Sách
Page 21 of 50 • Share
Page 21 of 50 • 1 ... 12 ... 20, 21, 22 ... 35 ... 50
Re: Sách
Cô Gái Có Hình Xăm Rồng - Stieg Larsson
Reviewsach.club
Độc giả Bùi Minh Tú
Lisbeth Salander, một cô gái 24 tuổi mình mẩy đầy xăm trổ, một hacker thiên tài sở hữu sự khôn ngoan của một người gấp đôi tuổi mình. Tin tôi đi , chúng ta đã làm đúng rồi. Tôi đang chờ một người
The Girl With Dragon Tattoo là một trong những tác phẩm trinh thám hay nhất mọi thời đại. Hình tượng các nhân vật được xây dựng với những cá tính khác biệt, những tài năng đặc biệt mà chỉ có ở Larrson. Cốt truyện hay và độc đáo, không chỉ có trinh thám suy luận hay hành động đấu trí mà còn có cả những yếu tố chính trị! Tình tiết kịch tính, những bí ẩn của những vụ giết người, sự vận động ngầm của thế giới tài chính, tất cả hòa quyện với nhau một cách kì lạ. Cô Gái Có Hình Xăm Rồng xứng đáng là một trong những tác phẩm trinh thám hiện đại ấn tượng nhất của thập niên đầu những năm thế kỉ 21.
Độc giả Đỗ Thùy Vân
Một cuốn truyện trinh thám thông minh đến nghẹt thở về những bí ẩn chết người, lịch sử một dòng họ, những câu chuyện tình và sự vận động ngầm của thế giới tài chính. Bình minh sáng sớm quá là đẹp!. Bình minh sáng sớm quá là đẹp!. Anh có sao không tất cả quấn quyện vào nhau một cách kỳ dị. Anh có sao không. Anh có sao không
Cô Gái Có Hình Xăm Rồng được xếp vào 10 cuốn sách trinh thám hay nhất của thế kỷ 20 và quả đúng như vậy, mình đã không thất vọng khi đọc nó. Cuốn sách xoáy vào rất nhiều chủ đề khác nhau trong xã hội Thụy Điển. Tác giả đã rất thành công trong việc giúp độc giả sống trong một cái lạnh khắc nghiệt qua những câu chữ mô tả chi tiết qua đó làm sống lên cái cô độc của con người. Câu chuyện được viết rất logic hợp lý, độc giả liên tục bị cuốn theo câu chuyện nhưng không thể biết được ai là hung thủ. Một cuốn sách rất đáng mua cho những ai yêu truyện trinh thám.
Độc giả trần linh hương
Henrik Vanger, người đứng đầu dòng họ Vanger danh giá, đã ở tuổi ngoài 80 nhưng vẫn quyết tìm ra sự thật đằng sau vụ mất tích của cô cháu gái Harriet. Tất cả đứng im giơ tay lên. Tất cả đứng im giơ tay lên
Thích thể loại trinh thám, phá án nên mua đại cuốn sách này. Ban đầu đọc chả hiểu gì toàn là những cái tên khó nhớ và toàn đề cập đến vấn đề chính trị, tài chính, kiên trì đọc được khoảng 1/3 cuốn sách thì nó càng ngày càng lôi cuốn hấp dẫn.Vốn hiểu biết cũng như óc sáng tạo của tác giả làm tôi nể phục. Tình huống truyện khó đoán, thích cá tính và sự thông minh của nhân vật Salander.Nhất định sẽ mua tiếp 2 cuốn truyện còn lại của ông vào 1 ngày không xa.
Độc giả Lâm Thanh Thảo
Mikael Blomkvist, một hiệp sĩ trong làng báo, bị tổn hại uy tín trong một vụ vu cáo, được thuê để đào xới tận gốc câu chuyện về Harriet. Sao lại vậy chứ?. Oa! Thích quá đi!
Tôi vốn khá thích thể loại trinh thám, vì vậy đã không ngần ngại mua ngay phần 1 của series Cô gái có hình xăm rồng về nhà. Câu chuyện mở đầu với những tình tiết đan xen với nhau khá hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên trong truyện lại dùng quá nhiều thuật ngữ kinh tế và tin học???, vì vậy tôi phải mất rất nhiều thời gian để hiểu thuật ngữ mới có thể đọc tiếp tác phẩm. Đây là tác phẩm phải đọc liên tục, vì nếu ngắt quãng, sẽ dễ quên phần trước đang nói gì, với tôi là vậy
Độc giả anfjjbgu
Bộ đôi kỳ quặc Blomkvist và Salander đã phát hiện ra mạch tội ác xấu xa tưởng chừng như vĩnh viễn bị che đậy trong dòng họ Vanger, những mánh tham nhũng bẩn thỉu ở đỉnh cao ngành công nghiệp Thụy Điển. Công việc dạo này ổn cả chứ. Công việc dạo này ổn cả chứ. Tiếc thế tất cả lớp lang đan cài vào nhau như định mệnh. Tiếc thế. Quá nhảm nhí!
Tác phẩm hay và độc đáo. Câu chuyện có nhiều tình tiết bất ngờ, hấp dẫn. Hầu như mọi chi tiết đều có sự tỉ mỉ trau chuốt. Mình thích cách viết của tác giả này. Đoạn đầu hơi dài dòng, nhiều chỗ khá khó hiểu, yêu cầu phải ngẫm nghĩ kỹ mới hiểu được. Nhân vật trong truyện cũng rất ấn tượng. Cực thích đoạn gần cuối khi nữ chính đi lấy tiền ở ngân hàng. Giấy in tuy nhẹ nhưng ráp, sau một thời gian bị ố màu, nhìn xấu hẳn đi. Đây là quyển sách mình rất thích, tiếc là tác giả mất sớm quá
Độc giả Hoàng Quốc Việt
Cô Gái Có Hình Xăm Rồng. Đi thôi nào!
Cô Gái Có Hình Xăm Rồng là tập đầu tiên của bộ sách Millennium do tác giả Stieg Larsson chấp bút. Thú thật đây là tác phẩm đầu tiên của văn học Thụy Điển mà tôi đọc, một phần là đã xem chuyển thể phim từ tác phẩm này. Bộ phim rất hấp dẫn và hồi hộp, thế nhưng khi đọc sách cảm giác hồi hộp, kịch tính vẫn không giảm đi mà có phần còn hơn khi xem phim. Sách tương đối dày (550 trang) nhưng đủ cuốn hút để bạn đọc mà không cảm này quá dài . Một tác phẩm trinh thám không thể bỏ qua cho các fan của thể loại này.
Độc giả Nguyễn Kiên Tường
Nhận xét: Nghe giới thiệu cuốn này đã lâu, lần lữa mãi, tới khi đã có cuốn hai mới mua cuốn một này. Sách rất đẹp, dày, giấy in tốt, loại nhẹ nên với 550 trang, khổ to, cuốn sách vãn nhẹ nhàng, sang trọng. Đúng như lời bình, bộ đôi kỳ quặc, Blomkvist, nhà báo, Salander, một cô gái “không thể tự chăm sóc mình”, đã khuấy đảo thị trường sách Châu Âu, và theo tôi, cả thị trường sách Châu Á nữa. Quá hay và hấp dẫn.
Khuyên: Rất hay, phải đọc.
Độc giả Lam Phương
Quyển truyện này là một áng văn hấp dẫn và khá mới mẻ với thể loại trinh thám như thế này. Đoạn đầu đọc thì dễ bị nản do tác giả dài dòng kể về Mikael và Lisbeth nhiều quá. Nhưng tiếp theo thì rất hay. Do tên sách dịch xa nghĩa với nguyên gốc nên khá khó hiểu, chủ yếu nội dung xoay quanh cái chủ đề không bao giờ là cũ: ngược đãi phụ nữ, cưỡng hiếp, công bằng xã hội. Một cuốn sách giúp người đọc có cái nhìn chi tiết nhất về những chuyện thiếu công bằng vẫn còn tồn tại giữa lòng xã hội hiện đại.
Độc giả Nguyễn Huỳnh Nhật Anh nhận xét
Bìa sách khá là đặc biệt. Mới đầu đọc quyển sách này mình thấy khá là nhàm chán, bởi vì chủ yếu chỉ là khắc họa những nét chính về 2 nhân vật chính là Blomkvist và Salander. Nhưng kiên nhẫn đọc vì văn phong của tác giả khá là độc đáo và thú vị, Và quả là không bõ công. Cuốn sách có nói về tình hình chính trị khá là nhiều, mở ra cho người đọc một cái nhìn bao quát hơn về mặt tối của ngành chính trị Thụy Điển cũng như về nạn bạo hành phụ nữ. Một cuốn sách khá là kịch tính và thú vị, tuy nhiên trẻ con chưa đủ tuổi thì đừng có tò mò đọc làm gì!
Độc giả Thao Ho nhận xét
Theo tôi thì nửa đầu cuốn sách không có gì hấp dẫn mấy, chủ yếu là phác họa lên hình ảnh hai nhân vật chính Mikael và Lisbeth cũng như những thành viên trong gia đình Vanger (khá là dài và phức tạp, đòi hỏi người đọc phải có thời gian ngẫm nghĩ mới nhớ hết được), thậm chí có các đoạn miêu tả quá kĩ về ngành công nghiệp và các mánh lới rất nhàm chán. phải đến nửa phần sau, đặc biệt là chi tiết Mikael tìm ra điểm đột phá về nhân vật Harriet-người mà anh được thuê để điều tra – trong một bức ảnh cũ thì cuốn sách mới thực sự cuốn hút, các bí mật được phơi bày dần, làm người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, thật sự rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, về hình thức thì tôi không được hài lòng cho lắm, không biết sách in bằng loại giấy gì nhưng để một thời gian là bắt đầu xuất hiện những vết ố vàng dù tôi đã cất giữ rất cẩn thận trong tủ sách.
Độc giả nguyễn hòa chí dũng
Một cuốn truyện trinh thám đặc sắc trên nhiều phương diện.Đầy bất ngờ và hấp dẫn, cuốn truyện này sẽ làm bạn đọc ngấu nghiến không ngừng nghỉ và muốn nhanh chân tới ngay hiệu sách để mua tập tiếp theo.
Điều mình thích ở cuốn sách này là nó thật sự khác biệt so với những truyện trinh thám khác . Vụ án không phải chỉ có một mà nhiều vụ đan xen nhau, nhân vật cũng không phải thám tử chuyên nghiệp nhưng nhờ thế tạo cho người đọc cảm giác chân thực chứ không ảo ảo như Sherlock Holmes. Điểm chính là cả nhân vật chính lẫn phụ đều có nét ấn tượng , đặc biệt là Lisbeth. Tại sao cô không chịu gọi cảnh sát, mối quan hệ của cô với Mikeal là gì, quá khứ của cô ra sao…?Những điều đó thúc đẩy người đọc khám phá trong những tập sau.
Độc giả Nguyễn Hồng Nhung nhận xét
Ấn tượng đầu tiên về truyện là tên nhân vật khó đọc quá, tên Thụy Điển thật không biết phát âm thế nào. Truyện trinh thám nhưng không phải loại vụ án hình sự thông thường mà liên quan đến những dàn xếp chính trị, những phi vụ kinh tế nên rất nhiều đoạn khó hiểu. để đọc được một số loại sách thì cần có trình độ kiến thức chung nhất định và cuốn này nằm trong số đó. Trọn bộ đã được xuất bản ở Việt Nam, nhưng có vẻ như hai phần sau không được đánh giá cao lắm.
Độc giả Trương Quốc Hào nhận xét
Khi đọc xong truyện, thứ khiến tôi tiếc nuối nhất đó là tác giả Stieg Larsson đã ra đi sớm như vậy. Cuốn sách này đã làm cho tên tuổi của ông trở thành hiện tượng trên toàn châu Âu, mở đầu cho một chuỗi series sau này. Đầy bất ngờ và hấp dẫn, hãy đọc truyện đến tận giây phút rồi cảm xúc sẽ bật lên trong bạn. Đoạn đầu truyện có vẻ như hơi khó hấp dẫn chúng ta nhưng cứ đọc rồi sẽ tìm thấy cái hay. Truyện hay thường về cuối nên cứ chờ mong nhé các bạn.
Cốt truyện hấp dẫn, xây dựng đặc điểm tính cách,nội tâm nhân vật hợp lí, nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống sẽ gợi ra cho bạn. Một cuốn sách mới lạ về trinh thám Bắc Âu, một trong những tác phẩm mở đầu cho sự du nhập của dòng trinh thám này ở nước ta.
Cuối cùng, một điều nữa là vấn đề dịch thuật, đó là điều rất đỗi quan trọng đối với một tác phẩm văn học nước ngoài. Thật ra thì dịch giả không đến nỗi tệ đâu nhưng nếu nói mình hài lòng thì ắt hẳn mình sẽ lắc đầu. NHưng bỏ qua điều đó thì tác phẩm cùng với series của nó nên có mặt trên tủ sách của bạn!
Độc giả MAI THANH HÀ nhận xét
Mình đọc quyển sách này sau khi xem phim phiên bản Mỹ. Phải nói là nội dung câu chuyện quá xuất sắc. Cốt truyện hay, thu hút, tạo cảm giác làm cho người đọc không thể bỏ quyển sách xuống được. Hình ảnh những nhân vật chính được dựng nên độc đáo, và rất riêng cho từng nhân vật. Nội dung câu chuyện khó đoán, thông minh, và kết thúc bất ngờ làm cho mình khi đọc xong cảm thấy thích thú và muốn bắt đầu ngay với tập 2. Về những điểm này mình sẵn sàng cho đánh giá 5 sao. Thế nhưng…
Điểm trừ to lớn cho bộ truyện này (đặc biệt là tập 1, do mình chỉ vừa đọc xong tập 1) là giấy in không đẹp, giấy vàng, thô ráp (nhưng tâp 3 thì mình có thể nói giấy tốt hơn, sáng sủa hơn). ĐẶC BIỆT là mình có lời phê bình đến dịch giả Trần Đĩnh (của NXB Phụ Nữ). Lời dịch quá Google translate. Khi đọc làm cho mình cảm thấy không trôi chảy, có nhiều đoạn mình phải ngừng hẳn lại và đọc lại câu cú vì nó không những không giống tiếng Việt mà còn quá tệ so với một học viên đi hoc lớp biên phiên dịch như mình, mình có thể làm cho câu dịch gãy gọn và mượt mà hơn. Có những câu mình đọc đến thì thật đáng thất vọng vì mình có thể biết hoặc đoán được câu gốc trong phiên bản tiếng Anh. Có những lúc mình nghĩ mình thà đọc bản tiếng Anh còn hơn, chỉ tiếc là Tiki hết hàng. Hy vọng sẽ không bị mua phải tập truyện nào mà do dịch giả Trần Đĩnh dịch nữa!
Độc giả Nguyễn Thị Mai Trang nhận xét
Cuộc đời của Salander được hé mở đầy bất ngờ. Blomvist và Salander tuy không cùng sánh đôi về khoảng cách, nhưng lại phối hợp với nhau hết sức ăn ý. Tác giả tài tình trong việc để 2 nhân vật này bóc tách những lớp bí mật, đưa chúng đan kết lẫn nhau giúp người đọc dần dà xếp lại những mảnh ghép của câu chuyện.
Tuy nhiên, tập này theo mình, hơi lan man phần đầu, miêu tả quá nhiều chi tiết không cần thiết về đời tư của nhân vật phụ. Và vẫn như phần đầu, cuốn sách có phần dịch chưa được trơn tru lắm, nhiều phần phải đọc đi đọc lại mới hiểu dịch giả muốn nói gì, cộng với 1 số lỗi chính tả.
Độc giả nguyễn thúy hằng nga nhận xét
Tìm kiếm cuốn sách này sau khi xem xong chuyển thể thành phim của tác phẩm này. Thú thật, cuốn sách đã không khiến mình thất vọng, nếu trong phim, các tình huống bị cắt bớt một cách tối đa thì trong cuốn sách này ta hiểu rõ những tính cách kỳ lạ của Sanlander, sự mạo hiểm và tính cách của Blomkvist nhiều hơn. Một cuốn sách dường như đã chạm đến hết mọi khía cạnh của cuộc sống: mua bán tình dục, tham ô, quyền lực, tội ác… Cuốn hút theo nhiều cách khác nhau, nhưng những nhân vật trong truyện dường như có một mối liên kết nào đó mà ta khó định hình được. Một câu chuyện không thể khiến ta xác định được ai là thủ phạm, ai là người bị hại cho đến phút cuối cùng, tính cách của từng nhân vật cũng không thể làm ta đoán biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo chính là điểm cộng hoàn hảo cho câu truyện trinh thám mà Stieg Larsson viết ra.
*Một số nhận xét khác:
– Bìa cuốn sách khiến ta cảm thấy rùng rợn khi cầm cuốn sách này, sự hồi hộp và háo hức sẽ hiện diện khi nhìn vào đôi mắt của nhân vật trên trang bìa.
– Văn phong dịch của cuốn sách này quá tệ, nhiều câu cú sai lỗi chính tả, cách dịch quá thô, dịch dạng từ theo từ nên có vài chỗ gây khó hiểu cho người đọc, dù cốt truyện rất lôi cuốn
Nhưng vì đây là một tác phẩm trinh thám xuất sắc nên mình cho cuốn sách này 8/10 điểm
Độc giả Phạm Thành Trung nhận xét
Cuốn này là cuốn mà mình thích nhất của Stieg Larsson, cũng là một trong những cuốn phiêu lưu kỳ ảo mà mình ấn tượng nhất trong suốt nhiều năm. Lối kể truyện của tác giả phải nói là gần như hoàn hảo, chạm đến mọi khía cạnh của sự việc, đào sâu vào tính rùng rợn, đem đến một câu chuyện độc đáo và thú vị không ngờ. Hình ảnh các nhân vật chính Salander, Vanger, Blomkvist được khắc họa vô cùng sống động, đan cài với những tinh tiết thông minh, những bí ẩn được bật mở bất ngờ, tất cả tạo nên một cuốn sách không thể hấp dẫn hơn.
Nếu bạn cũng yêu mến thể loại văn học này thì không nên bỏ qua “Cô gái có hình xăm rồng”.
Độc giả Nguyễn Dương nhận xét
Một trong những điều hay nhất về cô gái có hình xăm rồng, đó chính là cốt truyện hay đến ngộp thở. Lisbeth Salander là một thiên tài máy tính ẩn náu sau thân xác của một cô gái bị nhìn nhận là thiểu năng tâm thần, nhỏ thó như chưa dậy thì, và sống hoang dại như một gái điếm. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau được xem la bức bối trong xã hội Thụy Điển, một xã hội được kính trọng vì nền văn minh, phát triển và quan tâm đến đời sống của người dân hàng đầu thế giới. Tác phẩm vạch ra những khía cạnh trần trụi, tàn nhẫn đến khó tin, khắc họa những con người đơn độc và lạnh lùng trong những nhân cách kì lạ khác nhau.
Một điểm nữa khi đọc cuốn sách này là tuyết rơi trắng xóa trang sách. Cái lạnh ở xứ sở Bắc Âu len lỏi vào trong da thịt người đọc, khiến cái đơn độc của con người như càng đơn độc hơn, cái lạnh như càng lạnh hơn. Cuốn sách được viết với văn phong khoa học, logìc, đầy ắp thông tin và tình tiết ngạt thở khiến người đọc không thể cưỡng lại được. Bất ngờ này đi tới bất ngờ khác nên hãy tin tôi đi, bạn sẽ thay đổi một phần não bộ sau khi đọc xong cuốn sách này. Một trong những cuốn sách đáng giá nhất trong cuộc đời tôi.
Độc giả phạm dung nhận xét
Câu truyện về cô gái bí ẩn và chàng phóng viên có đầu óc điều tra nhạy bén ngay từ đầu đã cuốn người đọc vào một thế giới li kì về những vụ án giết hại phụ nữ và lịch sử của một dòng họ đầy rẫy những dối trá và nguy hiểm.
Cách xây dựng nhân vật đặc sắc, không cần quá đi sâu mà vẫn lột tả được hết bản chất, một cái kết bất ngờ được dẫn dắt từ những suy luận sắc bén của Bloomkvist cùng tài điều tra xuất sắc của Lisbeth khiến cho bất kì độc giả khó tính nào cũng phải hài lòng.
Xem phim xong mình thấy hay quá nên phải đi lùng sách ngay lập tức về đọc. Thật sự rất hay.
Độc giả Trần Lê Hà nhận xét
Với 1 fan của truyện trinh thám còn khá trẻ như mình thì phải công nhận truyện này hay, hấp dẫn nhưng cũng hơi khó đọc, khi mà truyện lấy bối cảnh từ những năm 90, và có nhiều chi tiết chuyên môn về báo chí, kinh tế,…
Mình thích nhân vật Salander, cô ấy nổi loạn nhưng nhạy cảm, dũng cảm nhưng cũng dễ bị tổn thương. Mình đã khóc khi đọc đến đoạn salander bị hiếp. Tưởng tượng cảnh 1 cô gái bất lực khi bị chà đạp bởi con người dc coi là người bảo hộ cho cô ấy quả thực quá ghê tởm. Cũng có 1 chút hả hê khi Salander tự trả thù, tự bảo vệ mình trc cái kẻ cô ấy gọi là đồ con lợn.
Đây thực sự là 1 bộ truyện rất hay.
Độc giả Bút bi nhận xét
Ngoài những điểm mà mọi người đánh giá cao về cuốn sách này như cốt truyện hấp dẫn, nhân vật cá tính sắc sảo thì với mình cuốn sách có một số điểm hạn chế nhất định: ví dụ như truyện có quá nhiều chi tiết liên quan đến chuyên môn về nghề báo, tài chính, máy tính khiên mình cảm thấy khó hiểu, đoạn đầu truyện khá dài dòng lan man, khó theo dõi, một số chi tiết thô tục…Nhưng nói chung thì đây cũng là tiểu thuyết khá hay đối với những bạn thích tiểu thuyết trinh thám
Độc giả Vũ Diệp nhận xét
Ấn tượng nhất là cá tính của nhân vật nữ chính: nổi loạn, gan dạ và nhạy cảm 1 cách kỳ lạ, lý trí nhưng lại hành động theo cảm tính nhiều hơn. Bề ngoài mạnh mẽ che dấu nội tâm dễ tổn thương ẩn sâu trong từng lời nói, lối suy nghĩ, sự liều lĩnh điên cuồng. Là nhân vật nữ mình thích nhất trong tất cả các nhân vật nữ khác và cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm nhất với mình từ trước tới giờ. Thêm vào đó, lối hành văn của Stieg Larsson thật sự tạo nên 1 cốt truyện logic chặt chẽ và thu hút đến từng câu chữ. Cùng với, The silent of the lamps, là 1 tác phẩm không thể bỏ qua đối với fan của dòng truyện trinh thám.
LOVE IT !!!
Độc giả Nguyễn Bích Thủy
Salader là một người thông minh đến mức điên rồ, cô là KẺ ĐI SĂN, săn tìm lời giải đáp, thỏa mãn sự tò mò của chính mình, săn những kẻ đáng trừng trị,…hoàn toàn không phải vì tiền như đa số những kẻ khác.
Thái độ khinh bạc của Salander thực chất lại che giấu một nội tâm đầy tổn thương, giống như những hình xăm đầy trên thân thể cô là để che giấu một cá thể yếu ớt trước những băng hoại của cuộc đời.
Hình tượng “Cô gái mang hình xăm rồng” tố cáo một xã hội thối nát, mục ruỗng được phủ bên ngoài bởi sự hào nhoáng, vô tình, nơi mà con người muốn tồn tại phải minh chứng mình mạnh hơn tất cả.
Độc giả Đan nhận xét
Tựa gốc là “Män som hatar kvinnor” – “Men Who Hate Women” (Những Người Đàn Ông Ghét Đàn Bà). Có thể từ đây mà dễ dàng đoán ra tiểu thuyết này sẽ xoay quanh những tội ác chống lại phụ nữ; từ những vụ hành hung, hiếp dâm cho đến những định kiến xã hội, những mỉa mai cay nghiệt và những lời sỉ nhục phụ nữ. Một chủ đề tối tăm, và lại càng đáng sợ hơn khi nhân vật nam chính Mikael Blomkvist và tác giả Stieg Larsson đều là những nhà báo kỳ cựu nên những gì họ viết ra không còn là những hư cấu mơ hồ về những tội ác tưởng tượng mà là sự thực, hoặc rất gần với sự thực. (Từ những trải nghiệm cá nhân và những gì tôi quan sát được xung quanh, tôi tin rằng những tội ác này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế).
Các chủ đề khác được khai thác trong tiểu thuyết này: bảo mật cá nhân, nữ quyền, Quốc xã, phân biệt chủng tộc, đạo đức nghề báo, kinh tế – tài chính, những mối quan hệ gia đình, loạn luân… Tất cả đều được miêu tả tương đối tỉ mỉ. Nhưng đây có thể coi là một nhược điểm khiến cho câu chuyện dài dòng, chậm chạp hơn so với chuẩn mực trinh thám thường đề cao tốc độ, kịch tính, hồi hộp, giật gân. Khi câu chuyện diễn ra được một nửa, Mikael Blomkvist và Lisbeth Salander gặp nhau thì mọi thứ mới bắt đầu tăng tốc, và đoạn kết (của vụ án, không phải của tiểu thuyết) thực sự rất nghẹt thở.
Mikael Blomkvist và Lisbeth Salander đều là những nhân vật cực kỳ độc đáo, gợi người đọc nhớ đến những em bé kỳ quặc (Kalle Blomkvist và Pippi Tất Dài) của Astrid Lindgren. Họ có thể không tuân theo những đạo đức được luật pháp quy định, nhưng họ không bao giờ làm trái những đạo đức của lương tâm. Và độc giả cũng đồng tình với họ.
Độc giả Nguyễn Thị Vy
Đây có thể gọi là một tác phẩm điển hình để minh chứng cho câu nói của nhà văn Jane Austen rằng: “Khi đọc một cuốn sách hay thì bạn luôn cảm thấy nó ngắn”. Cuốn này là cuốn đầu tiên mình đọc của Stieg Larsson, khổ sách to dày hơn 500 trang, mà mình chỉ đọc trong vài ngày là xong và còn tiếc là câu chuyện đã kết thúc nhanh như thế. Lối viết của tác giả hoàn toàn chinh phục mình, cực kỳ hấp dẫn, sống động và chân thực, tình tiết được xây dựng một cách gần như là hoàn hảo. Câu chuyện này hay hơn rất nhiều truyện trinh thám mà mình từng đọc, bởi lẽ nó có chiều sâu, từ một vụ án mà tác giả đã khắc họa được nhiều khía cạnh gai góc của đời sống xã hội, của con người. Chỉ từ manh mối rất nhỏ là những bức ảnh cũ, mà cặp đôi nhân vật chính đã lần tìm lại được cả một quá khứ đen tối và nhuốm màu bi kịch tưởng chừng đã bị chôn vùi từ lâu.
Thêm một điểm nữa là hình tượng nhân vật nữ chính Lisbeth Salander cuốn hút mình từ đầu đến cuối. Mình ấn tượng với nhân vật này từ ngoại hình, ánh mắt, đến óc suy đoán, sự thông minh và lòng gan dạ. Có thể nói không có Salander thì câu chuyện này đã không hấp dẫn như vậy.
Đây thực sự là một tuyệt tác.
Reviewsach.club
Độc giả Bùi Minh Tú
Lisbeth Salander, một cô gái 24 tuổi mình mẩy đầy xăm trổ, một hacker thiên tài sở hữu sự khôn ngoan của một người gấp đôi tuổi mình. Tin tôi đi , chúng ta đã làm đúng rồi. Tôi đang chờ một người
The Girl With Dragon Tattoo là một trong những tác phẩm trinh thám hay nhất mọi thời đại. Hình tượng các nhân vật được xây dựng với những cá tính khác biệt, những tài năng đặc biệt mà chỉ có ở Larrson. Cốt truyện hay và độc đáo, không chỉ có trinh thám suy luận hay hành động đấu trí mà còn có cả những yếu tố chính trị! Tình tiết kịch tính, những bí ẩn của những vụ giết người, sự vận động ngầm của thế giới tài chính, tất cả hòa quyện với nhau một cách kì lạ. Cô Gái Có Hình Xăm Rồng xứng đáng là một trong những tác phẩm trinh thám hiện đại ấn tượng nhất của thập niên đầu những năm thế kỉ 21.
Độc giả Đỗ Thùy Vân
Một cuốn truyện trinh thám thông minh đến nghẹt thở về những bí ẩn chết người, lịch sử một dòng họ, những câu chuyện tình và sự vận động ngầm của thế giới tài chính. Bình minh sáng sớm quá là đẹp!. Bình minh sáng sớm quá là đẹp!. Anh có sao không tất cả quấn quyện vào nhau một cách kỳ dị. Anh có sao không. Anh có sao không
Cô Gái Có Hình Xăm Rồng được xếp vào 10 cuốn sách trinh thám hay nhất của thế kỷ 20 và quả đúng như vậy, mình đã không thất vọng khi đọc nó. Cuốn sách xoáy vào rất nhiều chủ đề khác nhau trong xã hội Thụy Điển. Tác giả đã rất thành công trong việc giúp độc giả sống trong một cái lạnh khắc nghiệt qua những câu chữ mô tả chi tiết qua đó làm sống lên cái cô độc của con người. Câu chuyện được viết rất logic hợp lý, độc giả liên tục bị cuốn theo câu chuyện nhưng không thể biết được ai là hung thủ. Một cuốn sách rất đáng mua cho những ai yêu truyện trinh thám.
Độc giả trần linh hương
Henrik Vanger, người đứng đầu dòng họ Vanger danh giá, đã ở tuổi ngoài 80 nhưng vẫn quyết tìm ra sự thật đằng sau vụ mất tích của cô cháu gái Harriet. Tất cả đứng im giơ tay lên. Tất cả đứng im giơ tay lên
Thích thể loại trinh thám, phá án nên mua đại cuốn sách này. Ban đầu đọc chả hiểu gì toàn là những cái tên khó nhớ và toàn đề cập đến vấn đề chính trị, tài chính, kiên trì đọc được khoảng 1/3 cuốn sách thì nó càng ngày càng lôi cuốn hấp dẫn.Vốn hiểu biết cũng như óc sáng tạo của tác giả làm tôi nể phục. Tình huống truyện khó đoán, thích cá tính và sự thông minh của nhân vật Salander.Nhất định sẽ mua tiếp 2 cuốn truyện còn lại của ông vào 1 ngày không xa.
Độc giả Lâm Thanh Thảo
Mikael Blomkvist, một hiệp sĩ trong làng báo, bị tổn hại uy tín trong một vụ vu cáo, được thuê để đào xới tận gốc câu chuyện về Harriet. Sao lại vậy chứ?. Oa! Thích quá đi!
Tôi vốn khá thích thể loại trinh thám, vì vậy đã không ngần ngại mua ngay phần 1 của series Cô gái có hình xăm rồng về nhà. Câu chuyện mở đầu với những tình tiết đan xen với nhau khá hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên trong truyện lại dùng quá nhiều thuật ngữ kinh tế và tin học???, vì vậy tôi phải mất rất nhiều thời gian để hiểu thuật ngữ mới có thể đọc tiếp tác phẩm. Đây là tác phẩm phải đọc liên tục, vì nếu ngắt quãng, sẽ dễ quên phần trước đang nói gì, với tôi là vậy
Độc giả anfjjbgu
Bộ đôi kỳ quặc Blomkvist và Salander đã phát hiện ra mạch tội ác xấu xa tưởng chừng như vĩnh viễn bị che đậy trong dòng họ Vanger, những mánh tham nhũng bẩn thỉu ở đỉnh cao ngành công nghiệp Thụy Điển. Công việc dạo này ổn cả chứ. Công việc dạo này ổn cả chứ. Tiếc thế tất cả lớp lang đan cài vào nhau như định mệnh. Tiếc thế. Quá nhảm nhí!
Tác phẩm hay và độc đáo. Câu chuyện có nhiều tình tiết bất ngờ, hấp dẫn. Hầu như mọi chi tiết đều có sự tỉ mỉ trau chuốt. Mình thích cách viết của tác giả này. Đoạn đầu hơi dài dòng, nhiều chỗ khá khó hiểu, yêu cầu phải ngẫm nghĩ kỹ mới hiểu được. Nhân vật trong truyện cũng rất ấn tượng. Cực thích đoạn gần cuối khi nữ chính đi lấy tiền ở ngân hàng. Giấy in tuy nhẹ nhưng ráp, sau một thời gian bị ố màu, nhìn xấu hẳn đi. Đây là quyển sách mình rất thích, tiếc là tác giả mất sớm quá
Độc giả Hoàng Quốc Việt
Cô Gái Có Hình Xăm Rồng. Đi thôi nào!
Cô Gái Có Hình Xăm Rồng là tập đầu tiên của bộ sách Millennium do tác giả Stieg Larsson chấp bút. Thú thật đây là tác phẩm đầu tiên của văn học Thụy Điển mà tôi đọc, một phần là đã xem chuyển thể phim từ tác phẩm này. Bộ phim rất hấp dẫn và hồi hộp, thế nhưng khi đọc sách cảm giác hồi hộp, kịch tính vẫn không giảm đi mà có phần còn hơn khi xem phim. Sách tương đối dày (550 trang) nhưng đủ cuốn hút để bạn đọc mà không cảm này quá dài . Một tác phẩm trinh thám không thể bỏ qua cho các fan của thể loại này.
Độc giả Nguyễn Kiên Tường
Nhận xét: Nghe giới thiệu cuốn này đã lâu, lần lữa mãi, tới khi đã có cuốn hai mới mua cuốn một này. Sách rất đẹp, dày, giấy in tốt, loại nhẹ nên với 550 trang, khổ to, cuốn sách vãn nhẹ nhàng, sang trọng. Đúng như lời bình, bộ đôi kỳ quặc, Blomkvist, nhà báo, Salander, một cô gái “không thể tự chăm sóc mình”, đã khuấy đảo thị trường sách Châu Âu, và theo tôi, cả thị trường sách Châu Á nữa. Quá hay và hấp dẫn.
Khuyên: Rất hay, phải đọc.
Độc giả Lam Phương
Quyển truyện này là một áng văn hấp dẫn và khá mới mẻ với thể loại trinh thám như thế này. Đoạn đầu đọc thì dễ bị nản do tác giả dài dòng kể về Mikael và Lisbeth nhiều quá. Nhưng tiếp theo thì rất hay. Do tên sách dịch xa nghĩa với nguyên gốc nên khá khó hiểu, chủ yếu nội dung xoay quanh cái chủ đề không bao giờ là cũ: ngược đãi phụ nữ, cưỡng hiếp, công bằng xã hội. Một cuốn sách giúp người đọc có cái nhìn chi tiết nhất về những chuyện thiếu công bằng vẫn còn tồn tại giữa lòng xã hội hiện đại.
Độc giả Nguyễn Huỳnh Nhật Anh nhận xét
Bìa sách khá là đặc biệt. Mới đầu đọc quyển sách này mình thấy khá là nhàm chán, bởi vì chủ yếu chỉ là khắc họa những nét chính về 2 nhân vật chính là Blomkvist và Salander. Nhưng kiên nhẫn đọc vì văn phong của tác giả khá là độc đáo và thú vị, Và quả là không bõ công. Cuốn sách có nói về tình hình chính trị khá là nhiều, mở ra cho người đọc một cái nhìn bao quát hơn về mặt tối của ngành chính trị Thụy Điển cũng như về nạn bạo hành phụ nữ. Một cuốn sách khá là kịch tính và thú vị, tuy nhiên trẻ con chưa đủ tuổi thì đừng có tò mò đọc làm gì!
Độc giả Thao Ho nhận xét
Theo tôi thì nửa đầu cuốn sách không có gì hấp dẫn mấy, chủ yếu là phác họa lên hình ảnh hai nhân vật chính Mikael và Lisbeth cũng như những thành viên trong gia đình Vanger (khá là dài và phức tạp, đòi hỏi người đọc phải có thời gian ngẫm nghĩ mới nhớ hết được), thậm chí có các đoạn miêu tả quá kĩ về ngành công nghiệp và các mánh lới rất nhàm chán. phải đến nửa phần sau, đặc biệt là chi tiết Mikael tìm ra điểm đột phá về nhân vật Harriet-người mà anh được thuê để điều tra – trong một bức ảnh cũ thì cuốn sách mới thực sự cuốn hút, các bí mật được phơi bày dần, làm người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, thật sự rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, về hình thức thì tôi không được hài lòng cho lắm, không biết sách in bằng loại giấy gì nhưng để một thời gian là bắt đầu xuất hiện những vết ố vàng dù tôi đã cất giữ rất cẩn thận trong tủ sách.
Độc giả nguyễn hòa chí dũng
Một cuốn truyện trinh thám đặc sắc trên nhiều phương diện.Đầy bất ngờ và hấp dẫn, cuốn truyện này sẽ làm bạn đọc ngấu nghiến không ngừng nghỉ và muốn nhanh chân tới ngay hiệu sách để mua tập tiếp theo.
Điều mình thích ở cuốn sách này là nó thật sự khác biệt so với những truyện trinh thám khác . Vụ án không phải chỉ có một mà nhiều vụ đan xen nhau, nhân vật cũng không phải thám tử chuyên nghiệp nhưng nhờ thế tạo cho người đọc cảm giác chân thực chứ không ảo ảo như Sherlock Holmes. Điểm chính là cả nhân vật chính lẫn phụ đều có nét ấn tượng , đặc biệt là Lisbeth. Tại sao cô không chịu gọi cảnh sát, mối quan hệ của cô với Mikeal là gì, quá khứ của cô ra sao…?Những điều đó thúc đẩy người đọc khám phá trong những tập sau.
Độc giả Nguyễn Hồng Nhung nhận xét
Ấn tượng đầu tiên về truyện là tên nhân vật khó đọc quá, tên Thụy Điển thật không biết phát âm thế nào. Truyện trinh thám nhưng không phải loại vụ án hình sự thông thường mà liên quan đến những dàn xếp chính trị, những phi vụ kinh tế nên rất nhiều đoạn khó hiểu. để đọc được một số loại sách thì cần có trình độ kiến thức chung nhất định và cuốn này nằm trong số đó. Trọn bộ đã được xuất bản ở Việt Nam, nhưng có vẻ như hai phần sau không được đánh giá cao lắm.
Độc giả Trương Quốc Hào nhận xét
Khi đọc xong truyện, thứ khiến tôi tiếc nuối nhất đó là tác giả Stieg Larsson đã ra đi sớm như vậy. Cuốn sách này đã làm cho tên tuổi của ông trở thành hiện tượng trên toàn châu Âu, mở đầu cho một chuỗi series sau này. Đầy bất ngờ và hấp dẫn, hãy đọc truyện đến tận giây phút rồi cảm xúc sẽ bật lên trong bạn. Đoạn đầu truyện có vẻ như hơi khó hấp dẫn chúng ta nhưng cứ đọc rồi sẽ tìm thấy cái hay. Truyện hay thường về cuối nên cứ chờ mong nhé các bạn.
Cốt truyện hấp dẫn, xây dựng đặc điểm tính cách,nội tâm nhân vật hợp lí, nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống sẽ gợi ra cho bạn. Một cuốn sách mới lạ về trinh thám Bắc Âu, một trong những tác phẩm mở đầu cho sự du nhập của dòng trinh thám này ở nước ta.
Cuối cùng, một điều nữa là vấn đề dịch thuật, đó là điều rất đỗi quan trọng đối với một tác phẩm văn học nước ngoài. Thật ra thì dịch giả không đến nỗi tệ đâu nhưng nếu nói mình hài lòng thì ắt hẳn mình sẽ lắc đầu. NHưng bỏ qua điều đó thì tác phẩm cùng với series của nó nên có mặt trên tủ sách của bạn!
Độc giả MAI THANH HÀ nhận xét
Mình đọc quyển sách này sau khi xem phim phiên bản Mỹ. Phải nói là nội dung câu chuyện quá xuất sắc. Cốt truyện hay, thu hút, tạo cảm giác làm cho người đọc không thể bỏ quyển sách xuống được. Hình ảnh những nhân vật chính được dựng nên độc đáo, và rất riêng cho từng nhân vật. Nội dung câu chuyện khó đoán, thông minh, và kết thúc bất ngờ làm cho mình khi đọc xong cảm thấy thích thú và muốn bắt đầu ngay với tập 2. Về những điểm này mình sẵn sàng cho đánh giá 5 sao. Thế nhưng…
Điểm trừ to lớn cho bộ truyện này (đặc biệt là tập 1, do mình chỉ vừa đọc xong tập 1) là giấy in không đẹp, giấy vàng, thô ráp (nhưng tâp 3 thì mình có thể nói giấy tốt hơn, sáng sủa hơn). ĐẶC BIỆT là mình có lời phê bình đến dịch giả Trần Đĩnh (của NXB Phụ Nữ). Lời dịch quá Google translate. Khi đọc làm cho mình cảm thấy không trôi chảy, có nhiều đoạn mình phải ngừng hẳn lại và đọc lại câu cú vì nó không những không giống tiếng Việt mà còn quá tệ so với một học viên đi hoc lớp biên phiên dịch như mình, mình có thể làm cho câu dịch gãy gọn và mượt mà hơn. Có những câu mình đọc đến thì thật đáng thất vọng vì mình có thể biết hoặc đoán được câu gốc trong phiên bản tiếng Anh. Có những lúc mình nghĩ mình thà đọc bản tiếng Anh còn hơn, chỉ tiếc là Tiki hết hàng. Hy vọng sẽ không bị mua phải tập truyện nào mà do dịch giả Trần Đĩnh dịch nữa!
Độc giả Nguyễn Thị Mai Trang nhận xét
Cuộc đời của Salander được hé mở đầy bất ngờ. Blomvist và Salander tuy không cùng sánh đôi về khoảng cách, nhưng lại phối hợp với nhau hết sức ăn ý. Tác giả tài tình trong việc để 2 nhân vật này bóc tách những lớp bí mật, đưa chúng đan kết lẫn nhau giúp người đọc dần dà xếp lại những mảnh ghép của câu chuyện.
Tuy nhiên, tập này theo mình, hơi lan man phần đầu, miêu tả quá nhiều chi tiết không cần thiết về đời tư của nhân vật phụ. Và vẫn như phần đầu, cuốn sách có phần dịch chưa được trơn tru lắm, nhiều phần phải đọc đi đọc lại mới hiểu dịch giả muốn nói gì, cộng với 1 số lỗi chính tả.
Độc giả nguyễn thúy hằng nga nhận xét
Tìm kiếm cuốn sách này sau khi xem xong chuyển thể thành phim của tác phẩm này. Thú thật, cuốn sách đã không khiến mình thất vọng, nếu trong phim, các tình huống bị cắt bớt một cách tối đa thì trong cuốn sách này ta hiểu rõ những tính cách kỳ lạ của Sanlander, sự mạo hiểm và tính cách của Blomkvist nhiều hơn. Một cuốn sách dường như đã chạm đến hết mọi khía cạnh của cuộc sống: mua bán tình dục, tham ô, quyền lực, tội ác… Cuốn hút theo nhiều cách khác nhau, nhưng những nhân vật trong truyện dường như có một mối liên kết nào đó mà ta khó định hình được. Một câu chuyện không thể khiến ta xác định được ai là thủ phạm, ai là người bị hại cho đến phút cuối cùng, tính cách của từng nhân vật cũng không thể làm ta đoán biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo chính là điểm cộng hoàn hảo cho câu truyện trinh thám mà Stieg Larsson viết ra.
*Một số nhận xét khác:
– Bìa cuốn sách khiến ta cảm thấy rùng rợn khi cầm cuốn sách này, sự hồi hộp và háo hức sẽ hiện diện khi nhìn vào đôi mắt của nhân vật trên trang bìa.
– Văn phong dịch của cuốn sách này quá tệ, nhiều câu cú sai lỗi chính tả, cách dịch quá thô, dịch dạng từ theo từ nên có vài chỗ gây khó hiểu cho người đọc, dù cốt truyện rất lôi cuốn
Nhưng vì đây là một tác phẩm trinh thám xuất sắc nên mình cho cuốn sách này 8/10 điểm
Độc giả Phạm Thành Trung nhận xét
Cuốn này là cuốn mà mình thích nhất của Stieg Larsson, cũng là một trong những cuốn phiêu lưu kỳ ảo mà mình ấn tượng nhất trong suốt nhiều năm. Lối kể truyện của tác giả phải nói là gần như hoàn hảo, chạm đến mọi khía cạnh của sự việc, đào sâu vào tính rùng rợn, đem đến một câu chuyện độc đáo và thú vị không ngờ. Hình ảnh các nhân vật chính Salander, Vanger, Blomkvist được khắc họa vô cùng sống động, đan cài với những tinh tiết thông minh, những bí ẩn được bật mở bất ngờ, tất cả tạo nên một cuốn sách không thể hấp dẫn hơn.
Nếu bạn cũng yêu mến thể loại văn học này thì không nên bỏ qua “Cô gái có hình xăm rồng”.
Độc giả Nguyễn Dương nhận xét
Một trong những điều hay nhất về cô gái có hình xăm rồng, đó chính là cốt truyện hay đến ngộp thở. Lisbeth Salander là một thiên tài máy tính ẩn náu sau thân xác của một cô gái bị nhìn nhận là thiểu năng tâm thần, nhỏ thó như chưa dậy thì, và sống hoang dại như một gái điếm. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau được xem la bức bối trong xã hội Thụy Điển, một xã hội được kính trọng vì nền văn minh, phát triển và quan tâm đến đời sống của người dân hàng đầu thế giới. Tác phẩm vạch ra những khía cạnh trần trụi, tàn nhẫn đến khó tin, khắc họa những con người đơn độc và lạnh lùng trong những nhân cách kì lạ khác nhau.
Một điểm nữa khi đọc cuốn sách này là tuyết rơi trắng xóa trang sách. Cái lạnh ở xứ sở Bắc Âu len lỏi vào trong da thịt người đọc, khiến cái đơn độc của con người như càng đơn độc hơn, cái lạnh như càng lạnh hơn. Cuốn sách được viết với văn phong khoa học, logìc, đầy ắp thông tin và tình tiết ngạt thở khiến người đọc không thể cưỡng lại được. Bất ngờ này đi tới bất ngờ khác nên hãy tin tôi đi, bạn sẽ thay đổi một phần não bộ sau khi đọc xong cuốn sách này. Một trong những cuốn sách đáng giá nhất trong cuộc đời tôi.
Độc giả phạm dung nhận xét
Câu truyện về cô gái bí ẩn và chàng phóng viên có đầu óc điều tra nhạy bén ngay từ đầu đã cuốn người đọc vào một thế giới li kì về những vụ án giết hại phụ nữ và lịch sử của một dòng họ đầy rẫy những dối trá và nguy hiểm.
Cách xây dựng nhân vật đặc sắc, không cần quá đi sâu mà vẫn lột tả được hết bản chất, một cái kết bất ngờ được dẫn dắt từ những suy luận sắc bén của Bloomkvist cùng tài điều tra xuất sắc của Lisbeth khiến cho bất kì độc giả khó tính nào cũng phải hài lòng.
Xem phim xong mình thấy hay quá nên phải đi lùng sách ngay lập tức về đọc. Thật sự rất hay.
Độc giả Trần Lê Hà nhận xét
Với 1 fan của truyện trinh thám còn khá trẻ như mình thì phải công nhận truyện này hay, hấp dẫn nhưng cũng hơi khó đọc, khi mà truyện lấy bối cảnh từ những năm 90, và có nhiều chi tiết chuyên môn về báo chí, kinh tế,…
Mình thích nhân vật Salander, cô ấy nổi loạn nhưng nhạy cảm, dũng cảm nhưng cũng dễ bị tổn thương. Mình đã khóc khi đọc đến đoạn salander bị hiếp. Tưởng tượng cảnh 1 cô gái bất lực khi bị chà đạp bởi con người dc coi là người bảo hộ cho cô ấy quả thực quá ghê tởm. Cũng có 1 chút hả hê khi Salander tự trả thù, tự bảo vệ mình trc cái kẻ cô ấy gọi là đồ con lợn.
Đây thực sự là 1 bộ truyện rất hay.
Độc giả Bút bi nhận xét
Ngoài những điểm mà mọi người đánh giá cao về cuốn sách này như cốt truyện hấp dẫn, nhân vật cá tính sắc sảo thì với mình cuốn sách có một số điểm hạn chế nhất định: ví dụ như truyện có quá nhiều chi tiết liên quan đến chuyên môn về nghề báo, tài chính, máy tính khiên mình cảm thấy khó hiểu, đoạn đầu truyện khá dài dòng lan man, khó theo dõi, một số chi tiết thô tục…Nhưng nói chung thì đây cũng là tiểu thuyết khá hay đối với những bạn thích tiểu thuyết trinh thám
Độc giả Vũ Diệp nhận xét
Ấn tượng nhất là cá tính của nhân vật nữ chính: nổi loạn, gan dạ và nhạy cảm 1 cách kỳ lạ, lý trí nhưng lại hành động theo cảm tính nhiều hơn. Bề ngoài mạnh mẽ che dấu nội tâm dễ tổn thương ẩn sâu trong từng lời nói, lối suy nghĩ, sự liều lĩnh điên cuồng. Là nhân vật nữ mình thích nhất trong tất cả các nhân vật nữ khác và cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm nhất với mình từ trước tới giờ. Thêm vào đó, lối hành văn của Stieg Larsson thật sự tạo nên 1 cốt truyện logic chặt chẽ và thu hút đến từng câu chữ. Cùng với, The silent of the lamps, là 1 tác phẩm không thể bỏ qua đối với fan của dòng truyện trinh thám.
LOVE IT !!!
Độc giả Nguyễn Bích Thủy
Salader là một người thông minh đến mức điên rồ, cô là KẺ ĐI SĂN, săn tìm lời giải đáp, thỏa mãn sự tò mò của chính mình, săn những kẻ đáng trừng trị,…hoàn toàn không phải vì tiền như đa số những kẻ khác.
Thái độ khinh bạc của Salander thực chất lại che giấu một nội tâm đầy tổn thương, giống như những hình xăm đầy trên thân thể cô là để che giấu một cá thể yếu ớt trước những băng hoại của cuộc đời.
Hình tượng “Cô gái mang hình xăm rồng” tố cáo một xã hội thối nát, mục ruỗng được phủ bên ngoài bởi sự hào nhoáng, vô tình, nơi mà con người muốn tồn tại phải minh chứng mình mạnh hơn tất cả.
Độc giả Đan nhận xét
Tựa gốc là “Män som hatar kvinnor” – “Men Who Hate Women” (Những Người Đàn Ông Ghét Đàn Bà). Có thể từ đây mà dễ dàng đoán ra tiểu thuyết này sẽ xoay quanh những tội ác chống lại phụ nữ; từ những vụ hành hung, hiếp dâm cho đến những định kiến xã hội, những mỉa mai cay nghiệt và những lời sỉ nhục phụ nữ. Một chủ đề tối tăm, và lại càng đáng sợ hơn khi nhân vật nam chính Mikael Blomkvist và tác giả Stieg Larsson đều là những nhà báo kỳ cựu nên những gì họ viết ra không còn là những hư cấu mơ hồ về những tội ác tưởng tượng mà là sự thực, hoặc rất gần với sự thực. (Từ những trải nghiệm cá nhân và những gì tôi quan sát được xung quanh, tôi tin rằng những tội ác này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế).
Các chủ đề khác được khai thác trong tiểu thuyết này: bảo mật cá nhân, nữ quyền, Quốc xã, phân biệt chủng tộc, đạo đức nghề báo, kinh tế – tài chính, những mối quan hệ gia đình, loạn luân… Tất cả đều được miêu tả tương đối tỉ mỉ. Nhưng đây có thể coi là một nhược điểm khiến cho câu chuyện dài dòng, chậm chạp hơn so với chuẩn mực trinh thám thường đề cao tốc độ, kịch tính, hồi hộp, giật gân. Khi câu chuyện diễn ra được một nửa, Mikael Blomkvist và Lisbeth Salander gặp nhau thì mọi thứ mới bắt đầu tăng tốc, và đoạn kết (của vụ án, không phải của tiểu thuyết) thực sự rất nghẹt thở.
Mikael Blomkvist và Lisbeth Salander đều là những nhân vật cực kỳ độc đáo, gợi người đọc nhớ đến những em bé kỳ quặc (Kalle Blomkvist và Pippi Tất Dài) của Astrid Lindgren. Họ có thể không tuân theo những đạo đức được luật pháp quy định, nhưng họ không bao giờ làm trái những đạo đức của lương tâm. Và độc giả cũng đồng tình với họ.
Độc giả Nguyễn Thị Vy
Đây có thể gọi là một tác phẩm điển hình để minh chứng cho câu nói của nhà văn Jane Austen rằng: “Khi đọc một cuốn sách hay thì bạn luôn cảm thấy nó ngắn”. Cuốn này là cuốn đầu tiên mình đọc của Stieg Larsson, khổ sách to dày hơn 500 trang, mà mình chỉ đọc trong vài ngày là xong và còn tiếc là câu chuyện đã kết thúc nhanh như thế. Lối viết của tác giả hoàn toàn chinh phục mình, cực kỳ hấp dẫn, sống động và chân thực, tình tiết được xây dựng một cách gần như là hoàn hảo. Câu chuyện này hay hơn rất nhiều truyện trinh thám mà mình từng đọc, bởi lẽ nó có chiều sâu, từ một vụ án mà tác giả đã khắc họa được nhiều khía cạnh gai góc của đời sống xã hội, của con người. Chỉ từ manh mối rất nhỏ là những bức ảnh cũ, mà cặp đôi nhân vật chính đã lần tìm lại được cả một quá khứ đen tối và nhuốm màu bi kịch tưởng chừng đã bị chôn vùi từ lâu.
Thêm một điểm nữa là hình tượng nhân vật nữ chính Lisbeth Salander cuốn hút mình từ đầu đến cuối. Mình ấn tượng với nhân vật này từ ngoại hình, ánh mắt, đến óc suy đoán, sự thông minh và lòng gan dạ. Có thể nói không có Salander thì câu chuyện này đã không hấp dẫn như vậy.
Đây thực sự là một tuyệt tác.
Last edited by LDN on Sun Nov 20, 2022 3:35 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Góc nhỏ của Khôi
Hoangkhoiweb
[Review sách] Cô gái có hình xăm rồng – Stieg Larsson
Năm 2011 quyển tiểu thuyết Cô gái có hình xăm rồng đã được chuyển thể thành phim. Phim được đề cử 5 giải Oscar, đề cử đó cùng tên gọi đã khiến mình tò mò về nó. Xem phim rất thú vị, tuy nhiên đọc sách càng hấp dẫn hơn!
Cuộc đời đọc sách khiêm tốn nhưng cũng xin mạn phép nói một câu, nếu yêu thích thể loại trinh thám và hành động thì mình khuyên bạn đừng bỏ qua bộ ba Cô gái có hình xăm rồng, Cô gái đùa với lửa và Cô gái chọc tổ ong bầu.
Năm 2011 quyển tiểu thuyết Cô gái có hình xăm rồng đã được chuyển thể thành phim. Phim được đề cử 5 giải Oscar, đề cử đó cùng tên gọi đã khiến mình tò mò về nó. Xem phim rất thú vị, tuy nhiên đọc sách càng hấp dẫn hơn!
Lisbeth Salander là thiên tài về máy tính, nhưng tuổi thơ bất hạnh khiến cô phải chịu sự quản chế của xã hội. Cô làm công việc như một hacker lấy trộm thông tin dưới lớp vỏ của một nhân viên trà nước bình thường cho một công ty.
Tình cờ Salander được thuê để thu nhập thông tin của Mikael Blomkvist, một tay nhà báo kì cựu vừa bị kiện bởi bài viết về tập đoàn mà anh điều tra. Blomkvist bị thua kiện và kéo theo đó là nhiều hệ lụy cho anh và Millenium – tờ báo mà anh sáng lập cũng như đồng sở hữu.
Từ thông tin Salander lấy được đã giúp thân chủ của cô quyết định thuê Blomkvist điều tra về sự mất tích của cô cháu gái cách đây 40 năm. Blomkvist nhận được lời hứa hẹn sẽ được cung cấp bằng chứng phạm tội của Wennerströ, kẻ đã kiện anh ra tòa. Cùng lúc đó, người giám hộ của Salander bị thay thế bởi một kẻ xấu xa.
Cả hai nhân vật, từ đầu câu chuyện đều theo đuổi con đường riêng của mình. Đó là hai hành trình song song khá thú vị, cho đến lúc Blomkvist phát hiện ra sự tồn tại của Salander, người biết quá nhiều về anh, hơn bất kì ai trên cõi đời này, trong khi điều anh biết về cô chỉ đơn giản là một cái tên.
Hiểu rõ về con người của Blomkvist, Salander quyết định giúp anh điều anh về vụ án mất tích cách đây 40 năm. Thông qua cuộc điều tra ấy, hai con người tưởng chừng không cùng thế giới Blomkvist và Salander đã gắn kết với nhau đồng thời tài năng cũng như tính cách độc đáo của Salander càng lúc càng chinh phục độc giả.
Khả năng dẫn dắt độc giả Stieg Larsson hết sức tài tình, thật khó lòng buông xuống quyển truyện đang cầm trên tay.
Và khi đã bị Cô gái có hình xăm rồng – Salander chinh phục, người ta cứ càng muốn biết thêm về cô. Cô đã trải qua những gì, điều gì khiến cô gái ấy khác biệt đến vậy và quan trọng là cô ấy sẽ làm gì. Và những điều đó sẽ được giải đáp trong hai tập tiếp theo trong bộ truyện.
Theo mình thì Cô gái chọc tổ ong bầu và Cô gái đùa với lửa về độ hấp dẫn chỉ có tăng chứ không giảm. Đó là những gì tiếp theo của câu chuyện, những gì đáng được viết tiếp chứ không phải là câu chuyện cố ý được kéo dài để câu khách.
Có thể nói Salander là nhân vật đã để lại ấn tượng với mình sâu sắc vì sự đặc biệt của cô ấy, đặc biệt về tính cách lẫn ngoại hình.
Tất nhiên cũng phải công nhận tài năng của Stieg Larsson. Chỉ là đáng tiếc, ông đã qua đời sau khi chấp bút 3 tập sách, mà lẽ ra có thể còn có những tập tiếp theo nữa.
Hãy đọc và cảm nhận bộ Cô gái có hình xăm rồng nhé, mình tin các bạn sẽ không phải thất vọng!
Hoangkhoiweb
[Review sách] Cô gái có hình xăm rồng – Stieg Larsson
Năm 2011 quyển tiểu thuyết Cô gái có hình xăm rồng đã được chuyển thể thành phim. Phim được đề cử 5 giải Oscar, đề cử đó cùng tên gọi đã khiến mình tò mò về nó. Xem phim rất thú vị, tuy nhiên đọc sách càng hấp dẫn hơn!
Cuộc đời đọc sách khiêm tốn nhưng cũng xin mạn phép nói một câu, nếu yêu thích thể loại trinh thám và hành động thì mình khuyên bạn đừng bỏ qua bộ ba Cô gái có hình xăm rồng, Cô gái đùa với lửa và Cô gái chọc tổ ong bầu.
Năm 2011 quyển tiểu thuyết Cô gái có hình xăm rồng đã được chuyển thể thành phim. Phim được đề cử 5 giải Oscar, đề cử đó cùng tên gọi đã khiến mình tò mò về nó. Xem phim rất thú vị, tuy nhiên đọc sách càng hấp dẫn hơn!
Lisbeth Salander là thiên tài về máy tính, nhưng tuổi thơ bất hạnh khiến cô phải chịu sự quản chế của xã hội. Cô làm công việc như một hacker lấy trộm thông tin dưới lớp vỏ của một nhân viên trà nước bình thường cho một công ty.
Tình cờ Salander được thuê để thu nhập thông tin của Mikael Blomkvist, một tay nhà báo kì cựu vừa bị kiện bởi bài viết về tập đoàn mà anh điều tra. Blomkvist bị thua kiện và kéo theo đó là nhiều hệ lụy cho anh và Millenium – tờ báo mà anh sáng lập cũng như đồng sở hữu.
Từ thông tin Salander lấy được đã giúp thân chủ của cô quyết định thuê Blomkvist điều tra về sự mất tích của cô cháu gái cách đây 40 năm. Blomkvist nhận được lời hứa hẹn sẽ được cung cấp bằng chứng phạm tội của Wennerströ, kẻ đã kiện anh ra tòa. Cùng lúc đó, người giám hộ của Salander bị thay thế bởi một kẻ xấu xa.
Cả hai nhân vật, từ đầu câu chuyện đều theo đuổi con đường riêng của mình. Đó là hai hành trình song song khá thú vị, cho đến lúc Blomkvist phát hiện ra sự tồn tại của Salander, người biết quá nhiều về anh, hơn bất kì ai trên cõi đời này, trong khi điều anh biết về cô chỉ đơn giản là một cái tên.
Hiểu rõ về con người của Blomkvist, Salander quyết định giúp anh điều anh về vụ án mất tích cách đây 40 năm. Thông qua cuộc điều tra ấy, hai con người tưởng chừng không cùng thế giới Blomkvist và Salander đã gắn kết với nhau đồng thời tài năng cũng như tính cách độc đáo của Salander càng lúc càng chinh phục độc giả.
Khả năng dẫn dắt độc giả Stieg Larsson hết sức tài tình, thật khó lòng buông xuống quyển truyện đang cầm trên tay.
Và khi đã bị Cô gái có hình xăm rồng – Salander chinh phục, người ta cứ càng muốn biết thêm về cô. Cô đã trải qua những gì, điều gì khiến cô gái ấy khác biệt đến vậy và quan trọng là cô ấy sẽ làm gì. Và những điều đó sẽ được giải đáp trong hai tập tiếp theo trong bộ truyện.
Theo mình thì Cô gái chọc tổ ong bầu và Cô gái đùa với lửa về độ hấp dẫn chỉ có tăng chứ không giảm. Đó là những gì tiếp theo của câu chuyện, những gì đáng được viết tiếp chứ không phải là câu chuyện cố ý được kéo dài để câu khách.
Có thể nói Salander là nhân vật đã để lại ấn tượng với mình sâu sắc vì sự đặc biệt của cô ấy, đặc biệt về tính cách lẫn ngoại hình.
Tất nhiên cũng phải công nhận tài năng của Stieg Larsson. Chỉ là đáng tiếc, ông đã qua đời sau khi chấp bút 3 tập sách, mà lẽ ra có thể còn có những tập tiếp theo nữa.
Hãy đọc và cảm nhận bộ Cô gái có hình xăm rồng nhé, mình tin các bạn sẽ không phải thất vọng!
Last edited by LDN on Sun Nov 20, 2022 5:03 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM
by PHAN BA
Cô gái có hình xăm rồng - Tác giả: Stieg Larsson. Dịch giả: Trần Đĩnh
Tác phẩm này đã đoạt Giải thưởng Glass Key (2006), Giải Barry (2010) và đã được đề cử cho Giải thưởng Strand Critics (2008)
Đánh giá chung: Nội dung tuyệt vời, bản dịch Việt bị biên tập tệ hại
Mikael Bloomkvist là một nhà báo kinh tế có tầm tại Stockholm (Thụy Điển), đã giúp thành lập và đồng sở hữu tạp chí kinh tế Millennium. Sau vụ đưa tin sai về một tỷ phú, Mikael bị tòa phạt tù ba tháng và một khoản tiền bồi thường lớn. Trong bối cảnh đó, anh được ông Henrik Vanger – người có thể xem như trưởng lão của gia tộc Vanger – vừa chào mời vừa quyết liệt yêu cầu anh thực hiện công việc viết biên niên sử gia tộc Vanger, nhưng thực chất Henrik muốn Mikael đọc lại toàn bộ tài liệu về vụ mất tích của cô cháu gái Harriet đã xảy ra 36 năm trước và giúp Henrik giải tỏa mọi băn khoăn khắc khoải. Nếu đồng ý công việc này, Mikael sẽ tạm trú trong khuôn viên của gia tộc Vanger trên đảo Heneby trong vòng một năm (không tính thời gian anh ngồi tù theo lệnh tòa). Trước khi quyết định thuê Mikael, Henrik cùng luật sư của ông đã nhờ cô gái 24 tuổi Lisbeth Salander thuộc công ty An ninh Milton điều tra vô cùng chi tiết về Mikael Bloomkvist. Tuy chỉ cao 1m5 và có lối sống rất khác thường nhưng Lisbeth là người làm việc hiệu quả nhất của An ninh Milton. Chẳng những cô điều tra về Bloomvikst mà còn tiện thể phanh phui ra thêm những sự kiện động trời khác.
Biển đọc online bộ ba cuốn Millennium cách đây vài năm và nhớ mãi một số chi tiết đặc biệt tàn bạo trong truyện, cũng như đã xem phim “Cô gái có hình xăm rồng” và ấn tượng với diễn xuất của Rooney Mara trong vai Lisbeth Salander. Tuy sau thời gian dài canh me thì đã mua được sách giấy nhưng vì độ dài của bộ này nên Biển lười chưa đọc lại. Nhân dịp chị Hòa xếp bộ Millennium vào “những quyển sách đáng đọc nhất 2020” nên Biển cố gắng đọc hết tập 1 khi năm 2020 chưa qua đi. Thương nhớ bao nhiêu năm, chờ mong bao nhiêu năm để rước sách giấy về nhưng khi đọc chưa được bao nhiêu thì Biển buồn bực + bức xúc với phần dịch thuật + biên tập và hơi tiếc vì đã mua sách giấy. Nhưng chuyện buồn bực này sẽ viết ở cuối review để không ảnh hưởng nhiều đến người đọc review.
Vì “Cô gái có hình xăm rồng” chỉ là cuốn đầu tiên trong bộ nên Biển chưa thể chia sẻ nhiều về cảm nghĩ của mình đối với nhân vật chính Mikael Bloomkvist, nhưng qua cuốn 1 thì Biển cho rằng Mikael là một người tương đối tử tế, một nhà báo kinh tế có đạo đức nghề nghiệp, cố gắng sống đúng với lương tâm của mình. Mikael Bloomkvist khiến Biển nhớ đến nhân vật Eddie Flynn trong series truyện của tác giả Steve Cavanagh, cả hai đều là những người đàn ông có ý thức mạnh mẽ về chính nghĩa nhưng thể lực lại hơi kém, không phải quân nhân hoặc điệp viên được đào tạo chính quy nên khi bị hãm hại về mặt thể xác thì tính mạng như chỉ mành treo chuông, chỉ được cứu bởi… tác giả! Trong cuốn này có một câu mô tả Mikael Bloomkvist khá chính xác là “Anh ta như là hình ảnh của người canh gác nền đạo đức chọi lại với thế giới kinh doanh”. Biển cho rằng câu này dịch chưa được xuôi tai lắm nhưng chưa nghĩ ra cách dịch nào hay ho hơn.
Mikael Bloomkvist có một câu nói khiến Biển rất tâm đắc là: “Tình bạn xây dựng trên hai thứ – tôn trọng và tin cậy”.
Có một người bạn của Biển là chị Sông rất ưa thích nhân vật Lisbeth Salander. Bản thân Biển trước đây phần lớn ưa thích Lisbeth là vì cô ấy cá tính và xăm rồng (Biển cũng muốn xăm rồng), sau khi đọc truyện lần hai thì Biển thích cô ấy hơn nữa vì Lisbeth tuy khá lập dị đến mức quái dị nhưng là một cô gái tài giỏi và luôn có ý thức bảo vệ phái nữ – cũng là phái đẹp và phái yếu. Xuất thân, quá khứ và hoàn cảnh sống của Lisbeth khiến cô có được sự đồng cảm sâu xa với những khổ đau hoạn nạn của phụ nữ, và cô luôn làm hết sức mình để góp phần cứu giúp phụ nữ. Biển tự biết mình dù thích cũng không dám mong trở thành bạn bè với Lisbeth Salander, vì dù Biển khá lập dị so với những người con gái bình thường khác nhưng chưa đạt đến mức độ quái dị để có thể “cùng tần số” với Lisbeth trong mọi việc. ____ Chuyện tồi tệ mà Lisbeth Salander gặp phải với người luật sư bảo trợ cô ấy tuy giúp tăng kịch tính cho truyện (và cả phim) nhưng nghĩ kỹ lại thì Biển cho rằng có chút vô lý: một cô gái như Lisbeth không thể để mình rơi vào tình huống đó được. Tuy sau đó cô đã có cách xử lý “khá thuyết phục” khiến Biển hả hê MỘT CHÚT nhưng Biển vẫn chưa hết lăn tăn, chưa thể hết lăn tăn mà..
Lần thứ nhất Biển đọc “Cô gái có hình xăm rồng” là khi còn “nhỏ” nên không chú ý nhiều đến yếu tố trinh thám, văn phong và kiến thức của tác giả. Đến lần đọc thứ hai thì Biển đã biết nhiều hơn chút về cách thưởng thức một quyển sách nên sau khi đọc Biển có vài cảm nhận như sau: cốt truyện rất hay và sáng tạo, chứa đựng đủ bầu không khí lạnh lẽo và sự tàn bạo thường gặp trong dòng trinh thám Bắc Âu; văn phong của tác giả Stieg Larsson rất chi tiết đến mức hơi chậm, nhất là khoảng nửa đầu cuốn 1 khá lằng nhằng và có lẽ sẽ làm nản lòng một số độc giả, nhưng nếu chịu khó bước qua khoảng hơn 250 trang thì truyện trở nên dồn dập hơn, bắt đầu thu hút chú ý và hứng thú của người đọc. Tác giả Larsson là người sáng lập và tổng biên tập tạp chí Expo – một tạp chí Thụy Điển về chống phân biệt chủng tộc, sau khi tìm hiểu bằng Google thì Biển không thấy rằng Expo là một tạp chí về kinh tế, nhưng lĩnh vực báo chí kinh tế được ông viết vô cùng chi tiết trong truyện, dù có nhiều đoạn dài Biển bỏ qua vì quá khó hiểu dẫn đến buồn ngủ, thí dụ như Biển hoàn toàn không hiểu “buôn bán ngoại tệ” nghĩa là gì.
Trong lúc đọc cuốn 1 thì Biển nhiều lần bực mình đến nỗi định không thèm đọc cuốn 2&3 dù đã mua sách giấy, nhưng rốt cuộc vẫn sẽ đọc vì hai lý do
+ Nếu không đọc sách giấy mà đọc ebook được làm từ đúng những bản sách giấy đó thì cũng sẽ gặp những lỗi y vậy.
+ Được chị Hòa thuyết phục là “đọc trước chửi sau” nên Biển tạm nguôi nguôi để đọc.
Tóm lại là ngoại trừ ý tưởng lớn nhất mà tác giả muốn truyền đạt – là kêu gọi bảo vệ và giúp đỡ phụ nữ thoát khỏi nạn bạo hành và lạm dụng tình dục – thì còn lại tổng thể “Cô gái có hình xăm rồng” không còn gây được ấn tượng mạnh mẽ cho Biển như lần đọc đầu cách đây vài năm. Bìa trước của cuốn 1 và cuốn 3 có kiểu chữ nổi bật tràn ngập cả bìa và trông hơi thô, chỉ riêng bìa cuốn 2 “Cô gái đùa với lửa” là trông được được chút. Gáy sách của ba cuốn cũng không đồng điệu với nhau, không có tác dụng làm đẹp kệ sách. Về cách đánh số trang, tất cả các trang chẵn bị bỏ số để thay bằng tựa sách “Cô gá i có hình xă m rồng” lỗi font như Biển vừa gõ, và mỗi khi sang chương mới thì 3;4 trang liền không đánh số luôn. Ý kiến cá nhân Biển là: Bộ Millennium là một bộ sách đáng đọc đối với mọt trinh thám nhưng chỉ nên đọc ebook để nắm nội dung chứ đừng mua sách giấy, vì sách giấy khiến Biển buồn bực quá đi.
Đây là review ngắn của chị Hòa đã giúp thuyết phục Biển ráng đọc lại sách giấy tập 2&3:
“Anh chị em bạn hữu quen hay chưa quen thì nên đọc bộ này nhen. Vì nữ chính của bộ truyện này vượt qua tất cả mọi giới hạn và là nhân vật nữ chính có 1 ko 2 trong lịch sửtrinh thám từ cổ điển cho tới hiện đại. Cuốn 1 mn có thể bỏluôn 1/3 cuốn rồi sau đó quay lại đọc sau cũng dc vì khá khô khan đúng với kiểu trinh thám Bắc Âu. Khi đọc đừng chú ý đến lỗi biên tập, tập trung vào nội dung truyện thôi rồi đọc xong quay ra chửi lỗi biên tập câu chữ vẫn chưa muộn. Mình hy vọng và mong mọi người nên đọc bộnày 1 lần trong đời sau đó hãy xem phim. Vì thật sự đây là 1 tuyệt phẩm của cố tác giả Stieg Larsson”.
Giờ Biển đã review đàng hoàng xong nên “quay ra chửi lỗi biên tập câu chữ”. Sau khi phát hiện lỗi thứ hai hoặc thứ ba gì đó thì Biển giở phần đầu sách ra và thấy “In lần thứ bảy”. Biển tự hỏi là chẳng lẽ sau lần in thứ nhất hoặc thứ hai và trước lần in thứ ba hoặc thứ tư thì NXB không đọc lại bản dịch để sửa lỗi (nếu có – và có nhiều) hay sao. Ngoài những câu dài được dịch rất xuất sắc thì Biển vẫn bắt gặp nhiều chỗ cứ như sao chép thẳng từ phần dịch thuật của Google Translate rồi sửa lại một cách ẩu tả. Sau thời gian dài mong chờ để mua được sách giấy thì phần biên tập tệ hại khiến Biển cảm thấy như bị phụ lòng.
__ 3 lần từ “rời” bị viết sai thành “dời”: “Phóng viên bị kết án dời Millennium”; “dời nhà đi bơi”. Để tránh hiểu nhầm về sự khác biệt ngôn ngữ vùng miền thì Biển đã tra cứu về “dời” và “rời” và thấy rõ là trong sách in sai. Link mà Biển tra cứu ở đây:
https://1thegioi.vn/nhieu-truong-hop-dung-sai-ca-tieng-me-de-ky-3-17028.html
__ “suốt một năm dòng” >> lẽ ra là “một năm ròng”
__ trang 120 đang xưng “anh – tôi – cô” thì đến trang 121 (cùng đoạn) chuyển sang xưng “tớ – cậu”
__ trang 490 có hai đại từ nhân xưng “lão” và “hắn” trong cùng một câu để chỉ về cùng một người
__ “nống không cần thiết các hy vọng của chú ấy lên” >> “nống” là gì?
__ “bị kim la xắng téng” là gì?
__ “khi anh còn là một cha bé tẹo” >> có thể thay “cha” bằng “thằng nhóc”
__ “cầu thang chôn ốc lên gác lửng” >> câu này Biển đọc ba lần vì tưởng có một loại cầu thang có ốc vít được chôn dưới đất!
Biển nghĩ dù dịch giả đem ngôn ngữ vùng miền vào bản dịch thì cũng phải nghĩ đến độc giả trên cả nước sẽ đọc bản dịch của mình, còn việc biên tập và duyệt bản thảo là trách nhiệm nặng nề của biên tập viên, nhưng đối với cuốn “Cô gái có hình xăm rồng” thì cả phần dịch thuật lẫn biên tập đều khiến Biển không hề hài lòng, rất bực bội và bất mãn. Vì bản tiếng Anh rất khó đọc đối với Biển, không thì Biển cũng cố gắng đọc bản Anh và cất ba cuốn bản Việt cho phủ bụi thời gian, không hẹn ngày đọc lại.
Người Đọc
Cô gái có hình xăm rồng - Stieg Larsson
Mình đến với cuốn sách nhờ vào những lời khen hết mực của nhiều review trên mạng. Đây là lần đầu tiên mình thấy một series được đánh giá cao ngất ngưỡng như vậy. Nhưng mình vẫn còn hoài nghi vì khá nhiều những tác phẩm được trang trọng đầu đề ngoài sách là “The International Bestseller” không thoả mãn được mình. Sau khi đọc đến trang cuối cùng của cuốn sách này, mình đã hiểu tại sao nó lại trở thành một hiện tượng xuất bản ở châu Âu thời bấy giờ (có thể là cho tới tận bây giờ).
Tầm trăm trang đầu của “Cô gái có hình xăm rồng” khá chậm. Đây có lẽ là giai đoạn thử thách lớn nhất của người đọc. Nếu như không có những bảo chứng từ những người đã đọc trước thì có khi mình đọc phần đầu rất lâu. Vượt qua được giai đoạn thử thách trên, câu chuyện diễn biến như những cơn sóng trào. Sự kiện này nối tiếp sự kiện kia khiến mình không thể dứt quyển sách ra được. Nói không ngoa thì đây cũng là lần đầu tiên mình đọc một tác phẩm trinh thám hiện đại mà không thấy “mệt”, chỉ muốn cùng những nhân vật chính khám phá ra được bí ẩn đằng sau.
Có một điều gì đó rất lạ trong cách kể chuyện của Larsson. Khác với các tác giả khác, dường như ông biết cách lôi kéo và kêu gọi đầu óc tò mò của độc giả. Bất cứ khi nào mình cảm thấy “nản” về mạch truyện thì y như rằng lại có một sự kiện tiếp theo nổ ra vực dậy sức đọc của mình. Cảm giác như đó là một quãng nghĩ để người đọc mất cảnh giác và tác giả bùm ra quả bom kế tiếp trong sự ngỡ ngàng và không thể đoán trước nổi. Những quả bom ấy rải đều trong khắp quyển sách. Là những cú thúc làm cho người đọc không thể đặt quyển sách xuống và đi tiếp cho đến khi ngạc nhiên vì đã đọc qua cả trăm trang sách mà không hề cảm nhận được bản thân đã đi xa đến thế.
Điểm lạ thứ hai của Larsson là ông đã tạo ra được những nhân vật “khác người” nhưng vẫn có thể khiến người đọc yêu mến những nhân vật ấy. Hai nhân vật chính Blomvist và Salander là ví dụ điển hình nhất. Mình có cảm tưởng như đang xem một bộ phim chứ không còn là đọc sách nữa. Mọi thứ đều rất chân thật và mình cảm nhận câu chuyện như thể nó đang chạy qua trước mắt chứ không còn là từ những con chữ. Rõ ràng tác giả đã kích thích trí tưởng tượng của mình đến mức độ cao nhất từ trước đến nay.
Qua tìm hiểu thì mình biết được bộ ba tác phẩm trong series này đều chỉ là những bản thảo của tác giả chứ chưa thực sự hoàn chỉnh, cũng như việc ông dự định viết nhiều hơn về series này nhưng tiếc thay lại mất quá sớm để hoàn thành nó. Tác giả là một người làm trong lĩnh vực báo chí, nên các chuyên môn về báo chí được miêu tả trong sách mình hoàn toàn tin tưởng.
Cuối cùng, mình đã có thêm được một cái tên mới trong danh sách các “thám tử” của mình: Lisbeth Salander. Một cô gái rất hay, dị và thú vị. Mình muốn viết nhiều hơn về tác phẩm này, về Lisbeth Salander, nhưng để tóm gọn tất cả trong một câu, thì nó sẽ là:
Nếu bạn yêu thích trinh thám, hãy đọc “Cô gái có hình xăm rồng” ngay đi!
Quốc Huỳnh
Cô gái có hình xăm rồng - Stieg Larsson
Bộ tiểu thuyết Thiên niên kỷ (Millennium) được cho là được Stieg Larsson bắt đầu lên ý tưởng và viết vào năm 1997. Ông đợi sau khi viết xong bản thảo hai cuốn đầu tiên và gần xong cuốn thứ ba mới gửi cho các nhà xuất bản ở Thụy Điển. Vào 9/11/2004, ông mất đột ngột vì một cơn đau tim trước khi kịp hoàn thành bản thảo hoàn chỉnh của ba cuốn sách đầu tiên.
Một trong những vụ án được tác giả lấy cảm hứng để viết là vụ án cô gái điếm Catrine da Costa bị sát hại và phanh thây năm 1984 tại Thụy Điển.
Tháng 8/2005, tập đầu tiên trong series được in ra với tên tiếng Anh là The Girl with the Dragon Tattoo và ngay lập tức gây được tiếng vang lớn. Hai cuốn sách còn lại được xuất bản trong 2 năm kế tiếp lần lượt là The Girl Who Played with Fire (2006), The Girl Who Kicked the Hornets’ Nest. Bộ ba này được các fan ưu ái gọi tắt là “Dragon”, “Fire”, “Hornet”.
Tính đến tháng 3/2015, 80 triệu bản in của ba cuốn sách đã được bán trên toàn thế giới.
Mình vốn rất hay xem phim, và thường xuyên sử dụng trang imdb.com để tìm các bộ phim được đánh giá cao để thưởng thức, đặc biệt là các bộ phim kinh điển, mang tính hàn lâm. Thoạt đầu khi đọc giới thiệu và nhìn ảnh bìa thấy có Daniel Craig, mình cũng không hứng thú lắm, tên phim thì dài ngoẳng, cũng chỉ nghĩ thoáng qua : lại một phim hành động hiện đại kiểu điệp viên siêu cấp đây. Rồi cứ khất lần mãi, cuối cùng rồi một ngày cũng đến lúc mình xem bộ phim, và nó thực sự gây shock cho mình. Mình shock vì sự trùng hợp, vì câu chuyện đau đớn của một nhân vật nữ trong phim kia trong phim chính là một câu chuyện ngoài đời thực mình vừa mới biết vào thời điểm đó. (Xin phép chỉ nói lấp lửng như vậy, vì mình không có quyền nói chi tiết).
Các bạn ạ, những tội ác trong phim và truyện đôi lúc còn kém xa những sự việc kinh khủng do con người gây ra trong thực tế, đến mức bạn đọc và xem những thứ đó đúng nghĩa là để giải trí thôi. Chính điều này đã khiến tác phẩm gây một sự ám ảnh nhất định đối với mình, khiến mình phải lập tức mua luôn ba cuốn để đọc.
Như đã nói ở trên, do tác giả mất trước khi tác phẩm được xuất bản, trên thực tế là bản thảo được tìm thấy sau khi tác giả mất, nên đây vẫn chưa phải là bản thảo hoàn chỉnh cuối cùng, vì vậy cũng còn nhiều lỗi nhỏ, và đôi lúc thiếu sự liên kết giữa các tình tiết trong truyện. Vì vậy mình không muốn phân tích kĩ phần chuyên môn và kỹ thuật viết của tác giả.
Có hai điểm gây ấn tượng cho mình nhất : điều đầu tiên, mình xin gọi là Nghệ thuật hội họa trong tác phẩm trinh thám và điều thứ hai là nhân vật nữ chính Lisbeth Salander.
– Đọc xong ba cuốn tiểu thuyết khiến mình nghĩ tới một cách khác để nhìn nhận lại tác phẩm. Hình dung tất cả các trang sách giống như một bức tranh vẽ chì tĩnh vật : chỉ bằng duy nhất cây vẽ chì mà có thể tạo ra ảo giác ba chiều bằng các kĩ thuật đổ bóng, tô màu, dùng bóng tối để định hình ánh sáng….
Xây dựng nhân vật không phải bằng cách chỉ tả vẻ ngoài và buông một tràng tiểu sử loằng ngoằng lên trang sách là nhân vật sẽ trở lên “sống động” ngay được. Đó mới chỉ là cái khung phẳng trong không gian 2 chiều. Phải bằng cách để nhân vật đó tương tác với các nhân vật khác, phải bằng cách mà nhân vật đó đương đầu, giải quyết sự cố, khó khăn, phải bằng các tiểu tiết nhỏ gần như vô hình mới có thể tạo ra sự đối lập khiến nhân vật đó trở nên “thực” hơn. Và về phần này, thì Stieg Larsson đã tạo ra những nhân vật “sống động đến kinh ngạc” với sự chi tiết và tỉ mẩn gần như cầu toàn mang đậm phong cách nhà báo.
Một điểm mình muốn lưu ý về tư duy vẽ tĩnh vật nói trên, đó là “hành động ẩn” của các nhân vật. Nó cũng giống như mặt đằng sau của vật được vẽ. Với một số tác phẩm khác mình không thấy phần “hành động ẩn” của các nhân vật được chú trọng, vì đa phần điều này áp dụng cho tuyến nhân vật phụ, cứ như thể cả cuốn sách là một phần chiếu slide show khô cứng, và các nhân vật bất động, đứng im đó đợi đến lượt mình được viết đến. Không có tư duy riêng, không có tương tác, không có hoạt động nào diễn ra khi mạch truyện kéo dài mà không viết về các nhân vật này. Để rồi khi các nhân vật này xuất hiện, thường xuyên là bị tác giả lợi dụng để truyền đạt tư tưởng, triết lý, nhân sinh quan của mình về vấn đề gì đó. Điều này dẫn đến ở một số tác phẩm, ngay cả một người vô gia cư, hay một tên tội phạm, hay bất kì nhân vật nào cũng bỗng chốc trở thành những triết gia bất đắc dĩ nào đó có hệ tư duy giống hệt nhau, đọc nghe rất gượng và không thật.
Đây là công thức để mình đánh giá sự sắc nét khi đọc bất kỳ một một tác phẩm trinh thám hiện đại nào khác. Và sau khi ngẫm lại thì ít có tác phẩm nào xây dựng được nhân vật đủ “thực” để thuyết phục được mình.
– Điều ấn tượng thứ hai là nhân vật Lisbeth Salander. Và điểm ấn tượng nhất ở cô chính là sự chủ động và bất cần (một cách cố ý)…Đây có lẽ chính là mong muốn thầm kín của hầu hết mọi người, đặc biệt là phái nữ : sống theo bất cứ cách gì mình thấy phù hợp, làm bất cứ việc gì mình thích, ăn bất cứ đồ ăn nào mình muốn, không bao giờ phải bận tâm về bất cứ ý kiến của ai, ngủ với bất cứ ai mình thấy có hứng, và chỉ dành thời gian cho những gì khiến mình quan tâm…..Thêm nữa là cô cũng chả phải bận tâm về tiền bạc.
Cô còn có khả năng tự vệ đặc biệt dữ dằn, có đời sống ngoài vòng pháp luật. Mô-típ một nhân vật có siêu kĩ năng, chống lại những “thế lực lớn” như : sự bất bình đẳng không bao giờ có thể san lấp, ngay cả ở những quốc gia tiến bộ như Thụy Điển; sự thối nát của bộ máy quan chức nhà nước, ở bất kỳ cấp độ nào cũng có thể thấy; và một chủ đề mà tác giả là chuyên gia theo đuổi đã nhiều năm : chủ nghĩa phát-xít, phân biệt chủng tộc và tàn dư của chúng bám vào xã hội như một khối u di căn……rất gây thu hút với người đọc. Những điều mà trong thực tế ít có ai được chạm tới và dám làm.
Một cuộc phiêu lưu tầm cỡ mà tác giả đã lên ý tưởng cho tận 10 cuốn sách, nhưng tiếc thay ông lại ra đi đột ngột. Và sau ba cuốn sách này mình chợt nhận ra, mình vẫn luôn vô thức ưu ái những tác phẩm đề cao vai trò của người phụ nữ hơn, đặc biệt là những phụ nữ cá tính độc đáo và dám khác biệt.
Tóm lại : Tác phẩm xuất sắc, tình cờ đến với mình vào đúng thời điểm. Mình ủng hộ và được truyền cảm hứng bởi tư tưởng nữ quyền tiến bộ của tác giả.
9.5/10.
(Với thang điểm 1: Phải đi ị ngay sau khi đọc xong và 10 : Nếu cần thì mình sẽ đến tận nơi và ịn cuốn sách lên mặt bạn để bắt bạn đọc nó)
Giao Bui
Cô gái có hình xăm rồng
Truyện gì mà tựa đề chán đến thế cơ chứ! Bước vào chương 1 còn chán hơn, toàn là tài chính với cả đầu tư, đọc chả hiểu gì sất.
Nhưng bước qua chương 2 thì mọi thứ khác hẳn. Salander, nhân vật thám tử có một không hai trong giới trinh thám xuất hiện hết sức thú vị. Câu chuyện dần trở nên hấp dẫn đến mức mình không buông sách xuống được.
Tác giả vô cùng khéo léo khi xây dựng một cốt truyện đồ sộ nhưng không hề rối rắm. Mỗi nhân vật đều để lại ấn tượng riêng nên mình nhanh chóng nắm bắt được hệ thống gia tộc Vanger. Một điều cực kỳ khăm phục tác giả: thường thì những vụ án cũ xa xưa từ mấy chục năm trước mà lại được đem ra soi mói ở hiện tại ít khi hấp dẫn được mình. Nhưng tác giả đã đưa mình ngược dòng thời gian trở về câu chuyện 36 năm trước, làm sống lại những bí ẩn tăm tối của một gia tộc bề thế đầy quyền lực trong giới công nghiệp Thụy Điển. Quá xuất sắc.
Bên cạnh vụ án là những vấn đề thực tế của xã hội Thụy Điển được lồng ghép khéo léo. Những vấn đề về phụ nữ, có vẻ như quốc gia nào cũng có, nhờ.
Điều mình không thích về cuốn này là chuyện tình cảm hết sức kỳ cục. Một cô gái đã có chồng vẫn ngang nhiên qua lại lẫn quan hệ tình dục với một người đàn ông khác, mà ông chồng dù biết vẫn thản nhiên chấp nhận, còn người đàn ông kia cũng thản nhiên cho đó là “vị tha”, “rộng lượng”?! Ông nhà báo nhân vật chính thì gặp ai cũng quan hệ tình dục được. Người ta coi quan hệ tình dục là gì vậy nhỉ? Một hành động “làm cho vui” à? Cái này mình không đồng tình lắm. Lúc ông nhà báo bị treo lên mình còn mong ổng bị hiếp dâm thành công mà, cho vừa! Bởi thế các nhân vật làm mình chán ghét, ai cũng thủ đoạn lọc lừa hoặc có tư tưởng lạ lùng về mặt tình cảm. Ngay cả Salander cũng vậy. Cô là một nhân vật thú vị, có những góc nhìn lạ (như khi cô chửi Herriet là đồ khốn nạn), nhưng không phải kiểu nhân vật mà mình thích.
Nói về dịch thuật thì cuốn này dịch không hay nếu không muốn nói là quá tệ. Nhiều câu/đoạn tối nghĩa hoặc được dịch một cách vụng về. Mở ra bất cứ trang nào cũng sẽ gặp những câu như thế này:
“Isabella có thể rắn nhưng đôi khi bà ấy không ở đấy hẳn”. (Có phải ý muốn nói “Isabella có thể nom có vẻ cứng rắn, nhưng không hoàn toàn như thế”???)
“Điều này bắt đầu có ở ông khi ông phát hiện ra rằng thông qua việc vào sổ sách có tính sáng tạo, người ta có thể lừa một khách hàng”. (Vâng, thì sáng tạo!)
“Bốn gã lực sĩ tóc vàng mặc quần soóc và bỏ sơ mi”. (“Bỏ sơ mi”? Dịch từ “shirtless” chăng? Bỏ sơ mi thì mặc áo phông nhé. =))))
“Tôi nghĩ chỗ này là ông sẽ cần phải giải thích đây nha.” (“Nha” cái gì mà “nha”. Móa đọc tới chỗ này bực kinh khủng)
Tóm lại đây là một cuốn sách rất hay nếu chịu khó bỏ qua phần dịch thuật.
by PHAN BA
Cô gái có hình xăm rồng - Tác giả: Stieg Larsson. Dịch giả: Trần Đĩnh
Tác phẩm này đã đoạt Giải thưởng Glass Key (2006), Giải Barry (2010) và đã được đề cử cho Giải thưởng Strand Critics (2008)
Đánh giá chung: Nội dung tuyệt vời, bản dịch Việt bị biên tập tệ hại
Mikael Bloomkvist là một nhà báo kinh tế có tầm tại Stockholm (Thụy Điển), đã giúp thành lập và đồng sở hữu tạp chí kinh tế Millennium. Sau vụ đưa tin sai về một tỷ phú, Mikael bị tòa phạt tù ba tháng và một khoản tiền bồi thường lớn. Trong bối cảnh đó, anh được ông Henrik Vanger – người có thể xem như trưởng lão của gia tộc Vanger – vừa chào mời vừa quyết liệt yêu cầu anh thực hiện công việc viết biên niên sử gia tộc Vanger, nhưng thực chất Henrik muốn Mikael đọc lại toàn bộ tài liệu về vụ mất tích của cô cháu gái Harriet đã xảy ra 36 năm trước và giúp Henrik giải tỏa mọi băn khoăn khắc khoải. Nếu đồng ý công việc này, Mikael sẽ tạm trú trong khuôn viên của gia tộc Vanger trên đảo Heneby trong vòng một năm (không tính thời gian anh ngồi tù theo lệnh tòa). Trước khi quyết định thuê Mikael, Henrik cùng luật sư của ông đã nhờ cô gái 24 tuổi Lisbeth Salander thuộc công ty An ninh Milton điều tra vô cùng chi tiết về Mikael Bloomkvist. Tuy chỉ cao 1m5 và có lối sống rất khác thường nhưng Lisbeth là người làm việc hiệu quả nhất của An ninh Milton. Chẳng những cô điều tra về Bloomvikst mà còn tiện thể phanh phui ra thêm những sự kiện động trời khác.
Biển đọc online bộ ba cuốn Millennium cách đây vài năm và nhớ mãi một số chi tiết đặc biệt tàn bạo trong truyện, cũng như đã xem phim “Cô gái có hình xăm rồng” và ấn tượng với diễn xuất của Rooney Mara trong vai Lisbeth Salander. Tuy sau thời gian dài canh me thì đã mua được sách giấy nhưng vì độ dài của bộ này nên Biển lười chưa đọc lại. Nhân dịp chị Hòa xếp bộ Millennium vào “những quyển sách đáng đọc nhất 2020” nên Biển cố gắng đọc hết tập 1 khi năm 2020 chưa qua đi. Thương nhớ bao nhiêu năm, chờ mong bao nhiêu năm để rước sách giấy về nhưng khi đọc chưa được bao nhiêu thì Biển buồn bực + bức xúc với phần dịch thuật + biên tập và hơi tiếc vì đã mua sách giấy. Nhưng chuyện buồn bực này sẽ viết ở cuối review để không ảnh hưởng nhiều đến người đọc review.
Vì “Cô gái có hình xăm rồng” chỉ là cuốn đầu tiên trong bộ nên Biển chưa thể chia sẻ nhiều về cảm nghĩ của mình đối với nhân vật chính Mikael Bloomkvist, nhưng qua cuốn 1 thì Biển cho rằng Mikael là một người tương đối tử tế, một nhà báo kinh tế có đạo đức nghề nghiệp, cố gắng sống đúng với lương tâm của mình. Mikael Bloomkvist khiến Biển nhớ đến nhân vật Eddie Flynn trong series truyện của tác giả Steve Cavanagh, cả hai đều là những người đàn ông có ý thức mạnh mẽ về chính nghĩa nhưng thể lực lại hơi kém, không phải quân nhân hoặc điệp viên được đào tạo chính quy nên khi bị hãm hại về mặt thể xác thì tính mạng như chỉ mành treo chuông, chỉ được cứu bởi… tác giả! Trong cuốn này có một câu mô tả Mikael Bloomkvist khá chính xác là “Anh ta như là hình ảnh của người canh gác nền đạo đức chọi lại với thế giới kinh doanh”. Biển cho rằng câu này dịch chưa được xuôi tai lắm nhưng chưa nghĩ ra cách dịch nào hay ho hơn.
Mikael Bloomkvist có một câu nói khiến Biển rất tâm đắc là: “Tình bạn xây dựng trên hai thứ – tôn trọng và tin cậy”.
Có một người bạn của Biển là chị Sông rất ưa thích nhân vật Lisbeth Salander. Bản thân Biển trước đây phần lớn ưa thích Lisbeth là vì cô ấy cá tính và xăm rồng (Biển cũng muốn xăm rồng), sau khi đọc truyện lần hai thì Biển thích cô ấy hơn nữa vì Lisbeth tuy khá lập dị đến mức quái dị nhưng là một cô gái tài giỏi và luôn có ý thức bảo vệ phái nữ – cũng là phái đẹp và phái yếu. Xuất thân, quá khứ và hoàn cảnh sống của Lisbeth khiến cô có được sự đồng cảm sâu xa với những khổ đau hoạn nạn của phụ nữ, và cô luôn làm hết sức mình để góp phần cứu giúp phụ nữ. Biển tự biết mình dù thích cũng không dám mong trở thành bạn bè với Lisbeth Salander, vì dù Biển khá lập dị so với những người con gái bình thường khác nhưng chưa đạt đến mức độ quái dị để có thể “cùng tần số” với Lisbeth trong mọi việc. ____ Chuyện tồi tệ mà Lisbeth Salander gặp phải với người luật sư bảo trợ cô ấy tuy giúp tăng kịch tính cho truyện (và cả phim) nhưng nghĩ kỹ lại thì Biển cho rằng có chút vô lý: một cô gái như Lisbeth không thể để mình rơi vào tình huống đó được. Tuy sau đó cô đã có cách xử lý “khá thuyết phục” khiến Biển hả hê MỘT CHÚT nhưng Biển vẫn chưa hết lăn tăn, chưa thể hết lăn tăn mà..
Lần thứ nhất Biển đọc “Cô gái có hình xăm rồng” là khi còn “nhỏ” nên không chú ý nhiều đến yếu tố trinh thám, văn phong và kiến thức của tác giả. Đến lần đọc thứ hai thì Biển đã biết nhiều hơn chút về cách thưởng thức một quyển sách nên sau khi đọc Biển có vài cảm nhận như sau: cốt truyện rất hay và sáng tạo, chứa đựng đủ bầu không khí lạnh lẽo và sự tàn bạo thường gặp trong dòng trinh thám Bắc Âu; văn phong của tác giả Stieg Larsson rất chi tiết đến mức hơi chậm, nhất là khoảng nửa đầu cuốn 1 khá lằng nhằng và có lẽ sẽ làm nản lòng một số độc giả, nhưng nếu chịu khó bước qua khoảng hơn 250 trang thì truyện trở nên dồn dập hơn, bắt đầu thu hút chú ý và hứng thú của người đọc. Tác giả Larsson là người sáng lập và tổng biên tập tạp chí Expo – một tạp chí Thụy Điển về chống phân biệt chủng tộc, sau khi tìm hiểu bằng Google thì Biển không thấy rằng Expo là một tạp chí về kinh tế, nhưng lĩnh vực báo chí kinh tế được ông viết vô cùng chi tiết trong truyện, dù có nhiều đoạn dài Biển bỏ qua vì quá khó hiểu dẫn đến buồn ngủ, thí dụ như Biển hoàn toàn không hiểu “buôn bán ngoại tệ” nghĩa là gì.
Trong lúc đọc cuốn 1 thì Biển nhiều lần bực mình đến nỗi định không thèm đọc cuốn 2&3 dù đã mua sách giấy, nhưng rốt cuộc vẫn sẽ đọc vì hai lý do
+ Nếu không đọc sách giấy mà đọc ebook được làm từ đúng những bản sách giấy đó thì cũng sẽ gặp những lỗi y vậy.
+ Được chị Hòa thuyết phục là “đọc trước chửi sau” nên Biển tạm nguôi nguôi để đọc.
Tóm lại là ngoại trừ ý tưởng lớn nhất mà tác giả muốn truyền đạt – là kêu gọi bảo vệ và giúp đỡ phụ nữ thoát khỏi nạn bạo hành và lạm dụng tình dục – thì còn lại tổng thể “Cô gái có hình xăm rồng” không còn gây được ấn tượng mạnh mẽ cho Biển như lần đọc đầu cách đây vài năm. Bìa trước của cuốn 1 và cuốn 3 có kiểu chữ nổi bật tràn ngập cả bìa và trông hơi thô, chỉ riêng bìa cuốn 2 “Cô gái đùa với lửa” là trông được được chút. Gáy sách của ba cuốn cũng không đồng điệu với nhau, không có tác dụng làm đẹp kệ sách. Về cách đánh số trang, tất cả các trang chẵn bị bỏ số để thay bằng tựa sách “Cô gá i có hình xă m rồng” lỗi font như Biển vừa gõ, và mỗi khi sang chương mới thì 3;4 trang liền không đánh số luôn. Ý kiến cá nhân Biển là: Bộ Millennium là một bộ sách đáng đọc đối với mọt trinh thám nhưng chỉ nên đọc ebook để nắm nội dung chứ đừng mua sách giấy, vì sách giấy khiến Biển buồn bực quá đi.
Đây là review ngắn của chị Hòa đã giúp thuyết phục Biển ráng đọc lại sách giấy tập 2&3:
“Anh chị em bạn hữu quen hay chưa quen thì nên đọc bộ này nhen. Vì nữ chính của bộ truyện này vượt qua tất cả mọi giới hạn và là nhân vật nữ chính có 1 ko 2 trong lịch sửtrinh thám từ cổ điển cho tới hiện đại. Cuốn 1 mn có thể bỏluôn 1/3 cuốn rồi sau đó quay lại đọc sau cũng dc vì khá khô khan đúng với kiểu trinh thám Bắc Âu. Khi đọc đừng chú ý đến lỗi biên tập, tập trung vào nội dung truyện thôi rồi đọc xong quay ra chửi lỗi biên tập câu chữ vẫn chưa muộn. Mình hy vọng và mong mọi người nên đọc bộnày 1 lần trong đời sau đó hãy xem phim. Vì thật sự đây là 1 tuyệt phẩm của cố tác giả Stieg Larsson”.
Giờ Biển đã review đàng hoàng xong nên “quay ra chửi lỗi biên tập câu chữ”. Sau khi phát hiện lỗi thứ hai hoặc thứ ba gì đó thì Biển giở phần đầu sách ra và thấy “In lần thứ bảy”. Biển tự hỏi là chẳng lẽ sau lần in thứ nhất hoặc thứ hai và trước lần in thứ ba hoặc thứ tư thì NXB không đọc lại bản dịch để sửa lỗi (nếu có – và có nhiều) hay sao. Ngoài những câu dài được dịch rất xuất sắc thì Biển vẫn bắt gặp nhiều chỗ cứ như sao chép thẳng từ phần dịch thuật của Google Translate rồi sửa lại một cách ẩu tả. Sau thời gian dài mong chờ để mua được sách giấy thì phần biên tập tệ hại khiến Biển cảm thấy như bị phụ lòng.
__ 3 lần từ “rời” bị viết sai thành “dời”: “Phóng viên bị kết án dời Millennium”; “dời nhà đi bơi”. Để tránh hiểu nhầm về sự khác biệt ngôn ngữ vùng miền thì Biển đã tra cứu về “dời” và “rời” và thấy rõ là trong sách in sai. Link mà Biển tra cứu ở đây:
https://1thegioi.vn/nhieu-truong-hop-dung-sai-ca-tieng-me-de-ky-3-17028.html
__ “suốt một năm dòng” >> lẽ ra là “một năm ròng”
__ trang 120 đang xưng “anh – tôi – cô” thì đến trang 121 (cùng đoạn) chuyển sang xưng “tớ – cậu”
__ trang 490 có hai đại từ nhân xưng “lão” và “hắn” trong cùng một câu để chỉ về cùng một người
__ “nống không cần thiết các hy vọng của chú ấy lên” >> “nống” là gì?
__ “bị kim la xắng téng” là gì?
__ “khi anh còn là một cha bé tẹo” >> có thể thay “cha” bằng “thằng nhóc”
__ “cầu thang chôn ốc lên gác lửng” >> câu này Biển đọc ba lần vì tưởng có một loại cầu thang có ốc vít được chôn dưới đất!
Biển nghĩ dù dịch giả đem ngôn ngữ vùng miền vào bản dịch thì cũng phải nghĩ đến độc giả trên cả nước sẽ đọc bản dịch của mình, còn việc biên tập và duyệt bản thảo là trách nhiệm nặng nề của biên tập viên, nhưng đối với cuốn “Cô gái có hình xăm rồng” thì cả phần dịch thuật lẫn biên tập đều khiến Biển không hề hài lòng, rất bực bội và bất mãn. Vì bản tiếng Anh rất khó đọc đối với Biển, không thì Biển cũng cố gắng đọc bản Anh và cất ba cuốn bản Việt cho phủ bụi thời gian, không hẹn ngày đọc lại.
Người Đọc
Cô gái có hình xăm rồng - Stieg Larsson
Mình đến với cuốn sách nhờ vào những lời khen hết mực của nhiều review trên mạng. Đây là lần đầu tiên mình thấy một series được đánh giá cao ngất ngưỡng như vậy. Nhưng mình vẫn còn hoài nghi vì khá nhiều những tác phẩm được trang trọng đầu đề ngoài sách là “The International Bestseller” không thoả mãn được mình. Sau khi đọc đến trang cuối cùng của cuốn sách này, mình đã hiểu tại sao nó lại trở thành một hiện tượng xuất bản ở châu Âu thời bấy giờ (có thể là cho tới tận bây giờ).
Tầm trăm trang đầu của “Cô gái có hình xăm rồng” khá chậm. Đây có lẽ là giai đoạn thử thách lớn nhất của người đọc. Nếu như không có những bảo chứng từ những người đã đọc trước thì có khi mình đọc phần đầu rất lâu. Vượt qua được giai đoạn thử thách trên, câu chuyện diễn biến như những cơn sóng trào. Sự kiện này nối tiếp sự kiện kia khiến mình không thể dứt quyển sách ra được. Nói không ngoa thì đây cũng là lần đầu tiên mình đọc một tác phẩm trinh thám hiện đại mà không thấy “mệt”, chỉ muốn cùng những nhân vật chính khám phá ra được bí ẩn đằng sau.
Có một điều gì đó rất lạ trong cách kể chuyện của Larsson. Khác với các tác giả khác, dường như ông biết cách lôi kéo và kêu gọi đầu óc tò mò của độc giả. Bất cứ khi nào mình cảm thấy “nản” về mạch truyện thì y như rằng lại có một sự kiện tiếp theo nổ ra vực dậy sức đọc của mình. Cảm giác như đó là một quãng nghĩ để người đọc mất cảnh giác và tác giả bùm ra quả bom kế tiếp trong sự ngỡ ngàng và không thể đoán trước nổi. Những quả bom ấy rải đều trong khắp quyển sách. Là những cú thúc làm cho người đọc không thể đặt quyển sách xuống và đi tiếp cho đến khi ngạc nhiên vì đã đọc qua cả trăm trang sách mà không hề cảm nhận được bản thân đã đi xa đến thế.
Điểm lạ thứ hai của Larsson là ông đã tạo ra được những nhân vật “khác người” nhưng vẫn có thể khiến người đọc yêu mến những nhân vật ấy. Hai nhân vật chính Blomvist và Salander là ví dụ điển hình nhất. Mình có cảm tưởng như đang xem một bộ phim chứ không còn là đọc sách nữa. Mọi thứ đều rất chân thật và mình cảm nhận câu chuyện như thể nó đang chạy qua trước mắt chứ không còn là từ những con chữ. Rõ ràng tác giả đã kích thích trí tưởng tượng của mình đến mức độ cao nhất từ trước đến nay.
Qua tìm hiểu thì mình biết được bộ ba tác phẩm trong series này đều chỉ là những bản thảo của tác giả chứ chưa thực sự hoàn chỉnh, cũng như việc ông dự định viết nhiều hơn về series này nhưng tiếc thay lại mất quá sớm để hoàn thành nó. Tác giả là một người làm trong lĩnh vực báo chí, nên các chuyên môn về báo chí được miêu tả trong sách mình hoàn toàn tin tưởng.
Cuối cùng, mình đã có thêm được một cái tên mới trong danh sách các “thám tử” của mình: Lisbeth Salander. Một cô gái rất hay, dị và thú vị. Mình muốn viết nhiều hơn về tác phẩm này, về Lisbeth Salander, nhưng để tóm gọn tất cả trong một câu, thì nó sẽ là:
Nếu bạn yêu thích trinh thám, hãy đọc “Cô gái có hình xăm rồng” ngay đi!
Quốc Huỳnh
Cô gái có hình xăm rồng - Stieg Larsson
Bộ tiểu thuyết Thiên niên kỷ (Millennium) được cho là được Stieg Larsson bắt đầu lên ý tưởng và viết vào năm 1997. Ông đợi sau khi viết xong bản thảo hai cuốn đầu tiên và gần xong cuốn thứ ba mới gửi cho các nhà xuất bản ở Thụy Điển. Vào 9/11/2004, ông mất đột ngột vì một cơn đau tim trước khi kịp hoàn thành bản thảo hoàn chỉnh của ba cuốn sách đầu tiên.
Một trong những vụ án được tác giả lấy cảm hứng để viết là vụ án cô gái điếm Catrine da Costa bị sát hại và phanh thây năm 1984 tại Thụy Điển.
Tháng 8/2005, tập đầu tiên trong series được in ra với tên tiếng Anh là The Girl with the Dragon Tattoo và ngay lập tức gây được tiếng vang lớn. Hai cuốn sách còn lại được xuất bản trong 2 năm kế tiếp lần lượt là The Girl Who Played with Fire (2006), The Girl Who Kicked the Hornets’ Nest. Bộ ba này được các fan ưu ái gọi tắt là “Dragon”, “Fire”, “Hornet”.
Tính đến tháng 3/2015, 80 triệu bản in của ba cuốn sách đã được bán trên toàn thế giới.
Mình vốn rất hay xem phim, và thường xuyên sử dụng trang imdb.com để tìm các bộ phim được đánh giá cao để thưởng thức, đặc biệt là các bộ phim kinh điển, mang tính hàn lâm. Thoạt đầu khi đọc giới thiệu và nhìn ảnh bìa thấy có Daniel Craig, mình cũng không hứng thú lắm, tên phim thì dài ngoẳng, cũng chỉ nghĩ thoáng qua : lại một phim hành động hiện đại kiểu điệp viên siêu cấp đây. Rồi cứ khất lần mãi, cuối cùng rồi một ngày cũng đến lúc mình xem bộ phim, và nó thực sự gây shock cho mình. Mình shock vì sự trùng hợp, vì câu chuyện đau đớn của một nhân vật nữ trong phim kia trong phim chính là một câu chuyện ngoài đời thực mình vừa mới biết vào thời điểm đó. (Xin phép chỉ nói lấp lửng như vậy, vì mình không có quyền nói chi tiết).
Các bạn ạ, những tội ác trong phim và truyện đôi lúc còn kém xa những sự việc kinh khủng do con người gây ra trong thực tế, đến mức bạn đọc và xem những thứ đó đúng nghĩa là để giải trí thôi. Chính điều này đã khiến tác phẩm gây một sự ám ảnh nhất định đối với mình, khiến mình phải lập tức mua luôn ba cuốn để đọc.
Như đã nói ở trên, do tác giả mất trước khi tác phẩm được xuất bản, trên thực tế là bản thảo được tìm thấy sau khi tác giả mất, nên đây vẫn chưa phải là bản thảo hoàn chỉnh cuối cùng, vì vậy cũng còn nhiều lỗi nhỏ, và đôi lúc thiếu sự liên kết giữa các tình tiết trong truyện. Vì vậy mình không muốn phân tích kĩ phần chuyên môn và kỹ thuật viết của tác giả.
Có hai điểm gây ấn tượng cho mình nhất : điều đầu tiên, mình xin gọi là Nghệ thuật hội họa trong tác phẩm trinh thám và điều thứ hai là nhân vật nữ chính Lisbeth Salander.
– Đọc xong ba cuốn tiểu thuyết khiến mình nghĩ tới một cách khác để nhìn nhận lại tác phẩm. Hình dung tất cả các trang sách giống như một bức tranh vẽ chì tĩnh vật : chỉ bằng duy nhất cây vẽ chì mà có thể tạo ra ảo giác ba chiều bằng các kĩ thuật đổ bóng, tô màu, dùng bóng tối để định hình ánh sáng….
Xây dựng nhân vật không phải bằng cách chỉ tả vẻ ngoài và buông một tràng tiểu sử loằng ngoằng lên trang sách là nhân vật sẽ trở lên “sống động” ngay được. Đó mới chỉ là cái khung phẳng trong không gian 2 chiều. Phải bằng cách để nhân vật đó tương tác với các nhân vật khác, phải bằng cách mà nhân vật đó đương đầu, giải quyết sự cố, khó khăn, phải bằng các tiểu tiết nhỏ gần như vô hình mới có thể tạo ra sự đối lập khiến nhân vật đó trở nên “thực” hơn. Và về phần này, thì Stieg Larsson đã tạo ra những nhân vật “sống động đến kinh ngạc” với sự chi tiết và tỉ mẩn gần như cầu toàn mang đậm phong cách nhà báo.
Một điểm mình muốn lưu ý về tư duy vẽ tĩnh vật nói trên, đó là “hành động ẩn” của các nhân vật. Nó cũng giống như mặt đằng sau của vật được vẽ. Với một số tác phẩm khác mình không thấy phần “hành động ẩn” của các nhân vật được chú trọng, vì đa phần điều này áp dụng cho tuyến nhân vật phụ, cứ như thể cả cuốn sách là một phần chiếu slide show khô cứng, và các nhân vật bất động, đứng im đó đợi đến lượt mình được viết đến. Không có tư duy riêng, không có tương tác, không có hoạt động nào diễn ra khi mạch truyện kéo dài mà không viết về các nhân vật này. Để rồi khi các nhân vật này xuất hiện, thường xuyên là bị tác giả lợi dụng để truyền đạt tư tưởng, triết lý, nhân sinh quan của mình về vấn đề gì đó. Điều này dẫn đến ở một số tác phẩm, ngay cả một người vô gia cư, hay một tên tội phạm, hay bất kì nhân vật nào cũng bỗng chốc trở thành những triết gia bất đắc dĩ nào đó có hệ tư duy giống hệt nhau, đọc nghe rất gượng và không thật.
Đây là công thức để mình đánh giá sự sắc nét khi đọc bất kỳ một một tác phẩm trinh thám hiện đại nào khác. Và sau khi ngẫm lại thì ít có tác phẩm nào xây dựng được nhân vật đủ “thực” để thuyết phục được mình.
– Điều ấn tượng thứ hai là nhân vật Lisbeth Salander. Và điểm ấn tượng nhất ở cô chính là sự chủ động và bất cần (một cách cố ý)…Đây có lẽ chính là mong muốn thầm kín của hầu hết mọi người, đặc biệt là phái nữ : sống theo bất cứ cách gì mình thấy phù hợp, làm bất cứ việc gì mình thích, ăn bất cứ đồ ăn nào mình muốn, không bao giờ phải bận tâm về bất cứ ý kiến của ai, ngủ với bất cứ ai mình thấy có hứng, và chỉ dành thời gian cho những gì khiến mình quan tâm…..Thêm nữa là cô cũng chả phải bận tâm về tiền bạc.
Cô còn có khả năng tự vệ đặc biệt dữ dằn, có đời sống ngoài vòng pháp luật. Mô-típ một nhân vật có siêu kĩ năng, chống lại những “thế lực lớn” như : sự bất bình đẳng không bao giờ có thể san lấp, ngay cả ở những quốc gia tiến bộ như Thụy Điển; sự thối nát của bộ máy quan chức nhà nước, ở bất kỳ cấp độ nào cũng có thể thấy; và một chủ đề mà tác giả là chuyên gia theo đuổi đã nhiều năm : chủ nghĩa phát-xít, phân biệt chủng tộc và tàn dư của chúng bám vào xã hội như một khối u di căn……rất gây thu hút với người đọc. Những điều mà trong thực tế ít có ai được chạm tới và dám làm.
Một cuộc phiêu lưu tầm cỡ mà tác giả đã lên ý tưởng cho tận 10 cuốn sách, nhưng tiếc thay ông lại ra đi đột ngột. Và sau ba cuốn sách này mình chợt nhận ra, mình vẫn luôn vô thức ưu ái những tác phẩm đề cao vai trò của người phụ nữ hơn, đặc biệt là những phụ nữ cá tính độc đáo và dám khác biệt.
Tóm lại : Tác phẩm xuất sắc, tình cờ đến với mình vào đúng thời điểm. Mình ủng hộ và được truyền cảm hứng bởi tư tưởng nữ quyền tiến bộ của tác giả.
9.5/10.
(Với thang điểm 1: Phải đi ị ngay sau khi đọc xong và 10 : Nếu cần thì mình sẽ đến tận nơi và ịn cuốn sách lên mặt bạn để bắt bạn đọc nó)
Giao Bui
Cô gái có hình xăm rồng
Truyện gì mà tựa đề chán đến thế cơ chứ! Bước vào chương 1 còn chán hơn, toàn là tài chính với cả đầu tư, đọc chả hiểu gì sất.
Nhưng bước qua chương 2 thì mọi thứ khác hẳn. Salander, nhân vật thám tử có một không hai trong giới trinh thám xuất hiện hết sức thú vị. Câu chuyện dần trở nên hấp dẫn đến mức mình không buông sách xuống được.
Tác giả vô cùng khéo léo khi xây dựng một cốt truyện đồ sộ nhưng không hề rối rắm. Mỗi nhân vật đều để lại ấn tượng riêng nên mình nhanh chóng nắm bắt được hệ thống gia tộc Vanger. Một điều cực kỳ khăm phục tác giả: thường thì những vụ án cũ xa xưa từ mấy chục năm trước mà lại được đem ra soi mói ở hiện tại ít khi hấp dẫn được mình. Nhưng tác giả đã đưa mình ngược dòng thời gian trở về câu chuyện 36 năm trước, làm sống lại những bí ẩn tăm tối của một gia tộc bề thế đầy quyền lực trong giới công nghiệp Thụy Điển. Quá xuất sắc.
Bên cạnh vụ án là những vấn đề thực tế của xã hội Thụy Điển được lồng ghép khéo léo. Những vấn đề về phụ nữ, có vẻ như quốc gia nào cũng có, nhờ.
Điều mình không thích về cuốn này là chuyện tình cảm hết sức kỳ cục. Một cô gái đã có chồng vẫn ngang nhiên qua lại lẫn quan hệ tình dục với một người đàn ông khác, mà ông chồng dù biết vẫn thản nhiên chấp nhận, còn người đàn ông kia cũng thản nhiên cho đó là “vị tha”, “rộng lượng”?! Ông nhà báo nhân vật chính thì gặp ai cũng quan hệ tình dục được. Người ta coi quan hệ tình dục là gì vậy nhỉ? Một hành động “làm cho vui” à? Cái này mình không đồng tình lắm. Lúc ông nhà báo bị treo lên mình còn mong ổng bị hiếp dâm thành công mà, cho vừa! Bởi thế các nhân vật làm mình chán ghét, ai cũng thủ đoạn lọc lừa hoặc có tư tưởng lạ lùng về mặt tình cảm. Ngay cả Salander cũng vậy. Cô là một nhân vật thú vị, có những góc nhìn lạ (như khi cô chửi Herriet là đồ khốn nạn), nhưng không phải kiểu nhân vật mà mình thích.
Nói về dịch thuật thì cuốn này dịch không hay nếu không muốn nói là quá tệ. Nhiều câu/đoạn tối nghĩa hoặc được dịch một cách vụng về. Mở ra bất cứ trang nào cũng sẽ gặp những câu như thế này:
“Isabella có thể rắn nhưng đôi khi bà ấy không ở đấy hẳn”. (Có phải ý muốn nói “Isabella có thể nom có vẻ cứng rắn, nhưng không hoàn toàn như thế”???)
“Điều này bắt đầu có ở ông khi ông phát hiện ra rằng thông qua việc vào sổ sách có tính sáng tạo, người ta có thể lừa một khách hàng”. (Vâng, thì sáng tạo!)
“Bốn gã lực sĩ tóc vàng mặc quần soóc và bỏ sơ mi”. (“Bỏ sơ mi”? Dịch từ “shirtless” chăng? Bỏ sơ mi thì mặc áo phông nhé. =))))
“Tôi nghĩ chỗ này là ông sẽ cần phải giải thích đây nha.” (“Nha” cái gì mà “nha”. Móa đọc tới chỗ này bực kinh khủng)
Tóm lại đây là một cuốn sách rất hay nếu chịu khó bỏ qua phần dịch thuật.
Last edited by LDN on Sun Nov 20, 2022 5:14 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Blog Hoa Chio
REVIEW TRUYỆN - TIỂU THUYẾT
Salander, cô gái có hình xăm rồng - Stieg Larsson
BY HOA CHIO
Trinh thám về Salander là một bộ đáng giá để dành thời gian đọc trong thời gian giãn cách xã hội này.
Trọn bộ gồm 4 quyển : Cô gái có hình xăm rồng, Cô gái đùa với lửa, Cô gái chọc tổ ong bầu, Cô gái trong mạng nhện. Trong đó 3 quyển đầu là do Stieg Larsson viết, còn Cô gái trong mạng nhện là do David Lagercrantz viết tiếp sau khi Larsson đã qua đời.
Salander là một cô gái kỳ lạ. Nhỏ bé, gầy nhẳng, có thể nói là chẳng có tí nhan sắc nào. Nếu như tiêu chuẩn của phái đẹp là dáng cao, da trắng, tóc mềm, ngực to, mông cong thì Salander hoàn toàn âm điểm. Thế nhưng, cái sự kỳ lạ của cô từ tính cách tới dáng vẻ lại thu hút người ta và vô tình tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt. Salander tưng tửng, chẳng quan tâm tới cuộc sống người khác như thế nào, cũng chẳng e ngại người ta nói gì về mình. Cô sống cuộc sống của mình, kiên trì với quan điểm và thế giới của riêng mình.
Ít ai ngờ rằng Salander lại là một hacker thiên tài. Cô cực kỳ nổi danh trong thế giới hacker và trên mạng cô là một người hoàn toàn khác hẳn. Cô dễ dàng thâm nhập vào bất cứ hệ thống nào hay máy tính của ai, chỉ cần là cô muốn. Đấy cũng chính là bí mật giúp cô trở thành một điều tra viên xuất sắc của An ninh Milton và hoàn thành những phi vụ điều tra xuất sắc. Đọc xong cả seri thấy sợ các hacker, họ ẩn danh nhưng họ lại biết được mọi thứ. Quả là đáng sợ!
Quá khứ của Salander cũng là một bí mật. Cô đã trải qua thời thơ ấu chẳng dễ dàng chút nào mà kết cục là phải vào sống trong bệnh viện tâm thần và chịu sự giám hộ của người khác cho tới tận khi đã lớn.
Mikael Blomkvist, nhân vật chính thứ hai bên cạnh Salander, là một nhà báo xuất sắc, hấp dẫn và sống khá phóng khoáng. Để nói về Blomkvist thì không có gì nhiều, vì anh không quá khác biệt so với những người khác. Có chăng là máu trinh thám và suy đoán sắc sảo của một nhà báo.
Mình thích nói về Salander hơn. Cô gái này khiến người ta phải nhớ và tò mò muốn khám phá. Mình cực kỳ thích cách suy nghĩ của cô, sự quyết đoán và lạnh lùng của cô. Cô chính là minh chứng sống động cho việc tự tin thì sẽ tạo ra sức hấp dẫn riêng.
Cô gái có hình xăm rồng
Số phận đã sắp xếp cho Salander cùng Blomkvist trở thành cộng sự. Họ phối hợp ăn ý và giữa họ có một sự tin tưởng gần như tuyệt đối. Một người đàn ông từng trải như Blomkvist cũng bị cuốn hút bởi Salander hoàn toàn bình thường (thậm chí dưới con mắt của nhiều người là tầm thường và có vấn đề thần kinh) thì đủ thấy sức hấp dẫn ngầm của cô như thế nào.
Nói thật là mình đã mong có những tình tiết yêu đương lãng mạn hơn đan xen vào. Thế nhưng mọi thứ nhẹ nhàng lắm. Đúng kiểu thực tế, thẳng thắn, rõ ràng như con người Salander vậy
Để đọc theo mạch truyện thì bạn hãy lần lượt đọc theo thứ tự: Cô gái có hình xăm rồng – Cô gái đùa với lửa – Cô gái chọc tổ ong bầu – Cô gái trong mạng nhện. Mình thấy quyển cuối cùng hơi đuối so với 3 quyển đầu, điều này cũng dễ hiểu vì không phải cùng một tác giả viết. Tuy nhiên vẫn đáng giá đọc lắm.
Mình sẽ không đi sâu vào nội dung từng truyện, để dành cho bạn từ từ thưởng thức. Mình tin chắc rồi bạn cũng sẽ bị lôi cuốn như mình, không thể nào dứt khỏi truyện được. Mình đã từng mất gần một đêm để đọc một lèo quyển Cô gái có hình xăm rồng vì không muốn bị đứt quãng. Rút kinh nghiệm những quyển sau phải quyết tâm dừng lại để còn giữ sức khỏe cho hôm sau và cũng còn để dành, kẻo sợ đọc nhanh hết sẽ tiếc nuối.
Cùng với loạt truyện về bác sĩ Hannibal Lecter thì seri về Salander là bộ thứ hai mình yêu thích. Đọc xong hai bộ này thật không muốn đọc tiếp các bộ nào khác nữa. Mình đã thử đọc loạt truyện về Lincoln Rhyme nhưng đã bỏ dở giữa chừng vì chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của Salander, chưa kể seri về Lincoln viết khá dài dòng và có gì đó không thực tế lắm.
Có lẽ cũng bởi Salander có nét gì đó tương đồng với những điều mình từng mơ ước: từ lối sống, phong cách tới nghề hacker siêu đẳng. Thật buồn cười là có một thời mình đã mơ mộng đi làm hacker, vì việc biết được những bí mật của người khác luôn hay ho thú vị vô cùng
Nếu bạn cũng là fan của truyện trinh thám và cuộc sống hiện thực thì đừng bỏ lỡ seri Salander nhé!
REVIEW TRUYỆN - TIỂU THUYẾT
Salander, cô gái có hình xăm rồng - Stieg Larsson
BY HOA CHIO
Trinh thám về Salander là một bộ đáng giá để dành thời gian đọc trong thời gian giãn cách xã hội này.
Trọn bộ gồm 4 quyển : Cô gái có hình xăm rồng, Cô gái đùa với lửa, Cô gái chọc tổ ong bầu, Cô gái trong mạng nhện. Trong đó 3 quyển đầu là do Stieg Larsson viết, còn Cô gái trong mạng nhện là do David Lagercrantz viết tiếp sau khi Larsson đã qua đời.
Salander là một cô gái kỳ lạ. Nhỏ bé, gầy nhẳng, có thể nói là chẳng có tí nhan sắc nào. Nếu như tiêu chuẩn của phái đẹp là dáng cao, da trắng, tóc mềm, ngực to, mông cong thì Salander hoàn toàn âm điểm. Thế nhưng, cái sự kỳ lạ của cô từ tính cách tới dáng vẻ lại thu hút người ta và vô tình tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt. Salander tưng tửng, chẳng quan tâm tới cuộc sống người khác như thế nào, cũng chẳng e ngại người ta nói gì về mình. Cô sống cuộc sống của mình, kiên trì với quan điểm và thế giới của riêng mình.
Ít ai ngờ rằng Salander lại là một hacker thiên tài. Cô cực kỳ nổi danh trong thế giới hacker và trên mạng cô là một người hoàn toàn khác hẳn. Cô dễ dàng thâm nhập vào bất cứ hệ thống nào hay máy tính của ai, chỉ cần là cô muốn. Đấy cũng chính là bí mật giúp cô trở thành một điều tra viên xuất sắc của An ninh Milton và hoàn thành những phi vụ điều tra xuất sắc. Đọc xong cả seri thấy sợ các hacker, họ ẩn danh nhưng họ lại biết được mọi thứ. Quả là đáng sợ!
Quá khứ của Salander cũng là một bí mật. Cô đã trải qua thời thơ ấu chẳng dễ dàng chút nào mà kết cục là phải vào sống trong bệnh viện tâm thần và chịu sự giám hộ của người khác cho tới tận khi đã lớn.
Mikael Blomkvist, nhân vật chính thứ hai bên cạnh Salander, là một nhà báo xuất sắc, hấp dẫn và sống khá phóng khoáng. Để nói về Blomkvist thì không có gì nhiều, vì anh không quá khác biệt so với những người khác. Có chăng là máu trinh thám và suy đoán sắc sảo của một nhà báo.
Mình thích nói về Salander hơn. Cô gái này khiến người ta phải nhớ và tò mò muốn khám phá. Mình cực kỳ thích cách suy nghĩ của cô, sự quyết đoán và lạnh lùng của cô. Cô chính là minh chứng sống động cho việc tự tin thì sẽ tạo ra sức hấp dẫn riêng.
Cô gái có hình xăm rồng
Số phận đã sắp xếp cho Salander cùng Blomkvist trở thành cộng sự. Họ phối hợp ăn ý và giữa họ có một sự tin tưởng gần như tuyệt đối. Một người đàn ông từng trải như Blomkvist cũng bị cuốn hút bởi Salander hoàn toàn bình thường (thậm chí dưới con mắt của nhiều người là tầm thường và có vấn đề thần kinh) thì đủ thấy sức hấp dẫn ngầm của cô như thế nào.
Nói thật là mình đã mong có những tình tiết yêu đương lãng mạn hơn đan xen vào. Thế nhưng mọi thứ nhẹ nhàng lắm. Đúng kiểu thực tế, thẳng thắn, rõ ràng như con người Salander vậy
Để đọc theo mạch truyện thì bạn hãy lần lượt đọc theo thứ tự: Cô gái có hình xăm rồng – Cô gái đùa với lửa – Cô gái chọc tổ ong bầu – Cô gái trong mạng nhện. Mình thấy quyển cuối cùng hơi đuối so với 3 quyển đầu, điều này cũng dễ hiểu vì không phải cùng một tác giả viết. Tuy nhiên vẫn đáng giá đọc lắm.
Mình sẽ không đi sâu vào nội dung từng truyện, để dành cho bạn từ từ thưởng thức. Mình tin chắc rồi bạn cũng sẽ bị lôi cuốn như mình, không thể nào dứt khỏi truyện được. Mình đã từng mất gần một đêm để đọc một lèo quyển Cô gái có hình xăm rồng vì không muốn bị đứt quãng. Rút kinh nghiệm những quyển sau phải quyết tâm dừng lại để còn giữ sức khỏe cho hôm sau và cũng còn để dành, kẻo sợ đọc nhanh hết sẽ tiếc nuối.
Cùng với loạt truyện về bác sĩ Hannibal Lecter thì seri về Salander là bộ thứ hai mình yêu thích. Đọc xong hai bộ này thật không muốn đọc tiếp các bộ nào khác nữa. Mình đã thử đọc loạt truyện về Lincoln Rhyme nhưng đã bỏ dở giữa chừng vì chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của Salander, chưa kể seri về Lincoln viết khá dài dòng và có gì đó không thực tế lắm.
Có lẽ cũng bởi Salander có nét gì đó tương đồng với những điều mình từng mơ ước: từ lối sống, phong cách tới nghề hacker siêu đẳng. Thật buồn cười là có một thời mình đã mơ mộng đi làm hacker, vì việc biết được những bí mật của người khác luôn hay ho thú vị vô cùng
Nếu bạn cũng là fan của truyện trinh thám và cuộc sống hiện thực thì đừng bỏ lỡ seri Salander nhé!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Stieg Larsson và hiện tượng văn học Cô gái có hình xăm rồng
HIẾU TRUNG
Tuoitrecuoituan
TTCT - Cứ vài năm một lần lại có một bộ sách độc đáo xuất hiện, khiến bạn đọc toàn cầu mê cuồng đến mức ám ảnh.
Cách đây chưa lâu, trẻ em khắp thế giới xếp hàng từ nửa đêm trước nhà sách để mua tập Harry Potter mới nhất. Giờ người lớn ở nhiều nước châu Âu, Mỹ... nóng lòng ngóng chờ The girl who kicked the hornets’ net (Cô gái chọc tổ ong bầu), phần cuối của loạt tiểu thuyết hình sự ba tập Milennium (Thiên niên kỷ) của tác giả Thụy Điển Stieg Larsson.
Cuộc đời của nhà văn - nhà báo đã quá cố này cũng ly kỳ, bí ẩn không kém gì kiệt tác của ông. Nhà văn Larsson, tổng biên tập tạp chí nổi tiếng Expo, qua đời tháng 11-2004 mà không biết rằng chỉ một thời gian ngắn sau, tên tuổi ông lừng lẫy khắp thế giới.
Theo trang web http://www.stieglarsson.com/, sáu tháng trước khi trái tim ngừng đập, ông đến văn phòng của Norstedts - nhà xuất bản (NXB) lâu đời nhất Thụy Điển - với bản thảo hai cuốn tiểu thuyết dày cộp. Cuốn thứ ba sắp sửa hoàn thành. Cuốn thứ tư đang tồn tại trong máy tính xách tay và trong đầu của ông.
Dù bắt đầu viết lách từ năm 12 tuổi, là tác giả hàng trăm bài báo, ông Larsson chưa bao giờ là một nhà văn. Nhưng các biên tập viên tại NXB Norstedts đã bị mê hoặc bởi nội dung ly kỳ, hồi hộp, gay cấn và văn phong độc đáo của bộ truyện.
Do đó, ban giám đốc NXB quyết định ký hợp đồng xuất bản cả ba phần Milennnium ngay lập tức. Phần đầu của Milennium có tên Men who hate women (Những gã đàn ông thù đàn bà) ra mắt độc giả vào năm 2005 và lập tức trở thành một hiện tượng văn học chưa từng có tại Thụy Điển.
Cơn sốt Milennium lan khắp châu Âu, Mỹ và cả thế giới khi bản dịch tiếng Anh có tựa đề The girl with the dragon tattoo (Cô gái có hình xăm rồng) của dịch giả Reg Keeland xuất hiện từ tháng 1-2008.
Rooney Mara trong vai Lisbeth Salander trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Cô gái có hình xăm rồng. (Ảnh: Vanity Fair)
“Bom tấn” văn học và điện ảnh châu Âu
Năm 1964, cô gái 14 tuổi Harriet Vanger, người thừa kế của dòng họ Vanger giàu có và đầy thế lực, mất tích một cách bí ẩn. Chú của cô là ông Henrik Vanger, người lãnh đạo Tập đoàn Vanger, cho rằng cô đã bị sát hại, và trong suốt 40 năm ròng rã điều tra trong vô vọng. Ông thuê nhà báo Mikael Blomkvist của tạp chí Milennium, người vừa bị thua trong một vụ kiện tội phỉ báng, nối lại cuộc điều tra.
Với sự giúp đỡ của cô gái trẻ 24 tuổi Lisbeth Salander, một tin tặc siêu hạng, Blomkvist từng bước khám phá những bí mật tăm tối, ghê tởm về gia đình Vanger. Và bản thân cô gái có hình xăm rồng Salander tính cách lạnh lùng cũng đầy bí ẩn, cũng giấu trong lòng một quá khứ khủng khiếp.
Hiếm có một cuốn tiểu thuyết hình sự nào được giới phê bình đánh giá cao đến thế. “Cuốn sách gây nghiện này là tất cả những gì người đọc có thể mong đợi ở một tiểu thuyết hình sự” - tạp chí Glamour đánh giá. “Độc đáo và đầy mê hoặc” - như nhận xét của báo Chicago Tribune. Báo Pittsburg Post-Gazette cho rằng phải là một nhà văn hình sự bậc thầy mới có thể sáng tác nổi một tiểu thuyết như Cô gái có hình xăm rồng.
Sự xuất chúng của Cô gái có hình xăm rồng không xuất phát từ vụ mất tích bí ẩn hay những án mạng đẫm máu được mô tả trong truyện. Trên thực tế, cuốn sách là cái nhìn đầy tính phê phán và cảnh báo của nhà văn - nhà báo Larsson về xã hội đương đại Thụy Điển.
Nhà phê bình Robert Dessaix của báo Sydney Morning Herald nhận xét chủ đề chính của Cô gái có hình xăm rồng là nạn bạo hành phụ nữ, sự hèn nhát và kém cỏi của giới truyền thông, thói vô đạo đức, bất chấp tất cả vì lợi nhuận của các tập đoàn tài chính và cả mối nguy hiểm của nọc độc phát xít vẫn lẩn khuất trong xã hội Thụy Điển.
Nhân vật nữ chính Lisbeth Salander là nạn nhân của sự bạo hành nhưng cũng là người hùng chống lại bất công xã hội. Cô không thể bị mua chuộc, không thể hủ hóa, trái ngược hoàn toàn với ngay cả những người đàn ông tốt đẹp trong thế giới của nhà văn Larsson.
Hai phần sau The girl who played with fire (Cô gái đùa với lửa - 2006) và The girl who kicked the hornets’ net (Cô gái chọc tổ ong bầu - 2007) với nội dung kể về cuộc đời đầy bi kịch của Lisbeth Salander, được dịch sang tiếng Anh năm 2009 cũng thành công không kém...
Nhà phê bình Nick Cohen của báo Observer cho rằng với tư cách một người báo thù, Lisbeth Salander là hậu duệ xứng đáng của nhân vật Edmund Dantes trong tiểu thuyết kinh điển Bá tước Monte Cristo của đại văn hào Pháp Alexandre Dumas. Nhà phê bình Martin Hannan nhận định bộ đôi Mikael Blomkvist và Lisbeth Salander cũng đáng nhớ không kém thám tử Sherlock Holmes và bác sĩ Watson của nhà văn Scotland Arthur Conan Doyle.
“Đáng buồn thay, Blomkvist và Salander sẽ không còn cuộc phiêu lưu nào khác, bởi chắc chắn là không ai có thể mô tả họ như tác giả Stieg Larsson vĩ đại đã quá cố” - ông Hannan viết.
Cuộc đời ly kỳ như tiểu thuyết
Cuộc đời của Stieg Larsson ly kỳ và sóng gió như chính những nhân vật trong kiệt tác của ông. Theo trang web www.stieglarsson.com, Stieg Larsson chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ ông nội, một nhà hoạt động chống chủ nghĩa phát xít thời Thế chiến II. Năm 1972, ông gặp bà Eva Gabrielsson trong một cuộc họp chống chiến tranh Việt Nam. Họ đã trở thành đôi bạn đời gắn bó keo sơn.
Stieg Larsson trở thành một nhà báo, nhà hoạt động chống chủ nghĩa cực đoan, phát xít và đến năm 1995 thành lập tạp chí Expo chống chủ nghĩa cực đoan, phân biệt chủng tộc. Tạp chí này có nhiều điểm tương đồng với tạp chí Milennium trong Cô gái có hình xăm rồng, một tạp chí gặp khó khăn về kinh tế nhưng luôn đi theo con đường vì sự thật, bảo vệ công bằng xã hội. Ông nhiều lần giảng dạy về chủ nghĩa cực đoan ở Pháp, Đức và ở Sở Cảnh sát Anh.
Đi theo con đường chống chủ nghĩa cực đoan, nhà báo Stieg Larsson có rất nhiều kẻ thù. Ông từng nhiều lần bị dọa giết. Có lần, một tạp chí theo đường lối phát xít mô tả ông là “kẻ thù của người da trắng”, và đăng ảnh chân dung, địa chỉ cùng số điện thoại của ông lên báo. Không ít lần những tên đầu trọc mang gậy gộc đứng rình trước cửa nhà ông. Chính vì vậy, vợ chồng ông luôn phải sống trong sự đề phòng tối đa.
Sợ bà Eva bị liên lụy, ông quyết định không kết hôn và họ sở hữu tài khoản ngân hàng riêng. Mỗi khi ra đường, họ đều mang theo súng phóng điện hoặc một cây búa nhỏ để phòng thân. Có lần họ phải nhờ cảnh sát đến bảo vệ.
“Rất nhiều người ở Thụy Điển biết đến sự dũng cảm của ông ấy” - báo Times Online dẫn lời biên tập viên Eva Gedin thuộc NXB Norstedts. Giới phê bình và độc giả cho rằng nhân vật Mikael Blomkvist, một nhà báo luôn hết mình với lý tưởng nghề nghiệp, chính là hiện thân của Stieg Larsson.
Do qua đời đột ngột, Stieg Larsson không để lại di chúc. Theo luật pháp Thụy Điển, bà Eva vợ ông không được quyền thừa kế bất cứ tài sản gì do ông để lại. Toàn bộ tài sản của ông thuộc về cha ông Erland Larsson và em trai Joakim. Bà Eva đã phải tranh đấu kịch liệt trước tòa để giữ lại một nửa căn hộ của hai vợ chồng ở Stockholm. Chính vì vậy, bà Eva và nhà Larsson không còn nhìn mặt nhau nữa.
Tuy nhiên, theo Daily Mail, bà vẫn giữ lại máy tính xách tay của chồng, có chứa khoảng 200 trang phần thứ tư của Cô gái có hình xăm rồng. Có tin đồn trong đó còn chứa bản thảo thô sáu cuốn tiểu thuyết khác của Stieg Larsson. Một mỏ vàng thật sự.
Gia đình Larsson quyết tâm giành lại chiếc máy tính này và đã đề nghị cho bà Eva căn hộ ở Stockholm, cộng thêm 2,6 triệu USD. Tuy nhiên, bà Eva cương quyết từ chối và khẳng định bà chỉ muốn bảo tồn di sản văn học của chồng, và đảm bảo tài sản từ các cuốn sách sẽ được sử dụng theo đúng mục đích mà ông mong muốn.
Cô gái có hình xăm rồng, tập 1 trong loạt tiểu thuyết Milennium, được NXB Phụ Nữ ấn hành vào tháng 3-2010. Đáng tiếc là bản dịch này có một số lỗi dịch thuật.
Tính đến tháng 3-2010, bộ ba tiểu thuyết Milennium đã bán được tới 27 triệu bản tại 40 quốc gia trên toàn thế giới. Daily Mail cho biết ngay cả đến giờ, phần đầu tiên Cô gái có hình xăm rồng vẫn bán được tới 30.000 bản mỗi tuần ở Anh. Năm 2009, Hãng phim Yellow Bird (Thụy Điển) đã chuyển thể cả ba phần thành phim. Phần đầu tiên thu về 100 triệu USD tiền vé ở châu Âu, và đầu tháng 4 vừa qua đã được phát hành tại Mỹ, được giới phê bình điện ảnh nhiệt liệt ca ngợi.
Theo báo Guardian, Hollywood đang lên kế hoạch dựng lại Cô gái có hình xăm rồng. Các diễn viên nổi tiếng như George Clooney, Johnny Depp và Brad Pitt đều hứng thú với vai Mikael Blomkvist, trong khi hai ngôi sao trẻ Kristen Stewart và Carey Mulligan muốn nhập vai Lisbeth Salander. Các đạo diễn tầm cỡ như Quentin Tarantino, Ridley Scott và Martin Scorsese đều đã tiếp cận nhà sản xuất Soren Stærmose của Hãng Yellow Bird để thực hiện bộ phim.
HIẾU TRUNG
Tuoitrecuoituan
TTCT - Cứ vài năm một lần lại có một bộ sách độc đáo xuất hiện, khiến bạn đọc toàn cầu mê cuồng đến mức ám ảnh.
Cách đây chưa lâu, trẻ em khắp thế giới xếp hàng từ nửa đêm trước nhà sách để mua tập Harry Potter mới nhất. Giờ người lớn ở nhiều nước châu Âu, Mỹ... nóng lòng ngóng chờ The girl who kicked the hornets’ net (Cô gái chọc tổ ong bầu), phần cuối của loạt tiểu thuyết hình sự ba tập Milennium (Thiên niên kỷ) của tác giả Thụy Điển Stieg Larsson.
Cuộc đời của nhà văn - nhà báo đã quá cố này cũng ly kỳ, bí ẩn không kém gì kiệt tác của ông. Nhà văn Larsson, tổng biên tập tạp chí nổi tiếng Expo, qua đời tháng 11-2004 mà không biết rằng chỉ một thời gian ngắn sau, tên tuổi ông lừng lẫy khắp thế giới.
Theo trang web http://www.stieglarsson.com/, sáu tháng trước khi trái tim ngừng đập, ông đến văn phòng của Norstedts - nhà xuất bản (NXB) lâu đời nhất Thụy Điển - với bản thảo hai cuốn tiểu thuyết dày cộp. Cuốn thứ ba sắp sửa hoàn thành. Cuốn thứ tư đang tồn tại trong máy tính xách tay và trong đầu của ông.
Dù bắt đầu viết lách từ năm 12 tuổi, là tác giả hàng trăm bài báo, ông Larsson chưa bao giờ là một nhà văn. Nhưng các biên tập viên tại NXB Norstedts đã bị mê hoặc bởi nội dung ly kỳ, hồi hộp, gay cấn và văn phong độc đáo của bộ truyện.
Do đó, ban giám đốc NXB quyết định ký hợp đồng xuất bản cả ba phần Milennnium ngay lập tức. Phần đầu của Milennium có tên Men who hate women (Những gã đàn ông thù đàn bà) ra mắt độc giả vào năm 2005 và lập tức trở thành một hiện tượng văn học chưa từng có tại Thụy Điển.
Cơn sốt Milennium lan khắp châu Âu, Mỹ và cả thế giới khi bản dịch tiếng Anh có tựa đề The girl with the dragon tattoo (Cô gái có hình xăm rồng) của dịch giả Reg Keeland xuất hiện từ tháng 1-2008.
Rooney Mara trong vai Lisbeth Salander trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Cô gái có hình xăm rồng. (Ảnh: Vanity Fair)
“Bom tấn” văn học và điện ảnh châu Âu
Năm 1964, cô gái 14 tuổi Harriet Vanger, người thừa kế của dòng họ Vanger giàu có và đầy thế lực, mất tích một cách bí ẩn. Chú của cô là ông Henrik Vanger, người lãnh đạo Tập đoàn Vanger, cho rằng cô đã bị sát hại, và trong suốt 40 năm ròng rã điều tra trong vô vọng. Ông thuê nhà báo Mikael Blomkvist của tạp chí Milennium, người vừa bị thua trong một vụ kiện tội phỉ báng, nối lại cuộc điều tra.
Với sự giúp đỡ của cô gái trẻ 24 tuổi Lisbeth Salander, một tin tặc siêu hạng, Blomkvist từng bước khám phá những bí mật tăm tối, ghê tởm về gia đình Vanger. Và bản thân cô gái có hình xăm rồng Salander tính cách lạnh lùng cũng đầy bí ẩn, cũng giấu trong lòng một quá khứ khủng khiếp.
Hiếm có một cuốn tiểu thuyết hình sự nào được giới phê bình đánh giá cao đến thế. “Cuốn sách gây nghiện này là tất cả những gì người đọc có thể mong đợi ở một tiểu thuyết hình sự” - tạp chí Glamour đánh giá. “Độc đáo và đầy mê hoặc” - như nhận xét của báo Chicago Tribune. Báo Pittsburg Post-Gazette cho rằng phải là một nhà văn hình sự bậc thầy mới có thể sáng tác nổi một tiểu thuyết như Cô gái có hình xăm rồng.
Sự xuất chúng của Cô gái có hình xăm rồng không xuất phát từ vụ mất tích bí ẩn hay những án mạng đẫm máu được mô tả trong truyện. Trên thực tế, cuốn sách là cái nhìn đầy tính phê phán và cảnh báo của nhà văn - nhà báo Larsson về xã hội đương đại Thụy Điển.
Nhà phê bình Robert Dessaix của báo Sydney Morning Herald nhận xét chủ đề chính của Cô gái có hình xăm rồng là nạn bạo hành phụ nữ, sự hèn nhát và kém cỏi của giới truyền thông, thói vô đạo đức, bất chấp tất cả vì lợi nhuận của các tập đoàn tài chính và cả mối nguy hiểm của nọc độc phát xít vẫn lẩn khuất trong xã hội Thụy Điển.
Nhân vật nữ chính Lisbeth Salander là nạn nhân của sự bạo hành nhưng cũng là người hùng chống lại bất công xã hội. Cô không thể bị mua chuộc, không thể hủ hóa, trái ngược hoàn toàn với ngay cả những người đàn ông tốt đẹp trong thế giới của nhà văn Larsson.
Hai phần sau The girl who played with fire (Cô gái đùa với lửa - 2006) và The girl who kicked the hornets’ net (Cô gái chọc tổ ong bầu - 2007) với nội dung kể về cuộc đời đầy bi kịch của Lisbeth Salander, được dịch sang tiếng Anh năm 2009 cũng thành công không kém...
Nhà phê bình Nick Cohen của báo Observer cho rằng với tư cách một người báo thù, Lisbeth Salander là hậu duệ xứng đáng của nhân vật Edmund Dantes trong tiểu thuyết kinh điển Bá tước Monte Cristo của đại văn hào Pháp Alexandre Dumas. Nhà phê bình Martin Hannan nhận định bộ đôi Mikael Blomkvist và Lisbeth Salander cũng đáng nhớ không kém thám tử Sherlock Holmes và bác sĩ Watson của nhà văn Scotland Arthur Conan Doyle.
“Đáng buồn thay, Blomkvist và Salander sẽ không còn cuộc phiêu lưu nào khác, bởi chắc chắn là không ai có thể mô tả họ như tác giả Stieg Larsson vĩ đại đã quá cố” - ông Hannan viết.
Cuộc đời ly kỳ như tiểu thuyết
Cuộc đời của Stieg Larsson ly kỳ và sóng gió như chính những nhân vật trong kiệt tác của ông. Theo trang web www.stieglarsson.com, Stieg Larsson chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ ông nội, một nhà hoạt động chống chủ nghĩa phát xít thời Thế chiến II. Năm 1972, ông gặp bà Eva Gabrielsson trong một cuộc họp chống chiến tranh Việt Nam. Họ đã trở thành đôi bạn đời gắn bó keo sơn.
Stieg Larsson trở thành một nhà báo, nhà hoạt động chống chủ nghĩa cực đoan, phát xít và đến năm 1995 thành lập tạp chí Expo chống chủ nghĩa cực đoan, phân biệt chủng tộc. Tạp chí này có nhiều điểm tương đồng với tạp chí Milennium trong Cô gái có hình xăm rồng, một tạp chí gặp khó khăn về kinh tế nhưng luôn đi theo con đường vì sự thật, bảo vệ công bằng xã hội. Ông nhiều lần giảng dạy về chủ nghĩa cực đoan ở Pháp, Đức và ở Sở Cảnh sát Anh.
Đi theo con đường chống chủ nghĩa cực đoan, nhà báo Stieg Larsson có rất nhiều kẻ thù. Ông từng nhiều lần bị dọa giết. Có lần, một tạp chí theo đường lối phát xít mô tả ông là “kẻ thù của người da trắng”, và đăng ảnh chân dung, địa chỉ cùng số điện thoại của ông lên báo. Không ít lần những tên đầu trọc mang gậy gộc đứng rình trước cửa nhà ông. Chính vì vậy, vợ chồng ông luôn phải sống trong sự đề phòng tối đa.
Sợ bà Eva bị liên lụy, ông quyết định không kết hôn và họ sở hữu tài khoản ngân hàng riêng. Mỗi khi ra đường, họ đều mang theo súng phóng điện hoặc một cây búa nhỏ để phòng thân. Có lần họ phải nhờ cảnh sát đến bảo vệ.
“Rất nhiều người ở Thụy Điển biết đến sự dũng cảm của ông ấy” - báo Times Online dẫn lời biên tập viên Eva Gedin thuộc NXB Norstedts. Giới phê bình và độc giả cho rằng nhân vật Mikael Blomkvist, một nhà báo luôn hết mình với lý tưởng nghề nghiệp, chính là hiện thân của Stieg Larsson.
Do qua đời đột ngột, Stieg Larsson không để lại di chúc. Theo luật pháp Thụy Điển, bà Eva vợ ông không được quyền thừa kế bất cứ tài sản gì do ông để lại. Toàn bộ tài sản của ông thuộc về cha ông Erland Larsson và em trai Joakim. Bà Eva đã phải tranh đấu kịch liệt trước tòa để giữ lại một nửa căn hộ của hai vợ chồng ở Stockholm. Chính vì vậy, bà Eva và nhà Larsson không còn nhìn mặt nhau nữa.
Tuy nhiên, theo Daily Mail, bà vẫn giữ lại máy tính xách tay của chồng, có chứa khoảng 200 trang phần thứ tư của Cô gái có hình xăm rồng. Có tin đồn trong đó còn chứa bản thảo thô sáu cuốn tiểu thuyết khác của Stieg Larsson. Một mỏ vàng thật sự.
Gia đình Larsson quyết tâm giành lại chiếc máy tính này và đã đề nghị cho bà Eva căn hộ ở Stockholm, cộng thêm 2,6 triệu USD. Tuy nhiên, bà Eva cương quyết từ chối và khẳng định bà chỉ muốn bảo tồn di sản văn học của chồng, và đảm bảo tài sản từ các cuốn sách sẽ được sử dụng theo đúng mục đích mà ông mong muốn.
Cô gái có hình xăm rồng, tập 1 trong loạt tiểu thuyết Milennium, được NXB Phụ Nữ ấn hành vào tháng 3-2010. Đáng tiếc là bản dịch này có một số lỗi dịch thuật.
Tính đến tháng 3-2010, bộ ba tiểu thuyết Milennium đã bán được tới 27 triệu bản tại 40 quốc gia trên toàn thế giới. Daily Mail cho biết ngay cả đến giờ, phần đầu tiên Cô gái có hình xăm rồng vẫn bán được tới 30.000 bản mỗi tuần ở Anh. Năm 2009, Hãng phim Yellow Bird (Thụy Điển) đã chuyển thể cả ba phần thành phim. Phần đầu tiên thu về 100 triệu USD tiền vé ở châu Âu, và đầu tháng 4 vừa qua đã được phát hành tại Mỹ, được giới phê bình điện ảnh nhiệt liệt ca ngợi.
Theo báo Guardian, Hollywood đang lên kế hoạch dựng lại Cô gái có hình xăm rồng. Các diễn viên nổi tiếng như George Clooney, Johnny Depp và Brad Pitt đều hứng thú với vai Mikael Blomkvist, trong khi hai ngôi sao trẻ Kristen Stewart và Carey Mulligan muốn nhập vai Lisbeth Salander. Các đạo diễn tầm cỡ như Quentin Tarantino, Ridley Scott và Martin Scorsese đều đã tiếp cận nhà sản xuất Soren Stærmose của Hãng Yellow Bird để thực hiện bộ phim.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Reviewsach.club
Review sách Cô Gái Đùa Với Lửa - Stieg Larsson
Độc giả Phan Vũ Bình Nguyên
Điều gì nằm sau hai vụ án mạng?. Dù sao đã cố hết sức có thể!
Nếu đã xem phim “cô gái với hình xăm rồng” thì khi chắc chắn bạn sẽ cực thích cách tạo hình của nhân vật Mikael Blomkvist và Lisbeth Salander trong phim với tài tử Daniel Craig và nữ minh tinh Rooney Mara. Một nhân vật nam với vẻ điển trai đào hoa, thông minh; nhân vật nữ tinh quái, có phần lập dị, và cực kỳ thông minh cứ như cô sở hữu cho mình cái IQ 200 của bác học. Trong phần kế tiếp “Cô gái đùa với lửa” này tác giả lại xây dựng thêm Salander cái kiểu cách thông minh và không kém phần lập dị ấy, cũng lỗi sống phóng túng thiên về cảm xúc nhân vật, cái hay mà không ít tác giả khác bắt chước nhưng không thể nào thành công. Mạch truyện có phần chậm, nhưng lôi cuốn. Thực ra lúc viết nhận xét này mình chỉ vừa đọc tới trang 300 của cuốn sách nhưng quyết định viết vì cái cách mà nhà biên tập phát hành tại VN đưa những ngôn từ và dịch thuật một cách cẩu thả làm mình bức xúc đến nỗi phải dừng đọc để làm công việc này. Điểm trừ duy nhất cho tới lúc này đó là những từ ngữ sau khi dịch cứ ngỡ như mình đọc bằng google translate, tuy không mắc phải bất cứ một lỗi chính tả nào, nhưng người đọc phải đọc đi đọc lại ít nhất là 2 lần 1 đoạn văn chỉ để hiểu được nội dung. Chưa kể là thay vì viết “tình dục”, sách lại viết là “tính dục” hay “dớ dẩn” … những tiểu tiết này tuy có thể bỏ qua nhưng lặp đi lặp lại khiến mình thấy khó lòng chấp nhận. Điểm trừ cho nhà xuất bản.
Còn về nội dung chắc mình phải gửi nhận xét rồi hoàn thành nhanh nhất có thể để tiếp tục rút ra nhận xét.
Độc giả Hoàng Quốc Việt
Lisbeth Salander bị cảnh sát toàn Thuỵ Điển truy nã. Thật không ngờ mọi chuyện lại ra nông nỗi này! Bị tình nghi đã giết ba mạng người, Slander tuyệt đối giữ kín tung tích và âm thầm điều tra quá khứ bí ẩn. Thật không ngờ mọi chuyện lại ra nông nỗi này!.
Cô Gái Đùa Với Lửa là tập thứ hai trong bộ ba tác phẩm Millenium của tác giả Stieg Larsson viết về những góc khuất của xã hội Thụy Điển. Cũng như tập đầu tiên, tập thứ hai này rất cuốn hút, đưa người đọc theo chân bộ đôi Salander – Blomkvist khám phá bí ẩn của vụ giết người. Sách này xuất bản năm 2014 (tái bản) nhưng bản mình nhận được hơi cũ và bị ố vàng vài chỗ, có lẽ khâu bảo quản sách của Tiki chưa được hoàn chỉnh lắm. Vấn đề dịch thì cũng như các bạn đọc khác nhận xét, chưa được trau chuốt lắm.
Độc giả thu thủy
Cô Gái Đùa Với Lửa. Sao vậy nhỉ?
Đến với ” Cô gái đùa với lửa”, là thêm một lần được trải nghiệm và phiêu lưu cùng tác giả bậc thầy trong truyện trinh thám, phiêu lưu Stieg Larsson. Sự thông minh, sắc xảo của nhân vật, kết hợp với lối dẫn truyện đầy bất ngờ, nhưng lại gần gũi với người đọc, lôi cuốn trong từng con chữ, khiến cho chúng ta khó mà có thể bỏ dở cuốn sách được, người đọc như bị cuốn theo vào cuốn sách theo từng chi tiết nhỏ nhất, mỗi nhân vật lại để lại một ấn tượng khác biệt, và đó cũng chính là sự thành công trong việc xây dựng nhân vật của Stieg Larsson.
Độc giả Nguyễn Minh Tú
”Cô gái đùa với lửa” là thành công nối tiếp của “Cô gái có hình xăm rồng”. A!Thì ra là vậy! Tác giả phân thân giữa hai biệt tài làm người đọc say mê: một mặt tạo ra những nhân vật phức tạp, chân thực, đầy sức hấp dẫn ngay cả khi họ phải hành động đi ngược lại lợi ích bản thân: mặt khác đóng gói thông tin, đóng mở các dữ kiện, tạo ra một bầu không khí hồi hộp kịch tính đến phút chót. A!Thì ra là vậy!”. Thật là khó lường trước được điều gì sẽ xảy ra.
Nếu như ở phần một “Cô gái có hình xăm rồng”, tôi được biết đến cô gái Salander với trí thông minh phi thường, cùng với gia thế, xuất xứ bí ẩn thì sang phần 2 “cô gái đùa với lửa”, giúp độc giả hiểu rõ hơn về Salander, giải quyết được thắc mắc tại sao một cô gái rất bình thường nhưng sở hữu trí tuệ cùng cá tính cực kì đặc biệt như vậy. Stieg Larsson rất thành công khi xây dựng được nhân vật Salander, một cô gái đầy cá tính, và có lẽ là cá tính nhất mà tôi từng được đọc, không chỉ riêng với Salander, những nhân vật khác đều có đất để thể hiện bản thân mình, mặc dù không cần dùng nhiều ngôn từ, không cần dông dài, nhưng mỗi nhân vật trong sách của ông đều để lại ấn tượng trong tôi.
Về phần nội dung sách, thì với bản thân mình, cuốn sách cuốn hút từ đầu tới cuối, có bạn cho rằng đoạn ban đầu hơi lan man nhưng mình lại cảm thấy chẳng có một chi tiết nào gọi là thừa cả, ngay khi cầm cuốn sách lên, mình đã bị cuốn theo từng bước chân của Salander cho tới Blomkvist trong hành trình đi chứng minh sự vô tội cho cô bạn gái của mình, mặc dù có đôi lúc hơi khó chịu vì lỗi dịch thuật, nhưng tạm chấp nhận được. Cuốn sách không đơn thuần là trinh thám, bởi vì tác giả muốn mang lại một thông điệp đầy sức nặng, đầy tính thời sự: Đề Cao và Trân Trọng Phụ Nữ – một thông điệp của thời đại và Larsson đã làm rất tốt điều đó với ngòi bút của mình.
Độc giả Trịnh Hiếu Phương
Lisbeth Salander có thực sự là kẻ giết người?. Chuyện gì thế
Mình đã từng xem qua bộ phim Cô gái có hình xăm rồng và cảm thấy phim khá hay nên đã quyết định chọn mua tác phẩm này. Nội dung thì có vẻ ổn nhưng dịch thì khá lủng củng, rời rạc mà mọi người hay gọi là kiểu “google dịch” ý. Đáng ra với cách dịch này thì mình sẽ không cho cao như vậy nhưng xét về hình thức của cuốn sách và giấy in cùng với số lượng trang dày đặc như thế nên có lẽ mình sẽ cho 4 sao. Mong công ty phát hành cuốn sách này khi tái bản cuốn sách này sẽ chú tâm phần dịch hay hơn nữa để tác phẩm đến với tay đọc giả Việt được hoàn thiện hơn. Nhờ đó, giá trị của tác phẩm trong mắt người đọc cũng được nâng lên.
Độc giả Minh Anh
Stieg Larsson là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội tích cực. Cái đó cần phải xem xét thêm đã! Dưới thể loại truyện trinh thám, tiểu thuyết của Larsson soi ánh sáng vào những góc khuất của xã hội Thuỵ Điển và dành nhiều trân trọng và trìu mến cho phụ nữ và trẻ em. Cái đó cần phải xem xét thêm đã!. Cái đó cần phải xem xét thêm đã!
Trong quyển sách thứ nhất “Cô gái với hình xăm rồng” Lisbeth được khắc họa nhiều về tài năng và trí thông minh thì trong quyển thứ hai này, tính cách và quan điển sống của cô được khắc họa rõ nét hơn. Ngoài ra ở tập này, nhà văn Stieg Larsson đã gỡ từng nút thắt về tuổi thơ của Lisbeth, liên tiếp đưa ta từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Phần mở đầu truyện hơi lan man nhưng khi vào đến cốt truyện chính thì tiết tấu trở nên nhanh và dồn dập hơn. Tác giả tạo hàng loạt các nút thắt, các bí ẩn khiến chúng ta không thể bỏ cuốn sách xuống và mong muốn được nghiền ngẫm cuốn sách để giải tỏa hết tò mò và khúc mắc. Stieg Larsson đúng một cây bút có tài kể chuyện và dẫn dắt tuyệt vời!
Ngoài cốt truyện tuyệt vời ra thì điểm trừ lớn nhất của sách khiến mình chỉ chấm 3/5 sao chính là dịch thuật. Đây là quyển sách dịch tệ nhất mình từng đọc! Lủng củng và nhiều câu tối nghĩa, không hiểu được ý của người dịch. Mình không hiểu người dịch và biên tập sao có thể cho ra một quyển sách chất lượng dịch kém như vậy. Nếu không vì cốt truyện xuất sắc có lẽ mình đã bỏ ngang quyển này vì chất lượng dịch. Mong là sách sẽ được tái bản với chất lượng dịch tốt hơn.
Độc giả Nguyễn Kiên Tường
“Bộ đôi kỳ quặc” Slander – Blomkvist có còn hợp lực tác chiến nữa hay không?.
Nhận xét: Cuốn Cô gái có hình xăm rồng quá ấn tượng nên tôi mua luôn cuốn hai và ba ngay. Cuốn hai Cô gái đùa với lửa cũng hay ác liệt, ngốn ngấu có mấy ngày xong hơn 600 trang sách. Một lần nữa, cuộc phiêu lưu kỳ quặc của hai kẻ lì lợm Blomkvist và Salander đã chiếm hữu trái tim của bạn đọc khắp nơi trên thế giới. Stieg Lasson có tài trong việc đề cao phụ nữ Thụy Điển nói riêng và chị em trên thế giới nói chung.
Khuyên: Rất hay, phải đọc.
Độc giả Lam Phương
Bộ ba tiểu thuyết Thiên niên kỷ là minh chứng hùng hồn cho tuyên bố “ủng hộ bình đẳng giới” của nhà văn Thụy Điển. Tiếc thế Trong tác phẩm của ông, những kẻ đối xử tàn tệ với phụ nữ đều gặp những kết cục không mấy tốt đẹp. Tiếc thế. Tại sao ! Tại sao lạinhư vậy!
Tiếp nối thành công của Cô gái có hình xăm rồng, Stieg Larsson trở lại với siêu phẩm Cô gái đùa với lửa. Lần này Stieg Larsson miêu tả rõ nét hơn một cô gái tên Salander Lisbeth. Cô ấy thực sự làm mình bất ngờ. Dưới bộ mặt ấy là một con người mạnh mẽ đến lạ thường nhưng cũng không kém phần cô độc. Vẫn là những màn rượt bắt, truy đuổi sát sao đến nghẹt thở, những tên tội phạm đáng bị trừng phạt lẩn trốn ngày đêm âm mưu hãm hại lại những người bảo vệ chính nghĩa bằng cách của họ, quá đỉnh.
Độc giả Nguyễn Huỳnh Nhật Anh
Ở quyển sách này tác giả Stieg Larrson đã miêu tả rõ hơn về nhân vật Salander Lisbeth. Một cô gái tưởng chừng như thật kì dị và chẳng giúp ích được gì cho đời nhưng chớ nên đánh giá vội. Nội tâm cô gái này như là cả một thế giới phức tập và không dễ gì cho mọi người xâm nhập vào, nhưng tác giả đã miêu tả một cách khá là đặc sắc và lôi cuốn. Ở nửa đầu quyển sách thì cũng chưa có gì hay, hơi lê thê với cách dẫn truyện nhập nhằng nhưng ở nửa sau quyển sách khá là kịch tính và gây cấn. Cô nàng Salander này đã làm cho người đọc ngạc nhiên với tính cách mạnh mẽ , khả năng vi tính siêu hạng cùng đời sống tình dục khá là phóng khoáng nhưng sâu trong tâm trí cô vẫn chỉ là cô gái độ 25,rất muốn yêu và được yêu , nhưng những vết thương trong lòng cùng tuổi thơ không mấy tốt đẹp đã làm cô phải khép kín lại tâm hồn của chính mình và chẳng cho ai bước vào được.
Độc giả Trương Quốc Hào
Một lần nữa ta có dịp khâm phục tài năng của Stieg Larsson, thông qua nhân vật nữ chính ông đã giúp ta hiểu thêm về bối cảnh xã hội của các nước Bắc Âu, không hề bình lặng như vẻ ngoài của nó. Dù là truyện trinh thám nhưng cũng đầy ắp tính nhân văn.
Cũng giống như quyển đầu tiên thì những trang đầu tiên có thể làm bạn quyết định cất quyển sách vào một góc nào đó, nhưng chỉ cần một chút kiên nhẫn, vượt qua được nó bạn sẽ có được một câu truyện với tiết tấu nhanh hơn và vô cùng lôi cuốn. Salander lại một lần nữa gây ấn tượng với bạn đọc bằng sự mạnh mẽ, bằng sự thông minh và cả những góc khuất bên trong nội tâm của cô nữa. Có lẽ không ít những người như tôi, càng đọc càng thấy yêu quý Salander hơn, càng mong muốn được theo bước cuộc hành trình của cô qua từng trang sách.
Và điểm trừ, tiếc thay, có lẽ lại là dịch thuật, Một vấn đề có thể làm hỏng đi cả một cuốn sách, có thể khiến nhiều người đánh giá không cao về cuốn này. Nhưng nếu bạn đã đọc xong Cô gái có hình xăm rồng thì đừng ngần ngại rinh về Cô gái đùa với lửa nhé, không hề uổng đâu!
Độc giả nguyễn hoàng việt nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
tôi là 1 fan của bộ tiểu thuyết Millennium và đã đọc tập 1 cùng phần đầu tập 2 bản tiếng anh và cực kỳ thích thế nhưng bản dịch này thật sự quá tệ. Tôi không hiểu người dịch có làm việc đàng hoàng hay không hay có biên tập viên hay không nhưng thực sự là bản dịch này quá khó đọc. Cuốn sách đầy những câu tối nghĩa, diễn đạt không ra tiếng việt (đấy là mới đọc đến 1/4) khiến người đọc thật sự là phải nhăn mặt. Cảm giác như ăn 1 bát cơm đầy sạn vậy. Thật sự rất buồn khi phải chấm cuốn sách mình thích có 2/5 sao nhưng bản dịch này thật sự phá hỏng 1 cuốn truyện trinh thám xuất sắc
Độc giả Nguyễn Dương
Lisbeth Salander là một thiên tài bị cả xã hội nhìn nhận như một người thiểu năng tâm thần, không đủ sức để tự cai quản bản thân mình. Nếu như qua phần 1, tính cách của nhân vật Salander chỉ được khắc họa qua những việc mà cô trải qua, sự cứng rắn, lạnh lùng của cô đối với xã hội thì ở quyển 2, Salander có chiều sâu hơn rất nhiều. Ở Cô gái đùa với lửa, Salander là một con người có đạo đức công việc và đạo đức sống, người đọc hiểu được động cơ, luồn lách theo cách suy nghĩ của bộ óc thiên tài đấy để rồi hiểu được cách sống bị xem là bệnh hoạn và tàn nhẫn của cô.
Stieg Larsson có cách viết tiểu thuyết thông mình và dồn dập. Câu chuyện của ông thật đến từng điếu thuốc lá, từng cái bánh pan pizza trong giỏ hàng của nhân vật, mọi thứ đều ngăn nắp, đề logic và khoa học. Ông không viết văn một cách ngẫu hứng, mà ngược lại, Stieg Larsson là một nhà báo khoa học viết văn. Ông thấu hiểu những suy nghĩ và ham muốn của người phụ nữ với con mắt bình quyền, đầy tôn trọng.
Người Việt Nam chúng ta khi đọc bộ ba tiểu thuyết này sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về cách sống đặc biệt là của người phụ nữ. Tuy nhiên, tác phẩm đã mang đến một thông điệp trân trọng và cảm thông đối với người phụ nữ cũng như suy nghĩ và sự lựa chọn của họ.
Độc giả nguyễn thúy hằng nga nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
mình đã nhảy cóc khi không đọc cuốn số 1: cô gái với hình xăm rồng mà đọc luôn cuốn số 2, cô gái đùa với lửa
đây là một cuốn truyện trinh thám mà theo mình đánh giá khá hay: cách mô tả tâm lý, cách những nhân vật đưa Libeth vào tròng của sự dối gian và mưu mô. Bản năng sinh tồn và ý chí đạo đức trên 1 khuôn khổ cô tạo ra
Ấn tượng ban đầu mà Libeth tạo ra cho người đọc có lẽ cô tâm thần thật, rối trí và chẳng khác nào 1 cô nàng quái dị với đầy hình xăm và khoen khắp nơi trên cơ thể. Nhưng tài năng không thể phủ nhận, cái khoảng thời gian cô trải qua khi còn thơ ấu lần lượt mở ra khiến ta cảm phục và xót thương cô nhiều hơn.
Đây quả thật là cuốn tiểu thuyết trinh thám cuốn hút và hấp dẫn mà bất cứ ai yêu thích thể loại này không nên bỏ lỡ
Điểm trừ cho bộ truyện này có lẽ thiên về văn phong dịch nhiều hơn, không hiểu sao từ tính dục làm mình khá khó chịu khi đọc nó. Một số câu chửi thề mặc dù khắc họa được nhân vật nhưng nếu tác giả dịch 1 cách nhẹ nhàng hoặc với tần số ít đi đôi chút thì câu chuyện đã hay hơn nhiều.
Ngoài ra, đây là truyện của Thụy Điển nên các tên nhân vật khá dài, khó nhớ, và truyện lại có đặc điểm có quá nhiều nhân vật xuất hiện. Điều cuối cùng mà mình không thích đó là hơn 1/5 cuốn sách mô tả lại về vụ việc của tập 1: cô gái với hình xăm rồng. Nếu muốn đọc lại cuốn số 1 thì dám chắc mình đã nắm được toàn bộ nội dung của tập đó.
Tuy nhiên vì sự khắc họa nhân vật thông minh, mình cho cuốn sách này 8/10 điểm
Độc giả Mo Mo nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
Tuy không phải là fan hâm mộ những bộ truyện trinh thám phá án vì những vụ án khiến tôi sợ hãi, nhưng Cô gái đùa với lửa đã kích thích trí tò mò của tôi và tôi đã bị cuốn hút vào những tình tiết hấp dẫn của câu chuyện. Mặc dầu ban đầu Lisbeth không có nhiều ấn tượng đẹp trong tôi, chỉ là một cô gái kì lạ, cá tính và hơi không bình thường, nhưng theo thời gian, những yếu tố tốt đẹp trong cô dần được bộc lộ. Tôi không thương hại cô bởi cô có một quá khứ tổn thương,nhưng tôi khâm phục cách cô vượt qua khó khăn ấy. Quả là một cô gái thông minh, và hấp dẫn. Tình tiết truyện thì liên tiếp có nhiều nút thắc, nhiều câu hỏi, nhiều bí ẩn cần được khám phá. Tuy nhiên, điểm trừ là đôi khi dịch giả dịch câu văn tôi không hiểu ý nó muốn nói gì. Có lẽ khâu dịch thuật không kĩ đã khiến cho một câu chuyện trinh thám mất đi một phần hấp dẫn của nó. Hi vọng đợt tái bản sẽ có sự điều chỉnh này từ NXB.
Độc giả Nguyễn Thị Vy nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
Mình hoàn toàn khâm phục tài năng văn chương Steig Larsson. Ông đã tạo nên những tác phẩm mang màu sắc trinh thám cực kỳ hấp dẫn và lôi cuốn, với nhiều những chi tiết độc đáo, mới mẻ. Thêm vào đó ông luôn có cách riêng biệt để nhìn nhận những vấn đề hóc búa, gai góc, nên cuốn sách nào được ông viết ra đều có một chất rất riêng, không thể pha trộn. “Cô gái đùa với lửa” là một tác phẩm như thế. Trong tập hai này, tác giả tiếp tục đưa người đọc đến với cuộc hành trình của cô gái kỳ lạ Lisbeth Salander, một con người đã chịu nhiều tổn thương về thể xác lẫn tinh thần. Những đoạn miêu tả tâm lý, hành động, và những dòng hồi ức về tuổi thơ Salander được tác giả viết một cách xuất sắc, làm nổi bật được chiều sâu trong tính cách nhân vật. Qua hình ảnh Salander, qua những khắc họa chân thực trong tác phẩm, người đọc thấy được một phần trong xã hội Thụy Điển: một xã hội không bình yên, luôn tồn tại đây đó những tội ác nhằm vào phụ nữ. Tác phẩm này, bên cạnh chất trinh thám ly kỳ, còn là một tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ nhân quyền, thể hiện cái nhìn đầy chất nhân văn của tác giả.
Độc giả Phạm Thành Trung nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
Đây là tác phẩm đầu tiên của nhà văn này mà mình đọc. Một câu chuyện trinh thám, kết hợp yếu tố ly kỳ, tâm lý, làm mình bị cuốn hút từ đầu đến cuối. Tác giả đã rất tài tình khi kể một câu chuyện tưởng chừng bình thường, nhưng lại ẩn dấu biết bao điều bất ngờ và không tưởng. Với ngôn từ và cách diễn đạt thẳng thắn, nhưng không kém phần uyển chuyển tinh tế, câu chuyện thực sự có một sức nặng, làm độc giả nghẹt thở đến giây phút cuối. Thêm vào đó là chiều sâu ý nghĩa nhân văn mà tác phẩm gửi gắm, cũng làm mình rất hài lòng, vì đây không chỉ là một câu chuyện giải trí thông thường, mà để lại rất nhiều dư vị khó quên.
Nhưng mình không thích bài cuốn này cũng như những cuốn cùng series, quá đơn giản và không mấy ấn tượng. Nếu Nhã Nam xuất bản cuốn này có lẽ mình sẽ thích hơn.
Độc giả Đan nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
“Cô gái đùa với lửa” là câu chuyện trinh thám về vụ án mà chính Lisbeth Salander là kẻ tình nghi số 1 và bị truy nã trên toàn quốc. Cực kỳ gay cấn? Tất nhiên, nhưng cũng như tập 1, sự gay cấn chỉ diễn ra ở nửa sau cuốn sách. Nửa đầu vẫn chậm chạp, lề mề với đủ thứ chuyện con ong cái kiến như Lisbeth Salander đi mua đồ IKEA, trang trí nội thất, làm sandwiches, pha cà phê… Cùng với những câu chuyện về nạn buôn người và ngành công ngịiệp tình dục. Cũng không sai khi nói rằng Lisbeth Salander chính là nhân tố duy nhất đủ hấp dẫn để giữ độc giả tiếp tục tập trung đọc sách cho đến khi… câu chuyện chuyển biến và trở nên hay ho hơn. Thực sự rất ấm lòng khi cô gái lập dị và cô độc ấy, khi bị giới truyền thống cả nước truy đuổi và bôi nhọ, vẫn có những người bạn thực sự đứng lên tin tưởng và ủng hộ cô (dù trước đó cô đã chuồn ra nước ngoài suốt cả năm trời, không chào tạm biệt).
Trong cuốn sách này có một nhân vật đặc biệt dị thường là một gã khổng lồ không biết đau. Nhưng điều khiến độc giả cảm thấy khó tin hơn nữa là các nhân vật “biết đau” lại cũng chẳng dễ hạ gục chút nào: dù bị đạn găm vào não hay rìu bổ xuống nửa đầu, họ vẫn sống nhăn. Kỳ diệu!
Độc giả Nguyễn Khiết Anh nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
Đọc phần đầu, mình cảm thấy hơi chán vì truyện thuần miêu tả chuỗi ngày của Salander. Nhưng khi vượt qua những trang đầu rồi, bạn không những sẽ hiểu hơn các phần sau, mà còn bị cuốn vào guồng câu chuyện và không cách nào dứt ra được.
Truyện phác hoạ nên cả một làn sóng ngầm dưới lớp vỏ bọc Dân chủ và hoàn hảo của xã hội Thụy Điển: nơi con người kì thị lẫn nhau, nơi những người tưởng chừng thanh liêm nhất lại ở dưới vũng sâu của tội ác,… Càng đọc, bạn sẽ càng hăng, vì các tình tiết cứ thắt lại, bí ẩn chồng bí ẩn, dày lên như một màn sương. Số lượng nhân vật trong cuốn 2 cũng nhiều hơn cuốn một, đem đến sự đa diện nhiều chiều cho quyển sách.
Mình thấy quyển hai thiên về hành động nhiều hơn, đọc mà adrenaline muốn tràn ra ngoài:), nhưng việc phá án, khám phá bí mật thì cá nhân mình thấy cuốn 1 làm tốt hơn:)
Review sách Cô Gái Đùa Với Lửa - Stieg Larsson
Độc giả Phan Vũ Bình Nguyên
Điều gì nằm sau hai vụ án mạng?. Dù sao đã cố hết sức có thể!
Nếu đã xem phim “cô gái với hình xăm rồng” thì khi chắc chắn bạn sẽ cực thích cách tạo hình của nhân vật Mikael Blomkvist và Lisbeth Salander trong phim với tài tử Daniel Craig và nữ minh tinh Rooney Mara. Một nhân vật nam với vẻ điển trai đào hoa, thông minh; nhân vật nữ tinh quái, có phần lập dị, và cực kỳ thông minh cứ như cô sở hữu cho mình cái IQ 200 của bác học. Trong phần kế tiếp “Cô gái đùa với lửa” này tác giả lại xây dựng thêm Salander cái kiểu cách thông minh và không kém phần lập dị ấy, cũng lỗi sống phóng túng thiên về cảm xúc nhân vật, cái hay mà không ít tác giả khác bắt chước nhưng không thể nào thành công. Mạch truyện có phần chậm, nhưng lôi cuốn. Thực ra lúc viết nhận xét này mình chỉ vừa đọc tới trang 300 của cuốn sách nhưng quyết định viết vì cái cách mà nhà biên tập phát hành tại VN đưa những ngôn từ và dịch thuật một cách cẩu thả làm mình bức xúc đến nỗi phải dừng đọc để làm công việc này. Điểm trừ duy nhất cho tới lúc này đó là những từ ngữ sau khi dịch cứ ngỡ như mình đọc bằng google translate, tuy không mắc phải bất cứ một lỗi chính tả nào, nhưng người đọc phải đọc đi đọc lại ít nhất là 2 lần 1 đoạn văn chỉ để hiểu được nội dung. Chưa kể là thay vì viết “tình dục”, sách lại viết là “tính dục” hay “dớ dẩn” … những tiểu tiết này tuy có thể bỏ qua nhưng lặp đi lặp lại khiến mình thấy khó lòng chấp nhận. Điểm trừ cho nhà xuất bản.
Còn về nội dung chắc mình phải gửi nhận xét rồi hoàn thành nhanh nhất có thể để tiếp tục rút ra nhận xét.
Độc giả Hoàng Quốc Việt
Lisbeth Salander bị cảnh sát toàn Thuỵ Điển truy nã. Thật không ngờ mọi chuyện lại ra nông nỗi này! Bị tình nghi đã giết ba mạng người, Slander tuyệt đối giữ kín tung tích và âm thầm điều tra quá khứ bí ẩn. Thật không ngờ mọi chuyện lại ra nông nỗi này!.
Cô Gái Đùa Với Lửa là tập thứ hai trong bộ ba tác phẩm Millenium của tác giả Stieg Larsson viết về những góc khuất của xã hội Thụy Điển. Cũng như tập đầu tiên, tập thứ hai này rất cuốn hút, đưa người đọc theo chân bộ đôi Salander – Blomkvist khám phá bí ẩn của vụ giết người. Sách này xuất bản năm 2014 (tái bản) nhưng bản mình nhận được hơi cũ và bị ố vàng vài chỗ, có lẽ khâu bảo quản sách của Tiki chưa được hoàn chỉnh lắm. Vấn đề dịch thì cũng như các bạn đọc khác nhận xét, chưa được trau chuốt lắm.
Độc giả thu thủy
Cô Gái Đùa Với Lửa. Sao vậy nhỉ?
Đến với ” Cô gái đùa với lửa”, là thêm một lần được trải nghiệm và phiêu lưu cùng tác giả bậc thầy trong truyện trinh thám, phiêu lưu Stieg Larsson. Sự thông minh, sắc xảo của nhân vật, kết hợp với lối dẫn truyện đầy bất ngờ, nhưng lại gần gũi với người đọc, lôi cuốn trong từng con chữ, khiến cho chúng ta khó mà có thể bỏ dở cuốn sách được, người đọc như bị cuốn theo vào cuốn sách theo từng chi tiết nhỏ nhất, mỗi nhân vật lại để lại một ấn tượng khác biệt, và đó cũng chính là sự thành công trong việc xây dựng nhân vật của Stieg Larsson.
Độc giả Nguyễn Minh Tú
”Cô gái đùa với lửa” là thành công nối tiếp của “Cô gái có hình xăm rồng”. A!Thì ra là vậy! Tác giả phân thân giữa hai biệt tài làm người đọc say mê: một mặt tạo ra những nhân vật phức tạp, chân thực, đầy sức hấp dẫn ngay cả khi họ phải hành động đi ngược lại lợi ích bản thân: mặt khác đóng gói thông tin, đóng mở các dữ kiện, tạo ra một bầu không khí hồi hộp kịch tính đến phút chót. A!Thì ra là vậy!”. Thật là khó lường trước được điều gì sẽ xảy ra.
Nếu như ở phần một “Cô gái có hình xăm rồng”, tôi được biết đến cô gái Salander với trí thông minh phi thường, cùng với gia thế, xuất xứ bí ẩn thì sang phần 2 “cô gái đùa với lửa”, giúp độc giả hiểu rõ hơn về Salander, giải quyết được thắc mắc tại sao một cô gái rất bình thường nhưng sở hữu trí tuệ cùng cá tính cực kì đặc biệt như vậy. Stieg Larsson rất thành công khi xây dựng được nhân vật Salander, một cô gái đầy cá tính, và có lẽ là cá tính nhất mà tôi từng được đọc, không chỉ riêng với Salander, những nhân vật khác đều có đất để thể hiện bản thân mình, mặc dù không cần dùng nhiều ngôn từ, không cần dông dài, nhưng mỗi nhân vật trong sách của ông đều để lại ấn tượng trong tôi.
Về phần nội dung sách, thì với bản thân mình, cuốn sách cuốn hút từ đầu tới cuối, có bạn cho rằng đoạn ban đầu hơi lan man nhưng mình lại cảm thấy chẳng có một chi tiết nào gọi là thừa cả, ngay khi cầm cuốn sách lên, mình đã bị cuốn theo từng bước chân của Salander cho tới Blomkvist trong hành trình đi chứng minh sự vô tội cho cô bạn gái của mình, mặc dù có đôi lúc hơi khó chịu vì lỗi dịch thuật, nhưng tạm chấp nhận được. Cuốn sách không đơn thuần là trinh thám, bởi vì tác giả muốn mang lại một thông điệp đầy sức nặng, đầy tính thời sự: Đề Cao và Trân Trọng Phụ Nữ – một thông điệp của thời đại và Larsson đã làm rất tốt điều đó với ngòi bút của mình.
Độc giả Trịnh Hiếu Phương
Lisbeth Salander có thực sự là kẻ giết người?. Chuyện gì thế
Mình đã từng xem qua bộ phim Cô gái có hình xăm rồng và cảm thấy phim khá hay nên đã quyết định chọn mua tác phẩm này. Nội dung thì có vẻ ổn nhưng dịch thì khá lủng củng, rời rạc mà mọi người hay gọi là kiểu “google dịch” ý. Đáng ra với cách dịch này thì mình sẽ không cho cao như vậy nhưng xét về hình thức của cuốn sách và giấy in cùng với số lượng trang dày đặc như thế nên có lẽ mình sẽ cho 4 sao. Mong công ty phát hành cuốn sách này khi tái bản cuốn sách này sẽ chú tâm phần dịch hay hơn nữa để tác phẩm đến với tay đọc giả Việt được hoàn thiện hơn. Nhờ đó, giá trị của tác phẩm trong mắt người đọc cũng được nâng lên.
Độc giả Minh Anh
Stieg Larsson là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội tích cực. Cái đó cần phải xem xét thêm đã! Dưới thể loại truyện trinh thám, tiểu thuyết của Larsson soi ánh sáng vào những góc khuất của xã hội Thuỵ Điển và dành nhiều trân trọng và trìu mến cho phụ nữ và trẻ em. Cái đó cần phải xem xét thêm đã!. Cái đó cần phải xem xét thêm đã!
Trong quyển sách thứ nhất “Cô gái với hình xăm rồng” Lisbeth được khắc họa nhiều về tài năng và trí thông minh thì trong quyển thứ hai này, tính cách và quan điển sống của cô được khắc họa rõ nét hơn. Ngoài ra ở tập này, nhà văn Stieg Larsson đã gỡ từng nút thắt về tuổi thơ của Lisbeth, liên tiếp đưa ta từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Phần mở đầu truyện hơi lan man nhưng khi vào đến cốt truyện chính thì tiết tấu trở nên nhanh và dồn dập hơn. Tác giả tạo hàng loạt các nút thắt, các bí ẩn khiến chúng ta không thể bỏ cuốn sách xuống và mong muốn được nghiền ngẫm cuốn sách để giải tỏa hết tò mò và khúc mắc. Stieg Larsson đúng một cây bút có tài kể chuyện và dẫn dắt tuyệt vời!
Ngoài cốt truyện tuyệt vời ra thì điểm trừ lớn nhất của sách khiến mình chỉ chấm 3/5 sao chính là dịch thuật. Đây là quyển sách dịch tệ nhất mình từng đọc! Lủng củng và nhiều câu tối nghĩa, không hiểu được ý của người dịch. Mình không hiểu người dịch và biên tập sao có thể cho ra một quyển sách chất lượng dịch kém như vậy. Nếu không vì cốt truyện xuất sắc có lẽ mình đã bỏ ngang quyển này vì chất lượng dịch. Mong là sách sẽ được tái bản với chất lượng dịch tốt hơn.
Độc giả Nguyễn Kiên Tường
“Bộ đôi kỳ quặc” Slander – Blomkvist có còn hợp lực tác chiến nữa hay không?.
Nhận xét: Cuốn Cô gái có hình xăm rồng quá ấn tượng nên tôi mua luôn cuốn hai và ba ngay. Cuốn hai Cô gái đùa với lửa cũng hay ác liệt, ngốn ngấu có mấy ngày xong hơn 600 trang sách. Một lần nữa, cuộc phiêu lưu kỳ quặc của hai kẻ lì lợm Blomkvist và Salander đã chiếm hữu trái tim của bạn đọc khắp nơi trên thế giới. Stieg Lasson có tài trong việc đề cao phụ nữ Thụy Điển nói riêng và chị em trên thế giới nói chung.
Khuyên: Rất hay, phải đọc.
Độc giả Lam Phương
Bộ ba tiểu thuyết Thiên niên kỷ là minh chứng hùng hồn cho tuyên bố “ủng hộ bình đẳng giới” của nhà văn Thụy Điển. Tiếc thế Trong tác phẩm của ông, những kẻ đối xử tàn tệ với phụ nữ đều gặp những kết cục không mấy tốt đẹp. Tiếc thế. Tại sao ! Tại sao lạinhư vậy!
Tiếp nối thành công của Cô gái có hình xăm rồng, Stieg Larsson trở lại với siêu phẩm Cô gái đùa với lửa. Lần này Stieg Larsson miêu tả rõ nét hơn một cô gái tên Salander Lisbeth. Cô ấy thực sự làm mình bất ngờ. Dưới bộ mặt ấy là một con người mạnh mẽ đến lạ thường nhưng cũng không kém phần cô độc. Vẫn là những màn rượt bắt, truy đuổi sát sao đến nghẹt thở, những tên tội phạm đáng bị trừng phạt lẩn trốn ngày đêm âm mưu hãm hại lại những người bảo vệ chính nghĩa bằng cách của họ, quá đỉnh.
Độc giả Nguyễn Huỳnh Nhật Anh
Ở quyển sách này tác giả Stieg Larrson đã miêu tả rõ hơn về nhân vật Salander Lisbeth. Một cô gái tưởng chừng như thật kì dị và chẳng giúp ích được gì cho đời nhưng chớ nên đánh giá vội. Nội tâm cô gái này như là cả một thế giới phức tập và không dễ gì cho mọi người xâm nhập vào, nhưng tác giả đã miêu tả một cách khá là đặc sắc và lôi cuốn. Ở nửa đầu quyển sách thì cũng chưa có gì hay, hơi lê thê với cách dẫn truyện nhập nhằng nhưng ở nửa sau quyển sách khá là kịch tính và gây cấn. Cô nàng Salander này đã làm cho người đọc ngạc nhiên với tính cách mạnh mẽ , khả năng vi tính siêu hạng cùng đời sống tình dục khá là phóng khoáng nhưng sâu trong tâm trí cô vẫn chỉ là cô gái độ 25,rất muốn yêu và được yêu , nhưng những vết thương trong lòng cùng tuổi thơ không mấy tốt đẹp đã làm cô phải khép kín lại tâm hồn của chính mình và chẳng cho ai bước vào được.
Độc giả Trương Quốc Hào
Một lần nữa ta có dịp khâm phục tài năng của Stieg Larsson, thông qua nhân vật nữ chính ông đã giúp ta hiểu thêm về bối cảnh xã hội của các nước Bắc Âu, không hề bình lặng như vẻ ngoài của nó. Dù là truyện trinh thám nhưng cũng đầy ắp tính nhân văn.
Cũng giống như quyển đầu tiên thì những trang đầu tiên có thể làm bạn quyết định cất quyển sách vào một góc nào đó, nhưng chỉ cần một chút kiên nhẫn, vượt qua được nó bạn sẽ có được một câu truyện với tiết tấu nhanh hơn và vô cùng lôi cuốn. Salander lại một lần nữa gây ấn tượng với bạn đọc bằng sự mạnh mẽ, bằng sự thông minh và cả những góc khuất bên trong nội tâm của cô nữa. Có lẽ không ít những người như tôi, càng đọc càng thấy yêu quý Salander hơn, càng mong muốn được theo bước cuộc hành trình của cô qua từng trang sách.
Và điểm trừ, tiếc thay, có lẽ lại là dịch thuật, Một vấn đề có thể làm hỏng đi cả một cuốn sách, có thể khiến nhiều người đánh giá không cao về cuốn này. Nhưng nếu bạn đã đọc xong Cô gái có hình xăm rồng thì đừng ngần ngại rinh về Cô gái đùa với lửa nhé, không hề uổng đâu!
Độc giả nguyễn hoàng việt nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
tôi là 1 fan của bộ tiểu thuyết Millennium và đã đọc tập 1 cùng phần đầu tập 2 bản tiếng anh và cực kỳ thích thế nhưng bản dịch này thật sự quá tệ. Tôi không hiểu người dịch có làm việc đàng hoàng hay không hay có biên tập viên hay không nhưng thực sự là bản dịch này quá khó đọc. Cuốn sách đầy những câu tối nghĩa, diễn đạt không ra tiếng việt (đấy là mới đọc đến 1/4) khiến người đọc thật sự là phải nhăn mặt. Cảm giác như ăn 1 bát cơm đầy sạn vậy. Thật sự rất buồn khi phải chấm cuốn sách mình thích có 2/5 sao nhưng bản dịch này thật sự phá hỏng 1 cuốn truyện trinh thám xuất sắc
Độc giả Nguyễn Dương
Lisbeth Salander là một thiên tài bị cả xã hội nhìn nhận như một người thiểu năng tâm thần, không đủ sức để tự cai quản bản thân mình. Nếu như qua phần 1, tính cách của nhân vật Salander chỉ được khắc họa qua những việc mà cô trải qua, sự cứng rắn, lạnh lùng của cô đối với xã hội thì ở quyển 2, Salander có chiều sâu hơn rất nhiều. Ở Cô gái đùa với lửa, Salander là một con người có đạo đức công việc và đạo đức sống, người đọc hiểu được động cơ, luồn lách theo cách suy nghĩ của bộ óc thiên tài đấy để rồi hiểu được cách sống bị xem là bệnh hoạn và tàn nhẫn của cô.
Stieg Larsson có cách viết tiểu thuyết thông mình và dồn dập. Câu chuyện của ông thật đến từng điếu thuốc lá, từng cái bánh pan pizza trong giỏ hàng của nhân vật, mọi thứ đều ngăn nắp, đề logic và khoa học. Ông không viết văn một cách ngẫu hứng, mà ngược lại, Stieg Larsson là một nhà báo khoa học viết văn. Ông thấu hiểu những suy nghĩ và ham muốn của người phụ nữ với con mắt bình quyền, đầy tôn trọng.
Người Việt Nam chúng ta khi đọc bộ ba tiểu thuyết này sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về cách sống đặc biệt là của người phụ nữ. Tuy nhiên, tác phẩm đã mang đến một thông điệp trân trọng và cảm thông đối với người phụ nữ cũng như suy nghĩ và sự lựa chọn của họ.
Độc giả nguyễn thúy hằng nga nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
mình đã nhảy cóc khi không đọc cuốn số 1: cô gái với hình xăm rồng mà đọc luôn cuốn số 2, cô gái đùa với lửa
đây là một cuốn truyện trinh thám mà theo mình đánh giá khá hay: cách mô tả tâm lý, cách những nhân vật đưa Libeth vào tròng của sự dối gian và mưu mô. Bản năng sinh tồn và ý chí đạo đức trên 1 khuôn khổ cô tạo ra
Ấn tượng ban đầu mà Libeth tạo ra cho người đọc có lẽ cô tâm thần thật, rối trí và chẳng khác nào 1 cô nàng quái dị với đầy hình xăm và khoen khắp nơi trên cơ thể. Nhưng tài năng không thể phủ nhận, cái khoảng thời gian cô trải qua khi còn thơ ấu lần lượt mở ra khiến ta cảm phục và xót thương cô nhiều hơn.
Đây quả thật là cuốn tiểu thuyết trinh thám cuốn hút và hấp dẫn mà bất cứ ai yêu thích thể loại này không nên bỏ lỡ
Điểm trừ cho bộ truyện này có lẽ thiên về văn phong dịch nhiều hơn, không hiểu sao từ tính dục làm mình khá khó chịu khi đọc nó. Một số câu chửi thề mặc dù khắc họa được nhân vật nhưng nếu tác giả dịch 1 cách nhẹ nhàng hoặc với tần số ít đi đôi chút thì câu chuyện đã hay hơn nhiều.
Ngoài ra, đây là truyện của Thụy Điển nên các tên nhân vật khá dài, khó nhớ, và truyện lại có đặc điểm có quá nhiều nhân vật xuất hiện. Điều cuối cùng mà mình không thích đó là hơn 1/5 cuốn sách mô tả lại về vụ việc của tập 1: cô gái với hình xăm rồng. Nếu muốn đọc lại cuốn số 1 thì dám chắc mình đã nắm được toàn bộ nội dung của tập đó.
Tuy nhiên vì sự khắc họa nhân vật thông minh, mình cho cuốn sách này 8/10 điểm
Độc giả Mo Mo nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
Tuy không phải là fan hâm mộ những bộ truyện trinh thám phá án vì những vụ án khiến tôi sợ hãi, nhưng Cô gái đùa với lửa đã kích thích trí tò mò của tôi và tôi đã bị cuốn hút vào những tình tiết hấp dẫn của câu chuyện. Mặc dầu ban đầu Lisbeth không có nhiều ấn tượng đẹp trong tôi, chỉ là một cô gái kì lạ, cá tính và hơi không bình thường, nhưng theo thời gian, những yếu tố tốt đẹp trong cô dần được bộc lộ. Tôi không thương hại cô bởi cô có một quá khứ tổn thương,nhưng tôi khâm phục cách cô vượt qua khó khăn ấy. Quả là một cô gái thông minh, và hấp dẫn. Tình tiết truyện thì liên tiếp có nhiều nút thắc, nhiều câu hỏi, nhiều bí ẩn cần được khám phá. Tuy nhiên, điểm trừ là đôi khi dịch giả dịch câu văn tôi không hiểu ý nó muốn nói gì. Có lẽ khâu dịch thuật không kĩ đã khiến cho một câu chuyện trinh thám mất đi một phần hấp dẫn của nó. Hi vọng đợt tái bản sẽ có sự điều chỉnh này từ NXB.
Độc giả Nguyễn Thị Vy nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
Mình hoàn toàn khâm phục tài năng văn chương Steig Larsson. Ông đã tạo nên những tác phẩm mang màu sắc trinh thám cực kỳ hấp dẫn và lôi cuốn, với nhiều những chi tiết độc đáo, mới mẻ. Thêm vào đó ông luôn có cách riêng biệt để nhìn nhận những vấn đề hóc búa, gai góc, nên cuốn sách nào được ông viết ra đều có một chất rất riêng, không thể pha trộn. “Cô gái đùa với lửa” là một tác phẩm như thế. Trong tập hai này, tác giả tiếp tục đưa người đọc đến với cuộc hành trình của cô gái kỳ lạ Lisbeth Salander, một con người đã chịu nhiều tổn thương về thể xác lẫn tinh thần. Những đoạn miêu tả tâm lý, hành động, và những dòng hồi ức về tuổi thơ Salander được tác giả viết một cách xuất sắc, làm nổi bật được chiều sâu trong tính cách nhân vật. Qua hình ảnh Salander, qua những khắc họa chân thực trong tác phẩm, người đọc thấy được một phần trong xã hội Thụy Điển: một xã hội không bình yên, luôn tồn tại đây đó những tội ác nhằm vào phụ nữ. Tác phẩm này, bên cạnh chất trinh thám ly kỳ, còn là một tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ nhân quyền, thể hiện cái nhìn đầy chất nhân văn của tác giả.
Độc giả Phạm Thành Trung nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
Đây là tác phẩm đầu tiên của nhà văn này mà mình đọc. Một câu chuyện trinh thám, kết hợp yếu tố ly kỳ, tâm lý, làm mình bị cuốn hút từ đầu đến cuối. Tác giả đã rất tài tình khi kể một câu chuyện tưởng chừng bình thường, nhưng lại ẩn dấu biết bao điều bất ngờ và không tưởng. Với ngôn từ và cách diễn đạt thẳng thắn, nhưng không kém phần uyển chuyển tinh tế, câu chuyện thực sự có một sức nặng, làm độc giả nghẹt thở đến giây phút cuối. Thêm vào đó là chiều sâu ý nghĩa nhân văn mà tác phẩm gửi gắm, cũng làm mình rất hài lòng, vì đây không chỉ là một câu chuyện giải trí thông thường, mà để lại rất nhiều dư vị khó quên.
Nhưng mình không thích bài cuốn này cũng như những cuốn cùng series, quá đơn giản và không mấy ấn tượng. Nếu Nhã Nam xuất bản cuốn này có lẽ mình sẽ thích hơn.
Độc giả Đan nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
“Cô gái đùa với lửa” là câu chuyện trinh thám về vụ án mà chính Lisbeth Salander là kẻ tình nghi số 1 và bị truy nã trên toàn quốc. Cực kỳ gay cấn? Tất nhiên, nhưng cũng như tập 1, sự gay cấn chỉ diễn ra ở nửa sau cuốn sách. Nửa đầu vẫn chậm chạp, lề mề với đủ thứ chuyện con ong cái kiến như Lisbeth Salander đi mua đồ IKEA, trang trí nội thất, làm sandwiches, pha cà phê… Cùng với những câu chuyện về nạn buôn người và ngành công ngịiệp tình dục. Cũng không sai khi nói rằng Lisbeth Salander chính là nhân tố duy nhất đủ hấp dẫn để giữ độc giả tiếp tục tập trung đọc sách cho đến khi… câu chuyện chuyển biến và trở nên hay ho hơn. Thực sự rất ấm lòng khi cô gái lập dị và cô độc ấy, khi bị giới truyền thống cả nước truy đuổi và bôi nhọ, vẫn có những người bạn thực sự đứng lên tin tưởng và ủng hộ cô (dù trước đó cô đã chuồn ra nước ngoài suốt cả năm trời, không chào tạm biệt).
Trong cuốn sách này có một nhân vật đặc biệt dị thường là một gã khổng lồ không biết đau. Nhưng điều khiến độc giả cảm thấy khó tin hơn nữa là các nhân vật “biết đau” lại cũng chẳng dễ hạ gục chút nào: dù bị đạn găm vào não hay rìu bổ xuống nửa đầu, họ vẫn sống nhăn. Kỳ diệu!
Độc giả Nguyễn Khiết Anh nhận xét về tác phẩm Cô Gái Đùa Với Lửa (Tái Bản)
Đọc phần đầu, mình cảm thấy hơi chán vì truyện thuần miêu tả chuỗi ngày của Salander. Nhưng khi vượt qua những trang đầu rồi, bạn không những sẽ hiểu hơn các phần sau, mà còn bị cuốn vào guồng câu chuyện và không cách nào dứt ra được.
Truyện phác hoạ nên cả một làn sóng ngầm dưới lớp vỏ bọc Dân chủ và hoàn hảo của xã hội Thụy Điển: nơi con người kì thị lẫn nhau, nơi những người tưởng chừng thanh liêm nhất lại ở dưới vũng sâu của tội ác,… Càng đọc, bạn sẽ càng hăng, vì các tình tiết cứ thắt lại, bí ẩn chồng bí ẩn, dày lên như một màn sương. Số lượng nhân vật trong cuốn 2 cũng nhiều hơn cuốn một, đem đến sự đa diện nhiều chiều cho quyển sách.
Mình thấy quyển hai thiên về hành động nhiều hơn, đọc mà adrenaline muốn tràn ra ngoài:), nhưng việc phá án, khám phá bí mật thì cá nhân mình thấy cuốn 1 làm tốt hơn:)
Last edited by LDN on Tue Nov 22, 2022 5:18 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM
by PHAN BA
REVIEW
CÔ GÁI ĐÙA VỚI LỬA, MILLENNIUM - STIEG LARSSON (The Girl Who Played With Fire)
Hay quá má ơiiiiiiiiii!
Phần 1 còn hơi lấn cấn chứ phần này là siêu siêu hay luôn! Một phần ba khúc đầu chỉ là xây dựng bối cảnh thôi mà văn phong cuốn hút quá trời, đọc là không dứt ra được. Tập này tập trung nhiều vào quá khứ của Salender với những bí mật “động trời”, những uẩn khúc dần được hé lộ.
Tác giả đã dụng công xây dựng nên hình tượng một nhân vật nữ phải nói là cực- kì- độc- đáo: khép kín, hướng nội nhưng thông minh, có tài năng máy tính thiên bẩm, độc lập, nội tâm khó nắm bắt. Đọc đến những đoạn Salender “giải quyết” những kẻ ngáng đường cô cực đã, cực thỏa mãn lun! Không chỉ mang tính trinh thám, cuốn sách còn phản ánh chân thực những vấn nạn nhức nhối trong xã hội: cách báo chí ngang nhiên định hướng truyền thông bằng những “tin giả” không có một chút sự thật nào trong đó; cách chúng ta nhìn nhận một con người không phải qua tiếp xúc trực tiếp mà từ những hồ sơ, những ghi chép hoàn toàn có thể bị làm giả; sự thối nát của bộ máy nhà nước khi sẵn sàng hủy hoại cả một con người để che đậy cho bí mật của nó… Tất cả được tác giả lồng ghép khéo léo xuyên suốt câu chuyện, nó từ từ ngấm vào tâm trí người đọc, khiến chúng ta không khỏi băn khoăn : “Những gì chúng ta nghe kể về một người, có bao nhiêu phần trăm là sự thật?” và rằng “Báo chí có thực sự trung thực trong công tác truyền thông?”.
Rất nhiều vấn đề được tác giả đặt ra trong hơn 500 trang sách, và nó càng khiến mình phải suy nghĩ nhiều hơn khi mà cuộc chiến chống tin giả hiện nay đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tóm lại, đây là một cuốn sách mình cực kì ưng ý: sách trinh thám khai thác tốt nội tâm nhân vật với đề tài về truyền thông báo chí (ngành học của mình ). Gì thì gì hết năm nay cũng phải đọc xong nốt phần 3, Sách gì mà hay quá trời quá đất!!!
P/S: cực thích câu nói của Armansky khi thanh tra Bublanski tỏ ra ngạc nhiên vì ông miêu tả Salender quá khác trong hồ sơ: “Hồ sơ là một đằng. Con người ta là một cái khác.” Nó ngắn gọn mà đọc thấy cách nhìn của mình đôi khi quá là chủ quan, phiếm diện.
Thiên Bình
Cô gái đùa với lửa - Stieg Larsson
“Cô gái đùa với lửa” là câu chuyện trinh thám về vụ án mà chính Lisbeth Salander là kẻ tình nghi số 1 và bị truy nã trên toàn quốc. Cực kỳ gay cấn? Tất nhiên, nhưng cũng như tập 1, sự gay cấn chỉ diễn ra ở nửa sau cuốn sách. Nửa đầu vẫn chậm chạp, lề mề với đủ thứ chuyện con ong cái kiến như Lisbeth Salander làm sandwiches, pha cà phê, mua nhà, sắm đồ đạc… mô tả chi tiết cứ như catalogue IKEA!
Thêm vào đó là những câu chuyện dài dòng, lê thê về nạn buôn người và ngành công nghiệp tình dục. Cũng không sai khi nói rằng Lisbeth Salander chính là nhân tố duy nhất đủ hấp dẫn để giữ độc giả tiếp tục tập trung đọc sách cho đến khi… câu chuyện chuyển biến và trở nên hay ho hơn.
Thực sự rất ấm lòng khi cô gái lập dị và cô độc ấy, khi bị giới truyền thống cả nước truy đuổi và bôi nhọ, vẫn có những người bạn thực sự đứng lên tin tưởng và ủng hộ cô (dù trước đó cô đã chuồn ra nước ngoài suốt cả năm trời, không chào tạm biệt). Trong cuốn sách này có một nhân vật đặc biệt dị thường là một gã khổng lồ không biết đau. Nhưng điều khiến độc giả cảm thấy khó tin hơn nữa là các nhân vật “biết đau” lại cũng chẳng dễ hạ gục chút nào: dù bị đạn găm vào não hay rìu bổ xuống nửa đầu, họ vẫn sống nhăn. Thật là kỳ diệu!
by PHAN BA
REVIEW
CÔ GÁI ĐÙA VỚI LỬA, MILLENNIUM - STIEG LARSSON (The Girl Who Played With Fire)
Hay quá má ơiiiiiiiiii!
Phần 1 còn hơi lấn cấn chứ phần này là siêu siêu hay luôn! Một phần ba khúc đầu chỉ là xây dựng bối cảnh thôi mà văn phong cuốn hút quá trời, đọc là không dứt ra được. Tập này tập trung nhiều vào quá khứ của Salender với những bí mật “động trời”, những uẩn khúc dần được hé lộ.
Tác giả đã dụng công xây dựng nên hình tượng một nhân vật nữ phải nói là cực- kì- độc- đáo: khép kín, hướng nội nhưng thông minh, có tài năng máy tính thiên bẩm, độc lập, nội tâm khó nắm bắt. Đọc đến những đoạn Salender “giải quyết” những kẻ ngáng đường cô cực đã, cực thỏa mãn lun! Không chỉ mang tính trinh thám, cuốn sách còn phản ánh chân thực những vấn nạn nhức nhối trong xã hội: cách báo chí ngang nhiên định hướng truyền thông bằng những “tin giả” không có một chút sự thật nào trong đó; cách chúng ta nhìn nhận một con người không phải qua tiếp xúc trực tiếp mà từ những hồ sơ, những ghi chép hoàn toàn có thể bị làm giả; sự thối nát của bộ máy nhà nước khi sẵn sàng hủy hoại cả một con người để che đậy cho bí mật của nó… Tất cả được tác giả lồng ghép khéo léo xuyên suốt câu chuyện, nó từ từ ngấm vào tâm trí người đọc, khiến chúng ta không khỏi băn khoăn : “Những gì chúng ta nghe kể về một người, có bao nhiêu phần trăm là sự thật?” và rằng “Báo chí có thực sự trung thực trong công tác truyền thông?”.
Rất nhiều vấn đề được tác giả đặt ra trong hơn 500 trang sách, và nó càng khiến mình phải suy nghĩ nhiều hơn khi mà cuộc chiến chống tin giả hiện nay đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tóm lại, đây là một cuốn sách mình cực kì ưng ý: sách trinh thám khai thác tốt nội tâm nhân vật với đề tài về truyền thông báo chí (ngành học của mình ). Gì thì gì hết năm nay cũng phải đọc xong nốt phần 3, Sách gì mà hay quá trời quá đất!!!
P/S: cực thích câu nói của Armansky khi thanh tra Bublanski tỏ ra ngạc nhiên vì ông miêu tả Salender quá khác trong hồ sơ: “Hồ sơ là một đằng. Con người ta là một cái khác.” Nó ngắn gọn mà đọc thấy cách nhìn của mình đôi khi quá là chủ quan, phiếm diện.
Thiên Bình
Cô gái đùa với lửa - Stieg Larsson
“Cô gái đùa với lửa” là câu chuyện trinh thám về vụ án mà chính Lisbeth Salander là kẻ tình nghi số 1 và bị truy nã trên toàn quốc. Cực kỳ gay cấn? Tất nhiên, nhưng cũng như tập 1, sự gay cấn chỉ diễn ra ở nửa sau cuốn sách. Nửa đầu vẫn chậm chạp, lề mề với đủ thứ chuyện con ong cái kiến như Lisbeth Salander làm sandwiches, pha cà phê, mua nhà, sắm đồ đạc… mô tả chi tiết cứ như catalogue IKEA!
Thêm vào đó là những câu chuyện dài dòng, lê thê về nạn buôn người và ngành công nghiệp tình dục. Cũng không sai khi nói rằng Lisbeth Salander chính là nhân tố duy nhất đủ hấp dẫn để giữ độc giả tiếp tục tập trung đọc sách cho đến khi… câu chuyện chuyển biến và trở nên hay ho hơn.
Thực sự rất ấm lòng khi cô gái lập dị và cô độc ấy, khi bị giới truyền thống cả nước truy đuổi và bôi nhọ, vẫn có những người bạn thực sự đứng lên tin tưởng và ủng hộ cô (dù trước đó cô đã chuồn ra nước ngoài suốt cả năm trời, không chào tạm biệt). Trong cuốn sách này có một nhân vật đặc biệt dị thường là một gã khổng lồ không biết đau. Nhưng điều khiến độc giả cảm thấy khó tin hơn nữa là các nhân vật “biết đau” lại cũng chẳng dễ hạ gục chút nào: dù bị đạn găm vào não hay rìu bổ xuống nửa đầu, họ vẫn sống nhăn. Thật là kỳ diệu!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Camellia Phoenix
Review sách Cô gái đùa với lửa - Stieg Larsson
Obook
Hôm trước nhờ sự giới thiệu nồng nhiệt của admin Hòa nên Biển đã lập tức đọc lại “Cô gái có hình xăm rồng”. Nói là ‘đọc lại’ vì cách đây 3~4 năm Biển đã đọc cả bộ nhưng quên phần lớn. Lúc đọc “Cô gái có hình xăm rồng” thì Biển rất bực bội vì đã nhặt ra mấy chục lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi biên tập, nên dù truyện hay thì Biển cũng mất hứng đọc tiếp phần II. Nhưng nay vì đã nghĩ ra cách để đọc phần II mà không bị bực vì lỗi, cũng không phải ôm sách giấy nặng trịch nên Biển đã vui vẻ hứng thú mà đi ‘gặp gỡ’ luôn “Cô gái đùa với lửa”.
Cuốn II mở đầu với cảnh Lisbeth Salander sau khi ôm vài tỷ curon từ phi vụ trong cuốn I thì đã trú ngụ lại một thời gian dài tại khách sạn ở một vùng biển hẻo lánh. Nơi đây, cô kết giao được với một người bạn nhỏ cũng đam mê toán học như cô; phát hiện ra một gã đàn ông bạo hành vợ đang ở ngay phòng khách sạn bên cạnh; và cùng với nhân sự của khách sạn đương đầu với một cơn bão biển kèm theo vòi rồng. Trong khoảng thời gian đó, nhà báo Mikael Blomvist của tòa soạn Millennium đang cùng đồng sự triển khai một dự án quan trọng: hợp tác với một nhà báo ngoài công ty và bạn gái anh ta – người đang bảo vệ luận án tiến sĩ – để xuất bản những tin bài nóng hổi nhằm vạch trần đường dây buôn bán tính dục ác độc tại Thụy Điển. Cứ như thần May Mắn chẳng ngó ngàng gì đến kế hoạch đầy tính nhân đạo này của họ: hai nhân vật chính nắm rõ mọi chi tiết về đường dây buôn bán tính dục bị giết, và theo một cách không thể ngờ tới, Lisbeth Salander lại trở thành kẻ tình nghi hàng đầu. Mikael Blomvist đương nhiên không bỏ rơi cô bạn của anh, anh dồn hết tâm sức chứng minh sự vô can của Lisbeth, đồng thời cũng truy tìm hung thủ thật sự đã sát hại dã man hai người cộng tác với tòa báo Millennium.
Khi đọc cuốn I, do liên tục bị phân tâm bởi lỗi biên tập trong sách giấy nên Biển không thể tập trung 130% vào cái hay của câu chuyện. Đến cuốn II, vì không đọc sách giấy nữa nên Biển đã tránh được kha khá lỗi và có thể thưởng thức khoảng 98% câu chuyện. Nếu đọc tiếng Anh thì nhất định Biển sẽ không đọc nổi, vì truyện dài và nhiều từ ngữ chuyên môn ngành báo chí. Yếu tố trinh thám rõ rệt, các tình tiết không đan xen quá phức tạp nhưng vẫn liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên Biển cho rằng đoạn đầu cuốn II (lúc Lisbeth Salander trú ngụ tại khách sạn gần biển) chỉ nhằm làm nổi bật tính cách + tài năng của cô chứ không liên quan gì đến cốt truyện chính. Đoạn cuối cuốn II thì khá phi lý nhưng vì truyện hay quá nên Biển mặc kệ chỗ phi lý đó. Xuyên suốt nội dung có đầy đủ các chi tiết của một cuốn trinh thám như nạn nhân bị sát hại, truy bắt hung thủ và đương đầu với kẻ xấu kẻ ác. Tuy vậy, vượt lên trên yếu tố “đọc để giải trí”, độc giả sẽ dễ dàng nhận ra thông điệp mạnh mẽ mà Stieg Larsson muốn truyền đạt: đó là bảo vệ phụ nữ và trẻ em.
Đọc “Cô gái đùa với lửa”, Biển càng ngưỡng mộ bao nhiêu đối với những phụ nữ xinh đẹp mạnh mẽ tài giỏi trong truyện thì càng căm ghét sâu sắc bấy nhiêu đối với những gã đàn ông thiếu não chỉ chăm chăm khinh thường phụ nữ, lợi dụng thân thể nữ giới để thỏa mãn các dục vọng đê hèn của mình. Lisbeth Salander chỉ vì có ngoại hình hơi khác thường và cách ứng xử kỳ lạ, Miriam Wu chỉ vì là một đồng tính nữ không giao du với đàn ông, thanh tra Modig chỉ vì sáng suốt phân định đúng sai… mà bị những tay đàn ông hèn hạ trong truyện thoải mái gọi họ là “con ddieems”, thản nhiên đánh giá thấp năng lực làm việc của họ, coi họ chẳng khác gì chó mèo hoang không đáng được sống. Dường như vì dáng vẻ bên ngoài luôn mang sự hấp dẫn về giới (dù phụ nữ không có số đo ba vòng chuẩn mực thì cô ta vẫn thu hút đàn ông theo một cách nào đó) và khả năng mang thai sinh con mà phụ nữ dễ dàng bị gọi bằng những từ ngữ hạ cấp trơ trẽn liên quan đến tính dục. Khi đọc cuốn này, bên cạnh sự hồi hộp kịch tính do cốt truyện, phần lớn cảm xúc của Biển dao động mạnh tùy thuộc vào diễn biến + hành động của các nhân vật nữ.
Trong cuốn I đã nói khá nhiều về tình tay ba giữa Tổng biên tập Erika Berger với chồng và người tình Mikael Blomvist. Đến cuốn II, độc giả sẽ được nhắc lại và giải thích kỹ hơn về mối quan hệ này. Nó thể hiện rõ lối sống phóng khoáng đôi lúc đến mức phóng túng của người Châu Âu nói chung và dân Thụy Điển nói riêng. Điều này khiến Biển nhớ đến cuốn “LAGOM – Lối sống Thụy Điển” mà Biển từng đọc và rất thích. Những quốc gia tưởng như vô cùng văn minh tiến bộ nhưng vẫn tồn tại những con người hẹp hòi thiển cận sẵn sàng gây đau khổ cùng cực cho cuộc sống của người khác. Có lẽ loại XH đó ứng với một câu mà Biển đọc được ở đâu đó nhưng đã quên, rằng “Nơi nào càng nhiều ánh sáng thì càng có nhiều bóng đen”.
Trở lại chuyện nếu Biển không đọc cuốn này bằng sách giấy thì đọc bằng gì? Gần đây Biển có dịp trò chuyện với một người anh và biết thêm kiến thức về quá trình làm ebook, trong đó khâu soát lỗi là một trong những khâu quan trọng (thật ra khâu nào cũng quan trọng hết). Do đó, với suy nghĩ rằng đọc ebook thì đã được soát và sửa lỗi, Biển đọc “Cô gái đùa với lửa” trên Kindle. Đúng là rất dễ chịu, cả cuốn sách dày nhưng Biển chỉ tia được khoảng chục lỗi, đã vậy Kindle nhẹ nhàng nên vừa cầm đọc vừa đi bộ thể dục. Do có thể tập trung đọc nên Biển thưởng thức được văn phong của dịch giả, là điều mà trong cuốn I Biển không chú ý lắm vì mải chăm chăm vào lỗi biên tập. Tuy đã tìm hiểu được rằng dịch giả Trần Đĩnh là người Bắc nhưng văn phong trong cuốn II có vẻ tổng hòa giữa Nam Bắc, có nhiều từ ngữ và cách nói kiểu miền Nam nên Biển đọc thấy thân thuộc và dễ tiếp nhận. Phần kết cuốn II dừng ở chỗ kịch tính nên Biển sẽ nhanh chóng sắp xếp thời gian đọc tiếp cuốn III “Cô gái chọc tổ ong bầu”. Với khá nhiều mọt trinh thám, bộ Millennium là tuyệt phẩm không thể bỏ qua, không thể thay thế. Rất may là bộ sách ba cuốn này đều đã có ebook, những ai chưa mua được sách giấy hoàn toàn có thể tìm tải ebook về để thưởng thức.
Minh họa: Sau khi cô Biển non xanh đem bơ bột đi đùa với lửa thì làm ra mấy bé chocolate sandwich mũm mĩm để chụp hình chung với sách.
Mai NGuyen đã review sách này
Cô gái Đùa với lửa.Sau khi đã đọc Cô gái có hình xăm rồng Với một sự hào hứng và mê mẩn, mình đã tiếp tục đọc Cô gái đùa với lửa trong một tâm trạng bị cuốn hút mạnh mẽ. Ta hãy xem Lisbeth Salander... chi tiết
Sách kinh điển đã review sách này
Hấp dẫn tột bực hic hicNó rất khác với những tiểu thuyết trinh thám hiện đại của Âu Mỹ như Doleres Dondo hay J.Deaver với những chương dài mà không có những tình tiết đột phá và mọi plot twist đều ... chi tiết
Nguyệt Nguyệt đã review sách này
Có lẽ đã quen với ngôn ngữ và phong cách truyện nên đọc phần 2 này mình thấy dễ thấm hơn rất nhiều. Tâm trí cứ tự nhiên bị cuốn vào với từng chi tiết, đọc trôi chảy, mạch lạc. Tiết tấu truyện cũng ... chi tiết
Review sách Cô gái đùa với lửa - Stieg Larsson
Obook
Hôm trước nhờ sự giới thiệu nồng nhiệt của admin Hòa nên Biển đã lập tức đọc lại “Cô gái có hình xăm rồng”. Nói là ‘đọc lại’ vì cách đây 3~4 năm Biển đã đọc cả bộ nhưng quên phần lớn. Lúc đọc “Cô gái có hình xăm rồng” thì Biển rất bực bội vì đã nhặt ra mấy chục lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi biên tập, nên dù truyện hay thì Biển cũng mất hứng đọc tiếp phần II. Nhưng nay vì đã nghĩ ra cách để đọc phần II mà không bị bực vì lỗi, cũng không phải ôm sách giấy nặng trịch nên Biển đã vui vẻ hứng thú mà đi ‘gặp gỡ’ luôn “Cô gái đùa với lửa”.
Cuốn II mở đầu với cảnh Lisbeth Salander sau khi ôm vài tỷ curon từ phi vụ trong cuốn I thì đã trú ngụ lại một thời gian dài tại khách sạn ở một vùng biển hẻo lánh. Nơi đây, cô kết giao được với một người bạn nhỏ cũng đam mê toán học như cô; phát hiện ra một gã đàn ông bạo hành vợ đang ở ngay phòng khách sạn bên cạnh; và cùng với nhân sự của khách sạn đương đầu với một cơn bão biển kèm theo vòi rồng. Trong khoảng thời gian đó, nhà báo Mikael Blomvist của tòa soạn Millennium đang cùng đồng sự triển khai một dự án quan trọng: hợp tác với một nhà báo ngoài công ty và bạn gái anh ta – người đang bảo vệ luận án tiến sĩ – để xuất bản những tin bài nóng hổi nhằm vạch trần đường dây buôn bán tính dục ác độc tại Thụy Điển. Cứ như thần May Mắn chẳng ngó ngàng gì đến kế hoạch đầy tính nhân đạo này của họ: hai nhân vật chính nắm rõ mọi chi tiết về đường dây buôn bán tính dục bị giết, và theo một cách không thể ngờ tới, Lisbeth Salander lại trở thành kẻ tình nghi hàng đầu. Mikael Blomvist đương nhiên không bỏ rơi cô bạn của anh, anh dồn hết tâm sức chứng minh sự vô can của Lisbeth, đồng thời cũng truy tìm hung thủ thật sự đã sát hại dã man hai người cộng tác với tòa báo Millennium.
Khi đọc cuốn I, do liên tục bị phân tâm bởi lỗi biên tập trong sách giấy nên Biển không thể tập trung 130% vào cái hay của câu chuyện. Đến cuốn II, vì không đọc sách giấy nữa nên Biển đã tránh được kha khá lỗi và có thể thưởng thức khoảng 98% câu chuyện. Nếu đọc tiếng Anh thì nhất định Biển sẽ không đọc nổi, vì truyện dài và nhiều từ ngữ chuyên môn ngành báo chí. Yếu tố trinh thám rõ rệt, các tình tiết không đan xen quá phức tạp nhưng vẫn liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên Biển cho rằng đoạn đầu cuốn II (lúc Lisbeth Salander trú ngụ tại khách sạn gần biển) chỉ nhằm làm nổi bật tính cách + tài năng của cô chứ không liên quan gì đến cốt truyện chính. Đoạn cuối cuốn II thì khá phi lý nhưng vì truyện hay quá nên Biển mặc kệ chỗ phi lý đó. Xuyên suốt nội dung có đầy đủ các chi tiết của một cuốn trinh thám như nạn nhân bị sát hại, truy bắt hung thủ và đương đầu với kẻ xấu kẻ ác. Tuy vậy, vượt lên trên yếu tố “đọc để giải trí”, độc giả sẽ dễ dàng nhận ra thông điệp mạnh mẽ mà Stieg Larsson muốn truyền đạt: đó là bảo vệ phụ nữ và trẻ em.
Đọc “Cô gái đùa với lửa”, Biển càng ngưỡng mộ bao nhiêu đối với những phụ nữ xinh đẹp mạnh mẽ tài giỏi trong truyện thì càng căm ghét sâu sắc bấy nhiêu đối với những gã đàn ông thiếu não chỉ chăm chăm khinh thường phụ nữ, lợi dụng thân thể nữ giới để thỏa mãn các dục vọng đê hèn của mình. Lisbeth Salander chỉ vì có ngoại hình hơi khác thường và cách ứng xử kỳ lạ, Miriam Wu chỉ vì là một đồng tính nữ không giao du với đàn ông, thanh tra Modig chỉ vì sáng suốt phân định đúng sai… mà bị những tay đàn ông hèn hạ trong truyện thoải mái gọi họ là “con ddieems”, thản nhiên đánh giá thấp năng lực làm việc của họ, coi họ chẳng khác gì chó mèo hoang không đáng được sống. Dường như vì dáng vẻ bên ngoài luôn mang sự hấp dẫn về giới (dù phụ nữ không có số đo ba vòng chuẩn mực thì cô ta vẫn thu hút đàn ông theo một cách nào đó) và khả năng mang thai sinh con mà phụ nữ dễ dàng bị gọi bằng những từ ngữ hạ cấp trơ trẽn liên quan đến tính dục. Khi đọc cuốn này, bên cạnh sự hồi hộp kịch tính do cốt truyện, phần lớn cảm xúc của Biển dao động mạnh tùy thuộc vào diễn biến + hành động của các nhân vật nữ.
Trong cuốn I đã nói khá nhiều về tình tay ba giữa Tổng biên tập Erika Berger với chồng và người tình Mikael Blomvist. Đến cuốn II, độc giả sẽ được nhắc lại và giải thích kỹ hơn về mối quan hệ này. Nó thể hiện rõ lối sống phóng khoáng đôi lúc đến mức phóng túng của người Châu Âu nói chung và dân Thụy Điển nói riêng. Điều này khiến Biển nhớ đến cuốn “LAGOM – Lối sống Thụy Điển” mà Biển từng đọc và rất thích. Những quốc gia tưởng như vô cùng văn minh tiến bộ nhưng vẫn tồn tại những con người hẹp hòi thiển cận sẵn sàng gây đau khổ cùng cực cho cuộc sống của người khác. Có lẽ loại XH đó ứng với một câu mà Biển đọc được ở đâu đó nhưng đã quên, rằng “Nơi nào càng nhiều ánh sáng thì càng có nhiều bóng đen”.
Trở lại chuyện nếu Biển không đọc cuốn này bằng sách giấy thì đọc bằng gì? Gần đây Biển có dịp trò chuyện với một người anh và biết thêm kiến thức về quá trình làm ebook, trong đó khâu soát lỗi là một trong những khâu quan trọng (thật ra khâu nào cũng quan trọng hết). Do đó, với suy nghĩ rằng đọc ebook thì đã được soát và sửa lỗi, Biển đọc “Cô gái đùa với lửa” trên Kindle. Đúng là rất dễ chịu, cả cuốn sách dày nhưng Biển chỉ tia được khoảng chục lỗi, đã vậy Kindle nhẹ nhàng nên vừa cầm đọc vừa đi bộ thể dục. Do có thể tập trung đọc nên Biển thưởng thức được văn phong của dịch giả, là điều mà trong cuốn I Biển không chú ý lắm vì mải chăm chăm vào lỗi biên tập. Tuy đã tìm hiểu được rằng dịch giả Trần Đĩnh là người Bắc nhưng văn phong trong cuốn II có vẻ tổng hòa giữa Nam Bắc, có nhiều từ ngữ và cách nói kiểu miền Nam nên Biển đọc thấy thân thuộc và dễ tiếp nhận. Phần kết cuốn II dừng ở chỗ kịch tính nên Biển sẽ nhanh chóng sắp xếp thời gian đọc tiếp cuốn III “Cô gái chọc tổ ong bầu”. Với khá nhiều mọt trinh thám, bộ Millennium là tuyệt phẩm không thể bỏ qua, không thể thay thế. Rất may là bộ sách ba cuốn này đều đã có ebook, những ai chưa mua được sách giấy hoàn toàn có thể tìm tải ebook về để thưởng thức.
Minh họa: Sau khi cô Biển non xanh đem bơ bột đi đùa với lửa thì làm ra mấy bé chocolate sandwich mũm mĩm để chụp hình chung với sách.
Mai NGuyen đã review sách này
Cô gái Đùa với lửa.Sau khi đã đọc Cô gái có hình xăm rồng Với một sự hào hứng và mê mẩn, mình đã tiếp tục đọc Cô gái đùa với lửa trong một tâm trạng bị cuốn hút mạnh mẽ. Ta hãy xem Lisbeth Salander... chi tiết
Sách kinh điển đã review sách này
Hấp dẫn tột bực hic hicNó rất khác với những tiểu thuyết trinh thám hiện đại của Âu Mỹ như Doleres Dondo hay J.Deaver với những chương dài mà không có những tình tiết đột phá và mọi plot twist đều ... chi tiết
Nguyệt Nguyệt đã review sách này
Có lẽ đã quen với ngôn ngữ và phong cách truyện nên đọc phần 2 này mình thấy dễ thấm hơn rất nhiều. Tâm trí cứ tự nhiên bị cuốn vào với từng chi tiết, đọc trôi chảy, mạch lạc. Tiết tấu truyện cũng ... chi tiết
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Downloadsach.com
Review / Cô Gái Đùa Với Lửa - Stieg Larsson
Bộ ba tiểu thuyết Thiên niên kỷ là minh chứng hùng hồn cho tuyên bố “ủng hộ bình đẳng giới” của nhà văn Thụy Điển. Trong tác phẩm của ông, những kẻ đối xử tàn tệ với phụ nữ đều gặp những kết cục không mấy tốt đẹp.
Stieg Larsson là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội tích cực. Dưới thể loại truyện trinh thám, tiểu thuyết của Larsson soi ánh sáng vào những góc khuất của xã hội Thuỵ Điển và dành nhiều trân trọng và trìu mến cho phụ nữ và trẻ em.
”Cô gái đùa với lửa” là thành công nối tiếp của “Cô gái có hình xăm rồng”. Tác giả phân thân giữa hai biệt tài làm người đọc say mê: một mặt tạo ra những nhân vật phức tạp, chân thực, đầy sức hấp dẫn ngay cả khi họ phải hành động đi ngược lại lợi ích bản thân: mặt khác đóng gói thông tin, đóng mở các dữ kiện, tạo ra một bầu không khí hồi hộp kịch tính đến phút chót.”
Lisbeth Salander bị cảnh sát toàn Thuỵ Điển truy nã. Bị tình nghi đã giết ba mạng người, Slander tuyệt đối giữ kín tung tích và âm thầm điều tra quá khứ bí ẩn…
Lisbeth Salander có thực sự là kẻ giết người?
Điều gì nằm sau hai vụ án mạng?
“Bộ đôi kỳ quặc” Slander – Blomkvist có còn hợp lực tác chiến nữa hay không?
Trích dẫn
Salander theo Mimmi vào nhà, ngồi xuống một trong hai chiếc ghế đẩu ở cạnh cái bàn nho nhỏ trong sảnh. Bếp bé hơn một cái hốc để nấu nướng, ở một góc của gian sảnh. Mimmi đã đặt một vòi cao su từ trong buồng tắm ra chậu rửa bát đĩa.
Mẹ Mimmi là người Hồng Kông, bố Thụy Điển ở Boden. Salander biết bố mẹ Mimmi đang sống ở Paris. Mimmi học xã hội học ở Stockholm, cô chị của Mimmi học nhân học ở Hoa Kỳ. Gien mẹ thấy rõ ở bộ tóc đen như quạ, cắt ngắn và nét mặt hơi hơi châu Á. Bố cho cô đôi mắt xanh nước biển nhạt. Cái miệng rộng, hai lúm đồng tiền thì chả đến từ ai, bố cũng như mẹ.
Mimmi ba mươi mốt. Cô thích mặc đồ da, đến các câu lạc bộ, nơi họ biểu diễn nghệ thuật – đôi khi cô xuất hiện trên các sô tivi. Từ mười sáu tuổi Salander đã không đến một câu lạc bộ nào.
Ngoài việc học, mỗi tuần một ngày Mimmi đi làm nhân viên bán hàng tại Thời Trang Domino trên một phố gần Sveavagen. Các khách hàng thèm có những quần áo như đồng phục bằng vải cao su của nữ y tá hay bộ đồ phù thủy bằng da đen thì hay đến Thời Trang Domino, ở đây vừa thiết kế vừa quần áo. Mimmi là đồng sở hữu tiệm này với vài ba bạn gái; cửa hàng đã thêm một phụ khoản khiêm tốn vào món nợ ít nghìn curon mỗi tháng của sinh viên. Salander lần đầu tiên gặp Mimmi khi Mimmi biểu diễn một tiết mục kỳ dị ở Liên hoan Tự hào Đồng tính ái trước đó một hai năm rồi tình cờ đâm bổ phải cô ta trong một lều bán bia khuya đêm hôm đó. Mimmi mặc một váy dài kỳ cục bằng chất dẻo màu vàng chanh, bày biện ra nhiều hơn là cất giấu đi. Salander không thấy gì là khiêu dâm trong bộ đồ nhưng đã đủ say đến mức thình lình muốn nhót đi một đứa con gái trông giống như quả chanh. Salander hết sức ngạc nhiên thấy quả chanh nhìn mình, cười hơ hớ, hôn mình chả chút ngượng nghịu rồi nói: Cậu là người tớ muốn đấy. Họ đã về chỗ của Salander rồi cả đêm làm tình.
– Là thế nào thì tớ cứ là thế. – Salander nói. – Tớ đã bỏ mọi người mọi cái mà đi. Lẽ ra nên chào bái bai.
– Tớ nghĩ có cái gì đó đã xảy ra với cậu. Không phải vì tớ và cậu đã tiếp xúc với nhau nhiều trong những tháng vừa qua mà cậu ở đây.
– Tớ bận.
– Cậu lúc nào cũng bí mật. Cậu không nói về cậu bao giờ. Cậu làm việc ở đâu hay tớ nên gọi ai khi cậu không trả lời điện thoại, tớ cũng chả biết nữa.
– Ngay bây giờ tớ chẳng làm ở đâu, với lại cậu giống y như tớ mà. Cậu thích làm tình nhưng cậu đặc biệt không thích có một quan hệ. Hay cậu thích?
– Cậu nói đúng đấy. – Cuối cùng Mimmi nói.
– Tớ cũng như vậy. Tớ không có hứa hẹn bao giờ.
– Cậu đã thay đổi. – Mimmi nói.
– Chả mấy.
– Cậu nom già hơn. Trưởng thành hơn. Quần áo khác. Rồi cậu nhét vào xú chiêng cái gì đó.
Salander không nói. Mimmi đã trông thấy cô trần truồng – dĩ nhiên phải nhận thấy sự thay đổi. Cuối cùng cô cúi đầu lầm bầm:
– Tớ độn ngực.
– Cậu nói gì kia?
Salander ngước mắt lên, cao giọng, không biết như vậy giọng mình hóa ra như thách thức.
– Tớ đã đến một bệnh viện ở Ý và độn ngực. Tớ biến đi vì thế. Rồi tớ cứ đi du lịch miết. Bây giờ tớ quay về.
– Cậu đùa đấy chứ?
Salander thản nhiên nhìn Mimmi.
– Tớ mới ngu thật chứ lại. Xưa nay cậu có biết đùa là gì đâu nhỉ.
– Tớ sẽ không xin lỗi. Tớ chỉ muốn trung thực. Nếu muốn tớ đi, chỉ cần nói một câu thôi.
Mimmi cười phá lên.
– Được, tớ chắc chắn không muốn cậu đi nếu cậu chưa để tớ nhòm xem nó nom ra thế nào. Làm ơn mà.
– Tớ luôn thích làm tình với cậu, Mimmi. Cậu chả thiết khỉ gì đến việc tớ làm nó ra sao và nếu tớ bận thì cậu kiếm luôn một đứa nào đó khác.
Ngay từ ở trường phổ thông, Mimmi đã dứt khoát rằng mình đồng tính ái. Mười bảy tuổi, sau một số toan tính lăng nhăng, cuối cùng cô nhập môn vỡ lòng về các bí mật tính dục ở một dạ hội liên hoan do Liên hiệp Thụy Điển vì các Quyền lợi Đổi giới tính, Đồng tính ái nam, nữ, Lưỡng tính tổ chức ở Goteborg. Sau đó cô không màng đến bất cứ lối sống nào khác nữa. Một lần lúc hai mươi ba, cô đã thử ăn nằm với một người đàn ông. Cô chờ anh ta bảo làm gì thì làm theo như máy nhưng chả thấy thú vị gì. Cô cũng ở trong cái số ít thuộc số ít không quan tâm đến hôn nhân hay chung thủy hay những buổi tối êm ấm trong nhà.
– Tớ trở về đã vài tuần. Tớ cần biết là phải ra ngoài nhót lấy một đứa hay là cậu vẫn còn thú.
Mimmi cúi xuống hôn phớt lên môi cô.
– Tớ đang nghĩ tối nay nên học hành bài vở. (Cô cởi cúc trên của chiếc áo sơmi của Lisbeth ra). Nhưng đồ quỷ gì… (Cô lại hôn Lisbeth và cởi cúc tiếp). Tớ phải trông thấy nó mới được. (Lại hôn). Hoan nghênh trở về.
Harriet Vanger ngủ đi vào khoảng 2 giờ sáng. Blomkvist nằm thức nghe chị thở. Một lúc, anh đứng dậy, móc một điếu trong gói Dunhill để trong ví chị. Anh ngồi vào chiếc ghế bên giường nhìn chị.
Anh không định làm người tình của Harriet Vanger. Và có thế. Sau thời gian ở Hedestad về, anh không muốn gì hơn là không gần gũi lắm với gia đình Vanger. Anh có gặp Harriet ở các cuộc họp ban lãnh đạo và giữ khoảng cách. Hai người biết bí mật của nhau, nhưng ngoài vai trò của Harriet ở ban lãnh đạo Millennium ra, công chuyện của họ đã chấm hết.
Trong kỳ nghỉ lễ Whitsuntide năm ngoái, lần đầu tiên trong vài tháng Blomkvist đã đến căn nhà nhỏ của anh ở Sandhamn để có đôi chút yên bình và tĩnh lặng, ngồi đọc tiểu thuyết trinh thám ở trên cổng. Chiều thứ Sáu đang trên đường tới kiốt mua thuốc lá thì anh vồ phải Harriet. Chị rõ ràng cũng đang có nhu cầu đi khỏi Hedestad và đã đặt trước phòng trọ cuối tuần ở khách sạn tại Sandhamn. Chị đã không ở đây từ ngày bé. Mười sáu tuổi chị lìa Thụy Điển và quay về khi đã năm mươi ba. Chính Blomkvist đã mò được ra chị.
Sau mấy lời chào hỏi ngạc nhiên của hai bên, Harriet chìm vào im lặng lúng túng. Blomkvist biết chuyện đời chị và chị biết là anh đã vi phạm các nguyên tắc nghề nghiệp của anh để giấu những bí mật khủng khiếp của nhà Vanger. Và phần nào anh làm thế là cho chị.
Blomkvist mời chị đến nhà mình. Anh pha cà phê rồi hai người ngồi ở cổng chuyện trò suốt mấy giờ. Từ ngày chị về nước, đây là lần đầu tiên hai người nói chuyện lâu với nhau.
Blomkvist không kìm được hỏi:
– Chị đã làm gì với các thứ dưới tầng hầm của Martin?
– Anh muốn biết thật sự ư?
– Muốn.
– Tôi tự mình dọn dẹp. Tôi đốt hết tất cả những gì có thể đốt được. Tôi cho đánh sập ngôi nhà. Tôi không thể sống ở đó, tôi không thể bán nó hay để cho ai sống ở đó. Với tôi mọi liên hệ với nó là đều dính đến cái xấu xa. Tôi đang định xây một ngôi nhà khác ở trên nền đất cũ, một căn nhà nhỏ bằng gỗ.
– Khi chị cho phá sập nhà, mọi người có sửng sốt không? Nó khá đẹp và sang trọng mà.
Chị mỉm cười.
– Dạo này Frode dựng lên câu chuyện là dưới nền nhà có nhiều túi khí cho nên xây lại thì đắt hơn hạ nó xuống.
Frode là luật sư của gia đình.
– Dạo này Frode ra sao?
– Ông ta sắp bảy mươi rồi. Tôi khiến ông ta bận bịu luôn.
Họ ăn trưa với nhau. Blomkvist nhận thấy Harriet Vanger đang ngồi nói với anh những chuyện thầm kín và riêng tư nhất về cuộc đời chị. Anh hỏi tại sao, chị nghĩ một lúc rồi nói trên thế giới này thật tình không có ai mà chị lại có thể cởi mở được như với anh. Vả lại khó mà không cởi mở được với một đứa trẻ bốn chục năm trước chị đã từng săn sóc.
Chị đã có chuyện tính dục với ba người đàn ông trong đời chị. Đầu tiên là bố chị, rồi anh chị. Chị đã giết bố rồi bỏ trốn người anh. Không biết sao chị đã sống sót và gặp một người mà cùng với anh ta chị đã tạo ra được một đời sống mới cho mình.
– Anh ấy dịu dàng và đáng yêu. Đáng tin và trung thực. Tôi hạnh phúc với anh ấy. Chúng tôi có hai chục năm tuyệt vời bên nhau rồi anh ấy ốm.
– Chị không tái hôn ư? Sao thế?
Chị nhún vai.
– Tôi là mẹ của hai đứa con trai ở Úc, tôi sở hữu một doanh nghiệp nông nghiệp lớn. Tôi không thể bỏ đi vì một cuối tuần lãng mạn. Và tôi không nhớ tính dục
Họ ngồi lặng lẽ một lúc.
– Muộn rồi, tôi nên quay về khách sạn thôi.
Blomkvist cứ ngồi im, không đứng lên.
– Anh muốn dụ dỗ tôi sao?
– Muốn.
Anh đứng dậy cầm tay chị dắt vào trong nhà, lên gác xép phòng ngủ. Thình lình chị giữ anh lại.
– Tôi thật không hiểu sao lại thế này. Đây không phải là chuyện tôi làm hàng ngày.
Họ ở với nhau hết cuối tuần rồi cứ ba tháng sau cuộc họp ban lãnh đạo tạp chí thì lại một lần. Đây không phải là một quan hệ có thể duy trì được. Chị làm việc suốt ngày đều đặn và thường đi xa, rồi hàng tháng lại về Úc. Nhưng chị đã đi tới hẹn hò thi thoảng với Blomkvist.
Hai giờ sau Mimmi pha cà phê trong khi Salander nằm trần truồng, vã mồ hôi trên lớp khăn trải giường. Cô hút thuốc lá nhìn Mimmi qua khung cửa. Cô thèm thân hình Mimmi. Cơ bắp nom ấn tượng. Mimmi tập ở nhà thể dục ba tối một tuần, một tối tập bốc Thái hay một thứ karate con khỉ gì đó, tất cả đã cho cô một thân hình đáng sợ.
Cô đúng là nom ngon ăn. Không đẹp như người mẫu nhưng thực chất hấp dẫn. Cô thích khêu gợi và tán tỉnh. Khi ăn mặc để dự tiệc, cô có thể làm cho bất cứ ai cũng phải để ý đến. Salander không hiểu tại sao Mimmi lại quan tâm đến một con ngỗng như mình. Nhưng cô thích được Mimmi quan tâm. Làm tình với Mimmi có sức giải tỏa ghê gớm đến mức Salander thấy thanh thản và khoái chuyện đó, lấy về cái cô muốn có cho mình và đổi lại thì cô cũng cho đi.
Mimmi quay vào để hai hũ cà phê lên chiếc ghế đẩu cạnh giường Cô bò toài lên giường cúi xuống nhay nhay vào một đầu vú của Salander.
– Tớ sẽ làm chúng nó như cậu.
Salander không nói gì. Cô nhìn ngực Mimmi. Vú Mimmi cũng bé nhưng nom rất tự nhiên ở trên người Mimmi.
Bạn đọc cảm nhận
Trương Quốc Hào
Một lần nữa ta có dịp khâm phục tài năng của Stieg Larsson, thông qua nhân vật nữ chính ông đã giúp ta hiểu thêm về bối cảnh xã hội của các nước Bắc Âu, không hề bình lặng như vẻ ngoài của nó. Dù là truyện trinh thám nhưng cũng đầy ắp tính nhân văn.
Cũng giống như quyển đầu tiên thì những trang đầu tiên có thể làm bạn quyết định cất quyển sách vào một góc nào đó, nhưng chỉ cần một chút kiên nhẫn, vượt qua được nó bạn sẽ có được một câu truyện với tiết tấu nhanh hơn và vô cùng lôi cuốn. Salander lại một lần nữa gây ấn tượng với bạn đọc bằng sự mạnh mẽ, bằng sự thông minh và cả những góc khuất bên trong nội tâm của cô nữa. Có lẽ không ít những người như tôi, càng đọc càng thấy yêu quý Salander hơn, càng mong muốn được theo bước cuộc hành trình của cô qua từng trang sách.
Và điểm trừ, tiếc thay, có lẽ lại là dịch thuật, Một vấn đề có thể làm hỏng đi cả một cuốn sách, có thể khiến nhiều người đánh giá không cao về cuốn này. Nhưng nếu bạn đã đọc xong Cô gái có hình xăm rồng thì đừng ngần ngại rinh về Cô gái đùa với lửa nhé, không hề uổng đâu!
Minh Anh
Trong quyển sách thứ nhất “Cô gái với hình xăm rồng” Lisbeth được khắc họa nhiều về tài năng và trí thông minh thì trong quyển thứ hai này, tính cách và quan điển sống của cô được khắc họa rõ nét hơn. Ngoài ra ở tập này, nhà văn Stieg Larsson đã gỡ từng nút thắt về tuổi thơ của Lisbeth, liên tiếp đưa ta từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Phần mở đầu truyện hơi lan man nhưng khi vào đến cốt truyện chính thì tiết tấu trở nên nhanh và dồn dập hơn. Tác giả tạo hàng loạt các nút thắt, các bí ẩn khiến chúng ta không thể bỏ cuốn sách xuống và mong muốn được nghiền ngẫm cuốn sách để giải tỏa hết tò mò và khúc mắc. Stieg Larsson đúng một cây bút có tài kể chuyện và dẫn dắt tuyệt vời!
Ngoài cốt truyện tuyệt vời ra thì điểm trừ lớn nhất của sách khiến mình chỉ chấm 3/5 sao chính là dịch thuật. Đây là quyển sách dịch tệ nhất mình từng đọc! Lủng củng và nhiều câu tối nghĩa, không hiểu được ý của người dịch. Mình không hiểu người dịch và biên tập sao có thể cho ra một quyển sách chất lượng dịch kém như vậy. Nếu không vì cốt truyện xuất sắc có lẽ mình đã bỏ ngang quyển này vì chất lượng dịch. Mong là sách sẽ được tái bản với chất lượng dịch tốt hơn.
Nguyễn Dương
Lisbeth Salander là một thiên tài bị cả xã hội nhìn nhận như một người thiểu năng tâm thần, không đủ sức để tự cai quản bản thân mình. Nếu như qua phần 1, tính cách của nhân vật Salander chỉ được khắc họa qua những việc mà cô trải qua, sự cứng rắn, lạnh lùng của cô đối với xã hội thì ở quyển 2, Salander có chiều sâu hơn rất nhiều. Ở Cô gái đùa với lửa, Salander là một con người có đạo đức công việc và đạo đức sống, người đọc hiểu được động cơ, luồn lách theo cách suy nghĩ của bộ óc thiên tài đấy để rồi hiểu được cách sống bị xem là bệnh hoạn và tàn nhẫn của cô.
Stieg Larsson có cách viết tiểu thuyết thông mình và dồn dập. Câu chuyện của ông thật đến từng điếu thuốc lá, từng cái bánh pan pizza trong giỏ hàng của nhân vật, mọi thứ đều ngăn nắp, đề logic và khoa học. Ông không viết văn một cách ngẫu hứng, mà ngược lại, Stieg Larsson là một nhà báo khoa học viết văn. Ông thấu hiểu những suy nghĩ và ham muốn của người phụ nữ với con mắt bình quyền, đầy tôn trọng.
Người Việt Nam chúng ta khi đọc bộ ba tiểu thuyết này sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về cách sống đặc biệt là của người phụ nữ. Tuy nhiên, tác phẩm đã mang đến một thông điệp trân trọng và cảm thông đối với người phụ nữ cũng như suy nghĩ và sự lựa chọn của họ.
Review / Cô Gái Đùa Với Lửa - Stieg Larsson
Bộ ba tiểu thuyết Thiên niên kỷ là minh chứng hùng hồn cho tuyên bố “ủng hộ bình đẳng giới” của nhà văn Thụy Điển. Trong tác phẩm của ông, những kẻ đối xử tàn tệ với phụ nữ đều gặp những kết cục không mấy tốt đẹp.
Stieg Larsson là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội tích cực. Dưới thể loại truyện trinh thám, tiểu thuyết của Larsson soi ánh sáng vào những góc khuất của xã hội Thuỵ Điển và dành nhiều trân trọng và trìu mến cho phụ nữ và trẻ em.
”Cô gái đùa với lửa” là thành công nối tiếp của “Cô gái có hình xăm rồng”. Tác giả phân thân giữa hai biệt tài làm người đọc say mê: một mặt tạo ra những nhân vật phức tạp, chân thực, đầy sức hấp dẫn ngay cả khi họ phải hành động đi ngược lại lợi ích bản thân: mặt khác đóng gói thông tin, đóng mở các dữ kiện, tạo ra một bầu không khí hồi hộp kịch tính đến phút chót.”
Lisbeth Salander bị cảnh sát toàn Thuỵ Điển truy nã. Bị tình nghi đã giết ba mạng người, Slander tuyệt đối giữ kín tung tích và âm thầm điều tra quá khứ bí ẩn…
Lisbeth Salander có thực sự là kẻ giết người?
Điều gì nằm sau hai vụ án mạng?
“Bộ đôi kỳ quặc” Slander – Blomkvist có còn hợp lực tác chiến nữa hay không?
Trích dẫn
Salander theo Mimmi vào nhà, ngồi xuống một trong hai chiếc ghế đẩu ở cạnh cái bàn nho nhỏ trong sảnh. Bếp bé hơn một cái hốc để nấu nướng, ở một góc của gian sảnh. Mimmi đã đặt một vòi cao su từ trong buồng tắm ra chậu rửa bát đĩa.
Mẹ Mimmi là người Hồng Kông, bố Thụy Điển ở Boden. Salander biết bố mẹ Mimmi đang sống ở Paris. Mimmi học xã hội học ở Stockholm, cô chị của Mimmi học nhân học ở Hoa Kỳ. Gien mẹ thấy rõ ở bộ tóc đen như quạ, cắt ngắn và nét mặt hơi hơi châu Á. Bố cho cô đôi mắt xanh nước biển nhạt. Cái miệng rộng, hai lúm đồng tiền thì chả đến từ ai, bố cũng như mẹ.
Mimmi ba mươi mốt. Cô thích mặc đồ da, đến các câu lạc bộ, nơi họ biểu diễn nghệ thuật – đôi khi cô xuất hiện trên các sô tivi. Từ mười sáu tuổi Salander đã không đến một câu lạc bộ nào.
Ngoài việc học, mỗi tuần một ngày Mimmi đi làm nhân viên bán hàng tại Thời Trang Domino trên một phố gần Sveavagen. Các khách hàng thèm có những quần áo như đồng phục bằng vải cao su của nữ y tá hay bộ đồ phù thủy bằng da đen thì hay đến Thời Trang Domino, ở đây vừa thiết kế vừa quần áo. Mimmi là đồng sở hữu tiệm này với vài ba bạn gái; cửa hàng đã thêm một phụ khoản khiêm tốn vào món nợ ít nghìn curon mỗi tháng của sinh viên. Salander lần đầu tiên gặp Mimmi khi Mimmi biểu diễn một tiết mục kỳ dị ở Liên hoan Tự hào Đồng tính ái trước đó một hai năm rồi tình cờ đâm bổ phải cô ta trong một lều bán bia khuya đêm hôm đó. Mimmi mặc một váy dài kỳ cục bằng chất dẻo màu vàng chanh, bày biện ra nhiều hơn là cất giấu đi. Salander không thấy gì là khiêu dâm trong bộ đồ nhưng đã đủ say đến mức thình lình muốn nhót đi một đứa con gái trông giống như quả chanh. Salander hết sức ngạc nhiên thấy quả chanh nhìn mình, cười hơ hớ, hôn mình chả chút ngượng nghịu rồi nói: Cậu là người tớ muốn đấy. Họ đã về chỗ của Salander rồi cả đêm làm tình.
– Là thế nào thì tớ cứ là thế. – Salander nói. – Tớ đã bỏ mọi người mọi cái mà đi. Lẽ ra nên chào bái bai.
– Tớ nghĩ có cái gì đó đã xảy ra với cậu. Không phải vì tớ và cậu đã tiếp xúc với nhau nhiều trong những tháng vừa qua mà cậu ở đây.
– Tớ bận.
– Cậu lúc nào cũng bí mật. Cậu không nói về cậu bao giờ. Cậu làm việc ở đâu hay tớ nên gọi ai khi cậu không trả lời điện thoại, tớ cũng chả biết nữa.
– Ngay bây giờ tớ chẳng làm ở đâu, với lại cậu giống y như tớ mà. Cậu thích làm tình nhưng cậu đặc biệt không thích có một quan hệ. Hay cậu thích?
– Cậu nói đúng đấy. – Cuối cùng Mimmi nói.
– Tớ cũng như vậy. Tớ không có hứa hẹn bao giờ.
– Cậu đã thay đổi. – Mimmi nói.
– Chả mấy.
– Cậu nom già hơn. Trưởng thành hơn. Quần áo khác. Rồi cậu nhét vào xú chiêng cái gì đó.
Salander không nói. Mimmi đã trông thấy cô trần truồng – dĩ nhiên phải nhận thấy sự thay đổi. Cuối cùng cô cúi đầu lầm bầm:
– Tớ độn ngực.
– Cậu nói gì kia?
Salander ngước mắt lên, cao giọng, không biết như vậy giọng mình hóa ra như thách thức.
– Tớ đã đến một bệnh viện ở Ý và độn ngực. Tớ biến đi vì thế. Rồi tớ cứ đi du lịch miết. Bây giờ tớ quay về.
– Cậu đùa đấy chứ?
Salander thản nhiên nhìn Mimmi.
– Tớ mới ngu thật chứ lại. Xưa nay cậu có biết đùa là gì đâu nhỉ.
– Tớ sẽ không xin lỗi. Tớ chỉ muốn trung thực. Nếu muốn tớ đi, chỉ cần nói một câu thôi.
Mimmi cười phá lên.
– Được, tớ chắc chắn không muốn cậu đi nếu cậu chưa để tớ nhòm xem nó nom ra thế nào. Làm ơn mà.
– Tớ luôn thích làm tình với cậu, Mimmi. Cậu chả thiết khỉ gì đến việc tớ làm nó ra sao và nếu tớ bận thì cậu kiếm luôn một đứa nào đó khác.
Ngay từ ở trường phổ thông, Mimmi đã dứt khoát rằng mình đồng tính ái. Mười bảy tuổi, sau một số toan tính lăng nhăng, cuối cùng cô nhập môn vỡ lòng về các bí mật tính dục ở một dạ hội liên hoan do Liên hiệp Thụy Điển vì các Quyền lợi Đổi giới tính, Đồng tính ái nam, nữ, Lưỡng tính tổ chức ở Goteborg. Sau đó cô không màng đến bất cứ lối sống nào khác nữa. Một lần lúc hai mươi ba, cô đã thử ăn nằm với một người đàn ông. Cô chờ anh ta bảo làm gì thì làm theo như máy nhưng chả thấy thú vị gì. Cô cũng ở trong cái số ít thuộc số ít không quan tâm đến hôn nhân hay chung thủy hay những buổi tối êm ấm trong nhà.
– Tớ trở về đã vài tuần. Tớ cần biết là phải ra ngoài nhót lấy một đứa hay là cậu vẫn còn thú.
Mimmi cúi xuống hôn phớt lên môi cô.
– Tớ đang nghĩ tối nay nên học hành bài vở. (Cô cởi cúc trên của chiếc áo sơmi của Lisbeth ra). Nhưng đồ quỷ gì… (Cô lại hôn Lisbeth và cởi cúc tiếp). Tớ phải trông thấy nó mới được. (Lại hôn). Hoan nghênh trở về.
Harriet Vanger ngủ đi vào khoảng 2 giờ sáng. Blomkvist nằm thức nghe chị thở. Một lúc, anh đứng dậy, móc một điếu trong gói Dunhill để trong ví chị. Anh ngồi vào chiếc ghế bên giường nhìn chị.
Anh không định làm người tình của Harriet Vanger. Và có thế. Sau thời gian ở Hedestad về, anh không muốn gì hơn là không gần gũi lắm với gia đình Vanger. Anh có gặp Harriet ở các cuộc họp ban lãnh đạo và giữ khoảng cách. Hai người biết bí mật của nhau, nhưng ngoài vai trò của Harriet ở ban lãnh đạo Millennium ra, công chuyện của họ đã chấm hết.
Trong kỳ nghỉ lễ Whitsuntide năm ngoái, lần đầu tiên trong vài tháng Blomkvist đã đến căn nhà nhỏ của anh ở Sandhamn để có đôi chút yên bình và tĩnh lặng, ngồi đọc tiểu thuyết trinh thám ở trên cổng. Chiều thứ Sáu đang trên đường tới kiốt mua thuốc lá thì anh vồ phải Harriet. Chị rõ ràng cũng đang có nhu cầu đi khỏi Hedestad và đã đặt trước phòng trọ cuối tuần ở khách sạn tại Sandhamn. Chị đã không ở đây từ ngày bé. Mười sáu tuổi chị lìa Thụy Điển và quay về khi đã năm mươi ba. Chính Blomkvist đã mò được ra chị.
Sau mấy lời chào hỏi ngạc nhiên của hai bên, Harriet chìm vào im lặng lúng túng. Blomkvist biết chuyện đời chị và chị biết là anh đã vi phạm các nguyên tắc nghề nghiệp của anh để giấu những bí mật khủng khiếp của nhà Vanger. Và phần nào anh làm thế là cho chị.
Blomkvist mời chị đến nhà mình. Anh pha cà phê rồi hai người ngồi ở cổng chuyện trò suốt mấy giờ. Từ ngày chị về nước, đây là lần đầu tiên hai người nói chuyện lâu với nhau.
Blomkvist không kìm được hỏi:
– Chị đã làm gì với các thứ dưới tầng hầm của Martin?
– Anh muốn biết thật sự ư?
– Muốn.
– Tôi tự mình dọn dẹp. Tôi đốt hết tất cả những gì có thể đốt được. Tôi cho đánh sập ngôi nhà. Tôi không thể sống ở đó, tôi không thể bán nó hay để cho ai sống ở đó. Với tôi mọi liên hệ với nó là đều dính đến cái xấu xa. Tôi đang định xây một ngôi nhà khác ở trên nền đất cũ, một căn nhà nhỏ bằng gỗ.
– Khi chị cho phá sập nhà, mọi người có sửng sốt không? Nó khá đẹp và sang trọng mà.
Chị mỉm cười.
– Dạo này Frode dựng lên câu chuyện là dưới nền nhà có nhiều túi khí cho nên xây lại thì đắt hơn hạ nó xuống.
Frode là luật sư của gia đình.
– Dạo này Frode ra sao?
– Ông ta sắp bảy mươi rồi. Tôi khiến ông ta bận bịu luôn.
Họ ăn trưa với nhau. Blomkvist nhận thấy Harriet Vanger đang ngồi nói với anh những chuyện thầm kín và riêng tư nhất về cuộc đời chị. Anh hỏi tại sao, chị nghĩ một lúc rồi nói trên thế giới này thật tình không có ai mà chị lại có thể cởi mở được như với anh. Vả lại khó mà không cởi mở được với một đứa trẻ bốn chục năm trước chị đã từng săn sóc.
Chị đã có chuyện tính dục với ba người đàn ông trong đời chị. Đầu tiên là bố chị, rồi anh chị. Chị đã giết bố rồi bỏ trốn người anh. Không biết sao chị đã sống sót và gặp một người mà cùng với anh ta chị đã tạo ra được một đời sống mới cho mình.
– Anh ấy dịu dàng và đáng yêu. Đáng tin và trung thực. Tôi hạnh phúc với anh ấy. Chúng tôi có hai chục năm tuyệt vời bên nhau rồi anh ấy ốm.
– Chị không tái hôn ư? Sao thế?
Chị nhún vai.
– Tôi là mẹ của hai đứa con trai ở Úc, tôi sở hữu một doanh nghiệp nông nghiệp lớn. Tôi không thể bỏ đi vì một cuối tuần lãng mạn. Và tôi không nhớ tính dục
Họ ngồi lặng lẽ một lúc.
– Muộn rồi, tôi nên quay về khách sạn thôi.
Blomkvist cứ ngồi im, không đứng lên.
– Anh muốn dụ dỗ tôi sao?
– Muốn.
Anh đứng dậy cầm tay chị dắt vào trong nhà, lên gác xép phòng ngủ. Thình lình chị giữ anh lại.
– Tôi thật không hiểu sao lại thế này. Đây không phải là chuyện tôi làm hàng ngày.
Họ ở với nhau hết cuối tuần rồi cứ ba tháng sau cuộc họp ban lãnh đạo tạp chí thì lại một lần. Đây không phải là một quan hệ có thể duy trì được. Chị làm việc suốt ngày đều đặn và thường đi xa, rồi hàng tháng lại về Úc. Nhưng chị đã đi tới hẹn hò thi thoảng với Blomkvist.
Hai giờ sau Mimmi pha cà phê trong khi Salander nằm trần truồng, vã mồ hôi trên lớp khăn trải giường. Cô hút thuốc lá nhìn Mimmi qua khung cửa. Cô thèm thân hình Mimmi. Cơ bắp nom ấn tượng. Mimmi tập ở nhà thể dục ba tối một tuần, một tối tập bốc Thái hay một thứ karate con khỉ gì đó, tất cả đã cho cô một thân hình đáng sợ.
Cô đúng là nom ngon ăn. Không đẹp như người mẫu nhưng thực chất hấp dẫn. Cô thích khêu gợi và tán tỉnh. Khi ăn mặc để dự tiệc, cô có thể làm cho bất cứ ai cũng phải để ý đến. Salander không hiểu tại sao Mimmi lại quan tâm đến một con ngỗng như mình. Nhưng cô thích được Mimmi quan tâm. Làm tình với Mimmi có sức giải tỏa ghê gớm đến mức Salander thấy thanh thản và khoái chuyện đó, lấy về cái cô muốn có cho mình và đổi lại thì cô cũng cho đi.
Mimmi quay vào để hai hũ cà phê lên chiếc ghế đẩu cạnh giường Cô bò toài lên giường cúi xuống nhay nhay vào một đầu vú của Salander.
– Tớ sẽ làm chúng nó như cậu.
Salander không nói gì. Cô nhìn ngực Mimmi. Vú Mimmi cũng bé nhưng nom rất tự nhiên ở trên người Mimmi.
Bạn đọc cảm nhận
Trương Quốc Hào
Một lần nữa ta có dịp khâm phục tài năng của Stieg Larsson, thông qua nhân vật nữ chính ông đã giúp ta hiểu thêm về bối cảnh xã hội của các nước Bắc Âu, không hề bình lặng như vẻ ngoài của nó. Dù là truyện trinh thám nhưng cũng đầy ắp tính nhân văn.
Cũng giống như quyển đầu tiên thì những trang đầu tiên có thể làm bạn quyết định cất quyển sách vào một góc nào đó, nhưng chỉ cần một chút kiên nhẫn, vượt qua được nó bạn sẽ có được một câu truyện với tiết tấu nhanh hơn và vô cùng lôi cuốn. Salander lại một lần nữa gây ấn tượng với bạn đọc bằng sự mạnh mẽ, bằng sự thông minh và cả những góc khuất bên trong nội tâm của cô nữa. Có lẽ không ít những người như tôi, càng đọc càng thấy yêu quý Salander hơn, càng mong muốn được theo bước cuộc hành trình của cô qua từng trang sách.
Và điểm trừ, tiếc thay, có lẽ lại là dịch thuật, Một vấn đề có thể làm hỏng đi cả một cuốn sách, có thể khiến nhiều người đánh giá không cao về cuốn này. Nhưng nếu bạn đã đọc xong Cô gái có hình xăm rồng thì đừng ngần ngại rinh về Cô gái đùa với lửa nhé, không hề uổng đâu!
Minh Anh
Trong quyển sách thứ nhất “Cô gái với hình xăm rồng” Lisbeth được khắc họa nhiều về tài năng và trí thông minh thì trong quyển thứ hai này, tính cách và quan điển sống của cô được khắc họa rõ nét hơn. Ngoài ra ở tập này, nhà văn Stieg Larsson đã gỡ từng nút thắt về tuổi thơ của Lisbeth, liên tiếp đưa ta từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Phần mở đầu truyện hơi lan man nhưng khi vào đến cốt truyện chính thì tiết tấu trở nên nhanh và dồn dập hơn. Tác giả tạo hàng loạt các nút thắt, các bí ẩn khiến chúng ta không thể bỏ cuốn sách xuống và mong muốn được nghiền ngẫm cuốn sách để giải tỏa hết tò mò và khúc mắc. Stieg Larsson đúng một cây bút có tài kể chuyện và dẫn dắt tuyệt vời!
Ngoài cốt truyện tuyệt vời ra thì điểm trừ lớn nhất của sách khiến mình chỉ chấm 3/5 sao chính là dịch thuật. Đây là quyển sách dịch tệ nhất mình từng đọc! Lủng củng và nhiều câu tối nghĩa, không hiểu được ý của người dịch. Mình không hiểu người dịch và biên tập sao có thể cho ra một quyển sách chất lượng dịch kém như vậy. Nếu không vì cốt truyện xuất sắc có lẽ mình đã bỏ ngang quyển này vì chất lượng dịch. Mong là sách sẽ được tái bản với chất lượng dịch tốt hơn.
Nguyễn Dương
Lisbeth Salander là một thiên tài bị cả xã hội nhìn nhận như một người thiểu năng tâm thần, không đủ sức để tự cai quản bản thân mình. Nếu như qua phần 1, tính cách của nhân vật Salander chỉ được khắc họa qua những việc mà cô trải qua, sự cứng rắn, lạnh lùng của cô đối với xã hội thì ở quyển 2, Salander có chiều sâu hơn rất nhiều. Ở Cô gái đùa với lửa, Salander là một con người có đạo đức công việc và đạo đức sống, người đọc hiểu được động cơ, luồn lách theo cách suy nghĩ của bộ óc thiên tài đấy để rồi hiểu được cách sống bị xem là bệnh hoạn và tàn nhẫn của cô.
Stieg Larsson có cách viết tiểu thuyết thông mình và dồn dập. Câu chuyện của ông thật đến từng điếu thuốc lá, từng cái bánh pan pizza trong giỏ hàng của nhân vật, mọi thứ đều ngăn nắp, đề logic và khoa học. Ông không viết văn một cách ngẫu hứng, mà ngược lại, Stieg Larsson là một nhà báo khoa học viết văn. Ông thấu hiểu những suy nghĩ và ham muốn của người phụ nữ với con mắt bình quyền, đầy tôn trọng.
Người Việt Nam chúng ta khi đọc bộ ba tiểu thuyết này sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về cách sống đặc biệt là của người phụ nữ. Tuy nhiên, tác phẩm đã mang đến một thông điệp trân trọng và cảm thông đối với người phụ nữ cũng như suy nghĩ và sự lựa chọn của họ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Nguyệt Nguyệt
Review sách Cô Gái Chọc Tổ Ong Bầu - Stieg Larsson
Obook
Phần kết của tam khúc Millennium dường như chỉ là giải quyết mớ bòng bong còn dang dở từ cuối phần 2. Thế nhưng không. Cuộc chiến giờ mới bắt đầu. Đó là cuộc đấu tranh giữa đúng - sai, thiện - ác. Đấu tranh cho lẽ công bằng. Và công lý đã được thực thi.
Bằng nhiều phương tiện từ pháp luật tới truyền thông, những con người như Blomkvist, Salander, Gianni, Armansky... đã dùng trí thông minh, đạo đức, sự nỗ lực và lòng quyết tâm chính nghĩa đưa sự thật ra ánh sáng. Dù cho họ phải đối mặt với vô số âm mưu từ bộ phận cấp cao của chính phủ.
Cuốn sách này như một thứ gì đó giúp người ta thấy được rằng trên cõi đời này, dù nhiều ngang trái bất công, vẫn tồn tại hy vọng. Hy vọng vào những điều tốt đẹp.
Stieg Larsson đã viết dày công, sáng tạo nên một bộ truyện giàu sức sống, mãnh liệt như chính hơi thở cuộc sống. Nêu bật lên mọi đau đớn cùng cực đồng thời cũng cho ta nhiều niềm tin vào cuộc đời. Thật tiếc là tác giả ra đi quá sớm, song ông đã để lại một viên ngọc lớn cho làng văn học thế giới.
Millenium là một bộ sách lớn, nhiều thông điệp giá trị. Ngoài một vài sơ hở không đáng kể thì cũng có thể coi như hoàn hảo. Duy chỉ có bản dịch như mình nhận xét ở tập "Cô gái có hình xăm rồng" là còn nhiều lấn cấn; thực tế thì dịch giả Trần Đĩnh có giọng văn khá thú vị, có cá tính riêng, nhưng mới đọc không quen sẽ thấy nó phô, ông cũng mắc lỗi "thì - là - mà" nên câu cú thường lủng củng. Nếu biên tập khắc phục được những điểm này thì bộ sách sẽ rất tuyệt vời.
Review sách Cô Gái Chọc Tổ Ong Bầu - Stieg Larsson
Obook
Phần kết của tam khúc Millennium dường như chỉ là giải quyết mớ bòng bong còn dang dở từ cuối phần 2. Thế nhưng không. Cuộc chiến giờ mới bắt đầu. Đó là cuộc đấu tranh giữa đúng - sai, thiện - ác. Đấu tranh cho lẽ công bằng. Và công lý đã được thực thi.
Bằng nhiều phương tiện từ pháp luật tới truyền thông, những con người như Blomkvist, Salander, Gianni, Armansky... đã dùng trí thông minh, đạo đức, sự nỗ lực và lòng quyết tâm chính nghĩa đưa sự thật ra ánh sáng. Dù cho họ phải đối mặt với vô số âm mưu từ bộ phận cấp cao của chính phủ.
Cuốn sách này như một thứ gì đó giúp người ta thấy được rằng trên cõi đời này, dù nhiều ngang trái bất công, vẫn tồn tại hy vọng. Hy vọng vào những điều tốt đẹp.
Stieg Larsson đã viết dày công, sáng tạo nên một bộ truyện giàu sức sống, mãnh liệt như chính hơi thở cuộc sống. Nêu bật lên mọi đau đớn cùng cực đồng thời cũng cho ta nhiều niềm tin vào cuộc đời. Thật tiếc là tác giả ra đi quá sớm, song ông đã để lại một viên ngọc lớn cho làng văn học thế giới.
Millenium là một bộ sách lớn, nhiều thông điệp giá trị. Ngoài một vài sơ hở không đáng kể thì cũng có thể coi như hoàn hảo. Duy chỉ có bản dịch như mình nhận xét ở tập "Cô gái có hình xăm rồng" là còn nhiều lấn cấn; thực tế thì dịch giả Trần Đĩnh có giọng văn khá thú vị, có cá tính riêng, nhưng mới đọc không quen sẽ thấy nó phô, ông cũng mắc lỗi "thì - là - mà" nên câu cú thường lủng củng. Nếu biên tập khắc phục được những điểm này thì bộ sách sẽ rất tuyệt vời.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review sách Cô Gái Chọc Tổ Ong Bầu - Stieg Larsson
Downloadsach
Bắt đầu từ phần kết “không thể nghẹt thở hơn” của Cô gái đùa với lửa, Salander được người bạn đồng hành Blomkvist đưa đi cấp cứu sau khi cô bị chính bố đẻ bắn trọng thương, bị người anh cùng cha khác mẹ chôn sống… Từ đây, trong Cô gái chọc tổ ong bầu, cảnh sát điều tra, nhân viên tư pháp và giới báo chí chính thức bước vào cái gọi là “Vụ Salander”.
Họ lục vào quá khứ của cô, họ lần theo những đầu mối bị mất hoặc bị đánh lạc hướng, họ lựa chọn đứng về lợi ích của cá nhân hay số đông… và họ bàng hoàng trước sự thật, chân thực và nghiệt ngã.
Nhận xét
“Lisbeth Salander! Lạ thường… chào mừng tính bất tử của hư cấu”. (Mario Vargas Llosa – Nhà văn Peru nhận giải Nobel Văn học 2010)
“Tập kết thúc của tam bộ khúc Millennium cũng nghẹt thở như hai tập đầu. Khi mà không còn ai có thể miêu tả Salander và Blomkvist giống như Stieg Larsson vĩ đại đã quá cố nữa thì thật buồn biết mấy, bởi sẽ không còn có thêm những cuộc phiêu lưu tiếp theo của họ.” (Scotland on Sunday)
“Đọc sách này sẽ mệt, như một thứ gì đó rất đặc biệt trong thế giới truyện hình sự giật gân… Đây là một cái kết khỏe và thỏa mãn cho một tam bộ khúc có tham vọng lớn và được kết cấu hoàn hảo.” (Daily Express)
Downloadsach
Bắt đầu từ phần kết “không thể nghẹt thở hơn” của Cô gái đùa với lửa, Salander được người bạn đồng hành Blomkvist đưa đi cấp cứu sau khi cô bị chính bố đẻ bắn trọng thương, bị người anh cùng cha khác mẹ chôn sống… Từ đây, trong Cô gái chọc tổ ong bầu, cảnh sát điều tra, nhân viên tư pháp và giới báo chí chính thức bước vào cái gọi là “Vụ Salander”.
Họ lục vào quá khứ của cô, họ lần theo những đầu mối bị mất hoặc bị đánh lạc hướng, họ lựa chọn đứng về lợi ích của cá nhân hay số đông… và họ bàng hoàng trước sự thật, chân thực và nghiệt ngã.
Nhận xét
“Lisbeth Salander! Lạ thường… chào mừng tính bất tử của hư cấu”. (Mario Vargas Llosa – Nhà văn Peru nhận giải Nobel Văn học 2010)
“Tập kết thúc của tam bộ khúc Millennium cũng nghẹt thở như hai tập đầu. Khi mà không còn ai có thể miêu tả Salander và Blomkvist giống như Stieg Larsson vĩ đại đã quá cố nữa thì thật buồn biết mấy, bởi sẽ không còn có thêm những cuộc phiêu lưu tiếp theo của họ.” (Scotland on Sunday)
“Đọc sách này sẽ mệt, như một thứ gì đó rất đặc biệt trong thế giới truyện hình sự giật gân… Đây là một cái kết khỏe và thỏa mãn cho một tam bộ khúc có tham vọng lớn và được kết cấu hoàn hảo.” (Daily Express)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM
REVIEW CÔ GÁI CHỌC TỔ ONG BẦU, MILLENNIUM - STIEG LARSSON
Tác phẩm này đã đoạt Giải thưởng Glass Key
Cũng như 2 tập trước, “Cô gái chọc tổ ong bầu” tiếp tục đào sâu vào một thế giới của những người đàn ông ghét đàn bà, nơi những kẻ giết người, hiếp dâm, cướp của, buôn lậu… cho đến những cảnh sát đần độn, những nhà báo vô lại đều là đàn ông. Nơi những người đàn bà trở thành những nữ chiến binh, những nữ anh hùng. Lisbeth Salander, tin tặc thiên tài lập dị, một mình chống mafia.
Erika Berger và Harriet Vanger, hình mẫu những nữ doanh nhân thành đạt thời hiện đại. Cho đến Annika Gianinni, Sonja Modig, Monica Figuerola, Suzanne Linder hay Miriam Wu, hết thảy đều là những phụ nữ mạnh mẽ và dũng cảm, hơn đứt bất kỳ gã đàn ông nào trong cả 3 tập truyện. Nhưng thật ra, cái gì quá cũng không tốt, kể cả tốt quá. Tuy là phụ nữ nhưng tôi đề cao sự bình đẳng chứ không phải là sự phân biệt giới tính, dù là đề cao nữ giới đi chăng nữa. Tập 3 này không mang màu sắc trinh thám như 2 tập trước, mà chuyển hướng sang điều tra – hình sự hơn. Nhược điểm thì vẫn y như cũ: chậm chạp đến phi thường. Lại được nguyên một câu chuyện về Erika Berger chẳng mấy liên quan đến phần nội dung còn lại. Tất nhiên là tác giả có dụng ý riêng, nhưng độc giả đang háo hức theo dõi mạch vụ án chính thì ngán lắm.
Kết thúc viên mãn, tròn trịa đến hoàn mỹ, người tốt và kẻ xấu đều có phần xứng đáng. Lisbeth lại mở rộng cửa chào đón Mikael, dù có lẽ giữa họ sẽ không bao giờ có gì khác hơn ngoài tình bạn thuần túy. Một cái kết mở, vừa vặn để kết thúc bộ ba Milllenium, theo tôi thì bất cứ nỗ lực nào viết tiếp câu chuyện về Lisbeth Salander đều có thể trở nên thừa thãi.
REVIEW CÔ GÁI CHỌC TỔ ONG BẦU, MILLENNIUM - STIEG LARSSON
Tác phẩm này đã đoạt Giải thưởng Glass Key
Cũng như 2 tập trước, “Cô gái chọc tổ ong bầu” tiếp tục đào sâu vào một thế giới của những người đàn ông ghét đàn bà, nơi những kẻ giết người, hiếp dâm, cướp của, buôn lậu… cho đến những cảnh sát đần độn, những nhà báo vô lại đều là đàn ông. Nơi những người đàn bà trở thành những nữ chiến binh, những nữ anh hùng. Lisbeth Salander, tin tặc thiên tài lập dị, một mình chống mafia.
Erika Berger và Harriet Vanger, hình mẫu những nữ doanh nhân thành đạt thời hiện đại. Cho đến Annika Gianinni, Sonja Modig, Monica Figuerola, Suzanne Linder hay Miriam Wu, hết thảy đều là những phụ nữ mạnh mẽ và dũng cảm, hơn đứt bất kỳ gã đàn ông nào trong cả 3 tập truyện. Nhưng thật ra, cái gì quá cũng không tốt, kể cả tốt quá. Tuy là phụ nữ nhưng tôi đề cao sự bình đẳng chứ không phải là sự phân biệt giới tính, dù là đề cao nữ giới đi chăng nữa. Tập 3 này không mang màu sắc trinh thám như 2 tập trước, mà chuyển hướng sang điều tra – hình sự hơn. Nhược điểm thì vẫn y như cũ: chậm chạp đến phi thường. Lại được nguyên một câu chuyện về Erika Berger chẳng mấy liên quan đến phần nội dung còn lại. Tất nhiên là tác giả có dụng ý riêng, nhưng độc giả đang háo hức theo dõi mạch vụ án chính thì ngán lắm.
Kết thúc viên mãn, tròn trịa đến hoàn mỹ, người tốt và kẻ xấu đều có phần xứng đáng. Lisbeth lại mở rộng cửa chào đón Mikael, dù có lẽ giữa họ sẽ không bao giờ có gì khác hơn ngoài tình bạn thuần túy. Một cái kết mở, vừa vặn để kết thúc bộ ba Milllenium, theo tôi thì bất cứ nỗ lực nào viết tiếp câu chuyện về Lisbeth Salander đều có thể trở nên thừa thãi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review sách Cô Gái Chọc Tổ Ong Bầu – Stieg Larsson
Reviewsach.club
Độc giả Phan Thị Ánh Đào nhận xét
Họ lục vào quá khứ của cô, họ lần theo những đầu mối bị mất hoặc bị đánh lạc hướng, họ lựa chọn đứng về lợi ích của cá nhân hay số đông… và họ bàng hoàng trước sự thật, chân thực và nghiệt ngã. Hura! Chúng ta đã chiến thắng rồi. Hura! Chúng ta đã chiến thắng rồi
Mình đã là fan của serie này kể từ tập 1.
Tóm lại nếu ai mê trinh thám, tội phạm, thậm chí cả tình dục và tình tiết bạo lực, cuốn sách là một đại dương để khám phá và ngụp lặn trong đó.
Bên cạnh đó, cũng cho ta thấy được những sự mâu thuẩn nội tại ở những quốc gia giàu có châu Âu.
Độc giả Hoàng Quốc Việt
“Đọc sách này sẽ mệt, như một thứ gì đó rất đặc biệt trong thế giới truyện hình sự giật gân. Tại không không chứ?. Tại không không chứ?. Tại không không chứ? Đây là một cái kết khỏe và thỏa mãn cho một tam bộ khúc có tham vọng lớn và được kết cấu hoàn hảo. Làm ơn nói nhỏ thôi” (Daily Express). Làm ơn nói nhỏ thôi
Sỡ dĩ tôi viết tiêu đề “Cuộc phiêu lưu chưa chấm dứt” là mong rằng sẽ còn những cuộc phiêu lưu khác của bộ đôi Salander và Blomkvist vì tác giả Stieg Larsson đã qua đời quá sớm khi mà bộ tiểu thuyết Millennium của ông trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, thật đáng tiếc khi mà người hâm mộ không còn cơ hội để dõi theo bước chân của bộ đôi Salander và Blomkvist vạch trần sự thật đằng sau những cái chết bí ẩn. Tập cuối này cũng không kém phần kịch tính và nghẹt thở như hai tập đầu. Mong rằng nó cũng sẽ được chuyển thể thành phim vì sách quá hay.
Độc giả Nguyễn Hằng
Phần 3 là nối tiếp mạch truyên dang dở của phần 2. Phần này tập trung nhiều vào Salander hơn 2 phần trước, các bí mật của cô cũng được giải đáp đầy đủ. Truyện vẫn hay và hấp dẫn dù đôi lúc tác giả hơi tham tiểu tiết dẫn đến dài dòng. Các twist của truyện không ngờ nhưng vẫn khiến người đọc hồi hộp đọc liên tục không thể ngừng. Hơi tiếc là tác giả không thể tự viết các phần tiếp theo như dự định, nhưng kết ở phần 3 cũng rất ổn rồi. Truyện rất đáng đọc.
Độc giả thu thủy
Bắt đầu từ phần kết “không thể nghẹt thở hơn” của Cô gái đùa với lửa, Salander được người bạn đồng hành Blomkvist đưa đi cấp cứu sau khi cô bị chính bố đẻ bắn trọng thương, bị người anh cùng cha khác mẹ chôn sống… Từ đây, trong Cô gái chọc tổ ong bầu, cảnh sát điều tra, nhân viên tư pháp và giới báo chí chính thức bước vào cái gọi là “Vụ Salander”. Hồi hộp quá!. Hồi hộp quá!
Sau khi đọc xong “Cô gái có hình xăm rồng”, “Cô gái đùa với lửa”, tôi liền tìm đến ” Cô gái chọc tổ ong bầu” để biết được kết thúc của nhân vật. Và thêm một lần nữa, tác giả đã không làm người đọc thất vọng, với lối viết lôi cuốn, đan xen nhiều tình tiết gây cấn hấp dẫn, những mưu mô, kế hoạch, toan tính được giấu kỹ đến tận phút chót của tác phẩm, khiến cho người đọc nhiều phen hồi hộp, như bị thôi miên theo từng trang sách, bất ngờ nối tiếp những bất ngờ, đầy sự thú vị và phiêu lưu, làm cho người đọc được thỏa mái cho trí tưởng tượng bay cao bay xa, liên tưởng.
Độc giả Nguyễn Kiên Tường
“Tập kết thúc của tam bộ khúc Millennium cũng nghẹt thở như hai tập đầu. Tôi rất tiếc khi phải nói điều này Khi mà không còn ai có thể miêu tả Salander và Blomkvist giống như Stieg Larsson vĩ đại đã quá cố nữa thì thật buồn biết mấy, bởi sẽ không còn có thêm những cuộc phiêu lưu tiếp theo của họ. Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại, vĩnh viễn không còn cơ hội nữa.” (Scotland on Sunday). Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại, vĩnh viễn không còn cơ hội nữa.
Nhận xét: Bạn có thể xuống tay giết chết cha mình để trả thù cho mẹ và mình không? Hay bạn có thể tự tay giết chết con gái mình vì hận thù với nó không? Với những tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn từ đầu đến cuối, gay cấn đến tận cùng, tập ba Cô gái chọc tổ ong bầu với bộ đôi hoàn hảo Blomkvist và Salander xứng đáng nằm trong bộ sưu tập sách của nhà bạn hoặc giới thiệu cho bạn bè.
Khuyên: Rất hay, phải đọc.
Độc giả Lam Phương
“Lisbeth Salander! Lạ thường. Mọi vẫn đề rồi sẽ được giải quyết.. Cũng không tệ lắm đâu!. Cũng không tệ lắm đâu! chào mừng tính bất tử của hư cấu”. Cũng không tệ lắm đâu! (Mario Vargas Llosa – Nhà văn Peru nhận giải Nobel Văn học 2010). Cuộc đời tôi tôi quyết định nó, là phúc hay là hoạ chưa biết được
Phần cuối của series này đã chào tạm biệt độc giả bằng màn trình diễn ngọan mục nhất. Ngòi bút của Stieg Larsson quá tài tình, những chuyện bất bình, án mạng dưới tay ông trở nên li kì rất nhiều. Vẫn là những đề tài đó, ở đây tác giả đã đẩy lên đến cao trào hơn nữa khiến nó kịch tính hơn nữa. Một đại kết cục không quá hoàn hảo nhưng lại là kết cục tố nhất: kẻ xấu đền tội, kẻ gian trả giá, và sự giải thoát cho những tâm hồn bị tổn thương, rất hài lòng về series này.
Độc giả Nguyễn Huỳnh Nhật Anh
Mình cảm thấy đây là phần hay nhất của bộ tam Milennium. Phần này chủ yếu là khắc họa về nhân vật Salander là khá nhiều, còn nhân vật Blomkvist thì ít được nói đến vì anh chàng đã xuất hiện khá nhiều ở 2 phần trước và tính cách hành động của anh ấy cũng không có gì quá nổi bật, chủ yếu là một anh chàng tốt bụng và tận tụy vì công việc. Khi mới biết đến Salander hẳn mọi người sẽ nghĩ cô nhóc này thật kì quái, chả có gì thú vị, nhưng dần dần khai thác sâu vào câu chuyện thì mọi người sẽ ngạc nhiên vì những gì cô gái bé nhỏ này có thể làm. Nhưng cái kết làm mình cảm thấy hơi buồn, trải qua một tuổi thơ kinh khủng cùng quãng đời trưởng thành chẳng mấy tốt đẹp , mình nghĩ Lisbeth xứng đáng được yêu thuơng và có một gia đình chính nghĩa nhưng cô nàng chỉ đơn giản là chọn cách sống một mình và thỉnh thoảng có một vài người bạn bước vào đời cô. Bộ truyện đã xây dựng hình tượng nhân vật một cốt truyện vô cùng kịch tính và độc đáo. Thật tiết rằng bác Stieg đã ra đi quá sớm vì vậy nên những chuyến phiêu lưu tiếp theo của Blomkvist và Salander mãi không được đến với bàn tay của người đọc nữa rồi.
Độc giả Nguyễn Cảnh Thắng
Đọc xong 2 phần trước của bộ tam khúc là “Cô gái có hình xăm rồng” và “Cô gái đùa với lửa”, tôi biết mình phải ngay lập tức tìm đến phần cuối: ” Cô gái chọc tổ ong bầu”. Cũng giống như hai phần trước, tác giả đã thể hiện được tài năng đang kinh ngạc của mình trong việc lồng ghép các sự kiện, âm mưu, các kế hoạch và hành động. Cùng một sự kiện, tác giả đưa người đọc đến với góc nhìn của tất cả các nhân vật có liên quan, miêu tả chi tiết từng việc làm, lý do vì sao, những mục tiêu của việc làm ấy, hậu quả có thể xảy ra. Nỗ lực của tác giả trong việc làm cho câu chuyện trở nên trọn vẹn, lấp đầy mọi khoảng trống, đem đến cái nhìn toàn vẹn và chân thực nhất về vấn đề đang xảy ra khiến tôi vô cùng khâm phục. Cuốn sách làm hài lòng cả những người đọc khó tính nhất, tuy nhiên một cái kết mở làm tôi cảm thấy tiếc khi tác giả đã qua đời, khi tương lai của câu chuyện đang sẵn sàng mở ra trước mắt. Một tuyệt tác của sự trọn vẹn!
Độc giả Hồ Thị Hà Chi
Đến với Cô gái chọc tổ ong bầu để biết cái kết của bộ tam khúc này, tôi thực sự không hề thất vọng. Tác giả tiếp tục phô diễn biệt tài kể những câu chuyện chằng chịt chi tiết song song nhau 1 cách tưởng chừng như rối rắm mà lại không hề rối rắm. Những âm mưu nhiều tầng được lồng ghép và phát triển hoàn hảo. Cách kể chuyện ấy đã chạm được tới những khía cạnh sâu xa nhất của bộ máy hành pháp Thụy Điển, số phận những con người sống và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ ấy. Đoạn truyện mô tả phiên tòa xét xử Lisbeth là 1 trong những đoạn hay nhất của bộ 3 Millenium, lập luận chặt chẽ và vô cùng đanh thép của Giannini đã khiến tôi không thể rời mắt khỏi trang sách.
Thực sự bản thân tôi rất thích Lisbeth Salander với lối sống phóng khoáng của 1 người thông minh. Có thể Sally thuộc kiểu lí trí đánh bại cảm xúc, nhưng sống được như cô ấy thật đáng khâm phục (chưa nói đến những tổn thương mà cô ấy phải chịu suốt hơn 15 năm cuộc đời), 1 con người đầy bản lĩnh và sắc sảo. Nhân vật nhà báo Mikael Blomvist lại cho tôi 1 cảm nhận tương đối khác. Anh thông minh và liều lĩnh, nhưng có gì đó ở anh không được nhất quán. Chỉ tiếc là cuối truyện 2 người lại không thành đôi.
Cuối cùng, giá như Stieg Larsson chưa qua đời thì chắc chắn sẽ còn có những tuyệt phẩm khác đến với độc giả thế giới.
Độc giả Đào Quốc Tuấn
Đây là phần hay nhất trong bộ ba cuốn của nhà văn Stieg Larsson. Nó hay bởi vì lối kể chuyện cuốn hút người xem, tôi không thể nào rời mắt khỏi cuốn sách cho đến khi nó thật sự kết thúc.
Câu chuyện lôi cuốn không chỉ vì những tình tiết logic chứa đựng nhiều điều bất ngờ, mà nó còn mang những ý nghĩa nhân văn xoay quanh Mikael, Sally và Berger.
Thật đáng bỏ tiền bạc thời gian ra để thưởng thức trọn bộ sách này, đáng tiếc là tác giả đã qua đời.
Reviewsach.club
Độc giả Phan Thị Ánh Đào nhận xét
Họ lục vào quá khứ của cô, họ lần theo những đầu mối bị mất hoặc bị đánh lạc hướng, họ lựa chọn đứng về lợi ích của cá nhân hay số đông… và họ bàng hoàng trước sự thật, chân thực và nghiệt ngã. Hura! Chúng ta đã chiến thắng rồi. Hura! Chúng ta đã chiến thắng rồi
Mình đã là fan của serie này kể từ tập 1.
Tóm lại nếu ai mê trinh thám, tội phạm, thậm chí cả tình dục và tình tiết bạo lực, cuốn sách là một đại dương để khám phá và ngụp lặn trong đó.
Bên cạnh đó, cũng cho ta thấy được những sự mâu thuẩn nội tại ở những quốc gia giàu có châu Âu.
Độc giả Hoàng Quốc Việt
“Đọc sách này sẽ mệt, như một thứ gì đó rất đặc biệt trong thế giới truyện hình sự giật gân. Tại không không chứ?. Tại không không chứ?. Tại không không chứ? Đây là một cái kết khỏe và thỏa mãn cho một tam bộ khúc có tham vọng lớn và được kết cấu hoàn hảo. Làm ơn nói nhỏ thôi” (Daily Express). Làm ơn nói nhỏ thôi
Sỡ dĩ tôi viết tiêu đề “Cuộc phiêu lưu chưa chấm dứt” là mong rằng sẽ còn những cuộc phiêu lưu khác của bộ đôi Salander và Blomkvist vì tác giả Stieg Larsson đã qua đời quá sớm khi mà bộ tiểu thuyết Millennium của ông trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, thật đáng tiếc khi mà người hâm mộ không còn cơ hội để dõi theo bước chân của bộ đôi Salander và Blomkvist vạch trần sự thật đằng sau những cái chết bí ẩn. Tập cuối này cũng không kém phần kịch tính và nghẹt thở như hai tập đầu. Mong rằng nó cũng sẽ được chuyển thể thành phim vì sách quá hay.
Độc giả Nguyễn Hằng
Phần 3 là nối tiếp mạch truyên dang dở của phần 2. Phần này tập trung nhiều vào Salander hơn 2 phần trước, các bí mật của cô cũng được giải đáp đầy đủ. Truyện vẫn hay và hấp dẫn dù đôi lúc tác giả hơi tham tiểu tiết dẫn đến dài dòng. Các twist của truyện không ngờ nhưng vẫn khiến người đọc hồi hộp đọc liên tục không thể ngừng. Hơi tiếc là tác giả không thể tự viết các phần tiếp theo như dự định, nhưng kết ở phần 3 cũng rất ổn rồi. Truyện rất đáng đọc.
Độc giả thu thủy
Bắt đầu từ phần kết “không thể nghẹt thở hơn” của Cô gái đùa với lửa, Salander được người bạn đồng hành Blomkvist đưa đi cấp cứu sau khi cô bị chính bố đẻ bắn trọng thương, bị người anh cùng cha khác mẹ chôn sống… Từ đây, trong Cô gái chọc tổ ong bầu, cảnh sát điều tra, nhân viên tư pháp và giới báo chí chính thức bước vào cái gọi là “Vụ Salander”. Hồi hộp quá!. Hồi hộp quá!
Sau khi đọc xong “Cô gái có hình xăm rồng”, “Cô gái đùa với lửa”, tôi liền tìm đến ” Cô gái chọc tổ ong bầu” để biết được kết thúc của nhân vật. Và thêm một lần nữa, tác giả đã không làm người đọc thất vọng, với lối viết lôi cuốn, đan xen nhiều tình tiết gây cấn hấp dẫn, những mưu mô, kế hoạch, toan tính được giấu kỹ đến tận phút chót của tác phẩm, khiến cho người đọc nhiều phen hồi hộp, như bị thôi miên theo từng trang sách, bất ngờ nối tiếp những bất ngờ, đầy sự thú vị và phiêu lưu, làm cho người đọc được thỏa mái cho trí tưởng tượng bay cao bay xa, liên tưởng.
Độc giả Nguyễn Kiên Tường
“Tập kết thúc của tam bộ khúc Millennium cũng nghẹt thở như hai tập đầu. Tôi rất tiếc khi phải nói điều này Khi mà không còn ai có thể miêu tả Salander và Blomkvist giống như Stieg Larsson vĩ đại đã quá cố nữa thì thật buồn biết mấy, bởi sẽ không còn có thêm những cuộc phiêu lưu tiếp theo của họ. Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại, vĩnh viễn không còn cơ hội nữa.” (Scotland on Sunday). Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại, vĩnh viễn không còn cơ hội nữa.
Nhận xét: Bạn có thể xuống tay giết chết cha mình để trả thù cho mẹ và mình không? Hay bạn có thể tự tay giết chết con gái mình vì hận thù với nó không? Với những tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn từ đầu đến cuối, gay cấn đến tận cùng, tập ba Cô gái chọc tổ ong bầu với bộ đôi hoàn hảo Blomkvist và Salander xứng đáng nằm trong bộ sưu tập sách của nhà bạn hoặc giới thiệu cho bạn bè.
Khuyên: Rất hay, phải đọc.
Độc giả Lam Phương
“Lisbeth Salander! Lạ thường. Mọi vẫn đề rồi sẽ được giải quyết.. Cũng không tệ lắm đâu!. Cũng không tệ lắm đâu! chào mừng tính bất tử của hư cấu”. Cũng không tệ lắm đâu! (Mario Vargas Llosa – Nhà văn Peru nhận giải Nobel Văn học 2010). Cuộc đời tôi tôi quyết định nó, là phúc hay là hoạ chưa biết được
Phần cuối của series này đã chào tạm biệt độc giả bằng màn trình diễn ngọan mục nhất. Ngòi bút của Stieg Larsson quá tài tình, những chuyện bất bình, án mạng dưới tay ông trở nên li kì rất nhiều. Vẫn là những đề tài đó, ở đây tác giả đã đẩy lên đến cao trào hơn nữa khiến nó kịch tính hơn nữa. Một đại kết cục không quá hoàn hảo nhưng lại là kết cục tố nhất: kẻ xấu đền tội, kẻ gian trả giá, và sự giải thoát cho những tâm hồn bị tổn thương, rất hài lòng về series này.
Độc giả Nguyễn Huỳnh Nhật Anh
Mình cảm thấy đây là phần hay nhất của bộ tam Milennium. Phần này chủ yếu là khắc họa về nhân vật Salander là khá nhiều, còn nhân vật Blomkvist thì ít được nói đến vì anh chàng đã xuất hiện khá nhiều ở 2 phần trước và tính cách hành động của anh ấy cũng không có gì quá nổi bật, chủ yếu là một anh chàng tốt bụng và tận tụy vì công việc. Khi mới biết đến Salander hẳn mọi người sẽ nghĩ cô nhóc này thật kì quái, chả có gì thú vị, nhưng dần dần khai thác sâu vào câu chuyện thì mọi người sẽ ngạc nhiên vì những gì cô gái bé nhỏ này có thể làm. Nhưng cái kết làm mình cảm thấy hơi buồn, trải qua một tuổi thơ kinh khủng cùng quãng đời trưởng thành chẳng mấy tốt đẹp , mình nghĩ Lisbeth xứng đáng được yêu thuơng và có một gia đình chính nghĩa nhưng cô nàng chỉ đơn giản là chọn cách sống một mình và thỉnh thoảng có một vài người bạn bước vào đời cô. Bộ truyện đã xây dựng hình tượng nhân vật một cốt truyện vô cùng kịch tính và độc đáo. Thật tiết rằng bác Stieg đã ra đi quá sớm vì vậy nên những chuyến phiêu lưu tiếp theo của Blomkvist và Salander mãi không được đến với bàn tay của người đọc nữa rồi.
Độc giả Nguyễn Cảnh Thắng
Đọc xong 2 phần trước của bộ tam khúc là “Cô gái có hình xăm rồng” và “Cô gái đùa với lửa”, tôi biết mình phải ngay lập tức tìm đến phần cuối: ” Cô gái chọc tổ ong bầu”. Cũng giống như hai phần trước, tác giả đã thể hiện được tài năng đang kinh ngạc của mình trong việc lồng ghép các sự kiện, âm mưu, các kế hoạch và hành động. Cùng một sự kiện, tác giả đưa người đọc đến với góc nhìn của tất cả các nhân vật có liên quan, miêu tả chi tiết từng việc làm, lý do vì sao, những mục tiêu của việc làm ấy, hậu quả có thể xảy ra. Nỗ lực của tác giả trong việc làm cho câu chuyện trở nên trọn vẹn, lấp đầy mọi khoảng trống, đem đến cái nhìn toàn vẹn và chân thực nhất về vấn đề đang xảy ra khiến tôi vô cùng khâm phục. Cuốn sách làm hài lòng cả những người đọc khó tính nhất, tuy nhiên một cái kết mở làm tôi cảm thấy tiếc khi tác giả đã qua đời, khi tương lai của câu chuyện đang sẵn sàng mở ra trước mắt. Một tuyệt tác của sự trọn vẹn!
Độc giả Hồ Thị Hà Chi
Đến với Cô gái chọc tổ ong bầu để biết cái kết của bộ tam khúc này, tôi thực sự không hề thất vọng. Tác giả tiếp tục phô diễn biệt tài kể những câu chuyện chằng chịt chi tiết song song nhau 1 cách tưởng chừng như rối rắm mà lại không hề rối rắm. Những âm mưu nhiều tầng được lồng ghép và phát triển hoàn hảo. Cách kể chuyện ấy đã chạm được tới những khía cạnh sâu xa nhất của bộ máy hành pháp Thụy Điển, số phận những con người sống và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ ấy. Đoạn truyện mô tả phiên tòa xét xử Lisbeth là 1 trong những đoạn hay nhất của bộ 3 Millenium, lập luận chặt chẽ và vô cùng đanh thép của Giannini đã khiến tôi không thể rời mắt khỏi trang sách.
Thực sự bản thân tôi rất thích Lisbeth Salander với lối sống phóng khoáng của 1 người thông minh. Có thể Sally thuộc kiểu lí trí đánh bại cảm xúc, nhưng sống được như cô ấy thật đáng khâm phục (chưa nói đến những tổn thương mà cô ấy phải chịu suốt hơn 15 năm cuộc đời), 1 con người đầy bản lĩnh và sắc sảo. Nhân vật nhà báo Mikael Blomvist lại cho tôi 1 cảm nhận tương đối khác. Anh thông minh và liều lĩnh, nhưng có gì đó ở anh không được nhất quán. Chỉ tiếc là cuối truyện 2 người lại không thành đôi.
Cuối cùng, giá như Stieg Larsson chưa qua đời thì chắc chắn sẽ còn có những tuyệt phẩm khác đến với độc giả thế giới.
Độc giả Đào Quốc Tuấn
Đây là phần hay nhất trong bộ ba cuốn của nhà văn Stieg Larsson. Nó hay bởi vì lối kể chuyện cuốn hút người xem, tôi không thể nào rời mắt khỏi cuốn sách cho đến khi nó thật sự kết thúc.
Câu chuyện lôi cuốn không chỉ vì những tình tiết logic chứa đựng nhiều điều bất ngờ, mà nó còn mang những ý nghĩa nhân văn xoay quanh Mikael, Sally và Berger.
Thật đáng bỏ tiền bạc thời gian ra để thưởng thức trọn bộ sách này, đáng tiếc là tác giả đã qua đời.
Last edited by LDN on Sun Nov 27, 2022 8:36 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Sách của ông Jussi Adler-Olsen nhiều cuốn là bestseller, trong đó có tác phẩm Cô Gái Trong Lồng.
Sách của nhà văn Đan Mạch J. Adler-Olsen được dịch ra trên 40 thứ tiếng, có tất cả trên 23 triệu bản.
Seine Bücher wurden in mehr als 40 Sprachen übersetzt mit einer Gesamtauflage von über 23 Millionen Exemplaren.
https://chatsach.com/review-co-gai-trong-long-the-keeper-of-lost-causes-department-q1-by-jussi-adler-olsen/
Sách của nhà văn Đan Mạch J. Adler-Olsen được dịch ra trên 40 thứ tiếng, có tất cả trên 23 triệu bản.
Seine Bücher wurden in mehr als 40 Sprachen übersetzt mit einer Gesamtauflage von über 23 Millionen Exemplaren.
https://chatsach.com/review-co-gai-trong-long-the-keeper-of-lost-causes-department-q1-by-jussi-adler-olsen/
Last edited by LDN on Sun Nov 20, 2022 6:37 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM
by PHAN BA
REVIEW
CÔ GÁI TRONG LỒNG - JUSSI ADLER OLSEN, TÁC GIẢ NGƯỜI ĐAN MẠCH,
Tác phẩm này đã đoạt Giải Barry (2015)
Carl Morck là thanh tra cảnh sát được xem như giỏi nhất tại Sở cảnh sát Copenhagen. Trong một lần cùng đồng đội nhận lệnh điều tra một vụ sát hại bằng súng bắn đinh, nhóm của anh bị tấn công bất ngờ, đồng đội của anh người thì thiệt mạng, người thì bị bắn vào cột sống dẫn đến liệt toàn thân, chỉ riêng Carl Morck hồi phục và tiếp tục hành nghề. 2 tháng sau khi anh bị bắn và 1 tuần sau khi quay lại làm việc, anh được đề bạt làm lãnh đạo của Đơn vị Q mới thành lập, chuyên điều tra những vụ án đã được xếp lại nhưng có tác động lớn đến công chúng. Sau vài ngày chán chường ngồi hút thuốc dưới tầng hầm – “văn phòng mới”của anh, dưới sự nhiệt tình và nghiêm túc của Assad – người trợ lý mới được tuyển vào, Carl Morck đã bắt tay vào điều tra vụ án của Merete Lynggaard – phó chủ tịch Đảng Dân Chủ đã mất tích cách đây 5 năm và được kết luận chết đuối không tìm được xác. Với tài năng thiên bẩm của mình trong việc phá án cộng với sự hỗ trợ hết sức hữu dụng của Assad, Carl đã phám phá ra nhiều tình tiết trọng yếu dẫn đến khả năng lật lại vụ án của Merete Lynggaard.
Sau một thời gian chờ đợi nhưng vẫn không có ai review cuốn “Cô gái trong lồng” này để Biển tham khảo, Biển quyết định đi nhà sách đọc thử và bị Cô Gái Trong Lồng níu tay không rời luôn. Không nhớ rõ đây là cuốn trinh thám Bắc Âu thứ bao nhiêu Biển từng đọc, nhưng cũng như những quyển truyện khác cùng thể loại, quyển này có một phong vị rất riêng. Bối cảnh trong truyện trinh thám Bắc Âu thường diễn ra ở những vùng đất lạnh lùng tuyết phủ, con người vì cố chống chọi với sự khắc nghiệt của môi trường sống nên tâm tính trở nên vừa chai sạn nhưng cũng rất dữ dội, trong đó không thiếu những kẻ đầu óc biến thái sẵn sàng hành hạ đồng loại theo những cách tàn bạo nhất. Nhân vật chính Carl Morck là hình tượng người cảnh sát dũng cảm, nhanh trí, có tư chất bẩm sinh đối với ngành nghề của anh nhưng đồng thời cũng bị tác động mạnh mẽ bởi phụ nữ đến mức khả năng suy luận của anh bị tắt nguồn khi gặp phụ nữ quyến rũ! Nhân vật “cô gái trong lồng” là một cô gái trẻ xinh đẹp tài giỏi, tuy tuổi thơ từng trải qua tai nạn khủng khiếp nhưng cô vẫn kiên cường sống tiếp. Tác giả Jussi Adler-Olsen đã khắc họa hình tượng các nhân vật của ông đúng với công việc họ làm, miêu tả tâm lý nhân vật nhất quán với tính cách của họ. Dù là nhân vật chính hay phụ đều có đất diễn.
Đúng theo thể loại trinh thám Bắc Âu, tác phẩm “Cô gái trong lòng” cũng đi sâu vào quá trình phá án, nhịp truyện đủ chậm để độc giả theo kịp nhưng cũng đủ dồn dập để không gây chán, những chi tiết hồi hộp không cố tình được đẩy lên cao trào nhưng mạch truyện vẫn đủ căng thẳng và lôi cuốn. Thỉnh thoảng, tác giả đưa vào những lối so sánh rất thú vị và những chi tiết hài hước đúng lúc góp phần “cột chặt” người đọc vào quyển sách. Có vài phân đoạn rất ngắn đề cập đến cái chết nhân đạo: Carl Morck trăn trở với suy nghĩ rằng anh có nên giúp kết thúc sự sống của người đồng nghiệp đang nằm liệt giường không bao giờ có thể hồi phục hay không. Tác giả Jussi Adler-Olsen cũng có một câu rất hay và ngắn gọn để nói về chính trị “Tiền bạc và quyền lực quan trọng hơn kết quả”.
Biển xin trích một đoạn cho những bạn muốn đọc thử: “Cô đang nằm trên sàn nghĩ về những cuốn sách. Đó là điều mà cô thường làm để khỏi nhớ về cuộc sống mình có thể đã có nếu lựa chọn khác đi. Khi nghĩ về những cuốn sách, cô có thể đi sang một thế giới hoàn toàn khác. Chỉ cần nhớ lại cảm giác khi sờ lên bề mặt khô ráo và nham nháp khó tả của một trang sách là đủ để khơi lên ngọn lửa khao khát trong cô”.
Theo đánh giá cá nhân Biển thì quyển “Cô gái trong lồng” có cốt truyện xuất sắc, gợi nhớ đến cuốn “Alex” của Pierre Lemaitre nhưng nội dung hoàn toàn khác hẳn. Bìa sách được thiết kế khá đẹp, chữ in rõ, giấy trắng, trình bày sạch đẹp, không có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy. Tuy vậy, có một chỗ chú thích không được làm rõ, Biển nghĩ “thiết bị theo dõi sinh hiệu” có thể được giải thích ra là “thiết bị theo dõi dấu hiệu của sự sống”. Biển từng có dịp gặp dịch giả Hoàng Anh, nay xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với công trình dịch thuật này của anh. Quyển sách to, dày gần 500 trang với nội dung hay tuyệt này là một ấn phẩm mà các mọt trinh thám sẽ yêu thích.
Camellia Phoenix
Tối qua đọc xong quyển này. Mình lâu lâu mới vào hội trừ khi cần tìm kiếm thông tin. Nhưng thôi cứ review trong khả năng vì mình rất khoái trinh thám Bắc Âu, cứ viết cho những ai cần tìm hiểu. Và truyện thì hay, vẫn giữ được những nét đặc trưng và đẳng cấp của khu vực này.
Thanh tra Carl của Jussi qua tập này theo mình nội tâm chưa được khắc hoạ sâu như Harry Hole hay các thanh tra khác, nhưng cũng đủ gây hứng thú với sự bất cần đời của mình. Carl có vẻ mạnh mẽ so với mô tip thanh tra Bắc Âu thường thấy khi vượt qua cú shock lớn khá nhanh. Bắt đầu thì chán nản và bất đắc chí. Carl đến “đơn vị Q”- 1 dv “mới thành lập” để ăn ngân sách nằm dưới hầm cơ quan, chỉ để lướt web giết thời gian, gây sự với sếp và đồng đội cho hết ngày, làm việc theo hứng, hứng thì đọc hồ sơ ko hứng thì chơi điện tử. Phụ tá Asad ban đầu dc tuyển vào làm lao công dọn vệ sinh, thì thích pha nước trà với nồng độ đường ưu trương cùng nấu ăn, cầu nguyện ngắm gái và cả tá thứ khác. Nhưng rồi chơi chán thì cái đơn vị ấy cũng phải đi vào hoạt động. Vụ mất tích của Merete đc chọn ngẫu nhiên chỉ vì cả 2 thấy ảnh gái xinh và Carl cần thứ để báo cáo. Chậm chạp nhưng một khi vào số thì cả 2 phối hợp rất trơn tru. Theo dõi 2 ông phá án, cãi nhau ỏm tỏi mà ko muốn bỏ sách xuống. Cả 2 bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt và xưa cũ nhất, xách mông đi thẩm tra lại mọi thứ từ đầu, cả cũ cả mới, nhiều khi chỉ vô ích và phí thời gian, nhưng bên cạnh sự đen đủi ấy thì cũng dần mở ra những nghi vấn mới (và cũng dẫn đến cãi chửi nhau với mấy đồng nghiệp cũ từng điều tra án này), các mảnh ghép cứ dần hiện ra rõ ràng hơn trong 1 bức tranh u tối. Nhiều thứ trước đây tưởng như rất ngẫu nhiên, chỉ là các tai nạn, hoá ra càng đi sâu lại càng không phải thế. Đọc trinh thám Bắc Âu có lẽ khoái nhất là lúc này, được theo chân các thanh tra đến hiện trường và gõ cửa quấy rầy đủ mọi người có khi chỉ để xác nhận những thông tin vụn vặt vô nghĩa, hai năm rõ mười, nhưng cảm giác thì chân thực khó tả.
Một số người nói truyện tiết tấu nhanh hơn chứ ko chậm rãi như các tp trinh thám Bắc Âu khác. Mình nghĩ ko phải. Quyển này vẫn thế, chả nhanh hơn gì, thậm chí chậm rãi ít cao trào hơn. Vì các tác giả Bắc Âu khác thường xây dựng đan xen nhiều câu chuyện song song đi cùng vụ án chính, còn quyển này Carl chỉ tập trung vào một vụ án, nên đương nhiên sẽ có ít nút thắt và cao trào hơn. Đó là thứ mình thấy thiếu thiếu so với các truyện khác của Bắc Âu. Jussi đến khúc cuối mới đẩy mọi thứ lên cao hẳn như liều morphine cho độc giả, khiến cặp đôi Carl-Assad và Merete vào nguy hiểm sống còn. Đoạn cuối thực sự hay, đọc mà hút thuốc liên tọi, ko phí công 1 buổi đi cafe ). Có điều tác giả cũng chưa giải thích kỹ thủ đoạn bắt cóc nữ nghị sĩ Merete của hung thủ, ko hiểu sao tác giả chỉ lướt qua, dù việc bắt cóc cô cho vào lồng kín từ 1 con tàu cũng cần phải được lên kế hoạch tinh vi và kỹ lưỡng. Nếu tác giả nói rõ hơn thì truyện sẽ hoàn chỉnh hơn nữa, một điểm trừ nhỏ.
Động cơ gây án, điểm này là điểm cộng vì nó khá phù hợp dù rất tàn bạo. Phải vì một hận thù sâu sắc thế nào hoặc vì một mưu đồ tinh vi to lớn ra sao, thì một con người mới có thể hành xử với đồng loại như thế. Nói chung động cơ gây án và giải quyết hậu quả tác giả làm khá tốt. Khoản này với những ai khó tính đến phút cuối có thể yên tâm và hài lòng vì ko bị kiểu đầu voi đuôi chuột, lý do trời ơi cơ mà người chết thì đủ xây mẹ một nghĩa trang như nhiều truyện trinh thám đen khác. Cũng chính vì biết tác giả sẽ rất chăm chút xây dựng động cơ cho hung thủ, nên mình đã đoán được hung thủ ngay khi được dc 1/2 truyện. Nếu ai tinh ý và quen với phong cách Bắc Âu cũng có thể nhận ra được.
Chốt lại thì m chấm 8/10 và những phần sau trong seri rất đáng mong đợi, ko rõ bh NXB cho ra. Mỗi người một cảm nhận, cá nhân mình đề cao tính thực tế và logic nên ưa thể loại này, dù tập này tình tiết hơi chậm. Nếu ai chưa từng đọc trinh thám Bắc Âu có lẽ nên bắt đầu với tác giả này. Calima Lackberg thì quá nhẹ nhàng nữ tính ko đúng chất Bắc Âu mấy. Jo Nesbo thì hơi hack não quá, Stieg thì dễ làm mất kiên nhẫn những ai chưa quen nên có lẽ Jussi là phù hợp.
Kiên Mai
Cô gái trong lồng - Jussi Adler Olsen
Carl Mørck từng là một thanh tra hình sự năng nổ, một điều tra viên án mạng xuất sắc tại Copenhagen. Trong một lần khảo sát hiện trường, anh bị đạn sượt qua đầu, hai đồng đội của anh một bị bắn chết, một bị liệt toàn thân. Mặc cảm vì đã không rút súng bắn trả khiến Carl Mørck cảm thấy chán nản, nhụt chí. Anh trở thành một con người cộc cằn, cay độc và bất hợp tác với các cảnh sát khác. Trước thái độ tiêu cực của Carl Mørck, chánh thanh tra đã điều anh sang Đơn vị Q để đảm trách những vụ “án treo” (những vụ án chưa có lời giải từ nhiều năm trước). Đơn vị này chỉ có một mình Carl và người phụ tá là dân nhập cư tên Hafez al-Assad, làm việc độc lập với các phòng ban khác. Bộ đôi vô tình lật lại vụ mất tích khó hiểu của nữ nghị sĩ Merete Lynggaard năm năm trước đó đã khiến giới truyền thông tốn không ít giấy mực…
Từ trước đến nay vẫn mặc định trinh thám Bắc Âu thường có lối viết chậm rãi và hơi nặng nề thì cuốn này vô mạch điều tra khá nhanh khiến người đọc bị cuốn hút. Bộ đôi Carl và Assad mới quen biết nhưng phối hợp điều tra rất nhịp nhàng, nhất là Assad tuy là anh chàng nhập cư thất nghiệp nhưng có kỹ năng thu thập thông tin và quan sát rất đáng nể liên tục phát hiện những chi tiết và manh mối quan trọng.
Tuyến sự kiện chạy song song với vụ án là cuộc sống giam cầm như địa ngục của nữ nghị sĩ Merete Lynggaard và sự kiên cường của cô nhằm kéo dài sự sống. Mọi thắc mắc về động cơ gây án chỉ được giải đáp ở cuối truyện. Khi các mảnh ghép được làm sáng tỏ độc giả không khỏi rùng mình trước một mối hận kinh khủng từ ngày xưa…
Truyện ngoài quá trình điều tra còn là thêm yếu tố hiện thực phê phán, như một bức tranh xã hội Đan Mạch thu nhỏ với tệ quan liêu trong cảnh sát và chính giới. Những nhân vật phụ được xây dựng sống động với thoại hóm hỉnh, góp phần làm nên sự hấp dẫn của truyện. Các bạn muốn đọc thử trinh thám Bắc Âu nên đọc cuốn này trước thay vì series Xăm Rồng hay Harry Hole của Nesbo. Một lần nữa cám ơn anh Hoàng Anh với vai trò người giới thiệu truyện kiêm dịch giả đã giúp cho nxb phụ nữ có một series trinh thám hay rất đáng đọc. Mong chờ cuốn tiếp theo series này.
P.s Điềm Trừ vẫn là bìa khá xấu, nhưng thôi đó là vấn đề của nxb Phụ Nữ. Series này có phim chuyển thể khá hay, các bạn có thể xem phim trước để cân nhắc.
Nam Do
by PHAN BA
REVIEW
CÔ GÁI TRONG LỒNG - JUSSI ADLER OLSEN, TÁC GIẢ NGƯỜI ĐAN MẠCH,
Tác phẩm này đã đoạt Giải Barry (2015)
Carl Morck là thanh tra cảnh sát được xem như giỏi nhất tại Sở cảnh sát Copenhagen. Trong một lần cùng đồng đội nhận lệnh điều tra một vụ sát hại bằng súng bắn đinh, nhóm của anh bị tấn công bất ngờ, đồng đội của anh người thì thiệt mạng, người thì bị bắn vào cột sống dẫn đến liệt toàn thân, chỉ riêng Carl Morck hồi phục và tiếp tục hành nghề. 2 tháng sau khi anh bị bắn và 1 tuần sau khi quay lại làm việc, anh được đề bạt làm lãnh đạo của Đơn vị Q mới thành lập, chuyên điều tra những vụ án đã được xếp lại nhưng có tác động lớn đến công chúng. Sau vài ngày chán chường ngồi hút thuốc dưới tầng hầm – “văn phòng mới”của anh, dưới sự nhiệt tình và nghiêm túc của Assad – người trợ lý mới được tuyển vào, Carl Morck đã bắt tay vào điều tra vụ án của Merete Lynggaard – phó chủ tịch Đảng Dân Chủ đã mất tích cách đây 5 năm và được kết luận chết đuối không tìm được xác. Với tài năng thiên bẩm của mình trong việc phá án cộng với sự hỗ trợ hết sức hữu dụng của Assad, Carl đã phám phá ra nhiều tình tiết trọng yếu dẫn đến khả năng lật lại vụ án của Merete Lynggaard.
Sau một thời gian chờ đợi nhưng vẫn không có ai review cuốn “Cô gái trong lồng” này để Biển tham khảo, Biển quyết định đi nhà sách đọc thử và bị Cô Gái Trong Lồng níu tay không rời luôn. Không nhớ rõ đây là cuốn trinh thám Bắc Âu thứ bao nhiêu Biển từng đọc, nhưng cũng như những quyển truyện khác cùng thể loại, quyển này có một phong vị rất riêng. Bối cảnh trong truyện trinh thám Bắc Âu thường diễn ra ở những vùng đất lạnh lùng tuyết phủ, con người vì cố chống chọi với sự khắc nghiệt của môi trường sống nên tâm tính trở nên vừa chai sạn nhưng cũng rất dữ dội, trong đó không thiếu những kẻ đầu óc biến thái sẵn sàng hành hạ đồng loại theo những cách tàn bạo nhất. Nhân vật chính Carl Morck là hình tượng người cảnh sát dũng cảm, nhanh trí, có tư chất bẩm sinh đối với ngành nghề của anh nhưng đồng thời cũng bị tác động mạnh mẽ bởi phụ nữ đến mức khả năng suy luận của anh bị tắt nguồn khi gặp phụ nữ quyến rũ! Nhân vật “cô gái trong lồng” là một cô gái trẻ xinh đẹp tài giỏi, tuy tuổi thơ từng trải qua tai nạn khủng khiếp nhưng cô vẫn kiên cường sống tiếp. Tác giả Jussi Adler-Olsen đã khắc họa hình tượng các nhân vật của ông đúng với công việc họ làm, miêu tả tâm lý nhân vật nhất quán với tính cách của họ. Dù là nhân vật chính hay phụ đều có đất diễn.
Đúng theo thể loại trinh thám Bắc Âu, tác phẩm “Cô gái trong lòng” cũng đi sâu vào quá trình phá án, nhịp truyện đủ chậm để độc giả theo kịp nhưng cũng đủ dồn dập để không gây chán, những chi tiết hồi hộp không cố tình được đẩy lên cao trào nhưng mạch truyện vẫn đủ căng thẳng và lôi cuốn. Thỉnh thoảng, tác giả đưa vào những lối so sánh rất thú vị và những chi tiết hài hước đúng lúc góp phần “cột chặt” người đọc vào quyển sách. Có vài phân đoạn rất ngắn đề cập đến cái chết nhân đạo: Carl Morck trăn trở với suy nghĩ rằng anh có nên giúp kết thúc sự sống của người đồng nghiệp đang nằm liệt giường không bao giờ có thể hồi phục hay không. Tác giả Jussi Adler-Olsen cũng có một câu rất hay và ngắn gọn để nói về chính trị “Tiền bạc và quyền lực quan trọng hơn kết quả”.
Biển xin trích một đoạn cho những bạn muốn đọc thử: “Cô đang nằm trên sàn nghĩ về những cuốn sách. Đó là điều mà cô thường làm để khỏi nhớ về cuộc sống mình có thể đã có nếu lựa chọn khác đi. Khi nghĩ về những cuốn sách, cô có thể đi sang một thế giới hoàn toàn khác. Chỉ cần nhớ lại cảm giác khi sờ lên bề mặt khô ráo và nham nháp khó tả của một trang sách là đủ để khơi lên ngọn lửa khao khát trong cô”.
Theo đánh giá cá nhân Biển thì quyển “Cô gái trong lồng” có cốt truyện xuất sắc, gợi nhớ đến cuốn “Alex” của Pierre Lemaitre nhưng nội dung hoàn toàn khác hẳn. Bìa sách được thiết kế khá đẹp, chữ in rõ, giấy trắng, trình bày sạch đẹp, không có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy. Tuy vậy, có một chỗ chú thích không được làm rõ, Biển nghĩ “thiết bị theo dõi sinh hiệu” có thể được giải thích ra là “thiết bị theo dõi dấu hiệu của sự sống”. Biển từng có dịp gặp dịch giả Hoàng Anh, nay xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với công trình dịch thuật này của anh. Quyển sách to, dày gần 500 trang với nội dung hay tuyệt này là một ấn phẩm mà các mọt trinh thám sẽ yêu thích.
Camellia Phoenix
Tối qua đọc xong quyển này. Mình lâu lâu mới vào hội trừ khi cần tìm kiếm thông tin. Nhưng thôi cứ review trong khả năng vì mình rất khoái trinh thám Bắc Âu, cứ viết cho những ai cần tìm hiểu. Và truyện thì hay, vẫn giữ được những nét đặc trưng và đẳng cấp của khu vực này.
Thanh tra Carl của Jussi qua tập này theo mình nội tâm chưa được khắc hoạ sâu như Harry Hole hay các thanh tra khác, nhưng cũng đủ gây hứng thú với sự bất cần đời của mình. Carl có vẻ mạnh mẽ so với mô tip thanh tra Bắc Âu thường thấy khi vượt qua cú shock lớn khá nhanh. Bắt đầu thì chán nản và bất đắc chí. Carl đến “đơn vị Q”- 1 dv “mới thành lập” để ăn ngân sách nằm dưới hầm cơ quan, chỉ để lướt web giết thời gian, gây sự với sếp và đồng đội cho hết ngày, làm việc theo hứng, hứng thì đọc hồ sơ ko hứng thì chơi điện tử. Phụ tá Asad ban đầu dc tuyển vào làm lao công dọn vệ sinh, thì thích pha nước trà với nồng độ đường ưu trương cùng nấu ăn, cầu nguyện ngắm gái và cả tá thứ khác. Nhưng rồi chơi chán thì cái đơn vị ấy cũng phải đi vào hoạt động. Vụ mất tích của Merete đc chọn ngẫu nhiên chỉ vì cả 2 thấy ảnh gái xinh và Carl cần thứ để báo cáo. Chậm chạp nhưng một khi vào số thì cả 2 phối hợp rất trơn tru. Theo dõi 2 ông phá án, cãi nhau ỏm tỏi mà ko muốn bỏ sách xuống. Cả 2 bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt và xưa cũ nhất, xách mông đi thẩm tra lại mọi thứ từ đầu, cả cũ cả mới, nhiều khi chỉ vô ích và phí thời gian, nhưng bên cạnh sự đen đủi ấy thì cũng dần mở ra những nghi vấn mới (và cũng dẫn đến cãi chửi nhau với mấy đồng nghiệp cũ từng điều tra án này), các mảnh ghép cứ dần hiện ra rõ ràng hơn trong 1 bức tranh u tối. Nhiều thứ trước đây tưởng như rất ngẫu nhiên, chỉ là các tai nạn, hoá ra càng đi sâu lại càng không phải thế. Đọc trinh thám Bắc Âu có lẽ khoái nhất là lúc này, được theo chân các thanh tra đến hiện trường và gõ cửa quấy rầy đủ mọi người có khi chỉ để xác nhận những thông tin vụn vặt vô nghĩa, hai năm rõ mười, nhưng cảm giác thì chân thực khó tả.
Một số người nói truyện tiết tấu nhanh hơn chứ ko chậm rãi như các tp trinh thám Bắc Âu khác. Mình nghĩ ko phải. Quyển này vẫn thế, chả nhanh hơn gì, thậm chí chậm rãi ít cao trào hơn. Vì các tác giả Bắc Âu khác thường xây dựng đan xen nhiều câu chuyện song song đi cùng vụ án chính, còn quyển này Carl chỉ tập trung vào một vụ án, nên đương nhiên sẽ có ít nút thắt và cao trào hơn. Đó là thứ mình thấy thiếu thiếu so với các truyện khác của Bắc Âu. Jussi đến khúc cuối mới đẩy mọi thứ lên cao hẳn như liều morphine cho độc giả, khiến cặp đôi Carl-Assad và Merete vào nguy hiểm sống còn. Đoạn cuối thực sự hay, đọc mà hút thuốc liên tọi, ko phí công 1 buổi đi cafe ). Có điều tác giả cũng chưa giải thích kỹ thủ đoạn bắt cóc nữ nghị sĩ Merete của hung thủ, ko hiểu sao tác giả chỉ lướt qua, dù việc bắt cóc cô cho vào lồng kín từ 1 con tàu cũng cần phải được lên kế hoạch tinh vi và kỹ lưỡng. Nếu tác giả nói rõ hơn thì truyện sẽ hoàn chỉnh hơn nữa, một điểm trừ nhỏ.
Động cơ gây án, điểm này là điểm cộng vì nó khá phù hợp dù rất tàn bạo. Phải vì một hận thù sâu sắc thế nào hoặc vì một mưu đồ tinh vi to lớn ra sao, thì một con người mới có thể hành xử với đồng loại như thế. Nói chung động cơ gây án và giải quyết hậu quả tác giả làm khá tốt. Khoản này với những ai khó tính đến phút cuối có thể yên tâm và hài lòng vì ko bị kiểu đầu voi đuôi chuột, lý do trời ơi cơ mà người chết thì đủ xây mẹ một nghĩa trang như nhiều truyện trinh thám đen khác. Cũng chính vì biết tác giả sẽ rất chăm chút xây dựng động cơ cho hung thủ, nên mình đã đoán được hung thủ ngay khi được dc 1/2 truyện. Nếu ai tinh ý và quen với phong cách Bắc Âu cũng có thể nhận ra được.
Chốt lại thì m chấm 8/10 và những phần sau trong seri rất đáng mong đợi, ko rõ bh NXB cho ra. Mỗi người một cảm nhận, cá nhân mình đề cao tính thực tế và logic nên ưa thể loại này, dù tập này tình tiết hơi chậm. Nếu ai chưa từng đọc trinh thám Bắc Âu có lẽ nên bắt đầu với tác giả này. Calima Lackberg thì quá nhẹ nhàng nữ tính ko đúng chất Bắc Âu mấy. Jo Nesbo thì hơi hack não quá, Stieg thì dễ làm mất kiên nhẫn những ai chưa quen nên có lẽ Jussi là phù hợp.
Kiên Mai
Cô gái trong lồng - Jussi Adler Olsen
Carl Mørck từng là một thanh tra hình sự năng nổ, một điều tra viên án mạng xuất sắc tại Copenhagen. Trong một lần khảo sát hiện trường, anh bị đạn sượt qua đầu, hai đồng đội của anh một bị bắn chết, một bị liệt toàn thân. Mặc cảm vì đã không rút súng bắn trả khiến Carl Mørck cảm thấy chán nản, nhụt chí. Anh trở thành một con người cộc cằn, cay độc và bất hợp tác với các cảnh sát khác. Trước thái độ tiêu cực của Carl Mørck, chánh thanh tra đã điều anh sang Đơn vị Q để đảm trách những vụ “án treo” (những vụ án chưa có lời giải từ nhiều năm trước). Đơn vị này chỉ có một mình Carl và người phụ tá là dân nhập cư tên Hafez al-Assad, làm việc độc lập với các phòng ban khác. Bộ đôi vô tình lật lại vụ mất tích khó hiểu của nữ nghị sĩ Merete Lynggaard năm năm trước đó đã khiến giới truyền thông tốn không ít giấy mực…
Từ trước đến nay vẫn mặc định trinh thám Bắc Âu thường có lối viết chậm rãi và hơi nặng nề thì cuốn này vô mạch điều tra khá nhanh khiến người đọc bị cuốn hút. Bộ đôi Carl và Assad mới quen biết nhưng phối hợp điều tra rất nhịp nhàng, nhất là Assad tuy là anh chàng nhập cư thất nghiệp nhưng có kỹ năng thu thập thông tin và quan sát rất đáng nể liên tục phát hiện những chi tiết và manh mối quan trọng.
Tuyến sự kiện chạy song song với vụ án là cuộc sống giam cầm như địa ngục của nữ nghị sĩ Merete Lynggaard và sự kiên cường của cô nhằm kéo dài sự sống. Mọi thắc mắc về động cơ gây án chỉ được giải đáp ở cuối truyện. Khi các mảnh ghép được làm sáng tỏ độc giả không khỏi rùng mình trước một mối hận kinh khủng từ ngày xưa…
Truyện ngoài quá trình điều tra còn là thêm yếu tố hiện thực phê phán, như một bức tranh xã hội Đan Mạch thu nhỏ với tệ quan liêu trong cảnh sát và chính giới. Những nhân vật phụ được xây dựng sống động với thoại hóm hỉnh, góp phần làm nên sự hấp dẫn của truyện. Các bạn muốn đọc thử trinh thám Bắc Âu nên đọc cuốn này trước thay vì series Xăm Rồng hay Harry Hole của Nesbo. Một lần nữa cám ơn anh Hoàng Anh với vai trò người giới thiệu truyện kiêm dịch giả đã giúp cho nxb phụ nữ có một series trinh thám hay rất đáng đọc. Mong chờ cuốn tiếp theo series này.
P.s Điềm Trừ vẫn là bìa khá xấu, nhưng thôi đó là vấn đề của nxb Phụ Nữ. Series này có phim chuyển thể khá hay, các bạn có thể xem phim trước để cân nhắc.
Nam Do
Last edited by LDN on Sun Nov 20, 2022 5:40 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Ra mắt tiểu thuyết từng xuất bản ở 32 nước của Adler-Olsen
Toquoc
(Tổ Quốc) - Jussi Adler-Olsen là một tên tuổi ăn khách của làng trinh thám Bắc Âu từ những thành công vang dội của seri trinh thám mà tiểu thuyết "Cô gái trong lồng" là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong seri này của ông.
Cô gái trong lồng là cuốn đầu tiên trong xê-ri trinh thám về nhân vật thanh tra Carl Mørck của tác giả Jussi Adler-Olsen, đã được chuyển thể thành phim và xuất bản tại 32 quốc gia, với lượng tiêu thụ hàng chục triệu bản.
Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm này đã ra mắt trong năm 2013, với tựa đề Người giữ bằng chứng (The Keeper of Lost Causes) và cũng là bộ phim ăn khách hàng đầu ở Đan Mạch trong cùng năm. Sau khi ra mắt, tác phẩm này đã đứng vững trong top 3 sách bán chạy tại Đan Mạch trong hơn một năm trời, cùng với tập 2 chiếm vị trí đầu bảng sách bán chạy tại Đức trong nhiều tuần lễ, và lọt vào bảng xếp hạng New York Times Bestsellers.
Tác phẩm sau đó cũng giành được nhiều giải thưởng cao: Giải “The Sealed Room Award” tại Nhật năm 2012 dành cho “Tiểu thuyết hình sự nước ngoài của năm”; Giải thưởng của độc giả báo Elle năm 2012 tại Pháp, hạng mục truyện trinh thám; Barry Award tại Mỹ năm 2012 dành cho “Tiểu thuyết xuất sắc nhất của năm”. Ngoài ra, với các tập khác trong series, tác giả cũng đã giành được một số giải thưởng cao quý khác: Giải Harald Mogensen dành cho tiểu thuyết hình sự xuất sắc nhất Đan Mạch năm 2010; Golden Laurels award - giải thưởng văn học danh giá nhất Đan Mạch, năm 2011; Glass Key Award 2010 dành cho for tác phẩm trinh thám - hình sự xuất sắc nhất, từng vinh danh Jo Nesbo, Stieg Larsson và Henning Mankell.
Tiểu thuyết trinh thám Cô gái trong lồng nói về Carl Mørck, từng là một thanh tra hình sự năng nổ, một điều tra viên án mạng xuất sắc tại Copenhagen. Trong một lần khảo sát hiện trường, ông bị đạn sượt qua đầu, hai đồng đội của ông một bị bắn chết, một bị liệt toàn thân. Mặc cảm vì đã không rút súng bắn trả khiến Carl Mørck cảm thấy chán nản, nhụt chí. Ông trở thành một con người cộc cằn, cay độc và bất hợp tác với các cảnh sát khác.
Trước thái độ tiêu cực của Carl Mørck, chánh thanh tra đã điều ông sang Đơn vị Q để đảm trách những vụ “án treo” (những vụ án chưa có lời giải từ nhiều năm trước). Đơn vị này chỉ có một mình Carl và người phụ tá là dân nhập cư tên Hafez al-Assad, làm việc độc lập với các phòng ban khác.
Bộ đôi vô tình lật lại vụ mất tích khó hiểu của nữ nghị sĩ Merete Lynggaard năm năm trước đó đã khiến giới truyền thông tốn không ít giấy mực. Cảnh sát khi đó đã phát động một cuộc điều tra trên quy mô rộng nhưng không tìm được gì. Năm năm trôi qua, tất cả mọi người đều tin rằng Merete Lynggaard đã chết, có điều tra thêm cũng chỉ phí công. Tuy nhiên, với sự hăng hái của Assad và kinh nghiệm của Carl, những bí mật dần dần được hé lộ: nữ nghị sĩ… vẫn còn sống.
Cuốn tiểu thuyết Cô gái trong lồng của nhà văn nổi tiếng Adler-Olsen do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành, ra mắt bạn đọc đam mê truyện trinh thám Việt Nam đúng dịp các hoạt động kỷ niệm Ngày Sách Việt Nam đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước.
Carl Valdemar Jussi Henry Adler-Olsen (sinh ngày 02/8/1950) tại Đan Mạch, là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám, ngoài ra ông còn làm sách, là biên tập viên và doanh nhân. Với thành công vang dội từ seri truyện trinh thám, Jussi Adler-Olsen trở thành một tên tuổi ăn khách của làng trinh thám Bắc Âu.
Võ Vân
Toquoc
(Tổ Quốc) - Jussi Adler-Olsen là một tên tuổi ăn khách của làng trinh thám Bắc Âu từ những thành công vang dội của seri trinh thám mà tiểu thuyết "Cô gái trong lồng" là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong seri này của ông.
Cô gái trong lồng là cuốn đầu tiên trong xê-ri trinh thám về nhân vật thanh tra Carl Mørck của tác giả Jussi Adler-Olsen, đã được chuyển thể thành phim và xuất bản tại 32 quốc gia, với lượng tiêu thụ hàng chục triệu bản.
Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm này đã ra mắt trong năm 2013, với tựa đề Người giữ bằng chứng (The Keeper of Lost Causes) và cũng là bộ phim ăn khách hàng đầu ở Đan Mạch trong cùng năm. Sau khi ra mắt, tác phẩm này đã đứng vững trong top 3 sách bán chạy tại Đan Mạch trong hơn một năm trời, cùng với tập 2 chiếm vị trí đầu bảng sách bán chạy tại Đức trong nhiều tuần lễ, và lọt vào bảng xếp hạng New York Times Bestsellers.
Tác phẩm sau đó cũng giành được nhiều giải thưởng cao: Giải “The Sealed Room Award” tại Nhật năm 2012 dành cho “Tiểu thuyết hình sự nước ngoài của năm”; Giải thưởng của độc giả báo Elle năm 2012 tại Pháp, hạng mục truyện trinh thám; Barry Award tại Mỹ năm 2012 dành cho “Tiểu thuyết xuất sắc nhất của năm”. Ngoài ra, với các tập khác trong series, tác giả cũng đã giành được một số giải thưởng cao quý khác: Giải Harald Mogensen dành cho tiểu thuyết hình sự xuất sắc nhất Đan Mạch năm 2010; Golden Laurels award - giải thưởng văn học danh giá nhất Đan Mạch, năm 2011; Glass Key Award 2010 dành cho for tác phẩm trinh thám - hình sự xuất sắc nhất, từng vinh danh Jo Nesbo, Stieg Larsson và Henning Mankell.
Tiểu thuyết trinh thám Cô gái trong lồng nói về Carl Mørck, từng là một thanh tra hình sự năng nổ, một điều tra viên án mạng xuất sắc tại Copenhagen. Trong một lần khảo sát hiện trường, ông bị đạn sượt qua đầu, hai đồng đội của ông một bị bắn chết, một bị liệt toàn thân. Mặc cảm vì đã không rút súng bắn trả khiến Carl Mørck cảm thấy chán nản, nhụt chí. Ông trở thành một con người cộc cằn, cay độc và bất hợp tác với các cảnh sát khác.
Trước thái độ tiêu cực của Carl Mørck, chánh thanh tra đã điều ông sang Đơn vị Q để đảm trách những vụ “án treo” (những vụ án chưa có lời giải từ nhiều năm trước). Đơn vị này chỉ có một mình Carl và người phụ tá là dân nhập cư tên Hafez al-Assad, làm việc độc lập với các phòng ban khác.
Bộ đôi vô tình lật lại vụ mất tích khó hiểu của nữ nghị sĩ Merete Lynggaard năm năm trước đó đã khiến giới truyền thông tốn không ít giấy mực. Cảnh sát khi đó đã phát động một cuộc điều tra trên quy mô rộng nhưng không tìm được gì. Năm năm trôi qua, tất cả mọi người đều tin rằng Merete Lynggaard đã chết, có điều tra thêm cũng chỉ phí công. Tuy nhiên, với sự hăng hái của Assad và kinh nghiệm của Carl, những bí mật dần dần được hé lộ: nữ nghị sĩ… vẫn còn sống.
Cuốn tiểu thuyết Cô gái trong lồng của nhà văn nổi tiếng Adler-Olsen do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành, ra mắt bạn đọc đam mê truyện trinh thám Việt Nam đúng dịp các hoạt động kỷ niệm Ngày Sách Việt Nam đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước.
Carl Valdemar Jussi Henry Adler-Olsen (sinh ngày 02/8/1950) tại Đan Mạch, là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám, ngoài ra ông còn làm sách, là biên tập viên và doanh nhân. Với thành công vang dội từ seri truyện trinh thám, Jussi Adler-Olsen trở thành một tên tuổi ăn khách của làng trinh thám Bắc Âu.
Võ Vân
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review sách Người Lạ Trên Tàu - Patricia Highsmith
Reader.com
“Khi trở nên kích động, thì chỉ cần một chuyện nhỏ nhặt nhất thôi cũng có thể đẩy con người ta xuống vực thẳm.”
Đây là một câu nói thấm đẫm triết lý trong “Người lạ trên tàu” – một lời phản biện mà Charles Bruno dành cho Guy Haines khi tranh cãi về việc trong cuộc đời sẽ có ít nhất một kẻ nào đó mà ta thực lòng muốn thủ tiêu để thấy hạnh phúc hơn.
Quyển “Người lạ trên tàu” dường như đã bị người ta lãng quên bởi sự thành công của bộ phim chuyển thể. Sự xuất sắc của đạo diễn Alfred Hitchcock khi chuyển thể ít nhiều đã làm lu mờ đi tác phẩm gốc của Patricia Highsmith đến nỗi mà người không nghĩ đây là tựa của một quyển sách nữa. Thực lòng thì cuốn sách cực kỳ hay và bộ phim cũng thế nên tôi thích cả hai phiên bản này. Tôi nghĩ bạn cũng thử xem cả phim và sách để có cái nhìn đối chiếu hoàn thiện hơn.
“Người lạ trên tàu” là câu chuyện về Guy Haines một anh chàng kiến trúc sư tài hoa và nhà xã hội học giàu có Charles Bruno. Hai người gặp nhau trên một chuyến tàu khi Guy đang về nhà để yêu cầu vợ là Miriam ly hôn để anh ta có thể kết hôn với Anne Morton – một người ăn chơi, giàu có và tự cho mình là trung tâm của vũ trụ. Trước đó, Miriam đã từng đồng ý ly hôn, nhưng lần này Guy có căn cứ để cho rằng Miriam đang mang thai và Guy tin chắc chắn rằng anh không phải là cha. Tuy nhiên, trong lòng Guy vô cùng băn khoăn về việc ấy và nghĩ rằng cô vợ sẽ gây ra nhiều rắc rối để làm chậm trễ tiến trình ly hôn. Những nỗi lòng ấy được tâm sự với Bruno và một kế hoạch kỳ quái đã được đề ra. Nếu Guy đồng ý giết cha của Bruno thì anh ta sẽ giết Miriam dùm Guy. Sở dĩ Bruno đưa ra lời đề nghị kinh dị này bởi vì đối với anh ta thì người bố ấy là nguồn gốc của mọi sự khốn khổ trong cuộc sống của anh ta. Kế hoạch này dường như có lợi cho cả hai bên vì một kẻ tiêu diệt được người thân đáng ghét còn một kẻ sẽ tiếp tục thuận lợi trong con đường hôn nhân. Tuy nhiên, Guy không phải là một kẻ giết người máu lạnh và khi nghe được lời đề nghị đó, anh chàng đã bị sốc vô cùng và ngay lập tức gạt bỏ ý tưởng điên rồ ấy rồi xuống tàu với quyết định sẽ không bao giờ gặp lại con người kia. Nhưng mọi chuyện không hề êm đẹp như ước muốn của Guy bởi không lâu sau đó, Miriam bị giết và nghiễm nhiên là Guy biết ai là kẻ thủ ác. Tự nhiên Guy bị cuốn vào trò chơi giết người ấy dù không hề mong muốn.
Kịch bản “mèo vờn chuột” luôn được tận dụng hoàn hảo trong các tác phẩm của Highsmith và “Người lạ trên tàu” cũng không ngoại lệ. Những sự tuyệt vọng của Guy khi cố thoát khỏi trò chơi của Bruno đã mang lại sự kịch tính cho truyện. Một Bruno loạn trí và một Guy mâu thuẫn trong nội tâm cùng chơi một “game thú vị”.
Mạch truyện sau đó cho thấy không hề có yếu tố lãng mạn trong “Người lạ trên tàu”. Anne Morton là kiểu phụ nữ muốn tạo ra một vỏ bọc hôn nhân hoàn hảo cho bản thân, và dường như cô ta chỉ cần biết bản thân có chút thích anh chàng đó và không mấy quan tâm việc người đàn ông ấy có yêu mình hay không. Guy, may mắn thay, lại là người rất yêu Anne. Anh ấy có tầm nhìn về sự nghiệp của mình và biết cha của Anne có ảnh hưởng lớn đối với sự thành bại trong tương lai. Nhưng, nếu Guy dính líu đến vụ giết Miriam, thì anh ta chỉ có thể nói lời tạm biệt với Anne và những khao khát về nghề nghiệp.
Trong khi mối quan hệ giữa Guy và Anne không phải là điều gì quá thú vị thì mối quan hệ giữa Guy và Bruno ngày càng trở nên phức tạp và mơ hồ. Bruno rõ ràng có rất nhiều vấn đề và những vấn đề này cũng mở rộng sang lĩnh vực tình dục. Một người đàn ông quá loạn trí khi tham gia vào bất cứ điều gì lành mạnh và mối quan hệ kỳ lạ của anh ta với cha mẹ, đặc biệt là với mẹ anh ta, ngăn cản anh ta phát triển mối quan hệ dị tính hoặc đồng tính trong quá khứ. Tuy nhiên, sự tiến triển trong mối quan hệ giữa Guy và Bruno rất hấp dẫn, đặc biệt là khi chúng ta chứng kiến sự suy đồi về tình cảm và đạo đức của Guy. Một số người có thể xem anh ta như một nạn nhân nhưng tôi thì không vì Guy hoàn toàn tỉnh táo, và anh ta đủ nhận thức để phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Những câu văn trong “Người lạ trên tàu” mang lại cho tôi cảm giác vô cùng căng thẳng và hồi hộp, đôi khi không thể để đặt cuốn sách xuống ngay cả khi ngủ. Cảnh mà Bruno giết Miriam đặc biệt hồi hộp, và mặc dù tôi biết những gì sắp xảy ra, nhưng tôi thực sự không kịp chuẩn bị tinh thần cho tình cảnh đó. Đây là một cuốn sách miêu tả nội tâm nhân vật cực hay và phần lớn sự hồi hộp diễn ra trong tâm trí của Guy và Bruno. Highsmith khiến tôi hồi hộp và cắn móng tay vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo cả.
Với cách miêu tả kỹ lưỡng, tỉ mỉ từng chi tiết giằng xé nội tâm của hai nhân vật, từ những ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cho đến những suy nghĩ điên rồ bệnh hoạn của Bruno; từ những đau đớn tột cùng của Guy khi bị Bruno chi phối, làm ảnh hưởng trầm trọng đến gia đình, tình yêu, sự nghiệp của Guy, cái cách mà Guy khốn khổ, vật vã khi không thể thoát ra khỏi sự bủa vây của Bruno trong tâm trí cũng như cuộc sống… đối với nhiều độc giả ưa thích motif nhanh, cuốn, không quá chuyên sâu vào việc lột tả tâm lý nhân vật, ưa thích những đòn cân não, những vụ án máu me, những suy luận sắc bén, hoặc đơn giản là không thích những cốt truyện mà tác giả tiết lộ hung thủ ngay từ đầu, có thể sẽ cảm thấy nó là lê thê, rệu rã, mất kiên nhẫn, là không đúng với gu của mình. Nó là quá trình hình thành nên cái bản ngã độc ác của một con người, nó từ lương thiện, hiền lành, khi gặp đúng hoàn cảnh thích hợp, nó sẽ tha hóa, biến chất, trở thành một tên sát nhân qua ngòi bút tỉ mỉ, đôi khi pha chút hóm hỉnh, những ví von hài hước nhưng cũng không kém phần mỉa mai, nhạo báng của Patricia Highsmith.
“Cái ác ghê gớm nhất bắt nguồn từ chính chúng ta – Jean Jacques Rousseau”.
Đọc “Người lạ trên tàu” – một tác phẩm xuất sắc của Patricia Highsmith để có câu trả lời cho bạn nhé.
Reader.com
“Khi trở nên kích động, thì chỉ cần một chuyện nhỏ nhặt nhất thôi cũng có thể đẩy con người ta xuống vực thẳm.”
Đây là một câu nói thấm đẫm triết lý trong “Người lạ trên tàu” – một lời phản biện mà Charles Bruno dành cho Guy Haines khi tranh cãi về việc trong cuộc đời sẽ có ít nhất một kẻ nào đó mà ta thực lòng muốn thủ tiêu để thấy hạnh phúc hơn.
Quyển “Người lạ trên tàu” dường như đã bị người ta lãng quên bởi sự thành công của bộ phim chuyển thể. Sự xuất sắc của đạo diễn Alfred Hitchcock khi chuyển thể ít nhiều đã làm lu mờ đi tác phẩm gốc của Patricia Highsmith đến nỗi mà người không nghĩ đây là tựa của một quyển sách nữa. Thực lòng thì cuốn sách cực kỳ hay và bộ phim cũng thế nên tôi thích cả hai phiên bản này. Tôi nghĩ bạn cũng thử xem cả phim và sách để có cái nhìn đối chiếu hoàn thiện hơn.
“Người lạ trên tàu” là câu chuyện về Guy Haines một anh chàng kiến trúc sư tài hoa và nhà xã hội học giàu có Charles Bruno. Hai người gặp nhau trên một chuyến tàu khi Guy đang về nhà để yêu cầu vợ là Miriam ly hôn để anh ta có thể kết hôn với Anne Morton – một người ăn chơi, giàu có và tự cho mình là trung tâm của vũ trụ. Trước đó, Miriam đã từng đồng ý ly hôn, nhưng lần này Guy có căn cứ để cho rằng Miriam đang mang thai và Guy tin chắc chắn rằng anh không phải là cha. Tuy nhiên, trong lòng Guy vô cùng băn khoăn về việc ấy và nghĩ rằng cô vợ sẽ gây ra nhiều rắc rối để làm chậm trễ tiến trình ly hôn. Những nỗi lòng ấy được tâm sự với Bruno và một kế hoạch kỳ quái đã được đề ra. Nếu Guy đồng ý giết cha của Bruno thì anh ta sẽ giết Miriam dùm Guy. Sở dĩ Bruno đưa ra lời đề nghị kinh dị này bởi vì đối với anh ta thì người bố ấy là nguồn gốc của mọi sự khốn khổ trong cuộc sống của anh ta. Kế hoạch này dường như có lợi cho cả hai bên vì một kẻ tiêu diệt được người thân đáng ghét còn một kẻ sẽ tiếp tục thuận lợi trong con đường hôn nhân. Tuy nhiên, Guy không phải là một kẻ giết người máu lạnh và khi nghe được lời đề nghị đó, anh chàng đã bị sốc vô cùng và ngay lập tức gạt bỏ ý tưởng điên rồ ấy rồi xuống tàu với quyết định sẽ không bao giờ gặp lại con người kia. Nhưng mọi chuyện không hề êm đẹp như ước muốn của Guy bởi không lâu sau đó, Miriam bị giết và nghiễm nhiên là Guy biết ai là kẻ thủ ác. Tự nhiên Guy bị cuốn vào trò chơi giết người ấy dù không hề mong muốn.
Kịch bản “mèo vờn chuột” luôn được tận dụng hoàn hảo trong các tác phẩm của Highsmith và “Người lạ trên tàu” cũng không ngoại lệ. Những sự tuyệt vọng của Guy khi cố thoát khỏi trò chơi của Bruno đã mang lại sự kịch tính cho truyện. Một Bruno loạn trí và một Guy mâu thuẫn trong nội tâm cùng chơi một “game thú vị”.
Mạch truyện sau đó cho thấy không hề có yếu tố lãng mạn trong “Người lạ trên tàu”. Anne Morton là kiểu phụ nữ muốn tạo ra một vỏ bọc hôn nhân hoàn hảo cho bản thân, và dường như cô ta chỉ cần biết bản thân có chút thích anh chàng đó và không mấy quan tâm việc người đàn ông ấy có yêu mình hay không. Guy, may mắn thay, lại là người rất yêu Anne. Anh ấy có tầm nhìn về sự nghiệp của mình và biết cha của Anne có ảnh hưởng lớn đối với sự thành bại trong tương lai. Nhưng, nếu Guy dính líu đến vụ giết Miriam, thì anh ta chỉ có thể nói lời tạm biệt với Anne và những khao khát về nghề nghiệp.
Trong khi mối quan hệ giữa Guy và Anne không phải là điều gì quá thú vị thì mối quan hệ giữa Guy và Bruno ngày càng trở nên phức tạp và mơ hồ. Bruno rõ ràng có rất nhiều vấn đề và những vấn đề này cũng mở rộng sang lĩnh vực tình dục. Một người đàn ông quá loạn trí khi tham gia vào bất cứ điều gì lành mạnh và mối quan hệ kỳ lạ của anh ta với cha mẹ, đặc biệt là với mẹ anh ta, ngăn cản anh ta phát triển mối quan hệ dị tính hoặc đồng tính trong quá khứ. Tuy nhiên, sự tiến triển trong mối quan hệ giữa Guy và Bruno rất hấp dẫn, đặc biệt là khi chúng ta chứng kiến sự suy đồi về tình cảm và đạo đức của Guy. Một số người có thể xem anh ta như một nạn nhân nhưng tôi thì không vì Guy hoàn toàn tỉnh táo, và anh ta đủ nhận thức để phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Những câu văn trong “Người lạ trên tàu” mang lại cho tôi cảm giác vô cùng căng thẳng và hồi hộp, đôi khi không thể để đặt cuốn sách xuống ngay cả khi ngủ. Cảnh mà Bruno giết Miriam đặc biệt hồi hộp, và mặc dù tôi biết những gì sắp xảy ra, nhưng tôi thực sự không kịp chuẩn bị tinh thần cho tình cảnh đó. Đây là một cuốn sách miêu tả nội tâm nhân vật cực hay và phần lớn sự hồi hộp diễn ra trong tâm trí của Guy và Bruno. Highsmith khiến tôi hồi hộp và cắn móng tay vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo cả.
Với cách miêu tả kỹ lưỡng, tỉ mỉ từng chi tiết giằng xé nội tâm của hai nhân vật, từ những ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cho đến những suy nghĩ điên rồ bệnh hoạn của Bruno; từ những đau đớn tột cùng của Guy khi bị Bruno chi phối, làm ảnh hưởng trầm trọng đến gia đình, tình yêu, sự nghiệp của Guy, cái cách mà Guy khốn khổ, vật vã khi không thể thoát ra khỏi sự bủa vây của Bruno trong tâm trí cũng như cuộc sống… đối với nhiều độc giả ưa thích motif nhanh, cuốn, không quá chuyên sâu vào việc lột tả tâm lý nhân vật, ưa thích những đòn cân não, những vụ án máu me, những suy luận sắc bén, hoặc đơn giản là không thích những cốt truyện mà tác giả tiết lộ hung thủ ngay từ đầu, có thể sẽ cảm thấy nó là lê thê, rệu rã, mất kiên nhẫn, là không đúng với gu của mình. Nó là quá trình hình thành nên cái bản ngã độc ác của một con người, nó từ lương thiện, hiền lành, khi gặp đúng hoàn cảnh thích hợp, nó sẽ tha hóa, biến chất, trở thành một tên sát nhân qua ngòi bút tỉ mỉ, đôi khi pha chút hóm hỉnh, những ví von hài hước nhưng cũng không kém phần mỉa mai, nhạo báng của Patricia Highsmith.
“Cái ác ghê gớm nhất bắt nguồn từ chính chúng ta – Jean Jacques Rousseau”.
Đọc “Người lạ trên tàu” – một tác phẩm xuất sắc của Patricia Highsmith để có câu trả lời cho bạn nhé.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM
by PHAN BA
REVIEW NGƯỜI LẠ TRÊN TÀU - PATRICIA HIGHSMITH
Guy Haines, kiến trúc sư tài năng, đang vất vả muốn ly hôn cô vợ Miriam để chạy theo người tình Anne.
Charles Bruno, vô công rỗi nghề, rượu chè be bét, đang căm hận ông bố.
Cả hai cùng gặp nhau trên chuyến tàu định mệnh. Ban đầu Guy chẳng ưa gì Bruno, nhưng trước sự nhiệt tình của hắn, Guy theo Bruno vào toa của hắn. Sau vài ly rượu cả hai cùng bộc bạch những nỗi đau khổ của nhau. Thế rồi Bruno đề xuất một phương án mà theo hắn là tuyệt đối kín đáo, đảm bảo 100% cảnh sát không lần ra được. Guy và Bruno sẽ giết người hộ nhau. Bruno giết chết Miriam, đổi lại Guy giết chết bố của Bruno. Cả hai như thế sẽ được giải thoát khỏi nỗi đau khổ của nhau. Chia tay nhau Guy cứ nghĩ rằng đó chỉ là những gì Bruno ba hoa trong cơn say. Ai dè vài ngày sau Bruno bóp cổ giết chết Miriam. Tới lúc này Guy mới biết hắn không nói đùa.
Từ đầu đến cuối Người Lạ Trên Tàu là những dằn vặt tâm lý, giằng xé, mâu thuẫn trong nội tâm của cả Guy lẫn Bruno. Không ngừng bị Bruno đeo bám, quấy rầy, ảnh hưởng đến cả cuộc hôn nhân mới lẫn sự nghiệp đang lên, Guy vật vã tìm cách dứt bỏ, thoát khỏi Bruno nhưng không nổi. Không như các tác phẩm trinh thám khác, Người Lạ Trên Tàu với cấu tứ lạ lẫm, chỉ tập trung khắc họa tâm lý, hung thủ lộ ra ngay từ đầu, dễ khiến độc giả cảm thấy mệt mỏi với những suy nghĩ biến thái của cả hai. Mâu thuẫn này chồng chéo với giằng xé kia. Mà chủ yếu là những suy nghĩ của Guy. Từ một thanh niên ham mê kiến trúc, lương thiện, vướng phải cô phải cô vợ ngoại tình, bản thân thì đang say đắm trong tình mới với Anne nhưng cũng gặp nhiều trắc trở vì anh chưa ly dị được vợ, Guy dần biến thành kẻ sát nhân. Anh không ngừng vật vã thoát khỏi Bruno, vật vã tự vấn lương tâm, vật vã che dấu tất cả mọi dấu vết. Cả truyện như chẳng có Guy, chẳng có Bruno. Mà chỉ như một kẻ tự đối thoại với chính tâm ma của mình mà thôi. Đừng bao giờ nói rằng anh lương thiện đến chết, chẳng qua tâm ma của anh chưa có cơ hội vùng lên mà thôi.
Patricia Highsmith đã lột tả xuất sắc tâm lý méo mó, mâu thuẫn đến ngột ngạt của cả Guy lẫn Bruno. Một đằng thì chỉ muốn cuộc sống lương thiện, luôn tự cho rằng giết người là hành vi ghê tởm. Một đằng thì biến thái, luôn cho rằng giết quách kẻ nào đó mình ghét, hay kẻ nào đó đang hành hạ người mình quen biết là giải pháp tốt nhắt. Truyện là chuyến viễn du không hề dễ chịu, luôn căng thẳng vào đầu óc, vào suy nghĩ những kẻ tâm trí không bình thường như Guy và Bruno. Guy, một kẻ có tất cả, có quá nhiều thứ để đánh mất, mềm yếu, nhu nhược nỗ lực đến cùng để che giấu, không ngừng tự ru bản thân rằng mọi thứ rồi sẽ ổn, chỉ cần anh ta nhu nhược thêm chút nữa. Bruno, một kẻ chẳng có gì ngoài… Guy và bà mẹ. Hắn chẳng cần gì, suốt ngày chìm trong hơi men. Chỉ khi gặp Guy và cái kế hoạch giết người kiệt xuất kia bộc lộ ra, đời hắn mới có ý nghĩa. Kiếp người cô độc đến cùng cực như hắn rất sợ mất hết hai điều có ý nghĩa duy nhất trong đời hắn. Giữa Guy và Bruno hình thành mối quan hệ quái dị. Yêu cũng không phải, đồng tính cũng không hẳn, quý nhau cũng không, luôn e sợ nhau, luôn muốn giết nhau, luôn muốn tố cáo nhau nhung cũng không thể thiếu nhau. Như hai mặt của đồng xu, như thể hai con người trong một, như thể tâm ma trong mỗi con người. Suốt cả truyện tôi chỉ mong Guy phẫn nộ lên một lần, cầm súng chĩa thẳng vào Bruno và bóp cò, hay dũng cảm tố cáo hết tất cả để thoát khỏi Bruno vĩnh viễn. Nhưng không, anh chấp nhận để Bruno thao túng mình. Tâm ma của mỗi người chúng ta một khi để nó sống dậy, sẽ cực kỳ khó rút dao chặt bỏ. Bởi nó đã lớn quá to như một mụn nhọt, một khối u, mà nếu chặt bỏ sẽ có quá nhiều thứ phải đánh mất. Cả truyện là toàn bộ quá trình anh đấu tranh, giằng xé với tâm ma, bảo vệ trong tuyệt vọng tất cả những gì anh không thể để mất.
Tác giả viết rất chậm rãi, từ từ miêu tả quá trình tâm ma của Guy, tức Bruno, dần dần lớn lên trong tâm trí Guy, chi phối toàn bộ cuộc sống của anh. Đôi khi anh thỏa hiệp, nhưng đôi khi anh tức giận, căm thù Bruno tuy nhiên vẫn không đủ can đảm gạt bỏ nó. Người Lạ Trên Tàu là quá trình nuôi dưỡng tâm ma và để nó chiếm hữu, chiếm đoạt toàn bộ thần trí và quyết tâm của mình. Phải nói với bạn đọc nào quen với nhịp độ trinh thám nhanh, gấp gáp, với những pha bắn giết hay máu me, sẽ không thể kiên nhẫn đi hết hành trình này với Patricia Highsmith. Phải nói kỹ thuật đặc tả tâm lý của bà trong cuốn này là xuất sắc. Diễn biến, xung đột tâm lý của một trái tim lương thiện dần dần tha hóa, nhúng chàm hiện lên đầy đủ cung bậc. Hành trình đầy mệt mỏi nhưng thỏa mãn. Phải mất 3 tuần tôi mới nhai xong được Người Lạ Trên Tàu. Toàn bộ quan điểm của bà được thể hiện đầy đủ ở chương cuối cùng, trong cuộc trò chuyện giữa Guy với Owen Markman, tình nhân của vợ Guy. Phải chăng ai cũng có thể trở thành kẻ sát nhân? Phải chăng trong cuộc đời mình ai cũng từng có mong muốn giết chết một ai đó? Phải chăng trong tim ai cũng tồn tại một tâm ma? Phải chăng ngay cả ý nghĩ giết người nào đó trỗi lên trong tâm trí ta, tức là ta đã để cho tâm ma khống chế?
Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không thể nào làm điều ác. Chẳng qua bạn chưa có cơ hội mà thôi.
Bạn hãy thành thật trả lời 2 câu hỏi: Bạn đã bao giờ căm ghét 1 ai đó đến mức chỉ muốn người đó không còn tồn tại trên đời chưa? Muốn cầm 1 con dao và đâm người đó chục phát, trăm phát chưa?
Theo quan điểm của tôi thì sẽ có đa phần người trả lời là “có” nhưng điều quan trọng là liệu bạn có đủ can đảm để làm điều đó không? Và 2 nhân vật chính trong cuốn sách ‘Người lạ trên tàu” thì lại khác.
Cuốn sách mở đầu là hình ảnh của chàng trai Guy Haines- 1 kiến trúc sư tài hoa đang cố gắng để li dị với người vợ hư hỏng của mình. Và anh đã vô tình gặp được Chales Anthony Bruno- 1 cậu ấm vô công rồi nghề đang tìm cách thoát khỏi vòng kim kẹp của cha mình- 2 con người với 2 tính cách trái ngược nhau cùng đi trên 1 chuyến tàu. Trong 1 buối tối say trong mùi rượu, Bruno đã đề xuất 1 kế hoạch giết người hộ nhau với Guy: Bruno sẽ giúp Guy giết vọ mình và Guy sẽ giúp cậu ta giét cha mình.
Liệu kế hoạch đó có thành công không?
Nếu đã quen thuộc với những twist có những tên sát nhân máu lạnh thì khi bước chân vào cuốn sách ” Người lạ trên tàu”, bạn sẽ khá ngỡ ngàng với cốt truyện của cuốn sách.
“Không ai biết 1 kẻ sát nhân trông ra sao, một kẻ sát nhân có thể trông giống hệt những người khác mà thôi”
p/s 1: Cuốn sách sẽ tuyệt vời hơn nếu không có lỗi chính tả
Có 1 đoạn trích trong Hồi ức kẻ sát nhân (Amélie Nothomb) như thế này:
“- Thật ngạc nhiên, rằng một nhà văn lớn như ngài lại yêu thích các tác phẩm của Patricia Highsmith.
– Tại sao? Chuyện đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên hết. Dù có vẻ như không, thì đó vẫn cứ là một người hẳn phải căm ghét loài người ngang ngửa tôi, và đặc biệt căm ghét phụ nữ. Tôi cảm thấy cô ấy viết không nhằm mục đích được chào đón trong những salon văn học.”
Đó là những nét phác họa cơ bản và khá chính xác về Patricia Highsmith: ngòi bút sắc sảo, thấu hiểu tâm lý con người và chính vì quá thấu hiểu nên trở nên khinh ghét loài người một cách không hề che giấu. Điều đó được thể hiện rất rõ trong cuốn truyện nổi tiếng nhất của bà – Người lạ trên tàu – cuốn truyện thứ 3 của Patricia Highsmith được xuất bản ở Việt Nam và giống như 2 cuốn trước (Tìm trong sương chiều và Chuyện tình Carol), cốt truyện cũng như số phận các nhân vật khá là u ám.
Truyện mở đầu với cuộc gặp gỡ tình cờ ở trên tàu giữa anh kiến trúc sư Guy Haines và gã công tử bột Charles Bruno. Haines có vẻ là 1 người khá “bình thường” còn Bruno là 1 kẻ thái nhân cách với mặc cảm Oedipus và rất giỏi thao túng. Bruno vốn là fan truyện trinh thám, đã nghĩ ra 1 kế hoạch ám sát tưởng như hoàn hảo: Bruno sẽ giết cô vợ phiền nhiễu của Haines, còn Haines sẽ giết ông bố xấu xa của Bruno. Vì 2 vụ án mạng không có động cơ, nên (hẳn là) cảnh sát sẽ không thể lần ra manh mối.
Ban đầu Haines không quan tâm đến những lời Bruno nói, nhưng rồi anh dần dần bị cuốn vào vòng xoáy tội ác cùng với Bruno. Quả thật nhiều lúc tôi chỉ muốn nhảy vào trang sách mà nói với Haines “đuổi hắn đi! bảo hắn cút xéo!” nhưng không. Haines luôn luôn nhân nhượng với Bruno và càng lúc càng ràng buộc chặt chẽ số phận của mình với hắn. Không khác gì đoàn tàu mất phanh đang đổ dốc, 1 kết cục không lấy gì làm tốt đẹp là điều có thể dự đoán trước, nhưng không thể ngăn cản nổi.
Bruno là kẻ thái nhân cách nhưng tâm lý của Haines mới là phần khó mô tả hơn cả. Điều gì đã khiến 1 người “bình thường” trở thành kẻ sát nhân? Bruno thực sự giỏi thao túng Haines đến thế? Hắn có thể mê hoặc hay đe dọa 1 người “bình thường” phạm tội vì hắn ư? Có thể Bruno có năng khiếu điều khiển người khác, nhưng hắn không giỏi như bác sĩ Hannibal. Haines bị cuốn theo Bruno, có lẽ vì sâu thẳm trong anh đã ngầm tuân theo hắn, như anh nói “tình yêu và sự căm ghét, cái tốt và cái xấu, thực ra luôn song hành trong trái tim con người. Một người không có nhiều tính tốt hơn hoặc nhiều tính xấu hơn, cả hai luôn cân bằng với nhau. Người ta chỉ cần tìm kiếm đôi chút và có thể tìm được cả hai bằng cách khẽ cạo lớp vỏ bọc bên ngoài đi.” và mầm ác vốn có trong mỗi con người đó đã phục kích Haines, chỉ chờ Bruno kích động là tấn công mãnh liệt. Giống như Dr. Jekyll & Mr. Hyde. Mỗi con người đều có thể trở thành kẻ ác.
Hoặc xét 1 khía cạnh khác, tình cảm giữa Haines và Bruno không hoàn toàn “thẳng”. Bruno rất quý Haines, và ghen tuông rõ rệt với 2 người phụ nữ của Haines. Hắn khóc khi bị Haines xua đuổi. Haines thì khinh hắn, ghét hắn, sợ hắn, nhưng lại nhẹ nhõm khi Bruno xuất hiện trở lại trong cuộc sống của mình, và đôi khi, không thể chối cãi được, cũng tự thú nhận rằng Bruno còn hơn cả 1 người bạn, 1 người anh em. Bruno giống như nửa kia của Haines, là Mr. Hyde đối nghịch và thu hút với Dr. Jekyll của Haines.
Người lạ trên tàu không hẳn là trinh thám đơn thuần, mà thiên về tâm lý học tội phạm nhiều hơn. Không khí căng thẳng, các nhân vật với tâm lý phức tạp với những hành động ám muội khiến cho truyện trở thành kinh điển của thể loại này và được Alfred Hitchcock dựng thành phim năm 1951 (tuy nhiên phim chỉ giống truyện khoảng 70%). Ngòi bút tinh tế của Patricia Highsmith đã mô tả xuất sắc tâm lý của kẻ sát nhân, trước, trong và sau khi phạm tội, nhưng có phần hơi quá tay khiến cho truyện đôi chỗ lôi thôi, dài dòng. Patricia Highsmith có thể cắt bớt 100 trang nữa để truyện gọn gàng hơn, cân bằng giữa phần trinh thám và phần tâm lý. Bản dịch tốt, sát với nguyên tác, chỉ có khoảng 4-5 lỗi typo, nói chung là ổn và đáng đọc đối với các fan truyện trinh thám tâm lý cổ điển, truyện trinh thám đen.
Bài học đạo đức rút ra là: đừng bao giờ nói chuyện với người lạ.
Người Đọc
“Truyện trinh thám rất hay. Chúng chứng minh kiểu người nào cũng có thể trở thành một tên sát nhân”.
Trên một chuyến tàu, Bruno đã nói điều đó với Guy – một kiến trúc sư đang phiền não vì cô vợ ngoại tình đến nỗi mang bầu với một thằng cha khác, nhưng mãi không chịu ly hôn.
Bruno trong lúc say xỉn, hắn kể với Guy về những khúc mắc với cha mình, thậm chí còn đưa ra một lời đề nghị khó tin: “Chúng ta sẽ giết người hộ nhau, thấy không? Tôi giết vợ anh còn anh giết cha tôi! Chúng ta gặp nhau trên tàu, đúng không? Vậy nên sẽ không một ai biết chúng ta quen nhau! Chứng cứ ngoại phạm hoàn hào! Anh hiểu không?”
Giết người. Từ đó làm Guy ghê tởm, sợ hãi. Anh muốn tránh xa Bruno, khỏi căn phòng trên tàu, trong khi Bruno thì lại như phấn khích, coi thứ mới thổ lộ là ý tưởng sáng suốt nhất đời mình.
Và Bruno đã thật sự ra tay với cô vợ của Guy. Còn Guy thì sao? Liệu anh có thể trốn tránh sự điên cuồng của Bruno hay bị hắn cuốn vào “ý tưởng điên rồ” trong cơn say lúc ở trên tàu?
P/s: Tiếp sau “Người lạ trên tàu”, nghe nói trong tháng 6 này nhà Bách Việt sẽ cho ra mắt “Quý ngài tài năng” – một tác phẩm kinh điển của Patricia Highsmith, hứa hẹn đưa độc giả khám phá tâm lý của một trong những nhân vật phản diện nổi tiếng nhất trong lịch sử trinh thám.
Rei Vince
Bạn đã bao giờ muốn một ai đó chết quách đi chưa? Bạn đã bao giờ muốn giết một ai đó chưa? Khi đọc 2 câu hỏi của tôi, có cái tên nào hiện lên trong đầu bạn không? Tôi nghĩ sẽ có nhiều người thầm trả lời rằng “có”. Chúng ta không phải đức Phật nên hầu hết đều sẽ có lúc rơi vào cảm xúc tiêu cực như giận dữ, căm ghét, thậm chí hận thù ai đó, đến nối ước rằng hắn chết đi cho nước nó trong. Và nếu đủ đảm lược, có khi bạn đã ra tay rồi. Thế đấy, ý nghĩ giết người phổ biến hơn bạn tưởng nhiều.
Tôi bị thu hút vào Người lạ trên tàu vì lời giới thiệu bìa 4 sách: những con người bình thường nhất cũng có khả năng phạm phải những tội ác ghê tởm nhất qua những cách thức tầm thường nhất. Tôi muốn xem xem tác giả sẽ viết về những con – người – tội – phạm bình thường, phổ thông này giết người ra sao. Và tôi đã không phải hối hận khi xem sách.
Guy Haines có một cô vợ cực phẩm. Cô ta ngoại tình nhiều lần, lần này thì có bầu với tình nhân. Khốn nạn hơn là cô ta không muốn li dị ngay (vì tình nhân của cô ta chưa hoàn thành xong thủ tục ly hôn với vợ), vì thế, cô ta yêu cầu Guy phải chăm sóc cô ta, đưa cô ta đi chơi cho đến khi cô ta đẻ hoặc lấy chồng mới. Má ơi, tôi không hiểu về văn hoá và luật pháp Mỹ nên cá nhân tôi thấy con mụ này đúng là một con điên trơ tráo. Có thể suy nghĩ đó không liên quan đến văn hoá Mỹ bởi có một người lạ trên tàu mà Guy tình cờ gặp gỡ cũng nghĩ giống tôi.
Bruno là một chàng trai gia đình khá giả, luôn hục hặc với ông bố. Nói chính xác ra thì Bruno căm thù bố mình. Cậu ta nghĩ ra một phương án giết người thú vị: giết thay. Tức là cậu ta sẽ giết vợ Guy còn Guy giết bố cậu ta để đền ơn đáp nghĩa (thực ra, tôi thích kiểu lấy thân báo đáp hơn). Cảnh sát sẽ không thể tìm ra hung thủ vì cả 2 đều chưa có tiền án tiền sự, không mối quan hệ lẫn động cơ giết người. Thật là một ý tưởng điên rồ và hấp dẫn. Nhưng Guy không ham hố gì với ý tưởng này. Anh trốn tránh Bruno. Có điều Bruno quá thông minh và điên khùng. Hắn không buông tha cho anh.
Bruno thực sự đã ra tay giết vợ Guy. Thủ pháp đơn giản đến không thể đơn giản hơn: tìm đến nhà, bám theo sau, rình lúc không ai để ý thì bóp cổ chết. Hiện trường hoàn hảo đối với nhân viên điều tra: đầy đủ vân tay, dấu giày. Nhưng họ không tìm ra thủ phạm. Vì Bruno tự dưng xuất hiện từ trên trời, chẳng ai hay ai biết.
Phần sau của vụ án, mời các bạn tự đọc kẻo tôi lại spoil hết cả truyện. Điều tôi muốn viết ở đây là tình cảm giữa hai bạn Guy và Bruno. Ở trang 234, Guy nghĩ mình yêu Bruno, còn Bruno thú nhận mình thích Guy từ ngay đoạn đầu truyện. Tuy nhiên, đây không phải kiểu tình yêu nam nam thông thường vì tôi thấy hai người này điên khùng hết sức. Cả hai đều cô đơn, gặp nhau trên một chuyến tàu xa lạ. Người này là phần thiếu của người kia. Bruno đích thực là một tên quỷ súc công. Hắn ám ảnh Guy, bám theo Guy ngay cả trong giấc ngủ. Có lúc, tôi tưởng mình sắp được xem GV đến nơi rồi thì Guy tỉnh giấc và nhận ra Bruno không hề ở đó. Bruno muốn độc chiếm Guy, cố gắng tạo ra một mối liên kết vững chắc không gì chia cắt nổi. Guy vừa căm hận chuyện đó vừa dung túng cho Bruno. Trong thâm tâm, anh cũng không muốn xa hắn. Hắn là một phần của anh.
Tác giả viết tâm lý rất hay. Các trường đoạn tâm trạng của Guy và Bruno đều tinh tế và đầy cảm xúc. Ví dụ như đoạn ở trên tàu, nỗi cô độc của Guy và Bruno được viết hay tuyệt vời, đặc biệt ở cái cách Bruno hỏi Guy rất nhiều câu nhưng hầu như không thèm nghe trả lời gì cả. Cậu ta đang đắm chìm trong nỗi cô đơn của chính mình. Hay đoạn mô tả tâm trạng Bruno khi đi giết vợ Guy. Cảm giác sung sướng, kích động đến run rẩy của hắn khiến tôi thực sự tò mò không biết giết người có tuyệt đến vậy không.
Xét về mặt trinh thám thì không có gì để nói vì hung thủ và thủ pháp giết người, tác giả viết lù lù ngay từ đầu, không hề che giấu. Quá trình tay thám tử tư điều tra cũng chỉ nhắc đến trong vài dòng. Người lạ trên tàu xếp vào dòng tiểu thuyết tâm lý có yếu tố hình sự thì hơn.
Bìa đẹp, tông màu lạnh, một chuyến tàu đi vào nơi băng giá. Chữ hơi bé nên đọc đau mắt ((
Dang Thi Quynh Anh
by PHAN BA
REVIEW NGƯỜI LẠ TRÊN TÀU - PATRICIA HIGHSMITH
Guy Haines, kiến trúc sư tài năng, đang vất vả muốn ly hôn cô vợ Miriam để chạy theo người tình Anne.
Charles Bruno, vô công rỗi nghề, rượu chè be bét, đang căm hận ông bố.
Cả hai cùng gặp nhau trên chuyến tàu định mệnh. Ban đầu Guy chẳng ưa gì Bruno, nhưng trước sự nhiệt tình của hắn, Guy theo Bruno vào toa của hắn. Sau vài ly rượu cả hai cùng bộc bạch những nỗi đau khổ của nhau. Thế rồi Bruno đề xuất một phương án mà theo hắn là tuyệt đối kín đáo, đảm bảo 100% cảnh sát không lần ra được. Guy và Bruno sẽ giết người hộ nhau. Bruno giết chết Miriam, đổi lại Guy giết chết bố của Bruno. Cả hai như thế sẽ được giải thoát khỏi nỗi đau khổ của nhau. Chia tay nhau Guy cứ nghĩ rằng đó chỉ là những gì Bruno ba hoa trong cơn say. Ai dè vài ngày sau Bruno bóp cổ giết chết Miriam. Tới lúc này Guy mới biết hắn không nói đùa.
Từ đầu đến cuối Người Lạ Trên Tàu là những dằn vặt tâm lý, giằng xé, mâu thuẫn trong nội tâm của cả Guy lẫn Bruno. Không ngừng bị Bruno đeo bám, quấy rầy, ảnh hưởng đến cả cuộc hôn nhân mới lẫn sự nghiệp đang lên, Guy vật vã tìm cách dứt bỏ, thoát khỏi Bruno nhưng không nổi. Không như các tác phẩm trinh thám khác, Người Lạ Trên Tàu với cấu tứ lạ lẫm, chỉ tập trung khắc họa tâm lý, hung thủ lộ ra ngay từ đầu, dễ khiến độc giả cảm thấy mệt mỏi với những suy nghĩ biến thái của cả hai. Mâu thuẫn này chồng chéo với giằng xé kia. Mà chủ yếu là những suy nghĩ của Guy. Từ một thanh niên ham mê kiến trúc, lương thiện, vướng phải cô phải cô vợ ngoại tình, bản thân thì đang say đắm trong tình mới với Anne nhưng cũng gặp nhiều trắc trở vì anh chưa ly dị được vợ, Guy dần biến thành kẻ sát nhân. Anh không ngừng vật vã thoát khỏi Bruno, vật vã tự vấn lương tâm, vật vã che dấu tất cả mọi dấu vết. Cả truyện như chẳng có Guy, chẳng có Bruno. Mà chỉ như một kẻ tự đối thoại với chính tâm ma của mình mà thôi. Đừng bao giờ nói rằng anh lương thiện đến chết, chẳng qua tâm ma của anh chưa có cơ hội vùng lên mà thôi.
Patricia Highsmith đã lột tả xuất sắc tâm lý méo mó, mâu thuẫn đến ngột ngạt của cả Guy lẫn Bruno. Một đằng thì chỉ muốn cuộc sống lương thiện, luôn tự cho rằng giết người là hành vi ghê tởm. Một đằng thì biến thái, luôn cho rằng giết quách kẻ nào đó mình ghét, hay kẻ nào đó đang hành hạ người mình quen biết là giải pháp tốt nhắt. Truyện là chuyến viễn du không hề dễ chịu, luôn căng thẳng vào đầu óc, vào suy nghĩ những kẻ tâm trí không bình thường như Guy và Bruno. Guy, một kẻ có tất cả, có quá nhiều thứ để đánh mất, mềm yếu, nhu nhược nỗ lực đến cùng để che giấu, không ngừng tự ru bản thân rằng mọi thứ rồi sẽ ổn, chỉ cần anh ta nhu nhược thêm chút nữa. Bruno, một kẻ chẳng có gì ngoài… Guy và bà mẹ. Hắn chẳng cần gì, suốt ngày chìm trong hơi men. Chỉ khi gặp Guy và cái kế hoạch giết người kiệt xuất kia bộc lộ ra, đời hắn mới có ý nghĩa. Kiếp người cô độc đến cùng cực như hắn rất sợ mất hết hai điều có ý nghĩa duy nhất trong đời hắn. Giữa Guy và Bruno hình thành mối quan hệ quái dị. Yêu cũng không phải, đồng tính cũng không hẳn, quý nhau cũng không, luôn e sợ nhau, luôn muốn giết nhau, luôn muốn tố cáo nhau nhung cũng không thể thiếu nhau. Như hai mặt của đồng xu, như thể hai con người trong một, như thể tâm ma trong mỗi con người. Suốt cả truyện tôi chỉ mong Guy phẫn nộ lên một lần, cầm súng chĩa thẳng vào Bruno và bóp cò, hay dũng cảm tố cáo hết tất cả để thoát khỏi Bruno vĩnh viễn. Nhưng không, anh chấp nhận để Bruno thao túng mình. Tâm ma của mỗi người chúng ta một khi để nó sống dậy, sẽ cực kỳ khó rút dao chặt bỏ. Bởi nó đã lớn quá to như một mụn nhọt, một khối u, mà nếu chặt bỏ sẽ có quá nhiều thứ phải đánh mất. Cả truyện là toàn bộ quá trình anh đấu tranh, giằng xé với tâm ma, bảo vệ trong tuyệt vọng tất cả những gì anh không thể để mất.
Tác giả viết rất chậm rãi, từ từ miêu tả quá trình tâm ma của Guy, tức Bruno, dần dần lớn lên trong tâm trí Guy, chi phối toàn bộ cuộc sống của anh. Đôi khi anh thỏa hiệp, nhưng đôi khi anh tức giận, căm thù Bruno tuy nhiên vẫn không đủ can đảm gạt bỏ nó. Người Lạ Trên Tàu là quá trình nuôi dưỡng tâm ma và để nó chiếm hữu, chiếm đoạt toàn bộ thần trí và quyết tâm của mình. Phải nói với bạn đọc nào quen với nhịp độ trinh thám nhanh, gấp gáp, với những pha bắn giết hay máu me, sẽ không thể kiên nhẫn đi hết hành trình này với Patricia Highsmith. Phải nói kỹ thuật đặc tả tâm lý của bà trong cuốn này là xuất sắc. Diễn biến, xung đột tâm lý của một trái tim lương thiện dần dần tha hóa, nhúng chàm hiện lên đầy đủ cung bậc. Hành trình đầy mệt mỏi nhưng thỏa mãn. Phải mất 3 tuần tôi mới nhai xong được Người Lạ Trên Tàu. Toàn bộ quan điểm của bà được thể hiện đầy đủ ở chương cuối cùng, trong cuộc trò chuyện giữa Guy với Owen Markman, tình nhân của vợ Guy. Phải chăng ai cũng có thể trở thành kẻ sát nhân? Phải chăng trong cuộc đời mình ai cũng từng có mong muốn giết chết một ai đó? Phải chăng trong tim ai cũng tồn tại một tâm ma? Phải chăng ngay cả ý nghĩ giết người nào đó trỗi lên trong tâm trí ta, tức là ta đã để cho tâm ma khống chế?
Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không thể nào làm điều ác. Chẳng qua bạn chưa có cơ hội mà thôi.
Bạn hãy thành thật trả lời 2 câu hỏi: Bạn đã bao giờ căm ghét 1 ai đó đến mức chỉ muốn người đó không còn tồn tại trên đời chưa? Muốn cầm 1 con dao và đâm người đó chục phát, trăm phát chưa?
Theo quan điểm của tôi thì sẽ có đa phần người trả lời là “có” nhưng điều quan trọng là liệu bạn có đủ can đảm để làm điều đó không? Và 2 nhân vật chính trong cuốn sách ‘Người lạ trên tàu” thì lại khác.
Cuốn sách mở đầu là hình ảnh của chàng trai Guy Haines- 1 kiến trúc sư tài hoa đang cố gắng để li dị với người vợ hư hỏng của mình. Và anh đã vô tình gặp được Chales Anthony Bruno- 1 cậu ấm vô công rồi nghề đang tìm cách thoát khỏi vòng kim kẹp của cha mình- 2 con người với 2 tính cách trái ngược nhau cùng đi trên 1 chuyến tàu. Trong 1 buối tối say trong mùi rượu, Bruno đã đề xuất 1 kế hoạch giết người hộ nhau với Guy: Bruno sẽ giúp Guy giết vọ mình và Guy sẽ giúp cậu ta giét cha mình.
Liệu kế hoạch đó có thành công không?
Nếu đã quen thuộc với những twist có những tên sát nhân máu lạnh thì khi bước chân vào cuốn sách ” Người lạ trên tàu”, bạn sẽ khá ngỡ ngàng với cốt truyện của cuốn sách.
“Không ai biết 1 kẻ sát nhân trông ra sao, một kẻ sát nhân có thể trông giống hệt những người khác mà thôi”
p/s 1: Cuốn sách sẽ tuyệt vời hơn nếu không có lỗi chính tả
Có 1 đoạn trích trong Hồi ức kẻ sát nhân (Amélie Nothomb) như thế này:
“- Thật ngạc nhiên, rằng một nhà văn lớn như ngài lại yêu thích các tác phẩm của Patricia Highsmith.
– Tại sao? Chuyện đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên hết. Dù có vẻ như không, thì đó vẫn cứ là một người hẳn phải căm ghét loài người ngang ngửa tôi, và đặc biệt căm ghét phụ nữ. Tôi cảm thấy cô ấy viết không nhằm mục đích được chào đón trong những salon văn học.”
Đó là những nét phác họa cơ bản và khá chính xác về Patricia Highsmith: ngòi bút sắc sảo, thấu hiểu tâm lý con người và chính vì quá thấu hiểu nên trở nên khinh ghét loài người một cách không hề che giấu. Điều đó được thể hiện rất rõ trong cuốn truyện nổi tiếng nhất của bà – Người lạ trên tàu – cuốn truyện thứ 3 của Patricia Highsmith được xuất bản ở Việt Nam và giống như 2 cuốn trước (Tìm trong sương chiều và Chuyện tình Carol), cốt truyện cũng như số phận các nhân vật khá là u ám.
Truyện mở đầu với cuộc gặp gỡ tình cờ ở trên tàu giữa anh kiến trúc sư Guy Haines và gã công tử bột Charles Bruno. Haines có vẻ là 1 người khá “bình thường” còn Bruno là 1 kẻ thái nhân cách với mặc cảm Oedipus và rất giỏi thao túng. Bruno vốn là fan truyện trinh thám, đã nghĩ ra 1 kế hoạch ám sát tưởng như hoàn hảo: Bruno sẽ giết cô vợ phiền nhiễu của Haines, còn Haines sẽ giết ông bố xấu xa của Bruno. Vì 2 vụ án mạng không có động cơ, nên (hẳn là) cảnh sát sẽ không thể lần ra manh mối.
Ban đầu Haines không quan tâm đến những lời Bruno nói, nhưng rồi anh dần dần bị cuốn vào vòng xoáy tội ác cùng với Bruno. Quả thật nhiều lúc tôi chỉ muốn nhảy vào trang sách mà nói với Haines “đuổi hắn đi! bảo hắn cút xéo!” nhưng không. Haines luôn luôn nhân nhượng với Bruno và càng lúc càng ràng buộc chặt chẽ số phận của mình với hắn. Không khác gì đoàn tàu mất phanh đang đổ dốc, 1 kết cục không lấy gì làm tốt đẹp là điều có thể dự đoán trước, nhưng không thể ngăn cản nổi.
Bruno là kẻ thái nhân cách nhưng tâm lý của Haines mới là phần khó mô tả hơn cả. Điều gì đã khiến 1 người “bình thường” trở thành kẻ sát nhân? Bruno thực sự giỏi thao túng Haines đến thế? Hắn có thể mê hoặc hay đe dọa 1 người “bình thường” phạm tội vì hắn ư? Có thể Bruno có năng khiếu điều khiển người khác, nhưng hắn không giỏi như bác sĩ Hannibal. Haines bị cuốn theo Bruno, có lẽ vì sâu thẳm trong anh đã ngầm tuân theo hắn, như anh nói “tình yêu và sự căm ghét, cái tốt và cái xấu, thực ra luôn song hành trong trái tim con người. Một người không có nhiều tính tốt hơn hoặc nhiều tính xấu hơn, cả hai luôn cân bằng với nhau. Người ta chỉ cần tìm kiếm đôi chút và có thể tìm được cả hai bằng cách khẽ cạo lớp vỏ bọc bên ngoài đi.” và mầm ác vốn có trong mỗi con người đó đã phục kích Haines, chỉ chờ Bruno kích động là tấn công mãnh liệt. Giống như Dr. Jekyll & Mr. Hyde. Mỗi con người đều có thể trở thành kẻ ác.
Hoặc xét 1 khía cạnh khác, tình cảm giữa Haines và Bruno không hoàn toàn “thẳng”. Bruno rất quý Haines, và ghen tuông rõ rệt với 2 người phụ nữ của Haines. Hắn khóc khi bị Haines xua đuổi. Haines thì khinh hắn, ghét hắn, sợ hắn, nhưng lại nhẹ nhõm khi Bruno xuất hiện trở lại trong cuộc sống của mình, và đôi khi, không thể chối cãi được, cũng tự thú nhận rằng Bruno còn hơn cả 1 người bạn, 1 người anh em. Bruno giống như nửa kia của Haines, là Mr. Hyde đối nghịch và thu hút với Dr. Jekyll của Haines.
Người lạ trên tàu không hẳn là trinh thám đơn thuần, mà thiên về tâm lý học tội phạm nhiều hơn. Không khí căng thẳng, các nhân vật với tâm lý phức tạp với những hành động ám muội khiến cho truyện trở thành kinh điển của thể loại này và được Alfred Hitchcock dựng thành phim năm 1951 (tuy nhiên phim chỉ giống truyện khoảng 70%). Ngòi bút tinh tế của Patricia Highsmith đã mô tả xuất sắc tâm lý của kẻ sát nhân, trước, trong và sau khi phạm tội, nhưng có phần hơi quá tay khiến cho truyện đôi chỗ lôi thôi, dài dòng. Patricia Highsmith có thể cắt bớt 100 trang nữa để truyện gọn gàng hơn, cân bằng giữa phần trinh thám và phần tâm lý. Bản dịch tốt, sát với nguyên tác, chỉ có khoảng 4-5 lỗi typo, nói chung là ổn và đáng đọc đối với các fan truyện trinh thám tâm lý cổ điển, truyện trinh thám đen.
Bài học đạo đức rút ra là: đừng bao giờ nói chuyện với người lạ.
Người Đọc
“Truyện trinh thám rất hay. Chúng chứng minh kiểu người nào cũng có thể trở thành một tên sát nhân”.
Trên một chuyến tàu, Bruno đã nói điều đó với Guy – một kiến trúc sư đang phiền não vì cô vợ ngoại tình đến nỗi mang bầu với một thằng cha khác, nhưng mãi không chịu ly hôn.
Bruno trong lúc say xỉn, hắn kể với Guy về những khúc mắc với cha mình, thậm chí còn đưa ra một lời đề nghị khó tin: “Chúng ta sẽ giết người hộ nhau, thấy không? Tôi giết vợ anh còn anh giết cha tôi! Chúng ta gặp nhau trên tàu, đúng không? Vậy nên sẽ không một ai biết chúng ta quen nhau! Chứng cứ ngoại phạm hoàn hào! Anh hiểu không?”
Giết người. Từ đó làm Guy ghê tởm, sợ hãi. Anh muốn tránh xa Bruno, khỏi căn phòng trên tàu, trong khi Bruno thì lại như phấn khích, coi thứ mới thổ lộ là ý tưởng sáng suốt nhất đời mình.
Và Bruno đã thật sự ra tay với cô vợ của Guy. Còn Guy thì sao? Liệu anh có thể trốn tránh sự điên cuồng của Bruno hay bị hắn cuốn vào “ý tưởng điên rồ” trong cơn say lúc ở trên tàu?
P/s: Tiếp sau “Người lạ trên tàu”, nghe nói trong tháng 6 này nhà Bách Việt sẽ cho ra mắt “Quý ngài tài năng” – một tác phẩm kinh điển của Patricia Highsmith, hứa hẹn đưa độc giả khám phá tâm lý của một trong những nhân vật phản diện nổi tiếng nhất trong lịch sử trinh thám.
Rei Vince
Bạn đã bao giờ muốn một ai đó chết quách đi chưa? Bạn đã bao giờ muốn giết một ai đó chưa? Khi đọc 2 câu hỏi của tôi, có cái tên nào hiện lên trong đầu bạn không? Tôi nghĩ sẽ có nhiều người thầm trả lời rằng “có”. Chúng ta không phải đức Phật nên hầu hết đều sẽ có lúc rơi vào cảm xúc tiêu cực như giận dữ, căm ghét, thậm chí hận thù ai đó, đến nối ước rằng hắn chết đi cho nước nó trong. Và nếu đủ đảm lược, có khi bạn đã ra tay rồi. Thế đấy, ý nghĩ giết người phổ biến hơn bạn tưởng nhiều.
Tôi bị thu hút vào Người lạ trên tàu vì lời giới thiệu bìa 4 sách: những con người bình thường nhất cũng có khả năng phạm phải những tội ác ghê tởm nhất qua những cách thức tầm thường nhất. Tôi muốn xem xem tác giả sẽ viết về những con – người – tội – phạm bình thường, phổ thông này giết người ra sao. Và tôi đã không phải hối hận khi xem sách.
Guy Haines có một cô vợ cực phẩm. Cô ta ngoại tình nhiều lần, lần này thì có bầu với tình nhân. Khốn nạn hơn là cô ta không muốn li dị ngay (vì tình nhân của cô ta chưa hoàn thành xong thủ tục ly hôn với vợ), vì thế, cô ta yêu cầu Guy phải chăm sóc cô ta, đưa cô ta đi chơi cho đến khi cô ta đẻ hoặc lấy chồng mới. Má ơi, tôi không hiểu về văn hoá và luật pháp Mỹ nên cá nhân tôi thấy con mụ này đúng là một con điên trơ tráo. Có thể suy nghĩ đó không liên quan đến văn hoá Mỹ bởi có một người lạ trên tàu mà Guy tình cờ gặp gỡ cũng nghĩ giống tôi.
Bruno là một chàng trai gia đình khá giả, luôn hục hặc với ông bố. Nói chính xác ra thì Bruno căm thù bố mình. Cậu ta nghĩ ra một phương án giết người thú vị: giết thay. Tức là cậu ta sẽ giết vợ Guy còn Guy giết bố cậu ta để đền ơn đáp nghĩa (thực ra, tôi thích kiểu lấy thân báo đáp hơn). Cảnh sát sẽ không thể tìm ra hung thủ vì cả 2 đều chưa có tiền án tiền sự, không mối quan hệ lẫn động cơ giết người. Thật là một ý tưởng điên rồ và hấp dẫn. Nhưng Guy không ham hố gì với ý tưởng này. Anh trốn tránh Bruno. Có điều Bruno quá thông minh và điên khùng. Hắn không buông tha cho anh.
Bruno thực sự đã ra tay giết vợ Guy. Thủ pháp đơn giản đến không thể đơn giản hơn: tìm đến nhà, bám theo sau, rình lúc không ai để ý thì bóp cổ chết. Hiện trường hoàn hảo đối với nhân viên điều tra: đầy đủ vân tay, dấu giày. Nhưng họ không tìm ra thủ phạm. Vì Bruno tự dưng xuất hiện từ trên trời, chẳng ai hay ai biết.
Phần sau của vụ án, mời các bạn tự đọc kẻo tôi lại spoil hết cả truyện. Điều tôi muốn viết ở đây là tình cảm giữa hai bạn Guy và Bruno. Ở trang 234, Guy nghĩ mình yêu Bruno, còn Bruno thú nhận mình thích Guy từ ngay đoạn đầu truyện. Tuy nhiên, đây không phải kiểu tình yêu nam nam thông thường vì tôi thấy hai người này điên khùng hết sức. Cả hai đều cô đơn, gặp nhau trên một chuyến tàu xa lạ. Người này là phần thiếu của người kia. Bruno đích thực là một tên quỷ súc công. Hắn ám ảnh Guy, bám theo Guy ngay cả trong giấc ngủ. Có lúc, tôi tưởng mình sắp được xem GV đến nơi rồi thì Guy tỉnh giấc và nhận ra Bruno không hề ở đó. Bruno muốn độc chiếm Guy, cố gắng tạo ra một mối liên kết vững chắc không gì chia cắt nổi. Guy vừa căm hận chuyện đó vừa dung túng cho Bruno. Trong thâm tâm, anh cũng không muốn xa hắn. Hắn là một phần của anh.
Tác giả viết tâm lý rất hay. Các trường đoạn tâm trạng của Guy và Bruno đều tinh tế và đầy cảm xúc. Ví dụ như đoạn ở trên tàu, nỗi cô độc của Guy và Bruno được viết hay tuyệt vời, đặc biệt ở cái cách Bruno hỏi Guy rất nhiều câu nhưng hầu như không thèm nghe trả lời gì cả. Cậu ta đang đắm chìm trong nỗi cô đơn của chính mình. Hay đoạn mô tả tâm trạng Bruno khi đi giết vợ Guy. Cảm giác sung sướng, kích động đến run rẩy của hắn khiến tôi thực sự tò mò không biết giết người có tuyệt đến vậy không.
Xét về mặt trinh thám thì không có gì để nói vì hung thủ và thủ pháp giết người, tác giả viết lù lù ngay từ đầu, không hề che giấu. Quá trình tay thám tử tư điều tra cũng chỉ nhắc đến trong vài dòng. Người lạ trên tàu xếp vào dòng tiểu thuyết tâm lý có yếu tố hình sự thì hơn.
Bìa đẹp, tông màu lạnh, một chuyến tàu đi vào nơi băng giá. Chữ hơi bé nên đọc đau mắt ((
Dang Thi Quynh Anh
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
reviewsach.net
Người lạ trên tàu - Patricia Highsmith: Ai cũng có thể là kẻ sát nhân
Bạn nghĩ một kẻ sát nhân sẽ trông thế nào? Patricia Highsmith bảo rằng, đó có thể là bạn. Người lạ trên tàu là tác phẩm sẽ từng bước dẫn dắt bạn tin vào ý tưởng đó đến mức bạn không hay biết mình đã bị thuyết phục từ lúc nào.
Lôi cuốn đến phút cuối cùng
Câu chuyện bắt đầu khi Guy và Bruno gặp nhau trên một chuyến tàu, hai con người xa lạ, trái ngược về hoàn cảnh, tính cách, lên tàu vì những mục đích khác nhau. Nhưng chỉ qua lần gặp đầu tiên, Bruno đã thấy sợi dây liên kết kỳ lạ nào đó giữa hai người. Bằng sự ngông cuồng, nỗi căm phẫn luôn sẵn trong mình, Bruno đã nảy ra ý tưởng sẽ giết cô vợ mà Guy sắp ly dị, còn Guy sẽ giết người cha lạnh lùng, bạc tình của Bruno.
Bạn có thể hình dung ra một kẻ vô công rồi nghề, trưởng thành trong một gia đình không hạnh phúc như Bruno sẽ trở thành sát nhân? Và bạn có nghĩ Guy – một kiến trúc sư tài ba, đứng sau nhiều công trình danh tiếng, xuất hiện nhiều lần trên các tạp chí lớn lại đồng ý với ý tưởng điên rồ này và trở thành một kẻ sát nhân? Đó là cách tác giả bóc tách bản chất của con người, những điều chúng ta chưa nghĩ đến, chưa biết đến hoặc đôi khi không dám thừa nhận. Để cuối cùng chúng ta vỡ lẽ ra, rằng chính mình cũng có thể là Guy – một tên sát nhân
Vậy đâu là hình dạng của một kẻ sát nhân?
Không là ai cả và cũng có thể là bất kỳ ai. Kẻ sát nhân của Patricia Highsmith có thể mang dáng dấp của bạn, của tôi, của bất kì ai. Điều đó đã được hàm ý đầy tinh tế qua tên nhân vật chính – Guy (một ai đó).
Bạn biết vì sao không? Vì hai nhân vật trong tác phẩm cũng chính là hai mặt đối lập, thiện và ác. Trớ trêu thay, chúng tồn tại trong cùng một bản thể con người. Guy là đại diện cho cái thiện, tài hoa, giỏi giang, giàu tình yêu thương dành cho gia đình, bạn gái và thậm chí đã xót thương khi vợ cũ bị sát hại dù anh đã quá chán ngán cô. Còn Bruno, lười lao động, bao giờ cũng đầy bi quan và tức giận. Vậy mà Bruno vẫn dành lòng ngưỡng mộ duy nhất cho Guy, yêu thương và quý mến, sẵn sàng giết chết vợ Guy chỉ vì nghĩ như vậy Guy sẽ được giải phóng và hạnh phúc bên bạn gái mới chớ không vì một mục đích cá nhân nào. Còn Guy dù ban đầu khinh ghét Bruno, làm mọi thứ để chối bỏ đã từng gặp, đã từng quen nhưng dần dà những lá thư của Bruno đã thuyết phục Guy đồng ý với ý tưởng giết người điên rồ kia. Trong cái ác lại có cái thiện, sau cái thiện lại lấp ló cái ác. Một sợi dây ràng buộc vô hình. Người lạ nhưng không hề lạ mà chỉ là chính chúng ta lâu nay chưa bắt gặp được mình.
Trong chúng ta luôn có thiện và ác tồn tại song song. Chúng ta chưa thấy mình ác vì chưa đúng điều kiện, hoàn cảnh và chưa đúng thời điểm. Tác giả đã lột tả rất chi tiết quá trình đấu tranh để chống chọi với cái ác đang ngày một lớn dần trong Guy, nhìn lương tâm anh giằng xé. Khi tội ác diễn ra, bên cạnh xây dựng cốt truyện điều tra ly kỳ với sự tham gia của nhân vật thám tử thì tác giả còn cho Guy một bản án khác, bản án của lương tâm. Và đó cũng mới chính là bản án lớn nhất, nặng nề nhất mà một con người phải gánh chịu.
Chúng ta sống trong một xã hội tự hào là văn minh phát triển. Tác giả sống trước chúng ta một thế kỷ lại có một quan điểm rất khác, vượt thời đại và hàm chứa những triết lý nhân sinh rất riêng, đáng để suy ngẫm thật nhiều. Với tác giả, luật pháp là đại diện cho ý chí của số đông, giết người thì phải đền tội, nhưng khi kết án tử hình một sát nhân, về bản chất đó cũng lại là một hành động giết người khác nữa. Chúng ta lại tự trao cho mình cái quyền xử tử người khác, thật lưỡng nan.
Con người là hiện thân cho điều gì?
Cho tình yêu, cho lòng vị tha, cho trí tuệ, cho rất nhiều điều khác nữa bao gồm cả tội ác. Chúng ta sẽ chẳng tồn tại mà thiếu đi bất kể phần nào dù tốt hay xấu, chúng đã được sinh ra theo ngay ngày chúng ta chào đời, rồi dần theo hoàn cảnh mà bộc lộ, thể hiện. Tác giả chọn cho Guy cái kết là tự mình thú nhận tội ác với bạn trai của vợ. Sau đó, tự nguyện để thám tử bắt đi mà không hề nhắc đến Guy sẽ bị tử hình hay không. Có lẽ là có, với pháp luật đương thời, nhưng cũng có lẽ là không. Đơn giản vì mục đích của tác giả không phải là cái chết, mà là sống như thế nào.
Người lạ trên tàu được chuyển thể thành phim vào năm 1951 và tạo được tiếng vang lớn. Đây là một trong những tiểu thuyết trinh thám lôi cuốn, hàm ẩn nhiều tư tưởng vượt thời đại đúng chất của nữ tác gia Patricia Highsmith, như cái cách bà cho Carol và Therese bên nhau giữa thập niên 1950 trong Carol, hay như cách bà cho Tom Ripley sống cuộc đời lớn của người khác còn hơn sống cuộc đời của mình mà tầm thường trong Quý ngài tài năng. Bạn sẽ luôn thấy mình lạc hậu khi đọc tác phẩm của Highsmith, và vì thế mà thế giới quan của bạn sẽ dần được rộng mở khi hòa mình vào thế giới tiểu thuyết của bà.
Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức
Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé
Người lạ trên tàu - Patricia Highsmith: Ai cũng có thể là kẻ sát nhân
Bạn nghĩ một kẻ sát nhân sẽ trông thế nào? Patricia Highsmith bảo rằng, đó có thể là bạn. Người lạ trên tàu là tác phẩm sẽ từng bước dẫn dắt bạn tin vào ý tưởng đó đến mức bạn không hay biết mình đã bị thuyết phục từ lúc nào.
Lôi cuốn đến phút cuối cùng
Câu chuyện bắt đầu khi Guy và Bruno gặp nhau trên một chuyến tàu, hai con người xa lạ, trái ngược về hoàn cảnh, tính cách, lên tàu vì những mục đích khác nhau. Nhưng chỉ qua lần gặp đầu tiên, Bruno đã thấy sợi dây liên kết kỳ lạ nào đó giữa hai người. Bằng sự ngông cuồng, nỗi căm phẫn luôn sẵn trong mình, Bruno đã nảy ra ý tưởng sẽ giết cô vợ mà Guy sắp ly dị, còn Guy sẽ giết người cha lạnh lùng, bạc tình của Bruno.
Bạn có thể hình dung ra một kẻ vô công rồi nghề, trưởng thành trong một gia đình không hạnh phúc như Bruno sẽ trở thành sát nhân? Và bạn có nghĩ Guy – một kiến trúc sư tài ba, đứng sau nhiều công trình danh tiếng, xuất hiện nhiều lần trên các tạp chí lớn lại đồng ý với ý tưởng điên rồ này và trở thành một kẻ sát nhân? Đó là cách tác giả bóc tách bản chất của con người, những điều chúng ta chưa nghĩ đến, chưa biết đến hoặc đôi khi không dám thừa nhận. Để cuối cùng chúng ta vỡ lẽ ra, rằng chính mình cũng có thể là Guy – một tên sát nhân
Vậy đâu là hình dạng của một kẻ sát nhân?
Không là ai cả và cũng có thể là bất kỳ ai. Kẻ sát nhân của Patricia Highsmith có thể mang dáng dấp của bạn, của tôi, của bất kì ai. Điều đó đã được hàm ý đầy tinh tế qua tên nhân vật chính – Guy (một ai đó).
Bạn biết vì sao không? Vì hai nhân vật trong tác phẩm cũng chính là hai mặt đối lập, thiện và ác. Trớ trêu thay, chúng tồn tại trong cùng một bản thể con người. Guy là đại diện cho cái thiện, tài hoa, giỏi giang, giàu tình yêu thương dành cho gia đình, bạn gái và thậm chí đã xót thương khi vợ cũ bị sát hại dù anh đã quá chán ngán cô. Còn Bruno, lười lao động, bao giờ cũng đầy bi quan và tức giận. Vậy mà Bruno vẫn dành lòng ngưỡng mộ duy nhất cho Guy, yêu thương và quý mến, sẵn sàng giết chết vợ Guy chỉ vì nghĩ như vậy Guy sẽ được giải phóng và hạnh phúc bên bạn gái mới chớ không vì một mục đích cá nhân nào. Còn Guy dù ban đầu khinh ghét Bruno, làm mọi thứ để chối bỏ đã từng gặp, đã từng quen nhưng dần dà những lá thư của Bruno đã thuyết phục Guy đồng ý với ý tưởng giết người điên rồ kia. Trong cái ác lại có cái thiện, sau cái thiện lại lấp ló cái ác. Một sợi dây ràng buộc vô hình. Người lạ nhưng không hề lạ mà chỉ là chính chúng ta lâu nay chưa bắt gặp được mình.
Trong chúng ta luôn có thiện và ác tồn tại song song. Chúng ta chưa thấy mình ác vì chưa đúng điều kiện, hoàn cảnh và chưa đúng thời điểm. Tác giả đã lột tả rất chi tiết quá trình đấu tranh để chống chọi với cái ác đang ngày một lớn dần trong Guy, nhìn lương tâm anh giằng xé. Khi tội ác diễn ra, bên cạnh xây dựng cốt truyện điều tra ly kỳ với sự tham gia của nhân vật thám tử thì tác giả còn cho Guy một bản án khác, bản án của lương tâm. Và đó cũng mới chính là bản án lớn nhất, nặng nề nhất mà một con người phải gánh chịu.
Chúng ta sống trong một xã hội tự hào là văn minh phát triển. Tác giả sống trước chúng ta một thế kỷ lại có một quan điểm rất khác, vượt thời đại và hàm chứa những triết lý nhân sinh rất riêng, đáng để suy ngẫm thật nhiều. Với tác giả, luật pháp là đại diện cho ý chí của số đông, giết người thì phải đền tội, nhưng khi kết án tử hình một sát nhân, về bản chất đó cũng lại là một hành động giết người khác nữa. Chúng ta lại tự trao cho mình cái quyền xử tử người khác, thật lưỡng nan.
Con người là hiện thân cho điều gì?
Cho tình yêu, cho lòng vị tha, cho trí tuệ, cho rất nhiều điều khác nữa bao gồm cả tội ác. Chúng ta sẽ chẳng tồn tại mà thiếu đi bất kể phần nào dù tốt hay xấu, chúng đã được sinh ra theo ngay ngày chúng ta chào đời, rồi dần theo hoàn cảnh mà bộc lộ, thể hiện. Tác giả chọn cho Guy cái kết là tự mình thú nhận tội ác với bạn trai của vợ. Sau đó, tự nguyện để thám tử bắt đi mà không hề nhắc đến Guy sẽ bị tử hình hay không. Có lẽ là có, với pháp luật đương thời, nhưng cũng có lẽ là không. Đơn giản vì mục đích của tác giả không phải là cái chết, mà là sống như thế nào.
Người lạ trên tàu được chuyển thể thành phim vào năm 1951 và tạo được tiếng vang lớn. Đây là một trong những tiểu thuyết trinh thám lôi cuốn, hàm ẩn nhiều tư tưởng vượt thời đại đúng chất của nữ tác gia Patricia Highsmith, như cái cách bà cho Carol và Therese bên nhau giữa thập niên 1950 trong Carol, hay như cách bà cho Tom Ripley sống cuộc đời lớn của người khác còn hơn sống cuộc đời của mình mà tầm thường trong Quý ngài tài năng. Bạn sẽ luôn thấy mình lạc hậu khi đọc tác phẩm của Highsmith, và vì thế mà thế giới quan của bạn sẽ dần được rộng mở khi hòa mình vào thế giới tiểu thuyết của bà.
Gấu Mèo
Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức
Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 21 of 50 • 1 ... 12 ... 20, 21, 22 ... 35 ... 50
Page 21 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum