Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 35 of 50 Previous  1 ... 19 ... 34, 35, 36 ... 42 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Jan 15, 2023 11:08 am

Kiếm Hiệp Cổ Long

Nhân Vật Chính Trong Tác Phẩm Của Cổ Long

Tiểu thuyết của ông mang phong cách hiện đại, tính triết lý sâu sắc, rất khác biệt với các võ hiệp tiểu thuyết gia cùng thời và trước đó. Truyện của ông hoàn toàn hư cấu về thời gian và không gian nhưng tâm lý và quan hệ của các nhân vật trong truyện lại rất thật.

Cổ Long không miêu tả kỹ về xuất thân và võ công mà xoay quanh nội tâm của các nhân vật, thường thì họ không phải những mẫu anh hùng điển hình toàn diện, mà là một con người thực, có tốt có xấu, có lúc sai có lúc đúng, ham mê tửu sắc giống như bản thân Cổ Long. Kết thúc truyện của ông đôi khi rất dở dang nhưng chính sự dở dang đó đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều

Trong số những tác phẩm của ông, nhiều nhân vật được bạn đọc yêu mến. Dưới đây là một số nhân vật.
-----------------
Lý Tầm Hoan (bính âm: Li Xunhuan) hay còn gọi là Lý Thám Hoa vì từng đỗ Thám hoa, tinh thông võ nghệ nhất là tài phóng phi đao "không bao giờ trượt" (lệ bất hư phát) đã lấy mạng khá nhiều kẻ thù. Bách Hiểu Sinh, tác giả của Binh Khí Phổ ca ngợi: "Tiểu Lý phi đao - Lệ bất hư phát". Lý Tầm Hoan nổi tiếng trong giang hồ thành thạo về tửu và sắc, tuy nhiên đây là một nhân vật gặp phải nhiều đau khổ trong cuộc sống, bắt đầu bằng việc anh nhường người mình yêu là Lâm Thi Âm cho huynh đệ kết nghĩa Long Tiêu Vân (thực chất Lý Tầm Hoan vì quá nghĩa khí, coi trọng tình huynh đệ nên đã mắc mưu của người anh kết nghĩa này). Từ đó kéo theo biết bao đau khổ trong cuộc đời của người Thám hoa này. Lý Tầm Hoan vẫn luôn yêu thương Lâm Thi Âm và mặt khác, Lâm Thi Âm tuy đã là vợ và có con với Long Tiêu Vân những vẫn luôn nhớ nhung khi gặp Lý Tầm Hoan. Sau này vì nhớ thương mà Tầm Hoan đâm ra nghiện rượu và bị bệnh lao.

Do là nhân vật được truyền tụng nhiều bậc nhất trong võ lâm với tài phi tiểu đao nhanh tới mức tuyệt đỉnh, những nhân vật có tiếng trong giang hồ liên tục truy đuổi và thách đấu với Lý Tầm Hoan. Nhưng bên cạnh đó, Lý Tầm Hoan cũng gặp nhiều bằng hữu tốt như Tiểu Phi (A Phi), Tôn tiên sinh, Thiết Giáp Kim Cương... Họ cảm phục con người chàng, coi chàng là nhân vật võ lâm tuyệt vời nhất, có nhân cách cao cả nhất. Sau khi thắng Thượng Quan Kim Hồng - địch thủ lớn nhất của Lý Tầm Hoan trong võ lâm, tình yêu của Lý Tầm Hoan đã hồi sinh với Tôn Tiểu Bạch ???
--------------------
Sở Lưu Hương (Chu Liuxiang) cũng là một nhân vật chính trong tác phẩm kiếm hiệp của Cổ Long và xuất hiện trong bộ Sở Lưu Hương liệt hệ (trong phần mở đầu truyện có đoạn nói Sở Lưu Hương chính là A Phi mười năm sau. Chỗ này khá mâu thuẫn cho Cổ Long vì A Phi còn xuất hiện một vài lần tron Tiểu Lý Phi Đao hệ liêt phần sau lúc về già). Sở Lưu Hương có biệt tài trộm cắp nên được gọi là "Đạo soái" hay "Hương soái". Từ Lưu Hương trong tên Sở Lưu Hương là do trên người Sở Lưu Hương luôn có túi hương chứa một mùi hương đặc biệt và khi trộm một món đồ thường thường lưu lại mùi thơm đặc biệt đó nên danh hiệu Sở Lưu Hương cũng xuất phát từ đó (lưu lại mùi hương đặc trưng) Sở Lưu Hương là nhân vật đào hoa trong tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long. Anh có ba người tri kỉ nổi tiếng là Tô Dung Dung, Tống Điềm Nhi, Lý Hồng Tụ. Ngoài ra người con gái anh yêu là Trương Khiết Khiết, anh gặp, yêu và có con với cô trong phần Đào Hoa Truyền Kỳ. Họ được xem là đôi tình nhân đau khổ nhất của Cổ Long. Sở Lưu Hương có nhiều bạn tốt như Hoa Hồ Điệp Hồ Thiết Hoa và Trung Nguyên Nhất Điểm Hồng (là đối thủ và sau này thành bạn).

Có thể nói Sở Lưu Hương là người danh chấn thiên hạ, trong giang hồ đầy dẩy những lời đồn về nhân vật này. Mẫu hình nhân vật này là một người đàn ông trong mơ tưởng của các phụ nữ, anh ta là đạo soái, đẹp trai, có tánh phong lưu, thích mạo hiểm, thích hưởng thụ, thích cấp thời hành lạc, không bị danh lợi bó buộc, chỉ làm những gì mình thích và không ai có thể cưỡng bức anh ta...

Bên cạnh đó, Sở Lưu Hương còn là người trọng tính nghĩa, coi trọng công lý, thích xen vào chuyện thiên hạ, hay ra tay can thiệp vào công việc bất công, nên lúc nào cũng được bạn bè và mỹ nữ kính nể. Anh ta còn là một người sành điệu trong ẩm thực, biết cách ăn mặc nhất và cũng là tay cờ bạc hào phóng nhất. Bất kể là ai, người trong hắc đạo hay bạch đạo, đều nhìn nhận Sở Lưu Hương là người độc nhất vô nhị trên đời này....

Một đặc điểm nữa là Sở Lưu Hương không bao giờ giết người thậm chí dù đó là kẻ thù đáng phải giết.
-------------------------------------------
Lục Tiểu Phụng (Lu Xiao Feng) là một nhân vật biệt hiệu "Tứ mi mao" - người có bốn hàng lông mày, bởi bộ ria mép của anh mảnh như lông mày. Nhân vật này là một người chuyên làm việc nghĩa, Cổ Long không chú trọng lắm về việc miêu tả võ công của anh, mà tập trung khai thác khả năng phá án. Lục Tiểu Phụng đã phá những vụ án bí hiểm trên giang hồ như vụ kho tàng của Vương Triều Kim Bằng, vụ án soán ngôi của Bạch vân thành chủ Diệp Cô Thành....

Tật xấu của nhân vật này là mê rượu và nữ nhân. Lục Tiểu Phụng còn có những "biệt hiệu" khác do các "hảo bằng hữu" đặt cho: Lục Ba Trứng, Lục Tiểu Kê... Lục Tiểu Phụng cùng với Tây Môn Xuy Tuyết và Hoa Mãn Lầu hợp thành bộ ba danh chấn giang hồ tức là gió - tuyết - hoa. Những vụ án Kim Bằng Vương Triều, Thanh Y Lâu, U Linh Sơn Trang v.v… đã khiến cho nhân vật Lục Tiểu Phụng trở thành truyền thuyết. Đây cũng là một trong những nhân vật của cố nhà văn Cổ Long được dựng thành phim nhiều nhất.

Lục Tiểu Phụng lãng tử, tài hoa và nghĩa hiệp, một "thiên hạ đệ nhất chỉ" hay linh trì nhất chỉ người luôn làm cho giới võ lâm phải bái phục. Lục Tiểu Phụng luôn phiêu bạt giang hồ để khám phá, ngăn chặn những âm mưu thanh trừ giới võ lâm để xưng bá và một Lục Tiểu Phụng có lúc phải tham gia tìm kiếm nhiều bí mật của những cuốn bí quyết võ lâm, khám phá và phá tan âm mưu giết vua để hoàn thành ước nguyện thống nhất Trung nguyên của Phù Tào Quốc. Lục Tiểu Phụng luôn cứu giúp những người gặp hoạn nạn trên đường đi tìm đứa con gái thất lạc và chàng cũng lập công tìm kiếm lại được số châu báu ngọc ngà bị mất của Thái Bình thế tử chỉ sau một đêm. Và chính khi vào cuộc, Lục Tiểu Phụng cũng luôn gặp lao đao, lúc bị truy sát, lúc bị tấn công nhưng người luôn giữ được dũng khí, phá được mọi âm mưu trên giang hồ.
--------------------------------------------
Tiểu Ngư Nhi là nhân vật chính trong bộ Tuyệt đại song kiêu. Cuộc đời của Tiểu Ngư Nhi bắt đầu khi Yêu Nguyệt cung chủ căm hận Giang Phong không đáp trả tình yêu của em mình, lại đi yêu Hoa Nguyệt Nô vốn chỉ là một nữ tỳ, nên đã ra tay giết hại vợ chồng họ. Chưa hả cơn giận, Yêu Nguyệt bắt hai đứa trẻ song sinh của họ phải chịu cảnh chia lìa: Yêu Nguyệt giữ lại Hoa Vô Khuyết, và giao Tiểu Ngư Nhi cho Yến Nam Thiên. Bà ta muốn hai đứa bé lớn lên sẽ giết hại lẫn nhau, đấy mới chính là cách trả thù cay độc nhất.

Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết lớn lên trong hai hoàn cảnh khác nhau, với hai tính cách khác nhau. Hoa Vô Khuyết tướng mạo phi phàm, võ nghệ cao cường, song, lạnh lùng, ít nói, điềm đạm chỉ biết nghe theo lời của hai vị cung chủ. Tiểu Ngư Nhi thì hoạt bát, lém lỉnh. Tiểu Ngư Nhi sau được Thập Đại Ác Nhân nuôi dưỡng ở trong Ác Nhân Cốc và truyền mánh khóe, còn Hoa Vô Khuyết thì được Di Hoa Cung truyền thụ võ công tuyệt đỉnh.

Số phận đẩy Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết vào cuộc chiến một mất một còn nhưng cũng vén bức màn bí ẩn về quá khứ chung của họ. Hai người gặp nhau rồi kết làm bằng hữu.
--------------------------------------------
Tiêu Thập Nhất Lang được xây dựng là một nhân vật lãng tử giang hồ, ham thích phiêu lưu và có mối quan hệ đặc biệt với hai người con giái là Thẩm Bích Quân và Phong Tứ Nương.

Tóm tắt truyện :
"Tiêu Thập Nhất Lang được Phong Tứ Nương nhờ đánh cắp Cát Lộc Đao nhưng anh đã từ chối, dù vậy anh cũng ra tay cứu Phong Tứ Nương khi cô bị lộ chuyện. Anh cùng với Phong Tứ Nương đến kinh thành và sau đó bị vu oan là người chủ mưu của việc cướp Cát Lộc Đao. Tiêu Thập Nhất Lang phát hiện được có kẻ tự xưng là Tiểu Công Tử đứng sau chuyện này, anh liền từ biệt Phong Tứ Nương để tìm manh mối.
Trên đường đi, Tiêu Thập Nhất Lang tình cờ phát hiện Tiểu Công Tử đang thực hiện âm mưu bắt cóc cháu gái của Thẩm lão phu nhân là Thẩm Bích Quân, cũng là vợ của cao thủ nổi tiếng đương thời Liên Thành Bích. Anh ra tay cứu được Thẩm Bích Quân, đồng thời cũng phát hiện Tiểu Công Tử là nữ cải nam trang. Anh đưa Thẩm Bích Quân trở lại Thẩm Gia Trang thì nơi này đã bị thiêu rụi.

Tiêu Thập Nhất Lang đã bị Thẩm Bích Quân hiểu lầm là kẻ chủ mưu nên làm anh bị thương, do đó 2 người dễ dàng bị Tiểu Công Tử (là người chủ mưu) bắt được. Trên đường đi, Tiêu Thập Nhất Lang bất ngờ nhảy xuống vực sâu. Tưởng rằng Tiêu Thập Nhất Lang tự tử, Thẩm Bích quân đã nhảy xuống theo vì cho rằng mình đã có lỗi với anh.
Lúc tỉnh dậy cô phát hiên mình đang nổi trên 1 đầm lầy, nơi bùn ở đó có tác dụng trị thương. Dòng chảy của bùn đã đưa 2 người đến ngôi nhà bí mật của Tiêu Thập Nhất Lang. 2 người nảy sinh tình cảm nhưng Tiêu Thập Nhất Lang quyết định đưa Thẩm Bích Quân về gặp Liên Thành Bích và chia tay nhau.

Sau đó Thẩm Bích Quân tình cờ biết được Liên Thành Bích có ý định giết Tiêu Thập Nhất lang, cô đã giúp anh thoát khỏi nguy hiểm. Trên đường trốn chạy, 2 người ngất đi, lúc tỉnh dậy thì phát hiện mình đang ở dinh thự của 1 người tự xưng là Thiên Công Tử, trong nhà có 1 mô hình nhà cửa, con người thu nhỏ.

Sau khi uống một ly trà, 2 người tiếp tục ngất đi, sau khi tỉnh dậy họ thấy mình đang ở trong 1 thế giới đồ chơi, nơi những mô hình họ thấy trong nhà của Thiên Công Tử lớn nhu nhà thật và những mô hình người biến thành người thật. Sau một thời gian tìm hiểu, Tiêu Thập Nhất Lang phát hiện tất cả chỉ là một cái bẫy của Thiên Công Tử nhằm giam giữ những người bắt được. Tiêu Thập Nhất Lang dẫn Thẩm Bích Quân trốn thoát khỏi nhà của Thiên Công Tử và cuối cùng, anh cùng Tiêu Dao Hầu kéo nhau ra bờ vực quyết chiến, nơi họ mất tích ở đó..."
-----------------------------------------------
Hai năm sau trận chiến định mệnh giữa Tiêu Thập Nhất Lang và Triệu Dao Hầu Hai năm sau, Tiêu Thập Nhất Lang lại xuất hiện trên giang hồ, nhưng chàng ta đã hoàn toàn biến đổi, biến đổi một cách đáng sợ. (Hậu Tiêu Thập Nhất Lang)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Jan 15, 2023 11:27 am

Tử Tâm Lang

Cảm nhận về nhân vật của Cổ Long

Có một mâu thuẫn ở các nhân vật Cổ Long, nhiều người nói họ méo mó quá, siêu phàm quá, không có thực. Thế nhưng cũng nhiều người thấy họ sao tương đồng quá, xem mà cứ ngậm ngùi. Tôi cho rằng phải tách riêng phần ‘HÌNH’ và phần ‘HỒN’ của nhân vật. Nếu hiểu được cái ‘HỒN’ thì thấy rất cảm khái, nếu không hiểu được cái ‘HỒN’ thì thấy cái ‘HÌNH’ ấy kỳ quái lắm.
Cái đặc sắc trong phần ‘hồn’ của các nhân vật Cổ Long là gì, tôi xin nêu những điểm mình tâm đắc nhất:

– Hùng tâm: Các nhân vật hành động vì muốn thể hiện mình (kiếm khách áo trắng, Tạ Hiểu Phong, Lục Tiểu Phụng…), cho thành công của cá nhân (Thượng Quan Tiểu Tiên, A Phi…)chứ không phải lúc nào cũng đứng dưới ngọn cờ “chính nghĩa giang hồ” như các nhân vật của Kim Dung. 

– Khổ tâm: Nhiều nhân vật rơi vào những cuộc khủng hoảng tâm lý cá nhân, băn khoăn trên con đường đi tìm một động cơ để sống (Lý Tầm Hoan, Tạ Hiểu Phong, Yến Thập Tam, kiếm khách áo trắng).

– Tha hóa: Ngược với các nhân vật Kim Dung thường rất đàng hoàng, chỉ dám đi rong, nhậu nhẹt là cùng; các anh hùng của Cổ Long như Sở Lưu Hương, Lý Tầm Hoan, Lục Tiểu Phụng, Tạ Hiểu Phong… gặp em nào dớt được là dớt, không thì cũng rất bồi hồi nuối tiếc như Đặng Định Hầu. Về mặt này, Cổ Long là người đàn ông hiểu mình và thành thật hơn Kim Dung. (So am I ! :-: ). Những người đàn ông trong Cổ Long xem mình là con người bình thường, biết chiều chuộng bản thân. Đa phần nam nhân vật chính trong Kim Dung thì cứ phải rập khuôn mẫu mực.

– Tình bằng hữu: Cái này thì Cổ Long viết ăn đứt Kim Dung và những tác giả khác. Những mối giao tình Lý Tầm Hoan – A Phi, Quách Đại Lộ – Vương Động, Lục Tiểu Phụng -Tây Môn Xuy Tuyết… đều theo kiểu Bá Nha – Tử Kỳ, đồng cảm với nhau mà nên bằng hữu chớ chẳng cần chung lý tưởng khôi phục Minh giáo, bảo vệ đạo nghĩa chi cả. Diệp Cô Thành đến chết vẫn coi trọng Tây Môn Xuy Tuyết và được Tây Môn Xuy Tuyết coi trọng là vì vậy.

Những chủ đề trên đều là những chủ đề ít phản ánh trong văn học phương Đông. Người ta cứ lo nói tới cái giang hồ, cái quốc gia, những điều to tát. Người ta không khuyến khích một cá nhân muốn vượt lên mọi người khác, không coi trọng những sự băn khoăn về cuộc sống (cứ sống theo cái nếp của xã hội, băn khoăn làm gì?). Lễ giáo phương Đông cũng cho phép buông thả bản thân. Tình bằng hữu nằm ở đâu so với nghĩa vụ với quân vương, với quốc gia, với giang hồ? Kim Dung là một nghệ sĩ tài ba trong các khuôn khổ ngàn năm nay của văn học phương Đông, nhân vật của ông đọc dễ hiểu vì giống như những nhân vật trong Tam Quốc Chí, San Hậu, Trần Minh khố chuối…

Thế nhưng những điều ít nói tới không có nghĩa là không tồn tại. Theo dòng phát triển của xã hội, vai trò của cá nhân được coi trọng hơn. Chúng ta ngày nay có quyền (và xem là bình thường) khi muốn làm một người “trên vạn người” (như một tổng thống, một tỷ phú, một ngôi sao…). Các xã hội phương Tây còn khuyến khích những nỗ lực đó của cá nhân. Người ta cũng không coi là bất thường khi có ai đó rơi vào những cơn khủng hoảng tâm lý (vì tình, vì tiền, vì what so ever). Chuyện chiều chuộng bản thân cũng dễ nói hơn trong khuynh hướng hiện sinh.

Đó chính là những khoảng trống mà truyện Cổ Long lấp vào. Những khoảng trống đó ở mỗi người to nhỏ khác nhau (do nguyên nhân xã hội, tuổi tác, hoàn cảnh…) nên mức độ “phê” Cổ Long cũng khác nhau.

Cá nhân tôi, đối với các nhân vật Kim Dung chỉ thích theo kiểu “hâm mộ từ xa” mà thôi. Nhưng đối với các nhân vật của Cổ Long thì thấy họ thật gần gũi. Họ có khi là hình ảnh tôi muốn trở thành, có khi là hình ảnh tôi đã trở thành, có khi là hình ảnh tôi muốn từ bỏ.

Tôi yêu sự lạc quan của Hoa Mãn Lâu mà tôi không có được.

Tôi yêu cái hùng tâm của Thượng Quan Tiểu Tiên, của Diệp Cô Thành, của Hoắc Hưu mà tôi chưa đạt tới.

Tôi yêu sự cống hiến hết mình của bạch y kiếm khách, của Tây Môn Xuy Tuyết cho niềm say mê của cuộc đời, một điều tôi không tìm được như họ.

Tôi yêu sự nhẫn nhục của Hồ Bất Sầu, nhiều lúc tôi cũng phải trải qua như vậy.

Tôi đồng cảm với nỗi cô đơn của Lý Tầm Hoan, của Tạ Hiểu Phong. Có những con người sinh ra để cô đơn. Đó là định mệnh.

Tôi đồng cảm nỗi bất hạnh của Tạ Hiểu Phong và Yến Thập Tam. Tây Môn Xuy Tuyết và Diệp Cô Thành sinh ra để làm hai thanh kiếm, họ sung sướng được đọ sức với nhau, chết vì nhau. Tạ Hiểu Phong và Yến Thập Tam không phải những người sinh ra làm thanh kiếm nhưng lại phải sống cuộc đời thanh kiếm.

Tôi ước ao mình được thoải mái với phụ nữ như Sở Lưu Hương, như Lục Tiểu Phụng. Nhưng phải nhớ tới vai trò của mình, vì vậy thấm thía cái nỗi bồi hồi đau đớn của Đặng Định Hầu.

Có lẽ sự chấm dứt của Cổ Long được báo trước từ truyện Kiếm Thần Nhất Tiếu. Cái tâm trạng của tác giả dường như đã vào giai đoạn nhìn về sau chứ không còn nhìn tới trước nữa (cũng như khi Beatle sáng tác “Let It Be”).

Cám ơn Cổ Long thật nhiều vì giúp tôi tự hiểu mình hơn.
Tất nhiên là cũng rất cảm ơn dịch giả Lê Khắc Tưởng và những dịch giả khác đã chuyển ngữ truyện Cổ Long cho mọi người.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Jan 15, 2023 12:27 pm

Kim Dung và Ngọa Long Sinh : thiên kiếm với tuyệt đao


Huynhngocchien

Kim Dung và Ngọa Long Sinh : thiên kiếm với tuyệt đao
“Dưới kiếm Cơ Đồng không còn tuyệt học, dưới đao lão phu không có sinh cơ“[1]. Câu nói đó của Thiên hạ đệ nhất đao Hướng Ngao như muốn mở ra hai dòng nghịch lưu chảy quanh cái quan niệm về võ học trong tư tưởng của Ngọa Long Sinh, một đại bút về tiểu thuyết võ hiệp. Cùng với Kim Dung, nhưng bằng một phong cách khác hẵn Kim Dung, Ngọa Long Sinh đã lặng lẽ mở ra một chân trời huyền ẩn cho tư tưởng để tựu thành những điều bất khả tư nghì cho cõi đạo Sơ Thủy Đông Phương.

Nói đến tiểu thuyết võ hiệp, người ta thường nói đến Kim Dung, và tiếp theo đó là Cổ Long, Gia Cát Thanh Vân, Nam Kim Thạch….. Nhà phê bình Trung Quốc Vương Sóc đả kích Kim Dung thậm tệ nhưng lại chấp nhận Cổ Long, và ông đánh giá Cổ Long cao hơn Kim Dung rất nhiều. Mỗi người đều có quyền nhận định theo cách riêng của mình. Chúng ta cũng vậy, và nên vậy. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật không thể có cái khách quan tuyệt đối. Không thể có một tác phẩm hay hoặc dở đối với tất cả mọi người. Đối với một tác phẩm hoặc tác giả, chúng ta không nên bài xích, khen ngợi theo dư luận, trừ phi chúng ta đến với tác phẩm hay tác giả đó mà không định kiến, và tự rút ra những nhận định riêng của mình. Những môn đồ của Tinh tú lão quái Đinh xuân Thu không phải là không đầy dẫy trong dư luận, cũng như trong những ý kiến phê bình. Ngọa Long Sinh tương đối được ít nhắc đến hơn các tác giả trên, nhưng ngoài Kim Dung và Ngọa Long Sinh ra, tôi thấy trong tác phẩm của các tác giả đó, mọi tư tưởng và ý đồ tác giả đều hiện lên trên từng trang giấy, trong từng câu nói của các nhân vật, như những sợi chỉ nổi ngổn ngang trên một tấm vải may vụng. Đó là bi kịch của những người mong muốn lập ngôn. Mà văn chương như thế, ta chỉ có thể đọc một lần. Như ăn mía. Nhai một lần đã mất hết vị ngon. Với một đôi chút cực đoan, tôi dám khẳng định rằng cùng sánh vai với Kim Dung, chỉ có Ngọa Long Sinh là người biểu hiện được những tư tưởng thâm trầm u áo, thậm chí có nhiều điểm còn vượt hẳn Kim Dung, dù các kiệt tác của ông không được phổ biến nhiều trong giới bạn đọc Việt Nam. Nếu đến với Ngọa Long Sinh từ Kim Dung, thì những người đọc vôi vàng thường dễ thất vọng. Bởi vì từ cái thế giới sinh động của Kim Dung với những tình tiết lâm ly, những cốt chuyện hấp dẫn, chúng ta như bước vào cung điện trang nghiêm với bầu không khí vô cùng trầm mặc. Trong tác phẩm ông thường thiếu vắng những tràng cười họat kê, những câu khôi hài ngộ nghĩnh hay những kẻ lãng tử khoái họat như trong tác phẩm Kim Dung. Sự hồi hộp gay cấn cùng những tình tiết bất ngờ cũng chỉ mức độ nửa chừng. Chỉ khi nào ta kiên nhẫn theo dõi ông thật kỹ qua một vài tác phẩm, ta sẽ thấy tư tưởng ông còn có những điểm thâm trầm hơn cả Kim Dung. Có điều ông che dấu tư tưởng mình quá kín, và như thế là thử thách bạn đọc quá nhiều. Cũng như Kim Dung, ông là người thâm cảm được sự bế tắc trong việc biểu đạt triết học Đông phương bằng ngôn ngữ triết học trường trại hiện nay, nên ông âm thầm khai phá một con đường đi riêng biệt rất mực…. Ngọa Long Sinh! Ông Bùi Giáng đã nhận xét một cách triệt để :”Những kiệt tác của Ngọa Long Sinh đi song song với Kim Dung và Gia Cát Thanh Vân − thực hiện một cuộc chuyển biến dị thường trong lịch sử văn học tư tưởng Trung Hoa “[2]

Kim Dung thường chia võ học theo hai nguyên lý Âm Dương, như trong giới tự nhiên. Từ đường lối luyện công cho đến chiêu thức, đặc biệt là trong quan điểm về nội lực. Một bên thì âm hiểm mềm mại, một bên thì cương trực mạnh mẽ. Hai mặt đối lập nhau ấy, nếu được dung hóa trong một cá thể thì năng lượng kết hợp sẽ trở thành gần như vô tận. Một người học võ nếu hóa hợp được nội công âm nhu và dương cương thì nội lực sẽ trở nên vô địch. Thông thường thì chỉ có bậc chân tu đạo hạnh như Trương Tam Phong, một bậc Lão Tử trong võ học, mới đạt nỗi đến cảnh giới đó bằng cái tâm tuyệt đối thanh tĩnh vô vi. Những kẻ khác, dù là đại cao thủ, nếu có tham vọng luyện được cả hai môn sẽ rơi vào trạng thái “tẩu hỏa nhập ma”. Những cao thủ tuyệt đỉnh như Nhậm Ngã Hành, Phương Chứng đại sư, hay Hoàng Dược Sư…. đều chỉ có thể luyện nội công theo một đường lối Dương công họăc Âm công mà thôi. Nhưng cũng có những người do cơ duyên run rủi mà đạt đến cảnh giới võ học tối cao đó ở ngay tại chỗ “sinh tử quan đầu”. Đó là trường hợp một Trương Vô Kỵ hóa giải được Nhất âm chỉ và Cửu dương thần công trên Quang Minh Đỉnh, hay là trường hợp một Thạch Phá Thiên hợp nhất được Viêm viêm công và môn độc chưởng âm hàn trên Ma Thiên Lĩnh…..Nhờ vậy mà hai nhân vật đó đã đạt đến cảnh giới “tam hoa tụ đỉnh”, “ngũ khí triều nguyên ” tối cao trong võ học. Như Âm và Dương dù đối nghịch nhau, nhưng khi đã được tương dung hợp nhất trong vòng tròn Thái cực, thì cứ tự tại an nhiên để tiêu trưởng thiên biến vạn hóa, mà vẫn không làm đảo lộn trật tự của trời đất. Giống như một người đã giác ngộ thì nói năng động tĩnh đều phát huy diệu dụng, đi đứng nằm ngồi đều biểu lộ huyền cơ. Đó chính là quan điểm về võ học của Kim Dung, nhất là trong quan điểm về nội lực.

Ngọa Long Sinh lại đi theo con đường biểu đạt khác, rất khó nhận ra. Chỉ trong tác phẩm Thiên kiếm Tuyệt đao, tư tưởng ông mới hơi hé lộ cho ban đọc một đôi chút, qua một nhân vật Cơ Đồng với Thiên kiếm vô địch thiên ha, và một nhân vật Hướng Ngao với Tuyệt đao đệ nhất võ lâm. Sống xa cách nhau bên kia Sinh Tử kiều, hai cao thủ tuyệt đỉnh tượng trưng cho hai cái đối cực về võ học đó đang bị bế tắc trong việc hợp nhất với nhau. Một bên là Thiên kiếm theo nguyên lý Sinh, đem bi tâm trùm lên kiếm pháp để hóa giải tất cả võ học trong thiên hạ. Một bên là Tuyệt đao theo nguyên lý Diệt, đem sát tâm hóa vào đao pháp để tận diệt mọi đối thủ trên đời. Trong khi Kim Dung muốn cho rằng mọi võ công đều có tính tương đối, và phải chịu khắc chế lẫn nhau, thì với Ngọa Long Sinh, cả hai nguyên lý Sinh Diệt đó đều được đẩy đến chỗ thủy tận sơn cùng! Trước Thiên kiếm không còn tuyệt học, dưới Tuyệt đao không có sinh cơ.. Thiên kiếm không thể giết người, mà mỗi khi sử dụng chỉ có thể buộc đối phương buông khí giới qui hàng, vì cảm thấy mình bị dồn vào tuyệt lộ. Đó cũng là cách dẫn dụ và hóa độ người theo nguyên lý đại bi, nên nó còn có tên là Đại bi kiếm pháp. Thiên kiếm có thể hóa giải tất cả võ học trong thiên hạ, nhưng nếu bị phá giải thì xem như đối diện với diệt vong. Tuyệt đao mỗi lần vung ra là ngập tràn sát khí nên không thể không giết người. Nhưng nếu không giết được đối phương hay bị đối phương phá giải thì xem như lâm vào tử lộ. Nếu dùng Thiên kiếm để giao đấu với Tuyệt đao thì ai thua ai thắng, khi mà cả hai đều là hai cực tuyệt đối không thể dung hòa? Làm thế nào để đem được sát tâm của Tuyệt đao hòa vào Thiên kiếm, cũng như làm thế nào để hòa được bi tâm của Thiên kiếm vào sát khí của Tuyệt đao? Vấn nạn này cứ ám ảnh mãi chàng thiếu niên Tả Thiếu Bạch. Câu hỏi đó như đặt lý trí trước một huyền án lửng lơ. Mà người duy nhất có thể giúp chàng ta tìm câu giải đáp lại là một cô gái mù lòa ẩn cư chốn lều tranh! Chính ở điểm này, Ngọa Long Sinh đã âm thầm đặt lại tư tưởng trên một căn cơ bất khả tư nghì.

Thiên kiếm và Tuyệt đao giống như thần Bảo vệ Vishnu và thần Hủy diệt Shiva trong tư tưởng Ấn Độ giáo. Chỉ có thần Brahma mới hợp nhất được hai vị thần đó trong tam vị nhẩt thể để khơi dẫn nguồn sáng tạo. Thiên kiếm và Tuyệt đao không thể dung hòa nhau, nhưng Ngọa Long Sinh đã sáng tạo một nhân vật có thể hưởng được cả hai tuyệt kỹ hoàn toàn đối lập nhau đó, như một sự điều hòa. Đó là Tả Thiếu Bạch. Chàng thiếu niên bị truy sát, trong cơn hoảng lọan tuyệt vọng đã vượt qua được Sinh Tử kiều, một cây cầu đầy huyền thọai trong võ lâm mà mọi kẻ vượt qua đều phải chết. Chính ở trong trạng thái vô tâm, đem chuyện sống chết gạt bỏ ra ngoài lòng mà chàng thiếu niên kia mới vượt qua được cây cầu Sinh Tử. Mà đạt được trạng thái vô tâm, vượt trên sinh tử như thế là đã đặt được những bước chân đầu tiên đến cõi thâm huyền, theo truyền thống tu học Đông phương. Đó là điều kiện để đi vào cảnh giới uyên áo của tư tưởng, mà trong Thiền tông gọi là “Tuyệt hậu tái tô” (Chết đi sống lại). Muốn cho Tả Thiếu Bạch học được cả Tuyệt đao lẫn Thiên kiếm, Ngọa Long Sinh phải để chàng thiếu niên đó một lần vượt qua cõi Tử Sinh. Và chính từ cảnh giới đó mà con người thường phát huy diệu dụng.

Các thiên tài Đông Tây kim cổ đều thâm giải điểm chung này. Ông Nguyễn Du thì bóng bảy hơn bằng cách để Sư trưởng Giác Duyên vớt Thuý Kiều từ sông Tiền Đường. Còn Kim Dung cũng có một lần để Lệnh Hồ Xung rơi vào trạng thái tuyệt vọng tại Dược Vương miếu, sinh tử đại sự không còn làm anh ta quan tâm nữa, nên chỉ mới lần đầu tiên mà chàng ta đã phát huy Độc Cô kiếm pháp đến mức tuyệt luân, đánh bại Cuồng phong khoái kiếm của Phong Bất Bình, và chỉ bằng một chiêu kiếm đã đâm mù mắt 15 tên môn đồ phái Tung sơn. Trong tác phẩm của Ngọa Long Sinh, các điều phụ thuộc thường được trình bày tràng giang đại hải lại chẳng hấp dẫn bao nhiêu, trong khi những điều cốt yếu, những vấn đề trầm trọng cho tư tưởng lại chỉ được đề cập phớt qua.

Thiên nhiên của Ngọa Long Sinh cũng không hùng vĩ đa dạng, không muôn sắc nghìn màu cho bằng thiên nhiên của Kim Dung. Nhưng thế giới nội tâm của các nhân vật lại thường u uẩn khắc khoải hơn rất nhiều. Và đàng sau cái thế giới đó, ta thường bắt gặp nỗi trầm tư sâu thẳm về cõi tồn sinh hay cái nhìn trầm mặc vào nỗi đời dâu bể. Một quái nhân như Tiêu Tiên (trong Vô Danh Tiêu) tự giam mình trên gác vắng hàng mấy mươi năm trời để khổ luyện võ công, muốn đem nội kình gởi vào tiếng tiêu để sát thương địch nhân ở xa hàng dặm, trong chỗ vô hình tích. Ý niệm về thời gian như không còn nữa. Thời gian như đã ngừng trôi trong thế giới nội tâm và con người đó như muốn hướng mình theo tiếng gọi của vô biên và tuyệt đích. Một quan điểm như thế về võ công có lẽ không tìm thấy trong tác phẩm của Kim Dung.

Ba vị cao nhân võ lâm khác là Trang Sơn Bối, Nam Dật Công và Liễu Tiên Tử (trong Kim Kiếm Điêu Linh) tự ẩn mình tuyệt tích trong núi hoang, hằng năm lại tỷ thí để tranh nhau chức vô địch. Từ thuở tráng niên, cho đến khi tro tàn thời gian bay bạc trắng cả mái đầu. Tiếng thở dài của Nam Dật Công chốn hoang sơn khi giật mình ngẫm lại, nghe ra còn thê lương hơn cả hình ảnh Tã Lãnh Thiền mù lòa gào thét trên Phong Thiền đài : tất cả cảnh đời dâu bể đó cũng chỉ vì cái lụy của chữ Danh. Những vấn đề này, ngoài bút tài hoa của Kim Dung chắc chắn sẽ lôi cuốn người đọc hơn nhiều, nhưng cũng vì thế mà dễ mất đi sự thâm trầm của tư tưởng, là những chiều sâu cần trầm tư quán tưởng hơn là biểu đạt trên văn tự ngữ ngôn.

Tác phẩm Kim Dung giống như Thiên kiếm, và tác phẩm Ngọa Long Sinh không khác Tuyệt đao. Thiên kiếm thuờng được ưa thích hơn Tuyệt đao, cũng như Thi Quỉ Lý Hạ đâu có được mến mộ bằng Thi Tiên Lý Bạch hay Thi Phật Vương Duy. Nhưng cả kiếm lẫn đao đều vạch ra một thông lộ cho người đọc tìm về cõi đạo phương Đông. Trong Tuyệt đao đã hàm ẩn Thiên kiếm, và trong Thiên kiếm vẫn thấp thóang Tuyệt đao. Nhưng tại chỗ chót vót sơ đầu, cả Thiên kiếm và Tuyệt đao đều hợp nhất thành Một, bởi vì đó chỉ là hai lối rẽ tạm thời trong tư tưởng do yêu sách của việc lập ngôn!

[1]    Lời của Thiên hạ đệ nhất đao Hướng Ngao phẩm bình kiếm pháp của Thiên hạ đệ nhất kiếm Cơ Đồng : “Cơ lão nhi kiếm hạ vô tuyệt học, lão phu đích đao hạ vô sinh cơ.姬 老 兒 劍 下 無 絕 學 , 老 夫 的 刀 下無 生 機。” − Thiên Kiếm Tuyệt Đao 天 劍 絕 刀,chương 4).

[2] Sương Bình Nguyên, tr.498.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Jan 15, 2023 2:24 pm

Ngũ hành: Đạo lý ẩn chứa trong những kiệt tác của Kim Dung


Sưu tầm 

Truyện chưởng Kim Dung có lẽ là một trong những món ăn tinh thần cực kỳ nổi tiếng và quen thuộc của người Việt. Vậy nhưng ngay trong những kiệt tác ấy, người đọc không ít lần cảm thấy thắc mắc và bực tức về sự hơn-thua của những tay hảo thủ võ lâm. Duyên cớ là vì sao? Tác giả Nguyên Nguyên đã chia sẻ lại “bí quyết” ngũ hành mà Kim Dung đã vận dụng qua loạt bài viết “Thử đọc lại Kim Dung” của mình. Dưới đây, chúng tôi xin được biên tập, trích lược và chia sẻ lại với bạn đọc.

*******

Có lẽ trong tiềm thức của tôi trong hơn 35 năm qua luôn luôn vẫn có một số thắc mắc, tức bực về tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Trước hết nếu so với các truyện kiếm hiệp cổ điển của Trung Quốc như Lã Mai Nương, Càn Long du Giang nam, Tiết Nhân Quý chinh đông, Thuyết Ðường, Thủy Hử, v.v., trong các truyện chưởng của Kim Dung, ít khi nào ông cho khai tử bớt những nhân vật cực ác khi đến quá nửa truyện. Thậm chí nhiều khi cho đến hết truyện những nhân vật cực kỳ nham hiểm và gian ác đó vẫn chưa được cho gác kiếm về chầu Diêm Vương, nhưng lại vẫn cứ tiếp tục sống dai và “quậy” dài dài cho đến một thế hệ tiếp nối trong một truyện kiếm hiệp nối tiếp khác.

Thí dụ như Tây độc Âu Dương Phong trong Xạ điêu Anh hùng truyện đã sống luôn qua đến khoảng nửa truyện kế tiếp mang tên Thần Ðiêu hiệp lữ rồi mới lăn đùng ra chết sau khi đấu võ nghệ với Bắc cái Hồng Thất công suốt mấy ngày liền trên một đỉnh núi tuyết trước sự chứng kiến của cậu thanh niên Dương Quá. Hoặc giả như Tinh Tú lão quái Ðinh Xuân Thu trong Lục Mạch thần kiếm và Thiên Long bát bộ – một nhân vật cực kỳ hung ác ai cũng ghét thế mà cứ sống dài dài – sống lâu hơn một trong những nhân vật chính là Tiêu Phong – cho đến hết truyện luôn…

Tranh chấp để xem xem ai võ công cao nhất, ai là anh hùng vô địch thiên hạ cũng thường không được giải đáp cho thật chắc chắn như trong các truyện kiếm hiệp ngày xưa trước thời Kim Dung. Trong Anh hùng xạ điêu và Võ lâm ngũ bá, có tất cả 5 người với võ nghệ tuyệt luân: Bắc cái Hồng Thất công, Nhất Đăng đại sư Ðoàn Nam đế, Tây độc Âu Dương Phong, Ðông tà Hoàng Dược Sư và Trung thần thông Vương Trùng Dương. Năm người đó mỗi người có một hai ngón võ tuyệt chiêu bao trùm thiên hạ. Nhưng khổ nổi nếu họ đấu với nhau thì lại “bất phân thắng bại”!!! Vương Trùng Dương thường được xem như “trên cơ” 4 người kia một chút nhưng lại… chẳng may chết sớm, và trước khi chết thật Vương Trùng Dương đóng kịch chết giả để cố ý thọc vào chính huyệt của Tây độc Âu Dương Phong một ngón Nhất dương chỉ cho Tây Ðộc chừa bỏ tham vọng đi ăn cắp quyển võ công bí kíp Cửu Âm chân kinh. Thành ra trong hầu hết suốt các truyện Anh hùng xạ điêu hoặc Võ lâm ngũ bá ta không thấy một ai có thể xưng anh hùng vô địch hay võ lâm minh chủ cả.

Lô gích “lổng chổng”
Thất vọng nhất trong cái “lô gích” của Kim Dung phải là anh chàng Quách Tĩnh. Anh này có nội công tự nhiên trời cho như hút được máu rắn quí của một thiền sư nào đó, học võ nghệ từ nhỏ với Giang Nam thất quái, học leo núi với Mã Ngọc, học các võ chính như Hàng long thập bát chưởng của Hồng Thất công, học thế đánh Thiên cang Bắc đẩu trận của phái Toàn Chân, học Cửu Âm chân kinh và Song thủ hỗ bác từ Chu Bá Thông một cao thủ tương đương hay hơn Võ lâm ngũ bá một chút, vài ngón nghề Nhất dương chỉ từ chính Ðoàn Nam đế. Quách Tĩnh như vậy đã học các món võ chính tông của ít lắm là 3 trên 5 vị ngũ bá đó – cộng với tuổi trẻ, với “tư duy” sẵn có, với nội công thâm hậu nhờ uống máu rắn. Thế mà lúc đấu với các cao thủ khác như Cừu Thiên Nhận (chính hiệu), Quách Tĩnh không bao giờ chứng tỏ được thế thượng phong đánh hạ được họ hay cho họ nằm “đo đất” cả.

Lô gích đó của Kim Dung hồi còn trẻ người viết xem như hơi “lổng chổng” không được chặt chẽ chút nào. Thêm một thí dụ khác: Trương Vô Kỵ trong Cô gái Ðồ long đã trải qua bao nhiêu thăng trầm và học được bao nhiêu thế võ tuyệt chiêu: Cửu Dương chân kinh lúc sống dưới thung lũng núi tuyết qua quyển sách dấu trong bụng con khỉ, ăn được con ếch đỏ cũng ở dưới thung lũng để bổ sung dương khí, luyện được Càn Khôn đại na di tâm pháp lúc bị nhốt trên Quang Minh đỉnh, học Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm rất thuần thục với Trương Tam Phong, v.v. và v.v. thế đến khi đụng độ với người yêu cũ Chu Chỉ Nhược, hình như Trương Giáo chủ phải chịu lép mặc dù cô Chu chưởng môn Nga Mi chỉ học được có Cửu Âm Chân Kinh và một số chiêu của Nga Mi kiếm pháp mà thôi. Lô gích nằm ở đâu hay Kim Dung đã theo mốt thời đại trọng nữ khinh nam?

Nhưng thật ra, hằng trăm trận ăn thua hay sống chết với nhau trong các kiệt tác của Kim Dung thường dựa sát vào những tương sinh tương khắc của luật Ngũ hành mà thôi. Thí dụ một cao thủ võ lâm mặt đỏ, cỡi ngựa màu đỏ (xích thố), mang kiếm giáp màu đỏ (mạng Hoả) chạy ngựa hay phi thân xuống núi đánh với một nhân vật võ lâm khác, cho dù đó là một bà lão mặt đen mặc quần áo màu đen (mạng Thủy), người đọc sành điệu luật Ngũ hành có thể đoán được rằng tác giả sẽ cho cao thủ từ trên núi xuống kia, thế nào cũng sẽ bị thua chạy dài, nếu không bị chém đứt đầu thì cũng bị thương nặng tàn phế võ công!!!

Ngũ hành – Đạo lý ẩn trong những kiệt tác của Kim Dung

Sơ lược về thuyết Ngũ hành
Thuyết Âm Dương – Ngũ hành được truyền ra vào khoảng thời Xuân Thu Chiến Quốc, cùng một lúc với Kinh Dịch, do ở một nhà “thông thái” tên Trâu Diễn đã hệ thống hoá nó cho được mạch lạc. Ngũ hành cũng được áp dụng trong nghệ thuật Phong Thủy xem nhà xem hướng, rất phổ thông hiện nay trên toàn cầu. Tóm tắt Ngũ hành gồm có Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, năm nguyên tố căn bản của vũ trụ:

Kim tức kim loại, biểu tượng bằng màu Trắng, và theo Phong Thuỷ chỉ hướng TÂY.
Mộc là gỗ, mang màu Xanh, đứng về hướng ÐÔNG.
Thủy là nước, biểu tượng màu Ðen, đi về hướng BẮC.
Hoả là Lửa, mang màu Ðỏ, biểu hiệu bằng hướng NAM.
Thổ là Ðất, mang màu Vàng, đại diện bằng Miền Chính Giữa – TRUNG TÂM.
Tóm tắt có hai chu kỳ ngũ hành:

Chu kỳ SINH: Kim sinh Thủy, Thủy sinh ra Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả tự thiêu sinh ra Thổ, Thổ sinh Kim.
Chu kỳ KHẮC: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, và Hoả lại khắc Kim.
Tính tình người ứng với mạng:

Mạng Kim: có đầu óc tổ chức, thích ở trong thế chủ động và lãnh đạo, cần cho rằng mình đúng, thích trật tự và sạch sẽ.
Mạng Thủy: giàu tưởng tượng, trung hậu, thông minh, rất “cứng cựa”, độc lập, kín đáo…
Mạng Hoả: giàu tình người, nhiều trực giác, thích được thương yêu, thích sôi nổi, giao tế giỏi…
Mạng Thổ: rất chừng mực, hài hoà, trung thành và đòi hỏi trung thành, thích chi tiết, thích bầu bạn nhưng có thể rất cứng đầu.
Mạng Mộc: vui tính, có mục đích, năng động, thích bận rộn, có thể rất hách xì xằng, thực tế, hiếu thắng…
Ngũ hành trong kiệt tác Kim Dung
Bây giờ xin trở lại những điểm “lổng chổng” trong một vài truyện kiếm hiệp Kim Dung mà người viết còn nhớ. Tuy nhiên, trước hết xin minh định người viết không thể xác nhận người viết có tin vào luật Ngũ hành hay không, nhưng chỉ có thể tiết lộ rằng qua mấy mươi năm đọc truyện Tàu và kiếm hiệp Kim Dung, người viết vẫn thường cho rằng mấy ông viết truyện Tàu có vẻ quên đầu quên đuôi không áp dụng lô-gích tây phương cặn kẽ, nhất là lô gích kiểu tam đoạn luận: A thắng B, B thắng C, vậy A chắc chắn phải thắng C. Chỉ đến sau này người viết mới thấy truyện Tàu nói chung và võ hiệp Kim Dung nói riêng hiếm khi dựa trên lô-gích tam đoạn luận của Tây Phương, nhưng lại chính yếu dựa trên lô-gích của thuyết Ngũ hành. Ðem lô gích của luật Ngũ hành vào truyện Tàu, Tam Ðoạn Luận phải cuốn gói đi chỗ khác chơi.

Xin trở lại với Kim Dung, hãy lấy Tiếu ngạo giang hồ làm ví dụ:

Đầu tiên ta để ý đến Ngũ Nhạc Kiếm Phái tức năm phe phái phối hợp với nhau thành một khối liên minh, bao gồm: Phái Hằng Sơn ở phía Bắc, Thái Sơn phía Đông, Hành Sơn phía Nam, Hoa Sơn hướng Tây và Tung Sơn thuộc miền Trung. Nhạc Bất Quần thuộc miền Tây chưởng môn Hoa Sơn thuộc mạng Kim. Kim khắc Mộc. Hoa Sơn hướng Tây khắc phục được Lâm Bình Chi người Phúc Kiến hướng Đông (Mộc) của nước Tàu, thu Lâm Bình Chi làm đồ đệ rồi chôm được Tịch Tà Kiếm Phổ của họ Lâm.

Họ Lâm là một họ rất phổ thông của người Phúc Kiến và người Triều Châu. Tại Việt Nam, đa số những người Việt có họ Lâm thường có gốc gác người Hoa xuất từ Phúc Kiến hoặc Triều Châu. Họ Lâm cũng có nghĩa là rừng, liên hệ đến cây cối, tức mạng Mộc. Họ Lâm người gốc Phúc Kiến ở phía Đông nên Lâm Bình Chi chắc chắn mang mạng Mộc. Đông Phương Bất Bại cũng mạng Mộc bởi tên lão có từ ĐÔNG.

Nhạc Bất Quần thuộc mạng Kim, có thể được hỗ trợ bởi mạng Thổ. Bởi vậy chưởng môn Tung Sơn Tả Lãnh Thiền, miền Trung mạng Thổ, âm mưu nhiều năm thống nhất năm phái Ngũ Hành để lên làm minh chủ, nhưng rốt cuộc lão gần như bày mâm dọn cỗ cho đối thủ lão là Nhạc Bất Quần. Thổ đã hỗ trợ Kim.

Trong trận đấu giữa Nhạc Bất Quần với Tả Lãnh Thiền – Thổ với Kim không ai khắc ai – nhưng Kim Dung đã cho Bất Quần thắng và đâm mù mắt Lãnh Thiền. Chỉ nhờ ở Bất Quần xử dụng Tịch Tà kiếm pháp (thuộc mạng Mộc ở miền Đông) mới khắc chế được Lãnh Thiền, Mộc khắc Thổ.

Phái Hằng Sơn của các vị ni cô ở phía Bắc thuộc mạng Thủy. Phái này bị phe Tung Sơn miền Trung mạng Thổ phá rối đánh cho gần như tan hàng (Thổ khắc Thủy).

Thế Lệnh Hồ Xung mạng gì? Điểm đầu tiên ta để ý Kim Dung rất thích cho nhân vật chính mang mạng Hoả: Trương Vô Kỵ, Quách Tĩnh đều mang mạng Hoả. Vậy thử cho Hồ Xung mang mạng Hoả, người phía Nam xem ra sao. Tính người mang mạng Hoả: giàu tình người, nhiều trực giác, thích được thương yêu, thích sôi nổi, giao tế giỏi, hoàn toàn thích hợp với cá tính của Lệnh Hồ Xung.

Hoả thường được giúp bởi Mộc (màu xanh và hướng Đông). Lệnh Hồ Xung được Phong Thanh Dương dạy cho Độc Cô cửu kiếm. Trong tên Phong Thanh Dương có hai từ Thanh và Dương đều chỉ màu xanh thuộc mạng Mộc. Ni cô cõng Hồ Xung chạy trốn lúc Hồ Xung bị thương nặng, và thầm yêu Hồ Xung suốt đời, mang tên Nghi Lâm. Lâm tức là rừng, nhiều cây cối, mạng Mộc. Người yêu thương Lệnh Hồ Xung, giúp đỡ Lệnh Hồ Xung rất nhiều, cõng Hồ Xung lên Thiếu Lâm đổi mạng mình nhờ Phương Chứng đại sư chữa bệnh cho Hồ Xung là Nhậm Doanh Doanh.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung ít mô tả về màu sắc quần áo các nhân vật, nhưng lại giới thiệu Doanh Doanh bỏ trốn khỏi tổng hành dinh Ma giáo đi tham quan giang hồ với một lão tướng mang tên Lục Trúc Ông, trong tên có Trúc ám chỉ mạng Mộc. Doanh Doanh mạng Mộc giúp đỡ mạng Hoả của Hồ Xung.

Mạng Hoả của Hồ Xung khắc chế được mạng Kim của thầy cũ Nhạc Bất Quần, nhưng có thể thầm phục mạng Thủy của các ni cô phái Hằng Sơn ở phía Bắc. Bởi vậy Kim Dung cho các vị Định Dật, Định Tĩnh và Định Nhàn trối trăn cho Hồ Xung làm chưởng môn Hằng Sơn lãnh đạo toàn các ni cô, Hồ Xung cũng phải nhận bởi Hoả bị khắc phục, bị cảm hoá bởi Thủy.

Nhậm Ngã Hành mạng gì? Lúc Nhậm Ngã Hành bị Đông Phương Bất Bại (mạng Mộc) đảo chánh, Nhậm mang mạng Thổ. Mộc khắc Thổ. Kim Dung nói rõ Nhậm bị giam dưới lòng đất – mạng Thổ. Thế nhưng Nhậm lại bị giam dưới lòng Tây Hồ ở thành phố đẹp nhất Trung Quốc Hàng Châu (Tây Hồ => TÂY => mạng Kim) trong vòng 10 năm và luyện thêm được Hấp Tinh đại pháp, Tinh thường màu trắng, lại mạng Kim. Nhậm Ngã Hành sau 10 năm bị giam cầm đã chuyển dần sang mạng Kim, để rồi Kim khắc Mộc, trở ra lật đổ và giết Đông Phương giáo chủ trả được hận xưa.

Bây giờ xin xem qua bộ Xạ đìêu Anh hùng truyện và Võ lâm ngũ bá:

Tổng cộng chừng 1 phần 5 của Xạ điêu Anh hùng truyện đề cập đến truyền tích và hành vi của năm ông võ sư thượng thặng của Trung Quốc trước thời nước Tàu bị Mông Cổ chiếm đóng. Ðó là Bắc cái Hồng Thất công (Vua Ăn Xin), Tây độc Âu Dương Phong, Ðông tà Hoàng Dược Sư, Nam đế Nhất Ðăng đại sư, và Trung thần thông Vương Trùng Dương.

Rõ ràng Võ lâm ngũ bá đại diện cho năm thức Ngũ hành:

Bắc cái Hồng Thất Công, ông vua ăn xin mặt mày đen đúa ở phía Bắc (Bắc Cái) mạng THỦY.
Tây độc Âu Dương Phong và cháu là Âu Dương Khắc đi từ BẠCH Ðà sơn đến – chuyên môn ăn mặc đồ trắng, kể cả đoàn phụ nữ tùy tùng mặc áo quần màu trắng, mạng KIM.
Ðông tà Hoàng Dược Sư ở phía Ðông ưa ở trong vườn đào thích mặc áo màu xanh, đích thị mạng Mộc.
Nam Ðế Nhất Ðăng đại sư ở phía Nam mặc áo cà sa màu đỏ, với ngón nghề Nhất dương chỉ, đúng mang mạng HỎA.
Trung Thần Thông Vương Trùng Dương có căn cứ ở miền Trung mang mạng THỔ.
Kim Dung còn nhấn mạnh ở mạng Thổ của Trùng Dương bằng cách cho ông sư tổ phái Toàn Chân này chết giả chôn vào lòng đất mấy ngày – chờ Âu Dương Phong đến cạy hòm để ăn cắp Cửu Âm chân kinh – chợt tỉnh dậy thọc vào mặt họ Âu Dương một ngón Nhất Dương chỉ đau cho gần chết (!) cho Âu Dương tởn đến già.

Võ lâm ngũ bá nói nôm na dùng để chỉ sự hài hoà của 5 nguyên tố của Ngũ hành. Bởi vậy để cân bằng sự hài hoà đó Kim Dung cho vào nhân vật Lão Ngoan Ðồng Châu Bá Thông sau khi Vương Trùng Dương chết đi một thời gian. Châu Bá Thông là sư đệ hay lý lắc như con nít của Vương Trùng Dương, đặt ra để thay thế họ Vương trong mạng Thổ để đối phó cân bằng với bốn tay cao thủ hạng nhất kia. Ta để ý sự hài hoà ngũ hành đó rất ngộ ngĩnh như sau:

Ðông Tà mạng Mộc, có thể trị Thổ (Vương Trùng Dương) nếu đánh nhau gay gắt, nhưng Kim Dung cho Ðông Tà có vẻ mến và thích Vương Trùng Dương nên ít khi chạm trán trực tiếp với họ Vương. Nhưng rõ ràng Mộc vẫn trị Thổ như thường qua việc Ðông Tà khắc phục được và giam cầm Châu Bá Thông trên đảo đào hoa suốt 20 năm trời để bắt buộc họ Châu phải chép ra hay đọc ra Cửu Âm Chân Kinh cho Ðông Tà!

Nam Ðế mạng Hỏa trực tiếp có thể khống chế mạng Kim của Tây Ðộc Âu Dương Phong. Thì đó Âu Dương Phong chỉ sợ có ngón Nhất Dương chỉ của người võ lâm ở phương Nam mà thôi.

Mạng Kim của Âu Dương Phong chính ra có thể thắng được Hoàng Dược Sư, mạng Mộc. Nhưng hình như giữa họ Âu Dương và họ Hoàng có tình nể nang đồng nghiệp (professional courtesy) với nhau. Ðó là tình mến nhau nhường nhau giữa tên ăn cướp và bà già ăn trộm, nên họ lại ít đấu nhau cho chí tử.

Mạng Thủy của Hồng Thất công có thể trị được Nhất Dương chỉ của Ðoàn Nam Ðế (mạng Hoả). Nhưng không được họ lại cùng phe thiện và thương người như nhau!

Tương tự mạng Thổ của Vương Trùng Dương có thể chặn mạng Thủy của Hồng Thất Công (Bắc Cái), nhưng không họ mến tài mến đức của nhau.

Âu Dương Phong mạng Kim và Hồng Thất Công mạng Thủy không có khắc gì với nhau – nên không ai hạ được ai hết. Rốt cuộc trong một trận đấu cuối cùng trên núi tuyết trong truyện Thần Ðiêu Hiệp Lữ (nối tiếp Anh hùng xạ điêu) hai ông lão đấu nhau mấy ngày đêm rồi đều lăn đùng ra chết, trước chứng kiến của Dương Quá.

Hoàng Dược Sư mang mạng Mộc nên mang tính hiếu thắng. Ông ta mất vợ cũng chỉ vì kêu vợ cố nhớ lại rồi viết ra bản Cửu Âm Chân kinh học lóm được từ Chu Bá Thông. Có lẽ ông cũng mang chút ít mạng Thổ nên ông đã đòi hỏi trung thành của mọi người, nhất là đám đệ tử. Sau khi cặp học trò Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong ăn cắp quyển copy của Cửu Âm Chân Kinh trốn đi, Hoàng Ðông Tà nổi giận cắt hết gân của những người học trò còn lại rồi đuổi đi hết.

Kim Dung đã cấu tạo cá tính nhân vật thật hay và Ngũ hành được đại diện rất đầy đủ, vững chắc trong Anh hùng xạ điêu. Sự cân bằng ngũ hành trong Võ lâm ngũ bá và Anh Hùng Xạ Ðiêu chính là cân bằng hài hoà trong một thế động, luôn luôn động. Người này khắc chế người kia xoay vòng cho giáp, để rồi rốt cuộc không hề có một người nào thật xuất chúng trồi lên trên cao.

Có thể nói rằng ngũ hành đã được Kim Dung vận dụng cực kỳ mạch lạc trong các kiệt tác của mình. Và không chỉ có Tiếu ngạo giang hồ, mà tất cả các tác phẩm danh bất hư truyền khác như Thần điêu hiệp lữ, Cô gái Đồ Long, v.v. đều vận dụng thật độc đáo ngũ hành.

Phần quan sát thế ngũ hành của các nhân vật khác trong kiệt tác Kim Dung, xin trân trọng nhường lại cho người đọc và hẹn một dịp sau này cùng bình luận thêm về chúng.

Tác giả: Nguyên Nguyên
Biên tập và trích lược từ loạt bài: “Thử đọc lại Kim Dung”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Jan 15, 2023 2:33 pm

BBC News, Tiếng Việt

Vì sao chưởng Kim Dung chỉ thu hút người Hoa và Việt?

Nguyễn Giang

Tin nhà văn Kim Dung tức Louis Cha qua đời ở Hong Kong, thọ 94 tuổi, đang làm sống dậy nhiều cảm xúc trong giới bạn đọc người Việt.

Thần điêu đại hiệp
Chụp lại hình ảnh,
Thần điêu đại hiệp được dịch là The Legend of the Condor

Lần 'gặp gỡ' đầu tiên của tôi với sách Kim Dung là vào hồi học cấp hai trường Tô Hoàng, Hà Nội.

Có cậu bạn nhà ở Phố Huế cho mượn một cuốn sách nhàu nát, không rõ vì bị vò xé lúc xem trộm hay bị nhét gậm giường nhiều lần.

Tiếng Việt trong cuốn Lục mạch Thần kiếm đó là một thứ gì khác lạ, chữ in, trang bìa cũng khác, vì là in ở Sài Gòn và như vô số đầu sách 'ngoài luồng' khác, được chuyển ra Bắc sau 1975.

Từ đó, tôi đã bắt đầu đọc Kim Dung và say mê 'phiêu du' trong mộng tưởng với Trương Vô Kỵ, Đoàn Dự, Quách Tỉnh, Hoàng Dung... như nhiều bạn cùng thế hệ.

Nhưng sau này, khi truyện chưởng được công khai hóa và bày bán khắp nơi, phim chưởng cũng kéo dài liên miên trên băng và truyền hình thì tôi không thích nữa.

Sống đã nhiều năm tại châu Âu, tôi tưởng đã quên đi thể loại truyện và phim ảnh đặc thù Trung Hoa và có ảnh hưởng ở Việt Nam này.

Nhưng cái chết của Kim Dung là dịp nhìn lại giá trị thực và hạn chế của loại hình văn học này mà ông là tác giả hàng đầu.

Có thể nói truyện chưởng và văn Kim Dung tuy rất nổi tiếng ở châu Á nhưng gần như không có mặt ở Âu Mỹ.

Như tờ The Guardian ở Anh viết hồi năm 2017, khi phim 'A Hero is Born' (dựa trên Thần điêu Đại hiệp - Legends of the Condor Heroes) ra mắt, đây là thứ văn chỉ phổ biến ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.

Dù đã có các bản dịch tiếng Anh khá sớm -như Thư kiếm ân cừu lục được Graham Earnshaw dịch là 'The Book and the Sword' - truyện kiếm hiệp Trung Hoa đã không, hoặc chưa vào được dòng chính của văn học Âu Mỹ.

Có ba lý do cho hạn chế này.

1. Một là về thể loại: truyện võ hiệp (wuxia novel) sang châu Âu được xếp vào dòng sách chivalric fantasy, theo truyền thống truyện hiệp sỹ thời Trung Cổ.

Các motives chính của truyện 'hiệp sỹ cứu công nương' đã dừng lại ở thời rất xưa tại châu Âu và bị Miguel de Cervantes nhạo trong Don Quixote (thế kỷ 17).

Nói như Lewis Manalo thì nhờ phim ảnh, những cảnh trong truyện võ hiệp của Kim Dung tuy không còn xa lạ với khán giả Phương Tây nhưng vẫn là thứ 'đặc thù':

"Kiếm thủ nam hoặc nữ làm những cú nhảy như diễn viên xiếc từ mái nhà lợp bằng đá, rồi phi thân đuổi theo tên cướp. Tay kiếm thủ nhảy từ mái nhà này sang mái nhà kia, vượt qua những khoảng cách khó tin tới mức quái dị, thực hiện những chiêu diệu nghệ như vũ ballet, và trông cứ như là sắp bay (on the edge of flying)..."

Với tin Kim Dung qua đời, một số báo ví truyện của ông với Lord of the Rings của JR Tolkien, xét về độ dài và tình tiết kiểu du hành phiêu lưu.

Nhưng điều khác là sách của Tolkien, đã dựng thành phim, là loại truyện thần thoại ma quỷ, còn võ công trong truyện chưởng là của người trần mắt thịt.

Cách luyện công phu được giới phê bình sách châu Âu mô tả như trò phù thủy hoặc phép chế độc dược của các nhà giả kim thuật (alchemists).

Võ công thâm hậu đạt được là "nhờ sự tu luyện kỳ bí nào đó, họ phát được ra lực khủng khiếp từ trong người".

Giới phê bình Phương Tây cũng chú ý đến tính bình dân, hoặc 'dân chủ đường phố' của truyện chưởng nói chung và truyện Kim Dung nói riêng.

Đó là già trẻ lớn bé, quý tộc, ăn mày...ai cũng có thể thành cao thủ làng võ, nhờ công phu luyện tập, nhờ may mắn gặp được bí quyết, người thầy giỏi.

Phân loại hình tượng nhân vật qua tuyến Chính - Tà trong các tác phẩm đều dễ hiểu cho độc giả bình dân.

Những lời khen dừng lại ở đây.

Kim Dung
NGUỒN HÌNH ẢNH,HANDOUT
Chụp lại hình ảnh,
Sách của Kim Dung ra bản tiếng Anh nhưng không quá phổ biến ở Phương Tây

2. Nhưng ngoài những điểm chung với văn học thế giới thì độ dài quá mức và cách hành văn và ngôn ngữ là vấn đề thứ hai.

Đúng thế, bạn đọc Âu Mỹ khó nắm bắt ngôn ngữ Hán văn cổ của Kim Dung.

Nick Frisch viết trên The New Yorker trong bài ca ngợi Kim Dung qua bản dịch Thần điêu đại hiệp của nữ dịch giả Anna Holmwood (người Thụy Điển có chồng Đài Loan) thừa nhận văn Kim Dung rất khó dịch.

"Những cái tên đọc lên rất dễ nghe trong tiếng Hoa đơn âm trở thành khúc mắc trong tiếng Anh... Ví dụ chiêu thức võ công (kung-fu maneuver) như Lạc Anh thần kiếm trưởng (luo ying shen jian zhang), chỉ là năm âm trong tiếng Trung, trở thành 'Wilting Blossom Sacred Sword Fist', nghe thật nặng nề trong tiếng Anh..."

Ta hãy xem một số tên đã dịch sang Anh văn:

Thiên Long Bát Bộ - Demi-Gods and Semi-Devils

Anh hùng Xạ điêu - The Legends of the Condor Heroes

Ỷ thiên Đồ long kiếm - The Heaven Sword and Dragon Saber

Những tên tiếng Anh đều tối nghĩa vì phải cố chuyển tải tên truyện chữ Hán mà đọc lên không vang dội, 'hoành tráng' như bản chữ Hán hoặc Việt văn.

Võ công 'Cửu âm bạch cốt trảo' được dịch là 'Nine yin white bone claw', vừa lạ tai như món chân gà trong quán ở Chinatown, vừa phải giữ từ 'yin' không dịch được vì chứa đựng toàn bộ phần triết lý âm ương (yin-yang)của Phương Đông.

'Võ mục di thư' phải dịch là 'Book of Wumu', và giải thích thêm ý nghĩa trong phụ lục.

Phái Nga Mi được giữ nguyên là 'Emei Sect', còn Cái bang là 'The Beggars' Sect', đều lạ tai trong tiếng Anh.

Tóm lại, chính những cái tên này làm nên bản sắc của truyện chưởng Kim Dung nhưng là cản trở lớn để truyện của ông nhập vào dòng văn học Âu Mỹ.

Giới phê bình Phương Tây có ca ngợi bộ Thần điêu đại hiệp (The Condor Trilogy) nhưng cũng ái ngại về độ dài: 2,5 triệu Hán tự, dịch trọn sẽ là 1,5 triệu từ tiếng Anh.

Theo tôi đây là vấn đề của truyện Kim Dung: rất dài và phủ sóng vài thế kỷ nhưng chưa thể sánh được với 'Chiến tranh và Hòa bình' của Leon Tolstoy về tầm tư tưởng.

Có thể là vì đây là dạng truyện chương hồi đăng trên các số báo ở Hong Kong nên không gọn ghẽ.

3. Điểm thứ ba tôi muốn nói chính là thông điệp chính trị - xã hội của Kim Dung, và đây mới là điều khác biệt lớn giữa văn hóa Đông và Tây.

Trung thành với các khái niệm trung hiếu tiết nghĩa của Khổng giáo, pha trộn tinh thần trọng tự do cá nhân kiểu đạo Lão, truyện Kim Dung đã làm say mê hàng triệu bạn đọc châu Á.

Nhưng sách của ông dù tạo dựng thành công nhiều nhân vật có cá tính, sống chết vì tình nghĩa trong thế giới luôn đầy thù ít bạn, tình duyên trắc trở, đã rơi vào một số tuyến giá trị mà chân thiện mỹ dồn hết cho văn hóa Hán (Sinocentricism).

Nhìn chung, với Kim Dung, các tà phái, những võ công tàn độc đều đến từ bên ngoài, còn Hoa Hạ là đỉnh cao của văn minh, của chính nghĩa.

Vì sao lại như thế?

Ta phải hiểu bối cảnh các tác phẩm của Kim Dung là thời tộc du mục Nữ Chân và Mông Cổ lấn vào Trung Nguyên đầu thế kỷ 13, và Thanh Triều diệt nhà Minh và đô hộ Trung Quốc mấy thế kỷ sau đó.

Lần đầu, dân tộc Trung Hoa bị mất nước, tước quyền chính trị khi nhà Nam Tống sụp đổ, khiến Quách Tỉnh và Hoàng Dung tự sát và cuộc đấu tranh gìn giữ văn minh Hán phải đi vào bí mật.

Lần hai, khi Thanh chiếm Trung Hoa, áp đặt một hệ thống quân quản hà khắc, khiến các hội kín nổi lên, đưa cả phong trào Phản Thanh phục Minh ra khỏi lãnh thổ Trung Hoa sang Đông Nam Á.

Người đàn ông Trung Hoa ở thế thua trận, mất nước chỉ có tìm vào võ công thần bí với niềm tin tự tôn chủng tộc, và kể cả như vậy, các nhân vật hàng đầu cuối cùng đều thất bại, hoặc bị giết, thất tình, hoặc phải xa lánh cuộc đời, đi vào chốn tu hành hoang vu.

NGUỒN HÌNH ẢNH,WEIBO
Chụp lại hình ảnh,
Giới trẻ TQ nay chia sẻ tin Kim Dung qua đời trên mạng Weibo

Để thỏa mãn 'thắng lợi tinh thần', Kim Dung cho vua Càn Long là người Hán, là em của Trần Gia Lạc nhưng trớ trêu thay, quyền lực đã thắng và Càn Long - nhân vật tưởng tượng đó, đã lừa bắt cả Hồng Hoa Hội và khiến nàng Kha Lệ Tư phải chọn cái chết.

Vấn đề của Kim Dung là ông dựng lại một thế giới theo các giá trị và tiêu chuẩn Hán và tạo ra thắng lợi nội tâm và tinh thần cho dân tộc ông trong xung đột Hán - du mục, trước khi Trung Hoa tan rã.

Ở mặt nào đó, cuộc đời Kim Dung và tâm thế phải bỏ quê hương, nơi mẹ chết vì chiến tranh, cha bị đấu tố và xử tử sau khi chế độ Mao lên cầm quyền, đã ảnh hưởng đến motive hoài cổ và lý tưởng hóa quá khứ trong văn của ông.

Điều đáng chú ý là những kinh điển về tình yêu kiểu Khổng giáo được giữ nguyên cho các nhân vật nữ: họ luôn phải chọn giữa tình yêu cá nhân và chữ hiếu, lòng trung thành với gia đình, dòng tộc, môn phái.

Sự giằng xé trong con tim của họ tạo ra nhiều hình ảnh lãng mạn đẹp kiểu châu Á nhưng ít sức thuyết phục với người Phương Tây vì họ coi nó ủy mị, đau thương không cần thiết, theo kiểu hơi trẻ con, thậm chí hơi 'sến' (cheesy).

Những yếu tố trên khiến truyện Kim Dung cũng rất hấp dẫn với một bộ phận người Việt Nam vì tương đồng văn hóa và giá trị của một thời.

Nhưng người đọc Việt Nam, trừ những người gốc Hoa, lại nhìn vào vấn đề trong truyện chưởng Kim Dung theo một cách khác.

Đối với người Việt thì Càn Long trong Thư kiếm ân cừu lục là người Hán hay Mãn cũng không quan trọng, vì đằng nào thì ông ta cũng đã thua vua Quang Trung trong lịch sử thật, không phải sử tưởng tượng.

Nhưng người Việt thích truyện chưởng vì tình tiết ly kỳ, và quan trọng hơn là tinh thần tính phản kháng trước giặc ngoại xâm, trước quan nha tàn ác.

Tính bình dân, giang hồ dễ khiến ai cũng tìm thấy một nhân vật điển hình mà mình thích.

Bên cạnh đó, người Việt trong chiến tranh và hậu chiến đã ngưỡng mộ tinh thần xả thân vì nghĩa, và dám hy sinh cho tình bạn, tình yêu trong truyện Kim Dung, điều thực ra khi đó cũng rất ít thấy trong cuộc sống thật và ngày này thì còn ít hơn.

Vì thế, có thể nói dân tộc Trung Hoa có 'fantasy' tự tôn tinh thần riêng cùng truyện Kim Dung, còn người Việt Nam, lại lấy có cảm hứng từ một góc hơi khác.

Cả hai tình cảm đặc biệt này với truyện Kim Dung xem ra vẫn xa lạ với người Phương Tây.

Với 1 tỷ đầu sách được in ra, gồm cả sách in lậu, Kim Dung là nhân vật lớn trong làng văn châu Á.

Nhưng ngay tại Trung Quốc, giới trẻ nay đọc ít Kim Dung hơn trước mà biết về ông chủ yếu qua các game điện tử.

Thời thế đã đổi, thanh thiếu niên Việt Nam nay không còn chuộng các nhân vật của võ lâm như thế hệ tôi.

Cuộc sống ở ngưỡng cửa một thiên niên kỷ nhiều bất trắc làm lộ ra các vấn đề rất khác trước mà đạo lý nặng về trung hiếu kiểu xưa, tính chịu khó luyện rèn chưa chắc đã phù hợp.

NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC THAI
Tại Âu Mỹ, văn học fantasy nay cũng đã đi khá xa trước, thành thể loại thần thoại pha trộn khoa học viễn tưởng, vũ trụ chứ không còn là võ nghệ kiểu 'thủ công'.

Một dòng văn học khác là dystopian fiction mà cuốn tiêu biểu là The Hunger Games của nữ nhà văn Mỹ Suzanne Collins, nói về thế giới tương lai ám màu bi quan, Ác nhiều hơn Thiện, đang nổi lên.

Chừng nào tâm thế bất an đó còn bao trùm đầu óc nhiều bạn trẻ thì chắc chắn người ta vẫn cần những hình tượng văn học và điện ảnh, nhưng phải mới hơn những suy tư của Tiểu Long Nữ, Tiêu Phong và Đoàn Dự.

NGUỒN HÌNH ẢNH,TQ
Chụp lại hình ảnh,
Người TQ đặc biệt thích truyện và phim kiếm hiệp

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Jan 15, 2023 2:46 pm

Cuộc đời thăng trầm của những tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng Trung Quốc

Bá Nam - Báo điện tử An ninh Thủ đô

ANTD.VN - Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Lương Vũ Sinh, Ôn Thụy An là những cây đại thụ trong thế giới văn học Trung Quốc nói chung và tiểu thuyết thuyết võ hiệp nói riêng. Cùng nhìn lại cuộc đời thăng trầm của những nhà văn này.

Kim Dung

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang (Trung Quốc). Ông được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu”, trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp. Kim Dung say mê thế giới võ hiệp từ nhỏ. Nhà văn từng kể những lúc rảnh rỗi, khi ngồi trên ôtô, máy bay, ông thường tưởng tượng "nếu là hiệp khách, mình sẽ thế nào?".

Từ trí tưởng tượng, năm 1955, ông ra mắt bộ kiếm hiệp đầu tiên: Thư kiếm ân cừu lục. Trong sự nghiệp, Kim Dung xuất bản tổng cộng 15 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp, hầu hết trong số đó gây tiếng vang lớn, như Thiên Long Bát Bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu đại hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Anh Hùng Xạ Điêu... Trong số các nhân vật từng xây dựng, Kim Dung thích nhất Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Kiều Phong (Thiên Long Bát Bộ).

Ông không thích kiểu người như Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh Ký), cho rằng "gặp người như thế cần tránh xa". Các tác phẩm của Kim Dung không những được đón nhận tại Trung Quốc, mà còn trở nên rất nổi tiếng ở Việt Nam cũng như các nước châu Á khác và được chuyển thể thành phim cũng như các tựa game nổi tiếng

Nhà văn từng nói về tâm nguyện của mình "Hy vọng một trăm, hai trăm năm sau khi tôi qua đời, vẫn có người đọc tiểu thuyết của tôi, như vậy là tôi mãn nguyện".

Ông còn được xem là một trong những nhà báo, nhà văn và nhân vật mang tầm ảnh hưởng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc và cộng đồng người nói tiếng Hoa nhiều thập niên qua.

Sự nghiệp thăng hoa là vậy thế nhưng gia đình Kim Dung lại có cuộc đời khá bất hạnh.

Người vợ đầu tiên của tiểu thuyết gia là Đỗ Trị Phân, là chị gái của một người bạn thân thiết với Kim Dung. Năm 1948, họ tổ chức đám cưới ở Thượng Hải. Sau đó, Kim Dung đưa vợ đến Hong Kong vì được tòa soạn cử đi làm việc. Cuộc sống đất khách quê người khó khăn, cộng với chồng quá bận rộn không có thời gian săn sóc khiến Đỗ Trị Phân không chịu nổi, bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Năm 1951, hai người ly hôn. Sau này, nhắc lại cuộc hôn nhân ngắn ngủi này, Kim Dung cho biết, người vợ đầu tiên đã phản bội ông.

Người vợ thứ hai của Kim Dung là Chu Mai, một phụ nữ có học vị cao, tốt nghiệp đại học ở Hong Kong, biết ngoại ngữ, vẻ ngoài cũng xinh đẹp. Hai người kết hôn năm 1953. Đến năm 1959, ông bà sáng lập tờ Minh Báo. Khi ấy, Kim Dung là tổng biên tập còn Chu Mai là nữ phóng viên duy nhất của tờ báo. Doanh số Minh Báo phát hành rất thấp, lúc nào cũng đứng trước nguy cơ giải tán.

Khi Chu Mai sinh thêm con, gia đình càng rơi cảnh khó khăn. Để giúp đỡ chồng, bà một tay chăm sóc các con, một tay vun vén công việc với vai trò phụ tá của Kim Dung.

Năm 1970, Kim Dung hoàn thành 14 tiểu thuyết dài và vừa. Đây cũng là giai đoạn Minh Báo trở thành tờ báo bán chạy nhất Hong Kong. Sự nghiệp thăng tiến cũng là thời điểm hôn nhân rạn nứt. Kim Dung là người ngoài mềm trong cứng, bảo thủ. Chu Mai cũng thuộc mẫu phụ nữ hiếu thắng. Giữa hai người bắt đầu hình thành tranh cãi. Kim Dung không thiếu bóng hồng, ông bắt đầu thay lòng, si mê minh tinh Hạ Mộng và một phụ nữ khác. Biết chuyện, Chu Mai kiên quyết đòi chia tay.

Những năm tháng cuối đời, vợ hai của Kim Dung sống trong cô độc và nghèo khó và các con thì đều sống với bố. Tháng 11/1998, Chu Mai qua đời sau cơn bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổi. Ngày bà qua đời, bên cạnh không có người chồng cũ, cũng không có con cái, chỉ có nhân viên bệnh viện. Sau này, trong buổi phỏng vấn ở tuổi 90, khi nói về Chu Mai, Kim Dung đã khóc: “Tôi thực lòng xin lỗi Chu Mai…”.

Trong cuộc hôn nhân lần hai, Chu Mai đã sinh cho Kim Dung 4 người con gồm 2 trai, 2 gái. Trong đó, con trai đầu là Tra Truyền Hiệp từng là niềm tự hào của Kim Dung. Khi 4 tuổi cậu bé đã thuộc Tam Tự Kinh. 6 tuổi có thể ngân nga Tăng Quảng Hiền Văn, do đó mà Tra Truyền Hiệp được khen là “thần đồng văn học”.

Tuy nhiên, vào tháng 10/1976, Tra Truyền Hiệp thắt cổ tự sát tại Mỹ ở tuổi 19 sau một cuộc tranh cãi với bạn gái ngoại quốc. Nỗi đau mất con khi đó đã là vết thương không bao giờ lành trong lòng Kim Dung.

Những năm tháng cuối đời, Kim Dung sống cùng vợ ba là Lâm Lạc Di, kém ông 29 tuổi. Hai người quen nhau trong một lần Kim Dung vào quán rượu để giải sầu, còn Nhạc Di là người phục vụ trong quán.Từ cuộc trò chuyện “tâm đầu ý hợp”, hai người dần thân thiết hơn, rồi trở thành vợ chồng. Dù khá kín tiếng trước truyền thông, nhưng mỗi lần xuất hiện công khai, cặp vợ chồng lệch tuổi rất tình cảm, có nhiều cử chỉ thân mật. 

Nhà văn Kim Dung qua đời ngày 30/10 tại Hong Kong, hưởng thọ 94 tuổi. Kim Dung đã mất nhưng những tác phẩm võ hiệp đỉnh cao ông để lại cho nhân loại vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người.

Cổ Long

Cổ Long (1937 - 1985) tên thật là Hùng Diệu Hoa, là nhà văn Đài Loan viết tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng. Ông cũng là nhà biên kịch, nhà sản xuất và đạo diễn. Các tác phẩm của ông đã được chuyển thể nhiều lần trên phim truyền hình cũng như điện ảnh.

Năm 1952, Cổ Long theo cha mẹ di cư sang Đài Loan sinh sống. Thời thơ ấu, Cổ Long luôn cảm thấy lẻ loi, cô độc. Do hoàn cảnh khó khăn, ông thường phải chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa, gây gổ với nhau. Sau đó, gia đình tan vỡ, cha mẹ chính thức ly dị.

Bởi lý do đó mà ông bỏ nhà, sống một mình tại trấn Thụy Phương, ở ngoại ô quận Đài Bắc, tự lực tìm cách sinh nhai và học hành. Ngay từ thuở nhỏ, Cổ Long đã đọc và rất yêu thích các tác phẩm võ hiệp cổ điển của Trung Quốc. Sau đó mấy năm, ông còn đọc thêm các bộ tiểu thuyết cận đại của Nhật Bản, các tác phẩm văn học của Tây phương.

Thời kỳ đó, tiểu thuyết võ hiệp rất thịnh hành ở Đài Loan. Cổ Long chập chững viết thuê cho ba tác gia võ hiệp nổi tiếng Đài Loan là Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân và Tư Mã Linh. Năm 1960, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay là Thương khung thần kiếm. Từ năm 1960 đến 1965, Cổ Long viết 17 cuốn sách nhưng còn loay hoay, chất lượng các tác phẩm khá thấp.

Trong phụ lục cuốn Thiết huyết đại kỳ, Cổ Long thú nhận: “Vẫn phải cần cơm, cần rượu, cần bạn gái, cần đi xe, cần nhà ở, cần xem phim… Thế là chỉ cần có thể viết được một cái gì đó là vội vàng đem đi đổi lấy tiền… Vì cần tiền cơm mà viết. Đó không phải là nỗi buồn chung của các tác giả, nhưng là nỗi buồn của tôi”.

Tác phẩm Võ lâm ngoại sử sáng tác năm 1966 là bước ngoặt trong sự nghiệp của Cổ Long. Với cuốn tiểu thuyết này, ông tạo ra hình tượng lãng tử, đồng thời không chạy theo mô thức truyền kỳ cũ kỹ của tiểu thuyết võ hiệp truyền thống, mà vận dụng những mô típ của tiểu thuyết trinh thám và huyền ảo. Và tám năm tiếp theo là thời kỳ đỉnh cao của Cổ Long.

Ở giai đoạn này, ông sáng tác Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm, Tiêu Thập Nhất Lang, Lưu tinh. Hồ Điệp. Kiếm, Hoan lạc anh hùng, Thiên nhai. Minh nguyệt. Đao, Đại nhân vật, Cửu nguyệt phi ưng… Cũng cần phải kể đến những tập đầu của Sở Lưu Hương truyền kỳ, Thất chủng vũ khí và Lục Tiểu Phụng.

Với các tác phẩm độc đáo, mới mẻ, Cổ Long từ một nhà văn vô danh đã vượt qua bộ ba Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân và Tư Mã Linh để trở thành “võ lâm minh chủ” đất Đài Loan. Danh tiếng của ông ngày càng vươn xa, giúp ông sánh ngang với hai tông sư tiểu thuyết võ hiệp Hong Kong là Kim Dung và Lương Vũ Sinh.

Tuy nhiên, sau Tiêu Thập Nhất Lang Cổ Long bắt đầu rơi vào quá trình suy thoái. Các tác phẩm sau đó của ông trở nên nhạt nhẽo, lặp lại chính mình. tửu sắc quá độ là một nguyên nhân quan trọng khiến Cổ Long đánh mất khí lực và sức sáng tạo dù chưa bước sang tuổi 40.

Tháng 8/1985, Cổ Long qua đời ở tuổi 48. Ông cả đời mê rượu, hầu hết các nhân vật do ông sáng tạo ra đều là phường tửu sắc, nên tại lễ tang bạn bè mang tới tổng cộng 48 chai rượu đặt bên quan tài ông.

Các tác phẩm của Cổ Long ở thời kỳ đỉnh cao hoàn toàn khác biệt so với Kim Dung và Lương Vũ Sinh. Ông tiếp thu hình thức câu văn và đoạn văn ngắn gọn của tiểu thuyết phương Tây, khám phá chiều sâu tâm lý của nhân vật, áp dụng mô típ trinh thám - gián điệp… Ở những cuốn tiểu thuyết đặc sắc nhất của Cổ Long, người ta thấy bóng dáng của Điệp viên 007, của phim cao bồi Mỹ hay của cuốn Bố già.

Người đọc tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc thường so sánh thứ bậc các tác giả, và tất nhiên Kim Dung luôn là “võ lâm minh chủ”. Sự tranh cãi quyết liệt luôn nổ ra giữa phe hâm mộ Lương Vũ Sinh và phe yêu quý Cổ Long. Và không bên nào chịu nhường bên nào. Rốt cuộc, theo các nhà phê bình, vì những hạn chế của mình nên Cổ Long chỉ có thể xếp thứ ba trên văn đàn tiểu thuyết võ hiệp, sau Kim Dung và Lương Vũ Sinh.

Dù vậy, với những người yêu tiểu thuyết võ hiệp, Cổ Long vẫn luôn là tác giả không thể bỏ qua.

Các tác phẩm tiêu biểu: Lục Tiểu Phụng, Đại Địa phi ưng, Võ Lâm Tam Tuyệt, Lưu tinh Hồ Điệp kiếm, Tiêu Hồn Lệnh, Thiên nhai Minh Nguyệt đao, Sở Lưu Hương, Ma Kiếm thư sinh...

Lương Vũ Sinh

Lương Vũ Sinh (1926 - 2009) là một nhà văn Trung Quốc viết truyện kiếm hiệp. Cùng với Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Ôn Thụy An, Lương Vũ Sinh được tôn làm "Võ hiệp ngũ đại gia".

Với tác phẩm đầu tay Long hổ đấu kinh hoa (20-1-1954) đăng liên tục trên Tân văn báo Hồng Kông (trước Thư kiếm ân cừu lục của Kim Dung một năm), Lương Vũ Sinh được coi là khai sơn tổ sư của tiểu thuyết võ hiệp tân phái.

So với Kim Dung, thời gian sáng tác của Lương Vũ Sinh dài gấp đôi, số lượng tác phẩm cũng gấp đôi, gồm 35 bộ trường thiên tiểu thuyết với 160 cuốn, tiêu biểu như Long hổ đấu kinh hoa, Thảo mãng xà long truyện, Bạch phát ma nữ, Tái ngoại kỳ hiệp truyện, Thất kiếm hạ thiên sơn, Giang hồ tam nữ hiệp, Vân hải ngọc cung duyên, Bình tung hiệp ảnh, Đại đường du hiệp ký, Vũ Đương nhất kiếm...

Năm 1984, Lương Vũ Sinh tuyên bố “phong đao”, chấm dứt sáng tác tiểu thuyết võ hiệp, theo con sang định cư tại Úc và dự định chuyển sang viết tiểu thuyết lịch sử chính thống. Ngày 22-1-2009, Lương Vũ Sinh đã qua đời tại Sydney, thọ 85 tuổi. Để tưởng nhớ nhà văn nổi tiếng này, nhiều nhà sách tại Trung Quốc hiện nay đã dành trọn nhiều quầy sách bán riêng các tác phẩm của ông.

Ngọa Long Sinh

Ngọa Long Sinh (1930–1997) tên thật là Ngưu Hạc Đình, là một tác gia võ hiệp nổi tiếng người Đài Loan.  

Ngọa Long Sinh thuở thiếu thời gặp đúng thời loạn lạc, kháng chiến chống Nhật nên chỉ đi học được vài năm, mới học trung học được hai tháng. Do nhà nghèo, ông phải đăng ký đi lính để có lương ăn, và bị đẩy ra mặt trận.

Năm 1948, ông được gửi đến đào tạo tại trường huấn luyện sĩ quan tại Nam Kinh và theo quân đội tới Đài Loan năm 1949, xuất ngũ năm 1955. Ông từng có thời gian thất nghiệp dài, thậm chí đã tính tới việc đạp xích lô kiếm kế sinh nhai. Những lúc rảnh rỗi chờ tìm việc, ông thường tranh thủ đọc tiểu thuyết kiếm hiệp để giải sầu và say mê từ lúc nào không hay.

Ông nảy ra ý định sáng tác văn chương kiếm hiệp và gửi tác phẩm Phong trần hiệp ẩn tới Thành công vãn báo, không ngờ được độc giả rất yêu thích. Thấy nhuận bút thu về nhiều hơn cả lương sĩ quan của mình trước kia, Ngọa Long Sinh quyết định về Đài Trung, sáng tác truyện kiếm hiệp mưu sinh.

Tại đây, bộ tiểu thuyết Kinh hồng nhất kiếm chấn giang hồ của ông được đăng liên tục trên Dân Thanh Nhật Báo, gây chấn động các fan ham thích kiếm hiệp. Ngọa Long Sinh càng tự tin hơn khi thấy con đường mình lựa chọn là đúng đắn.

Ông quyết tâm tới Đài Bắc lập nghiệp năm 1959 và vụt nổi như cồn sau khi bộ tiểu thuyết thứ 3 Phi Yến kinh long được đăng dài kỳ trên Đại Hoa vãn báo. Đây cũng là bộ tiểu thuyết đánh dấu vị trí Thái Sơn Bắc Đẩu của ông trên văn đàn kiếm hiệp.

Từ năm 1960-1980 là thời kỳ hoàng kim trong sáng tác của Ngọa Long Sinh, đồng thời cũng là thời kỳ hoàng kim của phim võ hiệp ở Hồng Kông và Đài Loan. Rất nhiều tác phẩm của Ngọa Long Sinh đã được chuyển thể thành phim truyện và phim truyền hình dài tập như Phi Yến kinh long, Ngọc thoa minh, Song Phượng kỳ…, phát hành rộng rãi sang cả thị trường đại lục.

Thắng lợi trên phim ảnh mang lại cho ông cả danh tiếng lẫn tiền bạc. Nhận thấy rõ nguồn lợi kinh tế to lớn từ phim ảnh, Ngọa Long Sinh đã nhận lời làm biên kịch cho công ty truyền hình Trung Hoa tại Đài Loan, chuyên tâm sáng tác kịch bản phim truyền hình suốt 8 năm với nhiều kịch bản rất có tiếng vang.

Tuy nhiên cũng trong thời kỳ này, ông vẫn không ngừng sáng tác tiểu thuyết kiếm hiệp nhưng chất lượng sụt giảm. Do quá đam mê kiếm tiền, Ngọa Long Sinh không ngừng đầu tư tiền làm kinh doanh, trong đó có cả đầu tư vào truyền hình, xuất bản… nhưng đều không thành công.

Cũng giống một số bạn văn khác như Cổ Long, Gia Cát Thanh Vân…, Ngọa Long Sinh cũng nghiện rượu và thuốc rất nặng, đam mê tửu sắc, thường xuyên là khách quen của các quán bar vũ trường, chơi bời rất bạt mạng.

Do cường độ làm việc và cường độ ăn chơi đều quá đà, ông từng có thời kỳ bị bệnh nguy kịch năm 1988, phải nằm viện suốt một thời gian dài tưởng chừng không qua khỏi. Nhưng chỉ vừa khỏi bệnh, ông lại lao vào sáng tác, làm việc và ăn chơi như cũ.

Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn này có thể kể đến như: Phong trần hiệp ẩn, Kính hồng nhất kiếm chấn giang hồ, Phi Yến kinh long, Thiết địch thần kiếm, Ngọc thoa minh, Thiên hương tiêu, Vô danh tiêu, Giáng Tuyết Huyền Sương, Tố thủ kiếp, Thiên nhai hiệp lữ, Thiên kiếm tuyệt đao, Kim kiếm điêu linh, Phong vũ yến quy lai, Hoàn tình kiếm, Phiêu hoa lệnh, Song phượng kỳ, Thiên hạc phổ…

Ôn Thụy An

Ôn Thụy An sinh ngày 1 tháng 1 năm 1954, là một nhà văn võ hiệp gốc Hoa nổi tiếng. Cùng với Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Lương Vũ Sinh, Ôn Thụy An được xếp vào hàng "Võ hiệp ngũ đại gia". Năm 20 tuổi, ông được Kim Dung xem là tri âm.

Trong số các tiểu thuyết gia võ hiệp tân phái, Ôn Thụy An nổi tiếng là nhà văn trẻ tuổi tài hoa nhất. Thậm chí ông còn được gắn trọng trách gánh vác đại cục sau khi nhà văn Cổ Long qua đời và nhà văn Ngọa Long Sinh sức khỏe suy yếu.

Ôn Thụy An chủ trương sáng tác dòng tiểu thuyết võ hiệp siêu tân phái, quyết tâm đổi mới văn học kiếm hiệp với đặc điểm sáng tạo nên hình tượng hiệp sĩ bình dân. Đây cũng chính là một thành tựu của tiểu thuyết võ hiệp siêu tân phái.

Mặc dù  được công chúng ca tụng hết lời, Ôn Thụy An chỉ khiêm tốn thừa nhận ưu thế lớn nhất của ông là tuổi trẻ. Ông kém Kim Dung những 30 tuổi. Do trẻ tuổi, ông có thể dễ dàng hiểu được tâm tư tình cảm và khát khao của giới trẻ, càng thấu đáo hơn về thời đại sống gấp gáp và nắm được sở thích cùng nhu cầu của độc giả thời hiện đại.

Nếu chia các tiểu thuyết gia võ hiệp tân phái ra thành 3 thế hệ: thế hệ 1 như Kim Dung, Lương Vũ Sinh, thế hệ 2 như Cổ Long, thì Ôn Thụy An được xếp vào thế hệ thứ 3.

Các tác phẩm tiêu biểu: Tứ Đại Danh Bổ,Phong trần hiệp ẩn, Kính hồng nhất kiếm chấn giang hồ, Phi Yến kinh long, Thiết địch thần kiếm, Ngọc thoa minh, Thiên hương tiêu, Vô danh tiêu, Giáng Tuyết Huyền Sương, Tố thủ kiếp, Thiên nhai hiệp lữ, Thiên kiếm tuyệt đao, Kim kiếm điêu linh, Phong vũ yến quy lai, Hoàn tình kiếm, Phiêu hoa lệnh, Song phượng kỳ, Thiên hạc phổ…

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 16, 2023 5:30 pm

review sách

Nhà Giả Kim – 10 Người khen Hay thì 9 Người chê Dở

Nhà giả kim là một trong những tác phẩm hay nhất của nhà văn Paulo Coelho, được mệnh danh là cuốn sách bán chạy chỉ sau kinh thánh. Tuy nhiên, với những người đam mê sách khó tính, cuốn sách này dù kiệt xuất đến đâu cũng không tránh khỏi nhiều sự chỉ trích trái chiều. Dễ hiểu hơn thì cứ 10 độc giả khen hay thì ắt có tới 9 người chê dở.
Thực hư về chuyện xuất bản nhiều như những cuốn sách kinh thánh rất có thể chỉ là một chiêu trò của các nhà Marketing. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, Nhà giả kim (tiếng anh là The Alchemist) là một cuốn sách đã vượt tầm thời đại và có sức cuốn hút rất riêng mà hiếm tác phẩm đương thời nào sánh được. Bởi vậy nên không ngạc nhiên khi tác phẩm này đã trở thành một trong những cuốn sách “best-seller” liên tục trong nhiều năm tại các trang bán sách online.

Về nội dung của Nhà giả kim, rất có thể sẽ còn nhiều thứ để độc giả tranh cãi.

Người khen, kẻ chê
Một câu chuyện đơn giản về cậu bé chăn cừu vốn mộng mơ về những chuyến phiêu lưu định mệnh, vô tình gặp được một vị thầy bói có năng lực đặc biệt, và sau đó là hành trình từ giấc mơ trở thành đời thực của cậu chàng trong chuyến đi tìm kho báu truyền thuyết.


Kích thích độc giả bởi lối dẫn truyện cuốn hút, những ví von trong cuộc sống đời thường và những lời thoại kinh điển. Nhà giả kim là nhân vật truyền kỳ xuất hiện như một vị thần, dẫn đường cho cậu chăn cừu bé bỏng mạnh dạn từ bỏ cuộc sống an nhàn hiện thực để đấu tranh cho một tương lai mạo hiểm khó có thể đoán định trước.

“Nếu cậu muốn một điều gì đủ lớn, cả vũ trụ sẽ hiện thực giúp bạn điều đó, qua những dấu hiệu mà nếu cậu nhìn kĩ mới có thể nhận ra”.

Hành trình đi tìm kho báu của cậu chăn cừu, tương tự như các bạn trẻ ở Việt Nam hay tự gọi mình là “start-up” hay khởi nghiệp, cũng khốc liệt & nhiều câu chuyện khôi hài.

Đầu tiên cậu bị lừa mất toàn bộ gia tài, cả đàn cừu giờ không còn một con, cậu bị trôi dạt tới một đất nước xa xôi, làm công cho một cửa hàng nhỏ nhoi suốt một năm mà chỉ chật vật đủ ăn đủ sống. Nghe đâu đó chúng ta liên tưởng tới một cuộc đời công sở quen thuộc. Ra trường, đi làm, có kinh nghiệm, nhảy việc & cứ tiếp tục mơ một giấc mơ tự do tài chính.

những câu nói hay trong Nhà giả kim

Kế đến là cuộc gặp với nhà giả kim – người đóng vai nhà đầu tư cho cậu bé chăn cừu khởi nghiệp, với mục tiêu chung là giúp cậu tìm ra kho báu. Thậm chí vị thần thánh còn tiên liệu được lúc nào cậu sẽ thất bại cay đắng. Và đúng là những gì diễn ra sau đó trùng khớp một cách đầy ngẫu nhiên. Cậu chăn cừu của ngày nào nay thê thảm biết chừng nào. Sóng gió gập ghềnh khiến cậu suýt thiệt mạng & đã nghĩ đến một giây phút bỏ cuộc lúc yếu lòng nhất.

Thế rồi chuyến phiêu lưu định mệnh cũng có lúc hái quả ngọt. Vô tình tên cướp đã tiết lộ cho cậu biết “kho báu nằm ở đâu”. Bí mật cuối cùng đã khiến trái ngọt rơi đúng lúc tuyệt vọng nhất, hạnh phúc sau tất cả đã chịu mỉm cười với một cậu bé ngây thơ của ngày nào.

Một câu chuyện nên thơ đã kết thúc đầy bất ngờ như thế, đáng nhẽ đã làm ấm lòng độc giả thế nhưng nhà văn tạo ra cuốn “thánh kinh” này đã không ngờ được rằng có ngày ông lại là tâm điểm của một cuộc tranh cãi không hồi kết.

Người khen hay vì những triết lý nhân sinh sâu sắc, những bài học ẩn dụ đầy triết lý và truyền cảm hứng.

Kẻ bi quan thì coi nó như một câu chuyện cổ tích rẻ tiền, một truyền thuyết được PR quá mức, và không mang lại nhiều điều thực tế, nhiều bài học như người ta kỳ vọng.

Nhà giả kim không phải là cuốn sách của những bài giảng
Nếu bạn cho rằng cuốn sách là những bài giảng về hành trình start-up, có lẽ bạn đã kỳ vọng nó quá nhiều. Một cuốn sách “best-seller” trên thực tế không mang nhiều ẩn ý đến thế.

Hãy nhẹ nhàng tận hưởng nó như một đứa trẻ ngây thơ, coi như một cuốn sách để giải trí sau những giờ lao động làm việc mệt nhọc. Đừng gắn cho nó một cái mác to lớn là “self-help”. Bởi sau tất cả, Nhà giả kim vẫn chỉ là một câu chuyện truyền thuyết thôi, bạn nhé!

Nhà giả kim & hành trình phiêu lưu định mệnh của cậu bé chăn cừu

~

1) Review khen hay từ bạn Quỳnh Trần
Trước giờ bản thân tôi vẫn tin rằng mỗi người đều có một vận mệnh riêng, một số phận với những hướng đi và sự lựa chọn không hề giống nhau. Dù rằng cả gia đình không hề theo bất cứ tôn giáo nào nhưng việc tiếp xúc với phật giáo và thiên chúa giáo từ nhỏ đến lớn do môi trường học tập đã khiến tôi ít nhiều bị ảnh hưởng tới nhận thức cùng suy nghĩ. Loanh quanh với những câu hỏi “ mười vạn vì sao” và tôi đã tiêu tốn một cách hào phóng thời gian cũng như tuổi trẻ của mình trong vòng luẩn quẩn không lối ra đó. Vì sao tôi tồn tại? Vì sao tôi được sinh ra? Vì sao tôi luôn cảm thấy mình khác với những người xung quanh? Mục đích hay ý nghĩa của sự tồn tại của tôi là gì? …Cho tới khi tôi gia nhập “hội những người thích sách” và được bạn bè chia sẻ cho những cuốn sách hay và đặc biệt trong số đó có hai cuốn sách đã trở thành một phần “ cứu rỗi” trong tôi. Ba người thầy và nhà giả kim thuật.


nhà giả kim
Miên man trong mối tơ vò, lạc lối trong mê cung không tìm thấy cánh cửa và cô độc trong thế giới vốn thuộc về chính mình. Tôi trơ trọi và lạc lõng về linh hồn. Tôi luôn muốn tìm kiếm lý do mình sinh ra, lý do mình tồn tại. Thất vọng, buồn bực, hi vọng, thấp thỏm…là những cung bậc cảm xúc đan xen. Qủa là một chặng đường dài để với tới ánh sáng, cho tới khi gặp được người có thể giúp tôi nhận ra những giá trị vốn có của bản thân – trả lời hết những thắc mắc bấy lâu, dịu dàng dẫn dắt khiến tôi đủ dũng cảm nhìn nhận chính mình và biết cách cư xử tốt hơn với cuộc sống. Tuy luôn tìm kiếm và mang theo hi vọng mong manh nhưng cho tới khi “ duyên kỳ ngộ” xuất hiện, tôi vẫn cứ ngỡ ngàng tưởng như mơ. Một câu chuyện nhẹ nhàng, những cuộc nói chuyện thân mật, những lời hướng dẫn không mang nặng triết lý, giáo điều là cách tôi cảm nhận về “ ba người thầy”. Và có lẽ đây cũng là cuốn sách tiền đề giúp tôi có thể hiểu được rõ ràng và sâu sắc hơn chính mình tựa như có một phần nào trong câu chuyện kể về cuộc hành trình kéo dài của chàng chăn cừu với nhiều câu nói thâm sâu, nặng tựa “ ngàn vàng” khi anh đi kiếm tìm kho báu cuộc đời mình.


Ý nghĩa truyện nhà giả kim
Trong suốt chặng đường chàng trai bắt đầu từ khi còn là người chăn cừu cho đến khi đặt chân tới bến đích đầy khát khao và tưởng chừng như một giấc mộng hão huyền chuyên dành cho những kẻ rảnh rỗi là cả những băn khoăn, lo lắng, hoài nghi, nguyện cầu, bất chấp, tin tưởng…

Phải chăng đó cũng là tôi trên con đường dài tiến về phía kho báu của chính mình? Không giống như một cuốn sách mua ngoài tiệm. Cuốn sách của đời tôi giờ mới đi một nửa chương bốn. Vòng xoáy định mệnh rồi sẽ đưa tiễn đến đâu? Chàng chăn cừu đã có những suy nghĩ như thế nào trước khi đánh đổi mọi thứ đang có – bầy cừu, để hướng tới một thứ còn mơ hồ xa tầm với?

Suy nghĩ an phận của những người đã từng mơ thấy cùng một giấc mộng đó giờ ra sao? Liệu có khoảnh khắc tiếc nuối vì điều mình đã bỏ lỡ? Từ người bán kem, bà thầy bói tới ông chủ tiệm bánh pha lê, tên tướng cướp?

Đi tới từng này chặng đường, ít nhiều chính tôi cũng sẽ không ngây thơ thốt lên hai chữ “ nếu như” – một điều ước chẳng bao giờ trở thành hiện thực, sáo rỗng và dối lừa. Ưoc mơ, khao khát quả là đẹp nhưng rồi liệu nó sẽ ra sao nếu luôn là ảo ảnh không chạm tới, không với tới, không nhìn thấy?

Sẽ có gì đảm bảo với chàng trai rằng một kho báu thực sự tồn tại sẽ đợi chàng đến lấy hay ai đó có thể chỉ rõ vị trí chính xác của nó cho chàng? Xuyên suốt câu chuyện là sự xuất hiện của bà thầy bói già Zigeuner, ông vua sứ Salem kì lạ, nhà giả kim – những người mà lời chỉ dẫn của họ tựa như có, tựa như không. Nhưng chính họ lại là những người “ duyên xảo hợp” cổ vũ, khuyến khích chàng vững vàng trên con đường mình chọn.

Đi theo tiếng gọi của con tim, tin vào số mệnh dẫn lối và trải lòng với tiếng nói của tâm linh vũ trụ dù có lúc trên con đường ấy, chàng cũng chẳng thể cưỡng lại những suy nghĩ sợ hãi, nghi ngờ và cả sự từ bỏ. Chằn chọc, băn khoăn uhm liệu mình có đang đi đúng hướng? Nên tiếp tục bước đi hay từ bỏ để quay trở về với bầy cừu, với vùng đồng cỏ Andalisia xanh mượt mà sống cuộc đời vô tư lự?
Bỗng nhiên tôi nhớ lại trước đây trên một bài post đã có người bạn nói rằng bạn ấy không thể hiểu được “giọt dầu” trong một đoạn trích của cuốn sách. Lúc đó tôi thực sự chưa đọc cuốn sách này và chỉ dựa vào đoạn trích bạn ấy đăng để phán đoán ý nghĩa của nó. Giờ đây khi đã gấp lại những trang giấy, nghiền ngẫm những gì đã đọc, đã trải qua, tôi lại chợt thấy hình tượng “ giọt dầu” lại mang một ý nghĩa khác mà nhà thông thái muốn truyền đạt cho chàng trai – người đi tìm kiếm hạnh phúc. Tôi thích cách ông liên tưởng và sử dụng để hiện thực hóa vấn đề đó. Hạnh phúc không đơn giản chỉ là việc thả lỏng tâm hồn theo những cuộc chơi ( chàng trai đã đi và ngắm nhìn toàn bộ khuôn viên nơi ở của nhà thông thái – nơi vô cùng đẹp và chứa nhiều thứ kì lạ, thú vị ) mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ, mục đích ban đầu của bản thân đó là giữ cho “ giọt dầu” không bị chảy mất.

Thật là dại khờ – chàng chăn cừu đã từng nghĩ về kho báu trong giấc mơ của mình như thế đấy, nhưng ít nhất nếu như chàng không tìm thấy kho báu kia thì cuối cùng chàng vẫn là người thắng cuộc vì trong tất cả những con người có chung khát vọng đó thì chàng là người đã đi xa nhất và “ dám “ đi đến tận cùng để chứng minh sự tồn tại của nó. Dĩ nhiên trong cuộc hành trình dài từ vùng Andalisia với những đồng cỏ mơn mởi đến thành phố Tanger – thành phố cảng ở Bắc Maroc, sôi nổi, náo nhiệt rồi qua sa mạc phủ đầy cát có những ốc đảo xinh đẹp chứa đầy những cây chà là xanh tươi đến vùng đất hứa Kim tự tháp Ai Cập, chàng cũng đã nhận được rất nhiều điều mới lạ, lý thú mà trước giờ chưa từng nghe nói, chưa từng biết hay gặp những con người mà có lẽ cả đời chàng cũng sẽ không quên được. Một trong số đó là người bạn đời – một cô gái sa mạc khuyến rũ, chân thành và mạnh mẽ cùng người thầy thông thái – người hướng dẫn của chàng, nhà giả kim thuật.

” Thực ra, khi đọc cả cuốn sách điều tôi nhận ra và tâm đắc nhất khi giở hết trang giấy cuối cùng của cuốn sách đó là nhận thức ra một điều rằng: Nhiều khi kho báu lớn nhất mà cả đời mỗi người đi tìm lại gần chúng ta trong gang tấc nhưng nghịch lý là mỗi người lại luôn đi một vòng lớn rồi mới khám phá ra nó. Tưởng như xa mà hóa ra lại khá gần. Kể cũng có phần đáng cười làm sao mà rõ ràng trải qua rồi thì cười hổng có nổi.

Dõi theo chàng cho tới trang cuối khi mà chàng chăn cừu đạt được ước mơ của mình là chạm tay vào kho báu. Tôi dường như không mấy ngạc nhiên vì có lẽ đó là điều tất yếu so với những gì chàng đã bỏ lại, đã đi qua và luôn giữ vững ngọn lửa “ thắp sáng” trong tim mình. Rồi chợt tôi nhận thấy: có lẽ tương lai của tôi sau này cũng giống như kho báu ban đầu của chàng vậy. Nó mờ ảo và không có gì có thể chứng minh sự tồn tại một cách chắc chắn. Nhưng nếu không thử tìm kiếm, không thử trả giá và bước đi thì sao biết được điều gì là không thể.Có lẽ tôi cũng nên học theo suy nghĩ của anh chàng rằng dù cho kho báu không tồn tại thì cho đến cuối cùng tôi cũng có thể tự hào nói rằng tôi đã “dám” làm, dám trả giá để chứng minh điều mình ước, điều mình muốn và mỉm cười thỏa mãn rằng bản thân là người thắng cuộc trong chính con đường đời dành riêng cho mình đó.

Note: Bước sang ngày mới khi mà kim đồng hồ đã điểm 0:23p. Tôi thấy tâm trí mình thật nhẹ nhàng và có đôi ba phần háo hức mong đợi một ngày mới đang đến. Khi mặt trời lên phía xa xa nơi chân trời, sẽ có rất nhiều điều thú vị chào đón tôi cùng những kế hoạch của bản thân cần làm trong 24h tới. Lãng phí thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ trong suốt những năm tháng qua là một việc làm ngu ngốc nhưng may mắn là chính tôi không bỏ cuộc giữa chừng dù cho nó là rất nhỏ. Soi mình trong gường và bật cười, tự mình cho chính mình thêm một cơ hội thay đổi. Chấp nhận con người hiện tại và cổ vũ bản thân thêm can đảm bước đi trên con đường mà số phận đã an bài, tiến về phía mà bản thân sẽ không bao giờ hối tiếc.

(Nguồn: tác giả Quynh Tran)

2) Review Nhà giả kim của bạn Anh Long : một tác phẩm cực kỳ hay (khen tấm tắc)
Tôi thích cái cách mà nó thể hiện sự khiêm tốn của mình ở trang bìa. Bây giờ bạn có thể thấy vô số cuốn sách với dòng chữ “cuốn sách đã bán được “N” bản” hoặc best selling gì đó. Và “n” đó hẳn sẽ là những con số khổng lồ gây ấn tượng cho bạn, “10 triệu” bản chẳng hạn hoặc nhiều hơn…Nhưng.

“CUỐN SÁCH BÁN CHẠY CHỈ SAU KINH THÁNH”
Đó là dòng chữ đơn giản, thể hiện sự khiêm tốn nhưng cũng chẳng thể làm mờ nhạt đi cái tầm ảnh hưởng và độ kinh điển của nó. Cuốn sách khá mỏng, “văn nhẹ như thơ”, làm ta có thể liên tưởng đến một tác phẩm được nhiều người hâm mộ trong nhiều thập kỉ: Hoàng tử bé của Saint Expéry.

Đến đây thì bao nhiêu bạn biết tôi đang nói tới cuốn sách nào rồi nhỉ? Phải đó là cuốn NHÀ GIẢ KIM.
Cuốn sách của Paulo Coelho này đã có tên trong sách kỷ lục Guiness vì “ đã được dịch ra 56 thứ tiếng và bán được 65 triệu bản( vào thời điểm 2008)”. Vậy là số sách này đủ cho toàn bộ số nam giới đang nhiều hơn số nữ trên thế giới, mỗi ông được sở hữu một cuốn ( vào cuối năm 2017, số nam nhiều hơn nữ trên thế giới là 65 triệu người). Đó là năm 2008, vậy là tới nay đã chục năm rồi, tức là con số kia đã tăng lên rất nhiều. Hẳn là đáng nể với dòng chữ khiêm tốn “ cuốn sách bán chạy chỉ sau kinh thánh”.
Tác giả đã nhắn gửi 1 thông điệp, một nhắn nhủ một tâm sự gần gũi qua câu chuyện cuốn hút và thú vị về chàng Santiago. “ “Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình” và đừng sợ đau khổ khi thực hiện ước mơ, vì “ mỗi giây phút tìm kiếm là một khoảnh khắc gặp gỡ…”

Một chàng chăn cừu với hành trình đi tìm kho báu vì một giấc mơ kì lạ liên tục lặp lại. Và trên hành trình đó là bao trải nghiệm thú vị, bao bài học xuất hiện bằng những cách khó ngờ được, dấu hiệu… Một đêm nào đó bạn sẽ mơ về câu chuyện này sau khi đọc cuốn sách này vài lần hoặc chỉ một lần. Đặc biệt là có một dạo tôi lại hay thích đọc cuốn này trước khi đi ngủ. Từ lúc nào nó trở thành một thói quen mà tôi không để ý.

Trong mơ bạn có thể trở thành chàng chăn cừu đó, trở thành nhân vật chính trong câu chuyện và tham gia vào cuộc hành trình. Nhưng cũng có thể là nhiều nhân vật khác. Cha của cậu bé chăn cừu chẳng hạn, biết đâu lại là chàng bán kem nọ, cũng từng muốn được đi đây đi đó nhưng rồi…, hay ông chủ cửa hàng pha lê sợ rằng nếu mình đạt được ước mơ rồi thì sẽ chẳng còn gì ý nghĩa trong cuộc sống, và ông chọn là chỉ giữ nó trong giấc mơ đến cuối đời, ông cũng quá sợ sự thay đổi cho dù biết điều đó là tốt cho mình.

Một vị vua già bí ẩn hay nhà giả kim đầy sự minh triết với ĐẠI CÔNG TRÌNH. Bạn cũng có thể bắt gặp anh chàng người Anh, người đi tìm cách để học được thuật luyện kim đan muốn biến chì thành vàng. Cậu đọc nhiều sách nhưng cũng chẳng hiểu nổi được vài dòng chữ ngắn ngủi trên phiến đá ngọc kia. Hay cô gái xa mạc Fatima kia với cái cách mà cô yêu… và còn nhiều nhân vật thú vị khác nữa.
Thường thì bạn thích nhân vật nào thì trong mơ bạn sẽ mơ trở thành người đó, nhưng cái tiềm thức của bạn cũng có thể khiến bạn mơ mình trở thành người có nhiều yếu tố giống bạn nhất. Hãy nghĩ về những điều này.

Nói một chút về mơ mộng, nhưng nó cũng chính là cái thực tại quanh bạn thôi. Bạn lựa chọn trở thành ai nhưng bạn có hành động trở thành người đó không. Hay cái suy nghĩ và hành động của bạn thì toàn trái ngược nhau.

Trong cuộc đời này nếu chưa một lần đọc cuốn này thì thật là đáng tiếc. Nhưng cũng sẽ rất đáng tiếc cho những ai từng đọc một lần mà chưa lần nào đọc lại. Vì đây là cuốn sách mà mỗi lần đọc lại, bạn sẽ rút ra được 5-6 bài học khác nhau, rất bổ ích và ý nghĩa. Lần đầu tôi đọc nó là khi mới lên đại học, chẳng dừng ở đó, tên cuốn sách lại được nhắc mỗi khi có người hỏi tôi cuốn sách nào tôi thích nhất và ấn tượng nhất. NHÀ GIẢ KIM. Và tôi cũng rất mừng khi nhiều người hầu hết đều trở nên rất hứng thú khi tôi đọc tên cuốn sách. Và chúng tôi lại có thời gian để trò chuyện và trao đổi về một chủ đề thú vị như vậy. Và bởi vì nó là “ cuốn sách bán chạy chỉ sau kinh thánh”.

Dạo gần tôi thấy một người bạn mình cầm trên tay cuốn sách này, lòng tôi lại nhớ lại thuở mình đang đọc cuốn sách đó. Một cảm giác rạo rực, say mê như bị cuốn vào dòng suy nghĩ của chàng Santiago và cuộc hành trình của cậu, cảm giác ấy xuất hiện giống như chính mình đang cầm trên tay và đọc nó trước kia vây. Lâu rồi tôi không cảm thấy vậy.
Một buổi chiều nọ, lấy nó ra từ giá sách, ngắm nghía lại dòng chữ : “cuốn sách bán chạy chỉ…” tôi lật giở trang đầu và lướt mắt qua từng dòng chữ. Tự lúc nào tôi đã đọc được một phần dài của cuốn sách mà không để ý bên ngoài hay xung quanh. Quả là một thứ mãnh lực kì lạ. Thực sự là một kim chỉ nang cho những ai mong muốn theo đuổi ước mơ của mình.

Lật dở tới trang 187 dòng thứ 3 từ trên xuống bạn sẽ thấy có 1 đoạn khi cậu đối thoại với nhà giả kim như sau:
“Người nào sống trọn đời của mình,người đó biết tất cả những gì cần biết. Chỉ có một điều khiến không thể nào đạt được ước mơ: đó là sợ sẽ thất bại”

Bao lần bạn thất bại hay không nắm được điều mình muốn vì sự sợ hãi rồi.

Có lẽ, cuốn sách cũng là lời tác giả tâm sự qua nhân vật, khi chính ông cũng là một người quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Đó cũng là một bài học. Coelho chỉ mơ ước thành nhà văn, chứ không thành kỹ sư như cha ông mong đợi. Nhà giả kim có một khởi đầu không mấy suôn sẻ khi chỉ bán được 900 quyển trong năm đầu (1988, tại Brazil) khiến nhà xuất bản phải hủy hợp đồng với ông. Nhưng ông vẫn quyết tâm đi theo con đường đã chọn và trở thành một trong những nhà văn Mỹ Latinh được nhiều nhất thế giới.

“ Tại sao ta phải lắng nghe trái tim mình nhỉ”
“Bởi vì trái tim cậu ở đâu thì kho báu cậu tìm cũng ở đó”

3) Review Nhà Giả Kim là một cuốn sách DỞ – Review từ Reddit của một tác giả Brazil, được hưởng ứng nhiệt liệt
Dịch bởi: Thanh Tuấn Nguyễn

“Những lời khen tặng dành cho tác phẩm Nhà giả kim chỉ là một sự cường điệu hóa”!
Trước hết, tôi là một người Brazil, điều đó nghĩa là tôi đã đọc cuốn sách đó bởi chính ngôn ngữ mà nó được viết ra và hoàn toàn không có việc không rõ nghĩa hoặc bị mất nghĩa do quá trình dịch (“translation bias”) hay điều gì tương tự thế. Đó là những từ ngữ được lựa chọn và câu văn được viết ra trực tiếp bởi chính Paulo Coelho, và thể hiện đúng những gì ông ấy muốn truyền đạt (điều này cũng có nghĩa là có thể tôi sẽ không thể hiện rõ ý mình bằng tiếng Anh trong bài này được, vì thế nên xin lỗi các bạn trước).

Cách đây khá lâu, tôi cùng với mẹ của mình vào tiệm sách để tìm một quyển sách, nhưng không may là chúng tôi đã không tìm thấy. Tuy nhiên, mẹ tôi lại bắt gặp quyển sách này và hỏi rằng liệu tôi có muốn mua nó không. Bà bảo rằng đó là một quyển sách “sâu sắc và đầy ý nghĩa” và đã có rất nhiều người nổi tiếng coi nó là quyển sách yêu thích của họ, quyển sách “dẫn lối cho cuộc hành trình của đời người”. Khi nghe thấy thế, tôi thực sự kích động, kiểu “Quào! Đây chắc hẳn phải như là cuốn Kinh thánh thứ hai hay cái gì đó đại loại thế rồi. Phải đọc nó ngay và luôn thôi.” Và thế là tôi đồng ý với đề nghị của mẹ. Thực ra thì lúc đó tôi cũng đã biết về Paulo Coelho, thông qua những gì đã được nghe về ông ở trường học, như việc ông là một nhà văn nổi tiếng và nhiều thứ khác nữa. Mặc dù vậy, cho đến lúc đó tôi vẫn chưa đọc qua một tác phẩm nào của ông.

Những lời khen tặng cho Nhà giả kim chỉ là cường điệu hóa
Khi mới đọc Nhà giả kim, cảm giác đầu tiên của tôi là không thực sự thích nó cho lắm, nhưng tôi nghĩ “Uầy! Đây mới là khúc đầu của quyển sách thôi mà, chắc là nó sẽ hay hơn ở đoạn sau thôi!” Và tôi đã đọc xong quyển sách từ lúc nào mà không để ý. Suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu tôi lúc đó là “Mình chẳng hiểu gì cả. Mình hẳn phải ngu ngốc lắm mới không nhận ra được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.” Vì vậy, tôi đến tâm sự với ba tôi, ông là một mọt sách đúng nghĩa. Ông đã cười tôi và hỏi: “Con đã thực sự cho rằng đây là một cuốn sách hay à? Ai nói với con điều đó vậy?” Sau đó tôi đã đi đến kết luận rằng cuốn Nhà giả kim thực ra không được như những lời tán dương người ta vẫn dành cho nó. Trong suốt quá trình đọc quyển sách này, tôi đã luôn có cảm giác như nó là một quyển sách dành cho thiếu nhi: những chương ngắn thường chỉ tầm 3 đến 4 trang, cách dùng từ đơn giản như thể đang trò chuyện với một đứa trẻ, luôn phải giải thích cho những phép ẩn dụ rất rõ ràng (tôi sẽ không kể ra ở đây vì spoilers) và một vài điểm lặt vặt khác mà tự bản thân chúng không nói lên gì nhiều, nhưng khi bạn gấp quyển sách lại và nhìn chúng một cách tổng thể thì những điều trên lại cho bạn thấy tác phẩm này thuộc thể loại nào. Thành thật mà nói, theo ý kiến của riêng tôi, quyển sách này như một điển hình cho sự sâu sắc một cách gượng gạo. Cá nhân tôi nhìn nhận Nhà giả kim như một phiên bản song sinh lỗi của Hoàng tử bé. Mặc dù Hoàng tử bé là một câu chuyện ngây thơ và trong sáng, nó vẫn là một quyển sách rất sâu sắc, kể cả đối với những độc giả đã trưởng thành, họ vẫn rút ra được nhiều điều ý nghĩa cho bản thân mình. Còn Nhà giả kim thì hoàn toàn ngược lại, với việc cố gắng tạo mối liên hệ với các vấn đề của tuổi trẻ, quyển sách đã đưa ra được những bài học cuộc sống nhưng lại thể hiện sự sâu sắc một cách gượng ép qua những lời khuyên mà rõ ràng bất kỳ người bình thường nào (trong phạm vi độc giả mà cuốn sách hướng tới) cũng đã từng nghĩ đến rồi, đây chỉ là một cuốn sách bình thường. Và điều tệ nhất đó là đây là tác phẩm để đời của Paulo Coelho, qua đó đã nói lên khá nhiều về toàn bộ sự nghiệp của ông ấy.

Với tất cả những điều mà tôi vừa nói, tôi không ghét Nhà giả kim, có lẽ đây sẽ là một quyển sách hay dành cho những người mới bắt đầu đọc sách. Tôi chỉ không thể hiểu được vì sao bản thân quyển sách này lại nhận được nhiều lời khen ngợi và tán dương như vậy. Bởi vì khi so sánh với các tác giả người Brazil khác, Paulo Coelho như là một nhà văn thiếu nhi vậy. Đó là những điều tôi thật sự muốn giãi bày.

Edit: Nhiều người có vẻ như đã hiểu nhầm những điều tôi nói. Tôi không ghét quyển sách này, cũng không ghét bất kì ai yêu thích nó, tôi không nói về bản chất nó là một quyển sách dở. Tôi nói rằng Paulo Coelho đã hao tâm tổn sức trong việc mang lại những triết lý sâu sắc cho quyển sách trong khi ông ấy đáng ra có thể truyền tải hết những thông điệp “ý nghĩa” trong tác phẩm đó với khoảng 15 trang. Tôi chỉ không hiểu vì sao nó lại được ca ngợi hết lời như thế, bởi vì nó thực ra không có gì hơn là một cuốn sách đơn giản bình thường. Nhiều tác giả/tác phẩm khác thực sự xứng đáng hơn để được gọi là “kinh điển trong nền văn học thế giới.” Đó là tất cả những gì tôi muốn nói.
____________________

Tôi cũng có cảm nhận tương tự sau khi đọc quyển sách này. Hầu hết những triết lý trong đó dường như khá là hiển nhiên đối với tôi. NHƯNG, tôi nghĩ nếu mình đọc tác phẩm này ở một độ tuổi nhỏ hơn, có lẽ tôi sẽ thực sự yêu thích nó và cảm thấy những bài học trong đó có ý nghĩa. Đối với tôi, đó chỉ là do đã đọc nó không đúng lúc, đúng chỗ. Tôi chỉ cho rằng, cuộc hành trình mà Coelho muốn dẫn dắt các độc giả của mình đi tới là cuộc hành trình mà tôi đã đi qua rồi.
____________________

Thời điểm thực sự là yếu tố tạo nên một sự khác biệt rất lớn khi ông đọc một quyển sách. Dựa trên những gì ông đã cảm nhận, tôi đoán chỉ do đó là một thời điểm quá trễ để ông đọc quyển sách này.

Tôi đọc nó khi tôi còn trẻ và dễ bị ảnh hưởng hơn bây giờ, và nó đã truyền cho tôi đủ can đảm để chấp nhận những mạo hiểm mà đáng ra tôi đã không dám đương đầu, những mạo hiểm đã tạo nên sự thay đổi tích cực cho cuộc đời tôi sau này.

Tất nhiên tôi hiểu quan điểm của ông về “sâu sắc một cách gượng gạo”. Nhưng với bản thân tôi vào thời điểm đọc tác phẩm này, việc những thông điệp trong đó có thực sự sâu sắc hay không không quan trọng, bởi vì đó chính xác là những điều tôi đang cần.

Nhận xét của một vài độc giả – mọt sách
Bạn Đào Thị Phương Anh: Mình đã đọc đủ thứ sách trên trời dưới bể từ tâm lý học (sách chuyên ngành, không phải selfhelp), đến sách luật, rồi sách văn hóa lịch sử tôn giáo (mình vô thần nhưng đọc từ Cựu ước tân ước đến Tam tạng kinh, Kim cương kinh, Kinh Vệ đà của Bà la môn)… chẳng phải khoe nhưng mình có một cái nền khá tốt để nuốt mấy cuốn sách triết lý khó đọc. Và theo mình cuốn Nhà giả kim nhạt toẹt, nó giống như một thứ overrated bị thổi phồng to tướng bên ngoài nhưng sáo rỗng bên trong. Cá nhân mình bị dị ứng những cuốn dạng như thế

Bạn Vy Hữu Đức: KHÔNG CÓ 1 CÁI GÌ LÀ HOÀN HẢO , TUYỆT ĐỐI CẢ , 1 cuốn sách hay 1 tác phẩm văn học cũng thế
nó cũng như âm nhạc hay ẩm thực , cùng 1 tác phẩm có thể nó là ” tuyệt vời ” với người này , nhưng cũng có thể ” không thèm đọc ” với người kia 😀
Đừng vội đọc vì nhiều người khen hay cũng đừng vội bỏ qua khi nhiều người chê dở
Hãy đọc khi cảm thấy hứng thú với vấn đề trong quyển sách!

Bạn Tùng (Tớ Tên Tùng): “Nét đẹp ko ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm trong đôi mắt của kẻ si tình”
Khi còn phổ thông, “Cha giàu cha nghèo” + “Đắc nhân tâm” giúp mình rất nhiều. Đến thời điểm hiện tại, thể loại sách đó không còn tác động đến mình nữa.

Nên câu nói mỗi người có cảm nhận không giống nhau hiển nhiên đúng. Vì căn bản mỗi bản thân con người thay đổi qua mỗi giai đoạn mà. Nên mỗi giai đoạn cuộc đời đó ta có một “gu” đọc sách riêng.

Ngẫm cuộc sống cũng vậy. Bạn bè ta qua mỗi giai đoạn cuộc đời cũng vậy.

Lúc học phổ thông, chập chững vào đời, ngỡ như những người bạn ấy sống chết vẫn có nhau…

Lên đại học, người Công nghệ thông tin, người cơ khí, người kinh tế nên thế giới quan mỗi người cũng khác nhau, nói chuyện cũng không hoà hợp như xưa, dần dần có khoảng cách.

Rồi khi ra trường, người làm công ty, người theo chuyên ngành, người thì gặp môi trường phát triển đúng, người bị cuốn theo vòng xoáy đồng tiền, người theo đuổi học vị, người lại theo đuổi công danh, những người bạn thời đại học lại một lần nữa xa rời nhau. Cuộc sống vô thường là thế. Bản thân mỗi người qua mỗi giải đoạn sẽ có Nhân Sinh Quan khác nhau, huống hồ là những con người khác nhau.

Thấy các bạn tranh cãi mãi sách Nhà Giả Kim này hay, sách này không hay không có hồi kết. Câu chuyện này mãi không hồi kết đâu. Vì 2 chữ ai cũng biết nhưng mấy ai hiểu: VÔ THƯỜNG

Vì vậy, ai thấy sách nào hay, người bạn nào hợp là do người đó PHÙ HỢP. Và bản thân nên trân trọng phút giây hiện tại.



Những câu nói hay trong Nhà giả kim

Cậu thích đi nhiều cũng vì thế. Luôn luôn kết được bạn mới mà không mất trọn thì giờ để sống bên họ. Nếu lúc nào cũng chỉ quen một số người thôi, như ở trường đạo, thì họ sẽ thành một phần không thể tách rời của cuộc đời mình. Rồi khi ta không thay đổi theo như họ muốn thì họ sẽ thất vọng. Vì hình như ai cũng tưởng mình biết rõ mọi người khác phải sống như thế nào cho đúng, trong khi lại mù mờ về cuộc sống của chính bản thân.

Có lẽ thượng đế tạo ra sa mạc chỉ để cho con người biết quý trọng cây chà là

Chỉ khi nào có khả năng thực hiện được ước mơ thì cuộc sống mới đáng sống

Con người vốn quá dễ bị lôi cuốn bằng hình ảnh và sách vở mà sao nhãng ngôn ngữ của thế giới

Người ta yêu vì yêu, cần gì phải có lý do

Người ta sợ theo đuổi những giấc mơ vĩ đại vì cảm thấy không xứng đáng được hưởng hoặc không thể nào đạt nổi
Chỉ có một điều khiến không thể nào đạt được ước mơ: đó là sợ sẽ thất bại

Tôi là Hoàng Lão Hạc, kĩ thuật viên nội dung của reviewsach.net. Yêu thích sách trinh thám các thể loại. Thích Piano, nhẹ nhàng tình cảm.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 16, 2023 5:40 pm

[Review] Nhà giả kim – Nếu bạn muốn, cả thế giới sẽ giúp bạn

Mai Anh  - phongreviews

Nhà giả kim được thế giới biết tới là một trong những tác phẩm hay nhất của nhà văn  Paulo Coelho. Đồng thời, nó cũng được mệnh danh là cuốn sách bán chạy chỉ sau kinh thánh. Vậy nhưng với những người đam mê sách khó tính thì cuốn sách này dù kiệt xuất đến đâu cũng sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Do đó đừng chần chờ gì, cùng chúng tôi khám phá Nhà giả kim này để xem có thực sự hay và đáng đọc không.

NỘI DUNG

Đôi nét tác giả Paulo Coelho – Nhà giả kimTóm tắt nội chung chính của Nhà giả kimNhững bài học ý nghĩa sẽ thay đổi cuộc đời bạn từ Nhà giả kim

Paulo Coelho sinh 24 tháng 8 năm 1947 ở thành phố xinh đẹp Rio de Janeiro, đất nước Brazil. Ngay từ thời niên thiếu, Coelho đã mong muốn trở thành nhà văn vậy nhưng bố mẹ ông đã ngăn cản cho nên ông đã theo lời bố mẹ học trường luật tại đây. Nhưng một năm sau đó, Paulo Coelho đã bỏ học và bắt đầu đi du lịch. Ông sau đó trở thành nhà soạn nhạc cũng như viết lời cho các ca sĩ tại Brazil. Coelho còn đổi với công việc làm báo, diễn viên hay giám đốc nhà hát trước khi chính thức theo đuổi nghiệp viết.

Năm 1980, ông kết hôn và cùng với vợ dành nửa năm ở Rio de Janeiro, nửa năm còn lại sống tại nước Pháp. Coelho từng trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 1986 rằng: Tôi rất hạnh phúc trong những việc tôi đang làm. Tôi đang làm việc, có một người mà tôi yêu và tôi có tiền, nhưng tôi lại không thực hiện được ước mơ của mình. Ước mơ của tôi đã từng và vẫn luôn là trở thành một nhà văn”. Một trong những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của ông chính là “Nhà giả kim”.

Tác phẩm Nhà giả kim với một cốt truyện không mới nhưng vẫn cực kỳ thu hút. Cuốn sách bắt đầu bằng hành trình của thanh niên chăn cừu Santiago đã từ bỏ kế hoạch định sẵn bởi bố mẹ cũng như quyết tâm trở thành một người chăn cừu. Cậy mong muốn đi đây đó tìm hiểu và khám phá thế giới và từ đây bắt đầu một giấc mơ kỳ lạ về việc anh tới kim tự tháp Ai Cập, tìm thấy kho báu lặp lại. Điều đó đã thôi thúc Santiago bắt đầu chuyến phiêu lưu để theo đuổi giấc mơ của bản thân.

Xuyên suốt tác phẩm Nhà giả kim, có thể thấy Santiago trải qua nhiều gian khổ và nguy hiểm. Nhưng điều thể hiện rõ trong cuốn sách là dù thế nào đi nữa thì khát khao được thực hiện ước mơ của chàng trai này.

Với quyết định bán cừu để đến Châu Phi, rồi gặp gỡ những nhà thông thái như Vua Salem. Hoặc đơn giản chỉ là một tiệm kem, rồi bị lừa hết tiền, lang thang một mình ở đất nước xa lạ. Đến nỗi anh chàng này đã phải dành cả năm để làm việc trong một cửa hàng pha lê, học ngôn ngữ mới, tìm kiếm khách hàng mới cho cửa hàng để chỉ có đủ tiền và tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

Anh chàng đã tham gia một đoàn lữ hành trên sa mạc, gặp một thanh niên người Anh khao khát trở thành một ông già, gặp một định mệnh tên là Fatima trong một ốc đảo. Cô gái đã cho Santiago tất cả niềm tin cũng như cho anh dũng khí đi đến cuối hành trình theo đuổi ước mơ của mình.

Tới cuối cùng khi tìm được kim tự tháp và gặp nhà giả kim thuật, Santiago học cách biến đổi. Anh tin tưởng vào trái tim mình và lắng nghe những chuyển động xung quanh mình. Mặc dù những tên trộm lại xuất hiện và lấy đi tài sản của Santiago nhưng khi nhìn lên kim tự tháp, anh vẫn cảm thấy tòa tháp đang mỉm cười với mình. Bởi anh hiểu rằng kho báu còn giá trị hơn cả việc bọn trộm không thể lấy được đó chính là bài học, anh đã học và tình yêu của cuộc đời mình.

Giống như bao câu chuyện ngụ ngôn, cuốn sách Nhà giả kim kết thúc bằng cái kết có hậu khi tên cướp vô tình tiết lộ. Giúp cho Santiago tìm ra kho báu ngay tại chính nơi mà cậu đã mơ thấy kho tàng.

Với Nhà giả kim, độc giả không cần phải dày công suy nghĩ từng ý nghĩa hay biểu tượng, từng lớp nghĩa ẩn sâu trong ngôn từ. Tất cả đều được bộc lộ một cách rõ ràng và đó cũng có thể là lý do cuốn sách có thể thu hút nhiều độc giả trên toàn thế giới tới vậy.

1. Điều dối trá lớn nhất của cuộc sống là gì?

Những giấc mơ là những gì chúng ta luôn theo đuổi mỗi ngày? Khi chúng ta còn là những đứa trẻ, bài học đầu tiên mà giáo viên dạy là nói về ước mơ của bạn. Khi đó, ai cũng mơ ước trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên hay thậm chí là tổng thống. Nhưng chúng ta không nghi ngờ rằng mình có đủ sức mạnh để thực hiện ước mơ này?

Để thực hiện ước mơ của mình, chúng ta phải hy sinh, tin rằng đến một lúc nào đó chúng ta không thể kiểm soát được cuộc sống của mình và sẽ tuân theo cuộc sống định hướng. Đó là lời nói dối lớn nhất trong cuộc đời mà ai cũng sẽ từng trải qua.

2. Nếu bạn thực sự muốn, cả vũ trụ sẽ giúp bạn

Có thể nói đây là một trong những bài học mà có lẽ nhiều người đang nhận ra. Bởi vì cuốn sách Nhà giả kim viết về hành trình đi tìm kho báu của Santiago vậy nên câu chuyện rất giống với nhiều người mới bắt đầu.

Santiago đã bị lừa hết tài sản, bị trôi dạt đến một vùng đất xa xôi rồi làm thuê cho một cửa hàng nhỏ với số tiền chỉ đủ ăn qua ngày. Anh chàng Santiago sau đó gặp nhà giả kim, nhà giả kim giúp cậu tìm ra kho báu cũng như dự đoán những khó khăn, cay đắng mà cậu sẽ gặp phải. Đã có lúc anh chàng suýt bỏ mạng hoặc bỏ cuộc vì quá vất vả và khó khăn.

Thế nhưng nhờ vào sự kiên trì và nỗ lực mà anh chàng đã tìm thấy kho báu. Nhiều người đã rút ra được bài học rằng nếu bạn thực sự muốn, cả vũ trụ sẽ âm mưu giúp bạn vượt qua. Bạn cần đánh đổi bằng sự kiên trì cùng với quyết tâm để thu được trái ngọt.

3. Câu chuyện phi thực tế

Nhiều người khi đọc Nhà giả kim có nhận xét đây là câu chuyện phi thực tế cũng như không có giá trị nhân văn. Bởi họ khá thực tế, khô khan và đặc biệt không có trí tưởng tượng phong phú hay tâm hồn bay bổng.

Mỗi người một quan điểm và một cách nhìn nhận, rút ra bài học khác nhau. Bạn cần phải đọc bài tự mình trải nghiệm cho nên cuốn sách này rất thích hợp dành cho những bạn có tâm hồn bay bổng. Luôn giàu trí tưởng tượng phong phú, học cách đối nhân xử thế hay các bài học trong cuộc sống này.

Sau khi chúng tôi review xong cuốn sách Nhà giả kim, bạn có nghĩ đây là tác phẩm đáng để đọc và chiêm nghiệm? Hiện tại sách đang được bán tại tất cả của hàng sách trên toàn quốc nên bạn có thể dễ dàng tìm mua và đọc. Chúc bạn nhận ra chân lý cuộc đời mình qua những ý nghĩa mà Nhà giả kim mang lại!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 16, 2023 5:45 pm

Sách Hay

[Review] Nhà giả kim (Paulo Coelho) – Triết lý của giấc mơ

bởi NBS

Nhà giả kim là cuốn sách mà ban đầu tôi chỉ mua vì nhiều người khen quá. Lúc mua cuốn sách này tôi chỉ nghĩ chắc cuốn này không hợp với mình đâu, đã là triết lý mà lại còn là triết lý phương đông nữa, nghe có vẻ bí hiểm cao siêu, mình đọc chưa chắc đã hiểu.

Thế nhưng rốt cục thì tôi đã phải đọc lại Nhà giả kim đến vài lần, và lại còn phải mua thêm một cuốn phiên bản bìa mới hơn nữa.

Tác giả: PAULO COELHO - Bản dịch: Lê Chu Cầu

Nội dung Nhà giả kim

Ngay từ những dòng đầu tiên, tác giả đã trích dẫn một câu chuyện trong Kinh thánh rất thú vị

Chúa Giê-su và các môn đệ tiếp tục đi, đến một làng nọ. Một cô gái tên Marta rước Người vào nhà.

Em gái cô là Maria ngồi dưới chân Người nghe giảng dạy, còn Marta thì bận rộn lo tiếp đãi Người. Rồi cô phàn nàn rằng: “Chúa không thấy em con để một mình con làm hết mọi việc sao? Xin Chúa hãy bảo nó phụ con với!”

Chúa mới bảo cô: “Marta ơi, Marta. Con bận rộn, lo lắng nhiều việc quá. Nhưng chỉ có một việc thật cần thiết thôi và Maria đã chọn phần việc ấy thì không ai truất phần của em con được.”

Tân ước, Lukas 10: 38-42

Phần Vào truyện cũng là một câu truyện rất thú vị. Điều đặc biệt là cả 2 phần này đều không có trong bản tiếng Anh.

Nhà giả kim kể về cuộc phiêu lưu của cậu chăn cừu Santiago, trên đường từ Tây Ban Nha sang Kim tự tháp Ai Cập tìm kho báu mà cậu thấy trong mơ. Cậu đã rất đắn đo nhưng cuối cùng cũng quyết định bán cả đàn cừu, từ bỏ công việc mà cậu thành thạo, giỏi giang nhất và mang lại thu nhập chính cho cậu, để lên đường đi tìm kho báu của cuộc đời.

Cậu đã trải qua nhiều trở ngại, đã có lúc bị lừa hết tiền, nhưng cũng gặp được người tốt giúp đỡ và cuộc phiêu lưu của cậu bắt đầu thay đổi thú vị hơn kể từ khi gặp được một Nhà giả kim kỳ bí và uyên bác.

Cuối cùng, sau một chuyến phiêu lưu rất dài, cậu cũng đã tìm được kho báu của mình. Tiết lộ trước cái kết đối với cuốn sách này cũng sẽ không làm bớt đi chút nào sự hấp dẫn của Nhà giả kim. Bởi vì điều thực sự khiến cho cuốn sách Nhà giả kim lôi cuốn và hấp dẫn chính là quá trình tìm thấy kho báu của cậu chăn cứu Santiago

Bình luận & Chấm điểm

Tôi bắt đầu đọc Nhà giả kim với “định kiến” là một cuốn sách triết lý phương Đông không hấp dẫn lắm. Tuy nhiên, phần mở đầu, vào truyện đã xóa bỏ hoàn toàn định kiến ban đầu của tôi.

Cuốn sách đã hấp dẫn tôi ngay từ những nội đung đầu tiên về cậu bé chăn cừu. Một phần cũng vì thể loại truyện phiêu lưu là một trong những thể loại ưa thích nhất của tôi, đặc biệt là những cuộc phiêu lưu trên sa mạc, trên biển, các đảo hoang và trong rừng. Nhưng phần lớn hơn đó chính là cuốn sách Nhà giả kim thực sự rất hay và lôi cuốn trong từng câu chữ.

Nội dung cuốn sách mang đầy đủ tất cả những yếu tố của thể loại phiêu lưu nhưng tất cả đều rất vừa vặn, không quá gay cấn, không quá nguy hiểm, không phải những màn thoát hiểm hoành tráng, nghẹt thở. Vậy mà mang lại sức hút lạ kỳ, khi đọc truyện tôi thường hay đoán nội dung một cách vô thức nhưng những diễn biến của câu chuyện trong Nhà giả kim có nhiều bất ngờ, tôi ít khi mà đoán được. Có lẽ một đó cũng là một yếu tố mà cuốn sách hấp dẫn tôi.

Tác giả Paulo Coelho có cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, ngôn từ đơn giản, dễ hiểu nhưng chứa đựng những triết lý nhẹ nhàng, sâu sắc và điều thú vị là những triết lý trong cuốn sách có thể hiểu tùy theo nhận thức của mỗi người đọc. Có thể mỗi người đọc ở những độ tuổi, hoàn cảnh thực tại khác nhau sẽ cảm nhận những ý nghĩa khác nhau. Những tôi chắc chắn đó là những ý nghĩa tích cực và mang lại nhiều động lực trong cuộc sống.

Thực ra thì tôi rất khó có thể đặt cuốn sách xuống khi chưa đọc đến hết câu chuyện, nhưng vì ai cũng có những công việc thường ngày, nên lần đầu đọc Nhà giả kim tôi thường bị ngắt quãng. Vì vậy, khi có dịp và có thời gian, tôi đã đọc thêm 1 lần nữa một mạch từ đầu đến cuối.

Cũng cần phải nói lời cảm ơn đến người dịch tác phầm này, dịch giả Lê Chu Cầu, một bản dịch thật tuyệt vời, tôi cho là như vậy.

Cuốn sách Nhà giả kim theo tôi là phù hợp với mọi lứa tuổi, kể cả các bạn nhỏ bởi những ngôn từ, câu chữ rất đơn giản. Cuốn sách phù hợp hơn cả với những người đang phân vân với những lựa chọn của mình trong cuộc sống, đang có mơ ước, có ý tưởng nhưng vẫn đang băn khoăn và chưa quyết tâm thực hiện. Nhưng cũng như 1 lời nhắc nhở, bạn luôn tìm kiếm những gì rất xa xôi, mà không biết rằng có khi kho báu ở ngay trước mắt.

Còn nếu không muốn suy nghĩ nhiều, bạn có thể không cần đọc Nhà giả kim để rút ra mục đích hay ý nghĩa cao xa nào, bạn chỉ cần đọc đơn giản là theo chân cuộc phiêu lưu của cậu chăn cừu là đủ vui rồi. Tôi tin là bạn sẽ muốn đọc lại nhiều lần nữa

Khi đã quyết tâm muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ tác động để giúp ta đạt mục đích

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 16, 2023 5:50 pm

Đọc Sách Hay

Review sách Nhà Giả Kim: Hành trình của những bài học đắt giá

“Nhà Giả Kim” - cuốn sách của tác giả Paulo Coelho ngay từ những ngày đầu ra mắt đã làm nên một cơn sốt điên đảo trên khắp các diễn đàn văn học khi trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất lịch sử. Chỉ đơn giản là câu chuyện về một cậu bé chăn cừu và hành trình theo đuổi ước mơ, thứ mà “Nhà Giả Kim” mang đến lại là cả một kho tàng những bài học đắt giá.

Tóm tắt cuốn sách Nhà Giả Kim
Cuốn sách kể về hành trình của cậu bé Santiago trên con đường theo đuổi vận mệnh của mình. Santiago, một cậu bé luôn sống theo kỳ vọng của gia đình là trở thành một “linh mục”. Đối với cha mẹ cậu, việc trở thành một linh mục là điều đáng tự hào và không phải ai cũng có vinh hạnh được làm điều đó. Thế nhưng, Santiago lại không nghĩ vậy, cậu muốn rong ruổi chu du khắp mọi nơi hơn là bị bó buộc một chỗ, thế là cậu tìm cách thuyết phục cha mẹ mình.

Được cha đồng ý, cậu trở thành một chàng chăn cừu để dẫn bầy cừu đi ngao du khắp miền quê nước Úc. Dù công việc này không khiến thu nhập của cậu khá khẩm hơn, thế nhưng cậu lại vô cùng hài lòng. Mọi chuyện bắt đầu từ giấc mơ kỳ lạ của cậu, khi cậu đang nằm ngủ trong một nhà thờ đổ nát, một nhà giả kim đã xuất hiện và mách bảo về một kho tàng bí ẩn ở Kim Tự Tháp Ai Cập. Một điều gì đó cứ thôi thúc cậu phải khám phá nó, và thế là cuộc hành trình định mệnh bắt đầu…

Cảm nhận về cuốn sách Nhà Giả Kim
Lật mở những trang đầu tiên của cuốn sách “Nhà Giả Kim”, một cảm giác nhẹ nhàng cứ quấn lấy tôi. Từng câu từng chữ được Paulo Coelho trau chuốt cẩn thận, những lời răn dạy cũng được tinh tế thêm thắt vào xuyên suốt cuộc hành trình của Santiago khiến độc giả dễ dàng thấu hiểu hơn. Cuộc hành trình đó đơn giản chỉ là những cuộc gặp gỡ, là những lời thì thầm của vũ trụ, tuy ít cao trào nhưng lại khiến tôi bị cuốn theo câu chuyện đến mức không thể rời mắt.

“Nhà Giả Kim” không dành cho những ai quá kỳ vọng vào những lý tưởng cao siêu. Đó chính là lý do nhiều người nhận xét rằng đây là một cuốn sách thể hiện triết lý sâu sắc, nhiều người lại cảm thấy nó chỉ đơn thuần là một câu chuyện thần thoại viển vông, hoang đường. Và dĩ nhiên, “Nhà Giả Kim” chỉ dành cho những ai đón nhận nó bằng một tâm thế nhẹ nhàng nhất!

Đọc “Nhà Giả Kim”, một cảm giác gần gũi trào dâng trong lòng tôi. Mỗi chúng ta ai cũng đã từng như cậu bé Santiago, từng là những cô cậu nhóc chập chững theo đuổi giấc mơ của mình. Thế nhưng mấy ai đủ bản lĩnh để chinh phục nó, hay mãi cho đến khi đọc qua cuốn sách này mới thầm tiếc nuối tại sao lại từ bỏ quá vội vàng. Tôi lặng im dõi theo từng bước chân của cậu bé Santiago như viết tiếp giấc mơ còn dang dở của mình, để rồi mỉm cười sung sướng vì qua biết bao khó khăn, cậu bé cũng tìm được kho báu mà mình hằng mơ ước.

Nhà Giả Kim và những bài học để đời
Cuộc hành trình của cậu bé chăn cừu Santiago khép lại với nhiều bài học đắt giá. Dưới đây là một vài bài học tiêu biểu mà cuốn sách muốn truyền tải đến bạn đọc.

Đừng bao giờ bỏ cuộc
“Bí quyết của cuộc sống là ngã bảy lần và đứng dậy tám lần”.
Nếu cậu bé Santiago vội vàng bỏ cuộc thì ắt hẳn sẽ không có cuốn sách nào ở đây để các bạn thưởng thức cả. Bản thân mỗi chúng ta cũng vậy, chỉ khi chúng ta thật sự cố gắng thì mới có thể nhìn thấy được thành quả cho những gì mình đã bỏ ra. Vì vậy, đừng bỏ cuộc!

Hãy học cách lắng nghe trái tim mình
“ Tại sao ta phải lắng nghe trái tim mình nhỉ”
“Bởi vì trái tim cậu ở đâu thì kho báu cậu tìm cũng ở đó!”
Khi bạn đang phân vân trước một vấn đề nào đó mà lí trí không thể quyết định, hãy nhắm mắt và lắng nghe trái tim mình mách bảo. Chỉ có bản thân bạn biết được bạn cần gì, vì vậy đừng để nó bị chi phối bởi bất kỳ người nào khác.

Đừng để nỗi sợ hãi lấn át
“Nói với trái tim mình rằng nỗi sợ đau đớn còn tồi tệ hơn chính đau đớn. Và rằng không trái tim nào phải khổ ải tìm kiếm những giấc mơ, vì mỗi một giây tìm kiếm là cuộc gặp gỡ Thượng đế cùng sự vĩnh cửu”.
Khi bắt đầu một công việc nào đó, chúng ta thường sẽ có xu hướng lo ngại, e dè. Nhưng hãy thử nghĩ mà xem, vốn dĩ cậu bé Santiago theo đuổi một giấc mơ không rõ thực hư, thậm chí trên cuộc hành trình đó còn không thể lường trước được biết bao nguy hiểm. Thế nhưng Santiago bằng sự can đảm, bản lĩnh đã chứng minh rằng linh tính của mình là chính xác. Đó cũng chính là bài học mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần phải suy ngẫm.

Hãy trân trọng hiện tại
“Tôi không sống trong quá khứ hay tương lai, tôi chỉ quan tâm đến hiện tại. Nếu bạn có thể sống trong hiện tại, bạn là một người hạnh phúc”.
Người bản lĩnh là người luôn hướng về phía trước dù cho quá khứ của họ từng trải qua những biến cố, khủng hoảng như thế nào. Bạn cũng vậy, thay vì cứ mải mê hoài niệm về quá khứ thì hãy học cách trân trọng hiện tại, vì chỉ hiện tại mới khiến bạn được hạnh phúc.

Nói tóm lại, “Nhà Giả Kim” của Paulo Coelho là một cuốn sách mà bạn nên đọc một lần trong đời. Đọc để biết mình từng bỏ lỡ những gì, đọc để biết hóa ra trên đời này còn nhiều điều kỳ diệu đến thế!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 16, 2023 5:53 pm

[📚 REVIEW SÁCH: NHÀ GIẢ KIM ]

C3hungyen

Paulo Coelho sinh ra tại Brasil, ông đã từng học trường luật tại đó, nhưng đã thôi học năm 1970 để du lịch qua Mexico, Peru, Bolivia và Chile, cũng như châu Âu và Bắc Phi. Hai năm sau ông trở về Brasil và bắt đầu soạn lời cho nhạc pop. Năm 1974 ông bị bắt giam một thời gian ngắn vì những hoạt động chống lại chế độ độc tài lúc đó ở Brasil. Về sự nghiệp viết lách, sách của ông đã được bán ra hơn 86 triệu bản trên 150 nước và được dịch ra 56 thứ tiếng. Những tác phẩm của ông đã lọt vào danh sách những quyển sách bán chạy nhất ở nhiều nước, kể cả Brasil, Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Ý, Israel và Hy Lạp. Ông là tác giả viết tiếng Bồ Đào Nha bán chạy nhất mọi thời đại.

2. Giới thiệu tác phẩm

Tiểu thuyết “Nhà giả kim” của Paulo Coelho như một câu chuyện cổ tích giản dị, nhân ái, giàu chất thơ, thấm đẫm những minh triết huyền bí của phương Đông. Trong lần xuất bản đầu tiên tại Brazil vào năm 1988, sách chỉ bán được 900 bản. Nhưng, với số phận đặc biệt của cuốn sách dành cho toàn nhân loại, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, “Nhà giả kim” đã làm rung động hàng triệu tâm hồn, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, và có thể làm thay đổi cuộc đời người đọc.

3. Tóm tắt nội dung sách Nhà giả kim

Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm

Nhân vật chính trong tác phẩm “Nhà giả kim” là cậu bé chăn cừu Satiago. Là một cậu bé có ước mơ đi đây đi đó khắp thế giới từ nhỏ nhưng mong muốn của cha mẹ Santigo là muốn cậu trở thành linh mục (vì đó là nghề danh giá nhất tại ngôi làng đó) để mang lại niềm tự hào cho gia đình nên cậu đã thuyết phục được cha cậu và trở thành một người chăn cừu.

Là người chăn cừu, cậu đã chu du khắp phía nam Tây Ban Nha, trong vài năm, tận hưởng một cuộc sống vô tư lự và phiêu lưu. Trên đường tới một thành phố nhỏ mà cậu đã từng tới để bán lông cừu và gặp người con gái của ông chủ tiệm – cô gái mà cậu thầm yêu mến, Santiago có một giấc mơ kỳ lạ lặp lại hai lần. Vì vậy cậu quyết định đến Tarifa gặp một bà thầy bói đoán mộng. Bà lão nói rằng cậu cần đến Ai Cập để tìm kho báu với cái giá là một lời thề, rằng khi tìm được kho tàng của ở Kim tự tháp Ai Cập cậu phải chia một phần mười của nó cho bà, song câu giải đáp cậu nhận được từ bà lại không khiến cậu thực sự tin tưởng và hài lòng.

Nhưng cuối cùng thì sự bối rối về giấc mơ và lời bà thầy của Satiago cũng không còn quá lớn sau khi cậu gặp một ông lão – Melchizedek tự xưng là vua của xứ Salem. Ông lão dã truyền cho cậu cảm hứng chinh phục của cậu và hứa sẽ chỉ dẫn Satiago. Thế rồi cậu bán đàn cừu cho một người bạn và đưa cho ông lão sáu con cừu còn lại trả công cho ông lão.

Sau khi nhận được 2 hòn đá – Urim và Thumim từ ông lão, cậu bắt đầu chuyến đi đến Kim tự tháp Ai Cập. Trong vòng một ngày khi vừa đến Moroco, Santiago bị lừa mất hết tiền và mắc kẹt lại tại đó. Mất hết tất cả, Santiago phải làm việc tại một cửa hàng bán pha lê. Sau đó gần một năm, cậu quyết định rời tiệm pha lê vì cậu đã có đủ tiền mua một bầy cừu mới, gấp đôi số cừu cậu bán đi hồi trước. Thế nhưng vì khi thu dọn hành lý Santiago một lần nữa nhìn thấy hai hòn đá Urim và Thummim mà cậu nhận được từ vua xứ Salem, Santiago quyết định không mua một con cừu nào cả mà tiếp tục con đường đi tìm kho tàng bí mật ở Kim tự tháp Ai Cập.

Cậu gia nhập đoàn lữ hành đến một sa mạc nơi gần các kim tự tháp. Trong đoàn người, Santiago gặp một anh chàng người Anh – người đã tìm kiếm những nhà giả kim chân chính suốt 20 năm qua. Đoàn người tiến dần về phía ốc đảo. Khi người Anh nọ thử quan sát sa mạc và học ngôn ngữ sa mạc, thì Santigo đọc những cuốn sách của anh ta và học về thuật giả kim. Khi họ tới ốc đảo, đoàn lữ hành được chào đón, và được khuyên phải dừng bước vì có chiến tranh giữa các bộ tộc phía trước. Ở nơi đây cậu đã giúp anh chàng người Anh tìm một nhà giả kim và cậu gặp được cô gái cậu yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên – Fatima.

Trong thời gian ở ốc đảo, nhờ vào dấu hiệu mà Santigo đã có thể dự báo trước và giúp bộ tộc tránh được một cuộc tấn công đột ngột vào ốc đảo. Cậu được thưởng rất nhiều tiền vàng, cùng một lời đề nghị trở thành người cố vấn quan trọng cho trưởng tộc. Cũng chính lúc ấy nhà giả kim ở ốc đảo nhận ra rằng ông đã tìm thấy một học trò xuất sắc – Santiago. Cậu lưỡng lự khi phải rời ốc đảo vì tình yêu với Fatima.

Nhà giả kim nói với cậu rằng trái tim cậu ở đâu thì kho báu cũng ở đó, tình yêu thật sự không bao giờ ngăn cản ai theo duổi vận mệnh của mình cả. Sau khi nói chuyện cùng Fatima – người phụ nữ sa mạc sẽ luôn đợi mình, cậu đã rời ốc đảo và lên đường đi tới kim tự tháp cùng nhà giả kim. Tới một vùng sa mạc cai quản bởi những chiến binh hung dữ, để được sống cậu đã “tặng” hết đi số tài sản của mình. Mọi chuyện chưa kết thúc ở đó vì để lấy lại tự do, trong vòng 3 ngày Santiago phải trổ tài “biến thành gió”. Nhờ vào ngôn ngữ của vũ trụ mà mình học được cậu đã trổ tài “biến thành gió” của mình cho những chiến binh và nhận được tự do.

Khi quãng đường tới kim tự tháp không còn xa nữa, nhà giả kim từ biệt cậu. Trước khi từ biệt cậu được chứng kiến ông biến chì thành vàng và nhận được 1 phần 4 số vàng. Đến được kim tự tháp, trong khi đang đào cát để tìm kiếm kho tàng, cậu đụng độ những tên cướp và bị cướp mất số vàng cậu nhận được từ nhà giả kim. Những tên cướp cười lớn khi nghe câu chuyện cậu đã vượt sa mạc để đến kho báu, một tên trong số đó nói rằng ngay tại chỗ này hắn cũng có một giấc mơ về kho tàng tại một nhà thờ ở Tây Ban Nha vào hai năm trước. Cuối cùng Santiago đã lấy được kho tàng, ở ngay nơi mà cậu đã có giấc mơ về kho tàng.

Tóm tắt những bài học chính của tác phẩm

1. Nỗi sợ là rào cản còn lớn hơn cả rào cản thực

Nói với trái tim mình rằng nỗi sợ đau đớn còn tồi tệ hơn chính đau đớn. Và rằng không trái tim nào phải khổ ải tìm kiếm những giấc mơ, vì mỗi một giây tìm kiếm là cuộc gặp gỡ Thượng đế cùng sự vĩnh cửu.

2. Chân lý không chết

Nếu điều chúng ta tìm kiếm là thuần khiết, sẽ không bao giờ nó mất đi. Và chúng ta luôn có thể quay trở lại. Nếu điều chúng ta tìm kiếm chỉ là một chốc sáng, như vì sao băng thì chúng ta sẽ chẳng còn gì khi trở lại.

3. Trân trọng hiện tại

Tôi không sống trong quá khứ hay tương lai, tôi chỉ quan tâm đến hiện tại. Nếu bạn có thể sống trong hiện tại, bạn là một người hạnh phúc.

4. Điều dối trá lớn nhất của cuộc sống

Chúng ta tin rằng: “Vào một lúc nào đó chúng ta sẽ không thể làm chủ được cuộc đời của mình và cuộc đời của chúng ta sẽ do cuộc sống xô đẩy.” Đó chính là điều dối trá lớn nhất của cuộc sống.

5. Khi bạn thật sự mong muốn một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp sức giúp bạn đạt được nó

6. Tình yêu không thể ngăn cản một người theo đuổi ước mơ của họ

4. Cảm nhận và đánh giá sách Nhà giả kim

“Nhà Giả Kim” của Paulo Coelho là một cuốn sách rất hay và đáng trải nghiệm. Không mất quá nhiều thời gian để đọc nó nhưng bạn sẽ nhận được rất nhiều bài học có giá trị. Nếu bạn đang suy nghĩ có nên theo đuổi đam mê và hạnh phúc của mình hay không hoặc đang loay hoay lạc lối trên con đường chinh phục và theo đuổi ước mơ và hoài bão của riêng mình thì “Nhà Giả Kim” là một sự lựa chọn thích hợp bởi nó không chỉ mở lối cho bạn mà nó còn là tuyên ngôn, tiếp thêm sức mạnh cho bạn để bạn theo đuổi ước mơ của mình.

Với văn phong giản dị, gần gũi kết hợp với một vài yếu tố thần thoại cổ tích tác phẩm càng thêm thu hút và hấp dẫn độc giả. Một điểm cộng nữa của cuốn sách là thông điệp và bài học rất rõ ràng và ý nghĩa. Hãy luôn luôn giữ nhiệt huyết để chinh phục ước mơ, hoài bão của mình.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 16, 2023 5:57 pm

Review sách Nhà Giả Kim – Dám mơ ước, dám theo đuổi


thichriviu

Có thể nói sách Nhà giả kim chính là liều thuốc tiên để hồi sinh cho những mảnh đời lạc lối. Hãy đọc và nghiền ngẫm các bài học triết lý từ cuộc hành trình vô cùng kỳ thú từ chàng trai Santiago trong tác phẩm.

Điểm đặc sắc của cuốn sách Nhà giả kim aka The Alchemist là tác giả đã tạo nên một cuộc phiêu lưu đầy cảm xúc ở mức độ cao nhất. Thông qua việc biến hóa, ghép nối những câu truyện tưởng chừng là khô khan và bình thường ấy.

Để rồi, bạn lại cứ mãi bị thôi thúc bởi những ý nghĩa mà Nhà giả kim để lại sau khi đọc xong. Tác phẩm ấy bỗng nhiên trở thành chiếc chìa khoá giúp bạn tìm ra “chân lý sống” của cuộc đời mình.

Tiểu thuyết nổi tiếng Nhà giả kim chấp bút bởi Paulo Coelho với những lần xuất bản đầu tiên tại Brasil năm 1988. Đến bây giờ, tác phẩm đã được tiêu thụ với hơn 95 triệu bản và trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Trong bài viết này, Thích Rì Viu xin giới thiệu tổng quát về sách Nhà giả kim cũng như cung cấp các nội dung chính mà các bạn nên lưu tâm khi chọn mua quyển sách hay này.

Nội dung chính

1. Đôi nét về Paulo Coelho – tác giả của cuốn sách Nhà Giả Kim2. Nội dung cuốn sách Nhà Giả Kim3. Cuốn sách Nhà Giả Kim giành cho ai?4. Cảm nhận về cuốn sách Nhà Giả Kim5. Kết luận

1. Đôi nét về Paulo Coelho – tác giả của cuốn sách Nhà Giả Kim

Paulo Coelho (24/8/1947) – một tiểu thuyết gia nổi tiếng, sinh ra tại thành phố kỳ diệu Rio de Janeiro ở Brazil. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Paulo Coelho sau đó đã đỗ vào trường luật với bao nỗ lực của bản thân.

Tác giả Paulo Coelho

Tuy nhiên đến năm 1970, ông quyết định dừng việc học để đi du lịch qua: Mexico, Peru, Bolivia, Chile,… Và một số nước khác ở Châu Âu.

Ông đã tìm được nguồn cảm hứng mới cho chính mình trong khoảng thời gian du hí ở các nước khác. Sau đó, ông trở về Brazil và bắt đầu với công việc soạn lời cho nhạc Pop.

Đến năm 1974, do những hành động chống lại chế độ độc tài ở Brazil, ông đã bị bắt giam trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, ông ở thời niên thiếu cho rằng bản thân không phải kiểu người dễ gần và chọn cách sống tách biệt với mọi người xung quanh. Thế là ông bị bố mẹ tống vào viện tâm thần trong suốt 3 tháng.

Khoảng thời gian sau, ông bắt đầu có niềm đam mê viết sách. Tuy nhiên, với sự ra đời không mấy thành công của cuốn sách Hell Archives, áp lực đã khiến ông dấn thân vào con đường nghiện ngập.

Mặc dù sự nghiệp viết lách của ông diễn ra không mấy suôn sẻ, nhưng ông lại rất có duyên với việc viết lời nhạc cho bài hát và đã kiếm được rất nhiều tiền từ công việc này.

Rồi bước ngoặt xảy ra đối với cuộc đời và sự nghiệp của ông trong một chuyến đi tới Tây Ban Nha.

Trên con đường đi tới Santiago de Compostela, Paulo Coelho đã tỉnh thức được nhiều thứ và điều này giúp ông sáng tác ra một tác phẩm có sức ảnh hưởng đáng kể hơn hẳn.

Từ đó, ông xác định theo đuổi niềm đam mê mãnh liệt bấy lâu cũng như nung nấu ý định xây dựng một sự nghiệp văn chương theo một phong cách độc nhất.

Và tiếng tăm của Paulo Coelho thật sự được nhiều người quan tâm một khi cuốn sách Nhà giả kim được công bố. Tác phẩm này đã mang lại sự thành công vang dội cho tên tuổi của ông.

2. Nội dung cuốn sách Nhà Giả Kim

Vậy Nhà giả kim là gì? Đây là cuốn tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện của chàng trai Santiago đầy ước mơ và hoài bão về việc chu du khắp nơi trên thế giới.

Trong truyện Nhà giả kim, với khao khát đem lại sự hãnh diện cho cả gia tộc, bố mẹ của Santiago mong muốn anh trở thành linh mục – người được ủy quyền để thực hiện các nghi lễ thiêng liêng của một tôn giáo. 

Nhưng rồi anh lại thuyết phục thành công bố mẹ của mình để làm một người chăn cừu. Và điều này đã khoả lấp được mơ ước từ bé của anh là đi đây đi đó khắp thế gian.

Một vài năm, Santiago trong hình hài của một gã chăn cừu đã có những giây phút sung sướng và mãn nguyện khi có được một cuộc sống phiêu lưu nhàn hạ. Anh ngao du khắp miền quê Andaluisa ở phía nam Tây Ban Nha.

Trong lúc di chuyển về một thành phố nhỏ mà anh từng đến để bán lông cừu vào một năm trước, Santiago đã nằm chiêm bao hai lần về một sự việc mà anh cảm thấy vô cùng khó hiểu.

Sự tò mò về giấc mơ mờ ảo của mình đã khiến anh tìm đến một bà lão thầy bói đoán mộng ở Tarifa.

Tuy không lấy tiền cho việc xem bói, nhưng bà có một điều kiện hay lời thề mà Santiagio bắt buộc phải thực hiện khi tìm ra được kho báu ở Kim tự tháp Ai Cập.

Và, anh cảm thấy không thực sự tin tưởng và hài lòng về lời giải đáp nhận được từ bà đó là: Hãy đi đến Kim tự tháp…

Sau đó, anh gặp được Melchizedek – vị vua của Salem, và được ông cho lời chỉ dẫn. Santiago đã bán 90% số cừu cho một người bạn và dành 10% còn lại (6 con cừu) để đổi lấy 2 hòn đá Urim và Thumim từ nhà vua.

Anh tiếp tục cuộc phiêu lưu của mình và bắt đầu di chuyển đến Kim tự tháp Ai Cập.

Vừa đặt chân tới Moroco không được bao lâu, Santiago tội nghiệp đã bị lừa hết tiền và phải làm việc tại một tiệm buôn pha lê. Lúc này, Ai Cập đối với anh thật xa vời.

Sau gần một năm quần quật tại cửa hàng pha lê, anh đã tích góp đủ số tiền để sắm một đàn cừu mới, nhưng anh lại quyết định không mua chúng.

Trong lúc sắp xếp hành lý, Santiago chợt nhìn thấy hai hòn đá Urim và Thummin mà anh đã trao đổi với vị vua Melchizedek trước kia. Thế là hành trình đến với kho báu Ai Cập lại được tiếp tục.

Santiago tham gia vào đoàn người đi buôn vượt xa mạc để đến gần với các kim tự tháp. Trong đoàn, anh tiếp xúc với một người Anh đã và đang kiếm tìm nhà giả kim chân chính trong suốt 20 năm liền.

Đoàn lữ hành dần di chuyển về một ốc đảo. Trong lúc người Anh khám phá và học hỏi ngôn ngữ sa mạc, thì Santiago chăm chú nghiên cứu về luyện kim thuật qua những tài liệu của anh chàng người Anh.

Tại ốc đảo, Santiago đã giúp chàng trai người Anh tìm ra một nhà giả kim và gặp được Fatima – người con gái mà anh yêu thương.

Sau một vài vụ việc xảy ra tại ốc đảo, Santiago được trọng thưởng một số tiền vàng lớn và lời đề nghị trở thành thành viên quan trọng của bộ tộc. Cùng lúc ấy, nhà giả kim xuất hiện và phát hiện ra cậu học trò xuất chúng – Santiago.

Vì tình yêu to lớn với Fatima, anh hết sức băn khoăn khi phải rời bỏ ốc đảo. Nhưng người phụ nữ sa mạc đã hiểu được tình cảm đó và hứa sẽ luôn chờ đợi anh.

Cùng với người thầy giả kim, Santiago rời khỏi ốc đảo và tiếp tục hành trình tới kim tự tháp. Bị chặn bởi các chiến binh sa mạc dữ dằn, anh phải cho đi hết tài sản mà mình có.

Chưa dừng lại ở đó, để đổi lấy sự tự do, trong vòng 3 ngày, Santiago buộc phải “biến thành gió” trước sự chứng kiến của các tên chiến binh cai quản. Và cuối cùng, anh cũng làm được.

Đường tới kim tự tháp đã gần kề, giả kim sư giã từ Santiago. Trước khi rời đi, anh được chiêm ngưỡng màn biến chì thành vàng từ người thầy và nhận được một phần của số vàng đó.

Khi tới được kim tự tháp, anh bị những tên cướp trấn lột hết số vàng nhận được từ nhà giả kim. Những tên cướp đã cười to khi nghe câu chuyện vượt sa mạc để tìm kho báu của anh.

Tuy nhiên, trải qua bao sóng gió, Santiago cuối cùng cũng đã chạm tay vào được kho báu, ngay tại nơi mà anh đã có giấc mộng về nó.

3. Cuốn sách Nhà Giả Kim giành cho ai?

Để trả lời cho câu hỏi “đối tượng nào nên đọc sách Nhà giả kim?” thì đây chính là một tác phẩm dành cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên, quyển sách này sẽ đặc biệt phù hợp và có sức ảnh hưởng đối với những người muốn khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống. Hay những ai đang chùn bước trên con đường theo đuổi ước mơ và hoài bão.

Đối tượng nào nên đọc sách Nhà giả kim?

Hơn nữa, đây là cuốn sách mà bạn có thể đọc đi đọc lại ở các giai đoạn trong cuộc sống. Mỗi lần đọc Nhà giả kim sẽ mở ra các ý nghĩa và giá trị khác nhau so với lần đọc trước đó.

Câu nói hay trong Nhà giả kim khiến ta phải suy ngẫm:

KHI CHÚNG TA NỖ LỰC ĐỂ TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN, MỌI THỨ XUNG QUANH CHÚNG TA CŨNG SẼ TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN

4. Cảm nhận về cuốn sách Nhà Giả Kim

Nhà giả kim – Paulo Coelho là một trong những cuốn sách hay và kinh điển mà bạn nên trải nghiệm ít nhất một lần trong đời.

Tác phẩm được thể hiện bằng phong cách viết giản dị, gần gũi và kết hợp với nhân tố thần thoại cổ tích, giúp tạo sức hút và lôi kéo độc giả vào nội dung câu chuyện hơn.

Chúng ta nên dành lời ca ngợi cho cuốn sách là bài học và thông điệp đưa ra rất rõ ràng và ý nghĩa. Không làm cho người đọc bị hoang mang và lúng túng.

Nhà giả kim- Cuốn sách hay và kinh điển

Hơn nữa, qua cuộc phiêu lưu gian truân của chàng trai Santiago, các bạn chiêm nghiệm ra được điều gì? Câu trả lời có thể tuỳ thuộc vào cảm nhận cá nhân của mỗi người.

Tuy nhiên, bài học lớn nhất ở đây là hãy dám hành động và theo đuổi khát vọng của mình cho tới cùng dù có vấp ngã bao nhiêu lần đi chăng nữa. Và, chúng ta sẽ không cảm thấy nuối tiếc vì điều gì cả.

Như câu chuyện của Santiago, nhờ có cuộc hành trình khám phá kho tàng này mà anh đã tìm được nửa kia của mình, cũng như được tận mắt chứng kiến sự hùng vĩ của Kim tự tháp Ai Cập…

Và đó chính là thành quả của việc dám đương đầu và không từ bỏ ước mơ, và làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh của bản thân.

5. Kết luận

Ở trên, Thích Rì Viu đã tóm tắt sơ lượt cuốn sách Nhà giả kim nhằm giúp cho các bạn có được những nhận định rõ ràng xem liệu tác phẩm này có phù hợp với mình hay không.

Tụi mình sẽ không phân tích Nhà giả kim một cách quá chi tiết hay đưa ra những ý kiến chủ quan. Bạn phải là người tự cầm quyển sách lên để cảm nhận được nét hấp dẫn của nội dung câu chuyện.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 17, 2023 1:44 pm

[Bookademy] Review Sách "Bá Tước Monte Cristo" - Nỗi Niềm Đau Khổ Nhân Danh Chúa Trời

Ireviewsach

Là câu chuyện của âm mưu, tình yêu và trào phúng xã hội, Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas là cuốn tiểu thuyết hay nhất viết về tình yêu và hận thù - hai thái cực tưởng như trái ngược nhưng lại liên tục giao nhau, đến nỗi người ta phải tự hỏi: yêu người mình hận hay hận người mình yêu?

Bá tước Monte Cristo kể câu chuyện của chàng trai Edmond Dantes - một thuỷ thủ trẻ trung và điển trai, chuẩn bị có đám cưới trong mơ với vị hôn thê Mercedes xinh đẹp. Sớm thôi, Dantes cũng sẽ trở thành thuyền trưởng của tàu Pharaon khi mà người cựu thuyền trưởng Leclere qua đời trong một trận sốt và uỷ thác lại con thuyền cho chàng. Chàng là một tay thuỷ thủ lành nghề và chất phác, được bạn bè kính trọng và giành được sự yêu quý của ông Morrel chủ tàu. Tương lai mở ra đầy hứa hẹn cho Dantes. Nhưng số phận nghiệt ngã, vẽ nên viễn cảnh tươi sáng để rồi bôi đen tất cả. Làm sao Dantes ngờ được cánh cửa tương lai đáng mơ ước chỉ dành cho riêng chàng đó lại phản chủ theo cách không ngờ đến nhất. Nó thay thế lòng kính trọng của bạn bè chàng bằng sự ghen tị và ác ý đối với chàng; và mang đến cho chàng thêm những thù ghét. Những kẻ đố kỵ đã dựng nên một tấn thảm kịch cho Dantes vào đúng cái ngày mà đáng lẽ ra hạnh phúc phải đến trọn vẹn với chàng - ngày cử hành hôn lễ với nàng Mercedes. Dantes bị buộc tội mưu phản, khi không may nhiệm vụ cuối cùng của chàng lại là bằng chứng phạm tội được bọn chúng gài bẫy công phu: trong nhiệm vụ cuối cùng của chàng trên chuyến hải trình là dừng lại ở đảo Elba để nhận và chuyển thư. Đó là năm 1815 và cả nước Pháp vẫn bị giành qua giật lại giữa hai phe phái là chủ nghĩa Bonaparte và Quân chủ, trong khi Napoleon đang bị biệt giam ngoài đảo mà vẫn tính kế giành lại Pháp. Dantes đã vô tình là khiên chắn cho hành động khuất tất, lợi dụng của những kẻ đố kỵ thuộc phe Quân chủ: một mũi tên trúng hai đích khi chúng vừa đồng loã với nhau tống cổ Dantes vào tù - bằng tội danh mà chàng chưa bao giờ phạm phải , vừa răn đe cảnh cáo những tàn dư của phe Bonaparte, củng cố quyên lực của mình. Về phần Dantes, chàng bị ném vào nhà lao pháo đài If trên hòn đảo biệt lập trong 14 năm trời bị cả thế giới lãng quên.

Dantes đã xoay sở để trốn thoát trong nhiều năm sau đó, thông minh hơn, từng trải, giàu có hơn và quyết tâm trả cho bằng được mối hận thù. Điều đáng ngạc nhiên trong cuốn sách là mức độ phức tạp và tinh vi, thủ đoạn trong kế hoạch của chàng. Dantes dành ra hằng năm trời tính toán đường đi nước bước, tự làm gián điệp cho chính mình bằng cách thâm nhập vào cuộc sống, thói sinh hoạt của kẻ thù, hay thậm chí làm bạn với những đứa con của chúng. Chúng ta đều biết trả thù luôn là một ý tưởng không tồi - nó chiếm hữu tâm trí của bạn và không để lại cho bạn thứ gì ngoài sự trống rỗng và mệt mỏi. Như một điều tất yếu, câu hỏi quan trọng được đặt ra bởi độc giả là liệu Dantes có nhận thức được rằng trừng phạt người khác chẳng làm cho chàng cảm thấy thoả mãn hơn là tận hưởng cuộc sống của chính mình (tôi không thể ngừng liên tưởng đến Inigo Montoya khi đọc cuốn sách này). Rằng khi nào Dantes mới nhận ra chàng không thể trừng phạt kẻ xấu mà không làm tổn thương đến những người vô tội xung quanh chúng.

Nước Pháp thời Napoleon

Một số thông tin cần thiết về bối cảnh của cuốn tiểu thuyết để ta có thể hiểu sâu sắc thông điệp của nó, vì nước Pháp thời kì Napoleon luôn là một vấn đề lịch sử với nhiều góc khuất thú vị:

Monte Cristo được coi là một cuốn tiểu thuyết "phiêu lưu". Cuốn sách được xuất bản vào năm 1844 dưới hình thức dài kì và trở nên vô cùng nổi tiếng ở thời điểm đó. Đây cũng được coi là tiểu thuyết "lịch sử" mặc dù có một điều khá kì lạ rằng câu chuyện được sáng tác vào năm 1844, trong khi giai đoạn 1815 - 1835 mới được gọi tên mang ý nghĩa lịch sử. Nhưng Dumas thực sự đã viết về những cột mốc trọng yếu nhất gánh vác cả lịch sử nước Pháp.

Cuốn tiểu thuyết cũng là một phần của chủ nghĩa Lãng mạn nổi lên ở Châu Âu trong những năm 1800 - 1840. Tôi có thể giải thích chi tiết khái niệm chủ nghĩa Lãng mạn ở đây, nhưng điều này là không cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ đọc Monte Cristo - cái lãng mạn xúc cảm là một đặc trưng tiêu biểu xuyên suốt câu chuyện. Dantes yêu Mercedes cả một đời, mặc dù chàng cảm thấy mình bị nàng phản bội khủng khiếp. Chàng bị tác động bởi cảm xúc nhưng đồng thời cũng gần như làm chủ được chúng để đánh lừa mọi người xung quanh, kể cả những người gần gũi nhất. Lúc nào Dantes cũng bị giày vò giữa những gì chàng muốn làm và phải làm, và điều đó thật không tốt cho sức khoẻ đã đến tuổi già của chàng. Tình yêu, tình thương mến vẫn luôn tồn tại, chực chờ để bước chân vào cuộc sống của Dantes, nhưng chàng đã quá lún sâu vào hận thù đến nỗi không hề nhận ra nó.

Alexandre Dumas chào đời tại Pháp vào năm 1802. Bố ông từng là tướng lĩnh trong quân đội của Napoleon nhưng đã bị vắt kiệt sức lực và ở tình trạng khánh kiệt ngay đúng khoảng thời gian Dumas được sinh ra. Dumas là cháu trai của một quý tộc Pháp và một nô lệ người Haiti, có lẽ đó là một trong những nguyên do mà Dumas nhấn mạnh sự giam cầm tù nhân trong tiểu thuyết có liên quan đến nô lệ ở ngoài đời thực. Dumas sống và chứng kiến những thời kì lịch sự với dấu ấn sống động nhất, ông biết rất rõ mình đang viết về điều gì và điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với người khác. Và rõ ràng là ông cũng quen biết gia đình Napoleon.

Monte Cristo và khởi đầu của nguồn cảm hứng

Wikipedia đã cho chúng ta một khái niệm đầy hấp dẫn về hoàn cảnh sáng tác của Monte Cristo :

Dumas có mối quan hệ gần gũi với các thành viên của gia đình Napoleon khi ông đang sống tại Florence năm 1941. Ông đi tham quan quanh đảo Monte Cristo bằng một con thuyền buồm nhỏ, được hộ tống bởi một hoàng tử trẻ cũng là người anh em họ của Louis Bonaparte - chính là hoàng đế Pháp mười năm sau đó. Trong chuyến hải trình này ông đã hứa với hoàng tử là sẽ viết một cuốn tiểu thuyết lấy tiêu đề trùng với tên hòn đảo. Khi đó hoàng đế tương lai đang bị cầm tù ở nhà lao Ham (cũng là một cái tên được nhắc đến trong cuốn sách) và Dumas đã đến thăm chàng. Năm 1840, Louis Napoleon bị kết án chung thân trong ngục tù, nhưng đã xoay sở để trốn thoát thành công bằng nguỵ trang vào năm 1846, vào đúng thời điểm cuốn tiểu thuyết của Dumas đang làm mưa làm gió trong dư luận quần chúng. Cùng phong cách với Dantes, Louis Napoleon xuất hiện trở lại ở Paris với hình ảnh một người đàn ông quyền lực bí ẩn. Tuy nhiên đến năm 1848, Dumas đã không chọn bầu cử cho Louis Napoleon. Cuốn tiểu thuyết đã vô tình, đi trái ý muốn của cha đẻ nó, đóng góp một yếu tố tinh thần quan trọng trong chiến thắng của bậc đế vương tương lai Napoleon III.

Điều tôi đặc biệt yêu thích ở Monte Cristo đó là mức độ phức tạp và tinh vi trong mưu kế của Dantes, và cách mà Dumas tiết lộ từng tình tiết một theo cách không thể nào bình tĩnh hơn qua 650 trang sách. Với cương vị là một nhà văn viết truyện dài kỳ, lẽ dĩ nhiên ông có quyền giữ cái sở thích vẽ vời hết ý tưởng ra trong đầu nhưng lại lần nữa không tiết lộ cho độc giả. Nhưng nếu bạn mong muốn một cuốn sách đủ thu hút để làm cho bạn chìm đắm vào nó thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng ta biết chắc ta đang chuẩn bị đối mặt với điều gì khi cầm trên tay 650 trang giấy nặng chịch, nhưng ta vẫn không thể đặt quyển sách xuống được.

Những ngôi sao thực sự của cuốn sách lại là con của ba "kẻ thù" của Dantes. Nghịch lý trớ trêu khi bố mẹ càng sa đoạ, nhân cách thối rữa bao nhiêu thì con của chúng lại ngây thơ bấy nhiêu. Dumas đã thực sự thổi cái hồn, sức sống vào mỗi đứa trẻ, làm cho cuộc đời chúng giao nhau và từ đó tạo nên những bước ngoặt thú vị.


Mặc dù chàng có bộ óc thiên tài khi bày mưu tính kế và sở hữu một gia tài khổng lồ, Dantes học được rằng chàng không thể nắm bắt và điều khiển cuộc sống của người khác nhiều như chàng từng nghĩ. Chàng cảm thấy mình như một hình mẫu người cha tiêu chuẩn cho những đứa trẻ mà ngày đêm chàng mong muốn cuộc sống của chúng bị huỷ hoại, đến cuối cùng chính bọn trẻ lại dạy cho chàng nhiều điều mà trong suốt cuộc đời chàng, những tháng ngày hạnh phúc hay cả 14 năm cầm tù chàng chưa bao giờ được dạy. Chứng kiến mối quan hệ giữa Dantes và những nguời trẻ tuổi này dần trở thành tình bạn có lẽ cũng là điều hấp dẫn nhất của cuốn sách. Tôi tự nhận thấy bản thân chỉ mong chờ để xem đến phân đoạn nào Dantes nhận ra mưu kế của chàng sẽ làm tổn thương những người bạn mới đó đến nhường nào.

Vấn đề lớn nhất của Dantes, tâm trí chàng là con nguời hay là quái vật? Dantes chà đạp lên kẻ thù của chàng bằng những thủ đoạn hết sức tàn bạo, thế nhưng lại đối xử với nguời thân của chàng thật ôn nhu. Dumas đã để cho Dantes đóng vai trò như một "thiên thần báo thù", trừng phạt kẻ ác nhân danh Chúa tối cao. Nhưng những hành động mà thực sự làm cho người ta bị huỷ hoại, theo đúng nghĩa đen về cả mặt thể chất và tinh thần, mặc dù họ xứng đáng nhận quả báo ấy thì đó có phải là kết cục mà Chúa muốn? Tôi phải thừa nhận rằng tôi không nhận thức được rõ ràng ý đồ của Dumas ở đây. Dantes được khắc hoạ, được tôn vinh như thánh sống, nhưng tôi cảm thấy đáng tiếc cho chàng. Tiếc cho cái trọng trách quá lớn mà chàng phải gánh gồng trên vai, vì ngoài chàng ra thì sẽ chẳng có ai thực hiện được cả; vì số phận nghiệt ngã giao cho chàng sứ mệnh phải trả thù cho bằng được chỉ để cuối cùng chàng nhận ra đau khổ nhân đôi. Chàng có thể lạnh lùng và không khoan nhượng, nhưng chính điều đó làm ta cảm thấy xót xa và chỉ muốn Dantes có thể tận hưởng ý nghĩa cuộc sống của mình hơn là chỉ chia rẽ, chà đạp kẻ thù rồi lại dằn vặt có lỗi với những người thân vô tội của chúng. Nhưng một điều quan trọng không thể không nhắc tới, chính là Dantes làm việc tốt bất cứ khi nào chàng có thể, bất cứ khi nào có người cần đến mình, thậm chí cả khi nó phản lại kế hoạch trả thù của chàng.

Tôi cũng thích thú với phương diện của quyển sách mà làm cho bạn phải suy nghĩ liệu sự độc ác có hay không mang tính tuyệt đối, và nhân vật phản diện liệu có phần nào hối lỗi cho việc chúng đã làm. Phản diện trong Monte Cristo có rất nhiều, và có cá tính mạnh mẽ riêng biệt. Chúng không cùng được nặn ra từ một cái khuôn, cũng không được tô vẽ bằng một bộ màu duy nhất; nhưng điểm chung của chúng là không thể nào dành được sự cảm thông tuyệt đối của ta cho những gì chúng đã thực hiện. Villefort, luật sư của nhà vua có lẽ là nhân vật thú vị nhất vì mâu thuẫn cứ luôn tồn tại song song trong nội tâm của hắn. Hắn trọng danh tiếng và phẩm giá, đặc biệt là khi liên quan đến công việc, nhưng chính hắn lại tự phá huỷ cái ràng buộc thiêng liêng đó của mình: vu khống tội danh và tống Dantes vào tù. Dantes biết rằng cú đánh hiểm nhất vào Villefort chắc chắn sẽ là huỷ hoại thanh danh của Villefort duới danh nghĩa của hắn là một luật sư (tất nhiên Dantes đã thực hiện được mục đích của minh). Mercedes cũng gây hứng thú không kém, vì Dantes luôn day dứt và dằn vặt nội tâm, chàng phật lòng khi thấy Mercedes đã từ bỏ mình quá sớm, nhưng đồng thời cũng muốn tha thứ cho nàng vì biết rằng nàng bị ép buộc gả cho kẻ thù. Hay đơn giản hơn, có lẽ Mercedes không thể đợi Dantes mãi mãi được.

Bá tước Monte Cristo là  cuốn sách thuộc hàng kinh điển mà tôi đã luôn muốn đọc, và vui mừng thay nó đã thực sự vượt hơn cả kỳ vọng của tôi. Thật lòng, tôi đã chờ đợi một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu hung hăng tàn bạo hơn, nhưng cuốn sách lại mang đậm chất tâm lí và tập trung khắc hoạ tình cảm nội tâm của các nhân vật một cách sâu sắc. Đây cũng là cuốn sách đã được kể đi viết lại hàng trăm lần, đến mức chúng ta tự hỏi bản gốc có bị loãng đi giữa tất cả những dị bản và tác phẩm ăn theo khác, nhưng đáng mừng là điều đó không xảy ra.

Review chi tiết bởi Hồng Nhung - Bookademy

---------


Giá trị của tác phẩm

Câu truyện về một người tử tù nhưng còn sống. Nhờ vào một điểm sách của vận mệnh trong cả cuộc đời tâm tối của anh.Điều gì mất đi khi nột cậu trai trẻ bị đoạt mất cả tuổi trẻ của mình chỉ vì sự tham lam và ganh tị của người khác. Liệu mọi thứ bên cậu cuối cuộc hành trình có xứng đáng để nuoi sống lại trái tim đã trải qua quá nhiều đau khổ. Và làm sao một con người đã bị đẩy đến tận cùng của sự đau khổ có thể trỗi dậy từ tro tàn để trở thành một con người khác.Bên cạnh đó là một mặt tối của chính phủ lâm thời, sự thối nát của lòng dạ những con người vì quyền lực mà sẵn sàng đẩy những con người không quen biết vào cái chết. Và đôi khi cái chết lại không phải là sự trừng phạt thích đáng.

Trịnh Xuân Trường

Thù hận và hạnh phúc

Tác giả Alexandre Dumas có lẽ đã quá nổi tiếng qua tác phẩm ba chàng lính ngự lâm. Và, Bá Tước Monte Cristo cũng là một tác phẩm tuyệt vời khác của ông. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính Edmond Dantes - một thủy thủ trẻ tuổi, tài cao, có một người yêu xinh đẹp.Edmond Dantes cứ ngỡ là đang sống trong những ngày tươi đẹp nhất của cuộc đời khi sắp được làm thuyền trưởng, sắp lấy được một người vợ nết na, xinh đẹp. Nhưng, ngay trong cái ngày tưởng chừng như là ngày đẹp nhất cuộc đời Dantes - ngày mà Dantes và nàng Mercedes xinh đẹp làm lễ thành hôn thì một biến cố lớn xảy ra với Dantes. Dantes bị những kẻ ghen ghét và đố kỵ hãm hại và bị tống vào tù. Kết quả, Dantes bị tống vào tù suốt 14 năm trời trước khi vượt ngục thành công. Quãng thời gian ở tù là những tháng ngày khổ cực nhất. Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng khiến Dantes đã rất nhiều lần nghĩ đến việc sẽ tự kết thúc cuộc sống của mình. Giữa lúc tuyệt vọng nhất thì Dantes đã nghe được tiếng động đã giúp anh có thêm nghị lực sống tiếp - chính là tiếng động của linh mục Faria, người cũng bị giam cầm trong tù như Dantes. Nhờ có linh mục Faria mà Dantes đã có thêm nghị lực để tiếp tục sống. Trong thời gian bị giam cầm, Dantes đã được linh mục Faria chỉ dạy rất nhiều kiến thức và học được các thứ tiếng khác nhau. 14 năm trong tù đã khiến Dantes biến thành một con người hoàn toàn khác. Anh không còn là chàng thủy thủ Edmond Dantes ngây thơ ngày xưa nữa mà giờ đây, anh đã trở thành bá tước Monte Cristo giàu có và tài năng. Với thân phận mới,bá tước Monte Cristo đã tìm cách tiếp cận và lên kế hoạch trả thù những kẻ đã cướp đi hạnh phúc của mình. Mộtbá tước Monte Cristo lạnh lùng tìm cách trả thù nhưng theo dòng thời gian ta vẫn có thể thấy đâu đó vẫn còn một chàng Dantes ngày xưa. Và người đọc cũng có thể thấy được những thay đổi về suy nghĩ của bá tước Monte Cristo về cách trả thù của mình cũng như cuối cùng bá tước Monte Cristo cũng có thể tìm lại hạnh phúc cho riêng mình. Với cá nhân mình thì đây là một tác phẩm tuyệt vời, rất đáng để đọc!


Ẩn danh

THuyền

Liệu trả thù có phải là lựa chọn duy nhất?

Nói đến tác phẩm văn học kinh điển, tôi hay nghĩ đến ngay một cuốn sách đã được viết cách đây khá lâu, nhưng vẫn giữ vững được những giá trị thuần túy cho đến tận bây giờ. Vì thế, tôi luôn trân trọng và dành một góc riêng trong giá sách của mình cho những cuốn sách như thế. "Bá tước Monte Cristo" là một trong số đó. Tiểu thuyết "Bá tước Monte Cristo" được viết bởi Alexandre Dumas. Nội dung xoay quanh nhân vật - chàng trai thủy thủ Edmond Dantes. Dantes là một chàng trai trẻ trung, chân thật, đầy tài năng và có một tương lai xán lạn. Nhưng biến cố đã xảy ra trong chính ngày cưới của anh, Dantes bị bắt và cầm tù trong suốt 14 năm bởi chính sự hãm hại của kẻ thù. Trong 14 năm dài đằng đẵng đó, biết bao sự việc đã xảy ra, từ tuyệt vọng đến hy vọng, Dantes còn may mắn gặp được người thầy vĩ đại của đời mình. Rồi một ngày tươi sáng cũng tới, anh đã trốn khỏi vòng lao ngục tăm tối kia, bỏ lại sau lưng danh tính và tuổi thanh xuân của Edmond Dantes, thay vào đó là Bá tước Monte Cristo đầy hận thù. 10 năm sau khi vượt ngục là 10 năm trả ơn ân nhân và tiến từng bước đến kẻ thù của Ngài Bá tước giàu có. Alexandre Dumas không những viết nên một tác phẩm tuyệt vời về luật nhân quả mà còn đề cao hơn cả tấm lòng bao dung. Tôi sau khi đọc xong đã tự hỏi mình rằng : liệu trả thù có phải là lựa chọn duy nhất? Và rằng trừng phạt những kẻ có tội có làm ta vui sướng mà không gây đau khổ đến những người xung quanh? Đây thực sự là một tác phẩm rất hay, tuy rằng bản dịch của bác Mai Thế Sang là bản lược dịch nên nhiều chi tiết không liền mạch nhưng vẫn rất đáng xem. Thực tâm tôi mong nhiều người đọc cuốn sách này.

Ẩn danh

Lê Huỳnh Đức

Bá Tước Monte Cristo - Alexander Dumas

Nếu bạn có những phút giây chơi vơi mất phương hướng, hay bạn đang bế tắc tuyệt vọng. Thì cuốn sách này sẽ là một lựa chọn không tồi, cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều động lực, bạn sẽ thấy được an ủi hơn. Hay đơn giản bạn sẽ thấy ở trong này những bài học cuộc sống đầy thông thái để bạn có thể tiếp tục vươn lên, tiếp tục sống một cách mạnh mẽ... Cũng như lời giới thiệu ở trên, sau khi đọc xong cuốn sách này tôi thấy mọi nỗi tuyệt vọng, khổ đau của mình thực sự chưa thấm vào đâu so với những gì mà nhân vật chính Edmond Dantes đã phải trải qua. Một chàng trai 20 tuổi, đang có tất cả, tuổi trẻ đầy thanh xuân, tình yêu tuyệt vời, sự thăng tiến trong công việc. Đó là chức vụ thuyền trưởng đầy mơ ước, một gia đình ấm cúng. Nhưng bất ngờ có một biến cố xảy đến. Tất cả mọi thứ đều bị sụp đổ, khi bị bắt giam 14 năm bắt nguồn vì một lý do hết sức đơn giản. Đó là sự ganh ghét, đố kỵ. Mãi đến sau này Edmond Dantes mới biết được âm mưu này. Sau đó anh bị bắt giam và nhốt dưới một nhà tù được coi như là một địa ngục trần gian, có đi mà không có về. Khi bị đưa vào ngục Edmond Dantes đã nghĩ rằng cuộc đời mình đến đây là chấm hết. Bao nhiêu đau buồn, bao nhiêu tuyệt vọng, đầu óc thì ngây thơ. Đã bao nhiêu lần đập vào tường để tự tử kết liễu cuộc đời mình. Nhưng vô tình anh gặp được một người bạn tù vô cùng thông thái. Vị linh mục Faria, ông chính là người thầy, người cha thứ hai của anh. Chính ông đã truyền cho anh niềm tin, hi vọng và động lực để tiếp tục sống. Và ông truyền dạy cho anh tất cả mọi thứ, biết sống như thế nào để trở thành một người quý tộc, hay về tài chính, và biết làm như thế nào trước những thủ đoạn mưu mô của kẻ thù... Và điều to lớn nhất là ông có một kho báu được để lại cho anh, hiện kho báu đó đang ở đảo Monte Cristo. Sau khi đào tẩu khỏi nhà tù IF nhờ vào kế "ve sầu thoát xác" Edmond Dantes đã tìm được kho báu và tìm được một người cùng anh lên kế hoạch trả thù. Anh quay về lấy tên của hòn đảo để làm biệt hiệu Monte Cristo... Và từ đó Bá Tước Monte Cristo đã ra đời, anh trở về đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ anh ngày trước và trả thù những kẻ đã gây ra những khổ đau cho mình.

Ẩn danh

Ngọc Châm

Một trong những cuốn sách kinh điển hay nhất, kịch tính nhất

Đây là một trong những cuốn sách kinh điển hay nhất, kịch tính nhất mà mình đọc. Nó đến với mình rất tình cờ. Mình bình thường không phải là một đứa hứng thú hay có đam mê gì với sách kinh điển, thậm chí mình không thể đọc nổi. Thế nhưng vào một ngày đẹp trời, mình tự nhiên tìm thấy ở góc tủ quyển sách này, và câu chuyện bắt đầu... Mình đã đọc nấu nghiến và xong trong vòng một ngày vì quá "bánh cuốn" Câu chuyện kể về cuộc hành trình của một chàng thủ thủy tên là Edmond Dantès bị oan trong buổi hôn lễ của mình, tuy bi thương nhưng với cái nhìn lạc quan và cộng thêm chút may mắn từ Thượng Đế. Bản thân mình cực thích những chương cuối, cách giải quyết các khúc mắc mà tác giả đưa ra rất thú vị, hợp tình hợp lí và có plot twist bất ngờ nữa. Những khoảnh khắc tác giả cho Monte Cristo lộ diện chân tướng sẽ ám ảnh trong suốt đời những ai mà bất hạnh rơi vào tình huống đó. Thực sự hay và cảm thấy thỏa mãn khi gấp trang cuối cùng lại,... Trên đời này không có hạnh phúc mà cũng chẳng có bất hạnh, chỉ là sự chuyển biến từ trạng thái này qua trạng thái khác. Chỉ có những người nào trải qua cảnh khổ cực mới hưởng thụ được cảnh sung sướng. Chỉ có kẻ nào sắp chết mới biết được cuộc sống là thiên đường." Câu chuyện cho chúng ta thấy, dù có nhiều tiền, nhiều kiến thức thế nào đi nữa, cũng không che lấp được lòng căm hận của một con người, dù là 1 con người lương thiện nhất như Edmond Dantes

trainghiemsong.vn

Đây là một cuốn sách phù hợp với đa số lứa tuổi.

Ắt hẳn tác phẩm Bá tước Monte Cristo không còn quá xa lạ đối với những ai là fan của dòng văn học tiểu thuyết phưu lưu, lịch sử phục hưng Châu Âu, nhưng nếu bạn là người chưa từng thưởng thức tác phẩm này, hãy lưu lại bài viết rồi đọc ngay đi, bởi nếu biết trước quá nhiều về tác phẩm này trải nghiệm của bạn sẽ giảm đi khi đọc nó Đây là một cuốn sách phù hợp với đa số lứa tuổi. Mình tưởng rằng Ba người lính ngự lâm đã là tác phẩm đỉnh nhất của Alexandra Dumas rồi nhưng không mình đã hoàn toàn sai sau khi đọc Bá tước Monte Cristo. Điểm sáng nhất của tiểu thuyết này chính là cốt truyện. Câu truyện kể về anh chàng Edmond Dante bị bạn bè và đồng nghiệp hãm hãi vì quyền lợi cá nhân dẫn đến việc anh bị bắt trong chính ngày cưới của mình, để rồi người vợ sắp cưới cưới chính kẻ thù của mình, gián tiếp hại chết cha anh, bị giam trong ngục tù suốt 14 năm, sau khi lấy được một kho báu anh đã chờ tới 10 năm sau hòa mình vào giới quý tộc của Pháp để trả thù đám bạn ngày xưa hãm hại mình. Nếu nghe sơ qua về tóm tắt các bạn có thể thấy câu truyện quá đơn sơ nhưng do đây là tác phẩm đã ra mắt cách đây 150 năm thì đây là một tuyệt phẩm của thời đại. Câu truyện được tác giả kể hết sức li kì, hồi hộp, lôi cuốn trong khoảng 1/3 đầu tiên của tác phẩm qua các đoạn như cảnh vượt ngục của Dante. Tuy nhiên lại hơi rời rạc, diễn ra chóng vánh ở hồi sau của tác phẩm. Tâm lý, hoàn cảnh đáng thương của Dante được tác giả khắc họa rất rõ nét nên người đọc chúng ta rất dễ đồng cảm với nhât vật. Sự bất công của những giai cấp nghèo hèn, sự bóc lột của giai cấp tư sản, giới quý tộc được miêu tả chân thật như chính chúng ta đang ở trong thời đại đó.

Ẩn danh

sachhay24h.com

Khi tình yêu và hận thù không thể đi cùng nhau

Cuốn sách phân chia rất rõ hai ranh giới, một xấu một tốt, một ác một thiện, một tình yêu, và một hận thù. Xen lẫn trong sự căm phân ngút trời của nhân vật chính khi chứng kiến cha mình chết vì đói, người yêu mình đi lấy kẻ khác, và bản thân phải chịu cảnh tù đày, lại là tình yêu cao cả từ chính Monte, dành cho người mình từng thương, cũng như tình yêu từ những thế hệ sau, những đứa con sinh ra từ những bậc cha mẹ có tâm địa độc ác, nhưng chúng lại có tâm hồn cao cả sẵn sàng vì tình yêu. Dumas đã để cho Dantes đóng vai trò như một "thiên thần báo thù", trừng phạt kẻ ác nhân danh Chúa tối cao, những hành động mà thực sự làm cho người ta bị huỷ hoại, theo đúng nghĩa đen về cả mặt thể chất và tinh thần đã vắt kiệt sự sống của những kẻ xấu. Song chính Monte cũng nhận ra rằng anh không thể tiếp tục công cuộc trả thù mà không làm tổn thương những người vô tội, những người đứng ngoài số phận của anh. Tình yêu và hận thù không đi liền với nhau, con người ta không thể chạm được đến tình yêu đích thực chừng nào con người ta còn vướng bận hận thù trần thế. Đó là lí do vì sao ở phần kết, Monte đã để cho Danglar sống, bới anh biết trả thù không phải là cách tốt nhất để chấm dứt vòng tròn luẩn quẩn này, anh biết cần buông bỏ để sống thật sự với bản thân và hạnh phúc anh đang kiếm tìm. Chính tác giả đã nói: “Trên đời này không có hạnh phúc mà cũng chẳng có bất hạnh, chỉ là sự chuyển biến từ trạng thái này qua trạng thái khác. Chỉ có những người nào đã trải qua cảnh khổ cực mới hưởng thụ được cảnh sung sướng. Chỉ có kẻ nào sắp chết mới biết cuộc sống là thiên đường.” Ở cuối con đường, Monte đã hiểu như thế nào là cuộc sống, chấp nhận bỏ qua hận thù để chọn tình yêu. Một cái kết đề cao tính nhân văn sâu sắc. “Bá tước Monte Cristo” mang đậm phong cách thời châu Âu trung cổ, ngôn từ cổ điển và nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc. Cuốn sách đã vượt qua một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu thông thường, để đem đến cho tác giả cái nhìn mới về những giá trị nhân đạo, nhân văn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 17, 2023 2:05 pm

Đọc Sách Hay

[Review sách] Đọc tiểu thuyết: truyện về Bá tước Monte Cristo - Alexandre Dumas

Bá tước Monte Cristo là một cuốn tiểu thuyết sẽ mang đến cho người đọc mọi cung bậc cảm xúc quen thuộc nhất của một con người. Nó bao gồm tình yêu, sự hy vọng, chờ đợi một thứ gì đó, sau đó trở thành lòng thù hận và cái kết là sự vị tha. Thử hỏi một cuốn tiểu thuyết hội tụ mọi cung bậc cảm xúc sẽ khiến bạn cảm thấy như thế nào khi thưởng thức? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Tác giả Alexandre Dumas là ai?

Alexandre Dumas là một đại văn hào người Pháp gốc Phi. Ông sinh ra trong khu Aisne, ở Picardy, Pháp cùng với hai chị gái của mình là Marie-Alexandrine và Louise-Alexandrine. Sự nghiệp của tác giả này gặp khá nhiều trắc trở, ông đã phải đánh đổi rất nhiều thứ để có thể đặt được những thành tựu như hiện tại. Có thể bạn chưa biết, vở kịch đầu tay của tác giả này đã bị từ chối thẳng thừng và không thể phát hành tới công chúng.

Những tưởng những khó khăn này sẽ khiến cho nhà văn này chùn bước, nhưng không. Với niềm đam mê viết lách, cùng với việc đam mê sáng tạo với hi vọng một lần được công nhận bởi công chúng. Và thành công đã không từ chối một người biết nỗ lực và cố gắng như Alexandre Dumas. Cho đến thời điểm hiện tại, đại văn hào này đã sở hữu trên dưới 250 tác phẩm khác nhau bao gồm rất nhiều thể loại. Ví dụ như bút ký, tiểu thuyết, kịch, phóng sự,… Trong đó, sự thành công vang dội của tác phẩm Bá tước Monte Cristo trên toàn thế giới được xem như một sự khẳng định đanh thép của tác giả này.

Tóm tắt nội dung Bá tước Monte Cristo

Bá tước Monte Cristo kể về câu chuyện của Edmond Dantès – một chàng trai vừa tròn 18 tuổi nhưng đã được giữ chức vụ thuyền phó của một con tàu. Tưởng chừng như cuộc đời hoàn hảo của chàng trai này sẽ tiếp tục nối dài cho đến mãi sau này nhưng các thảm họa đã liên tục ập đến. Trong một chuyến đi dài, thuyền trưởng Leclère qua đời bị bạo bệnh, trước khi mất ông đã đưa cho Dantès một bức thư mật và phải đưa tận tay cho Napoléon Bonaparte.

Sau chuyến hành trình để đời này, Dantès đã được thăng chức làm thuyền trưởng cùng với đó là cuộc sống viêm mãn đang chờ đợi anh chàng này trước mắt. Tuy nhiên, những người tài giỏi luôn bị ganh ghét bởi những người thấp kém hơn và trong Bá tước Monte Cristo cũng không phải ngoại lệ. Liệu cuộc sống của Dantès sẽ thay đổi ra sao? Những sự kiện gì sắp xảy ra? Cái tên Bá tước Monte Cristo có ý nghĩa gì? Mời bạn tiếp tục tham khảo câu chuyện trên để có được cái nhìn tổng quan nhất.

Những mối quan hệ của Bá tước Monte Cristo

Với những người chưa từng đọc qua tác phẩm kinh điển này thì chắc chắn sẽ cảm thấy khó “hình dung” được những gì sẽ diễn ra trong câu chuyện. Bởi vì số lượng nhân vật được lồng ghép khá nhiều, đa dạng về tên gọi và nhiều bối cảnh khác nhau được dựng nên. Cách thể hiện câu chuyện cũng có sự rời rạc nhất định và không hề liên quan đến nhau, trong đó phải kể đến những mối quan hệ của nhân vật chính Dantès.  Vì vậy, chúng ta có thể tạm chia thành hai mối quan hệ chính là sự khai sáng và sự thù hận.

Sự thù hận
Khi nhắc đến sự thù hận, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những nhân vật đã khiến cho Dantès trở nên khốn khổ hơn bao giờ hết. Đó là Danglars – một tên kế toán của tàu Pharaon, Fernand Mondego - anh họ của Mercédès, Caderousse - hàng xóm của Edmond. Điểm chung của các nhân vật này đều là sự ganh ghét đối với tài năng cũng như sự nghiệp của Dantès. Chính vì vậy, một buổi tiệc rượu đã được bày ra với mong muốn tống cổ Dantès vào tù và chôn vùi sự nghiệp của anh chàng này.

Và tất nhiên, với sự giúp đỡ của De Villefort – nhân danh là tay sai của pháp lý – sự việc này đã diễn ra vô cùng trọt lọt. Kết quả là chàng thanh niên trẻ tuổi này vào tù với một tội danh không có thật.

Sự khai sáng
“Trong rủi có may”, khi vào tù anh chàng này đã vô tình gặp được cha Pharia-một người thông thái. Những năm tháng này, Cha đã truyền cho chàng những kiến thức lịch sử, vật lý, ngoại ngữ và đặc biệt hơn cả là bí mật về kho báu. Điều này đã khiến cho Dantès trở thành một người am hiểu về nhiều lĩnh vực, có thể nói kiến thức của anh ta không kém gì những bậc thượng lưu thời bấy giờ. Sau khi cha Pharia qua đời, Edmond Dantès đã vượt ngục thành công, và bí mật gia nhập vào giới thượng lưu để bắt đầu công cuộc trả thù cho riêng mình.

Tình yêu của Bá tước Monte Cristo

Về cơ bản, tình yêu là một trong những thứ khiến cho Edmond Dantès – tiền thân của Bá tước Monte Cristo trở nên vui vẻ và yêu đời hơn. Trong lúc sự nghiệp viên mãn, anh cũng đã có được tình yêu với nàng thơ của đời mình là nàng Mercedes xinh đẹp. Mặc dù tác phẩm không đề cập quá nhiều về tình yêu này, nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được sự ngọt ngào, sự đồng cảm của hai con tim cháy bóng.

Sẽ tuyệt vời biết bao khi cả hai được tổ chức hôn lễ linh đình, cùng sinh con với nhau và sống một cuộc đời hạnh phúc? Tất nhiên điều này không thể xảy ra trong tác phẩm nhưng chúng tôi tin chắc rằng không có độc giả nào cảm thấy “ghét” tình yêu này cả.

Bá Tước Monte Cristo – Vén Lên Bức màn Bí Ẩn Sâu Trong Mỗi Con Người

Có thể bạn sẽ cảm nhận được trong sâu thẳm con người của mình sẽ trùng hợp với tính cách của một nhân vật nào đó trong tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo. Mỗi nhân vật phản diện trong tác phẩm này đều có cá tính mạnh mẽ, nhưng hoài bão cho riêng mình và sẵn sàng làm mọi thứ để trục lợi cho bản thân. Điều này đại diện cho một số bộ phận con người trong xã hội, chắc hẳn ai cũng đã một lần trong đời vì lợi ích của mình mà làm sai với người khác.

Vậy còn anh chàng bá tước của chúng ta thì sao? Anh ta có thật sự tốt không? Theo góc nhìn của chúng tôi thì anh chàng này chưa tốt. Bởi vì sao? Anh ta đã bị lòng thù hận khiến cho lý trí bị lu mờ, anh ta chọn con đường trả thù để giải thoát cho những khổ ải của bản thân đã chịu đựng trước đó. Nhưng cuối cùng sự trả thù luôn đi đôi với tội lỗi, anh ta không những không cảm thấy vui sướng mà cảm còn ẩn chứa sự tuyệt vọng trong tâm hồn.

Những kẻ đã khiến cuộc đời anh vào đường cùng đã chết đi, nhưng nỗi cô độc vẫn còn đó, vẫn còn ám ảnh đến suốt đời. Nhìn chung, mỗi người trong chúng ta đều nghĩ đến sự trả thù đầu tiên sau khi bị người khác lầm lỗi với mình. Nhưng bằng một cách nào đó, bạn có thể tha thứ cho họ, hãy để sự ăn năn hối lỗi khiến họ trả giá trong phần đời còn lại.

Truyện cùng tác giả
Bên cạnh sự thành công của tác phẩm Bá tước Monte Cristo, tác giả Alexandre Dumas còn được biết đến thông qua rất nhiều tác phẩm thành công khác. Có thể kể đến như Trà Hoa Nữ, Hoàng Hậu Margot, Hoa Tulip Đen, Cái Chết Của Ba Người Lính Ngự Lâm, Bông Uất Kim Hương đen, Người thầy dạy đánh kiếm,… Bạn có thể tìm đọc ngay tại DocSachHay hoặc nhấn vào tên của các tác phẩm trong bài viết này. Chúng tôi tin rằng mỗi tác phẩm sẽ mang đến cho bạn những giây phút thưởng thức vô cùng thú vị nhưng không kém phần đặc trưng.

Kết luận
Sự thành công của Bá tước Monte Cristo là minh chứng rõ ràng nhất cho những gì mà tác phẩm này mang đến cho độc giả. Có khá nhiều tiểu thuyết phương Tây khiến chúng tôi cảm thấy hứng thú, nhưng Bá tước Monte Cristo thật sự là một cuốn tiểu thuyết rất khác biệt so với phần còn lại. Bạn không tin điều đó ư? Hãy tự mình kiểm chứng bằng cách đọc tác phẩm này ngay bây giờ nhé.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 17, 2023 2:10 pm

Thân Phương Trinh

[REVIEW SÁCH] [BÁ TƯỚC MONTE CRISTO] [ALEXANDRE DUMAS]

Bá Tước Monte Cristo – Vén Lên Bức màn Bí Ẩn Sâu Trong Mỗi Con Người 

Sâu trong mỗi con người luôn tồn tại một điều bí ẩn nào đó, có thể là quá khứ, sự che dấu, và thậm chí là một nhân cách khác trong bản thân mình. Sẽ không có một ai tự nguyện thể hiện tất cả thầm kín nhất và bạn chỉ có thể tìm thấy những điều này qua những trang sách dưới ngòi bút tuyệt diệu của các tác giả. Còn cuốn tiểu thuyết nào khác ngoài “Bá tước Monte Cristo” – nơi lột tả hết sự trái ngang của những mối quan hệ, sự tàn nhẫn của lòng hận thù và ẩn sâu trong đó là cả những thông điệp về chân lý cuộc sống. 

Bá tước Monte Cristo được ví như một chuyến phiêu lưu ngoạn mục trên đại dương khi đưa độc giả vòng quanh khắp các thành phố lớn ở Châu Âu và các sự kiện lịch sử đặc trưng. Vốn nghĩ giọng văn phải dồn dập nhưng tác giả Alexandre Dumas đã dựng toàn bộ câu chuyện theo lối kể từ từ, bình tĩnh trong suốt hơn 650 trang sách.

Với những ai chưa từng đọc qua văn học cổ điển sẽ cảm thấy khó “cảm” được tác phẩm nổi tiếng này. Bởi số lượng nhân vật khá nhiều, đa dạng về tên gọi, bối cảnh thay đổi nhanh chóng và cách thể hiện từng câu chuyện có chút rời rạc và phức tạp. Nhưng với những ai ưa thích vén từng màn bí mật thì “Bá tước Monte Cristo” hoàn toàn đáp ứng được bạn với một trận chiến tâm lý hết sức ảo diệu.

Giọng văn đậm chất phương Tây xưa, cách xây dựng biến cố lồng vào các sự kiện lịch sử và phương thức “bày binh bố trận” xử lý kẻ thù một cách đầy mưu mẹo. Tưởng chừng như các chương truyện không hề liên quan với nhau nhưng khi đọc gần đến những chương cuối, độc giả như vỡ ra bởi sự kết nối tinh tế của nhà văn tài năng này.

Tác giả Alexandre Dumas đã lấy bối cảnh truyện lúc nước Pháp lúc có sự thay đổi hai triều đại và chiến tranh các nước Châu Âu lân cận. Xuất bản năm 1844 với hình thức tiểu thuyết dài kỳ, cuốn sách đã làm làn sóng bàn tán lúc bấy giờ nóng hơn bao giờ hết. Bởi dư luận ngạc nhiên với cách thức mà vua Napoleon trở lại Pháp như chính sự tái sinh của bá tước Monte Cristo. Không đi quá sâu vào lịch sử, Dumas dựng lên câu chuyện gây cấn và hấp dẫn hơn qua sự nghiệt ngã của số phận dưới tay thượng đế.

Truyện kể về tấn bi kịch cuộc đời của anh chàng thủy thủ điển trai Edmond Dantes. Anh chàng dường như có tất cả khi anh vừa bước xuống con tàu Pharaon: gia đình, tiền bạc, tình yêu và sự nghiệp. Dantes được lên chức thuyền trưởng con tàu Pharaon, có cha già thân yêu, có lợi tức đồng niên cao, và có mối tình thơ với nàng Mercedes xinh đẹp. Tưởng chừng như không bao lâu nữa, anh sẽ có lễ đính hôn với cô nàng Mercedes và cuộc sống đầy sung mãn hạnh phúc.

Nhưng cuộc sống nào giống cuộc đời và rồi một bi kịch khủng khiếp đã xảy ra với Dantes. Những chàng trai khác trong làng đã ghen tị với cuộc sống của Dantes: Danglars mơ ước với chức thuyền trưởng của anh, Fernand sinh lòng đố kị vì anh chiếm được trái tim nàng Mercedes và Caderousse ganh ghét sự thành công của anh. Chính vì lẽ đó, những con người ti tiện, dơ bẩn nhất trên thế giới này đã ngồi chung bàn rượu và vạch ra cái kế hoạch bỏ tù Dantes đầy tinh vi.

Đương nhiên, không thể bỏ qua sự góp tay của quan chưởng lý De Villefort – nhân danh là tay sai của pháp lý – đã tống chàng thanh niên trẻ tuổi này vào tù với một tội danh không có thật. Càng nghiệt ngã hơn khi chính bản thân Dantes cũng không biết lý do tại sao mình bị bỏ tù. Đây chính sự thật đầy khắc nghiệt của cuộc đời, sóng gió luôn ập tới lúc những phút giây hạnh phúc nhất của đời người và bạn mãi mãi không biết được nguyên nhân từ đâu cho đến khi sóng đã yên biển đã lặng và mọi sự đã rồi. 

Trong ngục tối của nhà tù If, Dantes sống vật vờ đến khiếp đảm, tưởng chừng như sẽ chết dần chết mòn theo năm tháng. Nhưng ngay lúc này đây, như một phép màu diệu kỳ Dantes đã gặp được vị linh mục “điên điên dại dại” trong nhà tù tối mịt này. Sự xuất hiện của người linh mục già như một minh chứng cho chân lý hiển nhiên trong cuộc sống “thượng đế luôn có mắt”.

Với đầu óc trí tuệ của mình, linh mục đã giải đáp cho những câu hỏi băn khoăn về tội danh của Dantes. Ông dạy Dantes cách sống, dạy anh những ngôn ngữ mới, vốn kiến thức đầy uyên bác và chỉ cho anh nơi giấu những kho báu quý giá,… tất cả những thứ ấy đã trở thành công cụ trả thù lợi hại của Dantes sau này.

Hai “cha con” đã lên kế hoạch tẩu thoát đầy ngoạn mục và tinh vi, nhưng than ôi, ông trời có để mọi việc diễn ra hoàn hảo bao giờ khi “người cha” đã đến lúc gần đất xa trời. Đến đây độc giả lại một lần nữa chiêm ngưỡng sự tài hoa của tác giả Alexandre Dumas với cách vượt ngục hết sức vi diệu dựa trên hoàn cảnh đầy éo le. Lợi dụng cái chết của vị linh mục, Dantes đã thoát khỏi cảnh ngục tù sau 14 năm ròng rã bằng cách thay thế xác chết bị ném xuống biển cả bên lâu đài If.

May mắn đã đến với anh chàng xấu số này khi anh tìm thấy kho báu trên đảo Monte Cristo và sở hữu toàn bộ gia tài có giá trị liên hoàn. Với câu chuyện này tác giả truyền đến cho chúng ta một thông điệp: hãy cứ hy vọng và đợi chờ vì biết đâu được điều gì tốt đẹp sẽ đến vào ngày mai. 

Câu chuyện đi vào kịch tích và hấp dẫn hơn khi Dantes trở về Pháp và phát hiện cha già chết vì đói và Mercedes đã cưới chồng, chính tên kẻ thù đã hãm hại anh. Với lòng hận thù, anh chàng bắt đầu kế hoạch trả thù đầy tinh vi của mình với những thân phận giả đầy bí hiểm.

Bước chân vào giới thượng lưu, dấn thân vào cuộc sống của họ, quen biết với những đứa con của họ và cái tên bá tước Monte Cristo trở nên bí hiểm hơn bao giờ hết. Nhưng cũng trong những chương truyện này, độc giả bất chợt nhận ra sự đối lập trong tính cách và con người anh: một Edmond Dantes thiện lương ôn nhu với người thân của mình và một Monte Cristo tàn nhẫn với kẻ thù của mình.

Cả Danglars, Villefort, Fernand, Caderousse, Mercedes,… ai cũng đều giấu cho riêng mình những bí mật sâu kín nhất. Anh từng bước hạ gục từng người, vạch trần bộ mặt dối trá của họ khiến cả thế giới đều khiếp sợ. Sự tàn nhẫn của anh lộ rõ ngay từ lúc lên kế hoạch và đẩy lên đỉnh điểm cho đến khi anh đánh chủ ý lên những đứa con ngây thơ của kẻ thù.

Nhưng than ôi, những đứa trẻ này có tội tình gì? Nếu ví như mỗi sự vật đều có một dải ngân hà riêng của nó và cuốn sách cũng vậy, thì những đứa trẻ chính là ngôi sao sáng nhất trong dải ngân hà này. Cha chúng đê tiện và xấu xa bao nhiêu thì bọn trẻ lại thánh thiện, chân thành bấy nhiêu. Hai mặt đối lập này đã góp phần đẩy kịch tích trong truyện lên cao nhất và thức tỉnh phần “người” đang ngủ yên của Monte Cristo.

Sự trả thù của bá tước Monte Cristo khiến cả thế giới kêu la vì sự mức độ tàn nhẫn nhưng cũng khiến người đọc chợt nhận ra một sự thật hiển nhiên tồn tại bao đời nay. Thông thường đại bộ phận mọi người sẽ trực tiếp trừng trị chính kẻ ác nhân gây ra tội ác nhưng tác giả lại chọn cho vị bá tước này một con đường gián tiếp giáng tội lên những thân người xung quanh.

“Tội của những người cha còn rơi lên đầu con cái đến tận ba bốn đời.”

Chúng ta đã từng là những đứa con, là những người bạn, người thân và rồi sẽ là cha là mẹ, thế nên hơn ai hết chúng ta sẽ hiểu được cảm giác nhìn những người thân nhất gánh cái hậu quả do mình làm ra. Hay nói một cách trực ngôn hơn là việc vốn do bản thân mình làm nhưng quả báo lại giáng lên những người thân của mình. Ôi cái cảm giác ấy hẳn nó kinh khủng lắm mấy bạn ơi! Vì thế bạn ơi, đừng nói chuyện không suy nghĩ, đừng hành động vội vã và đừng sống một cách tùy tiện. 

Như hàng ngàn cuốn sách văn học cổ điển khác, Bá tước Monte Cristo khép lại với những câu hỏi tự vấn của độc giả. Liệu sự trả thù có khiến bản thân mình cảm thấy hạnh phúc hơn? Liệu chúng ta có thống khoái khi từng người ngã xuống? Không, không hề có một chút an yên và thoải mái, tâm hồn Dantes bị bủa vây giữa những gì chàng muốn làm và phải làm.
Anh chàng bị lún sâu vào hận thù đến nỗi không nhận ra tình yêu vừa chớm nở ngay cạnh bên. Tại sao sau ngần ấy đau khổ, anh chàng không tìm cho mình một cuộc sống hạnh phúc hơn mà lại đi vào con đường hận thù đầy cô đơn? Có lẽ là dụng ý của tác giả mà cũng có lẽ đó chính là hành vi cư xử đúng “con người” nhất trong Edmond và trong mỗi chúng ta. Liệu có mấy ai dửng dưng nhìn bọn kẻ thù nhởn nhơ khi đã gây ra từng ấy chuyện với mình? 

“Trên đời này không có hạnh phúc mà cũng chẳng có bất hạnh, chỉ là sự chuyển biến từ trạng thái này qua trạng thái khác. Chỉ có những người nào đã trải qua cảnh khổ cực mới hưởng thụ được cảnh sung sướng. Chỉ có kẻ nào sắp chết mới biết cuộc sống là thiên đường.”

Thông qua cuốn sách chúng ta cũng nhận được những thông điệp đầy giá trị về cuộc sống và cuộc đời. Nếu cuộc sống đẹp đẽ và đầy mơ mộng thì cuộc đời lại khắc nghiệt và sóng gió. Nhưng hãy tin rằng nếu thượng đế lấy đi của bạn một thứ gì thì ngài sẽ trả lại cho bạn một thứ khác tốt đẹp hơn thế.

Và rằng nhân quả luôn tồn tại ẩn mình trong hàng vạn biến đổi nhân sinh. Có lẽ nhân quả mãi dạo chơi đến muộn nên nhiều người nghĩ là nhân quả không đến ư? Không đâu, nó vẫn đến và đến ngay lúc bạn đang trên cái đỉnh cao hạnh phúc ấy chứ.

Bạn thấy đấy, Danglars, Villefort, Fernand, có ai mà không phải ngã xuống trong giàu sang sung sướng? Ngay cả khi họ đã ở tuổi tứ tuần, con trai con gái đến tuổi cập kê, thì báo ứng vẫn đến và giáng một đòn đau đớn hủy hoại tất cả. Và vị bá tước huyền bí Monte Cristo kia chỉ là người nhân danh Chúa trời mà thôi.

Thế nên, thay vì cố chấp với những việc mình phải làm, tại sao mình không sống với những gì đã xảy ra. Điều đó sẽ khiến bản thân mình thấy hạnh phúc hơn và trân trọng những khoảnh khắc nhỏ bé trong cuộc sống. Việc sống trọn vẹn từng khoảnh khắc sẽ khiến bản thân cảm thấy tốt hơn là sống cho những thứ phù phiếm bên ngoài. 

Cuốn sách “Bá Tước Monte Cristo” không dạy bạn cách sống nhưng cho bạn những cái nhìn mới về cuộc sống. Hy vọng rằng những thông điệp này hữu ích với bạn và phần nào giúp bạn tìm được cách sống phù hợp với bản thân nhất.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 17, 2023 2:16 pm

VNSESOMR

Review sách Bá Tước Monte Cristo – Alexandre Dumas

“Bá tước Monte Cristo” là một trong những quyển sách kinh điển của văn học thế giới, một kiệt tác về tính nhân văn, nhân đạo của con người. Truyện kể về tấn bi kịch cuộc đời của anh chàng thủy thủ Edmond Dantes (chính là bá tước Monte Cristo về sau). Anh dường như có tất cả khi vừa bước xuống con tàu Pharaon: gia đình, tiền bạc, tình yêu và sự nghiệp. Dantes được lên chức thuyền trưởng con tàu Pharaon, có cha già thân yêu, có lợi tức đồng niên cao, và có mối tình thơ với nàng Mercedes xinh đẹp. Nhưng anh đã mất tất cả ngay trong lễ đính hôn của chính mình vì bị những người bạn ghen ghét mà ám hại. Bắt đầu từ đây là hành trình trả thù và đền ơn của chàng thủy thủ Edmond.

Địa ngục bắt nguồn từ lòng người

Cuốn sách là hành trình đi sâu vào tâm tính của những nhân vật, cả những người cao thượng, lẫn những kẻ ta phải rùng mình bởi sự lạnh lùng đến tàn nhẫn của họ. Càng đi sâu ta càng thấy những góc khuất của lòng người, sự phức tạp của nội tâm nhân vật, sự đấu tranh giằng xé giữa hiện thực và quá khứ, tội lỗi và tù đày, hạnh phúc chớp nhoáng được đánh đổi bằng sự ruồng bỏ của lương tâm. Càng nghiên cứu tác phẩm ta càng thấy lòng người đáng sợ, ở đó ẩn chứa một địa ngục với những lòng tham, sự cuồng yêu. Tất cả bão hòa trong dục vọng và danh vọng. Cái ác tồn tại ở mỗi người khiến ta phải rùng mình.

Đó là Danglars mơ ước với chức thuyền trưởng của anh, Fernand sinh lòng đố kị vì anh chiếm được trái tim nàng Mercedes và Caderousse ganh ghét sự thành công của anh. Chính vì lẽ đó, những con người ti tiện, dơ bẩn nhất trên thế giới này đã ngồi chung bàn rượu và vạch ra cái kế hoạch bỏ tù Dantes đầy tinh vi.

Đương nhiên, không thể bỏ qua sự góp tay của quan chưởng lý De Villefort – nhân danh là tay sai của pháp lý – đã tống chàng thanh niên trẻ tuổi này vào tù với một tội danh không có thật.

Những con người từ gần gũi thân thiết, đến kẻ thù, đến cả kẻ lạ mặt đều bị dục vọng sai khiến. Tất cả họ đều có những tham vọng riêng cho mình. Họ vì những tham vọng đó mà đánh rớt mất lương tri, sẵn sàng đẩy một người vô tội vào tù đày. Cuốn sách cho ta biết, địa ngục đôi khi bắt nguồn từ chính lòng người.

Hành trình trừng phạt và đền ơn

Monte Cristo được tôn vinh trong tác phẩm như thánh sống, anh ta gánh trên vai một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đó là trừng phạt những kẻ không đáng có mặt trên thế giới này, những kẻ táng tận lương tâm, sống trên máu và nước mắt của người khác, đồng thời nhân danh chúa đền ơn những người có tấm lòng tốt, nhân hậu. Nhân vật bá tước được xây dựng là để cân bằng lại cán cân thiện ác, khi phần đầu tác phẩm cán cân này hoàn toàn nghiêng về bên ác với sự lên ngôi của hàng loạt các nhân vật phản diện.

Cuốn sách là những ghi chép về hành trình của Monte Cristo, một kế hoạch trả thù vô cùng tinh vi, và hoàn hảo không một kẽ hở. Những năm tháng trong ngục tối đã dạy anh cách suy nghĩ và cách làm việc của một người thông minh. Monte như đoán trước được suy nghĩ và hành động của các nhân vật, anh luôn luôn đi trước họ một bước. Dường như số phận của kẻ thù anh đã nằm trong lòng bàn tay của anh. Anh dùng cách đáng sợ nhất để trả thù những kẻ đã làm hại mình. Người đọc phải ngạc nhiên trước sự tính toán của anh. Công cuộc trả thù của Monte cũng là điểm nhấn của tác phẩm, nó kịch tính đến nghẹt thở và khiến ta không thể rời mắt.

Những ngôi sao thực sự của cuốn sách lại là con của ba “kẻ thù” của Dantes. Nghịch lý trớ trêu khi bố mẹ càng sa đoạ, nhân cách thối rữa bao nhiêu thì con của chúng lại ngây thơ bấy nhiêu. Dumas đã thực sự thổi cái hồn, sức sống vào mỗi đứa trẻ, làm cho cuộc đời chúng giao nhau và từ đó tạo nên những bước ngoặt thú vị. Và vì vậy, hành trình trả thù của Monte luôn gặp những trở ngại mà chính anh cũng không thể lường trước.

Khi tình yêu và hận thù không thể đi cùng nhau

Cuốn sách phân chia rất rõ hai ranh giới, một xấu một tốt, một ác một thiện, một tình yêu, và một hận thù. Xen lẫn trong sự căm phân ngút trời của nhân vật chính khi chứng kiến cha mình chết vì đói, người yêu mình đi lấy kẻ khác, và bản thân phải chịu cảnh tù đày, lại là tình yêu cao cả từ chính Monte, dành cho người mình từng thương, cũng như tình yêu từ những thế hệ sau, những đứa con sinh ra từ những bậc cha mẹ có tâm địa độc ác, nhưng chúng lại có tâm hồn cao cả sẵn sàng vì tình yêu. Dumas đã để cho Dantes đóng vai trò như một “thiên thần báo thù”, trừng phạt kẻ ác nhân danh Chúa tối cao, những hành động mà thực sự làm cho người ta bị huỷ hoại, theo đúng nghĩa đen về cả mặt thể chất và tinh thần đã vắt kiệt sự sống của những kẻ xấu.

Song chính Monte cũng nhận ra rằng anh không thể tiếp tục công cuộc trả thù mà không làm tổn thương những người vô tội, những người đứng ngoài số phận của anh. Tình yêu và hận thù không đi liền với nhau, con người ta không thể chạm được đến tình yêu đích thực chừng nào con người ta còn vướng bận hận thù trần thế. Đó là lí do vì sao ở phần kết, Monte đã để cho Danglar sống, bới anh biết trả thù không phải là cách tốt nhất để chấm dứt vòng tròn luẩn quẩn này, anh biết cần buông bỏ để sống thật sự với bản thân và hạnh phúc anh đang kiếm tìm. Chính tác giả đã nói:

“Trên đời này không có hạnh phúc mà cũng chẳng có bất hạnh, chỉ là sự chuyển biến từ trạng thái này qua trạng thái khác. Chỉ có những người nào đã trải qua cảnh khổ cực mới hưởng thụ được cảnh sung sướng. Chỉ có kẻ nào sắp chết mới biết cuộc sống là thiên đường.” Ở cuối con đường, Monte đã hiểu như thế nào là cuộc sống, chấp nhận bỏ qua hận thù để chọn tình yêu. Một cái kết đề cao tính nhân văn sâu sắc.

“Bá tước Monte Cristo” mang đậm phong cách thời châu Âu trung cổ, ngôn từ cổ điển và nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc. Cuốn sách đã vượt qua một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu thông thường, để đem đến cho tác giả cái nhìn mới về những giá trị nhân đạo, nhân văn.

Thảo Nguyên

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 17, 2023 2:24 pm

Review Bá tước Monte Cristo - Alexandre Dumas

Bá tước thử lòng... và cái kết.

Nhà văn đậu đỏ

Đây là cuốn tiểu thuyết được mình đọc hết trong hai ngày. Dĩ nhiên mình đang không khoe khoang tốc độ đọc, mà ý đang muốn nói tới độ thu hút của nó đối với mình. Dĩ nhiên trong cuốn sách có cả phần mình thích và chưa thích, vì vậy hãy cùng xem xét nó xem sao.

Với một cốt truyện không quá xoắn não hoặc những cú twist ngoạn mục, nhưng cái mà Bá tước Monte Cristo đem tới được là trải nghiệm những trạng thái cảm xúc khác nhau, cùng những suy ngẫm về cuộc sống và phần hẹp hòi tăm tối nhất trong bộ óc của con người. Bonus thêm là những cái tưởng như ngược đời nhưng lại là chân lý hiện thực.

Quả thực, cảm xúc của mình đã đi từ trạng thái này sang trạng thái khác.  Ban đầu mình thấy lo lắng cho chàng Dantes –nhân vật chính- mới 18, nhưng tài cán, sắp trở thành 1 thuyền trưởng, và chuẩn bị cưới một cô vợ đẹp – về những toan tính, đố kị của một kẻ cùng chỗ làm, một người hàng xóm, và một tên tình địch.

Theo sau đó là cái giận trước sự bất công của công lý, căm ghét trước thói đố kị độc ác. Đoạn này nghe như kiểu học đạo đức nhưng ở phần này câu chuyện, mình đã thấy giật mình vì một hiện thực của cuộc sống về cái thói đố kị, toan tính, ác độc cả nơi thương trường lẫn tình trường. Những tâm lý của nhân vật phản diện cũng dần dần lộ rõ khiến ta không khỏi đôi lúc phải nghĩ ngợi xem xét về vài người quanh mình. Ghê quá.

Và rồi, mình có đôi chút bất ngờ về tình cảnh, tâm lý của nhân vật chính khi chàng bị nhốt tại nhà tù If. Một người ban đầu được khắc hoạ là rắn rỏi, nhanh nhẹn nhưng rồi cũng bị rơi vào một trạng thái lầm lì, và gần như mất đi tri giác khi bị nhốt trong ngục tối.

Ngẫm một chút cũng thấy dễ hiểu, một con người trong truyện có thể cho là tốt, hoặc xấu. Nhưng trong cuộc sống thật, mọi thứ phức tạp hơn thế. Không có ai tốt, mà tốt hoàn toàn không có lúc yếu hèn, nhỏ mọn. Cũng không có ai xấu mà xấu hoàn toàn không có lúc khiếp sợ, ăn năn.

Các bậc quân tử thời xưa cũng có lúc cảm thấy căm phẫn vì sự hèn mọn của bản thân trong thoán chốc. Kẻ tiểu nhân cũng có lúc bất thần vung tay làm việc nghĩa mà không tư lợi.

Chàng Dantes tuy mạnh mẽ, nhanh nhẹn là thế, nhưng rồi gặp phải hoàn cảnh ngặt nghèo thì với tinh thần của chàng trai chỉ mới 18 tuổi cũng phải rơi vào trạng thái tê liệt, u uất.

Còn cả ở nhân Carderouse cũng vậy, người hàng xóm của Dantes, tên này đã cho nhà Dantes vay tiền lúc khó khăn, tuy vậy khi đã được trả nợ, và được tỏ ý giúp đỡ lại thì hắn lại sinh lòng ghen ghét Dantes. Thói đời này vốn rất ngược như vậy, người ta thường thích kẻ được thọ ơn từ mình, và lại đi ghanh ghét kẻ đã khiến mình thọ ơn.  Sau này hắn lại thấy chút sai trái khi vô tình góp phần khiến bạn mình vào tù, nhưng rồi sự hèn nhát và do súi giục nên hắn cũng lại làm ngơ, để cho cái bản tính xấu xa trong con người chiến thắng.

Các tuyến nhân vật nhờ vậy mà cũng trở nên thực tế hơn, chân thực hơn. Chính thế, đây là một trong những điểm cộng mình thích ở cuốn này so với một số cuốn khác.

Tiếp theo có lẽ là phần lôi cuốn nhất, cơ may rồi cũng đã đến với Dantes, cái nơi tù ngục ấy lại giúp chàng gặp được một vị tu sĩ thông thái, cũng bị giam, vị ấy đã dạy chàng nhiều điều, và chỉ cho chàng một nơi giấu kho báu. Sau này, khi chàng thực hiện cuộc trốn thoát khỏi nhà tù, và đến nơi lấy kho báu, ta sẽ thấy được từng sự cẩn trọng, tính toán trong suy nghĩ, hành động của chàng. Quả là chàng đã học được nhiều điều về cách sống trong thế giới nhiều phức tạp này từ người bạn tù của mình.

Và một cuộc trở lại của chàng Dantes với một cái tên khác, một thân phận khác, cùng với đó là kế hoạch báo ân, trả oán của chàng bắt đầu.

Chàng, giờ đã trở thành một bá tước lấy tên là Monte Cristo, giàu có, và nhiều mối quan hệ quyền lực. Đến đoạn giữa truyện, tuyến nhân vật bắt đầu nhiều lên vì chàng đã ở tù đã 14 năm. Nhân vật khác cũng phải lấy vợ đẻ con hết rồi. Cùng với đó là việc một số nhân vật cũ giờ đã có cuộc sống mới và cũng... đổi tên nốt. Đây là điểm mình chưa thích nổi ở cuốn này đây, cái này do cá nhân thôi, dù hơi vô lý. Điều này đã khiến cho mình có chút bối rối trong việc nhớ tên các nhân vật và đôi lúc phải mất thời gian để xâu chuỗi mới luận ra ai là ai. Tuy vậy thì đây không phải là  một điểm trừ quá lớn vì lỗi có thể phần do trí nhớ kém cỏi của mình.

Tiếp tục mạch truyện, mình lại căng ra đến tận những lần trả ân cho người đã giúp mình của bá tước, vì nếu ông hành động chậm hơn 1 chút thì có lẽ sẽ có nhiều điều hối tiếc, và tệ hơn là án mạng xảy ra. Đúng là hiệu quả của đồng tiền, giúp cho mọi thứ trơn tru và tiến triển mọi việc nhanh chóng. Nhưng cũng không thể căng bằng những cảnh tượng của cuộc trả thù đầu tiên, có đôi chút kinh dị, và mình lo nghĩ liệu bá tước giờ khi có tiền và quyền lực cũng đã trở thành một kẻ xấu xa rồi chăng. Và rồi từng kẻ xấu cũng bị trừng trị cho tội lỗi của mình, nhưng đến cuối cùng mình thấy được long bao dung, và sự cao thượng ở nơi nhân vật chính, và điều này đã không làm mình thất vọng.

Cuối cùng, tuy còn nhiều điều thú vị, nhưng có lẽ mình sẽ kết lại bài review bằng câu nói mà bá tước nói ra ở phần cuối mà mình tâm đắc, câu nói ấy khiến mình thấy phấn chấn hẳn lên:

“Không có cả hạnh phúc lẫn bất hạnh trên đời này, chỉ có sự so sánh tình trạng này với tình trạng khác, thế thôi. Phải đã từng muốn chết, Maxi-milien ạ, mới biết rằng sống là tốt đẹp biết bao.”

Dĩ nhiên không phải câu: “ Đừng bao giờ khinh thường người khác” như gãy TV rồi nên đừng có tưởng bở nhá. Nếu bạn thấy tò mò về cuốn tiểu thuyết này thì nó cũng đang chờ được bạn đọc đấy. Đọc và khám phá nhiều điều thú vị khác và bình luận cho mình biết nhá.

Bài viết gốc từ trang https://longanh3069.wixsite.com/vietchotuoitre

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 17, 2023 2:29 pm

Nguyen's Blog

Nothing is true, the true thing is wrong too!!!

Bá tước Monte Cristo : Review và cảm nhận

Ok xin chào các bạn đã trở lại với blog tuần này thì :> Đây sẽ là bài viết đầu tiên trong chuỗi seri cảm nhận về sách mà mình có nhắc đến trong bài giới thiệu blog của mình và bài viết này mình sẽ viết về một cuốn tiểu thuyết mà đối với mình là cuốn tiểu thuyết hay nhất mình từng đọc :>

1. Thông tin về sách và những cảm nhận đầu tiên.

Bá tước Monte Cristo (hay tên theo nguyên bản tiếng anh là The Count of Monte Cristo) là một tiểu thuyết cực kì nổi tiếng của nhà văn “Alexander Dumas” . Cuốn tiểu thuyết này viết về một hành trình, một chuyến phiêu lưu của chàng thủy thủ trẻ ngày nào tên là Edmond Dantes trên cuộc hành trình với tình yêu, sự thù hận, và những bài học mà bất kì ai đã đọc cuốn tiểu thuyết thì chắc chắn nó phải thắm dần vào trong tâm trí. Trích một phần cốt truyện chính ( sau khi trở về từ chuyến tàu đi buôn bán hàng hóa, chàng thủy thủ trẻ nhận được lòng tin yêu và quý trong của vị chủ hảng tàu tốt bụng, chàng thủy thủ sắp trở thành thủy thủ và cưới người con gái xinh đẹp Mercédès, người con gái mà Edmond đem lòng yêu biết bao. Thế nhưng cuộc đời đâu chỉ đơn giản như vậy, ngoài kia vẫn còn bao kẻ ghen tị với những hạnh phúc của Edmond,…. chúng khiến Edmond bị đày vào ngục tù và đây là nơi cuộc hành trình bắt đầu với những đắng cay, và mang đày tình cảm sẽ lấy đi nước mắt của độc giả,…)

2. Tác giả.

Alexander Dumas là một đại văn hào nổi tiếng người pháp với nhựng tác phẩm nổi tiếng của mình như “Ba chàng lính ngự lâm” và cuốn sách “Bá tước Monte Cristo” nhận được sự yêu thích của độc giả trên toàn thế giới trong nhiều thế kỉ qua, với lối viết tiểu thuyết bất hủ của mình bút pháp của Alexander Dumas dường là bất hủ hứa hẹn cuốn tiểu thuyết “Bá tước Monte Cristo” sẽ cực kì hấp dẫn….

3. Cảm nhận sách.

Đây là một cuốn tiểu thuyết quá thành công của đại văn hào người Pháp. Cuốn sách này không những hay về nội dung mà con mang lại những giá trị và bài học dành cho người đọc. Sách còn gửi đến người đọc những câu nói hay. Nội dung của sách theo mình cảm nhận ở phần cốt truyện đầu là phần mở đầu câu truyện, giới thiệu các nhân vật nên thực sự phần này có hơi rắc rối và nhàm chán, tuy vậy ta vẫn sẽ cảm nhận được tình yêu và vẽ đẹp của cô nàng Mercédès. Ở phần tiếp theo thì khỏi phải bàn khi cuộc hành trình chính thức bắt đầu thì đại văn hào “Alexander Dumas” ông đã dường như lấy hết nước mắt của người đọc trong cái cảnh tâm tối tột cùng của những ngày tháng bị vùi đày trong hầm ngục tối tâm chỉ lóe lên một tia lửa nhỏ nhoi nơi tình yêu thương của con người được bộc lộ và cuối cùng là sự hy sinh lên đến tột đỉnh. Cuộc hành trình đã biến chàng trai Edmond Dantes ngày nào, ngày thơ, vui tươi dưới bút pháp tài năng của tác giả đã trở thành một quý ông lạnh lùng và toát lên một sự ghê rợn. Về cách diễn đạt và khắc họa nhân vật thì không còn gì để bàn, rất chi tiết riêng phần từ ngữ trong cuốn sách còn sữ dụng một số từ hơi khó hiểu một chút. Cuốn tiểu thuyết này thật sự quá là hay khó tìm thêm được một tác phẩm thứ hai…..

4. Kết luận.

Ai cũng hãy nên đọc cuốn sách này một lần trong đời để hiểu thêm những điều hay trong cuộc sống và để không lãng phí một tác phẩm văn học quá xuất sắc.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 17, 2023 2:34 pm

Đặng Mỹ Linh – chia sẻ kiến thức

Alexandre Dumas - Bá tước Monte Cristo – Từ điểm giao nhau giữa tình yêu và hận thù đến triết lý trong cuộc sống

Nếu bạn đang cảm thấy cuộc sống đang chơi vơi và khó khăn. Sao bạn không thử đọc cuốn sách “Bá tước Monte Cristo” của tác giả Alexandre Dumas. Xuyên suốt cuốn sách là câu chuyện cuộc đời của nhân vật chính – chàng thuỷ thủ Elmond Dantes. Lối miêu tả chân thật và cách dẫn dắt câu chuyện của Dumas đã cho người đọc cảm nhận được những thăng trầm. Vui có – buồn có – đau khổ – hận thù mà cuộc đời con người trải qua.

GIỚI THIỆU VỀ CUỐN TIỂU THUYẾT “BÁ TƯỚC MONTE CRISTO”
Mình là một người khá đam mê những tác phẩm văn học cổ đại thời kỳ phục hưng thời kỳ Châu Âu. Phong cách hành văn của các tác giả thời kỳ khá độc đáo, dựa vào những đứa con tinh thần của mình. Các tác giả đã khéo léo đưa những tư tưởng của bản thân mình vào đó.

Cuốn sách Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas được xem là những cuốn sách gối đầu giường của mình. Đây là cuốn sách trong một lần tình cờ mình tìm đọc được. Các tình tiết hấp dẫn đến mức mình không thể ngừng đọc khi cầm nó lên.

Sau khi khép lại cuốn tiểu thuyết, nó khiến mình như được trải nghiệm thêm thật nhiều điều. Những thứ thú vị thì không nên giữ chỉ cho riêng mình có phải không nào? Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn cuốn tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo này nha. Let’s go!

TÁC GIẢ ALEXANDRE DUMAS
Trước khi đi vào nội dung của cuốn sách thì chúng ta cũng nên tìm hiểu xem cha đẻ của những áng văn này là ai.

Alexandre Dumas (1802 – 1870), (tiếng Pháp: Le Comte de Monte-Cristo) còn được gọi Alexandre Dumas cha (để phân biệt với con trai ông cũng là một nhà văn). Bạn có thể biết ông qua tác phẩm nổi tiếng Ba chàng lính ngự lâm.

Dumas là nhà văn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ với kho tàng đồ sộ đa dạng các thể loại như kịch, hồi ký, phóng sự, bút ký,… Dưới ngòi bút của ông, những nhân vật đều có một cá tính riêng biệt không pha trộn lại với nhau, luôn khắc sâu trong lòng độc giả. Mỗi cuốn sách cũng là những nhân sinh quan triết lý cuộc đời của ông gửi gắm vào đó.

CẢM HỨNG VÀ BỐI CẢNH CỦA CÂU CHUYỆN: “BÁ TƯỚC MONTE CRISTO”
Với 117 chương truyện được ra mắt vào năm 1844 Dumas đã thành công khắc hoạ nên khung cảnh nước Pháp nội chiến và sự thay đổi liên tục của hai triều đại. Chỉ những ai đã quen thuộc với lối văn học cổ điển mới có thể cảm nhận được và hiểu rõ được bối cảnh rối ren này.

Câu chuyện xoay quanh về công lý, sự báo thù, lòng từ bi, khoan dung và kể theo phong cách tự chuyện, phiêu lưu. Cảm hứng của câu chuyện bắt đầu từ một câu chuyện có thật mà Dumas tìm thấy trong một quyển hồi ký. Cuốn hồi ký là của một người đàn ông Jacques Peuchet. Anh kể lại câu chuyện về một thợ đóng giày là Pierre Picaud, là một người Paris. Pierre đính hôn với một phụ nữ giàu có. Nhưng lại bị chính bốn người bạn của mình vu khống ông là gián điệp cho Anh.

Trong lúc bị bắt, Pierre đã được một người bạn tù trong lúc hấp hối tiết lộ cho về kho báu chôn giấu ở Milano. Khi được thả ông đã trở về Paris và thành công báo thù những người bạn khi xưa đã hãm hại mình. Dựa trên câu chuyện này này mà Dumas đã viết lên cuốn tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo.

“BÁ TƯỚC MONTE CRISTO” – CUỐN TIỂU THUYẾT VỚI NHỮNG TRIẾT LÝ SỐNG CỦA CUỘC ĐỜI ĐAN XEN GIỮA CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VÀ HẬN THÙ
Tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo khá dài với gần 700 trang chuyện. Nhưng để các bạn dễ nắm được mạch truyện, mình sẽ chia review thành 5 phần. 5 phần này sẽ là lúc bắt đầu từ lúc Monte Danets bị hãm hại cho đến khi anh tìm được hạnh phúc đích thực. Hãy cùng tôi đến với phần đầu của cuộc đời chàng thuỷ thủ này nào.

NƠI BẮT ĐẦU NHỮNG BI KỊCH
Câu chuyện mở màn bằng tấn bi kịch của chàng thuỷ thủ Elmond Dantes khi vừa bước vào tuổi 19. Ở cái tuổi đôi mươi ấy nhưng anh đã gần như đến được đỉnh danh vọng của sự thành công. Anh có một vị hôn phu xinh đẹp là nàng Mercedes xinh đẹp kiều diễm. Và sắp kế nghiệp trở thành một thuyền trưởng vĩ đại.

Nhưng cuộc đời anh như là một giấc mơ đẹp mau đến cũng mau đi. Thành công bao nhiêu thì anh cũng nhận lại sự ghen ghét bấy nhiêu. Trong khi Fernand ước mơ vị hôn thê của anh thì Caderousse cũng chán ghét khi nhìn thấy người khác thành công. Những con người ấy đã hợp tác rồi câu kết với những mối quan hệ để đổ lên vai Dantes tội phản nghịch.

Chàng trai số khổ Dantes chưa kịp vui sướng vì hạnh phúc. Một bản án ngay lập tức như một gáo nước lạnh dội thẳng vào người anh. Anh không biết mình đã làm sai điều gì, anh không thể hiểu được điều này. Vâng, anh thì làm sao mà hiểu được bản án chính tay những kẻ ác độc kia đã chính tay sắp đặt cho anh.

“BÁ TƯỚC MONTE CRISTO”: GIAM GIỮ VÀ TUYỆT VỌNG
Anh ngay sau đó anh bị tống vô nhà tù If. Những chương truyện xảy ra ở nhà tù If có thể nói là những chương gây ấn tượng nhất cho người đọc. If được miêu tả là một tòa lâu đài đen ngòm bao quanh bởi những núi đá hiểm trở. Đây là nơi chuyên giam giữ những tù nhân chính trị quan trọng. Dantes không thể nào hẳn không thể ngờ mình thế nào lại bị bắt tới đây.

Nơi đây tất cả cảm xúc của anh dâng lên tới tột độ. Anh đã khóc, quỳ xuống, cầu nguyện nhưng tất cả đều vô hiệu. Tuyệt vọng anh như một con thú điên gào thét trong ngục giam.

Ở bên ngoài, nàng Mercedes cũng tuyệt vọng đi tìm sự giúp đỡ cho Dantes. Nhưng nghiệt ngã thay nàng lại tìm Fernand – kẻ đầu sỏ gây ra bi kịch này. Nàng đã bị che mắt đây là một người có lòng tốt muốn giúp đỡ mình cứu Dantes.

Quay lại với chàng trai số khổ Danets. Vì những hành động quá khích của mình mà anh bị nhốt vào căn ngục tối đen như ẩn dụ nói lên cuộc đời anh. Chỉ sau 4 ngày ở đó đã đánh ngã chàng trai kiên cường mạnh mẽ ngày nào. Anh muốn chết! Những hành động này đã bị ngăn lại ngay lập tức anh không phục.

HY VỌNG VÀ VƯỢT NGỤC
Tưởng chừng như cuộc đời Danets sẽ chấm hết trong căn ngụ tăm tối. Nhưng ánh sáng đã len lỏi đến nơi anh

MAY MẮN GẶP GỠ NGƯỜI BẠN TÙ UYÊN BÁC
Cuộc đời của Danets như được mở ra một trang mới. Khi anh tình cờ gặp được người bạn duy nhất của cuộc đời mình. Đó là một nhà linh mục đầy uyên bác người Ý.

Với hoàn cảnh đầy khó khăn trong ngục tù mà ông ấy đã viết được xong một cuốn sách được làm ra từ 2 chiếc áo sơ mi. Học được năm thứ tiếng và bắt đầu học tiếng Hy Lạp. Sự uyên bác của nhà linh mục dường như đã mở ra cho Danets một vùng trời mới.

Sự xuất hiện của ông còn là ánh sáng le lói trong con đường mờ mịt tăm tối của anh. Đây như một minh chứng cho ta thấy dù hoàn cảnh bạn thấy có nghiệt ngã tới cỡ nào. Thì có khi vẫn có một cơ hội cho bạn vượt qua nghịch cảnh.

Cánh cửa mở ra cho Danets khi mọi thứ dường như đều bị đổ bể
KẾ HOẠCH VƯỢT NGỤC THÀNH CÔNG
Ông lão linh mục cùng Danets đã cùng nhau lập bí mật lập kế hoạch vượt ngục. Trong những ngày tháng tiến hành kế hoạch anh đã học được rất nhiều điều từ nhà linh mục đáng kính này. Tuy vậy người đàn ông xấu số đó đã không kịp thành công thoát ra mà đã lâm bệnh mà chết. Chỉ duy có Danets cùng lời chúc phúc của ông và bí mật về kho báu trên đảo Monte Cristo trước khi ông lão qua lời để lại thành công vượt ngục.

Sau liên hoàn các biến cố liên tiếp ập tới thì may mắn cũng mỉm cười với Danets. Anh đã tìm số số kho báu khổng lồ trên đảo Monte Cristo và nhiều tài sản giá trị khác. Dumas như muốn nhắn nhủ với bạn đọc rằng hãy cứ hy vọng đi. Biết đâu mai đây thức dậy, chờ đợi bạn là may mắn thì sao nào.

“BÁ TƯỚC MONTE CRISTO”: TRỞ VỀ – HẬN THÙ – TRẢ THÙ
Câu chuyện dần được trở nên cao trào khi anh tìm về xóm Catalan – nơi anh sinh ra và lớn lên. Ở đây có những người thân của anh và cũng là khởi nguồn của mọi nỗi đau.

Một câu nói trong Bá tước Monte Cristo
Khi trở về anh nhận được tin dữ rằng người bố đáng kính của anh – đã chết vì Đói! Nghẹn ngào thêm chút ánh sáng êm dịu đời anh đã kết hôn cùng chính kẻ đã đẩy anh vào vực sâu của bóng tối. Từ đây Danets đã bị vây hãm bởi sự hận thù và bắt đầu kế hoạch trả thù đầy tinh vi.

SỰ TRẢ THÙ CỦA DANETS THIỆN LƯƠNG
Khi đã sở hữu khối tài sản khổng lồ, Danets bắt đầu dấn vào giới thượng lưu với cái tên bá tước Monte Cristo. Những chương truyện này bạn đọc sẽ bắt đầu nhận ra sự thay đổi trong tính cách của Danets. Sự thiện lương ban đầu giờ chỉ còn lại sự tàn nhẫn lạnh lùng đối với kẻ thù của mình.

Mỗi nhân vật trong Bá tước Monte Cristo ai cũng có một tâm tư dấu kín ẩn sâu bên trong. Danets đã từng bước lên kế hoạch xé rách từng chiếc mặt nạ của họ. Sự lạnh lùng đỉnh điểm của Danets là sự trả thù lên Anbe – đứa con của Mercedes và Fernand. Nhưng cậu thực sự đã làm gì để hứng chịu sự trả thù này. Đây chỉ là ân oán của người thế hệ trước thì lũ trẻ. Trong truyện Anbe được miêu tả thật ngây ngô và có phần thánh thiện

HÓA GIẢI HẬN THÙ BẰNG LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG
Đi đến những chương cuối, Danets trả thù được những kẻ đã nhúng tay vào vụ án năm đó. Nhưng dường như Danh cũng đã mất đi động lực sống của mình. Trong trận đấu súng giữa anh và Anbe, anh đã trầm mặc để Anbe kết liễu chính mình. Nhưng Dumas đã tạo bước ngoặt mới cho cho cuộc đời của Danets. Anbe đã thẳng thắn nói ra tội lỗi mà cha anh đã gây ra cho Danets. Lời xin lỗi của Anbe dường như đã mở ra nút thắt bao năm trong lòng của anh.

“BÁ TƯỚC MONTE CRISTO”: CÁI KẾT ĐẸP CHO CON NGƯỜI PHI THƯỜNG NGHỊ LỰC
Thế nhưng cuộc đời có một số thứ đã mất đi thì mãi mãi không quay về được. Lời xin lỗi đó sẽ không trả lại 14 năm tù trong lâu đài If, cũng không thể trả lại mạng sống của cha anh và càng không trả lại người yêu của anh. Lời xin lỗi này đã quá muộn màng. Cho dù trong tay Danets giờ đã có đầy đủ tài sản, tiếng tăm và cả địa vị. Nhưng anh vẫn cảm thấy sự cô đơn vây hãm bản thân. Ý định chết đi vẫn không ngừ nung nấu trong tâm trí anh.

Nếu câu chuyện dừng ngay tại đây thì có là một cái kết đầy bất công cho cuộc đời Danets. Dumas đã không quên sự kịch tính và thay đổi nó trong chương cuối cùng của cuốn tiểu thuyết. Phép màu xảy ra khi nàng Hayde xinh đẹp đã làm lay động được góc tối trong trái tim u tối của anh. Cuối cùng Danets đã tìm được cho mình một người thân, một người hết lòng yêu anh, chốn bình yên để tìm về.

CẢM NHẬN VỀ CUỐN SÁCH
Xuyên suốt hành trình câu chuyện là những câu hỏi mở mà tác giả dành cho độc giả. Sự trả thù liệu rằng có thể khiến bản thân chúng ta được hạnh phúc hơn không? Nhìn người khác đau khổ thì ta có thể cười lên được không? Danets đã dùng chính cuộc đời anh để trả lời tất cả những câu hỏi đó. Điều đó là không thể. Sự trả thù cuối cùng sẽ chỉ còn sót lại trống rỗng và cô độc mà thôi.

Thậm chí sự trả thù đã khiến anh bị mờ mắt mà không cảm thấy được sự quan tâm ấm áp dành cho mình. Con người ai mà chẳng phải trải qua khổ đau. Chọn cách bỏ qua mà mạnh mẽ vượt lên phía trước mới là đáp án kiêu ngạo của bản thân đối với thứ gọi là vận mệnh.

Buông bỏ hận thù để đón nhận những điều ấm áp dành cho mình
NHỮNG NHÂN VẬT TRONG “BÁ TƯỚC MONTE CRISTO”DƯỚI NGÒI BÚT CỦA ALEXANDRE DUMAS

Dưới ngòi bút của Dumas những nhân vật lần lượt xuất hiện sinh động. Bạn có thể cảm nhận những nhân vật này sống thật ngay trước mắt bạn. Ông cũng rất thành công khi thay đổi nhân vật. Bạn có thể cảm nhận được sự chuyển biến nội tâm của Danets dưới ngòi bút của ông.

Tuy cuốn sách khá dài nhưng Dumas không bao giờ làm độc giả của mình có thể rời mắt khỏi cuốn sách. Những tình tiết trong cuốn sách được ông sắp xếp một cách logic. Những tình tiết cao trào của sách luôn khiến độc giả phải thán phục người tác giả thật tài tình.

Nếu chỉ đọc lướt qua mà bỏ qua một số chương truyện. Bạn có thể không cảm được mạch truyện mọi chi tiết mà Dumas bỏ vô chưa bao giờ là thừa.

Qua cuốn sách, Dumas thể hiện quan điểm của bản thân và nêu lên triết lý cuộc sống. Ồng đã mạnh mẽ lên án sự xuống thấp của xã hội lúc bấy giờ. Những xấu xa ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi con người. Nhưng, ở đâu đó luôn có những con người tốt đẹp, sau nghịch cảnh là một ngày mai tươi sáng.

LỜI KẾT
Qua cuốn sách này ta cũng học được nhiều nhân sinh của cuộc đời. Một lúc nào đó nếu như cuộc sống trở nên quá nghiệt ngã và bất công. Từ bỏ và ngã xuống quá sớm không phải dấu chấm hết của mỗi nó vấn đề. Nó là dấu phẩy để bắt đầu những tấn bi kịch khác. Và biết đâu hôm nay là mưa rào ngày mai lại là nắng ấm. Cuộc sống nào ai biết trước được tương lai điều gì sẽ đến.

Hãy hiên ngang mở rộng vòng tay đối đãi với đời. Hy vọng những dòng review này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào đó cuốn sách Bá tước Monte Cristo. Nếu thấy hay thì bạn có thể tìm kiếm tựa sách để đọc nhé. Love all:>

LINDA

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 17, 2023 2:38 pm

Sách hay nên đọc

[review sách] Bá tước Monte Cristo – bản hùng ca người thủy thủ

By MAKA

Một tác phẩm kinh điểm của nhà văn Alexander Dumas về tình yêu và lòng thù hận xuất bản năm 1844 (tức là cách đây hơn hai thế kỉ @@). Tiểu thuyết nói về những âm mưu trong cuộc sống của con người . Đây lá quyển sách tuy xuất bản đã lâu nhưng giá trị của nó thì vẫn còn nguyên ven. nó nhắc nhở chúng ta rằng làm điều ác sẽ bị trừng phạt, người nhân hậu sẽ có quí nhân phù trợ chuyển nguy thành an. Thông điệp mang đến trong câu chuyện rất đáng cho mỗi người trong chúng ta suy ngẫm. Dù trong tình huống tuyệt vọng nhất , những lúc tăm tối của cuộc đời nếu bạn không từ bỏ nhất định mọi chuyện đều sẽ có cách giải quyết.

Đối tượng đọc
Tất cả cá đối tượng từ thiếu nhi cho đến người lớn tuổi . hiện nay ấn bản này đã có truyện tranh do NXB Kim Đồng thực hiện dành cho thiếu nhi với phong cách vẽ lại rất hài hước và vui nhộn.Rất đáng để mua dành cho con hoặc cháu các bạn đóc nhé. Nên lựa chon các trang uy tín và sách thật như tiki , fahasa, shopee nhé. Vì hiện nay sách giả tràn lan, trôi nổi trên thị trường khá là nhiều. Link thì như bên dưới nhé cả nhà.

Chú ý là tác phẩm này có cả truyện và phim nhé. Tất nhiên là đọc truyện thì sẽ hay hơn phim vì phim nhiều khi không thể hiện hết được tâm trạng của các nhân vật. Và vì thế không lột tả được hết sự xuất sắc của tác phẩm bá tước Monte Cristo.

Tóm tắt nội dung sách
Bối cảnh câu chuyện xảy ra vào khoảng thế kỉ thứ 18 tái pháp và ý. Edmond Dantes là một thanh niên trẻ tuổi tài giỏi đang giữ chức thuyền phó của tàu Pharaon , anh được chủ tàu tin tưởng và cất nhắc lên làm thuyền trưởng. Trước khi chính thức lên làm thuyền trưởng Dantes được nghỉ phép về nhà và chuẩn bĩ kết hôn với người yêu của mình là Merce’des xinh đẹp.

Nhưng chính vì sự tài giỏi của mình mà anh đã bị chính các người bạn, tình địch của mình hãm hại. Edmond bị bắt ngay trong lễ cưới của mình bởi chính quyền và bị tội vu oan làm gián điệp.Anh bị tống vào tù 14 năm mà không một lần xét xử. Còn người yêu của anh phải kết hôn với chính kẻ đã hãm hại anh.

Cũng chính nhà lao tăm tối anh đã quen biết với cha Pharia người mà anh xem như người cha thứ hai của mình. Chính ông đã truyền dạy cho anh nhiều kiến thức và truyền lại cho anh tấm bản đồ kho báu. Sau khi Pharia chết Edmond đã tìm cách và vượt ngục thành công. Nhờ tấm bản đồ anh đi tìm kho báu và trở nên giàu có. Anh đổi tên là bá tước Monte Cristo. xuên suốt tác phẩm có thể thấy được rằng tinh thần của luật nhân quả “ác giả ác báo” và “ở hiền gặp lành”. đó chính là giá trị giáo dục cao đẹp của tác phẩm kinh điển này.

Anh trở về và lên một kế hoạch trả thù những người đã hãm hại mình cũng như trả ơn đối với những người ân nhân của cuộc đời anh…

Tuy quá trình trả thù đó không hề dễ dàng. Những kẻ thù xưa kia giờ đã trở nên là những người có địa vị trong xã hội. Anh phải gian nan và dùng sự mưu trí của mình để từ từ tiếp cận . Và phải mất thòi gian sau nhiều năm để coa thể trả thù. Đại khái là như kiểu “quân tử trả thù mười năm chưa muộn ” á.

Tại sao nên đọc…
Truyên này quá hay bởi vì tính nhân văn của nó. cốt truyện thì theo lối cổ điển có vẻ sến sẩm . Nhưng chính lối viết chân thực của tác giả , bộ lộ được cảm xúc nhân vật ở các đọn cao trào đã làm nên mộtthành công vang dội của tác phẩm.

Alexander Dumas đã quá nổi tiếng với ba chàng lính ngự lâm. Nhưng với bá tước Monte Cristo mới là tác phẩm đi sâu vào chiều sâu diễn tả được tình cảm của nhân vật một cách xuất sắc của ông.

Bá tước Monte Cristo đã được chuyển thể thành phim lẻ , truyền hình, truyện tranh , truyện manga cải biên… và được tái bản rất nhiều lần. Điều này cho thấy được sức hấp dẫn của tác phẩm kinh điển này, dù thời gian có trôi qua nhưng giá trị của tác phẩm thì vẫn song hành mãi mãi với thời gian.

Tác phẩm cũng mang giá trị cao cả rằng: dù trong bất kì hoàn cảnh nào cô đơn hay tuyệt vọng, đau khổ hay vui sướng thì đó là cái lẽ tất yếu ở đời và chúng ta có trách nhiệm với chính cuộc đời mình. Phải chiến đấu để có được hạnh phúc cho bản thân mình. Nếu bạn từ bỏ trong lúc tuyệt vọng có nghĩa là bạn đã đầu hàng. Khi khoa khăn chúng ta nên nhớ đến hình tượng của anh chàng Edmond trong truyện nhé..

Có rất nhiều dị bản của truyện đã xuất hiện trên thị trường. May mắn là các ấn bản đến nay dù có chỉnh sửa ít nhiều so với bản gốc nhưng vẫn còn giữ lại tinh thần của tác phẩm. Để đọc chính xác bản gốc các bạn thể đọc trực tiếp bằng tiếng anh của các nhà xuất bản uy tín. Ngoài ra có thể tìm mua sách cũ sẽ chính xác với bản gốc hơn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 35 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 35 of 50 Previous  1 ... 19 ... 34, 35, 36 ... 42 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum