Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Page 35 of 55 • Share
Page 35 of 55 • 1 ... 19 ... 34, 35, 36 ... 45 ... 55
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nga dội hỏa tiễn vào Ukraine, hàng trăm ngàn gia đình mất điện, nước
Bảo An
1 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Đài tưởng niệm Taras Shevchenko ở Kyiv, Ukraine. một công trình bảo vệ đặc biệt trong công viên ở trung tâm thành phố bị mất điện vào ngày 24 Tháng Mười năm 2022. Hơn tuần qua, chính quyền thành phố kêu gọi người dân tiết kiệm điện, nước vì biết các cuộc pháo kích của Nga làm hư hại cơ sở hạ tầng quan trọng. (Ảnh của Elizabeth Servatynska / Suspilne Ukraine / JSC “UA: PBC” / Global Images Ukraine qua Getty Images).
Nga mở cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hôm Thứ Hai, nhắm vào các cơ sở hạ tầng của các thành phố trên lãnh thổ Ukraine.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko, cho biết trên Telegram, các vụ nổ và còi báo động không kích vang lên khắp thủ đô vào đầu ngày Thứ Hai, 80% cư dân không có nước, rất nhiều gia đình mất điện.
Klitschko cho biết, một trong những cuộc tấn công trúng cơ sở cung cấp năng lượng cho 350,000 ngôi nhà ở thủ đô. Ông Klitschko cũng cho biết thêm rằng các dịch vụ khẩn cấp đang cố gắng khôi phục nguồn điện và ổn định tình hình sớm nhất.
Yana Lysenko, 31 tuổi, kể với phóng viên CNN: “Buổi sáng Thứ Hai thật kinh hoàng. Con tôi mới 4 tuổi, nên tôi sợ và căng thẳng lắm luôn! Hiện tại nhà tôi không có nước, nhưng vẫn còn điện. Hy vọng mọi thứ sẽ hồi phục nhanh chóng. Tinh thần của chúng tôi đang rất cao, và chúng tôi đang chờ đợi chiến thắng. Tôi tin những hành động khủng bố nhắm vào nguồn cung cấp nước và điện, không làm người dân sợ hãi nữa.”
Viktor Halashan, 70 tuổi, nói với CNN, dù nhà không còn giọt nước, ông vẫn sống tích cực. “Ừ thì không có nước, cũng không sao, chúng tôi chịu được mà! Hy vọng quân đội Ukraine sẽ sớm đưa chúng tôi đến gần chiến thắng”.
Nhiều nhân viên văn phòng địa phương Oleksandr Nechepuriak giúp người dân đi lấy nước cho hơn chục gia đình khác. Nhưng những ngôi nhà ở Kharkiv cũng không có nước. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, Herman Halushchenko, mô tả các cuộc tấn công là “man rợ”, nói trên Facebook: “Các trạm biến áp điện, thủy điện và cơ sở sản xuất nhiệt đã bị trúng tên lửa”.
Vitalii Klychko, thị trưởng của Kyiv đứng trước một tòa nhà dân cư tan hoang vì bị phi cơ không người điều khiển của Nga phá hủy hôm 17 Tháng Mười. Theo Klychko, các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ tìm thấy thi thể của bốn thường dân thiệt mạng, và 19 người được giải cứu khỏi tòa nhà. Tòa nhà 120 năm tuổi này nằm trong những di tích lịch sử của Kyiv. (ảnh: Elizabeth Servatynska / Suspilne Ukraine / JSC “UA: PBC” / Global Images Ukraine qua Getty Images)
Mặc dù đã được khôi phục, đến chiều Thứ Hai, nhiều người vẫn bị mất điện. “Các kỹ sư điện có kế hoạch ổn định tình hình với việc cung cấp điện vào khoảng 9-10 giờ tối,” Klitschko cho biết trên Telegram. “Nhưng ngay cả sau khi việc cung cấp điện trở lại, việc cắt điện vẫn sẽ được áp dụng. Vì hoàn cảnh khó khăn”.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng các nhà ngoại giao “thường xuyên liên lạc để tìm kiếm sự hỗ trợ và thiết bị nhằm sửa chữa những thiệt hại trên diện rộng. Cụ thể, Kyiv liên lạc với Liên minh châu Âu và NATO cũng như một số chính phủ. Kuleba ký kết các thỏa thuận tại 12 quốc gia để có được gần 1,000 đơn vị thiết bị điện, bao gồm cả máy phát điện.
Người dân Kyiv tràn xuống đường ở một con phố mua sắm sầm uất vào ngày 8 Tháng Mười năm 2022. (ảnh: Ed Ram / Getty Images)
Trước đó, Klitschko kêu gọi người dân thủ đô tích trữ nước uống. Ông cho biết trên Telegram: “Hiện tại, do thiệt hại đối với cơ sở năng lượng gần Kyiv, 80% người tiêu dùng của thủ đô vẫn không có nguồn cung cấp nước. Để đề phòng, chúng tôi yêu cầu mọi người tích trữ nước từ các máy bơm và điểm bán hàng gần nhất. Các chuyên gia đang làm mọi thứ có thể để trả lại nước cho cư dân Kyiv”.
Thị trưởng Ihor Terekhov của Kharkiv cho biết trên Telegram, rằng nguồn cung cấp nước ở thành phố lớn thứ hai của Ukraine này cũng bị ảnh hưởng, hầu hết các dịch vụ tàu điện ngầm phải tạm dừng hoạt động. Terekhov cho biết các kỹ sư đã “làm mọi thứ có thể để tiếp tục cung cấp nước cho các ngôi nhà của cư dân Kharkiv càng sớm càng tốt.”
Kharkiv bị trúng hai trái hỏa tiễn. Truyền thông Ukraine thông báo nhiều tiếng nổ cũng được nghe thấy tại tỉnh Dnipro, Poltava, Kirovograd và Vinnytsia, miền trung Ukraine. Khu vực Kryvyi Rih, quê nhà của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, và vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát tại tỉnh miền nam Zaporizhzhia cũng bị tập kích.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm Thứ Hai rằng cuộc tấn công dữ dội là “một phần” của hành đông phản ứng lại việc hạm đội của Nga tại thành phố Sevastopol của Crimea bị tấn công hôm Thứ Bảy, mà ông đổ lỗi cho Kyiv, và cảnh báo rằng đó chưa phải là tất cả những gì ông muốn làm để trả thù.
Quân đội Ukraine cho biết họ đã loại bỏ khoảng 90% số hỏa tiễn Nga sử dụng trong các cuộc tấn công. “Kẻ thù tấn công các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự bằng 55 hỏa tiễn dẫn đạo cho máy bay, trong số 45 hỏa tiễn bị quân phòng thủ bắn hạ,” Bộ Tổng tham mưu quân đội cho biết.
Bảo An
1 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Đài tưởng niệm Taras Shevchenko ở Kyiv, Ukraine. một công trình bảo vệ đặc biệt trong công viên ở trung tâm thành phố bị mất điện vào ngày 24 Tháng Mười năm 2022. Hơn tuần qua, chính quyền thành phố kêu gọi người dân tiết kiệm điện, nước vì biết các cuộc pháo kích của Nga làm hư hại cơ sở hạ tầng quan trọng. (Ảnh của Elizabeth Servatynska / Suspilne Ukraine / JSC “UA: PBC” / Global Images Ukraine qua Getty Images).
Nga mở cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hôm Thứ Hai, nhắm vào các cơ sở hạ tầng của các thành phố trên lãnh thổ Ukraine.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko, cho biết trên Telegram, các vụ nổ và còi báo động không kích vang lên khắp thủ đô vào đầu ngày Thứ Hai, 80% cư dân không có nước, rất nhiều gia đình mất điện.
Klitschko cho biết, một trong những cuộc tấn công trúng cơ sở cung cấp năng lượng cho 350,000 ngôi nhà ở thủ đô. Ông Klitschko cũng cho biết thêm rằng các dịch vụ khẩn cấp đang cố gắng khôi phục nguồn điện và ổn định tình hình sớm nhất.
Yana Lysenko, 31 tuổi, kể với phóng viên CNN: “Buổi sáng Thứ Hai thật kinh hoàng. Con tôi mới 4 tuổi, nên tôi sợ và căng thẳng lắm luôn! Hiện tại nhà tôi không có nước, nhưng vẫn còn điện. Hy vọng mọi thứ sẽ hồi phục nhanh chóng. Tinh thần của chúng tôi đang rất cao, và chúng tôi đang chờ đợi chiến thắng. Tôi tin những hành động khủng bố nhắm vào nguồn cung cấp nước và điện, không làm người dân sợ hãi nữa.”
Viktor Halashan, 70 tuổi, nói với CNN, dù nhà không còn giọt nước, ông vẫn sống tích cực. “Ừ thì không có nước, cũng không sao, chúng tôi chịu được mà! Hy vọng quân đội Ukraine sẽ sớm đưa chúng tôi đến gần chiến thắng”.
Nhiều nhân viên văn phòng địa phương Oleksandr Nechepuriak giúp người dân đi lấy nước cho hơn chục gia đình khác. Nhưng những ngôi nhà ở Kharkiv cũng không có nước. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, Herman Halushchenko, mô tả các cuộc tấn công là “man rợ”, nói trên Facebook: “Các trạm biến áp điện, thủy điện và cơ sở sản xuất nhiệt đã bị trúng tên lửa”.
Vitalii Klychko, thị trưởng của Kyiv đứng trước một tòa nhà dân cư tan hoang vì bị phi cơ không người điều khiển của Nga phá hủy hôm 17 Tháng Mười. Theo Klychko, các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ tìm thấy thi thể của bốn thường dân thiệt mạng, và 19 người được giải cứu khỏi tòa nhà. Tòa nhà 120 năm tuổi này nằm trong những di tích lịch sử của Kyiv. (ảnh: Elizabeth Servatynska / Suspilne Ukraine / JSC “UA: PBC” / Global Images Ukraine qua Getty Images)
Mặc dù đã được khôi phục, đến chiều Thứ Hai, nhiều người vẫn bị mất điện. “Các kỹ sư điện có kế hoạch ổn định tình hình với việc cung cấp điện vào khoảng 9-10 giờ tối,” Klitschko cho biết trên Telegram. “Nhưng ngay cả sau khi việc cung cấp điện trở lại, việc cắt điện vẫn sẽ được áp dụng. Vì hoàn cảnh khó khăn”.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng các nhà ngoại giao “thường xuyên liên lạc để tìm kiếm sự hỗ trợ và thiết bị nhằm sửa chữa những thiệt hại trên diện rộng. Cụ thể, Kyiv liên lạc với Liên minh châu Âu và NATO cũng như một số chính phủ. Kuleba ký kết các thỏa thuận tại 12 quốc gia để có được gần 1,000 đơn vị thiết bị điện, bao gồm cả máy phát điện.
Người dân Kyiv tràn xuống đường ở một con phố mua sắm sầm uất vào ngày 8 Tháng Mười năm 2022. (ảnh: Ed Ram / Getty Images)
Trước đó, Klitschko kêu gọi người dân thủ đô tích trữ nước uống. Ông cho biết trên Telegram: “Hiện tại, do thiệt hại đối với cơ sở năng lượng gần Kyiv, 80% người tiêu dùng của thủ đô vẫn không có nguồn cung cấp nước. Để đề phòng, chúng tôi yêu cầu mọi người tích trữ nước từ các máy bơm và điểm bán hàng gần nhất. Các chuyên gia đang làm mọi thứ có thể để trả lại nước cho cư dân Kyiv”.
Thị trưởng Ihor Terekhov của Kharkiv cho biết trên Telegram, rằng nguồn cung cấp nước ở thành phố lớn thứ hai của Ukraine này cũng bị ảnh hưởng, hầu hết các dịch vụ tàu điện ngầm phải tạm dừng hoạt động. Terekhov cho biết các kỹ sư đã “làm mọi thứ có thể để tiếp tục cung cấp nước cho các ngôi nhà của cư dân Kharkiv càng sớm càng tốt.”
Kharkiv bị trúng hai trái hỏa tiễn. Truyền thông Ukraine thông báo nhiều tiếng nổ cũng được nghe thấy tại tỉnh Dnipro, Poltava, Kirovograd và Vinnytsia, miền trung Ukraine. Khu vực Kryvyi Rih, quê nhà của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, và vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát tại tỉnh miền nam Zaporizhzhia cũng bị tập kích.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm Thứ Hai rằng cuộc tấn công dữ dội là “một phần” của hành đông phản ứng lại việc hạm đội của Nga tại thành phố Sevastopol của Crimea bị tấn công hôm Thứ Bảy, mà ông đổ lỗi cho Kyiv, và cảnh báo rằng đó chưa phải là tất cả những gì ông muốn làm để trả thù.
Quân đội Ukraine cho biết họ đã loại bỏ khoảng 90% số hỏa tiễn Nga sử dụng trong các cuộc tấn công. “Kẻ thù tấn công các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự bằng 55 hỏa tiễn dẫn đạo cho máy bay, trong số 45 hỏa tiễn bị quân phòng thủ bắn hạ,” Bộ Tổng tham mưu quân đội cho biết.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nga thay đổi như chong chóng
Nga đổi ý, tiếp tục thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine
2 tháng 11 2022 - BBC
Paul Kirby
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine
NGUỒN HÌNH ẢNH,ERDEM SAHIN/EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Tàu chở ngũ cốc tiếp tục đi qua Biển Đen ngay cả khi Nga tuyên bố ngừng tham gia thỏa thuận
Vài ngày sau khi ngừng hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, Nga đã đồng ý với Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục trở lại thỏa thuận.
Hôm thứ Bảy, Nga cáo buộc Ukraine dùng hành lang an toàn cho tàu ngũ cốc để tấn công hạm đội của họ ở Crimea.
Tuy nhiên, LHQ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Ukraine vẫn tiếp tục gửi tàu ngay cả khi Nga ngừng ủng hộ thỏa thuận.
Hiện nay Bộ Quốc phòng Nga cho biết Kyiv đã đưa ra cam kết bằng văn bản sẽ không sử dụng tuyến đường này cho các hành động quân sự.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức nói điều đó cho thấy những gì cộng đồng quốc tế có thể đạt được nếu từ chối sức ép của Nga.
Thỏa thuận được LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian hồi tháng Bảy, chấm dứt 5 tháng Nga phong tỏa các cảng của Ukraine làm kẹt hàng triệu tấn ngũ cốc và dầu hướng dương và khiến giá lương thực tăng vọt.
Theo thỏa thuận, các tàu được phép đi qua một hành lang an toàn, được một đội điều phối đặc biệt ở Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra, rồi sau đó đi qua eo biển Bosphorous.
Thỏa thuận kết thúc ngày 19/11, và các nước liên quan phải đồng ý gia hạn.
Theo LHQ, 9,8 triệu tấn ngũ cốc, dầu, và đậu nành đã được vận chuyển trong hơn 400 chuyến hàng khắp thế giới từ khi hoạt động bắt đầu ngày 3/8.
Nga đã đổ lỗi cho Ukraine dùng drone tấn công hạm đội Biển Đen ở Sevastopol, Crimea.
LHQ nhấn mạnh không có tàu nào trong hành lang an toàn đêm xảy ra vụ tấn công ở Sevastopol, và Ukraine gọi đó là “cớ ngụy tạo”.
Nga đã cảnh báo sẽ nguy hiểm nếu tiếp tục thỏa thuận mà không có họ tham gia.
Tuy nhiên, các tàu tiếp tục sử dụng tuyến đường này, đến mức kỷ lục 354.000 tấn rời cảng Ukraine chỉ trong hôm thứ Hai.
Đồ thị cho thấy tỷ lệ % xuất khẩu của Ukraine so với thế giới
Bốn ngày sau khi Nga ngừng tham gia thỏa thuận, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiết lộ Nga đã đổi ý, sau cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga và người đồng cấp tại Ankara.
“Việc vận chuyển ngũ cốc sẽ tiếp tục như thỏa thuận trước đó, từ trưa hôm nay (9:00 GMT)”, ông nói.
Không lâu sau đó, các hãng thông tấn Nga xác nhận tuyên bố trên.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng nói với kênh truyền hình nhà nước rằng Nga đã nhận được “sự bảo đảm bằng văn bản” từ Kyiv rằng hành lang an toàn lẫn các cảng của Ukraine “sẽ không được sử dụng để tiến hành hoạt động quân sự chống lại Liên bang Nga.”
Ông nói thêm, Nga xem những lời cam kết đó là đủ cho lúc này.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh Moscow đã lùi bước.
“Nga lần nữa đã tìm cách dùng cơn đói làm vũ khí, dùng ngũ cốc làm vũ khí,” bà nói với trang web Die Welt của Đức.
“Cộng đồng thế giới đã cho thấy: không, chúng tôi không tin lời dối trá của các vị, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi tàu… để những người nghèo nhất trên thế giới không phải chịu thiệt hại nặng nề từ cuộc chiến tranh xâm lược này.”
Một ngày trước khi Nga đổi ý, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã nói chuyện với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, nhấn mạnh phải điều tra kỹ lưỡng về vụ tấn công hạm đội Biển Đen trước khi có thể nối lại thỏa thuận ngũ cốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng bàn về thỏa thuận này trong ngày thứ hai.
Nhà bình luận chính trị người Nga Tatiana Stanovaya nói Điện Kremlin đã rơi vào bẫy mà không biết làm sao thoát ra: “Hóa ra Điện Kremlin không có đủ đòn bẩy để ngừng xuất khẩu ngũ cốc”, bà viết trên Twitter.
Nga đổi ý, tiếp tục thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine
2 tháng 11 2022 - BBC
Paul Kirby
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine
NGUỒN HÌNH ẢNH,ERDEM SAHIN/EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Tàu chở ngũ cốc tiếp tục đi qua Biển Đen ngay cả khi Nga tuyên bố ngừng tham gia thỏa thuận
Vài ngày sau khi ngừng hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, Nga đã đồng ý với Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục trở lại thỏa thuận.
Hôm thứ Bảy, Nga cáo buộc Ukraine dùng hành lang an toàn cho tàu ngũ cốc để tấn công hạm đội của họ ở Crimea.
Tuy nhiên, LHQ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Ukraine vẫn tiếp tục gửi tàu ngay cả khi Nga ngừng ủng hộ thỏa thuận.
Hiện nay Bộ Quốc phòng Nga cho biết Kyiv đã đưa ra cam kết bằng văn bản sẽ không sử dụng tuyến đường này cho các hành động quân sự.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức nói điều đó cho thấy những gì cộng đồng quốc tế có thể đạt được nếu từ chối sức ép của Nga.
Thỏa thuận được LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian hồi tháng Bảy, chấm dứt 5 tháng Nga phong tỏa các cảng của Ukraine làm kẹt hàng triệu tấn ngũ cốc và dầu hướng dương và khiến giá lương thực tăng vọt.
Theo thỏa thuận, các tàu được phép đi qua một hành lang an toàn, được một đội điều phối đặc biệt ở Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra, rồi sau đó đi qua eo biển Bosphorous.
Thỏa thuận kết thúc ngày 19/11, và các nước liên quan phải đồng ý gia hạn.
Theo LHQ, 9,8 triệu tấn ngũ cốc, dầu, và đậu nành đã được vận chuyển trong hơn 400 chuyến hàng khắp thế giới từ khi hoạt động bắt đầu ngày 3/8.
Nga đã đổ lỗi cho Ukraine dùng drone tấn công hạm đội Biển Đen ở Sevastopol, Crimea.
LHQ nhấn mạnh không có tàu nào trong hành lang an toàn đêm xảy ra vụ tấn công ở Sevastopol, và Ukraine gọi đó là “cớ ngụy tạo”.
Nga đã cảnh báo sẽ nguy hiểm nếu tiếp tục thỏa thuận mà không có họ tham gia.
Tuy nhiên, các tàu tiếp tục sử dụng tuyến đường này, đến mức kỷ lục 354.000 tấn rời cảng Ukraine chỉ trong hôm thứ Hai.
Đồ thị cho thấy tỷ lệ % xuất khẩu của Ukraine so với thế giới
Bốn ngày sau khi Nga ngừng tham gia thỏa thuận, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiết lộ Nga đã đổi ý, sau cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga và người đồng cấp tại Ankara.
“Việc vận chuyển ngũ cốc sẽ tiếp tục như thỏa thuận trước đó, từ trưa hôm nay (9:00 GMT)”, ông nói.
Không lâu sau đó, các hãng thông tấn Nga xác nhận tuyên bố trên.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng nói với kênh truyền hình nhà nước rằng Nga đã nhận được “sự bảo đảm bằng văn bản” từ Kyiv rằng hành lang an toàn lẫn các cảng của Ukraine “sẽ không được sử dụng để tiến hành hoạt động quân sự chống lại Liên bang Nga.”
Ông nói thêm, Nga xem những lời cam kết đó là đủ cho lúc này.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh Moscow đã lùi bước.
“Nga lần nữa đã tìm cách dùng cơn đói làm vũ khí, dùng ngũ cốc làm vũ khí,” bà nói với trang web Die Welt của Đức.
“Cộng đồng thế giới đã cho thấy: không, chúng tôi không tin lời dối trá của các vị, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi tàu… để những người nghèo nhất trên thế giới không phải chịu thiệt hại nặng nề từ cuộc chiến tranh xâm lược này.”
Một ngày trước khi Nga đổi ý, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã nói chuyện với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, nhấn mạnh phải điều tra kỹ lưỡng về vụ tấn công hạm đội Biển Đen trước khi có thể nối lại thỏa thuận ngũ cốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng bàn về thỏa thuận này trong ngày thứ hai.
Nhà bình luận chính trị người Nga Tatiana Stanovaya nói Điện Kremlin đã rơi vào bẫy mà không biết làm sao thoát ra: “Hóa ra Điện Kremlin không có đủ đòn bẩy để ngừng xuất khẩu ngũ cốc”, bà viết trên Twitter.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ai đang thắng ai trong cuộc đấu xe tăng?
Lê Tây Sơn
3 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cuộc chiến Ukraine đã chứng minh sức mạnh tàn phá của những công nghệ mới và sự thất bại thảm hại của các mẫu xe tăng cũ, khi quân đội Ukraine phá hủy gần 1,000 xe tăng T-72 và T-80 cũ kỹ của Nga. Hình ảnh xác xe bị cháy đen ngòm cho thấy các phương tiện chiến đấu bọc thép không còn là pháo đài bất khả xâm phạm như từng thống trị trong hai cuộc Đại chiến Thế giới trước. Các nhà phân tích tin rằng xe tăng thời hiện đại không chỉ là vũ khí tấn công hiệu quả mà còn đảm nhận vai trò quan trọng không kém: Hỗ trợ lực lượng bộ binh tại tiền tuyến.
Trong tạp chí Military Review, Alec Wahlman và Đại tá Brian M. Drinkwine thuộc Viện Phân tích Quốc phòng (Institute for Defense Analyses) đã so sánh trận chiến thảm khốc năm 1993 tại thủ đô Mogadishu của Somalia với cuộc xâm lược thành công của quân đội Mỹ vào Baghdad năm 2003. Tại Baghdad, có cả xe tăng chở binh lính và thủy quân lục chiến tiến vào thành phố; trong khi ở Somalia, chỉ có trực thăng và các xe chiến thuật đi cùng bộ binh nên hậu quả là thương vong nặng nề. Wahlman và Drinkwine viết: “Thiếu sự hiện diện của xe tăng đã dẫn đến thất bại sứ mệnh tại Somalia. Ngược lại, quân Mỹ đã đánh bại nhanh chóng các lực lượng có tổ chức của Iraq ngay từ đầu “Chiến dịch Tự do Iraq” và chiếm Baghdad năm 2003 một cách dễ dàng, một phần do Iraq không có trang bị nào chống lại hiệu quả xe tăng hạng nặng cơ động cao của Mỹ trong môi trường đô thị”.
Khi một người lính chiến đấu trên cánh đồng, dọc con đường lầy lội hoặc đi vào thị trấn, làng mạc, xe tăng sẽ cung cấp chỗ ẩn náu cần thiết. “Khi người lính cần một chiếc xe thì trước nhất phải là xe tăng” – Thiếu tá Adam Link, một cựu sĩ quan xe tăng thủy quân lục chiến nói – “Không gì có thể thay thế nó trên chiến trường!”. Sau đây là một số mẫu xe tăng hạng nặng tiên tiến, mạnh mẽ và đáng gờm nhất – theo Popular Mechanics.
Hoa Kỳ: M1A2 Abrams SEPv3
Năm giới thiệu 2020; tổ lái bốn người; 73.6 tấn, $6.2 triệu.
Ra đời từ năm 1980, dòng xe tăng M1 Abrams thiếu một số tính năng trên mẫu xe tăng của thế kỷ 21. Nhưng công nghệ “General Dynamics Land Systems” đáng tin cậy và những nâng cấp vẫn giúp nó chiếm ưu thế trong mọi cuộc đụng độ. Xe tăng Abrams đã làm tê liệt đội hình thiết giáp của Iraq trong Trận chiến 73 Easting năm 1991 (được xem là cuộc đọ sức xe tăng lớn nhất cuối cùng của thế kỷ 20). Chỉ trong 23 phút, chín xe tăng M1A1 Abrams đã tiêu diệt 50 xe tăng T-72 của Iraq và hàng chục xe bọc thép khác.
M1A2 SEP Abrams (ảnh: Chung Sung-Jun/Getty Images)
Xe tăng Abrams cũng là trợ thủ đắc lực cho bộ binh trong cuộc tấn công Baghdad năm 2003 và hỗ trợ các cuộc tuần tra ở mức độ nhỏ hơn tại Afghanistan. Mỗi phiên bản sau của M1 đều có thêm lớp giáp, với M1A2 SEPv3 xuất xưởng năm 2020 nặng hơn 13 tấn so với bản gốc. Biến thể mới nhất có “Trạm vũ khí điều khiển từ xa gắn trên tháp pháo, cấu hình thấp” (low-profile, common-remote-operated weapons station – LP CROWS) có thể quay video ban ngày và chụp ảnh nhiệt vào ban đêm, cùng chức năng theo dõi mục tiêu tự động và xác định khoảng cách bằng laser. Pháo 120mm của M1A2 SEPv3 bắn đạn đa năng tiên tiến. Đạn đủ sức phá boongke. Khi ở chế độ tấn công (airburst mode), M1A2 SEPv3 có thể tiêu diệt các đội tên lửa chống tăng dẫn đường từ khoảng cách 2,000 mét. Kể từ năm 2021, tất cả xe tăng Abrams đều có hệ thống bảo vệ (Trophy Active Protection System) tương tự xe tăng Merkava Mark IV của Israel.
Israel: Merkava Mark IV
Năm giới thiệu 2004; tổ lái bốn, cùng sáu “hành khách”; 71 tấn; $4.5 triệu.
Dòng xe tăng Merkava nổi lên không lâu sau Trận chiến Yom Kippur năm 1973, được sử dụng trong Chiến tranh Lebanon năm 1982 và lăn lộn chinh chiến với nhiều cuộc giao tranh khác. Merkava Mark IV có thiết kế độc đáo, với động cơ gần phía trước xe, tạo không gian cho tối đa tám hành khách cùng tổ lái bốn người. Mặc dù đã cũ, xe tăng Israel vẫn hiện đại nhờ hệ thống bảo vệ đặc biệt (Trophy Active Protection System), được xem là lá chắn có công nghệ tốt nhất.
Merkava Mark IV (ảnh: IDF via Getty Images)
Trophy hoạt động bằng cách sử dụng các radar gắn trên xe để theo dõi và phân loại đường đạn tới. Khi xác định hỏa tiễn đối phương, xe tăng sẽ bắn các quả đạn nhỏ để phá hủy chúng. Trophy tỏ ra hiệu quả trong lần thử nghiệm chiến đấu đầu tiên vào năm 2011, khi một chiếc Merkava được trang bị hệ thống này đã vô hiệu hóa một rocket phóng từ dải Gaza. Năm 2018, Lực lượng Phòng vệ Israel công bố mẫu Merkava Mark IV Barak, loại “xe tăng thông minh” đầu tiên sử dụng cảm biến và kỹ thuật AI để thực hiện các nhiệm vụ như tránh chướng ngại vật cũng như phát hiện các mối đe dọa. Nhà sản xuất cũng đang phát triển mũ thực tế ảo “Iron View” cho phép quan sát 360 độ.
Nhật Bản: Type 10
Năm giới thiệu 2012; tổ lái ba; 48 tấn; $9 triệu.
Type 10 được xem là xe tăng thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới. Được phát triển bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Kỹ thuật của Nhật Bản trong hơn 10 năm, Type 10 nhẹ nhưng lớp giáp lẫn hỏa lực không hề giảm. Chỉ nặng 48 tấn ở cấu hình nặng nhất (M1 Abrams nặng 73 tấn), thân của Type 10 có lớp giáp gốm (ceramic armor) có thể thêm vào hoặc loại bỏ theo từng phần để mang lại khả năng bảo vệ cao ở những nơi cần thiết nhất. Vỏ xe và tháp pháo được làm bằng thép tinh thể nano đặc biệt nhẹ và chắc chắn.
Tăng Type-10 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (ảnh: Yuya Shino/Getty Images)
Pháo 120mm L/44 cực kỳ chính xác, nhờ công cụ dò tìm khoảng cách bằng laser và hệ thống điều khiển hỏa lực có thể tự động theo dõi, xác định và phân loại mục tiêu. Hệ thống treo khí nén chủ động (một công nghệ do nhà sản xuất xe hơi Citroën phát minh cho các xe thể thao của hãng) khiến xe di chuyển rất êm, giúp kíp lái dễ dàng canh tọa độ bắn. Trong một cuộc trình diễn ấn tượng được chiếu trong một video năm 2015, một sĩ quan Nhật đặt hai chiếc ly đầy rượu ngay ở đầu nòng súng chính. Khi thân chiếc Type 10 nâng lên hạ xuống (dù xe đứng yên tại một vị trí) và trong khi tháp pháo xoay gần 180 độ, hệ thống treo giảm chấn vẫn có thể giữ cho nòng súng hoàn toàn bằng phẳng và ly rượu không bị đổ.
Đức: Leopard 2A7
Năm giới thiệu 2014; tổ lái bốn; 71 tấn; $8.8 triệu.
Với hơn 3,500 chiếc đang được vận hành và sử dụng bởi 19 quốc gia, Leopard là một trong những xe tăng phổ biến nhất hành tinh. Biến thể 2A7+ (được tối ưu hóa cho chiến tranh đô thị và xung đột cường độ thấp) có thêm lớp bảo vệ phía trước và lớp giáp che chắn chống lại bom vệ đường và súng phóng rocket. Leopard bắn đạn DM11 có thể được lập trình nổ phía trên mục tiêu hoặc trễ hơn một chút để tạo ra nhiều sát thương hơn.
Hệ thống quan sát từ xa FLW 200 có thể phát hiện lính bắn tỉa. Những nâng cấp gần đây đã tạo ra sự thoải mái cho tổ lái, với hệ thống làm mát khoang trong tháp pháo và khung gầm. Các phiên bản trước đó của Leopard đã được sử dụng ở Kosovo vào năm 1999 và hỗ trợ quân đội Canada ở Afghanistan. Các phiên bản cũ hơn của Leopard 2 đã gây ấn tượng khi tác chiến ở Syria, nơi lực lượng ISIS dùng để hạ gục 10 xe tăng của quân Thổ Nhĩ Kỳ bằng tên lửa dẫn đường.
Đức: KF51 Panther
Năm dự kiến giới thiệu 2035; tổ lái ba; 65 tấn, chi phí sản xuất chưa xác định.
Chiếc xe tăng mới này của gã khổng lồ vũ khí Đức Rheinmetall đang thu hút sự quan tâm lớn trong cộng đồng quốc phòng. Được đặt tên để vinh danh dòng xe tăng huyền thoại Panther, một loại xe tăng hạng trung thời Đại chiến Thế giới thứ hai, KF51 Panther sẽ thay thế Leopard 2 hiện tại của Đức và Leclerc của Pháp. Xe tăng này sử dụng đại bác khổng lồ 130mm. Được gọi là “Hệ thống súng tương lai Rheinmetall”, nó hiệu quả hơn 50% so với hệ thống pháp 120mm. Xe tăng sẽ mang “HERO 120”, tức “máy bay không người lái tự sát”. Hãng Rheinmetall cho biết họ đang phát triển một phiên bản tự hành, hoàn toàn không cần người điều khiển.
Vương quốc Anh: Challenger 2
Năm giới thiệu 1997; tổ lái bốn; 62.5 tấn; $4.9 triệu.
Được đưa vào sử dụng từ năm 1998 và được nâng cấp nhiều lần kể từ đó, Challenger 2 thiếu khả năng phòng thủ phức tạp của xe tăng thế hệ thứ tư hiện đại, nhưng pháo chính 120mm được đánh giá cao về độ chính xác và tin cậy. Ngoài ra nó mang 50 viên đạn, so với 42 của M1A2 Abrams. Challenger từng tiêu diệt xe tăng Iraq ở xa 5 km và là độ xa nhất từng được ghi nhận với một khẩu pháo xe tăng. Ngoài lớp giáp gốm-composite Chobham (Chobham ceramic-composite armor), hệ thống phòng thủ của Challenger 2 còn có màn khói để che chắn, đánh lạc hướng và gây bối rối cho kẻ thù.
Challenger 2 (ảnh: Finnbarr Webster/Getty Images)
Pháp: Leclerc Scorpion XLR
Năm giới thiệu 2022; tổ lái ba; 63 tấn; $4 triệu.
Xe tăng của Pháp đã được nâng cấp đáng kể trong năm nay. Phiên bản Leclerc Scorpion XLR mới có thiết bị gây nhiễu IED và GALIX, một hệ thống giúp che giấu xe bằng cách sử dụng các cảm biến thông minh để bắn mồi nhử hoặc tạo mây khói 360 độ từ 24 bệ phóng gắn trên xe. Leclerc tự hào về hiệu suất nhiên liệu vượt trội với phạm vi hoạt động hơn 340 dặm, tốt hơn 117 dặm so với Abrams. Lớp giáp nâng cấp và khung gầm giúp động cơ được bảo vệ tốt hơn trước mối đe dọa ngày càng tăng từ tên lửa chống tăng vác vai. Pháo chính 120mm Giat Industries dài 6.2 m. XLR cũng có một ụ vũ khí điều khiển từ xa gắn trên tháp pháo cho phép kíp lái bắn súng máy 7.62mm từ bên trong xe tăng.
Nga: T-14 Armata
Năm giới thiệu 2022; tổ lái ba; 52 tấn; $4 triệu.
T-14 Armata là xe tăng hiện đại nhất của Nga. Ngoài pháo nòng 2A82-1M 125mm với bộ nạp đạn tự động, Armata có một loại vũ khí phòng thủ mới: màn khói giúp vô hiệu hoá các hệ thống vũ khí dẫn đường bằng cách phản xạ nhiệt và ánh sáng. Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến và việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Nga dường như đang khiến Armata sa lầy. Nga đã lên kế hoạch bắt đầu sản xuất vào năm 2020 có thể phải đến năm 2023 hoặc muộn hơn mới có thể “ra lò”.
T-14 Armata (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)
Trung Quốc: Type 99A
Năm giới thiệu 2011; tổ lái ba; 64 tấn; $2.6 triệu.
Nhờ động cơ 1,500 mã lực và trọng lượng nhẹ, Type 99A có thể di chuyển với tốc độ gần 50 dặm/giờ. Xe có kiểu dáng tháp pháo góc cạnh và lớp giáp composite được tăng cường bởi các tấm bên hông. Hệ thống bảo vệ GL5 do Trung Quốc sản xuất có thể nhận biết tên lửa chống tăng điều khiển từ xa từ khoảng cách 100 mét và vô hiệu hóa chúng. Hệ thống liên lạc bằng laser có thể truyền các thông điệp được mã hóa đi xa 2.2 dặm và cũng giúp tổ lái phân biệt giữa quân mình và kẻ thù bằng cách phân biệt tần số vô tuyến. Với hơn 7,000 xe tăng (trong đó có 1,200 chiếc Type 99), Trung Quốc hiện chỉ đứng sau Nga về sức mạnh xe tăng.
Hàn Quốc: K2 Black Panther
Năm giới thiệu 2014; tổ lái ba; 61 tấn; $8.5 triệu trở lên.
K2 Black Panther có thể là chiếc xe tăng thích ứng nhất với môi trường tác chiến từng được chế tạo. Tháp pháo kín nước và ống thở gắn trên cho phép nó chìm xuống độ sâu hơn 12 feet để vượt qua những nơi ngập nước. Hệ thống treo tiên tiến cho phép kíp lái nâng khung gầm lên đến 16 inch; đặt nó theo kiểu dáng “quỳ” hoặc “ngồi” để tăng tùy chọn trong việc nhắm mục tiêu. Hệ thống treo còn giúp khẩu pháo CN08 120mm có thể nâng lên đến 24 độ, cho phép nó nhắm tốt hơn khi muốn bắn các máy bay bay thấp, so với chỉ 20 độ của xe tăng Abrams. Mặc dù có tổng trọng lượng chỉ 55 tấn, áo giáp của xe tăng này có thể chịu được đòn đánh trực tiếp từ đạn bắn ra từ pháo 120mm của chính nó trong quá trình thử nghiệm.
Lê Tây Sơn
3 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cuộc chiến Ukraine đã chứng minh sức mạnh tàn phá của những công nghệ mới và sự thất bại thảm hại của các mẫu xe tăng cũ, khi quân đội Ukraine phá hủy gần 1,000 xe tăng T-72 và T-80 cũ kỹ của Nga. Hình ảnh xác xe bị cháy đen ngòm cho thấy các phương tiện chiến đấu bọc thép không còn là pháo đài bất khả xâm phạm như từng thống trị trong hai cuộc Đại chiến Thế giới trước. Các nhà phân tích tin rằng xe tăng thời hiện đại không chỉ là vũ khí tấn công hiệu quả mà còn đảm nhận vai trò quan trọng không kém: Hỗ trợ lực lượng bộ binh tại tiền tuyến.
Trong tạp chí Military Review, Alec Wahlman và Đại tá Brian M. Drinkwine thuộc Viện Phân tích Quốc phòng (Institute for Defense Analyses) đã so sánh trận chiến thảm khốc năm 1993 tại thủ đô Mogadishu của Somalia với cuộc xâm lược thành công của quân đội Mỹ vào Baghdad năm 2003. Tại Baghdad, có cả xe tăng chở binh lính và thủy quân lục chiến tiến vào thành phố; trong khi ở Somalia, chỉ có trực thăng và các xe chiến thuật đi cùng bộ binh nên hậu quả là thương vong nặng nề. Wahlman và Drinkwine viết: “Thiếu sự hiện diện của xe tăng đã dẫn đến thất bại sứ mệnh tại Somalia. Ngược lại, quân Mỹ đã đánh bại nhanh chóng các lực lượng có tổ chức của Iraq ngay từ đầu “Chiến dịch Tự do Iraq” và chiếm Baghdad năm 2003 một cách dễ dàng, một phần do Iraq không có trang bị nào chống lại hiệu quả xe tăng hạng nặng cơ động cao của Mỹ trong môi trường đô thị”.
Khi một người lính chiến đấu trên cánh đồng, dọc con đường lầy lội hoặc đi vào thị trấn, làng mạc, xe tăng sẽ cung cấp chỗ ẩn náu cần thiết. “Khi người lính cần một chiếc xe thì trước nhất phải là xe tăng” – Thiếu tá Adam Link, một cựu sĩ quan xe tăng thủy quân lục chiến nói – “Không gì có thể thay thế nó trên chiến trường!”. Sau đây là một số mẫu xe tăng hạng nặng tiên tiến, mạnh mẽ và đáng gờm nhất – theo Popular Mechanics.
Hoa Kỳ: M1A2 Abrams SEPv3
Năm giới thiệu 2020; tổ lái bốn người; 73.6 tấn, $6.2 triệu.
Ra đời từ năm 1980, dòng xe tăng M1 Abrams thiếu một số tính năng trên mẫu xe tăng của thế kỷ 21. Nhưng công nghệ “General Dynamics Land Systems” đáng tin cậy và những nâng cấp vẫn giúp nó chiếm ưu thế trong mọi cuộc đụng độ. Xe tăng Abrams đã làm tê liệt đội hình thiết giáp của Iraq trong Trận chiến 73 Easting năm 1991 (được xem là cuộc đọ sức xe tăng lớn nhất cuối cùng của thế kỷ 20). Chỉ trong 23 phút, chín xe tăng M1A1 Abrams đã tiêu diệt 50 xe tăng T-72 của Iraq và hàng chục xe bọc thép khác.
M1A2 SEP Abrams (ảnh: Chung Sung-Jun/Getty Images)
Xe tăng Abrams cũng là trợ thủ đắc lực cho bộ binh trong cuộc tấn công Baghdad năm 2003 và hỗ trợ các cuộc tuần tra ở mức độ nhỏ hơn tại Afghanistan. Mỗi phiên bản sau của M1 đều có thêm lớp giáp, với M1A2 SEPv3 xuất xưởng năm 2020 nặng hơn 13 tấn so với bản gốc. Biến thể mới nhất có “Trạm vũ khí điều khiển từ xa gắn trên tháp pháo, cấu hình thấp” (low-profile, common-remote-operated weapons station – LP CROWS) có thể quay video ban ngày và chụp ảnh nhiệt vào ban đêm, cùng chức năng theo dõi mục tiêu tự động và xác định khoảng cách bằng laser. Pháo 120mm của M1A2 SEPv3 bắn đạn đa năng tiên tiến. Đạn đủ sức phá boongke. Khi ở chế độ tấn công (airburst mode), M1A2 SEPv3 có thể tiêu diệt các đội tên lửa chống tăng dẫn đường từ khoảng cách 2,000 mét. Kể từ năm 2021, tất cả xe tăng Abrams đều có hệ thống bảo vệ (Trophy Active Protection System) tương tự xe tăng Merkava Mark IV của Israel.
Israel: Merkava Mark IV
Năm giới thiệu 2004; tổ lái bốn, cùng sáu “hành khách”; 71 tấn; $4.5 triệu.
Dòng xe tăng Merkava nổi lên không lâu sau Trận chiến Yom Kippur năm 1973, được sử dụng trong Chiến tranh Lebanon năm 1982 và lăn lộn chinh chiến với nhiều cuộc giao tranh khác. Merkava Mark IV có thiết kế độc đáo, với động cơ gần phía trước xe, tạo không gian cho tối đa tám hành khách cùng tổ lái bốn người. Mặc dù đã cũ, xe tăng Israel vẫn hiện đại nhờ hệ thống bảo vệ đặc biệt (Trophy Active Protection System), được xem là lá chắn có công nghệ tốt nhất.
Merkava Mark IV (ảnh: IDF via Getty Images)
Trophy hoạt động bằng cách sử dụng các radar gắn trên xe để theo dõi và phân loại đường đạn tới. Khi xác định hỏa tiễn đối phương, xe tăng sẽ bắn các quả đạn nhỏ để phá hủy chúng. Trophy tỏ ra hiệu quả trong lần thử nghiệm chiến đấu đầu tiên vào năm 2011, khi một chiếc Merkava được trang bị hệ thống này đã vô hiệu hóa một rocket phóng từ dải Gaza. Năm 2018, Lực lượng Phòng vệ Israel công bố mẫu Merkava Mark IV Barak, loại “xe tăng thông minh” đầu tiên sử dụng cảm biến và kỹ thuật AI để thực hiện các nhiệm vụ như tránh chướng ngại vật cũng như phát hiện các mối đe dọa. Nhà sản xuất cũng đang phát triển mũ thực tế ảo “Iron View” cho phép quan sát 360 độ.
Nhật Bản: Type 10
Năm giới thiệu 2012; tổ lái ba; 48 tấn; $9 triệu.
Type 10 được xem là xe tăng thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới. Được phát triển bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Kỹ thuật của Nhật Bản trong hơn 10 năm, Type 10 nhẹ nhưng lớp giáp lẫn hỏa lực không hề giảm. Chỉ nặng 48 tấn ở cấu hình nặng nhất (M1 Abrams nặng 73 tấn), thân của Type 10 có lớp giáp gốm (ceramic armor) có thể thêm vào hoặc loại bỏ theo từng phần để mang lại khả năng bảo vệ cao ở những nơi cần thiết nhất. Vỏ xe và tháp pháo được làm bằng thép tinh thể nano đặc biệt nhẹ và chắc chắn.
Tăng Type-10 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (ảnh: Yuya Shino/Getty Images)
Pháo 120mm L/44 cực kỳ chính xác, nhờ công cụ dò tìm khoảng cách bằng laser và hệ thống điều khiển hỏa lực có thể tự động theo dõi, xác định và phân loại mục tiêu. Hệ thống treo khí nén chủ động (một công nghệ do nhà sản xuất xe hơi Citroën phát minh cho các xe thể thao của hãng) khiến xe di chuyển rất êm, giúp kíp lái dễ dàng canh tọa độ bắn. Trong một cuộc trình diễn ấn tượng được chiếu trong một video năm 2015, một sĩ quan Nhật đặt hai chiếc ly đầy rượu ngay ở đầu nòng súng chính. Khi thân chiếc Type 10 nâng lên hạ xuống (dù xe đứng yên tại một vị trí) và trong khi tháp pháo xoay gần 180 độ, hệ thống treo giảm chấn vẫn có thể giữ cho nòng súng hoàn toàn bằng phẳng và ly rượu không bị đổ.
Đức: Leopard 2A7
Năm giới thiệu 2014; tổ lái bốn; 71 tấn; $8.8 triệu.
Với hơn 3,500 chiếc đang được vận hành và sử dụng bởi 19 quốc gia, Leopard là một trong những xe tăng phổ biến nhất hành tinh. Biến thể 2A7+ (được tối ưu hóa cho chiến tranh đô thị và xung đột cường độ thấp) có thêm lớp bảo vệ phía trước và lớp giáp che chắn chống lại bom vệ đường và súng phóng rocket. Leopard bắn đạn DM11 có thể được lập trình nổ phía trên mục tiêu hoặc trễ hơn một chút để tạo ra nhiều sát thương hơn.
Hệ thống quan sát từ xa FLW 200 có thể phát hiện lính bắn tỉa. Những nâng cấp gần đây đã tạo ra sự thoải mái cho tổ lái, với hệ thống làm mát khoang trong tháp pháo và khung gầm. Các phiên bản trước đó của Leopard đã được sử dụng ở Kosovo vào năm 1999 và hỗ trợ quân đội Canada ở Afghanistan. Các phiên bản cũ hơn của Leopard 2 đã gây ấn tượng khi tác chiến ở Syria, nơi lực lượng ISIS dùng để hạ gục 10 xe tăng của quân Thổ Nhĩ Kỳ bằng tên lửa dẫn đường.
Đức: KF51 Panther
Năm dự kiến giới thiệu 2035; tổ lái ba; 65 tấn, chi phí sản xuất chưa xác định.
Chiếc xe tăng mới này của gã khổng lồ vũ khí Đức Rheinmetall đang thu hút sự quan tâm lớn trong cộng đồng quốc phòng. Được đặt tên để vinh danh dòng xe tăng huyền thoại Panther, một loại xe tăng hạng trung thời Đại chiến Thế giới thứ hai, KF51 Panther sẽ thay thế Leopard 2 hiện tại của Đức và Leclerc của Pháp. Xe tăng này sử dụng đại bác khổng lồ 130mm. Được gọi là “Hệ thống súng tương lai Rheinmetall”, nó hiệu quả hơn 50% so với hệ thống pháp 120mm. Xe tăng sẽ mang “HERO 120”, tức “máy bay không người lái tự sát”. Hãng Rheinmetall cho biết họ đang phát triển một phiên bản tự hành, hoàn toàn không cần người điều khiển.
Vương quốc Anh: Challenger 2
Năm giới thiệu 1997; tổ lái bốn; 62.5 tấn; $4.9 triệu.
Được đưa vào sử dụng từ năm 1998 và được nâng cấp nhiều lần kể từ đó, Challenger 2 thiếu khả năng phòng thủ phức tạp của xe tăng thế hệ thứ tư hiện đại, nhưng pháo chính 120mm được đánh giá cao về độ chính xác và tin cậy. Ngoài ra nó mang 50 viên đạn, so với 42 của M1A2 Abrams. Challenger từng tiêu diệt xe tăng Iraq ở xa 5 km và là độ xa nhất từng được ghi nhận với một khẩu pháo xe tăng. Ngoài lớp giáp gốm-composite Chobham (Chobham ceramic-composite armor), hệ thống phòng thủ của Challenger 2 còn có màn khói để che chắn, đánh lạc hướng và gây bối rối cho kẻ thù.
Challenger 2 (ảnh: Finnbarr Webster/Getty Images)
Pháp: Leclerc Scorpion XLR
Năm giới thiệu 2022; tổ lái ba; 63 tấn; $4 triệu.
Xe tăng của Pháp đã được nâng cấp đáng kể trong năm nay. Phiên bản Leclerc Scorpion XLR mới có thiết bị gây nhiễu IED và GALIX, một hệ thống giúp che giấu xe bằng cách sử dụng các cảm biến thông minh để bắn mồi nhử hoặc tạo mây khói 360 độ từ 24 bệ phóng gắn trên xe. Leclerc tự hào về hiệu suất nhiên liệu vượt trội với phạm vi hoạt động hơn 340 dặm, tốt hơn 117 dặm so với Abrams. Lớp giáp nâng cấp và khung gầm giúp động cơ được bảo vệ tốt hơn trước mối đe dọa ngày càng tăng từ tên lửa chống tăng vác vai. Pháo chính 120mm Giat Industries dài 6.2 m. XLR cũng có một ụ vũ khí điều khiển từ xa gắn trên tháp pháo cho phép kíp lái bắn súng máy 7.62mm từ bên trong xe tăng.
Nga: T-14 Armata
Năm giới thiệu 2022; tổ lái ba; 52 tấn; $4 triệu.
T-14 Armata là xe tăng hiện đại nhất của Nga. Ngoài pháo nòng 2A82-1M 125mm với bộ nạp đạn tự động, Armata có một loại vũ khí phòng thủ mới: màn khói giúp vô hiệu hoá các hệ thống vũ khí dẫn đường bằng cách phản xạ nhiệt và ánh sáng. Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến và việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Nga dường như đang khiến Armata sa lầy. Nga đã lên kế hoạch bắt đầu sản xuất vào năm 2020 có thể phải đến năm 2023 hoặc muộn hơn mới có thể “ra lò”.
T-14 Armata (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)
Trung Quốc: Type 99A
Năm giới thiệu 2011; tổ lái ba; 64 tấn; $2.6 triệu.
Nhờ động cơ 1,500 mã lực và trọng lượng nhẹ, Type 99A có thể di chuyển với tốc độ gần 50 dặm/giờ. Xe có kiểu dáng tháp pháo góc cạnh và lớp giáp composite được tăng cường bởi các tấm bên hông. Hệ thống bảo vệ GL5 do Trung Quốc sản xuất có thể nhận biết tên lửa chống tăng điều khiển từ xa từ khoảng cách 100 mét và vô hiệu hóa chúng. Hệ thống liên lạc bằng laser có thể truyền các thông điệp được mã hóa đi xa 2.2 dặm và cũng giúp tổ lái phân biệt giữa quân mình và kẻ thù bằng cách phân biệt tần số vô tuyến. Với hơn 7,000 xe tăng (trong đó có 1,200 chiếc Type 99), Trung Quốc hiện chỉ đứng sau Nga về sức mạnh xe tăng.
Hàn Quốc: K2 Black Panther
Năm giới thiệu 2014; tổ lái ba; 61 tấn; $8.5 triệu trở lên.
K2 Black Panther có thể là chiếc xe tăng thích ứng nhất với môi trường tác chiến từng được chế tạo. Tháp pháo kín nước và ống thở gắn trên cho phép nó chìm xuống độ sâu hơn 12 feet để vượt qua những nơi ngập nước. Hệ thống treo tiên tiến cho phép kíp lái nâng khung gầm lên đến 16 inch; đặt nó theo kiểu dáng “quỳ” hoặc “ngồi” để tăng tùy chọn trong việc nhắm mục tiêu. Hệ thống treo còn giúp khẩu pháo CN08 120mm có thể nâng lên đến 24 độ, cho phép nó nhắm tốt hơn khi muốn bắn các máy bay bay thấp, so với chỉ 20 độ của xe tăng Abrams. Mặc dù có tổng trọng lượng chỉ 55 tấn, áo giáp của xe tăng này có thể chịu được đòn đánh trực tiếp từ đạn bắn ra từ pháo 120mm của chính nó trong quá trình thử nghiệm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Các chỉ huy Nga 'thảo luận việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine'
Paul Kirby
BBC News
3 tháng 11 2022, 12:28 +07
A Yars intercontinental ballistic missile launches at Plesetsk Cosmodrome to Kura Test Range during training to test the Russian strategic deterrence forces in Plesetsk, Russia, 26 October 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,RUSSIAN DEFENCE MINISTRY
Chụp lại hình ảnh,
Nga tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân thường lệ vào tuần trước trong bối cảnh tăng cường nói về thời điểm có thể sử dụng vũ khí hạt nhân
Các nhà lãnh đạo cấp cao của quân đội Nga tháng trước đã thảo luận về cách thức và thời điểm họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine, hai quan chức Mỹ nói với CBS News.
Ông Vladimir Putin không tham gia vào các cuộc đàm phán, hai quan chức này cho hay.
Nhà Trắng cho biết họ ngày càng "lo ngại" về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong vài tháng qua.
Nhưng Nhà Trắng nhấn mạnh rằng Mỹ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga chuẩn bị cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Điều này giống với những đánh giá trước đó của tình báo phương Tây rằng Moscow đã không di chuyển vũ khí hạt nhân của mình.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc phương Tây "cố tình thổi bùng lên chủ đề này", mặc dù thời điểm diễn ra các cuộc thảo luận quân sự cấp cao của Nga vào giữa tháng 10 là rất quan trọng.
Vào cuối tháng Chín, Tổng thống Putin đã leo thang luận điệu chống phương Tây và đe dọa sử dụng hạt nhân của mình. Tổng thống Nga nói về việc sử dụng mọi phương tiện để bảo vệ Nga và các vùng đất Ukraine bị chiếm đóng mà ông đã thôn tính.
Ộng Putin nói: "Đây không phải là một trò lừa bịp", đồng thời cáo buộc phương Tây tung ra các vụ tống tiền hạt nhân và khoe khoang vũ khí Nga hiện đại hơn bất kỳ vũ khí nào trong kho vũ khí của Nato.
Trả lời truyền thông Mỹ về việc Nga đã thảo luận khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, phát ngôn viên an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết: "Chúng tôi ngày càng lo ngại về khả năng xảy việc này ra trong những tháng qua".
Khi vận may trên chiến trường của Nga suy yếu, các mối đe dọa hạt nhân của nước này dường như gia tăng.
Moscow cáo buộc Ukraine chuẩn bị "bom bẩn" tẩm chất phóng xạ, mặc dù Ukraine và phương Tây cho rằng Nga chỉ đang cố tạo cớ đổ lỗi cho Kyiv nếu một thiết bị như vậy được sử dụng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, đã đề nghị liên hệ với những người đồng cấp ở Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp để thảo luận về 'âm mưu' của Ukraine. Tuy nhiên, khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra các bức ảnh để minh họa cho phát hiện của mình, chính phủ Slovenia đã nhanh chóng chỉ ra rằng những bức ảnh đã được mượn từ Cơ quan Quản lý Chất thải Phóng xạ của họ và chỉ ra rằng các thiết bị phát hiện khói có từ năm 2010.
Trong những tuần gần đây, học thuyết hạt nhân của Nga đã được soi xét kỹ lưỡng, về các trường hợp nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí "chiến thuật" trên chiến trường Ukraine.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng trong chiến đấu, trái ngược với các loại vũ khí "chiến lược" lớn hơn được thiết kế để gây ra sự hủy diệt lớn.
Khi Nga tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân thường lệ vào tuần trước, theo kịch bản là nước này đang trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân của kẻ thù bằng vũ khí chiến lược quy mô lớn hơn. Ông Putin kiên quyết rằng học thuyết hạt nhân của Nga chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để phòng thủ.
Nhưng hôm thứ Ba, Phó chủ nhiệm Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev, đã nhấn mạnh một yếu tố khác trong học thuyết của Nga - sử dụng hạt nhân trong trường hợp có mối đe dọa hiện hữu đối với nhà nước. Ông này nói rằng mục đích chiến tranh với Ukraine là dể thu hồi tất cả các lãnh thổ trước đây thuộc về Ukraine, và bản thân Nga đã là một mối đe dọa hiện hữu.
Ông Medvedev có thể không hẳn đã khiến ông Putin chú, nhưng những bình luận của ông phản ánh niềm tin của ông Putin rằng việc chính thức sáp nhập các khu vực rộng lớn ở miền nam và miền đông Ukraine biến chúng thành lãnh thổ của Nga, ngay cả khi chúng không được cộng đồng quốc tế công nhận là một phần của Nga.
Và trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại rằng Matxcơva được quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả "một hành động gây hấn, bằng việc sử dụng vũ khí thông thường, khi chính sự tồn tại của nhà nước đang lâm nguy".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết sẽ có "hậu quả nặng nề" nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường Ukraine.
Tuần trước, khi được BBC hỏi về việc phủ nhận Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại SVR, Sergei Naryshkin, cho biết họ rất lo ngại về luận điệu của phương Tây và cáo buộc lãnh đạo Ukraine đang cố gắng mua vũ khí hạt nhân.
Paul Kirby
BBC News
3 tháng 11 2022, 12:28 +07
A Yars intercontinental ballistic missile launches at Plesetsk Cosmodrome to Kura Test Range during training to test the Russian strategic deterrence forces in Plesetsk, Russia, 26 October 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,RUSSIAN DEFENCE MINISTRY
Chụp lại hình ảnh,
Nga tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân thường lệ vào tuần trước trong bối cảnh tăng cường nói về thời điểm có thể sử dụng vũ khí hạt nhân
Các nhà lãnh đạo cấp cao của quân đội Nga tháng trước đã thảo luận về cách thức và thời điểm họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine, hai quan chức Mỹ nói với CBS News.
Ông Vladimir Putin không tham gia vào các cuộc đàm phán, hai quan chức này cho hay.
Nhà Trắng cho biết họ ngày càng "lo ngại" về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong vài tháng qua.
Nhưng Nhà Trắng nhấn mạnh rằng Mỹ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga chuẩn bị cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Điều này giống với những đánh giá trước đó của tình báo phương Tây rằng Moscow đã không di chuyển vũ khí hạt nhân của mình.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc phương Tây "cố tình thổi bùng lên chủ đề này", mặc dù thời điểm diễn ra các cuộc thảo luận quân sự cấp cao của Nga vào giữa tháng 10 là rất quan trọng.
Vào cuối tháng Chín, Tổng thống Putin đã leo thang luận điệu chống phương Tây và đe dọa sử dụng hạt nhân của mình. Tổng thống Nga nói về việc sử dụng mọi phương tiện để bảo vệ Nga và các vùng đất Ukraine bị chiếm đóng mà ông đã thôn tính.
Ộng Putin nói: "Đây không phải là một trò lừa bịp", đồng thời cáo buộc phương Tây tung ra các vụ tống tiền hạt nhân và khoe khoang vũ khí Nga hiện đại hơn bất kỳ vũ khí nào trong kho vũ khí của Nato.
Trả lời truyền thông Mỹ về việc Nga đã thảo luận khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, phát ngôn viên an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết: "Chúng tôi ngày càng lo ngại về khả năng xảy việc này ra trong những tháng qua".
Khi vận may trên chiến trường của Nga suy yếu, các mối đe dọa hạt nhân của nước này dường như gia tăng.
Moscow cáo buộc Ukraine chuẩn bị "bom bẩn" tẩm chất phóng xạ, mặc dù Ukraine và phương Tây cho rằng Nga chỉ đang cố tạo cớ đổ lỗi cho Kyiv nếu một thiết bị như vậy được sử dụng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, đã đề nghị liên hệ với những người đồng cấp ở Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp để thảo luận về 'âm mưu' của Ukraine. Tuy nhiên, khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra các bức ảnh để minh họa cho phát hiện của mình, chính phủ Slovenia đã nhanh chóng chỉ ra rằng những bức ảnh đã được mượn từ Cơ quan Quản lý Chất thải Phóng xạ của họ và chỉ ra rằng các thiết bị phát hiện khói có từ năm 2010.
Trong những tuần gần đây, học thuyết hạt nhân của Nga đã được soi xét kỹ lưỡng, về các trường hợp nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí "chiến thuật" trên chiến trường Ukraine.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng trong chiến đấu, trái ngược với các loại vũ khí "chiến lược" lớn hơn được thiết kế để gây ra sự hủy diệt lớn.
Khi Nga tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân thường lệ vào tuần trước, theo kịch bản là nước này đang trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân của kẻ thù bằng vũ khí chiến lược quy mô lớn hơn. Ông Putin kiên quyết rằng học thuyết hạt nhân của Nga chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để phòng thủ.
Nhưng hôm thứ Ba, Phó chủ nhiệm Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev, đã nhấn mạnh một yếu tố khác trong học thuyết của Nga - sử dụng hạt nhân trong trường hợp có mối đe dọa hiện hữu đối với nhà nước. Ông này nói rằng mục đích chiến tranh với Ukraine là dể thu hồi tất cả các lãnh thổ trước đây thuộc về Ukraine, và bản thân Nga đã là một mối đe dọa hiện hữu.
Ông Medvedev có thể không hẳn đã khiến ông Putin chú, nhưng những bình luận của ông phản ánh niềm tin của ông Putin rằng việc chính thức sáp nhập các khu vực rộng lớn ở miền nam và miền đông Ukraine biến chúng thành lãnh thổ của Nga, ngay cả khi chúng không được cộng đồng quốc tế công nhận là một phần của Nga.
Và trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại rằng Matxcơva được quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả "một hành động gây hấn, bằng việc sử dụng vũ khí thông thường, khi chính sự tồn tại của nhà nước đang lâm nguy".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết sẽ có "hậu quả nặng nề" nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường Ukraine.
Tuần trước, khi được BBC hỏi về việc phủ nhận Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại SVR, Sergei Naryshkin, cho biết họ rất lo ngại về luận điệu của phương Tây và cáo buộc lãnh đạo Ukraine đang cố gắng mua vũ khí hạt nhân.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Chiến tranh Ukraine: Zelensky cáo buộc Nga 'khủng bố năng lượng'
Tác giả,Alys Davies
Vai trò,BBC News
4 tháng 11 2022, 10:22 +07
EPA
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cáo buộc Điện Kremlin viện đến "khủng bố năng lượng" khi quân đội Nga giành được vài lợi thế trên chiến trường.
Ông Zelensky cho biết 4,5 triệu người sống trong cảnh không có điện sau các cuộc tấn công của Nga vào mạng lưới năng lượng của nước này.
Trong những tuần gần đây, Nga đã thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa và drone quy mô lớn vào các cơ sở điện của Ukraine.
Các cuộc không kích diễn ra khi các quan chức cho biết quân đội Nga có khả năng sẽ rút khỏi thành phố Kherson nòng cốt ở phía nam.
Sau khi hứng chịu hàng loạt thất bại đau đớn trên chiến trận, những tuần gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng điện lực ở các thành phố nằm xa chiến tuyến.
Theo Tổng thống Zelensky, chỉ trong tháng trước, 1/3 nhà máy điện của đất nước đã bị phá hủy.
Do đó, chính phủ Ukraine đã buộc phải thúc giục người dân cố gắng sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm.
"Tối nay, khoảng 4,5 triệu người tiêu dùng đã tạm thời bị ngắt kết nối với với mạng lưới điện," thống Zelensky cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Năm.
Ông cho rằng việc Nga nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng là một dấu hiệu của "sự yếu kém" khi các lực lượng Nga không tạo được nhiều căn cứ trên chiến tuyến.
Ông nói: “Thực tế là Nga lại viện đến khủng bố năng lượng cho thấy sự yếu kém của kẻ thù chúng ta.
"Họ không thể đánh bại Ukraine trên chiến trường, vì vậy họ cố gắng làm nản chí người dân của chúng tôi theo cách này."
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đang nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Cáo buộc của ông Zelensky được đưa ra khi xuất hiện các báo cáo nói rằng quân đội Nga đang rời thành phố Kherson bị chiếm đóng, báo hiệu một cuộc rút quân lớn của Nga.
Kirill Stremousov, một quan chức do Nga bổ nhiệm ở khu vực Kherson, nói với truyền thông Nga rằng Moscow "có khả năng" sẽ rút quân khỏi khu vực này.
Và theo một quan chức phương Tây, nói với điều kiện ẩn danh, hầu hết các sĩ quan chỉ huy của Nga đã rút khỏi thành phố.
Thay vì cố gắng nắm quyền kiểm soát thành phố, họ cho biết quân đội Nga đang xây dựng các vị trí phòng thủ ở phía bên kia sông Dnipro, như một phần trong động thái rộng lớn hơn của Nga nhằm thiết lập các tuyến phòng thủ tốt hơn trên khắp miền nam và miền đông Ukraine,
Rất khó để biết chính xác những gì đang xảy ra bên trong thành phố, nhưng quan chức này cho biết các lực lượng dự bị của Nga đã được điều động vào thành phố để đảm bảo cho việc rút quân đợt
Ngoài ra, phóng viên các vấn đề quốc tế của BBC, Paul Adam, nói rằng các ngân hàng được cho là đã bị bỏ hoang và các bảo tàng đã bị cướp phá.
Chính quyền chiếm đóng cũng đã sơ tán hàng nghìn dân thường khỏi khu vực trong vài tuần.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết quân đội Ukraine "có năng lực" chiếm lại thành phố phía nam.
Tuy nhiên, Ukraine cho biết họ vẫn đang chiến đấu trong khu vực này và vẫn thận trọng trong trường hợp Nga gài bẫy quân đội Ukraine.
Việc Nga chiếm được Kherson - một thành phố lớn - vào tháng 3 được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất của Moscow trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, một cuộc phản công của Ukraine trong khu vực này, đã kéo dài hơn một tháng, đồng nghĩa là Nga đã phải đánh giá lại các mục tiêu chiến trường của mình.
Tác giả,Alys Davies
Vai trò,BBC News
4 tháng 11 2022, 10:22 +07
EPA
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cáo buộc Điện Kremlin viện đến "khủng bố năng lượng" khi quân đội Nga giành được vài lợi thế trên chiến trường.
Ông Zelensky cho biết 4,5 triệu người sống trong cảnh không có điện sau các cuộc tấn công của Nga vào mạng lưới năng lượng của nước này.
Trong những tuần gần đây, Nga đã thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa và drone quy mô lớn vào các cơ sở điện của Ukraine.
Các cuộc không kích diễn ra khi các quan chức cho biết quân đội Nga có khả năng sẽ rút khỏi thành phố Kherson nòng cốt ở phía nam.
Sau khi hứng chịu hàng loạt thất bại đau đớn trên chiến trận, những tuần gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng điện lực ở các thành phố nằm xa chiến tuyến.
Theo Tổng thống Zelensky, chỉ trong tháng trước, 1/3 nhà máy điện của đất nước đã bị phá hủy.
Do đó, chính phủ Ukraine đã buộc phải thúc giục người dân cố gắng sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm.
"Tối nay, khoảng 4,5 triệu người tiêu dùng đã tạm thời bị ngắt kết nối với với mạng lưới điện," thống Zelensky cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Năm.
Ông cho rằng việc Nga nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng là một dấu hiệu của "sự yếu kém" khi các lực lượng Nga không tạo được nhiều căn cứ trên chiến tuyến.
Ông nói: “Thực tế là Nga lại viện đến khủng bố năng lượng cho thấy sự yếu kém của kẻ thù chúng ta.
"Họ không thể đánh bại Ukraine trên chiến trường, vì vậy họ cố gắng làm nản chí người dân của chúng tôi theo cách này."
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đang nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Cáo buộc của ông Zelensky được đưa ra khi xuất hiện các báo cáo nói rằng quân đội Nga đang rời thành phố Kherson bị chiếm đóng, báo hiệu một cuộc rút quân lớn của Nga.
Kirill Stremousov, một quan chức do Nga bổ nhiệm ở khu vực Kherson, nói với truyền thông Nga rằng Moscow "có khả năng" sẽ rút quân khỏi khu vực này.
Và theo một quan chức phương Tây, nói với điều kiện ẩn danh, hầu hết các sĩ quan chỉ huy của Nga đã rút khỏi thành phố.
Thay vì cố gắng nắm quyền kiểm soát thành phố, họ cho biết quân đội Nga đang xây dựng các vị trí phòng thủ ở phía bên kia sông Dnipro, như một phần trong động thái rộng lớn hơn của Nga nhằm thiết lập các tuyến phòng thủ tốt hơn trên khắp miền nam và miền đông Ukraine,
Rất khó để biết chính xác những gì đang xảy ra bên trong thành phố, nhưng quan chức này cho biết các lực lượng dự bị của Nga đã được điều động vào thành phố để đảm bảo cho việc rút quân đợt
Ngoài ra, phóng viên các vấn đề quốc tế của BBC, Paul Adam, nói rằng các ngân hàng được cho là đã bị bỏ hoang và các bảo tàng đã bị cướp phá.
Chính quyền chiếm đóng cũng đã sơ tán hàng nghìn dân thường khỏi khu vực trong vài tuần.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết quân đội Ukraine "có năng lực" chiếm lại thành phố phía nam.
Tuy nhiên, Ukraine cho biết họ vẫn đang chiến đấu trong khu vực này và vẫn thận trọng trong trường hợp Nga gài bẫy quân đội Ukraine.
Việc Nga chiếm được Kherson - một thành phố lớn - vào tháng 3 được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất của Moscow trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, một cuộc phản công của Ukraine trong khu vực này, đã kéo dài hơn một tháng, đồng nghĩa là Nga đã phải đánh giá lại các mục tiêu chiến trường của mình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái kể về Ukraine sau chuyến thăm
4 tháng 11 2022, 09:40 +07
Tina Hà Giang
Gửi đến cho BBC từ Nam California
Ukraine
NGUỒN HÌNH ẢNH,DINH QUANG ANH THAI
Chụp lại hình ảnh,
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái và anh Phạm Văn Bằng ăn bữa cơm thời chiến trong ánh sáng leo lét của đèn cầy sau khi quân Nga bắn sáu hỏa tiễn vào Kyiv
Vừa trở về California sau hai tuần lễ đến thăm Ukraine vẫn đang đắm chìm trong chiến tranh do Nga gây ra, nhà báo Đinh Quang Anh Thái kể lại những gì anh mắt thấy tai nghe tại đất nước này.
Tina Hà Giang hỏi cho BBC: Xin anh cho biết vài nét chính về chuyến đi thăm đất nước Ukraine đang chìm trong chiến tranh vừa qua?
Đinh Quang Anh Thái : Tôi và anh Đinh Xuân Thái, giám đốc điều hành của đài truyền hình Little Saigon TV (California) vừa đến thăm thủ đô Kyiv và nhiều thành phố của Ukraine. Về hành trình tổng quát thì ngày 9/10, chúng tôi từ Mỹ bay đến thủ đô Warsaw của Ba Lan, sau đó đi ba chuyến xe lửa: từ Warsaw đến Krakow, quê hương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II; đến biên giới giữa Ba Lan và Ukraine, và từ biên giới đến Kyiv và vào sâu trong lòng Ukraine, hành trình xe lửa kéo dài 17 tiếng.
Chuyến đi rất dài, dọc đường đi anh có gặp trở ngại gì không, và những hình ảnh đầu tiên anh thấy tại Ukraine là gì?
Dọc đường đi thì nửa đêm, rạng sáng ngày 10/10 quân Nga bắn hơn 100 quả hỏa tiễn vào nhiều nơi trong lãnh thổ Ukraine, trong đó có thủ đô Kyiv. Khi chúng tôi tới nơi thì thấy ngay khung cảnh của nhà ga trung ương rõ ràng là có không khí của một đất nước đang bị tàn phá vì bom đạn, đang bị quân đội Nga tấn công. Cảnh sát quân đội Ukraine thì võ trang tận răng: áo giáp, nón sắt, súng AK-47 tuần tra dọc đường.
Qua ngày thứ hai thì có lệnh báo động, ai cũng lo lắng, người thì muốn về nhà sớm, người thì phải vội vàng lên một chuyến xe lửa khác, nhưng mà sinh hoạt ngay tại chỗ thì tôi thấy người dân Ukraine họ vẫn cố gắng để có một nhịp sống bình thường, cố không bị ảnh hưởng trước đe dọa thường trực 24 giờ một ngày.
NGUỒN HÌNH ẢNH,DINH QUANG ANH THAI
Chụp lại hình ảnh,
Ông Đinh Xuân Thái trước một bãi trưng bày xe tăng Nga bị Ukraine bắn hỏng
Sau khi đặt chân vào Ukraine thì những gì anh mắt thấy tai nghe có khác với gì anh mường tượng trước khi đến đó không?
Người dân Ukraine biết nói tiếng Anh có vẻ ít, kiếm được một người nói tiếng Anh cũng khó, mà tôi thì không nói được tiếng Ukraine. Cho nên khi đi tìm một người bạn hẹn gặp đón chúng tôi từ nhà ga mãi không thấy, chúng tôi phải đến nhờ một người cảnh sát Ukraine, ra dấu cho nhau. Người cảnh sát đó hiểu là chúng tôi muốn nhờ dùng máy của anh ấy để liên lạc với người bạn, anh ấy sốt sắng lắm. Sau đó thì người bạn tôi nhắn là cứ đến một nhà hàng McDonald's ngay trước cửa nhà ga thì sẽ có người đến đón. Chúng tôi đang đứng lớ ngớ như vậy thì anh cảnh sát lúc nãy từ bên kia nhà ga chạy qua, đưa cái điện thoại có cái tin nhắn bằng tiếng Việt Nam bảo là 5 phút nữa thì người đón sẽ có mặt. Cảm nhận đầu tiên của tôi là ở một đất nước chiến tranh mà một cảnh sát họ sốt sắng họ chú ý đến hai người Á châu lớ ngớ đi tìm đường phố như vậy cho thấy thứ nhất họ có một truyền thống hiếu khách, thứ hai họ cũng sẵn sàng giúp đỡ những người mà họ nghĩ đến đất nước họ để ủng hộ họ trong cuộc chiến chống lại quân Nga.
Về cái khác với sự mường tượng của mình lúc đầu, thì ngay lúc đến Ba Lan khoảng 1 giờ sáng thì anh Đinh Xuân Thái cầm máy quay phim quay cảnh người đứng xếp hàng để chờ làm thủ tục nhập cảnh vào thủ đô Ukraine, có một người phụ nữ nói tiếng Anh rất giỏi hỏi chúng tôi là ai cho phép anh quay phim ở đây? Tôi mới hỏi lại là cô có phải là nhân viên an ninh không, thì cô ấy bảo không, nhưng mà trong cái tình hình này ai cho phép các anh quay phim. Rồi cô ấy gọi một nhân viên an ninh Ukraine đến. Anh này nói tiếng Ukraine, nên chúng tôi phải nhờ cô gái ấy thông dịch, là chúng tôi là công dân Mỹ muốn đến ủng hộ Ukraine, muốn tìm hiểu đời sống của người dân trong một đất nước trong chiến tranh như thế nào. Thì người cảnh sát đó thân tình cười bảo là tôi sẽ đưa các anh lên xe.
Suốt chặng đường 12 tiếng từ biên giới Ba Lan vào tới Kyiv thì khi kiểm soát, an ninh họ dẫn cả chó lên xe để ngửi xem mình có mang theo gì đáng nghi ngờ không. Khi chúng tôi đưa passport Mỹ ra thì họ niềm nở lắm, và khi tới thủ đô Kyiv thì tôi nghĩ là không khí chiến tranh nó phải kinh khủng hơn như buổi sáng hôm đó chúng tôi chứng kiến.
Sáng hôm đó tôi nhớ không khí Saigon ngày xưa cũng vậy, bị pháo kích, đánh phá các nơi, những dân chúng tại Saigon và các tỉnh họ vẫn có những buổi ăn sáng và những buổi uống cà phê, thậm chí Saigon vẫn chiếu phim cho mọi người coi, thì Ukraine cũng thế. Trừ những lúc có còi báo động vang khắp thủ đô, dân chúng phải chạy dạt qua hai bên đường tìm chỗ trú ẩn những vẫn có những người vẫn chạy trên đường như anh bạn đến đón chúng tôi chẳng hạn. Anh bạn bảo báo động thì cũng không biết được, lúc thế này lúc thế kia. Chúng tôi ở đây chúng tôi quen chẳng sợ gì nữa rồi. Mới đầu thì còn sợ chạy xuống hầm nhưng bây giờ thì quen rồi.
Anh thấy gì về tinh thần chiến đấu của người dân Ukraine? Họ suy nghĩ gì, cảm nhận của họ, và kỳ vọng của họ về cuộc chiến này như thế nào?
Trong suốt sáu ngày ở Ukraine, chúng tôi nói chuyện với một số người Việt Nam ở đó lâu năm rồi. Chúng tôi cũng nhờ một người bạn người Ukraine rất thân với người Việt ở đây, nói được tiếng Việt, đi theo giúp thông dịch cho tôi khi tôi phỏng vấn.
Qua những phỏng vấn này, thì tôi thấy, điểm chung, và là điểm son của người Ukraine, là không có một người nào, dù là người Ukraine bản xứ hay là người Việt Nam sống ở Ukraine, mà không có niềm tin sắt đá và cương quyết là dân tộc Ukraine sẽ chiến thắng ‘quân xâm lược’ Nga (họ gọi thế). Tôi xin nhắc lại là ‘không có một người nào’.
Về suy nghĩ về cuộc chiến này thì họ nói rất rõ, là thủ đô Kyiv trước kia từng đã là một trái tim của nước Nga. Người Ukraine họ nói tính ra dân tộc Nga và dân tộc Ukraine là hai dân tộc anh em với nhau. Nhưng năm 1991 khi người dân Ukraine bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý để trở thành một quốc gia độc lập, tức là họ không còn muốn lệ thuộc vào Liên bang Xô Viết nữa thì những người Ukraine nói với chúng tôi là đáng lẽ ra giới lãnh đạo nước Nga, đặc biệt là Vladimir Putin, phải hiểu rằng Ukraine đã trở thành một dân tộc độc lập và có một ý chí không muốn nằm trong vòng ảnh hưởng của liên bang Nga nữa. Thế thì không có cớ gì mà Putin lại đem sát nhập vùng Crimea vào năm 2014, và sau đó còn toan tính âm mưu xâm lăng hiện nay. Bởi vì như thế có nghĩa là trong đầu óc của một số người Nga và riêng Putin, họ vẫn nghĩ rằng đây vốn là một thuộc địa của Nga và muốn sát nhập trở lại.
Dân tộc Ukraine khẳng định họ cương quyết chống lại việc sát nhập đó. Khi chúng tôi tiếp xúc với những người Việt Nam ở Ukraine chẳng hạn, họ bảo là chúng tôi đã đưa vợ con ra khỏi biên giới và đi đến các nước khác hết rồi, còn chúng tôi ở lại đây để cầm súng chiến đấu, vì đây là đất nước của chúng tôi.
NGUỒN HÌNH ẢNH,DINH QUANG ANH THAI
Chụp lại hình ảnh,
Một điểm cứu trợ người Ukraine gần biên giới Ba Lan-Ukraine
Một lập luận được đưa ra từ phía Nga để giải thích lý do cho cuộc tấn công vào Ukraine là rất đông người Ukraine nghĩ họ là người Nga và mong muốn Ukraine được sát nhập vào Nga. Trong thời gian ở Ukraine anh có gặp được người nào có suy nghĩ như vậy không? Sau khi đã đến thăm Ukraine hai tuần anh nghĩ gì về lập luận này?
Về mặt lịch sử thì trong thời gian Ukraine còn nằm trong Liên bang Xô viết thì hầu hết người Ukraine nói tiếng Nga. Ngay cả ông tổng thống Zelensky cũng là người nói tiếng Nga. Những anh bạn tôi người Việt Nam ở Ukraine đó, trước khi họ nói tiếng Ukraine thì họ có học tiếng Nga, và bây giờ họ trao đổi với nhau trên đường phố hay trong tiệm ăn, họ cũng nói với nhau bằng tiếng Nga khi cần thiết. Nhưng tôi nhận thấy trong những cuộc trò chuyện đó bây giờ người dân Ukraine họ chuyển sang nói tiếng Ukraine chứ không nói tiếng Nga nữa. Đó là một thái độ dứt khoát để họ cho thấy rằng họ muốn tách rời quá khứ từng lệ thuộc Liên Xô.
Tôi muốn kể một thí dụ điển hình nhất, và tất nhiên nó cũng hơi có tính cách cực đoan một tí, là hôm đó trong một bữa ăn cơm tại Kyiv, một số bạn bè chúng tôi ngồi với nhau, trong đó có cả anh người Ukraine. Lúc chúng tôi lúc hát với nhau một vài bài, tôi buột miệng bảo tôi chẳng biết hát bài nào cả chỉ biết bài ‘Chiều Mạc Tư Khoa’ thì anh bạn đó nói mấy anh đừng hát bài đó thì hay hơn. Giờ này trên đất nước của chúng tôi, chúng tôi không muốn nghe những âm hưởng của Nga trên đất nước này nữa, bởi vì chúng tôi cương quyết là bây giờ Ukraine là Ukraine, không còn dính líu đến ngôn ngữ hay những thói quen liên quan đến Nga từ xưa đến giờ chúng tôi vẫn có.
Về những vụ sát nhập chẳng hạn, như Crimea, Putin đã sát nhập bốn vùng rồi, Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson và nói rằng dân ở những vùng đó họ nói tiếng Nga và họ muốn hướng về tổ quốc Nga vĩ đại của Putin chẳng hạn. Nhưng mà tin tức thì chúng ta biết rồi. Số dân chạy khỏi Kherson rất nhiều và thậm chí cuộc trưng cầu dân ý sát nhập đó là cuộc trưng cầu dân ý cưỡng bách do quân đội Nga cầm súng vào dọa nạt dân chúng.
Tôi có gặp một chị Việt Nam chạy từ khu vực Kherson về thủ đô Kyiv, hành trình của chị mất cũng cả tháng trời. Chị bảo là dân ở vùng đó họ không thể nào chấp nhận được chuyện nhà cửa bị phá tan nát vì đạn bom, và đời sống của họ đột nhiên trở thành một thảm họa chỉ vì tham vọng của quân Nga thôi. Nghe chị và một số người khác, tôi cho rằng lập luận của Putin nó chỉ là cái cớ cho cuộc xâm chiếm một quốc gia khác thôi, vì Putin cũng từng nói với mọi người trước khi xảy ra cuộc chiến, rằng Ukraine là một quốc gia giả tạo tức là ‘fake nation’ không có trên bản đồ và rằng thực sự Ukraine chỉ là một bộ phận của nước Nga thôi. Tôi cho rằng đó là cách nói của kẻ xâm lăng.
Có dịp đi gặp và nói chuyện với nhiều người tôi cảm thấy rất tâm phục khẩu phục dân tộc Ukraine. Họ không những cương quyết cách lìa cái quá khứ với nước Nga mà giờ phút này họ xem như là không còn gì để có thể thương thảo với nhau được ngoài trừ một cuộc chiến sống chết, và về chiến tranh, thì những người dân Ukraine chúng tôi gặp đều nói là ‘we’re gonna win, we’re gonna win’ - chúng tôi sẽ chiến thắng.
Có một làng ở sát biên giới nước Nga chẳng hạn, bị quân Nga chiếm hai tháng, dân họ bị tàn sát, bị đốt nhà đốt cửa pháo kích...Ở đó tôi nói chuyện với một người đàn ông Ukraine, ông nói một cách mạnh mẽ là không những chúng tôi thắng mà sẽ là một chiến thắng long trời lở đất, để cho thế giới thấy rằng Ukraine mai sau này sẽ là biểu tượng cho một sức mạnh chống lại một cái cường quyền như vậy. Và họ sẽ tái xây dựng Ukraine trong một bối cảnh an bình tự do. Tôi lấy làm khâm phục và rất xúc động khi nhìn thấy những người Ukraine và ngay cả đồng bào Việt Nam chúng ta sống ở Ukraine cùng có một tinh thần như vậy.
NGUỒN HÌNH ẢNH,DINH QUANG ANH THAI
Chụp lại hình ảnh,
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái ở một cây cầu bị sụp
Anh có dịp nói chuyện với người dân Ukraine về suy nghĩ của họ về tổng thống Zelensky không?
Một số người nói rằng nếu không có chiến tranh này thì ông Zelensky ông ấy không chắc là một nhà lãnh đạo có được hình ảnh như bây giờ, đang được xem là một người hùng. Họ cho rằng ông Zelensky cho đến lúc xảy ra cuộc chiến thì chỉ là một tổng thống không bị tai tiếng về tham nhũng, nhưng ông ấy sử dụng một số tay chân, số đàn em thân cận cũng dính vào những vụ làm ăn gây tai tiếng cho Ukraine. Nhưng đột nhiên, khi chiến tranh xảy ra ông ấy trở thành một lãnh đạo như vậy.
Đây là câu mà họ nói: Zelensky không chỉ là anh hùng của đất nước chúng tôi mà còn là một anh hùng của cả thế giới nữa, bởi ông ấy đã cương quyết không bỏ Ukraine mà đi, không những thế vợ con ông ấy cũng không đi. Zelensky cũng có bộ sậu tuyên truyền rất giỏi. Họ nói rằng từ cách ông ấy chọn bộ áo lính chẳng hạn, để râu ria cho thấy mình là một vị lãnh đạo trong thời chiến, thứ hai là những vùng nào ở ngoại quốc mà ông ấy không đến được thì ổng cho vợ đi. Bà vợ ông ấy đi với tư cách là một người mẹ Ukraine, là một vợ của một người Ukraine, một người có con người Ukraine. Có người nói những điều đó chạm vào trái tim của những đất nước khác, cho nên Ukraine mới được ủng hộ mạnh mẽ như vậy của thế giới.
Thế người dân Ukraine họ nghĩ gì về tổng thống Nga, ông Vladimir Putin?
Họ căm thù lắm. Chữ mà người Việt Nam ở bên đó dùng gọi ông Putin là gì? Họ gọi ông ấy là ‘thằng Pu’ đấy, chứ họ không gọi là Putin. Họ bảo ‘thằng Pu’ nó là một thằng điên. Thí dụ, dọc đường đi, tôi thấy rất nhiều cửa hàng nhỏ họ bán những cuộn giấy vệ sinh, thì bọc ngoài của những cuộn giấy vệ sinh đó là hình của Vladimir Putin. Có những người Ukraine họ thấy hai người Á châu đi lang thang, họ cầm những cuộn giấy vệ sinh đó đưa cho chúng tôi xem. Đấy là một biểu tượng rõ ràng về sự căm thù người dân Ukraine dành cho ông Putin.
Rời khỏi đất nước Ukraine, hình ảnh mà anh mang theo, có thể sẽ lâu trong tâm trí là những hình ảnh gì?
Trước hết phải nói là tôi rất cảm xúc trước cái tình cảm thân thiện của người dân Ukraine, và đặc biệt là tôi kính trọng tinh thần sẵn sàng đương đầu với cái ác của họ.
Về hình ảnh mà cho đến giờ chúng tôi vẫn bị ám ảnh thì khi trong buổi sáng cuối cùng ở Ukraine, hôm đó là hôm Chủ Nhật, chúng tôi đến một phố cổ, nơi người ta vẫn bán những vật kỷ niệm của xứ Ukraine, và hàng quán vẫn mở cửa vì lúc đó không có báo động. Chúng tôi vào ăn ở một nhà hàng, nhìn xung quanh thì người dân Ukraine họ vẫn ăn uống rất bình thường. Chúng tôi ăn xong vừa mới ra xe, tính đi tìm một nhà thờ cổ thì lại có còi báo động. Nhưng tôi thấy mọi người cũng từ tốn chứ không hốt hoảng lắm. Hình ảnh đó cho tôi thấy người dân Ukraine bắt đầu quen sống với chiến tranh và họ chấp nhận một tình thế là lúc nào cũng có thể bị pháo của quân Nga bắn vào.
Dọc đường đến phố cổ, tôi thấy không biết bao nhiêu tòa nhà bị bắn sập một nửa, bắn cháy mặt trước mặt sau. Tàng tích của sự tàn phá của chiến tranh đầy rẫy ở đó, và người dân Ukraine họ sống ngay trong lòng những tàn phá đó nhưng vững tin là họ sẽ chiến thắng, và quyết tâm để thắng.
Ý nghĩ ám ảnh tôi là Ukraine với một đất nước hiền hòa như vậy, kinh tế phát triển bởi vì ngũ cốc họ sản xuất cung cấp cho 40% thế giới, thành thử ra đó là một đất nước đang trên đà lớn mạnh, mà gặp phải cuộc xâm lăng như thế này. Nhưng mà dân tộc Ukraine đã chứng tỏ được rằng từng bước từng bước một họ đang thắng quân Nga xâm lược.
4 tháng 11 2022, 09:40 +07
Tina Hà Giang
Gửi đến cho BBC từ Nam California
Ukraine
NGUỒN HÌNH ẢNH,DINH QUANG ANH THAI
Chụp lại hình ảnh,
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái và anh Phạm Văn Bằng ăn bữa cơm thời chiến trong ánh sáng leo lét của đèn cầy sau khi quân Nga bắn sáu hỏa tiễn vào Kyiv
Vừa trở về California sau hai tuần lễ đến thăm Ukraine vẫn đang đắm chìm trong chiến tranh do Nga gây ra, nhà báo Đinh Quang Anh Thái kể lại những gì anh mắt thấy tai nghe tại đất nước này.
Tina Hà Giang hỏi cho BBC: Xin anh cho biết vài nét chính về chuyến đi thăm đất nước Ukraine đang chìm trong chiến tranh vừa qua?
Đinh Quang Anh Thái : Tôi và anh Đinh Xuân Thái, giám đốc điều hành của đài truyền hình Little Saigon TV (California) vừa đến thăm thủ đô Kyiv và nhiều thành phố của Ukraine. Về hành trình tổng quát thì ngày 9/10, chúng tôi từ Mỹ bay đến thủ đô Warsaw của Ba Lan, sau đó đi ba chuyến xe lửa: từ Warsaw đến Krakow, quê hương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II; đến biên giới giữa Ba Lan và Ukraine, và từ biên giới đến Kyiv và vào sâu trong lòng Ukraine, hành trình xe lửa kéo dài 17 tiếng.
Chuyến đi rất dài, dọc đường đi anh có gặp trở ngại gì không, và những hình ảnh đầu tiên anh thấy tại Ukraine là gì?
Dọc đường đi thì nửa đêm, rạng sáng ngày 10/10 quân Nga bắn hơn 100 quả hỏa tiễn vào nhiều nơi trong lãnh thổ Ukraine, trong đó có thủ đô Kyiv. Khi chúng tôi tới nơi thì thấy ngay khung cảnh của nhà ga trung ương rõ ràng là có không khí của một đất nước đang bị tàn phá vì bom đạn, đang bị quân đội Nga tấn công. Cảnh sát quân đội Ukraine thì võ trang tận răng: áo giáp, nón sắt, súng AK-47 tuần tra dọc đường.
Qua ngày thứ hai thì có lệnh báo động, ai cũng lo lắng, người thì muốn về nhà sớm, người thì phải vội vàng lên một chuyến xe lửa khác, nhưng mà sinh hoạt ngay tại chỗ thì tôi thấy người dân Ukraine họ vẫn cố gắng để có một nhịp sống bình thường, cố không bị ảnh hưởng trước đe dọa thường trực 24 giờ một ngày.
NGUỒN HÌNH ẢNH,DINH QUANG ANH THAI
Chụp lại hình ảnh,
Ông Đinh Xuân Thái trước một bãi trưng bày xe tăng Nga bị Ukraine bắn hỏng
Sau khi đặt chân vào Ukraine thì những gì anh mắt thấy tai nghe có khác với gì anh mường tượng trước khi đến đó không?
Người dân Ukraine biết nói tiếng Anh có vẻ ít, kiếm được một người nói tiếng Anh cũng khó, mà tôi thì không nói được tiếng Ukraine. Cho nên khi đi tìm một người bạn hẹn gặp đón chúng tôi từ nhà ga mãi không thấy, chúng tôi phải đến nhờ một người cảnh sát Ukraine, ra dấu cho nhau. Người cảnh sát đó hiểu là chúng tôi muốn nhờ dùng máy của anh ấy để liên lạc với người bạn, anh ấy sốt sắng lắm. Sau đó thì người bạn tôi nhắn là cứ đến một nhà hàng McDonald's ngay trước cửa nhà ga thì sẽ có người đến đón. Chúng tôi đang đứng lớ ngớ như vậy thì anh cảnh sát lúc nãy từ bên kia nhà ga chạy qua, đưa cái điện thoại có cái tin nhắn bằng tiếng Việt Nam bảo là 5 phút nữa thì người đón sẽ có mặt. Cảm nhận đầu tiên của tôi là ở một đất nước chiến tranh mà một cảnh sát họ sốt sắng họ chú ý đến hai người Á châu lớ ngớ đi tìm đường phố như vậy cho thấy thứ nhất họ có một truyền thống hiếu khách, thứ hai họ cũng sẵn sàng giúp đỡ những người mà họ nghĩ đến đất nước họ để ủng hộ họ trong cuộc chiến chống lại quân Nga.
Về cái khác với sự mường tượng của mình lúc đầu, thì ngay lúc đến Ba Lan khoảng 1 giờ sáng thì anh Đinh Xuân Thái cầm máy quay phim quay cảnh người đứng xếp hàng để chờ làm thủ tục nhập cảnh vào thủ đô Ukraine, có một người phụ nữ nói tiếng Anh rất giỏi hỏi chúng tôi là ai cho phép anh quay phim ở đây? Tôi mới hỏi lại là cô có phải là nhân viên an ninh không, thì cô ấy bảo không, nhưng mà trong cái tình hình này ai cho phép các anh quay phim. Rồi cô ấy gọi một nhân viên an ninh Ukraine đến. Anh này nói tiếng Ukraine, nên chúng tôi phải nhờ cô gái ấy thông dịch, là chúng tôi là công dân Mỹ muốn đến ủng hộ Ukraine, muốn tìm hiểu đời sống của người dân trong một đất nước trong chiến tranh như thế nào. Thì người cảnh sát đó thân tình cười bảo là tôi sẽ đưa các anh lên xe.
Suốt chặng đường 12 tiếng từ biên giới Ba Lan vào tới Kyiv thì khi kiểm soát, an ninh họ dẫn cả chó lên xe để ngửi xem mình có mang theo gì đáng nghi ngờ không. Khi chúng tôi đưa passport Mỹ ra thì họ niềm nở lắm, và khi tới thủ đô Kyiv thì tôi nghĩ là không khí chiến tranh nó phải kinh khủng hơn như buổi sáng hôm đó chúng tôi chứng kiến.
Sáng hôm đó tôi nhớ không khí Saigon ngày xưa cũng vậy, bị pháo kích, đánh phá các nơi, những dân chúng tại Saigon và các tỉnh họ vẫn có những buổi ăn sáng và những buổi uống cà phê, thậm chí Saigon vẫn chiếu phim cho mọi người coi, thì Ukraine cũng thế. Trừ những lúc có còi báo động vang khắp thủ đô, dân chúng phải chạy dạt qua hai bên đường tìm chỗ trú ẩn những vẫn có những người vẫn chạy trên đường như anh bạn đến đón chúng tôi chẳng hạn. Anh bạn bảo báo động thì cũng không biết được, lúc thế này lúc thế kia. Chúng tôi ở đây chúng tôi quen chẳng sợ gì nữa rồi. Mới đầu thì còn sợ chạy xuống hầm nhưng bây giờ thì quen rồi.
Anh thấy gì về tinh thần chiến đấu của người dân Ukraine? Họ suy nghĩ gì, cảm nhận của họ, và kỳ vọng của họ về cuộc chiến này như thế nào?
Trong suốt sáu ngày ở Ukraine, chúng tôi nói chuyện với một số người Việt Nam ở đó lâu năm rồi. Chúng tôi cũng nhờ một người bạn người Ukraine rất thân với người Việt ở đây, nói được tiếng Việt, đi theo giúp thông dịch cho tôi khi tôi phỏng vấn.
Qua những phỏng vấn này, thì tôi thấy, điểm chung, và là điểm son của người Ukraine, là không có một người nào, dù là người Ukraine bản xứ hay là người Việt Nam sống ở Ukraine, mà không có niềm tin sắt đá và cương quyết là dân tộc Ukraine sẽ chiến thắng ‘quân xâm lược’ Nga (họ gọi thế). Tôi xin nhắc lại là ‘không có một người nào’.
Về suy nghĩ về cuộc chiến này thì họ nói rất rõ, là thủ đô Kyiv trước kia từng đã là một trái tim của nước Nga. Người Ukraine họ nói tính ra dân tộc Nga và dân tộc Ukraine là hai dân tộc anh em với nhau. Nhưng năm 1991 khi người dân Ukraine bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý để trở thành một quốc gia độc lập, tức là họ không còn muốn lệ thuộc vào Liên bang Xô Viết nữa thì những người Ukraine nói với chúng tôi là đáng lẽ ra giới lãnh đạo nước Nga, đặc biệt là Vladimir Putin, phải hiểu rằng Ukraine đã trở thành một dân tộc độc lập và có một ý chí không muốn nằm trong vòng ảnh hưởng của liên bang Nga nữa. Thế thì không có cớ gì mà Putin lại đem sát nhập vùng Crimea vào năm 2014, và sau đó còn toan tính âm mưu xâm lăng hiện nay. Bởi vì như thế có nghĩa là trong đầu óc của một số người Nga và riêng Putin, họ vẫn nghĩ rằng đây vốn là một thuộc địa của Nga và muốn sát nhập trở lại.
Dân tộc Ukraine khẳng định họ cương quyết chống lại việc sát nhập đó. Khi chúng tôi tiếp xúc với những người Việt Nam ở Ukraine chẳng hạn, họ bảo là chúng tôi đã đưa vợ con ra khỏi biên giới và đi đến các nước khác hết rồi, còn chúng tôi ở lại đây để cầm súng chiến đấu, vì đây là đất nước của chúng tôi.
NGUỒN HÌNH ẢNH,DINH QUANG ANH THAI
Chụp lại hình ảnh,
Một điểm cứu trợ người Ukraine gần biên giới Ba Lan-Ukraine
Một lập luận được đưa ra từ phía Nga để giải thích lý do cho cuộc tấn công vào Ukraine là rất đông người Ukraine nghĩ họ là người Nga và mong muốn Ukraine được sát nhập vào Nga. Trong thời gian ở Ukraine anh có gặp được người nào có suy nghĩ như vậy không? Sau khi đã đến thăm Ukraine hai tuần anh nghĩ gì về lập luận này?
Về mặt lịch sử thì trong thời gian Ukraine còn nằm trong Liên bang Xô viết thì hầu hết người Ukraine nói tiếng Nga. Ngay cả ông tổng thống Zelensky cũng là người nói tiếng Nga. Những anh bạn tôi người Việt Nam ở Ukraine đó, trước khi họ nói tiếng Ukraine thì họ có học tiếng Nga, và bây giờ họ trao đổi với nhau trên đường phố hay trong tiệm ăn, họ cũng nói với nhau bằng tiếng Nga khi cần thiết. Nhưng tôi nhận thấy trong những cuộc trò chuyện đó bây giờ người dân Ukraine họ chuyển sang nói tiếng Ukraine chứ không nói tiếng Nga nữa. Đó là một thái độ dứt khoát để họ cho thấy rằng họ muốn tách rời quá khứ từng lệ thuộc Liên Xô.
Tôi muốn kể một thí dụ điển hình nhất, và tất nhiên nó cũng hơi có tính cách cực đoan một tí, là hôm đó trong một bữa ăn cơm tại Kyiv, một số bạn bè chúng tôi ngồi với nhau, trong đó có cả anh người Ukraine. Lúc chúng tôi lúc hát với nhau một vài bài, tôi buột miệng bảo tôi chẳng biết hát bài nào cả chỉ biết bài ‘Chiều Mạc Tư Khoa’ thì anh bạn đó nói mấy anh đừng hát bài đó thì hay hơn. Giờ này trên đất nước của chúng tôi, chúng tôi không muốn nghe những âm hưởng của Nga trên đất nước này nữa, bởi vì chúng tôi cương quyết là bây giờ Ukraine là Ukraine, không còn dính líu đến ngôn ngữ hay những thói quen liên quan đến Nga từ xưa đến giờ chúng tôi vẫn có.
Về những vụ sát nhập chẳng hạn, như Crimea, Putin đã sát nhập bốn vùng rồi, Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson và nói rằng dân ở những vùng đó họ nói tiếng Nga và họ muốn hướng về tổ quốc Nga vĩ đại của Putin chẳng hạn. Nhưng mà tin tức thì chúng ta biết rồi. Số dân chạy khỏi Kherson rất nhiều và thậm chí cuộc trưng cầu dân ý sát nhập đó là cuộc trưng cầu dân ý cưỡng bách do quân đội Nga cầm súng vào dọa nạt dân chúng.
Tôi có gặp một chị Việt Nam chạy từ khu vực Kherson về thủ đô Kyiv, hành trình của chị mất cũng cả tháng trời. Chị bảo là dân ở vùng đó họ không thể nào chấp nhận được chuyện nhà cửa bị phá tan nát vì đạn bom, và đời sống của họ đột nhiên trở thành một thảm họa chỉ vì tham vọng của quân Nga thôi. Nghe chị và một số người khác, tôi cho rằng lập luận của Putin nó chỉ là cái cớ cho cuộc xâm chiếm một quốc gia khác thôi, vì Putin cũng từng nói với mọi người trước khi xảy ra cuộc chiến, rằng Ukraine là một quốc gia giả tạo tức là ‘fake nation’ không có trên bản đồ và rằng thực sự Ukraine chỉ là một bộ phận của nước Nga thôi. Tôi cho rằng đó là cách nói của kẻ xâm lăng.
Có dịp đi gặp và nói chuyện với nhiều người tôi cảm thấy rất tâm phục khẩu phục dân tộc Ukraine. Họ không những cương quyết cách lìa cái quá khứ với nước Nga mà giờ phút này họ xem như là không còn gì để có thể thương thảo với nhau được ngoài trừ một cuộc chiến sống chết, và về chiến tranh, thì những người dân Ukraine chúng tôi gặp đều nói là ‘we’re gonna win, we’re gonna win’ - chúng tôi sẽ chiến thắng.
Có một làng ở sát biên giới nước Nga chẳng hạn, bị quân Nga chiếm hai tháng, dân họ bị tàn sát, bị đốt nhà đốt cửa pháo kích...Ở đó tôi nói chuyện với một người đàn ông Ukraine, ông nói một cách mạnh mẽ là không những chúng tôi thắng mà sẽ là một chiến thắng long trời lở đất, để cho thế giới thấy rằng Ukraine mai sau này sẽ là biểu tượng cho một sức mạnh chống lại một cái cường quyền như vậy. Và họ sẽ tái xây dựng Ukraine trong một bối cảnh an bình tự do. Tôi lấy làm khâm phục và rất xúc động khi nhìn thấy những người Ukraine và ngay cả đồng bào Việt Nam chúng ta sống ở Ukraine cùng có một tinh thần như vậy.
NGUỒN HÌNH ẢNH,DINH QUANG ANH THAI
Chụp lại hình ảnh,
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái ở một cây cầu bị sụp
Anh có dịp nói chuyện với người dân Ukraine về suy nghĩ của họ về tổng thống Zelensky không?
Một số người nói rằng nếu không có chiến tranh này thì ông Zelensky ông ấy không chắc là một nhà lãnh đạo có được hình ảnh như bây giờ, đang được xem là một người hùng. Họ cho rằng ông Zelensky cho đến lúc xảy ra cuộc chiến thì chỉ là một tổng thống không bị tai tiếng về tham nhũng, nhưng ông ấy sử dụng một số tay chân, số đàn em thân cận cũng dính vào những vụ làm ăn gây tai tiếng cho Ukraine. Nhưng đột nhiên, khi chiến tranh xảy ra ông ấy trở thành một lãnh đạo như vậy.
Đây là câu mà họ nói: Zelensky không chỉ là anh hùng của đất nước chúng tôi mà còn là một anh hùng của cả thế giới nữa, bởi ông ấy đã cương quyết không bỏ Ukraine mà đi, không những thế vợ con ông ấy cũng không đi. Zelensky cũng có bộ sậu tuyên truyền rất giỏi. Họ nói rằng từ cách ông ấy chọn bộ áo lính chẳng hạn, để râu ria cho thấy mình là một vị lãnh đạo trong thời chiến, thứ hai là những vùng nào ở ngoại quốc mà ông ấy không đến được thì ổng cho vợ đi. Bà vợ ông ấy đi với tư cách là một người mẹ Ukraine, là một vợ của một người Ukraine, một người có con người Ukraine. Có người nói những điều đó chạm vào trái tim của những đất nước khác, cho nên Ukraine mới được ủng hộ mạnh mẽ như vậy của thế giới.
Thế người dân Ukraine họ nghĩ gì về tổng thống Nga, ông Vladimir Putin?
Họ căm thù lắm. Chữ mà người Việt Nam ở bên đó dùng gọi ông Putin là gì? Họ gọi ông ấy là ‘thằng Pu’ đấy, chứ họ không gọi là Putin. Họ bảo ‘thằng Pu’ nó là một thằng điên. Thí dụ, dọc đường đi, tôi thấy rất nhiều cửa hàng nhỏ họ bán những cuộn giấy vệ sinh, thì bọc ngoài của những cuộn giấy vệ sinh đó là hình của Vladimir Putin. Có những người Ukraine họ thấy hai người Á châu đi lang thang, họ cầm những cuộn giấy vệ sinh đó đưa cho chúng tôi xem. Đấy là một biểu tượng rõ ràng về sự căm thù người dân Ukraine dành cho ông Putin.
Rời khỏi đất nước Ukraine, hình ảnh mà anh mang theo, có thể sẽ lâu trong tâm trí là những hình ảnh gì?
Trước hết phải nói là tôi rất cảm xúc trước cái tình cảm thân thiện của người dân Ukraine, và đặc biệt là tôi kính trọng tinh thần sẵn sàng đương đầu với cái ác của họ.
Về hình ảnh mà cho đến giờ chúng tôi vẫn bị ám ảnh thì khi trong buổi sáng cuối cùng ở Ukraine, hôm đó là hôm Chủ Nhật, chúng tôi đến một phố cổ, nơi người ta vẫn bán những vật kỷ niệm của xứ Ukraine, và hàng quán vẫn mở cửa vì lúc đó không có báo động. Chúng tôi vào ăn ở một nhà hàng, nhìn xung quanh thì người dân Ukraine họ vẫn ăn uống rất bình thường. Chúng tôi ăn xong vừa mới ra xe, tính đi tìm một nhà thờ cổ thì lại có còi báo động. Nhưng tôi thấy mọi người cũng từ tốn chứ không hốt hoảng lắm. Hình ảnh đó cho tôi thấy người dân Ukraine bắt đầu quen sống với chiến tranh và họ chấp nhận một tình thế là lúc nào cũng có thể bị pháo của quân Nga bắn vào.
Dọc đường đến phố cổ, tôi thấy không biết bao nhiêu tòa nhà bị bắn sập một nửa, bắn cháy mặt trước mặt sau. Tàng tích của sự tàn phá của chiến tranh đầy rẫy ở đó, và người dân Ukraine họ sống ngay trong lòng những tàn phá đó nhưng vững tin là họ sẽ chiến thắng, và quyết tâm để thắng.
Ý nghĩ ám ảnh tôi là Ukraine với một đất nước hiền hòa như vậy, kinh tế phát triển bởi vì ngũ cốc họ sản xuất cung cấp cho 40% thế giới, thành thử ra đó là một đất nước đang trên đà lớn mạnh, mà gặp phải cuộc xâm lăng như thế này. Nhưng mà dân tộc Ukraine đã chứng tỏ được rằng từng bước từng bước một họ đang thắng quân Nga xâm lược.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine gặp khó khi vệ tinh SpaceX không hoạt động
Bảo An
5 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Thiết bị đầu cuối Internet SpaceX Starlink được lắp đặt trên thảm hoa vào ngày 5 Tháng Năm năm 2022 ở Vorzel, Ukraine. (ảnh: Taras Podolian / Getty Images)
1,300 đơn vị vệ tinh của quân đội Ukraine mất quyền truy cập vào dịch vụ Internet Starlink do Elon Musk tài trợ.
Hôm 4 Tháng Mười Một, CNN dẫn hai nguồn mà họ cho là đáng tin cậy, cho thấy các máy thu phát mà Ukraine mua từ một công ty ở Anh hồi Tháng Ba để sử dụng cho hoạt động tác chiến, đã ngưng hoạt động từ ngày 24 Tháng Mười. Tình thế này làm gia tăng mối lo ngại cho phía Ukraine vì họ đang tiến hành phản công lực lượng Nga trên toàn tuyến. Theo pbs.org.
Thành phố Kharkiv bị mất điện hôm 26 Tháng Mười, Ukraine. (ảnh: Viacheslav Mavrychev / Getty Images)
Lý do máy không hoạt động là vì Ukraine chưa trả hóa đơn duy trì dịch vụ. Hai nguồn tin nói rằng, Bộ Quốc phòng Ukraine dường như đã biết trước được rằng họ không thể trả hóa đơn này, và họ đã đề nghị phía Anh hỗ trợ $3.25 triệu để giúp chi trả chi phí trong một tháng và luân chuyển các thiết bị để chúng không bị hỏng trong những giai đoạn quan trọng. Lời đề nghị này bị bỏ ngoài tai, theo CNN.
Hồi Tháng Chín, SpaceX cảnh báo với Ngũ Giác Đài rằng họ không thể trả hoàn toàn chi phí dịch vụ internet vệ tinh ở Ukraine thêm nữa. SpaceX cũng kêu gọi chính phủ chi trả cho khoản này. Với khoảng 25,000 thiết bị đầu cuối Starlink ở Ukraine, tỷ phú Musk ước tính, chi phí vận hành các hệ thống này có thể lên tới $400 triệu trong 12 tháng tới. Chưa tính tới 11,000 thiết bị đã được thanh toán chi phí vận hành vào thời điểm mà ông Musk viết thư cho Ngũ Giác Đài.
Người sáng lập SpaceX, Elon Musk, phát biểu trong một sự kiện chung của T-Mobile và SpaceX vào ngày 25 Tháng Tám năm 2022 tại Boca Chica Beach, Texas. Hai công ty công bố kế hoạch làm việc cùng nhau để cung cấp dịch vụ di động T-Mobile sử dụng vệ tinh Starlink. (ảnh: Michael Gonzalez / Getty Images)
Tuy nhiên, sau đó Musk thay đổi quyết định, nói rằng SpaceX sẽ tiếp tục giúp đỡ Ukraine. Trong khi đó, một quan chức quốc phòng cấp cao nói với CNN rằng, SpaceX vẫn tiếp tục đàm phán với Ngũ Giác Đài với cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Bộ Quốc phòng muốn Musk cam kết bằng văn bản đàng hoàng, vì Washington lo ngại ông chủ SpaceX sẽ thay đổi ý định.
“Dù muốn hay không, ông Musk đã giúp chúng tôi vượt qua những thời khắc quan trọng nhất của chiến sự, và chúng tôi sẽ tìm cách để giữ Starlink hoạt động,” cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhaylo Podolyak viết trên Twitter.
Starlink đóng vai trò quan trọng, cho phép quân đội Ukraine sở hữu một hệ thống thông tin đáng tin cậy và mạnh mẽ. Quân nhân Ukraine sử dụng các hệ thống này để phối hợp các nhiệm vụ phản công hoặc yêu cầu hỗ trợ pháo binh. Trong khi đó, dân thường Ukraine dùng Starlink để giữ liên lạc với thân nhân ở trong và ngoài nước. Với các đối thủ mạnh hơn, việc có một mạng lưới vệ tinh thông tin liên lạc mạnh mẽ được xem là “vũ khí” chiến lược.
Cư dân địa phương nói chuyện điện thoại với người thân của họ tại một trạm kiểm soát vào ngày 7 Tháng Mười năm 2022 ở Borova, Ukraine. Cảnh sát triển khai Starlink tại một trạm kiểm soát ở trung tâm khu định cư kiểu đô thị để mọi người có thể liên lạc với người thân của họ, nơi họ không thể liên lạc bằng điện thoại di động nửa năm trong thời gian Nga chiếm đóng. (ảnh: của Viacheslav Mavrychev / Getty Images)
Liệu việc hợp tác lớn hơn với SpaceX có giúp chính phủ Mỹ kiểm soát chặt chẽ hơn tín hiệu Starlink ở Ukraine hay không, vẫn chưa được giải đáp. Hiện tại, SpaceX đang kiểm soát nơi có thể sử dụng các thiết bị đầu cuối Starlink của Ukraine và những nơi họ tiến sâu và giải phóng các khu vực do Nga quản lý.
Bảo An
5 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Thiết bị đầu cuối Internet SpaceX Starlink được lắp đặt trên thảm hoa vào ngày 5 Tháng Năm năm 2022 ở Vorzel, Ukraine. (ảnh: Taras Podolian / Getty Images)
1,300 đơn vị vệ tinh của quân đội Ukraine mất quyền truy cập vào dịch vụ Internet Starlink do Elon Musk tài trợ.
Hôm 4 Tháng Mười Một, CNN dẫn hai nguồn mà họ cho là đáng tin cậy, cho thấy các máy thu phát mà Ukraine mua từ một công ty ở Anh hồi Tháng Ba để sử dụng cho hoạt động tác chiến, đã ngưng hoạt động từ ngày 24 Tháng Mười. Tình thế này làm gia tăng mối lo ngại cho phía Ukraine vì họ đang tiến hành phản công lực lượng Nga trên toàn tuyến. Theo pbs.org.
Thành phố Kharkiv bị mất điện hôm 26 Tháng Mười, Ukraine. (ảnh: Viacheslav Mavrychev / Getty Images)
Lý do máy không hoạt động là vì Ukraine chưa trả hóa đơn duy trì dịch vụ. Hai nguồn tin nói rằng, Bộ Quốc phòng Ukraine dường như đã biết trước được rằng họ không thể trả hóa đơn này, và họ đã đề nghị phía Anh hỗ trợ $3.25 triệu để giúp chi trả chi phí trong một tháng và luân chuyển các thiết bị để chúng không bị hỏng trong những giai đoạn quan trọng. Lời đề nghị này bị bỏ ngoài tai, theo CNN.
Hồi Tháng Chín, SpaceX cảnh báo với Ngũ Giác Đài rằng họ không thể trả hoàn toàn chi phí dịch vụ internet vệ tinh ở Ukraine thêm nữa. SpaceX cũng kêu gọi chính phủ chi trả cho khoản này. Với khoảng 25,000 thiết bị đầu cuối Starlink ở Ukraine, tỷ phú Musk ước tính, chi phí vận hành các hệ thống này có thể lên tới $400 triệu trong 12 tháng tới. Chưa tính tới 11,000 thiết bị đã được thanh toán chi phí vận hành vào thời điểm mà ông Musk viết thư cho Ngũ Giác Đài.
Người sáng lập SpaceX, Elon Musk, phát biểu trong một sự kiện chung của T-Mobile và SpaceX vào ngày 25 Tháng Tám năm 2022 tại Boca Chica Beach, Texas. Hai công ty công bố kế hoạch làm việc cùng nhau để cung cấp dịch vụ di động T-Mobile sử dụng vệ tinh Starlink. (ảnh: Michael Gonzalez / Getty Images)
Tuy nhiên, sau đó Musk thay đổi quyết định, nói rằng SpaceX sẽ tiếp tục giúp đỡ Ukraine. Trong khi đó, một quan chức quốc phòng cấp cao nói với CNN rằng, SpaceX vẫn tiếp tục đàm phán với Ngũ Giác Đài với cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Bộ Quốc phòng muốn Musk cam kết bằng văn bản đàng hoàng, vì Washington lo ngại ông chủ SpaceX sẽ thay đổi ý định.
“Dù muốn hay không, ông Musk đã giúp chúng tôi vượt qua những thời khắc quan trọng nhất của chiến sự, và chúng tôi sẽ tìm cách để giữ Starlink hoạt động,” cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhaylo Podolyak viết trên Twitter.
Starlink đóng vai trò quan trọng, cho phép quân đội Ukraine sở hữu một hệ thống thông tin đáng tin cậy và mạnh mẽ. Quân nhân Ukraine sử dụng các hệ thống này để phối hợp các nhiệm vụ phản công hoặc yêu cầu hỗ trợ pháo binh. Trong khi đó, dân thường Ukraine dùng Starlink để giữ liên lạc với thân nhân ở trong và ngoài nước. Với các đối thủ mạnh hơn, việc có một mạng lưới vệ tinh thông tin liên lạc mạnh mẽ được xem là “vũ khí” chiến lược.
Cư dân địa phương nói chuyện điện thoại với người thân của họ tại một trạm kiểm soát vào ngày 7 Tháng Mười năm 2022 ở Borova, Ukraine. Cảnh sát triển khai Starlink tại một trạm kiểm soát ở trung tâm khu định cư kiểu đô thị để mọi người có thể liên lạc với người thân của họ, nơi họ không thể liên lạc bằng điện thoại di động nửa năm trong thời gian Nga chiếm đóng. (ảnh: của Viacheslav Mavrychev / Getty Images)
Liệu việc hợp tác lớn hơn với SpaceX có giúp chính phủ Mỹ kiểm soát chặt chẽ hơn tín hiệu Starlink ở Ukraine hay không, vẫn chưa được giải đáp. Hiện tại, SpaceX đang kiểm soát nơi có thể sử dụng các thiết bị đầu cuối Starlink của Ukraine và những nơi họ tiến sâu và giải phóng các khu vực do Nga quản lý.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine: Putin duyệt cho dân sơ tán khỏi thành phố Kherson
James FitzGerald
BBC News
05.11.2022
Russian President Vladimir Putin attends a meeting during Russia's Unity Day in Moscow
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Vị tổng thống Nga có bài phát biểu trong lễ kỷ niệm Ngày Thống nhất ở Moscow hôm thứ Sáu
Tổng thống Nga President Vladimir Putin chính thức chẩn thuận việc sơ tán thường dân từ một số khu vực của thành phố Kherson do Nga chiếm đóng.
Quân đội Ukraine đang dần tiến vào thành phố cảng chủ chốt ở miền nam ước này.
Ông Putin nói người dân sinh sống ở các khu vực nguy hiểm phải rời đi vì "thường dân không phải chịu đựng".
70.000 người được cho là đã rời Kherson tới nay - thành phố lớn duy nhất mà Nga chiếm được kể từ khi họ xâm lược Ukraine hồi tháng Hai.
Thường dân có nguy cơ bị trúng pháo hay tấn công cần phải được "chuyển đi", ông Putin nói, trong một phát biểu ngày 4/11 nhân dịp Ngày Thống nhất tại Quảng trường Đỏ ở Moscow.
Kyiv cáo buộc Nga cưỡng ép người dân Ukraine phải ra đi - điều được coi là tội ác chiến tranh - tuy nhiên Moscow phủ nhận điều này.
Các đợt tấn công tên lửa và drone không ngớt lên cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraine đã gây thương vong và hư hại nặng nề, và buộc Kyiv phải cắt điện thường xuyên.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra sau khi có tin hôm thứ Năm, rằng quân Nga cũng đang rời khỏi Kherson - trong một cuộc rút quân lớn.
Một quan chức của điện Kremlin ở Kherson, ông Kirill Stremousov, cho truyền thông Nga biết Moscow "có khả năng" sẽ đưa quân ra khỏi khu vực.
Các quan chức Ukraine vẫn thận trọng, cảnh báo rằng thông tin rút quân có thể là cái bẫy để lừa quân Ukraine vào những khu vực nguy hiểm.
Thành phố Kherson bị Nga chiếm đóng từ sớm, nhưng gần đây quân Ukraine đã dần chiếm lại lãnh thổ các khu vực ngoại ô.
Từ giữa tháng trước, thường dân đã được giục nên rời thành phố, khi quân Nga chuyển sang phòng thủ.
Các chỉ huy quân đội sau đó nói rằng họ đã hoàn tất chiến dịch sơ tán người dân thành phố, trước khi một trận đánh diễn ra.
Nga tuyên bố rằng khu vực Kherson và ba vùng Ukraine khác là lãnh thổ của họ, mặc dù họ không kiểm soát hoàn toàn những vùng này. Họ vội vã tổ chức "trưng cầu dân ý" ở các vùng này để biện minh cho tuyên bố của mình - một động thái bị quốc tế lên án.
Trong diễn văn hôm thứ Sáu tại Quảng trường Đỏ, ông Putin cũng nói chừng 318.000 quân dự bị đã được huy động, vượt mục tiêu 300.000 của ông.
Trong số đó, ông Putin nói có 49.000 quân đã tham gia chiến đấu trực tiếp - một con số mà BBC không thể kiểm chứng.
Trong cập nhật mới nhất, Bộ Quốc phòng Anh nói những binh lính mới tuyển sẽ ít có tác động tới cuộc chiến vì Nga sẽ khó mà huấn luyện họ chu đáo.
Trong khi đó, một công ty quốc phòng tư nhân Nga, Tập đoàn Wagner, đã khai trương trụ sở đầu tiên ở St Petersberg.
Lính do công ty này tuyển và đào tạo được cho là đang chiến đấu cho Nga ở Ukraine, và công ty đã tuyển cả tù nhân để tham chiến, thay cho chịu án tù ở Nga.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Trụ sở mới của tập đoàn Wagner ở St Petersburg
Lính của tập đoàn Wagner đã nhiều lần bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Syria, Lybia và các cuộc xung đột khác.
Ông Putin giờ đây đã sửa đổi luật Nga để cho phép tuyển những người phạm tội hình sự mới ra tù gần đây vào đội quân dự bị.
Sửa đổi này có nghĩa là những kẻ giết người và buôn ma túy mới được thả gần đây có thể được điều đi chiến đấu ở Ukraine.
Cựu tù nhân chịu án vì các tội tình dục liên quan tới trẻ em hay khủng bố hiện không được phép phục vụ trong quân đội.
Trong những bình luận mới nhất về chiến tranh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên án "sự cứng đầu điên rồ của những người sở hữu nước Nga ngày nay."
Ông nói kẻ thù của Ukraine không quan tâm tới đàm phán hòa bình, mà thay vào đó đưa "người vào cái máy xay thịt" - cả quân lính bị động viên cũng như các chiến binh tình nguyện.
Nói về "giao tranh ác liệt nhất" trong tuần này, ông Zelensky nhắc tới hai địa điểm là các thành phố phía đông Bakhmut và Soledar.
James FitzGerald
BBC News
05.11.2022
Russian President Vladimir Putin attends a meeting during Russia's Unity Day in Moscow
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Vị tổng thống Nga có bài phát biểu trong lễ kỷ niệm Ngày Thống nhất ở Moscow hôm thứ Sáu
Tổng thống Nga President Vladimir Putin chính thức chẩn thuận việc sơ tán thường dân từ một số khu vực của thành phố Kherson do Nga chiếm đóng.
Quân đội Ukraine đang dần tiến vào thành phố cảng chủ chốt ở miền nam ước này.
Ông Putin nói người dân sinh sống ở các khu vực nguy hiểm phải rời đi vì "thường dân không phải chịu đựng".
70.000 người được cho là đã rời Kherson tới nay - thành phố lớn duy nhất mà Nga chiếm được kể từ khi họ xâm lược Ukraine hồi tháng Hai.
Thường dân có nguy cơ bị trúng pháo hay tấn công cần phải được "chuyển đi", ông Putin nói, trong một phát biểu ngày 4/11 nhân dịp Ngày Thống nhất tại Quảng trường Đỏ ở Moscow.
Kyiv cáo buộc Nga cưỡng ép người dân Ukraine phải ra đi - điều được coi là tội ác chiến tranh - tuy nhiên Moscow phủ nhận điều này.
Các đợt tấn công tên lửa và drone không ngớt lên cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraine đã gây thương vong và hư hại nặng nề, và buộc Kyiv phải cắt điện thường xuyên.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra sau khi có tin hôm thứ Năm, rằng quân Nga cũng đang rời khỏi Kherson - trong một cuộc rút quân lớn.
Một quan chức của điện Kremlin ở Kherson, ông Kirill Stremousov, cho truyền thông Nga biết Moscow "có khả năng" sẽ đưa quân ra khỏi khu vực.
Các quan chức Ukraine vẫn thận trọng, cảnh báo rằng thông tin rút quân có thể là cái bẫy để lừa quân Ukraine vào những khu vực nguy hiểm.
Thành phố Kherson bị Nga chiếm đóng từ sớm, nhưng gần đây quân Ukraine đã dần chiếm lại lãnh thổ các khu vực ngoại ô.
Từ giữa tháng trước, thường dân đã được giục nên rời thành phố, khi quân Nga chuyển sang phòng thủ.
Các chỉ huy quân đội sau đó nói rằng họ đã hoàn tất chiến dịch sơ tán người dân thành phố, trước khi một trận đánh diễn ra.
Nga tuyên bố rằng khu vực Kherson và ba vùng Ukraine khác là lãnh thổ của họ, mặc dù họ không kiểm soát hoàn toàn những vùng này. Họ vội vã tổ chức "trưng cầu dân ý" ở các vùng này để biện minh cho tuyên bố của mình - một động thái bị quốc tế lên án.
Trong diễn văn hôm thứ Sáu tại Quảng trường Đỏ, ông Putin cũng nói chừng 318.000 quân dự bị đã được huy động, vượt mục tiêu 300.000 của ông.
Trong số đó, ông Putin nói có 49.000 quân đã tham gia chiến đấu trực tiếp - một con số mà BBC không thể kiểm chứng.
Trong cập nhật mới nhất, Bộ Quốc phòng Anh nói những binh lính mới tuyển sẽ ít có tác động tới cuộc chiến vì Nga sẽ khó mà huấn luyện họ chu đáo.
Trong khi đó, một công ty quốc phòng tư nhân Nga, Tập đoàn Wagner, đã khai trương trụ sở đầu tiên ở St Petersberg.
Lính do công ty này tuyển và đào tạo được cho là đang chiến đấu cho Nga ở Ukraine, và công ty đã tuyển cả tù nhân để tham chiến, thay cho chịu án tù ở Nga.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Trụ sở mới của tập đoàn Wagner ở St Petersburg
Lính của tập đoàn Wagner đã nhiều lần bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Syria, Lybia và các cuộc xung đột khác.
Ông Putin giờ đây đã sửa đổi luật Nga để cho phép tuyển những người phạm tội hình sự mới ra tù gần đây vào đội quân dự bị.
Sửa đổi này có nghĩa là những kẻ giết người và buôn ma túy mới được thả gần đây có thể được điều đi chiến đấu ở Ukraine.
Cựu tù nhân chịu án vì các tội tình dục liên quan tới trẻ em hay khủng bố hiện không được phép phục vụ trong quân đội.
Trong những bình luận mới nhất về chiến tranh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên án "sự cứng đầu điên rồ của những người sở hữu nước Nga ngày nay."
Ông nói kẻ thù của Ukraine không quan tâm tới đàm phán hòa bình, mà thay vào đó đưa "người vào cái máy xay thịt" - cả quân lính bị động viên cũng như các chiến binh tình nguyện.
Nói về "giao tranh ác liệt nhất" trong tuần này, ông Zelensky nhắc tới hai địa điểm là các thành phố phía đông Bakhmut và Soledar.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nghiên cứu quốc tế
“Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh”
Nguồn: „Russlands Reserven reichen real nur noch für ein Jahr Krieg“, WELT, 15/10/2022.
Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài
Ít ai biết Tổng thống Nga lâu và rành rẽ như Andrei Illarionov. Trong một cuộc phỏng vấn, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Putin giải thích lý do tại sao Điện Kremlin cạn tiền mặc dù doanh thu từ nguyên liệu thô tăng cao, và tại sao ông lại đánh giá sai về Trung Quốc đến vậy.
Ông từng là cố vấn kinh tế của Putin và hiện đang là nhà nghiên cứu kinh tế ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn, Andrei Illarionov giải thích điều gì đã khiến Putin leo thang chiến tranh ở Ukraine, điều mà phương Tây không chú ý đến khi nói đến dữ liệu kinh tế của Nga, và quan hệ của giới thượng lưu ở Moscow với Putin.
Hỏi: Thế giới luôn ngộ nhận, ví dụ như về hiệu quả của các lệnh trừng phạt, hoặc trong đánh giá về Putin. Hãy bắt đầu với ông ta. Ông đã làm việc với ông ta trong một thời gian dài với tư cách là cố vấn. Liệu tính cách của ông ta có thay đổi kể từ đó không?
Đáp: Có và không. Các đặc điểm chính của con người này hoàn toàn không thay đổi. Ông ấy luôn toan tính và hành động một cách hợp lý và có mục đích. Rất cẩn thận khi lên các kế hoạch hành động. Cân nhắc kỹ về tất cả các giải pháp khả thi. Ông ấy yêu thích các chi tiết và tìm lời khuyên từ các chuyên gia.
Hỏi: Nhưng trong cuộc chiến Ukraine, ông ta đã tính toán sai, như Joe Biden từng nói.
Đáp: Ở đây cũng vậy, đúng và không. Nhiều người đánh giá Putin dựa trên xã hội dân chủ, văn minh của bản thân họ. Nhưng ông ta có những tiêu chí khác. Theo quan điểm của ông ta thì ông ta vẫn đang chiến thắng. Tất nhiên, ông không giành được quyền kiểm soát toàn bộ Ukraine, một nửa cũng không. Nhưng ông ta vẫn cho rằng có thể tách Ukraine ra khỏi Biển Đen, điều này vẫn khả thi.
Những gì ông ta đã đạt được là việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine. Thậm chí nếu bây giờ có tin đã có 90.000 người chết, ông ta vẫn có thể tỉnh bơ và nói đầy mỉa mai họ là vật hiến tế, nhờ nó nên đã giành được một khu vực có tới sáu, bảy triệu người. Từ năm 2000, ông ta đã đề cập đến việc giải quyết vấn đề nhân khẩu học của Nga.
Hỏi: Hãy quay sang vấn đề kinh tế: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện nay dự báo GDP của Nga trong năm 2022 sẽ bị âm 3,4%, thay vì âm 6% như trước đó. Và cho năm 2023 sẽ âm 2,3% thay vì 3,5%. Người ta đã sai ở đâu trong việc đánh giá tiêu cực từ trước đến nay? Có phải vì đã dựa vào các chỉ số sai?
Đáp: Anh hỏi câu này rất chuẩn. Bởi vì mọi người thích nói Putin đã sai, nhưng không ai muốn thừa nhận sai lầm của chính mình. Hầu hết mọi người đều đánh giá sai, sai lớn nhất là đánh giá quá cao sự hội nhập của Nga vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập này chỉ một chiều, tập trung vào cung cấp dầu mỏ và khí đốt.
Vì giá dầu cao kể từ đầu cuộc chiến, Nga đã có thu nhập ít nhất cũng ngang như trước đây. Vì vậy, mọi thứ đang diễn ra khá bình thường ở Nga. Nhưng có một thảm họa đang rình rập mà Putin đã biết nhưng không muốn đề cập đến vì nó nguy hiểm cho ông ấy. Và điều này, ngay cả ở phương Tây, hầu như không ai nhìn thấy hoặc biết đến.
Hỏi: Đó là gì?
Đáp: Tình trạng dự trữ vàng và ngoại hối. Tại đây, một thảm họa đang diễn ra đối với Putin, nó đang diễn tiến rất phức tạp. Dự trữ đã chính thức giảm 16% trong bảy tháng rưỡi của cuộc chiến. Chỉ riêng điều đó thôi đã là tồi tệ. Nhưng đó mới chỉ là một nửa bức tranh.
Hỏi: Vậy hình hài của toàn bộ bức tranh như thế nào?
Đáp: Vào ngày 18 tháng 2, sáu ngày trước khi bắt đầu cuộc chiến, số dự trữ là 643,2 tỷ đô la. Kể từ đó, nó đã giảm 102,5 tỷ đô la, tức 16%.
Nhưng con số này không bao gồm khoảng 300 tỷ đô la bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây mà Nga không thể tiếp cận. Theo đó, vào đầu cuộc chiến, Nga chỉ có 343 tỷ đô la dự trữ có thanh khoản. Nếu người ta trừ đi 102,5 tỷ, chỉ còn lại 240 tỷ, tức giảm 30%!
Hỏi: 102,5 tỷ này là để đổ vào cuộc chiến?
Đáp: Con số 102,5 tỷ tương ứng với chi phí chiến tranh, theo báo cáo của Điện Kremlin. Nhưng người ta có thể rút ra điều gì ở đây? Nếu phương Tây không đóng băng 300 tỷ đô la vào đầu cuộc chiến, thì lượng dự trữ của Nga sẽ đủ cho 47 tháng chiến tranh. Vì vậy, Putin đã tính cuộc chiến kéo dài 4 năm. Tuy nhiên, do các biện pháp trừng phạt, chúng chỉ đủ cho hai năm, và bây giờ chỉ là 17 hoặc 18 tháng.
Một vấn đề khác là một phần dự trữ còn lại là quyền rút vốn đặc biệt tại IMF, vốn không thể được sử dụng dễ dàng. Và 130 tỷ đô la, hơn một nửa, được đầu tư vào vàng, việc sử dụng chúng cũng bị tác động bởi các lệnh trừng phạt – vì vậy việc bán vàng sẽ rất khó khăn và chỉ có thể bán được với giá rẻ. Nói tóm lại: trên thực tế, lượng dự trữ chỉ đủ cho già một năm thôi.
Hỏi: Giả sử không còn dự trữ nữa, thì sẽ như thế nào?
Đáp: Nếu ngân hàng trung ương không thể cung cấp đô la cho những người muốn đổi đồng rúp lấy đô la thì đó sẽ là một thảm họa tiền tệ, và một cuộc rút tiền ngân hàng ồ ạt có thể xảy ra. Khi các ngân hàng sụp đổ, nền kinh tế có thể sụp đổ ngay lập tức, bất kỳ cuộc chiến nào cũng sẽ bị chấm dứt. Doanh thu đô la từ việc bán dầu và khí đốt sẽ vẫn còn, nhưng chi phí chiến tranh sẽ tăng rất nhiều. Và Nga không thể xuất khẩu thêm dầu và khí đốt, đặc biệt là khi các biện pháp hạn chế xuất khẩu của phương Tây đang phát huy hiệu lực.
Hỏi: Putin có thể huy động tiền bằng cách tăng thuế, thúc ép các tập đoàn như Gazprom trả cổ tức đặc biệt, như ông ta đã làm, hoặc phát hành trái phiếu chính phủ.
Đáp: Trong cả ba trường hợp, ông ta sẽ nhận được thêm tiền rúp, vì ông ấy không thể đi vay của nước ngoài trong thời gian chiến tranh. Ông ấy chỉ có rúp để chi trả, nhưng các tác nhân kinh tế lại muốn có đô la và đòi đổi những đồng rúp này. Putin sẽ cần nhiều đô la hơn, không chỉ để mua hàng hóa trên thế giới hoặc trả tiền cho các nhà ngoại giao của ông ta ở nước ngoài, mà còn để giữ sự cân bằng giữa đồng rúp và đô la trong nước.
Nếu không, có nguy cơ xảy ra tình trạng đồng rúp mất giá, lạm phát và rút tiền ồ ạt được mô tả ở trên, theo đó nhu cầu đối với đô la Mỹ tăng sẽ làm đồng rúp mất giá hơn nữa. Và điều đó cuối cùng có thể dẫn đến một thảm họa chính trị. Putin đang lo sợ trước điều này, và đó là viễn cảnh kinh dị đang đến gần. Trong hoàn cảnh chiến tranh, dự trữ vàng và ngoại hối là một chỉ số quan trọng hơn nhiều so với tình hình sức khỏe kinh tế, điều mà mọi người đều đang xem xét.
Hỏi: Với tính cách của mình Putin sẽ phản ứng như thế nào đối với nguồn dự trữ ngày càng cạn kiệt như vậy? Ông ta liệu có những hành động khó lường hơn không?
Đáp: Người ta không cần phải trông chờ bất cứ điều gì, mọi thứ đã hiển hiện rồi. Ông ta đã thực hiện một loạt biện pháp cực kỳ táo tợn, trưng cầu dân ý, động viên một phần, khủng bố bằng các cuộc ném bom, lớn tiếng gây gổ chống phương Tây, đe dọa dùng vũ khí hạt nhân… Tất cả những điều đó thể hiện sự tuyệt vọng của Putin. Ông ta muốn kết thúc chiến tranh trên thế mạnh.
Hỏi: Nhưng thiếu tiền có lẽ không phải là lý do duy nhất cho điều này?
Đáp: Còn có hai lý do khác. Một là việc nhận ra rằng cuộc chiến tranh tiêu hao, mà ông ta tiến hành từ cuối tháng Ba đến cuối tháng Tám, không chỉ không khả thi về mặt tài chính về lâu dài, mà các tổn thất về vũ khí, khí tài cũng tăng vọt. Trong khi tỷ lệ tổn thất của Ukraine so với Nga trung bình là 1 – 4 kể từ tháng Hai, và có thời điểm gần như 1 – 1, nó đã tăng lên 1 – 8 kể từ cuối tháng Tám theo hướng bất lợi cho Nga. Và điều này bất chấp thực tế là dân số Nga đông gấp 4 lần dân số Ukraine.
Hỏi: Và nguyên nhân thứ hai để Nga phải ngừng cuộc chiến tiêu hao là gì?
Đáp: Thái độ của Trung Quốc. Hồi tháng hai, Putin đã có thể ký kết “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc. Ông ta đã xây dựng mọi thứ trên cơ sở này. Phải nói rằng nếu Trung Quốc thực sự giúp đỡ, thì số phận của Ukraine đã an bài. Nhưng Trung Quốc đã không làm điều đó, mặc dù hàng tháng Putin đều cử sứ giả của mình tới Bắc Kinh chầu chực. Đó là lý do tại sao Putin đã tính đến cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15 tháng 9 tại Samarkand.
Nhưng ông Tập đã từ chối Putin cả viện trợ kinh tế lẫn quân sự. Và giờ đây, Trung Quốc cũng đang xa lánh về mặt ngoại giao với Nga. Trong thông cáo báo chí của mình, Điện Kremlin vẫn nói về mối quan hệ đối tác chiến lược, trong khi ông Tập nói rằng mối quan hệ đối tác chiến lược chỉ giới hạn trong các cuộc tiếp xúc qua điện thoại, và chủ yếu bao gồm các lĩnh vực thể thao, văn hóa, mối quan hệ giữa các tỉnh và từng công dân. Vì vậy, nếu Putin có đánh giá sai tình hình đâu đó, thì đó là về quan hệ với Trung Quốc. Đối với ông, sự xa rời của Trung Quốc là một đòn đánh hiểm dưới thắt lưng.
Hỏi: Hệ quả là gì?
Đáp: Putin muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh này. Do đó ông ta đẩy mạnh leo thang trên tất cả các mặt trận để có con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận ít nhiều có thể chấp nhận được, kiểu như Minsk 3 hoặc Istanbul 1, hoặc bất cứ thứ gì. Ông ta đang tăng cường hù dọa Ukraine, châu Âu và Mỹ, để buộc các nước này tham gia thương lượng và đi đến một thỏa thuận.
Và bạn đã thấy những phản ứng ở phương Tây, bắt đầu từ Giáo hoàng, đến Elon Musk hoặc Orban, những người đang thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình. Joe Biden cũng đang lừa Putin bằng cách nói về một ngày tận thế sắp xảy ra. Chỉ có Thủ tướng Anh Truss cho biết tên lửa hạt nhân sẽ được đáp trả bằng tên lửa hạt nhân. Đây là cách mà đáng ra cả tập thể phương Tây phải phản ứng. Putin muốn có một cuộc gặp với Biden, vì cuối cùng ông ấy là người quan trọng nhất ở phương Tây.
“Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh”
Nguồn: „Russlands Reserven reichen real nur noch für ein Jahr Krieg“, WELT, 15/10/2022.
Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài
Ít ai biết Tổng thống Nga lâu và rành rẽ như Andrei Illarionov. Trong một cuộc phỏng vấn, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Putin giải thích lý do tại sao Điện Kremlin cạn tiền mặc dù doanh thu từ nguyên liệu thô tăng cao, và tại sao ông lại đánh giá sai về Trung Quốc đến vậy.
Ông từng là cố vấn kinh tế của Putin và hiện đang là nhà nghiên cứu kinh tế ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn, Andrei Illarionov giải thích điều gì đã khiến Putin leo thang chiến tranh ở Ukraine, điều mà phương Tây không chú ý đến khi nói đến dữ liệu kinh tế của Nga, và quan hệ của giới thượng lưu ở Moscow với Putin.
Hỏi: Thế giới luôn ngộ nhận, ví dụ như về hiệu quả của các lệnh trừng phạt, hoặc trong đánh giá về Putin. Hãy bắt đầu với ông ta. Ông đã làm việc với ông ta trong một thời gian dài với tư cách là cố vấn. Liệu tính cách của ông ta có thay đổi kể từ đó không?
Đáp: Có và không. Các đặc điểm chính của con người này hoàn toàn không thay đổi. Ông ấy luôn toan tính và hành động một cách hợp lý và có mục đích. Rất cẩn thận khi lên các kế hoạch hành động. Cân nhắc kỹ về tất cả các giải pháp khả thi. Ông ấy yêu thích các chi tiết và tìm lời khuyên từ các chuyên gia.
Hỏi: Nhưng trong cuộc chiến Ukraine, ông ta đã tính toán sai, như Joe Biden từng nói.
Đáp: Ở đây cũng vậy, đúng và không. Nhiều người đánh giá Putin dựa trên xã hội dân chủ, văn minh của bản thân họ. Nhưng ông ta có những tiêu chí khác. Theo quan điểm của ông ta thì ông ta vẫn đang chiến thắng. Tất nhiên, ông không giành được quyền kiểm soát toàn bộ Ukraine, một nửa cũng không. Nhưng ông ta vẫn cho rằng có thể tách Ukraine ra khỏi Biển Đen, điều này vẫn khả thi.
Những gì ông ta đã đạt được là việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine. Thậm chí nếu bây giờ có tin đã có 90.000 người chết, ông ta vẫn có thể tỉnh bơ và nói đầy mỉa mai họ là vật hiến tế, nhờ nó nên đã giành được một khu vực có tới sáu, bảy triệu người. Từ năm 2000, ông ta đã đề cập đến việc giải quyết vấn đề nhân khẩu học của Nga.
Hỏi: Hãy quay sang vấn đề kinh tế: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện nay dự báo GDP của Nga trong năm 2022 sẽ bị âm 3,4%, thay vì âm 6% như trước đó. Và cho năm 2023 sẽ âm 2,3% thay vì 3,5%. Người ta đã sai ở đâu trong việc đánh giá tiêu cực từ trước đến nay? Có phải vì đã dựa vào các chỉ số sai?
Đáp: Anh hỏi câu này rất chuẩn. Bởi vì mọi người thích nói Putin đã sai, nhưng không ai muốn thừa nhận sai lầm của chính mình. Hầu hết mọi người đều đánh giá sai, sai lớn nhất là đánh giá quá cao sự hội nhập của Nga vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập này chỉ một chiều, tập trung vào cung cấp dầu mỏ và khí đốt.
Vì giá dầu cao kể từ đầu cuộc chiến, Nga đã có thu nhập ít nhất cũng ngang như trước đây. Vì vậy, mọi thứ đang diễn ra khá bình thường ở Nga. Nhưng có một thảm họa đang rình rập mà Putin đã biết nhưng không muốn đề cập đến vì nó nguy hiểm cho ông ấy. Và điều này, ngay cả ở phương Tây, hầu như không ai nhìn thấy hoặc biết đến.
Hỏi: Đó là gì?
Đáp: Tình trạng dự trữ vàng và ngoại hối. Tại đây, một thảm họa đang diễn ra đối với Putin, nó đang diễn tiến rất phức tạp. Dự trữ đã chính thức giảm 16% trong bảy tháng rưỡi của cuộc chiến. Chỉ riêng điều đó thôi đã là tồi tệ. Nhưng đó mới chỉ là một nửa bức tranh.
Hỏi: Vậy hình hài của toàn bộ bức tranh như thế nào?
Đáp: Vào ngày 18 tháng 2, sáu ngày trước khi bắt đầu cuộc chiến, số dự trữ là 643,2 tỷ đô la. Kể từ đó, nó đã giảm 102,5 tỷ đô la, tức 16%.
Nhưng con số này không bao gồm khoảng 300 tỷ đô la bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây mà Nga không thể tiếp cận. Theo đó, vào đầu cuộc chiến, Nga chỉ có 343 tỷ đô la dự trữ có thanh khoản. Nếu người ta trừ đi 102,5 tỷ, chỉ còn lại 240 tỷ, tức giảm 30%!
Hỏi: 102,5 tỷ này là để đổ vào cuộc chiến?
Đáp: Con số 102,5 tỷ tương ứng với chi phí chiến tranh, theo báo cáo của Điện Kremlin. Nhưng người ta có thể rút ra điều gì ở đây? Nếu phương Tây không đóng băng 300 tỷ đô la vào đầu cuộc chiến, thì lượng dự trữ của Nga sẽ đủ cho 47 tháng chiến tranh. Vì vậy, Putin đã tính cuộc chiến kéo dài 4 năm. Tuy nhiên, do các biện pháp trừng phạt, chúng chỉ đủ cho hai năm, và bây giờ chỉ là 17 hoặc 18 tháng.
Một vấn đề khác là một phần dự trữ còn lại là quyền rút vốn đặc biệt tại IMF, vốn không thể được sử dụng dễ dàng. Và 130 tỷ đô la, hơn một nửa, được đầu tư vào vàng, việc sử dụng chúng cũng bị tác động bởi các lệnh trừng phạt – vì vậy việc bán vàng sẽ rất khó khăn và chỉ có thể bán được với giá rẻ. Nói tóm lại: trên thực tế, lượng dự trữ chỉ đủ cho già một năm thôi.
Hỏi: Giả sử không còn dự trữ nữa, thì sẽ như thế nào?
Đáp: Nếu ngân hàng trung ương không thể cung cấp đô la cho những người muốn đổi đồng rúp lấy đô la thì đó sẽ là một thảm họa tiền tệ, và một cuộc rút tiền ngân hàng ồ ạt có thể xảy ra. Khi các ngân hàng sụp đổ, nền kinh tế có thể sụp đổ ngay lập tức, bất kỳ cuộc chiến nào cũng sẽ bị chấm dứt. Doanh thu đô la từ việc bán dầu và khí đốt sẽ vẫn còn, nhưng chi phí chiến tranh sẽ tăng rất nhiều. Và Nga không thể xuất khẩu thêm dầu và khí đốt, đặc biệt là khi các biện pháp hạn chế xuất khẩu của phương Tây đang phát huy hiệu lực.
Hỏi: Putin có thể huy động tiền bằng cách tăng thuế, thúc ép các tập đoàn như Gazprom trả cổ tức đặc biệt, như ông ta đã làm, hoặc phát hành trái phiếu chính phủ.
Đáp: Trong cả ba trường hợp, ông ta sẽ nhận được thêm tiền rúp, vì ông ấy không thể đi vay của nước ngoài trong thời gian chiến tranh. Ông ấy chỉ có rúp để chi trả, nhưng các tác nhân kinh tế lại muốn có đô la và đòi đổi những đồng rúp này. Putin sẽ cần nhiều đô la hơn, không chỉ để mua hàng hóa trên thế giới hoặc trả tiền cho các nhà ngoại giao của ông ta ở nước ngoài, mà còn để giữ sự cân bằng giữa đồng rúp và đô la trong nước.
Nếu không, có nguy cơ xảy ra tình trạng đồng rúp mất giá, lạm phát và rút tiền ồ ạt được mô tả ở trên, theo đó nhu cầu đối với đô la Mỹ tăng sẽ làm đồng rúp mất giá hơn nữa. Và điều đó cuối cùng có thể dẫn đến một thảm họa chính trị. Putin đang lo sợ trước điều này, và đó là viễn cảnh kinh dị đang đến gần. Trong hoàn cảnh chiến tranh, dự trữ vàng và ngoại hối là một chỉ số quan trọng hơn nhiều so với tình hình sức khỏe kinh tế, điều mà mọi người đều đang xem xét.
Hỏi: Với tính cách của mình Putin sẽ phản ứng như thế nào đối với nguồn dự trữ ngày càng cạn kiệt như vậy? Ông ta liệu có những hành động khó lường hơn không?
Đáp: Người ta không cần phải trông chờ bất cứ điều gì, mọi thứ đã hiển hiện rồi. Ông ta đã thực hiện một loạt biện pháp cực kỳ táo tợn, trưng cầu dân ý, động viên một phần, khủng bố bằng các cuộc ném bom, lớn tiếng gây gổ chống phương Tây, đe dọa dùng vũ khí hạt nhân… Tất cả những điều đó thể hiện sự tuyệt vọng của Putin. Ông ta muốn kết thúc chiến tranh trên thế mạnh.
Hỏi: Nhưng thiếu tiền có lẽ không phải là lý do duy nhất cho điều này?
Đáp: Còn có hai lý do khác. Một là việc nhận ra rằng cuộc chiến tranh tiêu hao, mà ông ta tiến hành từ cuối tháng Ba đến cuối tháng Tám, không chỉ không khả thi về mặt tài chính về lâu dài, mà các tổn thất về vũ khí, khí tài cũng tăng vọt. Trong khi tỷ lệ tổn thất của Ukraine so với Nga trung bình là 1 – 4 kể từ tháng Hai, và có thời điểm gần như 1 – 1, nó đã tăng lên 1 – 8 kể từ cuối tháng Tám theo hướng bất lợi cho Nga. Và điều này bất chấp thực tế là dân số Nga đông gấp 4 lần dân số Ukraine.
Hỏi: Và nguyên nhân thứ hai để Nga phải ngừng cuộc chiến tiêu hao là gì?
Đáp: Thái độ của Trung Quốc. Hồi tháng hai, Putin đã có thể ký kết “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc. Ông ta đã xây dựng mọi thứ trên cơ sở này. Phải nói rằng nếu Trung Quốc thực sự giúp đỡ, thì số phận của Ukraine đã an bài. Nhưng Trung Quốc đã không làm điều đó, mặc dù hàng tháng Putin đều cử sứ giả của mình tới Bắc Kinh chầu chực. Đó là lý do tại sao Putin đã tính đến cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15 tháng 9 tại Samarkand.
Nhưng ông Tập đã từ chối Putin cả viện trợ kinh tế lẫn quân sự. Và giờ đây, Trung Quốc cũng đang xa lánh về mặt ngoại giao với Nga. Trong thông cáo báo chí của mình, Điện Kremlin vẫn nói về mối quan hệ đối tác chiến lược, trong khi ông Tập nói rằng mối quan hệ đối tác chiến lược chỉ giới hạn trong các cuộc tiếp xúc qua điện thoại, và chủ yếu bao gồm các lĩnh vực thể thao, văn hóa, mối quan hệ giữa các tỉnh và từng công dân. Vì vậy, nếu Putin có đánh giá sai tình hình đâu đó, thì đó là về quan hệ với Trung Quốc. Đối với ông, sự xa rời của Trung Quốc là một đòn đánh hiểm dưới thắt lưng.
Hỏi: Hệ quả là gì?
Đáp: Putin muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh này. Do đó ông ta đẩy mạnh leo thang trên tất cả các mặt trận để có con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận ít nhiều có thể chấp nhận được, kiểu như Minsk 3 hoặc Istanbul 1, hoặc bất cứ thứ gì. Ông ta đang tăng cường hù dọa Ukraine, châu Âu và Mỹ, để buộc các nước này tham gia thương lượng và đi đến một thỏa thuận.
Và bạn đã thấy những phản ứng ở phương Tây, bắt đầu từ Giáo hoàng, đến Elon Musk hoặc Orban, những người đang thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình. Joe Biden cũng đang lừa Putin bằng cách nói về một ngày tận thế sắp xảy ra. Chỉ có Thủ tướng Anh Truss cho biết tên lửa hạt nhân sẽ được đáp trả bằng tên lửa hạt nhân. Đây là cách mà đáng ra cả tập thể phương Tây phải phản ứng. Putin muốn có một cuộc gặp với Biden, vì cuối cùng ông ấy là người quan trọng nhất ở phương Tây.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Mùa đông sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức chiến đấu của quân đội Ukraine?
7 tháng 11 2022 - BBC
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chỉ còn chưa đến một tháng nữa, Ukraine sẽ bước vào mùa đông và điều này có thể cản bước lực lượng vũ trang Ukraine trong nỗ lực chiếm lại các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng.
Nga có thể cố gắng làm dân thường Ukraine chịu giá lạnh bằng cách nhắm đến các nhà máy điện và kho nhiên liệu.
Mùa đông tại Ukraine lạnh đến mức nào?
Giữa tháng 12 và tháng Ba, nhiệt độ trung bình tại Ukraine rớt xuống khoảng từ -4,8 độ C và 2 độ C.
Trung bình thì tuyết rơi trong 14 ngày, 17 ngày vào tháng Một và 15 ngày vào tháng Hai. Vào mỗi tháng này thì tuyết rơi dày hơn 1,5 m.
Tuy nhiên, mùa đông ở miền nam, dọc vùng Biển Đen thì không khắc nghiệt như miền bắc.
Mùa đông sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc chiến Ukraine?
Tại Kyiv, ở miền bắc, nhiệt độ đang rớt xuống mức đóng băng. Vào tháng Một, nhiệt độ trung bình là -3,8 độ C và vào ban đêm, nhiệt độ rơi xuống trung bình thấp nhất là -6,1 độ C.
Tuy nhiên, ở vùng Kherson ở miền nam thì nhiệt độ trung bình vào tháng Một cao hơn đang kể: -0,9 độ C. Nhiệt độ tối thiểu trung bình là -3,7 độ C.
Điều này đồng nghĩa là tại các mặt trận ở vùng đông bắc Ukraine, nhiệt độ có thể rớt xuống mức thấp đủ để mặt đất đóng băng cứng.
Tuy nhiên, tại các mặt trận gần vùng Kherson, tuyết rơi mùa đông và mưa thay vào đó có thể biến mặt đất thành bùn.
Mùa đông có ý nghĩa gì với binh sĩ tác chiến?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Mặt đất đầy bùn và tuyết rơi dày có thể khiến binh sĩ và xe quân sự khó di chuyển nhanh chóng hơn.
Điều này sẽ là sự bất lợi cho quân đội Ukraine, ông Forbes Mackenzie, giám đốc Cơ quan Tình báo Mackenzie cho biết, bởi vì điều này sẽ cản trở họ thực hiện các bước tiến công nhanh.
"Quân đội Ukraine sẽ muốn một mùa đông lạnh lẽo, khắc nghiệt với mặt đất cứng để họ có thể tiến công nhanh chóng và dàn quân để tấn công vào mạng sườn của quân đội Nga," ông cho biết.
"Tuy nhiên, quân Nga sẽ muốn một mùa đông ấm và ẩm ướt để kiềm chân Ukraine."
Các chiến dịch của Ukraine xung quanh Kherson đã bị cản trở vì mưa lớn hồi tháng Mười.
Một vấn đề quan trọng cho cả Ukraine và Nga sẽ là cung ứng cho quân đội.
"Các binh sĩ sẽ cần thêm thực phẩm trong mùa đông, và họ sẽ cần thêm nhiên liệu để sưởi ấm," Ben Barry, chuyên gia nghiên cứu cấp cao từ Viện International Institute for Strategic Studies nhận định.
"Tuy nhiên, cả hai phía đều đã quen với thời tiết lạnh và trang thiết bị của họ đã được thiết kế cho thời tiết lạnh, vì vậy mùa đông sẽ không ngăn cản việc chiến đấu giữa các binh sĩ," ông Ben Barry nói.
Mùa đông sẽ ảnh hưởng đến cuộc chiến thế nào?
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng trong suốt mùa đông, cả quân đội Nga và Ukraine sẽ tập trung vào tấn công pháo kích hơn là tấn công trên mặt đất.
"Vào mùa đông, việc cung cấp vũ khí khó khăn hơn và binh sĩ dễ bị tình trạng thiếu hụt," Marina Miron, chuyên gia nghiên cứu về quốc phòng từ Đại học King's College London nói.
"Cả hai phía sẽ sử dụng pháo và drone tầm xa để nhắm vào các tuyến cung cấp và kho cung cấp, để làm suy kiệt nguồn lực của kẻ thù."
Tuy nhiên, sương mù và bão tuyết có thể ảnh hưởng đến khả năng của mỗi bên trong việc xác định mục tiêu pháo kích - nếu họ không sử dụng các thiết bị chụp ảnh tia hồng ngoại.
Cả lực lượng quân đội Ukraine và Nga đều phụ thuộc rất lớn vào drone và nhiều thiết bị chỉ phục vụ tức thời, tích hợp với các loại camera căn bản.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Mùa đông năm nay, cả hai phía có thể tập trung gây thiệt hại cho các tuyến cung cấp bằng pháo kích
Nga sẽ nhắm vào dân thường Ukraine trong mùa đông?
Nga đã tăng cường một số cuộc tấn công nhằm vào các khu nhà ở của dân thường và các cơ sở hạ tầng như nhà máy điện và nước.
Orysia Lutsevych, người đứng đầu Ukraine Forum tại cơ quan nghiên cứu Chatham House cho rằng Nga có thể tiếp tục chiến lược này trong suốt mùa đông.
"Người dân thường đang cho rằng các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn nhằm vào cơ sở hạ tầng, hầu hết để khiến họ không được sưởi ấm," bà Orysia Lutsevych nói.
"Giờ đây thì người dân đang trữ nhiên liệu như gỗ, mua lò sưởi và lò than. Những nơi như bệnh viện thì tự mua máy phát điện."
Chiến lược của Nga giờ nằm trong tay Tướng Sergei Surovikin, Tổng chỉ huy các lực lượng Nga tham chiến ở Ukraine mới được bổ nhiệm.
Ông được biết với tên gọi "General Armageddon" (tạm dịch "Tướng không khoan nhượng") bởi vì các chiến thuật mạnh tay khi chỉ huy các chiến dịch tại Syria và những nơi khác.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tướng Sergei Surovikin là Tổng chỉ huy các lực lượng Nga tham chiến ở Ukraine
Mục tiêu của ông ấy có lẽ là gây nên sự sụp đổ về nhuệ khí trong những người dân Ukraine, theo bà Miron nhận định.
"Nga nghĩ nếu người dân bị lạnh cóng và tuyệt vọng, thì họ có thể nổi dậy chống chính phủ," bà cho biết.
Tuy nhiên, theo bà Lutsevych thì Ukraine tương đối chuẩn bị tốt cho mùa đông.
"Các cơ sở trữ khí đốt thì đầy ắp và họ cũng có nguồn cung cấp nhiên liệu lớn như diesel," bà nói.
"Mọi người nhận ra rằng Nga đang không chiến thắng trong cuộc chiến tranh này và rằng nếu họ [Ukraine] có thể vượt qua mùa đông thì họ có thể có thêm thành công trong việc chống Nga vào mùa xuân.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nga đang chiêu mộ các chỉ huy người Afghanistan được Mỹ đào tạo cho cuộc chiến tại Ukraine
Nghiencuuquocte
Theo thông tấn AP, lính đặc nhiệm Afghanistan chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ, và sau đó chạy sang Iran sau cuộc rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan vào năm ngoái, hiện đang được quân đội Nga tuyển dụng để chiến đấu ở Ukraine. Ba cựu tướng lĩnh Afghanistan nói rằng người Nga muốn thu hút hàng nghìn cựu lính biệt kích tinh nhuệ của Afghanistan vào một “quân đoàn nước ngoài” với mức lương ổn định 1.500 USD/tháng và hứa hẹn một nơi trú ẩn an toàn cho bản thân và gia đình để họ có thể tránh bị trục xuất tới nơi họ coi là cái chết dưới tay Taliban.
Al Jazeera, Russia recruiting US-trained Afghan commandos for Ukraine. Truy cập ngày 1/11/2022.
Nghiencuuquocte
Theo thông tấn AP, lính đặc nhiệm Afghanistan chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ, và sau đó chạy sang Iran sau cuộc rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan vào năm ngoái, hiện đang được quân đội Nga tuyển dụng để chiến đấu ở Ukraine. Ba cựu tướng lĩnh Afghanistan nói rằng người Nga muốn thu hút hàng nghìn cựu lính biệt kích tinh nhuệ của Afghanistan vào một “quân đoàn nước ngoài” với mức lương ổn định 1.500 USD/tháng và hứa hẹn một nơi trú ẩn an toàn cho bản thân và gia đình để họ có thể tránh bị trục xuất tới nơi họ coi là cái chết dưới tay Taliban.
Al Jazeera, Russia recruiting US-trained Afghan commandos for Ukraine. Truy cập ngày 1/11/2022.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nghiên cứu quốc tế
Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P1)
Nguồn: Boris Bondarev, “The Sources of Russian Misconduct,” Foreign Affairs, tháng 11-12/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Dưới đây là câu chuyện của một nhà ngoại giao đào tẩu khỏi điện Kremlin.
Trong vòng ba năm, mọi ngày làm việc của tôi đều bắt đầu theo cùng một cách. 7h30 sáng, tôi thức dậy, đọc báo, rồi lái xe đến Văn phòng Phái đoàn Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Lịch trình luôn dễ dàng và có thể đoán trước, đó là hai trong số những đặc điểm nổi bật trong cuộc đời của một nhà ngoại giao Nga.
Nhưng ngày 24/02 thì khác. Khi kiểm tra điện thoại của mình, tôi đã thấy một bản tin đột ngột và đau đớn: Không quân Nga đang ném bom Ukraine. Kharkiv, Kyiv, và Odessa đang bị tấn công. Quân đội Nga đang tràn ra khỏi Crimea và tiến về phía nam thành phố Kherson. Tên lửa của Nga đã biến các tòa nhà thành đống đổ nát và buộc người dân phải chạy trốn. Tôi đã xem video về các vụ đánh bom, lắng nghe tiếng còi báo động không kích, và chứng kiến người dân chạy tán loạn.
Là một người sinh ra ở Liên Xô, cuộc tấn công vào Ukraine đối với tôi là điều gần như không thể tưởng tượng được, dù tôi đã nghe truyền thông phương Tây báo cáo rằng một cuộc xâm lược sắp xảy ra. Người Ukraine đáng ra phải là bạn thân của chúng tôi. Hai nước có nhiều điểm chung, bao gồm cả lịch sử cùng chiến đấu chống quân Đức khi còn là thành viên của cùng một liên bang. Tôi nghĩ về ca từ của một bài hát yêu nước nổi tiếng trong Thế chiến II, một bài hát mà nhiều cư dân của Liên Xô cũ vẫn thuộc lòng, “Vào ngày 22 tháng 6, chính xác vào lúc 4 giờ sáng, Kyiv bị ném bom, và chúng tôi được bảo rằng chiến tranh đã bắt đầu.” Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả cuộc xâm lược Ukraine là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi phát xít hóa” nước láng giềng của Nga. Nhưng ở Ukraine, chính Nga mới là bọn phát xít.
“Đó là khởi đầu của một kết thúc,” tôi nói với vợ mình. Chúng tôi quyết định rằng tôi phải nghỉ việc.
Từ chức đồng nghĩa với việc vứt bỏ sự nghiệp 20 năm làm nhà ngoại giao Nga, và theo đó cũng mất đi nhiều bạn bè thân thiết. Nhưng đó là điều mà tôi đã suy nghĩ từ lâu. Khi tôi gia nhập Bộ Ngoại giao Nga vào năm 2002, tình hình còn tương đối cởi mở, các nhà ngoại giao có thể trao đổi thân thiện với những người đồng cấp đến từ nước khác. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu tiên, tôi đã thấy rõ rằng Bộ Ngoại giao Nga vẫn còn cực kỳ nhiều vấn đề. Lúc đó, Bộ không hề khuyến khích tư duy phản biện, và trong suốt thời gian tôi làm việc, Bộ ngày càng trở nên hiếu chiến. Dù sao thì tôi vẫn tiếp tục, kiềm chế sự bất hòa trong nhận thức bằng cách hy vọng rằng tôi có thể sử dụng bất cứ quyền lực nào mà tôi có để điều chỉnh hành vi quốc tế của đất nước mình. Thế nhưng, có những sự kiện có thể khiến một người chấp nhận làm những điều mà trước đây họ không dám làm.
Cuộc xâm lược Ukraine khiến người ta không thể phủ nhận rằng nước Nga đã trở nên hung bạo và đàn áp. Đó là một hành động tàn ác không thể diễn tả thành lời, được thiết kế để khiến nước láng giềng phải khuất phục và xóa bỏ bản sắc dân tộc của họ. Nó tạo cho Moscow một cái cớ để thủ tiêu phe đối lập trong nước. Giờ đây, chính phủ Nga đang cử hàng nghìn lính nhập ngũ đi giết hại người Ukraine. Cuộc chiến cho thấy Nga đã không còn độc tài và hiếu chiến, mà trở thành một nhà nước phát xít.
Nhưng đối với tôi, một trong những bài học quan trọng từ cuộc xâm lược này có liên quan đến điều mà tôi đã chứng kiến trong hai thập niên trước đó: điều gì sẽ xảy ra khi một chính phủ dần trở nên hoang tưởng bởi sự tuyên truyền của chính họ? Suốt nhiều năm, các nhà ngoại giao Nga đã được đào tạo để đối đầu với Washington và bao biện cho hành động can thiệp của nước mình ở nước ngoài bằng những lời nói dối và những lập luận không nhất quán. Chúng tôi đã được dạy phải thường xuyên dùng những lời lẽ khoa trương và lặp lại cho nước khác nghe những điều mà Điện Kremlin đã nói với chúng tôi. Nhưng sau cùng thì, đối tượng của chiến dịch tuyên truyền này không chỉ là nước ngoài, mà còn là ban lãnh đạo của chính chúng tôi. Trong các bức điện và tuyên bố, chúng tôi được yêu cầu phải nói với Điện Kremlin rằng chúng tôi đã nói cho thế giới biết về sự vĩ đại của nước Nga và đập tan các lập luận của phương Tây. Chúng tôi đã phải giấu đi mọi lời chỉ trích về các kế hoạch nguy hiểm của tổng thống. Hoạt động này diễn ra ngay cả ở cấp cao nhất của Bộ. Các đồng nghiệp của tôi ở Điện Kremlin nhiều lần nói với tôi rằng Putin thích Ngoại trưởng Sergey Lavrov vì ông ấy là người “thoải mái” khi làm việc cùng, luôn đồng ý với tổng thống và chỉ nói những gì mà tổng thống muốn nghe. Cũng không ngạc nhiên khi Putin nghĩ rằng mình sẽ không gặp khó khăn gì nếu muốn đánh bại Kyiv.
Cuộc chiến ở Ukraine là một minh chứng rõ ràng rằng các quyết định được đưa ra trong buồng kín có thể phản tác dụng như thế nào. Putin đã thất bại trong nỗ lực chinh phục Ukraine, một nhiệm vụ mà ông có thể biết là bất khả thi, nếu chính phủ của ông được thiết kế để đưa ra những đánh giá trung thực. Đối với những người làm việc trong lĩnh vực quân sự, rõ ràng là lực lượng vũ trang Nga không hùng mạnh đến mức như phương Tây lo sợ – một phần là vì những trừng phạt kinh tế mà phương Tây thực hiện sau khi Nga chiếm Crimea năm 2014 đã phát huy hiệu quả hơn mức mà các nhà hoạch định chính sách nhận ra.
Cuộc xâm lược của Điện Kremlin đã củng cố NATO, một thực thể mà nó được thiết kế để làm bẽ mặt, và dẫn đến các lệnh trừng phạt đủ mạnh để khiến nền kinh tế Nga phải thu hẹp. Nhưng các chế độ phát xít thường chính danh hoá bằng cách thực thi quyền lực, hơn là bằng cách mang lại lợi ích kinh tế. Putin quá hung hăng và xa rời thực tế đến mức suy thoái cũng khó mà ngăn cản ông ta. Để biện minh cho sự cai trị của mình, Putin muốn giành được chiến thắng vĩ đại mà ông đã hứa, và tin rằng mình có thể đạt được điều đó. Nếu ông đồng ý ngừng bắn, đó chỉ là để cho quân đội Nga nghỉ ngơi trước khi tiếp tục chiến đấu. Nếu ông giành chiến thắng ở Ukraine, Putin có thể sẽ chuyển sang tấn công một quốc gia hậu Xô Viết khác, chẳng hạn như Moldova, nơi Moscow đã chống lưng cho một khu vực ly khai.
Vì thế, chỉ có một cách để ngăn chặn nhà độc tài Nga, và đó là thực hiện điều mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đề xuất vào tháng 4: làm Nga “suy yếu đến mức họ không thể làm những điều mà họ đã làm khi xâm lược Ukraine.” Nghe như một mục tiêu xa vời. Tuy nhiên, quân đội Nga về cơ bản đã bị suy yếu và nước này đã mất rất nhiều binh sĩ giỏi nhất của mình. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ NATO, Ukraine có khả năng đánh bại Nga ở phía đông và phía nam, giống như cách họ đã làm ở phía bắc.
Nếu bị đánh bại, Putin sẽ đối mặt với tình thế nguy hiểm ở quê nhà. Ông sẽ phải giải thích cho giới tinh hoa và quần chúng lý do tại sao ông lại phản bội kỳ vọng của họ. Ông sẽ phải giải thích cho gia đình của những người lính đã chết vì sao họ lại bỏ mạng mà không mang về được gì. Và do áp lực gia tăng từ các lệnh trừng phạt, ông sẽ phải làm tất cả những việc đó vào thời điểm mà hoàn cảnh của người Nga thậm chí còn tồi tệ hơn hiện tại. Ông có thể thất bại trong nhiệm vụ này, bị chống đối trên diện rộng và bị gạt sang bên lề. Ông có thể tìm kiếm một kẻ làm vật tế thần cho mình, hoặc bị lật đổ bởi các cố vấn và cấp phó mà ông đe dọa sẽ thanh trừng. Dù bằng cách nào, nếu Putin phải ra đi, nước Nga sẽ có cơ hội tái thiết thực sự — và cuối cùng từ bỏ ảo tưởng về sự vĩ đại.
NHỮNG GIẤC MƠ HÃO HUYỀN
Tôi sinh năm 1980 trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu của giới trí thức Liên Xô. Cha tôi là một nhà kinh tế tại Bộ Ngoại thương, và mẹ tôi dạy tiếng Anh tại Học viện Nhà nước Moscow về Quan hệ Đối ngoại. Bà là con gái của một vị tướng chỉ huy một sư đoàn súng trường trong Thế chiến II và đã được công nhận là “Anh hùng Liên Xô.”
Chúng tôi sống trong một căn hộ lớn ở Moscow mà nhà nước tặng cho ông tôi sau chiến tranh, và chúng tôi có những cơ hội mà phần lớn cư dân Liên Xô không có. Cha tôi được bổ nhiệm một vị trí tại một công ty liên doanh Liên Xô-Thụy Sĩ, nhờ thế mà cả nhà tôi đã sống ở Thụy Sĩ vào năm 1984-1985. Đối với cha mẹ tôi, giai đoạn đó là một bước ngoặt. Họ đã trải nghiệm cảm giác sống ở một đất nước giàu có, với đủ loại tiện nghi – hàng tạp hóa, dịch vụ nha khoa chất lượng tốt – mà Liên Xô không có.
Là một nhà kinh tế học, cha tôi đã nhận thức được các vấn đề về cơ cấu của Liên Xô. Nhưng việc sống ở Tây Âu khiến ông và mẹ tôi đặt ra câu hỏi sâu hơn về hệ thống của nước mình, và họ đã rất phấn khích khi Mikhail Gorbachev phát động perestroika vào năm 1985. Hầu hết người dân Liên Xô có lẽ cũng thấy vậy. Người ta không cần phải sống ở Tây Âu thì mới nhận ra rằng các cửa hàng ở Liên Xô chỉ cung cấp một số lượng hạn chế các sản phẩm chất lượng thấp, chẳng hạn như những đôi giày khi xỏ chân vào sẽ rất đau. Người dân Liên Xô biết chính phủ đang nói dối khi họ tuyên bố dẫn đầu “nhân loại tiến bộ”.
Nhiều công dân Liên Xô tin rằng phương Tây sẽ giúp đỡ đất nước mình khi họ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nhưng đó chỉ là thứ hy vọng ngây thơ. Phương Tây đã không cung cấp cho Liên Xô số lượng viện trợ mà nhiều cư dân của nước này – và một số nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng – cho là cần thiết để giải quyết những thách thức kinh tế to lớn của đất nước. Thay vào đó, phương Tây khuyến khích Điện Kremlin nhanh chóng dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát giá cả, và nhanh chóng tư nhân hóa các nguồn lực của nhà nước. Một nhóm nhỏ đã trở nên cực kỳ giàu có trong quá trình này bằng cách chiếm đoạt tài sản công. Nhưng đối với hầu hết người Nga, cái gọi là liệu pháp sốc đã dẫn đến tình trạng bần cùng hóa. Siêu lạm phát xảy ra và tuổi thọ trung bình giảm xuống. Đất nước đúng là đã trải qua một thời kỳ dân chủ hóa, nhưng phần lớn công chúng đã đánh đồng các quyền tự do mới với cảnh khốn cùng. Kết quả là địa vị của phương Tây ở Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hình ảnh của phương Tây tiếp tục sứt mẻ sau chiến dịch nhắm vào Serbia của NATO năm 1999. Đối với Nga, các vụ không kích này không phải là hoạt động để bảo vệ người thiểu số Albania, mà là hành động gây hấn của một cường quốc đối với một nạn nhân nhỏ bé. Tôi còn nhớ rất rõ cảnh mình đi ngang qua Đại sứ quán Mỹ ở Moscow một ngày sau khi một đám đông tấn công toà nhà, và nhìn thấy sơn đã bị tạt lên tường.
Là con của những bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu — cha tôi rời công chức vào năm 1991 và bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ thành công — tôi đã trải qua thập niên hỗn loạn đó chỉ một cách gián tiếp. Thời niên thiếu của tôi rất bình yên, và tương lai của tôi có lẽ cũng dễ đoán. Tôi trở thành sinh viên tại trường đại học nơi mẹ tôi giảng dạy, và đặt mục tiêu làm việc trong lĩnh vực quốc tế như cha tôi. Tôi được hưởng lợi khi đến trường vào thời điểm mà người Nga còn cởi mở. Các giáo sư khuyến khích chúng tôi đọc từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả một số nguồn trước đây đã bị cấm. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc tranh luận trong lớp. Vào mùa hè năm 2000, tôi hào hứng đến Bộ Ngoại giao để thực tập, sẵn sàng bắt tay vào công việc mà tôi hy vọng sẽ dạy cho tôi biết về thế giới.
Một người đàn ông cùng con gái rời khỏi địa điểm xảy ra vụ tấn công bằng tên lửa của NATO ở Pristina, Kosovo, tháng 4/1999 Goran Tomasevic / Reuters
Thực tế đã đi ngược lại những gì tôi mong đợi. Thay vì làm việc với những bậc tinh hoa trong những bộ vest kiểu cách — hình mẫu của nhà ngoại giao trong các bộ phim Liên Xô — tôi đã được hướng dẫn bởi một tập hợp những ông chú trung niên mệt mỏi, những người luôn làm các nhiệm vụ không hào hứng một cách lề mề, chẳng hạn như soạn thảo bài phát biểu cho các quan chức cấp cao hơn. Trong phần lớn thời gian, họ còn chẳng buồn làm việc. Họ chỉ ngồi hút thuốc, đọc báo, và nói về kế hoạch cuối tuần của mình. Nhiệm vụ thực tập của tôi chủ yếu là đi nhận báo và mua đồ ăn nhẹ cho họ.
Nhưng tôi vẫn quyết tham gia vào Bộ. Tôi háo hức tự mình kiếm tiền, và tôi vẫn hy vọng có thể tìm hiểu thêm về những nơi khác bằng cách đi xa khỏi Moscow. Khi được nhận vào năm 2002 để làm Trợ lý Tùy viên tại Đại sứ quán Nga ở Campuchia, tôi đã rất vui. Tôi sẽ có cơ hội sử dụng kỹ năng tiếng Khmer và kiến thức về Đông Nam Á của mình.
Vì Campuchia nằm ở vùng ngoại vi về lợi ích của Nga nên tôi có rất ít việc phải làm. Dù vậy, sinh sống ở nước ngoài vẫn là một sự nâng cấp so với sống ở Moscow. Các nhà ngoại giao làm việc bên ngoài nước Nga kiếm được nhiều tiền hơn so với những người sống trong nước. Nhân vật số hai của Đại sứ quán, Viacheslav Loukianov, đánh giá cao những cuộc thảo luận cởi mở và khuyến khích tôi bảo vệ ý kiến của mình. Thái độ của chúng tôi đối với phương Tây cũng khá giống nhau. Bộ Ngoại giao Nga luôn có khuynh hướng chống Mỹ – một đặc điểm kế thừa từ thời Liên Xô – nhưng khuynh hướng này không quá áp đảo. Các đồng nghiệp và tôi không nghĩ nhiều về NATO, và nếu có nghĩ về họ, chúng tôi thường coi tổ chức này như một đối tác. Một buổi tối nọ, tôi đi uống bia cùng một nhân viên đại sứ quán tại một quán bar dưới tầng hầm. Ở đó, chúng tôi tình cờ gặp một quan chức Mỹ, người đã mời chúng tôi uống rượu với anh ta. Ngày nay, một cuộc gặp gỡ như vậy sẽ cực kỳ căng thẳng, nhưng vào thời điểm đó, đó là cơ hội để xây dựng tình bạn.
Tuy nhiên, ngay cả khi đó, rõ ràng là văn hóa trong chính phủ Nga không hề khuyến khích tư duy độc lập — dù Loukianov đã làm điều ngược lại. Một ngày nọ, tôi được gọi đến gặp viên chức số ba của đại sứ quán, một nhà ngoại giao trung niên, trầm tính, từng tham gia Bộ Ngoại giao thời Liên Xô. Ông đưa cho tôi tin nhắn trong một bức điện từ Moscow, và yêu cầu đưa nội dung đó vào một tài liệu mà chúng tôi sẽ trao cho chính quyền Campuchia. Khi nhìn thấy vài lỗi đánh máy, tôi nói với ông rằng mình sẽ sửa chúng. “Đừng làm vậy!” ông gắt lên. “Chúng ta đã nhận điện này trực tiếp từ Moscow. Họ biết rõ hơn. Dù có sai sót thì cũng không đến lượt chúng ta sửa.” Sự việc đó là biểu tượng cho điều sẽ trở thành xu hướng ngày càng tăng trong Bộ Ngoại giao Nga: sự phục tùng không nghi ngờ đối với các nhà lãnh đạo.
NHỮNG KẺ CHỈ BIẾT VÂNG LỜI
Ở Nga, thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 là một thập niên tràn trề hy vọng. Mức thu nhập bình quân đầu người và mức sống của người dân ngày càng tăng. Putin, người đảm nhận chức vụ tổng thống vào đầu thiên niên kỷ mới, đã hứa hẹn sẽ chấm dứt sự hỗn loạn của những năm 1990.
Tuy nhiên, nhiều người Nga dần cảm thấy mệt mỏi với Putin ngay từ những năm 2000-2009. Hầu hết các trí thức coi hình ảnh lãnh đạo cứng rắn của ông là một hình ảnh từ quá khứ không được hoan nghênh, và đã có rất nhiều trường hợp tham nhũng trong nhóm quan chức cấp cao của chính phủ. Putin phản ứng với cuộc điều tra về chính quyền của mình bằng cách ngăn chặn quyền tự do ngôn luận. Vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã nắm quyền kiểm soát cả ba đài truyền hình chính của Nga.
Tuy nhiên, trong Bộ Ngoại giao, những động thái ban đầu của Putin lại không gây bất đồng. Ông đã bổ nhiệm Lavrov làm Ngoại trưởng vào năm 2004, một quyết định mà chúng tôi hoan nghênh. Lavrov được biết đến là người rất thông minh và có kinh nghiệm ngoại giao dày dạn, với thành tích xây dựng mối quan hệ lâu dài với các quan chức nước ngoài. Cả Putin và Lavrov ngày càng trở nên đối đầu với NATO, nhưng những thay đổi trong hành vi của họ là rất nhỏ. Nhiều nhà ngoại giao đã không để ý đến điều đó, kể cả tôi.
Tuy nhiên, khi nhìn lại, rõ ràng là Moscow khi đó đã bắt đầu đặt nền móng cho dự án đế quốc của Putin – đặc biệt là ở Ukraine. Điện Kremlin ngày càng trở nên ám ảnh với nước láng giềng kể từ sau Cách mạng Cam năm 2004-2005, khi hàng trăm nghìn người biểu tình ngăn cản ứng viên thân Nga trở thành tổng thống sau cuộc bầu cử mà nhiều người cho là gian lận. Nỗi ám ảnh này đã được phản ánh trong các chương trình truyền hình chính trị lớn của Nga, khi họ bắt đầu dành khung giờ vàng để đưa tin về Ukraine, bình luận về những nhà chức trách ‘bài Nga’ ở Ukraine. Trong 16 năm tiếp theo, ngay trước thời điểm xảy ra xâm lược, người Nga đã nghe các đài truyền hình mô tả Ukraine là một quốc gia xấu xa, bị Mỹ kiểm soát, chuyên áp bức khối dân nói tiếng Nga. (Putin dường như không thể tin rằng các quốc gia có thể thực sự hợp tác với nhau, và ông cho rằng hầu hết các đối tác thân cận nhất của Washington thực ra chỉ là những con rối của họ — bao gồm cả các thành viên còn lại của NATO).
Trong khi đó, Putin tiếp tục tìm cách củng cố quyền lực ở quê nhà. Hiến pháp Nga giới hạn tổng thống chỉ được nắm quyền hai nhiệm kỳ liên tiếp, nhưng vào năm 2008, Putin đã lập ra một kế hoạch để duy trì quyền kiểm soát của mình: ông sẽ ủng hộ đồng minh là Dmitry Medvedev tranh cử tổng thống, nếu Medvedev hứa cho Putin làm thủ tướng. Cả hai người đàn ông đã làm đúng thỏa thuận này. Suốt vài tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev, những thành viên của Bộ Ngoại giao chúng tôi thậm chí còn không biết mình nên gửi báo cáo cho ai trong số hai người này. Trên cương vị tổng thống, Medvedev được giao trọng trách chỉ đạo chính sách đối ngoại theo hiến pháp, nhưng mọi người đều hiểu rằng Putin mới là người nắm quyền lực đằng sau ngai vàng.
Cuối cùng, chúng tôi đã báo cáo cho Medvedev. Quyết định này là một trong số những diễn biến khiến tôi nghĩ rằng vị tổng thống mới của Nga có lẽ không phải là nhân vật ‘thế thân’ đơn thuần. Medvedev đã thiết lập quan hệ nồng ấm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, và hợp tác với phương Tây ngay cả khi hành động đó dường như mâu thuẫn với lợi ích của Nga. Ví dụ, khi phiến quân cố gắng lật đổ chế độ Muammar al-Qaddafi ở Libya, Quân đội và Bộ Ngoại giao Nga đã phản đối nỗ lực của NATO nhằm thiết lập một vùng cấm bay tại Lybia. Qaddafi vốn dĩ có quan hệ tốt với Moscow, và đất nước chúng tôi có các khoản đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Libya, vì vậy Bộ Ngoại giao Nga không muốn phe nổi dậy giành chiến thắng. Tuy nhiên, khi Pháp, Lebanon và Vương quốc Anh – được Mỹ hậu thuẫn – trình kiến nghị trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm cho phép thiết lập vùng cấm bay, Medvedev đã yêu cầu chúng tôi bỏ phiếu trắng thay vì phủ quyết. (Có bằng chứng cho thấy Putin dường như không đồng ý với quyết định này.)
Công nhân gắn áp phích bầu cử có hình Putin và Medvedev lên một tòa nhà văn phòng ở Krasnodar, Nga, tháng 11/2011 Eduard Korniyenko / Reuters
Sang năm 2011, Putin chính thức công bố kế hoạch tái tranh cử tổng thống. Medvedev – miễn cưỡng – bước sang một bên và nhận chức Thủ tướng. Những người theo chủ nghĩa tự do đã phẫn nộ. Nhiều người kêu gọi cử tri Nga hãy tẩy chay bầu cử hoặc cố tình làm hỏng lá phiếu của họ. Nhóm phản đối này chỉ chiếm một phần nhỏ dân số Nga, nên những quan điểm bất đồng của họ đã không đe dọa nghiêm trọng đến kế hoạch của Putin. Nhưng sự đối lập dù được thể hiện một cách hạn chế cũng khiến Moscow lo lắng. Do đó, Putin đã nỗ lực thúc đẩy cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2011, để làm cho kết quả bầu cử trông có vẻ hợp pháp hơn – đây là một trong những nỗ lực nhằm thu hẹp không gian chính trị ngăn cách người dân với chính quyền của ông. Nỗ lực này đã được mở rộng sang Bộ Ngoại giao. Điện Kremlin đã giao cho đại sứ quán của tôi, và tất cả các đại sứ quán khác, nhiệm vụ kêu gọi người Nga ở nước ngoài bỏ phiếu.
Lúc đó, tôi đang làm việc ở Mông Cổ. Khi cuộc bầu cử diễn ra, tôi đã bỏ phiếu cho một đảng không phải của Putin, lo lắng rằng nếu tôi không bỏ phiếu, lá phiếu của tôi sẽ được người khác bỏ nhân danh tôi, cho Đảng Nước Nga Thống nhất của Putin. Nhưng vợ tôi, người làm việc tại đại sứ quán với tư cách là chánh văn phòng, đã tẩy chay bầu cử. Cô ấy là một trong ba nhân viên đại sứ quán không tham gia bỏ phiếu.
Vài ngày sau, lãnh đạo đại sứ quán xem qua danh sách các nhân viên bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Khi được nêu tên, hai người không bỏ phiếu còn lại nói rằng họ không biết rằng mình cần phải bỏ phiếu, và hứa sẽ làm như vậy trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, vợ tôi nói rằng cô ấy không muốn bỏ phiếu, và nhấn mạnh đó là quyền hiến định của cô ấy. Đáp lại, viên chức số hai của đại sứ quán đã tổ chức một chiến dịch chống lại cô. Ông ta hét vào mặt vợ tôi, buộc tội cô ấy vi phạm kỷ luật, và nói rằng cô ấy sẽ bị gắn mác “không đáng tin cậy về mặt chính trị.” Ông ta mô tả vợ tôi là “đồng phạm” của Alexei Navalny, một nhà lãnh đạo đối lập nổi tiếng. Sau khi vợ tôi tiếp tục không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống, đại sứ đã không nói chuyện với cô ấy suốt một tuần. Còn cấp phó của ông ấy đã không nói chuyện với vợ tôi trong hơn một tháng.
(Còn tiếp một phần)
Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P1)
Nguồn: Boris Bondarev, “The Sources of Russian Misconduct,” Foreign Affairs, tháng 11-12/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Dưới đây là câu chuyện của một nhà ngoại giao đào tẩu khỏi điện Kremlin.
Trong vòng ba năm, mọi ngày làm việc của tôi đều bắt đầu theo cùng một cách. 7h30 sáng, tôi thức dậy, đọc báo, rồi lái xe đến Văn phòng Phái đoàn Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Lịch trình luôn dễ dàng và có thể đoán trước, đó là hai trong số những đặc điểm nổi bật trong cuộc đời của một nhà ngoại giao Nga.
Nhưng ngày 24/02 thì khác. Khi kiểm tra điện thoại của mình, tôi đã thấy một bản tin đột ngột và đau đớn: Không quân Nga đang ném bom Ukraine. Kharkiv, Kyiv, và Odessa đang bị tấn công. Quân đội Nga đang tràn ra khỏi Crimea và tiến về phía nam thành phố Kherson. Tên lửa của Nga đã biến các tòa nhà thành đống đổ nát và buộc người dân phải chạy trốn. Tôi đã xem video về các vụ đánh bom, lắng nghe tiếng còi báo động không kích, và chứng kiến người dân chạy tán loạn.
Là một người sinh ra ở Liên Xô, cuộc tấn công vào Ukraine đối với tôi là điều gần như không thể tưởng tượng được, dù tôi đã nghe truyền thông phương Tây báo cáo rằng một cuộc xâm lược sắp xảy ra. Người Ukraine đáng ra phải là bạn thân của chúng tôi. Hai nước có nhiều điểm chung, bao gồm cả lịch sử cùng chiến đấu chống quân Đức khi còn là thành viên của cùng một liên bang. Tôi nghĩ về ca từ của một bài hát yêu nước nổi tiếng trong Thế chiến II, một bài hát mà nhiều cư dân của Liên Xô cũ vẫn thuộc lòng, “Vào ngày 22 tháng 6, chính xác vào lúc 4 giờ sáng, Kyiv bị ném bom, và chúng tôi được bảo rằng chiến tranh đã bắt đầu.” Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả cuộc xâm lược Ukraine là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi phát xít hóa” nước láng giềng của Nga. Nhưng ở Ukraine, chính Nga mới là bọn phát xít.
“Đó là khởi đầu của một kết thúc,” tôi nói với vợ mình. Chúng tôi quyết định rằng tôi phải nghỉ việc.
Từ chức đồng nghĩa với việc vứt bỏ sự nghiệp 20 năm làm nhà ngoại giao Nga, và theo đó cũng mất đi nhiều bạn bè thân thiết. Nhưng đó là điều mà tôi đã suy nghĩ từ lâu. Khi tôi gia nhập Bộ Ngoại giao Nga vào năm 2002, tình hình còn tương đối cởi mở, các nhà ngoại giao có thể trao đổi thân thiện với những người đồng cấp đến từ nước khác. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu tiên, tôi đã thấy rõ rằng Bộ Ngoại giao Nga vẫn còn cực kỳ nhiều vấn đề. Lúc đó, Bộ không hề khuyến khích tư duy phản biện, và trong suốt thời gian tôi làm việc, Bộ ngày càng trở nên hiếu chiến. Dù sao thì tôi vẫn tiếp tục, kiềm chế sự bất hòa trong nhận thức bằng cách hy vọng rằng tôi có thể sử dụng bất cứ quyền lực nào mà tôi có để điều chỉnh hành vi quốc tế của đất nước mình. Thế nhưng, có những sự kiện có thể khiến một người chấp nhận làm những điều mà trước đây họ không dám làm.
Cuộc xâm lược Ukraine khiến người ta không thể phủ nhận rằng nước Nga đã trở nên hung bạo và đàn áp. Đó là một hành động tàn ác không thể diễn tả thành lời, được thiết kế để khiến nước láng giềng phải khuất phục và xóa bỏ bản sắc dân tộc của họ. Nó tạo cho Moscow một cái cớ để thủ tiêu phe đối lập trong nước. Giờ đây, chính phủ Nga đang cử hàng nghìn lính nhập ngũ đi giết hại người Ukraine. Cuộc chiến cho thấy Nga đã không còn độc tài và hiếu chiến, mà trở thành một nhà nước phát xít.
Nhưng đối với tôi, một trong những bài học quan trọng từ cuộc xâm lược này có liên quan đến điều mà tôi đã chứng kiến trong hai thập niên trước đó: điều gì sẽ xảy ra khi một chính phủ dần trở nên hoang tưởng bởi sự tuyên truyền của chính họ? Suốt nhiều năm, các nhà ngoại giao Nga đã được đào tạo để đối đầu với Washington và bao biện cho hành động can thiệp của nước mình ở nước ngoài bằng những lời nói dối và những lập luận không nhất quán. Chúng tôi đã được dạy phải thường xuyên dùng những lời lẽ khoa trương và lặp lại cho nước khác nghe những điều mà Điện Kremlin đã nói với chúng tôi. Nhưng sau cùng thì, đối tượng của chiến dịch tuyên truyền này không chỉ là nước ngoài, mà còn là ban lãnh đạo của chính chúng tôi. Trong các bức điện và tuyên bố, chúng tôi được yêu cầu phải nói với Điện Kremlin rằng chúng tôi đã nói cho thế giới biết về sự vĩ đại của nước Nga và đập tan các lập luận của phương Tây. Chúng tôi đã phải giấu đi mọi lời chỉ trích về các kế hoạch nguy hiểm của tổng thống. Hoạt động này diễn ra ngay cả ở cấp cao nhất của Bộ. Các đồng nghiệp của tôi ở Điện Kremlin nhiều lần nói với tôi rằng Putin thích Ngoại trưởng Sergey Lavrov vì ông ấy là người “thoải mái” khi làm việc cùng, luôn đồng ý với tổng thống và chỉ nói những gì mà tổng thống muốn nghe. Cũng không ngạc nhiên khi Putin nghĩ rằng mình sẽ không gặp khó khăn gì nếu muốn đánh bại Kyiv.
Cuộc chiến ở Ukraine là một minh chứng rõ ràng rằng các quyết định được đưa ra trong buồng kín có thể phản tác dụng như thế nào. Putin đã thất bại trong nỗ lực chinh phục Ukraine, một nhiệm vụ mà ông có thể biết là bất khả thi, nếu chính phủ của ông được thiết kế để đưa ra những đánh giá trung thực. Đối với những người làm việc trong lĩnh vực quân sự, rõ ràng là lực lượng vũ trang Nga không hùng mạnh đến mức như phương Tây lo sợ – một phần là vì những trừng phạt kinh tế mà phương Tây thực hiện sau khi Nga chiếm Crimea năm 2014 đã phát huy hiệu quả hơn mức mà các nhà hoạch định chính sách nhận ra.
Cuộc xâm lược của Điện Kremlin đã củng cố NATO, một thực thể mà nó được thiết kế để làm bẽ mặt, và dẫn đến các lệnh trừng phạt đủ mạnh để khiến nền kinh tế Nga phải thu hẹp. Nhưng các chế độ phát xít thường chính danh hoá bằng cách thực thi quyền lực, hơn là bằng cách mang lại lợi ích kinh tế. Putin quá hung hăng và xa rời thực tế đến mức suy thoái cũng khó mà ngăn cản ông ta. Để biện minh cho sự cai trị của mình, Putin muốn giành được chiến thắng vĩ đại mà ông đã hứa, và tin rằng mình có thể đạt được điều đó. Nếu ông đồng ý ngừng bắn, đó chỉ là để cho quân đội Nga nghỉ ngơi trước khi tiếp tục chiến đấu. Nếu ông giành chiến thắng ở Ukraine, Putin có thể sẽ chuyển sang tấn công một quốc gia hậu Xô Viết khác, chẳng hạn như Moldova, nơi Moscow đã chống lưng cho một khu vực ly khai.
Vì thế, chỉ có một cách để ngăn chặn nhà độc tài Nga, và đó là thực hiện điều mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đề xuất vào tháng 4: làm Nga “suy yếu đến mức họ không thể làm những điều mà họ đã làm khi xâm lược Ukraine.” Nghe như một mục tiêu xa vời. Tuy nhiên, quân đội Nga về cơ bản đã bị suy yếu và nước này đã mất rất nhiều binh sĩ giỏi nhất của mình. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ NATO, Ukraine có khả năng đánh bại Nga ở phía đông và phía nam, giống như cách họ đã làm ở phía bắc.
Nếu bị đánh bại, Putin sẽ đối mặt với tình thế nguy hiểm ở quê nhà. Ông sẽ phải giải thích cho giới tinh hoa và quần chúng lý do tại sao ông lại phản bội kỳ vọng của họ. Ông sẽ phải giải thích cho gia đình của những người lính đã chết vì sao họ lại bỏ mạng mà không mang về được gì. Và do áp lực gia tăng từ các lệnh trừng phạt, ông sẽ phải làm tất cả những việc đó vào thời điểm mà hoàn cảnh của người Nga thậm chí còn tồi tệ hơn hiện tại. Ông có thể thất bại trong nhiệm vụ này, bị chống đối trên diện rộng và bị gạt sang bên lề. Ông có thể tìm kiếm một kẻ làm vật tế thần cho mình, hoặc bị lật đổ bởi các cố vấn và cấp phó mà ông đe dọa sẽ thanh trừng. Dù bằng cách nào, nếu Putin phải ra đi, nước Nga sẽ có cơ hội tái thiết thực sự — và cuối cùng từ bỏ ảo tưởng về sự vĩ đại.
NHỮNG GIẤC MƠ HÃO HUYỀN
Tôi sinh năm 1980 trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu của giới trí thức Liên Xô. Cha tôi là một nhà kinh tế tại Bộ Ngoại thương, và mẹ tôi dạy tiếng Anh tại Học viện Nhà nước Moscow về Quan hệ Đối ngoại. Bà là con gái của một vị tướng chỉ huy một sư đoàn súng trường trong Thế chiến II và đã được công nhận là “Anh hùng Liên Xô.”
Chúng tôi sống trong một căn hộ lớn ở Moscow mà nhà nước tặng cho ông tôi sau chiến tranh, và chúng tôi có những cơ hội mà phần lớn cư dân Liên Xô không có. Cha tôi được bổ nhiệm một vị trí tại một công ty liên doanh Liên Xô-Thụy Sĩ, nhờ thế mà cả nhà tôi đã sống ở Thụy Sĩ vào năm 1984-1985. Đối với cha mẹ tôi, giai đoạn đó là một bước ngoặt. Họ đã trải nghiệm cảm giác sống ở một đất nước giàu có, với đủ loại tiện nghi – hàng tạp hóa, dịch vụ nha khoa chất lượng tốt – mà Liên Xô không có.
Là một nhà kinh tế học, cha tôi đã nhận thức được các vấn đề về cơ cấu của Liên Xô. Nhưng việc sống ở Tây Âu khiến ông và mẹ tôi đặt ra câu hỏi sâu hơn về hệ thống của nước mình, và họ đã rất phấn khích khi Mikhail Gorbachev phát động perestroika vào năm 1985. Hầu hết người dân Liên Xô có lẽ cũng thấy vậy. Người ta không cần phải sống ở Tây Âu thì mới nhận ra rằng các cửa hàng ở Liên Xô chỉ cung cấp một số lượng hạn chế các sản phẩm chất lượng thấp, chẳng hạn như những đôi giày khi xỏ chân vào sẽ rất đau. Người dân Liên Xô biết chính phủ đang nói dối khi họ tuyên bố dẫn đầu “nhân loại tiến bộ”.
Nhiều công dân Liên Xô tin rằng phương Tây sẽ giúp đỡ đất nước mình khi họ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nhưng đó chỉ là thứ hy vọng ngây thơ. Phương Tây đã không cung cấp cho Liên Xô số lượng viện trợ mà nhiều cư dân của nước này – và một số nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng – cho là cần thiết để giải quyết những thách thức kinh tế to lớn của đất nước. Thay vào đó, phương Tây khuyến khích Điện Kremlin nhanh chóng dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát giá cả, và nhanh chóng tư nhân hóa các nguồn lực của nhà nước. Một nhóm nhỏ đã trở nên cực kỳ giàu có trong quá trình này bằng cách chiếm đoạt tài sản công. Nhưng đối với hầu hết người Nga, cái gọi là liệu pháp sốc đã dẫn đến tình trạng bần cùng hóa. Siêu lạm phát xảy ra và tuổi thọ trung bình giảm xuống. Đất nước đúng là đã trải qua một thời kỳ dân chủ hóa, nhưng phần lớn công chúng đã đánh đồng các quyền tự do mới với cảnh khốn cùng. Kết quả là địa vị của phương Tây ở Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hình ảnh của phương Tây tiếp tục sứt mẻ sau chiến dịch nhắm vào Serbia của NATO năm 1999. Đối với Nga, các vụ không kích này không phải là hoạt động để bảo vệ người thiểu số Albania, mà là hành động gây hấn của một cường quốc đối với một nạn nhân nhỏ bé. Tôi còn nhớ rất rõ cảnh mình đi ngang qua Đại sứ quán Mỹ ở Moscow một ngày sau khi một đám đông tấn công toà nhà, và nhìn thấy sơn đã bị tạt lên tường.
Là con của những bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu — cha tôi rời công chức vào năm 1991 và bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ thành công — tôi đã trải qua thập niên hỗn loạn đó chỉ một cách gián tiếp. Thời niên thiếu của tôi rất bình yên, và tương lai của tôi có lẽ cũng dễ đoán. Tôi trở thành sinh viên tại trường đại học nơi mẹ tôi giảng dạy, và đặt mục tiêu làm việc trong lĩnh vực quốc tế như cha tôi. Tôi được hưởng lợi khi đến trường vào thời điểm mà người Nga còn cởi mở. Các giáo sư khuyến khích chúng tôi đọc từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả một số nguồn trước đây đã bị cấm. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc tranh luận trong lớp. Vào mùa hè năm 2000, tôi hào hứng đến Bộ Ngoại giao để thực tập, sẵn sàng bắt tay vào công việc mà tôi hy vọng sẽ dạy cho tôi biết về thế giới.
Một người đàn ông cùng con gái rời khỏi địa điểm xảy ra vụ tấn công bằng tên lửa của NATO ở Pristina, Kosovo, tháng 4/1999 Goran Tomasevic / Reuters
Thực tế đã đi ngược lại những gì tôi mong đợi. Thay vì làm việc với những bậc tinh hoa trong những bộ vest kiểu cách — hình mẫu của nhà ngoại giao trong các bộ phim Liên Xô — tôi đã được hướng dẫn bởi một tập hợp những ông chú trung niên mệt mỏi, những người luôn làm các nhiệm vụ không hào hứng một cách lề mề, chẳng hạn như soạn thảo bài phát biểu cho các quan chức cấp cao hơn. Trong phần lớn thời gian, họ còn chẳng buồn làm việc. Họ chỉ ngồi hút thuốc, đọc báo, và nói về kế hoạch cuối tuần của mình. Nhiệm vụ thực tập của tôi chủ yếu là đi nhận báo và mua đồ ăn nhẹ cho họ.
Nhưng tôi vẫn quyết tham gia vào Bộ. Tôi háo hức tự mình kiếm tiền, và tôi vẫn hy vọng có thể tìm hiểu thêm về những nơi khác bằng cách đi xa khỏi Moscow. Khi được nhận vào năm 2002 để làm Trợ lý Tùy viên tại Đại sứ quán Nga ở Campuchia, tôi đã rất vui. Tôi sẽ có cơ hội sử dụng kỹ năng tiếng Khmer và kiến thức về Đông Nam Á của mình.
Vì Campuchia nằm ở vùng ngoại vi về lợi ích của Nga nên tôi có rất ít việc phải làm. Dù vậy, sinh sống ở nước ngoài vẫn là một sự nâng cấp so với sống ở Moscow. Các nhà ngoại giao làm việc bên ngoài nước Nga kiếm được nhiều tiền hơn so với những người sống trong nước. Nhân vật số hai của Đại sứ quán, Viacheslav Loukianov, đánh giá cao những cuộc thảo luận cởi mở và khuyến khích tôi bảo vệ ý kiến của mình. Thái độ của chúng tôi đối với phương Tây cũng khá giống nhau. Bộ Ngoại giao Nga luôn có khuynh hướng chống Mỹ – một đặc điểm kế thừa từ thời Liên Xô – nhưng khuynh hướng này không quá áp đảo. Các đồng nghiệp và tôi không nghĩ nhiều về NATO, và nếu có nghĩ về họ, chúng tôi thường coi tổ chức này như một đối tác. Một buổi tối nọ, tôi đi uống bia cùng một nhân viên đại sứ quán tại một quán bar dưới tầng hầm. Ở đó, chúng tôi tình cờ gặp một quan chức Mỹ, người đã mời chúng tôi uống rượu với anh ta. Ngày nay, một cuộc gặp gỡ như vậy sẽ cực kỳ căng thẳng, nhưng vào thời điểm đó, đó là cơ hội để xây dựng tình bạn.
Tuy nhiên, ngay cả khi đó, rõ ràng là văn hóa trong chính phủ Nga không hề khuyến khích tư duy độc lập — dù Loukianov đã làm điều ngược lại. Một ngày nọ, tôi được gọi đến gặp viên chức số ba của đại sứ quán, một nhà ngoại giao trung niên, trầm tính, từng tham gia Bộ Ngoại giao thời Liên Xô. Ông đưa cho tôi tin nhắn trong một bức điện từ Moscow, và yêu cầu đưa nội dung đó vào một tài liệu mà chúng tôi sẽ trao cho chính quyền Campuchia. Khi nhìn thấy vài lỗi đánh máy, tôi nói với ông rằng mình sẽ sửa chúng. “Đừng làm vậy!” ông gắt lên. “Chúng ta đã nhận điện này trực tiếp từ Moscow. Họ biết rõ hơn. Dù có sai sót thì cũng không đến lượt chúng ta sửa.” Sự việc đó là biểu tượng cho điều sẽ trở thành xu hướng ngày càng tăng trong Bộ Ngoại giao Nga: sự phục tùng không nghi ngờ đối với các nhà lãnh đạo.
NHỮNG KẺ CHỈ BIẾT VÂNG LỜI
Ở Nga, thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 là một thập niên tràn trề hy vọng. Mức thu nhập bình quân đầu người và mức sống của người dân ngày càng tăng. Putin, người đảm nhận chức vụ tổng thống vào đầu thiên niên kỷ mới, đã hứa hẹn sẽ chấm dứt sự hỗn loạn của những năm 1990.
Tuy nhiên, nhiều người Nga dần cảm thấy mệt mỏi với Putin ngay từ những năm 2000-2009. Hầu hết các trí thức coi hình ảnh lãnh đạo cứng rắn của ông là một hình ảnh từ quá khứ không được hoan nghênh, và đã có rất nhiều trường hợp tham nhũng trong nhóm quan chức cấp cao của chính phủ. Putin phản ứng với cuộc điều tra về chính quyền của mình bằng cách ngăn chặn quyền tự do ngôn luận. Vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã nắm quyền kiểm soát cả ba đài truyền hình chính của Nga.
Tuy nhiên, trong Bộ Ngoại giao, những động thái ban đầu của Putin lại không gây bất đồng. Ông đã bổ nhiệm Lavrov làm Ngoại trưởng vào năm 2004, một quyết định mà chúng tôi hoan nghênh. Lavrov được biết đến là người rất thông minh và có kinh nghiệm ngoại giao dày dạn, với thành tích xây dựng mối quan hệ lâu dài với các quan chức nước ngoài. Cả Putin và Lavrov ngày càng trở nên đối đầu với NATO, nhưng những thay đổi trong hành vi của họ là rất nhỏ. Nhiều nhà ngoại giao đã không để ý đến điều đó, kể cả tôi.
Tuy nhiên, khi nhìn lại, rõ ràng là Moscow khi đó đã bắt đầu đặt nền móng cho dự án đế quốc của Putin – đặc biệt là ở Ukraine. Điện Kremlin ngày càng trở nên ám ảnh với nước láng giềng kể từ sau Cách mạng Cam năm 2004-2005, khi hàng trăm nghìn người biểu tình ngăn cản ứng viên thân Nga trở thành tổng thống sau cuộc bầu cử mà nhiều người cho là gian lận. Nỗi ám ảnh này đã được phản ánh trong các chương trình truyền hình chính trị lớn của Nga, khi họ bắt đầu dành khung giờ vàng để đưa tin về Ukraine, bình luận về những nhà chức trách ‘bài Nga’ ở Ukraine. Trong 16 năm tiếp theo, ngay trước thời điểm xảy ra xâm lược, người Nga đã nghe các đài truyền hình mô tả Ukraine là một quốc gia xấu xa, bị Mỹ kiểm soát, chuyên áp bức khối dân nói tiếng Nga. (Putin dường như không thể tin rằng các quốc gia có thể thực sự hợp tác với nhau, và ông cho rằng hầu hết các đối tác thân cận nhất của Washington thực ra chỉ là những con rối của họ — bao gồm cả các thành viên còn lại của NATO).
Trong khi đó, Putin tiếp tục tìm cách củng cố quyền lực ở quê nhà. Hiến pháp Nga giới hạn tổng thống chỉ được nắm quyền hai nhiệm kỳ liên tiếp, nhưng vào năm 2008, Putin đã lập ra một kế hoạch để duy trì quyền kiểm soát của mình: ông sẽ ủng hộ đồng minh là Dmitry Medvedev tranh cử tổng thống, nếu Medvedev hứa cho Putin làm thủ tướng. Cả hai người đàn ông đã làm đúng thỏa thuận này. Suốt vài tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev, những thành viên của Bộ Ngoại giao chúng tôi thậm chí còn không biết mình nên gửi báo cáo cho ai trong số hai người này. Trên cương vị tổng thống, Medvedev được giao trọng trách chỉ đạo chính sách đối ngoại theo hiến pháp, nhưng mọi người đều hiểu rằng Putin mới là người nắm quyền lực đằng sau ngai vàng.
Cuối cùng, chúng tôi đã báo cáo cho Medvedev. Quyết định này là một trong số những diễn biến khiến tôi nghĩ rằng vị tổng thống mới của Nga có lẽ không phải là nhân vật ‘thế thân’ đơn thuần. Medvedev đã thiết lập quan hệ nồng ấm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, và hợp tác với phương Tây ngay cả khi hành động đó dường như mâu thuẫn với lợi ích của Nga. Ví dụ, khi phiến quân cố gắng lật đổ chế độ Muammar al-Qaddafi ở Libya, Quân đội và Bộ Ngoại giao Nga đã phản đối nỗ lực của NATO nhằm thiết lập một vùng cấm bay tại Lybia. Qaddafi vốn dĩ có quan hệ tốt với Moscow, và đất nước chúng tôi có các khoản đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Libya, vì vậy Bộ Ngoại giao Nga không muốn phe nổi dậy giành chiến thắng. Tuy nhiên, khi Pháp, Lebanon và Vương quốc Anh – được Mỹ hậu thuẫn – trình kiến nghị trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm cho phép thiết lập vùng cấm bay, Medvedev đã yêu cầu chúng tôi bỏ phiếu trắng thay vì phủ quyết. (Có bằng chứng cho thấy Putin dường như không đồng ý với quyết định này.)
Công nhân gắn áp phích bầu cử có hình Putin và Medvedev lên một tòa nhà văn phòng ở Krasnodar, Nga, tháng 11/2011 Eduard Korniyenko / Reuters
Sang năm 2011, Putin chính thức công bố kế hoạch tái tranh cử tổng thống. Medvedev – miễn cưỡng – bước sang một bên và nhận chức Thủ tướng. Những người theo chủ nghĩa tự do đã phẫn nộ. Nhiều người kêu gọi cử tri Nga hãy tẩy chay bầu cử hoặc cố tình làm hỏng lá phiếu của họ. Nhóm phản đối này chỉ chiếm một phần nhỏ dân số Nga, nên những quan điểm bất đồng của họ đã không đe dọa nghiêm trọng đến kế hoạch của Putin. Nhưng sự đối lập dù được thể hiện một cách hạn chế cũng khiến Moscow lo lắng. Do đó, Putin đã nỗ lực thúc đẩy cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2011, để làm cho kết quả bầu cử trông có vẻ hợp pháp hơn – đây là một trong những nỗ lực nhằm thu hẹp không gian chính trị ngăn cách người dân với chính quyền của ông. Nỗ lực này đã được mở rộng sang Bộ Ngoại giao. Điện Kremlin đã giao cho đại sứ quán của tôi, và tất cả các đại sứ quán khác, nhiệm vụ kêu gọi người Nga ở nước ngoài bỏ phiếu.
Lúc đó, tôi đang làm việc ở Mông Cổ. Khi cuộc bầu cử diễn ra, tôi đã bỏ phiếu cho một đảng không phải của Putin, lo lắng rằng nếu tôi không bỏ phiếu, lá phiếu của tôi sẽ được người khác bỏ nhân danh tôi, cho Đảng Nước Nga Thống nhất của Putin. Nhưng vợ tôi, người làm việc tại đại sứ quán với tư cách là chánh văn phòng, đã tẩy chay bầu cử. Cô ấy là một trong ba nhân viên đại sứ quán không tham gia bỏ phiếu.
Vài ngày sau, lãnh đạo đại sứ quán xem qua danh sách các nhân viên bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Khi được nêu tên, hai người không bỏ phiếu còn lại nói rằng họ không biết rằng mình cần phải bỏ phiếu, và hứa sẽ làm như vậy trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, vợ tôi nói rằng cô ấy không muốn bỏ phiếu, và nhấn mạnh đó là quyền hiến định của cô ấy. Đáp lại, viên chức số hai của đại sứ quán đã tổ chức một chiến dịch chống lại cô. Ông ta hét vào mặt vợ tôi, buộc tội cô ấy vi phạm kỷ luật, và nói rằng cô ấy sẽ bị gắn mác “không đáng tin cậy về mặt chính trị.” Ông ta mô tả vợ tôi là “đồng phạm” của Alexei Navalny, một nhà lãnh đạo đối lập nổi tiếng. Sau khi vợ tôi tiếp tục không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống, đại sứ đã không nói chuyện với cô ấy suốt một tuần. Còn cấp phó của ông ấy đã không nói chuyện với vợ tôi trong hơn một tháng.
(Còn tiếp một phần)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Tranh cãi bao nhiêu quân Nga và Chechnya ‘bị giết ở Ukraine’
BBC
chechen fighters
NGUỒN HÌNH ẢNH,KADYROV_95/TELEGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Binh lính Chechnya thân Nga ở Ukraine được gọi là Kadyrovtsi
09.11.2022
Con số thương vong hai bên trong cuộc chiến của Nga tại Ukraine từ ngày đầu luôn là chủ đề gây bất đồng và tranh cãi.
Mới nhất, Ramzan Kadyrov, tổng thống nước CH Chechnya thuộc Liên bang Nga lên tiếng phản bác thông tin của Ukraine rằng hàng chục lính Chechnya bị giết chỉ ở một thành phố vùng Đông Ukraine.
Theo CNN (09/11/2022), ông Karyrov, thủ lĩnh thân Putin của người Chechnya nói “không hề có một quân nhân Chechnya nào bị giết ở trận đánh Lysychansk”.
Ông ta viết trên kênh Telegram rằng “tuyên truyền của Ukraine nói 30 lính Chechnya bị giết chỉ trong một trận đánh” là bậy bạ.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine trước đó nói rằng ngoài 30 lính tử vong, có thêm 15 lính bị thương và toàn bộ một trung đội Chechnya thuộc tiểu đoàn Akhmat bị xóa sổ ở Lysychansk, theo CNN.
Tuy thế, chính ông Kadyrov đã từng lên tiếng chỉ trích cách đánh của Bộ Quốc phòng Nga là không hiệu quả.
Con số lính Nga ở một tiểu đoàn “tân binh” từ Voronesh “bị giết” đầu tháng 11 cũng gây ngạc nhiên cho dư luận châu Âu, theo các báo Anh.
Trang The Guardian ở London hôm 08/11 ghi lại lời kể của Aleksei Agafonov, một quân nhân Nga sống sót sau cuộc pháo kích của Ukraine ngày 1/11.
Có vẻ như phía Ukraine biết rõ vị trí đào hầm của họ và khi họ chưa kịp củng cố các tuyến phòng thủ, đạn pháo dội xuống tàn khốc.
Sau vài giờ pháo kích, trong số 570 lính của tiểu đoàn Nga, chỉ có chừng 130 sống sót mà chưa kịp vào trận gần Makiivka, thuộc tỉnh Lugansk. Agafonov cùng đồng đội thoát chết chạy về Svatove, địa điểm do quân Nga kiểm soát.
Giống như những tân binh khác, Aleksei Agafonov được huy động ra chiến trường từ thành phố Voronesh, miền Nam nước Nga trong đợt động viên 300 nghìn lính mới của Tổng thống Putin.
Nhóm điều tra Verstka của Nga thì trích lời một người lính khác, Nikolai Voronin cho hay đến sáng 02/11, đồng đội của anh “chết la liệt, chân tay, bộ phận cơ thể trải khắp nơi”.
“Vài cái xẻng đùng để đào công sự nay được dùng để bới họ lên.”
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Putin dựa vào ông Kadyrov (phải) để củng cố quyền lực của Nga ở Chechnya
Quân đội Nga thiệt hại bao nhiêu tướng tá và binh lính?
Các báo Ba Lan cũng thường trích nguồn Ukraine cho hay tại các tuyến đầu, ở vùng Donbass, số lính Nga bị giết lên tới con số “người Ukraine không dám nhìn”.
Cũng có tin các cấp chỉ huy Nga thường bỏ chạy trước, để mặc binh lính trên chiến trường.
Trang Wprost ở Ba Lan trích các nguồn Anh, Mỹ và Ukraine nêu ra con số 74 nghìn lính Nga bị giết sau 206 ngày xâm lăng Ukraine.
Tính đến 03/11, trang báo này cho hay chỉ riêng số sĩ quan Nga thiệt mạng trong cuộc chiến là trung bình 5,7 người/ngày.
Họ gồm có 12 tướng, 44 đại tá, 98 trung tá, 193 thiếu tá, 279 đại úy, 471 thượng úy, 235 trung úy và 72 sĩ quan các cấp bậc khác.
Số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Nga công bố 21/09 chỉ xác nhận có 6.000 quân nhân các cấp “hy sinh trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine” từ ngày đầu tiên.
Trong khi đó, các báo Nga lo ngại rằng việc tuyển tân binh ồ ạt và hỗn loạn mới đây sẽ chỉ đưa con số quân Nga tử trận ở chiến trường Ukraine tăng lên nhanh hơn trước.
Cùng lúc, trang Moscow Times ở Nga nêu ra con số tử vong của đợt tuyển quân mới khi tân binh chưa ra tới chiến trường.
Trích các nguồn độc lập của Nga, tờ báo cho hay hôm 02/11 ít nhất 100 quân nhân vừa bị động viên trong đợt mới nhất vào tháng 10, “đã tử vong vì tai nạn, vì đánh nhau, tự sát vì dùng bia rượu, ma tuý”.
BBC
chechen fighters
NGUỒN HÌNH ẢNH,KADYROV_95/TELEGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Binh lính Chechnya thân Nga ở Ukraine được gọi là Kadyrovtsi
09.11.2022
Con số thương vong hai bên trong cuộc chiến của Nga tại Ukraine từ ngày đầu luôn là chủ đề gây bất đồng và tranh cãi.
Mới nhất, Ramzan Kadyrov, tổng thống nước CH Chechnya thuộc Liên bang Nga lên tiếng phản bác thông tin của Ukraine rằng hàng chục lính Chechnya bị giết chỉ ở một thành phố vùng Đông Ukraine.
Theo CNN (09/11/2022), ông Karyrov, thủ lĩnh thân Putin của người Chechnya nói “không hề có một quân nhân Chechnya nào bị giết ở trận đánh Lysychansk”.
Ông ta viết trên kênh Telegram rằng “tuyên truyền của Ukraine nói 30 lính Chechnya bị giết chỉ trong một trận đánh” là bậy bạ.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine trước đó nói rằng ngoài 30 lính tử vong, có thêm 15 lính bị thương và toàn bộ một trung đội Chechnya thuộc tiểu đoàn Akhmat bị xóa sổ ở Lysychansk, theo CNN.
Tuy thế, chính ông Kadyrov đã từng lên tiếng chỉ trích cách đánh của Bộ Quốc phòng Nga là không hiệu quả.
Con số lính Nga ở một tiểu đoàn “tân binh” từ Voronesh “bị giết” đầu tháng 11 cũng gây ngạc nhiên cho dư luận châu Âu, theo các báo Anh.
Trang The Guardian ở London hôm 08/11 ghi lại lời kể của Aleksei Agafonov, một quân nhân Nga sống sót sau cuộc pháo kích của Ukraine ngày 1/11.
Có vẻ như phía Ukraine biết rõ vị trí đào hầm của họ và khi họ chưa kịp củng cố các tuyến phòng thủ, đạn pháo dội xuống tàn khốc.
Sau vài giờ pháo kích, trong số 570 lính của tiểu đoàn Nga, chỉ có chừng 130 sống sót mà chưa kịp vào trận gần Makiivka, thuộc tỉnh Lugansk. Agafonov cùng đồng đội thoát chết chạy về Svatove, địa điểm do quân Nga kiểm soát.
Giống như những tân binh khác, Aleksei Agafonov được huy động ra chiến trường từ thành phố Voronesh, miền Nam nước Nga trong đợt động viên 300 nghìn lính mới của Tổng thống Putin.
Nhóm điều tra Verstka của Nga thì trích lời một người lính khác, Nikolai Voronin cho hay đến sáng 02/11, đồng đội của anh “chết la liệt, chân tay, bộ phận cơ thể trải khắp nơi”.
“Vài cái xẻng đùng để đào công sự nay được dùng để bới họ lên.”
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Putin dựa vào ông Kadyrov (phải) để củng cố quyền lực của Nga ở Chechnya
Quân đội Nga thiệt hại bao nhiêu tướng tá và binh lính?
Các báo Ba Lan cũng thường trích nguồn Ukraine cho hay tại các tuyến đầu, ở vùng Donbass, số lính Nga bị giết lên tới con số “người Ukraine không dám nhìn”.
Cũng có tin các cấp chỉ huy Nga thường bỏ chạy trước, để mặc binh lính trên chiến trường.
Trang Wprost ở Ba Lan trích các nguồn Anh, Mỹ và Ukraine nêu ra con số 74 nghìn lính Nga bị giết sau 206 ngày xâm lăng Ukraine.
Tính đến 03/11, trang báo này cho hay chỉ riêng số sĩ quan Nga thiệt mạng trong cuộc chiến là trung bình 5,7 người/ngày.
Họ gồm có 12 tướng, 44 đại tá, 98 trung tá, 193 thiếu tá, 279 đại úy, 471 thượng úy, 235 trung úy và 72 sĩ quan các cấp bậc khác.
Số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Nga công bố 21/09 chỉ xác nhận có 6.000 quân nhân các cấp “hy sinh trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine” từ ngày đầu tiên.
Trong khi đó, các báo Nga lo ngại rằng việc tuyển tân binh ồ ạt và hỗn loạn mới đây sẽ chỉ đưa con số quân Nga tử trận ở chiến trường Ukraine tăng lên nhanh hơn trước.
Cùng lúc, trang Moscow Times ở Nga nêu ra con số tử vong của đợt tuyển quân mới khi tân binh chưa ra tới chiến trường.
Trích các nguồn độc lập của Nga, tờ báo cho hay hôm 02/11 ít nhất 100 quân nhân vừa bị động viên trong đợt mới nhất vào tháng 10, “đã tử vong vì tai nạn, vì đánh nhau, tự sát vì dùng bia rượu, ma tuý”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nga rút khỏi thành phố Kherson – chịu thất bại lớn
Bình Phương
9 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Một khẩu đội pháo của Ukraine ở mặt trận Kherson để hỗ trợ bộ binh chiếm lại thành phố mà quân Nga thông báo rút đi từ hôm 5-11-22. Ảnh Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images
Quân đội Nga hôm thứ Tư 9 Tháng Mười Một thông báo rút lực lượng khỏi thành phố Kherson có vị trí chiến lược ở miền Nam Ukraine sau tám tháng chiếm đóng. Đây được coi là một trong những thất bại nặng nề nhất trong nỗ lực chiến tranh của Tổng thống Vladimir V. Putin.
Lệnh rút quân được Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei K. Shoigu đưa ra trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu được phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước Nga, sau khi tướng Sergei V. Surovikin, chỉ huy quân Nga ở Ukraine, thừa nhận rằng các cuộc pháo kích dữ dội từ các lực lượng tấn công của Ukraine đã làm cho quân Nga không thể giữ được các vị trí ở phía Tây sông Dnipro – dòng sông chia đôi thành phố Kherson.
Báo The New York Times nói ông Putin không có mặt tại cuộc họp có lẽ vì ông không muốn công khai chịu trách nhiệm về một quyết định rút lui nhục nhã mà chỉ có ông mới đủ thẩm quyền ra lệnh.
Vào cuối ngày thứ Tư, các quan chức Ukraine cho biết họ đã có bằng chứng cho thấy người Nga đang rút khỏi phần lãnh thổ mà Nga chiếm ở phía Tây con sông, họ tin rằng cuộc rút lui là có thật. Nhưng các chỉ huy Ukraine vẫn cảnh báo về một âm mưu dụ quân Ukraine vào bẫy khi họ chưa biết chắc về tình trạng của các lực lượng Nga trong thành phố.
Roman Kostenko, một Đại tá quân đội Ukraine và là Chủ tịch ủy ban tình báo và quốc phòng tại quốc hội nước này cho biết: “Chúng tôi có dấu hiệu họ đang rút quân. Họ cho nổ tung những cây cầu để ngăn cản đường tiến của chúng tôi. Chúng tôi thấy họ rời khỏi các trung tâm dân cư, nhưng để lại binh lính che chở cho việc di chuyển của họ”.
Việc rút lui được công bố là một trong những thất bại trầm trọng nhất của Nga trong cuộc chiến mà ông Putin bắt đầu vào Tháng Hai. Kherson là một hải cảng và thành phố công nghiệp quan trọng bị quân Nga chiếm giữ ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến và là thủ phủ khu vực duy nhất mà Nga chiếm được. Việc chiếm được Kherson đã tạo cho Moscow một chỗ đứng quan trọng ở phía Tây sông Dnipro, được sử dụng như một căn cứ để tiến xa hơn về phía Tây, đến tận thành phố cảng quan trọng Odessa.
***
Tin tức về cuộc rút quân đã gây phản ứng đau khổ và tức giận từ những nhân vật diều hâu nổi tiếng của Nga, trong khi có những người khác coi đây là một chiến thuật rút lui hợp lý để hướng tới một mặt trận dễ phòng thủ hơn.
Yuri Kotyonok, một người viết blog quân sự có ảnh hưởng than thở: “Quyết định này gây sốc cho hàng ngàn và hàng triệu người đang chiến đấu vì nước Nga, chết vì nước Nga, tin tưởng vào nước Nga và chia sẻ niềm tin của thế giới Nga”.
Boris Rozhin, một nhà phân tích quân sự, gọi cuộc rút lui là “thất bại quân sự nghiêm trọng nhất kể từ năm 1991” – năm thành lập Liên bang Nga.
Nhưng Tatiana Stanovaya, một nhà phân tích người Nga chuyên nghiên cứu về ông Putin cho công ty phân tích chính trị R.Politik, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Theo quan điểm của tôi, điều này khẳng định Putin là kẻ thực dụng như thế nào. Ông ta không điên rồ như chúng ta nghĩ ”.
Giao tranh quyết liệt gần thành phố Kherson – một ví trí chiến lược nối miền Nam Ukraine với bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng từ đầu cuộc chiến. Ảnh Elmurod Usubaliev/Anadolu Agency via Getty Images
Cuộc rút lui khỏi Kherson của quân Nga sẽ có tác động như thế nào đến tiến trình đàm phán hòa bình giữa hai nước? Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine và các trợ lý hàng đầu của ông đã trở nên cứng rắn; họ đòi Nga trước tiên phải hoàn toàn rời khỏi Ukraine và phải bồi thường chiến tranh như là điều kiện để đàm phán.
Trong một cuộc họp báo của Toà Bạch Ốc hôm thứ Tư, Tổng thống Biden nói “Vẫn còn phải xem liệu Ukraine có sẵn sàng thỏa hiệp hay không.” Sau đó, ông nhấn mạnh rằng việc tham gia đàm phán hay không là tùy thuộc vào người Ukraine.
Về thành phố Kherson, ông Biden cho biết ông đã mong đợi một cuộc rút lui của Nga. “Đó là bằng chứng cho thấy họ thực sự có một số vấn đề”, ông Biden nói.
***
Cuộc họp được dàn dựng rõ ràng của ông Shoigu, nơi cả ông Shoigu và tướng Surovikin đều nói rằng họ hành động vì quan tâm đến quân đội, vì không muốn binh sĩ phải hy sinh gian khổ trong mùa đông… – những phát ngôn nhằm mục đích xoa dịu nỗi tức giận của dân chúng trong nước. Người Nga ngày càng biết nhiều báo cáo về một cuộc chiến tranh được tổ chức kém, một cuộc tổng động viên hỗn loạn dẫn đến các cuộc biểu tình lan rộng, số thương vong nặng nề, binh sĩ thiếu huấn luyện và trang bị kém được dùng làm mồi cho đại bác.
Trong khi đó, các nhà bình luận ủng hộ chiến tranh, ủng hộ Putin lại chỉ trích Điện Kremlin không quyết liệt và tàn bạo hơn.
Quyết định rút lui rõ ràng của Moscow cho phép quân Nga thực hiện một cuộc rút lui có trật tự chứ không phải kiểu sụp đổ đột ngột và tháo chạy mà họ đã thể hiện khi rút khỏi khu vực Đông Bắc Kharkiv vào Tháng Chín, để lại nhiều kho vũ khí và các trang thiết bị khác mà người Ukraine có thể sử dụng.
Về phía Ukraine, trong bài phát biểu tối thứ Tư, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói người dân cần kiềm chế cảm xúc trước tin vui về sự rút quân của người Nga.
Một số người Ukraine vẫn thận trọng khi đánh giá hành động của quân Nga. Người dân và các quan chức Ukraine ghi nhận binh lính Nga đang thay quần áo dân sự và chiếm các ngôi nhà ở thành phố Kherson cũng như các thị trấn và làng mạc xung quanh, những dấu hiệu có thể có của các cuộc phục kích đã được lập kế hoạch.
Các quan chức Ukraine cũng cảnh báo nếu người Nga từ bỏ Kherson, họ vẫn có thể tàn phá nó bằng pháo kích từ bên kia sông, hoặc cho nổ đập thủy điện Kakhovka ở thượng nguồn để nhấn chìm thành phố. Nga và Ukraine đã cáo buộc lẫn nhau âm mưu tấn công con đập, con đường cuối cùng mà người Nga có qua sông Dnipro.
Việc chiếm lại bờ Tây của sông Dnipro có thể cho phép các lực lượng Ukraine cắt nguồn nước ngọt chính cung cấp cho bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng. Ukraine đã cắt nguồn nước này sau khi Nga chiếm Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 và cuộc tấn công của quân Nga vào đầu năm nay đã cho phép họ tái mở lại nguồn nước đó.
Bình Phương
9 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Một khẩu đội pháo của Ukraine ở mặt trận Kherson để hỗ trợ bộ binh chiếm lại thành phố mà quân Nga thông báo rút đi từ hôm 5-11-22. Ảnh Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images
Quân đội Nga hôm thứ Tư 9 Tháng Mười Một thông báo rút lực lượng khỏi thành phố Kherson có vị trí chiến lược ở miền Nam Ukraine sau tám tháng chiếm đóng. Đây được coi là một trong những thất bại nặng nề nhất trong nỗ lực chiến tranh của Tổng thống Vladimir V. Putin.
Lệnh rút quân được Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei K. Shoigu đưa ra trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu được phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước Nga, sau khi tướng Sergei V. Surovikin, chỉ huy quân Nga ở Ukraine, thừa nhận rằng các cuộc pháo kích dữ dội từ các lực lượng tấn công của Ukraine đã làm cho quân Nga không thể giữ được các vị trí ở phía Tây sông Dnipro – dòng sông chia đôi thành phố Kherson.
Báo The New York Times nói ông Putin không có mặt tại cuộc họp có lẽ vì ông không muốn công khai chịu trách nhiệm về một quyết định rút lui nhục nhã mà chỉ có ông mới đủ thẩm quyền ra lệnh.
Vào cuối ngày thứ Tư, các quan chức Ukraine cho biết họ đã có bằng chứng cho thấy người Nga đang rút khỏi phần lãnh thổ mà Nga chiếm ở phía Tây con sông, họ tin rằng cuộc rút lui là có thật. Nhưng các chỉ huy Ukraine vẫn cảnh báo về một âm mưu dụ quân Ukraine vào bẫy khi họ chưa biết chắc về tình trạng của các lực lượng Nga trong thành phố.
Roman Kostenko, một Đại tá quân đội Ukraine và là Chủ tịch ủy ban tình báo và quốc phòng tại quốc hội nước này cho biết: “Chúng tôi có dấu hiệu họ đang rút quân. Họ cho nổ tung những cây cầu để ngăn cản đường tiến của chúng tôi. Chúng tôi thấy họ rời khỏi các trung tâm dân cư, nhưng để lại binh lính che chở cho việc di chuyển của họ”.
Việc rút lui được công bố là một trong những thất bại trầm trọng nhất của Nga trong cuộc chiến mà ông Putin bắt đầu vào Tháng Hai. Kherson là một hải cảng và thành phố công nghiệp quan trọng bị quân Nga chiếm giữ ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến và là thủ phủ khu vực duy nhất mà Nga chiếm được. Việc chiếm được Kherson đã tạo cho Moscow một chỗ đứng quan trọng ở phía Tây sông Dnipro, được sử dụng như một căn cứ để tiến xa hơn về phía Tây, đến tận thành phố cảng quan trọng Odessa.
***
Tin tức về cuộc rút quân đã gây phản ứng đau khổ và tức giận từ những nhân vật diều hâu nổi tiếng của Nga, trong khi có những người khác coi đây là một chiến thuật rút lui hợp lý để hướng tới một mặt trận dễ phòng thủ hơn.
Yuri Kotyonok, một người viết blog quân sự có ảnh hưởng than thở: “Quyết định này gây sốc cho hàng ngàn và hàng triệu người đang chiến đấu vì nước Nga, chết vì nước Nga, tin tưởng vào nước Nga và chia sẻ niềm tin của thế giới Nga”.
Boris Rozhin, một nhà phân tích quân sự, gọi cuộc rút lui là “thất bại quân sự nghiêm trọng nhất kể từ năm 1991” – năm thành lập Liên bang Nga.
Nhưng Tatiana Stanovaya, một nhà phân tích người Nga chuyên nghiên cứu về ông Putin cho công ty phân tích chính trị R.Politik, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Theo quan điểm của tôi, điều này khẳng định Putin là kẻ thực dụng như thế nào. Ông ta không điên rồ như chúng ta nghĩ ”.
Giao tranh quyết liệt gần thành phố Kherson – một ví trí chiến lược nối miền Nam Ukraine với bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng từ đầu cuộc chiến. Ảnh Elmurod Usubaliev/Anadolu Agency via Getty Images
Cuộc rút lui khỏi Kherson của quân Nga sẽ có tác động như thế nào đến tiến trình đàm phán hòa bình giữa hai nước? Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine và các trợ lý hàng đầu của ông đã trở nên cứng rắn; họ đòi Nga trước tiên phải hoàn toàn rời khỏi Ukraine và phải bồi thường chiến tranh như là điều kiện để đàm phán.
Trong một cuộc họp báo của Toà Bạch Ốc hôm thứ Tư, Tổng thống Biden nói “Vẫn còn phải xem liệu Ukraine có sẵn sàng thỏa hiệp hay không.” Sau đó, ông nhấn mạnh rằng việc tham gia đàm phán hay không là tùy thuộc vào người Ukraine.
Về thành phố Kherson, ông Biden cho biết ông đã mong đợi một cuộc rút lui của Nga. “Đó là bằng chứng cho thấy họ thực sự có một số vấn đề”, ông Biden nói.
***
Cuộc họp được dàn dựng rõ ràng của ông Shoigu, nơi cả ông Shoigu và tướng Surovikin đều nói rằng họ hành động vì quan tâm đến quân đội, vì không muốn binh sĩ phải hy sinh gian khổ trong mùa đông… – những phát ngôn nhằm mục đích xoa dịu nỗi tức giận của dân chúng trong nước. Người Nga ngày càng biết nhiều báo cáo về một cuộc chiến tranh được tổ chức kém, một cuộc tổng động viên hỗn loạn dẫn đến các cuộc biểu tình lan rộng, số thương vong nặng nề, binh sĩ thiếu huấn luyện và trang bị kém được dùng làm mồi cho đại bác.
Trong khi đó, các nhà bình luận ủng hộ chiến tranh, ủng hộ Putin lại chỉ trích Điện Kremlin không quyết liệt và tàn bạo hơn.
Quyết định rút lui rõ ràng của Moscow cho phép quân Nga thực hiện một cuộc rút lui có trật tự chứ không phải kiểu sụp đổ đột ngột và tháo chạy mà họ đã thể hiện khi rút khỏi khu vực Đông Bắc Kharkiv vào Tháng Chín, để lại nhiều kho vũ khí và các trang thiết bị khác mà người Ukraine có thể sử dụng.
Về phía Ukraine, trong bài phát biểu tối thứ Tư, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói người dân cần kiềm chế cảm xúc trước tin vui về sự rút quân của người Nga.
Một số người Ukraine vẫn thận trọng khi đánh giá hành động của quân Nga. Người dân và các quan chức Ukraine ghi nhận binh lính Nga đang thay quần áo dân sự và chiếm các ngôi nhà ở thành phố Kherson cũng như các thị trấn và làng mạc xung quanh, những dấu hiệu có thể có của các cuộc phục kích đã được lập kế hoạch.
Các quan chức Ukraine cũng cảnh báo nếu người Nga từ bỏ Kherson, họ vẫn có thể tàn phá nó bằng pháo kích từ bên kia sông, hoặc cho nổ đập thủy điện Kakhovka ở thượng nguồn để nhấn chìm thành phố. Nga và Ukraine đã cáo buộc lẫn nhau âm mưu tấn công con đập, con đường cuối cùng mà người Nga có qua sông Dnipro.
Việc chiếm lại bờ Tây của sông Dnipro có thể cho phép các lực lượng Ukraine cắt nguồn nước ngọt chính cung cấp cho bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng. Ukraine đã cắt nguồn nước này sau khi Nga chiếm Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 và cuộc tấn công của quân Nga vào đầu năm nay đã cho phép họ tái mở lại nguồn nước đó.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Đôi vợ chồng trở lại Ukraine do chi phí nhà ở Vương quốc Anh cao
BBC
Chụp lại hình ảnh,
Irina và Joe Place đã chọn ở lại Ukraine sau khi về thăm gia đình vào tháng Chín
10 tháng 11 2022
Một cặp vợ chồng rời bỏ nhà của họ ở Kyiv sau khi Nga xâm lược Ukraine đã trở về đất nước bị chiến tranh tàn phá do chi phí nhà ở ở Anh.
Joe và Irina Place cho biết họ phải đối mặt với việc chi trả 1.500 bảng một tháng ở Anh, so với 500 bảng ở miền tây Ukraine.
Cặp đôi gặp nhau khi dạy tiếng Anh ở Ukraine vào năm 2019, đến Vương quốc Anh vào tháng Hai năm nay để thoát khỏi cuộc xung đột ở nước này.
Joe, một nghiên cứu sinh 29 tuổi người Anh và làm công việc viết nội dung, và vợ anh, một người Ukraine 34 tuổi làm quản lý nội dung, đi sang Anh theo diện thị thực gia đình nên không đủ điều kiện được trợ cấp theo chương trình Ngôi nhà cho Ukraine (Homes for Ukraine).
Anh cho biết ban đầu họ ở với bạn bè và gia đình trước khi tìm nhà ở Sheffield hoặc Nottingham, nhưng họ phải đối mặt với điều kiện nhà ở "khủng khiếp", chi phí cao và các yêu cầu thuê nhà mà họ không thể đáp ứng.
Anh cho biết chủ nhà cũng không chấp nhận tiền mặt mà vợ chồng anh có trong tài khoản ngân hàng Ukraine.
Tuy nhiên, khi họ về thăm gia đình ở miền tây Ukraine vào tháng Chín, họ đã quyết định quay trở lại, lập gia đình ở Uzhhorod.
"Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi thực sự thích ở đây, và chúng tôi ổn", Joe nói.
NGUỒN HÌNH ẢNH,JOE PLACE
Chụp lại hình ảnh,
Cặp đôi gặp nhau khi dạy tiếng Anh ở Ukraine năm 2019
Irina đã có thị thực theo diện Chương trình Gia đình Ukraine nhưng cho biết cô không nhận được số tiền hỗ trợ từ chính phủ như những người trong chương trình Ngôi nhà cho Ukraine.
Joe cho biết vì Nga đã tấn công vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine bằng các cuộc tấn công tên lửa, họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình trạng mất điện và hệ thống sưởi.
"Đó là điều sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, và điều đó sẽ khó khăn."
Chính phủ Anh cho biết chương trình Ngôi nhà cho Ukraine và Gia đình Ukraine là "một trong những chương trình thị thực nhanh nhất và lớn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh".
Một phát ngôn viên cho biết: “Chúng tôi mong đợi những người Ukraine vào Vương quốc Anh thông qua Chương trình Gia đình Ukraine chủ yếu được hỗ trợ bởi các thành viên trong gia đình, nhưng họ cũng được cấp visa tạm trú 3 năm và có đầy đủ quyền làm việc, học tập và các quyền lợi."
"Chính quyền địa phương có nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ cho những người trong chương trình gia đình, bao gồm cả những người vô gia cư nếu được yêu cầu.
BBC
Chụp lại hình ảnh,
Irina và Joe Place đã chọn ở lại Ukraine sau khi về thăm gia đình vào tháng Chín
10 tháng 11 2022
Một cặp vợ chồng rời bỏ nhà của họ ở Kyiv sau khi Nga xâm lược Ukraine đã trở về đất nước bị chiến tranh tàn phá do chi phí nhà ở ở Anh.
Joe và Irina Place cho biết họ phải đối mặt với việc chi trả 1.500 bảng một tháng ở Anh, so với 500 bảng ở miền tây Ukraine.
Cặp đôi gặp nhau khi dạy tiếng Anh ở Ukraine vào năm 2019, đến Vương quốc Anh vào tháng Hai năm nay để thoát khỏi cuộc xung đột ở nước này.
Joe, một nghiên cứu sinh 29 tuổi người Anh và làm công việc viết nội dung, và vợ anh, một người Ukraine 34 tuổi làm quản lý nội dung, đi sang Anh theo diện thị thực gia đình nên không đủ điều kiện được trợ cấp theo chương trình Ngôi nhà cho Ukraine (Homes for Ukraine).
Anh cho biết ban đầu họ ở với bạn bè và gia đình trước khi tìm nhà ở Sheffield hoặc Nottingham, nhưng họ phải đối mặt với điều kiện nhà ở "khủng khiếp", chi phí cao và các yêu cầu thuê nhà mà họ không thể đáp ứng.
Anh cho biết chủ nhà cũng không chấp nhận tiền mặt mà vợ chồng anh có trong tài khoản ngân hàng Ukraine.
Tuy nhiên, khi họ về thăm gia đình ở miền tây Ukraine vào tháng Chín, họ đã quyết định quay trở lại, lập gia đình ở Uzhhorod.
"Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi thực sự thích ở đây, và chúng tôi ổn", Joe nói.
NGUỒN HÌNH ẢNH,JOE PLACE
Chụp lại hình ảnh,
Cặp đôi gặp nhau khi dạy tiếng Anh ở Ukraine năm 2019
Irina đã có thị thực theo diện Chương trình Gia đình Ukraine nhưng cho biết cô không nhận được số tiền hỗ trợ từ chính phủ như những người trong chương trình Ngôi nhà cho Ukraine.
Joe cho biết vì Nga đã tấn công vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine bằng các cuộc tấn công tên lửa, họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình trạng mất điện và hệ thống sưởi.
"Đó là điều sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, và điều đó sẽ khó khăn."
Chính phủ Anh cho biết chương trình Ngôi nhà cho Ukraine và Gia đình Ukraine là "một trong những chương trình thị thực nhanh nhất và lớn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh".
Một phát ngôn viên cho biết: “Chúng tôi mong đợi những người Ukraine vào Vương quốc Anh thông qua Chương trình Gia đình Ukraine chủ yếu được hỗ trợ bởi các thành viên trong gia đình, nhưng họ cũng được cấp visa tạm trú 3 năm và có đầy đủ quyền làm việc, học tập và các quyền lợi."
"Chính quyền địa phương có nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ cho những người trong chương trình gia đình, bao gồm cả những người vô gia cư nếu được yêu cầu.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nghiên cứu quốc tế
Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P2)
Nguồn: Boris Bondarev, “The Sources of Russian Misconduct,” Foreign Affairs, tháng 11-12/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
BIẾN CHẤT
Vị trí tiếp theo của tôi là trong Cục Chống phổ biến và Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga. Ngoài các vấn đề liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tôi được giao tập trung vào kiểm soát xuất khẩu vũ khí – quản lý việc chuyển giao quốc tế hàng hóa và công nghệ có thể được sử dụng cho mục đích quốc phòng và dân sự. Đó là một công việc giúp tôi có cái nhìn rõ ràng hơn về quân đội Nga, ngay khi vai trò của nó vừa mới được nâng cao.
Tháng 03/2014, Nga sáp nhập Crimea và bắt đầu kích động nổi dậy ở Donbas. Khi tin tức về việc sáp nhập được công bố, tôi đang có mặt tại Hội nghị Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí Quốc tế ở Dubai. Trong giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tiếp cận tôi, họ đều muốn biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã nói với họ sự thật: “Tôi cũng chỉ biết nhiều bằng các anh thôi.” Đó không phải là lần cuối cùng Moscow đưa ra các quyết định chính sách đối ngoại lớn mà không thông báo cho các nhà ngoại giao của mình.
Trong các đồng nghiệp của tôi, phản ứng đối với vụ sáp nhập Crimea trải dài từ ý kiến phản đối đến tích cực. Ukraine đang dần hướng về phương Tây, nhưng Crimea là một trong số ít những nơi mà quan điểm lịch sử của Putin là có cơ sở: Bán đảo Crimea, được chuyển giao trong nội bộ Liên Xô từ Nga sang Ukraine vào năm 1954, về mặt văn hóa gần gũi với Moscow hơn là Kyiv. (Hơn 75% dân số của khu vực này có tiếng mẹ đẻ là tiếng Nga.) Cuộc tiếp quản nhanh chóng và không đổ máu ở Crimea chỉ bị phản đối rất ít và thậm chí còn rất được ủng hộ ở Nga. Ngoại trưởng Lavrov đã sử dụng nó như một cơ hội để thể hiện bản thân, khi ông có một bài phát biểu đổ lỗi cho “những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan” ở Ukraine về hành vi của Nga. Tôi và nhiều đồng nghiệp lại cho rằng sẽ mang tính chiến lược hơn nếu Putin biến Crimea thành một quốc gia độc lập, vì chúng tôi có thể thuyết phục mọi người rằng quyết định đó ít gây hấn hơn. Tuy nhiên, sự tế nhị không có trong từ điển của Putin. Một Crimea độc lập sẽ không mang lại cho ông vinh quang khi đòi lại những vùng đất vốn dĩ “thuộc về” Nga.
Việc tạo ra một phong trào ly khai trong nội bộ vùng Donbas đang bị chiếm đóng ở miền đông Ukraine là điều khá khó hiểu. Động thái này, diễn ra vào khoảng đầu năm 2014, đã không được người dân Nga ủng hộ nhiều như việc sáp nhập Crimea, và còn gây ra một làn sóng phản đối quốc tế khác. Nhiều nhân viên của Bộ tỏ ra khó chịu về chiến dịch của quân Nga, nhưng không ai dám nhắc đến sự khó chịu này trước mặt Điện Kremlin. Các đồng nghiệp và tôi tin rằng Putin đã chiếm Donbas để khiến Ukraine bị phân tâm, ngăn nước này tạo ra mối đe dọa quân sự nghiêm trọng đối với Nga, cũng như ngăn nước này hợp tác với NATO. Tuy nhiên, có thể có vài nhà ngoại giao đã nói với Putin rằng, bằng cách hỗ trợ cho phe ly khai, ông thực ra đã đẩy Kyiv đến gần hơn với kẻ thù của ông.
Công việc ngoại giao của tôi với các phái đoàn phương Tây vẫn tiếp tục sau vụ sáp nhập Crimea và chiến dịch Donbas. Đôi khi, tôi cảm giác như chẳng có gì thay đổi. Tôi vẫn có quan hệ tích cực với các đồng nghiệp từ Mỹ và Châu Âu khi cùng cộng tác về vấn đề kiểm soát vũ khí. Nga khi đó đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, nhưng tác động của chúng đối với nền kinh tế Nga còn hạn chế. Lavrov trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 rằng “Các lệnh trừng phạt là một dấu hiệu của sự khó chịu. Chúng không phải là công cụ của các chính sách nghiêm túc.”
Nhưng với tư cách là một nhân viên ngoại giao phụ trách mảng xuất khẩu, tôi có thể thấy rằng các hạn chế kinh tế của phương Tây đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Nga. Ngành công nghiệp quốc phòng Nga phụ thuộc rất nhiều vào các thành phần và sản phẩm do phương Tây sản xuất. Nó sử dụng các công cụ của Mỹ và châu Âu để bảo dưỡng động cơ và động cơ máy bay không người lái. Nó dựa vào các nhà sản xuất phương Tây để chế tạo các bộ phận của thiết bị điện tử chống bức xạ, vốn rất quan trọng đối với hệ thống vệ tinh mà các quan chức Nga sử dụng để thu thập thông tin tình báo, liên lạc, và thực hiện các cuộc tấn công chính xác. Nhiều nhà sản xuất Nga đã làm việc với các công ty Pháp để mua các cảm biến cần thiết cho máy bay của chúng tôi. Ngay cả một số loại vải được sử dụng trong thiết bị bay hạng nhẹ, chẳng hạn như bóng bay thời tiết, cũng được sản xuất bởi các doanh nghiệp phương Tây. Các lệnh trừng phạt đột ngột cắt đứt khả năng tiếp cận của chúng tôi với các sản phẩm này và khiến quân đội của chúng tôi yếu hơn so với những gì phương Tây tin. Nhóm của tôi biết rõ những tổn thất này sẽ làm suy yếu sức mạnh của Nga như thế nào, nhưng chiến dịch tuyên truyền của Bộ Ngoại giao đã khiến Điện Kremlin không phát hiện ra điều đó. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết này đang hiển hiện ở Ukraine: các lệnh trừng phạt là một lý do khiến Nga gặp nhiều khó khăn trong cuộc xâm lược của mình.
Năng lực quân sự suy giảm đã không ngăn được Bộ Ngoại giao Nga ngày càng trở nên hiếu chiến. Tại các hội nghị thượng đỉnh hoặc trong các cuộc họp với các quốc gia khác, các nhà ngoại giao Nga ngày càng dành nhiều thời gian để tấn công Mỹ và các đồng minh. Ví dụ, nhóm của tôi đã tổ chức nhiều cuộc họp song phương với Nhật Bản, tập trung vào việc hai bên có thể hợp tác như thế nào, và hầu hết những cuộc họp này đều là cơ hội để nói với Nhật Bản rằng “Đừng quên ai đã thả bom hạt nhân lên đất nước các ông.”
Tôi đã cố gắng quản lý thiệt hại. Khi các sếp của tôi soạn ra những nhận xét hoặc báo cáo mang tính hiếu chiến, tôi thường cố gắng thuyết phục họ làm dịu giọng điệu của mình, và cảnh báo không nên dùng ngôn ngữ hiếu chiến và không nên lạm dụng chiến thắng của Nga trước Đức Quốc Xã. Nhưng nội dung các tuyên bố của chúng tôi – cả nội bộ và với bên ngoài – đã dần trở nên thù địch hơn khi sếp của chúng tôi chỉnh sửa chúng một cách hung hăng. Tuyên truyền kiểu Liên Xô đã hoàn toàn trở lại với đường lối ngoại giao của Nga.
ẢO TƯỞNG
Ngày 04/03/2018, cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái Yulia của ông đã bị đầu độc suýt chết tại nhà riêng của họ ở Vương quốc Anh. Chỉ mất mười ngày để các nhà điều tra Anh xác định Nga là thủ phạm. Ban đầu, tôi không tin vào kết luận này. Skripal, một cựu điệp viên Nga, từng bị kết án vì tiết lộ bí mật quốc gia cho chính phủ Anh, và đã đi tù vài năm trước khi được thả tự do trong một vụ trao đổi điệp viên. Tôi không hiểu tại sao ông ta vẫn còn là mối quan tâm của đất nước tôi. Nếu Moscow muốn Skripal chết, hẳn họ đã giải quyết khi ông ta còn ở trên đất Nga.
Sự hoài nghi của tôi đã trở nên hữu ích. Phòng của tôi chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến vũ khí hóa học, vì vậy chúng tôi đã dành nhiều thời gian để lập luận rằng người Nga không phải chịu trách nhiệm về vụ đầu độc – điều mà tôi đã làm với niềm tin vững chắc. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao càng từ chối trách nhiệm, niềm tin của tôi lại càng lung lay. Chúng tôi đã tuyên bố rằng vụ đầu độc không phải do Nga thực hiện, mà có sự nhúng tay của các nhà chức trách Anh bài Nga với mục đích huỷ hoại danh tiếng quốc tế của chúng tôi. Tất nhiên, Anh hoàn toàn không có lý do gì để muốn Skripal chết, vì vậy những tuyên bố của Moscow không giống một lập luận thực tế, mà giống một nỗ lực kém cỏi nhằm chuyển sự chú ý từ Nga sang phương Tây – một mục tiêu phổ biến trong tuyên truyền của Điện Kremlin. Cuối cùng, tôi đã phải chấp nhận sự thật: vụ đầu độc là tội ác do chính quyền Nga gây ra.
Nhiều người Nga vẫn phủ nhận việc Moscow phải chịu trách nhiệm. Tôi biết, rất khó để tin rằng đất nước của mình đang được điều hành bởi những tên tội phạm sẵn sàng giết người để trả thù. Nhưng những lời nói dối của Nga không thuyết phục được các quốc gia khác, những nước đã quyết liệt bỏ phiếu bác bỏ nghị quyết do Nga đề xuất tại Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) nhằm yêu cầu hủy bỏ cuộc điều tra của tổ chức liên chính phủ này về vụ tấn công. Chỉ có Algeria, Azerbaijan, Trung Quốc, Iran, và Sudan đứng về phía Moscow. Sau cùng, cuộc điều tra kết luận rằng gia đình Skripal đã bị đầu độc bởi Novichok: một chất độc thần kinh do Nga sản xuất.
Các đại biểu Nga đáng lẽ nên thành thật truyền đạt thất bại này đến cấp trên của họ. Thay vào đó, họ đã làm điều ngược lại. Quay về Moscow, tôi đã đọc được những bức điện dài lê thê từ phái đoàn Nga về cách họ đã đánh bại nhiều động thái “chống Nga,” “vô lý” và “vô căn cứ” của các nước phương Tây. Việc nghị quyết của Nga đã bị bác bỏ chỉ được tóm gọn trong một dòng báo cáo.
Lúc đầu, tôi chỉ đơn giản là khó chịu với những báo cáo này. Nhưng ngay sau đó, tôi nhận ra chúng đã được tiếp nhận rất nghiêm túc ở các cấp cao nhất của Bộ. Những nhà ngoại giao viết những câu chuyện hư cấu kiểu này đã nhận được sự tán thưởng từ cấp trên và liên tục thăng tiến trong sự nghiệp. Moscow muốn được nghe những gì họ hy vọng là sự thật – chứ không phải những gì thực sự xảy ra. Các đại sứ Nga ở khắp mọi nơi hiểu rõ điều này, và họ đã cạnh tranh nhau để gửi đi những bức điện với giọng điệu tán dương nhiều nhất.
Chiến dịch tuyên truyền thậm chí còn trở nên kỳ quặc hơn sau khi Navalny bị đầu độc bằng Novichok vào tháng 8/2020. Những bức điện gửi về khiến tôi phải sững sờ. Một người gọi các nhà ngoại giao phương Tây là “thú đi săn trở thành kẻ bị săn.” Một người khác viết về “sự nghiêm túc và không thể chối cãi trong các lập luận của chúng ta.” Người thứ ba nói về việc các nhà ngoại giao Nga đã “dễ dàng dập tắt từ trong trứng nước những nỗ lực đáng thương của phương Tây để cất lên tiếng nói của họ”.
Putin dự lễ đặt vòng hoa tại Lăng mộ Chiến sĩ Vô danh ở Moscow, tháng 2/2017 Sergei Karpukhin / File Photo / Reuters
Cách hành xử như vậy vừa thiếu chuyên nghiệp vừa nguy hiểm. Một bộ ngoại giao lành mạnh được thiết kế để cung cấp cho các nhà lãnh đạo một cái nhìn toàn diện về thế giới, từ đó giúp họ có thể đưa ra các quyết định sáng suốt. Dù các nhà ngoại giao Nga vẫn đưa những thông tin không có lợi vào báo cáo của họ, nhưng để cấp trên không phát hiện ra thiếu sót, họ sẽ chôn vùi những sự thật này trong hàng núi luận điệu tuyên truyền. Chẳng hạn, một bức điện năm 2021 có thể chứa một dòng giải thích rằng quân đội Ukraine đã mạnh hơn so với hồi năm 2014, nhưng ngay cả lời thừa nhận đó cũng bị ẩn sau những lời lẽ dài dòng ca ngợi lực lượng vũ trang hùng mạnh của Nga.
Sự xa rời thực tế thậm chí còn trở nên cực đoan hơn vào tháng 1/2022, khi các nhà ngoại giao Mỹ và Nga gặp nhau tại Văn phòng Đại sứ Mỹ ở Geneva để thảo luận về một hiệp ước do Moscow đề xuất nhằm tái tổ chức NATO. Bộ Ngoại giao Nga khi đó ngày càng tập trung vào nguy cơ từ NATO, còn quân đội Nga đang tập hợp tại biên giới với Ukraine. Tôi được giao nhiệm vụ điều phối liên lạc cho cuộc họp – ngồi trực điện thoại để sẵn sàng hỗ trợ nếu đoàn đại biểu của chúng tôi cần bất cứ điều gì từ phái đoàn Nga tại địa phương. Tôi đã nhận được một bản sao các đề xuất của Nga. Đề xuất đó thực sự gây hoang mang, chứa đầy những điều khoản rõ ràng là không thể chấp nhận được đối với phương Tây, ví dụ như yêu cầu NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi các quốc gia gia nhập sau năm 1997, bao gồm Bulgaria, Cộng hòa Séc, Ba Lan và các nước Baltic. Tôi cho rằng tác giả của nó hoặc đang đặt nền tảng cho chiến tranh, hoặc không biết Mỹ hoặc Châu Âu hoạt động như thế nào — hoặc cả hai. Tôi đã trò chuyện với các đại biểu của chúng tôi trong giờ nghỉ giải lao và họ cũng có vẻ bối rối. Tôi đã hỏi sếp của mình về điều đó và ông cũng rất hoang mang. Không ai có thể hiểu làm thế nào chúng tôi lại đưa cho người Mỹ một tài liệu yêu cầu NATO đóng cửa vĩnh viễn với các thành viên mới. Cuối cùng, chúng tôi cũng biết được nguồn gốc của tài liệu: nó đến thẳng từ Điện Kremlin. Và vì thế, không ai được đặt câu hỏi.
Tôi vẫn hy vọng rằng các đồng nghiệp của mình sẽ bày tỏ quan ngại khi nói chuyện riêng, thay vì chỉ bối rối về việc chúng tôi đang làm. Nhưng nhiều người nói với tôi rằng họ hoàn toàn không có vấn đề gì với những lời nói dối của Điện Kremlin. Đối với một số người, đây là cách để trốn tránh trách nhiệm trước hành động của Nga; họ có thể giải thích hành vi của mình bằng cách tự nói với bản thân và những người khác rằng họ chỉ đang tuân theo mệnh lệnh. Tôi hiểu điều đó. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là nhiều người thậm chí còn tự hào về hành vi ngày càng hung hăng của đất nước chúng tôi. Một vài lần, khi tôi cảnh báo các đồng nghiệp rằng hành động của họ quá thô bạo, không có lợi cho Nga, họ đã nhắc đến lực lượng hạt nhân của chúng tôi. “Chúng ta là một cường quốc,” một người nói với tôi. Các quốc gia khác, ông tiếp tục, “phải làm những gì chúng ta nói.”
CHUYẾN TÀU ĐIÊN RỒ
Ngay cả sau hội nghị thượng đỉnh tháng 1, tôi vẫn không tin rằng Putin sẽ phát động một cuộc chiến toàn diện. Ukraine vào năm 2022 rõ ràng là đoàn kết và thân phương Tây hơn so với năm 2014. Chẳng có ai ở Ukraine lại mang hoa ra chào đón người Nga. Những tuyên bố mang tính đối đầu của phương Tây về một cuộc xâm lược tiềm tàng của Nga cho thấy rõ rằng Mỹ và châu Âu sẽ phản ứng mạnh mẽ. Thời gian làm việc trong lĩnh vực vũ khí và xuất khẩu đã dạy tôi rằng quân đội Nga không có khả năng đè bẹp được nước láng giềng châu Âu lớn nhất, và rằng ngoài Belarus, không một quốc gia bên ngoài nào có thể cung cấp cho chúng tôi sự hỗ trợ có ý nghĩa. Tôi nghĩ rằng Putin biết điều này – dù những kẻ nịnh hót đã che giấu sự thật khỏi mắt ông.
Cuộc xâm lược khiến quyết định nghỉ việc của tôi trở nên dễ dàng về mặt đạo đức. Nhưng những vấn đề khác vẫn còn rất khó khăn. Vợ tôi đang đến thăm tôi ở Geneva khi chiến tranh nổ ra – khi đó cô ấy vừa nghỉ việc tại một hiệp hội công nghiệp có trụ sở tại Moscow – nhưng từ chức công khai có nghĩa là cả tôi và vợ sẽ không được an toàn ở Nga. Do đó, hai vợ chồng tôi nhất trí rằng cô ấy sẽ trở lại Moscow để mang theo chú mèo con của chúng tôi trước khi tôi nộp đơn từ chức. Quá trình đó đã trở nên rất phức tạp, kéo dài ba tháng. Chú mèo của chúng tôi, một chú mèo nhỏ đi lạc, cần phải bị thiến và được tiêm phòng trước khi vợ tôi có thể đưa nó đến Thụy Sĩ, nhưng Liên minh Châu Âu đã nhanh chóng cấm máy bay Nga. Để đi từ Moscow đến Geneva, vợ tôi đã phải bắt ba chuyến bay, hai lần đi taxi, và thêm hai lần băng qua biên giới Litva – cả hai lần đều đi bộ.
Trong khi đó, tôi chứng kiến các đồng nghiệp của mình ủng hộ mọi mục tiêu của Putin. Trong những ngày đầu của cuộc chiến, hầu hết trong số họ đều tự hào rạng rỡ. “Cuối cùng [cũng xảy ra chiến tranh]!” một người thốt lên. “Giờ chúng ta sẽ cho người Mỹ thấy! Giờ thì họ sẽ biết ai mới là ông chủ.” Sau một vài tuần, khi rõ ràng rằng cuộc tấn công chớp nhoáng vào Kyiv đã thất bại, lời lẽ của họ bắt đầu hạ nhiệt, nhưng sự hiếu chiến vẫn còn đó. Một quan chức là chuyên gia có uy tín về tên lửa đạn đạo nói với tôi rằng Nga cần “gửi một đầu đạn hạt nhân đến ngoại ô Washington. …Người Mỹ sẽ bĩnh ra quần rồi chạy đến bên chúng ta cầu xin hòa bình.” Ông có lẽ phần nào đang đùa. Nhưng người Nga có xu hướng nghĩ rằng người Mỹ quá yếu đuối để có thể liều mạng vì bất cứ điều gì, vậy nên khi tôi chỉ ra rằng một cuộc tấn công hạt nhân sẽ dẫn đến trả đũa thảm khốc, ông ấy đã chế giễu, “Làm gì có chuyện đó.”
Có khoảng vài chục nhà ngoại giao đã lặng lẽ rời khỏi Bộ Ngoại giao Nga. (Cho đến nay, tôi là người duy nhất công khai cắt đứt liên hệ với Moscow.) Nhưng hầu hết các đồng nghiệp mà tôi coi là hiểu chuyện và thông minh đều ở lại. “Chúng ta có thể làm gì?” một người hỏi. “Chúng ta là những người nhỏ bé.” Ông đã từ bỏ mọi lý lẽ của mình. “Những người ở Moscow biết rõ hơn,” ông nói. Những người khác thừa nhận tình hình điên rồ trong các cuộc trò chuyện riêng tư, nhưng điều đó không được phản ánh trong công việc của họ. Họ tiếp tục nói dối về sự hung bạo của người Ukraine. Tôi đã thấy các báo cáo hàng ngày đề cập đến vũ khí sinh học của Ukraine, thứ vốn dĩ không tồn tại. Tôi đi bộ quanh văn phòng của chúng tôi – cơ bản là một hành lang dài với các văn phòng riêng cho từng nhà ngoại giao – và nhận thấy rằng ngay cả nhiều đồng nghiệp mà tôi cho là thông minh cũng mở chương trình tuyên truyền tiếng Nga trên tivi của họ cả ngày. Như thể họ đang cố gắng tự thấm nhuần tư tưởng đó.
Bản chất của công việc của chúng tôi chắc chắn đã thay đổi. Trước tiên, quan hệ với các nhà ngoại giao phương Tây đã sụp đổ. Chúng tôi đã ngừng thảo luận với họ về gần như mọi vấn đề; một số đồng nghiệp từ châu Âu thậm chí còn chẳng buồn cất lời chào khi chúng tôi chạm mặt trong khuôn viên Văn phòng Liên Hiệp Quốc. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào các liên hệ với Trung Quốc, những người bày tỏ rằng họ “hiểu” những lo ngại về an ninh của Nga, nhưng đã cẩn thận không bình luận về cuộc chiến. Chúng tôi cũng dành nhiều thời gian hơn để làm việc với các thành viên khác của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể — Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Tajikistan — một khối gồm các quốc gia mà sếp tôi vẫn hay gọi là NATO của riêng Nga. Sau khi xâm lược nổ ra, nhóm của tôi đã tổ chức rất nhiều vòng tham vấn với các quốc gia này, lấy chủ đề vũ khí sinh học và hạt nhân, nhưng chúng tôi không nói về chiến tranh. Khi tôi trò chuyện với một nhà ngoại giao Trung Á về các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học được cho là đang ở Ukraine, ông cho đó là chuyện nực cười. Và tôi đồng ý.
Vài tuần sau, tôi nộp đơn từ chức. Cuối cùng, tôi đã không còn đồng lõa với một hệ thống tin rằng nó sở hữu một quyền lực thần thánh để buộc nước láng giềng phải khuất phục.
SỐC VÀ TỈNH THỨC
Trong suốt cuộc chiến, các nhà lãnh đạo phương Tây đã dần nhận thức sâu sắc về những thất bại của quân đội Nga. Nhưng họ dường như không biết rằng chính sách đối ngoại của Nga cũng thất bại không kém. Nhiều quan chức châu Âu đã nói về sự cần thiết của một giải pháp thương lượng cho cuộc chiến ở Ukraine, và nếu quốc gia của họ cảm thấy mệt mỏi với việc gánh chịu chi phí năng lượng và kinh tế liên quan đến việc hỗ trợ Kyiv, họ có thể thúc ép Ukraine chấp nhận thỏa thuận. Đặc biệt, phương Tây có thể sẽ ép Kyiv chấp nhận thỏa thuận nếu Putin mạnh tay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Nhưng chừng nào Putin còn nắm quyền, sẽ chẳng có ai ở Moscow để thực sự đàm phán với Ukraine. Bộ Ngoại giao Nga không phải là một bên đàm phán đáng tin cậy, cũng như bất kỳ bộ nào khác trong chính phủ Nga. Tất cả đều là phần mở rộng của Putin và chương trình nghị sự của ông ta. Bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng chỉ tạo cơ hội cho Nga tái vũ trang trước khi tấn công trở lại.
Chỉ có một thứ thực sự có thể ngăn cản Putin, và đó là một thất bại toàn diện. Điện Kremlin có thể nói dối người Nga như họ muốn và có thể ra lệnh cho các nhà ngoại giao của mình nói dối người khác. Nhưng các binh sĩ Ukraine sẽ chẳng quan tâm đến kênh truyền hình nhà nước Nga. Và rõ ràng, những thất bại của quân Nga không phải lúc nào cũng có thể giấu khỏi mắt công chúng Nga, chẳng hạn như trong vài ngày của tháng 9, người Ukraine đã chiếm lại được gần như toàn bộ tỉnh Kharkiv. Đáp lại, những nhân vật trên truyền hình Nga bắt đầu than vãn về tổn thất. Những bình luận viên chủ chiến trên mạng của Nga đã trực tiếp chỉ trích tổng thống. “Ông đang tổ chức một bữa tiệc hàng tỷ rúp đấy,” một người viết trong một bài đăng trực tuyến được lan truyền rộng rãi, chế nhạo Putin vì đã tham dự một sự kiện khai trương vòng đu quay trong khi lực lượng Nga rút lui. “Chuyện gì đang xảy ra với ông vậy?”
Putin đã phản ứng với những tổn thất này – và với những người chỉ trích ông – bằng cách đưa một lượng lớn người gia nhập quân đội. (Moscow cho biết họ đang động viên khoảng 300.000 lính, nhưng con số thực tế có thể cao hơn.) Nhưng về lâu dài, việc kêu gọi lính nhập ngũ sẽ không giải quyết được vấn đề. Lực lượng vũ trang Nga có tinh thần chiến đấu thấp và trang thiết bị kém, những vấn đề mà lệnh động viên sẽ không thể khắc phục được. Với sự hỗ trợ quy mô lớn của phương Tây, quân đội Ukraine có thể gây ra những thất bại nghiêm trọng hơn cho quân đội Nga, buộc họ phải rút lui khỏi các vùng lãnh thổ khác. Có khả năng Ukraine cuối cùng sẽ giành lợi thế trước Nga tại các khu vực của Donbas, nơi cả hai bên đã giao tranh kể từ năm 2014.
Một đứa trẻ ngồi bên ngoài một tòa nhà bị hư hại ở Kyiv, tháng 02/2022 Umit Bektas / Reuters
Nếu điều đó xảy ra, Putin sẽ nhận ra mình đang bị dồn vào đường cùng. Ông có thể đáp trả thất bại bằng một cuộc tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Nga vẫn còn đam mê cuộc sống xa hoa của mình, và nên nhận ra rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ mở đường cho một cuộc chiến có thể giết chết ông. (Còn nếu ông ấy không nhận ra, hy vọng cấp dưới của ông sẽ không tuân theo mệnh lệnh tự sát đó.) Putin có thể ra lệnh tổng động viên – yêu cầu gần như tất cả thanh niên Nga nhập ngũ – nhưng điều đó cũng chẳng có tác dụng gì ngoài việc tạo ra một quãng nghỉ tạm thời. Và càng nhiều người Nga thiệt mạng vì giao tranh, thì sự bất mãn trong nước đối với tổng thống Nga sẽ càng lớn. Putin cuối cùng có thể sẽ rút lui, và để các nhà tuyên truyền Nga đổ lỗi cho những người xung quanh ông ta về thất bại đáng xấu hổ, như những gì đã xảy ra sau thất bại ở Kharkiv. Nhưng điều đó có thể thúc đẩy Putin thanh trừng các cộng sự của mình, khiến các đồng minh thân cận nhất của ông gặp nguy hiểm. Kết quả có thể là một cuộc đảo chính cung đình đầu tiên của Moscow kể từ khi Nikita Khrushchev bị lật đổ vào năm 1964.
Nếu Putin bị lật đổ, tương lai của Nga sẽ vô cùng bất định. Hoàn toàn có khả năng người kế nhiệm ông sẽ cố gắng tiếp tục cuộc chiến, đặc biệt là khi các cố vấn chính của Putin đều xuất thân từ các cơ quan an ninh. Nhưng không một ai ở Nga có được tầm vóc chính trị như ông, vì vậy đất nước có thể sẽ bước vào thời kỳ bất ổn chính trị, thậm chí có thể rơi vào hỗn loạn.
Các nhà phân tích nước ngoài có thể sẽ muốn nhìn thấy Nga trải qua một cuộc khủng hoảng lớn trong nước. Nhưng họ nên suy nghĩ kỹ trước khi mong muốn Nga sụp đổ – không chỉ vì điều đó sẽ khiến kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga rơi vào bất ổn. Hầu hết người Nga đang sống trong một không gian tinh thần khó khăn, gây ra bởi nghèo đói và những chương trình tuyên truyền khổng lồ, gieo rắc lòng căm thù, sợ hãi, đồng thời tạo ra cảm giác tự tôn nhưng bất lực. Nếu Nga tan rã, hoặc trải qua một trận ‘đại hồng thủy’ kinh tế và chính trị, đó sẽ là ngưỡng chịu đựng của họ. Người Nga có thể thống nhất ủng hộ một nhà lãnh đạo khác thậm chí còn hiếu chiến hơn Putin, kích động nội chiến, gây hấn với bên ngoài, hoặc cả hai.
Nếu Ukraine chiến thắng và Putin thất bại, điều tốt nhất mà phương Tây có thể làm là đừng sỉ nhục. Thay vào đó, hãy làm điều ngược lại: cung cấp hỗ trợ. Hành động này có vẻ phản trực giác hoặc gây khó chịu, và bất kỳ viện trợ nào cũng phải đi kèm điều kiện về cải cách chính trị. Nhưng Nga sẽ cần trợ giúp tài chính sau khi thua cuộc, và bằng cách cung cấp viện trợ đáng kể, Mỹ và châu Âu có thể có được lợt thế trong cuộc tranh giành quyền lực thời hậu Putin. Chẳng hạn, họ có thể giúp một trong những nhà kỹ trị kinh tế được kính trọng ở Nga trở thành nhà lãnh đạo lâm thời, và giúp các lực lượng dân chủ của đất nước gầy dựng quyền lực. Cung cấp viện trợ cũng sẽ cho phép phương Tây tránh lặp lại hành vi của họ trong thập niên 1990, khi người Nga cảm thấy bị Mỹ lừa dối, và sẽ khiến người Nga dễ dàng chấp nhận thất bại của đế chế. Sau đó, Nga có thể tạo ra một chính sách đối ngoại mới, được thực hiện bởi một lớp các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thực sự. Sau cùng, họ có thể làm được điều mà thế hệ các nhà ngoại giao Nga hiện tại đã không thể làm được – biến Nga trở thành một đối tác toàn cầu có trách nhiệm và trung thực.
Boris Bondarev từng là nhà ngoại giao làm việc trong Bộ Ngoại giao Nga từ năm 2002 đến năm 2022, gần đây nhất là tham tán của Phái đoàn Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Ông từ chức hồi tháng 5 năm nay để phản đối cuộc xâm lược Ukraine.
Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P2)
Nguồn: Boris Bondarev, “The Sources of Russian Misconduct,” Foreign Affairs, tháng 11-12/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
BIẾN CHẤT
Vị trí tiếp theo của tôi là trong Cục Chống phổ biến và Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga. Ngoài các vấn đề liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tôi được giao tập trung vào kiểm soát xuất khẩu vũ khí – quản lý việc chuyển giao quốc tế hàng hóa và công nghệ có thể được sử dụng cho mục đích quốc phòng và dân sự. Đó là một công việc giúp tôi có cái nhìn rõ ràng hơn về quân đội Nga, ngay khi vai trò của nó vừa mới được nâng cao.
Tháng 03/2014, Nga sáp nhập Crimea và bắt đầu kích động nổi dậy ở Donbas. Khi tin tức về việc sáp nhập được công bố, tôi đang có mặt tại Hội nghị Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí Quốc tế ở Dubai. Trong giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tiếp cận tôi, họ đều muốn biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã nói với họ sự thật: “Tôi cũng chỉ biết nhiều bằng các anh thôi.” Đó không phải là lần cuối cùng Moscow đưa ra các quyết định chính sách đối ngoại lớn mà không thông báo cho các nhà ngoại giao của mình.
Trong các đồng nghiệp của tôi, phản ứng đối với vụ sáp nhập Crimea trải dài từ ý kiến phản đối đến tích cực. Ukraine đang dần hướng về phương Tây, nhưng Crimea là một trong số ít những nơi mà quan điểm lịch sử của Putin là có cơ sở: Bán đảo Crimea, được chuyển giao trong nội bộ Liên Xô từ Nga sang Ukraine vào năm 1954, về mặt văn hóa gần gũi với Moscow hơn là Kyiv. (Hơn 75% dân số của khu vực này có tiếng mẹ đẻ là tiếng Nga.) Cuộc tiếp quản nhanh chóng và không đổ máu ở Crimea chỉ bị phản đối rất ít và thậm chí còn rất được ủng hộ ở Nga. Ngoại trưởng Lavrov đã sử dụng nó như một cơ hội để thể hiện bản thân, khi ông có một bài phát biểu đổ lỗi cho “những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan” ở Ukraine về hành vi của Nga. Tôi và nhiều đồng nghiệp lại cho rằng sẽ mang tính chiến lược hơn nếu Putin biến Crimea thành một quốc gia độc lập, vì chúng tôi có thể thuyết phục mọi người rằng quyết định đó ít gây hấn hơn. Tuy nhiên, sự tế nhị không có trong từ điển của Putin. Một Crimea độc lập sẽ không mang lại cho ông vinh quang khi đòi lại những vùng đất vốn dĩ “thuộc về” Nga.
Việc tạo ra một phong trào ly khai trong nội bộ vùng Donbas đang bị chiếm đóng ở miền đông Ukraine là điều khá khó hiểu. Động thái này, diễn ra vào khoảng đầu năm 2014, đã không được người dân Nga ủng hộ nhiều như việc sáp nhập Crimea, và còn gây ra một làn sóng phản đối quốc tế khác. Nhiều nhân viên của Bộ tỏ ra khó chịu về chiến dịch của quân Nga, nhưng không ai dám nhắc đến sự khó chịu này trước mặt Điện Kremlin. Các đồng nghiệp và tôi tin rằng Putin đã chiếm Donbas để khiến Ukraine bị phân tâm, ngăn nước này tạo ra mối đe dọa quân sự nghiêm trọng đối với Nga, cũng như ngăn nước này hợp tác với NATO. Tuy nhiên, có thể có vài nhà ngoại giao đã nói với Putin rằng, bằng cách hỗ trợ cho phe ly khai, ông thực ra đã đẩy Kyiv đến gần hơn với kẻ thù của ông.
Công việc ngoại giao của tôi với các phái đoàn phương Tây vẫn tiếp tục sau vụ sáp nhập Crimea và chiến dịch Donbas. Đôi khi, tôi cảm giác như chẳng có gì thay đổi. Tôi vẫn có quan hệ tích cực với các đồng nghiệp từ Mỹ và Châu Âu khi cùng cộng tác về vấn đề kiểm soát vũ khí. Nga khi đó đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, nhưng tác động của chúng đối với nền kinh tế Nga còn hạn chế. Lavrov trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 rằng “Các lệnh trừng phạt là một dấu hiệu của sự khó chịu. Chúng không phải là công cụ của các chính sách nghiêm túc.”
Nhưng với tư cách là một nhân viên ngoại giao phụ trách mảng xuất khẩu, tôi có thể thấy rằng các hạn chế kinh tế của phương Tây đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Nga. Ngành công nghiệp quốc phòng Nga phụ thuộc rất nhiều vào các thành phần và sản phẩm do phương Tây sản xuất. Nó sử dụng các công cụ của Mỹ và châu Âu để bảo dưỡng động cơ và động cơ máy bay không người lái. Nó dựa vào các nhà sản xuất phương Tây để chế tạo các bộ phận của thiết bị điện tử chống bức xạ, vốn rất quan trọng đối với hệ thống vệ tinh mà các quan chức Nga sử dụng để thu thập thông tin tình báo, liên lạc, và thực hiện các cuộc tấn công chính xác. Nhiều nhà sản xuất Nga đã làm việc với các công ty Pháp để mua các cảm biến cần thiết cho máy bay của chúng tôi. Ngay cả một số loại vải được sử dụng trong thiết bị bay hạng nhẹ, chẳng hạn như bóng bay thời tiết, cũng được sản xuất bởi các doanh nghiệp phương Tây. Các lệnh trừng phạt đột ngột cắt đứt khả năng tiếp cận của chúng tôi với các sản phẩm này và khiến quân đội của chúng tôi yếu hơn so với những gì phương Tây tin. Nhóm của tôi biết rõ những tổn thất này sẽ làm suy yếu sức mạnh của Nga như thế nào, nhưng chiến dịch tuyên truyền của Bộ Ngoại giao đã khiến Điện Kremlin không phát hiện ra điều đó. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết này đang hiển hiện ở Ukraine: các lệnh trừng phạt là một lý do khiến Nga gặp nhiều khó khăn trong cuộc xâm lược của mình.
Năng lực quân sự suy giảm đã không ngăn được Bộ Ngoại giao Nga ngày càng trở nên hiếu chiến. Tại các hội nghị thượng đỉnh hoặc trong các cuộc họp với các quốc gia khác, các nhà ngoại giao Nga ngày càng dành nhiều thời gian để tấn công Mỹ và các đồng minh. Ví dụ, nhóm của tôi đã tổ chức nhiều cuộc họp song phương với Nhật Bản, tập trung vào việc hai bên có thể hợp tác như thế nào, và hầu hết những cuộc họp này đều là cơ hội để nói với Nhật Bản rằng “Đừng quên ai đã thả bom hạt nhân lên đất nước các ông.”
Tôi đã cố gắng quản lý thiệt hại. Khi các sếp của tôi soạn ra những nhận xét hoặc báo cáo mang tính hiếu chiến, tôi thường cố gắng thuyết phục họ làm dịu giọng điệu của mình, và cảnh báo không nên dùng ngôn ngữ hiếu chiến và không nên lạm dụng chiến thắng của Nga trước Đức Quốc Xã. Nhưng nội dung các tuyên bố của chúng tôi – cả nội bộ và với bên ngoài – đã dần trở nên thù địch hơn khi sếp của chúng tôi chỉnh sửa chúng một cách hung hăng. Tuyên truyền kiểu Liên Xô đã hoàn toàn trở lại với đường lối ngoại giao của Nga.
ẢO TƯỞNG
Ngày 04/03/2018, cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái Yulia của ông đã bị đầu độc suýt chết tại nhà riêng của họ ở Vương quốc Anh. Chỉ mất mười ngày để các nhà điều tra Anh xác định Nga là thủ phạm. Ban đầu, tôi không tin vào kết luận này. Skripal, một cựu điệp viên Nga, từng bị kết án vì tiết lộ bí mật quốc gia cho chính phủ Anh, và đã đi tù vài năm trước khi được thả tự do trong một vụ trao đổi điệp viên. Tôi không hiểu tại sao ông ta vẫn còn là mối quan tâm của đất nước tôi. Nếu Moscow muốn Skripal chết, hẳn họ đã giải quyết khi ông ta còn ở trên đất Nga.
Sự hoài nghi của tôi đã trở nên hữu ích. Phòng của tôi chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến vũ khí hóa học, vì vậy chúng tôi đã dành nhiều thời gian để lập luận rằng người Nga không phải chịu trách nhiệm về vụ đầu độc – điều mà tôi đã làm với niềm tin vững chắc. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao càng từ chối trách nhiệm, niềm tin của tôi lại càng lung lay. Chúng tôi đã tuyên bố rằng vụ đầu độc không phải do Nga thực hiện, mà có sự nhúng tay của các nhà chức trách Anh bài Nga với mục đích huỷ hoại danh tiếng quốc tế của chúng tôi. Tất nhiên, Anh hoàn toàn không có lý do gì để muốn Skripal chết, vì vậy những tuyên bố của Moscow không giống một lập luận thực tế, mà giống một nỗ lực kém cỏi nhằm chuyển sự chú ý từ Nga sang phương Tây – một mục tiêu phổ biến trong tuyên truyền của Điện Kremlin. Cuối cùng, tôi đã phải chấp nhận sự thật: vụ đầu độc là tội ác do chính quyền Nga gây ra.
Nhiều người Nga vẫn phủ nhận việc Moscow phải chịu trách nhiệm. Tôi biết, rất khó để tin rằng đất nước của mình đang được điều hành bởi những tên tội phạm sẵn sàng giết người để trả thù. Nhưng những lời nói dối của Nga không thuyết phục được các quốc gia khác, những nước đã quyết liệt bỏ phiếu bác bỏ nghị quyết do Nga đề xuất tại Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) nhằm yêu cầu hủy bỏ cuộc điều tra của tổ chức liên chính phủ này về vụ tấn công. Chỉ có Algeria, Azerbaijan, Trung Quốc, Iran, và Sudan đứng về phía Moscow. Sau cùng, cuộc điều tra kết luận rằng gia đình Skripal đã bị đầu độc bởi Novichok: một chất độc thần kinh do Nga sản xuất.
Các đại biểu Nga đáng lẽ nên thành thật truyền đạt thất bại này đến cấp trên của họ. Thay vào đó, họ đã làm điều ngược lại. Quay về Moscow, tôi đã đọc được những bức điện dài lê thê từ phái đoàn Nga về cách họ đã đánh bại nhiều động thái “chống Nga,” “vô lý” và “vô căn cứ” của các nước phương Tây. Việc nghị quyết của Nga đã bị bác bỏ chỉ được tóm gọn trong một dòng báo cáo.
Lúc đầu, tôi chỉ đơn giản là khó chịu với những báo cáo này. Nhưng ngay sau đó, tôi nhận ra chúng đã được tiếp nhận rất nghiêm túc ở các cấp cao nhất của Bộ. Những nhà ngoại giao viết những câu chuyện hư cấu kiểu này đã nhận được sự tán thưởng từ cấp trên và liên tục thăng tiến trong sự nghiệp. Moscow muốn được nghe những gì họ hy vọng là sự thật – chứ không phải những gì thực sự xảy ra. Các đại sứ Nga ở khắp mọi nơi hiểu rõ điều này, và họ đã cạnh tranh nhau để gửi đi những bức điện với giọng điệu tán dương nhiều nhất.
Chiến dịch tuyên truyền thậm chí còn trở nên kỳ quặc hơn sau khi Navalny bị đầu độc bằng Novichok vào tháng 8/2020. Những bức điện gửi về khiến tôi phải sững sờ. Một người gọi các nhà ngoại giao phương Tây là “thú đi săn trở thành kẻ bị săn.” Một người khác viết về “sự nghiêm túc và không thể chối cãi trong các lập luận của chúng ta.” Người thứ ba nói về việc các nhà ngoại giao Nga đã “dễ dàng dập tắt từ trong trứng nước những nỗ lực đáng thương của phương Tây để cất lên tiếng nói của họ”.
Putin dự lễ đặt vòng hoa tại Lăng mộ Chiến sĩ Vô danh ở Moscow, tháng 2/2017 Sergei Karpukhin / File Photo / Reuters
Cách hành xử như vậy vừa thiếu chuyên nghiệp vừa nguy hiểm. Một bộ ngoại giao lành mạnh được thiết kế để cung cấp cho các nhà lãnh đạo một cái nhìn toàn diện về thế giới, từ đó giúp họ có thể đưa ra các quyết định sáng suốt. Dù các nhà ngoại giao Nga vẫn đưa những thông tin không có lợi vào báo cáo của họ, nhưng để cấp trên không phát hiện ra thiếu sót, họ sẽ chôn vùi những sự thật này trong hàng núi luận điệu tuyên truyền. Chẳng hạn, một bức điện năm 2021 có thể chứa một dòng giải thích rằng quân đội Ukraine đã mạnh hơn so với hồi năm 2014, nhưng ngay cả lời thừa nhận đó cũng bị ẩn sau những lời lẽ dài dòng ca ngợi lực lượng vũ trang hùng mạnh của Nga.
Sự xa rời thực tế thậm chí còn trở nên cực đoan hơn vào tháng 1/2022, khi các nhà ngoại giao Mỹ và Nga gặp nhau tại Văn phòng Đại sứ Mỹ ở Geneva để thảo luận về một hiệp ước do Moscow đề xuất nhằm tái tổ chức NATO. Bộ Ngoại giao Nga khi đó ngày càng tập trung vào nguy cơ từ NATO, còn quân đội Nga đang tập hợp tại biên giới với Ukraine. Tôi được giao nhiệm vụ điều phối liên lạc cho cuộc họp – ngồi trực điện thoại để sẵn sàng hỗ trợ nếu đoàn đại biểu của chúng tôi cần bất cứ điều gì từ phái đoàn Nga tại địa phương. Tôi đã nhận được một bản sao các đề xuất của Nga. Đề xuất đó thực sự gây hoang mang, chứa đầy những điều khoản rõ ràng là không thể chấp nhận được đối với phương Tây, ví dụ như yêu cầu NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi các quốc gia gia nhập sau năm 1997, bao gồm Bulgaria, Cộng hòa Séc, Ba Lan và các nước Baltic. Tôi cho rằng tác giả của nó hoặc đang đặt nền tảng cho chiến tranh, hoặc không biết Mỹ hoặc Châu Âu hoạt động như thế nào — hoặc cả hai. Tôi đã trò chuyện với các đại biểu của chúng tôi trong giờ nghỉ giải lao và họ cũng có vẻ bối rối. Tôi đã hỏi sếp của mình về điều đó và ông cũng rất hoang mang. Không ai có thể hiểu làm thế nào chúng tôi lại đưa cho người Mỹ một tài liệu yêu cầu NATO đóng cửa vĩnh viễn với các thành viên mới. Cuối cùng, chúng tôi cũng biết được nguồn gốc của tài liệu: nó đến thẳng từ Điện Kremlin. Và vì thế, không ai được đặt câu hỏi.
Tôi vẫn hy vọng rằng các đồng nghiệp của mình sẽ bày tỏ quan ngại khi nói chuyện riêng, thay vì chỉ bối rối về việc chúng tôi đang làm. Nhưng nhiều người nói với tôi rằng họ hoàn toàn không có vấn đề gì với những lời nói dối của Điện Kremlin. Đối với một số người, đây là cách để trốn tránh trách nhiệm trước hành động của Nga; họ có thể giải thích hành vi của mình bằng cách tự nói với bản thân và những người khác rằng họ chỉ đang tuân theo mệnh lệnh. Tôi hiểu điều đó. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là nhiều người thậm chí còn tự hào về hành vi ngày càng hung hăng của đất nước chúng tôi. Một vài lần, khi tôi cảnh báo các đồng nghiệp rằng hành động của họ quá thô bạo, không có lợi cho Nga, họ đã nhắc đến lực lượng hạt nhân của chúng tôi. “Chúng ta là một cường quốc,” một người nói với tôi. Các quốc gia khác, ông tiếp tục, “phải làm những gì chúng ta nói.”
CHUYẾN TÀU ĐIÊN RỒ
Ngay cả sau hội nghị thượng đỉnh tháng 1, tôi vẫn không tin rằng Putin sẽ phát động một cuộc chiến toàn diện. Ukraine vào năm 2022 rõ ràng là đoàn kết và thân phương Tây hơn so với năm 2014. Chẳng có ai ở Ukraine lại mang hoa ra chào đón người Nga. Những tuyên bố mang tính đối đầu của phương Tây về một cuộc xâm lược tiềm tàng của Nga cho thấy rõ rằng Mỹ và châu Âu sẽ phản ứng mạnh mẽ. Thời gian làm việc trong lĩnh vực vũ khí và xuất khẩu đã dạy tôi rằng quân đội Nga không có khả năng đè bẹp được nước láng giềng châu Âu lớn nhất, và rằng ngoài Belarus, không một quốc gia bên ngoài nào có thể cung cấp cho chúng tôi sự hỗ trợ có ý nghĩa. Tôi nghĩ rằng Putin biết điều này – dù những kẻ nịnh hót đã che giấu sự thật khỏi mắt ông.
Cuộc xâm lược khiến quyết định nghỉ việc của tôi trở nên dễ dàng về mặt đạo đức. Nhưng những vấn đề khác vẫn còn rất khó khăn. Vợ tôi đang đến thăm tôi ở Geneva khi chiến tranh nổ ra – khi đó cô ấy vừa nghỉ việc tại một hiệp hội công nghiệp có trụ sở tại Moscow – nhưng từ chức công khai có nghĩa là cả tôi và vợ sẽ không được an toàn ở Nga. Do đó, hai vợ chồng tôi nhất trí rằng cô ấy sẽ trở lại Moscow để mang theo chú mèo con của chúng tôi trước khi tôi nộp đơn từ chức. Quá trình đó đã trở nên rất phức tạp, kéo dài ba tháng. Chú mèo của chúng tôi, một chú mèo nhỏ đi lạc, cần phải bị thiến và được tiêm phòng trước khi vợ tôi có thể đưa nó đến Thụy Sĩ, nhưng Liên minh Châu Âu đã nhanh chóng cấm máy bay Nga. Để đi từ Moscow đến Geneva, vợ tôi đã phải bắt ba chuyến bay, hai lần đi taxi, và thêm hai lần băng qua biên giới Litva – cả hai lần đều đi bộ.
Trong khi đó, tôi chứng kiến các đồng nghiệp của mình ủng hộ mọi mục tiêu của Putin. Trong những ngày đầu của cuộc chiến, hầu hết trong số họ đều tự hào rạng rỡ. “Cuối cùng [cũng xảy ra chiến tranh]!” một người thốt lên. “Giờ chúng ta sẽ cho người Mỹ thấy! Giờ thì họ sẽ biết ai mới là ông chủ.” Sau một vài tuần, khi rõ ràng rằng cuộc tấn công chớp nhoáng vào Kyiv đã thất bại, lời lẽ của họ bắt đầu hạ nhiệt, nhưng sự hiếu chiến vẫn còn đó. Một quan chức là chuyên gia có uy tín về tên lửa đạn đạo nói với tôi rằng Nga cần “gửi một đầu đạn hạt nhân đến ngoại ô Washington. …Người Mỹ sẽ bĩnh ra quần rồi chạy đến bên chúng ta cầu xin hòa bình.” Ông có lẽ phần nào đang đùa. Nhưng người Nga có xu hướng nghĩ rằng người Mỹ quá yếu đuối để có thể liều mạng vì bất cứ điều gì, vậy nên khi tôi chỉ ra rằng một cuộc tấn công hạt nhân sẽ dẫn đến trả đũa thảm khốc, ông ấy đã chế giễu, “Làm gì có chuyện đó.”
Có khoảng vài chục nhà ngoại giao đã lặng lẽ rời khỏi Bộ Ngoại giao Nga. (Cho đến nay, tôi là người duy nhất công khai cắt đứt liên hệ với Moscow.) Nhưng hầu hết các đồng nghiệp mà tôi coi là hiểu chuyện và thông minh đều ở lại. “Chúng ta có thể làm gì?” một người hỏi. “Chúng ta là những người nhỏ bé.” Ông đã từ bỏ mọi lý lẽ của mình. “Những người ở Moscow biết rõ hơn,” ông nói. Những người khác thừa nhận tình hình điên rồ trong các cuộc trò chuyện riêng tư, nhưng điều đó không được phản ánh trong công việc của họ. Họ tiếp tục nói dối về sự hung bạo của người Ukraine. Tôi đã thấy các báo cáo hàng ngày đề cập đến vũ khí sinh học của Ukraine, thứ vốn dĩ không tồn tại. Tôi đi bộ quanh văn phòng của chúng tôi – cơ bản là một hành lang dài với các văn phòng riêng cho từng nhà ngoại giao – và nhận thấy rằng ngay cả nhiều đồng nghiệp mà tôi cho là thông minh cũng mở chương trình tuyên truyền tiếng Nga trên tivi của họ cả ngày. Như thể họ đang cố gắng tự thấm nhuần tư tưởng đó.
Bản chất của công việc của chúng tôi chắc chắn đã thay đổi. Trước tiên, quan hệ với các nhà ngoại giao phương Tây đã sụp đổ. Chúng tôi đã ngừng thảo luận với họ về gần như mọi vấn đề; một số đồng nghiệp từ châu Âu thậm chí còn chẳng buồn cất lời chào khi chúng tôi chạm mặt trong khuôn viên Văn phòng Liên Hiệp Quốc. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào các liên hệ với Trung Quốc, những người bày tỏ rằng họ “hiểu” những lo ngại về an ninh của Nga, nhưng đã cẩn thận không bình luận về cuộc chiến. Chúng tôi cũng dành nhiều thời gian hơn để làm việc với các thành viên khác của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể — Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Tajikistan — một khối gồm các quốc gia mà sếp tôi vẫn hay gọi là NATO của riêng Nga. Sau khi xâm lược nổ ra, nhóm của tôi đã tổ chức rất nhiều vòng tham vấn với các quốc gia này, lấy chủ đề vũ khí sinh học và hạt nhân, nhưng chúng tôi không nói về chiến tranh. Khi tôi trò chuyện với một nhà ngoại giao Trung Á về các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học được cho là đang ở Ukraine, ông cho đó là chuyện nực cười. Và tôi đồng ý.
Vài tuần sau, tôi nộp đơn từ chức. Cuối cùng, tôi đã không còn đồng lõa với một hệ thống tin rằng nó sở hữu một quyền lực thần thánh để buộc nước láng giềng phải khuất phục.
SỐC VÀ TỈNH THỨC
Trong suốt cuộc chiến, các nhà lãnh đạo phương Tây đã dần nhận thức sâu sắc về những thất bại của quân đội Nga. Nhưng họ dường như không biết rằng chính sách đối ngoại của Nga cũng thất bại không kém. Nhiều quan chức châu Âu đã nói về sự cần thiết của một giải pháp thương lượng cho cuộc chiến ở Ukraine, và nếu quốc gia của họ cảm thấy mệt mỏi với việc gánh chịu chi phí năng lượng và kinh tế liên quan đến việc hỗ trợ Kyiv, họ có thể thúc ép Ukraine chấp nhận thỏa thuận. Đặc biệt, phương Tây có thể sẽ ép Kyiv chấp nhận thỏa thuận nếu Putin mạnh tay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Nhưng chừng nào Putin còn nắm quyền, sẽ chẳng có ai ở Moscow để thực sự đàm phán với Ukraine. Bộ Ngoại giao Nga không phải là một bên đàm phán đáng tin cậy, cũng như bất kỳ bộ nào khác trong chính phủ Nga. Tất cả đều là phần mở rộng của Putin và chương trình nghị sự của ông ta. Bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng chỉ tạo cơ hội cho Nga tái vũ trang trước khi tấn công trở lại.
Chỉ có một thứ thực sự có thể ngăn cản Putin, và đó là một thất bại toàn diện. Điện Kremlin có thể nói dối người Nga như họ muốn và có thể ra lệnh cho các nhà ngoại giao của mình nói dối người khác. Nhưng các binh sĩ Ukraine sẽ chẳng quan tâm đến kênh truyền hình nhà nước Nga. Và rõ ràng, những thất bại của quân Nga không phải lúc nào cũng có thể giấu khỏi mắt công chúng Nga, chẳng hạn như trong vài ngày của tháng 9, người Ukraine đã chiếm lại được gần như toàn bộ tỉnh Kharkiv. Đáp lại, những nhân vật trên truyền hình Nga bắt đầu than vãn về tổn thất. Những bình luận viên chủ chiến trên mạng của Nga đã trực tiếp chỉ trích tổng thống. “Ông đang tổ chức một bữa tiệc hàng tỷ rúp đấy,” một người viết trong một bài đăng trực tuyến được lan truyền rộng rãi, chế nhạo Putin vì đã tham dự một sự kiện khai trương vòng đu quay trong khi lực lượng Nga rút lui. “Chuyện gì đang xảy ra với ông vậy?”
Putin đã phản ứng với những tổn thất này – và với những người chỉ trích ông – bằng cách đưa một lượng lớn người gia nhập quân đội. (Moscow cho biết họ đang động viên khoảng 300.000 lính, nhưng con số thực tế có thể cao hơn.) Nhưng về lâu dài, việc kêu gọi lính nhập ngũ sẽ không giải quyết được vấn đề. Lực lượng vũ trang Nga có tinh thần chiến đấu thấp và trang thiết bị kém, những vấn đề mà lệnh động viên sẽ không thể khắc phục được. Với sự hỗ trợ quy mô lớn của phương Tây, quân đội Ukraine có thể gây ra những thất bại nghiêm trọng hơn cho quân đội Nga, buộc họ phải rút lui khỏi các vùng lãnh thổ khác. Có khả năng Ukraine cuối cùng sẽ giành lợi thế trước Nga tại các khu vực của Donbas, nơi cả hai bên đã giao tranh kể từ năm 2014.
Một đứa trẻ ngồi bên ngoài một tòa nhà bị hư hại ở Kyiv, tháng 02/2022 Umit Bektas / Reuters
Nếu điều đó xảy ra, Putin sẽ nhận ra mình đang bị dồn vào đường cùng. Ông có thể đáp trả thất bại bằng một cuộc tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Nga vẫn còn đam mê cuộc sống xa hoa của mình, và nên nhận ra rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ mở đường cho một cuộc chiến có thể giết chết ông. (Còn nếu ông ấy không nhận ra, hy vọng cấp dưới của ông sẽ không tuân theo mệnh lệnh tự sát đó.) Putin có thể ra lệnh tổng động viên – yêu cầu gần như tất cả thanh niên Nga nhập ngũ – nhưng điều đó cũng chẳng có tác dụng gì ngoài việc tạo ra một quãng nghỉ tạm thời. Và càng nhiều người Nga thiệt mạng vì giao tranh, thì sự bất mãn trong nước đối với tổng thống Nga sẽ càng lớn. Putin cuối cùng có thể sẽ rút lui, và để các nhà tuyên truyền Nga đổ lỗi cho những người xung quanh ông ta về thất bại đáng xấu hổ, như những gì đã xảy ra sau thất bại ở Kharkiv. Nhưng điều đó có thể thúc đẩy Putin thanh trừng các cộng sự của mình, khiến các đồng minh thân cận nhất của ông gặp nguy hiểm. Kết quả có thể là một cuộc đảo chính cung đình đầu tiên của Moscow kể từ khi Nikita Khrushchev bị lật đổ vào năm 1964.
Nếu Putin bị lật đổ, tương lai của Nga sẽ vô cùng bất định. Hoàn toàn có khả năng người kế nhiệm ông sẽ cố gắng tiếp tục cuộc chiến, đặc biệt là khi các cố vấn chính của Putin đều xuất thân từ các cơ quan an ninh. Nhưng không một ai ở Nga có được tầm vóc chính trị như ông, vì vậy đất nước có thể sẽ bước vào thời kỳ bất ổn chính trị, thậm chí có thể rơi vào hỗn loạn.
Các nhà phân tích nước ngoài có thể sẽ muốn nhìn thấy Nga trải qua một cuộc khủng hoảng lớn trong nước. Nhưng họ nên suy nghĩ kỹ trước khi mong muốn Nga sụp đổ – không chỉ vì điều đó sẽ khiến kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga rơi vào bất ổn. Hầu hết người Nga đang sống trong một không gian tinh thần khó khăn, gây ra bởi nghèo đói và những chương trình tuyên truyền khổng lồ, gieo rắc lòng căm thù, sợ hãi, đồng thời tạo ra cảm giác tự tôn nhưng bất lực. Nếu Nga tan rã, hoặc trải qua một trận ‘đại hồng thủy’ kinh tế và chính trị, đó sẽ là ngưỡng chịu đựng của họ. Người Nga có thể thống nhất ủng hộ một nhà lãnh đạo khác thậm chí còn hiếu chiến hơn Putin, kích động nội chiến, gây hấn với bên ngoài, hoặc cả hai.
Nếu Ukraine chiến thắng và Putin thất bại, điều tốt nhất mà phương Tây có thể làm là đừng sỉ nhục. Thay vào đó, hãy làm điều ngược lại: cung cấp hỗ trợ. Hành động này có vẻ phản trực giác hoặc gây khó chịu, và bất kỳ viện trợ nào cũng phải đi kèm điều kiện về cải cách chính trị. Nhưng Nga sẽ cần trợ giúp tài chính sau khi thua cuộc, và bằng cách cung cấp viện trợ đáng kể, Mỹ và châu Âu có thể có được lợt thế trong cuộc tranh giành quyền lực thời hậu Putin. Chẳng hạn, họ có thể giúp một trong những nhà kỹ trị kinh tế được kính trọng ở Nga trở thành nhà lãnh đạo lâm thời, và giúp các lực lượng dân chủ của đất nước gầy dựng quyền lực. Cung cấp viện trợ cũng sẽ cho phép phương Tây tránh lặp lại hành vi của họ trong thập niên 1990, khi người Nga cảm thấy bị Mỹ lừa dối, và sẽ khiến người Nga dễ dàng chấp nhận thất bại của đế chế. Sau đó, Nga có thể tạo ra một chính sách đối ngoại mới, được thực hiện bởi một lớp các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thực sự. Sau cùng, họ có thể làm được điều mà thế hệ các nhà ngoại giao Nga hiện tại đã không thể làm được – biến Nga trở thành một đối tác toàn cầu có trách nhiệm và trung thực.
Boris Bondarev từng là nhà ngoại giao làm việc trong Bộ Ngoại giao Nga từ năm 2002 đến năm 2022, gần đây nhất là tham tán của Phái đoàn Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Ông từ chức hồi tháng 5 năm nay để phản đối cuộc xâm lược Ukraine.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine: Chúng tôi sẽ không đàm phán với tội phạm chiến tranh
11 tháng 11 2022
Catherine Byaruhanga
BBC News, Kyiv
Chụp lại hình ảnh,
Andriy Kostin nói Ukraine sẽ không đàm phán với Nga
Ukraine không cân nhắc việc đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh, công tố viên hàng đầu của nước này nói với BBC.
Truyền thông Hoa Kỳ gần đây tuyên bố rằng các quan chức Mỹ đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Ukraine giảm nhẹ lập trường của họ về việc đàm phán.
Nhưng Andriy Kostin cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến mà nước này phát động.
Ông đang tìm cách thành lập một tòa án quốc tế đặc biệt, và nhắc lại yêu cầu bồi thường chiến tranh thông qua việc tịch thu tài sản của Nga.
Ông Kostin cũng quay trở lại những lo ngại rằng cuộc chiến đang gây ra đau khổ trên toàn thế giới, và không chỉ ở Ukraine.
"Mọi người đang đau khổ vì sự xâm lược của [Tổng thống Nga Vladimir] Putin vào Ukraine", ông nói với phóng viên BBC tại văn phòng ở trung tâm Kyiv - một tòa nhà lịch sử được bảo vệ bởi binh lính có vũ trang, với lối vào bị chặn bởi các bao cát và các cửa sổ ở tầng dưới bị che khuất.
"Họ không nghe thấy tên lửa. Họ không biết ném bom là gì. Họ không biết thế nào là giết chóc, hãm hiếp, cướp bóc."
Ông thừa nhận người châu Âu đang trả giá thực phẩm và nhiên liệu cao hơn nhưng phản bác rằng "người Ukraine đang phải trả giá bằng mạng sống của họ cho cuộc chiến đấu tương tự".
"Tôi không nghĩ rằng vấn đề nối lại bất kỳ cuộc đàm phán nào là có thể," ông nói một cách chắc chắn.
Không có cuộc đàm phán hòa bình nào giữa người Nga và người Ukraine kể từ những tuần đầu của cuộc xâm lược, mặc dù cả hai bên đã đồng ý một thỏa thuận ngũ cốc do Liên Hợp Quốc làm trung gian vào tháng Bảy.
Nhưng bất chấp yêu cầu của ông Kostin về một tòa án quốc tế, các chuyên gia tin rằng điều đó sẽ rất khó khăn.
Chẳng hạn, cả Ukraine và Nga đều không đăng ký Quy chế Rome để thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế.
Bất chấp điều đó, ông Kostin nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc thu thập bằng chứng và lời khai nhân chứng cần thiết để xây dựng một vụ án pháp lý.
Khi được hỏi về những ngôi mộ tập thể được tìm thấy ở Izyum thuộc khu vực Kharkiv, ông nói rằng có những dấu hiệu cố ý giết người và tra tấn "trên thực tế ở mọi ngôi làng và mọi thị trấn".
Các vụ việc về hiếp dâm và bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em cũng đang xuất hiện nhiều hơn.
Khi Kostin tiếp quản người tiền nhiệm Iryna Venediktova, có 40 trường hợp.
Ông cho biết, hiện họ đang điều tra hơn 100 trường hợp - bao gồm cả từ khu vực Kherson, nơi Nga cho biết họ có kế hoạch rút hàng nghìn binh sĩ sau thời gian chiếm đóng 8 tháng.
11 tháng 11 2022
Catherine Byaruhanga
BBC News, Kyiv
Chụp lại hình ảnh,
Andriy Kostin nói Ukraine sẽ không đàm phán với Nga
Ukraine không cân nhắc việc đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh, công tố viên hàng đầu của nước này nói với BBC.
Truyền thông Hoa Kỳ gần đây tuyên bố rằng các quan chức Mỹ đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Ukraine giảm nhẹ lập trường của họ về việc đàm phán.
Nhưng Andriy Kostin cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến mà nước này phát động.
Ông đang tìm cách thành lập một tòa án quốc tế đặc biệt, và nhắc lại yêu cầu bồi thường chiến tranh thông qua việc tịch thu tài sản của Nga.
Ông Kostin cũng quay trở lại những lo ngại rằng cuộc chiến đang gây ra đau khổ trên toàn thế giới, và không chỉ ở Ukraine.
"Mọi người đang đau khổ vì sự xâm lược của [Tổng thống Nga Vladimir] Putin vào Ukraine", ông nói với phóng viên BBC tại văn phòng ở trung tâm Kyiv - một tòa nhà lịch sử được bảo vệ bởi binh lính có vũ trang, với lối vào bị chặn bởi các bao cát và các cửa sổ ở tầng dưới bị che khuất.
"Họ không nghe thấy tên lửa. Họ không biết ném bom là gì. Họ không biết thế nào là giết chóc, hãm hiếp, cướp bóc."
Ông thừa nhận người châu Âu đang trả giá thực phẩm và nhiên liệu cao hơn nhưng phản bác rằng "người Ukraine đang phải trả giá bằng mạng sống của họ cho cuộc chiến đấu tương tự".
"Tôi không nghĩ rằng vấn đề nối lại bất kỳ cuộc đàm phán nào là có thể," ông nói một cách chắc chắn.
Không có cuộc đàm phán hòa bình nào giữa người Nga và người Ukraine kể từ những tuần đầu của cuộc xâm lược, mặc dù cả hai bên đã đồng ý một thỏa thuận ngũ cốc do Liên Hợp Quốc làm trung gian vào tháng Bảy.
Nhưng bất chấp yêu cầu của ông Kostin về một tòa án quốc tế, các chuyên gia tin rằng điều đó sẽ rất khó khăn.
Chẳng hạn, cả Ukraine và Nga đều không đăng ký Quy chế Rome để thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế.
Bất chấp điều đó, ông Kostin nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc thu thập bằng chứng và lời khai nhân chứng cần thiết để xây dựng một vụ án pháp lý.
Khi được hỏi về những ngôi mộ tập thể được tìm thấy ở Izyum thuộc khu vực Kharkiv, ông nói rằng có những dấu hiệu cố ý giết người và tra tấn "trên thực tế ở mọi ngôi làng và mọi thị trấn".
Các vụ việc về hiếp dâm và bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em cũng đang xuất hiện nhiều hơn.
Khi Kostin tiếp quản người tiền nhiệm Iryna Venediktova, có 40 trường hợp.
Ông cho biết, hiện họ đang điều tra hơn 100 trường hợp - bao gồm cả từ khu vực Kherson, nơi Nga cho biết họ có kế hoạch rút hàng nghìn binh sĩ sau thời gian chiếm đóng 8 tháng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 35 of 55 • 1 ... 19 ... 34, 35, 36 ... 45 ... 55
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
Page 35 of 55
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum