiêu Phong, Quách Tĩnh, Hồng Thất Công mới chân chính phát huy đến tột cùng loại võ công này…
Có rất nhiều điều, rất nhiều cuộc đời đã sống, đã trường tồn trong tiểu thuyết Kim Dung, đã lôi cuốn độc giả Việt Nam cũng như nhiều độc giả trên thế giới. Đọc Kim Dung như đọc một thời tuổi trẻ, cũng có thể như đọc một mảnh ghép tương lai sẽ hiện hữu, hay đơn giản chỉ là đọc để thỏa trí sáng tạo trong tâm hồn, để tránh tạm thời những phiền muộn cuộc sống.
Cho đến ngày nay, tiểu thuyết Kim Dung ở Việt Nam đã đi qua biết bao thế hệ độc giả Việt Nam, và nó vẫn tiếp tục trường tồn như một sứ mệnh đặc biệt. Tiểu thuyết Kim Dung ở Việt Nam vẫn được chào đón một cách nồng nhiệt từ những người thế hệ cũ cho đến những độc giả thế hệ mới. Bằng chứng mỗi khi có phiên bản phim truyền hình, điện ảnh dựng lại các tác phẩm Kim Dung, luôn tràn ngập những lời phê bình, so sánh với nguyên tác trên các mạng xã hội, báo chí truyền thông.
Có những người ngày xưa đọc Kim Dung đã trưởng thành, tốt nghiệp, kết hôn, sinh con, thậm chí già cỗi…thì ít nhiều niềm say mê “thế giới giang hồ mộng tưởng” ngày nào vẫn nguyên vẹn trong một góc ký ức.
Truyện Kim Dung là những câu chuyện không có thật, võ công trong thế giới giang hồ của ông dĩ nhiên cũng là hoang đường nhưng cái tinh thần, cái mộng hiệp khách mà ông gửi gắm thì luôn hiện hữu chân thật trong mỗi độc giả chúng ta.
Nếu đồng cảm, xin cùng kính một chén rượu tiễn biệt “Võ lâm minh chủ”, người thầy đầu đời đã góp phần định hình nhân sinh quan của rất nhiều thế hệ độc giả.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 33 of 50 • 1 ... 18 ... 32, 33, 34 ... 41 ... 50
Page 33 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum