Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Page 36 of 55 • Share
Page 36 of 55 • 1 ... 19 ... 35, 36, 37 ... 45 ... 55
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Chiến tranh Ukraine: Mỹ ước tính 200.000 quân nhân thương vong cho tất cả các bên
BBC
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Quân nhân Ukraine khiêng quan tài trong lễ an táng binh lính thiệt mạng trong cuộc chiến với Nga
10 tháng 11 2022
Vị tướng cao cấp nhất của Mỹ ước tính rằng khoảng 100.000 binh sĩ Nga và 100.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến ở Ukraine.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cũng cho rằng khoảng 40.000 dân thường đã thiệt mạng sau khi bị cuốn vào cuộc xung đột.
Các ước tính này là con số cao nhất mà một quan chức phương Tây đưa ra.
Ông cũng nói rằng dấu hiệu Kyiv sẵn sàng tái đàm phán với Moscow mang lại "một cánh cửa" cho các cuộc đàm phán.
Trong những ngày gần đây, Ukraine đã ra dấu hiệu sẵn sàng tổ chức một số cuộc thảo luận với Moscow, sau khi Tổng thống Volodymyr Zelensky từ bỏ yêu cầu rằng người đối lập của ông, Vladimir Putin, phải bị phế truất quyền lực trước khi các cuộc đàm phán có thể khởi động lại.
Tướng Milley nói thêm rằng để bất kỳ cuộc đàm phán nào thành công, cả Nga và Ukraine sẽ phải đạt được sự "công nhận lẫn nhau" rằng một chiến thắng thời chiến "không thể đạt được thông qua các phương tiện quân sự, và do đó bạn cần phải chuyển sang các phương tiện khác".
Vị tướng hàng đầu - người giữ vai trò cố vấn quân sự cao cấp nhất của Tổng thống Joe Biden - cho biết quy mô thương vong có thể thuyết phục cả Moscow và Kyiv về sự cần thiết phải đàm phán trong những tháng mùa đông tới, khi giao tranh có thể chậm lại do điều kiện băng giá.
“Bạn đang nhìn vào hơn 100.000 binh sĩ Nga bị chết và bị thương," Tướng Milley nói. "Những điều tương tự có thể ở phía Ukraine."
Cả Ukraine và Nga đều che giấu con số thương vong của họ.
Con số cập nhật cuối cùng của Moscow vào tháng 9 cho biết chỉ có 5.937 binh sĩ đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu xung đột, với việc Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu bác bỏ các báo cáo về số người chết cao hơn đáng kể.
Ước tính của Tướng Milley cao hơn rất nhiều. Để so sánh, ước tính 15.000 binh sĩ Liên Xô đã thiệt mạng trong cuộc xung đột Afghanistan 1979-1989.
Ukraine hầu như không đưa ra con số thương vong. Nhưng vào tháng 8, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, Valeriy Zaluzhniy, được truyền thông Ukraine dẫn lời nói rằng 9.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng cho đến nay.
Liên Hiệp Quốc cho biết họ không coi các số liệu do những người liên quan đến cuộc xung đột công bố là đáng tin cậy.
“Đã có vô số đau khổ, đau khổ của con người," Tướng Milley nói.
Ông cũng lưu ý rằng đã có từ 15 đến 30 triệu người tị nạn kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vào ngày 24/2.
LHQ ghi nhận 7,8 triệu người tị nạn từ Ukraine trên khắp châu Âu, bao gồm cả Nga.
Tuy nhiên, con số này không bao gồm những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa nhưng vẫn ở lại Ukraine.
Hôm thứ Tư (9/11), Moscow thông báo quân đội của họ sẽ bắt đầu rút khỏi thành phố trọng điểm Kherson nằm ở phía nam - thành phố lớn duy nhất rơi vào tay lực lượng Nga.
Tướng Milley nói rằng trong khi "các dấu hiệu ban đầu" cho thấy rằng một cuộc rút lui đã bắt đầu, ông quan sát thấy rằng Nga có khoảng 20-30.000 quân trong thành phố, và việc rút lui có thể mất vài tuần.
"Họ thông báo công khai rằng họ đang làm điều đó. Tôi tin rằng họ đang làm điều đó để bảo toàn lực lượng của mình để thiết lập lại các tuyến phòng thủ ở phía nam sông [Dnepr], nhưng điều đó vẫn còn phải xem", ông nói.
Tin tức về việc Nga rút khỏi Kherson được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi lên tới 300.000 quân dự bị để chiến đấu ở Ukraine vào tháng Chín.
Các chuyên gia quân sự ở phương Tây và Ukraine cho rằng nhu cầu huy động quân cho thấy quân đội Nga đang thất bại nặng nề trên chiến trường Ukraine.
BBC
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Quân nhân Ukraine khiêng quan tài trong lễ an táng binh lính thiệt mạng trong cuộc chiến với Nga
10 tháng 11 2022
Vị tướng cao cấp nhất của Mỹ ước tính rằng khoảng 100.000 binh sĩ Nga và 100.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến ở Ukraine.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cũng cho rằng khoảng 40.000 dân thường đã thiệt mạng sau khi bị cuốn vào cuộc xung đột.
Các ước tính này là con số cao nhất mà một quan chức phương Tây đưa ra.
Ông cũng nói rằng dấu hiệu Kyiv sẵn sàng tái đàm phán với Moscow mang lại "một cánh cửa" cho các cuộc đàm phán.
Trong những ngày gần đây, Ukraine đã ra dấu hiệu sẵn sàng tổ chức một số cuộc thảo luận với Moscow, sau khi Tổng thống Volodymyr Zelensky từ bỏ yêu cầu rằng người đối lập của ông, Vladimir Putin, phải bị phế truất quyền lực trước khi các cuộc đàm phán có thể khởi động lại.
Tướng Milley nói thêm rằng để bất kỳ cuộc đàm phán nào thành công, cả Nga và Ukraine sẽ phải đạt được sự "công nhận lẫn nhau" rằng một chiến thắng thời chiến "không thể đạt được thông qua các phương tiện quân sự, và do đó bạn cần phải chuyển sang các phương tiện khác".
Vị tướng hàng đầu - người giữ vai trò cố vấn quân sự cao cấp nhất của Tổng thống Joe Biden - cho biết quy mô thương vong có thể thuyết phục cả Moscow và Kyiv về sự cần thiết phải đàm phán trong những tháng mùa đông tới, khi giao tranh có thể chậm lại do điều kiện băng giá.
“Bạn đang nhìn vào hơn 100.000 binh sĩ Nga bị chết và bị thương," Tướng Milley nói. "Những điều tương tự có thể ở phía Ukraine."
Cả Ukraine và Nga đều che giấu con số thương vong của họ.
Con số cập nhật cuối cùng của Moscow vào tháng 9 cho biết chỉ có 5.937 binh sĩ đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu xung đột, với việc Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu bác bỏ các báo cáo về số người chết cao hơn đáng kể.
Ước tính của Tướng Milley cao hơn rất nhiều. Để so sánh, ước tính 15.000 binh sĩ Liên Xô đã thiệt mạng trong cuộc xung đột Afghanistan 1979-1989.
Ukraine hầu như không đưa ra con số thương vong. Nhưng vào tháng 8, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, Valeriy Zaluzhniy, được truyền thông Ukraine dẫn lời nói rằng 9.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng cho đến nay.
Liên Hiệp Quốc cho biết họ không coi các số liệu do những người liên quan đến cuộc xung đột công bố là đáng tin cậy.
“Đã có vô số đau khổ, đau khổ của con người," Tướng Milley nói.
Ông cũng lưu ý rằng đã có từ 15 đến 30 triệu người tị nạn kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vào ngày 24/2.
LHQ ghi nhận 7,8 triệu người tị nạn từ Ukraine trên khắp châu Âu, bao gồm cả Nga.
Tuy nhiên, con số này không bao gồm những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa nhưng vẫn ở lại Ukraine.
Hôm thứ Tư (9/11), Moscow thông báo quân đội của họ sẽ bắt đầu rút khỏi thành phố trọng điểm Kherson nằm ở phía nam - thành phố lớn duy nhất rơi vào tay lực lượng Nga.
Tướng Milley nói rằng trong khi "các dấu hiệu ban đầu" cho thấy rằng một cuộc rút lui đã bắt đầu, ông quan sát thấy rằng Nga có khoảng 20-30.000 quân trong thành phố, và việc rút lui có thể mất vài tuần.
"Họ thông báo công khai rằng họ đang làm điều đó. Tôi tin rằng họ đang làm điều đó để bảo toàn lực lượng của mình để thiết lập lại các tuyến phòng thủ ở phía nam sông [Dnepr], nhưng điều đó vẫn còn phải xem", ông nói.
Tin tức về việc Nga rút khỏi Kherson được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi lên tới 300.000 quân dự bị để chiến đấu ở Ukraine vào tháng Chín.
Các chuyên gia quân sự ở phương Tây và Ukraine cho rằng nhu cầu huy động quân cho thấy quân đội Nga đang thất bại nặng nề trên chiến trường Ukraine.
Last edited by LDN on Sat Nov 12, 2022 6:45 am; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine chiếm lại Kherson – cuộc chiến đổi chiều?
Bình Phương
11 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Người dân Kherson đã tản cư đến Odessa vui mừng trước tin thành phố thân yêu của họ được giải phóng. Ảnh một em bé Kherson vẫy cờ chào mừng ở Odessa tối 11-11-2022. Ảnh Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào thứ Sáu 11 tháng Mười Một cho biết các đơn vị quân đội đặc biệt của Ukraine đã tiến vào thành phố Kherson ở phía Nam – đánh dấu một thắng lợi có ý nghĩa lớn cho quân kháng chiến và một thất bại thảm hại của Nga. Liệu chiến tranh Ukraine có sớm đổi chiều?
Chỉ vài giờ sau khi Nga thông báo đã hoàn tất việc rút quân khỏi thành phố có tầm quan trọng chiến lược, hãng tin AP chiếu một video trong đó Tổng thống Zelenskiy nói: “Hiện tại, quân đội chúng tôi đang tiếp cận Kherson nhưng các đơn vị đặc biệt đã có mặt trong thành phố”.
Các video và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy người dân Kherson xuống đường vẫy cờ Ukraine và hô vang những khẩu hiệu ái quốc. Lá quốc kỳ Ukraine đã lần đầu tiên tung bay trên một tượng đài ở quảng trường trung tâm Kherson kể từ khi thành phố thất thủ vào đầu tháng Ba. Một số cảnh quay cho thấy đám đông hoan hô nồng nhiệt những người đàn ông mặc quân phục. Các video khác cho thấy binh lính và dân chúng nhau trên đường phố.
Đến sáng thứ Sáu 11 tháng Mười Một các quan chức cao cấp Ukraine cho biết cờ Ukraine đã xuất hiện khắp nơi nhưng họ vẫn chưa tuyên bố thành phố được giải phóng.
Bộ Quốc phòng Nga nói quân đội của họ đã hoàn tất việc rút khỏi bờ phía tây con sông Dnipro chia đôi thành phố Kherson của Ukraine lúc 5 giờ sáng ngày 11 tháng Mười Một. Kherson là thành phố thủ phủ duy nhất mà Nga chiếm được vào ngày đầu của cuộc xâm lược, đã chiếm đóng gần chín tháng và sử dụng nó làm bàn đạp để tiến đánh khắp miền Nam Ukraine. Kherson cũng là một trong bốn vùng đất Ukraine mà chỉ mới sáu tuần trước Putin đã huênh hoang tuyên bố sáp nhập vào lãnh thổ Nga hồi tháng Chín 2022.
Việc từ bỏ Kherson là thất bại thảm hại thứ ba của Nga trên chiến trường, sau cuộc tháo chạy hỗn loạn khỏi vùng Kharkiv hồi tháng Chín và cuộc tấn công thủ đô Kyiv bị bẻ gãy vào tháng Năm. Những thất bại liên tiếp của Nga làm các nhà quan sát tin rằng, phần thắng đang nghiêng dần về phía Ukraine sau chín tháng giành giật khốc liệt và tàn phá khủng khiếp.
Tình báo Ukraine kêu gọi các binh sĩ Nga có thể vẫn còn trong thành phố hãy ra đầu hàng. Một quan chức khu vực Ukraine, Serhii Khlan, phản bác tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga rằng 30.000 quân rút lui đã mang theo tất cả 5.000 thiết bị. Ông Khlan nói rằng quân Nga đã bỏ lại rất nhiều vũ khí và quân trang cùng với đống đổ nát, các cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm các trạm điện và cầu bị phá hủy. Khlan khuyên dân thường nên ở trong nhà và cho biết tình hình thực sự phức tạp, với nguồn cung cấp điện bị cắt và thông tin liên lạc rất hạn chế.
Người Ukraine cũng lo ngại, dù đã rút sang bên kia sông, quân Nga vẫn có thể tiếp tục phóng hỏa tiễn và pháo kích để tàn phá thành phố như họ đã làm ở những nơi khác trên khắp Ukraine.
Thành phố Kherson – một ví trí chiến lược nối miền Nam Ukraine với bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng từ đầu cuộc chiến. Ảnh Elmurod Usubaliev/Anadolu Agency via Getty Images
Việc chiếm lại Kherson rút quân có thể cung cấp cho Ukraine một vị trí vững chắc để từ đó mở rộng cuộc phản công ở phía nam sang các khu vực khác do Nga chiếm đóng, bao gồm cả bán đảo Crimea mà Moscow chiếm giữ vào năm 2014.
Khi chiến tranh nổ ra, sự thất thủ của thành phố Kherson – nơi có dân số 280.000 người trước chiến tranh – là một đòn nặng nề cho Ukraine vì vị trí của nó trên sông Dnipro gần cửa Biển Đen và vai trò của nó là một trung tâm công nghiệp lớn. Quân kháng chiến Ukraine đã liên tục thách thức sự chiếm đóng của Nga bằng các hành động phá hoại và ám sát các quan chức do Moscow bổ nhiệm.
Kherson cũng nằm ở điểm mà Ukraine có thể cắt nguồn nước ngọt cung cấp cho bán đảo Crimea từ sông Dnipro. Chính quyền Ukraine đã chặn nguồn cung cấp nước quan trọng đó sau khi bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng và sáp nhập và ông Putin đã đề cập đến sự cần thiết phải khôi phục nguồn nước như một lý do đằng sau quyết định xâm lược Ukraine.
Hôm thứ Sáu, Điện Kremlin vẫn nhấn mạnh rằng các diễn biến chiến trường ở khu vực Kherson không gây bối rối cho ông Putin. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Moscow tiếp tục coi toàn bộ khu vực Kherson là một phần lãnh thổ của Nga. Bản thân Putin cho đến nay vẫn giữ im lặng về Kherson, mặc dù đã nhiều lần xuất hiện trước công chúng kể từ khi tuyên bố rút quân.
Việc rút khỏi Kherson và các khu vực khác trên bờ tây sông Dnipro sẽ làm tiêu tan hy vọng của Nga trong việc mở một cuộc tấn công về phía tây tới Mykolaiv và Odessa để cắt đường ra Biển Đen của Ukraine và hy vọng xây dựng một hành lang trên bộ tới khu vực ly khai Transnistria của Moldova, nơi có một căn cứ quân sự lớn của Nga.
Nhà phân tích quân sự Ukraine Oleg Zhdanov cho biết: “Việc mất Kherson sẽ biến tất cả những giấc mơ phương Nam của Điện Kremlin thành cát bụi. Kherson là một chìa khóa cho toàn bộ khu vực phía nam, điều này sẽ cho phép Ukraine phong tỏa các tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga”.
Đối với Ukraine, việc chiếm được Kherson sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giành lại tỉnh Zaporizhzhia mà Nga đã chiếm đóng và các khu vực khác ở phía nam, và cuối cùng là đẩy lùi quân Nga ra khỏi Crimea. Việc giành lại quyền kiểm soát Kherson cũng có nghĩa là Kyiv lại có thể cắt nguồn nước cho Crimea. “Sau khi để mất Kherson, người Nga sẽ lại gặp vấn đề với nước ngọt ở Crimea”, Zhdanov nói tiếp.
***
Hồi đầu chiến tranh, việc chiếm được Kherson và các khu vực phía nam khác là một chiến thắng lớn của Nga và nay sự thất bại sẽ gây ra những hậu quả đau đớn cho Putin ở trong và ngoài nước. Volodymyr Fesenko, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu Penta Center ở Kyiv nhận định: “Nếu người Nga rút khỏi Kherson, Điện Kremlin sẽ phải đối mặt với một làn sóng chỉ trích dữ dội đối với bộ chỉ huy quân đội và các nhà chức trách nói chung từ những kẻ ái quốc cực đoan.” Ông cho biết thêm rằng sự sụp đổ của thành phố này sẽ khiến các lực lượng vũ trang của Nga mất tinh thần hơn nữa và có thể kích thích sự phản đối kế hoạch tổng động viên của Putin.
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ coi sự sụp đổ của Kherson là một dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của Điện Kremlin, một điều mà ông Putin cố che giấu bằng những chiến dịch pháo kích tàn bạo. “Putin sẽ phải đối mặt với những tổn thất về danh tiếng không chỉ trong nước mà còn trước mắt Trung Quốc, và điều đó có thể đặc biệt nguy hiểm đối với Điện Kremlin”, theo nhận định của Fesenko.
Bình Phương
11 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Người dân Kherson đã tản cư đến Odessa vui mừng trước tin thành phố thân yêu của họ được giải phóng. Ảnh một em bé Kherson vẫy cờ chào mừng ở Odessa tối 11-11-2022. Ảnh Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào thứ Sáu 11 tháng Mười Một cho biết các đơn vị quân đội đặc biệt của Ukraine đã tiến vào thành phố Kherson ở phía Nam – đánh dấu một thắng lợi có ý nghĩa lớn cho quân kháng chiến và một thất bại thảm hại của Nga. Liệu chiến tranh Ukraine có sớm đổi chiều?
Chỉ vài giờ sau khi Nga thông báo đã hoàn tất việc rút quân khỏi thành phố có tầm quan trọng chiến lược, hãng tin AP chiếu một video trong đó Tổng thống Zelenskiy nói: “Hiện tại, quân đội chúng tôi đang tiếp cận Kherson nhưng các đơn vị đặc biệt đã có mặt trong thành phố”.
Các video và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy người dân Kherson xuống đường vẫy cờ Ukraine và hô vang những khẩu hiệu ái quốc. Lá quốc kỳ Ukraine đã lần đầu tiên tung bay trên một tượng đài ở quảng trường trung tâm Kherson kể từ khi thành phố thất thủ vào đầu tháng Ba. Một số cảnh quay cho thấy đám đông hoan hô nồng nhiệt những người đàn ông mặc quân phục. Các video khác cho thấy binh lính và dân chúng nhau trên đường phố.
Đến sáng thứ Sáu 11 tháng Mười Một các quan chức cao cấp Ukraine cho biết cờ Ukraine đã xuất hiện khắp nơi nhưng họ vẫn chưa tuyên bố thành phố được giải phóng.
Bộ Quốc phòng Nga nói quân đội của họ đã hoàn tất việc rút khỏi bờ phía tây con sông Dnipro chia đôi thành phố Kherson của Ukraine lúc 5 giờ sáng ngày 11 tháng Mười Một. Kherson là thành phố thủ phủ duy nhất mà Nga chiếm được vào ngày đầu của cuộc xâm lược, đã chiếm đóng gần chín tháng và sử dụng nó làm bàn đạp để tiến đánh khắp miền Nam Ukraine. Kherson cũng là một trong bốn vùng đất Ukraine mà chỉ mới sáu tuần trước Putin đã huênh hoang tuyên bố sáp nhập vào lãnh thổ Nga hồi tháng Chín 2022.
Việc từ bỏ Kherson là thất bại thảm hại thứ ba của Nga trên chiến trường, sau cuộc tháo chạy hỗn loạn khỏi vùng Kharkiv hồi tháng Chín và cuộc tấn công thủ đô Kyiv bị bẻ gãy vào tháng Năm. Những thất bại liên tiếp của Nga làm các nhà quan sát tin rằng, phần thắng đang nghiêng dần về phía Ukraine sau chín tháng giành giật khốc liệt và tàn phá khủng khiếp.
Tình báo Ukraine kêu gọi các binh sĩ Nga có thể vẫn còn trong thành phố hãy ra đầu hàng. Một quan chức khu vực Ukraine, Serhii Khlan, phản bác tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga rằng 30.000 quân rút lui đã mang theo tất cả 5.000 thiết bị. Ông Khlan nói rằng quân Nga đã bỏ lại rất nhiều vũ khí và quân trang cùng với đống đổ nát, các cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm các trạm điện và cầu bị phá hủy. Khlan khuyên dân thường nên ở trong nhà và cho biết tình hình thực sự phức tạp, với nguồn cung cấp điện bị cắt và thông tin liên lạc rất hạn chế.
Người Ukraine cũng lo ngại, dù đã rút sang bên kia sông, quân Nga vẫn có thể tiếp tục phóng hỏa tiễn và pháo kích để tàn phá thành phố như họ đã làm ở những nơi khác trên khắp Ukraine.
Thành phố Kherson – một ví trí chiến lược nối miền Nam Ukraine với bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng từ đầu cuộc chiến. Ảnh Elmurod Usubaliev/Anadolu Agency via Getty Images
Việc chiếm lại Kherson rút quân có thể cung cấp cho Ukraine một vị trí vững chắc để từ đó mở rộng cuộc phản công ở phía nam sang các khu vực khác do Nga chiếm đóng, bao gồm cả bán đảo Crimea mà Moscow chiếm giữ vào năm 2014.
Khi chiến tranh nổ ra, sự thất thủ của thành phố Kherson – nơi có dân số 280.000 người trước chiến tranh – là một đòn nặng nề cho Ukraine vì vị trí của nó trên sông Dnipro gần cửa Biển Đen và vai trò của nó là một trung tâm công nghiệp lớn. Quân kháng chiến Ukraine đã liên tục thách thức sự chiếm đóng của Nga bằng các hành động phá hoại và ám sát các quan chức do Moscow bổ nhiệm.
Kherson cũng nằm ở điểm mà Ukraine có thể cắt nguồn nước ngọt cung cấp cho bán đảo Crimea từ sông Dnipro. Chính quyền Ukraine đã chặn nguồn cung cấp nước quan trọng đó sau khi bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng và sáp nhập và ông Putin đã đề cập đến sự cần thiết phải khôi phục nguồn nước như một lý do đằng sau quyết định xâm lược Ukraine.
Hôm thứ Sáu, Điện Kremlin vẫn nhấn mạnh rằng các diễn biến chiến trường ở khu vực Kherson không gây bối rối cho ông Putin. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Moscow tiếp tục coi toàn bộ khu vực Kherson là một phần lãnh thổ của Nga. Bản thân Putin cho đến nay vẫn giữ im lặng về Kherson, mặc dù đã nhiều lần xuất hiện trước công chúng kể từ khi tuyên bố rút quân.
Việc rút khỏi Kherson và các khu vực khác trên bờ tây sông Dnipro sẽ làm tiêu tan hy vọng của Nga trong việc mở một cuộc tấn công về phía tây tới Mykolaiv và Odessa để cắt đường ra Biển Đen của Ukraine và hy vọng xây dựng một hành lang trên bộ tới khu vực ly khai Transnistria của Moldova, nơi có một căn cứ quân sự lớn của Nga.
Nhà phân tích quân sự Ukraine Oleg Zhdanov cho biết: “Việc mất Kherson sẽ biến tất cả những giấc mơ phương Nam của Điện Kremlin thành cát bụi. Kherson là một chìa khóa cho toàn bộ khu vực phía nam, điều này sẽ cho phép Ukraine phong tỏa các tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga”.
Đối với Ukraine, việc chiếm được Kherson sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giành lại tỉnh Zaporizhzhia mà Nga đã chiếm đóng và các khu vực khác ở phía nam, và cuối cùng là đẩy lùi quân Nga ra khỏi Crimea. Việc giành lại quyền kiểm soát Kherson cũng có nghĩa là Kyiv lại có thể cắt nguồn nước cho Crimea. “Sau khi để mất Kherson, người Nga sẽ lại gặp vấn đề với nước ngọt ở Crimea”, Zhdanov nói tiếp.
***
Hồi đầu chiến tranh, việc chiếm được Kherson và các khu vực phía nam khác là một chiến thắng lớn của Nga và nay sự thất bại sẽ gây ra những hậu quả đau đớn cho Putin ở trong và ngoài nước. Volodymyr Fesenko, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu Penta Center ở Kyiv nhận định: “Nếu người Nga rút khỏi Kherson, Điện Kremlin sẽ phải đối mặt với một làn sóng chỉ trích dữ dội đối với bộ chỉ huy quân đội và các nhà chức trách nói chung từ những kẻ ái quốc cực đoan.” Ông cho biết thêm rằng sự sụp đổ của thành phố này sẽ khiến các lực lượng vũ trang của Nga mất tinh thần hơn nữa và có thể kích thích sự phản đối kế hoạch tổng động viên của Putin.
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ coi sự sụp đổ của Kherson là một dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của Điện Kremlin, một điều mà ông Putin cố che giấu bằng những chiến dịch pháo kích tàn bạo. “Putin sẽ phải đối mặt với những tổn thất về danh tiếng không chỉ trong nước mà còn trước mắt Trung Quốc, và điều đó có thể đặc biệt nguy hiểm đối với Điện Kremlin”, theo nhận định của Fesenko.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Viễn cảnh Nga-Ukraine đàm phán: Thiết thực hay lừa bịp, và vai trò của Hoa Kỳ?
BBC
Một người đàn ông địa phương đi xe máy ngang qua một chiếc xe tăng bị phá hủy ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 09 tháng 11 năm 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Một người đàn ông địa phương đi xe máy ngang qua một chiếc xe tăng bị phá hủy ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 09 tháng 11 năm 2022
10 tháng 11 2022
Khi cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine bước qua ngày thứ 260 kể từ hôm 24/2, đang có gợi ý đàm phán từ Moscow, trong khi Washington cũng bày tỏ ủng hộ dè dặt.
Ngày 9/11, Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, nói Nga đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán với Ukraine “dựa trên thực tế hiện tại”.
Nhưng cũng ngày 9/11, theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine, Oleh Nikolenko, Nga đang cố gắng câu giờ.
“Các quan chức Nga bắt đầu đề cập đến các cuộc đàm phán mỗi khi quân đội của họ bị đánh bại trên chiến trường… Chúng tôi đã trải qua điều này trong năm 2014-2015,” ông nói.
Hôm 9/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng chính Ukraine là phía cuối cùng sẽ quyết định.
Nhà Trắng cam kết không đàm phán bất cứ điều gì về tương lai của Ukraine mà không có đại diện của Kyiv.
Nhưng một quan chức cao cấp, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cũng nói rằng dấu hiệu Kyiv sẵn sàng tái đàm phán với Moscow mang lại "một cánh cửa" cho các cuộc đàm phán.
Trong những ngày gần đây, Ukraine đã ra dấu hiệu sẵn sàng tổ chức một số cuộc thảo luận với Moscow, sau khi Tổng thống Volodymyr Zelensky từ bỏ yêu cầu rằng người đối lập của ông, Vladimir Putin, phải bị phế truất quyền lực trước khi các cuộc đàm phán có thể khởi động lại.
Tướng Milley nói thêm rằng để bất kỳ cuộc đàm phán nào thành công, cả Nga và Ukraine sẽ phải đạt được sự "công nhận lẫn nhau" rằng một chiến thắng thời chiến "không thể đạt được thông qua các phương tiện quân sự, và do đó bạn cần phải chuyển sang các phương tiện khác".
Vị tướng hàng đầu - người giữ vai trò cố vấn quân sự cao cấp nhất của Tổng thống Joe Biden - cho biết quy mô thương vong có thể thuyết phục cả Moscow và Kyiv về sự cần thiết phải đàm phán trong những tháng mùa đông tới, khi giao tranh có thể chậm lại do điều kiện băng giá.
Chính quyền Joe Biden đang phải tìm sự cân bằng giữa các sức ép khác nhau từ Ukraine và Hoa Kỳ.
Một mặt, Tổng thống Biden tìm cách trấn an Ukraine rằng sự ủng hộ của Mỹ vẫn mạnh mẽ.
Mặt khác, Biden cũng phải giải thích làm thế nào cuộc chiến có thể kết thúc.
Hôm 9/11 trang tin NBC đưa tin một số quan chức Mỹ và phương Tây hy vọng giao tranh chậm lại trong mùa đông này có thể là cơ hội cho các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Dẫn lời nguồn giấu tên, NBC nói trong chuyến thăm của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đến Kyiv vào tuần trước, ông Sullivan đã không cố gắng gây áp lực buộc Ukraine tham gia đàm phán nhưng đã bày tỏ rằng Ukraine sẽ duy trì sự ủng hộ của phương Tây tốt hơn nếu nước này tỏ ra cởi mở với các giải pháp ngoại giao.
BBC
Một người đàn ông địa phương đi xe máy ngang qua một chiếc xe tăng bị phá hủy ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 09 tháng 11 năm 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Một người đàn ông địa phương đi xe máy ngang qua một chiếc xe tăng bị phá hủy ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 09 tháng 11 năm 2022
10 tháng 11 2022
Khi cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine bước qua ngày thứ 260 kể từ hôm 24/2, đang có gợi ý đàm phán từ Moscow, trong khi Washington cũng bày tỏ ủng hộ dè dặt.
Ngày 9/11, Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, nói Nga đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán với Ukraine “dựa trên thực tế hiện tại”.
Nhưng cũng ngày 9/11, theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine, Oleh Nikolenko, Nga đang cố gắng câu giờ.
“Các quan chức Nga bắt đầu đề cập đến các cuộc đàm phán mỗi khi quân đội của họ bị đánh bại trên chiến trường… Chúng tôi đã trải qua điều này trong năm 2014-2015,” ông nói.
Hôm 9/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng chính Ukraine là phía cuối cùng sẽ quyết định.
Nhà Trắng cam kết không đàm phán bất cứ điều gì về tương lai của Ukraine mà không có đại diện của Kyiv.
Nhưng một quan chức cao cấp, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cũng nói rằng dấu hiệu Kyiv sẵn sàng tái đàm phán với Moscow mang lại "một cánh cửa" cho các cuộc đàm phán.
Trong những ngày gần đây, Ukraine đã ra dấu hiệu sẵn sàng tổ chức một số cuộc thảo luận với Moscow, sau khi Tổng thống Volodymyr Zelensky từ bỏ yêu cầu rằng người đối lập của ông, Vladimir Putin, phải bị phế truất quyền lực trước khi các cuộc đàm phán có thể khởi động lại.
Tướng Milley nói thêm rằng để bất kỳ cuộc đàm phán nào thành công, cả Nga và Ukraine sẽ phải đạt được sự "công nhận lẫn nhau" rằng một chiến thắng thời chiến "không thể đạt được thông qua các phương tiện quân sự, và do đó bạn cần phải chuyển sang các phương tiện khác".
Vị tướng hàng đầu - người giữ vai trò cố vấn quân sự cao cấp nhất của Tổng thống Joe Biden - cho biết quy mô thương vong có thể thuyết phục cả Moscow và Kyiv về sự cần thiết phải đàm phán trong những tháng mùa đông tới, khi giao tranh có thể chậm lại do điều kiện băng giá.
Chính quyền Joe Biden đang phải tìm sự cân bằng giữa các sức ép khác nhau từ Ukraine và Hoa Kỳ.
Một mặt, Tổng thống Biden tìm cách trấn an Ukraine rằng sự ủng hộ của Mỹ vẫn mạnh mẽ.
Mặt khác, Biden cũng phải giải thích làm thế nào cuộc chiến có thể kết thúc.
Hôm 9/11 trang tin NBC đưa tin một số quan chức Mỹ và phương Tây hy vọng giao tranh chậm lại trong mùa đông này có thể là cơ hội cho các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Dẫn lời nguồn giấu tên, NBC nói trong chuyến thăm của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đến Kyiv vào tuần trước, ông Sullivan đã không cố gắng gây áp lực buộc Ukraine tham gia đàm phán nhưng đã bày tỏ rằng Ukraine sẽ duy trì sự ủng hộ của phương Tây tốt hơn nếu nước này tỏ ra cởi mở với các giải pháp ngoại giao.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Người Ukraine chắc chắn họ sẽ chiến thắng
Cuộc phỏng vấn chính trị gia chuyên về quốc phòng Marcus Faber của Đảng Tự Do Dân Chủ Đức sau chuyến đi thăm Ukraine.
Phan Ba
12 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cư dân Kherson tạm thời sống ở Odesa cầm cờ quốc gia và biểu ngữ mừng ngày thành phố quê hương của họ giành chiến thắng. Hình chụp hôm 12 Tháng Mười Một, 2022. (ảnh: STR / NurPhoto qua Getty Images)
Trong cuộc phỏng vấn của Volker Petersen – trang tin ntv.de, chính trị gia chuyên về quốc phòng Marcus Faber của Đảng Tự Do Dân Chủ Đức nói rằng ông rất ấn tượng trước quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nga của người dân Ukraine trên toàn quốc. Ông mô tả các hành động tàn bạo của người Nga và lợi ích của vũ khí Đức như pháo tự hành Panzerhaubitze 2000. Nhưng trong số 15 hệ thống pháo tự hành do Đức và Hà Lan cung cấp, chỉ còn một số ít hiện đang được sử dụng.
*Volker Petersen: Là chính trị gia Đức đầu tiên có mặt ở Kharkiv kể từ đầu cuộc chiến, ông thấy thành phố như thế nào?
-Marcus Faber: Thật kinh khủng. Thành phố này có quy mô như München (Munich) mà chỉ có khoảng 100,000 người sống ở thời điểm thấp nhất. Bây giờ đã tăng lên khoảng 300,000 đến 400,000, nhưng không ai biết con số chính xác. Giới nghiêm từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng. Hằng ngày, thành phố này bị Nga bắn phá một cách bừa bãi bằng tên lửa. Hằng ngày, hằng đêm, các bệnh viện và khu dân cư bị tấn công bằng bom bi.
Người ta nhận biết lần đạn nổ đầu tiên cùng với lúc báo động. Nó không giống như trong Thế Chiến Thứ Hai, khi mà người ta có nửa giờ kể từ khi báo động cho tới khi máy bay ném bom đến. Không còn có cách nào để dân thường tự bảo vệ mình. Khi hệ thống báo động của một chiếc xe hơi bị kích hoạt ở bên cạnh chỗ ở của tôi vì áp lực nổ của quả đạn rơi xuống quá gần, điều ấy ở lại trong ký ức của tôi.
Một khu chung cư tan hoang sau khi bị trúng tên lửa của Nga hồi đầu tháng. Hình chụp hôm ngày 28 Tháng Mười năm 2022 ở Zaporizhzhia, Ukraine. Các quan chức Nga hôm nay tuyên bố họ đã hoàn thành việc di chuyển dân thường ra khỏi thành phố Kherson vì dự kiến lực lượng Ukraine có thể tái chiếm. (ảnh: Carl Court / Getty Images)
*Còn người dân thì sao, thưa ông?
-Khi có báo động, không ai xuống hầm hoặc vào nơi trú ẩn nữa vì họ biết rằng không còn đủ thời gian cho đến khi đạn nổ. Tôi đứng trong một khu chợ ở một thị trấn nhỏ khi báo động được phát ra. Không ai bỏ chạy, mọi người vẫn sinh hoạt bình thường. Những người tôi gặp, đơn giản họ chấp nhận thêm rủi ro này trong cuộc sống và cố gắng lạc quan về nó. Họ rất chắc chắn rằng Ukraine sẽ chiến thắng và mong chờ điều đó.
Họ cố gắng tránh những rủi ro không đáng có, không đến những nơi công cộng có thể bị đánh bom thường xuyên hơn. Gần Sloviansk, tôi thấy những nông dân vẫn thu hoạch giữa các vị trí đóng quân của Ukraine, trong khi có đám cháy ở bên phải và bên trái vì đạn pháo của Nga đốt cháy các cánh đồng. Các đường hào chiến đấu đang được đào ở trung tâm thành phố Kramatorsk trong khi cách đó 50 mét mọi người đang ngồi trên ghế đá công viên, hút thuốc và nói chuyện với nhau.
Pháo binh Ukraine tại Kherson với ý chí “thổi bay quân xâm lược”, Tháng Bảy 2022 (ảnh: Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)
*Chiến tranh đã để lại những dấu vết gì?
Sự điềm tĩnh đó cũng đi kèm với một sự cay đắng về cách tiến hành chiến tranh của Nga. Người ta phải gọi đó là khủng bố, khi các khu dân cư và bệnh viện bị tấn công. Hoặc khi người ta tấn công hai lần một tòa nhà hành chánh. Lần đầu là để phá hủy nó và sau đó một giờ nữa là để giết các nhân viên cứu hộ.
Nghị sĩ đối lập Inna Sovsun nói với tôi về việc bà được gọi đến một phiên họp đặc biệt của quốc hội ở Kyiv lúc 7 giờ sáng vào ngày chiến tranh nổ ra. Thiết quân luật được ban bố và sau đó vũ khí được giao cho các dân biểu để bảo vệ thành phố của họ. Tôi cũng mới biết xã hội dân sự đã ủng hộ quân đội một cách quyết tâm như thế nào và ở mức độ nào.
Cách mọi người cố gắng mang vật liệu tập trung lại với số lượng lớn, xe tải, máy bay không người điều khiển, xe jeep. Tôi chưa bao giờ trải qua bất cứ điều gì giống như vậy ở bất cứ đâu. Thật không thể tưởng tượng nổi.
Một bé gái, cư dân Kherson tạm thời sống ở Odesa cầm chiếc áo mang quốc kỳ Ukraine mừng ngày thành phố quê hương mình giành chiến thắng. Hình chụp hôm 12 Tháng Mười Một, 2022. (ảnh: STR / NurPhoto qua Getty Images)
Ví dụ như tôi đã thăm Quỹ Pyrtula, tổ chức quyên góp tiền và sau đó cố gắng mua các máy bay không người điều khiển loại nhỏ trên khắp châu Âu và thế giới để giao cho lực lượng vũ trang của họ. Họ cũng vừa mua thành công những chiếc xe jeep cũ của Pháp và đưa sang Ukraine. Có khá nhiều quỹ và tổ chức tình nguyện này. Điều này đã giúp cho công tác hậu cần và trinh sát của người Ukraine tốt lên hơn nhiều.
Ở Kramatorsk và Sloviansk, tôi thấy tầm quan trọng của việc Mỹ cung cấp cho bệ phóng tên lửa HIMARS, giá trị mà pháo tự hành Panzerhaubitzen 2000 của Đức đã cung cấp. Người Ukraine chắc chắn rằng nếu không có chúng, họ sẽ không còn đứng ở vị trí hiện tại mà thay vào đó là Dnepr.
Những người Ukraine chuẩn bị lên xe buýt trở về quê hương của họ ở Kherson, Ukraine, tại bến xe buýt chính (Zentraler Omnibusbahnhof Berlin, hay ZOB) vào ngày 23 Tháng Tám 2022 ở Berlin, Đức. (ảnh: Adam Berry / Getty Images)
*Ở Đức, người ta chủ yếu tìm hiểu về cuộc chiến từ các phương tiện truyền thông. Theo ông, có điều gì chưa được hiểu đúng ở Đức không?
Tôi tin rằng đó thực sự là sự tàn bạo của phía Nga. Họ cố phá vỡ ý chí của người dân thường, đe dọa họ, khủng bố họ như thế nào. Việc phía Nga thực sự mất hết mọi nhân tính ở đây, điều đó đã không thực sự đến được với chúng ta. Chúng ta đang nói về một cuộc chiến, và điều đó là đúng. Nhưng việc đánh bom có chủ đích vào các khu chung cư và công viên không chỉ xảy ra một lần. Người ta nhìn thấy những chiếc hơi bị cháy ở Kyiv ghi rõ “Có trẻ con” ở trên đó. Người Ukraine nói chính vì vậy mà người Nga bắn vào đó nhiều hơn.
Người Ukraine rất tức giận. Họ thực sự quyết tâm chiến đấu đến cùng và bảo vệ tổ quốc của họ. Mọi hành động khủng bố của Nga càng khiến họ quyết tâm giành chiến thắng hơn. Họ biết rằng sẽ mất nhiều thời gian và cũng rất biết ơn về mọi sự giúp đỡ.
(Phan Ba lược dịch)
Cuộc phỏng vấn chính trị gia chuyên về quốc phòng Marcus Faber của Đảng Tự Do Dân Chủ Đức sau chuyến đi thăm Ukraine.
Phan Ba
12 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Cư dân Kherson tạm thời sống ở Odesa cầm cờ quốc gia và biểu ngữ mừng ngày thành phố quê hương của họ giành chiến thắng. Hình chụp hôm 12 Tháng Mười Một, 2022. (ảnh: STR / NurPhoto qua Getty Images)
Trong cuộc phỏng vấn của Volker Petersen – trang tin ntv.de, chính trị gia chuyên về quốc phòng Marcus Faber của Đảng Tự Do Dân Chủ Đức nói rằng ông rất ấn tượng trước quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nga của người dân Ukraine trên toàn quốc. Ông mô tả các hành động tàn bạo của người Nga và lợi ích của vũ khí Đức như pháo tự hành Panzerhaubitze 2000. Nhưng trong số 15 hệ thống pháo tự hành do Đức và Hà Lan cung cấp, chỉ còn một số ít hiện đang được sử dụng.
*Volker Petersen: Là chính trị gia Đức đầu tiên có mặt ở Kharkiv kể từ đầu cuộc chiến, ông thấy thành phố như thế nào?
-Marcus Faber: Thật kinh khủng. Thành phố này có quy mô như München (Munich) mà chỉ có khoảng 100,000 người sống ở thời điểm thấp nhất. Bây giờ đã tăng lên khoảng 300,000 đến 400,000, nhưng không ai biết con số chính xác. Giới nghiêm từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng. Hằng ngày, thành phố này bị Nga bắn phá một cách bừa bãi bằng tên lửa. Hằng ngày, hằng đêm, các bệnh viện và khu dân cư bị tấn công bằng bom bi.
Người ta nhận biết lần đạn nổ đầu tiên cùng với lúc báo động. Nó không giống như trong Thế Chiến Thứ Hai, khi mà người ta có nửa giờ kể từ khi báo động cho tới khi máy bay ném bom đến. Không còn có cách nào để dân thường tự bảo vệ mình. Khi hệ thống báo động của một chiếc xe hơi bị kích hoạt ở bên cạnh chỗ ở của tôi vì áp lực nổ của quả đạn rơi xuống quá gần, điều ấy ở lại trong ký ức của tôi.
Một khu chung cư tan hoang sau khi bị trúng tên lửa của Nga hồi đầu tháng. Hình chụp hôm ngày 28 Tháng Mười năm 2022 ở Zaporizhzhia, Ukraine. Các quan chức Nga hôm nay tuyên bố họ đã hoàn thành việc di chuyển dân thường ra khỏi thành phố Kherson vì dự kiến lực lượng Ukraine có thể tái chiếm. (ảnh: Carl Court / Getty Images)
*Còn người dân thì sao, thưa ông?
-Khi có báo động, không ai xuống hầm hoặc vào nơi trú ẩn nữa vì họ biết rằng không còn đủ thời gian cho đến khi đạn nổ. Tôi đứng trong một khu chợ ở một thị trấn nhỏ khi báo động được phát ra. Không ai bỏ chạy, mọi người vẫn sinh hoạt bình thường. Những người tôi gặp, đơn giản họ chấp nhận thêm rủi ro này trong cuộc sống và cố gắng lạc quan về nó. Họ rất chắc chắn rằng Ukraine sẽ chiến thắng và mong chờ điều đó.
Họ cố gắng tránh những rủi ro không đáng có, không đến những nơi công cộng có thể bị đánh bom thường xuyên hơn. Gần Sloviansk, tôi thấy những nông dân vẫn thu hoạch giữa các vị trí đóng quân của Ukraine, trong khi có đám cháy ở bên phải và bên trái vì đạn pháo của Nga đốt cháy các cánh đồng. Các đường hào chiến đấu đang được đào ở trung tâm thành phố Kramatorsk trong khi cách đó 50 mét mọi người đang ngồi trên ghế đá công viên, hút thuốc và nói chuyện với nhau.
Pháo binh Ukraine tại Kherson với ý chí “thổi bay quân xâm lược”, Tháng Bảy 2022 (ảnh: Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)
*Chiến tranh đã để lại những dấu vết gì?
Sự điềm tĩnh đó cũng đi kèm với một sự cay đắng về cách tiến hành chiến tranh của Nga. Người ta phải gọi đó là khủng bố, khi các khu dân cư và bệnh viện bị tấn công. Hoặc khi người ta tấn công hai lần một tòa nhà hành chánh. Lần đầu là để phá hủy nó và sau đó một giờ nữa là để giết các nhân viên cứu hộ.
Nghị sĩ đối lập Inna Sovsun nói với tôi về việc bà được gọi đến một phiên họp đặc biệt của quốc hội ở Kyiv lúc 7 giờ sáng vào ngày chiến tranh nổ ra. Thiết quân luật được ban bố và sau đó vũ khí được giao cho các dân biểu để bảo vệ thành phố của họ. Tôi cũng mới biết xã hội dân sự đã ủng hộ quân đội một cách quyết tâm như thế nào và ở mức độ nào.
Cách mọi người cố gắng mang vật liệu tập trung lại với số lượng lớn, xe tải, máy bay không người điều khiển, xe jeep. Tôi chưa bao giờ trải qua bất cứ điều gì giống như vậy ở bất cứ đâu. Thật không thể tưởng tượng nổi.
Một bé gái, cư dân Kherson tạm thời sống ở Odesa cầm chiếc áo mang quốc kỳ Ukraine mừng ngày thành phố quê hương mình giành chiến thắng. Hình chụp hôm 12 Tháng Mười Một, 2022. (ảnh: STR / NurPhoto qua Getty Images)
Ví dụ như tôi đã thăm Quỹ Pyrtula, tổ chức quyên góp tiền và sau đó cố gắng mua các máy bay không người điều khiển loại nhỏ trên khắp châu Âu và thế giới để giao cho lực lượng vũ trang của họ. Họ cũng vừa mua thành công những chiếc xe jeep cũ của Pháp và đưa sang Ukraine. Có khá nhiều quỹ và tổ chức tình nguyện này. Điều này đã giúp cho công tác hậu cần và trinh sát của người Ukraine tốt lên hơn nhiều.
Ở Kramatorsk và Sloviansk, tôi thấy tầm quan trọng của việc Mỹ cung cấp cho bệ phóng tên lửa HIMARS, giá trị mà pháo tự hành Panzerhaubitzen 2000 của Đức đã cung cấp. Người Ukraine chắc chắn rằng nếu không có chúng, họ sẽ không còn đứng ở vị trí hiện tại mà thay vào đó là Dnepr.
Những người Ukraine chuẩn bị lên xe buýt trở về quê hương của họ ở Kherson, Ukraine, tại bến xe buýt chính (Zentraler Omnibusbahnhof Berlin, hay ZOB) vào ngày 23 Tháng Tám 2022 ở Berlin, Đức. (ảnh: Adam Berry / Getty Images)
*Ở Đức, người ta chủ yếu tìm hiểu về cuộc chiến từ các phương tiện truyền thông. Theo ông, có điều gì chưa được hiểu đúng ở Đức không?
Tôi tin rằng đó thực sự là sự tàn bạo của phía Nga. Họ cố phá vỡ ý chí của người dân thường, đe dọa họ, khủng bố họ như thế nào. Việc phía Nga thực sự mất hết mọi nhân tính ở đây, điều đó đã không thực sự đến được với chúng ta. Chúng ta đang nói về một cuộc chiến, và điều đó là đúng. Nhưng việc đánh bom có chủ đích vào các khu chung cư và công viên không chỉ xảy ra một lần. Người ta nhìn thấy những chiếc hơi bị cháy ở Kyiv ghi rõ “Có trẻ con” ở trên đó. Người Ukraine nói chính vì vậy mà người Nga bắn vào đó nhiều hơn.
Người Ukraine rất tức giận. Họ thực sự quyết tâm chiến đấu đến cùng và bảo vệ tổ quốc của họ. Mọi hành động khủng bố của Nga càng khiến họ quyết tâm giành chiến thắng hơn. Họ biết rằng sẽ mất nhiều thời gian và cũng rất biết ơn về mọi sự giúp đỡ.
(Phan Ba lược dịch)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Để mất Kherson sẽ đem lại 'hậu quả nghiêm trọng' cho quân Nga
BBC
Ăn mừng sau khi Nga rút lui khỏi Kherson, ở trung tâm Kyiv, Ukraine ngày 11 tháng 11 năm 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Ăn mừng sau khi Nga rút lui khỏi Kherson, ở trung tâm Kyiv, Ukraine ngày 11 tháng 11 năm 2022
12 tháng 11 2022
Paul Adams, phóng viên ngoại giao
Khi Kherson trở lại hoàn toàn trong tay Ukraine, điều mà giờ đây dường như chỉ còn là vấn đề thời gian, đó sẽ là một thời điểm cực kỳ quan trọng trong một cuộc chiến đã diễn ra được chín tháng.
Để mất Kherson giống như việc Nga rút lui một cách nhục nhã khỏi thủ đô Kyiv hồi đầu năm, và tạo ra một sự thay đổi đáng kinh ngạc trong ba tháng đối với người Ukraine.
Nga đã mất một vùng lãnh thổ khổng lồ ở phía đông, soái hạm của hạm đội Biển Đen đã bị đánh chìm và một cây cầu quan trọng từ Nga đến Crimea vẫn chưa hoạt động trở lại.
Giờ đây, Nga đã buộc phải từ bỏ tỉnh lỵ duy nhất mà họ đã chiếm được kể từ cuộc xâm lược hoàn toàn vào tháng Hai.
Đây là đỉnh điểm của một chuỗi các động thái quân sự kiên nhẫn, được dàn dựng cẩn thận, bắt đầu vào tháng 7 khi Ukraine, sử dụng hệ thống tên lửa Himars mới mua của Mỹ, tấn công các cây cầu quan trọng nối các lực lượng Nga trong và xung quanh Kherson với đường tiếp tế của họ ở phía đông và phía nam.
Sau khi cô lập các lực lượng Nga, và thuyết phục được Moscow rằng Kherson sắp bị tấn công, Kyiv sau đó mở cuộc tấn công chớp nhoáng từ xa về phía đông bắc, xung quanh Kharkiv, khiến Moscow hoàn toàn bất ngờ.
Nhưng Kherson luôn là giải thưởng lớn.
Vào đầu tháng 10, một vụ nổ đã đóng cầu Kerch, cầu nối Nga với Crimea bị chiếm đóng.
Điều này khiến Moscow bối rối. Vụ này cũng tạo ra một thất bại lớn khác đối với các lực lượng Nga ở Kherson khi nó cắt đứt một đường tiếp tế quan trọng.
Lặng lẽ, và chủ yếu là vào ban đêm, cuộc rút quân của Nga bắt đầu.
Sông Dnipro là một tuyến phòng thủ tự nhiên khổng lồ, hiện nay hầu như không có điểm vượt sông nào.
Khi mùa đông đang đến gần, việc quân đội Nga sử dụng nó như một lá chắn để chống lại những bước tiến xa hơn của Ukraine là rất hợp lý về mặt quân sự.
Cầu Antonivskiy đã bị sập.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các đường hào mới chuẩn bị dọc theo bờ phía đông của con sông, cũng như các vị trí mới được củng cố tại các điểm giao nhau quan trọng vào Crimea.
Nhưng các quan chức ở Kyiv tiếp tục tỏ ra thận trọng.
Tình báo Ukraine cho rằng hàng nghìn binh sĩ Nga có thể vẫn ở Kherson và vẫn có thể chiến đấu.
Ngoài ra còn có nỗi sợ hãi về mìn và bẫy.
Trận chiến giành Kherson sắp kết thúc.
Khi họ thu mình lại ở vị trí mới bên kia sông, người Nga hẳn đang tự hỏi động thái tiếp theo của Ukraine sẽ là gì.
BBC
Ăn mừng sau khi Nga rút lui khỏi Kherson, ở trung tâm Kyiv, Ukraine ngày 11 tháng 11 năm 2022
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Ăn mừng sau khi Nga rút lui khỏi Kherson, ở trung tâm Kyiv, Ukraine ngày 11 tháng 11 năm 2022
12 tháng 11 2022
Paul Adams, phóng viên ngoại giao
Khi Kherson trở lại hoàn toàn trong tay Ukraine, điều mà giờ đây dường như chỉ còn là vấn đề thời gian, đó sẽ là một thời điểm cực kỳ quan trọng trong một cuộc chiến đã diễn ra được chín tháng.
Để mất Kherson giống như việc Nga rút lui một cách nhục nhã khỏi thủ đô Kyiv hồi đầu năm, và tạo ra một sự thay đổi đáng kinh ngạc trong ba tháng đối với người Ukraine.
Nga đã mất một vùng lãnh thổ khổng lồ ở phía đông, soái hạm của hạm đội Biển Đen đã bị đánh chìm và một cây cầu quan trọng từ Nga đến Crimea vẫn chưa hoạt động trở lại.
Giờ đây, Nga đã buộc phải từ bỏ tỉnh lỵ duy nhất mà họ đã chiếm được kể từ cuộc xâm lược hoàn toàn vào tháng Hai.
Đây là đỉnh điểm của một chuỗi các động thái quân sự kiên nhẫn, được dàn dựng cẩn thận, bắt đầu vào tháng 7 khi Ukraine, sử dụng hệ thống tên lửa Himars mới mua của Mỹ, tấn công các cây cầu quan trọng nối các lực lượng Nga trong và xung quanh Kherson với đường tiếp tế của họ ở phía đông và phía nam.
Sau khi cô lập các lực lượng Nga, và thuyết phục được Moscow rằng Kherson sắp bị tấn công, Kyiv sau đó mở cuộc tấn công chớp nhoáng từ xa về phía đông bắc, xung quanh Kharkiv, khiến Moscow hoàn toàn bất ngờ.
Nhưng Kherson luôn là giải thưởng lớn.
Vào đầu tháng 10, một vụ nổ đã đóng cầu Kerch, cầu nối Nga với Crimea bị chiếm đóng.
Điều này khiến Moscow bối rối. Vụ này cũng tạo ra một thất bại lớn khác đối với các lực lượng Nga ở Kherson khi nó cắt đứt một đường tiếp tế quan trọng.
Lặng lẽ, và chủ yếu là vào ban đêm, cuộc rút quân của Nga bắt đầu.
Sông Dnipro là một tuyến phòng thủ tự nhiên khổng lồ, hiện nay hầu như không có điểm vượt sông nào.
Khi mùa đông đang đến gần, việc quân đội Nga sử dụng nó như một lá chắn để chống lại những bước tiến xa hơn của Ukraine là rất hợp lý về mặt quân sự.
Cầu Antonivskiy đã bị sập.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các đường hào mới chuẩn bị dọc theo bờ phía đông của con sông, cũng như các vị trí mới được củng cố tại các điểm giao nhau quan trọng vào Crimea.
Nhưng các quan chức ở Kyiv tiếp tục tỏ ra thận trọng.
Tình báo Ukraine cho rằng hàng nghìn binh sĩ Nga có thể vẫn ở Kherson và vẫn có thể chiến đấu.
Ngoài ra còn có nỗi sợ hãi về mìn và bẫy.
Trận chiến giành Kherson sắp kết thúc.
Khi họ thu mình lại ở vị trí mới bên kia sông, người Nga hẳn đang tự hỏi động thái tiếp theo của Ukraine sẽ là gì.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Putin khó tránh trách nhiệm khi quân Nga thất bại ở Ukraine
BBC
Hình minh họa
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
12 tháng 11 2022
Steve Rosenberg, nhà báo BBC, Moscow
Ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, những người dẫn chương trình truyền hình tại Nga đã tự tin dự đoán rằng trong vài ngày tới quân đội Nga sẽ hành quân qua Kyiv.
Đó là gần chín tháng trước.
Tuần này, những người dẫn đau khổ khi họ thông báo "quyết định khó khăn" của quân đội trong việc rút lực lượng Nga khỏi Kherson.
Chỉ 6 tuần trước, Tổng thống Putin từng tuyên bố sáp nhập vùng Kherson cùng với 3 vùng lãnh thổ khác của Ukraine, khẳng định rằng vùng này sẽ mãi mãi là một phần của Nga.
Người dẫn Vladimir Solovyov nói: "Thật là đau đớn khi quân đội quay lưng khỏi Kyiv và Chernihiv. Nhưng đó là quy luật chiến tranh ... chúng ta đang chiến đấu với Nato."
Đó chính xác là cách Điện Kremlin cố gắng tuyên truyền: bằng cách đổ lỗi cho phương Tây.
Thông điệp từ các phương tiện truyền thông nhà nước Nga là ở Ukraine, Nga đang đối đầu sức mạnh tổng hợp của Mỹ, Anh, EU và NATO.
Nói cách khác, thất bại trên chiến trường không phải do lỗi của Điện Kremlin mà là do sự tiếp tay của những kẻ thù bên ngoài.
Đầu tuần này, chính các tướng lĩnh đã đưa ra thông báo rằng các lực lượng Nga sẽ được rút khỏi một phần khu vực Kherson.
Truyền hình Nga chiếu cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu ra lệnh sau khi tham vấn với Tướng Surovikin.
"Bộ trưởng Quốc phòng đã đưa ra quyết định, tôi không có gì để nói về điều này", phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov, nói với các nhà báo hôm thứ Sáu.
Nhưng chính Tổng thống Putin là người ra lệnh xâm lược Ukraine.
Cái mà ông ấy gọi là 'chiến dịch quân sự đặc biệt' là ý tưởng của Putin.
Có một mối nguy hiểm ở đây đối với Vladimir Putin, trước cả cuộc rút lui khỏi Kherson.
Các sự kiện xảy ra trong 9 tháng qua có nguy cơ thay đổi cách nhìn nhận tổng thống ở quê nhà: không phải dân chúng Nga, nhưng - quan trọng - là tầng lớp thượng lưu Nga, những người xung quanh ông.
Trong nhiều năm, họ đã coi ông Putin như một nhà chiến lược bậc thầy, một người chiến thắng. Họ đã coi ông ta như là trụ cột của hệ thống mà họ là một phần.
Tuy nhiên, "chiến thắng" đã bị thiếu hụt kể từ ngày 24 tháng 2.
Cuộc xâm lược của Vladimir Putin đã không diễn ra theo kế hoạch.
Điện Kremlin từng miêu tả Vladimir Putin là "người tạo ra ổn định" ở Nga.
Điều đó đang khó thuyết phục lúc này.
BBC
Hình minh họa
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
12 tháng 11 2022
Steve Rosenberg, nhà báo BBC, Moscow
Ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, những người dẫn chương trình truyền hình tại Nga đã tự tin dự đoán rằng trong vài ngày tới quân đội Nga sẽ hành quân qua Kyiv.
Đó là gần chín tháng trước.
Tuần này, những người dẫn đau khổ khi họ thông báo "quyết định khó khăn" của quân đội trong việc rút lực lượng Nga khỏi Kherson.
Chỉ 6 tuần trước, Tổng thống Putin từng tuyên bố sáp nhập vùng Kherson cùng với 3 vùng lãnh thổ khác của Ukraine, khẳng định rằng vùng này sẽ mãi mãi là một phần của Nga.
Người dẫn Vladimir Solovyov nói: "Thật là đau đớn khi quân đội quay lưng khỏi Kyiv và Chernihiv. Nhưng đó là quy luật chiến tranh ... chúng ta đang chiến đấu với Nato."
Đó chính xác là cách Điện Kremlin cố gắng tuyên truyền: bằng cách đổ lỗi cho phương Tây.
Thông điệp từ các phương tiện truyền thông nhà nước Nga là ở Ukraine, Nga đang đối đầu sức mạnh tổng hợp của Mỹ, Anh, EU và NATO.
Nói cách khác, thất bại trên chiến trường không phải do lỗi của Điện Kremlin mà là do sự tiếp tay của những kẻ thù bên ngoài.
Đầu tuần này, chính các tướng lĩnh đã đưa ra thông báo rằng các lực lượng Nga sẽ được rút khỏi một phần khu vực Kherson.
Truyền hình Nga chiếu cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu ra lệnh sau khi tham vấn với Tướng Surovikin.
"Bộ trưởng Quốc phòng đã đưa ra quyết định, tôi không có gì để nói về điều này", phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov, nói với các nhà báo hôm thứ Sáu.
Nhưng chính Tổng thống Putin là người ra lệnh xâm lược Ukraine.
Cái mà ông ấy gọi là 'chiến dịch quân sự đặc biệt' là ý tưởng của Putin.
Có một mối nguy hiểm ở đây đối với Vladimir Putin, trước cả cuộc rút lui khỏi Kherson.
Các sự kiện xảy ra trong 9 tháng qua có nguy cơ thay đổi cách nhìn nhận tổng thống ở quê nhà: không phải dân chúng Nga, nhưng - quan trọng - là tầng lớp thượng lưu Nga, những người xung quanh ông.
Trong nhiều năm, họ đã coi ông Putin như một nhà chiến lược bậc thầy, một người chiến thắng. Họ đã coi ông ta như là trụ cột của hệ thống mà họ là một phần.
Tuy nhiên, "chiến thắng" đã bị thiếu hụt kể từ ngày 24 tháng 2.
Cuộc xâm lược của Vladimir Putin đã không diễn ra theo kế hoạch.
Điện Kremlin từng miêu tả Vladimir Putin là "người tạo ra ổn định" ở Nga.
Điều đó đang khó thuyết phục lúc này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Kherson được giải phóng nhưng giới chức Ukraine cảnh báo chiến tranh 'chưa kết thúc'
BBC
Người dân địa phương chào đón các binh sĩ Ukraine khi Nga rút quân khỏi Kherson
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Ngày 12/11, người dân địa phương chào đón các binh sĩ Ukraine khi Nga rút quân khỏi Kherson
13 tháng 11 2022, 10:24 +07
Giới chức Ukraine cảnh báo "chiến tranh chưa kết thúc" sau khi Nga rút khỏi Kherson, trong bối cảnh cuộc ăn mừng chiến thắng vẫn tiếp diễn vào cuối tuần.
Hôm thứ Sáu 11/11, nhiều người vui mừng chào đón binh sĩ Ukraine đến thành phố Kherson - thủ phủ duy nhất bị Nga chiếm từ tháng Hai.
Cảnh tượng ăn mừng tương tự cũng diễn ra tại các vùng khác trên khắp Ukraine, bao gồm thủ đô Kyiv và Odesa.
Thế nhưng dù là một cú giáng đối với tham vọng từ phía Nga thì giới chức Ukraine vẫn thận trọng.
Yuriy Sak, cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói với BBC "còn quá sớm để thư giãn".
"Chúng tôi luôn tin rằng sẽ giải phóng được Kherson," ông trả lời chương trình Today của kênh Radio 4. "Và chúng tôi tự tin là bây giờ phía Nga đang bắt đầu tin rằng họ sẽ không bao giờ có thể chiến thắng cuộc chiến này. Chúng tôi thấy sự hoảng loạn trong các cấp bậc quân sự. Chúng tôi thấy sự hoảng loạn trong cỗ máy tuyên truyền của họ."
"Nhưng dĩ nhiên đây là thời khắc rất quan trọng, nhưng... cuộc chiến chưa kết thúc."
Kherson bị thiếu nước, thuốc men và thực phẩm, nhưng nguồn viện trợ khẩn cẩn bắt đầu được chuyển đến từ thành phố Mykolaiv lân cận, trợ lý của thống đốc thành phố cho biết.
Người trợ lý, Roman Golovnya nói có khoảng từ 70-80.000 người sống tại Kherson lúc này, trong tổng số dân trước chiến tranh là 320.000.
Tổng thống Volodymyr Zelensky nói "trước khi tháo chạy khỏi Kherson thì những kẻ xâm lược đã phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng - đường dây liên lạc, nguồn cung cấp nước, khí đốt và điện".
Vẫn chưa rõ là điện đã được phục hồi tại thành phố - các khu vực gần đó được cho sẽ có điện trở lại trong vài ngày tới. Việc mất điện khiến các cửa hàng tại Kherson không thể nướng bánh mì.
Lực lượng quân đội Ukraine đã bắt đầu một nhiệm vụ quan trọng là tháo dỡ mìn của Nga và các bẫy mìn bên trong và xung quanh Kherson, ông Zelensky nói.
Trong khi đó, thì truyền hình Ukraine đã bắt đầu được phát sóng trở lại tại khu vực - đây là nguồn tin chính cho nhiều người dân Ukraine.
Viễn cảnh Nga-Ukraine đàm phán: Thiết thực hay lừa bịp, và vai trò của Hoa Kỳ?
Tranh cãi bao nhiêu quân Nga và Chechnya ‘bị giết ở Ukraine’
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Giới chức Ukraine đã cảnh báo "chiến tranh chưa kết thúc"
Ông Yuriy Sak, cũng như Oleksiy Kuleba, người đứng đầu chính quyền quân sự của vùng Kyiv, đã cảnh báo về nguy cơ tiếp tục xảy ra các cuộc tấn công bằng tên lửa. Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong những tuần gần đây, làm tổn hại nghiêm trọng nguồn cung của quốc gia.
Ông Kuleba nói với BBC: "Trong vòng tháng qua... chúng tôi đã chứng kiến đợt bắn phá quy mô lớn nhằm vào các nơi định cư bình yên tại Ukraine. Giờ thì tôi muốn nói là nguy cơ về tấn công bằng rocket tại vùng Kyiv vẫn còn cao."
Trong khi đó, thì cựu Trưởng Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, Oleksandr Danylyuk nói với BBC, cảnh báo quân đội Nga đã rút khỏi Kherson đã vượt qua sông Dnipro "tiến sâu phòng thủ ở bờ phía nam" "sẽ giúp họ đạt [một] vị thế có lợi".
Moscow cho biết khoảng 30.000 quân nhân đã được đưa ra khỏi khu vực - cũng như 5.000 thiết bị quân sự và các tài sản khác.
Biên tập viên Quốc tế Jeremy Bowen của BBC chỉ ra rằng quyết định rút quân "đã gìn giữ mạng sống cho những binh sĩ có thể đã phải bỏ mạng cho một cuộc chiến mà họ không thể chiến thắng" và cho phép họ được huy động ở một nơi khác trong quốc gia.
Bộ Quốc phòng Anh nói hôm thứ Bảy 12/11 là "rất có khả năng" quân đội Nga phá hủy đường xá và cầu tàu hỏa băng qua sông Dnipro trong quá trình rút lui.
Hình ảnh xuất hiện ngày thứ Sáu 11/11 về một cây cầu chính Antonivsky đã bị đổ sập một phần. Vẫn chưa rõ nguyên nhân là gì.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Việc Nga rút quân, theo phía Bộ Quốc Phòng Anh cho thấy có thể đã bắt đầu từ ngày 22/10 dưới hình thức sơ tán dân thường
Sáng ngày thứ Bảy 12/11, những hình ảnh khác xuất hiện cho thấy con đập Nova Kakhovka, cách khoảng 58 km về phía đông bắc của thành phố Kherson bị hư hại.
Hình ảnh từ công ty Maxar cho thấy "các phần của con đập và các cổng xả nước" đã bị hư hại. Tuyến đường và tàu hỏa chạy qua đập cũng bị hư hại nghiêm trọng, theo hình ảnh từ Maxar. Hiện không rõ nguyên nhân và BBC không thể độc lập đánh giá.
Hình ảnh video mới do BBC đã kiểm chứng cho thấy một vụ nổ lớn ở một bên bờ của con đập.
Ukraine và Nga đã cáo buộc mỗi bên lên kế hoạch cho nổ cho đập, làm gia tăng nguy cơ lũ tràn tại vùng Kherson.
Việc Nga rút quân, theo phía Bộ Quốc Phòng Anh cho thấy có thể đã bắt đầu từ ngày 22/10 dưới hình thức sơ tán dân thường - đồng nghĩa Nga đã mất một thủ phủ trong bốn vùng bị tuyên bố sáp nhập bất hợp pháp hồi tháng 9.
Hôm thứ Bảy 12/11, Moscow cũng tuyên bố thủ phủ thay thế tạm thời sẽ là thành phố cảng gọi là Henichesk, cách phía đông nam Kherson hơn 200 km, gần bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập.
Hãng thông tấn Interfax của Nga nói chính quyền đã di tản tất cả các văn phòng trong vùng cũng như "những tượng và các vật phẩm mang tính lịch sử" từ bờ phía tây của con sông Dnipro - có nghĩa là từ thành phố Kherson và các vùng phụ cận. Hơn 115.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực, theo Interfax.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, nói việc rút quân khỏi Kherson đã đánh dấu "một thất bại mang tính chiến lược khác" cho Moscow.
"Hồi tháng Hai, Nga đã không thể đạt được mục tiêu quan trọng nào ngoại trừ Kherson," ông Ben Wallace nói trong một tuyên bố.
"Giờ đây khi đã đầu hàng thì người dân thường tại Nga chắc hẳn tự hỏi: 'Những chuyện này là để làm gì?"
BBC
Người dân địa phương chào đón các binh sĩ Ukraine khi Nga rút quân khỏi Kherson
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Ngày 12/11, người dân địa phương chào đón các binh sĩ Ukraine khi Nga rút quân khỏi Kherson
13 tháng 11 2022, 10:24 +07
Giới chức Ukraine cảnh báo "chiến tranh chưa kết thúc" sau khi Nga rút khỏi Kherson, trong bối cảnh cuộc ăn mừng chiến thắng vẫn tiếp diễn vào cuối tuần.
Hôm thứ Sáu 11/11, nhiều người vui mừng chào đón binh sĩ Ukraine đến thành phố Kherson - thủ phủ duy nhất bị Nga chiếm từ tháng Hai.
Cảnh tượng ăn mừng tương tự cũng diễn ra tại các vùng khác trên khắp Ukraine, bao gồm thủ đô Kyiv và Odesa.
Thế nhưng dù là một cú giáng đối với tham vọng từ phía Nga thì giới chức Ukraine vẫn thận trọng.
Yuriy Sak, cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói với BBC "còn quá sớm để thư giãn".
"Chúng tôi luôn tin rằng sẽ giải phóng được Kherson," ông trả lời chương trình Today của kênh Radio 4. "Và chúng tôi tự tin là bây giờ phía Nga đang bắt đầu tin rằng họ sẽ không bao giờ có thể chiến thắng cuộc chiến này. Chúng tôi thấy sự hoảng loạn trong các cấp bậc quân sự. Chúng tôi thấy sự hoảng loạn trong cỗ máy tuyên truyền của họ."
"Nhưng dĩ nhiên đây là thời khắc rất quan trọng, nhưng... cuộc chiến chưa kết thúc."
Kherson bị thiếu nước, thuốc men và thực phẩm, nhưng nguồn viện trợ khẩn cẩn bắt đầu được chuyển đến từ thành phố Mykolaiv lân cận, trợ lý của thống đốc thành phố cho biết.
Người trợ lý, Roman Golovnya nói có khoảng từ 70-80.000 người sống tại Kherson lúc này, trong tổng số dân trước chiến tranh là 320.000.
Tổng thống Volodymyr Zelensky nói "trước khi tháo chạy khỏi Kherson thì những kẻ xâm lược đã phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng - đường dây liên lạc, nguồn cung cấp nước, khí đốt và điện".
Vẫn chưa rõ là điện đã được phục hồi tại thành phố - các khu vực gần đó được cho sẽ có điện trở lại trong vài ngày tới. Việc mất điện khiến các cửa hàng tại Kherson không thể nướng bánh mì.
Lực lượng quân đội Ukraine đã bắt đầu một nhiệm vụ quan trọng là tháo dỡ mìn của Nga và các bẫy mìn bên trong và xung quanh Kherson, ông Zelensky nói.
Trong khi đó, thì truyền hình Ukraine đã bắt đầu được phát sóng trở lại tại khu vực - đây là nguồn tin chính cho nhiều người dân Ukraine.
Viễn cảnh Nga-Ukraine đàm phán: Thiết thực hay lừa bịp, và vai trò của Hoa Kỳ?
Tranh cãi bao nhiêu quân Nga và Chechnya ‘bị giết ở Ukraine’
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Giới chức Ukraine đã cảnh báo "chiến tranh chưa kết thúc"
Ông Yuriy Sak, cũng như Oleksiy Kuleba, người đứng đầu chính quyền quân sự của vùng Kyiv, đã cảnh báo về nguy cơ tiếp tục xảy ra các cuộc tấn công bằng tên lửa. Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong những tuần gần đây, làm tổn hại nghiêm trọng nguồn cung của quốc gia.
Ông Kuleba nói với BBC: "Trong vòng tháng qua... chúng tôi đã chứng kiến đợt bắn phá quy mô lớn nhằm vào các nơi định cư bình yên tại Ukraine. Giờ thì tôi muốn nói là nguy cơ về tấn công bằng rocket tại vùng Kyiv vẫn còn cao."
Trong khi đó, thì cựu Trưởng Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, Oleksandr Danylyuk nói với BBC, cảnh báo quân đội Nga đã rút khỏi Kherson đã vượt qua sông Dnipro "tiến sâu phòng thủ ở bờ phía nam" "sẽ giúp họ đạt [một] vị thế có lợi".
Moscow cho biết khoảng 30.000 quân nhân đã được đưa ra khỏi khu vực - cũng như 5.000 thiết bị quân sự và các tài sản khác.
Biên tập viên Quốc tế Jeremy Bowen của BBC chỉ ra rằng quyết định rút quân "đã gìn giữ mạng sống cho những binh sĩ có thể đã phải bỏ mạng cho một cuộc chiến mà họ không thể chiến thắng" và cho phép họ được huy động ở một nơi khác trong quốc gia.
Bộ Quốc phòng Anh nói hôm thứ Bảy 12/11 là "rất có khả năng" quân đội Nga phá hủy đường xá và cầu tàu hỏa băng qua sông Dnipro trong quá trình rút lui.
Hình ảnh xuất hiện ngày thứ Sáu 11/11 về một cây cầu chính Antonivsky đã bị đổ sập một phần. Vẫn chưa rõ nguyên nhân là gì.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Việc Nga rút quân, theo phía Bộ Quốc Phòng Anh cho thấy có thể đã bắt đầu từ ngày 22/10 dưới hình thức sơ tán dân thường
Sáng ngày thứ Bảy 12/11, những hình ảnh khác xuất hiện cho thấy con đập Nova Kakhovka, cách khoảng 58 km về phía đông bắc của thành phố Kherson bị hư hại.
Hình ảnh từ công ty Maxar cho thấy "các phần của con đập và các cổng xả nước" đã bị hư hại. Tuyến đường và tàu hỏa chạy qua đập cũng bị hư hại nghiêm trọng, theo hình ảnh từ Maxar. Hiện không rõ nguyên nhân và BBC không thể độc lập đánh giá.
Hình ảnh video mới do BBC đã kiểm chứng cho thấy một vụ nổ lớn ở một bên bờ của con đập.
Ukraine và Nga đã cáo buộc mỗi bên lên kế hoạch cho nổ cho đập, làm gia tăng nguy cơ lũ tràn tại vùng Kherson.
Việc Nga rút quân, theo phía Bộ Quốc Phòng Anh cho thấy có thể đã bắt đầu từ ngày 22/10 dưới hình thức sơ tán dân thường - đồng nghĩa Nga đã mất một thủ phủ trong bốn vùng bị tuyên bố sáp nhập bất hợp pháp hồi tháng 9.
Hôm thứ Bảy 12/11, Moscow cũng tuyên bố thủ phủ thay thế tạm thời sẽ là thành phố cảng gọi là Henichesk, cách phía đông nam Kherson hơn 200 km, gần bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập.
Hãng thông tấn Interfax của Nga nói chính quyền đã di tản tất cả các văn phòng trong vùng cũng như "những tượng và các vật phẩm mang tính lịch sử" từ bờ phía tây của con sông Dnipro - có nghĩa là từ thành phố Kherson và các vùng phụ cận. Hơn 115.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực, theo Interfax.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, nói việc rút quân khỏi Kherson đã đánh dấu "một thất bại mang tính chiến lược khác" cho Moscow.
"Hồi tháng Hai, Nga đã không thể đạt được mục tiêu quan trọng nào ngoại trừ Kherson," ông Ben Wallace nói trong một tuyên bố.
"Giờ đây khi đã đầu hàng thì người dân thường tại Nga chắc hẳn tự hỏi: 'Những chuyện này là để làm gì?"
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Khác Việt Nam và Lào, Campuchia và ông Hun Sen được khen vì ủng hộ Ukraine
BBC
Hun Sen
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia phát biểu trong phiên họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) tại trụ sở LHQ ngày 23/9/2022.
14.11.2022
Dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng này ở Phnom Penh là lúc vai trò của Thủ tướng Hun Sen được truyền thông thế giới chú ý, nhất là quan điểm nhất quán ủng hộ Ukraine của ông.
Tuy thế, không phải chỉ khi đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen mới lên tiếng về vấn đề Ukraine.
Đầu tháng 11, ông Hun Sen đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để bày tỏ nhu cầu chấm dứt chiến tranh, giúp “Ukraine giành lại hòa bình, ổn định, sự toàn vẹn lãnh thổ và phát triển”, theo Phủ Thủ tướng Vương quốc Campuchia.
Ngay từ trong năm, ông Hun Sen đã công khai lên án Nga xâm lăng Ukraine.
Một mặt, ông Hun Sen nói ông mong Nga “hiểu quyết định của Campuchia” khi nước này bỏ phiếu vào tháng 3/2022 lên án cuộc xâm lăng.
Mặt khác theo Văn phòng Báo chí Phủ Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen nói “Chúng tôi không ủng hộ việc dùng vũ lực, hoặc sẵn sàng dùng vũ lực” trong quan hệ quốc tế, và nói Campuchia “không thể im lặng” khi tình hình Ukraine xấu đi.
Sau đó, ông Hun Sen gọi đây là “cuộc chiến của Nga với toàn châu Âu”, thu hút sự chú ý của dư luận.
Việc Campuchia tháng này tuyên bố cử đội rà mìn sang giúp Ukraine vào quý I năm 2023 được Nhật Bản ca ngợi, theo các báo khu vực.
Cùng lúc, sự vắng mặt của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin tại G-20 ở Bali tuần này được giới bình luận cho là “trở thành cơ hội để Ukraine triển khai hoạt động ngoại giao, làm cô lập Nga hơn nữa” trên trường quốc tế, cụ thể là ở châu Á.
Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay đã đóng một vai trò quan trọng để giúp Ukraine hiện diện ở Đông Nam Á, dù chỉ mang tính biểu tượng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
TT Vladimir Putin gặp Thủ tướng Hun Sen tại Dinh thự Bocharov Ruchey ở Sochi, Nga ngày 19/5/2016 khi các lãnh đạo các quốc gia ASEAN đến Nga tham dự hội nghị cấp cao Nga-ASEAN.
Việt Nam “là đồng minh thân của Nga”?
Al Jazeera viết từ Phom Penh hôm 10/11/2022 về sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, khách mời đặc biệt của Thủ tướng Hun Sen tới dự Thượng đỉnh ASEAN, gọi Việt Nam và Lào “là đồng minh thân cận của Nga” (close Russian allies) trong ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên.
Hai nước này đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng LHQ ra nghị quyết lên án cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine, còn tám nước còn lại trong khối ASEAN đã bỏ phiếu cùng cộng đồng quốc tế, tờ báo viết.
LHQ tạm đình chỉ Nga ở Hội đồng Nhân quyền: Việt Nam cùng Lào và TQ chống lại
Đại biện lâm thời Ukraine: 'Chúng tôi mong VN bỏ phiếu ủng hộ' nghị quyết của LHQ
Theo trang Khmer Times, các lãnh đạo Campuchia và Ukraine còn bàn về sự hỗ trợ Phnom Penh dành cho Kyiv và ông Zelensky đã ngỏ lời mời ông Hun Sen sang thăm “đất nước bị chiến tranh tàn phá”.
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP PHOTO/ CAMBODIA'S GOVERNMENT CABINET/ KOK KY
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Hun Sen (phải) tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba (trái) tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh ngày 9/11/2022
Một bình luận mới nhất của Kavi Chongkittavorn viết trên trang Khmer Times, mục Ý kiến hôm 11/11/2022 nói Thủ tướng Hun Sen “nổi bật trên chính trị toàn cầu”.
Cho đến nay, không có tin tức về lời mời tương tự của Ukraine gửi tới lãnh đạo VN.
Một số sự kiện liên quan đến Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội gần đây còn bị xóa đi trên truyền thông Việt Nam do Đảng Cộng sản chỉ đạo.
Báo Hà Nội Mới đã xoá hết hình ảnh đoàn Ukraine trong bài viết về 'Giải chạy báo Hà Nội Mới', diễn ra hôm 02/10 ở thủ đô VN, gây phản ứng từ Đại sứ quán nước này.
Cùng thời gian, các kênh chính thống ở Việt Nam có giải thích cách bỏ phiếu trắng liên tiếp ở LHQ của nước này, khác với đa số các thành viên ASEAN.
Theo một bài trên báo Đảng Cộng sản, thì “trong chính sách đối ngoại đa phương đó, Việt Nam luôn khẳng định cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan trọng, là bạn bè truyền thống, lâu đời và Việt Nam vẫn luôn coi trọng, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại một cách bình đẳng, trên tinh thần hợp tác, cùng phát triển, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định”.
“Đây cũng chính là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính đã đưa ra trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ và Liên hợp quốc tháng 5/2022, đó là: Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng.”
Trang web này tuy thế bỏ ngỏ vấn đề coi “tất cả cùng chiến thắng” là gì khi mà mục tiêu công khai của Kremlin là muốn xóa sổ nhà nước Ukraine, gọi họ là “phát xít” và Nga đã đơn phương sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine.
Putin không phải sẽ thắng mãi
Như các báo quốc tế bình luận về những cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về Nga và Ukraine, nhiều nước trên thế giới sẽ chẳng có cơ hội gì giúp Ukraine về kinh tế, vũ khí và chính trị.
Việc bỏ phiếu tuy thế, là thể hiện họ là ai chứ không phải họ có lợi ích gì trong quan hệ với Moscow hay Kyiv.
Ngoài ra, có vẻ như ở Việt Nam luồng tư tưởng hoài niệm Liên Xô và một lòng ủng hộ Moscow vẫn còn khá mạnh trên mạng xã hội và một phần báo chí.
Trong khi đó, ngay tại Nga, cuộc rút quân khỏi Kherson bị một số giới từng nhiệt thành ủng hộ ông Putin gọi là "vụ đầu hàng xấu hổ".
Lãnh tụ tinh thần của phe diều hâu Nga, Alexander Dugin vừa có lời ám chỉ uy tín "tan biến" của "thủ lĩnh cầu mưa", theo các báo Âu Mỹ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Việt Nam tiếp đón Thủ tướng Đức tại Hà Nội trước khi phái đoàn Đức hội đàm với phía Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ vào chiều Chủ nhật 13/11.
Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine
Việt Nam bỏ phiếu trắng vụ chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua đã kêu gọi chính phủ nước này làm rõ lập trường về cuộc chiến Nga gây ra ở Ukraine.
Ông Scholz nói rằng "Vấn đề đặt ra là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế với tiền lệ nguy hiểm.
"Các nước nhỏ không thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn."
Vào tháng 10 vừa qua, phái đoàn Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng LHQ khi tổ chức này ra nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine.
Trong khi đó, đang có sự dịch chuyển nhãn quan chung ở châu Á, kể cả của Trung Quốc về cuộc xâm lăng do Nga tiến hành, tàn phá nước láng giềng.
Chẳng hạn, theo Reuters hôm 14/11/2022, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng nói tại Phnom Penh vừa qua rằng việc “đe dọa dùng vũ khí hạt nhân là vô trách nhiệm”.
Tuy ông Lý không nêu tên nước Nga nhưng ai cũng biết chỉ Nga có vũ khí nguyên tử, còn Ukraine đã bàn giao lại kho đầu đạn hạt nhân cho Liên bang Nga, hậu thân của Liên Xô, sau 1991.
Hồi tháng 5, chính phủ Việt Nam tuyên bố đóng góp 500.000 USD cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo trợ giúp người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ở Ukraine, sau thông báo của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 1/5.
Nhưng tình hình nay có vẻ đã thay đổi khá nhiều và các nước trên thế giới ngày càng làm rõ hơn quan điểm của họ, lên án, hay ủng hộ Nga trong câu chuyện Ukraine.
Với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN sẽ bàn giao cho Indonesia năm 2023, xu thế chung tại khu vực là dù “quan điểm về Nga còn khác nhau trong ASEAN” đa số ngày càng “tìm thấy tiếng nói của mình về Ukraine”, như một dự báo trong năm của thinktank Chatham House tại Anh.
BBC
Hun Sen
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia phát biểu trong phiên họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) tại trụ sở LHQ ngày 23/9/2022.
14.11.2022
Dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng này ở Phnom Penh là lúc vai trò của Thủ tướng Hun Sen được truyền thông thế giới chú ý, nhất là quan điểm nhất quán ủng hộ Ukraine của ông.
Tuy thế, không phải chỉ khi đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen mới lên tiếng về vấn đề Ukraine.
Đầu tháng 11, ông Hun Sen đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để bày tỏ nhu cầu chấm dứt chiến tranh, giúp “Ukraine giành lại hòa bình, ổn định, sự toàn vẹn lãnh thổ và phát triển”, theo Phủ Thủ tướng Vương quốc Campuchia.
Ngay từ trong năm, ông Hun Sen đã công khai lên án Nga xâm lăng Ukraine.
Một mặt, ông Hun Sen nói ông mong Nga “hiểu quyết định của Campuchia” khi nước này bỏ phiếu vào tháng 3/2022 lên án cuộc xâm lăng.
Mặt khác theo Văn phòng Báo chí Phủ Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen nói “Chúng tôi không ủng hộ việc dùng vũ lực, hoặc sẵn sàng dùng vũ lực” trong quan hệ quốc tế, và nói Campuchia “không thể im lặng” khi tình hình Ukraine xấu đi.
Sau đó, ông Hun Sen gọi đây là “cuộc chiến của Nga với toàn châu Âu”, thu hút sự chú ý của dư luận.
Việc Campuchia tháng này tuyên bố cử đội rà mìn sang giúp Ukraine vào quý I năm 2023 được Nhật Bản ca ngợi, theo các báo khu vực.
Cùng lúc, sự vắng mặt của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin tại G-20 ở Bali tuần này được giới bình luận cho là “trở thành cơ hội để Ukraine triển khai hoạt động ngoại giao, làm cô lập Nga hơn nữa” trên trường quốc tế, cụ thể là ở châu Á.
Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay đã đóng một vai trò quan trọng để giúp Ukraine hiện diện ở Đông Nam Á, dù chỉ mang tính biểu tượng.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
TT Vladimir Putin gặp Thủ tướng Hun Sen tại Dinh thự Bocharov Ruchey ở Sochi, Nga ngày 19/5/2016 khi các lãnh đạo các quốc gia ASEAN đến Nga tham dự hội nghị cấp cao Nga-ASEAN.
Việt Nam “là đồng minh thân của Nga”?
Al Jazeera viết từ Phom Penh hôm 10/11/2022 về sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, khách mời đặc biệt của Thủ tướng Hun Sen tới dự Thượng đỉnh ASEAN, gọi Việt Nam và Lào “là đồng minh thân cận của Nga” (close Russian allies) trong ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên.
Hai nước này đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng LHQ ra nghị quyết lên án cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine, còn tám nước còn lại trong khối ASEAN đã bỏ phiếu cùng cộng đồng quốc tế, tờ báo viết.
LHQ tạm đình chỉ Nga ở Hội đồng Nhân quyền: Việt Nam cùng Lào và TQ chống lại
Đại biện lâm thời Ukraine: 'Chúng tôi mong VN bỏ phiếu ủng hộ' nghị quyết của LHQ
Theo trang Khmer Times, các lãnh đạo Campuchia và Ukraine còn bàn về sự hỗ trợ Phnom Penh dành cho Kyiv và ông Zelensky đã ngỏ lời mời ông Hun Sen sang thăm “đất nước bị chiến tranh tàn phá”.
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP PHOTO/ CAMBODIA'S GOVERNMENT CABINET/ KOK KY
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Hun Sen (phải) tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba (trái) tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh ngày 9/11/2022
Một bình luận mới nhất của Kavi Chongkittavorn viết trên trang Khmer Times, mục Ý kiến hôm 11/11/2022 nói Thủ tướng Hun Sen “nổi bật trên chính trị toàn cầu”.
Cho đến nay, không có tin tức về lời mời tương tự của Ukraine gửi tới lãnh đạo VN.
Một số sự kiện liên quan đến Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội gần đây còn bị xóa đi trên truyền thông Việt Nam do Đảng Cộng sản chỉ đạo.
Báo Hà Nội Mới đã xoá hết hình ảnh đoàn Ukraine trong bài viết về 'Giải chạy báo Hà Nội Mới', diễn ra hôm 02/10 ở thủ đô VN, gây phản ứng từ Đại sứ quán nước này.
Cùng thời gian, các kênh chính thống ở Việt Nam có giải thích cách bỏ phiếu trắng liên tiếp ở LHQ của nước này, khác với đa số các thành viên ASEAN.
Theo một bài trên báo Đảng Cộng sản, thì “trong chính sách đối ngoại đa phương đó, Việt Nam luôn khẳng định cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan trọng, là bạn bè truyền thống, lâu đời và Việt Nam vẫn luôn coi trọng, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại một cách bình đẳng, trên tinh thần hợp tác, cùng phát triển, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định”.
“Đây cũng chính là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính đã đưa ra trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ và Liên hợp quốc tháng 5/2022, đó là: Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng.”
Trang web này tuy thế bỏ ngỏ vấn đề coi “tất cả cùng chiến thắng” là gì khi mà mục tiêu công khai của Kremlin là muốn xóa sổ nhà nước Ukraine, gọi họ là “phát xít” và Nga đã đơn phương sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine.
Putin không phải sẽ thắng mãi
Như các báo quốc tế bình luận về những cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về Nga và Ukraine, nhiều nước trên thế giới sẽ chẳng có cơ hội gì giúp Ukraine về kinh tế, vũ khí và chính trị.
Việc bỏ phiếu tuy thế, là thể hiện họ là ai chứ không phải họ có lợi ích gì trong quan hệ với Moscow hay Kyiv.
Ngoài ra, có vẻ như ở Việt Nam luồng tư tưởng hoài niệm Liên Xô và một lòng ủng hộ Moscow vẫn còn khá mạnh trên mạng xã hội và một phần báo chí.
Trong khi đó, ngay tại Nga, cuộc rút quân khỏi Kherson bị một số giới từng nhiệt thành ủng hộ ông Putin gọi là "vụ đầu hàng xấu hổ".
Lãnh tụ tinh thần của phe diều hâu Nga, Alexander Dugin vừa có lời ám chỉ uy tín "tan biến" của "thủ lĩnh cầu mưa", theo các báo Âu Mỹ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Việt Nam tiếp đón Thủ tướng Đức tại Hà Nội trước khi phái đoàn Đức hội đàm với phía Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ vào chiều Chủ nhật 13/11.
Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine
Việt Nam bỏ phiếu trắng vụ chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua đã kêu gọi chính phủ nước này làm rõ lập trường về cuộc chiến Nga gây ra ở Ukraine.
Ông Scholz nói rằng "Vấn đề đặt ra là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế với tiền lệ nguy hiểm.
"Các nước nhỏ không thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn."
Vào tháng 10 vừa qua, phái đoàn Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng LHQ khi tổ chức này ra nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine.
Trong khi đó, đang có sự dịch chuyển nhãn quan chung ở châu Á, kể cả của Trung Quốc về cuộc xâm lăng do Nga tiến hành, tàn phá nước láng giềng.
Chẳng hạn, theo Reuters hôm 14/11/2022, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng nói tại Phnom Penh vừa qua rằng việc “đe dọa dùng vũ khí hạt nhân là vô trách nhiệm”.
Tuy ông Lý không nêu tên nước Nga nhưng ai cũng biết chỉ Nga có vũ khí nguyên tử, còn Ukraine đã bàn giao lại kho đầu đạn hạt nhân cho Liên bang Nga, hậu thân của Liên Xô, sau 1991.
Hồi tháng 5, chính phủ Việt Nam tuyên bố đóng góp 500.000 USD cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo trợ giúp người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ở Ukraine, sau thông báo của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 1/5.
Nhưng tình hình nay có vẻ đã thay đổi khá nhiều và các nước trên thế giới ngày càng làm rõ hơn quan điểm của họ, lên án, hay ủng hộ Nga trong câu chuyện Ukraine.
Với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN sẽ bàn giao cho Indonesia năm 2023, xu thế chung tại khu vực là dù “quan điểm về Nga còn khác nhau trong ASEAN” đa số ngày càng “tìm thấy tiếng nói của mình về Ukraine”, như một dự báo trong năm của thinktank Chatham House tại Anh.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Tôi đọc báo đức viết là ông Biden bảo theo hành trình đường bay của tên lửa thì 0 thể là tên lửa được bắn từ Nga (vào Ba Lan)
Tên lửa rơi vào Ba Lan: Có thể là 'tai nạn của phòng không Ukraine
16 tháng 11 2022, 21:33 +07
Oliver Slow
BBC News
Ba Lan
Chụp lại hình ảnh,
Các đại sứ của NATO đã gặp nhau hôm thứ Tư (16/11) cùng với Ba Lan dự kiến sẽ viện dẫn Điều 4 của liên minh kêu gọi tham vấn
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết không có dấu hiệu của một cuộc tấn công có chủ đích sau vụ tấn công tên lửa khiến hai người thiệt mạng tại một trang trại gần biên giới phía tây với Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói "không có khả năng" tên lửa được bắn từ Nga.
Hai công nhân đã thiệt mạng khi Ukraine hứng chịu hỏa lực từ một trong những đợt tấn công tên lửa lớn nhất của cuộc chiến tranh.
Điện Kremlin khẳng định không liên quan.
Ban đầu, Ba Lan cho biết tên lửa rơi xuống Przewodow, cách biên giới 6km, là do Nga sản xuất.
Cáo buộc các nước phương Tây đã phản ứng quá khích, phát ngôn viên của Nga Dmitry Peskov nói rằng Warsaw lẽ ra phải ngay lập tức làm rõ rằng các mảnh vỡ đến từ hệ thống phòng không S-300 của Ukraine.
Khi các nhà điều tra Ba Lan khám xét địa điểm xảy ra vụ tấn công, các đại sứ của NATO đã gặp nhau tại Brussels để đánh giá cách thức phản ứng với cuộc chiến của Nga đã tràn sang một quốc gia thành viên.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói với các phóng viên rằng không có dấu hiệu nào cho thấy vụ việc là kết quả của một cuộc tấn công có chủ ý hoặc Moscow đang chuẩn bị các hành động tấn công chống lại liên minh phòng thủ.
"Hãy để tôi nói rõ, đây không phải là lỗi của Ukraine," tổng thư ký NATO nói.
"Nga chịu trách nhiệm cuối cùng khi nước này tiếp tục cuộc chiến bất hợp pháp của họ chống lại Ukraine."
Hơn 90 tên lửa của Nga đã được bắn vào Ukraine hôm thứ Ba, theo Kyiv. Mặc dù quân đội Ukraine cho biết 77 tên lửa đã bị bắn hạ, một số tên lửa đã đánh trúng Lviv, không cách xa biên giới phía tây của nước này với Ba Lan.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hầu hết các tên lửa do lực lượng Nga bắn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.
Quân đội Ba Lan được đặt trong tình trạng báo động cao sau vụ nổ.
Hôm thứ Tư, Tổng thống Duda nói trong một cuộc họp báo rằng mặc dù một tên lửa S-300 do Nga sản xuất rất có thể là nguyên nhân, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó đã được phía Nga bắn.
Thủ tướng Mateusz Morawiecki nói thêm rằng việc viện dẫn Điều 4 của NATO, trong đó kêu gọi tham vấn khi đối mặt với mối đe dọa an ninh, có thể không cần thiết.
Trong một tuyên bố, các nhà lãnh đạo phương Tây tại hội nghị thượng đỉnh Bali đã lên án "các cuộc tấn công tên lửa man rợ" của Nga vào các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine, đồng thời đề nghị hỗ trợ hết mình cho nước láng giềng Ba Lan.
Trong số những người tham dự có Tổng thống Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba trước đó nói rằng bất kỳ tuyên bố nào cho rằng Ukraine chịu trách nhiệm về cái chết của người Ba Lan đều là "thuyết âm mưu" của Nga và bất kỳ ai khuếch đại thông điệp này đều đang lan truyền "sự tuyên truyền của Nga".
NGUỒN HÌNH ẢNH,POLISH POLICE
Chụp lại hình ảnh,
Cảnh sát Ba Lan đã bảo vệ khu vực vào sáng thứ Tư khi các nhà điều tra khám xét địa điểm ở Przewodow
Phóng viên Paul Adams của BBC cho biết lực lượng phòng không của Ukraine đã làm việc cật lực để bắn hạ các tên lửa của Nga và có thể một trong các tên lửa được bắn đi đã bị chệch hướng.
Hình ảnh của cảnh sát từ trang trại ngũ cốc của Ba Lan nơi tên lửa rơi xuống xuất hiện một hố lớn và một chiếc xe kéo của trang trại nằm trên miệng hố, cho thấy thiệt hại do tên lửa gây ra. Một hình ảnh khác cho thấy một mảnh vỡ của tên lửa.
Phóng viên BBC Dan Johnson cho biết có một ngôi trường tiểu học nhỏ bên cạnh hàng rào cảnh sát trong ngôi làng, nằm trong khu vực nông nghiệp ở đông nam Ba Lan.
Mặc dù đã gửi hỗ trợ cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga, NATO đã cẩn thận không tham gia quá nhiều vào cuộc xung đột để ngăn chặn sự leo thang.
Một phát ngôn viên của Đức cho biết Berlin sẽ đề nghị hỗ trợ lực lượng phòng không của Ba Lan, nhưng tất cả các đồng minh của NATO đều nhất trí rằng họ muốn tránh leo thang gia tăng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Ba Lan Duda và liên minh quân sự đang "theo dõi tình hình".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cũng cho biết ông "rất lo ngại" về vụ nổ ở Ba Lan và kêu gọi điều tra kỹ lưỡng.
Tên lửa rơi vào Ba Lan: Có thể là 'tai nạn của phòng không Ukraine
16 tháng 11 2022, 21:33 +07
Oliver Slow
BBC News
Ba Lan
Chụp lại hình ảnh,
Các đại sứ của NATO đã gặp nhau hôm thứ Tư (16/11) cùng với Ba Lan dự kiến sẽ viện dẫn Điều 4 của liên minh kêu gọi tham vấn
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết không có dấu hiệu của một cuộc tấn công có chủ đích sau vụ tấn công tên lửa khiến hai người thiệt mạng tại một trang trại gần biên giới phía tây với Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói "không có khả năng" tên lửa được bắn từ Nga.
Hai công nhân đã thiệt mạng khi Ukraine hứng chịu hỏa lực từ một trong những đợt tấn công tên lửa lớn nhất của cuộc chiến tranh.
Điện Kremlin khẳng định không liên quan.
Ban đầu, Ba Lan cho biết tên lửa rơi xuống Przewodow, cách biên giới 6km, là do Nga sản xuất.
Cáo buộc các nước phương Tây đã phản ứng quá khích, phát ngôn viên của Nga Dmitry Peskov nói rằng Warsaw lẽ ra phải ngay lập tức làm rõ rằng các mảnh vỡ đến từ hệ thống phòng không S-300 của Ukraine.
Khi các nhà điều tra Ba Lan khám xét địa điểm xảy ra vụ tấn công, các đại sứ của NATO đã gặp nhau tại Brussels để đánh giá cách thức phản ứng với cuộc chiến của Nga đã tràn sang một quốc gia thành viên.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói với các phóng viên rằng không có dấu hiệu nào cho thấy vụ việc là kết quả của một cuộc tấn công có chủ ý hoặc Moscow đang chuẩn bị các hành động tấn công chống lại liên minh phòng thủ.
"Hãy để tôi nói rõ, đây không phải là lỗi của Ukraine," tổng thư ký NATO nói.
"Nga chịu trách nhiệm cuối cùng khi nước này tiếp tục cuộc chiến bất hợp pháp của họ chống lại Ukraine."
Hơn 90 tên lửa của Nga đã được bắn vào Ukraine hôm thứ Ba, theo Kyiv. Mặc dù quân đội Ukraine cho biết 77 tên lửa đã bị bắn hạ, một số tên lửa đã đánh trúng Lviv, không cách xa biên giới phía tây của nước này với Ba Lan.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hầu hết các tên lửa do lực lượng Nga bắn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.
Quân đội Ba Lan được đặt trong tình trạng báo động cao sau vụ nổ.
Hôm thứ Tư, Tổng thống Duda nói trong một cuộc họp báo rằng mặc dù một tên lửa S-300 do Nga sản xuất rất có thể là nguyên nhân, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó đã được phía Nga bắn.
Thủ tướng Mateusz Morawiecki nói thêm rằng việc viện dẫn Điều 4 của NATO, trong đó kêu gọi tham vấn khi đối mặt với mối đe dọa an ninh, có thể không cần thiết.
Trong một tuyên bố, các nhà lãnh đạo phương Tây tại hội nghị thượng đỉnh Bali đã lên án "các cuộc tấn công tên lửa man rợ" của Nga vào các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine, đồng thời đề nghị hỗ trợ hết mình cho nước láng giềng Ba Lan.
Trong số những người tham dự có Tổng thống Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba trước đó nói rằng bất kỳ tuyên bố nào cho rằng Ukraine chịu trách nhiệm về cái chết của người Ba Lan đều là "thuyết âm mưu" của Nga và bất kỳ ai khuếch đại thông điệp này đều đang lan truyền "sự tuyên truyền của Nga".
NGUỒN HÌNH ẢNH,POLISH POLICE
Chụp lại hình ảnh,
Cảnh sát Ba Lan đã bảo vệ khu vực vào sáng thứ Tư khi các nhà điều tra khám xét địa điểm ở Przewodow
Phóng viên Paul Adams của BBC cho biết lực lượng phòng không của Ukraine đã làm việc cật lực để bắn hạ các tên lửa của Nga và có thể một trong các tên lửa được bắn đi đã bị chệch hướng.
Hình ảnh của cảnh sát từ trang trại ngũ cốc của Ba Lan nơi tên lửa rơi xuống xuất hiện một hố lớn và một chiếc xe kéo của trang trại nằm trên miệng hố, cho thấy thiệt hại do tên lửa gây ra. Một hình ảnh khác cho thấy một mảnh vỡ của tên lửa.
Phóng viên BBC Dan Johnson cho biết có một ngôi trường tiểu học nhỏ bên cạnh hàng rào cảnh sát trong ngôi làng, nằm trong khu vực nông nghiệp ở đông nam Ba Lan.
Mặc dù đã gửi hỗ trợ cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga, NATO đã cẩn thận không tham gia quá nhiều vào cuộc xung đột để ngăn chặn sự leo thang.
Một phát ngôn viên của Đức cho biết Berlin sẽ đề nghị hỗ trợ lực lượng phòng không của Ba Lan, nhưng tất cả các đồng minh của NATO đều nhất trí rằng họ muốn tránh leo thang gia tăng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Ba Lan Duda và liên minh quân sự đang "theo dõi tình hình".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cũng cho biết ông "rất lo ngại" về vụ nổ ở Ba Lan và kêu gọi điều tra kỹ lưỡng.
Last edited by LDN on Wed Nov 16, 2022 11:28 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Ukraine: Tổng thống Biden nói tên lửa rơi sang Ba Lan có thể không đến từ Nga
Tổng thống Mỹ Joe Biden
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Biden khẳng định Mỹ và các quốc gia NATO sẽ điều tra đầy đủ về vụ việc trước khi có hành động
16.11.2022
Tên lửa rơi sang Ba Lan, khiến hai người tử vong, có thể không được phóng từ Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau cuộc họp khẩn giữa các nhà lãnh đạo NATO bên lề Thượng đỉnh G20 tại Indonesia vào hôm nay 16/11.
Vụ nổ hôm thứ Ba 15/11 tại một cơ sở ngũ cốc ở một nông trại ở Ba Lan, gần biên giới với Ukraine xảy ra trong bối cảnh Nga ồ ạt tấn công bằng tên lửa, nhằm vào những cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, gây gia tăng các quan ngại cuộc xung đột có thể lan sang những quốc gia láng giềng.
Ngoại trưởng Ba Lan nói tên lửa đã rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6 km. Nga đã bác bỏ có trách nhiệm về vụ nổ, nhưng giới chức Ba Lan nói đây là một tên lửa do Nga chế tạo.
Nga bắn phá Ukraine, có tin 'tên lửa rơi sang Ba Lan' nhưng Moscow bác bỏ
Một người dân yêu cầu giấu tên nói với Reuters là hai nạn nhân là đàn ông, gần khu vực cân tại một cơ sở ngũ cốc.
Cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga có thể gây rủi ro khiến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine lan rộng, trong bối cảnh các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có cam kết phòng thủ chung dựa theo Điều khoản số 5, với nội dung:
"Các Bên đồng ý rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước trong số họ ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả và do đó các bên đồng ý rằng, nếu một cuộc tấn công vũ trang như vậy xảy ra, mỗi thành viên trong số họ sẽ thực hiện quyền tự vệ cá nhân hoặc tập thể được Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc công nhận, để sẽ hỗ trợ một Bên hoặc các Bên bị tấn công bằng cách thực hiện ngay lập tức, theo cách cá nhân và phối hợp với các Bên khác, hành động mà họ cho là cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.
Trước đó ông Biden đã chủ trì một cuộc họp khẩn cấp giữa các lãnh đạo NATO bên lề G20 tại Indonesia về vụ việc.
Trả lời các phóng viên về liệu có phải quá sớm khi nói rằng tên lửa được phóng từ Nga hay không, ông Biden nói: "Có thông tin ban đầu đối chọi với điều này. Tôi không muốn tuyên bố cho đến khi chúng tôi đã điều tra hoàn toàn, nhưng theo các lộ trình phóng thì tên lửa không thể được phóng từ Nga nhưng chúng tôi sẽ theo dõi."
Ông Biden khẳng định Mỹ và các quốc gia NATO sẽ điều tra đầy đủ trước khi có hành động.
Giải ảo Điều 5 NATO: Nói hay, thực thi mới khó?
Nga bắn phá Ukraine, có tin 'tên lửa rơi sang Ba Lan' nhưng Moscow bác bỏ
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Ngoại trưởng Ba Lan nói tên lửa đã rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6 km, khiến hai người thiệt mạng
Vụ nổ xảy ra tại Ba Lan xảy ra khi Nga ồ ạt tấn công trên khắp Ukraine bằng tên lửa, mà phía Kyiv cho rằng là đợt bắn phá nặng nề nhất trong gần 9 tháng qua. Một số rơi trúng Lviv, chỉ cách biên giới với Ba Lan chưa đến 80 km.
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky nói các tên lửa của Nga đã rơi trúng vào Ba Lan vào "lúc leo thang nghiêm trọng" của cuộc xung đột. Ông không đưa ra bằng chứng về sự liên quan của phía Nga.
"Tất cả châu Âu và thế giới phải được bảo vệ toàn diện trước nước Nga khủng bố," ông Zelensky nói trong một dòng tweet sau cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda.
Hai nhà ngoại giao châu Âu nói phía Ba Lan đã yêu cầu một cuộc họp NATO dựa theo Điều khoản số 4 về sự tham vấn giữa các đồng minh. Ba Lan cũng đang tăng cường tính sẵn sàng đối với một số đơn vị quân sự, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki thông tin.
Giới chức Ba Lan đã tìm cách tránh khiến tình hình tăng nhiệt, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki đã kêu gọi người dân Ba Lan giữ bình tĩnh, và Tổng thống Duda nói không có bằng chứng cụ thể cho thấy ai đã phóng tên lửa và đây là một vụ việc chỉ xảy ra một lần.
Ông Biden đã nói với người đồng cấp Ba Lan, Duda trong cuộc điện đàm là phía Washington có "một cam kết không thể xoay chuyển đối với NATO" và sẽ ủng hộ cuộc điều tra của Ba Lan, theo tuyên bố từ Nhà Trắng.
Hãng tin AP trước đó dẫn lời một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói vụ nổ là do các tên lửa Nga đã bay qua Ba Lan.
Thế nhưng tại Washington, Lầu Năm Góc, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ không thể cung cấp thêm bằng chứng và đang phối hợp với phía chính phủ Ba Lan để thu thập thêm thông tin. Bộ Ngoại giao Mỹ gọi vụ việc là "đặc biệt đáng quan ngại."
Đức và Canada tuyên bố đang giám sát tình hình, và Liên minh châu Âu, Hà Lan, và Na Uy nói họ đang tìm kiếm thêm chi tiết.
Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã yêu cầu một nỗ lực xác nhận, trong khi phía Anh thì "đang khẩn cấp" xem xét thông tin.
Nga bắn phá Ukraine, có tin 'tên lửa rơi sang Ba Lan' nhưng Moscow bác bỏ
Nga bác bỏ
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Duda nói không có bằng chứng cụ thể cho thấy ai đã phóng tên lửa và đây là một vụ việc chỉ xảy ra một lần
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin các tên lửa Nga đã rơi vào lãnh thổ Ba Lan, mô tả các thông tin như vậy "là sự khiêu khích có chủ đích nhằm khiến tình hình leo thang".
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov tuyên bố ông không có thông tin gì về vụ nổ tại Ba Lan.
Phó Thủ tướng Latvia, Artis Pabriks thì tuyên bố tình hình này là "không thể chấp nhận được" và có thể dẫn tới khả năng NATO cung cấp thêm các thiết bị phòng không cho Ba Lan và Ukraine.
Tổng thống Lithuania, Gitanas Nauseda phát biểu trên Twitter: "Mỗi inch của #NATO phải được bảo vệ!"
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksiy Reznikov nói Kyiv đã cảnh báo về mối nguy hiểm của các tên lửa Nga đối với những quốc gia láng giềng và kêu gọi áp đặt một vùng cấm bay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Biden khẳng định Mỹ và các quốc gia NATO sẽ điều tra đầy đủ về vụ việc trước khi có hành động
16.11.2022
Tên lửa rơi sang Ba Lan, khiến hai người tử vong, có thể không được phóng từ Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau cuộc họp khẩn giữa các nhà lãnh đạo NATO bên lề Thượng đỉnh G20 tại Indonesia vào hôm nay 16/11.
Vụ nổ hôm thứ Ba 15/11 tại một cơ sở ngũ cốc ở một nông trại ở Ba Lan, gần biên giới với Ukraine xảy ra trong bối cảnh Nga ồ ạt tấn công bằng tên lửa, nhằm vào những cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, gây gia tăng các quan ngại cuộc xung đột có thể lan sang những quốc gia láng giềng.
Ngoại trưởng Ba Lan nói tên lửa đã rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6 km. Nga đã bác bỏ có trách nhiệm về vụ nổ, nhưng giới chức Ba Lan nói đây là một tên lửa do Nga chế tạo.
Nga bắn phá Ukraine, có tin 'tên lửa rơi sang Ba Lan' nhưng Moscow bác bỏ
Một người dân yêu cầu giấu tên nói với Reuters là hai nạn nhân là đàn ông, gần khu vực cân tại một cơ sở ngũ cốc.
Cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga có thể gây rủi ro khiến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine lan rộng, trong bối cảnh các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có cam kết phòng thủ chung dựa theo Điều khoản số 5, với nội dung:
"Các Bên đồng ý rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước trong số họ ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả và do đó các bên đồng ý rằng, nếu một cuộc tấn công vũ trang như vậy xảy ra, mỗi thành viên trong số họ sẽ thực hiện quyền tự vệ cá nhân hoặc tập thể được Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc công nhận, để sẽ hỗ trợ một Bên hoặc các Bên bị tấn công bằng cách thực hiện ngay lập tức, theo cách cá nhân và phối hợp với các Bên khác, hành động mà họ cho là cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.
Trước đó ông Biden đã chủ trì một cuộc họp khẩn cấp giữa các lãnh đạo NATO bên lề G20 tại Indonesia về vụ việc.
Trả lời các phóng viên về liệu có phải quá sớm khi nói rằng tên lửa được phóng từ Nga hay không, ông Biden nói: "Có thông tin ban đầu đối chọi với điều này. Tôi không muốn tuyên bố cho đến khi chúng tôi đã điều tra hoàn toàn, nhưng theo các lộ trình phóng thì tên lửa không thể được phóng từ Nga nhưng chúng tôi sẽ theo dõi."
Ông Biden khẳng định Mỹ và các quốc gia NATO sẽ điều tra đầy đủ trước khi có hành động.
Giải ảo Điều 5 NATO: Nói hay, thực thi mới khó?
Nga bắn phá Ukraine, có tin 'tên lửa rơi sang Ba Lan' nhưng Moscow bác bỏ
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Ngoại trưởng Ba Lan nói tên lửa đã rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6 km, khiến hai người thiệt mạng
Vụ nổ xảy ra tại Ba Lan xảy ra khi Nga ồ ạt tấn công trên khắp Ukraine bằng tên lửa, mà phía Kyiv cho rằng là đợt bắn phá nặng nề nhất trong gần 9 tháng qua. Một số rơi trúng Lviv, chỉ cách biên giới với Ba Lan chưa đến 80 km.
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky nói các tên lửa của Nga đã rơi trúng vào Ba Lan vào "lúc leo thang nghiêm trọng" của cuộc xung đột. Ông không đưa ra bằng chứng về sự liên quan của phía Nga.
"Tất cả châu Âu và thế giới phải được bảo vệ toàn diện trước nước Nga khủng bố," ông Zelensky nói trong một dòng tweet sau cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda.
Hai nhà ngoại giao châu Âu nói phía Ba Lan đã yêu cầu một cuộc họp NATO dựa theo Điều khoản số 4 về sự tham vấn giữa các đồng minh. Ba Lan cũng đang tăng cường tính sẵn sàng đối với một số đơn vị quân sự, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki thông tin.
Giới chức Ba Lan đã tìm cách tránh khiến tình hình tăng nhiệt, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki đã kêu gọi người dân Ba Lan giữ bình tĩnh, và Tổng thống Duda nói không có bằng chứng cụ thể cho thấy ai đã phóng tên lửa và đây là một vụ việc chỉ xảy ra một lần.
Ông Biden đã nói với người đồng cấp Ba Lan, Duda trong cuộc điện đàm là phía Washington có "một cam kết không thể xoay chuyển đối với NATO" và sẽ ủng hộ cuộc điều tra của Ba Lan, theo tuyên bố từ Nhà Trắng.
Hãng tin AP trước đó dẫn lời một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói vụ nổ là do các tên lửa Nga đã bay qua Ba Lan.
Thế nhưng tại Washington, Lầu Năm Góc, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ không thể cung cấp thêm bằng chứng và đang phối hợp với phía chính phủ Ba Lan để thu thập thêm thông tin. Bộ Ngoại giao Mỹ gọi vụ việc là "đặc biệt đáng quan ngại."
Đức và Canada tuyên bố đang giám sát tình hình, và Liên minh châu Âu, Hà Lan, và Na Uy nói họ đang tìm kiếm thêm chi tiết.
Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã yêu cầu một nỗ lực xác nhận, trong khi phía Anh thì "đang khẩn cấp" xem xét thông tin.
Nga bắn phá Ukraine, có tin 'tên lửa rơi sang Ba Lan' nhưng Moscow bác bỏ
Nga bác bỏ
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Duda nói không có bằng chứng cụ thể cho thấy ai đã phóng tên lửa và đây là một vụ việc chỉ xảy ra một lần
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin các tên lửa Nga đã rơi vào lãnh thổ Ba Lan, mô tả các thông tin như vậy "là sự khiêu khích có chủ đích nhằm khiến tình hình leo thang".
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov tuyên bố ông không có thông tin gì về vụ nổ tại Ba Lan.
Phó Thủ tướng Latvia, Artis Pabriks thì tuyên bố tình hình này là "không thể chấp nhận được" và có thể dẫn tới khả năng NATO cung cấp thêm các thiết bị phòng không cho Ba Lan và Ukraine.
Tổng thống Lithuania, Gitanas Nauseda phát biểu trên Twitter: "Mỗi inch của #NATO phải được bảo vệ!"
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksiy Reznikov nói Kyiv đã cảnh báo về mối nguy hiểm của các tên lửa Nga đối với những quốc gia láng giềng và kêu gọi áp đặt một vùng cấm bay.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
NATO nói tên lửa rơi vào Ba Lan có thể từ Ukraine nhưng Kyiv bác bỏ
Tác giả,Patrick Jackson
Vai trò,BBC News, London
17 tháng 11 2022, 10:27 +07
Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
"Chúng tôi không có dấu hiệu nào cho thấy đây là một vụ tấn công có chủ đích từ Nga," Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg phát biểu từ trụ sở chính của NATO ở Brussels hôm 16/11
Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg nói với BBC là tên lửa khiến hai người thiệt mạng tại Ba Lan hôm 15/11 có thể là của Ukraine.
"Rất có thể đây là một tên lửa phòng không của Ukraine," ông Jens Stoltenberg nói trong bối cảnh cuộc điều tra về vụ nổ gần biên giới với Ukraine đang được tiến hành.
Nhưng ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh Nga hoàn toàn bị lên án vì cuộc chiến tranh đang tiếp diễn tại Ukraine.
Về phía Ukraine, quốc gia này tiếp tục khẳng định Nga thật sự đã phóng tên lửa này.
"Tôi chắc chắn đây không phải là tên lửa của chúng tôi," Tổng thống Volodymyr Zelensky trong bài phát biểu trên truyền hình. "Tôi tin đây là một tên lửa của Nga, dựa trên các báo cáo quân sự."
Ông Zelensky hối thúc việc để Ukraine tham gia vào tiến trình điều tra vụ nổ ở một nông trại tại làng Przewodow (Ba Lan), cách biên giới với Ukraine 6 km.
Ông Zelensky không cung cấp thêm bằng chứng cho lập trường của mình và nói đã đưa ra kết luận dựa theo các bản báo cáo từ quân đội Ukraine mà ông "chắc chắn tin tưởng".
Các hệ thống phòng không của Ukraine đã được kích hoạt hôm thứ Ba 15/11 khi Nga đã tiến hành một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa, được xem là lớn nhất trong vòng 9 tháng qua.
Hàng chục tên lửa đã nhằm vào Ukraine và Kyiv nói đã bắn hạ hầu hết trong số này.
Vụ tấn công quy mô lớn xảy ra trong bối cảnh Thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Indonesia, và tin tức về tên lửa rơi vào bên trong lãnh thổ một quốc gia thành viên NATO đã làm gia tăng mối quan ngại về sự leo thang nguy hiểm của cuộc chiến tranh Ukraine.
Ông Stoltenberg nói NATO đã cam kết trong tuyên bố cung cấp thêm "một hệ thống phòng không tối tân hơn" cho Ukraine, vốn hiện không phải là thành viên của liên minh quân sự này, nhưng đã nhận được khoản viện trợ quân sự đáng kể.
"Hôm nay, tôi đã tham dự một cuộc họp về nhóm hỗ trợ cho Ukraine, theo đó các đồng minh và đối tác của NATO đã đưa ra các cam kết về các hệ thống phòng không tối tân hơn để có thể giúp bắn hạ các tên lửa của Nga," ông Stoltenberg nói.
"Nhưng cách tốt nhất để ngăn chặn bất kỳ điều tương tự như thế này xảy ra trong tương lai là Nga phải chấm dứt cuộc chiến."
"Chúng tôi không có dấu hiệu nào cho thấy đây là một vụ tấn công có chủ đích từ Nga," ông phát biểu từ trụ sở chính của NATO ở Brussels.
Tác giả,Patrick Jackson
Vai trò,BBC News, London
17 tháng 11 2022, 10:27 +07
Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
"Chúng tôi không có dấu hiệu nào cho thấy đây là một vụ tấn công có chủ đích từ Nga," Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg phát biểu từ trụ sở chính của NATO ở Brussels hôm 16/11
Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg nói với BBC là tên lửa khiến hai người thiệt mạng tại Ba Lan hôm 15/11 có thể là của Ukraine.
"Rất có thể đây là một tên lửa phòng không của Ukraine," ông Jens Stoltenberg nói trong bối cảnh cuộc điều tra về vụ nổ gần biên giới với Ukraine đang được tiến hành.
Nhưng ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh Nga hoàn toàn bị lên án vì cuộc chiến tranh đang tiếp diễn tại Ukraine.
Về phía Ukraine, quốc gia này tiếp tục khẳng định Nga thật sự đã phóng tên lửa này.
"Tôi chắc chắn đây không phải là tên lửa của chúng tôi," Tổng thống Volodymyr Zelensky trong bài phát biểu trên truyền hình. "Tôi tin đây là một tên lửa của Nga, dựa trên các báo cáo quân sự."
Ông Zelensky hối thúc việc để Ukraine tham gia vào tiến trình điều tra vụ nổ ở một nông trại tại làng Przewodow (Ba Lan), cách biên giới với Ukraine 6 km.
Ông Zelensky không cung cấp thêm bằng chứng cho lập trường của mình và nói đã đưa ra kết luận dựa theo các bản báo cáo từ quân đội Ukraine mà ông "chắc chắn tin tưởng".
Các hệ thống phòng không của Ukraine đã được kích hoạt hôm thứ Ba 15/11 khi Nga đã tiến hành một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa, được xem là lớn nhất trong vòng 9 tháng qua.
Hàng chục tên lửa đã nhằm vào Ukraine và Kyiv nói đã bắn hạ hầu hết trong số này.
Vụ tấn công quy mô lớn xảy ra trong bối cảnh Thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Indonesia, và tin tức về tên lửa rơi vào bên trong lãnh thổ một quốc gia thành viên NATO đã làm gia tăng mối quan ngại về sự leo thang nguy hiểm của cuộc chiến tranh Ukraine.
Ông Stoltenberg nói NATO đã cam kết trong tuyên bố cung cấp thêm "một hệ thống phòng không tối tân hơn" cho Ukraine, vốn hiện không phải là thành viên của liên minh quân sự này, nhưng đã nhận được khoản viện trợ quân sự đáng kể.
"Hôm nay, tôi đã tham dự một cuộc họp về nhóm hỗ trợ cho Ukraine, theo đó các đồng minh và đối tác của NATO đã đưa ra các cam kết về các hệ thống phòng không tối tân hơn để có thể giúp bắn hạ các tên lửa của Nga," ông Stoltenberg nói.
"Nhưng cách tốt nhất để ngăn chặn bất kỳ điều tương tự như thế này xảy ra trong tương lai là Nga phải chấm dứt cuộc chiến."
"Chúng tôi không có dấu hiệu nào cho thấy đây là một vụ tấn công có chủ đích từ Nga," ông phát biểu từ trụ sở chính của NATO ở Brussels.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
Nhà máy khí đốt Ukraine bị tấn công trong cuộc pháo kích mới nhất của Nga
17 tháng 11 2022, 21:12 +07
Catherine Byaruhanga in Kyiv & James FitzGerald
BBC News
Zaporizhzhia
NGUỒN HÌNH ẢNH,KYRYLO TYMOSHENKO/TELEGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Văn phòng tổng thống Ukraine cho biết bốn người đã thiệt mạng khi các tòa nhà dân cư bị tấn công ở vùng Zaporizhzhia
Thêm nhiều cuộc pháo kích của Nga trên khắp Ukraine, vài ngày sau một trong những cuộc oanh tạc dữ dội nhất của Nga trong cuộc chiến.
Ukraine nói một cơ sở sản xuất khí đốt và một nhà máy tên lửa ở Dnipro nằm trong số những mục tiêu mới nhất và ít nhất bốn người đã chết.
[size=32]Trong những tuần gần đây, Nga tìm cách nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine, sau một loạt thất bại trên chiến trường.[/size]
Moscow vẫn chưa bình luận gì về các cuộc tấn công bị cáo buộc hôm thứ Năm (17/11).
Bốn người đã thiệt mạng do một cuộc pháo kích trong đêm nhằm vào các tòa nhà dân cư ở vùng Zaporizhzhia, theo văn phòng tổng thống Ukraine.
Trong khi đó, các tên lửa đã đánh trúng một trong những thành phố lớn nhất của Ukraine, Dnipro, người đứng đầu khu vực cho biết - gây ra hỏa hoạn tại một cơ sở công nghiệp và làm 14 người bị thương.
Ukraine nói rằng nhà máy Pivdenmash của thành phố - nơi sản xuất tên lửa, trong số các sản phẩm khác - đã bị đánh bom.
Gần đó, 70 quả đạn pháo được cho là đã rơi xuống xung quanh thành phố Nikopol, làm hư hại cơ sở hạ tầng và khiến hàng nghìn ngôi nhà bị mất điện, nước.
Nhiều cơ sở hạ tầng khác đã bị nhắm mục tiêu ở khu vực Odesa và Kharkiv, khiến ba người bị thương ở mỗi nơi, theo thông tin cập nhật từ các quan chức.
Phản ứng trước các cuộc pháo kích hôm thứ Năm trên khắp cả nước, người đứng đầu văn phòng tổng thống cáo buộc Nga đang nỗ lực "tấn công sau lưng".
Andriy Yermak nói thêm rằng đây là một "chiến thuật ngờ nghệch" mà đồng bào của ông có thể đương đầu được.
Người Ukraine đang thực hiện các cảnh báo không kích một cách nghiêm túc hơn sau một cuộc tấn công trên diện rộng khác hôm thứ Ba (15/11).
Hàng chục tên lửa tầm xa đã tấn công Ukraine vào ngày hôm đó, trong cuộc tấn công được cho là dữ dội nhất kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Vào tối ngày thứ Ba, lo ngại gia tăng về sự leo thang nguy hiểm trong chiến tranh khi một tên lửa rơi xuống bên ngoài lãnh thổ Ukraine, giết chết hai người tại một ngôi làng ở Ba Lan gần biên giới chung.
Mặc dù Tổng thống Volodymyr Zelensky lúc đầu khăng khăng rằng tên lửa này được bắn bởi Nga, nhưng các đồng minh của Kyiv nói nó dường như được bắn bởi lực lượng phòng không Ukraine.
Tuy nhiên, người đứng đầu liên minh quân sự NATO, Jens Stoltenberg, cho biết Moscow cuối cùng phải chịu trách nhiệm về việc khơi mào cuộc chiến ngay từ đầu.
Nhiều tên lửa do Nga bắn hôm thứ Ba đã bị đánh chặn - nhưng những tên lửa nhằm tấn công vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng đã có tác động làm cạn kiệt hơn nữa nguồn dự trữ năng lượng của Ukraine.
Đây là một chiến thuật gần đây của Nga sau một loạt thất bại trên chiến trường và tác động của nó đang bắt đầu được cảm nhận rõ rệt hơn.
Người dân Kyiv thức dậy với một lớp tuyết dày vào sáng thứ Năm. Cắt điện khẩn cấp có nghĩa là nhiều người không thể sưởi ấm nhà của họ.
Vị tướng hàng đầu của Mỹ đã cảnh báo rằng cơ hội giành chiến thắng ngắn hạn trong cuộc chiến của Kyiv bằng cách lấy lại toàn bộ đất đai do Nga chiếm đóng là "không cao về mặt quân sự".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tuyết rơi khắp các vùng của Ukraine - bao gồm cả Lviv, trong ảnh - mặc dù một số người không thể sưởi ấm nhà của họ do các cuộc pháo kích vào các cơ sở năng lượng
Tuy nhiên, Tướng Mark Milley thừa nhận rằng có thể có một "giải pháp chính trị" trong đó Nga đưa ra quyết định rút quân - nói rằng cường quốc xâm lược "bị thất bại".
Trong những ngày gần đây, đã có sự lạc quan về phía Ukraine sau khi tái chiếm thành phố Kherson ở miền nam.
Các báo cáo hiện đã xuất hiện về việc thường dân bị tra tấn trong thời kỳ chiếm đóng của Nga ở đó. Nga đã nhiều lần phủ nhận phạm tội ác trong cuộc xung đột.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Ukraine cho biết một thỏa thuận cho phép nước này xuất khẩu ngũ cốc bằng tàu trên Biển Đen đã được gia hạn thêm 120 ngày.
Thỏa thuận, do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, đã cho phép hàng triệu tấn sản phẩm được vận chuyển ra khỏi Ukraine trong những tháng gần đây - làm giảm bớt lo lắng về an ninh lương thực toàn cầu.
Trước khi nó được thực hiện vào tháng Bảy, Nga đã phong tỏa các cảng Biển Đen của Ukraine.
17 tháng 11 2022, 21:12 +07
Catherine Byaruhanga in Kyiv & James FitzGerald
BBC News
Zaporizhzhia
NGUỒN HÌNH ẢNH,KYRYLO TYMOSHENKO/TELEGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Văn phòng tổng thống Ukraine cho biết bốn người đã thiệt mạng khi các tòa nhà dân cư bị tấn công ở vùng Zaporizhzhia
Thêm nhiều cuộc pháo kích của Nga trên khắp Ukraine, vài ngày sau một trong những cuộc oanh tạc dữ dội nhất của Nga trong cuộc chiến.
Ukraine nói một cơ sở sản xuất khí đốt và một nhà máy tên lửa ở Dnipro nằm trong số những mục tiêu mới nhất và ít nhất bốn người đã chết.
[size=32]Trong những tuần gần đây, Nga tìm cách nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine, sau một loạt thất bại trên chiến trường.[/size]
Moscow vẫn chưa bình luận gì về các cuộc tấn công bị cáo buộc hôm thứ Năm (17/11).
Bốn người đã thiệt mạng do một cuộc pháo kích trong đêm nhằm vào các tòa nhà dân cư ở vùng Zaporizhzhia, theo văn phòng tổng thống Ukraine.
Trong khi đó, các tên lửa đã đánh trúng một trong những thành phố lớn nhất của Ukraine, Dnipro, người đứng đầu khu vực cho biết - gây ra hỏa hoạn tại một cơ sở công nghiệp và làm 14 người bị thương.
Ukraine nói rằng nhà máy Pivdenmash của thành phố - nơi sản xuất tên lửa, trong số các sản phẩm khác - đã bị đánh bom.
Gần đó, 70 quả đạn pháo được cho là đã rơi xuống xung quanh thành phố Nikopol, làm hư hại cơ sở hạ tầng và khiến hàng nghìn ngôi nhà bị mất điện, nước.
Nhiều cơ sở hạ tầng khác đã bị nhắm mục tiêu ở khu vực Odesa và Kharkiv, khiến ba người bị thương ở mỗi nơi, theo thông tin cập nhật từ các quan chức.
Phản ứng trước các cuộc pháo kích hôm thứ Năm trên khắp cả nước, người đứng đầu văn phòng tổng thống cáo buộc Nga đang nỗ lực "tấn công sau lưng".
Andriy Yermak nói thêm rằng đây là một "chiến thuật ngờ nghệch" mà đồng bào của ông có thể đương đầu được.
Người Ukraine đang thực hiện các cảnh báo không kích một cách nghiêm túc hơn sau một cuộc tấn công trên diện rộng khác hôm thứ Ba (15/11).
Hàng chục tên lửa tầm xa đã tấn công Ukraine vào ngày hôm đó, trong cuộc tấn công được cho là dữ dội nhất kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Vào tối ngày thứ Ba, lo ngại gia tăng về sự leo thang nguy hiểm trong chiến tranh khi một tên lửa rơi xuống bên ngoài lãnh thổ Ukraine, giết chết hai người tại một ngôi làng ở Ba Lan gần biên giới chung.
Mặc dù Tổng thống Volodymyr Zelensky lúc đầu khăng khăng rằng tên lửa này được bắn bởi Nga, nhưng các đồng minh của Kyiv nói nó dường như được bắn bởi lực lượng phòng không Ukraine.
Tuy nhiên, người đứng đầu liên minh quân sự NATO, Jens Stoltenberg, cho biết Moscow cuối cùng phải chịu trách nhiệm về việc khơi mào cuộc chiến ngay từ đầu.
Nhiều tên lửa do Nga bắn hôm thứ Ba đã bị đánh chặn - nhưng những tên lửa nhằm tấn công vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng đã có tác động làm cạn kiệt hơn nữa nguồn dự trữ năng lượng của Ukraine.
Đây là một chiến thuật gần đây của Nga sau một loạt thất bại trên chiến trường và tác động của nó đang bắt đầu được cảm nhận rõ rệt hơn.
Người dân Kyiv thức dậy với một lớp tuyết dày vào sáng thứ Năm. Cắt điện khẩn cấp có nghĩa là nhiều người không thể sưởi ấm nhà của họ.
Vị tướng hàng đầu của Mỹ đã cảnh báo rằng cơ hội giành chiến thắng ngắn hạn trong cuộc chiến của Kyiv bằng cách lấy lại toàn bộ đất đai do Nga chiếm đóng là "không cao về mặt quân sự".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tuyết rơi khắp các vùng của Ukraine - bao gồm cả Lviv, trong ảnh - mặc dù một số người không thể sưởi ấm nhà của họ do các cuộc pháo kích vào các cơ sở năng lượng
Tuy nhiên, Tướng Mark Milley thừa nhận rằng có thể có một "giải pháp chính trị" trong đó Nga đưa ra quyết định rút quân - nói rằng cường quốc xâm lược "bị thất bại".
Trong những ngày gần đây, đã có sự lạc quan về phía Ukraine sau khi tái chiếm thành phố Kherson ở miền nam.
Các báo cáo hiện đã xuất hiện về việc thường dân bị tra tấn trong thời kỳ chiếm đóng của Nga ở đó. Nga đã nhiều lần phủ nhận phạm tội ác trong cuộc xung đột.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Ukraine cho biết một thỏa thuận cho phép nước này xuất khẩu ngũ cốc bằng tàu trên Biển Đen đã được gia hạn thêm 120 ngày.
Thỏa thuận, do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, đã cho phép hàng triệu tấn sản phẩm được vận chuyển ra khỏi Ukraine trong những tháng gần đây - làm giảm bớt lo lắng về an ninh lương thực toàn cầu.
Trước khi nó được thực hiện vào tháng Bảy, Nga đã phong tỏa các cảng Biển Đen của Ukraine.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 36 of 55 • 1 ... 19 ... 35, 36, 37 ... 45 ... 55
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Durov và Telegram trong cuộc chiến ở Ukraine (Nguyễn Xuân Bích)
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Mỹ nghiên cứu Ukraine để đối phó với cuộc chiến Đài Loan
Page 36 of 55
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum