Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 41 of 50 Previous  1 ... 22 ... 40, 41, 42 ... 45 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 11:52 am

Hoang Anh Pham
Hoang Anh Pham@Viện Sách - Bookademy - ybox

[Review Sách] "Ếch - Mạc Ngôn": Trẻ Con Không Thừa

Đối với tôi, Ếch là một tác phẩm đặc biệt vô cùng. Tôi đọc Ếch như đang chạy marathon, càng đọc, tim càng đập nhanh; càng đọc, càng thấy gấp gáp, hối hả. Mạch truyện cuốn tôi vào và đẩy tôi đi. Tôi đọc một mạch từ chập tối đến 4 giờ sáng hôm sau là xong cuốn sách. Thẫn thờ, bật khóc nức nở. Đây không chỉ là một cuốn sách, một câu chuyện, đây là một khối hiện thực đặc quánh những giằng xé, ray rứt và đau thương.

Trẻ em luôn giành được sự ưu tiên, yêu thương từ gia đình và xã hội. Ở đa số các quốc gia, vùng miền trên thế giới, trẻ em được quan tâm nhiều, được chăm chút, đảm bảo cơm no, áo ấm, học hành. Tiếng nói, tiếng cười của đứa trẻ có thể làm bừng sáng cả một gia đình, làm mọi người xung quanh nó như hạnh phúc hơn, tươi trẻ hơn. Sự ra đời của một đứa bé là điều thiêng liêng, đáng được bảo vệ và trân trọng. Nếu những điều trên đều thành hiện thực thì thế giới chúng ta đang sống hẳn sẽ hạnh phúc hơn biết bao nhiêu. Tiếc rằng, cuộc đời không phải lúc nào cũng được như vậy. Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có thể làm cha mẹ chúng hạnh phúc, hài lòng. Không phải sự ra đời nào cũng được hoan nghênh, bảo vệ.

Nghe nói bà vợ hai sinh được một đứa con trai, Trần Ngạch từ trong góc tường bò dậy. Tay chân ông ta trở nên thừa thãi khi đi một vòng chung quanh chiếc giường đất, hai dòng nước mắt đặc quánh như mật ong từ từ trào ra khỏi hốc mắt khô khốc và lăn xuống gò má. Sự vui mừng của Trần Ngạch không thể dùng ngôn ngữ mà diễn tả được, có rất nhiều lời muốn nói nhưng ông ta không dám nói ra. Nào là hương hỏa, nào là tông tộc vân vân.

Sự kiện đáng lưu ý đầu tiên trong Ếch là sự kiện Vạn Tâm đỡ đẻ cho Ngãi Liên, vợ hai của Trần Ngạch. Sự ra đời của Trần Tị - tên đứa trẻ ấy - đã mang lại niềm vui cho rất nhiều người. Đối với Vạn Tâm, đây là đứa trẻ đầu tiên mà cô đỡ, khi nhìn thấy nó ra đời bình yên khỏe mạnh, trong cô dâng lên một niềm vui sướng thuần khiết, sáng trong. Ngãi Liên là người phụ nữ đã quá tuổi sinh nở nhưng vẫn cùng chồng cố sinh thêm một đứa nữa vì nhà này vẫn chưa có con trai nối dõi tông đường. Bà được trải niềm hạnh phúc của một người mẹ khi thấy con mình chào đời bình an, cũng vui mừng vì đây là một đứa con trai. Sự hiện diện của đứa con trai này sẽ làm cho cuộc sống của bà viên mãn hơn, tròn vẹn hơn. Lại nói đến Trần Ngạch, đây là người đàn ông chỉ vui mừng khi biết đứa con mới sinh của mình mang giới tính nam. Dù với lí do gì, quả thật sự ra đời của Trần Tị đã góp thêm ánh sáng vào cuộc đời của rất nhiều con người.

Ở xã hội Trung Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung, không khó để ta nhìn thấy các biểu hiện của sự trọng nam khinh nữ. Có vô số điều vô lí mà phụ nữ bị áp đặt phải tuân theo. Họ phải giữ gìn trinh tiết cho chồng mình dù người đàn ông không nhất thiết phải làm điều tương tự với vợ; phải tuân thủ tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử: ở nhà nghe lời cha, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết nghe lời con trai); luôn phải chăm sóc chồng và gia đình chồng thật chu đáo;... Đó là những định kiến xuất hiện lâu đời, ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của rất nhiều người, đặc biệt là người dân châu Á. Hệ quả của luồng suy nghĩ trọng nam là mong muốn có con trai để nối dõi tông đường. “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tội bất hiếu có ba điều, mà không con nối dõi là lớn nhất) là câu nói của Mạnh Tử, được dẫn theo sách của Chu Hy, được xem là kim chỉ nam cho các cuộc hôn nhân của người Trung Quốc. Việc có con không chỉ là để gia đình thêm phần đông vui mà còn là một nhiệm vụ không thể thoái thác, không thể chối từ. Mà theo Tống Nho (không phải Nho giáo nguyên bản), thì có con trai mới được tính là “có”, còn có con gái thì coi như không có con. Trong tác phẩm của mình, Mạc Ngôn phản ánh rất thành công lối suy nghĩ trên của người Trung Quốc thông qua nhiều chi tiết đắt giá.

Bố cất giọng hồ hởi:”Giỏi quá, là một con cái”
Cô tôi gắt gỏng:”Đúng là kỳ lạ! Đàn bà sinh ra con gái thì đàn ông quay mặt không thèm nhìn. Trâu sinh ra trâu cái, đàn ông lại toét miệng khen giỏi!”
Bố nói:”Con trâu nghé này lớn lên có thể tiếp tục sinh con!”
Cô nói:”Còn người thì sao? Con gái lớn lên không thể tiếp tục sinh con được sao?”
Bố nói:”Hai chuyện này không giống nhau”.
Cô nói:”Có chỗ nào không giống nhau?”
Bố thấy cô đã nổi cáu, không dám tranh luận nữa.

Hiện thực được phản ánh trong Ếch là như vậy, sinh được con trai thì vui mừng, sinh được con gái thì không vui như vậy, đôi khi sự ra đời của một bé gái còn khiến bố mẹ nó khó chịu, bất hòa với nhau. Sự ra đời của trẻ chưa chắc đã mang lại niềm vui cho bố mẹ chúng. Để làm hài lòng bậc sinh thành, hài lòng gia đình dòng tộc, đứa trẻ ấy còn phải tuân thủ yêu cầu khắt khe về giới tính mà không biết người nào đã đặt ra cho chúng nữa cơ. Khi Vương Đảm sinh đứa con thứ hai, thể trạng cô vốn yếu đuối, lại phải chịu nhiều áp lực trong suốt thai kỳ nên đã ra đi khi sinh con. Con gái của cô may mắn chào đời an toàn. Trước tình cảnh đó, Trần Tị - chồng của Vương Đảm - không tỏ ra đau lòng vì cái chết của vợ, không vui mừng vì sự ra đời của con mình mà “cúi đầu ủ rũ, hai nắm đấm vung lên đấm bồm bộp vào ngực”. Lý do cho hành động của Trần Tị là :”Họ Trần năm đời độc đinh, không ngờ đến đời tôi thì tuyệt tự!”. Đọc đến đây, tôi không khỏi rùng mình. Vương Đảm và Trần Tị là đôi bạn lớn lên cùng nhau, yêu nhau bằng thứ tình yêu đẹp đẽ vô cùng. Cuộc hôn nhân của họ nhận được sự chúc phúc của hai bên gia đình, của bạn bè, của làng xóm. Vương Đảm thông minh, xinh đẹp, khéo léo, là mơ ước một thời của rất nhiều thanh niên trong vùng. Tất cả những điều đó không đổi lại được chút xót thương của Trần Tị trước cái chết của cô.

Thực ra, mục đích của Trần Tị khi mạo hiểm để cho Vương Đảm mang thai đứa con thứ hai chỉ là mong muốn có một đứa con trai để nối dõi dòng họ Trần. Do vậy mà cậu ta mới liều sống liều chết để bảo vệ cái bào thai ấy. Nhưng khi nhận lấy kết quả là một đứa con gái được sinh ra từ trong gian lao tột cùng, cậu ta không còn quan tâm gì nữa mà chỉ biết đấm ngực kêu khóc: Trời hại tôi rồi! Trời bắt tôi tuyệt tự!... như tôi đã kể ở trước.

Mặc kệ thi hài vợ đang lạnh đi trong khoang thuyền, trong anh chỉ có một nỗi đau duy nhất: nỗi đau không có con trai nối dõi tông đường. Chẳng lẽ việc có con trai quan trọng đến vậy ư? Không sinh được con trai thì là loại người bất hiếu, nhục nhã, không đáng sống trên đời hay sao? Tại sao con người, vốn luôn tự xưng là loài sinh vật có trí thông minh vượt trội, lại có thể chấp nhận tuân theo những định kiến vô lý đến như vậy? Khi đọc đến đoạn này, tôi đã khóc, nhưng khóc vì cái chết của Vương Đảm thì ít, khóc vì sự lạnh lùng vô tâm đến đáng sợ của Trần Tị thì nhiều. Ít ra, trước khi nhắm mắt, trên mặt Vương Đảm là nụ cười thanh thản, hạnh phúc vì con mình đươc chào đời an toàn, lành lặn. Đối với nhân vật Vương Đảm, tôi cảm nhận được tâm trạng không còn gì luyến tiếc của cô khi rời xa trần thế. Tôi cảm thấy sự an ủi đối với cái chết của nhân vật này. Còn đối với Trần Tị, hành động của anh ta làm tôi sợ hãi. Hẳn ai cũng không mong muốn cái chết của mình bị người mình hằng yêu thương, gắn bó phớt lờ đi như vậy. Một ngày nào đó nếu tôi lâm vào thảm cảnh của Vương Đảm, ai sẽ là người nhìn cái chết của tôi với ánh mắt đau khổ, xót thương? Ai sẽ bỏ qua tất cả mọi thành tựu, lỗi lầm mà tôi gây ra để nhỏ xuống cho tôi một giọt nước mắt?  

Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, để giảm thiểu gánh nặng lên nền kinh tế quốc dân, cụ thể trong các lĩnh vực như y tế, phúc lợi xã hội, lương thực, việc làm..., Trung Quốc đã thực hiện chính sách sinh đẻ, không cho các gia đình sinh quá nhiều con. Những người là Đảng viên, làm việc trong cơ quan nhà nước chỉ được sinh một con, người dân bình thường được sinh hai con. Đối với các gia đình ở một số vùng nông thôn, nếu cả hai đứa con đều là nữ thì được sinh thêm một đứa nữa, nhưng đứa trẻ thứ ba dù là nam hay nữ thì gia đình ấy cũng đều phải chấp nhận, không được sinh thêm nữa. Dù vậy, với tư tưởng trọng nam khinh nữ ăn sâu vào đầu óc, nhiều người chưa có con trai nhưng đã sinh có tối đa số con theo quy định vẫn cố tìm mọi cách, thậm chí bất chấp thủ đoạn, để kiếm thêm những đứa trẻ “bất hợp pháp” với hi vọng có được một đứa con trai. Chính vì người dân không tuân thủ pháp luật nên nhà nước phải ban hành nhiều chính sách mạnh tay để kiểm soát tình trạng sinh đẻ: ngay sau khi người phụ nữ sinh đứa con “hợp pháp” cuối cùng, bệnh viện sẽ tiến hành đặt vòng cho cô ấy; động viên các ông chồng đã có đủ con phải đi thắt ống dẫn tinh; nạo phá thai cho những người mang thai trái với quy định nhà nước. Tuy các chính sách trên đã kiểm soát rất hiệu quả vấn đề nhân khẩu cho Trung Quốc nhưng nó cũng mang lại nhiều hệ quả tiêu cực cho xã hội. Việc cố tình trốn tránh các quy định của pháp luật khiến nhiều người phụ nữ buộc phải đến các cơ sở y tế của nhà nước để nạo thai. Việc nạo thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lí người phụ nữ, gây ra cho họ nỗi đau mà cả đời này không thể quên được. Chưa kể, sự cố trong quá trình nạo thai có thể khiến người phụ nữ mất đi tính mạng. Không chỉ người bị nạo phải chịu những nỗi đau khủng khiếp khó nói thành lời, bản thân những y bác sĩ làm công việc thất đức ấy cũng phải chịu sự tổn thương tâm lý nặng nề. Không biết bao nhiêu đứa trẻ còn chưa ra đời nhưng đã mất đi sinh mạng. Chúng không chết vì chính sách nhà nước mà chết vì chính tư tưởng trọng nam đến cực đoan của cha mẹ ruột mình. Sự tổn thương, nỗi mất mát đến từ hai chữ “sinh con” trong thời kỳ ấy là không thể nào đong đếm nổi, không thể nào bù đắp nổi. Những đứa trẻ đáng lẽ phải là ánh sáng, là cỏ thơm, là viên ngọc quý nay trở thành sự ám ảnh dày vò kinh khủng trong cuộc sống của người lớn.

Có cung thì ắt có cầu, có người muốn mua thì ắt có người đem bán. Vào thời kỳ hạn chế sinh đẻ, những người phụ nữ đã đặt vòng nhưng muốn tiếp tục sinh nở cũng có thể tìm đến những người chuyên tháo vòng. Trong tác phẩm Ếch, Viên Tai là một nhân vật làm nghề này. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề phạm pháp nên khi bị phát hiện, hắn ta phải vào tù mấy năm. Khi ra tù, hắn mở trang trại nuôi ếch. Ngoài mặt thì phối giống ếch, nuôi ếch và làm một loại thuốc “dưỡng da cao cấp từ da ếch” nhưng bên trong là nuôi phụ nữ chuyên đẻ thuê cho người khác. Đây cũng được xem là thứ nghề đáp ứng rất tốt nhu cầu của nhiều người Trung Quốc thời bấy giờ. “Trại ếch” của Viên Tai chuyên phục vụ các cặp vợ chồng đã sinh đủ con những vẫn muốn kiếm thêm vì chưa có được con trai, cũng phục vụ các gia đình mà người vợ không thể nào sinh con được nữa.

Con người trong “trại ếch” của Viên Tai bị định giá, mua bán, soi mói không khác gì đồ vật. “Dịch vụ” ở đây cũng đa dạng vô cùng. Loại đắt tiền nhất là một cô gái có học thức, trình độ có thể tới đại học, vóc người cân đối, mặt mũi xinh đẹp, là nguồn gen tốt cho những đứa trẻ. Người mua sẽ ăn nằm với cô ta và cũng có thể bồi dưỡng thêm, chăm sóc thêm cho cô ta trong những ngày tháng mang thai. Loại tệ nhất là những cô gái dung nhan xấu xí kinh khủng. Tuy nhiên, những cô này không phải xấu bẩm sinh (nghĩa là nguồn gen tốt để đẻ ra những đứa con xinh đẹp vẫn được đảm bảo) mà là những người nữ công nhân bị bỏng hồi vụ cháy ở xưởng đồ chơi, được Viên Tai “nhập khẩu” về và xem như những thứ hàng hóa giá trị thấp. Người của công ty sẽ tiến hành lấy tinh dịch của khách hàng rồi bơm vào cơ thể những phụ nữ này thông qua một cái ống, quy trình này không khác mấy quy trình thụ tinh cho bò cái, trâu cái, ngựa cái.

Đấy là “bảng giá” cho người mẹ. Còn những đứa trẻ - cũng được xem là hàng hóa - lại được định giá kiểu khác, đơn giản hơn nhiều: con trai là năm mươi nghìn đồng, con gái là ba mươi nghìn đồng. Sinh mạng, cơ thể con người hóa ra lại rẻ mạt, tầm thường đến như vậy. Người mẹ bị xem như những thứ hàng hóa, chịu dày vò tủi nhục đã đành, những đứa trẻ vô tội khi sinh ra cũng bị xem như đồ vật, để mặc người ta tùy tiện định giá, mua bán. Hơn nữa, những đứa trẻ này vừa sinh ra đã bị mang đi nơi khác ngay, tránh để người mẹ nảy sinh tình cảm với nó, không chịu rời xa con, gây khó khăn cho khách hàng lẫn người chủ. Đứa trẻ không nhận được sự quan tâm cưng chiều từ mẹ ruột, không được bú dòng sữa ngọt thơm của mẹ, thậm chí khi lớn lên cũng chưa chắc được biết sự thật về mẹ ruột của mình. Nó phải sống với những người đã mua nó. Nếu đứa trẻ là con trai, hẳn nó sẽ được người mua yêu thương, chăm sóc tận tình (họ tìm đến “trại ếch” là vì muốn có con trai mà). Nhưng nếu nó là con gái, số phận nó sẽ ra sao? Người mua buộc phải trả một số tiền để có đứa trẻ mà họ không hề muốn. Dù người cha trong gia đình thực sự là cha ruột của nó, nhưng liệu ông ta có đối xử tốt với đứa con dư thừa này không? Còn nữa, dù là gái hay trai, đứa trẻ cũng là thành quả của người chồng với một người phụ nữ khác, liệu người vợ trong gia đình có toàn tâm toàn ý đối xử tốt với nó, xem nó như con đẻ của mình? Vô vàn câu hỏi được đặt ra xoay quanh cái “trại ếch” đầy ghê tởm của Viên Tai những có lẽ chúng sẽ chẳng bao giờ đến tai ông chủ Viên giàu có, hoặc nếu có, ông chủ hẳn sẽ chẳng mảy may bận tâm. Ông ta bận rộn vô cùng. Nào tuyển thêm nhân khẩu, nào che mắt thiên hạ, nào xử lí những người phụ nữ đẻ thuê không chịu giao con cho khách hàng,... biết bao nhiêu là việc. Nhân tính đối với Viên Tai hẳn là không đáng tiền bằng lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh phi pháp của hắn ta. Tính mạng, thân thể của phụ nữ, tương lai của những đứa trẻ so với nguồn tiền kia lại càng rẻ mạt. Thứ hiện thực nghiệt ngã này làm người ta ghê tởm, cũng làm người ta phẫn nộ vô cùng.

Dưới ngòi bút của Mạc Ngôn, đời sống người dân Trung Quốc dưới thời kỳ Cách mạng văn hóa hiện ra chân thực đến đáng sợ. Tác phẩm là bức tranh đa chiều phản ánh những tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm lên cuộc sống của người dân nước này trong những năm 60 của thế kỷ XX. Ông viết bằng đôi mắt sáng rõ, khách quan khi nhìn vào hiện thực. Ông viết bằng bàn tay tài hoa - thứ giúp ông khắc họa thành công những gì ông chiêm nghiệm. Ông viết bằng trái tim đa cảm với thế thái nhân tình, một trái tim luôn biết rỏ máu trước những cảnh đời đớn đau, bất hạnh. Ếch đã để lại trong lòng một độc giả vẫn còn non trẻ, nông cạn như tôi một ấn tượng không thể nào quên. Không, “ấn tượng” chỉ là cái vỏ, phải là “ám ảnh” mới đúng. Ám ảnh vì gam màu tăm tối tỏa ra từ hang cùng ngõ hẻm trong cuộc sống của con người. Ám ảnh trước sức nặng của tư tưởng của người dân đất nước nghìn năm văn hiến. Tư tưởng là sợi chỉ mỏng manh nhưng bền chắc vô cùng. Nó luồn lách trong mạch máu, chi phối hệ thần kinh, gây ảnh hưởng lên suy nghĩ và hành động của con người. Nó kéo những con người đơn bạc lại với nhau, khâu thành dân tộc, thành đất nước. Những cũng chính nó là thứ trói chặt bộ não và tâm hồn con người, là họ đau đớn nhiều hơn, làm họ độc ác nhiều hơn.

“Trẻ con không thừa” - đây là nhan đề bài viết, cũng là một khía cạnh của Ếch mà tôi muốn đào sâu. Có lẽ bởi vì tôi vẫn còn trẻ con, vẫn rất bé nhỏ trước cuộc sống nghiệt ngã, xô bồ nên tôi hướng tầm mắt về những đứa trẻ nhiều hơn. Trẻ con không phải nhân vật chi phối mạch truyện của tác phẩm. Nhưng chúng là lý do để Ếch ra đời. Chúng là mục tiêu cả đời của nhiều bậc cha mẹ, là lí do cho những hành vi thiện - ác, cũng là tấm gương phản ánh chân thực nhất những gì diễn ra xung quanh chúng.  Tôi vẫn luôn mong và vẫn luôn mơ về một thế giới như vậy - thế giới nơi không có đứa trẻ nào bị xem là dư thừa, là “ngoài ý muốn”. Những đứa trẻ, dù mang giới tính nào, quốc tịch nào, màu da nào cũng đều đáng quý, đều đáng yêu. Chúng đều xứng đáng với sự yêu thương, chăm lo, dạy bảo của người lớn cũng như xứng đáng được hưởng những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời.

Tác giả: Hoàng Anh
Designer: Trúc Phương


Last edited by LDN on Sat Feb 04, 2023 12:15 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 12:07 pm

Những tác phẩm đáng đọc nhất của Mạc Ngôn

Thứ sáu, 12/10/2012 - 09:28

(Dân trí)- Với độc giả Việt Nam, Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách với hàng loạt tác phẩm có sức ám ảnh như Đàn hương hình, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ... Hãy cũng nhìn lại những tác phẩm đã mang đến giải Nobel văn học cho Mạc Ngôn.

Khi Mạc Ngôn được xướng tên với giải Nobel văn học danh giá, nhiều độc giả Việt Nam- những ai đã đọc Mạc Ngôn đều cảm thấy nức lòng. Ở Việt Nam, Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách. Cách đây chừng 10 năm, độc giả Việt "săn lùng" Mạc Ngôn, sưu tầm Mạc Ngôn với những cuốn sách gây ám ảnh như Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Báu vật của đời, Cao lương đỏ...  Ở Mạc Ngôn- người đọc nhìn thấy dũng khí của một cây viết vừa mãnh liệt vừa tưng tửng, vừa cay đắng vừa hài hước, vừa đả kích vừa xót xa. Người đọc thấy những hiện trạng xã hội tan nát, bê bối, bi thảm của thời cuộc, của xã hội Trung Quốc phơi bày trong văn chương của Mạc Ngôn, nhưng đằng sau mỗi con chữ hiện thực tả chân ấy là cả một nỗi xót xa, cay đắng.

Theo đánh giá của các nhà phê bình văn học Trung Quốc, bộ ba tác phẩm đã làm nên “hiện tượng Mạc Ngôn” hay còn gọi là “Mạc Ngôn tam hồng” trên văn đàn nước này bao gồm “Cao lương đỏ”, “Củ cải đỏ trong suốt” và “Châu chấu đỏ”. Trong bộ ba tác phẩm này, người ta thấy một Mạc Ngôn với phong cách kể chuyện nặng nề, u ám, với những câu chuyện thật đến trần trụi về bản chất con người, những dục vọng, đố kỵ nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát.

“Châu chấu đỏ” là tập hợp những câu chuyện lặt vặt mà nhân vật chính hồi tưởng lại về những gì mình từng trải qua hoặc từng chứng kiến. Đó có thể là một vị giáo sư Đại học có vẻ ngoài đạo mạo, đáng kính khi đứng trên bục giảng nhưng những bí mật trong cuộc đời ông lại là một sự sa đọa về đạo đức. Đó có thể là cặp vợ chồng dù đã căm ghét nhau nhưng vẫn cố gắng sống chung dưới một mái nhà để rồi người chồng luôn luôn say xỉn và người vợ luôn ngoại tình. Những câu chuyện phản ánh một Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển mình với nhiều thói xấu hoành hành trong cuộc sống nơi phồn hoa đô hội, cùng lúc đó, những hủ tục cùng sự đói nghèo đang làm xơ xác những miền quê xa xôi hẻo lánh.

“Cao lương đỏ” (1987) là tác phẩm đưa tên tuổi của Mạc Ngôn đến với văn đàn thế giới khi tác phẩm được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim điện ảnh và sau đó phim đã giành được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1994.

“Cao lương đỏ” đưa độc giả trở về thập niên 1920-1930, trên mảnh đất quê hương của chính tác giả - mảnh đất Cao Mật của tỉnh Sơn Đông. Những nhân vật trong truyện hiện ra đầy cá tính, khí phách, sống ngang tàng, lạc quan như những ngọn cao lương thẳng tắp vút lên trên bầu trời Cao Mật. Đây là nét tính cách điển hình của người dân Cao Mật mà chúng ta sẽ gặp lại trong rất nhiều các tác phẩm sau này của Mạc Ngôn. Ông thường lấy hình ảnh của người dân sống trên mảnh đất quê hương để nhào nặn thành các hình tượng văn học. “Cao lương đỏ” ca ngợi tình yêu và sự tự do. Tác phẩm vừa khốc liệt, vừa bay bổng, vừa rất thực mà lại hòa trộn cả những yếu tố kỳ ảo, phi thường.

“Cây tỏi nổi giận” (1988) đi vào một trong những đề tài nóng bỏng và giàu tính hiện thực nhất trong các sáng tác của Mạc Ngôn. Bằng ngòi bút sắc sảo và giàu tính nhân văn của mình, Mạc Ngôn đã đề cập tới bệnh quan liêu cửa quyền và hậu quả ghê ghớm của nó trong đời sống người dân. Tác phẩm “Cây tỏi nổi giận” là một ví dụ tiêu biểu cho đề tài gai góc này của ông, người nông dân vốn bình thường hiền lành, nhẫn nhịn tựa như cây gừng cây tỏi nhỏ bé, nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”, một khi đã bị dồn nèn quá sức chịu đựng, họ sẵn sàng vùng lên phản kháng như vũ bão.

"Báu vật của đời" (1995) là một tác phẩm nổi tiếng khác trong “vốn liếng” văn chương của Mạc Ngôn. Nó từng là hiện tượng của nền văn học Trung Quốc, tác phẩm được Hội Nhà văn Trung Quốc trao giải nhất ở thể loại tiểu thuyết năm 1995. “Báu vật của đời” đem lại cái nhìn khái quát về giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc, vẫn lấy bối cảnh chính là huyện Cao Mật, Mạc Ngôn đã đưa tới cho người đọc những mảng sáng - tối, khuất - tỏ của lịch sử Trung Quốc trong vòng 100 năm. Tác phẩm là đại diện tiêu biểu cho phong cách sáng tác dựa trên đề tài lịch sử của ông.

"Đàn hương hình" (2001) sử dụng chất liệu văn học dân gian làm phông nền khắc họa một giai đoạn lịch sử đẫm máu ở Trung Quốc từ năm 1895-1915. Khi đó Trung Quốc trở thành chiếc bánh ga-tô ngon lành để các đế quốc chia nhau xâu xé. Triều đình Mãn Thanh thối nát, bất lực. Quan lại đương thời hoặc tiếp tay cho giặc hoặc ươn hèn, thối chí. Đời sống nhân dân vô cùng rối loạn, "lãnh tụ" của cuộc khởi nghĩa chống quân Đức ở huyện Cao Mật khi đó chỉ là một ông bầu gánh hát. Tác phẩm này đã đem về cho Mạc Ngôn giải Mao Thuẫn – giải thưởng văn học danh giá nhất tại Trung Quốc.

Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng trong “Đàn hương hình” là hý kịch Miêu Xoang, một loại nhạc dân gian phổ biến ở vùng đông bắc Cao Mật. Tiểu thuyết một lần nữa khắc họa tính cách ngang tàng, khí khái, lạc quan của người dân Cao Mật trên cái nền là những sự kiện cách mạng nóng hổi. “Đàn hương hình” ngoài việc giới thiệu về lịch sử của hý kịch Miêu Xoang còn cho người đọc biết về lịch sử các ngón đòn tra tấn, tử hình ở Trung Quốc.

Theo đánh giá của dịch giả Trần Đình Hiến – người đã dày công nghiên cứu tác phẩm của Mạc Ngôn và chuyển thể nhiều tác phẩm của ông sang ngôn ngữ Việt, nét độc đáo của giọng văn Mạc Ngôn nằm ở hai khía cạnh chính. Thứ nhất, ông học tập những nhà văn nổi tiếng bằng cách đi sâu nghiên cứu tác phẩm của họ, tìm hiểu thế giới quan, nhân sinh quan của họ rồi từ đó áp dụng vào hoạt động sáng tác chuyên nghiệp. Sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đó, thứ “vàng ròng” mà ông thu nhận được tuyệt đối không phải là của đi sao chép, nhái lại, hoặc nhang nhác một ai đó. Ông đã gạn lọc học hỏi và tự thai nghén ra một giọng văn mới đặc chất Mạc Ngôn.

Thứ hai, Mạc Ngôn thường đưa vùng đất Cao Mật quê ông vào trong các tác phẩm văn học của mình. Khi đó, Cao Mật là hình ảnh do ông tưởng tượng ra trên cơ sở những trải nghiệm thực tế của tuổi thơ, ông biến nó thành một Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm vui nỗi buồn của người dân Cao Mật với niềm vui nỗi buồn, những vấn đề thường thấy của nhân loại. Từ đó, ông thu hút được sự quan tâm của người đọc trên toàn thế giới. Ông dùng quá khứ để viết văn nhưng không “ăn mày dĩ vãng”, thay vào đó ông nâng tầm những những ký ức đó lên trở thành những vấn đề nhân sinh quan của nhân loại và không ngừng tự làm mới câu chuyện của mình, dù trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm nhưng Cao Mật và người dân nơi đây "mỗi lần đến vẫn mang theo bí mật".

Hồ Bích Ngọc- H.H

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 12:21 pm


Bookish

PHÍA SAU TRANG SÁCH Mạc Ngôn, “Báu vật của đời” và sự phân tán hai góc nhìn

Lịch sử hơn 80 năm Trung Hoa mang nhiều gian truân cùng với thân phận của người phụ nữ, tất cả hiện diện trong đây như cơn co giật thần kinh đôi lần xuất hiện nơi những hào quang nơi chiếc vú to hay dòng sữa mẹ, rồi sẽ nằm mãi như con người ta đi tìm bản ngã, rồi đến một ngày, quay về chính nơi bắt đầu. Không sao về bắt đầu. Làm sao về?

By Mèo Heo

Báu vật của đời thể hiện xuyên suốt một hành trình dài phản ánh lịch sử, được phác họa bằng số phận của một gia đình. Lấy gia đình làm trung tâm phát triển tiểu thuyết, Mạc Ngôn khởi đầu tác phẩm của mình phổ biến như đại đa số tác gia phương Đông khác mà ta thường gặp, thế nhưng bằng lối viết trúc trắc mà mỗi tình tiết lại kí sinh trong một tình tiết khác, ông biến cuốn tiểu thuyết này thành ra duy nhất. Thượng Quan Lỗ thị – người phụ nữ điển hình nông thôn bị kiềm kẹp trong một gia đình thuần túy cổ hủ, sinh cho nhà chồng đến bảy người con nhưng tréo ngoe thay đó đều là những cuộc vụng trộm “xin nòi” và thành quả là bảy cô con gái. Bị hành hạ để rồi phó mặc, chỉ khi đến cuộc giãi bày với nhà truyền giáo Hà Lan thì mới lọt lòng cậu bé duy nhất, cháu đích tôn dòng họ Thượng Quan – Kim Đồng và người chị song sinh – Ngọc Nữ. Khi Nhật tràn vào đàn ông trong nhà đều bị tàn sát, Thượng Quan Lỗ thị một tay kẹp nách một tá đàn con, tay kia dẫn theo mẹ chồng dở dở ương ương tránh đi tị nạn. Cũng trong khoảng thời gian này, mỗi người con gái lớn lên và rồi nghe thấy tiếng gọi nằm sâu trong mình: người là phu nhân nhất thời của giai tầng nổi dậy, người lại bán mình cứu cảnh đói kém,… Mạc Ngôn một phần phản ánh số phận của một đời người rồi rất từ tốn lái sang quãng dài biến động: từ Đức thoát ra đến Nhật ùa vào, từ Quốc dân Đảng đến Đảng Cộng sản,… tất cả dâng cao trong mắt người đọc như những gai đâm đem đong tấm lòng.

Thật khó để khái quát một cách tương đối đầy đủ những ý tứ Mạc Ngôn mong muốn truyền đi trong Báu vật của đời. Thứ nhất bởi chính vẻ ngoài đồ sộ của nó về mặt vật lý, không-thời gian, nhân vật, bối cảnh,… Gần 900 trang sách với hơn 80 năm lịch sử Trung Hoa được ông gói gọn vào đây bằng tinh thần của người phụ nữ – mà như chia sẻ – được lấy cảm hứng từ chính mẹ mình. Thứ hai, nói đồ sộ bởi lẽ ông đã vận dụng hầu như mọi loại thủ pháp, ngôi kể, cách dẫn chuyện, phong cách sáng tác; tất cả đan cài vào nhau như những sợi len ngang dọc, dày đặc phong phú nhưng lại vô cùng trật tự.

Đọc Báu vật của đời, ta một lần nữa trở lại vùng đất Cao Mật vô cùng sống động đã từng xuất hiện trong Cao lương đỏ – tác phẩm đặt nền móng vị thế của ông trên văn đàn. Cao Mật lần này trở lại vẫn là ruộng cao lương trải dài bát ngát, vẫn là cây lúa oằn mình hứng chịu thời gian, vẫn là thổ phỉ, là hoang vắng, là đấu tranh, là thứ rượu ngon chốn Thập lý bá,… Tất cả gần gũi khi viết như kể tạo nên bức tranh miền sơn đông Trung Quốc vô cùng sống động. Ở đó, ông xoay hướng bút một cách sâu sắc mà cũng kỹ càng vào trong cuộc đời một người phụ nữ, tự Lỗ thị, con dâu nhà Thượng Quan. Từ y và cả gia đình với những số phận chìm nổi, Mạc Ngôn lần theo nhịp quay bánh xe lịch sử. Một cách hữu ý nhưng lại vô tình, ông căng dây cung tâm khảm của những nhân vật để rồi rung động những thứ sống động cả một thời đoạn. Từ Đức xâm chiếm đến Nhật nhảy vào; cải cách ruộng đất lê sang cách mạng văn hóa,… tất cả trải ra như một mâm cỗ dày đặc đau thương. Ở đó ông không che đậy mà lại bày ra trước mắt đầy đủ món ngon hiện thực, đến nỗi cái tàn nhẫn, cái tan tác trong tác phẩm này không còn khối lượng; bởi nhẽ đời sống đã quá cay đắng, số phận đã quá chôn vùi, khắp nơi đâu đâu cũng là cái chết.

Bám lấy số phận của một gia đình để rồi rộng mở con đường ngòi bút, Mạc Ngôn lại một lần nữa vô cùng lý tính trong cách sáng tạo cốt truyện. Dựa trên đặc tả người mẹ và chín người con, Mạc Ngôn phóng tác những xúc tu dài trượt theo những ngả nhánh nhỏ, mà mỗi cô gái là một đại diện cho thời đoạn mình, mở đầu luôn luôn đẹp đẽ, kết thúc luôn là đau thương. Ở đó, người mẹ – Lỗ thị – giữ vai trò trung tâm trong hầu hết câu chuyện thông qua giọng kể dường như độc nhất của Kim Đồng. Mỗi nhân vật là một câu chuyện cuộc đời vô cùng sống động, điều này cho phép Mạc Ngôn thỏa sức đóng mở cánh cửa thời gian một cách công khai không hề che giấu. Một cách tài tình nơi ông là những đan cài câu chuyện: mở đầu là sự lần lượt theo thứ tự tuổi tác; rồi đến một lúc, tất cả rối tung theo những đứt đoạn lịch sử. Thế nhưng với mỗi câu chuyện nhỏ ấy, ngòi bút của ông đồng thời tạo nên một thế lưỡng nan giữa cái cuốn hút khi mỗi phức tạp luôn có điểm nhấn, và thế gán ghép phần nhiều khiên cưỡng, đặc biệt ở những vị trí cửa hậu mỗi lần mở ra tử khí bay về.

Nhìn nhận một cách khách quan, phong độ Mạc Ngôn trong tác phẩm này không hề ổn định. Phần đầu đa số câu chuyện vô cùng sống động, thế nhưng ngày càng về sau ông lại để lộ sự tính toán cho thấy những mối căng cơ trong nhịp diễn tiến làm giãn lũy kế đương tăng, chính xác là sự ức chế. Đôi chỗ ta thấy khi vòng quanh không còn lối ra, cú hook trở nên vô nghĩa, thế thì nhân vật của ông chỉ còn cái chết (dù có thuyết phục hay không) hệt như Câm anh, Câm em, Tư Mã Hoàng, Tư Mã Phượng. Sự thiếu tinh tế là điểm trừ cho tác phẩm này. Thế nhưng nếu bỏ qua những điều lý tính nói trên mà nhìn nhận ở một mặt khác, thì tính cách và mỗi câu chuyện gắn với lịch sử đều được khắc họa một cách đậm nét vô cùng cuốn hút. 

Phong cách tả thực chiếm dụng phần lớn thời lượng Báu vật của đời. Nhờ chính tả thực mà những cảnh tựa đưa tang trong ruộng cao lương thành ra vô cùng sống động. Lại một lần nữa Mạc Ngôn cho thấy tài năng của mình trong việc quan sát. Phong cảnh ấy không chỉ có người, ruộng lúa, cao lương; mà còn cả tiếng ve, tiếng dế, bọn chó, lũ quạ, diều hâu,… đặt trong không khí ngột ngạt của buổi xế chiều, tất cả tang thương được ông đưa vào vô cùng hùng tráng như cảnh cuối trong Cao lương đỏ khi Cửu Nhi đốt trọn một ruộng cao lương cùng với bọn Nhật. Không dừng ở đó, nhờ tả thực, Mạc Ngôn đồng thời mang đến cho ta nhiều nỗi ám ảnh, tựa chi tiết Lỗ thị dùng dạ dày như chiếc túi chứa ăn trộm đậu vạc về cho Ngọc Nữ trong thời đói khổ bằng cách ói ra mật xanh mật vàng. Rõ ràng ta thấy, tả thực hoàn toàn đã làm rất tốt vai trò của mình, khi mang những gì thực nhất, gần nhất đến với người đọc một cách trọn vẹn nhất.

Nói Báu vật của đời phức tạp bởi lẽ không ngoài một số lượng lớn nhân vật tham gia mà còn nằm ở đường hướng sáng tác. Ngoài tả thực chiếm dụng phần lớn thời gian, Mạc Ngôn còn thêm một chút siêu thực vô cùng mới mẻ ở những tiểu thuyết phương Đông nặng tính mắt-thấy-tai-nghe, điển hình ở đây là hình ảnh khuôn ngực. Nói Báu vật của đời, nhưng thực chất là phong nhũ phì đồn – một cách tượng trưng cho người phụ nữ. Một lần ông viết: “Ngôn ngữ là núm vú của tư tưởng, hoa là núm vú của cây cỏ, đèn đường là núm vú của đường phố, mặt trời là núm vú của vũ trụ,… tất cả đều quy về núm vú, dùng núm vú móc nối toàn bộ thế giới vật chất”. Từ một hiện hữu vô cùng thực tế, ông thánh hóa thổi hồn vào nó như có lân tinh để rồi xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, Kim Đồng như con bệnh thần kinh đi theo tiếng gọi trở về nguyên bản. Khép lại tác phẩm, dưới mộ phần Lỗ thị, Mạc Ngôn đặc tả cảnh tượng vô cùng gợi mở: mỗi một núm vú to lớn tròn dẹt quy tụ thành một đỉnh núi trong tâm tưởng Kim Đồng. Một sự tượng trưng vô cùng độc đáo cho người phụ nữ trong thế siêu thực.

Kết hợp cùng những nổi bật trong phong cách sáng tác hay bản thân cốt truyện; sự sắp xếp mỗi một diễn tiến cũng là điểm nhấn vô cùng đáng nhớ. Mạc Ngôn một cách tài tình đưa ra rất nhiều câu chuyện mang tính nguyên nhân – hậu quả, để rồi chỉ trình bày hậu quả, còn cơn nguồn cội lại để sau này. Ban đầu tạo ra một sự ức chế hay nỗi hoài nghi về khả năng sáng tạo, nhưng khi được khơi thông, người đọc không thể không hài lòng hơn về cách giải quyết. Thoảng hoặc như chuyện đánh chết mẹ chồng của Lỗ thị hay chuyện người con thứ tư bán mình cứu cả gia đình trong thời nạn đói; Mạc Ngôn dọn dẹp mọi sự kể lể để cho mạch truyện tiếp tục diễn biến trôi chảy; xong rồi cả thảy chính phần vĩ thanh lại như cú hook đập ngược mang lời hồi đáp. Nếu đọc cả tiểu thuyết này bằng chính lý trí, ngoài những cái kết rất yếu của mỗi câu chuyện, ngoài sự phi logic trong tình tiết mang nhiều trùng hợp; thì sự sắp xếp này đôi khi lại phản tác dụng, mang đến cảm giác không tự nhiên ở cách xây dựng cốt truyện dẫu cho nội dung vô cùng tuyệt đỉnh.

Khép lại Báu vật của đời, Mạc Ngôn thật sự đã vô cùng thành công trong việc tạo nên một thế đối nghịch giữa lý trí và tình cảm. Nếu đọc cả tác phẩm này bằng một con mắt mang tính thực tại, sẽ dễ dàng thấy rất nhiều lỗ hổng hay sự sắp đặt làm mất cân bằng cho một tác phẩm; thế nhưng để cảm để thấu chính tính văn chương cấu thành khung xương gánh đỡ toàn bộ tiểu thuyết, thì Mạc Ngôn đã thật sự thành công trong việc gói gọn lịch sử để rồi nhốt chúng trong một thân phận, từ đó soi chiếu mang đến trải nghiệm vô cùng sống động. Lịch sử hơn 80 năm Trung Hoa mang nhiều gian truân cùng với thân phận của người phụ nữ, tất cả hiện diện trong đây như cơn co giật thần kinh đôi lần xuất hiện nơi những hào quang nơi chiếc vú to hay dòng sữa mẹ, rồi sẽ nằm mãi như con người ta đi tìm bản ngã, rồi đến một ngày, quay về chính nơi bắt đầu. Không sao về bắt đầu. Làm sao về?

Hết.

Ngô Thuận Phát

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 4:03 pm

Những quyển sách hay nhất của Mạc Ngôn

Vnwriter

Sách của Mạc Ngôn vừa tàn nhẫn vừa gợi cảm, là sự pha trộn giữa các yếu tố huyền ảo, hiện thực, lịch sử và xã hội. Bút danh Mạc Ngôn của tác giả mang một ý nghĩa thật lạ, dịch ra có nghĩa là “Đừng nói”.

Ếch

“ẾCH” do NXB Văn nghệ Thượng Hải xuất bản, vừa phát hành tại Trung Quốc vào những ngày cuối tháng 12.2009, đã nhanh chóng thu hút đông đảo độc giả Trung Quốc và dấy lên làn sóng tò mò háo hức của độc giả nhiều nước vốn mê thích truyện của Mạc Ngôn.

Cuốn sách xoay quanh cuộc đời và công việc của nhân vật chính – một nữ bác sĩ chuyên đỡ đẻ ở khắp nông thôn Cao Mật, phải chuyển sang nghề thắt ống dẫn tinh cho nam giới và nạo phá thai. Đây là một đề tài cực kỳ hiếm hoi trong văn học, được nhà văn Mạc Ngôn miêu tả vô cùng khéo léo và đầy kịch tính. Cuốn sách như một bức tranh xã hội sâu sắc ở Trung Quốc, phản ánh được những tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm tới cuộc sống của người dân nước này. 

Cao Lương Đỏ

Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội của người kể truyện. Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp.

Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.

Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Dư Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà.

Báu Vật Của Đời

Truyện dài Báu vật của đời khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Đây là một tác phẩm có sức thuyết phục lớn, được đánh giá là xuất sắc nhất của vǎn học Trung Quốc hiện đại. Ngay từ khi mới xuất bản (tháng 9-1945), tác phẩm đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng và luôn đứng ở vị trí đầu trong số những tác phẩm vǎn học ǎn khách nhất hiện nay.

Con Đường Nước Mắt

Con Đường Nước Mắt là một tập hợp những bộn bề đời thường, dục vọng, sống chết được miêu tả tinh tế và trào phúng chỉ với cái “cớ” là việc xây dựng một con đường.

Con đường chỉ là tượng trưng. Không thể biết điểm dừng của nó là ở đâu, nhưng chắc chắn là nó luôn vươn về phía trước, ẩn hiện trong con đường là những bộn bề đời thường về dục vọng và tử vong.

Thập Tam Bộ

Thập Tam Bộ: “Thập Tam Bộ” đã tạm xa vũ đài lịch sử với những cảm nhận về chính trị, những đạn bom khói lửa, máu, nước mắt……để hướng ngòi bút vào một vấn đề có tính thời sự hơn.

Trong Thập Tam Bộ không hề có vũ khí giết người hàng loạt và những chiến dịch đẫm máu nhưng để được sống, con người cũng phải giãy giụa, phải đấu tranh. Nhưng liệu họ có được sống một cách đúng nghĩa hay không? Câu chuyện chỉ diễn ra vỏn vẹn có mười lăm ngày xoay quanh số phận của hai nhân vật chính – Phương Phú Quý và Trương Xích Cầu – hai thầy giáo dạy vật lý ở trường trung học ở một thành phố nhỏ.

Thông qua nhân vật người kể chuyện khó xác định tên tuổi, Mạc Ngôn đã thuật lại những bi kịch đời thường bằng một giọng văn lạnh lùng lẫn chua chát, châm biếm nhưng đầy nhân ái. Thời gian kể chuyện chủ yếu là thời gian hồi tưởng với kết cấu truyện trong truyện, đan xen giữa thực và ảo, giữa hiện thực và giấc mơ, khai thác triệt để những cảm giác lẫn khứu giác, vị giác của nhân vật khi cảm thụ cuộc sống…. Điểm nhìn trần thuật liên tục di động làm tăng thêm tính hoà quyện giữa thực và ảo. Huyền thoại về con chim sẽ đi mười ba bước có vai trò như một định mệnh đối với những bất hạnh mà các nhân vật phải gánh lấy trong cuộc đời vốn chẳng ra gì của họ. Điều đọng lại trong Thập Tam Bộ là, Mạc Ngôn đã gửi một thông điệp đến mọi người – Chúng ta cần phải sống.

Biến

Biến là cuốn tự truyện đầu tiên của Mạc Ngôn, chưa từng được xuất bản bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng đã được chuyển ngữ và xuất bản bằng tiếng Anh. Lần đầu tiên, câu chuyện về cuộc đời của nhà văn được chính thức kể trực tiếp và giản dị. Đọc cuốn sách, không khỏi xúc động khi kỷ niệm đầu tiên được nhắc đến lại là việc “bị xóa tên trong học tịch, đá đít khỏi trường”. Có thể thấy thấp thoáng ẩn ức về nỗi nghèo đói, bị đối xử bất công vì nghèo, cố gắng đi bộ đội để thoát nghèo, những miếng ăn nhọc nhằn đã in dấu quá sâu trong ký ức. Chiếc xe Gaz 51 Liên Xô cũ màu xanh lá mạ, ước mơ của tuổi thơ ông, cứ hiện lên trong từng giai đoạn cuộc đời, như sự ám ảnh chưa bao giờ dứt.

Qua Biến, Mạc Ngôn viết lại những biến chuyển trong đời mình, chắp ghép thành một mảnh gương nhỏ phản chiếu những biến động to lớn của xã hội Trung Quốc trong thế kỷ 20 một cách thấm thía nhất.

Hoan Lạc

…..Một tác phẩm viết về những niềm hoan lạc điên cuồng vào những năm 1987, viết về con đường rời khỏi gia đình không trở lại của một thanh niên. Trong khu rừng rậm rịt, vòng vo, mơ hồ hỗn độn của từ ngữ này, bất cứ lúc nào cũng có thể nghe thấy tiếng gõ cửa của số phận con người….

Đàn hương hình

Đàn hương hình là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn. Ông viết tác phẩm này vào mùa thu năm 1996 và hoàn thành năm 2001.

Toàn bộ câu truyện bao gồm 3 phần, 18 chương và mỗi chương đều dùng phương thức nhân vật tự thuật, một cách viết khá tiêu biểu của Mạc Ngôn cũng như một số nhà văn Trung Quốc khác. Việc cấu tứ, sáng tác tiểu thuyết này bắt nguồn từ âm thanh, một chất liệu mà Mạc Ngôn hay vận dụng nó trong các tác phẩm của ông. Cụ thể trong tác phẩm này thì đó là hí kịch Miêu Xoang, một loại nhạc dân gian rất thịnh hành ở vùng Đông Bắc Cao Mật.

Tiểu thuyết là một sự tổng hợp về những sự kiện cách mạng, tội phạm, luyến ái… Đàn hương hình cho người đọc biết được cả lịch sử của các hình thức tra tấn tử hình ở Trung Quốc, về lịch sử của hý kịch Miêu Xoang.

Bạch Miên Hoa

Bạch Miên Hoa là thiên sử thi về cây bông và những thân phận con người gắn bó với cây bông, vẫn trên vùng đất Cao Mật, miền quê đã tạo cảm hứng ra đời những tác phẩm lớn nhất của Mạc Ngôn.

Trâu Thiến

Một thiên truyện về những điều bình dị như hoa lá cỏ cây, như sương đêm, như mưa nhỏ… hàng ngày ở nông thôn. Trong sự chất phác ẩn tàng những điều kỳ diệu, trong những tiếng cười lấp lánh những thanh đao…

Người Tỉnh Nói Chuyện Mộng Du

Tập tạp văn “Người tỉnh nói chuyện mộng du”, Nhà xuất bản Văn học xuất bản tháng 2-2008 với hơn 462 trang viết có thể xem là những chuyện “nói thật” của Mạc Ngôn. Qua đó càng thể hiện rõ nét hơn một nhà văn hiện đại của Trung Quốc với cách viết thâm thúy, sắc sảo và lột tả đến tận cùng chữ “chân” trong cuộc sống để đem vào văn chương…

Những ai đã từng… mê Mạc Ngôn qua các tác phẩm: Báu vật của đời (giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc tháng 12-1995), Cao lương đỏ, Đàn Hương hình (giải Mao Thuẫn), Cây tỏi nổi giận… bây giờ có thể… thỏa thích đọc một loạt ấn phẩm của ông. Trong quý 1 của năm 2008 này, 7 tác phẩm của ông gồm: Tạp văn Người tỉnh nói chuyện mộng du, Con đường nước mắt, Ma chiến hữu, Trâu thiến, Bạch miên hoa, Châu chấu đỏ và Hoan lạc đã được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn học, Công ty Phương Nam phát hành (nhà văn chuyển giao bản quyền cho Công ty Văn hóa Phương Nam). Ở đây, riêng tập tạp văn Người tỉnh nói chuyện mộng du có thể giải đáp được cho độc giả thắc mắc về một Mạc Ngôn “người thật, việc thật” như thế nào.

Theo Mạc Ngôn thì đây là tập tản văn- tùy bút đầu tiên của ông. Tất nhiên là tập hợp những bài viết từ những thập niên 80, 90 của ông chứ không phải mới sáng tác sau này. Mặc dù như ông tự nhận: đây là một “mâm lòng dê” hổ lốn. Rằng “lại nghe nói, viết tản văn tùy bút cần phải có một tâm hồn cao thượng và một lý tưởng tốt đẹp nhưng quả thật cả hai cái này tôi đều không có, cái mà tôi có chẳng qua là tính cách của một kẻ thảo dân và một kiểu cảm thụ cuộc sống có tính chất sinh lý”. Nhưng kỳ thực, có những bài, những đoạn độc đáo, đúng… chất Mạc Ngôn mà nhiều người từng ca ngợi.

Tập sách gồm 25 bài tạp văn trong đó có những bài được ông chia nhỏ để… luận vấn đề cho đến tận cùng như “Ba bài tạp cảm về chuyện ăn” hay “Mười hai bài tạp cảm” để nói về các phương diện của chữ “tiêu sái” (theo ông giải thích là những phương diện của tính cách cởi mở, khoáng đạt, hào hoa, không gò bó gì như nguyên nghĩa của từ này). Chân dung của Mạc Ngôn cũng hiện lên khá rõ trong các bài: Giấc mơ đại học của tôi, Tôi và âm nhạc, Những con cừu và… tôi, Tôi và rượu, Chuyện cũ quê hương, Mộng dài văn chương… Những bài viết ngắn trong tập sách này đều có xuất hiện bóng dáng, suy nghĩ, tính cách con người của Mạc Ngôn. Ông nói thật về những chuyện của quê hương, làng nước mình. Ông đem chuyện ở thôn Bình An, xã Đại Lan, huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông của ông ra mà thuật lại cho độc giả. Nói thật cả chuyện suýt chết lúc 2 tuổi bởi bị rơi vào hố phân (Dòng sông nóng bỏng). Nói thật cả về chuyện háu ăn, thèm ăn đến thành… bệnh của mình. Điều mà theo ông là hậu quả của một quá trình… đói khát. Trong “Ba bài tạp cảm về chuyện ăn”, cái đói của một thời khốn khó (những năm 1959, 1960) ở quê ông được lột tả thật sinh động. Đói đến mức người ta ăn cả rễ cây, vỏ cây, côn trùng… Ông viết: “Mùa xuân năm 1960 là thời kỳ ảm đạm nhất trong lịch sử tồn tại của đời tôi. Những cái gì có thể ăn được đều không còn, rễ cỏ, vỏ cây, cỏ ở hiên nhà cũng đã hết. Trong làng ngày nào cũng có người chết, tất cả đều là chết đói. Ban đầu, thân nhân của người chết còn khóc vài tiếng và khiêng xác ra đầu thôn chôn cất đàng hoàng, sau đó thì không còn sức để khóc nữa…”. Có lẽ vì thế mà ước mơ lớn nhất của ông cũng như người dân ở quê ông chỉ là: được ăn no. Ông cũng nói thật về mình: “Cái tật xấu nhất của thằng tôi là rất mau quên, giống như loài chó, chỉ nhớ đến chuyện ăn mà không nhớ chuyện bị đánh…”. Thế nhưng, ông lại đúc kết rất… cay đắng rằng: “Nếu ăn của người một củ cải mà nhận lấy điều sỉ nhục thì cho dù anh có dùng nhân sâm ngàn năm để rửa, e rằng cũng không rửa hết đâu”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 4:06 pm

Review Tác Phẩm Cao Lương Đỏ Của Nhà Văn Mạc Ngôn

Dembuon

Cao lương đỏ một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn được viết vào năm 1998. Tác phẩm tái hiện lại lịch sử Trung Quốc trong bối cảnh quân đội Nhật Bản đang xâm lược Trung Quốc cụ thể là vùng đất Cao Mật, tội ác của chúng đã biến vùng đất Cao Mật bình yên, xinh đẹp chìm trong đau khổ, bi thương, chết chóc. Mạch văn trong Cao lương đỏ không đi theo trình tự về thời gian hay không gian nào cả, mà kết cấu truyện thường xuyên bị đảo ngược về thời gian, xáo trộn về không gian, bị chi phối hoàn toàn vào mạch cảm xúc trong dòng ý thức, cảm xúc của nhân vật nhưng vẫn đảm bảo mạch văn rõ ràng, hành động của nhân vật vẫn liên kết với nhau. Đới Phượng Liên nhân vật chính của tác phẩm mới tuổi 16, xinh đẹp rạng ngời đã bị gả cho người con trai độc nhất bị bệnh hủi của tài chủ giàu nhất vùng Đơn Đình Tú là Biển Lang, chỉ vì cha mẹ tham tiền tài của nhà họ Đơn, cảm thấy con gái gả cho nhà họ thì gia đình mình mới nở mày nở mặt, chiếm được nhiều lợi ích. Người con gái đang độ tuổi xuân thì, ao ước tìm được người đàn ông vạm vỡ, có thể che nắng che mưa, tương lai có cuộc sống tốt, nhưng vì quy tắc của chế độ phong kiến cha mẹ đặt đâu con ngồi đó mà làm cuộc đời bà trở nên thống khổ và bi thương, tương lai chỉ là một mảnh mờ mịt. Đứng trước những lời lẽ, hành động trêu đùa của các anh kiệu phu, người thiếu nữ xinh đẹp ấy cũng chỉ biết uất ức, đau khổ đến bật khóc xin họ tha cho mình"Các anh ơi.. tha cho em. Bà tôi vừa ọe vừa nói một cách khó nhọc, nói xong, bà khóc òa lên.", để rồi chính niềm khát khao cuộc sống hạnh phúc mà mình mơ ước đã dẫn tới hành động lớn mật "bà xé tấm màn che kiệu, nhét vào một góc kiệu, bà hít thở không khí tự do, ngắm nhìn vai rộng lưng eo của Từ Chiếm Ngao" một việc mà phụ nữ phong kiến không được phép làm. Đỉnh điểm là trong ngày cha rước về nhà mẹ đẻ bà đã trao thân cho anh kiệu phu Từ Chiếm Ngao ở trong cánh đồng cao lương. 3 ngày sau, bà trở về nhà chồng thì hay tin cha chồng và chồng trong một đêm đều đã bị người giết hại, bà tiếp quản kinh doanh của gia đình, xuất đầu lộ diện làm ăn buôn bán, sinh con trai là Đậu Quan, sống cùng với người mình yêu, nếu ở thời bình chúng ta cùng sống tháng ngày bình lặng, an vui, khi đất nước gặp nạn chúng ta cùng chiến đấu. Người phụ nữ kiên cường đó trở thành chiến binh mạnh mẽ tiếp tế lương thực cho tiền tuyến, vết hằn tím lại do gánh bánh lâu ngày được bà xem là niềm tự hào, chiến công anh dũng. Lời nói lúc sắp chết của bà đã thể hiện tất cả những uất ức mà người con gái trong xã hội cũ phải gánh chịu "Trời hỡi, thế nào là trinh tiết? Thế nào là chính đạo? Thế nào là lương thiện? Thế nào là tà ác? Người chưa hề bảo cho tôi, tôi chỉ làm theo cách nghĩ của tôi, tôi yêu hạnh phúc, tôi yêu sức mạnh, tôi yêu cái đẹp thân tôi là của tôi, tôi phải làm chủ cuộc đời tôi", đây được xem như lời lên án cũng có thể là lời than trách của bà đối với xã hội bất công. Bà không bị những thứ như trinh tiết, chính đạo, lương thiện hay tà ác chi phối bởi những thứ ấy bà cho rằng trời chưa bảo cho bà, thì khi bà đi tìm tình yêu, khát khao cuộc sống tự do là sai sao, mà dù có sai thì bà cũng không hề quan tâm vì bà muốn làm chủ cuộc sống, sống cuộc sống mà mình hằng mơ ước. Cả cuộc đời bà là hành trình đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến lạc hậu cổ hũ luôn đè chặt lên đôi vai người phụ nữ, bà đấu tranh vì cuộc sống hạnh phúc, ham sống để vượt qua những ràng buộc để khẳng định được quyền tự do, quyền sống cá nhân, được thể hiện bản lĩnh và công sức của mình trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Nhật của nhân dân.

Người anh hùng chiến đấu anh dũng trong Cao lương đỏ cũng được Mạc Ngôn phác họa người anh hùng Từ Chiếm Ngao đầy bản lĩnh, tài ba nhưng cũng rất mực chung tình. Ban đầu ông chỉ là kiệu phu có thân hình vạm vỡ đã đem long yêu, đồng cảm với cô dâu Đới Phượng Liên và đã trở thành người tình của cô dâu, sau này quê nhà lâm cảnh lầm than, ông đã trở thành anh hùng chống nhật điển hình của xã hội Trung Quốc bấy giờ. Người thủ lĩnh tài ba hết lòng phục vụ cho nhân dân đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân"Con ngoan ơi! Trước tiên hãy giết hết bọn chó đẻ này đã", đó là khi hay tin người tình Phượng Liên sắp chết và mong muốn được gặp ông lần cuối nhưng ông vẫn đặt tình riêng qua một bên hoàn thành sứ mệnh của đất nước trước tiên để rồi không được gặp bà lần cuối, ông lặng yên rơi lệ, quỳ xuống bên cạnh bà vuốt mắt cho bà. Không riêng gì Từ tư lệnh mà mỗi nhân vật trong Cao lương đỏ đều là những vị anh hùng chiến đấu vì gia đình vì đất nước như Phượng Liên, vợ chồng Vương Văn Nghĩa, chi đội trưởng Lãnh.. nhưng người tôi không thể nào quên được chính là nhân vật ông La Hán, một người làm công cho nhà Phượng Liên. Ông La Hán tuy không phải là nhân vật chính nhưng ông lại nắm giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ mạch văn của câu chuyện. Ông ban đầu chỉ là người làm công không mấy nổi bật trong nhà của tài chủ Đơn Đình Tú, nhưng trong một lần quân Nhật đi chưng thu ngựa, lừa, la ông vì chống trả mà bị bọn ngụy gọt một đao ở đầu máu chảy ròng ròng, ông ngậm ngùi dắt hai con la của gia chủ đi theo người Nhật đến nơi tập trung. Ở đó, vì ông không cống nộp tiền cho người trông coi mà bị đánh, bị phân biệt đối xử, nhìn thấy cảnh người Nhật đối xử với người dân Trung Quốc mà trong lòng ông luôn tâm tâm niệm niệm muốn trốn khỏi nơi này. Một lần, được một người Cộng sản giúp sức mà ông thành công trốn thoát, cuộc sống của ông có thể trở về như trước kia, nấu rượu, chăm sóc việc nhà phụ chủ, nhưng vì nghĩ muốn đem hai con la của gia chủ về mà ông quyết định quay về đưa la đi mới gây ra một hồi bi kịch thương tâm đến như thế. Sau khi chạy trốn, người ông dính toàn máu là máu nên những con la đó không nhận ra ông, hiểu lầm ông muốn tranh chỗ với chúng mà đá ông lăn ra đất, trong cơn tức giận ông ra sức chửi bới, cầm xiểng nhằm vào mặt vuông của con la đen mà đánh đến chết, và giết cả một người lính Nhật. Ông bị bắt lại và bị viên sĩ quan người Nhật hạ lệnh cho Tôn Ngũ róc thịt lột da "Quan lớn bảo, róc cho khéo, róc không khéo sẽ cho chó béc-giê cắn mày", bắt đầu cắt từ hai lỗ tai đem đến trước mặt dân chúng, rồi đặt trên người binh sĩ bị chết, sau đó để ở chỗ chó béc-giê. Sau lỗ tai, lại róc đi bộ phận sinh dục, ông vừa la vừa mở miệng mắng chửi bọn Nhật độc ác, mất hết nhân tính, đến súc sinh cũng không bằng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, xác bị phanh thây, quăng ở đâu không ai hay. Máu của ông được Phượng Liên chưng thành rượu cao lương đem cho binh sĩ uống để nhớ đến cảnh tượng mà người Nhật đã đối xử với đồng bào, và kế thừa tinh thần kiên cường bất khuất của La Hán. Hình ảnh cái chết thảm của La Hán, chính là hình ảnh tượng trưng cho sự độc ác, tàn nhẫn đến vô nhân tính của bọn Phát xít Nhật.

Cánh đồng cao lương, rượu cao lương là những hình ảnh xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm tượng trưng cho tinh thần yêu thương quê hương xứ sở. Nó là nơi bảo vệ nhân dân trước sự đuổi bắt của quân địch, nhân chứng cho toàn bộ những sự việc tình tiết gây cấn của truyện, hình ảnh biểu tượng của quê hương.

Mạc Ngôn đã tinh tế khi lòng ghép rất nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội lúc bấy giờ vào trong tác phẩm. Sự đấu tranh anh dũng của nhân dân chống lại kẻ thù chung của toàn bộ quốc gia là Nhật Bản, lên án tội ác man rợ của họ đối với nhân dân Trung Quốc, đan xen đó là mối tình chung thủy trong thời chiến. Đồng thời đó còn là tiếng nói của người phụ nữ giành lại tự do quyền sống cá nhân của mình đối với xã hội cũ đầy rẫy những bất công luôn đè ép lên đôi vai nhỏ nhoi của người phụ nữ. Thể hiện tinh thần nữ quyền đan xen vào tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 4:10 pm

Quang Huy Vu Ngoc

Review sách Mạc ngôn - 41 chuyện tầm phào

Truyện sách của Mạc Ngôn khá khó mua ở Việt Nam, mặc dù ông là nhà văn đạt giải Nobel. Cuốn sách có cách viết khá giống với Trăm Năm Cô Đơn của Marquez. Nó kể về cuộc đời của một cậu bé, sống cả tuổi thơ trong sự nghèo đói và thèm thịt, bởi vì làng cậu ai cũng làm nghề mổ thịt. Cho đến một ngày cậu bé vào làm nhân viên, và sau đó trở thành quản lí ở lò mổ của lão Lan, một lò mổ chuyên bơm nước vào thịt. Cậu thăng tiến nhanh, nhưng ông bố thì càng ngày càng trở nên sầu thảm. Cuối câu chuyện, cậu bé mới biết được cha đẻ của mình chính là lão Lan, chủ xưởng thịt mà cậu vẫn thậm ghét thời bé. 41 chương, nói "tầm phào" nhưng lại không thực "tầm phào". Từng chương một không có ý nghĩa gì, nhưng khi đọc hết cả cuốn, nó để lại một dư vị rất khó tả, giống như những gì để lại khi đọc xong một cuốn của Murakami hay của Marquez vậy. Mình không giỏi văn nên không thể nói ra hết cái hay của câu chuyện, nhưng rất mong những ai đọc được dòng này hãy cố gắng một lần tìm đọc cuốn sách, hay bất cứ một tác phẩm nào của Mạc Ngôn. Bạn sẽ hiểu.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 4:15 pm

MẠC NGÔN NỢ VIỆT NAM MỘT LỜI XIN LỖI

Bởi TVTL

Vậy là cuối cùng, giải Nobel Văn chương 2012 đã có chủ, đúng một giáp từ năm 2000 khi Cao Hành Kiện (mặc dù đã bị tước quốc tịch Trung Quốc nhưng ông là nhà văn Trung Quốc trăm phần trăm) được trao giải Nobel và bị người Trung Quốc phản đối, cho việc trao giải đó mang tính chính trị “như là một sự sỉ nhục và cũng là sự khinh thường đối với chúng ta” (Bắc Kinh Văn báo), “đây là một trò đùa không đúng chỗ, nó sẽ làm mất uy tín của Ủy ban Nobel dưới con mắt một bộ phận dư luận Trung Quốc” (Văn hối báo)…Thì nay, chắc là họ hoan hỷ vì Mạc Ngôn là nhà văn xuất sắc chính thống của họ.

Không phải ngẫu nhiên mà cả Mạc Ngôn và H.Murakami đều đứng đầu danh sách các nhà văn có khả năng được giải Nobel năm nay. Châu Á đang nóng vì nhiều vấn đề. Những giá trị châu Á đang được quan tâm. Và cả Mạc Ngôn lẫn Murakami đều thuộc loại nhà văn ăn khách, phổ biến, nổi tiếng, tác phẩm của họ lại còn được dựng thành phim để đến gần công chúng hơn… những tiêu chí vốn xa lạ với một giải Nobel bác học, hàn lâm, xa rời thị trường.

Điều đó cho thấy tính chính trị và tính đại chúng đang dần dần thống lĩnh hoàn cầu.Chiếm lĩnh cả một giải thưởng văn chương danh giá. Nhiều người sẽ bảo: Nobel là cái quái gì chứ? Nhưng rõ ràng, con người ta phải tin vào một cái gì đó, phải có một chuẩn thức, và giải Nobel, vốn do một ủy ban uyên bác, công bằng, không thuộc một nước lớn mà là của một quốc gia trung lập, vẫn là đỉnh điểm cao quý của nghề văn.

Tôi dõi theo Mạc Ngôn và Murakami từ khi sách họ mới vào Việt Nam. Tôi có và đọc gần hết tác phẩm của họ. Cả hai nhà văn này tôi đều thích, thích ngay từ dòng đầu tiên. Điều này cũng hơi lạ, vì tôi vốn dị ứng với lối viết hơi dung tục (như của Mạc Ngôn) và rề rà (như kiểu Murakami). Tôi vẫn thích đọc cái kiểu trong sáng, giản dị, nhẹ nhàng ảnh hưởng của văn học Pháp và Nga.Nhưng không hiểu sao, cả Mạc Ngôn và Murakami tôi đều đọc được. Đọc một mạch đến hết. Có một vài vị thầy của tôi đã nhận xét là cố đọc hai tác giả này chỉ đến 30 trang là bỏ, không tiếp tục được. Đó cũng là một nhận xét của phía độc giả không yêu thích Mạc Ngôn và Murakami vốn không phải là hiếm trong giới học thuật.

Công bằng mà nói, vài năm gần đây, Mạc Ngôn viết xuống tay hẳn. Ba tác phẩm tôi cho là xuất sắc nhất của ông, thường khuyên sinh viên tìm đọc, làm luận văn… là Cao lương đỏ, Phong nhũ phì đồn (Báu vật của đời) và Đàn hương hình. Còn lại, đều chỉ thuộc loại tầm tầm.Tứ thập nhất pháo quá bề bộn. Thập tam bộ, Ếch, Tửu quốc… nhiều motif lặp lại và dài dòng. Rừng xanh lá đỏ và Cây tỏi nổi giận còn thua Nguyễn Ngọc Tư về mức độ da diết và khắc khoải. Chiến hữu trùng phùng thì khỏi nói, quá tệ cả về phong cách lẫn tư tưởng…

Murakami cũng vậy, càng ngày càng trở nên mang tính “thị trường”. Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển theo tôi cũng là ba tác phẩm lớn của ông. Xứ sở diệu kỳ và nơi chốn tận cùng thế giới, tuy mượn kết cấu “phản trinh thám” nhưng không thành công lắm. Người tình Sputnik và Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời chưa đủ sức mạnh về tư tưởng, mang hơi hướm văn học diễm tình quá. Tôi cũng từng phản biện luận văn về Murakami, và tôi cho rằng, trường hợp của Murakami nên được xem xét dưới góc độ thành công của văn học đại chúng hơn là văn học cổ điển, bác học. Vì lẽ tác phẩm của ông như có sẵn công thức để hấp dẫn mọi giới, cảm giác như mình được bao bọc trong một cái lưới êm ái, không dứt ra được mặc dù biết là mình đang bị vào tròng.

Nhưng nói như vậy không phải là chê bai họ. Tôi vốn là người hâm mộ họ. Và đọc họ, vừa với niềm yêu thích, vừa với con mắt của nhà phê bình.

Về Murakami, nhiều người nhận xét là đã chạm vào những vi tế nhỏ nhất của cảm xúc. Ông diễn tả tài hoa tâm trạng của Người: về nỗi thống khổ của một con người sống trong thời đại thừa mứa về vật chất nhưng cô độc và lang thang. Về những tình yêu dằn vặt. Về cái đẹp mong manh vô thường vốn là cảm hứng của các nhà văn Nhật Bổn từ cổ chí kim. Về cái chết tự chọn vốn là đặc trưng của phong cách sống Nhật. Nghĩa là, ông viết về nước Nhật, về người Nhật trong một xã hội quá gần nhau nên ta thấy bóng dáng của mình trong đó. Người đọc các nước đã thổn thức với sách ông, than vãn rằng sao ông tài tình nói thay cảm xúc của họ. Văn ông tài hoa nhưng bình dị. Và điều đó khiến ông nổi tiếng, khiến ông “public” (phổ biến). Và nó là lực cản khiến ông không đến được với giải Nobel, vốn không chuộng tính phổ thông, vốn trao giải vì nhiều lý do khác bên cạnh lý do văn chương (ví dụ như lý do tuổi tác, Murakami còn khá trẻ so với các nhà văn được giải từ xưa đến nay; lý do regional – vùng miền: thông thường, giải Nobel xoay vòng từ Âu, Mỹ, Phi, rồi đến Á; lý do chính trị: năm nào có điểm nóng về cái gì đó, nơi nào đó thì giải Nobel tập trung vào đó)…

Còn Mạc Ngôn, có lẽ là nhà văn Trung Quốc được dịch, được đọc và được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong thế kỷ 20, chỉ sau Lỗ Tấn. Giữa Mạc Ngôn và Lỗ Tấn thực ra có nhiều điểm tương đồng tôi sẽ nói sau. Điều đó cho thấy cũng giống như Murakami, ông là người quân bình, đi chênh vênh giữa hai thế văn chương bình dân và văn chương bác học. Văn ông thì dân dã, bỗ bã, thậm chí có lúc suồng sã, dung tục. Nhưng nó kết hợp những huyền thoại, dân gian Trung Quốc, và tô đậm đời sống Trung Quốc. Nghĩa là, người Trung Quốc có thể tự hào vì có một nhà văn mang bản sắc nước họ đi “đấm xứ người”. Mạc Ngôn từng nhiều lần được mời đi nói chuyện, đọc sách, giới thiệu sách ở những trường đại học lớn trên thế giới. Ông được giảng dạy trong hầu hết các chuyên đề về văn học Trung Quốc đương đại hoặc văn học châu Á đương đại ở đại học các nước. Nhưng người Trung Quốc hiện lên trong tác phẩm của ông thật đáng thương. Tôi không hiểu nhà nước chính thống ở Trung Quốc tự hào về ông, một nhà văn quân đội ở điểm nào, chứ còn, cái làm cho Mạc Ngôn vĩ đại, và gần với Lỗ Tấn, là ở việc khắc họa được thân phận của người Trung Quốc, tao loạn, tan tác vì lịch sử và biến cố, số phận của họ bị vùi dập, bị quăng quật còn hơn cả con muỗi. Con muỗi còn có vũ khí, còn họ, họ hoàn toàn bị động và chìm khuất trong những va đập của lịch sử, của chính trị. Tuy vậy, như bản chất của người Trung Quốc, họ chịu đựng, và quật cường. Người ta thích đọc Mạc Ngôn vì lẽ đó. Nếu như Murakami chú trọng đến tế vi cảm xúc thì Mạc Ngôn đem đến những giằng xé dữ dội của kiếp người. Không ai khổ như nhân vật của Mạc Ngôn, mà cũng không ai dai dẳng, bền bỉ sức sống như nhân vật của Mạc Ngôn. Đó là phong cách Trung Quốc. Người Trung Quốc vốn lạc quan chứ không bi quan như người Nhật. Người Trung Quốc không hay tìm đến cái chết như người Nhật. Người Trung Quốc gắng gỏi sống, ráng mà sống. “Phải sống”[1]. Như cuộc sống nó vốn là.

Điểm Mạc Ngôn gần Lỗ Tấn, còn là sự dũng cảm. Để viết, và in, và nổi tiếng mà vẫn giữ được cái cốt lõi muốn nói trong tác phẩm của mình ở một đất nước còn chế độ kiểm duyệt xuất bản, thật không dễ. Đọc Phong nhũ phì đồn, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Thập tam bộ… thấy ông khá mạnh tay phê phán. Thành ra, dù là một nhà văn quân đội chính thống, cơ hồ Mạc Ngôn không hề ca ngợi chế độ, không trở thành “bồi bút” mà đã nói lên được điều cốt lõi nhất: số phận Trung Quốc tao tác qua những biến thiên lịch sử, thời đại. Điểm này Murakami sướng hơn Mạc Ngôn. Tôi hay tưởng tượng, Murakami vừa thảnh thơi, vừa đi bộ, vừa viết, như một niềm yêu thích, như một thú vui tao nhã. Còn Mạc Ngôn, vừa viết, vừa canh chừng trước sau rình rập, giống như nghệ sĩ xiếc đi trên dây, căng thẳng, hồi hộp, một là đến bờ vinh quang, hai là tan xác…

Về sự dũng cảm này, khi đưa Mạc Ngôn và Murakami lên bàn cân giải Nobel, tôi nghĩ, chọn Mạc Ngôn là đúng.

Nhưng một nhà văn lớn của thời đại, một nhà văn xứng tầm Nobel, danh giá nhất hành tinh, theo tôi, phải là một nhà văn nhân loại. Nghĩa là, nhà văn đó phải thực sự vượt qua ranh giới quốc gia không chỉ theo nghĩa hẹp là sách được xuất bản khắp nơi, mà còn là theo nghĩa rộng: vượt qua những hiềm khích dân tộc, vượt qua sự hẹp hòi của “dân tộc chủ nghĩa”, nhất là ở một đất nước như Trung Quốc, dân tộc tính, chủ nghĩa đại Hán vốn là thâm căn cố đế. Thì Mạc Ngôn, chưa đạt đến mức nhân loại. Với Chiến hữu trùng phùng (Ma chiến hữu), viết về cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979 mà Mạc Ngôn gọi là “cuộc chiến vệ quốc”, tuy bằng giọng văn ôn hòa, không đến nỗi hiếu chiến, nhưng rõ ràng Mạc Ngôn vẫn đứng trên lập trường nước mạnh, nước lớn “cả vú lấp miệng em”. Nếu muốn xứng tầm là một nhà văn Nobel, rõ ràng, Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi.

Trần Lê Hoa Tranh 

Nguồn: Văn hóa Nghệ An

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Feb 05, 2023 11:45 am


Về "Ếch" (Mạc Ngôn)


Kính gửi Mạc Ngôn tiên sinh, Trước nhất, tôi cảm thấy có phần bất kính khi tự tiện thảo một bức thư cho ngài. Mặc dù đấy là một trong...

TheMerc - spiderum 

Kính gửi Mạc Ngôn tiên sinh,
Trước nhất, tôi cảm thấy có phần bất kính khi tự tiện thảo một bức thư cho ngài. Mặc dù đấy là một trong những cái quyền cơ bản của con người, nhưng tôi vẫn thấy mình bất kính khi bức thư này có lẽ sẽ không đến tay ngài, và một phần nào đó tôi mượn bức thư này để nói lên vài thứ lòng vòng trong lòng tôi.

Có lẽ, theo một cách nào đó, tôi đến với cuốn “Ếch” của ngài hoàn toàn là nhờ duyên. Tôi không mua, cũng chưa bao giờ hứng thú với những tác phẩm của ngài, có lẽ bởi lúc còn quá trẻ tôi đem đọc “Báu vật của đời” và “Đàn hương hình”, và cả hai đều không đọng lại điều gì trong đầu tôi ngoại trừ cái tựa đề gốc “Phong nhũ phì đồn” của “Báu vật của đời”. Đầu óc trai trẻ hừng hực sức xuân, mong ngài bỏ quá cho. Với cả lúc đấy, có lẽ “Cuộc đời dài lắm” của Chu Lai, “Thời xa vắng” của Lê Lựu, hay “Đời thừa” của Nam Cao là đủ để tôi phải suy nghĩ về cái xã hội nhiễu nhương của đất nước tôi rồi. Cái thứ tiền trong đấy hiện đại, cái thứ dục trong đấy cũng hiện đại, con người và mọi thứ gần lắm, khiến tôi sau khi đọc xong  cảm thấy không yêu quý quê hương mình cho lắm. Theo một cách nào đó, thì thật là thiển cận.

Cách đây không lâu cũng vậy. Tôi lại bị thiển cận như thế, chỉ bởi cuộc đời tôi có một vài biến cố, to có, nhỏ có. Đôi khi tôi cảm thấy những ai chẳng may lạc chân vào trong cái quãng đời lộn xộn này của tôi thật đáng tội. Vì tôi cũng mải miết dày vò mình trong cái mớ lộn xộn đấy mà không biết phải làm sao, rồi sẽ vô tình làm tổn thương đến người khác, như cách mà ngài nói, chúng ta hay coi mình là nạn nhân, nhưng rồi có ai đã từng nghĩ rằng mình đã làm tổn thương người khác như thế nào? Mặc dù tôi vẫn hay tự vấn rằng, phải làm sao để tử tế, không tổn thương đến người khác, nhưng trong cái lúc lòng tôi nhiễu nhương và trong lúc tôi phải học cách để đối mặt với cái nhiễu nhương đấy, tôi biết mình sẽ khiến người khác tổn thương, thậm chí học cách ích kỷ để đẩy thứ tổn thương của lòng mình sang bớt cho họ. Tôi thật lòng xin lỗi lắm lắm. Có điều, đôi khi, nhỏ nhen mà nói, tôi sẽ tìm được người chấp nhận thứ xấu xí đấy của tôi mà tha thứ cho tôi chăng?

Như cái cách mà “Bà cô” của (Vạn Tâm) trong “Ếch” cắn răng chịu cái nhát đâm vào đùi mà máu chảy lênh láng đấy. Bà nói rằng: “Một nhát kéo của chị khiến tôi vất được gánh nặng tư tưởng, cảm ơn chị nhiều.” để rồi lại tiếp “Hai đứa chúng nó có trốn xuống mồ, tôi cũng đào lên cho bằng được.” Tôi vẫn nghĩ cuộc đời này cho mỗi người một thứ số mệnh kỳ lạ nào đó mà người ta phải tự đi tìm ra, thưa ngài Mạc Ngôn. Nhưng cuộc đời không giống, cũng không nhanh như một cuốn tiểu thuyết vài trăm trang, cuộc đời là một chuỗi dài những thứ lê thê xâu chuỗi, là rất nhiều tháng, nhiều năm mải miết kiếm tìm để biết được mình phải làm gì. Rồi biết mình phải làm gì rồi còn lại làm như thế nào nữa.

Tôi rất thích “Ếch”, bởi lẽ cuộc đời trong đó hiện lên chân thực quá. Không chỉ nhờ cái cách hành văn tài tình của ngài, mà còn là nhờ cái tâm huyết của vị dịch giả đáng kính nữa. Có lẽ dịch giả Lệ Chi cũng phải đau đáu với tác phẩm này lắm, mới có thể cho ra một bản dịch, mà theo tôi, gần như không có tì vết như vậy được. Nói đến một làng quê Trung Quốc xa xôi nào đó, mà khiến tôi cảm thấy như ngay làng mình ở đâu đó ngoại thành Hà Nội, với những chuyện xảy ra ngay lúc tôi còn nhỏ vậy. Có những lúc đọc “Ếch”, tôi rơm rớm nước mắt, vì nghĩ đến người nhà quê của đất nước tôi, cũng lôi thôi lếch thếch vậy, cũng lộn xộn loăng quăng vậy, cũng hủ lậu và nhỏ nhen vậy, nhưng cũng vô tư và hồn nhiên vậy, cũng tình cảm và ấm áp vậy, cũng tôn ti và trật tự vậy. Trời ạ, lắm lúc nói chuyện với nhau sao mà đáng yêu đến thế:

“Tiểu Bão...”
“Gì nữa thế?”
“Tiêu Hạ Thần có sờ vú em, nhưng chẳng qua là bên ngoài thôi, cách một lớp áo bông...”
“Sao em lại bảo thủ thế! Anh quên chuyện ấy rồi.”
“Bên ngoài là áo bông, bên trong còn có một lớp áo lông, bên trong lại còn có áo sơ mi nữa, bên trong áo sơ mi còn...”
“Còn có nịt vú, đúng không?”
“Ngày ấy, em không mặc nịt vú vì mới giặt, chưa khô. Có điều bên trong áo sơ mi còn một cái áo lót nữa.”
“Được rồi, đừng nói chuyện ngốc nghếch này nữa”.

Có tình không? Có chứ, nhưng đâu phải chuyện anh học sinh với cô học trò trong sáng. Toàn chuyện vú vê, đẻ đái đấy chứ. Nhưng có thật không? Có chứ, vì cái ngôn ngữ đấy, ngoài đời người ta dùng với nhau. Cái chân tình đấy, là cái chân tình ngô nghê của những người ít học dành cho nhau. Thật đến mức buồn cười, và ngô nghê đến mức ghen tị. Rồi cái đoạn sau cuộc hội thoại đấy cứ khiến tôi miên man nghĩ mãi. Nghĩ về cái cuộc đời con người trong xã hội như thế, nghĩ về những thứ gánh nặng mà họ phải trải qua như thế, mà vẫn sống và nói lời yêu thương cho nhau.
Tôi lúc này cảm thấy mình thiếu thứ chân thực và ngô nghê như thế, thưa Mạc Ngôn tiên sinh. Cho dù tôi có đổ lỗi như thế nào đi chăng nữa cho cái xã hội này, tôi vẫn cảm thấy rằng mình chưa đủ thật tâm để đối mặt với lòng mình cũng như đối mặt với cái nghĩa vụ của mình trong xã hội này như cách mà những nhân vật trong “Ếch” đã làm. Họ vô cùng bình thường, nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, tưởng chừng như đơn giản, mà lại vô cùng phức tạp. Kẻ phức tạp trong cuốn tiểu thuyết này của ngài, đôi khi lại là những người cầu những thứ đơn giản nhất. Người đơn giản thì lại cứ phải trải qua những thứ phức tạp ngoài khả năng tưởng tượng của người ta. Tôi khâm phục cái cách mà ngài khiến họ trải qua. Nó rất vừa phải, vừa phải theo cái cách mà ở ngoài vốn dĩ cũng sẽ vừa phải như vậy. Có điều cứ mỗi cái vừa phải, tưởng chừng như nhỏ nhặt mà không nhỏ nhặt ấy, khiến con người ta thay đổi theo cách không thể lường được.

Tôi cũng là kẻ nặng lòng với cuộc đời theo cái cách nhỏ nhặt như vậy. Chẳng thế mà đất nước tôi, có một người tôi cũng chẳng thiếu ngưỡng mộ, Nguyễn Tuân. Nhưng Nguyễn Tuân lại không có được cái bình tâm như ngài khi viết tiểu thuyết, thành ra ở Nguyễn Tuân, cuộc đời hiện lên thật nhất lại ở cái tùy bút của ông, chứ không phải tiểu thuyết. Nhưng cũng chẳng khó khăn lắm để hiểu được vì sao lại vậy, theo ngu ý của tôi. Các nhà văn ở đất nước tôi thường coi tiểu thuyết là một thứ gì đó vĩ đại, vậy nên đôi khi, cuộc đời trong đấy có quá nhiều sóng gió đối với một kiếp người. Hoặc là thứ sóng gió mỉa mai, cường điệu hết mức, như của Xuân Tóc Đỏ, hoặc là thứ sóng gió quá tuyệt vọng nhấn chìm hi vọng của con người của Thứ. Tôi không nói rằng những thứ như vậy không hay, nhưng đôi khi tôi lại cần một thứ vừa phải hơn để ngẫm nghĩ. Và “Ếch” của ngài cho tôi cái cảm giác ngẫm nghĩ, mà lại phải ngẫm nghĩ chu mật. Ở đấy lắm cảnh tréo ngoe, nhưng cũng nhiều đốm lửa hi vọng. Ở đấy có đủ thứ bất công ngớ ngẩn, những cũng đâu có thiếu những điều ấm lòng người. Rồi rải rác đâu đó, là những thứ chiêm nghiệm về việc sống, về người, tự nhiên, nhẹ nhàng, nhưng đủ để khiến người ta đọc mà phải nghĩ mãi. Như là:

"Con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Trong những hoàn cảnh đặc thù, kẻ nhu nhược cũng có thể trở thành dũng sĩ, kẻ cường đạo cũng có thể là người thiện lương, thậm chí có kẻ vốn không chịu mất một sợi lông chân để cho thiên hạ có lợi () cũng có thể quẳng ra nghìn vàng. "

Tôi nói rằng tôi đến với “Ếch” của ngài là nhờ duyên, bởi tôi chỉ đơn giản là thấy nó trong chiếc máy đọc sách điện tử của tôi trong lúc tôi vừa hết thứ để đọc thôi. Ban đầu thì  tôi thấy là “Frog” của “Mo Yan”, làm tôi nghĩ mãi không nhận ra đấy là ai, giở vài trang đọc thì không thấy có điểm gì đáng chú ý lắm, lúc đầu, nên tôi để đấy, chắc phải vài tháng. Cho đến cuối tuần trước, sau một quãng dài chỉ đọc tiếng Anh, tự dưng tôi lại thèm tiếng Việt quá để rồi thế nào lại chọn đọc “Ếch” của ngài. Tôi không hối hận, vì có lẽ đã rất lâu, lâu lắm rồi, tôi mới đọc trọn vẹn một cuốn tiểu thuyết chỉ trong một ngày và cảm thấy trọn vẹn như vậy. Thứ duy nhất tôi nhận được ngay sau khi hoàn thành, đó là tôi muốn sống, muốn mở mắt to hơn, lắng nghe cẩn thận hơn, nói điều đúng hơn, và viết thứ phải hơn. Thật khó có thể tưởng tượng rằng, một cuốn tiểu thuyết về kế hoạch hóa gia đình, về kiểm soát sinh đẻ, lại khiến tôi phải suy nghĩ nhiều đến như thế. Bởi, một lần nữa, tôi phải khẳng định rằng, chính những thứ vừa phải và nhỏ nhặt đấy là những thứ khiến con người thay đổi không thể lường nổi. Tôi đã từng có dịp đến Bắc Kinh, và tôi đã sống ở Hà Nội ngót nghét cũng gần 30 năm, nên tôi hiểu rằng cái sự xô bồ của những thành phố không nghỉ này, còn khiến con người ta thay đổi nhanh hơn. Khiến nhiều khi bản thân tôi thấy lạ lẫm vô cùng khi chỉ mình còn giữ một vài giá trị xưa cũ, đôi khi vô vọng. Khiến nhiều khi bản thân tôi thấy mình là kẻ tha phương cầu thực ngay trên cái nơi tôi sinh ra và lớn lên. Khiến nhiều khi bản thân tôi thấy mình phải làm những việc trái với lương tâm mình chỉ vì để sống. Như cái cách mà nhân vật “Tôi” của ngài - Tiểu Bão - nói:

“Ngoài ra, tôi và vợ tôi cũng đã chuẩn bị về hưu. Chúng tôi rất muốn được quay về sống tại quê hương sau khi nghỉ hưu. Sống ở Bắc Kinh, chúng tôi luôn luôn mang tâm trạng của một kẻ tha phương cầu thực. Gần đây, bên cạnh nhà hát Nhân Dân, tôi đã bị hai người đàn bà được mệnh danh là “người sinh ra và lớn lên trong những con hẻm Bắc Kinh” chửi gần hai tiếng đồng hồ, từ đó càng cũng cố thêm quyết tâm về quê của tôi. Ở quê tôi, người ta không khinh người như những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở thành phố. Ở quê tôi, khoảng cách giữa cuộc sống và văn học càng gần hơn.”
Đôi khi, tôi cũng cảm thấy chán nản mà muốn bỏ đến một vùng quê nào đó lắm. Như có lần, tôi ngồi nói chuyện rất lâu với một anh này trên một hòn đảo ở vùng Vịnh Bắc Bộ nước tôi, anh nói rằng: “Mày mà thích về đây sống anh cho mày ở nhà anh.” Làm tôi chút nữa nổi hứng mà liều thật. Có điều, tôi vẫn phải biện hộ cho mình rằng tôi vẫn còn việc phải làm ở cái đất phồn hoa đô thị này, nên tôi chưa về quê được. Thôi thì đành phải xong cái việc của mình đã. Chứ ngài bảo, như bà cô “Vạn Tâm”, sau bao nhiêu việc như thế vẫn trung thành với cái sứ mệnh của mình, lẽ nào một kẻ mang tiếng làm trai như tôi lại không làm được?

Dù vậy, đúng là người ta phải yên tĩnh, phải gần cây cỏ, gần những con người chân thật, người ta mới viết được những điều chân thật được. Như hôm nọ, tôi ngồi đọc lại “Cố hương” của Lỗ Tấn, tôi mới chợt nhận ra là con người ta càng trưởng thành, càng cần phải có cái sự chân thật đấy để chống chọi với rất nhiều những thứ khác khiến họ cô đơn. Bởi chỉ cần một chút lễ nghĩa, một chút vai vế thôi, sẽ giống như cái cách mà Nhuận Thổ xưng hô với nhân vật chính trong “Cố hương”, tự dưng con người ta sẽ tạo ra cho nhau một bức tường không thể vượt qua. Chẳng phải tôi tin vào việc bình đẳng và tất cả đều sinh ra giống nhau, nhưng con người nên dùng những thứ chân thành để đỗi đãi nhau cho phải đạo, chứ dùng lễ nghĩa, thì cũng là do suy vi đạo đức thôi.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm tạ ngài, thưa Mạc Ngôn tiên sinh. Tôi mặc dù là kẻ duy lý, nhưng trong lòng tôi vẫn có một chỗ dành cho cái thứ gọi là duyên số, và càng trưởng thành, cái chỗ dành cho duyên số đấy, cho dù không lớn hơn, nhưng lại vững chắc hơn. Như trong lúc viết những dòng này, tôi chợt nhận ra rằng bút danh của ngài và bút danh của tôi có điểm tương đồng. “Mạc Ngôn” vốn dĩ là không nói, còn “Kiệm” trong tiếng nước tôi, cũng có nghĩa là bớt bớt cái mồm đi thôi. Nó là thứ thành kính và nhận vơ trẻ con, nhưng tôi sẽ lấy đấy làm động lực để hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình. Bức thư không đầu không cuối này, hi vọng, đến một lúc nào đó, tôi sẽ tự tay viết bằng tiếng nước ngài để dành cho ngài, thưa Mạc Ngôn tiên sinh. Và lúc đó, tôi mong ngài sẽ giải thích cho tôi rõ hơn về vở kịch đó.

Kính thư,

Kiệm

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Feb 05, 2023 11:49 am

ZINGNEWS

Khi mang thai bị xem là phạm pháp kéo theo những tội ác kinh hoàng

Tại một làng quê nọ áp dụng chính sách chỉ được đẻ một con, ai mang thai thứ hai được coi là "phi pháp", lập tức bị truy lùng để "xử lý".Ý An

'Cao lương đỏ' - Vẻ đẹp tuyệt mỹ của văn chương và điện ảnh
"Cao lương đỏ" là một trong những tác phẩm lớn không thể bỏ qua của Mạc Ngôn. Tác phẩm đã mang về cho cây viết người Trung Quốc giải Nobel Văn học năm 2012.
Với độc giả Việt, nhà văn Mạc Ngôn không phải là cái tên xa lạ với những tác phẩm như: Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Tổ tiên có màng ở chân, Trâu thiến...

Lâu nay, chúng ta biết, vùng Đông Bắc Cao Mật là một vùng quê quen thuộc trong những tác phẩm của Mạc Ngôn với những phong tục tập quán đã nằm thâm căn cố đế ở mỗi con người. Nơi đó, những con người nhỏ bé chưa một lần bước ra khỏi vùng quê để mở mang tầm mắt nhưng cũng phải trải qua những biến cố to lớn của thời cuộc.

Với Ếch một lần nữa nhà văn lại đưa độc giả bước vào vùng Cao Mật với đề tài nông thôn, và những chủ đề như cái đói, miếng ăn, phụ nữ… tưởng như đã cũ nhưng lại hết sức độc đáo và mới lạ mà ở đó, họ vừa là nạn nhân vừa là tội nhân của thế thời.

HÀNH TRÌNH “QUẢN SINH” CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ MANG TÊN VẠN TÂM
Cái cớ để bắt đầu và xuyên suốt cuốn tiểu thuyết chính là những bức thư của cậu học trò có tên là Khoa Đẩu viết cho người thầy của mình là ngài Sugitani Yoshihito. Nhân vật chính trong những lá thư là người phụ nữ mang tên Vạn Tâm, cô ruột của Khoa Đẩu, người phụ nữ không một lần sinh nở nhưng chịu trách nhiệm chuyện sinh nở cho cả một vùng.

Tiểu thuyết Ếch.

Vạn Tâm, người đàn bà không sợ trời, không sợ đất, ngay từ bé đã có khiếu chỉ huy, có thể bỏ người yêu vì nhiệm vụ của tổ chức, có thể cắt tay tự tử để minh oan cho bản thân nhưng có thể ngất tại chỗ nếu nhìn thấy con ếch.

Có lẽ, Vạn Tâm sẽ thất nghiệp và sẽ như bao nhiêu người dân cần lao khác, có thể sẽ chết ở một góc nào đó nếu như cái đói cứ kéo dài. Đói đến mức những đứa trẻ phải “nhặt những hòn than và nhai rau ráu” cho qua cơn đói, những người đàn bà thì thiếu chất đến mức không thể có “kinh nguyệt” hàng tháng, còn đàn ông thì tong teo, chẳng thể "làm ăn" được gì mỗi khi đêm về.

Nhưng, khi củ đậu được mùa, cái đói của con người được giải nguy thì câu chuyện sinh đẻ trong vùng đạt mức báo động, dân số tăng lên đột biến như thể để bù trừ. Vạn Tâm chuyển sang làm nghề “thắt ống dẫn tinh” để kiểm soát dân số trong vùng của mình.

Và rồi, theo chủ trương của nhà nước, mỗi gia đình chỉ được đẻ một con, những ai mang thai lần hai sẽ bị coi là “mang thai phi pháp”. Chính sách này đã chuyển Vạn Tâm sang một nhiệm vụ mới, người săn lùng những “cái thai phi pháp” và bà đã có một tên gọi mới là “Diêm vương sống” của vùng. Và cũng từ đây, những bi kịch giữa con người với con người vốn "tối lửa tắt đèn có nhau" chính thức bắt đầu.

Làng Cao Mật giờ đây trở thành làng văn hóa Mạc Ngôn. Ảnh: Getty Images.

Chỉ cần nghe ngóng được thông tin, nhà nào có người “mang thai phi pháp” là ngay lập tức bà cho người truy lùng, đuổi bắt, giống như con hổ đói ngửi thấy hơi con mồi. Bất chấp thủ đoạn, phương pháp, chỉ cần bắt được người là Vạn Tâm sẵn sàng làm, cho dù người đó là ai, ngay cả người cháu dâu của mình. Và cũng chính vì “nhiệm vụ” ấy mà đã có biết bao nhiêu người phụ nữ đã phải bỏ mạng để bảo vệ cho đứa con đang mang trong mình nhưng không thành.

Có lẽ bởi chưa một lần mang thai nên người phụ nữ mang tên Vạn Tâm không thể thấu cảm nổi cảm giác của một người làm mẹ. Bận bịu quá với những nhiệm vụ, bà không thể đau nỗi đau của người mất con.

VỪA LÀ NẠN NHÂN, VỪA LÀ TỘI NHÂN CỦA THỜI ĐẠI
Tiểu thuyết Ếch cho bạn đọc thấy được sự hữu hạn của con người trước thế giới bao la. Sự hữu hạn ấy khiến con người mê muội, không ý thức được những việc mình đã làm và cần làm. Và những mối hận thù lại thêm chồng chất. Điều ấy đã đưa đẩy cuộc đời con người đi từ bi kịch này đến bi kịch khác.

Nói như thế, bởi lẽ, ý chí con người nhỏ bé với những bản năng luôn có sức sống mạnh mẽ. Những con người nhỏ bé ấy một đời không thoát nổi hai chữ "đói - nghèo", cơn thèm khát dục vọng tầm thường không thể kiểm soát và ý thức chịu trách nhiệm trước số phận của bản thân. Trước những tai ương, biến cố, họ không có khả năng phản kháng, bảo vệ chính mình.

Điều này, đưa đẩy con người vào những ngõ cụt của ý nghĩ. Và những “khoái cảm” mà quyền năng đem lại đã khiến con người mờ mắt. Và chính sự hữu hạn đã khiến không ít người “ngây thơ” phạm phải những sai lầm.

“Tiểu sư tử”, người phụ nữ nhất mực trung thành với Vạn Tâm, thực hiện mọi mệnh lệnh của bà đưa ra và cũng tham gia vào biết bao cuộc “truy lùng những cái thai phi pháp” để đến cuối cùng, “Tiểu sư tử” không có nổi cho mình một đứa con khi đã chấp nhận làm vợ hai của Khoa Đẩu ở tuổi quá lứa nhỡ thì. Mạc Ngôn đã rất tinh tế khi đưa hình ảnh “Tiểu sư tử” đã vạch một bên vú, bé tẹo teo của mình lên cho đứa đứa trẻ sơ sinh bú.

Tác giả Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn học năm 2012.

Thông qua tác phẩm, độc giả dễ dàng nhận thấy, sự chênh lệch về tương quan phát triển giữa văn hóa và văn minh nguy hiểm đến nhường nào. Bi kịch trong Ếch, điều cốt lõi chính là tư duy của con người trước sự phát triển của thời đại. Và tác phẩm tựa như một lời cảnh báo.

Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng dày đặc trong tác phẩm, Mạc Ngôn đã khắc họa thành công hình ảnh người nông thôn ở vùng quê Cao Mật. Nhân vật trong Ếch là những con người vốn thấp cổ bé họng, hiền lành nhưng cục mịch; thật thà lại chẳng mấy thông minh; nhiệt tình có thừa nhưng lại không đủ tinh tế để thấu hiểu, không đủ kiến thức, hiểu biết để phân tích và để làm khác đi. Họ mang nặng lối tư duy dập khuôn máy móc, nhất nhất tuân theo mà bất biết đúng sai.

Với hình thức thể hiện là những bức thư, cuốn tiểu thuyết cho bạn đọc thấy được cái nhìn đa chiều và toàn diện về những vấn đề được đề cập trong tác phẩm. Đồng thời, quá khứ được nhìn nhận lại một cách thẳng thắn và trực diện hơn.

Với giọng điệu khi thủ thỉ thân tình, lúc hài hước hóm hỉnh, lúc như biện minh, phân trần, cùng ý thức nhận thức lại quá khứ, con người trong Ếch đáng thương nhiều hơn đáng giận. Nói một cách khác đi, con người vừa là sản phẩm, vừa là nạn nhân của thời đại.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Feb 05, 2023 12:12 pm

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

BÁU VẬT CỦA ĐỜI - (NGUYÊN TÁC PHONG NHŨ PHÌ ĐỒN- “VÚ TO MÔNG NẨY”)

Truyện kể về những biến cố trong gia đình nhà Thượng Quan –một gia đình nông dân nghèo ở vùng Cao Mật cũng như toàn bộ lịch sử vùng Cao Mật . Nhân vật trung tâm là Lỗ Thị - Người đàn bà có sắc đẹp rạng ngời, “vú to mông nẩy”, nhưng có số phận hẩm hiu: phải chịu đựng tục bó chân, cha mẹ mất, hơn thế nữa còn bị gả cho người chồng bất lực,.... Bà phải cắn răng đi “xin giống” đàn ông thiên hạ để có co

Báu Vật Của Đời - (nguyên tác Phong Nhũ Phì Đồn- “vú to mông nẩy”) là một trong nhiều tác phẩm đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn. 

Tiểu thuyết mang đậm nét phồn thực, lại hòa với màu sắc hiện thực huyền ảo , lấy bối cảnh là chính quê hương Cao Mật của ông cũng như những biến động lịch sử của nước Trung Quốc hiện đại.

Mạc Ngôn nảy ra ý tưởng viết cuốn sách này trong một lần rời tàu điện ngầm ở Bắc Kinh lên bậc tam cấp. Ở đó ông đã gặp một người mẹ gầy gò cùng 2 đứa con nhỏ, mỗi đứa ngậm một đầu ti mẹ. Ông xúc động nhớ lại thời ấu thơ và thương người mẹ quá cố của mình. Vào lúc đó ông cũng nghĩ ra cái tên Phong Nhũ Phì Đồn- chính là tên cuốn sách làm nên tên tuổi của ông

Truyện kể về những biến cố trong gia đình nhà Thượng Quan –một gia đình nông dân nghèo ở vùng Cao Mật cũng như toàn bộ lịch sử vùng Cao Mật . Nhân vật trung tâm là Lỗ Thị - Người đàn bà có sắc đẹp rạng ngời, “vú to mông nẩy”, nhưng có số phận hẩm hiu: phải chịu đựng tục bó chân, cha mẹ mất, hơn thế nữa còn bị gả cho người chồng bất lực,.... Bà phải cắn răng đi “xin giống” đàn ông thiên hạ để có con nối dõi. Thế nhưng cuộc đời lại khắc nghiệt lắm thay, mẹ chồng luôn đay nghiến bà vì bà chỉ đẻ được con gái – điều trái với hủ tục phong kiến “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Vào ngày bà đẻ Kim Đồng- đứa con trai duy nhất, cũng là ngày quân Nhật tràn đến tàn phá quê hương Cao Mật, chúng đi đến đâu , giết đến đó, gia đình bà cũng chịu chung số phận , chúng giết sạch chỉ chừa lại mỗi bà và người mẹ chồng mất trí. Có thể nói, từ lúc đó, cuộc đời bà đã sang trang mới,bà trở thành trụ cột duy nhất cho gia đình Thượng Quan với đứa con trai và 8 cô con gái.
Mỗi đứa con của bà sống một cuộc đời khác nhau, đi theo một con đường riêng: người thì phiêu bạt, trôi nổi khắp đất nước, người bị bán đi, thành tay sai cho giặc Nhật,...... Họ luôn xung khắc nhau về tư tưởng chính trị, họ tránh gặp mặt nhau,.... Nhưng Lỗ Thị vẫn thấu hiểu họ , vẫn chở che , bao dung, kể cả cho những đứa con riêng của họ. Bà là một điểm tựa về vật chất và tinh thần cho mỗi đứa con sa cơ lỡ bước. Tấm lòng người mẹ của bà thật vĩ đại mà cũng rất đau thương, xót xa.

Lỗ Thị hiền dịu, bao dung nhưng không hề yếu đuối, bà rất cứng cỏi khi đối diện với những gian truân, với những thăng trầm của đất nước: từ quân Nhật, Đức kéo đến rồi Cách Mạng Văn Hóa, Cải Cách Ruộng Đất,.... Bà dạy các con không bao giờ chịu nhún mình trước người khác, biết yêu thương đùm bọc nhau,.... Bà luôn giữ trọn tình cảm với quê hương máu mủ, dù mảnh đất đó đã thấm máu bao người, đầy binh đao khói lửa, đó vẫn là nơi mà con người gắn bó nhất, nơi nương tựa của những người sa cơ lỡ bước. Chính nhờ những bài học đó của Lỗ Thị đã sinh ra những người con mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất trước sóng gió cuộc đời.

Câu chuyện được kể theo góc nhìn của Kim Đồng- con trai duy nhất của Lỗ Thị. Anh là một đứa con “không thể rời vú mẹ”, luôn bị nỗi ám ảnh dòng sữa mẹ dày vò. Bởi thế nên anh có một tình cảm hết sức gắn kết với người mẹ, là người thấu hiểu nỗi khổ của mẹ nhất trong đàn con đông đúc kia. Trong suốt mạch truyện, anh hiện lên là nhân vật ngây thơ, ngờ nghệch, luôn dựa dẫm , điều đó giúp anh tránh khỏi những tai họa như các chị em của mình. Nhưng điều đó cũng khiến anh bị lợi dụng bởi kẻ gian, đẩy vào cảnh khốn cùng. Chỉ có Lỗ Thị là luôn dang rộng vòng tay bảo vệ, chở che cho anh.Đến khi bà nhắm mắt xuôi tay, anh cũng trở thành người bơ vơ, lạc lõng trên cuộc đời.

Nhân vật Kim Đồng biểu hiện Hình ảnh Lỗ Thị là hiện thân cho một nước trung Quốc hiện đại trải qua bao thăng trầm, đau thương nhưng kiên cường, bất khuất. tiến lên phía trước. Khi người phụ nữ ấy chết, cũng là lúc một thế hệ mới ra đời, tốt đẹp hơn, hiện đại hơn tiếp tục đi theo con đường phát triển của dân tộc. Chi tiết Kim Đồng cả đời không thể rời bầu vú mẹ, là hình ảnh đẹp của những người mẹ, họ luôn là bầu sữa ngọt ngào, ấm nồng và vòng tay bao bọc cho những đứa con bé bỏng, ngờ nghệch của mình.
Với cốt truyện chân thực, trần trụi , Mạc Ngôn đưa ta đến với câu chuyện đầy nghịch cảnh, bi kịch của lịch sử Trung Quốc, nhưng ẩn hiện trong đó là cả truyền thống và văn hóa hàng nghìn năm gắn kết những con người trên mảnh đất quê hương, là tình mẫu tử cao đẹp, là cuộc chiến đấu của con người trước số phận nghiệt ngã. Đó là những giá trị tốt đẹp mà bất cứ ai cũng cần học hỏi.

Người review: Đào Trọng Kiên

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Feb 05, 2023 12:16 pm

'Biến' - Ký ức nghèo khổ của nhà văn Mạc Ngôn

Zingnews 

Đọc cuốn tự truyện này, độc giả sẽ không khỏi xúc động khi kỷ niệm đầu tiên được ông nhắc đến lại là việc “bị xóa tên trong học tịch, đá đít khỏi trường”.A.H

Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại Cao Mật (Sơn Đông). Ông là tác giả tạo nên cơn sốt văn học Trung Quốc tại Việt Nam thông qua một loạt các tiểu thuyết được chuyển ngữ và xuất bản từ thập kỷ trước như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận.

Nhà văn Mạc Ngôn.
Mạc Ngôn đã để lại dấn ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi tài năng văn chương không thể phủ nhận. Giải thưởng Nobel Văn học năm 2012 một lần nữa khẳng định địa vị quan trọng của Mạc Ngôn trong nền văn học thế kỷ XX của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

Biến là cuốn tự truyện đầu tiên của Mạc Ngôn, chưa từng được xuất bản bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng đã được chuyển ngữ và xuất bản bằng tiếng Anh. Lần đầu tiên, câu chuyện về cuộc đời của nhà văn được chính thức kể trực tiếp và giản dị. Đọc cuốn sách, độc giả không khỏi xúc động khi kỷ niệm đầu tiên được ông nhắc đến lại là việc “bị xóa tên trong học tịch, đá đít khỏi trường”.

Biến là cuốn tự truyện đầu tiên của nhà văn Mạc Ngôn.
Có thể thấy thấp thoáng ẩn ức về nỗi nghèo đói, bị đối xử bất công vì nghèo, cố gắng đi bộ đội để thoát nghèo, những miếng ăn nhọc nhằn đã in dấu quá sâu trong ký ức. Chiếc xe Gaz 51 Liên Xô cũ màu xanh lá mạ, những ước mơ của tuổi thơ ông, cứ hiện lên trong từng giai đoạn cuộc đời, như sự ám ảnh chưa bao giờ dứt.

Qua Biến, Mạc Ngôn viết lại những biến chuyển trong đời mình, chắp ghép thành một mảnh gương nhỏ phản chiếu những thay đổi to lớn của xã hội Trung Quốc trong thế kỷ XX một cách thấm thía nhất.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Feb 05, 2023 12:26 pm

ChúngTa.com

Cuốn sách "Ma Chiến Hữu" và cách nhìn của Mạc Ngôn về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung

Hà Thanh Vân

Hôm nay là ngày 17.2. Vân post lại 1 bài viết cũ. Bài này viết đã rất lâu, khi mà cuốn sách này in ở Việt Nam và làm dấy lên một làn sóng phản đối, trong đó đa phần là... người chưa đọc cuốn sách!

Trong gần hai mươi năm trở lại đây, những tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn được dịch ra nhiều ở Việt Nam và được đông đảo độc giả Việt Nam thích văn chương biết đến, tất nhiên là phải kể đến công PR rầm rộ của báo chí Việt Nam, (với những tác phẩm như “Cao lương đỏ”, “Đàn hương hình”, “Báu vật của đời”, “Cây tỏi nổi giận”...) và vầng hào quang giải Nobel văn chương. Dù bản thân Mạc Ngôn được giới phê bình văn học Trung Quốc đánh giá cao, nhưng ý kiến riêng của tôi thì không thích lối viết của Mạc Ngôn cho lắm. Bởi lẽ cũng như nhiều nhà văn Trung Quốc khác (có thể đây cũng là một truyền thống của văn học Trung Quốc), Mạc Ngôn khi viết văn cũng mắc một căn bệnh cố hữu: đó là bệnh “đại ngôn”. Đọc một vài tác phẩm của ông thì khi đọc những tác phẩm khác cũng do ông viết, sẽ không còn hứng thú nữa. Chi tiết đáng chú ý trong cuộc đời Mạc Ngôn là ông vào lính năm 1976, năm 1984 chuyển sang viết văn chuyên nghiệp và cho đến nay, theo cách nói của Việt Nam thì ông vẫn là một nhà văn quân đội, có biên chế trong quân đội Trung Quốc.

Về dịch giả thì tiến sĩ Trần Trung Hỷ là một dịch giả tốt, song theo tôi người dịch Mạc Ngôn thành công nhất là dịch giả Trần Đình Hiến.

Mặc dù NXB Văn học là nơi xuất bản cuốn sách, nhưng công ty văn hóa Phương Nam mới là nơi mà cuốn sách ra đời. Tình hình xuất bản ở Việt Nam hiện nay có thể nói là phụ thuộc khá nhiều vào các công ty văn hóa truyền thông, mà Nhã Nam ở Hà Nội hay Phương Nam ở thành phố HCM là những ví dụ điển hình. Công ty Phương Nam là một công ty kinh doanh khá tốt thị trường sách. Cách đây nhiều năm họ cũng đã từng đi tiên phong trong việc mua bản quyền và dịch tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung và một số tác giả khác.

Tác phẩm Ma Chiến Hữu bản dịch tiếng Việt
Nhưng cũng trong thời gian gần đây, thị trường sách Việt Nam có hiện tượng tràn ngập sách ngôn tình của Trung Quốc. Lướt qua trên mấy forum công cộng, những cuốn sách được mang ra bàn luận vẫn là những chuyện tiên hiệp của Trung Quốc, những câu chuyện tình yêu mang màu sắc giải trí nhiều hơn là những tác phẩm có nội dung văn học đích thực.

Trở lại với tác phẩm “Ma chiến hữu”, tôi đã đọc rất kỹ tác phẩm này với sự tò mò xem một tác giả Trung Quốc có tiếng như Mạc Ngôn thì sẽ viết về cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 với điểm nhìn của người bên kia như thế nào. Không rõ bản tiếng Việt có bị cắt xén gì so với nguyên bản gốc hay không, nên chỉ nói ý kiến của tôi căn cứ vào bản tiếng Việt đã được xuất bản và phổ biến công khai.

Mạc Ngôn viết về thân phận của những người lính Trung Quốc đã đánh nhau ở biên giới Việt - Trung. Phải nói thẳng đó là những số phận không hề tốt đẹp. Họ đều là những thanh niên nông thôn nghèo như Tiền Anh Hào, Khương Bảo Châu, La Nhị Hổ, Triệu Kim… Họ vào lính để mong được đỡ một miệng cơm ở nhà. Nếu có chết trận thì gia đình cũng sẽ được hưởng ít tiền tử tuất. Họ bị nhồi sọ đến mù quáng. Và họ chết trận không hề vẻ vang. Ngay ở lần đầu ra trận, La Nhị Hổ vì quá sợ hãi nên đã nằm nhô cao mông, bị phát hiện mục tiêu. “Pháo cao xạ mà bắn ngang là sáng tạo của những người ở phía bên kia chiến tuyến. La Nhị Hổ chưa kịp thụt mông xuống thì đã toi mạng. Còn cậu – Tiền Anh Hào, chưa kịp bắn viên đạn nào thì đã nhắm mắt, hy sinh”. Những người còn sống sót thì số phận cũng chẳng vinh hoa phú quý gì. Họ về làng, sống lặng lẽ âm thầm trong đói khổ, kẻ thì không có vợ con, người thì phạm pháp đi tù, người may mắn lắm thì được làm cán bộ địa phương quèn như Quách Kim Khố. Mười mấy năm sau, chính quyền và nhân dân Trung Quốc hầu như đã lãng quên họ, lãng quên một thế hệ đã sống và thậm chí đã chết vì những tham vọng của giới cầm quyền. Chỉ có những kẻ đút lót để không phải ra chiến trường là vẫn vinh thân phì gia.

Đọc xong tác phẩm này, đọng lại trong tôi là hình ảnh hồn ma anh lính Hoa Trung Quang đã khóc lóc vật vã cả ngày trong ngôi mộ của mình vì đọc thấy tin trên báo là Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ và thốt lên rằng:“Tôi cảm thấy mình chết thật là oan uổng”. Lời an ủi của hồn ma tiểu đoàn trưởng La Nhị Hổ cũng cay đắng không kém: “Trên thế giới này không hề có một tình bạn vĩnh viễn, cũng không hề có một kẻ thù vĩnh viễn. Quan hệ giữa con người và con người là như vậy, quan hệ giữa nước này và nước khác cũng như vậy”. Hình ảnh của một nông thôn Trung Quốc nghèo xác xơ, đói rách cùng cực trong những năm tháng chiến tranh cũng là một hình ảnh gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Nhà văn Mạc Ngôn, tác giả "Báu vật của đời" trở thành nhà văn gốc Trung Quốc thứ hai và là tác giả châu Á thứ sáu giành được giải thưởng uy tín bậc nhất thế giới Nobel Văn học năm 2012. Ủy ban Nobel Văn học ca ngợi Mạc Ngôn là tác giả "kết hợp được chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với truyện kể dân gian, lịch sử và cuộc sống đương đại" trong các trang văn của mình.

Tác phẩm hoàn toàn không nói gì về những người lính Việt Nam, cũng không có những đoạn miêu tả cảnh đánh nhau. Đoạn miêu tả cảnh chiến trường duy nhất là cái chết vô nghĩa của La Nhị Hổ và Tiền Anh Hào như đã nói ở trên. Tác phẩm không nói xấu về Việt Nam, tác phẩm chỉ tập trung miêu tả sự vô nghĩa của cuộc chiến tranh với điểm nhìn của một người Trung Quốc. Có những chi tiết như lính Trung Quốc chúc tụng nhau lập chiến công, giết được nhiều quân địch, nhưng thật ra đó chỉ những hành động do sự nhồi sọ mù quáng. Lời trấn an của hồn ma viên chính ủy với những hồn ma khác trong mộ cũng chỉ lời bào chữa vụng về cho cuộc chiến: “Chúng ta là quân nhân, thiên chức của chúng ta là phụ tùng mệnh lệnh, cấp trên bảo chúng ta đánh tới đâu, chúng ta phải xông lên tới đó. Tình hình thế giới không ngừng thay đổi, quan hệ giữa các nước với nhau không ngừng thay đổi. Ngày ấy chúng ta và họ dùng súng đạn nói chuyện với nhau, qua đó mà mới có được hòa bình hôm nay. Nhân dân không có oán thù gì với nhau, chiến tranh và hòa bình đều là biểu hiện của tình hình chính trị. Chúng ta hy sinh là vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vẫn cứ vinh quang. Bất cứ sự hoài nghi nào về sự vinh quang của chúng ta đều là những sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng!” Nhưng đáp lại lời diễn thuyết hùng hồn ấy, không có tiếng vỗ tay mà chỉ có những tiếng khóc quái dị của những hồn ma.

Tóm lại, đây là một cuốn sách mang tính thần phản chiến rất rõ ràng, cho thấy quan điểm của tác giả xem cuộc chiến tranh này là vô nghĩa, chỉ phục vụ cho tham vọng của giới cầm quyền. Kẻ chịu đau thương, thiệt thòi nhiều nhất cuối cùng vẫn chỉ là những người lính Trung Quốc nghèo khổ, dốt nát và mù quáng. Nhưng không phải ai cũng đọc và đọc kỹ để hiểu ra dụng ý của Mạc Ngôn. Ngôn từ của văn chương, diễn biến của nội dung cốt truyện cũng đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định, bởi vì xét cho cùng, văn chương là “ý tại ngôn ngoại” mà.

Chúng ta có thể xem những cuốn sách, bộ phim của Pháp, Mỹ nói về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ với điểm nhìn của người bên kia chiến tuyến, để biết thêm thông tin, biết thêm những cách nhìn khác nhau, thì chúng ta cũng có thể xem cuốn sách này của Mạc Ngôn với tinh thần như vậy. Miễn là những cuốn sách hay phim ảnh ấy không tô vẽ hay xuyên tạc sự thật thì tâm lý người Việt Nam đều có thể chấp nhận được. “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh cũng đã được dịch và in ở Mỹ đó thôi. Lẽ ra cuốn sách này nên có một lời giới thiệu phù hợp, thỏa đáng ở đầu tác phẩm, có tác dụng giải thích cho người đọc về những gì Mạc Ngôn viết.

Thêm một điều nữa, tôi vẫn ước ao rằng khi chúng ta có thể dịch và in sách của một nhà văn Trung Quốc viết về cuộc chiến tranh năm 1979, thì chúng ta cũng nên in nhiều thêm những tác phẩm của nhà văn Việt Nam viết về cuộc chiến tranh này.

Nguồn:FB cá nhân

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Feb 06, 2023 1:15 pm

tramdoc.vn

Guillaume Musso và những tựa sách không thể bỏ lỡ

 "Đừng dè chừng trong tình yêu. Hãy chiến đấu vì nó." là những gì tiểu thuyết của Musso luôn nhắn gửi và truyền cảm hứng cho độc giả trên toàn thế giới.

Tám năm liên tiếp giữ vị trí nhà văn được yêu thích nhất tại Pháp, "ông hoàng tiểu thuyết lãng mạn Pháp" Guillaume Musso đang dần khẳng định một vị trí vững chắc trong lòng những người đam mê Pháp văn hiện đại. Hàng loạt tiểu thuyết Hãy cứu em (2005), Hẹn em ngày đó (2006), Bởi vì yêu (2007), Trở lại tìm nhau (2008), Nếu đời anh vắng em (2009), Cô gái trong trang sách (2010), Cuộc gọi từ thiên thần (2011), Bảy năm sau (2012), Ngày mai (2013), Central Park (2014), Giây phút này (2015), Cô gái Brooklyn (2016) và Dưới một mái nhà ở Paris (2017),... của ông bán được tổng số hơn 32 triệu bản trên khắp thế giới và được dịch sang 40 thứ tiếng, nhận được lượng độc giả lớn ở mọi nơi trên thế giới.


Trong những năm vừa qua, tại Việt Nam, Musso cũng dần trở thành một trong số những nhà văn được tìm kiếm và theo dõi nhiều nhất. Các tác phẩm của ông mang đầy hơi thở của một nước Pháp hiện đại, là sự đan cài tinh tế giữa những yếu tố trinh thám hồi hộp và nét lãng mạn của tình yêu. Dưới đây là những tác phẩm tiêu biểu mà một người đọc Musso không thể bỏ lỡ:

1. Ngày mai
Emma tìm kiếm, trong vô vọng, người đàn ông của đời mình. Matthew vừa mất vợ sau một tại nạn khủng khiếp. Cả hai thấy như cơ hội một lần nữa lại mở ra với mình khi tình cờ gặp nhau trên mạng. Họ hẹn nhau tại một nhà hàng. Vào cùng một ngày, cùng một giờ, họ cùng đẩy cửa bước vào cùng một nhà hàng, bước tới cùng một bàn nhưng... lại không gặp nhau. Một trò đùa? Hay một màn lừa đảo? Đây không đơn giản là một cuộc hẹn bị lỡ. Giữa họ là thời gian ngăn cách: cô ở quá khứ còn anh thuộc tương lai. Trong cuộc rượt đuổi giành giật với thời gian, Emma không biết rằng cô sẽ khám phá ra bí mật khủng khiếp vốn vẫn núp sau lá bài tình yêu. 

Một cuộc phiêu lưu bí ẩn và cảm động, một cốt truyện thiên tài. Hồi hộp, dị thường, mãnh liệt và quyến rũ.

Về cuốn sách Ngày mai, Musso chia sẻ:

Ý tưởng của cuốn sách ấy được hình thành từ một vài năm trước, khi tôi đọc một bài báo về một trang web cho phép mọi người viết tin nhắn, và tin nhắn sẽ chỉ được gửi đi vào một ngày cụ thể nào đó. Có thể là ngày hôm sau, tháng sau, hoặc thậm chí nửa thế kỷ sau! Tôi bắt đầu tưởng tượng câu chuyện về một người phụ nữ đã viết một bức thư dài ngay sau khi bị người yêu từ bỏ, người sẽ nhận được nó vào 10 hoặc 20 năm sau đó.

Sau khi bị bỏ quên một thời gian, cốt truyện đã thay đổi khá nhiều, nhưng cái cốt ban đầu vẫn giữ nguyên: khả năng sáng tạo nảy sinh khi cuộc sống của chúng ta tổng hòa với những công nghệ mới. Trong các tiểu thuyết của mình, tôi muốn khám phá các khái niệm về thời gian và không gian. Ngày nay, với Internet, những suy nghĩ, những bức ảnh và thậm chí cả trí nhớ của chúng ta có thể trở thành công cụ bóp méo thời gian và không gian bất cứ lúc nào, mang đến cho một tiểu thuyết gia như tôi tiềm năng vô hạn!

2. Cô gái Brooklyn
Tôi nhớ rất rõ khi đó. Chúng tôi đang đứng trước biển. Chân trời lấp lánh phía xa. Ấy là nơi Anna đã hỏi: "Nếu em đã mắc phải một tội lỗi tồi tệ nhất, liệu anh vẫn còn yêu em không?"

Lúc đó, bạn sẽ trả lời với nàng ra sao?

Anna là người phụ nữ của cuộc đời tôi. Chúng tôi đã tính đến chuyện kết hôn trong ba tuần tiếp theo. Dĩ nhiên tôi yêu mọi thứ từ nàng.

Ít nhất đó là những gì tôi nghĩ. Sau đó cô thò tay vào túi xách đầy vẻ phấn khích, và đưa cho tôi một bức ảnh.

- Em chính là người làm điều ấy.

Choáng váng, tôi nhìn bí mật nàng, và biết cuộc sống của chúng tôi sẽ phải thay đổi mãi mãi.

Trong cú sốc, tôi đứng dậy và bỏ đi mà không nói một lời.

Khi tôi trở về thì mọi việc đã quá muộn: Anna đã ra đi

Kể từ đó, tôi không ngừng tìm kiếm nàng.

Mãnh liệt và quyến rũ, Cô gái Brooklyn là một câu chuyện táo bạo đến dựng tóc gáy, tựa như một bộ phim truyền hình gây nghiện. Âm mưu hiểm ác, nhân vật độc đáo, hồi hộp ở mọi thời điểm, những điểm lý thú ấy đã làm nên sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết.

Với Cô gái Brooklyn, Guillaume Musso tiếp tục mang đến một tiểu thuyết đầy tham vọng nhất và thành công nhất của ông.

3. Giây phút này

Lisa và Arthur chỉ có thể gặp nhau mỗi năm một lần.
Anh dành cả cuộc đời để tìm kiếm cô…
… Cô dành cả đời mình của mình để chờ đợi anh.

Lisa ước mơ trở thành một diễn viên. Cô làm việc trong một quán bar ở Manhattan để kiếm tiền trang trải việc học tại trường diễn xuất. Một buổi tối, cô gặp Arthur Costello, một bác sĩ trẻ tuổi. Họ lập tức cuốn lấy nhau. Lisa sẽ làm bất cứ điều gì để có được trái tim anh. Trong một thành phố đầy cạm bẫy, cô có thể mạo hiểm mọi thứ vì anh.

Tuy nhiên, Arthur không giống những người đàn ông khác. Anh sớm tiết lộ cho Lisa một sự thật khủng khiếp ngăn cản anh yêu cô:

Những gì đang xảy ra là không thể tưởng tượng được, nhưng vẫn là sự thật…

Trong một New York khó đoán hơn bao giờ hết, Arthur và Lisa kết đôi số phận của họ để thoát khỏi những cái bẫy được đặt ra bởi kẻ thù tàn nhẫn nhất: thời gian.

4. Central Park
Alice và Gabriel chẳng còn nhớ gì về đêm hôm trước… nhưng, sớm thôi, họ sẽ chẳng thể nào quên nổi.

New York, 8 giờ sáng. Alice, một cảnh sát trẻ người Paris và Gabriel, nghệ sĩ piano jazz người Mỹ, thức dậy trên một chiếc ghế dài ở công viên Trung tâm, hai tay bị còng vào nhau. Họ không biết nhau và cũng chẳng có chút ký ức nào về việc đã từng gặp nhau. Đêm trước đó, Alice đang dự một bữa tiệc với bạn bè trên đại lộ Champs-Élysées và Gabriel đang chơi piano trong một câu lạc bộ ở Dublin. Không thể nào!

Tuy thế, thực tại chính là như vậy. Ngàn vạn những thắc mắc khiến họ bối rối. Làm thế nào mà họ lại đưa mình vào một tình huống nguy hiểm như thế? Máu của ai đang nhuộm thẫm áo Alice? Tại sao súng của cô ấy lại thiếu một viên đạn?

Alice và Gabriel không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác để tìm ra những gì đang xảy ra với mình và trở lại cuộc sống thường nhật. Khi đó, họ không biết rằng những gì sắp khám phá sẽ khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn mãi mãi.

5. Cô gái trong trang sách
Một tiểu thuyết cũng có thể tác động tới đời thực hay sao?

Nàng xuất hiện trên sân thượng của tôi vào một đêm mưa bão, ướt sũng và trần trụi.
- Cô từ đâu tới?
- Tôi rơi ra…
- Rơi ra từ cái gì?
- Từ cuốn sách của anh. Anh biết đấy, từ câu chuyện của anh đó!

Tom Boyd, một nhà văn nổi tiếng, người đang chật vật với trạng thái tắc nghẽn ý tưởng, một ngày nọ, gặp phải nàng thơ trong tiểu thuyết của mình. Nàng xinh đẹp nhưng tuyệt vọng, nói với anh rằng nàng sẽ chết nếu anh ngừng viết.

Không thể nào.

Tom và Billie, từ đó, sẽ cùng nhau bước vào một cuộc phiêu lưu, nơi thực tế và viễn tưởng đan xen chằng níu một cách phức tạp, liên tục xoay chuyển trong một trò chơi có khả năng chết người…

Chia sẻ của Musso về Cô gái trong trang sách:

Ý tưởng của cuốn tiểu thuyết ấy ban đầu lửng lơ và mờ nhạt, dần gieo vào tâm trí tôi một cách chắc chắn hơn. Chính là ý tưởng ấy, ý tưởng mà tôi tin chắc, rằng một cuộc gặp gỡ tình cờ cũng có thể thay đổi cuộc đời của một người. Thậm chí, hoặc đặc biệt là khi hai tính khí hoàn toàn trái ngược xô vào nhau; hai người thoạt nhìn chẳng có điểm chung nào cuối cùng nhận ra họ rất cần nhau.

Từ điểm xuất phát của việc muốn viết một cuốn tiểu thuyết về một cuộc gặp gỡ ngẫu hứng, hình ảnh đầu tiên hiện ra với tôi khá rõ ràng: một ngôi nhà trên bãi biển ở California, một đêm giông bão, một nhà văn đương mông lung và một người phụ nữ trần trụi, ngã trên ban công của, như thể cô ấy là một thiên thần được gửi đến từ thiên đường…

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Feb 06, 2023 1:21 pm

Sách Nhã Nam

REVIEW “CÔ GÁI VÀ MÀN ĐÊM” – Guillaume Musso

Có lúc, tôi tự huyễn hoặc mình rằng những cuốn sách có thể chữa trị cho tôi khỏi cảm giác bị bỏ rơi và hững hờ đó, nhưng ta không nên đòi hỏi quá nhiều ở những cuốn sách. Chúng kể với ta những câu chuyện, chúng khiến ta sống bằng cách uỷ quyền cho ta sống chung cùng những mẩu đời, nhưng chúng không bao giờ choàng tay ôm lấy ta để an ủi mỗi khi ta sợ hãi.

Với ‘Cô gái và màn đêm’, Musso đưa chúng ta vào một mê cung giữa hiện tại – quá khứ và bản chất của những con người.

Câu chuyện mở đầu trong một tối ngày 13 tháng Năm năm 2017, trong lúc nữ cảnh sát xinh đẹp ở Mũi Antibes đi làm nhiệm vụ xem xét tình hình về một âm thanh lạ phát ra trên còn đường mòn lởm chởm đá bên cạnh khuôn viên một dinh thự sang trọng. Tại đây, Manon Agostini đã phát hiện xác chết của một người phụ nữ trong tình trạng hết sức kinh khủng: khuôn mặt bị dập nát đến nỗi chỉ còn một đám bầy nhầy đẫm máu. Nhưng không chỉ có cô và cái xác ở đó. Ngồi cách nơi ấy không xa, một người đàn ông run rẩy đang bưng mặt khóc nức nở và tự thú nhận rằng không ai ngoài chính ông là người đã gây ra chuyện tồi tệ đó.

Lội ngược dòng quá khứ để những hồi tưởng rời rạc, chấp nối, đan xen cùng với hiện tại là tiền đề để mở ra những bí mật khủng khiếp hai mươi lăm năm trước – về một mùa đông đen tối năm 1992 – một thời khắc đã thay đổi hoàn toàn số phận của rất nhiều con người, đẩy họ chìm sâu vào những nổi ám ảnh, lo sợ không đường giải thoát.

Bạn nghĩ thế nào về hai mươi lăm năm trong cuộc đời của một con người?

Đó là một khoảng thời gian không hề ngắn, là một phần ba cuộc đời của ai đó, là quá trình trưởng thành, phấn đấu. Hai mươi lăm năm kể từ tuổi mười tám, đó sẽ là lúc mà con người nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ, hoài bão, chứng tỏ bản thân và bắt đầu xây dựng một cuộc sống lý tưởng. Nhưng đối với nhân vật chính của chúng ta – Thomas Degalais, một nhà văn người Pháp sống tại New York – khoảng thời gian tưởng chừng như rất lý tưởng ấy lại chính là những giây phút đau khổ nhất trong đời khi mà anh không thể nào lật sang trang mới của cuộc đời như hầu hết mọi người, bởi anh còn đang mắc kẹt trong một quá khứ đen tối, những tình cảm ngổn ngang, tội lỗi, những bóng ma quá khứ dày vò anh suốt những tháng năm dài. Anh đã không thể thật sự là chính mình, đã đánh mất một tương lai tốt đẹp chỉ vì mải mê đi tìm sự thật, mải mê hy vọng vào một cô gái chưa bao giờ thuộc về anh.

Mãi cho đến khi đã ngoài tuổi bốn mươi, nhân một ngày trở về trường cũ tham dự lễ kỷ niệm năm mươi năm năm ngày thành lập, Thomas gặp lại hai người bạn của mình: Maxime và Fanny, và cả ba bị cuốn vào một cuộc trả thù quá khứ của kẻ giấu mặt, bắt đầu là từ bài báo viết về vụ việc liên quan đến cô gái mất tích hai mươi lăm năm trước, trên đó đề hai chữ: Trả thù.

Theo những đồn đại và cả lời chứng, cô gái ấy biến mất cùng một người đàn ông không chút dấu vết nào đã hai mươi lăm năm rồi, và hai mươi lăm năm sau, ai là người phải mang hận thù suốt một thời gian dài như thế và chọn đây là thời khắc để khiến những con người của quá khứ phải trả giá? Thomas, Maxime và Fanny, ba người bạn ấy đã gây nên những chuyện tội lỗi gì để giờ đây một kẻ thù giấu mặt đang ẩn nấp trong bóng tối muốn xoá sổ họ vĩnh viễn khỏi cuộc đời, một cách dày vò và đau đớn?

Sự thật là thế nào? Đêm đen và quá khứ đã che giấu những bí mật gì, trong suốt ngần ấy thời gian?

Mọi thứ sẽ được phơi bày và giải đáp trong những trang tiếp theo, và tay bạn chắc chắn sẽ không ngừng lật giở chúng, bởi vì sao ư? Viết theo lối đan xen giữa hiện tại và quá khứ, bí mật và những mối quan hệ chưa từng được công khai dần dần được phơi bày ra ánh sáng. Nhưng yên tâm đi, đó chưa phải là tất cả. Mục đích Musso viết quyển sách này là để đưa chúng ta vào một vòng xoáy bí mật mà, những cú lừa cứ liên tục đến rồi đi, khi mà một chi tiết nữa được hé lộ và đó là lúc mình sửng sốt gật gù “À, ồ, thì ra là như thế”, nhưng mà bạn tôi ơi, sự thật không phải thế, mà đó chỉ là một trong vô số những cú lừa tác giả đã giăng ra để bẫy chúng ta. Những bí mật cứ kéo dài, hết bí mật này đến bí mật khác, tận đến những trang cuối cùng, nút thắt lớn của câu chuyện mới được gỡ bỏ hoàn toàn. Đã có nhiều lúc mình cảm thấy rất khó chịu và có phần hơi ghét Thomas, bởi vì tình cảm cố chấp của anh dành cho cô gái ấy, anh lý tưởng hoá con người cô, không ngừng mơ tưởng và hy vọng viễn vông đến nỗi đánh mất chính bản thân mình, mãi khi đã biết được sự thật, Thomas vẫn cố chấp và kéo theo đó là những hậu quả khôn lường, cùng cái giá phải trả là rất đắt. Nhưng đến cuối cùng, mọi thứ vẫn khiến mình hết sức hài lòng. Và mình thật sự rất ưng quả kết luôn, một kết thúc lạ và độc đáo. Kết thúc ấy có thể là thật, nhưng cũng hoàn toàn có thể là không, và nó khiến mình phải suy nghĩ khá nhiều.

Bằng giọng kể tài ba của mình, Musso không hề khó khăn trong việc dẫn dắt mình đi từ ngạc nhiên này tới ngỡ ngàng khác. Câu chuyện được xây dựng với khá nhiều tuyến nhân vật, trong đó mỗi người đều có một nét tính cách rất riêng biệt và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đến nỗi không-thể-tưởng-tượng-được. Musso rất biết cách sắp xếp trật tự các tình tiết để những bí mật nào sẽ được hé lộ trước, và quan trọng là chúng được bật mí nhờ đâu. Điều đó mang đến cho mình những trải nghiệm, cảm xúc hết sức trọn vẹn, càng đọc càng hăng say, không ngừng lật sang trang tiếp theo hòng tìm ra sự thật, tựa như chính bản thân mình đã thật sự là một nhân vật trong câu chuyện và đã tận mắt chứng kiến nó vậy. Mọi diễn biến đều vô cùng hợp lý, logic và không hề có chi tiết thừa thải hay những bỏ ngỏ gây khó chịu.

“Bởi vì, qua công cuộc tìm kiếm Vinca, tôi đồng thời, và chủ yếu, đang tìm lại chính bản thân mình.”

‘Cô gái và màn đêm’ không chỉ đơn thuần là câu chuyện ngược dòng quá khứ để tìm kiếm sự thật, mở ra những nút thắt, hé lộ tấm màn cho vụ mất tích bí ẩn của cô gái xinh đẹp Vinca Rockwell, mà nó còn là cuộc hành trình tìm lại chính bản thân mình của ‘tôi’ – một ‘tôi’ đã từng tích cực và dũng cảm, có trái tim thuần thiết, điểm thêm chút nét duyên, một ‘tôi’ đã từng là chính mình, đã thực sự sống cuộc đời của bản thân mà không phải gò bó, chìm đắm trong quá khứ đen tối, bị ám ảnh bởi những thứ đã xảy ra trong đời – một gã trai khác biệt với những gã trai khác – thứ làm nên một Thomas đúng chuẩn.

Hơn cả plot twist, điều khiến mình đặc biệt thích ở câu chuyện này đó là tình cảm giữa các nhân vật: tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò, những thứ tình cảm khiến họ lo lắng cho đối phương trước khi kịp nhớ tới bản thân mình. Có tội lỗi, có sai lầm, có quá khứ đen tối, nhưng dẫu sao thứ tình cảm họ dành cho nhau vẫn là thứ tình cảm nguyên thuỷ, ban sơ và thiêng liêng nhất. Đã có chi tiết khiến mình vô cùng xúc động, vì những hy sinh không màng bản thân mà chẳng cần báo đáp, tất cả chỉ vì một thứ cao cả và đẹp đẽ nhất mang tên tình thân.

Mình không hề nghĩ quyển này sẽ khiến mình yêu thích và xúc động đến như vậy, nên đây là một quyển mà mình nhiệt liệt đề cử đến mọi người, đặc biệt ai fan Musso thì chắc chắn không thể bỏ qua rồi. Một tuyệt phẩm trinh thám trong lòng mình!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Feb 06, 2023 1:25 pm

Sách Nhã Nam

REVIEW SÁCH “HẸN EM NGÀY ĐÓ” – Guillaume Musso

Hẹn em ngày đó- cuốn sách làm tôi đổ cái rụp trước Guillaume Musso.

Một cuốn sách đan xen giữa hiện tại và quá khứ, giữa tỉnh và mơ, giữa tình yêu cháy bỏng và sự hối tiếc khôn nguôi.

Một cuốn sách mà khi đã mở ra ta như bị ngòi bút của Musso cuốn vào và chỉ có thể dừng lại khi hoàn thành trang sách cuối cùng.

Cuốn sách bắt đầu bằng lời đề tựa:

“Tất cả chúng ta đều từng đặt ra ít nhất một lần câu hỏi này:  nếu như có may mắn được quay lại, chúng ta sẽ thay đổi điều gì trong cuộc đời mình?

Nếu như được làm lại, ta sẽ tìm cách sửa chữa lỗi lầm nào? Sẽ lựa chọn xoá đi nỗi đau nào, sự ân hận, niềm hối tiếc nào?

Liệu ta có dám mang lại một ý nghĩa mới cho sự tồn tại của mình hay không?

Nhưng để trở thành ai?

Để đi đến đâu?

Và cùng với ai?”

Bằng ngòi bút đầy mê hoặc, Guilaume Musso đã dẫn dắt ta đi tìm câu trả lời cho Elliott, vị bác sĩ 60 tuổi.

Đông bắc Campuchia, mùa mưa tháng 9 năm 2006, sau khi phẫu thuật đem lại nụ cười cho cậu bé người bản địa, vị bác sĩ nhân từ nhận được lời cảm ơn từ một già làng. Rồi ông lão hỏi bác sĩ: “ Ước muốn lớn nhất trong đời của ông là gì, thưa bác sĩ”/ . Và câu trả lời: “ Tôi muốn gặp lại một người phụ nữ”.

Ông già người Campuchia đã tặng bác sĩ một cái lọ thuỷ tinh bé tí chứa mười viên thuốc màu vàng.

Những viên thuốc ấy đã đưa ông bắt đầu hành trình quay ngược thời gian.

Ông đã gặp lại Ilena, tình yêu của cuộc đời ông. Cô đã ra đi mãi mãi cách đây ba mươi năm. Kể từ khi ấy, ông đã sống một cuộc sống đứt quãng, giống như một khán giả hơn là một diễn viên thực sự trong sự tồn tại của bản thân.

Nhưng phải chăng tất cả chỉ dừng lại tại đó?

Ông còn gặp lại chính ông, Elliott của tuổi ba mươi.

Một Elliott sáu mươi tuổi, mắc ung thư phổi giai đoạn cuối luôn mang canh cánh trong lòng nỗi ân hận từ quá khứ và giữ bên mình tình yêu vô bờ bến với cô con gái hai mươi tuổi.

Một Elliott ba mươi tuổi từ không dám tin, kinh ngạc, thú vị khi nhận ra mình đang nói chuyện với mình của tương lai đến hoang mang tức giận hoảng loạn khi biết rằng người con gái mình yêu nhất cuộc đời này sẽ phải ra đi mãi mãi.

Những cuộc gặp gỡ, những màn đối thoại, những suy nghĩ của riêng mình, họ sẽ làm gì và quyết định thế nào khi vừa muốn giữ mạng sống cho Ilena vừa đảm bảo rằng tương lai vẫn có cô con gái Angie xuất hiện???

Bởi nếu Ilena không chết, Elliott sẽ cưới cô và có những đứa con của riêng mình còn Angie sẽ không bao giờ được sinh ra.

Tôi đã hoàn toàn bị chinh phục bởi Musso bằng câu chuyện như thế.

Còn bạn, bạn yêu thích tác phẩm nào của ông hay cũng giống tôi gọi tên “HẸN EM NGÀY ĐÓ”.

Review của độc giả Diep Anh – Nhã Nam reading club

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Feb 06, 2023 1:30 pm

[Review] Nếu đời anh vắng em – Guillaume Musso
Sachhay.

Nếu đời anh vắng em là tác phẩm thứ 2 của Guillaume Musso mà tôi đọc sau Central Park, thế nhưng với tác phẩm này, bạn chỉ nên tin vào tên tác phẩm, mà đừng nên tin vào phần giới thiệu tóm tắt, lý do tại sao thì bạn hãy dành thời gian đọc tiếp bài review này  rồi xem tôi nói có đúng không nhé 😉 .

Khi nhìn tên tác phẩm là Nếu đời anh vắng em, tôi đã nghĩ ngay đến một cuốn tiểu thuyết ngôn tình lãng mạn kiểu Pháp và ban đầu không có ý định mua vì không phải thể loại yêu thích. Nhưng đến khi đọc phần tóm tắt giới thiệu ở sau cuốn sách thì tôi đã phải đổi ý ngay lập tức, nó hấp dẫn như thế này:

Gabrielle, 33 tuổi

Cuộc đời cô chỉ có hai người đàn ông.

Một là cha và một là mối tình đầu của cô.

Số phận đã đẩy cả hai rời xa cô.

Rồi rất nhiều năm sau…

Hai người đàn ông bất ngờ trở lại…

Cùng một ngày, cùng một nơi…

Một tên trộm khét tiếng và một cảnh sát chiến tích lẫy lừng…

Họ truy lùng nhau và cả hai đều quyết tâm tiêu diệt người còn lại.

Gabrielle phải lựa chọn. Nhưng…

Từ những mái nhà cổ kính của Paris hoa lệ đến ánh nắng chan hòa trên bờ biển San Francisco. Một mối tình ám ảnh suốt cuộc đời. Một câu chuyện có sức mê hoặc, đầy kịch tính và cũng không thiếu những diệu kỳ.

Đọc đoạn giới thiệu trên mà bạn không mua thì tôi nghĩ rằng bạn có khả năng cảnh giác cao độ. Và thật ra thì việc cảnh giác này là hoàn toàn đúng đối với cuốn sách này 😆 .

Đoạn đầu cuốn sách có một cách viết khá thú vị, tác giả liệt kê các sự kiện theo các mốc thời gian. Khá cuốn hút tôi bởi làm tôi liên tưởng đến các bút lục trong hồ sơ vụ án. Nhưng thực ra đoạn đầu chỉ nói về cuộc gặp gỡ có thể coi là định mệnh của Gabrielle và Martin và tình yêu nồng cháy của họ và cuối cùng là sự chia ly mà không ai biết được lý do vào lúc đó.

Đoạn “ngôn tình” đầu cuốn sách tôi cho rằng có độ dài và nội dung rất vừa vặn và hợp lý, không quá dài dòng và đủ độ hấp dẫn để độc giả muốn đọc tiếp.

Phần tiếp theo, vẫn rất phù hợp với đoạn giới thiệu, đó là cuộc rượt đuổi giữa Martin và Archibald. Martin – mối tình đầu của Gabrielle lúc này đã là một cảnh sát chuyên bắt những tên trộm tranh và các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng còn Archibald, như bạn đã đọc phần giới thiệu, đó là một tên trộm tranh khét tiếng và cũng là cha đẻ của Gabrielle.

Cuộc trạm chán lần đầu tiên của họ được tác giả viết rất hấp dẫn, và chắc bạn cũng đoán được, lần đầu tiên thì Martin làm sao đã thành công và bắt được Archibald, như vậy thì câu chuyện kết thúc rồi chứ không còn hấp dẫn nữa. Và lần chạm chán đầu tiên, Martin đã thất bại.

Đến đoạn này tôi vẫn thấy rất hấp dẫn đúng như mong đợi về một cuốn tiểu thuyết trinh thám.  Thế nhưng, ý đồ của tác giả lại không phải như vậy. Càng đọc truyện tôi lại càng thấy rằng tác giả muốn dẫn dắt người đọc không phải là đến cuộc rượt đuổi của cảnh sát và tội phạm, càng không phải những pha hành động gay cấn hay suy luận sắc bén như một cuốn tiểu thuyết trinh thám thường thấy. Điều mà cuốn sách truyền tải chính là cuộc gặp gỡ định mệnh và oan nghiệt giữa 3 người, tình cảm không thể lý giải cũng không thể chia cắt giữa họ, những hành động có phần khá phức tạp, buồn cười và hơi phi lý của họ để dẫn đến những tình huống éo le trong truyện. Để rồi cuốn sách đã mang lại cho người đọc một đoạn kết phải nói là “vi diệu” và hết sức bất ngờ.

Trong lúc đọc cuốn sách, có thể có những đoạn tôi hơi thất vọng bởi vì đã mong đợi một cảm giác như đọc một cuốn trinh thám. Thế nhưng khi hiểu ra ý đồ của tác giả, thì tôi lại thấy rằng cái tên cuốn sách “Nếu đời anh vắng em” quá “chuẩn” với nội dung câu chuyện.

Kết lại thì tôi thấy rằng Nếu đời anh vắng em là một cuốn sách ý nghĩa và rất sáng tạo. Có lẽ đó là phong cách của Guillaume Musso. Văn phong của Guillaume Musso thì không có gì phải phàn nàn, bản dịch cũng rất hay.

Ngoài nội dung chính của câu chuyện thì tác giả cũng có những đoạn miêu tả phong cảnh rất đẹp, thú vị và đặc trưng của mỗi địa điểm mà các nhân vật đi qua để cho các độc giả tha hồ tưởng tượng và mơ mộng nữa.

Và cũng giống như Central Park, đó là đầu mỗi chương tác giả đều trích dẫn một câu nói kinh điển và thú vị của những người nổi tiếng. Điều này tạo nên điểm nhấn rất thú vị cho mỗi cuốn sách.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Feb 06, 2023 1:34 pm

Review Sách “Trở lại tìm nhau” – Guillaume Musso

By Pháp ngữ Bonjour

“... Một ngày nào đó, chúng ta sẽ ý thức được rằng mình đã vượt qua điểm đoạn hồi, thời điểm người ta nhận ra rằng mình không thể quay ngược lại phía sau được nữa. Thời điểm người ta nhận ra rằng mình đã để vuột mất cơ hội…”

Nội dung bài viết
“Dépêchez-vous de vivre, dépêchez vous d’aimer, car vous ne savez jamais combien de temps il vous reste au compteur. Nous croyons toujours avoir le temps, mais ce n’est pas vrai. Un jour nous prenons conscience que nous avons franchi le point de non-retour, mais il est alors trop tard. Ce moment où l’on se rend compte qu’on a laissé passer sa chance...” – Trích “Trở lại tìm nhau”, Guillaume Musso.

“Quý vị hãy khẩn trương sống, khẩn trương yêu. Chúng ta lúc nào cũng nghĩ còn thời gian, nhưng không phải như vậy. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ ý thức được rằng mình đã vượt qua điểm đoạn hồi, thời điểm người ta nhận ra rằng mình không thể quay ngược lại phía sau được nữa. Thời điểm người ta nhận ra rằng mình đã để vuột mất cơ hội…”

Giới thiệu chung “Trở lại tìm nhau” Guillaume Musso
Nếu bạn hỏi “Văn học Pháp hiện đại nên đọc của tác giả nào?”. Thì ngoài Marc Lévy ra còn có tác giả Guillaume Musso. Ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm Pháp chân thật, cách dựng truyện độc đáo, những tình tiết hấp dẫn.

Guillaume Musso là nhà văn người Pháp, sinh năm 1974 tại Antibes. Từ bé, Guillaume đã bộc lộ đam mê văn chương và tuyên bố ngày nào đó sẽ viết tiểu thuyết. Lớn lên, anh học ngành Kinh tế nhưng sự nghiệp viết lách vẫn luôn thôi thúc trong anh. Năm 2001 tác phẩm đầu tay của anh được nhiều nhà phê bình đánh giá tốt. Đến năm 2004 anh bắt đầu được công chúng biết đến nhiều hơn nhờ tác phẩm “Rồi sau đó”.

Tóm tắt truyện
JE REVIENS TE CHERCHER (Trở lại tìm nhau) của Guillaume Musso là tác phẩm được xuất bản vào năm 2008. Kể về câu chuyện của Ethan – một chàng trai nghèo đã vứt bỏ tất cả để làm giàu và đã trở thành một bác sĩ tâm lý nổi tiếng sau này. Hiển nhiên, câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu một ngày Ethan chợt phát hiện anh ấy chỉ có 24h để sống và ngày ấy cứ lặp đi lặp lại trong 1 chuỗi thời gian dài.

Trong ngày định mệnh ấy, mỗi lúc anh sống lại lại biết thêm ít nhất một tin tức liên quan đến mình.

Anh phát hiện được mình có một đứa con gái với bạn gái anh đã vứt bỏ 10 năm trước. Anh sẽ đối xử với cô bé ấy như thế nào?
Anh đã gặp lại Céline – người mà anh rất yêu – trong đám cưới của cô ấy. Anh có cảm thấy đau khổ tột cùng không?
Rồi với cuộc sống hiện tại, anh có tất cả nhưng không có người mình yêu bên cạnh. Liệu anh có hạnh phúc không?…
Tất cả đều có trong JE REVIENS TE CHERCHER.

Cảm nhận riêng
Mô típ câu chuyện có thể không quá xa lạ với những bạn yêu thích truyện. Vẫn là một câu chuyện không tưởng: được quay trở lại thời gian; được làm những điều mình thực hiện; được thực hiện một phần giấc mơ của mình… Nhưng tại sao JE REVIENS TE CHERCHER lại được nhiều bạn trẻ tìm kiếm đến vậy?

Đầu tiên phải kể đến lối dẫn truyện – cách hành văn của Guillaume Musso, dẫn người đọc đi từ hiện tại về quá khứ và từ quá khứ quay ngược trở lại hiện tại mà không bị rối ren, khiến khán giả như chìm vào trong không gian của Ethan (nhân vật chính của truyện).

Những bứt rứt của Ethan cũng là một trong những trăn trở của người trẻ hiện nay:

chọn theo số phận đã an bài hay chuyển mình theo một con đường khác?;
chạy theo con tim hay nghe sự sai bảo của lý trí?;
đối diện với sự thật hay an yên với giả dối?
Tất nhiên, Ethan cũng chỉ là một trong số chúng ta mà thôi, nhưng biết Ethan để nhìn rõ hơn những gì mình đang đối diện, đó cũng là một trong những điều mang đến sự thành công của tác phẩm này.

JE REVIENS TE CHERCHER sẽ tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người để đánh giá đây phải tác phẩm hay nhất của Guillaume Musso hay không, Nhưng, nếu bạn đang muốn tìm hiểu về văn học đương đại nước ngoài nói chung và về Pháp nói riêng thì đây là một trong những tác phẩm đáng có trong danh sách truyện nên đọc của bạn đấy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Feb 06, 2023 2:41 pm

nhacuadi

Review tác giả đầu tiên làm mình yêu văn học phương Tây – Guillaume Musso 

Hôm nay, ngày 7 tháng 6 là một ngày đặc biệt với mình. Thế nên mình sẽ làm một bài review đặc biệt, không nói cụ thể quyển sách nào, mà nói về về tác giả mình cực kỳ yêu thích.

Mình từng nói rằng mình thích hai tác giả nam nhất, một là Guillaume Musso, hai là Haruki Murakami. Nhưng nếu phải chọn giữ lại một người trên thế giới này, mình xin mạn phép giữ lại Musso, vì Musso là người đầu tiên mở ra cho mình tình yêu với văn chương.

Nếu nói đến việc đọc tiểu thuyết, thì tác giả đầu tiên mình đọc cũng là người Pháp, Marc Levy. Mình từng xem phim Nếu em không phải một giấc mơ, sau đó thì tìm đọc quyển sách cùng tên cũng như phần 2 của nó là Gặp lại. Sau đó, mình có tìm đọc thêm Kiếp sau, Em ở đâu, Bảy ngày cho mãi mãi nhưng dường như phong độ của Levy đi xuống dần.

Mình cảm thấy nó hơi dài dòng lê thê và nhiều những chi tiết thừa, cũng như những vấn đề bác nêu ra được giải quyết không hiệu quả. Thế là mình dừng, không tìm đọc thêm nữa. Giai đoạn đó, mình đang đọc bộ sách nổi tiếng là Chạng vạng và chìm đắm trong thế giới của Edward Cullen.

Nói về Musso, hẳn phải nhớ lại món quà sinh nhật năm mình học lớp 7 của một người bạn rất thân với mình khi ấy. Đến bây giờ thì mình mất liên lạc với bạn rồi, hình như bạn công tác bên hãng hàng không Vietjet, sau đó thì sang Mỹ định cư hay sao ấy.

Bạn tặng mình quyển sách “Rồi sau đó”, cũng chính là quyển sách đầu tiên dẫn mình đến con đường đam mê văn học phương Tây. Mà mình thú thật là ngày hôm đó, mình đã không làm gì ngoài việc ngồi đọc cho hết quyển sách.

Mình thậm chí còn viết hẳn một bài review khá dài trong quyển sổ mới khui, vì quá xúc động và quá thích cách hành văn của Musso. Đến tận bây giờ, mình vẫn còn nhớ tên nhân vật nam chính là Nathan Del Amico. Một vài quyển sau này, đôi khi mình không còn nhớ một vài chi tiết cũng như tên nhân vật chính. Nhưng đối với “Rồi sau đó”, mình mãi không bao giờ có thể quên được.

Mình đã cất những tác phẩm của Musso ở nơi khác nên hiện không thể chụp hình cho mọi người xem được, xin hẹn lại vào một dịp khác nha. Mình sẽ đăng bức hình mình chụp ở thư viện ở Đại học Rice, thành phố Houston, bang Texas.

Musso là một nhà văn mà mình đã giới thiệu cho kha khá những người bạn, mà không một ai trong số đó có thể khước từ được sự hấp dẫn đến từ những dòng chữ trong trang sách. Sau này, bạn mình còn trở thành độc giả trung thành của Musso nữa chứ, năm nào chú ra sách cũng hỏi mình đã mua chứ, nhớ mua nha. 

Điều gì làm mình thích Musso đến như vậy?

Một là, Musso xây dựng hệ thống nhân vật rất tài tình. Tất cả các nhân vật đều có cuộc đời riêng, như kiểu mỗi người có thể trở thành nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết mang tên của họ. Sau đó, Musso ghép họ lại với nhau, để tạo nên một câu chuyện rất thú vị, từng chi tiết liên quan với nhau một cách chặt chẽ đến khó hiểu.

Hai là, câu chuyện của Musso xây dựng trong từng tác phẩm đều xoay quanh những con người đặc biệt. Họ có một cuộc đời rất phức tạp và đã trải qua nhiều biến cố để có thể có được địa vị, tài sản hay tình yêu. Sau đó, biến cố xảy ra để sàng lọc lại những điều không phải là hạnh phúc ra khỏi cuộc đời họ và cho họ những giá trị thật sự. Đây luôn là điểm mấu chốt trong câu chuyện của Musso, vậy mà mãi đến bây giờ mình mới nhận ra.

Ba là, ở đầu mỗi chương, Musso sẽ đưa vào những câu trích dẫn từ những nhà văn khác. Những câu văn này có khi liên quan đến nội dung của chương sách, có khi không. Nhưng mình thích cách dẫn dắt như thế này. 

Bốn là, bên cạnh việc kể câu chuyện, Musso lại cho thêm những quan điểm của cuộc sống vào thông qua những câu nói và suy nghĩ của nhân vật. Thật ra việc đọc sách đâu nằm ngoài việc đọc thêm những quan điểm sống, để mình biết cảm thông hơn cho những kiếp người khác nhau và hiểu được cách mà người ta cư xử. Ai tốt thì mình học hỏi, ai xấu thì mình cố gắng để không lặp lại cái xấu của người ta.

Năm là, Musso thay đổi cách viết và ngày càng làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn. Ngày trước, sách của Musso thường về chủ đề tình yêu, gia đình, thêm một vài yếu tố hơi hoang đường, không có thực đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Từ cuốn Bảy năm sau, Musso thêm vào yếu tố trinh thám, hồi hộp li kì bên cạnh tình yêu và tình cảm gia đình. Đến những quyển sau này, như Cuộc đời là một tiểu thuyết, Musso lồng ghép cả ba điều trên làm một: tình yêu, tình cảm gia đình, yếu tố trinh thám và những chi tiết hoang đường.

Nếu như đã đọc toàn bộ tác phẩm của Musso, chúng ta đều sẽ nhận ra được sự tiến hoá như thế. Sức viết của Musso cũng rất mạnh, mỗi năm cứ vào dịp Tết Âm Lịch là mình lại có tác phẩm mới để đọc. Đây cũng điều làm mình mong chờ mỗi dịp năm mới.

Nghe đâu năm nay, tác phẩm đầu tay của Musso được tái bản, không biết có đến được với thị trường sách Việt Nam hay không.

Một vài gợi ý của mình cho mọi người khi mới tiếp cận Musso:

Các tác phẩm đời đầu, có những yếu tố bất ngờ nhưng sẽ hơi phi logic một chút: Rồi sau đó, Hẹn em ngày đó, Hãy cứu em, Cô gái trong trang sách,… Trong số này, mình xin được nhấn mạnh hai quyển là Rồi sau đó và Hãy cứu em.

Các tác phẩm có thêm yếu tố phiêu lưu, điều tra, trinh thám: Bảy năm sau, Central Park, Cô gái Brooklyn, Giây phút này, Dưới một mái nhà ở Paris, Cuộc sống bí mật của các nhà văn, Cuộc đời là một tiểu thuyết,… Mình xin nhấn mạnh ba quyển là Bảy năm sau, Dưới một mái nhà ở Paris, Cuộc sống bí mật của các nhà văn.

Nhược điểm của việc đọc sách Musso đó là bạn phải theo đọc một lượt, hoặc duy trì đọc liên tục. Vì nếu như buông ra một thời gian, nhiều khả năng bạn sẽ phải lật giở lại một số trang cũ để nắm lại tình tiết.

Nhưng nếu như bạn mới đọc lần đầu, khả năng cao hơn việc đọc lại là bạn sẽ không bỏ quyển sách xuống được. Vì nó là một dạng page turner khiến bạn sẽ phải lật liên tục cho đến hết. Hoặc bạn có thể ăn gian bằng cách đọc chương cuối. Nhưng nếu chỉ chương cuối thì đôi khi bạn sẽ rối rắm hơn vì mình đã thử cách này rồi. Cái tài của Musso nằm ở chỗ này.

Sinh nhật hôm nay vẫn thật ý nghĩa dù đang trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid ở thành phố Hồ Chí Minh. Viết về tác giả mình luôn yêu mến, nhận được rất nhiều lời chúc từ mọi người, cả quà và bánh kem từ những người bạn nữa. Cảm ơn mọi người rất nhiều.

Mình mong là dù cho có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì mọi người cũng đều được sống trong những điều tốt đẹp và hạnh phúc.

Di.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Feb 06, 2023 2:45 pm

Vivian Nguyen
Vivian Nguyen@Viện Sách - Bookademy - ybox 

[Bookademy] Review Sách "Ngày Mai": Ngày Mai Sẽ Khác

Ta không phải là kẻ ta soi thấy trong gương
Ta là kẻ đang ánh lên trong cái nhìn thiên hạ.
 (Tarun J. TEJPAL)

Guillaume Musso là một nhà văn trẻ xuất thân từ Pháp – xứ sở của những tác phẩm kinh điển như “Những người khốn khổ” (Victor Hugo) hay “Không gia đình” (Hecto Malot). Nếu bạn là người yêu mến văn chương, hẳn bạn cũng từng nghe đến trào lưu văn học lãng mạn Pháp giai đoạn TK XVIII – TK XIX với “thị hiếu về ước mơ, về sự huyền diệu và phóng khoáng, của trí tưởng tượng vượt khỏi lề thói”, là sự cách mạng về tự do trong nghệ thuật chân chính. Chủ nghĩa lãng mạn đã tạo ra làn sóng gây ảnh hưởng nổi bật trong đời sống nghệ thuật và tinh thần ở Pháp. Chính chủ nghĩa lãng mạn đã đổi mới hoàn toàn bộ mặt văn học Pháp và ăn sâu vào những tác phẩm văn chương. Và từ đó, các thế hệ nhà văn sau này đã kế thừa sự lãng mạn của các bậc tiền bối kết hợp cùng với một chút ngông hiện đại và những sáng tạo mới mẻ để viết lên những tác phẩm ăn khách đậm chất Pháp. Họ là những gương mặt thống trị dòng văn học lãng mạn đương đại như là Marc Levy hay Frédéric Beigbeder, và nhà văn trẻ Guillaume Musso.

G. Musso sinh năm 1974 tại một thị trấn nhỏ bên bờ Địa Trung Hải. Các tác phẩm của anh không đơn thuần chỉ là áng văn lãng mạn ủy mị, nét cuốn hút trong văn chương của Musso chính là yếu tố hồi hộp đến ngẹt thở trong chính tình yêu lãng mạn, trinh thám và kỳ ảo dị thường trong chính đời sống hằng ngày tưởng như đơn giản. Căm ghét và yêu thương, oán hận và tha thứ cứ đan xen và hòa quyện tạo thành luồng văn bí ẩn cuốn hút người đọc. Và “Ngày mai” không phải là ngoại lệ.

Tôi sẽ không làm một điều trong bài review này, đó là: tiết lộ cốt truyện. Đối với một tác phẩm thuộc thể loại văn học lãng mạn, việc biết trước cốt truyện là một điều khá bình thường và sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến việc cảm thụ tác phẩm. Tuy nhiên, “Ngày mai” là tác phẩm thuộc thể loại trinh thám lãng mạn, việc biết trước cái kết cuốn sách chẳng khác nào bạn đọc review của spoiler về phim “Avenger” trước khi ra rạp! Do đó, trong bài review này, tôi chỉ đưa ra yếu tố cơ bản nhất về nội dung để bạn đọc có thể nắm bắt được ý chính mà tác giả hướng đến và những gì tôi cảm nhận được về cuốn sách.

“Ngày mai” có tên tiếng Anh là “Next”, kể về câu chuyện giữa hai nhân vật chính là Emma Lovestein và Mathew Shapiro. Nam chính là giảng viên môn triết học tai trường Đại học danh tiếng Harvard, sống tại Beacon Hill, Boston. Hội tụ tất cả những ưu điểm của một người đàn ông trưởng thành, Mathew là mẫu người lý tưởng của tất cả phụ nữ và luôn khiến những sinh viên nữ trong trường si mê đắm đuối. Gương mặt góc cạnh trẻ trung, mái tóc cắt ngắn mang lại cho thầy giáo một vẻ quyến rũ khó cưỡng. Khác với những người đồng nghiệp với dáng vẻ chỉn chu và khắc khổ, anh chọn cho mình phong cách thời trang có một chút bụi bặm với quần jean mài, áo len cổ lọ và đôi giày ống bằng da đem lại một nét hấp dẫn bí ẩn. Bên cạnh diện mạo điển trai, sự thông thái và phong cách điềm đạm được mài giũa qua thời gian cộng với khả năng hùng biện đã tạo nên sức hút lan tỏa đối với sinh viên khắp trường. Mathew trở thành một trong những giảng viên nổi tiếng bậc nhất của trường Harvard. Mathew đã từng có một người vợ trước nhưng sau thời gian dài không có con, họ đã ly dị. Anh đi thêm bước nữa với Kate – một người phụ nữ hoàn hảo và có một đứa con gái tên Emily. Họ đã từng có khoảng thời gian hạnh phúc và đầm ấm đáng ghen tỵ. Nhưng rồi nghịch cảnh đổ ập xuống đầu Mathew như một cơn ác mộng, người vợ mà anh hằng yêu quý vĩnh viễn ra đi sau một vụ tai nạn nghiêm trọng, đứa con gái nhỏ Emily bỗng dưng mất đi người mẹ khi mới hai tuổi. Từ đó, anh luôn mang một vẻ u sầu và đắm chìm trong nỗi buồn vô tận về người vợ quá cố của mình. Đã nhiều năm anh không biết đến cảm giác yêu đương. Anh chọn cho mình nỗi buồn để níu kéo kí ức hạnh phúc. Anh tận hưởng cảm giác ở một mình, không cần ai phải hiểu hay an ủi và anh thấy mình cần điều đó. Anh chỉ muốn ấp ủ nỗi đau của mình vì đó là mối liên hệ duy nhất cuối cùng gắn kết anh và Kate.

Từ khi nào mà Mathew trở thành một người đàn ông cô độc và không còn tin vào niềm hạnh phúc tồn tại trong cuộc sống.

Thấm nhuần thuyết định mệnh khắc kỷ và cái vô thường của đạo Phật, từ đây anh nhìn nhận cuộc sống như nó nó vốn có: điều gì đó rất mực mong manh và bất định, một tiến trình thường xuyên biến động. Không có gì bất biến, hạnh phúc lại càng không. Hạnh phúc vốn mong manh như thủy tinh, có lẽ chỉ kéo dài một khoảnh khắc, ta không nên coi đó như một thành quả

Đôi khi, không. thể chống chọi nổi khi kí ức kéo đến, nỗi đau bủa vây, anh tìm đến thuốc trầm cảm và rượu, có lúc anh nghĩ đến cách tự vẫn, nhưng vì cô con gái bé bỏng, anh gắng gượng sống tiếp. Musso viết rất hay và chân thực về nỗi nhớ người thương chực chờ ấy. Dù Mathew cố gắng giữ khoảng cách nhưng khoảng tạm lắng ấy rất mong manh. Có khi chỉ là một người phụ nữ trên phố phảng phất mùi nước hoa giống Kate, mặc áo khoác ngoài giống cô, hay chỉ là một ca khúc trên đài, một bức ảnh kẹp trong sách nay tìm lại được đều nhắc nhớ anh về những tháng ngày hạnh phúc. Nỗi đau khi mất đi người mình yêu thương và gắn bó được diễn tả từ từ, chậm chậm nhưng ám ảnh vô cùng. Những chuỗi ngày đen tối ấy cứ kéo dài lê thê không hồi kết. Cho đến khi anh gặp Emma.

Emma Lovenstein là phó quản lý quầy rượu nhà hàng Thống Soái tại New York. Cô am hiểu sâu sắc về thức ăn và rượu vang. Xinh đẹp, duyên dáng, thông minh nhưng cô lại nhạy cảm và đầy tự ti về bản thân. Vì từng bị phản bội hết lần này đến lần khác và khả năng cao không thể sinh con khiến Emma luôn cảm thấy khốn khổ và bất công. Emma là tuýp người đa sầu đa cảm, có lúc cô cảm thấy tràn trề nhiệt huyết và đầy ắp dự định nhưng ngày hôm sau cô lại cảm thấy buồn bã ủ ê. Emma đã cố tự tử nhiều lần nhưng bất thành. Anh trai Emma cũng cảm thấy mệt mỏi vì chứng bệnh tâm lý của cô. Emma cô độc và đáng thương. Cả Emma và Mathew đều có điểm chung là họ không thể tìm thấy một niềm ham sống đúng nghĩa, họ chỉ đang tồn tại qua ngày. Nhưng bằng một phép màu diệu kì, hai tâm hồn đơn độc ấy đã gặp được nhau.

Mathew biết đến Emma qua việc mua lại chiếc Macbook cũ của cô từ người anh trai Emma. Mathew phát hiện trong máy còn một số bức ảnh còn sót lại của Emma nên anh đã viết email thông báo cho cô. Chỉ qua vai cuộc trao đổi ngắn ngủi, cả hai tìm thấy một sự hòa hợp mới mẻ với nửa kia. Họ quyết định hẹn gặp mặt tại một nhà hàng tại New York để ăn tối. Nhưng một sự kiện kì lạ đã xảy ra. Vào cùng một ngày, cùng một giờ, họ cùng đẩy cửa bước vào cùng một nhà hàng, bước tới cùng một bàn, nhưng… lại không gặp nhau. Emma tức giận còn Mathew cảm thấy trống rỗng. Cả hai như cảm thấy mình quá ngây thơ để tiếp tục tin vào tình yêu và hạnh phúc sau chừng đó đổ vỡ. Nhưng đây không đơn giản là một cuộc hẹn bị lỡ. Mathew đã phát hiện ra một sự thật đầy bất ngờ và đáng sợ: Emma đang sống ở năm 2010 còn Mathew đang sống ở năm 2011. Giữa họ là thời gian ngăn cách: cô ở quá khứ còn anh thuộc về tương lai. Và vì một lý do nào đó không thể hiểu nổi, máy tính xách tay là phương tiện duy nhất liên lạc giữa họ. Và đáng buồn hơn, vào thời điểm Mathew đang sống, thì Emma đã chết.

Cuốn sách đặc biệt ở chỗ là khi tác giả viết về một điều vô lý nhưng điều vô lý đó không đào thải đi sự thật cuộc sống, nhờ cách viết của tác giả khiến độc giả cảm thấy bước nhảy vọt về thời gian hay sự tồn tại của một vũ trụ song song là hoàn toàn có khả năng, ở một nơi nào đó…

Nghi ngờ, đấu tranh trong một mớ hỗn độn, lần đầu tiên trong đời Mathew cảm thấy rối bời đến vậy, “lần đầu tiên anh cảm thấy niềm xác tín của mình bị lung lay đến thế”, từ một người tôn thờ chủ nghĩa vô thần và khoa học, Mathew dần dần chấp nhận sự việc trước nay anh vẫn phủ nhận và quyết tâm thuyết phục Emma tin vào điều vô lý ấy để giúp anh cứu sống Kate – người vợ yêu dấu của anh.

Emma – một cô gái tưởng chừng như yếu đuối, tự mình chống chọi với chứng tâm lý bất ổn, đau lòng thay biết được sau một năm nữa mình sẽ chết. Một cái chết không gì đáng buồn và đau đớn hơn – cô tự gieo mình vào đường ray của một đoàn tàu đang chạy. Rốt cuộc cô đã phải trải qua những gì, đã cảm thấy tồi tệ thế nào mà phải quyết định kết liễu cuộc đời mình đến thế? Khi nhìn thấy gia đình Mathew hạnh phúc, Emma đau khổ, thèm muốn, oán hận, ganh ghét.. “Cô chưa từng biết đến niềm hạnh phúc gia đình, vẻ thanh thản thoát ra từ họ, tình yêu đang tự do luân chuyển từ người này sang người khác. Tại sao? Cô kém cạnh những người khác ở điểm nào mà không có được niềm đại hạnh đó?” ” “Cô lại cảm thấy cuộc đời với mình thật bất công, cô bị quấy nhiễu bởi những câu hỏi không lời đáp. Tại sao một số người được hưởng tình yêu và có được một gia đình như hậu phương vững chắc? Chuyện đó liên quan gì đến tài cán, đến cơ may, đến tình cờ, đến số phận? Cô đã làm sai điều gì trong cuộc đời mình mà phải cô độc thế này, dễ tổn thương và tuyệt đối tự ti thế này? Emma đã từng có suy nghĩ sẽ để mặc cho Kate chết và cô sẽ thế chỗ của Kate, Emma sẽ là người mẹ của Emily và là thành viên trong ngôi nhà hạnh phúc ấy. Emma liên tưởng đến kết thúc viên mãn của cuộc đời mình, sẽ sống cuối đời trong yêu thương và không đời nào tự tử vì cô đã tìm được lẽ sống cho đời mình.

Nhưng lương tâm Emma đã mạnh mẽ hơn lý trí, chính cô gái bệnh hoạn, bất ổn, đầy ganh ghét ấy lại quyết định giúp đỡ Mathew để trả lại cho anh gia đình trọn vẹn mà anh từng có dù biết nếu tiếp tục chứng kiến viễn cảnh hạnh phúc ấy cô sẽ càng tổn thương và sẽ lại tìm đến cái chết sớm thôi. Một tâm hồn khốn khổ dang tay giúp đỡ một tâm hồn khốn khổ khác. Emma – một cô gái thiếu thốn và khao khát yêu thương lại là người đi tìm kiếm tình yêu và đem đến cho trái tim khác!

Bạn đọc sẽ tưởng tượng đến tương lai thay đổi nhờ Emma trộm chìa khóa xe để Kate không thể lái xe về nhà, rồi Kate sẽ không găp tai nạn và nhờ đó, gia đình Mathew chung sống hạnh phúc. Emma vẫn sẽ chết một năm sau đó vì quá chán nản và cô đơn. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như chúng ta tưởng. Nếu vậy thì tôi đã không giới thiệu cho các bạn cuốn sách này. Bạn có tin vào số mệnh? Liệu chúng ta có quyền được khiến người chết sống lại và thay đổi tương lai mà không phải trả giá điều gì? Bạn vẫn thường xem những bộ phim về cỗ máy thời gian quay ngược về quá khứ, khi cố gắng thay đổi quá khứ, con người đã phạm vào quy luật của tự nhiên và tất yếu phải hứng chịu hậu quả. Với ý định ban đầu là giúp Kate thoát khỏi tai nạn, Emma dần bị cuốn vào một phi vụ bí ẩn vượt ngoài tầm kiểm soát liên quan đến tính mạng con người, thậm chí còn dính dáng đến an ninh chính trị quốc gia. Vậy đâu là sự thật? Liệu Emma có thể hoàn thành sứ mạng của mình và thay đổi vận mệnh của Kate? Liệu Kate có xứng đáng để được cứu?  Ẩn giấu sau một gia đình hạnh phúc ấy là bí mật ghê gớm như thế nào?

Tình yêu có thể đưa con người đi đến đâu.

Xa.

Rất xa.

Nhưng có một giới hạn mà ít người sẵn sàng mạo hiểm vượt qua.

Kate đã vượt qua giới hạn đó.

Có một điều rất hay của cuốn sách này nữa đó là, tác giả chia cuốn sách thành nhiều chương nhỏ, đặt tiêu đề cho mỗi chương. Dưới những tiêu đề ấy luôn có những câu châm ngôn đầy ẩn ý pha chút ma mị phản ánh đôi nét về nội dung chương đó. Các chương được sắp xếp logic tuân theo mạch thời gian và mạch cảm xúc của hai nhân vật chính Emma và Mathew. Bắt đầu là “Giữa những bóng ma” Emma và Mathew tình cờ gặp nhau và kết thúc là “Trong thung lũng của các linh hồn” nơi mọi thứ sáng tỏ.

Bên cạnh hai nhân vật chính, còn có nhân vật bí ẩn Nick và cậu bé thiên tài tin học Romuald. Họ là những nhân vật giúp Emma vén bức màn dối trá để tìm ra sự thật. Rốt cuộc Emma có thể đi xa đến đâu, liệu Kate có được cứu sống? Hãy tìm đọc cuốn sách “Ngày mai” của Musso để tìm kiếm câu trả lời. Tôi chắc rằng cuốn sách sẽ làm bạn thỏa mãn trí tò mò của bạn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 41 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 41 of 50 Previous  1 ... 22 ... 40, 41, 42 ... 45 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum