Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 23 of 50 Previous  1 ... 13 ... 22, 23, 24 ... 36 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Nov 23, 2022 5:35 pm

Phạm Nữ Hoài Giang

Lạnh Lùng: "Tiết hạnh khả phong" dưới góc nhìn của nhà văn Nhất Linh

maybebookreview

Nhất Linh, tên thật là Nguyễn Tường Tam, là một nhà văn, nhà báo và cũng là chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người thành lập Tự Lực Văn Đoàn kiêm cây bút chính của nhóm. Ông cũng từng là Chủ bút tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. 

Ra mắt lần đầu vào năm 1935, tác phẩm Lạnh Lùng đã ít nhiều động chạm đến quan điểm của người Việt về đạo tam tòng. Bằng một cách nhẹ nhàng và tinh tế, nó đi vào một vấn đề tế nhị: mưu cầu hạnh phúc của người đàn bà góa. Nhân vật chính của Lạnh Lùng là Nhung, một góa phụ trẻ đẹp. Ba năm trước, chồng Nhung qua đời khi Nhung chỉ vừa mới hai mươi tuổi. Hình bóng của người chồng đã khuất dần mờ nhạt, “chỉ để lại cái dư vị của một quãng đời ân ái chưa thỏa mãn”. Con tim Nhung đã sớm biết yêu trở lại từ khi có sự xuất hiện của Nghĩa, một anh giáo dạy học ở nhà bên.

Chồng đã mất thì đem lòng yêu ai khác cũng không phải chuyện gì lạ. Đau khổ thay, người thời đó cho rằng Nhung phải thủ tiết thờ chồng mới là phải đạo. Cả nhà mẹ ruột lẫn nhà chồng đều mong Nhung ở vậy để giữ tiếng thơm cho cả hai bên. Sự xung đột giữa những cảm xúc bản năng và định kiến của người đời đã khiến lòng Nhung không bao giờ được yên. Trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan ấy, nàng chỉ có thể qua lại lén lút với người yêu.

Mình thích cái cách Nhất Linh không dùng ánh mắt chủ quan của đàn ông để nhìn nhận tâm tình của một người phụ nữ mà lúc nào cũng đặt bản thân vào vị trí phụ nữ để cảm nhận. Mình đã rất ngạc nhiên khi thấy Nhất Linh là một nhà văn nam mà lại có thể miêu tả nội tâm của phụ nữ một cách nhuần nhị bằng lời văn nhẹ nhàng, trữ tình, nhã nhặn. Khi Nhung thấy chán cảnh chăn đơn gối chiếc, khi Nhung thầm thương trộm nhớ Nghĩa, khi Nhung và Nghĩa chính thức yêu nhau, khi Nhung sợ bị người khác phát hiện ra mối tình bí mật của mình, khi Nhung bị giằng xé nội tâm dữ dội,... tất cả đều diễn ra một cách hợp lý qua ngòi bút của Nhất Linh. Mặc dù không ở trong cùng hoàn cảnh với Nhung, mình có thể dễ dàng cảm nhận được những gì mà Nhung phải trải qua.

“Nhung ngồi ghé xuống một mép sập, bưng bát cơm ăn. Nàng thấy mọi người từ bà Án cho đến Hòa, không ai thật lòng yêu nàng, nhưng người nào cũng cố hết sức để nàng được yên thân, có lẽ vì thế nên Nhung có cái cảm tưởng rằng mình sống ở trong nhà như một cái bóng yên lặng, và đời nàng, nàng thấy nhạt nhẽo như miếng cơm trắng nàng đang nhai trong miệng.”

Nhất Linh không ngần ngại mà dẫn độc giả vào sâu bên trong thế giới nội tâm của góa phụ, một người phụ nữ đang đắm say trong cái thú vui của ái ân nhưng đồng thời cũng gánh trên vai sức nặng của hai chữ “tiết hạnh”. Nồng nàn, da diết nhưng không hề dung tục, Nhất Linh để độc giả thấy rằng niềm khao khát ái tình của người góa phụ là bình thường và không có gì trái đạo lý.

“Tuy không dám tự thú nhận, nhưng nàng đã biết trước rằng thế nào nàng cũng đến nhà Nghĩa, những mối lo sợ không đủ ngăn cản được nàng. Nhung lại gặp những nỗi băn khoăn lưỡng lự như hồi mới yêu Nghĩa. Nàng nghĩ đến tiếng thơm của mình, của nhà, để khỏi bị cám dỗ, nhưng tiếng gọi của sự ân ái có sức mạnh hơn, lúc nào cũng tha thiết vẳng bên tai. Mỗi lần nghĩ đến cái thú lẩn lút tới nhà Nghĩa, được gặp Nghĩa, nàng thấy hoa cả mắt và trong lòng rung động một cách êm ái.

Nhung không khác gì một người tự tử, lúc ngã xuống nước buột miệng kêu cứu, nhưng thật tình không mong có người khác nghe thấy, khoan khoái nhắm mắt lại để hướng lấy cái cảm giác êm mắt của làn nước nó sắp đưa mình đến cõi chết thoát ly.”

Nhung đã ước rằng phải chi mẹ chồng nàng biết nàng vụng trộm để đuổi nàng ra khỏi nhà, để nàng còn có cái cớ chạy theo tình yêu và tháo bỏ mọi gông cùm của một cuộc đời giả dối. Ấy thế mà mẹ chồng của Nhung dù đã biết chuyện vẫn làm ra vẻ bình thường mà khuyên nàng giữ trọn tiếng thơm, dù cho đó chỉ là tiếng thơm hão. Nhung đã vào vai người vợ, người mẹ, người con dâu mẫu mực suốt ba năm qua, giờ nàng mà làm khác thì còn gì là mặt mũi nữa! Hóa ra cái xã hội ấy cũng giả dối giống như nàng.

Ở Lạnh Lùng, Nhất Linh thể hiện sự bứt phá táo bạo bằng cách đặt ra câu hỏi  về quyền mưu cầu hạnh phúc của con người: Có bất công không khi bắt người phụ nữ phải chôn vùi tuổi xuân trong một đời góa bụa lạnh lùng? Tuy nhiên, tác phẩm lại kết thúc bằng cảnh Nhung hướng mặt vào bức hoành phi bốn chữ vàng “Tiết hạnh khả phong” của nhà chồng, loay hoay giữa đạo lý của xã hội và hạnh phúc của chính mình. Có lẽ vì Nhất Linh vẫn chưa tìm ra một giải pháp chung để tháo bỏ những xiềng xích tư tưởng áp đặt lên số phận con người nên không thể cho nhân vật Nhung một cái kết trọn vẹn. Tuy vậy, tính thời đại của Lạnh Lùng vẫn xứng đáng để chúng ta ca ngợi.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Nov 24, 2022 3:29 pm

Trần Hạnh
Trần Hạnh@Viện Sách - Bookademy

[Review Sách] "Gánh Hàng Hoa" - Nhất Linh: Với Bạn Gia Đình Là Gánh Nặng Hay Hạnh Phúc?
Ybox

Gánh Hàng Hoa là sự kết hợp ấn tượng của hai cây bút tên tuổi Khái Hưng và Nhất Linh. Cuốn sách nhanh chóng gây được tiếng vang bởi nội dung giản dị nhưng sâu sắc. Đó là đừng vì sự nghiệp, tương lai mà bỏ quên gia đình của chúng ta. Vì họ là những người duy nhất trên thế gian này yêu thương chúng ta vô điều kiện và không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

Vì ta cảm thấy sự trong trẻo, rực rỡ khi yêu đương theo ánh sáng, theo khí trời mà chảy ùa vào tâm hồn ta, mà chiếu rọi vào tri thức ta.

Cứ suy cái cảm tưởng của ta gặp mùa xuân tới, ta cũng có thể đoán được cảm giác của Minh nồng nàn đến đâu, khi Minh lại trông thấy ánh sáng vào buổi đầu xuân

Gia đình có phải gánh nặng của bạn trên đường sự nghiệp không?

Cuốn sách Gánh Hàng Hoa là một câu chuyện rất đời thường và giản dị. Hai cây bút Khái Hưng và Nhất Linh đã xây dựng lên một câu chuyện nhỏ nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa lớn. Đó là hạnh phúc thật giản đơn, và gia đình là nơi đem đến cho chúng ta những niềm vui vẻ, thanh bình ấy.

Còn gì sung sướng bằng có một nếp nhà tranh không rộng rãi nhưng mát mẻ; trong nếp nhà tranh có một người vợ dịu dàng xinh đẹp đáng yêu, đáng kính. Trời ơi! Thật là một cái tổ uyên ương đầy hoa mộng, đầy ánh sáng. Chiều chiều, vợ chồng ra kề vai nhau ngồi chơi ngoài vườn ngắm cảnh, nhìn trăm hoa đua nở và nghe chim muông ca hát trên cành. Trời ơi! Còn hạnh-phúc nào hơn hạnh-phúc của anh?

Bối cảnh của cuốn sách là vào những năm thập niên ba mươi của thế kỷ XX. Lúc bấy giờ cuộc sống không có những thứ xô bồ như điện thoại, máy tính. Chuyện tình ngày ấy cũng chỉ qua những lá thư tay dung dị, mộc mạc. Cuốn sách kể về cuộc đời của thầy giáo Minh và người bạn quen biết từ nhỏ là Liên. Liên là cô gái giàu lòng yêu thương và luôn có những suy nghĩ sâu sắc. Còn thầy giáo Minh là người có tài văn chương và quan tâm gia đình sâu sắc.

Sự công bằng ngay thẳng bao giờ cũng sẵn có ở trong óc trẻ, nhất là khi sinh trưởng ở chốn bình dân, chúng lại nhờ được di sản thông minh của cha mẹ. Sự yêu công bằng ấy đã có lần khiến Minh vốn dĩ nhu mì mà đột nhiên trở nên can đảm.

Cả hai kết hôn và có những ngày tháng thật hạnh phúc dẫu thiếu thốn trăm bề. Họ sống trong một ngôi làng hoa có truyền thống lâu đời. Người dân ở đây phần lớn sống nhờ vào những gánh hàng hoa. Cuộc sống của họ luôn đầy những hương hoa thơm ngát thoang thoảng ánh nắng mặt trời. Họ đã từng có cuộc sống thật êm đềm cho đến khi một tai nạn bất ngờ ập đến.

Trong những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời của mình, thầy giáo Minh luôn cảm thấy yên lòng vì luôn có Liên ở bên cạnh. Thậm chí khi anh mất đi ánh sáng Liên luôn ở bên cạnh động viên và vực dậy niềm tin nơi Minh lần nữa. Khiến anh có lòng tin hơn về cuộc sống tăm tối của mình.

Mọi chuyện bắt đầu chuyển sang một hướng khác kể từ khi đôi mắt của anh lành lại. Và bây giờ không chỉ là một người thầy giáo nữa. Anh đã là một nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm được đăng báo. Biết bao lá thư của người hâm mộ được gửi về. Ánh hào quang đã thực sự bao quanh cuộc đời anh. Thầy giáo Minh năm nào nay đã sớm đổi thay.

Anh nhận ra Liên lại chỉ là gánh nặng của anh, là người vợ quê mùa không hề phù hợp với ánh hào quang quanh anh hiện tại. Là người mà khi anh ở bên cạnh chỉ cảm thấy mệt mỏi chứ không có niềm vui. Anh không còn muốn chia sẻ những nỗi lòng của mình với người trước đây đã từng là cả một bầu trời nữa.

Cuốn sách mở ra một viễn cảnh quen thuộc của một số người hiện nay: gia đình là gánh nặng và vợ con chẳng giúp gì trong sự nghiệp của mình ngoài việc cằn nhằn, vướng víu cả. Vậy là bỗng nhiên gia đình với họ không còn là niềm vui nữa, mà là đi đâu vui chơi với bạn bè không bao giờ bắt máy khi vợ gọi. Là không bao giờ đem vợ của mình giới thiệu với bạn bè. Vì họ có một suy nghĩ là cô ấy sẽ khiến mình mất mặt trước bạn bè.

Ai đó đã từng nói rằng: "Muốn đi nhanh hãy đi một mình. Muốn đi xa hãy đi cùng nhau." Có lẽ câu nói này như một lời khuyên đối với những người có suy nghĩ gia đình là gánh nặng của mình. Vì vậy khi bạn muốn đi xa hơn trong sự nghiệp của mình thì phải không chỉ cần sự giúp sức của đồng đội mình mà còn cần cả sự đồng cảm và sẻ chia của gia đình bạn nữa. Nếu không có sự sẻ chia từ gia đình thì chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi. Khi ấy chẳng những chẳng đi nhanh được mà cũng chẳng bao giờ có thể đi xa.

Gia đình - những người luôn sẵn lòng tha thứ cho bạn vô điều kiện

Hình tượng nhân vật Liên trong cuốn sách Gánh Hàng Hoa là một kiểu người điển hình không thể của xã hội ngày đó mà còn là xã hội ngày nay. Dẫu cô không học nhiều nhưng cô lại là người hiểu biết lý lẽ. Là người luôn thấu hiểu cuộc đời và luôn sẵn lòng tha thứ cho Minh dù anh có bỏ rơi cô. Thậm chí khi anh sa ngã, Liên cũng không bao giờ rời bỏ anh.

Hạnh-phúc êm đềm như đang làm rung động ba trái tim trẻ. Trong bầu không khí yên lặng một buổi trưa mùa hè, tiếng gà gáy trong xóm xa xa…

Đó là một câu chuyện thường thấy trong xã hội ngày nay. Chúng ta làm sai một điều gì đó thì sẽ có bao nhiêu người sẵn lòng tha thứ cho chúng ta? Chúng ta đã không còn là những đứa trẻ của năm nào nữa. Xã hội này biết rằng chúng ta phải tự chịu trách nhiệm với những gì đã làm. Sẽ không có bao nhiêu người chấp nhận tha thứ vô điều kiện cho những sai phạm nghiêm trọng của chúng ta. Nhưng trong số ít những người ấy, sẽ luôn có những người được gọi là người thân, là gia đình.

Vì thế nên bạn đừng cho rằng gia đình là gánh nặng với bạn. Có thể họ sẽ không bao giờ giúp được bạn trong sự nghiệp vì họ không hề có chức quyền hay địa vị gì cả. Có thể họ sẽ không biết một chút gì về lĩnh vực đang làm. Nhưng họ có một điều mà những chuyên gia trong công việc của bạn không thể có được. Đó chính là sự tha thứ vô điều kiện và sự đồng cảm sẻ chia.

Nếu bạn khởi nghiệp thất bại thì gia đình sẽ ở bên cạnh bạn yêu thương và quan tâm bạn. Và họ sẽ nói với bạn rằng bạn cứ dũng cảm đi về phía trước, vì bạn làm được. Họ không phải là cộng sự hay cấp dưới của bạn. Họ không phải là người được trả lương để nói những lời như vậy. Vì vậy khi bạn không còn một xu dính túi nào họ vẫn sẽ tiếp tục động viên và ở bên bạn. Đó là những điều có ở người thân mà không một người công sự hay cấp dưới nào có được.

Đừng xem gia đình là gánh nặng, nếu có vất vả hãy cùng sẻ chia

Cuốn sách Gánh Hàng Hoa không phải là một câu chuyện dài, nhưng lại mang đầy triết lý và ý nghĩa. Đây là một cuốn sách không có nhiều chuyển biến lớn về mặt hành động nhưng lại có những sự chuyển biến lớn về tâm lý và suy nghĩ về cuộc đời của các nhân vật. Nhân vật Liên luôn bên cạnh động viên và vun đắp cho những ước mơ của thầy giáo Minh. Khi mất đi ánh sáng thầy giáo Minh vô cùng tuyệt vọng và có ý định rời bỏ cuộc đời này. Những lúc anh tuyệt vọng như vậy, bên anh luôn có một người khó không ngại, khổ không màng. Liên đã vực dậy lòng tin của anh và kéo anh đứng dậy từ trong đau khổ, thất bại.

Cô không bao giờ xem thường những ước mơ của một người thầy giáo đã bị mù như Mình. Mà trái lại Liên luôn động viên và ủng hộ những lý tưởng có phần hoang đường của anh. Một người mù trở thành nhà văn là một điều vô cùng phi lý trong xã hội lúc bấy giờ. Nhưng cô luôn ở bên cạnh và nói với Minh rằng anh sẽ làm được dù có bất cứ điều gì xảy ra đi chăng nữa.

Ta còn có thể giúp ích cho đời được, dù chỉ là một lợi ích cỏn con mặc lòng thì ta không không được phép tự hủy thân thể của ta đi”. Vả lại, xin thú thật với anh, tôi thường đem mỹ-thuật ra bình phẩm các hành động của người đời. Sự gì ta làm mà không có mỹ-thuật thì bao giờ cũng đáng chê, đáng bỉ, mà tự tử thì không có một chút gì có thể gọi là mỹ-thuật được!

Dẫu sau khi được chữa khỏi mắt và trở thành một nhà văn lớn, thầy giáo Minh đã không còn cảm thấy Liên là người quan trọng nữa những cô luôn hướng lòng mình về anh. Cô luôn tha thứ dù anh phải biết bao tội lỗi, dù anh có bỏ rơi cô và xa rời biết rằng giá trị đích thực của cuộc sống.

Chính vì sự thông cảm và luôn hiểu về cuộc đời ấy đã khiến cho thầy giáo Minh năm nào cảm nhận được ánh hào quang của sự nghiệp viết văn thật sự là xa xỉ nếu như không có Liên. Minh bắt đầu nhận ra anh không muốn đi nhanh và xa nữa. Anh chỉ muốn đi thật chậm để tận hưởng cuộc sống này một cách toàn mỹ nhất. Anh chỉ muốn có thể để cùng Liên đến suốt cuộc đời này.

Gia đình cũng như một chốn bình yên nhất, khi chúng ta mệt mỏi chúng ta lại được đồng cảm và quan tâm. Có đôi lúc những người vợ, người mẹ sẽ luôn cằn nhằn về việc bạn đi đâu, làm gì, sẽ làm bạn cảm thấy rất khó chịu. Những trên đời này chẳng có ai hoàn hảo cả. Có đôi khi bạn làm sai và họ cũng làm sai. Những sự quan tâm yêu thương và tha thứ cho nhau sẽ làm xóa tan đi những hờn giận, hoài nghi và mệt mỏi. Đến cuối cùng thì gia đình vẫn là chiếc tổ ấm nuôi dưỡng ước mơ và hy vọng của chúng ta. Là nơi khiến hạnh phúc của mỗi người chúng ta trở nên trọn vẹn và rực rỡ nhất.

Mỗi khi bạn cảm thấy mệt mỏi có thể gia đình sẽ không giải quyết được những vấn đề ấy. Nhưng khi bạn kể ra cho họ nghe thì tâm trạng của bạn sẽ được cải thiện ít nhiều. Khi được một ai đó lắng nghe áp lực của bạn có thể được giảm bớt phần nào. Và điều đó khiến bạn có lòng tin giải quyết những khó khăn ấy hơn.

Ở thời đại hiện đại này sẽ không có bao nhiêu người luôn lắng nghe những gì bạn nói. Mọi người sẽ luôn bận rộn với công việc và những nỗi lo về cuộc sống này. Nhưng gia đình sẽ là người luôn lắng nghe bạn một cách vô điều kiện. Đó chính là sức mạnh to lớn của gia đình. Vì vậy nếu có vất vả hãy cùng nhau sẽ chia chứ đừng xem gia đình là gánh nặng.

Tác phẩm để đời của chủ soái Tự Lực Văn Đoàn đến nay vẫn còn nguyên giá trị

Cuốn sách Gánh Hàng Hoa là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nhất Linh - người thành lập nên tổ chức Tự Lực Văn Đoàn và cây bút tên tuổi Khái Hưng. Cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn trong xã hội đương thời và đem tên tuổi của Tự Lực Văn Đoàn lên một tầm cao mới.

Dù được sáng tác năm 1934 nhưng đến ngày nay cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị. Câu chuyện trong cuốn sách cũng có thể là câu chuyện của mà một bộ phận người hiện đại đang gặp phải. Ẩn sau câu chuyện dung dị là một thông điệp sâu sắc về gia đình, sự tha thứ và lòng yêu thương. Đừng xem gia đình là thứ gánh nặng to lớn trên vai mà hãy xem đó là sự hạnh phúc.

Sẽ có rất ít người tốt với bạn mà không cần bất cứ lý do nào. Gia đình sẽ luôn nằm trong số ít những người ấy. Họ sẽ luôn là người lắng nghe bạn nói bất cứ điều gì, dù là những áp lực hay niềm vui trong cuộc sống. Những người thân trong gia đình sẽ luôn ở bên để nhân đôi niềm vui và chia đôi nỗi buồn cùng bạn.

Ai đó đã từng nói rằng: "Đời người không phải là một điểm đến mà chính là một hành trình." Vì vậy bạn đừng vì một điểm đến là thành công mà khiến cả hành trình đi đến điều đau khổ. Bất cứ ai khi đứng trên đỉnh danh vọng mà không có người thân ở bên thì sẽ cô đơn và lẻ loi biết bao. Đừng đi nhanh quá trên con đường sự nghiệp mà bỏ quên gia đình của mình nhé. Vì họ xứng đáng được đi cùng bạn để tận hưởng những tia nắng đẹp đẽ nhất của cuộc đời này.

Gánh Hàng Hoa của Khái Hưng và Nhất Linh là cuốn sách ngắn với câu chuyện đầy giản dị và thấm đẫm tình quê biết bao. Cuốn sách đề cao giá trị của tình thân, tình thương yêu và sự đồng cảm, thứ tha. Đồng thành cuốn sách khẳng định một chân lý. Đó là gia đình không phải là gánh nặng của chúng ta mà gia đình sẽ làm chúng ta hạnh phúc và khiến cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Bài viết bởi Trần Hạnh - Bookademy

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 29, 2022 3:18 pm

Bảo Hoàng
Bảo Hoàng@Viện Sách - Bookademy

Ybox

[Review Sách] ‘’Bố Già” - Mario Puzo: Sự Tổng Hòa Của Mọi Hiểu Biết

“Xin anh em nhớ kỹ, tôi không rắp ranh, không mưu mô gì hết. Chẳng qua tôi chỉ cẩn trọng mà thôi, trên đời không có gì tôi ghét bằng bừa bãi, cẩu thả. Đàn bà, trẻ con làm bừa làm ẩu còn có thể tha thứ được, chứ đàn ông thì cấm chỉ.”

1 trong những cuốn sách hay nhất mọi thời đại. Bố Già – The Godfather là cuốn tiểu thuyết về mafia rất nổi tiếng và được rất nhiều người ca tụng của Mario Puzo. Ngoài Bố Già, Mario Puzo còn những tác phẩm khác viết về mafia như: Đất máu Sicily, Ông trùm cuối cùng, Luật im lặng, Cha con giáo hoàng,… nhưng Bố Già vẫn được đánh giá là tiểu thuyết tuyệt vời nhất. Tác phẩm viết về gia đình tội phạm Mafia của Mario Puzo viết về Bố già nhưng lại đậm đặc chất đàn ông và sau tất cả là tình cảm gia đình, thứ thiêng liêng cao đẹp luôn được đặt ở trên hết, ngay cả trong một gia đình tội phạm.

Thường là khi nhắc đến Mafia, xã hội đen thì nhiều người nghĩ ngay đến những người độc ác, xấu xa cùng sự đến chém giết, giết người, phi pháp. Nhưng không, đối với Bố già thì lại khác, cách tiếp cận của tác giả ở tiểu thuyết Bố Già lại theo một hướng tích cực hơn rất nhiều. Vì Bố Già hiểu được rằng, thực ra nhà nước lúc bấy giờ ban hành các luật lệ với mục đích là bảo vệ chính kẻ tạo ra nhà nước và tạo ra luật lệ đó chứ không phải để bảo vệ những kẻ yếu, dân thường. Bố Già đã không chấp nhận được sự thật đó và không muốn sống trong một đất nước mà nhà nước đưa ra luật lệ là không bảo vệ nhân dân. Với bản lĩnh của một người đàn ông, Bố già đã tự tạo ra một thế giới khác để bản thân được làm những việc mình cho là đúng.

Tác giả 

Mario Gianluigi Puzo (15 tháng 10 năm 1920 – 2 tháng 7 năm 1999) là một nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ, được biết đến với những tiểu thuyết về Mafia, đặc biệt là Bố già (1969), mà sau này ông đồng chuyển thể thành một bộ phim cùng với Francis Ford Coppola. Ông đã giành được Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất vào giữa những năm 1972 và 1974. Dù là một nhà văn được cưng chiều của Hollywood nhưng ông vẫn luôn cảm thấy thất vọng về kinh đô điện ảnh của Mỹ.

Trước năm 1960, Mario Puzo là một cái tên hoàn toàn xa lạ trên văn đàn thế giới. Sau 1970, tên ông luôn có trong danh sách những tác giả có doanh số cao nhất. Nhà văn Mỹ gốc Ý này đã viết được 11 tiểu thuyết, một chục truyện ngắn, 3 quyển phi tiểu thuyết (non-fiction) và hơn chục kịch bản phim. Nhưng khi nói đến tên ông, “The Godfather” lập tức bật ra như một phản xạ. 

Ở Việt Nam, tác phẩm này cũng có một đời sống bất tử thông qua bản dịch của Ngọc Thứ Lang, dưới nhan đề Bố già. Câu chuyện Ngọc Thứ Lang dịch “Bố già” cũng ly kỳ không thua gì tiểu thuyết. Vốn là một công tử gốc Hà Nội, Ngọc Thứ Lang lại dịch “Bố già” đậm chất văn chương miền nam, với những sáng tạo độc đáo về mặt ngôn ngữ. Trong bản gốc, từ “Godfather” có nghĩa là cha đỡ đầu, hoàn toàn không có ý nghĩa như một tiếng lóng để chỉ ông trùm trong thế giới ngầm. Chính Mario Puzo là người đã gán cho “Godfather” ý nghĩa ấy. 

Trong sách, cánh tay phải của Don Vito Corleone là Tom Hagen nói: “Một đứa trẻ sinh ra đời, vì cuộc sống quá khổ nên nó cần đến hai người cha mới coi sóc đủ”. 

Điều tuyệt vời là sau khi “The Godfather” trình làng, các ông trùm đều tự gọi mình là “Godfather”. Kể cả giới cảnh sát và báo chí sau này cũng dùng từ ấy để gọi những tên trùm tội phạm. Từ trang sách, “Godfather” đã đi vào đời sống một cách tuyệt vời như thế. Và không phụ lòng Mario Puzo, Ngọc Thứ Lang đã dịch “Godfather” thành “Bố già” một cách trác tuyệt.

Có một sự thật không thể chối cãi: Mario Puzo không hề muốn viết “Bố già”. Ông khởi sự viết nó chỉ vì đang túng quẫn về mặt tài chính, đến mức nhà xuất bản hai quyển đầu của ông tuyên bố cạch mặt, không muốn in sách của Puzo nữa vì quá ế. Vậy mà quyển sách được viết với mục đích thuần túy là để trả nợ ấy đã làm nên tên tuổi của Mario Puzo. Điều này đã từng khiến Puzo cảm thấy rất chạnh lòng, vì những tác phẩm mà ông dành nhiều tâm huyết hơn đã không được chú ý như “Bố già”. Đấy từng là bi kịch của Sir Arthur Conan Doyle khi viết Sherlock Holmes. Nhân vật thám tử nổi tiếng đến mức người ta gần như không quan tâm đến những tác phẩm giá trị (hơn) của Conan Doyle.

Nhân vật

Tiểu thuyết Bố già quả thực đã để lại trong tôi một dấu ấn sâu đậm, được tích lũy ngay từ khi mở trang đầu tiên cho tới khi gấp cuốn sách lại. Theo góc nhìn cá nhân, điều đáng giá bậc nhất của cuốn tiểu thuyết này là khả năng xây dựng hình tượng nhân vật vô cùng sắc nét và tinh tế. Tất cả những con người xuất hiện trong đó không hề lẫn lộn với nhau, không có ai là mờ nhạt dù chỉ xuất hiện trong một đôi cảnh. Họ đều được khắc họa bởi những đặc trưng tính cách riêng biệt và được móc nối vào chuỗi sự kiện một cách chỉn chu, khéo léo, nếu như không nói là hoàn hảo.

Người đặc biệt nhất trong số đó, theo tôi, chính là ông trùm Vito Corleone – một tượng đài sừng sững không chỉ trong thế giới ngầm mà trong cả nền văn chương thế giới. Hình ảnh của ngài Vito được gây dựng nên từ rất nhiều nguồn phản ánh: Vợ con, bè bạn, người chịu ơn, kẻ thù, và từ chính ông ta nữa.

Gia đình Corleone có 4 người con:

Anh cả Santino Corleone, tên hay gọi Sony, nóng tính, dễ cáu giận, nông nổi, chính vì tính cách nóng giận, nông nổi này mà Sony đã bị phục kích ám sát, chết dưới tay cánh Tattaglia, tuy nhiên trong công việc làm ăn lại là đứa giúp bố rất đắc lực nhưng ít ai tin một ngày kia hắn sẽ là người kế vị.

Anh hai là Frederico Corleone, gọi tắt là Fred, một người nhút nhát, nghe lời bố răm rắp, 30 tuổi vẫn sống với bố mẹ, bảo gì nghe đấy, hắn thì không bao giờ có thể trở thành người kế vị của Bố Già, lần Bố Già bị bắn, chỉ có hắn ở đó, nhìn thấy Bố Già gục mà hắn sợ ngất đi, không làm được gì, từ đó Bố Già đâm ghét hắn hơn, đưa hắn sang Cali làm việc chỗ người quen

Đứa con trai út là Michael Corleone, đứa được Bố Già cưng nhất vì nó rất giống ông, khôn ngoan, có tiềm lực, sẵn sàng sau này kế vị Bố Già, nhưng Micheal lại có chủ trương không nhúng tay vào chuyện làm ăn của gia đình, một mình hắn đi 1 hướng, cãi lại cả lời Bố Già để đi nhập ngũ.

Đứa con gái út Connie là một đứa bồng bột, hơi ngu ngốc. Ngoài bốn đứa con  ruột thì Bố Già nhận thêm hai đứa con nuôi là Tom Hagen và Johnny Fontane. Tom Hagen là bạn của Sony, sau khi Genco bị bệnh nặng sắp chết ở bệnh viện, thì Tom được bố già tin tưởng giao cho chức Consigliere (cố vấn)

Johnny Fontane là ca sĩ, diễn viên nổi tiếng Hollywood Từ một đứa nhập cư Mỹ khi chạy trốn khỏi bọn Mafia đã giết bố mình.

Sau lần từ chối buôn bán ma túy của Sollozzo với sự bảo kê của băng Tattaglia, ông Trùm bị ám sát suýt mất mạng. Từ đó cánh Corleone suy yếu, bị các băng khác quay lưng, giành địa bàn làm ăn... Cần có một người lên thay ông trùm gánh vác mọi việc. Sau khi trải qua sự việc bố bị ám sát suýt chết, Michael đã dần dần nhúng tay vào việc làm ăn của gia đình, sau thời gian dài chạy trốn khỏi việc truy nã do giết Sollozzo và một đại úy cảnh sát bảo kê cho Sollozzo, Michael đã được ông Trùm lo lót, chạy chọt thoát tội về Mỹ, thay ông Trùm gánh vác mọi việc. 

Tác phẩm

Bố già (tên tiếng anh The Godfather) là một câu chuyện dài, một câu chuyện truyền cảm hứng xoay quanh gia đình mafia gốc Ý. Cốt chuyện sẽ xoay quanh những biến cố, cuộc chiến của gia đình Corleone với liên minh của “ngũ đại” gia tộc mafia khác kết hợp cùng câu chuyện về thời trẻ, lý do Vito Corleone trở thành mafia. Nhân vật chính là ông trùm Vito Corleone trong những năm tháng cuối đời và những biến cố bất ngờ liên tục xảy đến cho gia đình tưởng như yên ấm của ông.

Từ một gia tộc quyền lực, chỉ vì từ chối hợp tác bán ma túy cùng thế lực xã hội đen mới nổi, The Godfather đã bị ám sát, tuy không chết bởi hàng chục viên đạn, nhưng sau vụ đó cả gia tộc của ông đã suy yếu đi đáng kể, bởi thiếu đi một người lãnh đạo đúng nghĩa. Ông có một người con gái, một con nuôi làm ca sĩ, một con rể vũ phu, và 3 người con trai làm nên điểm nhấn cho toàn bộ mạch truyện.

Tác giả Mario Puzo khiến Bố già trở thành kinh điển, khi viết về mafia nhưng không nói nhiều về ma túy, máu và cờ bạc mà lại tập trung miêu tả những âm mưu, những biến cố của gia đình, cách mà từng thành viên của gia tộc ứng biến với khó khăn. Khí chất của những “tiểu ông trùm” qua đó cũng được khắc họa rõ nét. Giữa giông bão có kẻ hèn nhát bỏ trốn, có kẻ quay lưng phản bội, có kẻ vũ phu dùng bạo lực trấn áp để rồi chết trong tức tưởi. Sau tất cả, những người tưởng như yếu đuối ban đầu sau cùng lại làm nên nghiệp lớn, và kẻ thông minh nhất lên kế hoạch cho mọi thứ, không ai khác lại chính là Bố già!

Làm tất cả mọi thứ vì gia đình

Xuyên suốt hành trình của Bố Già, Mario Puzo khiến nó nổi tiếng không phải bởi vì có những mưu sâu kế hiểm trong một thế giới mafia đầy rẫy chết chóc, càng không phải tiền bạc và quyền lực. Bởi những thứ đó, Hollywood và những dòng phim điện ảnh thời bấy giờ thừa sức thể hiện xuất sắc.

Và cũng không thiếu những tiểu thuyết kinh điển đã làm mưa làm gió trước khi Bố già ra đời. Bởi vậy cái làm Bố già trở nên tiểu thuyết kinh điển và huyền thoại, cái đã thực sự làm nên thương hiệu của loạt series Bố già, chính là xuất phát, mục tiêu từ đáy của mỗi hành động: tất cả là vì gia đình.

Dù phải làm tất cả, phải “đưa ra một lời đề nghị hắn không thể chối từ”, không phải để thể hiện quyền lực, mà là nâng tầm sự quan trọng của những người thân trong gia đình.

Rõ ràng ông trùm không rảnh để quan tâm tới những điều nhỏ nhặt, nhưng một khi ai đó là người trong gia đình Corleone khẩn cầu, thì dù nhỏ bé hay lớn lao tới đâu, tất cả đều phải được giải quyết.

Giá trị 

Giữ cảm xúc bản thân cho riêng mình

Khi đọc tiểu thuyết Bố Già chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên, ngạc nhiên đến rùng mình. Bởi ông trùm Vito luôn biết cách kiềm chế cảm xúc bản thân.

Nói chính xác hơn thì ông luôn bình tĩnh trước mọi sóng gió, ví như lúc nằm trong bệnh viện – biết rằng đang gặp nguy hiểm nhưng ông vẫn mỉm cười với cậu con trai Micheal, hay như lúc cậu con cả Sonny bị ám sát vẫn bình tĩnh đưa ra quyết sách.

Với ông trùm Vito thì việc để lộ cảm xúc cũng tương tự như việc đưa cổ ra cho kẻ thù nắm bắt cơ hội và kết liễu ông.

Bình tĩnh trước mọi tình huống

Khi đọc cuốn tiểu thuyết này, chắc chắn những người đàn ông sẽ khâm phục và yêu thích hình tượng “bá đạo” của Bố già trước mọi tình huống. Từ cách nói chuyện quan hệ với mọi người, cách xử lý khi nói chuyện “phải quấy” không thành công. Rồi đến cách ông nén đau thương khi vừa tỉnh lại sau khi bị bắn đã phải quyết việc con trai bị các gia đình Mafia khác ám sát để giải quyết ổn thỏa nhất.

Học hỏi từ sai lầm

Trong cuộc đời của ông trùm không thiếu những sai lầm. Nhưng ông luôn biết học hỏi từ những sai lầm và vươn mình trỗi dậy như một người đàn ông thực thụ.

Học hỏi là một việc và chắc chắn ông sẽ không bao giờ để mình vướng vào sai lầm đó một lần nào nữa.

Cho trước khi nhận

Biệt danh “Bố già” của Vito Corleone là do ông là người luôn giúp đỡ người khác nên được những người xung quanh gọi là “God Father”. Là người luôn được tìm đến mỗi khi người khác gặp khó khăn, Vito Corleone luôn khiến người đối diện hiểu rằng ông giúp đỡ họ vì tình bạn, tình thân, tình thương yêu chứ không phải vì tiền bạc, quyền lợi. Vì vậy, có những người sẵn sàng theo ông, sẵn sàng đón nhận cái chết vì ông. Đó là nghệ thuật của việc cho đi trước khi mong nhận lại từ người khác.

Lời hứa là vàng

Bố Già nổi tiếng là người trọng chữ tín trong suốt cuộc đời mình, chỉ cần ông đã hứa thì dù việc có khó đến mấy ông cũng sẽ làm được.

Tình yêu dành cho gia đình

Tác giả Mario Puzo xuyên suốt trong tác phẩm đã thể hiện rằng tình yêu gia đình trong gia đình Corleone đã vượt lên trên tất cả. Những sự việc, hành động kể cả phạm pháp của Bố Già có nguyên nhân sâu xa đều hướng về gia đình. Với ông, gia đình là số 1.

Phạm tội vì bất đắc dĩ

Đương nhiên, điều này không thể đem ra làm lý do cho nguồn gốc của sự phạm tội. Điều mình thấy ở đây là trong mỗi cách hành xử của một người, tốt đẹp hay tội lỗi đều có thể ẩn chứa trong đấy một câu chuyện mà chúng ta không biết. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu được vì sao họ bị đẩy đến bước đường như vậy. Có lẽ chúng ta sẽ dễ thông cảm với những sai lầm của người khác hơn.

Xã hội đen có những nguyên tắc của chính họ

Dù là xã hội đen nhưng gia đình Corleone cũng có nguyên tắc riêng của họ khi không dính đến những thứ liên quan đến ma túy, mại dâm mà hầu hết tập trung vào sòng bài và giải trí. Bản thân, Bố già cũng rất ghét việc đàn ông lăng nhăng với những người phụ nữ khác. Nhưng cũng chính điều này đã gây ra biến cố cho gia đình Corleone khi những gia đình khác trong Ngũ Đại Gia Đình Mafia của New York khi họ hợp sức đánh lại gia đình Corleone vì họ muốn bán Ma túy và nghĩ rằng Bố già cản trở họ.

Có kế hoạch cho tương lai

Có thể nói Vito là một ông trùm biết suy nghĩ cho tương lai. Cách nghĩ của ông không khác gì một doanh nhân thành đạt.

Trong cuộc gặp giảng hòa với Ngũ đại gia đình, Ông trùm Vito có nêu rõ quan điểm: Ông không muốn con cháu nối nghiệp mình, vì nghề xã hội đen quá khổ. Thời đại con cháu sau này sẽ là thời đại tri thức, không còn sử dụng dao găm, súng ống để giải quyết mâu thuẫn nữa. Chính vì vậy ông muốn các bang phái giảng hòa dù cho con trai cả của ông vừa bị ám sát.

Kết luận 

Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố Già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ nhập nhằng đen trắng, mảnh đất màu mỡ cho những cơ hội làm ăn bất chính hứa hẹn những món lợi kếch xù. Trong thế giới ấy, hình tượng Bố Già được tác giả dày công khắc họa đã trở thành bức chân dung bất hủ trong lòng người đọc. Từ một kẻ nhập cư tay trắng đến ông trùm tột đỉnh quyền uy, Don Vito Corleone là con rắn hổ mang thâm trầm, nguy hiểm khiến kẻ thù phải kiêng nể, e dè, nhưng cũng được bạn bè, thân quyến xem như một đấng toàn năng đầy nghĩa khí. Nhân vật trung tâm ấy đồng thời cũng là hiện thân của một pho triết lý rất “đời” được nhào nặn từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn giang hồ bao phen vào sinh ra tử, vì thế mà có ý kiến cho rằng “Bố Già là sự tổng hòa của mọi hiểu biết. Bố Già là đáp án cho mọi câu hỏi”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 29, 2022 3:28 pm

Reader.com

Review sách: Bố già - Mario Puzo

Nếu bạn là người yêu thích những thể loại văn học về xã hội đen, về mafia thì không thể bỏ qua một tuyệt tác nổi tiếng của nhà văn Mario Puzo đó là tác phẩm Bố Già (The Godfather). Đây  là tác phẩm  thuộc hàng kinh điển, đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên và đạt được nhiều giải thưởng danh giá như Oscar, Grammy ,..  Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây xem “Bố già” có gì đặc sắc nhé.

Bố già là một trong những tác phẩm của Mario Puzo - một nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ. Ông được biết đến với rất nhiều tác phẩm về Mafia như: Luật im lặng, Đất máu Sicily, Cha con Giáo hoàng, Ông trùm , Đấu trường u ám, Những kẻ điên rồ phải chết,……

Nội dung của tác phẩm "Bố già" – The Godfather là câu chuyện kể về một gia đình Mafia gốc Ý, hoạt động trên đất Mỹ , được cai quản bởi một ông trùm Mafia to lớn, có thực lực mạnh nhất trong đội ngũ Mafia ở New York có tên là Vito Corleone. Vito Corleone  được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống là Mafia, tuy nhiên anh luôn cảm thấy bản thân mình không phù hợp với truyền thống xã hội đen của gia đình nữa vì đã mang trên mình sâu sắc tinh thần mỹ. Thay vì cuộc sống gian ác, bạo lực của xã hội đen thì Vito Corleone lại chọn một cách sống khác, vì vậy ông được mọi người kính trọng và mang ơn rất nhiều. Với những hành động bất hợp pháp của gia đình, anh luôn tìm mọi cach để trốn tránh và bỏ qua. Tuy nhiên về sau, khi sự việc mình chính bị hãm hại, anh mới tỉnh ngộ trước những pháp luật, công lý mà anh vẫn thường coi trọng.

Thường là khi nhắc đến Mafia, xã hội đen thì nhiều người nghĩ ngay đến những người độc ác, xấu xa cùng sự đến chém giết, giết người, phi pháp. Nhưng không, đối với “Bố già” thì lại khác, cách tiếp cận của tác giả ở tiểu thuyết Bố Già lại theo một hướng tích cực hơn rât nhiều. Vì "Bố Già" hiểu được rằng, thực ra nhà nước lúc bấy giờ ban hành các luật lệ với mục đích là bảo vệ chính kẻ tạo ra nhà nước và tạo ra luật lệ đó chư không phải để bảo vệ những kẻ yếu, dân thường. Bố Già đã không chấp nhận đươc sự thật đó và không muốn sống trong một đất nước mà nhà nước đưa ra luật lệ là không bảo vệ nhân dân. Với bản lĩnh của một người đàn ông,  “Bố già “ đã tự tạo ra một thế giới khác để bản thân được làm những việc mình cho là đúng.

Với ngòi bút nghệ thuật đặc sắc, bố cục câu chuyện hoàn hảo, câu từ đậm chất phóng khoáng cùng giọng văn rất đời thường, dí dỏm hài hước,  Mario Puzo đã mang đến cho người đọc một một tuyệt tác kỳ vĩ và hào hùng , một bức tranh đầy sinh động đến ngỡ ngàng, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tất cả những nhân vật trong câu chuyện, những chi tiết, câu thoại, diễn biến, câu chuyện đời, chuyện nghề của riêng từng nhân vật, đều được tác giả a khắc họa một cách hấp dẫn và đầy lôi cuốn. Điểm nổi bật là “Bố già” đã khắc họa được hình tượng và nhân cách của một chân dung vĩ đại đầy sắc nét và tinh tế đó chính là Bố già Vito Corleone –người đàn ông trụ cột trong gia đình, luôn sống hết mình vì tình cảm bạn bè, luôn sẵn sàng đối phó với những thế lực hiểm ác luôn tìm cách hạ gục ông.

Review sách: Bố già - Mario Puzo
“Bố Già” thực sự là một cuốn tiểu thuyết rất hay và đáng đọc, nó đã để lại trong tôi một dấu ấn sâu đậm, được tích lũy ngay từ khi mở trang đầu tiên cho tới khi gấp cuốn sách lại. Bạn sẽ không thể nào quên được cảm giác hồi hộp, gay cấn và cảm xúc được đẩy lên cao trào mỗi khi có cuộc chiến giữa phe Corleone và các đại bang phái khác. Cuốn sách mang lại rất nhiều bài học triêt lý cùng ý nhĩa nhân văn sâu săc như:

Luôn biết giữ lời hứa và không nên can thiệp vào cuộc sống của gia đình người khác

Trong tác phẩm tác giả có nhắn nhủ rằng đối với Vito Corleone việc giữ lời hứa cũng giống như việc giữ sinh mạng của bản thân. Một khi đã hứa thì nhất định phải làm, không được coi nhẹ lời hứa.

Ngoài ra, đối với Mario Puzo, chuyện vợ chồng là chuyện riêng, cần được tôn trọng và chúng ta tuyệt đối không nên can thiệp vào.

Hãy biết cách kiềm chế bản thân

Vơi những nội dung trong câu chuyện chúng ta nhận thấy rằng trong mọi việc thì ông trùm Vito luôn biết cách kiềm chế cảm xúc bản thân, luôn bình tĩnh trước mọi sóng gió. Vì việc để lộ cảm xúc cũng tương tự như việc đưa cổ ra cho kẻ thù nắm bắt cơ hội và kết liễu ông.

Biêt học hỏi từ sai lầm của chính mình

Trong cuộc đời của Vito Corleone không thiếu những sai lầm. Nhưng điều quan trọng là ông luôn biết học hỏi từ những sai lầm và tự mình đứng dậy và vươn lên. Và ông chắc chắn một điều rằng, để bản thân mình không phải mắc sai lầm đo thêm một lần nào nữa thì chúng ta phải học hỏi.

Luôn dành thời gian cho gia đình

“Một người đàn ông không dành thời gian ở cùng với gia đình mình sẽ không bao giờ có thể là một người đàn ông chân chính”

Đây là một trích đoạn trong cuốn sách. Vito Corleone hiểu được rằng  gia đình thì chỉ có một nên đối với ông gia đình luôn là sự lựa chọn đầu tiên trong rất nhiều sự lựa chọn khác như những công việc, mối quan hệ xã giao ngoài kia. 

Vũ lực là lựa chọn cuối cùng

Vito Corleone quả là một người đàn ông hiểu biết sâu sắc, qua những câu chuyện chúng ta có thể thấy rõ rằng trước khi đi đến một hành động vũ lực, thì ông đều cố gắng hết sức mình ngoại giao để giải quyết mâu thuẩn. Vì ông hiểu được rằng không phải lúc nào vũ lực cũng đem lại kết quả tốt nhất. Một khi đã lựa chọn vũ lực thì hậu quả mà nó để lại sẽ rất nặng nề, không chỉ người chết mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, xã hội trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tóm lại, “Bố già” là một cuốn sách hơn cả tuyệt vời, kịch tính ,lôi cuốn nhưng cũng rất sâu sắc và đời thường. Mario Puzo đã mang đến một bối cảnh là gia tộc Mafia rất ư là gan dạ, bản lĩnh đặc biệt là Vito Corleone. Điều làm tôi ấn tượng là nhân vật bố bởi ông ấy làm giàu có văn hóa và lịch sự nhưng cũng rất gần gũi và quan tâm mọi người. Hãy cùng thưởng thức và cảm nhận cuốn sách này nhé!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 29, 2022 3:32 pm

review sách

Bố Già – Mario Puzo - Khí chất của những người đàn ông xuất chúng

Tác phẩm viết về gia đình tội phạm Mafia của Mario Puzo nó đặc biệt ở chỗ, viết về Bố già nhưng lại đậm đặc chất đàn ông mà mọi cánh mày râu đều ao ước, và sau tất cả là tình cảm gia đình, thứ thiêng liêng cao đẹp luôn được đặt ở trên hết, ngay cả trong một gia đình tội phạm.

Bố già (tên tiếng anh The Godfather) là một câu chuyện dài, một câu chuyện truyền cảm hứng xoay quanh gia đình mafia gốc Ý. Nhân vật chính là ông trùm Vito Corleone trong những năm tháng cuối đời và những biến cố bất ngờ liên tục xảy đến cho gia đình tưởng như yên ấm của ông.

Từ một gia tộc quyền lực, chỉ vì từ chối hợp tác bán ma túy cùng thế lực xã hội đen mới nổi, The Godfather đã bị ám sát, tuy không chết bởi hàng chục viên đạn, nhưng sau vụ đó cả gia tộc của ông đã suy yếu đi đáng kể, bởi thiếu đi một người lãnh đạo đúng nghĩa. Ông có một người con gái, một con nuôi làm ca sĩ, một con rể vũ phu, và 3 người con trai làm nên điểm nhấn cho toàn bộ mạch truyện.

Tác giả Mario Puzo khiến Bố già trở thành kinh điển, khi viết về mafia nhưng không nói nhiều về ma túy, máu và cờ bạc mà lại tập trung miêu tả những âm mưu, những biến cố của gia đình, cách mà từng thành viên của gia tộc ứng biến với khó khăn. Khí chất của những “tiểu ông trùm” qua đó cũng được khắc họa rõ nét. Giữa giông bão có kẻ hèn nhát bỏ trốn, có kẻ quay lưng phản bội, có kẻ vũ phu dùng bạo lực trấn áp để rồi chết trong tức tưởi. Sau tất cả, những người tưởng như yếu đuối ban đầu sau cùng lại làm nên nghiệp lớn, và kẻ thông minh nhất lên kế hoạch cho mọi thứ, không ai khác lại chính là Bố già!

Làm tất cả mọi thứ vì gia đình
Xuyên suốt hành trình của Bố Già, Mario Puzo khiến nó nổi tiếng không phải bởi vì có những mưu sâu kế hiểm trong một thế giới mafia đầy rẫy chết chóc, càng không phải tiền bạc & quyền lực. Bởi những thứ đó, Holywood và những dòng phim điện ảnh thời bấy giờ thừa sức thể hiện xuất sắc.

Và cũng không thiếu những tiểu thuyết kinh điển đã làm mưa làm gió trước khi Bố già ra đời.

Bởi vậy cái làm Bố già trở nên tiểu thuyết kinh điển & huyền thoại, cái đã thực sự làm nên thương hiệu của loạt series Bố già, chính là xuất phát, mục tiêu từ đáy của mỗi hành động: tất cả là vì gia đình.

Dù phải làm tất cả, phải “đưa ra một lời đề nghị hắn không thể chối từ”, không phải để thể hiện quyền lực, mà là nâng tầm sự quan trọng của những người thân trong gia đình.

Rõ ràng ông trùm không rảnh để quan tâm tới những điều nhỏ nhặt, nhưng một khi ai đó là người trong gia đình Corleone khẩn cầu, thì dù nhỏ bé hay lớn lao tới đâu, tất cả đều phải được giải quyết.

The God father by Mario Puzo
Phong thái của những người đàn ông xuất chúng
Cái cách mà những thành viên của Corleone thể hiện cho những kẻ thù khiếp sợ khiến cho bất cứ ai mơ mộng về quyền lực đỉnh cao luôn khao khát lấy đó làm kim chỉ nam dẫn đường

Con nuôi của Bố Già, Luật sư Tom Hagen lặng lẽ ngồi ăn cơm trước hàng tá lời mạt sát sỉ vả của tay đạo diễn phim Holywood – Jack Woltz ngay tại nhà riêng của hắn. Ăn xong, Tom ngước lên, chùi mép và nói lời cảm ơn vì bữa ăn! Một thứ quyền lực thật đáng sợ. Kẻ mạt sát bằng những lời thô tục nhất cuối cùng đã phải câm nín, và run rẩy. Bởi vì gã cũng hiểu rằng, với gia đình nhà Corleone, họ đã đưa ra “đề nghị” thì không thể nào thương lượng được nữa.

Cái cách mà thân tín của Vito Corleone – Clemenza xử đẹp kẻ phản bội. Lúc đó gã đang đi tè ngoài đường, còn trong xe là một tiếng súng nổ. Đơn giản và gọn gẽ. Người đàn ông đã nói là làm thực sự đáng sợ, nhưng không nói, chỉ lặng lặng mà làm, còn đáng sợ hơn bội phần.

Cái vẻ mặt của “bố già mới” – Michael Corleone khi ngồi trước mặt ông em rể – chính là kẻ phản bội, để chất vấn hắn về cái chết của anh trai (Sony). Đủ lạnh lùng để cả thân cận là Tom cũng rợn tóc gáy. Và đủ chân thật một cách vô cùng thông minh, để khiến gã phản bội tự thú, vì hắn nghĩ hắn còn cơ hội sống sót. Nhưng sau đó, không có sau đó nữa.

Và cuối cùng là phong thái của ông trùm, The God Father, Bố già Vito tại cuộc họp thượng đỉnh, đàm phán hòa bình với 5 gia tộc đối đầu ở New York. Trong bối cảnh mà trước đó Ông bị đạn bắn suýt chết, chưa kịp bình phục đã phải nhận 2 hung tin. Thằng con cả Sony vì nông nổi đã bị bắn chết, gương mặt nát bét vì những mảnh đạn. Còn thằng con út Michael thì lưu lạc trốn tha phương và luôn thấp thỏm bị kẻ thù truy sát!

Với địa vị của một ông trùm tối cao, với sự tự tôn của mình, với niềm tin về một gia đình an toàn và sự bảo vệ tuyệt đối, một Vito đủ ma lanh khôn ngoan với hơn 30 năm trên thương trường, liệu có để yên cho kẻ thù tự tung tự tác như vậy không? Chắc chắn là bất cứ ai trong hoàn cảnh đó cũng sẽ nói không. Như Sony đã nói, giết sạch bọn chúng, tắm máu New York!

Đó là suy nghĩ của một gã đàn ông bình thường, một kẻ thất phu không hơn không kém!

Bố già Vito thì khác, ông bình thản thiết lập một buổi hẹn hòa bình, giao ước với 5 gia tộc: Sẽ cho chúng mọi quyền lợi chúng muốn. Ông sẽ không trả thù. Ông sẽ cho phép bọn chúng được kinh doanh ma túy như chúng muốn. Ông không giúp chúng, cũng không cản trở!

Một bước lùi để đổi lại duy nhất một thứ! Con trai út của ông, Michael Corleone được trở về, bình yên, an toàn!

Có lẽ để đến khi đọc hết chương cuối cùng, độc giả mới vỡ lẽ ra vì sao Bố già Vito lại làm vậy để rồi ngả mũ thán phục tài năng của ông trùm.

Khoảnh khắc đẹp nhất của ông, chính là cái vẻ u uất đến bình thản khi thiết lập hội nghị hòa hoãn ấy. Và chừng đó thôi, đủ để con tim của bao nhiêu đấng nam nhi phải nhảy nhót, vì kính phục.

Đàn ông là phải thế. Biến cố lớn, bình thản đón nhận. Và vạch sẵn hướng đi, để vùng lên. Tưởng yếu nhưng mạnh, tưởng lùi mà thực ra là tiến!

Một nước cờ “bỏ xe giữ tướng”. Một toan tính mưu hiểm khó lường. Đàn ông xuất chúng, phong thái thực sự khác biệt. Đàn ông đỉnh cao được như Vito, trên đời này khó kiếm.

Review tiểu thuyết Bố già Mario Puzo reviewsach.net
Một góc nhìn mới về thế giới tội phạm : Khi dấn thân vào tội ác là một lựa chọn bất đắc dĩ

Vito Corleone bỏ làng ra đi vì bị kẻ thù truy sát, trốn từ Ý sang New York mưu sinh, và cuộc đời mafia của Bố già cũng bắt đầu bằng việc tiêu diệt gã bảo kê ở trong khu phố anh mưu sinh nhọc nhằn. Một lựa chọn bất đắc dĩ, nhưng khả dĩ nhất, và cũng là lựa chọn sáng suốt thông minh nhất của ông già! Gạt bỏ mọi yếu tố đạo đức, ở một xã hội loạn lạc, cái mà mọi người đàn ông cần làm để bảo vệ gia đình: Phải Sống sót!

Không phải kẻ giết người nào cũng máu lạnh tàn nhẫn. Qua góc nhìn nhận tội phạm cũng đã từng có một quá khứ không êm ái, Mario Puzo đã cho độc giả thấy mình tài tình như thế nào!

Khi đã quá nhiều những bộ phim, tiểu thuyết với việc kẻ đóng vai chính nghĩa anh hùng tiêu diệt những ác nhân giết người hàng loạt, thì việc khắc họa một “dân thường” bắn chết cảnh sát trở nên thật lạ lùng.

Michael là “dân thường” trong cái thế giới Mafia đầy ảm đạm ấy. Anh ta muốn thoát ra khỏi gia tộc tội phạm. Anh ghét chính gia đình mình, dù vẫn tôn trọng bố già, vẫn yêu thương các anh chị em trong gia đình. Thế nhưng anh không muốn nhúng tay vào tội ác như những thành viên khác.

Bởi thế nên khi nhà văn Mario Puzo miêu tả cảnh Michael cầm súng đi giết hại tên cảnh sát ăn hối lộ & tên trùm ma túy, kẻ đứng sau vụ ám sát bố già, tất cả đều bất ngờ. Tại sao Michael Corleone lại “biến chất” nhanh đến thế?

Thế giới của Michael trước khi bố già gặp nạn, là một anh hùng hải quân, là một vị lính trẻ, là một công dân Mỹ thực thụ. Anh ăn học đàng hoàng, có một mối tình đẹp như mơ với cô bạn gái dự tính kết hôn. Anh muốn hoàn toàn rũ bỏ quá khứ đen tối trong gia đình của mình. Anh muốn thật sự khác biệt.

Bằng chứng là ngay trong lễ cưới của em gái mình, Michael đã nói với Kay: “tin anh, anh không giống họ – ám chỉ những thành viên còn lại trong gia đình”. Thậm chí anh không thèm mặc vest cho lịch sự hợp thời với một đám cưới của gia tộc, mà anh mặc hẳn quân phục người lính- một bằng chứng cho thấy sự xa cách với gia tộc tội phạm.

Ảnh chụp Gia đình Bố già lúc đám cưới cô gái con ông trùm – Michael cố tình mặc quân phục
Nhưng ai rồi cũng khác, khi chứng kiến Bố già nằm viện trong sự bất lực vì không có ai bảo vệ, một mình anh ta phải đưa ra quyết định dũng cảm (sau này mới nhận ra đó là một hành động thực sự ngu ngốc). Tấn công trước khi kẻ địch kịp làm hại ông già!

Ai làm con trong hoàn cảnh đó cũng hành động vậy thôi! Nếu bạn nghĩ như thế thì thực sự sai lầm. Bởi Bố già có 3 người con trai tất cả, ngoại trừ Sony, Michael thì chúng ta còn có thêm ông anh Fred ăn tàn phá hại nữa.

Cùng là con, nhưng khi bố già gặp nạn, gã chỉ biết run rẩy sợ hãi. Khi cả gia tộc lâm nguy, hắn đi ăn chơi đập phá cùng với hàng loạt gái mại dâm!

Và khi Sony phải gánh trách nhiệm thủ lãnh, thì việc Michael không còn lựa chọn nào ngoài việc “Trở thành kẻ xấu” – Breaking bad! Hơn 30 năm sau kể từ cái ngày Vito đặt chân tới nước Mỹ, đứa con út thông minh nhất của ông đã “kế thừa” thương hiệu mà ông để lại.

Một sự lựa chọn bất đắc dĩ, trở thành tội phạm là một bước dấn thân mà một đi không trở lại. Và có tính kế thừa của những gia tộc Mafia. Hoàn toàn có thật trong thế giới tội phạm lúc bấy giờ.

Vài nét về tác giả Mario Puzo
Mario Puzo sinh ngày 15 tháng 10 năm 1920 trong một gia đình người Ý nhập cư sống ở khu “Hells Kitchen”, thành phố New York. Trong thời kì tại ngũ sau Chiến tranh Thế giới II , ông theo học Cao đăng thành phố New York theo diện ưu đãi của chính phủ dành cho quân nhân đồng thời là một cây bút tự do. Trong giai đoạn này, ông đã viết hai tiểu thuyết đầu tiên, The Dark Arena (1955) và The Fortunate Pilgrim (1964).

Tác phẩm của ông được giới phê bình đánh giá cao nhưng không thành công về mặt thương mại, vì vậy ông đã quyết tâm viết một tác phẩm thuộc hàng “ăn khách”. Tiểu thuyết Bố già – The Godfather (1969) là một thành công vang dội. Sau kiệt tác này, ông đã hợp tác với đạo diễn Francis Ford Coppola xây dựng kịch bản cho loạt phim Godfather gồm ba phần và giành giải Oscar cho hai phần đầu là The Godfather (1972) và The Godfather Part II (1974).

Cho đến nay, bộ phim Bố Già I, sản xuất & công chiếu năm 1972 vẫn nằm ở top 2 trong 100 những bộ phim hay nhất của Viện Phim Mỹ

Bộ phim Bố Già II, ra đời 2 năm sau đó, cũng mang đến hàng loạt giải thưởng để đời cho cá nhân diễn viên chính và cả bộ phim được đề cử lọt top những bộ phim hay nhất mọi thời đại. Tác giả Dũng Phan khi bình phẩm về bộ phim, đã phải thốt lên rằng làm đàn ông nếu Đọc sách thì hãy đọc “Bố Già 1”, mà xem phim, thì phải xem “Bố Già 2”.

Bố Già II
Đàn ông, bao nhiêu kẻ từng say mê hình ảnh đó?
Sau hành trình rực rỡ ấy, Mario Puzo tiếp tục cho ra đời nhiều tiểu thuyết thành công bao gồm Fools Die (1978), The Sicilian (1984), The Fourth K (1991) và The Last Don (1996). Ông cũng tham gia biên kịch cho những bộ phim kinh điển như Superman (1978) , Superman II (1980) và The Cotton Club (1984)

Mario Puzo qua đời ngày 2 tháng 7 năm 1999 . Tiểu thuyết cuối cùng của ông , luật im lặng Omerta được xuất bản năm 2000.

Một số dịch phẩm từ tiểu thuyết của ông tại Việt Nam:

– Đấu trường u ám ( The Dark Arena )

– Đất khách quê người ( The Fortunate Pilgrim )

– Bố già ( The Godfather )

– Những kẻ điên rồ phải chết ( Fools Die )

– Đất máu Sicily ( The Sicilian )

– Ông trùm cuối cùng ( The Last Don )

– Luật im lặng ( Omerta )

– Cha con Giáo hoàng ( The Family)

Về sự ra đời của cái tên sách Bố già: Dịch giả Ngọc Thứ Lang qua lời giới thiệu của nhà sách Đông A
Ngọc Thứ Lang tên thật là Nguyễn Ngọc Tú, biệt danh là Công tử Bắc Kỳ, vào Sài Gòn lập nghiệp khoảng năm 1950. Ngọc Thứ Lang là dịch giả của thời kì trước năm 1975, đã chuyển ngữ nhiều tác phẩm nhưng có lẽ Bố Già là một dấu son trong sự nghiệp của ông.

Năm 1969, tác phẩm The Godfather của Mario Puzo được xuất bản ở Mỹ. Năm 1970, tại miền Nam Việt Nam, nhật báo Chính luận đã đăng nó dưới dạng tiểu thuyết nhiều kỳ với tựa đề Cha đỡ đầu do nhà Văn Trịnh Tấu dịch từ bản tiếng Pháp, nhưng vì lối hành văn không hấp dẫn người đọc nên bị ngừng đăng giữa chừng.

Tới năm 1972, bản dịch Bố Già của Ngọc Thứ Lang chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh ra mắt và đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều độc giả. Nếu như The Godfather của Mario Puzo khi vừa xuất bản đã nằm trong danh sách sách bán chạy nhất suốt 67 tuần, thì Bố Già của Ngọc Thứ Lang cũng “làm mưa làm gió” ở Sài Gòn suốt những năm 70 của thế kỉ trước.

Bản thân cái tên Bố Già cũng là một sáng tạo vô tiền khoáng hậu của Ngọc Thứ Lang. Các dịch giả khác đã dịch The Godfather thành Cha đỡ đầu, Cha Thánh hay Cha Chúa nhưng không có tên nào ấn tượng như cái tên Ngọc Thứ Lang chọn cho bản dịch của mình. Một số dịch giả sau này khi chuyển ngữ The Godfather cũng học tập Ngọc Thứ Lang và lấy tựa đề Bố Già cho bản dịch. Ngọc Thứ Lang không phải người đầu tiên, và cũng chẳng phải người cuối cùng chuyển ngữ The Godfather sang tiếng Việt , nhưng bản dịch của ông chỉ được dấu ấn trong lòng người đọc nhất. Cái hay, cái khiến người đọc say mê có lẽ nằm ở chính giọng văn đậm chất giang hồ súng đạn của người dịch. Nhiều người nói rằng nếu đọc The Godfather của Mario Puzo , hãy tìm đúng bản dịch của Ngọc Thứ Lang để thấy chất đàn ông trong đó . . .

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 29, 2022 3:42 pm

Sharky

Sharkism 

Review tiểu thuyết Bố Già (The Godfather – Mario Puzo) – Tiểu thuyết Gangster xuất sắc nhất mọi thời đại.

Tom Hanks nói về Bố Già như sau “Bố Già là sự tổng hòa của mọi hiểu biết. Bố Già là đáp án cho mọi câu hỏi”. Với tôi, Bố Già còn hơn thế, thằng đàn ông cần đọc Bố Già để nghe Bố Già dạy cách sống, cách cư xử, cách hành động của một thằng đàn ông.

Đấy là một cách dạy không phải truyền đạt bằng những thuật ngữ kiểu “Dạy con làm giàu” hay “Đắc nhân tâm”, ở đây Mario Puzo truyền đạt bằng sự lãng mạn của súng và đạn. Bằng những lời khuyên rõ ràng, hiện thực, cụ thể, trần trụi, và cả bằng máu của chữ.

Trong chuyên mục review sách hôm nay, mình sẽ review cuốn tiểu thuyết Bố Già (The Godfather – Mario Puzo) – tiểu thuyết gangster hay nhất mọi thời đại.

1. Tiểu thuyết Bố Già (The Godfather) chứa đựng bài học sâu sắc như thế nào?

Khi Bố Già Vito Andolini Corleone dạy Sonny, ông đã nói thế này “Mày nhớ nghe Santino! Chớ có để cho người khác thấy được đầu óc mày. Tay chân mày có cái gì cũng không nữa”. Ông đã gầm lên điều đó khi Sonny buông ra một câu cực kỳ tai hại trong cuộc nói chuyện giữa Bố Già Don Vito Corleone và gã “Đường Thổ” Sollozzo.

Thời điểm ấy, hai bên đang bàn về chuyện hợp tác làm ăn ma túy, Bố Già xác định từ chối nhưng Sollozzo đâu phải thằng dễ chơi, lại có 2 trên 5 trong “Ngũ đại gia đình New York” đứng sau lưng nữa. Hắn sẽ tìm mọi cách chơi cho bằng được. Và khoảnh khắc Sonny nói leo trong cuộc họp giữa Bố Già Don Vito Corleone và gã “Đường Thổ” Sollozzo chính là khoảnh khắc đã làm thay đổi toàn bộ tất cả, là một trong những bước ngoặt lớn nhất của cả cuốn tiểu thuyết kinh điển này.

Ở đời này đâu phải muốn từ chối là người ta sẽ để bạn yên? Chính câu nói buột miệng của Sonny đã giúp Sollozzo tin rằng chỉ cần diệt Bố Già là có thể nói chuyện được với Sonny. Một lần bị người khác nhìn ra tâm can đã phải đổi bằng máu cho gia đình Corleone.

Hình 1: Khoảnh khắc Sonny nói leo trong cuộc họp giữa Bố Già Don Vito Corleone và gã “Đường Thổ” Sollozzo. @Phim The Godfather (1972)

Bố Già, tiểu thuyết gangster hay nhất mọi thời đại, không chỉ bởi cốt truyện hấp dẫn, còn vì ẩn chứa trong đó những triết lý nhân sinh quan mà đời người đôi khi sẽ phải trả một học phí rất đắt để có được.

2. Bài học về chữ “nhẫn” trong tiểu thuyết Bố Già (The Godfather)

Tôi đã từng nói với bạn rằng để thành công trên đời cần phải làm được 2 trên 3 tầng chữ Nhẫn. Cụ thể chữ nhẫn có 3 tầng ý nghĩa, bao gồm Nhẫn Nhục, Nhẫn Nhịn, và cuối cùng là Nhẫn Tâm. Người bình thường chỉ cần làm được 2 từ đầu là đủ. Còn chữ nhẫn thứ 3 thuộc về chính trị gia hoặc gian hùng, anh hùng đỉnh thiên lập địa không chỉ ở mặt đánh trận, mà còn ở kinh tế.

Với Bố Già, bạn theo dõi con đường mà cậu con út kế thừa di sản Bố Già là Michael Corleone đã đi, bạn sẽ tìm thấy trong đó đủ 3 chữ Nhẫn ấy.

Nhẫn Nhục: đó là lúc anh nhận cú đấm như trời giáng của gã đại úy McCluskey ở bệnh viện. Vậy nhưng khi được luật sư hỏi có kiện không? Michael đã trả lời “Không, tôi té”. Đấy là nhẫn nhục. Một tháng sau, hắn phơ chết cả Sollozzo lẫn Mc Closkey ngay giữa New York.

Hình 2: Khoảnh khắc Michael Corleone ăn một cú đấm trời giáng của đại úy cảnh sát McCluskey. @Phim The Godfather (1972)

Nhẫn Nhịn: trốn chạy 3 năm ở Sicilly là cái nhịn của kẻ phàm phu. Trở về New York ghé vai đỡ lấy di sản của cha, của gia tộc. Lên kế hoạch thiên la địa võng, chuẩn bị cho ngày đòi lại tất cả món nợ gia tộc nhưng vẫn làm cho đối thủ tưởng mình bết bát. Đấy là nhẫn nhịn của kẻ trượng phu đội trời đạp đất.

Hình 3: Hình ảnh Michael Corleone trốn chạy ở Sicily. @Phim The Godfather (1972)

Nhẫn Tâm: khi mẻ lưới được giăng ra. Anh không chỉ giết kẻ thù mà còn tàn nhẫn giết cả em rể Carlo (chồng của em gái út Connie Corleone). Vợ anh, Kay đã đau khổ bỏ về với nhà ngoại. Tom Hagen đến chỉ để nói “Cô có biết chúng cũng lập kế hoạch dùng tay trong giết Michael không? Cô có biết nếu nó không hành động trước, không làm quyết liệt thì con cô mất cha rồi không?”.

Hình 4: Khoảnh khắc cuối cùng của em rể Carlo trước khi Michael Corleone ra tay. @Phim The Godfather (1972)

Tôi đã viết đã bình luận về cuốn sách gối đầu giường này của mình rất nhiều lần. Mỗi lần viết là thêm một lần mới mẻ, là bởi vì mỗi lần đọc lại là thêm một bài học mới.

Đôi khi chứng kiến nhiều việc, tôi vẫn cảm thấy Facebook càng ngày càng biến đàn ông thành đàn bà. Nếu vậy dành thời gian đọc Bố Già để Bố Già nói cho chúng ta biết: “Phụ nữ và trẻ con thì có thể bất cần, nhưng đàn ông thì không bao giờ được phép”. Và “Đàn ông làm cái chuyện của đàn ông, cho ra đàn ông”. Hay “Cho dù đàn bà sẽ thành thánh trên thiên đường, đàn ông bị đày ráo xuống địa ngục, thì trên cõi đời này, đàn bà vẫn cứ là đàn bà và đàn ông vẫn cứ là đàn ông”.

Đọc Bố Già để định hình chính con người bạn, để lấy được những bài học từ sách mà không phải trả bằng rất nhiều tiền hay bằng máu.

3. Nên đọc tiểu thuyết Bố Già (The Godfather) bằng bản dịch của ai?

Cuối cùng, đã đọc Bố Già thì hãy đọc bản dịch của cố tiên sinh Ngọc Thứ Lang. Nếu Hàn Giang Nhạn tạo nên một thế giới ngôn ngữ võ hiệp, thì Ngọc Thứ Lang tạo nên ngôn ngữ súng đạn. Và còn cao hơn thế, ông còn tạo nên một dòng dịch phóng túng và đời nhất, “Việt hoá”, không bó buộc xiềng xích câu chữ.

3 năm lăn lộn trong giới giang hồ Sài Gòn để hiểu về ngôn ngữ và cách chơi, cách nghĩ của giang hồ, Ngọc Thứ Lang đã cho ra đời tuyệt tác này. Ông đã đảo lộn trật tự của Puzo để tìm ra một trật tự mới: trật tự của tư duy giang hồ Việt Nam. Cái chân chất nhất của giang hồ anh chị Việt Nam với cách suy nghĩ, cách chơi, cách làm Việt Nam nhất. Ông đuổi theo tư duy của độc giả Việt, không phải độc giả Mỹ. Đứng trước Godfather, ông dịch ra 2 chữ: Bố Già. Tuyệt hảo!

Năm đó là năm 1972 tại Sài Gòn.

Hình 5: Bìa tiểu thuyết The Godfather bản dịch của cố tiên sinh Ngọc Thứ Lang. @Đông Á

Ngọc Thứ Lang là một thiên tài, nhưng là dạng thiên tài giống với “Chim hồng tước nhỏ” Garrincha bên bóng đá. Kì dị và bi thảm là 2 từ dùng để miêu tả những người như thế. Ngọc Thứ Lang nghiện hút, ông nghiện hút sau khi người yêu tự tử chết. Từ một công tử xài đồ hiệu trở thành gã ốm nhách áo quần nhếch nhác trên đường phố Sài Gòn tạt qua uống cafe với Mai Thảo ở Phạm Ngũ Lão. Điều duy nhất nhận về, có lẽ là sự tôn trọng ngưỡng mộ của những ai biết con người nhàu nát đó là Ngọc Thứ Lang .

Người đời sau đã dành cho ông một điếu văn với nội dung như thế này:

“Mario Puzo, tác giả The Godfather, tiểu thuyết best-seller từng bán đến 21 triệu quyển, qua đời ở nhà riêng trong thàmh phố Bay Shore, New York, ngày Một tháng Bảy 1999, thọ 78 tuổi, có năm con, chín cháu. Ngọc Thứ Lang, dịch giả Bố Già, qua đời ở trại Lao Cải Phú Khánh năm 1979, chưa đầy 50 tuổi, không vợ, không con.”

4. Nguồn bài viết

Đây là bài viết review về cuốn tiểu thuyết Bố Già (The Godfather – Mario Puzo) của DungPhan đăng trên Spiderum vào ngày 27 tháng 01 năm 2021.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Nov 29, 2022 4:01 pm

MUCMOCMEO

BOOK REVIEW: BỐ GIÀ (THE GODFATHER) – MARIO PUZO

Bố già là cái tên mình được nghe nhắc đến rất nhiều nhưng từ phim cho đến sách mình đều chưa có xem. Thứ nhất vì đây không phải thể loại yêu thích của mình, thứ hai là nội dung về tội phạm và mang hơi hướng bạo lực. Tình cờ thấy một bài viết về Bố già trên Facebook, mình lại quyết định mua về đọc ngay trong 1 nốt nhạc mà bỏ qua hết các yếu tố kể trên. Và thực sự thì Bố già không hề làm mình thất vọng chút nào.

Cuốn sách kể về ông trùm Vito Corleone với những biến cố xảy ra khi ông đang ở những năm tháng đỉnh cao của sự nghiệp: là ông trùm có thế lực nhất New York, thâu tóm hàng loạt những bè phái chính trị, giới luật sư, bao nhiều ngành nghề và các khu vực làm ăn rộng lớn, “ra tiền”, nhiều quân và phe cánh ở khắp nước Mỹ và Ý. Mặc dù là người có “máu mặt” nhưng Vito Corleone lại luôn giáo dục con cái rất cẩn thận, đề cao gia đình và xử sự tất cả mọi việc theo những lối hành xử rất “đàn ông” và rất “người”. Vito Corleone thường sẽ “nói chuyện phải quấy” trước khi đi đến những cách “hạ sách” hơn. Nhưng phải nói, những cuộc thương lượng “phải quấy” đó đã làm nên một ông trùm bao người kính nể và khâm phục.

Vito Corleone có 4 người con lần lượt là: Sony, Fred, Michael và cô con gái út Connie. Trong khi người anh cả luôn nôn nóng thể hiện mình để được ông bố công nhận thì Michael – cậu con trai út – lại đứng ngoài lề tất cả công việc “xấu xa” của gia đình, còn ông anh thứ Fred thì ăn hại. Ấy vậy mà khi các biến cố liên tiếp xảy đến với đại gia đình Corleone: ông trùm bị bắn đến trọng thương, anh cả Sony bị kẻ thù giết chết, chính Michael lại là người đứng ra chống đỡ cho tất cả. Sau khi giải quyết một số mối nguy hại trước mắt rồi trốn về Sicile, Michael quay trở lại và bắt đầu công cuộc trả thù, lấy lại địa vị của gia đình, dĩ nhiên là có sự tính toán của ông trùm. Và khi các mối thù đã được tính xong, Michael lúc này bắt đầu trở thành thế hệ kế tiếp của “bố già” Vito Corleone.

Bố già khiến người đọc say mê ở chỗ tuy viết về mafia nhưng lại đề cao tình cảm gia đình, tình nghĩa bạn bè, những lẽ phải, sự công bằng trong xã hội. Vì xã hội bất công nên họ bắt buộc phải đứng lên để bảo vệ cho chính họ và gia đình, người thân. Hoặc là chịu bị đối xử tàn nhẫn tới chết, hoặc là họ tự tạo ra một xã hội với những điều luật họ cho là ĐÚNG. Tất nhiên để làm được điều đó, bàn tay họ sẽ phải nhúng chàm, và chắc chắn sẽ có đổ máu.

Khi đọc Bố già, ban đầu mình cũng có suy nghĩ đơn giản như nhân vật Kay (vợ của Michael) rằng có những việc không nhất thiết đến mức phải ra tay hạ sát một mạng người. Nhưng dần dà mình hiểu được, trong thế giới ngầm như mafia, nếu mình không hành động trước, thì kẻ thù cũng sẽ tìm cách ra tay với mình. Những việc như Vito Corleone hay Michael đã làm, cốt cũng chỉ để bảo vệ gia đình khỏi những “phong ba bão táp” bên ngoài. Ngay từ chuyện Vito Corleone hay Michael đều không-bao-giờ tiết lộ những việc họ đang làm cho vợ biết. Điều này không chỉ vì “đàn bà không biết giữ bí mật” mà còn là cách để bảo vệ những người phụ nữ của họ. Vì thực sự nếu để vợ biết hết những việc mà người chồng đang làm thì trái tim mỏng manh của phụ nữ chắc chắn không thể nào chịu đựng được. Nhưng cũng phải nói, phụ nữ như vợ của Vito Corleone hay vợ của Michael – Kay – đều là những người rất can đảm. Vì họ đã chấp nhận yêu thương và ở bên cạnh một người đàn ông mà lúc nào cũng cận kề với hiểm nguy giống như quả bom hẹn giờ chỉ đợi ngày phát nổ thôi vậy. Chắc nhiều người sẽ chọn cách rời đi để có được sự an toàn, nhưng Kay chọn việc ở lại kề vai sát cánh cùng Michael.

Bố già được viết theo văn phong “đường phố”, có nhiều từ “lóng”, và các từ khá “cổ”, có lẽ là vì cuốn sách ra đời vào khoảng những năm 1970. Nhờ vào cách dùng từ “chợ búa” mới toát lên đúng tinh thần của một cuốn sách về giới mafia, về những tay đánh đấm, bắn giết hay những kẻ mạt hạng, cờ bạc. Do vậy, nên mình cũng mất kha khá thời gian để đọc hiểu những từ ngữ trong sách. Tuy việc dùng từ của dịch giả đôi khi cũng ảnh hưởng đến cảm nhận của mình về sách nhưng về cơ bản thì nội dung đã rất kinh điển rồi.

Phần bìa không có mấy đặc sắc, chỉ là cách sắp xếp bố cục với các loại font chữ trên nền màu đen, nhìn thôi là đã thấy “nguy hiểm” Very Happy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 8:48 am

NGƯỜI GIỚI THIỆU: TRÚC VY

Sachhay

BỐ GIÀ - Tác giả Mario Puzo

“Đằng sau mọi tài sản lớn đều là tội ác”. Câu nói của O.Balzac được tác giả Mario Puzo đưa vào giới thiệu đầu tác phẩm. Kinh điển mà lại không hề "cổ điển", bao nhiêu năm, kể từ lần đầu tiên đọc "Bố già", mỗi  lần đọc lại, tôi vẫn cảm thấy cốt truyện như đang ở thì hiện tại. Từ bối cảnh cho đến  tư duy của truyện. Yêu thích "Bố già", bởi vì nếu như ai yêu những  tác phẩm của Kim Dung về giới giang hồ phương Đông, thì sẽ yêu quý một Bố già mang đầy hơi hướm của giới giang hồ phương Tây.

Thế giới ngầm, cái thế giới tưởng chừng như là một mớ hỗn độn không quy củ, nhưng thực tế lại là nơi có tôn ty trật tự hơn cả luật pháp, người ta giao kết với nhau không bằng giấy tờ, mà bằng những quy luật nhân quả, ân đền oán trả, thấy sòng phẳng đấy, tàn nhẫn đấy nhưng thực chất đều được xây dựng từ nền tảng xuất phát từ những đạo lý rất ư là quen thuộc.

Gọi là kiếm hiệp phương Tây, bởi Bố già đã được lãng mạn hóa, hình tượng khét tiếng của những tay trùm Mafia được xây dựng dựa trên hình ảnh chàng thanh niên, cũng yêu thương, thù hận, rồi những yêu thương thù hận lớn dần theo năm tháng, đưa đẩy họ như một số phận sắp đặt trước… trở thành những ông trùm lạnh lùng và tàn nhẫn. Nếu như Trung Nguyên có Võ lâm ngũ bá, thì phương Tây cũng có “Ngũ đại gia tộc”. Trong “Bố già”, thế giới ngầm ở New York được cai trị dưới 5 gia đình lớn, trong đó có gia đình Corleone.

Gọi là hấp dẫn, bởi Bố già có những tình tiết gay cấn đến nghẹt thở, những giằng xé tâm lý kịch liệt. Một ông trùm Corleone bị ám hại tan xương nát thịt, tưởng như gần đất xa trời, đã phải đứng dậy ngay trong cơn nguy kịch, dàn xếp thế trận, chuyển bại thành thắng, làm kẻ thù khiếp vía bởi sức mạnh sinh tồn của mình. Một cậu ấm Micheal Corleone bị buộc phải “giết người” mà không có sự lựa chọn nào khác, buộc phải chứng kiến những người yêu thương nhất của mình, bị hãm hại ngay trước mắt mình, buộc phải bước chân vào “giới giang hồ” để bảo vệ những gì còn lại của gia đình mình.

Gọi là đời, bởi tác giả là nam giới mà lại diễn tả tâm lý phụ nữ như là thấu hiểu họ lắm. Tuy thế, các nhân vật nữ trong Bố già cũng mang một khí chất khác, “nữ nhi hào kiệt”, là người mẹ đau đớn tột cùng khi cảm nhận cái chết tàn khốc của đứa con trai mình, vẫn cắn răng chịu đựng để giữ được vị thế gia đình trước kẻ thù. Là một Kate, xinh đẹp, trí thức, đau đớn và dằn vặt khi nhìn thấy người đàn ông của mình từng ngày từng giờ, bước từng bước một vào cái thế giới đen ngầm dữ dội, thậm chí nghiễm nhiên ngồi đĩnh đạc vào cái ghế tối thượng trong vương quốc ấy.

Gọi là kinh điển, bởi vì tôi đọc Bố già lần đầu vào năm 1992, tôi thấy bối cảnh chung quanh tôi là thập niên 90. Mỗi năm đọc lại, tôi lại thấy như cốt truyện đang nói về những năm mình đang sống, mới đây, Tết 2009, tôi vẫn thấy tinh nguyên cảm xúc, thậm chí tôi còn phát hiện ra nhiều điểm tâm đắc mà những lần đọc trước tôi chưa cảm được. Bởi thời nào cũng vậy, đằng sau một nhân vật lớn luôn là một nhân vật lớn hơn, đằng sau một mảng tối, còn có một mảng tối khác, đằng sau một tội ác, rốt cuộc vẫn là con người. Tôi luôn thích những tác phẩm mà con người luôn ở vị trí trung tâm, những tác phẩm mà người viết chia sẻ những trải nghiệm sống đau đớn, vui buồn và giằng xé của họ. Bố già cũng chính là một tác phẩm đầy kinh nghiệm sống như thế.

THÔNG TIN KHÁC
Về điện ảnh: Năm 1972 tiểu thuyết Bố già được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Francis Ford Coppola với Marlon Brando thủ vai Don Vito Corleone và Al Pacino vào vai Michael Corleone. Bộ phim lập tức thành công vang dội với doanh thu 134 triệu USD, đoạt ba giải Oscar, bốn giải Quả cầu vàng (Golden Globe) và được coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh.

Về chuyển thể khác: Năm 2001, game HITMAN, nổi tiếng trong giới chơi Game cũng xây dựng dựa trên tình tiết Micheal Corleone hạ thủ đối phương trong tác phẩm Bố già.

Hãng sản xuất trò chơi Electronic Arts đã cho phát hành trò chơi điện tử dựa theo tiểu thuyết Bố già vào ngày 21 tháng 3 năm 2006.

Trích bài viết của Phan Minh Ngọc trên trang CAND.COM:

Mario Puzo sinh năm 1920, trong một gia đình người Italia nhập cư sang Mỹ. Cha mẹ Mario hoàn toàn mù chữ và tuổi thơ của cậu bé này đã trôi qua “dưới đáy” xã hội ở New York. Trong Chiến tranh thế giới II, Mario Puzo phục vụ trong quân đội Mỹ. Ông từng có mặt trên chiến trường nước Đức và vùng Đông Á. Sau đó Puzo học Cao đẳng Khoa học Xã hội New York và Đại học Tổng hợp Colombia rồi công tác gần 20 năm tại các cơ quan của Chính phủ ở New York và nước ngoài.

Năm 1955, Puzo cho ra đời tác phẩm đầu tay mang tên “Đấu trường đen”. Đây không phải là một cuốn sách về mafia mà về cuộc đời một chàng cựu binh Mỹ trong bối cảnh thành phố Berlin hoang tàn sau chiến tranh với những vụ áp phe, buôn lậu, lừa đảo và cả những mối quan hệ nồng ấm tình người. Tuy nhiên, “Đấu trường đen” không thuộc số những cuốn sách ấn tượng nhất của Puzo.

Từ năm 1963, Mario Puzo bắt đầu tác nghiệp như một phóng viên tự do, đồng thời coi viết văn là công việc nghiêm túc của mình. Năm 1969, với sự xuất hiện lừng lẫy của “Bố già”, Puzo đã trở thành nhà văn được cả thế giới ngưỡng mộ. Suốt một thời gian dài, “Bố già” luôn chiếm vị trí đầu trong bảng xếp hạng sách bán chạy nhất hành tinh. Nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và có con số xuất bản đáng kinh ngạc: 11 triệu bản trong năm 1969 và 21 triệu bản tính đến tháng 7/1999.

Bố già Don Vito Corleone trong tiểu thuyết của ông và những sự kiện bạo liệt quanh ông ta dường như được bao phủ bởi một màu sắc lãng mạn khiến cuốn sách có sức hấp dẫn kỳ lạ. Tuy nhiên Puzo không chỉ dừng lại ở việc lãng mạn hóa “Bố già”. Tác giả đã xây dựng câu chuyện dựa trên những chất liệu có thật, đã tiểu thuyết hóa các nhân vật bằng những nét miêu tả chân chất. Nhiều tư liệu gần đây về mafia cho biết bố già ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh đầu tiên của giới mafia Italia di cư sang Mỹ. Ông này cầm đầu giới giang hồ ở Sicily (Italia) và sau đó là thống soái của nhóm “Bàn tay đen”, tiền thân của mafia Mỹ.

Tuy nhiên, bản thân Puzo thì nói rằng ông chưa bao giờ tiếp cận với một tay gangster bằng xương bằng thịt, rằng nguyên mẫu cho nhân vật bố già chẳng phải ai xa lạ mà chính là mẹ ông, một phụ nữ Italia nhập cư đã phải làm mọi thứ để có thể nuôi sống con cái và giữ cho gia đình hòa thuận. Trong cuốn “Bố già” Puzo cũng cẩn thận ghi chú rằng: Tất cả nhân vật trong truyện đều là hư cấu và bất kỳ sự trùng hợp nào nếu có đều là ngẫu nhiên… Độc giả cũng như giới phê bình đều công nhận rằng, Puzo đã miêu tả thế giới của Bố già tuyệt vời đến nỗi có người còn ngờ ông là “tay trong” của mafia.

Năm 1972 Francis Coppola đã chuyển thể “Bố già” thành phim. Sau đó vị đạo diễn tên tuổi này lại đề nghị Puzo hợp tác để viết tiếp kịch bản “Bố già II”. Bộ phim bất hủ này đã đi vào lịch sử Hollywood và điện ảnh thế giới với các giải Oscar cho phim hay nhất và cho kịch bản hay nhất. Vai diễn Bố già cũng đem đến cho hai diễn viên gạo cội Marlon Brando và Robert De Niro 2 giải Oscar. Kịch bản cho phim “Bố già III” (xuất hiện trên màn bạc vào năm 1990) cũng được viết chung bởi  Puzo và Coppola.

Puzo tâm sự về việc viết “Bố già” như sau: “Một lần tình cờ có một đồng nghiệp ghé đến chỗ tôi. Tôi đã đưa bản thảo “Fortunate Pilgrim” (bản tiếng Việt là “Đất khách quê người”) cho anh ta đọc. Một tuần sau anh ta quay lại và tuyên bố: Mario là một nhà văn vĩ đại! Tôi rất phấn chấn và đã thết anh bạn một bữa thịnh soạn tại nhà hàng. Trong khi ăn, tôi kể cho anh nghe những câu chuyện về mafia và đọc một vài đoạn trong bản thảo “Bố già”. Bạn tôi đã bị sốc. Một tuần sau anh ấy lại đến và nói rằng đã lên lịch hẹn cho tôi gặp một chủ xuất bản.

Tại cuộc gặp đó, tôi cũng kể rất nhiều về mafia. Ông chủ xuất bản rõ ràng là rất thích. Vì vậy ông ta đặt tôi viết một cuốn tiểu thuyết về những chuyện đó và ứng trước cho tôi 5 nghìn đôla. Chuyện xảy ra như thế đấy. Thật  kỳ lạ và không thể hiểu nổi. Tôi đã bắt tay vào viết “Bố già” nhưng thực lòng không hề thấy hứng thú… Tôi viết cuốn sách trong vòng 3 năm. Thời gian ấy tôi đồng thời còn viết cho Martin Gudman một số truyện phiêu lưu mà không đòi hỏi nhuận bút…

Độc giả Việt Nam hẳn không xa lạ gì với “Bố già” - cuốn tiểu thuyết được đánh giá là hay nhất về giới giang hồ, mafia ở Mỹ. Nhà văn Mario Puzo, cha đẻ của “Bố già” lại thú nhận rằng ông không hề hào hứng khi viết cuốn sách bán chạy nhất này, ông chỉ viết nó vì đang... túng tiền!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 9:02 am

Tủ sách Tia Sáng

Review sách Chiến tranh và Hòa bình - Lev Tolstoy

Chiến tranh và Hòa bình gồm 3 tập, cuốn sách tập trung vào cuộc xâm lược Nga của Napoleon vào năm 1812 và theo sau ba nhân vật nổi tiếng nhất trong văn học: Pierre Bezukhov – con trai hoang của một bá tước đang chiến đấu để giành quyền thừa kế và khao khát được hoàn thiện về mặt tinh thần; Hoàng tử Andrei Bolkonsky – người rời bỏ gia đình để chiến đấu trong cuộc chiến chống lại Napoleon; và Natasha Rostov – cô con gái trẻ xinh đẹp của một nhà quý tộc, người khiến cả hai người đàn ông phải tò mò.

Khi quân đội của Napoleon xâm lược, Tolstoy theo chân một cách xuất sắc các nhân vật có xuất thân khác nhau – nông dân và quý tộc, thường dân và binh lính – khi họ đấu tranh với những vấn đề độc đáo của thời đại, lịch sử và văn hóa của họ. Và khi cuốn tiểu thuyết tiếp tục phát triển, những nhân vật này vượt lên trên tính cụ thể của họ, trở thành một số nhân vật – và con người – cảm động nhất trong văn học thế giới.

Chiến tranh và Hòa bình đã có ảnh hưởng lớn lao đối với sự phát triển của văn học Xô Viết và Tây Âu nói riêng, văn học thế giới nói chung. Bởi từ khi ra đời tới nay, bộ tiểu thuyết đã được xuất bản hàng nghìn lần bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Thông tin về tác giả Lev Tolstoy
Lev Nikolayevich Tolstoy là một nhà văn Nga chủ yếu viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Sau này khi về già, ông cũng viết kịch và tiểu luận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình và Anna Karenina, được công nhận là hai trong số những tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại và là một đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Nhiều người coi Tolstoy là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất thế giới. Tolstoy cũng được biết đến với tính cách phức tạp và nghịch lý cũng như quan điểm đạo đức và khổ hạnh cực đoan, mà ông đã áp dụng sau một cuộc khủng hoảng đạo đức và thức tỉnh tinh thần vào những năm 1870, sau đó ông cũng được chú ý như một nhà tư tưởng đạo đức và nhà cải cách xã hội.

Sự giải thích theo nghĩa đen của ông về những lời dạy đạo đức của Chúa Giêsu, tập trung vào Bài giảng trên núi, đã khiến ông trong cuộc sống sau này trở thành một người theo chủ nghĩa hòa bình vô chính phủ và vô chính phủ nhiệt thành. Ý tưởng của ông về phản kháng bất bạo động, được thể hiện trong các tác phẩm như Vương quốc của Đức Chúa Trời ở trong bạn, đã có tác động sâu sắc đến những nhân vật quan trọng của thế kỷ 20 như Mohandas Gandhi và Martin Luther King.

Review từ bạn Hung Nguyen – Goodreads
“Cuối cùng cũng cày xong sau 3 tháng. Cuốn này đỡ dài dòng lan man hơn so với Những người khốn khổ (chủ yếu lan man là ở Epilogue khi tác giả đưa ra những triết lý chiêm nghiệm về chính trị và xã hội, quá triết lý so với goût của mình nên mình cũng chỉ đọc lướt lướt qua 🤣). Đọc truyện đôi lúc cảm tưởng như đọc sách sử, vì những đoạn miêu tả chiến tranh và sự kiện lịch sử khá chi tiết. Những nhân vật trong truyện, dù đa số là hư cấu, nhưng được tác giả lồng ghép rất tài tình vào bối cảnh lịch sử, nên có cảm giác rất chân thực, dù không tránh khỏi một số đoạn các nhân vật cư xử khá là dramatic, điển hình trong các tác phẩm cổ điển.”

Review từ bạn Tranhieu0410 – Goodreads
“Xứng đáng là một thiên tiểu thuyết. Một tác phẩm về lịch sử đặc biệt, Tolstoy đã xuất sắc lồng các nhân vật của mình vào trong các biến cố lịch sự mà không bị gượng ép. Dòng chảy của tư tưởng và lịch sử xảy ra song song vừa là nguyên nhân cũng vừa là kết quả cho nhau. Điều đặc biệt là các nhân vật trong tác phẩm phát triển rất tự nhiên và không hoàn toàn bị lý tưởng hóa. Đan xen thời kì hòa bình và chiến tranh, xã hội và văn hóa Nga ở thời kì này được phác họa sắc nét trong đó tập trung ở tầng lớp quý tộc. Đọc cuốn sách nhiều lần phải tự hỏi sao tác giả viết hay đến vậy, có lẽ là hay nhất trong các tác phẩm kinh điển mình từng đọc. Ngoài sự quan sát tinh tế về mặt bản chất của con người, Tolstoy còn có kiến thức rất vững chắc về chiến tranh cũng như chỉ ra được quan niệm sai lầm của các sử gia khi chỉ tập trung vào một số hình tượng nhất định mà họ cho rằng lý trí của những người này ảnh hưởng tới toàn bộ lịch sử.

Ở phần kết Tolstoy đã đặt ra những câu hỏi triết học về lịch sử, khi con người tự đặt ra ý nghĩa cho các sự kiện và gắn kết nó vào những nguyên nhân ở lớp bề mặt. Liệu con người có là một cá thể với sự tự do về mặt lý trí? Liệu những hành động của chúng ta đều do chúng ta quyết định không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Tác giả cho rằng xét về toàn bộ nhân loại thì chúng ta không phải là một động vật tự do lý trí nhưng khi xét từng cá nhân thì ai cũng cho rằng mình nắm quyền quyết định toàn bộ hành động. Nếu đặt vào một bối cảnh riêng lẻ liệu chúng ta có hành động khác đi khi các tác nhân là giống nhau?

Tác phẩm này không hề có một nhân vật chính và đóng vai trò trung tâm. Thay vào đó là mạng lưới quan hệ của các nhân vật, ở đó các nhân vật tác động lên nhau và thể hiện vai trò của mình rất riêng. Để chỉ ra một nhân vật ưa thích trong tác phẩm này, chắc mình sẽ không chọn được vì trong mỗi nhân vật đều có những vết xước chính điều đó làm các nhân vật này rất con người.”

Review từ bạn Linh Chee – Goodreads, 
“WAR & PEACE- “Dù thời chiến hay thời bình, tinh thần chiến đấu sục sôi trên mọi lĩnh vực là điều không thể thiếu ở mỗi người dân Nga”

Chiến tranh và hòa bình của đại danh hào Lev Tolstoy là một tác phẩm đỉnh cao thì không phải nói. Có nhiều người nói đây là cuốn sách không hề dễ đọc, mình thực sự đồng ý với ý kiến này vì đơn giản cách miêu tả nhân vật và các tình tiết chiến tranh được xen lẫn với các câu chuyện đời sống của các nhân vật trong tiểu thuyết khiến cho mạch truyện đôi lúc bị đảo lộn, người đọc khó có thể theo kịp tiến độ câu chuyện nếu như không tập trung chú ý. Thực sự lúc đầu mình đọc tác phẩm này bản thân mình cũng rất muốn bỏ giữa chừng vì nó thực sự quá khó đọc, cách kể chuyện đan xen như vậy mình mới chỉ bắt gặp một lần trong Những người khốn khổ nên mình vẫn chưa quen với cách viết này, nhưng càng đọc càng thấm thía được dụng ý của nhà văn.

Về mặt chiến tranh: Tác phẩm đề cập đến các cuộc chiến tranh diễn ra năm 1805 và 1812 gồm những trận đánh Austerlitz và Borodino. Đây đều là những trận đánh cực kì quan trọng ảnh hưởng tới vận mệnh của nước Nga. Trận Austerlitz được chỉ huy bởi Nga Hoàng non kinh nghiệm nên thất bại thảm hại, còn trận Borodino thì dưới sự chỉ huy của Kuzukov quân Nga đã đánh thiệt hại nặng nề cho quân Pháp, trong tình huống mà cả hai bên cũng không biết chiến thắng nghiêng về phía nào vì ai cũng đã kiệt quệ vì tất cả. Trận Borodino là trận then chốt để quân Nga chiến thắng Napoleon trong cuộc chiến tranh vệ quốc 1812.

Về mặt hòa bình: Tác giả tập trung khai thác các nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình ở các câu chuyện về lý tưởng và tình yêu của hai nhân vật chính Andrew và Pierre. Những đề tài về tình yêu, sự mất mát, cái chết, lý tưởng sống luôn hiện hữu trong mỗi nhân vật ở Chiến tranh và hòa bình.

Một nhận xét chung nhất cho tác phẩm này: Dù là chiến tranh, đạn bay qua đầu hay hòa bình, êm ấm thì họ vẫn phải chiến đấu. Nơi chiến trường, họ chiến đấu để bảo vệ đất nước, bảo vệ quân vương của họ, bảo vệ chính họ và gia đình họ. Thế thì hòa bình lại là nơi họ chiến đấu vì lý tưởng, vì tình yêu, khát khao, đam mê của cuộc đời mình.

Mình sẽ kể lại cho các cậu về trận chiến khi mình đọc mình không thể rời mắt, đó là trận Borodino. Cái ghê rợn của chiến tranh ập lên đầu người dân hiện thực chiến tranh gây cho mình nhiều sự bất ngờ. Cảnh hoảng loạn của các binh sĩ, đàn bà, trẻ em, gia súc, gia cầm đều không thể át lại được tiếng bom, tiếng súng, tiếng con tim vụn vỡ, niềm tin về chiến thắng khiến cho nhiều người hổ thẹn. Trong trận chiến đó, mọi khía cạnh của vấn đề được bộc lộ. Thứ nhất, sự bất đồng quan điểm giữa quý tộc và thường dân. Quý tộc họ đi đến đâu cũng là nhà, điền trang của họ rải khắp xứ Nga, họ có thể chạy trốn đến bất cứ đâu nếu như gặp khó khăn, chiến tranh. Thế nhưng, những người thường dân họ chỉ có một nơi nương tựa, dù chạy đến đâu lẩn trốn thì họ cũng không thể cảm thấy hạnh phúc vì nơi họ coi là quê hương đã bị tàn phá. Vì thế mặc dù các quý tộc đã hứa sẽ đảm bảo cuộc sống cho thường dân nhưng họ lại không chấp nhận. Đó là khi mình hiểu được chế độ quân chủ, phân chia giai cấp đã khiến cho cuộc sống của người dân khổ cực đến nhường nào.

Nhận định được sự khốc liệt của chiến tranh, họ chỉ biết rằng một là chết hai là sống, nhưng điều đó không thể làm cho dân Nga nao núng, họ xông pha ra chiến trường vì tình yêu mãnh liệt với đất nước của mình, sự kính trọng tối cao dành cho Alexander, điều đó khiến họ từ những con người không cùng chí hướng bỗng cùng sát cánh. Chiến tranh khiến họ quên cả nỗi buồn riêng, bao nhiêu chuyện xảy ra được tạm gác.

Sự khốc liệt của chiến tranh được thuật lại qua theo dõi bước chân của anh chàng quý tộc chưa từng bước ra chiến trường. Bạc đạn bay qua đầu changf rơi trước mặt, bên cạnh và sau lưng, mùi thuốc súng đã hòa vào bầu không khí đầy mùi máu tanh. Chàng hoảng hốt, lo sợ trước những thứ kinh hoàng mà mình vừa nhìn thấy, anh chàng sĩ quan lúc này còn nói chuyện với anh bây giờ đã mất 1 cánh tay, người chết còn nhiều hơn ngựa. Những cảnh tượng kinh khủng vây quanh chàng khiến chàng ao ước được qua về hình ảnh êm bề như trước. Những điều mà anh chàng thấy rõ nhất không phải động tác khẩn trương của phục kích, xông pha ra chiến trường mà đó là những hình ảnh thảm thương nhất của chiến tranh, xác chết chất đầy đường , họ chỉ có thể đốt chung, chôn chung chứ không thể làm gì.

Tập thứ 3 của War & Peace là tập mình thấy hay nhất khi mọi chuyện được đẩy lên cao trào. Lev đã chú trọng miêu tả các nhân vật, ngoại cảnh từ phần này đã có nhiều cái chết thảm thưởng hơn. Ông nói khá nhiều về sự sống và cái chết , sự khổ sở dằn vặt khi sống, không phân biệt được lẽ sống và cái chết là cái chung của các nhân vật khi con người ta đến một lúc nào đó cùng cực, khốn đốn chỉ nghĩ về cái chết. Đau khổ, mất mát khiến cho họ trở thành một người khác và cũng mau chóng qua đời để tìm kiếm một điều hạnh phúc hơn. Trong tập 3 này Lev cũng đã nói nhiều về triết lý mà ông tâm đắc, những lý tưởng mà ông theo đuổi qua hình tượng nhân vật. Những cái kết của các nhân vật trong truyện giúp mình có nhiều suy nghĩ về cuộc sống.

Nói chung, tác phẩm này là một tác phẩm kinh điển và phù hợp nhất tại thời đại bấy giờ nơi mà người đọc có thể hiểu được cái khốc liệt của chiến tranh hơn bất kỳ ai. Đó cũng chính là lý do mà cuốn sách này là tác phẩm kinh điển, giai đoạn đó không có bất kỳ người Nga nào mà không đọc Chiến tranh và Hòa bình. Tác phẩm nhấn mạnh dù trong thời bình hay thời chiến, con người Nga vẫn tiếp tục đấu tranh.” 

Review từ bạn Yen Pham – Goodreads
“Cảm giác ban đầu thường sẽ là không biết tác giả đang viết về các gì, định nói về cái gì. Có lẽ cái óc chuyên đi tìm sự logic và mong muốn thâu tóm được một cốt truyện sẽ vốn quen như vậy, sẽ cảm thấy lạt lẽo và mơ hồ. Nhưng rồi bình tâm đọc, không mê tìm kiếm hay cố hiểu ý đồ mà chỉ thưởng thức. Khi ấy, các nhân vật, các sự kiện từng đường nét cứ lần lần hiện lên một cách chi tiết, tỉ mẩn như một cuộc sống thật sự đang diễn ra trước mắt. Và khi đã cảm nhận được “mùi vị” rồi thì thực sẽ say sưa và ngất.

Mình vốn không phải là một người thích đọc sách sử và chiến tranh, nhưng tác phẩm đã dẫn mình đi vào cuộc chiến tranh theo cách bất ngờ mà mình không chuẩn bị. Các quan điểm về nghiên cứu lịch sử hay những phân tích để mở ra một góc nhìn với về nghiên cứu lịch sử và chiến tranh là những điều mới mẻ với mình. Tuy nhiên, ấn tượng với mình hơn cả, thậm chí không khỏi liên tục bất ngờ chính là về cách xây dựng những nhân vật để đồng hành cùng mình trong cả một hành trình dài. Nó không cần phải tuyệt đối, không cần phải hoàn hảo nhất để gây ấn tượng thu hút người đọc mà nó chỉ như nó vốn là, như một cuộc sống chân thực trước mắt.’’

Review từ bạn Quân Khuê – Goodreads
Thường trên những chuyến bay ngắn, tôi hay mang theo những cuốn sách mỏng. Thứ nhất là để có thể đọc xong trong chuyến bay, thứ hai vì nó nhẹ. Nhưng trong quãng thời gian hai tuần đọc Chiến tranh và hoà bình, tôi có một chuyến bay Sài Gòn – Hà Nội, và tôi không thể không mang theo một tập Chiến tranh và hòa bình đang đọc dở. Và, trên chuyến bay, có những lúc tôi không thể nén cơn cười khùng khục: Lev Tolstoy quá hóm.

2. Tôi khâm phục Lev Tolstoy là lẽ đương nhiên, nhưng quan trọng hơn là tôi khâm phục chính mình. Làm sao tôi có thể đọc xong hơn 2.200 trang tiếng Việt trong vòng hai tuần, mà lại còn đọc say sưa và có thể nói là khá kỹ nữa chứ? Rõ ràng việc không đọc cuốn này trước tuổi 20 là một điều may mắn.

3. Cây sồi, ngôi sao chổi, Pierre cưới Elena, Anatole cầu hôn Marian, bầu trời khi Andrey ngã xuống trong trận Austerlitz, tiếng cười của Natasha, thuyết định mệnh lịch sử…”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 9:07 am

Sách hay nên đọc

Chiến tranh và hòa bình – War and Peace: Cuốn sách thách thức khả năng đọc hiểu của độc giả

By nguyenthithuy

War and Peace – Chiến tranh và hòa bình, một cuốn sách đồ sộ, một hành trình mệt mỏi, một kiểu sách mà chúng ta không nên đọc khi đã ngả lưng trên chiếc giường thân yêu, vì nếu lỡ đọc, chúng ta chắc chắn sẽ chìm sâu vào giấc ngủ mê mệt mà không biết mình đã ngừng ở đoạn nào, và cuốn sách này cũng có thể khiến chúng ta bị sốc não thực sự ở một vài phần nào đó. Và nếu bạn đã từng dành thời gian cho cuốn sách đồ sộ này, bạn chắc chắn cảm thấy mình thực sự siêu việt và vĩ đại khi đã ngấu nghiến hết từng trang sách.

Chiến tranh và hòa bình là một cuốn sách dài, chắc chắn rồi, chúng ta không thể phủ nhận điều đó, nhưng nó không chỉ là một cuốn sách đơn thuần, nó còn là một thử nghiệm li kỳ của lịch sử, nổi tiếng với những nhân vật đầy thực tế và sâu sắc mà chúng ta có thể bắt gặp, có thể thấy ở bất cứ đâu.

Gia đình Công tước Bolkonsky
Lão công tước Nicolas Andreievich Bolkonsky: một vị đại tướng tổng tư lệnh quân đội, có chức có quyền, thông minh, ái quốc nhưng lại vô cùng bảo thủ, kiêu căng, cương nghị và nghiêm khắc, kèm theo một chút gàn dở.
Công tước Andrei Nicolaievich Bolkonsky: một con người của tầng lớp thanh niên quý tộc tiến bộ, yêu nước, có học thức, trí tuệ hơn người, và luôn mang trong mình những khát khao và mơ ước cao đẹp.
Nữ công tước Maria Nicolaievna Bolkonskaia: người phụ nữ biết nghĩ cho người khác, tâm hồn đẹp đẽ thanh cao ẩn sau một thân hình tầm thường xấu xí.
Công tước phu nhân Elisabeta Karlovna Meinena.
Tiểu công tước Nicolas Adreyevich Bolkonsky: một thiếu niên đa cảm.
Amelia Evgenievna Bourienne: một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp nhưng lẳng lơ.
Gia đình Bá tước Rostov
Bá tước IIya Andreievich Rostov: hiền lành, giản dị, thật thà.
Bá tước phu nhân Natalia Shishina.
Bá tước Nicolas IIyich Rostov: hiếu thảo, đẹp trai, chất phác.
Bá tước tiểu thư Vera IIinichna Rostova: xinh đẹp.
Bá tước tiểu thư Natalia IIinichna Rostova: yêu đời, căng tràn sức sống.
Con trai út Pierre IIyich Rostov.
Gia đình Bá tước Bezoukhov
Lão bá tước Kiril Vladimirovich Bezoukhov: giàu có, đào hoa.
Bá tước Pierre Kirilovich Bezoukhov: tốt bụng, hiền lành.
Bá tước phu nhân Helena Vassilievna Kouraguina: người đàn bà đẹp nhưng dâm đãng, hư hỏng, ích kỷ.
Nữ công tước Catherina Semionova.
Nữ công tước Olga Semionova.
Nữ công tước Sophia Semionova.
Gia đình công tước Kouraguine
Công tước Vassili Sergueievich Kouraguine: mưu mô xảo quyệt, tư lợi.
Công tước phu nhân Alina Kouraguina.
Thiếu công tước Hyppolyte Vassilievich Kouraguine: đần độn, lố bịch.
Thiếu công tước Anatole Vassilievich Kouraguine: đẹp trai nhưng phóng đãng.
Gia đình công tước Droubetzkoi
Công tước phu nhân Anna Mikhailova Droubetzkoia: không có liêm sỉ, cầu cạnh.
Công tước Boris Droubetzkoi: lợi dụng người khác để thăng tiến cho bản thân.
Công tước phu nhân Julia Karaguina: giàu có nhưng xấu xí, sống giả dối.

Có thể đây là một quyển sách rất dài, nhưng nếu độ dài của nó làm bạn hoảng, hãy nghĩ xem Tolstoy còn tội nghiệp thế nào. Năm 1863, ông định viết một cuốn tiểu thuyết ngắn về một người chống đối chính quyền, lưu vong và trở về từ Siberia. 5 năm sau, ông cho ra đời bộ sử thi 1200 trang gồm những câu chuyện tình, chiến trận, những vụ phá sản, các tiểu đội bị xử bắn, góc nhìn tôn giáo, trận cháy Moscow, và một chú gấu bán thuần mà không có lưu vong hay ai đó chống đối chính quyền.

Một tác phẩm kinh điển
Chuyện diễn ra như sau
Tolstoy, một tâm hồn sục sôi, sinh ra trong một gia đình quý tộc nổi tiếng lập dị vào năm 1828. Năm 30 tuổi, ông bỏ học ở Đại học Kazan, khuynh gia bại sản vì bài bạc, tham gia vào quân đội, viết hồi ký và từ chối giới văn học để du lịch khắp Châu Âu. Sau đó ông định cư tại Yasnaya Polyana, trong dinh thự của tổ tiên để viết về sự trở lại của “Những người tháng Chạp”, một nhóm những nhà cách mạng được ân xá vào năm 1856 sau 30 năm tù đày.

Nhưng Tolstoy băn khoăn làm thế nào mà ông có thể kể câu chuyện về những người tháng Chạp đó mà không nói về chuyện năm 1825, khi những người này nổi dậy chống lại phe bảo thủ Tsar Nicholas II? Và làm sao làm được điều đó mà không kể câu chuyện năm 1812, khi cuộc xâm chiếm Nga thảm khốc của Napoleon đã khơi mào chế độ độc tài mà “Những người tháng Chạp” này phản đối? Và làm sao có thể kể chuyện năm 1812 mà không kể về năm 1805, khi người dân Nga lần đầu biết tới mối đe dọa của Napoleon sau thất bại của họ ở trận Austerlitz?

Thế là Tolstoy bắt đầu viết, về cả hai sự kiện lớn trong lịch sử và những cuộc đời nhỏ bé đi qua những sự kiện đó. Ông tập trung vào quý tộc, tầng lớp ông biết rõ nhất. Cuốn sách chỉ đôi khi nhắc đến cuộc sống của phần đông người dân Nga, những tá điền, hay thậm chí nô lệ, những nông dân phải hầu hạ địa chủ trên mảnh đất mà mình sống.

Mở đầu của cuốn sách
Chiến tranh và hòa bình mở đầu vào đêm trước chiến tranh Pháp – Nga. Những quý tộc tại bàn tiệc cocktail lo sợ về nguy cơ bạo lực, nhưng sau đó chuyển sang những thứ mà giới của họ có vẻ luôn quan tâm như: tiền, tinh dục, và cái chết. Cảnh đầu tiên này là cách thức mà cuốn sách sẽ dùng để qua lại giữa những chính trị gia và cá nhân trên một bức tranh dần được mở rộng.

Không có nhân vật chính trong “Chiến tranh và hòa bình”, thay vào đó, người đọc lạc vào một mạng lưới liên kết rộng lớn những quan hệ và nghi vấn. Liệu người con trai ngoài giá thú của một quý tộc có cưới cô tiểu thư xinh đẹp nhưng quỷ quyệt? Người bạn duy nhất của anh có sống sót qua những chiến trường Áo? Và còn cô gái trẻ san sẻ tình cảm cho cả hai chàng trai một lúc thì sao?

Các nhân vật lịch sử được trộn lẫn với tất cả những hư cấu dân gian này, Napoleon xuất hiện không ít lần, và cả một người tổ tiên của Tolstoy cũng tham gia như một diễn viên phụ. Nhưng khi các nhân vật và tâm lý của họ được liên kết chặt chẽ, Tolstoy không ngại chèn vào giữa để đặt ra những câu hỏi sâu sắc về lịch sử. Tại sao chiến tranh khởi phát? Chiến thuật chiến tranh tốt phải thế nào? Các quốc gia có nổi dậy và sụp đổ trước những bước đi của Napoleon vĩ đại? Hay còn có “Các thế lực văn hóa và kinh tế lớn hơn đang lộng quyền?

Kinh điển nhưng khó đọc
Con quái vật khổng lồ, kềnh càng và mơ hồ
Những mở rộng ngoài lề này là một phần khiến “Chiến tranh và hòa bình” bao quát được phạm vi rộng lớn. Nhưng với vài nhà phê bình thế kỷ 19, “Chiến tranh và hòa bình” không giống một cuốn tiểu thuyết cho lắm, nó là “một con quái vật khổng lồ, kềnh càng và mơ hồ”, theo lời của Henry James.

Thực tế, Tolstoy cũng đồng ý. Với ông, tiểu thuyết là kiểu thức của Tây Âu. Nhưng các tác gia Nga phải viết khác đi vì người dân Nga có cuộc sống khác. “Chiến tranh và hòa bình” là gì?, ông hỏi. Không phải là tiểu thuyết. Không phải là thơ sử thi. Cũng không phải biên niên sử. “Chiến tranh và hòa bình” là những gì tác giả muốn và có khả năng thể hiện trong dạng thức mà nó đã được sử dụng. Mặt khác, cuốn sách là toàn bộ năng lực tưởng tượng của Tolstoy, không hơn không kém.

Vào lúc “Chiến tranh và hòa bình” kết thúc, Tolstoy đã mang nhân vật của mình đến năm 1820, 36 năm trước khi những sự kiện ông định viết ban đầu xảy ra. Để cố gắng hiểu về thời của mình, ông đã trở nên đắm mình trong suốt những năm tháng sau đó, để từ đó sinh ra những câu hỏi lớn về lịch sử, văn hóa, triết học, tâm lý học và phản ứng của con người với chiến tranh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 1:11 pm

Bookish

PHÍA SAU TRANG SÁCH 50 sắc thái của tôi khi đọc “Chiến tranh và Hòa bình”

HOW LONG DOES IT TAKE TO READ “WAR AND PEACE”?

By Kodaki

Tôi đọc Chiến tranh và Hòa bình bắt đầu từ ngày 15.11 đến ngày 8.12.2016, nghĩa là trong 24 ngày. Đó là 24 ngày vô cùng gian nan, cực khổ, nhức đầu. Cho đến giờ phút này, quả thực trong đời tôi chưa đọc cuốn sách nào gây thách thức nhiều như Chiến tranh và Hòa bình.

Đã nhiều lần ý nghĩ “hay là mình tạm dừng đọc cuốn này” thoáng qua trong đầu tôi. Nhưng tôi biết, nếu mình bỏ cuốn này sang cuốn khác, khả năng rất cao là cuốn này sẽ mãi dang dở, hoặc khi tôi muốn đọc tiếp thì không còn nhớ những đoạn mình đã đọc và phải đọc lại từ đầu. Trong 24 ngày đọc sách, nhiều lúc Chiến tranh và Hòa bình khiến tôi nhức đầu đến mức khi đang đọc được khoảng 50% sách, tôi đã tạm nghỉ ba ngày để xem… You Who Came From The Stars nhằm xả stress. Bộ phim hài này tiếp thêm năng lượng giúp tôi tiếp tục đọc phân nửa còn lại của sách. Ngày chính thức đọc xong Chiến tranh và Hòa bình, tôi như phát điên vì vui sướng, tôi không ngừng tự thì thầm: “Mình đọc xong rồi. Mình đọc xong rồi. Đã đọc xong Chiến tranh và Hòa bình rồi.” Có quá nhiều sắc thái cảm xúc quyển tiểu thuyết này đã mang đến cho tôi trong suốt hơn ba tuần đọc nó, nhiều đến mức tôi nghĩ khi thống kê lại biết đâu đủ 50 sắc thái thì sao? Quả thực, Chiến tranh và Hòa bình giúp tôi hiểu hơn câu nói của Italo Calvino trong If On A Winter’s Night A Traveler (nếu tôi nhớ không nhầm ông đã nói như vậy) rằng đôi khi đọc sách cũng chẳng khác gì làm tình. Những cảm xúc ngổn ngang Chiến tranh và Hòa bình đem đến cho tôi đúng là cũng không khác mấy một cuộc ân ái. Vì vậy, ở đây tôi chỉ muốn thử thống kê lại các mức độ cảm xúc của mình và kể lể về quá trình đọc nó hơn là viết một bài review chỉn chu về tác phẩm.

#1 HOẢNG SỢ
Tôi thấy Chiến tranh và Hòa bình trưng bày trong nhà sách hay thư viện từ khi còn rất nhỏ. Cảm xúc mơ hồ mà tôi nhớ được là hoảng sợ. Và lẽ dĩ nhiên, lúc đó, suy nghĩ rằng mình sẽ đọc nó không hề mảy may xuất hiện trong tôi.

#2 MÌNH SẼ KHÔNG ĐỌC NÓ
Đó là suy nghĩ của tôi vào năm nhất đại học. Tôi biết rằng đây là quyển sách kinh điển, chí ít cần phải đọc đối với người muốn theo đuổi nghiệp văn chương. Tuy nhiên, nó quá dày và “nhiều người đã đọc nó quá rồi, nên mình đọc nó thì mình cũng giống như họ thôi, nên mình không đọc nó đâu,” tôi đã nghĩ như thế. Thế là những năm đại học, trong cơn say học tiếng Nhật như điên cuồng vì mê mẩn văn hóa Nhật, tôi gần như chỉ tìm đọc các tác phẩm văn học Nhật đương đại, bỏ qua hầu hết các tác phẩm văn học kinh điển khác trên thế giới, không hề cho bản thân mình một chút cơ hội tiếp xúc với văn học Nga dù thầy cô trong trường luôn nhắc đi nhắc lại các tác phẩm kinh điển của nền văn học này.

#3 MÌNH SẼ ĐỌC NÓ VÌ EM
Vào năm ba, tôi quen em. Tôi rất nể phục em vì em đã đọc hết sách triết học của những triết gia lớn cần phải đọc, em cũng đọc rất nhiều tiểu thuyết dày cộp của các tác giả đoạt giải Nobel, những tác phẩm văn học kinh điển thế giới, những công trình nghiên cứu tâm lí quan trọng… tất cả em gần như đều đã đọc qua. Em say mê Dos, bao lần em nhắc về ông với tôi. Em đọc Tội ác và Hình phạt, Anh em nhà Karamazov không phải chỉ một mà đến những hai, ba lần. Một lần, em tâm sự với tôi, em đang đọc Chiến tranh và Hòa bình, đây rõ ràng chẳng phải là tác phẩm khó đọc, khó hiểu, ngôn ngữ viết rõ ràng, sáng sủa, thế mà em chỉ đọc được một phần ba quyển đầu tiên trong bộ sách in tác phẩm này thành ba quyển rồi đành phải tạm ngưng để đọc quyển khác. Em nói với sự tiếc nuối và cả chút cảm giác ấm ức, em làm kí hiệu tay với ngón cái và ngón trỏ giơ ra trong khi ba ngón kia thì khép lại để chỉ độ dày của phần em đã đọc: “Em chỉ mới đọc được có chừng này này, có chừng này này thôi này. Mà một quyển nó dày chừng này này. Mà nó không chỉ có một quyển mà đến ba quyển.” Tôi xoa đầu em và mỉm cười. Với tôi, khi ấy em thật đáng yêu, một người say mê đọc, một người say mê tìm hiểu những khả thể của con người, của thế giới. Tôi nói với em rằng tôi sẽ đọc nó cùng em, để em có bạn đồng hành, để chúng ta có thể cùng thảo luận về nó sau khi đọc xong, để em không cô đơn, để tôi hiểu em hơn khi đọc những gì em đã đọc. Tôi có thực sự đã nói với em vào lúc đó như thế không nhỉ? Hay đấy chỉ là những suy nghĩ trong đầu tôi chưa kịp thốt lên thành tiếng? Dù sao, tôi nhớ rằng em đã nói em không muốn bỏ dở tác phẩm này, em muốn đọc hết nó. Và rồi, chúng tôi xa nhau. Bây giờ, em đã đọc hết chưa?

#4 THẮC MẮC
Sau khi đã đọc một số sách của Dos, tôi hết sức thắc mắc vì sao một người thích Dos như em, đã tiêu hóa được những tác phẩm triết học nặng kí lại gặp phải khó khăn lớn như thế khi đọc Chiến tranh và Hòa bình? Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng tò mò. Tác phẩm ấy có gì mà khiến em của tôi khổ sở như thế?

#5 QUYẾT CHÍ ĐỌC
Sau bốn năm chia tay em, cuối cùng tôi quyết tâm phải dành thời gian đọc cho xong Chiến tranh và Hòa bình. Thứ nhất, để thực sự biết trong tác phẩm ấy có gì khiến nó trở thành vĩ đại, khiến Dos yêu mến Lev, không ngừng nhắc về nó, cũng như các tác phẩm khác của Lev trong The Raw Youth. Thứ hai, tôi muốn những gì em của ngày đó đã dang dở (không cần biết bất kể hiện tại em đã hoàn thành chưa) phải được tôi của bây giờ hoàn thành và như thế tôi mới có cảm giác rõ ràng hơn rằng chuyện của chúng ta đã thực sự kết thúc.

Như thế, tôi đã bắt đầu đọc Chiến tranh và Hòa bình với hai ý nghĩa lớn nhất tự trao cho hành động này mà có vẻ như chúng không liên quan gì nhau là: để hiểu vì sao Dos yêu Lev, để thực sự chia tay với em trong tâm tưởng sau khi đã hoàn thành việc hai ta dang dở ngày đó.

#6 HỨNG THÚ
Khoảng 100 trang đầu tiên của Chiến tranh và Hòa bình khiến tôi rất hứng thú, mọi thứ lướt êm như nhung với những buổi tiệc tổ chức tại nhà bà Anna Pavlovna, với những cuộc tán gẫu của giới quí tộc, những suy tư của Pierre, Andrei. Thực sự, chưa có gì làm khó tôi cả. Quyển tiểu thuyết này có hơi dài một chút thôi nhưng nó được viết bằng văn phong rất dễ hiểu, không chút gì đánh đố. Như vậy, chỉ cần kiên trì đọc từng chút một thì sẽ hết thôi mà. Cớ sao nó lại được xếp vào danh sách những quyển tiểu thuyết dễ bị đọc dang dở nhất trên thế giới? Tôi thật sự không hiểu nổi.

#7 TÁ HỎA TÂM TINH
Sau khoảng chừng 200 trang yên bình đầu tiên, tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi khi đọc đến phần chiến tranh. Những đoạn miêu tả hòa bình đã kết thúc, Lev bắt đầu miêu tả lại trận chiến đầu tiên trong truyện: trận Schongrabern. Với tôi, đọc trận này chán kinh hồn. Chán và nhức đầu. Có lẽ vì đây là lần đầu tiên tôi đọc miêu tả một trận đánh chi tiết như vậy. Nào là đội kỵ binh, đội pháo thủ, cánh trái, cánh phải, đội phiêu kỵ, đội bộ binh… Lev miêu tả rất chi tiết cách bố trí quân, diễn biến trong trận đánh. Nhiều đoạn tôi phải đọc đi đọc lại mấy lần để hình dung vị trí của nhân vật, họ chạy từ chỗ nào sang chỗ nào, diễn biến trận đánh như thế nào rồi. Vì những điều này nếu chỉ đọc một lần thì tôi sẽ không thể liên kết chúng lại với nhau được do mỗi phần Lev viết quá chi tiết, chính cái chi tiết đó khiến tôi quên đi ý chính của phần trước để lấy nó làm mắt xích kết nối với phần sau. Tôi gọi hiện tượng này là “bị chi tiết đè”. Nó khiến ta khó chịu không khác gì lúc hoảng hốt tỉnh dậy giữa đêm sau khi bị bóng đè. Nó là thứ khiến ta muốn thoát ra nhưng lại không thể rời bỏ ngay lập tức vì nó dìm ta vào một biển chữ, để an toàn dừng chân ở bờ, ít nhất ta cũng phải lội qua các lớp sóng chữ đang từng cơn đánh ập vào người; sau đó, khi thấy được dấu chấm câu và khoảng trắng tách đoạn, ta mới có thể thở phào đặt bookmark lên trang sách và tạm nghỉ ngơi. Nhưng tôi không phải là người bơi giỏi. Hơn nữa, tôi cũng chưa từng gặp hiện tượng “bị chi tiết đè” trước đó cả với Dos, với Balzac – những người nổi tiếng cực kì chi tiết, không biết may hay rủi, tôi chưa kịp đọc Hugo, biết đâu nếu trước đó tôi đã đọc Les Misérables như một bài tập khởi động cơ thể, tôi đã không choáng váng cực độ như thế khi đọc Chiến tranh và Hòa bình.

Lẽ đương nhiên, trong 200 trang đầu tiên của Chiến tranh và Hòa bình, Lev cũng đã viết rất chi tiết từ việc miêu tả lại không khí của buổi tiệc, những cuộc tán gẫu tưởng chừng vô thưởng vô phạt, cách bố trí trong gian phòng khách nhà Rostov… Thế nhưng, chi tiết trong hòa bình vẫn còn dễ chịu vì những phân cảnh đó không có quá nhiều nhân vật, không gian cũng được cố định trong một phạm vi. Chi tiết trong chiến tranh mới là thứ khó chịu: nhiều nhân vật, nhiều đơn vị, nhiều cấp bậc, câu chuyện xảy ra giữa chốn thiên nhiên rộng lớn, nhân vật di chuyển liên tục. Vậy nên, tuy trận Schongrabern chỉ diễn ra trong chừng chục trang, tôi vẫn cảm thấy quá mệt mỏi và tưởng như nó kéo dài vô tận. Tôi muốn bỏ cuộc. Nhưng rồi nhớ đến em, tôi dặn lòng phải tiếp tục cố gắng.

#8 THỞ PHÀO NHẸ NHÕM
Trận đấu mà tôi tưởng chừng kéo dài vĩnh viễn, rốt cuộc cũng kết thúc. Lại đến phần hòa bình rồi, cho dù đó chỉ là thứ hòa bình tạm bợ, ngắn ngủi nhưng tôi cảm thấy rất vui vẻ. Tôi rung đùi tiếp tục đọc, hệt như hòa bình cho nhân vật trong truyện cũng là hòa bình cho tôi ở ngoài đời vậy. Hòa bình là thứ dễ chịu hơn chiến tranh, và có lẽ vì vậy mà đọc về hòa bình cũng dễ chịu hơn đọc về chiến tranh. Điều đó đúng với Chiến tranh và Hòa bình.

#9 LO SỢ
Trận Schongrabern kết thúc chưa được bao lâu, trận Austerlitz lại đến. Khi đọc đến đoạn các nhân vật chuẩn bị cho trận chiến này, một cảm giác lo sợ bắt đầu dấy lên trong lòng tôi: liệu trận chiến này có kéo dài không nhỉ, liệu nó có quá nhức đầu với nhiều chi tiết quân sự rối rắm như trận Schongrabern (mà lẽ ra sẽ dễ hiểu hơn khi trình bày bằng sơ đồ, hình ảnh) không nhỉ. Tôi căng thẳng chuẩn bị đón nhận một cơn nhức đầu, một đợt say sóng, một trận lê bước chầm chậm qua biển chữ đang chờ đợi phía trước.

#10 MỪNG NHƯ ĐƯỢC QUÀ
Thế nhưng trận Austerlitz hóa ra lại dễ thở hơn trận Schongrabern rất nhiều. Trong trận này, Lev không viết chi tiết cách bố trí quân đội như Schongrabern mà chủ yếu tập trung vào tâm trạng chán chường của binh sĩ khi phải tham gia một cuộc chiến họ không muốn tham dự. Chính vì tâm lí được miêu tả nhiều hơn diễn biến nên rất dễ đọc, dễ đồng cảm. Và đến khi trận Austerlitz kết thúc, tôi còn ngỡ ngàng vì không ngờ nó ngắn như thế dù trên thực tế, độ dài của nó cũng ngang bằng Schongrabern. Tôi mừng như được quà vì chiến tranh trong truyện đã kết thúc dù theo hướng Nga thua cuộc, làm hòa và trở thành đồng minh với Pháp. Điều đó có nghĩa là lần này hòa bình sẽ kéo dài và phải còn lâu nữa thì chiến tranh mới lại bắt đầu. Quả đúng như thế, sau trận Austerlitz rất lâu mới đến trận Borodino và cuối cùng là sự kiện Moscow chìm trong biển lửa – cuốn tiểu thuyết vĩ đại kết thúc. Khoảng thời gian hòa bình kéo dài sau Austerlitz không chỉ như phần thưởng cho các nhân vật mà còn là phần thưởng cho chính tôi bởi các tình tiết xảy ra sau Austerlitz đã bắt đầu xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, diễn biến cũng hấp dẫn hơn, quan trọng nhất là dễ đọc hơn vì các nhân vật không còn bị đẩy vào một bối cảnh quá rộng lớn – nơi khiến họ trở nên nhỏ bé và tôi hụt hơi vì phải theo dõi hết từng cuộc hội thoại giữa người này với người kia.

#11 GOOGLE LÀ BẠN TÂM TÌNH
Tôi không phải là một người không thích nghi được với lối văn chi tiết, chậm rãi của văn học thế kỉ 19. Tôi không thấy mệt mỏi với sự chi tiết của Dos hay Balzac. Tuy vậy, khi đọc Chiến tranh và Hòa bình, đôi lúc tôi lại thấy rất mệt mỏi với sự chi tiết của Lev. Ông thường dừng lại quá lâu để phân tích một điều gì đó dưới nhiều khía cạnh khác nhau, soi xét điều đó trong nhiều lĩnh vực khoa học nhằm làm rõ với người đọc ý ông muốn nhấn mạnh dù rằng đôi lúc, ông chỉ cần đưa ra một ví dụ, một luận cứ là người đọc đã có thể hiểu rõ ràng. Chính vì vậy, việc đưa ra nhiều ví dụ cho cùng một vấn đề khiến tôi có cảm giác Lev rất sợ người đọc hiểu nhầm ý ông và ông đang có ý “giáo dục” họ trong khi viết tựa như một thầy giáo đang giảng bài cho học sinh. Ban đầu, tôi rất thán phục việc cùng một luận điểm, ông có thể nghĩ ra nhiều ví dụ khác nhau để minh họa cho nó; hiểu biết sâu rộng khiến các kiến thức ông trình bày trong tác phẩm đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, khi việc đó lặp lại nhiều lần, tôi bắt đầu có cảm giác chán ngán như người học sinh ngồi trong lớp học mà thầy mình dạy quá chậm, câu rủa thầm kinh điển vang lên trong đầu tôi: “Biết rồi, khố lắm, nói mãi.” Vậy nên, đôi lúc tôi có cảm giác không phải đang đọc tiểu thuyết nữa mà đang ngồi nghe một học giả uyên bác thuyết phục mình phải đồng ý với luận điểm của ông. Điều này rất khác với Dos. Dù Dos cũng đưa ra nhiều quan điểm và lời khẳng quyết nhưng tôi không có cảm giác ông đang cố thuyết phục tôi phải đồng tình như Lev. Dos chừa cho tôi những khoảng trống để cảm nhận, còn Lev thì không, ông đưa ra một luận điểm rồi bắt đầu hồ hởi, say sưa tung hứng các luận cứ và chúng tạo thành mạng lưới chặt chẽ bao quanh luận điểm, không để lại chút kẽ hở sơ sót nào. Do đó, tôi có cảm giác Dos như một người bạn, Lev như một người thầy. Bạn vốn là người để ta chia sẻ tâm tình, còn thầy thường là người để ta học hỏi kiến thức. Vì Dos đã là một người bạn nên tôi không cần tìm một người bạn khác khi đọc Dos. Nhưng Lev là một người thầy, ông khiến tôi bức xúc khá nhiều trong quá trình đọc Chiến tranh và Hòa bình; vì thế, tôi cần tìm một người bạn để giải tỏa. Không ai khác hơn, người bạn ấy chính là Google. Những khi quá mệt mỏi vì đọc Lev, tôi đã lên Google search để tìm xem có ai cũng có những suy nghĩ giống tôi không bằng một số câu như sau: “Reading War and Peace makes me feel so tired”, “Reading War and Peace makes me headache”, “how to finish War and Peace”… Và tôi đã tìm được một số blog cá nhân viết cảm nhận về quá trình đọc War and Peace. Tôi như uống từng lời khi đọc những dòng của người nào đó có tâm tình giống mình. Rất nhiều lời than phiền rằng việc đọc hết bộ tiểu thuyết này thực sự là một thách thức rất lớn. Một số người bỏ ngang giữa chừng; một số người đã mấy lần thử đọc lại từ đầu nhưng vẫn dang dở; một số người đã đọc hết và chia sẻ lại kinh nghiệm với mọi người, chẳng hạn: nếu đã thử đọc lại hai, ba lần mà vẫn thấy chán quá thì đừng cố gượng ép bản thân, đó có thể là do bản dịch không phù hợp, hãy thử đọc sang một bản dịch khác; nếu không có thời gian, đặt mục tiêu cho bản thân mỗi ngày chỉ đọc một chương hoặc một số lượng trang nhất định nhưng phải cố gắng duy trì đọc đều đặn mỗi ngày… Cứ như thế, việc đọc các chia sẻ của độc giả trên khắp thế giới về Chiến tranh và Hòa bình trở thành trò tiêu khiển của tôi trong giờ giải lao trước khi vào lại lớp, mở sách và tiếp tục nghe thầy giảng bài.

#12 KINDLE ƠI, BAO GIỜ ĐẾN % TIẾP THEO?
Hầu hết những tiểu thuyết của Dos, tôi đều đọc trên Kindle. Tiểu thuyết của Dos khá dài, điều này khiến tôi đã quen với cảm giác dường như mình đọc rất nhiều rồi nhưng vẫn chưa thấy màn hình hiển thị % kế tiếp. Và càng đọc Dos, tôi càng bị cuốn vào câu chuyện đến mức nhiều lúc tôi không để ý % nữa. Tuy vậy, Chiến tranh và Hòa bình lại dài gấp đôi bất kì tiểu thuyết nào của Dos tôi từng đọc. Nếu tính về độ dài, có thể tưởng tượng đọc hết Chiến tranh và Hòa bình giống như đọc liên tiếp hai tác phẩm của Dos vậy. Thử nghĩ mà xem, đọc hết Tội ác & Hình phạt, bạn đã rất mệt mỏi rồi, nhưng bạn chỉ mới đi được nửa chặng đường thôi, bạn phải đọc hết Lũ người quỷ ám nữa thì mới hết Chiến tranh và Hòa bình. Do đó, khi đọc Chiến tranh và Hòa bình trên Kindle, nhiều lúc tôi cảm giác con số % tiếp theo như đang trêu đùa mình: “tại sao nó vẫn chưa đổi qua số mới”, “rõ ràng mình đã đọc rất nhiều rồi”, “mãi mà vẫn chưa được 1%, không biết chừng nào mới hết đây”, “1% thôi mà nhiều thế ư?”…  Cảm giác vô định khi đọc trên Kindle kết hợp với việc bản ebook Chiến tranh và Hòa bình có nhiều lỗi đánh máy sai chính tả khiến tôi quyết định chạy ra nhà sách mua bộ sách giấy về đọc, không đọc trên Kindle nữa. Khi đó, tôi nghĩ rằng cảm giác cầm quyển sách trong tay với số lượng trang đã đọc, trang chưa đọc hiển thị rõ ràng trước mắt, với sự tồn tại vật chất cụ thể mà không phải là những con số % định lượng mơ hồ nữa, tôi sẽ dễ dàng tiếp tục đọc Chiến tranh và Hòa bình hơn, sẽ không mất kiên nhẫn với nó, sẽ không tự hỏi bao giờ mới đến % tiếp theo nữa. Lúc ấy, tôi đã đọc được 21% trên Kindle.

#13 NẶNG QUÁ VÀ CHẬM QUÁ
Vậy là, chúng ta tiếp tục câu chuyện từ phần trăm thứ hai mươi hai với sách giấy.

Tôi mua bộ Chiến tranh và Hòa bình in ba quyển của công ty sách Huy Hoàng với quyển một gồm 723 trang, quyền hai gồm 647 trang, quyển ba gồm 623 trang. Tôi rất thích hình thức của bộ sách này từ boxset, bìa, đến cách trình bày bên trong với mỗi kí tự đầu chương viết hoa theo phong cách Gothic, truyện còn đính kèm vài hình minh họa nữa.

Phần trăm thứ hai mươi hai trong sách bắt đầu từ khoảng trang 300 của quyển một. Khi tôi cầm sách đọc thêm chừng trăm trang của quyển này, đôi tay tôi bắt đầu cảm thấy nặng trĩu và mỏi mệt. Tôi không thể ngồi cầm sách đọc được nữa. Tôi đặt sách trên bàn và đọc. Cứ thế, như một học sinh ngoan ngoãn làm bài tập về nhà, tôi ngồi vào bàn mỗi ngày để đọc hết hơn ngàn trang còn lại của thầy giáo Lev Tolstoy.

Khi đọc Chiến tranh và Hòa bình bằng sách giấy, tôi mới nhận ra vì sao khi đọc quyển này bằng ebook, tôi cảm thấy % nhích chậm đến thế. Nguyên nhân không chỉ vì quyển này dày mà còn do tôi bỗng dưng đọc Chiến tranh và Hòa bình bằng tốc độ chậm khủng khiếp nếu so với tốc độ bình thường vốn đã rất chậm của tôi, 10 trang của quyển này áng chừng theo độ hấp dẫn – nhàm chán mà tôi có thể đọc trong khoảng từ 20 – 30 phút. Nếu tính trung bình, bản dịch Chiến tranh và Hòa bình trong tiếng Việt có khoảng 2000 trang; như vậy, 1% trên Kindle tương đương với 20 trang. Từ đó suy ra, tôi đọc 1% trong khoảng 50 phút – 1 tiếng. Thảo nào, đó là lí do tôi cảm thấy % trên Kindle phải mất rất nhiều thời gian mới nhích lên được con số mới. Đọc Chiến tranh và Hòa bình bằng sách giấy phần nào đó có thể loại đi cảm giác vô định hình, mất kiên nhẫn khi đọc bằng Kindle. Tuy vậy, nhờ việc có thể thấy rõ độ dày của số lượng trang đã đọc được, tôi phải đối mặt với một thực tế đau lòng: tôi vốn đọc chậm nhưng có vẻ như càng ngày càng đọc chậm hơn. Dù cố gắng tập trung thế nào, tình hình này vẫn không mấy trở nên sáng sủa. Tôi hay dừng lại giữa chừng để suy nghĩ khi đọc sách, không phải lúc nào cũng suy nghĩ những chuyện sách gợi ra, có khi đó chỉ là những suy nghĩ linh tinh bên ngoài. Trước mỗi đoạn văn khiến tôi thích thú, tôi thường đọc đi đọc lại hai ba lần, gật gù, ngưỡng mộ. Khi quá trình này đang diễn ra, tôi không cảm thấy phiền lòng mấy. Chỉ là, khi nhìn lại đồng hồ rồi so sánh số trang đã đọc được, tôi mới giật mình hoảng hốt rủa thầm vì sao mình đọc chậm quá.

#14 KẾT HỢP GIỮA KINDLE VÀ SÁCH GIẤY
Tuy sách giấy cho tôi thấy rất rõ ràng bằng thị giác độ dày của phần tôi đã đọc, độ dày của phần tôi chưa đọc nhưng tôi lại không biết chính xác mình đã đọc bao nhiêu % trên tổng thể. Nếu chỉ là con số % ước lượng như kiểu khoảng chừng một phần ba, khoảng chừng phân nửa, hơn phân nửa, khoảng 60%… thì không mấy khó khăn khi nhìn bằng mắt. Lẽ ra, chỉ cần hài lòng với sự áng chừng đơn giản như thế là được. Nhưng nhiều đoạn trong Chiến tranh và Hòa bình khiến tôi mệt mỏi, nhức đầu, ngộp thở đến mức tôi cần biết chính xác mình đã vượt qua bao nhiêu % gian khổ rồi, còn bao nhiêu % nữa phía trước đang chờ tôi. Vậy nên, mỗi khi cảm thấy hụt hơi ở một đoạn nào đó, tôi gấp sách giấy lại và bắt đầu mở Kindle, lật nhanh đến đoạn mình dừng lại ở sách giấy để xem đã đến bao nhiêu % rồi. Màn hình Kindle vừa hiện chữ trong trang mới lại mờ đi, rồi lại hiện lên, lại mờ đi một cách nhanh chóng khiến tôi cảm thấy phấn khích. Nhìn số % tăng dần lên, dù đôi khi chỉ tăng thêm một cũng khiến tôi vui. Kết thúc quá trình này, tôi biết được cụ thể % mình đã đọc và lại tự động viên bản thân tiếp tục đọc để con số đó tăng dần. Thế là, tôi có trò tiêu khiển mới ngoài việc tìm đọc những bài review về quá trình đọc Chiến tranh và Hòa bình không có spoil trên Google. Việc xem % đã đọc trên Kindle hệt như khoảng thời gian nghỉ giải lao ngắn chừng năm phút ngay trong giờ học, còn việc đọc tâm tình của người khác về Chiến tranh và Hòa bình lại giống như giờ chơi dài mười lăm phút chia một buổi học ra thành phân nửa. Hai quá trình này cứ tiếp diễn đều đặn suốt thời gian tôi đọc Chiến tranh và Hòa bình. Có thể nói, tôi là người học trò cần rất nhiều giờ giải lao để thư giãn đầu óc, để động viên bản thân mình tiếp tục học.

#15 CỨU VỚI, PHIM ƠI!
Khi bắt đầu đọc Chiến tranh và Hòa bình, tôi đặt ra mục tiêu là sẽ đọc hết tiểu thuyết này mà không để bất kì bộ phim nào chen ngang làm gãy mạch cảm xúc. Đó là lí do lúc ban đầu, tôi luôn cố tìm ra cách khác để thư giãn đầu óc, cố loại bỏ cám dỗ xem phim giải trí trong giờ giải lao. Tuy nhiên, khi đọc được phân nửa quyển thứ hai, cũng là khoảng 50% truyện, tôi đã quá mệt mỏi và quyết định buông xuôi. Không hiểu sao lúc đó, tôi nghĩ ngay đến You Who Came From The Stars. Tôi đột nhiên muốn xem phim này kinh khủng với niềm tin chắc chắn rằng nó sẽ khiến tôi thích thú, cười thoải mái, thư giãn đầu óc và rồi giúp tôi lấy lại năng lượng để tiếp tục đọc Chiến tranh và Hòa bình. Cuối cùng, tôi dành ba ngày liền để xem 21 tập phim mà đúng ra ban đầu chỉ định xem vài tập rồi lại đọc truyện, khi nào nhức đầu quá mới tiếp tục xem phim. Thế nhưng, You Who Came From The Stars thật hấp dẫn, tôi không thể dứt ra được. Dù nhiều người chê nửa sau phim dài dòng, luộm thuộm nhưng tôi lại thấy xét trong tổng thể chung, cấu trúc phim khá hài hòa, thời lượng phân bổ hợp lí. Khi thụ hưởng những trận cười sảng khoái, những giây phút đắm chìm vào chemistry của cặp đôi chính, đầu óc tôi như giãn cả ra. Tôi chấm cho phim 8 điểm, tương đương với Full House. Sau này, tôi đã hiểu lí do vì sao mình muốn xem You Who Came From The Stars. Qua những bức ảnh trích từ phim lan truyền trên Facebook thời phim đang phát sóng và nhận được nhiều sự mến mộ, tôi đã biết rằng Chun Song Yi – nhân vật nữ chính của phim là cung Bảo Bình. Nhưng tôi quên mất thông tin này, tôi lưu lại nó trong tiềm thức. Có lẽ đó là một trong những lí do khiến tôi chọn xem phim này thời điểm đó bên cạnh những lí do khác như cũng thích Jun Ji Hyun chút chút, cũng tò mò về phim có rating cao nhất 2013 chút chút. Chi tiết Chun Song Yi là Bảo Bình không hiểu sao khiến tôi thấy nhói lòng khi xem một số phân đoạn của phim…

Xem xong You Who Came From The Stars, tôi tiếp tục đọc Chiến tranh và Hòa bình. Tôi đã định giải lao bằng cách xem phim thế là đủ. Nhưng dường như, người học trò sâu bên trong tôi luôn kêu gào đòi nghỉ thêm. Hơn nữa, thời gian tôi nhức đầu khi đọc Chiến tranh và Hòa bình ngày càng đến nhanh hơn, sự nhức đầu ở nửa sau của tác phẩm không phải do chi tiết hay chiến trận mà là do Lev bắt đầu xen nhiều chương tiểu luận những suy nghĩ của ông về chiến tranh, lịch sử… Một số chương ông viết rất dễ hiểu, một số chương cũng không khó hiểu lắm nhưng ông hay viết những câu dài khiến tôi có phần hụt hơi khi đọc. Vậy là, tôi làm phép dung hòa để thỏa hiệp giữa hai cái tôi của bản thân: mỗi ngày nếu đọc được khoảng 100 – 150 trang thì sẽ được xem một phim điện ảnh hoặc một tập phim truyền hình. Rốt cuộc, khi đọc xong Chiến tranh và Hòa bình tôi đã xem được thêm những phim như: Nausicaä of the Valley of the Wind, Perfect Blue, The K2, Kuchibiru no Uta, April Fool, một vài tập của phim The Legend of the Blue Sea. Khi ấy, những bộ phim như những viên kẹo ngọt – phần thưởng hứa hẹn cho tôi sau giờ học vất vả.

#16 WORD COUNT
Tuy chỉ còn khoảng phân nửa là hết Chiến tranh và Hòa bình nhưng tôi bắt đầu mệt mỏi, trở nên mất kiên nhẫn. “Quái lạ! Mình đã đọc rất nhiều, rất lâu rồi mà sao nó vẫn còn nhiều thế này. Rốt cuộc nó có khoảng bao nhiêu chữ đây?” Câu hỏi đó bật lên trong tôi. Thế là tôi lại lên Google để search xem bản dịch tiếng Anh có bao nhiêu chữ với từ khóa: “War and Peace word count”.  Tôi ra được kết quả là những trang như sau:

https://indefeasible.wordpress.com/2008/05/03/great-novels-and-word-count/

http://www.shortlist.com/entertainment/books/the-10-longest-novels-ever-written

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_longest_novels

Kết quả cuối cùng là, War and Peace có 587.287 chữ. Trong khi đó, Crime and Punishment chỉ có 211.591 chữ, vậy mà cách đây hai năm, khi đọc tôi đã cảm thấy nó rất dài rồi. Thế nghĩa là, War and Peace bằng hơn hai lần đọc Crime and Punishment. Ôi Chúa ơi, làm sao cứu rỗi linh hồn đời con đây. Ấy thế nhưng trang Shortlist còn đưa ra danh sách 10 tiểu thuyết dài nhất từng được viết, trong đó không có War and Peace, và trong 10 cái tên thì hết 9 cái xa lạ với tôi, duy chỉ có mỗi In Search Of Lost Time (Đi Tìm Thời Gian Đã Mất) của Marcel Proust là tôi biết. Nếu xét về số lượng chữ, phải nói rằng danh sách trong Shortlist khủng bố hơn rất nhiều so với War and Peace, cuốn ngắn nhất của nó cũng đã 900.000 chữ. Và theo trang Wikipedia, tôi được biết thêm thông tin thú vị: những tiểu thuyết nào từ 500.000 chữ trở lên sẽ bắt đầu được xếp vào nhóm tiểu thuyết dài.

Tuy nhiên, bản dịch tiếng Việt Chiến tranh và Hòa bình thì không phải là 587.287 chữ. Tôi thử tính số chữ ước lượng của bản tiếng Việt bằng cách chọn trang sách nào ít xuống dòng, ít có khoảng trắng nhất, sau đó tôi sẽ đếm số chữ của một hàng rồi đếm số hàng có trong một trang, lấy hai số này nhân với nhau ra số chữ trung bình của một trang; sau đó, lại lấy số đó nhân với số trang tổng cộng của bản in để ra số lượng chữ trung bình của bản dịch. Nào, bây giờ ta thử cùng tính.

Tôi chọn trang 339 của quyển một để tính số chữ của một trang vì thấy trang này chỉ xuống đoạn một lần, không đối thoại, ít khoảng trắng. Hàng ngang thứ hai của trang (không chọn hàng thứ nhất vì bị thụt đầu dòng mất một chữ) có 13 chữ. Một trang có 33 hàng.

Vậy, trung bình một trang có 13 x 33 = 429 chữ.
Số trang tổng cộng của ba quyển gộp lại là: 1993 trang.
Như vậy, tổng cộng bản dịch Chiến tranh và Hòa bình có khoảng: 429 x 1993 = 854.997 chữ.

Trước giờ, chúng ta vẫn biết văn bản tiếng Anh luôn ngắn gọn hơn tiếng Việt, thường là ngắn hơn khoảng một phần ba cho đến phân nửa. Tuy vậy, khi nhìn thấy lượng chữ cách biệt giữa bản tiếng Việt và tiếng Anh của Chiến tranh và Hòa bình là 267.710 chữ, tôi vẫn không khỏi kinh vía. Nghĩa là, lấy lượng chữ thừa ra từ bản tiếng Việt so với tiếng Anh, chúng ta có được một quyển Crime and Punishment bằng tiếng Anh. Vậy nên, bằng phép so sánh này, tôi bỗng có chút ghen tị với tiếng Anh, với người có khả năng đọc thành thạo tiếng Anh vì khi đó, nếu xét tốc độ đọc trung bình của một người trong hai ngôn ngữ là như nhau thì người đọc tiếng Anh sẽ rút ngắn thời gian đọc hơn so với người đọc tiếng Việt; trong khi người Việt vừa đọc hết Chiến tranh và Hòa bình thì người Anh đã đọc thêm được Crime and Punishment. Chà, chỉ là phép tính vui vậy thôi.

#17 MATCHA

Một ngày đi chợ về, mẹ bỗng mua một hộp Matcha đóng gói của Cozy. Hộp có 18 gói bột, giá thành là 42.000 đồng (một phút quảng cáo bắt đầu).

Mẹ biết tôi thích matcha nên mua cho tôi uống thử vì giá thành như thế cũng rẻ, thực ra là rẻ bất ngờ so với dự tưởng của tôi. Trước đây, tôi thường mua matcha gói bột hay túi lọc ở Hachi Hachi và không bao giờ mua của hãng nào có giá thành như vậy vì tất cả đều là đồ ngoại nhập từ Nhật nên rẻ lắm thì giá cũng từ 90.000 đồng trở lên. Tôi cầm hộp giấy trong tay, thấy chữ Việt, biết Cozy là nhãn hiệu của Việt Nam, một chút nghi ngờ về chất lượng bật lên trong đầu tôi: “Của Việt Nam ư? Còn rẻ thế này nữa. Chắc không ngon. Không biết có phải matcha thật không? Liệu uống vào có an toàn không nhỉ?” Chính vì những câu hỏi này mà tôi không uống matcha của Cozy ngay hôm mẹ mới mua về. Khoảng chừng ba, bốn hôm sau đó, khi cứ nhìn chiếc hộp để trên bàn mãi, tôi bắt đầu tò mò về mùi vị của nó. Thế là, nhân một tối quá nhức đầu vì đọc Chiến tranh và Hòa bình, tôi pha thử một ly matcha nóng để nhâm nhi lúc đọc sách với hi vọng vừa đọc vừa nhấp từng ngụm nhỏ biết đâu khiến tôi đỡ đau đầu hơn. Khi nước nóng đã pha xong, gói bột được xé ra, một mùi thơm thoang thoảng xông lên mũi tôi. Tôi đổ hết toàn bộ gói bột vào ly rồi bắt đầu khuấy. Chất bột màu xanh tan dần trong nước trắng đang bốc khói, từng chút một, đồng hóa màu trắng (chính xác hơn là không màu) của nước thành màu xanh của chính nó nhưng ở một sắc độ nhạt hơn. Khi ấy, không chỉ có mùi matcha mà còn có thêm mùi sữa (theo như trong quảng cáo là có sữa) bốc lên. Nước vẫn còn quá nóng để uống, vậy nên tôi đành hít một hơi thật sâu để nhận biết rõ hơn vị của nó. Đó là thứ mùi rất giống mùi matcha mà các quán trà sữa bình thường (tức là không phải quán chuyên về matcha hay quán của Nhật) vẫn hay làm. Thế hóa ra, những quán ấy đã dùng gói bột matcha của Cozy sao? Tôi cầm ly nước lên phòng, đóng cửa, khóa chốt, ngồi vào bàn, mở Chiến tranh và Hòa bình ra, tiếp tục đọc. Đã gần cuối quyển hai rồi. Khi đọc được khoảng chục trang, áng chừng nước trà đã nguội bớt, tôi bắt đầu nhấp một ngụm nhỏ. Hương vị matcha, trà, sữa tan ra nơi đầu lưỡi tôi như tỏa đi khắp ngóc ngách của vùng đầu khiến tôi bừng tỉnh, cảm thấy đỡ buồn ngủ hơn, cơn đau đầu cũng dịu đi được phần nào. Hiệu quả từ ngụm nhỏ đầu tiên ấy thật bất ngờ. Thế là, tôi nhấp thêm một ngụm, một ngụm nữa. Chẳng mấy chốc hết nửa ly. Nhưng, không thể dễ dãi với bản thân như thế được. Trà nóng là để nhâm nhi từ từ lúc đọc sách cơ mà. Nếu cứ như vậy, chẳng mấy chốc tôi sẽ uống hết cả ly mất. Thế là, tôi lại đặt mục tiêu để kiểm soát bản thân: khi nào đọc được khoảng 10 trang, hãy nhấp một ngụm. Vậy nên, thỉnh thoảng tôi để ý xem số trang mình đang đọc đã chẵn ở hàng chục hay chưa. 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 như những trạm dừng mà ở đó tôi sẽ được tiếp tế bằng một ngụm matcha, sau đó lại leo lên xe, tiếp tục đi đến mốc 10 trang kế tiếp. Thông thường, khi uống hết một ly matcha thì tôi đọc được khoảng 50 trang. Quãng thời gian đọc Chiến tranh và Hòa bình đã khiến tôi nghiện matcha của Cozy. Nó quả thực là matcha đã được chế biến lại cho người Việt vì tôi đoán chừng tỉ lệ matcha và sữa là 50:50. Trong khi đó, matcha gốc của Nhật mà trước đây tôi mua ở Hachi Hachi chỉ thuần nhất vị matcha như được chiết xuất từ lá trà, vậy nên nó hơi chát.

Như vậy, matcha Cozy đã trở thành bạn đồng hành của tôi trong một phần ba chặng đường cuối cùng khi đọc Chiến tranh và Hòa bình. Ngày nào, tôi cũng vừa đọc vừa uống chừng ba, bốn ly. Trước đây, hầu như chưa có quyển tiểu thuyết nào khiến tôi phải vừa đọc vừa uống trà để có sức lực như Chiến tranh và Hòa bình cả. Dù nhiều đoạn trong Tội ác và Hình phạt hay Lũ người quỉ ám khiến tôi rất nhức đầu nhưng tôi đều chỉ uống nước trắng bình thường. Rất hiếm khi tôi vừa đọc sách vừa uống trà một cách có ý thức, hầu như là chưa bao giờ. Trước đây, đều là vì tình cờ, nhân thể, tiện tay mà uống. Nhưng với Chiến tranh và Hòa bình thì không uống không được bởi khi đọc gần hai phần ba truyện, tôi đã thấy quá mệt. Nếu không có matcha, có lẽ thời gian đọc ì ạch qua từng con chữ, từng trang sách của tôi sẽ còn kéo dài hơn nữa. Vì vậy, giả dụ phải gọi tên mùi vị của khoảng thời gian đọc Chiến tranh và Hòa bình, tôi sẽ nói nó có mùi matcha Cozy.


Last edited by LDN on Thu Dec 01, 2022 1:14 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 1:11 pm

#18 NGỦ VÙI VÀ NGÀY TÀN

Càng đọc đến gần cuối sách, tôi càng dễ thấy nhức đầu, buồn ngủ. Có khi, chỉ đọc chừng 20 trang là tôi thấy buồn ngủ. Sự chống cự của tôi trước cơn buồn ngủ càng ngày càng kém. Tôi ngủ rất nhiều. Vì thế, ngày nhanh tàn. Điều này khiến tôi có cảm giác mình phải đối mặt với bóng đêm nhiều hơn là ánh sáng. Vào buổi sáng, tôi ngủ đến trưa mới dậy. Sau khi ăn sáng/trưa xong chừng hai tiếng, tôi lại ngủ từ trưa đến chiều. Khoảnh khắc chứng kiến ánh mặt trời nhạt nhòa dần qua khung cửa sổ thật sự rất buồn. Nhưng rồi, tôi vẫn phải cố gắng tiếp tục đọc cho hết. Tôi không muốn đọc dang dở nó. Chính vì, rất có thể em đã đọc dang dở nó, tôi càng muốn hoàn thành nó.

#19 CÔ ĐƠN ĐẾN NGHẸT THỞ

Khi sống về đêm nhiều, khi làn da ít tiếp xúc với ánh sáng thường sẽ dễ nảy sinh cảm giác cô đơn rất mãnh liệt. Có những nỗi cô đơn dịu dàng, dễ khống chế. Nhưng cũng có những nỗi cô đơn chẳng mấy dễ chịu, lại khó khống chế. Nỗi cô đơn khi một mình nhìn ngày tàn, một mình sống về đêm có lẽ nằm giữa lưng chừng hai khoảng ấy. Đôi khi, nó khiến tôi rất phấn khích vì có thể tự do làm những việc mình muốn trong yên tĩnh. Đôi khi, nó khiến tôi khó chịu vì cảm thấy cô đơn đến nghẹt thở, chỉ muốn tìm ai đó để tâm sự. Nhưng tìm ai bây giờ? Hầu như chẳng có ai cả. Khoảng thời gian đọc Chiến tranh và Hòa bình, tôi đã deactive Facebook, cắt đứt liên lạc với gần như tất cả mọi người chỉ để yên tĩnh một mình. Trước đó, khi đọc The Idiot hay The Raw Youth của Dos, tôi vẫn còn rất bình thản. Nhưng đến Chiến tranh và Hòa bình, tôi thật sự muốn tìm ai đó để tâm sự. Nhiều lần, tôi định làm việc đó nhưng rồi lại thôi. Tôi sợ làm phiền mọi người phải nghe tôi than thở hoặc những cảm xúc trời ơi đất ỡi của tôi chẳng chút dính dáng gì đến các vấn đề cấp thiết của cuộc sống ngày nay. Tôi cũng sợ người lắng nghe không hiểu mình, sợ bản thân thất vọng. Vậy nên, cách tốt nhất là im lặng như bao lần. Cần phải tập sống với nỗi cô đơn, tuyệt vọng của bản thân. Những năm qua, tôi đã dần quen với điều đó và ít khi nào chủ động liên lạc với ai khi buồn. Nó khiến tôi ổn hơn, bình tĩnh hơn. Chỉ là có lúc cảm giác cô đơn vượt ngoài sự khống chế của tôi một chút. Nhưng những nỗi lòng này, nếu cố gắng kiềm nén lại, chẳng phải một lúc nào đó sẽ giúp tôi viết được một điều gì đó sao. Cũng như, vì không thể nói cụ thể với ai về khoảng thời gian đọc Chiến tranh và Hòa bình, tôi đã viết bài này.

#20 TẬP THỂ DỤC

Vì sức lực gần như cạn kiệt khi đọc đến quyển cuối cùng của Chiến tranh và Hòa bình, tôi quyết định sẽ đi bộ, tập thể dục cùng bố mẹ để khỏe hơn một chút, biết đâu khi đó, số trang trung bình tôi đọc trong một ngày sẽ tăng lên thì sao. Đây là điều tôi đã muốn làm cùng bố mẹ từ lâu nhưng luôn trì hoãn. Thứ nhất, tôi muốn làm vì chính sức khỏe bản thân mình. Thứ hai, tôi muốn nhìn ngắm một phần cuộc sống của bố mẹ mà trước đây tôi chưa từng biết đến. Và một tối đẹp trời, sau khi đã thấm mệt vì đọc Chiến tranh và Hòa bình, tôi đến công viên đi bộ cùng bố mẹ.

Bố mẹ có một lịch trình hẳn hoi khi đến công viên. Đầu tiên, sẽ đi bộ hai vòng quanh công viên; sau đó, sẽ tập từng máy tập thể dục, mỗi máy có thể tập từ 50 – 100 lần tùy theo mức độ nặng nhẹ của bài tập. Buổi tối, thành phần đến công viên rất đa dạng: có những người lớn tuổi đi một mình, có những người bạn trung niên đi với nhau, có những gia đình từ nhỏ đến lớn dắt nhau ra công viên đủ cả ba thế hệ… và có rất nhiều bạn trẻ đến tập thể dục, cười nói vui vẻ. Khi nhìn ngắm bố mẹ, những người xung quanh trong lúc tập, tôi bỗng cảm thấy bớt cô đơn hơn một chút. Đôi khi, chẳng cần nói gì nhiều, chỉ cần im lặng quan sát, lắng nghe là nỗi cô đơn đã có thể tự làm hòa với chính nó.

Buổi tối đầu tiên khi tập về, tôi cảm thấy hơi đau ở bắp chân và vai một chút. Nhưng tôi biết, đây là một dấu hiệu tốt. Dần dần, tôi sẽ không cảm thấy đau nữa; khi đó, có lẽ tôi sẽ khỏe hơn. Tuy nhiên, tôi không ngờ rằng tác dụng tích cực của việc tập thể dục lại đến với tôi sớm như thế. Ngay tối hôm ấy, sức đọc của tôi so với mọi ngày được cải thiện thấy rõ. Tôi đọc liên tục 120 trang từ 9 giờ tối đến 4 giờ sáng mà không thấy mệt, không buồn ngủ, không nhức đầu. Cũng có thể vì ngày hôm đó, tôi đã đọc đến đoạn dễ đọc trong truyện. Nhưng tôi tin kết quả này là do tôi bắt đầu tập thể dục. Tôi cảm thấy đầu óc minh mẫn hơn thường ngày rất nhiều. Thế là, trong một tuần đọc quyển cuối cùng của Chiến tranh và Hòa bình, tối nào tôi cũng đi tập thể dục với bố mẹ (trừ vài ngày trời mưa). Sau khi tập thể dục về, tôi sẽ pha trà, mở sách, rồi chìm trong mùi matcha và không khí của nước Nga đầu thể kỉ 19.

#21 ÂM NHẠC CỨU RỖI

Dường như, mọi phương thuốc đều chỉ có hiệu nghiệm trong khoảng thời gian nhất định. Khi đọc đến phân nửa cuốn thứ ba, nghĩa là chỉ còn khoảng 300 trang nữa thôi là hoàn thành Chiến tranh và Hòa bình, cơn mệt mỏi khủng khiếp trở lại với tôi dù tôi vẫn tập thể dục, vẫn uống matcha khi đọc sách. Ở trận Borodino và Moscow, Lev xen các chương tiểu luận vào giữa những chương kể chuyện rất nhiều. Ông viết không quá khó hiểu ở cả phần tiểu luận lẫn phần kể chuyện, có thể dễ dàng nắm ngay ý Lev muốn truyền đạt khi đọc. Tuy vậy, sự chuyển đổi qua lại giữa hai phần này là thứ khiến tôi mệt mỏi giống như một người có tuyến tiền đình không vững vừa mới quen đi xe đò đã bị chuyển qua ngồi thuyền, vừa thích nghi với độ lắc lư của thuyền lại bị chuyển về xe đò. Nghĩa là, từng phần ông viết sẽ không khiến tôi mệt nếu như nó được tiếp nối từ phần trước nó và phần sau nó bằng cùng một loại văn. Thế nhưng ở đây, một chương kể chuyện rất có thể theo sau nó là một chương tiểu luận, một chương tiểu luận lại có thể dẫn đến một chương vừa tiểu luận vừa kể chuyện. Vậy nên, tôi chỉ dám kết luận điều sau đây với riêng trường hợp của tôi, tôi cho rằng: não trạng vận hành khi đọc chương kể chuyện rất khác với chương tiểu luận; nếu sự thay đổi diễn ra ở tuần suất ít, tôi có thể thích nghi được; nhưng khi sự thay đổi này diễn ra liên tục, não trạng của tôi mất nhiều năng lượng hơn cho quá trình chuyển từ hình thức tư duy này sang hình thức tư duy kia; kết quả là, tôi mệt rã rời, dù tập thể dục, dù uống matcha vẫn không kịp bù cho năng lượng bị mất nếu như không ngủ. Nhưng tôi lại không muốn xem phim, cũng không muốn ngủ nhiều nữa. Vậy, còn cách nào có thể trợ lực cho tôi không? Ngay khi nghĩ rằng dường như chẳng còn cách nào, tôi liền nhìn vào cây đàn, một suy nghĩ lóe lên trong đầu tôi: “Hay là bây giờ mình thử đàn, hát xem thế nào? Biết đâu khỏe hơn, như hồi năm lớp 12 mình từng làm?”

Và tôi gấp sách lại, ngồi vào đàn. Đầu tiên, tôi mở trang hopamchuan.com để đàn một số bài Việt Nam dễ hát vì nhạc pop thịnh hành của Việt Nam thường dùng hợp âm đơn giản. Sau đó, tôi vào trang ufret.jp để đàn hát một số bài của Yui. Tôi chỉ định giải lao giữa giờ bằng âm nhạc khoảng chừng 15 – 30 phút. Cuối cùng, hôm đó tôi đàn từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng mà không thấy mệt nhưng vì trời sáng rồi, vì tôi đã thức trắng cả đêm rồi nên tôi biết mình cần đi ngủ. Rất nhiều lần, tôi tự nhủ chỉ đàn một bài nữa thôi là dừng lại đọc sách. Thế nhưng, vẫn như trước đây, chỉ cần đụng đến đàn là tôi khó lòng dứt ra được. Ban đầu, tôi chỉ đàn hát bài của người ta. Sau đó, khan cả giọng nên tôi không hát nữa, chỉ bấm vu vơ vài hợp âm mình thích. Thế rồi, sau một lúc bấm vu vơ, tay phải tôi bắt đầu đàn giai điệu nào đó, tay trái theo đà điều chỉnh hợp âm lại cho thuận tai; cũng có khi quá trình này ngược lại, tay trái cứ đàn những hợp âm tôi yêu thích, tay phải tìm cách kết nối chúng lại với nhau bằng giai điệu. Ngày hôm đó, tôi cứ đàn mãi nhóm hợp âm 6, major7 và 7. Cuối cùng, trong một đêm hai bản nhạc không lời ra đời cùng lúc. Một bản có tên là What You Said At That Time – đây vốn là bản tôi đã nghĩ ra giai điệu từ trước nhưng chưa hoàn thiện, đêm đó, tôi hoàn thiện bản này. Bản còn lại được viết mới hoàn toàn trong đêm là Drinking the Fading Sunlight. Tôi thích cả hai bản nhưng tình cảm dành cho Drinking the Fading Sunlight có nhỉnh hơn một chút vì đây là bài đầu tiên tôi thử dùng hợp âm 6. Bạn có thể nghe hai bài này ở link bên dưới.

What You Said At That Time.

Drinking the Fading Sunlight.

Việc viết ra được hai bài này khiến tôi rất phấn khích, tôi vui vẻ và có năng lượng trở lại để đọc Chiến tranh và Hòa bình vào hôm sau. Buổi sáng ngày hôm ấy sau một đêm thức trắng, nhìn bầu trời xanh dần sáng lên, nhìn không khí trước mặt như được phủ một lớp sương trắng, nghe tiếng mở cửa, tiếng người dậy sớm đi bộ từ đây đó vọng lại, tôi cảm thấy cuộc đời mình vẫn còn cơ may chuyển biến tích cực, ít tuyệt vọng hơn, sáng sủa hơn. Một lần nữa, âm nhạc đã cứu rỗi tôi trước nỗi buồn văn học đem lại. Hai bản nhạc ấy như hai người bạn đến an ủi tôi, cả hai nói với tôi rằng: “Giờ có tôi rồi, bạn đừng buồn nữa.” Thế là khi đọc khoảng 300 trang cuối cùng của Chiến tranh và Hòa bình, những lần quá nhức đầu, tôi đều dừng lại để đàn What You Said At That Time hoặc Drinking the Fading Sunlight. Sau mỗi lần đàn như vậy, tôi cảm thấy cơn mệt mỏi, nhức đầu trước đó tan biến hẳn đi; khi ấy, tôi lại tiếp tục đọc sách. Có thể nói, tôi hoàn thành được hai bài này đều là nhờ sự căng thẳng mà Chiến tranh và Hòa bình đã mang đến cho tôi. Tôi muốn cảm ơn Lev Tolstoy, cảm ơn Chiến tranh và Hòa bình rất nhiều vì đã giúp tôi có thêm hai bản nhạc mới.

#22 HỒI TƯỞNG VÀ TIẾC NUỐI

Khi đọc gần hết Chiến tranh và Hòa bình, một cảm giác tiếc nuối dâng trào trong tôi. Quyển sách này thực chất không khó đọc, khó hiểu, nó chỉ đòi hỏi người đọc duy nhất một điều: sự kiên nhẫn. Càng đọc, tôi càng hình dung rằng nếu là tôi của những năm đầu đại học, hay thậm chí là những năm cấp ba, chắc chắn vẫn có thể hiểu quyển sách này. Vậy tại sao tôi không đọc nó vào những lúc đó, vào những khi có dư dả thời gian ấy, lúc đó tôi đã làm gì, đọc gì để rồi bây giờ đọc Chiến tranh và Hòa bình muộn như vậy? Tôi nhớ lại vào năm cấp ba tôi còn mải mê đọc truyện tranh, xem phim truyền hình Hàn Quốc, Đài Loan; đến khi vào đại học, tôi lại ưu tiên đọc những tác phẩm văn học đương đại của thế kỉ 20, 21 mà không chịu khó tìm đọc những tác phẩm văn học kinh điển của thế kỉ 19 trở về trước. Những tác phẩm tôi đọc khi học đại học đa phần thuộc nền văn học Nhật Bản, các tác phẩm này không quá dài, thường chỉ có độ dài trung bình từ 200 – 400 trang, quyển dài nhất mà tôi đọc thời đại học có lẽ là Biên niên ký chim vặn dây cót của Murakami Haruki với độ dài là 719 trang. Lẽ ra, thời đại học của tôi nên dành cho các tác phẩm văn học Nga kinh điển của Dostoevsky hay Lev Tolstoy với độ dài trung bình từ 900 trang trở lên mới phải. Các tác phẩm kinh điển thường dài hơn những tác phẩm hiện đại rất nhiều. Nhưng dù trách bản thân như thế nào, tôi biết rằng nếu có thể quay ngược thời gian, tôi vẫn sẽ cứ đọc những gì tôi đã đọc. Khi ấy, tôi đang học tiếng Nhật. Để học tốt tiếng Nhật, cần phải có rất nhiều nỗ lực, đam mê và thứ gì đó gợi hứng. Đối với tôi, thứ gì đó để gợi hứng không gì tốt hơn là thưởng thức nghệ thuật: đọc sách Nhật, xem phim Nhật, nghe nhạc Nhật. Những lúc tôi quá mệt mỏi vì học tiếng Nhật, việc thưởng thức các tác phẩm văn hóa nghệ thuật của họ đã giúp tôi có thêm động lực, năng lượng để tiếp tục học. Nếu phải cắt giảm phần này, có lẽ tôi đã không thể học tiếng Nhật đến nơi đến chốn. Bây giờ, không hẳn là tôi tự tin vào năng lực tiếng Nhật của mình, nhưng tôi tin rằng nó ở mức tôi có thể tiếp tục tự học được, dù có quên thế nào thì vẫn còn cái căn bản và nếu cố gắng duy trì đều đặn hơn thì hẳn là tôi có thể đọc, hay dịch những quyển sách đơn giản từ tiếng Nhật. Tôi cố gắng nghĩ như vậy để không tự trách mình vì đã chẳng đọc Chiến tranh và Hòa bình cũng như các tác phẩm văn học kinh điển thế kỉ 19 trở về trước sớm hơn.

#23 NIỀM HÂN HOAN TỘT CÙNG

Cuối cùng, ngày tôi chính thức đọc xong Chiến tranh và Hòa bình cũng đến. Đó là ngày 8.12.2016. Lần ấy, tôi đã đọc từ 10 giờ tối cho đến 9 giờ sáng hôm sau. Lẽ ra, tôi đã phải dừng việc đọc vào lúc 6 giờ mấy vì quá buồn ngủ nhưng khi đó chỉ còn chừng chục trang, tôi muốn đọc luôn cho xong nên đã tát vào mặt mình rất nhiều lần để tỉnh táo mà đọc hết. Tôi thực sự rất thích những chương tiểu luận cuối cùng của Chiến tranh và Hòa bình dù có nhiều người không thích nó. Lev Tolstoy trình bày mọi quan điểm của ông về chiến tranh, lịch sử, xã hội, luật pháp… rất sáng rõ trong phần cuối. Tuy rằng, có nhiều luận điểm lặp lại các ý ông đã nói rải rác đâu đó trong những phần trước nhưng tôi không cảm thấy phiền hà gì. Nó như một bản tổng kết hàm súc các vấn đề được nhắc đến trong Chiến tranh và Hòa bình; ngoài ra, nó cũng soi chiếu giúp tôi hiểu thêm những vấn đề mà ở thời đại nào, con người cũng phải đối mặt. Khoảnh khắc những dòng chữ cuối cùng kết thúc, tôi không thể tin nổi rằng chặng đường gian khổ hơn ba tuần đã chấm dứt. Tôi gào thét sung sướng. Tôi ghi vội những dòng sau đây để không quên cảm xúc của mình trong thời khắc đó: “I’m happy. I’m happy. I’m happy so so much. Today is one of my happiest days in last three months. Finally, I did it. I did it. Finally, I have finished War and Peace. Eventhough, I don’t like any characters specially but the whole book is great and I love it.”

#24 HOÀI NGHI

Từng có lúc tôi hoài nghi rằng liệu dành nhiều thời gian như thế cho Chiến tranh và Hòa bình có xứng đáng không, trong khi với ngần ấy thời gian, tôi có thể đọc thêm rất nhiều tác phẩm quan trọng khác, có độ dài ít hơn nhiều so với Chiến tranh và Hòa bình mà tôi vẫn chưa đọc. Tuy nhiên, sau khi thưởng thức trọn vẹn tác phẩm này, tôi đã có câu trả lời: tôi hoàn toàn không tiếc nuối, tác phẩm này xứng đáng được như vậy. Bởi lẽ, Chiến tranh và Hòa bình không chỉ cung cấp cho tôi câu chuyện, văn phong, quan điểm của Lev về cuộc đời, thông qua tác phẩm này và chính quá trình đọc nó, tôi còn học được bài học về sự kiên nhẫn: kiên nhẫn để đối mặt với một thứ cần mất nhiều thời gian, kiên nhẫn để tiếp thu những kiến thức mới, kiên nhẫn để lắng nghe một ai đó. Đọc Chiến tranh và Hòa bình tôi mới thấy rằng việc đọc cũng không khác gì việc lắng nghe, chúng chỉ khác nhau ở hình thức nhưng về bản chất là tương đương. Một người lắng nghe tốt là người cởi mở, không phán xét, chịu khó tiếp thu, dành toàn sức lực để chăm chú nghe và hết sức kiên nhẫn. Những phẩm chất đó cũng có thể tìm thấy ở một người đọc tốt.

Ngoài ra, Chiến tranh và Hòa bình cũng đem lại cho tôi chút tự tin về tương lai đọc sách của mình. Một quyển sách dày, đầy thách thức như Chiến tranh và Hòa bình mà tôi đã có thể đọc hết, không bỏ dở thì trong tương lai, mỗi lần phải đối diện với bất kì quyển sách khó đọc nào, tôi tin rằng chỉ cần cố gắng nhớ lại khoảng thời gian đọc Chiến tranh và Hòa bình, tôi sẽ có được nguồn động viên để đi đến cuối cuộc hành trình của quyển sách ấy.

#25 HOW LONG IT TAKES TO READ WAR AND PEACE?

Tuy đã vượt qua được sự hoài nghi, tôi vẫn cảm thấy lẽ ra mình có thể đọc xong Chiến tranh và Hòa bình trong thời gian ngắn hơn. Vậy nên, tôi đâm ra tò mò không biết những người khác thường đọc xong Chiến tranh và Hòa bình trong bao lâu. Tôi lên mạng search câu: “How long it takes to read War and Peace?” và ra một trang của Shortlist. Trong bài viết, dựa trên tốc độ đọc trung bình của một người bình thường là 300 chữ/phút, Shortlist cho rằng mất khoảng 32.63 tiếng để đọc Chiến tranh và Hòa bình. Nếu tính trung bình một người đọc sách khoảng 8 tiếng/ngày thì mất chừng 4 – 5 ngày là đã có thể đọc xong Chiến tranh và Hòa bình. Ngẫm nghĩ kĩ, đây không phải là điều quá tầm khả năng với nhiều người đọc. Trước đây, tôi cũng có tốc độ đọc trung bình từ 250-300 chữ/phút như bao người bình thường. Qua nhiều năm trời, bây giờ con số này có lẽ chỉ còn bằng phân nửa so với lúc trước. Vậy nên, tôi cảm thấy buồn khủng khiếp khi nghĩ đến việc người bình thường chỉ mất 4 – 5 ngày, hoặc tối đa một tuần tập trung là đọc xong Chiến tranh và Hòa bình; trong khi đó, tôi mất đến những 24 ngày – khoảng thời gian gấp 3 ~ 6 lần so với người đọc thông thường. Liệu có ai đó cũng đọc Chiến tranh và Hòa bình chậm như tôi không? Tồi liền kéo xuống phía dưới trang và phát hiện thời gian hoàn thành Chiến tranh và Hòa bình với nhiều người cũng rất khác nhau: có người chỉ đọc trong hai, ba ngày, có người đọc trong một tuần, hai tuần, ba tuần (giống tôi), hay một tháng, ba tháng, nửa năm, thậm chí một năm cũng có; bên cạnh đó, cũng có một số người đã bỏ dở Chiến tranh và Hòa bình. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy số lượng người đọc Chiến tranh và Hòa bình nhanh hơn tôi nhiều hơn hẳn số lượng người đọc Chiến tranh và Hòa bình với thời gian bằng hoặc chậm hơn tôi. Rốt cuộc, tôi biết rằng mình không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận một sự thật phũ phàng: tôi là người đọc chậm, không phải chậm bình thường mà là cực kì chậm. Đây không phải là điều mới mẻ với tôi. Tôi đã biết điều này cách đây năm năm về trước. Thế nhưng, Chiến tranh và Hòa bình lại một lần nữa tô đậm thêm nỗi buồn của tôi về việc đó. Vậy là, niềm vui hoàn thành Chiến tranh và Hòa bình nhanh chóng sớm qua, nhường chỗ cho nó là nỗi buồn muôn thưở về tốc độ đọc, thời gian đọc. Tôi đã từng tìm đọc và áp dụng một số phương pháp tăng tốc độ đọc. Tuy nhiên, qua một thời gian, tôi nhanh chóng bỏ các phương pháp đó vì thấy rằng chúng chỉ hợp khi áp dụng với sách giáo khoa, sách nghiên cứu, những sách trình bày quan điểm của tác giả theo từng đề mục rõ ràng chứ không phải sách văn học. Tôi vẫn muốn đọc sách văn học với một lượng thời gian đủ để bản thân cảm nhận văn phong, nhịp điệu, không khí, cảm xúc của nhân vật hơn là chỉ đọc để nắm nội dung. Tôi biết một số người đọc vẫn có thể cảm nhận đầy đủ về tác phẩm theo cách như tôi mong muốn nhưng lại đọc nhanh hơn tôi. Tuy vậy, tôi không thể gượng ép bản thân mình hơn nữa sau nhiều lần cố gắng nhưng thất bại. Thế nên, tôi đành chấp nhận việc đọc chậm vì tôi muốn thưởng thức tác phẩm văn chương theo cách bản thân mình cảm thấy thoải mái nhất.

#26 CƯỜI ĐAU BỤNG VỚI NHỮNG COMMENT 1* TRÊN GOODREADS

Khi đọc xong Chiến tranh và Hòa bình, tôi rất tò mò không biết cảm nhận của mọi người về tác phẩm này như thế nào. Tôi vào Goodreads và thử đọc một số đánh giá của bạn đọc nước ngoài. Trên Goodreads, War and Peace có số điểm trung bình là 4.1*. Để có được con số này, lẽ đương nhiên, số người cho tác phẩm này 5* vẫn là nhiều nhất với 44%, số người cho 4* chiếm 31%, 3* là 16%, 2* là 5%, 1* là 2%. Có thể thấy, số người cho War and Peace 1* chiếm tỉ lệ rất ít. Tuy nhiên, 178 168 người đã đánh giá về quyển này trên Goodreads. Vậy nên, con số 2% đó bao gồm đến 4532 người. Đầu tiên, tôi đọc lướt qua những comment 5* và 4*, chúng đều rất dài, đều hết lời khen War and Peace, trong đó có nhiều người nêu lên những suy nghĩ rất sâu về tác phẩm này. Tuy nhiên, không hiểu sao việc đọc comment khen không khiến tôi tò mò cho bằng những comment chê tác phẩm với mức điểm 1*. Có lẽ, nguyên nhân là vì tôi nhận thấy việc chê hay thừa nhận không thể nuốt nổi War and Peace – một tác phẩm được xếp vào hàng kinh điển, đòi hỏi người bình luận cần có sự can đảm, thẳng thắn nhất định để nêu lên ý kiến của mình. Do đó, tôi rất muốn đọc thử xem họ chê War and Peace như thế nào. Kết quả là, tôi được một trận cười đau bụng ngoài dự kiến với những comment hài hước kinh khủng. Và như những comment khen, comment chê War and Peace cũng được viết rất dài. Có vẻ là dù xét trên khía cạnh tích cực hay tiêu cực, tác phẩm này đều để lại cho người đọc nhiều điều bức bối cần giải tỏa. Dưới đây, tôi sẽ trích ra một vài comment tiêu biểu.

Emma:

“…This was worse than a textbook. This was a textbook that came with the annoying, opinionated professor built in! The only slightly interesting parts of this book were the lives of Natasha and Ellen and that only accounts for maybe 15% of the total. This book is so bad it has two epilogues. That right there should be warning enough to you to stay far, far away from War and Peace. Don’t be as dumb as me.

I wish I had never picked this up. I am an angrier, more cynical person for it. If Tolstoy wasn’t already dead, I would wish him so.”

Wendy:

“Having finally finished this piece of crap, I have several things to say:

1) YAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAY!!!!

2) I hope Tolstoy was as miserable upon publication of this as I was while reading it.

3) This was the second-worst thing I’ve ever read. The first-worst thing I ever read was The Great Gatsby. I wonder if F. Scott Fitzgerald was a Tolstoy fan?


4) How many trees had to die for this book to be printed? It should be a law that they can only print five copies a year, and only on recycled paper.

5) Why did I want to read this again?

I’m sorry to all of you who liked it. But for me, it was torture. Nailing my lip to the floor would’ve been less painful…”

Alyce:

“…This year, I tried, unsuccessfully, to read this monster of a novel. Twice. The third time I went into it with my teeth gritted and sheer stubbornness. I refused to let yet another Tolstoy novel threaten the completion of my reading challenge (why do I do this to myself every year? Selective amnesia? Bragging rights? [not worth it, BTW]). I had to chop it up into tiny segments of twenty five pages a day over several months to get through it. It’s like taking medicine–you just force it down. Half the time, I don’t know who is who or what they are doing. I hated the war. I hated the peace. I hated everything. Hate, hate, hate. So much hate in my heart for Tolstoy…”

Samantha:

“Me: I don’t understand why War and Peace is so critically acclaimed.

Him: [sarcastically] That’s just because you’re not reading it correctly so you’re not picking up on the hidden symbolism and themes.


Me: There is literally no symbolism. You can’t even pretend there’s symbolism with this book. And as far as themes go, the only theme is everyday life. War isn’t even a theme. Or peace. Or anything besides the mundanity of everyday.

Him: [laughs]

Me: It’s just a recounting of daily events. It doesn’t even fit the criteria of a book. There’s no overarching plot which needs to be resolved within the confines of the book.”

Justin Stanley:

“War and Peace? More like Bore and Peace.”

#27 RATING CỦA TÔI

Tôi có chút phân vân giữa việc cho Chiến tranh và Hòa bình 4* hay 5* trên Goodreads. Điều duy nhất tôi bất bình về Chiến tranh và Hòa bình là nhiều đoạn Lev viết lặp ý – đó cũng là nguyên nhân tôi trừ tác phẩm này 1*. Nhưng sau một lúc đắn đo, cuối cùng, tôi vẫn quyết định cho Chiến tranh và Hòa bình 5*. Đơn giản vì bản thân sự tồn tại của tác phẩm này đã là một điều tuyệt vời, vĩ đại và tôi thực lòng biết ơn Tolstoy vì đã dành sáu năm quí giá của cuộc đời để viết nó, để tôi có thể đọc nó trong vòng ba tuần mà cảm giác như đã sống thêm cả chục năm, để sau khi đọc xong tôi cảm thấy bản thân mình già dặn hơn và đồng thời cũng tươi trẻ hơn.

#28 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG KẾ TIẾP

Chiến tranh và Hòa bình mới chỉ là tác phẩm thứ hai của Tolstoy mà tôi đọc sau A Confession. Vẫn còn rất nhiều tác phẩm khác của ông mà tôi muốn đọc; trong đó, dĩ nhiên là có Anna Karenina. Không biết đến khi nào tôi mới có thể thu xếp thời gian để đọc tiếp các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, tôi biết tất cả đều có độ dài ngắn hơn Chiến tranh và Hòa bình và tôi tin rằng, chỉ cần quyết tâm, tôi có thể đọc hết chúng.

Vậy là, ghi chép về quá trình đọc Chiến tranh và Hòa bình của tôi kết thúc ở sắc thái thứ 28, không đủ 50 sắc thái như cuộc tình của Anastasia và Christian rồi. Nhưng cuộc tình với 28 sắc thái này là thứ sẽ theo tôi suốt cả đời, thứ động viên tôi tiếp tục đọc và viết. Tôi không sợ sẽ quên nó nữa. Đơn giản vì giờ đây, tôi đã hoàn thành xong bản ghi chép về tháng ngày đẹp đẽ ấy. Tôi có nó rồi. Vậy nên, mỗi khi cảm thấy không ổn, mỗi khi sắp sửa quên nó, tôi sẽ mở bài viết này ra và đọc. Như thế, rồi mọi thứ cũng sẽ ổn thôi. Chắc chắn, sẽ ổn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 1:41 pm

Chiến tranh và hoà bình - Lev Tolstoy: Viết được một tuyệt tác thế này, có chết cũng không tiếc

Lần đầu tiên trong đời bản thân được trải nghiệm cảm giác đọc xong một cuốn sách hơn 1000 trang mà quay ra tự hỏi mình: “Sao đã hết...

a_dreamer - Andy Luong

Spiderum 

Lần đầu tiên trong đời bản thân được trải nghiệm cảm giác đọc xong một cuốn sách hơn 1000 trang mà quay ra tự hỏi mình: “Sao đã hết rồi?” và hằn học “D’ hiểu mình đã làm gì 30 năm qua, để đến giờ mới đọc tuyệt tác này”.

Còn nhớ cách đây 2 3 năm, trong một tối thứ 6 cuối tuần, 2 thằng nghiên cứu sinh (một thằng người Việt, một thằng người Nga) vì đã quá nản với những con số và mô hình, rủ nhau ra pub làm cốc bia. Chuyện này dẫn sang chuyện nọ, kết quả là buổi tối kết thúc ở nhà thằng bạn người Nga, với những Dostoevsky, Kafka, Tolstoy, vv. đưa lối cho 2 chai Vodka xách tay từ Nga cạn không còn lấy 1 giọt, để sáng hôm sau tỉnh dậy lại ngỡ ngàng tự hỏi thế quái nào mà sau đấy vẫn lết về được đến nhà. 

Để hơn một tháng qua, bản thân thực sự xúc động khi gặp lại được cái tình cảm nồng ấm, nhiệt thành mà giản dị ấy, nhưng là của cả một dân tộc, trong Chiến tranh và hòa bình (CT&HB). Nó hiện lên sáng ngời trong từng nhân vật, từ anh chàng bá tước Pierre Bezukhov với trái tim nhân hậu và công tước Andrew Bolkonski hiểu biết, dũng cảm mà cực kỳ nhân văn của xã hội thượng lưu; đến bác nông dân Platon hiền lành, sống cuộc đời đẹp đạo, giản dị, chân thành, không suy tính mà lại thành ra sâu sắc. Tất cả những con người đó đã góp phần phác họa một hình ảnh dân tộc Nga thực sự đẹp, mà sao thấy gần gũi với chính con người Việt Nam mình quá.

Người ta chắc sẽ khó có thể phân định được một thể loại riêng biệt cho kiệt tác này, vì CT&HB là tổng hợp của lịch sử, triết học, tâm lý học, xã hội học, và thậm chí cả tôn giáo. Cái hay là tất cả những thứ giáo điều khô khan ấy được phản ánh trong cuộc sống, để ta hiểu được cái giá trị cứu cánh của tôn giáo với anh chàng bá tước Pierre ngây thơ đã quá quen chìm đắm trong các cuộc xã giao nhạt nhẽo, hợm hĩnh mà vô nghĩa của giới quý tộc hay những cuộc bù khú rượu chè với đám thanh niên nhà quyền chức thâu đêm; hay sự thay đổi một cách tất yếu về cách nhìn nhận cuộc đời của công tước Andrew sau một lần suýt mất mạng ngoài chiến trường; và đặc biệt nhất, đó là cái sức mạnh có thể phá vỡ mọi triết lý, lý trí, và tất cả những thứ con người khác của tình yêu.

Đúng, chính thứ tình cảm ma mị ấy, thứ mà con người có lẽ sẽ không bao giờ có thể hiểu và chế ngự được, chính nó đã đánh thức tâm hồn khô cằn của công tước Andrew, để từ đó người đàn ông từng trải, hiểu biết, mang quyết tâm sống một cuộc đời đạo hạnh ấy lại một lần nữa xốn xang, hành động như một đứa trẻ, không thể làm chủ được mình đến mức cãi nhau gay gắt với cha. Cũng chính nó khiến cho cô nàng tiểu thư Natasa xinh đẹp thuần khiết mất hoàn toàn sự kiểm soát bản thân, để nàng lao theo một cuộc tình vụng trộm vô cùng khờ dại ngu ngốc và mất đi phẩm hạnh cũng như sự cao quý của mình. Khi mà chiến tranh là biến cố chính bên ngoài, thì chính tình yêu mới là chất keo thầm lặng, dính những con người ấy với nhau, để họ chìm đắm trong hạnh phúc hay ngụp vùi trong đau khổ thương tâm.

Tất nhiên, CT&HB còn là một tác phẩm lịch sử về một trong những cuộc chiến tranh vĩ đại nhất của lục địa già, chiến tranh Tây-Đông thời Napoleon. Nhưng, có lẽ khác với tất cả những nhà viết sử khác, Tolstoy muốn cho người ta thấy chiến tranh là thứ ngu ngốc nhất mà con người có thể tạo ra, nhưng cũng là thứ mà con người thực ra không có quyền quyết định nhiều như họ vẫn tưởng. Chiến tranh, thực ra chính nó cũng là sản phẩm của hàng trăm hàng nghìn những biến cố ngẫu nhiên của lịch sử, và nói rằng Napoleon tạo ra cuộc chiến ấy, hay Alexander I, hay bất cứ ai khác, thực ra cũng chỉ là những nhận định cực kỳ ngây thơ và ngờ nghệch mà thôi.

Chiến tranh không phải là một cái gì lịch sự phong nhã, nó là cái việc bỉ ổi nhất trên thế gian, cần phải hiểu điều đó, chứ đừng như trẻ con chơi trò chiến tranh... Mục đích của chiến tranh là giết người, những thủ đoạn của chiến tranh là: gián điệp, phản bội và khuyến khích sự phản bội, làm nhân dân phá sản, cướp bóc và giành giật của cải của họ để nuôi quân: lừa đảo và dối trá thì đựơc gọi là mưu trí quân sự; lối sống của tầng lớp quân nhân là mất tự do, tức là bị kỷ luật, sống gò bó: sống nhàn dật, ngu dốt, tàn ác, dâm đãng, rượu chè bê tha. Và tuy thế, tầng lớp quân nhân vẫn là tầng lớp cao nhất, được mọi người kính trọng. Tất cả các hoàng đế, trừng hoàng đế Trung Hoa, đều mặc quân phục: người ta lại ban thưởng lớn nhất cho kẻ nào giết được nhiều người nhất.

Ngày mai đây hàng vạn người sẽ gặp nhau để đánh nhau, tàn sát nhau, làm cho nhau què quặt, rồi sau đó người ta sẽ tổ chức những buổi lễ tạ ơn Chúa vì đã giết được nhiều người (con số này người ta còn phóng đại lên) và người ta công bố thắng trận, cho rằng càng có nhiều người bị giết thì công lao càng lớn.

Tất cả những kế hoạch tác chiến hoàn hảo nhất và sâu sắc nhất bao giờ cũng đều có vẻ sai lầm khi trận đánh không giành được thắng lợi, và bất cứ chuyên gia quân sự nào cũng phê phán nó với một giọng văn quan trọng và đầy ý nghĩa. Trái lại, những kế hoạch kém nhất sẽ đâm ra có vẻ rất hay ho khi người ta đã giành được thắng lợi, và những người rất đứng đắn sẽ viết ra hàng pho sách để chứng minh giá trị của nó.

Tuy nhiên, với bản thân mình, điều thú vị nhất trong CT&HB có lẽ lại chính là đoạn kết, khi mà Tolstoy muốn dạy lại một bài học cho những nhà viết sử. Thực sự giống như một review trên Goodreads, nếu bỏ qua những lời dạy này thì tác phẩm có lẽ là hoàn hảo. 

Vì cũng giống như chính luận điểm của Tolstoy, khi ông cho rằng lịch sử mới là bàn tay vô hình chi phối mọi cuộc đời: là lịch sử bắt buộc hàng chục vạn quân lính tuân thủ theo Napoleon để hành quân đánh nước Nga, cũng là lịch sử khiến những người dân Nga hiền lành, đôn hậu tự đốt nhà đốt thành và thét lên "Ura" mà lao vào trận chiến, thì cũng chính lịch sử chọn Tolstoy để tôn vinh những người anh hùng thầm lặng như tướng Kutuzov, những người chỉ cố hiểu sự vận hành của dòng chảy sức mạnh và cứu lấy đất nước, nhân dân mình, chứ hoàn toàn không có chút tư lợi về bản thân, những người mà khi cuộc chiến kết thúc sẽ tự lui mình, gần như không ai biết tên họ, và thậm chí nhiều khi còn bị sỉ nhục, phỉ báng; và bên cạnh đó đưa ra một quan điểm hoàn toàn trái ngược về một Napoleon, không những không hề vĩ đại mà lại thiển cận, bất tài và ái kỷ đến xuẩn ngốc. Trong việc dạy lại bài học về sự khách quan của lịch sử, chính Tolstoy lại để mất đi sự khách quan của mình, mà quên mất rằng dù sao đi nữa ông vẫn là một người Nga, và tất cả những tài liệu, cũng như những câu chuyện mà ông thu thập được về lịch sử dù có sâu rộng đến đâu đi chăng nữa cũng không bao giờ có thể phản ánh được sự thật tuyệt đối. 

Cũng dễ hiểu thôi, cái khách quan tuyệt đối ấy, chắc sẽ chẳng bao giờ có trên đời.
Và một dân tộc nồng ấm, nhiệt thành, giản dị như thế, khi đem quân đi chiến đấu ở những nơi khác thì cũng sẽ hoàn toàn có thể hành động như những con thú vật mà thôi. Như cách 16 tên lính Nga đã lần lượt hãm hiếp cô bé Ba Lan Florentyna đến chết trong tác phẩm Hai số phận vậy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 2:37 pm

Bài học của Lev Tolstoy

Tramdoc

 Nhà văn Nga, trong tác phẩm Chiến Tranh và Hòa Bình, dạy chúng ta rằng, mặc cho những sự kiện khủng khiếp trong cuộc đời, nhân loại đang từng bước để lại phía sau tất cả những gì tồi tệ, xấu xa mà nó mang theo trong mình.

Tôi đọc Chiến tranh và Hòa bình lần đầu tiên cách đây hơn nửa thế kỷ, trong thời gian nghỉ phép được hưởng lương đầu tiên của mình, ở Perros Guirec. Lúc đó tôi đang làm cho hãng thông tấn France-Presse và viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, tin tưởng sâu sắc rằng ở thể loại văn học này, khác các thể loại khác, điều kiện chính để cho tác phẩm có chất lượng là độ dày, những cuốn tiểu thuyết vĩ đại thường là rất dày vì chúng bao quát nhiều tầng, nhiều lớp của hiện thực và dường như bao trùm được toàn bộ kinh nghiệm phong phú của nhân loại.

Cuốn tiểu thuyết của Lev Tolstoy dường như xác nhận đầy đủ quan điểm này. Ngay từ đầu, câu chuyện, bằng giọng nhẹ nhàng, kể về cuộc sống trong những phòng trà ở St. Petersburg và Moscow, nơi các nhà quý tộc nói tiếng Pháp nhiều hơn là tiếng Nga, rồi chuyển dần sang tất cả các giai tầng của xã hội Nga đầy phức tạp, cho ta thấy sự đa dạng của các giai cấp, các loại người, từ các vị bá tước và tướng lĩnh đến người nông nô, kể cả thương nhân, những cô dâu ở tuổi kết hôn, các hội tam điểm, với tất cả các tính chất của chúng, những người theo đạo, những kẻ lừa đảo, các quân nhân, nghệ sĩ, những kẻ có nhiều tham vọng và nhà thần bí. Người đọc cảm thấy như lịch sử nhân loại muôn hình vạn trạng đang lần lượt hiện ra ngay trước mắt anh ta.

Theo tôi nhớ, nổi bật nhất trong cuốn tiểu thuyết lớn này là những cảnh chiến đấu, những đoạn mô tả chiến thuật thiên tài của nguyên soái Kutuzov; mặc dù gặp nhiều thất bại nhưng ông vẫn liên tục gây thiệt hại cho đội quân xâm lược của Napoleon, trong khi giá rét, băng tuyết và đói khát chưa giúp ông đánh tan được họ.

Tôi đã có quan niệm sai lầm rằng nếu cần dùng một câu để tóm tắt nội dung Chiến tranh và Hòa bình thì ta có thể nói rằng đây là một tấm thảm lộng lẫy, kể câu chuyện về cách người dân Nga đập tan tham vọng xâm lược của “kẻ thù của nhân loại” là Napoleon Bonaparte và bảo vệ được nền độc lập của họ. Nghĩa là, đây là cuốn tiểu thuyết vĩ đại viết về chiến tranh và lòng yêu nước, trong đó chiến tranh, truyền thống và cái gọi là lòng can đảm trong chiến trận của người Nga được ca tụng hết lời.

Nhưng bây giờ đọc lại, tôi nhận ra rằng mình đã lầm. Hoàn toàn không tìm cách trình bày chiến tranh như một sự kiện, trong đó tâm hồn con người được tôi luyện, những phẩm chất cá nhân và sự vĩ đại của đất nước được hình thành, cuốn tiểu thuyết, trong từng trận đánh – và có lẽ thể hiện rõ nhất là trong đoạn mô tả đầy ấn tượng về chiến thắng của Napoleon ở Austerlitz – cho ta thấy tất cả những nỗi khủng khiếp của chiến tranh, số lượng khổng lồ các nạn nhân, những nỗi bất công và đau khổ vô cùng tận giáng xuống những con người bình thường.

Trận chiến Austerlitz đã khắc họa bi kịch của những con người bình thường bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh

Phần lớn nạn nhân chính là những người bình thường đó. Tác giả cho thấy sự ngu ngốc đầy nham hiểm và tàn bạo của những kẻ đã gây ra tất cả những tai họa này trong khi khoác lác về danh dự, lòng yêu nước, lòng can đảm trong chiến đấu và trong đời thường. Tất cả sự sáo rỗng và vô nghĩa của những từ ngữ này càng trở nên rõ ràng ngay khi đạn bắt đầu nổ. Cuốn tiểu thuyết của Tolstoy kể về hòa bình nhiều hơn là về chiến tranh. Chứa đầy tình yêu của ông đối với lịch sử và văn hóa Nga, nhưng không ca ngợi sự ồn ào và dữ dội của những vụ giết chóc, thể hiện cuộc sống nội tâm phong phú, những suy tư, nghi ngờ, tìm kiếm sự thật và mong muốn làm điều tốt, như được thể hiện trong hình ảnh con người tốt bụng và dịu dàng là Pierre Bezukhov, một trong những nhân vật chính của Chiến tranh và Hòa bình.

Mặc dù bản dịch tiếng Tây Ban Nha của tác phẩm mà tôi đang đọc không phải là hoàn hảo, có thể cảm nhận được thiên tài của Tolstoy trong tất cả những điều ông viết, những lời bóng gió, dụ ngôn còn thể hiện rõ hơn là những điều được nói ra một cách rõ ràng. Sự im lặng của ông bao giờ cũng rất hùng hồn, chứa nhiều thông tin, đánh thức sự tò mò của người đọc; người đọc không thể bỏ sách xuống, người đọc háo hức muốn biết liệu cuối cùng bá tước Andrei có công nhận mình yêu Natasha hay không, hai người có lấy nhau hay không hay vị bá tước ủ dột Nikolai Andreyevich sẽ làm cho cô đau khổ. Trong cuốn tiểu thuyết, gần như không có tình tiết quan trọng nào bị bỏ dở, bị đứt đoạn, không kể cho độc giả những điều thú vị và có tính quyết định nhất, làm cho độc giả phải theo sát sự phát triển của cốt truyện, trong khi không làm loãng sự chú ý của người đọc.

Đúng là, dường như khó tưởng tượng được là trong một tác phẩm dài và đa dạng như vậy, với nhiều nhân vật như thế mà người kể chuyện toàn trí đã xây dựng cốt truyện một cách tài tình, không bao giờ đánh mất quyền kiểm soát, phân chia một cách khôn ngoan đến như thế cho mỗi nhân vật một khoảng thời gian, không bao giờ và không quên một nhân vật nào. Mỗi nhân vật đều có khoảng thời gian và không gian vừa đủ để câu chuyện diễn ra một cách suôn sẻ, như trong cuộc đời thực, đôi khi rất chậm, đôi khi bùng nổ mãnh liệt, với những niềm vui và nỗi buồn, với những giấc mơ, tình yêu và những thay đổi diễn ra mỗi ngày.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều được xây dựng cực kỳ kỹ lưỡng

Bây giờ đọc lại Chiến tranh và Hòa bình, tôi nhận ra điều mà lần đọc đầu tiên mình chưa hiểu. Cụ thể là chiều kích tâm linh của cuốn tiểu thuyết quan trọng hơn hẳn những chuyện xảy ra trong các phòng khách và trên bãi chiến trường. Triết học, tôn giáo, tìm kiếm chân lý, giúp phân biệt tốt xấu và hành động cho phù hợp, là mối quan tâm chính của các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này, trong đó có nhân vật lỗi lạc như nguyên soái Kutuzov. Mặc dù thực tế là đời ông là chiến trận – trên mặt ông vẫn cón vết sẹo do viên đạn của người Thổ Nhĩ Kỳ bắn phải – đây là một người đức hạnh, không biết thù ghét là gì. Có thể nói rằng ông chiến đấu vì không có cách nào khác: nhất định một người nào đó phải làm chuyện này. Và nói chung, ông thích những hoạt động có trí tuệ và tâm hồn hơn.

Mặc dù, nói đúng ra, những sự kiện trong Chiến tranh và Hòa bình là rất khủng khủng khiếp, nhưng tôi ngờ rằng nó không làm cho người đọc buồn. Ngược lại, cuốn tiểu thuyết cho ta cảm giác rằng, dù cuộc đời có tất cả những nỗi kinh hoàng như thế, nhiều nhân vật phản diện và những tên vô lại như thế, đằng nào thì những kẻ đó cũng giành được điều mà chúng muốn, nhưng sau khi cân đong đo đếm vào phút chót thì người tốt vẫn nhiều hơn kẻ xấu; hạnh phúc và bình an vẫn nhiều hơn cay đắng và hận thù, mặc dù không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhân loại đang dần để lại ở phía sau những điều tồi tệ nhất mà nó mang trong mình. Nghĩa là, thường là bằng những biện pháp mà mắt thường không nhìn thấy được, nhân loại trở nên tốt hơn, trong khi loại bỏ bớt những tính chất tiêu cực của mình.

Chiến tranh và Hòa bình gửi gắm những thông điệp nhân văn vượt thời đại

Rõ ràng là, đây là những thành tựu chủ yếu của Lev Tolstoy, giống như Cervantes khi viết Don Quixote, như Balzac khi viết Tấn trò đời, như Dickens, tác giả Oliver Twist, như Victor Hugo với Những người khốn khổ và Faulkner với lịch sử của miền Nam nước Mỹ. Mặc dù khi đọc những cuốn tiểu thuyết của họ là chúng ta ngụp lặn vào tầng dưới cùng của sự xấu xa của con người, nhưng đồng thời, trong chúng ta lại xuất hiện niềm tin rằng dù có những khúc quanh và bước ngoặt, nhưng cuộc sống của con người phong phú và sâu sắc hơn tất cả những rắc rối và khó khăn vốn có trong cuộc đời. Nếu nhìn vào cuộc sống với tất cả chiều sâu của nó, một cách bình tĩnh và có cân nhắc, thì có thể nói rằng đáng sống tiếp. Ít nhất, bởi vì chúng ta có thể không chỉ sống trong thế giới thực, mà còn sống trong thế giới của những người anh hùng trong những cuốn tiểu thuyết lớn.

Tôi không thể kết thúc bài viết này mà không đưa ra công khai câu hỏi mà từ lâu đã không để tôi yên: Làm thế nào mà giải thưởng Nobel đầu tiên về văn chương lại được trao cho Sully Prudhomme chứ không phải là Lev Tolstoy? Chả lẽ lúc đó không thấy rõ ràng, hệt như bây giờ, rằng Chiến tranh và Hòa bình là một trong những phép màu mà hàng thế kỷ mới xảy ra trong địa hạt văn chương hay sao?

Theo Lecciones de Tolstói

Phạm Nguyên Trường (dịch từ tiếng Nga)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 2:49 pm

Con Đường Phía Trước

[Sách] Chiến Tranh Và Hòa Bình – War and Peace -  Lev Nikolayevich Tolstoy


Người viết?

Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир, Voyna i mir) là một bộ tiểu thuyết sử thi của Lev Nikolayevich Tolstoy, được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm 1865 đến 1869. Đây là tác phẩm phản ánh chân thực và sống động một giai đoạn bi tráng của xã hội nước Nga, giai đoạn Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte xua đại binh vào nước Nga thời Sa hoàng Alexandr I. “Chiến tranh và hòa bình” được coi là một trong hai kiệt tác chính của Lev Tolstoy (tác phẩm thứ hai là Anna Karenina), đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới.

Là cuốn tiểu thuyết lịch sử, “Chiến tranh và hòa bình” mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, như đã nói, đề cập tới một giai đoạn lịch sử của nước Nga vào thời gian trước và sau cuộc xâm lăng của Napoléon Bonaparte. Thứ hai, văn hào Lev Tolstoy đã phân tích và chứng minh những gì ông tin tưởng tại sao lịch sử đã diễn ra như thế. Tác giả tin rằng không phải những “anh hùng” đã tạo ra “thời thế”, kiểm soát được định mệnh con người, mà do “sự tác động” của quần chúng, của khát vọng dân tộc.

Bộ tiểu thuyết sử thi “Chiến tranh và hòa bình” là một thiên anh hùng ca, giống như trường ca Odyssey của Homer, với hàng trăm nhân vật, hàng ngàn tiểu tiết như một bách khoa toàn thư, đề cập tới các khía cạnh của đời sống con người. Với lòng tự hào dân tộc, tác giả đã kêu gọi sự đoàn kết dân tộc Nga, nhận ra những gì được coi là cá tính, giá trị của dân tộc Nga. Lev Tolstoy muốn cho độc giả nhận thấy sự ra đời của nước Nga, một quốc gia đa chủng tộc, với nhiều tập quán và ngôn ngữ khác nhau, có thể đoàn kết lại để chống kẻ xâm lăng.

“Chiến tranh và hòa bình” còn là một tiểu thuyết cung cấp cho độc giả các kinh nghiệm cá nhân khi đề cập tới 3 gia đình là Rostov, Bolkonsky và Bezuhov. Hình ảnh của gia đình Rostov là bản sao của gia đình Tolstoy trong khi các thành viên trong gia đình bà mẹ của đại văn hào được mô phỏng qua gia đình Bolkonsky. Hoàng tử Andrew và Pierre là bóng dáng của chính tác giả và các nhân vật khác trong truyện đã được Lev Tolstoy mô tả mang nhiều nét  tính cách đặc thù.

“Chiến tranh và hòa bình” được dịch sang tiếng Anh vào năm 1886, gồm 4 cuốn, tổng cộng hơn 1.600 trang, được chia ra làm 15 phần, mỗi phần còn có nhiều chương. Đây là cuốn tiểu thuyết dài nhất của nước Nga vào thế kỷ XIX và của cả thế giới sau này. Để tạo ra 500 nhân vật trong truyện với 100 nhân vật chính, Lev Tolstoy đã nghiền ngẫm hầu như tất cả sách trong thư viện. “Chiến tranh và hòa bình” là một đại tác phẩm vẽ lên đời sống con người với nhiều cung bậc cảm xúc: hy vọng, tham vọng, thỏa mãn, đau thương, tương khắc…

Đại văn hào Lev Tolstoy đã tìm hiểu ý nghĩa của đời người với các mặt xấu như lòng ích kỷ, lòng tham vật chất và những yếu tố cản trở mặt tốt của con người phát triển, làm cho con người hạnh phúc. Qua đại tác phẩm này, các tương phản diễn ra qua hình ảnh các nhân vật: Andrey hạnh phúc và Pierre gian nan, đau khổ, Helene chạy theo vật chất, sống ích kỷ, vô luân, trái ngược với Natasha trong sáng và giàu lòng trắc ẩn, nhân hậu của dân tộc Nga.

Tác giả

Lev Nikolayevich Tolstoy
Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (tiếng Nga : Лев Николаевич Толстой) ; 28 tháng 8 năm 1828 – 20 tháng 11 năm 1910, là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.

Nhận xét từ độc giả
“Có lẽ vì sự “to lớn” (theo nghĩa đen) của tác phẩm; có thể vì cái tên “Chiến tranh” và “Hòa bình’ làm người ta liên tưởng đến một luận đề khô khan. Tất cả những biểu hiện bên ngoài đó làm nhiều người e dè khi tiếp cận tác phẩm.
Nhưng không phải tự dưng mà Chiến tranh và hòa bình được đánh giá là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của văn học thế giới.

Cuốn sách không khô khan như mọi người tưởng. Chỉ có điều cách mà tác giả miêu tả những sự kiện rất tỉ mĩ, cách dẫn dắt câu chuyện với sự tinh tế về bối cảnh, cách sử dụng câu thoại với cách nói hoa mỹ cầu kỳ của quý tộc Nga, cách thức mô tả sâu lắng về tâm lý, tư tưởng của từng nhân vật, các đoạn chính luận triết học và lịch sử, tất cả được đan xen, lồng ghép trong khung cảnh bi tráng của cuộc chiến tranh Nga Pháp 1812 làm cho những người mong muốn giải trí đơn thuần sẽ có cảm giác mệt mỏi, nhàm chán.

Người đọc hãy đọc cẩn thận và chậm rãi rồi sẽ bị cuốn hút theo những con người trong tác phẩm: Pierre Bezukhop, tốt bụng, nhẹ dạ, cả tin; Andrey Bolkolsky lý trí, ưu tư, khắc khoải; Natasha Rostov thơ ngây, trong sáng, chân thành; Helen quỷ quyệt, sa đọa… Bạn sẽ vui buồn theo những gian nan, thăng trầm trong chiến tranh và cuộc đời của các nhân vật, lo lắng cho những mối tình trắc trở của họ.

Chiến tranh và hòa bình đã dựng thành phim. Ngày nay, hình như cũng ít người đọc Chiến tranh và hòa bình. Các bạn tin tôi đi, hãy tìm đọc. Một cuốn sách vĩ đại trong những cuốn sách vĩ đại mà một người đọc sách không thể bỏ qua trong cuộc đời.”

“Chiến tranh và hòa bình là tiểu thuyết lớn nhất của đại văn hào người NGa Lev Nikolayevich Tolstoy, nổi tiếng toàn thế giới về nhiều phương diện, trên hết vì tính nhân văn trong bối cảnh chiến tranh là trọng tâm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của Chiến tranh và hòa bình là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử .

Đây là 1 tiểu thuyết đồ sộ (bản của mình 3 tập với hơn 2000 trang) cả về nhân vật và nội dung. Lần đầu đọc lúc còn đi học đại học, đọc đến 1 nửa thì bắt đầu hết sức, đoạn sau chỉ là cố cho xong chứ chẳng còn thấy thú vị gì. Khi internet bắt đầu phổ biến, tức khoảng hơn 10 năm sau lần đọc đầu tiên, mình trong 1 lần online tìm phim kinh điển đã bắt gặp bộ phim War and peace do Audrey Hepburn đóng vai nữ chính Natasha, quả thực bộ phim này đã là vị cứu tinh của mình, giúp mình hiểu hơn cuốn sách, vì phim ngắn gọn súc tích hơn. Nhiều người chê phim không hay, vì không lột tả hết được tâm lý nân vật, nhưng với mình vậy là đủ. Sau khi xem xong phim có ý định đọc lại để hiểu tác phẩm hơn nhưng quả thực nghĩ đến 2000 trang chữ là chán ngán. Ngày nọ mình đọc được đâu đó thông tin về đời sống riêng bất hạnh và cái chết củaLev Nikolayevich Tolstoy ở 1 nơi xa lạ trong khi đang hành hương khiến mình thương cảm cho số phận của ông, và mình quyết định đọc lại CHiến tranh và hòa bình. Lần này mình hiểu dễ dàng hơn, đọc nhanh hơn , thấy hay hơn rất nhiều so với lần đọc ban đầu. Quả thực 1 cuốn sách dù hay đến đâu, nổi tiếng đến đâu muốn đi vào tâm hồn người đọc cũng phải có thời điểm thích hợp.

Cuốn sách có số lượng nhân vật đồ sộ, từ nhân vật chính đến nhân vật phụ đều có nét riêng, nội dung trải dài và diễn biến tâm lý nhân vật đan xen… NHìn chung không thể nào review theo kiểu tóm tắt nội dung được, nói thật tóm tắt không thôi cũng hết mấy trang giấy rồi.”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 3:04 pm

Cusc.edu.vn

Tóm Tắt Chiến Tranh Và Hòa Bình - Lev Tolstoy

Chiến tranh và Hòa Bình là cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn người Nga Lev Tolstoy. Đây được đánh giá là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tolstoy, người mệnh danh là con sư tử của nền văn học Nga. Người Việt Nam chúng ta hầu như ai cũng biết tới tác phẩm này và cũng nghe nhiều đánh giá trong sách này sách nọ,… nhưng với tôi thì đây là cuốn sách rất khó đọc.

Nội dung tác phẩm

Phần này dành cho những ai chưa đọc “Chiến tranh và hòa bình”, mà hẳn là rất nhiều người chưa đọc vì đây là tác phẩm không dễ đọc chút nào (tôi sẽ đề cập ngay phần sau). Tôi sẽ tóm tắt thật ngắn gọn, vì cuốn tiểu thuyết này thực sự quá lớn nên đoạn ngắn tóm tắt dưới đây chỉ là sự bóc tách hết sức sơ lược thôi nhé.

Nội dung cuốn tiểu thuyết gồm 2 sự kiện song song:

Chiến tranh: Tác phẩm đề cập đến các cuộc chiến tranh diễn ra năm 1805 và 1812 gồm những trận đánh Austerlitz và Borodino. Đây đều là những trận đánh cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới vận mệnh của dân tộc Nga. Trận Austerlitz được chỉ huy bởi Nga hoàng non kinh nghiệm nên thất bại thảm hại, còn trận Borodino dưới sự chỉ huy bởi nguyên soái lão luyện Koutouzov quân Nga đã đánh thiệt hại nặng quân Pháp, tuy sau đó quân Nga rút lui nhưng sĩ khí quân đội tăng lên rất cao. Trận Borodino là trận đánh then chốt để quân Nga chiến thắng Naponeon trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812.

Hòa Bình: Đó là câu chuyện về lý tưởng và tình yêu của giới quý tộc Nga xoay quanh hai nhân vật chính là công tước Andrei Bolkonsky và Pierre (hai nhân vật này có những mối tình khác nhau chứ không phải tình yêu đồng giới như ngày nay nhé).

Về lý tưởng, tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei vào quân đội để trở thành người đàn ông chân chính nơi chiến trường, còn Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời.

Về tình yêu, cái chết và sự phản bội trong tình yêu liên tục khiến các câu chuyện tình yêu trở lên phức tạp và đời thường. Nhưng cuối cùng cũng có một cái kết tạm coi là đẹp sau rất nhiều mất mát.

Các tình tiết và cốt truyện nói trên gắn bó khăng khít với nhau, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình

Đánh giá về “Chiến tranh và hòa bình”

Vì vốn dĩ thích tiểu thuyết lịch sử hơn nữa cuốn tiểu thuyết này quá nổi tiếng, hẳn không còn bàn cãi gì về chất lượng, nên tôi đã mua bộ “Chiến tranh và hòa bình” vào năm thứ 2 đại học với số tiền tích cóp được trong 1 tháng nhịn ăn sáng. Hình như mấy trăm nghìn gì đó, vào năm 2008 đó là một số tiền lớn.

Và khi đọc… thật đúng là ác mộng! Đây là một cuốn sách rất khó đọc! Câu văn lê thê với dài dằng dặc những biện luận rối rắm. Sau từng ấy năm trời, tôi vẫn chưa tìm ra lí do để có thể thích cuốn “Chiến tranh và hòa bình”. Có lẽ cuốn sách chỉ phù hợp với người Nga, văn hóa Nga chứ người Việt chúng ta thì không hợp lắm. Vì tôi nghĩ để đọc được cuốn sách này thì cần một lượng phông văn hóa Nga lớn với hiểu biết nhất định về lịch sử Nga. Thêm nữa, có nhiều cái tôi cũng không thích trong tác phẩm này.

Thứ nhất, đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử. Nhưng khi đọc tác phẩm ta thấy bác Lép (Lev) đi nhiều vào tiểu tiết và cá nhân mà không đề cập mấy đến cái tổng thể nên rất khó nắm bắt diễn biến của các sự kiện, trận đánh. Khuyến cáo bạn đọc là nên đọc song song với Wikipedia không thì sẽ tù mù lắm. Như tác giả miêu tả trận Austerlitz, đang thấy mấy anh sĩ quan Nga hùng hổ tấn công, cướp cờ hiệu thì đùng một cái đạn bay vèo vèo, rồi chả biết tại sao thi nhau chạy qua sông băng,… tình thế thay đổi, quân Nga thua lúc nào mà không biết luôn! Với tôi, một bài miêu tả tốt thì phải miêu tả được cái không khí của trận đánh, đánh ra sao, đấm thế nào, cò cưa một lúc rồi ông này thắng thế, bất ngờ một sự kiện nào đó khiến tình huống đảo ngược… “Chiến tranh và hòa bình” ngay cả những đoạn chiến trận đọc cũng rất mệt và không cuốn hút.

Thứ hai, tôi không thích cách miêu tả nhân vật của bác Lép. Không được khách quan. Như Napoleon thì bác miêu tả như một anh chàng hài hước, hết sức điệu đà. Như việc ra lệnh cho quân tấn công, Napoleon rút cái găng tay trắng muốt ra phẩy một cái. Dĩ nhiên bác Lép đứng ở góc độ người Nga và có thể nhìn nhân vật dưới góc độ một người yêu nước. Nhưng chính vì thế nó hợp với người Nga, chứ không hợp với người của các dân tộc khác, bởi họ đâu có tình yêu với nước Nga. Tôi đọc nhiều sách sử và thấy Napoleon đúng là có cái chất lãng mạn của người Pháp nhưng là một vị hoàng đế dày dạn kinh nghiệm chiến trận, không giống với cách miêu tả của bác Lép. Viết truyện lịch sử thì nên có cái nhìn trung thực về các nhân vật lịch sử.

Với các nhân vật khác của bác Lép thì cũng vậy, bởi vì những tràng lí luận liên miên nên rất khó nắm bắt tính cách. Với lại tính cách nhân vật không giống lắm một con người bình thường. Andrei, Pierre, Natasha,… tôi đều thấy tính cách nhân vật có phần gượng ép. Phải chăng vì tác giả muốn lãng mạn hóa nhân vật nên nó thiếu đi chất chân thực của một con người? Chẳng hạn như đoạn Andrei bị thương, tác giả không miêu tả nỗi đau của một con người mà miêu tả dưới khía cạnh lí tưởng, anh bị thương, nằm trên sa trường, ngắm bầu trời trong xanh, mơ về những điều tươi đẹp… giá mà cứ để anh đau tí rồi đến khi mê sảng rồi cho đoạn lí tưởng hóa kia vào có phải thực hơn không?

Chê một tác phẩm kinh điển rất dễ bị ăn gạch. Nhưng đứng từ góc độ sáng tác, tôi thấy bác Lép rất tham tiểu tiết nên làm cốt truyện bị loãng, khó theo dõi. Thời gian đầu tập tành viết tiểu thuyết, cái gì tôi cũng muốn đưa vào, rồi sau này đọc lại lại cắt xén, bỏ hết bảy tám phần. Tôi nghĩ tiểu thuyết là một kết cấu lớn, để người đọc dễ theo dõi, khi viết chỉ nên tập trung vào những tình tiết có tính thúc đẩy cốt truyện. Còn các tình tiết râu ria thì có thể bỏ qua hoặc tóm tắt. Đọc “Chiến tranh và Hòa Bình” quả thực có nhiều râu ria quá, đọc mệt, đọc xong rồi mà chả đọng lại tẹo nào trong đầu.

Cái này có thể không phải là bác Lép viết kém mà là sự khác biệt về thời đại. Có lẽ con người thời đó sống chậm, họ có thể ngồi cả ngày để nghiền ngẫm từng câu chữ của cuốn sách, còn thời hiện đại ngày nay, mỗi ngày có hàng tỉ lượng thông tin cần xử lý, câu chữ cần ngắn gọn xúc tích dễ hiểu để người ta đọc thật nhanh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 02, 2022 3:23 pm

Zingnews

Khuây khỏa với 'Chiến tranh và hòa bình' giữa mùa dịch

Làm thế nào một hội đọc sách online, với những người xa lạ khắp thế giới cùng đọc chung tiểu thuyết "Chiến tranh và hòa bình", lại giúp họ tìm được chút khuây khỏa giữa mùa dịch?Đỗ Trí VươngThứ ba, 12/5/2020 09:06 (GMT+7)A A
Suốt 15 năm qua, Yiyun Li, một tác giả người Mỹ gốc Hoa, đã đọc "Chiến tranh và hòa bình" ít nhất hơn mười lần.

Bản sách bìa cứng tác phẩm của văn hào Leo Tolstoy, dày 1.200 trang chi chít những dòng ghi chú đủ màu nhìn giống lớp da của một chú tắc kè. Thiên tiểu thuyết này không chỉ là một kiệt tác văn học, mà theo bà Li, nó còn là liều thuốc giải nỗi buồn.

Series truyền hình được chuyển thể từ Chiến tranh và Hòa bình, phát sóng năm 2016 trên BBC. Ảnh: BBC.

Series truyền hình được chuyển thể từ Chiến tranh và Hòa bình, phát sóng năm 2016 trên BBC. Ảnh: BBC.
Vào những thời khắc khốn khó nhất đời mình, bà tìm đến tiểu thuyết này để đọc đi đọc lại hết lần này đến lần khác, trao niềm tin vào tính “vững chãi” của nó trước sự không chắc chắn của cuộc đời.

"Chiến tranh và hòa bình", ban đầu có tựa gốc là "Năm 1805", được đông đảo bạn đọc xem là tiểu thuyết vĩ đại nhất thế giới. Richard Pevear, một trong những dịch giả cuốn sách, xem tiểu thuyết này “to lớn như chính bản thân nước Nga vậy".

Bối cảnh rộng lớn của cuốn sách không chỉ bao gồm cuộc chiến của Napoleon chống lại người Nga và đế chế Áo-Hung từ năm 1805 đến 1812, mà còn ở dàn nhân vật có cảm xúc và hành vi trải rộng khắp giới hạn nhận thức của con người.

Như James Wood, nhà phê bình văn học, đã nhận xét, Tolstoy là một văn nhân vĩ đại về sự mâu thuẫn của con người. Cuốn tiểu thuyết của ông là minh họa có một không hai về cách con người đối mặt với áp lực của chiến tranh lẫn đời thường.

Theo bà Li, thế giới văn chương của Tolstoy rộng lớn đến nỗi ngoài tác phẩm của ông ra thì không còn bất cứ thứ gì có thể đóng vai trò bạn đồng hành cho con người sống trong cảnh cách ly. Bà tạo một câu lạc bộ đọc sách qua mạng để đàm đạo cùng những độc giả khác trong những ngày cách ly xã hội.

Cùng với Brigid Hughes của trang điểm sách “A Public Space” ở Brooklyn, họ thành lập dự án #TolstoyTogether (“Tolstoy cùng nhau”) vào giữa tháng 3 vừa qua. Trước sự kinh ngạc của hai người, 3.000 người trên khắp thế giới đã đăng ký tham gia.

Nhiều câu lạc bộ sách khác cũng khởi xướng việc thảo luận về văn chương kinh điển trong cuộc đại dịch. Một số nơi đang đọc Decameron của Boccaccio, có bối cảnh thời dịch bệnh “Tử thần đen” ở châu Âu trung cổ.

Một số khác đang thảo luận về cuốn "The Plague" (Dịch bệnh) của Albert Camus. Nhưng chỉ tiểu thuyết "Chiến tranh và hòa bình" của Tolstoy mới phản ánh chân thực hơn cả bầu không khí đời sống thời cách ly.

Kết cấu kể chuyện xen kẽ của tác phẩm, đan xen qua lại giữa cảnh chiến trường và những chốn tụ họp xa hoa của giới thượng lưu Nga là hình ảnh phản chiếu của sự phân tán tập trung trong chính trí óc người đọc - giữa trạng thái tĩnh tại, cá nhân của họ và thảm họa đang ập đến ngoài kia.

Không thể không so sánh tác phẩm với cuộc khủng hoảng ngày hôm nay. Ngay trang đầu tiên, nhân vật Anna Pavlovna, một chủ nhà ở thành phố St Petersburg, bị cảm cúm, song vẫn tổ chức tiệc.

Giữa cuộc nói chuyện về chủ đề Napoleon và cuộc chiến, cô hỏi: “Người ta có thể bình tĩnh như thế này vào những thời khắc như thế này không, nếu họ có bất cứ cảm xúc nào?” Pauline Holdsworth, một độc giả ở Toronto, chia sẻ câu nói này lên Twitter, và ghi chú rằng nó chạm “gần đến thấu xương.”

Những người đọc sẽ tham gia những phiên thảo luận kéo dài 30 phút mỗi ngày (tương đương 12 đến 15 trang sách), chậm rãi đi qua những trận đánh và quyết đấu, tử vong và cầu hôn và vũ hội.

Nếu cuốn sách “chứa đựng mọi thứ về cuộc đời” - theo lời bà Li, thì nó còn mô phỏng cả những trải nghiệm nhất thời của đời sống thực. Không có bất cứ chi tiết nhảy vọt hay hồi tưởng nào mà nhiều văn sĩ hiện đại thường làm.

“Mọi thứ cứ thế trôi qua,” bà giải thích, “thời gian cứ trôi, y hệt cách ta sống,” bà nói.

Một buổi đọc chung tiểu thuyết "Chiến tranh và Hòa bình" ở Iowa, Mỹ, nhân dịp kỷ niệm 150 năm tác phẩm này vào năm 2019. Ảnh: Daily Iowan.

Một buổi đọc chung tiểu thuyết "Chiến tranh và Hòa bình" ở Iowa, Mỹ, nhân dịp kỷ niệm 150 năm tác phẩm này vào năm 2019. Ảnh: Daily Iowan.
TỪ BORODINO ĐẾN BERGAMO
Đáng chú ý, độc giả ngay lập tức nhận ra chính họ trong những luồng cảm xúc dào dạt xuyên suốt mọi nhân vật của Tolstoy. Không ai là có cảm xúc nhất quán, mà đều thay đổi liên tục: Hoàng tử Andrei Bolkonsky lúc thì kiêu ngạo lúc thì phởn phơ; Piere Bezukhov lúc nào cũng nghĩ một đằng nói một nẻo; Nikolai Rostov, người được dành ngai Sa hoàng, thì rất hăm hở được chết, rồi chạy vọt đi như một chú thỏ rừng sợ hãi.

Cuốn tiểu thuyết đang giúp người đọc điều chỉnh được thực tại không chắc chắn của chính mình.

Nói như tiểu thuyết gia người Mỹ George Saunders, Tolstoy quan sát nhân loại “theo cách Chúa nhìn chúng ta,” với lòng trắc ẩn và vị tha, từ đó ngầm khuyến khích người đọc nhìn chính mình bằng cái nhìn bao dung tương tự.

Câu lạc bộ đọc sách này bản thân nó là hiện thân của một nhân tính thường thấy, nay được Covid-19 chỉ rõ hơn: Một mối quan hệ giữa những con người xa lạ rộng khắp nhưng lại được kết nối bởi trí tưởng tượng và những dự đoán của nhau.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 02, 2022 3:36 pm

Revelogue

Chiến tranh và hòa bình - Lev Tolstoy : Tuyệt tác vĩnh hằng của nhân loại 

Nguyễn Quân

Không có cuộc chiến nào mà không phải trả giá bằng những tổn thương vì vậy bất cứ ai trong cuộc đời này cũng mưu cầu được sống một cuộc sống yên bình. Đó là câu chuyện muôn thuở được phản ánh sâu sắc trong tác phẩm Chiến tranh và Hòa bình của Lev Tolstoy.

Không chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết, Chiến tranh và Hòa bình đã trở thành kiệt tác của nhân loại về những triết lý sâu sắc giữa cái thiện và cái ác trong cuộc đời. 

Đại văn hào Lev Tolstoy là người đặt nền móng cho những trang viết vĩ đại của văn học nước Nga
Lev Nikolayevich Tolstoy sinh vào tháng 9 năm 1828, là một tiểu thuyết gia người Nga. Ông nổi tiếng tôn thờ chủ nghĩa hòa bình và đồng thời là nhà triết học có tầm ảnh hưởng mang tính nhân loại.

Lev Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết ở xứ sở bạch dương, đặc biệt nổi tiếng nhất là kiệt tác Chiến tranh và hòa bình và Anna Karenina. 

Hai tác phẩm đều miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống ở Nga. Khắc họa chân thực từng góc nhỏ trong xã hội đương thời vì thế nó được mệnh danh là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. 

Là một nhà triết học, Tolstoy nổi tiếng với những tư tưởng kháng cự lại chế độ xã hội xuống cấp và sự hiếu chiến của tầng lớp tư bản và tư tưởng đó đã được ông thể hiện xuyên suốt trong các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn.

Thậm chí những tác phẩm của ông còn có sức ảnh hưởng đến nhiều nhân vật vĩ đại trong thế kỷ 20. Một trong số đó phải kể đến nhà hoạt động Nhân quyền Martin Luther King đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình vào năm 1964.

Tuổi thơ và thời niên thiếu của Tolstoy là sự xê dịch giữa hai thành Moskva và Yasnaya Polyana trong một đại gia đình với ba người anh trai và một chị gái. Ông đã để lại cho chúng ta một hồi ức rất sống động về môi trường sống thời niên thiếu trong những trang viết phi thường.

“Một người phải sống sao cho tốt nhất cho chính mình và cho gia đình mình” 

Mẹ ông qua đời khi ông mới lên hai, và cha ông cũng mất khi ông mới lên chín. Sự giáo dục sau đó của ông được giao cho người cô họ là Madame Ergolsky, người được cho là hình mẫu của Sonya trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình.

Cuốn tiểu thuyết Phục sinh của Lev Tolstoy
Tiểu thuyết Phục sinh là một trong ba tiểu thuyết nổi tiếng nhất trong sự nghiệp Lev Tolstoy

Bộ ba tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh cùng bao nhiêu tác phẩm khác Tolstoy đã viết bao giờ cũng là để truy tìm ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đời người cho nhân loại và mỗi con người.

Chiến tranh và hòa bình là lời thức tỉnh con người trước ranh giới của cái thiện và cái ác
Chiến tranh và hòa bình mở đầu vào đêm trước chiến tranh giữa Pháp và Nga. Những quý tộc tham dự ban đầu lo sợ về nguy cơ bạo lực cực đoan sẽ xảy ra. Nhưng ngay sau đó đã chuyển sang những vấn đề mà tầng lớp quý tộc của họ luôn quan tâm như: tiền bạc, tình dục và cái chết. 

Cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình bản tiếng Viêt
Cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình đã được dịch sang tiếng Viêt
Không có nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình thay vào đó người đọc sẽ đắm chìm vào một mạng lưới liên kết rộng lớn với những mối quan hệ nhiều nghi vấn về những câu chuyện xoay quanh mưu cầu cá nhân và chính trị của con người cũng như của một tầng lớp, một dân tộc.

Các nhân vật lịch sử được trộn lẫn trong từng diễn biến của câu chuyện. Chẳng hạn như Napoleon xuất hiện khá nhiều lần, và cả tổ tiên của Tolstoy cũng tham gia như một diễn viên phụ. 

Khi các nhân vật và tâm lý của họ được liên kết chặt chẽ, Tolstoy đã rất khéo léo khi chèn vào giữa các nhân vật những câu hỏi sâu sắc về lịch sử và những trăn trở muôn đời đối với hạnh phúc đích thực của con người.

Tác phẩm đã đặt ra câu hỏi: Tại sao chiến tranh khởi phát? Và giữa thế giới hàng tỷ sinh mạng thì chiến tranh sẽ mang lại điều gì? Đến cuối cùng tác giả đã chỉ cho chúng ta biết rằng khi hòa bình bị đánh cắp thì con người sẽ lâm vào bất hạnh và đau khổ tột cùng.

Tất cả mọi lợi ích có thể bị mất đi nhưng hòa bình và quyền con người thì không thể mất
Chiến tranh và hòa bình là một cuốn sách đồ sộ, một hành trình dài đầy công phu và là một kiểu sách mà chúng ta phải dành hết sự tập trung mới có thể hiểu được. Vì nếu không nghiền ngẫm thì người đọc chắc chắn sẽ lạc lối trước những câu chuyện đầy triết lý và mang tính suy tưởng của Lev Tolstoy.

“Ai mà chẳng thích tự do và bình đẳng? Chúa cứu thế của chúng ta cũng đã thuyết giáo về tự do và bình đẳng. Thử hỏi sau cách mạng người ta có sung sướng hơn không”

Chiến tranh và hòa bình đã đặt ra yêu cầu về quyền sống, quyền hạnh phúc của con người khi ngoài kia những kẻ cầm quyền vẫn chỉ biết châm ngòi chiến tranh nhằm trục lợi.

Cuộc sống thanh thản trong những năm cuối đời của nhà văn Lev Tolstoy
Tác giả cho thấy sự ngu ngốc đầy nham hiểm và tàn bạo của những kẻ đã gây ra tất cả những tai họa này trong khi khoác lác về danh dự, lòng yêu nước, lòng can đảm trong chiến đấu và trong đời thường. 

“Những ảnh hưởng trong xã hội là một cái gì vốn cần phải biết dè xẻn, đừng để cho cạn đi”

Cuốn tiểu thuyết của Tolstoy kể về hòa bình nhiều hơn là về chiến tranh. Chứa đầy tình yêu của ông đối với lịch sử và văn hóa Nga nhưng không ca ngợi sự ồn ào và dữ dội của những vụ giết chóc.

Thể hiện cuộc sống nội tâm phong phú, những suy tư, nghi ngờ, tìm kiếm sự thật và mong muốn làm điều tốt.

Chiến tranh và hòa bình và những câu chuyện không bao giờ bị phai mờ bởi thời gian
Vào lúc Chiến tranh và hòa bình kết thúc, Tolstoy như trút được nhiều tâm tư ấp ủ trong lòng. Để cố gắng thấu hiểu mọi mặt của chiến tranh và hòa bình, ông đã đắm mình trong suốt những năm tháng nhân loại sa vào cuộc chiến để từ đó đặt ra những câu hỏi lớn về lịch sử, văn hóa, triết học, tâm lý học và phản ứng của con người với chiến tranh.

“Chỉ có 2 cách để sống: hoặc không bao giờ nghĩ đến cái chết… hoặc sống và luôn nghĩ rằng cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào”

Bởi vậy, một trong những đặc điểm nổi bật khác của Chiến tranh và hòa bình là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử.

Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca truyền thống, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử văn học Nga và văn học thế giới.

Ấn bản khác của tiểu thuyết War and Peace
Cuốn tiểu thuyết War and Peace đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới
Ngoài những triết lý và câu chuyện nhân văn giữa ranh giới chiến tranh và hòa bình mà trong đó còn ẩn chứa bóng dáng của một cuốn biên niên sử và cũng có một phần của bài luận triết học đồ sộ. Tất cả những thứ đó hòa quyện lại với nhau tạo nên một tuyệt tác. Tolstoy đã giải thích: 

“Nó không phải là một cuốn tiểu thuyết, thậm chí còn nhỏ hơn cả một cuốn sử thi, và vẫn ít hơn so với một cuốn biên niên sử.”

Chiến tranh và hòa bình chắc chắn là một bài đọc đầy thử thách và đặt ra những câu hỏi không phải ai cũng có thể trả lời nó một cách nhẹ nhàng. Tolstoy dành nhiều trang để mô tả chi tiết từng trận chiến giữa quân đội Nga và lực lượng của Napoleon để cho người đọc thấy chiến tranh tàn nhẫn đến thế nào, những mất mát và hi sinh to lớn đến mức nào.

Những trang viết của Chiến tranh và Hòa bình sẽ luôn là bài học nhắc nhở con người phải trân trọng hòa bình
Cũng như Việt Nam, nước Nga cũng đã trải qua không ít những cuộc chiến nhưng đa phần người Nga luôn cầm súng vì chính nghĩa, vì bảo vệ nền trời độc lập chứ không phải để trở thành những kẻ cướp nước.

Chiến tranh và Hòa bình đã được chuyển thể thành phim
Vậy nhưng đã gọi là chiến tranh thì bao giờ cũng có mất mát và đau thương. Vì vậy cuốn tiểu thuyết đã giúp cho chúng có những nhìn nhận đúng đắn hơn về hòa bình. Hòa bình ở đây không chỉ là hòa bình của quốc gia, dân tộc mà còn là sự bình yên trong cuộc sống và các mối quan hệ của con người.

“Mưu cầu chân thiện mỹ nhưng đừng bao giờ mơ mình sẽ thành công nhanh chóng hoặc đáng kể. Bởi bạn càng dấn sâu vào quá trình đó, chuẩn mực của bạn càng cao. Nhưng chính quá trình mưu cầu cuộc sống tốt đẹp ấy cũng đã đáng để ta sống rồi”

Mặc dù khi đến với Chiến tranh và Hòa bình, chúng ta được trải nghiệm vào tận cùng của sự xấu xa của con người nhưng đồng thời trong chúng ta lại xuất hiện niềm tin rằng dù có những khúc quanh và bước ngoặt.

Cuốn tiểu thuyết War and Peace đã được tái bản nhiều lần trong hơn một thế kỷ qua
Chiến tranh và Hòa bình đã dạy ta cách nhìn về cuộc sống. Nếu ta nhìn vào thế giới này với tất cả chiều sâu của nó, một cách bình tĩnh và có cân nhắc cùng với lòng yêu chuộng hòa bình thì cuộc đời vẫn đáng sống biết bao.

Nguyễn Quân

Tôi là một cánh hoa cẩm tú cầu, bay vào cuộc đời để tìm những điều thầm lặng ẩn chứa bên trong tâm hồn, khơi dậy những lớp trầm tích dưới trái tim tôi.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 02, 2022 3:45 pm

Leeng Keeng

Phục Sinh - By Lev Tolstoy

Obook

"Phục Sinh" là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tolstoy, thể hiện đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của ông.

Mở đầu bằng hình ảnh một cuộc áp giải ba bị can lên hầu toà - một nam hai nữ, nơi đó sẽ là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai nhân vật chính, nàng là bị cáo còn chàng là một thành viên của đoàn bồi thẩm, chỉ là: chàng nhận ra Katiusa (hiện tại tên là Maslova) - tình yêu xưa cũ của mình nhưng nàng lại không nhận ra Nekhlioudov - kẻ đã bỏ rơi và đưa mình đến với kiếp sống long đong, tù tội. Đó là tiền đề cho sự thay đổi lớn lao trong nhận thức lẫn cuộc đời của cả hai người.

Maslova là con hoang của một người đàn bà đi ở, sống với mẹ làm nghề chăn bò tại một ấp nọ; chủ ấp là hai chị em gái, con một gia đình quý tộc. Năm nàng lên ba thì mẹ chết, bà phải chăn bò không trông nom được nên hai bà chủ mang về nuôi. Thế là, nàng lớn lên với cái tên Katiusa, nửa hầu phòng, nửa con nuôi. Năm mười sáu tuổi, nàng gặp Nekhlioudov - cháu trai của hai bà chủ, một công tước giàu có và lúc đó đang là sinh viên. Katiusa cảm thấy yêu cậu ta nhưng không dám ngỏ lời mà cũng chẳng dám tự thú với cả lòng mình, và người thanh niên ấy cũng vậy. Hai năm sau, trên đường ra mặt trận, chàng ghé thăm hai cô và ở lại bốn ngày, đêm trước hôm ra đi đã quyến rũ được Katiusa, hôm sau, lúc sắp lên đường, dúi lại cho nàng tờ giấy bạc một trăm rúp rồi rời xa nàng. Năm tháng sau, nàng có mang. Từ đó, nàng chán ghét tất cả, cuộc đời nàng cũng rơi vào cảnh khốn cùng, đứa con sau đó cũng chết, còn nàng bước chân vào con đường của một ả gái điếm, rồi thành một nữ tù. Và chàng từ một anh chàng có trái tim trong sáng với những lý tưởng cao cả lại trở về với lối sống ăn chơi hưởng lạc của tầng lớp mình.

Nhưng mọi thứ đổi khác nhờ cuộc gặp đó, chỉ một thiếu sót nhỏ của đoàn bồi thẩm, mà chàng tự thấy là lỗi lớn thuộc về mình, nàng bị tù khổ sai, nghe theo trái tim mách bảo chàng đã tìm cách xin phá án cho nàng. Hành trình giải oan này cũng là những bước biến đổi của con người chàng, từ từ rũ bỏ lớp sương mù dày đặc bao quanh mình. Con người dĩ vãng và con người hiện tại của chàng đã khác xa nhau: cái khác đó, nếu không lớn hơn thì cũng bằng cái khác giữa Katiusa trong buổi lễ đêm ở nhà thờ và ả gái điếm đã cùng một người lái buôn chè chén say sưa và đã bị đem xử trước toà. Hồi ấy, chàng là một con người phấn khởi, tự do, trước mặt đầy những khả năng vô tận, bây giờ chàng bị giam chặt trong chiếc cạm của cuộc đời ngu muội, trống rỗng, vô tích sự, nhỏ nhen, không thấy có một lối thoát nào. Và nàng cũng vậy, sự căm thù, chán ghét chàng dần dần biến mất nhường chỗ lại cho tình yêu bừng tỉnh. Bằng sự kiên định và lòng dũng cảm của mình, chàng từng bước một tiến vào được thế giới của nàng. Đó cũng là lúc nàng chọn rời bỏ chàng vì trái tim và lý trí dẫn lối.

Dưới ngòi bút của L. Tolstoy, dàn nhân vật từ chính đến phụ đều có dáng vẻ, tính cách và nét đặc sắc riêng, từ những người thuộc tầng lớp thượng lưu thích chiếm hữu, hưởng thụ, hay những người nông dân không tấc đất bị bóc lột đến kiệt quệ, cho đến những người tù mà mạng sống giữ được hay không chỉ cần một cái gật đầu của ai đó. Tất cả họ là những mảnh ghép không thể thiếu đã tạo nên sức hấp dẫn tuyệt vời của “Phục sinh”. Bên cạnh đó lối kể chuyện đan xen quá khứ và hiện tại, đan xen những dòng hồi tưởng cũng làm khắc hoạ rõ nét xúc cảm, tâm lý của nhân vật.

Vượt trên cả một câu chuyện tình đầy nước mắt của hai nhân vật chính thì xã hội lúc bấy giờ (cái xã hội đã che đậy kín đáo tất cả nỗi khổ đau mà hàng triệu con người phải chịu đựng để đảm bảo cho một thiểu số sống an nhàn sung sướng) là điều mà L. Tolstoy muốn nhấn mạnh đến: công lý là một thứ gì đó được tạo ra bởi tiền, mà những người tù đóng vai trò rất quan trọng. Những người bị bắt, bị đi đày hoàn toàn không phải vì họ đã vi phạm pháp luật mà chỉ vì họ làm trở ngại việc vơ vét của cải nhân dân của bọn viên chức, quan lại và bọn nhà giàu. Phần nào họ giúp chúng ta hiểu hơn về sự phức tạp của cuộc sống, về bản chất, bản năng, mong muốn thực sự của con người, nhất là khi họ phải đứng trên ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, giữa căm ghét và tha thứ, giữa trống rỗng và khổ đau. Và họ cũng đưa đến cho "Phục sinh" một chút ấm áp của tình người, tình bạn, tình yêu.

"Phục sinh", như chính tên gọi của nó, cuối cùng, Maslova cũng tự tìm được con đường dẫn đến ánh sáng nơi trái tim mình, Nekhlioudov đã quét dọn sạch sẽ tất cả những rác rưởi ứ lại trong tâm hồn; thế là "cuộc đời có hà khắc đến đâu, vẻ đẹp của cái thiện luôn tồn tại và soi sáng".

- Chỉ là bản dịch tệ trên mọi phương diện: từ lời dịch tương tự gg dịch cho đến lỗi chính tả, lỗi biên tập đầy rẫy.


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 11:12 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 02, 2022 3:55 pm

Trong bài này hình như nhân vật nữ chính có 3 tên khác nhau 😄 tôi google bổ xung vào ~ chữ bị thiếu.

Mới đọc 1 đoạn: bài này có lẽ cho google dịch và để y nguyên như vậy 😄

kerchtt.ru 

Phục sinh - Leo Tolstoy

Lịch sử hình thành
Tiểu thuyết "Hồi sinh" được tác giả viết trong hơn 10 năm. Ba lần một năm, có nghỉ giải lao. Ban đầu, tác phẩm được viết với tựa đề “Konevskaya Tale”, vì vào tháng 6 năm Anatoly Fedorovich Koni đã kể câu chuyện về việc một trong những bồi thẩm đoàn trong phiên tòa đã nhận ra người phụ nữ bị buộc tội ăn cắp mà anh ta đã từng dụ dỗ. Người phụ nữ này mang họ Oni, và thuộc cấp thấp nhất, với khuôn mặt biến dạng vì bệnh tật. Nhưng kẻ quyến rũ, có lẽ đã từng yêu cô, quyết định lấy cô và làm việc chăm chỉ. Chiến công của ông đã không được hoàn thành; Think người phụ nữ chết trong tù.

Bi kịch của hoàn cảnh phản ánh đầy đủ bản chất của mại dâm và giống với câu chuyện của Guy de Maupassant "Port" - câu chuyện yêu thích của Tolstoy, mà ông đã dịch, gọi là "Francoise". Một thủy thủ, sau một chuyến đi dài, tìm thấy một nhà thổ ở cảng, dẫn theo một người phụ nữ và chỉ nhận ra chị gái của cô ấy khi cô ấy bắt đầu hỏi anh ta rằng anh ta đã nhìn thấy như vậy và một thủy thủ như vậy ở biển chưa, và nói với anh ta của anh ta. tên của chính tôi.Think

Ấn tượng với tất cả những điều này, Leo Tolstoy đã yêu cầu Koni đưa ra chủ đề cho mình. Anh ta bắt đầu xoay chuyển hoàn cảnh cuộc sống của mình thành một cuộc xung đột, và tác phẩm này đã mất vài năm viết và mười một năm suy ngẫm.

Nhân vật
Dmitry Ivanovich Nekhlyudov - một nhà quý tộc giàu có, mang danh hiệu hoàng tử ???, người đã cống hiến một phần cuộc đời của mình cho nghĩa vụ quân sự, sau đó nghỉ hưu và sống một cuộc sống thế tục. Anh ta là người có nhu cầu trong giới quý bà, chưa lập gia đình, có nhiều quen biết trong giới thượng lưu, có học thức, nói được ba thứ tiếng.
Ekaterina Maslova là một người phụ nữ nông dân trước đây, vì hoàn cảnh cuộc sống, đã chuyển đến sống ở Moscow và buộc phải kiếm sống bằng nghề mại dâm. Cô được nuôi dưỡng trong một gia đình quý tộc, như một người hầu. Anh khiêm tốn nhìn nhận mọi khó khăn trong cuộc sống khó khăn của mình, nhân hậu và trung thực.

Tuy nhiên, Nekhlyudov, quyết tâm phục vụ cô, dấn thân vào con đường rắc rối để được ân xá và sửa chữa lỗi tư pháp được thực hiện với tư cách là bồi thẩm viên, và thậm chí từ chối làm bồi thẩm viên, giờ đây coi bất kỳ tòa án nào là vô dụng và vô đạo đức. Mỗi khi đi qua những hành lang rộng lớn của nhà tù, Nekhlyudov lại trải qua những cảm giác kỳ lạ - vừa thương cho những người bị giam cầm, vừa kinh hoàng và hoang mang trước những người đã giam giữ họ ở đây, và vì một lý do nào đó mà xấu hổ về bản thân, vì thực tế. mà anh ta bình tĩnh xem xét nó. Cảm giác trang trọng và vui vẻ trước đây của sự đổi mới đạo đức biến mất; anh quyết định rằng anh sẽ không rời bỏ Maslova, sẽ không thay đổi quyết định cao cả của mình là kết hôn với cô, chỉ cần cô muốn, nhưng điều này thật khó khăn và đau đớn đối với anh.

Nekhlyudov dự định đi đến St.??? Nếu việc khiếu nại không để lại hậu quả, thì sẽ cần phải chuẩn bị cho một chuyến đi của Maslova đến Siberia, vì vậy Nekhlyudov đi đến các ngôi làng của mình để giải quyết mối quan hệ của mình với nông dân. Những mối quan hệ này không phải là sống nô lệ, bị bãi bỏ trong thành phố, không phải là nô lệ của một số người nhất định đối với chủ, mà là chế độ nô lệ chung của tất cả nông dân không có đất hoặc không có đất đối với các chủ đất lớn, và Nekhlyudov không chỉ biết điều này mà ông còn biết rằng đây là bất công và độc ác, và khi còn là học sinh, ông đã cho nông dân của cha mình ruộng đất, coi việc sở hữu ruộng đất là tội lỗi giống như việc chiếm hữu nông nô trước đó. Nhưng cái chết của mẹ anh ta, quyền thừa kế và nhu cầu định đoạt tài sản của anh ta, tức là đất đai, một lần nữa đặt ra cho anh ta câu hỏi về thái độ của anh ta đối với tài sản đất đai. Anh ta quyết định rằng, mặc dù anh ta có một chuyến đi đến Siberia và một mối quan hệ khó khăn với thế giới nhà tù, vì cần tiền, anh ta vẫn không thể để mọi thứ ở vị trí cũ mà phải thay đổi nó có hại cho bản thân. Để làm được điều này, ông quyết định không tự mình canh tác đất đai mà bằng cách cho nông dân thuê đất với giá rẻ, để họ có cơ hội độc lập với chủ đất nói chung. Mọi thứ được sắp xếp theo cách mà Nekhlyudov mong muốn và mong đợi: nông dân nhận đất rẻ hơn ba mươi phần trăm so với đất trong huyện được cho đi; thu nhập của anh ta từ đất gần như giảm một nửa, nhưng quá đủ đối với Nekhlyudov, đặc biệt là khi có thêm số tiền nhận được từ gỗ bán. Mọi thứ có vẻ ổn, nhưng Nekhlyudov luôn xấu hổ vì điều gì đó. Anh ta thấy rằng những người nông dân, mặc dù thực tế là một số trong số họ nói lời cảm ơn với anh ta, nhưng không hài lòng và mong đợi điều gì đó hơn. Thì ra ông trời đã tự tước đoạt nhiều, nông dân đã không làm được như những gì họ mong đợi. Nekhlyudov không hài lòng với chính mình. Anh ấy không hài lòng với điều gì thì anh ấy không biết, nhưng anh ấy luôn buồn và xấu hổ vì điều gì đó.

Sau một chuyến đi đến ngôi làng, Nekhlyudov cảm thấy chán ghét hoàn toàn môi trường của mình mà anh đã sống cho đến bây giờ, vì môi trường mà hàng triệu người đã phải che giấu rất cẩn thận những đau khổ để đảm bảo sự thoải mái và thú vị cho một số ít người. của người. 

Ở St.Petersburg, Nekhlyudov đã gặp một số trường hợp cùng một lúc, mà anh ta đảm nhận, đã trở nên quen thuộc hơn với thế giới của các tù nhân. Ngoài kiến ​​nghị giám đốc thẩm của Maslova, vẫn còn những rắc rối ở Thượng viện đối với một số chính trị gia, cũng như trường hợp những người theo giáo phái ám chỉ Caucasus vì không đọc và giải thích Phúc âm một cách chính xác. Sau nhiều lần đến gặp những người cần thiết và không cần thiết, Nekhlyudov thức dậy vào một buổi sáng ở St.Petersburg với cảm giác rằng mình đang làm một điều kinh tởm nào đó. Anh ta thường xuyên bị ám ảnh bởi những suy nghĩ tồi tệ rằng tất cả những ý định hiện tại của anh ta - kết hôn với Katyusha, nhường đất cho nông dân - rằng tất cả đều là những giấc mơ không thể thực hiện được, rằng anh ta sẽ không thể chịu đựng được tất cả những điều này, rằng tất cả những điều này là giả tạo, phi tự nhiên, nhưng người ta phải sống như anh ấy đã luôn sống. Nhưng bất kể điều gì mới mẻ và khó khăn anh định làm, anh biết rằng đây là cuộc sống duy nhất có thể xảy ra đối với anh, và việc quay trở lại trước đây là cái chết. Trở về Moscow, anh ta thông báo cho Maslova rằng Thượng viện đã thông qua quyết định của tòa án rằng cần phải chuẩn bị cho việc được cử đến Siberia, và bản thân anh ta sẽ đi theo cô.

Cuốn tiểu thuyết "Sự sống lại" của Leo Tolstoy được viết vào những năm 90 của thế kỷ 19. Ngay từ khi mới bắt đầu, chiến thắng của cuộc sống đã thống trị những điều xấu xa và tệ nạn bắt nguồn từ con người: con người cố gắng làm biến dạng mảnh đất mà họ sinh sống, nhưng mọi thứ, trái lại, nở rộ và thở vào mùa xuân: “Mặt trời ấm lên, cỏ, hồi sinh, lớn lên và xanh tốt ở bất cứ nơi nào mà không cạo đi, không chỉ trên bãi cỏ của các đại lộ, mà còn giữa những phiến đá ... "

Chỉ có trong trái tim của Ekaterina Maslova, nữ chính mà chúng ta quen biết từ những trang đầu tiên của tác phẩm, nó thật u ám và khó chịu. Trong ngục tối như vậy, từ nơi cô rời đi đến tòa án, kèm theo những người lính nghiêm khắc. Có vẻ lạ - một cô gái trẻ, xinh đẹp - và đã là tội phạm, người mà người qua đường nhìn với vẻ e ngại. Nhưng điều này đã xảy ra trước một số hoàn cảnh - đáng buồn - nhất định.

Tuổi thơ của Katyusha không có mây chỉ cho đến năm 16 tuổi. Về nguyên tắc, cô ấy là một đứa trẻ mồ côi và được nuôi dưỡng bởi hai phụ nữ trẻ, chị em - Sofya Ivanovna và Marya Ivanovna. Họ cùng nhau dạy cô gái làm việc nhà và đọc. Và vào năm 16 tuổi, một người cháu trai đến, vốn là một học sinh và là một hoàng tử giàu có. Katya yêu một chàng trai, và anh ta, trơ trẽn lợi dụng cô, dụ dỗ cô và đồng thời đưa tiền.

Kể từ đó, cuộc sống của Maslova xuống dốc: đứa con mới sinh của cô gái chết vì sốt nằm trên giường, đang tìm nơi trú ẩn, cô kết thân với những kẻ đê tiện có quan hệ thân mật với cô chỉ vì tiền, và cuối cùng, Ekaterina bị đưa vào nhà chứa. Bảy năm của một cuộc sống ác mộng với những thân chủ bắt nạt, đánh nhau, không thể chịu nổi mùi thuốc lá và những cuộc ngoại tình bất tận ...

Và bây giờ là lúc để truy tìm thêm về số phận của thủ phạm gây ra những bất hạnh cho Maslova - chính Hoàng tử Dmitry Ivanovich Nekhlyudov đã quyến rũ cô mười năm trước. Anh ta sẽ kết hôn với con gái của Korchagins, những người có ảnh hưởng và giàu có. Nhưng sự kiện này bị lu mờ bởi một hoàn cảnh: mối quan hệ gần đây với một phụ nữ đã có gia đình. Nekhlyudov phải đối mặt với một tình huống khó xử: kết hôn hay không kết hôn với Korchagina. Maria (người, như trong tất cả các gia đình của một nhóm nhất định, được đặt biệt danh là Missy) là một cô gái đàng hoàng và đánh giá cao phẩm giá của Dmitry, và điều này đã làm chứng có lợi cho hôn nhân. Trong số các lập luận "chống lại" là tuổi tác (Missy đã vượt quá 27).

Hoàn thành nghĩa vụ công khai, Nekhlyudov rời đi để tham gia phiên tòa của bồi thẩm đoàn. Vụ án đầu độc được xét xử, và đột nhiên Dmitry nhận ra cô ở một trong những bị cáo - Katya Maslova, người mà anh ta từng yêu và người mà anh ta đã có hành động xấu xa và đáng khinh bỉ. Chủ tọa phiên tòa hỏi những câu hỏi tiêu chuẩn, và ngay sau đó tòa án đã biết sơ lược về cuộc đời cô. Sau các thủ tục dài - liệt kê các nhân chứng, quyết định một chuyên gia và một bác sĩ, đọc bản cáo trạng - mọi chuyện mới trở nên rõ ràng. Một thương gia đến thăm, Ferapont Emelyanovich Smelkov, đột ngột qua đời tại khách sạn Mauritania.

Ban đầu, người ta cho rằng nguyên nhân cái chết là do uống quá nhiều rượu dẫn đến vỡ tim, nhưng ngay sau đó hóa ra người lái buôn đã bị đầu độc. Mục tiêu là tầm thường nhất: trộm một lượng lớn tiền mà Smelkov nhận được trong ngân hàng. Người thương gia đã dành cả ngày và đêm trước cái chết của mình với một cô gái điếm Maslova. Theo công tố, chính cô ta, vì có tiền và muốn có được nó, nên đã cho Smelkov uống rượu cognac trộn với bột trắng, gây ra cái chết cho nạn nhân. Ngoài ra, một chiếc nhẫn đắt tiền đã bị đánh cắp.

Các đồng phạm của Catherine phủ nhận tội lỗi của họ, và cuối cùng, Maslova bị kết án bốn năm lao động khổ sai. Có công bằng không? Dĩ nhiên là không. Sau cùng, bản thân Maslova vẫn tiếp tục lặp lại, như thường lệ: “Tôi không lấy nó, tôi không lấy nó, tôi không lấy nó, nhưng chính anh ấy đã trao cho tôi chiếc nhẫn.” Theo bị cáo, chất bột này, cô cho biết thêm, nhưng cô nghĩ đó là thuốc ngủ. Có thể như vậy, cuộc đời của Catherine đã bị gạch bỏ. Nhưng Nekhlyudov có phải là người đổ lỗi ngay từ đầu và hoàn toàn cho việc này không? Anh nhớ lại lần chạm mặt ngây thơ đầu tiên của họ, tình yêu say đắm của mình, và điều đó trở nên rõ ràng: nếu sự khác biệt giữa nguồn gốc của anh và cô ấy không đóng vai trò quyết định, nếu trong trái tim anh nhận ra rằng anh vẫn yêu Katyusha mắt đen, mọi thứ đều có thể xảy ra. khác nhau.

Sau đó, trong lần chia tay đầu tiên của họ, anh ấy nói lời tạm biệt với cô ấy và cảm ơn cô ấy vì tất cả những điều tốt đẹp. Sau đó, trong ba năm chàng trai trẻ đã không đến với các dì của mình, và trong thời gian này, tính cách của anh ta thay đổi rất nhiều và trở nên tồi tệ hơn. Từ một thanh niên ngây thơ, lương thiện và vị tha, Nekhlyudov biến thành kẻ sống sa đọa, chỉ nghĩ đến bản thân. Một sự thay đổi khủng khiếp đã xảy ra với Dmitry chính vì anh ta không còn tin vào trái tim mình và bắt đầu tin tưởng người khác - và dẫn đến hậu quả thảm khốc. Nghĩa vụ quân sự đặc biệt bị hỏng Nekhlyudov.

Katya có nhận thấy những thay đổi này không? Không. Trái tim cô tràn đầy cùng một tình yêu, và khi chàng trai trẻ sau đó xuất hiện bên các dì trong ngày lễ Phục sinh, cô đã nhìn anh ta một cách vui vẻ và nhiệt tình. Cho đến khoảnh khắc khi Dmitry, sau khi xoa bóp, hôn cô trên hành lang. Ngay cả khi đó, nguy cơ bị dụ dỗ vẫn luôn rình rập Katya, và cô ấy, cảm thấy có điều gì đó không ổn, đã chống lại điều này. Như thể Dmitry đang cố gắng phá vỡ một thứ gì đó vô cùng quý giá.

Và rồi cái đêm định mệnh ấy đã đến, nó trở thành điểm khởi đầu cho một cuộc đời mới đầy tủi hờn, đầy cay đắng và thất vọng. Nekhlyudov, dằn vặt vì hối hận, đã ra đi, và cô gái bất hạnh và bị sỉ nhục vẫn ở lại - với số tiền 100 rúp mà khi nói lời tạm biệt, hoàng tử đã tặng, và một vết thương lớn trong tim cô ...

Trích dẫn từ cuốn sách "Sự sống lại"
Một trong những mê tín phổ biến và phổ biến nhất là mỗi người có những tính chất đặc thù của riêng mình, rằng có người tốt bụng, xấu xa, thông minh, ngu ngốc, năng động, thờ ơ, v.v ... Con người không như vậy. Chúng ta có thể nói về một người rằng anh ta thường tốt bụng hơn là xấu xa, thường thông minh hơn ngu ngốc, thường năng động hơn là thờ ơ, và ngược lại; nhưng sẽ không đúng nếu chúng ta nói về một người rằng anh ta tốt bụng hay thông minh, và về một người khác rằng anh ta xấu xa hay ngu ngốc. Và chúng tôi luôn chia rẽ mọi người như vậy. Và điều này không đúng.

Con người cũng giống như sông: nước giống nhau ở mọi nơi và ở đâu cũng giống nhau, nhưng mỗi con sông thì hẹp, hoặc chảy xiết, hoặc rộng, hoặc lặng ... Con người cũng vậy. Mỗi người đều mang trong mình mầm mống của mọi phẩm chất con người và đôi khi biểu hiện cái này, đôi khi cái khác, và thường là hoàn toàn khác với chính mình, chỉ còn lại một mình và là chính mình.

Tôi luôn làm tôi đau đớn, khủng khiếp khi nghĩ rằng những người có quan điểm mà tôi coi trọng đang nhầm lẫn giữa tôi với vị trí của tôi.

Mọi người sống và hành động một phần theo suy nghĩ của mình, một phần theo suy nghĩ của người khác. Mức độ mà mọi người sống theo suy nghĩ của mình và bao nhiêu theo suy nghĩ của người khác là một trong những điểm khác biệt chính giữa con người.

Đã hai năm tôi không viết nhật ký và nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ trở lại cái trò trẻ con này nữa. Và đây không phải là trò trẻ con, mà là một cuộc trò chuyện với chính mình, với con người chân thật, thiêng liêng sống trong mỗi người. Suốt thời gian này tôi đều ngủ, và tôi không có ai để nói chuyện cùng.

Luôn có một phút trong tình yêu giữa đàn ông và đàn bà, khi tình yêu đạt đến đỉnh cao, khi không có gì ý thức, lý trí và không có gì gợi cảm trong đó.

Bản án để trừng phạt nô lệ và sự thay đổi sau đó của cuộc đời Dmitry
Sau bản án lao động khổ sai, trong đó Nekhlyudov có một phần tội lỗi, bởi vì, với tư cách là một bồi thẩm, trong bài phát biểu của mình, anh ta đã bỏ sót những từ quan trọng "... nhưng không có ý định gây ra cái chết ...", nhờ đó người phụ nữ có thể được trắng án, Dmitry Ivanovich bắt đầu sửa chữa sai lầm. Anh ta nhận ra rằng anh ta là một tên vô lại và vô lại và nhận ra rằng chỉ cần cắt đứt quan hệ với cô dâu hiện tại của anh ta là Missy, để thú nhận với người chồng bị lừa dối của Maria Vasilievna rằng nói chung vợ anh ta đã lừa dối anh ta với anh ta. cuộc sống của mình theo thứ tự và tuân theo những kẻ mà mình đã gây ra điều ác. Nekhlyudov đã cầu nguyện với Chúa, xin Ngài giúp đỡ, dạy dỗ và cư ngụ trong anh. Và linh hồn của Dmitry đã được tẩy rửa sạch sẽ - và được đánh thức với một cuộc sống mới.

Vâng, Dmitry Ivanovich đã thay đổi, và mục tiêu của anh ta chỉ có một điều duy nhất: giúp đỡ cô gái bị kết án oan. Anh ta thuê một căn hộ và háo hức muốn gặp Maslova trong tù. Và cuộc gặp Nekhlyudov được mong đợi, đồng thời đáng sợ đã diễn ra. Họ đứng đối diện nhau, cách nhau bằng song sắt, và Maslova không nhận ra anh ta. Sau đó, người phụ nữ cuối cùng cũng hiểu đó là ai, nhưng tiếng ồn từ các tù nhân khác và du khách đã ngăn cản họ giao tiếp, và Maslova được phép vào một phòng riêng biệt. Dmitry lại bắt đầu cầu xin sự tha thứ, nhưng Catherine cư xử như thể cô không hiểu họ muốn gì ở cô, cô chỉ yêu cầu một khoản tiền: 10 rúp. Và anh muốn một điều: để Maslova trở thành những gì anh đã biết về cô ấy trước đây. Và vì điều này, anh ấy đã sẵn sàng nỗ lực.

Trong lần hẹn hò thứ hai, chàng thanh niên cương quyết nói với Catherine về ý định kết hôn với cô, nhưng điều này gây ra phản ứng bất ngờ: "Điều này sẽ không bao giờ xảy ra!" Câu nói “kiếp này cậu rất thích tôi, nhưng cậu muốn được tôi cứu ở thế giới tiếp theo” khiến người ta đau đớn cắt tai, nhưng Nekhlyudov không muốn từ bỏ.

Ngoài ra, trong suốt câu chuyện này với Maslova, anh đã cố gắng giúp đỡ những tù nhân khác: bà già và con trai của bà là Menshikov, người bị buộc tội đốt phá hoàn toàn vô cớ, một trăm ba mươi tù nhân bị giam giữ do hộ chiếu hết hạn, đặc biệt là tù nhân chính trị. , nhà cách mạng Vera Efremovna và bạn của cô Shustova. Dmitry Ivanovich càng đi sâu vào vấn đề của các tù nhân, ông càng hiểu rõ ràng hơn về sự bất công toàn cầu đã tràn ngập khắp các lĩnh vực của xã hội. Ông đến làng Kuzminskoye, nơi có một điền trang rộng lớn, và đột nhiên đưa ra một quyết định bất ngờ cho người quản lý: giao đất cho nông dân sử dụng với mức phí thấp. Anh cũng làm như vậy đối với phần tài sản được thừa kế từ các dì của mình.

Một tình tiết thú vị là khi Nekhlyudov, nhìn thấy sự nghèo đói khôn lường của dân làng, bắt đầu đồng cảm với họ: anh vào những túp lều khốn khổ, hỏi thăm những người nông dân về cuộc sống, trò chuyện với những chàng trai trong làng, người chỉ trả lời câu hỏi của anh: “Ai là người nghèo nhất trong số các bạn? ”

Ông chủ hết lòng nhận ra những gì làm hại nông dân nghèo từ việc người giàu sở hữu ruộng đất. Anh ta đưa tiền cho những người yêu cầu, nhưng ngày càng có nhiều người như vậy, và Dmitry Ivanovich bỏ về thành phố - một lần nữa, để gây ồn ào về vụ Maslova. Ở đó, anh lại gặp một luật sư. Toàn bộ nỗi kinh hoàng về sự bất công ngự trị trong các tòa án bắt đầu mở ra trước mắt Nekhlyudov khi người đàn ông này kể chi tiết ớn lạnh: nhiều người vô tội bị giam cầm, và ngay cả khi đọc Phúc âm, họ có thể bị lưu đày đến Siberia, và để giải thích nó. không tương ứng với các quy tắc của nhà thờ Chính thống giáo, để bị kết án lao động khổ sai. Sao có thể như thế được? Dmitry hỏi. Than ôi, thực tế phũ phàng đã dạy cho nó những bài học khắc nghiệt.

Dmitry tìm thấy Ekaterina trong bệnh viện. Theo yêu cầu của Nekhlyudov, cô ấy đã được chuyển đến đó làm y tá. Anh ta kiên định trong ý định kết hôn với người phụ nữ bạc mệnh này.

Than ôi, bất kể Dmitry cố gắng thúc đẩy việc xem xét lại vụ án như thế nào, Thượng viện vẫn chấp thuận quyết định của tòa án. Và người hùng trong cuốn tiểu thuyết của chúng ta, khi đến Moscow, đã vội vã nói với Catherine về điều này (người không ở trong bệnh viện, mà ở trong lâu đài, bởi vì cô ấy được cho là bắt đầu nảy sinh tình yêu với nhân viên y tế). Cô ấy phản ứng với tin tức về cuộc lao động khổ sai sắp xảy ra như thể cô ấy mong đợi một kết quả như vậy. Nekhlyudov bị xúc phạm vì sự phản bội của cô. Hai cảm xúc giằng xé trong anh: niềm tự hào bị thương và lòng thương hại cho một người phụ nữ đau khổ. Và đột nhiên Dmitry cảm thấy tội lỗi hơn trước Catherine. Anh nhận ra rằng không có gì có thể thay đổi quyết định đến Siberia của anh, bởi vì anh yêu Catherine không phải vì bản thân, mà là vì Chúa và vì cô ấy.

Trong khi đó, Katya bị buộc tội oan vì quan hệ với nhân viên y tế, ngược lại, khi anh ta định gạ gẫm, người phụ nữ đã đẩy anh ta ra. Maslova đã yêu Nekhlyudov một lần nữa và cố gắng thực hiện mong muốn của anh: cô ngừng hút thuốc, uống rượu, tán tỉnh. Vì vậy, việc Dmitry bắt đầu nghĩ xấu về cô ấy còn khiến Catherine buồn hơn cả tin đau đẻ.

Và Nekhlyudov đang giải quyết công việc của mình, chuẩn bị cho chuyến đi tới Siberia sắp tới. Việc cử nhóm tù nhân, trong đó có Maslova, được lên kế hoạch vào đầu tháng Bảy. Trước khi đi, khi tiễn em gái mình, Dmitry Ivanovich đã lên đường. Một cảnh tượng khủng khiếp là đám rước những người lưu vong qua thành phố: đàn ông cả già lẫn trẻ, trong bộ xiềng xích, quần xám và áo choàng, phụ nữ đeo túi trên vai, một số đang mang theo trẻ sơ sinh. Trong số đó có cả phụ nữ mang thai, họ khó có thể lê chân. Nekhlyudov đi bộ không xa bữa tiệc, sau đó lên taxi và lái vào một quán rượu. Và khi anh ta quay trở lại, anh ta nhìn thấy một tù nhân đang hấp hối, trên đó có một cảnh sát, một thư ký, một người hộ tống và một số người khác đang cúi xuống. Đó là một cảnh tượng khủng khiếp. Dmitry lại nhận ra số phận của những người được mệnh danh là “lao động khổ sai” vô cùng khó khăn. Nhưng đó chỉ là người đầu tiên chết vì điều kiện không thể chịu đựng được.

Nekhlyudov nghĩ: “Tình yêu thương lẫn nhau giữa con người là luật cơ bản của con người. - Họ có thể được đối xử có lợi và không có hại chỉ khi bạn yêu. Hãy để họ bị đối xử không có tình yêu, và không có giới hạn nào cho sự tàn nhẫn và tàn bạo.

Trong chuyến đi, Nekhlyudov quản lý để đảm bảo việc chuyển Maslova cho các tù nhân chính trị. Lúc đầu, ông tự mình đi trên một chuyến tàu khác - toa hạng ba, cùng với những người hầu, công nhân nhà máy, nghệ nhân và những người khác thuộc tầng lớp thấp hơn. Và đối với Katerina, cuộc sống với những người làm chính trị dường như tuyệt vời hơn so với những kẻ tội phạm. Cô ngưỡng mộ những người đồng đội mới của mình và đặc biệt là gắn bó với Marya Pavlovna, người đã trở thành một nhà cách mạng vì sự đồng cảm của người dân.

Và Katya đã yêu Simonson. Anh ta là một người hành động theo lý trí của riêng mình. Anh ta chống lại các vụ hành quyết, chiến tranh và bất kỳ vụ giết chóc nào - kể cả động vật, vì anh ta coi đó là tội ác khi tiêu diệt người sống. Người đàn ông với suy nghĩ độc đáo này cũng đã yêu Maslova - không phải vì lòng hy sinh và sự hào phóng như Nekhlyudov, mà vì cô ấy là ai. Lời thú nhận của Simonson với Nekhlyudov giống như một tia sáng từ màu xanh: "Tôi muốn kết hôn với Catherine ..." Anh ấy, giống như Dmitry, muốn giảm bớt số phận của Maslova, người mà anh ấy yêu như một người hiếm hoi và đau khổ.

Một phần, Dmitry cảm thấy tự do trước lời hứa dành cho Katya. Anh hài lòng với một thông tin khác: người bạn của anh, Selenin đã gửi một lá thư kèm theo bản sao của lệnh ân xá của Catherine: người ta quyết định thay thế lao động khổ sai bằng một khu định cư ở Siberia. Maslova muốn ở lại với ai? Tất nhiên, với Simonson Vladimir Ivanovich ...

Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Katya Nekhlyudov, lần cuối cùng tôi nghe thấy cô ấy "Tôi xin lỗi." Và sau đó anh ta lui về khách sạn và lấy cuốn Phúc âm do một người Anh tặng cho anh ta. Người nước ngoài này muốn đến thăm nhà tù với anh ta. Ông nói với các tù nhân về Chúa Giê-su Christ và trao các sách phúc âm. Những gì Dmitry đọc được khiến anh bị sốc: hóa ra phương tiện duy nhất để cứu rỗi con người khỏi cái ác là sự thừa nhận con người có tội trước Chúa, sự tha thứ của họ đối với nhau.

Bí mật của một cuộc sống hạnh phúc
Tin Mừng cho biết: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công bình của nó, phần còn lại sẽ được thêm vào cho anh em”. Và mọi người tìm kiếm phần còn lại và không tìm thấy nó.

Sự hiểu biết sâu sắc này đối với Nekhlyudov đã trở thành sự khởi đầu của một cuộc sống mới trước đây chưa từng được biết đến.

Khi tôi đọc đến những dòng cuối cùng của cuốn tiểu thuyết "Sự Phục Sinh", một câu hỏi đặt ra: "Tại sao nhà văn nói qua miệng của người anh hùng của mình về Vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất nếu mọi người bắt đầu thực hiện các điều răn của Đức Chúa Trời?" Rốt cuộc, con người không có khả năng này. Tin Mừng nói về Nước Thiên Đàng, trên trời, mà Chúa sẽ ban cho tất cả những ai yêu mến và tin vào Ngài. Nhưng bản thân Leo Nikolayevich Tolstoy có tin như vậy không? Tuy nhiên, đây là một chủ đề hoàn toàn khác.

"Hồi sinh" - một tiểu thuyết của L.N. Tolstoy. Bắt đầu từ năm 1889, hoàn thành năm 1899. Được xuất bản (với ngoại lệ kiểm duyệt) vào năm 1899 bởi tạp chí Niva hàng tuần ở St.Petersburg, đồng thời với V.G. Chertkov ở Anh (toàn văn). Năm 1900, các ấn bản tiếng Nga riêng biệt xuất hiện, các bản dịch sang các ngôn ngữ chính của châu Âu (các bản dịch cũng bị cắt bỏ). Ngay sau đó tác phẩm mới của Tolstoy đã được đọc và thảo luận trên khắp thế giới. Kho lưu trữ đã bảo quản hơn bảy nghìn tờ bút ký, bản sao, hiệu đính.

Ý tưởng của cuốn tiểu thuyết"Chủ nhật"
Nguồn gốc của ý tưởng là một câu chuyện được kể ở Yasnaya Polyana vào mùa hè năm 1887 bởi nhân vật tư pháp nổi tiếng A.F. Ngựa. Khi Koni là công tố viên của Tòa án Quận St.Petersburg, anh ta được một thanh niên thuộc xã hội quý tộc tiếp cận: với tư cách là một bồi thẩm viên, anh ta tham gia vào phiên tòa xét xử Rosalia Onni, bị anh ta dụ dỗ, và bây giờ bị buộc tội ăn cắp một trăm rúp. từ một "vị khách" say xỉn trong nhà chứa. Chàng trai trẻ quyết định kết hôn với cô và nhờ anh ta gửi cho cô một lá thư vào tù. Không lâu sau Rosalia chết vì bệnh sốt phát ban, Koni không biết thêm về lịch sử của kẻ dụ dỗ cô. Tolstoy nhiệt liệt khuyên tôi nên viết một câu chuyện về điều này cho Posrednik: "cốt truyện thật đẹp." Nhưng Koni không tập hợp, và hai năm sau người viết yêu cầu đưa cho anh ta chủ đề.

Lịch sử hình thành
Ấn bản đầu tiên là câu chuyện về Valerian Yushkin và tội lỗi mà anh ta đã phạm phải (họ Yushkov đã kết hôn với dì của Tolstoy). Bản thảo đã được mang đến trước khi tòa án huyện đến. Kết thúc của câu chuyện thực sự có vẻ quá “đơn giản” đối với Tolstoy: điều quan trọng là phải chỉ ra con đường ăn năn và một cuộc sống mới. Ngay trong bút tích tiếp theo đã xuất hiện tiêu đề cuối cùng "Phục sinh" và lời tựa từ Phúc âm của Giăng: "Tôi là sự sống lại và là sự sống." Người anh hùng được đặt tên là Arkady Neklyudov, sau đó là Dmitry Nekhlyudov. Họ này - Nekhlyudov - đã được độc giả của Tolstoy biết đến nhiều từ Tuổi trẻ, Buổi sáng của Chủ đất, và truyện Lucerne. Rõ ràng là nhiều khoảnh khắc tự truyện đã được thể hiện qua hình ảnh của Nekhlyudov

Trong cuốn tiểu thuyết, Tolstoy dự định, theo cách nói của riêng mình, chỉ ra "hai giới hạn của tình yêu đích thực và một trung gian giả tạo." "True" là tình yêu tuổi trẻ và sau đó là tình yêu Cơ đốc của Nekhlyudov "sống lại" dành cho Maslova; "false" - sự hấp dẫn gợi cảm đối với nó. Nếu không có ý định kết hôn và ý thức về bất kỳ nghĩa vụ nào, ngoại trừ “màu đỏ”, hãy tạm biệt.

Bắt đầu từ năm 1891, Tolstoy đã mơ về một cuốn tiểu thuyết "hơi thở lớn", nơi mọi thứ được miêu tả sẽ được chiếu sáng bởi "cái nhìn hiện tại về sự vật." Một cuốn tiểu thuyết như vậy chỉ bắt đầu xuất hiện sau một quyết định sáng tạo nảy sinh bốn năm sau đó: điều chính yếu không phải là lịch sử của Nekhlyudov, mà là cuộc đời của Katyusha Maslova. "Sự phục sinh" mới không chỉ bắt đầu với Maslova, phiên tòa xét xử cô, mà về bản chất, toàn bộ cốt truyện đều phụ thuộc vào lịch sử cuộc đời cô. Một trong những tư tưởng chính của cuốn tiểu thuyết: “những người bình thường rất dễ bị xúc phạm”. (Katyusha nói những lời này trong phần cuối cùng, phần thứ ba), và do đó, theo lẽ tự nhiên, với mọi quyền, những cảnh và hình ảnh về sự phẫn uất của mọi người được đặt trên vải, những người có tội với nó, được hưởng tất cả những lợi ích của cuộc sống do địa vị bị áp bức của các nạn nhân. Tất nhiên, Nekhlyudov, tội lỗi cá nhân của anh ta vẫn là trọng tâm của cốt truyện; cái nhìn sâu sắc về đạo đức của anh ta đóng vai trò như một la bàn, một kim chỉ nam trong việc đánh giá mọi thứ mà anh ta nhìn thấy; nhưng đời sống tinh thần và số phận của chính anh vẫn mờ mịt. Trái tim của tác giả cuốn tiểu thuyết được trao cho Katyusha "bị xúc phạm", chứ không phải cho nhà quý tộc ăn năn. Nekhlyudov được vẽ một cách lạnh lùng, theo lý trí nào đó, đôi khi thực sự trớ trêu. A.P. cảm thấy điều này tốt. Chekhov, một trong những người sành sỏi vô bờ bến về nghệ thuật của Tolstoy được truyền cảm hứng, nhưng đồng thời cũng là một trong những người đánh giá tỉnh táo.

"Phục sinh" (Tolstoy): phân tích cuốn tiểu thuyết

Tác giả của Resurrection cho biết, không phải không có sự cuồng nhiệt mang tính luận chiến, rằng toàn bộ cuốn tiểu thuyết được viết để mọi người đọc những trang cuối cùng của nó. Phúc âm là nguồn quan trọng nhất của toàn bộ cuốn sách. Tolstoy trân trọng những sự thật được tiết lộ cho Nekhlyudov khi đọc cuốn sách vĩnh hằng (thật ngạc nhiên khi đoạn kết này gợi nhớ và lặp lại đoạn kết của "Tội ác và trừng phạt" của Dostoevsky). Tuy nhiên, bản thân anh cũng rất ngạc nhiên và vui mừng khi biết anh có thể nói về sự bất công của trật tự hiện có của cuộc sống. Cả một phòng trưng bày những người phản đối sự bất công này, "những người bảo vệ nhân dân" (dùng từ của Nekrasov), chắc chắn đã tràn vào các trang của Phục sinh. Tolstoy không chấp nhận các phương pháp cách mạng, đặc biệt là khủng bố, và đưa nhiều nét tiêu cực vào hình ảnh của những nhà cách mạng (như Novodvorov, Kondratiev, Grabets); nhưng đồng thời ông cũng thông cảm viết về động cơ đằng sau cuộc đấu tranh của họ chống lại chính quyền, lòng vị tha và sự trong sạch đạo đức của họ. Sự sống lại của Katyusha cuối cùng không phải do Nekhlyudov ăn năn, mà là do sự giao tiếp của cô với "chính trị gia". Ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, hai "sự sống lại" diễn ra - Nekhlyudov và Katyusha, và không rõ cái nào xác thực và đáng tin cậy hơn.

Trong một thời gian dài làm việc về "Resurrection", Tolstoy gọi nó là "câu chuyện của Konev"; sau đó anh đồng ý đề nghị của nhà xuất bản A.F. Marx gọi tác phẩm là một cuốn tiểu thuyết. Nhưng người ta luôn phải thêm một từ giải thích vào định nghĩa thể loại. Đối với "Sự Phục Sinh", có hai điều rõ ràng là thích hợp: "xem xét" và "bài giảng". Bức tranh toàn cảnh rộng lớn nhất về cuộc sống Nga trong một phần ba cuối thế kỷ trước mở ra trước mắt người đọc, tạo nên một cuộc tổng duyệt nghệ thuật; nhưng nhiều trang được dành để rao giảng trực tiếp về cái thiện và tố cáo trực tiếp cái ác. Phần đầu của cuốn tiểu thuyết giống như phần đầu của một bài thuyết pháp. Sau đó, người ta nói về mùa xuân, đó là “mùa xuân ngay cả trong thành phố” - mùa xuân đó, từ “Tuổi trẻ” tượng trưng cho thế giới của Tolstoy về khả năng đổi mới, sự trưởng thành về mặt đạo đức của tâm hồn con người. Không có gì ngạc nhiên khi phần dàn dựng sau này của cuốn tiểu thuyết (buổi biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật Mátxcơva) đòi hỏi “giọng nói của tác giả” từ sân khấu (trong một bài đọc xuất sắc của V.I. Kachalov). Vâng, và các tác phẩm điện ảnh không thể làm nên chuyện nếu không có anh ấy (“lồng tiếng”).

Chủ nghĩa tường minh của các mô tả là đặc trưng của phong cách Phục sinh hơn là của Anna Karenina. Nguyên tắc “Pushkinian” về mô tả đời sống tinh thần, bị Tolstoy từ chối khi bắt đầu bước vào con đường văn học của ông (“Những câu chuyện của Pushkin bằng cách nào đó trần trụi”), đã đóng một vai trò lớn như vậy đối với Anna Karenina, đã trở nên thống trị trong cuốn tiểu thuyết Resurrection. Định nghĩa được đưa ra bởi chính nghệ sĩ (trong một bức thư cho V. G. Chertkov, 1899): "đời sống tinh thần, thể hiện trong cảnh." Không phải là “phép biện chứng của linh hồn” với những “chi tiết của cảm giác”, những cuộc độc thoại và đối thoại nội tâm dài dòng, những giấc mơ, những ký ức, mà là sự phô bày đời sống tinh thần như nó xuất hiện trong một biểu hiện bên ngoài, hành động, “cảnh”, chuyển động, cử chỉ. Câu chuyện về một sự biến động tâm linh, về "đêm khủng khiếp" khi Maslova không còn tin vào Chúa và lòng tốt, chiếm ba trang, chỉ có ba trang - trong chương XXXVII của phần đầu tiên và kể về cách cô gõ cửa kính xe lửa với một bàn tay lạnh. , rồi chạy đi chạy theo đoàn xe khởi hành, trên đầu mất chiếc khăn tay: “Cô ơi, Mikhailovna! cô gái hét lên, hầu như không theo kịp cô ấy. "Chiếc khăn tay đã biến mất!" Và Katyusha hét lên một từ: "Còn lại!" Và điều này đủ để nói lên tất cả sự vô vọng về hoàn cảnh của cô ấy. Cô ấy được miêu tả một cách ngắn gọn, chủ yếu là những động từ chỉ hành vi bên ngoài, cử chỉ của Maslova tại phiên tòa: “Lúc đầu cô ấy khóc, nhưng sau đó cô ấy bình tĩnh lại và trong trạng thái hoàn toàn sững sờ, ngồi trong phòng tù nhân, chờ đợi. cho công văn. ” “Kết án,” cô kinh hãi nghĩ, khi tỉnh dậy trong phòng giam vào ngày hôm sau, và một vài từ cũng đủ để mô tả trạng thái tâm trí của cô. Cô có được năng khiếu diễn thuyết chỉ khi đụng độ với Nekhlyudov, hơn nữa, say rượu vì can đảm; nhưng ngay cả ở đó mọi thứ đều kịch tính, căng thẳng và ngắn gọn.

Tolstoy buộc anh hùng của mình không phân tích những chi tiết nhỏ nhất trong trải nghiệm nội tâm của chính mình, mà để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản của cuộc sống Nga. Tại sao Maslova vô tội lại bị phán xét, trong khi anh ta, Nekhlyudov, kẻ gây ra sự sa ngã của cô, lại đóng vai trò là quan tòa? Tại sao một cậu bé bị cầm tù, trước người mà xã hội đáng trách hơn cậu ta trước xã hội? Tại sao nông dân chết đói, kiệt quệ, chết yểu? Tại sao anh ta làm những gì anh ta làm, và quá bận tâm đến mức hiển nhiên thờ ơ với mọi thứ quan trọng của Toporov? Tại sao nhà cách mạng Kryltsov đau khổ và chết? Tại sao Shustova vô tội lại bị giam trong pháo đài? Diễn biến của tình cảm và tư tưởng của người anh hùng thường được trình bày như sau: ngạc nhiên, hoang mang, nhận ra bản chất, phẫn nộ và phản kháng. Theo nghĩa này, Nekhlyudov chắc chắn rất gần gũi với tác giả của cuốn tiểu thuyết. Tất cả các tác phẩm của Tolstoy trong thời kỳ cuối, đặc biệt là tác phẩm báo chí mạnh mẽ của ông, là một câu hỏi được đặt ra gay gắt và mong muốn đưa ra câu trả lời: "Vậy chúng ta phải làm gì?", "Tại sao mọi người lại say sưa?", "Con đường ở đâu ra? ”,“ Có thực sự cần thiết không? ”,“ Chúa hay thú? ”,“ Để làm gì? ”.

Ý nghĩa của cuốn tiểu thuyết
Resurrection là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Tolstoy. Được xuất bản một năm trước thế kỷ mới, nó đã được người đương thời (và con cháu) coi như một minh chứng của nhà văn, lời chia tay của ông. V.V. đã viết về điều này với sự ngưỡng mộ đối với tác giả và những người khác. Stasov, bày tỏ cảm xúc chung. Mặt khác, "Resurrection" đẩy nhanh hành động trừng phạt đã được lên kế hoạch từ lâu đối với Tolstoy - bị vạ tuyệt thông khỏi nhà thờ (1901). Nhưng lời hùng hồn vẫn tiếp tục vang lên trong thế gian, cố gắng đánh thức lương tâm đang ngủ yên và hướng con người đến đạo đức “phục sinh”, ăn năn, đổi đời, hiệp nhất. Công trình sáng tạo của Tolstoy, sự khởi đầu quan trọng của ông, chắc chắn đã góp phần vào sự sụp đổ của hệ thống bị phá hủy bởi cuộc cách mạng Nga. BẰNG. Suvorin ghi nhận một cách tinh ý trong nhật ký của mình rằng có hai sa hoàng ở Nga: Nicholas II và Tolstoy; Đồng thời, Nikolai không thể làm gì với Tolstoy, và Tolstoy không ngừng lung lay ngai vàng của mình. Nhưng Tolstoy luôn luôn, và trong cuốn tiểu thuyết "Resurrection" cũng vậy, chống lại các phương pháp bạo lực, mang tính cách mạng để tiêu diệt cái lỗi thời. Ông không kêu gọi sự hủy diệt, mà là sự tự nguyện từ bỏ và tái sinh. Theo Tolstoy, để cấu trúc cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, mỗi người nên bắt đầu với chính mình; rồi một, nhiều, cuối cùng tất cả sẽ trở nên tốt hơn, và hệ thống sẽ tự thay đổi. Ý tưởng này có thể là không tưởng, nhưng nó không còn là điều không tưởng hơn là hy vọng đạt được công lý thông qua các hành động thù địch và biến động chính trị.

Các minh họa cổ điển của L.O. Pasternak đã được tái bản, bắt đầu với Niva, trong nhiều ấn phẩm, tiếng Nga và nước ngoài. Năm 1951, cuốn tiểu thuyết được minh họa bởi họa sĩ đương đại A.I. Khorshak. Các vở kịch bắt đầu trong cuộc đời của Tolstoy (1903, New York) và tiếp tục sau đó. Đặc biệt nổi tiếng là Nhật Bản 1914 và buổi biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật Mátxcơva (1930), do V.I. Nemirovich-Danchenko. Phim đã được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Đáng kể nhất - năm 1960, theo kịch bản của E. Gabrilovich, do M. Schweitzer đạo diễn. Có những vở opera của F. Alfano người Ý (1904), J. Cikker người Slovakia (1960).

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông, "Chủ nhật", Tolstoy đã viết trong 10 năm. Tác phẩm đã trở thành một loại kết quả sáng tạo, và cũng mở ra triển vọng mới cho sự phát triển hơn nữa của nghệ thuật thế kỷ 20.

Thành phần

Kết cấu của tác phẩm mà Tolstoy viết - "Chủ nhật" - nội dung của nó dựa trên sự đối lập đa dạng và nhất quán của cuộc sống của người dân và chủ nhân. Tác giả đối lập trực tiếp các điều kiện tồn tại của Dmitry Nekhlyudov và Katyusha Maslova. Đằng sau mỗi yếu tố về quần áo, đồ đạc, vật dụng trong nhà của anh hùng đều ẩn chứa ý tưởng về sức lao động của người khác mà họ có được, mà L.N. Tolstoy ("Chủ nhật"). Do đó, tác giả đưa ra một mô tả ngắn gọn về những thứ này và các vật dụng khác trong gia đình, do đó, hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên.

Nekhlyudov hoàn thành bộ sưu tập hình ảnh do Tolstoy tạo ra trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, giờ đây, người anh hùng đang hoàn toàn rời xa môi trường, xã hội của mình, theo thời gian nhận ra sự bất thường, dị thường, tàn khốc của thế giới xung quanh. Gặp gỡ Katyusha Maslova đánh thức cảm giác hối hận, mong muốn sửa đổi. Tất cả cuộc sống và hành động xa hơn của anh ta đều tương quan với thế giới của con người và chủ nhân - hai cực đối lập.

Tính năng tường thuật
Cuốn tiểu thuyết "Chủ nhật" được Tolstoy viết theo một cách rất đặc biệt. Câu chuyện hoàn toàn không có sự bình tĩnh sử thi. Không thích và đồng tình được bày tỏ một cách cởi mở và rõ ràng. Điều đó cho phép chúng tôi nói về một số trở lại cách thức tường thuật "Chiến tranh và Hòa bình". Tiếng nói liêm khiết và nghiêm khắc của tác giả-thẩm phán vang lên, người buộc tội không phải những đại diện cụ thể của xã hội, mà là của cả thế giới, nơi đã làm tê liệt tâm hồn con người và cũng đang cố gắng cắt xẻo thiên nhiên.

Đây là cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà L.N. Tolstoy. "Chủ nhật", bản tóm tắt các chương được đưa ra trong bài báo, hoàn toàn không được xây dựng trên một câu chuyện tình yêu, như thoạt nhìn có vẻ như vậy. Công việc được xác định bởi các vấn đề xã hội, công cộng. Cuộc khảo sát, nguyên tắc tường thuật toàn cảnh nắm bắt các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Người ta có ấn tượng về sự liên kết chặt chẽ của tất cả những người và sự kiện chịu trách nhiệm về mọi thứ xảy ra trên thế giới, với nhau. Nguyên tắc này sẽ được sử dụng trong các tác phẩm tiếp theo của Tolstoy.

Sách 1
Cuốn tiểu thuyết "Chủ nhật" Tolstoy bắt đầu bằng những sự kiện sau đây. Một ngày mùa xuân, ngày 28 tháng 4, một trong những năm 1890, một quản giáo trong nhà tù ở Mátxcơva mở khóa phòng giam của anh ta và gọi: "Maslova, đang bị xét xử!"

Xuất thân của nhân vật nữ chính
Chương thứ hai kể về câu chuyện của người tù này. Người tù Maslova có một cuộc sống bình thường nhất. Cô được sinh ra trong một cô gái làm ruộng chưa lập gia đình, từ một người đàn ông trong làng chuyền cho hai chị em chủ đất. Khi mẹ cô lâm bệnh và qua đời, Katyusha mới ba tuổi. Cô được các bà già nhận vào làm người giúp việc và học trò. Khi Katyusha 16 tuổi, một hoàng tử giàu có, cháu trai của hai chị em, vẫn còn là một chàng trai ngây thơ, một cậu học sinh, Nekhlyudov, đến làng của họ. Cô gái, thậm chí không dám thừa nhận điều đó với chính mình, đã yêu anh.

Và đây chỉ là phần mở đầu của những sự kiện trong cuốn tiểu thuyết mà Tolstoy đã viết - "Chủ nhật". Tóm tắt của họ như sau. Sau vài năm, Nekhlyudov, đã được thăng cấp làm sĩ quan và tham gia nghĩa vụ quân sự, bị chủ đất chặn lại trên đường tham chiến và ở trong nhà của họ trong 4 ngày. Vào đêm trước khi rời đi, anh ta đã quyến rũ Katyusha và rời đi, đưa cho cô một tờ tiền một trăm rúp. Năm tháng sau ngày anh đi, cô gái biết chắc rằng mình đã có thai. Cô yêu cầu một dàn xếp, nói lời thô lỗ với các chị em của mình, sau đó cô đã ăn năn hối cải, và họ buộc phải để cô đi. Katyusha định cư cùng làng với một bà góa bán rượu. Sự ra đời thật dễ dàng. Tuy nhiên, bà đỡ đã lây bệnh cho nhân vật nữ chính từ một người phụ nữ trong làng bị bệnh, và cậu bé, con của bà, được quyết định gửi đến một trại trẻ mồ côi, nơi cậu chết ngay sau khi đến nơi.

Về điều này, Leo Tolstoy không mô tả hết hoàn cảnh xuất thân của nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết. "Sự phục sinh", một bản tóm tắt mà chúng tôi đang xem xét, tiếp tục với các sự kiện tiếp theo.

Maslova, người đã thay thế một số khách quen vào thời điểm đó, đã bị theo dõi bởi một thám tử đưa các cô gái vào nhà thổ. Được sự đồng ý của Katyusha, bà đã đưa cô đến ngôi nhà bình dân của Kitaeva lúc bấy giờ. Cô ấy đã bị giam trong năm thứ bảy làm việc trong viện này, và bây giờ, cùng với những tên trộm và kẻ giết người, họ đang bị đưa ra tòa.

Cuộc gặp của Nekhlyudov với Maslova

Dmitry Ivanovich Nekhlyudov, hoàng tử, cháu trai của chủ đất, vào lúc này, đang nằm trên giường vào buổi sáng, nhớ lại những sự kiện của buổi tối hôm qua tại Korchagins nổi tiếng và giàu có, có con gái, theo kế hoạch và giả định, anh ta sẽ sớm kết hôn. . Một lúc sau, sau khi uống cà phê, anh ta lái xe đến cổng tòa án và khoác lên mình chiếc áo sơ mi, khi một bồi thẩm viên xem xét các bị cáo có mặt trong phòng, những người bị buộc tội đầu độc một thương gia nhằm mục đích cướp tài sản. Đột nhiên ánh mắt anh dừng lại ở một cô gái. “Không thể được,” Nekhlyudov nói với chính mình. Đôi mắt đen nhìn anh gợi cho người anh hùng một điều gì đó đen tối và khủng khiếp. Đây là Katyusha, người mà anh ấy nhìn thấy lần đầu tiên khi vẫn còn là sinh viên năm thứ ba, khi chuẩn bị một bài luận về quyền sở hữu đất đai, anh ấy đã dành cả mùa hè với các dì của mình. Đây cũng chính là cô gái mà anh đã từng yêu, sau đó bị dụ dỗ trở thành một đứa trẻ điên loạn, bị bỏ rơi và không bao giờ được nhớ đến nữa, vì kí ức đã tố cáo chàng thanh niên tự cao tự đại của mình. Nhưng anh vẫn không muốn khuất phục cảm giác hối hận đã nảy sinh trong mình. Những biến cố tưởng chừng chỉ là một tai nạn khó chịu không thể làm xáo trộn cuộc sống hạnh phúc ngày nay.

Tòa án
Tuy nhiên, phiên tòa vẫn tiếp tục, bồi thẩm đoàn phải công bố quyết định của họ, Tolstoy nói. "Chủ nhật", phần tóm tắt mà bạn đang đọc, tiếp tục như sau. Maslova, vô tội về những gì cô ấy bị nghi ngờ, được công nhận như vậy, giống như các đồng đội của cô ấy, mặc dù có một số dè dặt nhất định. Nhưng ngay cả chính chủ tọa cũng ngạc nhiên rằng, đã quy định điều kiện "không có ý định cướp", bồi thẩm đoàn lại quên thông báo một điều kiện khác - "không có ý định cướp đi sinh mạng". Theo quyết định của họ, hóa ra Maslova không ăn trộm hay cướp, nhưng vẫn đầu độc người buôn bán mà không có bất kỳ mục đích rõ ràng nào. Kết quả của sự thô lỗ này, cô ấy bị kết án lao động khổ sai. Các chương từ 9 đến 11, cũng như 19 đến 24 của cuốn sách đầu tiên (Leo Tolstoy, "Sự phục sinh") được dành để mô tả về phiên tòa

Nekhlyudov kinh tởm và xấu hổ sau khi anh ta trở về nhà từ cô dâu giàu có Missy Korchagina (người thực sự muốn kết hôn, và Nekhlyudov là một người phù hợp), và trí tưởng tượng của anh ta rất rõ ràng và sống động vẽ một tù nhân với đôi mắt đen láy. Kết hôn với Missy, điều mà gần đây dường như là điều tất yếu và gần gũi, giờ đây dường như là điều hoàn toàn không thể đối với người anh hùng. Nekhlyudov cầu xin Chúa giúp đỡ, và Chúa sống trong anh đã thức dậy trong tâm trí anh. Anh ấy cảm thấy bản thân có khả năng làm tất cả những gì tốt nhất mà một người có thể làm được. Anh hùng đặc biệt thích ý tưởng hy sinh tất cả mọi thứ để thỏa mãn đạo đức của mình và kết hôn với Maslova.

Hẹn hò với Maslova

Hãy tiếp tục nói về cuốn tiểu thuyết mà Tolstoy đã viết - "Chủ nhật". Một bản tóm tắt ngắn gọn về nó như sau. Người đàn ông trẻ tuổi tìm kiếm một cuộc gặp với bị cáo và giống như một bài học rút ra, không cần ngữ điệu, nói với cô rằng anh ta muốn chuộc lỗi và đạt được sự tha thứ của cô. Katyusha ngạc nhiên: "Những gì đã từng, đã biến mất." Người anh hùng hy vọng rằng, khi biết được sự hối cải và ý định phục vụ cô, Maslova sẽ cảm động và vui mừng. Trước sự kinh hoàng của mình, anh nhận ra rằng không có Katyusha trước đây mà chỉ có cô gái điếm Maslova. Anh ta sợ hãi và ngạc nhiên rằng cô ấy không chỉ không xấu hổ về vị trí gái mại dâm hiện tại của mình (trong khi vị trí tù nhân có vẻ nhục nhã đối với cô ấy), mà thậm chí còn tự hào về việc anh ấy là một hoạt động hữu ích và quan trọng, bởi vì rất nhiều đàn ông cần dịch vụ của cô ấy.


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 3:05 pm; edited 11 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 23 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 23 of 50 Previous  1 ... 13 ... 22, 23, 24 ... 36 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum