Sách
Page 22 of 50 • Share
Page 22 of 50 • 1 ... 12 ... 21, 22, 23 ... 36 ... 50
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM
by PHAN BA
TIẾNG CÚ KÊU - PATRICIA HIGHSMITH
“Cho dù sẽ chẳng bao giờ có ai hiểu được việc chỉ quan sát một cô gái bình lặng làm việc nhà cũng khiến anh cảm thấy yên bình, khiến anh thấy rằng đối với một vài người trong cuộc sống cũng có thể có mục đích và niềm vui, và khiến anh đôi phần tin tưởng rằng mình cũng có thể tìm lại được mục đích và niềm vui và niềm vui sống đấy.”
Đây là một câu tôi cực kỳ thích trong “Tiếng cú kêu” bởi nó đã làm bật lên được tâm tính đơn thuần của một người đang bế tắc trong cuộc sống như Robert Forester. Một cú lừa khi cứ nghĩ anh ta có định hãm hiếp cô gái kia nhưng không, tất cả chỉ là một ánh nhìn hy vọng nhỏ nhoi của một người đang bị nhấn chìm vào bóng tối sâu thẳm của cuộc đời.
Đối với “Tiếng cú kêu”, một lần nữa, Highsmith lại đem chủ đề nhân cách và đạo đức làm màu chủ đạo cho quyển tiểu thuyết. Một kiểu khai tâm rất “Highsmith” được đặc trưng bởi các yếu tố tâm lý học tội phạm mà chúng ta đã thấy qua “The Talented Mr.Ripley”. Tôi dường như cảm nhận được sự cố tình trong cách xây dựng một màu sắc u tối trong quyển sách này của tác giả. Đó là một cảm giác đau khổ và tuyệt vọng tận cùng khi câu chuyện càng dần tiến tới hồi kết. Về một khía cạnh nào đó, nó gợi cho tôi liên tưởng đến mảng màu trong sách của Georges Simenon như series về thanh tra Jules Maigret. Nhưng dù thế nào thì đối với tôi, “Tiếng cú kêu” vẫn là một quyển sách tuyệt vời bởi một lại thêm một lần, tôi được đắm chìm vào cách kể chuyện của tác giả.
“Tiếng cú kêu” xoay quanh cuộc sống của nhân vật Robert Forester – một người đàn ông 29 tuổi. Thời gian gần đây, anh ta chuyển tới một thị trấn nhỏ ở Pennsylvania để thoát khỏi nanh vuốt của người đối tác cũ độc ác là Nickie. Cô nàng Nickie đã quấy rối anh ta qua điện thoại với những chiêu trò ác ý. Khoảng thời gian sau đó, tuy là Robert tìm được một công việc tốt trong ngành kinh doanh hàng ngoại nhập nhưng anh ta vẫn phải chiến đấu với sự cô đơn và trầm cảm trong nhiều tháng trời đến nỗi một thói quen kỳ quặc đã hình thành là anh cứ thích theo dõi một phụ nữ trẻ vô danh khi cô đi công tác. Không những thế, khi đọc được tình huống Robert hay quan sát cô gái tên là Jenny qua cửa sổ nhà bếp khi cô đặt bàn và chuẩn bị một bữa ăn tối cho hai người. Một chút ý nghĩ sờ sợ xuất hiện trong tâm trí tôi vì có gì đó hơi biến thái ở nhân vật này nhưng khi đọc xong truyện thì tôi lại cảm nhận khác. Anh chàng Robert này không phải là loại người bị hấp dẫn bởi thể xác của Jenny mà đơn giản là anh ta muốn kiếm tìm sự an ủi và thoải mái khi nhìn mọi hành động của cô gái ấy. Như thế cuộc đời của Jenny là một bức tranh bình yên và hạnh phúc mà Robert lại rất khao khát cuộc sống ấy, anh tìm trong đó chút hy vọng bé nhỏ, cùng với đó là một cảm giác bình an và mong muốn tìm lại chính mình.
Lúc đầu, tôi đã sai lầm khi nghĩ rằng Robert là nhân vật kỳ quặc nhất câu chuyện nhưng sau đó, tôi phát hiện việc anh ta thích theo dõi Jenny cũng chỉ minh chứng cho việc mất cân bằng trong cuộc sống. Thế nhưng những nhân vật khác thì sao? Họ không hẳn là không kỳ quặc. Chẳng hạn như đối với Jenny, mất anh trai khi còn rất trẻ, Jenny khá thường xuyên nghĩ về cái chết – một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng của cô trước những sự kiện khủng khiếp đang xảy ra với Robert. Nickie là một kẻ cáu kỉnh, có xu hướng thù hằn cao. Trong trí nhớ của Robert thì anh ta chỉ nhớ đến những lời phàn nàn của cô ta và đó là một nỗi ám ảnh lâu dài. Cô nàng này đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ tiếp theo của Robert và cũng là nguyên cớ cho những chuyện kỳ lạ về sau.
Khi kể câu chuyện này, Highsmith đã nổi trội trong việc nắm bắt những tin đồn trong một cộng đồng thị trấn nhỏ – những nỗi sợ hãi và nghi ngờ có thể xuất hiện khi những cá nhân biết một số người có liên quan bắt đầu tự xoay sở để thoát khỏi các tình huống nguy hiểm ấy. Cuối cùng, điều thực sự làm cho cuốn tiểu thuyết này trở nên hấp dẫn như vậy là nhờ chuỗi sự kiện dường như không thể ngăn cản được mà Robert đã ngây thơ coi thường chúng ngay từ giây phút đầu. Chúng ta chỉ còn cảm giác một người đàn ông bất lực đang cảm thấy như thế nào khi hành động của anh ta bị đánh giá và giải thích sai bởi những người được gọi là công dân đứng đắn xung quanh anh ta, đặc biệt là khi số phận can thiệp và nhân vật chính chẳng thế làm được điều gì ra trò cả. Tôi tin đây là quyển sách cực kỳ thú vị cho những ai thích những điều xoắn não và một cốt truyện tối tăm về bối cảnh và nhân vật.
Trần Thông
Người review Bà Bô
Mình biết đến Patricia Highsmith đã lâu qua “Stranger on the train” và “Carol”, nhưng đều là phim chuyển thể từ tác phẩm của bà. Phim quá xuất sắc nên mình không tìm sách nữa. Thành ra “Tiếng cú kêu” là cuốn đầu tiên của bà mình đọc.
Robert là một người đàn ông thất bại trong hôn nhân, sống một mình và có một công việc nhàm chán. Trong 1 buổi tối đi làm về khuya, anh bị cuốn hút dữ dội bởi hình ảnh 1 cô gái trẻ đang chuẩn bị bữa ăn bên khung cửa sổ. Sự cô đơn và thiếu thốn tình cảm trong cuộc sống thường ngày khiến cho anh cứ trở lại và rình rập nhìn trộm cô mỗi tối. Anh đứng ngoài vườn lén lút nhìn cảnh cô gái xinh đẹp nấu nướng, rồi cảnh cô đón người yêu đến ăn tối với 1 niềm hạnh phúc sáng ngời. Một ngày anh bị cô gái phát hiện, Jenny bỗng nảy sinh sự thương cảm đối với Robert và làm cho Greg – vị hôn phu của cô ghen tức lồng lộn. Đỉnh điểm của sự ghen tuông là trận ẩu đả bên bờ sông giữa Robert và Greg và Greg bỗng dưng mất tích.
Mọi sự nghi ngờ đổ dồn vào Robert – người đàn ông đã chịu nhiều tổn thương trong cuộc sống riêng nay lại tiếp tục gánh chịu sự soi mói phán xét của mọi người xung quanh. Người đàn ông bị cho là biến thái vì “nhìn trộm”, đã từng hành hung vợ cũ, đã từng đánh người bên bờ sông… từng đó đã khiến cho mọi con mắt nhìn anh đầy định kiến. Biến cố tiếp tục xảy đến với Jenny và những người giúp đỡ anh làm cho hình ảnh của anh càng trở nên xấu xí, bất kể sự hợp tác tích cực của anh với cảnh sát. Robert quyết định tự tìm công lý cho riêng mình. Nhưng với sự công kích từ những người xung quanh, từ báo chí và cả cảnh sát, liệu Robert sẽ tìm công lý ra sao ? Hay là vì định kiến này anh sẽ bất chấp tất cả ?
“Tiếng cú kêu” có văn phong và mạch chuyện chậm rãi với tuyến nhân vật đơn giản, trên dưới 10 người. Hơn nửa đầu cuốn sách chủ yếu miêu tả những thay đổi tâm lý của bộ 3 nhân vật chính – Jenny, Robert và Greg. Thành công nhất của tác giả trong cuốn tiểu thuyết này là sự miêu tả tinh tế quá trình phát triển tâm lý của Robert, khi anh chao đảo giữa những phán xét của công chúng, khi anh bị thách thức bởi những kẻ đã hãm hại anh, và khi anh chứng kiến những người giúp đỡ anh bị hại, đỉnh điểm là anh bị săn đuổi mà cảnh sát lại bảo vệ anh 1 cách hời hợt (thật là mình cũng không biết cảnh sát làm cái quái gì trong cuốn sách này). Tuy vậy tâm lý của Jenny – nhân vật then chốt khiến cho bộ ba vướng vào rắc rối lại không được tác giả đầu tư kỹ hơn nên kết cục của Jenny khá bất ngờ đối với mình và có phần không thuyết phục. Các nhân vật phụ khác cũng được tác giả xây dựng bình thường, hơi mờ nhạt.
Cuốn sách này không dành cho những ai thích motif hình sự ly kỳ và plot twist dồn dập, nhưng hợp với những người thích tâm lý tội ác phức tạp và u ám.
Bìa vẽ đẹp nhưng không có chút liên quan gì đến nội dung truyện cả, ngay cái tựa đề cũng mông lung nốt.
by PHAN BA
TIẾNG CÚ KÊU - PATRICIA HIGHSMITH
“Cho dù sẽ chẳng bao giờ có ai hiểu được việc chỉ quan sát một cô gái bình lặng làm việc nhà cũng khiến anh cảm thấy yên bình, khiến anh thấy rằng đối với một vài người trong cuộc sống cũng có thể có mục đích và niềm vui, và khiến anh đôi phần tin tưởng rằng mình cũng có thể tìm lại được mục đích và niềm vui và niềm vui sống đấy.”
Đây là một câu tôi cực kỳ thích trong “Tiếng cú kêu” bởi nó đã làm bật lên được tâm tính đơn thuần của một người đang bế tắc trong cuộc sống như Robert Forester. Một cú lừa khi cứ nghĩ anh ta có định hãm hiếp cô gái kia nhưng không, tất cả chỉ là một ánh nhìn hy vọng nhỏ nhoi của một người đang bị nhấn chìm vào bóng tối sâu thẳm của cuộc đời.
Đối với “Tiếng cú kêu”, một lần nữa, Highsmith lại đem chủ đề nhân cách và đạo đức làm màu chủ đạo cho quyển tiểu thuyết. Một kiểu khai tâm rất “Highsmith” được đặc trưng bởi các yếu tố tâm lý học tội phạm mà chúng ta đã thấy qua “The Talented Mr.Ripley”. Tôi dường như cảm nhận được sự cố tình trong cách xây dựng một màu sắc u tối trong quyển sách này của tác giả. Đó là một cảm giác đau khổ và tuyệt vọng tận cùng khi câu chuyện càng dần tiến tới hồi kết. Về một khía cạnh nào đó, nó gợi cho tôi liên tưởng đến mảng màu trong sách của Georges Simenon như series về thanh tra Jules Maigret. Nhưng dù thế nào thì đối với tôi, “Tiếng cú kêu” vẫn là một quyển sách tuyệt vời bởi một lại thêm một lần, tôi được đắm chìm vào cách kể chuyện của tác giả.
“Tiếng cú kêu” xoay quanh cuộc sống của nhân vật Robert Forester – một người đàn ông 29 tuổi. Thời gian gần đây, anh ta chuyển tới một thị trấn nhỏ ở Pennsylvania để thoát khỏi nanh vuốt của người đối tác cũ độc ác là Nickie. Cô nàng Nickie đã quấy rối anh ta qua điện thoại với những chiêu trò ác ý. Khoảng thời gian sau đó, tuy là Robert tìm được một công việc tốt trong ngành kinh doanh hàng ngoại nhập nhưng anh ta vẫn phải chiến đấu với sự cô đơn và trầm cảm trong nhiều tháng trời đến nỗi một thói quen kỳ quặc đã hình thành là anh cứ thích theo dõi một phụ nữ trẻ vô danh khi cô đi công tác. Không những thế, khi đọc được tình huống Robert hay quan sát cô gái tên là Jenny qua cửa sổ nhà bếp khi cô đặt bàn và chuẩn bị một bữa ăn tối cho hai người. Một chút ý nghĩ sờ sợ xuất hiện trong tâm trí tôi vì có gì đó hơi biến thái ở nhân vật này nhưng khi đọc xong truyện thì tôi lại cảm nhận khác. Anh chàng Robert này không phải là loại người bị hấp dẫn bởi thể xác của Jenny mà đơn giản là anh ta muốn kiếm tìm sự an ủi và thoải mái khi nhìn mọi hành động của cô gái ấy. Như thế cuộc đời của Jenny là một bức tranh bình yên và hạnh phúc mà Robert lại rất khao khát cuộc sống ấy, anh tìm trong đó chút hy vọng bé nhỏ, cùng với đó là một cảm giác bình an và mong muốn tìm lại chính mình.
Lúc đầu, tôi đã sai lầm khi nghĩ rằng Robert là nhân vật kỳ quặc nhất câu chuyện nhưng sau đó, tôi phát hiện việc anh ta thích theo dõi Jenny cũng chỉ minh chứng cho việc mất cân bằng trong cuộc sống. Thế nhưng những nhân vật khác thì sao? Họ không hẳn là không kỳ quặc. Chẳng hạn như đối với Jenny, mất anh trai khi còn rất trẻ, Jenny khá thường xuyên nghĩ về cái chết – một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng của cô trước những sự kiện khủng khiếp đang xảy ra với Robert. Nickie là một kẻ cáu kỉnh, có xu hướng thù hằn cao. Trong trí nhớ của Robert thì anh ta chỉ nhớ đến những lời phàn nàn của cô ta và đó là một nỗi ám ảnh lâu dài. Cô nàng này đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ tiếp theo của Robert và cũng là nguyên cớ cho những chuyện kỳ lạ về sau.
Khi kể câu chuyện này, Highsmith đã nổi trội trong việc nắm bắt những tin đồn trong một cộng đồng thị trấn nhỏ – những nỗi sợ hãi và nghi ngờ có thể xuất hiện khi những cá nhân biết một số người có liên quan bắt đầu tự xoay sở để thoát khỏi các tình huống nguy hiểm ấy. Cuối cùng, điều thực sự làm cho cuốn tiểu thuyết này trở nên hấp dẫn như vậy là nhờ chuỗi sự kiện dường như không thể ngăn cản được mà Robert đã ngây thơ coi thường chúng ngay từ giây phút đầu. Chúng ta chỉ còn cảm giác một người đàn ông bất lực đang cảm thấy như thế nào khi hành động của anh ta bị đánh giá và giải thích sai bởi những người được gọi là công dân đứng đắn xung quanh anh ta, đặc biệt là khi số phận can thiệp và nhân vật chính chẳng thế làm được điều gì ra trò cả. Tôi tin đây là quyển sách cực kỳ thú vị cho những ai thích những điều xoắn não và một cốt truyện tối tăm về bối cảnh và nhân vật.
Trần Thông
Người review Bà Bô
Mình biết đến Patricia Highsmith đã lâu qua “Stranger on the train” và “Carol”, nhưng đều là phim chuyển thể từ tác phẩm của bà. Phim quá xuất sắc nên mình không tìm sách nữa. Thành ra “Tiếng cú kêu” là cuốn đầu tiên của bà mình đọc.
Robert là một người đàn ông thất bại trong hôn nhân, sống một mình và có một công việc nhàm chán. Trong 1 buổi tối đi làm về khuya, anh bị cuốn hút dữ dội bởi hình ảnh 1 cô gái trẻ đang chuẩn bị bữa ăn bên khung cửa sổ. Sự cô đơn và thiếu thốn tình cảm trong cuộc sống thường ngày khiến cho anh cứ trở lại và rình rập nhìn trộm cô mỗi tối. Anh đứng ngoài vườn lén lút nhìn cảnh cô gái xinh đẹp nấu nướng, rồi cảnh cô đón người yêu đến ăn tối với 1 niềm hạnh phúc sáng ngời. Một ngày anh bị cô gái phát hiện, Jenny bỗng nảy sinh sự thương cảm đối với Robert và làm cho Greg – vị hôn phu của cô ghen tức lồng lộn. Đỉnh điểm của sự ghen tuông là trận ẩu đả bên bờ sông giữa Robert và Greg và Greg bỗng dưng mất tích.
Mọi sự nghi ngờ đổ dồn vào Robert – người đàn ông đã chịu nhiều tổn thương trong cuộc sống riêng nay lại tiếp tục gánh chịu sự soi mói phán xét của mọi người xung quanh. Người đàn ông bị cho là biến thái vì “nhìn trộm”, đã từng hành hung vợ cũ, đã từng đánh người bên bờ sông… từng đó đã khiến cho mọi con mắt nhìn anh đầy định kiến. Biến cố tiếp tục xảy đến với Jenny và những người giúp đỡ anh làm cho hình ảnh của anh càng trở nên xấu xí, bất kể sự hợp tác tích cực của anh với cảnh sát. Robert quyết định tự tìm công lý cho riêng mình. Nhưng với sự công kích từ những người xung quanh, từ báo chí và cả cảnh sát, liệu Robert sẽ tìm công lý ra sao ? Hay là vì định kiến này anh sẽ bất chấp tất cả ?
“Tiếng cú kêu” có văn phong và mạch chuyện chậm rãi với tuyến nhân vật đơn giản, trên dưới 10 người. Hơn nửa đầu cuốn sách chủ yếu miêu tả những thay đổi tâm lý của bộ 3 nhân vật chính – Jenny, Robert và Greg. Thành công nhất của tác giả trong cuốn tiểu thuyết này là sự miêu tả tinh tế quá trình phát triển tâm lý của Robert, khi anh chao đảo giữa những phán xét của công chúng, khi anh bị thách thức bởi những kẻ đã hãm hại anh, và khi anh chứng kiến những người giúp đỡ anh bị hại, đỉnh điểm là anh bị săn đuổi mà cảnh sát lại bảo vệ anh 1 cách hời hợt (thật là mình cũng không biết cảnh sát làm cái quái gì trong cuốn sách này). Tuy vậy tâm lý của Jenny – nhân vật then chốt khiến cho bộ ba vướng vào rắc rối lại không được tác giả đầu tư kỹ hơn nên kết cục của Jenny khá bất ngờ đối với mình và có phần không thuyết phục. Các nhân vật phụ khác cũng được tác giả xây dựng bình thường, hơi mờ nhạt.
Cuốn sách này không dành cho những ai thích motif hình sự ly kỳ và plot twist dồn dập, nhưng hợp với những người thích tâm lý tội ác phức tạp và u ám.
Bìa vẽ đẹp nhưng không có chút liên quan gì đến nội dung truyện cả, ngay cái tựa đề cũng mông lung nốt.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Tiếng Cú Kêu by Patricia Highsmith
Obook
Minh Sơn
TÌNH YÊU – BI KỊCH HAY HẠNH PHÚC
“Tiếng cú kêu” xoay quanh cuộc sống của nhân vật Robert Forester – một chàng trai vừa li dị vợ. Anh ta chuyển tới một thị trấn nhỏ ở Pennsylvania để thoát khỏi nanh vuốt của người vợ cũ Nickie. Khi đến đây, anh bị cuốn hút bởi hình ảnh 1 cô gái trẻ đang chuẩn bị bữa ăn bên khung cửa sổ. Một ngày anh bị cô gái phát hiện, Jenny bỗng nảy sinh sự thương cảm đối với Robert và làm cho Greg - vị hôn phu của cô ghen tức lồng lộn. Đỉnh điểm của sự ghen tuông là trận ẩu đả bên bờ sông giữa Robert và Greg và Greg bỗng dưng mất tích. obert quyết định tự tìm công lý cho riêng mình. Nhưng với sự công kích từ những người xung quanh, từ báo chí và cả cảnh sát, liệu Robert sẽ tìm công lý ra sao ? Hay là vì định kiến này anh sẽ bất chấp tất cả ?
Hình tượng các nhân vật trong truyện cũng được Highsmith khắc hoạ rất thành công, đặc biệt là tâm lý của các nhân vật được miêu tả vô cùng sâu sắc, rõ ràng, chân thật và sống động. Chính điều này đã làm nên sự hấp dẫn cho một cuốn trinh thám tâm lý mặc dù nhịp truyện có thể nói là tương đối chậm.
Hình tượng nhân vật Robert là một chàng trai hiền lành, giỏi giang tìm được một công việc tốt trong ngành kinh doanh hàng ngoại nhập nhưng anh ta vẫn phải chiến đấu với sự cô đơn và trầm cảm trong nhiều tháng trời đến nỗi một thói quen kỳ quặc. Không những gặp khó khăn trong cuộc sống mà còn bị gắn mác “kẻ biến thái” và bị mọi người xung quanh nhìn bằng con mắt đầy định kiến. Hay hình tượng nhân vật Nickie – người vợ đã li dị của Robert, cô ta là một người có thể gọi là giảo hoạt, bằng mọi cách cô ta làm sẽ làm cho Robert đâu khổ rồi cười và vô cùng sung sướng trên sự đau khổ đó. Nó gợi lên cho mình tính cách của một người không ăn được thì sẵn sàng bằng mọi giá phải đạp đổ, trà đạp lên thứ mà mình không có được.
Tuy nhiên ấn tượng nhất với mình có lẽ là nhân vật Jenny, cô là một người yêu hết lòng, sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để được ở bên cạnh người mình thích. Không những vậy, cô thể hiện tình cảm của mình bằng những lời nói, hành động mặc dù Robert không phản đối nhưng cũng không đồng ý. Và mình cũng rất ngỡ ngàng trước kết cục mà Jenny đã nhận sau khi kết thúc cuốn sách.
“Cho dù sẽ chẳng bao giờ có ai hiểu được việc chỉ quan sát một cô gái bình lặng làm việc nhà cũng khiến anh cảm thấy yên bình, khiến anh thấy rằng đối với một vài người trong cuộc sống cũng có thể có mục đích và niềm vui, và khiến anh đôi phần tin tưởng rằng mình cũng có thể tìm lại được mục đích và niềm vui và niềm vui sống đấy.”
Đây là câu nói mà mình ưa thích nhất. Có thể thấy rằng, đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn những tình yêu vô cùng đẹp đẽ, thiêng liêng. Mặc dù chịu sự ngăn cản của xã hội nhưng không bao giờ ngừng hi vọng.
Đây là cuốn thứ 3 của tác giả Patricia Highsmith mà mình đã đọc. Nếu bỏ qua những lỗi biên tập nhỏ thì có thể nói rằng, đây là một cuốn trinh thám hay, vô cùng cuốn hút bởi tâm lý của từng nhân vật.
Obook
Minh Sơn
TÌNH YÊU – BI KỊCH HAY HẠNH PHÚC
“Tiếng cú kêu” xoay quanh cuộc sống của nhân vật Robert Forester – một chàng trai vừa li dị vợ. Anh ta chuyển tới một thị trấn nhỏ ở Pennsylvania để thoát khỏi nanh vuốt của người vợ cũ Nickie. Khi đến đây, anh bị cuốn hút bởi hình ảnh 1 cô gái trẻ đang chuẩn bị bữa ăn bên khung cửa sổ. Một ngày anh bị cô gái phát hiện, Jenny bỗng nảy sinh sự thương cảm đối với Robert và làm cho Greg - vị hôn phu của cô ghen tức lồng lộn. Đỉnh điểm của sự ghen tuông là trận ẩu đả bên bờ sông giữa Robert và Greg và Greg bỗng dưng mất tích. obert quyết định tự tìm công lý cho riêng mình. Nhưng với sự công kích từ những người xung quanh, từ báo chí và cả cảnh sát, liệu Robert sẽ tìm công lý ra sao ? Hay là vì định kiến này anh sẽ bất chấp tất cả ?
Hình tượng các nhân vật trong truyện cũng được Highsmith khắc hoạ rất thành công, đặc biệt là tâm lý của các nhân vật được miêu tả vô cùng sâu sắc, rõ ràng, chân thật và sống động. Chính điều này đã làm nên sự hấp dẫn cho một cuốn trinh thám tâm lý mặc dù nhịp truyện có thể nói là tương đối chậm.
Hình tượng nhân vật Robert là một chàng trai hiền lành, giỏi giang tìm được một công việc tốt trong ngành kinh doanh hàng ngoại nhập nhưng anh ta vẫn phải chiến đấu với sự cô đơn và trầm cảm trong nhiều tháng trời đến nỗi một thói quen kỳ quặc. Không những gặp khó khăn trong cuộc sống mà còn bị gắn mác “kẻ biến thái” và bị mọi người xung quanh nhìn bằng con mắt đầy định kiến. Hay hình tượng nhân vật Nickie – người vợ đã li dị của Robert, cô ta là một người có thể gọi là giảo hoạt, bằng mọi cách cô ta làm sẽ làm cho Robert đâu khổ rồi cười và vô cùng sung sướng trên sự đau khổ đó. Nó gợi lên cho mình tính cách của một người không ăn được thì sẵn sàng bằng mọi giá phải đạp đổ, trà đạp lên thứ mà mình không có được.
Tuy nhiên ấn tượng nhất với mình có lẽ là nhân vật Jenny, cô là một người yêu hết lòng, sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để được ở bên cạnh người mình thích. Không những vậy, cô thể hiện tình cảm của mình bằng những lời nói, hành động mặc dù Robert không phản đối nhưng cũng không đồng ý. Và mình cũng rất ngỡ ngàng trước kết cục mà Jenny đã nhận sau khi kết thúc cuốn sách.
“Cho dù sẽ chẳng bao giờ có ai hiểu được việc chỉ quan sát một cô gái bình lặng làm việc nhà cũng khiến anh cảm thấy yên bình, khiến anh thấy rằng đối với một vài người trong cuộc sống cũng có thể có mục đích và niềm vui, và khiến anh đôi phần tin tưởng rằng mình cũng có thể tìm lại được mục đích và niềm vui và niềm vui sống đấy.”
Đây là câu nói mà mình ưa thích nhất. Có thể thấy rằng, đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn những tình yêu vô cùng đẹp đẽ, thiêng liêng. Mặc dù chịu sự ngăn cản của xã hội nhưng không bao giờ ngừng hi vọng.
Đây là cuốn thứ 3 của tác giả Patricia Highsmith mà mình đã đọc. Nếu bỏ qua những lỗi biên tập nhỏ thì có thể nói rằng, đây là một cuốn trinh thám hay, vô cùng cuốn hút bởi tâm lý của từng nhân vật.
Last edited by LDN on Sun Nov 27, 2022 12:35 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review Quý Ngài Tài Năng - Cuốn sách hấp dẫn của Patricia Hightsmith
Reader.com
“Bốn năm qua phần lớn là lãng phí, không thể phủ nhận điều đó. Những công việc lung tung, những khoảng thời gian dài không có việc làm và tình trạng thoái chí tất yếu vì không có tiền, rồi bắt đầu giao du với những kẻ ngu ngốc, ngớ ngẩn để không phải cô đơn, hoặc vì họ có thể tạm thời cung cấp cho anh một thứ gì đó, như Marc Priminger chẳng hạn.”
Đây có lẽ là một trong những câu khiến tôi rất thích vì nó miêu tả được tình trạng chán chường của Tom Ripley - cũng chính là căn nguyên của mọi tội lỗi sau này mà anh chàng sẽ gây ra.
Có lẽ rất hiếm khi các nhà văn dùng ác nhân làm nhân vật chính trong tác phẩm của mình. Ấy thế mà Patricia Highsmith thì đã tận dụng sự trái ngược ấy để tạo ra điểm nhấn khác lạ cho “Quý ngài tài năng” (The Talented Mr.Ripley). Nhưng chính vì sự kỳ lạ trong cách xây dựng hình tượng nhân vật đã làm cho đọc giả vô cùng tò mò và thích thú với nghi vấn: Liệu sự ngược đời này sẽ được thể hiện thế nào qua cốt truyện về cuộc đời của nhân vật Ripley – một kẻ tài năng như hắn liệu có đánh mất chính mình? Và các giá trị đạo đức và chuẩn mực cũ liệu có còn phù hợp khi đem vào phân tích tác phẩm này hay không?
Dưới góc độ trực quan, chúng ta có thể xem cuốn sách này kể lại hành trình tẩu thoát của Mr.Ripley Tom chơi với Dickie – một công tử nhà giàu, chính vì cuộc sống xa hoa của Dickie đã vực dậy trong lòng Tom khao khát sống trong nhung lụa. Từ đó, ác tâm trỗi dậy và Tom sát hại Dickie với động cơ là thừa hưởng cuộc đời hoa mỹ từ nạn nhân. Biệt tài bắt chước người khác đã được Tom sử dụng triệt để nhằm giả danh thành Dickie. Từ khả năng giả giọng và mô phỏng chữ ký điêu luyện cho đến tài “tùy cơ ứng biến” trong mọi tình huống, anh ta đã trót lọt qua mặt được sự điều tra của cảnh sát. Sự nhẫn tâm trong tính cách của Tom đã khiến anh ta quyết tâm trở thành Dickie cho bằng được và thành công trong việc tạo hiện trường giả cho cái chết ấy đã chứng minh sự tỉ mỉ và khéo léo bên cạnh dã tâm vô cùng lớn của anh ta. Điều khiến tôi thích thú nhất với nội dung là rất nhiều lần Tom có nguy cơ bị lật tẩy nhưng trong những giây phút “ngàn cân treo sợi tóc” nhất thì hắn đều lươn lẹo thoát được và trở thành nhân vật phản diện hấp dẫn đọc giả một cách lạ kỳ. Chính vì các tình huống “mèo vờn chuột” xảy ra trong truyện như thế mà bất thình lình, tôi có lúc lo lắng rằng Tom sẽ bị bắt và thậm chí là hy vọng hắn đừng bị lộ tẩy vì nếu không thì câu chuyện sẽ kết thúc mất. Cảm giác kịch tính này tương tự như lúc xem phim “Trò chơi ma sói”, khi người xem lúc nào cũng lo lắng việc các con ma sói ẩn náu trong đám dân làng bị phát hiện và phim sẽ kết thúc sớm.
Tôi nghĩ việc tạo ra được hiệu ứng trái ngược này đều là nhờ vào tài năng xây dựng nội tâm nhân vật của Patricia Highsmith. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy được sự mâu thuẫn trong tâm lý của Tom, một mặt hắn ta chỉ đơn giản là ước ao một cuộc sống giàu sang đúng nghĩa, mặt khác thì ác tâm trỗi dậy trong lòng là những giây phút cám dỗ quá lớn khiến hắn không kiểm soát được lý trí – tựa như thật sự không muốn làm nhưng vẫn ra tay vì một phút yếu lòng. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc xây dựng cuộc đấu tranh tâm lý của nhân vật thì quyển sách này đã không nổi tiếng đến vậy. Đằng sau sự tàn ác của nhân vật chính là sự mỉa mai và bóc trần của tác giả dành cho xã hội ấy. Tom có thể thoát khỏi việc bị bắt không chỉ nhờ âm mưu và sự lươn lẹo mà mọi thứ trở nên hoàn hảo như thế đều có sự góp phần của những người xung quanh. Bức tranh về một xã hội u tối đã được Patricia Highsmith vẽ ra đầy thuyết phục và chính sự thối nát về mặt đạo đức đã khiến cho tội ác nghiễm nhiên tồn tại mà không để lại dấu vết.
Thực ra, nếu chiêm nghiệm kỹ về “Quý ngài tài năng”, chúng ta có thể nhìn thấy được chính mình ở nhân vật Tom Ripley. Một thời tuổi trẻ cuồng dại với khao khát được chứng tỏ bản thân và tìm kiếm giá trị sống cho cuộc đời. Ước mơ về một cuộc sống giàu sang thì tôi tin là ai cũng có và lòng tham luôn là một trong ba thói xấu tồn tại trong chúng ta. Chính vì tác giả xây dựng một nhân vật gần gũi với bản chất con người như thế nên đã tạo được sự đồng cảm cho bạn đọc. Có một câu nói của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương như sau: “Bạn cảm thấy đạo đức là vì bạn chưa có cơ hội làm sai.” Khi chúng ta rơi vào tình huống như Tom, chắc gì trong lòng không trỗi dậy ác tâm vì một cuộc sống xa hoa phú quý. Và có thể nhiều người còn tàn nhẫn và tinh vi trong việc dàn dựng hơn cả Tom ấy, chẳng qua là chưa rơi vào tình huống ấy thì còn nghĩ bản thân cao đẹp mà thôi. Cái giá phải trả dĩ nhiên rất đắt vì khi đánh đổi mạng sống của người khác để giả danh và “sống hờ” cuộc đời của họ, chúng ta không còn là chính mình nữa. Vậy thì bạn có chấp nhận cách sống ấy như Mr.Ripley không?! Hãy nhớ thêm một điều kiện là bạn được sinh ra trong một hoàn cảnh thấp hèn, nghèo mạt, thiếu sự giáo dục về nhân cách, thiếu tình yêu thương của mọi người và luôn cảm thấy cuộc đời bất công. Dĩ nhiên là tôi không cổ xúy cho tội ác nhưng tôi thực lòng có chút đồng cảm cho cuộc đời của nhân vật. Về nguyên tắc, tôi ác nào cũng đáng bị trừng phạt dù có là vì nguyên cớ gì. Mà ở đây, Tom không chỉ phạm một tội ác, đáng lẽ ra không nên cổ vũ và thương cảm cho hắn. Nhưng một chút tình và một chút phân tích sâu xa hơn cần được đưa ra để có góc nhìn đa chiều hơn.
“Quý ngài tài năng” là một quyển sách đáng đọc khi nó cho chúng ta thấy được khía cạnh đen tối nhất trong sâu thẳm tâm hồn con người cũng như góc tối của xã hội thời bấy giờ. Yếu tố tâm lý tội phạm đã được tác giả khai thác gần như hoàn hảo. Sự chân thật đến từng hành vi của nhân vật đã được bộc lộ một cách tinh tế khiến chúng ta cảm giác tâm tư của bản thân cũng hệt như Tom. Thế mới biết khi tham sân si là những điều không thể tránh khỏi thì việc một người bình thường hóa thành kẻ sát nhân cũng không có gì đáng kinh ngạc.
Nguồn: Bách Việt Books
Reader.com
“Bốn năm qua phần lớn là lãng phí, không thể phủ nhận điều đó. Những công việc lung tung, những khoảng thời gian dài không có việc làm và tình trạng thoái chí tất yếu vì không có tiền, rồi bắt đầu giao du với những kẻ ngu ngốc, ngớ ngẩn để không phải cô đơn, hoặc vì họ có thể tạm thời cung cấp cho anh một thứ gì đó, như Marc Priminger chẳng hạn.”
Đây có lẽ là một trong những câu khiến tôi rất thích vì nó miêu tả được tình trạng chán chường của Tom Ripley - cũng chính là căn nguyên của mọi tội lỗi sau này mà anh chàng sẽ gây ra.
Có lẽ rất hiếm khi các nhà văn dùng ác nhân làm nhân vật chính trong tác phẩm của mình. Ấy thế mà Patricia Highsmith thì đã tận dụng sự trái ngược ấy để tạo ra điểm nhấn khác lạ cho “Quý ngài tài năng” (The Talented Mr.Ripley). Nhưng chính vì sự kỳ lạ trong cách xây dựng hình tượng nhân vật đã làm cho đọc giả vô cùng tò mò và thích thú với nghi vấn: Liệu sự ngược đời này sẽ được thể hiện thế nào qua cốt truyện về cuộc đời của nhân vật Ripley – một kẻ tài năng như hắn liệu có đánh mất chính mình? Và các giá trị đạo đức và chuẩn mực cũ liệu có còn phù hợp khi đem vào phân tích tác phẩm này hay không?
Dưới góc độ trực quan, chúng ta có thể xem cuốn sách này kể lại hành trình tẩu thoát của Mr.Ripley Tom chơi với Dickie – một công tử nhà giàu, chính vì cuộc sống xa hoa của Dickie đã vực dậy trong lòng Tom khao khát sống trong nhung lụa. Từ đó, ác tâm trỗi dậy và Tom sát hại Dickie với động cơ là thừa hưởng cuộc đời hoa mỹ từ nạn nhân. Biệt tài bắt chước người khác đã được Tom sử dụng triệt để nhằm giả danh thành Dickie. Từ khả năng giả giọng và mô phỏng chữ ký điêu luyện cho đến tài “tùy cơ ứng biến” trong mọi tình huống, anh ta đã trót lọt qua mặt được sự điều tra của cảnh sát. Sự nhẫn tâm trong tính cách của Tom đã khiến anh ta quyết tâm trở thành Dickie cho bằng được và thành công trong việc tạo hiện trường giả cho cái chết ấy đã chứng minh sự tỉ mỉ và khéo léo bên cạnh dã tâm vô cùng lớn của anh ta. Điều khiến tôi thích thú nhất với nội dung là rất nhiều lần Tom có nguy cơ bị lật tẩy nhưng trong những giây phút “ngàn cân treo sợi tóc” nhất thì hắn đều lươn lẹo thoát được và trở thành nhân vật phản diện hấp dẫn đọc giả một cách lạ kỳ. Chính vì các tình huống “mèo vờn chuột” xảy ra trong truyện như thế mà bất thình lình, tôi có lúc lo lắng rằng Tom sẽ bị bắt và thậm chí là hy vọng hắn đừng bị lộ tẩy vì nếu không thì câu chuyện sẽ kết thúc mất. Cảm giác kịch tính này tương tự như lúc xem phim “Trò chơi ma sói”, khi người xem lúc nào cũng lo lắng việc các con ma sói ẩn náu trong đám dân làng bị phát hiện và phim sẽ kết thúc sớm.
Tôi nghĩ việc tạo ra được hiệu ứng trái ngược này đều là nhờ vào tài năng xây dựng nội tâm nhân vật của Patricia Highsmith. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy được sự mâu thuẫn trong tâm lý của Tom, một mặt hắn ta chỉ đơn giản là ước ao một cuộc sống giàu sang đúng nghĩa, mặt khác thì ác tâm trỗi dậy trong lòng là những giây phút cám dỗ quá lớn khiến hắn không kiểm soát được lý trí – tựa như thật sự không muốn làm nhưng vẫn ra tay vì một phút yếu lòng. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc xây dựng cuộc đấu tranh tâm lý của nhân vật thì quyển sách này đã không nổi tiếng đến vậy. Đằng sau sự tàn ác của nhân vật chính là sự mỉa mai và bóc trần của tác giả dành cho xã hội ấy. Tom có thể thoát khỏi việc bị bắt không chỉ nhờ âm mưu và sự lươn lẹo mà mọi thứ trở nên hoàn hảo như thế đều có sự góp phần của những người xung quanh. Bức tranh về một xã hội u tối đã được Patricia Highsmith vẽ ra đầy thuyết phục và chính sự thối nát về mặt đạo đức đã khiến cho tội ác nghiễm nhiên tồn tại mà không để lại dấu vết.
Thực ra, nếu chiêm nghiệm kỹ về “Quý ngài tài năng”, chúng ta có thể nhìn thấy được chính mình ở nhân vật Tom Ripley. Một thời tuổi trẻ cuồng dại với khao khát được chứng tỏ bản thân và tìm kiếm giá trị sống cho cuộc đời. Ước mơ về một cuộc sống giàu sang thì tôi tin là ai cũng có và lòng tham luôn là một trong ba thói xấu tồn tại trong chúng ta. Chính vì tác giả xây dựng một nhân vật gần gũi với bản chất con người như thế nên đã tạo được sự đồng cảm cho bạn đọc. Có một câu nói của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương như sau: “Bạn cảm thấy đạo đức là vì bạn chưa có cơ hội làm sai.” Khi chúng ta rơi vào tình huống như Tom, chắc gì trong lòng không trỗi dậy ác tâm vì một cuộc sống xa hoa phú quý. Và có thể nhiều người còn tàn nhẫn và tinh vi trong việc dàn dựng hơn cả Tom ấy, chẳng qua là chưa rơi vào tình huống ấy thì còn nghĩ bản thân cao đẹp mà thôi. Cái giá phải trả dĩ nhiên rất đắt vì khi đánh đổi mạng sống của người khác để giả danh và “sống hờ” cuộc đời của họ, chúng ta không còn là chính mình nữa. Vậy thì bạn có chấp nhận cách sống ấy như Mr.Ripley không?! Hãy nhớ thêm một điều kiện là bạn được sinh ra trong một hoàn cảnh thấp hèn, nghèo mạt, thiếu sự giáo dục về nhân cách, thiếu tình yêu thương của mọi người và luôn cảm thấy cuộc đời bất công. Dĩ nhiên là tôi không cổ xúy cho tội ác nhưng tôi thực lòng có chút đồng cảm cho cuộc đời của nhân vật. Về nguyên tắc, tôi ác nào cũng đáng bị trừng phạt dù có là vì nguyên cớ gì. Mà ở đây, Tom không chỉ phạm một tội ác, đáng lẽ ra không nên cổ vũ và thương cảm cho hắn. Nhưng một chút tình và một chút phân tích sâu xa hơn cần được đưa ra để có góc nhìn đa chiều hơn.
“Quý ngài tài năng” là một quyển sách đáng đọc khi nó cho chúng ta thấy được khía cạnh đen tối nhất trong sâu thẳm tâm hồn con người cũng như góc tối của xã hội thời bấy giờ. Yếu tố tâm lý tội phạm đã được tác giả khai thác gần như hoàn hảo. Sự chân thật đến từng hành vi của nhân vật đã được bộc lộ một cách tinh tế khiến chúng ta cảm giác tâm tư của bản thân cũng hệt như Tom. Thế mới biết khi tham sân si là những điều không thể tránh khỏi thì việc một người bình thường hóa thành kẻ sát nhân cũng không có gì đáng kinh ngạc.
Nguồn: Bách Việt Books
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
TRANG TRINH THÁM
by PHAN BA
Quý ngài tài năng - PATRICIA HIGHSMITH,
Tác phẩm đã được đề cử cho Giải Edgar năm 1956 trong thể loại “Tiểu thuyết hay nhất”
CHÚNG TA VẪN LUÔN THIỆN – CHO ĐẾN KHI ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO BẢN ÁC TRỖI DẬY XUẤT HIỆN.
Tranh cãi về vấn đề Nhân chi sơ – tính bổn ác hay bổn thiện? Tôi hướng về tính bổn ác nhiều hơn. Chúng ta vẫn luôn cho rằng, bản thân mình hướng thiện, nhưng tôi tin rằng chẳng qua bạn chưa có điều kiện thuận lợi để làm việc ác mà thôi.
Thật ra, tôi cho rằng, Ripley chưa hẳn đã là thiện. Anh ta có chút ranh ma, thêm một chút tâm trạng bất cần cùng với sự sốc nổi nữa. Nhưng phải thừa nhận, Ripley lăn lộn dưới tầng đáy xã hội, giao tiếp với nhiều loại người, đủ để khiến bản thân mình trở bên khéo léo, cẩn thận và thậm chí táo bạo nữa.
Vậy nên, khi một con người đã sống sung sướng trong thiên đường, với khoản tiền tiêu thoải mái, được đi đây đi đó, ăn trong những nhà hàng sang trọng nhất, ở trong những khách sạn lớn như cung điện. Liệu, khi phải quay lại cuộc sống chui nhủi của tầng đáy xã hội, họ có còn chịu đựng được hay không? Và Ripley, kẻ đã bước chân đến thiên đường không còn muốn quay trở lại địa ngục. Và anh ta đã nghĩ ra một kế hoạch táo bạo mà không tưởng.
Dickie, một chàng công tử con nhà giàu. Cách sống của anh ta là rời xa quê hương, du lịch và đi loanh quanh khắp mọi nơi, sống với số tiền lợi tức $500 mỗi tháng. Không buồn đoái hoài gì đến trách nhiệm, bố mẹ và những người lo lắng cho mình ở nhà. Theo đuổi thứ mà mình muốn, tập tành vẽ vời và muốn làm nghệ sĩ, nhưng dường như anh ta không thành công lắm đối với đam mê của mình. Và dĩ nhiên hậu quả tai hại của cách sống đó đã đến.
Bỗng nhiên tối có một liên hệ cực kì buồn cười. Ở Việt Nam việc tội ác xảy ra hay một người nào đó bỗng dưng bốc hơi khỏi thế giới này là rất khó xảy ra. Bởi lẽ người châu Á sống có cộng đồng, tập thể, hay tò mò thóc mách vào việc của người khác dưới cái mác “quan tâm”. Vậy nên nói không quá chứ việc bạn bước chân ra khỏi nhà lúc mấy giờ sáng và về nhà lúc mấy giờ đêm, ngày đi chợ mấy lần, hẹn hò với những ai, có những ai đến nhà,…khéo mấy bà hàng xóm còn rõ ràng hơn chính bản thân bạn nữa. ))) Nhưng ở Mỹ hay Châu Âu, việc người ta tuyệt đối tôn trọng tự do cá nhân, ít tọc mạch và thóc mách vào việc riêng tư của ai đó cũng là một ưu điểm mà cũng là cả một nhược điểm lớn. Một cuộc sống mà chẳng ai quan tâm đến ai, quyền cá nhân của mỗi con người được đặt lên mức cao nhất. Thì khi một việc tồi tệ nào đó xảy đến, cũng thật khó mà có thể truy tìm thông tin hay dấu vết một cách nhanh chóng được. Bằng chứng là đến tận 4 tháng trời người ta mới nhận ra rằng có ai đó đang mất tích.
Đọc hết cả cuốn sách rồi, tôi vẫn không chắc chắn rằng Ripley có khả năng nào đó là người đồng tính hay không. À, và cả một thế giới mà người ta kì thị người đồng tính nữa. Đến tận cuối cuốn sách, tôi vẫn chưa chắc lắm về nguyên nhân Ripley giết chết Dickie, việc anh ta muốn thay thế cuộc sống của Dickie chỉ là một phần mà thôi. Tôi nghĩ còn có khả năng, là do anh ta đã lỡ quý mến và yêu Dickie, nhưng Dickie lại nghe theo một cô nàng bánh bèo, người tình mà lại chẳng phải người tình mà ruồng bỏ cũng như xa lánh Ripley. À, còn cả việc Dickie muốn tránh xa Ripley một phần vì nghĩ anh là người đồng tính nữa. Và tâm tính Dickie cũng không được tốt cho lắm. Và…trong một giây phút xúc động, một ý tưởng hình thành. Một điều kiện thuận lợi. …
Mà còn chưa kể đến một việc mà tôi cảm thấy tác giả phê phán lối sống hào nhoáng, sự tò mò tọc mạch một cách công khai về các sự kiện. Dân Ý coi một vụ án mạng là một sự việc nổi trội, và người ta quan tâm đến nó, như thể đó là một sự việc nào đó đáng tò mò hơn là với sự cảm thông và căm phẫn. Và họ có nhu cầu tiếp cận những người liên quan đến vụ án để hỏi han, dò hỏi thông tin và rồi để đem khoe với nhau trong những bữa tiệc hào nhoáng của những kẻ thượng lưu. Cũng chẳng buồn quan tâm đến tình trạng bi thương của chính gia đình bạn bè nạn nhân cùng những người liên quan.
Nhìn chung thì, tôi chưa từng thấy một tác giả nào, đem thủ phạm làm nhân vật chính, đã vậy còn chẳng có công lý nào được thực thi ở đây cả. Tôi nghĩ cũng không phải tác giả đang cổ súy cho cái ác đâu ha. Còn một nhận xét nữa, Patricia Hightsmith có năng lực xây dựng cốt truyện mạnh mẽ phết. Tôi tò mò đọc cuốn này cũng vì năm 1999 nó được 5 đề cử giải Oscar. Để rảnh rảnh mò phim xem nữa.
Ít nhất thì trong cả mớ trinh thám của Bách Việt, có seri về tác giả này họ làm ổn. Mấy cuốn khác như dở người.
Trang Đào
Những bạn nào thích motif trinh thám hành động, bí ẩn chắc sẽ không thích tác phẩm này.
Lời đầu tiên tôi muốn nói đó là: Môi trường sống và cách giáo dục của gia đình vô cùng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách một con người!
Tôi mới chỉ đọc 2 tác phẩm của PH và thấy đặc điểm rõ ràng trong các tác phẩm của bà là nhắm đến nguồn gốc và quá trình hình thành nên tội ác của một con người.
Tom Ripley, một kẻ vô công rồi nghề chuyên sống bằng trò lừa đảo tiền BHXH bỗng được 1 ông bố của một người bạn cũ nhờ sang châu Âu tìm con trai ông ta để thuyết phục anh này quay về nhà-một anh chàng có 1 ông bố giàu có!
Như một kẻ chết đuối vớ được cọc, với hi vọng thay đổi cuộc đời bằng số tiền của ông bố cùng với 1 chuyến du lịch Âu châu miễn phí, Tom hân hoan lên đường mà không nghĩ rằng quyết định đó vừa đưa anh ta sang một bước ngoặt làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời và số phận anh ta.
Cả câu truyện là một show diễn xoay quanh 3 nhân vật chính, 2 nam và 1 nữ. Nhưng từ những lời nói và hành động vô cùng đời thường tưởng như chả có gì quan trọng lại dẫn đến những xao động và biến chuyển tâm lý vô cùng dữ dội bên trong, kết cục là có đến 2 cái chết….
Tưởng như cái chết đầu tiên là hành vi bộc phát trong cơn ghen tuông và tức giận, nhưng thật ra nó là cả một quá trình hình thành âm ỉ xuất phát từ những lời nói, thái độ, cách cư xử của những người xung quanh; cộng với bản tính cũng có phần không bình thường từ một con người có tuổi thơ không bình thường, hưởng một nền giáo dục không bình thường…Đôi khi sự vô tâm, thiếu tế nhị của những con người xung quanh có thể gieo nên một hạt giống tàn ác! Tại sao từ một kẻ nhu nhược, yếu đuối, tự ti, thậm chí còn được mô tả như một kẻ cũng có long tốt lại trở thành một tên giết người, thậm chí sẵn sàng giết người nếu cần thiết!
Càng đọc, ta càng bị lôi cuốn vào những hành vi, những tính toán vô cùng thông minh và tráo trở của hung thủ trong hành trình trốn tội của mình. Vừa đọc vừa mong cảnh sát đâu đến điều tra và bắt nó đi cho rồi, đừng để nó gây thêm một cái chết nào nữa, tại sao nó vẫn cứ thoát trong đường tơ kẽ tóc. Cứ mỗi lần cả hung thủ cả độc giả đều chắc mẩm quả này chết thật rồi, cảnh sát đến bắt thật rồi thì lại bực hết cả mình vì mấy ông cảnh sát ngu ngốc.
Với tôi, cuốn này chỉ có một điểm trừ duy nhất là mạch truyện chưa dứt khoát, nhiều đoạn giải thích rườm rà. Tuy nhiên PH vẫn bắt độc giả háo hức đọc đến trang cuối cùng, và lại háo hức chờ đợi cuốn tiếp theo để biết số phận “nó” ra sao, là đã thành công rực rỡ.
Bui Bich Lien
“Quý ngài tài năng” là câu chuyện kể về cuộc đời của Tom Ripley – một thanh niên hiền lành, rụt rè và kể từ khi hắn nhận lời mời của Herbert Greenleaf, hắn đã thay đổi trở thành một kẻ giết người tâm thần, lạnh lùng.
Ấn tượng đầu tiên của tôi đó là mạch truyện. Ban đầu khi đọc truyện theo thể loại Psychological Thriller, tôi có cảm nhận ở giai đoạn đầu của truyện, tình tiết truyện diễn ra khá chậm thành ra hơi lan man, dài dòng với các hoạt cảnh khác nhau nhưng về sau, các tình tiết truyện được đẩy nhanh dần theo trình tự thời gian, càng đến cuối, diễn biến truyện ngày càng nhanh và dồn dập hơn, khiến cho tôi không dừng lại được.
Cùng với ấn tượng đó, tâm lý của từng nhân vật rất rõ ràng, từ suy nghĩ xem việc này nên làm thế nào, việc kia nên làm ra sao, các mâu thuẫn trong suy nghĩ của từng con người cũng được tác giả miêu tả rất rõ ràng, sinh động. Khi đọc không hề cảm thấy bị nhàm chán, bị lan man mà chỉ có cảm giác hồi hộp khi đặt mình vào địa vị của các nhân vật trong truyện.
Tôi rất ấn tượng với nhân vật chính Tom Ripley. Một nhân vật có cá tính phức tạp, vừa tự ti, nhút nhát nhưng tham vọng, tàn nhẫn, quỷ quyệt. Điều đặc biệt nhất là hắn diễn xuất, nhập vai rất giỏi. Kinh hãi khi đoạn cuối hắn giết và lấy thân phận người khác một cách trơn tru không ai phát hiện ra.
Đặc biệt cuối truyện có một plot twist to đùng, một bước ngoặt khiến cho tôi hết sức ngạc nhiên và đưa câu truyện theo một diễn biến khác.
Minh Sơn
by PHAN BA
Quý ngài tài năng - PATRICIA HIGHSMITH,
Tác phẩm đã được đề cử cho Giải Edgar năm 1956 trong thể loại “Tiểu thuyết hay nhất”
CHÚNG TA VẪN LUÔN THIỆN – CHO ĐẾN KHI ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO BẢN ÁC TRỖI DẬY XUẤT HIỆN.
Tranh cãi về vấn đề Nhân chi sơ – tính bổn ác hay bổn thiện? Tôi hướng về tính bổn ác nhiều hơn. Chúng ta vẫn luôn cho rằng, bản thân mình hướng thiện, nhưng tôi tin rằng chẳng qua bạn chưa có điều kiện thuận lợi để làm việc ác mà thôi.
Thật ra, tôi cho rằng, Ripley chưa hẳn đã là thiện. Anh ta có chút ranh ma, thêm một chút tâm trạng bất cần cùng với sự sốc nổi nữa. Nhưng phải thừa nhận, Ripley lăn lộn dưới tầng đáy xã hội, giao tiếp với nhiều loại người, đủ để khiến bản thân mình trở bên khéo léo, cẩn thận và thậm chí táo bạo nữa.
Vậy nên, khi một con người đã sống sung sướng trong thiên đường, với khoản tiền tiêu thoải mái, được đi đây đi đó, ăn trong những nhà hàng sang trọng nhất, ở trong những khách sạn lớn như cung điện. Liệu, khi phải quay lại cuộc sống chui nhủi của tầng đáy xã hội, họ có còn chịu đựng được hay không? Và Ripley, kẻ đã bước chân đến thiên đường không còn muốn quay trở lại địa ngục. Và anh ta đã nghĩ ra một kế hoạch táo bạo mà không tưởng.
Dickie, một chàng công tử con nhà giàu. Cách sống của anh ta là rời xa quê hương, du lịch và đi loanh quanh khắp mọi nơi, sống với số tiền lợi tức $500 mỗi tháng. Không buồn đoái hoài gì đến trách nhiệm, bố mẹ và những người lo lắng cho mình ở nhà. Theo đuổi thứ mà mình muốn, tập tành vẽ vời và muốn làm nghệ sĩ, nhưng dường như anh ta không thành công lắm đối với đam mê của mình. Và dĩ nhiên hậu quả tai hại của cách sống đó đã đến.
Bỗng nhiên tối có một liên hệ cực kì buồn cười. Ở Việt Nam việc tội ác xảy ra hay một người nào đó bỗng dưng bốc hơi khỏi thế giới này là rất khó xảy ra. Bởi lẽ người châu Á sống có cộng đồng, tập thể, hay tò mò thóc mách vào việc của người khác dưới cái mác “quan tâm”. Vậy nên nói không quá chứ việc bạn bước chân ra khỏi nhà lúc mấy giờ sáng và về nhà lúc mấy giờ đêm, ngày đi chợ mấy lần, hẹn hò với những ai, có những ai đến nhà,…khéo mấy bà hàng xóm còn rõ ràng hơn chính bản thân bạn nữa. ))) Nhưng ở Mỹ hay Châu Âu, việc người ta tuyệt đối tôn trọng tự do cá nhân, ít tọc mạch và thóc mách vào việc riêng tư của ai đó cũng là một ưu điểm mà cũng là cả một nhược điểm lớn. Một cuộc sống mà chẳng ai quan tâm đến ai, quyền cá nhân của mỗi con người được đặt lên mức cao nhất. Thì khi một việc tồi tệ nào đó xảy đến, cũng thật khó mà có thể truy tìm thông tin hay dấu vết một cách nhanh chóng được. Bằng chứng là đến tận 4 tháng trời người ta mới nhận ra rằng có ai đó đang mất tích.
Đọc hết cả cuốn sách rồi, tôi vẫn không chắc chắn rằng Ripley có khả năng nào đó là người đồng tính hay không. À, và cả một thế giới mà người ta kì thị người đồng tính nữa. Đến tận cuối cuốn sách, tôi vẫn chưa chắc lắm về nguyên nhân Ripley giết chết Dickie, việc anh ta muốn thay thế cuộc sống của Dickie chỉ là một phần mà thôi. Tôi nghĩ còn có khả năng, là do anh ta đã lỡ quý mến và yêu Dickie, nhưng Dickie lại nghe theo một cô nàng bánh bèo, người tình mà lại chẳng phải người tình mà ruồng bỏ cũng như xa lánh Ripley. À, còn cả việc Dickie muốn tránh xa Ripley một phần vì nghĩ anh là người đồng tính nữa. Và tâm tính Dickie cũng không được tốt cho lắm. Và…trong một giây phút xúc động, một ý tưởng hình thành. Một điều kiện thuận lợi. …
Mà còn chưa kể đến một việc mà tôi cảm thấy tác giả phê phán lối sống hào nhoáng, sự tò mò tọc mạch một cách công khai về các sự kiện. Dân Ý coi một vụ án mạng là một sự việc nổi trội, và người ta quan tâm đến nó, như thể đó là một sự việc nào đó đáng tò mò hơn là với sự cảm thông và căm phẫn. Và họ có nhu cầu tiếp cận những người liên quan đến vụ án để hỏi han, dò hỏi thông tin và rồi để đem khoe với nhau trong những bữa tiệc hào nhoáng của những kẻ thượng lưu. Cũng chẳng buồn quan tâm đến tình trạng bi thương của chính gia đình bạn bè nạn nhân cùng những người liên quan.
Nhìn chung thì, tôi chưa từng thấy một tác giả nào, đem thủ phạm làm nhân vật chính, đã vậy còn chẳng có công lý nào được thực thi ở đây cả. Tôi nghĩ cũng không phải tác giả đang cổ súy cho cái ác đâu ha. Còn một nhận xét nữa, Patricia Hightsmith có năng lực xây dựng cốt truyện mạnh mẽ phết. Tôi tò mò đọc cuốn này cũng vì năm 1999 nó được 5 đề cử giải Oscar. Để rảnh rảnh mò phim xem nữa.
Ít nhất thì trong cả mớ trinh thám của Bách Việt, có seri về tác giả này họ làm ổn. Mấy cuốn khác như dở người.
Trang Đào
Những bạn nào thích motif trinh thám hành động, bí ẩn chắc sẽ không thích tác phẩm này.
Lời đầu tiên tôi muốn nói đó là: Môi trường sống và cách giáo dục của gia đình vô cùng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách một con người!
Tôi mới chỉ đọc 2 tác phẩm của PH và thấy đặc điểm rõ ràng trong các tác phẩm của bà là nhắm đến nguồn gốc và quá trình hình thành nên tội ác của một con người.
Tom Ripley, một kẻ vô công rồi nghề chuyên sống bằng trò lừa đảo tiền BHXH bỗng được 1 ông bố của một người bạn cũ nhờ sang châu Âu tìm con trai ông ta để thuyết phục anh này quay về nhà-một anh chàng có 1 ông bố giàu có!
Như một kẻ chết đuối vớ được cọc, với hi vọng thay đổi cuộc đời bằng số tiền của ông bố cùng với 1 chuyến du lịch Âu châu miễn phí, Tom hân hoan lên đường mà không nghĩ rằng quyết định đó vừa đưa anh ta sang một bước ngoặt làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời và số phận anh ta.
Cả câu truyện là một show diễn xoay quanh 3 nhân vật chính, 2 nam và 1 nữ. Nhưng từ những lời nói và hành động vô cùng đời thường tưởng như chả có gì quan trọng lại dẫn đến những xao động và biến chuyển tâm lý vô cùng dữ dội bên trong, kết cục là có đến 2 cái chết….
Tưởng như cái chết đầu tiên là hành vi bộc phát trong cơn ghen tuông và tức giận, nhưng thật ra nó là cả một quá trình hình thành âm ỉ xuất phát từ những lời nói, thái độ, cách cư xử của những người xung quanh; cộng với bản tính cũng có phần không bình thường từ một con người có tuổi thơ không bình thường, hưởng một nền giáo dục không bình thường…Đôi khi sự vô tâm, thiếu tế nhị của những con người xung quanh có thể gieo nên một hạt giống tàn ác! Tại sao từ một kẻ nhu nhược, yếu đuối, tự ti, thậm chí còn được mô tả như một kẻ cũng có long tốt lại trở thành một tên giết người, thậm chí sẵn sàng giết người nếu cần thiết!
Càng đọc, ta càng bị lôi cuốn vào những hành vi, những tính toán vô cùng thông minh và tráo trở của hung thủ trong hành trình trốn tội của mình. Vừa đọc vừa mong cảnh sát đâu đến điều tra và bắt nó đi cho rồi, đừng để nó gây thêm một cái chết nào nữa, tại sao nó vẫn cứ thoát trong đường tơ kẽ tóc. Cứ mỗi lần cả hung thủ cả độc giả đều chắc mẩm quả này chết thật rồi, cảnh sát đến bắt thật rồi thì lại bực hết cả mình vì mấy ông cảnh sát ngu ngốc.
Với tôi, cuốn này chỉ có một điểm trừ duy nhất là mạch truyện chưa dứt khoát, nhiều đoạn giải thích rườm rà. Tuy nhiên PH vẫn bắt độc giả háo hức đọc đến trang cuối cùng, và lại háo hức chờ đợi cuốn tiếp theo để biết số phận “nó” ra sao, là đã thành công rực rỡ.
Bui Bich Lien
“Quý ngài tài năng” là câu chuyện kể về cuộc đời của Tom Ripley – một thanh niên hiền lành, rụt rè và kể từ khi hắn nhận lời mời của Herbert Greenleaf, hắn đã thay đổi trở thành một kẻ giết người tâm thần, lạnh lùng.
Ấn tượng đầu tiên của tôi đó là mạch truyện. Ban đầu khi đọc truyện theo thể loại Psychological Thriller, tôi có cảm nhận ở giai đoạn đầu của truyện, tình tiết truyện diễn ra khá chậm thành ra hơi lan man, dài dòng với các hoạt cảnh khác nhau nhưng về sau, các tình tiết truyện được đẩy nhanh dần theo trình tự thời gian, càng đến cuối, diễn biến truyện ngày càng nhanh và dồn dập hơn, khiến cho tôi không dừng lại được.
Cùng với ấn tượng đó, tâm lý của từng nhân vật rất rõ ràng, từ suy nghĩ xem việc này nên làm thế nào, việc kia nên làm ra sao, các mâu thuẫn trong suy nghĩ của từng con người cũng được tác giả miêu tả rất rõ ràng, sinh động. Khi đọc không hề cảm thấy bị nhàm chán, bị lan man mà chỉ có cảm giác hồi hộp khi đặt mình vào địa vị của các nhân vật trong truyện.
Tôi rất ấn tượng với nhân vật chính Tom Ripley. Một nhân vật có cá tính phức tạp, vừa tự ti, nhút nhát nhưng tham vọng, tàn nhẫn, quỷ quyệt. Điều đặc biệt nhất là hắn diễn xuất, nhập vai rất giỏi. Kinh hãi khi đoạn cuối hắn giết và lấy thân phận người khác một cách trơn tru không ai phát hiện ra.
Đặc biệt cuối truyện có một plot twist to đùng, một bước ngoặt khiến cho tôi hết sức ngạc nhiên và đưa câu truyện theo một diễn biến khác.
Minh Sơn
Last edited by LDN on Sun Nov 27, 2022 1:37 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Seo Website Design
Review sách Quý ngài tài năng – Patricia HighSmith
Sau khi đọc Tiếng cú kêu, mình bắt đầu thích văn phong trầm tĩnh, chắc chắn, cách miêu tả tính cách nhân vật tài tình và biến hóa của nữ tác giả lập dị này. Ở Tiếng cú kêu, tâm lý nhân vật được miêu tả chậm rãi và có đôi chỗ vô lý, nhất là những suy nghĩ và hành động của nhân vật nữ. Tuy vậy, trong Quý ngài tài năng, các nhân vật đã được bà xây dựng và phát triển tính cách khá hợp lý, đặc biệt là nhân vật chính – quá hay, quá nổi bật. Văn phong của bà trong cuốn này có thể nói là đỉnh, không thừa không thiếu. Một số nhân vật có vẻ như quan trọng nhưng lại xuất hiện thoáng qua, chắc là để chuẩn bị cho những phần sau.
Tom Ripley có một tuổi thơ nghèo khó và bị ngược đãi vì anh mồ côi và phải ở cùng với bà cô. Sau khi tốt nghiệp, anhở nhờ bạn bè ở khu trọ bẩn thỉu và phải mưu sinh bằng cách giả mạo chứng từ đòi nợ thuế. Vô tình anh được một người giàu có, là cha của một người bạn học cũ, nhờ sang châu Âu thuyết phục đứa con trai ăn chơi trở về Mỹ. Tom Ripley như chết đuối vớ được cọc đã cầm tiền của ông già và vui vẻ lên đường.
Sang Châu Âu và gặp lại người bạn cũ sống sung sướng với món trợ cấp từ người cha giàu có, bên cạnh cô bạn gái xinh đẹp và suốt ngày tiệc tùng du lịch, sự ghen tị của Tom ngày càng lớn. Tom cố hết sức làm thân với bạn nhưng Dickie vẫn thờ ơ với anh, ngay cả cô bạn gái Marge của Dickie cũng ác cảm với Tom ra mặt. Trong một lần Dickie đi vắng, Tom lấy những bộ đồ sang trọng của Dickie lén lút mặc thử và bất thần thấy mình rất giống với Dickie. Những ý nghĩ xấu đã nhen nhóm trong lòng Tom ngay lúc này.
Trong 1 tháng ở tại Rome, Tom vẫn chưa thuyết phục được Dickie trở về như như đã ký hợp đồng với người cha. Dickie và Marge thì lên kế hoạch du lịch mà không có Tom đi cùng. Ngay lúc này, Tom nhận được bức thư của ông Greenlaf thông báo chấm dứt hợp đồng. Lá thư của người cha đã làm sụp đổ mọi hy vọng trong lòng Tom, ý nghĩ loại bỏ Dickie càng nung nấu trong lòng. Tom bắt đầu xây dựng kế hoạch giết người.
Ngay từ đầu câu chuyện, độc giả đã có thể thấy được sự thông minh vượt bậc của Tom Ripley với cái cách anh làm giả chứng từ nợ thuế và cách anh hăm dọa những người thiếu hiểu biết để có thể thu về cho mình những khoản tiền nhỏ. Đến khi gặp Marge, chỉ qua vào lần tiếp xúc, Tom đã nắm bắt đúng tâm lý của cô gái này, anh biết được mức độ tình cảm của cô gái dành cho Dickie hơn hẳn tình cảm của Dickie. Và anh cũng đoán đúng thời điểm hai người bạn kia loại anh ra khỏi cuộc sống của họ sắp tới. Chính sự thông minh này đã giúp cho Tom lên kế hoạch giết người cực kỳ hoàn hảo, và sau đó anh đã qua mắt được cảnh sát rất nhiều lần khi họ suýt phát hiện ra sự thật.
“Anh đứng ở góc hiên, nhìn ra đường chân trời mờ ảo và không nghĩ ngợi gì, chẳng cảm thấy gì ngoài sự lạc lõng Và cô đơn mơ hồ như trong mơ. Đến cả Dickie và Marge cũng có vẻ xa xôi, những gì họ đang nói lúc này chẳng còn quan trọng nữa. Anh đơn độc. Đó là điều quan trọng duy nhất. Anh bắt đầu cảm nhận nỗi sợ hãi rờn rợn nơi sống lưng, râm ran lan xuống mông”.
Sau khi thực hiện kế hoạch thành công, Tom Ripley chuẩn bị cho mình 2 vai diễn để đối phó với Marge, ông Greenlaf, cảnh sát và bạn bè của Dickie. Đây chính là phần thú vị nhất của cuốn sách, và nó li kì hấp dẫn không kém bất cứ một cuộc săn đuổi, một kế hoạch giết người phức tạp nào. Điều độc đáo nhất ở câu chuyện này là góc nhìn từ phía hung thủ, mọi dự định mọi hành động của hung thủ đều được tính toán kĩ lưỡng khiến cho cả cha của nạn nhân, một người đàn ông dày dạn kinh nghiệm, cũng không thể nhận ra một chút gì chân tướng của sự việc, đành chấp nhận là con mình đã tự tử.
Tom Ripley thông minh và có nhiều may mắn trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhưng sự may mắn này được tác giả viết vừa phải và nhuần nhuyễn nên độc giả đọc thấy rất hợp lý, không gượng gạo. Bên cạnh đó thì sự bất lực và có phần ngu ngốc của cảnh sát đối lập hoàn toàn với Ripley đã khiến cho “người hùng” của chúng ta nổi bật hơn bao giờ hết. (Một điều buồn cười là nữ tác giả này ghét cảnh sát hay sao ý, cả ở Tiếng cú kêu và ở cuốn này, cảnh sát đã bị bà miêu tả rất vô dụng và ất ơ, làm mình nghĩ tới những anh cảnh sát của Afred Hitchock)
Sau khi vượt qua sự nghi ngờ của cảnh sát và được một người bạn mới quen ở Ý mời đến nghỉ tại nhà, Tom bất giác nghĩ đến Dickie và liên tưởng đến người bạn mới giàu có và phóng khoáng này – liệu Tom có thể đóng tiếp vai thứ hai trong đời không ? Cái kết mở này khiến mình vô cùng hào hứng với phần 2 sắp ra mắt.
Review sách Quý ngài tài năng – Patricia HighSmith
Sau khi đọc Tiếng cú kêu, mình bắt đầu thích văn phong trầm tĩnh, chắc chắn, cách miêu tả tính cách nhân vật tài tình và biến hóa của nữ tác giả lập dị này. Ở Tiếng cú kêu, tâm lý nhân vật được miêu tả chậm rãi và có đôi chỗ vô lý, nhất là những suy nghĩ và hành động của nhân vật nữ. Tuy vậy, trong Quý ngài tài năng, các nhân vật đã được bà xây dựng và phát triển tính cách khá hợp lý, đặc biệt là nhân vật chính – quá hay, quá nổi bật. Văn phong của bà trong cuốn này có thể nói là đỉnh, không thừa không thiếu. Một số nhân vật có vẻ như quan trọng nhưng lại xuất hiện thoáng qua, chắc là để chuẩn bị cho những phần sau.
Tom Ripley có một tuổi thơ nghèo khó và bị ngược đãi vì anh mồ côi và phải ở cùng với bà cô. Sau khi tốt nghiệp, anhở nhờ bạn bè ở khu trọ bẩn thỉu và phải mưu sinh bằng cách giả mạo chứng từ đòi nợ thuế. Vô tình anh được một người giàu có, là cha của một người bạn học cũ, nhờ sang châu Âu thuyết phục đứa con trai ăn chơi trở về Mỹ. Tom Ripley như chết đuối vớ được cọc đã cầm tiền của ông già và vui vẻ lên đường.
Sang Châu Âu và gặp lại người bạn cũ sống sung sướng với món trợ cấp từ người cha giàu có, bên cạnh cô bạn gái xinh đẹp và suốt ngày tiệc tùng du lịch, sự ghen tị của Tom ngày càng lớn. Tom cố hết sức làm thân với bạn nhưng Dickie vẫn thờ ơ với anh, ngay cả cô bạn gái Marge của Dickie cũng ác cảm với Tom ra mặt. Trong một lần Dickie đi vắng, Tom lấy những bộ đồ sang trọng của Dickie lén lút mặc thử và bất thần thấy mình rất giống với Dickie. Những ý nghĩ xấu đã nhen nhóm trong lòng Tom ngay lúc này.
Trong 1 tháng ở tại Rome, Tom vẫn chưa thuyết phục được Dickie trở về như như đã ký hợp đồng với người cha. Dickie và Marge thì lên kế hoạch du lịch mà không có Tom đi cùng. Ngay lúc này, Tom nhận được bức thư của ông Greenlaf thông báo chấm dứt hợp đồng. Lá thư của người cha đã làm sụp đổ mọi hy vọng trong lòng Tom, ý nghĩ loại bỏ Dickie càng nung nấu trong lòng. Tom bắt đầu xây dựng kế hoạch giết người.
Ngay từ đầu câu chuyện, độc giả đã có thể thấy được sự thông minh vượt bậc của Tom Ripley với cái cách anh làm giả chứng từ nợ thuế và cách anh hăm dọa những người thiếu hiểu biết để có thể thu về cho mình những khoản tiền nhỏ. Đến khi gặp Marge, chỉ qua vào lần tiếp xúc, Tom đã nắm bắt đúng tâm lý của cô gái này, anh biết được mức độ tình cảm của cô gái dành cho Dickie hơn hẳn tình cảm của Dickie. Và anh cũng đoán đúng thời điểm hai người bạn kia loại anh ra khỏi cuộc sống của họ sắp tới. Chính sự thông minh này đã giúp cho Tom lên kế hoạch giết người cực kỳ hoàn hảo, và sau đó anh đã qua mắt được cảnh sát rất nhiều lần khi họ suýt phát hiện ra sự thật.
“Anh đứng ở góc hiên, nhìn ra đường chân trời mờ ảo và không nghĩ ngợi gì, chẳng cảm thấy gì ngoài sự lạc lõng Và cô đơn mơ hồ như trong mơ. Đến cả Dickie và Marge cũng có vẻ xa xôi, những gì họ đang nói lúc này chẳng còn quan trọng nữa. Anh đơn độc. Đó là điều quan trọng duy nhất. Anh bắt đầu cảm nhận nỗi sợ hãi rờn rợn nơi sống lưng, râm ran lan xuống mông”.
Sau khi thực hiện kế hoạch thành công, Tom Ripley chuẩn bị cho mình 2 vai diễn để đối phó với Marge, ông Greenlaf, cảnh sát và bạn bè của Dickie. Đây chính là phần thú vị nhất của cuốn sách, và nó li kì hấp dẫn không kém bất cứ một cuộc săn đuổi, một kế hoạch giết người phức tạp nào. Điều độc đáo nhất ở câu chuyện này là góc nhìn từ phía hung thủ, mọi dự định mọi hành động của hung thủ đều được tính toán kĩ lưỡng khiến cho cả cha của nạn nhân, một người đàn ông dày dạn kinh nghiệm, cũng không thể nhận ra một chút gì chân tướng của sự việc, đành chấp nhận là con mình đã tự tử.
Tom Ripley thông minh và có nhiều may mắn trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhưng sự may mắn này được tác giả viết vừa phải và nhuần nhuyễn nên độc giả đọc thấy rất hợp lý, không gượng gạo. Bên cạnh đó thì sự bất lực và có phần ngu ngốc của cảnh sát đối lập hoàn toàn với Ripley đã khiến cho “người hùng” của chúng ta nổi bật hơn bao giờ hết. (Một điều buồn cười là nữ tác giả này ghét cảnh sát hay sao ý, cả ở Tiếng cú kêu và ở cuốn này, cảnh sát đã bị bà miêu tả rất vô dụng và ất ơ, làm mình nghĩ tới những anh cảnh sát của Afred Hitchock)
Sau khi vượt qua sự nghi ngờ của cảnh sát và được một người bạn mới quen ở Ý mời đến nghỉ tại nhà, Tom bất giác nghĩ đến Dickie và liên tưởng đến người bạn mới giàu có và phóng khoáng này – liệu Tom có thể đóng tiếp vai thứ hai trong đời không ? Cái kết mở này khiến mình vô cùng hào hứng với phần 2 sắp ra mắt.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
review sách
Lolita : Tình yêu quỷ ám, rực cháy và rỉ sét – Một tác phẩm điên rồ của Vladimir Nabokov
Lolita của Vladimir Nabokov là một trong những kiệt tác điên rồ, gây tranh cãi nhưng vĩnh cữu duy nhất trên thế giới khi miêu tả chân thực mà tinh tế về sự hiện diện của một thứ tình yêu luôn sống trong bóng tối, mịt mù phía sau những cảm xúc đê hèn, quỷ ám của một gã đàn ông trung niên
Tác phẩm Lolita ra đời vào năm 1955 bằng bản tiếng Anh trước khi được chuyển ngữ sang tiếng Nga theo mong mỏi của tác giả. Chính Vladimir Nabokov với tư cách là nhà văn Mỹ gốc Nga, đến tận cuối đời ông vẫn hằng mong tìm về quê hương thân thuộc của mình qua từng con chữ – những đứa con tinh thần luôn gần gũi tác giả hơn nửa thế kỉ.
Những nhà văn cùng thời kể về Nabokov như một nhà phê bình văn chương tiếng tăm và uy tín bậc nhất thời bấy giờ bởi sự thẩm định tài tình và kiến thức uyên bác của ông. Nabokov không do dự khi trở thành người vinh danh những tác phẩm giá trị đã bị chôn vùi trong phỉ nhổ, phê phán và tẩy chay kịch liệt của đương thời.
Nhưng không ngờ, chính ông lại trở thành nhà văn hứng chịu nhiều nhất sự khinh khi, hạch sách, “hỉ hả” của người đời khi quyết định cho ra đời cuốn sách Lolita này. Cuốn sách từng bị xem là “thô tục, bẩn thỉu, loạn luân”.
“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, đến bước thứ ba khẽ đập vào răng. Lo. Li. Ta. Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”
Lolita giống như “Ulysses” của James Joyce hay “Vụ án” của Franz Kafka, “Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust,… đều là những “kiệt tác điên rồ” khiến các giáo sư hàng đầu thế giới phải vắt óc tìm cho ra được ý nghĩa thực sự sau từng con chữ.
Bởi không dễ dàng để tiếp thu những con chữ ma thuật trong Lolita . Từ hơi hướm văn xuôi lạ lùng, độc đáo đến câu chuyện về Humbert Humbert – giáo sư văn chương ở Paris – 35 tuổi đem lòng say mê con gái bà chủ nhà trọ mười hai tuổi tên Dolores haze và chấp nhận lấy mẹ cô bé để gần gũi hơn với “tiểu nữ thần”
Lolita viết về thứ Tình cảm trần trụi, dị dạng nhưng chung thủy tột cùng
Có ba loại nhân vật được Nabokov miêu tả, chăm sóc tỉ mỉ chân dung tâm hồn. Đồng thời, họ cũng đại diện cho ba dạng người trong lòng xã hội xô bồ và vội vã này.
Một Humbert Humbert – giáo sư văn chương ở Paris. Dù ở với vợ nhưng ông luôn nghĩ đến những cô gái 12,13 tuổi như thiên đường đã mất với mình – Annabel bạn lúc nhỏ đã chết vì bị bệnh hiểm nghèo. Dù đến khi vợ bỏ đi với người khác, Humbert vẫn dửng dưng, lạnh nhạt, thậm chí là ngạc nhiên vì sao vợ ông ta lại có sức hút với người khác phái. Chỉ đến khi đến Mỹ giảng dạy, ông mới đem lòng yêu con gái 12 tuổi của bà chủ quán trọ từ cái nhìn đầu tiên và lấy bà để gần gũi hơn với cô bé trong mê cuồng, khoái cảm bệnh hoạn.
Một Charlotte Haze – mẹ của Lolita ích kỷ yêu Humbert. Chỉ đến khi, đọc được những dòng nhật kí loạn luân, suy đồi đạo đức của hắn ta đối với con gái mình, bà mới hoang mang đi ra đường rồi bị xe cán chết với bức thư chưa kịp gửi con gai đang ở trong trại hè.
Một Lolita tươi tắn, rạng rỡ nhưng cực kì ngang ngạnh, dù bị Humbert “bắt cóc” đi cùng hắn qua bao nhiêu thành phố, cùng nhau làm tình, bị hắn ví von như thiên đường có bầu trời rực lửa của địa ngục vẫn ngông nhênh, không thèm phơi bày cảm xúc thật.
Chỉ đến khi nàng phải vào viện vì bị nhiễm virus và dũng cảm trốn thoát biệt tăm. Chỉ đến khi nàng gửi cho Humbert lá thư với một tin tức rằng nàng đã tìm được tình yêu của đời mình và đang mang thai. Trái tim Humbert mới phẳng im như tờ. Rõ ràng tình yêu bệnh hoạn của hắn đang bị chối bỏ.
Humbert mong muốn dẫn Lo của hắn đi nhưng nàng không đồng ý, dù phải chịu đựng Quilty hành hạ. Cuối cùng Humbert đưa $4000 cho Lo trang trải cuộc sống, giết Quilty rồi vào tù. Ông chết do nghẽn động mạch vàng trong tù ngày 16 tháng 11 năm 1950. Lolita cũng sinh con cùng năm đó.
Bỏ sau những câu cảm thán mà Humbert luôn thốt lên khi nói về Lolita như “Ôi Dolly!” hay “Chúa ơi, Lo” hay những trằn trọc suy tư giấu kín sau vẻ ngoài đĩnh đạc trung niên, ta vẫn thấy Humbert hiện lên với sự khốn khổ và khốn nạn khôn cùng vì đến chết vẫn nghĩ về “Lolita”. Mọi nút thắt đều được tác giá sắp xếp và đẩy đến cao trào, bùng nổ dữ dội gây ám ảnh tâm trí người đọc.
Lolita – Địa hạt tiểu thuyết khó tiếp cận
Không thể phủ nhận một điều là Lolita không viết để tôn vinh hay ca ngợi những cảm xúc bệnh hoạn của gã đàn ông lớn tuổi bị ám ảnh tình dục với cô bé mười hai tuổi Dolores Haze. Humbert Humbert vẫn là một người đàn ông trung niên gớm ghiếc, bỉ ổi với những suy nghĩ sa đọa. Dù Nabokov đã cố nêu ra những nỗi đau khổ ẩn sau sự suy đọa đạo đức. Nhưng chẳng một ai có thể thông cảm nỗi cho Humbert Humbert.
Lolita viết về một thực trạng luôn tồn tại trong cuộc sống. Mọi tội ác sẽ xảy ra khi mà những đứa con trở nên ngang ngạnh, những người mẹ trở nên ích kỷ, những người đàn ông đạo mạo quỷ ám, hổn hển sống vờn vây bên cạnh gia đình. Đọc xong Lolita, nhiều độc giả có thể sẽ lại thầm ước, giá như xã hội có sự quan tâm đúng mực hơn về việc giáo dục con cái họ và xây dựng nên hệ thống giáo dục kiện toàn hơn bảo vệ những đứa trẻ thiên thần bé bỏng của chúng ta!
Vladimir Nabokov đang viết về một câu chuyện đi ngược ý thích dư luận, thậm chí như đi trên cọng dây leo qua thung lũng, chỉ cần một chút thừa thãi hoặc thiếu sót thì Lolita chỉ là cuốn sách tàn tạ đáng để vứt đi.
Thế nhưng công tâm mà xét, ở địa hạt tiểu thuyết, Nabokov đã sử dụng vô số phương ngữ, lối chơi chữ nhiều ngôn ngữ cùng một lúc, liên tưởng đa nghĩa, nghĩa lồng trong nghĩa bịa chữ và vô số kiến thức văn học, triết học và sử học núp bóng ẩn dụ,…để miêu tả trọn vẹn tình yêu ngang trái của gã đàn ông trung niên bệnh hoạn và “con đĩ non” đầy kì lạ trên. Dĩ nhiên, chỉ đến khi đọc “Pnin” – một tiểu thuyết khác của Nabokov, ngôn ngữ văn chương của ông mới được công nhận là sáng tạo, đẹp đẽ và ma thuật làm sao.
Cũng như Nabokov đã tiết lộ: “Lolita được sáng tác giống như sáng tác một ván cờ thế tuyệt đẹp – cấu trúc của nó đồng thời lại là lời giải, bởi vì cái này là chiếc gương phản chiếu cho cái kia, tùy thuộc vào cách nhìn của độc giả”.
Rõ ràng, để đọc cho tròn vẹn Lolita không hề dễ dàng. Nó quả thực là ván cờ thử thách trí não độc giả ngàn đời. Nếu bạn đang còn trẻ xin đừng đọc vội. Hãy chờ đến khi kiến thức phong phú, góc nhìn đa dạng, nghiệm giải cuộc đời đầy đủ, lúc đó hãy thưởng thức cũng không muộn.
Bởi Lolita sẽ không khiến bạn bật dậy háo hức xem luôn trang cuối cùng như tìm thấy một mục tiêu ngắn hạn, mà ắt hẳn bạn sẽ phải trăn trở, thổn thức về nó không ít đêm thậm trí căng não cả đời để thẩm thấu chỉ một câu chữ.
Nabokov không phải là nhà văn đầu tiên bị quay lưng vì tác phẩm của mình mang yếu tố nhục dục. Kawabata với “Người đẹp ngủ mê” hay Gabriel Garcia Márquez với Hồi Ức Về Những Cô Gái Điếm Buồn Của Tôi đều có những bước đi lận đận trên con đường đến với độc giả.
Trước khi đọc Lolita của Vladimir Nabokov, mỗi người hãy tự xác định rõ cho mình một điểm nhìn thỏa đáng. Bạn đang nhìn nó ở góc nhìn là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Vladimir Nabokov – “Vua tiểu thuyết văn chương đương đại” hay một hồ sơ bệnh án về gã trung niên Humbert Humbert cống hiến tư liệu cho y học tâm thần, hay một cuốn sách đáng bị lên án, phê phán về một tội ác mang tên ấu dâm?!
Lolita : Tình yêu quỷ ám, rực cháy và rỉ sét – Một tác phẩm điên rồ của Vladimir Nabokov
Lolita của Vladimir Nabokov là một trong những kiệt tác điên rồ, gây tranh cãi nhưng vĩnh cữu duy nhất trên thế giới khi miêu tả chân thực mà tinh tế về sự hiện diện của một thứ tình yêu luôn sống trong bóng tối, mịt mù phía sau những cảm xúc đê hèn, quỷ ám của một gã đàn ông trung niên
Tác phẩm Lolita ra đời vào năm 1955 bằng bản tiếng Anh trước khi được chuyển ngữ sang tiếng Nga theo mong mỏi của tác giả. Chính Vladimir Nabokov với tư cách là nhà văn Mỹ gốc Nga, đến tận cuối đời ông vẫn hằng mong tìm về quê hương thân thuộc của mình qua từng con chữ – những đứa con tinh thần luôn gần gũi tác giả hơn nửa thế kỉ.
Những nhà văn cùng thời kể về Nabokov như một nhà phê bình văn chương tiếng tăm và uy tín bậc nhất thời bấy giờ bởi sự thẩm định tài tình và kiến thức uyên bác của ông. Nabokov không do dự khi trở thành người vinh danh những tác phẩm giá trị đã bị chôn vùi trong phỉ nhổ, phê phán và tẩy chay kịch liệt của đương thời.
Nhưng không ngờ, chính ông lại trở thành nhà văn hứng chịu nhiều nhất sự khinh khi, hạch sách, “hỉ hả” của người đời khi quyết định cho ra đời cuốn sách Lolita này. Cuốn sách từng bị xem là “thô tục, bẩn thỉu, loạn luân”.
“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, đến bước thứ ba khẽ đập vào răng. Lo. Li. Ta. Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”
Lolita giống như “Ulysses” của James Joyce hay “Vụ án” của Franz Kafka, “Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust,… đều là những “kiệt tác điên rồ” khiến các giáo sư hàng đầu thế giới phải vắt óc tìm cho ra được ý nghĩa thực sự sau từng con chữ.
Bởi không dễ dàng để tiếp thu những con chữ ma thuật trong Lolita . Từ hơi hướm văn xuôi lạ lùng, độc đáo đến câu chuyện về Humbert Humbert – giáo sư văn chương ở Paris – 35 tuổi đem lòng say mê con gái bà chủ nhà trọ mười hai tuổi tên Dolores haze và chấp nhận lấy mẹ cô bé để gần gũi hơn với “tiểu nữ thần”
Lolita viết về thứ Tình cảm trần trụi, dị dạng nhưng chung thủy tột cùng
Có ba loại nhân vật được Nabokov miêu tả, chăm sóc tỉ mỉ chân dung tâm hồn. Đồng thời, họ cũng đại diện cho ba dạng người trong lòng xã hội xô bồ và vội vã này.
Một Humbert Humbert – giáo sư văn chương ở Paris. Dù ở với vợ nhưng ông luôn nghĩ đến những cô gái 12,13 tuổi như thiên đường đã mất với mình – Annabel bạn lúc nhỏ đã chết vì bị bệnh hiểm nghèo. Dù đến khi vợ bỏ đi với người khác, Humbert vẫn dửng dưng, lạnh nhạt, thậm chí là ngạc nhiên vì sao vợ ông ta lại có sức hút với người khác phái. Chỉ đến khi đến Mỹ giảng dạy, ông mới đem lòng yêu con gái 12 tuổi của bà chủ quán trọ từ cái nhìn đầu tiên và lấy bà để gần gũi hơn với cô bé trong mê cuồng, khoái cảm bệnh hoạn.
Một Charlotte Haze – mẹ của Lolita ích kỷ yêu Humbert. Chỉ đến khi, đọc được những dòng nhật kí loạn luân, suy đồi đạo đức của hắn ta đối với con gái mình, bà mới hoang mang đi ra đường rồi bị xe cán chết với bức thư chưa kịp gửi con gai đang ở trong trại hè.
Một Lolita tươi tắn, rạng rỡ nhưng cực kì ngang ngạnh, dù bị Humbert “bắt cóc” đi cùng hắn qua bao nhiêu thành phố, cùng nhau làm tình, bị hắn ví von như thiên đường có bầu trời rực lửa của địa ngục vẫn ngông nhênh, không thèm phơi bày cảm xúc thật.
Chỉ đến khi nàng phải vào viện vì bị nhiễm virus và dũng cảm trốn thoát biệt tăm. Chỉ đến khi nàng gửi cho Humbert lá thư với một tin tức rằng nàng đã tìm được tình yêu của đời mình và đang mang thai. Trái tim Humbert mới phẳng im như tờ. Rõ ràng tình yêu bệnh hoạn của hắn đang bị chối bỏ.
Humbert mong muốn dẫn Lo của hắn đi nhưng nàng không đồng ý, dù phải chịu đựng Quilty hành hạ. Cuối cùng Humbert đưa $4000 cho Lo trang trải cuộc sống, giết Quilty rồi vào tù. Ông chết do nghẽn động mạch vàng trong tù ngày 16 tháng 11 năm 1950. Lolita cũng sinh con cùng năm đó.
Bỏ sau những câu cảm thán mà Humbert luôn thốt lên khi nói về Lolita như “Ôi Dolly!” hay “Chúa ơi, Lo” hay những trằn trọc suy tư giấu kín sau vẻ ngoài đĩnh đạc trung niên, ta vẫn thấy Humbert hiện lên với sự khốn khổ và khốn nạn khôn cùng vì đến chết vẫn nghĩ về “Lolita”. Mọi nút thắt đều được tác giá sắp xếp và đẩy đến cao trào, bùng nổ dữ dội gây ám ảnh tâm trí người đọc.
Lolita – Địa hạt tiểu thuyết khó tiếp cận
Không thể phủ nhận một điều là Lolita không viết để tôn vinh hay ca ngợi những cảm xúc bệnh hoạn của gã đàn ông lớn tuổi bị ám ảnh tình dục với cô bé mười hai tuổi Dolores Haze. Humbert Humbert vẫn là một người đàn ông trung niên gớm ghiếc, bỉ ổi với những suy nghĩ sa đọa. Dù Nabokov đã cố nêu ra những nỗi đau khổ ẩn sau sự suy đọa đạo đức. Nhưng chẳng một ai có thể thông cảm nỗi cho Humbert Humbert.
Lolita viết về một thực trạng luôn tồn tại trong cuộc sống. Mọi tội ác sẽ xảy ra khi mà những đứa con trở nên ngang ngạnh, những người mẹ trở nên ích kỷ, những người đàn ông đạo mạo quỷ ám, hổn hển sống vờn vây bên cạnh gia đình. Đọc xong Lolita, nhiều độc giả có thể sẽ lại thầm ước, giá như xã hội có sự quan tâm đúng mực hơn về việc giáo dục con cái họ và xây dựng nên hệ thống giáo dục kiện toàn hơn bảo vệ những đứa trẻ thiên thần bé bỏng của chúng ta!
Vladimir Nabokov đang viết về một câu chuyện đi ngược ý thích dư luận, thậm chí như đi trên cọng dây leo qua thung lũng, chỉ cần một chút thừa thãi hoặc thiếu sót thì Lolita chỉ là cuốn sách tàn tạ đáng để vứt đi.
Thế nhưng công tâm mà xét, ở địa hạt tiểu thuyết, Nabokov đã sử dụng vô số phương ngữ, lối chơi chữ nhiều ngôn ngữ cùng một lúc, liên tưởng đa nghĩa, nghĩa lồng trong nghĩa bịa chữ và vô số kiến thức văn học, triết học và sử học núp bóng ẩn dụ,…để miêu tả trọn vẹn tình yêu ngang trái của gã đàn ông trung niên bệnh hoạn và “con đĩ non” đầy kì lạ trên. Dĩ nhiên, chỉ đến khi đọc “Pnin” – một tiểu thuyết khác của Nabokov, ngôn ngữ văn chương của ông mới được công nhận là sáng tạo, đẹp đẽ và ma thuật làm sao.
Cũng như Nabokov đã tiết lộ: “Lolita được sáng tác giống như sáng tác một ván cờ thế tuyệt đẹp – cấu trúc của nó đồng thời lại là lời giải, bởi vì cái này là chiếc gương phản chiếu cho cái kia, tùy thuộc vào cách nhìn của độc giả”.
Rõ ràng, để đọc cho tròn vẹn Lolita không hề dễ dàng. Nó quả thực là ván cờ thử thách trí não độc giả ngàn đời. Nếu bạn đang còn trẻ xin đừng đọc vội. Hãy chờ đến khi kiến thức phong phú, góc nhìn đa dạng, nghiệm giải cuộc đời đầy đủ, lúc đó hãy thưởng thức cũng không muộn.
Bởi Lolita sẽ không khiến bạn bật dậy háo hức xem luôn trang cuối cùng như tìm thấy một mục tiêu ngắn hạn, mà ắt hẳn bạn sẽ phải trăn trở, thổn thức về nó không ít đêm thậm trí căng não cả đời để thẩm thấu chỉ một câu chữ.
Nabokov không phải là nhà văn đầu tiên bị quay lưng vì tác phẩm của mình mang yếu tố nhục dục. Kawabata với “Người đẹp ngủ mê” hay Gabriel Garcia Márquez với Hồi Ức Về Những Cô Gái Điếm Buồn Của Tôi đều có những bước đi lận đận trên con đường đến với độc giả.
Trước khi đọc Lolita của Vladimir Nabokov, mỗi người hãy tự xác định rõ cho mình một điểm nhìn thỏa đáng. Bạn đang nhìn nó ở góc nhìn là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Vladimir Nabokov – “Vua tiểu thuyết văn chương đương đại” hay một hồ sơ bệnh án về gã trung niên Humbert Humbert cống hiến tư liệu cho y học tâm thần, hay một cuốn sách đáng bị lên án, phê phán về một tội ác mang tên ấu dâm?!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Review tiểu thuyết Lolita - Vladimir Nabokov
Reader.com
“Lolita” là một tác phẩm kinh điển, là một quyển sách từng gây tranh cãi đến mức khiến giới văn học dấy lên những luồn ý kiến tranh cãi gay gắn. Có thể nói rằng đây là một cuốn sách phức tạp và đầy cuốn hút và tất nhiên chỉ đối với những con người có thể bỏ qua những lề thói đạo đức hàng ngày để thưởng thức nó.
1.Giới thiệu tác giả
Vladimir Nabokov sinh ra ở Sankt-Peterburg trong một gia đình quý tộc giàu có và lâu đời. Ông nội và ba đều làm trong lĩnh vực chính trị và mẹ là con gái của một dòng dõi quý tộc. Mặc dù vậy, Vladimir Nabokov là người hờ hững với chính trị. Tuổi nhỏ Nabokov thích sưu tập tem và nghiên cứu cuộc sống các loài bướm. Năm 1927 ông cưới vợ và viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên. Từ năm 1927 đến 1937 ông đã viết 8 tiểu thuyết bằng tiếng Nga.
Chân dung tác giả Vladimir Nabokov
Sau khi gia đình sang Mỹ, Nabokov đã chuyển sang sáng tác bằng tiếng Anh. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng thế giới, trong đó, tiểu thuyết “Lolita” được quay thành nhiều bộ phim nổi tiếng.
2.Giới thiệu tác phẩm
Tiểu thuyết “Lolita” được viết bằng tiếng Anh và được xuất bản vào năm 1955 ở Paris. Sau đó được chính tác giả dịch ra tiếng Nga và được xuất bản vaò năm 1967 ở New York. Tiểu thuyết nổi tiếng cả ở phong cách mới lạ lẫn nội dung. Đã và đang còn rất nhiều ý kiến trái chiều về nội dung, nhiều vấn đề được bàn cãi, nhất là về vấn đề đạo đức do nhân vật chính của tiểu thuyết tên Humbert Humbert, một người khá lớn tuổi luôn mang trong mình sự ám ảnh về tình dục với một cô bé 12 tuổi tên Dolores Haze.
Cuốn tiểu thuyết Lolita
3.Tóm tắt nội dung và review tiểu thuyết “Lolita”
Sách được viết dưới góc nhìn của nhân vật Humbert Humbert – là một học giả, nhà thẩm mỹ và còn là một nhà văn lãng mạn, trạc 35 tuổi và đẹp trai. Tuy sinh sống cùng vợ nhưng Humbert không hề có hứng thú tình dục với vợ mà luôn thầm tơ tưởng đến những cô gái 12,13 tuổi để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Sau đó, vợ Humbert bỏ theo một người đàn ông khác và ông được mời sang Mỹ giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England.
Tại đây ông đã bất đắc dĩ cưới bà chủ trọ Charlotte Haze để được gần gũi với con gái của bà ta tên là Dolores Haze (mà ông ta gọi là Lolita), cô bé chỉ mới 12 tuổi. Hàng ngày ông đều ghi vào nhật ký những cảm xúc dạt dào với đứa con riêng của vợ đang ở tuổi dậy thì. Đến một ngày, vợ ông phát hiện ra bí mật khủng khiếp này và đã bị xe cán chết trong trạng thái hoang mang tột độ khi trên đường ra bưu điện gửi thư cho con gái ở trại hè.
Mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi mẹ của Lolita qua đời. Và tiếp đó là chuỗi ngày hai người chìm đắm trong men say đắm của tình yêu và dục vọng, rong ruổi khắp các nhà nghỉ trên những cung đường mà họ đi qua. Vào một ngày mưa, Lolita ra đi với toàn bộ số tiền ăn trộm từ Humbert rồi bỏ đi theo một người đàn ông khác với những hứa hẹn ảo tưởng về tương lai. Sau đó rất lâu, Humbert đã gặp lại Lolita, nhưng giờ đây cô đã lập gia đình với một thanh niên nghèo, đang mang thai và cơ thể tàn tạ vì suy dinh dưỡng,…Nhà văn Nabokov kết thúc tác phẩm bằng sự ra đi của giáo sư Humbert do nghẽn động mạch vành trong tù và Lolita khi sinh con vì cơ thể ốm yếu.
Tóm tắt nội dung và review tiểu thuyết “Lolita” - Câu nói hay từ Tiểu thuyết Lolita
“Lolita” như một lời thú tội khẩn thiết, được thuật lại bằng lời của Humbert – nhân vật chính của câu chuyện, một gã đàn ông trung niên xuất thân từ lục địa già, đã bảo vệ xong luận án Tiến sĩ, thường xuyên có bài viết được đăng tải trên các tờ báo khoa học, được các trường đại học mời về giảng dạy, thừa kế một khoản tiền kếch xù từ một người họ hàng ở Mỹ. Nhưng chẳng mất ai biết được rằng ông ta mắc chứng say mê các “Tiểu nữ thần”, cái chứng bệnh tội lỗi mà Humbert phải cố gắng đè nén hàng ngày, nhưng càng đè nén thì lại càng phồng rộp lên, nhức nhối.
Còn với Lolita, Humbert là một chỗ dựa tinh thần trong quãng đời nổi loạn, bất cần nhất. Một người đàn ông luôn chấp nhận những trò nghịch ngợm, những cử chỉ xấu xa mà cô bày ra. Nhưng tệ thay, trái tim của cô không chấp nhận bị ràng buộc, tình yêu mà Humbert trao cho cô giống như một gánh nặng mà cô bé 12 tuổi không thể nào hiểu hết được. Cô muốn được phóng khoáng, muốn sở hữu nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Cả Lolita và Humbert đều là những linh hồn tội nghiệp. Họ sở hữu hoài bão về một tình yêu nồng cháy nhưng ý chí lại rẽ hai lối khác nhau. Một kẻ muốn ràng buộc người còn lại vào tình yêu ích kỉ, một người lại muốn tìm kiếm những phóng khoáng và tự do. Cái giả phải trả là những lầm lạc, khổ đau dằn vặt họ trong suốt quãng đời còn lại.
Quả thực đây là một tác phẩm nặng ký. Nặng ký ở vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả về ngôn ngữ, về thi ca, về khoa học, về đạo lý. Và nó còn nặng ký ở tư tưởng: đây là một trong 10 tác phẩm văn học gây tranh cãi lớn nhất trên thế giới, bị cấm xuất bản ở nhiều nước. Vậy nên về nội dung của tác phẩm được bàn cãi rất nhiều về mặt đạo đức, thậm chí còn được cho là ghê tởm, bệnh hoạn. Nhưng những ý kiến đó vẫn không thể chối bỏ được sự khéo léo của tác phẩm về mặt văn chương.
Tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ là và phong phú, dường như ông rất thích chơi chữ. Lối chơi chữ nhiều ngôn ngữ cùng một lúc, liên tưởng đa nghĩa, nghĩa lồng trong nghĩa bịa chữ và vô số kiến thức văn học, triết học và sử học núp bóng ẩn dụ,…để miêu tả trọn vẹn tình yêu ngang trái của gã đàn ông trung niên bệnh hoạn và “tiểu nữ thần” đầy kì lạ. Trong lúc đọc sách, sẽ xuất hiện những từ nên tra từ điển, nhưng độc giả vẫn không thể rời khỏi câu chuyện. Về mặt kĩ thuật, tác giả sử dụng ngôn ngữ khéo léo, thông minh và sự tài tình.
“Lolita” là tác phẩm thể hiện sự xung đột giữa hai giá trị: đạo đức và cái đẹp. Muốn hưởng thụ cái đẹp thì phải từ bỏ đạo đức. Muốn giữ lấy đạo đức thì phải từ biệt cái đẹp. Cô bé Lolita chính là biểu tượng của cái đẹp, một cái đẹp mang tính xuất chúng, “yêu tinh”, và Humbert chính là điển hình của một con người phàm trần đáng thương, đã từ bỏ đạo đức và thiêu rụi cả tâm hồn mình để hưởng thụ cái đẹp lộng lẫy nhất đời của ông – Lolita.
Review tiểu thuyết “Lolita”
“Lolita” viết về một thực trạng luôn tồn tại trong cuộc sống này. Mọi tội ác sẽ xảy ra khi mà những đứa con trở nên ngang ngạnh, những người mẹ trở nên ích kỷ, những người đàn ông đạo mạo quỷ ám, hổn hển sống vờn vây bên cạnh gia đình. Sau khi đọc “Lolita”, chắc hẳn sẽ có nhiều độc giả có thể sẽ lại thầm ước, giá như xã hội có sự quan tâm đúng mực hơn về việc giáo dục con cái họ và xây dựng nên hệ thống giáo dục kiện toàn hơn để bảo vệ những đứa trẻ thiên thần bé bỏng.
Mặc dù gây tranh cãi rất kịch liệt nhưng không thể phủ nhận “Lolita” là một tác phẩm rất tuyệt vời. Nếu bạn muốn tìm đến cuốn sách này, nếu bạn muốn tìm đến “Lolita”, hãy chắc chắn rằng bạn đã có đủ dũng khí. “Lolita” quả thực nhiều hơn thế, nhiều hơn hẳn lời đồn về một câu chuyện ấu dâm. Cuốn tiểu thuyết sẽ xoáy sâu vào tâm hồn bạn, sẽ làm bạn hứng thú như đang chơi trò tìm trứng Phục Sinh, rồi sẽ làm bạn phải ngỡ ngàng lặng thinh trước những trái trái bí ẩn mà bạn tìm được.
Reader.com
“Lolita” là một tác phẩm kinh điển, là một quyển sách từng gây tranh cãi đến mức khiến giới văn học dấy lên những luồn ý kiến tranh cãi gay gắn. Có thể nói rằng đây là một cuốn sách phức tạp và đầy cuốn hút và tất nhiên chỉ đối với những con người có thể bỏ qua những lề thói đạo đức hàng ngày để thưởng thức nó.
1.Giới thiệu tác giả
Vladimir Nabokov sinh ra ở Sankt-Peterburg trong một gia đình quý tộc giàu có và lâu đời. Ông nội và ba đều làm trong lĩnh vực chính trị và mẹ là con gái của một dòng dõi quý tộc. Mặc dù vậy, Vladimir Nabokov là người hờ hững với chính trị. Tuổi nhỏ Nabokov thích sưu tập tem và nghiên cứu cuộc sống các loài bướm. Năm 1927 ông cưới vợ và viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên. Từ năm 1927 đến 1937 ông đã viết 8 tiểu thuyết bằng tiếng Nga.
Chân dung tác giả Vladimir Nabokov
Sau khi gia đình sang Mỹ, Nabokov đã chuyển sang sáng tác bằng tiếng Anh. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng thế giới, trong đó, tiểu thuyết “Lolita” được quay thành nhiều bộ phim nổi tiếng.
2.Giới thiệu tác phẩm
Tiểu thuyết “Lolita” được viết bằng tiếng Anh và được xuất bản vào năm 1955 ở Paris. Sau đó được chính tác giả dịch ra tiếng Nga và được xuất bản vaò năm 1967 ở New York. Tiểu thuyết nổi tiếng cả ở phong cách mới lạ lẫn nội dung. Đã và đang còn rất nhiều ý kiến trái chiều về nội dung, nhiều vấn đề được bàn cãi, nhất là về vấn đề đạo đức do nhân vật chính của tiểu thuyết tên Humbert Humbert, một người khá lớn tuổi luôn mang trong mình sự ám ảnh về tình dục với một cô bé 12 tuổi tên Dolores Haze.
Cuốn tiểu thuyết Lolita
3.Tóm tắt nội dung và review tiểu thuyết “Lolita”
Sách được viết dưới góc nhìn của nhân vật Humbert Humbert – là một học giả, nhà thẩm mỹ và còn là một nhà văn lãng mạn, trạc 35 tuổi và đẹp trai. Tuy sinh sống cùng vợ nhưng Humbert không hề có hứng thú tình dục với vợ mà luôn thầm tơ tưởng đến những cô gái 12,13 tuổi để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Sau đó, vợ Humbert bỏ theo một người đàn ông khác và ông được mời sang Mỹ giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England.
Tại đây ông đã bất đắc dĩ cưới bà chủ trọ Charlotte Haze để được gần gũi với con gái của bà ta tên là Dolores Haze (mà ông ta gọi là Lolita), cô bé chỉ mới 12 tuổi. Hàng ngày ông đều ghi vào nhật ký những cảm xúc dạt dào với đứa con riêng của vợ đang ở tuổi dậy thì. Đến một ngày, vợ ông phát hiện ra bí mật khủng khiếp này và đã bị xe cán chết trong trạng thái hoang mang tột độ khi trên đường ra bưu điện gửi thư cho con gái ở trại hè.
Mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi mẹ của Lolita qua đời. Và tiếp đó là chuỗi ngày hai người chìm đắm trong men say đắm của tình yêu và dục vọng, rong ruổi khắp các nhà nghỉ trên những cung đường mà họ đi qua. Vào một ngày mưa, Lolita ra đi với toàn bộ số tiền ăn trộm từ Humbert rồi bỏ đi theo một người đàn ông khác với những hứa hẹn ảo tưởng về tương lai. Sau đó rất lâu, Humbert đã gặp lại Lolita, nhưng giờ đây cô đã lập gia đình với một thanh niên nghèo, đang mang thai và cơ thể tàn tạ vì suy dinh dưỡng,…Nhà văn Nabokov kết thúc tác phẩm bằng sự ra đi của giáo sư Humbert do nghẽn động mạch vành trong tù và Lolita khi sinh con vì cơ thể ốm yếu.
Tóm tắt nội dung và review tiểu thuyết “Lolita” - Câu nói hay từ Tiểu thuyết Lolita
“Lolita” như một lời thú tội khẩn thiết, được thuật lại bằng lời của Humbert – nhân vật chính của câu chuyện, một gã đàn ông trung niên xuất thân từ lục địa già, đã bảo vệ xong luận án Tiến sĩ, thường xuyên có bài viết được đăng tải trên các tờ báo khoa học, được các trường đại học mời về giảng dạy, thừa kế một khoản tiền kếch xù từ một người họ hàng ở Mỹ. Nhưng chẳng mất ai biết được rằng ông ta mắc chứng say mê các “Tiểu nữ thần”, cái chứng bệnh tội lỗi mà Humbert phải cố gắng đè nén hàng ngày, nhưng càng đè nén thì lại càng phồng rộp lên, nhức nhối.
Còn với Lolita, Humbert là một chỗ dựa tinh thần trong quãng đời nổi loạn, bất cần nhất. Một người đàn ông luôn chấp nhận những trò nghịch ngợm, những cử chỉ xấu xa mà cô bày ra. Nhưng tệ thay, trái tim của cô không chấp nhận bị ràng buộc, tình yêu mà Humbert trao cho cô giống như một gánh nặng mà cô bé 12 tuổi không thể nào hiểu hết được. Cô muốn được phóng khoáng, muốn sở hữu nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Cả Lolita và Humbert đều là những linh hồn tội nghiệp. Họ sở hữu hoài bão về một tình yêu nồng cháy nhưng ý chí lại rẽ hai lối khác nhau. Một kẻ muốn ràng buộc người còn lại vào tình yêu ích kỉ, một người lại muốn tìm kiếm những phóng khoáng và tự do. Cái giả phải trả là những lầm lạc, khổ đau dằn vặt họ trong suốt quãng đời còn lại.
Quả thực đây là một tác phẩm nặng ký. Nặng ký ở vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả về ngôn ngữ, về thi ca, về khoa học, về đạo lý. Và nó còn nặng ký ở tư tưởng: đây là một trong 10 tác phẩm văn học gây tranh cãi lớn nhất trên thế giới, bị cấm xuất bản ở nhiều nước. Vậy nên về nội dung của tác phẩm được bàn cãi rất nhiều về mặt đạo đức, thậm chí còn được cho là ghê tởm, bệnh hoạn. Nhưng những ý kiến đó vẫn không thể chối bỏ được sự khéo léo của tác phẩm về mặt văn chương.
Tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ là và phong phú, dường như ông rất thích chơi chữ. Lối chơi chữ nhiều ngôn ngữ cùng một lúc, liên tưởng đa nghĩa, nghĩa lồng trong nghĩa bịa chữ và vô số kiến thức văn học, triết học và sử học núp bóng ẩn dụ,…để miêu tả trọn vẹn tình yêu ngang trái của gã đàn ông trung niên bệnh hoạn và “tiểu nữ thần” đầy kì lạ. Trong lúc đọc sách, sẽ xuất hiện những từ nên tra từ điển, nhưng độc giả vẫn không thể rời khỏi câu chuyện. Về mặt kĩ thuật, tác giả sử dụng ngôn ngữ khéo léo, thông minh và sự tài tình.
“Lolita” là tác phẩm thể hiện sự xung đột giữa hai giá trị: đạo đức và cái đẹp. Muốn hưởng thụ cái đẹp thì phải từ bỏ đạo đức. Muốn giữ lấy đạo đức thì phải từ biệt cái đẹp. Cô bé Lolita chính là biểu tượng của cái đẹp, một cái đẹp mang tính xuất chúng, “yêu tinh”, và Humbert chính là điển hình của một con người phàm trần đáng thương, đã từ bỏ đạo đức và thiêu rụi cả tâm hồn mình để hưởng thụ cái đẹp lộng lẫy nhất đời của ông – Lolita.
Review tiểu thuyết “Lolita”
“Lolita” viết về một thực trạng luôn tồn tại trong cuộc sống này. Mọi tội ác sẽ xảy ra khi mà những đứa con trở nên ngang ngạnh, những người mẹ trở nên ích kỷ, những người đàn ông đạo mạo quỷ ám, hổn hển sống vờn vây bên cạnh gia đình. Sau khi đọc “Lolita”, chắc hẳn sẽ có nhiều độc giả có thể sẽ lại thầm ước, giá như xã hội có sự quan tâm đúng mực hơn về việc giáo dục con cái họ và xây dựng nên hệ thống giáo dục kiện toàn hơn để bảo vệ những đứa trẻ thiên thần bé bỏng.
Mặc dù gây tranh cãi rất kịch liệt nhưng không thể phủ nhận “Lolita” là một tác phẩm rất tuyệt vời. Nếu bạn muốn tìm đến cuốn sách này, nếu bạn muốn tìm đến “Lolita”, hãy chắc chắn rằng bạn đã có đủ dũng khí. “Lolita” quả thực nhiều hơn thế, nhiều hơn hẳn lời đồn về một câu chuyện ấu dâm. Cuốn tiểu thuyết sẽ xoáy sâu vào tâm hồn bạn, sẽ làm bạn hứng thú như đang chơi trò tìm trứng Phục Sinh, rồi sẽ làm bạn phải ngỡ ngàng lặng thinh trước những trái trái bí ẩn mà bạn tìm được.
Last edited by LDN on Sun Nov 27, 2022 3:21 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Hân Bùi
Hân Bùi@Viện Sách
Ybox
[Bookademy] Review Sách “Lolita” - Vladimir Vladimirovich Nabokov-
Một Bản Ngã Dị Biệt Của Tình Yêu
Lolita…Lolita…Ánh sáng của đời tôi
Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất…
Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola.
Ở trường học, em là Dolly.
Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores.
Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita…
Lolita…
Lolita là một trong những cuốn sách nằm trong top list sách kinh điển của thế giới được chắp bút bởi nhà văn Vladimir Vladimirovich Nabokov, viết về chuyện tình ngang trái giữa giáo sư ngành văn chương Humbert với nỗi ám ảnh về bóng hình cô bé 12 tuổi Dolores Haze.
Đối với Humbert, Lolita là một tín ngưỡng tình yêu mà ông sẵn sàng dành trọn cuộc đời để đeo đuổi. Ông đã yêu cô bé ngay khoảnh khắc bắt gặp em nằm đọc sách, người ướt sũng dưới những tia nước từ vòi tưới cây trong sân vườn nhà cô, nơi ông thuê trọ. Hình ảnh đó như phát ra ánh sáng màu bàng bạc bao phủ cô bé với nụ cười ngây thơ, bím tóc dày và bộ niềng răng lấp lánh, in đi in lại trong trí nhớ của vị giáo sư, bắt ông suy nghĩ và tình yêu dành cho cô ngày một sâu đậm.
Mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn khi mẹ của Dolores qua đời, do phát hiện những lá thư trao tay của Humbert và cô bé trong thời gian bà bắt Dolores đi học vì ganh ghét tình cảm mà Humbert dành cho Lo, bà lao ra đường rồi gặp tai nạn thảm khốc. Và tiếp đó là chuỗi ngày hai người chìm đắm trong men say đắm của tình yêu và dục vọng, rong ruổi khắp các nhà nghỉ trên những cung đường mà họ đi qua. Humbert trao trọn bản ngã con người ông cho Lolita với những xúc cảm mãnh liệt nhất, những rung động chân thành nhất của người đàn ông nhưng với một cô bé 12 tuổi, mới lạ là những gì cô mong muốn, mọi đứa trẻ đều bị mê hoặc bởi những giấc mơ huyền ảo. Vào một ngày mưa, Lo ra đi với toàn bộ số tiền ăn trộm từ Humbert rồi bỏ đi theo một người đàn ông khác với những hứa hẹn ảo vọng về tương lai. Trái tim vị giáo sư già tan vỡ và đau đớn đến tuyệt vọng, ông điên cuồng lao vào tìm kiếm lại thiên thần bé nhỏ của mình. Ông đã yêu Lo bằng toàn bộ linh hồn và lương tri của mình để đổi lại sự nhẫn tâm, lạnh nhạt…
Khi tâm hồn ông đang dần héo úa, cơ thể gần như kiệt quệ thì một bức thư từ Lo gửi đến, cô nói cô nhớ ông, cô cần ông…
Lo của ông giờ đây không còn là cô bé mặc váy ngắn, tóc vàng thắt bím dày, nụ cười thơ ngây pha chút tinh quái, nụ cười đã từng quyến rũ ông đến điên cuồng…
Cô đã lập gia đình với một thanh niên nghèo, đang mang thai và cơ thể tàn tạ vì suy dinh dưỡng…Cô đi theo gã đàn ông năm xưa, bị gã lừa gạt, cô bỏ trốn, lang bạt rồi gặp anh chàng này. Ông cầu xin cô hãy đi theo ông, để ông được chăm sóc và yêu thương, Lo chỉ lặng lẽ lắc đầu…cô chỉ cần tiền của ông để sống sót qua những ngày nghèo đói trước mắt.
Bằng toàn bộ sức lực còn sót lại, ông tìm đến kẻ đã biến cuộc đời Lo thành rẻ rúng, kết liễu gã bằng những phát súng đanh thép nhất…
Nhà văn V. V. Nabokov kết lại tác phẩm bằng sự ra đi của hai nhân vật chính. Giáo sư Humbert chết trong tù, cùng ngày với Lo khi cô hạ sinh đứa con, do cơ thể quá ốm yếu, cô ra đi trên bàn mổ…kết thúc mối tình nghiệt ngã giữa hai con người từng đồng điệu trong linh hồn, buông bỏ nhau vì ôm những ước vọng mà bản thân không bao giờ với tới…
Lolita – Vươn lên khỏi mọi dung tục của cuộc đời
Đối với một số độc giả khó tính, Lolita có thể là một tác phẩm mang hơi hướng quá nặng nề về xu hướng tình dục lệch lạc giữa một người đàn ông trung niên với một cô bé có tuổi đời còn quá trẻ. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ nhân văn, đây là một câu chuyện rất “đời”…
Vì sao lại “đời” ? Bởi cuộc sống đâu phải lúc nào cũng tuân theo một định luật rõ ràng và tác phẩm này là một ví dụ kinh điển. Hai con người ấy, một già một trẻ, họ đến với nhau bằng những xúc cảm nồng cháy nhất, cho đi những điều có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà họ từng trao đi, và đó cũng là tháng ngày họ là những con người tuyệt vời nhất.
Ngày giáo sư Humbert gặp Lo, cô là cô bé xinh đẹp nhất ông từng thấy trong đời. Nụ cười tinh ranh, cử chỉ phóng khoáng đã quyến rũ trái tim ông bằng những cảm xúc thật tự nhiên. Cô bé đáng yêu với chân váy ngắn, mái tóc vàng và hàm răng được niềng bằng kim loại lấp lánh đã thu hút ánh nhìn và mọi giác quan của vị giáo sư.
Với Lo, Humbert là chỗ dựa tinh thần trong quãng đời nổi loạn, bất cần nhất. Một người đàn ông chấp nhận những trò nghịch ngợm, những cử chỉ xấu xa mà cô bày ra. Ông luôn dùng nụ cười dịu dàng và ánh mắt trìu mến để đáp lại những đòi hỏi ngang ngược của cô…Nhưng tệ thay, trái tim cô không chấp nhận bị ràng buộc, tình yêu mà Humbert trao cô giống như một gánh nặng mà một cô bé 12 tuổi không thể nào hiểu hết được. Cô muốn được phóng khoáng, muốn sở hữu nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Và cô rời bỏ vị giáo sư già để tìm kiếm những điều huyễn hoặc mà những gã đàn ông khác đã hứa hẹn…
Cả Lo và Humbert đều là những linh hồn tội nghiệp. Họ sở hữu hoài bão về một tình yêu nồng cháy nhưng ý chí lại rẽ hai lối khác nhau. Một kẻ muốn ràng buộc người còn lại vào tình yêu ích kỷ, một người lại muốn kiếm tìm những phóng khoáng và tự do. Cái giá phải trả là những lầm lạc, khổ đau dằn vặt họ trong suốt quãng đời còn lại…
Ôi Lolita…dù ra sao…em vẫn mãi là ánh dương đẹp đẽ nhất của cuộc đời tôi…
Nguồn: sachdenroi.com
Ẩn danh
"Nabokov tôn kính những lời nói và tin rằng ngôn ngữ
thích hợp có thể nâng cao bất kỳ tài liệu nào cho trình độ nghệ thuật",
theo SparkNotes. "Trong 'Lolita,' ngôn ngữ chiến thắng hiệu quả hơn nội
dung gây sốc và mang lại cho nó sắc thái của vẻ đẹp mà có lẽ nó không xứng
đáng." Các dấu ngoặc kép sau đây cho thấy nhân vật của Nabokov, Humbert, về
cơ bản, quyến rũ người đọc dễ dàng như anh quyến rũ Lolita.
"Qua bóng tối và cây mềm, chúng ta có thể nhìn thấy những
cửa sổ ánh sáng ả rập, xúc động bởi mực màu của trí nhớ nhạy cảm, xuất hiện với
tôi bây giờ giống như chơi bài - có lẽ vì trò chơi cầu đang giữ cho kẻ địch bận
rộn. Một nụ hôn của các ngôi sao sáng rực trên chúng tôi, giữa bóng của những
chiếc lá mỏng dài, bầu trời rực rỡ đó dường như trần truồng như cô ấy đang ở dưới
cái đuôi ánh sáng của cô ấy. chân cô, đôi chân sống đáng yêu của cô, không quá
gần nhau, và khi tay tôi đặt những gì nó tìm kiếm, một biểu hiện mơ mộng và kỳ
quái, một nửa niềm vui, một nửa đau đớn, đến qua những tính năng trẻ con đó.
" - Phần thứ nhất, Chương 4
"Tất cả cùng một lúc, chúng tôi điên cuồng, vụng về,
không biết xấu hổ, yêu thương lẫn nhau, vô vọng, tôi nên nói thêm, bởi vì sự
điên cuồng sở hữu lẫn nhau đó chỉ có thể được thực hiện bởi sự im lặng và đồng
hóa mọi hạt của linh hồn và xác thịt của nhau . " - Phần thứ nhất, Chương 4
Giữa giới hạn tuổi chín và mười bốn người ở đó có những thiếu
nữ, một số khách du lịch mê mẩn, lớn gấp hai lần hay nhiều lần họ, tiết lộ bản
chất thật của họ mà không phải là con người, mà là con người (đó là , demoniac)
và những sinh vật được chọn mà tôi đề xuất chỉ định là 'nymphets'. "- Phần
thứ nhất, Chương 5
"Ôi lolita, cô là con gái của tôi, vì Vee là Poe và Bea
Dante, và cô bé nào sẽ không muốn quằn quại trong một chiếc váy tròn và những
cái scanties?" - Phần thứ nhất, Chương 25
Sinh viên
Thực tại hay mộng mơ?
Bây giờ tôi đã hiểu tại sau người
ta luôn cảm thấy tò mò về những bí mật, những điều cấm kị và những thứ không nên
làm. Đấy là cảm giác kích thích như khi tôi đọc xong quyển sách Lolita. Cái cảm
giác bí ẩn, sai trái trong suốt đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy có đủ những khao khát
mãnh liệt nhất, chấp niệm cố hữu nhất và có cả sự ngắn ngủi khiến người ta nuối
tiếc nhất. Mọi lý do, động cơ của nhân vật Humbert quá rõ ràng, cả Lo cũng vậy
nhưng câu chuyện vẫn mập mờ đến lạ kỳ. Nếu là bạn bạn thích trải qua sự kích thích
sai trái nhất thời ấy hay sự an toàn bình yên như bao người khác đây?
Sinh viên
Là xinh đẹp hay chấp niệm?
Dưới ngòi bút của tác giả, Lo đã
hiện ra như một thiên sứ, mỗi hành động, ánh mắt, cử chỉ của cô ấy được phóng đại
một cách tinh tế đến lạ thường. Trong mắt của Humbert, Lo chính là ánh sáng, là
cuộc đời, là tương lai, là hy vọng. Tôi đã nghĩ, Lo thật sự xinh đẹp đến như vậy
sau? Một cô gái mười bốn tuổi, nhỏ nhắn có thể xinh đẹp đến thế sao? Phải chăng
rằng trong mắt của một người luôn luôn tồn tại một hình bóng một con người thật
đặc biệt? Đó là tình yêu mà Humbert dành cho Lo hay chỉ là chấp niệm cho những
hối tiếc trong quá khứ? Tôi đã luôn suy nghĩ về thứ tình cảm kỳ lạ ấy khi đọc
xong quyển sách.
Hân Bùi@Viện Sách
Ybox
[Bookademy] Review Sách “Lolita” - Vladimir Vladimirovich Nabokov-
Một Bản Ngã Dị Biệt Của Tình Yêu
Lolita…Lolita…Ánh sáng của đời tôi
Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất…
Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola.
Ở trường học, em là Dolly.
Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores.
Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita…
Lolita…
Lolita là một trong những cuốn sách nằm trong top list sách kinh điển của thế giới được chắp bút bởi nhà văn Vladimir Vladimirovich Nabokov, viết về chuyện tình ngang trái giữa giáo sư ngành văn chương Humbert với nỗi ám ảnh về bóng hình cô bé 12 tuổi Dolores Haze.
Đối với Humbert, Lolita là một tín ngưỡng tình yêu mà ông sẵn sàng dành trọn cuộc đời để đeo đuổi. Ông đã yêu cô bé ngay khoảnh khắc bắt gặp em nằm đọc sách, người ướt sũng dưới những tia nước từ vòi tưới cây trong sân vườn nhà cô, nơi ông thuê trọ. Hình ảnh đó như phát ra ánh sáng màu bàng bạc bao phủ cô bé với nụ cười ngây thơ, bím tóc dày và bộ niềng răng lấp lánh, in đi in lại trong trí nhớ của vị giáo sư, bắt ông suy nghĩ và tình yêu dành cho cô ngày một sâu đậm.
Mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn khi mẹ của Dolores qua đời, do phát hiện những lá thư trao tay của Humbert và cô bé trong thời gian bà bắt Dolores đi học vì ganh ghét tình cảm mà Humbert dành cho Lo, bà lao ra đường rồi gặp tai nạn thảm khốc. Và tiếp đó là chuỗi ngày hai người chìm đắm trong men say đắm của tình yêu và dục vọng, rong ruổi khắp các nhà nghỉ trên những cung đường mà họ đi qua. Humbert trao trọn bản ngã con người ông cho Lolita với những xúc cảm mãnh liệt nhất, những rung động chân thành nhất của người đàn ông nhưng với một cô bé 12 tuổi, mới lạ là những gì cô mong muốn, mọi đứa trẻ đều bị mê hoặc bởi những giấc mơ huyền ảo. Vào một ngày mưa, Lo ra đi với toàn bộ số tiền ăn trộm từ Humbert rồi bỏ đi theo một người đàn ông khác với những hứa hẹn ảo vọng về tương lai. Trái tim vị giáo sư già tan vỡ và đau đớn đến tuyệt vọng, ông điên cuồng lao vào tìm kiếm lại thiên thần bé nhỏ của mình. Ông đã yêu Lo bằng toàn bộ linh hồn và lương tri của mình để đổi lại sự nhẫn tâm, lạnh nhạt…
Khi tâm hồn ông đang dần héo úa, cơ thể gần như kiệt quệ thì một bức thư từ Lo gửi đến, cô nói cô nhớ ông, cô cần ông…
Lo của ông giờ đây không còn là cô bé mặc váy ngắn, tóc vàng thắt bím dày, nụ cười thơ ngây pha chút tinh quái, nụ cười đã từng quyến rũ ông đến điên cuồng…
Cô đã lập gia đình với một thanh niên nghèo, đang mang thai và cơ thể tàn tạ vì suy dinh dưỡng…Cô đi theo gã đàn ông năm xưa, bị gã lừa gạt, cô bỏ trốn, lang bạt rồi gặp anh chàng này. Ông cầu xin cô hãy đi theo ông, để ông được chăm sóc và yêu thương, Lo chỉ lặng lẽ lắc đầu…cô chỉ cần tiền của ông để sống sót qua những ngày nghèo đói trước mắt.
Bằng toàn bộ sức lực còn sót lại, ông tìm đến kẻ đã biến cuộc đời Lo thành rẻ rúng, kết liễu gã bằng những phát súng đanh thép nhất…
Nhà văn V. V. Nabokov kết lại tác phẩm bằng sự ra đi của hai nhân vật chính. Giáo sư Humbert chết trong tù, cùng ngày với Lo khi cô hạ sinh đứa con, do cơ thể quá ốm yếu, cô ra đi trên bàn mổ…kết thúc mối tình nghiệt ngã giữa hai con người từng đồng điệu trong linh hồn, buông bỏ nhau vì ôm những ước vọng mà bản thân không bao giờ với tới…
Lolita – Vươn lên khỏi mọi dung tục của cuộc đời
Đối với một số độc giả khó tính, Lolita có thể là một tác phẩm mang hơi hướng quá nặng nề về xu hướng tình dục lệch lạc giữa một người đàn ông trung niên với một cô bé có tuổi đời còn quá trẻ. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ nhân văn, đây là một câu chuyện rất “đời”…
Vì sao lại “đời” ? Bởi cuộc sống đâu phải lúc nào cũng tuân theo một định luật rõ ràng và tác phẩm này là một ví dụ kinh điển. Hai con người ấy, một già một trẻ, họ đến với nhau bằng những xúc cảm nồng cháy nhất, cho đi những điều có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà họ từng trao đi, và đó cũng là tháng ngày họ là những con người tuyệt vời nhất.
Ngày giáo sư Humbert gặp Lo, cô là cô bé xinh đẹp nhất ông từng thấy trong đời. Nụ cười tinh ranh, cử chỉ phóng khoáng đã quyến rũ trái tim ông bằng những cảm xúc thật tự nhiên. Cô bé đáng yêu với chân váy ngắn, mái tóc vàng và hàm răng được niềng bằng kim loại lấp lánh đã thu hút ánh nhìn và mọi giác quan của vị giáo sư.
Với Lo, Humbert là chỗ dựa tinh thần trong quãng đời nổi loạn, bất cần nhất. Một người đàn ông chấp nhận những trò nghịch ngợm, những cử chỉ xấu xa mà cô bày ra. Ông luôn dùng nụ cười dịu dàng và ánh mắt trìu mến để đáp lại những đòi hỏi ngang ngược của cô…Nhưng tệ thay, trái tim cô không chấp nhận bị ràng buộc, tình yêu mà Humbert trao cô giống như một gánh nặng mà một cô bé 12 tuổi không thể nào hiểu hết được. Cô muốn được phóng khoáng, muốn sở hữu nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Và cô rời bỏ vị giáo sư già để tìm kiếm những điều huyễn hoặc mà những gã đàn ông khác đã hứa hẹn…
Cả Lo và Humbert đều là những linh hồn tội nghiệp. Họ sở hữu hoài bão về một tình yêu nồng cháy nhưng ý chí lại rẽ hai lối khác nhau. Một kẻ muốn ràng buộc người còn lại vào tình yêu ích kỷ, một người lại muốn kiếm tìm những phóng khoáng và tự do. Cái giá phải trả là những lầm lạc, khổ đau dằn vặt họ trong suốt quãng đời còn lại…
Ôi Lolita…dù ra sao…em vẫn mãi là ánh dương đẹp đẽ nhất của cuộc đời tôi…
Nguồn: sachdenroi.com
Ẩn danh
"Nabokov tôn kính những lời nói và tin rằng ngôn ngữ
thích hợp có thể nâng cao bất kỳ tài liệu nào cho trình độ nghệ thuật",
theo SparkNotes. "Trong 'Lolita,' ngôn ngữ chiến thắng hiệu quả hơn nội
dung gây sốc và mang lại cho nó sắc thái của vẻ đẹp mà có lẽ nó không xứng
đáng." Các dấu ngoặc kép sau đây cho thấy nhân vật của Nabokov, Humbert, về
cơ bản, quyến rũ người đọc dễ dàng như anh quyến rũ Lolita.
"Qua bóng tối và cây mềm, chúng ta có thể nhìn thấy những
cửa sổ ánh sáng ả rập, xúc động bởi mực màu của trí nhớ nhạy cảm, xuất hiện với
tôi bây giờ giống như chơi bài - có lẽ vì trò chơi cầu đang giữ cho kẻ địch bận
rộn. Một nụ hôn của các ngôi sao sáng rực trên chúng tôi, giữa bóng của những
chiếc lá mỏng dài, bầu trời rực rỡ đó dường như trần truồng như cô ấy đang ở dưới
cái đuôi ánh sáng của cô ấy. chân cô, đôi chân sống đáng yêu của cô, không quá
gần nhau, và khi tay tôi đặt những gì nó tìm kiếm, một biểu hiện mơ mộng và kỳ
quái, một nửa niềm vui, một nửa đau đớn, đến qua những tính năng trẻ con đó.
" - Phần thứ nhất, Chương 4
"Tất cả cùng một lúc, chúng tôi điên cuồng, vụng về,
không biết xấu hổ, yêu thương lẫn nhau, vô vọng, tôi nên nói thêm, bởi vì sự
điên cuồng sở hữu lẫn nhau đó chỉ có thể được thực hiện bởi sự im lặng và đồng
hóa mọi hạt của linh hồn và xác thịt của nhau . " - Phần thứ nhất, Chương 4
Giữa giới hạn tuổi chín và mười bốn người ở đó có những thiếu
nữ, một số khách du lịch mê mẩn, lớn gấp hai lần hay nhiều lần họ, tiết lộ bản
chất thật của họ mà không phải là con người, mà là con người (đó là , demoniac)
và những sinh vật được chọn mà tôi đề xuất chỉ định là 'nymphets'. "- Phần
thứ nhất, Chương 5
"Ôi lolita, cô là con gái của tôi, vì Vee là Poe và Bea
Dante, và cô bé nào sẽ không muốn quằn quại trong một chiếc váy tròn và những
cái scanties?" - Phần thứ nhất, Chương 25
Sinh viên
Thực tại hay mộng mơ?
Bây giờ tôi đã hiểu tại sau người
ta luôn cảm thấy tò mò về những bí mật, những điều cấm kị và những thứ không nên
làm. Đấy là cảm giác kích thích như khi tôi đọc xong quyển sách Lolita. Cái cảm
giác bí ẩn, sai trái trong suốt đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy có đủ những khao khát
mãnh liệt nhất, chấp niệm cố hữu nhất và có cả sự ngắn ngủi khiến người ta nuối
tiếc nhất. Mọi lý do, động cơ của nhân vật Humbert quá rõ ràng, cả Lo cũng vậy
nhưng câu chuyện vẫn mập mờ đến lạ kỳ. Nếu là bạn bạn thích trải qua sự kích thích
sai trái nhất thời ấy hay sự an toàn bình yên như bao người khác đây?
Sinh viên
Là xinh đẹp hay chấp niệm?
Dưới ngòi bút của tác giả, Lo đã
hiện ra như một thiên sứ, mỗi hành động, ánh mắt, cử chỉ của cô ấy được phóng đại
một cách tinh tế đến lạ thường. Trong mắt của Humbert, Lo chính là ánh sáng, là
cuộc đời, là tương lai, là hy vọng. Tôi đã nghĩ, Lo thật sự xinh đẹp đến như vậy
sau? Một cô gái mười bốn tuổi, nhỏ nhắn có thể xinh đẹp đến thế sao? Phải chăng
rằng trong mắt của một người luôn luôn tồn tại một hình bóng một con người thật
đặc biệt? Đó là tình yêu mà Humbert dành cho Lo hay chỉ là chấp niệm cho những
hối tiếc trong quá khứ? Tôi đã luôn suy nghĩ về thứ tình cảm kỳ lạ ấy khi đọc
xong quyển sách.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Pé Nhiên
Pé Nhiên@Viện Sách - Bookademy
[Bookademy] Review Sách "Lolita" - Vladimir Nabokov: Tội Lỗi Nhưng Cũng Đầy Mê Hoặc
Ybox
Nếu chỉ xét một khía cạnh trong tổng thể, thì “Lolita” chỉ như một tác phẩm khiêu dâm đồi trụy. Nhưng văn học luôn cần sự nhìn nhận chỉnh thể, chẳng có lát cắt nào có thể truyền tải trọn vẹn được toàn bộ thông điệp được gửi gắm trong suốt chiều dài của cả một tác phẩm. Và xét trên tổng thể, thì “Lolita” là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại về tư tưởng, về tài năng văn chương của tác giả.
Đây không phải là cuốn sách có thể đọc xong trong một sớm một chiều, cũng không phải là cuốn sách có thể nghiền ngẫm trong thời gian ngắn. “Lolita” đòi hỏi người đọc mân mê nó trong một thời gian dài, cắt nghĩa nhiều góc cạnh được đề cập trong cuốn sách. Bản thân nó đã có một giọng văn và một dòng chảy tình tiết khá chậm chạp, lại tải thêm một thông điệp mang tính xã hội cao, nên cũng không khó hiểu khi cuốn sách đòi hỏi người đọc một sự nghiền ngẫm lâu dài. Có đọc từng chút một, mới thấm được cuốn sách. Nhiều lúc chính bản thân tôi cũng thấy mệt mỏi khi cuốn theo cuốn sách này, nhưng cho đến cuối cùng, khi đọc hết một cuốn sách dài như vậy, tôi cho rằng, đây là một tác phẩm đáng đọc. Hẳn nhiên, đã được liệt vào hàng kinh điển, thì nào có thể tầm thường!
Cuốn sách này từng gây ra một làn sóng tranh cãi rất lớn khi nó được xuất bản, cũng phải thôi, vì nội dung của cuốn sách chẳng bình thường chút nào. Nội dung cốt lõi nhất như sau: Một gã đàn ông mắc chứng ái nhi, có một người tình bé bỏng thời niên thiếu đã qua đời, đã có một đời vợ, kết hôn với bà chủ nhà trọ, cốt để ông ta mò tới tiểu nữ thần của mình – Dolores – Lolita của đời Humbert Humbert (hay còn được viết tắt là H. H) – một bé gái 12 tuổi. Nói thẳng ra thì, đây là một cuốn sách về tội ác ấu dâm. Thành thực mà nói, cuốn sách có nhiều góc cạnh tương đối vặn vẹo và biến thái. Nhưng nếu là người trực tiếp cầm cuốn sách, đọc cuốn sách, có lẽ bạn sẽ không có cảm giác như vậy, hoặc là tôi thấy thế. Thậm chí có lúc tôi lẫn lộn giữa tội ác ấu dâm này với tình yêu. Từng có một thoáng chốc nào đó tôi nghĩ rằng Humbert yêu Lolita, và Lo cũng yêu gã.
Xin được trích những dòng đã khiến tôi bị cuốn hút đến mức quyết định mua cuốn sách này trong chớp mắt, cũng là những dòng tôi nhớ kỹ nhất trong cả tác phẩm: “Lolita, ánh sáng đời tôi, ngọn lửa hạ bộ tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, đến bước thứ ba khẽ đập vào răng. Lo. Li. Ta”. Tôi thực sự bị cuốn theo giọng văn của tác phẩm. Phải nói rằng, cuốn sách có một giọng văn rất mê hoặc. Là rất rất rất mê hoặc. Truyện kể dưới điểm nhìn của nhân vật “tôi”, và ông ta có một cái ngữ kể rất hoa mỹ, rất lung linh. Có lẽ đó cũng là một trong những yếu tố khiến tôi bị H. H dẫn lối, và từng có lúc lầm lẫn đoạn tình cảm này với một tình yêu thực sự.
Humbert có vấn đề về tâm lý, nhưng người tình bé bỏng, tiểu nữ thần của gã cũng không phải một đứa bé ngoan ngoan. Vâng, và rằng sau này thì H. H và Lolita có một quãng thời gian bên nhau, và chính xác là Lolita bị H. H hiếp dâm. Nhưng Lo cũng không phải là một thiếu nữ ngoan hiền, ẩn dưới hình hài tiểu nữ thần ấy có lẽ là một tiểu yêu tinh, một chú ngựa đen bất kham, và có nhiều lúc H. H bị xoay vòng vòng bởi Lo. Lo là một đứa bé hư cố gắng phản kháng lại sự kìm kẹp của người mẹ, là nguồn cơn của con quỷ trong Humbert.
Lo không yêu H. H, tôi nghĩ vậy. Còn H. H có yêu Lo không, thật khó mà nhận định được, có lúc tôi nghĩ rằng Humbert yêu Lo, có lúc tôi lại nghĩ rằng, thứ mà Humbert yêu chỉ là hình hài tiểu nữ thần của Lo, là cái dấu vết niên thiếu mơn mởn non tơ nơi Lo mà thôi. Nhưng lại phải nhấn mạnh lại rằng, cho dù có tồn tại tình yêu giữa hai người hay không, thì điều cốt lõi mà cuốn sách đề cập đến vẫn là tội ác ấu dâm.
Thậm chí nếu chỉ xét đến một khía cạnh nào đó trong tổng thể, thì “Lolita” chỉ đáng để đọc như tác phẩm khiêu dâm đồi trụy. Nhưng văn học luôn cần sự nhìn nhận cả một chỉnh thể, chẳng có lát cắt nào có thể truyền tải trọn vẹn được toàn bộ những thông điệp tác giả gửi gắm trong suốt chiều dài của cả một tác phẩm. Và xét trên tổng thể, thì “Lolita” là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại về tư tưởng, về tài năng văn chương của tác giả. Thực ra, có lẽ bản thân “Lolita” đã là một cuốn sách đầy thách thức với người đọc, đọc cuốn sách này, cần đến một sự tích lũy và trải đời nhất định, một cái đầu đủ kiên trì để nghiền ngẫm, một trái tim đủ tình để cảm nhận.
Nét đặc biệt về tác giả cuốn sách: Luôn nhớ mình là người Nga
Sinh thời, Vladimir Nabokov thường giới thiệu mình: "Tôi là nhà văn Mỹ gốc Nga, được đào tạo ở Anh, nghiên cứu văn học Pháp và mười lăm năm sống ở Đức".
Nabokov sinh trưởng trong một gia đình thuộc diện danh gia thế phiệt. Ông nội của nhà văn - D.N.Nabokov - từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp dưới thời Hoàng đế Aleksandr II. Ông ngoại của nhà văn là nhà tỷ phú công nghiệp khai thác vàng Rukavishnikov.
Năm 1918, trước các biến cố chính trị xảy ra tại Nga, chàng thanh niên 19 tuổi Nabokov đã cùng gia đình sơ tán đến Krưm. Một thời gian sau, họ quyết định rời nước Nga tới định cư ở Berlin, Đức.
Tại đây, Nabokov theo học Trường Đại học Tổng hợp Kembrizsky. Sau 15 năm lập nghiệp tại Đức, năm 1937, số phận lại một lần nữa thử thách Nabokov cùng gia đình ông. Nabokov cùng vợ con chuyển sang sống tại Paris, Pháp.
Nhưng họ cũng chỉ "yên vị" ở đây được vẻn vẹn chưa đầy 3 năm. Năm 1940, trước khi những đơn vị quân đội đầu tiên của Đức phát xít tiến vào Paris, Nabokov đã kịp đưa cả gia đình di cư sang Mỹ.
Năm 1945, Nabokov chính thức nhập quốc tịch Mỹ. Trong gần 20 năm sống tại Mỹ, Nabokov vừa dạy học, vừa viết văn.
Một thời gian, ông là cán bộ nghiên cứu tại Bảo tàng động vật học ở Đại học Harvard, với công việc trực tiếp là tham gia thiết kế các bộ sưu tập bướm (sưu tập bướm là một thú đam mê suốt đời của Nabokov).
Theo tiết lộ của ông Dmitry Nabokov - con trai Vladimir Nabokov, sinh thời, bố ông thường hay đau đớn nhắc tới "ba bi kịch" của đời mình: Đó là tuổi thơ ly loạn; cái chết bi thảm của thân phụ ở Berlin (năm 1922) bởi bàn tay của những người theo chủ nghĩa quân chủ Nga tại hải ngoại; và việc không được sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ khi bắt đầu di cư sang Mỹ (trong 20 năm sống ở Mỹ, nhà văn không thể sáng tác bằng tiếng Nga vì ở đây không có độc giả đọc tiếng Nga).
Bản thân Nabokov, trong lời mở đầu tiểu thuyết "Những bến bờ khác" cũng đã viết những dòng xa xót: "Năm 1940 tôi quyết định chuyển sang viết bằng tiếng Anh. Điều đáng nói là trước đó, trong 15 năm trời, tôi sáng tác bằng tiếng Nga và đã ghi được những dấu ấn đáng kể bằng thứ "công cụ" này. Phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ, tiếng của Pushkin, Tolstoy là một sự đau đớn đối với tôi".
Mặc dù trong sáng tác, Nabokov đã phải "đoạn tuyệt" với tiếng Nga, song ông vẫn giữ mối liên hệ với cố quốc bằng việc nhận giảng dạy văn học Nga tại một số trường đại học ở Mỹ cũng như chuyển ngữ những tác phẩm của mình ra… tiếng Nga.
Những năm cuối đời, Nabokov sống ở Thụy Sĩ. Trước khi mất, trong một cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nữ sĩ Nga Bella Akhmadulina khi bà đến thăm ông tại nhà riêng, Nabokov đã thổ lộ nỗi lòng: "Tôi tiếc là đã không ở lại nước Nga".
Nguồn sưu tầm: https://goo.gl/gCKK1s
Pé Nhiên@Viện Sách - Bookademy
[Bookademy] Review Sách "Lolita" - Vladimir Nabokov: Tội Lỗi Nhưng Cũng Đầy Mê Hoặc
Ybox
Nếu chỉ xét một khía cạnh trong tổng thể, thì “Lolita” chỉ như một tác phẩm khiêu dâm đồi trụy. Nhưng văn học luôn cần sự nhìn nhận chỉnh thể, chẳng có lát cắt nào có thể truyền tải trọn vẹn được toàn bộ thông điệp được gửi gắm trong suốt chiều dài của cả một tác phẩm. Và xét trên tổng thể, thì “Lolita” là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại về tư tưởng, về tài năng văn chương của tác giả.
Đây không phải là cuốn sách có thể đọc xong trong một sớm một chiều, cũng không phải là cuốn sách có thể nghiền ngẫm trong thời gian ngắn. “Lolita” đòi hỏi người đọc mân mê nó trong một thời gian dài, cắt nghĩa nhiều góc cạnh được đề cập trong cuốn sách. Bản thân nó đã có một giọng văn và một dòng chảy tình tiết khá chậm chạp, lại tải thêm một thông điệp mang tính xã hội cao, nên cũng không khó hiểu khi cuốn sách đòi hỏi người đọc một sự nghiền ngẫm lâu dài. Có đọc từng chút một, mới thấm được cuốn sách. Nhiều lúc chính bản thân tôi cũng thấy mệt mỏi khi cuốn theo cuốn sách này, nhưng cho đến cuối cùng, khi đọc hết một cuốn sách dài như vậy, tôi cho rằng, đây là một tác phẩm đáng đọc. Hẳn nhiên, đã được liệt vào hàng kinh điển, thì nào có thể tầm thường!
Cuốn sách này từng gây ra một làn sóng tranh cãi rất lớn khi nó được xuất bản, cũng phải thôi, vì nội dung của cuốn sách chẳng bình thường chút nào. Nội dung cốt lõi nhất như sau: Một gã đàn ông mắc chứng ái nhi, có một người tình bé bỏng thời niên thiếu đã qua đời, đã có một đời vợ, kết hôn với bà chủ nhà trọ, cốt để ông ta mò tới tiểu nữ thần của mình – Dolores – Lolita của đời Humbert Humbert (hay còn được viết tắt là H. H) – một bé gái 12 tuổi. Nói thẳng ra thì, đây là một cuốn sách về tội ác ấu dâm. Thành thực mà nói, cuốn sách có nhiều góc cạnh tương đối vặn vẹo và biến thái. Nhưng nếu là người trực tiếp cầm cuốn sách, đọc cuốn sách, có lẽ bạn sẽ không có cảm giác như vậy, hoặc là tôi thấy thế. Thậm chí có lúc tôi lẫn lộn giữa tội ác ấu dâm này với tình yêu. Từng có một thoáng chốc nào đó tôi nghĩ rằng Humbert yêu Lolita, và Lo cũng yêu gã.
Xin được trích những dòng đã khiến tôi bị cuốn hút đến mức quyết định mua cuốn sách này trong chớp mắt, cũng là những dòng tôi nhớ kỹ nhất trong cả tác phẩm: “Lolita, ánh sáng đời tôi, ngọn lửa hạ bộ tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, đến bước thứ ba khẽ đập vào răng. Lo. Li. Ta”. Tôi thực sự bị cuốn theo giọng văn của tác phẩm. Phải nói rằng, cuốn sách có một giọng văn rất mê hoặc. Là rất rất rất mê hoặc. Truyện kể dưới điểm nhìn của nhân vật “tôi”, và ông ta có một cái ngữ kể rất hoa mỹ, rất lung linh. Có lẽ đó cũng là một trong những yếu tố khiến tôi bị H. H dẫn lối, và từng có lúc lầm lẫn đoạn tình cảm này với một tình yêu thực sự.
Humbert có vấn đề về tâm lý, nhưng người tình bé bỏng, tiểu nữ thần của gã cũng không phải một đứa bé ngoan ngoan. Vâng, và rằng sau này thì H. H và Lolita có một quãng thời gian bên nhau, và chính xác là Lolita bị H. H hiếp dâm. Nhưng Lo cũng không phải là một thiếu nữ ngoan hiền, ẩn dưới hình hài tiểu nữ thần ấy có lẽ là một tiểu yêu tinh, một chú ngựa đen bất kham, và có nhiều lúc H. H bị xoay vòng vòng bởi Lo. Lo là một đứa bé hư cố gắng phản kháng lại sự kìm kẹp của người mẹ, là nguồn cơn của con quỷ trong Humbert.
Lo không yêu H. H, tôi nghĩ vậy. Còn H. H có yêu Lo không, thật khó mà nhận định được, có lúc tôi nghĩ rằng Humbert yêu Lo, có lúc tôi lại nghĩ rằng, thứ mà Humbert yêu chỉ là hình hài tiểu nữ thần của Lo, là cái dấu vết niên thiếu mơn mởn non tơ nơi Lo mà thôi. Nhưng lại phải nhấn mạnh lại rằng, cho dù có tồn tại tình yêu giữa hai người hay không, thì điều cốt lõi mà cuốn sách đề cập đến vẫn là tội ác ấu dâm.
Thậm chí nếu chỉ xét đến một khía cạnh nào đó trong tổng thể, thì “Lolita” chỉ đáng để đọc như tác phẩm khiêu dâm đồi trụy. Nhưng văn học luôn cần sự nhìn nhận cả một chỉnh thể, chẳng có lát cắt nào có thể truyền tải trọn vẹn được toàn bộ những thông điệp tác giả gửi gắm trong suốt chiều dài của cả một tác phẩm. Và xét trên tổng thể, thì “Lolita” là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại về tư tưởng, về tài năng văn chương của tác giả. Thực ra, có lẽ bản thân “Lolita” đã là một cuốn sách đầy thách thức với người đọc, đọc cuốn sách này, cần đến một sự tích lũy và trải đời nhất định, một cái đầu đủ kiên trì để nghiền ngẫm, một trái tim đủ tình để cảm nhận.
Nét đặc biệt về tác giả cuốn sách: Luôn nhớ mình là người Nga
Sinh thời, Vladimir Nabokov thường giới thiệu mình: "Tôi là nhà văn Mỹ gốc Nga, được đào tạo ở Anh, nghiên cứu văn học Pháp và mười lăm năm sống ở Đức".
Nabokov sinh trưởng trong một gia đình thuộc diện danh gia thế phiệt. Ông nội của nhà văn - D.N.Nabokov - từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp dưới thời Hoàng đế Aleksandr II. Ông ngoại của nhà văn là nhà tỷ phú công nghiệp khai thác vàng Rukavishnikov.
Năm 1918, trước các biến cố chính trị xảy ra tại Nga, chàng thanh niên 19 tuổi Nabokov đã cùng gia đình sơ tán đến Krưm. Một thời gian sau, họ quyết định rời nước Nga tới định cư ở Berlin, Đức.
Tại đây, Nabokov theo học Trường Đại học Tổng hợp Kembrizsky. Sau 15 năm lập nghiệp tại Đức, năm 1937, số phận lại một lần nữa thử thách Nabokov cùng gia đình ông. Nabokov cùng vợ con chuyển sang sống tại Paris, Pháp.
Nhưng họ cũng chỉ "yên vị" ở đây được vẻn vẹn chưa đầy 3 năm. Năm 1940, trước khi những đơn vị quân đội đầu tiên của Đức phát xít tiến vào Paris, Nabokov đã kịp đưa cả gia đình di cư sang Mỹ.
Năm 1945, Nabokov chính thức nhập quốc tịch Mỹ. Trong gần 20 năm sống tại Mỹ, Nabokov vừa dạy học, vừa viết văn.
Một thời gian, ông là cán bộ nghiên cứu tại Bảo tàng động vật học ở Đại học Harvard, với công việc trực tiếp là tham gia thiết kế các bộ sưu tập bướm (sưu tập bướm là một thú đam mê suốt đời của Nabokov).
Theo tiết lộ của ông Dmitry Nabokov - con trai Vladimir Nabokov, sinh thời, bố ông thường hay đau đớn nhắc tới "ba bi kịch" của đời mình: Đó là tuổi thơ ly loạn; cái chết bi thảm của thân phụ ở Berlin (năm 1922) bởi bàn tay của những người theo chủ nghĩa quân chủ Nga tại hải ngoại; và việc không được sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ khi bắt đầu di cư sang Mỹ (trong 20 năm sống ở Mỹ, nhà văn không thể sáng tác bằng tiếng Nga vì ở đây không có độc giả đọc tiếng Nga).
Bản thân Nabokov, trong lời mở đầu tiểu thuyết "Những bến bờ khác" cũng đã viết những dòng xa xót: "Năm 1940 tôi quyết định chuyển sang viết bằng tiếng Anh. Điều đáng nói là trước đó, trong 15 năm trời, tôi sáng tác bằng tiếng Nga và đã ghi được những dấu ấn đáng kể bằng thứ "công cụ" này. Phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ, tiếng của Pushkin, Tolstoy là một sự đau đớn đối với tôi".
Mặc dù trong sáng tác, Nabokov đã phải "đoạn tuyệt" với tiếng Nga, song ông vẫn giữ mối liên hệ với cố quốc bằng việc nhận giảng dạy văn học Nga tại một số trường đại học ở Mỹ cũng như chuyển ngữ những tác phẩm của mình ra… tiếng Nga.
Những năm cuối đời, Nabokov sống ở Thụy Sĩ. Trước khi mất, trong một cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nữ sĩ Nga Bella Akhmadulina khi bà đến thăm ông tại nhà riêng, Nabokov đã thổ lộ nỗi lòng: "Tôi tiếc là đã không ở lại nước Nga".
Nguồn sưu tầm: https://goo.gl/gCKK1s
Last edited by LDN on Sun Nov 27, 2022 3:28 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Triết Trần Đình
Review sách Lolita - Vladimir Nabokov
Obook
Nabokov! Nabokov! Đây là một tuyệt tác của một thứ tình yêu đầy kinh tởm mà tuyệt đẹp trên từng câu chữ. Qua bao năm, tác phẩm của ông vẫn mãi là một trong những cuốn sách hay nhất thế kỷ 20.
Lolita không thật sự nên thơ như cái tên nó gợi ra. Xin được thẳng thắn, cuốn sách là lời tự thuật của một kẻ ấu dâm. Trong trường hợp bạn chưa từng đọc nhưng có nghe qua về nó, bạn có thể biết cái tên Lolita hầu như đã trở thành biểu tượng, một danh từ chung chỉ những bé gái tuổi vị thành niên phát triển và thành thục sớm. Humbert, một học giả đứng tuổi, đem lòng yêu một bé gái mười hai tuổi, con riêng của người yêu mình. Gã đã cưới người phụ nữ này để có cơ hội tiếp cận cô bé. Và Nabokov đã đánh lừa độc giả bằng cách dừng "người kể chuyện không đáng tin cậy", ở đây là tên Humbert.
Về Lolita, mình có để ý một điểm khá lý thú ở một số bản sách của nó phát hành trong nước và trên thế giới: bìa sách in hình con bướm, như chẳng có mối liên quan gì tới nội dung. Điểm thú vị ở đây là trong truyện không hề có bướm hay bất cứ con côn trùng nào. Chẳng là Nabokov mê những thứ ấy, ông cũng là nhà côn trùng học có tên có tuổi. Không biết có liên quan, nhưng chính đoạn kết có xuất hiện một con bướm bên Humbert nhưng nó lại không được làm nổi bật. Và mình sẽ phân tích sau.
Lại nữa, cái tên Lolita nghe cứ gợi lên âm hưởng gì đó thật phù du. Nabokov được tiếng là phù thủy ngôn ngữ, khi ta đọc xong sẽ biết ông đã chơi chữ và trích dẫn tên địa danh đến lời thoại đến các quotes... một cách đầy thuần thục và cuốn hút. Và ông cũng hiếm khi đặt tên nhân vật mà không có dụng ý. Thế mà cái tên nhân vật chính (thật ra cô bé là Dolores Haze) trong lòng Humbert dường như lại chẳng có ý nghĩa gì, ngoài tính biểu cảm lạ kỳ của nó. Tôi đọc lên tên em, Lo-Lee-Ta, và thấy hiện lên một cánh bướm, nhỏ nhắn xinh xinh, cánh màu da trời bay rập rờn trong nắng, thật đẹp và phập phù biết bao. Cũng như em và cuộc đời yểu mệnh của em. Họ có lý khi in cánh bướm xanh yểu điệu ấy lên cuốn sách viết về em, Lotita...
Một tuyệt tác qua bao thế hệ, bộ phim chính nó cũng là một tuyệt tác không kém. Quả Nabokov, ông đã thổi hồn cho các nhân vật quá chân thực đến kinh sợ. Nói thế ta có thể hiểu chỉ qua những con chữ đầy mà thuật ấy đã có thể làm mọi thứ ĐẸP.
Tạm dịch: Bạn luôn có thể trông đợi ở một kẻ sát nhân một thứ văn phong cầu kỳ - câu này của Humbert thường được dùng in ngoài bìa các ấn bản Lolita.
Với Nabokov cũng vậy, ta luôn có thể trông đợi ở ông thứ văn phong cầu kỳ tuyệt mỹ nhất có thể. Humbert và câu chuyện của hắn sẽ còn gây tranh cãi nhiều thế hệ độc giả về sau, cái ranh giới chênh vênh giữa bóng tối tâm hồn và tuyệt mỹ nghệ thuật.
Cᴏ̀ɴ Lᴏʟɪᴛᴀ, ᴇᴍ ᴠɪ̃ɴʜ ᴠɪᴇ̂̃ɴ ʙᴀ̂́ᴛ ᴛᴜ̛̉. Nʜᴜ̛ ᴄʜɪ́ɴʜ ʟᴏ̛̀ɪ Hᴜᴍʙᴇʀᴛ đᴀ̃ ɴᴏ́ɪ ɴɢᴀʏ ᴏ̛̉ ɴʜᴜ̛̃ɴɢ ᴅᴏ̀ɴɢ đᴀ̂̀ᴜ ᴄᴀ̂ᴜ ᴄʜᴜʏᴇ̣̂ɴ, "ʙᴜᴏ̂̉ɪ sᴀ́ɴɢ ᴇᴍ ʟᴀ̀ Lᴏ, ɴɢᴀ̆́ɴ ɢᴏ̣ɴ ʟᴀ̀ Lᴏ ᴛʜᴏ̂ɪ. Mᴀ̣̆ᴄ ǫᴜᴀ̂̀ɴ ᴛʜᴜ̣ɴɢ ᴇᴍ ʟᴀ̀ Lᴏʟᴀ. Ở ᴛʀᴜ̛ᴏ̛̀ɴɢ ᴇᴍ ʟᴀ̀ Dᴏʟʟʏ. Tʀᴇ̂ɴ ᴅᴏ̀ɴɢ ᴋᴇ̉ ᴄʜᴀ̂́ᴍ ᴇᴍ ʟᴀ̀ Dᴏʟᴏʀᴇs. Nʜᴜ̛ɴɢ ᴛʀᴏɴɢ ʟᴏ̀ɴɢ ᴛᴏ̂ɪ ᴇᴍ ʟᴜ́ᴄ ɴᴀ̀ᴏ ᴄᴜ̃ɴɢ ʟᴀ̀ Lᴏʟɪᴛᴀ..."
Review sách Lolita - Vladimir Nabokov
Obook
Nabokov! Nabokov! Đây là một tuyệt tác của một thứ tình yêu đầy kinh tởm mà tuyệt đẹp trên từng câu chữ. Qua bao năm, tác phẩm của ông vẫn mãi là một trong những cuốn sách hay nhất thế kỷ 20.
Lolita không thật sự nên thơ như cái tên nó gợi ra. Xin được thẳng thắn, cuốn sách là lời tự thuật của một kẻ ấu dâm. Trong trường hợp bạn chưa từng đọc nhưng có nghe qua về nó, bạn có thể biết cái tên Lolita hầu như đã trở thành biểu tượng, một danh từ chung chỉ những bé gái tuổi vị thành niên phát triển và thành thục sớm. Humbert, một học giả đứng tuổi, đem lòng yêu một bé gái mười hai tuổi, con riêng của người yêu mình. Gã đã cưới người phụ nữ này để có cơ hội tiếp cận cô bé. Và Nabokov đã đánh lừa độc giả bằng cách dừng "người kể chuyện không đáng tin cậy", ở đây là tên Humbert.
Về Lolita, mình có để ý một điểm khá lý thú ở một số bản sách của nó phát hành trong nước và trên thế giới: bìa sách in hình con bướm, như chẳng có mối liên quan gì tới nội dung. Điểm thú vị ở đây là trong truyện không hề có bướm hay bất cứ con côn trùng nào. Chẳng là Nabokov mê những thứ ấy, ông cũng là nhà côn trùng học có tên có tuổi. Không biết có liên quan, nhưng chính đoạn kết có xuất hiện một con bướm bên Humbert nhưng nó lại không được làm nổi bật. Và mình sẽ phân tích sau.
Lại nữa, cái tên Lolita nghe cứ gợi lên âm hưởng gì đó thật phù du. Nabokov được tiếng là phù thủy ngôn ngữ, khi ta đọc xong sẽ biết ông đã chơi chữ và trích dẫn tên địa danh đến lời thoại đến các quotes... một cách đầy thuần thục và cuốn hút. Và ông cũng hiếm khi đặt tên nhân vật mà không có dụng ý. Thế mà cái tên nhân vật chính (thật ra cô bé là Dolores Haze) trong lòng Humbert dường như lại chẳng có ý nghĩa gì, ngoài tính biểu cảm lạ kỳ của nó. Tôi đọc lên tên em, Lo-Lee-Ta, và thấy hiện lên một cánh bướm, nhỏ nhắn xinh xinh, cánh màu da trời bay rập rờn trong nắng, thật đẹp và phập phù biết bao. Cũng như em và cuộc đời yểu mệnh của em. Họ có lý khi in cánh bướm xanh yểu điệu ấy lên cuốn sách viết về em, Lotita...
Một tuyệt tác qua bao thế hệ, bộ phim chính nó cũng là một tuyệt tác không kém. Quả Nabokov, ông đã thổi hồn cho các nhân vật quá chân thực đến kinh sợ. Nói thế ta có thể hiểu chỉ qua những con chữ đầy mà thuật ấy đã có thể làm mọi thứ ĐẸP.
Tạm dịch: Bạn luôn có thể trông đợi ở một kẻ sát nhân một thứ văn phong cầu kỳ - câu này của Humbert thường được dùng in ngoài bìa các ấn bản Lolita.
Với Nabokov cũng vậy, ta luôn có thể trông đợi ở ông thứ văn phong cầu kỳ tuyệt mỹ nhất có thể. Humbert và câu chuyện của hắn sẽ còn gây tranh cãi nhiều thế hệ độc giả về sau, cái ranh giới chênh vênh giữa bóng tối tâm hồn và tuyệt mỹ nghệ thuật.
Cᴏ̀ɴ Lᴏʟɪᴛᴀ, ᴇᴍ ᴠɪ̃ɴʜ ᴠɪᴇ̂̃ɴ ʙᴀ̂́ᴛ ᴛᴜ̛̉. Nʜᴜ̛ ᴄʜɪ́ɴʜ ʟᴏ̛̀ɪ Hᴜᴍʙᴇʀᴛ đᴀ̃ ɴᴏ́ɪ ɴɢᴀʏ ᴏ̛̉ ɴʜᴜ̛̃ɴɢ ᴅᴏ̀ɴɢ đᴀ̂̀ᴜ ᴄᴀ̂ᴜ ᴄʜᴜʏᴇ̣̂ɴ, "ʙᴜᴏ̂̉ɪ sᴀ́ɴɢ ᴇᴍ ʟᴀ̀ Lᴏ, ɴɢᴀ̆́ɴ ɢᴏ̣ɴ ʟᴀ̀ Lᴏ ᴛʜᴏ̂ɪ. Mᴀ̣̆ᴄ ǫᴜᴀ̂̀ɴ ᴛʜᴜ̣ɴɢ ᴇᴍ ʟᴀ̀ Lᴏʟᴀ. Ở ᴛʀᴜ̛ᴏ̛̀ɴɢ ᴇᴍ ʟᴀ̀ Dᴏʟʟʏ. Tʀᴇ̂ɴ ᴅᴏ̀ɴɢ ᴋᴇ̉ ᴄʜᴀ̂́ᴍ ᴇᴍ ʟᴀ̀ Dᴏʟᴏʀᴇs. Nʜᴜ̛ɴɢ ᴛʀᴏɴɢ ʟᴏ̀ɴɢ ᴛᴏ̂ɪ ᴇᴍ ʟᴜ́ᴄ ɴᴀ̀ᴏ ᴄᴜ̃ɴɢ ʟᴀ̀ Lᴏʟɪᴛᴀ..."
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Người ở VN rất chuộng đọc và phê bình Lolita
Ngân Lê
Lolita by Vladimir Nabokov
Obook
review bởi Trần Thu Thảo (https://www.facebook.com/groups/nhanambookclub/permalink/192621384650057/)
Warning: Có Spoil
Lolita (Vladimir Nabokov) - sự cuồng nhiệt của tình yêu hay là vỏ bọc trá hình cho sự khiêu dâm đầy bẩn thỉu?
"Tôi không thể giết em vì tôi yêu em. Đó là thứ tình yêu từ cái nhìn đầu tiên cho đến phút cuối giao mắt nhau, thứ tình yêu mãi mãi vĩnh cửu".
Humbert, một giáo sư phong độ và văn minh, một người đàn ông đã có gia đình, vì ám ảnh cái chết người thương thuở nhỏ của mình, say mê một thứ tình yêu quái đản, điên cuồng và có phần bệnh hoạn đồi với những bé gái dậy thì. Bị chìm đắm với vẻ đẹp say lòng người và thân hình mới nhú mơn mởn của Dolores Haze - Lolita, ông bằng lòng kết hôn với mẹ của Lo để có cơ hội được bên cạnh và gần gũi cô. Càng ngày niềm khát khao với Lo càng lớn, ông viết lên cảm xúc say dại của mình với Lo, bị vợ phát hiện, bà ta phát cuồng, trong cơn hoảng loạng thì đụng phải tai nạn xe và chết. Humbert tuyệt nhiên trở thành người chăm sóc và bảo hộ cho Lo, trên chuyến hành trình dài ngày, cả 2 ân ái nhau trong nhiều nhà nghỉ và khách sạn dọc đường, và rồi một ngày, Lo rời bỏ ông để đến với một người đàn ông lớn tuổi là nhà biên kịch nổi tiếng mà không biết người này là trực tiếp liên quan đến thể loại phim child porn.
Tìm kiếm trong điên dại, hơn 3 năm sau, ông tìm được Lo xuống sắc đang mang bầu cùng với 1 chàng trai khác, ông dành tất cả tiền tiết kiệm của mình đưa cho Lo xoay sở và cầu xin cô nàng trở về cùng mình nhưng thất bại. Căm phẫn, điên tiết và đầy hận thù, ông 1 mình trở về tìm lại người biên kịch đã dụ dỗ Lo năm xưa, bắn chết ông này bằng nhiều phát và sau đó, ông vào tù và chết. Cùng năm, vào Giáng Sinh, Lo cũng chết khi đang sinh nở.
Lolita nhân được rất nhiều phản hồi trái chiều vì nó đề cập đến vấn đề ấu dâm vì trong nguyên tác, Dolores Haze (Lolita) chỉ mới có 12 tuổi, phim năm 1997 thì là 14. Tác phẩm nhận được nhiều lời khen từ các nhà phê bình nhưng đồng thời cũng bị cấm lưu hành ở nhiều nơi.
Một mặt, thứ mà người xem cảm nhận được xuyên suốt tác phẩm chính là sự cuồng nhiệt trong tình yêu. Vì Humbert không chỉ muốn chiếm lấy thân xác của Lo, ông yêu thương và chu cấp cho cô bé một cách rất chu đáo và đầy đủ.
Review sách Lolita (Tái Bản) của Mọt
Nhưng nhớ rằng, truyện lolita được kế dưới ngôi của Humbert, ông đã điều khiển được cách người đọc nhìn nhận được vấn đề thông qua cách nhìn của ông ta. Suốt 400 trang sách, Dolores hiện ra ở lứa tuổi dậy thì, hành xử lỗ mãng, ngang ngược, ương bướng và có quan niệm sống lệch lạc cùng với bà mẹ cư xử bạo lực và cố chấp. Còn humbert, ông ta ám ảnh Dolores, ông kết hôn với mẹ cô bé mà chẳng hề yêu bà ta, trở thành cha dượng của nó và vác nó đi một quãng đường dài ra khỏi nhà nó, ông ta luôn có cái nhìn đầy nhục dục khi nhìn Dolores, mặc dù dưới giọng kể của ông, Dolores là đứa con gái có phần hư đốn và tự nguyện gạ gẫm quan hệ tình dục với ông, nhưng sâu sắc hơn, ông ấy đã thèm khát và quan hệ với một đứa trẻ 12 tuổi, và cũng chính ông ta, Dolores đã phải đụng độ với một ông làm child porn, cuộc đời con bé kết thúc trên bàn sinh nở với một cuộc sống nghèo nàn khốn cùng ngay trước đó. Một kẻ bệnh hoạn, rác rưởi, tình yêu của gã chân thành, nồng nhiệt.
Mặc dù tác phẩm đã gây nên nhiều tranh cãi chưa hồi kết, song nhưng trạng thái tâm lý nhân vật chính mà tác giả xoáy sâu vào cũng đủ đọng lại trong lòng người đọc đầy yêu thương, pha lẫn chút hờn giận. Giá trị nhân văn mà tác phẩm mang lại về các mối quan hệ trong gia đình, tình yêu, tuổi trẻ, tệ nạn, dục vọng, niềm khao khát, sự tội lỗi của con người dưới giọng văn đầy chau chuốt, tỉ mỉ, có phần khó hiểu, khó cảm thụ, ngẫm nghĩ, cảm thông cũng đủ làm cho người đọc phải rùng mình hay thậm chí là nỗi ám ảnh dai dẳng,
Liệu bạn có đủ kiên nhẫn để nghiền ngẫm nó?
Còn yếu tố nào đã bị bỏ xót về tác phẩm kinh điển này?
Sau khi đọc xong, bạn nghĩ rằng nó có phải là một tác phẩm khiêu dâm?
Ngân Lê
Lolita by Vladimir Nabokov
Obook
review bởi Trần Thu Thảo (https://www.facebook.com/groups/nhanambookclub/permalink/192621384650057/)
Warning: Có Spoil
Lolita (Vladimir Nabokov) - sự cuồng nhiệt của tình yêu hay là vỏ bọc trá hình cho sự khiêu dâm đầy bẩn thỉu?
"Tôi không thể giết em vì tôi yêu em. Đó là thứ tình yêu từ cái nhìn đầu tiên cho đến phút cuối giao mắt nhau, thứ tình yêu mãi mãi vĩnh cửu".
Humbert, một giáo sư phong độ và văn minh, một người đàn ông đã có gia đình, vì ám ảnh cái chết người thương thuở nhỏ của mình, say mê một thứ tình yêu quái đản, điên cuồng và có phần bệnh hoạn đồi với những bé gái dậy thì. Bị chìm đắm với vẻ đẹp say lòng người và thân hình mới nhú mơn mởn của Dolores Haze - Lolita, ông bằng lòng kết hôn với mẹ của Lo để có cơ hội được bên cạnh và gần gũi cô. Càng ngày niềm khát khao với Lo càng lớn, ông viết lên cảm xúc say dại của mình với Lo, bị vợ phát hiện, bà ta phát cuồng, trong cơn hoảng loạng thì đụng phải tai nạn xe và chết. Humbert tuyệt nhiên trở thành người chăm sóc và bảo hộ cho Lo, trên chuyến hành trình dài ngày, cả 2 ân ái nhau trong nhiều nhà nghỉ và khách sạn dọc đường, và rồi một ngày, Lo rời bỏ ông để đến với một người đàn ông lớn tuổi là nhà biên kịch nổi tiếng mà không biết người này là trực tiếp liên quan đến thể loại phim child porn.
Tìm kiếm trong điên dại, hơn 3 năm sau, ông tìm được Lo xuống sắc đang mang bầu cùng với 1 chàng trai khác, ông dành tất cả tiền tiết kiệm của mình đưa cho Lo xoay sở và cầu xin cô nàng trở về cùng mình nhưng thất bại. Căm phẫn, điên tiết và đầy hận thù, ông 1 mình trở về tìm lại người biên kịch đã dụ dỗ Lo năm xưa, bắn chết ông này bằng nhiều phát và sau đó, ông vào tù và chết. Cùng năm, vào Giáng Sinh, Lo cũng chết khi đang sinh nở.
Lolita nhân được rất nhiều phản hồi trái chiều vì nó đề cập đến vấn đề ấu dâm vì trong nguyên tác, Dolores Haze (Lolita) chỉ mới có 12 tuổi, phim năm 1997 thì là 14. Tác phẩm nhận được nhiều lời khen từ các nhà phê bình nhưng đồng thời cũng bị cấm lưu hành ở nhiều nơi.
Một mặt, thứ mà người xem cảm nhận được xuyên suốt tác phẩm chính là sự cuồng nhiệt trong tình yêu. Vì Humbert không chỉ muốn chiếm lấy thân xác của Lo, ông yêu thương và chu cấp cho cô bé một cách rất chu đáo và đầy đủ.
Review sách Lolita (Tái Bản) của Mọt
Nhưng nhớ rằng, truyện lolita được kế dưới ngôi của Humbert, ông đã điều khiển được cách người đọc nhìn nhận được vấn đề thông qua cách nhìn của ông ta. Suốt 400 trang sách, Dolores hiện ra ở lứa tuổi dậy thì, hành xử lỗ mãng, ngang ngược, ương bướng và có quan niệm sống lệch lạc cùng với bà mẹ cư xử bạo lực và cố chấp. Còn humbert, ông ta ám ảnh Dolores, ông kết hôn với mẹ cô bé mà chẳng hề yêu bà ta, trở thành cha dượng của nó và vác nó đi một quãng đường dài ra khỏi nhà nó, ông ta luôn có cái nhìn đầy nhục dục khi nhìn Dolores, mặc dù dưới giọng kể của ông, Dolores là đứa con gái có phần hư đốn và tự nguyện gạ gẫm quan hệ tình dục với ông, nhưng sâu sắc hơn, ông ấy đã thèm khát và quan hệ với một đứa trẻ 12 tuổi, và cũng chính ông ta, Dolores đã phải đụng độ với một ông làm child porn, cuộc đời con bé kết thúc trên bàn sinh nở với một cuộc sống nghèo nàn khốn cùng ngay trước đó. Một kẻ bệnh hoạn, rác rưởi, tình yêu của gã chân thành, nồng nhiệt.
Mặc dù tác phẩm đã gây nên nhiều tranh cãi chưa hồi kết, song nhưng trạng thái tâm lý nhân vật chính mà tác giả xoáy sâu vào cũng đủ đọng lại trong lòng người đọc đầy yêu thương, pha lẫn chút hờn giận. Giá trị nhân văn mà tác phẩm mang lại về các mối quan hệ trong gia đình, tình yêu, tuổi trẻ, tệ nạn, dục vọng, niềm khao khát, sự tội lỗi của con người dưới giọng văn đầy chau chuốt, tỉ mỉ, có phần khó hiểu, khó cảm thụ, ngẫm nghĩ, cảm thông cũng đủ làm cho người đọc phải rùng mình hay thậm chí là nỗi ám ảnh dai dẳng,
Liệu bạn có đủ kiên nhẫn để nghiền ngẫm nó?
Còn yếu tố nào đã bị bỏ xót về tác phẩm kinh điển này?
Sau khi đọc xong, bạn nghĩ rằng nó có phải là một tác phẩm khiêu dâm?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Lolita – Vladimir Nabokov
Nuhado
Không nói về giọng văn và lối tu từ của tác giả thì từ cốt truyện đã đủ khiến người đọc phát điên lên rồi. Cái chất liệu tình dục ấy vốn không quá xa lạ nhưng khi đặt trong cuốn sách này lại khiến hàng triệu con người bị mê hoặc. Humbert phá hủy cuộc đời Dolly, phá hủy mọi thứ nhưng có một thứ ông không bao giờ phá hủy được trái tim cô. Bởi cô có yêu ông đâu. Cái cô cần ở ông là sự mù quáng vì nó đã đẩy lối cho ông phải chịu thua cô mãi mãi.
Review Lolita
Đây là một tác phẩm kinh điển mà mình nghĩ bất cứ ai đọc sách cũng đã nghe đến. Được mệnh danh là một trong những sách hay nhất thế kỉ 20 và mình thấy là rất xứng đáng. Tác phẩm được xuất bản vào năm 1955, đã và đang còn rất nhiều ý kiến trái chiều về nội dung, nhiều vấn đề được bàn cãi, nhất là vấn đề đạo đức.
Sách được viết dưới góc nhìn của nhân vật Humbert Humbert- là một học giả, nhà thẩm mĩ và còn là nhà văn lãng mạn- hoàn toàn đổ gục trước một cô gái còn đang trong tuổi dậy thì Lolita Haze, khi đó chỉ mới 12 tuổi. Humbert bất đắc dĩ cưới mẹ của Lo chỉ để ở gần cô con gái. Humbert đã phải gánh chịu nhiều thứ để theo đuổi sự mơ mộng của ông dành cho Lo; nhưng khi Lo bắt đầu để ý tới những chàng trai khác, Humbert đem cô đi khắp mọi nơi bất chấp sự rủi ro dưới tiếng gọi của tình yêu.
Về nhân vật Humbert, ông tự nhận mình là “nymphophile” tức là người bị hấp dẫn về mặt tình dục với những cô gái ở tuổi dậy thì, Lolita là cô gái đủ tiêu chuẩn của ông. Quan hệ giữa Humbert và Lolita là cha và con và cũng là “tình nhân”. Đối với Humbert, Lolita chính là người khơi dậy sự nhục dục trong ông. Bản thân ông không muốn đi xa đến mức. Nhưng ông cũng không cưỡng lại được sự quyến rũ của Lo. Ông điên cuồng vì Lo và sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì cô.
Vậy nên nội dung của tác phẩm được bàn cãi rất nhiều về mặt đạo đức, thậm chí còn được cho là ghê tởm, bệnh hoạn.
Nhưng những ý kiến đó thì vẫn không chối bỏ được sự khéo léo của tác phẩm về mặt văn chương. Tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ lạ và phong phú, dường như ông rất thích chơi chữ. Trong lúc đọc sách, có những từ mình nên tra từ điển, nhưng mình không thể rời khỏi câu chuyện. Cá nhân mình chưa từng đọc tác phẩm nào đỉnh như Lolita.
Về mặt kĩ thuật, sách này xứng đáng được rate 5/5- ngôn ngữ khéo léo, thông minh hí hỏm, và sự tài tình. Nhưng về mặt cảm xúc, nhìn vào tâm trí của nhân vật Humbert đối với mình thật kinh tởm, một loại ấu dâm thần kinh. Lời xin lỗi và thanh minh của nhân vật về hành vi và sự hèn hạ. Sao có thể tác giả tạo ra nhân vật như ông?
Mình mới chỉ đọc xong lần đầu của tác phẩm này. Nhưng chắc chắn mình sẽ đọc lại lần nữa.
Mình chỉ nghĩ: “Làm thế nào tác giả lại có kiến thức sâu rộng với một tâm trí đáng khinh bỉ như Humbert?”
– Như Hoàii
Tiểu nữ thần huyền thoại – Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất thế kỷ 20.
Trào lưu văn hoá, thời trang trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản.
Lolita là một bệnh án tâm thần, 1 khía cạnh đạo lý của giáo dục.
Tác giả Nabokov: một nhà khoa học về bướm của Harvard, nhiều tên nhân vật được đặt theo tên bướm.
Nếu nói cái này là dâm thư, hẳn ở đẳng cấp cao vợi trên Cô Giáo Thảo nghìn lần, miêu tả cực hay và cực đẹp nước Mĩ, đẹp hơn cả Châu Âu Thuỵ Sĩ.
Đúng là cái gì cấm đoán lại được miêu tả hấp dẫn mê ly chết người. Tại sao kiểu đam mê này thường không có trong hôn nhân ?
Tác giả nói ghét Freud nhưng bị ảnh hưởng bởi Freud, coi cây nấm, khẩu súng là biểu tượng của linga.
Tội nghiệp nhân vật nam chính, Humbert, vì tình yêu đau đớn khoái lạc tôn thờ, chết như Gatsby, chết vì tình yêu ám ảnh.
Bập vào tôn giáo tôn thờ ấy chỉ thua và thua thôi, ông giáo ạ, tình yêu là ma tuý, nhất là với một tiểu quỷ thần xinh đẹp sẽ khốc hại đời ta.
Humbert: con quái vật đạo đức, sâu sắc xấu xa, chỉ tự nhận mình tội hiếp dâm thôi, còn lại vô tội, có tình yêu rất lớn với người mà hắn hiếp.
(cũng như Việt Nam hay mách nhau giữa mấy thằng con trai rằng, cứ lừa hiếp được nó là nó sẽ thành của mày, đơn giản vậy đấy, có ai bắt tù đâu )
Lúc đầu, tác giả Nabokov còn định không ghi tên mình trong tác phẩm hoặc chỉ xuất bản khi ông đã chết. (trong truyện, nhân vật cũng yêu cầu chỉ được xuất bản sau khi nàng Lolita của ông chết)
Một dâm thư xuất sắc hàn lâm mà lại không mang tính thương mại, đây rõ ràng không phải là hồi ức của một khách làng chơi, nó là một tác phẩm tinh vi dò xét tâm lý con người.
Các nhà xuất bản Mĩ sợ nếu in tác phẩm hủ hoá bẩn thỉu này sẽ bị đi tù, sợ cuốn sách vô luân này chống Mĩ. Một cuốn điên khùng của một nhà văn Nga kiệt xuất chỉ coi tiếng Anh là ngôn ngữ hạng hai của mình.
Nabokov bèn qua Pháp, in ở một nhà xuất bản có khuynh hướng khiêu dâm.
Nhưng sau khi xuất bản, Anh cấm, Pháp cấm, quân đội thu hồi các sách đã in. Lúc đó Mỹ mới nhào vô in, bán chạy tới nỗi phải in lần thứ 3 trong vòng 3 ngày: 100,000 bản, như một cơn bão mang tên Lolita. Playboy tranh nhau mời phỏng vấn.
Sự thật truyện là Humbert lạm dụng tình dục trẻ em. Cô bé Lolita bị lạm dụng có bị coi là bã kẹo cao su, không ai nhai lại cái bã, không đúng, cô vẫn còn giá trị con người cô, có quyền được chữa lành vết thương, lấy chồng sinh con và Sống như người bình thường.
Tác giả luôn nhắc Lolita là do ông sáng tác ra, nhưng tôi ( người đọc ) luôn nghĩ có thật đâu đó ! Những bí mật ẩn giấu quanh đời. Thiếu gì chuyện chó săn lấy mẹ nhắm con, thiếu gì chuyện bắt cóc bé gái rồi đi lang thang khắp nơi với chiếc xe hơi, đe doạ và hãm hiếp.
Một trong tác phẩm tác giả lớn nhất thế kỷ 20, có ảnh hưởng cực lớn về sau.
Đồn đại rằng Humbert ám chỉ là vua hài Charlot, Charlie Chaplin, cũng cưới vợ teen.
Lolita còn có thể ám chỉ tác giả truyện Alice ở xứ thần tiên, cũng có quan hệ này nọ với gái trẻ.
Lolita đã trở thành từ riêng dành cho các cô gái trẻ sớm phát triển tình dục.
Và không còn ai, trí thức, dám đặt tên Lolita cho con gái nữa!
– Le Phuc
LOLITA – TÌNH YÊU BỊ NGUYỀN RỦA
Lolita của tác giả Vladimir Nabokov là một trong những kiệt tác điên rồ, gây tranh cãi nhưng trường tồn vĩnh cửu trên thế giới khi miêu tả vừa chân thực vừa tinh tế về một thứ tình yêu bị nguyền rủa người đàn ông trung niên với một cô bé ở tuổi vị thành niên.
Tác phẩm Lolita ra đời vào năm 1955 bằng bản tiếng Anh trước khi được chuyển ngữ sang tiếng Nga theo mong mỏi của tác giả.
Mặc dù gây tranh cãi rất kiệt liệt nhưng riêng mình khi đọc Lolita lại cảm thấy tình yêu ấy thật sự lãng mạn đến điên rồ. Có thể do cách kể truyện ở ngôi thứ nhất nên mọi thứ đều được lãng mạn hóa từ nhân vật.
“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngon lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miêng, đến bước thứ ba khẽ đập vào răng. Lo. Li. Ta. Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”
Dù sao đây vẫn là một tác phẩm tuyệt vời, mặc dù bị nguyền rủa.
– Phạm Diệp
Nuhado
Không nói về giọng văn và lối tu từ của tác giả thì từ cốt truyện đã đủ khiến người đọc phát điên lên rồi. Cái chất liệu tình dục ấy vốn không quá xa lạ nhưng khi đặt trong cuốn sách này lại khiến hàng triệu con người bị mê hoặc. Humbert phá hủy cuộc đời Dolly, phá hủy mọi thứ nhưng có một thứ ông không bao giờ phá hủy được trái tim cô. Bởi cô có yêu ông đâu. Cái cô cần ở ông là sự mù quáng vì nó đã đẩy lối cho ông phải chịu thua cô mãi mãi.
Review Lolita
Đây là một tác phẩm kinh điển mà mình nghĩ bất cứ ai đọc sách cũng đã nghe đến. Được mệnh danh là một trong những sách hay nhất thế kỉ 20 và mình thấy là rất xứng đáng. Tác phẩm được xuất bản vào năm 1955, đã và đang còn rất nhiều ý kiến trái chiều về nội dung, nhiều vấn đề được bàn cãi, nhất là vấn đề đạo đức.
Sách được viết dưới góc nhìn của nhân vật Humbert Humbert- là một học giả, nhà thẩm mĩ và còn là nhà văn lãng mạn- hoàn toàn đổ gục trước một cô gái còn đang trong tuổi dậy thì Lolita Haze, khi đó chỉ mới 12 tuổi. Humbert bất đắc dĩ cưới mẹ của Lo chỉ để ở gần cô con gái. Humbert đã phải gánh chịu nhiều thứ để theo đuổi sự mơ mộng của ông dành cho Lo; nhưng khi Lo bắt đầu để ý tới những chàng trai khác, Humbert đem cô đi khắp mọi nơi bất chấp sự rủi ro dưới tiếng gọi của tình yêu.
Về nhân vật Humbert, ông tự nhận mình là “nymphophile” tức là người bị hấp dẫn về mặt tình dục với những cô gái ở tuổi dậy thì, Lolita là cô gái đủ tiêu chuẩn của ông. Quan hệ giữa Humbert và Lolita là cha và con và cũng là “tình nhân”. Đối với Humbert, Lolita chính là người khơi dậy sự nhục dục trong ông. Bản thân ông không muốn đi xa đến mức. Nhưng ông cũng không cưỡng lại được sự quyến rũ của Lo. Ông điên cuồng vì Lo và sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì cô.
Vậy nên nội dung của tác phẩm được bàn cãi rất nhiều về mặt đạo đức, thậm chí còn được cho là ghê tởm, bệnh hoạn.
Nhưng những ý kiến đó thì vẫn không chối bỏ được sự khéo léo của tác phẩm về mặt văn chương. Tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ lạ và phong phú, dường như ông rất thích chơi chữ. Trong lúc đọc sách, có những từ mình nên tra từ điển, nhưng mình không thể rời khỏi câu chuyện. Cá nhân mình chưa từng đọc tác phẩm nào đỉnh như Lolita.
Về mặt kĩ thuật, sách này xứng đáng được rate 5/5- ngôn ngữ khéo léo, thông minh hí hỏm, và sự tài tình. Nhưng về mặt cảm xúc, nhìn vào tâm trí của nhân vật Humbert đối với mình thật kinh tởm, một loại ấu dâm thần kinh. Lời xin lỗi và thanh minh của nhân vật về hành vi và sự hèn hạ. Sao có thể tác giả tạo ra nhân vật như ông?
Mình mới chỉ đọc xong lần đầu của tác phẩm này. Nhưng chắc chắn mình sẽ đọc lại lần nữa.
Mình chỉ nghĩ: “Làm thế nào tác giả lại có kiến thức sâu rộng với một tâm trí đáng khinh bỉ như Humbert?”
– Như Hoàii
Tiểu nữ thần huyền thoại – Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất thế kỷ 20.
Trào lưu văn hoá, thời trang trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản.
Lolita là một bệnh án tâm thần, 1 khía cạnh đạo lý của giáo dục.
Tác giả Nabokov: một nhà khoa học về bướm của Harvard, nhiều tên nhân vật được đặt theo tên bướm.
Nếu nói cái này là dâm thư, hẳn ở đẳng cấp cao vợi trên Cô Giáo Thảo nghìn lần, miêu tả cực hay và cực đẹp nước Mĩ, đẹp hơn cả Châu Âu Thuỵ Sĩ.
Đúng là cái gì cấm đoán lại được miêu tả hấp dẫn mê ly chết người. Tại sao kiểu đam mê này thường không có trong hôn nhân ?
Tác giả nói ghét Freud nhưng bị ảnh hưởng bởi Freud, coi cây nấm, khẩu súng là biểu tượng của linga.
Tội nghiệp nhân vật nam chính, Humbert, vì tình yêu đau đớn khoái lạc tôn thờ, chết như Gatsby, chết vì tình yêu ám ảnh.
Bập vào tôn giáo tôn thờ ấy chỉ thua và thua thôi, ông giáo ạ, tình yêu là ma tuý, nhất là với một tiểu quỷ thần xinh đẹp sẽ khốc hại đời ta.
Humbert: con quái vật đạo đức, sâu sắc xấu xa, chỉ tự nhận mình tội hiếp dâm thôi, còn lại vô tội, có tình yêu rất lớn với người mà hắn hiếp.
(cũng như Việt Nam hay mách nhau giữa mấy thằng con trai rằng, cứ lừa hiếp được nó là nó sẽ thành của mày, đơn giản vậy đấy, có ai bắt tù đâu )
Lúc đầu, tác giả Nabokov còn định không ghi tên mình trong tác phẩm hoặc chỉ xuất bản khi ông đã chết. (trong truyện, nhân vật cũng yêu cầu chỉ được xuất bản sau khi nàng Lolita của ông chết)
Một dâm thư xuất sắc hàn lâm mà lại không mang tính thương mại, đây rõ ràng không phải là hồi ức của một khách làng chơi, nó là một tác phẩm tinh vi dò xét tâm lý con người.
Các nhà xuất bản Mĩ sợ nếu in tác phẩm hủ hoá bẩn thỉu này sẽ bị đi tù, sợ cuốn sách vô luân này chống Mĩ. Một cuốn điên khùng của một nhà văn Nga kiệt xuất chỉ coi tiếng Anh là ngôn ngữ hạng hai của mình.
Nabokov bèn qua Pháp, in ở một nhà xuất bản có khuynh hướng khiêu dâm.
Nhưng sau khi xuất bản, Anh cấm, Pháp cấm, quân đội thu hồi các sách đã in. Lúc đó Mỹ mới nhào vô in, bán chạy tới nỗi phải in lần thứ 3 trong vòng 3 ngày: 100,000 bản, như một cơn bão mang tên Lolita. Playboy tranh nhau mời phỏng vấn.
Sự thật truyện là Humbert lạm dụng tình dục trẻ em. Cô bé Lolita bị lạm dụng có bị coi là bã kẹo cao su, không ai nhai lại cái bã, không đúng, cô vẫn còn giá trị con người cô, có quyền được chữa lành vết thương, lấy chồng sinh con và Sống như người bình thường.
Tác giả luôn nhắc Lolita là do ông sáng tác ra, nhưng tôi ( người đọc ) luôn nghĩ có thật đâu đó ! Những bí mật ẩn giấu quanh đời. Thiếu gì chuyện chó săn lấy mẹ nhắm con, thiếu gì chuyện bắt cóc bé gái rồi đi lang thang khắp nơi với chiếc xe hơi, đe doạ và hãm hiếp.
Một trong tác phẩm tác giả lớn nhất thế kỷ 20, có ảnh hưởng cực lớn về sau.
Đồn đại rằng Humbert ám chỉ là vua hài Charlot, Charlie Chaplin, cũng cưới vợ teen.
Lolita còn có thể ám chỉ tác giả truyện Alice ở xứ thần tiên, cũng có quan hệ này nọ với gái trẻ.
Lolita đã trở thành từ riêng dành cho các cô gái trẻ sớm phát triển tình dục.
Và không còn ai, trí thức, dám đặt tên Lolita cho con gái nữa!
– Le Phuc
LOLITA – TÌNH YÊU BỊ NGUYỀN RỦA
Lolita của tác giả Vladimir Nabokov là một trong những kiệt tác điên rồ, gây tranh cãi nhưng trường tồn vĩnh cửu trên thế giới khi miêu tả vừa chân thực vừa tinh tế về một thứ tình yêu bị nguyền rủa người đàn ông trung niên với một cô bé ở tuổi vị thành niên.
Tác phẩm Lolita ra đời vào năm 1955 bằng bản tiếng Anh trước khi được chuyển ngữ sang tiếng Nga theo mong mỏi của tác giả.
Mặc dù gây tranh cãi rất kiệt liệt nhưng riêng mình khi đọc Lolita lại cảm thấy tình yêu ấy thật sự lãng mạn đến điên rồ. Có thể do cách kể truyện ở ngôi thứ nhất nên mọi thứ đều được lãng mạn hóa từ nhân vật.
“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngon lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miêng, đến bước thứ ba khẽ đập vào răng. Lo. Li. Ta. Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”
Dù sao đây vẫn là một tác phẩm tuyệt vời, mặc dù bị nguyền rủa.
– Phạm Diệp
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Chí Blog
Review Sách Lolita – Vladimir Nabokov: Nỗi đau tuổi dậy thì
Minh Chí
Hẳn nhiều người đã từng nghe qua tên của tác phẩm này, Lolita trở thành một cái tên phổ biến để ám chỉ các bé gái dễ thương tuổi dậy thì (12-15). Đây là một tác phẩm khó cảm nhận, và thật sự khó viết review vì nó nói đến một hành vi đang vi phạm luân lý của xã hội ngày nay, khó nói vì nếu phân tích không cẩn thận thì người đọc có khi nhìn tác giả bài viết (tôi) giống như một tên biến thái đáng tởm (cười). Thôi thì đành cố mà viết.
Để hiểu đúng tác phẩm, trước tiên chúng ta phải xác định các “tiểu nữ thần” trong mắt ngài Humbert của chúng ta là như thế nào, đó là các cô bé tuổi mới lớn vừa bước vào ranh giới của sự cuốn hút giới tính, cả về tâm lý lẫn sinh lý; với mỗi người thì cái ranh giới này không cố định, có thể là 12 – 13, đôi khi là 14 – 15. Về sinh lý, các em dễ bị thu hút từ người khác phái, về tâm lý, các em nhận ra sự cuốn hút của mình trong mắt đối phương và cảm thấy háo hức về điều đó, rồi các em cố tình thực hiện những động tác làm tăng thêm sự cuốn hút ấy như vuốt tóc, ăn mặc hở hang hoặc các loại quần áo bó sát thân thể. Sự khác biệt lớn nhất giữa các “tiểu thiên thần” và các cô bé bình thường cùng tuổi chính là sự ý thức về sức hút của tính dục.
Như cách mà Humbert mang ra bào chữ cho hành vi của ông ta, cách nay chưa tới một thế kỷ thì việc tảo hôn là điều thường thấy ở mọi dân tộc trên thế giới, và việc lấy một cô vợ 12-13 tuổi không có gì là bất thường. Tất nhiên, ngày nay nền văn minh nhân loại tiến bộ hơn, nhiều nghiêng cứu cho thấy việc tảo hôn sẽ gây tổn hại tâm – sinh lý đối với các nạn nhân của nó. Việc quay về cái văn hóa từng tồn tại trong quá khứ là để nhắc nhở chúng ta rằng, khi phán xét một sự việc hay một luân lý, thì chúng ta nên dựa vào những cơ sở rõ ràng chứ đừng trở thành con rối vô thức cho những xu hướng của thời đại.
Vấn đề thứ hai, việc Humbert bị ám ảnh bởi các “tiểu nữ thần” là thuộc về tâm lý hơn là sinh lý, các hành vi sinh lý (làm tình) chỉ nhằm thỏa mãn những khát vọng của ông. Vậy khát vọng đó là gì? Là sự chiếm hữu một cô gái còn “trinh nguyên”, “trinh nguyên” ở đây được hiểu như là sự hồn nhiên, là một búp hoa vừa hé và tỏa ra mùi hương dịu ngọt, là cái bánh vừa mới ra lò còn nóng hổi, là con bướm vừa thoát ra khỏi kén, là một mầm non vừa nhú khỏi mặt đất và tỏa ra sức sống vô biên. Sự khát khao đó bị tăng lên vô số cung bậc để trở thành nỗi ám ảnh khó cưỡng lại được khi xã hội cấm đoán điều đó. Hãy tưởng tượng, bạn đang chinh phục một cô gái đẹp, nếu cô ấy cực kỳ giàu có, bạn si mê hơn và háo hức hơn, nếu cô ấy là có địa vị là nàng công chúa hoặc là một bà hoàng, mức độ khát khao sẽ dâng đến tột bậc. Sự ám ảnh của những điều thuộc về loạn luân còn ghê gớm hơn, đó là ảnh hưởng về mặt tâm lý của con người.
Khát khao của Humbert là sự khát khao về sự sở hữu cũng như chiếm đoạt những đặc tính mà cô bé Lolita đang sở hữu. Đó là dục vọng từ sâu thẳm của con người chứ không phải tình yêu đích thực, dù ông ta luôn bảo rằng rất yêu cô bé. Khi một hành vi đặt trên cơ sở là dục vọng chứ không phải tình yêu, thì nó chỉ mang lại sự tàn phá dành cho người sở hữu (Lolita) và kẻ chiếm đoạt (Humbert), dục vọng khiến con người trở nên thấp hèn và bỉ ổi. Nếu Lolita không còn sở hữu cái sức sống đó nữa thì sao? Thì ông ta sẽ vứt cô bé như vứt một miếng giẻ rách, đây chính là nỗi đau của đa số các cô bé khi bước vào tuổi dậy thì. Các em sở hữu sự “trong trắng”, sở hữu sức sống tươi mới nhưng lại không có khả năng tự bảo vệ mình trước những con sói đầy mưu mẹo, món quà quý giá trở thành nguyên nhân tạo nên bi kịch.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Khi theo dõi chuyến hành trình của 2 người, nhìn vào những đòi hỏi của Lolita, ta thấy được chúng đều mang tính hời hợt, sáo rỗng rà rẻ tiền. Và cả thế giới này đang ra sức tôn tạo lên những thứ rẻ tiền như thế để phục vụ cho cái nhu cầu ấy. Sự mĩa mai ở đây là Lolita đã dùng những thứ thật sự quý giá của bản thân để đổi lấy những thứ không đáng giá một xu, lỗi không ở cô bé, mà ở cái thế giới ta đang sống. Những miêu tả khi họ xuyên qua nước Mỹ, những vẻ đẹp xen lẫn những thứ sáo rỗng như sự ám chỉ cái đất nước còn non trẻ này như một nàng Lolita vừa tràn đầy sức sống, lại vừa nhạt nhẽo. Nhưng cũng bởi vì thế, trong nó mang một sự quyến rũ vô hình, vượt xa cái cựu lục địa châu Âu già cỗi. Cái sự “trinh nguyên” của các cô bé ở châu Âu bị giết chết ngay từ trong trứng nước, bị giết bởi những truyền thống, bởi tính giáo điều, bởi những con đường bằng phẳng mòn mỏi được dựng lên trước cả khi con người có ý thức về cuộc đời của chính họ.
Nếu ban đầu, Lolita chỉ là nỗi ám ảnh của sự thỏa mãn cho dục vọng của Humbert, thì ở đoạn cuối, ông đã yêu cô bé thật sự. Khi trong tim có tình yêu, con người trở nên sáng suốt hơn. Ông nhìn ra những tài năng của Lolita, hiểu cô bé thật sự cần gì trong cái thế giới cô độc này, ông nhớ cô bé từng bảo với bạn “Cậu biết không, điều cực kỳ khủng khiếp khi ta chết là ta hoàn toàn trơ trọi một mình”. Cái vẻ dửng dưng của Lolita trước mọi sự việc, kể cả khi nghe tin mẹ chết, chỉ là cái mặt nạ mà cô bé phải mang vào để tự vệ khi biết bản thân hoàn toàn trơ trọi trong một thế giới lạnh băng. Lolita cũng khao khát một gia đình, khao khát sự yêu thương, khao khát một người cha để che chở, nhưng cô bé không tìm thấy, cái cô bé tìm thấy trong mắt những người đàn ông khác chỉ là dục vọng, và cái mà cô bé có thể mang ra đổi chác để được cái mà cô muốn chỉ có thể là thân xác của chính cô. Đó cũng là lý do vì sao Humbert không để lại một tình cảm nào trong Lolita.
Khi Humbert hiểu được tình yêu là gì, ông không thể trốn tránh khỏi bản án của lương tâm. Nỗi đau, niềm hối hận đó càng nhiều hơn, khi mà ông tìm thấy Lolita với cái bụng bầu, sức sống của cô bé giờ đã tàn phai. Ai là kẻ đã tàn phá cái vẻ đẹp thánh thiện đó? Chính là ông và những kẻ như ông. Việc Humbert sát hại Clare Quilty như là một bản án trừng phạt dành cho chính ông và kẻ như ông, những kẻ có bề ngoài đạo mạo, có học thức, có địa vị xã hội… nhưng bản chất thì thối tha mục nát. Hãy nhìn vào quanh ta, những thứ sáo rỗng và rẻ tiền đang tồn tại không phải được những người như họ tạo ra hay sao? Tôi tự hỏi, trong thế giới ngày nay, ai có khả năng bảo vệ hàng triệu triệu nàng Lolita? Hay ta chỉ có thể bất lực và buồn bã trước những tàn phá đó!?
Review Sách Lolita – Vladimir Nabokov: Nỗi đau tuổi dậy thì
Minh Chí
Hẳn nhiều người đã từng nghe qua tên của tác phẩm này, Lolita trở thành một cái tên phổ biến để ám chỉ các bé gái dễ thương tuổi dậy thì (12-15). Đây là một tác phẩm khó cảm nhận, và thật sự khó viết review vì nó nói đến một hành vi đang vi phạm luân lý của xã hội ngày nay, khó nói vì nếu phân tích không cẩn thận thì người đọc có khi nhìn tác giả bài viết (tôi) giống như một tên biến thái đáng tởm (cười). Thôi thì đành cố mà viết.
Để hiểu đúng tác phẩm, trước tiên chúng ta phải xác định các “tiểu nữ thần” trong mắt ngài Humbert của chúng ta là như thế nào, đó là các cô bé tuổi mới lớn vừa bước vào ranh giới của sự cuốn hút giới tính, cả về tâm lý lẫn sinh lý; với mỗi người thì cái ranh giới này không cố định, có thể là 12 – 13, đôi khi là 14 – 15. Về sinh lý, các em dễ bị thu hút từ người khác phái, về tâm lý, các em nhận ra sự cuốn hút của mình trong mắt đối phương và cảm thấy háo hức về điều đó, rồi các em cố tình thực hiện những động tác làm tăng thêm sự cuốn hút ấy như vuốt tóc, ăn mặc hở hang hoặc các loại quần áo bó sát thân thể. Sự khác biệt lớn nhất giữa các “tiểu thiên thần” và các cô bé bình thường cùng tuổi chính là sự ý thức về sức hút của tính dục.
Như cách mà Humbert mang ra bào chữ cho hành vi của ông ta, cách nay chưa tới một thế kỷ thì việc tảo hôn là điều thường thấy ở mọi dân tộc trên thế giới, và việc lấy một cô vợ 12-13 tuổi không có gì là bất thường. Tất nhiên, ngày nay nền văn minh nhân loại tiến bộ hơn, nhiều nghiêng cứu cho thấy việc tảo hôn sẽ gây tổn hại tâm – sinh lý đối với các nạn nhân của nó. Việc quay về cái văn hóa từng tồn tại trong quá khứ là để nhắc nhở chúng ta rằng, khi phán xét một sự việc hay một luân lý, thì chúng ta nên dựa vào những cơ sở rõ ràng chứ đừng trở thành con rối vô thức cho những xu hướng của thời đại.
Vấn đề thứ hai, việc Humbert bị ám ảnh bởi các “tiểu nữ thần” là thuộc về tâm lý hơn là sinh lý, các hành vi sinh lý (làm tình) chỉ nhằm thỏa mãn những khát vọng của ông. Vậy khát vọng đó là gì? Là sự chiếm hữu một cô gái còn “trinh nguyên”, “trinh nguyên” ở đây được hiểu như là sự hồn nhiên, là một búp hoa vừa hé và tỏa ra mùi hương dịu ngọt, là cái bánh vừa mới ra lò còn nóng hổi, là con bướm vừa thoát ra khỏi kén, là một mầm non vừa nhú khỏi mặt đất và tỏa ra sức sống vô biên. Sự khát khao đó bị tăng lên vô số cung bậc để trở thành nỗi ám ảnh khó cưỡng lại được khi xã hội cấm đoán điều đó. Hãy tưởng tượng, bạn đang chinh phục một cô gái đẹp, nếu cô ấy cực kỳ giàu có, bạn si mê hơn và háo hức hơn, nếu cô ấy là có địa vị là nàng công chúa hoặc là một bà hoàng, mức độ khát khao sẽ dâng đến tột bậc. Sự ám ảnh của những điều thuộc về loạn luân còn ghê gớm hơn, đó là ảnh hưởng về mặt tâm lý của con người.
Khát khao của Humbert là sự khát khao về sự sở hữu cũng như chiếm đoạt những đặc tính mà cô bé Lolita đang sở hữu. Đó là dục vọng từ sâu thẳm của con người chứ không phải tình yêu đích thực, dù ông ta luôn bảo rằng rất yêu cô bé. Khi một hành vi đặt trên cơ sở là dục vọng chứ không phải tình yêu, thì nó chỉ mang lại sự tàn phá dành cho người sở hữu (Lolita) và kẻ chiếm đoạt (Humbert), dục vọng khiến con người trở nên thấp hèn và bỉ ổi. Nếu Lolita không còn sở hữu cái sức sống đó nữa thì sao? Thì ông ta sẽ vứt cô bé như vứt một miếng giẻ rách, đây chính là nỗi đau của đa số các cô bé khi bước vào tuổi dậy thì. Các em sở hữu sự “trong trắng”, sở hữu sức sống tươi mới nhưng lại không có khả năng tự bảo vệ mình trước những con sói đầy mưu mẹo, món quà quý giá trở thành nguyên nhân tạo nên bi kịch.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Khi theo dõi chuyến hành trình của 2 người, nhìn vào những đòi hỏi của Lolita, ta thấy được chúng đều mang tính hời hợt, sáo rỗng rà rẻ tiền. Và cả thế giới này đang ra sức tôn tạo lên những thứ rẻ tiền như thế để phục vụ cho cái nhu cầu ấy. Sự mĩa mai ở đây là Lolita đã dùng những thứ thật sự quý giá của bản thân để đổi lấy những thứ không đáng giá một xu, lỗi không ở cô bé, mà ở cái thế giới ta đang sống. Những miêu tả khi họ xuyên qua nước Mỹ, những vẻ đẹp xen lẫn những thứ sáo rỗng như sự ám chỉ cái đất nước còn non trẻ này như một nàng Lolita vừa tràn đầy sức sống, lại vừa nhạt nhẽo. Nhưng cũng bởi vì thế, trong nó mang một sự quyến rũ vô hình, vượt xa cái cựu lục địa châu Âu già cỗi. Cái sự “trinh nguyên” của các cô bé ở châu Âu bị giết chết ngay từ trong trứng nước, bị giết bởi những truyền thống, bởi tính giáo điều, bởi những con đường bằng phẳng mòn mỏi được dựng lên trước cả khi con người có ý thức về cuộc đời của chính họ.
Nếu ban đầu, Lolita chỉ là nỗi ám ảnh của sự thỏa mãn cho dục vọng của Humbert, thì ở đoạn cuối, ông đã yêu cô bé thật sự. Khi trong tim có tình yêu, con người trở nên sáng suốt hơn. Ông nhìn ra những tài năng của Lolita, hiểu cô bé thật sự cần gì trong cái thế giới cô độc này, ông nhớ cô bé từng bảo với bạn “Cậu biết không, điều cực kỳ khủng khiếp khi ta chết là ta hoàn toàn trơ trọi một mình”. Cái vẻ dửng dưng của Lolita trước mọi sự việc, kể cả khi nghe tin mẹ chết, chỉ là cái mặt nạ mà cô bé phải mang vào để tự vệ khi biết bản thân hoàn toàn trơ trọi trong một thế giới lạnh băng. Lolita cũng khao khát một gia đình, khao khát sự yêu thương, khao khát một người cha để che chở, nhưng cô bé không tìm thấy, cái cô bé tìm thấy trong mắt những người đàn ông khác chỉ là dục vọng, và cái mà cô bé có thể mang ra đổi chác để được cái mà cô muốn chỉ có thể là thân xác của chính cô. Đó cũng là lý do vì sao Humbert không để lại một tình cảm nào trong Lolita.
Khi Humbert hiểu được tình yêu là gì, ông không thể trốn tránh khỏi bản án của lương tâm. Nỗi đau, niềm hối hận đó càng nhiều hơn, khi mà ông tìm thấy Lolita với cái bụng bầu, sức sống của cô bé giờ đã tàn phai. Ai là kẻ đã tàn phá cái vẻ đẹp thánh thiện đó? Chính là ông và những kẻ như ông. Việc Humbert sát hại Clare Quilty như là một bản án trừng phạt dành cho chính ông và kẻ như ông, những kẻ có bề ngoài đạo mạo, có học thức, có địa vị xã hội… nhưng bản chất thì thối tha mục nát. Hãy nhìn vào quanh ta, những thứ sáo rỗng và rẻ tiền đang tồn tại không phải được những người như họ tạo ra hay sao? Tôi tự hỏi, trong thế giới ngày nay, ai có khả năng bảo vệ hàng triệu triệu nàng Lolita? Hay ta chỉ có thể bất lực và buồn bã trước những tàn phá đó!?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Lolita: Giai điệu cổ điển táo tợn, ranh mãnh và đẹp đẽ
“Chưa bao giờ, phải, chưa bao giờ tôi từng đọc một tác phẩm nào khó đọc đến như vậy. “
By Mèo Heo
“Chưa bao giờ, phải, chưa bao giờ tôi từng đọc một tác phẩm nào khó đọc đến như vậy. Khó đọc, đó là một từ chuẩn xác, một cuốn tiểu thuyết làm người ta phải chóng mặt với vốn kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống… ‘khủng’ về mọi mặt của tác giả.”
Thứ nhất, câu chuyện là sự pha trộn của gần hết các thứ tiếng ở Châu Mỹ và Châu Âu, đủ cho thấy khả năng ngoại ngữ siêu phàm của người viết.
Thứ hai, hành văn đứt nối, tưởng chừng ngắt quãng, đôi chỗ làm người đọc hoảng loạn, choáng váng cả về không gian và thời gian, bất ngờ, kịch tính nhưng lại lặng lẽ… thật kì diệu!
Thứ hai, mỗi câu mỗi chữ đề có tới mấy tầng nghĩa, lớp lớp chồng chồng, đọc xong một câu văn, người đọc như lặng đi trong thế giới tưởng tượng của riêng mình, trong tầng nghĩa mà mình hiểu, rồi lại bất ngờ khi lần đọc kế tiếp mình lại hiểu theo một nghĩa khác, rất kích thích, rất mới mẻ.
Thứ tư, mạnh bạo và phóng túng đề cập tới những từ ngữ nhạy cảm nhất, những chi tiết bùng nổ nhất. Lần đầu đọc, tôi phải công nhận vì sao có một thời thiên tiểu thuyết này dấy lên luồng tranh cãi giữa giá trị nghệ thuật hiện thực với sự rẻ mạt của một cuốn truyện khiêu dâm.
Thứ năm, chủ đề đột phá, bước ngoặt trong tư tưởng của một nhà văn. Tình yêu giữa một người đàn ông và một bé gái… có nhiều điều để nói hơn là một tình yêu thông thường. Đã vậy, khi đề cập tới tình yêu ở đây, tác giả gần như đồng nhất nó với thú vui thể xác, rất mạnh dạn, rất quyết liệt, rất phá cách.”
Đó là lời nhận xét của một độc giả sau khi thưởng thức hơn 400 trang của Lolita, kiệt tác của đại văn hào người Nga V. Nabokov.
Có một số ý kiến so sánh tình yêu của Humbert và Lolita với tình yêu Romeo và Juliet, vĩ đại mà chỉ bị sai lầm về tuổi tác. Có ý kiến cho rằng đây là một kiệt tác của một bậc thầy về ngôn ngữ. Và có độc giả không thể hiểu nổi V. Nabokov viết cái gì.
Được xếp vào top 10 tác phẩm gây tranh cãi nhất thế giới, top 100 tác phẩm xuất sắc nhất mọi thời đại, kiệt tác của văn chương thế kỉ XX, Lolita, cái tên không chỉ của một cuốn sách, một bộ phim mà đã đi vào tâm trí những ai yêu thích tác phẩm này như một tính từ riêng, một dấu ấn không thể nào quên. Một cuốn sách mà từ lúc khởi thủy, cho đến nay đã đi qua bao nhiêu sóng gió và vẫn luôn giữ được sức hút riêng của nó. Lolita đã từng được coi là một cuốn dâm thư và bị từ chối phũ phàng ở Mỹ, một quốc gia dường như luôn chấp nhận mọi tồn tại nghịch lý nhất của cả đời thường lẫn nghệ thuật, mặc dù V. Nabokov đã hy sinh thói quen viết tiếng Nga, tiếng mẹ đẻ mà ông nắm vững như lòng bàn tay mình, để chuyển sang viết tiếng Anh phục vụ độc giả.
Chính V. Nabokov cũng đau lòng một cách hài hước mà rằng: Có biên tập viên thông minh về các mặt khác, nhưng trong trường hợp này, mới đọc lướt phần đầu đã nhận định Lolita là “châu Âu già hủ hóa châu Mỹ trẻ”, trong khi một tay đọc lướt khác lại thấy trong đó hình ảnh của “châu Mỹ trẻ hủ hóa châu Âu già”.
Nabokov cũng than phiền rằng có ông chủ NXB thấy tiếc vì trong cả cuốn sách không có người tốt nào cả. Một ông chủ NXB khác nói, nếu ông in Lolita thì cả ông và Nabokov sẽ đi tù. Thậm chí “có những tâm hồn đôn hậu tuyên bố rằng Lolita chẳng mang ý nghĩa gì hết vì nó không dạy được họ điều gì” khi mà Lolita chỉ là câu chuyện đáng xấu hổ về một gã tâm thần và một cô bé dậy thì sớm lẳng lơ.
Sau đó cuốn sách đã được in lần đầu tiên ở Paris. Những người chấp nhận Lolita gọi đó là một cuốn sách khiêu dâm kết hợp với cách dạy dỗ hành vi ứng xử. Nhà văn Martin Amis còn cho rằng Lolita chính là biểu tượng của chủ nghĩa cực quyền đã phá hỏng nước Nga trong ánh mắt tuổi thơ của Nabokov.
Còn với Nabokov trong toàn bộ các cuốn sách của ông thì Lolita là tác phẩm tinh khiết nhất, trừu tượng nhất và được ông tính toán cẩn thận nhất. “Lolita là một tác phẩm được tôi đặc biệt ưng. Đó là tác phẩm khó khăn nhất của tôi, nó xử lý một chủ đề quá xa, quá tách biệt với đời sống xúc cảm của tôi, bởi vậy nó cho tôi niềm vui được vận dụng kết hợp nhiều tài năng của mình để làm cho câu chuyện không trở thành giả tạo.”
“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, khẽ đập vào răng ba tiếng. Lo. Li. Ta.
Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”
Nếu tóm tắt cột truyện Lolita ta có thể diễn giải mấy dòng sau:
Một tiến sĩ văn học người gốc Âu yêu si mê khốn khổ một em bé gái Mỹ mười hai tuổi đến nỗi buộc phải kết hôn với mẹ cô bé, người mà ông ta không yêu, chỉ để hàng ngày được gần gũi với người thương. Sau khi mẹ cô bé chết trong một tai nạn, tiến sĩ cùng con gái vợ chu du khắp nước Mỹ.
Rồi cuối cùng, vì lòng ghen tuông, vì nỗi đau đớn bởi sự mất mát tình yêu, ông ta trở thành kẻ giết người và đây chính là tập hồi ký của Humbert, một kẻ tâm thần.
Nếu chỉ đơn giản thế, ta có thể xếp Lolita vào danh sách dài những câu chuyện loạn luân rẻ mạt nhan nhản hàng ngày.
Nhưng Lolita hơn thế rất nhiều!
journal-book-cover-design-3-new-jpeg
Đó là sự tinh vi dò xét tâm lý con người; đó còn là những nước cờ ngôn từ kiệt xuất của một trong những thiên tài văn chương lớn nhất.
Humbert, nhân vật chính của truyện, hơn Lolita 21 tuổi. Humbert đã bảo vệ luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học vẫn thường xuyên được đăng tải, được các trường đại học mời giảng dạy, có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả những người xung quanh, được đánh giá là một người nhã nhặn, lịch thiệp và nhân cách tốt, được phụ nữ mê như điếu đổ với bề ngoài điển trai. Tóm lại mọi hành vi và tác phong của Humbert hoàn toàn bình thường, đến nỗi cả hai người vợ và bạn bè anh ta đều chẳng hay biết anh ta một kẻ tâm thần mắc bệnh ham muốn tình dục với trẻ con, hay còn gọi là bệnh ái nhi.
Gã Humbert một phần cứ phải che giấu con người thật để chứng tỏ mình là một người đàn ông bình thường, một người văn minh khiến ngay cả khi gã chưa bị bỏ tù thì cũng giống như đang sống trong một cái nhà tù vô hình với một tưởng tượng vô hình về cái “cù lao thời gian thần tiên vô hình”.
Phần nữa, gã luôn phải đè nén và che giấu cái ham muốn tội lỗi của mình, cái ham muốn mà càng cố gắng đè bẹp, nó càng khiến cho gã phát cuồng lên, đặc biệt là khi Humbert sống kề sát Lolita, bị cô bé kích động hàng ngày, mà luôn phải giả bộ là một người cha dượng thân ái và lịch thiệp. Humbert yêu thương và tôn thờ Lolita như với cách mà anh ta gọi các em bé gái: Tiểu nữ thần. Tình yêu đơn phương của H.H cũng có đầy đủ các cung bậc của một thứ tình yêu tột đỉnh. Sau sự phản bội của Lolita, gã cha dượng H.H nổi lòng ghen tuông và “Lo ngước mắt lên với một nụ cười nửa miệng ngỡ ngàng và chẳng nói chẳng rằng, tôi bạt một cái tát tai trời giáng trúng cái chỏm nhỏ, cứng và nóng của gò má em…”
Và tiếp đến là hối hận, là nức nở chuộc tội êm dịu đến thắt lòng, là quỳ gối yêu đương, là làm lành trong mê cuồng xác thịt đến tuyệt vọng. “Trong đêm nhung lụa ở motel Mirana, tôi hôn lòng bàn chân hoe hoe vàng với những ngón dài của em, tôi đốt cháy mình…” Humbert vừa là chủ nô, vừa là nô lệ của Lolita, và toàn bộ câu chuyện toát lên rất rõ hai khía cạnh mâu thuẫn đầy ám ảnh này.
Lolita tên thật là Dolores Haze, là một cô bé tính khí thất thường, vừa ngây thơ, vừa dày dạn. Có thể người đàn bà trong cơ thể cô phát triển quá sớm, với những khao khát về tình dục quá sớm trong khi trí não cô cũng không trưởng thành hơn tuổi mười hai là mấy, mọi hành vi của Lolita chỉ là sự tò mò của một bé gái dậy thì.
Trong suốt cuộc hành trình chạy trốn rong ruổi suốt nước Mỹ, cô vừa có những cuộc truy hoan cùng người đàn ông đáng tuổi bố mình, vừa thèm thuồng những trò chơi tinh nghịch mà lứa tuổi “tiểu nữ thần” như cô ưa thích. Và cũng đúng như tính cách của một đứa trẻ, cô nhanh chóng chán “cái thế giới Humberland màu nâu sậm và đen kịt”. Cô chạy trốn, cô chối bỏ bởi trước mắt cô là một tương lai mịt mù bởi một thứ tình yêu nô lệ tước đoạt cả tuổi thơ, tước đoạt tự do, tước đoạt một cuộc sống bình thường.
Lolita đáng thương hơn là đáng trách bởi cô chỉ là cô bé không cha không mẹ, không bạn bè và không người chia sẻ sống trong một môi trường bất bình thường, với một kẻ bất bình thường nuôi dưỡng một thứ tình yêu bất bình thường.
Không thể phủ nhận Lolita là một tiểu thuyết khó đọc, có thể ở những trang đầu độc giả có thể sẽ bị choáng vì nó khó nhằn, cảm thấy ghét Humbert và cả Lolita nhưng nếu chịu khó theo dõi tiếp thì sẽ cảm thấy vô cùng thú vị với lối chơi chữ cũng như diễn biến của câu chuyện. Cuộc hành trình của hai con người ấy sẽ khiến người đọc cảm thấy buồn bã, thương cho số phận của những nhân vật, đồng cảm, tìm ra sự yêu thương nhiều hơn là căm phẫn. Và cuối cùng là sự vỡ òa khi Humbert đã xóa bỏ nguyên tắc mang mã gene độc nhất vô nhị của mình, xóa bỏ tư duy mỹ cảm của một người đàn ông, xóa bỏ lòng kiêu hãnh của một nam nhân khi nhìn cái bụng to phình của người thương đang mang đứa con của kẻ khác.
“Tôi khẩn thiết muốn thế giới biết tôi yêu xiết bao Lolita của tôi, chính Lolita này, trắng bệch và ô nhiễm, với đứa con của một kẻ khác trong bụng, nhưng vẫn còn nguyên cặp mắt xám với rèm mi đen nhánh như bồ hóng, mái tóc vẫn nguyên màu hạnh đào nâu đỏ, vẫn là Carmencita, vẫn là của tôi. Ngay cả như vậy, chỉ cần trông thấy bộ mặt thân yêu tái nhợt của em, chỉ cần nghe âm thanh cái giọng trẻ khản đặc của em, lòng tôi đã ngập tràn thương mến đến phát điên rồi, ơi Lolita của tôi.”
Chỉ đến khi Lolita bỏ trốn, chỉ đến khi gã lặn lội đi tìm bằng được cô, chỉ đến khi gã bị cô kiên quyết từ chối, cảm xúc, sự hy sinh, sự tuyệt vọng của gã mới làm người xem rung động và xót xa. Rồi đến khi gã đi tìm gặp người mà Lolita yêu say đắm và cũng là người làm tan nát trái tim cô để trả thù, bạn đọc lại có cảm giác tình cảm của Humbert với Lolita mang hơi hướng của tình cảm cha-con.
Cuối cùng, khi gã người tình chết, Humbert vào tù và viết ra Lolita như một bản tự thú, một lần nữa Nabokov đã dùng tình yêu mãnh liệt của mình để làm cho Lolita trở thành bất tử. Tượng đài Lolita đã nói lên khát vọng tình yêu đẹp đẽ của Nabokov, một tình yêu đã vượt ra ngoài biên giới của tình dục, ham muốn và bản năng.
Nabokov đã chạm đến tận cùng những kẽ tâm lý trong ngõ thẳm của tâm hồn người, những suy nghĩ sâu kín được tác giả trải dài trên giấy trắng mực đen. Cốt truyện nhiều biến động, nhiều tình tiết ly kỳ, không gian đẹp và ý tưởng chân lý. Lolita chậm rãi và nhẹ nhàng như một giai điệu cổ điển réo rắt để người đọc có thể gặm nhấm từ từ, đọc để cảm thụ khi có thời gian và không gian thoải mái thích hợp.
Thu Hiền
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Reviewsach. Club
Review sách Lolita - V. Nabokov
Độc giả Phạm Võ Kiều Trinh
Mình không biết có phải vì trình hiểu biết kém hay thế nào mà mình phải nói thật là mua quyển này xong mình cảm thấy hối hận, bản dịch này trên thang điểm 10 thì mình chấm 6/10 thôi, nội dung bao quát thì mình hiểu nhưng các tình tiết phụ để hỗ trợ cho câu chuyện thì mình không hiểu dịch giả đang nói về cái gì nữa. Nhiều khi đọc từng câu chữ mà ức dữ lắm, vì cảm giác nó không mang cho mình cái cảm giác hiểu trọn vẹn, mình nghĩ là quyển này rất hay nhưng tiếc cái là mình không thể hiểu hết cả những suy nghĩ, tâm tư, ý đồ của nhân vật chính trong truyện được. May ra với cái giá 70k mà chất lượng giấy của quyển sách quá ư là tốt nên đã vớt vát tâm trạng của mình bớt phần nào.
Độc giả Hoàng Chi
quyển sách ko phải là truyện và được dịch ra nên có vẻ hơi khó đọc. Nhưng đọc nhiều mình nghĩ có vài bạn có thể làm văn tốt. Vì cách hành văn và dùng từ của tác giả rất (mình ko biết nói thế nào) Nó nhẹ nhàng nhưng khiến ta sởn gai ốc. ^^
Độc giả Trương Ngọc Ánh
Bìa cuốn sách đẹp thiệt rất lôi cuốn tiki giao hàng rất nhanh và cẩn thận. Còn về nội dung của tác phẩm thì nó cơ bản là cuốn sách kinh điển của thế giới rồi nên bản thân mình nghĩ mình không xứng đáng để bình luận về nội dung của tác phẩm này
Độc giả Lê Thu Hương
Đầu tiên là dịch vụ giao hàng cực kì tốt. THời gian dự kiến nhận hàng là 1 tuần nhưng hôm nay đã nhận được sách.
Thứ 2 là về sách. Sách bìa đẹp, dài hơn mình nghĩ )) nội dung và cách viết khá hay.
Độc giả Hà Thu Hường
Cuốn sách thực sự hay.Tuy cách kể dài dòng của Humbert làm mình không thích lắm nhưng cuốn sách có nội tâm nhân vật xuất sắc.Hàng đc gói cẩn thận,sách đẹp.
Độc giả Bùi Kim Thủy
Nhằm câu rất khó nuốt. Vì là tác phẩm kinh điển nên mình không có cách nào khác ngoài việc đọc trọn vẹn từng câu từng chữ. Và óc như muốn nổ tung! Quá khó hiểu. Dịch giả theo đuổi một sự hoa mỹ hết sức lố bịch. Đôi khi chẳng cần thiết đến thế. 3 sao này mình tặng cho cung cách phục vụ của Tiki, còn sách thì, nếu bạn muốn mua một cuốn sách để lưu giữ trong thư viện thì hãy mua sách gốc.
Độc giả Lê Ngọc Hồng Vân
Sản phẩm rất hay chất chứa nhiều ý nghĩa. Lolita cũng phản ảnh một sỗ vấn đề rất nóng về việc ấu dâm và căn bệnh hoạn về việc ấu dâm
Độc giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Mình đã thấy cuốn sách này ở nhà sách và ấn tượng với cái bìa sách rất đẹp, lại nghe review sách rất hay nên mình quyết định mua. Tuy nhiên khi sách giao về thì bìa sách lại bị rách 1 góc, rất là thất vọng luôn vì cái bìa là cái mình thích nhất. Mong là tiki lần sau giao sẽ cẩn thận hơn, chèn chặt sách trong hộp bằng xốp.
Về sách thì mình chưa đọc hết nữa nhưng có vẻ khá khó đọc đúng như review, nội dung và giọng văn có nhiều đoạn khá nhạy cảm, đọc rùng mình, nhưng khá cuốn hút.
Độc giả Tung Xeng
Mới đầu mình sợ cuối sách này sẽ khó đọc vì đa phần sách được đánh giá cao qua thời gian đều như vậy. Mà sách dịch nữa nên sẽ có một số đoạn không rõ ý. Vậy mà, cuốn sách này với mình nó khiến cho mình bất ngờ và đọc nhanh hơn mình tưởng, sách rất hay và đáng giá đối với mình.
Cảm ơn tiki vì đã đưa quyển sách này vào danh sách tiki khuyên đoc. Cuốn sách thật sự rất là bổ ích.
Sẽ tìm đọc những quyển như vậy, để bổ sung vào tủ sách nhà mình.
Độc giả Nguyễn Trâm
Đây quả là một vấn đề không bao giờ lỗi thời trong mọi xã hội. Luôn luôn có những con người vô nhân tính như thế ở một góc nào đó trong xã hội. Đây như một hồi chuông cảnh tĩnh cho mọi người hãy bảo vệ những bé gái – độ tuổi trong sáng và hồn nhiên nhưng cũng rất dễ sa ngã
Humbert, nhân vật tôi, là giáo sư văn chương ở Paris, chạc 35 tuổi, đẹp trai. Tuy sống cùng với vợ nhưng Humbert không hề hứng thú tình dục với vợ mà luôn thầm tơ tưởng đến những cô gái 12, 13 tuổi để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Ông ta không hề thấy buồn khi vợ mình bỏ theo một người đàn ông khác, thậm chí còn ngạc nhiên khi vợ mình lại có sức hấp dẫn tới kẻ khác. Sau đó vài năm ông được mời sang Mĩ giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England.
Độc giả Nguyễn Hữu Minh
Mình đã từng đọc một số tác phẩm viết về tính dục của cả phương Đông lẫn phương Tây. Nhưng có lẽ “Lolita” là một trong những cuốn tiểu thuyết gây ấn tượng mình nhiều nhất mặc dù chỉ mới đọc được có một phần mà thôi. Ban đầu mua sách vì phần nhiều tò mò khi biết quyển này khá lâu rồi và cũng có vẻ được giới thiệu thuộc dạng 18+ nên khá chần chừ. Sách có bìa rất đẹp và ấn tượng, chất lượng của giấy cũng rất tốt. Mình sẽ gắn “nuốt” nó sớm trong một ngày không xa.
Độc giả Nguyễn Thị Khánh Huyền
Đúng là một tác phẩm kinh điển. Đúng như tác giả đã nói, quyển sách này không chứa đựng một bài học sâu sắc gì, đơn giản là một hiện tượng đau lòng đến nghẹt thở. Cả quyển sách như một lời tự thú đầy xót xa, có cả tội lỗi và nhận thức tội lỗi, nhưng H.H vẫn như con thiêu thân bay vào ngọn lửa mãnh liệt. “Lolita” sâu sắc và hoa mĩ khiến ta phải cảm nhận mới hiểu ra rằng nó nói về tình yêu của H.H , tình yêu của tuổi trẻ và sự ám ảnh với cái hình tượng tiểu nữ thần .Là một tác phẩm ra đời lâu như vậy nhưng vẫn đi sâu vào lòng ngừơi bởi nội dung đặc sắc, lạ lùng và mãnh liệt.
Độc giả Hạt tiêu
Đọc nhận xét của mấy bạn cộng với lời giới thiệu là kinh điển mình mới mua đấy. Khi đọc công nhận khó hiểu thiệt nên mình đọc lướt lướt thôi. Nhưng mà đọc vậy mình thấy sự ghê tởm, đáng sợ ở cái con người trong tác phẩm này. Vì yêu thích con gái của người yêu mình nên mới chấp nhận lấy bà ấy. Nhưng thực chất hắn là con “quỷ ấu dâm”, con “quỷ đội lốt người”. Đáng kinh tởm mà, hại đời cô bé ấy, mà cô bé ấy sao nhỉ, chỉ vì con quỷ ấy mà cô bé ấy đã mất đi tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên. Cuối cùng cô bé ấy đã mất đi tươi lai tươi sáng chấp nhận kiếp sống vật vã, tạm bợ! Hắn sẽ phải trả giá cho hành vi của mình!
Đã đọc qua bản tiếng Anh của cuốn Lolita, mình mua quyển này vì muốn ủng hộ nhà xuất bản Nhã Nam và muốn xem Nhã Nam sẽ dịch tuyệt tác này như thế nào. Lolita nói về người đàn ông chỉ thích các cô bé nhỏ. Nhìn ban đầu, đó là những gì quyển sách nói đến. Nhưng càng đọc, bạn sẽ thấy đó chỉ là một phần của câu chuyện. Phần còn lại, bạn phải hiểu theo nghĩa khác và đó là ý nghĩ của mỗi người. Tóm lại, hãy đọc và cảm nhận cuốn tiểu thuyết.
Độc giả Hà Thiên Hương nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình đã đọc bình luận của các bạn về cuốn này, nhạy cảm, điên cuồng, khó đọc. Và sau vài tháng ngậm hết cuốn sách mình mới viết nhận xét. Quả như các bạn kia đã nói, một cuốn sách khó đọc và nếu bạn nào không có lòng kiên nhẫn chắc khó mà đọc được đến trang cuối cùng. Với một tác phẩm kinh điển người đọc còn cảm thấy khó huống chi người dịch cuốn sách phải bỏ bao nhiêu công sức, bao nhiêu năm mày mò mới đem đến người đọc một bản dịch hoàn hảo như vậy. Cuốn sách khổ to, giấy ngà ngà mình rất thích, lại có bìa phụ bảo vệ bìa chính nữa chứ, tuy nhiên lần đầu tiên mình thấy bìa phụ màu khác bìa chính, mấy cuốn kia bìa phụ y chang bìa chính. Một cuốn sách đáng đồng tiền.
Độc giả Hồng Nhung nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đúng chuẩn kinh điển nên rất khó đọc. Mình đã cố gắng đọc và cố hiểu nhưng cũng chỉ hiểu được nửa nội dung truyền tải bởi nhà văn sử dụng nhiều phép ẩn dụ hay ví vo quá nhiều trong khi não bộ của mình không đủ trình độ để hiểu được hết những ngụ ý hay lối bóng gió văn thơ của nhà văn. Gấp cuốn sách lại thì ngẫm trách ai bây gio, không biết phải binh luận gì. Cuốn sách gây tranh cãi cũng đúng thôi.Một chuỗi hành động từ 1 khởi điểm từ trong quá khứ gây ra, tồn đọng trong tâm trí của hắn khiến hắn không khi nào không thôi mơ tưởng. Trách thì trách nhà văn tạo điều kiện cho nhân vật làm những điều mà hắn ao ước, khát khao một tiểu nữ thần, hiện thực hóa ước mơ của hắn…….khi có thời gian sẽ đọc thêm lần nữa, đọc cho tới khi nào hiểu được 3/4 mới thôi…Về căn bản là cuốn sách nên có mặt trên kệ sách.
Độc giả Vũ Thuỳ Trang nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Hồi lên hiệu sách Nhã Nam đã bị ấn tượng bởi cái bìa rồi, nhưng cái lời tựa ở bìa sau sách lại khá là… trần trụi nên mình đã định không mua, nhưng lên Tiki đọc review mới biết đây là một tác phẩm kinh điển mà mỗi bạn lại nhận xét một kiểu nên mình quyết định mua về đọc thử xem sao. Vốn đã chuẩn bị tinh thần từ trước, nhưng khi đọc mình vẫn không tránh nổi sự bất ngờ và không thể thể không choáng váng. Mọi người thường nói rằng đây là một tác phẩm CỰC KỲ khó đọc, quả không sai. Lolita đưa ta đến một lượng kiến thức khổng lồ về văn hoá, lối sống và ngôn ngữ,., qua đó mới có thể thấy được vốn hiểu biết “khổng lồ” của Vladimir Nabokov. Mình không để Lolita năm sao vì những lối sống phóng túng, các trờ chơi có thể nói là… truỵ lạc, và hơn nữa là mối quan hệ giữa một người đàn ông trưởng thành và một cô bé tuổi vị thành niên (làm sao mất thiện cảm với điều này thế không biết)
Hình thức: Bìa đẹp, giấy in rất thích, mình nghĩ tác giả đã cố hết sức để dịch sao cho sát nghĩa và dễ hiểu nhất nhưng tuy vậy, có nhiều đoạn vẫn rất khó “vào”. Điều cuối cùng, luôn luôn tự hỏi tại sao sách của Nhã Nam không có bookmark??
Độc giả chau thi thao trinh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Thật sự không biết tôi phải nên làm gì để miêu tả cảm xúc ngày đầu tiên mà tôi giở quyển sách này ra đọc.Ôi thôi lúc đó hai mắt cứ mở to thao láo còn miệng thì há hốc mồm kinh ngạc,cứ tự hỏi mình quyển sách gì mà kì cục thế này,toàn là miêu tà đến những chi tiết tình dục thế này?…Thật sự là rất đỗi kinh ngạc khi giờ đây suy nghĩ của tôi đã thay đổi 180 độ,vì khi đọc đến những trang tiếp theo tôi mới nhận ra được giá trị của nó.Lời văn được tác giả trau chuốt rất tỉ mỉ và chắc rằng đây là lối viết văn có một không hai rất riêng biệt của tác giả mà tôi không thể lẫn vào đâu được.Khâm phục!Khâm phục!Rất khâm phục
Độc giả Ha Giang Le nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Thật ra nếu hỏi về cái tên Lolita thì mình đã nghe rất nhiều rồi. Đến tận cuối năm ngoái mình mới mua cuốn này và hiện giờ mình đang đọc lại lần thứ hai ạ. Cảm nhận của mình khi đọc cuốn này chính là mình thấy được một cái gì đó rất hoang dại mà chân thực. Mình thích cái sự náo loạn của cô bé Lolita và cũng cảm thấy một chút gì đó ngây thơ đến chất phác trong con người Lolita. Mình nói đây là lần thứ hai mình đọc cuốn này là vì có vẻ lối hành văn của tác giả khiến mình hơi lúng túng và khó hình dung.
Độc giả Nguyễn Hoàng Vân Anh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đây là một cuốn, đối với mình, hơi khó đọc. Lúc đầu chưa quen lối viết của tác giả thì cảm thấy khó chịu, có những đoạn, những câu mình phải đọc lại 2-3 lần để hiểu ý mà tác giả muốn truyền đạt. Nhưng đọc quen rồi thì sẽ ổn. Mình mất 2 tháng để hoàn thành nó.
Tác giả có vốn văn học rất sâu rộng, ảnh hưởng rất nhiều bởi Ulysses của James Joyce, lại hay chơi chữ, điều này rất thú vị. Có những trang mà chú thích chiếm hết phân nửa (Kiểu đọc xong cuốn này rồi sang đọc cuốn khác mà không có nhiều chú thích như vậy thì không quen mắt =))*).
Xây dựng hình tượng rất thành công. Một H.H khốn khổ đến bệnh hoạn. Một Lolita qua mắt của H.H ngây thơ đến thô tục.
Nội dung hay. Thông điệp truyền tải ấn tượng. Một cuốn sách phải đọc lại thêm một hay nhiều lần nữa, một cuốn sách dành cho những rereader.
Độc giả nguyễn văn tuấn nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Tôi là một người đọc ít và tôi không tìm hiểu nhiều về tác phẩm này nên đây sẽ chỉ là những nhận xét của riêng tôi mà thôi. Tôi thích nghĩ đây là một tác phẩm tự thuật về cuộc đời hơn là những ý nghĩa lớn lao mà mọi người thường nhắc đến. Về cách viết của tác giả, tôi rất thích, nó rất gãy gọn, rất rõ ý, chẳng lấp lửng chút nào, chân thành và không khiến người đọc cảm thấy xấu hổ. Những kiểu nói lấp lửng, ngắn gọn trong văn học hay sinh hoạt đời thường dễ hiểu theo kiểu đáng ghét còn cái dài dòng của tác giả lại làm tôi thấy dễ chịu. Tôi tạm coi H.H là tác giả, còn ông Vladimir kia thì thôi. Câu chuyện được viết rất chân thành và tôi cảm thấy chẳng cần phải băn khoăn gì về tính xác thực của nó. Nếu có hư cấu, cũng chẳng sao. Nếu để nhận xét về H.H thì tôi rất hứng thú nhưng tôi nghĩ là không nên dài dòng, ngắn gọn thì ông là một người khá nhàm chán có tài năng nhưng ông sống quá hời hợt vì cái sở thích của ông khiến ông khổ sở như vậy. Cuộc tình với Lolita cũng thật nhàm chán và phải mất công lắm ông mới làm tôi nhận ra điều đó khá muộn. Cái kết của cuộc tình đã được báo trước nhưng thật là tôi đã quá hy vọng vẩn vơ nên phải ngậm trái đắng. Nội dung không đặc sắc nhưng văn hay nên vẫn thích. Tôi nghĩ kho tàng văn học nhân loại nên làm tôi bất ngờ hơn.
Độc giả phạm ngọc chi nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Biết đến cuốn sách này từ rất lâu, nhưng không dám đọc. Cũng tại bởi những ý kiến trái chiều xung quanh tác phẩm này. Giờ cũng chưa thể nói là nhiều kinh nghiệm, nhưng cuộc đời cũng đã trải qua kha khá chuyện mới thấy tự tin để đọc cuốn sách này. Để có thể cảm nhận nó một cách trọn vẹn nhất. Vì mình sợ nhất là phán xét tác phẩm một cách thiếu khách quan. Và mình thấy mình đã đúng khi đến thời điểm này mới chọn đọc “Lolita”. Không có gì hơn ngoài những từ “run rẩy”, ” nghẹt thở” và “tuyệt vời”. Cảm ơn Tiki.vn đã đem đến một cuốn sách đáng đọc.
Độc giả Kiều Oanh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Chà, thật quá đặc biệt. Sách được xuất bản vào năm 1939 gần như vậy trong thời khá khắt khe nên những chi tiết tình dục quá hiện đại ở đây làm mình băng khăng. Khi mua mình chỉ biết đây là tiểu thuyết kinh điển và kinh điển thì gây tranh cãi.
“Đúng là người ta không tìm thấy một từ tục tiểu nào trong toàn bộ tác phẩm; quả thật, kẻ phàm tục kiên cường, được những ước lệ hiện đại luyện cho thói quen chấp nhận không chút đắn đo hàng loạt chữ tục trắng trợn tràn ngập trong những cuốn tiểu thuyết tầm thường, ắt sẽ thấy kinh ngạc khi không thấy chúng ở đây”
Độc giả Trịnh Thị Thùy Trang nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Biết đến Lolita từ 2012 khi dấy lên mấy cuộc thảo luận về dịch giả Dương Tường, lúc đó mình chỉ cưỡi ngựa xem hoa ậm ậm ừ ừ khi nhìn những đoạn dịch sai bị chỉ ra và cữ nghĩ rằng chuyện này là bình thường đối với những dịch giả người Việt. Nhưng gần đây mình bắt đầu đọc sách nhiều hơn, và khi mua cuốn này, “đã sửa tới 95% lỗi dịch” thì mới biết được dịch giả đã làm tệ như thế nào. Những đoạn chơi chữ và nhại tiếng trong tác phẩm dường như khi dịch trong tiếng Việt không thể nào chuyển hết được ý, ấy thế mà Dương Tường vẫn chọn Lolita để dịch, và đã chọn “thất bại đẹp” bằng cách bỏ qua hết những cái hay của câu chữ trong tác phẩm thành những câu “thuần Việt”, “đủ ý”.
Theo mình thì tác phẩm này không thể nào chuyển thể được sang tiếng Việt, mà dù có cũng chỉ là mấy câu sáng tác lại của người dịch.
Độc giả Vũ Hùng nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Sau khi đọc trọn vẹn Lolita, tôi không thể ngăn mình ghi lại những suy nghĩ của bản thân về quyển sách đầu tiên tôi không xem là sách.
Tôi đã không xem Lolita như một tác phẩm văn học kinh điển ngay từ vài chục trang đầu, mà tôi đã nó xem như một thực thể uyên bác nhưng rối rắm, luôn kích thích và khinh thường khả năng am tường đọc vị người khác của tôi. Ngay cả đến những suy nghĩ và cảm xúc cuối cùng của H.H cũng khiến tôi bối rối đến ngộp thơ,̉ và hiển nhiên, đầy kích thích và mê hoặc.
Tôi không phải là người đọc nhiều và hiểu rộng, và một lần nữa Lolita đã nhắc tôi nhớ đến sự hạn hẹp của đầu óc mình. Tuy vậy nhưng ngoài hành hạ và ban phước tôi, quả thật tôi cũng “không học được gì từ Lolita cả”.
Mà, tôi cũng không mong mình học được gì từ Lolita, hẳn những ai đã đọc hết hoặc đang đọc một phần cũng sẽ nghĩ giống như tôi, và cả những bạn sẽ đọc Lolita.
Nếu xét trên phương diện là một tác phẩm kinh điển, thì Lolita hiển nhiên là một tác phẩm như những gì các nhà phê bình văn học của hai thế kỉ khen cũng như chê. Tôi không thể nào thẩm định Lolita theo lời lẽ cảm thụ riêng của mình được, bởi thật sự tôi đã bị khuất phục trước sự bác học và khiếu hài hước của Nabokov.
Lolita hiển nhiên là rất khó đọc, đầy sự thử thách cũng như sự mê hoặc “tâm hồn văn chương” những ai mong muốn đi đến chặng cuối câu truyện. Rất nhiều lúc tôi tự hỏi liệu những chi tiết luồn lách bằng các câu chữ này có ném tôi vào một mớ hỗn độn không thể nắm bắt được nữa không, ấy là tôi có lời khen và thật sự tin tưởng tuyệt đối vào người dịch, thế rồi tôi lại đầu hàng hoàn toàn và cứ để cho mạch truyện cuốn đi.
Xin thứ lỗi, những bạn nào muốn đọc Lolita mà lỡ lướt qua những nhận xét hời hợt và lan man này của tôi, và cả những bạn đã đọc Lolita và muốn viết những nhận xét sáng suốt của mình cảm thấy khó chịu khi tôi không thể phân biệt giữa viết cảm nhận về một tác phẩm văn học với viết status trên mạng xã hội hay với viết nhật kí.
Tôi thật sự rất yêu Lolita.
Độc giả Mỳ Ly nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Tôi ấn tượng sâu sắc với bìa sách, và chỉ với trích đoạn đơn giản phía sau bìa, tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục để mua nó. Không một chút băn khoăn.
Tôi bắt đầu đọc những nhận định về Lolita – một hiện tượng bất thường của văn học thế giới. Tôi biết các lập trường đối nhau chan chát, những tranh luận và cãi vả về cuốn sách không quá dày này. Và trước khi mở cuốn sách ra, tôi đã đặt cho mình câu hỏi: liệu mình sẽ đứng về phía nào? Sẽ chỉ trích tinh thần cuốn sách như một thứ khiêu dâm và báng bổ? Hay là sẽ chạm đến những tầng sâu của tảng băng trôi?
Lolita mang đến cho tôi cảm giác chỉ có thể diễn tả bằng hai từ “chấn động”. Tôi bị ngợp trong thế giới nội tâm của Humbert. Nó quá kì diệu, quá phức tạp, nó được mổ xẻ đến tận cùng, lạng lách mọi ngóc nhỏ để phơi bày ra thiên tài của một ngòi bút.
Cuốn sách khai thác đề tài rất nhạy cảm. Nhìn từ góc độ nào cũng khó có thể chấp nhận được. Dù cứng nhắc hay nhân văn. Ranh giới giữa kiệt tác và rác phẩm mong manh hết sức. Và với tôi, “Lolita” xứng đáng là kiệt tác của mọi thời đại. Để đọc và thấm nó, tôi đã phải vận hết sự tỉnh táo của mình. Tôi ép mình phải tỉnh táo hoàn toàn trước những câu chữ, hình ảnh khêu gợi, để nhìn cho đến tận cùng vấn đề. Nhìn xuyên qua cái bệnh hoạn của nam chính, nhìn xuyên qua cái tục tĩu của nữ chính, để thấy rõ hai chữ BẢN NGÃ được tác giả khai thác tường tận đến mức khó tin.
Tôi thảo luận với bạn của tôi, xem thử giữa Lolita và những cảnh nóng trong ngôn tình có gì khác nhau? Vâng, và câu trả lời là cảnh nóng ngôn tình phục vụ cho mục đích khiêu dâm, còn mọi từ ngữ nhạy cảm trong Lolita đều hướng đến giải thoát cho bản ngã.
Bỏ qua mọi định kiến và tạm thời gác mọi luân lí lại trong đầu, tôi đọc cuốn sách với góc độ khách quan nhất. Tôi nhận ra, nó giống như một bức tranh khỏa thân, mà có mắt sẽ nhìn ra chất nghệ thuật sâu thẳm, có mắt sẽ chỉ thấy trần truồng, thô tục.
Bằng khả năng ngôn ngữ bậc thầy, tác giả đã làm rung chuyển mọi tế bào cảm nhận trong tôi. Tôi sởn gai ốc trước sự tài hoa của tác giả trong việc miêu tả nội tâm, cảm xúc của nhân vật. Tôi chỉ biết phục sát đất và há hốc mồm: tại sao ông ấy có thể viết được như thế?
Tôi còn nhỏ tuổi, nên bằng tất cả tỉnh táo, tôi vẫn chỉ có thể cảm nhận đến thế. Tôi vẫn còn quá non nớt để có được sự vững tâm khi tiếp nhận Lolita. Nhưng tôi biết chắc rằng, cuốn tiểu thuyết là một hành trình khai thác tâm lý xuất sắc bằng một ngòi bút cực kỳ xuất sắc. Có thể nhiều năm sau, khi đọc lại, tôi lại nhìn nhận nó sâu hơn, và chạm xa hơn trong cái thế giới đó.
Lolita – một thế giới xa vời, nguy hiểm lẫn trần trụi đến điên cuồng.
Độc giả Trang Tuyên nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Nếu bạn đang tìm kiếm một quyển tiểu thuyết kinh điển nhưng lại sâu sắc, để lại ám ảnh day dứt khôn nguôi thì Lolita chính là câu trả lời. Lời văn bay bổng giàu hình tượng của nhân vật kể chuyện khiến khó ai có thể hình dung ra được thân thế của hắn, con người của hắn lại là một kẻ si cuồng mãnh liệt đến như vậy. Lolita không dành cho những ngừoi thiếu kiên nhẫn, bởi vẻ đẹp của toàn bộ tác phẩm được trải đều ra trên từng trang sách, từng con chữ của người tác giả. Hãy đọc Lolita, rồi cảm nhận theo chính mình.
Độc giả Thành Đại nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Biết được cuốn sách này nhờ tìm hiểu qua mạng nên liền vào đặt mua thì lại hết hàng nên đành bỏ vào wishlist để theo dõi khi nào có hàng. Đợi dài cả cổ chắc cũng hơn một tháng mới thấy có hàng lại nên mua ngay. Cảm giác đầu tiên là bìa sách thiết kế đơn giản nhưng rất đẹp cùng cái tên nghe rất bắt tai – Lolita. Được biết đây là một tác phẩm kinh điển và gây nhiều sóng gió nhất của thế kỉ 20 nên càng kích thích muốn đọc. Sau hơn 1 tuần đọc xong thì trong đầu có rất nhiều cảm xúc ,à khó diễn đạt bằng lời. Đúng như nhiều người đã nhận xét, 1 cuốn sách gây sóng gió.
Độc giả Ho Phuong Thanh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
lúc đầu đặt sách cũng chỉ là vì thấy cái tên có phần lạ lẫm. Nhưng khi nhận được sách rồi tôi lại thấy thích tác phẩm này, bìa sách, chữ và trang sách đều rất in rất đẹp. Truyện có cốt truyện rất lạ: tình yêu giữa 1 người đàn ông và 1 cô bé. Tôi không ngờ tác giả lại chọn nhân vật như vậy nhưng quả thật cái nội dung của câu chuyện khá mới mẻ và lạ lẫm, nó gần như là một tác phẩm không giống bất kì tác phẩm nào khác. Nó cứ níu chân tôi không được rời khỏi từng con chữ. Càng đọc tôi lại khám phá ra điều mới mẻ trong các hành văn của tác giả và cả những từ ngữ chuyên môn đến mức khó hiểu, nhưng khi hiểu rồi thì ta lại thấy hay!
Truyện hoàn hảo, hoàn hảo cả về con chữ lẫn nội dung và hình thức tác giả dẫn dắt vào câu chuyện. Đây có lẽ là tác phẩm văn học cổ điển mà tôi thích nhất từ trước đến giờ.
Độc giả Võ Thị ÁNh Tuyết nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita của nhà vănVladimir Vladimirovich Nabokov, được viết bằng tiếng Mỹ, xuất bản lần đầu ại Paris năm 1955. Lolita được xem là một hiện tượng bất thường bậc nhất và gây ra rất nhiều tranh cãi cho nền văn học thế kỉ XX. Vậy cái gì gọi là ” hiện tượng bất thường” ? ” Hiện tương bất thường ” ơ đây đó là sự lệch chuẩn, cuốn tiểu thuyết vượt ra khỏi cái khuôn khổ mà bất cứ nhà văn nào cũng tuân theo lúc bấy giờ, nó đề cập đến một vấn đề mà cả xã hội cho là bình thường thấp kém. Thấy vậy mà không phải vậy, bạn cứ thử đọc một vài trang xem…..
Độc giả Cát Tường nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita – quyển sách khiến người đọc vừa ghê tởm về thứ tình yêu méo mó, vừa khơi gợi cảm giác thú vị và tò mò về số phận của các nhân vật
Lolita – quyển sách khai thác tâm lí nhân vật tinh tế, lớp chồng lớp, khó hiểu và lạ lùng
Tôi rất thích Lolita, tôi đã mua bản Anh, rồi bỏ thời gian tra từ điển đọc quyển sách. Khi nghe tin nó được xuất bản thì tôi đặt mua
Đọc rồi mới thấy, dịch thuật quá thiếu sót và thô. Dịch giả đặt quá nhiều chú thích (khá lạm dụng). Giọng văn cứng, ít cảm xúc, chưa lột tả hết tâm lý nhân vật.
Lolita là 1 quyển khó đọc, dịch giả đã khiến quyển sách càng khó đọc hơn. So với bản trên mạng và lúc tôi tra từ điển thì dịch giả của Nhã Nam đã dịch sai ý đồ nhà văn rất nhiều.
Chung thì: Bìa đẹp, giấy tốt, nhưng dịch thuật quá nản
Độc giả Mai Yến Nhi nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita theo chúng tôi hiểu đó không đơn giản là cuốn sách mà người đọc hy vọng có thể dễ dàng tranh cãi và biện luận về nó một cách đơn giản. Dù chủ đề tương đối cấm kị- một ông già si mê một cô bé – nhưng sâu xa hơn nó được đánh giá là tác phẩm về tình yêu.Càng về cuối càng hiện rõ là tác phẩm về tình yêu một chiều. Có lẽ độc giả tuổi cỡ như tôi trở đi sẽ thấy đồng cảm hơn, thấy đây là câu chuyện làm cho ta buồn phiền, như Nabokov viết trong lời bạt
Độc giả chinh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Ừm, nói sao nhỉ. Sách rất hay, tuy lúc đọc nhiều lúc cũng hơi ức chế. Cảm giác giống như tác giả muốn vờn chính đọc giả của mình. Dắt đọc giả đi vòng vòng tham quan từng ngóc ngách của căn nhà tâm hồn nhưng không cho vào hay chạm vào bất cứ món đồ nào. Đó cũng chính cách tác giả thế hiện tài dẫn dắt tuyệt vời của mình. Một cuốn sách nói về tình dục mà theo ông là bệnh hoạn nhưng hoàn toàn không có một từ gợi dục nào. Dù vậy, tôi vẫn nghĩ trẻ em dưới 20 nên đợi tới 20 hãy đọc thì sẽ tốt hơn
Độc giả Moon Shady nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình có lẽ rất khó tính trong việc chọn sách và đọc sách, không biết có phải vì thế mà mình thường có “duyên” với những tác phẩm khó đọc hay không nhưng phải nói với những cuốn sách càng phức tạp, sâu xa và khó hiểu, trừu tượng nó lại đem đến độ say mê nghiền ngẫm cho bản thân mình, và khi hiểu được tác phẩm, quả thực rất “thấm” và rất “đã” tinh thần.
Tác phẩm là sự nguy hiểm của ngôn từ với lời lẽ mướt mát và nhiều ẩn dụ có thể làm lu mờ bản chất, là sự nguye hiểm của phân tâm học và tâm thần họckhi nhân vật chính vật lộn với ham muốn tột cùng nằm sâu trong bản ngã của mình – mà không thể thoát ra – trong một cơn nghiện biết chắc là tội lỗi…
Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim, bạn có thể xem phim trước và đọc lại sách để thẩm thấu mức độ hay tăng dần đều và cung bậc cảm xúc sẽ thăng hoa hơn.
“Lolita” – thương từ bìa sách, vẻ ngoài đẹp và sang trọng cùng với chất lượng nội dung tuyệt vời. Cảm ơn tiki rất nhiều đã mang sách đến gần hơn với độc giả
Độc giả Mẫn Phạm nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình thấy đây là tiểu thuyết kinh điển được khuyên đọc nên cũng có ý định mua nhưng cứ hết hàng, phải đến bản tái bản 2015 mình mới mua được. Sau đây là nhận xét của mình:
– Về hình thức: Cuốn sách có khổ hơi to,có thể gây bất tiện cho một số người. Bề dày thì dày dặn nên mình rất thích. Chất giấy tốt, mua ở tiki nên được giảm 20.000vnđ, lại còn được bọc bookcare. Bìa tiểu thuyết hình trang trí đơn giản với tên tiểu thuyết. Nhẹ nhàng và tinh tế.
– Về nội dung: Đúng như những gì ở phần mô tả của tiki: “, Lolita vẫn cứ là một hiện tượng bất thường, và cô bé Lolita, “ánh sáng của đời tôi, tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi” trong trí tưởng của Humbert Humbert, vẫn bất tử trong dáng đứng thẳng cao chưa đầy một mét rưỡi và toàn bộ đặc tính của một “tiểu nữ thần” vĩnh viễn bất kham.” không thể có từ nào diễn tả hay hơn những từ ngữ ấy.
Độc giả Đầu Súng Trăng Treo nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất Liên Xô. Ở nước ta tác phẩm này được in rất nhiều bản và được rất nhiều dịch giả nổi tiếng dịch ra nhiều phiên bản khác nhau. Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ vẫn tìm đến tác phẩm này. Nội dung tác phẩm bên cạnh chất lạng mãn thì văn phong được tác giả thể hiện với nhiều phép chơi chữ và ẩn dụ khiến cho người đọc nếu chưa quen có thể bị ngợp, dẫn đến khó hiểu. Tuy nhiên, một khi bạn đã ngấm được lối viết văn của tác giả, người đọc hẳn sẽ không thể buông quyển sách xuống được.
Về hình thức sách trình bày khá đơn giản nhưng vẫn giữ nét gì đó rất kinh điển của tác phẩm. Với những ai yêu thích văn học thế giới, Lolita là một tác phẩm mà bạn không thể bỏ qua.
Độc giả Little Starlet nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình biết đến Lolita từ khá lâu nhưng đến bản in 2015 mình mới mua. Mình thấy bìa đẹp nhưng cứ sợ dơ sao ấy, nếu còn tái bản, hi vọng Nhã Nam sẽ giữ nguyên bìa của bản gốc và mình không thích khổ sách quá to, chữ in hơi nhỏ.
Trước Lolita mình có đọc Tiếng cười trong bóng tối và cảm giác cả hai tác phẩm hơi hao hao giống nhau (những chi tiết nhỏ) nhưng không ảnh hưởng gì hết, thậm chí là còn cảm thấy thú vị. Có những đoạn trong sách mà mình đọc 2,3 lần vẫn không nắm được thật sự câu này muốn nói gì bởi có lẽ vì Humbert là tên bệnh hoạn. Nhưng hắn đáng thương đến tuyệt vọng khi yêu Lolita. Mình chẳng biết nên ghê tởm hay tội nghiệp khi hắn yêu cầu Lolita quay lại với hắn
Lolita, một tác phẩm kinh điển đầy tội lỗi của Humbert và tiểu thiên thần của hắn, Lo – Li – Ta
Độc giả Nguyen Ngoc Quy nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đây là cuốn tiểu thuyết thuộc dạng kinh điển nên đối với mình nó hơi khó hiểu. Khó hiểu về nội dung, ngôn ngữ và cả cách diễn đạt nữa. Nhưng mình đã đọc hai lần đấy. Có thể bản thân mình không phù hợp với thể loại kinh điển này nên phải nhiều lần như vậy, nhưng biết đâu với các bạn nó lại hợp thì sao? Bìa sách trình bày khá xinh nên mình cũng thích lắm. Đây là tác phẩm kinh điển đầu tiên mình đọc nên nhận xét của mình cũng chỉ ở dạng khách quan thôi bạn ạ! Bạn hãy tự mình trải nghiệm và chia sẻ nhận xét nhé!
Độc giả Lê Xuân Ngân nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình rất ấn tượng với bìa sách vì nó tuy đơn giản nhưng lại mang một vẻ rất huyền bí và đẹp theo một cách rất riêng. Và khi đọc vài chương đầu của cuốn sách, mình buộc phải thừa nhận rằng sách rất khó hiểu và dùng những từ ngữ cũng khó hiểu nốt. Có thể nói đây là cuốn khó hiểu nhất trong tất cả những cuốn sách mình đọc, nhưng không hiểu sao mình lại không thể buông cuốn sách xuống được mà cứ bị cuốn sâu vào nó, nghiền ngẫm từng câu từng chữ trong cuốn sách. Càng đọc mình càng khâm phục lối viết sâu sắc của tác giả. Mặc dù mình vẫn chưa hiểu lắm về nội dung chưa cảm nhận được hết cái hồn của cuốn sách nhưng với mình, đây vẫn là một cuốn sách rất đáng đọc.
Độc giả Nguyễn Linh Vân nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
MÌnh khuyên các bạn nên đọc cuốn sách này! Nó thật sự rất bổ ích. Khi mình vừa đọc xong phần đọc thử mình đã quyết định mua ngay. Và mình không hề hối hận về quyết định đó vì khi mua nó về mình đã đọc đến lần thứ 5 mà vẫn chưa biết chán. Mình thật sự cám ơn tác giả Vladimir Nabokov và dịch giả Dương Tường đã mang đến cho người đọc một cuốn tiểu thuyết thật hay. Mình hy vọng ngày sẽ càng có nhiều cuốn tiểu thuyết kinh điển hay được dịch sang tiếng việt hơn nữa để mình và các bạn có thể học tập được nhiều hơn!!!
Độc giả Súp Lơ nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình thật sự rất cảm ơn dịch giả Dương Tường đã tạo cơ hội cho người Việt có thể đọc cuốn này, vì tác giả sử dụng lối chơi chữ rất nhiều trong sách mà có chỗ mình không hiểu, cũng nhờ việc dịch kỹ lưỡng đã giúp mình hiểu được. Về nội dung cuốn sách thì không có gì để nói, mình nghĩ đọc cuốn sách này cần sự kiên nhẫn hơn những cuốn khác vì cách viết xoáy sâu vào nội tâm nhân vật rất khó hiểu. Nhưng nếu kiên trì đọc sẽ thấy rất thú vị vì bạn đã bước vào một thế giới nội tâm đầy màu sắc mà ở đó có những “tiểu nữ thần” !
Độc giả Lê Viết Thái nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Vladimir Nabokov là một trong những tác giả mà mình yêu thích. Mình đã đọc bản tiếng Anh rồi nên đánh giá bản tiếng Việt của dịch giả chỉ tương đối ổn thôi, một số chưa dịch thật sát nghĩa nhất là với một tác phẩm Kinh điển như vậy. Nói chung là mình chưa thật sự hài lòng với điều đó.
Sách đã đem đến một cái nhìn khác về những cái thực tại của xã hội, về những thứ ẩn mà chỉ có thể đọc, nghiền ngẫm mới hiểu.
Có thể nói, cuốn tiểu thuyết là sự đau đớn, là sự thú tội toàn tập của Humbert Humbert với sự đam mê quái lạ của mình, về những dục vọng dung tục nhưng rất chân thật. Quả thật, ai nếu đọc một lần thấy chưa trôi, thì tốt nhất nên đọc thêm vài ba lần nữa, đảm bảo sẽ hiều, sẽ cảm thông, và sẽ thấy được bộ mặt thật đằng sau cuốn tiểu thuyết này.
Kết một câu: Khó có thể bỏ qua.
Độc giả Hong Pham nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đây là một quyển sách rất hay và đó là lý do mà Vladimir Nabokov luôn nâng niu nó. Quyển sách này thuộc loại khó thấm nhưng khi đọc có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian để ngẫm nghĩ ra ý nghĩa thực sự của từng trang sách. Nó không dễ trôi như khi bạn đọc một quyển ngôn tình Trung Quốc, nhưng khi đọc xong thì quyển sách này sẽ luôn nằm trong tâm trí bạn, gây ám ảnh. Lolita: ” My sunshine, my mistake, and my soul”, một quyển sách mà bạn không thể thiếu trong tủ sách gia đình.
Về phần hình thức, quyển sách rất đẹp và bắt mắt. Lời dịch của Nhã Nam tương đối ổn vì phiên bản tiếng anh sử dụng khá nhiều lối chơi chữ. Quyển sách rất tuyệt, mình rất thích nó.
Độc giả King Muffin nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đọc xong Lolita, làm tôi nhớ rất nhiều về cuốn tiểu thuyết kinh điển “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”. Những tình yêu ngang trái và đau đớn, nhưng chung quy lại thì đấy là những cuộc tình đẹp, đẹp hơn tranh, hơn hoa và hơn bất cứ thứ gì trên đời này.
Tôi thương Lolita nhưng không hề trách Humbert. Người ta có thể cho rằng anh là một kẻ ái nhi, kẻ tâm thần, nhưng theo tôi đó lại là biểu hiện của một người mang trong mình trái tim cô đơn. Tình yêu của anh cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, cũng rất đáng thương và đáng quý.
Tác phẩm này thật sự khó có thể cảm nhận hết nếu chỉ đọc qua một lần, vì thế tôi hi vọng mình sẽ lại có thời gian để cảm nhận nó thêm 1 lần nữa.
Độc giả Trần Đức Hiền nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Với những ai chưa từng quen đọc sách hoặc chưa làm quen với các tác phẩm phương Tây thì cần nhiều cố gắng vì thật sự đây là 1 tác phẩm rất khó đọc. Nội dung tương đối dài và rất gây nhàm chán ngay từ những trang đầu. Tuy nhiên đã gọi là tác phẩm hay được xuất bản thì dĩ nhiên tác phẩm cũng đem lại những giá trị nhân văn tuy nhiên thì mình cảm thấy truyện chưa phù hợp với văn hóa Việt Nam khi nói về chuyện quan hệ với những cô gái đang trong tuổi dậy thì. Tuy vậy nhưng tác phẩm vẫn mang 1 giá trị cao trong văn học
Độc giả Phan Cẩm Tú nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình đã đọc quyển tiểu thuyết này đến lần thứ 2 mới có thể nắm được hầu hết nội dung, Đây không phải là một quyển tiểu thuyết dễ đọc, mình mất hơn hai tuần để đọc hết quyển tiểu này mặc dù đây không phải một truyện quá dài, cứ đọc rồi ngưng vì khó hiểu. MÌnh cảm thấy Humbert Humbert khá là đáng thương khi cứ vật lộn với những cảm xúc ấy, mặc dù biết là tội lỗi nhưng vẫn cách nào ngừng lại được. Cách tác giả chọn từ ngữ có cảm giác khá rời rạc, mình phải đọc một đoạn văn 2-3 lần mới nắm rõ được ý tác giả muốn truyền tài, mình không rõ đây là cách viết của tác giả hay là do dịch giả của truyện này.
Độc giả Lê Ân nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Khi mình đọc “Oxford thương yêu” của Dương Thụy, tác giả có nhắc đến chi tiết anh chàng Nam Mỹ vẫn hay gọi Kim là “Lolita”, mình đã rất thắc mắc và quyết tâm tìm xem nhân vật này ở đâu. Thật may, đó lại là dễ tìm, là một tác phẩm kinh điển, thậm chí được bình chọn vào Top 100 các tác phẩm văn học xuất sắc nhất mọi thời đại. Đến khi đọc nhận xét của những người khác trên tiki mình vẫn nghĩ là “chắc không đến mức khó đọc như người ta nói chứ?” Nhưng thật sự, thì nó đúng là tác phẩm khó đọc nhất mà mình từng đọc. Những trang sách bị gián đoạn liên tục bởi chú thích của dịch giả (mình đã tự hỏi nếu không chú thích thì còn khó hiểu tới mức nào nữa), những tên nhân vật, thời gian, địa điểm xuất hiện cực kì ẩn ý và tưởng như rời rạc. Đọc xong tác phẩm, mình cũng chỉ hiểu được đây là lời thú tội của H.H, một lời thú tội cẩn thận, tỉ mỉ chưa từng thấy về tất cả những tội lỗi đã gây ra cho Lolita và căn nguyên của nó. Và hết. Phần quan trọng nhất của một tác phẩm kinh điển – phần chìm của tảng băng trôi – thì quả thật mình không thể nhận là đã hiểu, dù chỉ vài phần.
Độc giả Trần Minh Khuê nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đọc, lật ngược vài trang rồi đọc lại. Bỏ sách xuống vì khó hiểu. Rồi lại đọc. Cứ như thế cho tới nửa cuốn mới bắt đầu tiêu hoá được. Vì văn phong của Vladimir Nabokov khá khó đọc, lại thêm quá nhiều chú thích về các tác gia và các tác phẩm mà mình không biết tới, mọi thứ cứ rối mù nên mình chỉ nắm bắt được diễn tiến chứ không thể thưởng thức được cái hay của tác giả về cách sử dụng lối chơi chữ và sự liên kết với các tác phẩm khác.
Còn về nội dung thì thật khó mà chấp nhận được thứ tình yêu của Humbert Humbert, nhưng không phủ nhận rằng vẫn tồn tại trong thực tế, một tội phạm ấu dâm trong lốt một quý ông đạo đức. Còn nhân vật Lolita mình lại không đánh giá cao, đơn giản là một quý cô hư hỏng trong xã hội hiện đại. Mình phần nào cảm thông cho Humbert vì 1 phần tội lỗi cũng xuất phát từ sự mời mọc phóng đãng của Lo. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết chỉ có duy nhất tình yêu của H.H đối Lo, tưởng như thầm lặng vô hại mà lại đẩy người đọc vào sự ám ảnh, ghê tởm. Mình đánh giá cao sự am hiểu văn học của tác giả hơn là nội dung của cuốn tiểu thuyết kinh điển này. Nội dung khá đơn giản nhưng cách viết lại khiến nó trở nên đặc biệt.
Độc giả Đàm Quang Trung nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đúng là một tác phẩm kinh điển. “Lolita” thực sự khó nuốt. Có thể do lối viết của tác giả. Đọc một lần, đọc hai lần – 2 lần là 2 cách hiểu khác nhau. Càng đọc thì càng ngẫm ra được nhiều điều. Cuốn sách nên gán mác 18+ vì một số chỗ miêu tả về tình dục – vấn đề khá nhạy cảm. Nhiều lúc đọc mà mình muốn bỏ dở, nhưng rồi cũng cố lết, mặc dù rất chậm. Không dễ đọc như những cuốn tình cảm lãng mạn vẫn thường đọc, “Lolita” là một kho tàng kiến thức rộng lớn của tác giả, bắt buộc ta phải có một vốn hiểu biết tương đối, đồng thời phải nghiền ngẫm từng tý một – nếu muốn hiểu trọn vẹn được những điều tác giả gửi gắm.
Độc giả Đặng Ngọc Lan Anh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Thật sự thì đọc những dòng đầu tiên mình cảm thấy khó chịu và không hiểu được những gì tác giả đã kể và miêu tả . Câu chữ lại càng khó hiểu và mình sắp từ bỏ quyển sách này . Sau đó mình cố gắng đọc lại tất cả có trong quyển sách tên là lolita thì mình mới hiểu , nó sâu sắc và hoa mĩ khiến ta phải cảm nhận mới hiểu ra rằng nó nói về tình yêu của H.H , tình yêu của tuổi trẻ và sự ám ảnh với cái hình tượng tiểu nữ thần Khi đọc xong tôi vẫn thích nhất lời giới thiệu “Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi.
Độc giả Hmm nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita, một cô gái bé bỏng mười hai tuổi, là tình yêu, là nỗi đau của H.H. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, dưới lời thú nhận của H.H cho nên người đọc không biết được những suy nghĩ trong sâu thẳm trái tim em.
Những trang đầu tiên tôi đọc và khá sốc với những lời văn miêu tả tình dục, đồng ý với biên tập là nó không phải những từ ngữ dung tục, nhưng với nền văn hóa VN, quả là khó tiếp nhận. Nhưng phần sau tôi cực thích những lời văn bay bổng, về sự bế tắc, nỗi giằng xé của một người mang tội.
Đây là một cuốn sách không dành cho người đọc, mà dành cho những người đọc lại, mới thấy hết được vẻ đẹp ngôn từ của tác giả.
Độc giả Trần Phượng nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Phải nói đây là tác phẩm kinh điển kể cả về tư tưởng, nội dung và nghệ thuật. Trước đây đã được tiếp cận bản tiếng Anh nguyên bản nhưng hại não quá nên khi có bản tiếng Việt thì order ngay. Bản dịch ban đầu chưa được đánh giá cao nhưng bản dịch đã được hoàn thiện dần theo các lần xuất bản về sau. Tác phẩm có thể xem là sự đột phá của tác giả về cả nghệ thuật và tư tưởng khi đã dám đề cập đến tình yêu của một bé gái với một người đàn ông, với những nội dung có phần buông thả, trần tục, với thủ pháp chơi chữ và lỗi hành văn rất lạ. Cũng bởi vì điều này mà Lolita không dành cho người đọc vốn yêu thể loại nhẹ nhàng, dễ tiếp cận. Tác phẩm khá là khó đọc nhưng khi đọc thì bị cuốn hút khó cưỡng. Tuy nhien vẫn chưa dám cho các bạn tuổi teen đọc cuốn sách này.
Review sách Lolita - V. Nabokov
Độc giả Phạm Võ Kiều Trinh
Mình không biết có phải vì trình hiểu biết kém hay thế nào mà mình phải nói thật là mua quyển này xong mình cảm thấy hối hận, bản dịch này trên thang điểm 10 thì mình chấm 6/10 thôi, nội dung bao quát thì mình hiểu nhưng các tình tiết phụ để hỗ trợ cho câu chuyện thì mình không hiểu dịch giả đang nói về cái gì nữa. Nhiều khi đọc từng câu chữ mà ức dữ lắm, vì cảm giác nó không mang cho mình cái cảm giác hiểu trọn vẹn, mình nghĩ là quyển này rất hay nhưng tiếc cái là mình không thể hiểu hết cả những suy nghĩ, tâm tư, ý đồ của nhân vật chính trong truyện được. May ra với cái giá 70k mà chất lượng giấy của quyển sách quá ư là tốt nên đã vớt vát tâm trạng của mình bớt phần nào.
Độc giả Hoàng Chi
quyển sách ko phải là truyện và được dịch ra nên có vẻ hơi khó đọc. Nhưng đọc nhiều mình nghĩ có vài bạn có thể làm văn tốt. Vì cách hành văn và dùng từ của tác giả rất (mình ko biết nói thế nào) Nó nhẹ nhàng nhưng khiến ta sởn gai ốc. ^^
Độc giả Trương Ngọc Ánh
Bìa cuốn sách đẹp thiệt rất lôi cuốn tiki giao hàng rất nhanh và cẩn thận. Còn về nội dung của tác phẩm thì nó cơ bản là cuốn sách kinh điển của thế giới rồi nên bản thân mình nghĩ mình không xứng đáng để bình luận về nội dung của tác phẩm này
Độc giả Lê Thu Hương
Đầu tiên là dịch vụ giao hàng cực kì tốt. THời gian dự kiến nhận hàng là 1 tuần nhưng hôm nay đã nhận được sách.
Thứ 2 là về sách. Sách bìa đẹp, dài hơn mình nghĩ )) nội dung và cách viết khá hay.
Độc giả Hà Thu Hường
Cuốn sách thực sự hay.Tuy cách kể dài dòng của Humbert làm mình không thích lắm nhưng cuốn sách có nội tâm nhân vật xuất sắc.Hàng đc gói cẩn thận,sách đẹp.
Độc giả Bùi Kim Thủy
Nhằm câu rất khó nuốt. Vì là tác phẩm kinh điển nên mình không có cách nào khác ngoài việc đọc trọn vẹn từng câu từng chữ. Và óc như muốn nổ tung! Quá khó hiểu. Dịch giả theo đuổi một sự hoa mỹ hết sức lố bịch. Đôi khi chẳng cần thiết đến thế. 3 sao này mình tặng cho cung cách phục vụ của Tiki, còn sách thì, nếu bạn muốn mua một cuốn sách để lưu giữ trong thư viện thì hãy mua sách gốc.
Độc giả Lê Ngọc Hồng Vân
Sản phẩm rất hay chất chứa nhiều ý nghĩa. Lolita cũng phản ảnh một sỗ vấn đề rất nóng về việc ấu dâm và căn bệnh hoạn về việc ấu dâm
Độc giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Mình đã thấy cuốn sách này ở nhà sách và ấn tượng với cái bìa sách rất đẹp, lại nghe review sách rất hay nên mình quyết định mua. Tuy nhiên khi sách giao về thì bìa sách lại bị rách 1 góc, rất là thất vọng luôn vì cái bìa là cái mình thích nhất. Mong là tiki lần sau giao sẽ cẩn thận hơn, chèn chặt sách trong hộp bằng xốp.
Về sách thì mình chưa đọc hết nữa nhưng có vẻ khá khó đọc đúng như review, nội dung và giọng văn có nhiều đoạn khá nhạy cảm, đọc rùng mình, nhưng khá cuốn hút.
Độc giả Tung Xeng
Mới đầu mình sợ cuối sách này sẽ khó đọc vì đa phần sách được đánh giá cao qua thời gian đều như vậy. Mà sách dịch nữa nên sẽ có một số đoạn không rõ ý. Vậy mà, cuốn sách này với mình nó khiến cho mình bất ngờ và đọc nhanh hơn mình tưởng, sách rất hay và đáng giá đối với mình.
Cảm ơn tiki vì đã đưa quyển sách này vào danh sách tiki khuyên đoc. Cuốn sách thật sự rất là bổ ích.
Sẽ tìm đọc những quyển như vậy, để bổ sung vào tủ sách nhà mình.
Độc giả Nguyễn Trâm
Đây quả là một vấn đề không bao giờ lỗi thời trong mọi xã hội. Luôn luôn có những con người vô nhân tính như thế ở một góc nào đó trong xã hội. Đây như một hồi chuông cảnh tĩnh cho mọi người hãy bảo vệ những bé gái – độ tuổi trong sáng và hồn nhiên nhưng cũng rất dễ sa ngã
Humbert, nhân vật tôi, là giáo sư văn chương ở Paris, chạc 35 tuổi, đẹp trai. Tuy sống cùng với vợ nhưng Humbert không hề hứng thú tình dục với vợ mà luôn thầm tơ tưởng đến những cô gái 12, 13 tuổi để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Ông ta không hề thấy buồn khi vợ mình bỏ theo một người đàn ông khác, thậm chí còn ngạc nhiên khi vợ mình lại có sức hấp dẫn tới kẻ khác. Sau đó vài năm ông được mời sang Mĩ giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England.
Độc giả Nguyễn Hữu Minh
Mình đã từng đọc một số tác phẩm viết về tính dục của cả phương Đông lẫn phương Tây. Nhưng có lẽ “Lolita” là một trong những cuốn tiểu thuyết gây ấn tượng mình nhiều nhất mặc dù chỉ mới đọc được có một phần mà thôi. Ban đầu mua sách vì phần nhiều tò mò khi biết quyển này khá lâu rồi và cũng có vẻ được giới thiệu thuộc dạng 18+ nên khá chần chừ. Sách có bìa rất đẹp và ấn tượng, chất lượng của giấy cũng rất tốt. Mình sẽ gắn “nuốt” nó sớm trong một ngày không xa.
Độc giả Nguyễn Thị Khánh Huyền
Đúng là một tác phẩm kinh điển. Đúng như tác giả đã nói, quyển sách này không chứa đựng một bài học sâu sắc gì, đơn giản là một hiện tượng đau lòng đến nghẹt thở. Cả quyển sách như một lời tự thú đầy xót xa, có cả tội lỗi và nhận thức tội lỗi, nhưng H.H vẫn như con thiêu thân bay vào ngọn lửa mãnh liệt. “Lolita” sâu sắc và hoa mĩ khiến ta phải cảm nhận mới hiểu ra rằng nó nói về tình yêu của H.H , tình yêu của tuổi trẻ và sự ám ảnh với cái hình tượng tiểu nữ thần .Là một tác phẩm ra đời lâu như vậy nhưng vẫn đi sâu vào lòng ngừơi bởi nội dung đặc sắc, lạ lùng và mãnh liệt.
Độc giả Hạt tiêu
Đọc nhận xét của mấy bạn cộng với lời giới thiệu là kinh điển mình mới mua đấy. Khi đọc công nhận khó hiểu thiệt nên mình đọc lướt lướt thôi. Nhưng mà đọc vậy mình thấy sự ghê tởm, đáng sợ ở cái con người trong tác phẩm này. Vì yêu thích con gái của người yêu mình nên mới chấp nhận lấy bà ấy. Nhưng thực chất hắn là con “quỷ ấu dâm”, con “quỷ đội lốt người”. Đáng kinh tởm mà, hại đời cô bé ấy, mà cô bé ấy sao nhỉ, chỉ vì con quỷ ấy mà cô bé ấy đã mất đi tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên. Cuối cùng cô bé ấy đã mất đi tươi lai tươi sáng chấp nhận kiếp sống vật vã, tạm bợ! Hắn sẽ phải trả giá cho hành vi của mình!
Đã đọc qua bản tiếng Anh của cuốn Lolita, mình mua quyển này vì muốn ủng hộ nhà xuất bản Nhã Nam và muốn xem Nhã Nam sẽ dịch tuyệt tác này như thế nào. Lolita nói về người đàn ông chỉ thích các cô bé nhỏ. Nhìn ban đầu, đó là những gì quyển sách nói đến. Nhưng càng đọc, bạn sẽ thấy đó chỉ là một phần của câu chuyện. Phần còn lại, bạn phải hiểu theo nghĩa khác và đó là ý nghĩ của mỗi người. Tóm lại, hãy đọc và cảm nhận cuốn tiểu thuyết.
Độc giả Hà Thiên Hương nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình đã đọc bình luận của các bạn về cuốn này, nhạy cảm, điên cuồng, khó đọc. Và sau vài tháng ngậm hết cuốn sách mình mới viết nhận xét. Quả như các bạn kia đã nói, một cuốn sách khó đọc và nếu bạn nào không có lòng kiên nhẫn chắc khó mà đọc được đến trang cuối cùng. Với một tác phẩm kinh điển người đọc còn cảm thấy khó huống chi người dịch cuốn sách phải bỏ bao nhiêu công sức, bao nhiêu năm mày mò mới đem đến người đọc một bản dịch hoàn hảo như vậy. Cuốn sách khổ to, giấy ngà ngà mình rất thích, lại có bìa phụ bảo vệ bìa chính nữa chứ, tuy nhiên lần đầu tiên mình thấy bìa phụ màu khác bìa chính, mấy cuốn kia bìa phụ y chang bìa chính. Một cuốn sách đáng đồng tiền.
Độc giả Hồng Nhung nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đúng chuẩn kinh điển nên rất khó đọc. Mình đã cố gắng đọc và cố hiểu nhưng cũng chỉ hiểu được nửa nội dung truyền tải bởi nhà văn sử dụng nhiều phép ẩn dụ hay ví vo quá nhiều trong khi não bộ của mình không đủ trình độ để hiểu được hết những ngụ ý hay lối bóng gió văn thơ của nhà văn. Gấp cuốn sách lại thì ngẫm trách ai bây gio, không biết phải binh luận gì. Cuốn sách gây tranh cãi cũng đúng thôi.Một chuỗi hành động từ 1 khởi điểm từ trong quá khứ gây ra, tồn đọng trong tâm trí của hắn khiến hắn không khi nào không thôi mơ tưởng. Trách thì trách nhà văn tạo điều kiện cho nhân vật làm những điều mà hắn ao ước, khát khao một tiểu nữ thần, hiện thực hóa ước mơ của hắn…….khi có thời gian sẽ đọc thêm lần nữa, đọc cho tới khi nào hiểu được 3/4 mới thôi…Về căn bản là cuốn sách nên có mặt trên kệ sách.
Độc giả Vũ Thuỳ Trang nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Hồi lên hiệu sách Nhã Nam đã bị ấn tượng bởi cái bìa rồi, nhưng cái lời tựa ở bìa sau sách lại khá là… trần trụi nên mình đã định không mua, nhưng lên Tiki đọc review mới biết đây là một tác phẩm kinh điển mà mỗi bạn lại nhận xét một kiểu nên mình quyết định mua về đọc thử xem sao. Vốn đã chuẩn bị tinh thần từ trước, nhưng khi đọc mình vẫn không tránh nổi sự bất ngờ và không thể thể không choáng váng. Mọi người thường nói rằng đây là một tác phẩm CỰC KỲ khó đọc, quả không sai. Lolita đưa ta đến một lượng kiến thức khổng lồ về văn hoá, lối sống và ngôn ngữ,., qua đó mới có thể thấy được vốn hiểu biết “khổng lồ” của Vladimir Nabokov. Mình không để Lolita năm sao vì những lối sống phóng túng, các trờ chơi có thể nói là… truỵ lạc, và hơn nữa là mối quan hệ giữa một người đàn ông trưởng thành và một cô bé tuổi vị thành niên (làm sao mất thiện cảm với điều này thế không biết)
Hình thức: Bìa đẹp, giấy in rất thích, mình nghĩ tác giả đã cố hết sức để dịch sao cho sát nghĩa và dễ hiểu nhất nhưng tuy vậy, có nhiều đoạn vẫn rất khó “vào”. Điều cuối cùng, luôn luôn tự hỏi tại sao sách của Nhã Nam không có bookmark??
Độc giả chau thi thao trinh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Thật sự không biết tôi phải nên làm gì để miêu tả cảm xúc ngày đầu tiên mà tôi giở quyển sách này ra đọc.Ôi thôi lúc đó hai mắt cứ mở to thao láo còn miệng thì há hốc mồm kinh ngạc,cứ tự hỏi mình quyển sách gì mà kì cục thế này,toàn là miêu tà đến những chi tiết tình dục thế này?…Thật sự là rất đỗi kinh ngạc khi giờ đây suy nghĩ của tôi đã thay đổi 180 độ,vì khi đọc đến những trang tiếp theo tôi mới nhận ra được giá trị của nó.Lời văn được tác giả trau chuốt rất tỉ mỉ và chắc rằng đây là lối viết văn có một không hai rất riêng biệt của tác giả mà tôi không thể lẫn vào đâu được.Khâm phục!Khâm phục!Rất khâm phục
Độc giả Ha Giang Le nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Thật ra nếu hỏi về cái tên Lolita thì mình đã nghe rất nhiều rồi. Đến tận cuối năm ngoái mình mới mua cuốn này và hiện giờ mình đang đọc lại lần thứ hai ạ. Cảm nhận của mình khi đọc cuốn này chính là mình thấy được một cái gì đó rất hoang dại mà chân thực. Mình thích cái sự náo loạn của cô bé Lolita và cũng cảm thấy một chút gì đó ngây thơ đến chất phác trong con người Lolita. Mình nói đây là lần thứ hai mình đọc cuốn này là vì có vẻ lối hành văn của tác giả khiến mình hơi lúng túng và khó hình dung.
Độc giả Nguyễn Hoàng Vân Anh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đây là một cuốn, đối với mình, hơi khó đọc. Lúc đầu chưa quen lối viết của tác giả thì cảm thấy khó chịu, có những đoạn, những câu mình phải đọc lại 2-3 lần để hiểu ý mà tác giả muốn truyền đạt. Nhưng đọc quen rồi thì sẽ ổn. Mình mất 2 tháng để hoàn thành nó.
Tác giả có vốn văn học rất sâu rộng, ảnh hưởng rất nhiều bởi Ulysses của James Joyce, lại hay chơi chữ, điều này rất thú vị. Có những trang mà chú thích chiếm hết phân nửa (Kiểu đọc xong cuốn này rồi sang đọc cuốn khác mà không có nhiều chú thích như vậy thì không quen mắt =))*).
Xây dựng hình tượng rất thành công. Một H.H khốn khổ đến bệnh hoạn. Một Lolita qua mắt của H.H ngây thơ đến thô tục.
Nội dung hay. Thông điệp truyền tải ấn tượng. Một cuốn sách phải đọc lại thêm một hay nhiều lần nữa, một cuốn sách dành cho những rereader.
Độc giả nguyễn văn tuấn nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Tôi là một người đọc ít và tôi không tìm hiểu nhiều về tác phẩm này nên đây sẽ chỉ là những nhận xét của riêng tôi mà thôi. Tôi thích nghĩ đây là một tác phẩm tự thuật về cuộc đời hơn là những ý nghĩa lớn lao mà mọi người thường nhắc đến. Về cách viết của tác giả, tôi rất thích, nó rất gãy gọn, rất rõ ý, chẳng lấp lửng chút nào, chân thành và không khiến người đọc cảm thấy xấu hổ. Những kiểu nói lấp lửng, ngắn gọn trong văn học hay sinh hoạt đời thường dễ hiểu theo kiểu đáng ghét còn cái dài dòng của tác giả lại làm tôi thấy dễ chịu. Tôi tạm coi H.H là tác giả, còn ông Vladimir kia thì thôi. Câu chuyện được viết rất chân thành và tôi cảm thấy chẳng cần phải băn khoăn gì về tính xác thực của nó. Nếu có hư cấu, cũng chẳng sao. Nếu để nhận xét về H.H thì tôi rất hứng thú nhưng tôi nghĩ là không nên dài dòng, ngắn gọn thì ông là một người khá nhàm chán có tài năng nhưng ông sống quá hời hợt vì cái sở thích của ông khiến ông khổ sở như vậy. Cuộc tình với Lolita cũng thật nhàm chán và phải mất công lắm ông mới làm tôi nhận ra điều đó khá muộn. Cái kết của cuộc tình đã được báo trước nhưng thật là tôi đã quá hy vọng vẩn vơ nên phải ngậm trái đắng. Nội dung không đặc sắc nhưng văn hay nên vẫn thích. Tôi nghĩ kho tàng văn học nhân loại nên làm tôi bất ngờ hơn.
Độc giả phạm ngọc chi nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Biết đến cuốn sách này từ rất lâu, nhưng không dám đọc. Cũng tại bởi những ý kiến trái chiều xung quanh tác phẩm này. Giờ cũng chưa thể nói là nhiều kinh nghiệm, nhưng cuộc đời cũng đã trải qua kha khá chuyện mới thấy tự tin để đọc cuốn sách này. Để có thể cảm nhận nó một cách trọn vẹn nhất. Vì mình sợ nhất là phán xét tác phẩm một cách thiếu khách quan. Và mình thấy mình đã đúng khi đến thời điểm này mới chọn đọc “Lolita”. Không có gì hơn ngoài những từ “run rẩy”, ” nghẹt thở” và “tuyệt vời”. Cảm ơn Tiki.vn đã đem đến một cuốn sách đáng đọc.
Độc giả Kiều Oanh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Chà, thật quá đặc biệt. Sách được xuất bản vào năm 1939 gần như vậy trong thời khá khắt khe nên những chi tiết tình dục quá hiện đại ở đây làm mình băng khăng. Khi mua mình chỉ biết đây là tiểu thuyết kinh điển và kinh điển thì gây tranh cãi.
“Đúng là người ta không tìm thấy một từ tục tiểu nào trong toàn bộ tác phẩm; quả thật, kẻ phàm tục kiên cường, được những ước lệ hiện đại luyện cho thói quen chấp nhận không chút đắn đo hàng loạt chữ tục trắng trợn tràn ngập trong những cuốn tiểu thuyết tầm thường, ắt sẽ thấy kinh ngạc khi không thấy chúng ở đây”
Độc giả Trịnh Thị Thùy Trang nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Biết đến Lolita từ 2012 khi dấy lên mấy cuộc thảo luận về dịch giả Dương Tường, lúc đó mình chỉ cưỡi ngựa xem hoa ậm ậm ừ ừ khi nhìn những đoạn dịch sai bị chỉ ra và cữ nghĩ rằng chuyện này là bình thường đối với những dịch giả người Việt. Nhưng gần đây mình bắt đầu đọc sách nhiều hơn, và khi mua cuốn này, “đã sửa tới 95% lỗi dịch” thì mới biết được dịch giả đã làm tệ như thế nào. Những đoạn chơi chữ và nhại tiếng trong tác phẩm dường như khi dịch trong tiếng Việt không thể nào chuyển hết được ý, ấy thế mà Dương Tường vẫn chọn Lolita để dịch, và đã chọn “thất bại đẹp” bằng cách bỏ qua hết những cái hay của câu chữ trong tác phẩm thành những câu “thuần Việt”, “đủ ý”.
Theo mình thì tác phẩm này không thể nào chuyển thể được sang tiếng Việt, mà dù có cũng chỉ là mấy câu sáng tác lại của người dịch.
Độc giả Vũ Hùng nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Sau khi đọc trọn vẹn Lolita, tôi không thể ngăn mình ghi lại những suy nghĩ của bản thân về quyển sách đầu tiên tôi không xem là sách.
Tôi đã không xem Lolita như một tác phẩm văn học kinh điển ngay từ vài chục trang đầu, mà tôi đã nó xem như một thực thể uyên bác nhưng rối rắm, luôn kích thích và khinh thường khả năng am tường đọc vị người khác của tôi. Ngay cả đến những suy nghĩ và cảm xúc cuối cùng của H.H cũng khiến tôi bối rối đến ngộp thơ,̉ và hiển nhiên, đầy kích thích và mê hoặc.
Tôi không phải là người đọc nhiều và hiểu rộng, và một lần nữa Lolita đã nhắc tôi nhớ đến sự hạn hẹp của đầu óc mình. Tuy vậy nhưng ngoài hành hạ và ban phước tôi, quả thật tôi cũng “không học được gì từ Lolita cả”.
Mà, tôi cũng không mong mình học được gì từ Lolita, hẳn những ai đã đọc hết hoặc đang đọc một phần cũng sẽ nghĩ giống như tôi, và cả những bạn sẽ đọc Lolita.
Nếu xét trên phương diện là một tác phẩm kinh điển, thì Lolita hiển nhiên là một tác phẩm như những gì các nhà phê bình văn học của hai thế kỉ khen cũng như chê. Tôi không thể nào thẩm định Lolita theo lời lẽ cảm thụ riêng của mình được, bởi thật sự tôi đã bị khuất phục trước sự bác học và khiếu hài hước của Nabokov.
Lolita hiển nhiên là rất khó đọc, đầy sự thử thách cũng như sự mê hoặc “tâm hồn văn chương” những ai mong muốn đi đến chặng cuối câu truyện. Rất nhiều lúc tôi tự hỏi liệu những chi tiết luồn lách bằng các câu chữ này có ném tôi vào một mớ hỗn độn không thể nắm bắt được nữa không, ấy là tôi có lời khen và thật sự tin tưởng tuyệt đối vào người dịch, thế rồi tôi lại đầu hàng hoàn toàn và cứ để cho mạch truyện cuốn đi.
Xin thứ lỗi, những bạn nào muốn đọc Lolita mà lỡ lướt qua những nhận xét hời hợt và lan man này của tôi, và cả những bạn đã đọc Lolita và muốn viết những nhận xét sáng suốt của mình cảm thấy khó chịu khi tôi không thể phân biệt giữa viết cảm nhận về một tác phẩm văn học với viết status trên mạng xã hội hay với viết nhật kí.
Tôi thật sự rất yêu Lolita.
Độc giả Mỳ Ly nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Tôi ấn tượng sâu sắc với bìa sách, và chỉ với trích đoạn đơn giản phía sau bìa, tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục để mua nó. Không một chút băn khoăn.
Tôi bắt đầu đọc những nhận định về Lolita – một hiện tượng bất thường của văn học thế giới. Tôi biết các lập trường đối nhau chan chát, những tranh luận và cãi vả về cuốn sách không quá dày này. Và trước khi mở cuốn sách ra, tôi đã đặt cho mình câu hỏi: liệu mình sẽ đứng về phía nào? Sẽ chỉ trích tinh thần cuốn sách như một thứ khiêu dâm và báng bổ? Hay là sẽ chạm đến những tầng sâu của tảng băng trôi?
Lolita mang đến cho tôi cảm giác chỉ có thể diễn tả bằng hai từ “chấn động”. Tôi bị ngợp trong thế giới nội tâm của Humbert. Nó quá kì diệu, quá phức tạp, nó được mổ xẻ đến tận cùng, lạng lách mọi ngóc nhỏ để phơi bày ra thiên tài của một ngòi bút.
Cuốn sách khai thác đề tài rất nhạy cảm. Nhìn từ góc độ nào cũng khó có thể chấp nhận được. Dù cứng nhắc hay nhân văn. Ranh giới giữa kiệt tác và rác phẩm mong manh hết sức. Và với tôi, “Lolita” xứng đáng là kiệt tác của mọi thời đại. Để đọc và thấm nó, tôi đã phải vận hết sự tỉnh táo của mình. Tôi ép mình phải tỉnh táo hoàn toàn trước những câu chữ, hình ảnh khêu gợi, để nhìn cho đến tận cùng vấn đề. Nhìn xuyên qua cái bệnh hoạn của nam chính, nhìn xuyên qua cái tục tĩu của nữ chính, để thấy rõ hai chữ BẢN NGÃ được tác giả khai thác tường tận đến mức khó tin.
Tôi thảo luận với bạn của tôi, xem thử giữa Lolita và những cảnh nóng trong ngôn tình có gì khác nhau? Vâng, và câu trả lời là cảnh nóng ngôn tình phục vụ cho mục đích khiêu dâm, còn mọi từ ngữ nhạy cảm trong Lolita đều hướng đến giải thoát cho bản ngã.
Bỏ qua mọi định kiến và tạm thời gác mọi luân lí lại trong đầu, tôi đọc cuốn sách với góc độ khách quan nhất. Tôi nhận ra, nó giống như một bức tranh khỏa thân, mà có mắt sẽ nhìn ra chất nghệ thuật sâu thẳm, có mắt sẽ chỉ thấy trần truồng, thô tục.
Bằng khả năng ngôn ngữ bậc thầy, tác giả đã làm rung chuyển mọi tế bào cảm nhận trong tôi. Tôi sởn gai ốc trước sự tài hoa của tác giả trong việc miêu tả nội tâm, cảm xúc của nhân vật. Tôi chỉ biết phục sát đất và há hốc mồm: tại sao ông ấy có thể viết được như thế?
Tôi còn nhỏ tuổi, nên bằng tất cả tỉnh táo, tôi vẫn chỉ có thể cảm nhận đến thế. Tôi vẫn còn quá non nớt để có được sự vững tâm khi tiếp nhận Lolita. Nhưng tôi biết chắc rằng, cuốn tiểu thuyết là một hành trình khai thác tâm lý xuất sắc bằng một ngòi bút cực kỳ xuất sắc. Có thể nhiều năm sau, khi đọc lại, tôi lại nhìn nhận nó sâu hơn, và chạm xa hơn trong cái thế giới đó.
Lolita – một thế giới xa vời, nguy hiểm lẫn trần trụi đến điên cuồng.
Độc giả Trang Tuyên nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Nếu bạn đang tìm kiếm một quyển tiểu thuyết kinh điển nhưng lại sâu sắc, để lại ám ảnh day dứt khôn nguôi thì Lolita chính là câu trả lời. Lời văn bay bổng giàu hình tượng của nhân vật kể chuyện khiến khó ai có thể hình dung ra được thân thế của hắn, con người của hắn lại là một kẻ si cuồng mãnh liệt đến như vậy. Lolita không dành cho những ngừoi thiếu kiên nhẫn, bởi vẻ đẹp của toàn bộ tác phẩm được trải đều ra trên từng trang sách, từng con chữ của người tác giả. Hãy đọc Lolita, rồi cảm nhận theo chính mình.
Độc giả Thành Đại nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Biết được cuốn sách này nhờ tìm hiểu qua mạng nên liền vào đặt mua thì lại hết hàng nên đành bỏ vào wishlist để theo dõi khi nào có hàng. Đợi dài cả cổ chắc cũng hơn một tháng mới thấy có hàng lại nên mua ngay. Cảm giác đầu tiên là bìa sách thiết kế đơn giản nhưng rất đẹp cùng cái tên nghe rất bắt tai – Lolita. Được biết đây là một tác phẩm kinh điển và gây nhiều sóng gió nhất của thế kỉ 20 nên càng kích thích muốn đọc. Sau hơn 1 tuần đọc xong thì trong đầu có rất nhiều cảm xúc ,à khó diễn đạt bằng lời. Đúng như nhiều người đã nhận xét, 1 cuốn sách gây sóng gió.
Độc giả Ho Phuong Thanh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
lúc đầu đặt sách cũng chỉ là vì thấy cái tên có phần lạ lẫm. Nhưng khi nhận được sách rồi tôi lại thấy thích tác phẩm này, bìa sách, chữ và trang sách đều rất in rất đẹp. Truyện có cốt truyện rất lạ: tình yêu giữa 1 người đàn ông và 1 cô bé. Tôi không ngờ tác giả lại chọn nhân vật như vậy nhưng quả thật cái nội dung của câu chuyện khá mới mẻ và lạ lẫm, nó gần như là một tác phẩm không giống bất kì tác phẩm nào khác. Nó cứ níu chân tôi không được rời khỏi từng con chữ. Càng đọc tôi lại khám phá ra điều mới mẻ trong các hành văn của tác giả và cả những từ ngữ chuyên môn đến mức khó hiểu, nhưng khi hiểu rồi thì ta lại thấy hay!
Truyện hoàn hảo, hoàn hảo cả về con chữ lẫn nội dung và hình thức tác giả dẫn dắt vào câu chuyện. Đây có lẽ là tác phẩm văn học cổ điển mà tôi thích nhất từ trước đến giờ.
Độc giả Võ Thị ÁNh Tuyết nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita của nhà vănVladimir Vladimirovich Nabokov, được viết bằng tiếng Mỹ, xuất bản lần đầu ại Paris năm 1955. Lolita được xem là một hiện tượng bất thường bậc nhất và gây ra rất nhiều tranh cãi cho nền văn học thế kỉ XX. Vậy cái gì gọi là ” hiện tượng bất thường” ? ” Hiện tương bất thường ” ơ đây đó là sự lệch chuẩn, cuốn tiểu thuyết vượt ra khỏi cái khuôn khổ mà bất cứ nhà văn nào cũng tuân theo lúc bấy giờ, nó đề cập đến một vấn đề mà cả xã hội cho là bình thường thấp kém. Thấy vậy mà không phải vậy, bạn cứ thử đọc một vài trang xem…..
Độc giả Cát Tường nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita – quyển sách khiến người đọc vừa ghê tởm về thứ tình yêu méo mó, vừa khơi gợi cảm giác thú vị và tò mò về số phận của các nhân vật
Lolita – quyển sách khai thác tâm lí nhân vật tinh tế, lớp chồng lớp, khó hiểu và lạ lùng
Tôi rất thích Lolita, tôi đã mua bản Anh, rồi bỏ thời gian tra từ điển đọc quyển sách. Khi nghe tin nó được xuất bản thì tôi đặt mua
Đọc rồi mới thấy, dịch thuật quá thiếu sót và thô. Dịch giả đặt quá nhiều chú thích (khá lạm dụng). Giọng văn cứng, ít cảm xúc, chưa lột tả hết tâm lý nhân vật.
Lolita là 1 quyển khó đọc, dịch giả đã khiến quyển sách càng khó đọc hơn. So với bản trên mạng và lúc tôi tra từ điển thì dịch giả của Nhã Nam đã dịch sai ý đồ nhà văn rất nhiều.
Chung thì: Bìa đẹp, giấy tốt, nhưng dịch thuật quá nản
Độc giả Mai Yến Nhi nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita theo chúng tôi hiểu đó không đơn giản là cuốn sách mà người đọc hy vọng có thể dễ dàng tranh cãi và biện luận về nó một cách đơn giản. Dù chủ đề tương đối cấm kị- một ông già si mê một cô bé – nhưng sâu xa hơn nó được đánh giá là tác phẩm về tình yêu.Càng về cuối càng hiện rõ là tác phẩm về tình yêu một chiều. Có lẽ độc giả tuổi cỡ như tôi trở đi sẽ thấy đồng cảm hơn, thấy đây là câu chuyện làm cho ta buồn phiền, như Nabokov viết trong lời bạt
Độc giả chinh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Ừm, nói sao nhỉ. Sách rất hay, tuy lúc đọc nhiều lúc cũng hơi ức chế. Cảm giác giống như tác giả muốn vờn chính đọc giả của mình. Dắt đọc giả đi vòng vòng tham quan từng ngóc ngách của căn nhà tâm hồn nhưng không cho vào hay chạm vào bất cứ món đồ nào. Đó cũng chính cách tác giả thế hiện tài dẫn dắt tuyệt vời của mình. Một cuốn sách nói về tình dục mà theo ông là bệnh hoạn nhưng hoàn toàn không có một từ gợi dục nào. Dù vậy, tôi vẫn nghĩ trẻ em dưới 20 nên đợi tới 20 hãy đọc thì sẽ tốt hơn
Độc giả Moon Shady nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình có lẽ rất khó tính trong việc chọn sách và đọc sách, không biết có phải vì thế mà mình thường có “duyên” với những tác phẩm khó đọc hay không nhưng phải nói với những cuốn sách càng phức tạp, sâu xa và khó hiểu, trừu tượng nó lại đem đến độ say mê nghiền ngẫm cho bản thân mình, và khi hiểu được tác phẩm, quả thực rất “thấm” và rất “đã” tinh thần.
Tác phẩm là sự nguy hiểm của ngôn từ với lời lẽ mướt mát và nhiều ẩn dụ có thể làm lu mờ bản chất, là sự nguye hiểm của phân tâm học và tâm thần họckhi nhân vật chính vật lộn với ham muốn tột cùng nằm sâu trong bản ngã của mình – mà không thể thoát ra – trong một cơn nghiện biết chắc là tội lỗi…
Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim, bạn có thể xem phim trước và đọc lại sách để thẩm thấu mức độ hay tăng dần đều và cung bậc cảm xúc sẽ thăng hoa hơn.
“Lolita” – thương từ bìa sách, vẻ ngoài đẹp và sang trọng cùng với chất lượng nội dung tuyệt vời. Cảm ơn tiki rất nhiều đã mang sách đến gần hơn với độc giả
Độc giả Mẫn Phạm nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình thấy đây là tiểu thuyết kinh điển được khuyên đọc nên cũng có ý định mua nhưng cứ hết hàng, phải đến bản tái bản 2015 mình mới mua được. Sau đây là nhận xét của mình:
– Về hình thức: Cuốn sách có khổ hơi to,có thể gây bất tiện cho một số người. Bề dày thì dày dặn nên mình rất thích. Chất giấy tốt, mua ở tiki nên được giảm 20.000vnđ, lại còn được bọc bookcare. Bìa tiểu thuyết hình trang trí đơn giản với tên tiểu thuyết. Nhẹ nhàng và tinh tế.
– Về nội dung: Đúng như những gì ở phần mô tả của tiki: “, Lolita vẫn cứ là một hiện tượng bất thường, và cô bé Lolita, “ánh sáng của đời tôi, tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi” trong trí tưởng của Humbert Humbert, vẫn bất tử trong dáng đứng thẳng cao chưa đầy một mét rưỡi và toàn bộ đặc tính của một “tiểu nữ thần” vĩnh viễn bất kham.” không thể có từ nào diễn tả hay hơn những từ ngữ ấy.
Độc giả Đầu Súng Trăng Treo nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất Liên Xô. Ở nước ta tác phẩm này được in rất nhiều bản và được rất nhiều dịch giả nổi tiếng dịch ra nhiều phiên bản khác nhau. Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ vẫn tìm đến tác phẩm này. Nội dung tác phẩm bên cạnh chất lạng mãn thì văn phong được tác giả thể hiện với nhiều phép chơi chữ và ẩn dụ khiến cho người đọc nếu chưa quen có thể bị ngợp, dẫn đến khó hiểu. Tuy nhiên, một khi bạn đã ngấm được lối viết văn của tác giả, người đọc hẳn sẽ không thể buông quyển sách xuống được.
Về hình thức sách trình bày khá đơn giản nhưng vẫn giữ nét gì đó rất kinh điển của tác phẩm. Với những ai yêu thích văn học thế giới, Lolita là một tác phẩm mà bạn không thể bỏ qua.
Độc giả Little Starlet nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình biết đến Lolita từ khá lâu nhưng đến bản in 2015 mình mới mua. Mình thấy bìa đẹp nhưng cứ sợ dơ sao ấy, nếu còn tái bản, hi vọng Nhã Nam sẽ giữ nguyên bìa của bản gốc và mình không thích khổ sách quá to, chữ in hơi nhỏ.
Trước Lolita mình có đọc Tiếng cười trong bóng tối và cảm giác cả hai tác phẩm hơi hao hao giống nhau (những chi tiết nhỏ) nhưng không ảnh hưởng gì hết, thậm chí là còn cảm thấy thú vị. Có những đoạn trong sách mà mình đọc 2,3 lần vẫn không nắm được thật sự câu này muốn nói gì bởi có lẽ vì Humbert là tên bệnh hoạn. Nhưng hắn đáng thương đến tuyệt vọng khi yêu Lolita. Mình chẳng biết nên ghê tởm hay tội nghiệp khi hắn yêu cầu Lolita quay lại với hắn
Lolita, một tác phẩm kinh điển đầy tội lỗi của Humbert và tiểu thiên thần của hắn, Lo – Li – Ta
Độc giả Nguyen Ngoc Quy nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đây là cuốn tiểu thuyết thuộc dạng kinh điển nên đối với mình nó hơi khó hiểu. Khó hiểu về nội dung, ngôn ngữ và cả cách diễn đạt nữa. Nhưng mình đã đọc hai lần đấy. Có thể bản thân mình không phù hợp với thể loại kinh điển này nên phải nhiều lần như vậy, nhưng biết đâu với các bạn nó lại hợp thì sao? Bìa sách trình bày khá xinh nên mình cũng thích lắm. Đây là tác phẩm kinh điển đầu tiên mình đọc nên nhận xét của mình cũng chỉ ở dạng khách quan thôi bạn ạ! Bạn hãy tự mình trải nghiệm và chia sẻ nhận xét nhé!
Độc giả Lê Xuân Ngân nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình rất ấn tượng với bìa sách vì nó tuy đơn giản nhưng lại mang một vẻ rất huyền bí và đẹp theo một cách rất riêng. Và khi đọc vài chương đầu của cuốn sách, mình buộc phải thừa nhận rằng sách rất khó hiểu và dùng những từ ngữ cũng khó hiểu nốt. Có thể nói đây là cuốn khó hiểu nhất trong tất cả những cuốn sách mình đọc, nhưng không hiểu sao mình lại không thể buông cuốn sách xuống được mà cứ bị cuốn sâu vào nó, nghiền ngẫm từng câu từng chữ trong cuốn sách. Càng đọc mình càng khâm phục lối viết sâu sắc của tác giả. Mặc dù mình vẫn chưa hiểu lắm về nội dung chưa cảm nhận được hết cái hồn của cuốn sách nhưng với mình, đây vẫn là một cuốn sách rất đáng đọc.
Độc giả Nguyễn Linh Vân nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
MÌnh khuyên các bạn nên đọc cuốn sách này! Nó thật sự rất bổ ích. Khi mình vừa đọc xong phần đọc thử mình đã quyết định mua ngay. Và mình không hề hối hận về quyết định đó vì khi mua nó về mình đã đọc đến lần thứ 5 mà vẫn chưa biết chán. Mình thật sự cám ơn tác giả Vladimir Nabokov và dịch giả Dương Tường đã mang đến cho người đọc một cuốn tiểu thuyết thật hay. Mình hy vọng ngày sẽ càng có nhiều cuốn tiểu thuyết kinh điển hay được dịch sang tiếng việt hơn nữa để mình và các bạn có thể học tập được nhiều hơn!!!
Độc giả Súp Lơ nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình thật sự rất cảm ơn dịch giả Dương Tường đã tạo cơ hội cho người Việt có thể đọc cuốn này, vì tác giả sử dụng lối chơi chữ rất nhiều trong sách mà có chỗ mình không hiểu, cũng nhờ việc dịch kỹ lưỡng đã giúp mình hiểu được. Về nội dung cuốn sách thì không có gì để nói, mình nghĩ đọc cuốn sách này cần sự kiên nhẫn hơn những cuốn khác vì cách viết xoáy sâu vào nội tâm nhân vật rất khó hiểu. Nhưng nếu kiên trì đọc sẽ thấy rất thú vị vì bạn đã bước vào một thế giới nội tâm đầy màu sắc mà ở đó có những “tiểu nữ thần” !
Độc giả Lê Viết Thái nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Vladimir Nabokov là một trong những tác giả mà mình yêu thích. Mình đã đọc bản tiếng Anh rồi nên đánh giá bản tiếng Việt của dịch giả chỉ tương đối ổn thôi, một số chưa dịch thật sát nghĩa nhất là với một tác phẩm Kinh điển như vậy. Nói chung là mình chưa thật sự hài lòng với điều đó.
Sách đã đem đến một cái nhìn khác về những cái thực tại của xã hội, về những thứ ẩn mà chỉ có thể đọc, nghiền ngẫm mới hiểu.
Có thể nói, cuốn tiểu thuyết là sự đau đớn, là sự thú tội toàn tập của Humbert Humbert với sự đam mê quái lạ của mình, về những dục vọng dung tục nhưng rất chân thật. Quả thật, ai nếu đọc một lần thấy chưa trôi, thì tốt nhất nên đọc thêm vài ba lần nữa, đảm bảo sẽ hiều, sẽ cảm thông, và sẽ thấy được bộ mặt thật đằng sau cuốn tiểu thuyết này.
Kết một câu: Khó có thể bỏ qua.
Độc giả Hong Pham nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đây là một quyển sách rất hay và đó là lý do mà Vladimir Nabokov luôn nâng niu nó. Quyển sách này thuộc loại khó thấm nhưng khi đọc có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian để ngẫm nghĩ ra ý nghĩa thực sự của từng trang sách. Nó không dễ trôi như khi bạn đọc một quyển ngôn tình Trung Quốc, nhưng khi đọc xong thì quyển sách này sẽ luôn nằm trong tâm trí bạn, gây ám ảnh. Lolita: ” My sunshine, my mistake, and my soul”, một quyển sách mà bạn không thể thiếu trong tủ sách gia đình.
Về phần hình thức, quyển sách rất đẹp và bắt mắt. Lời dịch của Nhã Nam tương đối ổn vì phiên bản tiếng anh sử dụng khá nhiều lối chơi chữ. Quyển sách rất tuyệt, mình rất thích nó.
Độc giả King Muffin nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đọc xong Lolita, làm tôi nhớ rất nhiều về cuốn tiểu thuyết kinh điển “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”. Những tình yêu ngang trái và đau đớn, nhưng chung quy lại thì đấy là những cuộc tình đẹp, đẹp hơn tranh, hơn hoa và hơn bất cứ thứ gì trên đời này.
Tôi thương Lolita nhưng không hề trách Humbert. Người ta có thể cho rằng anh là một kẻ ái nhi, kẻ tâm thần, nhưng theo tôi đó lại là biểu hiện của một người mang trong mình trái tim cô đơn. Tình yêu của anh cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, cũng rất đáng thương và đáng quý.
Tác phẩm này thật sự khó có thể cảm nhận hết nếu chỉ đọc qua một lần, vì thế tôi hi vọng mình sẽ lại có thời gian để cảm nhận nó thêm 1 lần nữa.
Độc giả Trần Đức Hiền nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Với những ai chưa từng quen đọc sách hoặc chưa làm quen với các tác phẩm phương Tây thì cần nhiều cố gắng vì thật sự đây là 1 tác phẩm rất khó đọc. Nội dung tương đối dài và rất gây nhàm chán ngay từ những trang đầu. Tuy nhiên đã gọi là tác phẩm hay được xuất bản thì dĩ nhiên tác phẩm cũng đem lại những giá trị nhân văn tuy nhiên thì mình cảm thấy truyện chưa phù hợp với văn hóa Việt Nam khi nói về chuyện quan hệ với những cô gái đang trong tuổi dậy thì. Tuy vậy nhưng tác phẩm vẫn mang 1 giá trị cao trong văn học
Độc giả Phan Cẩm Tú nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Mình đã đọc quyển tiểu thuyết này đến lần thứ 2 mới có thể nắm được hầu hết nội dung, Đây không phải là một quyển tiểu thuyết dễ đọc, mình mất hơn hai tuần để đọc hết quyển tiểu này mặc dù đây không phải một truyện quá dài, cứ đọc rồi ngưng vì khó hiểu. MÌnh cảm thấy Humbert Humbert khá là đáng thương khi cứ vật lộn với những cảm xúc ấy, mặc dù biết là tội lỗi nhưng vẫn cách nào ngừng lại được. Cách tác giả chọn từ ngữ có cảm giác khá rời rạc, mình phải đọc một đoạn văn 2-3 lần mới nắm rõ được ý tác giả muốn truyền tài, mình không rõ đây là cách viết của tác giả hay là do dịch giả của truyện này.
Độc giả Lê Ân nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Khi mình đọc “Oxford thương yêu” của Dương Thụy, tác giả có nhắc đến chi tiết anh chàng Nam Mỹ vẫn hay gọi Kim là “Lolita”, mình đã rất thắc mắc và quyết tâm tìm xem nhân vật này ở đâu. Thật may, đó lại là dễ tìm, là một tác phẩm kinh điển, thậm chí được bình chọn vào Top 100 các tác phẩm văn học xuất sắc nhất mọi thời đại. Đến khi đọc nhận xét của những người khác trên tiki mình vẫn nghĩ là “chắc không đến mức khó đọc như người ta nói chứ?” Nhưng thật sự, thì nó đúng là tác phẩm khó đọc nhất mà mình từng đọc. Những trang sách bị gián đoạn liên tục bởi chú thích của dịch giả (mình đã tự hỏi nếu không chú thích thì còn khó hiểu tới mức nào nữa), những tên nhân vật, thời gian, địa điểm xuất hiện cực kì ẩn ý và tưởng như rời rạc. Đọc xong tác phẩm, mình cũng chỉ hiểu được đây là lời thú tội của H.H, một lời thú tội cẩn thận, tỉ mỉ chưa từng thấy về tất cả những tội lỗi đã gây ra cho Lolita và căn nguyên của nó. Và hết. Phần quan trọng nhất của một tác phẩm kinh điển – phần chìm của tảng băng trôi – thì quả thật mình không thể nhận là đã hiểu, dù chỉ vài phần.
Độc giả Trần Minh Khuê nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đọc, lật ngược vài trang rồi đọc lại. Bỏ sách xuống vì khó hiểu. Rồi lại đọc. Cứ như thế cho tới nửa cuốn mới bắt đầu tiêu hoá được. Vì văn phong của Vladimir Nabokov khá khó đọc, lại thêm quá nhiều chú thích về các tác gia và các tác phẩm mà mình không biết tới, mọi thứ cứ rối mù nên mình chỉ nắm bắt được diễn tiến chứ không thể thưởng thức được cái hay của tác giả về cách sử dụng lối chơi chữ và sự liên kết với các tác phẩm khác.
Còn về nội dung thì thật khó mà chấp nhận được thứ tình yêu của Humbert Humbert, nhưng không phủ nhận rằng vẫn tồn tại trong thực tế, một tội phạm ấu dâm trong lốt một quý ông đạo đức. Còn nhân vật Lolita mình lại không đánh giá cao, đơn giản là một quý cô hư hỏng trong xã hội hiện đại. Mình phần nào cảm thông cho Humbert vì 1 phần tội lỗi cũng xuất phát từ sự mời mọc phóng đãng của Lo. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết chỉ có duy nhất tình yêu của H.H đối Lo, tưởng như thầm lặng vô hại mà lại đẩy người đọc vào sự ám ảnh, ghê tởm. Mình đánh giá cao sự am hiểu văn học của tác giả hơn là nội dung của cuốn tiểu thuyết kinh điển này. Nội dung khá đơn giản nhưng cách viết lại khiến nó trở nên đặc biệt.
Độc giả Đàm Quang Trung nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Đúng là một tác phẩm kinh điển. “Lolita” thực sự khó nuốt. Có thể do lối viết của tác giả. Đọc một lần, đọc hai lần – 2 lần là 2 cách hiểu khác nhau. Càng đọc thì càng ngẫm ra được nhiều điều. Cuốn sách nên gán mác 18+ vì một số chỗ miêu tả về tình dục – vấn đề khá nhạy cảm. Nhiều lúc đọc mà mình muốn bỏ dở, nhưng rồi cũng cố lết, mặc dù rất chậm. Không dễ đọc như những cuốn tình cảm lãng mạn vẫn thường đọc, “Lolita” là một kho tàng kiến thức rộng lớn của tác giả, bắt buộc ta phải có một vốn hiểu biết tương đối, đồng thời phải nghiền ngẫm từng tý một – nếu muốn hiểu trọn vẹn được những điều tác giả gửi gắm.
Độc giả Đặng Ngọc Lan Anh nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Thật sự thì đọc những dòng đầu tiên mình cảm thấy khó chịu và không hiểu được những gì tác giả đã kể và miêu tả . Câu chữ lại càng khó hiểu và mình sắp từ bỏ quyển sách này . Sau đó mình cố gắng đọc lại tất cả có trong quyển sách tên là lolita thì mình mới hiểu , nó sâu sắc và hoa mĩ khiến ta phải cảm nhận mới hiểu ra rằng nó nói về tình yêu của H.H , tình yêu của tuổi trẻ và sự ám ảnh với cái hình tượng tiểu nữ thần Khi đọc xong tôi vẫn thích nhất lời giới thiệu “Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi.
Độc giả Hmm nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Lolita, một cô gái bé bỏng mười hai tuổi, là tình yêu, là nỗi đau của H.H. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, dưới lời thú nhận của H.H cho nên người đọc không biết được những suy nghĩ trong sâu thẳm trái tim em.
Những trang đầu tiên tôi đọc và khá sốc với những lời văn miêu tả tình dục, đồng ý với biên tập là nó không phải những từ ngữ dung tục, nhưng với nền văn hóa VN, quả là khó tiếp nhận. Nhưng phần sau tôi cực thích những lời văn bay bổng, về sự bế tắc, nỗi giằng xé của một người mang tội.
Đây là một cuốn sách không dành cho người đọc, mà dành cho những người đọc lại, mới thấy hết được vẻ đẹp ngôn từ của tác giả.
Độc giả Trần Phượng nhận xét về tác phẩm Lolita (Tái Bản 2015)
Phải nói đây là tác phẩm kinh điển kể cả về tư tưởng, nội dung và nghệ thuật. Trước đây đã được tiếp cận bản tiếng Anh nguyên bản nhưng hại não quá nên khi có bản tiếng Việt thì order ngay. Bản dịch ban đầu chưa được đánh giá cao nhưng bản dịch đã được hoàn thiện dần theo các lần xuất bản về sau. Tác phẩm có thể xem là sự đột phá của tác giả về cả nghệ thuật và tư tưởng khi đã dám đề cập đến tình yêu của một bé gái với một người đàn ông, với những nội dung có phần buông thả, trần tục, với thủ pháp chơi chữ và lỗi hành văn rất lạ. Cũng bởi vì điều này mà Lolita không dành cho người đọc vốn yêu thể loại nhẹ nhàng, dễ tiếp cận. Tác phẩm khá là khó đọc nhưng khi đọc thì bị cuốn hút khó cưỡng. Tuy nhien vẫn chưa dám cho các bạn tuổi teen đọc cuốn sách này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
review sách
Đoạn tuyệt – Nhất Linh - Nỗ lực tái thiết xã hội.
“Đoạn tuyệt” lấy chuyện nàng tân thời về làm dâu một gia đình nệ cổ để làm bật lên những xung đột trong mối quan hệ mới – cũ, Nhất Linh nỗ lực tái thiết một xã hội văn minh nơi con người cá nhân có thể vui sống tự do trong tư tưởng lẫn thể xác.
“Đoạn tuyệt” gồm 28 chương, được viết trong năm 1934 – 1935, nội dung chính xoay quanh cô gái tân thời tên Loan.
Loan thuộc hàng ngũ thanh niên có học, được tiếp thu nền văn minh mới, hiểu biết về tư tưởng nhân đạo, trọng tự do cá nhân. Nhưng rồi cảnh nhà túng bấn, nàng buộc phải bỏ học, thuận lời cha mẹ kết hôn với Thân con nhà giàu có, cũng là chủ nợ, dẫu lòng nàng vẫn yêu Dũng tha thiết.
Dũng là điển hình của thanh niên tân thời vì thoát ly khỏi khuôn khổ đạo đức cũ mà làm trái ý gia đình, bị thầy me từ mặt. Anh sống một cuộc đời cô độc, lênh đênh, thiếu thốn, nhưng tự do. Dũng là hình tượng hướng tới của Loan, không chỉ là tình yêu, anh là hạt nhân trong tính cách của Loan, khiến nàng khát vọng được như Dũng, có những phẩm chất của Dũng, sống một cuộc đời như Dũng.
Loan về nhà chồng, gạt bỏ cái tôi, cố sống như mọi người, cố lấy gia đình chồng làm gia đình mình, nhưng nàng muốn yên mà gia đình chồng không để cho nàng yên. Nàng cưới chồng mà cảm tưởng như bị người ta mua về hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ không công. Mâu thuẫn tư tưởng mới cũ diễn ra gay gắt.
Đỉnh điểm là con trai bé bỏng của Loan không may sinh bệnh, mẹ chồng mê tín tin bọn thầy bùa, chữa bệnh bằng uống tàn hương nước thải và có khi lại dùng roi dâu để đánh đuổi tà ma ám ảnh, nghĩa là đánh người ốm. Bé con qua đời một cách tức tưởi. Vốn khó sinh, Loan không còn khả năng mang thai, mẹ chồng bắt Loan đứng ra cưới vợ lẽ cho Thân, thật ra là hợp thức hóa một cuộc hoang dâm, ngoại tình. Vợ lẽ sinh được con trai, lại tỏ ra “kẻ trên”.
Khi chức năng đẻ đã bị hỏng, Loan sống như một nô lệ không công, không thiếu đòn roi đánh mắng. Thương thân sinh và bởi cả món nợ cha mẹ chưa trả cho gia đình chồng, Loan tiếp tục nhẫn nhịn.
Những tưởng cái đời sẽ từng bước đi lùi, mãi lùi về điểm già cỗi như thế, thì định mệnh xảy ra.
Một vụ án mạng. Một phiên hầu tòa. Trắng án.
Tự do!
Nỗ lực tái thiết xã hội.
Viết “Đoạn tuyệt”, Nhất Linh có chủ ý muốn bạn đọc đương thời yêu mới ghét cũ. Để thực hiện chủ ý ấy, ông dựng nên một cuộc xung đột giữa mới và cũ, ở đấy cái cũ hiện hình với tất thảy những xấu xí hủ bại: luân lý cay nghiệt ép con người vào đời nô lệ dưới vỏ bọc bổn phận gia đình, trọng nam khinh nữ, gia trưởng, dân trí thấp, mê tín dị đoan, bạo hành…
Quyết định trắng án của quan tòa dành cho Loan, là thêm một tầng khẳng định để tác giả kết án chế độ đại gia đình cũ và dựng lập một chế độ mới, nơi con người cá nhân, đặc biệt là người phụ nữ có thể vui sống tự do trong tư tưởng lẫn thể xác, thoát ly mọi khuôn khổ gò bó của lễ giáo phong kiến.
Ở một chừng mực nào đó, Nhất Linh đã thành công. “Đoạn tuyệt” được xem là một trong những kiệt tác của văn xuôi Việt Nam. Nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu đã viết trên báo Loa năm 1945:
““Đoạn tuyệt” là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả đàng hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái ở tương lai. Ông giúp cho bạn trẻ vững lòng phấn đấu. Nghĩa là vui mà sống.”
Hẳn nhiên, không thiếu những ý kiến trái chiều, họ cho rằng xung đột trong gia đình Việt Nam thời bấy giờ là kết quả tai hại của đầu óc lãng mạn trái mùa chạy theo Âu hóa (điều này đúng với cậu Văn Minh con cụ cố Hồng trong “Số đỏ”), nhưng lại sai đối với cô Loan. Loan trong “Đoạn tuyệt” là một người con gái có học, đứng đắn, khôn ngoan, đủ lý trí để xem xét mọi việc, đủ nghị lực để vượt qua thống khổ. Một người con gái mà khát khao “sống một cuộc đời tự lập, cường tráng” như Dũng, như một đấng nam nhi.
Tuy nhiên, dùng tình tiết ngẫu nhiên để tạo bước ngoặc cởi bỏ nút thắt truyện đã gây nên một sự may rủi trong giải quyết vấn đề. Và bởi sự may rủi đó, nỗ lực tái thiết xã hội của Nhất Linh cũng còn bỏ ngỏ.
Góc nhìn thiên lệch của Nhất Linh.
Các sáng tác của Nhất Linh nói riêng, của Tự Lực văn đoàn nói chung đã “mở đầu một chặng đường mới trong văn xuôi” (chữ của Tô Hoài), góp phần định hình cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, và “đóng góp lớn vào văn học sử Việt Nam” (chữ của Huy Cận).
Tiểu thuyết của Nhất Linh hay! – Cho đến hiện tại, đây có lẽ đã là sự thật được chia ở thì hiện tại đơn. Cái hay ấy được tạo nên từ bút pháp nghệ thuật, lời văn, cách viết vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ.
Nhưng về nội dung đề tài, phải nhận định rằng Nhất Linh đã có góc nhìn khá thiên lệch. Bản thân là một trí thức du học trời Tây 3 năm, Nhất Linh thành lập Tự Lực văn đoàn với 10 tôn chỉ, mà điều thứ 8 trong số đó là “Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa.” Để thực hiện tôn chỉ mà mình đưa ra, Nhất Linh kiên quyết bài trừ phong tục truyền thống, song song với ủng hộ văn minh, ủng hộ Âu hóa.
Chưa nhắc đến việc Âu hóa trong bối cảnh đất nước bấy giờ có phải tất cả đều tốt đẹp hay không (cái này phải hỏi cụ Vũ Trọng Phụng). Nhưng phải chăng phong tục cũ nào cũng đáng bị công kích?
Đạo Khổng du nhập vào Việt Nam hơn 1000 năm, để lại dấu ấn rất lớn trong quá trình giáo dục và lịch sử dựng giữ nước ở các triều đại phong kiến. Một ví dụ đơn giản dễ hiểu, đạo Khổng răn dạy con người phải “Trung quân ái quốc”, “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, bởi vậy góp phần không nhỏ tạo nên truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta. Những truyền thống ấy có giá trị vĩnh hằng!
Quay lại với “Đoạn tuyệt”, với luận đề giải phóng phụ nữ, mở rộng ra là giải phóng cá nhân và đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình, phê phán nền luân lý khắc khổ… Nhất Linh đã đặt toàn bộ phong tục tập quán truyền thống trong cái nhìn thành kiến, ông gạt bỏ toàn bộ, gạt bỏ luôn cả một cái lạy của đứa con khi tiễn đưa người mẹ về nơi chín suối. Ông đã để Loan, vì thể hiện thái độ chống cự lại tập tục cũ, mà không tế lễ, không bàn cỗ trong đám tang của mẹ mình. Dĩ nhiên, không cần rầm rộ “một đám ma gương mẫu” như cái cách ông vua phóng sự đất Bắc trào phúng trong “Số đỏ”, và đành rằng, có tưởng nhớ trong lòng, nhưng cái dập đầu với tất cả lòng thành kính tiếc thương đối với đấng sinh thành trước khi đưa người về nơi an nghỉ cuối cùng chưa bao giờ là điều thừa thãi hay đáng bài trừ cả!
Nói cho cùng, đứng trước phong tục tập quán cũ, cần có thái độ gạn đục khơi trong để không làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống cũng như các giá trị tinh thần, chứ không phải là phủ định toàn bộ như cách mà Nhất Linh tuyên ngôn và thực hiện.
Hiểu thêm về Nhất Linh (1906 – 1963).
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, nguyên quán ở Quảng Nam nhưng sinh ra tại phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là anh ruột của Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long và Thạch Lam Nguyễn Tường Lân.
Ông từng theo học ngành Y và Mỹ thuật nhưng đều bỏ dở. Năm 1927, Nguyễn Tường Tam du học Pháp ngành khoa học, thời gian này ông có nghiên cứu nghề báo và nghề xuất bản. Năm 1930, ông lấy bằng cử nhân khoa học và về nước trong năm.
Nguyễn Tường Tam đứng ra thành lập Tự Lực văn đoàn (03/1933), giữ vị trí cây bút chủ chốt và là linh hồn của nhóm. Ông cũng từng đảm nhiệm Chủ bút tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. Ngoài cái tên Nhất Linh được dùng phổ biến hơn cả, ông còn sử dụng các bút danh Tam Linh, Nhất Chi Mai, Bảo Sơn, Lãng Du khi viết văn làm báo, Đông Sơn khi vẽ, Tân Việt khi làm thơ.
Nguyễn Tường Tam còn là một chính trị gia. Ông sáng lập Đại Việt Dân chính Đảng, từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân chính Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là một cây bút có tài, đồng thời là một chính khách có lòng yêu nước nhưng tham quyền lực và thiếu tầm nhìn nên đã lầm đường lạc lối. Bỏ qua lăng kính trính trị, cần khẳng định và thừa nhận những đóng góp có giá trị của Nhất Linh nói riêng và Tự Lực văn đoàn nói chung vào nghệ thuật tiểu thuyết và tính hiện đại của tiểu thuyết, vào câu văn và tiếng nói của dân tộc Việt Nam.
Đoạn tuyệt – Nhất Linh - Nỗ lực tái thiết xã hội.
“Đoạn tuyệt” lấy chuyện nàng tân thời về làm dâu một gia đình nệ cổ để làm bật lên những xung đột trong mối quan hệ mới – cũ, Nhất Linh nỗ lực tái thiết một xã hội văn minh nơi con người cá nhân có thể vui sống tự do trong tư tưởng lẫn thể xác.
“Đoạn tuyệt” gồm 28 chương, được viết trong năm 1934 – 1935, nội dung chính xoay quanh cô gái tân thời tên Loan.
Loan thuộc hàng ngũ thanh niên có học, được tiếp thu nền văn minh mới, hiểu biết về tư tưởng nhân đạo, trọng tự do cá nhân. Nhưng rồi cảnh nhà túng bấn, nàng buộc phải bỏ học, thuận lời cha mẹ kết hôn với Thân con nhà giàu có, cũng là chủ nợ, dẫu lòng nàng vẫn yêu Dũng tha thiết.
Dũng là điển hình của thanh niên tân thời vì thoát ly khỏi khuôn khổ đạo đức cũ mà làm trái ý gia đình, bị thầy me từ mặt. Anh sống một cuộc đời cô độc, lênh đênh, thiếu thốn, nhưng tự do. Dũng là hình tượng hướng tới của Loan, không chỉ là tình yêu, anh là hạt nhân trong tính cách của Loan, khiến nàng khát vọng được như Dũng, có những phẩm chất của Dũng, sống một cuộc đời như Dũng.
Loan về nhà chồng, gạt bỏ cái tôi, cố sống như mọi người, cố lấy gia đình chồng làm gia đình mình, nhưng nàng muốn yên mà gia đình chồng không để cho nàng yên. Nàng cưới chồng mà cảm tưởng như bị người ta mua về hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ không công. Mâu thuẫn tư tưởng mới cũ diễn ra gay gắt.
Đỉnh điểm là con trai bé bỏng của Loan không may sinh bệnh, mẹ chồng mê tín tin bọn thầy bùa, chữa bệnh bằng uống tàn hương nước thải và có khi lại dùng roi dâu để đánh đuổi tà ma ám ảnh, nghĩa là đánh người ốm. Bé con qua đời một cách tức tưởi. Vốn khó sinh, Loan không còn khả năng mang thai, mẹ chồng bắt Loan đứng ra cưới vợ lẽ cho Thân, thật ra là hợp thức hóa một cuộc hoang dâm, ngoại tình. Vợ lẽ sinh được con trai, lại tỏ ra “kẻ trên”.
Khi chức năng đẻ đã bị hỏng, Loan sống như một nô lệ không công, không thiếu đòn roi đánh mắng. Thương thân sinh và bởi cả món nợ cha mẹ chưa trả cho gia đình chồng, Loan tiếp tục nhẫn nhịn.
Những tưởng cái đời sẽ từng bước đi lùi, mãi lùi về điểm già cỗi như thế, thì định mệnh xảy ra.
Một vụ án mạng. Một phiên hầu tòa. Trắng án.
Tự do!
Nỗ lực tái thiết xã hội.
Viết “Đoạn tuyệt”, Nhất Linh có chủ ý muốn bạn đọc đương thời yêu mới ghét cũ. Để thực hiện chủ ý ấy, ông dựng nên một cuộc xung đột giữa mới và cũ, ở đấy cái cũ hiện hình với tất thảy những xấu xí hủ bại: luân lý cay nghiệt ép con người vào đời nô lệ dưới vỏ bọc bổn phận gia đình, trọng nam khinh nữ, gia trưởng, dân trí thấp, mê tín dị đoan, bạo hành…
Quyết định trắng án của quan tòa dành cho Loan, là thêm một tầng khẳng định để tác giả kết án chế độ đại gia đình cũ và dựng lập một chế độ mới, nơi con người cá nhân, đặc biệt là người phụ nữ có thể vui sống tự do trong tư tưởng lẫn thể xác, thoát ly mọi khuôn khổ gò bó của lễ giáo phong kiến.
Ở một chừng mực nào đó, Nhất Linh đã thành công. “Đoạn tuyệt” được xem là một trong những kiệt tác của văn xuôi Việt Nam. Nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu đã viết trên báo Loa năm 1945:
““Đoạn tuyệt” là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả đàng hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái ở tương lai. Ông giúp cho bạn trẻ vững lòng phấn đấu. Nghĩa là vui mà sống.”
Hẳn nhiên, không thiếu những ý kiến trái chiều, họ cho rằng xung đột trong gia đình Việt Nam thời bấy giờ là kết quả tai hại của đầu óc lãng mạn trái mùa chạy theo Âu hóa (điều này đúng với cậu Văn Minh con cụ cố Hồng trong “Số đỏ”), nhưng lại sai đối với cô Loan. Loan trong “Đoạn tuyệt” là một người con gái có học, đứng đắn, khôn ngoan, đủ lý trí để xem xét mọi việc, đủ nghị lực để vượt qua thống khổ. Một người con gái mà khát khao “sống một cuộc đời tự lập, cường tráng” như Dũng, như một đấng nam nhi.
Tuy nhiên, dùng tình tiết ngẫu nhiên để tạo bước ngoặc cởi bỏ nút thắt truyện đã gây nên một sự may rủi trong giải quyết vấn đề. Và bởi sự may rủi đó, nỗ lực tái thiết xã hội của Nhất Linh cũng còn bỏ ngỏ.
Góc nhìn thiên lệch của Nhất Linh.
Các sáng tác của Nhất Linh nói riêng, của Tự Lực văn đoàn nói chung đã “mở đầu một chặng đường mới trong văn xuôi” (chữ của Tô Hoài), góp phần định hình cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, và “đóng góp lớn vào văn học sử Việt Nam” (chữ của Huy Cận).
Tiểu thuyết của Nhất Linh hay! – Cho đến hiện tại, đây có lẽ đã là sự thật được chia ở thì hiện tại đơn. Cái hay ấy được tạo nên từ bút pháp nghệ thuật, lời văn, cách viết vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ.
Nhưng về nội dung đề tài, phải nhận định rằng Nhất Linh đã có góc nhìn khá thiên lệch. Bản thân là một trí thức du học trời Tây 3 năm, Nhất Linh thành lập Tự Lực văn đoàn với 10 tôn chỉ, mà điều thứ 8 trong số đó là “Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa.” Để thực hiện tôn chỉ mà mình đưa ra, Nhất Linh kiên quyết bài trừ phong tục truyền thống, song song với ủng hộ văn minh, ủng hộ Âu hóa.
Chưa nhắc đến việc Âu hóa trong bối cảnh đất nước bấy giờ có phải tất cả đều tốt đẹp hay không (cái này phải hỏi cụ Vũ Trọng Phụng). Nhưng phải chăng phong tục cũ nào cũng đáng bị công kích?
Đạo Khổng du nhập vào Việt Nam hơn 1000 năm, để lại dấu ấn rất lớn trong quá trình giáo dục và lịch sử dựng giữ nước ở các triều đại phong kiến. Một ví dụ đơn giản dễ hiểu, đạo Khổng răn dạy con người phải “Trung quân ái quốc”, “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, bởi vậy góp phần không nhỏ tạo nên truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta. Những truyền thống ấy có giá trị vĩnh hằng!
Quay lại với “Đoạn tuyệt”, với luận đề giải phóng phụ nữ, mở rộng ra là giải phóng cá nhân và đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình, phê phán nền luân lý khắc khổ… Nhất Linh đã đặt toàn bộ phong tục tập quán truyền thống trong cái nhìn thành kiến, ông gạt bỏ toàn bộ, gạt bỏ luôn cả một cái lạy của đứa con khi tiễn đưa người mẹ về nơi chín suối. Ông đã để Loan, vì thể hiện thái độ chống cự lại tập tục cũ, mà không tế lễ, không bàn cỗ trong đám tang của mẹ mình. Dĩ nhiên, không cần rầm rộ “một đám ma gương mẫu” như cái cách ông vua phóng sự đất Bắc trào phúng trong “Số đỏ”, và đành rằng, có tưởng nhớ trong lòng, nhưng cái dập đầu với tất cả lòng thành kính tiếc thương đối với đấng sinh thành trước khi đưa người về nơi an nghỉ cuối cùng chưa bao giờ là điều thừa thãi hay đáng bài trừ cả!
Nói cho cùng, đứng trước phong tục tập quán cũ, cần có thái độ gạn đục khơi trong để không làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống cũng như các giá trị tinh thần, chứ không phải là phủ định toàn bộ như cách mà Nhất Linh tuyên ngôn và thực hiện.
Hiểu thêm về Nhất Linh (1906 – 1963).
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, nguyên quán ở Quảng Nam nhưng sinh ra tại phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là anh ruột của Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long và Thạch Lam Nguyễn Tường Lân.
Ông từng theo học ngành Y và Mỹ thuật nhưng đều bỏ dở. Năm 1927, Nguyễn Tường Tam du học Pháp ngành khoa học, thời gian này ông có nghiên cứu nghề báo và nghề xuất bản. Năm 1930, ông lấy bằng cử nhân khoa học và về nước trong năm.
Nguyễn Tường Tam đứng ra thành lập Tự Lực văn đoàn (03/1933), giữ vị trí cây bút chủ chốt và là linh hồn của nhóm. Ông cũng từng đảm nhiệm Chủ bút tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. Ngoài cái tên Nhất Linh được dùng phổ biến hơn cả, ông còn sử dụng các bút danh Tam Linh, Nhất Chi Mai, Bảo Sơn, Lãng Du khi viết văn làm báo, Đông Sơn khi vẽ, Tân Việt khi làm thơ.
Nguyễn Tường Tam còn là một chính trị gia. Ông sáng lập Đại Việt Dân chính Đảng, từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân chính Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là một cây bút có tài, đồng thời là một chính khách có lòng yêu nước nhưng tham quyền lực và thiếu tầm nhìn nên đã lầm đường lạc lối. Bỏ qua lăng kính trính trị, cần khẳng định và thừa nhận những đóng góp có giá trị của Nhất Linh nói riêng và Tự Lực văn đoàn nói chung vào nghệ thuật tiểu thuyết và tính hiện đại của tiểu thuyết, vào câu văn và tiếng nói của dân tộc Việt Nam.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
Trang Ngô
Review sách Đoạn Tuyệt - Nhất Linh
Tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” là một tác phẩm của Nhất Linh, được viết từ năm 1936 nhưng tính thời sự vẫn còn nguyên. Tôi chẳng có gì không thích về cuốn sách nên sẽ chỉ viết ra đây mấy ý mình tôi thích về nó.
1. Tiếng Việt hay
Một trong những điều thôi thúc tôi đọc sách của các tác giả Việt Nam là vì tôi sẽ được đọc tiếng Việt “thật” chứ không phải thứ tiếng Việt “dịch” rất phổ biến ngày nay. Và tiếng Việt trong “Đoạn tuyệt” khiến thôi khá thích thú. Ví dụ mấy cái như này:
Cách xưng hô trong truyện
Cách xưng hô trong truyện so với ngày nay sẽ khá khách sáo và cảnh vẻ một chút. Vợ sẽ gọi chồng là “cậu”. Chồng sẽ gọi vợ là “mợ”. Con sẽ gọi mẹ là “me”. Trích một đoạn hai vợ chồng cãi nhau trước khi đi ngủ:
– Sao bảo mợ tắt đèn, mợ lại không tắt đèn?
– Ô hay! Cậu cứ đi ngủ đi, tôi cần đèn để xem sách.
– Mợ để đèn tôi không ngủ được.
– Cậu xoay mặt vào tường mà ngủ.
Trong các mối quan hệ khác thì cũng sẽ thấy có cách nói chuyện kiểu tôi-cô, cô-chị… Xưng hô như vậy tôi thấy các nhân vật dù ở vai vế khác nhau nhưng vẫn độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bản chất của mối quan hệ.
Từ gốc nước ngoài được Việt hoá hoàn toàn
Nếu đọc các sách được viết hiện nay, chúng ta thường thấy các từ gốc nước ngoài được giữ ở nguyên bản của nó.
Ở “Đoạn tuyệt”, các từ gốc Pháp đều được Việt hoá, ví dụ như “sen đầm”, từ nguyên gốc là “gendarme” nghĩa là “người thuộc lực lượng vũ trang đặc biệt, chuyên giữ gìn an ninh trật tự ở các nước đế quốc, thuộc địa.”
Từ tiếng Việt cũ
Đọc truyện, tôi cũng thấy nhiều từ tiếng Việt cũ mà giờ người ta không còn dùng nhiều nữa, đa phần do văn hoá giờ đã khác. Nhưng từ như “sập”, “con sen” (đã được dùng lại nhưng mang một ý nghĩa khác), “tân thời”, “tây học”, “trạng sư”, “tịch ký”, “bà phán”, “ông phán”, “thị”…
Thật vui khi cảm thấy chỉ bằng từ ngữ và cách sử dụng chúng mà tôi cảm thấy được đưa về quá khứ và sống trong xã hội thời đó.
2. Xây dựng nhân vật hợp lý
Điểm thú vị tiếp theo của tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” là các nhân vật được xây dựng tính cách rất thực: từ cô Loan, cậu Dũng, cho tới cậu Thân, bà phán – mẹ cậu Thân và bà Hai – mẹ cô Loan. Tất cả đều có cá tính riêng và rất nhất thống, hợp lý trong suốt câu chuyện.
Cô Loan là nhân vật chính, cũng là một cô gái-mới, được giáo dục theo kiểu tây học, có suy nghĩ tân thời và căm ghét lề thói cũ. Tuy nhiên, một mình cô chẳng đủ để chống lại cả cái xã hội bảo thủ thời đó.
Cậu Dũng cũng là một cậu giai tân thời và có lòng yêu cô Loan. Nhưng cậu Dũng thì cứ sợ mình “mới” quá sẽ làm khổ cô Loan, nên chuyện tình duyên hai người cứ trắc trở.
Câu Thân, chồng cô Loan là một mama-boi chính hiệu. Mẹ bảo gì nghe nấy, mẹ là nhất, vợ chỉ là con hầu, là gái đẻ.
Bà phán, mẹ cậu Thân là một bà mẹ chồng “trong truyền thuyết”. Các đoạn mẹ chồng và gia đình chồng mỉa mai nàng dâu thấy rất điển hình kiểu Hà Nội.
Bà Hai, mẹ cô Loan, tuy rất yêu con nhưng cũng vì những suy nghĩ xưa cũ mà đẩy con vào con đường khổ sở.
Ngoài ra, một số nhân vật phụ khác cũng rất thú vị và bổ khuyết cho tính cách của các nhận vật chính, làm nên một cuốn tiểu thuyết trọn vẹn.
Từ những ngôi nhà, góc phố, từ cách xưng hô, sinh hoạt cho đến các mối quan hệ; cả cuốn tiểu thuyết toát lên một vẻ xưa cũ, đậm chất Hà Nội. Đọc xong, tôi tự nhủ cần phải đọc nhiều sách của các tác giả Việt Nam ngày xưa hơn.
Review sách Đoạn Tuyệt - Nhất Linh
Tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” là một tác phẩm của Nhất Linh, được viết từ năm 1936 nhưng tính thời sự vẫn còn nguyên. Tôi chẳng có gì không thích về cuốn sách nên sẽ chỉ viết ra đây mấy ý mình tôi thích về nó.
1. Tiếng Việt hay
Một trong những điều thôi thúc tôi đọc sách của các tác giả Việt Nam là vì tôi sẽ được đọc tiếng Việt “thật” chứ không phải thứ tiếng Việt “dịch” rất phổ biến ngày nay. Và tiếng Việt trong “Đoạn tuyệt” khiến thôi khá thích thú. Ví dụ mấy cái như này:
Cách xưng hô trong truyện
Cách xưng hô trong truyện so với ngày nay sẽ khá khách sáo và cảnh vẻ một chút. Vợ sẽ gọi chồng là “cậu”. Chồng sẽ gọi vợ là “mợ”. Con sẽ gọi mẹ là “me”. Trích một đoạn hai vợ chồng cãi nhau trước khi đi ngủ:
– Sao bảo mợ tắt đèn, mợ lại không tắt đèn?
– Ô hay! Cậu cứ đi ngủ đi, tôi cần đèn để xem sách.
– Mợ để đèn tôi không ngủ được.
– Cậu xoay mặt vào tường mà ngủ.
Trong các mối quan hệ khác thì cũng sẽ thấy có cách nói chuyện kiểu tôi-cô, cô-chị… Xưng hô như vậy tôi thấy các nhân vật dù ở vai vế khác nhau nhưng vẫn độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bản chất của mối quan hệ.
Từ gốc nước ngoài được Việt hoá hoàn toàn
Nếu đọc các sách được viết hiện nay, chúng ta thường thấy các từ gốc nước ngoài được giữ ở nguyên bản của nó.
Ở “Đoạn tuyệt”, các từ gốc Pháp đều được Việt hoá, ví dụ như “sen đầm”, từ nguyên gốc là “gendarme” nghĩa là “người thuộc lực lượng vũ trang đặc biệt, chuyên giữ gìn an ninh trật tự ở các nước đế quốc, thuộc địa.”
Từ tiếng Việt cũ
Đọc truyện, tôi cũng thấy nhiều từ tiếng Việt cũ mà giờ người ta không còn dùng nhiều nữa, đa phần do văn hoá giờ đã khác. Nhưng từ như “sập”, “con sen” (đã được dùng lại nhưng mang một ý nghĩa khác), “tân thời”, “tây học”, “trạng sư”, “tịch ký”, “bà phán”, “ông phán”, “thị”…
Thật vui khi cảm thấy chỉ bằng từ ngữ và cách sử dụng chúng mà tôi cảm thấy được đưa về quá khứ và sống trong xã hội thời đó.
2. Xây dựng nhân vật hợp lý
Điểm thú vị tiếp theo của tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” là các nhân vật được xây dựng tính cách rất thực: từ cô Loan, cậu Dũng, cho tới cậu Thân, bà phán – mẹ cậu Thân và bà Hai – mẹ cô Loan. Tất cả đều có cá tính riêng và rất nhất thống, hợp lý trong suốt câu chuyện.
Cô Loan là nhân vật chính, cũng là một cô gái-mới, được giáo dục theo kiểu tây học, có suy nghĩ tân thời và căm ghét lề thói cũ. Tuy nhiên, một mình cô chẳng đủ để chống lại cả cái xã hội bảo thủ thời đó.
Cậu Dũng cũng là một cậu giai tân thời và có lòng yêu cô Loan. Nhưng cậu Dũng thì cứ sợ mình “mới” quá sẽ làm khổ cô Loan, nên chuyện tình duyên hai người cứ trắc trở.
Câu Thân, chồng cô Loan là một mama-boi chính hiệu. Mẹ bảo gì nghe nấy, mẹ là nhất, vợ chỉ là con hầu, là gái đẻ.
Bà phán, mẹ cậu Thân là một bà mẹ chồng “trong truyền thuyết”. Các đoạn mẹ chồng và gia đình chồng mỉa mai nàng dâu thấy rất điển hình kiểu Hà Nội.
Bà Hai, mẹ cô Loan, tuy rất yêu con nhưng cũng vì những suy nghĩ xưa cũ mà đẩy con vào con đường khổ sở.
Ngoài ra, một số nhân vật phụ khác cũng rất thú vị và bổ khuyết cho tính cách của các nhận vật chính, làm nên một cuốn tiểu thuyết trọn vẹn.
Từ những ngôi nhà, góc phố, từ cách xưng hô, sinh hoạt cho đến các mối quan hệ; cả cuốn tiểu thuyết toát lên một vẻ xưa cũ, đậm chất Hà Nội. Đọc xong, tôi tự nhủ cần phải đọc nhiều sách của các tác giả Việt Nam ngày xưa hơn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách
review sách
Lạnh lùng – Nhất Linh - Khát vọng đặt nhân đạo lên trên luân thường!
Sau “Đoạn tuyệt”, tiếp tục mạch chủ đề đấu tranh chống lễ giáo phong kiến và giải phóng cá nhân, Nhất Linh viết “Lạnh lùng” với một đề tài nhạy cảm hơn – tình yêu của nàng góa phụ.
Chuyện nàng góa bụa trẻ.
Không chia thành những chương nhỏ, “Lạnh lùng” có kết cấu ba phần, mỗi phần dài và liền mạch như thể muốn kịp đuổi theo nhịp tình yêu thấm đượm sắc dục của Nhung.
Nhung lấy Tú vì hai nhà quen thân với nhau, là thanh mai trúc mã trong hai đại gia đình đời đời an cư lạc nghiệp cùng làng cùng xóm. Hôn sự diễn ra như một lẽ tự nhiên phải thế, khi mà bản thân Nhung chỉ an phận theo bề trên chứ không hề nghĩ ngợi gì, cũng chưa kịp rung động để biết thế nào là hương vị của tình yêu.
Buồn thay, Tú yểu mệnh qua đời sau hai năm kết tóc se duyên, để lại người vợ đương độ xuân thì cùng đứa con thơ dại. Đối với người chồng mà chỉ có kính chứ không có yêu ấy, sau ba năm Nhung cũng không còn chút nhớ thương gì, có chăng chỉ còn cái dư vị chua chát của một quãng đời ái ân chưa thỏa mãn.
Rồi một buổi chiều ngắm hoa hóng gió, một ánh nhìn đăm đăm khiến nàng góa bụa trẻ rung động mãnh liệt. Nhung bỗng nhận ra mình đẹp, cũng bắt đầu nghĩ về cái đời nàng đương sống sao mà trái ngang. Cảm giác mới mẻ mà thầy giáo trẻ dạy tư trong nhà mang lại đã nhen nhóm một ngọn lửa tình, từ đôi má nóng bừng, đến những ý nghĩ mang máng là bất chính mà không hiểu tại sao bất chính.
Và thế là Nhung yêu.
Một người đàn bà góa bụa, lần-đầu-biết-yêu.
Và bởi vì lần đầu, cho nên cái tình yêu ấy mãnh liệt khó cưỡng. Bao nhiêu lần hẹn hò vụng trộm, bao nhiêu cuộc gặp gỡ âm thầm. Đã từng dự định bỏ nhà theo Nghĩa, đã từng kiên quyết tuyên bố với bà Nghè thân sinh rằng “Con có quyền đi lấy chồng!”
Nhưng rồi giọt nước mắt của mẹ ruột, lời bóng gió của mẹ chồng, và cả nền luân lý đạo đức dưới cái bóng của những danh từ trừu tượng có sức nặng ngàn cân: “mặt mũi”, “thanh danh”, “thể diện”, “tiếng thơm”… Đã khiến Nhung không thể cũng như không dám bước đi theo tiếng gọi của tình yêu, đành quay về an phận làm mẹ hiền, dâu thảo, thủ tiết thờ chồng.
Khát vọng đặt nhân đạo lên trên luân thường!
Bao nhiêu năm Nhung sống an phận thủ thường, bình bình đạm đạm, mẹ chồng không cay nghiệt, em chồng không cạnh khóe, họ hàng nội ngoại lại luôn khen nàng một tấm gương đầy tiết hạnh. Nàng bằng lòng với cuộc sống đó, mang sự đắc ý ngấm ngầm vì được khen phục, vì được tiếng thơm.
Cho đến khi nàng biết yêu.
Tình yêu đến khiến nàng nhận ra cuộc đời mình đang sống không hề hạnh phúc, và nàng khát vọng được hạnh phúc, khát vọng được yêu, khát vọng được thoả mãn cả về tinh thần lẫn thể xác. Những nỗi niềm khát vọng đó rất tự nhiên, rất con người.
Và khi bao khát vọng trong người trỗi dậy, thì tiếng thơm thủ tiết thờ chồng bỗng trở thành xiềng xích gông cùm, khiến người đàn bà trở nên đau khổ, giãy giụa, ngoắc ngoải. Lúc này, luân lý đạo đức đã trở nên phi nhân đạo đối với người phụ nữ.
“Lạnh lùng” bóc trần mặt trái của nền lễ giáo phong kiến, vì luân lý ấy là luân lý áp bức, đạo đức ấy là đạo đức giả dối, tiếng thơm ấy là tiếng thơm hão huyền. Không hơn.
Nhung đã bị tước đoạt quyền sống như một cá thể độc lập, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Cuối cùng, nàng chỉ có thể yếu đuối khuất phục, bất lực cam chịu, không dám sống cho khát vọng hạnh phúc của chính mình.
Bậc thầy trong nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật.
Trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên”, Phạm Thế Ngũ khen ngợi nghệ thuật của “Lạnh lùng”:
“Tâm lý ái tình được ghi nhận và diễn tả một cách khá vi diệu”.
Nhất Linh, bằng sức quan sát tinh vi kết hợp tưởng tượng và hóa thân, đã diễn dịch những trạng thái phức tạp mang nhiều cung bậc cảm xúc trong tâm hồn riêng của nhân vật, ở khía cạnh này, dường như nhà văn đã là bậc thầy thuần thục.
Nếu đọc “Đoạn tuyệt” khiến độc giả cảm tưởng như Nhất Linh đã từng làm dâu, đã từng sống chung với mụ mẹ chồng đầy cay nghiệt độc đoán; thì đọc qua “Lạnh lùng” lại ngỡ như người viết đã từng có một tình yêu bị gò bó trong khuôn khổ eo hẹp của lễ giáo phong kiến.
Văn chương Nhất Linh cuốn và dễ đọc, là ở chỗ đấy!
Chỉ đáng tiếc…
Tình yêu của Nhung và Nghĩa vốn là chuyện thường tình, chính đáng và hợp đạo. Nhưng hành vi của Nhung vô tình biểu thị một tâm hồn phóng túng và sỗ sàng.
“Thiếu gì lúc anh, vội gì?”
Ừ đấy. Vội gì?
Ấy vậy mà sao nàng lại vội thế? Nàng ngang nhiên ăn nằm với Nghĩa, trong khi nàng chưa thoát ly khỏi gia đình bà Án, phải chăng đó là một sự hoang dâm? Vào bối cảnh đương thời, hành vi này khó mà chấp nhận được. Nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu – người đã hết lòng khen ngợi “Đoạn tuyệt” – đã lên án gay gắt “Lạnh lùng”:
“Tất cả những bậc phụ mẫu muốn con gái khỏi bị sự phóng đãng quyến rũ nên cấm tiệt không cho đọc quyển “Lạnh lùng”.”
Nếu đã khẳng định lòng mình và quyết ý lấy Nghĩa, vì sao Nhung không đợi khi mọi sự đã thành, khi nàng thoát khỏi danh mợ Tú và trở thành mợ Nghĩa, để đường đường chính chính tận hưởng cái khoái lạc mà nàng khát khao?
Cái sự táo bạo của Nhung khiến độc giả nghi ngờ, phải chăng người góa bụa trẻ ấy đã đi theo tiếng gọi của bản năng xác thịt, chứ không phải đi tìm tình yêu chân chính?
Lạnh lùng – Nhất Linh - Khát vọng đặt nhân đạo lên trên luân thường!
Sau “Đoạn tuyệt”, tiếp tục mạch chủ đề đấu tranh chống lễ giáo phong kiến và giải phóng cá nhân, Nhất Linh viết “Lạnh lùng” với một đề tài nhạy cảm hơn – tình yêu của nàng góa phụ.
Chuyện nàng góa bụa trẻ.
Không chia thành những chương nhỏ, “Lạnh lùng” có kết cấu ba phần, mỗi phần dài và liền mạch như thể muốn kịp đuổi theo nhịp tình yêu thấm đượm sắc dục của Nhung.
Nhung lấy Tú vì hai nhà quen thân với nhau, là thanh mai trúc mã trong hai đại gia đình đời đời an cư lạc nghiệp cùng làng cùng xóm. Hôn sự diễn ra như một lẽ tự nhiên phải thế, khi mà bản thân Nhung chỉ an phận theo bề trên chứ không hề nghĩ ngợi gì, cũng chưa kịp rung động để biết thế nào là hương vị của tình yêu.
Buồn thay, Tú yểu mệnh qua đời sau hai năm kết tóc se duyên, để lại người vợ đương độ xuân thì cùng đứa con thơ dại. Đối với người chồng mà chỉ có kính chứ không có yêu ấy, sau ba năm Nhung cũng không còn chút nhớ thương gì, có chăng chỉ còn cái dư vị chua chát của một quãng đời ái ân chưa thỏa mãn.
Rồi một buổi chiều ngắm hoa hóng gió, một ánh nhìn đăm đăm khiến nàng góa bụa trẻ rung động mãnh liệt. Nhung bỗng nhận ra mình đẹp, cũng bắt đầu nghĩ về cái đời nàng đương sống sao mà trái ngang. Cảm giác mới mẻ mà thầy giáo trẻ dạy tư trong nhà mang lại đã nhen nhóm một ngọn lửa tình, từ đôi má nóng bừng, đến những ý nghĩ mang máng là bất chính mà không hiểu tại sao bất chính.
Và thế là Nhung yêu.
Một người đàn bà góa bụa, lần-đầu-biết-yêu.
Và bởi vì lần đầu, cho nên cái tình yêu ấy mãnh liệt khó cưỡng. Bao nhiêu lần hẹn hò vụng trộm, bao nhiêu cuộc gặp gỡ âm thầm. Đã từng dự định bỏ nhà theo Nghĩa, đã từng kiên quyết tuyên bố với bà Nghè thân sinh rằng “Con có quyền đi lấy chồng!”
Nhưng rồi giọt nước mắt của mẹ ruột, lời bóng gió của mẹ chồng, và cả nền luân lý đạo đức dưới cái bóng của những danh từ trừu tượng có sức nặng ngàn cân: “mặt mũi”, “thanh danh”, “thể diện”, “tiếng thơm”… Đã khiến Nhung không thể cũng như không dám bước đi theo tiếng gọi của tình yêu, đành quay về an phận làm mẹ hiền, dâu thảo, thủ tiết thờ chồng.
Khát vọng đặt nhân đạo lên trên luân thường!
Bao nhiêu năm Nhung sống an phận thủ thường, bình bình đạm đạm, mẹ chồng không cay nghiệt, em chồng không cạnh khóe, họ hàng nội ngoại lại luôn khen nàng một tấm gương đầy tiết hạnh. Nàng bằng lòng với cuộc sống đó, mang sự đắc ý ngấm ngầm vì được khen phục, vì được tiếng thơm.
Cho đến khi nàng biết yêu.
Tình yêu đến khiến nàng nhận ra cuộc đời mình đang sống không hề hạnh phúc, và nàng khát vọng được hạnh phúc, khát vọng được yêu, khát vọng được thoả mãn cả về tinh thần lẫn thể xác. Những nỗi niềm khát vọng đó rất tự nhiên, rất con người.
Và khi bao khát vọng trong người trỗi dậy, thì tiếng thơm thủ tiết thờ chồng bỗng trở thành xiềng xích gông cùm, khiến người đàn bà trở nên đau khổ, giãy giụa, ngoắc ngoải. Lúc này, luân lý đạo đức đã trở nên phi nhân đạo đối với người phụ nữ.
“Lạnh lùng” bóc trần mặt trái của nền lễ giáo phong kiến, vì luân lý ấy là luân lý áp bức, đạo đức ấy là đạo đức giả dối, tiếng thơm ấy là tiếng thơm hão huyền. Không hơn.
Nhung đã bị tước đoạt quyền sống như một cá thể độc lập, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Cuối cùng, nàng chỉ có thể yếu đuối khuất phục, bất lực cam chịu, không dám sống cho khát vọng hạnh phúc của chính mình.
Bậc thầy trong nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật.
Trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên”, Phạm Thế Ngũ khen ngợi nghệ thuật của “Lạnh lùng”:
“Tâm lý ái tình được ghi nhận và diễn tả một cách khá vi diệu”.
Nhất Linh, bằng sức quan sát tinh vi kết hợp tưởng tượng và hóa thân, đã diễn dịch những trạng thái phức tạp mang nhiều cung bậc cảm xúc trong tâm hồn riêng của nhân vật, ở khía cạnh này, dường như nhà văn đã là bậc thầy thuần thục.
Nếu đọc “Đoạn tuyệt” khiến độc giả cảm tưởng như Nhất Linh đã từng làm dâu, đã từng sống chung với mụ mẹ chồng đầy cay nghiệt độc đoán; thì đọc qua “Lạnh lùng” lại ngỡ như người viết đã từng có một tình yêu bị gò bó trong khuôn khổ eo hẹp của lễ giáo phong kiến.
Văn chương Nhất Linh cuốn và dễ đọc, là ở chỗ đấy!
Chỉ đáng tiếc…
Tình yêu của Nhung và Nghĩa vốn là chuyện thường tình, chính đáng và hợp đạo. Nhưng hành vi của Nhung vô tình biểu thị một tâm hồn phóng túng và sỗ sàng.
“Thiếu gì lúc anh, vội gì?”
Ừ đấy. Vội gì?
Ấy vậy mà sao nàng lại vội thế? Nàng ngang nhiên ăn nằm với Nghĩa, trong khi nàng chưa thoát ly khỏi gia đình bà Án, phải chăng đó là một sự hoang dâm? Vào bối cảnh đương thời, hành vi này khó mà chấp nhận được. Nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu – người đã hết lòng khen ngợi “Đoạn tuyệt” – đã lên án gay gắt “Lạnh lùng”:
“Tất cả những bậc phụ mẫu muốn con gái khỏi bị sự phóng đãng quyến rũ nên cấm tiệt không cho đọc quyển “Lạnh lùng”.”
Nếu đã khẳng định lòng mình và quyết ý lấy Nghĩa, vì sao Nhung không đợi khi mọi sự đã thành, khi nàng thoát khỏi danh mợ Tú và trở thành mợ Nghĩa, để đường đường chính chính tận hưởng cái khoái lạc mà nàng khát khao?
Cái sự táo bạo của Nhung khiến độc giả nghi ngờ, phải chăng người góa bụa trẻ ấy đã đi theo tiếng gọi của bản năng xác thịt, chứ không phải đi tìm tình yêu chân chính?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 22 of 50 • 1 ... 12 ... 21, 22, 23 ... 36 ... 50
Page 22 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum